text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
ATIV Book 9 là thương hiệu của máy tính thuộc một phần của dòng sản phẩm máy tính xách tay ATIV của Samsung Electronics Inc. Book 9 là sản phẩm chủ lực của dòng ATIV trong thiết kế và tính di động. Tất cả sản phẩm đều sử dụng Intel Core i5 hoặc i7 và bộ nhớ SSD. Là sản phẩm mỏng nhất () trong các sản phẩm, ATIV Book 9 là máy tính xách tay mỏng nhất thế giới. Một loạt sản phẩm Book 9 ra mắt với cầu hình khác nhau. Vào tháng 2 năm 2014, sẩn phẩm 13-inch và hai sản phẩm 15-inch trong dòng ATIV Book 9. Book 9 Plus có màn hình cảm ứng 13,3" với qHD+ Theo bài báo, các pixel dài và rộng của độ phân giải màn hình có thể khác với tỉ lệ tiêu chuẩn và ứng dụng của mô-đun tùy chỉnh màn hình. Độ phân giải màn hình (3200 x 1800) và phần thân bằng nhôm nguyên khối. Book 9 bao gồm bản màn hình 13,3" với độ phân giải FHD (1920 x 1080) và vỏ bằng magnesi, và bản màn hình 15,6" với độ phân giải FHD với thân nguyên khối. Cả hai phiên bản được bổ sung với vỏ nhựa cao cấp; Book 9 Lite với màn hình 13.3" độ phân giải HD và Book 9 Style với màn hình 15.6" độ phân giải FHD. Giải thưởng 2014 PC Magazine Reader's Choice Award 2013 iF Design Award 2012 iF Design Award 2012 Good Design Award 2011 DFA(Design For Asia) Award - giải 'đồng' 2011 IDEA Design Award - Final List 2011 CES Innovation Awards 2011 TCO Design Award Thông số kỹ thuật Bản 13-Inch Bản 11-Inch và 15-Inch Tham khảo Máy tính xách tay Sản phẩm của Samsung Electronics Máy tính Samsung
wiki
Hướng dẫn Giới thiệu tác giả:Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ buổi đẩu. Giới thiệu tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu đất nước thiết tha và những ước nguyện của nhà thơ. Giới thiệu đoạn trích: Đoạn thơ đã cho đã tái hiện thành công không khí của một mùa xuân mới trên đất nước ta trong những ngày đầu hòa bình lập lại và khát vọng cống hiến rất chân thành, mãnh liệt của nhà thơ. Ba khổ thơ đã cho nằm ở giữa bài, sau những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời xứ Huế. Nếu sáu câu đầu của bài là mùa xuân của đất trời thì ở đoạn sau là mùa xuân của đất nước, của dân tộc, của lòng người. a) Không khí xuân tràn ngập khắp mọi nẻo đất nước. “Mùa xuân người câm súng Tất cả như xôn xao” Hai câu đầu khổ gợi liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận với cành lá ngụy trang. “Lộc dắt đầy quanh lưng”gợi màu xanh của sứcsống mới đang căng tràn trong mỗi sựvật và cả trong lòng người, trong sức trẻ. Hai câu tiếp là hình ảnh những người nông dân cần cù, chăm chỉ đang ươm mẩm cho sự sống trên những cánh đồng quê hương. Hai câu thơ gợi ra cái màu xanh non mơn mởn trải dài mênh mông trên mọi miền quê nước Việt. => Qua đó, tác giả đã khái quát được hai nhiệm vụ chính của nước ta thời kì mới: vừa “vững tay cày” – tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, vừa “chắc tay súng”- bảo vệ nền độc lập mới giành được. Đồng thời, tiếng thơ cũng bộc lộ tình yêu mến, tự hào về những con người đã góp phẩn quan trọng làm nên diện mạo đất nước: người lao động và người chiến sĩ. – “Tất cả như hối hả/Tất cả nhưxôn xao”:Điệp từ “tấtcả”cùng các từ láy tượng hình, tượng thanh đã tái hiện không khí hối hả, vội vã, khẩn trương, không ngừng nghỉ trên khắp đất nước. Cái náo nức, hồ hởi, sự hăm hở như căng tràn trong mỗi con người. b) Cảm nhận của nhà thơ về đất nước = > Đất nước được nhân hóa như một bà mẹ “vất vả và gian lao”- câu thơ như chứa đựng trong nó cả ngàn năm lịch sử dựng nước, giữ nước đẩy gian khổ, nhọc nhằn, đau thương của dân tộc ta. => Nhà thơ bộc lộ niểm tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng, trường tổn, bất diệt của đất nước qua hình ảnh so sánh “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước”.Chữ” cứ” thật hay, thể hiện được những bước đi vững chãi, hiên ngang kiên cường của dân tộc. – Hình ảnh “đất nước”điệp lại hai lần cũng thể hiện niềm xúc động, tự hào và tình yêu nước của nhà thơ. Những ước nguyện chân thành, tha thiết được thể hiện qua điệp từ “ta làm”, cụm từ “ta nhập”và phép liệt kê: làm con chim nhỏ bé để cất tiếng hót vui, làm một cành hoa nhỏ xinh giữa vườn hoa xuân rực rỡ, vô tư dâng hương sắc cho đời, làm “một nốt trầm”dâng góp vào bản hòa ca của đất nước, của cuộc đời chung. Những hình ảnh đó thật tự nhiên, giản dị mà đẹp đẽ. Đó là những ước muốn khiêm nhường nhưng chứa đựng một lẽ sống lớn: sống có ích và cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. – Điệp từ “ta” (thay cho từ “tôi” như ở đẩu bài thơ) đã mang đến một thông điệp ý nghĩa cho tất cả mọi người: Mỗi chúng ta hãy cùng nhau làm một con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm nhỏ bé để cất lên bản tình ca chung – cuộc đời. d) Nghệ thuật Thể thơ năm chữ gần với những làn điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần chân tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. Hình ảnh tự nhiên, giản dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng (“cành hoa”, “con chim”, nốt trầm”). Câu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mùa xuân đất trời -> đất nước -> con người. Giọng thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: đoạn đẩu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước, cuối cùng là trắm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch tâm niệm.
vanhoc
{{DISPLAYTITLE:TC0}} TC0 là một lớp độ phức tạp trong độ phức tạp mạch. Nó là lớp nhỏ nhất trong cấp bậc TC. TC0 bao gồm tất cả các ngôn ngữ quyết định được bởi mạch lôgic với chiều sâu hằng số và kích thước đa thức, chỉ sử dụng cổng AND, cổng OR, và cổng đa số (kết quả là bit dữ liệu vào phổ biến hơn giữa 0 và 1) với số dữ liệu vào không giới hạn. Một cách tương đương, có thể dùng cổng ngưỡng (số bit dữ liệu vào bằng 1 có vượt quá một ngưỡng cố định hay không) thay vì cổng đa số. TC0 chứa nhiều bài toán quan trọng, chẳng hạn như sắp xếp n số n bit, và nhân hai số n bit, chia số nguyên . Quan hệ với các lớp độ phức tạp khác Có thể so sánh TC0 với các lớp độ phức tạp mạch khác như AC0 và NC1. Theo : Cũng theo Vollmer, liệu TC0 có là tập con thực sự của NC1 là "một trong những bài toán mở chính của độ phức tạp mạch" (cùng vị trí trích dẫn trên). Ngoài ra, phiên bản đồng dạng (uniform) của . (, theo ). Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Độ phức tạp mạch Lớp độ phức tạp
wiki
Thảm sát nhà tù Phú Lợi là vụ đầu độc tù chính trị tại nhà tù Phú Lợi, tỉnh Bình Dương vào những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1958 làm hàng ngàn tù nhân ngộ độc trong đó có nhiều người chết và hôn mê bất tỉnh. Theo ghi nhận của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã có hơn một ngàn tù chính trị đã thiệt mạng ngay trong ngày 01-12-1958. Bối cảnh Trong những năm 1955-1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm tổ chức chiến dịch Tố Cộng diệt Cộng để loại bỏ các thành phần có liên hệ Việt Minh và các thành phần chống đối tại miền Nam. Trại tập trung Phú Lợi thuộc tỉnh Thủ Dầu Một cách Sài Gòn 33 km, rộng 120 mẫu tây, xung quanh có tường cao 3 thước. Hệ thống canh phòng gồm 12 tháp canh. Tống số tù nhân (có cả trẻ em và người già) là trên 6.000 người, gồm đủ các thành phần xã hội: lao động, trí thức, giáo sư, học sinh, tư sản dân tộc, các giáo phái, các nhân sĩ đã tham gia phong trào hòa bình Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1954 và phong trào cứu tế nạn nhân năm 1955, cũng có những người không hề tham gia kháng chiến trước. Trại tập trung này có tên chính thức là Trung tâm huấn chính trung ương. Tình trạng tử hình tù nhân không qua xét xử thường xuyên xảy ra tại đây. Các tù nhân bị đối xử tàn tệ và bị giam giữ dù không có án. Để làm tù nhân mất tinh thần phản kháng, cuộc thảm sát đã được tổ chức đúng ngày 01-12-1958. Diễn biến Hôm đó như thường lệ, đến bữa ăn tù nhân cùng nhau ra ăn cơm nhưng vừa ăn xong thì ai nấy đều ôm bụng kêu la, nằm xuống dẫy dụa, có người thể chất yếu hoặc trúng độc mạnh thì chết lịm ngay. Nhận thấy rằng nhà cầm quyền miền Nam bỏ thuốc độc, cả trại náo động kêu la ầm ỹ đòi cai ngục mở cửa nhà giam cứu chữa nhưng các cai ngục đã được chỉ thị ra lệnh cho lính khóa chặt các cửa nhà giam, đồng thời bủa lính bao vây trại, canh giữ nghiêm ngặt các ngả đường ra vào. Để phản kháng, một số tù nhân đã cố đu người lên xà nhà dỡ nóc nhà trèo lên kêu cứu, đòi chính quyền miền Nam phải đem thuốc men cứu chữa nhưng lực lượng cai ngục đã sử dụng súng để bắn giết những người này. Chỉ trong ngày 01-12 hơn 1.000 tù nhân đã chết, số còn lại thì nằm mê man bất tỉnh. Đến ngày 02-12, số người chết tiếp tục tăng lên. Chính quyền Ngô Đình Diệm và các cố vấn Hoa Kỳ đã lập tức điều động thêm về Phú Lợi một trung đoàn bộ binh bao vây chặt chẽ trại tập trung, lùng khắp các xóm làng lân cận, hạ lệnh giới nghiêm, cấm nhân dân tụ họp bàn tán. Họ cho xe vòi rồng đến phun nước đàn áp cuộc phản kháng của tù nhân. Từ sân tập bắn, hàng loạt súng liên thanh nổ dồn vào phía các nhà giam. Để phi tang các xác chết, lực lượng của Ngô Đình Diệm đã phun xăng dầu vào trại và đốt, khiến số thương vong tăng lên. Đồng thời, chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh cấm báo chí không được đưa tin về cuộc thảm sát. Cuối cùng chính quyền miền Nam lại tung tin là các tù nhân uống thuốc độc tự tử để đánh lừa dư luận. Tham khảo
wiki
Hạt giống số 2 Tony Trabert đánh bại Arthur D. Larsen 6–4, 7–5, 6–1 trong trận chung kết để giành chức vô địch Đơn nam tại Giải quần vợt vô địch quốc gia Pháp 1954. Hạt giống Các tay vợt xếp hạt giống được liệt kê bên dưới. Tony Trabert là nhà vô địch; các tay vợt khác biểu thị vòng mà họ bị loại. Lew Hoad (Vòng bốn) Tony Trabert (Vô địch) Ken Rosewall (Vòng bốn) Vic Seixas (Tứ kết) Jaroslav Drobný (Vòng bốn) Budge Patty (Bán kết) Mervyn Rose (Tứ kết) Enrique Morea (Bán kết) Philippe Washer (Vòng bốn) Kurt Nielsen (Vòng hai) Jacques Brichant (Vòng bốn) Art Larsen (Chung kết) Rex Hartwig (Vòng bốn) Sven Davidson (Tứ kết) Robert Falkenburg (Vòng bốn) Gardnar Mulloy (Tứ kết) Kết quả =Chú thích = Q = Vòng loại WC = Đặc cách LL = Thua cuộc may mắn r. = bỏ cuộc trong giải đấu Chung kết Các vòng trước Nhánh 1 Nhánh 2 Nhánh 3 Nhánh 4 Nhánh 5 Nhánh 6 Nhánh 7 Nhánh 8 Liên kết ngoài   on the Giải quần vợt Pháp Mở rộng website Giải quần vợt vô địch quốc gia Pháp - Đơn nam Giải quần vợt vô địch quốc gia Pháp theo năm - Đơn nam
wiki
Khu vực thử nghiệm và đào tạo không quân Nevada (NAFR) là một đại quân khu rộng 12.140 km² nằm giữa Tonopah và Las Vegas ở Nevada. Lãnh thổ của nó tiếp giáp với đường số 6 ở phía Bắc, đường cao tốc 375 ở phía Đông Bắc, đường 93 ở phía Đông, và đường 95 về phía Tây. Vùng đất tại đây được quản lý và điều khiển bởi lực lượng Không Quân Hoa Kỳ. Nó bao gồm 3 căn cứ không quân và 3 sân bay tư nhân. Lịch sử Trước đây vùng đất này từng được gọi là Nevada Test and Training Range (NTTR), sau đó các lãnh thổ đã được đổi tên thành Nellis Air Force Range vào năm 2001. Các khu vực căn cứ Không Quân hỗ trợ cho việc huấn luyện các bài tập quân sự với quy mô lớn như Lá Cờ Đỏ (Red Flag) và Lá Cờ Xanh (Green Flag) với sự hỗ trợ của Hải quân Hoa Kỳ, Trường Vũ khí chiến Đấu Hải quân Hoa Kỳ. Cấu trúc Các căn cứ Không Quân tại khu vực này bao gồm năm khu là: R-4808 tương ứng với khu vực thử nghiệm Nevada; R-4806, R-4807 và R-4809 được sử dụng cho các cuộc thử nghiệm với lửa và Desert Military Operating Area (Khu vực Điều hành Quân sự Sa mạc) được sử dụng cho việc mô phỏng không khí chiến đấu. Các khu vực căn cứ Không Quân bao gồm ba khu phức hợp : Vùng thử nghiệm Nevada, khu vực thử nghiệm Tonopah và Khu vực 51. Nevada Test Site (NTS) Nevada Test Site là một khu vực được sử dụng để thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nó hoạt động phụ thuộc vào sự quản lý của Bộ năng Lượng Hoa Kỳ. Khu vực này bao gồm một căn cứ không quân của Không quân Hoa Kỳ) như là một phần của Tư lệnh Không quân, cũng như một sân bay tư nhân, thuộc sở hữu của Cục năng Lượng Hoa Kỳ. Căn Cứ Không Quân Creech Đường Băng sân bay Pahute Mesa Khu vực thử nghiệm Tonopah Khu vực thử nghiệm bom Tonopah hay Khu vực 52, cùng với một sân bay của Tư lệnh Không quân và hai sân bay thuộc sở hữu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Sân bay trong khu vực Tonopah Đường băng Yucca Sân bay Rock Desert Khu vực 51 Khu vực 51 là một căn cứ không quân thuộc Không Lực Hoa Kỳ, nằm bên trong Khu vực thử nghiệm Nevada. Nó nằm ở phía nam Hồ muối Groom, là một sân bay, căn cứ và nơi thử nghiệm không quân của Hoa Kỳ. Địa lý Có rất nhiều hoang mạc muối trên đường đến Nellis Air Force Range như hồ muối Groom, hồ Papoose, hồ Yucca, hồ Frenchman, hồ Dog Bone, và hồ Sa Mạc. Các khu vực cũng bao gồm Desert National Wildlife Refuge. Tham khảo Xem thêm Khu vực 51 Vùng thử nghiệm Nevada Căn cứ quân sự Liên kết ngoài Khu vực Căn cứ Không Quân (NAFR) Thử nghiệm vũ khí hạt nhân Không quân Hoa Kỳ Đào tạo Nevada
wiki
Bill Porter (9 tháng 9 năm 1932 – 3 tháng 12 năm 2013) là một nhân viên bán hàng người Mỹ, người đã làm việc cho Watkins Incorporated có trụ sở tại Winona, Minnesota. Sinh ra với bệnh bại não, hoàn cảnh và công việc của Porter được công chúng chú ý vào năm 1995 khi một tờ báo có trụ sở tại Oregon đăng một loạt các câu chuyện về ông. Porter sinh ra ở San Francisco, California, và khi còn trẻ, ông chuyển đến Portland, Oregon cùng với mẹ của mình. Ông không thể kiếm được việc làm vì bệnh bại não của mình, và đã bị từ chối vì tàn tật. Porter cuối cùng đã thuyết phục được Watkins Incorporated giao cho một công việc nhân viên bán hàng tận nơi, bán các sản phẩm của công ty trên một lộ trình dài bảy dặm trong khu vực Portland. Ông đã trở thành người bán hàng đầu của Watkins và làm việc cho công ty trong hơn bốn mươi năm. Năm 1995, tờ báo Oregonian đăng một câu chuyện nổi bật về Porter. Câu chuyện về quyết tâm lạc quan đã khiến ông trở thành đề tài thu hút sự chú ý của giới truyền thông trên khắp nước Mỹ. Ông đã được giới thiệu trong Reader's Digest và trên ABC's 20/20. Chương trình phát sóng 20/20 đã nhận được hơn 2000 cuộc điện thoại và thư từ, đây là con số nhiều nhất từ trước đến nay đối với chương trình. Porter là chủ đề của một bộ phim dành cho truyền hình năm 2002 trên TNT có tên là Door to Door, với sự tham gia của William H. Macy, Kyra Sedgwick và Helen Mirren. Năm 2009, mạng TBS của Nhật đã phát sóng một bộ phim truyền hình dựa trên Bill Porter, còn được gọi là Door to Door. Phim có sự tham gia của Ninomiya Kazunari và Rosa Kato là phiên bản hư cấu của Porter và Brady. Porter qua đời vì nhiễm trùng ở Gresham, Oregon vào ngày 3 tháng 12 năm 2013, hưởng thọ 81 tuổi. Tham khảo Sinh năm 1932 Mất năm 2013 Doanh nhân Mỹ thế kỷ 20 Nhân viên bán hàng Mỹ
wiki
Quốc kỳ Cộng hòa Séc () cũng là quốc kỳ của Tiệp Khắc cũ trước kia. Sau sự giải thể của Tiệp Khắc, lá cờ Tiệp Khắc vẫn được giữ làm lá cờ của Cộng hòa Séc trong khi Slovakia chuyển sang sử dụng một lá cờ mới Nguồn gốc và ý nghĩa Lá cờ của Cộng hòa Séc có tỉ lệ 2:3. Màu trắng và màu đỏ trên lá cờ là hai màu sắc của lá cờ Bohemia, vùng ở miền tây Cộng hòa Séc ngày nay. Lúc đầu lá cờ gồm hai dải màu nằm ngang bằng nhau trắng và đỏ được sử dụng nhưng do trùng với hình ảnh quốc kỳ Ba Lan nên có thêm một hình tam giác màu xanh lam được thêm vào năm 1920, tượng trưng cho xứ Moravia. Lá cờ chính thức được công nhận là quốc kỳ của Tiệp Khắc bởi Hội đồng Quốc gia Tiệp Khắc vào ngày 30 tháng 3 năm 1920. Lịch sử Màu sắc truyền thống của vùng đất Séc, bắt nguồn từ một chiếc áo khoác 1192 (mô tả một con sư tử hung dữ với cái đuôi bạc đôi trên một cánh đồng màu đỏ). Sau khi thành lập một Tiệp Khắc độc lập vào năm 1918, quốc gia này đã sử dụng cờ đỏ và trắng của Bohemia, giống hệt với cờ Ba Lan. Sau khi kêu gọi một lá cờ mới được thông qua bởi nhà nước non trẻ, một ủy ban đã chọn một thiết kế của Jaroslav Kursa, một nhà lưu trữ trong Bộ Nội vụ Tiệp Khắc. Thiết kế của ông bao gồm các sọc ngang màu đỏ và trắng có nguồn gốc từ huy hiệu Bohemia và thêm một chevron màu xanh kéo dài nửa chừng. Quốc kỳ này được Quốc hội Tiệp Khắc chính thức phê chuẩn vào ngày 30 tháng 3 năm 1920 và kể từ đó, nó đã được sử dụng liên tục, ngoại trừ việc Đức chiếm đóng Tiệp Khắc trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các cuộc đàm phán năm 1992 về việc chia cắt Tiệp Khắc, một điều khoản cấm sử dụng các biểu tượng quốc gia Tiệp Khắc bởi một trong hai quốc gia kế nhiệm đã được đưa vào luật pháp liên quan đến việc giải thể liên bang.Tuy nhiên, Cộng hòa Séc đã vi phạm điều khoản này, thông qua luật áp đảo thỏa thuận trước đó và giữ việc sử dụng quốc kỳ này. Hình ảnh Kích thước Huy chương của lá cờ này là mỗi Pall fesswise Argent, Azure và Gules. Lá cờ được hình thành từ một tam giác đều kéo dài một nửa dọc theo hình chữ nhật (một lỗi phổ biến là vẽ nó ngắn hơn) và hai dải: một màu trắng và một màu đỏ. Cờ nước ngoài tương tự nhất là quốc kỳ Philippines nhưng cờ sau có kích thước 1:2, ba màu được hoán vị và thêm các biểu tượng màu vàng được thêm vào. Tiêu chuẩn Hiệu kỳ tổng thống Một biểu tượng chính thức khác của Séc là Tiêu chuẩn hiệu kỳ của Tổng thống Cộng hòa Séc. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1918 cho Tổng thống Tiệp Khắc. Phiên bản hiện tại, được thiết kế bởi nhà tiên tri Jiří Louda, đã được thông qua khi thành lập một Cộng hòa Séc độc lập vào năm 1993. Văn học Zbyšek Svoboda, Pavel Fojtík: brochure Naše vlajka. Vznik a vývoj české vlajky (Lá cờ của chúng tôi. Nguồn gốc và sự phát triển của cờ Séc), Libea, 2005, . Petr Exner, Pavel Fojtík, Zbyšek Svoboda: brochure Vlajky, prapory a jejich používání (Cờ, biểu ngữ và công dụng của chúng), Libea, 2004, . Tham khảo Liên kết ngoài Lịch sử quốc kỳ Séc và Tiệp Khắc Quốc kỳ Séc - sự kiện, lịch sử, màu sắc Cộng hòa Séc Biểu tượng quốc gia Cộng hòa Séc Cộng hòa Séc Cơ sở tại Tiệp Khắc năm 1920
wiki
Daniel Alberto Passarella (sinh 25 tháng 5 năm 1953 tại Chacabuco, thuộc tỉnh Buenos Aires) là một cựu trung vệ bóng đá người Argentina đồng thời là cựu huấn luyện viên của Argentina và Đội tuyển bóng đá quốc gia Uruguay. Năm 2004, ông được Pelé bầu chọn là một trong 125 huyền thoại sống của bóng đá trong danh sách FIFA 100. Danh hiệu Câu lạc bộ River Plate Primera División (6): 1975 Metropolitano, 1975 Nacional, 1977 Metropolitano, 1979 Metropolitano, 1979 Nacional, 1980 Metropolitano, 1981 Nacional Quốc tế Argentina FIFA World Cup (2): 1978, 1986 Tham khảo Liên kết ngoài Biography at Planetworldcup.com IFFHS Top Division Goal Scorers of all time among defensive Players Comprehensive season stats at RSSSF Sinh năm 1953 FIFA 100 Cầu thủ bóng đá Argentina Nhân vật còn sống Huấn luyện viên bóng đá Argentina Cầu thủ bóng đá ACF Fiorentina Cầu thủ bóng đá Inter Milan Cầu thủ bóng đá River Plate Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina Cầu thủ bóng đá nam Argentina ở nước ngoài Huy chương Thế vận hội Mùa hè 1996 Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 1986 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 1982 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 1978
wiki
Chất làm chậm là chất được dùng trong lò phản ứng hạt nhân, có nhiệm vụ làm chậm Neutron, hay nói cách khác là làm giảm năng lượng của Neutron. Quá trình làm chậm Neutron là quá trình làm giảm động lượng của Neutron tự do qua quá trình va chạm với các nguyên tử của chất làm chậm. Chất làm chậm chỉ được dùng trong lò phản ứng hạt nhân nhiệt. Thông tin cơ bản Neutron nhanh là sản phẩm của phản ứng hạt nhân với năng lượng lớn hơn 1 Mev. Sau khi va chạm và mất một phần năng lượng, thì chúng ở trạng thái kích thích hoặc bị vỡ ra. Sau một hoặc vài va chạm thì năng lượng của Neutron ở mức năng lượng dưới mức năng lượng kích thích hạt nhân (từ 10 kev đến một vài Mev, phụ thuộc vào tính chất của từng hạt nhân). Sau khi va chạm đàn hồi, neutron bị mất một phần năng lượng do chuyển hóa thành vận tốc của hạt nhân, nhưng năng lượng đó không làm cho cấu trúc của hạt nhân bị thay đổi. Trong một va chạm đàn hồi, thì năng lượng của Neutron bị mất đi là 2A/(A+1)² - A là số khối của hạt nhân. Năng lượng mất đi sẽ là rất nhỏ so với hạt nhân của nguyên tử nặng (1/1000 so với chì) và sẽ là rất lớn so với hạt nhân của nguyên tử nhẹ (1/7 so với Các bon) và (1/2 so với Hydro). Vì vậy chất làm chậm tốt nhất là các chất của các nguyên tử nhẹ. Sau quá trình làm chậm sẽ tạo ra các neutron chậm với mức năng lượng là 0,04 ev ở nhiệt độ phòng. Trong quá trình làm chậm thì một phần neutron bị hạt nhân hấp thụ hoặc bị bay ra khỏi môi trường bên ngoài. Quá trình làm chậm neutron là quá trình rời rạc, Năng lượng của neutron trong quá trình làm chậm được giảm dần xuống theo các bậc. Yêu cầu của chất làm chậm Số lần va chạm giữa neutron và hạt nhân chất làm chậm phải là nhỏ nhất, nhằm giảm thất thoát neutron từ lò và giảm số lượng neutron bị hấp thụ trong vùng cộng hưởng. Một chất làm chậm tốt phải có những tính hạt nhân sau: Σs lớn (Khả năng tán xạ neutron lớn) Σa nhỏ (Khả năng hấp thụ neutron thấp) Có khả năng làm giảm mức năng lượng neutron lớn nhất trong một lần va chạm Chất làm chậm tốt nhất là nước nặng sau đó là các bon (than chì), Be, nước nhẹ, He Ứng dụng Theo lý thuyết thì nước nặng là chất tốt nhất nhưng giá thành cao, hơn thế nước nặng trên thế giới rất ít và khó khai thác. Thông dụng và phổ biến nhất là nước nhẹ, sau đấy là than chì và Be. Và berili Nước nhẹ Nước nhẹ đủ các điều kiện cũng như các ưu điểm là chất làm chậm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất là nhiệt độ sôi thấp (sôi ở 100 độ C ở áp suất 1atm) và hấp thụ neutron chậm (hay notron nhiệt). Để khắc phục những nhược điểm đó thì ở vòng tuần hoàn 1 của lò phản ứng, áp suất lò được tăng lên (lò PWR là 160atm). Còn nhược điểm thứ 2, buộc chúng ta phải làm giàu Uranium cao hơn. Ưu điểm lớn nhất của nước nhẹ là giá thành rẻ, nhiều, dễ khai thác. Nước nhẹ được dùng trong các lò PWR-1000, PWR-1200... Lò phản ứng của Việt Nam sẽ được xây dựng tại Ninh Thuận là Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được các chuyên gia, kỹ sư Nga xây dựng sẽ là lò phản ứng PWR-1200 thế hệ mới, hiện đại nhất của Nga. Nước nặng Nước nặng và nước nhẹ về tính chất vật lý và tính chất hóa học gần như không có gì khác nhau. Chúng chỉ khác nhau ở khả năng hấp thụ neutron mà thôi. Chính vì vậy, ở các lò phản ứng hạt nhân dùng nước nặng làm chất làm chậm thì có thể sử dụng Uranium tự nhiên. Nhưng một khuyết điểm rất lớn đó là giá thành chi phí rất cao. Lò dùng nước nặng làm chất làm chậm là lò CANDU Than chì Than chì tự nhiên chứa tới 20% tạp chất khác nhau. Và trong số tạp chất đó là Borum là 1 chất hấp thụ neutron rất tốt. Vì vậy than chì tự nhiên không phù hợp để sử dụng trong lò phản ứng. Than chì được chiết suất gián tiếp qua các sản phẩm từ dầu mỏ và nhựa than đá. Than chì được dùng trong lò RBMK của Nga. Nhà máy Chernobyl cũng là loại lò này, nơi mà đã xảy ra thảm họa vào ngày 26 tháng 4 năm 1986. Be Be là một trong những chất làm chậm tốt nhất, có nhiệt độ nóng chảy cao (1282 °C), truyền nhiệt tốt, làm việc tốt với CO2, nước, không khí và các kim loại lỏng. Tuy vậy phản ứng ngưỡng 9Be (n,2n) 2α tạo ra He, dưới cường độ bức xạ mạnh của các neutron nhanh thì He sẽ được hình thành và tích tụ bên tron Be, khiến Be bị phồng lên. Ngoài ra Be và các hợp chất của nó cũng rất độc, hơn thế nữa giá thành của Be cũng rất đắt. Vì vậy việc sử dụng Be bị hạn chế. Nó chỉ được dùng làm chất phản xạ netron trong vùng hoạt của các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân. Tham khảo Chất làm chậm trong lò phản ứng hạt nhân Vật lý hạt nhân Công nghệ hạt nhân
wiki
Rừng mưa là một quần lạc thực vật kín tán do cây gỗ chiếm ưu thế, xuất hiện dưới điều kiện có độ ẩm dồi dào. Rừng mưa thông thường có hai tầng cây gỗ và cây bụi hoặc nhiều hơn nữa, các tầng phiến tùy thuộc có dạng sống khác nhau. Thực vật đặc trưng của rừng mưa bao gồm thảm thực vật của miền nhiệt đới ẩm ngay cả nơi có chế độ khí hậu đã phân mùa, thực vật vùng cao ẩm ướt của miền nhiệt đới và á nhiệt đới, thực vật nơi khí hậu có phần nào là khí hậu hải dương. Phân chia rừng mưa Quần hệ rừng mưa nhiệt đới Rừng mưa nhiệt đới là một dạng quần hệ thực vật của rừng mưa, được phần bổ ở gần xích đạo. Dạng quần hệ này được bắt gặp ở Đông Nam Á, Papua New Guinea, phía bắc và đông lục địa Australia, châu Phi cận Sahara từ Cameroon đến Congo, Nam Mỹ, (rừng mưa Amazon), Trung Mỹ (Bosawás, phía nam bán đảo Yucatán-El-Peten Belize-Calakmul), và trên nhiều của các đảo Thái Bình Dương (như là Hawaii). Rừng mưa nhiệt đới được phân chia thành các quần hệ phụ: Rừng mưa xích đạo, rừng mưa phân mùa thường xanh, rừng mưa nửa thường xanh, rừng mưa hạn sinh, rừng mưa á sơn địa, rừng mưa đầm lầy, rừng mưa á nhiệt đới Xem thêm bài Rừng mưa nhiệt đới. Quần hệ rừng mưa ôn đới Rừng mưa ôn đới là dạng rừng mưa trong vùng khí hậu ôn đới. Chúng có thể được tìm thấy ở Bắc Mỹ, tại châu Âu (Anh, các hòn đảo nhỏ khu vực ven biển của Ai-len, và Scotland, phía nam Na Uy, phần phía tây Balkan dọc theo bờ biển Adriatic, cũng như trong Tây Bắc của Tây Ban Nha và các khu vực ven biển phía Đông của Biển Đen, bao gồm các vùng ven biển Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ), và ở Đông Á (ở phía nam Trung Quốc, Đài Loan, nhiều của Nhật Bản và Hàn Quốc, và trên đảo Sakhalin và kế bên bờ biển cực Đông Nga), và cũng có ở Úc và New Zealand. Rừng mưa ôn đới được phân chia thành các quần hệ phụ: Rừng mưa ôn đới mát, rừng mưa ôn đới ấm, rừng mưa miền núi. Xem thêm bài: Rừng mưa ôn đới Cấu trúc rừng mưa Một rừng mưa điển hình thường được chia ra làm bốn tầng đó là tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán và tầng thảm tươi. Mỗi tầng rừng có những loại sinh vật đặc trưng khác nhau thích nghi với một khu vực không gian nhất định. Tầng vượt tán Tầng vượt tán bao hàm một số lượng nhỏ các loại cây gọi là cây vượt tán. Các thực vật này mọc cao hơn tán rừng rất nhiều với chiều cao trung bình là 45-55 mét, cá biệt có những cây cao tới 70-80 mét. Những thực vật này có khả năng chịu nắng tốt cũng như có cấu trúc vững vàng để không bị đổ trước giông bão. Các loài động vật sống trong tầng này có thể kể tới như đại bàng, bướm, dơi và một số loài khỉ. Tầng tán rừng Tầng tán rừng bao hàm đa số các loài cây gỗ lớn, thường có chiều cao từ 30-45 mét. Đây là khu vực có mật độ đa dạng sinh học cao nhất và có tán lá che phủ gần như tạo thành một mảng liên tục. Theo ước tính, tầng này bao hàm chừng 50 phần trăm số loài thực vật, điều này cho phép phỏng đoán rằng phân nửa số cá thể sống trên trái đất có thể được tìm thấy ở đây. Trong tầng này, các thực vật biểu sinh bám vào thân cây và các cành cây, hấp thu hơi nước và khoáng chất từ không khí và các vụn cặn hữu cơ từ cây chủ. Quần động vật ở đây cũng tương tự như ở tầng vượt tán, nhưng mức độ đa dạng cao hơn. Một số loài động vật có thể kể đến như rắn, cóc cây và chim toucan. Giới khoa học từ lâu đã phỏng đoán về sự phong phú của tầng tán rừng dưới tư cách là một môi trường sống, tuy nhiên các dự án khảo sát về vấn đề này chỉ mới được thực hiện gần đây. Từ năm 1917, nhà tự nhiên học William Beebe đã tuyên bố rằng "một đại lục mới về sự sống vẫn còn chờ được khám phá, không phải trên mặt đất, mà nằm trên nó từ một đến hai trăm foot, có diện tích hơn hàng nghìn dặm vuông." Những cuộc nghiên cứu thật sự về tầng tán rừng chỉ mới bắt đầu vào thập niên 1980, khi giới khoa học đã phát triển các phương pháp giúp tiếp cận các tán cây cao tỉ như dùng nỏ bắn dây thừng lên cây. Công cuộc nghiên cứu tán rừng vẫn còn trong giai đoạn chập chững, nhưng nhiều phương pháp tiếp cận khác như dùng khinh khí cầu hay khí cầu lái đã giúp các nhà khoa học bay lên các vị trí của những tán cây cao, đồng thời việc sử dụng cần trục và xây dựng các cầu đi bộ băng qua các ngọn cây cũng đạt hiệu quả tương tự. Việc sử dụng các khí cụ bay như vậy được gọi là dendronautics. Tầng dưới tán Tầng dưới tán tọa lạc ở giữa tầng tán rừng và tầng thảm tươi. Chúng là nơi cư ngụ của một số loài chim, rắn, bò sát cũng như các loài động vật săn mồi như báo đốm Mỹ, trăn Nam Mỹ và báo hoa mai. Các loài côn trùng cũng khá phong phú. Chỉ có chừng 5 phần trăm ánh sáng chui được xuống dưới đây và vì vậy lá của các loài cây ở tầng này có kích thước lớn hơn nhiều so với tầng tán. Các loài cây của tầng này ít khi cao quá 4 mét. Một số loài cây con của tầng tán là cây ưa bóng và có thể sống được ở tầng này trước khi chúng mọc lên đến tán. Tầng dưới tán cũng được gọi là tầng cây bụi mặc dù trong nhiều trường hợp cây bụi có thể được phân vào một tầng riêng. Tầng thảm tươi Tầng thảm tươi nằm ở khoảng không gian sát mặt đất nhất và chỉ nhận được chừng 2 phần trăm ánh sáng. Vì vậy chỉ có các cây thích nghi với điều kiện ít ánh sáng - các cây ưa bóng hay cây chịu bóng mới có thể sinh trưởng tốt trong tầng này. Ở các khu vực bờ sông, đầm lầy và các khoảng không gian hở nơi không có cây gỗ lớn tồn tại thì thảm thực vật ở tầng này khá dày, nhưng ở các nơi khác thì tình hình hoàn toàn ngược lại do ánh sáng đã bị các thực vật tầng trên chiếm hữu gần hết. Tầng này cũng bao hàm những mảnh vụn hữu cơ tạo ra do sự thối mục của các bộ phận cây cối và động vật - những vụn hữu cơ này phân hủy tương đối nhanh trong điều kiện nóng ẩm của rừng mưa. Nhiều loại nấm cũng đóng góp vào quá trình phân hủy này. Tham khảo Liên kết ngoài Đa dạng sinh học Sinh thái rừng
wiki
Thị xã trực thuộc tỉnh tương đương với cấp quận, kiêm luôn quận lỵ và tỉnh lỵ, đứng đầu là tỉnh trưởng. Thị xã trực thuộc trung ương là một đô thị tự quản tương đương với cấp tỉnh nhưng quy mô về diện tích nhỏ hơn đứng đầu là thị trưởng, có một số thị xã kiêm luôn tỉnh lỵ, thì người đứng đầu kiêm luôn chức tỉnh trưởng. Đặc khu hay các Cơ sở hành chính trực thuộc bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa thì người đứng đầu là Đặc phái viên hành chính do tổng thống chỉ thị Thị xã trực thuộc tỉnh Thị xã trực thuộc trung ương (*): Các thị xã là đô thị trực thuộc tỉnh nhưng hưởng quy chế tự trị cao tương đương các đô thị trực thuộc trung ương. Đặc khu Côn Sơn Ngày 22 tháng 10 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143/NV đổi tên các tỉnh thành Nam Việt, trong đó thành lập tỉnh Côn Sơn. Ngày 24 tháng 4 năm 1965, tỉnh Côn Sơn đổi thành Cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa. Chức Tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chính. Ngày 1 tháng 11 năm 1974 dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Cơ sở hành chính Côn Sơn đổi tên thành thị xã Phú Hải thuộc tỉnh Gia Định. Các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú: Trại I thành Trại Phú Thọ, Trại II thành Trại Phú Sơn, Trại IV thành Trại Phú Tường, Trại V thành Trại Phú Phong, Trại VI thành Trại Phú An, Trại VII thành Trại Phú Bình và Trại VIII thành Trại Phú Hưng. Giai đoạn này số tù nhân lên đến 8.000 người. Phú Quốc Thời Pháp thuộc và nhà Nguyễn, Phú Quốc là quận thuộc tỉnh Hà Tiên. Năm 1956 dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, quận Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Đến thời Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa, về mặt hành chính vẫn thuộc Kiên Giang nhưng về mặt quân sự là một Duyên khu (Đặc khu) của Hải quân. Hành chính Việt Nam Cộng hòa Phân cấp hành chính Việt Nam
wiki
Sân bay quốc tế Cancún (tiếng Tây Ban Nha: Aeropuerto Internacional de Cancún) (IATA: CUN, ICAO: MMUN) là một sân bay quốc tế tại Cancún, Quintana Roo, bên bờ biển Caribbean của bán đảo Yucatan của Mexico. Đây là sân bay bận rộn thứ nhì của Mexico, sau sân bay quốc tế Thành phố México ở Thành phố México, nhưng lớn nhất tại Mexico và Mỹ Latinh về số lượt hành khách quốc tế. Năm 2010 sân bay Cancun đã phục vụ 12.439.266 lượt hành khách, tăng 11,3% so với năm 2009. Sân bay đã được mở rộng khi nó trở thành một trong những sân bay quốc tế quan trọng nhất trong Mexico. Nó có hai đường băng cách nhau 1.500 m, cho phép có thể sử dụng đồng thời, và ba nhà ga thương mại. Nhà ga 1 được sử dụng bởi các hãng hàng không bay thuê chuyến từ Bắc Mỹ, bao gồm cả các hãng hàng không thuê chuyến nội địa. Nhà ga 2 được sử dụng bởi một số hãng hàng không quốc tế, và tất cả các hãng hàng không trong nước bay theo lịch trình​​, nhà ga 3 mới phục vụ chủ yếu cho các tuyến quốc tế của các hãng hàng không quốc tế từ Bắc Mỹ và châu Âu. Sân bay này được điều hành bởi ASUR, cùng với sân bay quốc tế Cozumel, sân bay quốc tế Mérida, sân bay quốc tế Veracruz, sân bay quốc tế Villahermosa và sân bay quốc tế Xoxocotlán. Nó từng là một trung tâm hoạt động của Aerocancun vá Aladia. Hãng hàng không và tuyến bay Hành khách Vận chuyển hàng hóa Tham khảo Liên kết ngoài Cancun Airport (ASUR: Aeropuertos del Sureste) (bằng tiếng Anh) Transportation web site, independent of and not authorized by the Cancun Airport - (bằng tiếng Anh) C
wiki
Ốc sên nướng là một món ăn bắt nguồn từ dân tộc Mường. Món này thường được dùng với nước chấm là nước mắm. Cách làm Khi thực hiện món ăn này, ốc sên phải làm sạch và chế biến thật kĩ để tránh còn sót các ký sinh trùng và ấu trùng giun trong thịt ốc sên, có khả năng gây viêm màng não. Ốc sên phải được làm thật sạch trước khi chế biến. Chỉ sử dụng phần thịt cứng và dùng giấm hoặc chanh, muối hạt chà xát cho sạch nhớt. Thông thường người ta thường làm sạch ốc sên ở ngoài suối do có nước chảy. Sau khi làm sạch, ốc sẽ đem đi nướng thật kĩ và có mùi thơm, khi đó chúng có thể được chế biến thành những món khác như ốc xào,... Sau khi hoàn tất, người ta rắc lá chanh đã thái rồi và rắc lên. Có thể dùng chung với nước chấm như nước mắm, tương ớt... (tùy khẩu vị của người thưởng thức). Tác dụng Thịt ốc sên có khá nhiều chất đạm so với những loài sò, trai, hến. Nó chiếm 11% chất đạm và có 6.2% đường và nhiều loại amino acid. Khá tốt cho sức khỏe nhưng phải ăn chín để tránh bệnh về sau. Chú thích Tham khảo Ăn ốc sên trị bệnh khớp? Ấu trùng giun trong thịt ốc sên: Gây viêm màng não chỉ sau 3 ngày Món ốc Ẩm thực Việt Nam
wiki
Trong toán học, một số siêu việt là một số thực hoặc số phức không phải là số đại số, nghĩa là nó không phải là một nghiệm của một phương trình đa thức với các hệ số nguyên. Các số siêu việt được biết đến nhiều nhất là và e. Mặc dù chỉ có một vài loại số siêu việt được biết đến (một phần vì có thể cực kỳ khó để chỉ ra rằng một số đã cho là siêu việt), số siêu việt không phải là hiếm. Thật vậy, hầu hết tất cả các số thực và số phức đều là các số siêu việt, vì các số đại số hợp thành một tập hợp đếm được, trong khi tập hợp các số thực và tập hợp các số phức đều là các tập hợp không đếm được, và do đó lớn hơn bất kỳ tập hợp đếm được nào. Tất cả các số siêu việt thực là các số vô tỷ, vì tất cả các số hữu tỷ đều là số đại số. Điều ngược lại là không đúng: không phải tất cả các số vô tỷ đều là siêu việt. Ví dụ, căn bậc hai của 2 là một số vô tỷ, nhưng nó không phải là số siêu việt vì nó là một nghiệm của phương trình đa thức . Tỷ lệ vàng (ký hiệu hoặc là ) là một số vô tỷ khác và không phải là số siêu việt, vì nó là một nghiệm của phương trình đa thức . Lịch sử Cái tên "siêu việt" xuất phát từ tiếng Latin transcendĕre (siêu việt) - nghĩa là vượt qua, hoặc vượt ra ngoài, và lần đầu tiên được sử dụng cho khái niệm toán học trong bài báo năm 1682 của Leibniz, trong đó ông đã chứng minh rằng không phải là một hàm đại số của . Euler, vào thế kỷ 18, có lẽ là người đầu tiên định nghĩa các số siêu việt theo nghĩa hiện đại. Johann Heinrich Lambert đã phỏng đoán rằng và đều là số siêu việt trong bài báo năm 1768 của ông chứng minh số là số vô tỉ, và đề xuất một bản phác thảo dự kiến về cách chứng minh tính chất siêu việt của số . Joseph Liouville lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của số siêu việt vào năm 1844, và năm 1851 đã đưa ra những ví dụ thập phân đầu tiên như hằng số Liouville Năm 1874, Georg Cantor đã chứng minh rằng, tập hợp các số hữu tỉ là đếm được và tập hợp các số thực là không đếm được. Và ông đã mở ra hướng đi mới cho việc xây dựng số siêu việt. 4 năm sau, ông xuất bản một công trình chứng minh rằng có rất nhiều số siêu việt giữa rất nhiều số thực. Từ đó, tính vô hạn của số siêu việt đã được khám phá. Xác suất Cho đoạn thẳng đơn vị [0;1]. Chọn ngẫu nhiên thì xác suất để x là số đại số ít hơn rất nhiều so với xác suất x là số siêu việt Tính chất Tập hợp số siêu việt là tập hợp vô hạn không đếm được. Chứng minh: Vì các đa thức với hệ số nguyên là đếm được , và mỗi đa thức có hữu hạn nghiệm nên các số đại số cũng là đếm được. Do số các số thực là không đếm được => các số siêu việt là không đếm được. Số siêu việt là số vô tỉ: Nếu nó là số hữu tỷ dạng thì nó là nghiệm của phương trình đại số a.x =b, do đó là số đại số. Điều ngược lại không đúng: có nhiều số vô tỷ nhưng lại không là số siêu việt, chẳng hạn căn bậc hai của 2 là số vô tỷ, cũng là số đại số vì nó là nghiệm của phương trình đại số x2 − 2 = 0 Trường số siêu việt là trù mật Trường số siêu việt có lực lượng continum Các số siêu việt đã chứng minh thành công ea nếu a là số đại số khác 0 (được chứng minh bởi Lindemann–Weierstrass) e (Bởi Lindemann–Weierstrass) π (định lý Lindemann–Weierstrass) eπ (hằng số Gelfond) e−π/2 = i i (bởi Gelfond–Schneider) ab khi a là số đại số khác 0 và 1, còn b là số đại số vô tỷ (định lý Gelfond–Schneider), Ví dụ: Phân số liên tục, Carl Ludwig Siegel (1929) sin(a), cos(a), tan(a), csc(a), sec(a) và cot(a), Với a là số khác 0 (bởi Lindemann–Weierstrass) (Các hàm lượng giác) 0.12345678910111213141516... ln(a) với a là số hữu tỉ khác 0 và 1 (lôgarit tự nhiên) Tham khảo Xem thêm Số thực Số đại số Số vô tỉ Số hữu tỉ Số nguyên Số tự nhiên Số nguyên tố Định lý cơ bản của đại số Hình học phức Mặt cầu Riemann (mặt phẳng phức) Giải tích phức Định lý Gelfond-Schneider Đẳng thức Euler Hàm lượng giác Số phức Số siêu phức Liên kết ngoài Proof that e is transcendental Proof that the Liouville Constant is transcendental Proof that e is transcendental (PDF) http://www.mathematik.uni-muenchen.de/~fritsch/pi.pdf Hilbert's 1893 paper proving that e and are transcendental
wiki
Kihon (基本, きほん?) trong tiếng Nhật Bản có nghĩa là "cơ bản" hoặc "gốc". Ngày nay Kihon được hiểu một cách rộng rãi là kỹ thuật cơ bản trong nhiều môn võ thuật đương đại. Nguồn gốc Kihon được dùng để chỉ hệ thống các kỹ thuật cơ bản và nền tảng ở trong các môn võ của người Nhật như Jijitsu, Kendo, Karate cổ. Sau một quá trình dài phát triển của các môn võ cũng như sự hình thành của các môn, trường phái võ thuật mới thì Kihon hiện nay được xem là một phần quan trọng của các môn như Judo, Karate, Jijitsu... Nội dung Kihon là phần mà những người vừa bắt đầu quá trình tập võ thuật phải luyện tập cũng như phải được trau dồi trong suốt quá trình luyện võ. Luyện tập kỹ thuật cơ bản là vô cùng quan trọng trong bất kỳ môn phái nào, trong đó người tập phải học cách thực hiện các kỹ thuật, đòn thế cũng như cách khống chế cơ thể, khống chế lực thích hợp. Bên cạnh đó, nó còn bao gồm việc phối hợp các bộ phận của cơ thể và hơi thở để đạt được hiệu quả. Luyện tập Kihon không chỉ chú trọng vào kỹ thuật, mà còn hướng tới mục đích rèn luyện tinh thần, ý chí, trau dồi và tiếp thu tinh hoa của môn phái. Trong Karate Kihon là một trong ba phần chủ đạo trong quá trình tập luyện Karate, cùng với Kata và Kumite. Ban đầu Kihon được xem như là những kỹ thuật cơ bản của Karate cổ ở đảo Okinawa. Khi Gichin Funakoshi hệ thống lại và phát triển Karate thì ông cùng các học trò của mình đã chia quá trình luyện tập Karate thành ba bộ phận cấu thành như hiện nay. Kihon trong Karate gồm những kỹ thuật tấn công, phòng thủ bằng các bộ phận của cơ thể, kỹ thuật di chuyển và tấn pháp. Luyện tập Kihon là nền tảng cho Kata và Kumite. Trong Kendo Kihon trong Kendo gồm những kỹ thuật như đâm, chém, di chuyển,... Ngoài ra Kihon còn được dùng trong nhiều môn võ như Jijitsu, Judo,... Xem thêm Gichin Funakoshi Tham khảo Karate Kendo Nhu thuật
wiki
Thanh Hoài tên đầy đủ là Đinh Tiến Hoài (12 tháng 6 năm 1932 – 22 tháng 12 năm 2014) là nam nghệ sĩ hài nổi tiếng Việt Nam, được biết đến là một trong "Thất hài đế" của sân khấu hài miền Nam trước năm 1975 bên cạnh: Thanh Việt, Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, La Thoại Tân. Mỗi người trong "Thất hài đế" đều có một sở trường riêng. Thanh Hoài thường nhếch nhếch bộ râu nở nụ cười khoan khoái, chất giọng nhừa nhựa tạo dấu ấn khó quên khi ông diễn trên sân khấu. Tiểu sử Thanh Hoài tên thật là Đinh Tiến Hoài, sinh ngày 12 tháng 6 năm 1932 tại Hưng Yên, cha là giáo viên quê gốc Hà Nội, mẹ là một bà nội trợ bình thường. Cha ông vì luân chuyển việc dạy học và làm hiệu trưởng tại các trường tiểu học thuộc Hưng Yên và Hải Phòng. Khi còn học ở Trường Tiểu học Kiến An, Hải Phòng, ông đã là một cây cười, được giao phụ trách nhóm văn nghệ, tập múa hát, kịch hài. Đồng thời, ông còn là thành viên hướng đạo của nhóm “Sói con” do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát hướng dẫn. Năm 1952, cha ông qua đời, Thanh Hoài cùng mẹ theo người cô có chồng là Giám đốc Công ty Hỏa xa Sài Gòn vào Nam kiếm sống; tại ông gặp và theo học nghề từ nghệ sĩ Ba Vân. Ông là bác ruột của ca sĩ Diễm Liên. Ông qua đời ngày 22 tháng 12 năm 2014 vì di chứng tai biến. Sự nghiệp Đến năm 1955, ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp dưới nghệ danh Thanh Hoài, nhanh chóng khẳng định vị trí trên sân khấu và phim ảnh. Ngay khi Việt Nam Cộng hòa có sóng truyền hình, Thanh Hoài bật sáng với vai "Cả keo" trong vở Lão hà tiện của Molière năm 1967, sau đó ông liên tiếp được mời vào các bộ phim hài như: Tứ quái Sài Gòn, Năm vua hề về làng, Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ, Triệu phú bất đắc dĩ, Con ma nhà họ Hứa… Sau này một số vở hài của ông đã được các hãng đĩa Hoành Sơn, Việt Nam, Hồng Hoa phát hành rất thành công. Bạn diễn ăn ý nhất của ông là Thanh Việt họ sánh ngang cùng với các cặp danh hài khác như: Phi Thoàn - Khả Năng, Tùng Lâm - Xuân Phát, Văn Chung - La Thoại Tân. Trước năm 1975, Thanh Hoài từng làm ở Cục xây dựng nông thôn của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Sau 1975, ông về Long An phụ trách chương trình Gia đình bác Tám, trên Đài phát thanh Long An rồi về làm Trưởng phòng Văn Thể Mỹ cho Xí nghiệp đánh cá Côn Đảo. Năm 1990 ông làm cán bộ sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau này ông còn phó giám đốc một khách sạn của nhà nước ở Vũng Tàu. Trong một lần gặp nghệ sĩ Hồng Vân tại nhà nghệ sĩ Tùng Lâm, Thanh Hoài được Hồng Vân và Tùng Lâm thuyết phục nên năm 2007, ông nhận lời trở lại sân khấu kịch sau 27 năm, lần này ông đóng vai "cụ cố Hồng" trong vở kịch Số đỏ trên sân khấu Phú Nhuận. Năm 2009, NSND Doãn Hoàng Giang tiếp tục mời đóng vai vai diễn này. Sau đó, ông được Đài Truyền hình Việt Nam mời tham gia biểu diễn chương trình Gala cười, cùng với NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Anh Vũ. Những năm cuối đời, Thanh Hoài tham gia biểu diễn tại Nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh và thường đi diễn phục vụ trẻ em mồ côi, khuyết tật, các mái ấm tình thương. Ông còn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tâm Hạnh gồm khoảng mười mấy thành viên chuyên tổ chức biểu diễn nhằm gây quỹ từ thiện. Tác phẩm Hài kịch Lão hà tiện, Quan huyện mê đề, Tiếng trống ghen tuông, Cô gái sông Ma, Thuyền ra Ấn Độ, Mê bài là phá sản, Gả con cho xì thẩu, Số đỏ, Bỉ vỏ, Ngao sò ốc hến, Tư Ếch đi tắm biển, Ba Giai - Tú Xuất Phim / Video Tham khảo Thông tin thêm Sinh năm 1932 Mất năm 2014 Người Hà Nội Thất hài đế Người họ Đinh tại Việt Nam Nghệ sĩ hài Việt Nam Nam diễn viên sân khấu Việt Nam Nam diễn viên Việt Nam thế kỷ 20 Diễn viên Việt Nam Cộng hòa
wiki
Vũ Trọng Phụng Một cái chết Bẩy giờ tối.Hai chúng tôi, cơm chiều xong, vừa định thắng bộ vào dạo chơi loanh quanh mấy phố thì trời bỗng đổ cơn mưa như trút.Phải bó cẳng ngồi nhà cặm cụi với mấy tờ báo, chúng tôi xem đã uể oải, mắt đã thấy mờ thì cửa vẫn khép chặt, bỗng có người đẩy đánh xầm một cái tung ra.Giật mình, chúng tôi ngơ ngác nhìn lên thì một ông lão ăn mày vừa lòa vừa cụt chân, người quắt như con mắm nướng, áo tơi, nón lá, chống nạng lê vào.- Lạy ông, lạy bà... bố thí cho con đồng cơm bát cháo trong lúc khốn cùng...- Không sẵn! Đi đi!!! Cửa nhà người ta khép thế mà cũng đẩy ra được...Đã bực mình sẵn, lại thấy ông lão xông xáo quá đáng thế, tôi không chút thương mà gắt rầm lên. Bạn tôi vội xua tay ngăn lại, đứng dậy, ra ân cần để vào tay ông lão một xu. Ông lão cúi rạp xuống đất tạ ơn rồi lủi thủi bước ra, để lại chỗ đứng một vũng nước dây ở cái áo tơi trút xuống. Bạn tôi cài then cửa rồi vào: - Không bao giờ tôi nỡ đuổi một người ăn mày như anh đã đuổi.Tôi mỉm cười một cách nhạo báng. Bạn tôi xưa nay vẫn hay giảng đạo đức, thuyết luân lý.- Anh đừng tưởng chuyện đùa. Những chuyện rất thường mà đối với người ngoài cuộc, lắm khi có ảnh hưởng lại rất sâu xa. Một người ăn mày đến kè nhè bên ngoài. Người trong nhà chạy ra mắng đuổi hắt đi rồi đóng cửa đánh xầm một tiếng. Tưởng chẳng có chuyện gì bình thường hơn thế nữa. Thế mà cũng chỉ vì một chuyện đuổi ăn mày mà chính tôi đây, tôi đã được mục kích một tấn kịch rất đỗi bi thương.Nói đến đó, bạn tôi ngồi xuống ghế, vớ lấy bao thuốc lá lấy ra một điếu đánh diêm châm, rồi tiếp.Bên ngoài trời vẫn rả rích mưa to.- Hồi ấy, cách đây sáu bảy năm trời, phải, sáu bảy năm trời rồi mà câu chuyện xảy ra tôi còn nhớ mồn một như mới hôm qua.Năm mười sáu tuổi, học lớp nhất trường Hàng Vôi, tôi ở trọ phố Bờ Sông, nhà một thầy cai lấy thuế chợ. Con trai thầy mới lên mười một, học lớp dự bị, ngày ngày bốn buổi đi về có tôi dắt dìu. Tối đến dưới ngọn đèn dầu cũng tôi chỉ bảo.Gia thế thầy cai tôi không được rõ. Vì có người quen mách giúp nên việc tôi đến trọ nhà thầy là việc ngẫu nhiên. Chỉ biết hôm tôi khuân hòm đến thì, trên chỏm mũ trắng điểm vành băng đen, thằng Hợi - con thầy - đã ngót hai năm trở mẹ.Thằng Hợi! Tôi nhắc đến tên thì người, tôi cũng nhớ được ngay. .. Anh thử tưởng tượng xem, một thằng bé mới mười một tuổi đầu, mặt mũi sáng sủa, ăn nói lễ phép, đến trường học hành đã chăm chỉ, về nhà việc vặt lại hay làm. Thầy cai rất yêu quý con trai, sợ cảnh dì ghẻ con chồng, chuyện lấy vợ kế thầy không hằng nghĩ đến.Nhưng xem ý tôi biết, thằng Hợi không yêu bố nó chút nào. Chắc anh cũng chẳng lạ gì, một đứa trẻ, rất ngoan mà không ưa bố, một người bố cũng thương yêu con như trăm nghìn người bố khác, chỉ vì cái nghề mà đến con đẻ rứt ruột nó cũng không yêu.Anh thử tính xem, cái nghề mà cửa miệng thiên hạ vẫn nói... nó đầy đoạ con người một thời xông pha mưa nắng, chỉ vì bổn phận mà đối với người nghèo hèn, buôn thúng bán mẹt đã bị họ coi như kẻ tử thù.Mỗi lần thầy cai đi "sơ vít"(1) qua cửa trường Hàng Vôi là lại một phen thằng Hợi khóc. Nó khóc vì nó chẳng đang tâm trông thấy bố nó thẳng cánh đánh đập một bà lão bán bún hay đá túi bụi một thằng bé con cho hòm kẹo đổ xuống đất tung tành, nó khóc vì bạn bè trong trường khinh bỉ nó vô cùng, thường rõ rẹo vào mặt nó mà rằng: "Chúng tao không chơi với mày! Bố mày làm cai lấy vé chợ".--------------------------------------------------------1. Service: Thi hành công vụ (tiếng Pháp) - những trận đau lòng ấy, chẳng biết trông cậy vào ai, thằng Hợi chỉ còn ôm đầu lủi thủi lại cầm tay tôi, ngước mắt nhìn lên tỏ ý kêu van, dưới ánh sáng mặt trời xiên qua bóng mấy cây bàng, tôi còn thoảng nhớ cái nét mặt ủ rũ của thằng Hợi, hai hàng nước mắt chạy quanh rơm rớm. Anh, nếu anh có đứng vào địa vị tôi bấy giờ, anh mới rõ được cái cảnh thương tâm ấy.Thành thử nó coi tôi như một người anh, có lẽ hơn một người anh nữa, vì càng khinh bỉ bố nó bao nhiêu, tôi lại càng ái ngại cho thằng Hợi bấy nhiêu. Nó cũng hiểu lòng tôi thế lắm.Nhưng có lẽ anh đã nóng ruột rồi, câu chuyện "đuổi ăn mày" anh để tâm, đây, tôi kể đến rồi đây.Buổi tối hôm ấy, cũng vào độ bảy, tám giờ, cũng về cuối tháng giêng ta như hôm nay, chỉ khác là bây giờ thời tiết dễ chịu mà năm ấy thì rét như cắt.Cái nhà chênh vênh hứng gió, cửa trông thẳng ra bờ sông, chúng tôi ngồi trong, nghe bên ngoài tiếng gió ào ào, cột nhà chuyển lắc rắc mà những rùng mình.Phải, cái cảnh tượng đêm hôm ấy trí tôi chẳng quên mất một mảy may: cửa đóng kín im im, ngồi chùm đầu trong một cái chăn bông mà hai hàm răng tôi vẫn thấy chọi nhau lập cập. Thằng Hợi ngồi học cùng bàn với tôi nhưng không biết nó nghĩ vơ vẩn điều gì, mắt nó thường không nhìn đến sách. Thầy cai thì ngồi chễm chệ giữa giường, bên đùi kê một hoả lò than đỏ rực, trên để mấy con mực khô đang sèo sèo, mùi mực nướng pha lẫn mùi rượu ngang thơm nức cả nhà, nghĩ đến mà thèm rỏ dãi.Chợt có người khẽ gõ vào cửa mấy tiếng rồi đánh "huỵch" một cái như có vật gì rơi xuống đó. Vừa toan bỏ chăn, xỏ chân vào đôi guốc bước ra thì thầy cai giơ tay ngăn lại, cầm khăn ung dung chùi mồm, vuốt lại bộ râu cong đâu đấy rồi mới cau đôi lông mày sâu róm lại, lên tiếng dõng dạc:- Ai hỏi gì...?Bên ngoài lại thấy mấy tiếng gõ vào cánh cửa.Thầy cai lộn tiết, quát:- Hỏi gì, nói lên!!!Nhưng gió vẫn ào ào, bạt cả lời thầy muốn nói. Chúng tôi lắng tai nghe, bên ngoài đưa vào một cơn ho lụ khụ, rời rạc như của một người mắc bệnh kinh niên, rồi thấy giọng run run đưa qua hơi thở hổn ha hổn hển:- Lạy ông lạy bà, ông bà cứu con, vừa đói vừa rét thế này con chết mất...Chẳng cần nói tất anh cũng hiểu là một người ăn mày. Trong lúc đó túi tôi cũng có sẵn vài xu rúc rích, vừa toan mở cửa cho thì con người vô lương tâm kia đã lên giọng quát tháo ầm ầm:- Bước ngay! Đi nhà khác! Đây không sẵn...!Anh tính, người ta đang đuổi thế mà mình lại cho tiền chả hoá ra chửi mát người ta hay sao? Nghĩ thế, tôi đành khoanh tay ngồi nín lặng xem cái tấn kịch ấy nó diễn ra trong ba, bốn phút. - ối trời ơi! Con lạy ông... ông... không thương, con chết mất!!!- à... Quân này lại muốn ra gan... Muốn sống thì xéo đi không lại vào bóp sớm.Bên ngoài, tiếng nói lẫn tiếng khóc:- ối trời đất ơi! Con chết mất rồi đây, ông có cứu con không...?.......Gớm! Đến cái con người tàn nhẫn ấy thì không thể nào kể được. Tôi không ngờ lão ta nỡ đứng phắt dậy, sẵn chậu thau nước lạnh để gần đấy, liền nhắc ngay lên nhằm khe cửa đổ hắt ra đánh "rào" một cái rồi khoanh tay đứng nhìn.Mỗi phút một xa, mấy tiếng gậy lộc cộc chống vào hè lát gạch, theo sau một tiếng thở dài... trừ ngọn gió ào ào thổi mạnh, bốn bề lại im phăng phắc.Nét mặt vẫn thản nhiên như không, thầy cai lại ngồi vào mâm, gật gù mãi đến nửa đêm. Nằm trong chăn, thấy khác hẳn mọi khi, thằng Hợi hôm ấy vừa đặt mình đã ngủ say như chết. Nhưng gần về sáng bỗng bàng hoàng tỉnh giấc, tôi thấy nó quay mặt vào tường mà khóc tỉ tê. Tôi nghĩ mà thương nhưng cũng không khuyên giải, biết rằng có nói cũng chỉ gợi thêm một mối thương tâm.Hôm sau, nhằm ngày thứ năm, phải buổi chữ nho, thằng Hợi ở nhà, còn tôi đi học.Đến trưa, cắp cặp về, đã thấy nó đứng cửa, mắt đỏ hoe:- Anh ơi, hãy ra đây mà xem đã...Rồi chẳng để tôi kịp hỏi, nó đã xốc lấy tay tôi. Đi thẳng ra bãi, trèo qua dải đê, tôi thấy xa xa một đám đông, vừa trẻ con, người lớn. Đến gần lặng nghe họ bàn tán, tôi hiểu ngay tất có chuyện buồn:- Thôi, thế cũng xong! Chết là may, chết là hết... Nhiều người muốn chết mà chẳng được cơ...!Lời nói lạnh lùng của một ông lão trên đầu hai thứ tóc, mắt kèm nhèm, quần áo rách như tổ đỉa. Một thằng bé độ sáu tuổi nhăn răng bảo thằng đứng bên cạnh:- Mày ạ! Trông đầu ông ấy như một quả bóng sanh (cinq).Rồi mấy người đàn bà cười ồ.Chẳng để ý đến mấy người họ lấy khuỷu tay đẩy mình, chúng tôi rẽ đám đông ấy, cố len lỏi vào cho được.Anh ạ, tôi quyết không bao giờ quên được cái cảnh buồn tê buồn tái ấy nó hiện ra trước mắt tôi, lần ấy là lần đầu.Trời vẫn rét, gió vẫn thổi ào ào.Trong miệng cái cống tròn bằng xi măng một cái xác ông lão ăn mày nằm còng queo, hai chân co lên bụng, còn hai tay vẫn như ôm lấy bị gậy. Cái nón lá rơi ra một bên, bộ tóc lơ thơ, mấy chòm râu lốm đốm phất phơ bay theo ngọn gió, cái thân da bọc ngoài xương nằm đó cho ruồi bâu nhặng bám phải chăng là người hành khất đêm qua lê đến cửa nhà tôi mà đã bị một chậu nước lạnh đuổi đi...?Nghĩ thế rồi chẳng nỡ nhìn lâu cảnh ấy, tôi dắt tay thằng Hợi kéo ra chỗ khác. Nào ngờ, nó cũng nghĩ như tôi, rầu rầu nét mặt mà rằng:- Chính người ăn mày đêm qua rồi, anh ạ.Lời nói của một đứa trẻ ngây thơ ấy theo sau một tiếng thở dài mới tha thiết làm sao... Một khối óc còn non mà đã thấy cái chân tướng cuộc đời, trong lòng xúc cảm bao mối thương tâm mà chỉ biết phát lộ ra bằng một tiếng thở dài, một tiếng thở dài mà ngụ bao nỗi đắng cay, ý vị...Tuy chúng tôi không đứng lại xem lúc xe "măng ca" đến xe cái xác ấy đi ra sao mà buổi chiều hôm ấy, như bị một sức mạnh vô hình xô đẩy, lòng tôi bỗng thấy buồn tê tái, bài chẳng muốn học, cơm chẳng muốn ăn. Muốn giải trí, tôi rủ thằng Hợi đi xem chiếu bóng thì nó cười, cái cười giả dối ấy, tôi còn nhớ mãi. Rồi nó hỏi vay tôi năm hào, nói là để mua đền anh em quả bóng mà nó đã nhỡ chân đá vỡ cách đây mấy hôm. Tôi cho vay ngay, nào ngờ chỉ vì chẳng nghĩ xa xôi mà một đời tôi, rồi đây tôi còn phải lắm phen ân hận.Đi xem về, tôi vừa gặp thằng nhỏ còn xách thùng đi gánh nước. Bấy giờ thấy cai đang giờ "service" thành cũng vắng nhà. Mở cửa bước vào, tôi thấy thằng Hợi đã nằm kín mít trong chăn. Tưởng cũng như mọi khi, thấy rét thì đi ngủ, tôi đến bên giường khẽ lật chăn ra, ý muốn kể lại câu chuyện vừa xem với nó. Anh ơi! Thật một đời tôi, chưa bao giờ tôi phải một phen lo sợ mà cảm động như lúc bấy giờ.Đây này, anh...! Trái tim tôi đã thấy đập thình thình, chẳng khác gì lúc ấy, lật cái chăn ra, tôi thấy mặt nó xám ngắt, mắt nó nhắm nghiền mà tay nó thì lạnh giá như đồng, một thứ lạnh của những xác chết khiến ta chỉ hơi chạm vào là đủ rùng mình ghê sợ.Tôi biết ngay là có chuyện, cố nén cái sợ, ôm lấy ngang lưng nó mà lay gọi một hồi, chẳng thấy gì, tôi đưa mắt nhìn ra bàn thì bộ chén để úp đấy thấy lẻ bên ngoài một cái. Tôi vội cầm đến thì còn thấy cặn...Chao ôi! Cặn dấm thanh thuốc phiện mùi hãy còn sực nức đưa lên.Không biết sao, lúc bấy giờ tôi đã toan chạy đâm bổ ra ngoài đường kêu cứu mà rồi tôi lại quay vào, ôm lấy cái xác mà kêu, mà gọi một hồi lâu nữa... Mặt mũi nó trắng trẻo, phương phi, trông mà thương, mà tiếc vô cùng, tôi tưởng chừng như ôm vào lòng xác một đứa em.Rồi không biết tôi nghĩ lẩn thẩn thế nào mà tôi nâng đầu nó dậy, in cặp môi tôi vào trán nó mà hôn... như hôn một người yêu đang ngủ... thì mắt nó bỗng thấy mở hé ra, tôi còn nhớ mãi đến giờ, hai con mắt ấy lờ đờ mà nhìn tôi như người ngái ngủ. Bỗng nó trợn mắt lên, há miệng như muốn nói, cố vùng tay giơ lên như muốn ôm lấy cổ tôi mà toan gọi: anh! anh!...Thương thay! Thằng Hợi chửa kịp nói được điều gì thì, chừng như thuốc độc đã thấm đến ruột gan nó, nó nhắm mắt giãy mạnh một cái rồi buông xuôi hai tay mà ngặt cổ xuống giường... bọt mép sùi ra...Chuyện về sau thế nào, tưởng anh đoán lấy cũng hiểu.Riêng tôi, tôi coi cái ngày hôm ấy như một ngày mà tôi phải để tang, nhân thấy anh đuổi một ông lão ăn mày nên tôi kể chuyện lại anh nghe...Mars 1931Ngọ báo, số 1077, ngày thứ hai 16.3 và thứ ba 17.3.1931 Mục lục Một cái chết Một cái chết Vũ Trọng PhụngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: HùngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
Đề bài: Có ý kiến cho rằng hành động trả thù của Tấm trong truyện Tấm Cám là quá đáng và làm mất đi tính hiền lành, cái dịu dàng của cô Tâm. Qua câu chuyện, em hãy bày tò ý kiến của mình. Có người cho rằng cô Tấm trong truyện Tấm Cám là một người đẹp không hoàn chỉnh. Hành động trả thù của Tấm: “lấy nước nóng đội cho Cám chết nhăn răng rồi làm mắm gửi về cho dì ghẻ” là một hành động độc ác, tàn nhẫn vô nhân tính. Nhưng theo em có lẽ không đơn giản như vậy. Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay dộc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ốc. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp. hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ, một con ở trong chính tổ ấm của mình. Tấm phải cam chịu nhìn kẻ khác hạnh phúc êm ấm trong khi mình phải chịu cảnh cô dơn, buồn tủi. Lúc ấy có ai thông cảm, chia sẻ với Tấm đâu? Rồi khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám đem lòng ghen ghét, bày mưu giết nàng, đưa Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Chúng ta thử nghĩ xem còn sự độc ác nào, sự tàn nhẫn nào hơn thê nữa? Có người mẹ nào lại nỡ giết chết con mình nhất là trong ngày giỗ bố? Có người em nào lại đang tâm tìm mọi cách để cướp giật hạnh phúc của chị mình? Sự thực thì lúc ấy Tấm đã chết, nhưng theo mơ ước của nhân dân ta thì cái thiện không bao giờ chết được. Tấm đã lẩn lượt biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành cây thị. Nhưng cái ác vần luôn rình rập để gieo họa. Mẹ con Cám đã giết Tấm và bây giờ chúng lại độc ác hơn nữa, tàn bạo hơn nữa là làm mọi cách để giết nốt linh hồn của Tấm. Chúng đã làm thịt chim, đẵn cây xoan đào, đốt khung cửi… Chúng không muốn nhìn thấy sự có mặt của Tấm trên đời dù là trong oan hồn. Rõ ràng chúng không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm nhiều lần. Chắc chắn nếu Tấm còn sống thì chúng lại tiếp tục hành hạ Tấm, tiêu diệt sự sống của nàng. Bởi vậy, trong đấu tranh giành quyền sống cho mình, Tấm không còn con đường nào khác là giết chúng. Xem thêm: Trình bày quan điểm của em về quan niệm chọn nghề nghiệp trong tương lai: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết theo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thíchTrong hành động trả thù này, ta vẫn thấy một cô Tấm rất đẹp, cô không còn khóc lóc, yếu đuối như trước. Cô trở nên kiên quyết và gan dạ lạ thường. Cô nhận ra rằng, mẹ con nhà Cám vẫn vậy, vần ganh ghét đố kị với cô. Cám muốn đẹp và lòng tham ngông cuồng, đen tối đã giết chính Cám. Còn Tấm, cô xử sự rất thông minh, rất tỉnh táo. Cô giết Cám nhưng không thể gọi cách giết đó là dã man bởi ở ác gặp ác, kẻ gieo gió ắt phải gặp bão. Tấm trả thù như vậy mới đáng với những gì mẹ con Cám đã gây ra cho cô. Nhất là trừng trị rất mạnh bạo, chỉ một lần thôi là triệt hẳn. Cám và mụ dì ghẻ là những kẻ vô nhân tính, mất hết tình đồng loại. Có giết theo cách của Tấm, cái ác của chúng mới không thể sống lại để tác oai tác quái trên cuộc đời này. Thử hỏi chỉ bị trời phạt sai thiên lôi đánh chết như Lí Thông, trong trường hợp này có nhẹ nhàng quá không? Có đảm bảo cái vạn ác loại này chết vĩnh viễn không? Và tại sao nhân dân cứ mượn trời trả mối hận thù của mình như trong truyện dân gian cùng loại trước đó? Ở truyện này chính người dân lương thiện muốn trực tiếp trừng phạt bằng một hình phạt tương xứng với tội ác, tương xứng với kẻ ác, trừng phạt cho cái ác phải táng đởm kinh hồn chả lẽ lại bị chê trách sao? Thực tế lịch sử cho thấy trên thế giới không chỉ có một cách xử chết. Ngày xưa có cách tùng xẻo hay tứ mã phanh thây thật ghê gớm. Cách xử tội chết của Tấm cùng chỉ là hình bóng của lịch sử mà thôi. Đem quan niệm nhân đạo ngày nay để phê phán há chẳng không nên lắm sao? Cho nên em đồng ý với cách trừng trị thẳng tay của Tấm mặc dù ai đó có cho là tàn bạo. Hình ảnh cô Tấm vẫn mãi mãi là hình ảnh đẹp trong em. Như nhiều nơi trên miền Bắc nước ta, cô Tấm hóa thân thành Phật và được nhân dân thờ cúng. Chẳng lẽ qua hiện tượng này nhân dân đã thiếu tinh tường khi không xét đến cách xử tàn ác của Tấm sao? Xem thêm: Phân tích nhân vật Tnu trong tác phẩm Rừng Xà Nu
vanhoc
Hướng dẫn Từ ngàn xưa dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ nhau. Lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ truyền thống ấy đã thấm thuần vào máu thịt của con người và nó được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ… mà ông cha ta thường nhắc nhở. “Lá lành đùm lá rách” Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với những sự bình thường trong cuộc sống. “Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá. “Lá rách” là chiếc lá không còn nguyên vẹn bị sâu khoét. Với một cây xanh um tươi tốt ta nhìn kĩ sẽ thấy những chiếc lá xanh lành lặn đặn đứng trước những chiếc lá bị sâu khoét để che chở bảo vệ và mang lại một màu xanh tốt cho cây. Nếu chiếc là biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rách không may mắn, thì lẽ nào ta là người mà không biết giúp đỡ, yêu thương những kẻ hoạn nạn sao? Là người ai cũng muốn có một cuộc sống sung túc, đầy đủ, ấm no. Có người gặp những điều không may nối tiếp những điều không may khác. Trước hoàn cảnh đó cùng là anh em sống trong một đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.
vanhoc
Karl I xứ Liechtenstein (30 tháng 7 năm 1569 – 12 tháng 2 năm 1627), là thành viên đầu tiên của Gia tộc Liechtenstein trở thành Thân vương xứ Liechtenstein, do đó ông là người sáng lập Gia đình Hoàng gia Liechtenstein. Karl là con trai cả của Hartmann II, Nam tước xứ Liechtenstein (1544–1585) và vợ là Nữ bá tước Anna Maria xứ Ortenburg (1547–1601). Hoàng đế Rudolf II của Đế chế La Mã thần thánh đã bổ nhiệm Karl làm quan phụ chính (Obersthofmeister), một vị trí quan trọng trong triều đình của ông. Karl giữ vị trí này cho đến năm 1607. Trong một cuộc tranh chấp đất đai giữa Rudolf II và người thừa kế ngai vàng, Đại công tước Mathias, Karl đã đứng về phía Mathias, người đã phong Karl làm Thân vương cha truyền con nối vào năm 1608, để cảm ơn sự giúp đỡ của Karl. Năm 1614, Karl đã thêm Công quốc Troppau vào tài sản của mình. Để cảm ơn vì đã hỗ trợ thêm trong Trận Núi Trắng, Karl được bổ nhiệm vào các vị trí quan trấn thủ và phó nhiếp chính của Bohemia vào năm 1622, và ông được ban tặng Huân chương Lông cừu vàng. Ông đã giành được Công quốc Troppau vào ngày 28 tháng 12 năm 1613 và Công quốc Silesian của Jägerndorf vào ngày 15 tháng 3 năm 1622, cùng với nhiều "tài sản" bị tịch thu, và ông đã cho đặt làm Mũ công tước Liechtenstein. Ông trở thành người Công giáo vào năm 1599. Năm 1605, Karl thành lập chi nhánh đầu tiên ở phía Bắc dãy An-pơ của Dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa, tại Feldsberg ở Hạ Áo (nay là Valtice, Cộng hòa Séc). Ông là Hiệp sĩ thứ 352 của Huân chương Lông cừu vàng ở Áo. Ông qua đời ở Praha. Hôn nhân và hậu duệ Năm 1600, Karl kết hôn với Anna Maria Šemberová, Nam tước phu nhân xứ Černá Hora và Phu nhân xứ Aussee (1575–1625). Họ có ít nhất bốn người con: Công chúa Anna Maria Franziska (7 tháng 12 năm 1601 – 26 tháng 4 năm 1640), kết hôn với Maximilian, Thân vương xứ Dietrichstein (1596 – 1655). Công chúa Franziska Barbara (1604–1655), kết hôn với Wenzel Werner xứ T'Serclaes, Bá tước xứ Tilly (1599 – 1653).[2] Hoàng tử Heinrich (chết trẻ). Karl Eusebius, Thân vương xứ Liechtenstein (11 tháng 4 năm 1611 – 5 tháng 4 năm 1684).[3] Phả hệ Tham khảo Article in the ABD Official biography Sinh năm 1569 Mất năm 1627 Hiệp sĩ Lông cừu vàng Áo Quân chủ Liechtenstein
wiki
Ilham Heydar oglu Aliyev (tiếng Azerbaijan: İlham Heydər oğlu Əliyev), sinh ngày 24 tháng 12 năm 1961, hiện đang giữ cương vị tổng thống của Azerbaijan. Ông cũng là Chủ tịch Đảng Azerbaijani. Tiểu sử Aliyev được sinh ra ở Baku, ông là con trai của Heydar Aliyev - lúc này đang là người lãnh đạo cơ quan KGB tại Azerbaijan khi ông được 6 tuổi và không lâu sau bố ông được bổ nhiệm cương vị lãnh đạo của Đảng Azerbaijan. Sau khi tốt nghiệp tại Baku, Ilham tham gia trường Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva(MGIMO). Ông được nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử, trước khi bắt đầu dạy tại MGIMO. Ilham kết hôn với Mehriban Aliyeva và cả hai đã có 3 đứa con: Leyla, Arzu Heydar. Ông cũng có một cô em gái là Sevil Aliyeva. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Ilham làm việc như một thương gia tại Moskva và Istanbul từ năm 1991 đến 1994. Trong khoảng thời gian đó, các phương tiện truyền thông đã đăng nhiều tin tức về những khoản nợ sòng bài của ông, đến những trò đỏ đen mà ông tham gia. Cha của Ilham, Heydar Aliyev đã rất buồn khi nghe được những tin đó. Hình ảnh của con trai ông đã bị xấu đi, ông cho rằng chính những sòng bạc đã làm cho con trai mình bị bôi nhọ cho nên đã ra lệnh đóng tất cả những sòng bạc tại Azerbaijan vào năm 1998. Tháng 5 năm 1994, Ihlam được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Công ty Dầu Azerbaijan(SOCAR). Việc này đã bị tranh cãi, rằng Ilham Aliyev đã đút lót một số nhân viên nhà nước để được giữ cương vị đó. Năm sau İlham được bầu vào nghị viện (Milli Majlis) và sau đó đã trở thành Chủ tịch của Ủy ban Olympic Quốc gia (hiện tại ông vẫn giữ cương vị này) và ông là người dẫn đầu các phái đoàn của Azerbaijan tại Hội đồng châu Âu. Tháng 8 năm 2003, hai tháng trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Vào tháng 10 cùng năm, cha ông, Heydar Aliyev đã lâm bệnh nặng, ông đã cố gắng đưa con trai mình-Ilham Heydar ra ứng cử Tổng thống. Tham khảo Liên kết ngoài Official Azerbaijan president website Official YouTube channel of the President of Azerbaijan BBC profile: Ilham Aliyev Political portrait of Ilham Aliyev Speeches, statements, interviews, declarations of the Azerbaijan Republic President Ilham Aliyev Ilham Aliyev and oil diplomacy of Azerbaijan Tổng thống Azerbaijan Thủ tướng Azerbaijan Tín hữu Hồi giáo Azerbaijan Bắc Đẩu Bội tinh hạng nhất Nhà dân tộc chủ nghĩa Azerbaijan Ilham Người Baku
wiki
Trận Copenhagen thứ nhì (hoặc oanh tạc Copenhagen) (16 tháng 8 - 5 tháng 9 năm 1807) là một cuộc oanh tạc của Anh vào Copenhagen để chiếm giữ hoặc tiêu diệt hạm đội Đan Mạch-Na Uy, trong chiến tranh Napoleon. Vụ việc này đã dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh Anh-Nga năm 1807, kết thúc bởi Hiệp ước Orebro vào năm 1812. Phản ứng đầu tiên của Anh đối với hệ thống phong tỏa Lục địa của Napoleon là tiến hành một cuộc tấn công hải quân lớn vào liên kết yếu nhất trong liên minh của Napoleon, Đan Mạch. Mặc dù bề ngoài có vẻ trung lập, Đan Mạch nằm dưới áp lực nặng nề của Pháp và Nga ủng hộ đội tàu của mình cho Napoleon. London không thể mất cơ hội bỏ qua mối đe dọa của Đan Mạch. Trong tháng 11 năm 1807, Hải quân Hoàng gia đã oanh tạc Copenhagen, thu giữ hạm đội Đan Mạch, và đảm bảo sử dụng các tuyến đường biển ở Biển Bắc và Biển Baltic cho các đội tàu buôn của Anh. Đan Mạch đã tham gia cuộc chiến ở mặt bên của Pháp, nhưng không có một hạm đội nó có ít để cung cấp. Các cuộc tấn công đã dẫn đến thuật ngữ trong tiếng Anh Copenhagenize (Copenhagen hóa). Chú thích Lịch sử Copenhagen Xung đột năm 1807
wiki
Paweł Bogdan Adamowicz (, ngày 2 tháng 11 năm 1965 – 14 tháng 1 năm 2019) là một chính trị gia và luật sư người Ba Lan, từng làm Thị trưởng thành phố Gdańsk, tỉnh Pomeranian Adamowicz là một trong những người tổ chức cuộc đình công năm 1988, trở thành người đứng đầu ủy ban đình công. Năm 1990, ông được bầu làm thành viên Hội đồng thành phố tại Gdańsk, chủ tịch hội đồng từ năm 1994 trong nhiệm kỳ thứ hai và giữ chức vụ này cho đến năm 1998. Ông được bầu làm thị trưởng vào năm 1998, và vào ngày 10 tháng 11 năm 2002, ông được bầu lại với 72% phiếu bầu. Năm 2018, ông được bầu lại làm Người độc lập không thuộc đảng nào. Ông được biết đến như một tiếng nói tiến bộ trong một đất nước được cai trị bởi một chính phủ dân túy, chính quyền cánh hữu. Ông là một người ủng hộ trung thành của quyền LGBT, người nhập cư và các nhóm thiểu số. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2019, Adamowicz đã bị đâm trong một sự kiện từ thiện trực tiếp ở Gdańsk. Ông chết vào ngày hôm sau vì những vết thương kéo dài trong vụ ám sát, ở tuổi 53. Cuộc sống và sự nghiệp Adamowicz sinh ra ở Gdańsk trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ của ông Ryszard và Teresa là các nhà kinh tế Ba Lan, những người tái định cư đến Ba Lan từ Vilnius, Liva bị Liên Xô chiếm đóng vào năm 1946. Sau đó, ông Paweł kể lại rằng cha mẹ ông đã nghi ngờ về Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan. "Giống như nhiều người Ba Lan thuộc thế hệ của chúng tôi, anh trai và tôi vì thế đã được định hình chống lại lịch sử chính thức bắt buộc; từ nhỏ chúng tôi đã biết không chỉ từ ngữ nham hiểm của chữ viết tắt Gestapo, mà còn là NKVD; đằng sau tên của những nơi xa xôi: Kazakhstan, Siberia, Katyn. Chúng tôi hầu như không thấy mình trong thế giới đôi này." Anh học luật tại Đại học Gdańsk, nơi anh cũng trở thành một thành viên phong trào sinh viên nổi tiếng. Ông là một trong những người tổ chức đình công 1988, trở thành người đứng đầu ủy ban đình công. Trong khoảng thời gian từ 1990 đến 1993, ông là phó hiệu trưởng về các vấn đề sinh viên tại trường cũ của ông. Đời tư Năm 1999, Adamowicz kết hôn với Magdalena Abramska, một sinh viên luật tại Đại học Gdańsk mà anh gặp ở đó. Sau đó, cô trở thành giáo sư luật tại trường đại học. Họ có hai con gái, Antonina (sinh năm 2003) và Teresa (sinh năm 2010). Tham khảo Chính khách Ba Lan Người chống cộng Ba Lan
wiki
Liên minh Nghị viện Thế giới (tiếng Anh: Inter-Parliamentary Union - IPU; tiếng Pháp: L'Union Interparlementaire - UIP) là một tổ chức liên nghị viện toàn cầu được thành lập vào năm 1889 bởi Frédéric Passy (Pháp) và William Randal Cremer (Vương quốc Liên hiệp Anh). Đây là diễn đàn thường trực đầu tiên cho các cuộc đàm phán đa phương về chính trị. Ban đầu, tổ chức đã cho các nghị sĩ với tư cách cá nhân, nhưng sau này đã chuyển đổi thành một tổ chức quốc tế của các nghị viện của các quốc gia có chủ quyền. Các nghị viện quốc gia của 163 quốc gia là thành viên của IPU, và 10 hội nghị viện khu vực là thành viên liên kết. Liên minh Nghị viện Thế giới có tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hợp Quốc và tư cách tham vấn chung với Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc. Lịch sử Các kỳ Đại hội Chú thích Liên kết ngoài Official website home page Cooperation with the United Nations at official website Sự gia nhập Liên minh Nghị viện Thế giới của Quốc hội Việt Nam là một tất yếu lịch sử Bầu cử Hội nghị viện Nghị viện Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khởi đầu năm 1889
wiki
Đừng nhầm lẫn với John Piers. John William Peers (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1988) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Úc đã hoàn thành tại cấp ATP Challenger Tour ở cả hai nội dung đơn và đôi vào năm 2013, khi anh bắt đầu đánh đôi và cũng bắt đầu thi đấu ở cấp độ ATP World Tour. Peers có thứ hạng đánh đôi cao nhất là vị trí số 2 trên thế giới vào Tháng 4 năm 2017. Thứ hạng đánh đơn cao nhất của anh là vị trí số 456 vào Tháng 6 năm 2012. John Peers đã đến Mentone Grammar và dẫn đầu đội 1STS đến 2 giải premierships, anh lần đầu tiên vào Năm thứ 7 năm 2001 và Năm thứ 2 năm 2006. Peers là con trai của cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp Elizabeth Little và là anh trai vận động viên quần vợt nữ Sally Peers. Chung kết các giải đấu Chung kết giải Grand Slam Đôi: 3 (1 danh hiệu, 2 á quân) Giải đấu cuối năm Đôi: 2 (2 danh hiệu) Chung kết Masters 1000 Đôi: 3 (2 danh hiệu, 1 á quân) Chung kết sự nghiệp ATP Đôi: 29 (18 danh hiệu, 11 á quân) Chung kết Challenger và Futures Đơn: 3 (2-1) Đôi: 20 (13-7) Thống kê sự nghiệp đôi Tính đến Giải quần vợt Úc Mở rộng 2018. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Sinh năm 1988 Nhân vật còn sống Nam vận động viên quần vợt Úc Vận động viên Melbourne Nhân vật quần vợt Victoria (Úc) Vận động viên quần vợt Thế vận hội Mùa hè 2016 Vận động viên quần vợt Olympic của Úc Vô địch Úc Mở rộng
wiki
Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị (chữ Hán: 慎嬪拜爾葛斯氏; ? - 1764), là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Xuất thân ngoại tộc Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị là người Mông Cổ, sinh ngày 11 tháng 4 (âm lịch), nhưng không rõ năm sinh. Bà là con gái của Đức Mục Tề Tắc Âm Sát Khắc (德穆齊塞音察克), người của bộ tộc Đạt Thập Đoạt Ngã (达什达瓦) - một chi hộ tộc của Chuẩn Cát Nhĩ Hãn quốc thuộc nhánh Ách Lỗ Đặc (厄鲁特). Căn cứ Quân cơ xứ Mãn văn lục phó tấu chiết (军机处满文录副奏折), sau khi Chuẩn Cát Nhĩ diệt vong, đại bộ phận người Đạt Thập Đoạt Ngã bị người Cáp Tát Khắc Hòa Kha Nhĩ Khắc Tư (哈萨克和柯尔克孜) cướp bóc, một số bị bán làm nô lệ qua Châu Âu. Khoảng năm Càn Long thứ 20 (1755), là lúc Đại Thanh bình định Chuẩn Cát Nhĩ, bộ tộc Đạt Thập Đoạt Ngã đã xua quân giúp Đại Thanh, hiệp trợ bình định. Bởi vậy trong chỉ dụ của Càn Long Đế tới 2 lần, đề cập việc cho người Đạt Thập Đoạt Ngã đến Nhiệt Hà cư trú. Càn Long Đế thậm chí vì cung cấp nhu cầu tu đạo Phật, đã giúp xây nên An Viễn miếu (安遠廟). Từ đấy, bộ tộc Mông Cổ thuộc Ách Lỗ Đặc thường xuyên tụ tập đến Nhiệt Hà. Người bộ tộc Đạt Thập Đoạt Ngã có thể tham tuyển binh, càng được triều đình trọng vọng. Phó Đô thống khu Nhiệt Hà khi ấy tấu lên, già trẻ trai gái người bộ tộc Đạt Thập Đoạt Ngã đến cư trú Nhiệt Hà, đã hơn 2100 người. Phỏng đoán trong đoạn thời gian này, Bái Nhĩ Cát Tư thị theo cha đầu nhập Đại Thanh, duyên cớ trở thành tần phi cho Càn Long Đế. Đại Thanh tần phi Theo ghi nhận lại, Bái Nhĩ Cát Tư thị khi vào cung được đến Dực Khôn cung, do Kế Hoàng hậu giáo dưỡng cung quy. Đây là một quá trình bình thường thời Càn Long nếu cung phi không qua Bát Kỳ tuyển tú thông thường, họ sẽ hưởng địa vị Cung nữ tử trước, sau đó được một Hậu phi nào đó đứng đầu dạy quy củ rồi tiến hành đưa vào hàng phi tần qua địa vị Thường tại hoặc Quý nhân (hầu như không thấy Đáp ứng). Năm Càn Long thứ 24 (1759), ngày 19 tháng 6 (âm lịch), Bái Nhĩ Cát Tư thị được thụ phong Quý nhân, được gọi bằng xưng hiệu Y Quý nhân (伊貴人). Cùng ngày có Quách thị do Thuần Quý phi giáo dưỡng cũng trở thành Thường tại. Y Quý nhân là một trong số ít cung phi, cùng Kế Hoàng hậu thường xuyên xuất hiện trong Xuyên đái đương (穿戴檔), ghi nhận hay làm một số đoạn nữ công, giúp Càn Long Đế sửa chữa quần áo. Như ngày 22 tháng 4 (âm lịch) năm Càn Long thứ 26 (1761), Càn Long Đế hạ chỉ: ["Ngũ thải tuyến kim ti hỏa liêm áo, khi về giao cho Thận tần"; 五彩線金絲火鐮襖到家裏交與慎嬪]. Điều này đồng thời cũng biết được trong thời gian này bà đã được chỉ dụ thăng lên Tần. Càn Long Đế thường xuyên khen Thận tần, do được Hoàng hậu giáo dưỡng mà [Lục cung nhã phạm; 六宮雅範], đồng thời cũng cho thấy quan hệ giữa Thận tần và Hoàng hậu tương đối không tồi. Thận tần chỉ dụ thăng Tần, đã có Triều quan bằng da chồn đen. Dung tần Hòa Trác thị mang mũ áo người Hồi, không sửa đổi. Năm Càn Long thứ 27 (1762), ngày 21 tháng 5 (âm lịch), mệnh Hiệp bạn Đại học sĩ kiêm Lại bộ Thượng thư Triệu Huệ làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Ngũ Linh An (伍齡安) làm Phó sứ, tiến hành sách phong lễ cho Thận tần. Cùng ngày hôm đó, Dung tần cũng được làm lễ sách phong. Sang ngày hôm sau, Thận tần cùng Dung tần được nữ quan dìu đến trước Dực Khôn cung, làm lễ lớn bái kiến Hoàng hậu. Sau khi Hoàng hậu được Nội giám thỉnh thăng tọa, Thận tần cùng Dung tần đều hành đại lễ [Lục túc tam quỵ tam bái lễ] đối với Hoàng hậu. Sách văn viết: Năm Càn Long thứ 29 (1764), Thận tần bị bệnh. Càn Long Đế quan tâm sức khỏe của Thận tần, từ Nhiệt Hà phái hai vị đại phu người Ách Lỗ Đặc xem bệnh cho Thận tần, đặc biệt dụ không được chậm trễ, còn phái người triệu em trai của Thận tần đến kinh sư. Sang ngày 4 tháng 6 (âm lịch), Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Ngày 7 tháng 6 (âm lịch), Hoàng hậu Na Lạp thị, cùng chư vị phi tần trong nội đình đến Tĩnh An trang, đưa tiễn kim quan của Thận tần. Năm Càn Long thứ 30 (1765), kim quan của Thận tần từ Tĩnh An trang táng nhập Phi viên tẩm, Dụ lăng. Xem thêm Hậu cung nhà Thanh Kế Hoàng hậu Dung phi Văn hóa đại chúng Tham khảo Người Mông Cổ thuộc Thanh Mất năm 1764 Phi tần nhà Thanh
wiki
Sinh mệnh là một bộ phim điện ảnh Việt Nam đề tài chiến tranh, tâm lý xã hội năm 2006 do Đào Duy Phúc đạo diễn và Nguyễn Mạnh Tuấn viết kịch bản cùng Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Phim nói về ranh giới giữa sự sống và cái chết luôn thể hiện rõ nhất. Và giữa làn ranh ấy là sự khao khát bản năng của con người luôn ao ước có con nối dõi. Bộ phim kể về Linh “gấu” (Võ Thành Tâm) sinh ra trong gia đình nông thôn với bà mẹ luôn ao ước có một đứa cháu để nối dõi tông đường, Linh cưới vợ nhưng không bao lâu phải bước vào quân ngũ, mang trong lòng nỗi nhớ vợ và ao ước có một đứa con. Phim công chiếu vào Lễ khai mạc Tuần phim kỷ niệm 60 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, 62 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nội dung Khoảng năm 1968 - 1970, cuộc Chiến tranh Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn, Linh "gấu" là một người lính vận tải trên tuyến đường Trường Sơn, anh luôn khao khát có một đứa con với cô vợ tên O Lợi ở quê nhà Quảng Bình. Mẹ anh cũng muốn anh sinh cho bà một đứa cháu nội nối dõi tông đường. Một ngày nọ, Lợi và mẹ Linh đến doanh trại của Linh để thăm anh, nhưng anh đã đi công tác nên không gặp được hai người. Trong doanh trại của Linh còn có Đán và Nga, hai người thợ bảo trì những chiếc xe tải. Đán đem lòng yêu Nga nhưng không dám nói ra. Nga có một người anh trai đang dạy học ở Quảng Bình, cô nhờ một anh cán bộ chuyển lá thư của cô cho anh trai, nhưng anh cán bộ này đã chết khi doanh trại bị máy bay địch ném bom sau đó. Linh biết được vợ và mẹ đến thăm mình, anh quay về doanh trại thì hai người đã rời đi. Thủ trưởng Thạnh muốn tạo cơ hội cho Linh gặp gia đình, ông cử Linh và Đán đi giao một chuyến hàng "đặc biệt" trong Quảng Bình, trong vòng ba ngày họ phải trở về. Nga kiên quyết đòi đi theo Linh và Đán, Thủ trưởng Thạnh đành phải đồng ý. Máy bay địch liên tục dội bom suốt ngày đêm, nhóm của Linh phải dừng xe lại để giúp đỡ thu dọn xác của những chiến sĩ ngã xuống trong một trận bom. Đến ngôi làng của Linh, họ thấy nơi đây đã trở nên hoang tàn, may mắn là Lợi và mẹ Linh vẫn còn sống. Mặc dù Đán và Nga bảo Linh ở lại với vợ một đêm, nhưng Linh vẫn quyết định đi giao hàng cùng hai người bạn. Trên đường đi, họ thấy một bãi bom từ trường. Linh bảo Đán và Nga xuống xe, còn anh liều lĩnh lái xe qua bãi bom. Một số bom phát nổ nhưng Linh vẫn còn sống và phát hiện ra hàng "đặc biệt" trên xe chỉ toàn là giấy trắng, anh tức giận khi mình phải liều mạng chỉ vì số giấy này. Nga giải thích rằng số giấy này dành cho trẻ em tập viết vì trong lúc chiến tranh thế này bọn trẻ luôn thiếu thốn dụng cụ học tập. Nhóm của Linh đến được ngôi làng cần giao hàng, nơi đây cũng vừa trải qua một vụ ném bom khác, anh trai của Nga đã chết trước khi hai anh em có thể gặp nhau. Trẻ em trong làng vẫn bình yên vô sự do trốn trong hầm trú ẩn, Linh lấy số giấy trên xe phát cho bọn trẻ. Trên đường quay về doanh trại miền Bắc, Nga chăm sóc vết thương cho Linh ở trong thùng xe, hai người đã quan hệ tình dục. Sau đó có thêm một trận bom nữa đã giết chết Linh và Đán. Nga là người sống sót duy nhất, cô đã mang thai đứa con của Linh. Một thời gian sau, Nga sinh con trong một bệnh viện dã chiến, bên cạnh cô có Lợi và mẹ Linh. Diễn viên Võ Thành Tâm vai Linh "gấu" Kiều Thanh vai Nga Nguyễn Kim Trang vai O Lợi, vợ Linh Phạm Thanh Thúy vai Mẹ Linh Nguyễn Ngọc Trung vai Đán Nguyễn Văn Báu vai Thủ trưởng Thạnh Đức Hải vai Xa đội trưởng Hồng Anh vai vợ Thạnh Mạnh Hà vai anh nuôi Thành Lợi vai phụ xe Thái Ninh vai Bác sĩ quân y Văn Hà vai Lái xe Quảng Bình Bé Phùng Minh Toàn vai con trai Linh Sản xuất Sinh mệnh là tác phẩm truyện nhựa thứ ba của đạo diễn Đào Duy Phúc sau "Chiến dịch trái tim bên phải" và "2 trong 1". Phim lấy bối cảnh chính trong khu rừng Đá Chông (Hà Tây). Cây cối rậm rạp, cao quá đầu người, để có được một khu đất trống làm trường quay, cả đoàn phim phải xắn tay áo lo chặt cây, xới cỏ. Những cái lán lá, những trại căng bằng vải dù được dựng lên như giữa rừng Trường Sơn! Khu rừng Đá Chông là rừng nguyên sinh nằm trong danh sách được bảo tồn. Muốn có những cảnh cháy, nổ, lửa bùng lên cao, tạo hình ảnh đẹp, thì lại sợ cháy rừng. Làm phim về chiến tranh với 72% kinh phí nhà nước tài trợ (hơn 1 tỷ), đoàn làm phim Sinh mệnh phải tính toán kỹ lưỡng đến từng viên đạn, từng quả nổ. “Riêng kinh phí cho quả nổ, đến giờ phút này, chắc chắn là chúng tôi thiếu nhiều! Chưa kể đến những hòm đạn, đến những đoàn xe ra trận, rồi trực thăng ném bom…”, đạo diễn cho biết. Muốn thể hiện những cảnh chiến tranh càng ác liệt thì càng tốn kém. Không ác liệt thì không gọi là chiến tranh, khán giả lại chê phim làm như trò đùa. Riêng những chiếc xe tải vận chuyển vũ khí, thuê rất đắt. Không những thế, phải thuê luôn cả người lái xe, vì diễn viên mình “bó tay”, không lái được. Diễn tả hình ảnh những đoàn xe ra trận, mỗi đoàn xe khoảng 10 đến 15 chiếc, mỗi xe thêm một người lái, người chỉ huy... Kinh phí “ngót nghét” trăm triệu. Đạo diễn Phúc cũng chia sẻ về việc tuyển Võ Thành Tâm vào vai nam chính, "Đã chọn được diễn viên nam ở Hà Nội vào vai Linh “gấu” nhưng rồi anh lại mời Võ Thành Tâm vì ngoài ngoại hình và khả năng diễn xuất đáp ứng yêu cầu, Tâm còn lái được loại xe có trọng tải lớn. Trước đây chọn vai nam chính cho “2 trong 1” (với yêu cầu ngoại hình tốt, diễn tốt) cũng là một khó khăn với anh. Những người như Võ Thành Tâm bây giờ là hiếm?" Công chiếu Được chọn chiếu trong Lễ khai mạc Tuần phim kỷ niệm 60 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, 62 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng là buổi ra mắt đầu tiên của bộ phim Sinh mệnh do Đào Duy Phúc đạo diễn, Hãng phim truyện I sản xuất. Đón nhận Đánh giá chuyên môn Văn Phong của báo Nhân dân khen ngợi tài đạo diễn của Đào Duy Phúc khi viết: "Không trải qua bom đạn của chiến tranh nhưng Đào Duy Phúc đã tìm tòi, học hỏi để có những kiến thức cơ bản về đề tài này khiến người xem xúc động bởi những chi tiết, hình ảnh trong phim. "Sinh mệnh" là một tác phẩm điện ảnh chân thực và giản dị, đau thương chồng chất nhưng nghĩa tình đồng đội đã giúp họ vượt qua mọi hiểm nguy để chiến đấu giành độc lập tự do của dân tộc. Phim có tiết tấu nhanh, lời thoại mộc mạc và dí dỏm cùng với diễn xuất khá tốt của ba diễn viên chính đã làm nên thành công của bộ phim." Bích Hiệp cũng của báo Nhân dân thì nhận xét phim là "một tác phẩm điện ảnh chân thực và giản dị, đau thương chồng chất nhưng nghĩa tình đồng đội đã giúp họ vượt qua mọi hiểm nguy để chiến đấu giành độc lập tự do của dân tộc". Giải thưởng Tại lễ trao giải Cánh diều vàng 2006, Sinh mệnh nhận ba giải thưởng ở các hạng mục: Giải báo chí phê bình, Biên kịch xuất sắc (dành cho Nguyễn Mạnh Tuấn), Nữ diễn viên phụ xuất sắc (dành cho Thanh Thủy trong vai mẹ Linh). Tham khảo Liên kết ngoài Phim năm 2006 Phim Việt Nam Phim tiếng Việt Phim chiến tranh Việt Nam Phim tâm lý Việt Nam Phim của Hãng phim truyện Việt Nam Phim của Hãng phim Phương Nam Phim lịch sử Phim về chiến tranh Việt Nam Phim lấy bối cảnh ở trong rừng Phim lấy bối cảnh ở Việt Nam Phim quay tại Việt Nam Phim Việt Nam thập niên 2000 Phim chính kịch thập niên 2000 Phim lấy bối cảnh ở thập niên 1960 Phim lấy bối cảnh ở thập niên 1970
wiki
Quốc kỳ Andorra với ba vạch đứng lam - vàng - đỏ đều nhau. Quốc kỳ Andora tiếng Catalan: "bandera d'Andorra") được thông qua năm 1866. Cờ có ba màu đứng: màu xanh biển, vàng, và đỏ với huy hiệu Andorra ở giữa. Mặc dù ba thanh dọc có thể có chiều rộng bằng nhau, thanh màu vàng trung tâm hơi rộng hơn hai thanh còn lại để tỷ lệ thanh rộng là 8: 9: 8. Tỷ lệ cờ chung là 7:10. Thiết kế này liên quan đến cờ của Pháp, Catalonia và Foix, những vùng đất có liên quan đến lịch sử với nước nhỏ. Một lá cờ của ba thanh tương tự như của quốc kỳ Pháp, trong khi mô hình của một đường viền giữa rộng hơn có thể được lưu ý trên cờ Catalan (như là biểu tượng hoàng gia cũ của Vương quốc của Aragon và trên cánh tay của Hạt Foix cũ (hiện là một phần của Pháp). Màu xanh lá cây và đỏ của lá cờ Andorran cũng được tìm thấy trên lá cờ của Pháp, với màu đỏ và màu vàng cũng là màu sắc chính của màu sắc của hai lá cờ khác. Từ năm 1806 đến năm 1866, lá cờ của Andorra là một lá cờ ba màu thẳng đứng vàng và màu đỏ. Phương châm trong bộ cánh tay ở giữa sọc "Virtus Unita Fortior" có nghĩa là "Đức hạnh đoàn kết mạnh mẽ hơn". Thiết kế cũng tương tự như cờ của România, Moldova và Tchad. Tất cả đều là các màu lam, màu vàng và đỏ, nhưng không giống như Andorra, cờ của họ có tất cả các sọc có chiều rộng bằng nhau. Varasemad lipud Xem thêm Quốc huy Andorra Quốc kỳ Moldova Quốc kỳ România Quốc kỳ Tchad Andorra
wiki
Lưu Chí Cương (; sinh tháng 7 năm 1955) là Trung tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông nguyên là Phó Tư lệnh Quân khu Tế Nam, Phó Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh và Tư lệnh Quân khu Nội Mông Cổ. Ông từng đảm nhiệm thư ký cho nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng. Tiểu sử Lưu Chí Cương là người Hán sinh tháng 7 năm 1955, người huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc. Tháng 12 năm 1972, Lưu Chí Cương nhập ngũ nhận nhiệm vụ chiến sĩ đại đội trinh sát Quân đoàn 63, cán bộ kỹ thuật Ra đa rồi Trung đội trưởng và Phó đại đội trưởng. Tháng 6 năm 1975, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 8 năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu phòng trinh sát, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 63. Tháng 5 năm 1985, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng phòng Trinh sát, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 63. Tháng 8 năm 1988, ông nhậm chức Trưởng phòng Trinh sát, Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 63. Tháng 7 năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 189, Tập đoàn quân 63. Tháng 1 năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Tháng 8 năm 1999, ông được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Ban Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Tháng 12 năm 2000, ông chuyển sang làm Trưởng Ban Quân huấn Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Tháng 12 năm 2002, ông nhậm chức Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Tháng 1 năm 2003, Lưu Chí Cương về làm thư ký Văn phòng Quách Bá Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 11 năm 2004, ông một lần nữa trở về Quân khu Bắc Kinh nhậm chức Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 38, Quân khu Bắc Kinh. Tháng 7 năm 2006, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Tháng 3 năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng Quân khu Bắc Kinh. Tháng 2 năm 2010, ông được điều động làm Tư lệnh Quân khu Nội Mông Cổ. Ngày 14 tháng 11 năm 2011, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ khóa IX. Tháng 12 năm 2012, Lưu Chí Cương được điều về làm Phó Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Năm 2014, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 12 năm 2014, ông được điều chuyển giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu Tế Nam. Ngày 1 tháng 2 năm 2016, theo kế hoạch cải tổ toàn diện Quân đội Trung Quốc, Quân khu Tế Nam đã được giải thể cùng với 6 quân khu khác để thành lập 5 chiến khu. Tham khảo Trung tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Người Hà Bắc
wiki
Nguyễn Quang Tán (chữ Hán: 阮光贊, 1502-?) người Như Nguyệt (nay thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức năm thứ 3 (1529) và làm quan đến chức Giám sát Ngự sử.Ông được cử đi sứ 3 lần sang Trung Hoa, đó là các năm 1530, 1534 và 1540. Nhờ có các hoạt động ngoại giao liên tiếp như vậy nên nhà Mạc đã giữ được biên giới phía Bắc hòa bình suốt thời gian chiến tranh Nam-Bắc triều. Trong thời gian đi sứ Quang Tán còn học được nghề ép dầu, khi về nước ông đã truyền dạy nghề này cho dân làng Xà (nay là thôn Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), được dân làng dựng đền thờ, đắp tượng và tôn vinh.. Giai đoạn đầu nhà Mạc đã đưa ra nhiều cải cách tiến bộ, nhưng dưới con mắt của các sử gia Mạc Đăng Dung vẫn là bề tôi giết vua cướp ngôi và không chấp nhận hình ảnh vua Mạc tự trói mình quỳ lạy trước mạc phủ của quân Minh ở trấn Nam Quan vào tháng 11 năm 1540. Hai sự kiện này đã tác động làm cho nhiều hào kiệt và nho sĩ nhà Mạc chạy về với nhà Lê Trung Hưng. Trong dòng chảy đó có cả Quang Tán và cùng đi với ông còn có cả bài thơ Nam quốc sơn hà. Giai thoại Cha Quang Tán là người làng Mai Thượng (nay thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đến làm thợ rèn tại làng Như Nguyệt rồi kết duyên với mẹ ông người làng này. Là con nhà nghèo lại là dân ngụ cư, nhưng thầy đồ thấy thông minh nên ông vẫn được nhận vào lớp. Lớn lên, noi gương các tiến sĩ đã thành danh trong làng, ông quyết chí học hành và đi thi. Khoa thi tiến sĩ năm 1529 ông là người đỗ cuối cùng. Trên bia Văn Miếu còn ghi, năm đó sĩ tử tới kinh đô ứng thí đông đến 4.000 người, chọn được 27 tiến sĩ. Ngày mồng 7 tháng 3 vua cho phép vinh qui, còn ban thêm tiền bạc theo thứ bậc khác nhau, ơn huệ thật nồng hậu. Sau lễ nhận mũ áo tiền bạc, ông vội trở về làng để làm lễ vinh quy. Nhưng khi về đến nơi ông liền bị một số người làng dèm pha và ngăn cản. Buồn chán, ông sang làng bên có tên là làng Xà và xin tá túc (nay là thôn Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Rất may là làng này chưa có ai đỗ cao như vậy nên ông được dân làng đón tiếp hết sức nhiệt tình. Không những thế họ còn cho ông vào ngôi đình thiêng của làng để làm lễ theo quy định của triều đình lúc bấy giờ. Tại ngôi đình này, tương truyền xưa kia sau khi đánh thắng quân Tống ở trận Bình Lỗ (gần cửa sông Cà Lồ), Lê Đại Hành đã cho quân sĩ đến đây ăn mừng. Để ghi nhớ sự kiện này, dân làng đã đặt tên cho ngôi đình là Đình Mừng, đến nay vẫn còn dấu tích. Quang Tán rất cảm động và xin phép dân làng cho chuyển cả gia quyến đến đây sinh sống. Được dân làng giúp đỡ, ông nhanh chóng sắp xếp chỗ ăn ở cho gia quyến rồi vội về kinh nhận nhiệm vụ. Học nghề và truyền nghề Các cuộc đi sứ của sứ thần nhà Mạc thường kéo dài hàng năm trời, phần do đường sá xa xôi phần phải chờ đợi rất lâu ở dịch quán. Các sứ thần phải hết sức nhẫn nại và nhiều lúc phải chịu nhục thay cho nhà vua. Những lúc rảnh rỗi Quang Tán thường ra ngoại ô, làm quen với cuộc sống của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Với vốn kiến thức nghề rèn thủ công mà cha ông để lại, Quang Tán đã nhanh chóng phát hiện ra những điều mới lạ ở các làng nghề gần đó. Thế là ông dùng hết thời gian còn lại để tìm hiểu, nghiên cứu và học cho được một cái nghề. Đó là nghề ép dầu, rồi ông tìm cách chuyển giao công nghệ cho dân làng, nơi đã cưu mang gia đình ông. Đến năm 1538, ông đã cơ bản truyền nghề ép dầu cho dân làng thành công. Nhờ có nghề ép dầu, kinh tế làng Xà phát triển suốt 400 năm, trở thành một làng giàu có vào bậc nhất trong vùng. Vì thế làng Xà còn được mang tên là xã Hương La (có nghĩa là tiếng thơm) và được chọn làm huyện lỵ của huyện Yên Phong trong khoảng thời gian khá dài. Được tôn vinh là ông tổ nghề Làng nghề ép dầu do tiến sĩ Nguyễn Quang Tán tạo dựng đã tồn tại, phát triển suốt từ năm 1538 đến 1945. Nhớ ơn ông, dân làng đã dựng đền thờ và tôn ông là Thánh Sư. Trong gian thờ chính còn lưu lại 4 chữ “Sơn lộc Đại phu” nghĩa là một bậc đại trượng phu to như núi. Ngày nay làng nghề không còn nữa do công nghệ đã thay đổi, sản xuất thủ công kiểu cũ không cạnh tranh được với sản xuất bằng máy móc hiện đại. Tuy nhiên hàng năm, vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, cái ngày ông bí mật đưa gia quyến rời khỏi làng (năm 1563), dân làng vẫn đến dâng hương tại đền thờ Thánh Sư, có năm còn mở hội tôn vinh ông. Nhận định về sự xuất hiện văn bản bài thơ Nam quốc sơn hà dưới thời Lê Trung Tông (Hậu Lê) Nam quốc sơn hà là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Cả hai lần bài thơ này đều phát tích từ mảnh đất của làng Xà, lần thứ nhất là năm 981 ở cửa sông Cà Lồ (theo truyện “Hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt”), lần thứ hai là năm 1077 ở đền Trương tướng quân (theo Đại Việt sử ký toàn thư, đoạn về Lý Nhân Tông).Ngày nay được biết làng Xà chính là quê hương của hậu duệ Hoàng đế Lê Trung Tông (Tiền Lê). Cách đây hơn 1000 năm, sau chính biến năm 1005 ở Hoa Lư, dòng họ này đã trốn chạy về cửa sông Cà Lồ, rồi dấu họ đổi tên qua nhiều thế kỷ. Trong khoảng thời gian trên bài thơ Nam quốc sơn hà cũng được dấu kín và chỉ được truyền miệng trong nhân dân mà không ai nhìn thấy một văn bản nào. Mãi đến khi những khúc mắc trong lich sử được Trần Minh Tông gỡ bở thì bài thơ Nam quốc sơn hà mới xuất hiện trong sách Việt Điện U Linh. Tuy nhiên khi đó truyện Trương Hống, Trương Hát vẫn phải tách làm 2 phần, phần truyền thuyết và phần bài thơ. Phần bài thơ chỉ là sự chép nối tiếp sau khi truyền thuyết đã kết thúc và cung cấp rất ít thông tin về trận Như Nguyệt. Đến năm 1554, dưới thời Lê Trung Tông (Hậu Lê) thì bài thơ Nam quốc sơn hà lại xuất hiện.Nhưng lần này bài thơ được gắn với bối cảnh cụ thể của trận đánh Tống ở vùng cửa sông Cà Lồ do chính Lê Đại Hành chỉ huy . Tuy nhiên có một điều ngạc nhiên là bài thơ này phát tích ở quê hương của hậu duệLê Trung Tông (Tiền Lê) nhưng lại xuất hiện bằng văn bản dưới triều Lê Trung Tông (Hậu Lê) đúng vào thời điểm kỳ thi Chế ở Vạn Lại (Thanh Hóa). Qua đó có thể đoán tài liệu này đã được nhà Lê Trung Hưng sử dụng và cho phổ biến rộng rãi đúng vào năm 1554. Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt muốn ca ngợi tinh thần “trung với vua cũ, thà chết không theo vua mới” của hai vị anh hùng Trương Hống, Trương Hát nên có tác dụng rất tốt cho việc kêu gọi các hào kiệt và nhân sĩ từ bỏ nhà Mạc mà về với nhà Lê. Tuy nhiên để đem bài thơ Nam quốc sơn hà về cho nhà Lê Trung Hưng phải có người am hiểu bài thơ này, có quan hệ rộng rãi với giới nho sĩ vùng Thăng Long, người đó còn phải hiểu tường tận vùng cửa sông Cà Lồ và muốn hướng về nhà Lê. Theo thì sau khi truyền nghề thành công, dân làng nhận thấy Nguyễn Quang Tán thường vắng mặt ở làng Xà một thời gian khá dài. Mãi đến đầu năm 1563 ông mới trở về và đón vợ con đi hẳn. Từ đó có thể đoán rằng Nguyễn Quang Tán cũng là một trong những người đã đem bài thơ Nam quốc sơn hà vào cho nhà Lê Trung Hưng. Như vậy không phải ngày nay mà xưa kia nhân dân ta đã rất khao khát độc lập, muốn “Sông núi nước Nam, Nam đế ở”. Nhà Mạc đã có công rất lớn trong việc đào tạo con người, trong vòng 65 năm trị vì (1527-1592) đã tổ chức được 22 khoa thi, lấy đỗ 499 tiến sĩ, trong đó có cả Quang Tán và 13 trạng nguyên. Trong cùng thời gian đó nhà Lê Trung Hưng chỉ tổ chức được 7 khoa thi, lấy đỗ 45 tiến sĩ. Như vậy số lượng khoa thi của nhà Lê chỉ bằng 1/3, số tiến sĩ chỉ bằng 1/11 và không có trạng nguyên. Nhưng nhờ việc nêu cao ngọn cờ độc lập trong đó có việc phổ biến rộng rãi bài thơ Nam quốc sơn hà, nên nhà Lê Trung Hưng đã thu hút được nhiều nhân tài, từng bước giành lại vị trí chính thống, đủ sức đánh bại nhà Mạc và sau này phát triển thành một Triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam với 256 năm (1533-1789). Công này có phần của Nguyễn Quang Tán. Tham khảo Tiến sĩ nhà Hậu Lê Người Bắc Ninh
wiki
Vòng loại AFC Cup 2023–24 diễn ra từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 23 tháng 8 năm 2023. Tổng cộng 20 đội tham dự vòng loại để xác định 7 trong số 36 suất ở vòng bảng Cúp AFC 2023–24. Các đội tham dự 20 đội sau đây chia thành 5 khu vực (Tây Á, Trung Á, Nam Á, ASEAN, Đông Á) tham dự vòng loại, bao gồm ba vòng: 2 đội vào vòng sơ loại 1. 9 đội vào vòng sơ loại 2. 9 đội vào play-off. Thể thức Trong các trận đấu vòng loại, mỗi trận đấu sẽ diễn ra một lượt trận duy nhất. Hiệp phụ và loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để phân định thắng thua nếu cần thiết. Lịch thi đấu Lịch thi đấu của mỗi vòng như sau.<ref name="calendar"> Phân nhánh Vòng loại của mỗi khu vực được xác định dựa trên bảng xếp hạng hiệp hội của mỗi đội, với đội từ hiệp hội có thứ hạng cao hơn sẽ đăng cai trận đấu. Bảy đội thắng ở vòng play-off sẽ tiến vào vòng bảng cùng với 29 đội vào thẳng. Play-off Nam Á Mohun Bagan SG tiến vào Bảng D Play-off Tây Á Al-Nahda tiến vào Bảng A và Al-Ittihad tiến vào Bảng B. Play-off Trung Á Merw tiến vào Bảng E Play-off ASEAN Phnom Penh Crown tiến vào Bảng F và PSM Makassar tiến vào Bảng H. Play-off Đông Á Đài Trung Futuro tiến vào Bảng I Tham khảo
wiki
Nam Ninh (tiếng tráng: Namzningz; chữ Hán giản thể: 南宁; phồn thể: 南寧; pinyin: Nánníng) là một địa cấp thị, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc. Dân số vào năm 2018 là 7.254.100 người. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Lịch sử Tần Thủy Hoàng năm thứ 33 (214 TCN), nhà Tần thống nhất vùng Lĩnh Nam, lập ra các quận như Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận; khi đó Nam Ninh thuộc quận Quế Lâm. Từ khi Hán Cao Tổ lên ngôi cho tới năm Nguyên Đỉnh thứ nhất thời Hán Vũ Đế (206 TCN tới 116 TCN) Nam Ninh là vùng đất thuộc nước Nam Việt. Từ năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 TCN) thuộc về quận Úc Lâm. Thời Tam quốc, là vùng đất thuộc Đông Ngô, với tên gọi là huyện Lâm Phổ thuộc quận Úc Lâm, Quảng Châu và được gọi như thế cho đến hết thời Tây Tấn. Năm Đại Hưng thứ nhất thời Đông Tấn (318), tách khỏi quận Úc Lâm để lập ra quận Tấn Hưng, vẫn thuộc Quảng Châu, thủ phủ đặt tại huyện Tấn Hưng (nay thuộc khu đô thị Nam Ninh). Thành cổ Tấn Hưng là một trong những địa danh nổi tiếng nhất tại Nam Ninh. Năm Khai Hoàng thứ 18 (598) thời nhà Tùy, đổi tên huyện Tấn Hưng thành huyện Tuyên Hóa, thủ phủ đặt tại thành Tuyên Hóa (nay thuộc khu đô thị Nam Ninh). Năm Trinh Quan thứ 6 (632) thời nhà Đường, khi Nam Tấn Châu đổi tên thành Ung Châu thì Tuyên Hóa là đô đốc phủ Ung Châu, như thế Nam Ninh đã trở thành trung tâm hành chính của địa khu Quế Tây Nam, vì thế Nam Ninh còn gọi vắn tắt là "Ung" ("Ung" bắt đầu xuất hiện trong Nguyên Hòa quận huyền chí thời Đường; năm Hàm Thông thứ 3 (862) Ung Châu quản lý Lĩnh Nam tây đạo, thủ phủ đặt tại huyện Tuyên Hóa, khi đó Nam Ninh trở thành thủ phủ của đơn vị hành chính tương đương với ngày nay là cấp tỉnh. Năm Chí Nguyên thứ 16 (1279) thời nhà Nguyên, đổi Ung Châu thành lộ Ung Châu, gồm huyện Tuyên Hóa, Vũ Duyên, lập ra tổng quản phủ lộ Ung Châu, kiêm tả hữu lưỡng giang khê động trấn phủ, thuộc hành trung thư tỉnh Hồ Quảng; tháng 9 năm Thái Định thứ nhất (1324), để mừng cho việc biên cương phía nam quy phục, lộ Ung Châu được đổi tên thành lộ Nam Ninh (với ý nghĩa là yên ổn bờ cõi phương nam), tên gọi Nam Ninh bắt đầu có từ đây. Năm Chí Chính 23 (1363), hành trung thư tỉnh Hồ Quảng phân chia ra thành hành trung thư tỉnh Quảng Tây, lộ Nam Ninh thuộc về hành trung thư tỉnh Quảng Tây. Năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) phế bỏ lộ Nam Ninh, lập phủ Nam Ninh. Huyện Tuyên Hóa thuộc về phủ Nam Ninh, thủ phủ đặt tại khu vực ngày nay thuộc khu đô thị Nam Ninh. Nhà Thanh duy trì tổ chức và tên gọi của thời Minh. Tháng 3 năm Vĩnh Lịch thứ 2 (1648), Nam Ninh trở thành thủ đô của nhà Nam Minh cho tới tháng 7 cùng năm. Tháng 7 năm thứ nhất Trung Hoa dân quốc (1912), phế bỏ huyện Tuyên Hóa và phủ Nam Ninh. Tới tháng 10 cùng năm, chính quyền tỉnh Quảng Tây dời thủ phủ từ Quế Lâm về Nam Ninh. Như thế Nam Ninh trở thành trung tâm tỉnh Quảng Tây. Tháng 10 năm 1936, thủ phủ tỉnh Quảng Tây lại dời về Quế Lâm và Nam Ninh trở thành hành chính giám đốc khu (khi đó gọi là khu 9). Tháng 10 năm 1939, thủ phủ tỉnh Quảng Tây lại từ Quế Lâm dời về Nam Ninh. Tháng 1 năm 1950, thành lập thành phố Nam Ninh. Ngày 8 tháng 2 cùng năm, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Tây thành lập, xác định Nam Ninh là thủ phủ tỉnh này. Tháng 12 năm 1952, Nam Ninh là thủ phủ khu tự trị người Choang Quế Tây (năm 1956 đổi thành châu tự trị người Choang Quế Tây). Tháng 3 năm 1958, Khu tự trị người Choang Quảng Tây thành lập, Nam Ninh là thủ phủ của khu tự trị. Hành chính Nam Ninh có 7 quận (市辖区, thị hạt khu), 4 huyện (县) và 1 thành phố cấp huyện (huyện cấp thị). Quận: Hưng Ninh (兴宁区), Thanh Tú (青秀区), Giang Nam (江南区), Tây Hương Đường (西乡塘区), Lương Khánh (良庆区), Ung Ninh (邕宁区), Vũ Minh (武鸣区) Thành phố cấp huyện: Hoành Châu (横州市) Huyện: Long An (隆安县), Mã Sơn (马山县), Thượng Lâm (上林县), Tân Dương (宾阳县) Kinh tế GDP năm 2004 58,8 tỷ NDT, tăng 13% so với năm 2003. GDP đầu người 16.121 NDT (tương đương 1.950 USD), năm 2003, xếp thứ 116/659 thành phố của Trung Quốc. Xuất khẩu năm 2004 đạt 5 tỷ USD. Nam Ninh có quặng: vàng, sắt, mangan, nhôm, thạch anh, bạc, than, đá cẩm thạch. Nam Ninh có 6 khu phát triển (开发区, khai phát khu) là: Khu phát triển công nghệ cao Nam Ninh DZ (南宁高新技术产业开发区) Khu phát triển kinh tế công nghệ Nam Ninh DZ (南宁经济技术开发区) Khu đầu tư Hoa kiều Nam Ninh (南宁华侨投资区) Khu nghỉ mát thắng cảnh núi Thanh Tú Nam Ninh (南宁青秀山风景名胜旅游区) Khu Tân Hồ Tương Tư Nam Ninh (南宁相思湖新区) Khu công nghiệp Lục Cảnh Nam Ninh (南宁六景工业园区). Giao thông Ga Nam Ninh Du lịch Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu sô ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Dân cư Văn hóa Các trường đại học Đại học Quảng Tây (广西大学) (thành lập năm 1928) Đại học Y khoa Quảng Tây (广西医科大学) Đại học Dân tộc Quảng Tây (广西民族大学) Học viện Sư phạm Quảng Tây (广西师范学院) (thành lập năm 1953) Đại học Đông y dược Quảng Tây (广西中医药学院) Học viện Nghệ thuật Quảng Tây (广西艺术学院) Học viện Kinh tế Tài chính Quảng Tây (广西财经学院) Học viện Giáo dục Quảng Tây(广西教育学院) Xem thêm Tham khảo Liên kết ngoài Nanning China Khởi đầu thập niên 310 Thành phố tỉnh Quảng Tây Tỉnh lỵ Trung Quốc Đơn vị hành chính cấp địa khu Quảng Tây Khởi đầu thế kỷ 4 ở Trung Quốc
wiki
Centropyge nox là một loài cá biển thuộc chi Centropyge trong họ Cá bướm gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853. Từ nguyên Từ định danh của loài trong tiếng Latinh có nghĩa là "bóng đêm", hàm ý đề cập đến màu đen bao phủ toàn bộ cơ thể của chúng. Phạm vi phân bố và môi trường sống C. nox có phạm vi phân bố tập trung ở vùng biển các nước Đông Nam Á hải đảo, Papua New Guinea và quần đảo Solomon; ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), bờ biển Hồng Kông và đảo Đài Loan; về phía đông đến trải dài đến Palau, đảo san hô Kapingamarangi (thuộc quần đảo Caroline), Vanuatu, Fiji, Tonga và Nouvelle-Calédonie; về phía nam đến quần đảo Ashmore, rạn san hô Scott và Seringapatam và rạn san hô Great Barrier (đều thuộc Úc). C. nox sống gần các rạn san hô viền bờ và các rạn san hô trong các đầm phá trên nền đá vụn ở độ sâu từ 10 đến ít nhất là 70 m. Mô tả C. nox có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 10 cm. Toàn bộ cơ thể của C. nox là một màu đen hoặc nâu sẫm, với một đốm màu vàng nhạt trên gốc vây ngực, riêng vây đuôi có một dải viền màu trắng rất mỏng. Centropyge deborae, một loài mới chỉ được biết đến tại Fiji, thay vì có màu đen tuyền như C. nox, C. deborae có màu đen nhưng thẫm xanh lam hơn. Manonichthys paranox, một loài thuộc họ Cá đạm bì, được cho là bắt chước kiểu hình của C. nox vì loài này chỉ có một màu đen sẫm toàn cơ thể. Số gai ở vây lưng: 14–15; Số tia vây ở vây lưng: 15–17; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 16–18. Sinh thái học Thức ăn chủ yếu của C. nox là tảo. C. nox thường sống thành từng nhóm nhỏ, gồm một con đực trưởng thành thống trị những con cá cái trong hậu cung của nó (một nhóm có từ 3 đến 7 cá thể). Tuy vậy, chúng có thể sống đơn độc hoặc bơi theo cặp. Nếu cá đực thống trị biến mất, con cá cái lớn nhất đàn sẽ chuyển đổi giới tình thành cá đực, một hành vi thường thấy ở nhiều loài Centropyge khác. Thương mại Tuy không có màu sắc sặc sỡ như những loài cá thần tiên khác, C. nox cũng là một loài cá cảnh được xuất khẩu thương mại. Tham khảo N Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá Nhật Bản Cá Đài Loan Cá Trung Quốc Cá Philippines Cá Malaysia Cá Indonesia Cá Papua New Guinea Cá Úc Cá châu Đại Dương Cá Palau Cá Fiji Cá Tonga Cá Nouvelle-Calédonie Động vật được mô tả năm 1853
wiki
Giáo phận Đà Lạt (tiếng Latin: Dioecesis Dalatensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Đến năm 2017, giáo phận có diện tích rộng 9.764 km², tương ứng với địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Số giáo dân Công giáo là 378.269 người trên 1.390.000 người trên địa bàn, chiếm khoảng 27% tổng dân cư trên địa bàn. Giáo phận chia thành 6 giáo hạt với 105 giáo xứ, 22 giáo sở (có linh mục thường trực) và 35 giáo họ, giáo điểm và 297 linh mục, nhiều người trong số họ thuộc các dân tộc thiểu số. Thành phần chính của giáo phận là dân tộc Kinh (241.629 giáo dân), bên cạnh đó thì còn hai sắc tộc khác là K'Ho và Churu. Hiện nay, cai quản giáo phận là giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh (từ 2019). Lịch sử Giáo phận Đà Lạt sơ khởi được hình thành từ một giáo điểm truyền giáo do Giám mục Lucien Mossard Mão, Đại diện tông tòa Giáo phận Tây Đàng Trong thành lập vào năm 1918. Năm 1920 giáo điểm được Giám mục Victor Quinton nâng lên thành giáo xứ Nicola (còn gọi là giáo xứ Đà Lạt), lúc đó giáo dân chỉ khoảng 200 người. Đến năm 1927, Giáo xứ Djiring được thành lập, do Linh mục Jean Cassaigne (tên Việt: Sanh) kiêm giám quản chung với Giáo xứ Đà Lạt. Trong đợt di dân giai đoạn 1954 - 1955, số giáo dân tăng lên nhiều, trong đó nhiều người công giáo từ miền Trung và miền Bắc đến lập nghiệp. Giáo phận được thành lập do sắc chỉ của Giáo hoàng Gioan XXIII ngày 27 tháng 11 năm 1960, gồm ba tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Phước Long (tách từ Giáo phận Sài Gòn), và tỉnh Quảng Đức (tách từ Giáo phận Kontum). Giáo phận mới được trao cho Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, với 81 linh mục triều và dòng coi sóc 77.324 giáo dân trên tổng số 254.669 người. Ngày 22 tháng 6 năm 1967, hai tỉnh Phước Long và Quảng Đức được sáp nhập vào giáo phận mới: Giáo phận Ban Mê Thuột. Sau năm 1975, hai tỉnh Tuyên Đức và Lâm Đồng được gộp lại với tên gọi là Lâm Đồng. Giáo phận Đà Lạt ngày nay nằm gọn trong tỉnh này. Địa giới giáo phận: phía bắc và phía tây giáp giáo phận Ban Mê Thuột, phía nam giáp giáo phận Xuân Lộc và giáo phận Phan Thiết, phía đông giáp giáo phận Nha Trang. Các giáo xứ trực thuộc Giáo hạt Bảo Lộc Giáo hạt Bảo Lộc gồm 33 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, xếp theo ABC: Giáo xứ Bảo Lộc - 715 Trần Phú, phường Blao, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Chân Lộc - 72 Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Đại Lộc - Xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm Giáo xứ Đức Thanh - Xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm Giáo xứ Đa Minh - Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Gioan - 996 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Hiệp Phát - Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm Giáo xứ Hòa Phát - 57 Nguyễn Đình Chiểu, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Ki Tô - 745 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ La Vang - Xã Đạm Bri, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Lâm Phát - Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm Giáo xứ Lê Bảo Tịnh - Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Lộc Đức - Xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa - Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Minh Rồng - Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm Giáo xứ Nam Phương - Phường Blao, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Phúc Lộc - Phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Quảng Lâm - Xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm Giáo xứ Suối Mơ - Xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Tân Bình - Xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Tân Bùi - Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Tân Hà - Phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Tân Hóa - Xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Tân Lạc - Xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm Giáo xứ Tân Rai - Thị trấn Lộc Thắng, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Tân Thanh - Xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Thánh Mẫu - 571 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Thánh Tâm Lộc Phát - 36 Trần Nguyên Hãn, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Thánh Tâm Lộc Tiến - Phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Thanh Xá - 276 Lộc Nga, phường Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Thanh Xuân - Xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Thiện Lộc - 193 Chu Văn An, phường 2, thành phố Bảo Lộc Giáo xứ Thượng Thanh - 71 Lê Lợi, xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc Giáo hạt Đơn Dương Giáo hạt Đơn Dương gồm 13 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Đơn Dương và Lạc Dương, xếp theo ABC: Giáo xứ Châu Sơn - Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương Giáo xứ Diom - Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương Giáo xứ K'đơn - Xã K'đơn, huyện Đơn Dương Giáo xứ Lạc Hòa - Xã Ka Đô, huyện Đơn Dương Giáo xứ Lạc Lâm - Xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương Giáo xứ Lạc Nghiệp - Thị trấn Dran, huyện Đơn Dương Giáo xứ Lạc Sơn - Xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương Giáo xứ Lạc Viên - Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương Giáo xứ Păng Tiêng - Xã Lát, huyện Lạc Dương Giáo xứ Pró - Xã Pró, huyện Đơn Dương Giáo xứ Suối Thông - Xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương Giáo xứ Thạnh Mỹ - Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương Giáo xứ Tu Tra - Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương Giáo hạt Đà Lạt Giáo hạt Đà Lạt gồm 20 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Đà Lạt, xếp theo ABC: Giáo xứ An Bình - 69 An Bình, phường 3, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Bạch Đằng - 2B Bạch Đằng, phường 7, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Cầu Đất - Xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Chi Lăng - 34 Ngô Văn Sở, phường 9, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Chính Tòa - 15 Trần Phú, phường 3, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Đa Thiện - 230B Ngô Tất Tố, phường 8, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Du Sinh - 12B Huyền Trân, phường 5, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Hà Đông - Phường 8, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Lang Biang - Thị trấn Lát, huyện Lạc Dương Giáo xứ Mai Anh - 1 Ngô Quyền, phường 6, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Minh Giáo - 111 Ngô Thì Nhậm, phường 4, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Phát Chi - Xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Tà Nung - Xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Tạo Tác - 3A Nguyễn Đình Chiểu, phường 9, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Thánh Mẫu - Phường 7, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Thiện Lãm - Phường 8, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Tùng Lâm - Phường 7, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Vạn Thành - Phường 5, thành phố Đà Lạt Giáo xứ Vinh Sơn - Phường 6, thành phố Đà Lạt Giáo hạt Đạ Tông Giáo hạt Đạ Tông gồm 3 giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Đam Rông, xếp theo ABC: Giáo xứ Đạ Knàng - Xã Đạ Knàng, huyện Đam Rông Giáo xứ Đạ Tông - Xã Đạ Tông, huyện Đam Rông Giáo xứ Phi Liêng - Xã Phi Liêng, huyện Đam Rông Giáo hạt Di Linh Giáo hạt Di Linh gồm 13 giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Di Linh, xếp theo ABC: Giáo xứ Di Linh - Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh Giáo xứ Đinh Trang Hòa - Xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh Giáo xứ Hàng Hải - Xã Gung Ré, huyện Di Linh Giáo xứ Hòa Nam - Xã Hòa Nam, huyện Di Linh Giáo xứ Hòa Ninh - Xã Hòa Ninh, huyện Di Linh Giáo xứ Ka La - Xã Bảo Thuận, huyện Di Linh Giáo xứ Liăng Dăm - Xã Liên Đầm, huyện Di Linh Giáo xứ Phú Hiệp - Xã Gia Hiệp, huyện Di Linh Giáo xứ Sơn Điền - Xã Sơn Điền, huyện Di Linh Giáo xứ Tam Bố - Xã Tam Bố, huyện Di Linh Giáo xứ Tân Lâm - Xã Tân Lâm, huyện Di Linh Giáo xứ Tân Nghĩa - Xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh Giáo xứ Tân Phú - Xã Đinh Lạc, huyện Di Linh Giáo hạt Đức Trọng Giáo hạt Đức Trọng gồm 16 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Đức Trọng và Lâm Hà, xếp theo ABC: Giáo xứ An Hòa - 1/7 An Ninh, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng Giáo xứ Bắc Hội - Xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng Giáo xứ Đà Loan - Xã Đà Loan, huyện Đức Trọng Giáo xứ Đinh Văn - Thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà Giáo xứ Gân Reo - Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng Giáo xứ K'long - Xã Hiệp An, huyện Đức Trọng Giáo xứ Kim Phát - Xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng Giáo xứ Lán Tranh - Xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà Giáo xứ Liên Khương - Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng Giáo xứ Nam Ban - Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà Giáo xứ Nghĩa Lâm - Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng Giáo xứ Ninh Loan - Xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng Giáo xứ Phú Sơn - Xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà Giáo xứ Tân Thành - Xã Tân Thành, huyện Đức Trọng Giáo xứ Thanh Bình - 224A Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng Giáo xứ Tùng Nghĩa - Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng Giáo hạt Ma Đa Guôi Giáo hạt Ma Đa Guôi gồm 7 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Cát Tiên, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, xếp theo ABC: Giáo xứ Cát Tiên - Thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên Giáo xứ Đạ Mri - Thị trấn Đạ Mri, huyện Đạ Huoai Giáo xứ Đạ Nhar - Xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh Giáo xứ Đạ Tẻh - Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh Giáo xứ Đồng Nai Thượng - Xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên Giáo xứ Ma Đa Guôi - Thị trấn Ma Đa Guôi, huyện Đạ Huoai Giáo xứ Thánh Phaolo - Xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai Giáo xứ Đạ Nha - xã Đạ Nha, huyện Đạ Tẻh Các danh địa giáo phận Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục Tòa giám mục giáo phận được đặt tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng . Thánh địa hành hương Các nhà thờ và tu viện lớn Các đời giám mục quản nhiệm Ghi chú: : Giám mục chính tòa : Giám mục phó, phụ tá hoặc Giám quản tông tòa, Đại diện tông tòa Xem thêm Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số giáo dân Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số giáo xứ Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số linh mục Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo diện tích Công giáo tại Việt Nam Chú thích Tham khảo Bistum Đa Lat, Tác giả: Ben Stacy Jerrik, ISBN 9786139341177, Nhà XB: Betascript Publishing, 168 trang, xuất bản ngày 30 tháng 12 năm 2011. General Information on the diocese Khánh thành Trung tâm mục vụ giáo phận Đà Lạt , Đà Lạt Ngày Nay. Trung tâm Mục vụ Đà Lạt, một lần ghé thăm, ngày 11 tháng 9 năm 2012. Từ Trung tâm Mục vụ giáo phận Đà Lạt, nghĩ về Chứng tích tội ác chiến tranh Tam Tòa , Báo Quân đội Nhân dân. Đà Lạt Đà Lạt Khởi đầu năm 1960 ở Việt Nam
wiki
Viện bảo tàng Đức (, viết tắt Das Deutsche Museum) ở München là viện bảo tàng khoa học thiên nhiên và kỹ thuật lớn nhất thế giới. Có 28 ngàn vật thể từ 50 ngành của khoa học thiên nhiên và kỹ thuật được trưng bày tại đây. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người viếng thăm bảo tàng viện này. Viện này thuộc nhà nước và cũng là nơi nghiên cứu; thành viên của liên hội Leibniz. Viện bảo tàng được sáng lập vào ngày 28 tháng 6 năm 1903 tại một buổi họp của Verein Deutscher Ingenieure (VDI) theo sáng kiến của Oskar von Miller. Mục đích Mục đích của Viện bảo tàng Đức là mang lại cho người dân bình thường những kiến thức về khoa học thiên nhiên và kỹ thuật một cách dễ hiểu và sống động. Quan khách được thấy lịch sử phát triển của khoa học thiên nhiên và kỹ thuật, cũng như là tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của kỹ thuật và xã hội qua những ví dụ được lựa chọn kỹ lưỡng. Ngoài ra còn có một kho tàng nghiên cứu với 94 ngàn vật thể, một thư viện đặc biệt về lịch sử của khoa học thiên nhiên và kỹ thuật với 850 ngàn cuốn và những phòng dự trữ với những tài liệu nguyên bản đặc biệt. Viện nghiên cứu về lịch sử kỹ thuật và khoa học của Viện bảo tàng Đức làm việc chung với đại học Ludwig-Maximilians và đại học kỹ thuật München. Cơ quan Kerschensteiner-Kolleg tổ chức những khóa học bổ túc cho giáo viên và học sinh về lịch sử của khoa học thiên nhiên và kỹ thuật. Vị trí Tòa nhà chính Viện bảo tàng Đức nằm ở đảo Viện bảo tàng (Museumsinsel), một bờ sỏi cũ trên sông Isar. Từ thời trung cổ hòn đảo này đã là chỗ cho bè đậu và chỗ chứa vật liệu. Vì nguy cơ bị lụt nên chỗ này không được xây cất. Cho tới năm 1772 một trại lính mới được xây. Sau nạn lụt vào năm 1899 thì đảo được nâng cấp để khỏi bị nạn lụt. Năm 1903 hội đồng thành phố đồng ý cho thuê đất để xây bảo tàng viện. Cho tới năm 1909 mới thực sự bắt đầu xây. Bị ngưng trệ vì thế chiến thứ Hai bảo tàng viện mất gần 20 năm mới được xây xong theo như họa đồ của kiến trúc sư Gabriel von Seidl. Ngay cả khi khai mạc vào 7 tháng 5 năm 1925, cuộc xây cất vẫn chưa hoàn tất. Chi nhánh Ngoài trung tâm chính ở đảo Viện bảo tàng còn có 3 chi nhánh: Trung tâm giao thông (Verkehrszentrum) ở München Viện bảo tàng máy bay (Flugwerft) ở Oberschleißheim Viện bảo tàng Đức ở Bonn (Deutsches Museum Bonn) Làm việc chung với thành phố Freilassing viện bảo tàng điều hành thế giới đầu tàu hỏa (Lokwelt Freilassing). Viện bảo tàng Đức tại Bonn Viện bảo tàng Đức tại Bonn trưng bày nhiều vật thể và các thí nghiệm của những khoa học gia, kỹ thuật gia và nhà sáng tạo nổi tiếng. Những đề tài chủ yếu là các nghiên cứu và kỹ thuật tại Đức sau 1945. Trung tâm giao thông Trung tâm giao thông (Verkehrszentrum) là chi nhánh của Deutsches Museum ở München. Nó bao gồm 3 tòa nhà mà trước đây là hội chợ ở Theresienhöhe, và triểm lãm những vật thể trong đề tài giao thông và di chuyển. Khai mạc vào tháng năm 2003 với nhà III Di chuyển và kỹ thuật, tiếp theo vào tháng 10 năm là nhà I Giao thông thành phố và nhà II Văn hóa du lịch. Flugwerft Schleißheim Bảo tàng viện máy bay (Flugwerft Schleißheim) là chi nhánh của Deutsches Museums nằm ở một làng sát bên München tên là Oberschleißheim. Bảo tàng viện máy bay được khai mạc vào ngày 18 tháng 9 năm 1992. Trên chỗ đáp của Schleißheim (Sonderlandeplatzes Schleißheim) nhiều kiểu mẫu từ ngành hàng không và du hành không gian được trưng bày. Trong đó có nhiều chiếc máy bay, trực thăng, động cơ máy bay. Ngoài ra còn có một khu sửa chữa máy bay, nơi mà quan khách có thể xem các máy bay được tu bổ. Nó nằm một phần ở nơi những tòa nhà đã được tu bổ có từ thời nhóm phi công hoàng gia (1912–1919) và một tòa nhà được xây dựng vào năm 1992 để triển lãm. Lịch sử Lịch sử của viện bảo tàng Đức có thể chia làm 3 giai đoạn: Thời xây dựng từ năm 1903 tới 1925 những bộ sưu tập được đặt trong những phòng ốc mang tính tạm thời, như tòa nhà cũ của Bảo tàng Quốc gia Bayern (Bayrischen Nationalmuseums) ở đường Maximilianstraße và trại lính Schwere-Reiter-Kaserne, nằm trên đường Zweibrückenstraße đối diện với hòn đảo Kohleninsel. Trong giai đoạn này tòa nhà triển lãm được xây tại hòn đảo, ngoài ra còn việc kêu gọi quyên tiền và đồ đạc để tài trợ cho việc xây cất viện bảo tàng cũng như việc sưu tầm các vật thể, đặt ra một chính sách sưu tầm, cùng việc tổ chức quản lý bảo tàng viện. Thời gian xây dựng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ ông Oskar von Miller, cũng như bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất và thời kỳ hậu chiến. Sau cuộc khai mạc tòa nhà mới xây trên hòn đảo Kohleninsel vào năm 1925 bắt đầu giai đoạn thứ hai. Sau khi cơ cấu tổ chức đã ổn định, trong thời kỳ chính trị không vững chắc vào giai đoạn cuối thể chế Cộng hòa Weimar, và thời Đức quốc xã quan trọng là làm sao, để có thể duy trì sự độc lập của bảo tàng viện. Những người đứng đầu bảo tàng viện chung quanh ông Oskar von Miller cho là, viện bảo tàng Đức không nên dính líu đến chính trị, một quan điểm mà đã dẫn tới thái độ thù nghịch của những người Đức quốc xã. Một trong những tranh cãi là bức tượng của Bismarck, mà đã được tặng cho phòng danh dự của bảo tàng viện. Tuy nhiên Miller không đồng ý trưng tượng này ở đó. Ngay cả chính sách sưu tầm có tính cách quốc tế cũng bị nhóm quốc gia khuynh hữu chỉ trích nặng nề. Nhóm điều hành bảo thủ tuy nhiên đã thành công, cho nên chỉ có Fritz Todt một nhân vật trong nhóm Đức quốc xã được chọn vào nhóm điều hành sau năm 1934. Năm 1944 bảo tàng viện bị trúng bom, khoảng 80% tòa nhà, và 20% các vật thể trưng bày bị phá hủy. Việc tái kiến thiết đã bắt đầu vào tháng 2 năm 1945 trong lúc Đức quốc xã vẫn còn nắm quyền. Vào tháng 10 năm 1947 một chương trình triển lãm đặc biệt về động cơ Diesel được tổ chức và vào ngày 7 tháng 5 năm 1948 bảo tàng viện được chính thức mở cửa trở lại. Tuy nhiên mãi tới năm 1969 bảo tàng viện mới đạt tới diện tích triển lãm như trước thời chiến tranh. Tòa nhà đã được xây lại như cũ. Chỉ có vật thể trưng bày được sắp xếp trở lại. Từ năm 1970 bảo tàng viện lần đầu tiên trong lịch sử của nó đã sinh hoạt lại bình thường. Và với chức vụ mới của một ông tổng giám đốc viện bảo tàng trở nên chyuên nghiệp. Để theo kịp với những tiến bộ về kỹ thuật những bộ sưu tầm mới hay những triển lãm đặc biệt được tổ chức. Chi nhánh đầu tiên là xưởng chế tạo máy bay trên sân phi trường cũ Schleißheim được khai trương vào năm 1992. Sau đó vào năm 1995 là chi nhánh ở thành phố Bonn và 2003 trung tâm lưu thông tại Theresienhöhe ở München. Chú thích Bảo tàng quốc gia Đức Bảo tàng khoa học Đức
wiki
Velociraptor (nghĩa là "chim săn mồi tốc độ") tên gọi tắt là Raptor, là một chi khủng long theropoda thuộc họ Dromaeosauridae từng tồn tại vào cuối kỷ Creta, khoảng 83 đến 70 triệu năm trước. Hiện có hai loài được công nhận, một loài khác từng được phân vào chi này. Loài điển hình là V. mongoliensis; các hóa thạch của loài này được phát hiện ở Mông Cổ. Loài còn lại, V. osmolskae, định danh năm 2008 từ Nội Mông, Trung Quốc. Velociraptor có chung nhiều đặc điểm giải phẫu với Dromaeosauridae như Deinonychus và Achillobator, dù có kích thước nhỏ hơn. Nó là loài động vật ăn thịt có lông vũ, đi bằng hai chân với một cái đuôi dài, khỏe và vuốt rộng trên mỗi chi. Velociraptor được phân biệt với các chi Dromaeosauridae khác bởi hộp sọ dài, có một điểm cong lên ở mõm. Velociraptor là một trong các chi khủng long quen thuộc nhất với đại chúng vì vai trò của nó trong loạt phim Công viên kỷ Jura. Velociraptor trong bộ phim này có nhiều đặc điểm sai lệch thực tế, như lớn hơn nhiều so với kích thước thực, và lại không có lông vũ. Có lẽ "Velociraptor" trong phim được mô phỏng từ loài Deinonychus Velociraptor là một chi được nghiên cứu kỹ, với hơn một tá mẫu vật hóa thạch được mô tả, nhiều nhất trong họ Dromaeosauridae. Một mẫu vật nổi tiếng bảo quản Velociraptor khi đang đánh nhau với Protoceratops. Lịch sử phát hiện Trong chuyến thám hiểm của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ tại vách đá Flaming (Bayn Dzak hay Bayanzag) thuộc thành hệ Djadochta, sa mạc Gobi, vào ngày 11 tháng 8 năm 1923, Peter Kaisen đã phát hiện ra hóa thạch Velociraptor đầu tiên được giới khoa học biết đến, một hộp sọ bị nghiền nát nhưng hoàn chỉnh, gắn liền với một trong những móng vuốt của ngón chân thứ hai (AMNH 6515). Năm 1924, chủ tịch bảo tàng Henry Fairfield Osborn đã chỉ định hộp sọ và móng vuốt (mà ông cho là đến của bàn tay) là mẫu vật điển hình cho chi mới do ông thiết lập, Velociraptor. Mô tả Velociraptor là một chi Dromaeosauridae kích thước trung bình, với con trưởng thành dài , ngang hông, và nặng chừng . Hộp sọ dài có một kiểu cong lên đặc biệt. Tham khảo Liên kết ngoài American Museum of Natural History. "Fighting Dinosaurs: New Discoveries from Mongolia: Videos." c.2000. Three videos related to a fight between Protoceratops and Velociraptor. Hartman, Scott. "Velociraptor." SkeletalDrawing.com. Several artistic renditions of Velociraptor. Western Australian Museum - Dinosaur Discovery - Fight to the death Khủng long kỷ Phấn Trắng Khủng long châu Á Khủng long có lông vũ Dự án Khủng long/Theo dõi Bài ít quan trọng về Khủng long Bài sơ khai về Khủng long
wiki
Cá thù lù bạc hay cá đù trắng (Danh pháp khoa học: Pennahia argentata) là một loài cá biển trong họ cá lù đù Sciaenidae thuộc bộ cá vược, phân bố ở Tây Thái Bình Dương, tại Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam (Vịnh Bắc bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ). Trong tiếng Anh, nó được gọi là Silver jewfish, Silver croaker, White croaker, trong tiếng Nhật nó có tên là Ishi-mochi, Shiroguchi, Shiro-guchi, trong tiếng Hàn: Po-gu-ch'i. Đây là một trong những loài cá có giá trị kinh tế, được khai thác quanh năm. Chúng là nguyên liệu cho món Kamaboko của Nhật Bản. Đặc điểm Cá có kích cỡ từ 180–200 mm. Thân cá dài, dẹp bên, khá cao, miệng xiên và rộng. Bóng bơi hình củ cà rốt với 25-27 đôi nhánh phụ phân nhánh. Vây lưng có 9–10 tia cứng, tiếp theo là một khe thấp, phần thứ hai của vây lưng có 1 tia cứng và 25–28 tia mềm. Vây ngực khá dài, bằng khoảNg 1/4 chiều dài tiêu chuẩn. Vây hậu môn có 2 tia cứng và 7-8 tia mềm, tia cứng thứ hai tương đối yếu. Vây đuôi lồi dạng thoi tù. Đường bên chạy đến gốc vây đuôi. Hàm trên đạt tới viền sau mắt. Hàm dưới ngắn hơn một nửa chiều dài đầu. Răng phân biệt rõ ràng thành răng lớn và răng nhỏ ở cả hai hàm. Không có răng nanh điển hình. Chú thích Tham khảo Pennahia
wiki
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000 với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam Vị trí địa lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – sông Sài Gòn, nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông. Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò. Hình thành Trước chiến tranh, Cần Giờ là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú nhưng bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về Thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Sự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dân Cần Giờ. Hiện khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý. Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác. Về thực vật: nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả. Khảo sát của Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2007) ghi nhận rừng ngập mặn Cần Giờ có 220 loài thực vật bậc cao với 155 chi, thuộc 60 họ; trong đó, các họ có nhiều loài nhất gồm: họ Cúc (Asteraceae) 8 loài, họ thầu dầu (Euphorbiaceae) 9 loài, họ Đước (Rhizophoraceae) 13 loài, họ Cói (Cyperaceae) 20 loài, họ Hòa thảo (Poaceae) 20 loài, họ Đậu (Fabaceae) 29 loài. Về động vật: khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)… Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau., Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành "lá phổi" đồng thời là "quả thận" có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Đồng Nai - Sài Gòn đổ ra biển Đông. Di tích lịch sử Từ năm 1966 đến 30-4-1975, bộ đội đặc công Rừng Sác đã đánh gần 400 trận lớn nhỏ, gây thiệt hại lớn về nhân lực cũng nhue khí tài quân dụng cho đối phương. Trong tổng số hơn 1.000 lính thì có đến 860 đã hy sinh (trong đó 767 người hy sinh từ năm 1966 tới 1975), trong đó có 542 chiến sĩ đến nay vẫn chưa tìm thi hài. Ngày 23/9/1973, Đoàn 10 - Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Ngày nay, chiến khu rừng Sác được coi là di tích lịch sử cấp quốc gia. Du lịch Từ một vùng đất nghèo, Cần Giờ đã đổi thay khi được Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch và phát triển thành khu du lịch sinh thái. Năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập, tháng 2/2003 đã được chức du lịch thế giới cũng công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới ở nước ta. Ở đây có nhiều hoạt động du lịch thú vị như tham quan Đầm Dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim với rất nhiều loài chim sinh sống, tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã, xem cá sấu săn mồi và tìm hiểu về hệ thực vật - động vật nơi đây. Tiếp giáp về phía Nam của rừng Cần Giờ là biển Đông. Biển Đông trong xanh, bờ cát mịn, với không khí thoáng mát với một khu sinh thái, đang được xây dựng trở thành khu du lịch hiện đại. Chú thích Liên kết ngoài Giới thiệu về Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ trên trang web chính thức của MAB/UNESCO Hai mươi năm khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ Địa lý Thành phố Hồ Chí Minh C Rừng ngập mặn Cần Giờ
wiki
Từ mới bước vào nghề, ít vốn hay sản phẩm bão hòa. Kinh nghiệm 8 bước để hoàn thành, phát triển và vượt qua trên con đường của bạn. Nếu nhập china thì chẳng có lợi thế gì cả, vì ít tiền vì vậy hay nhập hàng 1 là chất lượng hẳn. 2 là lạ, ngách thị trường nhỏ. Trong tay khi nhập hàng và còn vào triệu thì ads ko phải lựa chọn hay. Hãy tập chung nghịch sp, nghịch ra content, review, video. Nghịch nghệ thuật nhu cầu sử dụng sp. Nghịch cho thấu hiểu sp như chuyên gia lúc đó bán hàng qua đâu: profile, bạn bè, offfline truyen miệng, forum, viết bài forum chia sẻ kinh nghiệm, youtube review… Hãy chăm sóc thật tốt đúng như câu kh lag thượng đế. chăn sóc để nhận phản hồi để quay lại tối ưu hay tìm insight sản phẩm, target. cham sóc để bán thêm sp, bán cho bạn bè. hiểu sp, thấy đúng đúng, insight cũng oki, content cũng ổn. tiền chắc có chút. thử test ads coi sao. ko vội vàng, test nhiều tệp ngân sách nhỏ, 1 tuần âm ỉ chắc ra đơn. tăng lên chút coi sao. cứ từ từ tối ưu. nhưng vẫn phải bán hàng qua các kênh còn lại. tối ưu sp, giá, nguồn. đầu tư lớn. lưu ý tính toán kỹ các chỉ số % như: lợi nhuận, marketing, cod, tỷ lệ hoàn…. đưa vào công thức riêng. thuê nhân sự or outsource áp kpi % theo đơn hoặc chỉ số gì đó có thể deal dc. scale lên. như nhau vì chúng ta học dc nhiều thứ, để tự tin oánh trận đánh mới. Chúc ace thành công. Tham gia ngay
vanhoc
Vi bào tử là bào tử thực vật trên cạn phát triển thành thể giao tử đực, trong khi đó đại bào tử phát triển thành thể giao tử cái. Thể giao tử đực sản sinh ra tinh bào, thứ được sử dụng để thụ tinh cho một tế bào trứng, hình thành một hợp tử. Đại bào tử là các cấu trúc là một phần của sự xen kẽ thế hệ trong nhiều loài thực vật hoa ẩn có mạch không có hạt, tất cả các loài thực vật hạt trần và tất cả các loài thực vật có hoa. Các loại thực vật với vòng đời dị bào tử sử dụng vi bào tử và đại bào tử đã xuất hiện độc lập ở nhiều nhóm thực vật trong thời kì kỷ Devon. Vi bào tử là đơn bội, và được sản xuất ra từ các thể vi giao tử (tức thể giao tử đực) lưỡng bội bởi giảm phân. Hình thái Vi bào tử có ba lớp vỏ khác nhau. Lớp ngoài cùng được gọi là perispore, tiếp theo là exospore, và lớp trong cùng gọi là nội bào tử. Perispore là lớp dày nhất trong ba lớp trong khi đó exospore và nội bào tử thì gần như có bề dày bằng nhau. Thực vật có hoa Khi nhị của một cây có hoa phát triển, bốn mảng mô phát triển tách biệt khỏi khối tế bào chính. Những mảng mô này chứa nhiều tế bào thể vi giao tử lưỡng bội, mỗi cái trong đó sẽ trải qua giảm phân để sản sinh ra một nhóm bốn vi bào tử. Khi các vi bào tử được sản sinh ra thì bốn buồng (bao phấn) cũng sẽ xuất hiện. Sau khi giảm phân kết thúc, các vi bào tử lưỡng bội trải qua một số sự thay đổi. Xem thêm Bào tử Đại bào tử Tham khảo Sinh sản thực vật
wiki
Quái vật biển thường được coi là huyền thoại và có nhiều truyền thuyết về các sinh vật khổng lồ cư ngụ dưới biển sâu (nhưng có vẻ cũng giống quái vật hồ). Quái vật biển có thể có nhiều dạng: rồng biển, rắn biển, quái vật nhiều chân tay, nhầy nhụa hoặc có vẩy, thường phun ra các tia nước. Người ta hay vẽ quái vật biển đang tấn công tàu, thuyền. Khái quát Các bức vẽ trang trí huy hiệu cá heo, cá voi và quái vật biển luôn được sử dụng trong lịch sử để minh họa khung bản đồ. Dù sao, thậm chí ngày nay có nhiều nhân chứng ghi chép về các con quái vật biển trên khắp thế giới. Nhân chứng nhìn thấy quái vật biển đến từ mọi văn hoá. Ví dụ, Avienus đã kể cuộc thám hiểm của Himilco như "đó là những con quái vật sống dưới đáy biển sâu, những con thú bơi giữa các con tàu đi chậm". Sir Humphrey Gilbert khẳng định rằng mình đã chạm trán một con quỷ giống sư tử với đôi "mắt sáng trừng trừng" trong chuyến hành trình trở về từ Newfoundland. Một báo cáo khác về việc chạm trán quái vật biển vào tháng 7 năm 1734, Hans Egede, một người truyền giáo Đan Mạch/Na Uy ghi nhận trong chuyến đi tới Gothaatb/Nuuk ở bờ biển phía tây của Greenland: (Ở đó) xuất hiện một con quái vật biển khủng khiếp, nổi cao trên mặt nước, và đầu nó gần với tới bệ ở phía trên đầu của cột buồm chính của chúng tôi. Nó có một cái mũi dài, nhọn, phun nước giống như một con cá heo, nó có chân chèo lớn, và cơ thể, có lẽ được bao bọc bởi lớp da cứng, rất nhăn nheo và gồ ghề, hơn nữa, phần chìm dưới nước giống như một con rắn, và khi nó lại nổi lên mặt nước, nó quăng mình về phía sau, và nổi đuôi lên mặt nước, bằng chiều dài một con tàu. Tối hôm đó, thời tiết rất xấu. Một vài báo cáo khác đến từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại dương phía Nam. "Quái vật" biển gây tranh luận trong thời hiện đại có thể là cá mập, mực khổng lồ, thủy triều giả và cá heo. Ví dụ Eliis (1999) đề xuất rằng quái vật biển thực tế có thể là mực khổng lồ. Có thể còn có mối liên quan khác tới bò sát khổng lồ dưới biển kỷ Jura (Jurassic) và kỷ Phấn trắng (Cretaceous) như ngư long cũng như loài cá heo đã tuyệt chủng Basilosaurus. Tham khảo Văn hóa dân gian hàng hải Sinh vật biển truyền thuyết
wiki
Reichskommissariat Ukraina (, ) (viết tắt là RKU), tạm dịch là Dân ủy Đế quốc Ukraina là chế độ cai trị dân sự của Ukraina bị chiếm đóng bởi Đức Quốc Xã (trong đó bao gồm các vùng lân cận của Belarus hiện đại và Ba Lan trước chiến tranh). Từ tháng 9 năm 1941 đến tháng 3 năm 1944, Reichskommissariat được quản lý bởi Reichskommissar Erich Koch. Nhiệm vụ của chính quyền bao gồm bình định và khai thác khu vực, vì lợi ích của Đức, về tài nguyên và con người. Adolf Hitler đã ban hành một nghị định nơi Führer xác định chính quyền của các vùng lãnh thổ phía đông mới chiếm đóng vào ngày 17 tháng 7 năm 1941. Trước cuộc xâm lược của Đức, Ukraina là một nước cộng hòa cấu thành của Liên Xô, có người Ukraina, cũng như các nhóm thiểu số người Nga, Ba Lan, Do Thái, Belarus, Đức, Gypsie và Tatar Krym. Đó là một chủ đề trung tâm của kế hoạch của Đức Quốc Xã cho việc mở rộng sau chiến tranh của nhà nước và nền văn minh Đức. Xem thêm Đức Quốc Xã Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina Chú thích Tham khảo . . . Liên kết ngoài Map of Occupied Europe Belarus trong Thế chiến thứ hai Đức chiếm đóng Ba Lan trong Thế chiến thứ hai Lịch sử quân sự Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai Lịch sử quân sự Liên Xô trong Thế chiến thứ hai Ukraina trong Thế chiến thứ hai
wiki
Hướng dẫn Không phải ngẫu nhiên ai đó cho rằng: Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa thu là mùa em yêu thích hơn cả. Thu là khoảng thời gian chuyển giao giữa hai mùa nóng vầ lạnh gay gắt nên tiết trời có sự tổng hòa linh diệu. Ở đó, bầu trời thu xanh ngắt, dòng nước mùa thu lặng lờ chảy trong xanh phản chiếu sắc trời cao vợi, bầu trời, mặt đất như liền một thể. Làn gió heo may nhẹ thổi đưa hương hoa sữa hòa quyện với hương cốm dìu dịu phả vào không gian làm lòng người nao nao. Sắc màu chủ đạo của mùa thu là sắc vàng nổi bật, đó là màu vàng tươi của lá cây đang kì thay áo, chúng trút bỏ lớp lá chuẩn bị đón cái lạnh của mùa đông. Mùa vàng thanh thanh của từng khóm cúc dại bên đường, cánh đồng lúa chín vàng rộm, rơm rạ vàng óng, sắc vàng non tơ của những vệt nắng. Mùa thu còn là mùa của nhung nhớ. Văng vẳng đâu đây lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, gọi dậy miền kí ức tuổi thơ êm đềm. Mùa thu còn là mùa tựu trường của những cô cậu học trò. Ngày tết Trung thu mang lại niềm vui tuổi nhỏ hồn nhiên bên ánh trăng tròn trịa, sáng vằng vặc. Em thấy lòng mình như thảnh thơi, nhẹ nhõm hơn khi cảm nhận bước đi duyên dáng của mùa thu. Mùa thu cứ tự nhiên trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa, vẻ đẹp thanh bình của nó làm xao động hồn thơ tinh tế. Yêu sự bình yên, tĩnh mịch của đất trời mỗi độ thu về, em lại thấy yêu hơn mảnh đất quê hương quen thuộc của mình.
vanhoc
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Lời nói đầu Trước khi vào truyện 1. Quý độc giả đã đọc Anh-hùng Tiêu-sơn giai đoạn một, mang tên Thầy tăng mở nước. Thấy tăng mở nước không phải là tên mới, vì đã xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ mười hai, để chỉ chư vị tăng ni hồi đó biến đổi Phật-giáo từ Ấn-độ, Trung-quốc qua, thành một Phật-giáo dân tộc. Nhân ở hoàn cảnh mất nước lâu dài trong gần nghìn năm, các ngài đã lồng đạo pháp đức Thế-tôn với chủ đạo tộc Việt thời vua Hùng, vua An-Dương vua Trưng làm một. Bởi vậy mới có câu: Đạo pháp bất dị quốc đạo&quot;. Vì nước mất đã lâu, nay các ngài dựng lại được, nên người đương thời dùng câu Thầy tăng mở nước để ghi nhớ công ơn. Đạo-pháp, dân tộc là một không có nghĩa toàn thể tộc Việt phải sống trong đạo Phật, mà có nghĩa: Đem đạo pháp của đức Thế-Tôn ra giúp dân tộc. Đem đức từ bi, hỷ xả làm căn bản trong việc trị dân. Giai đoạn hai, chỉ rõ một Phật-tử trong ngôi vị hoàng đế, đem đạo pháp ra trị nước, làm cho dân chúng ấm no, sung sướng như thời vua Hùng, vua Trưng. So sánh với Trung-nguyên bấy giờ hoàn toàn dùng Nho, khác hẳn. Thế nhưng không có ma sao có Phật? Bởi vậy trong triều Thuận-Thiên hoàng đế (Lý Thái-tổ) quên ăn, quên ngủ lo cho dân, thì ma qủi hiện ra dưới lớp Hồng-thiết giáo. Lại có những con ma, con quỷ đội lốt tăng ni như Nguyên-Hạnh, Hoàng-Liên, Thạch-Phụng. 2. Đến giai đoạn ba thời đại Tiêu-sơn biến sang một nét mới, thuật công cuộc phòng ngự biên cương phía Bắc của 207 khê động, tức các bộ lạc dân tộc thiểu số. Suốt mấy nghìn năm, cho đến nay, các khê động như hàng rào, bảo vệ Bắc-cương Đại-Việt. Vào thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, lãnh thổ nước ta tới hồ Động-đình. Riêng lĩnh địa quận Giao-chỉ gồm lưu vực sông Hồng tức Bắc-Việt ngày nay và vùng lưu vực sông Tả-giang, Hữu-giang tức vùng Nam Trung-quốc như : Lộc-xuân, Nguyên-dương, Khâu-bắc, Văn-sơn, Phú-định (thuộc Vân-Nam). Một phần phía Tây-Nam sông Tả-giang như Điền-lâm, Bách-sắc, Điền-dương, Điền-Đông, Sùng-tả, Bồ-Bắc, Nhạc-xuyên thuộc Quảng-Tây.(1) Những năm 1981-1982-1983 khi công tác cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaceutique, viết tắt là CEP), Ủy-ban trao đổi Y-học Pháp-Hoa (Comité Médical Franco-Chinois, viết tắt là CMFC) du hành sưu khảo trong các vùng trên, tôi đã được phỏng vấn trước sau gần năm mươi giòng họ trong vùng này. Có tới bốn mươi ba giòng cho biết gia phả chép rằng, tổ tiên họ vào thời Tống còn là người Việt. Tôi cũng mò mẫm vào bảo tàng viện địa phương, cơ quan bảo tồn di tích cấp xã để nghiên cứu về kết quả những cuộc khai quật trong các vùng nói trên. Một số mộ tìm thấy những viên gạch trên nắp quan tài ghi tên người quá cố với những niên hiệu của: _ Vua Lê-đại-Hành như Thiên-Phúc (980-988) Hưng-thống (989-993) Ứng-thiên (994-1005), _ Vua Lý Thái-Tổ như Thuận-Thiên (1010-1028), Lý Thái-Tông như Thiên-Thành (1028-1033) Thông-Thụy (1034-1037). _ Di tích gần nhất là ngôi mộ giòng họ Quách ở vùng Điền-Đông thuộc Quảng-Tây ghi: Quách công húy Tuần. Thụy Minh-Mẫn Chung ư thập tam nhật, thập nhị nguyệt, Tý thời Kim vương Đại-Định, bát niên, Ất-Mão Nghĩa là: Ông họ Quách tên là Tuần, tên thụy là Minh-Mẫn, từ trần giờ Tý ngày mười ba, tháng chạp. Nhằm niên hiệu đức vua Đại-Định năm thứ tám, tức năm Ất-Mão. Tra trong sử, Đại-Định là niên hiệu của vua Lý Anh-Tông. Năm thứ tám là năm 1147. Tại Khâu-bắc, Văn-sơn, Phúc-định thuộc Vân-Nam còn có đền, miếu thờ công chúa Bảo-Hòa, nhưng không biết công chúa Bảo-Hòa Lý hay Thân. Người ta đã khai quật nhiều mộ người Việt, ghi lại những di tích đời Trần với niên hiệu vua Trần Thái-Tông, Nhân-tông. Giữa hai vùng đồng bằng Tả-giang, Hữu-giang với Trung-châu Bắc-Việt chia cách nhau bằng khu rừng núi Bắc-biên ngày nay. Trong đám rừng núi này có 207 nhóm sắc tộc Mèo, Thái, Mán, Nùng, Tày, Mường. Sử gia Trung-quốc gọi họ là Man-dân, hoặc Khê-động. Sự thực những khê-động là di tích của các Lạc-ấp thời vua Văn-lang, Âu-lạc, Lĩnh-Nam còn sót lại. Khi Mã Viện chiếm trọn Lĩnh-Nam. Y trồng một cột Đồng-trụ ở biên giới Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận. Nếu vậy, đồng trụ phải nằm ở khu tứ giác Nam-ninh, Liễu-châu, Bắc-sắc, Nam-đơn, chứ không thể nằm trong lãnh thổ Bắc-Việt. Thời vua Ngô đánh quân Nam-Hán, ngài chỉ đuổi chúng khỏi trung châu Bắc-Việt, tới vùng núi non Bắc-cương ngày nay, tức đuổi khỏi phần lưu vực sông Hồng, chứ không đuổi khỏi lĩnh địa Giao-chỉ cũ. Từ đấy biên cương Hoa-Việt ngăn cách nhau bằng khu núi non Bắc-cương với 207 Khê-động. Trong thời gian Bắc-thuộc, các khê-động và biên cương không đặt ra. Vì người Hoa coi toàn thể lãnh thổ ta thuộc Thiên-hạ tức đất của họ. Lúc vua Lê Đại-Hành đánh Nam-Hán, cũng không chiếm lại lãnh thổ Lĩnh-Nam cũ đã đành, mà không đòi lại toàn vẹn cố thổ Gia-chỉ. Thành ra các khê-động khi ta mạnh theo ta, khi Tầu mạnh theo Tầu. Đến đời Lý, Đại-Việt giầu mạnh, triều đình mới nghĩ đến việc chiếm lại 207 khê động, vì biết mình ở gần, Tống ở xa. Việc đầu tiên, vua Lý Thái-Tổ (Thuận-Thiên hoàng đế) phong cho Thân Thiệu-Anh thống lĩnh 207 khê-động. Ngài gả công chúa thứ nhì cho con Thiệu-Anh là Thừa-Qúy, với sắc phong Lĩnh-Nam bảo-quốc, hoà dân công chúa, gọi tắt là công chúa Bảo-Hòa. Hai người ra sức tranh dành thống nhất các khê động nhưng không thành. Con của công-chúa Bảo-Hòa cùng phò mã Thân Thừa-Quý là Thân Thiệu-Thái lại được vua Lý Thái-Tông gả công chúa Bình-Dương cho. Chính công chúa Bình-Dương, cùng phò mã Thân Thiệu-Thái đã thành công trong việc chiếm lại toàn vẹn 207 khê động, thống nhất thành nước Bắc-biên. Hai vị còn tiến lên phía Bắc vùng núi đi vào vùng lưu vực Tả, Hữu-giang. Bộ sách này thuật giai đoạn chiến tranh đó. Giai đoạn dành cố thổ trong thời đại Tiêu-sơn mang tên Bình-Dương ngoại sử, Bình-Dương ngoại truyện hoặc Anh-hùng Bắc-cương. Tiếc thay, vùng đất đồng bằng phía Bắc của 207 khê-động, vào thời Lê giặc Mạc Đăng-Dung hiến cho quân Minh, và vào thời Pháp thuộc người Pháp cắt phần nữa cho Trung-hoa dân quốc (2) Đau hơn, gần đây cuộc chiến tranh Hoa-Việt. Việt bị mất 56 xã thuộc vùng Cao-lạng (3) . Sau cuộc chiến, phía Việt quên, không nhắc nhở gì tới đòi lại. 3. Huyền sử kể rằng quốc tổ Kinh-Dương kết hôn với công chúa con vua Động-đình. Rồi quốc tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa Âu-Cơ. Sau khi kết hôn cả hai vị quốc tổ đều đưa quốc mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đình hưởng thanh phúc ba năm. Khi các vị lên núi Chín vạn hoa tầm xuân nở. Sau này, vào thời Lĩnh-Nam, anh hùng cũng đại hội trên núi Tam-sơn tuyên cáo khởi binh. Tiếp theo, có hai trận đánh kinh thiên động địa xẩy ra tại đây. Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương chảy theo hướng Bắc về Nam, qua Hồ-Nam, Quảng-Tây. Bên hữu ngạn sông Tương có ngọn núi Thiên-đài là nơi vua Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc (nay là Trung-quốc) tức vua Nghi; con thứ làm vua phương Nam (nay là Việt-Nam) tức vua Kinh-Dương. Di tích đó nay vẫn còn. Huyền sử ghi rằng: Lạc-Long quân chia trăm con đi khắp nơi qui dân lập ấp, mỗi năm hội nhau tại cánh đồng Tương một lần. Vì những lý do đó, đầu năm 1981, tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, đổi máy bay từ Bắc-kinh đi Trường-sa. Từ Trường-sa tôi dùng xe đi lên Nhạc-dương trấn, rồi thuê xuồng thăm hồ Động-đình, núi Tam-sơn, Quân-sơn. Tôi quan sát chi tiết phong cảnh, hoa cỏ vào tiết Xuân để tường thuật cuộc khởi nghiã cùng hai trận đánh vào thời vua Trưng cho đúng. Sau đó tôi đi thăm Tương-đài, ba cánh đồng Tương: Tương-Nam, Tương-trung, Tương-Âu và Thiên-đài. Trong bộ Anh-hùng Bắc-cương này, tôi sẽ thuật chi tiết những sự kiện đó. Xin kính mời quý độc giả đọc Anh-hùng Bắc-cương, để thấy tổ tiên ta anh hùng như thế nào. Viết tại Paris ngày giỗ tổ Hùng-vương năm Tân-Mùi (1991). Yên-tử cư-sĩ Trần-đại-Sỹ. Ghi chú(1) Độc giả có thể tìm hiểu rõ ràng hơn vấn đề này xin đọc những bài nghiên cứu về lịch-sử, địa lý, triết học , văn hóa Việt của các vị học giả đã đi tiên phong như: Nguyễn Đăng-Thục, Lương Kim-Định, Thái Văn-Kiểm. (2) Hoàng-xuân-Hãn, Lý-thường-Kiệt, nhà xuất bản Sông-Nhị Hà-nội 1949. Trang 88. (3) Việc này xẩy ra năm 1978. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 1 Phật tính, Ma tính Nhật-Hồ lão nhân hướng Minh-Thiên chắp tay: - Đại sư! Năm nay lão phu đúng một trăm tuổi. Không biết đại sư niên kỷ đã bao nhiêu? Minh-Thiên đáp lễ: - So về tuổi tác, khi tiên sinh thành danh, cùng với Đông-Nhật lão nhân lập lên nhà Hán, lúc ấy tiểu tăng chưa ra đời. Năm nay tiểu tăng sáu mươi tuổi. Minh-Thiên lại vái liền hai vái: - Tiểu tăng nghĩ niên kỷ, đức độ đã kém, đâu dám so với tiên sinh? Nhưng vì có lệnh của Bình-Nam vương, tiểu tăng đành cam thất lễ. Nhật-Hồ lão nhân vui vẻ: - Lão phu vắng bóng trên giang hồ hơn hai chục năm nay, bây giờ mới xử dụng lại võ công, không biết có chịu nổi mười chiêu của cao tăng đắc đạo không. Nhưng vì thể diện đất nước, lão phu đâu dám sợ nguy hiểm. Hôm nay, lão phu là chủ, đại sư là khách, lão phu xin nhường đại sư ra chiêu trước. Tự-Mai nói nhỏ với Tôn Đản: - Lão này thực đáng sợ. Cứ nghe lời nói cùng hành xử của lão, rõ ra đại tôn sư võ nghệ, đạo cao đức trọng. Có ai dám ngờ lão là một đại ma đầu, giết người không gớm tay. Kể cả Trung-quốc, Đại-Việt, số người mà Hồng-thiết giáo của lão giết, thây chất ắt cao hơn mấy chục ngọn Hoàng-liên sơn. Trần Kiệt gật đầu: - Suốt cuộc đời lão, lúc nào lão cũng ngọt ngào, từ ái, khoan thai. Kể cả lúc lão xử tử người ta, lão cũng nhỏ nhẹ như vậy. Thành ra nhiều người lầm lẫn, chết vì cái ngọt của lão. Quảng trường im lặng đến không một tiếng động. Vì võ lâm đều muốn nghe, muốn kiến thức đại tôn sư của hai nước giao đấu. Minh-Thiên biết, với thân phận của Nhật-Hồ, lão không thể xuất chiêu trước. Ông chắp tay: - Xin thất lễ. Tay phải nắm thành quyền. Tay trái xòe thành chưởng. Ông quay tròn đẩy về trước một chưởng. Chưởng chưa phát ra hết, mà mọi người trên đài muốn nghẹt thở. Nhật-Hồ lão nhân khum tay như ưng vồ mồi, đẩy về trước một chưởng. Ầm một tiếng. Cả hai lảo đảo lui lại. Đại tôn sư của bang Hồng-hà Sử Canh. Bang Đông-hải Hùng Cơ. Phái Phật-thệ Chế Ma Thanh. Phái Vạn-tượng Phủ Văn. Phái Cửu-long Kim Sinh, vì công lực kém, phải nhảy xuống đài, để tránh áp lực làm bị thương. Nhật-Hồ cất tiếng khen: - Kim-cương ban nhược chưởng của phái Thiếu-lâm quả danh bất hư truyền. Qua một chiêu đầu Minh-Thiên cảm thấy công lực của Nhật-Hồ thực khủng khiếp. Trong nhu có cương, trong cương có nhu. Trong chính có tà. Trong tà có chính. Bảo rằng tinh diệu cũng thực tinh diệu. Bảo rằng dũng mãnh cũng thực dũng mãnh. Trong tâm ông kinh hãi: - Trước đây Đông-Nhật lão nhân Lưu Trí-Viễn, đơn chưởng qui tụ đệ tử lập ra nhà Hán, vang bóng một thời. Anh hùng Trung-Quốc không ai địch nổi. Thế mà lão già này lại là sư phụ của Trí-Viễn, quả thực lão không tầm thường. Minh-Thiên tấn công liền bảy chiêu. Mỗi chiêu biến thành bẩy nữa hoá ra bốn mươi chín chiêu. Đây là một tuyệt kỹ đệ nhất của phái Thiếu-lâm, Minh-Thiên thắng khắp anh hùng thiên hạ nhờ chiêu này. Mỗi chiêu đánh ra, chưởng phong cực kỳ trầm trọng. Nhật-Hồ lão nhân từng giao đấu với đủ hạng người Hoa, Việt. Tuy chưa biết chiêu chưởng này. Nhưng lão chỉ đỡ chiêu đầu đã hiểu được nguyên lý. Lập tức lão không đỡ nữa, mà phát ra bẩy chiêu cực kỳ thô kệch. Cứ mỗi chiêu lão phát ra, chạm vào chưởng phong của Minh-Thiên, lại bật lên tiếng ầm. Minh-Thiên phải lui một bước. Khi hết bẩy chiêu, Nhật-Hồ quay tròn người, chưởng phong hai tay lão hóa ra thành đồng vách sắt. Minh-Thiên ngơ ngác, vì trên đời ông chưa từng thấy thứ võ công này bao giờ. Nhật-Hồ vừa quay tròn, vừa tiến lại, bất đắc dĩ ông phải đẩy một chiêu Kim-cương ban nhược chưởng vào người lão. Nhưng chưởng vừa ra, lập tức kình phong của ông, hợp với kình phong của lão hoá thành lớp chân khí mới đẩy ngược lại ông. Kinh hoàng ông vội thu chân khí lại, lão đã sát người ông. Ông phi thân lên cao, tránh thế tấn công kỳ quái. Ở trên cao, ông đá gió một cái, người rơi xuống giữa đài. Dưới dài, Thanh-Mai hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân, võ công này phải chăng nằm trong Hồng-thiết kinh? Đỗ Lệ-Thanh gật đầu: - Thưa cô nương đúng thế. Chiêu vừa rồi gọi là Cuồng phong đại tuyết. Nguyên bên xứ Tây-vực, hàng năm tuyết rơi đến năm tháng. Khi tuyết rơi, gặp gió, thường biến thành lốc tuyết. Nếu Minh-Thiên đánh thẳng vào đó, sẽ bị khí hàn lãnh nhập cơ thể, chân tay tê liệt mà mất mạng. Chiêu này gồm năm biến. Nhật-Hồ mới xử dụng có bốn biến. Trên đài Minh-Thiên đã phản công. Kim-cương ban nhược chưởng lấy yếu chỉ trong kinh Kim-cương thuộc Vô-nhân tướng thiền công. Nguyên Thiền-công nhà Phật có ba lọai gồm Vô-nhân tướng, Vô-ngã tướng, Vô-chúng sinh tướng. Cả ba hợp lại thành Vô-ngã tướng. Khi xưa đức Thích-ca Mâu-ni, khi ngồi dưới gốc cây Bồ-đề tìm lẽ giải thoát, có không biết muôn vàn ma vương, quỷ dữ mà ngài mắc nợ với chúng từ bao kiếp trước kéo đến đòi nợ. Ngài đã tìm ra phép Thiền, để giải những nghiệp dĩ đó, rồi đi tới vô thượng chính đẳng chính giác tức đắc đạo. Sau ngài truyền cho đệ tử là Ma-ha Ca-Diếp. Từ Ma-ha Ca-diếp, truyền đến đời thứ tám là ngài Tăng-Giả Nan-Đà. Ngài Tăng-giả Nan-Đà đến Lĩnh-Nam hoằng dương đạo pháp, truyền cho công chúa Trần Năng, Phật-Nguyệt và Trần Thị Phương-Chi trong khi bốn bà đang dự trận hồ Động-Đình. Từ sau trận đánh Hằng-sơn, Phật-Nguyệt với Trần Thị Phương-Chi bỏ đi tu rồi tuyệt tích. Còn Trần Năng, khi Bắc-bình vương Đào Kỳ với vương phi Phương-Dung tuẫn quốc, bà cùng Hùng Bảo bỏ vào Cửu-chân kháng chiến. Lúc thế nước tuyệt vọng. Bà đem khắc hết Vô-ngã tướng thiền công vào trong động Xuân-đài, về sau Bố-cái Đại-vương học được. Nay Khai-Quốc vương với Tự-Mai vô tình tìm ra, luyện nhưng chưa thành tựu. Thiền-công Vô-ngã tướng còn chép trong bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, mà Mỹ-Linh đã luyện thành. Hai loại thiền công này vẫn tồn tại. Trong khi tại Tây-trúc đã tuyệt tích. Kể từ Phật Thích-ca, đến đời thứ hai mươi tám bên Tây-trúc, ngài Bồ-đề Đạt-ma cỡi thuyền đến Lĩnh-Nam truyền đạo. Ngài Bồ-đề Đạt-Ma lại chỉ học được loại thiền công Vô-nhân tướng. Sau khi ở Lĩnh-Nam ít lâu, ngài sang Trung-nguyên, lập ra phái Thiếu-lâm. Cho nên yếu chỉ thiền công mà Minh-Thiên dùng tức Vô-nhân tướng công. Về sau tổ thứ ba của phái Thiếu-lâm tên Tăng-Sán, đã nhân luyện thiền, rút yếu chỉ trong kinh Kim-cương, chế ra ba mươi sáu chiêu Kim-cương ban nhược chưởng. Cứ bình tâm mà xét, bất cứ cao thủ của phái nào, dù cao đến đâu, cũng không thể đấu với Nhật-Hồ lão nhân. Bởi vì lão thành một thiên tài võ học. Hơn nữa lão đã có một trăm năm công lực. Võ công của lão vốn rút từ Hồng-thiết kinh, một kinh của tà ma bên Tây-thiên. Với công lực đó, từ mấy chục năm nay, không ai đỡ nổi của lão mười chiêu. Trước đây, chỉ có Vạn-Hạnh thiền sư đấu ngang tay được với lão mà thôi. Nay thêm Minh-Thiên chịu được mấy chục chiêu, đã tạo một kỳ tích. Vì Thiền-công của ông thuộc Phật gia, có thừa tính chất hoá giải bất cứ ma nghiệp, ma công nào. Cho nên mỗi chiêu Nhật-Hồ đánh ra, đều bị Kim-cương chưởng hoá giải hết. Những cao thủ nhìn cuộc đấu, đều nhận thấy công lực, chiêu số của Nhật-Hồ tinh diệu, hùng mạnh hơn Minh-Thiên nhiều. Mỗi chiêu lão đánh ra như núi lở, như thành nghiêng, nhưng chạm vào chưởng Minh-Thiên, lại biến mất. Đấu được hơn trăm hiệp, thình lình Nhật-Hồ lão nhân đánh ra một chiêu rất hung hiểm. Đám cao thủ phái Tản-viên la lớn: - Ác ngưu nan độ. Bình một tiếng. Minh-Thiên bật lui liền ba bước, mặt đỏ gay. Trong khi Nhật-Hồ lão nhân thản nhiên như không. Thấy thành công, lão tỉnh ngộ, phát chiêu nữa đến vù một cái. Minh-Thiên nghiến răng đỡ. Ầm một tiếng, ông bật lui liền ba bước, người lảo đảo. Đám đệ tử phái Mê-linh lại kêu lên: - Thiết kình phi chưởng. Nguyên Nhật-Hồ lão nhân có rất nhiều giáo chúng thuộc đủ mọi môn phái qui phục. Trong khi đàm luận, lão học được một số chiêu thức võ công Đại-Việt. Bây giờ vô tình lão đem xử dụng lại thắng thế. Lão nghĩ thầm: - Chưởng của mình do hai vị thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh chế ra không thể thắng nổi Kim-cương ban-nhược chưởng của bọn tà ma Phật từ Tây-trúc truyền qua. Trong khi chưởng của Lĩnh-Nam, lại thắng dễ dàng là tại sao? À phải rồi, tất cả võ công cổ của Lĩnh-Nam đều do lòng tin vào thần quyền nhảm nhí tức một loại tà ma. Ta xử dụng mà đắc thế chẳng qua lấy tà chọi tà. Nhật-Hồ lão nhân theo Hồng-thiết giáo từ nhỏ. Lão tin tưởng tuyệt đối vào tôn giáo của mình. Mà quan niệm của Hồng-thiết giáo, tất cả tôn giáo khác đều thuộc tà ma ngoại đạo, phải giết hết. Ai càng giết nhiều giáo chúng ngoài Hồng-thiết giáo, khi chết về với thế giới Mã-Mặc, Lệ-Anh sẽ càng mau trở thành thần, thành thánh. Lão u mê như vậy, nên lão giết người lại coi như một nhiệm vụ. Hôm nay, lão thấy võ công Hồng-thiết của mình rõ ràng cực kỳ cao thâm. Cực kỳ tinh diệu, lại không thắng nổi Kim-cương ban-nhược chưởng. Trong khi lão chỉ dùng mấy chiêu tạp nhạp của Đại-Việt lại thắng Minh-Thiên dễ dàng. Lão quy vào Hồng-thiết là võ công Thánh không thể thắng võ công nhà Phật, một thứ võ công tà ma. Phải dùng võ công Lĩnh-Nam, cũng một thứ tà ma mới thành công. Tức dĩ độc, trị độc. Lão tiếp tục phát những chiêu thức lẻ tẻ của các phái, bằng công lực cực kỳ cao thâm. Đến chiêu thứ mười, Minh-Thiên bay tung xuống đài. Ông oẹ một tiếng, miệng phun ra máu. Ông nghiến răng, ngồi dậy, điều tức, mửa ra một búng máu nữa. Là cao tăng đắc đạo, thắng bại đối với ông không quan trọng. Ông khoan thai lên đài chắp tay: - Lão nhân! Bần tăng chịu thua lão nhân. Nói rồi ông định bước xuống đài. Bỗng thấp thoáng, một người từ dưới đài nhảy lên, chính là Thiếu-Mai. Nàng móc trong bọc một bình thuốc, đổ ra bốn viên, hai tay dâng lên cho Minh-Thiên: - Đại sư! Tiểu nữ xin cúng dàng bốn viên thuốc này. Đại sư dùng ngay đi, e không bị nội thương nặng. Minh-Thiên cầm lấy mấy viên thuốc bỏ vào miệng. Ông chắp tay tạ Thiếu-Mai: - Đa tạ tiểu cô nương. Ông xuống đài, tư thái nhẹ nhàng, tựa như không thiết tha đến sự thua được vừa rồi. Qua cuộc đấu, rõ ràng ông chiến đấu vì Tống, có hại cho Đại-Việt. Nhưng tư thái đạo mạo, thanh thản của một cao tăng đắc đạo đã khuất phục quần hùng. Sư thái Tịnh-Tuệ hướng vào Triệu Thành: - Triệu thí chủ. Khi thí chủ nhận cho hai bên Tống, Việt đấu ba trận. Nếu bên Việt thắng hai, sứ đoàn phải quỳ gối làm lễ đủ tám lễ trước bàn thờ anh hùng đất Việt. Sau nữa không được bàn đến việc niên hiệu, quốc danh nữa. Nay Đại-Việt thắng, xin các vị giữ lời hứa cho. Mặt Triệu Thành xám như tro. Y vẫy tay gọi thủ hạ lên đài. Trần Tự-An, Đoàn Huy thắp hương trao cho sứ đoàn. Triệu Thành cùng cả bọn quỳ gối lễ đủ tám lễ. Lễ xong y nói: - Khi xưa ngài Đào Kỳ được vua Quang-Vũ nhà Hán phong tước Hán-trung vương. Nay tại hạ được phong Bình-Nam vương, thuộc hàng con cháu. Hán-trung vương làm đại công thần nhà Hán. Tại hạ lễ trước bàn thờ ngài để tỏ lòng hiếu kính bậc tiền bối. Hy vọng sau này đất Giao-chỉ sẽ còn nhiều anh hùng vì Trung-quốc ra sức, để tiếp nối sự nghiệp của Hán-trung vương. Sư thái Tịnh-Huyền nói: - Bần ni nhân danh võ lâm Đại-Việt kính mời các vị ở lại thụ lộc, uống chén rượu nhạt. Không biết các vị có nhận cho không? Triệu Thành lắc đầu. Y nói với Nhật-Hồ: - Tiên sinh! Vãn bối xin phép tiên sinh được nói mấy câu với Nam-bình vương Lý Công-Uẩn. Nhật-Hồ lão nhân gật đầu: - Dĩ nhiên được. Triệu đại hiệp không thể nhân đanh Bình-Nam vương ra lệnh cho võ lâm Đại-Việt. Nhưng vẫn có thể nhân danh sứ thần triều Tống, nói với Đại-Việt hoàng đế. Triệu Thành vận khí vào đơn điền nói lớn: - Nam-Bình vương gia. Khi vua Thái-tông bản triều còn tại thế, người hằng băn khoăn về đất Giao-chỉ này, nơi rồng nằm hổ phục. Niên hiệu Thiên-phúc thứ nhì (981), thiên triều nghe lời sàm tấu của bọn biên thần, sai Hầu Nhân-Bảo, Tôn Toàn-Hưng, Quách Quân-Biện mang quân sang đánh Giao-chỉ. Vì vậy mới xẩy ra trận Bạch-đằng, Chi-lăng. Sau người cho điều tra, biết rằng bị sàm tấu, đã ra lệnh chém bọn chúng, rồi sắc phong cho Lê Hoàn làm Giao-chỉ quận vương. Suốt bao năm, Lê Hoàn trấn phương Nam, làm cho dân chúng ấm no, giặc cướp không còn. Hàng năm sai sứ sang triều kiến, lễ số không thiếu. Vì vậy tiên hoàng không ngớt lời khen y, gia phong chức tước. Ngừng lại một lúc, y tiếp: - Công đức của Lê Hoàn khiến tiên hoàng dự định cải Giao-chỉ thành nước An-Nam. Đến đời Chân-tông niên hiệu Cảnh-đức thứ nhì (1005) giữa lúc triều đình định sai sứ sang sách phong, thì Lê-Hoàn chết. Sau đó các con tranh nhau. Cuối cùng Ngoạ-triều lên nối ngôi, tàn ác quá đáng, nên Thiên-triều không thể phong cho làm vua một nước. Y hắng rặng một tiếng, rồi tiếp: - Long-Đĩnh chết. Bấy giờ vương gia đang làm Tả-thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, tự lên kế ngôi thay Long-Đĩnh. Thiên-triều nhiều lần sai sứ sang dục vương gia tìm con cháu nhà Lê tái lập chính thống. Nhưng vương gia đều thượng biểu rằng con cháu nhà Lê không còn ai. Thiên triều cũng tin vậy, phong cho vương gia tước Nam-Bình vương, tạm quyền trị nước. Thế mà vương gia tiếm xưng đế hiệu Thuận-Thiên, quốc hiệu Đại-Việt. Như vậy thực quá lắm. Y chỉ vào Hồng-Sơn đại phu: - Năm trước đây, Thiên-Thánh hoàng-đế cử tiểu vương đi sứ, mục đích tìm con cháu nhà Lê. Hay đâu trời không phụ lòng người, tiểu vương tìm được Nam-Quốc vương Lê Long-Mang, chính là nhân vật kỳ vĩ, võ công vô địch thiên hạ, ơn đức trải khắp Hoa-Việt. Tiểu vương về tâu lại, ắt hẳn Thiên-triều sẽ phong cho Nam-Quốc vương làm hoàng đế, quốc hiệu vẫn còn tên Đại-Việt. Niên hiệu tùy Nam-Quốc vương chọn. Y ngừng lại nghỉ để thở mấy hơi rồi tiếp: - Vậy tiểu vương nghĩ Nam-Bình vương nên trả ngôi chính thống cho họ Lê. Vạn nhất vương không trả, cái gì sẽ xẩy ra? Võ lâm Giao-chỉ sẽ nổi dậy chống vương. Phái Sài-sơn dĩ nhiên chống vương. Phái Đông-a đã hai đời thân Lê. Đương kim Thiên-trường ngũ kiệt vốn bạn cũ của Hồng-Sơn đại phu, ắt phái Đông-a thành đạo quân chính kéo về Thăng-long. Chiêm-thành, Chân-lap, Lão-qua sẽ đem quân vào. Đại quân Thiên-triều ở hai lộ Quảng hơn trăm vạn vượt biên tiến sang. Như vậy liệu vương gia có giữ nổi không? Việc đó tùy vương gia xử trí. Triệu Thành để ý, thấy Hồng-Sơn đại phu có vẻ rửng rưng với lời nói của y. Y chửi thầm: - Thằng Lê Long-Mang này kiến thức không tầm thường, lại thêm con vợ đẹp như tiên của nó luôn công kích Thiên-triều. Có khi y đổi ý kiến cũng nên. Đã vậy ta bốc lão già hiếu danh Nhật-Hồ lên cho bọn Nam-man đánh nhau chơi, có như thế ta mới tiến quân sang được. Nghĩ vậy y cúi đầu trước bàn thờ lễ tám lễ rồi tiếp: - Thưa các vị anh hùng con cháu Bắc-bình vương. Qua ba trận đấu vừa rồi, tiểu vương thấy võ công Giao-chỉ thịnh hơn bao giờ hết. Giao-chỉ xứng đáng thành Đại-Việt. Người cai trị Đại-Việt không phải quận vương, mà phải thành hoàng đế. Đại-Việt hoàng đế chỉ có thể là Nam-Quốc vương. Nếu vì lý do nào đó, các vị không tin tưởng vào Nam-Quốc vương, phải cử lấy một vị đại tôn sư võ lâm lên thay. Thiên-triều cũng sẽ phong làm Đại-Việt hoàng đế, và tránh khỏi chiến tranh. Thôi, tiểu vương xin lui. Sau hai ngày nữa, tiểu vương sẽ đến Cổ-loa xem duyệt binh, chờ kết quả quyết định của Nam-Bình vương cùng các vị tôn sư võ lâm. Nói rồi y định xuống đài, thấp thoáng bóng xanh, Thanh-Mai nhảy lên, đứng cạnh y. Y giật mình lùi lại, miệng lắp bắp: - Trần cô nương. Từ Thiên-trường cách biệt, cô nương vẫn mạnh chứ? Miệng nói, mà tim y đập rộn ràng. Dưới ánh nắng hè, da mặt Thanh-Mai hồng hào, tươi đẹp như một bông hoa lan mới nở, đang khoe sắc. Quần hùng thấy thế khinh thân của nàng vừa mau, vừa nhẹ, tỏ ra nội công thâm hậu vô cùng. Khi nhìn rõ thấy vẻ đẹp sắc sảo của nàng, giới trẻ bật lên những tiếng suýt xoa. Thanh-Mai chắp tay thi lễ: - Tiểu nữ Trần Thanh-Mai, đệ tử phái Sài-sơn, xin kính cẩn ra mắt Triệu vương gia. Triệu Thành kinh ngạc: - Trần cô nương! Rõ ràng cô nương thuộc phái Đông-a, hơn nữa là ái nữ của vị chưởng môn danh trấn thiên hạ, cớ sao lại xưng làm đệ tử phái Sài-sơn? Thanh-Mai cười rất tươi: - Dĩ nhiên, gia nghiêm làm chưởng môn phái Đông-a. Nhưng tiểu nữ được Hồng-Sơn đại phu ưu ái thu làm đệ tử. Không những thu làm đệ tử, mà được coi như ái đồ của người. Vương gia có biết tại sao không? Trong mười đại đệ tử của người, tiểu nữ vốn nhỏ tuổi nhất, vì vậy cũng được sư phụ cưng chiều. Triệu Thành thấy Thanh-Mai lên đài, y biết thế nào cô gái xinh đẹp này cũng gây sự với mình chứ không sai. Y hỏi: - Không biết cô nương có điều chi dạy bảo? Kể từ ngày gặp gỡ cô nương lần đầu, tại hạ thấy không gian như thu hẹp lại, trăm hoa kém tươi. Tại hạ những tưởng về Trung-nguyên, cử mai mối, đem xe vàng đón cô nương làm vương phi. Thế nhưng... thế nhưng cô nương cứ theo làm khó dễ tại hạ hoài, đạo lý ở chỗ nào? Thanh-Mai dõng dạc nói: - Triệu vương gia ơi, tiểu nữ không hề làm khó dễ vương gia. Bình tâm mà xét, trong thiên hạ, vương gia chỉ ngồi dưới có Thiên-Thánh hoàng-đế, mà ngồi trên trăm triệu người, uy quyền biết mấy. Võ công kiến thức vương gia lại xuất chúng. Đương nhiên vương gia trở thành nguồn ước mơ của các thiếu nữ thiên hạ. Khi vương gia mới gặp tiểu nữ. Vương gia đã tỏ ý cầu thân. Tiểu nữ có phải gỗ đâu mà không cảm động? Nàng ngừng lại chỉ vào Hồng-Sơn đại phu: - Huống hồ cứ như lời vương gia nói, vương gia sang đây mục đích vì sư phụ của tiểu nữ, hưng diệt, kế tuyệt. Vương gia đã đến Vạn-thảo sơn trang cùng Thiên-trường tặng lễ vật lớn cho sư phụ cùng gia nghiêm tiểu nữ. Với bằng ấy lý do, đời nào tiểu nữ dám vô phép với vương gia, mà vương gia bảo rằng tiểu nữ làm khó dễ? Nàng đưa mắt nhìn Đoàn Huy, rồi tiếp: - Có điều tiểu nữ sinh làm gái Việt. Vương gia ơi, gái Trung-quốc lấy chồng, chỉ biết có chồng. Chồng là nhất. Nhưng gái Việt lại khác. Gái Việt yêu nước hơn yêu chồng. Chồng đứng thứ tư, sau nước, sau sư phụ, và sau song thân. Cả quảng trường vỗ tay vang dội, hết tràng này đến tràng khác. Người người tán tụng: - Đệ tử danh gia có khác. Nói năng đúng đạo lý. Hành xử đâu ra đấy. - Truyện! Một kiến thức của ông bố đã làm nghiêng thiên hạ rồi. Huống hồ thêm kiến thức của Hồng-Sơn đại phu! - Người ta đồn nàng là một trong Thuận-Thiên cửu hùng thì phải. Em kết nghĩa của Khai-Quốc vương. Nghe đâu Thuận-Thiên hoàng đế định phong làm Vương phi Khai-Quốc vương đấy. - Nếu hoàng-cung có một Vương-phi như vậy thực phúc đức quá. Nghe đâu phen này Hồng-Sơn đại phu được Thiên-trường đại hiệp hỗ trợ về đòi lại ngôi vua. Thế không biết nàng theo sư phụ với bố hay theo nghĩa huynh. - Chắc theo sư phụ. Nàng vừa nói: Gái Việt coi trọng nhất nước thứ đến sư phụ. Chồng đứng thứ tư kia mà. - Cứ chờ xem! Thanh-Mai đợi cho tiếng vỗ tay ngưng, nàng tiếp: - Suốt hơn năm qua, mỗi bước chân đi của vương gia, tiểu nữ hằng theo dõi. Vì vậy, hôm nay vương gia tới đây, ngỏ lời với anh hùng về ngôi chính thống của Đại-Việt, tiểu nữ bắt buộc phải lên tiếng. Triệu Thành kinh hoảng: - Con nhỏ này kiến thức thực bao la, trí mưu không thua ai. Mình không cẩn thận e nguy với nó. Bất cứ nó nói gì, ta cứ chối biến là xong. Y làm ra vẻ đa tình: - Tại hạ xin rửa tai nghe lời vàng ngọc của cô nương. Thanh-Mai mỉm cười chỉ vào bọn Triệu Anh: - Ngày mười tư tháng hai năm trước, tiểu nữ theo bổn sư vào Thanh-hoá dự lễ Lệ-Hải bà vương. Trên đường đi tiểu nữ gặp Tung-sơn tan kiệt cùng Quách Quỳ. Các vị ỷ lớn hiếp nhỏ, toan giết một thiếu niên thôn dã. Rồi đêm đến vào đập phá đền thờ Tương-Liệt đại vương. Nàng vẫy tay, Tôn Đản từ dưới đài bước lên. Nó thuật tỷ mỉ cuộc đấu võ giữa nó với Quách Quỳ, sau đó bọn Triệu Thành đột nhập đền thờ Nguyễn Thành-Công phá tượng tìm di thư như thế nào một lựơt, không bỏ một chi tiết nhỏ. Triệu Thành biết không chối được. Y tự biện lý: - Việc đó do Tung-sơn tam kiệt tự tác. Bản nhân đã nộp vàng tại trấn Thanh-hóa theo luật Giao-chỉ để chuộc tội rồi. Quần hào đồng lên tiếng nguyền rủa. Thanh-Mai đợi cho tiếng nguyền rủa của dứt. Nàng tiếp: - Lần đầu tiên tiểu nữ gặp Vương-gia trên núi Chung-chinh, vào ngày hôm sau, tức rằm tháng hai năm trước. Vương gia cùng với tất cả các vị tùy tòng đây không ngớt xỉ mạ võ công Đại-Việt là thứ võ công học lóm của Trung-quốc. Vương gia không hề nói đến việc tìm con cháu nhà Lê. Vương gia dụ dỗ bọn thiếu niên để chúng chỉ động Xuân-đài tìm nơi cất võ công thời Lĩnh-Nam. Trong đêm đó, vương gia dùng độc chất của Hồng-thiết giáo Trung-quốc, mưu hại đại ca của tại hạ, nhưng không thành. Nàng vẫy tay, Tôn Trung-Luận lên đài: - Vị tiền bối này bấy giờ đang làm ông từ giữ đền Tương-Liệt đại vương làm chứng. Ngày mười bẩy tháng hai, Vương gia cùng sứ đoàn đến lục xét đền thờ Tương-Liệt đại vương lần nữa, bắt trói ông từ tra khảo nơi cất võ kinh. Tôn Trung-Luận tường thuật tỷ mỷ những việc xẩy ra hồi ấy. Nhưng ông cố ý lờ vụ anh em Đàm Toái-Trạng, Đàm An-Hoà phản quốc làm gian tế cho Tống, vì Khu-mật viện muốn việc bọn họ Đàm phản quốc chưa đến lúc công bố. Nàng hướng vào công chúa Lĩnh-Nam Bảo-quốc Hoà-dân, đang ngồi trên ghế của vua Bà Bắc-biên: - Ngày hai mươi mốt tháng hai, trong lúc chúng tôi tế Lệ-Hải Bà-vương, Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh, Lý Tự xuất hiện, mưu giết công chúa Bình-Dương, cùng phá đại hội. Giữa lúc đó vua Bà Bắc-biên xuất hiện, kể tội trạng nguyên Địch Thanh ăn trộm vàng của công khố Đại-Việt. Công-chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa đứng lên kể chi tiết vụ Lý Tự toan giết Mỹ-Linh cùng việc bọn Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh xâm nhập Bắc-biên dụ dỗ các khê động theo Tống, ăn cắp vàng của công khố Đại-Việt. Sau đó âm thầm đi Thiên-trường, rồi vào Thanh-hoá. Đợi công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa kể xong, Thanh-Mai thuật chi tiết bọn Tung-sơn tam kiệt cùng với Vệ-vương Đinh Toàn tìm hầm đá, chép bộ Linh-Nam vũ kinh vào cuốn sử của Mỹ-Linh. Sau đó hủy những tấm bia kia đi. Thanh-Mai thuật đến đây, quảng trường ồn ào hẳn lên bàn tán. Quần hùng căm phẫn sứ đoàn đến cùng tận. Nguyên từ khi thành lập nước Việt cho đến thời Lý, chưa bao giờ võ học lại phồn thịnh như thời Lĩnh-Nam. Sau khi vua Trưng tuẫn quốc, các phái phải qui ẩn, bí mật thu dụng đệ tử. Vì vậy trải hơn nghìn năm Bắc thuộc, võ công bị mai một đi rất nhiều. Cho đến khi vua Ngô lập lại tự chủ, các gia, các phái mới hoạt động trở lại. Nhưng võ học thời Lĩnh-Nam, mười phần, thất lạc đến tám chín. Các đại tôn sư chỉ biết than ngắn thở dài. Trong gần một trăm năm qua, võ lâm Trung-quốc, Đại-Việt, Đại-lý, Chiêm-thành, Lão-qua thi nhau tìm di tích bộ Lĩnh-Nam võ kinh, nhưng tuyệt vô âm tín. Người ta cho rằng, ai tìm thấy bộ võ kinh đó, sẽ trở thành anh hùng vô địch, võ lâm đại đế. Bây giờ họ nghe Thanh-Mai nói bọn Triệu Thành được Vệ-vương Đinh Toàn chỉ cho chỗ cất dấu di thư. Sau khi chép xong, bọn y phá hủy bia đá đi. Quần hùng thấy rằng, muốn tìm lại võ thuật thời Lĩnh-Nam, phải tranh dành với sứ đoàn Triệu Thành. Nhưng phái nào cũng cảm thấy e dè, vì bọn Triệu-Thành tuy ít người, nhưng gồm toàn những đại đao thủ. Vì vậy không ai muốn ra mặt gây hấn. Họ im lặng, tìm kế vạn toàn. Thanh-Mai thuật tiếp việc bọn Tung-sơn tam kiệt bắt nàng cùng Mỹ-Linh, Bảo-Hòa đi Vạn-hoa sơn trang, Vạn-thảo sơn trang. Cùng những việc xẩy ra trong Vạn-thảo sơn trang. Nàng kết luận: - Cho đến lúc này, vương gia mới biết sư phụ của tôi là Nam-quốc vương. Vương gia không ngần ngại gì ném Vệ-vương Đinh Toàn vào hồ nước. Tại sao? Vì Vệ-vương thân cô, thế cô, võ công lại không cao. Trong khi sư phụ tôi võ công vô địch thiên hạ. Ơn đức trải khắp lê dân. Thế mà vương gia bảo Thiên-Thánh hoàng-đế cử vương gia sang Đại-Việt hưng diệt, kế tuyệt, tìm con cháu nhà Lê! Ai mà tin được. Tôi xin mời một nhân vật tối ư quan trọng lên làm chứng. Nhân chứng ấy chính là sư mẫu tôi. Từ chỗ phái Sài-sơn, một thiếu phụ, cực kỳ xinh đẹp trong lớp áo lụa đỏ, quần đen, dây lưng xanh, cổ choàng khăn xanh, khoan thai lên đài. Dưới ánh nắng chói chang, nước da trắng hồng, mái tóc đen nhánh óng ánh. Mỗi bước đi của nàng như muôn ngàn bông hoa trổ sắc. Người đó chính là Lâm Huệ-Phương. Quảng trường có hàng mấy vạn người, mà không một tiếng động. Muôn con mắt đều đổ vào Huệ-Phương. Không ai có thể ngờ, tạo hoá lại nặn ra con người đẹp đến như vậy. Huệ-Phương lên đài, hướng vào bàn thờ Bắc-bình vương lễ tám lễ, rồi nàng tường thuật chi tiết việc Triệu Thành tới Vạn-thảo sơn trang thuyết phục Hồng-Sơn đại phu khởi binh cũng như thái độ trở mặt của Triệu Thành với Đinh Toàn. Huệ-Phương đã xinh đẹp, tiếng nói lại ngọt ngào, ai nghe cũng phải xiêu lòng. Trước đây Thuận-Thiên hoàng-đế cùng ba vị hoàng hậu, tốn không biết bao nhiêu công phu mới tuyển được Huệ-Phương cho Khai-Quốc vương, với hy vọng Vương vừa ý, sau đó phong nàng làm Vương-phi. Bẵng đi hơn năm, trong ngày hội yến ở điện Long-hoa, hoàng-đế cũng như hoàng-hậu không thấy Huệ-Phương đến chầu. Các ngài cật vấn Vương. Vương im lặng chịu tội. Hôm sau, các ngài tới vương phủ điều tra, mới biết vương đã đem nàng trả cho Hồng-Sơn đại phu. Long tâm nổi giận vô cùng. Vì ngài cho rằng sự hy sinh của Khai-Quốc vương vô ích. Theo các ngài nghĩ Huệ-Phương ắt hùa theo Hồng-Sơn đại phu, khi việc thành, nàng đương nhiên trở thành hoàng-hậu. Chứ tội gì giúp họ Lý. Hôm nay, trong lúc nguy nan, trước áp lực của Tống, của quần hùng, ngai vàng rung rinh, Huệ-Phương xuất hiện. Nàng không những không hùa theo giúp Hồng-Sơn đại phu mà lại thẳng thắn tố cáo âm mưu của Tống. Bất giác ngài đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương. Trong khi Vương như ngây như dại, ngắm nhìn Huệ-Phương đắm đuối. Huệ-Phương kết luận: - Triệu vương gia. Tiểu nữ đa tạ vương gia đã chiếu cố tới phu quân của tiểu nữ. Xây đựng lại đại nghiệp của tổ tiên, ai mà chẳng muốn, chẳng cầu? Huống hồ phu quân của tiểu nữ. Tiểu nữ là gái Việt. Lấy chồng, chồng đứng hàng tư trên đời. Đạo lý Lĩnh-Nam định rằng, lấy chồng, phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Đúng ra tiểu nữ phải nhất tâm, nhất dạ cùng đại phu lo lập lại chính thống Lê triều. Nhưng giữa chính thống Lê triều với việc an nguy xã tắc mấy ngàn năm của giòng Việt lại không thể cùng đứng trong trường hợp này. Tiếng vỗ tay khắp quãng trường vang dội. Pháo thăng thiên tung lên nổ khắp bầu trời. Ban nhạc Hồng-thiết giáo, Sài-sơn cử bài Xuân Việt-nữ chiến Trường-an của Nguyễn Giao-Chi thời Lĩnh-Nam. Đợi cho bản nhạc dứt, Triệu Thành chỉ vào Huệ-Phương hỏi Hồng-Sơn đại phu: - Nam-Quốc vương gia! Vương gia thuộc giòng dõi chính thống của triều Lê. Xin vương gia quyết cho một điều, rằng vương gia muốn lập lại Lê triều hay không? Không lẽ vương gia quên mất sự nghiệp của tiên vương đã tốn không biết bao nhiêu tâm huyết xây dựng? Còn vị nữ lưu này có phải quý phu nhân không? Dù nàng có phải quý phu nhân, những gì nàng nói, có phải ý vương gia không? Hồng-Sơn đại phu đứng dậy khoan thai nói: - Dĩ nhiên nàng là tiện nội. Những điều nàng nói, nàng nhân danh con dân Đại-Việt. Xin vương gia đối thoại với nàng. Huệ-Phương hướng về phía phái Sài-sơn, chỗ Hồng-Sơn đại phu ngồi: - Hồi nãy, Trần tiểu thư đã nói: Gái Việt yêu nước hơn yêu chồng. Tiện nữ đành lỗi đạo với phu quân, đặt sự an nguy trăm họ lên trên hạnh phúc vợ chồng. Đặt sự nghiệp của Lê triều, sau sự nghiệp mấy nghìn năm của vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng. Hiện nay phía Bắc, Thiên-triều mắc vạ với Khất-đan. Phía Tây gặp Tây-hạ binh hùng tướng mạnh. Thiên-triều đành hướng xuống Nam mưu tính Đại-Việt, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua. Sau đó đến Đại-lý. Bấy giờ có đủ lương thực, quân lính, tiến chiếm Liêu, Tây-hạ. Muốn tính Đại-Việt nhưng Thiên triều thấy đống xương ở Chi-lăng cao hơn núi, xác lấp sông Bạch-đằng chưa thông. Vì vậy phải làm cho người Việt đánh nhau. Khi cuộc nội chiến chấm dứt, võ lâm chia rẽ, tinh lực kiệt quệ, bấy giờ mới khiến Chiêm-thành từ dưới đánh lên. Lão-qua từ Tây đánh vào. Quân thiên triều từ Lưỡng-Quảng theo đường bộ tràn sang. Thủy quân Mân-Việt đổ vào vùng Thiên-trường. Sau khi chiếm được Đại-Việt, ắt Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua không đánh cũng phải qui hàng. Triệu Thành cười ha hả, rồi nói: - Nam-quốc vương phi. Những lời vương phi nói đó chẳng qua là lý luận. Chứ thực sự thiên triều chỉ muốn lập lại giòng giống trung thành mà thôi. Xin vương phi cho biết chứng cớ ở đâu? Huệ-Phương mỉm cười: - Chứng cớ ư? Ở đây có rất nhiều. Tôi để Trần tiểu thư nói ra. Vì Trần tiểu thư là một trong nạn nhân của vương gia. Thanh-Mai vận nội lực, nói lớn: - Triệu vương gia ơi! Triệu vương gia tài thì có tài. Nhưng phải cái vương gia khinh địch, coi Đại-Việt không người, nên việc làm của vương gia bị lộ hết rồi. Sau khi rời Vạn-thảo sơn trang, vương gia âm thầm đi Thanh-hóa, đến họp ở Hồng-hương mật cốc, phía sau chùa Sơn-tĩnh. Bọn tại hạ theo dõi biết hết. Triệu Thành cười hả hả đánh trống lảng: - Trần tiểu thư ái nữ của Côi-sơn đại hiệp, không lo học văn, luyện võ, mà theo dõi bọn tại hạ. Như vậy cô nương làm việc cho Khu-mật viện của họ Lý ư? Thanh-Mai lắc đầu: - Triệu vương gia lại quên rằng gái Việt yêu nước hơn yêu thầy, yêu cha mẹ, yêu chồng con. Khi tiểu nữ biết vương gia ẩn ẩn hiện hiện mưu hại Đại-Việt, tiểu nữ cần theo dõi. Việc phòng vệ đất nước đâu phải của Khu-mật viện, mà của tất cả con dân Đại-Việt. Quảng trường vỗ tay vang dội. Thanh-Mai tiếp: - Trong đêm họp ở Hồng-hương mật cốc, có bằng này người: Vương gia với các vị tùy tùng. Phía Chiêm-quốc có chưởng môn phái Phật-thệ Chế Ma-Thanh, phu nhân Mỵ-Thu, đại tướng quân Ngô Đà. Phía Lão-qua có hoàng thúc Phủ Văn cùng vương phi Nàng Chay. Phía phái Tiêu-sơn có Nguyên-Hạnh đại sư cùng phu nhân tên Cao Thạch-Phụng. Cả quảng trường ồ lên đồng loạt, đưa mắt nhìn vào Minh-Không thiền sư. Phái Tiêu-sơn, nơi xuất thân của vua Lê Đại-Hành, của đương kim thiên tử, nơi tượng trưng cho tinh thần quốc gia. Nguyên-Hạnh là cao tăng đắc đạo, đệ tử của Bố-Đại hoà thượng. Suốt bao năm qua uy tín chùa Sơn-tĩnh muốn ngang với Tiêu-sơn. Bây giờ Thanh-Mai tố đích danh Nguyên-Hạnh họp với Tống, hơn nữa tố rõ Nguyên-Hạnh có vợ tên Cao Thạch-Phụng. Hỏi ai không kinh hoàng? Thanh-Mai chỉ vào Phủ Văn, với Chế Ma Thanh: - Triệu vương gia cho người dụ dỗ Phủ vương gia giết cháu, đoạt ngôi vua, sau đó đem quân đánh vào phía Tây Đại-Việt. Dụ dỗ hoàng-đệ Chế Ma Thanh chiếm ngôi vua của anh, rồi đem quân đánh vào phía Nam Đại-Việt. Vương gia lầm lẫn mất rồi. Vương gia quên rằng Quốc-tổ, Quốc-mẫu cho các hoàng tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi vào Nam. Hoàng tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi vượt núi, sang phía Tây qui dân lập ấp. Vì vậy người Chàm, người Lào, người Việt đều thuộc giòng giống Việt-thường. Hoàng thúc Phủ Văn, hoàng đệ Chế Ma Thanh một mặt giả chấp thuận đề nghị của thiên triều. Một mặt cho người báo cho Khu-mật viện Đại-Việt biết hết mọi tin tức của cuộc họp này. Quần hùng vỗ tay hoan hô vang dội. Thực sự ra không phải vậy. Phủ Văn, Chế Ma Thanh muốn mượn thế Tống, giết chúa lên làm vua. Chúng hối lộ vàng bạc cho Triệu Thành để được phong chức tước. Không ngờ Mỹ-Linh, Thiệu-Thái biết rõ âm mưu này, báo về cho Khai-Quốc vương. Nhân khi bọn Tống đi từ Thiên-trường về Thăng-long, bị Thanh-Mai cho người trộm hết vàng bạc, thư tín. Khai-Quốc vương nhân đó tương kế tựu kế. Khi hai phái Phật-thệ, Vạn-tượng về Thăng-long họp anh hùng đại hội, mưu cùng với bọn Nguyên-Hạnh, cùng phái Sài-sơn, Đông-a ép Thuận-Thiên hoàng-đế thoái vị, để cho Hồng-Sơn đại phu lên ngôi, hầu thực hiện kế hoạch của Tống. Đang đêm, Khai-Quốc vương gửi Huệ-Sinh tới gặp Phủ Văn. Nùng-Sơn tử gặp Chế Ma Thanh, nói rõ cho chúng biết rằng kế hoạch đã bại lộ. Nếu hai người thuận làm theo Khu-mật viện ngôi vị vẫn được giữa nguyên. Bằng chống lại, bao nhiêu thư tín của chúng viết cho Tống đều được gửi cho vua Chiêm, vua Lào, hai người không có đường về. Gia quyến sẽ bị xử tử. Hai người líu ríu vâng lời. Lúc Thuận-Thiên hoàng-đế lên đài tặng quà cho hai người. Khai-Quốc vương lấy nguyên số lễ vật của hai người tặng Triệu Thành, mà tặng lại cho. Hai người nhận quà mà trong lòng phát ớn lạnh. Bây giờ nghe Thanh-Mai tố cáo, hai người cùng đứng dậy hướng vào quần hùng chắp tay hành lễ, nhận lời hoan hô, nhưng mặt đỏ lên vì ngượng ngùng. Phủ Văn móc trong túi ra trục giấy, đưa cho mọi người xem. Y chuyển vào tay Đoàn Huy, nhờ ông đọc dùm. Đoàn Huy cầm giấy xem, rồi nói: - Trong trục giấy này là chiếu chỉ của Thiên-Thánh hoàng-đế phong cho hoàng thúc Phủ Văn làm Thái-tử thái bảo, phó đô nguyên soái. Nam phương trung thành tĩnh lự công thần. Lão-qua quận vương. Thực ấp vạn hộ. Thực phong tam thiên hộ. Vương phi được phong An-tĩnh quận chúa. Không đừng được, Chế Ma Thanh cũng đưa ra trục giấy. Đoàn Huy đọc: - Trong trục giấy này, là chiếu chỉ của Thiên-Thánh hoàng-đế phong cho hoàng đệ Chế Ma Thanh làm Kiểm hiệu thái sư, tĩnh hải tiết độ sứ, đồng bình chương sự. Suy thành thuận hoá công thần. Chiêm-thành quận vương. Thực ấp vạn hộ. Thực phong ngũ thiên hộ. Vương phi Mỵ-Thu được phong Khâm-linh quận chúa. Đại tướng Ngô Đà làm Nội điện chỉ huy sứ, tước Ma-linh hầu. Thực ấp nhị thiên hộ. Thực phong nhất thiên hộ. Thanh-Mai đỡ lấy hai cuốn trục, trao cho Triệu Thành: - Vương gia lầm lẫn quá nhiều. Các vị đây, người hoàng-thúc, kẻ hoàng-đệ. Khi không ai dại gì mà giết chúa, để lĩnh lấy hai tờ giấy vô giá trị của vương gia? Thình lình Thanh-Mai từ trên đài vọt mình lên cao, nhấp nhô mấy cái, đã đến phía sau khán đài phái Tiêu-sơn. Nàng quát lớn: - Nguyên-Hạnh! Đứng lại, mi trốn đâu cho thoát! Nàng vừa đáp xuống, xung quanh Nguyên-Hạnh đã có bốn vị sư bao vây, đó là Sùng-Văn, Sùng-Đức, Sùng-Tín, Sùng-Không. Bốn vị cùng cung kính nói: - Sự thể thế nào xin phương trượng lên đài trả lời Trần tiểu thư, chứ có đâu bỏ chạy? Mặt Nguyên-Hạnh tái nhợt. Y đành lên đài, đứng đối diện với Thanh-Mai. Thanh-Mai tiếp: - Triệu vương gia. Vị này có tên Dương Bá, thực ra họ Hồ. Nguyên xuất thân đệ tử của bang trưởng bang Nhật-hồ Trung-quốc, tức Hồng-thiết giáo ẩn danh. Khi quân Tống bao vây, diệt tổng đàn Nhật-Hồ bắt được đệ tử của bang trưởng là Hồ Dương-Bá cùng con gái tên Đỗ Lệ-Thanh. Hai người lạy van xin dung tha. Khu-mật viện Tống triều bèn đem tất cả thân thuộc họ Đỗ về Biện-kinh an trí. Một mặt cho hai người sang Đại-Việt tìm cách ẩn thân, hầu sau này quân Tống sang, còn làm nội ứng. Thế rồi nàng thuật hết việc Hồ Dương-Bá, Đỗ Lệ-Thanh sang Đại-Việt, ẩn thân vào làm đệ tử chùa Tiêu-sơn, gây dựng cơ sở như thế nào. Nguyên-Hạnh làm đệ tử Bố-Đại hoà thượng. Y giam Đỗ Lệ-Thanh cùng bồ tát Bố-Đại, Sùng-Phạm trong Hồng-hương mật cốc ra sao. Nguyên-Hạnh tổ chức thiếu niên Hồng-hương, mưu làm nội ứng thế nào...Cùng bắt giam thiếu nữ để hành lạc trong Hồng-hương mật cốc. Cho đến khi Mỹ-Linh, Thiệu-Thái khám phá ra... Mặt Nguyên-Hạnh vẫn trơ ra: - Trần cô nương! Người bịa ra nhiều truyện hoang đường quá, ai mà tin được? Cô nương bảo bần tăng có vợ, có con. Chứng cớ ở đâu? Y cãi gượng gạo. Lập tức Đỗ Lệ-Thanh từ dưới đài bước lên. Mụ chỉ tay vào mặt Hồ Dương-Bá: - Sư huynh! Người với ta là sư huynh, sư đệ. Thân phụ ta thương người, gả ta cho người. Thế rồi khi chúng ta hàng Tống, cùng mật ước rằng âm thầm dùng Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng, dần dần không chế triều Tống, lập lại nhà Chu. Khu-mật viện triều Tống sai chúng ta sang Đại-Việt đái tội lập công. Người với ta cùng thề sẽ có ngày trốn về Trung-nguyên. Khi người trở thành phương trượng chùa Sơn-tĩnh, người giam sư phụ Bố-Đại, sư thúc Sùng-Phạm, ép hai vị dạy cho thuật xuất hồn. Người đâu biết rằng người đi tu đắc đạo mới xuất được hồn, chứ nào có truyền cho nhau được? Quảng trường ồn lên những tiếng bàn tán. Vì Sùng-Phạm, một vị Bồ-tát đắc đạo. Ngài nổi tiếng cùng một lúc với Vạn-Hạnh thiền sư. Gần đây không ai biết ngài đi đâu. Nào ngờ ngài bị Nguyên-Hạnh bắt giam. Còn Bố-Đại hoà thượng, dân chúng tin rằng ngài là Phật Di-Lặc giáng sinh. Cho nên khi Đỗ Lệ-Thanh nhắc đến hai ngài, khiến người người đều chú ý lắng tai nghe. Bà nghiến răng vào nhau: - Sau khi ta khám phá ra mi gian dâm với Cao Thạch-Phụng. Mi giam tra khảo bắt ta khai ra Hồng-thiết tâm pháp cùng thuốc giải Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Ta nhất định không khai. Vì ta biết, nếu ta khai ra người sẽ giết ta. Hơn mười năm, đêm đêm người hành lạc với con tiện nhân Cao Thạch-Phụng. Mi trói ta, bắt ta phải nhìn trò bỉ ổi của mi. Bà chỉ vào Mỹ-Linh: - Cho đến khi công chúa Bình-Dương cùng thế tử Thân Thiệu-Thái khám phá ra Hồng-hương mật cốc. Mi giam hai người vào trong hang với ta. Tiếp theo bà thuật việc Bố-Đại cũng như Sùng-Phạm dư sức bẻ song sắt thát ra. Nhưng hai ngài muốn ở tù để giải hết nghiệp. Khi gặp Thiệu-Thái, Sùng-Phạm truyền cho chàng một trăm năm công lực, rồi viên tịch. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh bẻ song sắt cứu bà, đốt xác Hồng-hương thiếu niên trốn đi hầu đánh lừa Nguyên-Hạnh. Sau cùng với sự xuất hiện của Chu An-Bình, Chu An-Khôi, Chu An-Việt v.v. Bà hướng vào phía đệ tử của Sơn-tĩnh gọi: - Hạnh-Chân, Hạnh-Như. Hai con đâu? Hai nhà sư trẻ từ dưới đài bước lên, quỳ gối lạy Đỗ Lệ-Thanh: - Mẫu thân. Đỗ Lệ-Thanh ôm lấy hai con, mặt đầy nước mắt. Bà nói với Nguyên-Hạnh: - Khi ta được công chúa Bình-Dương cùng thế tử Thân Thiệu-Thái cứu ra. Ta đã tìm thăm hai đứa con, cho chúng biết ta vẫn còn tại thế, dặn chúng phải có mặt hôm nay làm chứng. Mi còn chối nữa hay không? Thanh-Mai đưa ra cuốn trục: - Đây, sắc phong cho Hồ Dương-Bá làm Đô nguyên soái, Long-biên quốc công, Giao-chỉ kinh lược sứ. Còn đây sắc phong thứ nhì cho Hồ Dương-Bá làm Quốc sư thông huyền Bồ-tát Và phu nhân Cao-thạch-Phụng làm Túc không quan âm. Nàng hướng vào Minh-Không thiền sư: - A-di-đà Phật! Xin Quốc sư dạy cho một lời. Minh-Không đáp: - Nghiệp dĩ Nguyên-Hạnh nặng quá. Tội của người xin để cho luật lệ Đại-Việt xử. Thanh-Mai hỏi Minh-Không: - Minh-Không đại sư! Xin đại sư cho biết gã Hồ Dương-Bá này có còn liên hệ với phải Tiêu-sơn nữa không? Minh-Không đáp: - Y dối sư phụ xin qui y, xin thọ giới. Như vậy cả qui y lẫn thọ giới đều không thực. Y hết còn tư cách đệ tử phái Tiêu-sơn. Đỗ Lệ-Thanh quỳ gối trước Tự-An: - Cách đây hơn năm, tiểu tỳ đến trang Thiên-trường, được đại hiệp hứa đứng ra chủ trì công đạo cho vụ này. Hôm nay kẻ thù trước mắt, xin đại hiệp ra tay cho. Tự-An phẩy tay cho bà đứng dậy: - Phu nhân bình tâm. Ta đã hứa tất làm. Ông bảo Thanh-Mai: - Nếu y là đại sư Nguyên-Hạnh, bố phải ra tay. Còn y trở lại thành Hồ Dương-Bá, con dạy dỗ y mấy chiêu được rồi. Thình lình Nguyên-Hạnh phóng chưởng tấn công Thanh-Mai. Trong ý nghĩ, y phải giết nàng, nên y vận đủ mười thành công lực. Chiêu chưởng đánh ra như vũ bão. Trong chưởng có mùi hôi tanh nồng nặc. Thanh-Mai phản ứng rất nhanh. Nàng lùi một bước, trả lại bằng một chiêu Đông-a chưởng. Binh một tiếng, Nguyên-Hạnh rùng mình lùi lại một bước. Trong khi Thanh-Mai thản nhiên như không. Tự-An quát lớn: - Khoan! Ông nói với Hồ Dương-Bá: - Hồ nguyên soái. Người lập công lớn với triều Tống, tước đã phong tới hầu, chức tới Đô nguyên-soái. Trong đẳng trật võ quan triều Tống, Đô nguyên-soái lớn cực phẩm. Đấy nói về quan chức. Còn nói về võ công, dường như người chỉ thua có quốc sư Minh-Không. Chúng ta khám phá ra người ẩn ở Đại-Việt, người có tội với Đại-Việt. Còn đối với Tống triều người thành đại công thần. Tại sao người không giám nhận cái danh dự của mình? Nghe Tự-An nói vậy, Triệu Thành nghĩ rất nhanh: - Tên Trần Tự-An quả xứng danh Côi-sơn đại hiệp. Ta những tưởng chối biến việc Khu-mật viên sai Nguyên-Hạnh sang Đại-Việt. Như vậy vẫn tiếp tục dùng bọn Lê Long-Mang được. Y dồn Nguyên-Hạnh đến chỗ chết, rồi lại khai ra con đường thoát thân bằng cách nhận tội. Nếu Nguyên-Hạnh nhận hết tội, đương nhiên ta cứu y thoát chết, nhưng mưu đồ e hỏng bét. Nghĩ vậy y nháy mắt cho Nguyên-Hạnh tỏ ý bảo, đừng nhận. Nhưng Nguyên-Hạnh lại nghĩ khác: - Ta nhận hết, như vậy chắc chắn thoát chết. Vương gia có giận cũng chẳng đi đến đâu. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 2 Thượng giới Hồng-xà Y đến trước Triệu Thành quỳ gối: - Vương gia! Tiểu tướng làm không tròn nhiệm vụ, hỏng đại kế của triều đình. Tiểu tướng xin chịu tội với vương gia. Triệu Thành nguyền rủa thầm Nguyên-Hạnh, nhưng y vẫn hướng vào Thuận-Thiên hoàng-đế: - Nam-Bình vương. Hồ nguyên-soái là đại công thần của thiên triều. Vương gia không thể bắt tội được. Vương gia đừng quên rằng vương gia nhận chức tước phong của thiên triều. Vương gia thành đồng liêu với Hồ nguyên soái. Thanh-Mai biết Thuận-Thiên hoàng-đế khó có thể đối đáp trong vụ này. Nàng chỉ vào Nguyên-Hạnh: - Bình-Nam vương công nhận Hồ Dương-Bá, được phong Đô nguyên-soái, đại công-thần thiên triều. Như vậy vương gia công nhận thiên triều chuẩn bị đánh Đại-Việt. Nàng chắp tay hướng vào quần hùng: - Thưa các vị anh hùng. Bình-Nam vương nhà Đại-Tống hiện giữ trọng trách việc binh bị đã công nhận rằng nhà Tống chuẩn bị đánh chiếm Đại-Việt. Vấn đề đã rõ ràng. Các vị nghĩ xem, chúng ta nên đánh hay hàng? Hàng mấy vạn người cùng rút kiếm ra hô lớn: - Đánh! Diệt bọn chó Ngô. Đợi cho tiếng nguyền rủa bớt, nàng tiếp: - Thuận-Thiên hoàng-đế dĩ nhiên không bắt tội Dương-Bá vì việc y giam công-chúa Bình-Dương, thế tử Thiệu-Thái. Bởi khi Dương-Bá làm việc đó vì bảo vệ cơ mật cuộc họp ở Hồng-hương cốc, vì Tống, vì thi hành nhiệm vụ. Vậy xin Triệu vương gia cho biết việc y giam Đỗ Lệ-Thanh thuộc truyện riêng của y hay cũng của triều Tống? Triệu Thành lắc đầu: - Dĩ nhiên đó thuộc truyện riêng của Hồ nguyên soái. Đại-sư Sùng-Đức, viện trưởng viện giới luật chùa Sơn-tĩnh bước lên đài, hướng vào Nguyên-Hạnh: - A-di-đà Phật. Phương trượng! Người làm nhục bản tự quá đáng. Chiếu giới luật, mong phương trượng thụ hình, để giải bớt nghiệp quả. Hồ Dương-Bá lộ mặt thực ra: - Hồ mỗ nguyên làm đại thần Tống triều. Mỗ chỉ mượn quý tự để ẩn thân. Mỗ không hề làm cao tăng. Đã không cao tăng, thì tam qui, ngũ giới hay thất bát, hay vạn giới đối với mỗ chẳng là cái đéo gì cả. Mỗ có quyền lấy vợ, có con. Mỗ nói cho đại sư biết, trong thời gian ở Sơn-tĩnh, mỗi tháng mỗ ăn thịt một con chó. Đêm nào mỗ cũng hành lạc với trinh nữ. Mỗi tháng mỗ hút kinh nguyệt của hai thiếu nữ để luyện Hồng-thiết công. Mỗi ngày mỗ uống nước tiểu của thiếu nữ để điều khí. Đại sư đừng đem giới luật ra dọa mỗ nữa. Sùng-Văn quát lên một tiếng. Ông phát chưởng tấn công Dương-Bá. Dương-Bá lùi một bước, trả lại một chưởng. So vai vế, Sùng-Văn ngang vai với sư phụ Nguyên-Hạnh, ông lớn tuổi hơn, nhập môn trước. Vì vậy công lực cao thâm hơn Nguyên-Hạnh nhiều. Chưởng phong của ông hùng hậu vô cùng. Bình, bình, bình, Hồ Dương-Bá bật lui liền ba bước. Y trả lại một chưởng rất thô kệch. Chưởng của y có mùi tanh hôi không thể tưởng tượng được. Đỗ Lệ-Thanh kêu lên: - Chu-sa nhật hồ độc chưởng. Sùng-Văn tránh, không giám đỡ vào chưởng của y. Ông lùi bước, rồi trả lại một chưởng. Bây giờ Nguyên-Hạnh mới phản công được mấy chiêu. Mỗi chưởng của y đánh ra, có mùi tanh hôi khủng khiếp. Quần hùng quan sát cuộc đấu đều nghĩ thầm: - Tên Hồ Dương-Bá này quả xứng thiên tài võ học. Y dâm đãng như vậy, mà công lực đến dường này, có thua gì Đại-Việt ngũ long? Chính Nhật-Hồ lão nhân đứng cạnh cũng phải kinh ngạc. Lão chửi thầm: - Tên Nguyên-Hạnh này học võ công của bang Nhật-hồ Trung-quốc. Y lại bái Bố-Đại hoà thượng làm thầy. Y khéo léo phối hợp được nội công hai phái, thành một thứ nội công mới. Vì vậy tuổi y còn nhỏ, mà đâu có thua gì bọn trưởng lão của mình. Nếu y thất bại, mình phải cứu y, thu dụng y làm đệ tử, lợi biết bao? Cuộc đấu vẫn bất phân thắng bại. Công lực Sùng-Văn cao thâm, nhưng không giám đối chưởng với Nguyên-Hạnh. Ngược lại Nguyên-Hạnh tìm đủ cách để hai chưởng chạm vào nhau, khiến Sùng-Văn bị trúng độc. Nguyên-Hạnh đánh liền mười chưởng, Sùng-Văn đều tránh được. Đến chưởng thứ mười một hai chưởng giao nhau. Bộp một tiếng. Hai chưởng dính liền. Thế là trở thành cuộc đấu nội lực. Khoảng nhai dập miếng trầu, Nguyên-Hạnh cảm thấy nguy cơ gần kề. Vì Sùng-Văn dồn chân khí sang người hắn cuồn cuộn. Hắn nghiến răng chịu đựng được một lát, châm tay bủn rủn, mắt hoa đầu váng. Nhật-Hồ đứng cạnh, y nghĩ thầm: - Tên Nguyên-Hạnh quên mất rằng trong máu y đầy chất độc. Y chỉ cần phun một búng vào mặt Sùng-Văn, Sùng-Văn chịu sao thấu? Nghĩ vậy y nhắc: - Dùng máu cứu mạng, nguy cơ gì cũng qua. Nguyên-Hạnh tỉnh ngộ, hắn nghiến răng cắn môi, máu chảy ra đầy miệng. Thình lình hắn phun vào mặt Sùng-Văn. Hai người đứng quá gần nhau. Vả Sùng-Văn không bao giờ ngờ một người như Nguyên-Hạnh lại phun nước miếng vào mặt ông. Tẹt một tiếng, mặt Sùng-Văn đầy nước bọt, máu. Sùng-Văn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, rồi bắp thịt co giật, chân khí muốn tuyệt. Ông vội thu tay, nhảy lùi lại. Nguyên-Hạnh được thoát chết. Y đứng thẳng, hít một hơi chân khí, điều hoà nội tức, rồi nói: - Sùng-Văn, người trúng Nhật-hồ độc thủ của ta rồi. Ta không đấu với người nữa. Hai bóng vàng thấp thoáng, Sùng-Đức, Sùng-Minh đại sư lên đài đỡ Sùng-Văn. Sùng-Đức chỉ mặt Nguyên-Hạnh: - Người... người thực mặt dầy. Người dùng... Nguyên-Hạnh thản nhiên: - Theo luật lệ Sơn-tĩnh, khi một người thắng viện trưởng giới luật viện coi như sạch tội. Ta đã thắng Sùng-Văn. Vậy bọn Sơn-tĩnh các người không thể gây rắc rối với ta nữa. Sùng-Văn run lẩy bẩy, tỏ vẻ đau đớn vô cùng. Nguyên-Hạnh hướng vào Minh-Không đại sư: - Đại sư! Nếu đại sư muốn tại hạ trao thuốc giải Chu-sa độc chưởng cứu đại sư Sùng-Văn, xin đại sư tha cho tại hạ rời khỏi nơi đây. Tại hạ xin nói trước thuốc giải Chu-sa độc chưởng Trung-quốc khác hẳn với Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng Đại-Việt. Vì vậy thuốc giải của Hồng-thiết giáo Đại-Việt vô dụng. Minh-Không đưa mắt nhìn Sùng-Văn đang đau đớn. Ngài chưa quyết định, Đỗ Lệ-Thanh lên đài cười nhạt: - Dương-Bá! Một đời mi sảo quyệt chưa đủ sao mà mi còn dối người. Nếu mi biết chế thuốc giải Chu-sa độc chưởng, mi đâu có giam ta mười năm? Mi không có thuốc giải, mà lại nói có. Mi định lừa Minh-Không đại sư, nhưng ta đã chết đâu? Dương-Bá bị vợ lột mặt nạ. Y giận quá, thình lình phát chiêu hướng Đỗ Lệ-Thanh. Binh một tiếng, bà bị bay tung lên cao, rơi xuống đài. Quần hùng la hoảng lên. Thanh-Mai lại bên bà bắt mạch. Bà lắc đầu, miệng phun máu có vòi, nói với Tự-An: - Đại hiệp! Tiểu tỳ muốn nhìn thấy y đền tội. Tự-An giận run lên. Trước đây ông đã hứa với Đỗ Lệ-Thanh rằng ông sẽ đứng chủ trì công đạo, trừng phạt Nguyên-Hạnh. Nay ông chưa ra tay, y lại giết vợ. Ông nói với Triệu Thành: - Triệu vương gia! Trần mỗ không phải vua quan Đại-Việt, nên dù Nguyên-Hạnh có làm tam công, thượng thư Tống triều, mỗ cũng phải giết y. Mà dù ngay y có phải Ngọc-Hoàng đại đế, Diêm-La, mỗ cũng không tha. Ông vận khí, định trong một hai chiêu đập chết y, thì Thanh-Mai đã tấn công Dương-Bá. Dương-Bá cười thầm: - Võ công con nhỏ này mình đã biết rồi. Y thị từng bị bọn Tung-sơn tam kiệt bắt sống, dẫn đi khắp trấn Thanh-hóa. Không biết y thị có điên không, mà giám ra tay tấn công mình? Y phát chiêu đánh trả. Bình một tiếng, y cảm thấy trời đất đảo lộn, lồng ngực muốn nổ tung ra. Tai kêu o o kéo đài vô tận. Y kinh hãi: - Rõ ràng chưởng của con nhỏ vừa rồi không có kình lực. Tại sao chạm vào chưởng mình lại mạnh như vậy? Y lùi lại đánh ra một chiêu Chu-sa độc chưởng. Thanh-Mai thấy mùi tanh hôi, nàng cười thầm: - Đối với ai mi dùng độc chưởng được, chứ đối với ta e vô dụng. Nàng nhàn tản trả lại một chiêu rất bình thường. Bình, Nguyên-Hạnh cảm thấy tay ê ê. Y phát chiêu khác. Nhật-Hồ đứng cạnh, thấy Thanh-Mai đối chưởng với Nguyên-Hạnh, ông kinh hãi nghĩ thầm: - Chu-sa độc chưởng khi phát ra, ai chạm vào, chỉ mấy khắc sau đau đớn vô cùng, rồi mất hết kình lực. Nay sao con nhỏ này trúng đến bốn chưởng mà vẫn vô sự. Ngược lại dường như Dương-Bá tỏ vẻ đau đớn thì phải. Nguyên cách đây ít lâu, trong dịp viếng Thiên-trường, Đỗ Lệ-Thanh đề nghị Tự-An nghiên cứu ra một thứ võ công khắc chế Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Đỗ đã giúp Tự-An một phần. Tự-An phối hợp thiền công, cùng nội công Đông-a, học thuyết kinh-ạc của y học, hoàn thành. Thiền-công vận ra ba kinh âm hoá giải độc chất cùng kình lực đối thủ. Còn nội công Đông-a phát ra ba kinh dương tấn công. Sau đó ông dạy cho các sư đệ cùng đệ tử, Bảo-Hoà, Mỹ-Linh. Hôm nay Thanh-Mai đem ra áp dụng đấu với Nguyên-Hạnh, nên y tấn công, nàng đỡ, mà y cảm thấy đau đớn. Vì khi nàng đỡ, trong cái thủ có cái công. Thuận-Thiên hoàng-đế cùng Khai-Quốc vương ngồi trên đài, thấy mỗi chiêu Thanh-Mai đánh ra mạnh muốn nghiêng trời lệch đất, cả hai đều kinh ngạc đến ngẩn người ra: - Mới hôm nào, trong Long-hoa cung, công lực nàng tuy có cao, nhưng đâu có thể đến trình độ này? Cả hai người không hiểu là phải. Nguyên Thanh-Mai được phụ thân dạy, công lực đã tới trình độ hiếm có. Tuy vậy hồi gặp Tung-sơn tam kiệt, nàng vẫn không phải đối thủ của chúng. Trên đường đi, nàng được Huệ-Sinh dạy cho cách khai thông, hoà hợp thủy hỏa, nàng tiến tới chỗ không thua gì các sư thúc. Khi đến Vạn-thảo sơn trang, được Hồng-sơn đại phu dạy học thuyết kinh lạc, nàng tự đả thông kinh mạch, nên công lực tiến tới chỗ sâu vô cùng. Khi trở về Thiên-trường lại được thân phụ dạy cho cách đả thông hết kỳ kinh bát mạch. Đến đây nàng trở thành đại cao thủ. Tại Long-hoa đường, nàng trị bệnh cho Đoàn Huy, vô tình hút hết nội lực của một đại cao thủ bậc nhất Đại-lý. Đến đây công lực của nàng cao thâm khôn lường. Rồi Thiệu-Thái, Huệ-Sinh vận công trị bệnh, cũng truyền công lực cho nàng. Thành ra trong người nàng nội tức muốn nổ tung ra. Nguyên-Hạnh càng đấu càng kinh sợ, vì y cảm thấy võ công của Thanh-Mai khắc chế với y. Y lùi lại đánh ra một chưởng hết sức vũ dũng. Thanh-Mai hít một hơi nói lớn: - Đỗ phu nhân! Hãy nhìn cháu trả thù cho phu nhân đây. Nàng đánh ngay vào giữa chưởng Nguyên-Hạnh. Bình một tiếng, người y bay bổng lên cao, rồi rơi xuống đài. Y nghiến răng, cố gắng bò dậy, nhưng rồi lại ngã xuống. Y hộc lên một tiếng, miệng phun máu có vòi. Đỗ Lệ-Thanh cố gắng đến gần Thanh-Mai lạy bốn lạy: - Đa tạ vương phi chu toàn cho tiểu tỳ. Không ai hiểu tại sao Đỗ Lệ-Thanh lại gọi Thanh-Mai bằng vương phi. Chỉ duy bọn Thuận-Thiên cửu hùng biết rõ nguyên ủy. Thanh-Mai kinh ngạc, vì rõ ràng Đỗ Lệ-Thanh trúng chưởng của Nguyên-Hạnh đến không ngồi dậy được, mà sao nay bà có thể hành lễ dễ dàng. Chợt nàng hiểu ra: - Dù sao Đỗ phu nhân cũng từng là đệ tử Hồng-thiết giáo. Mà Hồng-thiết giáo toàn một bọn dối trá đã quen. Nhân thấy Nguyên-Hạnh tấn công. Bà có thể đỡ được, mà không đỡ, đành vận công chịu đòn, gây căm phẫn cho bố con mình, đễ mình ra tay trừ Nguyên-Hạnh. Hạnh-Chân, Hạnh-Như thấy Nguyên-Hạnh bị trúng đòn. Hai đứa chạy lại vực y lên, miệng gọi: - Gia gia! Gia gia có sao không? Thình lình Nguyên-Hạnh vọt dậy. Y chuyển động một cái, hai tay kẹp Hạnh-Chân, Hạnh-Như vào hai nách. Y nhảy lùi lại quát lớn: - Minh-Không! Nếu người không mở đường cho ra rời khỏi nơi đây. Ta kẹp nách một cái, hai đứa trẻ này chết liền. Nguyên Hồ Dương-Bá vốn đại xảo quyệt. Y nghĩ muốn thoát thân, thực muôn vàn khó khăn. Vì vậy y nghiến răng chịu một chưởng của Thanh-Mai rồi bắt hai con như tín vật, hầu làm mộc cứu mạng. Đỗ Lệ-Thanh thét lên: - Dương-Bá, mi nhẫn tâm hại hai con mi ư? Hồ Dương-Bá lạnh lùng, không lên tiếng. Minh-Không đại sư nói với Trần Tự-An: - Trần đại hiệp. Xin đại hiệp vì hai sinh mạng trẻ thơ, tha cho Hồ thí chủ rời khỏi nơi này. Hồ Dương-Bá thản nhiên cặp hai đứa con vào nách, nhảy xuống đài, chạy thẳng một mạch. Đỗ Lệ-Thanh đến trước Triệu Thành. Bà thủng thẳng nói: - Vương gia, tiểu tỳ cùng Hồ Dương-Bá vốn người của Khu-mật viện sai sang Đại-Việt hành sự. Nhưng bây giờ vì hoàn cảnh, tiểu tỳ không còn của Tống nữa. Khi tiểu tỳ bị giam, đã hứa rằng nếu ai cứu thoát tiểu tỳ khỏi vòng lao lý, nguyện trọn đời làm nô bộc để đền ơn. Tiểu tỳ được Thân thế tử cứu thoát khỏi nhà tù, vì vậy tiểu tỳ xin từ giã vương gia ở đây. Bà cúi lạy Triệu Thành bốn lạy, rồi xuống đài. Triệu Thành bị Thanh-Mai cùng quần hùng lôi bộ mặt gian xảo, giả trá ra. Tuy biết không còn hy vọng gì nữa, y vẫn nói cứng: - Nam-Bình vương gia. Tôi xin nhắc lại với vương gia rằng thiên triều đã nhất quyết hưng diệt, kế tuyệt. Một, lập lại nhà Lê. Hai, để một vị đại tôn sư võ lâm lên ngôi, mới có quốc danh Đại-Việt, mới có hoàng-đế với niên hiệu. Bằng không mảnh đất này vẫn mang tên Giao-chỉ, và người đứng đầu vẫn tước Giao-chỉ quận vương. Quân thiên triều sẽ tiến sang. Nói rồi y hô bộ hạ, cùng lên ngựa, rời quảng trường. Lập tức cả quảng trường ồn lên những tiếng bàn tán. Huệ-Phương hướng vào quần hùng: - Thưa các vị võ lâm anh hùng. Các vị thấy rõ ràng rằng bọn Triệu Thành sang đây không với mục đích tìm con cháu nhà Lê, mà với ý đồ chuẩn bị xâm lăng Đại-Việt. Đất nước chúng ta, phải do người Việt tự cai trị. Dù Đinh, dù Lê, dù Lý cũng vậy. Ai đem lại hạnh phúc cho dân, người đó chính thống, minh quân, anh hùng. Người nào gây cho dân đói khổ, người đó thành giặc nước, hôn quân, trộm cướp. Dương Ẩn hỏi Huệ-Phương: - Nam-Quốc vương-phi. Nhưng lời vương-phi nói đó dường như ám chỉ đến một số người. Số người tốt thuộc họ Lý. Số người xấu, thuộc họ Lê. Vương-phi từ cô gái bình thường, một thoáng trở thành vợ một đại võ lâm cao thủ, hơn nữa Nam-Quốc vương của triều Lê đã từng có chiến công đánh Tống, bình Chiêm. Đáng lẽ vương-phi phải hết tâm bênh vực danh dự cho nhà chồng, cùng chồng đòi lại ngôi báu, bị cường thần tiếm vị. Đây vương-phi chống lại chí phục hưng của chồng đã là điều không tha thứ. Vương-phi còn bêu xấu tiên-vương bản triều. Đạo lý ở chỗ nào? Huệ-Phương vẫn cười tươi: - Lê tiền bối! Tiền bối dạy như vậy e sai. Dương Ẩn quát lớn: - Này Nam-Quốc vương-phi. Ta gọi người bằng vương-phi. Thì ít ra người cũng không thể quên rằng ta ngồi trên ghế tôn sư phái Sài-sơn, sư thúc của Nam-Quốc vương. Vương-phi không thể gọi ta bằng tiền bối, mà phải gọi bằng sư thúc. Huệ-Phương định đem việc Dương Ẩn bắt giam Vũ Thiếu-Nhung làm cây thuốc cho Nhật-Hồ ra, để lột mặt nạ y. Nhưng tiếng Hồng-Sơn đại phu dùng Lăng-không truyền ngữ nói như rót vào tai: - Huệ-Phương! Em đừng lột mặt nạ y vội. Cứ để cho y đóng kịch. Khi nào tối cần thiết, ta hãy đem ra. Huệ-Phương nghe chồng nói, nàng đánh trống lảng: - Lê tiền bối! Tôi biết chút ít về tướng mệnh. Tôi thấy tướng mệnh của tiền bối giống như con mèo ngủ, rình vồ chuột. Tôi tin rằng tiền bối đã làm điều gì không xứng đáng với vai sư thúc của phu quân tôi. Vì thế tôi mới không gọi tiền bối bằng sư thúc. Nghe Huệ-Phương nói, Dương Ẩn kinh hồn động phách: - Ta làm trưởng lão Hồng-thiết giáo, chỉ đệ tử thân tín cùng các vị trưởng lão biết. Con nhỏ này làm sao rõ được. Có lẽ nó đoán mò mà thôi. Nghĩ vậy y nói: - Nếu phu nhân cùng bất cứ đệ tử bản phái nào chứng minh được ta có hành vi trái với võ đạo phái Sài-sơn. Ta xin tự xử bằng cách rời môn phái. Huệ-Phương chửi thầm: - Mi tự trói mình, đừng trách ai nhé. Nàng chắp tay: - Nếu như vậy tiện nữ xin sư thúc đại xá cho. Còn việc sư thúc bảo tiểu nữ phải hết sức cùng chồng lo đòi lại ngôi báu. Điều này tiện nữ nào dám trễ nải. Có điều đòi lại ngôi vua bằng danh chính ngôn thuận nhất định chúng ta phải làm. Chứ đòi lại ngôi vua do bọn Tống áp lực, gây nội chiến, rồi đi đến mất nước, thà đừng đòi. Dương Ẩn đứng dậy, chỉ tay vào mặt Huệ-Phương: - Huệ-Phương! Người không phải chính thất của Hồng-Sơn đại phu. Người không có tư cách gì đại diện cho họ Lê. Người lại chẳng phải đệ tử bản phái, nên càng không có quyền nhân danh phái Sài-sơn. Lời người nói hoàn toàn vô giá trị. Ở đây chỉ mình ta mới có quyền đại diện bản phái. Mình Hồng-Sơn đại phu có quyền đại diện họ Lê. Huệ-Phương thấy Dương Ẩn nổi nóng, mất bình tĩnh, nàng càng trêu già: - Sư thúc ơi! Tiện nữ không hề nhân danh họ Lê, cũng không hề nhân danh phái Sài-sơn. Tiện nữ chỉ nhân danh một con dân Đại-Việt mà thôi. Sư thái Tịnh-Tuệ xá Dương Ẩn, Huệ-Phương: - Xin Dương đạo sư với Hồng-Sơn phu nhân tạm gác việc tranh luận lại. Chúng ta có nhiều điều phải làm ngay. Thứ nhất định rõ ngôi vua Đại-Việt, mà họ Lý tạm cầm bấy lâu nay. Hoàng Liên ngồi trên ghế tôn sư phái Mê-linh. Mụ nạt: - Tịnh-Tuệ, Bình-Nam vương Thiên-triều nói rằng người chờ kết quả quyết định của tôn sư võ lâm. Mi không phải tôn sư bản phái. Mi không có quyền bàn truyện này. Tịnh-Tuệ chỉ vào Hoàng Liên: - Thưa chư vị anh hùng. Vị sư thúc của bần ni đã nhận sắc phong của Tống triều, chuẩn bi cướp ngôi chưởng môn phái Mê-linh, hầu làm nội ứng cho giặc. Vì vậy phái Mê-linh không công nhận người ngồi trên ghế tôn sư nữa. Người mau rời ghế này. Hoàng Liên cười the thé: - Trước đây, Hoa-Minh thần ni định rằng, khi chỉ định người kế vị làm chưởng môn, sẽ dùng võ công định đoạt. Vậy Tịnh-Tuệ, người có dám cùng ta chiết chiêu không? Sư thái Tịnh-Tuệ mỉm cười: - Sư thúc. Ai làm chưởng môn là truyện nội bộ của bản phái. Võ đạo bản phái gốc lấy tinh thần vị quốc từ vua Trưng cùng các anh hùng thời Lĩnh-Nam. Đúng ra sư thúc làm gian tế cho giặc, bản phái có bổn phận thanh lý môn hộ. Nhưng xét lại, sư thúc tuổi đã cao, miễn cho khoản đó. Hoàng Liên ngửa mặt lên trời cười lớn: - Tịnh-Tuệ. Mi chưa giao đấu mà đã cụp đuôi, còn dám xưng nào chưởng môn, nào Đại-Việt ngũ long nữa không? Mụ rút kiếm chĩa vào ngực sư thái Tịnh-Tuệ phóng một chiêu cực kỳ dũng mãnh. Sư thái Tịnh-Tuệ thản nhiên như không biết. Quần hùng thấy vậy kinh hoảng la lớn lên. Nhưng người ta chỉ thấy bóng vàng thấp thoáng, Tịnh-Tuệ đã đứng sau Hoàng Liên. Quần hùng vỗ tay vang dội hoan hô. Hoàng Liên xuất chiêu thình lình, mà không đạt được kết quả. Y thị thẹn quá, chuyển thân quay tròn kiếm đánh ra một chiêu thần tốc. Tịnh-Tuệ không những không tránh, bà lại lao đầu vào người y thị. Kiếm sượt qua hông bà. Tay phải bà ấn vào vai Hoàng Liên, rồi người bà bay ra sau y thị. Hoàng Liên lạ lùng suy nghĩ: - Trước đây bản lĩnh của sư phụ của mụ là Duyên-Tịnh còn thua ta xa. Thì ta có coi y thị ra gì? Hai chiêu vừa rồi tại sao ta lại không biết nhỉ? Hay nó đã âm thầm học được của cao nhân nào? Nhưng không phải, vì từ cách vận công đến phát chiêu đều nằm trong khuôn khổ võ công Mê-linh. Như vậy có thể ngày trước Hoa-Minh sư phụ ta thiên vị, dấu một số chiêu thức truyền cho Duyên-Tịnh, rồi Duyên-Tịnh truyền cho y thị. Sự thực không phải thế. Khi sư thái Duyên-Tịnh biết mình sắp viên tịch. Bà gọi Tịnh-Tuệ, Tịnh-Huyền tới dặn rằng: - Trong tất cả các đệ tử của ta, chỉ có hai con xuất gia. Sau khi ta viên tịch, Tịnh-Tuệ thay ta làm chưởng môn. Suốt cuộc đời, ta dồn tâm huyết để cố tổng hợp võ công Cửu-chân, Long-biên, Hoa-lư làm một. Nhưng chưa hoàn tất, thân thể ta đã mục. Trong ba loại võ công, thì Long-biên, với Cửu-chân cùng một tổ Vạn-Tín hầu chế ra. Xưa kia Bắc-Bình vương Đào Kỳ nhân biết học thuyết âm dương mà hợp được võ công dương của Cửu-chân với âm nhu của Long-biên. Sau khi người tuẫn quốc thuật này bị thất truyền. Cho đến nay, ngay võ công Long-biên, hay Cửu-chân cũng không còn đầy đủ, còn mong gì tổng hợp. Bà ngừng lại, rồi tiếp: - Phái Mê-linh thành lập đã ba đời. Sau ba đời, căn bản võ đạo khá vững. Bây giờ cần phát triển võ công. Người xưa sáng chế ra được, chúng ta cũng sáng chế ra được. Suốt cuộc đời, ta đã tổng hợp được một phần nội công Cửu-chân với Long-biên. Sau đó sáng chế ra một thứ nội công mới. Chiêu thức, ta cũng lấy tinh hoa của hai thứ võ công hỗn hợp quyền, kiếm, chưởng. Hôm nay, ta truyền cho hai con. Bà giảng: - Về ngoại công, ta sáng chế ra những chiêu thức khắc chế với chiêu thức cổ. Sau đó trộn lẫn đi. Tỷ dụ một chiêu võ công Cửu-chân đánh thẳng ra, tiếp theo một chiêu gạt ngang. Như vậy một người chúng ta hoá làm hai. Thế rồi bà diễn từng chiêu một. Tịnh-Tuệ, Tịnh-Huyền cố gắng ghi nhận. Khoảng hơn tuần thì làu thông. Sau khi Duyên-Tịnh viên tịch, Tịnh-Tuệ, Tịnh-Huyền cố gắng cùng nhau tổng hợp, sáng chế những gì sư phụ bỏ dở. Chỉ cần năm năm, hai bà đã làm xong công việc đó. Nhờ vậy sư thái Tịnh-Tuệ trở thành một trong Đại-Việt ngũ-long. Còn Tịnh-Huyền, vân du nay đây, mai đó thuyết pháp. Hai chiêu mà Tịnh-Tuệ dùng để đối phó với Hoàng Liên chính là pho võ công mới tổng hợp sáng chế ấy. Nếu người khác, chỉ cần đánh ba chiêu không trúng đối thủ, nên tự trọng thôi đi. Mụ Hoàng Liên, một thứ mặt dầy nhất trong đám mặt dầy, mụ tiếp tục tấn công. Sư thái Tịnh-Tuệ tránh đến chiêu thứ mười, không còn chỗ nhảy tránh. Bất đắc dĩ bà phải rút kiếm phản công. Hai đệ nhất cao thủ, xử dụng cùng một thứ võ công đấu với nhau. Người ngoài nhìn vào, có cảm tưởng như họ luyện kiếm. Nhưng sự thực, họ đã ra những chiêu cực kỳ tinh diệu. Sư thái Tịnh-Huyền bảo Mỹ-Linh: - Con hãy theo dõi những chiêu thức kia, để học lấy tinh hoa võ công Mê-linh. Chiêu thức của Hoàng Liên, con đều biết cả. Còn chiêu thức của sư thái Tịnh-Tuệ thì cứ một chiêu Long-biên, lại một chiêu khắc chế. Còn nội công, lại hoà lẫn âm nhu Long-biên với dương cương Cửu-chân. Mỹ-Linh đã làu thông kiếm pháp Long-biên, bây giờ nàng theo dõi những chiêu của Tịnh-Tuệ khắc chế với những chiêu ấy. Mỗi chiêu Tịnh-Tuệ phát ra đều hung hiểm lạ thường. Có điều những chiêu đó không không nối liền với nhau thành một dây, và cũng không biến hoá như nàng học bí quyết trong động đá. Nàng nghĩ: - Ta học hết những chiêu này, rồi dùng bẩy mươi hai thức trấn môn cùng bài quyết biến hoá ra áp dụng ắt kình lực mạnh vô cùng. Hai bên chiết với nhau đến trên trăm chiêu, thình lình sư thái Tịnh-Tuệ bước xéo sang trái ba bước. Tay phải bà đánh một chưởng. Bình một tiếng, kiếm của Hoàng Liên bay bổng lên trời, rơi xuống bục, cắm khá sâu. Chuôi kiếm còn rung rinh mãi. Tịnh-Tuệ dí kiếm vào cổ Hoàng Liên rồi nói với Nhật-Hồ lão nhân: - Tiên sinh! Bần ni nghe nói quy luật của quý giáo, khi một giáo chúng dù phạm tội gì chăng nữa, cũng do người trong giáo xử. Chứ người ngoài xử, quý giáo coi như là phạm vào thể diện. Không biết có dúng không? Nhật-Hồ gật đầu: - Đúng thế! Tịnh-Tuệ chỉ Hoàng Liên: - Vị sư thái này hiện không còn liên hệ gì với bản phái. Người làm trưởng lão thứ mười trong hội đồng giáo vụ trung ương Hồng-thiết giáo. Người phạm tội gian tế cho Tống, đúng ra ai cũng có quyền tru diệt. Song bần ni biết rằng quý giáo thường xử phạt rất nghiêm tội phản quốc. Bần ni xin chờ uy giáo chủ phán xét vụ này. - Đa tạ sư thái. Tịnh-Tuệ nhổ kiếm, cầm chuôi trao cho Hoàng Liên: - Tiền bối. Xin hoàn lại kiếm cho tiền bối. Hoàng Liên chắp hai tay lại, tiếp kiếm. Thình lình mụ tung ra hai chưởng vào ngực sư thái Tịnh-Tuệ. Hai người đứng gần nhau quá. Mụ lại ra tay cực kỳ thần tốc, sư thái Tịnh-Tuệ bị trúng hai chưởng đến binh một tiếng. Bà bật lui lại ba bước, người lảo đảo, miệng mửa ra búng máu. Trong khi đó Hoàng Liên phóng liền một chưởng nữa. Tịnh-Huyền từ dưới đài nhảy lên, định cứu sư tỷ. Nhưng Tịnh-Tuệ đã vòng tay tung ra một chưởng, kình lực mạnh kinh người. Mọi người kêu lên: - Hải triều lãng lãng. Hải triều lãng lãng là một chiêu chưởng độc lập của phái Cửu-chân. Xưa Thục An-Dương vương bị Triệu Đà đùng Trọng-Thủy đánh lừa mà mất nước. Lúc ngài chạy đến Thanh-hóa, khám phá ra vụ Mỹ-Châu. Sau khi giết con gái để tạ tội với quốc dân. Ngài nhớ lại năm giai đọan của cuộc đời, chế ra chiêu Hải-triều lãng lãng. Chiêu này có năm lớp. Lớp đầu mạnh hai lớp thứ nhì mạnh bốn. Lớp thứ ba mạnh tám. Lớp thứ tư mạnh mười sáu. Lớp cuối cùng mạnh ba mươi hai. Hoàng Liên cười nhạt: - Tưởng gì chứ chiêu này có chi lạ? Mụ cũng phát chiêu Hải-triều lãng lãng. Binh một tiếng, cả hai người đều bật lui. Miệng Tịnh-Tuệ lại phun ra một búng máu, người lảo đảo. Hoàng Liên phát lớp thứ nhì kình phong tỏa ra ào ào. Tịnh-Tuệ cũng phát lớp thứ nhì, nhưng dường như không có chút gió nào. Khi hai chưởng sắp giao nhau, Hoàng Liên mới khám phá ra Tịnh-Tuệ phát một chiêu khắc chế, nội công âm nhu. Xùy một tiếng, người mụ bay tung xuống đài. Tịnh-Tuệ lảo đảo muốn ngã. Sư thái Tịnh-Huyền lên đài đỡ sư tỷ. Tuy gặp nghịch cảnh, nhưng Tịnh-Huyền không hổ là công chúa, một vị ni sư đắc đạo. Bà nói với Nhật-Hồ lão nhân: - Xin trả tiền bối Hoàng Liên lại cho tiên sinh. Bà vực sư tỷ xuống đài. Nhật-Hồ lão nhân nhấp nhô một cái, người lão xuống đài, rồi vọt lên, tay túm cổ Hoàng Liên. Lão liệng mụ xuống giữa đài kêu lên tiếng ầm. Sự thực bản lĩnh Hoàng Liên đâu đến nỗi để Nhật-Hồ lão nhân bắt như bắt con gà! Chẳng qua mụ bị sư thái Tịnh-Tuệ đánh bay xuống đài, khí huyết đảo lộn, cơ thể gần như tê liệt. Vì vậy mụ bị lão bắt dễ dàng. Lão móc trong bọc ra một viên thuốc để trong lòng bàn tay phải, rồi vỗ lên đầu Hoàng Liên một cái. Mụ nghiêng đầu né sang bên cạnh. Nhưng không tránh nổi bàn tay Nhật-Hồ, viên thuốc tan thành bột nhập sâu vào da đầu mụ. Mụ rùng mình liên tiếp, rồi run run, chân tay không cử động được nữa. Dưới đài phái Đông-a, Thanh-Mai hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân, lão Nhật-Hồ làm gì vậy? - Lão phóng thuốc nhuyễn cân vào người Hoàng-Liên. Loại thuốc này tiểu tỳ cũng biết chế. Hôm trước, tiểu tỳ trao cho công tử Tự-Mai, để khống chế lão Vũ Nhất-Trụ. Khi thuốc này nhập da thịt, chân tay tê liệt, không hoạt động được, vận công cũng bế tắc. Nhật-Hồ hỏi Hoàng Liên bằng giọng ngọt ngào: - Hoàng-Liên, người còn có điều gì nói nữa không? Trước đây sư phụ thương yêu người nhất. Người đã từng là cây thuốc của sư phụ bao năm qua. Bây giờ người phạm tội không thể tha thứ. Vậy người chết để mau về với hai vị thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh. Người sẽ được ngũ xa hồng xà chở về Thượng-giới. Nghe đến tiếng cây thuốc, Tự-Mai đưa mắt nhìn mẹ. Cao Huyền-Nga thấy con nhìn, bà rùng mình, nghĩ lại suốt mấy năm bị giam, làm vật cho bọn Hồng-thiết giáo luyện công. Còn Hoàng Liên nghe đến ngũ xa hồng xà chân tay run lẩy bẩy, mặt mũi tái mét, mụ định mở miệng van xin, nhưng sợ quá, nói không ra lời. Nhật-Hồ lão nhân hướng vào quảng trường nói lớn: - Bản giáo do lão phu đem vào Đại-Việt, từ xưa đến giờ lấy việc bảo quốc làm võ đạo chính. Trải qua mấy chục năm, thiếu gì kẻ phản giáo, phạm giáo quy, nhưng chưa từng có người nào mãi quốc cầu vinh cả. Đây là lần đầu tiên xẩy ra. Tội này thuộc loại nặng nhất. Chiếu luật lệ bản giáo, phải xử tử hình. Nhưng Hoàng Liên giữ chức trưởng lão, đã từng vào sinh ra tử, công lao biết mấy để xây dựng bản giáo, nên cho được về thượng giới bằng ngũ xa hồng xà. Lão hướng vào giáo chúng: - Ngũ xa hồng xà đâu. Hành sự đi. Lão vẫy tay một cái. Từ phía giáo chúng Hồng-thiết đẩy ra năm cái xe lớn. Năm cái xe đến trước đài thì đậu lại. Bọn giáo chúng phụ trách nhanh nhẹn, tháo, mở thực nhanh. Phút chốc, năm cái xe ráp với nhau thành một tấm cót bằng gỗ, đường kính ước năm trượng, thành cao đến ngang lưng. Lúc giáo chúng Hồng-thiết giáo tới, họ đem theo mấy chục chục cái xe lớn, phía trước chĩa ra một ống đồng to bằng bắp chân, không ai hiểu trong đựng gì? Bây giờ thấy họ đẩy đến năm cái xe đó, kéo ống đồng chĩa vào trong cót. Bên khán đài phái Đông-a, Đỗ Lệ-Thanh nghe đến ngũ xa hồng xà, mặt mụ hiện ra vẻ kinh hoàng. Thanh-Mai muốn hỏi, nhưng nàng im lặng, theo dõi hiện trường. Một đội nhạc công, hơn mười người tới trước cái cót. Họ ngừng lại, lấy ống tiêu ra thổi. Tiếng tiêu nhu hoà, êm ái, nhưng người nghe cảm thấy ghê rợn như tiếng ma kêu quỷ khóc, như tiếng than van của âm hồn vọng về từ thế giới nào xa xôi. Trên đài Nhật-Hồ lão nhân mỉm cười rất tươi, tay lão vuốt râu, khoan thai hướng vào giáo chúng: - Giáo chúng nghe đây! - Dạ...ạ...ạ...ạ! Hàng mấy ngàn người đồng hô một tiếng dạ, vang vang kéo dài. Nhiều người yếu bóng vía giật bắn người lên. Nhật-Hồ lão nhân tiếp: - Lắng nghe chỉ dụ. Toàn thể đội nhạc công Hồng-thiết cùng cử bản nhạc. Giáo chúng mấy ngàn người như một, đứng thẳng, mặt hướng về trước, hai tay nắm lại vung vẩy, hai chân dậm xuống đất rầm rập, mắt trợn trừng nhìn lên đài, hàm răng nghiến lại, miệng cất tiếng ca. Âm điệu hùng tráng. Sau khi bản ca chấm dứt, Nhật-Hồ lão nhân nói: - Hơn hai mươi năm qua, bản nhân bế quan luyện công, tìm lấy phép trường sinh bất lão. Tuy phép này không thể làm cho người ta sống ngàn tuổi, nhưng từ một tới hai trăm tuổi, ta đã tìm ra. Ta hứa sẽ truyền cho những giáo chúng nào trung thành với bản giáo. Ta nhắc lại, thứ nhất trung thành với ta. Thứ nhì trung thành với giáo. Thứ ba trung thành với trăm họ... ... Khi ta vắng mặt, bản giáo phải tiềm ẩn. Các người không tránh khỏi bị các môn phái khác khinh khi, đàn áp. Ta biết thế, thương xót các người chẳng cùng. Ta mới xuất hiện có mấy ngày, mà các người đã tụ về đông đủ như thế này, chứng tỏ bản giáo vẫn còn hùng mạnh... ... Các người nên nhớ. Sở dĩ chúng ta được trăm họ theo đông đảo, vì chúng ta sống với người nghèo, trọng tình nghiã dân tộc. Thế nhưng khi ta vắng mặt, một số giáo chúng sa đọa, có nhiều hành vi làm ô danh bản giáo. Đối với những người vai vế thấp, còn có thể tha thứ. Chứ đối với những người địa vị cao, phải thẳng tay trừng trị. Lão chỉ vào Hoàng Liên: - Trưởng lão Hoàng Liên, địa vị chỉ thua có ta, quản lĩnh mấy nghìn đệ tử, nhưng lại phản ta, phản giáo, phản dân, làm gian tế cho Tống. Ta tuyên bố xử tử hình. Hình phạt được thi hành tại chỗ. Đó là tội. Nhưng công của trưởng lão cũng không nhỏ, nên được về thượng giới bằng ngũ xa hồng xà. - Nào, thi hành. Tuy kết án tử hình người, mà lão vẫn tươi cười như gặp một truyện vui mừng. Đám giáo chúng nhảy lên ca hát. Bốn giáo chúng mặc quần áo đen mang một mảnh ván lên đài. Chúng trịnh trọng đỡ Hoàng Liên cho ngồi trên tấm ván, rồi khiêng xuống đặt vào giữa cót. Mặt mụ Hoàng Liên tái như gà đắt tiết, nhưng chân tay mụ tê liệt, không cử động được. Mụ gào lớn: - Nhật-Hồ ! Người can tâm giết ta ư? Khi ta mới hai mươi tuổi thì gặp người. Người dụ dỗ ta làm cây thuốc cho người luyện công. Hàng tháng người uống kinh nguyệt của ta. Hàng ngày người uống nước tiểu của ta. Tình ý thâm trọng biết bao. Ta bỏ sư phụ, bỏ phái Mê-linh để theo người. Mà nay người tàn nhẫn với ta thế này à? Mặc mụ nguyền rủa, ban nhạc Hồng-thiết lại cầm ống tiêu thổi lên bản nhạc âm thanh ma quái. Từ trong các ống đồng, những con rắn lớn nhỏ mầu đỏ bò ra, rơi xuống cót. Vừa tới cót, chúng vọt tới cắn vào người mụ Hoàng Liên. Mụ vẫy vùng, miệng kêu thét lên be be, nhưng không thoát. Hết con này, đến con khác bu vào người mụ. Khoảng ăn xong bữa cơm, trong cót nhung nhúc những rắn, chúng đói quá, bám vào quanh mụ mà cắn, mà rỉa. Lát sau, mụ nằm im bất động, nhưng bầy rắn vẫn tiếp tục ăn thịt mụ. Cho đến khi chỉ còn bộ xương trắng ởn. Bấy giờ bọn giáo chúng mới hạ ống đồng xuống. Bầy rắn chui trở vào xe. Mấy tên giáo chúng nhặt bộ xương cho vào cái túi, rồi tháo cót, trở về vị trí. Nhật-Hồ hướng vào đám đệ tử Hồng-thiết giáo vẫy tay: - Ngô Bách-Vân đâu! Nhanh nhẹn một thiếu phụ tuổi trên năm mươi vọt mình một cái như pháo thăng thiên lên đài. Mụ cúi rạp người xuống trước Nhật-Hồ lão nhân: - Sư phụ! Đệ tử tham kiến sư phụ. Nhật-Hồ vuốt râu mỉm cười: - Cách đây hơn hai mươi năm, người từng là cây thuốc của sư phụ để luyện công. Trong thời gian sư phụ vắng mặt, người vẫn một lòng trung kiên. Vậy hôm nay sư phụ cử người làm trưởng lão thứ mười của bản giáo. Ngô Bách-Vân lạy phục xuống đất: - Đa tạ sư phụ tin cẩn, ban hồng ân. Cái tên Ngô Bách-Vân thực không xa với võ lâm Đại-Việt. Nguyên y thị xuất thân con một đại danh y dưới thời nhà Đinh. Nhân phụ thân làm quan võ trong triều Đinh. Lão âm thầm nhập Hồng-thiết giáo. Việc làm bại lộ. Vua Đinh truyền đem chặt đầu. Trên đường ra pháp trường, giáo chúng Hồng-thiết cứu lão thoát chết. Lão trốn sang Trung-nguyên, theo nhà Tống, rồi chết ở đó. Con gái lão tên Ngô Bách-Vân, lấy một lái buôn thú vật. Hồng-thiết giáo biết thị giòng giống giáo hữu trung kiên, âm thầm giới thiệu thị cho Nhật-Hồ lão nhân. Lão nhận thị làm đệ tử, dùng thị làm cây thuốc luyện công. Thị ít xuất hiện. Nhưng tiếng tăm tàn ác của thị lại vang lừng thiên hạ. Mụ là một con quỷ khủng khiếp nhất. Mụ chế ra lối luyện công đăc biệt. Mỗi ngày phải bắt một đứa con nít hai, ba tuổi, mổ lấy tim, óc, chưng thuốc mà ăn để luyện công. Cho nên trong vùng nào thấy con nít bị mất tích, biết rằng mụ xuất hiện ở đó. Hôm nay, mọi người mới biết rõ mặt mụ. Nhật-Hồ lão nhân hướng vào cử toạ: - Thưa các vị anh hùng. Bất cứ ai, có thể chứng minh rằng một giáo chúng của mỗ bán nước cầu vinh, mỗ sẽ xử tử như xử trưởng lão Hoàng Liên này. Tự-Mai bước lên đài, chắp tay xá lão: - Lão tiên sinh! Hồi nãy tiểu bối dâng trình tiên sinh những văn kiện tố giác trưởng lão Đỗ Xích-Thập với Hoàng Liên định dâng nước cho Tống. Vì vậy lão tiên sinh đã xử tội trưởng lão Hoàng Liên. Vậy còn trưởng lão Đỗ Xích-Thập thì sao? Lão lắc đầu: - Tiểu công tử bàn lý thực đúng. Nhưng có điều cần xét lại. Vì Xích-Thập không biết chữ, làm sao y viết thư được? Những thư công tử cung cấp cho ta, trong đó lời lẽ rõ ra Xích-Thập. Nhưng không đủ kết tội y. Tự-Mai cười: - Tiên sinh ơi, tiểu bối biết rõ sắc phong của Tống triều cho Đỗ trưởng lão, hiện Đỗ trưởng lão dấu trong người. Xin tiên sinh cứ xét sẽ thấy. Đỗ Xích-Thập nghe Tự-Mai tố, y kinh hoàng, mặt tái mét lùi lại. Nhật-Hồ nói với Tự-Mai: - Trần công tử. Nếu ta khám trong người Đỗ Xích-Thập, không có sắc phong của Tống triều, thay vì ta xử tử y. Ta sẽ xử tử công tử đấy. Tự-Mai cầm kiếm đưa ra: - Giáo chủ! Tiểu bối là đệ tử phái Đông-a. Võ đạo phái Đông-a tuyệt đối cấm hại người vô tội. Giáo chủ khám trong người Đỗ trưởng lão mà không có bằng sắc của Tống, tiểu bối xin tự tử ngay tại đây. Chứ không phải đợi đại giá của giáo chủ ra tay. Nhật-Hồ vẫy tay gọi Xích-Thập: - Lại đây! Lại đây! Cây ngay không sợ chết đứng. Người lại đây cho Trần công tử khám. Xích-Thập run run, định phóng xuống đài bỏ chạy. Nhật-Hồ nhảy tới chụp Đỗ Xích-Thập. Xích-Thập vọt người lên khỏi ghế. Lão định nhảy theo bắt y, bỗng cảm thấy bên phải, bên trái bị hai kình vực như sóng biển ập vào người. Lão lùi lại một bước, hay tay đẩy ra hai chưởng đỡ. Bình, bình. Người lão rung động mãnh liệt, chân tay tê dại. Lão nhìn lại, thì ra Phạm Hổ với Lê Đức. Lão kinh ngạc hỏi: - Các ngươi định làm gì ta đây? Muốn phản chăng? Bên dưới đám đệ tử lão đều đã lên trên đài đứng vây xung quanh lão thành vòng tròn. Tay người nào cũng cầm vũ khí như sẵn sàng băm vằm lão ra từng mảnh. Lão kinh hoảng run run, nhưng vẫn làm bộ bình tĩnh điểm mặt: - A ha! Tên nào gan hãy nhảy vào trước chịu chết đi! Thấy thầy trò Nhật-Hồ sắp giết nhau, Tự-Mai bỏ xuống đài. Thanh-Mai hỏi em: - Tự này. Em đã thấy đủ mặt bọn đệ tử Nhật-Hồ. Chị nghe nói Nhật-Hồ có mười đệ tử. Hôm nay vắng mặt Vũ Nhất-Trụ, Hoàng Văn bị Khu-mật viện giam. Mụ Hoàng Liên vừa bị giết. Tên Lê Ba chính là Dương Ẩn ngồi kia rồi. Tên Đỗ Xích-Thập vốn người phái Tản-Viên. Còn lại năm tên kia lý lịch ra sao? Tự-Mai chỉ lên đài: - Gã có bộ mặt xấu kinh khủng, hai môi như hai quả chuối đen kia tên Phạm Trạch. Y đã xuất hiện, giang hồ đều biết mặt. Tên mặt mũi coi được kia tên Lê Đức. Tên to lớn kia tên Nguyễn Chí. Còn tên bịt mặt kia tên Đặng Trường. Tên mặt mũi kinh tởm chắc là lão Trịnh Hồ chủ nhân tửu lầu Động-đình hoá trang. Trong Hồng-thiết giáo, y có tên Phạm Hổ. Nó hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân. Tôi nghe anh cả mói rằng tổ chức Hồng-thiết giáo các nơi đều theo một khuôn khổ. Trên cao nhất có giáo chủ. Kế đến tả, hữu hộ pháp, ngũ sứ, mười trưởng lão. Không biết bang Nhật-Hồ Trung-quốc có giống như vậy không? - Khai-Quốc vương thực tinh tế vô cùng. Chẳng việc gì người không biết. Có điều từ khi sang Đại-Việt, tiểu tỳ chỉ nghe nói đến mười trưởng lão, mà chưa từng thấy ai nói đến tả, hữu sứ hộ pháp cùng ngũ sứ cả. Tự-Mai quay sang hỏi Vũ Anh: - Sư thúc. Sư thúc nghe nhiều, biết rộng, sư thúc có biết tả, hữu hộ pháp cùng ngũ sứ Hồng-thiết giáo lý lịch ra sao không? Vũ Anh trả lời bằng cái lắc đầu: - Nguyên khi Nhật-Hồ lão nhân từ Trung-thổ về, lão đi thuyết phục anh hùng khắp nơi thuộc tộc Việt lập Hồng-thiết giáo. Lão cho rằng tộc Việt mình chia thành bẩy tám mảnh, mỗi mảnh nói một thứ tiếng. Đại-lý, Xiêm-la, Lão-qua nói tiếng Thái. Quế-lâm, Nam-Hải nay thuộc Đàm-châu, Quế-châu, Quảng-Đông Nam-lộ, Quảng-Tây Nam-lộ nói pha nửa tiếng Việt, nửa tiếng Hán. Đại-Việt nói tiếng Việt, Chiêm-thành nói tiếng Chiêm, Chân-lạp nói tiếng Chân. Phong tục có nhiều khác biệt, mà muốn thống nhất, thực còn khó hơn bắc thang lên trời. Trong hoàn cảnh như vậy không ai đủ uy tín tập hợp lại được? Muốn tập hợp lại phải có một tôn giáo mạnh. Đạo Phật, đạo Lão chủ xuất thế. Khổng lại là đạo của Tầu, hơn nữa chưa có ảnh hưởng ở Đại-Việt làm bao. Còn tại Chiêm, Chân, Xiêm, Lão, Lý gần như chưa ai biết đến. Cuối cùng lão đem Hồng-thiết giáo ra thuyết. Bấy giờ anh hùng tộc Việt có hơn trăm người theo. Lão tổ chức đại hội ở hồ Động-đình tuyên bố thành lập Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Tôn Đản cau mặt: - Lão thực xảo quyệt. Một mặt chủ xóa bỏ tổ tiên, tôn giáo. Một mặt lại tổ chức đại hội ở hồ Động-đình ra cái điều ta đây nối tiếp truyền thồng Kinh-Dương vương, Trưng-vương. Thế sau trên trăm hào kiệt đó đâu cả? - Trong đại hội, lão phong cho Chu Bội-Sơn làm Tả hộ-pháp phụ trách vùng Quế-lâm, Động-đình hồ, Trường-sa. Đào Tường-Phúc làm Hữu hộ-pháp, phụ trách vùng Nam-hải. Tự-Mai đã đọc qua phần tài liệu này ở Khu-mật viện. Nó góp ý: - Dường như Đào Tường-Phúc thuộc phái Cửu-chân, Chu Bội-Sơn thuộc phái Khúc-giang thì phải. Nhưng thực sự trong thế gian làm gì có hai tên đó. Chẳng qua hai gã ấy dùng tên giả mà thôi. - Đúng thế! Cho đến nay, người ta cũng không biết tên thực hai gã Đào, Chu là gì. Giang hồ đồn võ công, kiến thức, văn học hai người ấy hiếm ai bì kịp. Nhật-Hồ phong cho năm cao thủ khác làm ngũ sứ. Trung ương sứ Nguyễn San phụ trách giáo chúng Chiêm-Thành. Tây-phương sứ Bun Thành phụ trách giáo chúng vùng Xiêm-la. Bắc-phương sứ Nguyễn Thúy-Minh phụ trách giáo chúng Đại-lý. Đông-phương sứ Sử-vạn Na-vượng phụ trách giáo chúng vùng Lão-qua. Nam-phương sứ Khiếu Tam Bản phụ trách giáo chúng vùng Chân-lạp. Bẩy người này được lão truyền thần công Hồng-thiết, nên họ quay ra anh hùng một cõi, không chịu quyền thống thuộc lão. Tôn Đản hỏi: - Thế sao cho đến nay không thấy nói đến những người này. Phải chăng họ chết hết hồi? Tự Mai nói: - Giang hồ mới chỉ bết danh tính bẩy hào kiệt mà thôi. Hơn trăm hào kiệt, lão chia cho bẩy người. Nhưng sau khi thấy tính chất xảo quyệt, điên khùng của Hồng-thiết giáo, anh hùng quay lại phản lão. Lão không cấp thuốc giải cho, họ chết trong đau đớn. Duy Nguyễn San, lão sai Vũ Nhất-Trụ vào Chiêm giết chết. Nói đến đó, nó liếc nhìn Cao Huyền-Nga rồi nghĩ: - Số kiếp mẹ mình thực long dong. Mẹ mình có cái may làm vợ một nhân vật lỗi lạc. Bọn Nhật-Hồ muốn khống chế anh hùng thiên hạ. Cho nên bọn chúng mới dùng Nhật-Hồ độc chưởng bắt mẹ mình tuân theo lệnh chúng. Lệnh của chúng chắc chắn để hại bố mình. Nếu mẹ mình không chịu nổi đau đớn, tuân theo lệnh chúng, sau chúng cũng bắt làm cây thuốc. Mẹ mình không chịu, đành gánh đau đớn trong bốn mươi chín ngày, rồi bị đem giam để biến thành cây thuốc. Không hiểu hôm nay bố mình mang mẹ mình theo để làm gì? Còn tên Phạm Hổ kia, thế nào Thuận-thiên cửu hùng cũng phải giết chết y trả hận cho mẹ mình, cho vương mẫu chị Mỹ-Linh. Nhật-Hồ chỉ Đặng Trường: - Trước đây, mi từng bỏ nhà theo ta. Mi tuyên thệ trung thành với ta suốt đời. Để tỏ lòng trung, mi giết cha, giết mẹ. Suốt bao năm mi cùng ta phát triển giáo. Tại sao hôm nay mi phản ta? Đặng Trường cười nhạt: - Sư phụ! Căn bản Hồng-thiết kinh phá bỏ tình cha con, gia đình, thầy trò. Thế vì lý do gì lão gia bắt tôi phải trung thành với lão gia? Trước đây tuân chỉ dụ của Hội-đồng giáo vụ trung ương tôi giết cha, giết mẹ, giết cả chú, bác vì những người này chống bản giáo. Thì nay, giáo chủ không thể cấm chúng tôi, giết giáo chủ để bảo tồn Hồng-thiết giáo. Quần hùng nghe đối đáp giữa Nhật-Hồ với Đặng Trường, họ vẫn không biết y tên gì mà lại nhẫn tâm giết cả cha, mẹ, chú, bác? Nhật-Hồ chỉ vào Dương Ẩn: - Lê Ba. Mi là đệ tử thứ ba của ta. Mi đánh lừa ta xuống hầm, giam ta hai mươi năm, rồi còn định xả nước cho ta chết ngộp. Ta thoát ra được, nhưng vẫn tha tội cho mi. Nay mi lại phản ta nữa, thực mi không còn chút lương tâm nào. Trừ Khu-mật viện, cùng bọn Nhật-Hồ, không ai biết mặt Lê Ba cả. Võ lâm giang hồ chỉ biết y giết người không gớm tay. Ai nghe đến tên Lê Ba cũng kinh hồn động phách. Không ngờ bây giờ nảy ra Lê Ba chính thị đạo sư Dương Ẩn, sư thúc Hồng-Sơn đại phu. Một người đạo cao đức trọng. Cả quảng trường rung động lên bàn tán xôn xao. Trước đây Hồng-Sơn đại phu cực kỳ tôn kính Dương Ẩn, vì y có công giúp ông đoạt ngôi chưởng môn. Y lại tu hành, suốt ngày ngồi tĩnh toạ luyện công, hoặc chăm chú dạy dỗ con em trong phái. Cho nên đệ tử Sài-sơn kính trọng y như một vị tiên. Mọi bất hoà trong môn phái, đều do y hoà giải. Chính ngay khi Vũ Thiếu-Nhung bị y đánh lén Chu-sa độc chưởng. Bà đau đớn điên loạn, y luôn ở cạnh bà, khi dùng châm cứu, khi dùng dược, cho bà giảm đau. Hồng-Sơn đại phu, với bà đều không ngờ tới. Cho đến khi bà đau quá thiếp đi, bị khâm niệm, rồi một người bí mật cậy quan tài đem bà ra cho uống thuốc phục hồi sức khoẻ. Bà mơ mơ màng màng tưởng rằng mình đang ở âm phủ. Sau đó người ta bắt bà phải phục thị Nhật-Hồ lão nhân. Lúc Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cứu bà thoát lao tù, Nhật-Hồ lão nhân cho bà biết Lê Ba chính là Dương Ẩn. Bà không tin. Đến lúc Lê Ba giật sập hầm, tháo nước mong giết Nhật-Hồ, Nguyễn Chí. Qua cuộc đối thoại, bà nhận ra giọng nói Lê Ba giống hệt Dương Ẩn. Tuy vậy hình ảnh đạo đức của Dương Ẩn vẫn khiến cho bà không tin. Khi Khai-Quốc vương đưa bà về gặp lại Hồng-Sơn đại phu. Thiện ý của vương dấu hết những điều nhục nhã của bà trong thời gian làm cây thuốc. Theo vương, nói dối tuy xấu, song nói thực làm thương tâm cho chồng. Những sự thực tàn nhẫn nên dấu đi. Làm vợ Hồng-Sơn, bà biết chồng cực kỳ thông minh. Nghĩ rằng dấu diếm, trước sau, ông cũng biết. Chi bằng nói cho ông nghe, để ông định liệu kế hoạch đối phó với Hồng-thiết giáo. Cho nên bà tường thuật tỷ mỉ mọi biến cố từ khi bị dùng làm cây thuốc cho đến khi được cứu ra. Nghe vợ kể Lê Ba chính là Dương Ẩn. Hồng-Sơn đại phu lắc đầu, nhất định không tin. Ông cho rằng Khu-mật viện dàn ra vở kịch đó, để chia rẽ ông với Dương Ẩn. Vì vậy ông quyết định cho vợ mặc quần áo như đệ tử Sài-sơn theo dự đại hội. Theo ông nghĩ trong đại hội thiếu gì đệ tử Hồng-thiết giáo đi dự, ông cần cho Dương Ẩn xuất hiện. Nếu y làm trưởng lão, ắt có người nhận diện, trắng đen sẽ rõ. Cho nên ông đề cử Dương Ẩn làm đại tôn sư phái Sài-sơn để cho mọi người cùng thấy. Suốt từ đầu đại hội, Dương Ẩn đóng vai đạo sĩ nhu nhã. Cho đến bây giờ nghe Nhật-Hồ lão nhân gọi Dương Ẩn là Lê Ba. Ông vẫn cho rằng Nhật-Hồ chia rẽ, bôi nhọ, vu hãm Dương-Ẩn. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 3 Trưởng-lão Hồng-thiết-giáo Ông chờ Dương Ẩn phản đối. Nào ngờ y đứng dậy dậy nói: - Bần đạo nguyên đệ tử phái Sài-sơn. Tuy đạo hạnh không làm bao, nhưng cũng có đôi chút tiếng tăm về đạo đức. Bần đạo thấy Nhật-Hồ lão nhân hành sự tự tôn, ác độc không chừng, nên bần đạo phải nhập Hồng-thiết giáo để cải hoá lão. Cải hóa không được bần đạo giam lão dưới hầm suốt hai mươi năm qua. Mới đây lão thoát ra được. Lão định dùng anh em Hồng-thiết giáo tranh dành ngôi vua. Bần đạo có bổn phận cùng các trưởng lão truất phế lão. Nghe Dương Ẩn nhận tên Lê Ba, cả phái Sài-sơn đều kinh hãi. Chân tay Hồng-Sơn đại phu run lẩy bẩy. Tai ông ù đi, tưởng như không còn nghe thấy gì. Thì ra Khai-Quốc vương nói đúng, Vũ Thiếu-Nhung không sai. Ông cắn răng ngồi nghe cho hết đoạn bi thảm này xem sao. Dương Ẩn cười nhạt: - Giáo chủ. Con người ta dù tiên, dù thánh cũng không qua được thời gian. Giáo chủ sống một trăm năm quá đủ rồi. Từ ngày lập ra bản giáo. Giáo chủ lấy việc giết người làm thú vui, coi đó như một hành vi giết kẻ ác, cứu người thiện. Bây giờ giáo chủ nên lui đi, để cho anh em chúng tôi cải tổ bản giáo. Nhật-Hồ thấy Dương Ẩn trở mặt trắng trợn, lão phóng vào người y một quyền mạnh không thể tưởng được. Lập tức cả bọn đồng xuất chiêu hướng lão. Lão kinh hãi, phải thu chiêu lại. Lão nhìn Nguyễn Chí, Đỗ Xích-Thập, Phạm Trạch, Lê Đức, Phạm Hổ: - Còn các người. Vì sao các người phản ta? Nguyễn Chí nói: - Sư phụ. Chúng tôi nhất tâm, nhất trí theo sư phụ đã sáu mươi năm có dư. Trước đây hơn trăm anh em. Sư phụ xử tử dần mòn, nay chỉ còn mười người. Đại sư ca, tứ sư ca tự nhiên mất tích mấy hôm nay. Nhị sư ca cho biết sư phụ bí mật xử tử hình rồi. Hôm nay chỉ vì muốn tỏ ra là người yêu nước, sư phụ đem Hoàng sư muội ra xử tử, để thu phục nhân tâm. Chúng tôi theo sư phụ mong cầu giúp cho nước giầu dân mạnh. Không ngờ sư phụ coi mạng sống chúng tôi rẻ quá. Sự thực Vũ Nhất-Trụ, Hoàng Văn bị Khu-mật-viện giam một nơi bí Khi dàn cảnh cho Nhật-Hồ vào cứu Đặng Trường, Nguyễn Chí ra, Khai-Quốc vương đã cho bọn ngục tốt bàn tán với nhau rằng Nhật-Hồ vào nhà tù xử tử Vũ Nhất-Trụ, Hoàng Văn. Vì vậy bọn này tin rằng đúng. Nhật-Hồ lão nhân lắc đầu: - Ta không xử tử hai người đó. Nguyễn Chí cười: - Tôi không tin sư phụ. Nhưng thôi, coi như hai người đó trúng gió chết đi. Bây giờ có một vấn đề, chúng tôi đặt ra với sư phụ. Nếu sư phụ đồng ý, chúng tôi cùng sư phụ phất cờ đoạt giang sơn, rồi sư phụ lên làm vua. Còn như sư phụ không thuận, chúng ta cùng chết. Nhật-Hồ lão nhân hỏi: - Vấn đề gì, điều kiện gì, người nói ta nghe thử? - Giản dị thôi. Hồng-thiết kinh nói rằng khi một người tuyên thệ nhập giáo, bị phóng vào người một Chu-sa độc chưởng. Khi trúng chưởng, nếu trong bốn mươi chín ngày, không có thuốc giải sẽ chết. Còn có thuốc giải, khỏi chết. Kể từ đấy, giáo chúng đó phải tuyệt đối trung thành với giáo, để hàng năm, vào ngày tiết Đông-chí sẽ nhận được một viên thuốc giải. - Đúng thế. Ta cũng áp dụng như vậy đối với Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Nguyễn Chí lắc đầu: - Khác xa! Bên Tây-dương, nếu giáo chúng nào lên tới địa vị quản một quận trở lên, sẽ được giáo chủ hoặc các trưởng lão trong hội đồng giáo vụ trung ương dùng Hồng-thiết tâm pháp giải chất độc cho. Từ đấy, nếu có trúng chưởng độc nữa, cũng vô sự. Nhưng, sư phụ giữ kín Hồng-thiết tâm pháp. Chúng tôi làm trưởng lão, mà năn nỉ biết bao năm, sư phụ cũng không dạy. Dương Ẩn nói: - Đã vậy, sư phụ còn sửa đổi độc chưởng thành Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng. Người bị trúng tuy uống thuốc giải, nhưng mỗi tháng lên cơn một lần, đau đến chết đi sống lại trong một giờ. Lê Đức tiếp: - Anh em chúng tôi quyết định lên đây yêu cầu sư phụ hai việc. Việc thứ nhất trao Hồng-thiết tâm pháp cho chúng tôi luyện. Thứ nhì, chính người phải sửa đổi Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng sao để không còn bị đau hằng tháng nữa. Trong khi ở tù, Nhật-Hồ lão nhân đã nguyện, nếu lão thoát ra khỏi, sẽ xẻo từng miếng thịt bọn Vũ Nhất-Trụ, Lê Ba, Hoàng Văn cho hả giận. Nhưng khi ra tù, lão nghĩ: - Giết chúng thì thỏa hận đấy, nhưng thiếu người trợ giúp. Chi bằng tha cho chúng, để chúng trợ giúp chiếm ngôi vua. Bấy giờ giết chúng cũng chưa muộn. Bây giờ thấy chúng đặt điều kiện. Nếu thỏa mãn chúng. Chúng giúp cho tranh ngôi vua. Lão quyết định nhanh chóng: - Có thế mà các người phải làm rộn. Nhược bằng các người xin, ta cho ngay từ lâu rồi. Được. Ta thuận hết. Tối hôm nay, chúng ta bắt đầu luyện Hồng-thiết tâm pháp. Giáo chúng dưới đài nghe vậy, cùng vỗ tay hoa hô rung động quảng trường. Suốt từ ngày nhập giáo, giáo chúng phải chịu biết bao thống khổ do cơn đau hàng tháng hành hạ. Bây giờ nghe lão hứa sẽ cho uống thuốc giải cái khổ đó, còn gì bằng? Thầy trò Hồng-thiết vừa cắn cấu nhau, tưởng giết nhau. Bây giờ lại thoả thuận với nhau chuẩn bị tranh thiên hạ. Ai nghe đến cũng rùng mình. Huệ-Phương từ khán đài phái Sài-sơn bước lên lễ đài. Nàng chắp tay hướng Dương Ẩn: - Lê trưởng lão. Tiểu bối xem tướng trưởng lão, đã biết rằng trưởng lão vốn người ác độc, giết người không gớm tay, sao có thể thành một đạo sư tiêu dao vũ ngoại trần ai được. Cho nên tiểu bối mới không gọi người bằng sư thúc, mà gọi người bằng tiền bối. Tiền bối còn mồm năm miệng mười tự cho mình đạo đức hơn người. Thì ra tiền bối tiềm ẩn ở phái Sài-sơn, mong khống chế phái này, hầu giúp Hồng-thiết giáo. Nàng ngừng lại, mỉm cười, rồi hỏi: - Bây giờ tiền bối có nên ngồi ghế tôn sư phái Sài-sơn nữa không? Dương Ẩn quát lên: - Ta làm tôn sư phái Sài-sơn hay không, cũng không đến cái thứ như mi có quyền đặt câu hỏi. Bỗng trên khán đài phái Mê-linh có tiếng la hoảng. Mọi người nhìn lại, thì ra sư thái Tịnh-Tuệ, mặt đỏ như gấc đang ngồi kiết già trấn nhiếp cơn đau, mồ hôi phát ra như tắm. Mỹ-Linh đứng cạnh, nàng thấy rõ bà bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Vì hồi trước vương mẫu của nàng đã từng bị, nàng thấy qua rồi. Mỹ-Linh nói với Tịnh-Huyền: - Thái cô. Thái sư phụ bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Phải rồi. Hai chưởng của Hoàng Liên ban nãy là độc chưởng. Tịnh-Huyền lên đài, hướng vào Nhật-Hồ lão nhân: - Giáo chủ! Sư tỷ của vãn bối bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng do Hoàng Liên truyền vào người. Mong giáo chủ ban thuốc giải. Đỗ Xích-Thập cười nhạt: - Sư phụ ta mới ở trong tù ra, làm gì có thuốc giải mà xin? Trong anh em chúng ta đây, ai cũng biết chế thuốc giải hết. Muốn được thuốc giải, Tịnh-Tuệ phải tuyên thệ nhập bản giáo, mỗi năm sẽ được phát một viên thuốc giải vào ngày Đông-chí. Tuy vậy, hàng tháng cũng bị lên cơn đau đớn hai giờ. Y đến trước mặt sư thái Tịnh-Tuệ hỏi: - Sư thái! Nếu sư thái tuyên thệ nhập bản giáo, ắt được trao cho chức trưởng lão. Sư thái mau đến trước sư phụ xin lão nhân gia thu làm đệ tử, lập tức bọn ta cấp thuốc giải cho sư thái liền. Tịnh-Tuệ lắc đầu: - Đa tạ hảo ý của Đỗ trưởng lão. Chợt Mỹ-Linh nhớ ra Đỗ Lệ-Thanh có thuốc giải này. Nàng chạy lại khán đài phái Đông-a hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân. Xin Đỗ phu nhân cứu Thái sư-phụ với. Đỗ Lệ-Thanh đến khán đài phái Mê-linh bắt mạch sư thái Tịnh-Tuệ, rồi lắc đầu: - Trước kia Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng của Trung-quốc với Đại-Việt giống nhau. Trải mấy chục năm, các tôn sư Trung-quốc cải biến đi nhiều. Vì vậy người trúng Chu-sa Nhật-hồ Trung-quốc, dùng thuốc giải Hồng-thiết giáo Đại-Việt trị không khỏi. Hôm bọn Tống bị trúng Chu-sa độc phấn của bang Nhật-hồ Trung-quốc trên sông Hồng. Đỗ Xích-Thập, Hoàng Văn, Hoàng Liên từng dùng thuốc giải Đại-Việt, mà trị có được đâu? Còn Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng Đại-Việt cũng sửa đi nhiều, thuốc giải Trung-quốc e khó trị được. Tuy vậy Lệ-Thanh cũng móc một viên thuốc bỏ vào miệng sư thái Tịnh-Huyền. Bà vận công nuốt vào. Một lát, cơn đau giảm, nhưng người vẫn còn lạnh run. Nhật-Hồ nhìn thấy vậy, y cười: - Sư thái! Khi lão phu từ Trung-quốc về Đại-Việt, đã sửa đổi cách phát, cách luyện Chu-sa chưởng khác đi nhiều. Thuốc giải đương nhiên càng khác. Thuốc của mụ họ Đỗ kia trị không khỏi đâu. Không tin sư thái thử vận công mà xem. Tịnh-Tuệ độ chừng Nhật-Hồ lão nhân không nói dối. Bà thử vận công, quả nhiên kinh mạch bế tắc. Các âm kinh không lưu thông được. Bà thản nhiên: - Bần ni bị nghiệp báo từ kiếp trước. Khi nghiệp chướng bầy ra, tốt hơn hết nên chấp nhận chịu đựng mới giải trừ. Chứ còn chống trả biết bao giờ cho hết đi được? Đa tạ giáo chủ quan hoài. Đỗ Lệ-Thanh nói với Mỹ-Linh: - Khải tấu điện hạ. Nếu sư thái muốn giải trừ hết nọc Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng mà dùng thuốc giải, mỗi tháng vẫn bị lên cơn đau một giờ. Chỉ có phương pháp duy nhất là luyện Hồng-thiết tâm pháp, mới khu trừ toàn diện độc tố. Tịnh-Tuệ nở nụ cười, bà nắm tay Đỗ Lệ-Thanh: - Đa tạ Đỗ phu-nhân. Bần ni tu theo Phật từ thủa còn thơ, ăn chay niệm Phật đã lâu. Bây giờ luyện Hồng-thiết công e vô ích. Phu nhân đã biết rồi đó, Hồng-thiết giáo gốc do hai vị giáo chủ Mã-Mặc, Lệ-Anh lấy trùng độc luyện công, rồi dần dần viết Hồng-thiết kinh. Khi luyện, phải ý thủ vào máu, vào sắt, vào cảnh chém giết. Bần ni không dám luyện, có luyện cũng vô ích. Đỗ Lệ-Thanh ngơ ngác không hiểu: - Thưa sư thái, hơn năm trước đây đệ tử đem tâm pháp này truyền cho chủ nhân của tiểu tỳ là Thân thế-tử. Trong người Thân thế tử chứa một trăm năm công lực của Bồ-tát Sùng-Phạm, thế mà người cũng luyện thành. Tịnh-Huyền giảng giải: - Phu nhân không hiểu cũng phải. Khi Thân thế-tử được Bồ-tát Sùng-Phạm truyền thiền công cho, trong cơ thể thế tử chỉ có chút ít công lực phái Tây-vu. Thiền công hoá giải đi, rồi nhập vào. Phu nhân biết đó, Thân thế-tử tuy nhận một trăm năm thiền công, mà người chưa từng quy y. Phật pháp chỉ biết câu Nam-mô A-di-đà Phật. Cho nên người có công lực vô cùng mạnh, mà xử dụng không được. Bấy giờ phu nhân đem Hồng-thiết tâm kinh truyền cho Thân thế-tử. Thân thế-tử luyện chắc dễ dàng, mau chóng lắm thì phải? Đỗ Lệ-Thanh như người đi trong đêm, được người soi sáng ngọn đèn cho, bà nghĩ thầm: - Vị sư thái này kiến thức thực quảng bác. Bà không hổ danh một trong Đại-Việt ngũ long. Trước kia mình cứ tưởng Đại-Việt ngũ long gồm năm người có võ công cao nhất. Thì ra họ toàn những nhân vật trí tuệ, kiến thức bao la đã đành. Họ lại quảng đại, vượt ra khỏi ranh giới bo bo giữ môn hộ mình. Nhật-Hồ lão nhân, cùng đám đệ tử võ công đến thế, nhưng lòng dạ hẹp hòi, kiến thức hủ lậu, so với họ thế nào được. Bà kiểm điểm lại: - Lần đầu tiên ta gặp đại hiệp Trần Tự-An. Ông khó cũng thực khó, dễ lại thực dễ. Ông không cần biết đến những hào quang công chúa Bình-Dương, thế tử Thân Thiệu-Thái, quận chúa Bảo-Hòa. Trước mặt ông toàn một đám trẻ, bạn của Thanh tiểu thư. Ông thân mật, thương yêu, sẵn sàng dạy bất cứ điều gì ông có. Ông thấy ta là nữ tỳ của thế-tử, mà vẫn gọi ta bằng phu-nhân, ăn cùng mâm, truyện trò với ta như người ngang hàng. Mỗi hành xử của ông đều hào sảng, lỗi lạc. Hồng-Sơn đại-phu tính khí hẹp hòi hơn, nhưng ông thành bậc thần y đời nay. Ơn đức trải khắp thiên hạ. Minh-Không thiền sư, ta không biết nhiều, nhưng thành Bồ-tát đắc đạo, ắt kiến thức, đạo đức không tầm thường. Bây giờ ta biết thêm vị sư thái này nữa. Nghĩ vậy bà tiếp: - Bạch sư thái đúng thế. Thân thế-tử luyện trong vòng bốn giờ thì xong. Trong khi tiên phụ luyện trên hai mươi năm mới thành. Chính đệ tử luyện gần bốn mươi năm, mà vẫn chưa đạt được ba thành. Đệ tử cho rằng Thân thế-tử có công lực cao, luyện mau chóng. Vì vậy sư thái luyện ắt cũng mau. - Không được. Thân thế-tử nhận thiền công, mà chưa biết vận thiền công, mới luyện thành. Còn bần ni luyện nội công Mê-linh, bao gồm nội công dương cương của Cửu-chân và nội công âm nhu của Long-biên, nếu nay luyện Hồng-thiết công, phải đi vào ma nghiệp, làm cho âm dương ly tán, cơ thể nguy tai. Bây giờ Đỗ Lệ-Thanh mới hiểu rõ. Bà nghĩ thầm: - Không biết bây giờ ta có thể nhờ Thân thế-tử dùng Hồng-thiết tâm pháp hoá giải độc chất cho vị sư thái này. Ngặt vì Thân thế-tử đang ẩn thân trong đám đệ tử Hồng-thiết, làm sao có thể xuất hiện? Ta đành chờ sau buổi lễ hôm nay vậy. Sư thái Tịnh-Tuệ đã bớt đau. Bà vẫy tay gọi Mỹ-Linh: - Con lại đây ta bảo. Mỹ-Linh tiến lại trước bà, chắp tay đứng hầu. Sư thái Tịnh-Tuệ nhắn mắt nhập thiền. Một lúc lâu bà mới mở mắt ra: - Từ khi Hoa-Minh thần ni qui tụ anh hùng lập ra bản phái. Sau truyền đến đời thứ ba, sư phụ ta pháp danh Duyên-Tịnh làm chưởng môn. Người còn hai sư muội. Một, Duyên-Hoà võ công cực kỳ cao thâm, Phật học càng uyên bác. Không biết vân du đâu, mất tin tức đã hơn hai mươi năm. Người thứ ba, Hoàng Liên. Sư phụ ta có hai đệ tử. Một là ta. Hai là Thái-cô của con. Ta thu ba đệ tử. Một, vương mẫu của con. Hai, Ngô Thuần-Trúc, ba, Hàn Diệu-Chi. Những người này con đều biết cả rồi. Bà nhắm mắt vận công, một lát sau tiếp: - Nay ta mắc nghiệp quả rất nặng, e khó gánh vác trọng trách bản phái. Con hãy quỳ xuống nghe ta dạy. Mỹ-Linh quỳ gối, bà kéo đầu Mỹ-Linh sát vào miệng, trao cho nàng cái túi gấm, nói nhỏ: - Trong túi này có hai tập sách mỏng. Một vẽ sơ đồ cất kho tàng lớn nhất thiên hạ, lưu truyền từ đời vua Trưng. Con truy theo đó đào lên, đem về giúp cho nước giầu dân mạnh. Cái túi thứ nhì chép phần võ công ta với Tịnh-Huyền đã tổng hợp nội ngoại công âm nhu Cửu-chân, Long-biên làm một. Con theo đó nghiên cứu cho thành pho võ công toàn bích. Tuy nhiên muốn tìm được kho tàng, con phải nhớ bài mật quyết sau đây. Bà ghé tai Mỹ-Linh đọc một lượt, rồi bảo nàng đọc lại. Mỹ-Linh nhẩm một lúc nàng thuộc lầu. Tịnh-Tuệ đứng dậy nói lớn: - Đệ tử Mê-linh nghe đây. Tất cả các đệ tử phái Mê-linh im lặng lắng nghe. Tịnh-Tuệ cầm thanh kiếm đeo ngang lưng trao cho Mỹ-Linh: - Mỹ-Linh! Hôm nay ta, Tịnh-Tuệ, chưởng môn đời thứ năm, truyền chức cho người làm chưởng môn đời thứ sáu. Thanh kiếm này là thanh kiếm vua Trưng mang thủa xưa, được coi như kiếm lệnh bản môn. Bất cứ đệ tử nào thấy kiếm cũng như thấy vua Trưng, đều phải nhất nhất tuân lệnh. Mỹ-Linh kinh hoàng đến đờ người ra. Nàng chưa kịp trả lời, Tịnh-Tuệ đã đọc một lúc mười điều giáo luật của phái Mê-linh, bắt nàng học thuộc. Bà nói: - Mỹ-Linh! Con hãy tuyên thệ tuyệt đối trung thành với mười điều giáo huấn của tổ sư đi. Mỹ-Linh như cái máy, quỳ gối tuyên thệ. Tịnh-Huyền tiếp: - Bây giờ con là chưởng môn phái Mê-linh. Tịnh-Tuệ hô lớn: - Toàn thể đệ tử quỳ gối làm lễ ra mắt tân chưởng môn. Mấy nghìn đệ tử, trong đó có cả Tịnh-Huyền đều cúi đầu hành lễ. Tuy bất thần, ngạc nhiên. Nhưng Mỹ-Linh là công chúa, từng bị lễ giáo ràng buộc quen. Nên nàng không bỡ ngỡ. Tay cầm kiếm lệnh, nàng nói: Mời các vị bình thân. Tôi tuổi trẻ, tài thô, đức mỏng. Nhưng Thái sư phụ đã dạy, không thể từ chối. Từ hôm nay, tôi nhận quyền chưởng môn, tất cả những nếp cũ các vị tổ sư đặt ra, nhất nhất đều không đổi. Nàng bước lên đài hướng vào quần hùng: - Tuân chỉ dụ của Thái sư phụ, tôi đảm nhiệm chức vụ chưởng môn kể từ ngày hôm nay. Rất mong được chư vị cao nhân tiền bối chỉ dạy. Nhân danh chưởng môn, tôi chỉ định Thái sư thúc Tịnh-Huyền làm tôn sư bản phái. Tịnh-Huyền khoan thai lên đài ngồi. Chưởng môn nhân các phái đồng đến trước Mỹ-Linh chúc mừng. Từ lúc bọn Triệu Thành đi đến giờ, diễn biến dồn dập xẩy ra, khiến quần hùng quên lời đe doạ mang quân sang của y. Bây giờ chưởng môn phái Tản-viên Đặng Đại-Khê hỏi Nhật-Hồ: - Giáo chủ! Vụ Đỗ trưởng lão làm gian tế cho Tống, giáo chủ định bỏ qua sao? Như vậy luật Hồng-thiết có còn giá trị không? Nhật-Hồ lão nhân đứng trước, phía sau bẩy trưởng lão xếp thành hàng. Lão trả lời cho qua: - Đặng chưởng môn cứ chờ đi. Đỗ Xích-Thập chỉ vào mặt Đặng Đại-Khê: - Tên khốn kiếp kia! Ta đã không lý đến cái chức chưởng môn của mi, mi cũng phải biết điều chứ? Mi nên nhớ rằng, từ khi bản phái tái lập đến nay, trải gần hai trăm năm. Lúc mới tái lập, ngũ tổ đã họp nhau định rằng, cho đến khi tìm được di thư của ba mươi sáu chiêu Phục-ngưu thần chưởng, người nào võ công cao nhất, đương nhiên làm chưởng môn. Mi đã tìm được chưa? Nếu chưa tìm được vậy mi có phải người võ công cao nhất chăng? Dương Ẩn cũng nói: - Hai vị cãi nhau chi cho mệt. Theo bần đạo nghĩ, hai vị nên dùng võ công cao thấp mà định ngôi chưởng môn vẫn hơn. Chúng ta là con nhà võ, dùng võ công giải quyết cho mau chóng. Đỗ Xích-Thập cười ha hả: - Dương đạo huynh! Đạo huynh dạy thực phải. Hôm nay ta dùng võ công Tản-viên dạy dỗ cho bọn hậu bối này mấy chiêu. Đại-Khê, mi phải lùi ngay, trả chức chưởng môn về cho ta. Còn bằng không mi lên đây nộp mạng. Đặng Đại-Khê suy nghĩ: - Nguyên bản lĩnh Xích-Thập, ta không thể nào địch nổi y rồi. Huống hồ y đã học Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng, làm sao ta có thể thắng nổi y? Nhưng trước hoàn cảnh này, ta đành mượn cái chết để đền ơn liệt tổ bản phái vậy. Đặng Đại-Khê hướng vào quần hùng, ông xá ba xá, rồi vận khí vào đơn điền nói lớn: - Thưa các anh hùng thiên hạ. Vị tiền bối này trước đây là người của phái Tản-viên. Sau vì hiếp dâm con gái lương gia, bị đuổi ra khỏi môn hộ. Người gia nhập Hồng-thiết giáo, làm không biết bao nhiêu điều ác độc mà kể. Song điều đó còn có thể dung thứ được. Gần đây vì ham bả công danh, người nhẫn tâm đem giang sơn Đại-Việt dâng cho Tống. Tội này, võ lâm anh hùng không thể tha thứ. Bây giờ người ra mặt tranh chức chưởng môn với tại hạ, hầu đem phái Tản-viên làm nội ứng cho Tống. Ngừng lại một chút ông tiếp: - Phái Tản-viên từ bao đời, dù thăng, dù trầm cũng đều lấy việc bảo vệ xã tắc làm lẽ chính. Không ngờ, đến nay lại bị vết nhơ này. Ông nói với Xích-Thập: - Tiền bối. Người muốn tranh chức chưởng môn, phải dùng võ công bản môn, chứ không thể dùng võ công Hồng-thiết giáo. Đỗ Xích-Thập cười: - Đồ hèn hạ. Chưa đấu mà đã van xin. Nói rồi y phát chưởng tấn công. Chưởng của y vừa phát ra, kình lực đã bao trùm khắp đài, làm bàn thờ rung rinh. Trần Tự-An đưa mắt cho các sư đệ. Trần Kiệt, Phạm Hào nhảy lên đài, đứng thủ trước bàn thờ. Hai ông vận khí chống lại kình phong. Nhờ vậy bàn thờ không bị rung động nữa. Kể từ lúc đến đại hội, anh em Bảo-Hòa, Thiệu-Thái được lệnh Khai-Quốc vương phải ẩn thân trong lớp giáo chúng Hồng-thiết, để tùy cơ ứng phó, vì vậy hai anh em chỉ biết nghe, nhìn. Khi thấy sư thái Tịnh-Tuệ, đại sư Sùng-Văn bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng, Thiệu-Thái muốn ra tay cứu hai người, nhưng chưa được lệnh, nên đành im lặng. Chàng tự an ủi: - Dù sao hai vị đó cũng chưa đến nỗi nguy nan gì. Đau đớn mấy giờ, rồi sẽ qua. Sau đó mình trị, cũng không sao. Bây giờ Bảo-Hòa thấy Đỗ Xích-Thập tranh quyền chưởng môn với Đặng Đại-Khê, chân tay nàng run lên, không chịu được. Hình ảnh thời thơ ấu lại trở về. Bấy giờ nàng theo ông nội tới tổng đàn phái Tản-viên thăm Đặng Đại-Khê. Vừa thấy nàng, ông đã ôm lấy như ôm đứa con gái nhỏ. Ông xem tướng, rồi quả quyết sau này sự nghiệp của nàng không nhỏ. Ông lại dốc túi truyền cho nàng tất cả mười hai chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Cuối cùng ông đem bài mật quyết về biến hoá cùng những thuật ngữ bí mật để luyện Phục-ngưu thần chưởng dạy nàng. Ông nói: - Ta xem tướng, thấy sự nghiệp cháu sau này không nhỏ, cơ duyên phúc đức không cùng. Vì vậy ta truyền cho cháu bản thuật ngữ, hầu sau này cháu tìm ra mật phổ võ công bản môn, cháu đối chiếu mà luyện. Hôm đó nàng hỏi: - Xưa công chúa Phùng Vĩnh-Hoa chép bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, không chép thuật ngữ vào ư? - Không. Bà chỉ chép phép luyện, cách vận khí, cùng biến hoá. Nhưng các danh tự trong đó đổi đi. Hầu người ngoài, hoặc kẻ thù có bắt được cũng vô ích. Chính vì vậy bà Triệu tuy tìm được bộ sách này, mà chỉ biết thuật ngữ của Long-biên kiếm pháp, nên bà không luyện được thứ võ công nào ngoài thứ võ công này. Vua Đinh cũng tìm được, nhưng ngài chỉ có thuật ngữ của phái Hoa-lư, nên không luyện được gì hơn là võ công của Cao-Cảnh hầu. Chính vì vậy, hôm thấy bia đá chép Phục-ngưu thần chưởng, lúc đầu nàng luyện không thành. Sau nhớ lại lời dặn của Đại-Khê, nàng đem những mật ngữ ra đối chiếu, luyện thành. Như trong bia đá chép về biến hoá từ chiêu Tứ ngưu phân thi sang chiêu Thanh ngưu ư hà chép rằng: Dẫn khí về đất tổ, chuyên sang gió Đông. Nàng không hiểu gì cả. Đối chiếu trong bản mật ngữ từ đất tổ tức đơn điền. Gió đông tức hạ tiêu. Nàng luyện thành công. Bây giờ thấy Đặng Đại-Khê có thể gặp nguy cơ, nàng không chịu được nữa. Nàng muốn ra hiệu cho Thanh-Mai để xin phép lên đài diệt tên Xích-Thập, mà Thanh-Mai lại đang chú tâm theo dõi diễn biến trên đài. Nàng nói với anh: - Anh ở đây nghe. Em chịu không được nữa rồi. Thiệu-Thái định cản em, nhưng không kịp. Bảo-Hòa đã chạy đi mất. Nàng đến cạnh lễ đài, để tìm cách giúp Đặng Đại-Khê. Trên đài Đỗ Xích-Thập với Đặng Đại-Khê đã dở hết sở trường ra đấu với nhau. Võ công Tản-viên thuộc loại võ công thuần túy dương cương. Cho nên cứ mỗi lần hai chưởng chạm nhau, lại bật lên tiếng bùng lớn. Hai người bật lui lại gờm gờm nhìn nhau. Từ lâu anh hùng thiên hạ, nghe danh Đại-Việt ngũ long, có người khâm phục, có người không. Người không phục, cho rằng chẳng qua năm người làm chưởng môn năm đại môn phái, rồi được người đời thổi phồng lên. Chứ thực sự bản lĩnh cũng chẳng hơn đời làm bao. Hôm nay, từ lúc diễn ra cuộc long tranh, hổ đấu, họ đã thấy Trần Tự-An, Đặng Đại-Khê xuất chiêu vài lần. Chỉ một vài chiêu đó, chưa đủ cho chúng nhân biết bản lĩnh chân thực. Tiếp theo họ thấy sư thái Tịnh-Tuệ đấu với Hoàng Liên. Kiếm thuật của bà huyền ảo, linh diệu, họ tin được phần nào. Cho đến bây giờ xem cuộc đấu của Đặng Đại-Khê với Đỗ Xích-Thập kinh hoảng về bản lĩnh của hai người. Trong mười lăm đại tôn sư ngồi trên lễ đài, phân nửa là những người có bản lĩnh cao thâm tuyệt vời, còn chịu nổi sức ép chưởng phong hai người. Một số phải nhảy xuống đài, để tránh áp lực. Thuận-Thiên hoàng-đế cũng nói nhỏ với các vị Thái-tử đứng hầu: -- Các con liệu, nếu chịu được hãy ở lại, bằng không thì xuống đài đi. Vũ-Uy vương, Vũ-Đức vương, Đông-Chinh vương vội vàng nhảy khỏi đài. Sau cùng chính Khai-Thiên vương cũng phải nhảy lui. Phía sau Thuận-Thiên hoàng-đế chỉ còn mình Khai-Quốc vương đứng hầu mà thôi. Bảo-Hòa thấy Đỗ Xích-Thập chỉ có mười hai chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Còn Đặng Đại-Khê, ngoài mười hai chiêu, ông đã tự sáng chế ra hai mươi bốn chiêu nữa, thành ba mươi sáu chiêu. Vì vậy chiêu nọ, nối với chiêu kia thành một dây liên miên bất tuyệt. Tuy thế, ông vẫn không thắng nổi Đỗ Xích-Thập, vì Thập là sư thúc của ông. Y lại luyện Hồng-thiết thần công, nên công lực mạnh đến không thể tưởng tượng được. Dưới đài, các đại tôn sư võ học, đều gật đầu kính phục: - Quả danh bất hư truyền. Nếu không phải Đặng Đại-Khê, ai chịu sao nổi những chiêu chưởng của Đỗ Xích-Thập. Bảo-Hòa thấy những chiêu Đặng Đại-Khê chế ra, tuy không giống Phục-ngưu thần chưởng, nhưng uy lực cũng không kém mấy. Song có điều công lực của ông không bằng Xích-Thập, vì y còn luyện Hồng-thiết công. Thình lình Đặng Đại-Khê lui lại, chĩa ngón tay chỏ về trước điểm một cái. Tiếng véo rít lên, kình lực xé gió. Xích-Thập kinh hoàng nhảy lên cao tránh khỏi. Quần hùng la lớn lên: - Lĩnh-Nam chỉ pháp. Lĩnh-Nam chỉ pháp là một bộ vô hình kiếm khí. Xưa trong thời Lĩnh-Nam, Khất-đại-phu cùng với Đào Kỳ chế ra, lợi hại vô cùng. Anh hùng Trung-nguyên, Lĩnh-Nam nghe đến tên đều kinh tâm động phách. Từ ngày vua Trưng tuẫn quốc, thuật này bị thất truyền. Khi phái Tản-viên tái lập, hậu duệ tìm đủ cách nghiên cứu tìm lại, nhưng vô hiệu. Bây giờ thình lình thấy Đặng Đại-Khê xử dụng một chỉ pháp kỳ diệu, quần hùng bật lên tiếng kêu. Bác học như Trần Tự-An mà cũng lầm. Ông mỉm cười: - Hà! Đặng Đại-Khê ghê thực. Thì ra phái Tản-viên vẫn còn lưu truyền chỉ pháp này, mà y dấu diếm mãi. Bây giờ mới đem ra xử dụng. Dưới đài, Bảo-Hòa biết đó không phải Lĩnh-Nam chỉ. Chẳng qua Đặng Đại-Khê nương theo nội công Tản-viên, rồi chế ra loại chỉ pháp mới mà thôi. Trong lúc hoảng hốt, Đỗ Xích-Thập nhảy tránh được mấy chỉ. Đến chỉ thứ năm, y đã đến mép đài. Cùng đường, y vọt người lên cao tránh chỉ thứ sáu. Đại-Khê hưởng tay lên cao, đánh một chỉ thứ bẩy. Quần hùng bật lên tiếng kêu: - Chết! Lê Ba thấy Xích-Thập sắp chết, như vậy y mất đi một cánh tay trợ giúp đắc lực. Y tung một chưởng, cắt ngang vào chỉ lực của Đại-Khê. Vì vậy chỉ lực giảm đi mất bẩy phần. Dư lực trúng ngực Xích-Thập đến choang một tiếng. Bụi bay mịt mờ, tỏa khắp đài. Mọi người thấy đạo sư Dương Ẩn, tôn sư phái Sài-sơn lại ra tay cứu Đỗ Xích-Thập, đều nổi lên mối công phẫn. Có người văng tục: - Đồ mặt dầy. Thì ra Xích-Thập làm trưởng lão Hồng-thiết giáo, y đeo trước ngực một bình bằng đồng đựng độc chất Xích-trà-Luyện. Vô tình chỉ lực của Đặng Đại-Khê trúng cái bình đó. Bình vỡ, hai chất thuốc hoà lẫn với nhau, thành khói độc bay khắp đài. Nùng Dân Phú, tôn sư của bang Quảng-nguyên kêu lên: - Độc khí Xích-trà-Luyện! Nói rồi y nhảy khỏi đài. Các đại tôn sư nghe đến độc khí Xích-trà-Luyện, đều vọt người lên không, đá gió một cái, tránh ra xa. Cách đây mấy chục năm, vào thời mười hai sứ quân, trong đó có bốn sứ quân giáo chúng Hồng-thiết giáo. Trong khi giao chiến, bên Hồng-thiết tung độc khí Xích-trà-Luyện ra, quân đối đầu ngửi phải, lập tực bải hoải chân tay, đành chịu cho bên địch muốn mổ, muốn giết, muốn băm vằm tùy ý. Hôm trước, Nhật-Hồ lão nhân mới ra khỏi tù, đã dùng độc khí này để khuất phục bọn đệ tử. Trước khi đến đây dự đại hội, Nhật-Hồ lão nhân trao cho mỗi đệ tử một bình, dấu trong ngực, khi hữu sự dùng đến. Bây giờ chỉ lực của Đặng Đại-Khê đánh trúng bình, làm nước độc, trộn lẫn bột độc, thành khói tỏa khắp đài. Đặng Đại-Khê vô tình hít phải, ông thấy chân tay bải hoải, vội vọt khỏi đài. Tuy vậy, chân tay ông gần như tê liệt, không hoạt động được nữa. Trên đài chỉ còn Đỗ Xích-Thập với Dương Ẩn, đã uống thuốc phòng, nên không việc gì. Đỗ Xích-Thập đợi cho khói độc tan đi. Y mới hướng vào quần hùng hô lớn: - Xin các anh hùng làm chứng. Đặng Đại-Khê với tại hạ dùng võ công định chức chưởng môn. Y bị bại, rời khỏi đài. Như vậy kể từ giờ phút này, y không còn tư cách chưởng môn nữa. Đặng Đại-Khê định lên đài biện luận, nhưng chân tay ông dường như nhũn ra, không cử động được. Ông hít hơi, vận khí giải độc. Đoàn Huy cãi: - Đỗ huynh! Như vậy không kể. Lúc đầu Đặng chưởng môn giao hẹn rằng hai bên chỉ dùng võ công Tản-viên. Đây Đỗ huynh dùng độc khí Xích-trà-Luyện, cho nên Đặng chưởng môn phải nhảy xuống đài tránh, chứ có phải võ công Đặng chưởng môn kém đâu? Đỗ Xích-Thập cười lớn: - Anh hùng thiên hạ minh xét cho tại hạ. Tại hạ đeo bình thuốc trên người. Chính Đặng Đại-Khê đánh vỡ bình, rồi chính y lùi xuống đài, chứ tại hạ có tung độc khí tấn công y đâu? Quần hùng tuy ghét Xích-Thập, nhưng cũng phải công nhận y có lý, không ai cãi được câu nào. Đặng Đại-Khê vận khí giải độc, nhưng không kết quả. Ông biết mình có tranh dành cũng vô ích. Ông lên đài, hướng vào đệ tử Tản-viên nói: - Các vị huynh đệ, cùng đệ tử. Tôi vô tài, bất đức, bại dưới tay Đỗ tiền bối. Tôi không còn mặt mũi nào ngồi vào ghế chưởng môn nữa. Tuy nhiên tôi cũng xin nhắn nhủ với huynh đệ cùng các đệ tử rằng, chúng ta thà ngói lành, chứ không chịu ngọc có vết. Vậy nếu Đỗ tiền bối tuyên thệ hai điều. Một, không còn liên hệ với Hồng-thiết giáo. Hai, trở về với Đại-Việt, không theo Tống nữa... Chúng ta mới chịu để người làm chưởng môn. Bằng không, thà giải tán bản phái. Quảng trường im lặng, không một tiếng động. Đỗ Xích-Thập chỉ mặt Đặng Đại-Khê: - Đại-Khê! Mi đã bị bại rồi, không còn làm chưởng môn. Đã không còn tư cách chưởng môn, mi đâu có quyền ra lệnh cho ai. Mi mau đem búa lệnh của thánh Tản-Viên trao cho ta. Xích-Thập tiến tới bên cạnh Đặng Đại-Khê, rút cây búa nhỏ, bằng thép, mầu đen như than dắt ở cạnh sườn ông. Đại-Khê bị trúng độc, chân tay không xử dụng võ công được. Ông đành để cho Xích-Thập tước búa lệnh. Quần đệ tử phái Tản-Viên la hét om sòm, tỏ ý chống đối. Đỗ Xích-Thập hướng vào đám đệ tử Hồng-thiết giáo: - Đệ tử của ta đâu! Lập tức mấy trăm người lên tiếng đáp lại. Xích-Thập chỉ vào đám đệ tử Tản-viên: - Các người tuy là giáo chúng Hồng-thiết, nhưng học võ công với ta. Ta làm chưởng môn phái Tản-viên. Vậy các người cũng thuộc đệ tử Tản-viên. Các người hãy sang đứng ở khu dành cho phái mình. Đệ tử Tản-viên tới dự lễ khoảng năm nghìn người. Họ chia thành năm đoàn. Mỗi đoàn một trăm người. Đoàn lại chia làm mười đội. Mỗi đội mười người. Mấy trăm tên giáo chúng Hồng-thiết rời chỗ, di chuyển sang khu dành cho phái Tản-viên. Rất thành thạo, mỗi toán ba người, đứng vào vị thế chỉ huy một đội. Thoáng một cái, đâu vào đấy. Ba anh em Nhất-Bách, Nhị-Bách, Tam-Bách tổng chỉ huy tất cả. Quần hùng nhìn qua, đều biết rằng Hồng-thiết giáo đã bố trí, tổ chức, huấn luyện đệ tử rất chu đáo từ trước, để chuẩn bị cướp ngôi chưởng môn phái Tản- viên. Đỗ Xích-Thập nói: - Hỡi các vị huynh đệ, đệ tử Tản-viên. Kể từ nay bản phái được chia thành đội ngũ như hiện tại. Nghìn người thành một thiên. Trăm người thành một bách. Mười người thành một thập. Mỗi thập có ba người chỉ huy. Một thập trưởng, một thập phó, và một chưởng-thần. Ai trái lệnh, sẽ bị trừng phạt. Đặng Đại-Khê cười nhạt: - Đỗ tiền bối, người chưa tiếp nhận chưởng môn, mà đã tổ chức bản phái thành chi nhánh của Hồng-thiết giáo ư? Nếu bây giờ tại hạ hô lên một tiếng, liệu mấy trăm đệ tử của người có sống sót, mà rời khỏi nơi đây không? Đỗ Xích-Thập chuyển động thân mình, nắm lấy Đặng Đại-Khê, tung ông xuống đài. Đặng Đại-Khê bị tung xuống đài, chân tay ông không cử động linh hoạt được, nếu ông ngã chúi mặt xuống, nhục nhã biết bao. Bỗng thấy một thiếu nữ Hồng-thiết giáo đỡ lấy ông. Ông hơi ngạc nhiên. Nhưng thoáng ngửi thấy mùi trầm từ người thiếu nữ bốc ra. Ông biết nàng là Bảo-Hòa, cô con gái của phò mã Thân Thừa-Qúy, mà ông yêu thương hơn con đẻ. Ông hỏi sẽ: - Cháu gái đấy ư? - Vâng! Sư bá đừng lên tiếng. Nguy cơ chưa qua đâu. Nàng đưa ông đến chỗ Thiệu-Thái. Quần hùng thấy Đặng Đại-Khê bị trúng độc Xích-trà-Luyện, rồi Bảo-Hòa đem ông vào giữa đám đệ tử Hồng-thiết, họ tưởng rằng ông bị Xích-Thập bắt cóc. Bảo-Hoà vừa trao Đặng Đại-Khê cho Thiệu-Thái, có bàn tay nhỏ bé nắm lấy tay nàng. Nàng nhìn lại, thì ra bé Ngô Thường-Kiệt. Thường-Kiệt bá cổ Bảo-Hòa, nó ghé miệng vào tai nàng: - Cô Thanh-Mai dặn con thưa với cô rằng cô đừng cho ông Đại-Khê trở lại đài vội. Chờ ! Bảo-Hòa biết đây lệnh của Khai-Quốc vương. Nàng hướng về phía Thanh-Mai gật đầu, tỏ ý hiểu biết. Thiệu-Thái nắm lấy tay Đặng Đại-Khê, để ngón tay giữa vào huyệt Nội-quan của ông. Chàng vận Thiền-công, rồi dùng phương pháp giải độc của Đỗ Lệ-Thanh dạy, hoá giải chất độc cho ông. Trong khoảng nhai dập miếng trầu, chân tay Đặng Đại-Khê cử động được như thường. Ông nhỏm dậy: - Ta phải lên đài diệt tên phản dân, hại nước. Bảo-Hòa nói sẽ vào tai ông: - Sư bá kiên nhẫn, chờ biến cố, rồi hãy thanh toán tên Đỗ Xích-Thập cũng chưa muộn. Trong khi đó trên đài, Nhật-Hồ lão nhân cười lớn: - Nếu không ai phản đối gì nữa, truyện phái Tản-viên coi như xong. Lão phu long trọng tuyên bố kể từ giờ này, phái Tản-viên được công nhận thống thuộc bản giáo. Hà Thiện-Lãm được Nùng-sơn tử thu làm đồ đệ. Từ lúc tới dự lễ, nó bỏ khán đài phái Tản-viên, đến tụ họp với Thanh-Mai. Nghe Nhật-Hồ lão nhân nói, nó định lên đài phản đối, nhưng Thanh-Mai bảo nó: - Kế hoạch của ngũ sư thúc phái Đông-a định rõ ta phái nhường nhịn, để cho Hồng-thiết giáo xuất hiện hết, chống Tống. Sau đó chúng ta mới tính tới chúng. Sư đệ không được lên đài. Hà Thiện-Lãm đành ngồi im. Nó nhìn về chỗ khán đài phái Tản-viên, thấy sư phu cũng im lặng. Nó đành cắn răng chịu nhục. Lập tức đội nhạc Hồng-thiết giáo trỗi dậy những âm thanh kỳ quái, man rợ, ồn ào. Nhật-Hồ lão nhân hỏi lớn: - Phái Tản-viên còn ai phản đối không? Bảo-Hòa từ dưới đài nhảy lên. Nàng mỉm cười: - Giáo chủ! Tiểu nữ phản đối. Nhật-Hồ mở to mắt kinh ngạc. Trước mặt y, một thiếu nữ thân thể thon đẹp vô cùng, nhưng gương mặt lại trơ trơ như người chết rồi trong bộ quần áo Hồng-thiết giáo. Ông nghĩ: - Con nhỏ này tuổi bất quá hai mươi. Địa vị trong bản giáo chắc không quá thập trưởng. Thế mà sao y thị giám lên đối đầu với Đỗ Xích-Thập? Ông hỏi: - Người phản đối điều gì? Bảo-Hòa hướng vào quần hùng lên tiếng: - Thưa các vị. Ban nãy Đặng chưởng môn và Đỗ trưởng lão tranh tài. Đỗ trưởng lão từng nói: Bất cứ ai biết xử dụng võ công Tản-viên cũng có thể lên đài tranh chức chưởng môn. Vì vậy tiểu nữ muốn lĩnh giáo võ công Tản-viên của Đỗ trưởng lão, và muốn làm chưởng môn phái Tản-viên. Đỗ Xích-Thập kinh ngạc: - Người có điên không? Người chẳng ở trong Hồng-thiết giáo đó ư? Người có biết ta làm trưởng lão hội đồng giáo vụ trung ương không? Bảo-Hòa gật đầu: - Dĩ nhiên tiểu nữ biết. Tiểu nữ biết luật lệ Hồng-thiết giáo định rằng: Khi một đệ tử thấy võ công mình cao, cũng có thể thách bất cứ trưởng lão nào đấu võ. Nếu thắng thì được thay thế. Cho nên tiểu nữ nảy ra ý định muốn làm trưởng lão thay trưởng lão Xích-Thập. Trưởng lão hiện vừa làm trưởng lão Hồng-thiết giáo, vừa làm chưởng môn phái Tản-viên. Tiểu nữ bạo gan, muốn lĩnh giáo Nhật-hồ độc chưởng của trưởng lão, để trở thành trưởng lão, cũng như võ công Tản-viên của chưởng môn, để trở thành chưởng môn. Tất cả quần hùng chưa hết kinh ngạc vì Mỹ-Linh đánh bại Đông-Sơn lão nhân. Bây giờ lại kinh ngạc hơn khi thấy một cô gái vô danh thách Đỗ Xích-Thập đấu võ công Tản-viên lẫn Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Sư thái Tịnh-Huyền ngồi gần chỗ Xích-Thập đứng, bà đang tự hỏi cô gái nào mà lại gan đến như vậy? Thoáng thấy mùi trầm hương từ người nàng bốc ra. Bà biết ngay nàng là Bảo-Hòa. Bà mắng thầm: - Thì ra thế! Mình thực sơ tâm. Bà dùng Lăng-không truyền ngữ báo cho Thuận-Thiên hoàng-đế, Thân Thiệu-Anh, công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa biết. Phạm Trạch thấy Xích-Thập cướp được chức chưởng môn phái Tản-viên, ắt hẳn thế lực mạnh hơn y. Nay y thấy Bảo-Hòa thách Xích-Thập đấu, y mừng lắm. Y hỏi: - Tiểu cô nương! Xin tiểu cô nương cho biết phương danh quý tính? Bảo-Hòa chưa kịp trả lời, Dương Ẩn lên tiếng, nói với Nhật-Hồ: - Mừng giáo chủ. Hôm trước đệ tử trình với giáo chủ về việc cho đôi thiếu niên nam nữ là anh em ruột sang Tây-dương học đạo. Tiểu cô nương này chính thị cô gái đó, nay đã thành tài trở về. Cô nương họ Trần, khuê danh Quỳnh-Hoa. Nghe Dương-Ẩn nói, Nhật-Hồ mừng muốn run lên, lão nhân nhìn Bảo-Hòa gật đầu: - Tiểu cô nương là đệ tử của Tây-dương giáo chủ, ắt biết xử dụng Hồng-thiết thần công. Đúng thể lệ bổn giáo. Nếu cô nương đủ khả năng chịu được một trăm chiêu của Đỗ trưởng lão, đương nhiên trở thành trưởng lão bản giáo, thay thế Xích-Thập. Bảo-Hòa chắp tay: - Đỗ trưởng lão. Trước hết chúng ta dùng võ công Tản-viên để định ngôi thứ chưởng môn phái này đã. Nào mời. Đỗ Xích-Thập nghe nói Trần Quỳnh-Hoa theo học với giáo chủ Hồng-thiết Tây-dương, ắt hẳn độc công lợi hại vô cùng. Y nghĩ thầm: - Mình không cẩn thận e bị lão Nhật-Hồ cũng tên Lê Ba đưa vào chỗ chết. Con nhỏ này qua Tây-dương học ắt độc công lợi hại vô cùng. Nhưng tại sao y thị lại biết võ công Tản-viên? Như vậy ta dùng võ công Tản-viên đánh cho nó tàn tật, ắt nó không dùng độc công hại được ta nữa. Nghĩ vậy y giao hẹn trước: - Nếu cô đỡ được của ta mười hai chiêu. Ta xin nhường chức chưởng môn cho cô ngay. Nhưng ta giao hẹn trước, trong cuộc đấu này, nếu ai dùng Chu-sa độc chưởng coi như thua. Bảo-Hòa chắp tay: - Thưa đúng như thế. Bảo-Hòa biết thân phận Xích-Thập không nhỏ, chắc y không ra tay trước. Nàng bái tổ, rồi vận khí ra các huyệt Tâm-du, Can-du, Thận-du, Tỳ-du, đổ vào Đốc-mạch rồi phát chiêu Kị ngưu qui gia. Kình lực đổ ập xuống cực kỳ mãnh liệt. Đỗ Xích-Thập, cùng đệ tử Tản-viên đều bật lên tiếng la kinh ngạc. Vì chưởng lực của nàng có sát thủ kinh người, biến ảo khôn lường. Hơn nữa chiêu này tuyệt tích đã lâu. Xích-Thập lùi một nước vận khí xuất chiêu Ác-ngưu nan độ đánh cắt ngang vào chưởng Bảo-Hòa. Bình một tiếng. Cả hai người đều bật lui một bước. Bảo-Hòa cảm thấy như trời long đất lở, tai phát ra tiếng kêu vo vo không ngớt. Trong khi Xích-Thập tê dại cả hai tay. Y cười nhạt: - Tiểu cô nương! Tiểu cô nương hãy đỡ chiêu nữa của ta. Y phát chiêu Ngưu thực ư dã. Bảo-Hòa biết, Xích-Thập đi vào tuổi bẩy mươi, công lực cao thâm biết dường nào. Còn về phần nàng, tuy gặp kỳ duyên, nhưng thời gian luyện tập chưa được làm bao, công lực không thể so với y. Thấy chiêu chưởng như núi đổ ập lên đầu. Tòng tâm nàng đưa cả hai tay đẩy lên đỡ. Vô tình tay trái nàng vận chiêu Tứ-ngưu phân thi dương. Tay phải vận chiêu Song ngưu đồng lao âm. Bình, bình. Bảo-Hòa lùi lại ba bước để giữ chắc căn bản. Trong khi Xích-Thập cảm thấy trong chưởng của Bảo-Hoà có hai lực đạo khác nhau, nói rằng khắc chế chưởng lực của y cũng không phải. Bảo rằng giống y cũng không phải. Lại nữa đến hai chiêu đẩy vào người y. Toàn thân y mất hết kình lực, đau đớn như dần. Y kinh hoàng lùi lại, quan sát đối thủ. Khắp quảng trường, chưa ai nhận ra cái sát thủ khủng khiếp trong chưởng của Bảo-Hòa. Chỉ duy phò mã Đào Cam-Mộc, ông kinh ngạc: - Con cháu này, học được mật quyết luyện Phục-ngưu dương. Mình nghe lời công chúa, truyền tâm pháp Phục-ngưu âm cho nó. Không biết bằng cách nào, lại pha hai thứ âm dương với nhau, thành loại chưởng cực kỳ bá đạo như thế kia. Cũng may nó mới luyện, mà người hứng đòn công lực như Xích-Thập, mới chịu nổi. Một đời Xích-Thập, y đã đánh hàng ngàn trận, vì vậy y nhận ra Bảo-Hòa mới luyện Phục-ngưu thần chưởng. Y nghĩ: - Công lực con nhỏ này không làm bao, mà xử dụng Phục ngưu thần chưởng rất tổn sức. Ta cứ nhảy nhót, tiêu hao công lực, rồi giết nó cũng vừa. Nghĩ rồi y phát liền ba chiêu tấn công Bảo-Hòa. Bảo-Hòa cũng đã nhận thấy điểm lợi hại loại chưởng âm-dương hỗn hợp của mình. Nàng tung ra hai chiêu khác nhau đỡ. Bình, bình. Xích-Thập đau đớn, nhăn nhó. Trong khi Bảo-Hòa cũng cảm thấy trời long đất lở. Tuy vậy, đã học đủ ba mươi sáu chiêu, cùng cách biến hoá, nên nàng chuyển ngay sang chiêu Song ngưu đồng lao. Trong khi Xích-Thập học được mười hai chiêu rải rác. Sau khi đánh hết chiêu này, phải ngừng lại vận khí rồi mới phát được chiêu khác. Đấu được trên trăm chiêu, Bảo-Hòa tập trung tinh thần phát ba chiêu liền. Xích-Thập kinh hãi, chưởng lực Bảo-Hòa đã bao trùm người y. Y kinh hoàng vọt người lên cao tránh khỏi. Nhưng chưởng lực sướt qua dưới chân làm y đau đớn như bị gậy sắt đập vào. Bảo-Hòa chuyển sang chiêu Tứ-ngưu phân thi, hướng lên trời. Xích-Thập chưa vận khí phát Phục ngưu thần chưởng xong. Y đành đánh xuống một chiêu Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Mùi tanh hôi bao trùm khắp đài. Bảo-Hòa không giám đối chưởng với y. Nàng nhảy lùi lại, biến từ chưởng sang chỉ. Xích-Thập đáp xuống đài, chỉ lực đã bao vây lấy người y. Y vội nằm rạp xuống tránh khổi. Bảo-Hòa lùi lại một bước, quát lên: - Khoan! Nàng hướng vào Nhật-Hồ: - Xin giáo chủ xét cho. Giữa tiểu nữ với Đỗ trưởng lão dùng võ công Tản-viên tranh tài. Tại sao trưởng lão lại dùng Chu-sa độc chưởng? Như vậy Đỗ trưởng lão phạm luật, coi như thua rồi. Xin Đỗ trưởng lão trao trả cây búa lệnh của thánh Tản-viên cho tiểu nữ! Nói rồi nàng xòe tay ra chờ đợi. Gốc tích Đỗ Xích-Thập, vốn nhiễm tính vô lại bị phái Tản-viên đuổi ra, rồi đi theo Hồng-thiết giáo. Mà Hồng-thiết giáo lại qui tụ tất cả xảo quyệt, lưu manh nhất thiên hạ. Y cãi: - Vừa rồi cô nương đánh ra ba chiêu với một chỉ. Chỉ thì đích thực của Tản-viên. Còn ba chiêu, chỉ có chiêu Tứ-ngưu phân thi của bản phái. Còn hai chiêu kia thuộc võ công phái khác. Đâu phải võ công Tản-viên. Chính tiểu cô nương đã phạm luật trước ta. Chùa Dâu nay thuộc huyện Thuận-thành, tỉnh Bắc-ninh. Có tất cả 4 ngôi, mang tên Pháp-vân, Pháp-vũ, Pháp-lôi, Pháp-điện. Hình chụp là chùa Pháp-vân thuộc xã Thanh-khương, huyện Thuận-thành, tỉnh Bắc-ninh. Chùa được kiến tạo thời Trưng-vương (40-43 sau TL). Đây là nơi phát xuất ra phái Tiêu-sơn. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 4 Võ lâm minh chủ Bảo-Hòa hướng vào đệ tử Tản-viên: - Các vị có nghe Đỗ trưởng lão nói không? Một là Đỗ thưởng lão không biết võ công Tản-viên. Hai là Đỗ trưởng lão không thực thà. Rõ ràng tôi xử dụng ba chiêu liên tiếp. Chiêu đầu tên Kị-ngưu qui gia, chiêu sau tên Song ngưu đồng lao rồi tới chiêu Tứ-ngưu phân thi. Thế mà Đỗ trưởng lão bảo đó không phải võ công bản phái còn trời đất nào nữa? Xích-Thập bị Bảo-Hòa lột mặt nạ, y luống cuống. Chợt trong đầu y lóe lên tia sáng. Một đoạn trong Hồng-thiết kinh nói: &quot;...Phàm đối với quân thù, không thể đạo đức. Khi gặp việc phải tranh luận trước dân chúng, thì mình đen, cứ nói làm trắng. Mình xanh cứ nói rằng đỏ. Nói lui, nói tới, nói hoài, nói mãi, cũng có người tin...&quot;. Y thản nhiên trả lời Bảo-Hòa: - Trong Phục-ngưu thần chưởng quả có hai chiêu Song-ngưu đồng lao và Kị ngưu qui gia, nhưng chiêu số, biến hoá đâu có giống như cô nương xử dụng? Cô nương ơi! Cô nương đã xử dụng hai chiêu võ của Hồng-thiết giáo, rồi bảo rằng Phục-ngưu thần chưởng. Chính cô nương đã phạm qui luật. Cô nương bị thua rồi. Bảo-Hòa thấy Xích-Thập mặt dầy quá, chưa biết đối đáp sao, đã nghe tiếng Khai-Quốc vương nói vào tai: - Đem vấn đề đó hỏi Nhật-Hồ lão nhân. Bảo-Hòa tỉnh ngộ: - Trong khi hăng say, Xích-Thập quên mất Nhật-Hồ lão nhân đang muốn loại y ra khỏi chức trưởng lão, vì chính y làm gian tế cho Tống. Ta mượn lão để đánh bại tên ma đầu này. Nàng hướng vào Nhật-Hồ: - Giáo chủ. Xin giáo chủ xử cho. Mấy chiêu tiểu nữ đánh ra có phải võ công Hồng-thiết giáo không? Nhật-Hồ vuốt râu: - Trong Hồng-thiết giáo không có ba chiêu đó. Cô nương nên biết Phục-ngưu thần chưởng do tổ sư Sơn-Tinh chế ra, đặt trên căn bản dương cương. Đến thời Lĩnh-Nam, Khất đại phu với Bắc-bình vương tìm ra cách vận khí bằng kinh mạch, cho nên trở thành dũng mãnh vô cùng, thuần dương. Còn võ công Hồng-thiết do hai thánh Mã-Mặc và Lệ-Anh chế ra, đặt căn bản trên việc xử dụng độc chất, nên khi đánh ra có khí âm hàn, trong nội công dương cương. Đỗ Xích-Thập nghĩ thầm: - Nếu mình dùng Phục-ngưu thần chưởng, mình không biết đủ ba mươi sáu chiêu, thành ra giữa chiêu nọ với chiêu kia có một khoảng cách. Trong khi con nhỏ này biết đủ, nó phát chiêu mau hơn. Tuổi nó còn nhỏ, công lực không làm bao, dù chưởng pháp tinh diệu đến đâu cũng vô ích. Ta dùng chưởng pháp khác. Đấu một lúc, nội lực nó giảm, ta thu phục nó cũng không muộn. Tuy vậy y vẫn cãi: - Vừa rồi ta sơ ý. Như vậy không kể. Tiểu cô nương! Chúng ta tái đấu. Nói dứt lời, y tấn công trước. Lần này y không dùng Phục-ngưu thần chưởng, mà dùng Phục-hổ chưởng, là chưởng pháp tuy không tinh diệu bằng Phục-ngưu, nhưng cho đến nay còn lưu truyền đầy đủ. Công lực của y cực kỳ thâm hậu, chưởng phong xoáy như con lốc. Bảo-Hòa bị tấn công thình lình. Nàng vọt mình lên cao tránh. Xích-Thập hướng chưởng lên trời. Bảo-Hoà chĩa tay xuống, phóng một Lĩnh-Nam chỉ. Công lực Xích-Thập tuy mạnh, nhưng Phục hổ chưởng phát ra quá rộng. Trong khi Lĩnh-Nam chỉ thu gọn lại như mũi dùi. Chỉ xuyên qua làn chưởng phong xuống đầu Xích-Thập. Y kinh hãi nhảy lui lại. Trong khi Bảo-Hòa đá gió một cái, người nàng đáp ra xa. Xích-Thập không nhân nhượng, tung chiêu khác tấn công. Bảo-Hòa lại xuất chỉ. Chỉ lực phát ra kêu lên những tiếng vi vu. Công lực Xích-Thập tuy cao, nhưng chỉ pháp của Bảo-Hòa thu gọn lại như mũi dùi vô hình. Y cứ phải nhảy nhót tránh nhé. Phạm Hổ rút kiếm tung cho Xích-Thập: - Lĩnh-Nam chỉ pháp cực kỳ tinh diệu. Phải có võ khí mới chống được. Này kiếm đây! Xích-Thập tiếp kiếm khoa một vòng. Y đã dành được chủ động. Bảo-Hòa tấn công mười chiêu, y đỡ được năm sáu. Tại khán đài phái Đông-a, Thanh-Mai hỏi Trần Kiệt: - Sư thúc! Tại sao Lĩnh-Nam chỉ pháp lại chỉ có những chiêu tấn công. Nếu sư thúc là Xích-Thập, sư thúc sẽ đối phó ra sao? Trần Kiệt lắc đầu: - Lĩnh-Nam chỉ pháp thuộc vô hình kiếm khí. Xưa hai đại tôn sư Khất-đại phu với Đào Kỳ chế ra, không chút sơ hở. Nếu ta ở hoàn cảnh Xích-Thập, cũng đến chịu chết, chứ không sao chống lại. Đặng Đại-Khê đến gần đài quan sát. Ông thấy Bảo-Hòa xử dụng Lĩnh-Nam chỉ chưa thuần thục, ông biết nàng mới luyện gần đây, chưa kinh nghiệm chiến đấu. Ông than thầm: - Xử dụng Lĩnh-Nam chỉ, tiêu hao rất nhiều công lực. Trong khi đó Bảo-Hòa không biết lợi dụng thắng y ngay lúc đầu. Nếu đấu trong vòng năm chục chiêu nữa, nàng nguy mất. Quả nhiên, chỉ pháp của Bảo-Hòa dần dần bớt mạnh, Xích-Thập đã tiến đến cách nàng hơn trượng. Đặng Đại-Khê bứt rứt không yên. Ông chợt nhớ đến một câu quyết trong tâm pháp Lĩnh-Nam chỉ: &quot;...Khi công lực không đủ, đừng nên xử dụng cả lục kinh, mười hai chỉ. Nên thu về một chỉ, rồi hợp với chưởng...». Giữa lúc Bảo-Hòa cũng cảm thấy nguy. Đặng Đại-Khê dùng Lăng-không truyền ngữ nhắc nàng. Bảo-Hòa tỉnh ngộ: - Mình đáng chết thực. Nàng thu về một tay, vận khí phát ra huyệt Trung-xung ở đầu ngón giữa. Lập tức chân khí thu về một chỉ, mạnh như núi lở băng tan. Bỗng choang một tiếng, kiếm của Xích-Thập bị trúng chỉ, gẫy làm nhiều mảnh bay lên cao. Phạm Hổ lại tung cho y thanh bảo đao. Nhưng chỉ được mấy chiêu đao lại gẫy. Đến đây công lực Bảo-Hòa đã hơi cạn, chỉ pháp hết linh diệu. Trong tất cả anh hùng hiện diện, chỉ có phò mã Đào-cam-Mộc, giòng dõi Bắc-bình vương Đào Kỳ cùng phu nhân tức công chúa An-Quốc biết rõ những võ công Bảo-Hoà xử dụng. Lúc đầu Bảo-Hòa lên đài, phò mã không nhận ra được nàng. Đợi đến khi nàng bỏ mười hai chỉ, thu lại một chỉ, phò mã nói sẽ vào tai công chúa: - Thì ra đứa cháu tiên nữ của công chúa. Ta phải lên đài cứu nó. Hầu vọt lên đài. Lúc còn lơ lửng trên không, hầu đã phát một chiêu Thiết-kình phi chưởng của phái Cửu-chân, ngăn giữa hai người. Miệng hô: - Khoan! Ngừng tay. Bình một tiếng, Bảo-Hòa, Xích-Thập cùng bật lui lại. Cánh tay Xích-Thập gần như tê liệt. Y chửi thầm: - Mẹ cha quân chó đẻ nào mà hách thế? Ngoài miệng y hỏi: - Các hạ là ai, mà can thiệp vào phái Tản-viên nhà ta? Đào Cam-Mộc chắp tay xá Đỗ Xích-Thập: - Tại hạ vốn con cháu Bắc-bình vương, họ Đào tên Cam-Mộc. Cả quảng trường cùng bật lên tiếng »úi chà», kinh ngạc. Vì cách đây hai mươi năm, Đào Cam-Mộc nổi danh anh hùng vô địch. Khi vua Lê Ngọa-triều băng. Ông đã hăng hái đứng ra áp lực với quần hùng tôn Lý Công-Uẩn lên ngôi vua. Nhiều người phản đối, nhưng ai đấu với ông, cũng chỉ được mười chiêu, bị hạ. Sau đó ông cùng công chúa An-quốc bỏ chức tước ngao du sơn thủy, tuyệt tích giang hồ. Nay bỗng nhiên ông xuất hiện. Ông hướng vào Nhật-Hồ lão nhân: - Thưa giáo chủ. Hồi nãy Đỗ trưởng lão hứa rằng, nếu Trần cô nương đỡ được của người mười hai chiêu, người nhường chức chưởng môn cho. Thế mà nãy đến giờ, Trần cô nương đấu với Đỗ trưởng lão trên trăm chiêu. Vì vậy tại hạ lớn mật xin giáo chủ xử cho vụ này. Nhật-Hồ vuốt râu: - Xích-Thập! Người giữ lời hứa đi chứ? Xích-Thập bị dồn đến chân tường. Tuy nhiên y vẫn cãi: - Xưa ngũ tổ họp nhau, cùng thề rằng: Nếu sau này ai có thể tìm được Lĩnh-Nam chỉ cùng ba mươi sáu chiêu Phục-ngưu, sẽ được giữ chức chưởng môn. Còn không, ai có võ công cao nhất lên cầm quyền. Như vậy Trần cô nương phải thắng tại hạ, tại hạ mới phục. Đào Cam-Mộc cười: - Lĩnh-Nam chỉ với Phục-ngưu thần chưởng, xưa nay có hai nơi lưu truyền. Một ở phái Tản-viên. Hai ở họ Đào nhà tại hạ. Tại hạ biết Trần cô nương đây học được cả ba mươi sáu chiêu Phục-ngưu thần chưởng âm, lẫn dương. Lĩnh-Nam chỉ pháp, trưởng lão đã thưởng thức rồi. Còn Phục-ngưu thần chưởng, Đỗ trưởng lão chưa thấy qua, lấy gì làm tin bây giờ? Xích-Thập cười nhạt: - Dù những chiêu đã thất truyền, nhưng khi đánh ra, chiêu số, độ số, biến hoá. Ta há không nhận ra sao? Đào Cam-Mộc nói với Bảo-Hòa: - Trần cô nương, phiền cô nương biểu diễn ba mươi sáu chiêu Phục-ngưu dương cương hầu Đỗ trưởng lão ấn chứng cho. Bảo-Hòa dạ một tiếng, nàng khoan thai diễn từng chiêu một. Đến chiêu thứ ba mươi sáu thì ngừng lại, rồi lễ phép chắp tay hướng Đào Cam-Mộc: - Xin phò mã chỉ điểm cho những chỗ sai lầm. Đào Cam-Mộc nói với Xích-Thập: - Đỗ trưởng lão. Như vậy ngôi vị chưởng môn phái Tản-viên đã định. Xin trưởng lão trao búa lệnh cho Trần cô nương. Bất đắc dĩ Xích-Thập trao cây búa cho Bảo-Hòa. Y hỏi: - Trần cô nương. Chẳng hay cô nương đệ tử của vị nào trong bản phái? Nghe Xích-Thập hỏi, Bảo-Hòa chợt tỉnh ngộ: Nàng học võ sơ tâm với song thân. Khi đến tuổi mười hai, chính ông nội dạy nàng. Ngoài ra chỉ có Đặng Đại-Khê, người không ở trong huyết tộc đã dạy nội công tâm pháp Tản-viên, cũng như Phục-ngưu thần chưởng cho nàng. Song ông không thu nàng làm đệ tử. Có tiếng Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai nàng: - Không cần phải bái sư, mới là đệ tử. Phàm học một chiêu, một chữ ở ai, người đó cũng thành thầy. Bảo-Hòa tỉnh ngộ. Nàng chỉ vào Đặng Đại-Khê: - Tiểu nữ học võ công Tản-viên với Đặng sư bá. Cả quảng trường đều bật lên những tiếng kinh ngạc. Một, xưa nay phái Tản-viên vốn cừu thù, đối đầu mạnh nhất với Hồng-thiết giáo. Bảo-Hòa lên đài trong y phục giáo chúng Hồng-thiết, hơn nữa chính Dương Ẩn giới thiệu nàng sang Tây-dương học đạo với giáo chủ Hồng-thiết mới về. Thì sao nàng có thể là đệ tử Tản-viên? Hơn nữa, rõ ràng Đặng Đại-Khê không biết Lĩnh-Nam chỉ pháp cũng như toàn bộ Phục-ngưu thần chưởng, sao ông lại làm sư phụ nàng? Ba, theo lời Lê Ba, nàng được gửi sang Tây-dương từ nhỏ, mới trở về Đại-Việt mấy hôm nay. Thế, nàng học võ công Tản-viên từ bao giờ, mà có bản lĩnh ngang với những đại cao thủ bậc nhất Lĩnh-Nam? Sự thực Bảo-Hòa chơi chữ. Nàng nói: Tôi học võ công Tản-viên với Đặng sư bá. Có nghĩa nàng chỉ học võ công Tản-viên của ông. Còn chữ sư bá, ý nói ông là bạn của phụ thân nàng. Thế nhưng quần hùng hiểu lầm nàng làm đệ tử một vị nào đó trong phái Tản-viên, thấp vai hơn Đặng Đại-Khê, nên nàng gọi ông bằng sư bá. Ông làm chưởng môn, trong phái, ông muốn dạy võ công cho ai cũng được! Đỗ Xích-Thập ngơ ngác hỏi Dương Ẩn: - Dương đạo huynh. Có đúng tiểu cô nương đây tên Trần Quỳnh-Hoa được chúng ta gửi sang Tây-dương học đạo năm nào không? Cô nương đã làm đệ tử bản giáo, tại sao lại có thể theo học phái Tản-viên? Cách đây hơn hai mươi năm, bấy giờ triều Lê ra lệnh truy lùng, chém giết thẳng tay giáo chúng Hồng-thiết. Thầy trò Nhật-Hồ lão nhân phải ẩn thân nay đây mai đó. Tuy trốn tránh, nhưng họ vẫn có nhiều giáo chúng trung thành, che dấu cho họ. Thầy trò Nhật-Hồ vẫn lùng bắt những thiếu nữ xinh đẹp về làm cây thuốc luyện công. Trong số cây thuốc đó, có hai người làm cây thuốc cho Nhật-Hồ với Dương Ẩn thụ thai. Hai người được trao cho Dương Ẩn phá thai, lấy con nhân sâm ăn. Nhưng hai phụ nữ này được Dương Ẩn bao che không phá thai. Vì y nghi rằng hai người mang thai với y. Một người sinh con trai, một người sinh con gái. Khi sinh hai đứa trẻ ra rồi, chính Nhật-Hồ với Dương Ẩn cũng không xác nhận được con của ai. Hai người bàn với nhau, bí mật nuôi hai trẻ cho đến khi lớn, hình thể đã định, sẽ biết con của ai. Đứa con trai đặt tên Trần Đông-Thiên, đứa con gái đặt tên Trần Quỳnh-Hoa. Nhưng sau đó mấy năm, Dương Ẩn bầy kế giam Nhật-Hồ. Khi hai trẻ được mười tuổi, Dương Ẩn gửi sang Tây-dương xin cho làm đệ tử giáo chủ Hồng-thiết. Nhật-Hồ lão nhân tuy ở trong tù, nhưng cũng được y thông báo rằng con lão được gửi sang Tây-dương du học. Khi anh em Đông-Thiên học ở Tây-dương, Dương Ẩn luôn gửi vàng, cùng thư thăm hỏi hai người. Y tự coi hai người như con đẻ thực. Dù y không tin họ là con y. Năm trước, Dương Ẩn gửi thư xin giáo chủ Tây-dương cho hai con về Đại-Việt, với hy vọng con y học được Hồng-thiết tâm pháp. Y có thể giết chết Nhật-Hồ. Thế là toàn thể giáo chúng Hồng-thiết chỉ con y có thể giải trừ vĩnh viễn Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Y đương nhiên khống chế các trưởng lão, lên làm giáo chủ. Cho nên y mới thiết kế cho Nhất-Trụ vào hầm giam Nhật-Hồ, Nguyễn Chí rồi giật sập hầm giết chết một thể. Nhưng khi Trần Đông-Thiên cùng Trần Quỳnh-Hoa về đến biên giới, lớ nga, lớ ngớ, không nói được tiếng Việt, bị quân biên phòng bắt giam, trao cho Khu-mật viện. Khai-Quốc vương nhân đó khai thác tin tức hai người, rồi cho Thiệu-Thái, Bảo-Hòa giả dạng, để khống chế Hồng-thiết giáo. Trong khi đó Dương Ẩn thấy Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa xuất hiện, y tưởng con mình. Nghe Đỗ Xích-Thập hỏi, Bảo-Hòa sợ Dương Ẩn cật vấn, khó trả lời. Nàng đáp thay y: - Đỗ trưởng lão hỏi câu này thực hơi thừa. Thế tại sao trưởng lão Hoàng Liên lại có thể vừa làm đệ tử Mê-linh vừa ngồi ghế trưởng lão Hồng-thiết giáo? Chính trưởng lão cũng xuất thân từ phái Tản-viên rồi làm trưởng lão, có ai thắc mắc đâu? Nhật-Hồ nhìn mặt anh em Đông-Thiên lần cuối vào lúc hai người mới biết chạy. Trong tâm, lão tưởng hai người là con lão. Cho nên khi Dương Ẩn giới thiệu Bảo-Hòa tên Trần Quỳnh-Hoa, y mừng run lên. Thâm ý, y muốn đưa hai con làm trưởng lão thay thế Xích-Thập, Hoàng Liên. Vì vậy y thiên vị ra mặt. Y nói với Xích-Thập: - Xích trưởng lão. Vấn đề phái Tản-viên đã xong. Ta không nên bàn đến nữa. Tất cả đám giáo chúng đệ tử của người theo về phái Tản-viên, hồi nãy người chẳng từng nói rằng cho nhập vào phái Tản-viên đó ư? Nghe Nhật-Hồ nói, Bảo-Hòa cầm búa hướng vào phái Tản-viên: - Các vị huynh đệ nghe! Đây là búa lệnh của thánh Tản-viên. Ai thấy búa, như thấy thánh. Hồi nãy, Đỗ tiền bối nói rằng, đám đệ tử của người, tuy ở trong Hồng-thiết giáo, nhưng học võ công Tản-viên, vẫn có tư cách đệ tử Tản-viên. Tại hạ chấp nhận điều đó. Đám Đỗ Nhất-Bách, Nhị-Bách, Tam-Bách nghe Bảo-Hòa tuyên bố, chúng nhảy lên mừng rỡ. Vì chúng mang thân phận bọn du thủ du thực theo Hồng-thiết giáo, bị người đời khinh rẻ, nay bỗng nhiên thành đệ tử danh môn chính phái, còn gì bằng. Hơn nữa chúng biết Trần Quỳnh-Hoa vốn dĩ là đệ tử giáo chủ Hồng-thiết Tây-dương, có thể giải trừ vĩnh viễn Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng cho chúng. Vì vậy nghe Bảo-Hoà nói, chúng reo hò nhảy nhót. Bao nhiêu tham vọng của Xích-Thập, nào đoạt chức chưởng môn, nào khuynh đảo Hồng-thiết giáo. Nay đã không dành được chức chưởng môn của phái Tản-viên, mà còn mất luôn địa vị tôn sư của phái này. Y dựa vào đám đệ tử trung kiên đào tạo bao năm qua, bây giờ chúng bỏ y theo về phái Tản-viên hết. Đỗ Xích-Thập không biết gì về những uẩn khúc của anh em Đông-Thiên. Y cứ cho Dương Ẩn với Nhật-Hồ muốn lọai y ra khỏi Hồng-thiết giáo. Nguyên từ khi đệ nhị giáo chủ Hồng-thiết giáo Tây-dương Xích Trà-Luyện lên cầm quyền, đặt ra luật mới: Tất cả các trưởng lão nào thấy sức khoẻ yếu kém phải tự ý xin về hưu trí, sẽ được toàn mạng. Còn cứ tham quyền cố vị, ngồi ỳ tại ghế trưởng, lão bất cứ đệ tử nào thấy võ công mình cao hơn một trưởng lão già cũng có thể thách đấu. Nếu thắng, được thay thế ngồi vào ghé trưởng lão. Trưởng lão già bị bại, sẽ cho cỡi Thiết-xa hồng-xà về với thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh. Trái lại khi một trưởng lão từ chức, được cho về dân dã. Địa vị tôn quý vẫn còn. Giáo chủ sẽ tổ chức cuộc đấu, tuyển chọn người thay thế. Xích-Thập nghĩ thầm: - Bây giờ ta chỉ còn hy vọng dùng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng đánh con nhỏ này tàn tật, mới mong giữ được tính mệnh. Tuy vậy, y cố giữ vẻ thản nhiên: - Trần cô nương. Cuộc tranh chấp chức chưởng môn phái Tản-viên của chúng ta coi như xong. Không biết bây giờ cô nương có còn giữ ý muốn tranh chức trưởng lão Hồng-thiết giáo nữa hay không? Ta cho cô nương biết, trong cuộc tranh đấu này, không có hoà, không có thắng. Trong hai người, ắt một người chết. Còn một người sống sẽ giữ chức trưởng lão. Y hướng vào Nhật-Hồ: - Giáo chủ, xin giáo chủ ban cho thể lệ cuộc đấu. Nhật-Hồ lão nhân nói lớn: - Thưa anh hùng bốn phương. Thể lệ bản giáo từ khi thành lập đến giờ vẫn không đổi. Một, bất cứ đệ tử nào thấy võ công mình cao cường cũng có thể thách cấp trên mình đấu võ. Nếu thắng, đương nhiên được thay thế. Trong khi đấu, không thể xin thua, đầu hàng. Nghiã là một bên chết, một bên sống. Nếu vì lý do nào, đối thủ tha không giết, cũng sẽ bị bỏ vào bồn rắn, để rắn đưa về Thượng-giới Hồng-xà. Thứ nhì, bản giáo vốn là trung tâm võ học thiên hạ. Nên trong khi đấu, ai muốn dùng võ công bất cứ môn phái nào cũng được. Ba là trong khi đấu, tha hồ dùng thuốc độc, độc chất, độc chưởng. Miễn sao thắng. Bốn, đấu sau một trăm hiệp, sẽ được nghỉ trong vòng cháy hết nửa nén nhang. Lão chỉ vào đám đệ tử Hồng-thiết: - Chư đệ tử. Bản giáo có mười trưởng lão. Đệ thập trưởng lão Hoàng Liên đã cỡi xe Hồng-xà về với thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh. Hôm nay trước anh hùng thiên hạ. Ta đã cử Ngô Bách-Vân thay thế. Mặt khác, chính bản thân ta, cũng như các trưởng lão khác... Nếu đệ tử nào muốn thay thế, cứ việc lên đài thách đấu. Bảo-Hòa chợt nghe tiếng Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ nói: - Thách đấu với tên Phạm Hổ, chứ đừng đấu với tên Đỗ Xích-Thập. Bảo-Hòa đã làm việc cạnh Khai-Quốc vương. Nàng hiểu ông cậu này rất rành. Đối với tên Đỗ Xích-Thập, nàng đã đuổi y khỏi địa vị đại tôn sư cùng chưởng môn phái Tản-viên. Bao nhiêu đệ tử của y bị nàng thu hết. Y như chim hết lông, giết y cũng vô ích. Y làm gian tế cho Tống, khắp thiên hạ ai cũng khinh khiến. Không trước thì sau gì Nhật-Hồ lão nhân cũng giết y. Còn tên Phạm Hổ, y có rất nhiều thế lực, giao du với không biết bao nhiêu đại thần trong triều, đệ tử y đông. Cần đánh bại y, mới là điều quan trọng. Nhật-Hồ hỏi Bảo-Hòa: - Tiểu cô nương. Trong mười trưởng lão của bản giáo, Hoàng Liên đã về Thượng-giới Hồng-xà. Hoàng Văn, Vũ Nhất-Trụ hiện vắng mặt. Ở đây còn bẩy vị trưởng lão. Không biết cô nương muốn thay thế vị nào. Bảo-Hòa im lặng tính toán: - Vô tình cậu hai với lão này cùng có ý nghĩ như nhau, không muốn hạ tên Xích-Thập vội, mà muốn ta hạ tên Phạm Hổ. Nàng khoanh tay nói với Nhật-Hồ: - Tiểu nữ bạo gan, muốn thay thế đệ cửu trưởng lão Phạm Hổ. Nhật-Hồ hướng vào khán đài Hồng-thiết vẫy tay gọi: - Đệ cửu Phạm trưởng lão. Trần cô nương muốn cùng trưởng lão so tài. Bảo-Hòa hoá trang bằng lớp sáp mỏng bên ngoài trông mặt đã lạnh lùng kinh khủng. Bây giờ Phạm Hổ lên đài. Y đeo chiếc mặt nạ da người, trông mặt y cực kỳ xấu xa ghê tởm. Tuy mặt y xấu, nhưng cử chỉ của y lại ôn nhu văn nhã như một văn nhân. Y chắp tay hướng vào Bảo-Hòa: - Trần cô nương! Phạm mỗ tuổi đã gần bẩy mươi. Tự biết mình vô tài, bất đức, ẩn thân bấy lâu. Không ngờ hôm nay được cô nương chiếu cố. Thực hân hạnh. Bảo-Hòa đã được thông tri cho biết Phạm Hổ chính thị gã Trịnh Hồ, chủ nhân Ngọc-lan đình cùng tửu lâu Động-đình. Vì vậy nàng muốn lột mặt nạ y cho mọi người biết. Nàng cũng đáp lễ: - Tiểu nữ muốn lĩnh giáo võ công cao siêu của Phạm tiền bối. Mong Phạm tiền bối nhẹ tay cho. Nói rồi nàng phát một chiêu Long-Hổ chưởng của ông nội dạy nàng. Long-Hổ chưởng là chưởng pháp cực kỳ huyền diệu. Bởi mỗi chiêu, một tay như rồng tấn công, một tay như hổ phản công. Hai thứ kình lực cuộn xoáy lấy nhau. Phạm Hổ lùi một bước, y trả lại bằng một chiêu thức rất kỳ lạ. Bình một tiếng. Y bật lui một bước, khí huyết trong người chạy nhộn nhạo cả lên. Trong khi Bảo-Hòa cảm thấy cánh tay tê dại. Bảo-Hòa dùng võ công Tây-vu, khiến khắp quảng trường đều kinh dị. Trong khi Phạm Hổ vẫn dùng đủ thứ võ công. Khi Đông-a, khi Tiêu-sơn, khi Sài-sơn. Cho nên không ai biết gốc tích y ra sao. Đấu được trên trăm chiêu, phò mã Đào Cam-Mộc dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai nàng: - Dùng Phục-ngưu thần chưởng. Đánh liền mười chiêu dương, rồi đổi sang chiêu âm. Phải cẩn thận. Nếu y dùng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng, phải đổi ngay sang một tay xử dụng âm, một tay xử dụng dương. Bấy giờ muốn thắng y, đổi sang dùng phương pháp phản công của Trần Tự-An ngay. Nghe Đào Cam-Mộc nhắc, Bảo-Hòa nghĩ thầm: - Ông chú đã biết mình chỉ mình luyện Phục-ngưu âm, lẫn dương. Lại cũng biết mình luyện Mục-ngưu thiền chưởng không thành, rồi Phục-ngưu biến đối thành chưởng mới, mỗi chiêu nửa âm, nửa dương, sát thủ kinh người. Nhưng sao ông khuyên mình đánh như vậy kìa? Bảo-Hòa đang dùng Long-Hổ chưởng, thình lình nàng lui liền ba bước, vận khí ra các bối du huyệt, rồi theo Đốc-mạch đưa lên huyệt Đại-trùy, phát chiêu Ngưu-hổ tranh phong. Chưởng phong rít lên đổ ụp xuống. Phạm Hổ bị bất ngờ. Y phân tâm một chút, chưởng của Bảo-Hòa đã bao trùm khắp người. Y kinh hoàng vọt người lên cao. Ở trên cao, y phóng xuống một chưởng. Quảng trường kêu lên tiếng kinh hoàng. Vì đó chính là chiêu Long-hổ chưởng của phái Tây-vu. Nhưng chưởng của y hùng mạnh hơn những chiêu trước đây của Bảo-Hòa nhiều. Bảo-Hòa nhảy lui liền hai bước, chuyển sang chiêu Song-ngưu đồng lao. Bình một tiếng. Nàng cảm thấy tai kêu lên những tiếng vo vo không ngớt. Trong khi Phạm Hổ bật lui ba bước. Lễ đài rung rinh như muốn xụp đổ. Bảo-Hoà đánh đến chiêu thứ mười, nàng mới nhận ra tên Trịnh Hồ quả thực bác học vô cùng. Trong mười chiêu Phục-ngưu thần chưởng của nàng. Y đều dùng Long-hổ chưởng phản công. Cứ mỗi chiêu, lực đạo tăng lên một chút. Đến chiêu thứ mười, kình lực dương cương của y phát ra tối đa. Hai chưởng chạm vào nhau, Bảo-Hoà cảm thấy trời long đất lở. Bật lui bốn bước, tiến lên phát chiêu Ngưu-thực ư dã, nàng vận âm kình. Trịnh Hồ thấy Bảo-Hoà đánh lại chiêu cũ, kình lực như có như không. Cho rằng Bảo-Hoà kiệt quệ chân khí, y phóng ra chiêu Long-hổ với lực đạo dương cương mạnh nhất, mong kết liễu tính mệnh nàng. Quần hùng cùng kêu thét lên kinh hoàng vì họ thấy Bảo-Hòa phát chiêu không lực, mà chiêu của Trịnh Hồ như sấm nổ. Nhưng khi hai chưởng sắp giao nhau, Trịnh Hồ cảm thấy có gì bất ổn, bao nhiêu kình lực phát ra mất tích, mất tăm. Xèo một tiếng như chậu nước dội từ trên cao xuống. Chưởng của Trịnh Hồ như nắm muối bị ném vào bể. Mặt y tái nhợt, người lảo đảo lùi lại. Bảo-Hòa xử dụng âm chưởng lần đầu, bất thần đắc thế. Nếu như nàng đánh tiếp ba chiêu nữa, Trịnh Hổ mất mạng ngay. Nhưng nàng không có kinh nghiệm, bỡ ngỡ một chút. Trong khi đó y lấy lại được căn bản. Để kéo dài thời gian, y chắp tay hướng Bảo-Hoà: - Trần cô nương. Lão phu thực hủ lâu, không biết chiêu võ công cô nương vừa xử dụng tên gì vậy? Câu hỏi của lão, cũng chính là câu hỏi của quần hùng. Bảo-Hoà ngay thực định trả lời, bỗng tiếng phò mã Đào Cam-Mộc dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai: - Cháu chậm một chút, thành ra y phục hồi được tư thế. Bây giờ cứ một chiêu âm, một chiêu dương tấn công như mưa sa, gió cuốn. Hoặc dùng lối hỗn hợp âm dương. Bảo-Hoà hít một hơi, phát chiêu, miệng nói: - Trịnh trưởng lão! Người khéo giả vờ. Coi chiêu nữa đây. Trịnh Hồ thấy lần này Bảo-Hòa phát chiêu dương cương. Y trả lại bằng một chiêu Long-hổ. Bình một tiếng. Cả hai bật lui. Bảo-Hòa chuyển tay trái phát chiêu Ác-ngưu nan độ âm nhu. Trịnh Hồ thuận tay đẩy ra chiêu Long-hổ chưởng nữa. Vèo một tiếng, kình lực của y mất tích. Hai người đấu được năm mươi hiệp nữa, thình lình Phạm Hổ lùi liền bốn bước, rồi phát ra một chiêu rất thô kệch, mùi tanh hôi nồng nặc khắp khán đài. Bảo-Hòa vọt người lên cao. Ở trên cao nàng phóng xuống một Lĩnh-Nam chỉ đến véo một cái. Chỉ xuyên vào giữa chưởng. Phạm Hổ cảm thẩy tay như bị một cái dùi đâm vào. Y lùi lại, nhăn nhó, tỏ vẻ đau đớn. Bảo-Hoà vận âm kình tay trái, dương kình tay phải. Rồi mỗi tay phát một chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Như vậy chưởng trái bẩy phần âm, ba phần dương. Ngược lại chưởng phải bẩy phần dương, ba phần âm. Trịnh Hồ đâu biết loại chưởng lực quái ác, mà Bố-Đại hoà thượng kinh hãi lo lắng Bảo-Hòa xử dụng đối nới loại người chưa đáng tội chết. Trịnh Hồ tuy bác học, nhưng y nào biết gì về loại chưởng mới này. Thấy kình lực như có như không. Cho rằng Bảo-Hòa kiệt lực, y vận đủ mười thành công lực phát một chiêu, mong kết liễu tính mệnh nàng. Bộp, bộp. Bốn chưởng chạm nhau. Trịnh Hồ cảm thấy kình lực có sát thủ kinh khủng xuyên vào người y, khiến người y như bị hàng trăm hàng nghìn con dao băm vằm. Y chưa hết kinh hoàng, Bảo-Hòa lại phát hai chiêu khác. Tay phải phát chiêu Tứ-ngưu phân thi. Tay trái phát chiêu Song ngưu đồng lao. Trịnh Hồ kinh hoàng, nhảy vọt lên cao tránh khỏi. Hai chưởng chạm vào khán đài. Bộp hai tiếng. Hai cây trụ khán đài to bằng bắp đùi bị tiện đứt. Một cây biến thành bột bay trắng xóa. Một cây, các thớ cong queo, mỏng như vỏ bào tung lên cao, từ từ rơi xuống. Cả quảng trường, bác học như Nhật-Hồ, Đại-Việt ngũ long, mà cũng không hiểu Bảo-Hòa xử dụng lọai võ công gì. Đoàn Huy dùng Lăng-không truyền ngữ hỏi Đặng Đại-Khê: - Đặng huynh, hai chiêu vừa rồi, rõ ràng thuộc Phục-ngưu thần chưởng. Mà sao âm không ra âm nhu. Dương cương không ra dương cương. Mỗi chiêu cương, nhu không đều. Hoá cho nên kình lực có sức sát thủ khủng khiếp. Đặng Đại-Khê cũng nhận thấy thế. Ông hỏi phò mã Đào Cam-Mộc: - Đào hầu! Kình lực kỳ lạ của Bảo-Hòa phải chăng quân hầu dạy cháu? Đào Cam-Mộc trả lời: - Đặng huynh dạy Bảo-Hòa tâm pháp luyện Phục-ngưu dương. Sau cháu có cơ duyên học trọn bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, tự luyện mà thành. Tại hạ dạy Bảo-Hòa tâm pháp luyện Phục-ngưu âm. Trong khi chiêu số chính tại hạ không biết. Cháu tự luyện thành cả hai. Còn kình lực kỳ lạ vừa rồi, không có gì lạ cả. Cháu muốn phát một tay âm, một tay dương, mà không phân tâm được, nên có trình độ đó. Hồng-Sơn đại phu rời khỏi chỗ ngồi. Ông bốc một ít bột gỗ cùng thớ gỗ do chưởng Bảo-Hòa đánh ra, cầm lên xem, rồi gật đầu: - Thực kỳ duyên. Cô bé này được Đặng chưởng môn, Đào hầu dạy, luyện thành cả âm kình, dương kình. Cô không làm được công việc của Vạn-tín hầu, Bắc-bình vương, muốn phát tay nào âm, dương tùy ý. Chỉ một tay phát dương, một tay phát âm. Muốn đổi tay dương sang âm, hoặc ngược lại, phải có khoảng thời gian ngăn cách. Vì vậy địch thủ có thời giờ phản công. Bây giờ cô được Di-Lặc Bồ-tát dạy cách phát lực của Thiền-công Tiêu-sơn. Trong khi người không có Thiền-lực, mà chỉ có âm kình, dương kình. Cô lại không trấn nhiếp nổi tâm thần, cho nên tay dương chỉ có bẩy phần dương, pha ba phần âm. Tay âm, cũng chỉ có bẩy phần âm, ba phần dương. Kình lực thành hai thứ luân phiên tấn công. Các đại tôn sư nghe Hồng-Sơn đại phu luận, đều kinh ngạc về kiến thức của ông. Chỉ liếc qua, ông đã phân được kình lực kỳ lạ. Minh-Không thiền sư than: - Chưởng này truyền rộng ra ngoài, e võ lâm trải qua thời kỳ sát nghiệp không biết bao giờ mới thoát ra. Tự-An gật đầu: - Chưởng này trúng ai, coi như xương, thịt, tạng phủ nát hết. Ta dùng chống ngoại xâm. Hễ bọn chúng lĩnh chưởng, ắt chết ngay. Cần gì thương xót quân cướp nước? Tuy chưởng của Bảo-Hòa làm Trịnh Hồ kinh hoảng. Nhưng y dùng Nhật-Hồ độc chưởng, nên nàng cứ phải tránh né, không giám cho chưởng gặp nhau. Tự-An thấy vậy, ông nhắc nàng: - Dùng phương pháp vận công chống độc của Đông-a. Bảo-Hòa tỉnh ngộ, vừa lúc đó, một chưởng Trịnh Hồ đánh ra, nàng vọt người lên cao tránh. Trong khi đáp xuống, nàng đã vận công bằng kinh mạch theo phương pháp chống độc chưởng của Trần Tự-An chế ra. Ba kinh âm ở tay phòng thủ. Trong khi ba kinh dương dồn chân khí tấn công. Tay phải phát chiêu Ngưu tẩu như phi. Tay trái phát chiêu Song-ngưu đồng lao. Nàng vận công theo Bố-Đại dạy. Phạm Hổ không biết. Y tấn công bằng một Chu-sa độc chưởng nữa. Chưởng của y chạm vào chưởng Bảo-Hòa, y thấy kình lực tấn công như ba mũi kim xuyên qua chưởng của y, đẩy chất độc trở lại người y. Trong khi chân khí y xuyên vào gặp thủ tam âm của Bảo-Hòa, kình lực chống trả rất nhu hòa. Thanh-Mai luyện tập nội công Đông-a, Tiêu-sơn, thứ nội công nhà Phật. Ba kinh tấn công, ba kinh thủ. Nàng không được gì hết. Chỉ trừ khi đấu nội lực, nàng mới thu được công lực đối thủ. Còn Bảo-Hòa, luyện công theo lối hợp âm-dương của Đào Kỳ chế ra. Chân khí của Phạm Hổ dồn ra bao nhiêu, nàng thu vào cơ thể bấy nhiêu. Phạm Hổ, là một kỳ tài võ học, đại tôn sư võ nghệ. Qua một chiêu, cảm thấy có gì bất ổn. Y nghiến răng đánh liền ba chiêu. Cứ mỗi chiêu chân khí y bị mất đi một ít. Trong khi độc chất bị Bảo-Hòa đẩy trở lại không thoát ra được, cánh tay y nặng chĩu. Thêm hai mươi chiêu nữa. Lực tấn công bị giảm rất nhiều, mà độc chất càng tụ ở tay y mạnh hơn. Y nghĩ thầm: - Đến nước này, chỉ còn cách bỏ chạy, mai danh ẩn tích mà thôi. Tuy vậy, ta thử dùng độc chất Xích Trà-Luyện xem sao. Y đánh liền ba chưởng cực kỳ vũ bão, rồi lùi lại, móc trong bọc ra hai cái bình, đập vào nhau. Choang một tiếng. Hai bình vỡ tan, phát thành tiếng nổ, khói bốc mịt mờ. Y ẩn trong lớp khói, chờ Bảo-Hoà tê liệt chân tay, lập tức xông vào giết chết. Các đại tôn sư võ học trên đài biết đó là Xích Trà-Luyện độc khí, cùng vọt khỏi đài. Bảo-Hòa đã được Đỗ Lệ-Thanh cho uống thuốc phòng ngừa từ mấy hôm trước. Nàng thản nhiên như không. Phạm Hổ tưởng nàng bị tê liệt, y xông đến chụp, định xé làm hai mảnh. Khi tay y vừa đưa ra, thình lình Bảo-Hòa phát Lĩnh-Nam chỉ. Véo một tiếng, chỉ trúng tay phải y, tiếng rắc phát ra, cánh tay y bị tiện đứt. Bảo-Hòa dùng một chiêu Cầm long công túm áo y liệng xuống đài. Y nằm chết giấc. Trong khi máu trên cánh tay cụt tuôn ra xối xả. Bảo-Hòa định tiến lên lột mặt nạ Phạm Hổ cho mọi người biết, bỗng nghe tiếng Thanh-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ nói: - Bảo-Hòa! Phạm Hổ giả chết đấy. Em mà tới lột mặt nạ, sẽ bị y ra tay bất thần, nguy tai. Bảo-Hòa hú vía. Nhưng nàng vốn người mưu trí, cương cường, can đảm. Nàng nghĩ: - Ta cứ vờ trúng kế y, chờ y vùng dậy, cho y một chỉ nữa. Nàng vận khí khắp người rồi nói: - Phạm trưởng lão. Dậy đi thôi! Nàng nhảy xuống đài đỡ y dậy. Tay nàng túm y vọt lên đài, rồi xé vạt áo y, định buộc chỗ cánh tay gẫy cho y. Thấp thoáng, một bóng trắng từ phái Sài-sơn đáp cạnh nàng. Bảo-Hoà nhận ra người ấy là Dương Bình, đại đệ tử của Hồng-Sơn đại phu. Dương Bình nói: - Tiểu cô nương. Xin tiểu cô nương để tại hạ cứu Trịnh trưởng lão. Dương Bình mở cái túi, lấy thuốc rắc lên chỗ cánh tay gẫy, máu cầm ngay tức khắc. Chàng dùng vải trắng buộc vết thương. Thủ pháp của chàng nhanh vô cùng. Chàng móc trong bọc ra hộp thuốc, lấy hai viên bỏ vào miệng Trịnh Hồ: - Trịnh trưởng lão, mau vận khí nuốt đi. Trịnh-Hồ nuốt hai viên thuốc, đau đớn biến mất. Y nhăn nhó, gượng ngồi dậy. Thình lình tay y tung ra một chưởng, hướng Dương Bình. Quần hùng kêu thét lên, vì ba người gần nhau quá, trong khi chiêu chưởng cực kỳ hùng mạnh. Bảo-Hòa đã đề phòng. Nàng phóng một chưởng vào người y. Nhưng chậm một chút, Dương Bình bị bay tung lên cao. Vừa lúc đó chưởng Bảo-Hòa trúng Trịnh Hồ. Y ngã lộn trên đài. Nàng phát một chỉ hướng lưng y. Thấy chỉ lực ụp lên lưng, Phạm Hổ kinh hãi, y lăn người đi một vòng tránh khỏi. Bảo-Hòa đánh theo một chưởng, người y bật tung dậy. Chiếc mặt nạ rơi xuống. Người y lảo đảo muốn ngã. Cả quảng trường cùng bật lên tiếng la kinh hoàng. Chỉ mình Khai-Quốc vương vẫn bình thản như thường. Còn tất cả mọi người đều kêu lớn: - Trịnh-Hồ tiên sinh. Suốt hai mươi năm qua, Trịnh Hồ điều khiển khu Ngọc-lan đình và tửu lầu Động-đình, hai nơi du hí bậc nhất đế đô Thăng-long. Hầu hết đại tôn sư các võ phái, quan lại đều kết giao vời y. Y đóng kịch người hào hoa phong nhã. Bất cứ võ lâm đồng đạo thiếu tiền, ghé thăm y. Y tặng cho món tiền lớn. Không ngờ y lại chính đại ma đầu Hồng-thiết giáo. Trong khi đó Hoàng Giang cư sĩ lên đài. Ông mở y viện ở Thăng-long, Cổ-loa, cứu chữa hai mươi năm qua, ân đức trải rộng. Vì vậy khắp mọi người đều biết ông. Ông bình tĩnh xem xét vết thương cho sư huynh Dương Bình. Thấy không đến nỗi mất mạng, ông hướng vào quần hùng: - Thưa các vị, từ lúc về đây dự hội. Anh em phái Sài-sơn chúng tôi hoàn toàn đứng ngoài mọi tranh chấp. Bất cứ phe chính, phe tà bị thương, chúng tôi đều cứu chữa tận tình. Đại sư huynh chúng tôi lên đài cứu mạng cho Trịnh trưởng lão. Nào ngờ trưởng lão lại ra tay quá độc địa. Giám hỏi Nhật-Hồ giáo chủ, đây có phải đạo lý Hồng-thiết giáo không? Nhật-Hồ lão nhân hướng vào quần hùng: - Đúng đấy. Bản giáo chủ trương xoá bỏ những gì thằng Thích-Ca, thằng Khổng, thằng Mạnh bầy đặt ra. Ân-huệ, lễ nghĩa, trung tín, hiếu đễ, từ bi, đều đáng cho vào thùng rác. Chỉ có Hồng-thiết giáo mới đáng kể. Quần hùng vang lên tiếng nguyền rủa. Nhật-Hồ lão nhân chỉ vào Trịnh Hồ: - Trịnh trưởng lão thua rồi. Trần cô nương đương nhiên trở thành đệ cửu trưởng lão bản giáo. Lão hô lớn: - Ngũ xa hồng xà đâu! Mau ra đưa Trịnh trưởng lão về Hồng-thiết thượng giới. Phạm Hổ kinh hoàng. Y rút trong bọc ra một bình thuốc, trút vào miệng nuốt hết. Khoảnh khắc y ôm bụng quằn quại mấy cái, rồi ngã vật trên đài. Đám đệ tử Hồng-thiết giáo đem xác y bỏ vào xe cho rắn ăn thịt. Bây giờ Mỹ-Linh thay thế sư thái Tịnh-Tuệ làm trưởng ban tổ chức buổi lễ. Nàng vờ như không biết Bảo-Hòa. Nàng đến trước Bảo-Hòa: - Trần tỷ tỷ. Kính mời tỷ tỷ cử đại tôn sư phái Tản-viên thay cho Đỗ trưởng lão. Bảo-Hòa hướng vào Đặng Đại-Khê: - Kinh mời Đặng sư bá lên đài. Đặng Đại-Khê khoan thai, lên ngồi vào ghế tôn sư phái Tản-viên. Còn Bảo-Hòa về ghế dành cho chưởng môn. Quảng trường im lặng trở lại. Minh-Thiên, Nùng-Sơn tử cũng như Khai-Quốc vương vẫn chưa hết lo ngại về thái độ của Trần Tự-An. Minh-Thiên dùng Lăng-không truyền ngữ hỏi ý kiến Thanh-Mai: - Cháu nghĩ xem, mình phải làm gì để bố cháu tỏ hẳn thái độ với bọn Tống. Như vậy cục diện mới hết lo. Thanh-Mai đáp lại: - Đối với bố cháu, cần đem đại nghĩa ra khích mới được. Minh-Thiên lên đài, đến trước Tự-An, chắp tay: - Trần hiền đệ. Hôm trước hiền đệ nói với bần tăng rằng Giặc ngoài dễ đánh. Giặc trong khó phòng. Bần tăng coi bộ Nhật-Hồ lão nhân muốn dung dưỡng Xích-Thập trưởng lão trong Hồng-thiết giáo. Hiền đệ nghĩ sao? Tự-An mỉm cười, ông chưa muốn ra tay vội. Ông cần suy nghĩ đã. Nhật-Hồ ngồi cạnh ông. Thấy ông im lặng, lão cho rằng ông sợ thế lực của lão. Lão hất hàm ra lệnh cho Nguyễn Chí. Nguyễn Chí hướng vào anh hùng thiên hạ: - Thưa các vị. Vừa rồi bọn Tống tới đây quấy rối, một mình Hồng-thiết giáo chúng tôi đánh bại chúng. Cho nên khi ra đi, Triệu Thành hứa rằng nếu có một tôn sư võ lâm lên làm vua, Tống sẽ đồng ý cho ta giữ quốc hiệu Đại-Việt, cùng cho dùng niên hiệu Hoàng-đế. Nghĩ cho kỹ, còn ai xứng đáng bằng Hồng-Sơn đại phu. Nhưng dường như Hồng-Sơn đại phu không muốn làm vua thì phải. Hồng-Sơn đại phu không muốn làm vua, vậy sư phụ chúng tôi phải được tôn lên. Tôi yêu cầu các vị tôn sư phụ tôi làm hoàng đế Đại-Việt. Phạm Trạch tiếp: - Sư phụ chúng tôi lên ngôi Hoàng-đế, ắt trong nước thanh bình an vui. Tống không có cớ mang quân sang nữa. Quân Chiêm, Lào, không còn mối đe doạ. Trái lại, giáo chúng Hồng-thiết giáo ở đó sẽ nổi lên chiếm đất, rồi xin phụ thuộc vào nước Việt. Đại-Việt ta gồm cả Chiêm, Lào, Chân. Nước chúng ta lớn, giầu. Chúng ta kéo quân đòi lại Lưỡng-Quảng, thống nhất Đại-lý. Bấy giờ nước ta hùng mạnh. Ta chỉ ngọn cờ chiếm Tống, Liêu, Tây-hạ, Thổ-phồn, lập ra Thiên-hạ Hồng-thiết giáo». Đỗ Xích-Thập tiếp: - Khi nước Đại-Việt trở thành Thiên-hạ Hồng-thiết, chúng ta sẽ qui phục giáo chủ Hồng-thiết Tây-phương. Thế là dưới gầm trời này đ....... (bản gốc bị thiếu. CDDLT ghi chú) Phạm Trạch hướng vào quần hùng hỏi: - Có ai phản đối việc tôn bản giáo, giáo chủ lên làm hoàng đế Đại-Việt không? Một loạt tiếng có vang dậy. Phạm Trạch đưa mắt nhìn. Y kinh hoảng. Vì hầu hết võ lâm đều chống đối. Y đưa mắt nhìn Lê Đức. Lê Đức vốn nhiều mưu. Y nghĩ: - Hồng-thiết giáo phải tranh phong với quần hùng có khác gì tự tử. Chi bằng ta áp đảo mấy tên bằng Chu-sa độc chưởng. Những tên khác sẽ kinh sợ mà cúi đầu. Nghĩ vậy y hướng vào quần hùng: - Ở đây có mười hai phái, bốn đại bang. Cộng chung thành mười sáu. Nếu tất cả cùng đấu với nhau tranh ngôi vua, e hỗn loạn tất cả. Bây giờ thế này. Mỗi phái, mỗi bang không đồng ý tôn sư phụ ta làm Hoàng-đế hãy cử lấy một người võ công cao nhất lên đấu với bản giáo. Người của phái nào, bang nào thắng được một trưởng lão của bản giáo, coi như bang phái đó thuộc thành phần được chống. Còn như người của bang phái nào bị một trưởng lão của bản giáo đả bại, bang phái đó thuộc thành phần tôn kính giáo chủ bản giáo lên làm Hòang-đế. Dĩ nhiên bang phái nào tự ý quy thuận bản giáo, không cần phải cử người ra đấu nữa. Tuy vậy, bản giáo vẫn hy vọng Hồng-Sơn đại phu trở lại ngôi vua. Mười trưởng lão bản giáo sẽ thành khai quốc công thần. Thấy mặt trời đứng bóng, Mỹ-Linh làm chưởng môn phái Mê-linh, giữ quyền chủ động của ban tổ chức, yêu cầu ngừng hết mọi cuộc đấu, ăn cơm. Các đệ tử phái Mê-linh thay nhau mời chư vị tôn sư, chưởng môn, bang trưởng đến một nhà rạp ăn cơm. Đám Hồng-thiết giáo thích ăn sống, với thực phẩm đặc biệt như cây nhân sâm. Vì vậy họ kéo ra bãi đất trước cổng khu hành lễ hội họp riêng. Xa giá Thuận-Thiên hoàng đế rời khu lễ đài vào nhà rạp của hoàng-gia, chứ không vào nhà rạp chung với các anh hùng. Còn các vị Thái tử, Công-chúa, đệ tử phái nào, ngồi theo phái đó. Khai-Thiên vương, Khai-Quốc vương theo về phái Tiêu-Sơn. Hai vương đến trước thiền sư Minh-Không hành đại lễ. Thấy Khai-Thiên vương hiện ra sắc tướng kỳ dị. Minh-Không biết trong lòng đệ tử đang lo âu về vụ Hoàng Văn tiềm ẩn trong vương phủ, Triệu Liên-Phương làm cây thuốc cho bọn Hồng-thiết. Trịnh Hồ, bạn tâm giao của Vương thành Phạm Hổ. Ngài sẽ để tay vào huyệt Đại-trùy Vương: - Trên thế gian, không có cái gì trường cửu cả. Hôm nay trời nắng, không chừng ngày mai trời mưa. Vua Hùng lập quốc, cai trị Văn-lang mấy nghìn năm. Vua An-Dương xây thành Cổ-loa, diệt năm trăm nghìn quân Tần oai danh một thủa. Vua Trưng phất cờ, làm nghiêng Hán. Thế nhưng nay xương cùng thịt các ngài đều thành tro bụi. Vương phải biết như thế, mọi lo âu biến đi. Ngài buông tay trên huyệt đại trùy của vương ra rồi tiếp: - Cái vạ Hoàng Văn gây ra với Triệu Liên-Phương. Cái ách Trịnh Hồ lại thành Phạm Hổ đâu phải một chốc, một lát mà đưa đến? Đó chẳng qua do nghiệp chướng từ muôn vàn kiếp trước. Vương chắp tay: - Đa tạ sư phụ chỉ dạy. Huệ-Sinh bảo Khai-Quốc vương: - Chúng ta lại có vấn đề mới, đó là vấn đề Nhật-Hồ lão nhân đòi làm vua. Bất cứ ai cũng có thể làm vua Đại-Việt, trừ bọn quỉ này. Thiền-sư Minh-Không, lại bên Thiên-trường ngũ kiệt bàn: - Các vị đại hiệp. Hôm trước chúng ta chỉ bàn nhau đối phó với bọn Tống trong hai phương diện: Một, không thể để chúng làm nhục quốc thể trước quần hùng. Hai, không để mắc vào âm mưu ủng Lê, ủng Lý, chia rẽ võ lâm chém giết nhau. Khai-Quốc vương cùng Trần ngũ kiệt thiết kế đẩy Hồng-thiết giáo ra đối đầu với Tống. Trai cò tranh đấu, Đại-Việt hưởng lợi. Điều này đã thành công. Vì vậy cho đến lúc này, võ lâm vẫn còn nguyên một khối, không chia rẽ, tương tàn như Tống muốn. Nhưng bây giờ nảy ra cái vạ Nhật-Hồ lão nhân muốn làm hoàng-đế, điều này không thể chấp nhận được. Trần Kiệt tỏ ý cương quyết: - Chúng ta cần có đường lối nào ít tổn hại nhất. Trước đây chúng ta tránh tổn hại tinh lực võ lâm, mới đẩy Hồng-thiết giáo ra chống bọn Tống. Chúng ta không ngờ bọn Hồng-thiết lại điên khùng đòi làm vua. Theo thiển ý, sở dĩ Nhật-Hồ lão nhân coi thường võ lâm. Vì y biết rằng các phái võ ở hải ngoại như Phật-thệ, Vạn-tượng, Cửu-long, Thiên-tượng, Động-đình chắc chắn sẽ không quan tâm đến việc ai làm vua Đại-Việt. Ông ngừng lại, lắc đầu, tiếp: - Nhật-Hồ còn biết rằng dù năm phái này chống hay không, cũng chẳng ích lợi hay tai hại cho y. Còn trong sáu phái quốc nội, phái Đông-a, Sài-sơn ủng Lê. Phái Mê-linh, Tản-viên, trước đây trung lập. Chỉ còn phái Tiêu-sơn, Tây-vu ủng Lý. Nếu mười hai phái cứ lẻ tẻ lên đài đấu với họ, họ áp đảo dễ dàng. Việc trước mắt, phải làm sao kéo năm phái quốc ngoại về với Đại-Việt. Sau đó sáu đại môn phái thống nhất ý chí, cùng cử ra ba người đấu với họ. Lỡ có hao tổn, chỉ hao tổn ba người mà thôi. Huệ-Sinh cũng nói: - Dù chúng ta lên đấu với Hồng-thiết giáo lẻ tẻ, thắng họ, ít ra đám trưởng lão chết hết. Giáo chúng không người cầm đầu, tản mát vào dân, chia rẽ nhau, chém giết nhau. Ấy là chưa kể họ chém giết nhau với phái khác. Bây giờ chúng ta thống nhất mà thắng họ, chỉ tổn hại cao nhất ba người hay sáu người bằng ba trận đấu. Sau đó, ta để cho họ tồn tại. Như thế tinh lực Đại-Việt mới còn nguyên vẹn. Bọn Tống mới bỏ ý định đánh chúng ta. Hồng-Sơn đại phu tiếp lời Huệ-Sinh: - Phải chi có người nào trong chúng ta đủ sức thắng Nhật-Hồ lên làm giáo chủ, mọi việc tốt đẹp hết. Trần Kiệt đưa mắt hỏi ý kiến Đặng Đại-Khê. Đặng Đại-Khê nói: - Ngay bây giờ chúng ta cần cử lấy một vị minh chủ. Minh chủ cần có đủ ba điều kiện: Một phải biết mình, tức biết khả năng các môn phái. Hai phải biết người, biết hết tình hình Hồng-thiết giáo. Ba phải đủ mưu trí đối phó với Tống, với Hồng-thiết giáo. Hàn Ngọc-Quế thuộc phái Thiên-tượng, Đại-lý nói: - Không biết Minh-Không Bồ-tát có chịu đứng ra làm minh chủ không? Chưởng môn phái Vạn-tượng, Phủ-Văn lắc đầu: - Nếu cần người đạo đức, khiến chúng nhân khâm phục, ngoài Minh-Không đại sư ra, không ai có thể so sánh. Nhưng ở đây chúng ta cử người lấy trí mà thắng Hồng-thiết. Những người có trí bậc nhất ở đây phải kể Long-thành song hiệp. Sau đến Thiên-trường ngũ kiệt. Hoặc Đoàn vương-gia nước Đại-lý. Chưởng-môn phái Cửu-long Kim-Sinh hỏi sẽ bang trưởng Hồng-hà Sử Anh: - Long-thành song hiệp là ai vậy? - Là đại sư Huệ-Sinh với đạo sư Nùng-Sơn tử. Nùng-Sơn tử chắp tay tạ từ: - Cảm ơn Phủ huynh. Tiểu đệ không đủ khả năng lĩnh trọng trách đó. Vũ Anh đứng dậy chắp tay: - Tại hạ giám đem danh dự phái Đông-a cùng Thiên-trường ngũ kiệt ra bảo lĩnh rằng: Nếu chúng ta cử một người. Người này không phải tôn sư, cũng chẳng phải chưởng môn bất cứ môn phái nào. Võ công không tuyệt cao. Nhưng mưu không thua công chúa Phùng Vĩnh-Hoa. Trí chẳng kém tể tướng Nguyễn Phương-Dung. Mỗi mỗi hoạt động của Tống, của Hồng-thiết giáo, của anh em chúng ta, người đều biết. Đặng Đại-Khê định lên tiếng. Hoàng Hùng xua tay: - Đặng sư huynh đừng nói ra vội. Chúng ta đều lấy giấy, viết tên người đó vào, rồi thứ tự mở ra, xem có giống nhau không. Ngô Thuần-Trúc, trưởng ban tiếp tân của phái Mê-linh lấy giấy bút trao cho ba mươi người, vừa chưởng môn, vừa tôn sư các bang, các phái. Mỗi người đều cầm bút viết, rồi gấp lại. Minh-Không thiền sư bảo Mỹ-Linh: - Trong các chưởng môn cũng như đại tôn sư ở đây, Công-chúa trẻ nhất. Xin Công-chúa thử mở những tờ giấy ra. Rồi trao cho tôn sư bang Hồng-hà, Sử lão huynh là người cao nhất kiểm điểm lại. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 5 Cầm chính đạo để tích tà cự bí (Nguyễn-công-Trứ) Mỹ Linh kính cẩn mở tất cả ba mươi tờ giấy ra, trao cho Sử Anh. Sử Anh đưa ra trước đọc lớn: - Hai mươi mốt tờ có chữ Khai-Quốc vương. Bẩy tờ có chữ Lý Long-Bồ. Một tờ có chữ chú hai, một tờ có chữ Bồ nhi. Tổng cộng đủ ba mươi tờ. Trần Tự-An vẫy tay gọi Khai-Quốc vương: - Vương gia! Mời Vương-gia lại đây. Ông tóm lược mọi truyện cho Vương nghe, rồi kết luận: - Những người viết Khai-Quốc vương hay Lý Long-Bồ khó biết là ai. Nhưng người viết Bồ nhi chắc của sư thái Tịnh-Huyền. Còn người viết chú hai hẳn công chúa Bình-Dương. Khai-Quốc vương định từ chối, đại sư Huệ-Sinh vẫy tay: - Đây không phải danh dự gì, mà một nhiệm vụ khó khăn cao cả. Vương gia chẳng nên chối. Vương thấy sư phụ dạy, chối không nổi. Vương đưa mắt nhìn công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa, vua Bà vùng Bắc-biên như hỏi ý kiến. Bà xua tay: - Cố đi cậu. Ngoài cậu ra, ai đương nổi. Khai-Quốc vương kính cẩn chắp tay: - Được các vị cao nhân tiền bối tín nhiệm. Nhất là sư bá, sư phụ cùng cô mẫu truyền lệnh. Long-Bồ này xin tuân theo. Quần hùng vỗ tay hoan hô. Đoàn Huy nhớ ơn Thuận-Thiên hoàng-đế ân xá cho ông tội sang Đại-Việt dò thám. Lại thâm cảm Thanh-Mai xả mệnh cứu ông sống. Ông đứng lên nói: - Chúng ta đã bàn rằng có ba việc phải giải quyết. Một là các phái võ của người Việt, hiện không ở trong lãnh thổ Việt. Hai là vấn đề ủng Lê, ủng Lý. Ba là cử người đấu với Hồng-thiết giáo. Vấn đề thứ ba xin Khai-Quốc vương đảm nhận. Còn hai vấn đề trên. Mong chư vị giải quyết gấp. Riêng phái Thiên-tượng của tại hạ, nguyện làm bất cứ việc gì ngăn cản Hồng-thiết giáo, không thể để họ lộng hành. Chưởng môn phái Trường-sa đứng lên: - Phái Trường-sa của tại hạ hứa sẽ tỏ thái độ cương quyết với Hồng-thiết giáo. Chứ không buông xuôi tay đâu. Thế rồi Kim-Sinh phái Cửu-long. Phủ-Van phái Vạn-tượng. Rat-ta-Na phái Pha-nôm. Chế Ma-Thanh phái Phật-Thệ cùng bang trưởng các bang Hồng-hà, Đông-hải, Quảng-nguyên cũng cương quyết tỏ thái độ với Hồng-thiết giáo. Khai-Quốc vương đứng dậy nói: - Thế là nhờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu linh thiêng phù hộ cho các vị cùng hướng về đại nghĩa. Chúng ta giải quyết được hai vấn đề. Còn vấn đề ủng Lý, ủng Lê. Vương đưa mắt nhìn Hồng-Sơn đại phu: - Hôm qua phụ vương tại hạ đã họp các em, các con. Người cương quyết trả lại quyền cho giòng dõi vua Lê. Người chỉ mong Hồng-Sơn đại phu hứa cho ba điều. Một là không trả thù những tướng lĩnh, quan lại của triều Lê theo Lý. Điều này tại hạ cam kết với phụ vương rằng Hồng-Sơn đại phu làm thầy thuốc, cứu người chưa xuể, hơi sức đâu mà trả thù. Huệ-Phương ngồi sau đại phu xen vào: - Đa tạ Vương-gia! Đúng như Vương-gia nói. Phu quân tiện thiếp thấy người ta trầy da, đau bụng còn xót xa. Huống hồ trả thù. Điều này muôn ngàn lần không thể xẩy ra. Khai-Quốc vương tiếp: - Hai là giữ nguyên những luật lệ phụ vương tại hạ đã ban hành bấy lâu, khiến cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Hồng-Sơn đại phu mỉm cười: - Còn điều thứ ba? - Điều thứ ba, xin đại phu hết sức chăm sóc cho các nước Chiêm, Lào, Chân, Xiêm. Bởi họ cũng là con cháu Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Sau đó liên kết với Mân-Việt, Đại-lý. Chúng ta dần dần tìm cách thống nhất Việt tộc lại. Hồng-Sơn đại phu tính vốn trầm lặng. Ông là thiên tài võ học, thiên tài y học. Cho nên trong tâm nuôi chí phục hồi sự nghiệp của vua cha, bị họ Lý chiếm mất. Ông được Tống hứa. Được phái Đông-a hứa giúp. Sau này có bàn tay của Tống, thêm Nguyên-Hạnh với lực lượng Sơn-tĩnh. Nùng Dân-Phú với lực lượng Quảng-nguyên. Thêm vào đó đạo Chiêm, Lào cùng người Hoa ở đất Việt. Nếu ông khởi binh, đương nhiên thành công. Nhưng thành công rồi, đất nước điêu tàn. Võ phái Sài-sơn, Đông-a đại chiến với Tiêu-sơn, Tây-vu. Hai phái Mê-linh với Tản-viên trước hứa trung lập. Bây giờ phái Mê-linh do công chúa Bình-Dương phái Tản-Viên do Bảo-Hòa làm chưởng môn, ắt theo Lý. Như vậy ông có được nước, cũng chỉ còn một nước điêu tàn. Tống kéo quân sang, liệu có giữ được không? Vạn nhất mất nước, ông trở thành thân bại, danh liệt, mà cái danh tiếng đánh Tống của vua cha cũng tàn phai. Ông lẩm nhẩm: - Khốn nỗi, mình đã bàn kế sách với đệ tử. Đã cầu viện được phái Đông-a, nhóm Sơn-tĩnh, châu Quảng-nguyên. Không lẽ nay lại rút lui? Như vậy còn gì thể diện? Trong ba điều kiện Lý Công-Uẩn đưa ra đều chính xác. Bấy lâu, y cai trị dân, làm cho nước giầu thịnh. Bây giờ mình có làm hết sức cũng không hơn. Ông chưa biết sẽ lui hay tới, chợt nhìn Vũ Thiếu-Nhung. Lòng ông đau quặn lại: - Huống hồ ta tôn kính Dương Ẩn. Nay, nảy ra y làm trưởng lão Hồng-thiết giáo. Bản phái bị vết nhơ quá lớn. Vợ ta bị Hồng-thiết giáo bắt đi làm điều ô nhục. Ta bất lực không cứu được, phải nhờ con trai Lý Công-Uẩn cứu ra. Việc này vỡ lở, ta không còn làm người được, chứ đừng nói làm vua. Nét mặt ông đăm chiêu suy nghĩ. Ông nhìn sang bên cạnh: Lâm Huệ-Phương đẹp như thiên tiên. Nàng săn sóc, lo lắng cho ông đủ điều. Ông nghĩ: - Nếu mình như Khai-Quốc vương, mình không bao giờ nhường nàng cho ai. Thế mà Quốc-Vương cắn răng cho nàng về với mình. Người như vậy, mình bằng thế nào được? Chợt Huệ-Phương đứng dậy, đến trước Hồng-Sơn đại phu. Nàng lạy phục xuống đất liền bốn lạy. Đại phu kinh hoảng đỡ nàng dậy: - Huệ-Phương! Có gì không? Tại sao lại hành đại lễ? Ông phất tay, một kình lực đỡ Huệ-Phương dậy, ông kéo nàng ngồi xuống bên cạnh. Huệ-Phương đầm đìa nước mắt: - Anh ơi! Em nghĩ anh có làm vua, bất quá lo xây cái đức của mình cho cao lớn hơn. Trong khi học trò anh, và chính anh cứu chữa cho biết bao nhiêu người. Đức cao vòi vọi rồi. Em sợ anh làm vua, không còn thì giờ cứu chữa cái đau đớn cho vạn dân nữa. Nàng ngồi sát lại bên đại phu: - Còn như làm Vua để giầu có ư? Em sợ Thuận-Thiên hoàng-đế không giầu bằng anh. Anh muốn làm Vua để có uy quyền ư? Uy quyền của Vua khiến chúng nhân tôn phục, vì sợ cái đao, cái búa. Chứ chưa chắc họ kính mà sợ. Còn anh. Họ kính anh, sợ anh vì sợ cái đức. Cao quý biết bao. Xin anh đừng làm mất đi những cái đó. Nàng mỉm cười: - Còn như làm vua có nhiều cung tần mỹ nữ ư? Với tài, với đức của anh. Em tin rằng các thiếu nữ xinh đẹp thiên hạ, ai cũng muốn được hầu anh. Hồng-Sơn đại phu nắm lấy tay nàng, dù ông biết rằng trước mặt ông có Minh-Không, Huệ-Sinh, Tịnh-Huyền, Nùng-Sơn tử là những nhà tu. Ông nói: - Ta có Huệ-Phương như có tất cả. Ông đứng lên, chắp tay hành lễ với Thiên-trường ngũ kiệt, rồi quần hùng: - Trước hết tại hạ đa tạ các vị đã hứa giúp tại hạ. Nhưng nay trước thế nước chông chênh. Tại hạ quyết định như thế này. Mọi người im lặng chờ ông nói. Ông hắng rặng một tiếng, rồi tiếp: - Tại hạ xin rút lui, không tranh ngôi vua với họ Lý nữa. Quần hùng kinh ngạc đến ngẩn người ra, mắt mở lớn, nghe ông nói tiếp. - Lý Công-Uẩn huynh đã yêu cầu tại hạ ba điều, tại hạ cũng yêu cầu lại bốn điều. Bốn điều này phải được tất cả các vị đây bảo đảm. Minh-Không bảo Khai-Thiên vương: - Vương mời phụ hoàng sang đây họp. Một lát Thuận-Thiên hoàng-đế tới. Ngài chắp tay: - Lý Công-Uẩn phái Tiêu-sơn xin nghe lời chỉ dạy của các vị tiền bối. Minh-Không chắp tay: - Thiện tai! Xin đại phu dạy cho bốn điều đó. Sư đệ bần tăng sẵn sàng nghe. - Điều thứ nhất: Công-Uẩn huynh phải ban chiếu chỉ tha hết tù nhân ngay từ ngày hôm nay. Như vậy dù tại hạ không lên ngôi vua, cũng như lên ngôi vua. Thuận-Thiên hoàng-đế dơ tay: - Ngay ngày hôm nay, tại hạ xin ban chiếu chỉ đại xá thiên hạ. Đại xá thuế ruộng trong ba năm liền. Quần hùng đồng reo: - Đại phúc. Hồng-Sơn đại phu tiếp: - Điều thứ nhì, Lý huynh phải truyền xây đền thờ phụ vương, cùng trùng tu lăng tẩm của người. Hàng năm tế lễ như một vị tiên vương triều Lý. Thuận-Thiên hoàng-đế chắp tay: - Từ khi tại hạ lên ngôi, vẫn dành ra một khoản tiền lớn trùng tu lăng tẩm tiên vương. Mỗi tháng, ngày sóc, ngày vọng đều sai đại thần tế lễ. Xung quanh lăng tẩm luôn có giáp binh canh gác. Hôm nay trước mặt anh hùng, tại hạ xin hứa tiếp tục điều đó. Hồng-Sơn đại phu tiếp: - Điều thứ ba, xin tất cả anh hùng có mặt bảo đảm cho. Khi về già Công-Uẩn huynh phải truyền ngôi vua cho một đại anh hùng, một đại hào kiệt, một đại trí tuệ, nhã lượng. Người ấy là Khai-Quốc vương. Mọi người kinh ngạc, chưa hiểu ý Hồng-Sơn đại phu. Ông tiếp: - Chư vị ngạc nhiên ư? Tôi lùi, nhường ngôi cho Lý. Chỉ vì mấy năm nay Lý dùng đức cai trị dân. Tôi muốn kế tục sau Công-Uẩn huynh phải có người đức độ, tài hơn tôi. Thế thôi. Nói rồi ông đem tất cả những điều Khai-Quốc vương đã làm để thu phục nhân tâm cho Thuận-Thiên hoàng-đế: Nào cứu thầy trò Đoàn Huy. Nào cứu Lão-qua, Chiêm-thành khỏi vướng vào bẫy Tống. Nào hy sinh cho Huệ-Phương về với ông. Cho Đào Hà-Thanh về với Trần Tự-An. Ông kết luận: - Đại-Việt có một hoàng-đế như vậy, sau này e không thua vua Hùng vua Trưng. Thuận-Thiên hoàng-đế long trọng đứng lên hứa: - Hồng-Sơn huynh! Huynh xứng đáng một đại long của nước Việt. Những điều Bồ nhi làm, tiểu đệ không biết rõ bằng huynh. Đệ đang phân vân không biết chỉ định trong các em, các cháu, ai sẽ là trừ quân. Bây giờ được huynh chọn cho còn gì bằng. Minh-Không thiền sư vẫy quần hùng đứng dậy, hướng vào Hồng-Sơn đại phu cùng vái ba vái: - Chúng tôi muôn vàn cảm kích đại phu. Võ đạo đại phu cao quá. Muôn ngàn lần chúng tôi không bằng. Đại phu không xử dụng một chiêu võ, mà đánh tan mấy chục vạn quân Tống. Hồng-Sơn đại phu khiêm tốn đáp lễ. Ông hướng vào Huệ-Phương: - Em! Em mới chính sức mạnh, đánh tan sáu đạo quân Tống. Em xứng đáng làm một Thánh-Thiên thứ nhì của Đại-Việt. Minh-Không hỏi: - Xin đại phu cho biết điều thứ tư? - Điều thứ tư, bằng mọi giá, Công-Uẩn huynh phải cho người đuổi theo bọn Tống đòi lại bộ Lĩnh-Nam vũ kinh. Mọi người mặt nhìn mặt. Bởi đó là điều cực hó. Vì khi bộ võ kinh do Quách Quỳ chép được. Triệu Thành cho sao làm hai bản. Y dấu trong người một bản. Một bản cho người mang về Tống ngay từ lâu rồi. Còn bản chép trên cuốn sử, y mang theo, bị mất trên sông Hồng. Bây giờ làm sao mà đòi lại? Khai-Quốc vương móc trong bọc ra một gói vải dầu. Vương trịnh trọng mở trước mặt quần hùng. Bên trong có ba cuốn sách nhỏ. Vương nói: - Đạ tạ đại phu dạy. Tiểu bối coi Khu-mật viện, mà để cho giặc vào nước lấy trộm di thư đem đi, còn chi thể diện người Việt nữa? Khi y sai Quách Quỳ chép làm ba bộ trong một khách điếm. Tại hạ đã biết hết. Tại hạ cho người giả làm cướp đuổi theo tên sứ mang sách, bắt y giam lại. Sau đó sai người giả dạng chữ Quách Qùy chép ra hai bản khác. Trong hai bản đó, giống hệt bản chính, nhưng mỗi câu đổi đi một chữ, để nếu chúng có đọc, luyện tập cũng không kết quả. Hôm sau, người của Khu-mật viện vờ như không biết tên mang sách là sứ, thả cho y đi, với bộ sách giả. Quần hùng vỗ tay vang dội. Khai-Quốc vương tiếp: - Tiểu bối theo dõi Triệu Thành, bí mật đổi bản giả, lấy bản thực về. Còn bản mà Đoàn vương gia nước Đại-lý cướp lại được của Triệu Huy, rồi bôi thuốc độc cho cả bọn chúng trúng độc. Sự thực bản đó, tại hạ đã cho lấy trộm trước, sửa đổi lung tung. Thành ra bọn Tống có luyện cũng vô ích. Đoàn Huy xấu hổ, mặt đỏ như gấc. Chính ông ăn cướp bản giả đó, về chép lại, rồi khi xẩy ra cuộc chiến trên sông Hồng. Ông bôi thuốc độc trả lại bọn Tống. Bọn Tống vô tình bị trúng độc. Ông tưởng bọn chúng sẽ chết hết. Nào ngờ bọn chúng được Đỗ Xích-Thập, Hoàng Liên cho thuốc giải, nên tuy chưa khỏi, mà không đến nỗi chết. Rồi chính bản sao lại đó, bị bọn Chu An-Bình ăn trộm, trốn đi mất. Không ngờ bọn Tống, bọn Chu An-Bình, cho đến ông đều bị Khu-mật viện Đại-Việt cho vào vòng ảo thuật. Hồng-Sơn đại phu khoan khoái mỉm cười: - Bây giờ chúng ta tuân theo mạng lệnh minh chủ là Khai-Quốc vương để đối phó với bọn Hồng-thiết. Khai-Quốc vương kính cẩn nói: - Lát nữa đây, chắc chắn Nhật-Hồ lão nhân cũng như bọn trưởng lão sẽ dở giọng điên điên, khùng khùng, tự cho là được thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh sai xuống trần cai trị nhân gian. Vì vậy cần một vị thực bác học, thực uy tín bẻ gẫy lý luận của họ. Trong chúng ta, tại hạ nghĩ Côi-sơn đại hiệp có thể đảm nhiệm. Trần Tự-An vui vẻ: - Tôi xin đảm trách việc đó. Khai-Quốc vương tiếp: - Lý luận bị yếu thế. Hồng-thiết giáo sẽ thách chúng ta đấu. Trong ba trận này ta phải nhường Nhật-Hồ thắng một trận. Còn hai trận, chắc chắn hai trong ba trưởng lão võ công cao nhất sẽ ra đấu. Đó là Vũ Nhất-Trụ, Lê Ba, Đỗ Xích-Thập. Đỗ Xích-Thập xin Côi-sơn đại hiệp thu thập y. Vũ-nhất-Trụ võ công rất kỳ ảo, xin sư bá Minh-Không thu thập cho. Còn như nếu Lê Ba xuất quân, hẳn Hồng-Sơn đại phu thanh lý môn hộ. Tuy vậy, biến chuyển còn nhiều. Bấy giờ tiểu bối sẽ liệu ứng phó. Đến đó, Ngô Thuần-Trúc vào trình: - Nhật-Hồ lão nhân cùng chư đệ tử trở lại. Lão thách anh hùng các nơi ra tranh phong. Quần hùng thứ tự trở lại khu lễ đài. Lê Đức chắp tay hướng vào anh hùng thiên hạ: - Thưa các vị. Bên Trung-quốc cử vua cai trị có hai lối. Một là cử hiền. Vua Nghiêu nhường cho vua Thuấn. Vua Thuấn nhường cho vua Vũ. Gần đây con cháu Lưu Trí-Viễn tàn, anh hùng cử Sài Vinh lên thay. Sài Vinh chết, cử Triệu Khuông-Duẫn lên thay. Bên Đại-Việt ta, hồi xưa anh hùng cử Thục-Phán lên làm An-Dương vương. Đến thời Lĩnh-Nam, cử vua Trưng lên thống lĩnh quần hùng. Thứ nhì là cử giòng, theo lối cha truyền con. Anh truyền em. Y ngừng lại một lúc, rồi tiếp: - Vừa rồi, vua Đinh băng, con còn thơ, triều đình cùng võ lâm anh hùng theo lối cử hiền, đưa Lê Hoàn lên làm vua. Mới đây vua Lê Ngọa-Triều băng, con còn thơ. Triều đình không tìm được con vua Lê Đại-Hành thay thế. Anh hùng, võ tướng muốn cử quan Tả thân vệ điền tiền chỉ huy sứ Lý Công-Uẩn lên làm vua, theo lối cử hiền. Nhưng triều đình, cũng như võ lâm đều chia làm hai, suýt xẩy ra chiến tranh. Thiền sư Vạn-Hạnh đứng ra hoà giải, xin để Lý Công-Uẩn tạm nhiếp chính. Trong một thời gian, nếu chính sự tốt hãy để nguyên. Bằng không phải tái cử. Y ngừng lại, nhìn vào phái Sài-Sơn: - Mới đây sứ đoàn nhà Tống tìm ra Hồng-Sơn đại phu chính là Nam-Quốc vương Lê Long-Mang, con thứ vua Lê Đại-Hành. Triều Tống muốn tái lập Lê triều. Điều này dễ hiểu. Vì Tống do các Nho thần cầm quyền. Vua tôi muốn tỏ ra rằng họ trọng giòng giống. Để sau này, dân Trung-nguyên cứ tôn họ Triệu mãi mãi. Triều Tống khẳng định, nếu Lê hưng phục sẽ để cho chúng ta dùng quốc hiệu Đại-Việt, vua được dùng niên hiệu. Bằng không quân Chiêm, Lào, đại quân Tống kéo sang. Chiến tranh khó tránh. Y chỉ vào Nhật-Hồ lão nhân: - Sứ đoàn Triệu thành khẳng định rằng: Nhất định không Lý. Một là Hồng-Sơn đại phu. Hai là đại tôn sư võ học. Hồng-Sơn đại phu dường như không muốn làm vua. Vậy, phải cử đại tôn sư võ lâm lên thay thế. Tôn sư võ lâm hiện thời chỉ Minh-Không đại sư với sư phụ tôi xứng đáng. Minh-Không đại sư đang tiêu dao hạc nội mây ngàn, tứ đại giai không. Người đâu muốn áo cà sa nhuốm bụi trần. Vì vậy chỉ còn sư phụ tôi. Y nói thực lớn: - Vậy các vị tôn sư, chưởng môn nhân. Xin các vị cho biết ý kiến. Hồng-Sơn đại phu khoan thai lên đài. Ông hướng vào bàn thờ lễ tám lễ, rồi hướng vào quần hùng cúi đầu chào. Quần hùng vỗ tay vang dội. Vì đại phu nức tiếng Hoa-Việt về tài thánh y. Học trò đại phu có hàng ngàn, đang hành y đạo cứu người khắp nơi. Đại phu vận khí vào đơn điền, nói lớn: - Thưa các vị anh hùng. Chúng ta có hai vấn đề phải bàn. Thứ nhất, ngôi vua Đại-Việt phải do người Việt quyết định. Triệu Thành không có quyền vì y không phải Tống đế. Ví dù y có là Hoàng-đế Tống. Y cũng không được phép xen vào quyền thiêng liêng của chúng ta. Quần hùng vỗ tay rung động quảng trường. Hồng-Sơn đại phu tiếp: - Lý Công-Uẩn sư huynh làm vua, hay tại hạ làm vua, nước ta vẫn cứ xưng Đại-Việt. Ta muốn xưng hiệu gì mặc ta. Tống không được phép xen vào. Nếu Tống muốn xen vào, cứ mang quân sang. Đống xương cao hơn núi ở Chi-lăng mới mục hết. Nên có đống khác thay thế. Cá sông Bạch-đằng mới hết mồi ăn, cần thêm vài chục vạn xác Tống sang nuôi cá nữa. Nhưng miễn sao chúng ta vạn người phải kết thành một khối, tuyệt đối không có kẻ làm gian tế cho giặc. Quần hùng lại vỗ tay rung động cả quảng trường. Hàng vạn người tới trước khán đài quỳ xuống lạy Hồng-Sơn đại phu. Đại phu chắp tay đáp lễ. Đợi cho họ lễ xong, ông tiếp: - Đấy là nói theo lý bề ngoài. Còn thực sự bề trong thế nào? Trước khi Triệu Thành đi sứ, y đâu biết rằng trên thế gian này có tại hạ? Y hứa cho Vệ-vương Đinh Toàn mượn mười vạn quân về dành ngôi vua với triều Lý. Sau khi biết được tại hạ còn sống. Y liệng Vệ-vương vào thùng rác, kéo cao ngọn cờ Hưng diệt. Kế tuyệt,. Ôi! Xảo trá cùng cực. Thực ra, y chỉ muốn cho chúng ta đánh nhau, tinh lực hao tổn, rồi kéo binh sang. Sau khi chiếm được Đại-Việt, Lão-qua, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la không cần đánh cũng thu phục. Bấy giờ Tống có cả một vùng trù phú, dân đông, lương đủ, kéo qua chiếm Đại-lý. Cuối cùng hướng lên Bắc diệt Kim, Liêu, Tây-hạ. Đại phu ngừng lại, khiến cả quảng trường im lặng theo. Đại phu thở dài, tiếp: - Nếu bây giờ, tại hạ với Công-Uẩn huynh tranh ngôi. Công-Uẩn huynh được phái Tiêu-sơn, Mê-linh, Tản-viên, Tây-vu trợ giúp. Tại hạ được phái Đông-a, Sài-sơn giúp. Cuộc chém giết kết quả sẽ không biết đâu mà lường. Nhưng... tại hạ vẫn muốn làm vua. Quảng trường ồ lên những tiếng kinh ngạc. Hồng-Sơn đại phu mỉm cười: - Làm vua để có vàng bạc đầy nhà ư? Vì thú thực Công-Uẩn huynh chưa chắc giầu bằng tại hạ. Làm vua để có uy quyền ư? Thú thực hiện tại hạ được quần chúng kính yêu vô cùng. Chưa chắc Công-Uẩn huynh được họ kính yêu hơn! Làm vua để có vợ đẹp ư? Thú thực tiện nội hiện là người đẹp nhất thiên hạ. Đến đó Huệ-Phương khoan thai lên đài. Quần hùng suýt xoa không ngớt. Ánh nắng hè chiếu vào khuôn mặt nàng, tươi đỏ lên. Cả một vùng xung quanh nàng như rực ánh hoa đào. Hồng-Sơn đại phu tiếp: - Tại hạ muốn dành lại ngôi vua chỉ với mục đích thi hành chính sách nhân trị, kiến thiết, khuếch trương văn học võ bị. Ngoài liên kết Chiêm, Lào, Chân, Xiêm rồi cùng Đại-lý bàn truyện thống nhất đất nước. Sau đó kéo quân lên Bắc đòi lại Lưỡng-Quảng, vốn đất cũ của tổ tiên chúng ta. Thế nhưng, hôm nay đây, tại hạ tìm thấy một thiếu niên anh tài, khí hùng, trí dũng, văn võ kiêm toàn, mưu trí trùm hoàn vũ. Tại hạ cảm thấy thua xa. Nên tại hạ xin rút lui, và trao nhiệm vụ khó khăn này cho người đó. Quần hùng im lặng, ngơ ngác, chờ Hồng-Sơn nói tên người anh hùng. Ông im lặng mấy khắc rồi tiếp: - Người đó là Khai-Quốc vương, Lý Long-Bồ. Quần hùng vỗ tay hoan hô, lẫn với những tiếng hô: - Khai-Quốc vương vạn tuế. Hồng-Sơn đại phu nói lớn: - Mời Khai-Quốc vương lên đài. Khai-Quốc vương khoan thai lên đài. Vương hướng vào quần hùng cúi đầu ba lần. Hồng-Sơn đại phu nắm tay vương: - Lý huynh đệ. Người nhỏ hơn ta ít ra hai mươi tuổi. Lần đầu tiên ta biết đến người bằng một lượng cả của người mênh mông. Lần thứ nhì ta biết đến người bằng một cuộc cứu viện cho danh dự ta, nhà ta, môn phái ta. Cuối cùng muôn vàn lần ta không bằng người. Ta thích sắc đẹp. Người cũng thích sắc đẹp. Nhưng người chịu nổi, thoát ra được lòng ích kỷ. Người cho ta vay món nợ nhân tình quá lớn, muôn ngàn kiếp sau ta không trả nổi. Vậy hôm nay trước anh hùng tiền nhân. Ta trao trọng trách lại cho người. Ông hướng vào phái Đông-a: - Tại hạ kính cẩn cúi đầu đa tạ toàn thể huynh đệ phái Đông-a cùng Thiên-trường ngũ kiệt đã hết lòng phò trợ cho tại hạ. Hôm nay trao trọng trách vào tay Khai-Quốc vương. Tại hạ mong huynh đệ phái Đông-a dành cho Khai-Quốc vương sự hỗ trợ, như đã dành cho tại hạ. Ông hướng vào phái Sài-sơn: - Chúng ta nhất định cắp gươm cùng Khai-Quốc vương thực hiện chí cả. Nói dứt, ông khoan thai xuống đài. Phạm Trạch cười rung động quảng trường. Y lắc đầu: - Hồng-Sơn đại phu không muốn làm vua, là truyện riêng của Hồng-Sơn đại phu. Đại phu không thể bắt chúng ta phải cúi đầu tôn một tên ôn con, miệng còn hôi sữa này lên làm Hoàng-đế. Mỹ-Linh cực kỳ tôn kính Khai-Quốc vương. Thấy Phạm Trạch nói lời vô lễ. Nàng rút kiếm, uốn cong người, vọt lên cao. Ở trên cao, nàng xỉa kiếm vào mặt Phạm Trạch. Chỉ thấy thấp thoáng, Phạm Trạch ôm miệng nhảy lui lại, máu me đầy mặt, trông thực thảm thiết. Không ai nhìn rõ Mỹ-Linh ra chiêu như thế nào. Nàng chỉ mặt y: - Phạm trưởng lão! Người muốn nói gì cứ nói, nhưng người nhục mạ thúc phụ ta, đừng chê kiếm ta không sắc. Phạm Trạch kinh hồn, chân tay run lẩy bẩy. Y nghĩ thầm: - Vừa rồi con nhỏ này giết ta, e giờ này ta chỉ còn cái xác không hồn. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Ta để cho Lê Ba tranh phuông, nếu con nhỏ này giết, thị giết Lê Ba. Nghĩ vậy y bưng miệng, im lặng. Khai-Quốc vương bảo Mỹ-Linh: - Cháu không nên quá tay với Phạm trưởng lão. Lê Văn từ dưới đài bước lên. Nó mở hộp ra, lấy một chút cao, rồi đến trước Phạm Trạch: - Phạm trưởng lão. Xin trưởng lão để tiểu bối trị thương cho. Nó tiến tới bên cạnh y, tay thoa quanh miệng. Máu cầm lại liền. Phạm Trạch nói ấm ớ: - Đa tạ bạn trẻ. Lê Văn cười lớn: - Phạm trưởng lão! Khi nãy đại sư huynh Dương Bình cứu mệnh cho Trịnh trưởng lão. Bị trưởng lão đánh gần mất mạng. Thế nhưng quý tôn sư còn chửi chúng tôi ngu muội theo Thích, theo Khổng, theo Mạnh. Bây giờ Phạm trưởng lão nói đa tạ, chắc phải hiểu ngược lại thành câu đồ chó chết hẳn? Quần hào vỗ tay hoan hô Lê Văn. Nó méo miệng trêu Phạm Trạch, rồi xuống đài. Đỗ Xích-Thập vẫy tay cho Phạm Trạch lui lại. Y hướng vào quần hùng: - Nếu Hồng-Sơn đại phu rút lui, võ lâm chúng ta cử người khác lên thay. Hồng-Sơn đại phu làm chưởng môn nhân, cũng được quyền đề cử người. Người mà Hồng-Sơn đại phu cử tên Lý Long-Bồ. Tuy vậy, anh hùng mỗi phái đều có quyền cử người. Y quay lại hỏi Trần Tự-An: - Côi-sơn đại hiệp. Hồng-Sơn đại phu yêu cầu phái Đông-a dành cho Lý Long-Bồ sự ủng hộ như đã dành cho người. Vậy riêng tôi, tôi xin đại hiệp ủng hộ sư phụ tôi chứ đừng ủng hộ Lý Long-Bồ. Đại hiệp Trần Tự-An vốn người trầm tĩnh, mưu trí. Mọi diễn biến xẩy ra, ông giữ thái độ thung dung. Bây giờ thấy bọn Hồng-thiết giở giọng điên điên, khùng khùng, ông cần phải chính đốn lại. Ông muốn cho bọn chúng mất chính nghĩa, rồi hạ mới dễ dàng. Ông nghĩ thầm: - Tên Nhật-Hồ đang muốn loại bọn trưởng lão già nua. Vậy ta giết mấy tên làm gian tế cho Tống, ắt lão vui vẻ. Trong mấy tên trưởng lão này, tên Đỗ Xích-Thập lợi hại nhất. Ta phải trừ nó trước. Ông đứng lên hướng vào Nhật-Hồ lão nhân: - Lão nhân! Tại hạ không phục. Nếu lão nhân còn dung dưỡng bọn đệ tử mưu dâng giang sơn cho Tống, Hồng-thiết giáo sẽ trở thành kẻ thù của người Việt. Bấy giờ lão nhân có làm Vua, cũng không yên. Nếu lão nhân diệt mấy tên bán nước trong quý giáo, phái Đông-a sẽ tôn tiên sinh lên làm Vua. Ông hướng vào quảng trường: - Trước đây hơn giờ, các tôn sư, chưởng môn nhân họp nhau quyết định rằng: Mười hai phái, bốn đại bang cùng cương quyết thống nhất hành động. Nay tại hạ xin tuyên dương các điều quyết định đó: - Một, các phái Kim-biên, Vạn-tượng, Cửu-long, Thiên-tượng, Trường-sa, Pha-Nôm. Các bang Hồng-hà, Quảng-nguyên, Đông-hải cương quyết hướng về đại nghĩa của Việt tộc. Đại-Việt là gốc đất tổ, nơi qui tụ Việt tộc đông đảo, vì vậy bất cứ biến cố gì của Đại-Việt, cũng thành biến cố của chính bản thân Lục-phái, Tam-bang. Quần hùng vỗ tay vang dội. Thầy trò Nhật-Hồ lão nhân đưa mắt nhìn nhau, ngơ ngơ ngác ngác. Họ không hiểu bằng phép lạ nào, mà võ lâm lại thống nhất mau lẹ như vậy? Tự-An tiếp: - Thứ nhì, tôn Lý Công-Uẩn trong ngôi vị Thuận-Thiên hoàng-đế. Người kế tục ngôi hoàng-đế sau Thuận-Thiên hoàng-đế là Khai-Quốc vương. Lập tức trống thúc nhịp nhàng. Hàng mấy vạn người vỗ tay reo hò. Đợi cho tiếng reo hò dứt, Tự-An tiếp: - Thứ ba, không chấp nhận để Nhật-Hồ lão nhân làm vua Đại-Việt. Đại-Việt ta là nước văn hiến đã bốn nghìn năm, không thể để dân chúng chịu đi vào đường tà ma ăn thai nhi, uống máu đơ. Lê Ba lắc đầu: - Côi-sơn đại-hiệp! Đại hiệp nói vậy e sai. Nước Việt mình từ cổ vốn nước văn-hiến, nhưng tổ tiên ta dùng võ công xây dựng đại nghiệp. Cho nên cần có người văn võ kiêm toàn làm vua. Có như vậy, mới mong bảo toàn được giang sơn. Vừa rồi bọn Tống chẳng mưu làm nhục quốc thể đó ư? Sư phụ cùng anh em chúng tôi đã đem toàn lực ra đuổi được bọn chúng đi. Chúng khâm phục, nhắc rằng ngôi vua phải đo giòng dõi vua Lê hoặc do một tôn sư võ học. Tôi nghĩ tôn sư võ học còn ai xứng đáng hơn sư phụ tôi. Y ngừng lại, hướng vào quần hùng: - Huống hồ trong thiên hạ, cứ trăm người, chín mươi chín người quy phục Hồng-thiết giáo. Như vậy phi sư phụ chúng tôi ra, còn ai xứng đáng hơn? Đến đó giáo chúng Hồng-thiết reo hò vang dội. Trống thúc rung động trời đất. Nhật-Hồ lão nhân dơ tay một cái, chiêng trống im phăng phắc. Lão vuốt râu nói: - Bây giờ thế này! Phái nào không phục việc tôn lão phu lên làm vua, cứ việc cử người lên đây đấu. Lão phu hứa rằng, nếu như trong cuộc đấu này, lão phu hay bất cứ đệ tử nào tử thương, giáo chúng Hồng-thiết giáo tuyệt không trả thù. Tự-An chỉ vào Khai-Quốc vương: - Nhật-Hồ giáo chủ. Giáo chủ chưa biết đó thôi. Mới đây, đại tôn sư cùng chưởng môn nhân các phái đã quyết định hợp nhất tôn sư huynh Lý Công-Uẩn lên làm hoàng-đế vĩnh viễn, và người kế tục Thuận-Thiên hoàng đế phải là Khai-Quốc vương. Tất cả các tôn sư đều đồng nhất tôn Khai-Quốc vương làm minh chủ mười hai phái, ba đại bang. Vì vậy sẽ không có việc mỗi phái cử người lên tranh phong cùng quý giáo. Nếu quý giáo muốn tranh phong cùng võ lâm Đại-Việt, đã có minh chủ định liệu. Nhật-Hồ lão nhân cười ha hả, cười rung động quảng trường. Một lúc sau lão chắp tay hướng Khai-Quốc vương: - Vương gia! Vương gia đã cứu lão phu khỏi chốn lao tù, lại đối xử cực kỳ tử tế với lão phu. Đó là việc tư. Còn những ai chống Hồng-thiết giáo, đương nhiên trở thành giặc của đất nước, lão phu cần tru diệt. Vậy lão phu không thể trả ơn Vương-gia. Mong Vương-gia đừng buồn. Khai-Quốc vương biết Nhật-Hồ nói gì rồi. Vương muốn y nói rõ hơn, để quần hùng kinh tởm y: - Lão nhân! Tiểu bối tối tăm qúa, không hiểu tại sao: Ai chống Hồng-thiết giáo, lại trở thành giặc. Cần tru diệt? Nhật-Hồ cười lớn: - Dẽ hiểu qúa. Hồng-thiết giáo do thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh lập ra, để phá bỏ bọn Thích đần độn, bọn Khổng hủ lậu, bọn Mạnh tham ăn. Hồng-thiết giáo phá bỏ tất cả những gì chúng xướng ra như từ-bi, bác ái, tam cương, ngũ thường. Vì vậy ai chống Hồng-thiết giáo sẽ bị coi như theo thằng Thích-Ca, thằng Khổng, thằng Mạnh cần tru diệt. Lão chỉ vào đám đệ tử: - Bây giờ lão phu cả gan xin Vương-gia cử ra ba người đấu với lão phu. Bằng như Hồng-thiết giáo thắng hai cuộc, võ lâm phải tôn lão lên làm vua. Còn ngược lại, Hồng-thiết giáo nguyện quy phục triều đình. Khai-Quốc vương ung dung đáp: - Giáo chủ muốn thế, tại hạ đành cam thất lễ. Không biết bên quý giáo, ai sẽ xuất trận đầu? Nhưng này thưa giáo chủ. Nếu giáo chủ muốn lên ngôi vua hay hưng thịnh quý giáo, cũng nên giải thích cho anh hùng Đại-Việt biết rằng quý giáo có phải do bọn Tống đưa lên ngôi vua hay không? Nhật-Hồ lão nhân vuốt râu: - Anh hùng thiên hạ, chỉ có Hồng-thiết giáo với phái Đông-a là chống ngoại xâm đến cùng. Vương gia không lẽ không biết điều đó? Khai-Quốc vương chỉ Đỗ Xích-Thập: - Thế tại sao trong quý giáo lại có một trưởng lão lĩnh ấn phong hầu của Tống triều. Xin giáo chủ dạy cho một lời. Tự-An thêm vào: - Tại hạ cũng chờ giáo chủ minh xác rồi mới quyết định ủng Lý hay ủng Nhật-Hồ. Nhật-Hồ lão nhân nghĩ nhanh: - Tên này muốn ta giết bọn trưởng lão gian tế của Tống, chính điều ta cầu mà không được. Huống hồ diệt mấy tên trưởng lão già nua, vô dụng để được phái Đông-a, còn gì hay hơn. Lão đưa mắt nhìn Xích-Thập: - Người phải chứng minh rằng không làm gian tế cho Tống ngay. Bằng không sẽ nguy lắm đấy. Đỗ Xích-Thập nghe Nhật-Hồ nói; cảm thấy lạnh gáy, y chỉ tay vào mặt Tự-An: - Tên nhà quê kia! Mi không đủ tư cách bàn việc nội bộ của Hồng thiết giáo. Xuống đài ngay. Từ lúc đến đây, tên ôn con Tự-Mai đã làm ta muốn điên tiết lên rồi. Mi không xuống đài, đừng trách ta. Quảng trường có tới mấy vạn người, khi nghe Xích-Thập nói câu đó đều nín thở, rùng mình, kinh khủng. Vì võ lâm Đại-Việt có hai môn phái hùng mạnh cực kỳ là Tiêu-sơn với Đông-a. Tiêu-sơn do Bồ-tát Minh-Không làm chưởng môn, dù người nào phạm vào phái này, với lòng từ bi hỉ xả, ngài bỏ qua. Nhưng phái Đông-a lại khác. Thiên-trường ngũ kiệt lòng dạ như biển, ai nhờ gì cũng xả thân ra giúp. Ngược lại ai xâm phạm vào họ, e khó sống được dưới trần gian. Tự-An nhìn Xích-Thập với con mắt khinh bỉ: - Quân mặt dầy. Mi không có nước, mà còn mưu bán nước. Mi không đủ tư cách nói truyện với ta. Xích-Thập vung tay phát chiêu Ác-ngưu nan độ tấn công Tự-An. Y biết, võ công Tự-An cao thâm không biết đâu mà lường, nên y vận đủ mười thành công lực. Công lực y cực kỳ thâm hậu nên kình phong ào ào ập xuống. Tự-An xuất chiêu Đông-a chưởng pháp Đông-hải lưu phong đánh thẳng vào người y. Bình một tiếng, đài rung rinh như muốn muốn sập. Tự-An cảm thấy khí huyết đảo lộn, trong khi Xích-Thập lùi liền ba bước, tai y kêu lên những tiếng vo vo không ngừng. Khai-Quốc vương nói lớn: - Trận thứ nhất võ lâm Đại-Việt đấu với Hồng-thiết giáo. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 6 Tình nghĩa Hồng-thiết Tự-An cười nhạt: - Giữa phái Tản-viên với phái Đông-a có tình giao hảo từ lâu. Đỗ trưởng lão! Đúng ra, ta thấp hơn người một vai. Nhưng người không còn chức vị tôn sư phái Tản-viên nữa, ta không cần nể nang. Ta muốn lĩnh giáo mấy chiêu Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng của người. Nào mời. Đỗ Xích-Thập đụng nhau một chưởng với Trần Tự-An, y thấy khó mà thắng nổi địch thủ. Y định tìm kế thoái thác, nhưng tự tin vào độc chưởng của mình. Y vỗ hai tay vào nhau: - Tên nhà quê kia, mi có bản lĩnh gì thì dở ra. Ta há sợ hay sao? Nói rồi y phát chiêu Ác ngưu nan độ của Phục-ngưu thần chưởng. Chưởng phong cực kỳ trầm trọng ụp xuống đài. Tự-An thản nhiên, lùi hai bước quay tròn tay một cái, đẩy chưởng của Xích-Thập lệch sang một bên. Vô tình chưởng đó hướng vào Đoàn Huy. Đoàn Huy thấy chưởng phong quái ác, ông đứng dậy, đẩy một chiêu vào giữa chưởng Xích-Thập. Bình một tiếng. Cả hai lảo đảo lui lại. Bàn chung, bản lĩnh của Đoàn Huy đâu kém gì Xích-Thập? Thế mà một nhánh chưởng của y sao có thể đẩy lui ông? Nguyên sau khi bị Thanh-Mai thu hết công lực, ông đã luyện lại, nhưng mới chỉ được có ba thành. Vì vậy ông cảm thấy người choáng váng. Tự-An biết Xích-Thập chỉ còn có mười hai chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Ông tính: - Sau khi đánh hết mười hai chiêu, thế nào y cũng xử dụng Nhật-hồ độc chưởng. Ta phải dĩ độc, trị độc. Từ lúc vợ bị chết vì Chu-sa độc chưởng, Tự-An để hết tâm trí nghiên cứu cách khắc chế loại chưởng này, rồi dạy cho các sư đệ, cùng đệ tử, hầu gặp đệ tử Hồng-thiết giáo, còn có chỗ sở dụng. Không khó khăn, ông đã tìm ra trong lần Đỗ Lệ-Thanh tới trang Thiên-trường. Nội công phái Đông-a vốn phát xuất từ thiền công. Mà thiền công vốn phát xuất từ nhà Phật, nên việc hoá giải Hồng-thiết công một thứ công lực tà ma dễ dàng. Bồ-tát Sùng-Phạm, Bố-Đại đều biết cách hoá giải Hồng-thiết độc công. Song các ngài vốn từ bi, hỷ xả, nên chỉ làm biến độc chất đi mà thôi. Còn Tự-An, ông là một đại hiệp. Đối với ông, kẻ xử dụng độc công hại mình, không có lý gì mình phải tử tế nhân nhượng với chúng. Cứ thẳng tay giết không tha. Vì vậy khi ông với Đỗ Lệ-Thanh cùng hợp tác nghiên cứu ra phép khắc chế Chu-sa độc chưởng. Phương pháp khắc chế thực giản dị, đầu tiên chia công lực làm hai. Một phần hoá giải chất độc, một phần đẩy ngược lại đánh đối thủ. Vừa rồi Thanh-Mai thắng Nguyên-Hạnh bằng võ công này. Ngược lại Bảo-Hòa luyện nội công theo phép phối hợp âm-dương vào với kinh mạch. Nàng dùng Thủ tam dương kinh đẩy chất độc trở lại cơ thể địch. Còn Thủ tam âm bảo vệ cơ thể, hay thu chân khí của đối thủ. Nàng thắng Phạm Hổ nhờ biến cải phương pháp của Trần Tự-An đi cùng với phương pháp Bố-Đại dạy nàng. Biết rõ chưởng lực Hồng-thiết giáo đánh ra, phạm vi chân khí phát rộng vô cùng. Tự-An nghiên cứu cách vận khí để Thủ tam dương kinh tấn công. Thủ tam âm kinh phòng ngự. Ông luyện đi, luyện lại thuần thục vô cùng. Bây giờ ông đem ra áp dụng. Quả nhiên Xích-Thập đánh một chiêu chưởng phong rất rộng. Trong chưởng có mùi tanh hôi khủng khiếp. Tự-An thản nhiên vận khí ra cả thập nhị kinh hoá giải. Lục kinh âm như thành đồng vách sắt phòng ngự cơ thể. Lục kinh dương phản công. Xích-Thập tưởng chỉ cần với một chưởng đó, Tự-An sẽ bị chất độc nhập cơ thể, mấy khắc sau kình lực mất hết, đau đớn đến phải kêu cha gọi mẹ. Nào ngờ y thấy kình lực đánh ra gặp một thứ âm kình rất mềm cản lại. Xích-Thập nghĩ thầm: - Thằng này ngu quá, dám ngang chiên chống Chu-sa độc chưởng. Chỉ mấy chiêu nữa, nó sẽ đau đến phải kêu cha, gọi mẹ cho biết tay. Ý nghĩ vừa thoáng qua, y cảm thấy cánh tay nặng chĩu. Biết có sự bất ổn, y đánh liền mười chiêu. Cứ mỗi chiêu y đánh ra, Tự-An lại lùi một bước, khoanh chưởng đỡ. Tất cả các đại cao thủ dù chính, dù tà đều kinh hãi: - Ông này võ công cao thì cao thực. Song đỡ mấy chục chiêu Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng, e nguy đến nơi. Trong khi đó, Xích-Thập vẫn khoan thai tấn công từng chiêu Phục-ngưu thần chưởng, bằng Hồng-thiết công. Mùi tanh hôi nồng nặc khắp khán đài. Tự-An không hề đánh trả. Ông chỉ đỡ. Cứ mỗi khi hai chưởng gặp nhau, ông lại lùi một nước. Khi Xích-Thập đánh đến chiêu thứ sáu mươi, độc chất tụ ở tay y lên đến độ tối đa. Tự-An nói lớn: - Đỗ trưởng lão! Người đánh ta sáu mươi chưởng. Bây giờ ta đánh lại người sáu chưởng. Nếu sau sáu chưởng này, mà người không bại, ta cùng phái Đông-a nguyện theo Hồng-thiết giáo. Quần hùng nghe Tự-An nói, họ đều kinh hãi. Vì với công lực Xích-Thập, thắng y không phải truyện dễ. Thế mà Tự-An hẹn chỉ trong sáu chiêu, thực là một canh bạc quá lớn. Trên đài Tự-An quát lớn: - Chiêu thứ nhất. Đỡ này. Ông vận khí ra Thủ tam âm bảo vệ cơ thể. Còn Thủ tam dương, đẩy chất độc trở lại người y. Ông phát chiêu Phong ba hợp bích, binh một tiếng. Xích-Thập bật lui ba bước, mặt nhăn nhó, tỏ ra đau đớn vô cùng. Y cảm thấy như có ba mũi dao đâm vào phổi, vào tim, vào lồng ngực. Tự-An cười: - Chiêu thứ nhì! Đỡ này. Ông xuất chiêu Đông-hải lưu phong. Xích-Thập xuất chiêu Ngưu tẩu như phi đỡ. Bình một tiếng. Y loạng choạng lui liền ba bước. Tự-An cười lớn: - Chiêu thứ ba! Đỡ này! Ông xuất chiêu Hải-phong cuồng nộ. Xích-Thập thấy chân tay nặng nề. Biết nguy rồi, nhưng y vẫn nghiến răng đỡ. Binh một tiếng, y lùi liền ba bước. Tự-An vỗ hai tay vào nhau: - Đỗ Xích-Thập. Mi chết rồi. Trong người mi hiện có con quỷ ẩn náu. Ta chả cần đánh con quỷ nữa. Xích-Thập cảm thấy mắt hoa, đầu váng, chân tay hết lực, y lảo đảo ngã ngồi xuống. Y run rẩy như người bị bệnh sốt rét. Dương Ẩn hỏi: - Đỗ sư đệ! Cái gì vậy? Xích-Thập không trả lời, mặt y tái xanh. Thình lình y ôm ngực kêu thét lên như con lợn bị chọc tiết. Y móc trong bọc ra một bình nhỏ, mở nắp, lấy viên thuốc cho vào miệng nuốt đi, rồi nghiến răng ngồi vận công cho thuốc mau tan. Cả quảng trường náo loạn lên. Vì người ta những tưởng Trần Tự-An bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng, tại sao ông không việc gì. Trái lại Đỗ Xích-Thập lại bị đau đớn cùng cực. Từ xưa đến giờ, khi giáo chúng Nhật-Hồ cùng luyện độc công đấu với nhau, giữa kẻ thắng, người thua không đến nỗi mất mạng. Vì họ đã bị cấy độc tố đầy người trong khi luyện công rồi. Còn ngoại giả, bất cứ người nào đấu với họ, chỉ cần hai chưởng chạm nhẹ vào nhau, lập tức độc chất ngấm vào người, đau đớn đến chết đi sống lại trong bẩy lần bẩy bốn mươi chín ngày rồi kiệt sức mà chết. Trong trường hợp đó, nạn nhân chỉ có cách xin qui phục Hồng-thiết giáo, tuyệt đối trung thành, sẽ được phát thuốc giải mỗi năm một lần sau tiết Đông-chí. Nếu vì lý do nào, bị cắt thuốc giải, cũng vẫn đau đớn trong bốn mươi chín ngày rồi chết. Dù đã được phát thuốc giải, mỗi tháng cũng bị lên cơn trong một giờ. Bây giờ rõ ràng Xích-Thập uống thuốc giải, mà y vẫn đau đớn rên la khủng khiếp. Không ai hiểu ra sao cả. Nhật-Hồ lão nhân hỏi Tự-An: - À, không ngờ Côi-sơn đại hiệp cũng theo Hồng-thiết giáo đấy. Chu-sa độc chưởng của đại hiệp mạnh thực. Trần Tự-An hướng vào Nhật-Hồ vái một vái: - Giáo-chủ! Luật lệ của quí giáo định rằng: Nếu giáo chúng có tội, sẽ do chính giáo chủ trừng phạt. Giáo chúng dù bị tội nặng đến đâu, người ngoài cũng không thể đánh giết. Vị tiền bối này dùng độc công định hại tại hạ. Tại hạ tuyệt không có ý hại người. Nhưng phàm trong phép đấu nội lực. Công lực ai mạnh, người đó thắng. Công lực tại hạ mạnh hơn Đỗ trưởng lão, nên Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng chạy ngược trở về cơ thể người. Chứ phái Đông-a một danh môn chính phái, đâu có biết dùng độc công? Đỗ Xích-Thập bò lại trước Nhật-Hồ lão nhân. Y run rẩy: - Sư...ư...ư...phụ...ụ...ụ. Hai hàm răng y cắn vào nhau kêu lập cập. Nhìn thảm cảnh Xích-Thập, hình ảnh mấy năm trước, vợ ông, Cao-huyền-Nga từng chịu đau đớn chết đi sống lại. Cho đến ngày thứ bốn mươi chín mới chết. Ông cho khâm liệm chôn cất. Nào ngờ, đó chẳng qua chỉ do kiệt lực ngất đi mà thôi. Rồi bọn Hồng-thiết cho uống thuốc tỉnh lại, dùng làm cây thuốc. Nghĩ đến đó, ông đưa mắt nhìn tên Đặng Trường, lòng ngút lửa thù: - Tên Đặng Trường tàng ẩn trong trang Thiên-trường bao năm, với ý đồ nắm lấy phái Đông-a. Y làm nhơ nhuốc vợ ta, cũng với mục đích làm bại hoại danh tiếng của ta. Hôm nay, ta phải nhân trước anh hùng thiên hạ, cho y chịu cái đau đớn này, mới hả mối căm hận. Nhật-Hồ lão nhân thấy Xích-Thập uống thuốc rồi, mà cơn đau không giảm, lão kinh hoàng. Lão cầm tay y bắt mạch rồi hỏi: - Đỗ trưởng lão. Người uống thuốc gì vậy? Xích-Thập rên: - Thuốc...giải...của bản giáo. Dương Ẩn bắt mạch Xích-Thập rồi lắc đầu: - Sư phụ. Đỗ sư đệ không bị trúng Chu-sa độc chưởng thông thường. Chu-sa độc do y phát ra, bị đẩy ngược lại bằng chân khí Đông-a. Nếu không trị mau, e mất tính mạng. Mong sư phụ dùng Hồng-thiết mật công hoá giải mới được. Nhật-Hồ lão nhân hít một hơi, lão vận chân khí, tay trái vỗ sẽ lên đầu Xích-Thập. Xích-Thập rung động người một cái, rồi miệng hét be be. Người y nhảy chồm chồm lên như con ếch, chứng tỏ đau đớn cùng cực. Mắt y đỏ ngầu. Y nhảy lại vồ Nùng Dân-Phú, tôn sư bang Quảng-nguyên. Dân-Phú nhảy vọt ra xa tránh khỏi. Y lại vồ sư thái Tịnh-Huyền. Bà lạng người ra xa. Y đứng thẳng chỉ lên bàn thờ, miệng chửi: - Thằng Đào-Kỳ, con Phương-Dung kia. Đầu hàng ngay. Ông nội mày là Phục-ba đai tướng quân đây! Y phóng chưởng vào bàn thờ. Nhật-Hồ lão nhân thấy nếu để y đánh đổ bàn thờ, ắt Hồng-thiết giáo trở thành kẻ đại thù của dân Việt. Vì vậy lão xỉa tay, cắt ngang chưởng của Xích-Thập. Bộp một tiếng, Xích-Thập loạng choạng lui lại. Hai mắt y đỏ ngầu, miệng hét lên be be như con dê bị rượt. Y lại phóng chưởng tấn công thiền sư Minh-Không. Thấy chưởng lực của y hùng mạnh quá, ngài phải đứng dậy, vận chưởng đỡ. Rầm một tiếng. Đài rung rinh. Minh-Không cảm thấy tay ê ẩm. Còn Xích-Thập bị bay tung xuống đài, ngay chỗ giáo chúng Hồng-thiết giáo. Y gào gáy lên lanh lảnh, tay chụp một giáo đồ. Y tung giáo đồ lên cao, rồi phóng chưởng theo. Binh một tiếng. Tên giáo đồ vỡ làm nhiều mảnh, máu thịt bay tứ tung lên đầu đội thiết kỵ Hồng-thiết. Đám giáo chúng thấy vậy, bỏ chạy tứ tán. Y chụp được một nữ giáo đồ. Tay y túm ngực cô gái, dơ lên cao. Ai cũng tưởng y sẽ vật chết cô gái khốn nạn. Không ngờ y lột quần áo cô trần truồng, rồi ghé miệng vào cổ cô cắn đứt nghiến một miếng, rồi hút máu, uống ừng ực. Cô gái khốn nạn chết ngay tại chỗ. Phạm Trạch nói với Nhật-Hồ: - Sư phụ. Xin sư phụ cứu lục sư huynh. Nhật-Hồ lão lắc đầu: - Hãy đợi xem sao đã. Y chưa chết ngay đâu. Xích-Thập uống máu cô gái rồi liệng xác cô ra xa. Miệng y đỏ lòm, trông giống như một con quỷ. Y nhảy đến khán đài phái Sài-sơn, tay chụp Lê Thiếu-Mai. Nhưng tay y chưa chạm vào người nàng, đã bị một chưởng rất hùng hậu đánh vào sau gáy. Nếu y không thu tay về đỡ, đầu y sẽ vỡ nát ra. Xích-Thập tuy điên loạn, nhưng võ công chưa mất. Y nhảy vọt lên cao tránh thế chưởng quái dị. Ở trên cao, y phóng xuống đầu người kia một chưởng. Người kia xỉa tay một cái. Thân hình Xích-Thập vọt ra xa. Người kia chạy theo, đánh nhẹ một chưởng, y bay lên lễ đài, ngay trước mặt Nhật-Hồ lão nhân. Mọi người kinh ngạc, nhìn xem ai, mà lại có võ công cao đến như vậy? Thì ra Hồng-Sơn đại phu. Quần hùng vỗ tay vang dội. Hồng-Sơn đại phu búng tay liền bốn cái. Bốn viên thuốc mầu đỏ, to bằng hạt nhãn bay đến người Xích-Thập. Hai viên trúng hai đầu gối, hai viên trúng cùi chỏ. Lập tức bốn viên thuốc tan thành bột. Một đám bụi mầu đỏ bao trùm người y. Y hét lên một tiếng, ngã ngồi xuống, chân tay không cử động được. Phút chốc y nhắm mắt ngủ. Đám đệ tử của Xích-Thập lên đài bồng y xuống. Minh-Không thiền sư chắp tay hướng Hồng-Sơn đại phu: - Đa-di-đà Phật. Mừng đại phu đã chế được thứ thuốc thần diệu. Bần tăng kính thỉnh tên thuốc đó là gì vậy? Hồng-Sơn đại phu chắp tay đáp lễ: - Đa tạ đại sư quá khen. Tại hạ đặt tên cho nó là Ma-túy hoàn. Phàm người thường, dù đau đớn đến đâu, chỉ cần dùng hai viên ắt tê đến ba giờ. Còn trường hợp Đỗ trưởng lão, công lực quá cao, phái dùng đến bốn viên. Từ khán đài Hồng-thiết giáo, hai người bịt mặt nhảy lên đài. Một người chỉ vào mặt Trần Tự-An: - Tên khốn kiếp kia. Mi hại một trưởng lão của chúng ta như vậy, có khác gì mi bôi tro trát trấu vào mặt Hồng-thiết giáo. Ta phải giết mi để phục thù. Nói rồi y phát chiêu tấn công Tự-An. Chiêu của y chưa phát hết, mà quần hùng muốn ngộp thở. Ầm một tiếng. Cả hai người đều bật lui lại. Tự-An cảm thấy cánh tay tê dại, tai ù đi. Ông quát lên: - Mi là ai? Phạm Trạch la lên: - Đại ca! Tứ đệ! Hai vị đến hồi nào vậy? Người bịt mặt cười nhạt: - Ta đến đã lâu rồi. Nghe Phạm Trạch kêu, quần hùng trấn động tinh thần, cùng trố mắt nhìn. Vì từ hơn ba mươi năm nay, họ từng nghe Hồng-thiết giáo có mười trưởng lão, võ công cao siêu không biết đâu mà lường. Nhưng những trưởng lão này khi ẩn, khi hiện, không ai biết rõ mặt mũi ra sao. Tuy có nghe nói đến tên cùng hành tung cực kỳ tàn ác của họ. Người ta còn thêm thắt, nghi ngờ rằng các trưởng lão không phải ai đâu xa lạ, mà chính những đại tôn sư, chưởng môn các phái. Tuy vậy, trong mười trưởng lão, người ta cũng biết mặt được ba người. Nguyễn Chí, trước đây làm tướng thời Thập-nhị sứ quân, cực kỳ tàn ác. Phạm Trạch, một ma đầu khét tiếng vì y thích ăn bào thai chưng thuốc Bắc, giết người không gớm tay. Lê Đức, một Nho-sinh học giỏi, đọc sách nhiều. Từ lúc vào đại hội, nảy ra tôn sư phái Mê-linh chính làm trưởng lão thứ mười, tên Hoàng Liên, rồi tôn sư phái Tản-viên làm trưởng lão thứ sáu tên Đỗ Xích-Thập. Toàn những điều ngoài sức tưởng tượng của quần hùng. Sau chính Nhật-Hồ lão nhân xác nhận đạo sư Dương Ẩn, đại tôn sư phái Sài-sơn là Lê Ba. Mà Lê Ba nức tiếng gian manh, ác độc có một không hai của võ lâm. Y có tật, khi trông thấy bất cứ phụ nữ nào, dù bà già tám mươi, dù thiếu nữ mười tuổi, y nổi hứng lên, phải bắt hiếp ngay trước mặt chồng con. Hiếp xong y giết chết. Mới đây Bảo-Hòa trong lớp áo thiếu nữ Hồng-thiết giáo, đánh bại Phạm Hổ. Một tên hái hoa đại đạo. Y gian dâm hãm hiếp không biết bao nhiêu phụ nữ trong vùng kinh đô Trường-yên hai mươi năm trước. Từ ngày kinh đô dời ra Thăng-long, y lại tiếp tục. Trong dân gian, hàng tháng đều có những mệnh phụ phu nhân, tiểu thư bị mất tích. Người ta nghi y bắt cóc, song không biết mặt mũi y ra sao. Không ngờ y xuất hiện nguyên hình Trịnh Hồ, một người hào hoa phong nhã. Một đại Mạnh-Thường-Quân của đế đô Thăng-long. Từ lúc đại hội, họ thấy một trưởng lão bịt mặt. Trong khi Hồng-thiết giáo còn ba trưởng lão chưa xuất hiện. Vậy người bịt mặt có thể là Vũ Nhất-Trụ, Đặng Trường hay Hoàng Văn? Bây giờ xuất hiện thêm hai người bịt mặt mới, Phạm Trạch gọi một người bằng đại ca, tứ đệ. Đại ca ắt hẳn Vũ Nhất-Trụ. Tứ đệ chắc là Hoàng Văn. Như vậy còn người bịt mặt kia tên Đặng Trường. Nhất-Trụ, Hoàng Văn vẫy tay, lập tức bọn Dương Ẩn, Phạm Trạch, Nguyễn Chí, Lê Đức, Đặng Trường, bẩy người đứng vây xung quanh Tự-An trong tư thế chuẩn bị ăn tươi nuốt sống ông. Tự-An hiên ngang: - Bẩy trưởng lão Hồng-thiết giáo định dùng số đông thắng ta ư? Được, lại đây, lại đây. Ta há sợ bọn người sao. Nói rồi ông hít hơi, vận khí đẩy một chưởng vào Nhất-Trụ. Nhất-Trụ tung chưởng đỡ. Thấy chưởng Nhất-Trụ mạnh kinh người ông đẩy xéo chưởng của y vào người Lê Ba. Lê Ba bị lãnh hai luồng cuồng phong. Y nhảy vọt lên cao, đánh một chưởng vào giữa chưởng hai người. Tự-An chuyển chưởng vào Phạm Trạch. Trạch kinh hoảng phóng chưởng đỡ. Thế là chưởng bốn đại cao thủ gặp nhau, bùng một tiếng, đài rung rinh như sắp đổ. Thiên trường tứ kiệt cùng bay lên đài, đứng cạnh Tự-An. Trong tư thế sẵn sàng đối chọi với bọn Hồng-thiết. Thấy cảnh hỗn độn sắp diễn ra, Nhật-Hồ lão nhân quát lớn: - Khoan! Bẩy trưởng lão Hồng-thiết lui lại thủ thế. Thiên-trường ngũ kiệt dàn hàng ngang, trong tư thế cực kỳ uy mãnh. Nhật-Hồ nghĩ rất nhanh: - Bọn Đông-a mạnh nhất võ lâm Đại-Việt. Vừa rồi Tự-An diệt tên Xích-Thập cho mình, điều mình mong ước. Mình thà mất hết bẩy trưởng lão, chứ không thể để mất phái Đông-a. Nghĩ vậy, lão hướng vào Tự-An: - Xin Côi-sơn đại hiệp miễn chấp. Đây chẳng qua có sự hiểu lầm mà thôi. Dương Ẩn hướng vào Nhật-Hồ lão nhân: - Giáo-chủ. Giáo chủ là chúa tể bản giáo, nỡ để cho người ngoài làm nhục giáo đồ như vậy mà không có phản ứng. Bây giờ các vị sư huynh, sư đệ phải đứng ra trả hận, còn gì thể diện bản giáo nữa? Nhật-Hồ cười nhạt: - Từ xưa đến nay, võ lâm Đại-Việt có phái chủ trương hoà hoãn với Trung-quốc. Có phái chủ trương chống Trung-quốc. Phái nào cũng bị một vài người làm gian tế cho họ. Riêng bản giáo với phái Đông-a, trước sau như một, đều chống Trung-quốc. Bản giáo chủ trương phải xoá bỏ mọi vết tích Trung-quốc, cùng tiêu diệt bọn người Hoa kiều ngụ ở Đại-Việt. Ngược lại phái Đông-a lại coi trọng văn hoá Trung-quốc, cổ động người Hoa, người Việt sống chung. Nhưng nếu Trung-quốc đem quân xâm lăng, phải dùng mọi khả năng chống trả. Hoá cho nên bản giáo với phái Đông-a đều được dân chúng theo đông. Nay trong bản phái nảy sinh ra cái quái thai Hoàng Liên, đã bị ta xử tử. Còn tên Xích-Thập này, ta không giết, để cho người khác giết dùm cũng thế. Dương Ẩn đưa con mắt căm hờn nhìn Nhật-Hồ: - Giáo chủ! Hôm qua giáo chủ đã thề độc rằng chúng ta quên hết thù hận quá khứ để trùng hưng bản giáo. Thế mà bản giáo có mười trưởng lão. Thập sư muội bị giáo chủ cho rắn ăn thịt, để tỏ ra sư phụ có oai trước mặt mọi người. Cửu sư đệ Phạm Hổ bị người ta giết trước mặt anh hùng. Mà sư phụ không một lời bênh vực, lại còn cho rắn ăn thịt. Bây giờ lục sư đệ bị phái Đông-a đánh cho hoá điên. Sư phụ không chịu dùng Hồng-thiết tâm pháp cứu trị. Nay chúng tôi chỉ còn có bẩy người, cả gan xin giáo chủ trị cho lục sư đệ. Cách đây mấy giờ, Nhật-Hồ lão nhân định giết Đỗ Xích-Thập, bị bọn trưởng lão cùng lên đài bao vây áp lực. Đúng ra với bản lĩnh độc công của lão, lão có coi bọn trưởng lão ra gì? Nhưng lão nghĩ rằng, mình ở tù bấy lâu nay, tình hình trong giáo, lão không biết gì. Không những thế, hầu hết giáo chúng đâu biết lão là ai. Nếu xẩy ra cuộc động thủ, giáo đồ của các trưởng lão sẽ bênh sư phụ chúng. Như vậy lão hoá ra trắng tay. Cho nên lão phải nhượng bộ. Trải qua một thời gian ngắn trong buổi lễ, sau khi lão đánh bại thủ tọa Đạt-Ma đường phái Thiếu-lâm dễ dàng, các đại tôn sư, các chưởng môn nhân cũng như giáo đồ đều khâm phục lão. Ban nãy bọn Phạm Trạch hô hào quần hào tôn lão lên làm Vua, gần như không ai phản đối, khiến lão tự tin một phần nào. Trong thâm tâm lão, việc khống chế một đại cao thủ, rồi cho làm trưởng lão thực không khó. Khi thấy Phạm Hổ chết, lão càng khoan khoái trong lòng. Cho dù tất cả bọn trưởng lão chết đi, mà lão được lên làm Vua, lão cũng hả dạ. Lão nghĩ: - Mình được anh hùng kính trọng, dân chúng theo đông đảo, vì chủ trương chống Tầu, giữ nước. Thế mà trong hội đồng giáo vụ trung ương lại có tên Xích-Thập, còn ai tin tưởng nữa. Nay y giao đấu với Tự-An, mà bị trúng độc. Ta cầu mà không được, ta trị cho y làm gì? Vì vậy lão trả lời Dương Ẩn: - Ta không thể, và không bao giờ dùng Hồng-thiết thần công trị độc công cho tên phản giáo. Dù ta trị, chưa chắc có kết quả. Người nên biết rằng thần công bản giáo chỉ trị được Chu-sa độc chưởng cùng tất cả độc chất khác. Đây Xích-Thập bị người ta đẩy ngược độc chất vào người bằng nội lực Đông-a, nên ta không thể làm gì hơn. Dương Ẩn hướng vào giáo chúng Hồng-thiết. Y vận nội lực nói lớn: - Thưa các vị huynh đệ. Bản giáo thành lập với mục đích cứu dân khỏi loạn Thập-nhị sứ quân. Sau đó thiết lập một nước lấy Hồng-thiết kinh làm căn bản, tạo hạnh phúc cho dân. Từ ngày ấy đến giờ, anh em bản giáo tử đạo có hàng mấy chục vạn. Thế nhưng giáo chủ tự coi mình như một ông Vua, hơn thế nữa một ông trời. Như anh em thấy, giáo chủ giết trưởng lão Hoàng Liên thê thảm biết chừng nào. Rồi mới đây, trưởng lão Phạm Hổ vô tội, bị người ta đánh cho chết. Giáo chủ không bênh vực, còn cho rắn ăn thịt. Bây giờ đến Đỗ trưởng lão, giáo chủ tước hết giáo đồ của người, đem cho phái Tản-viên. Cuối cùng Đỗ trưởng lão bị trúng độc, giáo chủ buông tay không chữa. Y chỉ vào Hồng-Sơn đại phu: - Nhục nhã cho chúng ta, phải nhờ đến Hồng-Sơn đại phu làm cho Đỗ trưởng lão mê đi, tránh khỏi cơn đau. Y lớn tiếng, dõng dạc: - Hồng-thiết độc công của Hồng-thiết giáo vốn giản dị. Sau khi trúng độc, uống thuốc giải thì khỏi. Mỗi năm uống thuốc giải một lần cũng đủ. Còn trường hợp được dùng Hồng-thiết tâm pháp trị, khỏi vĩnh viễn. Theo luật lệ Hồng-thiết giáo Tây-dương, bất cứ trưởng lão nào cũng được học Hồng-thiết tâm pháp. Thế nhưng giáo chủ sửa đổi đi. Người không truyền thần công đó cho bất cứ ai. Lại nữa công thức thuốc cũng đổi. Ai bị trúng độc tuy uống thuốc giải, mà mỗi tháng lên cơn một lần, đau đớn vô cùng cực. Y chỉ vào bọn trưởng lão: - Hồi nãy giáo chủ hứa rằng, sẽ truyền Hồng-thiết tâm pháp cho chúng ta, cùng trị dứt đau khổ cho các giáo vụ trưởng từ cấp huyện trở đi. Bây giờ giáo chủ nuốt lời. Nhật-Hồ cười nhạt: - Lê-Ba, mi định phản ta ư? Điều này không dễ đâu. Đặng Trường, Lê Đức, Hoàng Văn đứng bên Lê Ba. Đặng Trường chắp tay vào nhau: - Sư phụ! Giáo-chủ. Xin giáo chủ chữa cho Đỗ trưởng lão. Bằng không e tan nát hết cả. Sự thực Nhật-Hồ đã dùng bàn tay để lên huyệt Bách-hội Đỗ Xích-Thập hút chất độc trong người y. Nhưng không kết quả, ngược lại y còn đau đớn đến điên loạn. Nguyên do chất độc trong người Đỗ Xích-Thập không do ăn uống, thở hít hay do Chu-sa độc chưởng truyền vào, mà do nội công phái Đông-a đẩy ngược lại. Nội công phái Đông-a xuất phát từ thiền công nhà Phật. Nội lực phái Đông-a có Phật-tính, pha lẫn với học thuyết âm dương, ngũ hành của Lão-giáo. Thành ra khi nhập người Xích-Thập, giữa Phật-tính, Tiên-tính với ma tính Hồng-thiết xung chiến chạy hỗn loạn. Cho nên y mới đau đớn như vậy. Nhật-Hồ vốn người xảo quyệt. Xảo quyệt bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Lão biết rằng nếu nói thẳng ra rằng mình trị cho Xích-Thập, không kết quả, ắt giáo chúng còn coi lão ra gì nữa? Đằng nào Xích-Thập cũng chết. Chi bằng cứ nói rằng lão khoanh tay không trị cho y, để thu phục nhân tâm quần hùng rằng: Dù người có công lao như các trưởng lão, mà phản dân, lão cũng trừ khử. Vì vậy lão lắc đầu, nói lớn: - Ta không trị cho tên gian tế của Tống. Một khi y nhẫn tâm đem bọn chó Ngô sang đất Việt giết người Việt, tàn phá giang sơn đẹp như gấm của tổ tiên, hỏi y còn trung thành với ai? Quần hùng vỗ tay vang dội, hết tràng này, đến tràng khác. Phái Đông-a vỗ tay lâu nhất, to nhất. Tự-Mai, Tôn-Đản, Hà-thiện-Lãm, Lê-thuận-Tông từ dưới đài nhảy lên. Chúng nó ôm lấy lão, nhấc bổng lên. Bốn đứa khoanh tay thành kiệu, rước lão đi quanh đài. Dàn nhạc Hồng-thiết giáo cử bản nhạc hùng tráng nhịp nhàng. Nhật-Hồ lão nhân ngồi trên kiệu của bốn thiếu niên. Lão sướng quá tiếp: - Tên Xích-Thập này, về võ công, leo lên tột đỉnh của một danh môn chính phái. Trong bản giáo tới trưởng lão. Như vậy y theo Tống ắt không phải vì công danh. Y lại giầu có súc tích. Chắc y làm gian tế cho Tống không phải vì tiền bạc. Vậy y bán nước với mục đích gì? Câu trả lời duy nhất y điên khùng. Giết đi một tên điên khùng mãi quốc, dù ai giết cũng đáng kính cả. Huống hồ Côi-sơn đại hiệp. Trong khi Nhật-Hồ nói, Vũ Nhất-Trụ, Phạm Trạch, Nguyễn Chí đi cạnh kiệu rước Nhật-Hồ, với chủ ý tỏ lòng trung thành với lão. Lê-Ba cười nhạt: - Như vậy rõ ràng giáo chủ phụ chúng tôi, chứ không phải chúng tôi phụ giáo chủ. Ba anh em chúng tôi đành tách ra khỏi quyền của giáo chủ, thiết lập một Hồng-thiết giáo mới. Y chỉ cờ vào một đoàn giáo chúng: - Các người gốc đệ tử của đệ thập trưởng lão Hoàng Liên. Các người có biết rằng giáo chủ giết sư phụ người, rồi sẽ có ngày giết các người không? Những ai theo ta, lập một Hồng-thiết giáo mới hãy đứng sang bên phải. Còn nếu các người theo giáo chủ cứ đứng im. Gần phân nửa số giáo chúng chạy sang phải. Lê Ba tiếp: - Trưởng lão Đỗ Xích-Thập, Phạm Hổ bị giáo chủ hại, thân bại danh liệt. Vậy những ai còn trung thành với các vị đó, nên đứng sang bên phải, để lập tân giáo. Một số ít đứng sang bên phải. Cứ như thế, Dương Ẩn hô hào đệ tử y, đệ tử Đặng Trường, Lê Đức. Cuối cùng cũng chỉ được có non nửa. Nhật-Hồ lão nhân cười nhạt: - Các đệ tử nghe đây. Tên Dương Ẩn phản giáo, mưu làm giáo chủ. Phàm muốn làm giáo chủ phải hội đủ ba điều kiện. Một, võ công cao nhất bản giáo. Hai, phải học được Hồng-thiết tâm pháp, hoá giải chất độc cho đệ tử. Ba, phải được hội đồng giáo vụ trung ương tín nhiệm. Đây võ công y không thể hơn Nhất-Trụ. Y lại không biết Hồng-thiết tâm pháp. Ba, y không được tín nhiệm của hội đồng giáo vụ trung ương. Vậy ai theo y, ta sẽ để cho đau đớn đến chết. Ai theo ta, ta sẽ dùng Hồng-thiết tâm pháp hoá giải chất độc cho. Đám đệ tử chạy sang phải, lại chạy trở về chỗ cũ. Phạm Trạch rống lên như con trâu: - Đặng Trường, Lê Ba, Hoàng Văn, Lê Đức. Các người phải quỳ gối tạ lỗi với giáo chủ ngay. Bằng không, chúng ta phải giết các người. Lê Ba suy nghĩ: - Tên Phạm Trạch nói không sai. Nếu xẩy ra động thủ, nguyên Phạm Trạch, Nguyễn Chí đấu ngang tay với ta và Đặng Trường. Còn Hoàng Văn với Lê Đức, địch sao lại lão già kia, với Nhất-Trụ? Y chưa kịp có phản ứng, thình lình Nhật-Hồ lão nhân lạng người đi một cái, tay phải lão chụp Lê Đức. Tay trái lão cầm viên thuốc vỗ lên đầu y một cái. Chân tay y tê liệt. Lê Ba xỉa hai tay vào mắt lão cứu bạn. Nhưng không kịp. Lão đã ném Lê Đức xuống sàn đài. Bốn đứa trẻ kiệu Nhật-Hồ nhảy khỏi đài. Đúng ra, bản lĩnh Lê Đức đâu đến nỗi để lão bắt dễ dàng như vậy? Một là vì Lê Đức không chú ý. Hai là vì lão ra tay như sét nổ, quá mau, nên y không phản ứng kịp. Dưới đài Tự-Mai hỏi Thanh-Mai: - Tại sao mình lại thả tên Nhất-Trụ với Hoàng Văn ra? - Tên Hoàng-Văn, ta muốn giết lúc nào cũng được, không ai thắc mắc gì. Còn tên Vũ Nhất-Trụ tức Đàm Can, địa vị y rất lớn. Y vừa vai quốc cữu, vừa làm đại công thần trong triều. Các võ quan trấn thủ ở ngoài, mười người, có đến sáu do y đào tạo. Vì vậy bây giờ đem lột mặt nạ y ra, bảo y là Vũ Nhất-Trụ, e hoàng-đế cũng không tin. Vì vậy cần làm cách nào giả đệ tử của y, cứu y ra. Chắc chắn thế nào y cũng đến đây cùng Nhật-Hồ tính tội tên Lê Ba. Sau đó bắt y tại trận. Bấy giờ y không còn chối vào đâu được nữa. Tự-Mai gật đầu: - Vấn đề phức tạp thực. Trên đài Nhất-Trụ nói với Lê Ba: - Bất cứ giá nào, chúng ta cũng phải đoàn kết. Ngày hôm nay dành ngôi vua về cho sư phụ. Sư phụ qui tiên, anh em chúng ta sẽ cử người khác thay thế. Nghe Nhất-Trụ nói vậy, Nhật-Hồ lão nhân nghĩ thầm: - Nếu ta chết đi, đương nhiên Nhất-Trụ thay thế. Bây giờ ta gỉa phong cho Lê Ba làm phó giáo chủ, để y với Nhất-Trụ giết nhau. Nhật-Hồ nói với Lê Ba: - Lê-Ba! Nếu người muốn truất phế ta, để lên làm giáo chủ cũng dễ thôi. Người hãy dùng võ công thắng ta, rồi thắng luôn các trưởng lão. Còn như người không thể làm được việc đó, người mau đầu hàng. Ta sẽ phong người làm phó giáo chủ. Ta đã già rồi, cái chết ngay trước mắt. Ta chết đương nhiên người trở thành giáo chủ. Còn như người chống ta, ta e cái chết khó tránh. Lê Ba còn lạ gì Nhật-Hồ. Y biết lão nói thế để chia rẽ y với Nhất-Trụ, Đặng Trường. Y hướng vào quần hùng: - Thưa các vị! Bần đạo vốn xuất thân tử phái Sài-sơn. Bản phái do Phù-đổng Thiên-vương lập ra. Đời đời võ đạo lấy việc tạo hạnh phúc cho dân làm lẽ chính. Nhân thấy Hồng-thiết giáo du nhập vào Đại-Việt có nhiều chủ trương cải cách dân sinh, đi đến thiết lập một một nước giầu, dân hạnh phúc. Cho nên bần đạo âm thầm nhập giáo. Y ngừng lại chỉ tay vào Nhật-Hồ lão nhân: - Từ khi bản giáo khai môn đến giờ, có hàng trăm vạn giáo chúng hy sinh, nên mới có địa vị ngày nay. Nào ngờ giáo chủ tự cho mình thành thần, thành thánh, coi tính mệnh giáo chúng như sâu như kiến. Bần đạo nhiều phen khuyên răn, lão nhân gia không những không hối cải, lại còn đi xa hơn nữa trong việc chém giết giáo đồ. Cho nên, hai mươi năm trước đây, bần đạo đem lão nhân gia giam vào hầm tối. Sau hai mươi năm, nhân ngày sinh nhật lão nhân gia, bần đạo thả người ra, để cùng anh em xây dựng lại bản giáo. Không ngờ tuổi tuy đã một trăm, mà lão nhân gia bồng bột như con trẻ, nghe lời tố gian, muốn giết hết anh em bản giáo, để đổi lấy được phái Đông-a trợ giúp lên làm vua. Thực không còn trời đất nào nữa. Y nói thực lớn: - Cho nên hôm nay đây, anh em bần đạo quyết cho lão nhân gia về hưu, để bầu một giáo chủ mới. Y nói với Nhất-Trụ: - Đại ca! Đại ca thử nghĩ xem, lão nhân gia tuổi hạc đã cao, nên lui về nghỉ ngơi. Ngôi giáo chủ, nhường lại cho đại ca mới đúng. Nhất-Trụ cười nhạt: - Lê Ba! Sư đệ đừng hòng ly gián ta với sư phụ. Dù thế nào chăng nữa, ta vẫn trung thành với người. Y quay lại hỏi Bảo-Hòa: - Trần cô nương. Cô nương mới được phong làm trưởng lão thứ chín của bản giáo. Cô nương phải tỏ lòng trung thành với giáo chủ chứ? Mọi diễn biến xẩy ra, Bảo-Hòa đều im lặng. Nhiều lúc nàng muốn nhảy lên đài tranh phong với bọn trưởng lão Hồng-thiết giáo. Nhưng biến chuyển dồn dập, ngoài sự tiên đoán của nàng, nàng đành ngồi im chờ lệnh Khai-Quốc vương. Nàng nghĩ: - Trên nguyên tắc ta làm trưởng lão của Hồng-thiết giáo. Theo như kế hoạch của võ lâm Đại-Việt, có ba trận đấu giữa đôi bên. Sư bá Tự-An đã thắng trận đầu. Chỉ cần thắng một trận nữa, coi như giải quyết xong. Nhưng bây giờ Hồng-thiết giáo chia hai. Có lẽ mình nên theo phe Nhật-Hồ, diệt phe Lê Ba, như vậy ít ra Hồng-thiết giáo mất thêm ba trưởng lão nữa. Rút cục chỉ còn ba tên, tiêu diệt chúng dễ dàng. Bây giờ nghe Vũ Nhất-Trụ hỏi, nàng định ứng lời y, bỗng nghe tiếng Thanh-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai: - Bảo-Hòa! Cự tuyệt với Vũ Nhất-Trụ, theo phe Lê Ba. Như vậy lực lượng y mới mạnh. Y thêm can đảm chống Nhật-Hồ. Bằng không y thoái lui mất. Bảo-Hoà đứng dậy bước lên đài. Nàng chắp tay hành lễ: - Giáo chủ! Tuổi giáo chủ đã cao. Uy quyền quá nhiều rồi. Giáo chủ nên rút lui đi là vừa. Tiểu nữ đề nghị giáo chủ tìm lấy trong các vị trưởng lão, người nào có uy tín, truyền ngôi cho. Rồi giáo chủ lui về qui ẩn, tiêu dao tự tại, sống như tiên chẳng thú lắm ư? Nhật-Hồ lão nhân nhìn Bảo-Hòa với con mắt toé lửa. Trong thâm tâm lão nhân cứ nghĩ Bảo-Hòa là Trần Quỳnh-Hoa, con gái của lão. Cho nên lão giúp cho Bảo-Hòa trở thành trưởng lão. Bây giờ giữa lúc lão tranh phong với Lê Ba con gái lão lại về hùa với địch nhân. Trong khi đó Lê Ba thấy Bảo-Hoà theo phe mình, lại tưởng rằng Trần Quỳnh-Hoa là con gái y, đương nhiên theo y. Như vậy y được thêm đám giáo chúng của Hoàng Liên, Xích-Thập, thêm phái Tản-viên. Y nói với Nhất-Trụ: - Sư huynh! Người nên khuyên sư phụ lui về qui ẩn là hơn. Vạn nhất xẩy ra tranh chấp trong bản giáo, e tan nát hết cả. Nhất-Trụ hỏi Ngô Bách-Vân: - Ngô sư muội! Sư muội vẫn trung thành với sư phụ chứ? Ngô Bách-Vân chắp tay: - Đại sư huynh. Tiểu muội nghĩ sư phụ nên về nghỉ ngơi cũng phải. Ngôi giáo chủ phải truyền cho sư huynh mới đúng luật lệ bản giáo. Người ngoài nghe Bách-Vân nói, đều tưởng y thị thân Vũ Nhất-Trụ. Sự thực từ khi Nhật-Hồ bị giam, y thị theo hẳn về phe Lê Ba. Y thị tuy miệng tôn Vũ Nhất-Trụ, nhưng thực ra hại y. Vũ Nhất-Trụ tức Đàm Can còn lạ gì Lê Ba, Bách-Vân nữa. Bây giờ nếu Nhật-Hồ rút lui, người thừa kế đương nhiên phải Lê Ba. Vì trong Hồng-thiết giáo, Nhất-Trụ có uy tín bậc nhất, nhưng y chưa hề xuất hiện công khai. Trước đây, thời Lê Ngoạ-Triều, y làm hữu thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, đứng sau Lý Công-Uẩn làm Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ có một bậc. Chính y là một trong bốn người: Vạn-Hạnh, Thân Thiệu-Anh, Đào Cam-Mộc, Đàm Can chủ xướng đưa Lý Công-Uẩn lên ngôi vua tức Thuận-thiên hoàng-đế. Khi Thuận-Thiên hoàng-đế lên ngôi vua, phong sư phụ làm Quốc-sư. Gả công chúa An-Quốc cho Đào Cam-Mộc, phong tước Trung-nghiã hầu. Phong Thân Thiệu-Anh làm Phò-mã, tổng trấn 207 khê động Bắc-biên. Đối với Đàm Can, ngài vẫn dùng tình bạn trong việc giao tế hàng ngày. Ngài phong y tới Thái-sư, tả bộc xạ, đồng bình chương sự, Khu-mật viện sứ, đô-nguyên soái. Hơn nữa, ngài thu nạp con gái Đàm Can tên Đàm Thụy-Châu làm Tây-cung quý phi. Con trưởng Đàm Can, tuy tài không lấy gì làm xuất sắc, ngài cũng phong làm An-vũ sứ trấn Thanh-Hoá. Như vậy một nhà hưởng phú quý vinh hoa. Nhưng trước kia y từng làm một trưởng lão Hồng-thiết giáo. Thời Thập-nhị sứ quân, tuy tuổi còn trẻ, mà y tỏ ra sắt máu khủng khiếp. Sau khi Thập-nhị sứ quân bị vua Đinh dẹp, y ẩn thân một thời gian, rồi đầu quân chống Tống. Y lập được chiến công. Từ đó y lên đến tột đỉnh trong hàng võ quan thời Lê. Y nảy ra ý định muốn lên làm Vua. Một phía trong bóng tối, y dùng Hồng-thiết giáo diệt những đối thủ trong triều. Một phía y cố tỏ ra sắt máu, tàn sát người Hoa, để không ai nghi ngờ y theo Tống, rồi y bí mật cử người sang qui phục triều Tống. Y gặp may mắn. Thời bấy giờ Lưu thái hậu đang cầm quyền bên Tống, bị bang Nhật-Hồ Trung-quốc dùng độc chưởng khống chế. Y ra tay giết chết một cao thủ bang này, rồi cấp thuốc giải cho Lưu thái-hậu. Nhân đó, y được gần Lưu thái-hậu. Y hiến Lưu thái-hậu dùng cây thuốc để giữ nhan sắc. Vì vậy triều Tống tin tưởng y. Sứ đoàn Triệu Thành sang Đại-Việt, Lưu thái hậu dặn dò phải lễ độ với Đàm Can, để được giúp đỡ. Cho nên bọn Triệu-Thành đối với Đỗ-xích-Thập, Nguyên-Hạnh, Hoàng Liên, Nùng Dân-Phú, coi như những người thuộc quyền. Mà đối xử với đám họ Đàm cực kỳ trọng vọng. Y định đánh thuốc độc giết Thuận-Thiên hoàng-đế. Nhưng trước khi đánh thuốc độc giết ngài, y cần loại trừ các đối thủ. Hầu lúc ngài băng hà, ngôi vua về con trai Tây-cung quý phi. Y đương nhiên trở thành phụ chính đại thần, rồi cướp ngôi. Đàm Can thành công trong việc đưa Hoàng Văn làm gia bộc cho Khai-Thiên vương, bắt giam Vương-phi làm cây thuốc, hầu sau này làm nhục Vương. Vương sẽ không còn được chỉ định nối ngôi vua. Y sai bắt giam Vương-phi Đông-Chinh vương tên Chu Vân-Nga cũng cùng mục đích. Đối thủ lợi hại nhất của y là Dực-Thánh vương, em trai Thuận-Thiên hoàng-đế, y lại không sợ. Vì vương thường liên lạc với các sứ đoàn, hầu tìm lấy trợ lực. Tất cả thư tín, liên lạc với Tống, Lưu thái hậu cho y biết hết. Khi gặp đúng lúc, y chỉ việc trưng ra bằng cớ, Vương trở thành tội nhân, khó tránh khỏi hoạ sát thân. Chỉ còn Khai-Quốc vương với Vũ-Đức vương, y chưa tìm ra được cách khống chế. Gần đây Khai-Quốc vương uy trấn Hoa-Việt, y đành khoanh tay chờ đợi thời cơ. Đối với Vũ-Đức vương, tính tình bồng bột, y không coi vào đâu. Vì những lý do đó, muôn ngàn lần Nhất-Trụ không dám xuất hiện, để mọi người biết y chính Đàm Can. Cũng vì vậy y phải trung thành với Nhật-Hồ lão nhân vì hai lý do. Một là y chờ lão chết. Khi lão chết y là đại đệ tử, đương nhiên kế vị lão lên làm giáo chủ. Chứ bây giờ lão rút về qui ẩn, người thừa kế không ai khác hơn Lê Ba. Hai là y sợ lão cho mọi người biết Đàm Can, Nhất-Trụ cùng một, ắt y mất tất cả. Còn Đặng Trường tuy đóng vai nhị đệ tử của Nhật-Hồ lão nhân. Nếu lão qui ẩn, y cũng không thể kế vị làm giáo chủ. Vì y ẩn thân trong phái Đông-a, bắt Cao Huyền-Nga làm cây thuốc, gây ra mối hận kinh thiên động địa với phái này. Cuối cùng chỉ còn mình Lê Ba có thể kế ngôi giáo chủ. Hóa cho nên Lê Ba rủ Nhất-Trụ chống Nhật-Hồ, đời nào y chịu? Lê Ba tính nhẩm: - Muốn cho Nhật-Hồ lão nhân rút lui, mình phải diệt chân tay y cùng tên Nhất-Trụ này mới được. Nghĩ vậy y tiến tới gần Nhật-Hồ lão nhân: - Sư phụ. Được, đệ tử thuận qui phục sư phụ để làm phó giáo chủ. Thình lình y dùng một thế hổ trảo chụp Nhất-Trụ. Y ra tay như sét nổ, Nhất-Trụ kinh hoàng bật lui lại, nhưng kình lực của Lê Ba làm bay chiếc khăn che mặt y. Đắc thế rồi, Lê Ba nhảy lui lại. Y nói lớn: - Đại ca, mong đại ca bỏ khăn ra cho quần hùng biết rõ đại ca một chút. Quần hùng thấy mặt Đàm Can, cùng kinh ngạc kêu lên: - Đàm quốc cữu. Thuận-Thiên hoàng-đế kinh hoàng đến ngơ ngẩn cả người. Ngài hỏi Nhất-Trụ: - Đàm quốc cữu! Người sao lại thành Vũ Nhất-Trụ ư? Đàm Can lạnh lùng: - Đúng thế. Bệ hạ ngạc nhiên ư? Thần đã làm trưởng lão Hồng-thiết giáo trước khi làm tướng cho vua Lê đánh Tống ở Chi-lăng. Tuy thần làm trưởng lão Hồng-thiết giáo, nhưng vẫn một dạ trung thành với triều đình. Y chỉ mặt Lê Ba: - Mi ra tay ám toán ta, hôm nay mi phải cùng ta một mất một còn. Nói rồi Nhất-Trụ vung chưởng tấn công Lê Ba. Chưởng của y cực kỳ hùng hậu. Lê Ba cười nhạt vung tay đỡ. Ầm một tiếng, lễ đài rung rinh như sắp đổ xuống. Nhật-Hồ bảo Phạm Trạch: - Người hãy bắt tên Hoàng Văn mở mặt nạ ra cho chúng nhân biết y là ai. Phạm Trạch lạng mình một cái, y dùng một thế ưng trảo chụp vào mặt Hoàng Văn. Hoàng Văn trầm người tránh khỏi. Y tung một chưởng vào ngực Phạm Trạch. Phạm Trach nhảy lui lại, đẩy ra một chưởng đỡ. Binh một tiếng, chưởng phong đánh bay khăn che mặt Hoàng Văn thành từng mảnh như bươm bướm lượn khắp đài. Quần hùng lại một phen la hoảng, vì y chính là Trương Yêm, một lão già ôn nhu văn nhã, không vợ, không con, làm quản gia trong phủ Khai-Thiên vương. Tuy làm quản gia, nhưng gần như y đóng vai cố vấn của vương. Võ công y rất cao. Y lại giao du rất thân với võ lâm. Vì vậy ai cũng biết mặt y. Bây giờ y thành Hoàng Văn, một trưởng lão của Hồng-thiết giáo, giết người không gớm tay. Nhật-Hồ lão nhân hô lớn: - Ngừng tay. Nhất-Trụ, Lê Ba, Hoàng Văn, Phạm Trạch cùng thu chưởng nhảy lùi lại. Đúng lúc đó Nhật-Hồ lão nhân vọt lên cao, tung ra một chưởng. Chưởng phong bao trùm bốn người. Cả bốn người rùng mình, rồi lảo đảo ngã xuống. Dưới đài, Thanh-Mai hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân! Cái gì vậy? Đỗ Lệ-Thanh thở dài: - Nhật-Hồ lão nhân thấy rằng muốn khống chế Lê Ba, Hoàng Văn thực không phải dễ. Nếu để bốn trưởng lão giao chiến, ít nhất chết mất hai. Vì vậy lão hô ngừng tay. Giữa lúc mọi người thu chưởng về, lão tung độc dược ra. Bốn người bị chính chưởng lực của mình đem chất độc về thân thể. Lão thành công. Nhật-Hồ lão nhân tiến đến bên Vũ Nhất-Trụ, Phạm Trạch. Lão vung tay một cái, hai viên thuốc bay ra trúng vào huyệt Bách-hội hai người. Hai người rùng mình, rồi đứng dậy: - Đa tạ sư phụ. Nhật-Hồ lão nhân bảo Đặng Trường: - Mi có lột khăn bịt mặt ra hay phải đợi ta? Đặng Trường còn chần chờ, Nhật-Hồ lão nhân vung tay phóng ra một chưởng. Đặng Trường lùi lại chuyển tay đỡ. Bình một tiếng. Y thoái lui liền bốn bước. Khí huyết trong người y đảo lộn. Nhật-Hồ lão nhân cười nhạt: - Ta mới vận có năm thành công lực. Nói rồi lão vận khí, phóng một chưởng nữa. Đặng Trường biết chưởng này rất mãnh liệt. Y vận đủ mười thành công lực đỡ. Bình một tiếng. Y bật lui liền bốn bước. Đúng lúc đó Nhật-Hồ lão nhân tung ra một đám phấn trắng. Đặng Trường hít phải, người y lảo đảo, ngã ngồi xuống cạnh Lê Ba. Đệ tử phái Đông-a đều đã biết vụ Đặng Trường ẩn trong phái, bị Trần Kiệt bắt trao cho Khu-mật viện. Cho nên họ thấy mặt thực của y, đều thản nhiên như không. Nhất-Trụ, Phạm Trạch xách bọn Xích-Thập, Lê Đức để cạnh Lê Ba, Đặng Trường, Hoàng Văn. Y hướng vào đám đệ tử Hồng-thiết giáo nói lớn: - Năm tên này phản giáo, đã bị giáo chủ bắt sống. Ai làm tội, người ấy chịu. Giáo chúng thuộc nhóm trưởng lão phản giáo đều vô tội. Năm trưởng lão Hồng-thiết giáo cùng bị trúng độc. Mỗi người bị trúng một cách khác nhau. Nhưng họ cùng giống nhau một điểm là đau đớn cùng cực, chân tay run rẩy, miệng la hét như người điên. Nhật-Hồ vẫy tay gọi Ngô Bách-Vân: - Bách-Vân, mi đến đây! Bách-Vân run run: - Đệ tử nguyện theo sư phụ. Nhật-Hồ búng tay một cái, viên thuốc mầu đỏ trúng giữa trán Bách-Vân. Y thị choáng váng, ngã ngồi xuống cạnh Lê Ba. Nhất-Trụ hỏi Bảo-Hòa: - Trần cô nương. Cô nương mới được phong trưởng lão. Cô nương có qui phục giáo chủ hay để chúng ta phải ra tay? Trong tâm Nhật-Hồ nghĩ rằng Bảo-Hòa là con lão, lão mở cho nàng một con đường sống: - Trần trưởng lão. Nếu người có thể chống được với một trong các trưởng lão bậc trên một trăm chưởng, ta sẽ tha tội phản giáo cho người. Bảo-Hòa cười nhạt: - Không biết trưởng lão nào giáo huấn người sư muội này đây? Phạm Trạch bước ra: - Ta xin lĩnh giáo cao chiêu của sư muội. Phạm Trạch định phát chiêu bỗng y nghe tiếng Nhật-Hồ dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai: - Phạm trưởng lão! Tuyệt đối không được đả thương vị tiểu cô nương này. Chỉ đấu cầm chừng thôi. Phạm Trạch nghe Nhật-Hồ lão nhân ra lệnh. Y vung tay đánh một chiêu về phía hông Bảo-Hòa. Bảo-Hòa mỉm cười phát chiêu Thanh ngưu qui gia phản công. Bình một tiếng. Phạm Trạch loạng choạng lui lại. Quảng trường bật lên những tiếng la kinh ngạc. Vì ai cũng biết võ công y cực kỳ cao siêu. Từ chiêu Thanh-ngưu qui gia, Bảo-Hòa chuyển sang chiêu Ngưu thực ư dã. Trong mười chiêu đầu, nàng có vẻ yếu thế. Sang chiêu thứ mười một, nàng bắt đầu chiếm được thượng phong. Cứ mỗi chiêu nàng đánh ra, Phạm Trạch phải lui lại một nước. Lúc đầu, Phạm Trạch không giám vận hết công lực, vì Nhật-Hồ lão nhân dặn y không được đả thương nàng. Bây giờ dù y cố gắng, cũng không chạm đến vạt áo nàng được, chứ đừng nói đả thương. Bản lĩnh Phạm Trạch không kém Đỗ Xích-Thập làm bao. Vì vậy Bảo-Hòa chưa đàn áp nổi y. Phạm Trạch càng đấu, càng yếu thế. Y nghĩ thầm: - Hay Nhật-Hồ lão nhân muốn hại ta như Phạm Hổ? Ta phải cẩn thận mới được, bằng không e táng mạng hôm nay không chừng. Nghĩ vậy không nhân nhượng nữa, y vận Hồng-thiết công. Chưởng phong đánh ra, có mùi tanh hôi khủng khiếp. Bảo-Hoà ứng phó rất nhanh, nàng biến chưởng thành chỉ. Lĩnh-Nam chỉ rít lên vo vo, xuyên thủng chưởng của Phạm Trạch. Phạm Trạch nhớ lại cuộc đấu giữa Bảo-Hòa với Đỗ Xích-Thập. Xích-Thập dùng bất cứ vũ khí nào, cũng bị Lĩnh-Nam chỉ đánh gẫy. Nhưng xử dụng Lĩnh-Nam chỉ tiêu hao rất nhiều công lực. Y nghĩ thầm: - Đã vậy ta cứ dằng dai, cho con nhỏ này kiệt lực rồi ra tay giết chết. Nghe Lê Ba nói, y theo học với Hồng-thiết Tây-dương giáo chủ, mà sao không thấy y thị dùng độc chưởng? Bảo-Hòa thấy Phạm Trạch đánh cầm chừng , nàng hiểu ngay chủ ý của y, nhưng không biết làm sao đối phó. Chợt có tiếng Trần Tự-An dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai: - Cháu Bảo-Hòa. Cháu vận chân khí ra sáu kinh âm để hộ vệ cơ thể. Sau đó dùng Thủ-dương-minh đại trường kinh phát Lĩnh-Nam chỉ tấn công y. Bảo-Hòa tỉnh ngộ. Nàng chửi thầm: - Mình đáng chết thực. Hôm đến Thiên-trường, Trần sư bá cùng Đỗ Lệ-Thanh phát minh ra phương pháp chống Chu-sa Nhật-hồ chưởng, rồi dạy cho Thanh-Mai, Mỹ-Linh với mình. Ban nãy Trần sư bá dùng phương pháp đó thắng Xích-Thập. Thanh-Mai thắng Nguyên-Hạnh. Tại sao mình không dùng để thắng tên Phạm-Trạch này. Nghĩ đến đâu, chân khí tòng tâm phát ra. Khí sáu kinh âm bao phủ khắp cơ thể. Trong khi đó, nàng dẫn khí về Đốc-mạch đưa lên huyệt Đại-trùy rồi đưa vào Thủ-dương-minh đại trường kinh phát ra ở huyệt Thương-dương rít lên vo vo. Trong khi đó, chưởng của Phạm-Trạch vẫn phát ra đều đều. Lĩnh-Nam chỉ xuyên vào giữa chưởng của y, đem theo độc khí trúng vào ngực y đến bộp một tiếng. Y đau đớn, nhăn nhó, chỉ thứ nhì xuyện thủng chưởng của y trúng vào vai y. Y loạng choạng lui lại. Sau khi trúng hai chỉ, y nhảy nhót tránh né, không để bị thọ thương nữa. Khoảng nhai dập miếng trầu, y cảm thấy vai tê, ngực nặng chĩu, đau đớn vô cùng. Bất giác y bật lên tiếng ái. Chân tay mất hết lực, y ngã ngồi xuống, toàn thân run lẩy bẩy. Nhật-Hồ lão nhân mỉm cười: - Trần cô nương xuất thân đệ tử của giáo chủ Hồng-thiết Tây-dương có khác. Độc chưởng của cô nương lợi hại thực. Bảo-Hòa bị Khai-Quốc vương bắt phải đóng vai Trần Quỳnh-Hoa, chứ nàng nào có biết độc chưởng gì đâu? Sở dĩ Phạm Trạch ra nông nỗi ấy, vì nàng áp dụng phương pháp của Trần Tự-An đẩy chất độc ngược lại người của Phạm Trạch. Nhật-Hồ lão nhân đến trước Phạm Trạch. Lão vận Hồng-thiết công, vung tay vỗ lên đầu y, để giải Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng. Sau khi lão vỗ xong, Phạm Trạch hét lên như con lợn bị thọc huyết, rồi lăn lộn trên đài. Quần hùng nhìn Phạm Trạch, thấy tình trạng y giống Xích-Thập, đều tự hỏi: - Tại sao Trần Quỳnh-Hoa lại biết xử dụng phương pháp của phái Đông-a? Nhật-Hồ lão nhân là một đại tôn sư võ học, kinh nghiệm có thừa. Từ lúc Bảo-Hòa xuất hiện, lão đã có nhiều nghi vấn. Tại sao nàng mới từ Tây-dương trở về, lại phải mang mặt nạ? Tại sao nàng sang Tây-dương từ nhỏ, làm thế nào nàng có thể xử dụng Phục-ngưu thần chưởng, Lĩnh-Nam chỉ pháp tới chỗ cực kỳ tinh diệu? Tại sao nàng không biết gì về Chu-sa độc chưởng. Cho nên chưởng phong của nàng phát ra không có mùi hôi tanh. Bây giờ nàng lại xử dụng phương pháp của Trần Tự-An đẩy chất độc trở lại người Phạm Trạch? Lão nghĩ thầm: - Không biết con nhỏ này lý lịch ra sao? Không chừng ta lọt vào cạm bẫy của Khu-mật viện Đại-Việt cũng nên. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 7 Chính tà quyết đấu Nhật-Hồ lão nhân hỏi Bảo-Hòa: - Trần cô nương! Có thực cô nương theo học với Tây-dương Hồng-thiết giáo chủ chăng? Bảo-Hòa nghĩ: - Thân thế ông ngoại, ông nội, mạ mạ cao biết mấy, mà mình lại nhận làm học trò tên Tây-vực giáo chủ, một đại ma đầu ư? Nhất định ta không nhận. Dù cậu hai trách mắng, đã có ông ngoại bênh. Có tiếng Tôn Đản dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai nàng: - Chị Bảo-Hòa, trêu cho lão tức điên người lên, để làm trò cười cùng quần hùng. Gì chứ, chọc phá thiên hạ, Bảo-Hòa rất giỏi. Từ thầy trò Địch Thanh cho đến Hồng-Sơn đại phu, nàng đều đã trêu qua. Mới đây, Bố-Đại hòa thượng nàng còn gọi bằng danh tự Thầy chùa ăn thịt chó. Xá gì lão Nhật-Hồ. Huống chi trong Thuận-Thiên cửu hùng, Bảo-Hòa thích nhất Tôn Đản. Nghe em xui, nàng mỉm cười. Nàng trả lời lơ lớ: - Tây-phương giáo chủ ư? Ông ta tên gì? - Bát-Nặc. Bảo-Hòa ngơ ngẩn: - Tiên sinh nói sao? Bát-Nạt à? À chắc lão nhân gia còn có tên Ba-Bị. Ông Ba-Bị hay bắt nạt trẻ con. Vì vậy trẻ nhỏ thường hát: Ông Ba-Bị, Chín quai, Mười hai con mắt. Bắt trẻ bỏ bị.Nhật-Hồ lão nhân tưởng Bảo-Hòa mới ở Tây-vực về, không thạo tiếng Việt. Lão nhắc lại: - Tên Hồng-thiết giáo chủ Tây-dương theo Trung-quốc đọc thành Bát-Nặc. Nếu theo tiếng Tây-dương thành Xẹp-Lép. Bảo-Hòa lắc đầu: - Xẹp-Lép? Tên gì mà kỳ vậy? Vũ Nhất-Trụ nhắc Nhật-Hồ: - Trình sư phụ, giáo chủ Xẹp-lép đã về với thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh lâu rồi. Giáo chủ Tây-dương hiện thời đại danh Gọt-tam-Hổ. Bảo-Hòa để tay lên tai làm bộ điếc: - Gọt-tam-Hổ à? Chắc ông làm nghề gọt đầu cọp hẳn? Ừ sao có nghề lạ lùng thế nhỉ. Nhật-Hồ lão nhân không nhịn được nữa, lão quát lên: - Cô nương tên gì? Con nhà ai? - Lão gia muốn biết tên người trên tôi hả? Cụ ngoại tôi tu đắc đạo thành Bồ-tát. Xin lão gia đoán xem người tên gì? Nhật-Hồ cau mặt: - Vô lý, người đi tu thành Bồ-tát, sao lại có con, mà thành cụ ngoại? Họa chăng ông ta là sư hổ mang. Bảo-Hòa càng trêu già: - Sao lại không? Đức Thích-ca Mâu-ni chẳng có vợ, có con rồi mới đi tu sao? Trong mười đại đệ tử của ngài, hầu hết đều có vợ có con, rồi mới đi tu. Sau thành Bồ-Tát hết. - Thế ông cô nương cao danh quý tính là gì? - Ông ngoại tôi, một người nhân từ nhất thế gian. Yêu dân Việt hơn yêu mẹ tôi. Ông nội tôi, danh vang bốn bể. Bố tôi, một người đạo đức ít có. Còn mẹ tôi ư? Mẹ tôi quanh quẩn gần lão nhân đó. Nhật-Hồ tức muốn điên lên được, lão quát: - Cô nương không chịu trả lời ta. Ta giết cô nương tức khắc. Bảo-Hòa cực kỳ can đảm, nghe lão đe dọa, nụ cười tắt trên môi. Nàng cười nhạt: - Lão định giết tiểu nữ ư? Khó lắm. Biết sự thể không dấu diếm được nữa, nàng lột mặt nạ ra. Đang từ một cô gái xấu xí kinh khiếp, Bảo-Hòa trở lại một thiếu nữ xinh đẹp, khuôn mặt sáng như trăng rằm. Quần hùng bật lên tiếng la, tiếng huýt sáo, tiếng vỗ tay. Nhật-Hồ hỏi Bảo-Hòa: - Thì ra cô nương làm gian tế, tiềm ẩn trong bản giáo. Cô nương có biết rằng những gian tế trong bản giáo, sẽ bị hình phạt khủng khiếp như thế nào không? Bảo-Hòa mỉm cười: - Giáo chủ nói lạ. Từ lúc tiểu nữ xuất hiện, tự nhiên trưởng lão Lê Ba rồi giáo chủ, cứ gọi tiểu nữ bằng tên Trần Quỳnh-Hoa, rồi ghép cho tiểu nữ vào làm đệ tử của Hồng-thiết giáo chủ Tây-phương. Trong khi chính tiểu nữ nói ra rằng tiểu nữ học nghệ với sư bá Đặng Đại-Khê phái Tản-viên. Rồi bây giờ giáo chủ bảo tiểu nữ làm gian tế. Giáo chủ ơi! Sao giáo chủ lại quá vô lý như vậy? Nhật-Hồ ôn lại từ đầu, quả Bảo-Hòa chưa từng xưng tên Trần Quỳnh-Hoa, cũng không hề nhận liên hệ, hay đệ tử Hồng-thiết giáo. Lão biết nàng chỉ nhân bọn lão lầm, rồi nương theo mà thôi. Lão hỏi: - Thế cô nương có biết Trần Quỳnh-Hoa hiện ra sao? Cô nương khuê danh là gì? Bảo-Hòa không trả lời vào câu hỏi của lão. Nàng đánh trống lảng: - Giáo chủ. Giáo chủ sai Phạm trưởng lão đấu với tiểu nữ. Bây giờ Phạm trưởng lão bị bại. Vậy giáo chủ có còn đòi làm vua nữa chăng? Giáo chủ hẹn đấu ba cuộc với võ lâm Đại-Việt. Nếu bên giáo chủ thắng hai, võ lâm phải tôn giáo chủ lên làm vua. Còn ngược lại, giáo chủ sẽ qui phục triều đình. Trận đầu, Trần đại hiệp thắng Đỗ trưởng lão. Trận thứ nhì tiểu nữ thắng Phạm trưởng lão. Như vậy võ lâm Đại-Việt thắng. Giáo chủ là đại tôn sư võ học. Xin giáo chủ giữ lời hứa cho. Mặt Nhật-Hồ lão nhân xám như tro. Lão dơ tay: - Nếu cô nương không chịu cho lão biết thân thế cô nương, cô nương đừng trách lão không nương tay. Bảo-Hòa cười khúc khích: - Tôi đã khai rồi, mà lão nhân gia không tin ư? Cụ ngoại tôi họ Lý, húy Khánh-Vân, một Bồ-tát đắc đạo. Ông ngoại tôi, hiện làm Thuận-Thiên hoàng-đế, nhân từ, yêu dân Việt hơn yêu mẹ tôi. Có đúng thế không? Mẹ tôi là vua Bà Bắc-biên, đang ngồi gần lão tiên sinh đấy thôi! Còn tên ư? Tôi họ Thân, tên Bảo-Hòa. Nàng đến trước Thuận-Thiên hoàng-đế hành đại lễ, rồi cất tiếng: - Ngoại công! Cháu chúc ngoại công tâm an thần tĩnh. Trước đây Mỹ-Linh đánh bại Đông-Sơn lão nhân, rồi nàng xưng là cháu nội của Thuận-Thiên hoàng-đế, võ lâm đã một lần kinh ngạc. Bây giờ Bảo-Hòa thắng ba trưởng lão Hồng-thiết giáo, rồi lại gọi Hoàng-đế bằng ông ngoại. Quần hùng lại một phen kinh ngạc đến ngẩn người ra. Thuận-Thiên hoàng-đế có mười ba công chúa, vì vậy quần hùng không biết nàng do công chúa nào sinh ra? Bảo-Hòa đến trước vua Bà Bắc-biên quỳ gối hành đại lễ: - Mạ mạ! Mạ mạ thấy con đánh có được không? Vua Bà Bắc-biên tát yêu con gái: - Con ngoan lắm, thực không uổng công bố mẹ sinh thành dạy dỗ. Nhật-Hồ lão nhân cùng quần hùng thấy Bảo-Hòa gọi công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa bằng mạ mạ, lão biết nàng quả đúng con của vua Bà Bắc-biên. Bảo-Hòa nói với Nhật-Hồ lão nhân: - Lão tiên sinh! Lão tiên sinh về đi thôi. Cái ngôi vua không đến với lão nhân đâu. Tiểu nữ nghĩ lão tiên sinh nên truyền ngôi cho đệ tử, rồi về nghỉ ngơi, hưởng an nhàn chẳng thú lắm sao? Nhật-Hồ lão nhân cười khổ sở: - Ta muốn về nghỉ, nhưng ngặt vì không có người nào luyện thành Hồng-thiết thần công hầu giải độc chưởng cho giáo chúng, nên vẫn phải ngồi lại ngôi giáo chủ. Tiếng Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ như sợi tơ rót vào tai Bảo-Hoà: - Khen ngợi lão, khích lão nhường ngôi giáo chủ cho Nhất-Trụ, vì y hiện mất hết uy tín. Y có lên ngôi giáo chủ, cũng không có giáo chúng theo y. Bảo-Hòa nghe cậu nói, nàng nghĩ thêm được một kế: - Giáo chúng Hồng-thiết đa số là người yêu nước, nhiệt tâm với dân, mà lâm vào hoàn cảnh dở sống, dở chết. Ta phải cứu họ mới được. Hiện anh Thiệu-Thái có khả năng giải Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng. Vậy ta gài bẫy để lão truyền ngôi cho Nhất-Trụ, trong khi giáo chúng lại thuộc Lê Ba. Sau đó anh Thái xuất hiện giải độc cho giáo chúng, thu phục nhân tâm, để họ có thể đem tài năng ra giúp nước. Nghĩ vậy, Bảo-Hòa hướng vào giáo chúng Hồng-thiết giáo, nàng vận nội lực nói thực lớn: - Anh em giáo chúng. Giáo chủ lão nhân gia có võ công cao nhất Đại-Việt. Lão nhân gia đem Hồng-thiết giáo vào Trung-quốc cũng như Đại-Việt. Hồng-thiết giáo chủ trương giúp người nghèo, chúng nhân bình đẳng. Cho nên anh em mới quyết tâm gia nhập giáo. Hy sinh tính mệnh cho giáo. Nhưng trong hai mươi năm qua, giáo chủ vắng mặt, giáo chúng không người cầm đầu, thành ra có nhiều hỗn loạn. Bây giờ giáo chủ muốn về nghỉ ngơi, hưởng nhàn, nhưng lão nhân gia còn muốn tìm một người học được phép giải Hồng-thiết độc chưởng cho anh em giáo chúng, rồi mới qui ẩn. Nàng hỏi Nhật-Hồ: - Thưa giáo chủ. Tại sao phải có người đủ khả năng hoá giải Hồng-thiết độc công cho anh em giáo chúng, giáo chủ mới truyền ngôi? Tiểu nữ nghĩ, giáo chủ cứ tạm truyền cho một vị trưởng lão nào đó. Sau đấy giáo chủ truyền Hồng-thiết mật công cho tân giáo chủ chẳng hay ư? Theo tiểu nữ nghĩ, giáo chủ nên truyền ngôi cho đại đệ tử của người, hầu danh chính ngôn thuận. Nhật-Hồ thấy Bảo-Hoà là cháu ngoại Thuận-Thiên hoàng đế, mà lại khẩn thiết yêu cầu lão truyền ngôi cho Đàm Can, kẻ phản bội họ Lý, hẳn có mưu kế gì. Lão cười nhạt: - Cô nương! Cô nương giết chết một trưởng lão bản giáo, lại làm cho một trưởng lão bị trúng độc. Lão phu làm giáo chủ, không thể bỏ qua vụ này. Bây giờ nếu cô nương đỡ được của lão phu ba chưởng, lão sẽ không truy cứu tội cô nương. Lão phu nguyện rút lui, không tranh ngôi vua với Lý Công-Uẩn nữa. Bảo-Hòa cực kỳ gan dạ, can đảm bậc nhất trên thế gian. Hồi ở Thanh-hóa, tuy biết võ công kém xa Triệu Anh, nàng cũng dám so tay với y. Nay thấy Nhật-Hồ nói vậy, nàng nghĩ: - Ta biết rằng công lực chưa đủ, muôn ngàn lần không thể đỡ được ba chưởng của lão. Nhưng ta cứ cố gắng. Bất quá ta chết là cùng. Ta chết, mà lão không tranh ngôi vua nữa, đỡ tốn hao biết bao nhiêu xương máu! Nghĩ vậy nàng nói: - Tiểu nữ xin nhận lĩnh ba chiêu của đại tôn sư võ lâm Lĩnh-Nam. Quần hùng ào lên những tiếng bàn tán, rồi im lặng theo dõi. Bảo-Hoà vận đủ mười thành công lực, phát chiêu Ác ngưu nan độ tấn công lão. Nhật-Hồ lão nhân thấy nàng dám tấn công mình, lão mỉm cười vung chưởng đỡ. Binh một tiếng, Bảo-Hòa bật lui liền ba bước, cánh tay nàng muốn tê liệt, tai phát ra tiếng kêu o o không ngừng. Nàng loạng choạng ngã ngồi xuống đài, miệng ri rỉ chảy máu ra hai bên mép. Nàng hít một hơi chân khí, nghiến răng chịu đau, từ từ đứng dậy. Thấp thoáng một cái, Trần Tự-An đã đứng trước mặt nàng. Ông chắp hai tay vào nhau: - Giáo chủ, tại hạ xin thay quận chúa Bảo-Hoà lĩnh hai chiêu còn lại của giáo chủ. Nhật-Hồ thấy Tự-An chế ra được phương pháp khắc chế Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng của lão, cũng có ý hơi gờm. Lão cười: - Trần đại hiệp. Khi lão phu tranh phong thiên hạ với vua Đinh, dường như đại hiệp chưa ra đời thì phải. Lão phu hứa với quận chúa Bảo-Hòa sẽ rút lui, nếu nàng đỡ được ba chưởng của lão phu, chứ lão phu có hứa với đại hiệp đâu? Nếu đại hiệp muốn qua lại mấy chiêu với lão phu, xin chờ. Bảo-Hoà hướng Tự-An: - Sư bá, xin sư bá để cháu lĩnh hai chiêu nữa của giáo chủ. Nhật-Hồ cười nhạt: - Ta mới vận có ba thành công lực, cũng chưa vận độc chưởng. Bảo-Hòa biết thế, nhưng nàng vẫn không lui, không sợ, tay chuyển sang chiêu Ngưu tẩu như phi, nàng vận âm kình, dương kình hỗn hợp. Vù một tiếng nữa, người nàng bay bổng lên cao, rồi rơi xuống giữa đài, chân tay gần như tê liệt hoàn toàn. Nàng không ngồi dậy được nữa. Toàn thể quảng trường im lặng, quan sát cuộc đấu kỳ lạ. Tất cả đều khâm phục can đảm của Bảo-Hòa. Qua chưởng thứ nhì, Nhật-Hồ thấy công lực Bảo-Hòa đang từ dương sang âm, hoá giải hết kình lực cũa lão. Trong người lão như bị hàng trăm cái kim đâm vào. Lão kinh hãi nghĩ: - Hèn gì hai đệ tử mình bại về con nhỏ này. Không biết nó học đâu được chiêu Phục-ngưu thần chưởng âm dương hỗn hợp này? Trên đài, Bảo-Hoà nằm thẳng cẳng, nàng nghiến răng chịu đau, quằn quại, hít một hơi, rồi từ từ ngồi dậy. Miệng nàng thở hồng hộc: - Lão nhân! Còn một chưởng nữa! Xin lão nhân tiếp lấy. Nàng nói hết câu đó, người lảo đảo muốn ngã. Thình lình một đám mây vàng thoáng bay qua khán đài như một tia sáng, rồi biến đi. Bảo-Hoà thấy như có ai vỗ vào lưng nàng. Bao nhiêu cái đau đớn biến mất. Mọi người đều hoa mắt lên, rồi bóng vàng biến mất. Họ định thần lại, thấy Bảo-Hoà đã đứng dậy. Bảo-Hoà biết có một cao nhân nào đó, dùng thần công thượng thừa truyền vào người nàng. Thân pháp người này mau quá, nàng không nhận ra ai. Qua tấm áo vàng giống áo cà sa, nàng đoán có lẽ Minhh-Không hoặc Huệ-Sinh., Nhưng nàng chợt nghĩ lại không phải, vì thủy chung hai vị vẫn ngồi tại chỗ. Một mùi trầm phát ra quanh nàng thoang thoảng. Nàng bật cười: - Thì ra Bố-Đại hoà thượng. Bố-Đại hoà thượng qua đài cứu Bảo-Hoà, ngài dùng một thứ kinh công thượng thừa, chỉ những loại võ công cao như Đại-Việt ngũ long mới nhìn rõ. Còn Nhật-Hồ đúng ra lão cũng nhìn thấy, nhưng vì tuổi cao, mắt kém, nên lão biết có người cứu Bảo-Hoà, mà không nhận ra ai. Lão nghĩ rất nhanh: - Chỉ còn một chiêu nữa. Nếu mình nhân nhượng, bao nhiêu công lao vứt đi hết. Nhật-Hồ lão nhân không cho nàng phát chiêu thứ ba. Lão phóng một chưởng chụp lên đầu nàng. Nàng thấy chưởng phong ụp xuống đầu, vội vận đủ mười thành công lực đỡ. Nhưng chưởng của lão chưa phát ra hết, nàng đã bị quay tròn như con quay. Đặng Đại-Khê ngồi gần nàng nhất. Liên hệ tình thầy trò, khiến ông quên nguy hiểm, ông phát một chiêu bằng tất cả công lực của mình đỡ cho nàng. Bình một tiếng, Đặng Đại-Khê, Bảo-Hòa cùng ngã lăn trên sàn. Nhật-Hồ lão nhân cười nhạt: - Hai người trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng rồi. Mau quỳ xuống lạy ta, tôn ta làm sư phụ, ta sẽ ban thuốc giải cho. Đại-Khê, Bảo-Hòa cùng cảm thấy đau đớn, rét run lên. Nhưng hai người nghiến răng chịu đau, không kêu than. Bảo-Hoà từ từ ngồi dậy, nói: - Giáo chủ! Tiểu nữ đã đỡ được ba chưởng của giáo chủ. Mong giáo chủ giữ lời hứa. Đến đó hai hàm răng nàng chạm vào nhau kêu lộp cộp. Thuận-Thiên hoàng-đế thấy đứa cháu ngoại nhất tâm, nhất chí bảo vệ ngôi vua cho mình, mà phải chịu đau đớn cùng cực, long tâm nhũn ra, ngài nghĩ thầm: - Ta có năm con trai, mười ba con gái, nhưng chỉ có Bồ nhi chịu hy sinh cho ta. Bồ nhi truyền dạy tinh thần này cho Mỹ-Linh, Bảo-Hòa. Dù Hồng-Sơn đại phu không áp lực, ta cũng phải truyền ngôi cho Bồ nhi. Vũ Nhất-Trụ móc trong túi ra viên thuốc, nói với Thuận-Thiên hoàng đế: - Bệ hạ. Nếu bệ hạ ân xá tội cho hạ thần, hạ thần sẽ trao thuốc giải cho đứa cháu ngoại bảo bối của bệ hạ. Thuận-Thiên hoàng đế thấy cháu đau đớn quá độ, ngài gật đầu: -- Đô nguyên soái. Nếu như thuốc này trị cho Bảo-Hòa hết đau, trẫm sẽ ân xá cho nguyên soái. Ngài tiếp viên thuốc, định trao cho Bảo-Hòa, bỗng nhiên ngài cảm thấy tay tê tê, rồi ngứa ngáy khó chịu. Ngài vội liệng viên thuốc vào người Nhất-Trụ: - Đồ hèn hạ. Mi đánh thuốc độc ta. Nói rồi ngài vung chưởng tấn công Nhất-Trụ. Nhất-Trụ lùi lại vung tay đỡ. Y cười lớn: - Công-Uẩn! Người trúng độc mà còn xử dụng võ công chỉ mau chết mà thôi. Thuận-Thiên hoàng-đế thấy tay sưng vù, lực đạo bị mất, ngài không còn phát chiêu được nữa. Vũ Nhất-Trụ phát một chưởng hướng ngài, trong chưởng phong có mùi tanh hôi khủng khiếp. Từ dưới đài, một người nhảy lên, thân pháp cực kỳ mau lẹ. Người đó phát một chưởng hướng Nhất-Trụ. Chưởng phong như có, như không. Nhất-Trụ thấy chưởng kỳ lạ, hơi phân tâm một chút, chưởng phong đã bao trùm người y. Y vội vọt lên cao, rơi xuống đài. Bây giờ y mới nhìn kỹ đối thủ, chỉ là một thiếu niên thân thể cực kỳ hùng vĩ, nhưng mặt đần độn, xấu xa khủng khiếp. Thiếu niên đó cầm lấy tay Thuận-Thiên hoàng-đế bóp một cái. Rồi vận khí hoá giải chất độc. Khoảng nhai dập miếng trầu, bao nhiêu cái ngứa, đau của ngài biến mất. Tuy Thiệu-Thái đã hoá trang, nhưng Thuận-Thiên hoàng-đế cũng nhận ra chàng. Ngài kinh ngạc vô cùng: - Không biết đứa cháu ngoại của ta học ở đâu được Thiền-công cao đến trình độ chỉ mó vào tay ta, mà đã đẩy được hết chất độc ra ngoài? Ta tưởng trên đời, chỉ có sư phụ Vạn-Hạnh thiền sư, mới luyên đến mức này mà thôi. Quần hùng thấy một thiếu niên mập mạp khinh công tuyệt cao, chỉ một chiêu hời hợt đánh bay Vũ Nhất-Trụ, rồi vuốt tay một cái hoá giải chất độc cho Thuận-Thiên hoàng-đế đều kinh ngạc vô cùng. Nhưng họ không biết chàng là ai. Thiệu-Thái vung tay phát một chưởng nhẹ nhàng hướng Đặng Đại-Khê. Ông đang nghiến răng đau đớn cùng cực, chưởng phong của chàng lướt qua, ông rùng mình một cái, bao nhiêu cái đau đớn biến mất. Ông mỉm cười: - Đa tạ thiếu hiệp. Thiệu-Thái lại phát một chiêu giải độc cho Bảo-Hòa. Bảo-Hòa rùng mình một cái, nàng đứng dậy, như không hề hấn gì. Nhật-Hồ lão nhân thấy Thiệu-Thái phát chiêu, rõ ràng công lực thuộc Thiền-công Tiêu-sơn, nhưng phương pháp hoá giải lại của Hồng-thiết giáo. Lão kinh ngạc: - Thiếu hiệp, phải chăng thiếu hiệp tên Trần Đông-Thiên, mới từ Tây-dương về? Công lực thiếu hiệp quả thực cao thâm khôn lường. Bản lĩnh hoá giải Hồng-thiết độc công của thiếu hiệp cao minh e không thua gì Tây-dương giáo chủ Hồng-thiết giáo. Thiếu hiệp cho lão phu biết cao danh quý tính, được chăng? Thiệu-Thái nhổ râu, vuốt mặt. Lớp sáp bao phía ngoài rơi ra hết. Chàng tới trước mặt Thuận-Thiên hoàng-đế quỳ gối hành đại lễ: - Ngoại công! Cháu ra tay cứu trị hơi trễ, để ngoại công kinh sợ, thực có tội. Chàng lại đến trước Thân Thiệu-Anh quỳ gối:: - Nội tổ! Cháu ngu tối, không luyện hết được võ công gia truyền xin nội công tha tội. Chàng đến trước vua Bà Bắc-biên quỳ gối: - Mạ mạ! Con vấn an mạ mạ. Nói rồi chàng chắp tay đứng hầu sau Thuận-Thiên hoàng đế, mắt liếc nhìn Mỹ-Linh. Khai-Thiên vương vốn cực kỳ ác cảm với Thiệu-Thái, vì gương mặt chàng không lấy gì làm dễ coi, tướng ụt ịt như con lợn. Lại nữa, chàng đã đính hôn rồi, mà còn lè kè bên cạnh Mỹ-Linh. Trước đây, vì muốn tranh dành ảnh hưởng với các em, Vương định gả Mỹ-Linh cho Đàm An-Hoà. Vì Hoà là con Đàm Can, một khai quốc công thần, hiện có thế lực nhất triều đình. Can lại có đến năm con trai, bốn ngươi đang trọng nhậm ở ngoài. Hôm nghe Mỹ-Linh tường thuật về vụ Đàm An-Hoà vô phép với nàng ở Thanh-hoá. Vương không tin, cho rằng nàng bịa truyện, để có cớ gần Thiệu-Thái. Truyện Đàm Can tức Vũ Nhất-Trụ, cùng việc anh em An-Hoà phản triều đình, Khai-Quốc vương giữ kín, vì vậy Vương không biết gì. Hôm nay, nảy ra Đàm Can hoá ra Vũ Nhất-Trụ. Rồi Trụ công khai hại Thuận-Thiên hoàng-đế. Giữa lúc nguy nan, Thiệu-Thái hiển lộ bản lĩnh kinh thế hãi tục, đánh bay Nhất-Trụ, cứu mọi người. Bao nhiêu ác cảm của Vương với chàng biến mất. Nhật-Hồ lão nhân đã nhận ra được Thiệu-Thái là người cùng Mỹ-Linh đã cứu lão dưới hầm Cổ-loa. Lão nghĩ thầm: - Hôm trước thằng con lợn này với Mỹ-Linh đã chiết chiêu với Vũ Nhất-Trụ trong hầm Cổ-loa, công lực của nó cao hơn Nhất-Trụ một tý. Không hiểu sao mới mấy ngày qua, mà công lực nó đã cao đến trình độ này? Nó học ở đâu được Hồng-thiết mật công? Bảo-Hoà khỏi đau đớn, nàng đến trước Nhật-Hồ lão nhân, chắp tay thi lễ: - Giáo chủ. Tiểu nữ đã chịu đủ ba chưởng của giáo chủ. Vậy giáo chủ có còn tranh ngôi vua với ngoại công của tiểu nữ nữa chăng? Xảo quyệt, nói đấy, rồi lại nuốt lời đấy là bản lĩnh của Hồng-thiết giáo Tây-dương. Nhật-Hồ lão nhân cũng như các đệ tử đều làu thông Hồng-thiết kinh. Cho nên lão trở mặt: - Ta hứa rằng cô nương chịu ba chưởng của ta. Ta sẽ không tranh ngôi vua với Lý Công-Uẩn. Thế nhưng có lão thầy chùa nào đó giúp cô nương, một điều cô nương phạm lời ước. Tên ôn con Đặng Đại-Khê cũng giúp cô nương, hai điều cô nương phạm ước. Khi cô nương phạm lời giao ước, đừng đòi lão phu giữ lời hứa. Lão nói với Khai-Quốc vương: - Cứu lão phu ra khỏi cảnh tù đầy do công chúa Bình-Dương với Thân thế tử. Giúp đỡ, tha lão phu chính Vương-gia. Nhưng những ơn nghiã đó có tính cách cá nhân giúp cá nhân. Lão phu không thể vì chút ơn riêng mà bỏ đại cuộc. Mong Vương-gia đừng buồn. Lão nói đến đó, quần hùng nổi nóng, la hét vang trời. Đợi cho tiếng la hét giảm, Bảo-Hoà hỏi: - Thưa giáo chủ. Hồi đầu giáo chủ ước hẹn với võ lâm Đại-Việt đấu ba cuộc, bên nào thắng hai, coi như thắng cuộc. Hồng-thiết giáo thua hai cuộc coi như thua. Giáo chủ lại giao hẹn tiểu nữ chịu được ba chưởng của giáo chủ. Tiểu nữ chịu đủ ba chưởng. Nay giáo chủ nuốt lời, tiểu nữ e rằng chúng nhân thiên hạ khinh thường giáo chủ, như vậy giáo chủ có làm Vua cũng vô ích. Nhật-Hồ lão nhân vẫn cù nhầy: - Ba chưởng mà cô nương chịu với lão, do người ngoài giúp, coi như cô nương phạm ước. Bên cô nương thua cuộc. Bây giờ lão phu xin nhắc lại: Nếu như trong đám con cháu Lý Công-Uẩn, có ai chịu được của lão phu ba chưởng. Lão phu nhất định rời khỏi nơi đây cùng với giáo chúng. Quần hào im lặng, đưa mắt nhìn Thuận-Thiên hoàng đế. Thuận-Thiên hoàng đế nghĩ: - Y thách họ Lý, chứ không thách võ lâm. Trong các em, các con, không biết có người nào lớn gan như Bảo-Hoà không? Thuận-Thiên hoàng đế đưa mắt nhìn hoàng đệ Dực-Thánh vương. Vương cúi đầu xuống. Ngài đưa mắt nhìn Khai-Thiên vương. Vương im lặng lắc đầu. Cuối cùng ngài đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương. Vương đứng dậy, hướng vào Nhật-Hồ: - Lão tiên sinh, tiểu bối xin xả thân bồi tiếp quân tử, nhận ba chưởng của tiên sinh. Vương vừa dứt lời thì vèo, vèo Thuận-Thiên cửu hùng bay lên đài, rồi đến Trần Tự-An, Đào Hà-Thanh, Hồng-Sơn đại phu, Lâm Huệ-Phương... Lại có cả Phủ-Van, Chế Ma-Thanh, Đoàn Huy. Tất cả đều muốn thay thế Khai-Quốc vương lĩnh ba chiêu của Nhật-Hồ lão nhân. Đào Hà-Thanh nghiêng mình thi lễ: - Giáo chủ, tiểu nữ bạo gan xin lĩnh ba chiêu của giáo chủ thay thế Khai-Quốc vương được chăng? Quần hùng thấy một thiếu phụ trẻ, nhan sắc khuynh quốc, tiếng nói thanh tao, đòi lĩnh ba chưởng thay thế Khai-Quốc vương. Họ kinh tâm động phách. Mọi người nghĩ thầm: - Cô này đi cạnh Trần Tự-An, hẳn thuộc phái phái Đông-a. Dù võ công Đông-a thần diệu đến đâu, mà thân thể cô thế kia, e Nhật-Hồ chỉ cần thổi một cái, cũng bay xuống đài, chứ đừng nói lão phóng chưởng. Nhật-Hồ lão nhân hỏi Đào Hà-Thanh: - Tiểu cô nương. Cô nương có phải con cháu họ Lý chăng? Hà-Thanh chỉ vào Trần Tự-An: - Không! Tiểu nữ họ Đào, làm dâu họ Trần. Phu quân của tiểu nữ chính vị này. Nhật-Hồ kinh hãi nghĩ: - Dù ta làm giáo chủ, dù ta làm Hoàng-đế cũng không nên gây hấn với tên Trần Tự-An. Để rồi cả đời không yên với nó. Nghĩ vậy lão nói: - Trần phu nhân. Phu nhân không biết võ công, chịu sao được ba chưởng của lão phu? Phu nhân không nên dại dột như vậy. Nhưng Đào Hà-Thành không lui, nàng tiến lên tát vào mặt Nhật-Hồ lão nhân. Nhật-Hồ lão nhân vốn người ác độc có một không hai trên thế gian. Lão giết người như chà chân vào ổ kiến. Nhưng lão được cái rất dịu dàng với phụ nữ. Lão nghĩ: - Tên Tự-An thực số đỏ. Y kiếm đâu được con vợ đẹp như thế này? Ta được nàng tát vào mặt còn gì sướng bằng? Lão để cho Hà-Thanh tát. Bốp một cái, lão cười: - Thực hân hạnh. Quần hùng thấy Hà-Thanh là vợ Tự-An, những tưởng võ công của nàng ít ra cũng bằng Thanh-Mai. Nào ngờ cái tát của nàng chứng tỏ nàng không biết chút võ nghệ nào. Đào Hà-Thanh tát liền hai cái nữa. Nhật-Hồ lão nhân thủy chung vẫn không đỡ, lão vuốt râu cười: - Đa tạ phu nhân. Đào Hà-Thanh cười: - Giáo chủ, tiểu nữ đã thay Khai-Quốc vương, chiết với giáo chủ ba chiêu rồi. Như vậy giáo chủ rút lui đi chứ? Nhật-Hồ lão nhân cười ha hả: - Lão phu thách là thách họ Lý, chứ không phải thách các vị. Nào ngờ trong họ Lý không ai có can đảm chịu nổi ba chưởng của lão phu, còn mong gì làm vua nữa? Khai-Quốc vương cảm động chắp tay hướng Trần Tự-An, Hồng-Sơn đại phu: - Đa tạ tiền bối cùng phu nhân. Giáo chủ thách họ Lý tại hạ. Thành ra uổng công các vị chiếu cố. Phò mã Đào Cam-Mộc bước lên đài: - Giáo chủ! Tiểu bối phò mã Đào-cam-Mộc, xin được lĩnh ba chiêu của giáo chủ. Nhật-Hồ cười ha hả: - Đào phò mã, người họ Đào, chứ có phải họ Lý đâu? Trời ơi, không còn ai giám lĩnh ba chưởng của lão phu. Chán thực. Mỹ-Linh rẽ mọi người bước tới trước mặt Nhật-Hồ: - Giáo chủ. Tiểu nữ xin lĩnh ba chiêu của giáo chủ. Trần Tự-An nhìn Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Mỹ-Linh kiếm pháp thần thông, không biết có chịu nổi ba chiêu của lão ma đầu này không? Ông dắt Đào Hà-Thanh bước xuống đài cùng mọi người. Tự-Mai lo nghĩ cho Mỹ-Linh, nó nói với Nhật-Hồ: - Giáo chủ! Giáo chủ nhớ giữ lời hứa, chỉ ba chiêu thôi nhé. Tại hạ xin đứng đây đếm. Nhật-Hồ lão nhân vuốt râu cười nhạt: - Lão phu lớn tuổi hơn công chúa, xin nhường công chúa ra tay trước. Mỹ-Linh biết trận đấu này cực kỳ quan trọng. Nếu nàng thua, e Hồng-thiết giáo sẽ còn gây nhiều rắc rối. Cuối cùng, võ lâm phải một phen đổ máu. Tinh lực Đại-Việt do đó mất đi rất nhiều. Vì vậy nàng không nhân nhượng, tay rút kiếm tung ra chiêu số rất ảo diệu. Kiếm đưa thẳng vào cổ Nhật-Hồ lão nhân. Lão né sang trái tránh, kiếm co lại như con rắn, bật sang phải, đúng giữa ngực lão. Kinh hoàng, lão lộn đi một vòng tránh thế kiếm hiểm ác. Chân lão vừa chạm đài, kiếm Mỹ-Linh theo như hình với bóng đã tơí sát vào ngực trái lão, ngay giữa tim. Lão không còn tránh kịp, đưa tay kẹp kiếm của Mỹ-Linh. Mỹ-Linh đã bỏ ra ngoài sống chết, nàng hạ kiếm xuống một chút, kiếm chạm vào da bụng lão. Lão nhảy vọt lên cao. Không nhân nhượng, Mỹ-Linh vọt theo. Còn ở trên không nàng quay kiếm liền ba vòng. Kiếm trúng giữa ngực lão đến choang một tiếng. Lão đá gió một cái, người bay khỏi đài, rơi xuống đất. Thì ra Mỹ-Linh đâm trúng cái bình bằng đồng đựng thuốc trước ngực lão. Từ-Lúc Mỹ-Linh với lão ra chiêu, quần hùng đều nín thở. Chiêu số của Mỹ-Linh cực kỳ thần tốc, mà thân pháp của lão cũng thần tốc không kém. Bây giờ mọi người mới có dịp hoan hô. Trong khi đó Tự-Mai đã đếm được mười lăm chiêu. Nó nói lớn: - Giáo chủ thua rồi. Chị Mỹ-Linh thắng. Mười lăm chiêu rồi. Nhưng Nhật-Hồ lão nhân mặt lầm lỳ. Từ dưới đài, lão vọt lên cao. Trong khi còn ở trên không, lão xuất chưởng hướng Mỹ-Linh. Chưởng phong có mùi tanh hôi khủng khiếp, bao trùm khắp đài. Mỹ-Linh quay kiếm một vòng cắt ngang chưởng của lão, rồi đẩy về trước. Đây là chiêu kiếm rất ảo diệu. Hơn nghìn năm trước Vạn-Tín hầu cầm quân đánh Hung-Nô, trong khi tuyết rơi, ngài đã chế ra chiêu này, để tuyết không tới mình được. Thành ra khi Nhật-Hồ lão nhân tới đài, Mỹ-Linh vẫn vô sự, mà kiếm đẩy vào giữa ngực lão. Nhật-Hồ lão nhân kinh ngạc đến đờ người ra. Lão vỗ tay vào ngực một cái, rồi nhảy vọt lên cao. Lập tực cái bình trước ngực lão phun ra một luồng khói đen. Các tôn sư võ học cùng kêu lớn: - Độc khí Xích Trà-Luyện. Rồi nhảy khỏi đài. Trên đài Mỹ-Linh bị bao trùm trong làn khói, người nàng lảo đảo, chân tay tê liệt, kiếm rơi xuống đến choang một tiếng. Nhật-Hồ lão nhân bất chấp đạo lý. Lão phóng một chưởng, định kết thúc tính mạng nàng. Đến lúc này, Thiệu-Thái không đừng được nữa. Chàng phát chiêu Lâm-trung kiến ngưu, trong Mục-ngưu Thiền-chưởng mà Bố-Đại hoà thượng dạy chàng. Trái với chưởng của Nhật-Hồ, nặng nề, dũng mãnh. Chiêu Lâm trung kiến ngưu như có, như không, giống trận gió xuân thổi qua. Vù một tiếng, chưởng của Nhật-Hồ mất tăm mất tích. Thiệu-Thái chụp Mỹ-Linh tung cho Thanh-Mai, đang đứng gần đài. Trời sinh ra Thiệu-Thái, tính tình hiền hoà, nói năng cẩn trọng. Chàng cực kỳ có hiếu, lại tôn kính ông ngoại với cậu hai như thánh. Bây giờ thấy Hồng-thiềt giáo cứ gọi tên tục ông ngoại ra trước quảng trường, rồi đòi hết điều kiện này đến điều kiện kia. Cuối cùng Nhật-Hồ lão nhân định giết Mỹ-Linh, dù hiền đến đâu chàng cũng không chịu nổi. Nhật-Hồ lão nhân tưởng đánh một chưởng như trời long đất lở, kết thúc tính mạng Mỹ-Linh. Nào ngờ đâu, Thiệu-Thái xuất một chưởng rất lạ lùng, lão chưa hề thấy qua, làm chưởng lực của lão mất tăm, mất tích. Lão kinh ngạc đến đờ người ra: - Thằng con lợn này, lúc nãy biết xử dụng phương pháp hoá giải Chu-sa độc chưởng bằng một thứ nội lực phảng phất giống Thiền-công Tiêu-sơn. Bây giờ xử dụng một chiêu chưởng, hơi giống Phục-ngưu thần chưởng. Nhưng trong một chiêu bao gồm chiêu Ác-ngưu nan độ đương cương, thêm chiêu Thanh-ngưu nhập điền âm nhu, lại có chiêu Ngưu-thực ư dã, nửa nhu nửa cương. Nghĩ vậy lão quát lớn: - Khá lắm. Thân thế-tử, võ công mà Thế-tử vừa dùng tên gì vậy? Câu hỏi của lão, cũng là câu hỏi của tất cả các đại tôn sư, Đại-Việt ngũ long. Ai cũng thấy rõ ràng nội lực của chàng giống nội lực Tiêu-sơn, còn chiêu số hao hao Phục-ngưu thần chưởng, nhưng trong một chiêu bao gồm đến ba kình lực cương, nhu, hỗn hợp khác nhau. Chỉ có Trần Tự-An, ông không ngạc nhiên, vì ông đã biết Thiệu-Thái được Bồ-tát Sùng Phạm truyền cho một trăm năm công lực, cùng những kỳ duyên khác mà chàng gặp được. Thiệu-Thái còn đang chần chờ, có tiếng Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ ra lệnh: - Thiệu-Thái, nghe cậu dạy. Cháu phải dùng hết khả năng đánh bại Nhật-Hồ lão nhân ngay. Bằng không sẽ có cuộc đổ máu lớn. Nghe cậu hai ra lệnh, Thiệu-Thái tiến lên đáp câu hỏi của Nhật-Hồ lão nhân: - Thưa giáo chủ, võ công mà tiểu bối xử dụng do sư phụ tiểu bối mới sáng chế ra tên gọi Mục-ngưu Thiền-chưởng. Mục-ngưu Thiền-chưởng có mười chiêu, mỗi chiêu bao gồm ba chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Có thể cả ba chiêu âm nhu, có thể cả ba chiêu dương-cương, có thể một chiêu âm, hai chiêu dương. Như vậy thành một trăm hai mươi chiêu. Mà trong Phục-ngưu có tới ba mươi sáu chiêu, biến hoá thành ra bốn nghìn ba trăm hai mươi chiêu. - Không biết Thế-tử học võ với cao nhân nào vậy? Lão phu thấy dường như nội lực của Thế-tử hơi giống Sùng Phạm. Phải chăng Thế-tử học với Sùng Phạm ? - Tiểu bối có duyên gặp Bồ-tát Sùng Phạm, mà không được người thu làm đệ tử. Nhưng nội lực của tiểu bối chính ngài ban cho. Còn Mục-ngưu Thiền-chưởng do một cao tăng chế ra, rồi dạy tiểu bối. Người cũng không thu tiểu bối làm đệ tử. Về danh tính của người, người bảo chả là cái đếch gì. Nguyên hôm Bố-Đại dậy Mục-ngưu Thiền-chưởng cho Thiệu-Thái. Thiệu-Thái hỏi: - Nếu sau này có người hỏi đệ tử rằng pho võ công này ai dạy cho, đệ tử có thể khai rằng Bồ-Tát dạy không? Bố-Đại đáp: - Ta chả là cái đếch gì cả. Ta chỉ hợp những gì Vạn-Tín hầu làm, Tăng-giả Nan-đà làm, Bắc-Bình vương làm, Yên-lãng công chúa làm mà thôi. Nói rồi ngài nhập tĩnh. Vì vậy hôm nay chàng nhắc lại lời Bố-Đại. Câu nói của chàng làm quảng trường ồ lên kinh ngạc. Nguyên người trong võ lâm trọng sư đạo vô cùng. Thế mà Thiệu-Thái bảo sư phụ chả là cái đếch gì cả ai mà không kinh ngạc? Chỉ những cao tăng phái Tiêu-sơn nghe chàng nói, họ biết ngay người dạy Thiệu-Thái là Bố-Đại hoà thượng. Trả lời xong, chàng vận đủ mười thành công lực phát chiêu Lâm-trung kiến ngưu, chàng vận thuần dương, thành ra cả ba chiêu Tứ-ngưu phân thi, Ngưu-tẩu như phi, Ác-ngưu nan độ cùng phát ra một lúc. Kình lực mạnh muốn long trời lở đất. Áp lực khiến nhiều cao nhân phải nhảy khỏi đài. Nhật-Hồ lão nhân vận Chu-sa chưởng đỡ. Ầm một tiếng. Cả hai cùng lảo đảo lùi lại. Mặt Nhật-Hồ lão nhân đỏ lên như gấc. Râu tóc lão dựng đứng dậy, trông thực khủng khiếp. Mặt Thiệu-Thái biến ra trắng bệch. Nhật-Hồ lão nhân kinh hãi, nghĩ thầm: - Trong đời ta, ta đã thắng khắp anh hùng Hoa-Việt. Trước đây chỉ có lão thầy chùa Vạn-Hạnh, Bố-Đại, Sùng-Phạm có thể đỡ được chưởng của ta mà thôi. Nhưng nay những lão thầy chùa đó đều hoá ra tro bụi cả rồi. Hơn nữa sau hai mươi năm ở tù luyện công, công lực ta cao biết bao. Ví dù bọn Vạn-Hạnh có còn sống, chưa chắc đã đỡ nổi chiêu của ta. Mà thằng con lợn này coi bộ nó không hề hấn gì. Nghĩ vậy lão vận một Chu-sa độc chưởng với tất cả bình sinh công lực đẩy ra. Thiệu-Thái phát chiêu Nhân-ngưu câu vong, thuần âm. Vù một tiếng, chưởng của Nhật-Hồ mất tăm mất tích. Lão lảo đảo lùi lại. Thiệu-Thái không nhân nhượng, chàng phát chiêu Kị-ngưu qui gia. Hai người quấn lấy nhau, chưởng phong ào ào tuôn ra. Sự thực với một trăm năm công lực của Bồ-tát Sùng Phạm, sau này trong khi trị bệnh cho Thanh-Mai, Thiệu-Thái lại thu được một số nội lực nữa, công lực chàng cao hơn Nhật-Hồ lão nhân nhiều. Nhưng chàng vừa luyện Mục-ngưu Thiền-chưởng, đây là lần xử dụng đầu tiên, nên còn bỡ ngỡ. Đấu được trên trăm chiêu, Thiệu-Thái đã có kinh nghiệm rồi. Cứ mười chiêu chàng phản công được năm sáu. Càng đấu, chàng càng chiếm được thượng phong. Tuy nhiên Nhật-Hồ lão nhân, một bác học hiếm có trong võ lâm, lão lại thừa kinh nghiệm, nên chàng không thắng nổi. Bỗng lão đánh ra chiêu hết sức thô kệch, Thiệu-Thái đẩy ra một chưởng đỡ. Bộp, hai chưởng dính chặt nhau. Thế là cuộc đấu trở thành đấu nội lực. Các đại tôn sư, chưởng môn nhân đều kinh hãi lo cho Thiệu-Thái, vì họ nghĩ rằng chàng còn trẻ, công lực khó có thể so được với Nhật-Hồ lão nhân. Hơn nữa, thần công Hồng-thiết của lão cực mạnh. Chỉ cần chạm vào tay lão, sẽ trúng độc chết liền. Hai bên đấu trong khoảng thời gian ăn một bữa cơm, trên đầu Thiệu-Thái bốc lên một luồng khỏi trắng. Còn trên đầu Nhật-Hồ bốc lên một luồng khói đen. Thiệu-Thái nhớ lời Khai-Quốc vương dặn, cần phải hạ lão, mới mong bảo toàn được điạ vị cho ông ngoại. Chàng vận hết công lực ra. Nhưng vô ích. Thấy Thiền-công không hạ được lão, chàng vận Chu-sa độc chưởng ra lẫn với Thiền-công. Nhưng vẫn vô hiệu. Lát sau, thình lình Thiệu-Thái lui lại một bước. Mọi người đều kinh ngạc. Nguyên công lực của Thiệu-Thái là Thiền-công, lấy chữ không làm căn bản. Tứ đại giai không. Trong khi chàng lại vận hết công lực mong tiêu diệt đối thủ, thành ra tứ đại giai hữu. Lại nữa Thiền-công thuộc công lực nhà Phật, chàng lại vận thên Chu-sa độc, một thứ công lực ma quái, thành ra chính chàng làm giảm Phật tính trong người chàng vậy. Vì công lực giảm đi, chàng mới bị Nhật-Hồ đẩy lui một bước. Không ai hiểu nguyên do nào cả. Chỉ duy Minh-Không thiền sư biết rõ. Ngài vẫy tay gọi Mỹ-Linh lại gần: - Công chúa. Công chúa tụng cho Thế-tử một bài kinh Bát-nhã. Minh-Không là sư phụ của Khai-Thiên vương, tức thái sư phụ của Mỹ-Linh. Vì vậy khi nghe ngài dạy. Nàng không chần chờ, đến gần Thiệu-Thái, cất tiếng đọc: Quán-tự-tại Bồ-tát, Hành thâm Bát-nha Ba-la mật đa thời, Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, Độ nhất thiết khổ ách.... ..... Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tất thị không, không tất thị sắc, Thụ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị...Bát-nhã, một bài kinh ngắn, bất cứ người theo đạo Phật nào cũng biết. Quảng trường quần hùng thấy Mỹ-Linh tụng kinh Bát-nhã họ cho rằng nàng lo sợ dùm Thiệu-Thái, đọc kinh để đức Phật che chở. Tiếng nàng trong trẻo, ngọt ngào vang đi rất xa. Ai ai cũng nghe rõ. Thiệu-Thái đang lâm nguy, nghe tiếng Mỹ-Linh tụng kinh Bát-nhã, chàng tỉnh ngộ: - Mình chết thực. Hôm tước Bố-Đại hoà thượng giảng rằng, khi phát lực phải bỏ lục tặc ra ngoài, mà bây giờ mình lại muốn giết lão. Trong Phật pháp, khi giận hờn làm ma tính, quỉ tính hiện, quỷ A-tu-la nhập vào người ắt Thiền-công giảm là phải. Thế rồi chàng bỏ ra ngoài nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý. Tức lục căn biến đi, con người trở thành chân không như Quán-tự-tại Bồ-tát nhập thiền rất sâu khi xưa. Vì vậy Thiền công của chàng trở thành mạnh vô cùng. Chàng nhập tĩnh thực sâu, không còn nghe tiếng Mỹ-Linh tụng kinh. Cũng không còn thấy gì nữa. Về phía Nhật-Hồ lão nhân, lão tưởng đàn áp được Thiệu-Thái trong chốc lát. Không ngờ Mỹ-Linh tụng kinh Bát-nhã, công lực Thiệu-Thái trở thành mạnh vô cùng. Trong khi đó công lực của lão là thứ công lực ma quái. Mỗi câu kinh lọt vào tai lão, ma tính từ từ giảm đi, công lực lão yếu dần. Mỹ-Linh tụng hết bốn lần bài kinh Bát-nhã, Minh-Không thiền sư dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai nàng: - Tụng bài chú kinh Thủ-lăng-nghiêm. Mỹ-Linh hiểu ý thái sư phụ liền: - Hiện giờ anh Thiệu-Thái nhập tĩnh đâu còn biết gì? Thái sư phụ bảo ta tụng kinh Thủ-lăng-nghiêm, mục đích cho Nhật-Hồ lão nhân nghe đây. Vì kinh Thủ-lăng-nghiêm là kinh để hàng phục ma quái. À phải rồi, ngày xưa ngài A-Nan bị nàng Ma-đăng-Già dùng chú Tiên-phạm-thiên làm cho gần phá giới thể. Phật tổ phải sai đệ tử đi cứu. Sau đó ngài giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm dạy cho đệ tử cách phá ma chướng, ma nghiệp. Nay Hồng-thiết giáo của Tây-dương quỷ truyền vào Đại-Việt, phải dùng chú Thủ-lăng-nghiêm mới mong phá bỏ ma tính, ma nghiệp trong người Nhật-Hồ lão nhâm, vì vậy thái sư phụ bảo ta tụng hầu giải ma. Khi Mỹ-Linh tụng chú Thủ-lăng-nghiêm, lọt vào tai nhật-Hồ lão nhân. Lão cười thầm: - Con nhỏ Mỹ-Linh đọc kinh để cầu cho thằng nhỏ này ư? Khó lắm! Nhưng những câu mật chú lão không hiểu tý gì về ý nghĩa. Cứ mỗi câu Mỹ-Linh tụng, ma tướng, ma sắc, ma nghiệp trong người Nhật-Hồ giảm đi dần, công lực lão cũng giảm theo. Lát sau lão phải lùi một bước. Khi Mỹ-Linh tụng xong bốn trăm hai mươi bẩy câu, thì ma tướng trong người lão như bị biến đi mất hết. Lão bật lùi liền hai bước. Đại hiệp Trần Tự-An nghĩ thầm: - Tên đại ma đầu này thua đến nơi rồi. Ta sợ khi y thua, mấy ông hoà thượng lại tha cho lão, lão còn tác ác nhiều. Ta phải làm cách nào mượn tay Thiệu-Thái giết y đi mới được. Ông dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Thiệu-Thái: - Buông lỏng chân khí ba kinh âm, để bảo vệ cơ thể, rồi dùng ba kinh dương đẩy chất độc trở lại người lão. Ông nói đến đâu, Thiệu-Thái tòng tâm làm đến đấy. Nhật-Hồ lão nhân thấy tự nhiên công lực Thiệu-Thái yếu đi, lão mừng quá dồn chân khí sang thực mạnh. Có ngờ đâu chân khí lão vào người Thiệu-Thái, trong khi độc chất tụ ở tay lão. Đến khi Thiệu-Thái dùng ba kinh dương đẩy chất độc tấn công lão. Lão cảm thấy như ba mũi dùi đâm vào ngực. Phút chốc lão bật tung người lên cao, rồi rơi xuống đài. Nhất-Trụ, Nguyễn Chí nhảy lên đài vung chưởng tấn công Thiệu-Thái cứu sư phụ. Thiệu-Thái vận chiêu Nhân-ngưu câu vong thuần dương. Bình một tiếng, cả hai người bay bổng ra xa, rơi trên đài, nằm bất động, không ai biết rõ họ chết hay sống. Nhật-Hồ lão nhân nằm thẳng cẳng. Thiệu-Thái định chạy lại đỡ lão dậy, tiếng Khai-Quốc vương rót vào tai chàng: - Cẩn thận! Y giả vờ đấy. Thiệu-Thái tỉnh ngộ, chàng nói lớn: - Đa ta giáo chủ nương tay. Giáo chủ dậy đi thôi. Thân phận giáo chủ lớn biết bao, mà giáo chủ lại phải giả chết? Nhưng lão vẫn nằm im. Bỗng có tiếng la hoảng của Mỹ-Linh. Thiệu-Thái nhìn lại, thì ra thuốc trấn thống của Hồng-Sơn đại phu hết hiệu lực, sư thái Tịnh-Tuệ đang nghiến răng vận công chống đau. Thiệu-Thái không lý đến Nhật-Hồ lão nhân cùng Nhất-Trụ, Nguyễn Chí nữa. Chàng đến trước sư thái Tịnh-Tuệ, chắp tay hành lễ: - Sư thái, đệ tử bạo gan, xin được hoá giải độc tố Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng cho sư thái. Tịnh-Tuệ mỉm cười: - Phúc đức quá. Thiệu-Thái vung tay, phát một chưởng hướng huyệt Chí-dương của bà. Vèo một cái như cơn gió thoảng. Sư thái Tịnh-Tuệ rùng mình, mồ hôi bà thoát ra như tắm, mùi tanh hôi nồng nặc bốc lên, khiến mọi người buồn nôn. Lát sau bà chắp tay hướng Thiệu-Thái: - Đa tạ thí chủ. Chàng lại trị cho đại sư Sùng-Văn chùa Sơn-Tĩnh. Sư thái Tịnh-Tuệ bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng của mụ Hoàng Liên. Sùng-Văn bị trúng chưởng của Nguyên-Hạnh, quần hùng đều biết. Hồng-Sơn đại phu phóng Ma-túy hoàn giúp hai vị chống đau nhức. Nhưng cứ hơn giờ thuốc hết hiệu nghiệm, lại phải phóng tiếp. Bây giờ họ thấy Thiệu-Thái chỉ phát một chưởng hời hợt, mà giải được cho bà. Họ kinh ngạc tự hỏi: - Chưởng này là chưởng gì, mà có thể trị được Chu-sa độc tố? Hôm trước đây, giáo chúng Hồng-thiết đã nghe anh em Đỗ-xích Nhất-Bách khoe rằng họ được Thiệu-Thái hoá giải vĩnh viễn Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng cho. Họ biết, nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng. Nay họ thấy thủ pháp của Thiệu-Thái, giống hệt thủ pháp trước đây của Nhật-Hồ đã từng trị cho giáo chúng, họ kinh ngạc hỏi nhau: - Thiếu niên này tại sao lại biết Hồng-thiết mật công? Hơn nữa đánh bại giáo chủ. Theo luật Hồng-thiết, như vậy y ta đương nhiên thành giáo chủ. Họ kéo đến trước đài, định quỳ gối khấu đầu trước Thiệu-Thái. Thình lình Nhật-Hồ kêu thét lên như con lợn bị chọc tiết. Mắt lão đỏ gay, râu tọc dựng đứng. Lão hét be be. Trong khi đó Vũ Nhất-Trụ, Nguyễn Chí cũng nhảy lên choi choi vì đau đớn. Ba thầy trò vừa hét, vừa nhảy, vừa lăn lộn. Quần hùng đưa mắt nhìn Thiệu-Thái. Bang trưởng bang Hồng-hà hỏi: - Thân thế-tử, phải chăng Thế-tử đã dùng Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng đánh Nhật-Hồ lão nhân và Vũ, Nguyễn trưởng lão? Thiệu-Thái trả lời bằng cái lắc đầu. Chàng đưa mắt nhìn Trần Tự-An. Tự-An hướng vào Sử Anh: - Sử bang chủ. Nhật-Hồ lão nhân cùng Vũ Nhất-Trụ, Nguyễn Chí dùng Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng hai Thân thế-tử. Trong khi hai bên giao đấu, tại hạ hướng dẫn Thân thế-tử phương pháp đẩy chất độc trở về cơ thể đối thủ. Vì vậy Nhật-Hồ, Nhất-Trụ, Nguyễn Chí tự đánh mình, chứ Thân thế-tử đâu có ý hại người? Minh-Không thiền sư nói với Hồng-Sơn đại phu: - Xin đại phu ban mấy viên ma túy hoàn, giải cái đau khổ cho Nhật-Hồ lão nhân cùng nhị vị trưởng lão. Hồng-Sơn đại phu đưa mắt cho Thiếu-Mai. Thiếu-Mai vung tay một cái, ba viên thuốc bay ra. Một viên hướng Nhật-Hồ. Hai viên hướng Nhất-Trụ, Nguyễn Chí. Khi thuốc sắp tới người, thì vỡ tan thành đám bụi, chụp lên người họ. Khoảng nhai dập miếng trầu, cả ba thầy trò hết đau. Nhưng qua cơn lăn lộn, ba người mệt nhoài, họ ngồi im ở góc đài, vận công phục hồi chân khí. Từ hồi Nhật-Hồ lão nhân mang Hồng-Thiết giáo vào Đại-Việt, giáo chúng bắt buộc phải coi lão như một nhân vật thần thánh. Một vài người tỏ ý không kính trọng lão, lập tức bị các vị trưởng lão giết chết, hoặc không cho thuốc giải hàng năm, cuối cùng đi đến cái chết thảm khốc. Khi Lê Ba giam lão vào hầm để khảo Hồng-thiết mật công, y tìm một người hơi giống lão, đánh thuốc độc cho chết, phao rằng lão chết, rồi làm lễ an táng thực lớn, xây lăng mộ lão, bắt giáo chúng mồng một, ngày rằm thờ cúng. Bây giờ thình lình lão tái xuất hiện, dự đại hội võ lâm ở Hội-phụ. Chính mắt họ chứng kiến, cũng như nghe những điều dơ bẩn của các trưởng lão. Rồi các trưởng lão với giáo chủ tranh chấp nhau, chém giết nhau, họ đã nản đến tận xương, tận tủy. Rồi bây giờ lão bị một thanh niên trẻ đánh bại, cái thần tượng lão tiên, thánh biến mất. Trong khoảnh khắc, người nọ truyền tai người kia rằng, Thiệu-Thái có bản lĩnh hoá giải độc chưởng vĩnh viển cao minh hơn Nhật-Hồ lão nhân nhiều. Không ai bảo ai, hơn năm nghìn giáo chúng cùng đến trước lễ đài quỳ mọp xuống, đồng hô lớn lên: - Bọn thuộc hạ kính mừng tân giáo chủ. - Tân giáo chủ muôn năm. Có tên nói lớn: - Muôn năm thế nào được, phải vạn vạn, ức ức năm mới đúng. Có tên khác lại nỏi: - Chúng ta mau mau đuổi lão Lý Công-Uẩn đi, tôn giáo chủ lên làm hoàng-đế Đại-Việt. Khi nói xong câu này, y chợt nghĩ lai Thiệu-Thái là cháu ngọai Thuận-Thiên hoàng-đế. Y vội tát vào mịệng mình: - Cái miệng này nói bậy! Cái miệng này nói láo. Một giáo chúng khác chỉ Nhật-Hồ: - Thằng già đầu gáo, râu cáo kia, có mau quỳ lạy tân giáo chủ không? Chậm trễ ta cho cỡi Ngũ-xa hồng-xà về với thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh ngay bây giờ. Một nữ giáo chúng chỉ vào Nhật-Hồ: - Giết quách lão đi cho rồi. Một đoàn thiếu nữ Hồng-thiết, tuổi trẻ, xinh đẹp, đến quỳ trước Thiệu-Thái: - Khải tấu giáo chủ. Bọn đệ tử nguyện làm cây thuốc cho giáo chủ luyện thần công. Anh em Đỗ-xích Nhất-Bách, Nhị-Bách, Tam-Bách cùng lên đài. Ba người hướng vào quần hùng hành lễ, rồi nói với giáo chúng: - Xin anh chị em nghe đây. Mọi người im phăng phắc. Nhất-Bách nói: - Tất cả chúng ta đều bị trúng Chu-sa độc chưởng hết. Nay Thân thế-tử luyện được Hồng-thiết mật công, có thể giải độc cho chúng ta. Chính ba anh em tôi đã được người giải chất độc Chu-sa cho hôm qua. Vậy tôi đề nghị chúng ta tôn Thân thế-tử làm giáo chủ. Lập tức hơn năm nghìn người cùng hoan hô vang dậy trời đất, rồi quỳ xuống. Nhất-Bách hô: - Bọn đệ tử kính cẩn ra mắt tân giáo chủ. Diễn biến xẩy ra, Thiệu-Thái chưa biết giải quyết sao, có tiếng Khai-Quốc vương nói bằng Lăng-không truyền ngữ: - Hãy nhận chức giáo chủ. Sau đó chữa trị mọi người. Có gì khó khăn, Bảo-Hoà sẽ giúp cho. Thiệu-Thái dơ tay ra hiệu cho giáo chúng im lặng, rồi chàng nói lớn: - Nếu anh em giáo chúng muốn tôi nhận chức giáo chủ, phải tuyệt đối tuân mạng lệnh tôi. Còn không, tôi bỏ mặc. Đám giáo chúng cùng quỳ gối: - Bọn đệ tử tuyệt đối tuân lệnh giáo chủ. Thiệu-Thái chỉ vào Bảo-Hoà: - Đây là em gái của bản nhân. Mới đây đánh bại trưởng lão Phạm Hổ, Phạm Trạch. Bản nhân phong làm Tả sứ giả trong hội đồng giáo vụ trung ương. Có tiếng Khai-Quốc vương rót vào tai: - Mời Thanh-Mai làm hữu sứ giả Hồng-thiết. Chàng chỉ vào Thanh-Mai: - Đây, Trần sư tỷ! Trần sư tỷ làm Hữu sứ giả bản giáo. Đám giáo chúng thấy Thanh-Mai võ công cao cường, lại xinh đẹp. Hơn nữa nàng là con gái chưởng môn phái Đông-a, một danh môn chính phái. Nay làm Hữu sứ giả còn gì bằng. Họ hoan hô vang trời đất. Thiệu-Thái chỉ vào anh em Nhất-Bách: - Ba vị này đã có công trấn ngự biên cương của bản giáo, võ công cao cường. Bản nhân cũng phong làm trưởng lão. Nhưng vì cái tên Đỗ-xích kinh tởm quá, không nên giữ lại. Nhân hôm nay ngày giỗ Bắc-bình vương, ngài họ Đào, vậy đổi họ Đỗ của ba vị thành họ Đào. Từ nay tên ba vị thành Đào Nhất-Bách, Nhị-Bách, Tam-Bách. Chàng ngừng lại nhìn Bảo-Hòa: - Mời nữ Tả sứ đặc trách kế hoạch ra ban bố chương trình hoạt động của bản giáo. Bảo-Hòa bước ra nói: - Việc cải cách đầu tiên của bản giáo gồm năm điểm. Ai không tuân theo, sẽ không được giải độc chưởng. Giáo chúng im lặng, lắng tai nghe. Bảo-Hoà tiếp: - Tổ đầu tiên của giòng Hoa-Việt là vua Thần-Nông. Sau này Quốc-tổ, Quốc mẫu mới lập ra nước Văn-lang, để phân biệt với Trung-Quốc. Trung-Quốc thờ vua Hoàng-Đế làm quốc tổ. Hoàng-Đế, Lạc-Long quân là tổ về chính trị. Còn Thần-Nông là tổ về huyết tộc. Chúng ta vốn con rồng, cháu tiên, không thể thờ thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh. Chúng ta thờ hai thánh này, e không thể nào thu phục được nhân tâm. Vì Mã-Mặc, Lệ-Anh bản chất điên khùng. Trong lúc điên khùng, viết ra bộ Hồng-thiết kinh, gây cảnh núi xương, sông máu bao đời! Ngừng một lát nàng tiếp: - Nếu nay không thờ Mã-Mặc, Lệ-Anh, mà thờ Phật, ắt những người theo Nho, theo Lão cũng sẽ chống. Ngược lại thờ Lão-tử ắt những người theo Phật, theo Nho chống. Việc đầu tiên muốn thống nhất nhân tâm, kể từ nay, chúng ta không xưng Hồng-thiết giáo nữa, mà cải thành Lạc-long giáo. Lạc-long giáo không thờ thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh, mà thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu cùng các vị anh hùng, tiên hiền Đại-Việt. Tuy nhiên giáo chúng muốn theo đạo Phật, Đạo-Nho, Đạo-lão cũng không cấm. Nhưng phải thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu, cùng anh hùng dân tộc. Giáo chúng hô lớn: - Đại-Việt muôn năm. Quốc-tổ, Quốc-mẫu muôn năm. - Điều thứ nhì, bản giáo chủ trương bênh kẻ khó, diệt kẻ ác. Cứu người nguy, giúp người nghèo. Ai cũng phải làm mới có ăn. Những kẻ lười biếng đều kết tội. Giáo chúng hoa hô nhiệt liệt. Đợi cho tiếng hoan hô dứt, Bảo-Hoà tiếp: - Điều thứ ba, bản giáo chủ trương đứng hẳn ra ngoài cuộc tranh chấp ngôi vua Đại-Việt. Sẵn sàng phục tùng các vị hoàng đế nhân từ, thương dân. Sẵn sàng diệt trừ các hoàng đế hôn ám, ác độc, làm cho dân khốn khổ. Giáo chúng lại hoan hô nhiệt liệt. - Điều thứ tư ... Bảo-Hoà chưa kịp nói, Nhật-Hồ, Vũ Nhất-Trụ, Đỗ Xích-Thập, Nguyễn Chí hét lên lanh lảnh, lăn lộn tỏ vẻ đau đớn khổ sở vô cùng. Vũ Nhất-Trụ hét lớn: - Ối chết! Đau chết đi. Giết ta đi, giết ta đi. Nhật-Hồ lão nhân thở hồng hộc như con trâu, miệng la bai bải. Còn bọn Đỗ Xích-Thập chạy quanh đài miệng hú như vượn. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 8 Lấy chết rửa tội Minh-Không thiền sư nói với Hồng-Sơn đại phu: - Xin đại phu lại ra tay cứu họ một phen nữa. Họ đau đớn quá, hoá khùng, hóa điên rồi. Hồng-Sơn đại phu vung tay, bốn viên thuốc bắn vào mình thầy trò Nhật-Hồ. Họ rùng mình một cái, không kêu gào nữa, ngồi xuống góc đài vận công chống đau. Bảo-Hòa tiếp: - Điều thứ tư, Lạc-long giáo chủ trương kết thân hết với tất cả các võ phái, xóa bỏ mọi hận thù cũ cũng như mới. Nếu như giáo chúng trong quá khứ có gây thù hận với ai, giáo chủ cùng hội đồng trung ương giáo vụ sẽ tìm đủ mọi phương cách xin lỗi, bồi thường, để đi đến giao hảo tốt đẹp. Từ mấy chục năm nay, Hồng-thiết giáo như bóng ma, bóng quỷ, gây ra không biết bao nhiêu tang tóc đau khổ cho dân. Gây lên những trận phong ba với võ lâm. Những bang, những trang, những động nhỏ bị giáo chúng Hồng-thiết gây hấn, đành ngậm tăm ấm ức. Trong các đại môn phái, chỉ Tiêu-sơn, Tây-vu có hệ thống kiểm soát rất gắt gao mới thoát khỏi bàn tay của họ mà thôi. Còn các môn phái khác, không ít thì nhiều, đều bị Hồng-thiết giáo gây hấn. Như phái Đông-a, người nhiều, thế mạnh, thế mà Nhật-Hồ lão nhân cũng cho Đặng Trường tiềm ẩn ở trong, bắt giam Cao Huyền-Nga làm cây thuốc cho các trưởng lão luyện công. Họ bắt giam bà còn nhằm mục đích sau này khống chế Trần Tự-An. Nếu ông tuân theo mạng lệnh Hồng-thiết thì thôi, bằng không họ sẽ làm vỡ lở vụ vợ làm cây thuốc ra, ắt thân bại danh liệt ngay. Phái Sài-sơn còn đau hơn nữa, Lê Ba làm thái thượng chưởng môn, lại đóng vai thứ nhì trong Hồng-thiết giáo. Y giam Vũ Thiếu-Nhung, với mục đích như bắt Cao Huyền-Nga. Phái Tản-viên, Mê-linh họ gây ra vụ Đỗ Xích-Thập, Hoàng Liên. Trong triều đình, Nhật-Hồ lão nhân cài Vũ Nhất-Trụ vào. Y leo lên đến địa vị tể thần. Có thời y làm tới Thái-úy phụ quốc, coi toàn bộ binh lực trong tay, kiêm quản Khu-mật-viện một cơ quan an ninh tối cao. Trong năm con y, hết bốn lĩnh chức trọng trấn bên ngoài. Ở nội cung, con gái làm đến Tây-cung quý phi. Vũ Nhất trụ còn cho bắt Vương-phi của Khai-Thiên vương. Họ cài Hoàng Văn vào phủ Khai-Thiên. Đông-Chinh vương làm lại bộ thượng thư, Vương-phi cũng bị bắt làm cây thuốc, để sau này kiềm chế Vương. Bây giờ quần hùng nghe Bảo-Hoà tuyên bố chấm dứt tình trạng gây hấn, cũng như hoà giải, xin lỗi, bồi thường cho các nạn nhân, họ như trút được một gánh nặng. Họ vỗ tay hoan hô hết tràng này đến tràng khác. Bảo-Hoà chờ cho tiếng hoan hô giảm, nàng tiếp: - Điều thứ năm, Về võ công. Giáo chúng nguyên thuộc phái nào, vẫn tiếp tục luyện võ công phái đó. Bản giáo khuyến khích các võ phái gửi đệ tử nhập giáo, để chăm lo việc nước. Tuy nhiên bản giáo lấy bộ Lĩnh-Nam vũ kinh thời vua Trưng làm võ công trấn môn. Đệ tử nào muốn luyện, sẽ được chỉ dạy. Các phái võ gốc Việt từ hải ngoại về đây dự lễ, hầu hết chỉ với mục đích tìm tông tích bộ Lĩnh-Nam vũ kinh. Nay thấy Bảo-Hòa tuyên bố sẽ đem bộ Lĩnh-Nam vũ kinh ra giảng dạy cho giáo chúng, họ nghĩ thầm: - Thế tại sao mình không cho đệ tử nhập giáo Lạc-long để được luyện Lĩnh-Nam vũ kinh? - Điều thứ sáu, bản giáo lấy bảo quốc, hòa dân làm cương yếu hoạt động. Việc giữ gìn xã tắc chống ngoại xâm, cùng giữ an ninh trong nước làm nhiệm vụ của toàn thể con dân Đại-Việt, chứ không phải của triều đình. Các cơ sở bản giáo tại hương thôn đảm trách việc huấn luyện tráng đinh, canh phòng trộm cướp, cứu giúp người khốn nguy. Khi quốc gia hữu sự phải xung quân bảo quốc. Có như vậy ngân khố quốc gia mới không tốn tiền nuôi quân nhiều, dĩ nhiên triều đình sẽ giảm thuế cho dân. Bảo-Hoà vừa dứt, chính Thuận-Thiên hoàng-đế vỗ tay đầu tiên, rồi đến anh hùng các nơi. Bảo-Hoà đợi cho tiếng ồn ào giảm, nàng tiếp: - Điều thứ bẩy, Lạc-long giáo chủ trương hoà hoãn với Trung-quốc. Trong quá khứ Hồng-thiết giáo đi đến đâu đánh đuổi Hoa-kiều thực khốn khổ. Dù tình người với nhau cũng không nên. Huống hồ tộc Hán, tộc Việt vốn gốc từ vua Phục-Hy, Thần-Nông. Về tộc Việt, bản giáo nối liền tình huynh đệ giữa các nước, nguyên thuộc giòng Bách-Việt, để đi đến thống nhất. Đại-Việt, Mân-Việt, Đại-lý, Chiêm-thành, Lão-qua, Chân-lạp, Xiêm-la, bẩy nước, như một. Ranh giới có thể phân, nhưng tình thương yêu huyết tộc không thể chia cắt. Mọi phân chia tình thương yêu tộc Việt đều đáng kết tội. Thiệu-Thái tiếp: - Cương yếu của bản giáo có bẩy điều. Bất cứ ai, không kể nam, nữ, già trẻ, thuộc giòng Bách-Việt đều có thể gia nhập Lạc-long giáo. Như giáo chúng Hồng-thiết cũ, thấy chủ trương của bản giáo có điều không hợp, toàn quyền rút ra. Bản giáo không cấm. Đến đó có tiếng rên la trong hàng giáo chúng, thì ra hai vị đạo trưởng quản giáo bị Chu-sa độc hành hạ, đang nghiến răng vận công chống trả. Đào Nhất-Bách kính cẩn nói với Thiệu-Thái: - Trình giáo chủ, xin giáo chủ cứu trị cho hai anh em đạo-trưởng. Hai đạo trưởng đã được đưa lên đài. Một người đang ôm đầu nghiến răng rên siết. Một người đang ôm hai bàn tay sưng lớn đỏ hỏn. Hai tay run run, mồ hôi vã ra, tỏ vẻ đau đớn cùng cực. Bằng cử chỉ nhu nhã, Thanh-Mai, Bảo-Hòa đỡ họ ngồi trước bàn thờ. Thanh-Mai hỏi: - Hai vị huynh đệ hiện quản đạo nào trong bản giáo? Người nhức đầu nói: - Thưa sứ giả, tiểu nhân tên Chung Hoa quản đạo Mê-linh. Còn sư đệ đây tên Lê Cường quản đạo Ba-vì. Thiệu-Thái vung tay phát chưởng nhẹ nhàng như gió thoảng vào đầu Chung Hoa. Lập tức y rùng mình một cái, rồi ngồi im. Thiệu-Thái lại cầm lấy hai tay Lê Cường, chàng vận công truyền chân khí sang. Bàn tay Lê Cường đang đỏ hỏn, từ từ trở lại bình thường. Khoảng nhai dập miếng trầu, Chung Hoa, Lê Cường cùng hướng vào Thiệu-Thái rập đầu: - Đa tạ giáo chủ cứu mạng. Hàng vạn giáo chúng đến trước đài, quỳ gối: - Xin giáo chủ cứu trị cho thuộc hạ. - Mong ơn giáo chủ giải ách cho thuộc hạ. - Đệ tử cầu mong giao chủ ra tay thần thánh. Thiệu-Thái hướng vào các trưởng lão, giáo chúng: - Bản nhân may học được Hồng-thiết thần công, có thể giải Chu-sa độc chưởng cho bất cứ ai. Vậy anh em giáo chúng hãy về chỗ, trước sau đều được trị. Chàng hướng vào Nhật-Hồ: - Riêng về Nhật-Hồ lão gia cùng các trưởng lão Vũ Nhất-Trụ, Đỗ Xích-Thập, Nguyễn Chí, bản nhân không thể trị được. Bởi nếu chỉ đẩy Chu-sa độc chưởng ra, thì Hồng-thiết công có khả năng. Nay bốn vị dùng độc chưởng đánh người, rồi người dẩy ngược trở về, bản nhân không biết cách trị. Tại sao? Vì Hồng-thiết nội lực bị pha lẫn với nội lực người khác, hoá cho nên chất độc biến đổi đi nhiều. Chàng chỉ vào Đỗ Xích-Thập: - Đỗ trưởng lão dùng độc chưởng đánh Côi-sơn đại hiệp. Côi-sơn đại hiệp dùng nội lực Đông-a đẩy trở về người Đỗ trưởng lão. Hóa cho nên Nhật-Hồ lão gia đã dùng Hồng-thiết thần công cứu trị, mà bệnh thêm nặng ra. Chàng nhìn ông ngoại, rồi tiếp: - Bản giáo tuy xóa bỏ hận thù, nhưng chỉ trong bản giáo. Bản giáo không phải Đại-Việt. Bản giáo chủ trương tuyệt đối tuân theo phép nước. Những ai mang tội với Đại-Việt, cần phải được triều đình ân xá, bản nhân mới dám giải ách cho. Đến đó Thuận-Thiên hoàng-đế đứng dậy, ngài vận nội lực nói lớn: - Lý-công-Uẩn, đệ tử phái Tiêu-sơn, được anh hùng các phương tín nhiệm, tôn lên ngôi vua, hầu lo cho trăm họ Đại-Việt. Mới đây lại được Hồng-Sơn đại phu, nguyên là Nam-quốc vương, truyền nhân của vua Lê trao thêm nhiều trọng trách. Bây giờ tại hạ xin tuyên bố đức trạch của đại phu trước anh hùng thiên hạ. Đức trạch của đại phu gồm năm điều. Ngừng lại một lát, ngài tiếp: - Điều thứ nhất, kể từ giờ phút này, đại xá thiên hạ. Đại xá có ba phần. Phần thứ nhất đại xá hình phạt. Bất cứ ai phạm tội gì, đang ở tù, hoặc đang trong vòng điều tra thụ án, đều được ân xá. Phần thứ nhì, đại xá thuế. Bất cứ con dân Đại-Việt nào còn thiếu thuế những năm về trước, đều được ân xá. Phần thứ ba đại xá lao dịch. Những người nghèo phải bán thân, bán con làm nô bộc, triều đình xin chủ cho họ về nhà làm ăn. Triều đình sẽ bồi hoàn bằng cách khấu trừ tiền thuế những năm sau. - Điều thứ nhì, phàm những người già, tuổi từ bẩy mươi trở đi, việc phụng dưỡng tuy do con cháu, nhưng ngày lễ sinh nhật thất tuần An-vũ-sứ, Tiết độ sứ phải trích công khố mua lụa, cùng khánh bạc thay triều đình đến mừng. Lễ mừng sinh nhật cứ tiếp tục hàng năm cho đến khi qua đời. Người nào thọ tới tám mươi, ngày khánh thọ, đích thân Tể-tướng sẽ đại diện triều đình mang khánh vàng tới dự lễ tế sống. Lễ tế sống tiếp tục hàng năm, cho đến khi qua đời. - Điều thứ ba, việc trị bệnh các con dân Đại-Việt, triều đình ủy cho phái Sài-sơn. Mỗi xã sẽ có ít nhất một y sĩ đảm trách. Mỗi huyện sẽ có một chẩn y viện, để những người bệnh nặng đến nằm chữa trị. Những y sĩ nào đang hành nghề, phải trình diện đại phu, để được xét lại khả năng, bổ vào chỗ xứng đáng. Người nào không đủ khả năng sẽ được dạy dỗ thêm. - Điều thứ tư, hàng năm, các hương dịch phải tấu về triều những lương gia phụ nữ tiết liệt, để triều đình ban sắc Tiết hạnh khả phong hầu tưởng thưởng. Nhà nào một vợ, một chồng sinh năm con trở lên, đều được miễn thuế. Nếu nhà không có ruộng, mỗi con được cấp một mẫu công điền, miễn thuế. Nhà nào khéo dạy con, những bậc thầy giỏi hương ấp, hương dịch phải tâu về, để triều đình ban sắc tưởng thưởng. - Điều thứ năm, về binh dịch. Trai tráng tuổi mười sáu trở đi, được ghi tên vào sổ, gọi là hoàng nam. Hoàng nam vẫn học văn, luyện võ. Đến mười tám tuổi, ai tình nguyện đầu quân, ngoài tiền lương bổng ra, mỗi người được cấp một mẫu công điền. Ruộng đó do hoàng nam trong xã cầy cấy, thu hoạch cho, để sau này khi mãn hạn về, còn có tài sản chi dùng. Người nào lập được chiến công, thì thầy, cha mẹ, hương dịch đều được sắc khen. Người nào tuẫn quốc, hương dịch phải thay mà phụng dưỡng cha mẹ già, chu cấp cho con côi, vợ góa. Ngài vừa ngừng, thì tiếng hò reo hoan hô vang vang như muốn rung động trời đất. Lý Đạo-Nghĩa giữ quyền Tể tướng lên đài hướng vào bàn thờ lễ tám lễ, rồi nói: - Tuân chỉ dụ của đức Hoàng-đế. Các chức sắc trong Hồng-thiết giáo đều được ân xá. Vì vậy Đàm quốc cữu, trước làm Đô nguyên soái, thái-phó, tổng trấn Thăng-long. Nay chức tước vẫn giữ nguyên. Duy chức tổng trấn Thăng-long đã giao cho Tạ Sơn, vì quốc cữu cao niên. Các con quốc cữu cũng được ân xá, giữ nguyên chức tước cũ. Thấy Hoàng-đế lờ đi, không xét đến tội âm mưu với Tống, để được làm vua, một tội nhục nhã vô cùng. Đàm Can đến trước Thuận-Thiên hoàng đế quỳ gối lạy tạ. Thuận-Thiên hoàng-đế rơm rớm nước mắt: - Đàm huynh! Người cùng ta nguyên kết bạn. Người lại có công phò ta lên ngôi vua. Con gái người ta đã phong quí phi. Người bị quỷ kinh, ma thư Hồng-thiết làm mờ cả trí minh mẫn. Nay người thoát ách, ta mừng cho người. Lý Đạo-Nghĩa tiếp: - Còn trưởng lão Hoàng Văn, tiềm ẩn trong phủ Khai-Thiên vương, bắt giam Vương-phi làm ô uế hoàng tộc. Tội phải lăng trì, chu di tam tộc. Nay được ân xá tất cả. Nhưng Hoàng trưởng lão nguyên là mệnh quan Tống-triều, tước phong hầu, triều đình sẽ để trưởng lão cùng gia quyến, của cải trở về Trung-nguyên. Hoàng Văn đến trước Khai-Thiên vương quỳ lạy tám lạy: - Vương gia! Hoàng Văn này tội đáng chết trăm lần. Nay được ân xá, xin khấu đầu tạ tội với Vương-gia. Khai-Thiên vương dở khóc dở cười, ông đỡ Hoàng Văn dậy: - Hoàng quân hầu chẳng nên đa lễ. Vương nghĩ lại trước đây mình ác cảm với Thiệu-Thái, nay muốn bảo chàng giải Chu-sa độc tố cho y mà Vương ngượng. Vương đưa mắt nhìn Mỹ-Linh. Mỹ-Linh hiểu ý phụ vương. Nàng nói: - Hoàng quân hầu mau tới bái kiến tân giáo chủ để được trục Chu-sa độc chưởng. Hoàng Văn tới trước Thiệu-Thái quỳ xuống. Chàng vung tay lên, chưởng hướng vào chân y. Y bay bổng lên cao, lộn đi ba vòng rồi rơi xuống đài. Máu cùng nước vàng tiết ra ở hai bàn tay y hôi tanh khủng khiếp. Máu càng ra nhiều người y càng hồng hào lên. Lát sau máu không rỉ ra nữa. Y lạy tạ Thiệu-Thái: - Đa tạ giáo chủ. Được đức Hoàng-đế cùng giáo chủ ân xá. Thần xin làm một con dân thực ngoan của Đại-Việt để báo ân đức này. Lý Đạo-Nghiã tiếp: - Trưởng lão Đỗ Xích-Thập cùng trưởng lão Hoàng Liên can tội làm nội ứng cho Tống. Nay trưởng lão Hoàng Liên qua đời rồi, tội lỗi cũng theo luôn. Trưởng lão Đỗ Xích-Thập cũng được ân xá hết tội trạng. Lý Đạo-Nghĩa hướng vào quần hùng: - Những giáo chúng phạm tội với triều đình, đều được ân xá. Tuy nhiên trước đây, giáo chúng Hồng-thiết gây ra nhiều oán hờn với các gia, các phái, triều đình kêu gọi các gia các phái xoá bỏ hết hận thù cùng nhau giữ nước. Đến đó lại có mấy đạo trưởng bị độc chưởng Nhật-Hồ hành, họ kêu thét lên. Bảo-Hòa đưa họ lên đài cho Thiệu-Thái trị. Thiệu-Thái đến trước thầy trò Nhật-Hồ, chắp tay: - Nhật-Hồ lão nhân cùng các vị đang bị trúng độc. Tiểu bối xin vì các vị trị độc, để gỡ cái ách cho các vị. Nhật-Hồ lão nhân cười nhạt: - Thằng bé con kia! Ta tuy bại dưới tay người, nhưng ta không phục. Nếu người muốn ta phục, người phải khai ra hai điều. Điều thứ nhất nội công Tiêu-sơn luyện tập kết quả rất chậm. Tại sao tuổi ôn con như người công lực lại cao đến trình độ không biết đâu mà lường? Điều thứ nhì, mi học Hồng-thiết mật công ở đâu, mà có thể giải được Chu-sa độc chưởng của ta. Người phải nói thực, vì Chu-sa độc chưởng của Tây-dương giáo chủ ta đã biến đổi đi, dù chính lão nhân gia hiện diện cũng không giải được. Thiệu-Thái tính người chân thật, chàng không muốn dấu diếm lão, khi lão đã trở thành thân tàn ma dại: - Lão tiên sinh đặt câu hỏi thực phải. Nguyên tiểu bối cùng công chúa Bình-Dương bị đại sư Nguyên-Hạnh dùng Chu-sa độc chưởng đánh bại, rồi bắt giam vào Hồng-hương mật cốc. Tại đây, người cũng giam Bồ-tát Sùng-Phạm, cùng Bố-Đại hòa thượng với phu nhân của người tên Đỗ Lệ-Thanh. Chính Bồ-tát Sùng-Phạm đã trút một trăm năm Thiền-công, Đỗ Lệ-Thanh đã truyền Hồng-thiết mật công Trung-nguyên cho tại hạ. Nhật-Hồ cau mày: - Người nói lạ, Thiền-công của Sùng-Phạm vốn vô sắc, vô tướng. Còn Hồng-thiết mật công phải luyện với độc tố, thuộc loại hữu sắc, hữu hình. Làm sao người trộn làm một được? Họa chăng người có tài bao gồm cả Vạn-tín hầu Lý Thân, Bắc-bình vương Đào Kỳ, Công-chúa Yên-lãng Trần Năng và Tăng-giả Nan-đà. Thiệu-Thái mỉm cười: - Lão nhân thực xứng đáng thiên tài võ học. Điều gì lão nhân cũng biết hết. Tiểu bối... Đến đây có tiếng Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai chàng: - Đừng nói hết ra. Lão đang dò hỏi, để học lóm đấy. Thiệu-Thái tỉnh ngộ: - Tiểu bối được sư phụ dạy cho. - Sư phụ của người là ai? - Tiểu bối không biết. Khi thì người bảo người chẳng là cái đếch gì. Khi thì người bảo người cũng như cục phân trâu. Nhật-Hồ lão nhân chỉ vào các trưởng lão: - Mi làm giáo chủ, mà bất quá chỉ trị được cho mấy đứa đạo trưởng, còn các trưởng lão mi không trị được e cũng vô ích. Mi có giỏi, hãy trị độc chưởng Chu-sa cho chúng đi. Nghe Nhật-Hồ thách, Thiệu-Thái vẫy tay gọi Đặng Trường. Y bị Nhật-Hồ vỗ thuốc tê vào đầu, người y mơ mơ hồ hồ, không cử đông được. Nhưng y cũng hiểu tất cả những diễn biến xẩy ra. Y tiến lại trước chàng quỳ gối xuống: - Thuộc hạ xin giáo chủ cứu trị. Thiệu-Thái để tay lên đầu y, chàng vận Thiền-công đẩy nhẹ. Y rùng mình một cái, máu mũi y tuôn ra xối xả. Các cao nhân ngồi trên đài đều kinh ngạc. Họ tưởng Thiệu-Thái xử dụng công lực quá mạnh, khiến y bị thương. Nhưng họ thấy máu ra xối xả, mà trên gương mặt y hiện ra nét hân hoan. Máu càng ra nhiều, mặt y càng tươi lên. Khoảnh khắc máu ngừng chảy. Hoàng Văn đứng dậy. Y hít hơi vận chân khí, thấy lưu thông như thường biết rằng cả thuốc tê lẫn Chu-sa độc chưởng được trục ra khỏi cơ thể. Y hiểu mình đã thoát cái ách mấy chục năm bị Nhật-Hồ khoác vào thân. Trước đây mỗi lần Nhật-Hồ tung thuốc vào giáo chúng làm cho tê liệt, sau đó muốn giải, lão cũng dùng thuốc chứ, không dùng thần công. Bây giờ Thiệu-Thái dùng thần công, chứng tỏ công lực chàng cao hơn lão nhiều, khiến giáo chúng nhìn chàng với con mắt khâm phục hơn. Hoàng-Văn quỳ gối lạy Thiệu-Thái: - Đa tạ giáo chủ giải ách. Y đến trước Nhật-Hồ lão nhân lạy ba lạy: - Giáo chủ! Sư phụ. Không phải thuộc hạ phụ lão gia, mà chính lão gia phụ thuộc hạ. Theo luật lệ bản giáo, khi có người thắng được giáo chủ bằng Hồng-thiết thần công, người đó đương nhiên thành tân giáo chủ. Bây giờ Thân thế-tử thắng giáo chủ, thuộc hạ xin theo về người. Thuộc hạ tạ từ giáo-chủ ở đây. Y đến trước Trần Tự-An quỳ xuống rập đầu binh binh bốn lần: - Côi-sơn đại hiệp. Tại hạ bị ma tính, quỷ tính Hồng-thiết kinh làm cho trở thành con quái. Tại hạ đã làm hại đại hiệp cùng phái Đông-a, tội ác không thể chết một lần mà trừ được. Hôm nay tại hạ xin cúi đầu, để lĩnh phạt của đại hiệp. Trần Tự-An là một bác học thời đại. Ông chỉ cứng rắn với kẻ ác. Còn đối với người hối lỗi, lòng dạ ông lại rất rộng. Ông đỡ Đặng Trường dậy: - Đặng trưởng lão. Khi người đã hối hận, muôn ngàn tội lỗi theo đó trôi đi. Hãy quên tất cả, để cùng nhau lập Lạc-long giáo. Thiệu-Thái tiến đến trước Lê Đức, vung tay nói: - Lê trưởng lão. Trong bản giáo người có cái nhìn rộng nhất, kiến thức cao nhất. Ta giải ách cho người, để người đem tài năng ra kiến thiết Đại-Việt. Nói rồi chàng vung tay đẩy một chưởng vào lưng Lê Đức. Y rùng mình một cái đứng dậy. Nhấp nhô mấy cái, đã rời xa đài, tới chỗ đất trống, y cúi xuống mửa. Y mửa ra đờm trắng, vàng bầy nhầy. Y mửa trong khoảng ăn một bữa cơm, thì hết. Trở lại đài, y rập đầu trước Thiệu-Thái: - Đa tạ giáo chủ giải ách. Y đến trước Nhật-Hồ từ tạ: - Sư phụ! Sư phụ truyền Hồng-thiết kinh cho đệ tử. Nhưng sư phụ cũng cấy vào người đệ tử một con quỷ. Đệ tử làm ác bao năm, nào có biết mình ác! Bây giờ Thân thế-tử giúp đệ tử thoát khỏi quỷ nghiệp, đệ tử phải theo người, chuộc tội với Đại-Việt. Mong sư phụ hiểu cho đệ tử. Phạm Trạch đến trước Thiệu-Thái: - Thuộc hạ kính xin giáo chủ gia ân. Thiệu-Thái vung tay một cái, chưởng lực như có như không đánh vào đỉnh đầu y. Lập tức mười đầu ngón chân y như bị cắt, máu đen chảy tuôn ra. Phạm Trạch ngồi xuống vận công đẩy chất độc. Phút chốc y đứng dậy, tạ Thiệu-Thái: - Đa tạ giáo chủ cứu thuộc hạ. Y cũng đến trước Nhật-Hồ từ tạ, rồi đứng chắp tay đứng sau Thiệu-Thái. Lê Ba đưa mắt nhìn Hồng-Sơn đại phu. Y biết, nếu Hồng-Sơn đại phu không tha tội ắt Thiệu-Thái sẽ chẳng bao giờ ra tay gỡ ách cho y. Xưa nay, y ngồi ở vị thế cao hơn Hồng-Sơn đại phu, thế mà bây giờ y phải tạ tội với ông, đời nào y chịu? Vì vậy y tới trước Nhật-Hồ lão nhân: - Sư phụ! Người không phải giáo chủ. Người trở thành con quỷ rồi. Khi tôi đang làm một đạo sĩ, hành y đạo cứu dân, người xuất hiện, thuyết giảng Hồng-thiết kinh. Nhiệt tình với đất nước, tôi bỏ hết, theo người những mong xây dựng một nước theo Hồng-thiết giáo. Thế nhưng người phóng Chu-sa độc chưởng vào tôi, mà không bao giờ gỡ ra. Hôm nay, được hoàng-đế ân xá, tôi không mặt mũi nào nhìn anh hùng thiên hạ, cũng như con em bản giáo. Tôi vẫn tôn thờ thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh, cho nên tôi không muốn ở trong Lạc-long giáo, cũng chẳng muốn theo người nữa. Tôi từ tạ người ở đây. Đến đó y hướng vào giáo chúng: - Hỡi con em Hồng-thiết giáo! Bấy lâu nay chúng ta tôn thờ thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh, tại sao phút chốc chúng ta lại phải cúi đầu tôn phục thằng nhãi con, cháu ngoại Lý Công-Uẩn làm giáo chủ? Giáo chủ Nhật-Hồ lão nhân, thất đức, chúng ta phải truất phế lão, đó là điều đương nhiên. Sau lão, đến ta lên làm giáo chủ mới xứng đáng. Vậy ta đi đây. Nếu con em nào còn muốn trung thành với nhị thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh, mau cùng ta kiến thiết lại bản giáo. Nói rồi y định bước xuống đài. Nhưng y vừa tới mép đài, có bóng vàng thấp thoáng. Một người đáp nhẹ như chiếc lá trước mặt y, đến nỗi suýt nữa hai người chạm vào nhau. Kinh hoàng, y vội nhảy lùi lại một bước. Người kia nhảy theo sát y như bóng với hình. Biết gặp kình địch. Y lộn liền ba vòng, tránh ra xa. Trong khi đó, y đẩy trở lại một chưởng. Bóng vàng vung chưởng đỡ. Binh một tiếng. Cả hai lảo đảo lui lại. Lê Ba quát lên: - Mi là ai? Ta với mi không thù, không oán. Hà cớ gì mi cản đường ta? Mọi người nhìn lại, bóng vàng đó là một nhà sư mặc cà sa đại hồng. Đôi mắt nhà sư chiếu ra tia hàn quang lấp lánh, chứng tỏ nội công cao thâm không biết đâu mà kể. Nhưng mặt nhà sư lạnh lùng, trơ như gỗ, xấu xí đến kinh khủng. Rõ ràng ông mang mặt nạ da người. Quần hùng coi hình dáng, dường như nhà sư còn rất trẻ. Ai cũng kinh ngạc vì Lê Ba ở ghế sư thúc của Hồng-Sơn đại phu. Nguyên võ công Sài-sơn của y đã cao thâm không biết đâu mà lường. Y lại luyện thêm Chu-sa Nhất-Hồ độc chưởng. Thế mà vừa rồi nhà sư giao nhau một chưởng với y, bất phân thắng bại. Khi nhà sư xuất hiện, đám Tự-Mai, Tôn Đản, Thanh-Mai đều đưa mắt nhìn nhau, rồi nhìn Bảo-Hòa. Vì chính ông đã cứu Bảo-Hòa trong ngày giỗ Lệ-Hải Bà-vương. Chính ông đánh bọn Triệu Huy cứu Thanh-Mai. Khi Mỹ-Linh, Thanh-Mai, Bảo-Hòa bị giam trong hầm đá. Ông đánh thuốc mê cả bọn Triệu Huy, rồi vào sao chép Lĩnh-Nam vũ kinh. Tiếp theo, ông xuất hiện trong Vạn-thảo sơn trang chữa bệnh cho Bảo-Hòa. Gần đây nhất, ông đến trang Yến-vĩ sương sen ném tên Qúy-Toàn vào chuồng hôi, cùng giết cả nhà tên Đặng Đức-Kềnh. Nhà sư trẻ không trả lời. Ông xuất một chiêu quyền rất quái dị đánh thẳng vào giữa ngực Lê Ba. Lê Ba thấy kình phong đối thủ trầm trọng vô cùng. Y không giám coi thường, vung chưởng đỡ. Khi hai chưởng sắp giao nhau, y ngẩn người ra, vì chưởng của nhà sư biến thành hư không. Vèo một tiếng, chưởng của Lê Ba như đánh vào một quãng không. Nhà sư bật tay một cái, chưởng hướng đỉnh đầu Lê Ba, giống như người ta đùa cợt, không một chút lình lực. Lê Ba vội trầm xuống tránh, thì nhà sư phát một chỉ dương cương mãnh liệt hướng bụng y. Chỉ lực rít lên vo vo. Lê Ba tung người lên không tránh thế chỉ. Nếu nhà sư đánh theo một chỉ nữa ắt Lê Ba hết sống. Nhưng nhà sư tần ngần đứng im. Tự-An đưa mắt hỏi Đặng Đại-Khê: - Đặng huynh! Hai chiêu đầu hao hao giống Thiên-vương chưởng của phái Sài-sơn. Còn chiêu chỉ phải chăng Lĩnh-Nam chỉ? Đặng Đại-Khê trả lời bằng cái gật đầu. Trên đài, nhà sư dùng Thiên-vương chưởng tấn công Lê Ba khiến y luống cuống chân tay. Những cao thủ hạng nhất đều thấy rằng công lực nhà sư không cao hơn Lê Ba. Nhưng ông dùng Thiên-vương chưởng khi cương, khi nhu, khi thực, khi hư, khiến y không biết đường nào mà phản công. Đặng Đại-Khê, Trần Tự-An, Hồng-Sơn đại phu tụ lại bên Minh-Không đại sư chỉ chỏ bàn tán. Minh-Không hỏi Tự-An: - Trần đại hiệp. Đại hiệp có kiến thức uyện bác nhất Đại-Việt. Đại hiệp thử đoán xem nhà sư kia học võ với ai? Mà khi dùng võ công Sài-sơn, khi dùng võ công Tản-viên. Lạ một điều, võ công Sài-sơn xưa nay vốn cương nhu hợp nhất. Thế mà nhà sư trẻ phân ra khi cương, khi nhu, khiến Dương đạo sư không biết đâu mà ứng phó. Từ lúc nhà sư trẻ xuất hiện, trong lòng Tự-An thấy một tình cảm lạ lùng dâng lên. Buồn cũng không phải, thương cảm cũng chưa hẳn, vui cũng chẳng đúng. Tự nhiên ông thấy hồi hộp lạ lùng. Nay nghe Minh-Không hỏi, ông đáp: - Lúc vị tiểu sư phụ nhảy lên đài, người dùng thân pháp phái Đông-a. Chiêu chưởng đầu tiên tên Lôi đả ngạc ngư của Sài-sơn. Chiêu này đã thất truyền. Đến Hồng-Sơn đại phu cũng không biết. Sao tiểu sư phụ lại xử dụng thành thạo vô cùng? Sau đó lại dùng Lĩnh-Nam chỉ. Xét về hai loại võ công này, hiện nay chỉ có phò mã Đào Cam-Mộc, Bảo-Hòa biết xử dụng. Nhưng Phò-mã chỉ xử dụng được Phục-ngưu thần chưởng dương cương với Lĩnh-Nam chỉ, chứ không biết xử dụng âm chỉ. Còn Bảo-Hoà có thể xử dụng một tay âm, một tay nhu từng chiêu một, chứ không thể hai tay luân phiên xử dụng cương nhu như thế kia. Nhà sư tấn công tới tấp, khiến Lê Ba cứ phải lùi hoài. Khi y lùi đến cạnh Nhật-Hồ lão nhân, lão xỉa một ngón tay vào hông nhà sư. Nhà sư kinh hãi nhảy lui lại tránh. Nhờ đó Lê Ba có cơ hội phản công. Bình, bình, bình. Y phóng ra ba chiêu Thiên-vương chưởng. Chưởng phong như núi đổ ập xuống. Nhà sư trả lại bằng ba chiêu Thiên-vương chưởng. Minh-Không hỏi Hồng-Sơn đại phu: - Đại phu! Xin đại phu cho biết, Lê lão sư có còn thuộc phái Sài-sơn không? Hồng-Sơn đại phu cười nhạt: - Dù Công-Uẩn sư huynh có đại xá thiên hạ. Dù cho Lạc-long giáo chủ xoá bỏ thù hận. Nhưng Lê Ba làm hại bản phái thái quá. Tại hạ không thể tha thứ cho y. Hồng-Sơn đại phu cũng như đệ tử Sài-sơn, thấy nhà sư trẻ xử dụng Thiên-vương chưởng cực kỳ huyền ảo. Họ đứng ngây người ra mà nhìn. Nguyên sau khi đánh tan giặc Ân, Phù-đổng Thiên-vương lên núi Sài-sơn qui ẩn. Ngài mở phái, thu dụng đệ tử. Trong thời gian đó, ngài chế ra bẩy mươi hai chiêu chưởng. Trong mỗi chiêu bao gồm cả cương lẫn nhu. Khi cương, chân khí bốc ra nóng bỏng. Khi nhu chân khí hoàn toàn băng giá. Đời sau đặt tên pho chưởng ấy tên Thiên-vương chưởng. Đến thời Lĩnh-Nam, pho chưởng chỉ còn có hai mươi chiêu. Sau Bắc-bình vương Đào Kỳ tìm ra bộ Văn-lang võ kinh, trong đó có chép đủ 72 chiêu, trao lại cho Nam-Hải nữ hiệp. Nhưng Nam-Hải nữ hiệp chưa luyện xong, bà đã tuẫn quốc. Khi Bắc-bình vương tuân chỉ vua Trưng, chép bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, có chép pho chưởng này lại. Trải đến đời sư phụ Hồng-Sơn đại phu, Thiên-vương chưởng chỉ còn mười tám chiêu. Tuy vậy yếu chỉ để luyện, trong phái vẫn còn lưu truyền, mang tên Thiên-vương mật dụ. Lê Ba dùng trăm khôn nghìn khéo giúp ông lên làm chưởng môn, rồi xin ông cho xem Thiên-vương mật dụ. Ông từ chối. Sau y khống chế Vũ Thiếu-Nhung, bắt nàng lấy trộm mật dụ cho y. Không ngờ nàng chịu chết, chứ không nỡ hại chồng. Hồng-Sơn đại phu kinh ngạc tự nghĩ: - Ta nghe nói Thanh-Mai, Bảo-Hòa, Mỹ-Linh tìm ra nơi chép Linh-Nam vũ kinh. Có thể họ biết cách luyện Thiên-vương chưởng. Nhưng dù họ có cuốn phổ, mà không biết Thiên-vương mật dụ, sao luyện thành? Nhà sư là ai, mà y lại xử dụng thành thạo Thiên-vương chưởng thế kia? Từ lúc nhà sư xuất hiện, trong lòng Bảo-Hoà nổi lên một cơn bão tố. Tim nàng đập loạn xạ. Mặt nàng khi trắng khi hồng. Vì nhà sư này, chính người theo sát bên nàng mấy năm qua, không lúc nào rời. Lần đầu tiên, nàng tuân chỉ của mạ mạ, cùng anh theo dõi hành tung của bọn Địch Thanh. Trên đường hành sự nàng gặp nhà sư. Nhà sư tỏ ra hào sảng, cho nàng biết rằng chính ông cũng theo dõi bọn Địch-Thanh. Thế rồi ai bên cùng làm chung một việc. Bảo-Hoà không theo Phật giáo. Vì vậy dọc đường nàng trêu chọc, châm biếm nhà sư, làm tình làm tội thế nào nhà sư cũng không giận. Chọc nhà sư chán, nàng sai nhà sư thi hành không biết bao nhiêu công tác khó khăn, lạ lùng thay nhà sư vẫn vui vẻ chiều nàng. Một lần nàng nói đùa: Thôi tiểu sư phụ đừng đi tu nữa. Tôi nói với mạ mạ, cưới tiểu sư phụ làm chồng quách. Bảo-Hoà tưởng với câu nói đùa này nhà sư sẽ nhảy dựng lên. Nào ngờ, ông e thẹn, cúi đầu xuống không trả lời. Từ đấy trong lòng Bảo-Hoà nảy sinh ra mối nhu tình với nhà sư. Khi đến trấn Thanh-hoá, nàng bị bọn Địch Thanh, Dư Tĩnh tấn công. Nhà sư nhảy vào cứu nàng. Nhưng ông cặp nàng chặt quá. Sự đụng chạm cơ thể lần đó khiến người Bảo-Hoà như tê liệt. Từ đấy nàng yêu thương nhớ nhung nhà sư, mà nàng không hề biết mặt mày. Hồi bị bọn Triệu Huy giam ở hầm đá, trong khi nàng bị trúng độc mê man. Nhà sư xuất hiện, dùng châm cứu trị bệnh cho nàng. Mỹ-Linh còn kể, nhà sư chép toàn thể bộ Lĩnh-Nam vũ kinh mang đi. Rồi tới hôm nàng bị Hồng-Sơn đại phu phóng thuốc độc vào người, không thể thoát khỏi Vạn-thảo sơn trang. Nhà sư lại xuất hiện cứu nàng. Hai người yêu nhau say đắm ngay từ đêm ấy. Bẵng đi hơn năm trời, bây giờ, nhà sư lại xuất hiện, với võ công cao thâm ngang với Đại-Việt ngũ-long. Trên đài Lê-Ba bắt đầu dùng Chu-sa độc chưởng. Mỗi chưởng của y đánh ra đều có mùi tanh hôi khủng khiếp. Nhà sư biết thế, ông dùng Lĩnh-Nam chỉ pháp trả đòn. Chỉ phong véo, véo, tuôn ra. Mỗi chỉ như mũi kiếm đâm thủng màn chưởng của Lê Ba. Lập tức y cảm thấy đau nhói ở ngực. Y kinh hãi nghĩ: - Cơ chừng này, mình chắc bỏ mạng tại đây mất thôi. Bây giờ Hồng-thiết giáo tan vỡ. Mộng bá vương tan như sương. Thôi thì mình bắt lấy đứa con gái nào đó làm con tin, hầu thoát thân. Sau đó kiếm nơi hang cùng, dùng làm cây thuốc, an hưởng tuổi già. Nghĩ vậy y đánh liền ba chưởng, bình, bình, bình. Rồi y nhảy khỏi đài. Nhà sư không tha, ông đuổi theo. Như ánh chớp, Lê Ba xẹt đến khán đài phái Sài-sơn. Y chụp một nữ đệ tử phái này đơ lên đỡ chỉ của nhà sư. Nhà sư vội hướng chỉ ra chỗ khác, nhảy lùi lại. Một tay Lê Ba túm nữ đệ tử kia, một tay phóng chưởng đánh nhà sư. Nhà sư kinh hãi, chỉ biết nhảy nhót tránh né. Hai đệ tử phái Sài-sơn tung mình tấn công Lê-Ba cứu đồng môn. Mọi người nhìn lại đó là Dương-Bình với Lê-Văn. Hồng-Sơn đại phu vội trở về khán đài của mình. Ông hiểu liền. Thì ra nữ đệ tử mà Lê Ba chụp làm bia đỡ chỉ của nhà sư, chẳng ai khác hơn Lê Thiếu-Mai. Hồng-Sơn đại phu quát lớn: - Ngừng tay! Dương Bình, Lê Văn nhảy lùi lại sau bố. Nhà sư trẻ cũng thu chỉ về. Hồng-Sơn gườm gườm nhìn Lê Ba. Ông nói với y: - Sư thúc! Việc làm của sư thúc gây ra biết bao nhiêu oán hờn. Tôi vì đại nghĩa, tuân chỉ ân xá của Thuận-Thiên hoàng-đế, cùng lời cầu khẩn của Lạc-long giáo, không truy cứu tội của sư thúc. Hà cớ gì sư thúc còn định bắt Thiếu-Mai làm bia đỡ đòn? Lê Ba cười nhạt: -- Người muốn ta thả Thiếu-Mai ra ư? Cũng được. Người phải nạp Vũ Thiếu-Nhung cho ta. Vũ Thiếu-Nhung trước kia làm vợ nhà ngươi. Nhưng sau đó nàng thuận dâng hiến cho ta. Vì vậy nàng là vợ ta. Cho nên ta muốn mang nàng đi. Ta tìm không thấy nàng, bắt con gái thay vào. Không mẹ thì con, có gì là lạ đâu? Mi cản ta như thế này mà bảo rằng phải lý ư? Nếu mi để cho ta đi, mọi truyện sẽ tốt đẹp. Bằng không, ta bóp chết y thị. Nhà sư trẻ quát lên một tiếng. Ông tung ra một chiêu chưởng hướng Lê Ba. Chưởng phong cực kỳ trầm trọng. Nếu Lê Ba có đưa Thiếu-Mai ra đỡ, cả y lẫn nàng thịt nát xương tan. Y vội tung nàng lên cao, phát một chiêu Thiên-vương chưởng đỡ. Trong khi y lùi liền ba bước để hoá giải kình lực của nhà sư trẻ. Nhà sư trẻ tiến lên, đánh liền ba chưởng nữa. Lê Ba phải lùi liền ba bước. Nhà sư bắt lấy Thiếu-Mai. Lê Ba thấy mất Thiếu-Mai, y tiến lên phóng chưởng phản công. Nhà sư trẻ cặp Thiếu-Mai vào nách, tay phải đỡ chưởng của Lê Ba. Bình một tiếng. Cả hai bật lui lại một bước. Thình lình Lê Ba lui liền hai bước. Vèo một tiếng, y xẹt qua khán đài phái Sài-sơn, tay y chụp một phụ nữ khác ở phía sau. Bà chính là Vũ Thiếu-Nhung. Quần hào la hoảng. Lê Ba lầm lỳ nhìn mọi người. Sắc mặt y tím bầm, coi thực khủng khiếp. Hồng-Sơn đại phu định xuất chưởng tấn công y, Lê Văn tới trước ông quỳ xuống: - Bố! Bố coi như mẹ con chết rồi. Bố để cho y mang mẹ con đi. Nếu bố tấn công y, ắt mẹ con chết. Hồng-Sơn đại phu bị Lê Ba nói điều bí mật dơ bẩn của vợ ông ra trước quần hùng. Lòng tự ái nổi dậy, ông nghiến răng: - Lê Ba! Trước kia ta tôn kính mi biết bao! Nay chính mi hại mi, mi đừng trách ta tàn bạo. Ông vung chưởng tấn công y. Thấp thoáng bóng xanh, Thanh-Mai đã đứng trấn trước ông: - Sư phụ! Sư phụ để con thanh lý môn hộ. Với cái thứ người dơ bẩn như Lê Ba, sư phụ không nên hạ thể giao chiến với y. Hồng-Sơn đại phu biết công lực Thanh-Mai hiện giờ cao không thua gì ông. Nàng lại học được phương pháp dĩ độc trị độc của phái Đông-a, ắt nàng đủ sức kiềm chế Lê Ba. Ông lui lại. Thanh-Mai phát chiêu Đông-hải lưu phong của phái Đông-a. Nàng vận đủ mười thành công lực. Chưởng phong cuộn như một cơn gió lốc. Lê Ba kinh hãi vung chưởng đỡ. Chưởng của y có mùi hôi tanh nồng nặc. Ầm một tiếng. Y bật lui hai bước. Trong khi Thanh-Mai lui một bước. Lê Ba biết mình khó thắng Thanh-Mai. Mà dù y có thắng nàng, ắt Thiên-trường ngũ kiệt sẽ lâm chiến. Vốn tính tàn ác, vô tình, bạc nghĩa, y chuyển tay ôm Vũ Thiếu-Nhung trước ngực, rồi cười: - Con nha đầu kia, mi có giỏi cứ phát chưởng đi. Thanh-Mai không dám phát chưởng. Vì nàng sợ làm sư mẫu tổn thương. Mọi người ngơ ngác, không biết giải quyết sao. Thì sư thái Tịnh-Huyền ghé tay Lâm Huệ-Phương, Mỹ-Linh nói nghỏ mấy câu. Huệ-Phương tiến đến gần Lê Ba chắp tay: - Lê sư thúc. Nếu sư thúc muốn, tiểu nữ nguyện thay cho chị Thiếu-Nhung. Sư thúc muốn băm vằm, mổ xẻ thế nào tiểu nữ cũng không oán hận. Hồng-Sơn đại phu chưa kịp cản, Huệ-Phương đã chạy đến bên Lê Ba. Lê Ba vốn là con quỷ dâm dục. Từ hôm thấy Huệ-Phương về làm dâu Vạn-thảo sơn trang, y thèm đến dỏ dãi ra. Trong lòng y nguyện phải bắt cóc nàng làm cây thuốc. Vừa rồi, y định bắt nàng. Nhưng thấy nàng ngối gần Hồng-Sơn đại phu. Y không giám. Y chuyển ra ý bắt Vũ Thiếu-Nhung mang đến một chỗ kín nào đó, dùng làm cây thuốc luyện công. Bây giờ Huệ-Phương tình nguyện, điều y cầu mà không được.Y tung Thiếu-Nhung ra, chụp Huệ-Phương. Thì nhanh như chớp, sư thái Tịnh-Huyền xẹt tới xớt nàng. Mỹ-Linh xớt Thiếu-Nhung nhảy lui. Trong khi đó nhà sư trẻ tấn công y bằng ba chỉ liên tiếp. Quần hùng thấy sư thái Tịnh-Huyền lập mưu cứu được Thiếu-Nhung, Huệ-Phương, đều thở dài nhẹ nhõm, vỗ tay hoan hô. Bỗng Mỹ-Linh kêu lớn lên: - Hồng-Sơn phu nhân làm sao rồi! Lê Thiếu-Mai vội chạy lại bắt mạch. Nàng tìm ra trên ngực bà có con dao nhỏ đâm giữa vùng tim. Mặt bà tái mét, hơi thở dồn dập. Bà nói rất khó khăn: - Con! Con tha thứ cho mẹ. Thân mẹ dơ bẩn, thực không xứng đáng làm người nữa. Hồng-Sơn đại phu móc trong bọc ra ba viên thuốc bỏ vào miệng bà. Ông vận nội lực đẩy thuốc xuống bao tử, phút chốc mặt bà tươi lên. Bà mỉm cười: - Đại phu! Thiếp không hề phụ đại phu. Bằng chứng thiếp chịu đau bốn mươi chín ngày rồi chết, không trao Thiên-vương mật dụ cho y. Nhưng khi bị trúng chưởng, độc chất làm cho thiếp mất nhân tính, để cho bọn quỷ làm dơ bẩn thân thể. Vì vậy, thiếp lấy cái chết để tạ lỗi với đại phu. Đến đó, bà mửa ra mộm búng máu rồi chết. Lê Văn kêu lớn: - Mẹ! Mẹ lại chết nữa à? Nhà sư trẻ vẫn dùng Thiên-vương chưởng đấu với Lê Ba. Khi ông dùng dương kình, chưởng phong như núi lở như băng tan, chạm vào chưởng của Lê Ba bật thành tiếng nổ lớn. Khi ông dùng dùng âm kình, chưởng phong không có, mà khiến cho Lê Ba lảo đảo. Nhà sư trẻ với Lê Ba đã đấu nội lực. Mọi người cùng nín thở theo dõi. Hồng-Sơn đại phu bàn với Tự-An: - Sư huynh! Công lực Lê Ba cao không biết đâu mà lường. Đệ sợ vị tiểu sư phụ không chịu nổi mấy khắc nữa. Quả nhiên, nhà sư trẻ bắt đầu yếu thế. Ông lùi một bước. Trên đầu ông có làn khói bốc ra. Hồng-Sơn đại phu cuống lên: - Làm sao bây giờ? Trên từ Minh-Không, Tự-An, Hồng-Sơn đại phu đều chuẩn bị, nếu thấy nhà sư trẻ bị nguy cấp, lập tức nhảy vào diệt Lê Ba. Nhà sư trẻ lại lùi một bước nữa, cơ chừng ông nguy đến nơi. Bảo-Hòa nhảy lên đài, nàng dõng dạc nói lớn: - Lê Ba, tội mi ác ngập đầu. Ta bất kể đạo lý, luật lệ võ lâm. Hôm nay ta ra tay giết người như giết con rắn độc. Nói rồi nàng phát một chiêu Long-hổ chưởng đánh vào lưng y. Mọi người đều hoan hô: - Rồi đời tên đại ác nhân. - Đáng kiếp. Một người từ góc đài, vung chân đá vào lưng Bảo-Hòa một cước cứu Lê Ba. Bắt buộc Bảo-Hòa phải thu chưởng về, nhảy lùi lại tránh. Nàng nhìn lại, người cứu Lê Ba chính là Nhật-Hồ lão nhân. Lão nói: - Không thể hai người đánh một. Bảo-Hòa đành nhảy xuống đài. Nhà sư trẻ cơ chừng không chống nổi nữa rồi. Mọi người cuống lên. Một thiếu phụ từ phái Đông-a, tha thướt bước ra. Bà đến bên nhà sư trẻ với Lê Ba, rồi nói: - Anh Ba ơi! Anh có nhớ em không? Anh có nhớ đêm mười rằm tháng bẩy vừa rồi anh đến Ngọc-lan đình cùng em uống rượu ngắm trăng không? Lạ thay, thiếu phụ cất tiếng nói rất ôn nhu, mà công lực Lê Ba giảm xuống. Nhà sư đã lấy lại được thăng bằng. Nghe tiếng thiếu phụ, Tự-An rúng động tâm can. Vì nàng chính là Cao Huyền-Nga, vợ của ông. Trước đây Cao Huyền-Nga bị bắt làm cây thuốc cho bọn Hồng-thiết giáo luyện công, mới được Mỹ-Linh, Tự-Mai cứu ra. Từ hôm đoàn tụ với chồng, bà giữ lời hứa với Khai-Quốc vương, không cho ông biết mình bị bọn Hồng-thiết giáo dùng làm cây thuốc. Thế nhưng trong lòng bà luôn nổi lên cơn phong ba. Bà muốn tìm cái chết để tạ lòng chồng. Hôm nay thấy nhà sư đang đấu nội lực với Lê Ba, nguy cơ đến trong chốc lát. Khi nhà sư lên đài, bà đã nhận ra chân tướng của ông ta. Bà muốn dùng cái chết để cứu nhà sư trẻ. Lê Ba nổi cộc lên văng tục: - Con tiện nhân cút ngay. Cao Huyền-Nga tiếp: - Anh nhớ chứ. Hôm đó em đang hành kinh. Anh xin uống kinh của em để luyện công. Em dâng cho anh hết cả. Lê Ba nghe Cao Huyền-Nga nói, kinh khí của y chạy hỗn loạn. Y lui liền ba bước. Nhà sư dồn chân khí tấn công mạnh hơn. - Anh Lê Ba ơi! Ngừng đấu võ đi, để cùng em hưởng thú thanh nhàn. Lê Ba nghe đến đây, y thấy máu đưa lên cổ. Y nghiến răng không thở, nhưng chỉ được một lát, máu lại đưa lên. Y oẹ một tiềng, máu miệng phun ra có vòi. Y lảo đảo lùi lại. Tay phải y túm Cao Huyền-Nga: - Mày muốn giết tao ư? Thì tao với mày cùng chết. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 9 Bể khổ vô bờ, Hồi đầu thị ngạn. Lê Ba đánh một quyền vào giữa đầu bà. Binh một tiếng. Cao Huyền-Nga bị bật tung ra xa, sọ vỡ óc tung toé.. Nhà sư trẻ nổi giận phóng vào người y ba chỉ liền. Phụp, phụp, phụp. Ngực, đầu y thủng ba lỗ. Y quằn quại mấy cái, rồi ngã xuống. Nhà sư trẻ ôm lấy Cao Huyền-Nga gọi lớn: - Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ cứu được con, thì mẹ lại chết. Thanh-Mai, Tự-Mai chạy đến bên nhà sư gọi: - Anh Thông-Mai đấy ư? Bấy lâu nay anh ở đâu? Nhà sư trẻ mở mặt nạ ra, mọi người ồ lên kinh ngạc. Ông chính là một tiểu hoà thượng pháp danh Huệ-Trung của chùa Sơn-tĩnh. Huệ-Trung đến trước Tự-An quỳ gối lạy bốn lạy: - Xin bố tha tội cho đứa con bất hiếu này. Sùng-Văn kinh ngạc vô cùng. Vì cách đây bẩy năm, có thiếu niên lên chùa Sơn-tĩnh xin thọ giới đi tu. Nguyên-Hạnh không biết lý lịch thiếu niên, nên không chịu thu nhận làm đệ tử. Thiếu niên hết sức cầu khẩn, đại sư Sùng-Văn, viện trưởng viện Hoằng-Pháp mủi lòng thu làm đệ tử, cho thọ giới sa di, pháp danh Huệ-Trung. Vì không rõ lý lịch thiếu niên, nên chùa Tiêu-sơn chỉ dạy cho Huệ-Trung kinh kệ, mà không dạy võ công. Huệ-Trung rất chăm chỉ, cần cù học kinh điển. Chàng nói với sư phụ Sùng-Văn: - Sư phụ! Mẫu thân đệ tử mới qua đời. Trong lòng đệ tử không tin người đã khuất. Vì vậy đệ tử xin thọ giới với lời nguyện Đệ tử tu đến khi nào gặp mẫu thân. Dù gặp trên dương thế, dù gặp ở thế giới Cực-lạc. Bảo-Hoà đến trước Thông-Mai, nàng nói trong nước mắt: - Anh! Anh chính là Thông-Mai ư? Thông-Mai gật đầu: - Anh đã nguyện với bản sư, chỉ tu đến khi nào... khi nào gặp mẫu thân. Kể từ nay anh không còn làm hoà thượng nữa. Bảo-Hoà chẳng nên khổ tâm. Có tiếng hú rùng rợn, lảnh lót, mọi người nhìn lại, thì ra thuốc hết hiệu nghiệm, Vũ Nhất-Trụ nhảy lên, hét be be vì đau đớn. Hồng-Sơn đại phu lại phóng đến người y một viên thuốc. Nhưng lần này vô hiệu. Y vẫn đau đớn rên la: - Đại-phu... cho thêm vài viên nữa. Hồng-Sơn đại phu phóng liền một lúc bốn viên Ma-túy hoàn vào người y, nhưng y vẫn la hét nhảy lên choi choi. Minh-Không đại sư thở dài: - Dường như Ma-túy hoàn chỉ có hiệu lực đến viên thứ năm. Đại phu, có cách nào không? Hồng-Sơn đại phu lắc đầu: - Ma-túy hoàn của tại hạ, phóng vào người thường một viên có thể làm cho tê hẳn đi, mê trong vòng một ngày một đêm. Nhưng đối với những vị công lực cao như Nhật-Hồ lão nhân cùng các vị trưởng lão, tại hạ đã xử dụng đến năm viên. Bây giờ cơ thể quen với thuốc, thành ra vô dụng mất rồi. Minh-Không đại sư hỏi Thiệu-Thái: - Thân giáo chủ. Hồng-thiết công của giáo chủ có thể trị cho Đàm quốc cữu không? Thiệu-Thái kính cẩn chắp tay: - Bạch đại sư, Hồng-thiết thần công có thể giải được Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng mà thôi. Còn trường hợp Nhật-Hồ giáo chủ cùng các trưởng lão Vũ, Đỗ, Nguyễn là do các vị dùng độc chưởng đánh người, rồi bị đẩy ngược trở lại. Vụ này tiểu bối nghi Hồng-thiết thần công cũng vô ích. Chàng chỉ Đỗ Xích-Thập: - Hồi sáng, Đỗ trưởng lão dùng độc chưởng đấu với Côi-sơn đại hiệp, bị người đẩy chất độc trở lại cơ thể. Nhật-Hồ lão nhân đã dùng Hồng-thiết thần công cứu trị. Không những Đỗ trưởng lão không khỏi, mà bệnh càng nặng thêm ra. Hồng-Sơn đại phu lo lắng: - Lát nữa đây cả bốn thầy trò Nhật-Hồ cùng tái phát. Họ hoá điên, hoá khùng, ai sẽ kiềm chế họ cho được? Đại phu hỏi Trần Tự-An: - Trần huynh! Trần huynh phát minh ra phương pháp dĩ độc trị độc dùng thần công đẩy chất độc về người đánh mình. Vậy Trần huynh có cách nào trị cho họ không? Tự-An cười lớn: - Minh-Không đại sư là Bồ-tát đắc đạo, dù kẻ ác đến đâu, người cũng muốn cứu chúng. Đại phu làm thầy thuốc, dù người ta tróc thịt, trầy da, đại phu cũng thương xót. Song đối với đệ lại khác. Kẻ kia dùng trăm thứ độc luyện công, gieo tang tóc khắp Đại-Việt. Mấy chục năm qua, có hàng trăm vạn người chết vì họ. Tại hạ muốn băm vằm họ ra làm nghìn mảnh, xác quẳng xuống trộn với phân mới hả dạ! Tại sao lại phải cứu họ? Nếu như hồi nãy, công lực tại hạ kém, e giờ này tại hạ sẽ đau đớn đến phải kêu cha gọi mẹ, rồi cúi đầu lậy mấy con quỷ này để cầu thuốc giải, liệu chúng có tội nghiệp tại hạ không? Ông hướng vào Thuận-Thiên hoàng-đế: - Hoàng-đế bệ hạ. Bệ hạ làm đấng minh quân, nhân từ hơn Nghiêu, Thuấn, không kém gì vua Hùng, vua An-Dương. Bệ hạ ban chỉ đại xá cho bọn ma đầu này, đấy thuộc quyền của bệ hạ. Lạc-long giáo chủ xoá bỏ mọi hận thù, Trần mỗ cũng ứng lời giáo chủ đại xá cho Đặng Trường. Đại xá không có nghĩa phải ra tay cứu bọn ma đầu. Quần hùng nghe Tự-An nói, nhiều người khoan khoái trong lòng. Họ vỗ tay hoan hô. Tự-An tiếp: - Tại hạ xin đề nghị với Lạc-long giáo, hãy trói thầy trò Nhật-Hồ lại ngay, bằng không lát nữa chúng nổi cơn điên lên, bấy giờ anh em tại hạ đành giết chúng như giết con chó điên vậy. Đỗ Xích-Thập đang ngồi vận công, nghe Tự-An nói, y vọt người dậy, phát một chưởng hướng vào ông. Trong chưởng có mùi hôi tanh nồng nặc. Tự-An vận khí chống độc, rồi phát chiêu Nam-phong ngộ sơn chống trả. Ông đẩy chưởng cửa y vào người Vũ Nhất-Trụ. Vũ Nhất-Trụ kinh hãi, phát chưởng đỡ. Ầm một tiếng, cả y lẫn Xích-Thập lảo đảo lùi lại. Nguyễn Chí đang ngồi vận công, y đứng dậy phát chưởng đánh Tự-An. Tự-An lại đẩy chưởng của y về phía Xích-Thập. Xích-Thập vừa phát chưởng, chân khí gần kiệt. Y lùi lại một bước núp sau Nhật-Hồ lão nhân. Nhật-Hồ đứng dậy phát một chiêu, hoá giải kình phong của Nguyễn Chí. Tự-An cười nhạt: - Tên bán nước Xích-Thập kia. Mi đã bị trúng độc, mà còn xử dụng võ công, chẳng khác gì tự tử. Xưa nay mi phóng độc vào người ta, rồi bắt người ta quỳ lạy quen rồi. Bây giờ mi hãy quỳ xuống lạy ta tám lạy. Kêu đủ một trăm tiếng Con cắn cỏ con lạy ông. Xin ông cứu cho cái mạng kiến ruồi của con. Ta sẽ cứu mệnh chó má của mi. Tự-An nói xong câu đó quần hùng đều bật cười. Ai cũng tưởng ông nói thế, ắt Xích-Thập sẽ nổi cơn điên phóng chưởng giết ông. Nào ngờ y bò đến trước ông, rập đầu binh binh đủ tám lần: - Con cắn có lạy ông... xin... ông tha cho cái mạng chó má này. Nguyễn Chí, Vũ Nhất-Trụ tỏ vẻ khinh bỉ: - Đồ hèn hạ. Vũ-nhất-Trụ phóng một chưởng hướng đầu Xích-Thập. Xích-Thập vung tay đỡ. Binh một tiếng, cả hai bật lui lại. Đến đó Nhất-Trụ, Nguyển-Chí, Xích-Thập đồng kêu thét lên, rồi nhảy chồm chồm. Ba người lên cơn điên phóng chưởng đánh lẫn nhau. Các cao nhân cùng rời khỏi đài, tránh độc chưởng. Lát sau đến Nhật-Hồ lão nhân cũng lên cơn. Bốn thầy trò phát chưởng. Độc khí bay khắp đài, không còn phân biệt được ai đánh ai nữa. Minh-Không thiền sư nói với Tự-An: - Côi-sơn đại hiệp! Thiên-trường ngũ kiệt đều biết xử dụng thần công chống Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng. Xin các vị mau khống chế Nhật-Hồ giáo chủ cùng các vị trưởng lão. Bằng không thì có nhiều người chết bây giờ. Tự-An hỏi Thiệu-Thái: - Thân giáo chủ. Không biết Nhật-Hồ cùng các gã họ Đàm, Đỗ, Nguyễn có còn ở trong Lạc-long giáo không? Nếu họ còn ở trong giáo chúng của quý giáo, xin quý giáo quản thúc, kiềm chế họ. Bằng không phái Đông-a sẽ tuân lệnh Minh-Không đại sư đánh chó điên. Thiệu-Thái nhìn thấy trò Nhật-Hồ hoá điên, chàng nói với Tự-An: - Đỗ trưởng lão đã chịu qui phục tiền bối. Xin tiền bối trị cho Đỗ trưởng lão. Tự-An mỉm cười, ông nhắm đỉnh đầu Đỗ Xích-Thấp đánh một quyền. Xích-Thập tuy trong cơn mê loạn vì đau đớn, nhưng cũng nhận ra được Tự-An. Y biết Tự-An trị bệnh cho, nên không phản công. Quyền Tự-An trúng đầu Xích-Thập đến binh một tiếng. Xích-Thập loạng choạng ngã ngồi xuống. Tự-An túm cổ y nhắc bổng lên. Ông vọt mình, rời khỏi đài, đem Xích-Thập về khán đài phái Đông-a. Người Xích-Thập nhũn ra, nhưng bao nhiêu cái đau đớn, điên loạn biến mất. Y chắp tay tạ Tự-An: - Đa... tạ. Tính Tự-An cực kỳ cương ngạnh. Đối với người đạo đức, ông kính trọng, xử lại bằng đạo đức. Đối với kẻ ác, ông giết không tha. Trong lúc ghét thầy trò Nhật-Hồ, ông đưa ra điều kiện bắt họ quì lạy một trăm lạy, với lời cầu khẩn trên, chẳng qua để tỏ rằng mình không muốn trị cho họ. Nào ngờ Xích-Thập qùy gối cầu xin thực. Trong lòng ông hối hận vô cùng về việc làm của mình. Ông dùng một quyền đánh trên huyệt Bách-hội của Xích-Thập. Bách-hội tổng hội các kinh dương cùng Đốc-mạch. Khi đánh, ông dồn chân khí vào. Bao nhiêu độc khí ban nãy ông đẩy về người Xích-Thập, đã bị ông hoá giải. Vì vậy y không còn đau đớn nữa. Ông để Xích-Thập ngồi ngay ngắn lại, rồi quỳ gối trước mặt y: - Tại hạ Tự-An, hồi nãy có lời lẽ ngông cuồng quá đáng. Mong Đỗ huynh tha tội cho. Sau đó ông lạy Xích-Thập đủ tám lạy. Xích-Thập tuy được cứu khỏi cơn đau. Nhưng sau cơn mê sảng, người y mất hết lực. Y muôn ngăn cản không cho Tự-An lạy, nhưng sức không còn, miệng chỉ lắp bắp được câu: - Không nên...Không nên làm thế. Thiệu-Thái thấy Tự-An cứu được Xích-Thập, chàng nói với ông: - Tiền bối. Xin tiền bối cứu Nhật-Hồ lão nhân cùng Đàm, Nguyễn trưởng lão một phen. Tự-An lắc đầu: - Thế tử ơi! Đỗ huynh do tôi dùng nội lực Đông-a đẩy chất độc vào người, tôi mới trị được. Còn Nhật-Hồ với Đàm, Nguyễn do Thế-tử đẩy chất độc vào người họ, phải do chính Thế-tử mới hoá giải nổi. Chứ tôi làm sao mà cứu họ được. Đối với Đỗ huynh, tôi đã hoá giải chân khí của tôi trong thân người. Còn độc tố Chu-sa xin Thế-tử ra tay. Thiệu-Thái vung tay đánh vào huyệt Đại-trùy của Xích-Thập. Người y rung động thực mạnh, rồi mửa ra mấy ngụm máu. Y mửa đến ngụm thứ bẩy thì ngừng lại, đến trước Thiệu-Thái: - Đa tạ giáo chủ giải ách. Thiệu-Thái hỏi Tự-An: - Xin tiền bối chỉ cho cháu phương pháp hoá giải chân khí cháu đẩy độc chất trở lại người Nhật-Hồ lão gia cùng Vũ, Nguyễn trưởng lão. Tự-An mỉm cười: - Đối với nội lực của Thế-tử, tôi không biết sẽ hoá giải bằng phương pháp nào. Còn nội lực Đông-a, tôi dùng ba kinh dương đẩy chất độc vào người họ bằng ba kinh âm. Vì vậy bây giờ đảo đi, tôi dùng chân khí chuyển vào sáu kinh dương. Chân khí đó sẽ gặp chân khí ở sáu kinh âm. Thế là âm dương tự hoá giải lẫn nhau. Nói rồi ông nhảy khỏi đài. Trong khi đó Thông-Mai đến bên Hồng-Sơn đại phu: - Xin sư bá miễn cho cháu cái tội học trộm võ công của Thiên-vương. Hồng-Sơn đại phu với đại hiệp Tự-An vốn thân nhau từ nhỏ. Chả vậy mà khi thấy Thanh-Mai lần đầu, ông không cần hỏi ý kiến Tự-An, cũng chẳng biết Thanh-Mai có tuân lệnh không, ông dạy y khoa cho nàng liền. Bây giờ thấy Thông-Mai xử dụng võ công Sài-sơn đến chỗ tinh vi, ông mừng vô hạn. Ông cầm tay chàng: - Tre già măng mọc. Ta mong dạy cho cháu mà không được. Thấy cháu xử dụng võ công bản môn đến chỗ siêu việt, ta mừng thầm vì Thiên-vương linh thiêng đã ban ơn cho cháu. Có điều ra thắc mắc rằng : Ai đã dạy cháu? Thông-Mai ghé tai đại phu tường thuật một lúc. Mắt đại phu sáng lên: - Khi cháu thượng đài, ta cũng nghi vị cao nhân đó dạy cháu. Ta thực hồ đồ, không biết rõ hành tung của Lê Ba. Ai ngờ trong bóng tối, cao nhân đó biết hết bộ mặt của y. Người dạy cháu võ công bản môn, rồi ủy cho cháu giết tên Lê Ba để thanh lý môn hộ phải không? - Thưa sư bá đúng thế. Trên đài, thầy trò Nhật-Hồ vẫn hú lên lanh lảnh, tỏ ra đau đớn cùng cực. Thiệu-Thái thấy Vũ Nhất-Trụ, Nguyễn Chí đang đấu với Nhật-Hồ lão nhân. Người nọ đánh lẫn người kia, chiêu thức rối loạn, chẳng ra đường lối nào cả. Họ không khác gì ba người điên đang đùa với nhau. Chàng thở dài: - Mình thử làm giống sư bá Tự-An xem. Biết đâu chẳng thành công? Chàng vận khí, vỗ vào đầu Nguyễn Chí, Vũ Nhất-Trụ, mỗi người một cái. Hai người loạng choạng ngã ngồi xuống đài. Thấy thành công, chàng hướng đầu Nhật-Hồ lão nhân vỗ một cái. Lão cũng ngã ngồi xuống. Cả ba người gần như tỉnh táo. Họ nhắm mắt ngồi dưỡng thần. Quần hào hoan hô nhiệt liệt. Thiệu-Thái an ủi: - Các vị chịu khó ngồi vận công, lát nữa tại hạ sẽ khu trục độc tố Chu-sa cho các vị. Thiệu-Thái bảo anh em Đào Nhất-Bách: - Ba vị đưa từng đạo trưởng một lên đài, để bản nhân giải ách cho họ. Một thiếu phụ tuổi khoảng ba mươi lên đài, quì gối hành lễ: - Thuộc hạ Ngô Bách, đạo trưởng đạo Trung-thành, tham kiến giáo chủ. Xin giáo chủ ban ân. Thiệu-Thái vỗ nhẹ trên đầu Ngô Bách một cái. Thị rùng mình, máu mũi tuôn ra đầy mặt. Thị xé vặt áo hứng máu. Máu ra bao nhiêu, mặt thị tươi bấy nhiêu. Một ngừng chảy, nét mặt thị vui mừng không bút nào tả siết. Thị qùi gối lạy tám lạy: - Đa tạ giáo chủ giải ách. Nói rồi thị xuống đài. Một đạo trưởng khác lên hành lễ: - Đệ tử Ngô Công tham kiến giáo chủ. Thiệu-Thái lại vung tay lên, phóng vào người y một chưởng. Cứ thế, hơn giờ sau, Thiệu-Thái trị xong các đạo trưởng. Đào Nhất-Bách chắp tay: - Trình giáo chủ, trong bản giáo ngoài một trăm đạo trưởng ra, còn có ba mươi sáu vị phụ trách giáo chúng ở ba mươi sáu trấn trên toàn quốc. Xin giáo chủ giải cứu. Thiệu-Thái gật đầu. Nhất-Bách đưa lên đài một thiếu nữ. Thiệu-Thái vừa vung tay, bỗng nghe tiếng Thanh-Mai, Bảo-Hòa thét lên: - Coi chừng! - Ngừng tay! Nội công Thiệu-Thái hiện đã đến mức tối cao. Dù cơn gió thỏang, dù con dán, con chuột chạy quanh năm trượng, chàng cũng phân biệt được. Nhưng chàng mải mê trị bệnh, nên không biết những gì diễn ra phía sau. Khi nghe tiếng Bảo-Hòa, Thanh-Mai, chàng giật mình, vì cảm thấy như có ai đánh trộm. Thuận tay, chàng vòng về sau một chưởng, rồi tung người lên cao. Hai tiếng bình, bình vang lên dưới chân. Chàng nhìn xuống, thấy Thanh-Mai đỡ chưởng của Nhất-Trụ. Bảo-Hòa đỡ chưởng của Nguyễn Chí. Cả bốn người đều loạng choạng lui lại. Thiệu-Thái đá gió một cái, người chàng bật ra xa, rồi đáp xuống dưới đài. Trên đài Thanh-Mai, Bảo-Hoà đang đấu với Nhất-Trụ, Nguyễn Chí. Còn Nhật-Hồ lão nhân đang đấu với Tự-An. Thì ra Thiệu-Thái dùng Thiền-công hoá giải nội lực của chính chàng đẩy vào người ba thầy trò Nhật-Hồ. Nhưng chỉ một chiêu chàng chưa hoá giái hết. Ba người ngồi nhắm mắt vận công đẩy nốt phần còn lại. Họ thấy công lực phục hồi như xưa, bèn dùng Lăng-không truyền ngữ nói với nhau. Cả ba đồng ý bất thần phát chiêu tập kích Thiệu-Thái. Chỉ cần giết chết chàng, cục diện có thể thay đổi. Tuy mộng làm vua mất, nhưng cũng nắm lại được Hồng-thiết giáo. Không ngờ mọi hành động của họ không qua mắt được đại sư Minh-Không. Ngài dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Tự-An, Thanh-Mai, Bảo-Hòa. Ba người vận công đề phòng. Nên thầy trò Nhật-Hồ vừa ra tay, đã bị phản công. Thiệu-Thái thấy công lực Tự-An thua sút Nhật-Hồ một chút. Bảo-Hòa, ngang tay với Nguyễn Chí. Còn Thanh-Mai, nàng có vẻ thắng thế Nhất-Trụ. Đấu thêm được chút nữa, Nhất-Trụ bắt đầu dùng Chu-sa độc chưởng. Chưởng phong của y tanh hôi khủng khiếp. Thanh-Mai bình tĩnh, dùng phương pháp chống độc của phụ thân trả đòn. Nhất-Trụ đánh liền mười chiêu, Thanh-Mai trả mười chiêu. Cứ mỗi chiêu nàng lại lùi một bước. Trong khi đó Nhất-Trụ cảm thấy tay mỗi lúc một nặng nề, chưởng phong thêm trầm trọng. Đến chiêu thứ mười một, Thanh-Mai lui lại, vỗ hai chưởng vào nhau: - Đàm quốc cữu! Người bại rồi! Tôi không đánh với người nữa! Đàm Can định lên tiếng chửi bới. Chợt y cảm thấy như có con dao đâm vào ngực. Y kêu kên tiếng ái rồi lùi lại. Y nghiến răng phóng thêm chiêu nữa, nhưng tay mới dơ lên, y kêu tiếng ái nữa rồi hét như con lợn bị chọc tiết. Thanh-Mai nhảy lui lại. Nàng cười gằn: - Mi dùng Nhật-Hồ độc chưởng hai ta. Ta chỉ đẩy trở lại người mi mà thôi! Tất cả mọi người đều kinh hoàng tự hỏi: - Thanh-Mai dù là con gái yêu của Trần Tự-An, nhưng tuổi bất quá mười chín, hai mươi là cùng. Làm sao mà công lực nàng mạnh đến độ trong mười chiêu, có thể thắng nhân vật thứ nhì của Hồng-thiết giáo? Ngay Tự-An, muốn hạ Vũ Nhất-Trụ, ít ra cũng phải sau một trăm chiêu? Không ai hiểu là phải. Khi vào Cửu-chân lễ Lệ-Hải bà vương, công lực của Thanh-Mai tuy có cao, nhưng chưa dung hoà được thủy, hỏa. Phải đợi đến khi nàng đi cùng Huệ-Sinh lên chùa Sơn-tĩnh, nàng được Huệ-Sinh giảng cho phép hoà hợp này. Từ đấy công lực nàng lên tới trình độ hiếm có. Khi đến Vạn-thảo sơn trang, Hồng-Sơn đại phu thu nàng làm đệ tử, dạy nàng học thuyết kinh lạc, cách vận khí theo vòng Tiểu-chu-thiên, Đại-chu-thiên. Công lực nàng lại tiến thêm một bậc nữa. Cũng do đó, khi đấu với cao thủ, người ta dùng nội lực tấn công nàng, bị cơ thể nàng hấp mất. Sau này về Thiên-trường, nhờ phụ thân chỉ cho cách hoà hợp xử dụng những gì học được. Công lực nàng đã ngang với phụ thân. Cuối cùng trong lần trị bệnh cho Đoàn Huy, nàng hút hết công lực của y. Tuy người nàng đầy ắp chân khí, nhưng nàng lại trúng độc. Rồi Trần Kiệt, Huệ-Sinh, Thiệu-Thái dùng thần công trị bệnh cho nàng. Nàng lại hút thêm công lực của ba cao thủ nữa. Giữa lúc nàng mê man, Hồng-Sơn đại phu dùng châm cứu đả thông kinh mạch, hoà hợp những luồng dị khí trong người. Thế là nàng trở thành một đại cao thủ hiếm có. Thiệu-Thái thấy công lực Bảo-Hoà với Nguyễn Chí ngang nhau. Nhưng vì nàng úy kị độc chưởng của y, nên vẫn chưa thủ thắng. Chợt nhớ ra một điều: Hôm trước Bố-Đại hoà thượng dạy anh em chàng Mục-ngưu Thiền-chưởng. Chàng xử dụng được cả nhu lẫn cương, hoặc cương nhu hợp nhất. Còn Bảo-Hòa chỉ xử dụng dược dương cương. Nếu bây giờ nàng dùng Mục-ngưu Thiền-chưởng, có thể đàn áp được Nguyễn Chí. Nghĩ vậy, chàng nhắc em: - Bảo-Hòa, Mục-ngưu Thiền-chưởng. Bảo-Hòa nghe anh nhắc, tòng tâm nàng phát chiêu Kỵ-ngưu qui gia. Một chiêu bao gồm ba chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Nguyễn Chí nào biết gì? Y tưởng chiêu đó cũng như những chiêu trước. Y vung tay đỡ. Bình một tiếng, người y bay bổng lên cao. Bảo-Hòa không nhân nhượng, nàng phóng một chỉ lên trên định kết liễu tính mệnh y. Nhưng sau khi ra chiêu Kỵ-ngưu qui gia trong Mục-ngưu thiền chưởng, công lực Bảo-Hòa đã cạn. Thành ra chỉ không có lực. Nguyễn Chí đã đánh dư trăm trận. Tuy bị tung lên, nhưng y chưa chết. Ở trên cao, y vung chưởng đánh xuống đầu Bảo-Hòa. Trong lúc nguy cấp, tay trái Bảo-Hòa phát chiêu Ác-ngưu nan độ âm, tay phải phát chiêu Tứ-ngưu phân thi dương. Bộp, bộp hai tiếng, Nguyễn-Chí cảm thấy hai lực đạo âm dương hỗn họp xung phá trong người y cực kỳ hung hãn. Trọn đời y, y từng đấu với hàng ngàn người, đủ loại chính tà. Chưa bao giờ y thấy thứ lực đạo kinh hoàng như vậy. Y phân tâm một chút, Bảo-Hòa đã đánh hai chiêu nữa. Nguyễn Chí nghiến răng kêu lên: - Mạng ta cùng rồi. Nhật-Hồ lão nhân đang đấu với Tự-An, thấy đệ tử lâm nguy, lão phát một chưởng hướng lưng Bảo-Hòa. Bảo-Hòa chuyển chưởng về sau đỡ. Rầm một tiếng, nàng bật lui lại ba bước. Trong khi Nhật-Hồ lão nhân cũng cảm thấy bốn lực đạo theo chưởng Bảo-Hòa công phá cơ thể lão. Lão kinh hãi: - Rõ ràng con nhỏ này dùng Phục-ngưu, thế nhưng sao lực đạo sát thủ kinh thế hãi tục như thế này? Nó còn bá đạo hơn Chu-sa của mình nữa. Nhờ Nhật-Hồ lão nhân giúp một chiêu, Nguyễn Chí lấy lại được thế công, y đánh liền ba chưởng. Bảo-Hòa lùi hai bước, rồi trả đòn. Sau khi tiếp ba chiêu của Bảo-Hòa, Nguyễn Chí thấy rõ ràng công lực của nàng đã cạn. Y cần đấu nội lực để thủ thắng. Y đánh liền ba chưởng, đến chưởng thứ ba, y được toại nguyện. Hai người cùng đứng im đấu nội lực. Thiệu-Thái đứng cạnh, chàng vận công thủ sẵn, nếu thấy em sơ xuất sẽ ra tay cứu liền. Cuộc đấu nội lực dần dần đi đến bất lợi cho Bảo-Hòa. Thông-Mai từ dưới đài nhảy lên. Chàng hướng vào Nguyễn Chí, nói lớn: - Ta, Trần-thông-Mai là tiểu sa-di chùa Sơn-tĩnh. Ngũ giới cấm ta không được sát sinh. Nhưng ta cũng là đệ tử phái Sài-sơn, hậu duệ của Thiên-vương. Hôm nay ta giết chết mi, để trừ cho võ lâm một mối hoạ. Nói rồi chàng chìa ngón tay định phóng một chỉ vào người Nguyễn Chí. Mọi người đều khoan khoái trong lòng: - Đáng đời tên ác bá. Trong khi Nguyễn Chí vừa thắng thế một chút, y thấy Thông-Mai giết mình, trong lòng hoảng sợ, chân khí yếu đi. Nhờ vậy Bảo-Hòa có dịp phản công. Nguyễn Chí bị đẩy lui liền hai bước. Thông-Mai cười hô hố, thu tay lui lại. Bấy giờ mọi người mới biết chàng chỉ dọa cho Nguyễn Chí rối loạn tâm thần mà thôi. Nhưng suốt từ sáng đến giờ, Bảo-Hòa đã đấu với Đỗ Xích-Thập, Trịnh Hồ, Phạm Trạch, rồi Nhật-Hồ lão nhân, công lực tiêu hao quá nửa, chưa có thời giờ phục hồi, thành ra vẫn không thắng được Nguyễn Chí. Thình lình dưới đài, một thiếu phụ mặt che bằng cái khăn lụa, trong quần áo giáo chúng Hồng-thiết, khoan thai lên đài. Thiếu phụ đến đối diện với Nguyễn Chí, nàng cất tiếng ôn nhu: - Nguyễn Chí ơi! Em là cây thuốc của anh đây. Anh có biết không? Từ hôm xa anh, ngày em tưởng đêm em nhớ, không bao giờ nguôi. Anh ơi!. Ngừng đấu đi, em đem thuốc cho anh luyện công đây này. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đưa mắt nhìn nhau, vì hai người nhận ra tiếng thiếu phụ rất quen, mà trong nhất thời không biết là ai. Lạ thay, mấy câu nói của thiếu phụ, khiến công lực Nguyễn Chí yếu đi. Y tỏ vẻ cáu giận: - Con tiện nhân. Có cút đi không? Y nói mấy câu đó, công lực giảm, y lùi liền bốn bước. Thiếu phụ tiếp: - Anh ơi! Hôm nay ngày em hành kinh! Anh có luyện công không? Nguyễn Chí nghe nói câu đó, y hét lên một tiếng, máu miệng trào ra. Y ngã lăn trên đài. Không ai hiểu tại sao? Thiếu phụ là ai? Thiếu phụ cười ha hả: - Nguyễn-Chí. Bọn Hồng-thiết bắt ta làm cây thuốc cho mi luyện công bốn năm liền ở dưới hầm Cổ-loa. Bọn mi những tưởng làm cho phu quân ta thân bại danh liệt. Hôm nay ta lên đây trả được mối thù này. Nói dứt nàng cười một tràng dài, tiếng cười đầy man rợ như người điên. Nàng đến trước Nguyễn Chí, tay vuốt mắt y bằng cử chỉ nhu nhã: - Anh ơi, tuy vậy chúng ta cũng thành vợ chồng trong bốn năm dưới hầm, ngày đêm có nhau. Anh rất mực chiều chuộng em. Tình yêu sâu như biển. Bây giờ em đưa anh về với thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh. Nói rồi nàng rút con dao trong bọc, đâm thẳng vào giữa ngực y. Nhưng dao chưa tới ngực, y vùng dậy đánh một quyền. Thiếu phụ bay tung lên cao, rồi rơi xuống giữa đài, nàng nghẹo đầu sang một bên, máu miệng ri rỉ chảy ra. Còn Nguyễn Chí, y cũng nằm bất động. Diễn tiến xẩy ra thực bi thảm. Chờ một lát, không thấy hai người cựa quậy, Thanh-Mai chạy lại bắt mạch. Nàng đáp gọn: - Mạch không nhảy, hơi thở tuyệt. Cả hai đã chết. Thiệu-Thái định mở khăn bịt mặt thiếu phụ ra, có tiếng Khai-Quốc vương: - Không được mở khăn! Người nhà đấy. Để Mỹ-Linh mang về an táng. Nguyên thiếu phụ đó chính thị Chu Vân-Nga, Vương-phi của Đông-Chinh vương. Vương là em ruột của Khai-Quốc vương. Nàng bị Hồng-thiết giáo bắt sống, đem cho Nguyễn Chí làm cây thuốc luyện công. Từ hôm được Mỹ-Linh, Thiệu-Thái giải cứu. Nghĩ lại thân mình dơ bẩn, nàng định tử tử bao phen. Hôm nay nhân ngày lễ. Nàng trà trộn vào hàng giáo chúng, với ý định trả thù. Thì vừa lúc Nguyễn Chí đấu nội lực với Bảo-Hòa. Chu Vân-Nga cũng học võ. Trong thời gian bị giam dưới hầm Cổ-loa làm cây thuốc của Nguyễn Chí. Y tiết lộ cho nàng biết rằng, những người luyện Hồng-thiết công có một nhược điểm rất quan trọng, luôn phải tập trung tinh thần. Lỡ ra trong lúc đấu nội lực với đối thủ, mà cây thuốc xuất hiện, lập tức phân tâm, chân khí tản ra da, chỉ khoảnh khắc kiệt quệ mà chết. Vì vậy, nàng muốn trả cái hận bị làm nhục, chờ lúc y đang đấu nội lực, lên đài nói truyện với y. Quả nhiên y lạc bại. Còn Ngyễn Chí, khi y thấy Chu Vân-Nga lên đài, biết tử thần đã xuất hiện đòi mạng. Vì phân tâm, công lực giảm y bị đánh ngã, nhưng chưa chết. Vân-Nga nào hay, nàng định đến đâm chết y, bị y đánh một quyền, vỡ nát tạng phủ chết ngay. Mỹ-Linh cho người đem hai xác chết rời khỏi đài. Lúc nãy, người ta thấy Cao Huyền-Nga đến bên Lê Ba nói những lời dâm đãng ngọt ngào, khiến cho y lạc bại. Bây giờ thấy thiếu phụ này cũng đến bên Nguyễn Chí thỏ thẻ như cặp tình nhân, rồi y bị mất mạng. Không ai hiểu tại sao. Chỉ những người trong Hồng-thiết giáo mới biết mà thôi. Cuộc đấu giữa Tự-An với Nhật-Hồ vẫn tiếp diễn. Nhật-Hồ công lực cao hơn Tự-An, nhưng lão sợ bóng sợ gió phương pháp đẩy chất độc ngược về của ông, nên chưa giám dùng độc công. Nhật-Hồ lão nhân nhìn sang bên cạnh, thấy Nguyễn Chí chết thảm. Còn Nhất-Trụ đang hóa điên hóa khùng. Lão nghĩ rất nhanh: - Ta có thắng được tên Tự-An này, ắt thằng Thiệu-Thái cũng không buông tha. Chi bằng tạm bỏ chạy, ẩn nhẫn. Sau này, ta sẽ kiến thiết lại bản giáo. Nghĩ vậy lão đánh ra liền ba chưởng, rồi tung mình lên cao, bỏ chạy. Tự-An thấy lão bỏ chạy, ông cười nhạt: - Hồng-thiết giáo thành Lạc-long giáo, mi có chạy thoát, cũng chẳng làm hại được ai nữa. Chân lão vừa chạm xuống đất, một bóng xanh đã chặn mất lối đi. Bóng xanh tung ra hai chưởng. Lão vung tay đỡ. Bình một tiếng, khí huyết lão đảo lộn. Lão nhảy lui một bước. Bóng đó cũng nhảy theo, phóng chưởng thứ ba. Bình một tiếng. Lão phải nhảy lui hai bước nữa, chân lão đáp xuống đài. Thủ pháp, thân pháp của bóng xanh cũng như Nhật-Hồ nhanh như điện chớp, quần hùng không nhìn rõ bóng xanh là ai. Họ tự hỏi: - Công lực Nhật-Hồ vô địch thiên hạ. Không biết ai, mà có khả năng xuất chiêu đẩy lui lão? Bấy giờ Nhật-Hồ với quần hào mới nhìn rõ. Bóng xanh đó chính Hồng-Sơn đại phu. Quần hùng vỗ tay hoan hô: - Hồng-Sơn đại phu muôn năm. Hồng-Sơn đại phu cười nhạt: - Nhật-Hồ lão ma đầu. Hôm nay mi phải đến tội. Mi định chạy ư? Mi chạy đâu cho thoát? Nhật-Hồ lão nhân nhìn xung quanh, y bị vây bởi bốn cao thủ: Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Tự-An, Hồng-Sơn đại phu. Lòng y nguội như tro tàn. Y ngửa mặt lên trời than: - Các người tự nhận danh môn chính phái, mà bốn người vây ta ư? Võ đạo các người cao thực. Tự-An cười gằn: - Võ đạo chỉ có thể xử dụng với kẻ biết đạo lý. Còn bọn Hồng-thiết của mi từ chối mọi kỷ cương, mi không thể đòi hưởng tinh thần võ đạo. Bình sinh mi giết người có ức vạn. Mi đâu có thấu hiểu nỗi đau đớn của họ? Hôm nay, mi có bị giết, cũng xứng đáng tội trạng! Nhật-Hồ lão nhân ngửa mặt lên trời than: - Không ngờ ta tung hoành trăm năm, dọc ngang trên đầu không cần biết có ai, thế mà lại chết ngày hôm nay. Côi-Sơn đại hiệp. Trước khi chết, ta xin một đặc ân. - Đặc ân gì? - Ta chỉ ước ao được ăn một bữa thịt chó no nê. Tự-An cười nhạt: - Khi mi giết người có hàng ức vạn, mi có cho họ đặc ân gì không? Lòng Nhật-Hồ lão nhân nguội như tro tàn, lão nhìn trời: - Tiếc quá, trời đẹp thế kia mà ta bị giết. Ôi! Đau đớn thay. Khi đấu nội lực với Thiệu-Thái. Giữa lúc ma công phát ra tối cao, thì Mỹ-Linh tụng kinh Bát-nhã, rồi bài chú Thủ-lăng-nghiêm, ma tính trong người lão giảm rất mau. Bây giờ, Thiệu-Thái dùng Thiền-công đẩy vào người lão, trị độc cho lão. Đến trình độ này, ma tính gần như giảm hết. Lão nhắm mắt lại, những hình ảnh giáo chúng giết người trong quá khứ thoáng hiện lên, chạy qua mặt lão. Lão ngồi xuống giữa đài, nói lớn: - Than ôi! Ta xuất thân con nhà danh gia. Chỉ vì học Hồng-thiết kinh, mà mất nhân tính, hóa ra ma, ra quỷ. Ta giết người không kể số. Hôm nay ta thấy trong lòng hối hận vô cùng. Vậy các vị mau giết ra đi. Giết ta đi để ta được thảnh thơi, còn hơn trong lòng hối hận, đau khổ gấp vạn lần. Y nhìn mây chiều trôi, mà nhớ lại quá khứ: - Ta dạy đệ tử rằng: Theo thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh, cần xoá bỏ tất cả những gì gọi là tinh hoa tộc Việt. Ta dạy giáo chúng giết cha, hại mẹ, khinh thầy. Phật, Nho, Lão ta đả phá đã đành. Ngay đền thờ anh hùng dân tộc ta cũng truyền phá bỏ. Ôi thực ta điên khùng mà ta không tự biết. Lão gào lên: - Ta điên! Ta điên. Y nói với Mỹ-Linh: - Công chúa điện hạ. Lão phu bị giam trong hầm hai mươi năm, được công chúa giải thoát. Thế mà lão phu không hề biết ơn công chúa. Thì ra trong người lão phu đầy ma tính, quỷ tính, đâu còn biết gì nữa? Lão nhìn Thiệu-Thái: - Lão phu thành ma, thành quỷ mà không biết, lại cho anh hùng thiên hạ là đồ trộm cướp, ác độc, cần tru diệt. Hôm nay được Thế-tử dồn Thiền-công vào cơ thể, ma tính bị Phật tính đẩy khỏi người, mới tự biết mình. Tuy vậy, lão phu tội quá nhiều, chỉ có cái chết mới chuộc được tội lỗi. Y cào hai tay vào mặt, máu me chảy ra kinh khiếp. Y nhìn Tự-An: - Côi-Sơn đại hiệp. Lão khẩn cầu đại hiệp giết lão càng mau càng tốt, để lương tâm khỏi bị dày vò cấu xé. - Cái đó không khó! Tự-An dơ tay lên phóng chưởng xuống. Vạn người như một đều nói thầm: - Rồi đời tên ma đầu. Nhật-Hồ lão nhân nhắm mắt chờ chết. Thình lình bóng vàng thấp thoáng. Một người mặc cà sa từ đâu, nhảy vào giữa vòng vây. Người này vòng tay một cái, Tự-An, Thiệu-Thái, Mỹ-Linh, Hồng-Sơn đại phu đều bị đẩy lui. Tất cả cao nhân đều đứng nhổm dậy, la hoảng lên. Họ trố mắt nhìn xem ai, mà chỉ một chiêu đẩy lui được bốn đại cao thủ một lúc. Khi định thần lại, họ thấy đó là một nhà sư mập tròn, mặt đẹp vô cùng, miệng cười toe toét, lưng đeo túi vải lớn. Quảng trường vang lên tiếng niệm: - Nam-mô A-di-đà Phật. - Nam-mô Di-Lặc tôn Phật. - Nam-mô Bố-Đại Bồ-tát. Sự xuất hiện của Bố-Đại hoà thượng, làm quảng trường đang đầy sát khí, bỗng nhiên đổi hẳn thành một bầu không khí hiền hoà, vui vẻ. Người người đều quỳ gối hướng ngài tụng kinh A-di-đà, trong đó có cả Minh-Không, Huệ-Sinh, Thuận-Thiên hoàng-đế. Thời bầy giờ Tịnh-độ-tông trong Phật-giáo tuy không thịnh bằng Thiền-tông. Nhưng hầu hết quần chúng đều theo tông phái này. Hằng ngày, họ ăn hiền, ở lành, làm điều phúc đức, sáng tối tụng kinh A-di-đà, với niềm ước mong lúc lâm chúng được ngài đón về thế giới Tịnh-độ. Khắp một giải Hoa-Nam, Đại-Việt, Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la, Lão-qua đều nghe Phật A-di-đà phân thân giáng thế thành Bố-đại hoà thượng. Nay được thấy ngài, ai không mừng? Khắp quảng trường vang lên tiếng tụng kinh. Người ta nói với nhau: - Không ngờ đi lễ Bắc-bình vương, lại được thấy Phật A-di-đà, thực đại phúc. Bố-Đại đến trước bàn thờ, chắp tay vái bốn vái, rồi ngài bưng mâm hoa quả xuống. Không biết ngài phất tay thế nào, mà một quả na lớn, chín thơm, tung đến trước Mỹ-Linh: - Con nhí ăn đi! Ngon lắm. Mỹ-Linh bắt lấy trái na, chắp tay tạ ơn: - Nam-mô A-di-đà Phật. Bố-Đại búng tay một cái, quả chuối tiêu chín trứng quốc, bay đến trước mặt Thiệu-Thái: - Con lợn, ăn đi! Thơm đáo để. Thiệu-Thái lạy tạ: - Nam-mô Bố-Đại Bồ-tát. Ngài xuống đài, đến chỗ trẻ con đứng xem. Chúng thấy ngài, lập tức bu lại xung quanh chắp tay, mắt hau háu nhìn. Ngài chĩa ngón tay vào mâm hoa quả. Từng trái một bay vọt lên, rơi trúng tay từng đứa một. Chia hết mâm trái cây, ngài vẫy Mỹ-Linh: - Con nhí, bưng xôi, trái cây xuống đây. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái dạ một tiếng, bưng mâm trái cây, cùng xôi xuống. Bố-Đại tiếp tục chia cho đám trẻ con. Một lát, trên bàn thờ chỉ còn lại gà, lợn, rượu. Ngài lên đài hướng vào Minh-Không thiền sư: - Này, lão hoà thượng kia! Ta đem Nhật-Hồ lão nhân đi đây! Bố-Đại hoà thượng cười toe toét. Ngài nắm tay Nhật-Hồ lão nhân: - Bể khổ không bờ. Quay đầu thấy bến. Lão nhân giết người không sao kể siết. Nhưng khi đã xám hối, tội lỗi cũng trôi theo. Ngài nhìn Thiệu-Thái: - Con lợn! Khá lắm. Thấy Nhất-Trụ đang nhảy nhót la hét, ngài tiến đến bên vỗ vào lưng y một cái. Cơn đau hết. Y quỳ xuống niệm: - Nam-mô A-di-đà Phật. Nhật-Hồ, Nhất-Trụ đều quỳ gối: - Bồ-tát! Đệ tử nguyện quy y theo Phật. Mong Bồ-tát độ cho. Bố-Đại vuốt tay trên đầu, trên mặt hai thầy trò Nhật-Hồ. Bao nhiêu râu tóc biến mất. Ngài cười: - Nào là giáo chủ! Nào là trưởng lão! Nào là quốc trượng, chẳng qua một giấc mộng ảo. Hai người đi theo ta, ăn trái cây, uống nước suối, có phải sướng không? Bố-Đại hướng vào quần chúng thuyết pháp. Ai cũng tưởng ngài giảng những điều cao xa, không ngờ ngài giảng những kiến thức phổ thông: Ăn hiền ở lành, giữ ngũ giới. Các bậc thức giả đều thất vọng. Họ nghĩ: - Trời ơi, Phật Di-Lặc chỉ dạy có vậy sao? Ngài Bố-Đại nói lớn: - Các người cho rằng muốn thành Phật khó lắm phải không? Dễ mà. Ai cũng có thể thành Phật. Các người tưởng học giỏi thông kinh điển sẽ thành Phật ư? Sai lầm lắm. Ai trong các người cũng có Phật tính. Chỉ cần bỏ vọng tâm, Phật-tính lớn ra, ma tính rời khỏi liền. Ngài ngừng lại: - Muốn phục cái tâm, phải đi từng bước. Ngài hướng vào Bảo-Hòa: - Tiểu quận chúa. Người đã vẽ mười bức tranh Mục ngưu phải không? Hãy in ra thực nhiều, giảng kỹ, để chúng sinh ai cũng biết. Bố-Đại thấy gần như tất cả quảng trường đều quỳ gối niệm kinh A-di-đà. Ngài cũng niệm theo. Thấp thoáng một cái, ngài với Nhật-Hồ, Nhất-Trụ biến mất khỏi lễ đài. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 10 Kho tàng Tần-Hán Sau đại hội, Thiệu-Thái, Mỹ-Linh, Bảo-Hoà, Thanh-Mai cùng các trưởng lão Lạc-long giáo dẫn giáo chúng về tổng đàn. Bây giờ Thiệu-Thái mới biết tổng đàn Lạc-long giáo đặt ở bãi Ngọc-thụy. Đường Lộc-hà, Hội-phụ về Thăng-long không xa. Khoảng hơn giờ tới nơi. Thời bấy giờ đường Lộc-hà đi Ngọc-thụy phải vòng qua Hồ-Tây, vượt sông Hồng. Khi còn cách bờ sông Hồng hơn hai dặm, viên chưởng quản đạo Thăng-long đến trước Thiệu-Thái chắp tay: - Khải tấu giáo chủ, bến sông bị thủy quân phong tỏa. Viên đô đốc chỉ huy nói, y có nhiệm vụ giữ bến đò. Mọi việc qua đò đều cấm chỉ. Phải có lệnh của quan tổng trấn Thăng-long, y mới dám cho đi. Xin giáo chủ định liệu. Thiệu-Thái tiến tới phía bờ sông Hồng. Viên đô đốc không phải ai xa lạ, mà chính thị Đoàn Thông. Thanh-Mai chắp tay hướng Đoàn Thông: - Sư huynh! Sư huynh trấn ở đây ư? - Sư muội! Lâu quá không gặp sư muội. Càng ngày sư muội càng xinh đẹp hơn trước. Võ công sư muội đến trình độ ta không ngờ tới. Tự-An có tất cả chín đệ tử. Đoàn Thông là một trong chín người đó. Y hiện giữ chức đô đốc hạm đội Động-đình. Trước đây, giữa phái Đông-a với Lý triều có nhiều xung đột, vì vậy tiến trình của y đầy chông gai. Bây giờ y thấy sư phụ hòa với triều đình. Hơn nữa Thanh-Mai sắp làm Vương-phi của thượng cấp đầu lĩnh y. Y mừng vô hạn. Thanh-Mai nhìn dưới sông: Thủy quân dàn ra nghiêm chỉnh, bao vây bãi Ngọc-thụy. Xa xa, bên kia bờ vẫn còn kéo cờ Hồng-thiết giáo. Giáo chúng gươm đao sáng ngời đi đi, lại lại tuần phòng. Đoàn Thông thấy Mỹ-Linh, y vội hành lễ. Mỹ-Linh hỏi: - Đô đốc được lệnh bao vây từ bao giờ? - Khải tấu Công-chúa, thần được lệnh đem thủy đội tuần tiễu từ mười hôm. Lệnh ban ra rằng, khi giáo chúng lên đường dự đại hội, lập tức phong toả mặt sông Hồng, sông Đuống. Phía bộ, tướng Nguyễn Duệ vây Thượng-cát, Ngọc-lâm. Còn Vũ vệ thường thị Hà Việt đem thị vệ bất thần chiếm lầu Động-đình. Thiệu-Thái kinh hoảng: - Thế hai bên có giao tranh không? Bao nhiêu người chết, bị thương? - Thưa Thế-tử không. Thần nhận chỉ dụ phong toả, tránh giao tranh. Mới hồi nãy được lệnh rằng khi Công-chúa cùng Thế-tử về đến, trình Công-chúa một mật lệnh. Nói rồi Đoàn Thông kính cẩn trao cho Mỹ-Linh một bao thơ. Mỹ-Linh mở ra xem. Trong có mười tờ giấy ghi chép lệnh của Khai-Quốc vương. Mỹ-Linh đọc xong, trao cho Thanh-Mai, Thiệu-Thái cùng thi hành. Thiệu-Thái nói với mọi người: - Cậu hai ra lệnh cho tôi giải quyết truyện Lạc-long giáo, rồi phải chầu mạ mạ ngay. Thôi chúng ta qua sông. Mỹ-Linh nói với các trưởng lão: - Trước đây, nhất cử nhất động của Hồng-thiết giáo, Khu-mật viện đều biết hết. Cho nên đã trù liệu kế sách đánh úp tổng đàn. Nếu như trong đại hội, Hồng-thiết giáo làm loạn, tổng đàn bị ba mặt giáp công. Phía trụ sở các đạo ở quận huyện cũng bao vây tương tự. Bây giờ Hồng-thiết giáo thành Lạc-long giáo, mọi truyện tốt đẹp. Các trưởng lão đừng lo. Nàng bảo Đoàn Thông: - Phiền đô đốc cho chiến thuyền chở giáo chúng sang Ngọc-thụy. Phạm Trạch vui vẻ: - Nhờ ân đức của giáo chủ, biến đổi hết. Nếu giáo chủ không lên ngôi, e giữa bản giáo với quan quân có cuộc hỗn chiến. Mà phần thất bại tất về anh em giáo chúng. Đoàn Thông tiếp lời Phạm Trạch: - Phạm tưởng lão chỉ biết một mà không biết hai. Sáng nay, tư thất tất cả các trưởng lão, quản giáo cấp huyện, cũng bị bao vây. Trong Thanh-hóa, quân sĩ chiếm chùa Sơn-tĩnh. Lực lượng thiếu niên Hồng-hương được tập trung chứng kiến quan quân khám xét Hồng-hương mật cốc. Triều đình giải cứu được hơn trăm thiếu nữ bị giam làm cây thuốc. Thuyền tới bờ Ngọc-thụy. Đám giáo chúng thấy các trưởng lão đi bằng chiến thuyền. Họ mở to mắt, đầy vẻ kinh ngạc. Một giáo chúng nói: - Thưa các vị trưởng lão. Sáng nay, giáo chủ cùng các vị ra đi một lát, quan quân chiếm lầu Động-đình. Bốn phía bị bao vây. Bọn thuộc hạ chuẩn bị nghinh chiến. Nhưng quan quân không tấn công. Lê Đức vẫy tay: - Các người đâu về đó. Quan quân không làm khó dễ mình nữa đâu. Về đến tổng đàn. Lê Đức kính cẩn mời Thiệu-Thái ngồi vào ngôi giáo chủ. Bảo-Hòa, Thanh-Mai ngồi hai bên tả hữu. Kế đến các trưởng lão. Thiệu-Thái thở dài: - Trong cuộc chiến vừa qua các trưởng lão Lê Ba, Nguyễn Chí, Phạm Hổ, Hoàng Liên qua đời. Xin hãy thu nhặt hài cốt đưa về nguyên quán chôn cất. Trưởng lão thứ mười Hoàng Liên đã có trưởng lão Ngô Bách-Vân thay thế. Nay cứ để nguyên. Còn ngôi vị trưởng lão Lê Ba, sẽ do Đào Nhất-Bách kế tiếp. Đào Nhị-Bách thay trưởng lão Nguyễn Chí. Đào Tam-Bách thay trưởng lão Phạm Hổ. Trưởng lão Vũ Nhất-Trụ tuy theo Bố-Đại hoà thượng vân du thắng cảnh, ngôi vị trưởng lão vẫn giữ nguyên. Chàng ngừng một lát, tiếp: - Thuận-Thiên hoàng-đế ban chỉ đại xá thiên hạ. Chắc giờ này quan quân không còn bao vây các cơ sở của chúng ta. Gia đình các vị hẳn cũng được thảnh thơi. Từ trước đến nay, Lê Đức giữ nhiệm vụ thiết kế, tổ chức của Hồng-thiết giáo. Y lên tiếng: Trình giáo chủ. Khi Nhật-Hồ lão nhân tổ chức đại hội hồ Động-đình thành lập bản giáo có một trăm hào kiệt theo. Người phong cho bẩy vị làm Tả, Hữu hộ pháp, ngũ Sứ. Tả, Hữu hộ pháp cùng ngũ Sứ mỗi vị phụ trách tổ chức giáo tại một vùng. Bẩy vùng là Quế-lâm, Nam-hải, Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la. Bảy mươi hào kiệt được phong trưởng lão của bẩy vùng. Mỗi vùng mười vị. Còn lại hai mươi ba vị thuộc hộ đồng giáo vụ trung ương. Sau dần dần tuẫn giáo, người mới cử anh em chúng tôi vào thay thế. Cho đến nay chỉ còn mười người. Vì vậy bản giáo có cơ sở khắp Quế-lâm, Nam-hải, Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la càng mạnh hơn. Theo chủ trương của triều đình, không nên gây hấn với các nước lân bang. Như vậy những tổ chức ấy giữ nguyên hay giải tán? Thiệu-Thái đưa mắt nhìn Thanh-Mai, Bảo-Hòa hỏi ý kiến. Bảo-Hòa suy nghĩ một lúc, rồi đứng dậy nói: - Lạc-Long giáo của chúng ta không phải tổ chức chính sự, triều đình. Đạo Phật từ Tây-trúc vào Lĩnh-Nam, Trung-nguyên được. Lạc-Long giáo cũng có thể truyền đi khắp nơi. Lạc-Long giáo thờ các vua Phục-Hy, Thần-Nông, Kinh-Dương, Lạc-Long cùng các anh hùng của tộc Việt. Tôn chỉ chính lấy hiếu, nghĩa, làm căn bản. Lạc-long giáo cần phải truyền bá rộng rãi. Có điều mỗi nơi, tùy hoàn cảnh địa phương, có thay đổi chút ít. Nàng ngừng lại một lúc, tiếp: - Huống hồ khi xưa Quốc-tổ, Quốc-mẫu sinh trăm con, trao cho mỗi con khai hoang, qui dân lập quốc một vùng. Trải qua mấy nghìn năm, nay phân ra làm sáu nước cùng vùng Lưỡng-quảng. Tuy tiếng nói khác nhau, nhưng phong tục tương đồng. Tất cả đều thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Các nước thuộc tộc Việt hiện chưa xâu xé nhau, nhưng người Tống lúc nào cũng tìm đủ cách xúi dục chúng ta tương tàn, hầu lực yếu đi, họ mang quân sang chiếm. Giữa sáu nước, chỉ Lạc-long giáo có thể làm điểm qui tụ tinh thần đoàn kết cùng hoà giải xung đột. Vậy không những ta phải giữ nguyên, mà cần phát triển thêm ra. Thiệu-Thái hỏi: - Bản nhân muốn biết danh tính của Tã, Hữu hộ pháp, cùng ngũ Sứ. Hành trạng của các vị ấy ra sao? Lê Đức đáp: - Tả hộ pháp là Đào Tường-Phúc. Hữu hộ giáo là Chu Bội-Sơn. Đào tả hộ pháp xuất thân phái Cửu-chân. Chu hữu hộ pháp xuất thân phái Khúc-giang. Cả hai vị võ công không thua gì Nhật-Hồ lão nhân. Còn ngũ sứ gồm Nguyễn San, Bun Thành, Nguyễn Thúy-Minh, Sử-vạn Na-vượng, Khiếu Tam Bản. Cả bẩy vị đều là sư đệ của Nhật-Hồ lão nhân, nên luyện thành Hồng-thiết tâm kinh. Đào làm giáo chủ vùng Quảng-Tây, Đàm-châu, Quế-châu. Chu làm giáo chủ vùng Ngô-Việt, Quảng-Đông. Còn lại Sử trấn Lão-qua, Bun trấn Xiêm, Khiếu trấn Chân. Nguyễn San trấn Chiêm đã qua đời. Nguyễn Thúy-Minh trấn Đại-lý, hiện mất tin tức. Đặng Trường hỏi: - Thưa giáo chủ. Hiện bản giáo có mấy vấn đề cần giải quyết. Vấn đề thứ nhất, tối quan trọng. Mai này có cuộc thí võ của triều đình, chọn người làm tướng. Vấn đề thứ nhì, cứ như lời Triệu Thành, năm tới đây Tống mở võ đài ở Biện-kinh. Không biết bản giáo đối với việc này ra sao? Vấn đề thứ ba cũng không kém quan trọng. Hiện nay anh hùng thiên hạ đang hăm hở tìm kho tàng Tần-Hán cùng Âu-Việt. Bản giáo có tham dự không? Thiệu-Thái tuy được vua Bà Bắc-biên huấn luyện thuật lãnh đạo từ nhỏ. Nhưng chàng bị đặt vào ngôi giáo chủ trong tình trạng ngoài sự dự liệu. Bây giờ phải giải quyết ba vấn đề trọng đại, chưa dám đưa ra đường lối hành động. Chàng hỏi ngược lại: - Xin các vị cho biết ý kiến. Chàng nhấn mạnh: - Đầu tiên bàn việc tuyển võ của Đại-Việt đã. Trước đây trưởng lão Hoàng Văn cho bốn đệ tử dự tuyển. Trưởng lão Hoàng Liên bốn. Trưởng lão Đỗ Xích-Thập hai. Như vậy chúng ta có tới mười người ứng thí. Không biết bản lĩnh anh em đó thế nào? Hơn năm trước, trong âm mưu trường kỳ mai phục, Triệu Thành lệnh khiến chân tay của y như Nguyên-Hạnh, Hoàng Văn, Hoàng Liên, Đỗ Xích-Thập cho đệ tử dự thi võ của triều đình. Nếu trúng tuyển, các đệ tử ấy đương nhiên trở thành tướng cầm quân. Khi Tống đem binh qua, những tướng ấy sẽ làm nội ứng. Việc họ bàn với nhau ở Cổ-loa, Thiệu-Thái, Mỹ-Linh nghe được. Bây giờ Thiệu-Thái hỏi đến. Bọn Hoàng Văn, Xích-Thập vừa kinh ngạc, vừa thẹn thùng. Mỹ-Linh biết thế, nàng đỡ cho chúng: - Trước kia, các đệ tử thuộc Hồng-thiết giáo, một loại tà ma ngoại đạo. Còn bây giờ, họ đương nhiên thành đệ tử Lạc-long giáo, một tôn giáo chính đạo nhất Đại-Việt. Tôi mong đệ tử của các vị sẽ đạt được kết quả. Dù không trúng cách, tôi cũng đề bạt họ vào những chức vụ xứng đáng. Thiệu-Thái tiếp lời Mỹ-Linh: - Mai đã là ngày thi tuyển rồi. Vậy đêm nay Mỹ-Linh chỉ điểm cho bốn đệ tử của cố trưởng lão Hoàng Liên. Bảo-Hòa phụ trách hai đệ tử của Đỗ trưởng lão. Còn bốn đệ tử của Hoàng Văn trưởng lão, xin...mợ hai giúp dùm. À quên, tối nay mợ hai bận. Thôi được bản nhân sẽ làm việc đó. Thiệu-Thái vốn chậm chạp, khi truyền lệnh cho Mỹ-Linh, Bảo-Hoà chàng dám. Nay phải truyền lệnh cho Thanh-Mai, chàng không biết nói gọi nàng như thế nào cho đúng. Trong đầu óc chàng loé lên tia sáng: Thanh-Mai sắp thành vương phi Khai-Quốc vương, chàng phải gọi nàng bằng mợ. Vì vậy chàng tuôn ra tiếng mợ hai. Thanh-Mai biết rằng, tối hôm nay Thuận-Thiên hoàng-đế cùng ba vị Hoàng-hậu đãi yến Thiên-trường ngũ kiệt ở điện Long-thụy. Trong thiếp nói rõ ngoài Thiên-trường ngũ kiệt, Thuận-Thiên cửu hùng ra, không có ai khác. Thanh-Mai hiểu rằng Hoàng-đế muốn đưa lời chính thức cầu hôn cho Khai-Quốc vương. Tuy biết vậy, nghe Thiệu-Thái gọi bằng mợ, nàng vẫn ngượng. Thanh-Mai đánh trống lảng: - Bây giờ tới vấn đề võ đài Biện-kinh. Đào Nhất-Bách truyền giáo ở biên giới lâu ngày. Y hiểu biết tình hình bên Tống. Y phát biểu: - Thưa giáo chủ cùng quý trưởng lão. Trước khi bàn về võ đài Biện-kinh. Chúng ta cần phân tích tình hình bên Tống trước đã. Sau đó nghiên cứu tình hình các nước khác. Cuối cùng, chúng ta tùy theo triều đình Đại-Việt, rồi mới có thể quyết định. Thuộc hạ thấy việc này thỉnh ý Khai-Quốc vương, hầu thống nhất hành động. Vậy chỉ còn vấn đề kho tàng mà thôi. Vấn đề kho tàng, từ trước đến giờ trưởng lão Lê Đức vẫn phụ trách. Xin tưởng lão trình bầy cùng giáo chủ. Lê Đức đứng dậy. Y lấy ra cuốn trục bằng lụa, vẽ bản đỗ Trung-quốc, Đại-Việt, Đại-lý treo lên. Y chỉ lên trục lụa nói: - Thưa giáo chủ, trước kia nhà Chu diệt vua Trụ, lên ngôi vua. Vua Võ vương thu được kho tàng rất lớn. Nhà Chu làm vua trải tám trăm năm, hơn nghìn chư hầu tiến cống. Kho tàng thêm giầu có, súc tích. Tần diệt Chu, cùng các chư hầu, kho tàng càng chồng chất lên. Vua Cao tổ nhà Hán đánh vào Hàm-dương, cướp lấy kho tàng đó của con trai Thủy-Hoàng, đem về Trường-an. Từ đấy kho tàng mang tên kho tàng Thủy-Hoàng. Cao tổ sai Tiêu Hà xây điện Vị-ương, dưới nền cất chôn kho tàng Thủy-Hoàng. Thiệu-Thái hỏi: - Tôi nghe nhà Tây-Hán làm vua trên hai trăm năm, thôn tính hàng chục nước nhỏ, cướp tài vật của người ta đem về. Lại nữa, các chư hầu tiến cống. Tích sản ấy đâu có nhỏ? Vậy ngoài kho tàng Tần Thủy-Hoàng, ắt còn kho tàng Tây-Hán. Kho tàng ấy sau đi đâu? Từ lúc được Thiệu-Thái cứu trị Chu-sa độc chưởng, tuy bề ngoài Lê Đức tôn phục vị tân giáo chủ trẻ tuổi. Nhưng trong lòng, y vẫn coi chàng như trẻ con. Bây giờ thấy chàng đặt câu hỏi, tỏ ra mẫn tiệp vô cùng. Trên gương mặt y hiện ra nét kính phục. Y có biết đâu, truyện kho tàng Trung-quốc thời Tần-Hán, chàng đã được Khai-Quốc vương thuật cho nghe nhiều lần. Tuy chàng ít chú ý. Nhưng cũng biết lờ mờ, không đến nỗi mù tịt. Lê Đức cung kính tiếp: - Giáo chủ thực minh mẫn. Tây-Hán trải hai trăm năm, được các chư hầu tiến cống, cũng như ăn cướp của các nước nhỏ. Họ cất giữ thành một kho tàng nữa. Kho tàng này mang tên Tây-Hán. Sau hơn hai trăm năm cai trị, kho tàng ấy nhiều vô kể. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Y biết mình không đức, khó tranh giữ giang sơn lâu dài. Y đem châu báu của nhà Tây-Hán cùng đào kho tàng ở nền điện Vị-ương lên, rồi đem chôn cất một nơi bí mật. Thành ra kho tàng này mang tên kho tàng Tần-Hán. Mỹ-Linh đã biết rất tường tận vụ này. Tuy vậy nàng muốn thử xem Lê Đức có thực tình với Lạc-long giáo không, nàng hỏi: - Giai đoạn ấy tôi cũng nghe qua. Lúc Phan Sùng tức Xích-Mi giúp Cảnh-Thủy hoàng đế đánh Vương Mãng. Y tiến vào Trường-an. Thấy kho tàng Tần-Hán lớn quá. Y nảy ra tham tâm, sai thủ hạ đem chôn ở vùng hồ Động-đình. Sau khi chôn, y cho giết hết bọn quân lính để bảo mật. Cuối cùng dường như kho tàng Tần-Hán lọt vào tay vua Trưng? Lê Đức gật đầu: - Lời công chúa tuyên phán rất đúng. Vua Quang-Vũ nhà Hán được anh hùng giúp sức trung hưng đại nghiệp. Nghiêm-Sơn, Đặng Vũ đem quân tiến đánh Trường-sa. Xích Mi bại. Trước khi xuất trận lần cuối, y gọi một tỳ nữ, mà bình sinh y rất sủng ái đến trao cho bản đồ nơi cất kho tàng cùng Ngọc-tỷ truyền quốc. Y đâu ngờ tỳ nữ đó chính là liệt nữ Lĩnh-Nam Trần Thiếu-Lan. Lúc Trưng Nhị, Phật Nguyệt, Hồ Đề, Trần Năng đem quân đánh Trường-sa. Trần Thiếu-Lan trao bản đồ nơi cất kho tàng Tần-Hán cho Trưng Nhị. Các anh hùng thời ấy mở bản đồ ra. Thì ôi thôi bên trong chỉ đầy chữ số với một ít địa danh, chứ không có bản đồ. Công chúa có biết về sau ra sao không? Mỹ-Linh mỉm cười: - Tên Xích-My rất khôn ngoan. Y khắc bản đồ nơi cất kho tàng vào tấm đồng, rồi cắt ra thành mười sáu thẻ. Y lại đúc hai con gấu bằng đồng đen rỗng bụng. Trong bụng mỗi con, y bỏ vào tám thẻ đồng, rồi trao cho hai con trai, mỗi người một con gấu, để sau này hai anh em phải hợp nhau lại mới có thể tìm ra nơi cất báu vật. Như vậy vẫn chưa cho rằng đủ. Y sợ sau này lỡ hai con gấu đó lạc vào tay người khác thì sao? Cho nên trên bản đồ y ghi chú địa danh bằng chữ số. Như một y ghi vào chỗ Tương-giang, hai y ghi vào chỗ Trường-sa. Song tuy trao gấu cho hai con, mà y chưa trao cho mật số đó. Nàng ngừng lại nhìn Lê-Đức, rồi tiếp: - Lúc biết mình sắp gặp nguy. Y chép tất cả những chữ số, tương quan với địa danh trao cho liệt nữ Thiếu-Lan. Bà Thiếu-Lan trao cho Trưng-Nhị. Nhưng trong khi đó hai con gấu cất tám thẻ đồng bản đồ lọt vào tay Thiên-ưng lục tướng. Trưng Nhị, Thiên-ưng lục tướng họp với nhau, tìm ra nơi cất kho tàng chính là một căn nhà hầm dưới đáy hồ Động-đình. Đường hầm vào đáy hồ nằm trên một cù lao. Tôi chỉ biết đến đây. Lê trưởng lão chắc biết nhiều hơn. Hồi còn thơ, Mỹ-Linh đã nghe phụ vương nói nhiều về kho tàng Tần-Hán, song nàng không mấy chú ý. Lúc về phủ Khai-Quốc vương, hàng ngày nàng được dọc những phúc trình của các nơi gửi về Khu-mật viện, nên nàng biết rất rõ chi tiết. Đại để thiên hạ có hai kho tàng lớn. Một mang tên Âu-Việt, một mang tên Tần-Hán. Khi nghe Lê Đức trình bày về kho tàng Tần-Hán, nàng thuận miệng nói ra hết những gì mình biết về nguồn gốc kho tàng Tần-Hán đã thuật ở trên. Còn kho tàng Âu-Việt, có liên hệ rất nhiều đến lịch sử Đại-Việt. Truyền sử nói rằng Quốc-tổ, Quốc-mẫu cho trăm hoàng tử đi qui dân lập ấp. Mỗi năm các hoàng tử về chầu một lần. Tục lệ định rằng, các hoàng tử phải mang những gì trân quý nhất dâng phụ hoàng. Quốc-tổ truyền cất bảo vật vào kho tàng. Trải suốt hơn hai nghìn năm triều đại Hồng-Bàng, các lạc hầu, lạc tướng dâng lên vua không biết bao nhiêu vàng ngọc châu báu mà kể. Kho tàng mang tên Văn-lang. Đến đời vua Hùng thứ tám mươi tám, vì vua hôn ám, rượu chè quá độ. Anh hùng các nơi tôn một lạc hầu tên Thục-Phán lên làm thủ lĩnh, diệt vua Hùng, thành lập triều đại Âu-lạc. Trong trận chiến cuồi cùng. Phò mã Sơn-Tinh tuy võ công vô địch, nhưng chỉ giữ kinh đô được hai tháng. Biết rằng kinh đô trước sau cũng thất thủ. Phò mã Sơn-Tinh cho chở kho tàng Văn-lang đem lên vùng Tản-Viên cất dấu. Tương truyền kho tàng ấy phải chở đến mười xe ngựa mới hết. Khi đoàn xe chở kho tàng sắp tới núi Tản-Viên, Sơn-Tinh gặp đạo quân phục kích của Vạn-tín hầu Lý Thân. Lý Thân với Sơn-Tinh đấu với nhau trong suốt ba ngày bất phân thắng bại. Sau Lý Thân thấy không thể thắng nổi Phục-ngưu thần chưởng. Ông nhân Phục-ngưu thần chưởng, chế ra chưởng pháp âm nhu khắc chế với dương cương. Vì vậy Sơn-Tinh bị bại, bỏ chạy lên núi Tản-Viên. Lý Thân cướp được kho tàng Văn-lang. Lý Thân đem kho tàng chôn ở một nơi rất bí mật. Sau đó con cháu Lý Thân lập ra phái Long-biên. Người chưởng môn phái Long-biên luôn giữ bí mật về nơi chôn cất kho tàng Văn-lang. Vua An-Dương cai trị Âu-lạc tuy không lâu, nhưng các lạc hầu, lạc tướng dâng hiến không thiếu gì vàng bạc, châu báu. Ngài cất ở thành Cổ-loa. Trong thời Âu-lạc, bên Trung-quốc trải qua thời kỳ thất quốc tranh hùng. Nhà Tần diệt sáu nước, thống nhất Trung-nguyên. Mỗi khi một nước bị diệt, con cháu vua chúa, đại thần sợ bị giết. Họ mang theo bảo vật, trốn xuống Âu-lạc xin kiều ngụ. Những bảo vật đó, họ dâng cho vua An-Dương. Hoặc bán đi làm kế sinh nhai. Các lạc hầu, lạc tướng mua, dâng cho vua. Vua An-Dương có kho tàng Âu-lạc vĩ đại, chôn dấu vào cùng nơi với kho tàng Văn-lang, gọi chung bằng danh tự kho tàng Âu-lạc. Triệu Đà chiếm Âu-lạc, kho tàng ấy thuộc về y. Họ Triệu đem kho tàng Âu-lạc cất về Phiên-ngung. Họ Triệu cai trị nước Nam-Việt một thời gian dài, lại thu được không biết bao nhiêu của quý, thành kho tàng Nam-Việt. Họ Triệu cất kho tàng Nam-Việt vào cùng nơi kho tàng Âu-lạc, gọi bằng tên kho tàng Âu-Việt. Khi Lữ Gia giết Cù-Thị, Thiếu-Quý. Vua Hán sai bọn Lỗ Bác-Đức đem quân chiếm Nam-Việt. Kho Âu-Việt ấy lọt vào tay Trường-sa vương nhà Hán. Hồi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Thiên-sơn thất hùng nổi lên tranh thiên hạ. Công-tôn Thiệu đem quân đánh Trường-sa. Thiệu đem chở về cất ở thành Bạch-đế. Thời Lĩnh-Nam, Trưng Nhi, Phật Nguyệt, Trần Năng, Hồ Đề đem quân trợ Hán đánh Thục, chiếm Xuyên-khẩu. Đại tư mã Hán Đặng Vũ hứa rằng ai vào Bạch-đế đầu tiên, sẽ thưởng cho kho tàng Âu-Việt trong tay Công-tôn Thiệu. Trận đánh sau đó, Thiên-ưng lục tướng lọt vào Bạch-đế đầu tiên, bắt sống Công-tôn Thiệu. Đặng Vũ giữ lời hứa tặng kho tàng ấy cho Lục-tướng. Hồ Đề sai em là Hồ Hác chở về Tản-viên chôn cất. Nơi chôn cất chỉ có Hồ Đề, Hồ Hác, Trưng Nhị, Nguyễn Phương-Dung biết. Sau khi vua Trưng tuẫn quốc, Bắc-bình vương Đào Kỳ cùng Vương-phi Phương-Dung trấn thủ Long-biên. Lúc biết thế nước suy vi, không giữ nổi thành nữa, vương cùng Vương-phi bàn nhau giao con cùng bộ Lĩnh-Nam vũ kinh cho vợ chồng sư đệ Sún-Rỗ. Vương phi ghé tai Sún Rỗ nói cho biết nơi chôn cất kho tàng Âu-Việt. Sún-Rỗ, Sa-Giang khắc bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, Dụng-binh yếu chỉ vào hầm đá dưới đền thờ Nhâm Diệm, Tích Quang. Cả hai đã di chúc cho con cháu mình, cùng con của Bắc-bình vương là Đào Tử-Khâm, Đào Tường-Qui. Trong giòng dõi họ Đào đều giữ bí mật về hầm đá. Nhưng đến đời thứ mười tám, người trưởng tộc chết bất đắc kỳ tử, thành ra bí mật hầm đá trở thành tuyệt tích. Suốt nghìn năm qua, võ lâm Lĩnh-Nam cho rằng bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, Dụng-binh yếu chỉ cùng kho tàng Âu-Việt chỉ là huyền thoại. Cho đến hôm Mỹ-Linh, Bảo-Hoà, Thanh-Mai lọt vào hầm đá. Mỹ-Linh học thuộc hết các bia. Nhưng nàng tuyệt không thấy ghi chép nơi chôn cất kho tàng Âu-Việt kia. Tại đại hội võ lâm ở Lộc-hà. Sư thái Tịnh-Tuệ truyền chức chưởng môn cho Mỹ-Linh, trao tay nàng một cuốn sách dày. Bà thuật cho nàng biết rằng sách chép ba phần khác nhau. Phần thứ nhất tiểu sử các vị chưởng môn tiền nhiệm. Phần thứ nhì ghi chú tất cả bí quyết võ công. Phần thứ ba chép về bí mật kho tàng thời Tần-Hán, Âu-Việt. Cả ba phần đều chép bằng thuật ngữ đặc biệt, gồm tới ba trăm tiếng. Bà đọc vào tai nàng bài quyết, giải thích những thuật ngữ đó. Đúng ra Mỹ-Linh nói rõ thêm những điều nàng biết về hai kho tàng trên. Nhưng nàng tự nghĩ: - Mấy ông trưởng lão Hồng-thiết này xảo quyệt vô cùng. Mình không nên nói hết, để xem họ trình bầy có đúng như bí mật mình có không? Nàng hỏi: - Đấy, những điều tôi nghe Vương mẫu thuật về kho tàng Tần-Hán, Âu-Việt giống như truyện cổ tích. Không ngờ lại là sự thực. Hồng-thiết giáo đã nhiều năm sưu tầm, hẳn trưởng lão tìm ra được nơi cất hai kho tàng đó. Lê Đức thấy Mỹ-Linh ngây thơ, y tưởng thực. Y tiếp: - Vua Trưng thành đại nghiệp, ngài sai công chúa Yên-Lãng Trần Năng lên đào kho tàng Tần-Hán mang về Giao-chỉ. Khi đoàn chuyên chở đến Khúc-giang thì gặp đoàn cao thủ của Mã thái hậu đánh cướp. Công chúa Yên-Lãng vội sai chôn vào một hang núi, rồi lấp cửa hang lại. Nay kho tàng ấy ở trong vùng Quảng-Đông. Vì vậy thuộc hạ tổ chức giáo chúng ở đây rất chặt. Anh em đã bới từng hốc đá, từng gốc cây, cuối cùng đã tìm ra manh mối, chỉ còn chờ lệnh giáo chủ, sẽ cho khai quật. Mỹ-Linh thấy Lê Đức có đôi chút thực thà. Nàng hỏi: - Dường như truyện kho tàng Tần-Hán chôn tại Khúc-giang ai cũng biết. Tại sao mấy nghìn năm nay, người ta phải chờ đúng ngày rằm, giờ Tý, tháng mười một, năm Đinh-Mão mới đổ xô nhau tìm kiếm? Có gì lạ không? Lê Đức trả lời bằng cái lắc đầu: - Thuộc hạ phụ trách vụ này trên năm mươi năm qua, nghĩ đến nát óc mà không ra. Chỉ biết truyền thuyết nói: Cứ sáu mươi năm, tức một hoa giáp, nhằm ngày rằm, giờ Tý, tháng mười một, năm Đinh-Mão, cửa hang chôn cất mới mở ra một lần mà thôi. Nếu năm nay, không ai tìm ra, phải sáu mươi năm nữa mới trở lại tìm được. Y ngừng lại một lúc, rồi đưa mắt nhìn Bảo-Hòa, Mỹ-Linh: - Kho tàng Âu-Việt hiện chôn trên núi Tản-viên. Nhưng núi Tản lớn như thế, biết đâu mà tìm. Từ xưa đến giờ, phái Tản-viên, Mê-linh cùng giữ bí mật nơi chôn cất. Nếu hai phái hợp lại với nhau thì tìm ra. Song hai chưởng môn chưa bao giờ đồng ý về việc: Đào lên, ai sẽ được hưởng. Vì vậy kho tàng vẫn nằm trong lòng núi. Nay công chúa Bình-Dương lĩnh chưởng môn phái Mê-linh. Quận chúa Bảo-Hòa lĩnh chưởng môn phái Tản-viên vốn cùng huyết tộc. Xin hai vị mau hợp nhau, đào lên. Mỹ-Linh lắc đầu: - Kho tàng Âu-Việt không phải của phái Mê-linh hay Tản-viên, mà thuộc về con dân tộc Việt. Tôi nghĩ chỉ đại hội võ lâm mới có quyền quyết định mà thôi. Thiệu-Thái đưa mắt hỏi Thanh-Mai: - Quảng-Đông vốn thuộc đất cũ của tộc Việt. Chúng ta cần tìm kho tàng Tần-Hán đào lên đem về bán đi, hầu kiến thiết Đại-Việt. Xin mợ cho biết chúng ta phải làm gì? Thanh-Mai suy nghĩ một lúc rồi tiếp: - Việc này triều đình Đại-Việt không thể dính vào. Chúng ta lấy cớ đi hành hương đền thờ công chúa Thánh-Thiên, Gia-Hưng ở Quảng-Đông, rồi nhân đó tìm kho tàng, mới không bị lộ. Tôi nghĩ giáo chủ nên đích thân cầm đầu. Tôi với Bảo-Hòa lĩnh chức tả, hữu hộ pháp đương nhiên phải tháp tùng. Ta mời thêm người của Khu-mật viện, của năm đại môn phái phái Mê-linh, Đông-a, Sài-sơn, Tiêu-sơn, làm như toàn thể võ lâm Lĩnh-Nam đi hành hương. Còn bản giáo ai đi, ai ở xin giáo chủ định liệu. Thiệu-Thái gật đầu: - Vậy thế này. Bản giáo mới cải tổ toàn diện. Các vị trưởng lão cao niên nên đi thăm, tổ chức lại cơ sở ở các trấn, các huyện, ban bố đường lối mới đến giáo chúng. Trưởng lão Đặng Trường đi vùng Thiên-trường, Trường-yên, Thăng-long. Trưởng lão Hoàng Văn phụ trách giáo chúng bên Xiêm-la, Lão-qua, Chân-lạp, Chiêm-thành. Trưởng lão Xích-Thập đi vùng Bắc Thăng-long tới biên giới Trung-quốc. Trưởng lão Ngô Bách-Vân đến vùng Thanh-hoá, Nghệ-an. Trưởng lão Đào Nhị-Bách phụ trách vùng Đại-lý. Trưởng-lão Đào Tam-Bách phụ trách vùng Quảng-Tây. Còn trưởng lão Lê Đức, Đào Nhất-Bách tháp tùng bản nhân. Một giáo chúng vào kính cẩn hành lễ với Mỹ-Linh: - Khải tấu Công-chúa. Có chỉ dụ của Khai-Thiên vương gửi cho Công-chúa. Y trình ra phong thư. Mỹ-Linh sửa y phục ngay ngắn, cung kính xé bao thư ra đọc. Liếc qua, nàng bỏ thư vào túi, nói với Thiệu-Thái: - Phụ vương gọi em về khẩn cấp có truyện riêng. Trong thư người nói chỉ mình em về, không muốn cho bất cứ ai theo. Mỹ-Linh lên ngựa hướng thành Thăng-long. Ngựa phi như gió, lát sau, nàng đã về tới vương phủ. Viên thị vệ canh cổng thấy nàng, cúi rạp người xuống hành lễ. Gặp thị nữ hầu hạ nàng hồi nhỏ, nét mặt tỏ ra lo âu. Nàng hỏi: - Phụ vương hiện ở đâu? - Tâu Công-chúa, Vương-gia ở thư phòng. Công chúa về mau, nhà có sự. - Cái gì đã xẩy ra? - Vương-phi bỏ đi mất từ sáng đến giờ. Nghe tin dữ, Mỹ-Linh gia tăng cước lực. Bước vào thư phòng, thấy nét mặt phụ vương đăm chiêu ủ rũ. Nàng cúi đầu hành đại lễ. Khai-Thiên vương chỉ ghế: - Con ngồi đó! Mỹ-Linh ngồi xuống. Không khí trong phòng thực lạnh lẽo. Một lúc sau Vương mới ngửng lên nhìn con: - Vương mẫu con bị Hồng-thiết giáo đánh Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng đau đớn, rồi mê đi. Ta tưởng chết, đem chôn. Nào ngờ chúng giam Vương-mẫu con lại mưu đồ hại ta. Hôm rồi con với Thiệu-Thái cứu Vương-mẫu đem về. Đúng lý ra ta cật vấn để hiểu rõ ngọn ngành. Nhưng chú hai bảo rằng Vương-mẫu trải qua mấy năm bị giam cầm, tinh thần thất thường. Người yêu cầu ta không nên nhắc tới việc này. Vì vậy ta không hỏi đến. Mặc dầu trong lòng ta đầy nghi vấn. Vương móc trong bọc ra tờ giấy: - Hôm đại hội, ta mới biết vợ Trần Tự-An, Lê Long-Mang và Vương-phi Đông-Chinh vương bị Hồng-thiết giáo bắt giam dưới hầm dùng làm cây thuốc. Vì vậy Chu Vân-Nga, Cao Huyền-Nga, Vũ Thiếu-Nhung chưa muốn tự tử, chẳng qua họ chờ dịp trả thù. Chu Vân-Nga, Cao Huyền-Nga, Vũ Thiếu-Nhung nhân lúc chúng đấu nội lực, lên đài nói lời dâm đãng để hại chúng, dù biết rằng sẽ bị chúng giết. Ngay khi đó ta đoán Vương-mẫu con cũng như Vũ Thiếu-Nhung ắt cùng một hoàn cảnh. Có đúng thế không? Mỹ-Linh khẽ gật đầu. Khai-Thiên vương lầm lì: - Vân-Nga, Huyền-Nga tìm cách trả thù, rồi chết để tạ lòng chồng, chứng tỏ họ bị cưỡng ép, nhưng không tự tử để bảo toàn danh tiết. Nay tìm cái chết hầu tự xử tội mình. Như vậy mới phải đạo lý. Vũ Thiếu-Nhung tự tử để đền tội. Vương thở dài: - Sau đại hội trở về, ta cật vấn Vương-mẫu. Người chỉ khóc. Đêm qua người bỏ đi mất, để lại cho ta mấy lời tạ từ rất tối nghĩa. Con đọc để biết. Mỹ-Linh cầm tờ giấy đọc: Vương gia. Thiếp được vương gia cực kỳ sủng ái, có với nhau bốn mặt con. Chẳng may số kiếp thiếp chẳng ra gì, mới xẩy ra vụ Hoàng Văn đánh thiếp một Chu-sa độc chưởng, rồi đem giam xuống hầm. Nghĩ mình ô uế, không còn muốn sống nữa. Tuy nhiên tình mẫu tử khó dứt. Thiếp theo Mỹ-Linh về nhìn các con lần cuối rồi ra đi. Dù phụ hoàng đã ban chỉ ân xá, thiếp quyết tìm bọn Hồng-thiết trả thù. Trả được rồi thiếp sẽ tự xử. Trả không được, thiếp bị chúng giết, coi như thiếp đền tội. Khóc hết nước mắt, mong Vương-gia bảo trọng. Triệu Liên-Hương.Khai-Thiên vương tiếp tờ giấy hỏi: - Con phải kể hết sự thực cho ta nghe về việc này. Mỹ-Linh biết không đừng được. Nàng thuật lại diễn tiến những gì thấy ở nhà Hoàng Văn, dưới hầm Cổ-loa, cùng tại Ngọc-thụy một lượt. Vương nghe xong đập tay xuống bàn: - Dù ta có là Bồ-tát cũng không thể tha thứ cho tên Hoàng Văn. Vương mẫu con càng đáng trách. Khi bị chúng làm nhục, phải tự tử ngay, để bảo toàn danh tiết, chứ có đâu sống với chúng như thú vật? Ta thực không ngờ trong bẩy Vương-phi, ta sủng ái Vương-mẫu con đặc biệt. Thế mà lâm sự Vương-mẫu con lại không có chút danh tiết nào. Mỹ-Linh quỳ xuống: - Phụ vương! Bất cứ ai trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng cũng bị đau đớn đến chết đi sống lại. Sau bốn mươi chín ngày, kiệt lực ngất đi, rồi được cứu tỉnh, lương tri mất hết. Vì vậy không phải riêng Vương-mẫu, mà tất cả những người khác đều mơ mơ màng màng, đâu còn biết gì đến luân lý, đạo đức nữa mà tự tử? Xin phụ vương xét lại. Vương gật đầu: - Ta không tin như thế. Thôi được! Con thử nghĩ xem Vương-mẫu con đi đâu? - Cứ như thư này, người đi tìm Hoàng Văn, giết y để trả thù. Với võ công của Vương-mẫu, con e không thể đến gần y, chứ đừng nói giết hắn. Xin phụ vương cho con đi tìm người ngay, để tránh nguy hiểm. Khai-Thiên vương hỏi: - Thiệu-Thái đâu rồi? Ta không ngờ ta đẻ ra con. Mà con cùng Thiệu-Thái, Bảo-Hòa kết đảng với chú hai, dành ngôi trừ quân của ta. Con thử nghĩ xem, mai này phụ hoàng băng hà. Chú hai đương nhiên làm Vua. Ta là anh, mà phải cúi đầu quỳ lạy xưng thần, thực nhục biết bao? Mỹ-Linh biết trong lòng phụ-vương đang cực kỳ phẫn hận. Nàng muốn phân trần rằng chú hai đâu có tranh dành ngôi Vua? Chẳng qua hoàn cảnh đưa đến mà thôi. Nhưng nàng biết mình càng phân trần, e phụ vương càng nổi lôi đình. Vì vậy nàng cúi đầu im lặng. Vương vỗ hai tay vào nhau: - Kể từ nay, ta cấm chỉ con gần thằng Thiệu-Thái. Nếu trái lời, ta chém đầu cả hai đứa. Thôi, con hãy đi tìm Vương-mẫu cho mau. Dù thấy, dù không, chiều nay cũng phải về đây. Thôi con ra! Mỹ-Linh cúi lạy, rồi ra ngoài. Lòng nàng se lại. Nào truyện Vương-mẫu, nào truyện duyên tình. Gặp hai em Kim-Thành, Trường-Ninh đang chơi với Nhật-Tôn. Nhật-Tôn thấy Mỹ-Linh , nó chạy lại ôm lấy nàng, rồi oà lên khóc: - Chị Mỹ-Linh! Mẹ đâu rồi? Mẹ lại chết nữa rồi phải không? Mỹ-Linh bế bổng em lên. Nàng xoa đầu nó: - Không, mẹ không chết đâu. Lát mẹ sẽ về với em. Nhật-Tôn nín ngay. Nhưng nó vẫn ôm lấy cổ Mỹ-Linh: - Chị Mỹ-Linh! Chị đừng bỏ em nghe. Em sợ lắm. Em muốn ở cạnh chị. Mỹ-Linh thấy Nhật-Tôn có linh tính, cảm biết trước một sự việc không lành. Nàng vẫy Kim-Thành, Trường-Ninh vào khuê phòng, đóng cửa lại, rồi hỏi: - Chị thực đoảng. Là con lớn nhất trong nhà, mà không thường trực ở vương phủ. Tình hình mấy hôm nay ra sao? Kim-Thành kể: - Sau đêm chị đánh bại Hoàng Văn, rồi Vương mẫu sống lại, các bà Phi đổi hẳn thái độ với chúng em. Mọi khi Đinh-phi gây sự với bọn em không ngừng, bây giờ bà ấy ngọt với em như mía lùi. Mai-phi, Vương-phi mọi khi hay gây sự với Đinh-phi, bây giờ trầm ngâm cả ngày không nói. - Còn chị em Hồng-Phúc? - Bọn chúng sợ chúng em như sợ cọp. Nhưng chỉ được mấy ngày. Hôm qua nó đổi hẳn thái độ, hỗn láo với chúng em. Nó theo sát Vương-mẫu như bóng với hình. Tối đến, nó vào phòng Vương-mẫu, đóng cửa lại, rồi hai người nói với nhau truyện gì không rõ. Đến gần nửa đêm nó mới ra. Trường-Ninh tiếp: - Sau đó bọn em xin vào thăm Vương-mẫu, người khóc, bảo rằng không được khỏe. Sáng nay, khám phá ra vụ Vương-mẫu bỏ đi, để thư lại cho phụ vương. Kim-Thành hỏi Mỹ-Linh: - Chị thử nghĩ xem, có thể nào Hồng-Phúc liên quan đến vụ ra đi của Vương-mẫu không? - Chị ngờ rằng có! Mỹ-Linh chú ý thấy ngoài cửa sổ có người núp nghe trộm. Vì y quy tức, nên hơi thở như tơ. Tuy vậy nàng cũng nhận ra. Thình lình nàng lên tiếng: - Chị em chúng tôi đang nói truyện riêng. Người là ai, mà lại núp nghe trộm? Nói rồi nàng cầm cái nghiên mực trước mặt liệng ra cửa sổ. Nàng vận dương kình. Cái nghiên mực kêu rít lên, hướng vào một người mặc theo lối nông dân, đầu trùm khăn kín, chỉ để hở đôi mắt sáng như sao. Người này thấy bị lộ hình tích, vùng bỏ chạy. Nhưng cái nghiên đã bay tới lưng y. Y vọt người lên cao tránh khỏi. Cái nghiên trúng vào con lân bằng đá trong vườn hoa. Bốp một tiếng, đầu con lân vỡ tan ra cùng với cái nghiên. Mỹ-Linh vọt người theo. Nàng dùng một thức cầm long công của phái Tiêu-sơn chụp vai người kia. Người kia trầm người xuống tránh khỏi. Tay y vung chưởng phản công. Chưởng phong của y cực kỳ trầm trọng. Mỹ-Linh gạt tay đỡ. Nàng nhận ra chiêu Thiên-vương chưởng của phái Sài-sơn tên gọi Lôi đả Ân-tặc. Bộp một tiếng, nàng cảm thấy cánh tay tê rần, vội nhảy lùi một bước. Trong khi người kia cũng lùi lại, đứng nhìn nàng. Qua một chiêu, Mỹ-Linh nhận thấy võ công đối phương rất cao thâm. Có lẽ ngang với Đại-Việt ngũ long, hơn bọn trưởng lão của Hồng-thiết giáo nhiều. Nàng nghĩ rất nhanh: - Với võ công người này, thực tìm lai lịch cũng không khó. Nàng tỏ vẻ khách khí: - Tôn giá là ai? Giá lâm vương-phủ có việc gì? Cứ như thân thủ cùng bản lĩnh tôn giá thực hiếm có trên đời. Xin tôn giá bỏ khăn che mặt ra được không? Người ấy không nói, không rằng, vẫy tay cho Trường-Ninh, Kim-Thành lùi lại, rồi thủ thế như muốn phát chiêu. Mỹ-Linh mỉm cười: - Tôn giá muốn khảo nghiệm võ công ta ư? Được! Xin mời. Người ấy không nhân nhượng phát chưởng tấn công Mỹ-Linh. Mỹ-Linh lùi một bước, vận Vô-ngã tướng Thiền-công, phát chiêu Tiêu-sơn tượng đầu chưởng. Bình một tiếng lớn. Mỹ-Linh bật lui liền hai bước. Người kia cũng lùi lại, phát ra tiếng kêu: - Ái chà! Qua một chiêu, Mỹ-Linh thấy nội lực của người ấy rất ảo diệu. Một phần hơi giống Đông-a, một phần hơi giống Tiêu-sơn, lại có một phần giống Cửu-chân. Nàng vẫy tay: - Thôi, một chiêu, biết nhau như vậy cũng đủ rồi. Mời tôn giá vào chơi, chúng ta cùng đàm đạo. Thời bấy giờ Nho-giáo tương đối đã có chỗ đứng trong xã hội, luân lý, luật pháp rất khắt khe với phụ nữ. Mỹ-Linh được phong Công-chúa, đúng ra nàng phải ở khuê phòng. Hàng ngày chỉ được tiếp xúc với cung nữ, hoặc thái giám. Vì theo Khai-Quốc vương, nàng ra ngoài, thuộc trường hợp hãn hữu. Bây giờ một thích khách lạ, mà nàng dám lên tiếng mời vào nhà chơi, thực vượt ra khỏi ý nghĩ của Kim-Thành, Trường-Ninh. Người bịt mặt tần ngần một tý, rồi theo Mỹ-Linh vào trong nhà khách. Mỹ-Linh sai cung nữ pha trà, nàng khoan thai hỏi: - Xin tôn giá cho biết cao danh quý tính. Biết không đừng được, người ấy lột mũ, bỏ khăn ra. Mỹ-Linh bật lên tiếng à, người ấy là Trần Thông-Mai, anh của Thanh-Mai, Tự-Mai. - Thì ra Trần đại-công tử. Chắc công tử biết tôi với chị Thanh-Mai cùng Tự-Mai kết huynh đệ rồi phải không? Chúng ta như con cùng nhà. Công tử giá lâm có điều chi dạy bảo? Tại sao phải núp ngoài cửa sổ? Thông-Mai không mặc quần áo Như-Lai như hôm đại hội. Chàng mặc thường phục của nông dân. Chàng ngồi ngay ngắn lại, rồi nói: - Hôm đại hội võ lâm, công chúa mới thấy tôi lần đầu. Nhưng tôi đã thấy công chúa nhiều lần. Tôi gặp công chúa ngay từ hôm giỗ Lệ-Hải bà vương. Từ đấy, tôi theo sát Công-chúa, cùng Thanh-Mai, Bảo-Hoà. Tất cả mọi việc Công-chúa với Thanh-Mai làm, tôi đều biết hết. - Thế công-tử có đến Vạn-thảo sơn trang không? - Có. Vì Công-chúa cùng Thanh-Mai đi đâu cũng bị bọn gian tế của Tống theo dõi. Khu-mật viện tuy có nhiều người, biết mọi hoạt động của bọn Triệu Thành, nhưng không ngờ đến việc chính bọn Triệu Thành lại bị bọn Tống của Lưu hậu rình rập. Chúng theo Công-chúa, đến Khu-mật viện cũng không hay. Trong khi chúng bị tôi theo dõi... Hôm nay, tôi đến đây để nói với Công-chúa một việc. - Xin công tử dạy cho. Thông-Mai tỏ vẻ bẽn lẽn: - Truyện của tôi với Bảo-Hòa. Mỹ-Linh sống gần Bảo-Hòa hơn năm qua. Nàng đã biết mối tình của bà chị họ với »tiểu hoà thượng» này. Nghe Thông-Mai nói, Mỹ-Linh mỉm cười rất tươi: - Tiểu sư phụ. Người không làm hòa thượng nữa ư? Bị Mỹ-Linh trêu, Thông-Mai trở nên dụt dè: - Công-chúa hiểu cho. Phật giáo có muôn vàn pháp môn. Khi tôi xin thọ giới, đã khấn rằng: Do mẫu thân bị nghiệp quả biết bao kiếp trước. Vì vậy tôi tu cho đến khi gặp lại người. Dù đưới tuyền đài. Nay tôi gặp lại thân mẫu, nên xin trở về trần. Kim-Thành đã nghe nói nhiều về duyên tình của nhà sư bí mật với Bảo-Hòa. Sau đại hội Lộc-hà, nhà sư bí mật hiển lộ thành Trần Thông-Mai. Nàng xen vào hỏi: - Trần công tử này! Thế tình cảm giữa công tử với chị Bảo-Hòa nảy ra từ lúc nào? Hoa tình nở trong lòng ai trước? - Về phía Bảo-Hòa tôi không rõ. Hồi đầu, tôi lên Bắc-biên theo dõi hành tung Lê Ba. Vì tôi nghi chính y hãm hại mẫu thân tôi. Trong khi đó, tôi bắt gặp nào Xích-Thập, nào Hoàng Văn mật nghị với bọn Tống. Trong bóng tối, tôi biết Bảo-Hòa, Thiệu-Cực cũng theo dõi họ. Chàng ngừng lại thở dài: - Bảo-Hòa gặp tôi, trêu ghẹo tôi đủ thứ, tôi không giận mà còn cảm thấy thích thú. Cho đến khi.... Cho đến khi Bảo-Hòa nói : Về thưa với mạ mạ hỏi tôi làm chồng. Trong lòng tôi trấn động. Kim-Thành cười hớn hở: - Hoa tình nở từ đó phải không? - Đúng thế. Kim-Thành hỏi tiếp: - Lúc công tử cứu chị Bảo-Hòa ở Thanh-hóa. Công-tử ôm chị ấy trong tay. Thế mà chân tay không run ư? - Run chứ. Người tôi như tê liệt vậy. Cũng từ ngày đó, Bảo-Hòa đi đâu, tôi theo sát như bóng với hình. Mỹ-Linh không muốn em khai thác truyện thầm kín của Thông-Mai, nàng hỏi sang truyện khác: - Duyên cớ nào, công-tử lại học trọn bộ Thiên-vương chưởng? Thông-Mai được Mỹ-Linh cứu thoát khỏi vòng vây Kim-Thành. Chàng mừng quá: -- Tôi theo dõi Lê Ba. Lê Ba lấy trộm Thiên-vương mật dụ chép lại dấu một chỗ. Nhưng y chỉ có bài quyết, mật ngữ, mà không có phần chép chiêu số, nên luyện không thành. Tôi trộm tập sách của y. Cho đến hôm vào hầm đá, tôi sao toàn bộ võ kinh thời Lĩnh-Nam. Tính tò mò, tôi luyện thử, cũng không thành công. Giữa lúc đó, một người xuất hiện. Người ấy nói rằng nếu tôi muốn luyện hết võ công Sài-sơn người ấy truyền cho. Nhưng tôi phải nhận lời giết một tên ác bá. Kim-Thành gật đầu: - Y chính là Lê Ba phải không? - Đúng vậy. Người ấy cho tôi biết Thiên-vương mật dụ mà Lê Ba có trong tay, rồi bị tôi ăn trộm lại là sách giả. Vì vậy tôi luyện mà không kết quả. Sách thực, thì các chưởng môn truyền khẩu cho nhau mà thôi. Tôi được người truyền mật dụ thực cho, luyện thành võ công Sài-sơn. - Người đó là ai vậy? - Là sư huynh của Lê Ba. Kim-Thành hỏi tiếp: - Hôm trước nghe Thuận-Tông, Thiện-Lãm kể, dường như công tử giết cả nhà tên Đặng Đức-Kềnh. Vì ngay tại phạm trường có cái nón tu lờ của công tử. Ai cũng bảo công-tử tàn nhẫn quá đáng. Thông-Mai cau mặt: - Đúng! Chính tôi đã ra tay. Tên đầu bò liếm, mắt cá chuối này phát thệ không bao giờ phạm tội với bà Phượng-Ánh. Thế rồi tôi đi, nó lại đánh bà. Hỏi sao tôi không tính toán cho sạch sổ? Nói quả thực tôi ra tay có hơi tàn bạo. Song theo Khổng-tử: Sát nhất nhân vạn nhân cụ. Có vậy, bọn đầu trâu mặt ngựa theo con điếm già Anh-Tần mới ngán tôi. Mỹ-Linh biết Thông-Mai đến đây vì truyện Bảo-Hòa: - Chuyện công tử với Bảo-Hòa, công tử tính sao? Thông-Mai thở dài: - Chính vì vậy, tôi mới phải nhờ Công-chúa giúp cho một tay. Mỹ-Linh vốn cực kỳ thông minh. Nàng nhìn ra cái khó khăn của Thông-Mai: - Công tử với chị Bảo-Hòa đã hẹn ước với nhau rồi chăng? Thông-Mai nhanh nhẹn gật đầu. Kim-Thành mỉm cười: - Hơi khó đấy. Cô tôi đã hứa gả Bảo-Hòa cho Hưng Long. Việc này có ông nội tôi chủ trương. Tuy vậy công-tử có mấy cái lọng che cho, còn sợ gì. Cứ làm tới đi. - Quận chúa bảo lọng đó gồm những ai? - Thứ nhất thím hai Thanh-Mai. Nhất định thím phải giúp công tử. Ông nội với chú hai cưc kỳ sủng ái thím Thanh-Mai. Như vậy nhiều hy vọng lắm. Lại nữa theo dân gian, đổi hột, lấy hạt thím Thanh-Mai làm Vương-phi phủ Khai-Thiên, đổi lấy Bảo-Hòa làm dâu Đông-a. Đẹp lắm chứ. Công tử vốn thông minh chắc biết điều đó rồi. Việc công tử tới đây, mục đích nhờ bà Mỹ-Linh nhà tôi nói với Thái-cô. Thái-cô ngỏ lời một tiếng, chú Thừa-Quý với cô tôi hẳn răm rắp nghe theo. Có đúng thế không? Thông-Mai giật mình, không ngờ Kim-Thành thông minh đâu kém Mỹ-Linh, đoán được ý chàng. Chàng lái sang truyện khác: - Công-chúa có biết, hiện Vương-mẫu ở đâu? Tình trạng ra sao không? Nghe nói đến mẹ. Mỹ-Linh run lên: - Tôi cầu xin công tử cho biết thêm tin tức Vương-mẫu. Tôi nguyện không quên ơn. - Công-chúa cần phải phân biệt hai loại gian tế của Tống. Một loại do Triệu Thành sai sang, hoặc thu dụng. Một loại do Lưu hậu quản trị. Bọn do Triệu Thành, Khai-Quốc vương đã biết hết. Còn bọn do Lưu hậu trực tiếp điều khiển, dường như Khu-mật viện chưa biết gì! Mỹ-Linh rùng mình: - Lời công tử khiến tôi như người mù được mở mắt. Bọn Nguyên-Hạnh, Đỗ Xích-Thập, Hoàng Liên, Nùng Dân-Phú, Chế Ma Thanh, Phủ Văn do Triệu Thành điều động, đều đã bị phá tan. Còn bọn do Lưu hậu là ??? - Đàm Can cùng đám con cái y. Trong triều còn Dực-Thánh vương, Hoàng Văn cùng một số chúa khê động Bắc-biên nữa. Trong khi đó Khu-mật viện lại cho rằng bọn này cũng của Triệu Thành. - Như vậy Triệu Thành bị Lưu hậu nghi ngờ ư? - Đúng thế! Kim-Thành rất chú tâm đến việc Vương-mẫu ra đi, nàng hỏi: - Theo như công tử nói, Vương-mẫu của tôi bị hại, không do Hồng-thiết giáo, mà do bọn Tống gây ra? Thông-Mai gật đầu: - Đúng như Quận-chúa đoán. Tôi nghĩ Khu-mật viện chỉ biết những kế hoạch do bọn Triệu Thành phá mình, chứ không biết rõ chủ trương của Lưu hậu. Kim-Thành cực kỳ tôn kính Khai-Quốc vương, nàng hỏi lại: - Chẳng lẽ chú hai tôi cũng không biết ư? - Tôi nói Khu-mật viện không biết, chứ không nói Khai-Quốc vương không biết. Có lẽ Vương sợ trong Khu-mật viện có bọn gian tế của Đàm Can hoặc Dực-Thánh vương, vì vậy Vương giữ lại một bí mật. Mỹ-Linh đã tìm ra được một chút ánh sáng: - Tôi thử đoán xem có đúng không nghe. Lưu hậu ngồi ở Biện-kinh, vì vậy bà ta không biết rõ tình hình Đại-Việt. Bà nghĩ rằng chỉ cần đưa một người nào đó vô tài, bất đức lên làm Vua nước ta, hầu mặt Nam được yên, cũng đủ thỏa mãn rồi. Vì vậy bà ta móc nối với Dực-Thánh vương, hứa hẹn sẽ giúp ông khi ông phản nghịch cướp ngôi vua. Khi em cướp ngôi vua của anh, tất trong hoàng tộc chia hai phe chém giết nhau giống như hồi vua Lê Ngọa-triều. Cuối cùng một phe thắng lên làm vua, sĩ dân không phục, tinh lực hoàng tộc kiệt quệ. Bấy giờ bà ta đem quân sang đánh. Bọn Đàm Can, Hoàng Văn làm nội ứng bên trong, ắt thành công. - Gần đúng như công chúa nghĩ. Công chúa chỉ biết có một nửa kế hoạch của Lưu hậu. Một nửa nữa như sau: Bà ta lợi dụng Hoàng Văn, Đặng Trường khống chế hầu hết các Vương-phi, phu-nhân Thượng thư, tướng sĩ. Đợi khi khởi sự sẽ xui chồng nhập cuộc. Một nửa theo phe này, một nửa theo phe kia chém giết lẫn nhau. Phe nào cũng tưởng mình chém giết tận mạng đối thủ, coi như lập công với Lưu hậu. Nào ngờ cả hai cùng bị lừa. Mỹ-Linh kinh hoàng: - Lưu hậu thâm độc hơn Triệu Thành nhiều. Còn Triệu Thành, y đã từng ra ngoài, hiểu rõ tình hình hơn. Y biết rằng khống chế vua Đại-Việt cũng chưa đủ. Dù vua có tồi tệ, nhưng võ lâm đoàn kết như hồi Lê Hoàn, cũng thừa sức chống xâm lăng. Vì vậy y trực tiếp chia rẽ võ lâm bằng cách hứa giúp Hồng-Sơn đại phu hưng diệt, kế tuyệt. Trong khi đó y dùng bọn trưởng lão Hồng-thiết giáo khống chế phu nhân chưởng môn phái Đông-a, Sài-sơn, cùng cài người vào phái Tản-viên, Mê-linh, Tiêu-sơn. - Xét cho kỹ, kế hoạch của Triệu Thành dễ thành công. Khi y thành công cai trị Đại-Việt không khó,. Vì các võ phái sau một hồi chém giết nhau, bấy giờ cao thủ chết hết. Bậc con cháu sẽ thù nghịch nhau, chém giết nhau đến kiếp nào mới thôi. Cũng may các tôn sư đã khám phá ra, hoá giải được. Trường-Ninh thở dài: - Như thế Đàm Can, Hoàng Văn, Đặng Trường cũng như Dực-Thánh vương chỉ bị khám phá một nửa. Nay họ bỏ Hồng-thiết giáo, theo Lạc-long giáo. Ai cũng tưởng họ hối cải. Nhưng sự thực họ vẫn âm thầm làm việc cho Lưu-hậu. Vương-mẫu tôi ra đi, hẳn có liên hệ đến bọn này? Thông-Mai gật đầu: - Đúng thế. Vương-phi bị Hồng-thiết giáo làm nhục, chỉ có Khai-Quốc vương với Thuận-Thiên cửu hùng biết. Điều ta cần phải soi sáng, như sau: Thế sao Đinh phi cùng quận chúa Hồng-Phúc cũng biết. Trường-Ninh lắc đầu: - Tôi không tin. Việc Vương-mẫu bị làm nhục, vừa rồi công tử nói tôi mới hay, sao Đinh-phi cùng Hồng-Phúc biết được? Thông-Mai bât lên tiếng cười lớn: - Thế mới lạ. Tối qua Hồng-Phúc vào phòng Vương-phi nói toẹt ra hết. Hồng-Phúc khuyên Vương-phi nên tự tử, hoặc ra đi, để bảo toàn cho vương gia cùng con cái. Quận chúa nên biết rằng nếu việc Vương phi bị làm nhục lộ ra, Vương-gia ắt bị đuổi khỏi hoàng thành về dân dã. Vì vậy Vương-phi mới ra đi. Mỹ-Linh vốn cực kỳ thông minh, nàng bật lên tiếng à rồi nói: - Vậy có thể chính Đinh-phi hay Hồng-Phúc bị Hoàng Văn khống chế. Hoàng Văn biết rằng trước đây y không chế Vương-mẫu, việc đã bại lộ, dùng Vương-mẫu không được nữa. Y phải tìm cách diệt Vương-mẫu, hầu Đinh phi chiếm ngôi Vương-phi. Y tiết lộ hết mọi việc cho Đinh-phi cùng Hồng-Phúc, mượn tay hai người hại Vương-mẫu. Hồng-Phúc nói rõ mọi sự, đưa đến Vương-mẫu tự tử. Như thế Hoàng Văn vẫn có người trong phủ Khai-Thiên làm gian tế cho y. Thông-Mai trả lời bằng cái gật đầu: - Phụ thân tôi đoán trước tất cả mọi kế hoạch của chúng, nên sai các đệ tử theo dõi rất kỹ bọn thủ hạ Đàm Can, Hoàng Văn, Đặng Trường cũng như Dực-Thánh vương. Tôi được lệnh theo dõi trong phủ Khai-Thiên. Không may bị Công-chúa khám phá ra tung tích. Mỹ-Linh cảm động: - Côi-sơn đại hiệp thực đáng bậc trí tuệ nhất thiên hạ. Người biết hết, vung tay trợ giúp. Này Trần đại công tử. Công tử có coi chúng tôi như Thanh-Mai không? - Dĩ nhiên tôi coi Công-chúa cùng hai Quận-chúa như Thanh-Mai. - Vậy công-tử cho chúng tôi gọi bằng đại ca, bằng anh như Thanh-Mai mới có thâm tình. Thông-Mai cười rất tươi: - Chà, tôi lại được ba cô em gái vừa thông minh, vừa đẹp như tiên nga, còn gì bằng nữa? Bây giờ chúng ta đi tìm Vương-mẫu. Kim-Thành hỏi: - Anh Thông-Mai này. Anh biết mẹ em đi đâu không? - Bà không đi đâu cả, mà về tổng đàn phái Mê-linh. Mỹ-Linh hiện làm chưởng môn, có thể dùng uy quyền, bắt phái này đưa bà ra. Có tiếng cung nữ nói vọng vào: - Hoàng thượng chỉ dụ mời công chúa vào điện Long-thụy hầu yến. Mỹ-Linh nhìn Thông-Mai mỉm cười: - Ông nội em thiết yến mời Thiên-trường ngũ kiệt với sự hiện diện của Thuận-Thiên cửu hùng. Anh có biết mục đích không? Thông-Mai gật đầu mỉm cười: - Mỹ-Linh được Khai-Quốc vương nhận làm con nuôi phải không? Sau yến này, Mỹ-Linh phải gọi Thanh-Mai bằng mẹ đấy nhá. Như vậy tôi đang là anh Mỹ-Linh bỗng chốc thành bác. Oai gớm! Mỹ-Linh nhận thấy các đệ tử Đông-a đều có tư thái giống nhau: Đa tài, đa năng, kiến thức quảng bác, tinh thần vị nghĩa cực cao. Nàng nghĩ đến Thanh-Mai thành mẹ mình, mà trong lòng khoan khoái. Nàng lắc đầu cười: - Chú em đã định trước. Ai giữ vai người ấy. Như chú em với em cùng theo học với thầy Huệ-Sinh, mà phận chú cháu không đổi. Chúng em cùng kết hợp thành Thuận-Thiên cửu hùng, chị Thanh-Mai gọi chú em bằng anh. Em gọi chị ấy bằng sư tỷ. Sau này, không biết chú em định cho em gọi chị Thanh-Mai bằng gì? Trường-Ninh hỏi Thông-Mai: - Anh Thông-Mai à! Ông nội em đãi yến phái Đông-a, vậy anh có đi dự không? - Đi chứ. Bố tôi truyền cho chúng tôi phải tề tựu ở trên con thuyền tại bến Ngự-long, rồi cùng lên đường vào cung. Thôi, tôi phải đi đây. Sau tiệc, chúng ta cùng đi Mê-linh tìm Vương-phi. Thấp thoáng một cái, Thông-Mai đã vọt qua cửa sổ biến mất. Mỹ-Linh bảo các em: - Chị đến Long-thụy bồi yến với ông. Các em ở nhà nhớ hầu hạ phụ vương cho chu đáo. Nàng sai cung nga thắng xe, rồi lên đường. Vì phủ Khai-Thiên ở ngoài Hoàng-thành, nên Mỹ-Linh phải vượt qua quãng đường khá xa để đến điện Long-thụy. Dọc đường, nàng để ý thấy tên phu xe hoàn toàn lạ mặt. Nàng hỏi: - Này anh! Anh tên gì? Đến Vương phủ được bao lâu rồi? Tên phu xe kính cẩn đáp: - Khải tấu công chúa, hạ thần họ Trịnh tên Thư, mới nhập phủ hơn hai tháng nay. Vì Công-chúa vắng nhà, nên thần chưa được diện kiến. Mỹ-Linh để ý thấy tên Thư có đôi mắt sáng lấp loáng, chứng tỏ nội công của y không tầm thường. Y đánh xe khác người thường. Người thường mỗi khi vung roi đánh ngựa, tay đưa về trước. Đây tay Thư bất động, y làm thế nào không biết, mà sợi dây da trên đầu roi vọt về trước, rồi tự động co lại. Rõ ràng y xử dụng nội công thượng thừa. Nàng nhủ thầm: - Giữa Đại-Việt với Tống đang có cuộc chiến tranh tế tác. Tên này không chừng làm gian tế của Tống cũng nên. Ta cứ im lặng, đề phòng mới được. Xe sắp vào đến cửa Phi-long, đáng lẽ chạy thẳng đến điện Long-thụy, lại rẽ sang cửa Tường-phù. Mỹ-Linh kinh ngạc. Nếu trước đây một năm nàng đã kinh hoàng la lớn lên. Nhưng bây giờ với võ công thâm hậu, nàng lại có chủ ý về tên Thư nên im lặng, không nói gì. Xe vượt qua điện Long-an, đến điện Giảng-võ ngừng lại. Mỹ-Linh chợt để ý đến sợi dây đỏ trên nút áo cổ của tên Thư. Nàng thở phào yên tâm, vì y là người của Khu-mật viện. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 11 Vạn dặm gian nan Trịnh Thư chỉ vào một con ngựa cột ở gốc cây, nói với Mỹ-Linh: - Ngựa đã thắng yên cương. Công chúa ra cửa Quảng-phúc, sẽ gặp Thân thế-tử, đễ cùng đi cứu vương phi. Mỹ-Linh biết vụ này do chú mình xếp đặt. Nàng lên ngựa, theo cửa Quảng-phúc ra khỏi thành. Đi được một quãng, thấy Thiệu-Thái dắt ngựa đứng chờ ở ven đường. Mỹ-Linh mừng rớt nước mắt ra được. Nàng hỏi Thiệu-Thái: - Anh chờ em lâu chưa? - Anh vừa tới xong. - Ai bảo anh tới đây? - Cậu hai cho người tới gọi anh, bảo đi với em cứu mợ cả. Anh không hiểu gì hết. Mỹ-Linh thuật mọi chi tiết về mẹ mình cho Thiệu-Thái nghe. Nàng kết luận: - Chúng ta đi Mê-linh ngay. Có lẽ giờ này mẹ em đã đến đó rồi. Thiệu-Thái thắc mắc: - Cứ như trong thư để lại, ắt hẳn mợ đi tìm Hoàng Văn trả thù, chứ có đâu đến tổng đàn phái Mê-linh? Mỹ-Linh chợt tỉnh ngộ, nhưng nàng vẫn tin lời Trần Thông-Mai : - Hồi đầu mới nghe anh Thông-Mai nói, em cũng nghĩ như anh. Nhưng anh Thông-Mai khẳng định mẹ đi Mê-linh. Có thể bên trong còn có uẩn khúc gì cũng nên. Vả lại việc này chú hai đã biết tỏ tường, nên người mới bố trí cho chúng mình cùng đi. Mỹ-Linh chỉ ra phía sông: - Đi Mê-linh, ta phải vượt sông Hồng sang bờ Bắc. Vậy chúng ta nhờ thủy quân đưa qua. Hai người ra roi cho ngựa chạy về phía bến Tiềm-long. Tới nơi, viên thủy thủ gác bến nhận ra Mỹ-Linh. Y hành lễ quân cách. Mỹ-Linh truyền lệnh: - Anh mời viên thuyền trưởng trực gặp tôi. Viên thuyền trưởng tới. Mỹ-Linh nói: - Anh cho thuyền chở ngựa với chúng tôi qua sông khẩn cấp. Viên thuyền trưởng ra lệnh. Một thuyền chở ngựa. Một thuyền chở người. Thuyền rời bến. Viên thuyền trưởng lấy ra hai túi hành lý, quần áo trao cho Thiệu-Thái. Mỹ-Linh kinh ngạc hỏi thuyền trưởng: - Ta bảo người chở ta sang sông. Người đưa quần áo cho ta làm gì đây? Viên thuyền trưởng cười: - Công chúa muốn qua sông, cứu vương mẫu, phải thay y phục dân dã, đi đường mới không bị lộ. Chứ công chúa mặc thế này, dọc đường hành sự khó khăn lắm. Mỹ-Linh kinh ngạc, tự hỏi: - Ta đi cứu vương mẫu, sao viên thuyền trưởng này cũng biết? Dường như ta đã thấy y ở đâu rồi, dáng dấp y quen quá. Chợt thấy phía sau cổ y có mụn nốt ruồi son lớn, Mỹ-Linh bật kêu lên: - Đỗ phu nhân. Phu nhân hoá trang hay quá. Đến tôi với anh Thiệu-Thái cũng nhìn không ra. Đỗ Lệ-Thanh lấy mực, hồ ra hoá trang Mỹ-Linh thành một thiếu phụ lớn tuổi. Thiệu-Thái thành một trung niên nam tử. Đỗ Lệ-Thanh bật cười: - Tiểu tỳ hóa trang, đến vú Hậu cũng không nhìn ra, thế mà công chúa nhận được. Nhãn lực công chúa thực không ai bì kịp. Mỹ-Linh chỉ vào mụn nốt ruồi đỏ sau cổ Lệ-Thanh: - Tôi nào có nhận được. May nhờ mụn nốt ruối này đấy chứ. Mỹ-Linh lấy gương soi, nàng nhăn mặt: - Sao phu nhân không hoá trang chúng tôi thành đôi trai gái quê? Đỗ Lệ-Thanh cười lớn: - Tiểu tỳ không thể hoá trang thế-tử với công-chúa thành nông dân được. Vì chúng ta đi kỳ này phải vượt cả trăm dặm đường, cần cỡi ngựa. Có lẽ phải xử dụng võ công. Xử dụng võ công, ắt công chúa cần kiếm. Có đời nào thôn nữ lại đeo kiếm cỡi ngựa? Nên tốt hơn hết chúng ta hoá trang thành người võ lâm, dễ dàng hơn. Mụ vỗ tay một cái. Từ trong khoang phía sau, có đôi trai gái chui ra. Mỹ-Linh giật bắn người lên, vì một người chính thị Thân Thiệu-Cực, em Thiệu-Thái. Còn cô gái từ khuôn mặt đến y phục giống nàng như hệt. Thiệu-Thái ngơ ngác hỏi: - Thế này là thế nào? Cô gái dơ tay vẫy mọi người, hay tay xoa vào nhau, cử chỉ đường bệ, giống hệt cô công chúa ở thâm cung: - Ta là công chúa Bình-Dương, tại sao các người thấy ta không hành lễ? Các người có biết rằng như vậy là phạm tội đại bất kính, phải chặt đầu ư? Cô gái có dáng điệu, tiếng nói giống hệt Mỹ-Linh. Còn Thiệu-Cực mọi khi mặt bình thường, bây giờ mặt tròn ủng, bụng hơi lớn, dáng diệu phục phịch, người lạ trông sẽ tưởng lầm là Thiệu-Thái. Thiệu-Cực cười: - Em có hiểu gì đâu. Sáng nay mạ mạ nhận được thư cậu hai. Mạ mạ bảo em phải lấy ngựa trình diện cậu để nhận lệnh. Trên đường đi sẽ gặp một viên chức thủy quân, nhất nhất nghe lời viên chức này. Em đang trên đường về Thăng-long thì gặp Đỗ phu nhân. Phu nhân đưa em vào ngôi nhà trong một thôn ven đường cùng với cô nương đây. Rồi hoá trang cho bọn em. Đỗ Lệ-Thanh cười: - Vương gia ban lệnh bảo tiểu tỳ rằng phải hoá trang cho cô nương đây thành công chúa. Nhị thế-tử thành thế-tử. Hai vị sẽ lên đường về Mê-linh, hầu đánh lạc hướng bọn Tống. Bây giờ nhị thế-tử với cô nương sẽ được đưa sang bên kia bờ, cỡi ngựa đi Mê-linh. Trong khi đó công chúa, thế-tử cùng tiểu tỳ đi cứu vương mẫu. - Vương mẫu tôi gặp nạn sao? - Đúng thế. Người không hề trốn đi, cũng không viết thư để lại. Vương phi bị bắt cóc, rồi người ta giả tuồng chữ vương phi viết thư cho vương gia, hầu đánh lạc hướng. Không tin công chúa thử coi lại thư của vương mẫu mà xem. Mỹ-Linh móc thư ra xem lại. Nàng giật bắn người lên, vì nét chữ trong thư quả có nhiều khác biệt với nét chữ của vương mẫu. Nàng chửi thầm: - Phụ vương cũng như mình quả thực thiếu tinh tế. Thấy tuồng chữ hơi giống đã vội tin ngay. Chết thực. Nếu không có chú hai, phụ vương với mình như lạc vào trong giấc mơ. Nàng hỏi: - Không biết ai bắt cóc vương mẫu tôi, bắt để làm gì? - Công chúa thử đoán xem? Nàng vỗ hai tay vào nhau, mắt sáng lên: - Tôi hiểu rồi! Chúng bắt cóc vương mẫu, sao đó viết thư để lại. Cứ như trong thư, ai cũng đoán vương mẫu tìm Hoàng Văn trả thù. Do vậy phụ vương tin thực, sai tôi đi tìm về. Đi tìm, tôi phải tới nhà Hoàng Văn tra khảo y. Như vậy họ muốn chia rẽ tôi với Hoàng Văn chăng? Đỗ Lệ-Thanh lắc đầu: - Nếu muốn chia rẽ công chúa với Hoàng Văn, họ thiếu gì cách, mà phải bầy ra kế này, đôi khi vô hiệu. Thiệu-Thái nhăn mặt: - Không lẽ chúng muốn cài bẫy hại Mỹ-Linh? Ai cũng tưởng Đỗ Lệ-Thanh lắc đầu. Không ngờ mụ gật đầu liền hai cái: - Họ muốn bắt sống công chúa với thế-tử. Mỹ-Linh hiểu liền: - Họ muốn bắt sống hai chúng tôi, rồi ép khai yếu quyết luyện Mê-linh kiếm pháp cùng Mục-ngưu thiền chưởng hẳn? - Công chúa chỉ mới đoán trúng một nửa. Họ còn muốn bắt sống công chúa với thế-tử để biết nơi chôn cất kho tàng. Vì nơi chôn cất hai kho tàng Tần-Hán, Âu-Việt trên thế gian này chỉ công chúa với thế-tử biết nơi tàng trữ mà thôi. Kho tàng Âu-Việt xưa nay, chưởng môn phái Mê-linh biết chỗ dấu. Kho tàng Tần-Hán chỉ Hồng-thiết giáo, nay thành Lạc-long giáo có bản đồ nơi chôn. Mỹ-Linh nhảy phắt lên: - Họ là ai? - Tống triều. Vì vậy Khai-Quốc vương cho hai vị đây giả trang công chúa cùng thế-tử, lên đường đi Mê-linh, hầu đánh lạc hướng bọn chúng. Vương gia cũng cho làm tài liệu giả, để lỡ hai vị đây bị bắt, trao cho chúng. Chúng theo đó đi tìm, để rồi chẳng được gì cả. Bây giờ chúng ta cho hai vị này lên bờ, lấy ngựa đi Mê-linh. Thiệu-Thái lo cho em: - Nếu em tôi bị chúng vây bắt, với võ công của y sao có thể chống nối? Thiệu-Cực không giống anh. Chàng thuộc loại người tinh minh, mẫn cán. Vì vậy ngay từ năm mười ba tuổi, đã được bố mẹ cho trông coi hệ thống tế tác vùng Bắc-biên. Giống như ngày nay bao gồm cả tình báo quốc nội, quốc ngoại. Ở Bắc-biên, người ta gọi Thiệu-Thái là ông ỉn, vì chàng vốn to béo kềnh càng, tính tình lại chân thật. Còn Thiệu-Cực được gọi là sơn-kiêu tức con cú ở rừng. Thời cổ, khi ví người xảo quyệt vô lương tâm, người ta gọi là gian-hoạt tức con chồn tinh ma. Khi ví người khôn ngoan, mưu trí, anh hùng, nhưng trông bề ngoài khù khờ, hiền lành, thường gọi là kiêu-hùng hay sơn kiêu. Kiêu là con cú. Con cú thường cúi đầu ủ rũ như người ngủ. Nhưng trong đầu óc, lại thực sáng suốt, mưu trí tuyệt vời. Nghe anh lo nghĩ cho mình, Thiệu-Cực cảm động: - Ỉn khỏi lo cho em. Ỉn quên mất rằng mọi đường đi, nước bước của chúng đều bị cậu hai với chúng mình biết rồi hay sao? Ỉn cũng quên mất rằng, trong tâm tư chúng, chúng biết võ công ỉn cao nhất thiên hạ. Kiếm thuật Mỹ-Linh thần sầu quỷ khốc hay sao? Chúng thấy bọn em, tưởng rằng em là ỉn, sư muội đây là Mỹ-Linh. Đến Triệu Khuông-Dẫn sống lại ra lệnh, chúng cũng không dám lại gần bọn em. Chúng chỉ có thể đánh thuốc mê, hay bỏ thuốc độc vào thức ăn. Khi bọn em đề phòng rồi, thì còn sợ gì nữa? Anh em Thiệu-Thái vốn cùng bố mẹ chung lo quốc sự, nên thường đùa vui với nhau suốt ngày, mà thương yêu nhau vô cùng. Chàng vẫn không yên tâm: - Cú rừng nói thế, anh tin thế. Song khi chúng chủ tâm bắt anh với Mỹ-Linh, ắt chúng có mưu kế khác thần diệu hơn. Lỡ ra cú rừng với cô nương đây vào tay chúng, e nguy lắm chứ không chơi đâu. Thiếu nữ giả Mỹ-Linh chỉ vào cái túi bên cạnh, lên tiếng: - Lợn lo cho em với Thiệu-Cực như vậy cũng phải. Nhưng lợn ơi! Nếu chúng không giám bắt sống em với cú rừng, ắt chúng tìm cách ăn trộm cái túi này. Trong túi có cuốn phổ chép Mê-linh kiếm pháp cùng Mục-ngưu thiền chưởng giả. Cũng có hai cuốn nữa, chép nơi dấu kho tàng Tần-Hán, Âu-Việt cũng giả. Khi ăn cắp xong, chúng cao chạy xa bay ngay. Còn trường hợp cú rừng với em bị bắt, có hai sự kiện xẩy ra. Mỹ-Linh nghe tiếng thiếu nữ rất quen, nàng suy nghĩ xem đã gặp nàng ở đâu. Thiếu nữ thấy Mỹ-Linh nghĩ không ra, nàng cất tiếng rao dài thườn thượt: - Ai bún riêu không! Mỹ-Linh bật kêu lên: - Thanh-Trúc! Thảo nào tiếng nói trong quá. Thiếu nữ giả Mỹ-Linh chính là người mang tên Thanh-Trúc, đã được bố trí làm cô hàng bún riêu, đưa Ngô Tích vào lưới của Khu-mật viện tại Vạn-thảo thôn trang. Hôm về Thăng-long, Mỹ-Linh được biết Thanh-Trúc không phải thôn nữ, mà là con quan lễ bộ thượng thư. Quan lễ bộ thượng thư gọi Lập-nguyên hoàng-hậu bằng cô. So vai vế, Thanh-Trúc với Mỹ-Linh ngang vai nhau. Nàng vốn văn hay chữ tốt, lại võ công thâm hậu, cho nên Khai-Quốc vương mới tuyển nàng làm việc cho Khu-mật viện. Để tiện hành động, vương nhận nàng làm con nuôi. Mỹ-Linh mừng quá, ôm lấy Thanh-Trúc: - Em giả trang hay quá, đến chị mà cũng không nhận được. Thế hai trường hợp xẩy ra như thế nào? - Trường hợp thứ nhất, chúng không khám phá ra sự giả mạo của anh Cực với em. Em làm bộ chống đối, rồi trao bản đồ giả cho chúng. Còn chúng khám phá ra sự giả mạo. Em khai rằng hai đứa hoá trang ăn cắp kiếm phổ, chưởng phổ cùng bản đồ. Không may bị chúng bắt được. Tóm lại cả hai trường hợp, chúng đều bị lừa cả. Mỹ-Linh vẫn lo cho vương mẫu: - Thế thực sự vương mẫu bị chúng bắt đem đi đâu? Đỗ Lệ-Thanh đáp: - Lúc bắt cóc, chúng giả bàn nhau, đem đi Mê-linh, hầu đánh lừa mọi người. Chúng vờ lộ cho Khu-mật viện biết. Chúng nghĩ rằng Khu-mật viện theo chúng đi Mê-linh. Trong khi chúng đem đi nơi khác. Khai-Quốc vương biết thế. Người vờ như trúng kế, bố trí cho thế-tử Thiệu-Cực với cô nương Thanh-Trúc đi Mê-linh làm như trúng kế. Sự thực thì... Thiệu-Thái nhăn mặt: - Tôi không hiểu. Lệ-Thanh giảng giải: - Xung quanh Thăng-long hiện có đến ba màng lưới săn đuổi nhau. Màng lứơi thứ nhất của Khu-mật viện. Màng lưới thứ nhì của Lạc-long giáo. Màng lưới thứ ba của phái Đông-a. Bọn Tống chỉ biết, cùng đề phòng màng lưới của Khu-mật viện. Còn hai màng lưới kia chúng không biết. Khai-Quốc vương rõ như thế, cứ im lặng, làm như màng lưới Khu-mật viện bị trúng kế. Mặt khác người dùng Thanh cô nương đem lệnh của Thế-tử điều động màng lưới Lạc-long giáo theo dõi chúng. Mặt khác người dùng màng lưới của phái Đông-a hữu hiệu vô cùng. Mỹ-Linh chợt hiểu: - Vì vậy mới có truyện anh Thông-Mai giả thám thính phủ Khai-Thiên, rồi quyết đoán vương mẫu đi Mê-linh. Anh ấy thúc chúng tôi đi Mê-linh cứu vương mẫu, vì biết xung quanh chúng tôi có bọn gian tế Tống. Chắc chúng tưởng mình trúng kế, chúng yên tâm hành động, và lọt lưới Khu-mật-viện. - Đúng vậy! Còn vương mẫu, chúng đem xuống thuyền, đưa về Trung-quốc. - Để làm gì? - Công chúa quên mất rằng, hồi còn theo học phái Mê-linh, vương mẫu vốn văn hay chữ tốt, nên được sư thái Tịnh-Tuệ sai chép võ kinh cũng như di thư cất kho tàng. Chúng cần đem vương mẫu theo, hầu khi bắt được di thư kho tàng, chúng bắt viết ra, còn so sánh tuồng chữ. Thiệu-Thái kinh hoảng: - À thì ra thế. Không biết khi giả di thư, cậu tôi có nghĩ đến truyện đó không? Mỹ-Linh ở gần chú lâu ngày, nàng biết nhiều về Khu-mật viện: - Anh đừng lo. Khi giả mạo, cậu phải kiếm những thứ giấy cũ, rồi tìm người viết cho hay, giả mạo tuồng chữ, đến kẻ viết cũng không nhận ra được. Thuyền đã cập bến. Thiệu-Cực cùng Thanh-Trúc lên bờ. Đỗ Lệ-Thanh cung tay giả hành lễ quân cách. Mụ nói lớn: - Chúc công chúa cùng thế-tử mã đáo thành công. Thiệu-Cực vẫy tay một cái. Hai người lên ngựa, ra roi. Thuyền vẫn trôi xuôi theo giòng nước. Mỹ-Linh biết mọi sự do chú mình xếp đặt, nên nàng không hỏi xem tại sao thuyền không sang ngang, mà xuôi giòng? Thuyền đi được hơn mười dặm, thì từ phía sau có con thuyền buôn đi cùng chiều. Như muốn vượt qua chiến thuyền. Đỗ Lệ-Thanh nói: - Bây giờ chúng ta chờ thuyền kia đi song song, thình lình vọt qua. Nhớ nhắm cửa sổ chuồn vào. Dù người trên thuyền. Dù người đứng trên bờ cũng không thấy được. Công chúa nhớ nhé, Thân thế-tử mang họ Thái tên Thân. Công chúa họ Đỗ tên Linh. Hai vị là anh em con cô cậu. Cả hai theo thuyền buôn sang Trung-quốc học y. Còn tiểu tỳ họ Lý tên Lệ. Con thuyền buôn từ từ vượt lên. Đỗ Lệ-Thanh nháy mắt, rồi mụ nhảy qua. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh nhảy theo. Trong khoang không có một người nào cả. Chợt có tiếng gõ cửa. Một thiếu niên ngó đầu vào nói bâng quơ: - Đường có mạch, bức vách có tai. Mỹ-Linh thấy trên nút áo y có sợi chỉ đỏ, thì biết y làm việc cho Khu-mật viện. Y nháy nàng một cái, rồi rời khỏi khoang thuyền. Mỹ-Linh hỏi Lệ-Thanh: - Bây giờ chúng ta phải làm gì? Đỗ Lệ-Thanh móc trong túi ra một cái hộp trao cho Mỹ-Linh: - Vương gia truyền tiểu tỳ đệ lên công chúa. Mỹ-Linh sửa y phục ngay ngắn, cung kính mở hộp ra. Bên trong có trục giấy. Nàng cầm lên đọc, đã kinh ngiệm vụ vương mẫu bị giả mạo nét chữ. Nàng quan sát cẩn thận, thấy đúng chữ của chú, nàng đọc đi đọc lại một lựơt, rồi châm lửa đốt. Thiệu-Thái biết đây là lệnh của cậu cực kỳ cơ mật nên Mỹ-Linh đọc rồi đốt. Vì vậy chàng không hỏi xem trong cuốn trục Khai-Quốc vương viết gì. Chàng nhìn Mỹ-Linh chờ nàng nói. Mỹ-Linh nhìn Đỗ Lệ-Thanh cười: - Chú tôi dặn chúng ta ra biển, rồi hướng lên Bắc. Bấy giờ sẽ có chim ưng trao cho chỉ dụ mới. Trong khi ngồi thuyền buồm, Lý phu nhân dạy bọn tôi luyện lại tiếng vùng Biện-kinh. Chứ chúng tôi nói tiếng Hoa vùng Quảng nghe quê quá. Đỗ Lệ-Thanh vui vẻ: - Vậy thì thế này, bây giờ chúng ta bàn truyện. Tiểu tỳ nói câu nào, công tử, tiểu thư theo đó nhẩm lại, chỉ mấy ngày sẽ thành quen ngay. Mỹ-Linh hỏi: - Thuyền này có bao nhiêu thủy thủ? Ai là chủ? - Vương gia cho biết họ thuộc bang Hồng-hà, làm việc cho Khu-mật viện. Trên thuyền có ba mươi người. Gồm mười lăm thủy thủ. Còn lại đều là vợ con họ. Họ chuyên chở mướn, đường Thăng-long sang bên Quảng-Nam, Quảng-Tây. Chúng ta đi với họ, không ai nghì ngờ gì cả. Họ cũng không biết rõ thân phận cùng nhiệm vụ chúng ta. Họ được lệnh tuyệt đối tuân theo chỉ dụ công tử, tiểu thư mà thôi. Nhớ lời dặn của Khai-Quốc vương Khi tới chỗ nào, muốn tìm người của Khu-mật viện, cứ gõ vào thành cửa ba tiếng lớn, hai tiếng nhỏ, sẽ có người xuất hiện. Hỏi mật khẩu, sẽ biết vai vế họ. Nàng vận âm kình, gõ tay vào thành cửa. Tiếng kêu tuy nhỏ, nhưng vọng đi rất xa. Lát sau, một lão già đầu bạc trắng như cước bước vào khoanh tay, hành lễ. Mỹ-Linh hỏi: - Ông có hoa lan bán không? Lão già trả lời: - Không! Tôi chỉ bán hoa đào mà thôi. Tiểu thư mua mấy nhánh? - Tôi cần mua chín nhánh. Lão già kính cẩn: - Tiểu nhân chỉ có hai nhánh. Nguyên đẳng trật võ quan đời Lý có mười, gồm đô nguyên soái, tiết độ sứ, đại tướng quân, phó nguyên soái, phó tiết độ sứ, phó tướng quân, nội điện chỉ huy sứ, chiêu thảo sứ, thiên tướng, thần tướng. Mỹ-Linh được Khai-Quốc vương cấp binh phù cho, chứng nhận đẳng trật tới thứ chín tức tiết độ sứ. Còn lão già xưng hai nhánh tức thiên tướng. Như vậy cấp của hắn khá cao. Mỹ-Linh hỏi: - Lão tiên sinh báo danh tính đi. - Tiểu nhân họ Vũ tên Hoàn, thuyền trưởng. - Vũ thuyền-trưởng ngồi xuống đây đi. Vũ thuyền-trưởng tải những gì sang Trung-quốc bán? Trong mật lệnh, Khai-Quốc vương dặn Mỹ-Linh rằng thuyền trưởng cũng như thủy thủ đều được thông báo rằng nàng với Thiệu-Thái là anh em cô cậu. Cả hai xuất thân văn quan làm võ quan, chỉ biết mấy thế võ phòng thân. Hai anh em giả sang Trung-quốc học thêm về y khoa. Tuyệt nhiên họ không biết thân thế anh em nàng, cũng không biết gì về Đỗ Lệ-Thanh. Vũ Hoàn kính cẩn: - Tại hạ vốn thuộc bang Hồng-hà, làm nghề vận tải đường sông từ Thăng-long đi Tuyền-châu. Còn hàng, tùy theo khách đem theo. Tại hạ không buôn bán gì cả. Đỗ Lệ-Thanh hỏi: - Đường từ Thăng-long đi Tuyền-châu mất mấy ngà - Nếu không bị gió Bắc thổi, mất mười ngày. Còn khi có gió Bắc, e đến hơn nửa tháng. Đường đi chia làm nhiều chặng. Chặng đầu tiên Thăng-long, Ngọc-sơn mất một ngày. Thuyền nghỉ nửa ngày cho khách lên, nhận thêm khách xuống. Chặng thứ nhì Ngọc-sơn đi Bạch-đằng. Nghỉ tại Bạch-đằng một ngày, sau đó đi Miếu-sơn mất một ngày rưỡi. Nghỉ ở Miếu-sơn nửa ngày, rồi đi Khâm-châu. Tại Khâm-châu, chờ giấy phép của quan trấn thủ Tống, rồi lên đường đi Hải-nam. Từ Hải-nam đi thẳng Tuyền-châu. Thiệu-Thái đã từng ở Bắc-biên, chàng thuộc lòng địa thế các châu Trung-quốc giáp giới với khê động Đại-Việt, nên lão Trịnh nói gì chàng không chú ý cho lắm. Chàng hỏi: - Tôi nghe vùng biển giáp giới Tống, Việt có bọn cướp ở trại Như-hồng thường đón thuyền buôn hãm hại. Trên thuyền ta có đủ lực lượng chống với chúng không? Lão Vũ tỏ vẻ tự đắc: - Đối với thuyền khác, bọn chúng dám đánh cướp, chứ đối với thuyền của bản bang, cho ăn vàng bọn chúng cũng không dám. Công tử, tiểu thư đừng lo. Thiệu-Thái hỏi: - Trên thuyền có bọn nào cần đề phòng không? - Tất cả đều phải đề phòng. Tài công chính là con trưởng của lão tên Vũ Ngọc. Hiện có tới hơn hai trăm khách đi Trung-nguyên. Tăng có, tục có, nam có, nữ có. Võ công cao có, võ công thấp có. Tồt hơn hết ba vị cứ ở trong khoang thì hơn hết. Nói rồi lão từ tạ lui bước. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh mở cửa sổ nhìn ra sông. Nước sông Hồng chảy siết, thuyền trôi mau như tên bắn. Đỗ Lệ-Thanh bàn: - Chúng ta đang ở trên tầng cao nhất của con đò. Tầng này chỉ có ba phòng. Phòng cho tài công ngồi lái ở chính giữa. Phòng bên phải của thuyền trưởng. Chúng ta ở phòng bên trái. Tất cả khách đi thuyền đều ở tầng giữa. Tầng dưới cùng chất hàng. Tiểu tỳ nghĩ chủ nhân nên đục một lỗ, nhìn xuống xem bên dưới có những ai, hầu đề phòng. Mỹ-Linh tuy đã đi ra ngoài, kinh lịch nhiều. Song nàng được giáo huấn rất kỹ trong tinh thần Nho, Phật. Thấy Lệ-Thanh đề nghị hợp lý, nhưng thân phận nàng, một công chúa, cha mẹ trăm họ, có đâu đi rình rập người dân? Nàng chưa kịp cản, thì Đỗ Lệ-Thanh đã chỉ vào một chỗ ván gần cửa sổ, bảo Thiệu-Thái: - Chủ nhân vận Thiền-công vào ngón tay chỏ rồi khoan chỗ này, chúng ta dễ dàng nằm dài mà quan sát. Thiệu-Thái hít hơi, chiã ngón tay chỏ quay mấy vòng. Ván thuyền bị khoan tan thành mùn. Đúng ra với công lực của chàng, chỉ cần chọc một cái, đừng nói ván thuyền, đến gạch, đá cũng thủng. Nhưng vì chàng sợ chọc mạnh, mùn rơi xuống dưới, ắt bị lộ hình tích. Chàng vừa khoan, vừa móc mùn lên. Lát sau, ván thuyền thủng một lỗ nhỏ. Đỗ Lệ-Thanh nằm dài ra, ghé mắt nhìn xuống dưới. Quan sát một lát, mụ ngừng lại, lấy tay bịt lỗ rồi nói: - Chủ nhân! Bên dưới có tới bốn mươi hàng ghế. Mỗi hàng chia làm hai dẫy, tổng cộng tám mươi ghế. Có tất cả ba trăm năm mươi người ngồi. Đông thực! Mỹ-Linh tỏ vẻ không hài lòng: - Phu nhân! Hãy lấy giấy bịt lỗ đó lại. Mình có nhiều truyện phải bàn. Trước câu nói dịu dàng, uy nghiêm của Mỹ-Linh, Đỗ Lệ-Thanh líu ríu tuân theo. Mỹ-Linh hỏi: - Đỗ phu nhân! Phu nhân mang theo bao nhiêu loại thuốc? Có thuốc tê, thuốc mê không? Lệ-Thanh mỉm cười: - Thưa công chúa, không thiếu thứ nào cả. Thủy thủ mang cơm lên. Cơm canh khá thịnh soạn. Ba người ăn xong, leo lên dường nằm ngủ. Ba ngày trôi qua, ngửi hơi gió tanh tanh, Mỹ-Linh biết mình đang đi trên biển. Chợt Thiệu-Thái chỉ ra ngoài cửa sổ. Mỹ-Linh nhìn theo: trên trời, hai con chim ưng bay lượn trên đầu một con thuyền buôn khác đang đi trước thuyền bang Hồng-hà khoảng vài dặm. Thiệu-Thái đặt nghi vấn: - Không biết chim ưng hoang hay của Khu-mật viện. Con thuyền kia của ai? Chúng ta cho thuyền vượt lên ngang, quan sát mới biết được. Ba người ra ngoài sàn thuyền đứng nhìn trời. Mỹ-Linh thấy tài công chính thiếu niên đón mình ban nãy, mà thuyền trưởng Vũ Hoàn giới thiệu y là con lão tên Vũ Ngọc. Nàng bảo y: - Anh cho thuyền lướt mau lên một chút. Khi đi ngang thuyền kia, thì cho chạy chậm lại, song song với chúng. Thiếu niên gật đầu. Y kéo mạnh hai sơi dây buồm. Con thuyền lập tức tăng tốc độ. Phút chốc đuổi kịp con thuyền trước mặt. Y nhìn con thuyền kia, nói sẽ: - Thuyền kia của bang Đông-hải. Họ cũng làm nghề vận tải, song chạy đường Thăng-long, Thanh-hóa, Nghệ-an, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la. Mỹ-Linh nhìn con thuyền bang Đông-hải, hỏi: - Vũ huynh đệ. Sao người biết thuyền kia của bang Đông-hải? Ngọc tỏ vẻ hiểu biết: - Thưa tiểu thư, các thuyền chuyên chở đều vẽ hình, để thủy quân từ xa nhận được. Thuyền của Đại-Việt, trên hai bên mũi, vẽ con mắt cực lớn. Thuyền của Trung-quốc, vẽ vòng Bát-quái. Trên cột buồm cao nhất treo ba lá cờ. Một lá của quốc gia trên đỉnh cao nhất. Lá thứ nhì của bang, hội hay hãng buôn. Như con thuyền kia, chỏm có lá cờ Đại-Việt. Thấp hơn một chút có lá cờ mầu vàng, với hình mặt trời mọc. Ở giữa có hình con chim hải âu tung cánh. Y chỉ lên cột buồm thuyền mình: -- Còn như thuyền ta, trên đỉnh cũng treo cờ Đại-Việt. Cột thấp hơn treo cờ mầu xanh, có hình chim ưng tung cánh. Mỹ-Linh được biết bang Đông-hải vốn thuộc chính phái. Bang trưởng tên Hùng Cơ. Gốc bang Đông-hải do các tướng thủy quân thời Lĩnh-Nam lập ra. Nguyên sau khi vua Trưng tuẫn quốc, rồi đô đốc Trần Quốc, Tử-Vân, Giao Chi trước sau cũng bị hại. Chư tướng không chịu phục người Hán, chiếm cứ các đảo Đông-hải, tự lập thành bang. Nay vẫn sống ngoài vòng cương toả. Người trên thuyền bang Đông-hải dơ tay vẫy. Vũ-Ngọc cũng vẫy tay lại. Thiệu-Thái thấy quả hai con chim ưng bay lượn trên trời hơi giống chim của Khu-mật viện do Bắc-biên cung cấp. Chàng chợt nhớ ra: - Phải rồi, chim ưng kia của dì An-Quốc với phò mã Đào-cam-Mộc. Không biết hai vị đó cho chim theo dõi thuyền bang Đông-hải để làm gì? Trong thuyền có nhân vật nào kỳ lạ không? Chàng bảo Vũ Ngọc: - Người cho thuyền chạy sau thuyền bang Đông-hải khoảng một dặm. Hai con thuyền, một trước, một sau, hướng về phía Đông. Bỗng từ phía hạ lưu, hai con thuyền cực lớn, dàn ra ngang sông. Mỹ-Linh chú ý, thấy trên cột buồm có lá đại kỳ, trên vẽ hình con rồng uốn khúc. Ở giữa có con chim âu tung cánh. Nàng biết đó là kỳ hiệu của thủy quân Đại-Việt Một thủy thủ đứng trên đài, cầm cờ mầu đỏ phất qua phất lại, ngụ ý ra lệnh cho con thuyền của bang Đông-hải với con thuyền bang Hồng-hà ngừng lại. Hai con thuyền bang đang lướt sóng, cánh buồm lớn từ từ hạ xuống. Con thuyền chạy chậm hẳn lại. Khi còn cách chiến hạm hơn hai dặm, cánh buồm nhỏ quay ngược chiều, cản gió, làm con thuyền chậm dần, chậm dần rồi đứng lại. Một viên thủy thủ cầm loa nói vọng sang: - Phiền thuyền quý bang ngừng lại. Chúng tôi được lệnh tuần tiễu, kiểm soát hành khách trước khi thuyền lên Bắc. Xin quý khách đâu ngồi nguyên đó, không chạy lộn xộn, để quan binh làm việc. Dường như quen thuộc với nhiệm vụ. Hai chiến hạm kè song song với hai thuyền buôn. Năm thủy thủ cùng đẩy một tấm ván làm cầu, bắc ngang giữa chiến thuyền với thuyền mình. Từ trên chiến thuyền, một đội quan binh hai mươi người, do viên đội trưởng chỉ huy, leo cầu tiến sang. Phía sau có năm người mặc quần áo theo lối văn quan. Mỹ-Linh nói nhỏ: - Năm văn quan kia làm việc tại ty Thương-bạc, có nhiệm vụ thu thuế. Thuyền trưởng dẫn đội thủy quân vào trong khoang kiểm soát thẻ bài hành khách. Trong khi đó năm viên Thương-bạc kiểm soát các bao hành lý. Khi kiểm đến Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, viên đội trưởng thấy nàng với Đỗ-lệ-Thanh đeo kiếm, y phóng một cái nhìn khắp người, rồi vẫy cho đám thủy thủ tiếp tục lui xuống dưới kiểm soát. Đám thủy thủ đi rồi, nhanh như chớp, viên đội trưởng móc trong túi ra một ống tre nhỏ sẽ đặt vào tay Thiệu-Thái. Y dơ ngón tay như hành lễ, sau đó theo đồng đội xuống dưới khoang. Thiệu-Thái đưa mắt cho Mỹ-Linh, rồi vào khoang thuyền, mở ống tre. Bên trong có mẩu giấy viết mấy chữ. Mỹ-Linh nhận ra bút tích của chú: Bất cứ trường hợp nào cũng không được lộ hình tích. Tuyệt đối cấm xử dụng võ công. Chỉ trường hợp nguy đến tính mệnh mới được phản ứng. Có tin tức gì, sai chim ưng đưa thư. Ta phải dùng chim ưng của Vạn-hoa sơn trang, hầu đánh lạc hướng chúng . Dưới vẽ bông sen, Mỹ-Linh biết đó là biểu hiệu của Khai-Quốc vương. Khi mới vào thuyền, Mỹ-Linh nhận cuốn trục do Đỗ Lệ-Thanh trao cho. Trong trục Khai-Quốc vương cho biết vương phi Khai-Thiên hiện bị bọn Tống áp tải bằng đường thủy về Trung-quốc. Vương biết rất rõ đường đi nước bước của chúng. Nếu muốn giải thoát, vương chỉ việc sai một chiến thuyền chặn bắt. Nhưng vương muốn dùng bà chị dâu lập một chút công lao với Đại-Việt, hầu Thuận-Thiên hoàng đế ban chỉ ân xá đặc biệt cho bà cái tội ô danh thất tiết. Như vậy mới cứu được Khai-Thiên vương. Khi bà trên đường bị giải về Trung-nguyên, Khai-Quốc vương sẽ dùng người Khu-mật viện chuyển thư cho bà, dặn bà cách thức lừa bọn Tống đến một chỗ thực lạ đào kho tàng. Trong khi đó, nhóm Đại-Việt thản nhiên chở kho tàng về. Lệnh dặn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cứ đến Quảng-Nam lộ, rồi tới Khúc-giang. Tới đó, cơ sở Lạc-long giáo sẽ tiếp đón. Những trưởng lão Lạc-long giáo, cùng cao thủ phái Đông-a, Sài-sơn, Tiêu-sơn, cũng âm thầm tới sau. Bây giờ Mỹ-Linh mới biết tại sao trên mấy con thuyền của bang Đông-hải lại có chim ưng của phò mã Đào Cam-Mộc. Nàng nhận thêm lệnh không được xử dụng võ công, ắt trên thuyền có gian nhân Tống. Cũng có thể vương mẫu cùng đi một thuyền. Từ bên chiến hạm thứ nhì, ba người đeo kiếm tiến sang thuyền bang Hồng-hà. Mỹ-Linh nhận ra người già, gầy là Đông-Sơn lão nhân, người mập mập là Triệu Huy, và một người nữa trang phục theo lối thủy quân Việt. Nàng đưa mắt cho Đễ-lệ-Thanh với Thiệu-Thái, ngụ ý &quot;phải cẩn thận&quot;. Bọn Triệu-Huy đi từng hàng ghế quan sát hết mọi hành khách, rồi lên sàn thuyền. Thấy bọn Mỹ-Linh, đã hoá trang thành một phụ nữ già, một thiếu phụ, một trung niên nam tử. Triệu-Huy đưa mắt cho viên võ quan. Viên võ quan hỏi Vũ Ngọc: - Ba người này là ai? Vũ Ngọc thản nhiên đáp: - Họ gốc người Thăng-long, đáp thuyền sang Trung-quốc. Viên võ quan tiến lại hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Bà cho xem thẻ bài. Đỗ Lệ-Thanh trình thẻ bài ra. Viên võ quan cầm lấy xem xét, rồi trao cho Triệu Huy. Y hỏi Mỹ-Linh, Thiệu-Thái: - Ông bà tên gì? Bao nhiêu tuổi? Mỹ-Linh đáp: - Tôi họ Đỗ tên Linh, ba mươi tuổi. Còn người này là anh em cô cậu với tôi tên Thái Thân, ba mươi lăm tuổi. Triệu Huy cầm thanh kiếm của Mỹ-Linh, Thiệu-Thái quan sát, rồi đưa mắt ra hiệu cho viên võ quan. Viên võ quan nói: - Bản chức họ Đoàn tên Thông, chỉ huy hạm đội tuần tra các cửa biển cho đến Ngọc-sơn. Vì các vị có một vài vết nghi ngờ. Xin mời các vị sang chiến hạm để lấy khẩu cung. Mỹ-Linh biết cạnh nàng, Đông-Sơn lão nhân cùng Triệu Huy đang theo dõi, nàng tránh nói nhiều. Chỉ cần sơ xuất một chút, có thể bị lộ hình tích, hỏng kế hoạch của Khu-mật viện. Nàng ra hiệu cho Lệ-Thanh, Thiệu-Thái tỏ ý không phản đối. Nàng hỏi lại: - Chúng tôi có hành lý. Vậy mang theo hay để ở đây? Triệu Huy đáp thay viên võ quan: - Mang theo hết. Ba người theo bọn Triệu Huy sang chiến hạm. Hai chiến hạm tách rời thuyền của bang Đông-hải, Hồng-hà, rồi kéo buồm hướng về phía Đông. Viên võ quan đưa ba người vào một khoang thuyền lớn. Y chỉ Triệu Huy: - Vị này làm việc tại Khu-mật viện, được phái theo thủy quân, hầu tra xét, bắt một số gian nhân Tống sang Đại-Việt làm gian tế. Yêu cầu các người thành thực trả lời, nếu sai trái, chiếu luật chặt đầu. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Không biết bọn này giả thủy quân Đại-Việt hay chúng đánh chiếm chiến hạm Đại-Việt, rồi bầy ra trò này. Ta cứ im lặng, như người dân xem sao? Triệu Huy hất hàm, một thủy thủ mở hành lý Mỹ-Linh ra khám. Trong túi hành lý của nàng chỉ có quần áo, ít tiền, vàng, bạc. Ngoài ra còn quyển kinh Lăng-già, do chính nàng chép tay. Tên thủy thủ khám hành lý Thiệu-Thái, chúng cũng không tìm thấy gì hơn. Khám đến hành lý Đỗ Lệ-Thanh, y thấy có hơn năm mươi bình nhỏ đựng thuốc. Triệu Huy hỏi: - Các người đáp thuyền bang Hồng-hà, định đi đâu? Mỹ-Linh đáp: - Chúng tôi vốn hành nghề thầy thuốc. Nay sang Tống học thêm. - Người nói lạ. Hiện y học Đại-Việt thịnh hơn Tống, mà người lại sang Tống học ư? Lệ-Thanh đáp thay Mỹ-Linh: - Đành rằng y học Việt hơn y học Tống. Song mỗi nơi có một sở trường riêng. Chúng tôi cần học thêm hầu mở mang kiến thức. Triệu Huy hỏi bằng tiếng Quan-thọai: - Các người có biết tiếng Trung-quốc không, mà định sang học nghề thuốc? Đỗ Lệ-Thanh cười thầm: - Mi hỏi ta điều gì, chứ hỏi điều đó, thì thực ngu. Bà đáp bằng tiếng Quảng: - Dĩ nhiên chúng tôi biết nói, biết viết, mới dám di xa tìm thầy học chứ! Triệu Huy nhìn viên võ quan lắc đầu, tỏ ý thất vọng: - Đem bọn này theo, hay gọi thuyền Hồng-hà trả về? - Giữ chúng lại, tránh lộ tung tích. Triệu Huy nói: - Các người đó nhiều điều khả nghi. Vì vậy bản chức giữ lại để điều tra thêm. Trong thời gian ở đây, ta giam các người dưới lòng chiến hạm. Các người sẽ phải phụ trách nấu bếp, lau chùi. Đợi sau chuyến tuần hành, ta sẽ thả các người ra. Y gọi: - Đội trưởng Đam đâu? Một viên đội trưởng thủy quân bước vào, đứng chờ lệnh: - Ta giao cho mi quản thúc ba người này. Cung cấp thực phẩm nuôi dưỡng đầy đủ, dùng họ vào việc bếp núc. Đam vâng dạ, dẫn ba người đến trước cái cửa. Sau cửa hiện ra cầu thang xuống dưới lòng chiến hạm. Lòng chiến hạm không tối lắm, vì có nhiều cửa sổ. Y đẩy cửa, chỉ xuống dưới: - Đây là lòng chiến hạm. Trong có mười phòng giam tù và một phòng công cộng. Các người ở phòng công cộng. Đừng tò mò vào mười phòng giam tù. Trái lệnh sẽ bị ném xuống biển. Các người ngủ ở dưới này. Khi có việc, ta sẽ gọi lên. Nói rồi y đóng cửa lại. Thiệu-Thái theo cầu thang đi trước. Mỹ-Linh, Đỗ Lệ-Thanh theo sau. Thiệu-Thái dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Mỹ-Linh, Lệ-Thanh: - Phải cẩn thận, chúng đang rình ta đó. Mỹ-Linh nói lớn: - Thủy quân thực lạ lùng. Chúng mình không có tội, mà sao lại bị giam thế này? Lệ-Thanh vờ đáp: - Họ nghi ngờ chúng ta làm gian tế cho Tống? Thiệu-Thái hùa theo: - Nếu nghi ngờ, sao không bắt tất cả mấy trăm người trên thuyền bang Hồng-hà? Mỹ-Linh thở dài: - Chắc chỉ chiều hay mai chúng mình sẽ được tha ra. Lệ-Thanh kiếm chỗ sạch, cùng Mỹ-Linh, Thiệu-Thái vờ nằm ngủ. Nội công Thiệu-Thái rất cao. Chàng áp tai vào van thuyền, nghe rõ tất cả những âm thanh người ta nói ở phía trên. Nào âm thanh của thủy thủ nói truyện với nhau, nào âm thanh của đám tù nhân. Lại có âm thanh của Triệu Huy với viên hạm trưởng. Triệu Huy băn khoăn: - Chúng ta canh phòng trên sông này, đến hôm nay đã mười ngày, như vậy chắc chúng nó không đi theo đường thủy. Phải báo cho vương gia biết, mà theo dõi đường khác. Tiếng viên võ quan nói: - Tin tức cho biết, chúng xuống chiến thuyền ở bến Tiềm-long, rồi lên bộ đi ngựa. Không lẽ chúng về Mê-linh thực? Triệu Huy tiếp: - Nhất định Khu-mật viện dính vào vụ này. Khi thấy Bình-Dương, Thiệu-Thái từ chiến hạm lên bờ Bắc sông Hồng đi Mê-linh. Đoàn do thám của Vương đại nhân theo bén gót. Đêm xông thuốc mê bắt được chúng. Sau khi khám xét, thì ra chúng không phải Thiệu-Thái, Bình-Dương. Thằng con trai thú nhận tên Thiệu-Cực, em Thiệu-Thái. Đứa con gái là tình nhân của nó. Hai đứa khai rằng chúng hoá trang thành Bình-Dương, Thiệu-Thái mục đích ăn cắp phổ, chưởng phổ cùng bản đồ kho tàng rồi trốn đi. Vương đại nhân cùng Đông-Sơn lão nhân luyện kiếm, chưởng thử, thấy không kết quả. Vì vậy vương gia mới truyền cho chúng ta bắt bằng được hai đứa nó, mới mong luyện thành. Tiếng Đông-Sơn lão nhân nói: - Trong chiến hạm này, chúng ta bắt oan đến hơn hai mươi người rồi. Thôi, liệu đến Ngọc-sơn thả họ ra cho rồi. Tiếng Dư Tĩnh nói: - Phải giết hết chúng để phi tang. Thả chúng ra, ắt chúng nói ầm lên. Khu-mật viện biết Dực-Thánh vương hành sự cho Thiên-triều thì nguy tai. Bây giờ, Thiệu-Thái, Mỹ-Linh mới tỉnh ngộ: - Thì ra thế. Hôm ở Thiên-trường về Thăng-long, mình đã thấy Dực-Thánh vương dùng chiến thuyền hỗ trợ bọn Tống. Mình cáo với cậu hai, nào ngờ ra cậu biết rồi. Cậu tâu lên ông ngoại. Đáng lẽ ông ngoại làm tội. Nhưng vì trong buổi giỗ Bắc-bình vương, ông ngoại ban chỉ đại xá thiên hạ. Tưởng như vậy Dực-Thánh vương ắt thôi, không dám đi với bọn Tống nữa. Đâu biết ngựa quen đường cũ, vương còn lộng hành, sai thủy đội hỗ trợ bọn Tống chống Khu-mật viện. Thế là công khai làm phản rồi. Ba người nháy nhau, rồi ngủ đi lúc nào không hay. Bỗng có tiếng gõ cửa ầm ầm, rồi đội Đam vào trong khoang nói: - Ba người đi học thuốc đâu, mau ra làm việc. Bọn Mỹ-Linh tỉnh dậy, theo chân đội Đam ra ngoài, leo lên tầng thứ nhất. Một khoang khá lớn dùng làm bếp. Đội Đam nói: - Các người phải giúp hoả đầu quân nấu bếp. Có ít nhất hơn hai mươi thủy thủ phụ trách hoả đầu quân, tất cả đặt dưới quyền một trưởng bếp tên Triệu Tu. Mỹ-Linh liếc mắt nhìn Triệu Tu, gương mặt y vàng ủng, trông như người bị bệnh. Chợt nàng để ý thấy lưng y quen vô cùng, mà trong nhất thời không biết nàng đã gặp y ở đâu. Chúng giao cho ba người làm cá. Đỗ Lệ-Thanh, Thiệu-Thái từng ra ngoài, việc làm cá tuy chưa trải qua bao giờ, nhưng ít ra cũng thấy đôi lần. Còn Mỹ-Linh đây là lần đầu tiên nàng làm cá. Tuy vậy, bản chất thông minh, lại khéo tay, chỉ liếc qua, nàng làm được ngay. Mỹ-Linh đưa mắt nhìn ra, bốn bề mênh mông, nước biển xanh ngắt. Chiến thuyền của nàng đi thứ tư, ở giữa. Hai bên còn hai chiến thuyền đi kè song song. Phía sau còn năm cặp, phía trước cũng năm cặp chiến thuyền nữa đi hàng đôi. Nàng nhủ thầm: - Phải rồi, đây là một thủy đội. Mỗi thủy đội có mười hai chiến hạm, và một soái hạm. Dường như thủy đội này đang đi về phía Bắc. Trên cột buồm, hai con chim ưng đậu cạnh nhau. Mỹ-Linh cười thầm: - Chú hai thực tinh tế. Nếu người dùng chim ưng của Khu-mật viện, e Dực-Thánh vương biết. Người dùng chim ưng của Vạn-hoa sơn trang, ai cũng tưởng chim hoang. Được, ta phải dấu mấy cục than, hầu viết thư cho chú hai. Đỗ Lệ-Thanh dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Mỹ-Linh: - Công chúa, nếu công chúa muốn, tiểu tỳ bỏ chút thuốc độc vào chum nước, ắt chúng mê man hết. Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ trả lời: - Không nên. Trong chiến thuyền này, ít ra hơn ba trăm thủy thủ. Nếu họ đều bị đánh thuốc mê hết, ai là người lái thuyền? Ai là người căng buồm? Sau khi làm bếp xong, đám thủy thủ cho ba người ăn rất tử tế, rồi đội Đam đem giam xuống khoang thuyền. Đỗ Lệ-Thanh dùng Lăng-không truyền ngữ nói nhỏ: - Thế nào chúng cũng theo dõi mình. Vậy mình không nên có hành vi gì cho chúng nghi ngờ. Tạm thời ngủ đã. Mỹ-Linh bàn nhỏ: - Tôi thấy dường như thủy thủ không biết gì về việc làm ám muội của Dực-Thánh vương với bọn Tống. Họ cứ tưởng chúng ta phạm pháp. Vì vậy, nếu phải ra tay, chẳng nên đả thương họ. Ba người nằm xuống ngủ ngay. Hôm sau, tiếng chim hải âu kêu trên biển, khiến ba người tỉnh giấc. Nhìn qua cửa sổ ra ngoài, Mỹ-Linh thấy thuyền đậu trên một bãi biển. Nàng nhận ra bãi biển Ngọc-sơn. Vì năm trước, nàng đã có dịp theo Khai-Quốc vương duyệt thủy quân ở đây một lần. Ba người ở dưới hầm thuyền hơn ngày, thuyền lại ra khơi. Lệ-Thanh bàn: - Tối nay chắc chúng không theo dõi mình nữa đâu. Mình thử tìm cách xem mười phòng này chúng giam những ai? Ba người tiến tới phòng giam đầu tiên. Mỹ-Linh gõ cửa mấy cái. Thiệu-Thái hỏi vọng vào: - Ai bị giam trong này? - Ai hỏi đó? Tiếng nói rất quen. Thiệu-Thái đáp: - Tôi cũng bị giam, nhưng được ở phòng phía ngoài. Người bên trong nói: - Tôi bị đánh thuốc mê, rồi khi tỉnh dậy, thấy bị giam ở đây. Chân tay bị khoá bằng xích. Đây là đâu? Thiệu-Thái tường thuật tỷ mỷ những gì ở trên thuyền cho người đó. Trong khi ấy Mỹ-Linh gõ cửa phòng thứ nhì. Nàng hỏi vọng vào, mà trong phòng không có tiếng trả lời. Nàng hỏi nữa, thì giọng phụ nữ, nói tiếng Quảng: - Tôi không có tội gì cả. Tôi người Khúc-giang, sang Đại-Việt buôn bán. Trên đường từ Khâm-châu đi Thăng-long thì bị bắt giam. Họ không nói cho biết tôi bị tội gì. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 12 Trên vịnh Hạ-long Mỹ-Linh gõ cửa phòng thứ ba, một giọng nói quen thuộc vọng ra: - Ai đó? Rõ ràng tiếng Lê Thiếu-Mai, con gái Hồng-Sơn đại phu. Mỹ-Linh hỏi nhỏ: - Có phải cô nương Thiếu-Mai không? Thiếu-Mai giật bắn người lên: - Cô là ai? Biết rằng mình ngậm thuốc của Đỗ Lệ-Thanh, tiếng đổi đi, thành ra Thiếu-Mai không nhận được. Mỹ-Linh nói lảng: - Chúng tôi đã được cô nương trị bệnh cho ở Vạn-thảo sơn trang. Thiếu-Mai trị cho hàng ngàn, hàng vạn người, làm sao nhớ hết. Nàng hỏi lại: - Tiểu cô nương tên gì? - Tôi già rồi, tôi họ Đỗ tên Linh-Mỹ. - Đỗ phu nhân, đây là đâu vậy? Mỹ-Linh nói nhỏ: - Chúng ta bị giam ở trong một chiến hạm của Đại-Việt bị bọn Tống cướp mất. Chiến hạm đang đậu ở Ngọc-sơn. Tại sao cô nương bị giam ở đây? - Tôi không biết tại sao nữa. Tôi đang từ Thăng-long đáp thuyền ra biển. Đêm ngủ, khi tỉnh dậy, thấy mình bị giam trong phòng này. - Cô nương bị giam mấy ngày rồi? - Tám ngày tất cả. - Họ có thẩm vấn cô nương không? - Không! Họ đưa mực, bút bảo tôi viết thư về cho bố tôi. Họ dặn muốn viết gì thì viết. Tôi viết thư trao cho họ. Hôm qua, họ đưa ra ba trang sách bằng chữ Khoa-đẩu, bắt tôi dịch sang Hán văn. Tôi dịch rồi. - Cô nương có nhớ nội dung mấy trang sách đó không? - Nhớ! Theo tôi biết, ba trang này rời rạc, không liên tiếp nhau. Tuy vậy tôi cũng biết trong đó dạy hành binh bố trận. - Cô nương chỉ bị giam thôi, hay còn bị cùm nữa? - Tôi bị cùm hai chân, khó cử động lắm. Phu nhân giải cứu cho tôi. Nguyện không quên ơn. - Giải cứu thì được rồi, có điều võ công chúng tôi thấp lắm, không biết mình cô nương địch lại bọn họ không? Thiệu-Thái nghe có tiếng bước chân lại gần cửa phòng. Chàng suỵt một tiếng, rồi cùng Mỹ-Linh nằm dài ra ván. Cánh cửa mở, mấy thủy thủ mang cơm vào cho tù nhân ăn. Họ không quan tâm đến bọn Mỹ-Linh. Thì ra dưới hầm chỉ có ba tù nhân với bọn Mỹ-Linh nữa thành sáu. Mỹ-Linh vờ hỏi đội Đam: - Này ông đội trưởng! Bao giờ chúng tôi được tha ra? Đội Đam lắc đầu: - Tôi không biết nữa. Tôi phụ trách hỏa đầu quân, cùng trông coi tù. Nàng vờ hỏi: - Đây là đâu? Bao giờ thuyền về Thăng-long? - Tôi không được quyền nói. Đêm nay thuyền nhổ neo hướng lên Bắc. Có lẽ tiến về biên giới. Mỗi chuyến tuần biển như thế này ít ra hơn tháng. Chiều hôm đó, thuyền nhổ neo ra khơi. Vào khoảng giờ Thân, cánh cửa hầm lại mở. Triệu Huy cùng với viên thuyền trưởng tên Trịnh Sơn xuất hiện. Chúng đem người đàn ông, đàn bà đi. Lát sau trở lại, chúng mở cửa phòng Thiếu-Mai, nói vọng vào: - Công chúa! Mời công chúa rời khỏi nơi đây. Chủ nhân của tôi muốn thưa truyện với công chúa. Thiếu-Mai nhận ra Triệu Huy, nàng kinh ngạc: - Triệu an phủ sứ! Tại sao người cũng có mặt ở đây? Đây là đâu? Triệu Huy tỏ vẻ kính cẩn: - Ty chức biết công chúa bị nạn, nên đến đây giải cứu. Đội Đam tiến đến mở gông chân cho nàng. Tuy bị giam mấy ngày, mà nhan sắc Thiếu-Mai vẫn đẹp. Cái đẹp tươi hồng của người khoẻ mạnh. Thiếu-Mai nói với Triệu Huy: - Này Triệu an phủ sứ. Tôi chỉ là con gái một thầy thuốc, chứ không phải công chúa, quận chúa gì cả. Nàng chỉ bọn Mỹ-Linh: - Ba người này từng tới sơn trang trị bệnh. Họ vốn thuộc lương dân. Tôi yêu cầu an phủ sứ thả họ ra ngay. Triệu Huy lắc đầu: - Ty chức nhận lệnh giải cứu công chúa, chứ không được can thiệp vào việc của Giao-chỉ. Hiện công chúa đang ở trên chiến hạm Giao-chỉ. Chiến hạm này tuân lệnh của Khu-mật viện bắt giam công chúa. Bình-Nam vương được tin, gửi thư thống mạ tên Lý Công-Uẩn. Vì vậy Uẩn cho người theo ty chức đến đây bắt phóng thích. Mỹ-Linh nghe Triệu Huy nói láo quá, nàng không chịu được, định vung chưởng tát y. Nhưng Thiệu-Thái đoán được ý nàng. Chàng đưa mắt ngỏ ý can ngăn. Thiếu-Mai không tin: - An-phủ sứ nói sai rồi! Tôi không tin Khai-Quốc vương làm truyện đó. Phụ thân tôi đang trợ giúp Vương đắc lực, Vương ngu gì mà giam tôi? Chẳng hóa ra mình tự hại mình sao? Mà dù phụ thân tôi có chống Vương, bản chất anh hùng Vương cũng không làm truyện đó. Lại nữa, Vương làm bất cứ việc gì cũng hỏi ý kiến chị Thanh-Mai. Mà chị Thanh-Mai vừa là cháu, vừa là đệ tử yêu nhất của bố tôi, đời nào chị ấy nỡ hại tôi? Nghe Thiếu-Mai biện hộ cho chú mình, Mỹ-Linh muốn chạy lại ôm lấy nàng, để tỏ lòng biết ơn, nhưng nàng kiềm chế lại được. Nàng khẳng định: - An-phủ sứ ạ! Người có thể nói mặt trời mọc phương Tây, quạ bạc đầu, ngựa mọc sừng... tôi còn thể tin, chứ nói Khai-Quốc vương bắt giam tôi, tôi không tin. Triệu Huy không ngờ Thiếu-Mai lại lý luận giỏi đến thế. Y nói lảng: - Mời công chúa lên gặp chủ nhân của tôi. - Là ai? - Phụ-quốc thái-úy tổng đốc quân mã, quản Khu-mật viện, Bình-Nam vương nhà đại Tống. Thiếu-Mai hỏi lại: - Ông Triệu Thành cầu kiến với Lê Thiếu-Mai, tôi gặp ông ta. Còn như Bình-Nam vương tuyên triệu Lê Thiếu-Mai thì không được đâu! Tôi không đi. Triệu Huy biết cô thiếu nữ Việt này không vừa, y nói lại: - Dù thế nào chăng nữa, chủ nhân tôi cũng đã giải cứu công chúa. Chủ nhân tôi muốn gặp công chúa. Đỗ Lệ-Thanh bước đến trước mặt Thiếu-Mai, bà đưa cho Thiếu-Mai cái khăn ướt: - Tiểu thư hãy lau tay, lau mặt cho sạch sẽ đã. Thiếu-Mai cầm khăn lau mặt. Khi đưa khăn lên mũi, nàng thoáng thấy mùi thơm kỳ lạ, không phải mùi nước hoa, cũng không phải mùi son phấn. Thừa hưởng kiến thức y khoa từ phụ thân. Nàng từng ngửi hàng ngàn thứ hoa, cùng cây cỏ. Nhưng sau khi bị xông thuốc mê, bị giam tám ngày liền, bực tức, mệt mỏi, làm đầu óc kém sáng suốt, nàng không nhận ra mùi gì. Lau tay xong, Thiếu-Mai không coi Triệu Huy vào đâu, nàng bước đi trước. Triệu Huy cùng đội Đam đi sau. Mỹ-Linh bàn: - Dù chú hai dặn không được xử dụng võ công. Nhưng trường hợp này không thể nín nhịn nổi. Chúng ta thử dò thám xem, bọn chúng định làm trò gì? Thiệu-Thái dùng con dao đưa vào kẽ cửa khẽ nậy. Then cửa từ từ mở ra. Ba người rời hầm, cài then cửa, rồi vọt lên nóc thuyền. Mỹ-Linh nhìn ra xa, đội hình của hạm đội vẫn không đổi. Gió lùa vào cánh buồm căng no. Sóng biển rì rào vỗ vào mạn thuyền. Nàng đưa mắt nhìn sang trái, xa xa, trong lục địa, một vài ánh sáng leo loét, chứng tỏ thuyền không xa bờ làm bao. Như đã phân chia, Đỗ Lệ-Thanh núp vào đống dây canh gác phía sau. Thiệu-Thái vọt mình lên cột buồm quan sát phía trước. Còn Mỹ-Linh lần theo mạn thuyền lại chỗ có ánh sáng chiếu ra. Nàng móc chân lên mạn thuyền, lộn ngược đầu xuống, ghé mắt nhìn qua khe hở của sổ dòm vào. Bên trong, bọn Triệu Thành, không thiếu một người nào, đang ngồi trước bàn tiệc. Ngoài ra còn Dực-Thánh vương. Cạnh vương, một người to béo, mặc quần áo theo kiểu nông dân. Nàng kinh hãi tự nghĩ: - Không biết Dực-Thánh vương tuân chỉ triều đình, hộ tống bọn Triệu Thành hay tự ý? Nếu ông ấy tuân chỉ, thì chỉ mượn cớ thi hành mệnh lệnh, rồi trợ giúp bọn Tống. Còn trường hợp tự ý thì vương công khai phản triều đình rồi? Có tiếng nói vọng vào: - Khải tấu vương gia, có công chúa Thiếu-Mai chờ chỉ dụ. Cánh cửa mở, Thiếu-Mai bước vào. Tuy bị giam cầm, đầu bù tóc rối, nhưng nàng vẫn đẹp. Từ dáng đi, cho tới nét mặt, đều tỏa ra vẻ khoan thai, nhẹ nhàng. Triệu Thành đứng dậy chắp tay hành lễ: - Tiểu vương xin tham kiến công chúa điện hạ. Y kéo ghế mời Thiếu-Mai ngồi. Thiếu-Mai nghĩ thầm: - Trong khi ta chưa biết sự thực ra sao, mà bọn này dùng lễ tiếp ta. Ta cũng phải tỏ ra ôn nhu với chúng. Nàng thản nhiên ngồi xuống: - Tiểu nữ đa tạ vương gia. Nàng quay sang hỏi Dực-Thánh vương: - Vương gia, chiến hạm này phải chăng của Đại-Việt ta? Vương gia hiện lĩnh chức đại đô đốc thống lĩnh thủy quân, vậy chiến hạm này có thống thuộc quyền của Vương gia không? Dực-Thánh vương không ngờ Thiếu-Mai nhận được mặt mình. Vương hơi thoáng vẻ bối rối: - Đúng như lời cô nương nói. Thiếu-Mai giận dữ: - Tiểu nữ trên thuyền từ Thăng-long vượt sông Hồng ra biển. Đang đêm bị xông thuốc mê, giam ở hầm tối trong chiến hạm này đã tám ngày. Xin Vương gia cho tiểu nữ biết, tiểu nữ phạm tội gì? Dực-Thánh vương chưa biết trả lời sao, Triệu Thành đáp thay: - Người ra lệnh bắt giam cô nương chính Lý Long-Bồ, tước phong Khai-Quốc vương. Chân tay của y xông thuốc mê bắt cóc cô nương. Viên thủy sư đề đốc hạm đội Âu-Cơ nhận lệnh làm vụ đó. Tiểu vương biết được, viết thư thống mạ Lý Công-Uẩn. Vì dưới mắt tiểu vương, chỉ lệnh tôn mới xứng đáng thừa kế nghiệp nhà Lê, làm hoàng đế Đại-Việt, nên coi cô nương như công chúa. Cớ sao y để con y lộng quyền như vậy? Công-Uẩn kinh hãi, vội sai Dực-Thánh vương tạ lỗi với tại hạ, rồi đi cùng tại hạ, đến đây đòi cô nương. Thiếu-Mai đã có vẻ hơi tin Triệu Thành. Nàng nghĩ thầm: - Không chừng Lý Long-Bồ làm thực cũng nên. Để ta thử cật vấn lại xem sao. Nàng đưa mắt nhìn, thấy viên võ quan thủy quân ngồi cạnh Dực-Thánh vương. Nàng hỏi: - Phải chăng đại nhân họ Đoàn tên Thông, lĩnh chức thủy sư đề đốc hạm đội Động-đình này? Đoàn Thông gật đầu: - Quả đúng như cô nương nói. Thiếu-Mai nhìn thẳng vào mặt y: - Xin đề đốc cho biết, chính đề đốc nhận lệnh từ Khai-Quốc vương hay nhận lệnh từ ai, để bắt tiểu nữ? Dáng người Đoàn Thông gầy, mũi hơi hếch lên, mày rậm, môi cong, mặt dài. Nghe Thiếu-Mai hỏi, y đáp: - Bản chức không bắt cóc cô nương. Bản chức tuy làm đề đốc, coi hạm đội Động-đình, nhưng dưới quyền Vương gia đây. Bản chức được thượng cấp gửi cô nương, giam dưới hầm chiến hạm mà thôi. Người bắt cô nương là ai, bản chức không biết. Xin cô nương thỉnh Vương gia thì hơn. Thiếu-Mai hiểu ngay. Nàng chửi thầm: - Như vậy ta hiểu rồi. Dực-Thánh nhận lệnh triều đình hộ tống bọn Triệu Thành về nước. Y xử dụng hạm đội Động-đình. Y cùng bọn Triệu Thành bắt cóc ta, mưu sự gì đây. Y nói dối Đoàn rằng ta là tù nhân, gửi Đoàn giam ta. Thiếu-Mai cười nhạt: - Đa tạ đề đốc. Nàng nhìn Triệu Thành cùng Dực-Thánh vương cười nhạt, tỏ vẻ khinh bỉ: - Này Triệu vương gia, Dực-Thánh vương! Về tuổi tác, tôi thua các vị xa. Về võ công, tôi lại càng không phải đối thủ của các vị. Các vị tước tới vương, danh vang Hoa-Việt. Song các vị chủ quan, khinh thường tôi quá. Các vị xông thuốc mê, bắt tôi để dịch sách cho các vị thì cứ nói thẳng ra có được không? Tại sao lại đổ cho Khai-Quốc vương? Địch Thanh đứng dậy nói: - Dù gì chăng nữa, cô nương cũng đang ở trong tay chúng tôi. Cô nương nên tự hiểu. Nếu bây giờ, tôi cho cô nương một đao, ném xác xuống biển, dù Hồng-Sơn đại phu có bản lĩnh nghiêng trời lệch đất cũng không cứu được cô nương đâu. Thiếu-Mai vẫn giữ vẻ bình tĩnh: - Địch trạng nguyên, bất cứ ai cũng có thể nói được câu đó, trừ người. Dù gì người cũng đoạt võ trạng Đại-Tống, ắt võ đạo phải cao lắm. Võ đạo Hoa-Sơn có cho phép người đe dọa ta không? Thình lình nàng chụp chung nước trà trước mặt ném vào Địch Thanh. Địch-Thanh vung tay bắt. Khi cái chung sắp tới trước mặt y, Thiếu-Mai chĩa ngón tay chỏ một cái, chỉ lực phát ra, tiếng bốp vang lên, cái chung vỡ tan tành. Địch Thanh bắt hụt. Y vội cúi đầu xuống, cho mấy mảnh sành bay qua, rơi xuống phía sau: - Dù võ công người cao đến đâu, võ đạo Lĩnh-Nam không cho bản cô nương khuất phục người. Nàng quay lại hỏi Đoàn Thông: - Đoàn đề đốc. Đề đốc được cử chỉ huy hạm đội Động-đình, tuần phòng lãnh hải, bảo vệ lương dân. Thế mà ngay trên chiến hạm của hoàng gia, bọn Tống cướp nước công khai đe dọa, nhục mạ lương gia phụ nữ. Đề đốc nghĩ sao? Đoàn Thông làm đề đốc, dưới quyền Dực-Thánh vương. Từ mấy hôm nay, y được lệnh Vương đem hạm đội tuần hành từ Thiên-trường tới ranh giới Hoa-Việt. Việc tuần hành như vậy, thường mỗi tháng một lần. Nhưng lần này sớm hơn dự liệu mười ngày. Vương giải thích rằng trong chuyến đi, hạm đội phải hộ tống sứ đoàn Tống về nước. Chính Vương tháp tùng sứ đoàn. Lệnh còn nói rõ, phải thù thiếp sứ đoàn cực kỳ chu đáo. Hạm đội khởi hành từ bến Tiềm-long. Dực-Thánh vương cùng mấy gia tướng được đón vào soái hạm, không thấy sứ đoàn đâu. Đoàn thắc mắc, vương trả lời rằng sứ đoàn sẽ xuống hạm dọc đường. Khi hạm đội đi nửa đường, Dực-Thánh vương chỉ vào một thuyền buôn khách trú, truyền lệnh cho Đoàn kè chiến hạm vào đón sứ đoàn. Sau khi sứ đoàn xuống thuyền, Triệu Thành truyền gửi y giam ba người bị đánh thuốc mê. Trong đó có Thiếu-Mai. Dọc đường Thành luôn ra lệnh cho Dực-Thánh vương đón đường khám xét thuyền buôn Đại-Việt. Thông kinh ngạc không ít. Y đã từng tống tiễn sứ đoàn nhiều lần. Dọc đường sứ đoàn không có bất cứ quyền hành gì trên đất Việt. Thế mà Triệu Thành ra lệnh bắt giam người, khám xét thuyền buôn, làm y nảy ra mối bất mãn. Bây giờ tới vụ, người bị bắt cóc, chính là con gái Hồng-Sơn đại phu, một người y đã từng thọ ơn cứu mệnh. Rồi bọn sứ đoàn còn đe dọa nàng nữa, nàng dùng đại nghĩa trách cứ Thông, khiến y không nhịn được. Y liếc nhìn Dực-Thánh vương. Vương lắc đầu tỏ ý im lặng. Dư-Tĩnh cười nhạt: - Võ đạo hay không võ đạo, Dư mỗ bất cần. Dư mỗ chỉ yêu cầu cô nương dịch cho bộ sách này từ văn tự Khoa-đẩu sang Hoa-văn. Sau đó, mỗ sẽ trả cô nương về với phụ thân. Bằng không mỗ sẽ rạch mặt cô nương ra, bôi thuốc vào, trên mặt cô nương sẽ có mấy vết dài, cực kỳ xấu xa. Đoàn Thông phất tay: - Dư an phủ sứ! Bản chức được lệnh hộ tống, thù tiếp sứ đoàn. Hai nhiệm vụ đó bản chức đã chu toàn. Trên chiến hạm này thuộc lãnh địa Đại-Việt, bản chức quyết không để An-phủ sứ đe dọa lương gia thiếu nữ đâu. Triệu Thành đưa mắt nhìn Dực-Thánh vương. Vương nói với Thông: - Đoàn đề đốc. Cô gia trách nhiệm tất cả những việc tại đây. Đề đốc có thể rời khỏi khoang thuyền này. Đoàn Thông đành cúi đầu hành lễ với Dực-Thánh vương, rồi ra khỏi phòng. Dư Tĩnh cười đắc thắng: - Lê tiểu thư! Đây là cuốn sách viết bằng chữ Khoa-đẩu, xin Lê tiểu thư dịch sang Hán văn cho. Anh em tại hạ nguyện báo đáp. Nói rồi y đem đến trước Thiếu-Mai tập sách. Thiếu-Mai liếc nhìn qua, thấy trên bìa đề chữ Lĩnh-Nam vũ kinh, bảo quốc trấn Bắc, bình Nam. Nàng nghĩ thầm: - Suốt bao năm nay, võ lâm Hoa-Việt nổi lên những cơn phong ba vì bộ võ kinh này đây. Ai cũng ước ao tìm thấy nó. Tìm thấy nó, sẽ trở thành anh hùng vô địch. Chỉ có Đại-Việt Ngũ-long tự trọng, tự tin, nên không dự, vào tranh chấp. Vừa rồi nghe nói công chúa Bình-Dương cùng Bảo-Hòa, Thanh-Mai và bọn Triệu Huy tìm ra trong hầm đá. Bọn Huy sai Quách Quỳ chép lại. Bình-Dương học thuộc làu, rồi đọc yếu quyết cho Bảo-Hòa luyện Phục-ngưu thơần chưởng. Còn Bình-Dương luyện Long-biên kiếm pháp, mà thành vô địch. Bây giờ bọn này muốn ta dịch sang Hoa-văn cho chúng đây. Đã vậy ta dịch sai cho bõ ghét. Hay thình lình hủy bộ sách đi, bằng không bọn chúng luyện thành, đem quân sang đánh Đại-Việt e nguy tai! Vương Duy-Chính như đọc được ý nghĩ của Thiếu-Mai. Y móc trong bọc ra một bộ sách, y hệt bộ trong tay Thiếu-Mai: - Lê cô nương. Dù cho cô nương hủy bộ sách trong tay cô nương, chúng tôi cũng còn nhiều bộ khác. Thiếu-Mai đưa mắt nhìn Quách Quỳ: - Quách công tử còn nhỏ tuổi, mà đã thâm trầm hiếm có. Quả thực xứng đáng con giòng cháu giống, đệ tử danh gia. Câu nói của Thiếu-Mai chỉ mình Quách Quỳ hiểu mà thôi. Nguyên ông nội Quách Quỳ tên Quách Quân-Biện, làm đại tướng quân dưới thời Tống Thái-tông. Thái-tông sai đem quân sang đánh vua Lê Đại-Hành. Quân-Biện bị bắt làm tù binh. Trong thời gian bị giam, y nghe nói đến bộ Lĩnh-Nam vũ kinh. Trong lòng y nảy ra niềm hy vọng: Nếu một mai tìm ra, luyện thành bản lĩnh vô địch, ắt trả được mối nhục bị cầm tù. Vì vậy y học tiếng Việt cùng chữ Khoa-đẩu. Khi được tha về, y dạy lại cho con cháu, di chúc rằng cố sao sang Đại-Việt tìm bộ kinh thư cổ. Duyên may, Quách Quỳ được thu làm đệ tử chùa Thiếu-lâm. Chưởng môn nhân giao Quỳ cho Triệu Anh dạy. Triệu Anh nghe Quách Quỳ thuật truyện tổ tiên. Y ghi trong lòng. Khi y được cử làm quan võ, phục vụ trong Khu-mật viện, y hiến phương lược đánh Đại-Việt cho Triệu Thành. Trong đó có việc tìm bộ Lĩnh-Nam vũ kinh. Vì vậy Triệu Thành sai nhiều toán tế tác sang Đại-Việt dò la. Giữa lúc đó Đinh Toàn đến xin Tống đem binh về dành lại ngôi vua. Triệu Thành hỏi về bộ Lĩnh-Nam vũ kinh. Đinh Toàn đem chiếc áo của vua Đinh Tiên-Hoàng ra cho Thành. Thành hứa giúp Toàn đòi lại ngôi vua. Thành đem một lực lượng cao thủ mượn đường đi sứ Chiêm, qua Đại-Việt, mưu đồ chiếm kinh thư. Thành truyền Triệu Anh mang Quách Quỳ theo, vì Quỳ biết chữ Khoa-đẩu, cùng tiếng Việt. Bọn Triệu Huy tìm thấy kinh thư trong hầm đá. Quách Quỳ nảy ra ý muốn độc chiếm. Đợi sau khi luyện thành bản lĩnh nghiêng trời lệch đất rồi, y không cần sư phụ nữa. Nên y dối sư phụ, nói chỉ biết rất ít chữ Khoa-đẩu, chép thì được, chứ không đủ khả năng địch. Triệu Anh sai nó chép lại. Tuy không biết chữ, nhưng Triệu Anh vốn cẩn thận. Cứ mỗi khi Quỳ chép xong một trang. Y trông hình dạng chữ, so lại một lượt với các bia đá. Vì vậy Quách Quỳ không dám chép sai. Tuy qua mặt được sư phụ, nhưng Quỳ vẫn lo lắng. Vì chữ Khoa-đẩu vốn tượng thanh. Chỉ cần học ba tháng thôi cũng đủ đọc được. Khi đọc lên, người nào biết tiếng Việt cũng hiểu hết. Nay gặp Thiếu-Mai, bọn chúng muốn ép nàng dịch. Vốn thông minh, nàng hiểu ngay ý Quàch Quỳ. Vì vậy nàng nói một câu, ngụ ý khen nó. Nó kinh hoàng, sợ nàng nói toẹt ra âm mưu, e tính mệnh nó khó toàn. Nó nói một câu lấy lòng nàng, ý nhắn nhủ &quot;Xin cô nương thương tình&quot;: - Tiểu nhân kiến thức hủ lậu, lại xa song thân từ lâu, rất mong tiểu thư đoái tưởng, coi như bậc con cháu che chở cho. Thiếu-Mai gật đầu: - Quách công tử sao khách sáo quá. Quách Quỳ vẫn còn run sợ, y đến trước Thiếu-Mai lạy phục xuống đất: - Xin tiểu thư nhận ba lễ này, coi như tiểu thư ban cho cháu một kiếp mới. Triệu Thành, Triệu Anh đều kinh ngạc không ít. Vì từ hôm sang Đại-Việt, lúc nào Quỳ cũng hống hách, coi người Việt như thứ man mọi. Không hiểu sao nay nó lại xử sự cực kỳ lễ độ với Thiếu-Mai. Thành, Anh lại tưởng Quỳ muốn Thiếu-Mai dạy thêm về chữ Khoa-đẩu, nên không cấm cản y. Thiếu-Mai để cho Quỳ hành đại lễ xong. Nàng mỉm cười: - Quách công tử thực đa lễ. Nàng nghĩ thầm: - Dụng tâm của thằng nhỏ này không tầm thường. Trong khi bọn Triệu Thành lại tưởng rằng cài Quỳ bên cạnh ta hầu dò xét. Được! Lê cô nương cho bọn bay biết tay. Nàng nói với Triệu Thành: - Xin Triệu vương gia để cho Quách công tử giúp đỡ tôi trong việc dịch sách này nên chăng? Triệu Thành không ngờ Thiếu-Mai lại nhận lời dễ dàng như vậy. Nàng còn muốn có Quách Quỳ ở cạnh giúp đỡ, là điều Thành cầu mà không được. Y nói: - Cô gia dành cho cô nương một khoang thuyền thoáng khí, ở trên cao nhất. Khoang cạnh đó, dành cho Quỳ. Y được phái để phục thị cô nương. Từ đầu đến cuối, Minh-Thiên ngồi bất động, bây giờ ông mới lên tiếng: - Lê cô nương. Cô nương thử lược dịch một đoạn sách này, cho mọi người được kiến thức võ công thời Lĩnh-Nam. Văn tự Khoa-đẩu vốn tượng thanh. Nàng chỉ cần đọc lên, lập tức Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính hiểu ngay vì bọn chúng đều biết tiếng Việt. Nhưng làm như vậy, chẳng khác gì giết Quách-Quỳ. Nàng lật trang đầu, nói: - Tôi xin lược dịch bài tựa. Nàng ngẫm nghĩ: - Kiến thức võ công bọn ngày không tầm thường. Mình muốn đọc sai đi, e chúng biết liền. Chi bằng mình cứ đọc nguyên văn. Nàng ngắm nghía, suy nghĩ rồi đọc: Lĩnh-Nam vũ kinh, bảo quốc, trấn Bắc bình Nam. Chủ biên: Đại tư đồ, tước phong công chúa Nguyệt-Đức Phùng Vĩnh-Hoa. Đại tư mã, tước phong Bắc-bình vương Đào Kỳ. Tể-tướng Nguyễn Phương-Dung. Bản số 9, dành cho phái Cửu-chân.Bọn Triệu Thành đưa mắt nhìn nhau gật đầu. Thiếu-Mai mở qua mấy trang, đến chỗ chép Phục-ngưu thần chưởng. Nàng đọc: &quot;... Phục-ngưu thần chưởng, thủy do tổ sư phái Tản-viên phò mã Sơn-Tinh chế ra, gồm có ba mươi sáu chiêu dương. Khi vua An-Dương khởi binh đánh vua Hùng, phò mã Sơn-Tinh đấu với Vạn-tín hầu Lý Thân trên ba trăm chiêu bên bờ sông Hắc-long-giang bất phân thắng bại. Cuối cùng Vạn-tín hầu dùng Long-biên kiếm pháp đánh bại phò mã Sơn-Tinh. Tuy thắng đối thủ, nhưng ngài vẫn phục pho chưởng pháp huyền diệu. Nhân đó chế ra ba mươi sáu chiêu Phục-ngưu âm nhu&quot;. Nàng bỏ qua một đoạn, đọc tiếp: &quot;...Phương pháp luyện chiêu Ác-ngưu nan độ&quot; Nàng đọc đến đâu, bọn Triệu Thành vận khí luyện đến đó. Bên ngoài Mỹ-Linh chú ý thấy duy Đông-Sơn lão nhân thủy chung nhắm mắt luyện công, không xen vào những gì trước mắt. Chợt một âm thanh nhẹ nhàng dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai nàng: &quot;Công chúa Bình-Dương. Phải cẩn thận lắm. Qui tức như vậy, nhờ sóng biển, qua mặt mọi người. Coi chừng lát nữa hết gió, Minh-Thiên khám phá ra ngay.&quot; Nàng giật mình. Vì với nội công qui tức của mình, may ra Thiệu-Thái khám phá nổi mà thôi. Không biết ai mà có nội công cao đến trình độ phát giác được. Hơn nữa trong đêm tối còn nhận ra nàng. Trong khoang thuyền bọn Triệu Thành luyện Phục-ngưu thần chưởng, hơi thở dồn dập. Triệu Thành ngừng trước tiên. Y nói với Thiếu-Mai: - Mong Lê cô nương dịch sang Hán văn cho. Thiếu-Mai nói: - Tôi bị giam lâu ngày, hình hài dơ bẩn không được tắm rửa, nên trong người mệt mỏi. Xin cho nghỉ ngơi đã. Triệu Thành cầm cuốn sách trao cho Địch Thanh: - Địch trạng nguyên giữ lấy. Mai đem đến để Lê tiểu thư dịch. Địch Thanh tiếp cuốn sách. Triệu Thành lệnh cho Quách Quỳ đưa nàng lên trên khoang thuyền phía trên. Minh-Thiên ra hiệu cho mọi người đều phát chiêu thực nhẹ hướng vào ông. Ông vung tay đỡ. Sau đó kiểm lại, tất cả đều luyện được chiêu Ác-ngưu nan độ. Nhưng khi phát ra, lại không giống nhau. Ông hỏi Đông-Sơn lão nhân: - Lão tiền bối! Lão tiền bối đi nhiều, kiến văn rộng, xin lão tiền bối cho biết ý kiến. Đông-Sơn lão nhân mở choàng mắt ra: - Theo ý tại hạ, Phục-ngưu thần chưởng là thứ chưởng tối cổ. Nội lực ban sơ đơn thuần. Vì vậy ở đây chúng ta thuộc nhiều phái, nhiều trình độ, đều luyện đều thành. Thế nhưng uy lực không hoàn toàn như Đặng Đại-Khê, Đào Cam-Mộc, Bảo-Hoà vì chúng ta chưa luyện phần nội công tổng quát. Minh-Thiên gật đầu: - Lão nhân thực cao kiến. Hãy đợi Lê tiểu thư dịch xong rồi cùng luyện một lúc. Bây giờ các vị tiếp tục luyện đi. Mọi người lại luyện. Thình lình Triệu Thành kêu lên tiếng ối lớn. Y ôm lấy tay rên siết, mặt nhăn nhó. Tiếp theo tới Địch Thanh. Cả khoang thuyền náo loạn. Minh-Thiên cầm tay Triệu Thành. Ông nhìn tay đệ tử, rồi nhăn mặt: - Rõ ràng tay vương gia trúng độc. Nhìn tay Địch Thanh, cũng tương tự, ông hỏi Dực-Thánh vương: - Vương gia. Xin vương gia dạy cho một lời. Dực-Thánh vương biết Minh-Thiên nghi ngờ mình phóng độc. Vương lắc đầu: - Tiểu vương hoàn toàn không hay biết về vụ này. Ở đây toàn người của sứ đoàn. Phía Đại-Việt chỉ có Đoàn đề đốc với tiểu vương. Nếu tiểu vương đầu độc bằng nước uống, bằng thực phẩm, e tất cả mọi người đều bị, có đâu mình Bình-Nam vương với Địch trạng nguyên? Vương Duy-Chính chỉ vào cuốn sách nói với Dực-Thánh vương: - Vương gia. Từ nãy đến giờ chỉ có Triệu vương, Địch trạng nguyên sờ vào cuốn sách kia. Cả hai cùng bị trúng độc. Không chừng độc chất ở cuốn sách. Minh-Thiên lấy khăn lót tay, ông móc túi Địch Thanh lấy cuốn sách ra đưa lên mũi ngửi. Nhưng ông không thấy có mùi vị gì khác lạ. Ông bỏ cuốn sách xuống, lắc đầu: - Không có gì lạ cả. Dư-Tĩnh chạy lại quan sát cuốn sách, rồi bàn: - Không chừng Lê Thiếu-Mai đã phóng độc vào cuốn sách, để hại chúng ta. Nàng là con Hồng-Sơn đại phu, y học cực giỏi. Thì việc phóng độc đâu có xa lạ gì? Minh-Thiên chau mày suy nghĩ: - Chúng ta đang nhờ Lê tiểu thư dịch sách. Bây giờ cật vấn nàng. Đúng, không sao. Trật nàng nổi giận e không ổn. Vương Duy-Chính đề nghị: - Lát nữa chúng ta nhờ Lê tiểu thư trị bệnh cho Vương gia xem nàng trả lời sao? Đoàn-Thông truyền thủy thủ dọn cơm. Dư Tĩnh bảo đội Đam: - Phiền đội trưởng cho người mời Lê tiểu thư với Quách Quỳ xuống ăn cơm. Một lát Thiếu-Mai xuống trước, Quách Quỳ theo sau. Nàng thấy tay Triệu Thành với Địch Thanh sưng đỏ, vội lạng người tới xem. Cả khoang thuyền có gần hai chục người, mà đều im lặng, không một tiếng động. Bên ngoài tiếng sóng vỗ ào ào vọng vào. Thiếu-Mai nhăn mặt: - Trong thuyền này có người của Hồng-thiết giáo, thuộc bang Nhật-hồ Trung-Quốc. Hai vị bị trúng độc của họ rồi. Dư Tĩnh nhảy phắt dậy: - Cô nương nói sao? Vương gia với Địch trạng nguyên bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng ư? Thiếu-Mai thản nhiên: - Dư an phủ sứ nghe lầm rồi. Tôi nói hai vị bị trúng độc của Hồng-thiết giáo, thuộc bang Nhật-hồ Trung-quốc, chứ không phải trúng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Minh-Thiên vẫy tay bắt Dư Tĩnh im lặng. Ông khoan thai hỏi: - Lê cô nương. Xin cô nương giảng thêm cho bần tăng được rõ hơn. Thiếu-Mai nói: - Hồng-thiết giáo do Nhật-Hồ lão nhân mang từ Tây-vực vào Trung-thổ. Do Hồng-thiết công, lão chế ra Chu-sa độc chưởng. Chưởng này truyền rất sâu rộng trong bang Nhật-hồ Trung-quốc. Sau lão về Đại-Việt, thay đổi đi một chút, chế ra Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Cả hai chưởng này, phải người học Hồng-thiết mật công mới giải được. Dư Tĩnh gật đầu: - Thì quả đúng như vậy. - Trong khi Nhật-Hồ lão nhân còn tại thế ở Đại-Việt, thì Hồng-thiết mật công Trung-quốc bị thất truyền. Họ chế ra phấn độc Chu-sa. Bang Nhật-hồ Trung-quốc cử chú cháu Chu An-Bình sang Đại-Việt tìm truyền nhân Nhật-Hồ lão nhân, hầu học lại Hồng-thiết Trung-quốc. Hôm các vị trên thuyền từ Thiên-trường về Thăng-long đã giao chiến với người Đại-lý. Người Đại-Lý được chú cháu Chu An-Bình trợ giúp. Các vị bị trúng phấn độc của họ. Các vị đã được bang Nhật-hồ Đại-Việt cho thuốc giải. Nhưng không khỏi hẳn, mà mỗi năm phải uống một lần. Có đúng không ? Minh-Thiên đáp: - Đúng thế. - Hôm trước các vị trúng độc do phấn tung lên, truyền vào người. Hôm nay hai vị trúng loại phấn độc trên pha lẫn với độc tố Thất-trùng ngũ-hoa, vì vậy thuốc giải của bang Nhật-hồ Đại-Việt e cũng vô hiệu. Hôm ở Thăng-long, Dư Tĩnh từng nghe Thanh-Mai bị trúng Thất-trùng ngũ hoa độc, đến nỗi Huệ-Sinh, Thiên-trường ngũ kiệt đều bó tay. Sau chính Hồng-Sơn đại phu thân hành điều trị mới cứu được. Y hỏi: - Lê cô nương, phải chăng Thất-trùng ngũ hoa do quý phái chế ra? Lê Thiếu-Mai cười khẩy: - Dư an phủ sứ, liệu mà giữ lời. Bố tôi nổi tiếng cứu người, chưa từng hại ai. Bố tôi chỉ giết kẻ ác. Ngoài ra giết một con mèo, con chó, người còn không cho, huống hồ chế thuốc độc. Bố tôi mà nghe thấy An-phủ sứ nói câu đó, tôi e An-phủ sứ khó sống qua được ngày mai. Dư Tĩnh nghe Thiếu-Mai nói, y ớn da gà. Hình ảnh Hồng-Sơn đại phu trong ngày đại hội Lộc-hà chỉ đánh hai chưởng, khiến Nhật-Hồ lão nhân phải thối lui, làm y hoảng sợ: - Không! Tại hạ không biết mới hỏi thế. Thiếu-Mai cười nhạt: - Thất-trùng ngũ hoa do phái Côn-luân Trung-quốc chế ra. Nay hợp với Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng, phải có thuốc của hai phái mới cứu được. Dực-Thánh vương nói với Đoàn Thông: - Đoàn đề đốc! Trong thuyền này chỉ có sứ đoàn, cô gia, đề đốc, đội Đam cùng một vài người hầu. Sứ đoàn nhất định không hại Bình-Nam vương rồi. Ngoài ra chỉ còn đề đốc với tùy tùng. Cô gia yêu cầu đề đốc tìm cho ra thủ phạm, bắt trao thuốc giải. Lê Thiếu-Mai lắc đầu: - Vương gia không nên lạm dụng uy quyền quá đáng. Đoàn đề đốc xuất thân danh gia đệ tử, có đâu xử dụng độc chất hại người? Vương Duy-Chính ngạc nhiên: - Đoàn đề đốc xuất thân phái nào? Xin cô nương cho biết? Thiếu-Mai mỉm cười: - Người Đoàn đề đốc hơi cúi về trước, mặt nhìn thẳng, khi nói hai cùi chỏ khép vào hông, nhất định thuộc phái Đông-a. Võ đạo phái Đông-a cấm ngặt xử dụng độc chất. Đoàn đề đốc đâu dám phạm võ đạo phái này. Dực-Thánh vương hỏi Đoàn Thông: - Đề đốc! Lê cô nương nói có đúng không? - Quả đúng như Lê cô nương nói. Tiểu nhân là đệ tử của phái Đông-a. Sư phụ của tiểu nhân họ Trần huý Tự-An. Cả khoang thuyền đều kêu lên tiếng úi chà. Vì từ lâu, người ta đồn rằng chưởng môn phái Đông-a có bẩy đệ tử. Người nào cũng vào hàng quái kiệt, võ công, kiến thức vô song. Nhưng hành tung bẩy người rất bí mật, không ai biết tên họ, cùng hành trạng thế nào. Mới đây, người ta chỉ biết đệ tử thứ sáu tên Ngô An-Ngữ, thống lĩnh đạo binh Ngự-long thuộc mười đạo Thiên-tử binh. An-Ngữ nổi tiếng sau vụ Thuận-Thiên hoàng đế cùng Khai-Thiên vương đang đêm, đem đạo binh tinh nhuệ nhất đánh úp Trường-yên. An-Ngữ chỉ huy đạo cận vệ Khai-Quốc vương chống trả, đánh thắng đạo quân tập kích, cùng bắt sống tướng chỉ huy, mà không một người bị thương hay chết. Hiện Ngô An-Ngữ thay mặt Khai-Quốc vương tổng trấn Trường-yên trong khi Vương về kinh làm Phu-quốc thái úy. Bây giờ nảy ra đề đốc Đoàn Thông là đệ tứ đệ tử của Tự-An, thực không tầm thường. Đoàn Thông nói với Địch Thanh: - Trạng nguyên cho tôi coi cuốn sách một chút. Tôi nghi nguồn gốc từ đây mà ra. Địch Thanh trao cuốn sách cho Đoàn Thông. Đoàn Thông cầm lên ngửi, rồi lắc đầu. Vừa lúc đó Quách Quỳ cũng kêu lên tiếng ai chà, vẫy vẫy tay tỏ ra đau đớn vô hạn. Tiếp theo đến đội Đam, rồi hai thủy thủ hầu trong khoang. Đoàn Thông kinh hãi nhìn mọi người. Giữa lúc đó, chàng cũng cảm thấy tay ngứa ngáy khó chịu. Đưa tay lên coi: bàn tay chàng cũng từ từ sưng lớn. Bất giác chàng kêu lên tiếng ái chà. Minh-Thiên kêu lên: - Độc chất ở cuốn sách. Nhưng ông ngừng lại ngay, vì Quách Quỳ, đội Đam cùng hai thủy thủ, không hề đụng vào sách, mà cũng bị trúng độc. Minh-Thiên ra lệnh: - Kẻ địch đang rình rập quanh chúng ta. Dư an-phủ sứ trấn cửa trước. Vương chuyển-vận sứ trấn cửa sau. Triệu Anh, Huy, trấn hai cửa sổ. Xin Đông-Sơn lão nhân bảo vệ Vương gia. Ông nói vọng ra: - Cao nhân nào xin xuất hiện. Bọn bần tăng với các vị vốn không thù không oán, hà cớ các vị đánh thuốc độc hại bọn bần tăng? Không có tiếng trả lời. Lê Thiếu-Mai cũng kinh hoàng không ít. Nàng xoa hai chưởng vào nhau, vận khí thử, thấy kinh mạch lưu thông như thường. Nàng yên tâm. Nàng chợt thấy hai chưởng của mình khô khác thường, vội đưa lên nhìn: hai chưởng của nàng thường ngày mầu hồng, bây giờ hoá ra hơi vàng. Bất giác nàng đưa lên mũi ngửi. Nàng đã tìm ra nguyên đo. Nàng chửi thầm: - Mình đáng chết thực. Thì ra mình bị người ta lợi dụng, để đánh thuốc độc bọn này, mà mình không biết. Vốn thông minh, lại học đến trình độ tối cao về thuốc. Nàng tìm ra nguyên do một cách dễ dàng. Khi ở trong hầm thuyền, một thiếu phụ trao cho nàng chiếc khăn ướt lau mặt. Nàng thấy chiếc khăn có mùi thơm hơi kỳ lạ, thì ra đó là mùi ngũ hoa hợp lại. Người này dùng một dung dịch lỏng, khả dĩ chống được với phấn Chu-sa độc chất cùng Thất-trùng ngũ-hoa, rồi tẩm vào khăn cho nàng lau tay, lau mặt. Sau đó mụ phóng bột độc vào tay nàng. Khi nàng ra khỏi khoang, tay vịn vào cửa, độc chất trên tay nàng dính vào lan can. Đội Đam cùng hai thủy thủ mó vào cửa, thành ra trúng độc nhẹ, nên phát sau. Lúc nàng tới đây, tay mó vào sách, rồi Triệu Thành, Địch Thanh, Đoàn Thông sờ lên sách mà bị trúng độc. Vừa rồi Quách Quỳ lạy tạ, nàng cầm tay nâng y dậy, thành ra y cũng bị trúng độc luôn. Nàng nghĩ thầm: - Người này là ai, mà có bản lĩnh không thua gì bố mình làm bao. Mưu trí lại tuyệt vời như thế? Mình phải tìm bà ta, để hỏi cho ra nguyên ủy mới được. Bà ta đi với với cặp nam, nữ tuổi trung niên. Rõ ràng ba người muốn giải cứu ta, như vậy họ không có ác ý với ta. Nàng nói với Minh-Thiên: - Đại sư! Tiểu nữ tìm ra người phóng độc rồi. Xin đại sư yên tâm, khi thuyền tới Quảng-Đông, tiểu nữ cam đoan sẽ kiếm ra thuốc trị cho các vị. Cái đau đớn của quý vị có thể trị bằng châm cứu, trong khi chờ thuốc giải. Tiếc rằng các vị bắt cóc tiểu nữ, thành ra tiểu nữ không có kim châm cứu cho các vị. Nàng hỏi Đoàn-Thông: - Đề đốc, trên thuyền có tre không? Tôi vót tre làm kim cũng được. Hoặc giả có tăm, tôi dùng đỡ vậy. Đoàn Thông gọi thủy thủ mang đến một bó tăm. Thiếu-Mai ra ngoài rửa tay, rửa mặt thực kỹ, cho sạch thuốc bị khăn ướt thấm vào. Rồi nàng vót tăm thực nhỏ, thành những cái kim. Vốn cảm tình với Đoàn Thông, nàng vẫy y: - Đề đốc, lại đây, tôi trị cho người trước. Nàng mỉm cười: - Trị bằng châm cứu, kết quả tốt, song có điều hơi đau. Đề-đốc cố chịu một lát, cái đau giảm liền. Khi tôi châm kim, Đề-đốc đừng vận khí chống lại. Vì làm như thế chân khí Đề-đốc đề kháng lại kim, khiến cái đau tăng lên. Nàng cầm kim châm vào hai huyệt Túc-tam-lý, rồi dùng tay quay kim. Nàng quay thực mau. Đoàn Thông cảm thấy một luồng chân khí chạy rần rật từ dưới gối lên đùi, bụng, qua tỳ, vị, tâm, phế rồi tới miệng, mũi, mắt. Thoáng một cái, mặt y đang tái mét, trở thành hồng hào. Cơn đau đang cực kỳ khó chịu, giảm từ từ. Y kinh ngạc hỏi: - Lê cô nương! Ty chức bị trúng độc ở tay, tại sao cô nương châm ở chân, mà giảm đau? Kỳ diệu thực! Thiếu-Mai giảng: - Đề đốc bị trúng độc ngoài da, Chất độc cực kỳ bá đạo. Trước hết tôi phải làm thế nào cho chân khí Đề-đốc từ trong, đẩy ra ngoài. Trong sáu kinh, thì Thái-âm chủ biểu tức ngoài da, lông, tóc. Kinh Dương-minh chủ nửa trong, nửa ngoài y học gọi là bán biểu bán lý. Tôi dùng kinh này, đẩy chất độc từ trong ra. Tôi đã châm huyệt Túc-tam-lý thuộc túc Dương-minh vị kinh. Bây giờ tôi dùng huyệt Hiệp-cốc thuộc thủ Dương-minh đại trường kinh nữa, độc chất mới thoát ra ngoài được. Nàng cầm kim châm vào huyệt Hiệp-cốc rồi quay kim. Quay xong, nàng nói: - Đề đốc ngồi vận công, khí trần đơn điền, rồi chuyển ra Dương-minh kinh, hầu hợp với châm cứu. Trong khi đó Thiếu-Mai châm thêm huyệt Liệt-khuyết, Chiếu-hải, giảng: - Phối hợp cặp Liệt-khuyết, Chiếu-hải gọi là chủ và khách. Liệt-khuyết thuộc thủ Thái-âm phế kinh. Phế chủ ngoài da. Liệt khuyết vai chủ. Chiếu-hải thuộc túc Thiếu-âm thận kinh vai khách. Cặp huyệt này dùng để giúp hai cặp huyệt trên, mở rộng biểu, hầu chất độc thoát ra ngoài. Đến đó, trên người Đoàn Thông toát ra mùi thơm kỳ lạ. Triệu Thành hỏi: - Lê cô nương! Cô gia nghe độc chất bang Nhật-hồ tiết ra mùi hôi thối. Sao người Đoàn đề-đốc tiết ra hương thơm? - Vương gia quên mất lời tôi nói rồi. Tôi đã bảo, các vị trúng phấn Nhật-hồ độc hợp với Thất-trùng ngũ-hoa. Ngũ hoa ắt phải có mùi thơm chứ? Rồi nàng dùng kim châm cho Triệu Thành, Địch Thanh, Quách Quỳ, đội Đam với hai thủy thủ. Nàng giảng: - Tôi tạm dùng châm cứu ngăn chặn không cho chất độc chạy vào tâm các vị, cùng giảm đau. Đợi tới Quảng-Đông rồi tôi sẽ cắt thuốc trị tuyệt bệnh cho các vị. Bên ngoài Mỹ-Linh hoàn toàn không biết gì về vụ Đỗ Lệ-Thanh phóng độc bọn Triệu Thành. Nàng đang định lui về hầm, có tiếng ai dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai: - Công chúa! Mau lui đi thôi. Mỹ-Linh kinh hoảng nhảy lên khoang, cùng Thiệu-Thái, Lệ-Thanh trở về hầm giam. Sau khi đóng cửa lại. Mỹ-Linh hỏi sẽ vào tai Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân! Phải chăng phu nhân phóng độc bọn Triệu Thành? - Đúng như thế. Không gì qua mắt được công chúa. - Không biết ngoài bọn mình ra, trong thuyền còn cao nhân nào, biết rõ hành tung bọn mình, dùng lăng không truyền ngữ nói vào tai tôi. Rồi nàng thuật lại chi tiết lời nói của người lạ. Thiệu-Thái kinh ngạc: - Không lẽ Bố-Đại bồ tát hay đại sư Huệ-Sinh? Mỹ-Linh lắc đầu: - Tiếng Bồ-Tát, với sư phụ em quen rồi. Tiếng người này khác hẳn. Dường như em đã nghe nhiều lần, mà lần này đoán không ra. Em nghi họ là một trong những người của sứ đoàn, âm thầm giúp ta. - Đông-Sơn lão nhân bị sư muội đả bại, ắt y không tử tế với sư muội. Ngoài ra, nội công cao chỉ có Minh-Thiên. Không lẽ là ông? - Em chú ý kỹ, không phải tiếng Minh-Thiên. Biết đâu không phải cao nhân nào, ẩn dưới thuyền này, giả làm thủy thủ. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 13 Chính khí kẻ sĩ. Ba người trở lại khoang thuyền giam tù. Thiệu-Thái lại phòng giam người đàn ông. Chàng gõ cửa ba lần. Bên trong có tiếng hỏi: - Ai đó? - Tôi cũng bị giam như ông. Ông là ai? Có bị cùm không? - Không! - Ông tên gì? - Lê Ngọc-Phách, dạy học ở Thăng-long. - Ông có biết tại sao bị bắt giam không? Ông học võ với ai? - Tôi không hiểu nữa. Tôi bị bắt cóc. Không biết họ bắt cóc để làm gì. Tôi không biết võ. - Từ hôm bị bắt đến giờ. Họ có tra hỏi ông điều gì không? - Không. Họ trao cho tôi cuốn sách bằng chữ Khoa-đẩu, bắt tôi dịch hai trang. - Ông biết chữ Khoa-đẩu à? - Biết. Tôi đã dịch cho họ. - Thôi, ông cứ an tâm ở đó. Tôi sẽ cứu ông khi thuyền tới bến. Bọn Tống bắt ông với mục đích ép ông dịch sách cho chúng. Ông dịch xong, chúng sẽ giết ông để phi tang. Ngọc-Phách nổi máu ương nghạnh của kẻ sĩ: - Hừ! Ngọc-Phách này không dễ gì ai uy hiếp nổi. Kẻ sĩ sẵn sàng chịu chết chứ không thể bị khuất phục. Ông ta tự nói một mình: - Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di. Uy vũ bất năng khuất. Phách mỗ nhất định không dịch, xem bọn chúng làm gì. Con bà tụi cướp nước. Thiệu-Thái ít đọc sách. Chàng không hiểu những câu Ngọc-Phách nói. Mỹ-Linh giảng: - Mấy câu đó nghĩa rằng: Phàm làm kẻ sĩ, khi giầu sang không dâm, lúc nghèo hèn, chí không đổi. Uy quyền không chịu khuất phục. Thiệu-Thái khen thầm: - Người này chỉ nên khích, chứ không thể lấy lời thuyết phục. Mỹ-Linh ghé miệng sát cửa: - Tôi sợ khi chúng dí dao vào cổ ông. Ông lại phải khuất phục. Ông ta chửi tục: - Con mẹ nó bọn Tống. Nếu chúng đem lễ tới cửa, quỳ gối khấn Con lạy ông. Con dốt nát, mong ông ban phúc dạy con thì hy vọng. Chứ áp đảo e vô ích. Mỹ-Linh biết Ngọc-Phách thuộc loại kẻ sĩ khí tiết. Những loại ấy, chân yếu tay mềm, mà chính khí dọc ngang trời đất. Trên toàn Đại-Việt, không thôn nào, xóm nào mà không có. Họ không phải quan, cũng chẳng giầu có. Nhưng lớp kẻ sĩ ấy được quần chúng kính phục. Họ mới đích thực lãnh đạo Đại-Việt. Khắp nơi, người ta gọi họ bằng thầy. Nàng nói nhỏ: - Này thầy Phách. Tôi nghe đức thánh Khổng đứng nhìn giòng nước chảy mà đưa ra thuyết tùy thời. Phàm làm kẻ sĩ, khi cương, cứng như thép. Khi nhu mềm như tơ. Trong lòng toan tính, không ai rõ được. Thầy nên tìm cách nào giữ lại tấm thân hữu ích, dùng cho mai hậu. - Cảm ơn cô nương nhắc nhở, bằng không tôi quên mất. Mỹ-Linh bàn với Thiệu-Thái: - Như vậy, ý đồ bọn Tống đã rõ. Chúng bắt những người biết chữ Khoa-đẩu dịch sách cho chúng. Chúng sợ người ta dịch sai, nên bắt nhiều người một lúc, rồi cùng sai dịch. Hễ thấy giống nhau, chúng mới tin. Thầy đồ Lê Ngọc-Phách, mình chưa rõ thực hư ra sao. Còn chị Thiếu-Mai, em nhìn từ ngoài vào, thấy con mắt chị ấy thoáng nét giảo hoạt. Không chừng chị ấy sẽ dịch sai cho chúng. Nếu chúng đem so sánh với bản dịch của thầy Lê Ngọc-Phách, ắt bị lộ. Phải làm sao bây giờ? Đỗ Lệ-Thanh nói sẽ: - Điều cần nhất, chúng ta phải điều tra xem thầy đồ Lê Ngọc-Phách là ai đã. Lỡ ra y làm gian tế cho Tống thì sao? Mỹ-Linh lắc đầu: - Tôi không tin như vậy. Nếu Lê Ngọc-Phách làm gian tế cho Tống, việc gì Tống phải bắt cóc Thiếu-Mai cho thêm nguy hiểm. Tuy vậy ta cũng nên tìm hiểu y trước đã. Mỹ-Linh lại bên phòng giam Phách: - Thầy Phách ơi! Sáng mai, chúng tôi được lên làm bếp. Tôi lén gửi thư về nhà. Thầy có muốn viết thư báo cho nhà biết, hầu trình quan giải cứu, vậy thầy viết đi. Tôi sẽ gửi cho thầy. - Ở đây không bút, không mực, viết sao được? Mỹ-Linh đưa ra cục than củi: - Hồi chiều, lúc làm bếp, tôi dấu được cục than này. Ông xé vạt áo viết thư, rồi tôi gửi cho. Ông định viết thư cho ai? - Tôi có người bạn, hiện làm Lữ-trưởng trong đạo quân Bổng-nhật của đức Hoàng-đế. Tôi viết thư cho y. Y trình với ngài Điện-tiền chỉ-huy sứ, hy vọng mới cứu được tôi. Mỹ-Linh nhủ thầm: - Bổng-nhật là một trong mười đạo Thiên-tử binh. Như vậy bạn anh ta làm dưới quyền anh hai Tạ Sơn. Ta dễ xác nhận. Nàng hỏi: - Thầy có biết điện tiền chỉ huy sứ tên gì không? - Dường như ngài họ Tạ tên Đức-Sơn, thường gọi tắt bằng danh xưng Tạ Đức, Tạ Sơn. Ngọc-Phách xé áo viết liền. Viết xong, ông trao cho Mỹ-Linh. Nàng cầm lên đọc: &quot;Đệ Lê Ngọc-Phách, khóc chảy máu mắt viết thư cho nghĩa huynh Hoàng Hy, Lữ-trưởng sáu, thuộc đạo binh Bổng-nhật. Đệ bị sứ đoàn Tống bắt giam dưới chiến hạm thuộc hạm đội Động-đình. Sống chết trong chốc lát. Mong nhân huynh cứu đệ. Đệ khấp bái&quot;. Mỹ-Linh lấy dao nạy cửa, chuồn lên trên sàn thuyền. Thấy con chim ưng của Khu-mật viện đậu trên cột buồm, nàng gọi nó xuống, cột mảnh vải vào chân, rồi huýt sáo ra lệnh cho nó bay đi. Ba người lăn ra ngủ. Có tiếng đập cửa ầm ầm. Đội Đam hiện ra, y thò đầu vào: - Ba người đi học thuốc đâu. Mau lên làm bếp. Mỹ-Linh ra hiệu, cả ba người chui ra khỏi hầm thuyền. Hôm nay trong bếp có tất cả hai mươi người phụ trách hỏa đầu quân. Tên trưởng bếp Tu liếc mắt nhìn ba người, rồi cúi xuống, không nói gì. Chợt Mỹ-Linh để ý đến đội Đam, chiếc cúc áo cổ, có sợi chỉ đỏ. Nàng chửi thầm: - Mình đáng chết thực. Người của Khu-mật viện ngay trước mắt mà không biết. Ta phải hỏi cho rõ căn cước y. Nàng ghé tai đội Đam: - Thầy đội! Nhà thầy đội có trồng hoa lan không? Đội Đam giật mình: - Không, nhà tôi không trồng hoa lan, mà chỉ trồng hoa đào. Cô cần mấy nhánh. - Tôi cần hai nhánh. Đội Đam kinh hãi: - Khổ quá, nhà tôi chẳng có nhánh nào cả. Mùa này, cây đào còn bốn chiếc lá. Mỹ-Linh hiểu ngay. Đẳng cấp võ quan nhà Lý có mười bậc. Dưới mười bậc đó còn có sáu cấp nữa, gồm ngũ, lượng, tốt, lữ, sư, quân. Đúng như đẳng trật, Đam làm chức đội, tức Lượng-trưởng. Đấy là cấp bậc che mắt, thực ra y ở cấp cao hơn tức Lữ-trưởng. Cho nên y xưng tới bốn cái lá. Mỹ-Linh xưng hai hoa đào, tức cấp tới tiết độ sứ, quá cao với đội Đam. Đội Đam kinh hãi nháy mắt một cái, tỏ ý nhận hiểu. Mỹ-Linh hỏi Đam: - Trên thuyền này thầy cao nhất? - Vâng. Nàng vào bếp nhặt rau, làm cá. Trong khi làm, nàng thấy con chim ưng đã trở về đậu trên cột buồm. Nàng huýt sáo gọi nó xuống, rồi gỡ miếng giấy ở trong ống dưới chân nó. Trên giấy vỏn vẹn mấy chữ: Đúng như Ngọc-Phách khai. Y vốn lương thiện. Tin được. Nàng đốt mẩu giấy đi, rồi nhặt rau. Vừa nhặt rau, nàng vừa ghé miệng vao tai đội Đam: - Lê tiểu thư ở phòng nào? - Tầng nhất, mé phải, phòng thứ chín kể từ mũi thuyền. - Tôi cần ít tờ giấy. Kiếm được không? - Dễ! Có loại bút khô đặc biệt. Cần không? - Cần. Lát xuống hầm, thả Ngọc-Phách giam chung với bọn tôi được không? - Dĩ nhiên được. Sau bữa ăn, đội Đam đem Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh xuống hầm. Ngọc-Phách được tháo gông, thả ra ngoài phòng lớn cùng với Mỹ-Linh. Đội Đam nói nhỏ với y: - Do lời yêu cầu của mấy vị này, tôi thả anh ra ngoài, cho dãn gân cốt. Bây giờ Mỹ-Linh đã tin Ngọc-Phách rồi. Nàng nói sẽ: - Thầy Phách! Tôi dám quyết tính mệnh thầy được bảo đảm. Thư đã gửi đi. Tôi có mấy lời muốn dặn thầy? - Cô nương cứ dạy. - Chúng tôi có thừa bản lĩnh cứu thầy. Nhưng chưa đến lúc. Thầy hãy coi. Nàng vận khí bóp cái bát ăn cơm vỡ nhỏ ra. Hai tay vo lại, lập tức cái bát biến thành đám bột. Ngọc-Phách kinh hoảng: - Không ngờ võ công cô nương cao vậy. Bao giờ cô nương định cứu tôi? - Khi thuyền đến bến. Có điều tôi dặn thầy trước. Nếu thầy cứng đầu, cứng cổ, chúng đánh thầy thiệt thân. Chi bằng thầy địch sai. Như vậy chúng theo đó luyện võ, sẽ đứt kinh mạch mà chết. Trong thuyền còn một người nữa biết chữ Khoa-đẩu. Người đó dịch sai, mà thầy dịch đúng. Chúng so thấy không giống nhau, ắt nghi ngờ. Chúng sẽ giết thầy chứ không giết người kia. Ngọc-Phách hiên ngang: - Tôi không sợ chết. Nếu tôi chết, coi như tôi chết vì nước, càng vinh hạnh cho tổ tiên, con cháu. Song tôi phải làm sao? - Thì thầy cũng dịch sai giống người kia. - Tôi không biết người kia dịch sai thế nào, e làm sai không giống nhau. - Tôi dặn, thầy nhớ đây. Chỉ cần sao sai một số chi tiết là được. Về số, cứ một là sáu, hai là bẩy, ba là tám, bốn là chín, năm là mười. Xuống đổi thành ra. Lên thành vào. Hít thành đình. Thở thành tản. Như vậy đủ rồi. Đến đó, đội Đam vào. Y nói với Mỹ-Linh: - Nguy rồi, Dực-Thánh vương truyền ném ba vị xuống biển. Các vị tính sao? - Bao giờ ném? - Lát nữa. - Ai phụ trách ném? - Triệu Huy. Lệ-Thanh tỏ ý cương quyết: - Tiểu tỳ tung phấn độc đánh chúng nó. Mình chiếm thuyền này. Mỹ-Linh lắc đầu: - Trên thuyền có hơn ba trăm thủy thủ. Họ đều trung thành với Đại-Việt. Nếu chúng ta giết hết, thực oan uổng cho họ. Vả chúng ta chiếm thuyền, mà không biết điều khiển cũng vô ích. Lại nữa hạm đội có mười chiến hạm. Ta chiếm soái hạm, chín hạm kia quay lại đánh ta. Ta chống không nổi. Thiệu-Thái rất bình tĩnh: - Không sợ. Nếu chúng ném bọn tôi xuống biển, chúng tôi sẽ bám bánh lái leo lên. Ông kiếm cho chúng tôi ba bộ quần áo thủy quân. Chúng tôi giả làm lính. Đội Đam nói với Ngọc-Phách: - Mời thầy gặp thượng cấp của tôi. Thầy không còn bị giam ở đây nữa. Đội Đam dẫn Ngọc-Phách đi ra. Thiệu-Thái bàn: - Nhược bằng Triệu Huy ném chúng ta xuống biển. Ta cứ để cho y ném. Bằng y trói chúng ta mà ném, chúng ta phải giết y trước. Đỗ Lệ-Thanh gật đầu: - Chúng ta cứ thế mà làm. Một lát Triệu Huy, Triệu Anh cùng đội Đam vào. Y cười đểu dả: - Ba vị. Đã đến lúc mỗ nói thực cho ba vị biết. Chủ nhân mỗ muốn mời các vị xuống Long-cung chơi. Các vị không nên oán mỗ. Mỹ-Linh làm bộ run sợ: - Trăm lạy ngài, xin ngài sinh phúc tha cho chúng tôi. Lệ-Thanh cũng kêu: - Lạy quan lớn! Con có tội gì mà quan lớn giết con? Triệu Huy cười nhạt. Y hất hàm ra lệnh, rồi một tay xách Mỹ-Linh, một tay xách Thiệu-Thái. Triệu Anh xách Đỗ Lệ-Thanh. Chúng lên sàn thuyền vận sức ném ba người xuống biển. Còn ở trên không, ba người lộn một vòng, cho cúi đầu xuống. Xuống tới nước, ba người trồi lên. Họ chỉ vọt mình mấy cái, đã tới bánh lái. Cả ba bám vào bánh lái, leo lên ngồi vào, giống như ba con chim biển. Bấy giờ trời vào tiết tháng mười một, gió heo may luồn những sợi tơ lạnh lẽo trong không gian. Nhưng ba người đều thuộc hàng nội ngoại công tối cao. Vì vậy cái lạnh không thấm vào người họ được. Mỹ-Linh bàn: - Chúng ta ngồi đây chơi. Đợi trời tối, sẽ leo lên gặp đội Đam. Y kiếm quần áo, cho chúng ta giả làm thủy thủ. Tha hồ chúng ta tung hoành. Lệ-Thanh đề nghị: - Công chúa! Chỉ dụ của Khai-Quốc vương rằng chúng ta không nên dụng võ. Nhưng hoàn cảnh hiện tại không cho chúng ta đừng được. Lão tỳ xin công chúa để lão tỳ tung phấn độc cho bọn Triệu Thành, Dực-Thánh vương mê man. Mình làm chủ soái thuyền. Như vậy có phải yên không? Mỹ-Linh lắc đầu: - Không nên! Chúng ta đang tìm cách theo dõi hành động của bọn chúng, cho đến khi chúng về tới Biện-kinh. Chứ giết bọn chúng thì dễ quá rồi. Tuy vậy, nếu lần này gặp hung hiểm, phu nhân với anh Thiệu-Thái phóng độc phấn, độc chưởng giết bọn chúng vẫn chưa muộn. Ba người nói truyện tới trời tối hẳn, rồi bám theo dây leo lên trên mặt thuyền. Trên mặt thuyền vắng không một bóng người. Mỹ-Linh gõ tay vào mạn thuyền ba tiếng. Đội Đam từ trong bóng tối nhô ra, vẫy ba người đi theo. Y mở một cửa, cho ba người vào. Nước biển làm mất hết bột, hồ. Mỹ-Linh hiện nguyên hình với cô công-chúa đẹp như Quan-thế-âm bồ tát. Đội Đam kinh ngạc. Trong lòng y nảy ra mối nghi ngờ: - Rõ ràng ban nãy, người đàn bà này xưng chức tới tiết độ sứ. Làm gì có nữ tiết độ sứ? Mà dù có chăng nữa, cô mới mười tám, hai mươi tuổi, sao có thể làm lớn như vậy được? Đỗ Lệ-Thanh nói nhỏ với Mỹ-Linh: - Công chúa. Bây giờ chúng ta lại hoá trang. Cả ba thành thủy thủ. Vậy công chúa ngậm viên thuốc này cho tiếng thành ồ ồ mới được. Mỹ-Linh cầm thuốc bỏ vào miệng. Đội Đam kinh hoảng hỏi Lệ-Thanh: - Phu nhân! Cô nương đây là? Lệ-Thanh nói nhỏ: - Vị cô nương này chính thị công chúa Bình-Dương. Còn công tử đây là thế tử Thân Thiệu-Thái. Hôm ở Thăng-long, đội Đam đã nghe đồn công chúa Bình-Dương cùng thế tử Thân Thiệu-Thái võ công vô địch. Công chúa thắng Đông-Sơn lão nhân. Thiệu-Thái đánh bại Nhật-Hồ lão nhân. Người ta còn huyền thoại đi rằng cả hai đã làm những truyện kinh thiên động địa cho Khu-mật viện. Đội Đam nghe nói, mà lòng khâm phục vô hạn. Bây giờ hai người trong huyền thoại đang ở trước mắt y. Y run run: - Công chúa... Mỹ-Linh ra hiệu cho y im lặng: - Đừng đa lễ. Hãy giúp chúng tôi thành thủy thủ. Đội Đam nói nhỏ: - Ba thủy thủ hầu sứ đoàn bị trúng độc. Vậy tiểu nhân để ba vị thay thế chúng. Công chúa mang tên An. Thế tử mang tên Bình. Lão bà mang tên Tĩnh. Rồi y giảng dạy những gì phải làm, cùng huấn luyện những động tác của thủy thủ. Hơn giờ sau, ba người đã thành thuộc. Mỹ-Linh hỏi: - Thầy đồ Ngọc-Phách đâu? - Y ở phòng thứ ba phía bên trái, tầng trên cùng. Mỹ-Linh bàn: - Đỗ phu nhân với anh Thái lên phòng ăn, chỗ sứ đoàn ở. Em đi tìm chị Thiếu-Mai. Mỹ-Linh hướng mũi thuyền đi tới. Qua cầu thang, nàng xuống tầng thứ nhất. Tới phòng thứ ba, nàng ngừng lại, dơ tay gõ cửa ba tiếng. Thiếu-Mai mở cửa ra. Mỹ-Linh chắp tay: - Tiểu nhân tên An, được chỉ định phục dịch tiểu thư. Tiểu thư cần gì không? Thiếu-Mai thấy dáng người tên thủy thủ rất quen, rất thân ái, mà nhất thời nàng không nhận ra. Nàng hỏi: - Anh An! Không biết tôi đã gặp anh ở đâu? Mỹ-Linh nói nhỏ: - Tiểu nhân từng đến Vạn-thảo sơn trang trị bệnh. Tiểu nhân muôn vàn nhớ công đức đại phu cùng tiểu thư. Thiếu-Mai chợt nhìn thấy dưới mái tóc sau cổ thủy thủ An, một làn da trắng mịn. Cạnh đó, có mụn nốt ruồi son cực lớn. Nàng chửi thầm: - Thì ra công chúa Bình-Dương. Hôm trước ta thấy nàng cùng hai người dưới hầm thuyền định cứu ta. Ta đã nghi. Bây giờ nàng lại giả thủy thủ hí lộng quỷ thần gì nữa đây? Đã vậy ta cũng phá lại chơi. Thiếu-Mai kéo Mỹ-Linh vào trong phòng, rồi cài cửa lại. Nàng làm nghiêm: - Anh thủy thủ à! Anh lên giường kia nằm xuống ta chữa bệnh cho. - Thưa cô nương, tiểu nhân không đau yếu gì cả. - Sao lại không. Nhất định anh bị bệnh. Bệnh nặng lắm, nguy đến nơi rồi. Lên giường mau. Không đừng được, Mỹ-Linh phải leo lên giường. Thiếu-Mai nghiêm mặt: - Bệnh của anh khủng khiếp lắm. Ngực tự nhiên sưng lên hai cái bướu, lớn bằng cái bát ăn cơm. Ta muốn xem hai cái bướu này. Nói rồi nàng định cởi áo Mỹ-Linh. Mỹ-Linh biết đã bị lộ. Nàng choàng hai tay ôm lấy Thiếu-Mai, nói sẽ vào tai nàng: - Coi chừng bị lộ hết. - Mình có những ai? - Anh Thiệu-Thái, bà Lệ-Thanh, một thầy đồ, đội Đam nữa. Rồi nàng thuật mọi chi tiết cho Thiếu-Mai nghe. Thiếu-Mai suýt xoa: - Không có Mỹ-Linh, e chị đánh lừa bọn Tống cũng vô ích. Thôi được, chị thức đêm nay dịch hết bộ sách này cho chúng. Chợt nghĩ ra điều gì, nàng hỏi: - Có phải Đỗ phu nhân đánh thuốc độc bọn Triệu Thành không? Khi ở trong thuyền, Đỗ phu nhân trao cho tôi cái khăn tôi đã sinh nghi rồi. - Chị thông minh thực, không việc gì qua mắt được chị. Thiều-Mai đề nghị: - Chúng ta có nên trao thuốc giải cho bọn Triệu Thành, với điều kiện không? Mỹ-Linh nói nhỏ: - Em nhờ chị một việc. - Mỹ-Linh cứ nói. - Chị đã học ở bà Lâm Huệ-Phương thuật coi tướng. Chị làm bộ coi tướng cho Triệu Thành, khích y cướp ngôi vua Tống. Trong khi xem tướng, chị quả quyết chỉ năm ngày nữa y khỏi bệnh. Trong khi đó, đội Đam bỏ thuốc giải vào thức ăn của y. Lúc khỏi bệnh, y tin tài coi tướng của chị. - Chị đã nhìn tướng của Triệu Thành. Y không phải người gian xảo, e việc khích y cướp ngôi vua hơi khó. Không biết nên nói thế nào cho y tin. Gay đấy chứ? Mỹ-Linh ghé tai Thiếu-Mai nói nhỏ. Hai người nhìn nhau cười khúc khích. Thiếu-Mai chưa tin mình. Nàng nói sẽ: - Đây quả thực một cuộc đấu trí quan trọng. Hai chị em ta cùng góp ý, mới tuyệt mỹ. Em đứng cạnh chị. Nhớ dùng Lăng-không truyền ngữ nhắc chị. Vừa lúc đó, có tiếng nói vọng vào: - Mời tiểu thư xuống xơi cơm. Thiếu-Mai mở cửa đi trước, Mỹ-Linh theo sau, xuống dưới phòng hội. Bọn Triệu Thành, Dực-Thánh vương đông đủ cả. Trong phòng còn thêm thầy đồ Ngọc-Phách. Triệu Thành chỉ Lê Ngọc-Phách: - Lê tiểu thư! Cô gia giới thiệu với tiểu thư. Vị này tên Lê Ngọc-Phách, một thầy đồ nổi tiếng ở Thăng-long. Cô gia mời thầy dịch sách với tiểu thư. Nếu như sau khi dịch, hai bản cùng giống nhau chứng tỏ hai vị thành thực. Cô gia ắt có chỗ đền đáp. Còn như hai bản khác nhau, rõ ràng hai vị dối trá. Bấy giờ cô gia buộc lòng bắt hai vị dịch lại, cho đến khi nào giống nhau thì thôi. Thiếu-Mai, Ngọc-Phách nhìn nhau. Cả hai trong lòng cùng cảm tạ Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đã an bài. Bằng không, ắt hai người đều phải dịch đúng. Mà dịch đúng, khác gì hại dân, hại nước. Thiếu-Mai còn uyển chuyển, chứ Ngọc-Phách, nổi cơn gàn của kẻ sĩ, ắt chửi bới bọn Tống rồi chịu chết. Dư Tĩnh liếc nhìn Thiếu-Mai: - Lê tiểu thư. Theo tiểu thư, liệu tiểu thư có thể trị dứt bệnh của vương gia không? - Dư đại nhân hiểu cho hoàn cảnh người thầy thuốc. Nếu như vương gia bị bệnh suyễn, hay phong thấp, tôi từng trị qua. Tôi có thể quyết đoán rằng tài sức mình có tới hay không? Trị đến bao giờ khỏi. Còn vương gia bị trúng hai thứ độc một lúc, mà hai thứ đó, tôi chỉ nghe, chứ chưa từng gặp bao giờ, sao có thể quyết đoán? Đợi đến Trung-quốc, đủ thuốc men, tôi mới thi trị. Nhưng... Nàng thấy mặt Triệu Thành tái đi vì lo nghĩ. Lương tâm thầy thuốc khiến nàng không nỡ tàn nhẫn với y: - Đấy là y lý. Y lý tuy đúng, song còn thua mệnh trời. Mệnh vương gia qúa lớn... Vương gia ơi! Cứ trông tướng vương gia, tiểu nữ giám quả quyết vương gia không thể chết được đâu. Vương gia yên tâm. Tương lai, lộ trình của vương gia to lớn vô cùng. Mệnh vương gia lớn hơn núi Thái-sơn, sao có thể chết được? Tiếc rằng phụ thân tôi không có đây, bằng không bệnh tình vương gia, người có coi ra gì. Mặt Triệu Thành hiện ra nét vui vẻ. Y hỏi: - Lệnh tôn khó tính vô cùng. Không biết cô-gia cử sứ sang mời, người có chịu dời gót ngọc đi Trung-quốc trị cho cô gia không? Dực-Thánh vương lắc đầu: - Khó lắm. Hồng-Sơn đại phu trị bệnh với ba điều kiện. Một, không trị cho người Hoa. Hai, không trị cho họ Lý. Ba, phải thuộc loại bệnh không ai trị được. Vương gia cho người mời e cũng vô ích. Thiếu-Mai tiến lại bên Triệu Thành, nàng để ba ngón tay vào bộ Thốn, Quan, Xích của y, rồi suy nghĩ. Cả khoang thuyền đều im lặng. Minh-Thiên hỏi: - Cô nương thấy thế nào? Thiếu-Mai thở dài: - Mạch của vương gia thuộc loại khác thường. Hàng mấy trăm năm mới có một người. Tiến trình tương lai của vương gia vĩ đại vô cùng. Dư Tĩnh hỏi lại: - Vương gia hiện là hoàng-thúc, cầm binh quyền trong tay. Công danh lên đến tột đỉnh rồi. Cô nương nói, tiến trình hơn nữa, như vậy có nghĩa ??? Triệu Thành không hề có ý muốn lên làm vua. Y hằng ước mong làm lên sự nghiệp như Trương Lương, Gia-cát-Lượng hầu lưu danh thiên cổ. Y hỏi lại: - Cô nương nói rõ hơn. Cô gia giúp thiên-tử, chí muốn gồm thâu thiên hạ, ước mong sự nghiệp bằng Trương Lưu-hầu hay Vũ-hầu, tên ghi thanh sử. Chí thì như vậy, không biết mệnh có tới hay không? Thiếu-Mai bưng chung nước uống, mắt nhìn vào không gian: - Tiếc ơi là tiếc. Mệnh có, thời có, tài có, đức có. Song chí không có. Không có chí, sao thành được? Ôi định mệnh! Nghe Thiếu-Mai nói xa xôi, Triệu Thành ngơ ngác: - Cô gia sợ mệnh không có, thời chẳng đến. Trong khi cô nương nói mệnh có, thời có, tài có, đức có mà chí không có. Ý cô nương muốn nói? Thiếu-Mai hỏi lại: - Những người của vương gia tại đây có tin được không? - Họ đều thâm tình với cô gia. Cô gia dãi gan ruột với họ mà không sợ. Thiếu-Mai nghiêm mặt lại: - Sự nghiệp vương gia bỏ xa Lưu-hầu, Vũ-hầu. - Bằng Quản Trọng, Nhạc Nghị chăng? - Hơn thế nữa. - Bằng Chu-công chăng? - Hơn nữa! Triệu Thành như ngừng thở: - Đến đâu? Thưa cô nương? - Ít ra cũng bằng Quang-Vũ nhà Hán, hay Vũ-đế nhà Ngụy, Thái-tông nhà đường. Nhưng tiểu nữ e rằng không thua Lưu Bang lập lên nhà Hán. Lý Uyên lập lên nhà Đường. Vương Duy-Chính ngơ ngẩn cả người: - Ít ra cũng bằng Quang-Vũ, Vũ-Đế... Vậy sự nghiệp vương gia ra sao ??? - Tôi muốn ví cao hơn nữa kia, sợ các vị không tin. Địch Thanh nhăn mặt: - Còn ai hơn các vị hoàng-đế trên đâu? Thiếu-Mai cười khúc khích: - Địch trạng nguyên quên mất vua Thành-Thang nhà Hạ, vua Văn nhà Chu sao? Cả bọn đều ồ lên. Địch Thanh chữa: - Thang, Văn vốn là hai thánh nhân nước tôi, đức trùm hoàn vũ. Thiếu-Mai đưa mắt nhìn Triệu Thành: - Vì lý do nào trạng nguyên bảo vương gia không bằng vua Thang, Văn? Địch Thanh liếc nhìn Triệu Thành, thấy mặt chủ nhân hiện ra vẻ sung sướng. Y nghĩ thầm: - Mình không nên cãi với vị cô nương này. Hãy chờ xem y thị nói gì đã. Thiếu-Mai chép miệng: - Tài, đức vương gia, hiện khắp Tống, Liêu, Kim, Đại-Lý không ai sánh kịp. Vương gia thử nghĩ xem, đến như đại sư Minh-Thiên, lão nhân Đông-Sơn, khắp Hoa, Việt e không có hai. Văn võ kiêm toàn như Dư, Vương đại nhân đây, sợ trong thiên hạ đếm trên đầu ngón tay. Thế mà tất cả đều quy về dưới trướng vương gia. Nếu vương gia không đức, sao thu phục được các vị? Trong thiên hạ không ai sánh kịp với vương gia. Triệu Thành muốn đứng tim. Y hỏi: - Tại sao cô nương nói cô gia có mệnh, có thời, mà thiếu chí? - Đúng thế. Dù tiểu nữ bắt mạch, dù tiểu nữ xem tướng, đều thấy vương gia thuộc loại đế vương, uy danh như Đường Thái-tông. Đó là mệnh. Mạch vương gia nhảy thông như nước sông chảy, không vướng, không mắc, thời luôn đến với vương gia. Nếu vương gia có chí, ắt sự khắc thành. Triệu Thành mừng run lên. Y nghĩ thầm: - Ừ nhỉ, chẳng bao giờ mình nghĩ đến làm vua. Tài, đức, mệnh, thời có cả. Nhưng mình lại không muốn làm vua. Y hỏi lại: - Như cô nương dạy. Thời đến, nhưng tại sao tại hạ thất bại liên tiếp ở Đại-Việt? Thấy Triệu Thành xưng tại hạ, bỏ tiếng cô gia. Thiếu-Mai biết y đã xiêu lòng, tin lời mình. Nàng cười: - Mệnh vương gia do trời khiến. Trời sai vương gia xuống làm vua Trung-quốc, chứ đâu có làm vua Đại-Việt? Cao-tổ nhà Hán, nhà Đường không hề chiếm Đại-Việt. Trời sai vương gia định Trung-nguyên, mà vương gia sang hoạt động ở Đại-Việt, tức ra ngoài cái hào quang của mình, vương gia thất bại là phải. Triệu Thành im lặng suy nghĩ. Trong lòng y nổi lên cơn bão táp: - Lê cô nương bàn thực không sai. Ta nhân đây, dò hỏi về vận số bọn Giao-chỉ xem sao, rồi mới hành động cũng chưa muộn. Y hỏi: - Theo cô nương, mệnh của tại hạ so với mệnh của Lý Long-Bồ, ai lớn hơn? Ai phải khuất phục ai? Thiếu-Mai chưa kịp trả lời, đã nghe Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai: - Giang sơn nào, anh hùng ấy. Thiếu-Mai đang định trả lời mệnh Khai-Quốc vương lớn hơn, nay nghe Mỹ-Linh nói, nàng vờ cầm lại mạch Triệu Thành, rồi tiếp: - Nếu vương gia hỏi voi với cọp, con nào lớn hơn, tiểu nữ sẽ trả lời voi lớn. Còn vương gia hỏi rồng vàng với rồng đỏ, rồng nào mạnh. Tiểu nữ không thể trả lời được. Trời sai hai vị đồng tử giáng sinh. Một gồm thâu Tây-hạ, Cao-ly, Liêu, Kim, ngự trị Trung-nguyên. Một thống lĩnh Đại-Việt, Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la. Như vậy không ai lớn hơn ai cả. Minh-Thiên thoáng vẻ nghi ngờ. Ông dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Triệu Thành: - Coi chừng Lê cô nương bịa đặt, đưa chúng ta vào bẫy. Ta phải cẩn thận lắm mới được. Vương gia hỏi về việc Lưỡng-Quảng cùng 207 khê động xem sao. Triệu Thành nhìn thẳng vào mặt Thiếu-Mai: - Cứ như cô nương nói, Hoa, Việt không nên có chiến tranh. Song tại hạ biết Long-Bồ đang vận động đòi lại đất thời Lĩnh-Nam. Trong cuộc chiến này, ai thắng, ai bại? Thiếu-Mai hiểu ý Thành. Nàng nghĩ nhanh: - Đời nào y chiếm được ngôi vua. Chi bằng ta nói lợi cho y thì xong. Nàng đáp: - Không thể có chiến tranh Hoa, Việt. Tiểu nữ xem thiên văn, thấy vương gia với Khai-Quốc vương sẽ trở thành đôi bạn thân sau này. Có điều, hiện vận số hai vị đều chưa tới thời nên hiểu lầm nhau đấy thôi. Vương Duy-Chính chau mày: - Vương gia! Vương gia chẳng nên tin tướng số huyền hoặc, e hư việc nước. Dư Tĩnh cũng nói: - Dường như Lê cô nương định cài bẫy vương gia thì phải. Triệu Thành hơi chột dạ. Y truy đến cùng: - Cô nương thử đoán xem, bao giờ tại hạ với Long-Bồ xích lại gần nhau? - Đến nơi rồi. Xích hay không, do vương gia. Tự vương gia chưa chính vị, sao Khai-Quốc vương đến với vương gia? - Tại hạ không hiểu! - Này nhé, vương gia là chính mệnh thiên tử Trung-nguyên. Nhưng vương gia chỉ vẫn cam phận làm thân vương. Như thế chưa chính vị. Vương gia ơi, phàm một chính mệnh thiên tử, có hàng trăm, hàng ngàn thần linh theo phò tá. Bởi vậy thiên tử làm gì cũng thành. Vương gia chưa nghĩ tới, tức chưa chính vị, chẳng thần nào phù trợ vương gia cả. Nếu như bây giờ, vương gia khấn trời, nguyện thuận mệnh cai trị muôn dân. Lập tức chư thần kéo đến phù trợ vương gia ngay. Nàng ngừng lại một lát, tiếp: - Như Khai-Quốc vương. Cho đến hôm đại hội, vương mới được anh hùng cử vào ngôi trừ quân. Đó là vương đã chính vị. Chư thần ắt đưa đường cho vương gần với thiên tử Trung-quốc. - Cứ như cô nương luận. Nếu tại hạ khấn trời, ắt giữa tại hạ với Khai-Quốc vương sẽ gần nhau. - Đúng thế. Ngọc-Hoàng thượng đế sai hai đồng tử giáng sinh. Ngài cũng cho thiên tướng giáng sinh theo hầu phù tá. Như Khai-Quốc vương được Đại-Việt ngũ long, công chúa Bình-Dương, thế-tử Thiệu-Thái, quận chúa Bảo-Hòa theo về. Còn vương gia, được các vị anh hùng có mặt đây qui tâm. Nếu như vương gia khấn trời xin ngồi vào chính vị xong, sau đó nếu vương gia gặp bọn Bình-Dương, Thiệu-Thái, ngay cả Khai-Quốc vương... họ đều có hành động thuận tiện cho vương gia. Dư Tĩnh đứng lên chắp tay hướng Lê Thiếu-Mai: - Nếu sau đây đúng năm ngày, vương gia tự nhiên khỏi bệnh, bọn tại hạ nguyện báo đáp cô nương. Bây giờ xin cô nương trở về phòng nghỉ, dịch sách cho bọn tại hạ. Thiếu-Mai đứng lên chắp tay từ tạ, rồi trở về phòng mình. Đội Đam bảo Mỹ-Linh: - An! Người theo hầu Lê cô nương. Y chỉ Thiệu-Thái: - Bình! Người theo hầu thầy đồ Ngọc-Phách. Y chỉ Lệ-Thanh: - Tĩnh! Người theo ta. Ba ngày trôi qua. Thiếu-Mai, Ngọc-Phách hằng ngày dịch sách. Còn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh đóng vai thủy thủ theo hầu. Thuyền vẫn đi về phía Bắc. Ngày nào Thiếu-Mai cũng dùng châm cứu trị đau nhức cho bọn Tống. Hôm ấy, thủy thủ báo với Dực-Thánh vương: - Thuyền đi vào địa phận Tiên-yên. Chỉ còn mấy giờ nữa tới lãnh hải Trung-quốc. Xin vương gia định liệu. Dực-Thánh vương truyền lệnh: - Cả hạm đội neo ở Tiên-yên lấy nước ngọt, thực phẩm đã, rồi hãy liệu. Cả bọn kéo nhau lên sàn thuyền. Thiếu-Mai, Ngọc-Phách cũng được lên để hóng gió. Triệu Thành đối với Thiếu-Mai bằng tất cả sự kính trọng khác thường. Y nói với Dực-Thánh vương: - Vương gia có thể cho chúng tôi lên bờ dạo chơi chăng? Dực-Thánh vương cung kính: - Nếu thiên sứ đại vương thích, tiểu vương xin kính thỉnh. Thuyền từ từ đi vào cảng Tiên-yên. Thời bấy giờ cảng Tiên-yên có căn cứ thủy quân Bắc-biên của Đại-Việt. Lúc nào cũng có một hạm đội đóng ở đây. Cảng Tiên-yên là nơi thuyền buôn Đại-Việt xuống hàng, rồi chở sang Trung-quốc. Nó cũng thuộc trạm thuyền buôn Trung-quốc chở hàng đến bán. Vì vậy trấn này thuyền bè đậu san sát. Soái thuyền từ từ đi vào cảng. Thiếu-Mai nói với Triệu Thành: - Vương gia! Tiểu nữ có thể theo vương gia dạo chơi cảng Tiên-yên không? - Được chứ! Tại hạ hân hạnh được đi cùng cô nương. Dực-Thánh vương cản: - Vương gia cẩn thận. Lỡ Lê cô nương lên bờ, rồi trốn biệt thì sao? Thiếu-Mai cười: - Bình-Nam vương đã khấn trời, chính vị, tiểu nữ cầu theo phò tá còn không xong. Việc gì phải trốn. Nàng nói với Triệu Thành: - Từ nay vương gia gặp lại những người đối đầu với vương gia ở Đại-Việt, xin vương gia đổi thái độ. Bởi trước kia, họ chống một vương tước Đại-Tống. Bây giờ vương gia chính vị, tự nhiên họ qui tâm. Vương gia hãy quên truyện cũ. Như vậy mới đúng đạo đế vương. Triệu Thanh gật đầu. Y nói với Dực-Thánh vương: - Vương gia không nên cho dân chúng biết căn cước bọn tôi. Có như vậy, chúng tôi mới được ngao du tự do. Xin vương gia cho đội Đam dẫn chúng tôi cũng được rồi. Dực-Thánh vương biết bọn Triệu-Thành có mưu đồ gì đây. Tuy vậy vương cũng không thể trái ý y. Thuyền ghé vào cảng. Triệu Thành quay lại nói: - Đội Đam! Người dẫn theo ba thủy thủ cùng bọn ta dạo cảng Tiên-yên. Triệu Thành chỉ cho Địch Thanh, Dư Tĩnh theo y mà thôi. Còn lại tất cả ở trên thuyền. Y sóng vai Thiếu-Mai lên bờ. Phía sau y, Địch Thanh, Dư Tĩnh. Đội Đam đi trước cùng Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh dẫn đường. Dân chúng thấy ba người mặc quần áo theo lối quý phái Tống, cùng một thiếu nữ Việt. Phía trước có ba thủy thủ dẹp đường. Họ đoán đây chắc phú thương Tống, chứ không ngờ là sứ đoàn thiên triều. Tới một tửu lâu, Triệu Thành chỉ tay lên nói: - Tại hạ bạo gan, muốn mời Lê cô nương lên trên kia uống chén rượu, nên chăng? Thiếu-Mai nói nhỏ: - Đa tạ vương ban cho ăn. Vừa vào tửu lâu, Mỹ-Linh nhận thấy hai tửu bảo rất trẻ ra tiếp. Trên nút áo của họ đều có sợi chỉ đỏ. Đội Đam kính cẩn nói: -- Thỉnh vương gia cùng các vị lên lầu xơi rượu. Bọn tiểu nhân xin ở dưới này canh gác. Bọn Triệu Thành lên lầu rồi. Đội Đam kêu tửu bảo: - Người cho ta một bàn dưới này. Nói rồi y khoằm khoằm ngón tay làm hiệu. Tửu bảo nháy mắt với Mỹ-Linh: - Mời đại ca vào nhà rửa tay. Mỹ-Linh đồ chừng tửu bảo đã biết rõ nàng. Nàng đứng lên theo y. Y chỉ vào một phòng tối: - Đại ca vào đó rửa tay đi. Nàng vừa bước vào. Y đóng cửa lại. Nàng nhìn bên trong, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn, có hai người. Nàng bật lên tiếng kinh ngạc. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 14 Chân mệnh thiên tử. Nguyên bên trong, có hai người: Thông-Mai, Bảo-Hoà. Bảo-Hoà cười: - Mỹ-Linh với lợn làm việc được quá. Cậu hai khen đấy. Lê Thiếu-Mai thuyết sao để tên Triệu Thành tin tưởng, như vậy ta thành công một nửa rồi. Nào chúng ta đi gặp cậu hai. Đến đó Thiệu-Thái, Đỗ Lệ-Thanh cũng đã vào phòng. Bảo-Hoà mở cánh cửa phía sau. Năm người ra vườn, sang ngôi nhà bên cạnh. Bảo-Hoà gõ cửa ba tiếng nhỏ, một tiếng lớn. Cánh cửa mở ra. Bên trong là một căn phòng khá lớn, có nhiều người cùng ngồi. Mỹ-Linh nhận ra Khai-Quốc vương, sư phụ, Thanh-Mai, Nùng đạo sư. Không ngăn được cảm động, nàng chạy lại nắm tay sư phụ: - A-Di Đà-Phật! Đức Phật hộ trì cho lão nhân gia tâm thường an lạc. Huệ-Sinh mỉm cười: - Những việc con làm cũng đủ cho sư phụ an lạc rồi. Khai-Quốc vương vuốt tóc cháu: - Con gái chú giỏi quá. Thuật cho chú nghe mọi biến chuyển trên soái hạm xem nào. Mỹ-Linh thuật từng chi tiết một. Khai-Quốc vương gật đầu: - Trước đây ông bàn với chú rằng, hiện binh lực Tống hùng mạnh, quốc sản dư thừa. Chúng đang lăm le xâm lăng Đại-Việt, Đại-Lý. Trong khi đó, ta chưa thống nhất được tộc Việt. Ta cần có kế hoạch làm giảm sức mạnh Tống trong khoảng mười năm. Với mười năm, ta đủ thời giờ thống nhất tộc Việt thành một khối. Bấy giờ, ta không sợ chúng nữa. Thanh-Mai tiếp: - Việc thống nhất, hiện ta mới được Đại-Việt, Chiêm-thành, Lão-Qua, Chân-lạp, Xiêm-la. Chỉ còn Đại-lý với Ngô-Việt nữa là xong. Nhưng chặng cuối cùng mới khó. Khai-Quốc vương tiếp: - Ông bàn với chú, muốn cho Tống yếu, sao phải khích cho Tống có nội loạn. Chú đưa ý kiến hiện Triệu Thành cầm binh quyền trong tay. Y lại thống lĩnh võ lâm Trung-nguyên. Ta phải vu cho y sắp cướp ngôi vua Tống. Như vậy Lưu hậu ắt cách chức y. Lực lượng võ lâm tan rã. Không ngờ bây giờ cháu với Lê tiểu thư đã thành công. Dù y không cướp ngôi, song tin này đưa về Biện-kinh ắt Lưu hậu có cớ hạ y. Thế lực y lớn, đời nào y chịu để cho bà tung hoành. Hai hổ nhất định cắn cấu nhau. Mỹ-Linh hỏi chú: - Chú làm thế nào mà Lê tiểu thư chịu giúp ta việc khó khăn này? Khai-Quốc vương biết mưu kế của mình, cháu đã nhìn ra. Vương hỏi: - Cháu thử đoán xem. - Trong đầu óc Triệu Thành, y nghĩ rằng Hồng-Sơn đại phu thù hận triều Lý với triều Tống. Vì vậy những điều mà người thân với Hồng-Sơn đại phu nói hay cho Tống, ắt không cần nghi ngờ. - Giỏi. - Chú nhờ Hồng-Sơn đại phu giúp một tay. Hồng-Sơn đại phu sai chị Lê Thiếu-Mai giúp chú. - Giỏi. - Trong tay chú có tên Ngô Tích giả đầu hàng. Chú vô tình tiết lộ cho y biết chị Lê Thiếu-Mai giỏi chữ Khoa-đẩu. Trong thành Thăng-long có thầy đồ Ngọc-Phách cũng giỏi chữ Khoa-đẩu. Thế là Triệu Thành cho người bắt cóc Lê Thiếu-Mai, Ngọc-Phách. Như vậy Triệu Thành tin tưởng rằng Lê Thiếu-Mai vốn thù Tống, bây giờ thêm lần thù nữa. Thế mà Lê đoán rằng y vốn thực chân mệnh thiên tử thì sai sao được. - Giỏi. - Nhưng cháu sợ một điều. - Điều gì? - Chị Thiếu-Mai là người sắc nước hương trời. Triệu Thành lại quá kinh nghiệm về đàn bà. Hai người gần nhau, lỡ tình cảm sinh ra thì sao? Khai-Quốc vương cười: - Cháu đừng lo. Lê tiểu thư là người ôn nhu văn nhã, nhưng lại có kiến thức vô song, nàng cực kỳ tự hào về giòng giống Việt của mình. Nếu Lê tiểu thư có gì với Thành, ắt Thành phải nghiêng theo Lê tiểu thư. Đó là điều ta mong mà không được . Vương ngừng một lát tiếp: - Chúng ta phải làm sao cho lời của Lê tiểu thư trở thành đúng. Có như vậy Triệu Thành mới tự tin y chính vị thiên tử. Mỹ-Linh xoa hai tay vào nhau: - Chiều nay Đỗ phu nhân bỏ thuốc giải vào canh cho Triệu Thành ăn vào. Bệnh y tự nhiên khỏi, đúng như lời Thiếu-Mai đoán. Như thế y tin một phần. Khi sang đến Khâm-châu, chúng ta từ từ xuất hiện, người nào cũng tỏ ra cung kính, xu phụ y. Như vậy y càng tin hơn. Thanh-Trúc hỏi: - Lỡ ra anh hùng Trung-nguyên tin lời Thiếu-Mai, theo y đông quá, hoá ra ta chắp cánh cho hổ thì nguy tai. Khai-Quốc vương cười: - Khi y chuẩn bị cướp ngôi, ta sẽ thông báo kế hoạch cho Lưu hậu. Lưu hậu bắt giam y, rồi truy lùng võ lâm Trung-nguyên. Thế là Tống yếu ngay. Thiệu-Thái hỏi: - Mai này Triệu Thành sẽ tìm cách kết thân với cậu. Trường hợp y thực tâm kết bạn với Đại-Việt. Ta phải có thái độ nào? Khai-Quốc vương mỉm cười: - Ta cũng đối lại bằng tình thực với y. Nếu việc này xẩy ra thì hay biết bao. Ta giúp y nắm quyền Trung-nguyên, kết hiếu Tống-Việt. Vương ngồi ngay ngắn lại: - Bây giờ thế này. Vương ngừng lại, chỉ Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân vẫn giả làm thủy thủ. Trong khi Mỹ-Linh Thiệu-Thái bỏ hoá trang. Ta đã cho hai thủy thủ khác thay thế vào chỗ hai cháu rồi. Nếu bọn Triệu Thành thấy hai thủy thủ lạ. Đội Đam nói rằng chính y cho thay người hầu. Nào bây giờ ai vào việc đó. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái thay quần áo, rồi lên lầu gặp Triệu Thành. Vương chỉ vào bốn cái hũ lớn bên cạnh: - Chú đem theo bốn hũ rượu đặc sản của Đại-Việt là đậu-nành, nếp cẩm cất bằng nước lá sen, cắc kè, với thập đại danh hoa. Cháu nói rằng của mạ mạ dâng Triệu Thành. Như vậy càng tăng lời của Lê tiểu thư lên. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái thay quần áo, trở thành đôi trai gái con nhà giầu, lưng đeo kiếm, hiên ngang dạo phố một vòng. Rồi hai người trở lại tửu lầu. Tửu bảo cung kính chắp tay: - Kính mời công tử, tiểu thư lên lầu xơi rượu. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái leo lên lầu. Vừa bước vào, nàng đã thấy bọn Triệu Thành, Thiếu-Mai đang ngồi đánh chén. Nàng lờ đi, như chưa nhận ra chúng. Tửu bảo chỉ một bàn nhỏ chưng hoa rất đẹp: - Mời cô cậu ngồi đây ạ. Bọn Triệu Thành quay lại. Nhận ra Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, y kinh ngạc, đưa mắt cho Địch Thanh. Mỹ-Linh lờ đi, ngồi đối diện với Thiệu-Thái. Nàng gọi tửu bảo: - Hôm nay ngày mồng một, tôi ăn chay. Xin cho hai bát canh rau đay lạt, hai đĩa rau luộc chấm với tương. Nếu có đậu phụ kho chay, cho thêm một điã. Đến đó nàng ngửng đầu lên, thấy Triệu Thành, vội chắp tay cung kính: - Lý Mỹ-Linh cùng Thân Thiệu-Thái kính cẩn ra mắt vương gia. Triệu Thành mới thấy Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, những tưởng hai người sẽ thanh toán y. Y đang kinh sợ, thì Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đối với y cực kỳ cung kính. Y chưa hết ngạc nhiên, Thiếu-Mai nhắc y: - Vương gia đừng quên mình đã chính vị. Hai người kia hành lễ, vì chư thần nhập vào họ thúc đẩy đấy. Đúng ra, Triệu Thành cực kỳ linh mẫn, mấy lời của Thiếu-Mai dễ gì y tin? Nhưng một, y tham vọng quá lớn. Tham vọng che lương tri. Hai, lời Thiếu-Mai đoán trên thuyền, nay ứng vào sự thực. Ba là y say mê nhăn sắc của nàng, nên minh mẫn mất hết. Y tin tưởng hoàn toàn, chắp tay đáp lễ: - Công chúa, thế tử không nên đa lễ. Hai vị đi đâu đây? Mỹ-Linh nháy Thiệu-Thái. Cả hai đến trước Triệu Thành định quỳ gối hành đại lễ. Triệu Thành tin lời Thiếu-Mai, y nghĩ mình bây giờ đã chính mệnh thiên tử, nên hai người võ công trùm Đại-Việt, chống đối y bấy lâu, lại khom lưng, quỳ gối. Y đỡ hai người, nói lời nhã nhặn: - Cô gia xin mời hai vị ngồi chung bàn, nên chăng? Thiệu-Thái càng tỏ nhũn nhặn: - Tiểu nhân muôn nghìn lần không dám. Hai người về bàn ngồi. Triệu-Thành hỏi: - Công chúa, thế tử đi đâu đây? Thiệu-Thái cung cung, kính kính: - Đêm qua, mạ mạ tiểu nhân mơ thấy chư thần về báo mộng rằng hôm nay, đúng giờ này, sẽ có Thanh-y đồng tử giáng hạ, sau thành chính mệnh thiên tử Đại-Tống. Người cùng Vũ-khúc tinh quân, sau thành nguyên suý, thêm Văn-khúc tinh quân, mai này thành thừa tướng. Cả ba đến đây uống rượu. Vì vậy mạ mạ sai tiểu nhân cùng Mỹ-Linh phải đón tiếp. Nào ngờ... thiên tử là chính vương gia. Nguyên súy chính là Địch trạng nguyên. Tể tướng chính Dư an phủ sứ. Triệu Thành sướng không bút nào tả siết. Y nắm tay Thiệu-Thái: - Cô gia về bằng đường biển, không có dịp ghé Bắc-biên thăm vua Bà. Tiếc quá. Thế nào, vua Bà cùng Thân phò mã vẫn mạnh chứ? - Đa tạ vương gia. Hai thân tiểu nhân vẫn mạnh. Người sai tiểu nhân mang bốn vò rượu, đặc sản Đại-Việt dâng vương gia. Hiện rượu để trên lưng ngựa dưới nhà. Lát nữa tiểu nhân thân mang xuống chiến hạm. - Khai-Quốc vương đâu? Mỹ-Linh đáp: - Khải tấu vương gia, chú của thần hiện ở Thăng-long. Dường như người lên đường sang sứ bên Đại-Tống. Thần lên Bắc-biên thăm cô mẫu ít ngày. May mắn được gặp vương gia. Không hiểu sau lần này, biết đến bao giờ thần mới được bệ kiến. Nói rồi nàng tỏ ra luyến tiếc vô cùng. Nghe chữ bệ kiến, Triệu Thành run lên: - Công chúa muốn đi cùng cô gia chăng? Mỹ-Linh khúm núm: - Nếu được vương gia ban ơn, thực không gì quý bằng. Tiện nữ nghĩ lại trước đây, không biết chính mệnh thiên tử, có hành động chống đối. Tội muôn thác. Mong Vương-gia đại xá cho. Triệu Thành nghĩ thầm: - Nếu được hai đứa này theo phò trợ, thực không gì quý bằng. Bọn Vương Duy-Chính, Dư Tĩnh bì thế nào được. Triệu Thành gật đầu: - Không biết là không có tội. Cô gia được công-chúa, thế-tử theo phò tá. Sau khi thành đại nghiệp, cô gia sẽ trao cho công-chúa, thế-tử cầm đại quân. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đứng lên vái tạ. Địch Thanh thấy Triệu Thành tỏ vẻ trọng đãi Thiệu-Thái, Mỹ-Linh, trong y nảy ra lòng ghen tỵ. Y nhủ thầm: - Võ công bọn này tuy hơn mình. Nhưng chúng nó gốc Nam-man, ta đâu sợ chúng chiếm mất địa vị? Vả, ta vốn là Vũ-khúc tinh quân giáng thế. Hẳn hai đứa phải kính trọng ta. Triệu Thành nói với Mỹ-Linh: - Cô gia mời hai vị sang Trung-nguyên du hành một lần cho biết. Nào chúng ta về chiến hạm. Mỹ-Linh làm bộ hỏi: - Khải tấu vương gia đi ngay ư ? - Đúng thế. Cô gia được Dực-Thánh vương hộ tống về Trung-quốc. Chúng ta xuống chiến hạm, theo đường biển tới Khâm-châu. Sau đó vượt eo biển Hải-Nam tới Quảng-Đông. Từ Quảng-Đông chúng ta đi ngựa về Biện-kinh. Triệu Thành đi song song với Mỹ-Linh, Thiệu-Thái. Trong khi bọn Địch Thanh lẽo đẽo theo sau. Bọn Minh-Thiên, Dực-Thánh vương thấy Mỹ-Linh xuống chiến hạm, họ kinh ngạc đến trợn trừng mắt ra nhìn. Mỹ-Linh làm như không biết Dực-Thánh vương đi đêm với bọn Triệu Thành. Nàng vẫy Thiệu-Thái hành lễ: - Thần nhi kính cẩn vấn an đại vương. Dực-Thánh vương hỏi: - Hai cháu đi đâu đây? Công-chúa không ở thâm cung, đi ra ngoài loạn lên như thế này, còn đạo lý gì nữa? Mỹ-Linh chửi thầm: - Ông này bán nước, mà còn khéo giả vờ. Mình phải khích bọn Triệu Thành đá lão mới được. Nàng cung kính đáp bằng ngôn ngữ bình dân: - Thưa ông, chú hai sai cháu lên thăm cô chú ở Bắc-biên. Đêm qua, cô nằm mơ thấy thần nhân báo mộng rằng sáng nay có Thanh-y đồng tử, cùng Vũ-khúc tinh quân giáng hạ, sẽ tới trấn này. Sau Thanh-y đồng tử thành Hoàng-đế Đại-Tống. Còn Vũ-khúc tinh quân thành Đại nguyên nhung. Vì vậy cô sai anh Thiệu-Thái với cháu đi chầu người, làm lễ ra mắt. Bọn cháu chờ từ sớm, mới đây gặp vương gia cùng Địch trạng nguyên. Hồi đầu, thấy Thiếu-Mai xem tướng, bắt mạch cho Triệu-Thành. Minh-Thiên tưởng bói toán quàng xiên, không thể tin. Sau Thiếu-Mai còn quả quyết trong năm ngày, bệnh Triệu Thành tự khỏi. Ông cũng như Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính cùng hẹn với nhau: - Trong khi chúa công tin tưởng vào lời Thiếu-Mai, mà ba người gạt đi, ắt chúa công không nghe nào. Hơn nữa có thể nghi ngờ lòng trung thành của mình. Cái hẹn năm ngày, bệnh chúa công tự khỏi đâu có xa? Bây giờ, họ thấy Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, một cặp thiếu niên đệ nhất đối đầu của nhà Tống, bỗng ngoan ngoãn khuất phục vương gia của mình, ắt hẳn phải có nguyên do trọng đại lắm. Mỹ-Linh làm chưởng môn phái Mê-linh, một chính phái người nhiều thế mạnh. Thân Thiệu-Thái làm giáo chủ Lạc-long giáo, sức mạnh nghiêng nước... Cả hai đều theo về vương gia, thực nằm mơ họ cũng không tưởng nổi. Trong khi đó Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Nguy tai! Nếu chị Thiếu-Mai với ta cố gắng dùng tướng mệnh thuyết phục Triệu Thành cướp ngôi Đại-Tống. Lại làm cho y tin tưởng rằng chú hai cũng là chính vì thiên tử tộc Việt. Như vậy Dực-Thánh vương tuyệt vọng cướp ngôi vua Đại-Việt, ắt ông phá mưu của ta mất. Ta phải làm sao đây? Mỹ-Linh chú ý thấy Đông-Sơn lão nhân thủy chung nhắm mắt như người ngủ gật, không chú ý đến nàng với Thiệu-Thái. Dực-Thánh vương hỏi Mỹ-Linh: - Mạ mạ sai cháu đón Bình-Nam vương. Vậy bao giờ mạ mạ tới? - Mạ mạ cháu sai bọn cháu chầu chân mệnh thiên tử, chứ không phải đón. Mạ mạ dặn sau đó chờ người ban chỉ dụ. Nay người truyền cho anh Thiệu-Thái với cháu theo hầu người. Cháu đâu dám vi chỉ? Triệu Thành nghe Mỹ-Linh coi mình như Hoàng-đế thực thụ rồi. Trong lòng y mừng không bút nào tả siết. Y nói với Dực-Thánh vương: - Trước kia công chúa Bình-Dương với cô-gia có chỗ hiểu lầm. Nay chỗ hiểu lầm đã xóa bỏ hết. Vương gia không nên nghi ngờ công-chúa làm chi. Thiếu-Mai lắc đầu: - Sự thực, trước kia vương gia chỉ là Bình-Nam vương, sao có thể để thần linh, cùng anh hùng thiên hạ qui phục. Nay vương gia chính vị, tự nhiên chúng nhân hướng về. Không hề có hiểu lầm hay chống đối gì cả, mà chỉ vì mệnh của vị thân vương với hoàng-đế khác nhau mà thôi. Suốt mấy ngày qua, cứ đến giờ Ngọ, bọn Triệu Thành, Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính đều bị lên cơn, đau đớn cùng cực. Thiếu-Mai phải dùng châm cứu tạm thời trấn tĩnh cơn đau. Bây giờ hạn năm ngày tới, bọn Minh-Thiên chờ xem có thấy Triệu Thành lên cơn không, để còn phán xét lời Thiếu-Mai. Quả nhiên sắp tới giờ Ngọ, Quách Quỳ lên cơn trước, rồi tới Đoàn Thông, Dư Tĩnh, Địch Thanh v.v. Duy Triệu Thành, trái lại, mặt y hồng hào tươi tỉnh vô cùng. Sự thực Đỗ Lệ-Thanh đã bỏ thuốc giải vào bát canh của Triệu Thành. Bệnh y khỏi rồi. Trong khi ăn sáng ở tửu lầu, đầu bếp khéo léo nấu món canh gà, đã thêm nước cốt Phục-linh, Sa-sâm, Đỗ-trọng, Kỷ-tử vào cho cả bọn ăn. Triệu Thành vừa khỏi bệnh, ăn vào càng thêm khoẻ mạch. Còn Địch Thanh, Dư Tĩnh trong người có độc chất, ăn phải vị bổ, lại đau thêm. Thiếu-Mai lại dùng kim trấn tĩnh cơn đau cho mọi người. Triệu Thành đứng dậy chắp tay vái Thiếu-Mai: - Lê cô nương! Đúng như lời cô nương đoán, bệnh quả nhân tự khỏi. Sau này thành đại nghiệp, cô gia sẽ phong cô nương làm ngự y. Còn các vị này, bao giờ mới khỏi bệnh? Thiếu-Mai lắc đầu: - Khó lắm. Tự nhiên, e mấy vị này không thể khỏi được. Trừ khi vương gia truyền chư thần cứu họ, thì trong năm ngày nữa sẽ khỏi bệnh. Triệu Thành tưởng mình làm vua thực thụ rồi. Y phán: - Hỡi chư thần. Chư thần hãy vì giang sơn vạn dậm Đại-Tống mà trị bệnh cho những vị phò trợ trẫm. Trẫm nguyện sẽ phong tặng xứng đáng cho chư thần. Y nói với Thiếu-Mai: - Đa tạ Lê tiểu thư. Thiếu-Mai vờ chắp tay tạ ơn. Chiến thuyền nhổ neo, rời cảng, hướng Khâm-châu. Đường biển từ cảng Tiên-yên đi Khâm-châu phải qua vùng vịnh có nhiều núi đá mọc lởm chởm. Thuyền không dám dương buồm, sợ chạy mau chạm phải đá ngầm. Vì vậy các thủy thủ ngồi vào vị trí, kéo mái chèo. Nơi mà chiến thuyền đi đó, sau này đặt tên là vịnh Hạ-long. Ngoài khơi có hàng trăm ngàn núi đá, thạch nhũ, đủ mọi hình thù kỳ dị. Ánh nắng chiếu vào thạch nhũ, phản chiếu thành muôn mầu vạn sắc long lanh. Mọi người có cảm tưởng như đang đi vào thế giới Bồng-lai. Dực-Thánh vương truyền bắc ghế lên sàn thuyền, sai bầy tiệc rượu để Triệu Thành vừa uống vừa ngắm cảnh. Bây giờ Địch Thanh đã tin lời Thiếu-Mai, y vốn là Vũ-khúc tinh quân giáng thế. Y hỏi: - Lê tiểu thư. Tại hạ là Vũ-khúc tinh quân. Dư sư huynh là Văn-khúc tinh quân. Vương chuyển vận sứ là Văn-xương tinh quân. Thế còn Minh-Thiên đại sư vốn là sao nào? Thiếu-Mai lắc đầu: - Đại sư không ở trên Thiên-cung. Người vốn là một vị Bồ-tát ở Tây-phương cực lạc, tuân lệnh Phật-tổ đầu thai giúp Thanh-y đồng tử. Minh-Thiên không định được tâm, ông ngơ ngác cả người: - Bần tăng là? - Bồ-tát Đại-Huệ. Mọi người ồ lên. Quách Quỳ hỏi: - Thái sư phụ! Bồ tát Đại-Huệ hành trạng ra sao? - Đại-Huệ dịch từ tiếng Phạn Mahâmati. Hồi đức Thích-ca Mâu-ni đến núi Lăng-già. Bồ-tát ngồi làm Thượng-thủ, kính cẩn xin Phật thuyết pháp. Nhân đó ngài giảng kinh Lăng-già. Đến đây ông đưa mắt nhìn Mỹ-Linh: - Công chúa! Nghe công chúa làu thông kinh Lăng-già, nên luyện thành Vô-ngã tướng Thiền-công. Có phải không? Đối với vị đại sư này, Mỹ-Linh kính trọng hơn cả. Nhất là hôm đại hội, ông bị Nhật-Hồ đánh bại, mà thản nhiên như không. Rõ ràng tư cách đó chỉ người đắc quả mới có. Nàng cung kính : - Bạch đại sư, đệ tử được sư phụ giảng dạy thực nhiều. Song ngộ tính cũng như duyên phận chưa đủ, thành ra chỉ dậm chân ở ngưỡng cửa Bồ-đề mà thôi. - A-di Đà-Phật! Công chúa thực khiêm tốn. Công chúa mới bằng này tuổi đầu, mà võ công, mưu trí khó ai sánh kịp. Ắt hẳn sau này tiến trình còn xa lắm. Mỹ-Linh nói thực: - Tiểu nữ mong báo hiếu Quốc-tổ, Quốc-mẫu, nội tổ, song thân, thúc phụ xong, rồi vào chốn Không-môn tìm lẽ giải thoát, chứ cái thân vô-thường này đâu có đáng gì? Dư Tĩnh hỏi: - Hiện giờ công chúa biết chúa công tôi là chính vị Thiên-tử, nên theo phò. Nếu như sau này, giữa Khai-Quốc vương với chúa-công tôi có sự tranh chấp. Công chúa sẽ giúp ai? Mỹ-Linh lắc đầu: - Không thể có truyện đó. Vương gia là chính vị Thiên-tử Bắc. Chú tiểu nữ là chình vị Thiên-tử Nam. Nam không xâm Bắc. Bắc chẳng đánh Nam. Ai trái lại mệnh trời, sẽ bị chu diệt. Tuy nhiên... Mỹ-Linh im lặng suy nghĩ, tìm lời giải thích, Triệu Thành tưởng nàng chưa muốn nói hết. Y gặng: - Tuy nhiên sao? - Tuy nhiên hiện thời của Thiên-tử Bắc đã tới. Cho nên tiểu nữ phải theo phò tá. Sau khi vương gia thành đại nghiệp, mãi hơn hai mươi năm sau thời của thúc phụ tiểu nữ mới tới. Bấy giờ tiểu nữ về nước phò tá người cũng vừa. Lúc đầu, nghe Thiếu-Mai bói cho Triệu Thành, Dực-Thánh vương ghét lắm. Ông cho rằng nàng bịa đặt. Bây giờ, thấy mọi việc xẩy ra có thứ lớp, khiến ông cũng tin: - Lê cô nương! Vận mạng tương lai của lão phu ra thế nào xin cô nương dạy cho. Thiếu-Mai ngắm nhìn ông một lúc rồi nói: - Vương gia vốn họ Lý. Họ Lý được ngôi mộ Cổ-pháp, phát tới hơn hai trăm năm. Sự nghiệp rạng rỡ vô cùng. Vương gia cũng được hưởng phúc trạch ấy. Sau này vương gia sẽ làm vua Đại-Việt. Địch Thanh lắc đầu: - Hôm qua, cô nương nói Khai-Quốc vương là chính mệnh Thiên-tử Nam. Bây giờ cô nương lại bảo Dực-Thánh vương làm vua Đại-Việt. Vậy ra nước có hai vua sao? Thiếu-Mai cười : - Vũ-khúc tinh quân nghe không kỹ mất rồi. Tiểu nữ nói Dực-Thánh vương làm vua Đại-Việt. Còn Khai-Quốc vương làm vua tộc Việt tức bao gồm Đại-lý, Đại-Việt, Chiêm-thành, Lão-qua, Chân-lạp, Xiêm-la. Tức một vị Hoàng-đế. Như Hoàng-đế Đại-Tống, dưới còn có vua Tây-hạ, Cao-ly v.v. Dực-Thánh vương nghe Thiếu-Mai nói, trong lòng ông vui không bút nào tả siết. Ông nghĩ thầm: - Mình chỉ ao ước làm vua Đại-Việt cũng đã vượt ra ngoài ước vọng rồi. Thình lình viên thuyền trưởng đến trước Đoàn Thông: - Trình đề đốc, phía trước có hai con thuyền đang chạy ngược chiều với ta, dường như thuyền buôn. Xin đề đốc ban lệnh. Đoàn Thông đứng dậy, leo lên trên viễn vọng đài quan sát: Xa xa, quả có hai con thuyền khá lớn, đang chạy ngược chiều lại. Song vì xa quá, không thấy rõ cờ hiệu, cũng không phân biệt được dân thuyền hay chiến hạm. Y ra hiệu thuyền cứ thẳng tiến tới. Một mặt y cho lệnh báo động. Thủy quân đời Lý tuy không mạnh bằng đời Lĩnh-Nam. Nhưng từ cổ, người Việt vốn giỏi thủy tính. Cho nên đời nào thủy quân cũng hùng mạnh. Thời Lĩnh-Nam, công chúa Gia-hưng Trần Quốc làm Đại đô-đốc, phá tan hạm đội Hán ở Nam-hải, giết Đại đô-đốc Hán là Nam-an hầu Đoàn Chí. Sau còn đánh cho Mã Viện một trận nghiêng ngửa ở hồ Lãng-bạc. Thời Ngô, Ngô-vương phá Nam-hán ở Bạch-đằng. Thời Lê, lại phá Tống cũng ở Bạch-đằng nữa. Thủy quân luôn luyên tập. Vì vậy một hồi tù và báo lên. Lập tức mỗi người ngồi vào vị trí của mình. Kẻ thủ cung tên. Người thủ máy phóng lao. Hai cánh buồm nhỏ dương lên, bọc gió căng no. Thuyền vùn vụt tiến tới. Bọn Triệu Thành cũng đứng dậy quan sát. Mỗi lúc hai chiếc thuyền một tới gần hơn. Viên thuyền trưởng la lớn: - Một thuyền lạ, đang đuổi theo thuyền của bang Hồng-hà bên Đại-Việt. Dực-Thánh vương ra lệnh: - Cho thuyền mình dàn ngang, chờ xem sự thể ra thế nào đã. Mỹ-Linh nhìn kỹ, thấy con thuyền của bang Hồng-hà như chở nặng, khẳm hẳn xuống, nên đi rất chậm. Còn con thuyền kia dường như không chở gì, phăng phăng lướt rất nhẹ nhàng. Hạm đội Động-đình dàn hàng ngang ra một tuyến dài chờ đợi. Khi còn cách xa soái thuyền hơn ba dặm. Con thuyền sau đuổi kịp thuyền trước, ép lại như uy hiếp. Hai bên dùng tên bắn sang nhau. Dực-Thánh vương truyền lệnh cho soái thuyền xông thẳng tới. Các thủy thủ ra sức chèo. Một người đứng trên đài chỉ huy con thuyền nhỏ lên tiếng: - Chúng ta đang có việc làm ăn riêng tư. Thuyền nào kia, mau tránh ra chỗ khác. Địch Thanh la lớn: - Chúng ta nhân đi qua đây, thấy sự lạ, ngừng lại xem. Các người đang đánh giết nhau, xin cứ tiếp tục. Chúng ta muốn coi chơi cho vui vậy mà. Có tiếng từ con huyền lớn nói vọng sang: - Bọn Đường-lang các ngươi thật là quân mặt dầy. Từ trước đến nay, giữa bang Hồng-hà chúng ta với bang của người, mỗi bên một giang sơn. Hà cớ hôm nay các người ỷ đông bức chúng ta. Mối hận này các người hãy nhớ lấy. Mỹ-Linh nhận ra người nói đó là Sử Anh, bang chủ bang Hồng-hà. Một người trên thuyền bang Đường-lang cười khành khạch: - Chết đến gáy rồi, mà còn già họng. Hôm nay ta đưa các người xuống Đông-hải long cung chơi, không cho một mống nào sống sót. Bang chúng các người có tài kinh thiên động địa cũng không biết người chết trong trường hợp nào. - Tào-Minh! Nếu mi có giỏi, hãy cùng chúng ta một chọi một mới là anh hùng. Còn lấy số đông áp đảo, ta không phục. Triệu Huy kinh lịch giang hồ nhiều, y nói nhỏ với Triệu Thành: - Vương gia! Sử Anh giữ chức bang chủ Hồng-hà. Y gốc người đất Mân sang Đại-Việt buôn bán đã hai đời. Thế lực bang Hồng-hà rất lớn. Dưới quyền y có hơn năm trăm thương thuyền buôn bán khắp sông ngòi, biển Hoa-Việt. Hôm trước y có về dự đại hội Thăng-long. Triệu Thành gật đầu: - Cô gia đã nhận ra y. - Còn Tào Minh, trước đây phụ thân y làm Đại đô-đốc thủy quân của nước Ngô-Việt. Sau khi Ngô-Việt bị vua Thái-tông bản triều diệt vào niên hiệu Thái-bình hưng quốc thứ ba (978). Y đem thủy quân ra biển lập bang Đường-lang, không chính, không tà. Y chết, con y là Tào Minh lên thế vị. Thế lực bang Đường-lang rất lớn. - Cái tên Đường-lang sao ta nghe quen quá. Minh-Thiên gật đầu xác nhận: - Đường-lang là con bọ ngựa. Tổ tiên Tào Minh tên Tào Động, xuất thân đệ tử phái Thiếu-lâm. Y làm nghề bảo tiêu. Một hôm trên đường đi săn. Y thấy con se sẻ mổ con bọ ngựa. Con bọ ngựa dùng hai càng chống lại. Từ đó y ly khai phái Thiếu-lâm, lập ra phái Đường-lang. Võ công Đường-lang rất hiểm độc. Trong cái chính gốc Thiếu-lâm, có cái tà môn của côn trùng. Tào Minh, tức người chỉ huy con thuyền nhỏ cười khành khạch: - Được. Ta với người đánh cuộc. Bên ta cử ra ba người. Bên người cử ra ba người đơn đấu. Nếu bên ta thắng hai. Bên người phải trao cái ấy cho ta. Còn ngược lại, bên người thắng. Chúng ta nguyện rút lui. Sử Anh cười ha hả: - Được, người cử ra trước đi. Triệu Thành bảo Địch Thanh: - Đây thuộc lãnh hải Trung-quốc. Cô-gia giữ chức Phụ-quốc thái-úy. Cô-gia hiện diện, nhất thiết mọi việc đều do cô-gia xử lý. Người dạy bảo chúng đi. Địch Thanh hô lớn: - Xuất hiện! Ba tiếng pháo hiệu nổ. Hai lá cờ Tống, Việt cùng kéo lên chót vót cột cờ. Thủy thủy gươm giáo sáng choang đồng xuất hiện. Uy thế cực kỳ dũng mãnh. Sử Anh, Tào Minh cùng kinh ngạc. Tào Minh hỏi: - Là binh thuyền nào? Ai ở trên thuyền ấy? - Phụ-quốc thái-úy, Tổng-đốc quân mã trọng sự Bình-Nam vương nhà Đại-Tống. - Bình-Nam vương ở kinh sư, chứ đời nào lại đi một con thuyền trên biển. Chắc bọn mi thuộc phường trộm cướp xưng láo rồi. Tuy nói vậy, mà giọng Tào Minh có vẻ núng thế. Soái thuyền ép sát vào thuyền bang Đường-lang. Địch Thanh, Dư Tĩnh cùng nhảy sang. Tào Minh quát: - Hai người thông báo tên họ đi. Địch Thanh nói lớn: - Dư Tĩnh, An-phủ sứ Quảng-Tây lộ. Địch Thanh, võ trạng. Tào Minh ủa lên một tiếng kinh ngạc. Y hành lễ: - An-phủ sứ cùng Địch trạng-nguyên ở đây thực hay quá. Xin hai vị chủ trì cho một việc. Y chỉ sang thuyền bang Hồng-hà: - Thuyền kia thuộc bang Hồng-hà. Chúng chỉ được phép đến Khâm-châu buôn bán. Thế mà chúng lén vượt biển lên tới trên này. Đã thế chúng còn chống lại người của thiểm bang. Vì vậy thiểm bang đuổi theo, bắt y phải chịu lỗi. Y cứng đầu, chống trả. Dư Tĩnh đã gặp Sử Anh hôm đại hội Lộc-hà. Y được biết thế lực bang Hồng-hà rất lớn, bao trùm sông, biển Đại-Việt. Trong kế hoạch thu dụng nhân tâm, Triệu Thành chú ý đến bang này rất nhiều, mà chưa có dịp. Nay thấy Tào Minh tố cáo vậy, Tĩnh hỏi: - Sử bang chủ! Lâu nay vẫn mạnh giỏi chứ. Thời gian qua mau thực. Mới hôm nào gặp Sử bang chủ tại đại hội Thăng-long, thấm thoắt mấy tháng qua rồi. Sử Anh thấy Dư Tĩnh, Địch Thanh, ông đồ chừng hai người này hiện diện, ắt Triệu Thành có mặt. Ông tươi mặt, kính cẩn hành lễ: - Dư đại nhân. Tiểu nhân xin bạo gan hỏi thăm đại nhân, hiện Bình-Nam vương gia có đây không? Tiểu nhân mong được yết kiến người. Dư Tĩnh chỉ sang chiến thuyền: - Vương gia hiện ở bên kia. Nào mời Tào, Sử bang chủ sang để người phán xét. Bất đắc dĩ Tào Minh phải cùng Sử Anh sang chiến thuyền Đại-Việt. Lên đến nơi, thấy quân khí hùng tráng. Y đâm hoảng. Thiếu-Mai nói nhỏ vào tai Triệu Thành: - Vương gia lấy lễ đãi kẻ sĩ, thu phục nhân tâm, dùng vào đại sự. Triệu Thành đang định hạch sách theo thói quen của người cầm đại quân. Nghe Thiếu-Mai nhắc nhở, y đứng dậy kéo ghế, nói: - Hai vị bang chủ có gì tranh chấp nhau mà phải dụng võ? Hãy ngồi đây uống mấy chung rượu đã. Sử Anh, Tào Minh từng nghe danh Phụ-quốc thái-úy Bình-Nam vương, quyền nghiêng nước, ắt hẳn phải hách dịch, bang bạnh lắm. Không ngờ trước mặt họ, chỉ thấy một trung niên nam tử rất ôn nhu, khiên cung. Triệu Thành đi một vòng giới thiệu những người hiện diện. Vì y nghĩ: muốn khuất phục hai tên nửa lương dân, nửa đầu trộm đuôi cướp này, cần phải có sức mạnh. Y giới thiệu những Đông-Sơn, Minh-Thiên, Địch Thanh đã đành, mà còn giới thiệu Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nữa. Quả nhiên, Sử Anh thấy Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, thì kính cẩn hành lễ: - Tiểu nhân Sử Anh thuộc bang Hồng-hà xin tham kiến giáo chủ cùng công chúa. Tào Minh cũng chắp tay: - Tiểu nhân buôn bán dọc một giải biên thùy Tống-Việt, hằng nghe đại danh giáo chủ cùng công-chúa. Hôm nay mới được yết kiến. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Sử bang chủ tuân lệnh chú ta, lập ra bang Hồng-hà, với mục đích thu lượm tin tức. Như vậy Sử làm việc gì, thì việc đó đều do lệnh chú ta. Ta phải gỡ rối cho y. Nghĩ vậy nàng phất tay: - Tào bang chủ. Không biết Sử bang chủ có điều gì làm bang chủ buồn lòng, đến nỗi xích mích như vậy? Đây thuộc lãnh hải Đại-Tống, bang chủ hãy đem đầu đuôi câu truyện ra, để Bình-Nam vương gia xử lý cho. Triệu Thành thân bưng hũ rượu rót đầy các chung, tay cầm chung rượu dơ lên: - Khoan nói ai phải, ai trái. Chúng ta hãy uống chung rượu ghi lần tao ngộ trên biển Đông này đã. Nào mời các vị cùng cô-gia uống rượu đã. Truyện gì đâu còn đó. Nào đầu bếp đâu, mau đọn đồ nhắm tốt ra đây, để chúng ta đồng ẩm. Mỹ-Linh cầm chung rượu trao cho Tào Minh: - Tào bang chủ! Tôi theo đạo đức Thế-tôn, giới tửu. Chung rượu này xin bang chủ đỡ dùm. Tào Minh đỡ chung rượu: - Đa tạ công chúa ban thưởng. Tào Minh uống can chung rượu. Y ngẫm nghĩ một lúc, rồi hỏi: - Không biết rượu vương gia ban đây là rượu gì? Tiểu nhân chưa từng nếm qua. Rõ ràng nồng độ rượu cao, mà hương thơm lại dịu. Rượu nhập vị, lập tức tỏa ra thực mau. Sau khi uống, hương, vị còn đậm đà một lúc mới hết. Vừa nói, y vừa xốc lại cái áo khoác ngoài. Mỹ-Linh lét thấy nút áo trên ngực y có sợi chỉ đỏ. Nàng chửi thầm: - Tào-Minh, Sử Anh đóng kịch hay quá. Đến mình mà còn tưởng họ gây sự với nhau, e rằng Triệu Thành khó mà biết được. Thì ra cả hai cùng tuân mệnh lệnh Khu-mật viện đây. Im xem họ làm gì? Đối với thứ rượu Mỹ-Linh mang tới, Triệu Thành không biết gì hơn. Y đưa mắt nhìn Dực-Thánh vương. Vì lần đầu tiên y uống thứ rượu này. Vương chỉ Mỹ-Linh: - Đây là một trong bốn hũ rượu Bình-Dương mang theo, tiểu vương cũng không biết nó tên gì. Mỹ-Linh chỉ Thiệu-Thái: - Vua Bà Bắc-biên truyền anh em tiểu nữ mang theo bốn hũ rượu cực kỳ trân quý, gọi là chút thổ sản dâng vương gia. Nếu vương gia thấy xơi đựợc, người sẽ cử sứ sang dâng tiếp. Nàng bưng ra hũ thứ nhì, mở nắp, để tay trái lên hũ, vận khí truyền vào. Lập tực rượu vọt lên như cái vòi hướng mấy cái chung trống. Tuyệt ở chỗ, sau khi đầy, vòi lại hướng chúng khác, không một giọt bắn ra ngoài. Mọi người vỗ tay hoan hô. Triệu Thành cầm chung rượu đưa lên, miệng đọc hai câu thơ của Lý Bạch: Xử thế nhược đại mộng, Hồ vi lao kỳ sinh.Nào chúng ta cạn chén. Thiệu-Thái ít đọc sách, chàng không hiểu ý hai câu thơ, hỏi nhỏ Mỹ-Linh: - Vương gia đọc thơ gì vậy? - Đó là hai câu thơ của Lý-Bạch nghĩa là: Ở đời như giấc chiêm bao. Tội chi mà phải lao đao nhọc nhằn.Dư Tĩnh xuất thân tiến sĩ. Y có chút danh vọng trên văn đàn thời bấy giờ. Hôm trước nghe Triệu Huy nói Mỹ-Linh đấu văn, thắng Ngô Tích. Y không tin một cô gái Nam-man có thể thông văn học Trung-quốc. Nay thấy Triệu Thành ngâm hai câu thơ Lý Bạch, mà Mỹ-Linh hiểu thấu, dịch sang tiếng Việt. Y hỏi: - Ty chức nghe công-chúa điện-hạ thuộc giới bút mặc văn tự quán thế Đại-Việt. Không biết bài thơ trên của Thanh-liên cư-sĩ công chúa còn nhớ không? Lâu ngày ty chức quên mất rồi. Nghe Dư Tĩnh hỏi, Mỹ-Linh cười thầm trong tâm: - Tên này muốn thử mình đây. Y đã đậu tiến sĩ, thơ hay, lại nổi danh thích rựơu chẳng lẽ không thuộc bài &quot;Xuân nhật túy khởi ngôn chí&quot; (Ngày xuân ngủ say, khi tỉnh dậy nói chí mình)? Hiện chú hai đang dàn mọi phương tiện, khiến Triệu Thành phản chúa, cướp ngôi. Chú an trí ta với Thiếu-Mai cạnh Thành. Ta cần phải chinh phục bọn tùy tùng của Thành, mới mong mỗi lời nói, không bị chúng bác bỏ. Về võ công, đương nhiên ta bỏ xa chúng. Bây giờ cần khuất phục chúng bằng văn chương. Tuy vậy phải khéo léo, bằng không hoá ra gây thù chuốc oán với chúng. Nghĩ vậy nàng mỉm cười: - Dư tiến sĩ thực khéo ban lời khen tặng, khiến cho tôi cảm thấy thẹn thùng. Tuy nhiên người đã hỏi, tôi đâu dám không thưa? Về bài Xuân nhật túy khởi ngôn chí rằng hay thì thực là hay. Song đối với chúng ta, lại không hợp tý nào cả. Triệu Thành không thuộc bài thơ này. Y hỏi: - Không biết bài thơ đó ra sao mà công chúa bảo không hay đối với chúng ta? Mỹ-Linh cất cao giọng ngâm: Xử thế nhược đại mộng, Hồ vi lao kỳ sinh. Sở dĩ chung nhật túy, Đồi nhiên ngọa tiền doanh. Giác lai miện đình tiền. Nhất điểu gian hoa minh. Tá vấn thử hà nhật, Xuân phong ngữ lưu oanh. Cảm chi dục thán tức, Đối tửu hoàn tự khuynh. Hạo ca đã minh nguyệt, Khúc tận dĩ vong tình.(1) Mọi người vỗ tay hoan hô. Thiếu-Mai quay sang nói với Dư Tĩnh: - Dư đại nhân thấy không? Chúng ta muôn dặm phò tá quân vương, gây sự nghiệp Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang. Xưa kia Chu công đang ăn cơm, thấy hiền tài tới, vội nhả cơm, tiếp khách. Người xưa như vậy, ta phải học theo. Thơ Lý hay thì thực hay, song chúng ta chẳng nên theo gương Lý, coi đời như giấc mộng phù ảo. Nàng bưng hũ rót một lượt vào các chung. Vương Duy-Chính nói: - Thánh nhân xưa dùng rượu để tế trời, cúng tiên vương, ban thưởng sĩ tốt. Cho nên nói: Nam vô tửu như kỳ vô phong. Nhưng uống rượu nhiều quá, thần minh bị lấp. Rượu làm hại gan, đốt cháy phổi. Chúng ta, những người thức thời, lấy rượu để đàm văn luận võ, đó chính cái thú phong nhã vậy. Lý Bạch coi rượu là thánh, là thần, e quá đáng. Nào công chúa, xin công chúa ngâm thêm bài thơ nữa của Lý Bạch làm hứng ẩm tửu. Mỹ-Linh ngâm tiếp: Khuyến quân mạc cự bôi, Xuân phong tiếu nhân lai. Đào lý như cựu thức, Khuynh hoa hướng ngã khai. Lưu oanh đề bích thụ, Minh nguyệt khuy kim bôi. Tạc nhật chu nam tử, Kim nhật bạch phát thôi. Cước sinh Thạch-hổ điện, Lộc tẩu Cô-tô đài. Quân nhược bất ẩm tửu, Tích nhân an tại tai? Cử tọa chưa kịp vỗ tay, Mỹ-Linh chuyển dịch, ngâm Sa-mạc: Khuyên anh đừng khước rượu mời, Gió Xuân phây phẩy như cười với ta. Hoa đào hoa mận nở to, Cùng nhau nghiêng cánh về ta mỉm cười. Chim oanh ca hót cành ngoài, Trăng khuya rọi ánh sáng ngời chén say. Hôm nào, còn khóc oa oa, Hôm nay tóc bạc, nghĩ mà thảm thương. Nếu anh chẳng uống cho cùng, Người xưa đâu tá, ta ngồi nhớ nhung: Cô-tô dấu cũ, hươu lồng, Lâu đài Thạch-hổ, cỏ chồng lên nhau.Vương Duy-Chính hỏi Mỹ-Linh: - Dường như công chúa thích thơ Lý lắm thì phải? Lý là đại thi hào thời thịnh Đường, được người đương thời tặng cho danh hiệu thi tiên. Còn Đỗ Phủ được phong làm thơ thánh, mà công chúa lại không ưa nghĩ cũng lạ... Mỹ-Linh lắc đầu: - Tôi không mấy thích thơ Lý. Ngược lại tôi thích Đỗ hơn. Đỗ như một người lăn xả vào giúp đời. Còn bảo thơ Lý hay nhất, e còn phải bàn lại. Như khi qua lầu Hoàng-hạc, Lý đã phải chịu thua Thôi Hạo. Triệu Anh không biết nhiều về giai thoại văn chương. Y hỏi: - Công chúa! Lý chịu thua Thôi ra sao? - Nguyên Thôi Hạo qua lầu Hoàng-hạc ở Bắc thành Vũ-xương, có làm bài thơ như sau: Tích nhân dĩ thừa Hoàng-hạc khứ, Thử địa không dư Hoàng-hạc lâu.(2) Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tải không du du. Tình xuyên lịch lịch Hán-dương thụ.(3) Phương thảo thê thê Anh-vũ châu.(4) Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng xử nhân sầu. (5) ... nhưng kém Thôi nhiều. Triệu Thành nghe Mỹ-Linh luận bàn, y thích quá: - Công chúa có thuộc bài thơ đó không? - Khải tấu vương gia có. Rồi nàng cất tiếng ngâm: Phượng hoàng đài, phượng hoàng du,(6) Phượng khứ đài không giang tự lưu. Ngô cung hoa thảo mai u kính,(7) Tấn đại y quan thành cổ khâu.(8) Tam sơn bán lạc, thanh thiên ngoại,(9) Nhị thủy chung phân Bạch-lộ châu.(10) Tổng thị phù vân năng tế nhật, Trường-an bất kiến xử nhân sầu.(11)Cử tọa vỗ tay. Mỹ-Linh hỏi Vương Duy-Chính: - Vương chuyển-vận sứ. Không biết trong các thi hào Trung-quốc, Vương tiên sinh thích vị nào nhất? Vương Duy-Chính trầm ngâm nhìn trời một lát, rồi đáp: - Kể ra thích, thì ty chức thích nhiều lắm. Thơ văn Trung-quốc như rừng như biển. Tuy vậy ty chức thích nhất Sở từ Khuất Nguyên. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Thằng cha này khôn hơn Dư Tĩnh nhiều. Y nói thích Sở từ của Khuất Nguyên, vì Khuất-Nguyên có chân tài, bị Sở Hoài-Vương phụ lòng, mà ông không thay đổi chí hướng. Cho đến chết vẫn còn tưởng nhớ quân vương. Bản lĩnh làm quan của tên này cao thực. Nghĩ vậy nàng cất tiếng ngâm một đoạn trong bài Ly-tao, rồi nói: - Thiên kinh, địa nghĩa, nam nhi đại trượng phu, gánh vác hai chữ trung-quân thực đáng khen thay. Nàng bưng hũ rượu thứ ba, rót đầy vào các chung, rồi bưng một chung trao cho Vương Duy-Chính: - Mời vương chuyển vận sứ cạn chung này. Duy-Chính nói câu cảm tạ, rồi bưng rượu uống. Mỹ-Linh trao chung rượu cho Tào Minh: - Tào bang chủ, mời bang chủ cạn chung này, xin phẩm bình cho rượu có ngon không? Tào Minh uống cạn, ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói: - Chà thứ rượu này khác hẳn với thứ rượu ban nãy. Hương vị thoang thoảng như hương sen, mùi vị như có như không, mà tan vào tỳ vị mau hơn nữa. Mỹ-Linh mỉm cười: - Tào bang chủ thực xứng đáng với danh hiệu Vạn chung lang mà giang hồ tặng cho. Thứ rượu đầu tiên là rượu đậu nành. Thứ rượu sau là rượu nấu bằng nước lá sen. Triệu Huy làm quan đã lâu. Y nếm không thiếu gì loại rượu. Rượu đậu nành, rượu lá sen, y từng nếm qua. Song mùi vị không giống loại rượu Mỹ-Linh mang tới. Y hỏi: - Công chúa! Tiểu tướng đã từng uống rượu đậu nành, rượu nước lá sen, song không giống thứ rượu này. Mỹ-Linh đã từng nghe ngự trù giảng giải cùng nấu rượu. Nàng thuộc lòng tính chất cùng cách nấu. Nghe Triệu Huy hỏi, nàng nghĩ thầm: - Tên này khôn thực. Hôm trước Tự-Mai thẩm vấn Quách Quỳ. Quỳ khai rằng hiện mỗi năm Tống đòi Đại-Việt phải cống các loại rượu: đậu nành, cắc kè, thập đại danh hoa và nếp than nấu bằng nước lá sen. Tên này đã làm thị-vệ hoàng-cung. Chắc y muốn tò mò, để hiểu về thuật cất rượu của Đại-Việt đây. Tội gì ta nói cho chúng nghe nhỉ? Nàng đánh trống lảng: - Triệu thống chế quả thực kinh lịch. Rượu đậu nành tuy cùng dùng chất liệu giống nhau, nhưng cách cất cùng tính chất thổ ngơi khác nhau. Nên mùi vị khác nhau, có gì là lạ. Nàng rót rượu thập đại danh hoa mời mọi người, tay bưng chung rượu của mình mời Tào Minh: - Tào bang chủ. Không hiểu nguyên do nào bang chủ cùng với Sử bang chủ đây sinh ra bất hoà vậy? Bang chủ có thể trình Vương-gia. Vương-gia xử lý cho chẳng hay ư? Tào Minh cầm chung rượu uống cạn, rồi kính cẩn hướng vào Triệu Thành: - Khải tấu Vương-gia! Từ trước đến giờ tệ bang với bang Hồng-hà vạch biển chia vùng. Bang Hồng-hà hoạt động từ eo biển Hải-nam trở xuống. Tệ bang hoạt động từ eo biển Hải-nam trở lên. Thế mà lần này bang Hồng-hà vi ước, dám vượt eo biển lên vùng Mân-Việt, không hỏi tệ bang lấy một lời. Như vậy thực khinh nhau quá đáng. Triệu Thành hỏi Sử Anh: - Trên chốn giang hồ, bọn võ lâm chúng ta lấy chữ tín làm trọng. Sử bang chủ đã ước hẹn với người sao còn vi phạm? Sử Anh chắp tay: - Khải tấu vương gia. Tiểu nhân thực có vi phạm ước với bang Đường-lang, nên đã cung kính xin lỗi, nhưng Tào bang chủ không chịu. Xét cho cùng, tiểu nhân vi phạm cũng có lý do trọng đại. Triệu Thành ngắt lời: - Sử bang chủ thử nói rõ lý do xem nào? Sử Anh cung cung kính kính nói: - Thưa vương gia. Cách đây mấy ngày, tiểu nhân đang đi trên vùng Ngọc-sơn. Lúc ấy vào giữa đêm, thấy đức Quan-thế-âm bồ tát hiện trên mây. Anh em tiểu nhận thụp xuống lạy. Ngài phán rằng hôm nay, vào khoảng giờ này, Thanh-y đồng tử, Văn-khúc tinh quân, Vũ-khúc tinh quân tuân chỉ Ngọc-Hoàng thượng đế giáng sinh. Sau Thanh-y đồng tử sẽ thành chính mệnh thiên tử. Văn-khúc tinh quân thành tể tướng, Vũ-khúc tinh quân sẽ thành nguyên nhung. Ngài lại dạy: bồ tát Đại-Huệ tuân chỉ Phật-tổ giáng sinh, để trợ giúp Thanh-y đồng tử. Vì vậy anh em tệ bang mới xin phép quan đề đốc Khâm-châu lên đây tiếp giá. Triệu Thành nghe Sử Anh nói, y run lên: - Quan-thế-âm có tả hình dạng ba vị đó ra sao không? Sử Anh nói: - Ngài trao cho tiểu nhân cuốn trục, dặn rằng đúng giờ Ngọ hôm nay mới được mở ra. Cho nên khi gặp anh em bang Đường-lang, đòi phải trao cuốn trục. Tiểu nhân nhất định không trao, vì vậy mới sinh ra cãi vã, rồi động thủ. Dư Tĩnh cười: - Tưởng gì chứ việc đó cũng dễ thôi. Bây giờ đúng Ngọ rồi. Sử bang chủ đem cuốn trục mở cho mọi người xem nào? Sử Anh, Tào Minh bất quá là bang trưởng một bang hội. Ngày thường gặp viên quan huyện, đã phải khép nép. Bây giờ họ đứng trước một Bình-Nam vương, Phụ-quốc thái-úy, lại được mời uống rượu cùng nói năng nhỏ nhẹ. Nên hai người không dám cãi cọ nhau nữa. Sử Anh trở về thuyền mình. Một lát y cầm sang một ống bằng bạc. Y cung cung kính kính dâng cho Triệu Thành. Thành tiếp lấy đưa cho Triệu Huy: - Triệu thống chế. Người mở ra coi, xem hình thiên tử ra sao? Triệu Huy cầm con dao nhỏ, tiện một vòng. Hộp bạc đứt ra làm hai. Bên trong có cuốn trục. Y cầm cuốn trục mở ra. Mọi người cùng bật kêu lên tiếng úi chà. Y dơ cho mọi người xem. Trong hình vẽ một con rồng vàng, đầu giống hệt đầu Triệu Thành. Con rồng vàng đang bay lượn trên không. Cạnh đó, có con bạch hổ bay phía sau. Đầu con bạch hổ giống hệt Địch Thanh. Xa chút nữa, có hai vị văn quan, sắc phục thừa tướng. Một người mặt giống hệt Dư Tĩnh. Một người giống hệt Vương Duy-Chính. Phía trước một vị Bồ-tát, mặt giống hệt Minh-Thiên. Sử Anh, Tào Minh cùng quỳ gối trước Triệu-Thành: - Bọn hạ thần xin khấu đầu trước thánh thiên tử. Triệu Thành mừng không bút nào tả xiết. Y đỡ hai người dậy: - Việc này cần giữ kín. Bằng không cô-gia sẽ bị hại. Sử, Tào cùng tâu: - Bệ hạ ban chỉ, bọn hạ thần xin hết sức giữ kín. Triệu Thành nhỏ nhẹ: - Hai vị đã biết ta, nên kết thân với nhau, cùng ta xây đại nghiệp. Từ nay đừng gây với nhau nữa. Tào Minh nắm tay Sử Anh: - Mong sư huynh thứ tội cho đệ. Triệu Thành thân mời mọi người uống rượu. Cuối tuần rượu y nói: - Sử, Tào bang chủ về chỉnh bị lại anh em trong quý bang. Đợi khi cô-gia khởi sự, phải hưởng ứng. Sau này các vị sẽ là khai quốc công thần. Cô-gia trao cho hai vị thống lĩnh anh em giang hồ trên mặt biển từ vùng Mân-Việt tới Giao-chỉ. Nói dứt y sai Dư Tĩnh viết một mệnh lệnh trao cho hai người. Lấy ấn đóng vào, rồi y ký tên. Sử Anh cầm lên đọc: Bình-Nam vương, Phụ quốc thái úy, quản Khu-mật viện, Tổng đốc quân mã trọng sự, lệnh cho Sử Anh, Tào Minh kinh lý trên biển một giải từ Mân-Việt tới Giao-chỉ. Bá quan văn võ từ cấp Đề đốc, Tuyên-vũ sứ phải tuân lệnh điều động của hai người. Hai người cúi đầu lậy tạ. Sau bữa cơm, Sử Anh hai tay dâng lên Mỹ-Linh một cuốn sách: - Khải tấu công chúa điện hạ. Thần xin kính dâng công chúa điện hạ bộ kinh Lăng-già, mà hạ thần mới thỉnh được ở chùa Chế-chỉ ở Quảng-châu. Mỹ-Linh hai tay tiếp kinh, tỏ ý cảm ơn: - Quý quá! Sử bang chủ thỉnh kinh cho tôi, thực không gì phúc đức bằng. Hai bang chủ trở về thuyền, rồi cất buồm, kẻ Nam, người Bắc. Dư Tĩnh nói với Triệu Thành: - Sự thể thần linh báo mộng khắp nơi. Thần sợ truyện tới tai Lưu hậu, e nguy cho vương gia. Thiếu-Mai cười: - Tôi nghĩ khi Vương-gia là thiên-tử, chính Lưu hậu cũng phải khuất phục. Tuy vậy chúng ta cần đề phòng vẫn hơn. Dư Tĩnh hỏi Mỹ-Linh: - Công chúa! Anh hùng trong thiên hạ hiện chỉ có chúa công tôi với Khai-Quốc vương. Mệnh trời định, mỗi người một giang sơn. Hôm trước đây, vì không biết, nên chúng tôi có chút mạo phạm với Khai-Quốc vương. Ty chức mong công-chúa đứng trung gian giảng hoà giữa chủ nhân tại hạ với Khai-Quốc vương được chăng? Ghi chú(1)Trần-trọng-Kim dịch như sau: Ở đời tựa giấc chiêm bao, Làm chi mà phải lao đao nhọc nhằn. Suốt ngày mượn chén khuây tình, Say rồi nghiêng ngửa bên mành hằng ba. Tỉnh ra trông mé trước nhà, Một con chim hót trong hoa ngọt ngào. Hỏi xem ngày ấy, ngày nào? Chim oanh ríu rít đón chào gió Đông. Thở than cảm xúc nỗi lòng. Chuốc thên ít chén, say cùng cảnh vui. Hát ngao chờ bóng trăng soi, Ca vừa dứt khúc, đã nguôi mối tình. (2)(3)(4)(5)Trần Trọng-Kim dịch như sau: Lên Phượng-Hoàng đài ở Kim-lăng. Phượng-hoàng đến Phượng-hoàng đài, Phượng đi, đài bỏ, nước trôi lạnh lùng. Cỏ hoa lấp lối Ngô cung, Y quan đời Tống, nay trông thấy đồi. Mịt mù ba núi mầu trời. Bãi kia Bạch-lộ nước trôi hai giòng. Đám mây che khuất vầng hồng, Trường-an không thấy, nỗi lòng băn khoăn. (6) Phượng-hoàng đài, tương truyền thời Nam-Bắc triều, khoảng niên hiệu Nguyên-gia (424-452) đời Tống. Nhân người ta thấy ở núi gần Kim-lăng có thứ chim ngũ sắc đến đậu. Người đương thời gọi chim ấy là phượng-hoàng. Chỗ chim đậu, người ta dựng một đài kỷ niệm, đặt tên đài Phượng-hoàng. Nay thuộc nội thành Nam-kinh. (7) Ngô-cung, cung điện triều Ngô. Ý chỉ thời gian qua mau, cảnh trí tang thương. (8)Tấn đại, thời Tấn. Ý như chú thích (7) (9) Tam-sơn, có nhiều núi mang tên Tam-sơn. Thứ nhất nằm trên mạn Bắc hồ Động-đình. Tương truyền Quốc-tổ Lạc-long-Quân cưới Quốc-mẫu Âu-Cơ, rồi lên núi Tam-sơn hưởng thanh phúc ba năm. Khi hai ngài lên núi, có chín vạn bông Tầm-xuân nở. Núi Tam-sơn mà Lý nói đến trong bài, thuộc phía Nam thành Nam-kinh. (10)Bạch-lộ châu, cù lao con cò trắng. Cù lao Bạch-lộ nằm trên sông Tần-hoài thuộc Nam-kinh. (11) Trường-an, kinh đô thời Tây-Hán của Trung-quốc. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 15 Tống Khu-mật viện Mỹ-Linh đưa mắt cho Thiếu-Mai. Thiếu-Mai tính đốt ngón tay: - Dư đại nhân há quên rằng: Khi thời chưa đến, vua Cao-tổ nhà Hán vẫn chỉ là đình trưởng. Phàn Khoái bán thịt chó. Hàn Tín đi câu. Lúc thời đến Cao-tổ muốn gì đều như ý. Phàn đánh đâu thắng đấy. Hàn Tín chỉ có ba nghìn quân bố thủy lập trận mà thắng nước Tề. Dư Tĩnh hiểu ra: - Ý tiểu thư muốn nói trước đây chúa tôi cũng như Khai-Quốc vương chưa chính vị. Vì vậy hai bên không hiểu nhau. Nay cả hai đều ứng lòng trời, ắt xung đột tự nhiên hết. - Dư đại nhân kiến giải thực sâu sa. Sau này sự nghiệp đâu thua gì Gia-Cát Vũ-hầu. Cho nên con người ta không thể nào thoát ra cái lý về chữ mệnh của Nho-gia. Dư Tĩnh lầu thông Bách-gia, Chư-tử, Tứ-thư, Ngũ-kinh. Y đâu lạ gì cái mà Nho-gia gọi là mệnh. Có điều mấy hôm nay, những lời của Thiếu-Mai làm cho thầy trò y như đi vào một thế giới mới lạ. Tuy đã tin lời Thiếu-Mai, nhưng y vẫn còn nghi ngờ: - Nếu nói rằng lời Thiếu-Mai do Khu-mật viện Đại-Việt bầy ra, thực vô lý. Nàng đang trên đường từ Thăng-long về Thanh-hoá, thì bị bắt cóc, rồi vương gia bị trúng độc. Vô tình nàng bắt mạch rồi nói ra những bí ẩn về tướng mệnh. Đó là một điều đáng tin. Bọn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái từ Thăng-long lên Bắc-biên, tuân lệnh vua Bà đi đón chân mệnh Thiên-tử đó là hai điều tin được. Trên biển mênh mông, bọn Sử Anh, Tào Minh đang chém giết nhau chí chết, chỉ vì chân dung chân mệnh Thiên-tử. Thình lình vương gia xuất hiện. Đó là ba điều đáng tin. Bây giờ mình thử lại con nhỏ Mỹ-Linh một lần nữa xem sao? Nghĩ vậy y hỏi Mỹ-Linh: - Công chúa vừa nói về chữ mệnh của Nho-gia. Thưa công chúa, chữ mệnh đó khởi từ đâu? Căn bản ra thế nào? Xin công chúa đừng tiếc công chỉ dạy. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Tên này muốn thử xem giữa ta với Thiếu-Mai có thực do Khu-mật viện bố trí không đây. Thiếu-Mai mượn tướng mệnh khích động được bọn chúng. Nếu bây giờ ta đem học thuyết thiên mệnh của Nho ra bàn. Mà cả hai cùng khít với nhau chúng mới tin. Xét cho kỹ, chỉ có hai tên Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính thực sự nắm vững hai thuyết này. Ta cần nịnh chúng mấy câu. Khi ăn bánh phỉnh, minh mẫn hai tên này bị mất đi, chúng mới tin ta. Nàng đứng dậy rót rượu mời cử tọa một lượt. Tay bưng hai chung đến trước mặt Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính: - Dư đại nhân! Vương đại nhân! Chung rượu này kính xin hai vị đại nhân nhận cho, để đánh dấu ngày hôm nay, chúng ta cùng được ngồi cạnh một đấng minh quân. Tiểu nữ sẽ lạm bàn về chữ mệnh của Nho-gia. Nếu có chỗ nào sai lạc, xin hai đại nhân bổ khuyết. Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính bưng chung rượu uống cạn. Mỹ-Linh lại bưng một chung rượu đến trước Đông-Sơn lão nhân: - Lão tiên sinh! Lão tiên sinh theo Lão. Trong Lão cũng bàn về lẽ thiên mệnh. Xin lão tiên sinh cạn chung này, rồi nghe tiểu nữ trình bầy cái dở ra. Tiên sinh dạy cho những lẽ huyền vi hơn. Đông-Sơn lão nhân tiếp chung rượu uống cạn: - Công chúa dạy quá lời. Mỹ-Linh đứng dậy hướng vào Triệu Thành: - Vương gia! Xét chung thì Nho, Mặc, Lão, Trang đều nói về thiên mệnh. Tiểu nữ xin trình bầy về Nho trước. Đầu tiên là Không-tử. Ngài ít bàn thẳng về mệnh trời. Nhưng xét kỹ, trong Luận-ngữ, cũng có đôi chỗ ngài nói tới: &quot;Ngô thập ngũ nhi chí ư học. Tam thập nhi lập. Tứ thập nhi bất hoặc. Ngũ thập nhi tri thiên mệnh&quot;. Nghĩa là: Ta hồi mười lăm tuổi, chăm chú việc học. Ba chục tuổi biết vững chí. Bốn chục tuổi không còn nghi hoặc, biết lẽ phải trái. Năm chục tuổi biết mệnh trời.Từ hôm theo Triệu Thành sang Đại-Việt. Bọn Dư, Vương tuy văn võ kiêm toàn, mà chưa một lần được trổ cái kho văn chương trong người, hầu tỏ cho Thành biết, chúng có thể giúp Thành trong đạo tu, tề, trị, bình, an định quốc gia. Bây giờ gặp Mỹ-Linh khui cái kho Nho-học ra, lại nói nhờ hai người bổ khuyết. Hai người sướng không thể tưởng tượng được. Mỗi câu Mỹ-Linh nói, hai người đều gật đầu. Mỹ-Linh muốn cho Dư hoàn toàn cảm tình với mình. Nàng ngừng lại: - Dư đại nhân, không biết câu trên ở thiên nào trong Luận-ngữ. Tiểu nữ quên mất rồi. - Câu đó trong thiên Vi-chính. Mỹ-Linh mỉm cười: - Đa tạ đại nhân. Cứ như ý tứ mà suy, chữ thiên mệnh trong câu trên có nghĩa: Mệnh trời thuộc lẽ vô hình, linh diệu của tạo hoá. Con người có khi hiểu được, có khi không hiểu được. Theo nghiã đó thì mệnh trời gần như luật tự nhiên của hoá công. Song chúng ta vẫn hiểu được bằng tướng mệnh của Lê sư tỷ. Nàng nhìn Địch Thanh: - Cũng Luận-ngữ thiên Nghiêu-viết, Không-tử lại nói: &quot; Bất tri mạng, vô dĩ vi quân tử dã&quot;. Nghiã là : không biết mạng trời, không thể là người quân tử được.Câu này, ngài định rõ mệnh trời chính là thiên ý chứ không phải định mệnh. Dư Tĩnh hoàn toàn bị Mỹ-Linh chinh phục. Y nhắc nhở nàng: - Thánh Khổng còn tin rằng trời làm chủ tể cả vũ trụ. Trời có ý chí rất mạnh khiến sự biến hoá trong thế gian hợp với lẽ điều hoà. Con người không thể, và không nên trái với ý chí đó. Công chúa cần nhắc rõ điều này hơn. Mỹ-Linh xá Dư Tĩnh: - Đa tạ đại nhân nhắc nhở. Chính vì lẽ như Dư đại nhân nói, nên thánh Khổng khuyên đệ tử phải sợ thiên mệnh, như trong thiên Quý-thị, Luận-ngữ nói: &quot; Người quân tử có ba điều sợ. Sợ trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời thánh nhân&quot;. Vương Duy-Chính nhắc lại nguyên văn: - Quân tử hữu tam úy. Úy thiên mệnh. Úy đại nhân. Úy thánh nhân chi ngôn. Mỹ-Linh hướng Duy-Chính gật đầu tỏ ý biết ơn. Nàng tiếp: - Khổng-tử chỉ cho chúng ta biết một đường đi theo lý của trời toàn thiện. Ngài gắng hành động sao cho hợp với thiên lý, thiên đạo, hễ còn sức, còn hành đạo. Nên ngài bị người đương thời chê: biết rằng không thể làm được mà cứ làm. Khi trở về già ngài than trong thiên Hiến-vấn của sách Luận-ngữ: Đạo ta sắp thi hành được ư? Do mệnh trời. Đạo ta sắp bị bỏ ư? Do mệnh trời. Duy-Chính nhắc lại nguyên văn: - Đạo chi tương hành dã dư? Mệnh dã. Đạo chi tương phế dã dư? Mệnh dã. Mỹ-Linh hướng Duy-Chính mỉm cười tỏ ý biết ơn: - Khi sắp mất, ngài buồn rằng đạo mình không được dùng, mà không oán trời, trách người, cứ thản nhiên mà đợi mệnh: Thượng bất oán thiên, hạ bất vưu nhân, cư dị dĩ sĩ mệnh. Nàng chắp tay hướng Triệu Thành: - Đối với vương gia, mệnh trời an bài rồi. Vương gia không thể nào tránh nổi. Triệu Thành gật đầu: - Đa tạ công chúa! Thế sau Khổng-tử. Mạnh-tử nói về mệnh có khác không? - Mạnh á-thánh cho mệnh là những nguyên do nào đó, người nhân thế không rõ. Mà nguyên do đó ảnh hưởng bất ngờ tới hoạt động của ta, khiến ta tận lực, cũng không thành, lại cũng có người không làm mà thành. Vương gia hãy trở lại với Trung quốc sử. Hạng-Võ anh hùng biết bao! Gia-cát Vũ-hầu tài năng biết bao, nhưng cuối cùng đành ôm hận. Hán Cao-tổ tài không có, đức cũng không. Thế mà lại dành được thiên hạ. Thiếu-Mai gật đầu: - Ngay như vương gia. Vì có mệnh, nên mới được đại sư Minh-Thiên, đạo sư Đông-Sơn, Vương, Dư đại nhân theo về. Lại như Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, trước kia khư khư chống vương gia. Khi mệnh tới, hai người không hẹn, mà theo về vương gia dễ dàng. Rồi trên biển này, hai bang lớn nhất, đang chém giết nhau, gặp vương gia, lập tức thân thiện cùng ngồi đối ẩm. Dư Tĩnh gật đầu: - Đúng như Lê tiểu thư bàn. Bây giờ xin công chúa luận tiếp về chữ mệnh của Mạnh á-thánh. - Trong sách Mạnh-tử, thiên Vạn-chương, người nói: &quot; Việc mình không có ý làm, mà thành, do ý trời vậy. Việc gì mình không mong cầu mà tự nhiên tới, mệnh trời vậy&quot;. Địch Thanh ngơ ngác không hiểu. Dư Tĩnh đọc nguyên văn cho y nghe: - Mạc chi vi, nhi vi giả, thiên dã. Mạc chi tri nhi chí giả, mệnh giã. - Người cho rằng sống, chết, thành bại đều có trời. Cho nên ta phải thuận mệnh. Thuận mệnh theo Mạnh, không phải mặc cho sự việc xẩy ra sao thì xảy. Trái lại phải biết tránh cái nguy, phải làm tròn cái đạo của mình. Ngài nói: &quot; Thị cố tri mệnh giả, bất lập hồ nham tường chi hạ. Tận kì đạo nhi tử giả, chính mệnh dã&quot;. Nghĩa là: chẳng nên đứng dưới chân tường sắp đổ. Phải biết làm tròn cái đạo của mình.Đến đó Mỹ-Linh nhìn Đông-Sơn lão nhân: - Tóm lại Khổng, Mạnh đều tin có số mệnh, nhưng vẫn chú trọng về nhân sự. Trong khi đó Trang-tử kiến giải hơi khác một chút. Ông nói: Biết không thể nào làm khác được, đành coi như số mạng, chỉ bậc có đức mới hành sự như thế . Nàng nhìn Đông-Sơn lão nhân: - Đạo sư, không biết câu trên ở chương nào trong Nam-hoa kinh. Tiểu nữ quên mất rồi. Đông-Sơn lão nhân nói: - Câu đó nguyên văn như thế này: &quot;Tri bất khả nại hà, nhi an chi nhược mệnh. Duy hữu đức giả an chi&quot;, thuộc thiên &quot;Đức-sung-phù&quot;. - Đa tạ đạo sư. Câu trên ý muốn nói: Biết không thể nào làm khác được hơn. Mình phải hiểu là đã gắng sức rồi, mà không thay đổi được tình thế. Phần khác, trong thiên Đại-tôn-sư, ông tin số mạng, khuyên người ta phải tuyệt đối theo số mạng: Trang-tử nói: Tôi nghĩ không ra, vì đâu mà tôi tới nông nỗi này! Cha mẹ tôi đâu có muốn cho tôi nghèo như thế này! Trời chẳng riêng ai, đất chẳng riêng ai. Trời đâu có muốn bắt riêng tôi nghèo! Nghĩ mãi duyên cớ, mà không ra. Chẳng qua tôi tới nông nỗi này do mạng ư? ». Đông-Sơn lão nhân gật đầu: - Trang-tử hơi yếm thế đấy chứ. Nhưng dù yếm thế, ông cũng khẳng định mọi việc đều do mệnh. Mệnh đã an bài công chúa thắng bần đạo, nên hết kỳ duyên nọ, đến kỳ duyên kia đến với công chúa. Mệnh khiến vương gia sinh làm con thứ, nhưng anh hùng, tài trí, sau này thành đại minh quân. Mệnh đưa đẩy, nên bản triều mới nảy ra Lưu hậu chuyên quyền, vương gia phải đứng dậy làm việc vua Thuấn vua Vũ. Mỹ-Linh tuyệt không ngờ Đông-Sơn lão nhân bị nàng đánh bại, mà lại thuận theo ý kiến của nàng với Thiếu-Mai. Mỹ-Linh định luận về mệnh theo Lão, Mặc. Nhưng nhìn ra, thấy dường như Đông-Sơn lão nhân đang ngủ. Vì vậy nàng kết luận: - Dù tướng mệnh, dù hoàn cảnh, vương gia đã được trời phú cho cai trị thiên hạ, làm lên sự nghiệp đâu đấy tỏ. Vương gia có chối cũng không được. Triệu Thành nghe Mỹ-Linh, Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính luận về mệnh rồi quyết đoán mệnh trời thuộc về y. Y không còn nghi hoặc nữa. Y hướng vào mọi người: - Hôm nay muộn rồi. Ngày mai chúng ta bàn chuyện thực tế, sao để ta ngồi vào chính vị. Trời về chiều. Đoàn Thông không thuộc phe đảng Dực-Thánh vương. Y nào biết những gì đã xẩy ra phía sau sân khấu quan trường. Suốt mấy hôm theo Dực-Thánh vương tiễn sứ đoàn về nước, chắp nhặt những mẩu đối thoại của sứ đoàn với mọi người, y lờ mờ đoán ra việc Dực-Thánh vương mưu đi với Tống cướp ngôi. Bây giờ thình lình y thấy công chúa Bình-Dương, thế-tử Thiệu-Thái lại đáp thuyền đi cùng sứ đoàn. Y không hiểu gì cả. Y chỉ biết líu ríu dọn phòng cho nàng ở, cùng cắt hai thủy thủ già hầu hạ. Đoàn Thông xuất thân là đệ tử của Trần Tự-An. Y được sư phụ tin tưởng, thương yêu vô bờ bến. Hôm hạm đội đậu ở Thăng-long, đúng lúc đại hội giỗ Bắc-bình vương. Bởi làm tới Đề-đốc. Y không được đi trong môn phái Đông-a. Vì vậy y lẫn vào dân chúng, để quan sát đại hội. Trước kia y cứ lo sư phụ kình chống triều đình, thực khó khăn cho y muôn vàn. Trong đại hội y thấy rõ ràng phái Đông-a nghiêng hẳn về phía họ Lý. Hơn nữa, sư muội Thanh-Mai của y sắp làm Khai-Quốc vương phi. Tương lai sẽ làm Hoàng-hậu toàn thể tộc Việt. Y mừng khôn tả. Cũng trong đại hội, y được thấy tận mắt võ công của Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cao thâm đến không tưởng được. Bây giờ cô công chúa đẹp như tiên nữ đang ở trước mặt y. Y khoan khoái trong lòng. Y đứng ở cửa phòng, kính cẩn: - Khải tấu công chúa điện hạ. Không biết công chúa điện hạ có cần chi nữa không? Mỹ-Linh nhìn trước, nhìn sau không có ai. Nàng vận công, dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Đoàn Thông: - Đề đốc về nghỉ đi. Nhớ cho người canh phòng thực cẩn thận quanh mình. Sẽ có người cho Đề-đốc biết hết mọi truyện. Nàng lại lên tiếng nói lớn: - Đa tạ Đề-đốc. Tôi cần yên giấc. Đoàn Thông cúi rạp người xuống: - Thần kính chúc Công-chúa ngon giấc. Thuyền vẫn đi về phía Bắc. Đỗ Lệ-Thanh trong lớp áo thủy thủ gõ cửa phòng Mỹ-Linh: - Tiểu nhân được lệnh phục thị công chúa. Mỹ-Linh nhỏ nhẹ: - Người đưa ta lên khoang ngắm sao biển một lát. Ở trong phòng ngộp quá chịu không được. Hai người lên khoang. Lệ-Thanh bắc ghế cho Mỹ-Linh ngồi. Bà chắp tay đứng sau như chờ lệnh. Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ nói với bà: - Đỗ phu nhân. Có gì lạ không? - Bọn Triệu Thành vẫn không tin Lê tiểu thư cùng thầy đồ Ngọc-Phách. Chúng đem hai bản dịch so từng câu, từng chữ một. Hôm trước chúng chú ý nhiều đến bộ Lĩnh-Nam vũ kinh cùng bộ Dụng-binh yếu chỉ. Bây giờ chúng lại chú ý đến kho tàng nhiều hơn. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Điều này không có gì lạ cả. Hôm trước Triệu Thành muốn nắm võ lâm nên cố tìm cho ra bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, hầu câu các gia, các phái Đại-Việt theo chúng. Còn chúng chú ý đến bộ Dụng-binh yếu chỉ, chẳng qua muốn đem quân đánh Đại-Việt. Bây giờ, Triệu Thành định làm vua, chia đôi thiên hạ với chú mình. Nên y muốn có kho tàng, hầu Tống thêm giầu, để thôn tính các nước khác. - Phu nhân còn thấy gì nữa không? - Đề đốc Đoàn Thông có tin được không? - Được! Y là sư huynh của Thanh-Mai, Tự-Mai mà. Tôi sai đội Đam gặp y, tường trình cho y biết hết mọi truyện rồi. Phu nhân trao cho đội Đam mấy viên thuốc giải, để y bỏ vào thức ăn, trị bệnh cho Địch Thanh, Dư Tĩnh, Quách Quỳ, Đoàn Thông với hai thủy thủ. - Tuân chỉ công chúa. Thuyền đang đi đâu đây? - Ngày mai chúng ta rời thuyền, lên Quảng-Đông lộ, dùng đường bộ đi Biện-kinh. - Như vậy chúng ta vào cửa biển Hổ-môn. Không biết thuyền sẽ theo sông nào trong ba con Tây-giang, Bắc-giang và Chu-giang? - Chu-giang. Phu nhân biết rõ đường đất vùng này không? - Tiểu nhân thuộc lầu đường đất vùng này. Song xa cách mấy chục năm, không biết cảnh trí có còn như cũ hay không? Có tiếng chân người lại gần. Nội công Mỹ-Linh cực kỳ cao thâm. Nàng nhận ra người đi phải thuộc hàng nội công thượng thừa, vì bước chân như có, như không. Người đó lại gần. Mỹ-Linh liếc nhìn. Y chỉ là tên thủy thủ đầu bếp tên Triệu Tu, mà nàng đã gặp. Nàng than thầm: - Trên con thuyền này thực lắm phe phái. Ngoài phe Tống, Dực-Thánh vương, phe mình. Không biết phe nào bố trí người làm đầu bếp, mà Đoàn Thông, đội Đam không biết tung tích? Khi mới gặp, trông lưng y, ta thấy quen quá, mà không nhận ra đã gặp y ở đâu. Trong đêm tối, dường như viên thủy thủ không nhận ra Mỹ-Linh. Y đi thẳng ra phía mũi thuyền, rồi đứng tựa lưng vào cột buồm ngắm sao. Mỹ-Linh bảo nhỏ Lệ-Thanh: - Phu nhân phóng độc vào tên thủy thủ kia. Tôi có cách bắt y hiện rõ chân tướng. Lệ-Thanh gật đầu. Bà thản nhiên đi về phía mũi thuyền. Khi qua viên thủy thủ đầu bếp, mụ sẽ rung động tay, một viên thuốc bắn ra, hóa thành bụi, chụp lên đầu y. Y vẫn ngắm cảnh, nào biết mình sắp đi đến Quỷ-môn quan. Khoảng nhai dập miếng trầu, tên thủy thủ rùng mình một cái, bật lên tiếng ối. Y đưa tay gãi cổ, rồi mặt, rồi chân. Y vừa gãi, vừa nhảy nhót. Dường như không chịu được, y lại bật lên tiếng kêu nữa. Tiếng kêu của y, làm viên thuyền trưởng Trịnh Sơn đang ngồi bên cạnh tài công chú ý. Y cầm dùi đánh vào cái mõ bên cạnh ba tiếng. Một đội thủy thủ gươm đao tuốt trần, đuốc đốt sáng chưng, lên trên sàn. Đoàn Thông, đội Đam cũng đã xuất hiện. Tiếp theo bọn Triệu Thành. Đội Đam hỏi Triệu Tu: - Người làm sao vậy? Triệu Tu đau qúa, gập cong người lại. Mặt y đỏ như máu, dộp lên như bánh đa. Y rên hừ hừ: - Không... rõ nữa. Minh-Thiên đưa mắt nhìn Đoàn Thông: - Đề đốc! Người này giữ chức vụ gì trên soái hạm này? - Y họ Triệu tên Tu, giữ chức trưởng toán hoả đầu quân. Dư Tĩnh lo lắng: - Từ lúc lên chiến hạm này, chúng ta có tám người trúng độc, trong khi chưa tìm ra thủ phạm, thì tiếp theo đến đội Tu. Phải tìm cho ra thủ phạm. Triệu Thành hướng vào Thiếu-Mai: - Lê tiểu thư! Xin tiểu thư chẩn đoán xem gã này bị chứng bệnh gì vậy? Khi vừa lên sàn thuyền, Thiếu-Mai đã thấy Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai: - Gã này làm gian tế, ẩn náu trên soái hạm, không biết y thuộc phe phái nào. Vậy trong khi chẩn mạch, chị thử tìm chân tướng y xem. Lê Thiếu-Mai tiến lên quan sát sắc diện Triệu Tu, cầm mạch, rồi thở dài: - Triệu-Tu bị trúng Chu-sa độc phấn. Độc chất gần giống các vị đây. Song không hề gì. Để tôi chẩn mạch lần nữa xem sao. Vừa đụng vào tay y, nàng dồn chân khí sang. Lập tức chân khí y tự động phản kích. Nàng cảm thấy tay rung động mãnh liệt. Một kình lực cực kỳ hùng hậu đẩy bật tay nàng ra. Biết gặp kình địch, nàng vận khí đứng vững, rồi chụp tay y. Lần này hai kình lực gặp nhau. Tay hai người đều bật tung trở lại, kêu lên tiếng bộp. Mọi người đều kinh hoảng. Thiếu-Mai bình tĩnh: - Thầy đội Tu. Tôi chẩn mạch để trị bệnh cho thầy. Cớ sao thầy dùng nội công thượng thừa tấn công tôi? Triệu Tu lách người lui lại, tay y phóng ra chiêu cầm long công chụp Thiếu-Mai. Thiếu-Mai lạng người tránh khỏi. Song móng tay Tu đã chạm vào áo khoác ngoài của nàng. Roạc một tiếng, áo bị rách. Đoàn Thông quát: - Triệu Tu! Không được dụng võ. Mi là ai? Xâm nhập chiến hạm này với mục đích gì? Triệu Tu không trả lời, y phóng một chưởng hướng Thiếu-Mai. Chưởng phong của y có hơi nóng. Thiếu-Mai lùi một bước, nàng dùng một chiêu Thiên-vương chưởng. Binh một tiếng, nàng bật lui liền hai bước. Trong khi Triệu Tu cười nhạt: - Lê tiểu thư! Thiên-vương chưởng quả thực danh bất hư truyền. Hồng-Sơn đại phu xứng danh hiệu Đại-Việt ngũ long. Tiểu thư chưa quá hai mươi, mà công lực đã tới ngần này, thực tài không đợi tuổi. Triệu Tu chuyển thân dùng một thức Cầm-long công tấn công Triệu Thành. Thành kinh hoàng nhảy lùi hai bước. Không hiểu Tu làm cách nào, mà tay y như dài ra, y di chuyển thân hình, chụp trúng ngực Triệu Thành. Minh-Thiên, Dư Tĩnh đứng gần Triệu Thành. Một người dùng Ưng-trảo công, một người dùng Hổ-trảo công chụp vào hai bên Tu. Tu ôm Triệu Thành nhảy vọt lên cao. Ở trên cao, y đá gió một cái, cả hai rơi tòm xuống biển. Đoàn Thông quát lên: - Tu! Mi định làm gì đây? Mi là ai? Triệu-Tu cười lớn: - Đoàn đề đốc! Xin đề đốc đứng ngoài việc này cho. Tại hạ vốn người Tây-hạ họ Lý tên Cương. Quốc vương tệ quốc chỉ dụ cho tại hạ không được gây hấn với võ lâm Đại-Việt. Tại hạ muôn vàn lần không dám vô phép với phái Đông-a. Tại hạ muốn mượn Bình-Nam vương làm vật che thân, thoát khỏi soái thuyền này. Triệu Tu để tay trên đầu Triệu Thành cười nhạt: - Dực-Thánh vương! Vương hãy thả mủng xuống cùng với bốn thủy thủ chèo cho tại hạ vào bờ. Tới bờ, tại hạ sẽ buông tha Bình-Nam vương. Mục đích của tại hạ ẩn thân dưới thuyền, chẳng qua vì bộ Lĩnh-Nam vũ kinh với bộ Dụng binh yếu chỉ mà thôi. Trong túi Bình-Nam vương đây có hai thứ đó, đều bọc giấy dầu. Như vậy quá đủ. Đoàn Thông cười nhạt một tiếng, chàng đã thay dầy. Người chàng vọt lên cao như cái pháo thăng thiên, rồi chúi đầu xuống biển, đúng ngay chỗ Triệu Tu với Triệu Thành. Còn ở trên cao, chàng xuất chiêu Kình-ngư quá hải đánh xuống đầu Triệu Tu. Tu kinh hoảng, vọt người lên như con cá. Còn lơ lửng trên không, Đoàn Thông biến đổi thế chưởng, chàng đá gió một cái, người vọt theo Triệu Tu. Chàng rơi xuống ngay cạnh Tu với Thành. Thấy Triệu Tu để tay lên đầu Triệu Thành, Minh-Thiên nói với Dực-Thánh vương: - Xin vương gia truyền Đoàn đề đốc không nên bức Tu. E y hại chúa công của bần tăng. Dực-Thánh vương nói vọng xuống: - Đoàn đề đốc! Hãy để cho y đi. Đoàn Thông vọt người một cái lên cao, chàng đá gió, người tà tà rơi xuống giữa chiến thuyền. Chàng ra lệnh cho thả cái mủng xuống, cùng với bốn thủy thủ. Triệu Tu ôm Triệu-Thành vọt mình lọt vào mủng. Y nói vọng lên trên soái thuyền: - Xin các vị bơi xa xa. Đợi khi tại hạ tới bờ, rồi hãy tiếp giá Bình-Nam vương cũng chưa muộn. Sự việc xẩy ra, khiến Dực-Thánh vương lo nghĩ vô cùng. Vương được lệnh tiễn sứ đoàn về Trung-quốc, thế mà trên soái thuyền, có gian tế, bắt chánh sứ đi, tội này không nhỏ. Vương đưa mắt nhìn Đoàn Thông, nghĩ thầm: - Ta cứ đổ lên đầu tên Đoàn-Thông này. Đợi trở về Thăng-long, ta dùng quân luật, chặt đầu y, với viên thuyền trưởng Trịnh Sơn về tội không quản thúc, bảo mật để gian tế xâm nhập binh đoàn. Trong khi đó Mỹ-Linh, Thiếu-Mai nhìn nhau than thầm: - Nguy tai! Mình cứ một điều nói Triệu-Thành là chân mệnh thiên tử, luôn có chư thần phò tá. Thế mà nay Thành bị bắt như thế kia, hỡi ôi bao nhiêu công lao đều đổ xuống sông hết sao? Chợt động tâm tư, nàng bảo sẽ Đoàn Thông: - Đề đốc ban lệnh hạ một cái mủng nữa ngay lập tức. Đừng cho ai biết chúng tôi theo tên Lý-Cương. Mủng hạ xuống. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nhảy xuống liền. Bốn thủy thủ chèo theo chiếc mủng trước. Mủng đi được một lúc, đã trông rõ bờ. Thiệu-Thái nhìn lên trời, thấy có đôi chim ưng của Khu-mật viện. Chàng huýt sáo mấy tiếng. Cặp chim ưng vỗ cánh bay theo chiếc mủng thứ nhất. Mỹ-Linh hỏi: - Anh sai chim ưng theo dõi Lý Cương đấy à? - Đành vậy. Y vào bờ trước. Ta vào sau, dễ gì theo được y. Anh sai chim ưng theo chúng. Ta cứ lần dấu chim ưng, ắt tìm ra. Y có bay lên trời cũng không thoát. Trăng thượng tuần chiếu xuống lờ mờ. Sóng biển rì rào, lẫn với tiếng chèo của bốn thủy thủ. Lát sau, mủng tới bờ. Đây thuộc sườn một hòn núi hoang, vách núi lởm chởm, không có làng mạc. Chiếc mủng trước ghé vào một gành đá. Thiệu-Thái ngửa mặt lên trời thấy cặp chim ưng vẫn bay lượn trên khu rừng gần đó. Đổ hết dốc núi, Mỹ-Linh nhìn thấy bóng hai người đi song song. Nàng chỉ cho Thiệu-Thái: - Không biết hai người kia là ai? Thiệu-Thái ngửa mặt nhìn đôi chim ưng, rồi nói: - Chính tên Lý Cương với Triệu Thành. - Anh có chắc không? Lý Cương bắt sống Triệu Thành. Tại sao hai người lại sóng đôi như cặp bạn thân thế kia? Chúng ta phải theo sát y mới được. Xuống khỏi chân núi, phía trước hiện ra khu thành trì nhỏ, ánh đèn chiếu ra leo lét. Tới gần cổng thành, Lý Cương để tay vào miệng hú một tiếng. Lập tức trong thành có tiếng hú đáp lại. Lát sau, cửa thành mở, bên trong một người bước ra, lên tiếng: - Có ai đi theo không? - Có! Thái dương. Người đó đến trước Triệu Thành, định quỳ gối hành lễ. Thành phất tay: - Miễn. Mau đưa chúng ta vào thành. Người khẩn cho binh đội phục ngoài men rừng, thấy người lạ phải lên tiếng báo động, rồi vây bắt hết cho ta. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái men tới sát chân thành. Quan sát kỹ, Mỹ-Linh suýt bật thành tiếng cười, vì đây không phải thành, mà là một trại binh, xung quanh xây tường. Mỹ-Linh ra hiệu. Thiệu-Thái với nàng vọt lên tường, rồi nhảy vào trong. Hai người núp vào sau một căn nhà nhỏ. Triệu Thành, Lý Cương vào trong căn nhà lớn, đèn đuốc sáng chưng. Hai người vọt mình lên mái nhà. Thiệu-Thái vận công, khẽ dùng ngón tay đục mái ngói hai lỗ. Chàng với Mỹ-Linh ghé mắt nhìn vào. Triệu Thành, Lý Cương đã thay quần áo khác. Dưới ánh đèn, Mỹ-Linh nhìn rõ có tất cả mười người. Nàng suýt bật thành tiếng kêu. Vì mười người đó gồm có Triệu Thành, Lý Cương, Dương Bá (Nguyên-Hạnh), Cao Thạch-Phụng, Đinh Toàn, Nùng Dân Phú, hai nhà sư Trí-Nhật, Trí-Nguyệt cùng Hạnh-Chân, Hạnh-Như. Mỹ-Linh than thầm: - Bọn này mưu đồ gớm thực. Không biết bằng cách nào, chúng liên lạc được với nhau, dàn ra màn kịch kia? Triệu Thành móc trong bọc ra gói giấy dầu. Y mở gói. Bên trong có hai cuộn giấy. Dương-Bá tiếp hai cuộn giấy trải ra bàn. Triệu Thành nói: - Việc tìm kho tàng Tần-Hán và Âu-Việt cô gia hoàn toàn ủy thác cho các vị. Vì vậy mới phải bầy ra vở kịch này hầu che mắt bọn Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính. Khi được Hoàng Văn nộp bản đồ. Cô-gia lập tức thức đêm, vẽ ra một bức giả, trao cho Dư Tĩnh giữ. Cho đến giờ này, y vẫn tưởng đó bản đồ thực. Y gọi Lưu hậu bằng dì. Thế mà y vờ theo cô gia, hầu dò thám động tĩnh. Y theo bản đồ giả của cô gia, hoạ lại, sai người đưa về cho Lưu hậu. Y tưởng cô gia ngu. Nào ngờ! Y ngừng lại một lát, chỉ Lý Cương: - Phạm tiên sinh phải giả xưng Lý Cương người Tây-hạ. Thế là tiếng đồn ra Bình-Nam vương lấy được bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, Dụng binh yếu chỉ, bản đồ kho vàng. Hiện đã bị Tây-hạ đoạt mất. Từ nay võ lâm thiên hạ thi nhau sang Tây-hạ quấy nhiễu. Lý Cương chỉ vào bản đồ: - Đây là ghềnh sông Khúc-giang. Đây, Thanh-vân sơn, đây, Cửu-liên sơn. Đây, Long-tiên có ngọn Tuyệt-phong, nơi cất kho tàng. Chúng ta đang ở Đẩu-môn. Muốn đến Long-tiên, nên dùng thuyền tới Khúc-giang, rồi đi bộ. Xin vương gia định liệu. Ta phải làm thế nào đến nơi trước giờ Tý ngày rằm tháng mười một. Năm nay là năm Đinh-Mão, cửa kho tàng mở một lần. Nếu không ai đào kho tàng, phải chờ sáu mươi năm nữa cửa mới mở lại . Triệu Thành hỏi Lý Cương: - Phạm tiên sinh! Tôi vẫn thắc mắc tại sao phải đúng giờ Tý, ngày rằm tháng mười một năm Đinh-Mão, cửa kho tàng mới mở một lần? Dường như đây chỉ là mật mã, mật hiệu, chứ không hẳn thế. - Tuy không hẳn thế, ta vẫn cứ tới nơi xem cho rõ ngọn nguồn. Triệu Thành hỏi: - Mấy hôm nay có tin tức gì khác lạ không? - Khải tấu vương gia, tai mắt Lạc-long giáo rất nhiều. Bọn thần trăm khôn, nghìn khéo mới lọt khỏi con mắt bọn chúng. Dường như đến bốn trưởng lão Lạc-long giáo đã hiện diện ở vùng này rồi. Có lẽ chúng còn chờ giáo chủ của chúng, rồi mới hành sự. - Người mau cho ngựa lưu tinh truyền lệnh của ta, điều động ba hải đoàn đóng dọc sông từ cửa biển Hổ-môn lên tới Khúc-giang, kiểm soát chặt chẽ tất cả thuyền buôn. Thấy ai lạ mặt, cứ bắt giam hết. Trên bộ, người cho điều hai Lữ thiết-kị, đóng ở Cửu-liên sơn, Thanh-vân sơn. Y cười lớn: - Còn tên giáo chủ Lạc-long giáo, ta không sợ. Giờ này y đang ở trên soái thuyền ngoài khơi. Soái thuyền của Đại-Việt, không có binh phù của ta, chúng không thể cập bến, lên bộ. Hiện y theo về ta. Tuy vậy vẫn phải đề phòng y thấy của, tối mắt lại. Y hỏi Dương-Bá: - Với lực lượng chúng ta bằng này người có đủ chưa, hay phải viện thêm? - Tấu vương gia, đây thuộc Tống. Ta có binh lực hùng mạnh, không cần cao thủ. Bọn chúng kéo đến bao nhiêu người. Ta bất chấp luật võ lâm, cho thiết kị bắt chặt đầu hết. - Tình hình Nam-biên ra sao? - Thân Thừa-Qúy cùng vợ điều động trọng binh uy hiếp tất cả các khê động Đại-Việt đã bỏ theo ta. Vì vậy trọn vẹn 207 khê động đều trở về với Đại-Việt? Triệu Thành cau mặt: - Lưu hậu chịu ngồi im sao? Bà ta không phản ứng gì à ? Lý Cương lắc đầu: - Thực kỳ lạ! Không hiểu sao gần như trọn vẹn biên thần Nam-phương đều thượng biểu về triều rằng các khê động tự trở lại với Đại-Việt. Một số biên thần từ trước đến nay kình chống Đại-Việt tự nhiên cùng gặp tại vạ. - Tai vạ gì? Không lẽ Đại-Việt ra tay ? Triệu Tu lắc đầu: - Khó có thể đoán rằng việc này do Khu-mật-viện Đại-Việt. Những tai vạ đều giống nhau: bố mẹ, hoặc anh em ở quê quán tự nhiên lăn đùng ra chết. Vì vậy họ phải về quê chịu tang. Người không có bố mẹ, thì nhà cửa cháy rụi. Những người ở quá xa Nam-biên lại lâm bệnh nặng. Vì vậy chỉ còn những người nhu nhược hoặc thân Đại-Việt, cho nên họ buông xuôi cho Đại-Việt làm truyện đó. Hỡi ôi! Bao nhiêu công lao đe đọa, cùng dụ dỗ các khê động đều biến thành tro bụi cả. - Không lẽ vụ này do Lý Long-Bồ. Tin tức về y ra sao? - Y mới cưới vợ. Vợ là con gái Trần Tự-An. Y suất lĩnh một sứ đoàn sang Biện-kinh. Khi tới biên giới, quan tuần biên cho ngựa báo về kinh. Triều đình ban chỉ tiếp đãi ân cần. Thần trình binh phù của vương gia, lệnh cho quan lại thù tạc y, để giám sát. Dường như y không đi tìm kho tàng thì phải. - Như vậy càng hay. Ta chỉ sợ có hai người. Một là Lý Long-Bồ. Hai là Thân Thiệu-Thái. Nay cả hai đã bị cầm chân. Ta yên tâm đào kho tàng lên. Triệu Thành im lặng một lúc, rồi y hắng rặng nói: - Cô gia muốn nói với các vị mấy điều. Mong các vị cứ thành thực cho ý kiến. Dù ý kiến đó thế nào chăng nữa. Dương-Bá kính cẩn: - Thần xin chờ chỉ dụ của vương gia. Triệu Thành ngồi ngay ngắn lại: - Minh-Thiên đại sư, Đông-Sơn lão nhân, cùng Dư, Vương, Địch đều đồng ý giúp cô-gia kiến tạo sự nghiệp của Hán Vũ-Đế, Đường Thái-Tông. Cô-gia phân vân vô cùng. Cả bọn ngơ ngác chờ đợi. Triệu Thành tiếp: - Khi mệnh trời ban cho, mà không làm, thực không còn gì nguy hiểm bằng. Rồi y tường thuật tất cả những gì bàn luận, cũng như đã gặp trên đường từ Thăng-long đến đây. Có điều y dấu không nói đến việc Lê Thiếu-Mai coi tướng cho y mà thôi. Y hỏi Lý Cương: - Sư đệ, trong thời gian người ẩn dưới soái hạm, người có dò la được những bí mật gì khác không? - Bọn Đại-Việt rất khôn ngoan. Khi đệ nhờ Đàm Can giúp đỡ, đội tên Lý Cương dự tuyển vào thủy quân hồi tháng trước. Chúng không tin tưởng cho lắm. Vì vậy chúng cho đệ giữ chức trưởng bếp trên soái hạm. Viên thuyền trưởng Trịnh Sơn cho phép đệ chỉ được di chuyển trong vùng bếp, kho thực phẩm, sàn thuyền. Chúng còn dặn rằng, đáng lẽ đệ phải qua cuộc khảo xét lý lịch. Nhưng nhờ có Đàm Can bảo lĩnh, đệ được phong chức đội. Tuy vậy vẫn bị giám sát sáu tháng. Thành ra thời gian ở chiến hạm đệ không biết gì ngoài việc bếp núc. Tuy nhiên có một việc thần thấy hơi khác lạ. - Việc gì? - Khi ở dưới chiến hạm, vương gia truyền bắt giam ba người tên Thái Thân, Đỗ Linh, và Lý Lệ. Khi đội Đam gọi ba người lên làm bếp, động tác của họ dường như thuộc giới võ lâm, chứ không phải người thường. Triệu Thành cười: - Dù ta có nghi ngờ gì chúng chăng nữa, bây giờ chúng đã ở trong bụng cá tiêu ra phân từ lâu ? - Nghĩa là? - Cô gia sai Triệu Huy ném ba đứa xuống biển đã mấy hôm rồi. - Còn việc thần bị phóng độc, độc chất cực kỳ lợi hại. Thú thực cho đến giờ phút này, thần cũng không biết ai phóng độc, và phóng bao giờ? Dương-Bá hỏi: -- Thần rất quan tâm đến việc vương gia cùng nhiều người bị trúng phấn độc Hồng-thiết giáo Trung-quốc cùng Ngũ-hoa phấn. Hiện những người kia chưa khỏi, duy Vương-gia tự nhiên khỏi. Vậy phải đặt vấn đề: Ai phóng chất độc. Thần nghĩ người này tất liên quan tới Hồng-thiết giáo Trung-quốc. Triệu Thành phất tay: - Hãy bỏ qua truyện đó. Ban nãy Phạm đệ bị trúng độc, cô-gia đã dùng thuốc giải của Hoàng Văn cho uống, tạm thời cơn đau trấn tĩnh. Bây giờ các vị có ý kiến gì về điều cô-gia hỏi. Đinh Toàn nói ngay: - Vương gia! Tôi nghĩ đúng như vương gia nói: Thời đến đừng bỏ qua. Có điều bây giờ chúng ta phải làm gì trước, làm gì sau. Thời gian bao lâu Vương-gia sẽ lên ngôi cửu ngũ? Nguyên-Nghiễm nói với Nguyên-Hạnh: - Phiền tướng quân cùng các vị sang bên cạnh nghỉ. Ta cần bàn riêng với sư đệ ít chuyện. Mọi người ra ngoài rồi, Lý Cương đóng cửa lại. Y nói: - Hiện giờ binh quyền, cùng võ lâm trong tay Vương gia, việc Vương gia lên ngôi cửu ngũ dễ như trở bàn tay. Có điều bản triều, kể từ đức Thái-tổ chính vị, lấy Nho-học trị thiên hạ. Chưa bao giờ Nho thịnh như vậy. Khắp trong nước, chính pháp do triều đình, cùng bách quan. Nhưng thực tế dân chúng điều khiển bởi bọn sĩ phu ở hương thôn. Cho nên Vương-gia làm sao tỏ đức khắp nơi như vua Thuấn, vua Vũ khi xưa, mới khiến bọn Nho gia không chê trách vào đâu được. Bằng không họ sẽ phỉ báng, coi ta như họ Tào cướp ngôi nhà Hán. Họ Tư-mã cướp ngôi nhà Ngụy. Vì vậy đệ xin dâng ba khoản. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 16 Quân tử lập ngôn. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng tự hỏi: - Không biết tên này lý lịch ra sao? Võ công của y có lẽ không kém gì bọn trưởng lão Hồng-thiết giáo. Hôm trước y giả làm người ngoài, cướp quyển phổ tượng Tương-liệt đại vương. Rồi lại bắt cóc Triệu Thành để đánh lừa mọi người khi Tôn Trung-Luận trao Võ-kinh giả cho Thành. Âm mưu của y giả làm người đối nghịch với Triệu Thành, chỉ có sư bá Trần Tự-An nhìn ra. Bây giờ y đội tên Lý Cương ẩn dưới soái hạm, cùng với Triệu Thành dàn cảnh. Dường như Triệu Thành kính trọng y ngang với Minh-Thiên chứ không phải tầm thường. Lý Cương tiếp: - Khi đức Thái-tông còn tại thế, người muốn nhường ngôi cho Vương-gia, mà Vương-gia từ chối, nên vua Chân-tông mới được ngồi vào long ỷ. Ai cũng phục Vương-gia là người không ham phú qúi. Vua Chân-Tông tin tưởng Vương-gia, trao Thái-tử cho Vương-gia dạy dỗ. Nay Thiên-Thánh hoàng-đế vừa là cháu, vừa là đệ tử đã phong chức tước cho Vương-gia đến ngôi cực phẩm, thì Vương-gia không làm vua cũng như làm vua. Mệnh trời đã vào tay Vương-gia rồi. Vương gia lên ngôi vua làm gì, để mất cái đức chẳng hóa ra bán bò tậu ễnh ương ư? Nguyên-Nghiễm nghe xong, y đập bàn một cái: - Không có sư đệ, thì ta tự làm hỏng tất cả công trình bấy lâu. Y đứng dậy ôm lấy Lý Cương: - Đa tạ sư đệ. Bây giờ sư đệ nói về ba khoản đó đi. - Khoản thứ nhất, Vương-gia đào ngay kho tàng, rồi đem cất đi. Có vàng trong tay, Vương-gia tha hồ ban thưởng cho võ lâm, Nho sĩ. Họ thấy ở Vương-gia một vị vương tước hào phóng. Ngay cả đối với bọn cung nga, thái giám, cận vệ. Đấy là cách mua nhân tâm. Dù đối với loại giầu có, nhưng giầu là một truyện, được Vương-gia ban thưởng cho một đồng, họ cũng hãnh diện vô cùng. Mỹ-Linh khen thầm: - Tên này thiết kế hay thực. Chú hai mình trước đây tư gia có bao nhiêu, tặng anh hùng thiên hạ hết. Vì vậy mà thu phục được nhân tâm. Có điều chú hai tặng người, không phải chủ tâm mua chuộc. Anh hùng qui tâm cũng không hoàn toàn vì tiền bạc. Lý Cương tiếp: - Nếu như truyện kho tàng chỉ là huyền thoại, cũng không sao. Vương-gia bỏ hết của cải ra, để rồi nhân tâm thiên hạ theo Vương-gia. Thì vàng bạc, đất đai trong thiên hạ, chỗ nào không phải của Vương-gia. Triệu Thành gật đầu: - Sư đệ trí lự tuyệt vời. Thế còn khoản thứ nhì? - Khoản thứ nhì, khó mà dễ. Hiện triều đình đang bàn truyện thôn tính Giao-chỉ, Tây-hạ, Đại-lý, Thổ-phồn, Tây-liêu. Sĩ dân các nơi đó đâu chịu ngồi yên để bị mất nước? Họ cũng cử người đến Đại-Tống làm tế tác. Nếu như trong triều, ai bàn truyện chống chinh phạt. Tế tác trong bóng tối sẽ ngầm trợ giúp người đó. Ai bàn truyện thôn tính, họ ngầm phá hại người đó. Vừa rồi Lưu hậu cử Vương-gia đi sứ Đại-Việt. Với ý đồ dùng người Việt hại Vương-gia. Vô tình Vương-gia sang đến nơi, làm ồn ào lên. Dù muốn, dù không, võ lâm, nhân sĩ Đại-Việt cũng nhìn Vương-gia bằng con mắt căm thù. Triệu Thành nghĩ lại hơn năm qua, dọc ngang bên Đại-Việt, gây không biết bao nhiêu oán hờn mà kể. Y nói: - Sư đệ hiểu cho, khi đi sứ Đại-Việt ta đâu đã nghĩ tới... - Đệ biết chứ. Bây giờ ta tìm cách nối lại cảm tình với họ. Không những với Đại-Việt, mà với tất cả các nước khác. Điều này dễ thôi. Vương gia gửi mệnh lệnh cho tất cả biên cương đại thần, tướng sĩ, răn dạy họ tuyệt đối không được gây hấn với lân bang. Ngược lại phải mềm mỏng, cư xử với lân bang như anh em. Nơi nào Vương-gia tới được, thân đi tới. Hạ mình tiếp xúc, thù tạc với quan lại, tướng binh của các nước. Điều này khiến Nho thần trong triều, cũng như lân bang hướng về Vương-gia, coi Vương-gia như Chu-Công đời xưa. Triệu Thành gật đầu, vỗ lên lưng Lý Cương: - Tiếc rằng khi ta đi sứ, tìm không thấy sư đệ đâu. Ta đành đi một mình. Nay mới ra nông nỗi. Xin sư đệ tiếp. - Đối với Đại-Việt rất dễ. Như vương gia thấy, tộc Việt hiện phân ra làm tám khu vực. Quảng-Đông, Quảng-Tây hiện thuộc Tống. Đại-lý, Giao-chỉ, là hai nước lớn. Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la, là bốn nước nhỏ. Vừa rồi tộc Việt đồng tôn Lý Long-Bồ làm Thiên-tử. Đó là phép cử hiền đời Nghiêu, Thuấn, Vũ bên Trung-quốc. Bồ vẫn để cha làm Vua. Võ lâm Đại-Việt cực đông, hầu hết hướng về Long-Bồ. Vậy Vương-gia cần kết thân với y. Triệu Thành vỗ đùi đánh đét một cái: - Điều này chắc chắn ta làm được, dễ dàng là khác. Bồ vốn có chí khí anh hùng. Y không thù ta gì cả. Hơn nữa hiện hai người cực thân với y là Bình-Dương, Thiệu-Thái đang theo ta trên chiến hạm. Ta dùng hai người này làm cây cầu. Nói rồi y kể truyện vua Bà Bắc-biên sai Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đem rượu đi đón mình ra sao. Lý Cương cười: - Có thể sự thực như thế. Cũng có thể họ nhìn thấy tư cách anh hùng của Vương-gia, nên bầy ra truyện ấy để làm hòa với Vương-gia. Triệu Thành gật gù: - Còn khoản thứ ba? - Khoản này rất khó. Vương-gia về triều, cần tỏ ra cực kỳ trung thành với Hoàng-đế với Lưu-hậu. Việc gì Vương-gia cũng cáng đáng. Hễ triều thần có ai bị trách phạt, Vương-gia đều khẩn khoản xin ân xá. Quần thần cho rằng Vương-gia rộng lượng. Đến trình độ đó, nhân tâm hướng về Vương-gia hết rồi. Chắc chắn Lưu hậu sẽ tìm cách hại Vương-gia. Bấy giờ Vương-gia hô một tiếng, anh hùng, sĩ dân theo Vương-gia hết như xưa kia dân không theo con vua Nghiêu, mà theo về vua Thuấn. Vương-gia cô lập bà ta dễ dàng. Triệu Thành trầm tư một lúc, rồi lắc đầu, mà không nói gì. Lý Cương tiếp: - Chắc Vương-gia đang lo nghĩ về thế lực của Lưu-hậu, e khó thực hiện chăng? - Đúng vậy. Bà có nhiều cao thủ nằm ngay trong Hoàng-thành. Lý Cương ngồi ngay ngắn lại: - Lưu-hậu chỉ mạnh ở Biện-kinh, chứ đối với các nước xung quanh, với các châu lại rất yếu. Mà Lưu-hậu mạnh nhờ thế lực nào? Bàn chung bà chỉ có năm người: Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ, Khiếu Tam Bản, Sử-vạn Na-vượng và Tào Lợi-Dụng. Cả năm người này đều thuộc Hồng-thiết giáo. Mà Hồng-thiết giáo là kẻ thù của bản triều. Loại chúng ra đâu khó? Triệu Thành lắc đầu: - Sư đệ không biết đó thôi. Lưu hậu mưu cùng ta mưu chiếm Nam-phương, rồi bà giả tin tưởng, trao cho ta quyết định mọi sự, rồi sai ta đi sứ, với ba điều lợi cho bà. Một là bà muốn mượn tay võ lâm Đại-Việt giết ta, nếu ta có thoát khỏi họ cũng thù oán ta. Hai là ta thành công, thì cũng gây thù chuốc oán với các nước thuộc tộc Việt. Ba là trong khi ta vắng nhà, bà thay đổi hết những chức quan về thị vệ, ngự lâm quân. Lúc ta trở về sẽ trở thành cô thế. Lý Cương hỏi: - Thế vương gia đối phó ra sao? - Sư phụ với Đông-Sơn đạo sư đã bàn với ta, nên tương kế tựu kế. Ta vờ vui vẻ lên đường. Khi qua Quảng-Tây mang theo Dư Tĩnh là cháu Lưu-hậu. Việc gì ta cũng bàn với Dư. Vì vậy Lưu-hậu không đề phòng, Dư dùng hệ thống tế tác đặc biệt, mật gửi tấu chương về cho Lưu-hậu. Vì vậy Lưu-hậu không đề phòng ta. Lý Cương hỏi: - Việc Ngô Tích chắc cũng do Vương-gia bầy ra để lừa Lưu-hậu. - Đúng thế. Dư Tĩnh bàn với ta: Nhân gái Việt đẹp, bầy ra vụ Ngô mê gái, hầu có người nằm trong lòng Khu-mật-viện Đại-Việt, thông tin cho mình. Dư ngu thực. Giữa ta với Ngô có tình sư huynh sư đệ, lại đồng môn, mà Dư không biết đến lẽ đó. Bề ngoài ta bàn với Dư, Ngô diễn màn kịch tại Vạn-thảo sơn-trang. Nhưng thực sự ta nhờ Ngô khi về với Đại-Việt, tìm cách gặp riêng Lý Long-Bồ, chuyển đề nghị liên minh ta với Bồ. Lý Cương gật đầu: - Trí lực Vương-gia không tầm thường. Thế Bồ đã giúp mình được gì rồi? - Bồ cho con gái Hồng-Sơn đại phu cùng với Lê Ngọc-Phách chuyển cho ta một kế hoạch loại Lưu-hậu. Lê tiểu thư, Ngọc-Phách cùng ta gặp nhau ở hạm đội Động-đình, mà Dư tưởng rằng ta bắt hai người ấy dịch sách thực. Này sư đệ, nếu người là ta, người sẽ loại Lưu-hậu bằng cách nào? - Lưu-hậu là người của Hồng-thiết giáo tiềm ẩn trong cung, mưu cướp ngôi, rồi cùng Nhật-Hồ lão nhân lập ra Thiên-hạ Hồng-thiết. Chỉ cần sao lộ ra việc này, anh hùng thiên hạ xúm vào hạ bà ngay. Nguyên-Nghiễm cười: - Sư đệ hay thực. Bồ sai Bình-Dương, Thiệu-Thái theo ta, khuyên ta cướp ngôi vua, như vậy Dư Tĩnh sẽ tâu về triều. Lưu-hậu nắm được cớ hại ta. Bà trở thành kiêu căng, không úy kị gì nữa. Bà phong chức tước cho đám bộ hạ Hồng-thiết. Như vậy bà công nhiên khai chiến với cả triều đình. Chúng ta lấy Nho trị dân, bà dùng Hồng-thiết. Thế là cả thiên hạ chống bà. - Bà đã phong chức tước cho những ai? - Tôn Đức-Khắc đang từ chức vụ tổng-quản Thị-vệ, tước hầu, bà thăng lên: Thái-sư thiếu phó, Đồng-trung thư môn hạ bình chương sự, Kinh-hồ Tiết-độ sứ, Tổng-lĩnh thị-vệ, cùng Ngự-lâm quân, tước Ngô-quốc công. Lê Lục-Vũ đang từ Tổng-lĩnh Ngự-lâm quân, tước hầu, thăng lên Thái-tử thiếu bảo, Nam-thiên kinh lược sứ, Tả-vệ thượng tướng quân, Việt-quốc công. Lý Cương kinh hãi: - Chà! Bà ta lộng hành qúa đáng. - Chưa hết bà phong cho Sử-vạn Na-vượng được thăng lên làm Hoài-hóa đại tướng quân, Nam-thiên tiết độ sứ, Tổng-lĩnh thị vệ. Khiếu-tam-Bản được thăng Thái-tử thiếu-sư, Tả-kiêu vệ thượng tướng quân, Nam-thiên tiết độ sứ, Tổng-lĩnh ngự-lâm quân. Ngoài ra còn mười trưởng lão bang Nhật-hồ Trung-quốc được phong Nhập-nội đô tri, mỗi người coi một đội Thị-vệ. Lý Cương hỏi: - Lý Long-Bồ biết việc này chưa? - Chính y báo cho ta biết, vì vậy y cùng ta thiết kế tỷ mỉ loại Lưu-hậu rồi. Đến đó hai người nói nhỏ quá, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái không nghe rõ. Một lát Triệu Thành ôm lấy lưng Lý Cương: - Trời đem sư đệ cho ta. Còn việc thi võ Biện-kinh kỳ này. Ta phải làm gì? - Vương-gia mở rộng cửa, khoản đãi võ lâm. Người trúng cách, Vương-gia đặc ân khen thưởng, nói lời nhỏ nhẹ phủ dụ. Người không trúng cách, Vương-gia cũng xét xem ai có tài, lục dụng. Hoá ra họ trở thành chân tay Vương-gia hết. Nguyên-Nghiễm mở cửa gọi Đinh Toàn vào. Lý Cương nói: - Còn Vệ-vương, dù sao cũng có chút lòng hướng về Thiên-triều. Vương-gia nói một tiếng với Lý Long-Bồ, cắt cho khoảng đất vùng Trường-yên làm nơi thờ tiên vương Đinh triều. Như vậy, sĩ dân Giao-chỉ ai cũng phục Vương-gia cả. Đinh Toàn đứng lên chắp tay hướng Lý Cương: - Đa tạ tiên sinh quan hoài. Lý Cương chỉ Hồ Dương-Bá: - Còn Hồ huynh đây, suốt bao năm sang Giao-chỉ tiềm ẩn, công lao không nhỏ. Vậy Vương-gia trở về triều, tâu phong xứng đáng cho Hồ huynh cùng phu nhân. Vương-gia xin Hoàng-thượng ban chỉ đại xá cho dư đảng, con cháu của bang Nhật-Hồ Trung-quốc, để họ có dịp đem tài ra lập công. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Không biết người này là ai? Tên thực là gì? Cứ nghe lời biện luận như sông trôi nước chảy, lý luận xác đáng đứng đạo quân tử. Như vậy ngoài võ công, y còn có kiến văn quảng bác. Ta e rằng tài y bỏ xa bọn Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính. Những điều y cố vấn cho Triệu Thành rõ ra bậc chính nhân quân tử. Nếu sự thực Triệu Thành nghe lời y, dân Trung-nguyên cũng như các nước xung quanh ắt trải qua một thời kỳ hoà bình, thịnh trị. Như vậy, Triệu Thành sẽ có sự nghiệp Chu-Công thực, chứ không phải như mình với Thiếu-Mai vẽ ra bức ảnh phù ảo cho y. Đến đó Lý Cương hô dọn tiệc, để mọi người ăn uống. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái sẽ rời khỏi nóc nhà. Hai người trở lại bãi biển, trời vừa sáng. Cái mủng với bốn thủy thủ vẫn còn chờ tại đó. Bây giờ có thêm Đỗ Lệ-Thanh. Thấy Thiệu-Thái, Mỹ-Linh về, Đỗ Lệ-Thanh mừng mừng, tủi tủi. Bà nắm lấy tay Thiệu-Thái: - Chủ nhân đã về. Chủ nhân với công chúa đi đêm, làm lão tỳ lo lắng vô cùng. Thiệu-Thái cảm động: - Phu nhân xứng đáng một phụ nữ Trung-quốc. Lòng dạ phu nhân thực không gì quý bằng. Mỹ-Linh dặn dò thủy thủ mấy câu, để y về nói lại với Minh-Thiên, Dực-Thánh vương. Rồi ba người trở lại ngôi tiểu thành. Thiệu-Thái bàn: - Chúng ta phải làm gì? - Bây giờ ta vào chợ kiếm cái gì ăn uống đã. Sau đó theo dõi bọn Triệu Thành. Chắc chắn sau khi đào kho tàng, dù có, dù không, y cũng sẽ đi về biên giới Hoa-Việt, để gặp chú hai. Ta phải cho chú hai biết hết tình hình, để người định liệu nới được. Đỗ Lệ-Thanh cầm tay Mỹ-Linh, bà run run, nước mắt đầm đìa: - Công chúa! Tiểu tỳ cầu mong công chúa chủ trì công đạo cho vụ Nguyên-Hạnh với Cao Thạch-Phụng. Mỹ-Linh thở dài: - Đỗ phu nhân! Từ hôm Đỗ phu nhân về Thăng-long với tôi. Tôi truyền cho Đỗ phu nhân khá nhiều về Vô-ngã tướng Thiền-công. Tôi nghĩ bây giờ phu nhân có thể chính mình ra tay đòi nợ Cao Thạch-Phụng được rồi. Không biết phu nhân nghĩ sao? Đỗ Lệ-Thanh tỉnh ngộ: - Đa tạ công chúa! Tiểu tỳ quên mất điều đó. Ba người vào chợ, tìm một quán ăn. Mỹ-Linh uốn cong lưỡi lên nói tiếng Quảng, nhờ tửu bảo mua dùm mấy bộ quần áo thôn quê cùng ba con ngựa. Ăn xong, ba người trở lại tiểu thành, thấy cặp chim ưng bay khá xa với thị trấn. Như vậy bọn Triệu Thành đã lên đường rồi. Ba người ngắm hướng đôi chim ưng mà đi. Mỹ-Linh móc trong bọc ra ba cái thẻ bài. Nàng đưa cho Thiệu-Thái, Đỗ Lệ-Thanh, mỗi người một cái: - Anh nhớ nhé. Anh có tên Thái Thân. Em tên Đỗ Linh. Đỗ phu nhân Lý Lệ. Chúng ta ở trại Như-hồng, thuộc biên thùy Trung-quốc, Giao-chỉ, sang đây tìm thầy học thuốc nhé. Lỡ chạm trán bọn Triệu Thành, chúng ta thản nhiên nói: Vì cần bảo vệ chân mệnh Thiên-tử, nên chúng ta vượt biển tìm y. Như vậy y càng cảm động. Thời bấy giờ vùng Quảng-Đông dân chúng còn nói tiếng Việt khá nhiều. Dù tiếng Việt của họ không còn nguyên thủy, mà pha phân nửa tiếng Hán. Nguyên, trong thời cuối đời Đường, nhân loạn lạc, anh hùng vùng Nam-hải thời Lĩnh-Nam, tức Phúc-Kiến, Quảng-Đông, Quảng-Tây nổi lên lập lại nước Ngô-Việt. Sau Ngô-Việt bị chia làm hai. Phía Nam thành Nam-Hán, phía Bắc vẫn giữ tên Ngô-Việt. Ngô-Việt bị Tống thôn tính. Vì vậy dân chúng trong vùng này vẫn tự nhận mình người Việt hoặc người Hoa gốc Việt. Đi đến chiều, mới tới Khúc-giang. Ba người xuống ngựa, dạo trong phố chợ. Mỹ-Linh hỏi Thiệu-Thái: - Anh có biết Khúc-giang trước đây sản xuất ra nhiều anh tài cho tộc Việt mình không? - Anh không nhớ. Mỹ-Linh kể cho anh nghe đi! - Ừ em kể. Thời Âu-lạc, tể tướng Trần Tự-Minh giúp vua An-Dương cai trị nước. Ngài được phong tước Phương-chính hầu. Khi Tần Thủy-Hoàng sai Đồ Thư đem năm mươi vạn quân sang đánh. Vua An-Dương thấy đất mình rộng, dân mình thưa, mới truyền rút về phương Nam. Đồ Thư lập ra ba quận Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận. Giòng dõi Phương-chính hầu không chịu bỏ đất tổ, lui về thủ ở vùng Khúc-giang. Đồ Thư chết rồi, Triệu Đà thay thế. Mấy lần y đem quân vào đánh, đều bị thua. Y đành để vùng này cho giòng dõi họ Trần cai trị như một tiểu quốc riêng. - Rồi sau ra sao? - Đến đời thứ tám, thì chi hai, chi ba là Trần Phương-Đức, Trần Đại-Sinh mới di cư xuống Giao-chỉ lập nghiệp. - Anh biết rồi! Trần Đại-Sinh sau thành Khất-đại phu. Còn ngài Trần Phương-Đức sinh ra Nam-thành vương Trần Minh-Công, Nam-hải nữ hiệp Trần Thị Phương-Châu, Tiên-yên nữ hiệp Trần Thị Phương-Chi, Thiên-trường đại hiệp Trần Quốc-Hương. - Tuy vậy ngành trưởng vẫn sống ở Khúc-giang. Đời thứ chín nảy ra sáu vị đại anh hùng nữa. - Ai nhỉ? Anh chỉ nghe nói tới năm vị tức Khúc-giang ngũ hiệp. Năm vị tuân chỉ vua Trưng khởi nghĩa ở Nam-hải. Sau vua Trưng phong cho làm Nam-hải vương. Còn người thứ sáu tên gì? - Anh quên mất ngài Trần Tự-Sơn tức Nghiêm-Tử-Lăng à? - Ừ nhỉ! - Em đọc sách thấy nói tại Khúc-giang hiện vẫn còn mộ của Khúc-giang ngũ hiệp. Trên bờ sông có mộ phần, cùng đền thờ của Nam-hải nữ hiệp, với phu nhân của anh hùng Chu Bá. - Có phải hai bà tử trận trong khi đánh chiếm vùng Nam-hải không? - Gần như vậy. Sau khi vua Trưng thành đại nghiệp, sắc phong Nam-hải nữ hiệp làm Lĩnh-Nam tuyên từ, huệ đức, Nam-hải công chúa. Phong bà Lê Thị Hảo làm Lĩnh-Nam, ninh tĩnh, chí minh, Hoà-huệ công chúa. Chúng ta phải tới đền thờ dâng hương mới được. Chợt có tiếng nói rất rõ ràng đâu đó vọng lại: - Đang làm việc vá trời, dấu thân phận còn không xong, lại đi dâng hương, chẳng hóa lậy ông tôi ở bụi này ư? Mỹ-Linh kinh hoảng nhìn xung quanh, tuyệt không có người nào lạ. Chỉ có năm người mặc quần áo nâu theo lối ngư nhân. Mỗi người cầm một xâu cá, đang len lỏi đi cạnh nàng. Họ trang phục giống nhau, chỉ khác nhau ở mầu mũ. Năm người đội mũ mầu trắng, đen, xanh, đỏ, vàng. Một ngư ngân méo miệng trêu nàng. Nàng nhìn kỹ lại: Năm ngư nhân hình dạng rất kỳ lạ, thân hình ngắn, trong khi chân dài, mà cao. Ngư nhân mũ đỏ nói bâng quơ bằng tiếng Việt: - Cho lợn ăn ngay đi. Lợn đói rồi. Bằng không nó ủn ỉn bây giờ. Nói rồi y méo miệng trêu nàng. Nàng định lên tiếng hỏi, cả năm đã biến mất trong đám đông. Đỗ Lệ-Thanh kinh hãi: - Chúng ta âm thầm tới đây, trời không biết, quỷ không hay. Sao năm ngư nhân đã nhận diện được. Tiểu tỳ thấy lưng họ quen quá, mà không biết đã gặp ở đâu? Có thể nào Khu-mật viện sai họ theo giúp mình chăng? Mỹ-Linh tỏ ý lo lắng: - Không lẽ! Khu-mật viện làm sao theo chúng ta được? Bụng đã đói, nàng để ý thấy phía trước có một người đàn ông gánh một gánh mì, khói bốc lên nghi ngút. Da mặt người này dăn deo, rất khó đoán tuổi. Mỹ-Linh dừng chân trước gánh mì. Nàng nói: - Ông cho chúng tôi bốn bát mì. Ông lão bán mì hỏi lại: - Lão có ba loại mì. Mì chay, mì vịt và mì tôm. Cô nương dùng mì nào? Thiệu-Thái trông thấy mấy con tôm đỏ hỏn đẹp mắt, chàng nói: - Ông cho tôi hai bát mì tôm. Một bát mì vịt cho vị sư tỷ, một bát mì chay cho em tôi. Ông lão bán mì cười: - Cậu ăn khoẻ thực, khoẻ hơn lợn chắc, ăn những hai bát mì tôm. Thiệu-Thái thấy trong khi làm mì, ông lão dùng muổng nhúng mì vào nước sôi, rồi rung tay một cái, dắt mì bay lên rơi vào giữa bát. Chàng kinh ngạc: - Lão bán mì này nội công không tầm thường. Có lẽ lão cùng bọn với năm ngư nhân cũng nên. Mỹ-Linh cũng đã nhận ra cái khác lạ của lão bán mì. Ăn xong, nàng móc tiền hỏi lão: - Bao nhiêu tiền bốn bát mì? Lão trả lời rất sẽ: - Tôi có năm đồng. Tôi cần một đồng hay hai đồng. Thiệu-Thái giật mình. Vì đó là thuật ngữ của Hồng-thiết giáo, nay cải thành Lạc-long giáo. Khi hai giáo chúng gặp nhau, họ thường dùng thuật ngữ để tự giới thiệu. Lão nói có năm đồng tức lão đứng hàng thứ năm trong giáo. Thứ nhất giáo chủ. Thứ nhì trưởng lão. Thứ ba chưởng quản một vùng. Thứ tư chưởng quản một quận. Thứ năm chưởng quản một huyện. Lão nói cần một đồng hay hai đồng, có nghĩa lão đi đón giáo chủ cùng trưởng lão. Mỹ-Linh nói nhỏ: - Anh tôi có một đồng. Tôi có hai đồng. Ông ta chỉ về phía bờ sông: - Có con đò, trên nóc kéo giải vải đỏ. Xin cô cậu xuống đó. Mỹ-Linh làm bộ trả tiền ông bán mì, rồi ba người dắt ngựa đi về phía bờ sông. Khi mới nhận chức giáo chủ Lạc-long giáo, Thiệu-Thái được biết giáo chúng vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây rất đông, rất mạnh. Nguyên Hồng-thiết giáo tuy tàn bạo, ác độc, nhưng họ vẫn qui tụ những phần tử yêu nước. Vùng Lưỡng-Quảng thuộc Ngô-Việt, mới bị mất nước, nên dân chúng theo Hồng-thiết giáo rất đông, mong khôi phục trở lại. Khi đi, Thiệu-Thái đã lệnh cho trưởng lão Lê Đức, Nhất-Bách đến Quảng-Đông, cùng giáo chúng chuẩn bị đào kho tàng. Có lẽ hai người lệnh giáo chúng khắp nơi chờ đón chàng. Tới bờ sông. Có ba đứa nhỏ đon đả chạy ra cầm lấy cương ngựa: - Cô cậu đi chơi sông hẳn? Để cháu giữ ngựa cho. Mỹ-Linh trao cương ngựa cho chúng, rồi bước xuống con đò, trên có giải vải đỏ. Hai người vừa leo qua cây ván làm cầu, cánh cửa đò đã mở rộng. Thiệu-Thái chui vào trước. Mỹ-Linh, Lệ-Thanh chui vào sau. Cánh cửa đóng lại. Bên trong, Lê Đức, Đào Nhất-Bách khom lưng hành lễ: - Suốt hơn tháng qua, bọn thuộc hạ không được tin giáo chủ cùng công chúa, sau phái anh em đi khắp nơi tìm kiếm. Hay đâu hôm qua, một anh em đã thấy giáo chủ. Y sai ngựa về báo cho thuộc hạ biết. Vì vậy hôm nay anh em thuộc hạ đón chờ giáo chủ ở đây. Thuyền từ từ rời bến. Lê Đức hỏi: - Ngoài giáo chủ, công chúa với Đỗ phu nhân, mình còn ai nữa không? - Kể ra còn nhiều, nhưng không biết bao giờ đến. Tình hình kho tàng ra sao? - Bọn thuộc hạ đã tìm ra manh mối. Nhưng từ đêm qua đến giờ, thiết kị, giáp binh kéo đến đóng khắp nơi. Dường như bọn Tống cũng biết chỗ chôn dấu, nên đến tìm kiếm. Hôm nay đã là ngày hai mươi tháng mười. Chỉ còn gần tháng nữa tới ngày rằm tháng mười một. Đúng ngày ấy, giờ Tý cửa hang mở. Nếu ta không biết cửa hang ở đâu, phải sáu mươi năm sau, cửa hang mới mở lại lần nữa. Mỹ-Linh cười: - Trưởng lão đừng sợ. Những phe phái kia họ không tìm ra đâu. Ta đợi họ tìm chán, rút quân đi, rồi ta mới đào lên cũng chưa muộn. Nàng định tường thuật chi tiết những gì xẩy ra trong hơn tháng trên biển. Nhưng chợt động tâm cơ, nàng nghĩ lại: - Đào Nhất-Bách, khả dĩ tin được. Duy Lê Đức, ta không thể kể hết cho y nghe. Nàng nói: - Trưởng lão lệnh cho giáo chúng ẩn thân hết. Mặc Tống làm gì thì làm. Đợi họ rút, ta mới ra tay. Tình hình biến đổi hoàn toàn. Khai-Quốc vương hiện đang trên đường sang Biện-kinh. Bình-Nam vương Triệu Thành đổi hẳn thái độ. Họ tìm cách thân thiện với ta. Vậy trưởng lão lệnh toàn giáo chúng bất động, cho tới khi có lệnh mới. Thiệu-Thái tiếp: - Hiện Bình-Nam vương Triệu Thành đang có mặt trong vùng này. Ngày một ngày hai, chúng tôi sẽ xuất hiện, đi cạnh họ. Các vị đừng ngạc nhiên. Nếu cần, các vị cũng nên xuất hiện, tỏ ý tuân phục y, và chống Lưu hậu. Lê Đức cực kỳ thông minh. Y hiểu liền: - Có phải ta khích y cướp ngôi vua Tống không? Mỹ-Linh gật đầu: - Gần như vậy. À, Lê trưởng lão, người nghe nhiều, hiểu rộng, có biết cạnh Triệu Thành còn một người trẻ tuổi, y xưng tên Lý Cương. Triệu Thành gọi y bằng sư đệ. Thân thế y ra sao? - Y không phải họ Lý đâu. Tên thực y là Phạm Trọng-Yêm, người đất Ngô-huyện, sinh năm Kỷ-Sửu (989) nhằm niên hiệu Đoan-củng thứ nhì đời Tống Thái-tông. Tương đương với bên Đại-Việt niên hiệu Hưng-thống nguyên niên đời vua Lê Đại-Hành. Nhà nghèo, chăm học, thông minh, nghe nhiều, hiểu rộng. Đậu tiến sĩ niên hiệu Đại-trung Tường-phù đời Tống Chân-tông. Khi Chân-tông băng, Lưu-hậu cầm quyền, y được cử coi phủ Khai-phong, tức như bên Đại-Việt chức tổng trấn Thăng-long. Gần đây chuyển qua coi Khu-mật viện. Chức tước của y như sau : Tham tri chính sự, đồng bình chương sự, Khu-mật viện phó sứ. Thiệu-Thái hỏi Mỹ-Linh: - Chức tước ấy có lớn không? - Tham-tri chính sự là phó tể tướng. Tống triều có tả, hữu tể tướng và sáu tới mười hai phó tể tướng. Đồng-bình chương sự, là coi về văn. - À, y còn trẻ mà đã làm lớn. Tại sao y gọi Triệu Thành bằng sư huynh? - Nguyên do thế này. Triệu Thành là đệ tử Minh-Thiên đại sư. Phạm Trọng-Yêm đệ tử Minh-Sơn đại sư. Minh-Thiên là sư huynh Minh-Thiên. Võ công Trọng-Yêm cực kỳ cao thâm. Y đấu với Địch-Thanh trên bốn trăm chiêu, bất phân thắng bại. Mỹ-Linh kinh ngạc: - Văn y đậu tiến sĩ. Võ y cao vào bậc nhất. So sánh y với Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính ra sao? - Tài y như mặt trăng mặt trời. Dư, Vương chỉ có thể ví với đom đóm mà thôi. Dư, Vương thuộc thứ thư lại, thứ chỉ biết thuận theo ý chủ. Còn Phạm có cái trông rộng, nhìn xa, tư tưởng bao la bát ngát. Trong lòng y lại hàm chứa tinh thần Nho gia, không thích gây chiến với lân bang. - Hèn gì, y lý luận đâu ra đấy. Tôi thấy Triệu Thành nể y muốn hơn Minh-Thiên đại sư. - Công chúa nói đúng. Khi tiếp xúc với y phải cẩn thận. Y thuộc loại cực kỳ thông minh, lại tinh minh mẫn cán số một, số hai triều Tống. Hiện y giữ chức Khu-mật viện sứ. Tương đương với chức vụ của Tạ Sơn ở Đại-Việt. Đào Nhất-Bách tiếp: - Trong trấn Khúc-giang hiện còn có người của Liêu, Cao-ly, Tây-hạ. Họ cũng tới tìm kho tàng. Không hiểu sao họ cũng có bản đồ, biết chi tiết nà mò tới đây. Mỹ-Linh cau mày suy nghĩ, rồi gật đầu: - Khó hiểu quá. Ta cứ đứng ngoài nhìn họ tranh dành. Vậy thế này, Đào trưởng lão cho anh em dàn ra chờ người của các đại môn phái Đại-Việt tới đây, thông báo cho họ biết tình hình, cùng lo chỗ cho họ ẩn thân, bằng không Phạm Trọng-Yêm tung quân bắt hết e phiền phức lắm. Nhất-Bách than thở: - Giáo chúng muốn ẩn thân, nhưng khó quá. Trong vòng một tháng qua, trấn Khúc-giang nảy ra nhiều kì nhân, dị sĩ, làm lắm truyện lạ đời. Sau mỗi vụ như vậy, võ lâm các nơi ẩn thân lại bị lộ hình tích rồi bị quan quân vây bắt đi. Mỹ-Linh kinh ngạc: - Đại khái những vụ ấy ra sao? - Đầu tiên năm cô gái xuất hiện phá đền thờ Mã Viện. Rồi năm đạo sĩ cướp hai chiến thuyền chở lương thực cho thiết kị, đem phát chẩn cho dân chúng. Lại nữa, trộm vào công khố lấy trộm vàng, còn cạo trọc đầu tướng chỉ huy thiết kị. Trấn này muốn nổ tung ra về những vụ đó. Thiệu-Thái hỏi Đào Nhất-Bách: - Đào trưởng lão. Trưởng lão có biết phần mộ của Khúc-giang ngũ hiệp cùng đền thờ hai vị nữ anh hùng Lĩnh-Nam ở đâu không? Nhất-Bách cung kính đáp: - Khải bẩm giáo chủ, phần mộ Khúc-giang ngũ hiệp hiện nằm trên núi Ô-thạch. Còn đền thờ Nam-hải nữ hiệp ở Sa-khẩu. Ô thạch ít người lai vãng, chứ Sa-khẩu thì quanh năm dân chúng kéo về lễ bái đông nghẹt. Nhất là từ mấy hôm nay thuộc ngày rằm. Mỹ-Linh đề nghị: - Theo ý trưởng lão, chúng tôi phải trang phục thế nào, khi đi hành hương hai di tích trên? - Hiện vùng này dân chúng trang phục phân nửa theo Tống, phân nửa theo Việt. Tiếng nói cũng pha trộn lẫn lộn. Thuộc hạ nghĩ giáo chủ cùng công chúa cứ trang phục như người Việt, nói tiếng Việt tiện hơn. Còn Đỗ phu nhân, vốn người Hoa, trang phục sao cũng được. Đào Nhất-Bách nói: - Bây giờ thế này, giáo chủ cùng công chúa trang phục thành hai anh em cô cậu con nhà giầu. Còn thuộc hạ với Đỗ phu nhân giả làm tùy tùng mang lễ vật theo. Bây giờ chúng ta thăm Ô-thạch. Tối lễ đền Sa-khẩu. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái vào khoang thuyền thay quần áo. Bấy giờ trời vào tiết tháng mười một, gió rú lên từng cơn qua song cửa, qua lá cây úa, hơi lạnh len lỏi trong gió. Mỹ-Linh mặc quần áo lụa trắng, dây lưng mầu tím, khăn choàng cổ cũng mầu tím viền vàng. Bên ngoài nàng khoác chiếc áo xanh lá cây lợt. Thiệu-Thái mặc bộ quần áo mầu nâu sẫm. Cả hai đeo kiếm, rồi cùng Đào, Đỗ vào chợ. Đào-nhất-Bách thông thuộc đường lối. Y mua sắm nào hoa, nào quả, nào gà, nào lợn, rồi mượn người chất lên xe, chở theo. Bốn người đi về phía Bắc. Rời khỏi trấn Khúc-giang, một cảnh trí như tranh vẽ làm Mỹ-Linh cảm thấy trong lòng khoan khoái: Bấy giờ vào cuối Thu, lá rừng núi biến thành một mầu vàng đỏ ối. Hai bên đường, hoa cúc hoang nở rực rỡ. Xa xa, trên sông, những con chim âu mầu trắng bay lượn nhịp nhàng. Nhất-Bách chỉ vào ngọn núi phía trước: - Kia là núi Ô-thạch. Mỹ-Linh nhìn theo: Ngọn núi có hình dạnh giống như con quạ. Đầu quạ hướng ra sông. Hai cánh toả ra giải đồng rộng bao la. Đuôi cong dựa vào hòn núi dốc thẳng đứng. Nhất-Bách chỉ vào mấy điểm trắng trên đầu quạ: - Mấy điểm trắng kia là lăng mộ của Khúc-giang ngũ hùng. Thiệu-Thái thắc mắc: - Mỹ-Linh này! Anh đọc sử thấy nói Khúc-giang ngũ hùng bị đánh thuốc độc giữa lúc Lưu Long mang đại quân công Nam-hải. Đệ tử đem thi hài táng vào nơi bí mật. Vì vậy tin này về triều đình Lĩnh-Nam, tể tướng Nguyễn Phương-Dung không tin năm vị bị đầu độc. Thế sao bây giờ lại có lăng mộ ở đây? Mỹ-Linh chợt nhớ tới một bản tấu trình về kho tàng Tần-Hán, Âu-Việt tại Khu-mật viện Đại-Việt. Trong bản phúc trình đó có nói: Sự thực Khúc-giang ngũ hùng thấy thế không giữ nổi Nam-hải. Năm ông cùng đệ tử mai danh ẩn tích. Dối rằng bị đầu độc chết. Bình-Ngô đại tướng quân tổng trấn Nam-hải là công chúa Thánh-Thiên cũng được lệnh rút về Giao-chỉ. Công chúa truyền xây năm ngôi mộ giả. Trong năm ngôi mộ này có nhiều kí hiệu để tìm ra chỗ dấu kho tàng. Trước khi khởi hành cùng Thiệu-Thái, Khai-Quốc vương sai Đỗ-lệ-Thanh chuyển cho nàng một mật lệnh. Nàng học thuộc rồi đốt đi. Trong mật lệnh đó dặn nàng phải chiếu những điều cơ mật trong tập di thư dành cho chưởng môn phái Mê-linh, cùng kí hiệu trên lăng Khúc-giang ngũ hùng, hầu tìm kho tàng. Những bí ẩn đó, đến Thiệu-Thái, nàng cũng không cho biết. Bây giờ, sắp đến lăng Khúc-giang ngũ-hùng, lòng nàng rộn lên những cảm giác khó tả. Ngựa bắt đầu theo con đường thoai thoải leo núi. Con đường vòng vèo như ruột dê. Núi Ô-thạch không cao lắm. Thoáng cái đã tới đỉnh. Đỉnh có khu vực bằng phẳng ước khoảng năm sáu mẫu, trồng toàn một loại thông hàng lối ngay thẳng. Chính giữa, năm ngôi mộ xây theo đội hình đặc biệt: Hai ngôi hai bên. Một ngôi ở giữa. Mộ xây bằng đá ong, nhưng lại quét vôi mầu trắng. Phía trước một bàn thờ cũng bằng đá ong cao khoảng bằng ngực một người trung bình. Trên bàn thờ, năm bát hương bằng đá, khắc hình rất tinh vi. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh, Đào Nhất-Bách cùng bẻ cành thông quét bàn thờ thực sạch sẽ. Mỹ-Linh truyền người gánh thuê đem phẩm vật cúng bầy ra. Đỗ Lệ-Thanh đánh lửa đốt hương, nến lên. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh quỳ gối trước. Đào, Đỗ quỳ phía sau, lễ đủ tám lễ. Mỹ-Linh khấn: - Đệ tử Lý-Mỹ-Linh, tước phong công chúa Bình-Dương của Đại-Việt, biểu huynh Thân Thiệu-Thái giáo chủ Lạc-Long giáo, trưởng lão Đào Nhất-Bách, cùng với lương y Đỗ Lệ-Thanh. Hôm nay nhân bọn đệ tử qua Khúc-giang, tưởng nhớ anh linh năm đại vương xưa, hùng khí trùm hoàn vũ, trấn Nam-hải, bảo vệ đất tổ... đệ tử dâng chút lễ mọn. Tại thiên chi linh, xin năm vị đại vương cùng về hưởng, phù hộ cho tộc Việt mau thống nhất. Lễ tất, Mỹ-Linh đứng dậy rót rượu, đùng đao chặt gà, lợn bầy ra đĩa. Đứng nhìn, nàng để ý thấy năm ngôi xây theo năm hình khác nhau. Ngôi chính giữa hình như cái bát úp. Ngôi hai ngôi bên phải, một hình chữ nhật, một hình vuông. Hai ngôi bên trái, một hình giống như trái xoan, một lại hình năm cạnh. Thiệu-Thái cũng đã thấy cái khác biệt đó. Chàng hỏi Mỹ-Linh: - Em thử đoán xem. Trong năm ngôi này, ngôi nào của ngài Nhất-gia? Ngôi nào của ngài Nhị, Tam, Tứ, Ngũ-gia? Đào Nhất-Bách góp ý: - Theo ý thuộc hạ, có lẽ người xưa xây mộ không đề danh hiệu các ngài, mà xây năm ngôi mộ năm dạng, ứng với biểu hiệu đương thời mỗi ngài. Nay thời gian qua lâu, không còn ai nhớ được nữa. Trong khi Thiệu-Thái, Đào Nhất-Bách cùng Đỗ Lệ-Thanh phỏng đoán này nọ, Mỹ-Linh cố moi óc tìm hiểu xem năm hình này ngụ ý gì? Nhưng càng nghĩ càng thấy không có căn cứ nào cả. Nàng tự nhủ: - Cứ như trong mật thư của phái Mê-linh ghi chú, thì sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng sai công chúa Yên-lãng Trần Năng cùng Nghi-hoà công chúa Trần Quế-Hoa, Trần Quỳnh-Hoa lên hồ Động-đình đào kho tàng Tần-Hán mang về. Khi tới Khúc-giang, gặp đoàn cao thủ của Mã thái hậu đuổi rất gắt. Công chúa Yên-lãng cho chôn vào một chỗ bí mật. Niên hiệu vua Trưng thứ ba, khi biết thế nước chông chênh. Vua Trưng sai sứ lên truyền lệnh cho Khúc-giang ngũ hùng cùng công chúa Thánh-Thiên đào kho tàng Tần-Hán mang về Giao-chỉ. Sứ giả tới Nam-hải đúng lúc Khúc-giang ngũ hùng bị đánh thuốc độc chết. Công chúa Thánh-Thiên bị đại quân Lưu Long vây gấp, người đành giả xây mộ cho Khúc-giang ngũ hùng, mượn mộ ghi khắc chi tiết nơi chôn cất kho tàng. Cho nên hơn nghìn năm qua, ai cũng tưởng mộ năm ngài, nhưng thực sự lại ghi dấu vết mà thôi. Hương đã tàn, nàng bảo Thiệu-Thái: - Anh hạ lễ xuống, cùng Đỗ phu nhân, Đào trưởng lão thụ lộc đi. Em ăn chay, cho em mấy quả chuối được rồi. Nàng lấy nải chuối, ngồi riêng ra một tảng đá suy nghĩ. Tần ngần nàng mở bọc đem bộ Dụng binh yếu chỉ ra đọc. Trong trí óc, nàng nhớ lại một truyện: Hồi ở Thăng-long, mới tìm được bộ binh thư này, Khai-Quốc vương với nàng đem ra nghiên cứu. Cả hai đã vướng phải một đoạn, mà không sao hiểu được. Nàng nhớ mang máng rằng dường như trong đó có nói tới hình dạng năm ngôi mộ. Nàng mở ra đọc. Không khó nhọc, nàng tìm ra đoạn ấy ngay: &quot; Khi ta viết đến chương cuối bộ binh thư này, là lúc được chỉ dụ vua Trưng phải rút khỏi Nam-hải. Ta cho người liên lạc với Khúc-giang ngũ hùng để bàn kế lui quân. Thì, ôi thôi, năm vị đều bị đầu độc. Ta thân tới Khúc-giang tế năm vị, đệ tử cho biết gia đình năm vị đem xác chôn một nơi cực mật. Ta nhân đó xây mộ cho người. Xây mộ xong, ta khấn năm vị hãy phù hộ cho tộc Việt bền vững, giầu có hơn nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán. Con cháu sinh sản tròn, vuông dưới ánh mặt trời, luôn tươi như soan năm cánh...&quot;Khúc mắc ở câu cuối. Hồi ấy đọc đoạn này, Khai-Quốc vương cho rằng lối hành văn sáo ngữ, cùng lời chúc tụng của tổ tiên xưa như thế. Nên cả hai chú cháu bỏ qua. Bây giờ nhìn hình dạng năm ngôi mộ giả, nàng thấy có liên quan tới bài tựa này. Chợt tia sáng loé lên: - Phải rồi, trong bài nói bền vững giầu có hơn Chu, Tần, Hán tức kho tàng từ đời Chu qua đời Tần, đời Hán. Đào được kho tàng lên ắt giầu có xúc tích. Còn câu dưới có đủ hình năm ngôi mộ: tròn, vuông. Ánh sáng mặt trời là gì nhỉ? Mặt trời tức Nhật tương ứng với hình chữ nhật. Tươi như hoa soan, tức hình trái soan. Năm cánh tức hình ngôi mộ năm cạnh kia. Nàng lại nghĩ: - Như vậy, ta hiểu rõ ý nghĩa hình dạng năm ngôi mộ rồi. Thế nhưng hình dạng khác nhau để chỉ gì? Tròn, vuông, chữ nhật, trái soan, năm cạnh. Nếu theo thứ tự, mộ ngài Nhất-Gia hình tròn. Ngài Nhị-Gia hình vuông, ngài Tam-Gia hình chữ nhật, ngài Tứ-Gia hình trái soan, ngài Ngũ-Gia hình năm cạnh. Nghĩ mãi không ra, nàng gấp bộ kinh thư bỏ vào bọc. Bên kia, Thiệu-Thái cùng Đào Nhất-Bách ăn uống đã xong. Trời về chiều. Gió lạnh thổi nhè nhẹ qua những cây thông, bật thành tiếng reo vi vu. Những đàn cò đi ăn bắt đầu đo cánh bay về tổ. Mỹ-Linh vẫy tay, cùng mọi người lên ngựa. Thình lình Đào Nhất-Bách lên tiếng: - Chúng tôi cùng nhau tế lăng bậc tiền bối. Người là ai, mà lại rình rập? Có mau xuất hiện không? Nói rồi y phi thân vào bụi cỏ gần đó, chụp lưng một người nhấc bổng lên. Thì ra một lão già. Lão kêu réo ầm lên: - Tôi nằm đây chờ các người cúng xong, sẽ ra lấy lộc ăn. Các người keo kiệt mang đi hết rồi, còn hành tội tôi ư? Người khuân vác mướn nói với Đào Nhất-Bách: - Quan khách không nên mạnh tay với người này. Y vốn làm nghề quét chợ. Lão tên Luyện. Từ trước đến nay trẻ con, ăn mày thường rình rập quanh lăng, đợi khách tới cúng. Khi khách vừa đi khỏi, chúng ùa ra hạ lễ xuống ăn. Lệ này thành quen. Đào Nhất-Bách vội buông lão xuống, miệng nói: - Xin lỗi. Rồi y bảo người khuân vác trao cho lão già đó phân nửa con lợn luộc, cùng với xôi, hoa quả. Lão Luyện cảm ơn rối rít, mở tay nải ra đựng lộc. Đỗ Lệ-Thanh móc túi trao cho Luyện một xâu tiền rối bảo: - Tôi ở bên bờ sông gần chợ. Nếu lão cần tiền, thực phẩm, tới đó, tôi sẵn sàng tặng cho chút ít mà tiêu. Lão Luyện cúi rạp người cảm tạ, hai tay lĩnh tiền bỏ vào túi. Mỹ-Linh móc bạc trả công cho người khuân vác, rồi bốn người lên ngựa trở về trấn. Con thuyền của Lạc-long giáo thuộc đạo Quảng-Đông vẫn đậu ở bến chờ đợi. Bốn người xuống thuyền. Thuyền rời bến ra giữa sông. Mỹ-Linh vỗ vai Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân tinh ý thực. Đêm nay tên Luyện kia thế nào cũng phải tìm phu nhân lậy dập trán ra xin tạ tội. Đào Nhất-Bách kinh ngạc: - Công chúa dạy sao? - Cái tên Luyện kia nếu không là người của Khu-mật viện Tống, ắt của môn phái, bang hội hoặc nước nào, tiềm ẩn làm người quét chợ. Y rình rập quanh lăng Ngũ-hùng đã lâu. Võ công y cực cao thâm, mà định lực của y cũng không tầm thường. Y bị Đào trưởng lão nhắc lên, mà tuyệt không có phản ứng. Thiệu-Thái đờ người ra: - Mỹ-Linh, sao em biết võ công y cao? - Khi y bị nhắc lên, cổ áo co lại, lộ ra làn da lưng trắng mịn, khác hẳn với da mặt dăn deo khó coi. Rõ ràng y còn trẻ. Lúc y lĩnh lộc, gồm nửa con lợn với xôi chuối đâu có nhẹ? Thế mà y quảy lên vai, chỉ dùng ngón tay út móc vào tay nải. Nàng hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Chắc phu nhân nhận ra y trá hình làm ma, làm quỷ, phu nhân phóng thuốc vào xâu tiền rồi cho y. Y ngu thực, không nghi ngờ gì tiếp lấy. Đêm nay y lên cơn đau đớn cho biết thân. Mỹ-Linh để Thiệu-Thái bàn luận việc Lạc-long giáo. Nàng xin vào trong khoang thuyền nghỉ. Viên thuyền trưởng dành cho nàng một khoang, trang trí cực kỳ thanh nhã. Trên cái án thư, đặt chiếc đỉnh, đốt trầm hương bay nghi ngút. Mỹ-Linh đóng cửa khoang. Nàng quan sát quanh khoang thuyền xem có kẽ hở nào khả dĩ người ta dòm trộm không. Khi biết chắc hoàn toàn an ninh, nàng mở tập sách mật của phái Mê-linh, do sư thái Tịnh-Tuệ trao cho hôm truyền chức chưởng môn. Tập sách này nàng đọc gần như thuộc lòng. Nhưng bên trong có nhiều điều chưa thấu đáo. Phần thứ nhất chép lịch sử các phái võ thời Lĩnh-Nam, từ khi vua Trưng tuẫn quốc cho tới thời Đinh. Phần thứ nhì chép diễn tiến sự thống nhất phái Long-biên, Hoa-lư, Cửu-chân thành phái Mê-linh. Phần thứ ba chép các biến cố của phái Mê-linh từ khi thành lập cho đến khi sư thái Tịnh-Tuệ nhận chức chưởng môn. Mỗi lần cầm tập sách ra, lòng nàng lại nao nao bồn chồn: - Sư thái Tịnh-Tuệ tin tưởng Vương-mẫu mình lắm, bà mới dành cho ưu ái được sao chép mật thư này. Nhìn nét chữ hoa mỹ bay bướm, mình cũng biết vương mẫu có hoa tay. Cũng chính vì vậy, mà bọn Tống bắt cóc vương mẫu mình, hầu so sánh tuồng chữ. Không biết bọn Tống Triệu Thành hay Lưu hậu bắt cóc Vương-mẫu mình? Chợt nàng bật cười: - Mình thực lẩm cẩm. Rõ ràng bọn Lưu hậu bắt Vương mẫu rồi, còn gì nữa mà nghi ngờ? Nếu bọn Triệu Thành bắt, ắt chúng giam bà trên chiến hạm, mình đã thấy rồi. Vả lại nếu y bắt được Vương-mẫu mình, đâu cần bủa lưới bắt Lê Thiếu-Mai với thầy đồ Ngọc-Phách để dịch sách. Nàng đọc sang phần thứ tư, chép lịch sử kho tàng Tần-Hán, Âu-Việt. Kho tàng Âu-Việt hiện chôn ở vùng quanh núi vua Bà, sách chép bằng chữ Khoa-đẩu, lại toàn bằng hơn ba trăm thuật ngữ. Hôm sư thái Tịnh-Tuệ truyền chức chưởng môn, đã đọc cho nàng. Vì vậy bất cứ ai đọc phần này cũng không hiểu nổi. Duy người biết thuật ngữ đó mới mò ra được. Nàng nghĩ thầm: - Kỳ này về Đại-Việt, mình triệu tập hết các đại môn phái, rồi sai đào lên, bỏ vào công khố Đại-Việt. Phần thứ năm chép lịch sử kho tàng Tần-Hán, cùng chỉ chỗ cất. Phần này nàng hiểu lờ mờ. Nhất là trong đó có đoạn thơ không ra thơ, văn chẳng ra văn: Tự cổ Ân, Chu trị thiên hạ, Vàng ngọc, bốn phương tụ tập về. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 17 Kỳ nhân dị sĩ Nàng tự giảng: - Hai câu có nghĩa từ Ân tới Chu cai trị Trung-nguyên, vàng ngọc súc tích. Hai câu này không có gì lạ. Nàng đọc xuống hai câu dưới: Trung-nguyên thống nhất, A-phòng cháy. Đuổi hươu, Đông thành, Tây ra đi. - Phải rồi hai câu này ý nói Tần thống nhất thiên hạ, rồi bị Hạng-Vũ diệt, đốt cháy cung A-phòng. Bấy giờ anh hùng thiên hạ nổi lên tranh nhau giang sơn, ví như đuổi con hươu. Đông tức Hạng Vũ. Lưu Bang lập nhà Tây Hán tức Tây. Như vậy câu sau ý nói Hạng Vũ thắng Lưu Bang. Nàng đọc hai câu tiếp: Đại phong một trận, anh hùng tận, Châu bảo Vị-ương, lửa bốn bề. - Sau khi Lưu Bang thắng Hạng Vũ, trở về quê làm bài thơ Đại-phong. Lưu đem châu bảo thời Ân, Chu, Tần cất ở điện Vị-ương. Rồi cuối đời Tây Hán, Vương Mãng làm phản. Y đốt cháy điện Vị-ương. Nàng đọc tiếp: Động-đình, Yên-Lãng, Nghi-Hòa đến. Khúc-giang, sóng dậy, muôn đời ghi.Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Đoạn này ý nói công chúa Yên-Lãng Trần Năng và hai công chúa Nghi-hoà Trần Quế-Hoa, Trần Quỳnh-Hoa đào kho tàng ở hồ Động-đình lên, rồi chở về Khúc-giang. Nhưng chữ sóng dậy với muôn đời ghi ý chỉ gì? Nàng chợt nghĩ đến những thuật ngữ: - Sóng nghĩa là núi cao. Dậy nghĩa là hang sâu. Muôn là mười vạn. Một vạn trong thuật ngữ là một trăm. Vậy muôn thành con số một nghìn. Cả hai câu này ý nói: trong núi cao nhất, có hang sâu. Còn một nghìn là gì nhỉ? Nàng mở bản đồ vùng Khúc-Giang ra. Này sông, này núi, trùng điệp. Nhìn một lượt nàng nghĩ thầm: - Ta phải tìm núi nào cao nhất mới được! Không khó khăn, nàng tìm ra giữa thung lũng gần núi Ô-thạch có ngọn Tuyệt-phong cao nhất. Nàng nhủ thầm: - Ta phải thám thính ngọn Tuyệt-phong xem sao. Đến đấy mệt mỏi, nàng bỏ sách vào bọc, mở cửa ra ngoài, ngồi nghe Thiệu-Thái, Lê Đức bàn truyện Lạc-long giáo. Chợt một giáo đồ giữ trọng trách gác đầu thuyền vào cúi rạp người xuống trình với Lê Đức: - Trình trưởng lão. Bên ngoài có một con thuyền nhỏ. Trên thuyền chứa bốn người. Ba người nằm ngủ, không rõ mặt. Một người đội nón buông câu. Thuyền đậu sát thuyền ta. Thuộc hạ đuổi, mà hắn không chịu đi. Xin trưởng lão định liệu. Thiệu-Thái bảo y: - Tuyệt đối tránh đụng chạm. Chúng ta đang ẩn thân. Tôi với Lê trưởng lão ra ngoài xem sao. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lê Đức ra đầu thuyền quan sát. Con thuyền mui che một nửa. Trong lòng thuyền trải chiếu, có ba người cuộn chăn nằm ngủ gáy khò khò. Còn một người ngồi buông câu. Cái nón che mất mặt, không hiểu y già hay trẻ. Một giáo chúng nói: - Này thuyền ai kia, lui ra chỗ khác. Tại sao lại cứ sán đến bên thuyền ta mà câu? Người câu im lặng không trả lời. Y móc trong bọc ra một ống tiêu để lên miệng thổi. Tiếng tiêu véo von vọng đi rất ra. Hết bài tiêu, y cất cao giọng ngâm: Thương-lang chi thủy thanh hề, Khả dĩ trạc ngã anh. Thương-lang chi thủy trọc hề, Khả dĩ trạc ngã túc.Ngâm xong, y ngâm sang tiếng Việt: Sông Thương nước chảy trong veo, Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta. Sông Thương nước chảy phù sa, Thì ta lội xuống để mà rửa chân.Rồi y lại cầm tiêu thổi. Lần mày y thổi bản Động-đình ca. Tên giáo chúng cầm cây sào gõ vào nón ngư nhân. Y ngửa mặt nhìn lên, rồi nói một mình: - Trời đất ôi! Xưa Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung khi còn làm nghề nặn nồi bán, bị bọn ngu xuẩn kẻ chợ khinh khi. Lúc chưa đạt vận Khương thái công, Hàn Tín đi câu cá, chúng nhân người trần mắt thịt coi thường. Nay ta câu cá trên sông, cũng bị bọn trôi sông dạt chợ khuấy phá. Hỡi ôi! Thiên hạ đều người trần mắt thịt cả. Tuy nói vậy, mà y vẫn không di chuyển, cứ ngồi câu, bất kể đến tên giáo chúng. Y nói một mình: - Hai con thuyền cùng đậu trên sông. Ta không hỏi tội người tại sao người đậu thuyền bên ta, người cũng đừng trách sao ta đậu thuyền cạnh ngươi mới phải chứ? Lê Đức nói nhỏ với Mỹ-Linh: -- Tiếng người này dường như còn trẻ. Y cố ý gây sự với ta. Vậy ta lui thuyền ra chỗ khác. Mỹ-Linh nhận thấy dáng người này rất quen, mà nàng không nhớ đã gặp ở đâu. Nàng ra lệnh: - Anh em dời thuyền xuống khúc dưới kia vậy. Thuyền phu nhổ sào, cho thuyền di chuyển về phía trước. Con thuyền của ngư nhân cũng trôi theo song song. Bỗng con thuyền lớn lao vào phía bờ bên kia sông, là một bãi hoang. Lê Đức kinh hãi hỏi: - Ta bảo cho thuyền đi thẳng, tại sao lại áp vào bãi này. Tài công kêu lên: - Trình lão gia, bánh lái mắc kẹt, nên thuyền đâm vào bờ. Lê Đức chạy vào cầm lái, lái thử, thì thuyền lại trôi ra giữa sông. Y mắng tài công: - Bánh lái hỏng đâu? Tài công cầm lấy tay lái, quả nhiên bánh lái không kẹt. Thuyền trôi dần theo giòng. Tới hạ lưu, thuyền phu cho cắm sào. Lê Đức nhìn ra, thủy chung con thuyền nhỏ vẫn đậu song song với thuyền mình, không tới trước, không lui một bước. Y nhìn rõ ngư nhân đang kéo một sợi dây dài cuộn thành đống nhỏ bên cạnh. Lê Đức tỉnh ngộ: - Mình đáng chết thực. Ngư nhân tung dây cột bánh lái, làm tài công tưởng bánh lái kẹt. Khi mình cầm lái, y buông dây, mình không rõ, chửi oan tài công. Thuyền phu ngó xuống con thuyền nhỏ chửi: - Này anh ngư nhân kia. Tại sao anh cứ theo ta mãi vậy? Ngư nhân cũng không vừa: - Này các người. Các người ỷ có thuyền lớn, theo sau thuyền ta mãi, làm sao ta câu được cá. Các người có lui ra chỗ khác không? Biết bị khiêu khích, Lê Đức ra hiệu cho thuyền phu. Thuyền phu cầm cây sào chọc vào đầu ngư nhân. Ngư nhân chụp cây sào bật mạnh một cái. Thuyền phu bay vù lên cao, rồi rơi tòm xuống nước. Y lóp ngóp bơi lại mạn thuyền, bám dây leo lên. Lê Đức bật lên tiếng ủa kinh ngạc. Y ra hiệu. Một thuyền phu khác cầm cây chèo đập vào đầu ngư nhân. Ngư nhân bắt lấy cây chèo, rồi kẹp giữa hai đầu gối. Thuyền phu giật mạnh, mà cây chèo như đóng đinh vào cột không nhúc nhích. Hai ba giáo chúng cùng chạy lại giật cây chèo, mà thủy chung không chuyển động. Trong khi ngư nhân vẫn ngồi nhàn nhã. Tuyệt ở chỗ, hai đầu gối y bất động, hai tay y cầm ống tiêu để lên miệng thổi. Dù hai thuyền phu giật chèo, mà bản nhạc vẫn véo von không đứt quãng. Đào Nhất-Bách bước tới cầm lấy cây chèo. Y vận sức giật mạnh. Cây chèo bật lên. Y với với giáo chúng thuyền phu ngã bổ ngửa trên sàn trông thực thảm não. Mỹ-Linh kinh ngạc không ít. Võ công của Đào Nhất-Bách không thua Lê Đức làm bao. Ngặt vì y dùng sức mạnh. Ngư nhân thuận thế truyền thêm lực vào, thành ra Đào bị hai kình lực hợp lại, đến nỗi không giữ được thăng bằng. Đào Nhất-Bách mất bình tĩnh. Y vọt người lên cao, nhảy xuống con thuyền nhỏ. Tay phóng chưởng tấn công. Ngư nhân cười nhạt, chiã cần câu lên trời. Mọi người kinh hãi la lớn, vì Nhất-Bách rơi xuống, ắt bị cần câu đâm thủng ngực. Diễn biến xẩy ra đột ngọt, dù Mỹ-Linh, dù Lê-Đức có ra tay can thiệp cũng không kịp. Nàng chi còn biết kêu lên: - Xin dung tình. Ngư nhân rung động tay một cái, dây câu cuốn lấy thân hình Nhất-Bách. Cần câu gật mạnh, Nhất-Bách rơi xuống giữa thuyền nhỏ. Lạ một điều, y rơi không mạnh, mà sao lọt vào giữa lòng thuyền, rồi nằm bất động, không nói không rằng, trong khi mắt vẫn mở trừng trừng. Ngư nhân cười dòn: - Được con cá hồng này lớn quá. Đem vào chợ xẻ thịt bán lấy tiền uống rượu. Đến đây, y giật mạnh sợi dây bên hông một cái. Cánh buồm kéo lên, con thuyền nhỏ chạy vun vút về hạ lưu. Lê Đức hô lớn: - Mau cho thuyền đuổi theo. Khi thuyền nhổ sào chèo đi, thì con thuyền nhỏ đã mất hút ở cuối giòng sông. Lê Đức lệnh cho thuyền ghé bờ. Y cầm tù và thổi lên một hồi. Lát sau có ba kị mã chạy tới. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lê Đức lên ngựa phi dọc theo bờ sông đuổi con thuyền nhỏ. Trong khi dưới nước, con thuyền lớn cũng chèo theo. Không mất nhiều thời gian, Mỹ-Linh thấy con thuyền nhỏ cắm sào giữa sông. Bốn người nằm trong thuyền đã ngồi dậy. Năm người đang ngồi ăn cơm, thản nhiên như không có gì xẩy ra. Mỹ-Linh dừng ngựa lên tiếng: - Này! Mấy vị hảo hán kia. Người anh em ta không biết núi Thái-sơn, trót mạo phạm. Mấy vị hãy rộng lượng tha cho y một phen. Ngư nhân ngồi câu ban nãy để tay lên tai làm như lắng nghe: - Tiếng ai nói trên bờ vậy kìa? Một ngư nhân khác tiếp: - Dường như tiếng con gái. Cô này chắc đẹp lắm, tiếng trong, ngọt như cam thảo. Mỹ-Linh nhắc lại câu nói ban nãy. Ngư nhân vẫn để tay vào tai: - Cô nương nói sao? Cô nương muốn mua cá ư? Mỹ-Linh bực mình: - Không phải muốn mua cá, mà muốn chuộc lỗi. - Cô nói cái gì? Trời ơi, tự nhiên tai tôi điếc đặc mất rồi. Cô muốn mua chão chuộc rán mỡ hay nấu rọc mùng ăn hả? Tôi chỉ câu được con cá hồng thôi. Cô nương muốn mua bao nhiêu cân, tôi xẻ ra bán cho. Mỗi cân một chỉ bạc. Mỹ-Linh biết ngư nhân giả vờ: - Này hảo hán, người bắt anh em của ta để làm gì? Y có đôi chút mạo phạm với người. Ta xin người lượng thứ cho. Ngư nhân vẫn để tay vào tai: - Cô nương nói sao? Cô nương muốn mua lươn ăn à? Tại hạ chỉ câu được con ngư nhân mà thôi. Phía sau con thuyền của Lạc-long giáo đã đuổi kịp. Thuyền lớn kè mạn thuyền nhỏ. Chợt con thuyền nhỏ quay một vòng chạy ngược trở lại, buồm căng no, thuyền như bay trên mặt nước. Giáo chúng trên thuyền lớn chỉ còn biết la hoảng. Mỹ-Linh, Lê Đức cho ngựa chạy theo. Con thuyền nhỏ táp vào bờ bên kia, rồi ngư nhân cùng bốn người đồng hành vác Đào Nhất-Bách lên bờ, chạy mất dạng. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lê Đức cùng xuống thuyền. Đỗ Lệ-Thanh hỏi Lê Đức: - Lê trưởng lão. Tôi thấy dường như mấy ngư nhân này còn rất trẻ. Họ không có ác ý với bọn mình . Võ công của ngư nhân rất kỳ ảo. Lê Đức phiêu bạt giang hồ cả đời người, thừa kinh nghiệm, y nói: - Cái giật sào, hất giáo chúng xuống sông là biến chiêu Kình ngư qúa hải thuộc võ công Cửu-chân. Hai chân kẹp chặt sào, giống nội công Đông-a hay Tiêu-sơn. Khi chĩa cần câu lên, là chiêu Phong suy hoa lạc thuộc kiếm pháp Mê-linh. Lúc giật cần câu bắt Nhất-Bách chính là chiêu Thiên vương xung thiên trong Thiên-vương trượng pháp phái Sài-sơn. Tóm lại, võ công ngư nhân là võ công Đại-Việt. Mỹ-Linh gật đầu: - Lê trưởng lão nói đúng. Duy chiêu số gì, mà cái phao đập vào phía sau cổ Nhất-Bách, đến nỗi y bất động, tôi chưa hề nghe qua. Bây giờ chúng ta phải đuổi theo bốn người này cứu Đào trưởng lão. Lê Đức ngơ ngác: - Trời đất rộng bao la, biết họ đi phương nào mà đuổi. Hơn nữa chúng ta đang ở trên đất Tống. Quanh vùng này người của Khu-mật viện Tống nhiều như kiến . Chúng ta cứ thủng thẳng, sẽ truy tìm sau. Chợt Thiệu-Thái nhìn lên không, thấy đôi chim ưng theo dõi Triệu Thành đang bay lượn gần ngay bờ sông. Chàng hỏi Mỹ-Linh: - Này biểu muội! Em thử đoán, sau khi Triệu Thành với bọn mình rời soái thuyền, tình trạng mấy người đó ra sao? Mỹ-Linh lắc đầu: - Khó đoán được lắm. Em chỉ biết một điều, những người bị Đỗ phu nhân phóng độc, không biết Lê tiểu thư có cứu được họ không? Đỗ Lệ-Thanh gật đầu: - Nếu Hồng-Sơn đại phu hiện diện thì cứu được. Tuy nhiên, dù không trị, trong vòng ba năm họ cũng không đến nỗi thiệt mạng. Khi rời thuyền, tiểu tỳ trao cho Đoàn đề đốc chai rượu, gói trong một bao kín, thác rằng đó là mật kế của công chúa. Sau khi bọn Minh-Thiên lên bờ, thuyền trên đường về Đại-Việt hãy mở ra. Trong đó thần có bức thư, nói cho biết rượu có pha thuốc giải. Thiệu-Thái nhăn mặt: - Vậy bọn Dư Tĩnh, Địch Thanh, Quách Quỳ phải chịu đau mãi hay sao? Tôi nghĩ chúng ta nên tìm chúng, rồi cho thuốc giải, hơn là để chúng đau như vậy. Đỗ Lệ-Thanh biết ông chủ của mình lòng dạ lương thuần. Bà cung kính: - Sau việc ở đây, tiểu tỳ cũng sẽ theo chủ nhân đi Biện-kinh. Tới nơi, tiểu tỳ tìm cách trao thuốc giải cho họ. Thuyền đã trở về bến chợ. Mỹ-Linh bảo Đỗ Lệ-Thanh: - Phu nhân với tôi lên bờ, chờ tên Luyện xem y có đến không? Thiệu-Thái tường thuật vụ tên Luyện giả người coi chợ cho Lê Đức nghe. Y nhăn mặt ngẫm nghĩ: - Tại trấn này, giáo chúng của mình có hàng nghìn. Tai mắt khắp nơi. Công chúa để thuộc hạ dọ hỏi tin tức y trước khi lên bờ gặp y. Lê Đức gõ vào mạn thuyền ba tiếng. Một giáo chúng vào khoanh tay chờ lệnh. Y nói: - Phiền chú lên mời đạo trưởng đạo Quảng-Đông xuống hầu giáo chủ. Tên giáo chúng thưa: - Trình trưởng lão, đạo trưởng Chu Tấn đã xuống thuyền chờ đón giáo chủ từ hôm qua. Vì chưa có lệnh giáo chủ, nên chưa dám xuất hiện. - Thuyền của đạo trưởng ở đâu? Tên giáo chúng chỉ sang con thuyền cực lớn đậu ngay trên bến: - Thưa con thuyền kia. - Mời đạo trưởng sang ngay. - Thưa đạo trưởng bị lên cơn đau đớn cực kỳ, thành ra không ngồi dậy được. Thiệu-Thái chợt nhớ lại hôm đại hội, còn thiếu chưởng quản đạo Quảng-Đông không về dự, thành ra chưa được giải Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Chàng vội đứng lên: - Chúng ta sang đấy trị cho Chu huynh. Lê Đức vẫy tay, thuyền phu nhổ sào, đẩy con thuyền sang sông, cặp vào con thuyền lớn. Lê Đức nhảy sang trước. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh nhảy sang sau. Một viên giáo chúng mở cửa thuyền khoanh tay: - Thuộc hạ quản huyện đạo Khúc-giang, Thân Minh xin tham kiến giáo chủ cùng trưởng lão. Thiệu-Thái vẫy tay: - Miễn lễ. Phiền Thân huynh đệ đưa tôi vào thăm Chu đạo trưởng. Thân Minh cúi đầu đi trước. Tới một khoang thuyền lớn, y nói vọng vào: - Giáo chủ giá lâm. Cánh cửa mở rộng. Bên trong có ba nữ giáo đồ quỳ gối hành lễ. Cạnh đó, một người râo tóc bạc phơ đang nằm thoi thóp thở. Thiệu-Thái vẫy tay cho Đỗ Lệ-Thanh: - Phiền phu nhân thăm mạch Chu đạo trưởng dùm. Đỗ Lệ-Thanh cầm tay Chu Tấn bắt mạch. Lát sau bà nói: - Trình giáo chủ bệnh của Chu đạo trưởng không có gì đáng ngại. Chỉ vì quá một năm, không nhận được thuốc giải, thành ra độc chất hành hạ mà thôi. Thiệu-Thái vận khí, vung chưởng vỗ vào đầu Chu Tấn một cái như gió thoảng. Chu Tấn đang rên rỉ, đau đớn. Y kêu lên tiếng kêu ối rồi ngồi bật dậy. Máu mũi y chảy ra xối xả. Một nữ giáo chúng vội trao cho y chiếc khăn lớn. Lạ thay, máu chảy đến đâu, da mặt Chu-Tấn hồng hào tới đó. Khoảng nhai dập miếng trầu, máu không chảy nữa. Chu Tấn quỳ gối hướng Thiệu-Thái: - Đa tạ giáo chủ cứu mạng. Đỗ Lệ-Thanh cầm bút ghi một thang thuốc trao cho nữ giáo đồ: - Đúng ra, Chu huynh bị Chu-sa độc chưởng hành hạ, giáo chủ dùng thần công trị, thì khỏi hẳn. Ngặt vì, quá hạn một năm, không thuốc giải, nên Chu huynh đau liệt dường hơn tháng. Vì vậy cần uống thuốc bổ dưỡng. Phiền cô nương ra chợ cắt cho ba thang thuốc. Đem về, mỗi thang dùng mười bát nước, nấu còn hai bát, trao cho Chu huynh uống. Mỗi ngày một thang. Chu Tấn cung kính hướng Thiệu-Thái: - Trước kia bọn thuộc hạ đi đâu cũng bị người ta khinh khiến là bọn tà ma ngoại đạo. Từ khi giáo chủ lên ngôi, công bố đường lối mới, cải danh thành Lạc-long giáo. Bọn thuộc hạ trở thành những người được hương đảng kính trọng. Tuy nhiên, sau đó thuộc hạ lên đường về Thăng-long tìm giáo chủ để xin trục độc chưởng, giáo chủ lại vắng nhà. Thuộc hạ trở về đây, bị lên cơn suốt hai tháng qua, tưởng đâu sẽ chết. Không ngờ hôm nay giáo chủ quang lâm giải ách cho. Thiệu-Thái an ủi y: - Sau đại hội, tôi phải lên đường khẩn, thi hành quốc sự. Hôm nay mới tới đây thăm anh em. Tôi có điều muốn hỏi Chu huynh. - Xin chờ chỉ dụ giáo chủ. - Hôm nay, khi lễ lăng Khúc-giang ngũ hùng, tôi gặp một người có hành vi kỳ bí. Y tên Luyện. Chu huynh có biết lai lịch y không? Chu Tấn gật đầu: - Trình giáo chủ, y họ La tên Luyện, gốc người Việt ở vùng Trường-yên. Trước thuộc giáo đồ bản giáo, giữ chức đạo trưởng huyện Nam-hải. Khi bản giáo cải danh thành Lạc-long giáo, y cùng một số người không phục, xin tách rời ra, vẫn giữ nguyên cơ sở, tự gọi tên là Hồng-thiết giáo Quảng-Đông. Y thường rình rập những người tế lăng Khúc-giang ngũ hùng cùng đền thờ hai vị công chúa thời Lĩnh-Nam. - Chu huynh có biết y rình với mục đích gì không? - Dường như y theo về bang Nhật-hồ Trung-quốc. Thuộc hạ cho người theo dõi, được biết y rình những người lễ đền với lăng, để tìm di tích kho tàng Tần-Hán. Lê Đức hỏi: - Y có liên hệ gì với Khu-mật viện Tống không? - Không. Lê Đức trầm tư nhìn lên bờ, rồi thuật lại vụ Đỗ Lệ-Thanh tung phấn độc vào người La Luyện cho Chu Tấn nghe. Chu Tấn vỗ tay reo lên: - Như vậy thực hay biết bao. Dù muốn dù không y cũng phải xuất hiện, gặp Đỗ phu nhân, hầu xin thuốc giải. Bấy giờ ta muốn vo tròn, bóp méo thế nào y cũng phải chịu. Thiệu-Thái không đồng ý: - Xuất hiện dĩ nhiên y phải xuất hiện. Song đây thuộc đất nước người. Ta chẳng nên mua thù chuốc oán với bang Nhật-hồ Trung-quốc. Chu huynh! Chu huynh có biết tình hình bang Nhật-hồ Trung-quốc gần đây ra sao không? Chu Tấn đáp: - Thưa giáo chủ. Từ đời vua Tống Thái-Tông, đem quân vào diệt tổng đường cuối cùng của bang Nhật-hồ. Các cao thủ của bang này gần như bị tiêu diệt hết. Chỉ có ba trưởng lão. Một tên tên Đặng Đại-Bằng hiện làm bang chủ. Hai người nữa tên Phương Hổ, Phương Báo. Hai người này tách ra cùng năm người nữa xưng Trường-giang thất hùng. Họ lập ra bang Trường-giang. Ngoài ra còn con gái chưởng môn tên Đỗ Lệ-Thanh, cùng con rể tên Hồ Dương-Bá cùng một số cao thủ bị bắt giải về kinh. Chu nói đến đây, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đưa mắt nhìn Đỗ Lệ-Thanh một cái, rồi hỏi: - Sau truyện ra sao? - Hồ Dương-Bá cùng vợ xin Tống triều ân xá cho thân thuộc. Hai người nguyện làm bất cứ điều gì cho Tống triều để chuộc tội. Dù sao Thái-tổ nhà Tống cũng là thần tử của triều Chu, từng là thuộc hạ của họ Đỗ. Vì vậy triều đình không nỡ tuyệt tình với người cố cựu. Bấy giờ Khu-mật viện nhà Tống đang mang cái hận bị Đại-Việt đánh ở Chi-lăng, Bạch-đằng, mới đưa ý kiến chấp nhận lời xin của Đỗ Lệ-Thanh cùng Hồ Dương-Bá. Tống triều cho Hồ Dương-Bá cùng Đỗ Lệ-Thanh sang Đại-Việt, tiềm ẩn, gây thế lực, chờ một mai quân Tống sang sẽ làm nội ứng. Chu Tấn nhìn sang bên kia sông, như tìm kiếm ai, rồi tiếp: - Trong khi đó Đặng Đại-Bằng đi khắp nơi tụ tập dư đảng của Hồng-thiết giáo, lập lại bang Nhật-Hồ. Nhưng bang không mạnh, vì họ chỉ biết đánh người, gieo độc chất, rồi cho uống thuốc giải hằng năm. Còn bang chủ lại không biết xử dụng Hồng-thiết mật công, hầu giải độc vĩnh viễn cho đệ tử. Gần đây, họ chế ra phấn độc Chu-sa, tuy không lợi hại bằng Chu-sa độc chưởng, nhưng ai cũng xử dụng được. Họ đã gieo vào người Lưu thái hậu. Họ tưởng rằng sẽ khống chế được Lưu hậu. Không ngờ Lưu hậu lại có tay sai làm trưởng lão Hồng-thiết giáo Đại-Việt, cung cấp thuốc giải cho bà. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh đưa mắt nhìn Lê Đức, như cùng nói: - Không biết Đàm Can hay Hoàng Văn đã làm việc này? Chu-Tấn thấy ba người nhìn nhau, y biết thượng cấp có điều gì bí mật, nhưng y không dám hỏi. Y tiếp: - Đặng Đại-Bằng cho người sang Đại-Việt tìm Đỗ Lệ-Thanh, Hồ Dương-Bá. Nhưng tuyệt vô âm tín. Đỗ Lệ-Thanh hỏi Chu Tấn: - Chu đạo trưởng có biết những người sống sót của họ Đỗ hiện giờ ra sao không? - Không! Tôi chỉ nghe lờ mờ rằng họ sống yên ổn ở Biện-kinh. Đỗ Lệ-Thanh nắm lấy tay Thiệu-Thái: - Chủ nhân! Người Việt có câu Cáo chết ba năm, quay đầu về núi. Tiểu tỳ xa nhà hơn bốn chục năm có dư. Nay tiểu tỳ dám xin chủ nhân cho tiểu tỳ về Biện-kinh thăm nhà một chuyến. Thiệu-Thái an ủi bà: - Phu nhân yên tâm. Sau việc ở đây, tôi phải đi Biện-kinh. Bấy giờ sẽ cùng giúp phu nhân tìm thân nhân. Tôi có ơn với Triệu Thành, tôi xin y cho phu nhân đem toàn gia sang Bắc-biên hay Thăng-long sống. Từ lúc Lê Đức tôn Thiệu-Thái làm giáo chủ. Y thấy lúc nào Đỗ Lệ-Thanh cũng đi theo chàng. Y cho rằng bà là lão bộc nuôi chàng từ nhỏ. Tuyệt đối y không biết bà gốc tích ra sao. Bây giờ nghe bà với Thiệu-Thái đối thoại, y không khỏi ngỡ ngàng. Tuy nhiên y không dám tò mò vào truyện gia đình chàng. Bọn giáo chúng bưng thuốc vào trao cho Chu Tấn. Y bưng uống một hơi sạch, rồi hỏi Thiệu-Thái: - Thuộc hạ nghe giáo chủ muốn hành hương đền Sa-khẩu. Vậy khi nào khỏe mạnh thuộc hạ xin tháp tùng, dẫn đường. Mỹ-Linh thấy Đỗ Lệ-Thanh có vẻ không muốn đi thăm Sa-khẩu. Nàng hỏi: - Phu nhân không đi cùng chúng tôi ư? - Tiểu tỳ có hơi khó ở. Xin công chúa miễn cho phải theo hầu. Chu Tấn truyền dọn cơm ăn. Ăn xong y nói: - Xin giáo chủ cùng công chúa nghỉ ít ngày, rồi thuộc hạ xin dẫn giáo chủ, công chúa cùng Lê trưởng lão lên đường. Chúng ta dùng một con thuyền nhỏ đến Sa-khẩu, hơn đi đường bộ bằng ngựa. Ít lâu sau, Thiệu-Thái, Mỹ-Linh thấy Chu Tấn đã bình phục. Hai người bàn truyện đi hành hương Sa-khẩu. Chu Tấn ra ngoài. Y cầm cây cờ xanh phất một cái. Lập tức từ bên kia sông, một con thuyền bậc trung nhổ sào, chèo sang bên này. Thuyền ghé vào thuyền lớn. Chu Tấn nhảy sang trước. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh, Lê Đức nhảy theo. Bốn giáo chúng chèo thuyền cúi gập người xuống hành lễ. Chu Tấn mở của khoang thuyền, mời ba người vào. Trong thuyền trang trí rất thanh nhã. Hai bên có hai hàng ghế bọc gấm mầu hồng. Ở giữa kê một cái bàn sơn son thiếp vàng. Vách thuyền treo những bức trướng lụa, trên vẽ tranh về Phù-Đổng thiên vương đánh giặc Ân, bà Triệu đánh Ngô, Ngô vương đánh Tống. Thuyền nhổ sào. Buồm kéo lên. Thuyền từ từ hướng về phía Bắc. Chu Tấn nói: - Từ đây đến Sa-khẩu ước hơn nửa giờ. Hôm nay ngày rằm, dân chúng các nơi đến lễ đông lắm. Vì vội quá thuộc hạ không kịp biện lễ. Cứ tới cổng đền, thuộc hạ mua sắm cũng vừa. Thình lình có tiếng tiêu véo von vọng lại. Mỹ-Linh nhận ra người ta tấu bản Động-đình ca. Tiếng tiêu phát ra từ một con thuyền nhỏ, đang vượt qua thuyền mình. Khi con thuyền vừa vựơt qua, Mỹ-Linh thấy rõ ràng trên thuyền có bốn ngư nhân đã bắt sống Đào Nhất-Bách. Nàng chỉ cho Lê Đức. Lê Đức hô thuyền phu: - Mau đuổi theo con thuyền kia thực gấp. Bốn thuyền phu ra sức chèo phụ với buồm. Con thuyền lao đi vun vút. Nhưng con thuyền nhỏ phía trước càng lao nhanh hơn. Đuổi được một lát, Mỹ-Linh nhận ra rằng, thuyền nhỏ của ngư nhân dường như cố ý trêu ghẹo mình. Vì thuyền Chu Tấn bơi nhanh, thuyền phía trước cũng bơi nhanh. Thuyền Chu Tấn bơi chậm, thuyền phía trước cũng bơi chậm. Chu Tấn chạy ra ngoài, rút thêm mái chèo. Y chèo phụ với thuyền phu. Thuyền vọt lên như lao. Trong khoảng nhai dập miếng trầu, thuyền Chu Tấn gần đuổi kịp thuyền phía trước. Một ngư nhân quay lại để ngón tay cái lên mũi nheo mắt cười như trêu ghẹo. Chu Tấn nói với Lê Đức: - Xin trưởng lão đứng trên mũi thuyền chờ sẵn. Đợi thuộc hạ chèo mạnh mấy cái nữa, hãy nhảy qua. Nói rồi y gồng tay chèo mấy cái. Hai thuyền chỉ còn cách nhau một trượng. Lê Đức nhảy vọt qua. Nhanh như chớp, từ trên thuyền trước hai cái cần câu vung lên. Lê Đức còn lơ lửng trên không định dơ tay bắt. Y nghe thấy hai tiếng véo, véo. Rồi như hai cục sỏi, một trúng mông y, một trúng vai y. Y cảm thấy toàn thân tê liệt, kình lực mất hết. Y rơi xuống thuyền trước đến rầm một cái. Thiệu-Thái nhanh mắt nhìn rõ: Hai cần câu vung lên, hai cái phao trúng mông chỗ huyệt Hoàn-khiêu, trúng vai chỗ huyệt Thiên-tông. Vì vậy Lê Đức hoàn toàn bị tê liệt như khúc gỗ. Chàng kinh hãi: - Võ công gì mà kỳ lạ? Tại sao hai cái phao đụng vào người, mà Lê Đức như tê liệt? Đúng ra võ công Lê Đức cao thâm khôn lường. Song có điều trong đêm tối y không nhìn thấy hai cái phao, với hai sợi dây câu. Vì vậy y mới thất bại. Giữa lúc đó từ thuyền trước bay lại mấy viên sỏi kình lưc cực mạnh kêu lên tiếng vi vu. Thiệu-Thái vung tay bắt được hai viên. Còn một viên trúng sợi dây buồm. Sợi dây đứt đánh phựt một cái. Con thuyền Chu Tấn quay ngang, rồi trôi chậm lại. Trên thuyền trước vang lên tiếng cười: - Ồ, lại được con cá tự nhiên nhảy vào thuyền mình. Tiếng nói vừa dứt, thuyền vượt sông về phía trước mất dạng. Mỹ-Linh hô nối lại dây buồm, rồi đuổi theo. Thiệu-Thái kinh hãi: - Võ công ngư nhân thực kỳ lạ. Y vận công búng sỏi bằng âm kình làm đứt được dây buồm, hơi giống Vô-ngã tướng thiền công của mình. Không biết bọn này là ai? Thuyền đi được một quãng, từ phía thượng lưu, chỗ con sông hẹp lại, hiện ra hai con thuyền cực lớn đậu giữa giòng ngăn mất lối đi. Chu Tấn kinh hoàng, hô lớn: - Thuyền nào kia, làm ơn lách sang bên cạnh, nhường chỗ cho chúng tôi qua được không? Có tiếng đáp lại: - Mong anh em thông cảm. Tháng này, tiết trời khô khan, nước sông nông. Thuyền chúng tôi chở nặng, khẳm quá, mắc cạn, không nhúc nhích được. Mỹ-Linh nhìn lại: Quả nhiên người ta đang xếp hàng, truyền tay nhau chuyển hàng lên bờ, hầu thuyền khỏi mắc cạn. Nàng nghĩ thầm: - Bốn ngư nhân hành động như đùa bỡn, mà thực ra có tính toán. Họ chuẩn bị bắt Lê Đức, rồi bỏ chạy qua lối này. Thuyền họ nhỏ, lách qua được. Thuyền mình lớn hơn, không lối đi. Chu Tấn chỉ vào mỏm sông phía trước: - Chỗ có nhiều ánh sáng đèn đuốc kia là đền Sa-khẩu. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh nhìn theo: Trên mỏm sông, một ngôi đền lờ mờ hiện trong đêm, với ánh đèn như sao sa. Thiệu-Thái hỏi Mỹ-Linh: - Làm sao bây giờ? Mỹ-Linh thở dài: - Bốn ngư nhân bắt Lê Đức, Đào Nhất-Bách, hẳn có chủ ý, kế hoạch. Nhất định họ sẽ trở lại. Chúng ta không cần tìm làm gì. Bây giờ ta ghé bờ, lên bộ đi lễ vậy. Thiệu-Thái nói với Chu Tấn: - Chu huynh! Từ hôm tôi tới trấn này, có linh cảm thấy một màn bí mật bao trùm xung quanh, mà như người đi đêm không hiểu tai sao? Chu Tấn cũng nghiệm thấy vậy. Y vò đầu bứt trán: - Thuộc hạ bị bệnh hơn tháng nay. Việc bản giáo do anh em thay thế. Thuộc hạ vừa mới tỉnh, chưa hỏi tự sự, nên khó có thể đoán bọn này là ai. Chứ từ xưa đến giờ, trong các bang hội, môn phái ở đây, Hồng-thiết giáo mình vẫn mạnh nhất. Dù An-vũ sứ, dù Chuyển-vận sứ, dù khu mật viện Quảng-Đông lộ nghe đến bản giáo cũng không dám gây hấn, huống hồ các bang hội, môn phái. Từ sáng đến giờ bọn này hoành hành không còn úy kị gì nữa. Chúng nghiên cứu ta kỹ, rồi mới ra tay, như vậy hẳn chúng biết có sự hiện diện của giáo chủ. Đã biết giáo chủ ở đây, mà còn phá phách đùa bỡn, tức chúng mặc nhiên tuyên chiến rồi. Được, thuộc hạ lập tức triệu tập anh em, tìm hiểu chúng, rồi ta sẽ ra tay cũng không muộn. Thiệu-Thái an ủi Chu Tấn: - Chu huynh đừng vội nóng. Có phải chúng ta yếu thế, bất lực đâu? Chẳng qua chúng ta sợ ném chuột vỡ đồ mà thôi. Vì tại đây đang có Bình-Nam vương nhà Đại-Tống cùng Chuyển vận-sứ, An-vũ sứ Quảng-Đông lộ, khu-mật viện sứ cùng với mấy vạn thiết kị. Nếu chúng ta hội họp e gặp khó khăn. Tốt hơn hết, Chu huynh ra lệnh cho anh em tìm hiểu gốc gác chúng, rồi ta hãy ra tay cũng không muộn. Vừa lúc đó, phía trước có tiếng reo hò. Thì ra hai con thuyền mắc cạn đã đi được. Phải khó nhọc lắm, họ mới di chuyển khỏi quãng sông chật hẹp, rồi lách sang một bên, cho thuyền Chu Tấn đi. Chu Tấn bàn: - Tới đền Sa-khẩu, xin Giáo chủ cùng Công-chúa đi lễ. Tiểu nhân lên bờ, gặp anh em, truyền lệnh cho họ tìm ra kẻ bắt hai trưởng lão. Mỹ-Linh dặn Chu Tấn: - Dù kẻ địch thế nào chăng nữa, Chu huynh cũng không được giao chiến. Chờ bọn tôi đã. Chu Tấn vâng dạ lĩnh mệnh. Thuyền đến mỏn Sa-khẩu. Dọc bến sông, thuyền đậu như bát úp. Phải khó nhọc lắm, Chu Tấn mới tìm được chỗ đậu. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh lên bờ. Một nữ giáo chúng tên Sương được lệnh theo hầu. Mỹ-Linh tới gian hàng bán lễ vật. Nàng mua hương, hoa, quả, trao cho Sương mang, rồi theo làn sóng người đi vào đền. Đền làm quay mặt về hướng Nam. Vào qua cổng, toả ra hai con đường bọc lấy một hồ sen hình bán nguyệt. Giữa hồ sen có gò. Trên gò một cây cờ Lĩnh-Nam cực lớn, bay phất phới. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nhận ra cây cờ đó là cờ thời vua Trưng. Vòng qua bờ hồ trước đền, có cái sân lát đá xanh. Trong sân, một bên có cây đa, một bên có cây đề cao chót vót, ước hơn mười trượng, gió thổi vào lá reo lên những tiếng ào ào. Sau sân tới đền. Đền không lớn lắm. Phải bước lên chín bậc mới đến hành lang. Hành lang lát gạch đỏ. Có hai thiếu nữ mặc áo vàng, chạy ra tiếp rước. Quen thuộc, hai cô đỡ lấy mâm lễ vật, đon đả mời Mỹ-Linh, Thiệu-Thái. Một thiếu nữ hỏi bằng tiếng Việt: - Quý khách từ Đại-Việt sang lễ Công-chúa, hay thuộc tử đệ võ phái thời Lĩnh-Nam? Thiệu-Thái hỏi: - Sao cô biết chúng tôi người Việt? Thiếu nữ mỉm cười: - Tại em thấy anh chị trang phục theo lối Việt. Vì anh chị đeo kiếm, nên em mới hỏi anh chị chỉ đi lễ hay tử đệ võ phái hành hương. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cực kỳ tôn kính anh hùng thời vua Bà. Vì vậy, trước đền thờ hai ngài, Mỹ-Linh không dám nói dối. Nàng đáp: - Chúng tôi vừa hành hương như thập phương, lại vừa thuộc hàng con em đệ tử. Chị ơi! Đi lễ, ai cũng như ai. Sao phải phân ra làm hai loại như vậy? Cô gái cười: - Nếu chị thuộc thập phương, chỉ lễ, rồi về. Còn con em đệ tử, sẽ được mời vào hậu đường chiêm ngưỡng tượng hai công chúa rồi được mời ở lại đền chơi mấy ngày. Thiệu-Thái thấy thể lệ tiếp đón, chàng vui vẻ: - Lỡ ra, thập phương muốn chiêm ngưỡng tượng hai công chúa, họ nói dối là con em, tử đệ thì sao? Cô gái cười rất tươi: - Khi người ta không tin hai Công-chúa, hỏi người ta đi lễ làm gì? Còn đã tin, ai dám nói dối? Thiệu-Thái gật đầu công nhận lời cô gái đúng. Hai người được dẫn tới chính điện. Sáu bàn thờ rất lớn, trên bầy đầy lễ vật. Phía sau bàn thờ, một chiếc màn bằng gấm đỏ, trên thêu hai con rồng chầu. Đỉnh hương bốc khỏi nghi ngút. Thiệu-Thái bảo Sương: - Cô nương cứ ra bờ sông chờ chúng tôi. Sương vâng dạ lui gót. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh quỳ gối lễ. Mỹ-Linh khấn: - Tấu lạy nhị vị Công-chúa điện hạ. Đệ tử tên Lý Mỹ-Linh, tước phong công-chúa Bình-Dương, hiện làm chưởng môn phái Mê-linh. Nhân quốc sự, đệ tử qua đây, xin cúi đầu kính lễ nhị vị Công-chúa điện hạ. Cầu nhị vị Công-chúa điện hạ phù hộ cho đệ tử tìm thấy kho tàng thời Tần-Hán, hầu đem về xây dựng nước giầu dân mạnh. Nàng lạy thêm bốn lạy rồi đứng đậy. Cô gái hướng dẫn hai người vào nhà ngang. Ban trị sự đền ân cần tiếp đón. Một phụ nữ lớn tuổi mang sổ quyên giáo ra. Thập phương kẻ cúng trăm đồng, người cúng một quan. Vòng đến trước Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, liếc nhìn thanh gươm hai người đeo bên hông. Bà đưa mắt cho một lão già râu tóc bạc phơ. Lão đến trước hai người cúi đầu hành lễ: - Phải chăng cô nương họ Lý. Còn công tử họ Thân? Mỹ-Linh kinh ngạc: - Sao tiên sinh biết rõ thế? Lão cung kính nói: - Cách đây mấy ngày, nhị vị công chúa báo mộng rằng sắp có một gái họ Lý khuê danh Mỹ-Linh, một trai họ Thân tên Thiệu-Thái. Cả hai thuộc hàng con em đệ tử của nhị vị công chúa. Nhị vị công chúa dặn chúng tôi phải chờ đợi hầu tiếp đón chu đáo. Ông mời hai người vào một phòng khách, trang trí thanh nhã, cung cung kính kính mời ngồi. Cả ban trị sự gồm mười người đều có mặt. Họ đưa mắt cho nhau, rồi cùng quỳ gối hành đại lễ. Lão già nói: - Bọn chúng tôi, gồm mười người, trong ban trị sự đền, được nhị vị công chúa báo mộng rằng hai vị thuộc con em đệ tử hai ngài. Sau này hai vị sẽ làm những truyện kinh thiên động địa. Sự nghiệp còn hơn nhị vị Công-chúa. Nếu hai vị sai bảo gì, chúng tôi phải tuyệt đối tuân hành. Vì vậy, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu nhận sự sai bảo của hai vị. Mỹ-Linh, vội nói lời miễn lễ, ân cần mời ban trị sự ngồi. Họ thay nhau giới thiệu: - Trưởng ban trị sự họ Trần tên Cương. Phó Trần Yên. Thủ quĩ Trần Sơn. Mỹ-Linh thấy cả mười người đều họ Trần. Nàng ngạc nhiên hỏi: - Tại sao ban trị sự đều họ Trần? Trần Cương đáp: - Nguyên đất này, xưa được phong cho Phương-chính hầu Trần Tự-Minh. Sau này con cháu người lập nghiệp khắp vùng. Hồi Khúc-giang ngũ hùng làm vua Nam-hải, ban luật rằng chỉ người họ Trần mới được bầu vào ban trị sự đền. Mỹ-Linh cầm sổ quyên giáo. Nàng viết: Lý-Mỹ-Linh. Thân-thiệu-Thái kính cẩn dâng mười nén vàng, để tu bổ đền. Thời bấy giờ, một nén vàng nặng mười lượng. Mỗi lượng vàng ăn một trăm lượng bạc. Mỗi lượng bạc ăn mười quan tiền. Thành ra số vàng Mỹ-Linh cúng tới mười vạn quan tiền. Với số tiền này, có thể xây được bốn ngôi đền lớn hơn đền hiện tại. Ban trị sự được hai Công-chúa báo mộng, những tưởng Mỹ-Linh, Thiệu-Thái thuộc giới võ lâm, giầu có. Nếu cúng, cao nhất một quan là cùng. Nào ngờ hai người cúng số vàng quá lớn. Họ mở to mắt ra, không nói lên lời. Khi khởi hành, Mỹ-Linh đã có chủ tâm: - Nếu ông nội, hay phụ vương, hay thúc phụ chính thức sai người sang tu bổ đền thờ hai vị anh hùng thời Lĩnh-Nam, ắt triều Tống cho rằng Đại-Việt mưu đồ gì, e khó khăn cho việc thờ cúng. Âu ta mượn cớ hành hương, cúng vào quĩ. Như vậy không ai nói gì được. Nàng mở bọc lấy ra mười nén vàng, sáng chói. Trên nén vàng đều có khắc chữ Thiên-thánh nguyên niên. Trần Cương cầm thỏi vàng lên coi, rồi nói: - Thực may mắn! Cô nương cúng vàng đại Tống. Chứ nếu vàng Đại-Việt, bọn lão hủ phải nấu ra ngay, bằng không e rắc rối to. Mỹ-Linh cũng sợ khó khăn cho ban trị sự. Nàng viết thêm bằng chữ Hán: Số vàng mười nén này, trăm họ góp lại. Chúng tôi thay mặt kính dâng. Viết xong nàng nghĩ: - Ta bảo vàng của trăm họ cũng đúng. Vì vàng này vốn của Triệu Thành đền cho người bị Lý Tự phóng ám tiễn giết chết trong đại hội giỗ Lệ-Hải bà vương. Số vàng bồi thường, một phần phủ tuất gia đình nạn nhân. Một phần xung vào công khố Đại-Việt. Hôm ra đi, chú hai dặn ta mang vàng Tống chi dùng, để khỏi bị lộ chân tướng. Bây giờ ta mới biết việc phòng trước quả thực thuận tiện. Ban trị sự thấy Mỹ-Linh thêm vào mấy chữ, họ nhìn nhau, như cùng thông cảm về sự tinh tế của nàng. Trần Cương chỉ vào một bà lão đầu bạc như cước: - Đây bà Trần Thị-Như. Bà đã trai giới ba ngày để hướng dẫn hai vị vào hậu điện diện kiến nhị vị Công-chúa điện hạ. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 18 U cốc giai nhân Bà Như đi trước dẫn đường. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái theo sau, vào hậu điện đền. Phía sau hậu điện, hai ngôi tượng trong tư thế đứng. Một, mặt phúc hậu, mặc áo lụa mầu xanh, quần đen, dây lưng vàng, khăn choàng cổ cũng mầu vàng. Mỹ-Linh đọc sách nhiều, nàng biết đó là tượng của Nam-hải nữ hiệp Trần-thị Phương-Châu. Một tượng khuôn mặt thanh tú, mặc áo mầu hồng nhạt, dây lưng mầu xanh, cổ choàng khăn xanh. Nàng biết đây là công-chúa Lê Thị-Hảo, con gái Lê Đạo-Sinh. Hai người kính cẩn quỳ gối lễ ba lễ nữa, rồi ngắm nghía. Thiệu-Thái hỏi: - Lão bà! Tượng nhị vị công-chúa đúc từ bao giờ vậy? - Theo truyền thuyết, sau khi thành đại nghiệp. Vua Trưng ban sắc phong hai ngài, truyền xây đền thờ, cùng đúc tượng. Người đúc tượng là công chúa Yên-Lãng Trần Năng cùng Thiên-ưng lục tướng. Mỹ-Linh cúi đầu lạy một lạy, rồi cầm thanh kiếm đeo bên hông Nam-hải nữ hiệp lên xem. Thanh kiếm hơi dài, khá trầm trọng, đúng là kiếm phái Sài-sơn. Nàng chú ý đến bao kiếm, chạm trổ khá tinh vi. Trên bao có khắc chữ Khoa-đẩu chằng chịt. Bỗng trống ngực nàng đập mạnh, vì có mấy câu thơ: Vuông rồi mặt trời. Soan rồi năm cạnh. Tròn gặp tượng ta.Nàng tự hỏi: - Cái gì đây? Mấy câu chú này, rõ ràng ứng với năm ngôi mộ trên núi Ô-thạch. Ta cứ học thuộc rồi tính sau. Nàng nhìn kỹ hình khắc: Rõ ràng có năm hình, giống như năm ngôi mộ Khúc-giang ngũ hiệp. Phía trước có nhiều hòn núi. Một ngọn cao nhất nhô lên. Từ giữa đỉnh một mũi tên chỉ xuống. Đầu mũi tên có chữ nghìn. Nàng nhủ thầm: - Vậy, kho tàng hẳn phải kể từ đỉnh núi cao nhất, lui xuống chân một nghìn thước hay trượng. Ta cứ đến đó mò xem, mới hy vọng tìm ra. Một tia sáng lóe lên: - Tại sao phải ngày rằm tháng mười một, giờ Tý, năm Đinh-Mão cửa hang mới mở? Tháng mười một năm Đinh-Mão tức tháng Nhâm-Tý. Nhâm-Tý tức con chuột đen. Đinh-Mão tức con mèo mầu đỏ. Trong bảng mật ngữ có ghi: Chuột đen là cửa vào. Mèo đỏ là cửa ra. Ngày rằm tức con số mười lăm. Mười lăm gồm mười và năm. Trong thuật ngữ mười để chỉ nguy hiểm. Năm để chỉ những gì thuộc về năm đều phải tránh. Trống ngực nàng đập mạnh, chân tay run lên bần bật: - Vậy ta hiểu rồi. Nơi chôn kho tàng nằm trên ngọn Tuyệt-phong. Ngọn Tuyệt-phong có con đường vòng vèo như ruột dê từ chân núi đi lên gồm hơn hai nghìn bậc. Đến bậc thứ một nghìn có cửa vào. Sau khi vào, sẽ ra bằng cửa thông với bờ sông. Cấm chỉ đi trở lại, e nguy hiểm. Trong hang ắt có cơ quan, hễ chỗ nào liên quan tới số năm, phải tránh. Nàng thở phào: - Vậy khi nào đào kho tàng mà không được, việc gì phải đợi ngày rằm tháng mười một giờ Tý năm Đinh-Mão? Thiệu-Thái thấy thần sắc Mỹ-Linh kỳ lạ, chàng cho rằng nàng cảm động khi cầm di vật của anh hùng muôn năm cũ. Nàng cất kiếm vào giá, rồi cùng bà Như, Thiệu-Thái trở ra. Ban trị sự mời hai người thụ lộc. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái không chối. Hai người ngồi ăn cơm với họ. Thấy trời về khuya. Mỹ-Linh đứng lên từ tạ: - Chúng tôi xin kiếu. Có thể mấy hôm nữa, chúng tôi trở lại tạ nhị vị Công-chúa, rồi hầu truyện cùng chư vị. Ban trị sự tiễn hai người ra tới cổng. Tới bờ sông, chỗ đậu thuyền, thiếu nữ theo hầu đang đứng chờ. Mỹ-Linh không thấy thuyền đâu, nàng hỏi: - Sương ơi! Thuyền di chuyển rồi sao? Sương chỉ sang bên kia bờ sông: - Khi thuộc hạ ra đây, thấy thuyền mình đậu bên kia sông. Thuộc hạ gọi thế nào, họ cũng không chịu qua. Thiệu-Thái chợt nghe tiếng tiêu từ con thuyền vọng qua, rõ ràng bản Động-đình ca. Chàng đưa mắt nhìn Mỹ-Linh: - Dường như có sự biến rồi thì phải. Trên con thuyền của Chu Tấn, rõ ràng bốn ngư nhân đang ngồi ngất ngưởng ăn uống, cười đùa. Mỹ-Linh bảo Thiệu-Thái: - Như vậy thuyền bị bốn ngư nhân cướp mất rồi. Dường như họ muốn trêu mình chứ không có ác ý. Trông lưng bốn người quen quá, mà không biết em đã gặp ở đâu! Chợt Mỹ-Linh thấy trong bụi hoa gần đó có tiếng sột soạt. Nàng vội rút kiếm, cùng Thiệu-Thái tiến lại: Dưới bụi hoa, bốn thuyền phu giáo chúng đều ngồi bất động, mắt mở, mà chân tay cứng đơ. Thiệu-Thái nhấc từng người ra một. Người nào cũng bất động. Mỹ-Linh hỏi: - Cái gì đã xẩy ra? Bốn người im lặng, mắt chớp chớp liên tiếp. Mỹ-Linh hỏi: - Rõ ràng họ tỉnh, chứ không phải bị đánh thuốc mê. Tại sao không ai nói, không ai cử động được? Thiệu-Thái dùng tay chà bóp cho một người. Sau khi chà lần thứ nhì, người đó bật lên tiếng ái rồi cử động được. Việc đầu tiên y chửi tục: - Tổ bà nó. Y định văng tục nữa, nhưng chợt nhớ lại trước mặt giáo chủ, nên vội ngậm miệng lại. Mỹ-Linh hỏi: - Cái gì đã xẩy ra? - Thưa công chúa! Bọn thuộc hạ đang ngồi trên thuyền. Bỗng có người từ trên bờ nhảy xuống. Y dùng tay chọc vào sau cổ bọn thuộc hạ. Lập tức bọn thuộc hạ không nói được nữa. Họ lại nắm vào tay bọn thuộc hạ. Thế là cả bốn tê liệt hoàn toàn. Thiệu-Thái đã chà xát cho ba người kia cử động được. Mỹ-Linh hỏi: - Chúng chọc vào chỗ nào? Theo vết tay thuyền phu chỉ. Mỹ-Linh kinh hãi: - Họ đều bị chọc vào huyệt Á-môn với Nội-quan. Không hiểu võ công bọn ngư nhân thế nào, mà chọc vào huyệt Á-môn khiến không nói được. Rồi bóp huyệt Nội-quan khiến toàn thân tê liệt? Thiệu-Thái cũng nhận thấy vậy: - Đào, Lê trưởng lão võ công cao biết mấy, thế mà chỉ bị cái phao đánh vào huyệt Đại-trùy, Hoàn-khiêu, đến nỗi tê liệt. Bốn giáo chúng thuyền phu uất ức ra mặt. Một người nói với Thiệu-Thái: - Xin giáo chủ để bọn thuộc hạ lặn xuống sông đục thuyền, cho đám kia trở thành tôm cá hết. Mỹ-Linh nói nhỏ: - Các vị đại ca có thấy cuộn dây treo phía hông phải thuyền không? Bây giờ, một vị lặn xuống gỡ cuộn dây, rồi buộc vào bánh lái, sau đó ròng dây qua bên này. Giáo chủ sẽ dùng thần công kéo thuyền qua, đét vào đít cho bọn kia mấy cái. Một giáo chúng vâng dạ, trườn xuống sông. Y lặn dưới nước, sẽ nhô đầu lên, tay gỡ cuộn dây. Bốn ngư nhân ăn uống trên thuyền tuyệt không đề phòng. Viên giáo chúng buộc dây vào bánh lái, rồi lặn dưới nước, ròng sang bên này bờ. Thiệu-Thái mừng rỡ, núp vào bụi cây cầm dây chờ đợi. Mỹ-Linh vận sức vào đơn điền, nói lớn: - Này mấy bạn ngư nhân. Mấy bạn bắt của ta hai người, lại cướp thuyền của ta. Như vậy chẳng hoá ra trộm cướp ư? Một ngư nhân nói: - Cô nương nói lạ. Chúng ta làm nghề đánh cá trên sông. Tự nhiên hai con nhân ngư nhảy vào thuyền ta. Chứ ta bắt hồi nào. Còn thuyền này ư? Thuyền này cũng của ta, các người chiếm lĩnh. Ta chỉ đòi lại mà thôi. Mỹ-Linh ra hiệu cho Thiệu-Thái, rồi nói: - Ta muốn mời bốn vị qua đây chơi, nên chăng? - Bên đó có gì thú vị đâu mà chơi? Có ngựa phi mới thú. Hoặc có trâu cỡi nhàn du nên thơ, chúng ta mới qua. Chứ qua chơi với lợn, chúng ta không thích. Nghe ngư nhân nói, Mỹ-Linh yên tâm. Vì chỉ người rất thân trong nhà mới biết danh hiệu lợn của Thiệu-Thái. Nàng hất hàm. Thiệu-Thái chuyển động thần lực kéo mạnh. Con thuyền rung rinh, chao đi một cái. Cây sào cắm dưới nước bị bật lên. Thuyền từ từ sang bên này sông. Bốn ngư nhân la hoảng. Họ vội đứng đậy quan sát. Thấy rõ thuyền bị kéo bởi sợi dây lớn, một người cầm cần câu vung lên. Véo một tiếng, sợi dây đứt đôi. Thiệu-Thái mất thăng bằng suýt ngã. Một ngư nhân cầm sào chống lại. Con thuyền ngừng ở giữa dòng sông. Một ngư nhân cười lớn: - Sao ông ỉn muốn đi thuyền à? Được ta trả thuyền cho đấy. Ngư nhân chống sào một cái, con thuyền cập bờ bên kia. Bốn người lên bờ, rồi cùng đẩy thuyền. Con thuyền chao đi, trôi sang bên này sông. Mỹ-Linh rút kiếm thủ sẵn, đề phòng, rồi nhảy xuống thuyền trước. Thiệu-Thái nhảy xuống sau. Bốn giáo chúng thuyền phu, cùng Sương xuống theo. Họ xem xét thuyền một lượt, rồi nói với Thiệu-Thái: - Đồ đạc còn nguyên, không mất thức gì cả. Mỹ-Linh thấy bốn ngư nhân đi chưa xa. Nàng truyền thuyền phu đẩy sang bên kia sông. Nàng nói với Sương: - Em cùng bốn anh đây về trước. Chúng tôi về sau. Nói rồi hai người dùng khinh công theo bốn ngư nhân. Bốn ngư nhân như không biết có người đuổi, thủng thẳng đi. Phút chốc Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đã đuổi kịp. Mỹ-Linh nói: - Bốn vị đi chơi vui nhỉ. Cho anh em tại hạ nhập bọn được chăng? Bốn ngư nhân quát lên một tiếng, rồi chia làm bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc mà chạy. Thiệu-Thái hỏi Mỹ-Linh: - Chúng ta đuổi theo ai? Mỹ-Linh chỉ vào hướng ngư nhân mũ đỏ ngồi câu cá, bắt sống Đào Nhất-Bách: - Chúng ta theo người kia. Ngư nhân mũ đỏ hướng về phía chân núi mà chạy. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đuổi theo. Khinh công ngư nhân thực không tầm thường. Mỹ-Linh đã vận hết công lực, mà thủy chung vẫn không bắt được. Tới chân núi, bóng ngư nhân mất tích, dưới ánh trăng sáng hiện ra cảnh rừng núi u tịch. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái trở về thuyền. Tới bến, nàng viết thư, sai chim ưng chuyển cho Khai-Quốc vương. Nàng nghĩ thầm: - Không ngờ có di thư, có mật ngữ, mà mình còn phải nhờ thăm lăng mộ, cùng đền thờ, mới tìm ra. Mười hôm sau, chim ưng đem thư Khai-Quốc vương về. Trong thư vương ra lệnh cho Thiệu-Thái, Mỹ-Linh không cần giữ kín thân thế. Nửa kín, nửa hở bằng cách du ngoạn, ăn uống, mua sắm. Từ lúc đến Khúc-giang, Mỹ-Linh bị giam trên thuyền, nàng cảm thấy chán nản như bị tù. Nay được lệnh hơi lạ đời, nhưng nàng mừng lắm, cùng Thiệu-Thái ngao du khắp nơi. Cho đến ngày mười ba, tháng mười một, Mỹ-Linh kinh ngạc: - Chỉ còn một ngày nữa, anh hùng các nơi tụ về. Chúng ta phải tìm Triệu-Thành xin đi hộ vệ y, để xem cuộc long tranh, hổ đấu giữa Khu-mật viện Tống do Triệu Thành cầm đầu, và bang Nhật-Hồ Trung-quốc do Lưu hậu đứng sau. Mà sao không thấy bóng dáng chú hai đâu kìa? - Có khi cậu tới lâu rồi, mà ta không biết đấy thôi. Ta lại lên bờ ăn tối đi. - Ăn thì ăn. Món Quảng hơi giống món Việt, ăn được lắm. Trời chập choạng tối, hai người lên bờ, đạo chơi. Mỹ-Linh chỉ vào tửu lầu bên sông: - Chúng ta vào kia ăn đi. Thình lình có tiếng hát đâu đó vọng lại: Hò la hò lảy, Con gái bẩy nghề. Ngồi lê là một. Dựa cột là hai. Nói dai là ba. Ăn qùa là bốn. Trốn việc là năm. Hay nằm là sáu. Hay cáu là bẩy.Rồi có tiếng nói: - Không biết cô ta có mấy nghề trong bẩy vậy kìa? Mỹ-Linh nhìn lại, thì ra ngư nhân mũ đỏ. Y để tay lên mũi trêu nàng: - Cô nương có mua cá không? Tôi bán cho. Nói dứt lời y bỏ chạy về phía chân núi Tuyệt-phong. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái lập tức đuổi theo thực gấp. Ngư nhân đã tới chân núi. Dường như quen thuộc đường lối, y vọt mình lên triền dốc. Mỹ-Linh cũng theo bén gót. Tới đỉnh thứ nhất, ngư nhân đổ đồi. Mỹ-Linh ngừng lại trên đỉnh quan sát: Phía sau ngọn núi, còn một ngọn cao hơn. Giữa hai ngọn núi, là thung lũng, có suối chảy trắng xoá. Dưới ánh trăng, nước suối như muôn ngàn khối vàng chen chúc, đổ chồng lên nhau. Mỹ-Linh nhủ thầm: -- À ngọn cao nhất kia là Tuyệt-phong, nơi chôn cất kho tàng đây. Ta nhân dịp này dò thám xem. Đợi khi chú hai tới, e lâu qúa. Ngư nhân thấy Mỹ-Linh dừng lại quan sát địa thế. Y cũng dừng lại chờ. Mỹ-Linh bực mình, vì bị trêu chọc, nàng hăm hở đuổi theo. Tới con suối, ngư nhân lội tràn qua, hướng một căn nhà trên triền núi cao chạy tới. Mỹ-Linh tự nhủ: - Dù người đi đâu, ta cũng dám theo đến cùng. Ta há sợ cạm bẫy ư? Ngư nhân tới căn nhà, thì mất hút. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái chạy đến gần quan sát: Đây là ngôi nhà kiến trúc rất đặc biệt. Nửa dưới xây bằng đá mầu hồng nhạt. Nửa trên làm bằng gỗ quý. Mái lợp ngói xanh. Nhà có hai tầng chia làm hai lớp. Lớp trên, một tầng bốn mái cong. Trên nóc có hình con rồng uốn khúc mầu đỏ, đên cạnh, con chim âu mầu trắng. Xung quanh có lan can sơn son thiếp vàng. Mỗi hướng có ba cửa thông với lan can. Một cửa lớn, hình chữ nhật. Hai cửa nhỏ hình tròn. Tầng dưới bốn mái cong , cũng ngói xanh. Thềm nhà cao chín bậc, đều bằng đá. Hàng hiên có những cây cột gỗ lớn bằng người ôm chạm trổ tinh vi. Bốn hướng đều có ba cửa thông ra ngoài, một cửa lớn, hai cửa nhỏ, sơn son đỏ chói. Nàng ngắm nhìn ngôi nhà, kiến trúc giống hệt điệm Long-thụy trong Hoàng-thành Thăng-long. Nhà bao bọc bởi một hàng rào bằng trúc, cắt xén cực kỳ tinh vi. Cổng bằng tre kết lại. Trên cổng, những dây hoa leo chằng chịt. Trong vườn, trồng rất nhiều cây cảnh. Giữa sân, có chiếc bể cạn. Trong bể, một hòn giả sơn trồng trúc. Đâu đó vẳng tiếng đàn thoang thoảng như có, như không, một giọng hát trong nhẹ bay ra. Mỹ-Linh đưa mắt cho Thiệu-Thái, rồi nàng nói: - Ngư nhân chạy vào đây, ắt biết chúng ta theo dõi. Vậy chúng ta không nên ẩn náu, mà đường đường chính chính gõ cửa. Rõ ràng y dẫn dụ chúng ta tới. Tuy vậy, với ngôi nhà kiến trúc này, thân phận y không nhỏ. Y lại không có ác ý với ta. Ta chẳng nên vô phép. Nàng cầm dây giật chuông. Từ phía trong, một người mặc quần áo theo kiểu nô bộc ra mở cổng. Y cung kính chắp tay nói bằng tiếng Quảng: - Kính chào quý khách. Quý khách ghé trang trại chúng tôi có mục đích gì? Xin quý khách cho biết cao danh, quý tính. Chúng tôi vào báo với chủ nhân. Mỹ-Linh không biết hành tung đã bị lộ hay chưa. Nàng nói bằng tiếng Biện-kinh: - Anh tôi tên Thái Thân, tôi tên Đỗ Lệ. Chúng tôi từ Đại-Việt sang đây, xin yết kiến trang chủ có việc riêng khẩn cấp. Lão nô bộc vào nhà một lúc, rồi mở tung cửa chính, ra cúi rạp người xuống: - Chủ nhân chúng tôi xin thỉnh hai vị vào. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái vừa bước vào đến sân, tiếng đàn im bặt, có tiếng nói vọng ra: - Tại sao âm ba đang đều, lại trong, rồi lên cao thế này? Hẳn có quý khách giá lâm đây. Từ trong cánh cửa, một thiếu nữ mặc áo trắng, xiêm tím, khoan thai bước ra. Nàng xuống đến bậc thềm thứ năm chờ khách. Đợi Mỹ-Linh, Thiệu-Thái lên tới bậc thứ năm, nàng mới chắp hai tay hành lễ: - Kẻ thô lậu ở chốn rừng hoang. Đêm nay hân hạnh được tiếp nhị vị từ xa chiếu cố. Xin mời. Lễ nghi cổ của Đại-Việt, kể từ đời vua Hùng thứ chín áp dụng đối với khách lạ, hoặc ngang vai như sau: Khi khách tới thăm nhà. Chủ nhà không được ngồi chờ, cũng không thể ra cổng đón, mà phải áp dụng phân đình giao bái. Nghĩa là nếu có sân, phải rảo bước tới giữa sân chờ sẵn. Khi khách vào ngang với mình, chủ hành lễ trước. Khách đáp lại sau. Nếu nhà có bậc thềm, tới bậc giữa chờ. Thiếu nữ đưa bàn tay búp măng trắng hồng, trong áo lụa trắng chỉ vào phòng khách: - Xin mời quý vị. Mỹ-Linh, Thiệu Thái sóng vai vào nhà. Mỹ-Linh lại ngạc nhiên nữa, vì bên trong, trần thiết giống y như điện Long-thụy. Giữa phòng, một cái bàn dài ước hai trượng (4 mét ngày nay), rộng ước trượng rưỡi. Theo chiều dài, mỗi bên để chín cái ghế theo tư thế đối diện nhau. Trên bàn, một đỉnh hương bằng đồng đen, trầm bốc khói nghi ngút. Cạnh đỉnh, bên trái một chồng sách cao. Trong chồng sách, có cuốn trên gáy in hàng chữ Khoa-đẩu Thiên-địa kinh. Bên phải một cái nghiên, một ống bút. Có ba bút Trung-quốc và một bút Đại-Việt để viết chữ Khoa-đẩu. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Thiên địa kinh được viết từ thời vua Hùng thứ năm, nói về tương quan giữa người với trời, cùng vạn vật, thực tế vô cùng. Nó bao gồm cả Luận-ngữ, Mạnh-tử, Mặc-tử, Tuân-tử. Cho nên người xưa nói: Thiên địa kinh đi trước Khổng, Mạnh, Mặc, Tuân đến hơn nghìn năm. Nhiều người còn cho rằng bốn đại hiền triết Trung-quốc đã nhân Thiên-địa kinh, rồi diễn giải ra. Nữ lang này đọc được Thiên-địa kinh ắt kiến thức không tầm thường. Nữ lang chỉ vào cái ghế chạm rồng, khảm xà cừ lóng lánh mời Mỹ-Linh. Mỹ-Linh ngồi xuống. Nàng lại trỏ vào cái ghế chạm hổ mời Thiệu-Thái. Bấy giờ Mỹ-Linh mới để ý đến nữ lang. Nàng tuổi khoảng mười sáu mười bẩy. Mái tóc óng ánh, buông xoã xuống ngang vai. Trên đầu, nàng cài con phượng bằng ngọc xanh. Hai mắt dát kim cương. Từ dáng người, khuôn mặt, hai vai, bàn chân đẹp tuyệt. Thiệu-Thái than thầm: - Mình đã thấy vẻ đẹp quyến rũ của Lâm Huệ-Phương, vẻ đẹp u tĩnh của Đào Hà-Thanh, vẻ đẹp tươi thắm của Mỹ-Linh. Bây giờ đến vẻ đẹp mờ mờ nhân ảnh của nữ lang này nữa là bốn. Một nữ tỳ bưng nước ra mời. Nữ lang hỏi: - Không biết hai vị đi chơi đâu giữa đêm trăng đẹp, mà lạc lối vào đây? Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Nếu không tận mắt thấy ngư nhân bắt hai trưởng lão Lạc-long giáo, võ công kinh thiên động địa, rồi lại cướp thuyền của mình, hẳn bị nàng đánh lừa rồi. Ban nãy, rõ ràng ngư nhân chạy vào đây, mà nàng vờ như không biết. Mỹ-Linh nói thực: - Anh em tại hạ đuổi theo một người. Người đó chạy vào trang này, nên quấy nhiễu cô nương. Xin cô nương cho gặp y, và thứ lỗi làm mất sự yên tĩnh của cô nương. Thiếu nữ cau mày: - Cô nương đuổi theo một người ư? Ai thế? Tại sao cô nương lại đuổi theo? Thiệu-Thái xen vào: - Thưa cô nương, từ sáng đến giờ, có bốn ngư nhân theo đuổi, phá phách anh em tại hạ. Họ bắt đi mất hai người anh em của bọn tại hạ. Vì vậy anh em tại hạ phải đuổi theo. Nữ lang bảo tỳ nữ: - Người gọi lão Chí vào cho ta hỏi. Nữ tỳ ra ngoài, một lát lão bộc vào thõng tay đứng chờ lệnh. Thiếu nữ hỏi: - Này lão Chí. Có ai chạy vào đây không? Lão Chí đáp: - Thưa cô nương tiểu nhân không rõ nữa. Đến đó bỗng có tiếng cười khành khạch bên ngoài, rồi tiếng ngư nhân vọng vào: - Thưa cô nương, tại hạ bị con lợn với con nhí đuổi theo. Tại hạ đói quá vào bếp cô nương kiếm cái gì ăn. Con lợn với con nhí tưởng tại hạ là người quý trang, nên vào đây phá rối sự yên tĩnh của cô nương. Tiếng nói dứt, một người xồng xộc chạy vào. Y chính là ngư nhân mũ đỏ. Không khách sáo, ngư nhân mũ đỏ ngồi xuống ghế, tay cầm con gà quay đưa lên miệng cắn ăn. Thiệu-Thái đưa mắt nhìn: Da mặt ngư nhân cực kỳ xấu xa, khó có thể đoán y bao nhiêu tuổi. Thân hình y nhỏ, ngắn, trong khi chân lại cao, không tương xứng tý nào cả. Nữ tỳ kêu lên: - Thì ra người. Suốt mấy ngày qua, ta làm không biết bao nhiêu thức ăn ngon, bị mất trộm, ta không hiểu tại sao. Bây giờ mới biết người ăn vụng. Ngư nhân cười: - Ai bảo cô nương làm thức ăn ngon để người ta phải thèm. Sáng hôm kia ta ăn trộm con gà dồi nấm hấp ngũ vị hương. Buổi chiều ta lấy con cá chưng thập cẩm. Trưa hôm qua, ta lấy có điã đùi ếch chiên, cùng bát canh thập cẩm. Tối, người chưng cá ngon quá, ta lấy cả con cá to. Sáng nay ta không lấy gì. Y móc trong túi moi một nén vàng. Mỹ-Linh nhận ra nén vàng của mình. Bất giác nàng sờ tay vào túi, nén vàng không cánh mà bay! Nàng kinh hoàng: - Nội công mình tiến đến chỗ ít ai bằng. Không hiểu bằng cách nào ngư nhân móc túi trộm được nén vàng? Điểm lại, nàng mang theo hai mươi nén vàng. Khi vào đền Sa-khẩu, lấy ra mười nén cúng. Còn lại nàng bỏ một nén vào túi để tiêu. Chín nén, cất vào bọc. Sau đó nàng ngồi ăn uống với ban trị sự, tuyệt không ai lại bên nàng, mà móc được vàng. Từ đền Sa-khẩu ra sông, nàng đi lẫn vào đám đông... Chợt nàng lóe lên tia sáng. Trong khi đi lẫn đám đông, có mấy người chạm vào nàng. Chắc ngư nhân hoá trang, móc túi lấy vàng. Ngư nhân tung nén vàng lên. Nén vàng bay đến trước mặt nữ tỳ, rồi rơi tọt vào túi nàng như ta cầm nhét vào vậy. Y cười: - Cô nương! Ta trả tiền thức ăn cho cô nương. Nữ tỳ móc nén vàng ném vào ngư nhân, kình lực rít lên đến véo một tiếng. Ngư nhân vung tay một cái, nén vàng bay trở về tỳ nữ. Lần này nén vàng không chui vào túi, mà rơi xuống cái kỷ trước mặt nàng. Nén vàng nặng như vậy, mà không một tiếng động. Nữ lang nói nhỏ nhẹ: - Cao nhân tặng vàng của Đại-Tống, tức lộc đến cửa. Ta chẳng nên từ chối, e phụ lòng người. Nữ tỳ cầm nén vàng cất vào túi. Thiếu nữ áo trắng nói với ngư nhân: - Thiếu hiệp. Chiêu khoanh tay vừa rồi dường như thuộc chưởng pháp Đông-a biến hóa ra. Phải chăng thiếu hiệp là đệ tử của một trong Thiên-trường ngũ kiệt? Mỹ-Linh chửi thầm: - Người này còn trẻ. Mình không nhận ra võ công y. Trong khi nữ lang đã thấy rõ. Nữ lang quả kinh lịch hơn mình nhiều. Nghe nữ lang hỏi, ngư nhân cười hề hề lắc đầu: - Tại hạ không phải học trò của Thiên-trường ngũ kiệt. Thiệu-Thái xuất thế cầm long công chụp ngư nhân. Trái với sự phỏng đoán của mọi người. Ngư nhân thản nhiên để chàng túm lấy. Y cười khành khạch: - Con lợn dám dụng võ, mà không sợ bị cô nương đây trách phạt ư? Người có biết như vậy là thổi tiêu trước nhà Trương Chi, múa kiếm trước cửa Vạn-tín hầu, dương cung trước mặt Cao-cảnh hầu không? Nghe ngư nhân ví von, Mỹ-Linh tự nhủ: - Ngư nhân này quả thực thuộc loại giáo dục rất căn bản. Từ xưa đến giờ, mỗi khi so sánh, ví von, người Việt thường có hai loại. Một loại ra cái điều ta đây thông sử Trung-quốc. Hơi tý đem điển cố Trung-quốc ra để khoe kiến thức. Một loại lại viện lịch sử Việt ra, tỏ rằng mình không thiếu gì kỳ tích, hồng điển. Như vừa rồi, nếu loại người vong bản sẽ ví: Đọc Hiếu-kinh trước nhà Khổng-tử, múa búa trước cửa Lỗ-Ban. Thiếu niên này lại ví thổi tiêu trước nhà Trương Chi, múa kiếm trước cửa Vạn-Tín hầu và dương cung trước mặt Cao-Cảnh hầu. Như vậy kiến thức y không tầm thường. Ta phải hoà giải với y hơn là gây ác cảm. Thiệu-Thái bỏ ra ngoài lời đe dọa của ngư nhân, chàng nói: - Mi phải thả hai người bạn ta ra ngay. Bằng không ta bóp chết mi. - Bóp chết? Mi tưởng bóp chết người dễ lắm ư? Mi bóp chết ta, thì liệu mi có tìm ra hai con cá hồng ở đâu không? Ta nói cho mi biết, mi có mười con cá, ta bắt hết rồi, mi chẳng còn gì nữa. Thiệu-Thái vốn chậm chạp, chàng hỏi vặn: - Thế người của ta đâu? - Ta định xẻ ra từng cân đem bán. Người có mua ta bán cho ít cân. Cá hồng kho lẫn với thịt lợn ỉn ngon đáo để. Thiệu-Thái thấy các ngư nhân hay đem tiếng lợn ra nhạo chàng, như vậy có lẽ là người thân. Chàng chưa biết đối đáp ra sao. Ngư nhân hỏi thiếu nữ: - Cô nương! Võ công tôi không dở. Bản lĩnh tôi không hèn. Vì ở trong quý trang, tôi không dám xử dụng võ công, nên bị con lợn chụp được. Xin cô nương xử cho vụ này. Thiếu nữ bảo Thiệu-Thái: - Mong công tử buông vị huynh đệ này ra cho. Thiệu-Thái đành bỏ ngư nhân xuống đất. Ngư nhân cười khành khạch: - Ngu như lợn! Thình lình y lạng người một cái, vọt ra cửa biến vào đêm tối. Mỹ-Linh tung người đuổi theo. Ra khỏi trang, nàng thấy bóng trắng đang chặn trước mặt ngư nhân, làm y chạy không được. Nhìn kỹ, thì ra nữ lang. Nữ lang nhỏ nhẹ: - Mời huynh đệ vào nhà chơi đã. Mới đến, sao vội đi lắm vậy. Mỹ-Linh tự nghĩ: - Thực ngoài gầm trời này, còn gầm trời khác. Ta những tưởng khinh công mình tuyệt hảo. Không ngờ khinh công nữ lang còn cao hơn. Ngư nhân biết không đừng được. Y nhăn mặt, rồi sóng đôi với nữ lang vào nhà. Mỹ-Linh cũng vào theo. Vừa vào trong, nàng đã bật lên tiếng kêu lớn. Vì trong nhà, đã có mặt đủ ba ngư nhân nữa. Nữ lang thản nhiên như không có truyện gì xẩy ra. Nàng truyền nữ tỳ kéo ghế mời mọi người ngồi, rồi nhỏ nhẹ nói với bốn ngư nhân: - Các vị huynh đệ còn nhỏ tuổi, mà võ công đã đến trình độ này, thực trọn đời tôi chưa từng thấy. Suốt hơn nửa tháng nay, bốn vị quấy phá khắp trấn Khúc-giang, vẫn chưa cho rằng đủ ư, mà còn chọc giận hai vị đây làm chi? Mỹ-Linh để ý, bốn ngư nhân đều có hình thù kỳ dị: Thân hình nhỏ, ngắn, trong khi chân dài. Cả bốn ngư nhân da mặt đều cực kỳ xấu ra. Bốn người mặc cùng thứ quần áo, cùng một mầu nâu. Họ chỉ khác nhau ở điểm đội bốn chiếc mũ bốn mầu trắng, đen, xanh, đỏ. Ngư nhân tung dây bắt Đào Nhất-Bách cùng Lê Đức đội mũ mầu đỏ. Ngư nhân đội mũ mầu trắng nói với nữ lang: - Cô nương! Cô nương thực thần thông. Cô nương chỉ ở trong trang, thế mà biết hết việc làm của anh em tại hạ. Nữ lang mỉm cười, nhe hàm răng trắng bóng, đều như bắp: - Tiểu huynh đệ đừng quá khen. Cho đến hôm nay tại hạ cũng không biết bốn vị đến đây ngày nào. Chỉ biết rằng bốn vị xuất hiện ngày mồng một. Nàng chỉ ngư nhân mũ trắng: - Các vị có năm người phải không? Dường như các vị có nhiệm vụ trông coi, canh gác ở đâu đó, nên thường chỉ có bốn vị phá phách. Trong năm vị, ta thấy huynh đệ ít phá nhất, lại thâm trầm. Dường như huynh đệ cầm đầu thì phải. Phá nhất là vị này. Nàng chỉ ngư nhân mũ đỏ. Nàng cười, ánh mắt chiếu ra tia sáng long lanh, nhưng đầy nhu tình: - Các vị xuất hiện đầu tiên ngày mùng một. Có đúng thế không? Ngư nhân mũ trắng kinh ngạc: - Cô nương ở trong khu rừng u-tĩnh thế này, mà anh em tại hạ làm gì cô nương cũng biết hết. Cô nương thực thần thông. Nữ lang bảo tỳ nữ: - Tiểu-Thúy, người thuật truyện ngày mồng một đi, xem có đúng không? Tỳ nữ chỉ vào ngư nhân mũ trắng: - Tiểu huynh đệ, phải chăng người lớn hơn hết trong bốn anh em? Phục-ba tướng quân Mã Viện tuân lệnh vua Quang-Vũ, bình được Lĩnh-Nam. Công lao thực lớn vô cùng. Cho nên Lưu thái hậu truyền quan chuyển vận sứ Quảng-Đông lộ xuất công nho xây đền thờ. Trong đền, tạc pho tượng Phục-ba tướng quân, một tay cầm kiếm, một tay nắm tóc Trưng-Trắc giật, chân đạp lên người bà. Đền xây xong từ hơn tháng nay. Hôm mồng một vừa rồi, quan Kinh-lược an-phủ sứ Quảng-Đông Dư Tĩnh thân đến khánh thành. Tất cả các quan văn vũ, Phủ, Huyện, Tướng quân, Đề-đốc, cùng bang hội, võ phái đều tề tựu. Nói đến đây Tiểu-Thúy mỉm cười: - Sau khi tế xong, quan Chuyển-vận sứ tiến đến mở khăn lụa trùm tượng ra, thì tượng Trưng Trắc không thấy, mà chỉ thấy tượng Phục-Ba tướng quân, nhưng đầu bị cắt mất, thay vào đó bằng cái đầu trâu máu me kinh tởm. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái bật lên tiếng cười. Ác cảm với bốn ngư nhân bớt đi. Tiểu-Thúy tiếp: - Quan Chuyển-vận sứ nổi giận hét be be. Thình lình bốn vị xuất hiện, trang phục giả gái. Bốn huynh đệ cùng mở ra bốn cái bầu. Trong bầu toàn cào cào, với phân. Cào cào bay tứ tung trong đền, hôi thối không chịu được. Các quan võ xúm vào bắt bốn cô gái. Bốn cô đục tung mái đền, nhảy lên nóc. Ở trên nóc đền, bôn cô ném xuống không biết bao nhiêu bột đen. Bột này làm quan khách, dân chúng cay mắt, bỏ chạy tán loạn. Tiểu-Thúy nghiêm nghị: - Bốn cô gái đó, chính là bốn vị huynh đệ. Bốn ngư nhân nhìn nhau cười khúc khích. Tiểu-Thúy tiếp: - Ngày mùng hai, bốn huynh đệ giả làm bốn đạo sĩ người Việt, lái hai con thuyền cực lớn đến bến Khúc-giang. Trên thuyền chở đầy gạo, cá, vải. Bốn huynh đệ đem loa gọi dân nghèo phát chẩn. Nguyên hai con thuyền đó từ Hổ-môn chở lương thực cho đạo quân mơí tới đồn trú. Bốn huynh đệ dùng thứ võ công gì làm lính thủy tê liệt chân tay rồi bỏ vào khoang. Sau đó phân phát cho dân. Mỹ-Linh gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Tiểu-Thúy tiếp: - Sau đó bốn huynh đệ đi chặt đầu tất cả tượng trong những đền thờ các tướng soái từng đem quân đánh Đại-Việt, rồi phóng hoả. Đến bang Nhật-hồ, võ lâm nghe đến đều kinh hồn táng đởm, thế mà bốn huynh đệ cũng trêu chọc ngũ sứ của bang này đến thất điên bát đảo. Ôi! Gan bốn huynh đệ lớn quá. Ta xin có lời khâm phục. Hôm kia bốn huynh đệ ăn trộm gói hành lý của Khu-mật viện sứ Phạm Trọng-Yêm. Còn từ qua đến giờ các huynh đệ đến đây ăn vụng, cùng phá phách hai vị này. Nữ lang nghiêm nét mặt nói: - Bốn huynh đệ phá quá, không ai chịu nổi nữa. Tại hạ muốn được coi chân tướng các vị, không biết có được không? Ngư nhân mũ đỏ lắc đầu: - Cho cô nương thấy bộ mặt xấu xa của anh em tại hạ thì được. Chứ cho ông ỉn kia coi e không ổn. Nữ lang đứng lên, chỉ vào Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, rồi cười: - Trước kia hai vị đây đi tìm bốn vị huynh đệ. Nay tại hạ e bốn vị phải tìm hai vị này. Người Quảng-Đông lộ chúng tôi có câu Đùa với quỷ thì nên. Gần bên Hồng-thiết thì chết. Từ qua đến giờ, các vị đùa dỡn với Lạc-long giáo chủ, trêu cợt đủ điều, song các vị vẫn ở xa. Từ nãy đến giờ, các vị ngồi bên cạnh, lại ngang ngược gọi một điều lợn, hai điều ông ỉn, mà không đề phòng. Bốn ngư nhân nhìn nhau cùng cười. Nữ lang chỉ ngư nhân mũ đỏ: - Vị huynh đệ này, bị Lạc-long giáo chủ nhắc lên. Trong khi nhắc, giáo chủ đã nhả vào người huynh đệ ít Chu-sa ngũ độc. Bây giờ xem các vị có phải cầu khẩn giáo chủ giải độc cho không nào? Ngư nhân mũ đỏ cười: - Cô nương đừng lo. Trong người tại hạ có con rắn độc. Hễ ai phóng độc vào người, nó ăn ngay độc tố đi. Tại hạ vẫn khoẻ như thường. Chu-sa độc của ông ỉn này không làm gì được tại hạ đâu! Nó đưa tay cho mọi người coi. Từ Thiệu-Thái đến Mỹ-Linh, nữ lang đều kinh ngạc. Nội công Thiệu-Thái đâu có tầm thường, thế mà chàng nhả độc chưởng vào người y, mà không làm gì được. Ngư nhân mũ đỏ thè lưỡi ra nhát Thiệu-Thái. Thình lình bốn ngư nhân cùng phát chưởng tấn công. Ngư nhân mũ đỏ tấn công Thiệu-Thái. Ngư nhân mũ trắng tấn công Mỹ-Linh. Ngư nhân mũ đen tấn công nữ lang. Ngư nhân mũ xanh tấn công Tiểu-Thúy. Bốn người đều vung chưởng đỡ. Bình, bình, bình, bình. Áp lực chưởng, làm đèn trong phòng tắt hết. Khi Tiểu-Thúy đốt được đèn lên, bốn ngư nhân đã mất tích. Nữ lang lắc đầu, tỏ vẻ tha thứ: - Phá quá! Không chịu nổi nữa rồi. Nàng nói một mình: - Quái sao bốn ông mãnh này võ công lại không giống nhau hề! Ngư nhân mũ đỏ xử dụng chiêu Đông-hải lưu phong của phái Đông-a. Ngư nhân mũ trắng xử dụng chiêu Loa thành nguyệt ảo của phái Cửu-chân. Ngư nhân mũ đen xử dụng chiêu Ác ngưu nan độ của phái Tản-viên. Còn ngư nhân mũ xanh xử dụng chiêu Mê-linh dạ võng của phái Mê-linh. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh nhận ra nữ lang cực kỳ bác học. Tuy ẩn trong thâm sơn, mà nàng biết hết chiêu số võ công Đại-Việt. Mỹ-Linh hỏi lại nữ lang: - Cô nương thực tinh tế. Anh em tại hạ giả trang thế này, mà cô nương cũng biết rõ được chân tướng. Cô nương lợi hại thực. Nữ lang mỉm cười: - Các bang hội trong trấn này, mạnh nhất phải kể Hồng-thiết giáo. Chưởng quản đạo Quảng-Đông Chu Tấn bị Chu-sa độc chưởng hành, mê man mấy tháng. Nay tự nhiên đi đứng như thường... thì ngoài Giáo-chủ, hỏi ai có thể giải nổi chưởng độc này? Cho nên tại hạ biết đại giá Giáo-chủ giá lâm. Ban nãy Giáo-chủ ra chiêu cầm nã, bắt ngư nhân, thoáng nhìn, tại hạ cũng biết đó là chiêu Chu-sa chưởng. Vì vậy đoán già mà thôi. Nữ lang hỏi Tiểu-Thúy: - Người có biết bốn ngư nhân này trú ngụ ở đâu không? Tiểu-Thúy lắc đầu: - Tiểu tỳ không biết. Hôm qua họ đến lấy trộm đồ ăn, khi ra suối ăn với nhau. Một trong bốn người nói: Chúng mình quậy phá vậy đủ rồi. Mai này Liên-Hoa tới, phải chấm dứt. Nghĩ cũng buồn. Dường như bốn thiếu niên có một người bề trên nào đó uy nghiêm, khiến họ không dám đùa phá nữa. Mỹ-Linh hỏi nữ lang: - Cô nương có muốn gặp bốn ngư nhân, cùng người trên của họ không? - Công chúa biết chỗ ở của họ ư? - Vâng. Nếu cô nương muốn chúng ta cùng đi. Qua biến cố vừa rồi, nếu như người khác, ắt đã nổi lôi đình với bốn ngư nhân. Mỹ-Linh tuy nhỏ tuổi, song nàng được học Thiền từ nhỏ, tâm tính trung hậu. Qua một vài hành động của bốn ngư nhân, nàng biết ngay họ thuộc loại đồng đạo, trêu ghẹo nàng với Thiệu-Thái, chỉ để mà trêu. Đối với nữ lang, nàng cũng không hỏi hỏi căn cước, tên, họ, mà lờ đi, để giữ phong độ của Công-chúa, mẫu nghi trăm họ. Hơn nữa, nàng còn là một Chưởng-môn nhân phái Mê-linh. Nữ lang nai nịt quần áo gọn gàng, đeo thanh kiếm vào lưng, rồi cười: - Công-chúa! Công-chúa không thắc mắc gì về tôi ư? - Thắc mắc ư? Chúng ta lấy tình người ở với nhau được rồi. Giữa đêm khuya, trăng đẹp thế này, anh em tại hạ tới phá sự yên tĩnh của tỷ tỷ. Tỷ tỷ không phiền trách cũng may lắm, đâu dám hỏi han gì nữa? Nữ lang ngước mắt nhìn trời, rồi nói: - Tôi họ Ngô, thuộc giòng dõi Ngô đại vương của tộc Việt. Thiệu-Thái kinh ngạc: - Có phải ngài húy Quyền, từng phá quân Nam-Hán trên sông Bạch-đằng, vang danh một thời không? - Vâng. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái thuộc lớp thiếu niên sinh trưởng trong nhung lụa, được giáo dục cực kỳ chu đáo về tinh thần yêu nước, yêu tộc Việt. Hơn nữa tinh thần đó nằm trong hào quang của đức đại từ, đại bi nhà Phật. Vì hoàn cảnh, do Khai-Quốc vương tung ra đời, nhận trọng trách bảo quốc. Hoá cho nên, tuổi hai người tuy còn nhỏ, mà đã có cái nhìn rất sâu xa, rất rộng về tinh thần tộc Việt. Nay, giữa chốn rừng hoang vu, trong đêm trăng sáng, vì đuổi theo ngư nhân, cứu Đào Nhất-Bách, cùng Lê Đức, họ gặp nữ lang. Mỹ-Linh tạm quên mình là Công-chúa thiên kim, Chưởng môn phái Mê-linh, mà chỉ giữ lại con người vô thường, nhún nhường. Nếu khi gặp nữ lang, Mỹ-Linh tra hỏi tên họ, nguồn gốc, ắt nữ lang không trả lời. Thảng hoặc có trả lời cũng nói sai sự thực. Không chừng còn gây ra bất hoà nữa. Đây là lần thứ nhì Mỹ-Linh thành công, nhờ tâm tính thuần hậu này. Lần đầu tiên, gặp Đỗ Lệ-Thanh. Đường đường là Công-chúa mà biết Đỗ cùng chồng sang Đại-Việt trường kỳ gian tế, khi khám phá ra, Mỹ-Linh không chặt đầu, ắt cũng truyền bắt giam, tra xét. Nàng lờ đi, không nghi ngờ, không cật vấn. Vì vậy chính Đỗ cảm động, tự cung khai, rồi trở thành người nữ tỳ trung thành. Khi vào trong nhà, thấy nữ lang biết hết tung tích, cùng hành trạng của mình, Mỹ-Linh vẫn bình tĩnh, coi như sự thường. Nữ lang chờ đợi Mỹ-Linh hỏi về nàng. Mà tuyệt nhiên Mỹ-Linh lờ đi, còn tỏ ra thân cận. Vì vậy, chính nữ lang tự thố lộ tâm tư ra. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nghe Chu An-Bình, Đỗ Lệ-Thanh đối đáp, hai người tỉnh ngộ: - Hôm gặp Đỗ phu nhân, mình thấy bà chỉ biết xử dụng Chu-sa ngũ độc chưởng. Sau tự nhiên thấy bà biết phóng độc phấn như bọn Chu An-Bình, mình không thắc mắc gì. Thì ra hôm đệ tử Thiên-trường trộm được tài liệu, thư tín trong thuyền Đại-lý, Thanh-Mai thấy có tập chép kỷ yếu về bang Nhật-hồ Trung-nguyên, trao cho Đỗ phu nhân. Đỗ phu nhân theo đó chế ra phấn độc. Mụ móc trong bọc ống trúc nhỏ, rồi mở nắp, kéo một tờ giấy, miệng cười khành khạch: - Cái này là cái gì đây. Chu An-Bình nhận ra tờ chiếu của Lưu hậu, y đánh trống lảng: - Chúng ta đều học Hồng-thiết kinh. Hồng-thiết kinh dạy rằng: Lật lừa, xảo trá, nói rồi chối, giết cha mẹ, hại thầy bạn... thuộc bản chất của giáo chúng mà! Sư tỷ quên sao? Sư tỷ ơi! Sư tỷ hãy vì bản bang, trao Hồng-thiết tâm pháp cho tiểu đệ, đem về trình đại ca, hầu làm rạng danh bản bang. Đỗ Lệ-Thanh lắc đầu: - Ta bị giam hơn mười năm, nhục nhã có thừa. Sau nhờ Thân thế tử cùng công chúa Bình-Dương cứu ta ra. Hai vị lại dùng lễ đối đãi với ta bằng tất cả tấm lòng thương mến, kính yêu. Ta... ta đã quyết tâm theo người đến chết. Sư đệ! Người về nói với Đặng đại ca rằng Đỗ Lệ-Thanh chết rồi. Nay được tái sinh, làm con dân họ Thân, họ Lý. Ta nguyện không làm lợi cho bản bang, cũng không làm hại bản bang. Thôi, người đi đi. Lời nói của Đỗ Lệ-Thanh làm Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng cảm động: - Đỗ phu nhân thực là người trung hậu, không phụ lòng chúng ta trọng đãi bấy lâu. Bỗng có tiếng cười ha hả, rồi bốn phía xuất hiện bốn người, quần áo vàng, trắng, đen, xanh, vây Đỗ Lệ-Thanh vào giữa. Đỗ Lệ-Thanh hơi chột dạ, song mụ vẫn cương quyết: - Hay lắm, Chu sư đệ, thì ra người là một trong ngũ vị sứ giả bản bang. Từ hôm mới gặp người, ta thấy người luôn mặc quần áo mầu đỏ, ta tưởng chẳng qua sự thường. Nào ngờ người lên tới chức Nam-phương sứ giả. Hay lắm, Ngũ-sứ cứ tấn công đi. Ta há sợ sao? Người mặc quần áo vàng cười nhạt: - Đỗ sư muội, bất cứ người nào chống lại lệnh bang chủ đều bị xử tử hình. Từ nãy đến giờ, Chu sư đệ truyền lệnh của bang chủ, sư muội không những không tuân, còn nói lời mạt sát vô lễ. Song nghĩ tình sư muội là con gái bang chủ tiền nhiệm, chúng ta có chỗ châm trước. Sư muội mau đem Hồng-thiết tâm pháp trao cho chúng ta. Đỗ Lệ-Thanh vẫn bướng: - Ngũ sứ muốn, cứ xuất chiêu. Các người có giỏi, hãy giết ra đi. Ta chết rồi, vĩnh viễn không bao giờ các người tìm ra Hồng-thiết tâm pháp nữa. Trung-ương sứ giả tức người mặc quần áo vàng cười nhạt: - Điều đó đâu có khó gì? Nam-phương sứ giả Chu hiền đệ hãy lĩnh giáo võ công của Đỗ sư muội đi! Suốt thời gian qua, Thiệu-Thái sống cạnh Đỗ Lệ-Thanh. Trên xưng hô, một bên là chủ, một bên là tớ. Trên thực tế, chàng đối xử với bà như một người cô, người dì. Bà chăm sóc chàng từng ly từng tý. Bà lại cố vấn cho chàng với Mỹ-Linh. Bây giờ thấy bà bị năm người uy hiếp, chàng định nhảy ra đánh đuổi chúng đi. Nhưng Mỹ-Linh ra hiệu bảo chàng cứ chờ xem sao đã. Chu An-Bình phóng chưởng tấn công Đỗ Lệ-Thanh. Chưởng của y cực kỳ hùng hậu. Mỹ-Linh kinh ngạc không ít, vì nàng đã thấy y đấu với hai nhà sư Trí-Nhật, Trí-Nguyệt, bản lĩnh của y tuy cao, nhưng không thể đạt tới trình độ này. Đỗ Lệ-Thanh lùi một bước, phóng ra chiêu Kình-ngư quá hải, trong Cửu-chân chưởng pháp. Mỹ-Linh thấy chưởng lực của bà tinh diệu, nàng khen thầm: - Đỗ phu nhân quả là thiên tài. Hôm nọ, mình thấy Tôn Đản dạy bà pho Thiết-kình phi chưởng, mình không chú ý lắm. Bây giờ nhìn bà xuất thủ thực không thua bất cứ đệ tử nào của bản môn. Chu An-Bình không biết tính chất khắc chế của chưởng Cửu-chân. Y tiến lên một bước, tăng sức mạnh cho chiêu thức của mình. Bình một tiếng. Đỗ Lệ-Thanh lui liền ba bước. Trong khi Chu An-Bình đứng nguyên. Trên nét mặt của y hiện ra vẻ kinh hãi. Trong khi Đỗ Lệ-Thanh phát chiêu ra tay trái, chuyển sang chiêu Đông-hải lưu phong của phái Đông-a do Tự-Mai dạy bà. Chu An-Bình thấy chiêu đầu của Đỗ Lệ-Thanh hung dữ, khắc chế với chiêu số, cùng nội công của y. Y chưa hết kinh hoàng, thì chiêu thứ nhì đã ập tới. Y tưởng đâu chiêu này cũng như chiêu trước. Y vội xuất Chu-sa độc chưởng phản công. Chưởng của y phát ra có mùi hôi tanh khủng khiếp. Hai chưởng chạm nhau bình một tiếng. Đỗ Lệ-Thanh vẫn lùi hai bước để bảo vệ thế tấn. Trong khi Chu An-Bình kinh hãi tự hỏi: - Chiêu vừa rồi là chiêu gì, mà kình lực như có như không. Độc công của mình cao hơn mụ nhiều, mà dường như mụ không hề hấn gì. Trong khi tay mình cảm thấy nặng chĩu. Kỳ thực? Trong khi y tần ngần, Lệ-Thanh tấn công tiếp bằng hai chiêu Cửu-chân, khiến Chu An-Bình phải lùi liền hai bước, tránh né, rồi y trả lại bằng hai chiêu Chu-sa độc chưởng cực kỳ hùng hậu. Đỗ Lệ-Thanh xuất hai chiêu Phong hồi hải để rồi chuyển sang chiêu Cuồng phong lộ lãng cũng của phái Đông-a. Sau khi hai chưởng giao nhau, tay Chu An-Bình càng thêm nặng chĩu. Mỹ-Linh nói thầm vào tai Thiệu-Thái: - Chỉ một chiêu nữa, tên An-Bình ắt lạc bại. - Tại sao? - Đỗ phu nhân áp dụng phương pháp của sư bá Trần Tự-An, đẩy chất độc về người y. Đến đây Chu An-Bình đánh ra một chưởng với tất cả bình sinh công lực. Trái với những chiêu trước, Đỗ Lệ-Thanh lùi lại. Lần này bà tiến lên ba bước, đẩy cả hai chưởng về trước, đó là chiêu Đông ba hợp bích của phái Đông-a. Vù một tiếng, bốn chưởng chạm nhau. Đỗ Lệ-Thanh bắn vọt lên không. Ở trên không, bà lộn liền ba vòng, rồi đáp xuống an nhàn. Trong Khi An-Bình lảo đảo lùi lại. Trưng-ương sứ giả hỏi An-Bình: - Ngũ đệ! Cái gì vậy? An-Bình im lặng không trả lời. Vì sau chiêu vừa rồi, y thấy trong ngực như nghẹn thở. Y cố nín hơi. Song chỉ được một vài khắc, y oẹ một tiếng, miệng phun máu xối xả. Biết sự bất ổn, y ngồi xuống xếp chân, nghiến răng vận công. Tây-phương sứ giả, tức gã áo trắng, tiến đến bắt mạch cho An-Bình. Mặt y tỏ ra nét kinh sợ. Y hất hàm hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ sư muội! Người sang Giao-chỉ, học võ công tà môn hại huynh đệ trong bang ư? Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt: - Khi rời Trung-nguyên, ta mới chỉ là cô gái hai mươi tuổi. Võ công, nội lực đều tầm thường. Vì thế trong khi ở Đại-Việt ta phải học thêm võ công Lĩnh-Nam. Vừa rồi An-Bình dùng võ công thượng thừa trấn bang tấn công ta. Nếu ta dùng võ công bản bang chống lại, có khác gì trứng chọi với đá? Buộc lòng ta phải dùng võ công Lĩnh-Nam tự vệ. Thình lình An-Bình ối lên một tiếng, rồi y run run như người bị lạnh. Trung-ương sứ giả chạy lại hỏi: - Ngũ đệ! Sao vậy? - Bị trúng Chu-sa độc chưởng. Trưng-ương sứ giả nhăn mặt, tự nghĩ: - Bản lĩnh độc công Đỗ Lệ-Thanh không làm bao, sao y thị có thể truyền vào người An-Bình? Y hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ muội! Người dùng độc chưởng đánh sứ giả của bang chủ, người có biết hậu quả sẽ như thế nào không? Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt: - Trung-ương sứ giả của bản bang mà sao hồ đồ lắm vậy? Võ công Lĩnh-Nam, hầu hết đều đường đường chính chính. Họ làm gì biết độc chưởng mà dạy muội? Vừa rồi ngũ đệ dùng độc chưởng hại ta. Ta chống trả, rồi đẩy những gì ngũ đệ đánh ta vào người y mà thôi. Gã áo vàng bảo gã áo trắng: - Nhị đệ! Người lĩnh giáo mấy chiêu của Đỗ sư muội đi. Đỗ Lệ-Thanh nói mát: - Từ khi bản bang thành lập đến giờ, Ngũ-sứ được luyện độc công tới trình độ cao nhất, sờ vào tay bất cứ ai, người đó cũng mất mạng. Khi thừa lệnh bang chủ đi thanh trừng phản đồ, chỉ một chiêu, phản đồ mất mạng. Thế mà sao bây giờ Ngũ-sứ lại đau đớn thế kia? Phải chăng giáo chủ không còn xứng đáng nữa? Gã áo trắng không nói không rằng, y phát chưởng tấn công. Mỹ-Linh nhận ra chưởng của y là Võ-đang chưởng. Nàng nhủ thầm: - Trong các môn phái Trung-nguyên, võ công Võ-đang thiên về âm nhu, lấy Dịch-kinh làm căn bản, biến hoá khôn lường. Không biết Đỗ phu nhân có chống lại được không? Đỗ Lệ-Thanh thấy chưởng của y chưa tới, mà bà muốn ngộp thở. Bà phát chiêu Phục-ngưu thần chưởng, mà Bảo-Hoà dạy bà. Bình một tiếng, người bà bay vọt về sau đến hơn trượng. Toàn thân bà như tê dại. Tây-phương sứ giả như không muốn ra tay vội. Y đứng chờ cho Đỗ Lệ-Thanh phục hồi công lực rồi mới đánh tiếp. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nhìn nhau, như cùng muốn nói: - Công lực tên này không thua Đại-Việt ngũ long làm bao. Đỗ Lệ-Thanh từ từ đứng dậy. Mụ biết muôn ngàn lần mình không phải đối thủ của đệ nhị sứ giả bản bang. Mụ cười nhạt: - Tây phương sứ giả xuất thân nhân vật thứ nhì sau chưởng môn Võ-đang có khác, công lực quả tuyệt vời. Nhưng, ta nhất định không khai bí quyết luyện Hồng-thiết mật công. Thử xem người có giết được ta không? Tây-phương sứ giả cười nhạt: - Sư muội! Sư muội không khai, ta cũng chẳng ép. Ta mời sư muội theo chúng ta đến ra mắt Đặng bang chủ một lần. - Ta không đi. Tây-phương sứ giả tung ra một cái gói. Gói là tấm lụa. Lạ thay tấm lục cuộn tròn Đỗ Lệ-Thanh lại. Y lại ném ra sợi dây trong tay . Sợi dây cuốn tròn Đỗ Lệ-Thanh. Y giật tay một cái, Đỗ Lệ-Thanh bay bổng lên cao. Y cười: - Ta bọc sư muội bằng vải nhung thế này chắc không ai phản đối. Thình lình có tiếng nói ngay bên cạnh: - Ta phản đối! Rồi một người cầm cái cần câu vung lên veo véo. Sợi dây cuốn Đỗ Lệ-Thanh đứt rời ra. Mụ rơi từ tay Tây-phương sứ giả xuống đất. Trong khi đó cần câu rung liên tiếp, cái phao đập vun vút vào người Tây-phương sứ giả, khiến y phải nhảy lùi lại. Bốn người đồng xuất hiện đứng xung quanh Đỗ Lệ-Thanh. Họ chính là bốn ngư nhân. Trung-ương sứ giả nạt lớn: - Bốn tên ôn vật kia! Suốt mấy hôm nay, bọn mi phá chúng ta không biết bao nhiêu mà kể. Hôm nay ta cho bọn mi về chầu ông bà ông vải. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cho đến Ngũ-sứ, Ngô Cẩm-Thi đều giật mình kinh hãi, vì bản lĩnh họ đâu có tầm thường, mà bốn ngư nhân đến hồi nào, họ không khám phá ra. Mỹ-Linh nhìn lên trời: Đôi chim ưng vẫn bay lững lờ, mà sao bốn ngư nhân xuất hiện, chúng không báo cho nàng biết? Đỗ Lệ-Thanh đứng dậy, mụ đã phục hồi công lực. Ngư nhân mũ đỏ cười khành khạch: - Năm vị là Ngũ-sứ của bang Nhật-hồ Trung-quốc, mà sao hồ đồ quá vậy? Anh em tại hạ dù gan to bằng trời cũng không dám vuốt râu hùm. Chẳng hay anh em tại hạ đã làm gì để Ngũ-sứ phải nổi giận? Bắc-phương sứ giả chỉ mặt ngư nhân mũ trắng: - Cách đây ba ngày, ta đang ngồi ăn uống ở tửu lầu Thái-bình, thì tên khốn kiếp kia vờ đến hỏi thăm đường, rồi thừa cơ bỏ mấy miếng cứt trâu vào bát canh nấu nấm hương. Sau đó y bỏ đi. Ta... ta vô tình gắp lên ăn, hôi thối chịu không được. Ngư nhân mũ trắng cười khúc khích: - Bản lĩnh Bắc-phương sứ giả cao thâm biết chừng nào, mà tôi bỏ phân trâu vào bát canh lại không biết, thực một kỳ tích thiên hạ. Tôi nghĩ, có lẽ người thích ăn phân trâu để luyện độc công e đúng hơn. Cả bốn ngư nhân đều cười ồ lên. Bắc-phương sứ giả chỉ vào ngư nhân mũ xanh: - Ta biết bọn oắt con nhà mi ắt có người lớn đứng sau nên chưa muốn ra tay. Tiếp theo Đông-phương sứ giả, tứ đệ của ta trong khi cỡi ngựa vào trấn, chính mi vờ chen lấn, rồi vuốt tay vào mông ngựa, sau đó bỏ đi. Con ngựa của tứ đệ thình lình phi nước đại. Tứ đệ giật cương thế nào cũng không được. Con ngựa phi như điên như khùng, cuối cùng kiệt lực, nó ngã lăn ra. Tứ đệ xem lại, thì ra mi đã đâm vào mông nó một cái kim. Đầu kim tẩm thuốc độc, khiến con ngựa ngứa quá, chịu không nổi nên phi nước đại. Bốn ngư nhân cười ồ lên. Ngư nhân mũ xanh thè lưỡi ra nhát: - Sứ giả nói lạ. Luật vua Hùng, vua Trưng định rằng, buộc tội phải có chứng. Bản lĩnh Đông-phương sứ giả biết dường nào, mà tôi châm kim vào đít ngựa, đến nỗi không biết. Hỏi ai tin được nhỉ? Trung-ương sứ giả mặt hầm hầm chỉ ngư nhân mũ đen: - Tên khốn kiếp kia! Cách đây bốn ngày, ta đang ngồi ăn ở tửu lầu Đông-phong, mi mang đến tấm biển, cùng một chậu cúc cực lớn. Trên tấm biển có nhiều chữ kỳ dị, thách đố ai đọc được, mi sẽ biếu chậu cúc. Ta vô tình vì tính hiếu kỳ, đứng dậy quan sát cho kỹ. Không ngờ lúc ngồi xuống, thì trên ghế, ai đã để một miếng gỗ, với ba cái kim chổng ngược. Ta ngồi xuống, bị kim đâm đau thấu tâm can. Ta đoán chắc mi với tên để kim cùng bàn kế hại ta. Ngư nhân mũ đen cười khành khách: - Trời đất ôi! Oan ôi là oan. Tôi có ba đầu sáu tay đâu mà đi trêu vị chánh sứ của bang Nhật-hồ. Tôi quả có mang bảng, mang cúc đi thách thiên hạ thực. Còn ai bỏ kim vào ghế hại chánh sứ tôi nào biết. Tây-phương sứ giả bảo bốn ngư nhân: - Bọn mi muốn sống, đừng can thiệp vào truyện bản bang. Bằng không ta bất chấp dư luận lớn hiếp nhỏ, mà giết chúng bay ngay tại đây. Ngư nhân mũ đỏ cười lớn: - Tôi cũng muốn xa lánh truyện của quý bang, ngặt vì chúng tôi là con dân Đại-Việt, quyết không để cho ai giết người vô cớ trên đất Việt. Bắc-phương sứ giả quát lên: - Đây thuộc Quảng-Đông lộ, lãnh thổ Đại-Tống. Bọn man mọi Việt mi không có quyền gì cả. Ngư nhân mũ đỏ lắc đầu: - Ông sứ giả dốt bỏ mẹ đi ý. Vùng này trước thuộc Văn-lang, sau thuộc Âu-lạc, rồi Lĩnh-Nam. Thuận-Thiên hoàng đế kế tục tổ tiên, cai trị thiên hạ, thì đất này thuộc Đại-Việt. Trung-ương sứ giả đưa mắt cho Đông-phương sứ giả: - Sư đệ cứ ra tay đi. Gã áo xanh vung tay phát chưởng. Chưởng của y hùng hậu hơn Chu An-Bình nhiều. Ngư nhân mũ đỏ lạng người đi tránh. Không biết bằng cách nào, y xê dịch người ra sau địch thủ, rồi chĩa tay điểm đến véo một chỉ vào cổ Đông-phương sứ giả. Lạ thay, Đông-phương sứ giả trúng một chỉ nhẹ nhàng, mà người lảo đảo ngã xuống. Ngư nhân mũ đỏ vác Đông-phương sứ giả lao mình chạy. Bốn ngư nhân còn lại đồng tung lên một nắm bột trắng bay mịt mờ. Ba sứ giả Trung-ương, Tây-phương, Bắc-phương sợ phấn độc, vội vung chưởng gạt, cùng nhảy lên cao tránh đám bụi. Khi bọn y ra khỏi vòng bụi, bốn ngư nhân đã biến vào đêm tối. Trung-ương sứ giả hô lớn: - Nhị đệ ở đây canh giữ ngũ đệ, cùng Đỗ muội. Tam đệ cùng ta mau đuổi theo chúng. Hai người vọt mình theo bốn ngư nhân. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 19 Dư âm Bạch-Đằng Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng chắp tay hành lễ: - Lý Mỹ-Linh, Thân Thiệu-Thái xin ra mắt hậu duệ của Ngô đại-vương. Mong tỷ tỷ thứ cho tội quấy rầy. Nữ lang đáp lễ, rồi chỉ về phía ngư nhân chạy: - Chúng ta mau đuổi theo. Mỹ-Linh mỉm cười, nhìn lên trời, đôi thần ưng bay lượn không xa làm bao: - Tỷ tỷ đừng sợ mất tích bốn người này. Họ vẫn ở phía trước kia, chưa đi xa đâu. Mà dù có xa, chúng ta cũng tìm cược. Khi họ muốn trêu chúng ta, thì chúng ta cứ ngồi đây, khắc họ tự dẫn thân tới. Nữ lang nhìn xuống suối, rồi lại mơ màng ngắm trăng: - Đêm thanh trắng sáng đẹp thế này, bỏ qua thực uổng. Vậy mời Công-chúa, Giáo-chủ xuống suối, chúng ta ngắm trăng hầu chờ bốn ngư nhân. Ba người chọn ba tảng đá bên giòng suối. Mỹ-Linh, nữ lang tháo dầy, ngâm chân xuống nước. Thiệu-Thái hỏi: - Tỷ tỷ! Tỷ tỷ khéo chọn khung cảnh u nhã này để ở, thực còn hơn tu tiên. Có điều, đường từ đây ra trấn hơi xa. Nữ lang ngửa mặt nhìn trăng, thở dài não nùng: - Giáo chủ đang bận quốc sự, thì muốn sống yên tĩnh. Còn ngược lại tôi đang ở trong hoàn cảnh cá chậu chim lồng, lại muốn thoát khỏi cảnh này. Sự thực, tôi nào có muốn giam mình trong rừng đâu. Chẳng qua do hoàn cảnh bất đắc dĩ mà thôi. Mỹ-Linh ngập ngừng: - Nghĩa là??? - Tôi không tự làm chủ được, mà bị người ta kiềm chế. Mỹ-Linh muốn nữ lang tự mình nói ra, nên nàng đưa mắt cho Thiệu-Thái ngụ ý bảo chàng yên lặng. Quả nhiên nữ lang nhìn trăng một lúc rồi thở dài: - Để tôi thuật hoàn cảnh của mình cho giáo chủ cùng công chúa nghe. Nữ lang vục tay xuống suối. Nước bắn tung toé lên, như những thanh vàng óng ánh, rồi thuật: _Tôi họ Ngô tên Cẩm-Thi, thuộc giòng dõi Ngô vương tộc Việt. Tổ phụ tôi, nhân dẹp Kiều Công-Tiễn, phá Nam-Hán ở sông Bạch-Đằng, lập nền chính thống Đại Việt vào năm Kỷ-Hợi (939). Như các vị biết, tộc Việt bị nhà Đông Hán đem quân nghiêng nước sang đánh. Vua Trưng tuẫn quốc ở Cẩm-khê. Trải hai trăm lẻ năm năm sau, Triệu nương lại khởi binh ở Cửu-chân, bị Ngô dẹp. Từ đấy, tộc Việt chìm đắm trong đêm dài vô tận. Mãi hai trăm chín mươi sáu năm dài, vua Lý Nam-Đế mới khởi nghiệp, lập ra nhà tiền Lý vào năm Giáp-Tý (544). Đến năm Nhâm-Tuất (602) lại bị Tùy diệt. Rồi năm Nhâm-Tuất (722) Mai Hắc-Đế khởi binh, nhưng chỉ như tia lửa lóe lên trong đêm dài. Qua sáu mươi chín năm sau, Bố-Cái đại vương khởi binh vào năm Tân-Mùi (791), rồi cũng không được bao nhiêu năm. Nối tiếp, họ Khúc, họ Dương tuy có khởi binh, song vẫn chỉ là chức quan của Trung-quốc. Phải đợi đến cao tổ phụ tôi, mới thực sự tạo dựng một triều đại mới. Mỹ-Linh thuộc làu giai đoạn lịch sử này: - Cứ như quan thái sử bản triều chép, Ngô vương húy Quyền, tướng như sư tử, vai như gấu, lưng như hổ, uy mãnh không ai bì kịp. Vương xuất thân đệ tử của đại vương Dương Diên-Nghệ. Được Dương vương tuyển làm phò mã. Nhân Kiều Công-Tiễn ám sát Dương vương. Ngô vương dấy binh trả hận. Kiều Công-Tiễn sai sứ sang cầu cứu Nam-Hán. Nam-Hán sai Thái-tử Hoằng-Thao đem quân cứu Tiện. Ngô vương đại phá quân Nam-Hán ở sông Bạch-Đằng, giết Hoằng-Thao. Ngài lên ngôi vương, lập triều đình, đặt quan chức. Tộc Việt lại phục hưng thành một quốc gia có chính thống. Cẩm-Thi gật đầu: - Công-chúa bác học thực! Sau khi thành đại nghiệp, cao tổ tôi chỉ ở ngôi được sáu năm, rồi băng hà (945). Khi người hấp hối, có ủy thác con côi Xương-Ngập cho em vợ tên Dương Tam-Kha. Không ngờ Tam-Kha cướp ngôi của cháu. Xương-Ngập chạy trốn về Nam-sách. Sáu năm sau, tổ phụ tôi húy Xương-Văn đã lớn. Người xuất lĩnh quần thần đuổi Tam-Kha, được anh hùng tôn làm Nam-Tấn vương. Bấy giờ anh người tên Xương-Ngập xuất hiện. Người cho đón về. Hai anh em cùng coi triều chính. Nữ lang nhìn lên trời, như nhớ lại công đức tổ tiên, rồi tiếp: - Năm Ất-Sửu (965), tổ phụ tôi thấy thế nước suy vi, mà bên Trung-nguyên, nhà Tống thống nhất đất nước. Tôi không nhớ bấy giờ đã được mấy năm. Mỹ-Linh tính đốt ngón tay: - Bấy giờ bên Trung-quốc là niên hiệu Càn-đức thứ ba, đời vua Tống Thái-tổ. - Phải rồi! Tổ phụ tôi sai hai vị đại thần, cùng phụ thân tôi sang sứ nước Ngô-Việt, bàn nhau đào kho tàng Tần-Hán lên, làm phương tiện kiến quốc. Thiệu-Thái ngạc nhiên: - Kho tàng Tần-Hán ở Quảng-Đông, sao triều Ngô không đến Quảng-Đông đào lên, mà phải sai sứ sang Ngô-Việt? Nữ lang lắc đầu: - Giáo-chủ quên sử rồi! Quảng-Đông lộ, tức chỗ chúng ta ngồi đây, hồi đó thuộc nước Ngô-Việt, rồi Nam-Hán. Nguyên sau khi vua Trưng tuẫn quốc, hào kiệt Tượng-quận nổi lên lập ra nước Đại-lý. Hào kiệt Nam-hải, Quế-lâm lập ra Ngô-Việt. Hào kiệt Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-Nam lập ra Đại-Việt. Mỹ-Linh gật đầu: - Tôi nghe, khi Thái-tử của Nam-tấn vương cùng hai đại thần ra khỏi biên cương, ở nhà vương băng. Trong nước lâm tình trạng mười hai sứ quân. Rồi sau sử không nói rõ việc đào kho tàng đi đến đâu. Nữ lang buồn bã: - Vì ở Đại-Việt, Ngô triều mất, hai vị đại thần thấy nếu mình đem vụ kho tàng ra, không chừng bị triều Ngô-Việt hại là khác. Vì vậy hai vị, một văn, một võ đem phụ thân tôi tiềm ẩn ở trong thung lũng này, âm thầm tìm kho tàng. Nhưng... nhưng tìm kiếm nhiều lần, tốn biết bao tâm huyết, mà có kho tàng ở đâu? Thiệu-Thái hơi có vẻ tin lý luận của Ngô Cẩm-Thi: - Tại hạ cũng nghĩ như vậy. Dường như thời vua Trưng, ba vị tài trí nhất thời bấy giờ là Phương-Dung, Trưng Nhị, Vĩnh-Hoa bàn nhau đặt ra câu truyện kho tàng với ngụ ý gì, trải qua gần nghìn năm, đời đời lưu truyền miệng, bị thất truyền chăng? Cẩm-Thi nhăn mặt: - Khổ một điều thời bấy giờ vua Trưng truyền chép Lĩnh-Nam vũ kinh, Dụng-binh yếu chỉ, mật dụ kho tàng chung với nhau. Có tất cả mười bản. Khi vua Trưng tuẫn quốc, không biết mười bản đó lưu truyền ở những địa phương nào, vào tay gia nào, phái nào. Mà hiện nay, bên Trung-nguyên từ Lưu hậu, Bình-Nam vương, cho đến bang Nhật-Hồ đều gửi người về tìm. Bên Đại-Việt, thì Lạc-long giáo, bên Chiêm-thành phái Phật-thệ cũng có người đến tìm. Ôi kho tàng ở đâu không biết, mà máu đổ thành sông, thành ao rồi! Chính phụ thân tôi, có bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, Dụng binh yếu chỉ cùng mật dụ kho tàng, mà khi giữ chức Phụ-quốc thái úy, đã đem hàng chục vạn binh tướng, lật từng viên đá, từng gốc cây tìm, nào có thấy? Mỹ-Linh tính đốt ngón tay, rồi nói: - Sử chép, Thái-tử của Nam-tấn vương húy Xương-Anh, mới mười lăm tuổi. Nếu người còn tại thế, năm nay đúng bẩy mươi bẩy tuổi. Như vậy tỷ tỷ là con của người? Ngô Cẩm-Thi gật đầu: - Hai vị cựu thần cho người về đón vợ con qua, rồi ẩn ở đây, dạy phụ thân tôi. Phụ thân tôi kết hôn với con gái vị quan võ. Tôi là con út của người. Tất cả ẩn nhẫn, chờ ngày hồi cố quốc, tái lập nền chính thống. Nhưng trong khi đó, ở Đại-Việt, vua Đinh dẹp mười hai sứ quân, rồi vua Lê kế sự nghiệp tổ tiên đánh Tống. Và gần đây, triều Lý đem nhân nghiã trị dân. Vì vậy, phụ thân tôi, cùng con cháu hai đại thần bỏ ý định về nước tranh ngôi vua. Vì làm như thế, chỉ giúp thêm cho Tống mang quân sang đánh, chẳng hoá ra chúng tôi cũng giống như Kiều Công-Tiễn hay sao? Thiệu-Thái ngắt lời: - Tôi nghe, Ngô vương vốn xuất thân phái Cửu-chân. Như vậy võ công cô nương là võ công Cửu-chân mới phải. Ban nãy cô nương xử dụng thế khinh thân đuổi theo ngư nhân lại thuộc phái Khúc-giang. Không biết bên trong còn có uẩn khúc gì không? - Giáo chủ minh mẫn thực. Cao tổ nhà tôi, Ngô vương tìm được bộ Lĩnh-Nam vũ kinh bản của phái Tản-viên. Nhân người thuộc đệ tử Cửu-chân, nên biết hết thuật ngữ phái này, do đó luyện thành. Khi tổ phụ tôi sai phụ thân tôi sang Ngô-Việt, người trao bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, cùng mật ngữ cho. Ngược lại vị võ quan theo phu thân tôi thuộc phái Khúc-giang, nên ông biiết mật ngữ phái này, rồi chiếu theo vũ kinh, luyện cũng thành. Tôi được phụ thân luyện cho võ công Cửu-chân, thân mẫu luyện cho võ công Khúc-giang. Cẩm-Thi tiếp: - Khi anh hùng hào kiệt tộc Việt khởi nghiệp từ Khúc-giang, tái lập nước Ngô-Việt, tôn họ Tiền lên làm vua. Phụ thân tôi cùng con cháu hai di thần Ngô triều, gạt bỏ hết những gì mưu tái lập sự nghiệp tổ tiên ở Đại-Việt. Tất cả cùng hào kiệt tộc Việt đứng dậy. Do đó triều đại Ngô-Việt tái lập. Phụ thân tôi được vua Ngô-Việt phong làm Tả tướng quốc, phụ quốc thái úy, quản Khu-mật viện, tước Khúc-giang vương. Con cháu hai vị cựu thần Ngô triều, một được phong Thái-phó, Đồng bình chương sự, tước Thường-sơn công, kiêm binh bộ thượng thư. Một được phong Thái-bảo, Bình-chương sự kiêm lại bộ thượng thư, tước Hành-sơn công. Mỹ-Linh gật đầu tỏ ra hiểu biết: - Giai đoạn này, quan thái sử bản triều có chép. Thì ra khi cầm gươm khởi nghĩa, Ngô bá bá không giữ tên cũ, mà đổi thành Ngô Quảng-Thiên. Còn con cháu hai vị đại thần, một tên Đào Tường-Phúc một tên Chu Bội-Sơn. - Đúng thế! triều Ngô-Việt thấy mình chiếm vùng Quế-lâm, Nam-hải thời Lĩnh-Nam, như vậy chỉ mới đòi được phần đất phía Bắc thời vua Trưng. Anh hùng Ngô-Việt muốn kết hợp với anh hùng Tượng-quận nay thành nước Đại-Lý. Anh hùng Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-Nam, nay thành Đại-Việt. Cả ba thống nhất, thì chúng ta sẽ trở lại nước hùng mạnh như thời Lĩnh-Nam. Thiệu-Thái suýt xoa: - Chí khí các bậc tiền nhân thực vĩ đại. Nếu như việc đó thành, chúng ta tiến tới thống nhất tộc Việt, tức nhóm Việt-Thường trốn lạnh vào Nam, nay thành Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la, Lão-qua. Sau đó tạo hạnh phúc cho dân như thời vua Hùng, vua Trưng, thực là truyện thống khoái kim cổ... Tỷ tỷ! Sao việc đó lại bỏ dở? - Đâu có bỏ dở? Bấy giờ bên Đại-Việt vua Đinh mới thống nhất đất nước. Lòng người chưa yên, nội trị bấp bênh, kho lẫm trống rỗng, chỉ mong giữ vững cơ đồ cũng may lắm rồi. Cho nên khi sứ thần Ngô-Việt sang triều kiến. Vua Đinh hứa rằng nếu Tống xâm lăng Ngô-Việt, Đại-Việt sẽ đánh trở lên, để chia thế lực Tống. Còn bên Đại-lý Đoàn Tố-Thuận mới lên ngôi, tuổi còn trẻ. Trong triều lại thiếu người hùng tâm tráng trí, kết cuộc vẫn mong bảo vệ bờ cõi. Tuy biết rằng cuộc thống nhất tộc Việt của anh hùng Ngô-Việt không thành, nhưng Thiệu-Thái, Mỹ-Linh vẫn hồi họp theo dõi. Thiệu-Thái lắc đầu: - Như vậy thì đại cuộc hỏng mất rồi! Triều Tống vốn yếu hèn run sợ trước các nước phía Bắc, nên kỳ vọng vào những gì ở phương Nam. Họ thấy anh hùng Ngô-Việt sáng chói, tất dồn nỗ lực đánh Ngô-Việt trước. Ngô-Việt mới lập, quân chưa tinh, tướng chưa đủ kinh nghiệm, nội trị lỏng lẻo, quốc dụng thiếu thốn. E cự không lại. - Đúng thế. Bấy giờ là niên hiệu Thái-bình hưng quốc thứ ba đời Tống Thái-tông. Bên Đại-Việt, thuộc niên hiệu Thái-bình thứ chín của vua Đinh. Vua Đinh truất phế con trưởng là Nam-Việt vương Đinh Liễn, lập con thứ Hạng Lang làm Thái-tử. Nam-Việt vương giết Hạng Lang, rồi Đỗ Thích ám sát vua Đinh cùng Nam-Việt vương. Đúng lúc đó Tống đem đại binh đánh Ngô-Việt. Mỹ-Linh than: - Giặc ngoài luôn luôn để hàng nghìn mắt, hàng vạn tai nghe ngóng động tĩnh của mình. Hễ mình có biến cố bất lợi, lập tức họ đem quân qua. Tỷ tỷ! Tôi không thấy sử gia chép cuộc kháng chiến chống Tống của Ngô-Việt ra sao. Xin tỷ tỷ thuật chi tiết cho anh em chúng tôi được rõ. Cẩm-Thi thở dài: - Tống sai sứ sang triều Ngô-Việt, bắt phải tuân theo ba điều kiện: Một, bỏ quốc hiệu Ngô-Việt, đổi thành quận Giao-châu. Bỏ niên hiệu, chỉ dùng niên hiệu Tống. Hai là vua Ngô-Việt phải đến Biện-kinh triều kiến Tống đế, nhận sắc phong làm Ngô-Việt quận vương. Thứ ba, phải chịu binh dịch. Tống sẽ cử trọng binh xuống trấn đóng. Quân đội có sẵn đặt dưới quyền thống lĩnh của Khu-mật viện Tống triều. Thiệu-Thái nổi giận: - Như vậy có khác chi đầu hàng. Tôi chắc triều đình Ngô-Việt không chịu. Ngô Cẩm-Thi rơm rớm nước mắt: - Thế là trong triều Ngô-Việt chia làm hai phe. Phe chủ chiến gồm phụ thân tôi, cùng với Đào Tường-Phúc, Chu Bội-Sơn và các tướng thuộc con em đệ tử phái Khúc-giang. Phe chủ hoà gồm hầu hết các quan còn lại. Quan trọng nhất họ Tiền, đang ở ngôi vua, lại chủ hoà. Đa số đại thần chủ hoà gốc người Hoa. Mỹ-Linh ngồi bật dậy: - Các quan trong triều, nhiều người gốc Hoa lắm sao? - Ba phần tư! - Sao kỳ vậy? - Công-chúa hiểu cho. Ngay từ thời vua Trưng, cách đây gần nghìn năm, người Hoa đã chiếm phân nửa dân Nam-hải rồi. Huống hồ sau gần nghìn năm Bắc thuộc, số người Việt còn lại không làm bao. Người Hoa, người Việt ở vùng Lưỡng-Quảng coi Ngô-Việt cũng như Bắc-Hán, Nam-Đường... nghiã là người Hoa nổi lên chiếm giang sơn, chứ không phải do tộc Việt quật khởi... Sau ba ngày luận bàn, phụ thân tôi cùng hai vị sư thúc Đào, Chu, con em đệ tử Khúc-giang đồng từ chức, lui về ẩn trong thôn dã, để triều Ngô-Việt chịu sắc phong của Tống. Đại binh Tống tiến vào. Vua cùng đại thần ra đón. Tướng Tống cho phục binh bắt vua cùng đại thần Ngô-Việt đem về Biện-kinh. Mỗi người đều được phong chức tước thực lớn, nhưng không trao cho quyền bính. Các võ quan gốc Hán được xung vào đạo quân đánh vua Lê Đại-Hành, còn gốc người Việt được chuyển lên phía Bắc đánh Bắc-Hán. - Thế là hỏng đại cuộc. Dân chúng, quan lại các nơi chịu tuân phục ư? - Tống Thái-tông rất khôn ngoan. Phàm quan lại địa phương, văn võ đều được thăng một trật, vẫn cho giữ chức vụ cũ. Các quan Hán từ trước đến giờ đều nghĩ rằng họ làm quan với ông vua Việt ở một góc biên thùy, chẳng khác chi giặc cỏ. Nay họ được làm mệnh quan đại triều. Họ cầu mà không được. Mỹ-Linh thở dài: - Bấy giờ dường như tỷ tỷ chưa ra đời thì phải? - Đúng thế. Khi Tống chiếm Ngô-Việt, vua Thái-tông sai sứ đến đây mời phụ thân cùng Đào, Chu nhị thúc ra làm quan. Cả ba người đều từ chối, xin cho được yên vui với cỏ cây. Cả ba hứa làm những ngoan dân. Tống Thái-tông đang bận đánh Đại-Việt, Bắc-Hán. Trong triều có biến, giáng chức Tần-vương Đình-Mỹ. Bắc phải đối phó với Liêu cường thịnh, Tây-Hạ nhận sắc phong của Liêu. Vì vậy họ để cho phụ thân tôi được yên. Mỹ-Linh lắc đầu: - Hỏng! Cái thế ấy e lão bá nguy đến trong sớm tối. Hỏng! Hỏng to rồi! Ngô Cẩm-Thi kinh ngạc: - Công chúa đoán ra được ư? - Cũng dễ thôi. Bá bá cùng hai vị Đào, Chu chủ chiến, mà phải qui ẩn. Khi Ngô-Việt mất nước, ít ra phân nửa sĩ dân trong nước phẫn hận việc Tống trở mặt. Tất họ hướng về ba vị bá bá. Dù muốn dù không, ba vị lại mưu dựng lại nghiệp cũ. Phất cờ giữa giai đoạn thịnh trị của Tống, chẳng khác gì tự tử. Cẩm-Thi buồn rầu: - Đúng thế. Niên hiệu Càn-hưng nguyên niên đời vua Chân-tông nhà Tống, nhằm niên hiệu Thuận-Thiên thứ mười ba bên Đại-Việt (1022), vua Chân-tông băng. Thái tử còn nhỏ tuổi, vua di chiếu cho Lưu hoàng hậu quyền xử trị việc nước. Ủy cho hoàng đệ Triệu Nguyên-Nghiễm cải danh Triệu Thành cầm binh quyền. Lưu hậu cùng Bình-Nam vương Triệu Thành có nhiều tham vọng, nên cho chiêu mộ võ lâm thiên hạ. Phái nào theo, được trọng dụng. Phái nào chống, bị diệt vong. - Đối với phái Khúc-giang, Lưu hậu chiêu dụ hay Triệu Thành chiêu dụ? - Lưu hậu! Phụ thân cùng hai vị Đào, Chu sư thúc quyết liệt từ chối. Người tổ chức anh hùng đại hội, bàn truyện khởi binh. Giữa đại hội anh hùng ở Hổ-môn, bị nội phản. Tống đem quân vây bắt hết. Song thân cùng ba anh tôi bị đem về Biện-kinh. Công chúa có biết tại sao, với tội phản như vậy, mà triều Tống lại không giết song thân tôi? Mỹ-Linh chợt động tâm cơ: - Khi hai vị bị nội phản, ắt kẻ nội phản phải thân tín lắm. Đã thân tín, dĩ nhiên chúng biết các ngài có trong tay bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, Dụng-binh yếu chỉ cùng bản đồ kho tàng. Chúng chẳng dại gì mà giết các người. Chúng để các người cung khai cho chúng hết bí mật, rồi mới giết. Cẩm-Thi mặt nhợt nhạt: - Công chúa biết hết rồi ư? - Không, tôi đoán vậy thôi! Tôi đoán chắc các ngài không chịu khai. Vì khai ra, sẽ bị giết. Sau khi khai bị giết thì khai làm gì? Cứ để vậy, còn hy vọng sống. Hoặc giả bộ Lĩnh-Nam vũ kinh và Dụng-binh yếu chỉ đã mất rồi cũng nên. Thiệu-Thái hỏi: - Cô nương có biết kẻ nội phản là ai không? Chúng ta phải tìm chúng mà tru diệt, băm vằm ra từng mảnh cho hả dạ. Cẩm-Thi mơ màng nhìn trăng: - Kể bội phản thuộc hàng võ lâm cao thủ, tài trí vô song vào bậc nhất bậc nhì Hoa-Việt hiện nay. Nếu đủ bản lĩnh, phụ thân tôi đã tru diệt chúng rồi. Bản lĩnh người đâu có tầm thường, mà đành ôm hận bị quản chế ở Biện-kinh. Chợt mắt nàng chiếu ra tia hàn quang sáng chói: - Giáo chủ! Ừ nhỉ tại sao tôi không nhờ Giáo-chủ đứng ra chủ trì công đạo vụ này! Phải rồi, trong thiên hạ ngoài Lạc-long giáo, phái Đông-a, Tiêu-sơn, không ai có thể giải cái nghìn thu hận của gia phụ. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đưa mắt nhìn nhau như cùng nói với nhau: - Võ công Cẩm-Thi đâu kém gì bọn trưởng lão Lạc-long giáo? Thế thì võ công Ngô Quảng-Thiên hẳn ghê gớm lắm. Cả hai chỉ bị ước thúc miệng, ngoài ra không hề bị canh coi gì cả. Tại sao hai người không âm thầm trốn về Đại-Việt. Tống triều có phái đại binh cũng không tìm ra được. Như vậy không chừng họ bị khống chế bằng Chu-sa ngũ độc chưởng cũng nên? Có thể kẻ nội phản thuộc bang Nhật-hồ Trung-quốc mới có thế lực đó. Mỹ-Linh tự nhủ: - Kẻ nội phản ắt là người Việt trong đám con em từ bên Đại-Việt qua. Nếu họ phản, tất dùng thuốc độc hại Ngô Quảng-Thiên. Chứ bản lĩnh của ông, khi bị vây, ông thừa sức trốn đi, âm thầm gây lại thế lực. Kẻ nội phản vì danh hay vì lợi? Nếu vì chút danh, thì sau đó hẳn được Tống triều phong chức tước lớn. Tại sao ta chưa từng nghe thấy có người Việt nào được Tống phong quan tước cả. Vậy ắt vì lợi. Mà lợi gì? Chắc chắn phải lớn lắm, mới khiến cho họ bán rẻ lương tâm như vậy. Mỹ-Linh ngồi bật dậy: - Kẻ nội phản mưu cướp bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, Dụng-binh yếu chỉ cùng bản đồ kho tàng ư? Chúng đánh thuốc mê Ngô bá bá, rồi cướp đi chăng? Ngô Cẩm-Thi giật bắn người dậy: - Đúng thế. Vì bản đồ kho tàng. Chứ hai bộ sách kia họ cũng có. Mỹ-Linh thở dài: - Con người ta dù thế nào chăng nữa, cũng không xa được cái nguồn gốc mình. Vua quan Tống, hành sự gì cũng qui về Nho. Triều đình Việt qui về chủ đạo tộc Việt. Những người học Hồng-thiết kinh dù ở dâu, dù ở hoàn cảnh nào họ cũng hành sự theo Hồng-thiết kinh: Không tín, chẳng nghĩa, vô tình, xảo quyệt, bạc ác. Có phải kẻ nội phản thuộc bang Nhật-hồ Trung-quốc không? Ngô Cẩm-Thi lắc đầu: - Không! Họ là người Việt. Thiệu-Thái kinh hoàng: - Họ là ai Không lẽ là Lê Ba, Vũ Nhất-Trụ? Ngô Cẩm-Thi lắc đầu: - Giáo chủ nghĩ kỹ một tý sẽ tìm ra ngay. Mỹ-Linh ngồi bật dậy: - Tôi tìm ra rồi! Họ là Tả, Hữu hộ pháp Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Ngô Cẩm-Thi trả lời bằng cái gật đầu nhẹ nhàng. Thiệu-Thái chợt nhớ ra: Sau khi lên làm giáo chủ, chàng được Lê Đức trình bày cho biết tổ chức Hồng-thiết giáo. Trên cao nhất có giáo chủ. Kế đến tả, hữu hộ pháp. Thấp hơn nữa có ngũ sứ và mười trưởng lão. Khi Nhật-Hồ lão nhân lập Hồng-thiết giáo Đại-Việt, kết hợp với bẩy võ lâm cao thủ trẻ tuổi. Lão tự làm giáo chủ. Phong cho hai người tài kiêm văn võ làm tả, hữu hộ pháp. Năm người còn lại làm ngũ sứ. Tả, Hữu hộ pháp thống lĩnh giáo chúng tộc Việt từ hồ Động-đình xuống đến Bắc-biên. Tức lãnh thổ Lĩnh-Nam cũ thuộc Quế-lâm, Nam-hải. Ngũ-sứ thống lĩnh giáo chúng Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la. Mỗi người coi như làm giáo chủ một địa phận. Thiệu-Thái hỏi tên bẩy người, Lê Đức cho biết: Bẩy người đó tuy ngang tuổi với mười trưởng lão. Nhưng họ ở vai sư đệ Nhật-Hồ lão nhân, chứ không phải đệ tử lão. Họ được học Hồng-thiết tâm pháp, nên có thể giải độc Chu-sa vĩnh viễn. Nhật-Hồ lão nhân không cho đệ tử biết danh tính bẩy người này. Bẩy người hành sự rất kỳ bí. Lâu ngày gần như họ ly khai với Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Nhưng sau cùng Lê Đức cũng biết được. Tả, hữu hộ pháp tên Đào Tường-Phúc, Chu Bội-Sơn. Ngũ sứ là Nguyễn San, Bun-Thành, Khiếu Tam-Bản, Nguyễn Tuyết-Minh, Sử-vạn Na-vượng. Ngô Cẩm-Thi mơ màng nhìn trăng: - Họ chính là hai người thân tín nất của gia phụ, tức Đào Tường-Phúc, Chu Bội-Sơn. - Ái chà! - Nguyên Đào, Chu với gia phụ có mối liên hệ từ mấy đời, đem nhau từ Đại-Việt sang, cùng chung mưu thống nhất tộc Việt. Gia phụ chủ trương dùng chủ đạo tộc Việt, dựng lại nước như thời vua Trưng. Chu, Đào âm thầm theo Nhật-Hồ lão nhân, nhập Hồng-thiết giáo, rồi khuyến dụ gia phụ theo. Gia phụ cự tuyệt, vì như thế là đi vào đường tà ma, giết chủ đạo tộc Việt, thì còn mong gì tái lập Lĩnh-Nam nữa. Thế rồi hai vị Chu, Đào âm thầm hoạt động trong bóng tối. Cho tới lúc hội họp bàn khởi binh, thì hầu hết các hào kiệt trong buổi họp đều theo Hồng-thiết giáo. Họ muốn Hồng-thiết giáo đứng lên lãnh đạo cuộc khởi binh. Gia phụ chống đối. Thế là gây cuộc động thủ. Giữa lúc đôi bên đại chiến, thì thiết kị Tống xuất hiện. Đám Hồng-thiết hợp với binh Tống, nên phía hào kiệt lớp bị bắt, lớp bị giết. Song thân tôi bị trúng Chu-sa ngũ độc chưởng. Ngô Cẩm-Thi nghiến răng: - Thì ra Hồng-thiết giáo muốn độc quyền khởi binh. Họ không ngần ngại mượn tay Tống trừ khử hào kiệt Việt. Tống với Hồng-thiết ước hẹn nhau: Tống giúp Hồng-thiết giáo diệt hào kiệt. Ngược lại Hồng-thiết nhường cho Tống kho tàng. Vì vậy gia phụ, với tôi đều bị quản chế, mỗi năm họ phát cho một viên thuốc giải Chu-sa ngũ độc, cho đến khi gia phụ khai ra bản đồ kho tàng thì thôi. Thiệu-Thái như người mơ ngủ mới tỉnh. Chàng hỏi: - Sau khi diệt lão bá với hào kiệt. Tống quay ra diệt Hồng-thiết giáo của Chu, Đào. Vì vậy cho đến nay họ tuyệt tích giang hồ? - Đúng thế! Hai lão đổi họ, cải tên đi. Đào Tường-Phúc đổi tên thành Tôn Đức-Khắc. Chu Bội-Sơn đổi tên thành Lê Lục-Vũ. Cả hai theo Lưu hậu, ẩn hiện không chừng. Mỹ-Linh thấy Ngô Cẩm-Thi nói nàng bị trúng Chu-sa ngũ độc, rồi bị quản chế. Thế mà nay nàng biết Thiệu-Thái có thể trị độc cho nàng, mà nàng không cầu khẩn. Như vậy bên trong có ẩn dấu sự thực cũng nên. Vì vậy nàng dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Thiệu-Thái cứ lờ vụ giải Chu-sa độc đi. Nếu sự thực nàng bị trúng độc này ắt sẽ cầu khẩn. Thiệu-Thái tội nghiệp cho Cẩm-Thi: - Tỷ tỷ ở trong thung lũng này gần mười năm nay ư? - Đúng thế. Hơn mười năm nay, tôi bị giam lỏng ở đây. Lưu hậu cho sứ giả nói rằng: Nếu tôi rời khỏi vùng Khúc-giang trong vòng ba ngày, lập tức song thân tôi ở Biện-kinh bị đem ra chặt đầu. Mỹ-Linh thở dài: - Lưu hậu gớm thực! Bà ta tra khảo hai vị tiền bối về kho tàng, về vũ kinh, về binh thư không được. Bà ta giả nhân, giả nghĩa tha cô nương sống trong thung lũng, rồi cho người theo dõi. Như vậy may mới tìm ra manh mối những thứ bà ta muốn. Cẩm-Thi nhìn trước, nhìn sau: - Không chừng chúng ta ngồi đây nói truyện với nhau, người của Lưu hậu rình rập nghe trộm cũng nên. Tôi chẳng biết gì về kho tàng, cũng không có vũ kinh, binh thư. Họ rình mò, cho họ rình mò. Mỹ-Linh thấy đôi chim ưng vẫn bay lượn bình thường. Nàng nói: - Bây giờ không có ai rình, nếu có lát nữa mới xẩy ra được. Thiệu-Thái hỏi: -_Tỷ tỷ chỉ ở trong thung lũng, mà sao biết hết truyện Đại-Việt, truyện ngư nhân ngoài trấn? Cẩm-Thi ngồi ngay ngắn lại: - Tôi bị giam lỏng thực. Tuy nhiên vẫn liên lạc với hào kiệt khắp vùng Quảng-Đông lộ, nên theo được tình hình Đại-Việt cũng như ngoài trấn. Đêm nay, thung lũng này sẽ có cuộc chém giết nhau đến máu thành sông mất. Mỹ-Linh kinh ngạc: - Phe nào với phe nào giết nhau vậy? - Nhiều lắm. Lát nữa có đại hội bang Nhật-hồ trên đỉnh Tuyệt-phong. Bang Nhật-hồ theo Lưu hậu. Rồi Định-vương Triệu Nguyên-Nghiễm ẩn tế dưới tên Bình-Nam vương Triệu-Thành. Phía Đại-Việt có Lạc-long giáo, Khu-mật viện cùng các đại môn phái. Nguyên hôm nay là ngày mười ba tháng mười một. Chỉ còn hai hôm nữa, đúng nửa đêm, cửa kho tàng mở. Vì vậy ai cũng tranh dành chiếm núi. Nhưng chiếm chỉ để mà chiếm. Núi lớn thế này, biết cửa ở đâu mà tìm? Chợt tiếng chim ưng ré trên không, rồi đâm bổ về phía bên kia suối. Mỹ-Linh nói sẽ: - Có người tới đó. Ta tạm nấp vào bụi hoa. Ba người nấp vào bụi hoa. Phía bên kia có ba người đang đuổi theo một người. Người chạy trước, rõ ràng là đàn bà. Mụ ta tới bờ suối, lội tràn sang. Ba người đuổi cũng lội suối theo. Người chạy trước, vừa sang bên này suối, Thiệu-Thái nhận ra mụ chính Đỗ Lệ-Thanh. Còn ba người đuổi theo, hai người đi đầu gồm Nguyên-Hạnh, Cao Thạch-Phụng, một người là Chu An-Bình. Thình lình Lệ-Thanh vấp vào hòn đá ngã chúi xuống. Ba người kia đuổi theo vừa kịp. Cao Thạch-Phụng dí kiếm vào cổ Đỗ Lệ-Thanh, miệng thị quát lên the thé: - Chung qui ta cũng bắt được người. Không ngờ hôm nay người lại chết dưới kiếm ta ở đây. Thôi, đừng có tiếc thương nữa! Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt: - Con tiện nhân. Mi cứ giết ta đi. Ta há sợ chết sao? Mụ dơ kiếm lên, định chém xuống. Chu An-Bình vung kiếm gạt: - Túc-không Quan-âm! Không thể hạ sát người này được. Cần giữ y thị lại, vì y thị là người duy nhất còn thuộc Hồng thiết tâm pháp. Luyện Hồng-thiết tâm pháp, mới giải hoàn toàn Chu-sa ngũ độc chưởng. Cũng chính y thị giữ bí mật phép luyện thuốc giải tất cả độc tố trong Hồng-thiết kinh. Nguyên-Hạnh cúi xuống nắm cổ áo Đỗ Lệ-Thanh nhắc mụ lên khỏi suối. Tới bờ, y liệng mụ xuống đất. Đỗ Lệ-Thanh trở mình một cái, mụ phóng vào người Cao Thạch-Phụng một chưởng. Mỹ-Linh nhận ra chiêu chưởng đó thuộc chưởng Cửu-chân, nhưng xử dụng bằng nội lực âm nhu của phái Mê-linh mà nàng dạy mụ. Bình một cái, Cao Thạch-Phụng bay bổng ra xa, rơi xuống mỏm đá dưới sối. Nhanh như chớp, Đỗ Lệ-Thanh lạng người chĩa một chỉ vào ngực Nguyên-Hạnh. Nguyên-Hạnh không trở tay kịp, y bị trúng chỉ đến bộp một tiếng, người lảo đảo, ngã ngồi xuống đất. Đỗ Lệ-Thanh không nhân nhượng, mụ vọt người lên cao. Ở trên cao mụ đánh xuống một chưởng, trúng giữa ngực Cao Thạch-Phụng. Bình một tiếng, người Thạch-Phụng bay vọt lên bờ suối. Mụ trở mình một cái, đáp xuống yên lành. Mỹ-Linh kinh ngạc: - Không hiểu sao, mụ trúng hai chưởng của Đỗ phu nhân, nặng như vậy, mà dường như vô sự? Bỗng Thạch-Phụng ối một tiếng, người lảo đảo như say rượu. Rồi hai tiếng, ba tiếng ối liên tiếp. Người mụ đảo bên trái, nghiêng bên phải. Tiếp theo, mụ rú lên dài liên miên bất tuyệt, rung động cả rừng núi. Đỗ Lệ-Thanh ngửa mặt lên trời cười lên một tràng dài ghê rợn. - A, ha ha! Cái hận mười năm, nay ta mới trả được. Mụ quay lại Nguyên-Hạnh: - Hồ Dương-Bá! Mi tính sao đây? Nguyên-Hạnh run lẩy bẩy: - Sư muội! Sư muội tha cho sư huynh một phen. Từ nay, vợ chồng nối lại duyên xưa chẳng đẹp lắm ru? - Đẹp với không đẹp! Mi giam ta hơn mười năm trong Hồng-hương mật cốc còn đẹp nào bằng nữa? Mụ nghiến răng vung tay, vù vù hai tiếng như gió thoảng qua người Nguyên-Hạnh. Y rùng mình một cái, ngồi dậy: - Đa tạ sư muội. Tiếng muội vừa ra khỏi miệng, y lảo lảo, rồi hét lên be be như con dê bị chọc tiết. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái thấy tình trạng y giống hệt Đỗ Xích-Thập, khi bị Trần Tự-An đẩy độc tố trở về cơ thể, hôm đại hội Thăng-long. Y hú lên lanh lảnh, nhảy chồm chồm như con khỉ đột. Đỗ Lệ-Thanh khoanh tay, ngồi trên tảng đá, mụ cười khoan khoái, nói với Chu An-Bình: - Sư đệ! Sư đệ coi trò chơi này có náo nhiệt không? Chu An-Bình hỏi: - Hôm đại hội Thăng-long, đệ ẩn thân trong đám quần chúng, thấy Nhật-Hồ, Nhất-Trụ, Xích-Thập dùng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng đánh người, bị người đẩy chất độc trở lại, thành điên loạn. Nhưng... Hồ sư huynh đâu có đánh sư tỷ, mà bị sư tỷ đẩy độc tố trở lại cơ thể? Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt: - Không có gì lạ cả. Ta nhân học thuật của phái Đông-a, rồi biến chế đi. Phái Đông-a đẩy độc tố trở lại kẻ đánh mình, còn ta, ta phóng độc tố chạy ngược kinh mạch, kết qủa cũng như nhau. Cái đó gọi là di hoa, tiếp mộc. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nghe mụ nói, cùng nghĩ như nhau: - Đỗ phu nhân thông tuệ khác thường. Từ võ công Đông-a, bà biến đổi thành thứ võ công mới, dễ luyện, dễ xử dụng hơn nhiều. Nguyên-Hạnh, Thạch-Phụng hò hét, hú, nhảy nhót một lúc, cả hai đã mệt nhừ. Đỗ Lệ-Thanh quay lại định kết liễu tính mệnh hai kẻ thù, thì từ phía bên kia suối, có tiếng nói lớn: - Mẹ! Mẹ tha cho bố một phen. Tiếp theo hai nhà sư vọt mình sang đỡ Nguyên-Hạnh dậy. Mỹ-Linh nhận ra Hạnh-Chân, Hạnh-Như ở chùa Sơn-tĩnh. Hạnh-Chân ôm Nguyên-Hạnh. Hạnh-Như ôm Thạch-Phụng, rồi chạy biến vào bóng đêm. Đỗ Lệ-Thanh hỏi Chu An-Bình: - Chu sư đệ! Người mặc quần áo đỏ, thì ra người được phong Nam-phương sứ giả trong Ngũ-sứ của bản bang. Người tính sao? Chu An-Bình chậm rãi trả lời: - Đại sư ca sai tiểu đệ muôn dặm sang Đại-Việt tìm sư tỷ. Tiểu đệ những tưởng sư tỷ lưu lạc đâu. Nào ngờ trong đại hội Lộc-hà, mới biết sư huynh chính thị Nguyên-Hạnh. Vợ Nguyên-Hạnh không phải sư tỷ, mà là còn đượi Thạch-Phụng. Trong đại hội, sư tỷ xuất hiện, đệ mới biết sư tỷ vẫn còn trên thế gian, hơn nữa làm người thân tín của công chúa Bình-Dương cùng giáo chủ Lạc-long giáo. Từ đấy, đệ theo dõi, mong tiếp xúc với sư tỷ. Hôm nay mới toại nguyện. Đỗ Lệ-Thanh thở dài thườn thượt: - Toại nguyện! Giá như ta bị Nguyên-Hạnh giết trên đài, hôm đại hội, hẳn người sung sướng Tạ ơn trời Phật, mụ sư tỷ chết đi cho rảnh mắt. Chu An-Bình cười lớn: - Sư tỷ khéo diểu tiểu đệ. Tiểu đệ lần mò được biết kế hoạch Bình-Nam vương vờ đi thuyền Đại-Việt, đợi khi đến Hổ-môn sẽ để Phạm Trọng-Yêm bắt sống, đem vào bờ, rồi tới đây tìm kho vàng. Tiểu đệ đoán chừng công chúa Bình-Dương cũng khám ra mưu ấy, chắc sẽ đến Khúc-giang. Công chúa Bình-Dương đến Khúc-giang, ắt sư tỷ cũng đến theo. Vì vậy đệ đến đây rình sẵn. May đâu gặp sư tỷ. Sư tỷ nghĩ coi, vừa rồi nếu đệ không phóng phấn độc vào người Cao Thạch-Phụng với Nguyên-Hạnh, liệu sư tỷ có thắng chúng dễ dàng vậy chăng? - Đúng thế. Đặng đại ca nghĩ rằng phải chi mình biết Hồng-thiết tâm pháp, giải trừ độc chất vĩnh viễn cho bà, khiến bà nhập bản bang. Bà dùng Chu-sa độc chưởng khống chế hết quần thần. Quần thần, phần sợ uy quyền, phần sợ Chu-sa độc chưởng, hỏi ai dám chống bà. Ta đứng trong bóng tối giúp bà nắm quyền bính. Bà sẽ trao hết quan chức cho anh em bản bang. Như thế trên thực tế là Tống triều, mà hoá ra bản bang cai trị Thiên-hạ. - Vì thế Đặng đại ca phái người đi tìm ta phải không? Trong tay người có chiếu chỉ của Lưu hậu. Khi người tìm thấy ta, dùng võ công khống chế. Nếu thắng ta, người bắt trao Hồng-thiết tâm pháp. Còn bại, người đưa chiếu chỉ cho vua Lý, nói ta là khâm phạm của Thiên-triều. Họ Lý phải bắt ta trao cho người mang về Trung-nguyên. Chu An-Bình nghe Đỗ Lệ-Thanh nói toẹt ra âm mưu của y. Mặt y tái đi như gà cắt tiết: - Sư tỷ nói quá, làm gì có truyện đó. Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt. Mụ thuật lại tất cả những điều chú cháu An-Bình nói với nhau hôm ở trong rừng Trường-yên, cùng hành động của y khi giúp Đại-lý ... ra một lượt. Rồi mụ cười the thé: - Đặng Đại-Bằng bất quá là đệ tử của phụ thân ta. Đáng lẽ khi y quy tụ giáo chúng, phải cứu mẫu thân ta cùng anh em họ hàng ta ra khỏi Biện-kinh. Đây y để nguyên, không lý gì tới. Rồi bây giờ cần đến Hồng-thiết tâm pháp, y cho người đi tìm ta, bắt phải khai. Hừ! Đỗ Lệ-Thanh này đâu có dễ dàng để cho người khống chế? Người thử mở bọc, đưa mật chiếu của Lưu hậu ra mà coi. Người sẽ thấy một kỳ quan. Chu An-Bình nghe Đỗ Lệ-Thanh nói, chân tay y bủn rủn ra. Y định nhận tội, rồi cười trừ cho qua. Nhưng dù sao, y cũng là đệ tử Hồng-thiết giáo, xảo quyệt, ăn cháo đái bát, lưu manh vô tận. Y nghĩ thầm: - Ta cứ chối biệt vụ chiếu chỉ của Lưu hậu cho xong. Nghĩ vậy y cười khành khạch: - Sư tỷ lầm rồi. Hôm ấy, vì thấy có người của Hồng-hương thiếu niên phục gần đó, nên đệ bịa ra truyện chiếu chỉ của Lưu hậu để dọa chúng, chứ làm gì có truyện đó. Đỗ Lệ-Thanh nổi giận: - Mi còn chối ư? Trong khi mi đi trên thuyền với bọn Đại-lý. Khu-mật viện Đại-Việt cho người lên thuyền chúng trộm hết thư tín, giấy tờ, tài liệu. Trong đó có cả phép chế Chu-sa phấn độc, mà bản bang mới tìm ra, thay thế Chu-sa độc chưởng. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nghe Chu An-Bình, Đỗ Lệ-Thanh đối đáp, hai người tỉnh ngộ: - Hôm gặp Đỗ phu nhân, mình thấy bà chỉ biết xử dụng Chu-sa ngũ độc chưởng. Sau tự nhiên thấy bà biết phóng độc phấn như bọn Chu An-Bình, mình không thắc mắc gì. Thì ra hôm đệ tử Thiên-trường trộm được tài liệu, thư tín trong thuyền Đại-lý, Thanh-Mai thấy có tập chép kỷ yếu về bang Nhật-hồ Trung-nguyên, trao cho Đỗ phu nhân. Đỗ phu nhân theo đó chế ra phấn độc. Mụ móc trong bọc ống trúc nhỏ, rồi mở nắp, kéo một tờ giấy, miệng cười khành khạch: - Cái này là cái gì đây. Chu An-Bình nhận ra tờ chiếu của Lưu hậu, y đánh trống lảng: - Chúng ta đều học Hồng-thiết kinh. Hồng-thiết kinh dạy rằng: Lật lừa, xảo trá, nói rồi chối, giết cha mẹ, hại thầy bạn... thuộc bản chất của giáo chúng mà! Sư tỷ quên sao? Sư tỷ ơi! Sư tỷ hãy vì bản bang, trao Hồng-thiết tâm pháp cho tiểu đệ, đem về trình đại ca, hầu làm rạng danh bản bang. Đỗ Lệ-Thanh lắc đầu: - Ta bị giam hơn mười năm, nhục nhã có thừa. Sau nhờ Thân thế tử cùng công chúa Bình-Dương cứu ta ra. Hai vị lại dùng lễ đối đãi với ta bằng tất cả tấm lòng thương mến, kính yêu. Ta... ta đã quyết tâm theo người đến chết. Sư đệ! Người về nói với Đặng đại ca rằng Đỗ Lệ-Thanh chết rồi. Nay được tái sinh, làm con dân họ Thân, họ Lý. Ta nguyện không làm lợi cho bản bang, cũng không làm hại bản bang. Thôi, người đi đi. Lời nói của Đỗ Lệ-Thanh làm Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng cảm động: - Đỗ phu nhân thực là người trung hậu, không phụ lòng chúng ta trọng đãi bấy lâu. Bỗng có tiếng cười ha hả, rồi bốn phía xuất hiện bốn người, quần áo vàng, trắng, đen, xanh, vây Đỗ Lệ-Thanh vào giữa. Đỗ Lệ-Thanh hơi chột dạ, song mụ vẫn cương quyết: - Hay lắm, Chu sư đệ, thì ra người là một trong ngũ vị sứ giả bản bang. Từ hôm mới gặp người, ta thấy người luôn mặc quần áo mầu đỏ, ta tưởng chẳng qua sự thường. Nào ngờ người lên tới chức Nam-phương sứ giả. Hay lắm, Ngũ-sứ cứ tấn công đi. Ta há sợ sao? Người mặc quần áo vàng cười nhạt: - Đỗ sư muội, bất cứ người nào chống lại lệnh bang chủ đều bị xử tử hình. Từ nãy đến giờ, Chu sư đệ truyền lệnh của bang chủ, sư muội không những không tuân, còn nói lời mạt sát vô lễ. Song nghĩ tình sư muội là con gái bang chủ tiền nhiệm, chúng ta có chỗ châm trước. Sư muội mau đem Hồng-thiết tâm pháp trao cho chúng ta. Đỗ Lệ-Thanh vẫn bướng: - Ngũ sứ muốn, cứ xuất chiêu. Các người có giỏi, hãy giết ra đi. Ta chết rồi, vĩnh viễn không bao giờ các người tìm ra Hồng-thiết tâm pháp nữa. Trung-ương sứ giả tức người mặc quần áo vàng cười nhạt: - Điều đó đâu có khó gì? Nam-phương sứ giả Chu hiền đệ hãy lĩnh giáo võ công của Đỗ sư muội đi! Suốt thời gian qua, Thiệu-Thái sống cạnh Đỗ Lệ-Thanh. Trên xưng hô, một bên là chủ, một bên là tớ. Trên thực tế, chàng đối xử với bà như một người cô, người dì. Bà chăm sóc chàng từng ly từng tý. Bà lại cố vấn cho chàng với Mỹ-Linh. Bây giờ thấy bà bị năm người uy hiếp, chàng định nhảy ra đánh đuổi chúng đi. Nhưng Mỹ-Linh ra hiệu bảo chàng cứ chờ xem sao đã. Chu An-Bình phóng chưởng tấn công Đỗ Lệ-Thanh. Chưởng của y cực kỳ hùng hậu. Mỹ-Linh kinh ngạc không ít, vì nàng đã thấy y đấu với hai nhà sư Trí-Nhật, Trí-Nguyệt, bản lĩnh của y tuy cao, nhưng không thể đạt tới trình độ này. Đỗ Lệ-Thanh lùi một bước, phóng ra chiêu Kình-ngư quá hải, trong Cửu-chân chưởng pháp. Mỹ-Linh thấy chưởng lực của bà tinh diệu, nàng khen thầm: - Đỗ phu nhân quả là thiên tài. Hôm nọ, mình thấy Tôn Đản dạy bà pho Thiết-kình phi chưởng, mình không chú ý lắm. Bây giờ nhìn bà xuất thủ thực không thua bất cứ đệ tử nào của bản môn. Chu An-Bình không biết tính chất khắc chế của chưởng Cửu-chân. Y tiến lên một bước, tăng sức mạnh cho chiêu thức của mình. Bình một tiếng. Đỗ Lệ-Thanh lui liền ba bước. Trong khi Chu An-Bình đứng nguyên. Trên nét mặt của y hiện ra vẻ kinh hãi. Trong khi Đỗ Lệ-Thanh phát chiêu ra tay trái, chuyển sang chiêu Đông-hải lưu phong của phái Đông-a do Tự-Mai dạy bà. Chu An-Bình thấy chiêu đầu của Đỗ Lệ-Thanh hung dữ, khắc chế với chiêu số, cùng nội công của y. Y chưa hết kinh hoàng, thì chiêu thứ nhì đã ập tới. Y tưởng đâu chiêu này cũng như chiêu trước. Y vội xuất Chu-sa độc chưởng phản công. Chưởng của y phát ra có mùi hôi tanh khủng khiếp. Hai chưởng chạm nhau bình một tiếng. Đỗ Lệ-Thanh vẫn lùi hai bước để bảo vệ thế tấn. Trong khi Chu An-Bình kinh hãi tự hỏi: - Chiêu vừa rồi là chiêu gì, mà kình lực như có như không. Độc công của mình cao hơn mụ nhiều, mà dường như mụ không hề hấn gì. Trong khi tay mình cảm thấy nặng chĩu. Kỳ thực? Trong khi y tần ngần, Lệ-Thanh tấn công tiếp bằng hai chiêu Cửu-chân, khiến Chu An-Bình phải lùi liền hai bước, tránh né, rồi y trả lại bằng hai chiêu Chu-sa độc chưởng cực kỳ hùng hậu. Đỗ Lệ-Thanh xuất hai chiêu Phong hồi hải để rồi chuyển sang chiêu Cuồng phong lộ lãng cũng của phái Đông-a. Sau khi hai chưởng giao nhau, tay Chu An-Bình càng thêm nặng chĩu. Mỹ-Linh nói thầm vào tai Thiệu-Thái: - Chỉ một chiêu nữa, tên An-Bình ắt lạc bại. - Tại sao? - Đỗ phu nhân áp dụng phương pháp của sư bá Trần Tự-An, đẩy chất độc về người y. Đến đây Chu An-Bình đánh ra một chưởng với tất cả bình sinh công lực. Trái với những chiêu trước, Đỗ Lệ-Thanh lùi lại. Lần này bà tiến lên ba bước, đẩy cả hai chưởng về trước, đó là chiêu Đông ba hợp bích của phái Đông-a. Vù một tiếng, bốn chưởng chạm nhau. Đỗ Lệ-Thanh bắn vọt lên không. Ở trên không, bà lộn liền ba vòng, rồi đáp xuống an nhàn. Trong Khi An-Bình lảo đảo lùi lại. Trưng-ương sứ giả hỏi An-Bình: - Ngũ đệ! Cái gì vậy? An-Bình im lặng không trả lời. Vì sau chiêu vừa rồi, y thấy trong ngực như nghẹn thở. Y cố nín hơi. Song chỉ được một vài khắc, y oẹ một tiếng, miệng phun máu xối xả. Biết sự bất ổn, y ngồi xuống xếp chân, nghiến răng vận công. Tây-phương sứ giả, tức gã áo trắng, tiến đến bắt mạch cho An-Bình. Mặt y tỏ ra nét kinh sợ. Y hất hàm hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ sư muội! Người sang Giao-chỉ, học võ công tà môn hại huynh đệ trong bang ư? Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt: - Khi rời Trung-nguyên, ta mới chỉ là cô gái hai mươi tuổi. Võ công, nội lực đều tầm thường. Vì thế trong khi ở Đại-Việt ta phải học thêm võ công Lĩnh-Nam. Vừa rồi An-Bình dùng võ công thượng thừa trấn bang tấn công ta. Nếu ta dùng võ công bản bang chống lại, có khác gì trứng chọi với đá? Buộc lòng ta phải dùng võ công Lĩnh-Nam tự vệ. Thình lình An-Bình ối lên một tiếng, rồi y run run như người bị lạnh. Trung-ương sứ giả chạy lại hỏi: - Ngũ đệ! Sao vậy? - Bị trúng Chu-sa độc chưởng. Trưng-ương sứ giả nhăn mặt, tự nghĩ: - Bản lĩnh độc công Đỗ Lệ-Thanh không làm bao, sao y thị có thể truyền vào người An-Bình? Y hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ muội! Người dùng độc chưởng đánh sứ giả của bang chủ, người có biết hậu quả sẽ như thế nào không? Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt: - Trung-ương sứ giả của bản bang mà sao hồ đồ lắm vậy? Võ công Lĩnh-Nam, hầu hết đều đường đường chính chính. Họ làm gì biết độc chưởng mà dạy muội? Vừa rồi ngũ đệ dùng độc chưởng hại ta. Ta chống trả, rồi đẩy những gì ngũ đệ đánh ta vào người y mà thôi. Gã áo vàng bảo gã áo trắng: - Nhị đệ! Người lĩnh giáo mấy chiêu của Đỗ sư muội đi. Đỗ Lệ-Thanh nói mát: - Từ khi bản bang thành lập đến giờ, Ngũ-sứ được luyện độc công tới trình độ cao nhất, sờ vào tay bất cứ ai, người đó cũng mất mạng. Khi thừa lệnh bang chủ đi thanh trừng phản đồ, chỉ một chiêu, phản đồ mất mạng. Thế mà sao bây giờ Ngũ-sứ lại đau đớn thế kia? Phải chăng giáo chủ không còn xứng đáng nữa? Gã áo trắng không nói không rằng, y phát chưởng tấn công. Mỹ-Linh nhận ra chưởng của y là Võ-đang chưởng. Nàng nhủ thầm: - Trong các môn phái Trung-nguyên, võ công Võ-đang thiên về âm nhu, lấy Dịch-kinh làm căn bản, biến hoá khôn lường. Không biết Đỗ phu nhân có chống lại được không? Đỗ Lệ-Thanh thấy chưởng của y chưa tới, mà bà muốn ngộp thở. Bà phát chiêu Phục-ngưu thần chưởng, mà Bảo-Hoà dạy bà. Bình một tiếng, người bà bay vọt về sau đến hơn trượng. Toàn thân bà như tê dại. Tây-phương sứ giả như không muốn ra tay vội. Y đứng chờ cho Đỗ Lệ-Thanh phục hồi công lực rồi mới đánh tiếp. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nhìn nhau, như cùng muốn nói: - Công lực tên này không thua Đại-Việt ngũ long làm bao. Đỗ Lệ-Thanh từ từ đứng dậy. Mụ biết muôn ngàn lần mình không phải đối thủ của đệ nhị sứ giả bản bang. Mụ cười nhạt: - Tây phương sứ giả xuất thân nhân vật thứ nhì sau chưởng môn Võ-đang có khác, công lực quả tuyệt vời. Nhưng, ta nhất định không khai bí quyết luyện Hồng-thiết mật công. Thử xem người có giết được ta không? Tây-phương sứ giả cười nhạt: - Sư muội! Sư muội không khai, ta cũng chẳng ép. Ta mời sư muội theo chúng ta đến ra mắt Đặng bang chủ một lần. - Ta không đi. Tây-phương sứ giả tung ra một cái gói. Gói là tấm lụa. Lạ thay tấm lục cuộn tròn Đỗ Lệ-Thanh lại. Y lại ném ra sợi dây trong tay . Sợi dây cuốn tròn Đỗ Lệ-Thanh. Y giật tay một cái, Đỗ Lệ-Thanh bay bổng lên cao. Y cười: - Ta bọc sư muội bằng vải nhung thế này chắc không ai phản đối. Thình lình có tiếng nói ngay bên cạnh: - Ta phản đối! Rồi một người cầm cái cần câu vung lên veo véo. Sợi dây cuốn Đỗ Lệ-Thanh đứt rời ra. Mụ rơi từ tay Tây-phương sứ giả xuống đất. Trong khi đó cần câu rung liên tiếp, cái phao đập vun vút vào người Tây-phương sứ giả, khiến y phải nhảy lùi lại. Bốn người đồng xuất hiện đứng xung quanh Đỗ Lệ-Thanh. Họ chính là bốn ngư nhân. Trung-ương sứ giả nạt lớn: - Bốn tên ôn vật kia! Suốt mấy hôm nay, bọn mi phá chúng ta không biết bao nhiêu mà kể. Hôm nay ta cho bọn mi về chầu ông bà ông vải. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cho đến Ngũ-sứ, Ngô Cẩm-Thi đều giật mình kinh hãi, vì bản lĩnh họ đâu có tầm thường, mà bốn ngư nhân đến hồi nào, họ không khám phá ra. Mỹ-Linh nhìn lên trời: Đôi chim ưng vẫn bay lững lờ, mà sao bốn ngư nhân xuất hiện, chúng không báo cho nàng biết? Đỗ Lệ-Thanh đứng dậy, mụ đã phục hồi công lực. Ngư nhân mũ đỏ cười khành khạch: - Năm vị là Ngũ-sứ của bang Nhật-hồ Trung-quốc, mà sao hồ đồ quá vậy? Anh em tại hạ dù gan to bằng trời cũng không dám vuốt râu hùm. Chẳng hay anh em tại hạ đã làm gì để Ngũ-sứ phải nổi giận? Bắc-phương sứ giả chỉ mặt ngư nhân mũ trắng: - Cách đây ba ngày, ta đang ngồi ăn uống ở tửu lầu Thái-bình, thì tên khốn kiếp kia vờ đến hỏi thăm đường, rồi thừa cơ bỏ mấy miếng cứt trâu vào bát canh nấu nấm hương. Sau đó y bỏ đi. Ta... ta vô tình gắp lên ăn, hôi thối chịu không được. Ngư nhân mũ trắng cười khúc khích: - Bản lĩnh Bắc-phương sứ giả cao thâm biết chừng nào, mà tôi bỏ phân trâu vào bát canh lại không biết, thực một kỳ tích thiên hạ. Tôi nghĩ, có lẽ người thích ăn phân trâu để luyện độc công e đúng hơn. Cả bốn ngư nhân đều cười ồ lên. Bắc-phương sứ giả chỉ vào ngư nhân mũ xanh: - Ta biết bọn oắt con nhà mi ắt có người lớn đứng sau nên chưa muốn ra tay. Tiếp theo Đông-phương sứ giả, tứ đệ của ta trong khi cỡi ngựa vào trấn, chính mi vờ chen lấn, rồi vuốt tay vào mông ngựa, sau đó bỏ đi. Con ngựa của tứ đệ thình lình phi nước đại. Tứ đệ giật cương thế nào cũng không được. Con ngựa phi như điên như khùng, cuối cùng kiệt lực, nó ngã lăn ra. Tứ đệ xem lại, thì ra mi đã đâm vào mông nó một cái kim. Đầu kim tẩm thuốc độc, khiến con ngựa ngứa quá, chịu không nổi nên phi nước đại. Bốn ngư nhân cười ồ lên. Ngư nhân mũ xanh thè lưỡi ra nhát: - Sứ giả nói lạ. Luật vua Hùng, vua Trưng định rằng, buộc tội phải có chứng. Bản lĩnh Đông-phương sứ giả biết dường nào, mà tôi châm kim vào đít ngựa, đến nỗi không biết. Hỏi ai tin được nhỉ? Trung-ương sứ giả mặt hầm hầm chỉ ngư nhân mũ đen: - Tên khốn kiếp kia! Cách đây bốn ngày, ta đang ngồi ăn ở tửu lầu Đông-phong, mi mang đến tấm biển, cùng một chậu cúc cực lớn. Trên tấm biển có nhiều chữ kỳ dị, thách đố ai đọc được, mi sẽ biếu chậu cúc. Ta vô tình vì tính hiếu kỳ, đứng dậy quan sát cho kỹ. Không ngờ lúc ngồi xuống, thì trên ghế, ai đã để một miếng gỗ, với ba cái kim chổng ngược. Ta ngồi xuống, bị kim đâm đau thấu tâm can. Ta đoán chắc mi với tên để kim cùng bàn kế hại ta. Ngư nhân mũ đen cười khành khách: - Trời đất ôi! Oan ôi là oan. Tôi có ba đầu sáu tay đâu mà đi trêu vị chánh sứ của bang Nhật-hồ. Tôi quả có mang bảng, mang cúc đi thách thiên hạ thực. Còn ai bỏ kim vào ghế hại chánh sứ tôi nào biết. Tây-phương sứ giả bảo bốn ngư nhân: - Bọn mi muốn sống, đừng can thiệp vào truyện bản bang. Bằng không ta bất chấp dư luận lớn hiếp nhỏ, mà giết chúng bay ngay tại đây. Ngư nhân mũ đỏ cười lớn: - Tôi cũng muốn xa lánh truyện của quý bang, ngặt vì chúng tôi là con dân Đại-Việt, quyết không để cho ai giết người vô cớ trên đất Việt. Bắc-phương sứ giả quát lên: - Đây thuộc Quảng-Đông lộ, lãnh thổ Đại-Tống. Bọn man mọi Việt mi không có quyền gì cả. Ngư nhân mũ đỏ lắc đầu: - Ông sứ giả dốt bỏ mẹ đi ý. Vùng này trước thuộc Văn-lang, sau thuộc Âu-lạc, rồi Lĩnh-Nam. Thuận-Thiên hoàng đế kế tục tổ tiên, cai trị thiên hạ, thì đất này thuộc Đại-Việt. Trung-ương sứ giả đưa mắt cho Đông-phương sứ giả: - Sư đệ cứ ra tay đi. Gã áo xanh vung tay phát chưởng. Chưởng của y hùng hậu hơn Chu An-Bình nhiều. Ngư nhân mũ đỏ lạng người đi tránh. Không biết bằng cách nào, y xê dịch người ra sau địch thủ, rồi chĩa tay điểm đến véo một chỉ vào cổ Đông-phương sứ giả. Lạ thay, Đông-phương sứ giả trúng một chỉ nhẹ nhàng, mà người lảo đảo ngã xuống. Ngư nhân mũ đỏ vác Đông-phương sứ giả lao mình chạy. Bốn ngư nhân còn lại đồng tung lên một nắm bột trắng bay mịt mờ. Ba sứ giả Trung-ương, Tây-phương, Bắc-phương sợ phấn độc, vội vung chưởng gạt, cùng nhảy lên cao tránh đám bụi. Khi bọn y ra khỏi vòng bụi, bốn ngư nhân đã biến vào đêm tối. Trung-ương sứ giả hô lớn: - Nhị đệ ở đây canh giữ ngũ đệ, cùng Đỗ muội. Tam đệ cùng ta mau đuổi theo chúng. Hai người vọt mình theo bốn ngư nhân. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 20 Duyên Việt, tình Hoa Tây-phương sứ giả hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Sư muội! Sư muội hại ngũ đệ thế này, ta e lát nữa đây gặp bang chủ, tính mệnh sư muội khó bảo toàn. Đỗ Lệ-Thanh hừ một tiếng: - Y làm bang chủ ư? Bang chủ phải biết xử dụng thần công trấn môn giải độc cho hắn. Còn y không biết, thì đừng nên dơ cái xấu ra cho thiên hạ cười. Tây phương sứ giả trói Đỗ Lệ-Thanh lại, bỏ vào gốc cây gần đó. Y cười nhạt: - Sư muội! Người hãy tạm ngồi đây, chờ đại ca về, chúng ta sẽ đi gặp bang chủ. Đỗ Lệ-Thanh biết mình có chống cự cũng vô ích, vì bản lĩnh độc công cũng như công lực kém địch thủ khá xa. Thôi thì nhắm mắt đưa chân, đến đâu hay đến đó. Bà ngửa mặt lên nhìn trời, trong ánh trăng đêm, bà thấy đôi chim ưng bay lượn trên đầu, biết rằng chúng sẽ đưa Mỹ-Linh, Thiệu-Thái tới. Bà mừng thầm, trong lòng không còn coi Tây-phương sứ giả ra gì cả. Bà cười khành khạch: - Ai sợ gã Đặng Đại-Bằng, chứ ta, ta không coi y vào đâu cả. Mi cứ gọi y đến đây đi xem y làm gì được ta? Tây phương sứ giả định lên tiếng quát tháo Đỗ Lệ-Thanh, thì từ phía trước, có một bọn đông người đi tới. Tây-phương sứ giả bảo Chu An-Bình: - Ngũ đệ mau núp vào bụi cây kia. Nhanh nhẹn y nhét giẻ vào miệng Đỗ Lệ-Thanh. Dưới bóng trăng, Mỹ-Linh nhận ra toán người đi tới gồm Triệu Thành, Phạm Trọng-Yêm, Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh, Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính, Lê Thiếu-Mai. Thoáng một cái bọn họ đã đến. Chu An-Bình cũng trông thấy đám người Triệu Thành. Y vận sức chịu đau. Nhưng dù nghiến răng, y cũng bật lên tiếng rên nho nhỏ. Nội công Minh-Thiên cực cao. Ông chau mày, lắng tai nghe, rồi chỉ vào bụi cây nói: - Dường như có ai đau đớn núp trong bụi này? Vương Duy-Chính chạy lại. Y thấy Chu-an-Bình đang run rẩy. Y quan sát một lát, rồi thò tay túm cổ áo nhắc lên đem ra ngoài ánh trăng. Dư Tĩnh nhìn Chu An-Bình, bật kêu lên: - Thì ra mi! Tại sao mi ở đây? Minh-Thiên, Triệu Thành đều nhận ra Chu An-Bình đã giúp đám Đại-lý phóng chất độc hại bọn y hôm đi thuyền từ Thiên-trường về Thăng-long. Sau bọn y phải nhờ tên Hoàng Văn cung cấp thuốc giải cho, mới sống được đến ngày nay. Chu An-Bình đau đớn quá, chân tay y run lẩy bẩy, hàm răng đánh vào nhau lộp cộp. Y không trả lời được. Thình lình Vương Duy-Chính cảm thấy mắt hoa đầu váng, y lảo đảo rồi ngã lăn ra. Minh-Thiên hô lên: - Người tên này đầy chất độc, mau tránh xa. Nhưng đã trễ, Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh, Dư Tĩnh cũng lảo đảo rồi ngã xuống. Minh-Thiên vội ôm Triệu Thành nhảy vọt ra xa Chu An-Bình. Vô tình ông đứng ngay trước Tây-phương sứ giả. Ông nói với Phạm Trọng-Yêm: - Sư điệt, việc này là thế nào? Mỹ-Linh, Thiệu-Thái núp nhìn rõ mồn một chính gã Tây-phương sứ giả phóng chất độc vào bọn Triệu Thành. Phạm Trọng-Yêm chạy lại bên Triệu Thành như che chở cho chủ: - Dường như có người phóng thuốc độc. Chứ không phải thuốc độc từ gã này truyền ra. Y nói đến đây, chính y với Minh-Thiên cũng lảo đảo. Minh-Thiên đã phát giác ra chỗ Tây-phương sứ giả. Ông phát một Kim-cương chưởng đánh vào người y. Y thấy chưởng lực hùng hậu, vội vận sức đỡ. Bình một tiếng, y bay bổng về phía sau, ngã lăn đi hai vòng, miệng ứa máu. Trong khi đó Minh-Thiên với Phạm Trọng-Yêm cũng ngã xuống, mê man. Lê Thiếu-Mai rút kiếm cầm tay, rồi chạy lại gần chỗ gã Tây-phương sứ giả nằm. Nàng lên tiếng hỏi: - Các hạ là ai? Đêm khuya đến đây làm gì? Tại sao lại phóng độc hại bọn ta? Tên Tây-phương sứ giả nằm bất động. Thiếu-Mai móc trong bọc ra hai viên Ma-tuý hoàn, nàng phóng vào người y. Bộp, bộp hai tiếng, y hoàn toàn bị tê liệt. Nàng phóng hai viên Ma-túy hoàn vào người Chu An-Bình. An-Bình đã bớt đau. Nàng hỏi y: - Tên áo trắng kia là ai? Tại sao y lại hại chúng ta? Mi thuộc đồng bọn với y, tất có thuốc giải. Mi mau đưa thuốc giải ra, bằng không ta cho mỗi tên một kiếm. An-Bình lắc đầu: - Chúng tôi chỉ biết phóng chất độc, mà không biết cách trị. Muốn trị phải yết kiến bang chủ. Triệu Thành đồ chừng An-Bình nói thực. Y hỏi Thiếu-Mai: - Làm sao bây giờ? Chúng ta phải về trấn điều động binh mã tới đây bảo vệ người thân của mình, rồi đi bắt tên bang chủ Nhật-hồ tra hỏi thuốc giải. Y rút thanh kiếm đeo trên lưng, trao cho Thiếu-Mai: - Cô nương cầm thanh kiếm này, gặp An-vũ sứ Quảng-Đông hoặc bất cứ tướng soái nào, bảo có lệnh cô-gia, phải đem quân tới ngay. Thiếu-Mai định lên đường, thì bốn phía, bốn ngư nhân tiến lại. Triệu Thành thấy bốn ngư nhân, y tươi mặt lên: - Năm thiếu niên này từ Đại-Việt mới sang đây hơn tháng nay. Theo sư phụ cũng như Vương-duy-Chính, võ công chúng thuộc chính phái, song không phân biệt được phái nào. Khi thì Đông-a, khi thì Tản-viên, khi thì Sài-sơn, khi thì Mê-linh. Chúng chỉ chọc một ngón tay khiến Dư Tĩnh tê liệt hơn hai giờ. Võ công như thế thực ta chưa từng thấy qua. Phạm Trọng-Yêm nói: Rõ ràng chúng sang đây mục đích chiếm kho tàng. Thế mà sao chúng lại phá phách đến kinh thế hãi tục, để lộ chân tướng cho ta biết. Mà thực lạ, chúng tìm những cao thủ của Liêu, Tây-hạ, Cao-ly cùng bang Nhật-hồ mà trêu chọc, gần như chỉ rõ cho Khu-mật viện biết chỗ ở của họ, mà tóm hết. Vì vậy không nên bắt chúng. Để chúng có lợi hơn. Không chừng chúng là người nhà cũng nên. Mới đây chúng bắt cóc hai trưởng lão Lạc-Long giáo Đại-Việt. Như vậy chúng thuộc lực lượng đối đầu với triều Lý. Võ công chúng rất cao, có lẽ ngang Địch Thanh. Ta có thể nhờ chúng giúp đỡ may ra qua cơn khó khăn này. Nghĩ vậy y nói: - Bốn vị huynh đệ. Suốt hơn tháng nay, các huynh đệ trêu ghẹo cô gia, phá phách Khúc-giang như thế cũng đủ rồi. Bây giờ cô-gia gặp nạn, mong các huynh đệ giúp một tay. Ngư nhân mũ trắng hỏi: - Bình-Nam vương gia có biết bọn tôi là ai không mà muốn chúng tôi cứu nạn? Triệu Thành là người có hùng tâm, trí lự tuyệt vời bậc nhất triều Tống. Y hiểu mấy ngư nhân hơn ai hết: - Cô gia không biết chân tướng bốn vị. Song cô gia đoán các vị rất trẻ, giả trang làm người lớn, đùa cợt chúng nhân cho vui, chứ không hại ai. Hành sự bốn vị đường đường chính chính. Khắp trấn này ai cũng khen. Bốn huynh đệ phá cô gia, mà không ác ý, nên cô-gia biết bốn huynh đệ ít ra không phải kẻ thù của cô-gia. Ngư nhân mũ đen hỏi: - Sao Vương-gia biết chúng tôi còn trẻ? - Trời ơi! Mấy huynh đệ ơi! Phàm luyện võ tới trình độ như huynh đệ, cơ thể phải bình thường, không vẹo vọ, thiên lệch. Võ công bốn huynh đệ cực cao thâm, mà chân dài thoòng, so với thân hình không cân đối, ắt bốn huynh đệ làm đôi guốc cao, giả trang làm người lớn. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nghe Triệu Thành nói, trong lòng than thầm: - Kinh nghiệm giang hồ mình kém Triệu Thành xa. Ừ, mình cứ tự hỏi tại sao bốn ngư nhân chân dài quá, không tương xứng với thân hình. Thì ra chúng là trẻ con. Nhưng xét trong toàn cõi Hoa-Việt, đám thiếu niên tài trí như bốn ngư nhân này e không nhiều. Triệu Thành tiếp: - Các vị có năm người. Còn người nữa đâu rồi? Ngư nhân mũ đỏ hỏi: - Sao Vương-gia biết chúng tối có năm người? - Sao ư? Các vị lớn nhỏ khác nhau. Trang phục cùng một loại, chỉ khác nhau có mầu mũ mà thôi. Tôi chắc các vị phải trông coi cái gì, thành ra khi phá phách thiên hạ chỉ có bốn, một ở nhà coi nhà. Vì vậy khắp trấn này ai cũng tưởng các vị có bốn. Ngư nhân mũ đỏ chỉ Thiếu-Mai: - Chúng tôi nuôi mấy con cọp, chúng đói quá, nên đi kiếm thịt cho chúng ăn. Bây giờ gặp Vương-gia với Lê cô nương, chúng tôi xin mời hai vị theo chúng tôi về cho cọp ăn. Miệng nói, y lạng người tới chụp Thiếu-Mai, trong khi ngư nhân mũ trắng tấn công Triệu Thành. Võ công Thiếu-Mai cao hơn Triệu Thành một bậc. Nàng lùi lại hai bước, xỉa tay vào mặt ngư nhân mũ đỏ. Ngư nhân mũ đỏ chĩa ngón tay vào huyệt Khúc-trì của Thiếu-Mai. Véo một tiếng, tay Thiếu-Mai trúng chỉ. Nàng lảo đảo, ngã ngồi xuống. Ngư nhân mũ trắng với Triệu Thành đấu được tới hiệp thứ bẩy, y bị trúng một quyền vào huyệt Trung-đô ở bắp chân. Y ngã ngồi xuống cạnh Thiếu-Mai. Ngư nhân mũ đỏ để tay lên miệng hú một tiếng dài liên miên bất tuyệt. Lát sau, có tiếng sột soạt, rồi một con hùm xám phi lại. Nhìn con hùm xám, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái suýt bật lên tiếng kêu lớn. Vì con hùm xám chính là con Sơn-Sơn của Bảo-Hoà. Thiệu-Thái nói nhỏ vào tai Mỹ-Linh: - Con Sơn-Sơn rất khó tính, nếu không có lệnh của Bảo-Hoà, không ai sai được nó. Vậy bốn ngư nhân ắt người thân với ta. Song chúng là ai? Tại sao chúng đều khàn tiếng như người già? Ngư nhân mũ đen hỏi Thiếu-Mai, Triệu-Thành: - Con Sơn-Sơn không thể xơi hai vị một lúc. Trong hai vị, phải có một vị chết. Một vị sống. Vậy vị nào tình nguyện cho nó xơi thịt đây? Triệu Thành xuống nước: - Tứ vị huynh đệ. Các vị muốn có thịt cho cọp ăn, sao không dùng mấy người kia? Tay y chỉ vào Tây-phương sứ giả với Chu-an-Bình. Ngư nhân mũ đen lắc đầu: - Bọn này thuộc bang Nhật-Hồ Trung-quốc, trong người đầy chất độc, con hùm này ăn vào ắt ngộ độc mà chết. Cũng như những người của các vị đều trúng độc cả. Ở đây chỉ có hai vị không trúng độc mà thôi. Triệu Thành năn nỉ: - Vậy thế này, các vị móc túi cô gia, lấy ít nén vàng, đem vào trấn mua mấy con trâu cho cọp ăn. Ngư nhân mũ trắng lắc đầu: - Thịt trâu sao ngon bằng thịt người. Thôi, Vương-gia không muốn chết thì thôi, để tôi cho con hùm ăn thịt cô nương kia vậy. Y hú lên một tiếng, con hùm tiến lại phía Thiếu-Mai. Triệu Thành la lớn: - Khoan! Cô-gia tình nguyện cho cọp ăn thịt, với điều kiện các vị không được làm khó dễ vị cô nương kia. Ngư nhân mũ trắng gật đầu: - Thế thì được. Y hú hai tiếng, tay chỉ vào Triệu Thành. Con hùm xám chạy lại bên Triệu Thành, nó gầm gừ mấy tiếng, rồi dùng hai chân cào cào lên người. Được cái nó cào nhẹ, nên Thành chưa bị thương. Miệng nó liếm lên người y. Triệu Thành ớn da gà, chân tay run run, miệng đánh vào nhau lập cập. Con hùm cứ ngửi ngửi, rồi thè lưỡi liếm mặt y. Y không còn hồn vía nào nữa. Thiếu-Mai la lớn: - Bốn người kia! Chúng ta với người không thù, không oán. Hà cớ bốn người muốn cho hùm ăn thịt chúng ta. Ta... ta yêu cầu người cho hùm ăn thịt ta, để Triệu vương gia sống. Ngư nhân mũ đỏ cười lớn: - Ta hỏi: - Ai muốn cho hùm ăn thịt? Triệu Thành, Thiếu-Mai cùng hô lớn: - Tôi! Ngư nhân mũ xanh bàn: - Này! Chúng ta chỉ ghét bọn ác độc, thích gây chiến chia rẽ tình Hoa-Việt. Mà đôi trai gái này, một Hoa, một Việt sẵn sàng hy sinh cho nhau. Chúng ta chẳng nên cho hùm ăn thịt. Nếu cho hùm ăn thịt họ, chẳng hoá ra chúng ta cũng ác độc như bọn Mã Viện xưa sao? Ngư nhân mũ đen cười lên hô hố: - Phải đấy! Này các bạn. Tại sao hai người này lại chịu hy sinh cho nhau? Lạ nhỉ, họ chẳng phải anh em, bà con. Ngư nhân mũ xanh như tự nói một mình: - Dường như họ là tình nhân thì phải? Y hỏi Triệu Thành: - Có phải hai vị là tình nhân của nhau không? Triệu Thành gật đầu. Ngư nhân mũ đỏ hỏi Triệu Thành: - Bình-Nam vương-gia! Nếu anh em tôi tha cho Vương-gia cùng cô gái đẹp này. Vương gia có cưới cô về làm vợ không? Triệu Thành lắc đầu: - Điều đó không bao giờ xẩy ra. Lê cô nương là thiếu nữ tài kiêm văn võ, lai có bàn tay tiên cứu trị muôn người. Ta... ta một Hán tử thô lỗ, tuổi gấp đôi cô... muôn ngàn lần ta không xứng. Ngư nhân mũ đỏ hỏi: - Giả như Lê cô nương đồng ý! Vương gia có cưới cô không? Triệu Thành liếc đôi mắt về phía Thiếu-Mai: - Đó là điều tôi mơ mà không bao giờ thành. Ngư nhân mũ trắng hỏi: - Triệu vương gia! Đằng nào vương gia với Lê cô nương cũng vào bụng hùm. Vậy vương gia hãy nói thực đi: Tại Biện-kinh vương gia không thiếu gì những tiểu thư khuê các, quận chúa xinh đẹp. Tại sao khi sang Đại-Việt vương gia lại say mê ái nữ của đại hiệp Tự-An với Hồng-Sơn đại phu? Triệu Thành xuất thần nhìn trăng thở dài: - Huynh đệ còn trẻ, khó có thể hiểu biết được ta. Tuy lát nữa đây ta vào bụng hổ, ta vẫn nói thực với huynh đệ, có sao đâu. Giọng y trở thành nhu hoài: - Ta sinh ra làm con một vị Hoàng-đế văn võ kiêm toàn. Ngư nhân mũ đỏ cắt lời y: - Phải rồi! Không văn võ kiêm toàn sao được, bởi khi người băng hà được tôn: Thái-tông, thần công, thánh đức, văn võ hoàng đế. Có điều người bị bọn biên cương đại thần sàm tấu, đem quân sang Đại-Việt, đến nỗi hơn hai mươi vạn quân bị vùi thân ở Chi-lăng. Cá trên sông Bạch-đằng hưởng trên mười vạn khối thịt. Triệu Thành nghe ngư nhân áo đỏ nói. Y không giận, trong lòng thầm nghĩ: - Ngôn ngữ của thiếu niên này rõ ràng không thù oán triều Tống mình như bọn Trần Tự-Mai, Tôn Đản. Nếu là Tự-Mai, Tôn Đản, chúng ắt mỉa mai phụ hoàng mình thiếu minh mẫn, thua trận nhục nhã. Đây y đổ cho biên cương đại thần, như vậy y không có ác ý. Không ác ý sao y lại cho hổ ăn thịt mình? Dù sắp chết mình cũng phải dò la tông tích y mới được. Nghĩ vậy y tiếp: - Tất cả con trai của phụ hoàng đều huấn luyện theo một khuôn khổ: Mười hai tuổi được phong vương, cho mở phủ đệ riêng, cưới cho mấy phi tần xinh đẹp. Riêng ta... Ngư nhân mũ đỏ cười: - Riêng Vương-gia không thế. Vương-gia không chịu cưới vợ, vì vậy vẫn ở trong cung cho đến hai mươi tuổi. Vương-gia là con thứ tám, nên có tên Nhị thập bát thái bảo. - Đúng thế. Ta thấy phụ-hoàng cưới vợ cho các anh, em ta... mà cho đến lúc cưới mới biết mặt. Họ đều thuộc khuê nữ, nhan sắc, nhưng họ chỉ biết quỳ lậy, dâng hiến. Chồng nói sao, vợ nghe vậy, vâng dạ. Ta không muốn thế. Ta muốn như Trịnh Ân, Trịnh thúc thúc, có vương phi Đào Tam-Xuân, cùng nhau ruổi ngựa, như đôi chim liền cánh. Tới năm hai mươi tuổi , ta vẫn không tìm ra người con gái như vậy, đành tuân lệnh phụ hoàng, cưới một con gái đại thần làm tỳ thiếp. Nàng phục tùng ta tuyệt đối, hầu hạ như nữ tỳ. Ta hoàn toàn không có hạnh phúc. Ngư nhân mũ đỏ cười lớn: - Cho đến khi sang Đại-Việt, Vương-gia gặp tiểu thư Thanh-Mai, Thiếu-Mai. Hai người không những chống đối vương gia bằng ngôn từ, mà còn phóng chưởng đánh Vương-gia. Vì vậy Vương-gia mới say mê, có đúng không? - Gần như vậy. Người đầu tiên ta gặp là Thanh-Mai. Nàng đẹp lồ lộ như hoa hải đường, kiến thức siêu phàm, nhất tâm nhất chí lo cho đại sự tộc Việt. Vì vậy ta ước mơ, rồi cảm nàng. - Cảm! Vương gia cảm nàng, mà để cho bọn tùy tùng Tung-sơn tam kiệt bắt nàng bỏ vào nhà ngục, rồi lại bắt giam dưới hầm đá, trói như trói trộm, rong đi khắp nơi. Triệu Thành thở dài: - Huynh đệ nhớ dùm, ta sang Đại-Việt vì sự nghiệp nghìn năm của nhà Đại-Tống. Cá nhân Triệu Thành có thể vì Trần cô nương mà chết. Nhưng vì sự nghiệp Đại-Tống ta có thể hy sinh tính mạng ta, cũng như Trần cô nương. Ngư nhân mũ đỏ gật đầu: - Ngôn từ của Vương-gia, đúng là ngôn từ của vua Quang-Vũ nhà Hán. Cũng vì lẽ đó, Vương-gia cho bắt giam Lê tiểu thư dưới hầm chiến hạm. - Đúng vậy! Để ta tiếp về vụ Trần cô nương. Lúc đầu ta mơ ước nàng. Về sau ta thấy nàng là ý trung nhân của một anh hùng tộc Việt. Từ đó ta bỏ ý định theo đuổi. - Vương-gia khen Khai-Quốc vương anh hùng. Tại sao Vương-gia còn nhục mạ người ở đại hội Lộc-hà? - Anh hùng mới biết anh hùng. Vì ta biết y anh hùng, nên phải tấn công y, chẳng qua cũng vì sự nghiệp của tổ tiên. - Thế rồi khi Vương-gia gặp Lê cô nương ở Vạn-thảo sơn trang, vương say đắm liền? - Không! Lần đầu tiên ta gặp Lê tiểu thư khi đang trên đường từ Vạn-hoa sơn trang bí mật theo dõi yểm hộ bọn Tung-sơn tam kiệt. Lê tiểu thư đánh bại Tung-sơn tam kiệt, ta thấy hết. Sau tiểu thư chất vấn ta ở Vạn-thảo sơn trang. Bấy giờ ta nhủ thầm: Nếu như chết ba lần để được nàng ta cũng mãn nguyện. - Chà vương gia đa tình quá nhỉ. - Bây giờ người hãy cho hùm ăn thịt ta đi. Ta chỉ xin người một điều. - Điều gì? - Sau khi ta chết rồi, người không được làm khó dễ Lê tiểu thư. Ngư nhân mũ trắng hỏi các bạn: - Cho hùm ăn thịt ai bây giờ? Ngư nhân mũ xanh lắc đầu: - Tao không ưa Triệu vương-gia, vì y chủ tâm xâm chiếm Đại-Việt. Thế nhưng y là đấng anh hùng, vì quốc sự mà làm điều đó. Bây giờ, y lại vì Lê tiểu thư, xin hy sinh cho nàng sống. Tao nghĩ chúng mình chẳng nên cho hùm ăn thịt Vương-gia. Ngư nhân mũ đỏ gật đầu: - Người Hoa, người Việt không thù ghét nhau. Thù ghét nhau chẳng qua ai cũng vì nước người ấy. Tình yêu không biên giới. Nếu ta cho hùm ăn thịt Vương-gia, chẳng hoá ra ta thuộc loại ác độc như Mã Viện, như Lưu hậu ư? Tao nghĩ thôi quách, mình đi mua lợn cho hùm ăn là hơn. Ngư nhân mũ trắng tiến tới, một tay xách Thiếu-Mai, một tay xích Triệu Thành chạy sang bên kia suối. Y đặt Triệu Thành dựa lưng vào phiến đá lớn, để Thiếu-Mai ngồi vào lòng Thành: - Chân, tay các vị bị anh em tại hạ làm tê liệt. Chỉ nội trong một giờ lại hoạt động như thường. Nếu bây giờ anh em tại hạ trị cho các vị khỏi tê chân. Các vị sẽ e thẹn. Chi bằng để hai vị tự do với nhau như thế này mới tuyệt. Anh em tại hạ đi gọi binh sĩ đến cho các vị. Chúc các vị hạnh phúc. Bốn người hú lên một tiếng, rồi vọt mình biến vào đêm tối. Bốn ngư nhân đi rồi, Thiếu-Mai mới thấy ngượng ngùng. Nàng muốn rời khỏi lòng Triệu Thành, ngặt vì chây tay tê liệt. Nàng nói với Thành: - Vương gia! Có cách nào... cách nào không chứ như thế này coi sao được. Tuy miệng nói thế, nhưng lần đầu tiên da thịt nàng chạm vào da thịt một thanh niên, cùng mùi khét khét của mồ hôi thanh niên nhập vào mũi nàng. Nàng muốn nằm im như vậy. Triệu Thành tuy đã có phi tần, thứ thiếp, nhưng họ chỉ là những kẻ dâng hiến, thực sự không chút thương yêu nào. Lần đầu tiên y thương yêu Thiếu-Mai, rồi trên đường từ Thăng-long sang Hổ-môn, hai người đi trên chiến thuyền, ngày đêm bên nhau. Thiếu-Mai càng tỏ ra thông thái, xa lánh, Thành càng say đắm đến mê mệt. Sau khi Thành diễn vở kịch cho Phạm Trọng-Yêm bắt cóc lên bờ, chiến thuyền vào cửa biển Hổ-môn, rồi lên bộ. Y bí mật sai người tìm Thiếu-Mai đến Khúc-giang, để cùng nhau bàn đại sự. Thiếu-Mai dường như cảm động trước thịnh tình của Thành. Nhưng Thành vẫn chưa tin tưởng mình thành công. Bây giờ, nhờ bốn ngư nhân, y mới biết Thiếu-Mai quả thương yêu y vô bờ bến. Triệu Thành nói với Thiếu-Mai: - Lê muội! Trọn đời Triệu Thành này không bao giờ quên được đêm nay. Cô nương... cô nương đã hy sinh chịu hùm ăn thịt, để cho huynh sống. Huynh nghĩ, dù chết đến ba lần cũng không xứng đáng với Lê muội. Thiếu-Mai thấy hai tay Thành ôm chặt lấy mình, nàng muốn cựa hầu rời khỏi vòng tay y mà không được. Nàng mơ mơ tỉnh tỉnh như trong giấc mộng: - Rõ ràng bốn ngư nhân này trêu cợt ta đây. Họ tính toán rất kỹ, nên làm tê hai chân Thành, để tay chàng hoạt động được. Còn ta, chúng làm tê cả hai tay. Việc dọa đem ta với chàng cho cọp ăn, chẳng qua để chúng ta tự thú nhận yêu nhau mà thôi. Thiếu-Mai thở dài: - Đường đi của chúng mình vừa xa, vừa gập ghềnh. Phụ thân em hận thù người Hoa đến xương đến tủy. Vì vậy người không nhận trị bệnh cho người Hoa. Như hôm đại ca tới sơn trang. Giả như đại ca tỏ thân thiện với họ Lý, không chừng người khởi binh. Chỉ vì đại ca tỏ ra sang Đại-Việt vì hưng diệt, kế tuyệt, nên phụ thân muội mới bỏ ý định khởi binh. Sau này, nhân thấy Khai-Quốc vương anh hùng, người tuyên bố truyền ngôi cho. - Chỉ vì biên cương trọng thần ham lập công, chúng tâu về triều láo lếu, thành ra khi mới sang Đại-Việt, huynh có thái độ mục hạ vô nhân. Nào cho Lý Tự giết người giữa lễ Lệ-Hải bà vương. Nào dùng độc dược hại Khai-Quốc vương. Nghĩ lại thái độ hống hách trong đại hội Lộc-hà huynh cảm thấy rùng mình. Bây giờ không biết huynh phải làm gì? - Khó thực. Như huynh thấy, nhà Đại-Tống của huynh, cực kỳ trọng Nho. Đạo Nho đặt chữ hiếu tối quan trọng. Phụ thân muội thù ghét người Hoa. Trong khi muội cùng huynh thân mật ở đây, như vậy muội đã trái lời phụ thân rồi. Huynh phải làm gì, để chuộc lại lỗi lầm trước chứ? - Muội bảo sao, huynh làm vậy. - Đại ca sang đất Việt hống hách như vậy. Muốn chuộc lỗi, chỉ cần đại ca làm một vài việc tiêu biểu, với tinh thần từ bi hỷ xả của Phật-giáo, người Việt mau sẽ quên đi lỗi lầm cũ. - Được, điều này huynh phải hỏi Phạm Trọng-Yêm xem y định thế nào? Bỗng Thiếu-Mai sụyt một tiếng, nói nhỏ: - Có nhiều tiếng chân người đang đi lại phía mình. Dưới ánh trăng, hai người thấy rõ một toán đông người đang đi từ khe suối băng qua chỗ bọn An-Bình. Triệu Thành than: - Nếu họ là quan binh, không sao. Còn họ là kẻ địch e nguy tai, bên mình có sư phụ, Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh, Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính đang bị trúng độc nằm kia, ắt khó toàn tính mạng. Đám đông đến gần. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nhìn rõ, họ gồm nam, nữ, già, trẻ, tăng, tục, khoảng hơn trăm người. Thiệu-Thái nói nhỏ: - Bang Nhật-hồ Trung-quốc, vì họ chít khăn đỏ ở cổ. Trong bọn có cả Trung-ương, Bắc-phương sứ giả. Trung-ương sứ giả không thấy Tây-phương sứ giả với Chu An-Bình đâu, thì lên tiếng gọi: - Nhị đệ, ngũ đệ. Các người ở đâu? Chợt y thấy có nhiều người nằm la liệt, thì kêu lớn lên. Đám đông tản ra tìm kiếm, phút chốc họ gom tất cả mọi người lại. Chỉ có Chu An-Bình tỉnh táo, nhưng y đang run run vì đau đớn. Y đến trước một người lùn tịt, quỳ gối hành lễ: - Thuộc hạ tham kiến bang chủ. Người đó phất tay, một viên thuốc bay ra, trúng vào cổ An-Bình. Y rùng mình một cái, cơn đau biến mất. Y vái một vái: - Đa tạ bang chủ. Thiệu-Thái nghĩ thầm: - Thì ra lão già này tên Đặng Đại-Bằng, bang trưởng Nhật-hồ Trung-nguyên đây. Mình nghe bang Nhật-hồ Trung-nguyên, trên cao nhất có giáo chủ, rồi tả, hữu hộ pháp. Dưới nữa đến ngũ sứ. Cuối cùng mười trưởng lão, quản mười đạo của mười lộ. Xem chừng tên này bang bạnh không kém gì Nhật-Hồ lão nhân bên Đại-Việt. Một thiếu phụ hỏi Chu An-Bình: - Ngũ sứ, cái gì đã xẩy ra. An-Bình run lật bật: - Trình hữu sứ, Bình-Nam vương qua đây. Thiệu-Thái nghĩ thầm: - Mình nghe nói tả hộ pháp tên Phong Hoa. Hữu hộ pháp là nữ tên Hải Thanh, chắc mụ này đây. Nghe đến chữ Bình-Nam vương, cả bọn im lặng. An-Bình thuật lại mọi biến cố, rồi kết luận: - Chỉ duy Bình-Nam vương với con gái Hồng-Sơn đại phu bị bốn ngư nhân bắt đi mất, không biết tình trạng ra sao? Còn tất cả đều hiện diện tại đây. Hải Thanh ra lệnh: - Hãy trói bọn này lại, rồi bắn thuốc cho chúng tỉnh dậy. Đám Minh-Thiên bị trói hết, để ngồi bên nhau. Duy Đỗ Lệ-Thanh, được đưa đến trước mặt Đặng Đại-Bằng. Trung-ương sứ giả chỉ Đỗ Lệ-Thanh: - Thưa bang chủ, bọn thuộc hạ tuân lệnh giáo chủ yêu cầu Đỗ muội trao bí quyết luyện Hồng-thiết tâm pháp. Đỗ muội chống lại, đã đánh ngũ sứ bị thương, lại nói nhiều lời vô lễ. Đại-Bằng cười khành khạch: - Đỗ muội! Khi Đỗ muội sang Giao-chỉ rồi, ở nhà chúng ta kiến thiết lại bản bang. Anh em cử ta làm bang trưởng. Vì không biết Đỗ muội ở đâu, nên chúng ta không thông báo được. Chắc vì vậy Đỗ muội buồn ta phải không? Vừa rồi Tây-phương sứ giả Bành Đức, không biết mối liên hệ sâu sa của Đỗ muội với sư phụ, nên có hơi vô lễ. Ta là bang chủ, xin tạ lỗi với Đỗ muội. Y vung tay một cái, ánh kim lấp lánh, dây trói Đỗ Lệ-Thanh đứt hết. Đỗ Lệ-Thanh nói mát: - Tiểu muội ở phương trời xa xôi, bị giam cầm trong hang đá thừa sống, thiếu chết, thân tàn ma dại, đâu có tư cách gì mà buồn với vui. Đặng Đại-Bằng nói lớn: - Xưa, ta là đệ tử thứ nhì của sư phụ. Đại sư huynh tuẫn bang khi đại chiến quân Tống. Vì vậy, ta tạm lên cầm quyền bang chủ. Bây giờ trong bản bang, ta có vai vế cao nhất, sau đến Đỗ muội. Vì vậy tháng sau, trong đại hội, ta sẽ đề nghị anh em cử Đỗ muội làm phó bang chủ. Như vậy Đỗ muội bằng lòng chứ? Đỗ Lệ-Thanh chỉ Chu An-Bình: - Đặng đại ca! Thế truyện người sai An-Bình mang chiếu chỉ của Lưu hậu sang Giao-chỉ định hại tiểu muội, chắc cũng do lòng tốt của Đại ca cả đấy? Nói rồi bà thuật lại tất cả những gì chú cháu Chu An-Bình nói với nhau trong rừng Trường-yên. Chu An-Bình bị trúng độc, đau đến muốn ngất đi. Thế mà nghe mụ thuật, cơn đau tan biến, y sợ hãi chân tay run lẩy bẩy. Nguyên Đặng Đại-Bằng nghĩ rằng y âm thầm khống chế Lưu hậu chỉ một vài chức sắc cao cấp trong bang biết. Tất cả cùng thề chung rằng, kẻ nào tiết lộ cho người ngoài biết, phải xúm vào xử tử. Y lại sai mười trưởng lão giả làm thị vệ Hoàng-cung cho Lưu hậu xử dụng. Thành ra giang hồ không chỉ nghe tên mà không biết chân tướng chúng ra sao. Hồi chiều Đỗ Lệ-Thanh cật vấn ngũ sứ, An-Bình không lo sợ làm bao, vì ngũ sứ đều biết truyện này cả. Bây giờ Lệ-Thanh nói ra trước mặt giáo chúng, cùng một số cao thủ phủ Bình-Nam vương, coi như đại sự hỏng hết. Đặng Đại-Bằng đưa mắt nhìn Chu An-Bình: - Có truyện đó ư? Điều này phải tra xét lại. Sư muội, ta thề không liên hệ gì với Lưu hậu. Ta chỉ sai y đi tìm sư muội về làm phó bang chủ. Việc đó chắc An-Bình phản bang, theo Lưu hậu, mưu đồ riêng. Chu An-Bình nghe Đại-Bằng nói, y kinh hoàng: - Rõ ràng bang chủ trao chiếu chỉ cho mình, mà nay sao lại nói ngược như thế này? Song y đau quá, mồ hôi toát ra, nói không lên lời. Đặng Đại-Bằng lạng người đến, túm cổ áo An-Bình nhắc lên, để y ngồi giữa đám giáo chúng. An-Bình cúi mặt xuống như con cò phải mưa. Nguyên Chu An-Bình trúng độc của Đỗ Lệ-Thanh, y đau đớn cùng cực. Trong khi Đặng Đại-Bằng túm lấy Bình, y đã phóng vào người Bình một số độc phấn. Vì vậy Bình như người mê ngủ. Đại-Bằng hỏi An-Bình: - Chu Nam-sứ! Người phản bang sẽ bị tội gì, Nam-sứ biết rồi chứ? An-Bình mơ mơ màng màng cúi đầu xuống, không trả lời. Đại-Bằng cười nhạt: - Như vậy Chu sứ đã nhận tội. Hữu hộ giáo đâu, hãy đưa Nam-sứ về với thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh bằng ngũ xa hồng xà. Hải Thanh chắp tay: - Trình bang chủ, đạo Quảng-Đông không có ngũ xa hồng xà. Thuộc hạ xin bang chủ cho Nam-sứ được về thượng giới bằng đường khác. - Vậy hãy tước bỏ ngũ quan của Nam-sứ đi. Dương Đắc khoanh tay nói: - Theo luật lệ bản giáo, khi một chấp pháp cao cấp bị xử tử, họ phải được tước bỏ hết đau đớn trên người. Vì vậy thuộc hạ xin bang chủ ban cho thuốc giải đã. Đặng Đại-Bằng gật đầu. Dương Đắc chạy đến, bóp miệng Chu An-Bình, bỏ vào một viên thuốc. Khoảng nhai dập miếng trầu, thuốc ngấm, y mơ mơ màng màng không hiểu những gì đang xẩy ra xung quanh. Đại-Bằng sợ Bình nói toạc thủ đoạn của mình. Y ra lệnh: - Thi hành. Hai giáo chúng tuân lệnh ra đứng trước Chu An-Bình. Rất thành thạo, hai thanh kiếm vung lên, chân tay An-Bình bị đứt rời. Chu An-Bình đau đớn hét lên. Nhanh như chớp hai giáo chúng chấp pháp phóng kiếm đâm vào mắt An-Bình. Thấp thoáng bóng người lạng đến trước An-Bình, hai thanh kiếm của giáo chúng chấp pháp bị người kia đoạt mất. Mọi người nhìn lại thì ra Dương Đắc. Dương Đắc cung kính chắp tay: - Bang chủ. Sau khi sư phụ qua đời, chúng ta họp nhau lại, để tái lập bản bang. Tất cả đồng ý, lấy tình thương che chở cho nhau. Thế mà nay, ngũ đệ phạm tội, chưa có gì chắc chắn, bang chủ đã đem ra hành hình. Như vậy còn đâu lời thề cũ? Chu Sát, Bành Đức đứng bảo vệ bên cạnh cho Dương Đắc. Còn Dương Đắc, y chạy lại băng bó chân tay cho Chu An-Bình , rồi nói: - Ngũ đệ hiện bị thương nặng, cần đợi bình phục, thẩm vấn tỷ mỉ rồi mới có thế kết tội y. Nếu bang chủ không chấp thuận lời đệ nghị này, ngũ sứ xin mạn phép rút khỏi bản bang. Đặng Đại-Bằng nghĩ thầm: - Chỉ vì ta không có Hồng-thiết tâm pháp, nên bọn ngũ sứ bất phục. Đỗ Lệ-Thanh hiện diện ở đây. Ta cần lấy lòng thị, rồi luyện Hồng-thiết tâm pháp. Khi có tâm pháp trong tay ta, đứa nào dám chống? Ta cứ tạm lui vài bước, rồi kiếm cách loại ngũ sứ sau. Tả hộ giáo Phong Hoa nói: - Bang chủ, xin đợi về tổng đàn, chúng ta bàn truyện bản bang sau. Hiện, ở đây chúng ta bắt được mấy đại cao thủ của Bình-Nam vương. Xin bang chủ định liệu lẽ nào? Đặng Đại-Bằng cười: - Bắt thì cọp khó, thả thì cọp dễ. Ta hãy phóng Chu-sa độc chưởng vào người chúng, rồi cho chúng tỉnh dậy. Hữu hộ pháp Hải Thanh cười nhạt, mụ tiến lên vỗ vào đầu bọn Minh-Thiên mỗi người một chưởng nhẹ nhàng. Sau đó mụ bắn vào mỗi người một viên thuốc. Minh-Thiên có nội công cao nhất, ông rùng mình tỉnh trước, sau tới Đông-Sơn lão nhân. Cuối cùng Dư Tĩnh. Trung-ương sứ giả Dương Đắc hỏi Minh-Thiên: - Phải chăng đại sư pháp danh Minh-Thiên, thủ toạ Đạt-Ma đường chùa Thiếu-lâm? Minh-Thiên tuy bị trói, nhưng ông vẫn bình tĩnh: - Dương thí chủ lâu nay vẫn mạnh chứ? Nghe nói thí chủ nhập bang Nhật-hồ được cất nhắc lên chức Trung-ương sứ giả thì phải. Bần tăng giám hỏi Dương thí chủ, bần tăng có điều gì vô phép với quý bang đâu, mà quý bang đánh thuốc bần tăng, rồi trói như thế này? Ông nói đến đây, thì tiếng rên la của bọn Địch Thanh, Dư Tĩnh làm ông ngừng lại. Ông cũng cảm thấy đau đớn cùng cực. Đông-Sơn lão nhân hỏi Đặng Đại-Bằng: - Đặng bang chủ. Giữa chúng ta với bang chủ không thù, không oán, hà cớ bang chủ phóng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng vào người bọn bần đạo? Tả hộ pháp Phong Hoa cười nhạt: - Không những chúng tôi không thù oán các vị, mà còn yêu tài các vị là khác nữa. Vì yêu tài, chúng tôi bạo gan thỉnh quý vị nhập bản bang. Mong quý vị không từ chối. Trong đám tùy tùng của Triệu Thành, thì Địch Thanh còn trẻ nhất, chí khí ngang tàng. Y cười nhạt: - Đặng bang chủ. Tôi nghe người đầu tiên mang Hồng-thiết giáo vào Trung-quốc là Nhật-Hồ lão nhân, là người Việt. Người truyền cho sư đệ tức Đông-Nhật lão nhân Lưu Trí-Viễn. Lưu bang chủ anh hùng cái thế, lập ra nhà Hán. Bang chủ thứ nhì Quách Ngạn-Uy lập ra nhà Chu, truyền đến bang chủ thứ ba Sài Vinh, vũ dũng hơn đời, chúng nhân tôn phục vì tài vì đức. Nay Đặng bang chủ tái lập bang mới mục đích khôi phục đại nghiệp. Không biết có đúng không? Hữu hộ pháp Hải Thanh hãnh diện: - Địch thiếu hiệp thực không hổ với danh hiệu trạng nguyên. Kiến thức bao la thực. - Nếu bang chủ muốn nối tiếp sự nghiệp tiền nhân, nên dùng đức chinh phục nhân tâm, chứ có đâu nhân bọn tại hạ trúng độc mê man, phóng độc chưởng vào người rồi bắt quy phục? Như vậy tại hạ muôn ngàn lần không phục. Sự thực, hành tung bang chúng Nhật-Hồ rất bí mật, sở dĩ Địch Thanh biết chi tiết, do cuộc thám thính Đại-Việt vừa qua y thâu lượm được. Đặng Đại-Bằng cười nhạt: - Thì ra Địch trạng nguyên muốn khảo nghiệm võ công bọn ta đấy. Địch trạng nguyên ơi, ta sẽ cử một người lĩnh giáo võ công của trạng nguyên. Nếu y bại, ta để Địch trạng nguyên rời khỏi nơi đây. Còn như y thắng, Địch trạng nguyên nên nhập bản bang, cùng chúng ta dựng một nước Hồng-thiết giáo. Bắc-phương sứ giả, Bành Đức hiền đệ hãy lĩnh giáo mấy cao chiêu của Địch trạng nguyên. Y tin rằng Địch Thanh bị trúng độc, chân tay bải hoải, không thể thắng Bành Đức. Mà dù Địch Thanh giết Bành Đức, y đỡ đi được một cái gai. Y vung tay, một ám khí bay ra, trúng vào dây trói Địch Thanh. Dây trói đứt hết. Lúc đầu Địch Thanh cũng như bọn Minh-Thiên, bị độc tố Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng hành hạ. Nay cơn đau đã qua, công lực y phục hồi như thường. Tuy vậy vẫn còn hơi run run. Y lạng người một cái, đoạt được thanh kiếm của một bang chúng. Thanh kiếm lóe lên, dây trói từ Minh-Thiên đến Dư Tĩnh đều đứt hết. Bang chúng Nhật-Hồ la lớn. Bốn người vung kiếm tấn công Địch Thanh, để cản trở. Địch Thanh chuyển kiếm một vòng. Bốn tiếng loảng xoảng, bốn thanh kiếm bị gẫy tới chuôi. Vừa được tự do chân tay, Phạm Trọng-Yêm lạng người tới. Tay y vung chưởng tấn công Trung-ương sứ giả Dương Đắc bằng một Kim-cương chưởng. Dương Đắc lùi lại một bước vung chưởng đỡ. Y đỡ vào quãng không, vì Trọng-Yêm chuyển chưởng lực vào Đỗ Lệ-Thanh. Đỗ Lệ-Thanh không chống lại, người bà bay bổng lên, rơi xuống cạnh Đông-Sơn lão nhân nhẹ nhàng như tự ý nhảy tới vậy. Trọng-Yêm chắp tay hướng Dương Đắc. - Xin thất lễ với Dương trung sứ. Vì Đỗ phu nhân là thần tử nhà Tống. Tại hạ hiện lĩnh chức Khu-mật viện sứ, phải ra tay bảo vệ bà. Phong Hoa cười nhạt: - Ta không ngờ một trạng nguyên của Tống triều mà xảo trá như vậy. Tuy các người được thư thả, nhưng liệu các người có chịu nổi Chu-sa độc chưởng không? Ta nói cho biết, mỗi ngày các người lên cơn một lần. Sau bốn mươi chín ngày, da dộp lên mà chết. Địch Thanh đưa con mắt lạnh lùng nhìn bang chúng Nhật-Hồ một lượt: - Các vị đây chắc đều thuộc giới võ lâm tài trí, chẳng may bị bọn ma đầu phóng độc chưởng vào người mà phải nhắm mắt đưa chân theo chúng. Xưa, ba vị bang chủ tiền nhiệm học được Hồng-thiết tâm pháp, có thể giải vĩnh viễn chất độc trong người cho thuộc hạ. Nay gã bang chủ này không biết tâm pháp ấy, nên cũng phải uống thuốc giải mỗi năm. Y nói với Phạm Trọng-Yêm: - Xin Khu-mật sứ cho tiểu nhân mượn hộp thuốc giải. Địch Thanh đưa hộp thuốc cho bang chúng xem: - Thuốc giải đó, tại hạ cũng có. Y trao cho bọn Minh-Thiên mỗi người một viên. Sáu người bỏ thuốc vào miệng nuốt trửng, rồi vận công. Phút chốc cái đau đớn biến mất. Y trao bình thuốc trả Phạm Trọng-Yêm: - Các vị bang chúng Nhật-Hồ! Tại hạ có lời khuyên. Các vị hãy qui phục triều đình. Bình-Nam vương là người nhã lượng, cao trí, ắt trọng dụng các vị. Các vị được thênh thang mệnh quan, vinh dự cho tổ tiên. Nếu như các vị bị nọc độc chưởng, Phạm khu-mật sứ sẽ tặng thuốc giải cho các vị. Y chỉ Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân đây thuộc lòng Hồng-thiết tâm pháp. Chỉ cần một người có nội công cao. Đỗ phu nhân truyền cho, ắt luyện thành. Thành rồi, sẽ giải vĩnh viễn độc chưởng cho các vị. Suốt mấy chục năm nay, Đỗ phu nhân vì triều đình, ẩn thân ở Đại-Việt. Kỳ này về kinh, ít ra được phong Công-chúa. Bổng lộc ba mươi năm, được ban cho một lúc. Phạm mỗ mong các vị suy nghĩ. Đặng Đại-Bằng cười nhạt: - Phạm Khu-mật sứ, người là nhân sĩ danh vang thiên hạ. Không biết lời người nói có tin được không? Nếu như Bình-Nam vương có lời hứa, bản nhân nguyện qui thuận triều đình. Tiếc rằng Bình-Nam vương không hiện diện tại đây. Chỉ sợ... Có tiếng nói khoan thai: - Cô gia hiện diện lâu rồi. Mọi người quay lại, thì ra Triệu Thành với Lê Thiếu-Mai đã đứng đó từ bao giờ. Nguyên, Thiếu-Mai với Triệu Thành bị ngư nhân đánh bằng võ công đặc biệt, chân tay tê liệt, nhưng chỉ nửa giờ sau lại cử động được như thường. Trong khi bang chúng Nhật-Hồ chú tâm vào việc xử tử Chu An-Bình, hai người đến gần mà không ai biết. Bình-Nam vương nói với Đặng Đại-Bằng: - Đặng bang chủ! Hay gì làm giặc? Hồi trước đây, triều đình mang quân chinh tiễu, vây bang Nhật-Hồ. Ai đầu hàng đều được thăng quan, tiến chức, trọng dụng. Chỉ người chống mới bị tội. Bấy giờ Đặng bang chủ vắng nhà, nghe lời người ta đồn đãi, tụ tập anh em, đi lại trên giang hồ, làm tội đã nhiều. Bây giờ cô-gia mong bang chủ cùng anh em qui phục triều đình. Cô gia hứa bảo tấu với Thiên-tử ban thiên ân cho bang chúng những điều sau. Y ngừng lại suy nghĩ, hỏi Phạm Trọng-Yêm: - Phạm sứ, triều đình nên ban những gì bây giờ? Phạm Trọng-Yêm cung kính: - Thưa vương gia! Gốc bang chúng đều ở vùng núi Trường-bạch. Từ mấy chục năm nay, bị triều đình truy nã, anh em phiêu bạt khắp nơi. Họ tuy giầu có, mà lòng tưởng nhớ cố hương nào nguôi. Kìa anh nhìn xem, bọn họ phóng độc chất vào mọi người. Chỉ sợ Đỗ Lệ-Thanh khám phá ra, cản trở thì nguy. Anh dùng Lăng-không truyền ngữ ra lệnh cho mụ không nên can thiệp vào truyện này. Mau, anh nói mau đi. Không kịp suy nghĩ xem tại sao phải hành động như vậy. Thiệu-Thái dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đây. Phu nhân nhắm mắt, mặc bang Nhật-hồ phóng độc Bình-Nam vương. Anh em tôi ở đây từ chiều. An ninh của phu nhân chúng tôi lo hết. Quả đúng như Mỹ-Linh ước tính, Đỗ Lệ-Thanh nhìn rõ âm mưu Đặng Đại-Bằng. Mụ định lên tiếng tố giác. Nghe tiếng Thiệu-Thái nói, mụ im lặng, cười nhạt. Trong khi đám bang chúng xúm lại hành lễ với Triệu Thành, Minh-Thiên, người nọ xen lẫn với người kia, chúng phóng độc vào đám người của Triệu Thành. Sau khi hành lễ xong, bọn họ lui lại. Triệu Thành chưa kịp hỏi sao họ lui quá xa, thì Dư Tĩnh, Thiếu-Mai lảo đảo ngã ngồi xuống. Tiếp theo Triệu Thành. Minh-Thiên kinh hãi, chưa kịp phản ứng thì ông cũng ngã ngồi xuống. Khác với lần trước bang Nhật-Hồ phóng thuốc mê, lần này họ phóng thuốc nhuyễn cân. Mọi người tỉnh táo như thường. Chỉ chân tay không cử động được mà thôi. Phạm Trọng-Yêm cười nhạt: - Đặng bang chủ, Vương-gia tôi lấy lượng cả bao dung các vị, thế mà các vị lại đối xử như thế này ư? Đại-Bằng cười ha hả: - Lượng tiểu phi quân tử. Vô độc bất trượng phu. Đặng mỗ nghe Triệu Nguyên-Nghiễm tước phong Định-vương, cùng Phạm Trọng-Yêm quản Khu-mật viện triều Tống là hai đầu não lớn nhất Trung-nguyên. Không ngờ hôm nay lọt vào tay bang Nhật-Hồ. Triệu Thành cười nhạt: - Đại-Bằng, ta đã lọt vào tay người, người giết ta đi cho rồi. Ta mà có nhăn mặt, chau mày, không bằng loài cầm thú. Đặng Đại-Bằng cười ha hả: - Điều gì chứ điều đó thì dễ quá. Trước kia tiền nhân người là Triệu Khuông-Dẫn, nhân được lòng tin của Chu Thế-Tông ủy thác con côi, cướp sự nghiệp lập ra nhà Tống. Người có biết Chu Thế-Tông với bọn ta có liên hệ gì không? Triệu Thành chưa trả lời, y đã tiếp: - Người chính là bang chủ đời thứ ba bản bang, cũng là sư bá của chúng ta. Cướp sự nghiệp của bang chủ tiền nhiệm là Triệu Khuông-Dẫn. Đem quân tàn phá tổng đàn bản bang là Triệu Khuông-Nghiã. Hôm nay, trời xui đất khiến, chúng ta đòi được món nợ này. Y tiến lên moi trong bọc Triệu Thành ra cuốn sách. Một giáo bang chúng cầm đuốc soi cho y đọc. Y nhẩm đọc, rồi mặt tươi lên: - Người ta nói, trong thiên hạ chỉ có ba nơi biết chỗ cất kho tàng Tần-Hán. Một là Hồng-thiết giáo, hai là phái Mê-linh bên Đại-Việt. Ba là Khu-mật viện triều Tống qủa không sai. Y quay lại nhìn Triệu Thành: - Bình-Nam vương gia! Vương gia phao khắp nơi, từ Cao-ly, tới Tây-tạng, Tây-hạ, Tây-liêu, Đại-lý, rằng ngày rằm tháng mười một năm nay cửa kho tàng mở vào giờ Tý. Các nơi gia công tìm kiếm bản đồ cất kho tàng, rồi tụ về đây. Mấy hôm nay vương gia cho thiết kị vây bắt hết mọi đoàn. Thế là bao nhiêu bí mật về tay Vương-gia cả. Bây giờ bí mật lại vào tay ta. Ta chỉ việc tặng cho mỗi người trong Vương-gia một kiếm, rồi ngày mai đi đào. Châu báu dùng để trung hưng bản bang, chiếm lại thiên hạ. A ha! Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cười thầm: - Tên này lầm rồi. Gần nghìn năm qua, võ lâm thiên hạ đồn đại rằng ngày rằm tháng mười một, giờ Tý năm Đinh-Mão, cửa kho tàng mở. Còn việc thiết kị vây bắt các phái đoàn bởi năm ngư nhân phá phách, vì vậy đụng độ với họ. Thiết kị nhân đó mới biết chỗ ẩn mà bắt giam. Không biết ngư nhân của ai? Hải Thanh rút kiếm ra nói với Đại-Bằng: - Bang chủ! Trước tiên hãy giết hết bọn thủ hạ của Triệu Nguyên-Nghiễm cho y kinh hồn động phách đã, rồi hãy giết y. - Phải đấy, chúng ta giết tên Dư Tĩnh trước. Hải Thanh tiến đến trước Dư Tĩnh, cười nhạt: - Dư an-phủ sứ, người có gì cần nói không? Dư tỏ ra bình tĩnh: - Dư mỗ làm thần tử nhà Tống, ăn cơm, mặc áo của nhà Tống, được chết, để đền ơn trị ngộ Thiên-tử, điều cầu mà không được. Mỗ chỉ xin các vị dành cho mỗ mấy khắc thôi. - Được, chúng ta chậm một chút cũng không sao. Dư Tĩnh nói lớn: - Thần Dư Tĩnh, lĩnh hoàng ân, văn đậu tiến sĩ. Võ không hèn. Bấy lâu ăn cơm, mặc áo của Bệ-hạ, mà chưa làm được việc gì ích quốc lợi dân, hầu đền ơn tri ngô. Hôm nay, nguyện lấy cái chết để báo thiên ân. Y nói với Triệu Thành: - Vương gia, thần đi trước, xin chờ vương gia . Y bảo Đại-Bằng: - Người xuống tay đi thôi. Thanh kiếm vung lên, từ từ hướng đầu Dư Tĩnh hạ xuống. Bỗng một vật gì bay rất nhanh trúng vào thanh kiếm đến choang một tiếng. Kiếm bay tung ra xa. Không ai nhìn rõ vật đó từ đâu bay đến. Đặng Đại-Bằng la lớn: - Cao nhân phương nào xin xuất hiện! Không có tiếng trả lời. Đại-Bằng bảo Chu Sát: - Bắc-phương sứ giả. Sứ giả hãy xử tử tên Triệu Thành trước. Ta không lý gì đến bọn ẩn ẩn núp núp này nữa. Như quen thuộc, Dương Đắc, Bành Đức, Hải Thanh, Phong Hoa đứng vây bốn bên Triệu Thành. Chu Sát cầm kiếm chĩa vào người y: - Bình-Nam vương gia! Hôm nay Vương-gia trả nợ cho tổ tiên, không biết Vương-gia có điều gì muốn nói không? Triệu Thành thở dài: - Các người giết ta, vì thù oán ba đời. Ta chấp nhận. Còn Lê cô nương. Cô nương không phải người Hoa. Cô nương là con gái Hồng-Sơn đại phu ở Đại-Việt. Mỗ mong các vị không nên làm khó dễ nàng. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 21 Viên giác đốn giáo Bọn Nhật-hồ nghe Triệu Thành nói, đều bật lên tiếng ồ. Đại-Bằng hỏi Thiếu-Mai: - Phải chăng cô nương là con gái Hồng-Sơn đại phu? - Quả đúng như thế. Trung sứ giả Dương Đắc nói với Đại-Bằng: - Bang chủ, chúng ta chẳng nên gây thù chuốc oán với võ lâm Đại-Việt. Hồng-Sơn đại phu ân đức trải khắp thiên hạ. Ông lại là một trong Đại-Việt ngũ long, võ công kinh thế hãi tục. Thuộc hạ nghe nói, trong đại hội Thăng-long mới đây, ông chỉ đánh có ba chưởng, khiến Nhật-Hồ lão nhân phải lùi bước. Đại-Bằng hừ một tiếng: - Dương đệ nói lạ. Hồng-Sơn đại phu không thể hơn võ lâm Đại-Việt. Võ lâm Đại-Việt không hơn hoàng đế Đại-Việt. Hoàng-đế Đại-Việt, lại không thể so sánh với Hoàng-đế nhà Tống. Chúng ta giết tên Triệu Thành, coi như khai chiến với triều Tống. Đến triều Tống ta còn không sợ; huống hồ gã Hồng-Sơn? Ta quyềt định: Nếu y thị nhập bản bang, ta tha cho. Bằng không ta giết luôn. Thiếu-Mai thấy trên trời, có đôi chim ưng bay lượn. Biết ít nhất có người Khu-mật viện phục quanh đây, nàmg nghĩ thầm: - Người ném ám khí đánh văng kiếm tên giáo chúng bang Nhật-hồ, ắt hẳn của Khu-mật viện Đại-Việt. Ta yên tâm, vì bất cứ rủi ro nào của ta, Khu-mật viện cũng giải tỏa được. Tự tin vào Khu-mật viện Đại-Việt, nàng cười dòn tan: - Tên Đặng kia! Mi có giỏi cứ chạm đến sợi tóc của ta đi! Bố ta sẽ tận diệt bọn mi đến con gà, con chó cũng không tha. Đại-Bằng cười nhạt: - Con nha đầu này! Chết đến gáy rồi mà con đem ông, cha ra đe dọa. Được, ta cho mi được nguyện. Y hất hàm ra lệnh: - Chu Bắc-sứ, giết tên Triệu Thành trước. Triệu Thành than thầm: - Không ngờ mạng ta cùng ở đây. Ta nhất tâm, nhất trí gìn giữ công nghiệp tổ tiên, tung hoành thiên hạ. Thế mà đêm nay chết tại hoang sơn này vào tay bọn Nhật-hồ dơ bẩn. Có điều ta không hiểu bọn Đại-Bằng tuân chỉ Lưu hậu giết ta, hay chính y khống chế Lưu hậu, rồi Lưu hậu yêu sách giết ta? Thanh kiếm vung lên, lấp lánh dưới ánh trăng. Thình lình, có tiếng phần phật, rồi một người từ bụi cỏ vọt lên cao, rơi xuống giữa đầu Chu Sát. Y kinh hoàng, y thu kiếm về, nhảy lùi liền bốn bước. Người kia còn ở trên không đã phóng chỉ tấn công. Chỉ phong rít lên vi vu. Chu Sát vung kiếm đỡ. Chỉ thứ nhất chạm vào kiếm, làm tay y tê chồn. Chỉ thứ nhì choang một tiếng, kiếm của y bị gẫy làm ba bốn đoạn bay trên không, lấp lánh dưới ánh trăng. Người ấy phóng chỉ thứ ba trúng miếng hộ tâm kính ở ngực y đến choảng. Y giật bắn người lên nhảy lùi liền bốn bước nữa. Đến đây, người kia rơi xuống cạnh Triệu Thành, y vung tay một cái, Triệu Thành bật lên khỏi mặt đất. Ở trên cao, Triệu Thành thoáng thấy mùi thơm như hoa sen, rồi chân tay cử động được. Y lộn một vòng, đáp xuống đất, trước sự kinh hoàng của mọi người. Bang chúng Nhật-Hồ kinh ngạc: - Người này dùng thần công gì, mà giải được Ma-tý phấn của bản bang? Chu Sát cười sằng sặc hỏi người kia: - Thiên đường có nẻo mi không đến. Địa ngục không đàng đẫn xác vào. Mi ném ám khí cứu tên Dư Tĩnh, ta không thèm tìm, bầy ra kế giết tên Triệu Thành để mi phải xuất hiện. Mi là ai? Tại sao lại can thiệp vào việc của bang Nhật-Hồ chúng ta? Hãy khai đi rồi chết. Tuy miệng nói vậy để chữa thẹn. Nhưng chân tay y vẫn còn run run. Tiếng nói chưa tự nhiên. Người kia hướng Lê Thiếu-Mai: - Lê cô nương. Tôi không biết nói tiếng Tầu. Mong cô nương dịch cho. Thiếu-Mai dịch lại. Người kia chỉ vào mặt Đặng Đại-Bằng: - Người ném ám khí cứu Dư Tĩnh không phải ta. Mi giết quan chức triều Tống mặc mi, ta không lý gì tới. Song có ba lý do bắt buộc ta phải can thiệp vào vụ này. Lý do thứ nhất, mi nói lời khinh bạc võ lâm Đại-Việt, đương nhiên trong đó có sư phụ ta, có bố ta. Lý do thứ nhì mi khinh khi hoàng-đế Đại-Việt của ta, tội đó càng không thể tha thứ. Lý do thứ ba, ta là con dân Đại-Việt, không để cho bọn Nhật-Hồ giết người trên lãnh thổ tộc Việt. Thiếu-Mai lại dịch. Lập tức cả bọn bang chúng đồng cười lên sằng sặc, huýt sáo, chửi rủa. Đặng Đại-Bằng phất tay ra hiệu im lặng: - Thiếu niên kia! Mi tên gì ? Ta thấy mi còn trẻ, chưa muốn giết mi. Bây giờ ta cho mi một cơ hội. - Ta tên gì, mi không được phép hỏi. Còn mi nói cơ hội. Thế cơ hội gì? - Nếu mi thắng được một trong ngũ sứ của ta. Ta tha cho mi đi. Bằng mi bại, mi phải nhập bản bang. Người kia cười: - Đặng bang chủ. Gì chứ đấu võ, ta sẵn sàng. Mi chỉ định ai đấu với ta đi. Đại-Bằng chỉ Dương Đắc: - Trung sứ dạy dỗ y mấy chiêu. Người kia lột khăn che, lộ ra khuôn mặt rất trẻ. Mỹ-Linh hỏi Thiệu-Thái: - Anh có nhớ người này là ai không? - Không! - Anh là Trần Thông-Mai, anh của thím Thanh-Mai. Ảnh kết huynh đệ với em cùng Kim-Thành, Trường-Ninh. Không biết anh ấy có thắng được tên Trung sứ không. Ban nãy tên Tây-phương sứ giả Bành Đức chỉ đánh có một chưởng, Đỗ phu nhân bị bại. Huống hồ võ công tên này cao hơn Bành Đức nhiều. Bốn người vây xung quanh Triệu Thành rời chỗ ra xa. Dương Đắc tới trước mặt Thông-Mai, y vận công, rồi hất hàm: - Tên ôn con kia! Xuất chiêu đi. Thông-Mai vận khí, tay phát Thiên-vương chưởng. Chưởng phong như có như không. Dương Đắc thấy chưởng kỳ lạ, y vung tay đỡ. Y đỡ vào quãng không. Thông-Mai đã chuyển chưởng lên trời, rồi nhảy lùi ba bước, đẩy vào người Thiếu-Mai đang nằm đưới đất. Thiếu-Mai bị trúng độc, không cử động được. Thấy Thông-Mai hướng chưởng vào người nàng. Trong chưởng có mùi thơm như hương sen, rồi chân tay linh hoạt như thường. Biết là thuốc giải độc. Nàng vọt người dậy, đứng bên Triệu Thành. Dương Đắc đỡ hụt của Thông-Mai một chưởng, y nổi giận phóng chưởng tấn công chàng. Trong chưởng có mùi tanh hôi khủng khiếp. Đỗ Lệ-Thanh cũng đã nhận ra Thông-Mai. Mụ nhắc chàng: - Trần công tử! Phải cẩn thận, Chu-sa ngũ độc chưởng đấy. Thông-Mai vọt người lên cao tránh chưởng của Dương Đắc, ở trên cao, chàng phóng xuống chiêu Thiên-vương chưởng. Hai chưởng chạm nhau đến binh một tiếng. Thông-Mai lại vọt lên cao hơn nữa. Thời vua Hùng, làng Phù-Đổng phát sinh một nhân tài võ học kỹ vĩ nhất Lĩnh-Nam. Người đương thời không biết ngài học võ với ai, học từ bao giờ. Chỉ biết ngài trầm ngâm cả ngày không nói với một câu. Vì vậy người ta đồn rằng ngài câm. Khi triều Ân bên Trung-quốc mang quân xâm lược. Quân triều đình bị thua liền bốn trận. Giặc Ân vượt sông Trường-giang, tiến xuống Nam như vũ bão. Chúng thừa thế vựợt qua núi Ngũ-lĩnh đe dọa thủ đô Phong-châu. Vua tuyên chiếu cầu hiền rằng: Nếu ai đuổi được giặc, sẽ phong cho làm vua vùng núi Ngũ-lĩnh. Bấy giờ, ngài mới ứng nghĩa xin đánh giặc. Ngài ăn rất khoẻ, bằng năm, sáu người thường. Ngài dùng một thứ võ công kỳ lạ, thắng khắp anh hùng thiên hạ, được vua phong làm Nguyên-soái cầm quân đánh giặc. Ngay trận đầu ngài đã giết chết tướng Ân. Sau đó dùng hoả công đốt quân Ân, không một người sống sót về Bắc. Hết giặc, vua ban thưởng, phong chức tước gì ngài cũng không nhận. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ sống ngài, phong làm Thiên-vương. Ngài lên núi Sài-sơn qui ẩn, mở trường dạy học. Nhân ngài cỡi con ngựa đỏ như máu. Vì vậy, sau này dân chúng huyền thoại đi rằng từ lúc ra đời, ngài câm. Cho đến năm bẩy tuổi, vua cầu hiền đánh giặc Ân, ngài vươn vai một cái, lớn bằng người thường, rồi ăn một lúc hết mấy nồi cơm lớn, xin vua đúc giáo dài, cùng ngựa sắt, xung trận. Đệ tử đời sau của ngài, qui tụ thành phái Sài-sơn. Trong những võ công ngài còn lưu truyền, có bộ Thiên-vương chưởng. Khi chưởng phát ra, như có như không, nhưng bao gồm sát thủ kỳ diệu vô song. Chưởng này đến thời vua Trưng, chưởng môn là Nam-hải nữ hiệp chỉ còn nhớ được mười tám trong bẩy mươi hai. Sau Bắc-bình vương Đào Kỳ, tìm ra bộ Văn-lang vũ kinh, trao cho bà. Phái Sài-sơn mới có trọn vẹn . Trải gần nghìn năm Bắc thuộc, pho chưởng này, hiện Hồng-Sơn đại phu chỉ được truyền có hơn hai mươi chiêu. Nhưng ông là thiên tài võ học. Ông sáng chế, bổ khuyết những chiêu còn thiếu, mà thành anh hùng vô địch. Vì vậy Lê Ba, tuy là sư thúc, mà võ công thua ông. Lê tưởng võ công ông cao, vì giữ bí quyết Thiên vương mật dụ. Y dùng hết tâm não giúp ông trở thành chưởng môn phái Sài-sơn, rồi yêu cầu ông cho xem Thiên-vương mật dụ. Nhưng ông tuân lời di chúc tổ tiên, không cho y coi. Y khống chế phu nhân bằng Chu-sa độc chưởng. Bà cũng chịu chết, y không toại nguyện. Bây giờ Thiếu-Mai thấy Thông-Mai xử dụng Thiên-vương chưởng kỳ diệu muốn hơn bố mình. Nàng kinh ngạc đến đờ người ra. Dương Đắc giao một chưởng với Thông-Mai, y kinh hãi nghĩ: - Tên ôn con này, tuổi chưa quá hai mươi lăm, mà sao công lực đến dường này? Y lại xuất chưởng tấn công. Áp lực chưởng của hai người cực kỳ trầm trọng. Thiếu-Mai nói sẽ vào tai Triệu Thành: - Không hiểu Trần sư huynh học ở đâu được Thiên-vương chưởng của phái Sài-sơn. Chưởng lực anh ấy cao không kém gì bố em. Trong khi phát chưởng, anh ấy bóp vỡ một viên thuốc giải Chu-sa ma-tý độc của bang Nhật-Hồ, vì vậy đại ca với em đang tê liệt, chân tay hoạt động được như thường. Triệu Thành chỉ cho Thiếu-Mai: - Võ công tên Dương Đắc này thực không tầm thường, có lẽ cao hơn bọn trưởng lão Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Trong khi ấy một toán người từ xa mới tới. Đặng Đại-Bằng hô lớn: - Ngừng tay! Dương Đắc nhảy lui lại. Giữa lúc đó Thông-Mai đã phát ra một Thiên-vương chưởng. Chàng không thu chưởng về, mà nhảy lùi liền bốn bước, hầu giảm hết áp lực, rồi hướng vào chỗ Minh-Thiên, Đông-Sơn lão nhân nằm. Bình, bình hai tiếng. Minh-Thiên, Đông-Sơn lão nhân bật người lên cao. Ở trên cao, hai người thấy chân tay hoạt động được như thường. Cả hai đáp xuống cạnh Triệu Thành. Đại-Bằng thấy nhóm mới đến có tám người. Y không coi vào đâu, lên tiếng hỏi: - Các người là ai? Tại sao lại can thiệp vào việc của chúng ta? Người cầm đầu chắp tay xá một xá: - Đệ tử phái Tiêu-sơn nước Đại-Việt, họ Lý tên Long-Bồ xin tham kiến bang chủ Nhật-hồ Trung-Quốc. Lập tức bang chúng Nhật-hồ đồng phát ra tiếng kinh ngạc: - Úi chà - Ối trời ơi. - Suýt! Người mới đến chính là Khai-Quốc vương. Mỹ-Linh thấy đi cạnh ông còn có Thanh-Mai, Bảo-Hòa, cùng năm ngư nhân. Nàng kinh ngạc: - Không biết năm ngư nhân là ai, mà lại đi theo chú hai? Đặng Đại-Bằng đáp lễ: - Đặng mỗ ở Trung-nguyên, nghe võ lâm Hoa-Việt đồn rằng ai chưa gặp Khai-Quốc vương, đừng vội xưng anh hùng. Lại nữa đại hội Thăng-long vừa rồi, người được anh hùng Lưỡng-Quảng, Đại-lý, Đại-Việt, Chiêm-thành, Chân-lập, Lão-qua, Xiêm-la tôn lên làm thủ lĩnh. Tưởng Lý Long-Bồ ba đầu sáu tay thế nào, thì ra cũng tầm thường thôi. Bảo-Hòa lắc đầu: - Đặng bang chủ! Bang chủ có nghe lầm không? Cậu hai của tiểu nữ chỉ nhân danh đệ tử đời thứ nhì phái Tiêu-sơn tham kiến bang chủ, chứ không nhân danh vua, quan gì cả. - Vậy cậu người, với các người hãy đi chỗ khác, không nên can thiệp vào việc của ta mà mang họa. Bảo-Hòa chỉ vào bọn Triệu Thành: - Bang chủ nên biết Bình-Nam vương-gia tuân chỉ Thiên-Thánh hoàng-đế đi sứ Đại-Việt. Bang chủ cũng đừng quên đây thuộc lãnh địa tộc Việt. Khai-Quốc vương hiện lĩnh chức Phụ-quốc thái-úy, người không thể để cho bất cứ ai phạm đến sứ đoàn trên đất Việt. Vì vậy người mới nhờ Trần công tử can thiệp, không để quý bang hại Bình-Nam vương gia cũng như Dư an phủ sứ. Đặng Đại-Bằng hừ một tiếng: - Đây thuộc Quảng-Đông lộ, rõ ràng nằm trên lãnh địa Trung-quốc, nào có thuộc lãnh địa Đại-Việt. Khai-Quốc vương không có tư cách gì can thiệp vào. Giọng nói của y đã có vẻ khách khí. Bảo-Hoà cau mặt lại, lắc đầu: - Đặng bang chủ lẩm cẩm quá đi. Chính người vừa nói rằng anh hùng tôn Khai-Quốc vương làm thủ lĩnh Lưỡng-Quảng, thế mà người lại quên ư? Đã là thủ lĩnh, đương nhiên phải có thẩm quyền cùng trách nhiệm chứ? - Anh hùng tám nước tôn y lên làm thủ lĩnh, chứ không phải trời sai y xuống làm vua. Thiếu-Mai nghĩ thầm: - Mình nghe nói, Đặng Đại-Bằng là con người siêu việt, văn võ toàn tài. Thế mà hôm nay đây y cũng không dám bắt bẻ việc anh hùng tôn Khai-Quốc vương làm thủ lĩnh. Đã vậy ta mượn cuộc tiếp xúc này, nêu chính nghĩa tộc Việt cho mọi người biết. Nàng bước ra, xá một xá: - Đặng bang chủ, người vốn là một danh sĩ, tài trí trùm hoàn vũ, mà lý luận như vậy ư? Phàm các bậc đế vương dựng nghiệp, bao giờ cũng ứng lòng dân mà hành sự. Ứng long dân tức hợp ý trời vậy! Chu Sát cười khẩy: - Dân là dân, trời là trời. Lòng dân ý trời đâu phải là một. Lý luận của cô nương là lối lý luận của Nam-man, không phải của bậc trí Trung-nguyên ta. Ta không nghe. Thiếu-Mai tuy được Hồng-Sơn đại phu dạy dỗ chu đáo. Nhưng ông vốn chống Trung-quốc, nên kiến thức Trung-quốc ông dạy nàng không làm bao. Bây giờ phải đối đầu với những con người siêu việt bậc nhất đất Tống, nàng phân vân chưa biết phải nói sao, bắt đầu từ đâu, thì tiếng Mỹ-Linh rót vào tai nàng: - Chị Thiếu-Mai! Mỹ-Linh đây. Em theo dõi tất cả biến chuyển tại đây. Chị cứ theo lời em nhắc, đối phó với bọn này. Chị đừng quên tên Đặng Đại-Bằng, Chu Sát, Dương Đắc đều xuất thân danh sĩ, chuyên nhai văn nhấm chữ, rất khó đối phó. Nào, chị nói đi. Rồi nàng rót vào tai Thiếu-Mai: - Chu sứ! Được! Tôi xin vì Chu sứ, mà lý luận trên cơ sở thánh nhân Trung-nguyên. Chu sứ nên biết rằng theo tư-tưởng-gia Trung-nguyên thì Cha là trời của con. Trời là trời của cha. Không có trời mà sinh ra là việc chưa từng có vậy. Hải Thanh lắc đầu: - Bịa đặt. Bịa đặt ngây ngô. Thiếu-Mai hỏi Dư Tĩnh: - Dư an phủ sứ. Tiên sinh cho biết ý tưởng tiểu nữ vừa trình bầy xuất phát từ đâu đi. Hải hữu-hộ pháp không tin đấy. Dư Tĩnh đáp: - Câu đó, Lê cô nương dẫn trong sách Thuận-mệnh của Đổng Trọng-Thư đời Hán. Nguyên văn như sau &quot;Phụ giả, tử chi thiên dã. Thiên giả, phụ chi thiên dã. Vô thiên nhi sinh, vị chi hữu dã&quot;. Chu Sát lắc đầu: - Tư tưởng gì mà lẩm cẩm vậy. Ông trời xa xôi thế kia, mà bảo rằng đẻ ra người, thực ngây ngô qúa. Thiếu-Mai biết Chu Sát bắt đầu yếu thế, nàng nghe Mỹ-Linh nhắc, tiếp: - Đổng còn nói rõ Trời, người tương thông. Nguyên văn &quot;Thiên nhân tương dữ&quot;. Có nghiã người bẩm thụ được tính của trời. Cho nên đạo trời, chính là đạo người. Quan niệm đó đâu phải đến Đổng mới có? Trong kinh Thi có câu: Trời sinh ra dân, có hình phép, dân giữ tính thường, muốn có đức tốt. Nguyên văn như sau: Thiên sinh chi dân, Hữu vật, hữu tắc. Dân chi bỉnh di, Hiếu thị ý đức .Chữ dân trong câu trên giống như chữ nhân trong Ngũ-kinh. Vì người bẩm thụ tính trời, nên trời và người quan hệ với nhau, mà người phải lấy phép tắc làm khuôn mẫu. Phải coi thiên đạo là nhân đạo. Phải ăn ở cho hợp với đạo trời. Đức thánh Khổng ít bàn về trời. Song ngài cũng nhận được rằng trời là đấng chủ tể của vũ trụ, xếp đặt mọi việc, và có luật thiên nhiên, mà người phải theo. Nàng hỏi Đặng Đại-Bằng: - Đặng bang chủ. Có đúng thế không? Đặng Đại-Bằng tuy có kiến thức siêu việt, nhưng y chưa ra khỏi Trung-quốc. Y coi Đại-Việt chỉ là Giao-chỉ man di mọi rợ. Không ngờ hôm nay, y gặp một thiếu nữ lý luận đanh thép, thông kinh điển Trung-quốc. Nghe Thiếu-Mai hỏi, y gật đầu. Mỹ-Linh lại rót vào tai Thiếu-Mai. Thiếu-Mai tiếp: - Kìa Lão-tử. Ông không hoàn toàn chủ trương Thiên nhân tương dữ, nhưng ông nghĩ rằng Người bắt chước đất. Đất bắt chước trời. Mặc-tử tin trời mạnh hơn. Ông cho rằng trời là đấng tối cao, có uy quyền, như gia trưởng trong nhà, như vua trong nước. Người phải thuận ý trời, như con thuận ý cha, dân thuận ý vua. Sau Khổng, Lão, Mặc đến Mạnh-Tử, ông giảng ý nghĩa thiên nhân tương dữ rõ ràng hơn: ...Phát huy cùng cực cái tâm mình, thì biết được cái tính của mình. Biết được cái tính của mình, thì biết được trời. Nàng hỏi Dư Tĩnh: - Dư tiên sinh, nguyên văn thế nào, tiểu nữ quên mất rồi. Dường như sách Trung-dung cũng có nói đến điều này thì phải. Dư Tĩnh nghĩ thầm: - Cô này đã dẫn được, giải được, không lẽ không thuộc nguyên văn? Chẳng qua, cô mượn mình làm chứng mà thôi. Nghĩ vậy y trả lời: - Ý trên, lấy trong thiên Tận-tâm, sách Mạnh-Tử, nguyên văn như sau &quot;Tận kỳ tâm giả, tri kỳ tính dã. Tri kỳ tính, tắc tri thiên mệnh&quot;. Còn sách Trung-dung ư? Có, nói như sau: &quot;...Thiên mệnh chi vị tính. Xuất tính chi vị đạo. Tu đạo chi vị giáo&quot;. Ghi chúNghĩa là: Mệnh trời ban cho là tính, thuận tính gọi là đạo. Sửa đạo cho hợp gọi là giáo. Lê Thiếu-Mai lại nhắc lời Mỹ-Linh: - Đặng giáo chủ. Lê sứ! Xét như thế dù Hoa, dù Việt, thì ý dân là ý trời. Khai-Quốc vương được anh hùng tôn lên làm vua tộc Việt tức thuận lòng trời, ứng lòng người vậy. Chu Sát tự hào mình người nhai văn, nhấm chữ, giỏi nhất Trung-nguyên, chỉ vì khinh địch, bị Mỹ-Linh bẻ gẫy. Y đánh trống lảng, hướng vào Triệu Thành: - Bình-Nam vương gia, Vương-gia thân làm Phụ-chính đại thần. Vương-gia hiện diện ở đây, mà để cho bọn Nam-man nhận Lưỡng-Quảng làm lãnh thổ Đại-Việt, còn ra thể thống gì nữa. Vương-gia chỉ ngồi dưới Thiên-Thánh hoàng-đế, uy trùm Hoa-hạ, vũ trấn man di, mà phải nhờ bọn Nam-man che chở, rồi cúi đầu nhường đất Lưỡng-Quảng cho chúng ư? Ngư nhân mũ đỏ cười khành khạch, y rung tay một cái, cần câu có một chùm những hạt chì chụp lên đầu Chu Sát. Chu Sát vung tay đỡ, nhưng y vẫn bị hai viên chì trúng người. Một viên trúng huyệt Hạ-quan ở gần mang tai, một viên trúng cùi chỏ. Tay y tê liệt, miệng bế, không mở ra được nữa. Ngư nhân lạng người tới tát cho y hai cái: - Ta cho mi hai cái bạt tai, để chừa thói hỗn láo, dám gọi chúng ta bằng danh Nam-man. Mọi người kinh hãi, không hiểu võ công ngư nhân dùng là võ công gì, mà chỉ một chiêu khiến Chu Sát tê liệt toàn người. Ngư nhân mũ đỏ tiếp: - Hoa hay Việt, trước đây đều là con cháu vua Thần-nông. Nam, Bắc cùng huyết tộc. Chỉ vì bọn tham tàn như mi, mới khiến Hoa, Việt có chiến tranh. Trọn đời, ta ghét nhất những đứa phân chia gây thù hận Hoa, Việt. Y cười nhạt: - Chu Bắc-sứ! Có phải Chu Bắc-sứ nói rằng người xin quy phục Tống triều chăng? Chu Sát nghe ngư nhân mũ đỏ hỏi, y nổi giận cành hông, định há mồm mà há không được, thành ra giống như y gật đầu. Ngư nhân mũ đỏ tiếp: - Bắc sứ cải tà qui chính như vậy thực phải. Khổng-tử nói: Hữu quá tắc cải. Nhà Phật dạy &quot;Khổ hải vô bờ, hồi đầu thị ngạn&quot;. Chu sứ qui phục triều đình, thực phúc cho dân Trung-quốc biết mấy! Ngư nhân mũ đỏ nói với Triệu Thành: - Vương-gia! Bắc-sứ xin quy phục, vậy Vương-gia cho Bắc-sứ một chức quan, để ấm mồ tổ tiên đi chứ? Triệu Thành đã bị năm ngư nhân phá phách suốt mấy ngày. Y hiểu năm ngư nhân không hề ác ý với y. Huống hồ bây giờ chúng đi với Khai-Quốc vương, cứu y khỏi tai nạn. Cho nên y cũng hùa theo ngư nhân: - Dưới tay danh tướng, ắt có cường binh. Thiếu hiệp là tùy tùng Khai-Quốc vương có khác, thông tuệ dị thường. Y nói với Chu Sát: - Chu huynh, bằng vào võ công, cô-gia sẽ tâu lên Thiên-tử, phong cho Chu huynh làm Chiêu-thảo-sứ trấn ngự biên cương. Chu Sát bị đánh bế hàm, nói không được, lại bị ngư nhân, rồi Triệu Thành trêu chọc. Y tức muốn điên lên được. Ngư nhân mũ đỏ nói: - Chu Chiêu-thảo sứ. Mừng Chiêu-thảo sứ thoát khỏi vũng lầy, về làm tôi triều đình. Tuy Chu tướng-quân đã quy phục triều đình, song vấn đề tướng-quân nêu ra thực không đúng. Thân quận-chúa vừa nói Lưỡng-Quảng thuộc lãnh địa tộc Việt, chứ có nói thuộc Đại-Việt đâu? Chu tướng-quân phải hiểu rằng tộc Việt với Đại-Việt khác xa lắm. Cho nên Bình-Nam vương gia mới không nói gì, chứ người đâu có nhường đất cho Đại-Việt? Dương Đắc chỉ mặt ngư nhân mũ đỏ: - Ban nãy người dùng yêu pháp bắt Lưu tứ đệ của ta đi. Bây giờ mi lại hại tam đệ. Lại đây, lại đây, chúng ta đấu với nhau trăm chưởng. Thông-Mai bước ra cười khanh khách: - Tên họ Đặng kia. Vừa rồi mi to mồm khinh khi võ lâm Đại-Việt. Để ta tiếp tục đấu với tên Dương Đắc cho xong lời ước. Nào! Thông-Mai vung chưởng tấn công. Dương Đắc cười nhạt: - Ta há sợ mi sao? Y vung chưởng đỡ, bình một tiếng, Thông-Mai lui một bước. Tuy thắng thế, mà Dương Đắc cảm thấy như có gì bất ổn ở trong chưởng của đối phương. Y tấn công tiếp chưởng nữa. Thông-Mai đỡ, lui về sau ba bước, chàng đếm: - Hai. Dương Đắc lại tấn công. Mỗi chiêu y phát ra, Thông-Mai lùi một bước, miệng đếm. Tay y lại cảm thấy nặng chĩu thêm lên . Đến chiêu thứ mười, Thông-Mai nhảy lui lại, phất tay: - Mi chết rồi, ta không đấu với mi nữa. Dương Đắc cảm thấy tay nặng nề, y đưa lên xem: Hai bàn tay y tím ngắt như người bị trúng Chu-sa độc chưởng. Thình lình y kêu lên tiếng ối rồi hét lên be be như con dê. Đại-Bằng móc trong bọc ra viên thuốc, nhét vào miệng Dương Đắc. Dương Đắc bớt đau, y ngồi xuống vận công. Đại-Bằng hất hàm hỏi: - Vị thiếu niên kia, thì ra người cũng biết xử dụng Hồng-thiết độc công đấy. Ngươi là đệ tử của cao nhân nào, mà ta mắt kém, không nhìn ra. Thông-Mai lắc đầu: - Ta họ Trần tên Thông-Mai. Võ công của ta do bố ta truyền dạy. Phái Đông-a thuộc danh môn chính phái, đến xử dụng ám khí có chất độc còn bị cấm, huống hồ độc chưởng. Vừa rồi, Dương trung sứ dùng độc chưởng tấn công ta. Ta chỉ nhân đó đẩy trả về y mà thôi. Tả hộ pháp Phong Hoa nói với Đặng Đại-Bằng: - Bang chủ! Gã này là tên Trần Thông Mai, con cả của Trần Tự An, chưởng môn phái Đông-a bên Đại-Việt. Trước đây gã bỏ đi tu, cầu phúc cho mẹ. Gã mới hoàn tục. Từ Đặng Đại-Bằng cho đến bang chúng đều bật lên tiếng úi chà, rồi ối, rồi ái chu cha. Nguyên vì danh tiếng phái Đông-a, cùng Trần Tự-An vang rền khắp Hoa, Việt. Hữu hộ pháp Hải Thanh hỏi: - Trần đại công tử! Ta nghe võ lâm truyền tụng rằng họ không sợ Thiên-Lôi, cũng chẳng ngán Hà-Bá, mà không dám gây hấn với phái Đông-a. Có đúng thế không? Ta lại nghe nói đại-hiệp Tự-An võ công kinh thế hãi tục, tính cao ngạo, bác học đa năng, thường ôm gối ngồi cao. Thế mà đại công-tử lại lăn mình vào làm tùy tùng cho Lý Long-Bồ. Tiếc ơi là tiếc! Lê Thiếu-Mai dịch lại. Thông-Mai định trả lời, Bảo-Hòa bước ra chắp tay xá Hải Thanh: - Hải phu nhân! Tiểu nữ nghe phu nhân thuộc loại kiến thức cao đệ nhất Trung-nguyên, cớ sao kiến giải sự việc như thế? Đại hiệp Tự-An tài ba gì chăng nữa, cũng thuộc hàng sĩ phu Đại-Việt, có trách nhiệm với sự hưng vong của đất nước. Đại hiệp không ưa công danh, do tính thích tiêu dao tự tại. Chứ đâu phải không thích công danh, mà buông tay hết cả. Nàng chỉ Thông-Mai: - Còn Trần đại-công tử có mặt tại đây hôm nay, không phải làm tùy tùng cho Khai-Quốc vương, mà theo giúp muội phu, giữ đại nghĩa thiên hạ. Hải Thanh ngơ ngác: - Muội phu? Bảo-Hòa chỉ Thanh-Mai: - Khai-Quốc vương phi, chính là em gái của Trần đại-công tử. Bình sinh Trần đại-công tử cực kỳ sủng ai Khai-Quốc vương-phi. Nên khi nghe vương-phi theo vương gia đi sứ Đại-Tống, Trần đại-công tử cùng đi để giúp em gái. Thông-Mai móc ba viên thuốc giải độc bóp vỡ tan ra, rồi bước đến bên Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính, Địch Thanh. Chàng vung tay phóng ra ba Thiên-vương chưởng. Bình, bình, bình, chân tay ba người cử động được, vội đứng dậy, đến bên Triệu Thành. Địch Thanh chỉ mặt Đặng Đại-Bằng: - Bọn Nhật-Hồ nhà mi chỉ giỏi dùng độc ám toán. Vương gia ta lấy lượng cả bao dung người, mà người nhân đó dùng độc hại chúng ta. Lại đây, ta đập mi nát thây ra mới được. Đại-Bằng cười: - Chúa tôi mi mới nếm chút Chu-sa ma-tý phấn, mà đã ngã lổng chổng rồi. Ta còn nhiều thứ thuốc khác, mi muốn nếm cứ lại đây. Nghe Đại-Bằng nói, trên từ Triệu Thành cho tới Địch Thanh đều ớn da gà. Họ không biết phải đối phó sao cho phải bây giờ. Đánh thì lại ngại độc chưởng. Mà lui, thì còn gì danh dự Khu-mật viện Đại-Tống. Khai-Quốc vương hướng Triệu Thành: - Vương-gia! Hôm nay tiểu vương làm chủ, Vương-gia làm khách. Bọn Nhật-Hồ phạm đại giá Vương-gia, trăm lỗi đều do anh em tiểu-vương cả. Xin Vương-gia để tiểu-vương dẹp đám tà ma này. Triệu Thành đang lưỡng lự chưa biết giải quyết sao, thì Khai-Quốc vương nhảy ra lãnh dùm. Y mừng quá: - Đa tạ vương gia. Nói xong y chợt tỉnh ngộ: - Mình đáng chết thực. Tên Long-Bồ nói vậy có nghĩa đất Lưỡng-Quảng thuộc lãnh địa của y. Mình đồng ý, chẳng hóa ra công nhận chủ quyền của y ư? Nhưng đã trót. Vả lại dù y muốn ra tranh phong với bọn Nhật-hồ, e chỉ mất mạng vô ích. Y đành im lặng. Khai-Quốc vương hướng vào Đặng Đại-Bằng cùng đám bang chúng: - Cô-gia nhắc lại, các vị vốn thuộc dân Tống. Hiện nay trên có thánh thiên-tử trị vì. Các vị không bảo nhau làm lợi cho nước, cũng đừng làm hại. Bình-Nam vương lấy lượng cả thu dụng các vị, mở cho các vị đường sống, rõ ràng hành vi của đấng tể thần. Thế mà các vị lấy ơn làm oán tung phấn độc hại người. Vương nghiêm giọng: - Đây thuộc lãnh địa tộc Việt. Cô-gia theo gương Bình-Nam vương-gia. Cô-gia cho các vị suy nghĩ một lúc. Ai về quy phục Tống triều, sẽ được giải Chu-sa ngũ độc chưởng vĩnh viễn ngay tại đây. Bằng chống lại, sẽ bị bắt giải lên quan nha chiếu luật xử tội. Phong Hoa suy nghĩ một lúc rồi hỏi Khai-Quốc vương: - Họ Phong này nghe nói, trong kỳ đại hội Thăng-long vừa rồi, Hồng-thiết giáo Đại-Việt đã giải tán, thành lập Lạc-long giáo. Tân giáo chủ, một thiếu niên, võ công vô song, vốn là đệ tử Phật Di-Lặc, nên trị tuyệt Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng cho giáo chúng. Không biết có đúng không? Khai-Quốc vương hướng về chỗ Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nằm vẫy tay: - Hai cháu ra đây! Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đứng dậy, sửa quần áo ngay ngắn, đến trước Khai-Quốc vương quỳ gối hành đại lễ: - Cháu xin bái kiến thúc phụ. - Cháu xin bái kiến cữu phụ. Vương chỉ vào đám Triệu Thành: - Cháu hãy giải độc cho các vị đây đi. Thiệu-Thái đến trước Triệu Thành, chàng chắp tay nói: - Vương gia! Trần đại ca đã phóng thuốc giải Chu-sa ma-tý cho Vương-gia. Tuy vậy độc chất còn nhiều trong cơ thể. Xin Vương-gia ngồi xuống, để tiểu sinh khu trục ra. Triệu Thành ngồi xếp chân. Thiệu-Thái vung tay phẩy nhẹ lên đầu Triệu Thành. Lập tức trên người y toả ra mùi hôi rất khó chịu. Triệu Thành cảm thấy khoan khoái khác thường. Nguyên Thành xuất thân đệ tử phái Thiếu-lâm, luyện tập Thiền-công từ nhỏ. Từ hôm sang Đại-Việt, trước sau bị phóng vào người bốn năm lần Chu-sa độc, nên giữa Phật tính bị pha lẫn ma tính, trong người thường hay bứt rứt. Bây giờ nhờ Thiệu-Thái dùng Thiền-công đẩy độc tố ra, trong người Thành chỉ còn lại Phật tính. Y cảm thấy tâm mở ra, cực kỳ sảng khoái. Thiệu-Thái chắp tay hướng Minh-Thiên: - Đại sư. Đệ tử xin gỡ nghiệp cho đại sư. Minh-Thiên mỉm cười: - Đa tạ Thân Giáo-chủ. Thiệu-Thái lại vung tay lên. Minh-Thiên rùng mình một cái. Ông ngồi xuống vận công đẩy độc tố ra ngoài. Thiệu-Thái đến trước Phạm Trọng-Yêm: - Phạm Khu-mật sứ. Khu-mật sứ vừa bị trúng Chu-sa độc phấn trên soái thuyền, vừa rồi lại bị trúng Chu-sa ma-tý phấn. Tiểu bối xin trị cho tiền bối. - Đa tạ giáo chủ. Thiệu-Thái chĩa ngón tay phóng vào huyệt Đại-trùy, Bách-hội của Phạm Trọng-Yêm. Y rùng mình một cái, người toát mồ hôi ra như tắm. Sau khi trị xong cho đám Triệu Thành. Thiệu-Thái tới trước Dương Đắc: - Dương trung sứ. Trung sứ thụ lĩnh Chu-sa ngũ độc chưởng lâu ngày. Ban nãy bị Trần công tử đẩy ngược chất độc về người trung-sứ. Nếu Trung-sứ chịu quy phục triều đình. Hậu bối xin trị hết hai thứ nọc độc cho Trung-sứ. Dương Đắc đến trước Triệu Thành lạy phục xuống đất: - Thần nguyện quy phục. Mong Vương-gia thu nhận. Triệu Thành nói với Thiệu-Thái: - Thân giáo chủ. Xin giáo chủ trị cho Dương huynh. Thiệu-Thái vung tay lên, một chưởng như gió thoảng qua, mũi Dương Đắc đổ máu xối xả. Máu đổ đến đâu, mặt y tươi đến đó. Một lát, máu khô. Y vận khí, thấy lưu thông như thường. Biết Chu-sa ngũ độc đã trục ra hết. Y cúi đầu tạ Thiệu-Thái: - Đa tạ Giáo-chủ. Y đến trước Đặng Đại-Bằng chắp tay xá: - Đặng đại-ca. Chúng ta sở dĩ họp nhau tái lập bản bang chẳng qua bị triều đình truy lùng, hơn nữa bị Chu-sa ngũ độc chưởng hành hạ. Bây giờ triều đình ân xá, ngũ độc được trị. Đệ xin ra khỏi bản bang, nên đến từ biệt đại ca. Khi bang Nhật-hồ bị triều Tống đem quân đến tiêu diệt. Tất cả các cao thủ đều bị giết. Đặng Đại-Bằng đi vắng, nên thoát nạn. Y trốn tránh ít lâu, rồi từ từ qui tụ bang chúng, tái lập bang. Gần đây, y cho một nữ bang chúng đột nhập hoàng cung Tống, trở thành một phi tần của Thiên-Thánh hoàng-đế. Phi tần này khống chế Lưu hậu. Không ngờ Lưu hậu lại khống chế ngược lại, bà thu dụng nhiều cao thủ bang Nhật-hồ, phong chức tước cho. Vì vậy thế lực của bang lại nổi lên. Người phi tần nhờ Lưu hậu phải cung cấp hết những tin tức về kho tàng Tần-Hán. Lưu hậu đòi Khu-mật viện tấu trình, rồi ba trao cho bang Nhật-hồ. Mụ cung cấp bản đồ giả cho chúng. Lưu hậu nghĩ rằng trong các phe phái tranh dành kho tàng, bang Nhật-hồ, cũng như Triệu Thành thuộc thành phần có thực lực nhất. Mụ đang tìm cách tiêu diệt hai mầm mống này. Bây giờ bang Nhật-hồ tự đưa đầu vào bẫy. Mụ tìm cách cho bọn Nhật-hồ với Triệu Thành chém giết nhau. Mụ ở giữa thủ lợi. Được bản đồ giả, Đặng tưởng thực, hăm hở suất lĩnh bang chúng đi Quảng-Đông, mưu đào lên. Y vốn có chí lớn, định rằng nếu đào được kho tàng. Y tung ra kiến thiết bang chúng, mua chuộc quan lại, rồi cướp ngôi vua. Y tưởng với lực lượng bang Nhật-hồ xử dụng hàng trăm thứ độc khác nhau. Y khống chế dễ dàng các bang hội, võ phái đoạt kho tàng. Trở ngại nhất của của y là Bình-Nam vương Triệu Nguyên-Nghiễm, cải danh Triệu Thành. Vì Nguyên-Nghiễm thống lĩnh các cao thủ Khu-mật viện, lại nắm binh quyền trong tay. Về phía Lưu hậu, khi mụ thấy bọn Nhật-hồ đi Quảng-Đông, mụ vội vã sai ngựa lưu tinh truyền chỉ cho Triệu Thành phải đi Quảng-Đông đào kho tàng. Mục đích cho trai, cò đại chiến. Bọn Nhật-hồ bầy mưu dẫn dụ cho Triệu Thành cùng tùy tòng đến hoang sơn, rồi giết đi. Thành công trong tầm tay. Thình lình nhóm Việt xuất hiện. Bọn y bị thất bại liên tiếp. Bây giờ Khai-Quốc vương còn sai Thiệu-Thái giải độc cho bang chúng. Như vậy bang Nhật-hồ có cơ tan rã. Bao nhiêu mưu đồ thành một trường hư ảo. Y nghĩ rất nhanh: - Ta phải giết tên Dương Đắc này. Mới mong bang chúng kinh hãi. Y vờ vỗ vai Dương Đắc: - Dương đệ không nên đa lễ. Thình lình y vỗ lên đầu Dương Đắc một chưởng. Dương Đắc tuyệt không ngờ Đặng ra tay ám toán, y không đỡ kịp. Bộp một tiếng, đầu y vỡ đôi, mắt lòi ra ngoài, rồi gục xuống. Diễn biến xẩy ra đột ngột. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái muốn ra tay cứu trợ, mà không kịp. Bảo-Hoà nổi lôi đình. Nàng chỉ mặt Đặng Đại-Bằng: - Tên ăn cướp kia. Mi tàn độc không còn chỗ nói. Hãy đỡ chưởng của ta. Nàng phóng ra liền hai chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Đại-Bằng vung tay đỡ. Bình, bình. Y thấy trong chưởng của Bảo-Hoà vừa âm, vừa dương hỗn hợp rất kỳ lạ. Máu huyết trong người y chạy tán loạn. Đại-Bằng cười nhạt: - Con lỏi kia, mi bị trúng độc của ta rồi. Mau quỳ xuống bái ta làm sư phụ. Ta sẽ ban thuốc giải cho. Còn Bảo-Hòa, nàng thấy chân khí chạy hỗn loạn, cánh tay tê dại. Nàng thấy nội lực gã họ Đặng hơi giống Địch Thanh. Một thứ nội lực chính đại quang minh chứ không phải tà môn. Bất giác nàng đưa mắt nhìn Đông-Sơn lão nhân như ngụ ý muốn hỏi nguyên do. Thình lình nàng cảm thấy miệng đắng, mắt hoa đầu váng. Biết bị trúng độc, nàng hướng Thiệu-Thái: - Anh! Từ nhỏ, Thiệu-Thái cực kỳ sủng ái Bảo-Hòa. Có thể nói, chàng thương em còn hơn thương thân mình. Thấy em bị trúng độc thủ của Đại-Bằng. Thiệu-Thái cực kỳ phẫn nộ: - Tên họ Đặng kia! Hôm nay ta phải giết mi, để trừ cho võ lâm một con rắn độc. Chàng hít hơi, phát chiêu Phản-bản hoàn nguyên trong pho Mục-ngưu thiền chưởng. Chưởng phong mạnh như nghiêng trời lệch đất. Đại-Bằng thấy chiêu chưởng kỳ dị. Y tung ra một độc chưởng. Bình. Đại-Bằng lảo đảo lui lại bốn bước liền, lưng y chạm vào một gốc cây lớn. Khí huyết trong người y chạy nhộn nhạo cực kỳ khó chịu. Tất cả đám Nhật-hồ có mặt đều kinh hãy kêu lên: - Ái chà. - Ối. - Chà chà. Vì Đại-Bằng hiện là cao thủ số một số hai Trung-nguyên. Năm trước, thủ tọa La-hán đường chùa Thiếu-lâm đấu với y còn bị bại. Mà nay, y chỉ đỡ một chưởng của Thiệu-Thái, đã ra nông nỗi. Kinh hãi, Đại-Bằng rút kiếm ra đẩy vào ngực Thiệu-Thái một chiêu thần tốc. Chàng vọt người lên cao tránh. Đại-Bằng xỉa kiếm lên không, mong kết liễu tính mệnh chàng. Thiệu-Thái đánh xuống chiêu Kiến-tích dã ngưu. Chưởng phong bao trùm người Đại-Bằng, đẩy kiếm của Bằng lệch sang một bên. Mỹ-Linh vọt mình tới trước Thiệu-Thái, nàng rút kiếm chĩa vào ngực Đại-Bằng. Đại-Bằng đang chiết chiêu với Thiệu-Thái, thình lình một thiếu nữ diễm lệ nhảy vào can thiệp. Chiêu đầu tiên cực kỳ thô kệch. Y kinh ngạc, tự hỏi: - Con nhỏ này muốn tử tử chăng? Y dùng hai ngón tay, định kẹp sống kiếm Mỹ-Linh. Thình lình kiếm Mỹ-Linh bật đến véo một tiếng chĩa vào vai trái y. Kinh hoảng, y bật ngửa người ra sau, lộn đi liền ba vòng tránh khỏi. Y vừa chạm chân xuống đất, thì cảm thấy cổ đau nhói. Kiếm Mỹ-Linh thủy chung vẫn chĩa vào huyệt Nhân-nghinh. Y thụt người xuống, rồi vọt lên cao. Mũi kiếm Mỹ-Linh như dính với cổ y, cũng hạ xuống, vọt lên. Hai người cùng đáp xuống. Lòng Đại-Bằng nguội như tro tàn. Y biết đối thủ không muốn giết mình, nhưng vẫn nói cứng: - Mi đánh trộm, như vậy không kể. Mỹ-Linh thu kiếm về, định ra chiêu tiếp, thì Đông-Sơn lão nhân nhảy đến, chắn giữa Đại-Bằng và nàng. Lão chắp tay: - Tên này thiếu bần đạo món nợ lớn từ lâu. Xin công chúa ban cho bần đạo được đòi y. Mỹ-Linh nhảy lùi lại. Đông-Sơn lão nhân chỉ Đặng Đại-Bằng: - Đặng huynh, người nhớ ta chăng? Đại-Bằng cười nhạt: - Ta biết hiện mi làm chó săn cho bọn Tống. Đông-Sơn lão nhân hướng vào đám bang chúng nói lớn: - Thưa các anh hùng thiên hạ. Tên Đại-Bằng này, trước đây là đệ tử phái Hoa-sơn. Sau y quy phục bang Nhật-Hồ, rồi nhẫn tâm đánh thuốc độc, giết sư phụ. Vì vậy hôm nay, bần đạo xin vì phái Hoa-sơn thanh lý môn hộ. Nói rồi ông lột miếng da hai bên má ra, khuôn mặt đang từ bầu biến ra dài. Đặng Đại-Bằng cười nhạt: - Sư đệ đó sao? Người vẫn còn sống ư? - Dĩ nhiên ta còn sống, để đòi nợ mi. Đông-Sơn lão nhân vung kiếm lên. Ánh kiếm như chớp lóe trong đêm. Đại-Bằng trả lại một chiêu. Dưới bóng trăng, hai người cùng thuộc kiếm thuật danh gia, cùng một môn hộ, họ tung kiếm đấu với nhau. Ánh kiếm như hai quả cầu bạc lẫn lấp lánh. Không ai còn phân biệt được Đông-Sơn với Đại-Bằng. Mọi người gần như nín thở theo dõi hai kiếm khách số một Trung-quốc tranh tài. Trải hơn năm trăm hiệp, Đông-Sơn lão nhân bắt đầu hơi yếu thế. Bởi Đại-Bằng cũng học Hoa-sơn kiếm pháp như Đông-sơn lão nhân. Nhưng y luyện thêm Hồng-thiết công, nên công lực y cao hơn ông nhiều. Triệu Thành đến bên Mỹ-Linh, y hỏi: - Công chúa! Công chúa là đệ nhất kiếm pháp Nam-thiên, mong công chúa chỉ cho Đông-Sơn lão nhân thắng tên Đại-Bằng. Mỹ-Linh chợt nhớ lại trước đây Thiệu-Thái đấu với Nhật-Hồ bất phân thắng bại, Minh-Không quốc sư bảo nàng tụng kinh Thủ-lăng nghiêm. Cứ sau mỗi câu tụng, ma tính trong người Nhật-Hồ giảm dần. Cuối cùng lão bại. Nàng đến bên Minh-Thiên: - Đại sư! Xin đại sư cùng đệ tử tụng bài chú kinh Thủ-lăng-nghiêm kinh hầu giúp Đông-Sơn lão nhân một tay. Minh-Thiên hiểu ý Mỹ-Linh, ông nói nhỏ: - Đối với Nhật-Hồ lão nhân, toàn thể võ công của ông đều thuộc tà ma ngoại đạo, tụng Thủ-lăng nghiêm mới có hiệu quả. Còn võ công Đặng Đại-Bằng nửa chính, nửa tà, tung kinh Thủ-lăng nghiêm không ích gì. Y... y giết sư phụ, ác nghiệp chồng cao hơn núi. Muốn y hối lỗi, ta phải tụng kinh Viên-giác. Mỹ-Linh đã nghe sư phụ Huệ-Sinh nhắc đến kinh Viên-giác nhiều lần. Nàng chỉ hiểu lờ mờ rằng đây thuộc kinh Đại-thừa, chứ nàng chưa từng tụng qua. Nàng hỏi: - Đại sư! Đệ tử chưa từng tụng kinh Viên-giác, không hiểu ý nghĩa mầu nhiệm, mong đại sư đừng tiếc công chỉ dạy. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên ở hoang sơn, chỉ nghe Mỹ-Linh nói mấy câu, Minh-Thiên cũng nhận ra cô Công-chúa này được giảng dạy rất kỹ về Phật-pháp. Ông theo Bình-Nam vương sang Đại-Việt, rõ ràng với ý định chống triều Lý. Thế mà Mỹ-Linh hiểu hoàn cảnh của ông, không hận thù, một điều xưng đệ tử, hai điều xưng đệ tử. Bây giờ nàng hỏi về kinh Viên-giác, ông giảng: - Kinh Viên-giác là kinh Đại-thừa thuộc Đốn-giáo. Kinh này Phật Thích-ca nói về cái nhân địa, pháp hạnh thanh tịnh của đức Như-Lai lúc tối sơ phát khởi, cùng nói về những vị đại thừa bồ tát, phát tâm thanh tịnh, xa lìa mọi bệnh, khiến chúng sinh đời mai đây khi cầu đại thừa, không mắc tà kiến. Lời giảng của Minh-Thiên sang sảng, khiến mọi người đều nghe rõ. Ông kết luận: - Trong kinh, đức Thích-Ca giảng giải thực nhiều, nhưng thu lại chỉ có bài kệ sau. Xin thí chủ nghe cho rõ: Ông đọc lớn: Phổ-Hiền, nhữ đương tri, Nhất thiết chư chúng sinh. Vô thủy huyễn vô minh, Giai tùng chư Như-Lai. Viên-giác tâm kiến lập. Do như hư không hoa. Y không nhi hữu tướng, Không hoa nhược phục diệt, Hư không bản bất động.Minh-Thiên ngừng lại, thấy tất cả mọi người, dường như chú ý lời ông giảng hơn là cuộc chém giết giữa hai kiếm khách. Thanh-Mai, Bảo-Hòa cùng lắc đầu, tỏ vẻ không hiểu. Mỹ-Linh dịch sang tiếng Việt: Phổ-Hiền, người phải biết! Tất cả mọi chúng sinh, Vô thủy, huyễn vô minh, Từ nơi chư Như-Lai. Viên giác tâm kiến lập. Cũng như hư không hoa, Do không, lại có tướng. Nếu không hoa diệt hết, Hư không vốn vô động.Bảo-Hoà gật đầu: - Ý đức Thích-ca muốn nói: Tất cả chúng sinh, có bao nhiêu huyễn hoá cũng đều ở trong tâm Như-Lai viên giác diệu mà sinh ra, cũng như hoa ở hư không, từ trong hư không mà sinh ra, hoa kia tuy diệt, hư không không sao mất đi. Minh-Thiên cười rất tươi: - Quận chúa giác ngộ thực mau. Trong khi Minh-Thiên đối đáp với Bảo-Hòa, Mỹ-Linh, lời lời đều lọt vào tai Đặng Đại-Bằng. Y vốn thông minh tuyệt đỉnh, nên hiểu hết. Trước đây y được cao nhân phái Hoa-sơn truyền bản lĩnh chính phái, vào hàng đệ nhất. Sau vì ham danh vọng, y bỏ theo bang Nhật-Hồ, rồi luyện Hồng-thiết công. Vì vậy trong người y vốn tiềm tàng chính khí. Chỉ vì chính khí bị ma tính Hồng-thiết che lấp, nên hóa ra người tàn độc. Nay nhờ lời kinh nhập tâm, ma tính từ từ giảm. Phật tính bừng sáng chói. Cũng vì thế, ma công Hồng-thiết rời xa người y. Những chiêu kiếm của y dần dần đi đúng Hoa-sơn kiếm pháp. Minh-Thiên đọc tiếp: Huyễn tùng chư giác sinh, Huyễn diệt, giác viên mãn. Giác tâm bất động cố. Nhược bi chư bồ tát. Cập mạt, thế chúng sinh. Thường ưng viễn ly huyễn. Chư huyễn tất giai ly, Nhược mộc trung sinh hỏa, Mộc tận, hỏa hoàn diệt. Giác tắc vô tiệm thứ, Phương tiện, diệc như thịMỹ-Linh dịch sang tiếng Việt cho Thiệu-Thái nghe: Huyễn từ giác mà sinh, Huyễn diệt, ác đầy tròn. Giác tâm không động chuyển. Nếu như các bồ tát, Cùng chúng sinh thời mạt, Phải nên lìa xa huyễn, Tất cả huyễn đều ly. Như trong gỗ sinh lửa, Gỗ hết, lửa hoàn diệt. Giác thì không tiệm thứ, Phương tiện cũng như thế.Ghi chúBài kệ này, chúng tôi ghi lại theo bản của Thái-hư đại sư, do hòa thượng Thích Trung-Quán dịch, chú giải, Phật-học viện quốc tế, California Hoa-kỳ xuất bản, Phật-lịch 2528 (1984), trang 37.Đặng Đại-Bằng đang tung những chiêu kiếm thần tốc mong hạ đối phương, nghe đến câu Giác thì không tiệm thứ y nghĩ thầm: - Chúng sinh đều mê muội! Ai tỉnh đây? Ta tỉnh rồi, còn ở trong Hồng-thiết giáo làm chi? Trong tâm y, hình ảnh thời thơ ấu sống lại: Y xuất thân con nhà danh gia, được thu làm đệ tử Hoa-Sơn cùng bốn người bạn. Tất cả năm người, sau đều nổi danh Hoa-sơn ngũ thần kiếm. Thế nhưng, tham vọng muốn làm vua, y nhập bang Nhật-Hồ, được bang trưởng tin yêu. Sau bang trưởng qua đời, nhà Tống cướp ngôi nhà Chu. Bang bị tận diệt. Uất khí bốc dậy, y tụ tập huynh đệ tái lập. Trong mấy chục năm qua, bang chúng giết người hàng muôn hàng ức, biết bao nhiêu mà kể. Bây giờ, tuổi già, y mới hơi động lòng hối hận. Nghĩ đến đó, ma chướng thoát ra hết. Độc chất Chu-sa cũng theo ý nghĩ ra ngoài. Trí óc y như tê đại, chiêu số chậm dần, chậm dần. Cuối cùng y ném kiếm, ngồi chắp tay đọc lại bài kệ của kinh Viên-giác. Độc chất tiết ra càng mạnh, mùi tanh hôi nồng nặc. Minh-Thiên vẫy tay ra hiệu cho mọi người im lặng, để Đặng Đại-Bằng vận công. Ông nháy Mỹ-Linh, rồi cả hai cất cao giọng đọc bài kinh Bát-nhã: Quán-tự-tại bồ tát, Hành thâm Bát-nha ba la mật đa thời, Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, Độ nhất thiết khổ ách.. .Sau khi Minh-Thiên, Mỹ-Linh đọc hết bài kinh Bát-nhã, chất độc trong người Đặng Đại-Bằng thoát ra hết. Y cảm thấy người nhẹ nhõm vô cùng. Biết mình đã rời cái ách Chu-sa ngũ độc chưởng suốt mấy chục năm nay hành hạ, tàn phá cơ thể. Y đến trước Mỹ-Linh, Minh-Thiên chắp tay: - Đa tạ đại sư, cùng Công-chúa giác ngộ cho. Minh-Thiên nắm tay y: - Mừng cho bang chủ, thoát nghiệp Hồng-thiết ma kinh. Y quỳ gối trước Đông-Sơn lão nhân: - Sư đệ! Ta tội lỗi quá nhiều. Sư đệ mau giết ta đi, để tiêu trừ nghiệp quả ta đã gây ra. Đông-Sơn lão nhân lùi lại. Ông ngửa mặt nhìn trời: - Đại ca giác ngộ, bao nhiêu tội ác cùng ma nghiệp theo đó mà tiêu trừ. Thực phúc đức cho chúng sinh. Đại-Bằng quay lại nói với đám giáo chúng: - Chư vị huynh đệ! Mấy chục năm nay, ta bị ma kinh Hồng-thiết làm mất nhân tính, đi vào đường tà, giết người không gớm tay, lại còn cho là có công với thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh. Ôi, mấy chục năm máu ngập sông, xương cao bằng núi, nói sao cho hết. Hôm nay, nhờ phép Phật ta thoát được ma chướng, mừng biết bao. Y ngừng lại một lát, tiếp: - Bây giờ ta quyết định vẫn giữ nguyên anh em trong bang, còn lại thay đổi tất cả. Anh em nghĩ xem, ta nên đổi tên bang sao cho hợp đạo lý. Đỗ Lệ-Thanh bước ra nói: - Sư huynh! Bên Đại-Việt, đã đổi Hồng-thiết giáo thành Lạc-long giáo. Vua Lạc-long lập ra nước Văn-lang. Bên Trung-nguyên vua Hoàng-đế lập ra Hoa-hạ. Vậy, chúng ta cũng nên theo gương, đổi tên bang thành Hoàng-đế. Bang chúng vỗ tay reo hò vui mừng, nhảy nhót. Đỗ Lệ-Thanh tiếp: - Đa số anh em bản bang đều biết y lý. Bang ta nhất định lấy y đạo làm chính, võ đạo làm phụ. Chúng ta đeo bầu đi khắp nơi, cứu dân độ thế. Chỉ ít lâu sau, người người đều trọng ơn đức chúng ta. Minh-Thiên góp ý: - A-Di Đà-Phật! Phúc đức quá. Đỗ phu nhân đã được ở chung trong hang với hai vị Bồ-tát, nên hạnh nảy sinh, đưa ra ý kiến đẹp biết bao! Mụ quay lại nói với Thiệu-Thái: - Chủ nhân, tiểu tỳ lớn gan, dám xin chủ nhân trị Chu-sa độc chưởng cho tất cả anh em ở đây. Thiệu-Thái vui vẻ: - Chỉ nguyên việc quý bang đổi đường lối từ sát đạo sang y đạo, tại hạ xin tình nguyện trị cho tất cả quý anh em. Chúng ta đều là con cháu vua Phục-Hy, Thần-Nông. Sau tuy phân Hoa, Việt, nhưng đi cùng giòng máu. Chàng vung tay lên, vù một chưởng, hướng Tây-phương sứ giả Bành Đức. Người y bật dậy, máu ở đầu ngón chân, ngón tay ri rỉ chảy ra. Bao nhiêu cái đau đớn biến mất. Y hướng Thiệu-Thái hành lễ: - Đa tạ giáo chủ giải nạn. Phải mất hơn giờ, Thiệu-Thái mới trị hết cho đám bang chúng có mặt. Đặng Đại-Bằng đến trước Khai-Quốc vương, tay chỉ vào năm ngư nhân: - Vương gia! Hồi chiều, năm vị huynh đệ đây, bắt sống Đông-phương sứ giả Lưu Đại của bản bang. Mong Vương-gia ân xá cho tứ đệ về. Ngư nhân mũ đỏ cười lớn: - Anh em tại hạ nào có bắt cóc Lưu huynh đâu? Chẳng qua mấy hôm nay, bọn tại hạ trêu chọc tứ sư huynh suốt ngày, suốt đêm, mà tứ sư huynh vẫn tha thứ. Vì vậy anh em tại hạ mời tứ huynh theo, để nhờ con lợn trị Chu-sa ngũ độc cho. Không ngờ bị Trung-sứ rượt quá, nên đến giờ cũng chưa trị cho tứ huynh được. Y gọi lớn: - Tứ huynh ơi! Tứ huynh à! Đâu có, có tiếng cọp gầm, rồi con Sơn-Sơn chở Lưu Đại từ xa chạy đến. Lưu Đại nhảy xuống lưng hùm, nói với Đặng-đại-Bằng: - Bang chủ. Năm vị thiếu hiệp đem đệ rời khỏi đây, đãi uống rượu, ăn thịt, rồi bảo rằng sẽ mời con lợn chữa bệnh cho thuộc hạ. Không biết sự thực ra sao, nhưng năm thiếu hiệp tử tế với đệ vô cùng. Ngư nhân mũ đỏ ngửa mặt lên trời: - Ông ỉn ơi! Thiệu-Thái phì cười: - Ơi! Bang chúng Nhật-Hồ Trung-quốc không biết tiếng Việt, nên họ tưởng ngư nhân mũ đỏ cầu khẩn Thiệu-Thái trị bệnh chu Lưu Đại. Chỉ bọn Triệu Thành là biết ngư nhân đùa Thiệu-Thái. Thiệu-Thái bước xéo một bước, vung tay vỗ lên đầu Lưu Đại, bộp một tiếng, chỗ huyệt Thái-dương Lưu Đại vỡ tung ra, máu chảy xối xả. Máu chảy đến đâu, Lưu Đại cảm thấy nhẹ nhàng đến đó. Sau khi máu ngừng chảy, y đến trước Thiệu-Thái hành lễ: - Đa tạ Giáo-chủ giải ách. Đặng Đại-Bằng nói với Thiệu-Thái: - Đúng ra giờ này, bản bang đại hội ở đỉnh Tuyệt-phong. Bây giờ thay đổi hết. Tại hạ bạo gan, dám xin Giáo-chủ cho triệu tập anh em ở đây, để xin giải nghiệp cho. Thiệu-Thái gật đầu. Đặng-đại-Bằng cầm cây pháo thăng thiên đốt, tung lên cao. Chiếc pháo nổ đùng một tiếng rồi toả ra ngôi sao đỏ chói. Để mặc cho Thiệu-Thái, Đỗ Lệ-Thanh với đám bang chúng Nhật-hồ. Khai-Quốc vương cùng Bình-Nam vương nắm tay nhau, lại ngồi trên một tảng đá lớn. Cạnh Bình-Nam vương có Minh-Thiên, Thiếu-Mai, Đông-Sơn lão nhân, đứng hầu có Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính, Địch Thanh. Cạnh Khai-Quốc vương có Thanh-Mai, Thông-Mai. Đứng hầu có Mỹ-Linh, Bảo-Hoà, và năm ngư nhân. Minh-Thiên lên tiếng trước: - Trong thời gian lênh đênh trên mặt biển, hiểu mệnh trời, biết lòng người. Chủ nhân của bần tăng ước mong gặp vương gia, để bàn đại sự. Khai-Quốc vương mỉm cười, nói với Mỹ-Linh: - Con mời Ngô tiểu thư ra tham kiến Bình-Nam vương gia đi. Ngô Cẩm-Thi từ bụi cỏ đứng dậy. Nàng e thẹn hành lễ với mọi người. Thanh-Mai cầm tay nàng: - Ngô tiểu thư tuổi nhỏ, mà công lực thực kinh nhân. Hồi nãy tiểu thư ném cái châm cài đầu, làm văng kiếm cứu Dư an phủ sứ bằng chiêu số gì, mà muội muội không nhìn ra. Ngô Cẩm-Thi e thẹn: - Chút xảo thuật, không đáng làm trò cười cho các vị. Mỹ-Linh giới thiệu Ngô Cẩm-Thi. Dư Tĩnh quỳ gối trước Triệu Thành: - Vương gia! Tiểu nhân xin Vương-gia ban cho đặc ân, với đặc ân đó, tiểu nhân sẽ có thêm uy tín theo hầu Vương-gia. Triệu Thành đỡ Dư Tĩnh đậy: - Dư an phủ sứ cứ nói. - Trước đây, mang quân vây bắt song thân, cùng họ hàng Ngô tiểu thư là tiểu nhân. Thế mà vừa rồi, chính Ngô tiểu-thư ném châm cứu tiểu nhân. Lòng dạ tiểu thư thực như trời như biển. Hiện song thân tiểu thư bị giam ở Biện-kinh. Tiểu nhân xin Vương-gia ân xá cho hai vị trở về Quảng-Đông. - Ngày mai Cô-gia sẽ cho chạy ngựa lưu tinh về kinh, đưa thân thuộc Ngô tiểu-thư về đây ngay. Mời tiểu-thư an tọa. Ngô Cẩm-Thi chỉ vào ngôi nhà mình: - Tệ xá không xa, mong đại giá nhị vị vương gia đến đó xơi chung trà. Khai-Quốc vương, Bình-Nam vương nắm tay nhau theo Ngô Cẩm-Thi. Tùy tùng lục tục theo sau. Vào nhà, an ngôi chủ khách. Tỳ nữ pha trà. Bình-Nam vương nhìn năm ngư nhân hỏi Khai-Quốc vương: - Vương gia, những người của Vương-gia tại đây có tin được không? Vì chúng ta sắp bàn đại sự an nguy thiên hạ. - Tất cả đều tin được. Ngư nhân mũ đỏ hướng Địch Thanh: - Địch trạng-nguyên! Hai chúng ta cùng lên mái nhà canh chừng. Đường có mạch, bức vách có tai. Quốc gia đại sự mà để người ngoài nghe được, thì không hay đâu. Địch Thanh khâm phục ngư nhân mũ đỏ cảnh giác. Hai người ra khỏi nhà, vọt lên mái đi tuần một vòng, rồi ngồi trên nóc... nhìn trăng. Trong nhà, nhị Vương đã uống hai chung trà. Khai-Quốc vương mở đầu: - Vương gia! Các vị! Đêm nay, chúng ta lĩnh nhiệm vụ kẻ sĩ, đem hết tâm huyết ra luận bàn, tìm lấy đường đi tốt đẹp, nhân đạo, hạnh phúc nhất cho hai đại tộc Việt, Hán. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 22 Chia hai thiên hạ. Thanh-Mai thấy Phạm Trọng-Yêm ngồi bên Triệu Thành. Nàng nhìn y, tủm tỉm cười. Phạm Trọng-Yêm hỏi: - Vương-phi! Chẳng hay Vương-phi có điều chi muốn dạy bảo? Thanh-Mai lắc đầu: - Hy-Văn tiên sinh hiện quản Khu-mật viện, là túi khôn của Trung-quốc. Tôi làm sao mà dạy tiên sinh? Có điều hôm nay, kỷ niệm ngày thông cảm giữa Bình-Nam vương-gia với Khai-Quốc vương. Tôi muốn tặng tiên sinh món quà. Nàng xuất trong bọc cái túi gấm để trước mặt, rồi từ từ mở miệng túi. Nàng móc ra tập sách nhỏ. Trên bìa có mấy chữ, nét rất hoa mỹ Hy-văn thi tập. Hy-Văn là tên tự của Phạm Trọng-Yêm. Lạ thay y nhìn thấy tập sách, mặt y tái mét. Triệu Thành, Minh-Thiên, Dư Tĩnh ngơ ngác nhìn Phạm Trọng-Yêm, tự hỏi: - Phạm Trọng-Yêm vốn sính thơ. Đi đâu y cũng mang theo tập sách nhỏ. Khi có hứng, làm thơ, rồi chép vào. Không hiểu sao tập thơ này lại nằm trong tay Thanh-Mai? Phạm Trọng-Yêm kinh sợ cũng phải. Bởi năm trước đây, khi được Vệ-vương Đinh Toàn trao cho Triệu Thành chiếc áo của vua Đinh chép bí mật hầm đá, cất dấu thư tịch thời Lĩnh-Nam. Y thiết kế cho Triệu Thành rằng dù đền thờ Tương-liệt đại vương không hề có kinh thư, nhưng ta cứ bầy ra việc Tung-sơn tam kiệt trộm sách. Sau đó chính y giả làm gian nhân cướp kinh thư đó đi. Như vậy võ lâm thiên hạ không còn rình rập ở vùng Thanh-hoá nữa. Trong lúc y cướp sách giả từ tay Trung-sơn tam kiệt, rồi trở về chỗ trú ngụ. Y thấy trên hành lý có chữ Trần-Kiệt phái Đông-a bái kiến. Y kinh sợ tự chửi thầm: - Thế là bao nhiêu mưu kế bị phái Đông-a khám phá ra hết rồi. Y tìm Triệu Thành, thuật cho chủ biết, rồi thiết kế mới: Bầy ra vụ Đàm An-Hoà khám đền thờ Tương-liệt đại vương. Tôn Trung-Luận trao di thư giả cho Triệu Thành. Chính y phá nóc đền cướp lại, rồi vờ bắt sống Triệu Thành. Đến chỗ vắng, y bỏ Triệu Thành xuống giữa đồng, rồi trở về chỗ ẩn thân. Khi đi đường, y bị một nông phu chạm vào người. Đêm hôm đó, khám phá ra thi tập bị mất cắp. Y cứ tưởng bị lạc mất. Nào ngờ lại nằm trong tay Thanh-Mai. Thanh-Mai cười rất tươi: - Hy-Văn tiên sinh! Phụ thân tôi tuy làm chưởng môn thực. Mà người lại không phải sư phụ của tôi. Sư phụ của tôi chính là ngũ sư thúc Trần Kiệt. Hôm vu qui, ngũ sư thúc tặng cho tôi tập thơ, dạy rằng sau này sang Trung-nguyên gặp Phạm sứ, trao trả Phạm sứ, chắc Phạm sứ thích lắm. Phạm Trọng-Yêm cảm thấy rùng mình, tự nghĩ: - Bấy lâu nay mình bị Khu-mật viện Đại-Việt, rồi phái Đông-a theo dõi, biết hết hành tung, mà nào có hay. Mình với Vương-gia còn sống về đến đây cũng may lắm rồi. Y đứng dậy tiếp thi tập: - Đa tạ Vương-phi ban thưởng. Khai-Quốc vương trịnh trọng nói: - Bình-Nam vương-gia! Chúng ta tuy tuổi tác có khác nhau, nguồn gốc cơ thể, tiếng nói bất đồng. Nhưng hiện chúng ta đều có trách nhiệm sao cho hai tộc Hán, Việt được hạnh phúc. Triệu Thành thấy Khai-Quốc vương nói thẳng ngay vào vấn đề. Y tự nhủ: - Bên kia lấy lòng thành đối đãi với ta. Ta chẳng nên xảo trá. Nghĩ vậy y nói: - Chúng ta có mấy vấn đề cần phải giải quyết. Một là tình giao hảo giữa Tống, Việt. Hai là kho tàng Tần-Hán. Khai-Quốc vương lắc đầu: - Theo thiển ý, chúng ta có tới ba vấn đề. Hai vấn đề Vương gia vừa nói, chỉ là phụ. Vấn thế chính mới quan trọng. - Xin vương gia cho biết vấn đề chính là gì? - Đó là vấn đề chính danh. - Chính danh? - Phải! Học trò hỏi Khổng-tử rằng: Nếu thầy được vua trao quyền cho, thấy làm gì trước? Khổng-tử đáp: Phải chính danh. Tôi dám hỏi Vương-gia. Hiện Vương-gia cầm đại quyền, nhưng trong triều gian đảng của Lưu hậu rất nhiều. Chính bọn Đặng Đại-Bằng chẳng mưu ám toán Vương-gia do chỉ dụ của Lưu hậu đó ư? Nay, sau chuyến Nam du, uy tín Vương-gia trùm hoàn vũ. Võ lâm, anh hùng, sĩ dân đều hướng về vương gia. Vì vậy Lưu hậu mưu hại Vương-gia, lẽ đương nhiên. Triệu Thành gật đầu: - Vấn đề chính danh phải ra sao? - Khắp thần dân Tống, ai cũng biết Vương-gia được phụ-hoàng cực kỳ sủng ái. Song đương thời sau khi Sở-Vương rồi Chiêu-Thành thái tử bị hại, Vương-gia không muốn lên làm vua. Thế nhưng Vương-gia lại nhất tâm nhất trí phò trợ cho Thiên-Thánh hoàng-đế. Thế nhưng... Lưu hậu muốn hại Vương-gia, sai Vương-gia đi sứ. Ý bà muốn mượn võ lâm Đại-Việt giết vương gia. Thế nhưng... Vương chỉ vào Minh-Thiên, Phạm Trọng-Yêm: - Một là nhờ thiên mệnh, hai là nhờ anh linh các bậc Tiên-hoàng, ba là nhờ các vị đây phò tá, Vương-gia không những thoát cạm bẫy của Lưu hậu, mà còn kết thân được với võ lâm Đại-Việt. Với uy tín của Vương-gia, nay mai trở về triều sẽ có hai vấn đề xẩy ra. - ?? - Nếu Lưu hậu không ngoan, bà sẽ để Vương-gia cầm quyền như cũ. Tống kết thân với tộc Việt. Mặt Nam yên. Tống quay mặt lên Bắc đối phó với Tây-hạ, Thổ-phồn, Khiết-đan. Trong nước trải qua thời thái bình thịnh trị. Vương-gia trở thành Y Doãn, Chu-công, Trương Lương, Khổng-Minh. Nhưng e khó thành, vì bà muốn cướp ngôi Tống lập ra Thiên-hạ Hồng-thiết giáo. Phạm Trọng-Yêm gật đầu tỏ ý khâm phục lý luận của Khai-Quốc vương. Y nhận thấy vị Vương Đại-Việt này kiến thức, suy nghĩ giống hệt như y. Y đâu biết rằng khi từ chiến hạm vào bờ, y hiến kế cho Triệu Thành bị Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nghe hết. Hai người đã sai chim ưng truyền tin về cho Khai-Quốc vương. Khai-Quốc vương biết Yêm mới thực sự là người hiến kế cho Triệu Thành. Vương thấy lý luận của Yêm tỏ ra người quân tử, lại rất hợp với tình thế Đại-Việt. Vì vậy nay vương dựa theo đó bàn với Thành. Ắt Thành nghe theo. Quả nhiên nghe vương bàn, Triệu Thành đưa mắt nhìn Phạm Trọng-Yêm, rồi hỏi: - Xin vương tiếp cho. - Nếu Lưu hậu ngu đần, bà sẽ tìm cách chèn ép Vương. Hiện binh quyền trong tay, lại được nhân sĩ, võ lâm qui phục. Vương chẳng cần chống đối bà làm gì, cứ khuất thân cầu hiền, trọng đãi võ lâm, phủ dụ sĩ tốt. Bên ngoài chúng tôi lại chỉ biết có Vương-gia. Bấy giờ Lưu hậu có định gây khó dễ, Vương-gia chẳng muốn, người ta cũng tru diệt bà. Khai-Quốc vương nhìn thẳng vào mặt Triệu Thành: - Có điều vương gia chẳng muốn làm vua. Trong khi Lưu hậu muốn hại vương. Lưu hậu có điều cơ mật cực kỳ. Nếu Vương-gia muốn, chúng ta cùng đem bí mật ấy ra công bố cho sĩ dân thiên hạ, ắt Lưu hậu phải rút về hậu cung. Triệu Thành nhìn Minh-Thiên: - Tôi không muốn dùng binh biến, mà chỉ muốn tỉa bọn võ quan như Tào Lợi-Dụng, Đào Tường-Phúc, Chu Bội-Sơn, Sử-vạn Na-vượng, Khiếu Tam Bản cùng mười trưởng lão bang Nhật-hồ mà thôi. Tuy nhiên... nếu như vương gia giúp, thì Tống-Việt có thể trải qua thời gian dài thanh bình. Thanh-Mai mỉm cười: - Chúng ta đã có loại thần công trị Nhật-Hồ lão nhân được thì cũng trị bọn chân tay Lưu hậu được. Triệu Thành thở phào một tiếng: - Theo vương phi, ta nên trị bọn nào trước? - Ta cần trị từ dưới trị lên. Mười trưởng lão trực tiếp chỉ huy mười đội thị vệ. Ta trừ bọn chúng trước, cử người vào thay thế. Sau đó trị Sử-vạn, Khiếu. Cuối cùng tới Đào, Chu. Triệu Thành, Phạm Trọng-Yêm đều gật đầu công nhận là đúng. Phạm Trọng-Yêm tiếp lời: - Vấn đề chính danh đã xong. Bây giờ chúng ta vì trăm họ Tống, Việt, thiết kế sao cho thái bình. Bảo-Hoà cười: - Vấn đề thứ nhất xong, đương nhiên vấn đề thứ hai đâu cần bàn tới. Hy-Văn tiên sinh bất tất phải đề ra nữa. Phạm Trọng-Yêm gật đầu: - Quả như lời quận chúa dạy. Dư Tĩnh ngơ ngác: - Tại sao vậy? Bảo-Hòa mỉm cười: - Khi danh đã chính, đại quyền ở trong tay Bình-Nam vương-gia. Chỉ cần Bình-Nam vương-gia ban bố chính sách rằng Hán, Việt cùng là anh em. Các nước của Việt tộc như Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la, Lão-qua đều thuộc Đại-Việt. Tuyệt đối cấm tướng sĩ, biên cương đại thần gây hấn với Đại-Việt. Phương Nam đương nhiên có thái bình. Phạm Trọng-Yêm đưa mắt cho Triệu Thành, rồi hỏi: - Coi như hai vấn đề đầu đã xong. Còn vấn đề kho tàng Tần-Hán. Khai-Quốc vương nheo mắt cười: - Phạm sứ khéo đùa thì thôi. Kho tàng Tần-Hán, vốn gốc từ Trung-quốc, nay lại cất dấu ở cố địa tộc Việt, nhưng thuộc lãnh thổ Trung-quốc, đương nhiên của Đại-Tống, lẫn Đại-Việt. Cô gia sang đây quả có ý tìm thực. Song tìm như theo bóng tìm chim, theo tăm tìm cá. E kho tàng không có thực. Triệu Thành tỏ ra tự tin: - Vậy bây giờ như thế này: Trước kia Đại-Tống sang Đại-Việt tìm bản đồ. Đại-Việt đại xá cho. Ngược lại Đại-Việt sang đây tìm, Đại-Tống cũng không buồn. Ví dù như Việt tìm ra rồi, coi như Tống chậm bước. Kể từ giờ phút này, Việt nên giúp Tống tìm. Sau ngày mười tám, nếu tìm không ra, Tống bỏ cuộc. Bấy giờ mặc ý Việt làm gì thì làm. Khai-Quốc vương nắm tay Triệu Thành: - Bên Việt xin đặt các cao thủ dưới quyền Bình-Nam vương từ giờ khắc này cho đến hết ngày mười tám. Vương cười nói ỡm ờ: - Lỡ ra kho tàng bị người nào đó mang đi mất rồi, các vị tính sao? - Thà vậy còn hơn cứ đêm tưởng, ngày mơ, bỏ thương, vương tội. Triệu Thành, Phạm Trọng-Yêm nghe Khai-Quốc vương nói, mà y tưởng như tai ù đi. Vì không bao giờ họ nghĩ tới Khai-Quốc vương có thể nhường cho họ dễ dàng như vậy. Dư Tĩnh cẩn thận hơn: - Vương gia hứa chắc như vậy? - Cô gia xin hứa. Dư Tĩnh hướng vào Mỹ-Linh lắc đầu: - Công chúa! Mấy hôm nay chúng tôi thấy giáo chủ Lạc-long giáo cùng lực lượng võ lâm Đại-Việt tụ về đây khá đông đảo. Họ không tìm kho tàng thì làm gì vậy? Mỹ-Linh cau mày: - Dư an-phủ sứ có quên không? Tôi được lệnh cô mẫu tức vua Bà Bắc-biên sai đi cùng anh Thiệu-Thái đón chân mệnh Thiên-tử. Nào ngờ chân mệnh chính thị Vương-gia. Vương gia truyền chúng tôi theo hầu. Khi ở dưới thuyền, Vương-gia được Hy-Văn tiên sinh đón đi. Anh em chúng tôi tưởng Vương-gia bị bắt cóc, vội xuống mủng, nghìn dặm tìm chúa. Rồi ban nãy, chúng tôi núp ở bụi cỏ, cứu giá kịp thời. Chứ chúng tôi đâu có chủ tâm tranh kho tàng? Triệu Thành nghe Mỹ-Linh nói, mặt y hiện lên vẻ hân hoan không bút nào tả xiết. Y điểm lại việc Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cứu giá, rồi khuất phục bang Nhật-hồ cho y. Lòng y tràn đầy thiện cảm với nàng. Mỹ-Linh tiếp: - Khi chúng tôi đến đây, anh Thiệu-Thái truyền lệnh cho giáo chúng Lạc-long giáo từ nay nhất nhất chỉ tuân chỉ Vương-gia. Khi giáo chúng thấy Giáo-chủ tới, họ tụ về xin trị Chu-sa độc tố. Chứ anh Thiệu-Thái đâu có truyền lệnh cho họ tranh kho tàng? Khai-Quốc vương dơ tay ra hiệu cho Dư Tĩnh, Mỹ-Linh im lặng: - Dư an phủ sứ! Theo tôi nghĩ, kho tàng Tần-Hán chắc không có. Cô gia ngờ rằng người xưa truyền ngôn với ngụ ý gì đó, mà chúng ta chưa hiểu. Bây giờ thế này... Vương ngừng lại một lúc rồi cầm tay Bình-Nam vương: - Giữa chúng ta, trước kia có chỗ hiểu lầm. Bên Đại-Việt chúng tôi đi bước trước: Giải Chu-sa độc chưởng cho Vương-gia cùng quý vị. Lại vừa rồi, chúng tôi ra tay cứu Vương-gia cùng quý vị khỏi bị bọn Nhật-hồ thảm sát. Cuối cùng thu phục bang Nhật-hồ từ Lưu hậu về với Vương-gia. Như vậy, chúng tôi tỏ thiện chí nhiều rồi. Phạm Trọng-Yêm đứng dậy chắp tay xá Khai-Quốc vương: - Anh em bên chúng tôi không bao giờ quên ân đức Vương-gia, cùng các vị. Tuy nhiên, Vương-gia cứu chúng tôi là cá nhân. Chúng tôi không thể vì cá nhân, mà bỏ đại cuộc. Thanh-Mai gật đầu: - Hy-Văn tiên sinh thực xứng đáng nhân tài lỗi lạc Đại-Tống. Tiên sinh khỏi cần rào trước, đón sau. Chúng tôi xin đề nghị thế này: Dù Vương-gia lên ngôi cửu ngũ, dù Vương-gia giữ trọng quyền, xin Vương-gia dùng uy tín mình, đừng để triều đình, biên cương trọng thần gây hấn với Đại-Việt. Sao cho Hoa, Việt sống những ngày thanh bình. Minh-Thiên chắp tay: - A-Di Đà-Phật. Khai-Quốc vương tiếp lời Thanh-Mai: - Ngược lại về phía Đại-Việt chúng tôi cũng làm tương tự. Bình-Nam vương nhìn Phạm Trọng-Yêm, Minh-Thiên, rồi gật đầu: - Tôi xin hứa như vậy. Bảo-Hoà nhìn lên trời, nói bâng quơ: - Hai anh tài, cùng vì quốc sự. Gốc cơ thể cùng từ vua Thần-Nông. Không biết ai là anh, ai là em? Dư Tĩnh sợ bên Đại-Việt chiếm tiên cơ, y nói: - Dĩ nhiên Bình-Nam vương-gia là anh. Y tưởng bên Đại-Việt sẽ lên tiếng chống đối. Nào ngờ Khai-Quốc vương vỗ vai y: - An phủ sứ nói vậy thực phải. Bình-Nam vương-gia là anh. Cô-gia là em. Phía bên Tống nghe Khai-Quốc vương nói đều kinh ngạc, mở to mắt nhìn vương. Từ Triệu Thành cho tới Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính cho đều không hiểu cũng phải. Bởi Khai-Quốc vương là học trò của cao tăng đắc đạo. Tuy Vương chưa thụ giới, chứ sự thực Phật pháp rất uyên thâm. Cho nên đối với vương, anh hay em cũng vậy, chẳng có gì khác lạ cả. Điều quan trọng là lấy nghĩa đãi nhau. Thanh-Mai hỏi Vương Duy-Chính: - Vương chuyển-vận sứ! Vương có biết tại sao Bình-Nam vương gia là anh, còn phu quân tôi lại là em không? - Tại vì Tống lớn. Việt nhỏ. - Vương đại nhân lầm rồi. Vương đại nhân nên nhớ rằng, vua Thần-Nông sinh ra hai con. Ngài phong cho con lớn là vua Đế-Nghi làm vua phương Bắc, nay thành Trung-nguyên. Ngài phong cho con nhỏ là Lộc-Tục làm vua phương Nam, nay thành Đại-Việt. Vì vậy nay Bình-Nam vương làm chúa phương Bắc đương nhiên ở vai anh. Khai-Quốc vương làm chúa phương Nam, đương nhiên làm em. Lý do thứ nhì, xét về tuổi tác, Bình-Nam vương lớn hơn Khai-Quốc vương đến mười hai tuổi, xứng đáng làm anh cả, chứ đừng nói là anh. Đông-Sơn lão nhân đứng dậy chắp tay hướng hai vương: - Bần đạo lớn mật, dám xin đề nghị một điều. Từ khi mới gặp, Khai-Quốc vương thấy Đông-Sơn lão nhân, Minh-Thiên tuy bị võ lâm Đại-Việt đánh bại, mà cả hai luôn bàn nhiều điều có lợi cho tình hoà hảo Hoa, Việt. Nay lão muốn đề nghị, Vương vui lòng: - Xin đạo sư chỉ dạy. - Vương gia quá lời. Bần đạo nghĩ, sao hai Vương không kết làm anh em, có phải phúc cho hai tộc Hoa, Việt không? Mọi người đều vỗ tay hoan hô. Bình-Nam vương nắm tay Khai-Quốc vương: - Thiên duyên chúng ta gặp nhau. Lời của Đông-Sơn đạo sư thực phải. Ngô Cẩm-Thi sai bầy bàn thờ Phục-Hy, Thần-Nông, Nữ-Oa. Hương khói nghi ngút. Hai Vương cùng quỳ xuống khấn: - Hôm nay, ngày mười ba tháng mười một, năm Nhâm-Tý, bên Đại-Tống, niên hiệu Thiên-Thánh thứ năm. Bên Đại-Việt, niên hiệu Thuận-Thiên thứ mười tám. Triệu Nguyên-Nghiễm, Lý Long-Bồ xin thề trước liệt tổ Phục-Hy, Thần-Nông, thái mẫu Nữ-Oa rằng: Cả hai xin dùng hết sức mình tránh gây chiến tranh giữa hai nước. Cả hai cùng kết làm anh em. Ai bội phản lời ước này, sẽ chết dưới muôn nghìn gươm đao. Hai người hướng vào nhau, lạy bốn lạy. Khai-Quốc vương kêu: - Đại ca. Bình-Nam vương gọi: - Nhị đệ. Tùy tùng hai bên đều dơ tay thề theo. Thanh-Mai tiếp: - Về vấn đề kho tàng, kể từ nay bên Đại-Việt không tranh dành. Trái lại, bên Đại-Việt sẵn sàng giúp đại ca tìm kiếm. Tiểu muội nhắc lại, kể từ ngày hôm nay. Đại-Việt chỉ tìm kiếm khi Tống bỏ cuộc. Triệu Thành gật đầu: - Đa tạ nhị muội. Phạm Trọng-Yêm thành thực: - Bên phía Khai-Quốc vương, dường như không gặp khó khăn gì. Ngược lại bên Bình-Nam vương có nhiều vấn đề nan giải. Mong bên Đại-Việt trợ giúp. Thanh-Mai mỉm cười: - Việc của Bình-Nam vương là việc của Khai-Quốc vương. Hy-Văn tiên sinh đừng ngại ngùng. Xin cứ nói ra. Triệu Thành đưa mắt nhìn Mỹ-Linh: - Dường như Lưu hậu giữ chức vụ gì tối cao trong bang Nhật-hồ Trung-nguyên. Vì vậy bà có hành tung rất bí mật. Theo cô-gia nghĩ có lẽ bà bị kiềm chế bằng Chu-sa độc chưởng. Xin Công-chúa nói với Thân thế-tử trị cho Lưu hậu. Khi trị bệnh cho bà, công-chúa ra điều kiện Lưu hậu phải rút lui khỏi chính trường. Mỹ-Linh đưa mắt nhìn chú, hỏi ý kiến. Khai-Quốc vương gật đầu: - Đại ca! Đại ca thử nghĩ xem, có nên trị cho bà không? Bởi trị cho bà rồi, bà trở mặt thì sao? Không lẽ bấy giờ chúng ta lại dùng Nhật-hồ độc chưởng đánh bà? Đại ca cũng như đệ, đều theo học những thiền sư đạo cao, đức trọng, đâu có thể làm việc đó? - Ý nhị đệ thế nào? - Thôi thế này vậy: Đệ ở xa, không hiểu nhiều về Trung-nguyên. Đệ cho Mỹ-Linh, Thiệu-Thái theo giúp Vương huynh. Vương huynh coi chúng như con cháu, tùy nghi sai bảo. Nghe Khai-Quốc vương nói, Triệu Thành mừng qúa. Vương nắm tay Khai-Quốc vương gật mạnh, tỏ vẻ cảm ơn. Vương hỏi lại Khai-Quốc vương: - Dường như hiền đệ trên đường đi sứ Tống triều thì phải? - Đúng thế. Khi tới biên thùy được đại thần trong kinh ra đón với đoàn thị vệ. Đệ nhận thấy trong đoàn thị vệ có mười trưởng lão bang Nhật-hồ. Võ công họ thực cao thâm không biết đâu mà lường. Thế rồi khi đi đường bang Trường-giang xuất hiện. Trường-giang song quỷ chỉ đánh mấy chiêu đã bắt hết các trưởng lão bang Nhật-hồ đi. Phạm Trọng-Yêm kinh ngạc, mở to mắt ra: - Có việc đó ư? - Hơn thế nữa, bang Trường-giang bắt cả đại thần phụ trách tiếp sứ, cùng đoàn thị vệ. Cuối cùng họ bắt sứ đoàn dẫn đi tìm kho tàng. Triệu Thành cười: - Chắc họ bị đánh cho thua chạy dài. - Không, khi nhập Tống cảnh, đệ ra lệnh cho Thanh-Mai cùng năm trẻ tuyệt đối không được xử đụng võ công trên đất Trung-nguyên. Vì vậy đệ để cho họ bắt. Phạm Trọng-Yêm than: - Sự việc như thế này: Lưu hậu bị bang Nhật-hồ khống chế. Bà nhận mười trưởng lão giả làm thị vệ, hầu thi hành mạng lệnh của bà. Trong bang chỉ có bang trưởng, Tả, Hữu hộ giáo, ngũ sứ biết việc đó. Ngược lại Trường-giang song quái lại âm thầm qui phục Lưu hậu. Vì vậy Lưu hậu bầy ra trò cho bang Trường-giang bắt mười trưởng lão bang Nhật-hồ, ra cái điều triều đình đã hộ tống bằng lực lượng lớn, mà vẫn không bảo vệ được sứ đoàn. Trong khi đó bọn Trường-giang bắt sứ đoàn đi tìm kho tàng cho bà. Còn lực lượng bang Nhật-hồ đi đào kho tàng là hư. Phạm Trọng-Yêm đề nghị với Khai-Quốc vương: - Bây giờ xin Vương-gia cùng các vị nhập với sứ đoàn của Bình-Nam vương đi Biện-kinh. Hiện Lưu hậu thu dụng khá nhiều võ lâm cao thủ. Trong cuộc tranh tài Biện-kinh, người phía Đại-Việt trổ thần oai, tỉa bớt vây cánh của bà. Như vậy vừa tỏ cho bọn chủ xâm chiếm Đại-Việt kinh sợ, lại trợ giúp uy thế cho Vương-gia của chúng tôi. Trời dần sáng. Nắng ban mai chói chang trên núi rừng vàng úa. Ngô Cẩm-Thi mời mọi người đi nghỉ. Qua một đêm mệt mỏi, ai nấy lăn ra ngủ. Đến gần trưa, Thiệu-Thái, Đặng Đại-Bằng trở về ngôi dinh thự họ Ngô. Thiệu-Thái thấy năm ngư nhân ngồi với nhau một chỗ. Chàng nghĩ thầm: - Thì ra năm ngư nhân này vốn người nhà. Họ đi cùng với cậu mợ hai, hẳn không có ác ý gì với Lạc-long giáo. Chàng cùng Mỹ-Linh đến gần, chắp tay xá: - Năm vị huynh đệ! Hai vị trưởng lão của chúng tôi có chỗ vô phép với năm vị, bị năm vị bắt đi. Mong năm vị đại xá cho. Ngư nhân mũ đỏ cười khúc khích, y cầm chân ngư nhân mũ trắng giật mạnh. Chân đứt làm hai. Thiệu-Thái kinh ngạc nhìn lại: Thì ra đó chỉ là đôi guốc cao nghệu. Mỹ-Linh chửi thầm: - Mình đáng chết thực. Đám ngư nhân này toàn trẻ con. Chúng làm chân gỗ cao đi vào. Thành ra mình cứ tưởng rằng chúng dị hình: Mình ngắn, chân dài. Quái, chúng còn trẻ con, mà sao võ công kỳ diệu đến không tưởng tượng nổi. Cả năm ngư nhân cùng cười hô hố. Họ thè lưỡi nhát Mỹ-Linh. Mỹ-Linh nổi giận rút kiếm ra. Ánh kiếm loé lên, chân giả năm ngư nhân đều bị tiện đứt. Nàng uất nhất là ngư nhân mũ đỏ, bởi từ đầu tới cuối, nàng bị y trêu nhiều nhất. Kiếm vung lên, ngư nhân mũ đỏ đứng im không tránh. Mặt nạ rơi xuống. Mỹ-Linh á lên một tiếng. Y chính là Trần Tự-Mai. Nàng nổi giận: - Được lắm! Thì ra cậu. Suốt mấy ngày cậu trêu chị như thế đấy. Tự-Mai thè lưỡi ra nhát Mỹ-Linh. Mấy hôm nay, uất ức vì bị ngư nhân trêu chọc, làm nàng phải lo nghĩ, lao đao vất vả. Bây giờ nảy ra y chính là cậu em mà nàng yêu quý như yêu chính mình. Nổi giận, nàng vung kiếm lên hướng ngư nhân mũ trắng. Mặt nạ rơi xuống. Y chính là Tôn Đản. Nàng lia kiếm liên tiếp, hiện ra ngư nhân mũ đen là Lê Thuận-Tông. Ngư nhân mũ xanh là Hà Thiện-Lãm. Ngư nhân mũ vàng là Lê Văn. Cả năm bao vây nàng, thè lưỡi ra nhát. Mỹ-Linh uất quá, nàng quẳng kiếm xuống đất, chạy tới bờ suối bưng mặt khóc. Tự-Mai, Tôn Đản đuổi theo. Mỗi đứa cầm một cánh tay nàng, đưa lên miệng cắn bàn tay. Cả năm đứa xúm vào đấm lưng, bóp chân tay cho nàng. Trời sinh ra tâm tính Mỹ-Linh thuần hậu, lại thấm nhuần đạo Phật, vì vậy giận đấy, rồi lại bỏ qua. Nàng nắm tai Tôn Đản, Tự-Mai kéo thực mạnh, rồi cười: - Hai thằng này cầm đầu, chứ Thuận-Tông, Thiện-Lãm, Lê Văn cho ăn kẹo cũng không dám trêu bà chị. Tự-Mai chĩa ngón tay điểm một cái vào cùi chỏ Mỹ-Linh. Hai cánh tay nàng tê liệt. Nàng rùng mình hỏi: - Võ công này của các em, gọi là võ công gì vậy? Tự-Mai bóp sẽ tay Mỹ-Linh một cái, tay nàng hết tê. Nó cười: - Gọi là điểm huyệt. - Các em học ở đâu vậy? - Anh cả, chị Thanh-Mai với bọn em mới chế ra đấy thôi. Mỹ-Linh vẫy tay kéo năm cậu em phá trời lại gần, rồi hỏi: - Phép điểm huyệt như thế nào? Mau nói cho chị nghe. Bằng không thì ốm đòn. Tự-Mai quay lưng lại phía Mỹ-Linh: - Chị ngon quá ta! Muốn hỏi người ta, mà lại hăm dọa ư? Không nói. Nhất định không nói. Mỹ-Linh đấu dịu: - Thôi Tự-Mai ngoan như con hùm, Tự-Mai dễ thương như con gấu chó. Tự-Mai dịu dàng như con đười ươi. Tự-Mai nói cho chị nghe đi. - Chị phải đấm lưng cho em, em mới nói. Mỹ-Linh nắm hai tay đấm lưng cho Tự-Mai. Trong khi đó Thuận-Tông, Thiện-Lãm đấm lưng cho nàng. Tôn Đản, Lê Văn hái hoa cúc dại kết lại thành vòng đeo lên cổ Mỹ-Linh. Tự-Mai khoan thai kể. Đoạn trên kể hành trạng của Thiệu-Thái, Mỹ-Linh khởi hành từ Thăng-long. Vậy cũng trong thời gian đó Khai-Quốc vương, Vương-phi và 5 trẻ làm gì? Xin đọc đoạn dưới. Sau hôm đại hội Thăng-long, Thuận-Thiên hoàng-đế cử lễ cưới linh đình cho Khai-Quốc vương với Thanh-Mai. Thanh-Mai được phong Vương phi ngay từ lúc làm lễ bái Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Mọi việc xong xuôi, Thuận-Thiên hoàng-đế, thể theo ý kiến Trần Tự-An, để Khai-Quốc vương đi sứ Trung-quốc hầu kết thân với nhân sĩ, võ lâm Tống. Bằng mọi giá phải cho họ biết Đại-Việt vốn yêu hoà bình. Tống, Việt có cùng tổ tiên, không thể tiếp tục gây chiến. Đối với bọn chủ chiến quá khích, cần sao để họ hiểu tộc Việt không thiếu nhân tài. Nếu họ muốn gây ác cảm với ta, ta há sợ sao? Phía Khai-Quốc vương, Tạ-Sơn đã cho Mỹ-Linh, Thiệu-Thái thi hành một phần kế hoạch, bám sát Triệu Thành. Bảo-Hòa, Thông-Mai lên Bắc-biên, thống nhất 207 khê động, sau đó sang Lưỡng-Quảng, cùng đi tìm kho tàng. Vương phối trí Lê Ngọc-Phách, Lê Thiếu-Mai để cho Tống bắt cóc. Hầu thi hành một phần kế hoạch khác. Vương lại sai hai bang trưởng bang Hồng-hà Sử Anh, bang Đường-lang Tào Minh, thi hành phần khác kế hoạch. Sau khi phối trí xong, vương truyền trao việc Khu-mật viện cho sư phụ Huệ-Sinh, thêm quốc trượng Trần Tự-An làm cố vấn. Tạ Sơn trực tiếp điều khiển. Tổng trấn Trường-yên cho Ngô An-Ngữ. Việc thống lĩnh mười đạo quân cho Lê Phụng-Hiểu, Lý Nhân-Nghiã, Dương Bình, Quách Thịnh. Vương dẫn Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lãm lên đường Bắc-du. Trong khi dự lễ cưới Khai-Quốc vương, Hồng-Sơn đại phu, với tư cách người đỡ đầu cho Vương, cùng phu nhân Lâm Huệ-Phương về ngồi ghế chủ vị. Lê Văn cùng ngang tuổi với đám Tôn Đản. Gặp nhau, thân nhau ngay. Thế là Thuận-Thiên cửu hùng thành thập hùng. Khai-Quốc vương cùng Vương-phi lên đường. Tùy tùng chỉ có năm ông mãnh Tôn Đản, Tự-Mai, Thiện-Lãm, Thuận-Tông, Lê Văn. Vương định khi đến Bắc-biên, họp với vua bà là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hoà, phò mã Thân Thừa-Quý. Rồi mới sang Tống, Đại-lý. Vương đem theo năm cặp chim ưng làm phương tiện liên lạc. Thủ đô Bắc-biên đóng ở động Giáp. Khi còn cách xa động Giáp hơn mười dặm, đôi chim ưng bay trên trời kêu lên mấy tiếng vui hoà. Tự-Mai chỉ lên trời nói lớn: - Kìa đoàn chim ưng Bắc-biên đang tiếp đón chúng ta kìa. Mọi người nhìn lên trời, quả có năm đoàn chim ưng đang bay tới. Năm đôi chim ưng gặp bạn, lập tức kêu mấy tiếng chào đón, rồi bay trở lại. Tự-Mai ngửa mặt lên trời đếm. Nó la lớn: - Có năm đoàn, mỗi đoàn mười con. Đoàn chim ưng lượn một vòng trên đầu phái đoàn, rồi cùng ca hót nhịp nhàng. Vương nói với Thanh-Mai: - Bà chị hai dàn quân đón chúng mình đấy. Thanh-Mai vốn kính phục bà chị chồng từ lâu. Lòng nàng rộn lên, vì sắp gặp vua Bà Bắc-biên. Nàng chỉ về phía trước: - Kìa, chị hai tới kìa. Vua Bà cỡi trên bành voi trắng. Có tàn vàng che. Thân phò-mã cỡi ngựa ô đi cạnh. Phía sau, một đoàn hổ, báo, voi, đười ươi, chó sói, hàng lối ngay thẳng. Khác với Khai-Thiên vương thích lễ nghi, kiểu cách. Khai-Quốc vương giản dị, đơn sơ. Vương hỏi chị: - Cú rừng với Thanh-Trúc về chưa? - Về rồi. Không biết cậu sai chúng làm gì. Chị hỏi, chúng chỉ lắc đầu. Chúng mệt quá đi không nổi, vừa tới nhà cả hai lăn ra ngủ như chết. Vừa rồi có tin cậu mợ tới, cho đánh thức. Chúng vẫn nằm trèo queo ra ngủ. Nghe chị kể, Vương bật cười: - Chúng mệt thực chứ không phải mệt giả đâu. Hai đứa lê được về đến đây, em cho rằng may lắm rồi. Phò mã Thân Thừa-Quý ghé tai Vương hỏi: - Cậu định sao về Thiệu-Thái, Mỹ-Linh cùng Thiệu-Cực với Thanh-Trúc. Chúng ngang tuổi nhau, lại cùng một chí hướng. Cậu thả chúng đi với nhau như vậy, ắt chúng có tình ý. Mà có tình ý, liệu cậu chu toàn cho chúng được không? - Sao lại không? Anh chị phải hiểu rằng tuổi chúng còn nhỏ, mà hành sự mẫn cán như thế, không phải do tài năng, mà do sự cố gắng hiệp đồng lứa đôi. Một Thiệu-Thái thành công năm, một Mỹ-Linh thành công năm. Hai đứa hợp lại kết quả không phải năm với năm là mười, mà thành hai mươi lăm. Em mong cho chúng thương yêu nhau còn không được. - Cậu chấp thuận tình trạng trai gái tương thuận không cần cha mẹ sao? Luật nước rất nghiêm. Thời bấy giờ trai gái tuyệt đối không được gần nhau. Việc hôn nhân, cha mẹ hoàn toàn định đoạt, con cái chí được hỏi ý kiến mà thôi. Dân chúng đã vậy. Huống hồ Mỹ-Linh, Thiệu-Thái ở vai Công-chúa, Thế-tử, mà phạm tội, e khó châm chước. - Chúng đâu có phạm luật nước? Em được phu- hoàng ủy quyền coi Khu-mật viện. Khi chúng tuân lệnh em tức tuân chỉ phụ-hoàng. Trong khi ban lệnh, em đã dự trù trường hợp này xẩy ra rồi. Như thế chúng thương yêu nhau, cũng do tuân chỉ mà thành. - Liệu cậu cả có đồng ý không? - Không đồng ý cũng phải đồng ý. Ông ấy đem Mỹ-Linh cho em làm con. Như vậy em toàn quyền gả chồng. Rể em chọn là Thiệu-Thái. Còn Thiệu-Cực với Thanh-Trúc, chính em tìm cách ghép lại đấy chứ. Thân phụ Thanh-Trúc trao nó cho em. Em định liệu hết. Vào kim trướng dinh tổng trấn Bắc-biên. Các quan văn võ của triều đình Bắc-biên tề tựu đầy đủ. Lễ nghi tất. Triều đình Bắc-biên không tổ chức như triều Lý, triều Tống, mà giữ nguyên như triều đình Lĩnh-Nam. Trước hết trên có vua Bà, rồi tới tam công gồm tư đồ, tư không, tư mã. Dưới có lục vị thượng thư. Triều đình thống lĩnh 207 khê động, coi như 207 nước nhỏ. Mỗi khê động có tổ chức riêng biệt. Nguồn gốc khê động do di sản thời Lĩnh-Nam còn lại. Thời vua Hùng phong cho một trăm con cai trị trăm vùng khác nhau, bao quát từ phía Nam núi Ngũ-lĩnh xuống tận cùng biển Nam-hải. Ngày nay gồm Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam bên Trung-quốc. Toàn bộ lãnh thổ Việt-nam, Thái-lan, Cao-miên, Ai-lao hiện tại. Sau đó các Hoàng-tử lại cắt lãnh thổ mình thành nhiều mảnh nhỏ phong cho con cháu. Mỗi mảnh đó, do một lạc hầu cai trị, theo chế độ cha truyền con nối. Khi vua Trưng thành đại nghiệp, vẫn duy trì chế độ đó. Mã Viện chiếm được Lĩnh-Nam, y bãi bỏ chế độ lạc hầu, lạc tướng, vì đó là nguồn gốc duy trì tinh thần tộc Việt. Nhưng Viện chỉ thành công ở vùng đồng bằng. Còn vùng núi non, các lạc hầu vẫn biên thùy một cõi. Truyền đến đời Lý, còn 207 lạc ấp, sử gọi là khê động, nằm trấn biên giới phía Bắc Đại-Việt. Đây là thành trì bảo vệ biên giới Hoa-Việt trong hơn nghìn năm Bắc thuộc không bị đồng hoá. Các khê động vẫn giữ tinh thần cũ, họp nhau, tôn một phụ nữ làm vua. Thời vua Đinh, Lê vẫn tôn trọng, không đổi. Khi vua Lý Thái-Tổ lên ngôi, phong con gái thứ nhì làm: Lĩnh-Nam bảo quốc hoà dân công chúa gọi tắt bằng danh xưng công chúa Bảo-Hoà, gả cho Thân Thừa-Quý. Công chúa dùng đức, thống nhất khê động, được tôn làm vua Bà Bắc-biên. Về quân đội, Bắc-biên có hai loại. Một là quân của các động chủ, lạc hầu. Loại quân này, vừa làm ruộng, vừa tuần phòng trộm cắp. Hai là quân của Bắc-biên, có năm đạo mang tên Tiền-đạo, Tả-đạo, Hữu-đạo, Trung-đạo và Hậu-đạo. Mỗi đạo có bẩy ngàn hai trăm người. Đơn vị nhỏ nhất là một Thập, gồm mười người. Ba thập Bộ, một thập Kị, một thập Thú thành một Lượng. Ba lượng Bộ, một lượng Nỏ thành một Đội. Mỗi đội có hai trăm người. Một Lữ có ba đội Bộ, một đội Kị, một đội Thú. Cộng tám trăm người. Một Sư có ba Lữ. Một Đạo có ba Sư. Ngoài ra còn ba Thủy-đội, và đạo Tế-tác hơn nghìn người. Tổng cộng năm vạn. Trong đại sảnh đường, hơn 207 Động-chủ khê động đều tề tựu, chờ đón Vương. Vương ngỏ lời chào mừng các Động-chủ rồi nói: - Lãnh thổ tộc Việt hiện giờ chia làm nhiều khu vực khác nhau. Thuộc hẳn Tống như Quảng-nam lộ. Quảng-nam lộ chia làm hai khu vực Quảng-nam Tây-lộ, Quảng-nam Đông-lộ. Thường gọi tắt bằng Quảng-Tây, Quảng-Đông. Tây-Bắc Quảng-nam lộ thuộc Đàm-châu, khu vực đất linh phát tích tộc Việt cũ, tức Trường-sa, hồ Động-đình. Sau gần nghìn năm Bắc thuộc, tộc Việt tại đây đã nhiều lần nổi lên dành tự chủ được một thời gian, rồi bị xâm chiếm. Vương ngừng lại cho cử tọa theo kịp, rồi tiếp: - Khu phía Tây, tức lãnh thổ Tượng-quận cũ. Người Việt nổi lên thành lập nước Đại-lý, trải mấy trăm năm. Họ Đoàn được tôn lên làm vua. Các vua đời trước, đã nhiều công liên lạc tộc Việt tại những vùng khác, mong thống nhất, mà chưa đạt được. Phía Nam gồm hai nước Chiêm-thành, Chân-lạp. Thời Triệu Đà chiếm Âu-lạc, các Lạc-hầu phía Nam Nhật-Nam dựa vào núi non hiểm trở, hùng cứ một phương, rồi thành lập hai nước. ... Cho đến thời Lĩnh-Nam, vua Trưng thành đại nghiệp, cử sứ vào bàn việc thống nhất. Vua Chiêm từ chối, vì nghĩ rằng mình vốn nhỏ bé, thống nhất sẽ bị Lĩnh-Nam khống chế. Chiêm-vương còn đem quân giúp Hán đánh phía sau Lĩnh-Nam, bị anh hùng Lại Thế-Cường, Trương Thủy-Hải, Trương Đằng-Giang đánh bại. Chân-lạp ở phía Nam Chiêm-quốc, thành ra không thể thống nhất với Lĩnh-Nam. Vương đưa mắt nhìn bộ tộc Thái, rồi tiếp: - Tộc Việt giữ được nguyên thủy tính hiền hoà phải kể giòng Thái, hậu duệ của ngài Lang-Tiêu, tổ bánh chưng, bánh dày. Giòng Thái hiện chiếm đa số ở Đại-lý, và bao trùm vùng Lão-qua, Xiêm-la. Các nơi ấy, thành lập hai nước khác nhau. Tuy hai nước khác, song họ vẫn là con rồng cháu tiên như chúng ta. Vương nhìn phò mã Thân Thừa-Quý: - Lạc hầu, Lạc tướng các nơi đều đã biến mất, để thành quốc-gia. Duy khu vực Bắc-biên ta, vẫn duy trì được Lạc-hầu, nay gọi bằng danh xưng khê động. Bây giờ tôi muốn biết rõ tình hình 207 khê động ra sao? Thân Thừa-Quý vẫy tay ra hiệu. Hai viên quan đem ra cuộn trục lớn, treo lên trên tường. Trục lụa mở ra, trên vẽ tấm bản đồ Bắc-biên lớn hơn cái chiếu. Ông chỉ lên bản đồ: - Bắc-biên bao gồm toàn thể khu rừng núi phía Bắc Đại-Việt. Kể từ bể, Bắc giáp châu Khâm thuộc Quảng-Tây lộ, chạy dài sang Tây thuộc châu Ung, rồi tới Đại-lý. Như vậy biên giới Bắc-biên hai phần giáp Tống, một phần giáp Đại-lý. Phần giáp Tống hoàn toàn thuộc Quảng-Tây lộ. Trong năm thiếu niên theo Khai-Quốc vương, Lê Thuận-Tông vốn tính thâm trầm nhất. Trong những ngày ở Thăng-long, nó ăn ở ngay trong Khu-mật viện, ngày đêm đọc các tấu chương về Bắc-biên. Nó dơ tay xin hỏi: - Thưa Phò-mã! Trước kia Đại-lý, Quảng-Tây đều thuộc lãnh thổ mình. Thời vua Trưng, từ Tả-giang, Hữu-giang trở xuống thuộc Giao-chỉ. Sự phân chia biên giới hiện thời do đâu mà có. Có từ bao giờ? Mà đến nỗi biên giới Đại-Việt phải lùi xuống Nam đến hơn hai trăm dặm như vậy? Mọi người trố mắt nhìn đứa trẻ tuổi mười lăm, mười sáu, mà có câu hỏi thực sâu sa. Thân Thừa-Quý đáp: - Cháu hãy nhìn hai con sông Tả-giang, Hữu-giang. Từ biên giới Hoa-Việt đến đây thuộc đồng bằng. Thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng thuộc Giao-chỉ. Sau khi Mã Viện chiếm Lĩnh-Nam, y vẫn duy trì biên giới đó. Thuận-Tông hỏi tiếp: - Cháu có thắc mắc nữa. Từ khi Tống lên ngôi, họ thường sai sứ sang tìm di tích cột đồng trụ trên lãnh thổ Đại-Việt. Mà hồi Mã Viện chiếm Lĩnh-Nam. Y trồng một cây đồng trụ ở biên giới Quế-lâm và Giao-chỉ. Bấy giờ biên giới là sông Hữu-giang. Vậy muốn tìm cột đồng trụ, phải tìm ở khu này, chứ có đâu ở mãi vùng biên giới hiện tại? Suy luận của Lê Thuận-Tông làm cả đại sảnh đường đều mở to mắt ra kinh ngạc. Chính Khai-Quốc vương cũng tự chửi thầm: - Người xưa nói rằng: Lời trẻ con ứng như thần ứng không sai. Ừ nhỉ, bao lần sứ Tống sang kiếm truyện đòi tìm cột đồng trụ, hầu định biên giới Hoa-Việt, mà cả triều đình không tìm ra lẽ từ chối. Bây giờ Thuận-Tông mới khai sáng ra. Lần sau họ sang, đuổi họ về vùng Tả-giang mà tìm. Thân Thừa-Quý tiếp: - Biên giới hiện tại bắt đầu từ thời vua Ngô. Trước đó, Hoa-Việt không có biên giới. Vì tất cả đều thuộc Hoa, thì phân ra làm gì? Khi vua Ngô đánh đuổi Nam-Hán, chúng chạy về Bắc, vượt qua núi non hiểm trở thì ngừng lại. Vua Ngô muốn đem quân truy kích lên Tả-giang, nhưng đem quân qua rừng núi, rất khó khăn. Trong khi vùng Tả-giang thuộc đồng bằng thông với lãnh thổ Nam-Hán. Quân Nam-Hán dễ dàng tấn công ta. Vì vậy từ đó về sau biên giới Hoa-Việt lấy vùng núi non làm ranh giới. Ông chỉ lên bản đồ tiếp: - Ta có 207 khê động. Tất cả thuộc Việt tộc. Thường mỗi trại do một họ sinh sống. Nhưng những khê động gần Tống, thường bị quan Tống uy hiếp, nên trại trưởng theo Tống. Quanh những khê động này, Tống cho đồn quân đề phòng. Đây, kể từ biển, các động Hợp-phố, Như-tích, Để-trạo bị Khâm-châu khống chế, thành ra thuộc Tống. Còn trại Vĩnh-an, thuộc Việt. Đau một điều cả bốn trại đều thuộc họ Hoàng. Do Hoàng Lư thống lĩnh. Họ Hoàng rất trung thành với Đại-Việt. Kế tiếp trại Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh bị Ung-châu khống chế. Mà những trại đó, cũng như những châu bên Đại-Việt như Tô-mậu, Na-dương, Đình-lập, An-châu đều do họ Vi sinh sống. Thủ lĩnh hiện thời là Vi Thủ-Đan. Hôm nay Vi huynh có về đây họp, xin Vi huynh trình bầy với Khai-Quốc vương. Một trung niên nam tử, thân thể hùng vĩ đứng dậy hành lễ với cử tọa, rồi nói: - Họ Vi chúng tôi đời đời sống trong vùng bẩy châu Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh, Tô-mậu, Na-dương, Đình-lập, An-châu. Bốn châu sau thuộc Đại-Việt, vì vậy chúng tôi tổ chức thống nhất thành châu Tô-mậu, cai quản ba động Na-dương, Đình-lập, An-châu. Còn ba động Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh thuộc Tống, họ chia rẽ, không cho thống nhất. Đã vậy họ bắt học tiếng Quảng, không cho học, nói tiếng Việt. Vì vậy lâu ngày, ba châu này gần như thành người Hoa cả. Khai-Quốc vương hỏi: - Tôi nghe thủ lĩnh bốn châu Vĩnh-bình, Tây-bình, Lộc-châu thuộc Ung-châu bên Tống, mà nhất định chống Tống. Việc đó ra sao? Một trung niên nam tử, dáng người như thư sinh đứng dậy hành lễ: - Thần Vi Đại-An xin tham kiến Vương-gia. Đúng như Vương-gia phán. Quan nhà Tống không cho thần thống nhất bốn châu thuộc quyền. Thần nhất định cãi, tổ chức thống nhất quân đội, giáo dục, thương mại. Cho nên hiện quan Tống đang đe dọa. Mong Vương-gia định liệu cho. Khai-Quốc vương vừa dứt lời, cử tọa vỗ tay vang dội. Vương tiếp: - Bốn châu của Vi Đại-An tiếp giáp với Lạng-châu, Quang-lang, Môn-văn, Vạn-nhai của Đại-Việt. Bốn châu này hiện do ai thống lĩnh? Thân Thừa-Quý chỉ vào một người mặt đen như nhọ chảo, nhưng giống ông như hai giọt nước. Ai trông thấy cũng biết là hai anh em: - Thống lĩnh bốn châu này là chú Thân Thừa-Phú. Chú Phú hiện lĩnh chức Binh-bộ thượng-thư Bắc-biên. Thân Thừa-Phú đứng dậy hành lễ. Khai-Quốc vương hỏi vua Bà Bắc-biên: - Em nghĩ anh Phú lĩnh chức Binh-bộ thượng-thư quá bận rộn. Vậy ta cho thống nhất năm châu của anh với bốn châu của Vi Đại-An làm một, trao cho Vi Đại-An cai quản. Như vậy thử xem quan Tống có dám gây sự không? Nếu họ gây, anh Phú lấy cớ bảo vệ đất mình, mang đại quân ra chống. Nùng Dân-Phú chỉ lên bản đồ: - Họ Nùng của thần sinh sống trong châu Thất-nguyên bên Đại-Việt gồm bẩy mươi động. Châu Thái-bình gồm ba mươi sáu động thuộc Ung-châu nhà Tống. Do vậy mới có nạn chia ra Nùng Việt, Nùng Tống. Lại còn nạn Nùng Quảng-nguyên, Tư-lãng nữa. Khai-Quốc vương kinh ngạc: - Tại sao còn có nạn ấy? Thân Thừa-Quý đáp: - Họ Nùng rất lớn, còn sống ở vùng Quảng-nguyên, Tư-lãng, Thượng-dung, Hạ-dung. Bốn châu này thống thuộc Lưu Nguyên. Lưu Nguyên tuy người Việt, nhưng được Tống phong chức. Lão cai trị ba châu Hoành-sơn, Ôn-nhuận, Qui-hoá. Nghiã là y cai trị bốn châu thuộc Việt, ba châu thuộc Tống. Trong bốn châu đó họ Nùng sinh sống. Ba châu sau họ Lưu sinh sống. Hiện y bị đau nặng. Theo luật lệ, y cho tổ chức đấu võ, tuyển người thay thế. - Thể lệ tuyển như thế nào? - Tất cả thiếu niên tuổi từ mười hai, tới mười bẩy, con cháu của dân chúng trong 207 khê động đều được tham dự. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 23 Chính sách Bắc-cương Tự-Mai ngồi im từ nãy đến giờ. Chợt nó hỏi: - Phò mã! Bao giờ tuyển võ đài? - Chỉ còn hai tháng nữa? - Theo Phò-mã, kỳ này những ai hy vọng thắng cuộc? - Khó biết lắm. Có ít nhất mười người ghi danh. Còn phải chờ đến giờ chót. Thân Thiệu-Cực chỉ vào Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lãm hỏi vua Bà Bắc-biên: - Mạ mạ! Hai em này được mạ mạ nhận làm con nuôi. Vậy chúng có thể tranh võ đài làm châu trưởng không? Thiệu-Cực khác hẳn Thiệu-Thái. Thiệu-Thái chậm chạp, mô phạm, đạo mạo. Ngược lại Thiệu-Cực tinh khôn linh lợi, phàm hành sự không câu nệ tiểu tiết, miễn thành công thì thôi. Thường ngày chàng gọi bọn Tôn Đản, Tự-Mai, Thuận-Tông, Thiện-Lãm, Lê Văn bằng danh tự: Năm thằng giặc trời, năm ông mãnh, năm ông thiên lôi. Nhưng đôi khi làm việc, chàng gọi chúng bằng em, rất ngọt ngào. Câu hỏi của Thiệu-Cực làm mọi người tỉnh ngộ: - Ừ nhỉ? Tại sao không cho hai đứa này tham dự? Thân Thừa-Quý tiếp: - Còn nữa, châu Bảo-lạc bên Đại-Việt, giáp với châu Lôi-hoả, Đặc-ma bên Tống. Cả ba châu hiện do họ Hoàng thống lĩnh. Thành ra họ Hoàng chân trong chân ngoài, nửa Tống, nửa Việt. Vì vậy Hoàng Sùng-Anh muốn rút lui. Y cũng tổ chức võ đài vào cùng ngày, tuyển người thay thế. Khai-Quốc vương quyết định: - Tất cả 207 khê động đều thuộc Đại-Việt. Chúng ta không thể để cho bọn biên thần nhà Tống làm lộng. Hôm nay, tôi quyết định như thế này. Mọi người im lặng, nghe vương ban chỉ dụ. Vương tiếp: - Chúng ta có bẩy điều cần ghi nhớ. Vương chỉ Hoàng Lư: - Thứ nhất. Các châu bị Tống khống chế như Hợp-phố, Như-tích, Để-trạo thuộc Khâm châu, cùng các châu Vĩnh-an, Triều-dương, Miếu-sơn thống nhất làm một. Xin Hoàng huynh thống lĩnh cho. Hoàng Lưu đứng dậy chắp tay lĩnh mệnh. - Thứ nhì. Các châu Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh bị Ung châu khống chế hợp với các châu Tô-mậu, Na-dương, Đình-lập, An-châu bên Đại-Việt, thống nhất làm một. Xin Vi Thủ-Đan huynh thống lĩnh cho. Vi Thủ-Đan đứng dậy lĩnh mệnh. - Thứ ba. Các châu thuộc Tống khống chế như Vình-bình, Tây-bình, Lộc-châu, Tư-lăng trước do Vi Đại-An thống lĩnh. Các châu trên tiếp giáp với Lạng-châu, Quang-lang, Môn-văn, Vạn-nhai, trước do Thân Thừa-Phú thống lĩnh. Nay thống nhất tám châu, do Vi Đại-An thống lĩnh, Thân Thừa-Phú làm phó. Tài, đức, võ công Vi Đại-An thua Thân Thừa-Phú xa. Dân chúng, tài nguyên của bốn châu thuộc y không thể so sánh với bốn châu của Thừa-Phú. Nay y được coi cả tám châu, được đặt lên trên Thừa-Phú, y mừng vô vùng, vội chắp tay tạ Khai-Quốc vương. Trong khi đó, Thừa-Phú lại hiểu rằng: - Mình cầm quân toàn vùng Bắc-biên, mà thống nhất đất mình với Đại-An, có khác gì đem đất y cho mình? Vì vậy Thừa-Phú vui mừng hiện lên nét mặt. - Thứ tư. Châu Quảng-nguyên, Tư-lãng, Thượng-dung, Hạ-dung, Thất-nguyên, Ân-tình thuộc Đại-Việt thống nhất với châu Thái-bình do Tống khống chế trao cho lão sư Nùng Dân-Phú thủ lĩnh. Nùng Dân-Phú cung tay hành lễ. Khai-Quốc vương tiếp: - Thứ năm. Ai muốn kết tội Lưu Nguyên thế nào thì kết. Cô-gia quyết định đem các châu bị Tống khống chế là Hoành-sơn, Ôn-nhuận, Qui-hoá, Lôi-hoả, Đặc-ma thống nhất với châu Bảo-lạc bên Đại-Việt, trao cho Lưu Nguyên thống lĩnh. - Thứ sáu. Đối với triều Tống, ta hoàn toàn mềm dẻo, tiến cống, dùng hậu lễ, lời khiêm tốn, để giữ hoà hiếu. Còn đối với bọn biên thần hung hăng. Một mặt ta thẳng tay dùng sức mạnh khiến chúng ghê sợ. Mỗi khi một viên quan mới tới, cần điều tra tính tình y ra sao? Quê quán ở đâu? Nếu trị chúng tại biên giới khó khăn, ta sai người về kinh phao vu chúng ăn hối lộ, để các quan trong triều dèm pha chúng. Tôn Đản dưa tay xin nói. Vương hỏi: - Em có ý kiến gì? - Đối với bọn kinh tởm này, chúng ta có nên cho người vào thành ám sát vợ con chúng hay không? Có nên cho người về quê chúng đào mồ cuốc mả cùng giết cha mẹ chúng hay không? Khai-Quốc vương cúi đầu suy nghĩ. Chợt vương ngửng đầu dậy, tỏ vẻ cương quyết: - Ta lấy võ đạo thời Lĩnh-Nam: Cái thân còn không tiếc. Tiếc chi cái tiếng vô danh hão. Nếu cần, ta làm bất cứ việc gì, miễn giữ được nước. Cử toạ vỗ tay rung động hội trường. Vương tiếp: - Thứ bẩy. Mọi việc, đều đo triều đình Bắc-biên tự quyết. Trừ những gì quá sức, mới phải tấu về Thăng-long. Vua Bà Bắc-biên đứng lên nói: - Các Khê-động của ta nằm suốt một giải phía Tây-Nam Quảng-Tây lộ đều bị Tống chiêu dụ, đe dọa mà theo họ. Trong thời gian qua, chúng ta đã mất 57 khê động. Con dun đạp mãi cái đầu phải quằn. Ta không thể chịu được nữa. Với bẩy điểm Khai-Quốc vương ban ra, tôi quyết định như thế này. Mọi người hồi hộp, im lặng theo dõi. - Tư-mã Bắc-biên Thân Thừa-Phú điều Tiền-đạo yểm trợ Động-chủ châu-mục Hoàng Lư. Châu mục Hoàng Lư cho mời tất cả thủ lĩnh khê động thuộc Tống, Việt tới họp, ban bố chính sách, yêu cầu động Hiệp-phố, Như-tích, Để-trạo về với Đại-Việt. Ai không tuân, ta cho quân tiến vào, truất phế động chủ xuống, lập người khác lên thay. Hoàng Lư hỏi: - Nếu quân Tống đóng gần đó can thiệp thì sao? - Động chủ khỏi lo. Việc xâm lấn mình do bọn hiếu chiến trong triều Tống. Đứng đầu là Lưu hậu với Tào Lợi-Dụng, Trương Sĩ-Tổn, Lý Điệt, Vương Tùy, Lý Ty, Vương Đức-Dụng. Vì vậy bất cứ việc gì biên quan cũng phải tấu về cho An-vũ sứ Quảng-Tây. An-vũ sứ Quảng-Tây chuyển về triều. Triều đình nghị sự xong rồi ban lệnh. Tấu chương đi, lệnh trở về ít nhất bốn tháng. Trong bốn tháng đó, biên quan Tống muốn dùng vũ lực thì ta đã tổ chức xong nội trị các khê động mới chiếm lại. Họ muốn can thiệp phải dùng trọng binh. Với chức An-vũ sứ, họ không đủ khả năng. Vả nếu biên thần Tống làm liều xua quân can thiệp, thì cánh Tiền-đạo của ta sẽ phản ứng. Bà ngừng lại suy nghĩ, rồi tiếp: - Thiệu-Cực điều Tả-đạo đến đóng tại phía Nam châu Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh, yểm trợ cho châu mục Vi Thủ-Đan. Châu-mục Vi Thủ-Đan cũng làm tương tự như châu mục Hoàng Lư. Bà chỉ lên bản đồ: - Khu Thái-bình, tôi nghĩ lão sư Nùng Dân-Phú dư sức ép châu trưởng trở về với Đại-Việt. Chỉ có khu Vình-bình, Tây-bình, Tư-lăng hơi khó. Tôi đã sai Thân Bảo-Hòa cùng Trần Thông-Mai tiến quân vào từ hôm qua. Mọi việc tốt đẹp. Nùng Dân-Phú thắc mắc: - Tôi mới nhận được tin lạ, rất quan trọng, xin tâu cùng vua Bà. - Xin lão sư cứ nói. - Từ hơn tháng nay một số biên quan Tống gặp không biết bao nhiêu tai bay vạ gió. Kẻ tự nhiên trúng độc lăn ra chết, người thì bị ám sát. Cũng có kẻ con bị giết, vợ bị bắt cóc đi. Lại có kẻ nhà cửa ở quê quán bị cháy rụi. Mà những viên quan đó đa số thuộc phe Lưu hậu, chủ chiếm Đại-Việt. Như viên tướng chỉ huy trại Thái-bình của Tống không hiểu tại sao bị gian nhân ám sát ngay tại trại quân. Y bị chưởng lực cực kỳ bá đạo đánh, cơ thể còn nguyên, trong khi tạng phủ nát nhừ. Tướng chỉ huy trại Hợp-phố cũng bị ám sát bằng chưởng lực, xương bị nát ra như bột. Hai tướng này đều thuộc phe chủ xâm lăng ta. Quân sĩ trong hai đồn đều cho rằng gian nhân do An-vũ sứ Quảng-Tây sai giết, để cử người thân thay thế. Khai-Quốc vương gật đầu: - Họ giết lẫn nhau như vậy càng hay cho ta. Dưới chỗ ngồi, Lê Văn hỏi sẽ Tự-Mai: - Anh nghĩ sao? - Chú khờ qúa. Chưởng lực bá đạo như vậy chỉ bà Bảo-Hòa mới có. Tuy hôm nay anh cả mới quyết định về chính sách Bắc-cương, mà thực ra anh đã cho bà Bảo-Hòa với ông Thông-Mai thi hành trước rồi. Tôi sợ giờ này tất cả các biên thần chủ xâm lăng Đại-Việt không bị bị giết chết, thì vợ con cũng bất toàn. Lê Văn lắc đầu: - Hơi ác. - Đối với bọn cướp nước, ác gì mình cũng phải làm. Buổi họp chấm dứt, theo thông lệ vua Bà Bắc-biên hỏi cử tọa: - Ai có cao kiến gì khác không? Tự-Mai đứng dậy xin phát biểu. Các thủ lĩnh Bắc-biên đến họp, họ hơi ngạc nhiên khi thấy năm đứa trẻ từ Thăng-long lên cũng được ngồi tham dự. Hỏi ra được biết chúng là em kết nghĩa của Khai-Quốc vương với Vương-phi. Họ cho rằng nhờ thế Vương, đám trẻ được nâng lên. Nào ngờ trong khi họp, chúng kiến giải sự việc minh mẫn, phát trình bày có căn bản vững chắc, lý luận mạch lạc. Bây giờ thấy Tự-Mai phát biểu ý kiến, họ lắng tai nghe. Vua Bà Bắc-biên hỏi: - Trần công tử có cao kiến gì? - Hồi nãy Khai-Quốc vương đang ban chỉ dụ, cháu không dám xen vào. Bây giờ cháu xin đưa ra một số chi tiết về chính sách của ta đối với Tống. Ý kiến này chỉ phụ với ý kiến của Vương mà thôi. Đa số thủ lĩnh Bắc-biên đều đã dự đại hội đại hội Thăng-long, họ đã thấy võ công Tự-Mai rất cao cường, lại can đảm, mưu trí khác thường. Vì vậy họ đều lắng tai nghe. Tự-Mai nói thực lớn: - Nhiều người trong chúng ta thường coi người Hoa như những kẻ thù truyền kiếp. Nhất là gần đây, Hồng-thiết giáo nêu khẩu hiệu bài Hoa. Hễ đi đến đâu có người Hoa, lập tức thẳng tay chém giết. Bọn du thủ du thực nhân đó đốt nhà cướp của Hoa-kiều thực tàn nhẫn vô cùng. Họ không cần biết đến người Hoa phải tha phương cầu thực, sang kiều ngụ ở bên ta chẳng qua vì phải trốn tránh bọn vua quan tàn ác. Họ chăm chỉ làm việc, nên ít lâu sau trở thành giầu có. Hồng-thiết giáo thù hận họ về việc này. Ngu! Thực ngu hết chỗ nói. Họ làm việc, xây nhà, phá rừng tuy tư hữu của họ. Nhưng tài sản ấy có phải của Tống đâu? Chung qui vẫn của Việt mình. Rút cục, họ chỉ ăn ngày có hai bữa cơm. Giết họ thực ngu! Hầu như cả hội trường đều phát ra tiếng ồ, rồi tiếng huýt sáo phản đối: - Giết. Phải giết hết bọn chệt, bọn Tàu-ô, bọn Xạ-phang, bọn ghẻ Tầu. Giết không tha một đứa. Vua Bà Bắc-biên xua tay ra hiệu cho mọi người im lặng: - Hãy để Trần công tử nói hết đã. Tự-Mai vốn giống bố về lòng can đảm, tính ngang tàng. Nó nói lớn hơn: - Tôi ở miền xuôi, thường nghe đồn rằng, mỗi khi quân Tống vượt biên sang cướp phá. Các Động-chủ, Châu-trưởng lại xua quân sang giết người, đốt nhà, cướp của để trả đũa. Người nào càng làm mạnh, càng chém giết trả thù nhiều, càng được các động chủ, châu trưởng khác kính phục. Có đúng thế không? - Đúng thế! - Như vậy là lấy bạo tàn thay bạo tàn, trái ngược với chủ đạo tộc Việt. Nùng Dân-Phú cười nhạt: - Trái đạo là thế nào! Từ trước đến giờ, bọn biên trấn chúng tôi lấy đường lối ấy làm phương châm bảo quốc. Công tử cho rằng sai ư? Chúng tôi xin rửa tai nghe công tử dậy bảo. Vi Đại-An cũng nói: - Như vậy ý Trần công tử muốn chúng tôi cứ ngồi nhìn quân Tống sang cướp của, giết người, hiếp đàn bà con gái, rồi đưa cổ cho chúng chặt đầu bêu lên cây, phơi gan ruột ra cho quạ mổ, cho thú ăn thịt chắc? Mọi người vỗ tay vang dội. Tự-Mai thấy người người phản đối. Nó càng thêm can đảm, tự nhủ thầm: - Hôm nay ta mà không giảng giải rõ chủ đạo tộc Việt cho những người này, e rằng Đại-Việt sau hơn trăm năm nữa, không còn. Nó dơ tay vẫy mọi người: - Xin các vị bớt nóng nảy. Mọi người im lặng trở lại. Tự-Mai vận nội lực nói thực lớn: - Trước khi nói về chủ đạo tộc Việt. Tôi xin bàn về việc quân Tống sang cướp phá đã. Tôi đã ăn ngủ tại Khu-mật viện gần năm nay. Bao nhiêu tin tức về triều Tống, tin tức Nam-biên đại thần trấn vùng Lưỡng-Quảng, cùng quân sĩ của họ, tôi theo dõi rất kỹ. Tôi cũng nghiên cứu kỹ tấu chương của họ gửi về triều, cùng chỉ dụ của triều đình ban xuống cho biên thần. Tôi lại cũng đọc chỉ dụ bản triều gửi cho quý vị, cũng như tấu chương của quý vị gửi về. Tôi tìm ra được một khiếm khuyết lớn của chúng ta trong chính sách Bắc-biên. Thanh-Mai thấy em lý luận vững chắc, nhưng nàng có cảm tưởng nó sẽ bác bỏ bẩy chỉ dụ của chồng. Nàng ngồi nghe mà trong lòng lo lắng. Tự-Mai tiếp: - Trước kia tôi không rõ. Tôi chỉ kể từ khi Hoàng-thượng lên ngôi. Tính đến nay trải mười tám năm. Trong mười tám năm có sáu mươi sáu lần quân Tống vào cướp phá. Trong sáu mươi sáu lần đó, ba mươi hai lần do các Trại-chủ, Động-chủ Tống có hiềm khích với trại chủ, châu trưởng bên Việt. Nguyên do, đôi khi chỉ vì con chó chạy lạc, con bò ăn lúa của nhau mà ra. Thảng hoặc, con em chơi với nhau rồi cãi cọ, đưa đến đánh nhau. Phụ huynh hai bên không biết răn đe con, đem quân đánh giết loạn lên. Đây thuộc lỗi hai bên. Các Động-chủ, Châu-trưởng thấy điều Tự-Mai nói không sai chút nào. Họ nhìn nhau, có vẻ ngượng ngập. Tự-Mai biết đã giảm được khí thế hùng hổ của họ. Nó tiếp: - Trong hai mươi bốn lần còn lại, có mười bẩy lần do võ quan Tống dung dưỡng quân sĩ ăn cướp. Biên thần đã trách phạt người chỉ huy. Nhưng họ tấu về triều rằng quân ta sang cướp, binh Tống phải đánh đuổi. Đây hoàn toàn lỗi về phía Tống. Chỉ có bẩy lần, biên thần Tống đa sự, đem quân vào đất Việt thu thuế, bị chúng ta đánh đuổi. Bẩy lần đó mới đúng lỗi về Tống. Nó thở dài: - Nếu các vị khéo léo đôi chút, tôi nghĩ giờ này Tống không dám có ảo vọng chiếm Đại-Việt. Vi Thủ-An hỏi: - Công tử bảo khéo léo. Thế nào là khéo léo? - Các vị nên chia Trung-nguyên làm ba loại người. Một là triều đình. Hai là Biên-thần. Ba là dân chúng. Từ trước đến giờ, chủ trương xâm chiếm Đại-Việt ta, hoàn toàn do triều đình Trung-nguyên, hoặc biên thần, chứ dân Hoa, không bao giờ có ý đó. Vì họ đâu ngu dại gì mà lăn mình vào chỗ chết, hoặc bỏ nhà theo quân làm phu khuân vác? Từ Tần Thủy-Hoàng đánh Âu-lạc do tham vọng thống nhất Thiên-hạ, đến Quang-Vũ diệt Lĩnh-Nam vì sợ Lĩnh-Nam mạnh, quay lên chiếm Trung-nguyên. Tống đánh ta, do đám quan lại hiếu sự mà ra. Từ sau trận Chi-lăng, tất cả những rắc rối ở Bắc-biên, đều do biên thần Tống hiếu sự. Có đúng thế không? Phò mã Thân Thừa-Quý rất cảm tình với phái Đông-a, với Tự-Mai. Ông hỏi: - Xin công tử cho biết, bằng chủ đạo tộc Việt, ta phải ứng phó ra sao? - Thưa phò mã, Khai-Quốc vương đã ban chỉ dụ rồi. Đối với triều Tống, ta cần mạnh. Mạnh để cho cái ông con trời trong đầu vua quan Tống phải kinh sợ. Ta lại dùng nhu, tuế cống đầy đủ, lời lẽ nhũn nhặn. Như vậy có nghĩa: Ông với tôi là anh em. Ông để tôi yên, ông có bạn tốt ở phương Nam. Ông muốn gây sự, ông sẽ có kẻ thù đủ sức mạnh đối phó với ông. Nó nói lớn hơn: - Đối với biên thần Tống, như Khai-Quốc vương ban chỉ dụ. Ta chia họ làm hai. Những người chịu để ta yên, ta hậu lễ, lời hòa, giao hảo với họ. Còn đối với bọn hiếu sự gây truyện, ta thẳng tay. Họ cho quân lấn đất, cướp phá, ta phản công thực mạnh. Chúng đánh một chiêu, ta đánh mười chiêu. Chúng bắn một mũi tên, ta bắn trăm mũi. Ta cho cao thủ nhập thành giết họ, giết cả vợ con, tôi tớ, chó mèo, gà vịt. Ta cho người về quê, giết bố mẹ họ hàng, đào mồ cuốc mả lên. Như vậy mỗi khi một biên quan Tống tới trấn nhậm, họ thấy gương trước mà kinh sợ. Nhưng... Nó im lặng để mọi người chờ đợi, rồi tiếp: - Tuyệt đối không đụng chạm đến dân chúng. Dân chúng vô tội. Vả dân Nam-biên Tống đều thuộc tộc Việt cả. Ta không thể tàn sát họ. Tàn sát họ trái với chủ đạo tộc Việt. Vi Thủ-An hỏi: - Đối với những vụ các khê động thuộc Tống vào cướp phá, chúng tôi phải đối phó ra sao? Tự-Mai chỉ vào bản đồ biên cương Tống-Việt: - Bỏ vấn đề Bắc-biên xưa của ta tới hồ Động-đình. Chỉ kể biên giới thuộc Giao-chỉ cũ thôi. Biên giới Giao-chỉ tới Quế-lâm, kể từ sông Tả-giang trở xuống. Sau vua Ngô dựng lại tự chủ, ngài chỉ giữ được vùng núi rừng, khê động phía Bắc. Còn vùng đồng bằng từ các khê động tới Tả-giang trống trải, không giữ được. Thế nhưng từ đó tới giờ, Tống cho người đến các khê động đe dọa, dụ dỗ. Ngày nay phân nửa khê động theo Tống. Họ theo Tống là bất đắc dĩ, chứ bản tâm họ nào muốn bỏ tộc Việt, theo tộc Hán? Các vị có đồng ý với tôi rằng dân chúng từ hồ Động-đình tới Bắc-biên này, tuy thuộc Tống. Có nơi nói tiếng Hán, có nơi nói tiếng Việt. Nhưng họ đều là người Việt không? - Đúng thế! - Quả vậy! - Họ là người Việt. Thế nhưng mỗi khi có va chạm với quan quân Tống, các vị xua quân qua cướp phá, chém giết họ. Vậy có phải các vị chém giết đồng bào, chém giết người Việt, trái hẳn chủ đạo tộc Việt không? Các vị chém giết họ. Họ trút oán lên đầu các vị. Họ càng phải trung thành với quan quân Tống. Họ xích lại gần Tống để được bảo vệ. Trong khi đó quan quân Tống khoan khoái trong lòng: Bọn Việt chúng bay cứ chém giết nhau đi, thù hận nhau đi. Ta ngồi cao ôm gối sung sướng. Hội trường im lặng, không một tiếng động. Tự-Mai tiếp: - Đối với các cuộc đụng chạm giữa các khê động. Tôi xin các vị nhịn nhục, dùng ôn hòa giải quyết với nhau. Chứ các vị cứ chém giết nhau, phân ra khê động Tống, khê động Việt. Thực sự đều là người Việt, còn gì đau lòng hơn? Cứ đà này, dần dà nay mất một khê động, mai mất một khê động. Ít năm sau, 207 khê động thuộc Tống cả. Bấy giờ họ chỉ cần một đạo quân, có thể vào Thăng-long. Họa vong quốc lại đến, lần này không thể phục hồi được nữa. Vua Bà Bắc-biên hướng Tự-Mai: - Đa tạ Trần công tử đã dùng chủ đạo tộc Việt giảng giải, chỉ cho rõ đường lối giải quyết xung đột với Tống. Kể từ nay, tôi xin các vị lấy lời Trần công tử làm khuôn mẫu trong việc biên phòng. Cho đến nay, trải hơn nghìn năm, người sau đọc sử Tống, Lý đều không hiểu nổi chính sách Bắc-biên của Đại-Việt. Vì về phương diện ngoại giao, triều Lý tiến cống rất hậu. Sứ thần sang Tống gồm toàn người văn mô vũ lược, lời lẽ mềm dẻo, lễ cống hậu hĩnh. Trong khi các quan biên trấn Đại-Việt tỏ ra cực kỳ cương quyết. Hơi có đụng chạm, quân Việt phản ứng khốc liệt. Chỉ độc giả Anh-hùng Bắc-cương biết rõ sách lược đó do ai thiết lập. Thiết lập trong trường hợp nào. Hôm đó Vương dự tiệc đãi động chủ 207 khê động. Tối trở về cung vua Bà Bắc-biên. Thanh-Mai hỏi Thiệu-Cực: - Cháu cầm lực lượng Tế-tác Bắc-biên. Cháu cho mợ biết rõ hơn về việc tuyển người thống lĩnh thay thế Lưu Nguyên cùng Hoàng Sùng-Anh. Thiệu-Cực đưa mắt hỏi mẹ. Công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hoà nói: - Mợ có ý định gì về việc này chăng? - Em nghĩ, hai đứa trẻ Thuận-Tông, Thiện-Lãm, chị truyền lệnh đưa về Thăng-Long nuôi cho ăn học. Phí tổn do chị đài thọ. Chúng nghiễm nhiên trở thành con chị. Là con chị, chúng có toàn quyền dự cuộc tranh tài, tuyển người thống lĩnh thay thế Lưu Nguyên cùng Hoàng Sùng-Anh. Vua Bà Bắc-biên đưa mắt hỏi Thuận-Tông, Thiện-Lãm: - Các con học võ đến đâu rồi? Mạ mạ nghe Lãm được đạo sư Nùng-Sơn tử thu làm đồ đệ. Thuận-Tông được Thái-cô Tịnh-Huyền dạy dỗ. Lâu nay mạ mạ không có thời giờ gần các con để hỏi cho rõ. Hà Thiện-Lãm thấy mẹ nuôi cực kỳ oai phong, nhưng bà lại ôn nhu với nó còn hơn mẹ đẻ. Nó cảm động lắm: - Sư phụ dạy con căn bản nội công Tản-viên, cùng tất cả quyền cước. Sau này chị Bảo-Hoà dạy con Phục-ngưu thần chưởng. Gần đây con được anh Tự-Mai dạy con quyền pháp Đông-a cùng nội công Đông-a. Thuận-Tông đáp: - Con được sư phụ dạy võ công Mê-linh. Người dạy cả tiễn thuật phái Hoa-lư xưa nữa. Gần đây anh Đản dạy con võ công Cửu-chân. Chị Mỹ-Linh dạy kiếm thuật. Phò mã Thân Thừa-Quý gật đầu: - Hay lắm. Các con áp dụng đúng cổ nhân dạy Học thầy không tầy học bạn. Ở Bắc-biên này, thiếu niên ngang tuổi với các con đều luyện võ. Võ công của họ có hai loại. Một là của phái Tây-vu. Hai là của Trung-quốc. Thế này, nếu đối thủ xử dụng võ công Trung-quốc, để cho Thuận-Tông xuất hiện. Vì võ công Tông thuộc phái Mê-linh, khắc chế võ công Trung-quốc. Còn họ xử dụng võ công Tây-vu, để Thiện-Lãm xuất thủ. Vì võ công Tản-viên ưu thắng nhất trong các võ công Đại-Việt. Ngày mai, hết hạn ghi danh tranh tài. Vậy Thiệu-Cực dẫn hai em đi ghi danh ngay mới kịp. Vua Bà Bắc-biên hỏi Tự-Mai: - Trần công tử. Hôm đại hội Thăng-long, tôi được chứng kiến võ công của công tử không phải tầm thường. Vậy công tử thử giảo nghiệm võ công Thiện-Lãm, Thuận-Tông xem công lực chúng đến đâu rồi. Bà nói với Thanh-Mai: - Trong chúng ta đây, võ công em cao nhất. Phụ thân em nổi tiếng bác học, võ học Đại-Việt em hiểu hết. Vậy em điều khiển cuộc khảo nghiệm này dùm chị. Thanh-Mai vâng dạ lĩnh mệnh. Bà nói với Tự-Mai: - Trần công tử. Công tử khảo nghiệm Thiện-Lãm trước cho. Từ lúc đến Bắc-biên, Tự-Mai phải ngồi cấm khẩu. Vì khi nói, nó không biết xưng hô với vua Bà Bắc-biên ra sao. So với Thiệu-Thái, Bảo-Hoà, nó thuộc hàng con cháu. So với Thanh-Mai, nó thuộc vai em. Bây giờ bị vua Bà Bắc-biên hỏi, nó luống cuống không biết xưng hô thế nào? Thanh-Mai hiểu em mình là con két. Bất cứ hình phạt nào nó cũng không sợ. Nó chỉ ngán bị phạt ngồi tĩnh tâm. Khi tới Bắc-biên, thấy em ngồi im, nàng đã đoán ra cái khó khăn của nó trong cách xưng hô. Nàng nghĩ thần: - Càng tốt. Như vậy nó khỏi xạo, nhức đầu. Bây giờ thấy em luống cuống, nàng gỡ rối cho nó: - Tự phải coi mình ngang vai với anh Thiệu-Thái. Chứ không được trèo cao! Được chị giải thoát, Tự-Mai khoan khoái. Nó vẫy Thuận-Tông, Thiện-Lãm: - Nào bây giờ Lãm đấu với anh trước. Tự-Mai, Thiện-Lãm hướng vào cử toạ hành lễ rồi đứng thủ thế. Thanh-Mai hô: - Xuất thủ! Thiện-Lãm lùi một bước, nó xuất chiêu Ác ngưu nan độ tấn công. Tự-Mai chuyển thân dùng Đông-a chưởng pháp đỡ. Bộp một tiếng. Thiện-Lãm bật lui ba bước. Khí huyết đảo lộn. Nó biết Tự-Mai mới xử dụng có ba thành công lực. Bằng không nó đã bị bật tung lên cao rồi. Tự-Mai tấn công liền ba chưởng. Đến đó, có thân binh hành lễ với vua Bà Bắc-biên: - Khải tấu vua Bà. Có một vị ni sư pháp danh Tịnh-Huyền xin cầu kiến. Từ vua Bà Bắc-biên, Thân phò-mã cho tới Khai-Quốc vương, đều thất kinh. Thanh-Mai hô lên: - Ngừng tay!. Rồi nàng vẫy chúng theo vua Bà ra tiếp cô mẫu Tịnh-Huyền. Tới cổng thành, vua Bà hô lớn: - Thần nhi xin tham kiến cô mẫu. Sư thái Tịnh-Huyền vẫy tay không cho mọi người hành đại lễ. Bà tiến lên nắm tay vua Bà Bắc-biên, Thân phò-mã rồi hướng Khai-Quốc vương: - Ta biết các con đang hội họp, nên dẫn Kim-Thành, Trường-Ninh ngao du cho rộng kiến thức. Phía sau sư thái, Quận-chúa Kim-Thành, Trường-Ninh tiến lên hành lễ với vua Bà Bắc-biên, Thân phò-mã, Khai-Quốc vương, cùng Vương-phi Thanh-Mai. Tịnh-Huyền vuốt tóc phò mã Thân Thừa-Quý như mẹ vuốt tóc con, dù ông tuổi đã bốn mươi: - Song thân con đâu? Cô muốn gặp. Thân phò-mã kính cẩn: - Hôm trước đây, có thư của quyền chưởng môn phái Tản-viên báo cho biết: Lực lượng phái Hoa-sơn do Hoa-sơn tứ lão cầm đầu, sẽ viếng thăm tổng đàn phái Tản-viên, cùng lễ thánh Sơn-Tinh. Sau đó tới đây lễ Hồ tiên cô cùng chư thánh Tây-vu. Vì vậy song thân con lên tận biên giới đón cho phải đạo võ lâm với nhau. Tịnh-Huyền hỏi lại: - Từ trước đến giờ, võ lâm Trung-quốc có tới hành hương như vậy bao giờ chưa? - Thưa cô-mẫu, rất thường. Năm trước phái Nga-mi, rồi phái Không-động. Ngược lại võ lâm Đại-Việt cũng thường hành hương tổng đàn các võ phái Trung-nguyên. Thanh-Mai thấy quầng mắt Kim-Thành, Trường-Ninh hơi thâm. Biết chúng đang lo nghĩ về việc vương phi Khai-Thiên mất tích. Nàng tiến lên nắm tay hai cháu: - Hai cháu đừng lo. Vương mẫu hai cháu hiện rất an toàn. Với võ công Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đi bên cạnh bà, không dễ gì ai hại nổi Vương-mẫu đâu. Thân phò-mã trình bầy với sư thái Tịnh-Huyền về mọi việc đang diễn ra. Bà mỉm cười: - Được đấy. Nào Tự-Mai tiếp tục khảo nghiệm võ công Thiện-Lãm, Thuận-Tông. Tự-Mai lại phát chiêu tấn công Hà Thiện-Lãm. Thiện-Lãm ung dung trả đòn. Đấu được trên năm mươi hiệp, Thanh-Mai hô: - Ngừng tay! Hai người lui lại hành lễ, rồi về chỗ ngồi. Thanh-Mai đưa mắt nhìn vua Bà: - Chị thấy thế nào? - Võ công Thiện-Lãm tiến mau thực. Hiện khắp vùng này khó kiếm ra đối thủ của chúng. Có điều khê động của mình vốn hỗn tạp vừa Hoa, vừa Việt. Chị sợ biên thần nhà Tống sẽ sai người của họ len lỏi vào tranh dành. Để hỏi Thiệu-Cực mới rõ được. Thân Thiệu-Cực đứng hầu phía sau. Chàng cung kính hành lễ, rồi đáp: - Thưa mợ, tin tế tác của mình ghi nhận, Tống cho sáu thiếu niên trà trộn vào tranh tài. Khai-Quốc vương hỏi: - Sáu người đó gốc tích ra sao? -- Thưa cậu, hai người xuất thân phái Thiếu-Lâm tên Đào Bật, Quách Quỳ. Tuổi chúng khoảng mười sáu, mười bẩy. Võ công chúng thuộc loại hiếm có. Chúng do Khu-mật viện sai xuống. Nghe đến tên Quách Quỳ, bọn Tự-Mai đưa mắt nhìn nhau, cùng gật đầu. - Hai người kế tiếp tên Khúc Chẩn, Triệu Tiết, do biên thần Vương Duy-Chính đưa ra. Chúng thuộc phái Hoa-sơn. Võ công chúng tương đương với bọn Quách Quỳ. Hai người nữa tên Yên Đạt, Tu Kỷ, chúng thuộc phái Võ-đang. Hai tên này do Lưu-hậu sai xuống. Khai-Quốc vương hỏi vua Bà Bắc-biên: - Chị nghĩ sao? - Theo chị biết ba toán của Lưu hậu, biên thần cùng Khu-mật viện không biết nhau. Vì vậy ta phải tính kế sao cho tụi chúng chém giết lẫn nhau. Khi chúng mệt mỏi, cho người bên mình xuất hiện, mới hy vọng thắng thế. Thôi! Ta khảo nghiệm võ công Thuận-Tông đã. Thanh-Mai bảo Thuận-Tông: - Đến lượt em. Em xuất chiêu đi. Lê Thuận-Tông hành lễ rồi đứng đối diện với Tự-Mai. Thanh-Mai hô: - Xuất chiêu! Thuận-Tông phát chiêu Loa-thành nguyệt ảo trong Cửu-chân chưởng pháp tấn công trước. Tự-Mai nhảy lui tránh. Nó trả bằng một chiêu võ công Thiếu-Lâm. Nó đánh cầm chừng, mục đích cho sư đệ hiển lộ hết bản lĩnh. Được trên trăm chiêu. Thanh-Mai hô: - Ngừng tay! Hai người lùi lại, hành lễ rồi về chỗ. Thanh-Mai hỏi vua Bà: - Chị xem bản lĩnh hai đứa như vậy có đủ không? - Hiệm trên vùng Bắc-biên, các thiếu niên ngang tuổi với chúng, không ai vượt nổi chúng. Tuy nhiên ngoài vòm trời này, còn vòm trời khác. Khó có thể đoán nổi. Khai-Quốc vương gọi Thiệu-Cực, Thanh-Trúc lại gần, ban chỉ dụ: - Việc phái Hoa-sơn hành hương tổng đàn phái Tây-vu, Tản-viên. Ý cháu thế nào? Thiệu-Cực nghe cậu hỏi, mắt chàng sáng lên: - Ông nội với mạ mạ cho rằng lẽ thường. Còn con. Con cầm đầu Khu-mật viên Bắc-biên con nghĩ khác. Phái Hoa-sơn đã chuẩn bị cho hai thiếu niên tranh chức động trưởng của ta. Như vậy họ đương nhiên đối đầu với Đại-Việt. Việc hành hương này, chỉ với mục đích dọ thám tình hình mà thôi. - Đúng thế. Cháu mượn cớ dẫn năm ông mãnh cùng Kim-Thành, Trường-Ninh vãng cảnh, rồi thăm thú tình hình Tản-lĩnh xem sao. Trước khi đến đây, cậu sai chim ưng đem thư lên Tản-lĩnh triệu Đào Nhị, Tam-Bách đến hội, mà giờ này họ chưa tới. Cậu nghĩ núi Tản có sự. Thiệu-Cực vâng lệnh Khai-Quốc vương, chàng gọi một số thuộc hạ dặn dò, rồi giả bộ rủ đám trẻ dạo chơi. Sáng hôm sau. Trong đám trẻ, Thiệu-Cực, Thanh-Trúc lớn tuổi hơn hết. Hai người dẫn năm ông mãnh Đản, Mai, Lãm, Tông, Văn cùng Kim-Thành, Trường-Ninh dạo chơi khắp suối rừng vùng Lạng-châu. Thiện-Lãm, Thuận-Tông trước đây đã được Mỹ-Linh cho ăn cỗ Trung-thu với Kim-Thành, Trường-Ninh. Tuy cả bốn tuổi chưa ai quá mười bẩy, nhưng trong lòng họ đã sớm nảy ra mối nhu tình nhẹ nhàng. Thế rồi từ đấy đến giờ, cả bốn không có dịp gặp nhau. Bây giờ họ được tự do truyện trò, hỏi còn gì hạnh phúc hơn? Tôn Đản, Tự-Mai, có lần kể về mối tình chớm nở giữa Thiện-Lãm với Trường-Ninh; Thuận-Tông với Kim-Thành cho Thiệu-Cực, Thanh-Trúc nghe. Vì vậy Thiệu-Cực chia cho Thuận-Tông, Kim-Thành đi chung một voi. Thiện-Lãm, Trường-Ninh đi chung một voi. Bẩy người đi trên bốn voi. Thiện-Lãm, Thuận-Tông gì mà không hiểu hảo ý của Thiệu-Cực. Cả hai nguyện thầm trong lòng: - Hôm trước trong lòng chị Mỹ-Linh nở ra bông sen tươi hồng, ban cho mình ngồi ăn cỗ với Kim-Thành, Trường-Ninh. Bây giờ tới anh Thiệu-Cực. Mình đã niệm Nam mô Mỹ-Linh bồ tát. Bọn mình là những đứa trẻ rắn mặt thôn dã. Chỉ vì nhờ phụ huynh dạy kỹ lưỡng về chủ đạo tộc Việt, rồi gặp kỳ duyên, cùng nhau lo quốc sự. Bây giờ được gần công-chúa cao quý biết bao. Bất giác nó đưa mắt nhìn Thiệu-Cực, trong lòng thấm niềm biết ơn sâu sa vô kể. Sáu mắt giao nhau. Thiệu-Cực như đọc được tâm tư hai đứa em. Chàng cười, nói bâng quơ: - Anh hùng đâu quản xuất thân. Ông ngọai anh khởi đầu làm người chăn trâu cho chùa để kiếm miếng ăn. Lãm, Tông kính cẩn: - Đa tạ đại ca chỉ dạy. Bàn về võ công, Thiệu-Cực không cao. Nhưng chàng là người tinh minh mẫn cán, thông minh tuyệt thế. Lại nữa, thay bố mẹ cầm đầu hệ thống tế tác Bắc-biên, nơi Tống, Việt xẩy ra cuộc tranh dành ảnh hưởng 207 khê động. Có thể nói, hôm nay khê động này còn trung thành với Việt. Hôm sau bừng mắt dậy, đã biến ra của Tống. Hoá cho nên chàng thành người cẩn thận, tinh tế vô cùng. Dù đi chơi, chàng cũng mang theo đàn chim ưng tuần tiễu trên trời, cùng cặp chó sói phòng gian nhân hãm hại. Vừa đi trên voi, chàng vừa chỉ suối, đồi giảng giải cho các em nghe. Thỉnh thoảng chàng nhìn lên trời quan sát động tĩnh của đàn chim ưng bay tuần phòng. Chàng chỉ lên đỉnh ngọn núi cao chót vót: - Các em hãy nhìn: Trước mặt chúng ta có ngọn núi Tản-viên. Núi này chưa từng ai lên nổi. Xung quanh núi Tản-viên có bốn ngọn núi chầu vào, đều mang tên núi vua Bà. Trường-Ninh ngước mắt nhìn lên. Trước mặt nàng, một ngọn núi cao chót vót, hình dáng như cái bát úp. Đỉnh thóp lại, rồi phình ra, vượt lên cao, giống như trái bầu. Đỉnh núi, mây trắng che khuất, mờ mờ không nhìn rõ. Nàng hỏi Thiệu-Cực: - Hồi còn bé, vương mẫu kể cho em nghe rằng: Đời vua Hùng thứ tám mươi tám, có công chúa Mỵ-Nương xinh đẹp vô cùng. Vua truyền võ lâm thiên hạ tới đấu võ tuyển phò mã. Cuối cùng có hai võ sư thắng khắp anh hùng. Một người làm nghề đốn củi. Một người làm nghề câu cá. Vua truyền hai người đấu với nhau. Đấu đến hơn nghìn hiệp, vẫn bất phân thắng bại. Vua sợ đấu nữa, ắt có một người chết, khiến đất nước mất một anh tài. Vua truyền ai mang lễ vật tới trước, vua gả công chúa cho. Nghe truyện ngồ ngộ, Thuận-Tông hỏi: - Lễ vua đòi gồm những gì? - Một đôi voi trắng, một đôi cá sấu lớn. Mười con ngựa câu lông đỏ, mười con rùa to. Năm hũ rượu, phải là thứ rượu có tăm bốc lên. - Vua cũng công bằng đấy chứ? Ngài đòi vừa thú rừng vừa hải sản, cho ông câu, ông tiều có dịp thi thố tài năng. Thế ai đem lễ tới trước? - Ông tiều! Chỉ mấy ngày sau, ông tiều nộp đủ lễ số. Vua truyền gả Công-chúa cho. Ông tiều mang Công-chúa lên núi Tản-viên hưởng thanh phúc. Khi ông ngư kiếm đủ lễ vật đem tới, đã trễ mười ngày. Ông ngư nổi giận, đi thuyền dọc sông tới đây tìm ông tiều. Hai bên đại chiến hơn tháng. Ông tiều dẫn Công-chúa lên đỉnh núi ở. Từ đấy về sau, mỗi năm, mùa nước lớn, ông ngư tìm ông tiều trả hận. Vì vậy dân chúng đồn ông ngư dâng nước lên đánh ông tiều, làm dân chúng bị lụt. Thuận-Tông hỏi tiếp: - Thế ông ngư, ông tiều tên gì? - Không ai biết. Vì ông ngư ở dưới sông, dân chúng đặt cho ông tên Thủy-Tinh. Ông tiều ở núi, được đặt tên Sơn-Tinh. Ông Thủy-Tinh ra sao, không ai rõ. Còn ông Sơn-Tinh thu đệ tử lập ra phái Tản-viên. Lê Văn nhìn lên núi, nó chau mày lại hỏi Thiệu-Cực: - Đỉnh núi thắt thế kia, bố ai lên cho được. Làm cách nào cụ Sơn-Tinh đưa Công-chúa tới đỉnh nổi? Không lẽ cụ biết bay? Thiệu-Cực nháy mắt cười: - Có nhiều đường lên theo hang bí mật. Hang xuyên trong lòng núi lên đỉnh. Xưa kia, chỉ chưởng môn phải Tản-Viên mới biết hết những hang, đường mà thôi. Sau núi bị Đỗ Xích-Thập mưu chiếm ngụ. Chưởng môn Đặng Đại-Khê chống trả biết bao lần. Từ khi mạ mạ về đây, ông trao múi cho mạ mạ. Mạ mạ phái đạo quân hơn trăm con hổ canh giữ, Xích-Thập mới bỏ ý định chiếm. Từ sau đại hội Thăng-long, Xích-Thập qui phục anh Thiệu-Thái. Mạ mạ truyền trả núi lại cho phái Tản-viên. Bảo-Hoà làm chưởng môn, nhưng vì quốc sự, trao cho Đào Nhị, Đào Tam-Bách trông coi. Trường-Ninh đề nghị: - Anh Thiệu-Cực à! Anh dẫn bọn em lên núi lễ thánh Tản-viên đi. Trường-Ninh vốn dịu dàng, lời nói của nàng ngọt ngào nhu mì, ai nghe cũng phải động lòng. Thiệu-Cực gật đầu: - Ừ, anh sẽ đưa các em lên lễ tổ sư phái Tản-viên. Nhất là Thiện-Lãm. Chú được đạo sư Nùng-Sơn tử thu làm đồ đệ, chú đã lên tổng đàn bái tổ lần nào chưa? - Có, sư phụ dẫn em lên hai lần tất cả. Người nói, có nhiều đường lên lắm. Tất cả đều phải thông qua hang đá rất hiểm trở. Tản-viên là nơi chôn cất kho tàng Âu-Việt, vì vậy, những con đường này đều có cạm bẫy. Không được người trong phái dẫn lên, e bị đá đè chết. Nó nhấn mạnh: - Sư phụ nói: Người ngoài muốn lên lễ thánh Tản phải xin phép. Chị Bảo-Hòa đang cùng anh Thông-Mai bận quốc sự vắng nhà. Trên đỉnh do anh em họ Đào thay thế chưởng quản. Tuy anh là anh chị Bảo-Hòa, song em nghĩ, anh cũng nên viết thư sai chim ưng đem lên xin phép cho phải đạo. Cả bọn ngửa mặt nhìn lên. Đỉnh núi ẩn hiện trong làn mây trắng. Thiệu-Cực viết mấy chữ vào tờ giấy, bỏ vào ống tre dưới chân chim ưng, rồi sai đi. Đôi chim ưng tung cánh biến vào đám mây trắng trên bầu trời xanh. Chợt nhớ ra điều gì, Tự-Mai hỏi Lê Văn: - Này chú mười. Hôm trước bố anh nói, dường như tháng này Đại-Việt ngũ long họp nhau trên Tản-lĩnh bàn việc đào kho tàng. Chú có nghe bác nói họp ngày nào không? - Không! Từ sau đại hội Thăng-long, bố bảo việc đất nước bố trao cho anh cả, việc nhà giao cho anh Hoàng Giang. Còn em, em lớn rồi, bố không cần quản chế nữa. Bố dắt bà Huệ-Phương ngao du tứ phương, trị bệnh cho thiên hạ. Em đâu có gần mà nghe bố nói? Thiệu-Cực nhớ ra điều gì, chàng hỏi Tự-Mai: - À anh quên hỏi, cuộc thi võ của triều đình vừa rồi, những ai trúng cách. Họ được bổ vào chức vụ gì? - Trước khi thi, bố em đề nghị rằng: Thi cử là gì? Là giúp cho nhân tài thôn dã, núi rừng có dịp xuất hiện, góp công bảo vệ đất nước. Vì vậy phàm đệ tử danh môn, tài đương nhiên có. Khi đất nước hữu sự, bổn phận phải cầm gươm, vì vậy không nên dự thi. Thành ra những người trúng tuyển, toàn khuôn mặt mới không à. Đa số họ thuộc Lạc-long giáo. Thuận-Tông sướng quá reo: - Ý kiến Trần sư bá thực tuyệt. Như bọn anh em mình, chả cần thi cử, cũng chẳng cần chức tước. Ấy vậy mà nước có sự, e bọn mình đứng lên trước. Kim-Thành đưa mắt nhìn Thuận-Tông: - Tông này, nước chưa có sự, mà chúng mình đã phải làm rồi. Đạo lý tộc Việt mình hay đấy chứ. - Thế võ công những người trúng cách có khá không? Thiệu-Cực vỗ vai Lê Văn hỏi. Lê Văn xịu mặt xuống: - Sau đại hội Lộc-hà, em với Tự-Mai phải theo linh cữu mẫu thân về quê, nên không được chứng kiến. Kim-Thành, Trường-Ninh chắc biết rõ hơn. Thấy nét mặt Tự-Mai, Lê Văn buồn man mác, Trường-Ninh quên mất việc nam nữ thụ thụ bất tương thân. Nàng cầm tay hai người: - Các anh buồn mà chi. Mỗi người trong chúng ta sinh ra vốn đã có cái nghiệp quả từ muôn vàn kiếp trước kết lại. Hai bác qua đời tuy thảm thiết. Thế nhưng còn hơn sống. Chúng mình sống chưa chắc đã sướng hơn người chết. Thấy vẻ buồn chưa dứt hẳn trên mặt hai người. Nàng nói lảng: - Để em thuật cho các anh nghe về cuộc tuyển võ. Thanh-Trúc hiểu ý Trường-Ninh, nàng xen vào: - Ừ, hôm ấy Kim-Thành, Trường-Ninh đứng hầu bên Hoàng-thượng, ắt biết hết chi tiết. Kim-Thành thuật đi. Kim-Thành khoan thai kể: - Kỳ này giám khảo không giống các kỳ trước. Theo như luật định, giám khảo có ba người. Một là do Quốc-sư đề cử. Hai là do Thái-úy tổng đốc binh mã đề cử. Ba là do môn phái đứng tổ chức đề cử, tức phái Mê-Linh. Năm nay chính ông nội xin cải tổ. Ông nội cho rằng cần có những võ lâm tộc Việt làm giáo khảo. Vì những vị đó mới hiểu dân tình, binh tình. Ông nội nhờ Đại-Việt ngũ long cử giám khảo. Tự-Mai tán thành: - Có ra ngoài mới biết dân tình. Thế Đại-Việt ngũ long cử ai? - Các ngài họp, rồi mời Đoàn vương-gia nước Đại-lý làm chánh chủ khảo. Phó chủ khảo có ba vị. Chấm về nội lực, cụ Sử Anh được mời vào chức vụ này. Một vị chấm về chiêu số, Hoàng-thúc Rát Ta Na phái Tha-nôm được mời. Một vị hỏi về võ đạo, chủ đạo tộc Việt. Đến đây Đại-Việt ngũ long bất đồng ý kiến. Thiện-Lãm kinh ngạc: - Ủa, tôi nghe từ sau đại hội Lộc-hà, Ngũ-long nhất nhất thuận nhau lắm kia mà? Trường-Ninh cười rất tươi, ánh mắt nàng như sương mờ đẹp vô cùng: - Nguyên do, bốn vị đề cử một người. Hồng-Sơn đại phu lại không chống, cũng không thuận. Thiệu-Cực hỏi: - Lê sư bá có nêu lý do tại sao không? Trường-Ninh mỉm cười rung đôi vai gầy: - Vì người được đề cử là bà Lâm Huệ-Phương. - À thì ra thế! Tự-Mai đã quên đi chốc lát thảm cảnh mẹ chết, nó buột miệng: Tôi nghĩ võ đạo, chủ đạo tộc Việt của bà đến sư bá Hồng-Sơn với bố tôi cũng không theo kịp. Trường-Ninh tiếp: - Số tuyển sinh dự trù một trăm. Thí sinh trước do các đại môn phái đề cử. Ngoài ra dành hai mươi chỗ cho thí sinh tự do. Những thí sinh này phải dự cuộc sơ tuyển ở bộ binh. Sau bà Huệ-Phương tâu rằng: Lệ thí vốn ban bố trước đại hội Lộc-hà. Trong lệ cấm một số người không được dự vì phạm tội. Nay ông nội mới ban lệnh ân xá trong đại hội Lộc-hà, vì vậy cho ghi danh lại. Ai cũng được dự thi hết. Nàng nhìn Lê Văn rồi tiếp: - Bà còn nêu lý do: Trước, ông nội tuy làm vua, chỉ được thiên hạ quy phục chưa quá một nửa. Vì một nửa còn hướng về họ Lê, họ Đinh, về Hồng-thiết giáo. Nay tất cả đều một lòng. Vì vậy xin nâng số tuyển lên thành trăm rưởi. Ông nội đồng ý tăng lên ba trăm. Lê-Văn nghĩ sao? - Còn sao nữa? Như vậy nhân tài thảo dã đều không bỏ phí cuộc đời với cỏ cây. Thuận-Thiên hoàng-đế thua bố tôi về võ công, về y học. Nhưng về việc trị dân, ngài bỏ xa bố tôi đã đành. Tôi e vua Trưng sống lại cũng phải khen ngợi. Kim-Thành tiếp: - Sau khi tuyển xong. Những người trúng cách được đưa đến lễ tạ Quốc-tổ, Quốc-mẫu, rồi đến điện Càn-nguyên bái yết ông nội. Ông nội ban mũ áo, vàng bạc, rồi ban yến. Sau đó họ phải đến lễ ở đền thờ vua Trưng, Bắc-bình vương. Cuối cùng họ được nghỉ về quê tế cáo tổ tiên, tạ ơn sư phụ, bố mẹ, trong một tháng. Lệnh binh-bộ ban ra, sau một tháng, họ phải tụ về điện Giảng-võ học phép hành binh, bố trận, cùng luật lệ, rồi mới tùy theo tài bổ dụng. Lê Văn suýt xoa: - Từ khi dựng nước đến giờ, nay mới có thể lệ thi cử hay như vậy. Xét cho cùng, sở dĩ Thuận-Thiên hoàng-đế thành công, chẳng qua ngài có đức, biết trọng ý kiến người hiền, nhất là biết lấy chủ đạo tộc Việt làm căn bản. Thiện-Lãm hỏi: - Chú mười à! Chú được sư bá dạy thực kỹ, chú nắm vững đạo lý dân tộc. Chú giảng cho bọn này nguyên lý mà chú khen Thuận-Thiên hoàng đế biết giữ chủ đạo tộc Việt đi. Lê Văn sửa quần áo ngay ngắn lại rồi trịnh trọng nói: - Bên Tống, lấy Nho làm chủ đạo. Vua với đại thần là tất cả. Vua ban chỉ, đại thần cúi đầu tuân theo. Đại thần tâu gì, vua không thích cứ thẳng tay gạt bỏ. Một vài đại thần triều Lý cũng chủ trương theo Tống. Thuận-Thiên hoàng-đế không thế, ngài lắng nghe mọi giới phát biểu ý kiến. Nào các thiền sư Tiêu-sơn. Nào võ lâm thiên hạ. Nào quan trấn ở biên cương. Cho chí đến một người phụ nữ trẻ như dưỡng mẫu tôi. Đúng như Thiên-địa kinh của tộc Việt chép: &quot;...Làm vua không phải ngồi trên đầu trăm họ. Không phải để ban phúc giáng họa khắp dân. Khi ngồi vào ngôi vua, việc đầu tiên, lắng tai nghe người hiền. Rồi sao cho trăm họ yên vui hạnh phúc...&quot;. Nó ngừng lại cho mọi người theo kịp, rồi tiếp: - Sau khi trúng tuyển, các thí sinh phải đến lễ tiến trình ở đền thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Việc này có nghĩa: Từ nay các người không còn là dân dã nữa. Các người là của quốc dân, phải gánh vác trọng trách sơn hà. Về việc về quê bái yết sư phụ, tạ ơn tổ tiên, phụ mẫu, mục đích khuyến khích hương đảng thi nhau dạy dỗ con em, để được hưởng vinh hạnh. Thiệu-Cực hỏi Kim-Thành: - Anh có thấy một số người đỗ đạt gốc Bắc-biên vinh qui. Dân trong khê động nghe tin con em mình trúng cách. Họ góp tiền làm tiệc linh đình lắm. Có khê động hai bố con dự thi. Bố đậu thấp, con đậu cao mới vui. Thế trong cuộc thi có truyện vui buồn gì không? - Nhiều lắm. Có ba tường hợp gái giả trai, sau khi trúng tuyển, bà Huệ-Phương mật tâu với ông. Ông không trị tội, mà bổ làm quan dạy ở Quốc-tử giám cùng cung nữ học tập. Lại có nhiều người Khê-động không biết nói tiếng Việt, họ nói tiếng Thái, tiếng Mường, tiếng Mèo, tiếng Ra-đê. Bà Huệ-Phương phải nhờ cô hai kiếm người thông dịch. Ông nội thích mấy thí sinh này lắm. Người đậu đã đành, người không đậu cũng được bổ làm quan. Chờ mãi không thấy hai chim ưng trở về. Tự-Mai hỏi Thiệu-Cực: - Anh thử sai chim ưng lên dò thám xem. Biết đâu trên ấy chẳng có bọn khác đến ở? Em nghi bọn Hoa-sơn đến bái kiến ắt có dã tâm. - Tại sao? - Vì như anh trình bầy, trong kỳ tranh tài động chủ, có Khúc Chẩn, Triệu Tiết thuộc phái Hoa-sơn. Vì vậy bọn Hoa-sơn đi dọn đường trước chăng? Thiệu-Cực gật đầu: - Tự-Mai tinh tế hơn anh. Chàng hú hột hồi dài. Mười con chim ưng đang bay trên trời từ từ đáp xuống các ngọn cây xung quanh. Thiệu-Cực huýt sáo, chỉ trỏ một lát. Năm chim ưng cất cánh bay bổng lên làn mây. Còn năm con bay lượn tuần phòng. Kim-Thành hỏi: - Anh đã lên đỉnh núi bao giờ chưa? - Chưa! Vì đỉnh núi thuộc tổng đàn phái Tản-viên. Luật phái này cấm không cho người ngoài lên đó. Chỉ đệ tử mới có quyền lên. Cho nên dù gan bằng trời anh cũng không dám tò mò. Chờ một lát không thấy năm chim ưng trở lại. Tôn Đản nhắc Thiệu-Cực: - Anh Cực! Từ đây lên đến đỉnh núi tuy cao thực. Song không lẽ chim ưng bay lâu như vậy? Thiệu-Cực cũng sốt ruột, chàng lại sai hai chim ưng nữa bay lên. Không phải đợi lâu. Hai con ưng bay xuống. Chúng kêu lên những tiếng dài, thê lương. Thiệu-Cực kinh hãi nói: - Như vậy năm chim ưng trước lành ít, dữ nhiều. Chàng cầm tù và rúc lên ba hồi dài. Lát sau, một đàn hơn trăm chim ưng bay đến. Chàng chỉ trỏ lên núi nói với chúng. Chúng cùng cất cánh bay lên cao tuyệt mù. Thanh-Trúc giải thích: - Anh Cực sai cả đoàn chim ưng lên cứu viện toán trước đấy. Ước khoảng ăn xong bữa cơm, đàn chim ưng bay trở xuống với những con bị mất tích lúc đầu. Chúng kêu lên nhiều tiếng khẩn cấp. Tự-Mai đề nghị: - Anh Cực à! Em nghĩ trên núi có cái gì kỳ quái. Chúng ta phải lên dò thám cho biết rõ tình hình. Thiệu-Cực đề nghị: - Ở đây võ công Tự-Mai, Tôn Đản với Lê Văn cao nhất. Ba người theo anh leo núi. Còn các em ở lại với Thanh-Trúc. Tôn Đản đã từng đi ra ngoài, nhiều kinh nghiệm. Nó đề nghị: - Có lẽ tất cả trở về nhà trước, báo cho anh cả biết rõ việc chúng mình làm thì hay hơn. Thanh-Trúc tán thành: - Đúng vậy. Thiệu-Cực chỉ vào ngọn suối đang chảy từ trên đỉnh xuống: - Chúng ta leo theo ngọn suối mà lên núi. Tự-Mai, Lê Văn xuất thân võ học danh gia, được huấn luyện cực kỳ chu đáo. Vì vậy bản lĩnh cao thâm không kém gì một cao thủ. Còn Thiệu-Cực, tuy có luyện tập, nhưng bản lĩnh không làm bao. Tôn Đản đã ở trong động Xuân-đài với Lý Long, Tự-Mai, được học di thư chân truyền. Nhưng thời gian luyện tập chưa có, thành ra bản lĩnh cũng chưa tới chỗ siêu việt. Bốn người leo núi thoăn thoắt. Thiệu-Cực tuy chưa lên đỉnh Tản-viên bao giờ. Song nghiên cứu bản đồ rất kỹ, nên chàng dẫn đầu cả bọn. Vừa leo, chàng vừa quan sát mấy con chim ưng tuần tiễu, để phòng bị ám toán. Leo được nửa chừng, Thiệu-Cực bắt đầu thở dốc. Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn phải ngừng lại chờ. Tự-Mai hỏi: - Anh Cực này. Đường chúng mình leo là đường tắt. Dường như còn đường chính lên nữa phải không? Thiệu-Cực vừa thở vừa đáp: - Đúng vậy. Đường chính có thể dùng trâu, voi lên được, nhưng ngoằn ngèo khúc khủy quanh co, xa lắm. Tuy vậy tới chỗ phình ra, cũng phải theo đường hang. Đường chúng ta lên này, lát nữa có hang ngầm tới đỉnh, ít người biết. Ngay cả hồi Đỗ Xích-Thập trấn tại đây y cũng chẳng tường. Cửa hang bị lấp đá kín, chỉ để hở một lỗ nhỏ thông hơi. Ta phải khuân đá, mở cửa hầm, mới ra được. Thình lình chim ưng dẫn đường kêu ré lên, rồi đâm bổ vào hốc đá trước mặt. Thiệu-Cực nói nhỏ: - Coi chừng trước mặt có người. Không biết tiều phu, hay đệ tử phái Tản-viên. Tự-Mai tung mình lên phía trước. Một hình ảnh làm nó mở to mắt ra: Trên cành cây mọc ngang, treo lủng lẳng một người đàn bà. Nó gọi Lê-Văn: - Văn đệ, lên đây mau. Mau, mau, mau. Tiếng mau cuối cùng vừa dứt thì Lê Văn đã lên tới nơi. Nó rút kiếm đưa một nhát, dây dứt, thiếu phụ rơi xuống. Nó dùng tay trái đỡ lấy nạn nhân, rồi đặt xuống bãi cỏ bằng phẳng. Không tỵ hiềm nam nữ, tay phải nó để lên ngực nạn nhân, tay trái bắt mạch. Thiệu-Cực hỏi: - Có hy vọng gì không? - Người còn nóng, nhưng mạch hết nhảy rồi. Để em dùng kim châm cứu xem... may chăng. Nó mở bọc lấy cái hộp bằng bạc ra. Trong hộp đầy kim. Nó cầm lấy một cây rồi bảo Tự-Mai: - Công lực Tự-Mai cao, hãy để tay lên huyệt Đản-trung rồi dồn chân khí vào. Tự-Mai vận khí, xòe bàn tay rồi để lên huyệt Đản-trung nạn nhân. Nó dồn chân khí ra. Trong khi đó Lê Văn châm vào huyệt Nhân-trung thiếu phụ. Thiếu phụ mở mắt, rồi bật lên tiếng khóc. Máu theo tiếng khóc tràn ra mũi, miệng. Tự-Mai nhận ra thiếu phụ, nó nói với Thiệu-Cực: - Anh Cú rừng! Bà này người trang Thiên-trường nhà em. Chị ta là con của thầy lang Trần Tấn-Cang và con điếm già Anh-Tần. Lời nói của Tự-Mai làm Thiệu-Cực suy nghĩ: - Từ Thiên-trường lên đây đường xa diệu vợi, thân gái dặm trường mà bà dám ra đi là một điều đáng chú ý. Hai là tại sao bà ta lại leo lên sườn núi này mà treo cổ tự tử? Lê Văn dùng châm cứu trị cho nạn nhân, lát sau máu đã ngừng chảy. Nó để bà ngồi tựa lưng vào tảng đá. Thiếu phụ gọi Tự-Mai: - Trần công tử! Người cũng có ở đây sao? - Tôi cũng đang muốn hỏi lại cô câu này: Tại sao cô lại tự ải? Hai giòng lệ thiếu phụ tuôn dài trên má. Bà ta móc trong bọc ra bức thư trao cho Tự-Mai: - Tôi không muốn sống nữa, mà dù có muốn sống cũng không nổi. Vì tôi đã bị bọn Hồng-thiết giáo hạ độc. Trần công tử! Đây là thư tuyệt mệnh của tôi, nhờ công tử mang về trao cho bố tôi. Như vậy, sau khi chết tôi mới yên tâm. Tự-Mai tiếp lấy thư bỏ vào túi. Nó định hỏi mấy câu, thì thình lình thiếu phụ rút trong bọc ra con dao, tự đâm vào ngực. Lê Văn, Tự-Mai tuy võ công cao, nhưng bà ta ra tay đột ngột. Cả hai đều chỉ biết kêu lên tiếng ngăn cản: - Không nên. Nhưng đã trễ. Lê Văn chạy lại bắt mạch. Nó lắc đầu: - Dao đâm trúng tim. Lần này bà ta chết rồi. Thiệu-Cực bảo Tự-Mai: - Em lấy thư tuyệt mệnh đọc lên xem tại sao bà ta lại cố đi tìm cái chết. Tự-Mai trao thư cho Lê Văn. Lê Văn đọc: Kính đệ thư này lên phụ thân là Trần y sư, trang Thiên-trường.Lê Văn đọc tiếp: Bố ơi, khi bố nhận được thư này thì con đã chết từ lâu rồi. Con chết ở trên sườn núi Tản-lĩnh vùng Bắc-cương. Con sinh ra làm con một danh y, lòng dạ nhân từ, như vậy thực còn gì sung sướng bằng. Nhưng tại sao mẹ con không phải là một người bình thường? Tại sao mẹ con lại đi làm những chuyện điếm nhục cho bố, cho ông bà ngoại, cho tổ tiên? Khi con mới có trí khôn, thì mẹ bỏ bố, bỏ anh chị em con để theo Hồng-thiết giáo, rồi lại lập hội giao hoan tập thể, tự hiến thân làm điếm thí cho thiên hạ. Thế mà khi con lấy chồng, bố vẫn khuyên con, mỗi tháng đôi lần dẫn chồng đến thăm mẹ. Con tuân lời bố. Bố có biết đâu nỗi đau khổ đứt ruột cho con, mỗi khi đến thăm mẹ không? Trong nhà mẹ lúc nào cũng đầy bọn trốn chúa lộn chồng quần tụ nhau nói truyện dâm đãng kinh tởm. Con có đưa lời khuyên can mẹ. Không những mẹ không nghe, mà còn khuyên con nhập hội Vu-sơn, hành dâm tập thể. Gần đây, con thấy mẹ hay đến nhà con trong những lần con đi vắng. Một vài lần không sao, sau gần như thành lệ. Vì vậy con phải tìm hiểu cho ra lẽ. Một lần con giả đi xa, rồi quay trở về ẩn ở trong vườn. Quả nhiên chỉ lát sau, mẹ đến. Chồng con đón mẹ, rồi đóng kín cửa lại. Chờ một lát không thấy mẹ ra, con theo lối bếp vào nhà, thì... hỡi ôi! Mẹ với chồng con trần truồng, đang hành dâm trên giường. Kinh tởm qúa, con hét lên: &quot;Mẹ ơi ! Kinh tởm, kinh tởm&quot;. Chồng con nghe tiếng hét, hơi có vẻ luống cuống. Nhưng mẹ con vòng tay ra ôm chặt lấy nó rồi nói: Kệ , việc ta ta cứ làm. Rồi hai người tiếp tục hành dâm. Con ngồi chết lặng trước cảnh đó. Bố ơi, không biết bố có tưởng tượng nỗi cái đau đớn của con khi ấy không bố. Mãn cuộc, mẹ xỉa xói vào mặt con mà chửi bới rằng con theo bố, tin những gì thằng Thích, thằng Khổng, thằng Mạnh nói. Sau hôm ấy chồng con với mẹ biến mất. Con dò hỏi được biết mẹ với chồng con lên Bắc-cương. Con quyết định lấy cái chết để thức tỉnh hai người. Con dự định sẽ dùng dao đâm vào ngực chết trước mặt mẹ để mẹ hồi tâm. Không quản đường đất xa xôi, con lên đường đi Bắc-cương. Thực không uổng công, con đã gặp mẹ giữa lúc mẹ đang hành dâm với một tên Hồng-thiết giáo Tây-vực lông lá như vượn. Một bọn khác ngồi xung quanh vừa xem vừa uống rượu. Con nhìn cảnh tượng mà kinh khiếp trong lòng, rồi không giữ được, con bỏ chạy. Bọn Hồng-thiết giáo Tây-vực đuổi theo, bắt được con. Mẹ không một lời can ngăn chúng thì chớ, lại còn khuyên con nên tình nguyện làm cây thuốc cho chúng. Suốt đêm hôm ấy con bị bốn tên mọi lông lá hãm hiếp đến ngất đi. Khi con tỉnh dậy thì mẹ với bọn chúng đã đi mất. Biết rằng con có tự tử trước mặt một bà mẹ dâm dãng hơn thú vật để mong tìm lấy cái hồi tâm cũng vô ích. Con đành viết thư này cho bố, rồi mượn dây lưng tự kết liễu đời mình. Con biết chết như thế này là bất hiếu với bố. Nhưng bố ơi, dù con có sống cũng thành điên khùng, càng làm cho bố thêm đau lòng mà thôi. Con mong bố hãy tha hết tội lỗi cho con...»Thiệu-Cực nghiến răng: - Con điếm già Anh-Tần chắc chỉ luẩn quẩn quanh Bắc-cương này chứ không xa đâu. Việc ở đây xong, hai em sẽ cùng anh bắt nó đem cho voi dày, ngựa xé để răn chúng. Ba người lấy củi chất thành đống, để xác nạn nhân lên, rồi châm lửa đốt. Phút chốc lửa chảy đỏ rực. Tự-Mai lẩm nhẩm đọc kinh vãnh sinh. Ba người tiếp tục leo núi. Leo được quãng nữa. Bỗng có tiếng quát: - Ba đứa trẻ kia, đứng lại. Hai người từ sau mỏm đá, tay cầm vũ khí bước ra. Một người béo tròn. Một người hình dạng kỳ dị: Râu tóc đỏ hoe, mũi cao, mắt xanh to. Cả hai chặn mất lối đi. Thiệu-Cực hỏi: - Phải chăng hai vị thuộc phái Tản-viên? Người to béo lắc đầu: - Không phải! Ta là đạo trưởng Thiên-trường thuộc Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Họ Vũ tên Huy. Y chỉ vào người dị hình: - Vị đại huynh đây đại danh Ma-Lăng thuộc Hồng-thiết giáo Tây-vực. Chúng ta được lệnh trấn đây, không cho bất cứ ai lên núi. Tự-Mai kinh ngạc: - Dường như các vị chưa biết thay đổi lớn trong quý giáo thì phải. Nhật-Hồ giáo chủ ngộ đạo, đi tu rồi. Hồng-thiết giáo đổi tên thành Lạc-long giáo, do tân giáo chủ Thân Thiệu-Thái thống lĩnh. Vũ Huy cười nhạt: - Chú bé chỉ biết một mà không biết hai. Truyện mới xẩy ra đây. Giáo chủ Hồng-thiết giáo Tây-thiên cử Ngũ-sứ sang Đông-phương kinh lược. Lão nhân gia cách chức tên Thiệu-Thái, phong đệ tử người là Trần Đông-Thiên làm giáo chủ. Tân giáo chủ giá lâm Tản-lĩnh. Người truyền chúng ta trấn nơi này. Cả bọn kinh hoàng đưa mắt nhìn nhau. Thiệu-Cực không hiểu những gì xẩy ra. Tuy vậy, chàng cũng nói: - Truyện quý giáo, bản chức không biết. Bản chức hiện là mệnh quan triều đình Bắc-biên lĩnh Khu-mật viện sứ. Bản chức tuần phòng lãnh thổ qua đây. Các người phải tránh đường mau. Vũ Huy nói một tràng tiếng ộp ệp với Ma-Lăng. Ma-Lăng cũng đáp lại một tràng tiếng ốp ệp. Vũ Huy khoa đao lên: - Vị nhân huynh này nói: Người chỉ biết lệnh trên, chứ không biết gì tới Bắc-biên. Các người không lui thì đừng trách chúng ta tàn độc. Ma-Lăng, Vũ Huy cùng vần viên đá lớn. Viên đá lăn xuống với tốc độ kinh khủng. Bốn người vọt mình lên tránh khỏi. Thiệu-Cực ra lệnh: - Kiềm chế chúng. Tự-Mai tung mình lên cao. Nhấp nhô mấy cái, nó đã đến bên Vũ Huy. Vũ Huy vung đao chém nó. Nó vung tay, kẹp sống đao cứng ngắt. Vũ-Huy hết sức gỡ ra. Nhưng đao như đóng vào cột không nhúc nhích. Ma-Lăng cầm búa sắt bổ vào đầu Tự-Mai. Lê Văn rút kiếm gạt búa. Choảng một tiếng, búa văng lên không. Người Ma-Lăng ngã ngửa về sau, đầu va vào tảng đá đến bốp một cái. Nó dí kiếm vào cổ y, nhưng không thấy y động đậy. Nó nhìn lại: Đầu y vỡ đôi, máu tuôn xối xả. Y chết rồi. Tự-Mai đoạt đao của Vũ Huy. Tay nó đè lên vai y. Y vận công chống lại, nhưng không nổi. Y từ từ cúi xuống, như người quỳ gối. Tự-Mai sợ kình lực mạnh quá có thể khiến y chết. Nó vội buông tay ra. Không ngờ giữa lúc đó, Huy cố vận sức đứng dậy. Thành ra người y vọt lên cao, rơi xuống tảng đá nhọn. Bộp một tiếng, y dẫy mấy cái, rồi nằm im. Thiệu-Cực chạy lại bắt mạch. Mạch y không còn nhảy, xương sống y bị gẫy. Y chết từ bao giờ. Tự-Mai hỏi Thiệu-Cực: - Anh nghĩ xem, cái gì đang xẩy ra trên Tản-lĩnh? - Khó hiểu! Chúng ta cứ leo lên, rồi tùy cơ ứng biến. Leo được hơn trăm trượng, Thiệu-Cực chỉ vào hốc đá: - Sau hốc đá kia, có hang ngầm lên đỉnh núi. Để anh cho chó sói đi trước dẫn đường. Tôn Đản nhìn những viên đá xếp lại thành đống, che khuất cửa hang. Nó than: - Bí mật thế này. Ai mà biết được! Bốn anh em xúm vào khuân đá, lát sau, hiện ra một cửa hang. Thiệu-Cực vẫy tay gọi hai con sói, chàng hú lên một tiếng, chỉ vào hang đá. Cặp sói rừng chui vào trước. Lát sau, một con trở ra vẫy đuôi. Thiệu-Cực vui mừng: - Vô sự. Chúng ta vào thôi. Thiệu-Cực móc trong bọc ra bó bổi. Chàng lấy một thanh, châm lửa đốt, rồi dẫn đầu. Đường trong hang không dốc cho lắm, nhưng gồ ghề khó đi. Bốn người vừa đi, vừa nói truyện. Thình lình một con sói chạy ngược trở lại, chúi mõm xuống đất gật đầu. Thiệu-Cực nghiêm trọng: - Sắp tới đỉnh rồi. Trên đỉnh có gì kỳ quái lắm, nên sói báo cho mình biềt trước. Chàng dặn nhỏ: - Các em nhớ nhé, bất cứ gặp chuyện gì, cũng không được dụng võ. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 24 Trên đỉnh Tản-viên Lê Văn chỉ vào túi mình: - Em mang theo rất nhiều Hàn-ngọc đan. Để em đi trước. Gặp chuyện gì bất trắc, em dùng thuốc tự vệ hay hơn là dụng võ. Nó lách người lên đầu. Tiếp theo Tự-Mai. - Cẩn thận dò từng bước! Thiệu-Cực dặn các em: - Đường lên đỉnh núi Tản-viên có đến ba ngách khác nhau. Con đường này rất bí mật, chỉ chưởng môn phái Tản-viên mới biết mà thôi. Hôm trước Bảo-Hoà chỉ cho anh. Bốn người tiếp tục theo những bậc thang, leo lên. Lát sau, có ánh sáng lùa vào. Rồi tiếng ào ào như thác nước chảy phía bên ngoài. Mùi ẩm ướt xông lên rất khó chịu. Những giọt nước từ vách đá rơi xuống lách tách. Vách đá đầy những hình kỳ dị nghìn hình vạn trạng. Ánh sáng ngọn bổi chiếu trên thạch nhũ phản chiếu long lanh như đêm trăng đầy sao. Đi thêm đoạn nữa, Lê Văn dừng bước, nó quay lại hỏi Thiệu-Cực: - Hang cùng rồi. Phía trước chỉ có một lỗ, con mèo may mới chui lọt. Đỉnh núi này cao nhất vùng, tại sao còn có tiếng thác nước chảy. Kể cũng lạ? Thiệu-Cực cầm bổi lên soi. Chàng nhớ ra điều gì: - Phải rồi, cửa hang mật thông với đỉnh núi. Phía trước khoảng ba trượng có cây đề, lớn ước năm người ôm. Nó như tấm mành mành che khuất, nên dù người sống trên Tản-lĩnh cũng khó mà biết rằng sau gốc bồ đề có đường hầm. Tiếng ào ào vọng vào chắc không phải tiếng thác, mà là tiếng gió thổi làm lá bồ đề bật thành tiếng reo đấy thôi. Cửa này bị lấp mất lối. Phải gỡ mấy tảng đá mới ra được. Quả đúng như Thiệu-Cực nói, cửa hang được lấp bởi những tảng đá khá lớn. Lê Văn gỡ tảng thứ nhất không khó khăn gì. Nó gỡ tảng thứ nhì, rồi ba. Đến tảng thứ mười tám, thì mở ra cửa lớn. Không khí trong lành lùa vào hang. Mấy anh em cảm thấy dễ chịu, họ hít một hơi dài, cùng bật lên tiếng hoan hô. Gốc cây bồ đề to ước ba người ôm như tấm mành che cửa, thành ra đứng trong hang không nhìn thấy bên ngoài. Lê Văn tung mình toan chui ra khỏi hang. Thiệu-Cực túm áo nó kéo lại: - Khoan! Để hai con sói ra trước dò đường đã. Chàng huýt sáo một tiếng. Hai con sói vọt mình tiến lên. Nó ngừng lại ở cửa hang đánh hơi mấy cái rồi chui ra, biến mình vào trong đám mây trắng mờ mờ bên ngoài. Lát sau chúng trở lại vẫy đuôi mừng. Biết vô sự, Lê Văn lách mình ra trước. Nó núp vào gốc cây cổ thụ quan sát: Đỉnh núi có khu đất bằng phẳng ước hơn ba mẫu. Giữa khoảnh đất, toạ lạc căn nhà. Nửa dưới bằng đá xếp lại. Nửa trên bằng gỗ hun khói đen. Xung quanh, một vườn hoa, với hàng trăm thứ hoa thơm cỏ lạ, mầu sắc sặc sỡ. Chợt nó rùng mình rên: - Lạnh quá. Mây trắng bàng bạc trôi, che lấp Tản-lĩnh. Thành ra khó có thể thấy toàn bộ xung quanh. Nó dơ tay lại sau vẫy mấy cái. Thiệu-Cực cùng Tự-Mai, Tôn Đản ra theo. Thình lình có tiếng quát tháo, rồi tiếng vũ khí chạm nhau kêu loảng xoảng đâu đó vọng lại. Tự-Mai đoán: - Dường như có cuộc giao tranh thì phải. Không biết ai với ai đang đấu chiến? Gió đưa mùi hôi nồng nặc xông ra, rồi có tiếng gầm gừ. Hai con cọp mun nhe răng tiến lại. Lê Văn, Tự-Mai vận công, chuẩn bị đả hổ. Bỗng Thiệu-Cực cũng gầm gừ như hổ mấy tiếng. Hai con hổ nghe tiếng Thiệu-Cực, chúng ngừng lại quan sát. Khi nhìn thấy chàng, chúng lao mình đến, vẫy đuôi mừng như chó. Thiệu-Cực ôm đầu chúng, tỏ vẻ thân ái. Tự-Mai hỏi: - Cọp này quen với anh chăng? - Đúng thế. Chúng thuộc đội hổ binh canh núi Tản-viên. Hơn năm trước bị mất tích. Anh cho rằng chúng đi lạc vào rừng, không ngờ chúng lại ở đây. Tôn Đản xua tay: - Em nghi chúng bị người ta bắt trộm e đúng hơn! Anh hỏi chúng xem! - Hỏi vấn đề khó khăn như vậy, chúng không biết trả lời đâu. Vả hùm này khôn hơn người. Người ta có thể giết chúng, chứ không bắt được đâu. Chúng ta cần dò la xem, sự thể ra sao? Chợt chàng à lên một tiếng lớn: - Phải rồi, không ai bắt chúng cả. Nguyên hai con hổ này luôn theo bên cạnh Bảo-Hoà. Hồi Bảo-Hoà lên làm chưởng môn phái Tản-viên, chắc dẫn chúng theo. Nay, hẳn vì vắng Bảo-Hoà, chúng đánh hơi lên đây tìm chủ mà thôi. Lại có tiếng reo hò, rồi tiếng vũ khí chạm nhau. Thiệu-Cực vẫy tay chỉ vào ngôi nhà ra lệnh cho con sói. Nó băng mình tới. Chàng bảo các em: - Anh với Tự-Mai thám thính bên trái căn nhà. Đản với Lê Văn thám thính bên phải. Tuyệt đối không nên dụng võ. Trên trời ta có chim ưng tuần phòng. Nó luôn lao xuống phía sau căn nhà. Vậy tại đó ắt có sự gì kỳ quái chứ không bình thường đâu. Phải cẩn thận. Để anh bảo cặp hùm đi hộ vệ. Lê Văn, Tôn Đản men theo những bụi hoa, lần đến phía phải căn nhà. Căn nhà khá đồ sộ. Nửa dưới xây bằng những tảng đá xanh xếp vào nhau, khít khao đến độ mới nhìn qua, tưởng như một vách thiên tạo. Cửa chính rộng đến hơn hai trượng. Cánh cửa mở rộng. Trên cánh cửa, tạc hình nổi. Liếc qua Tôn Đản thấy nhiều hình người, hình trâu, sống động như thực. Các cửa sổ mở rộng. Nó nghĩ thầm: - Bố ta thường nói: Tổ sư Sơn-Tinh xuất thân nông dân, cùng tiều phu. Nay cứ nhìn hình này thì rõ. Không biết cửa chạm trổ từ bao giờ, mà nét đẹp đến thế kia? Làm sao mang gỗ lim, gỗ gụ từ dưới lên đây xây cất? Đỉnh núi cao quá, mây che khuất, người dân đứng dưới nhìn, khi thấy ngôi nhà, khi không. Vì vậy ca dao bình dân nói rằng đỉnh núi Tản có thành do tiên xây là thế. Hôm nay mình mới được biết sự thực. Nó nhớ lại lời Hồng-Sơn đại phu nói: - Tản-lĩnh là nơi linh thiêng nhất Lĩnh-Nam. Xưa Cao Biền đi khắp non cùng, thủy tận ếm, phá hết các thế đất linh. Chỉ có hai nơi y không làm nổi. Một là thế đất Cổ-pháp được phái Tiêu-sơn bảo vệ, sau táng tổ tiên họ Lý. Do vậy họ Lý lên làm vua trong hơn hai trăm năm. Còn thần Tản-viên nức tiếng linh. Cao Biền yểm không xong, hút nữa bỏ mạng. Quan sát tầng trên bằng gỗ gụ đen bóng. Mái lợp ngói tráng men xanh. Lê Văn nói nhỏ: - Bố em thường nói: Căn nhà trên đỉnh núi Tản do tổ sư Sơn-Tinh dùng biết bao tâm huyết cùng đệ tử kiến tạo. Lúc đầu ngài cùng công chúa Mỵ-Nương hưởng thanh phúc. Sau khi ngài qua đời, đệ tử dùng làm tổng đàn thờ cúng người. Căn nhà này trải qua hơn nghìn năm, không biết đã phải tu bổ bao nhiêu lần, mà vẫn con đẹp thế này? Có tiếng nói vọng ra. Hai đứa trẻ vội tới sát cửa sổ, ghé mắt nhìn vào. Trong căn phòng lớn, trang trí cực kỳ uy nghiêm. Giữa phòng, một pho tượng lớn, bằng đồng đen bóng loáng. Pho tượng tạc hình một tiều phu ngồi bên con trâu trong tư thế nằm. Người tiều phu tay cầm búa, tay để lên u trâu, chân duỗi, chân co. Không ai bảo ai, hai trẻ đều biết đó là tượng thánh Tản. Chúng đưa mắt quan sát, lòng đầy tự hào: - Đất Việt mình quả thực địa linh. Nơi nơi đều có linh thần bảo quốc. Thánh Tản ngự trên này, ngài phóng tầm mắt nhìn khắp Hoa-Nam, nhất cử nhất động của Bắc phương ngài đều thấy rõ. Lại có tiếng reo: - Lão già Đặng Đại-Khê kia! Mi chịu thua đi thôi! Hay mi muốn lão gia hóa kiếp cho mi. Tiếng nói ấm ớ, tỏ ra không phải do người Việt phát âm. Tự-Mai, Thiệu-Cực cũng đã đến bên Tôn Đản, Lê Văn. Tự-Mai chỉ phía sau căn nhà: - Dường như Đặng sư bá đang giao chiến với ai! Không biết bọn ấy thuộc loại người nào, mà dám buông lời nhục mạ Đặng sư bá. Bốn người vòng ra phía sau. Quả nhiên trên khoảng đất bằng phẳng, dùng làm sân luyện võ. Trong sân chia ra hai nhóm người đứng đối diện nhau. Mỗi nhóm đều có tăng, tục, nam, nữ. Họ đeo nhiều thứ vũ khí kỳ dị. Tự-Mai, Tôn Đản, Lê Văn nhận ra một nhóm thuộc phái Tản-viên. Trong nhóm, có Đào Nhị-Bách, Đào Tam-Bách. Phân nửa đám đệ tử Tản-viên đã tham dự đại hội Lộc-hà, nên chúng quen mặt. Họ cũng nhận ra chúng. Còn nhóm kia trang phục theo người Tống. Giữa đám Tống, hai người mặc quần áo Việt. Đó là mụ già Anh-Tần, hội trưởng hội Vu-sơn vùng Yến-vĩ sương-sen. Cạnh mụ, một tên nữa, làm Tự-Mai, Tôn Đản nhìn nhau cười, chính thị gã Nguyễn Qúy-Toàn. Lạ một điều, giữa đám võ lâm Tống, có một người mặc theo lối quan lại. Hai nhóm người chăm chú theo dõi trận đấu giữa sân. Hai đối thủ đang vận công đấu nội lực. Tự-Mai nhận ra một người chính là Đặng Đại-Khê. Một người nữa tuổi cũng khá già, râu tóc bạc phơ, oai phong lẫm lẫm, nó không biết rõ căn cước. Mọi người chú tâm đến trận đấu, nên bốn đứa trẻ đến, mà không ai chú ý. Bọn Tự-Mai đứng vào với phái Tản-viên. Đặng Đại-Khê hiển uy thần lực, mặt đỏ như uống rượu. Còn lão già kia, râu tóc dựng đứng. Trên đầu lão có khói bốc lên. Một mụ già trong nhóm Tống quát lên the thé: - Lão Đặng Đại-Khê kia! Người không phải đối thủ của Nam-Sơn lão nhân phái Hoa-sơn đâu. Mi mau quỳ gối xin hàng, lão nhân gia sẽ thu làm đệ tử. Mụ vừa dứt lời, chính Nam-Sơn lão nhân lùi liền hai bước. Vì vậy, mụ ngậm mồm, không nói thêm gì nữa. Qua một vài khắc, thình lình Đặng Đại-Khê lùi liền ba bước. Rồi tay trái chĩa thẳng vào mặt Nam-Sơn lão nhân điểm một chỉ. Nam-Sơn lão nhân thấy chỉ của Đại-Khê chĩa vào ngực, y kinh hoảng, nội lực yếu đi. Tay trái y từ tư đưa ra gạt chỉ của Đại-Khê. Chỉ của Đại-Khê trúng giữa cườm tay lão. Lão choáng váng bật lui, rồi oẹ một tiếng, miệng phun máu có vòi, người lộn đi ba vòng, nằm bất động. Một người trong nhóm đối diện chạy ra bồng lão về. Một người khác, tuổi khoảng năm mươi bước ra hướng Đại-Khê xá một xá: - Đặng tiên sinh quả xứng danh đứng trong Đại-Việt ngũ-long, một lúc đả bại Bắc-Sơn, Nam-Sơn trong Hoa-sơn tứ lão. Lão phu Tây-Sơn, xin Đặng đại hiệp chỉ điểm cho mấy cao chiêu. Đặng Đại-Khê dường như mệt mỏi quá rồi. Lão lảo đảo muốn ngã. Tuy vậy lão vẫn cất tiếng nói rất hùng dũng: - Bình thường Đặng Đại-Khê này có coi bọn Hoa-Sơn tứ lão ra cái gì đâu? Chẳng qua hôm nay, một mình ta phải đấu với ba người bên Hoa-Sơn các ngươi, nên sức cùng lực kiệt mà thôi. Lại đây, lại đây, chúng ta đấu nữa. Đám đệ tử Tản-viên nhận ra Tự-Mai, Tôn Đản, Lê Văn. Tôn Đản hỏi Đào Nhị-Bách: - Đào trưởng lão. Tôi nghe nói anh Thiệu-Thái cử trưởng lão đi Đại-lý, lo sắp xếp lại Lạc-long giáo. Tại sao trưởng lão cũng hiện diện ở đây? Kìa cả trưởng lão Tam-Bách nữa, người chẳng được cử đi Quảng-Tây sao? Bọn Hoa-sơn đến làm gì vậy? Lý do nào có cuộc đấu này? - Khoảng hơn tháng trước, tôi vừa chỉnh đốn xong việc bản giáo ở Đại-lý thì nhận được thư của sư tỷ chưởng môn Bảo-Hoà cho biết các biên thần nhà Tồng đang có âm mưu bất lợi cho bản môn. Vì vậy người truyền lệnh tôi tạm lĩnh quyền chưởng môn. Tam đệ cũng nhận được thư, phải rời Quảng-Tây về tổng đàn gấp. Y nghiến răng: - Tôi về tới nơi, nhận được thư của chưởng môn phái Hoa-sơn, tên Bắc-Sơn lão nhân xin bái sơn vào ngày hôm nay. Trong thư nói rõ, nhân đệ tử Hoa-sơn Nam du, nên ghé thăm tổng đàn phái Tản-viên. Vì chưởng môn, sư tỷ Bảo-Hoà vắng mặt, tôi phải thay thế, chuẩn bị tiếp khách. Tôi cho triệu tập một số anh em tới tổng đàn nghênh tiếp võ lâm đồng đạo. Tam-Bách tiếp lời anh: - Bọn Hoa-sơn hẹn giờ Ngọ tới chân núi. Sư huynh cho người xuống tiếp lên. Không ngờ giờ Tỵ, chúng tôi ăn cơm, đều bị trúng độc, chân tay mất hết lực. Rồi thình lình bọn này xuất hiện. Chúng được cầm đầu bởi Hoa-sơn tứ lão, cùng thất hùng. Tôn Đản ngắt lời: -- Phái Hoa-sơn có tứ lão. Nhưng Đông-Sơn lão nhân cùng đệ tử Dư Tĩnh, Địch Thanh đang theo Bình-Nam vương Triệu Thành. Có đâu lão cũng ở đây? - Đúng thế. Chúng nêu danh Hoa-sơn tứ lão, nhưng chỉ có tam lão. Còn thất hùng đủ mặt. Mụ già đầu bạc kia tên Chu Chiếu-Anh. Đạo cô áo trắng tên Vương Lệ-Ngọc. Mụ béo ị tên Giáp Kim-Quy. Sư ni kia tên Trí-Thành. Gã đạo sĩ già tên Du-Minh tử. Gã cao nghệu tên Ngô Nam. Cuối cùng hoà thượng trẻ tên Vạn-Quang. Đào Tam-Bách thở hổn hển, tiếp: - Cái gã văn quan đi theo, xuất trong bọc ra cuốn trục, bảo rằng đó là sắc chỉ của Thiên-Thánh hoàng đế nhà Tống truyền cắt một giải núi Tản-viên, núi vua Bà ban cho phái Hoa-sơn. Y hô chúng tôi quỳ xuống tiếp chỉ. Dù chân tay vô lực, nhưng chúng tôi đâu hèn? Chúng tôi nhất định không quỳ, cũng chẳng tiếp chỉ. Bọn chúng định giết hết anh em, cùng thiêu hủy bài vị bẩy mươi đời liệt tổ bản phái. Giữa lúc đó Đặng lão gia xuất hiện. Chúng thách bản phái đấu ba trận. Nếu bản phái thắng, chúng sẽ bỏ đi. Bằng bại, đệ tử bản phái phải qui đầu theo phái Hoa-sơn. Y thở dài: - Chúng tôi bị tê liệt, mất hết lực, đấu sao được? Vì vậy Đặng lão gia phải cáng đáng hết. Lão gia đã thắng Bắc-Sơn, Nam-Sơn. Bây giờ tên Tây-Sơn ra thách đấu. Nghe thuật, Lê Văn nói với Tự-Mai: - Bố em thường nói, Hoa-Sơn tứ lão võ công vô địch thiên hạ. Người từng chiết chiêu với Bắc-Sơn lão nhân liên tiếp hai mươi chưởng, bất phân thắng bại. Hôm đại hội Lộc-Hà, chị Mỹ-Linh tuy xử dụng Long-biên kiếm pháp, phải khó khăn lắm mới thắng được Đông-Sơn lão nhân. Thế mà hôm nay, Đặng sư bá thắng Bắc-Sơn rồi Nam-Sơn lão nhân, mà vẫn còn sức đấu. Như vậy ắt có điều gì bí ẩn chứ không sai. Tự-Mai cũng nhận thấy thế. Nó biết công lực của Đặng Đại-Khê tuy cao, nhưng thua sút bố nó một chút, sao đủ sức thắng hai lão Hoa-sơn dễ dàng? Ngoài sân, Đặng Đại-Khê lảo đảo muốn ngã. Tự-Mai kinh hãi nghĩ: - Đặng sư bá thực xứng đáng một trong Đại-Việt ngũ long. Hoa-sơn tứ lão, võ công vô địch Trung-nguyên, mà sư bá hạ được hai tên. Bây giờ đến tên thứ ba, coi chừng người kiệt lực rồi. Tôn Đản bước ra quát lớn: - Khoan! Các người đường đường danh môn chính phái Trung-nguyên. Hoa-sơn tứ lão nức tiếng thiên hạ. Gần đây đệ tử của Đông-Sơn lão nhân tên Địch Thanh, đoạt chức võ trạng Biện-kinh. Thế mà các người dùng thủ đoạn hèn hạ đánh thuốc độc hại người, rồi dùng xa luân chiến. Võ đạo Trung-nguyên sao mà tàn tệ như vậy? Đám đệ tử Hoa-sơn tưởng bọn Tôn Đản là đệ tử Tản-viên. Chúng trố mắt nhìn, tự hỏi: - Bốn thằng ôn vật này chắc mới tới. Khắp các ngả lên đây, ta cho canh gác cẩn thận. Làm sao chúng lên được? Không chừng đám đệ tử canh gác bị giết hết cũng nên? Mụ già Chu Chiếu-Anh đưa mắt cho đồng bọn. Lập tức năm tên chạy ra các ngả thám thính. Thiệu-Cực hú lên một tiếng dài liên miên bất tận. Đoàn chim ưng trên trời lập tức bay đi. Tự-Mai cười thầm: - Anh Cực ghê thực. Anh sai chim ưng đi cầu viện chắc! Đạo cô Vương Lệ-Ngọc quát lên the thé: - Nếu lão Đặng-đại-Khê sức cùng lực kiệt. Y chỉ việc lên tiếng van xin, rập đầu qui phục bản phái, nguyện dâng núi Tản-viên cho chúng ta. Chúng ta cũng sinh phúc tha cho đám đồ tử, đồ tôn của lão. Đặng Đại-Khê cười nhạt: - Tây-Sơn lão nhân. Lại đây! Lại đây! Chúng ta sẵn sàng... Đến đó, ông oẹ một tiếng, miệng phun ra một búng máu tươi. Lê Văn chạy lại cầm mạch cho ông. Nó móc trong túi ra bình thuốc, bỏ vào miệng ông ba viên: - Sư bá nuốt vào, vận sức cho thuốc tan ra mau. Đặng Đại-Khê đang nguy nan, thấy Lê Văn, Tự-Mai, tinh thần ông phấn chấn lên. Ông hỏi: - Tại sao hai cháu lại có mặt ở đây? Phụ thân cháu đâu? Lê Văn ít kinh lịch gang hồ. Nó định trả lời Hồng-Sơn đại phu, Trần Tự-An hiện ở Thăng-long. Tự-Mai biết thế, nhanh miệng đáp ngay: - Thưa sư bá! Bố cháu với bốn sư thúc hiện ở dưới chân núi. Người sai cháu lên báo tin cho sư bá trước, rồi bái sơn sau. Chúng cháu tới nơi gặp truyện này. Hiện anh Thiệu-Cực đã sai chim ưng đi mời bố cháu cùng các sư thúc rồi. Tây-Sơn lão nhân quay lại hỏi hòa thượng Vạn-Quang về bọn Tự-Mai. Vạn-Quang nói thầm vào tai lão mấy câu. Mặt lão tái nhợt, hỏi Lê Văn: - Tiểu huynh đệ! Phải chăng tiểu huynh đệ là con của Hồng-sơn đại phu, chưởng môn phái Sài-sơn? - Tiểu bối xấu hổ, vì chưa học được một phần thủ thuật của cha mình. Nó chỉ vào cả bọn giới thiệu. Khi nghe đến Trần Tự-Mai, mặt Tây-Sơn lão nhân co dúm lại thực khó coi. Lão hỏi nó: - Trần nhị công tử! Lệnh tôn sao chưa xuất hiện? Tự-Mai cười nhạt: - Phụ thân tôi đang bố trí sư huynh, sư đệ dưới rồi mới lên. Mụ Anh-Tần bước ra nói với Tây-Sơn lão nhân: - Lão tiên sinh! Thằng này nói láo. Hôm qua tôi từ Yến-vĩ sương sen lên đây, được tin Tự-An cùng bốn sư đệ sang Lão-qua, rồi tới Xiêm-la, để hội kiến với chưởng môn Vạn-tượng, Pha-nôm. Dù y có cánh cũng không bay về đây kịp. Gã cao nghệu Ngô Nam nói với Tự-Mai: - Trần công tử! Bản phái được sắc chỉ thiên tử cắt năm ngọn núi phong cho phái Hoa-sơn. Vì vậy chúng tôi đến đây tiếp nhận. Việc này không liên hệ gì với phái Đông-a. Dù Thiên-trường ngũ kiệt hiện diện đây, cũng phải tuân phép nước. Mong công tử đừng can thiệp vào, e không lợi. Y chỉ vào gã văn quan: - Vị này họ Hoa tên Trung, xuất thân tiến sĩ, hiện lĩnh chức Lễ-bộ thị lang kiêm Khu-mật viện phó sứ Thiên-triều. Hoa đại nhân được Thiên-tử sai đi sứ, tuyên chỉ cho bản phái. Một đám mây trắng trôi qua, khiến mọi người như bơi trên trời. Ánh nắng chiếu qua làn mây, hoá thành mầu tím, đẹp vô cùng. Tôn Đản hỏi: - Sắc chỉ? Sắc chỉ đâu, xin cho chúng tôi xem! Chứ nói như vậy ai mà tin được? Gã văn quan khoan thai bước ra, đứng đối diện với Tôn Đản. Tay gã chìa ra cuốn trục: - Thằng nhãi Nam-man kia! Mi không đủ bất cứ tư cách gì bàn vào truyện này. Đến tên Lý Công-Uẩn, vua của mi, thấy thánh chỉ cũng phải khom lưng quỳ gối. Mi... Mi... Một đứa chưa ráo máu đầu, mà dám hạch hỏi ư? Vì liên hệ hai đời với triều Lê, nên Trần Tự-An không mấy ưa Thuận-Thiên hoàng-đế. Ngược lại Tự-Mai đi ra ngoài, tiếp xúc với nông dân, nơi nào nó cũng nghe người ta ca tụng ngài nhân từ, tha thuế cho dân, ăn tiêu dè sẻn, xứng đáng con nuôi Bồ-tát Lý Khánh-Vân, đệ tử Bồ-tát Vạn-Hạnh. Nay nghe người ta nhục mạ giòng giống Việt, nhục mạ ngài. Nó chịu không nổi, nó quên mất lời dặn của Thiệu-Cực, không được dùng võ. Thấp thoáng một cái, Tự-Mai lạng người tới trước Tôn Đản. Tay nó xuất chiêu. Bốp, bốp. Gã quan văn bị hai cái tát, ngã lộn xuống đất. Nó chỉ mặt gã: - Đất có chủ, nước có vua. Ta sống trên đất Việt, ta làm chủ đất. Thuận-Thiên hoàng-đế làm vua Đại-Việt. Còn mi, một tên quan quèn, dám nhục mạ ta là Nam-man ư? Dám gọi tên vua ta ra mà đùa cợt ư? Mụ già béo ị Giáp Kim-Quy chỉ mặt Tự-Mai mắng: - Thằng Nam-man con kia. Mi là ai mà giám ra đây đòi đối chất với chúng ta? Mi tưởng mang cái danh hão Trần Tự-An của cha mi ra làm con ngáo ộp dọa thiên hạ ư? Dù cha, chú mi có mặt ở đây, ta cũng không coi ra gì cả. Mi dám hành hung mệnh quan Thiêu-triều ư? Mụ quay lại chỉ một thiếu niên đứng sau: - Triệu Tiết! Mi dạy dỗ nó, để nó biết nước có luật, người có bậc. Một thiếu niên, tuổi khoảng mười sáu, mười bẩy dạ một tiếng rồi bước ra khỏi hàng đệ tử. Y chắp tay hướng Tự-Mai: - Trần công tử! Tiểu đệ muốn lĩnh giáo võ công phái Đông-a. Xin công tử đừng tiếc công dạy cho mấy cao chiêu . Tự-Mai nghe đến tên Triệu Tiết, nó chợt nhớ lại lời Thiệu-Cực nói rằng: Biên thần nhà Tống định cho hai thiếu niên tên Triệu Tiết, Khúc Chẩn thuộc phái Hoa-sơn sang tranh chức thủ lĩnh Phong-châu, Thượng-oai. Vậy chắc là thiếu niên này đây. Nó nghĩ thầm: - Ta đánh cầm chừng, thăm dò bản lĩnh của chúng xem sao! Nó chắp tay đáp lễ: - Không dám! Đây thuộc Đại-Việt. Triệu huynh là khách. Tôi là chủ. Chủ phải nhường khách. Xin Triệu huynh ra chiêu cho. Triệu Tiết đánh thẳng một quyền vào ngực Tự-Mai, giống như hành lễ. Tự-Mai vội trầm người xuống, phát chiêu Phong suy Đông-hải đỡ. Binh một tiếng. Triệu Tiết lảo đảo lui lại, khí huyết đảo lộn, tai phát ra tiếng vo vo không ngừng. Còn Tự-Mai, nó cảm thấy tay hơi ê ẩm. Nó quan sát kỹ Triệu Tiết, thấy đó là một thiếu niên tầm vóc ngang với nó, công lực mạnh hơn Quách Quỳ nhiều. Nó nghĩ thầm: - Ta tưởng trong các thiếu niên ngang tuổi, chỉ có Lê Văn khả dĩ so sánh với ta. Không ngờ tên Triệu Tiết này cõ công nào có thua sút ta làm bao. Ta thử đấu với y xem sao? Nghĩ vậy, nó chắp tay xá Triệu Tiết: - Trần Tự-Mai phái Đông-a, rất mong được lĩnh giáo võ công Hoa-sơn của Triệu huynh. Không biết Triệu huynh là đệ tử của cao nhân nào trong phái Hoa-sơn. Không hổ đệ tử danh gia, Triệu Tiết chỉ vào Bắc-Sơn lão nhân. Y nói bằng tiếng Việt. - Không dám! Người chính là sư phụ của tại hạ. Tự-Mai chửi thầm: - Bọn biên thần Nam-phương nhà Tống ghê thực. Chúng chuẩn bị cho bọn này học tiếng Việt, hầu dễ trà trộn. Được, ta há sợ chúng sao? Triệu Tiết xuống tấn, chắp hai tay vào nhau đưa về trước, ra chiêu Hoa-sơn thám hoa giống như hành lễ. Tự-Mai chắp tay đáp lại bằng chiêu Nộ lãng Đông lưu một chiêu dùng để đáp lễ đối thủ. Trong khi nó nghĩ thầm: - Ta chỉ dùng võ công Đông-a, không dùng lối phát lực bằng kinh mạch, cũng không vận thần công Yên-lãng xem sao. Triệu Tiết phát liền ba chưởng, thành một dây tấn công Tự-Mai. Tự-Mai muốn dò bản lãnh đối thủ. Nó phản công cầm chừng. Từ trước đến giờ, Tự-Mai toàn đấu với võ lâm Đại-Việt, chỉ một lần duy nhất nó đụng chạm với võ công Thiếu-Lâm qua trận đấu ngắn ngủi với Quách Quỳ. Hôm nay nó mới thấy võ công Hoa-sơn. Vừa đấu nó vừa nhớ lại lời Trần Tự-An: &quot; Võ công Trung-nguyên chia làm hai. Một là những võ phái ra đời trước khi Bồ-Đề Đạt-Ma tới, gồm có Hoa-sơn, Không-động, Côn-luân, Liêu-Đông. Bốn phái này có nguồn gốc rất cổ. Tuy chiêu số, nội lực khác nhau, song vẫn cùng nguyên lý. Khi xưa Vạn-tín hầu Lý Thân đem đệ tử sang Hàm-dương đấu với võ sĩ Trung-thổ, người nhân đó thu thập hết kỳ chiêu cùng nguyên lý của họ, rồi về chế ra Long-biên kiếm pháp cùng Cửu-chân quyền pháp. Võ công Cửu-chân, kiếm pháp Long-biên hiện giờ phái Mê-linh còn lưu truyền. Vì vậy sau này, đấu với người các bốn phái nguồn gốc cổ, cứ dùng võ công Mê-linh, ắt toàn thắng...&quot; Nhưng nó muốn thử dùng võ công Đông-a xem sao? Nghĩ thế nó dùng võ công Đông-a đánh cầm chừng. Sau hơn năm mươi hiệp, nó nghĩ thầm: - Tên Triệu Tiết xứng đáng thiếu niên anh tài, song không hơn Quách Quỳ làm bao. Thình lình Tự-Mai đổi hẳn chiến pháp. Nó vận công, dùng Đông-a chưởng pháp. Bình, bình, bình. Triệu Tiết bị ba chiêu như trời long đất lở. Cứ mỗi chiêu, nó bật lùi một bước. Tự-Mai tiến lên một bước. Đến chiêu thứ tư, Tự-Mai ra một chiêu Thiên vương chưởng do Lê Văn dạy nó. Binh một tiếng. Cả hai bật lui lại. Cả đám cao thủ Hoa-sơn lẫn Tản-viên đều kinh ngạc. Vì họ thấy Tự-Mai đang thắng thế, bỗng nhiên lại ngang với Triệu Tiết. Sau chiêu ấy, Tự-Mai nghĩ rất nhanh: - Ta hiểu rồi! Khi Triệu Đà đánh Âu-lạc. Y đã nghiên cứu võ ông Sài-sơn, tìm ra cách khắc chế. Sau y đem về dạy cho đệ tử cùng các tướng. Một trong các tướng, gốc đệ tử Hoa-sơn. Chính viên tướng này điều chỉnh lại chiêu số, võ công Hoa-sơn. Vì vậy võ công Hoa-sơn khắc chế võ công Sài-sơn. Ban nãy ta vận nội công, chiêu số Sài-sơn thành ra yếu đi. Bây giờ thử dùng chiêu số Sài-sơn, nhưng nội công Đông-a xem sao. Nó vận nội công Đông-a, rồi phát Thiên-vương chưởng. Binh. Nó vẫn đứng nguyên vị trí. Trong khi Triệu Tiết nhăn nhó tỏ ra đau đớn vô cùng. Chờ cho đối thủ vận công xong. Tự-Mai nói: - Triệu huynh! Đỡ này. Nó vận nội công Đông-a theo kinh mạch, dồn chân khí vào Đốc-mạch, đưa vào Thủ tam dương kinh, rồi phát một Thiên-vương chưởng nữa. Thiên-vương chưởng vốn dũng mãnh. Trong khi nội công Đông-a càng dũng mãnh hơn. Triệu Tiết không biết gì về Tự-Mai, vô tình nó xuất chiêu đỡ. Bình! Triệu Tiết bay bổng lên cao. Y rơi xuống ngay đầu Lê Văn. Lê Văn phẩy tay một cái, Triệu Tiết rơi xuống đúng chỗ cũ đến binh một tiếng. Nó nằm thẳng cẳng không ngồi dậy được. Tự-Mai thu chiêu chạy lại đỡ Triệu Tiết dậy: - Triệu huynh! Thế nào? Người phục chưa? Triệu Tiết bị trúng đòn. Nó giả vờ bị trọng thương chờ Tự-Mai tới đỡ, nó sẽ ra chiêu thình lình. Qủa nhiên Tự-Mai trúng kế. Tiết thấy Tự-Mai lên tiếng, chắc không đề phòng. Nó tấn công một chiêu như sét nổ vào ngực đối thủ, trong khi hai người đứng sát nhau. Tự-Mai không thể trở tay kịp. Mọi người kêu thét lên kinh hoảng: - Ngừng tay! - Đồ hèn hạ! Đánh lén ư? - Thu chiêu! Nhưng đã trễ. Chỉ thấy tiếng vù, rồi lách cách phát ra. Một thân hình bay bổng lên cao, rơi xuống giữa sân, nằm đứ đừ, không động đậy nữa. Mọi người nhìn kỹ, kẻ bị bắn tung lên cao là Triệu Tiết chứ không phải Tự-Mai. Nguyên hôm trước, nghe Thiệu-Cực nói rằng đám biên thần Tống định đưa Triệu Tiết, Khúc Chẩn ra đấu, tranh chức động trưởng Phong-châu, Thượng-oai. Vì vậy khi đấu với Tiết, Tự-Mai chỉ xử dụng công lực ngang với Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lãm, để so sánh, sau còn dạy sư đệ, hầu lâm trận không bị bỡ ngỡ. Bây giờ Triệu Tiết đánh trộm Tự-Mai, chân y đá vào bụng dưới nó, trúng huyệt Khí-hải. Như tên mang, Khí-hải là bể của khí. Chân Triệu Tiết đá trúng, thần công Yên-lãng hút hết nội lực y. Còn thần công Đông-a tòng tâm phản xạ chống lực đạo tấn công. Vì vậy Triệu Tiết mới bị thương nặng. Chu Chiếu-Anh chạy lại đỡ Triệu Tiết dậy. Tuy bị gẫy xương chân, xương tay, máu miệng ứa ra. Nhưng Tiết rất can đảm. Nó nghiến răng chịu đau: - Sư thúc an tâm. Đệ tử chưa chết đâu. Nói đến đó y ngất xỉu. Một thiếu nữ tuổi khoảng mười lăm, mười sáu đến bên Triệu Tiết bắt mạch cho y, rồi hỏi bằng một giọng cực kỳ thân thiết, rất quan tâm đến gã: - Sư thúc! Triệu sư huynh có sao không? Tự-Mai đoán đó là một nữ đệ tử nhỏ tuổi của phái Hoa-sơn. Không ngờ Chu Chiếu-Anh tỏ ra cực kỳ lễ độ với nàng: - Không sao cả, chỉ bị ngoại thương thôi. Thiếu nữ quát lên, bằng âm thanh trong như gió thoảng, tay chỉ vào mặt Tự-Mai: - Tên tiểu tử hôi thối ! Mi... mi đánh sư huynh ta thảm thiết thế kia! Ta... ta phải giết mi. Nàng quay lại vung chưởng tấn công Tự-Mai. Tự-Mai lui liền hai bước. Nàng đánh hụt. Tự-Mai quan sát kỹ: Đó là một thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp. Đôi mắt sáng như sao, đôi lông mày sắc như dao cau, tỏa ra tia hàn quang như tuyết lạc mùa Đông. Da trắng tươi, đôi môi hồng mọng. Từ thủa nhỏ, Tự-Mai chỉ biết có chị gái. Nó cho rằng chị mình đẹp nhất thiên hạ. Sau này gặp Mỹ-Linh, rồi Bảo-Hòa, rồi Đào Hà-Thanh, rồi Lâm Huệ-Phương. Toàn những giai nhân bậc nhất Đại-Việt. Nhưng những người đó đều lớn hơn nó rất nhiều tuổi. Tình cảm của nó đối với những người ấy như con đối với mẹ, như em đối với chị. Hôm nay thình lình, một thiếu nữ người Tống, nhỏ hơn nó một vài tuổi. Dung nhan tươi như hoa lan mới nở ban mai. Mái tóc nàng buộc bằng sợi chỉ kim tuyến đỏ, đen óng mượt. Nàng xuất hiện thình lình mắng chửi nó. Tự nhiên nó cảm thấy luống cuống. Nó cố uốn giọng nói tiếng Hoa: - Tiểu cô nương! Tiểu cô nương phương danh quý tính là gì? Tại sao lại mắng mỏ tại hạ? Tôn Đản sống bên Tự-Mai từ lâu. Nó thấy cậu tiểu sư đệ thừa hưởng của đại hiệp Tự-An tính ngang tàng bậc nhất thế gian. Không hiểu sao hôm nay, bị người ta mạ lỵ, nó lại tỏ ra luống cuống, rồi đáp lại bằng lời lẽ mềm mỏng kỳ lạ? Thiếu nữ chỉ Triệu Tiết: - Mi có mau tạ lỗi với sư huynh ta không? Mi đánh sư huynh ta thế kia. Mi thực to gan! Tự-Mai phân trần: - Cô nương đứng lược trận hẳn đã thấy. Triệu huynh bị bại. Theo quy củ võ lâm, tại hạ định đỡ triệu huynh dậy. Nào ngờ Triệu huynh đánh trộm tại hạ, công lực tại hạ tự động phản ứng mới ra nông nỗi. Chứ tại hạ đâu có muốn đánh y? Thiếu nữ nhăn mặt: - Chung quy, bàn chân, bàn tay mi đã làm sư huynh ta đau đớn? Mi còn chối tội ư? Thấy thiếu nữ có dáng ngây thơ như Mỹ-Linh, buông lời cố chấp như Bảo-Hòa, ngang ngược như Thanh-Mai. Tự-Mai bật cười, mà không giận: - Triệu huynh đánh tại hạ, rồi bị phản ứng. Chân tay tại hạ đâu có chạm vào cơ thể người? Thiệu nữ hất hàm: - Ta không nói với mi nữa. Thiếu nữ rất quan tâm đến Triệu Tiết. Nàng đến bên y hỏi: - Sư huynh! Sư huynh có đau lắm không? Triệu Tiết cố gắng nói trong hơi thở khò khè: - Sư muội đừng lo lắng. Sư huynh không chết được đâu. Thiếu nữ bước đến trước mặt Tự-Mai: - Tên tiểu tử hôi thối kia! Ta phải giết mi, trả thù cho sư huynh ta. Nói rồi nàng tát Tự-Mai một cái. Tự-Mai thấy sắc diện thiếu nữ giận không ra giận, đùa không ra đùa. Nó nảy ra ý tưởng làm cho nàng vui vẻ. Nhân cái tát của thiếu nữ giống như người không biết võ. Nó muốn nàng tát trúng nên không tránh né. Bốp một tiếng, mọi người kinh ngạc đến đờ người ra. Rõ ràng họ thấy võ công Tự-Mai cực kỳ cao thâm, mà sao không tránh nổi cái tát tầm thường? Tuy Tự-Mai không vận công chống trả. Nhưng chân khí tự động phản ứng, làm thiếu nữ cảm thấy bàn tay đau nhức. Nàng ôm tay kêu: - Mi mi... lại làm ta đau rồi. Ta phải đánh mi ba cái tát nữa. Nàng vung tay tát Tự-Mai. Nó nhảy lùi lại ba bước. Thiếu nữ dậm chân: - Tại sao mi lại tránh né. Mi có đứng im không? Tự-Mai mỉm cười đứng im. Thiếu nữ vung tay tát. Chờ cho bàn tay nàng sắp tới má. Nó trầm người xuống. Nàng tát hụt. Thiếu nữ nhăn mặt: - Mi lại tránh rồi. Ta bảo mi đứng im mà! Nàng lại vung tay tát nữa. Nàng tưởng Tự-Mai trầm người tránh, nên lượn tay xuống thấp. Nào ngờ nó đứng im. Thành ra nàng tát trúng ngực nó đến binh một cái. Thiếu nữ xấu hổ, nhảy lui lại, chỉ mặt Tự-Mai: - Từ nay vĩnh viễn ta không nhìn mặt mi nữa. Nói rồi nàng bỏ chạy vào giữa đám đệ tử Hoa-sơn. Tự-Mai nhìn lại, mụ béo ị Giáp Kim-Quy buông tiếng khóc: - Triệu Tiết! Triệu Tiết! Con không thể chết được. Triệu Tiết nằm thẳng cẳng, mắt trợn ngược, coi bộ khó sống. Mụ chỉ vào mặt Tự-Mai: - Thằng ôn con kia! Tao phải giết mi để trả thù cho cháu tao. Miệng nói mụ xuất chưởng liền. Chưởng phong của mụ hùng hậu vô cùng. Tự-Mai không dám coi thường, nó lạng người sang trái ba bước tránh lực đạo chính, rồi vận thần công của công chúa Yên-lãng đủ mười thành công lực, đánh cắt ngang vào chưởng của mụ. Binh một tiếng, nó bật lui liền hai bước. Trong khi mụ Giáp Kim-Qui cảm thấy cánh tay tê chồn, công lực bị tan biến mất. Thuận tay, nó đẩy ra chiêu Đông-hải lưu phong bằng tất cả bình sinh công lực. Giáp Kim-Quy nổi giận, mụ xoay chưởng trở về đỡ chiêu của Tự-Mai. Bình một tiếng. Tự-Mai thấy chiêu số của mụ ác liệt, nó mượn đà nhảy lui liền ba bước để hóa giải lực đạo đối phương. Sau khi đáp xuống đất, nó cảm thấy chân khí trong người đầy ắp như muốn nổ tung ra. Nó vội áp dụng phương pháp qui liễm, mà nó với Lý Long, Tôn Đản học được của công chúa Yên-lãng trong động Xuân-đài. Lập tức chân khí tụ về đơn điền liền, rồi phân tán khắp cơ thể. Nó nghĩ thầm: - Từ ngày học thần công của công chúa Yên-lãng, ta chưa xử dụng lần nào. Vô tình hôm nay ta xử dụng, nên mụ Giáp này đánh ta thì bao nhiêu chân khí trên người mụ tràn vào người ta hết. Được ta tiếp tục xem kết quả ra sao. Nó nhìn đối thủ, thản nhiên như không hề hấn gì. Vì muốn trả thù cho sư điệt, Giáp Kim-Quy đánh Tự-Mai một chiêu bằng tất cả sức lực bình sinh. Mụ nghĩ rằng, phải sao, một chiêu giết chết Tự-Mai, bằng không Đặng Đại-Khê sẽ can thiệp. Không ngờ chưởng tuy phát ra như ý muốn, nhưng mụ cảm thấy kình lực giống nước sông đổ ra biển. Chân, tay, toàn thân như bị dần. Khí lực mất hết. Hiện diện, có đến hơn năm trăm người, không ai hiểu tại sao cả. Duy có Đặng Đại-Khê hiểu hết. Ông vốn bác học vô cùng. Ngay từ khi Tự-Mai vận công, phát chiêu đánh với Triệu Tiết, ông đã hiểu hết toan tính của nó. Cho đến khi nó tránh chưởng của Giáp Kim-Quy, rồi đánh thẳng vào người mụ. Ông khen thầm: - Ngày nọ Bảo-Hòa không ngớt khen Tự-Mai, Tôn Đản. Bây giờ mình mới thấy hai thiếu niên này tương lai hơn cha, chú nhiều. Đã vậy mình phải cho tụi Hoa-sơn thất bại với thần công của công chúa Yên-lãng hầu chúng bớt kiêu căng. Đặng Đại-Khê hiểu rõ Tự-Mai hơn ai hết. Bởi xưa kia, Trần Năng sau được phong công chúa Yên-lãng. Bà xuất thân phái Tản-viên, là ái đồ của đệ nhất cao nhân đương thời Trần Đại-Sinh chân truyền. Trong trận đánh đồi Vương-sơn phía Nam thànnh Trường-sa, công chúa được Tăng-giả Nan-đà truyền Vô-ngã tướng Thiền-công. Bà tổng hợp Thiền với nội công Tản-viên, thành thứ nội công mới, vì vậy bà thắng vợ chồng Xích Anh. Trong khi đánh thành Trường-sa, bà đấu nội lực với ba cao thủ đệ tử Lê Đạo-Sinh, thần công của bà hút hết nội lực của chúng. Sau khi bà tuẫn quốc thần công đó tuy lưu truyền, song đến đời chưởng môn trước Đại-Khê năm đời bị thất truyền. Trong phái chỉ còn lưu truyền bài mật quyết mà thôi. Lý Long, Tôn Đản, Tự-Mai tuy đọc bia của công chúa Yên-Lãng để lại, nhưng cả ba không biết mật quyết. Vì vậy tuy họ luyện thành, mà xử dụng không tinh diệu. Trong khi Đại-Khê biết xử dụng, lại không có yếu quyết luyện. Hôm đại hội Lộc-hà, nhìn thân pháp Tự-Mai, Đại-Khê biết nó có cơ duyên luyện thần công Yên-lãng, mà chưa học được mật quyết, thành ra không biết xử dụng, giống như người đói, ngồi bên đống gạo, không biết nấu cơm ăn. Sau đại hội, ông định gặp Tự-Mai, truyền mật quyết cho nó, mà chưa có dịp. Hôm nay, đang lúc sức cùng lực kiệt, phái Tản-viên sắp bị tận diệt, thì Tự-Mai cùng ba người bạn tới cứu viện. Ông thở dài: - Thực đáng thẹn, khi phải nhờ chúng trợ giúp. Ông nhắc Tự-Mai: &quot; Thần-công Yên-Lãng vốn xuất thân từ Phật-gia. Phàm muốn xử dụng thần công Tản-viên này, phải buông lỏng hết chân khí, giống như cái hồ rỗng, rồi tấn công địch. Địch mạnh mặc địch mạnh. Chúng tấn công ta, giống như nước chảy ra biển.&quot; Hôm ở trong động Xuân-đài nó cũng như Lý Long, khi đọc đến câu: Khi gặp đối thủ công lực gấp bội, phải buông lỏng kình lực, xua đuổi lục tặc, chúng đánh ta, giống như tự tử. Cả hai đều không hiểu. Hôm nay, nghe Đại-Khê nhắc, Tự-Mai tỉnh ngộ. Chân khí tòng tâm lưu chuyển khắp người nó. Nó bật lên tiếng reo: - Ta hiểu rỗi. Ta hiểu rồi. Đặng Đại-Khê nghĩ: - Ta gài cái bẫy, để Tự-Mai dùng thần công Yên-lãng trị bọn này cho chúng biết võ học Lĩnh-Nam. Ông biết Giáp Kim-Qui muốn giết Tự-Mai mà không thành. Y thị có ba thần hổ thẹn vì ỷ lớn hiếp nhỏ, nên không dám đánh tiếp. Đặng Đại-Khê nghĩ thầm: - Ta phải buông lời chữa thẹn, cho mụ đánh nữa, hầu Tự-Mai hút hết công lực mụ. Ông xá Kim-Qui một xá: - Giáp nữ hiệp. Đa đạ nữ hiệp nhẹ tay với Tự-Mai. Ông nói với nó: - Giáp nữ hiệp chỉ muốn khảo nghiệm võ công cháu. Vậy cháu đừng nề hà gì, hãy hãy dùng tất cả bình sinh sở học, lĩnh giáo mấy chiêu nữa của Giáp tiền bối đi. Ông dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Tự-Mai: - Vận thần công Yên-lãng bằng kinh mạch, xuất chiêu Ác-ngưu nan độ đánh mụ. Ác-ngưu nan độ là chiêu thuộc pho chưởng trấn môn của phái Tản-viên. Chiêu này đánh về trước như đẩy con trâu dữ cản đường. Vì vậy lực đạo trực chỉ. Tuy chiêu số mạnh, nhưng khi đấu phải ước lượng xem công lực mình mạnh hơn hay bằng đối thủ hãy xử dụng. Chiêu này tuyệt đối không thể, không nên dùng khi công lực đối thủ cao hơn, bởi khi công lực đối thủ cao hơn, kình lực đánh ngược lại thân mình, sẽ mất mạng. Nhưng người xử dụng thần công Yên-lãng, giống như mở cửa, đón nhận hết vàng ngọc của đối phương biếu mình. Tự-Mai được Bảo-Hoà dạy cho mười chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Bây giờ thấy Đại-Khê khuyên như vậy, không nghĩ ngợi, nó xuất chiêu liền. Giáp Kim-Quy bị thất bại chiêu đầu, mụ cho rằng mình vận chưa hết công lực. Bây giờ mụ vận đủ bình sinh sở học, vung tay đỡ thẳng vào chưởng của nó. Bộp một tiếng. Hai chưởng dính liền vào nhau. Tự-Mai thấy chân khí đối phương theo Thủ-tam dương kinh tràn vào người. Nó chuyển về huyệt Mệnh-môn rồi đưa vào thận. Nếu Giáp Kim-Quy không vận hết công lực. Nếu Tự-Mai xuất chiêu khác, chân khí mụ rót vào người Tự-Mai như ấm nước rót vào bát, phải khoảng một nửa giờ mụ mới kiệt quệ. Đây Tự-Mai xuất chiêu Ác-ngưu nan độ, mở rộng Lục-kinh. Giống như một cái hồ. Còn Kim-Quy lại dồn chân khí ra hết, chẳng khác gì chậu nước hắt xuống hồ. Vì vậy khoảng mười tiếng đập tim, chân khí mụ hoàn toàn dồn vào người Tự-Mai. Mụ lảo đảo, ngã ngồi xuống. Đám người phái Hoa-sơn la hoảng. Vì võ công Giáp Kim-Qui đâu có thua Hoa-sơn tứ lão làm bao, thế mà bị một thiếu niên đánh hai chiêu, khiến mụ kiệt quệ, mất hết sức lực. Đạo cô Vương Lệ-Ngọc lạng người tới. Mụ xuất chiêu trong Hoa-sơn chưởng đánh thẳng vào mặt Tự-Mai, với ý định đẩy lui nó lại, rồi ôm Giáp Kim-Quy về. Tự-Mai vốn gan lỳ, lại can đảm. Ai nó cũng dám so tay hết. Ngày nọ, đại hội Lộc-hà ở Thăng-long, võ công còn kém bây giờ xa, mà nó còn dám so tay với Nhật-Hồ lão nhân, huống hồ vị đạo cô này. Thấy chưởng của mụ cực kỳ hùng hậu, có lẽ ngang với bọn trưởng lão Lạc-long giáo, nó vội hít một hơi chân khí vận Yên-lãng thần công vào Thủ-tam dương kinh, phát chiêu Ác-ngưu nan độ đỡ. Binh! Một tiếng. Người nó choáng váng, nhưng tay nó với Lệ-Ngọc dính liền nhau. Lần này, công lực nó, thêm công lực mới nhận được của Giáp-kim-Qui, nên hút mau hơn lần trước. Chỉ nửa khắc, Vương Lệ-Ngọc như người say rượu, ngã ngồi xuống. Sau khi thu nội lực của hai đại cao thủ, người Tự-Mai cảm thấy bứt rứt, căng thẳng, cực kỳ khó chịu. Đặng Đại-Khê nhắc nó: - Mau ngồi xuống, xếp chân thu liễm chân khí, trong khi trụ tâm đọc bài kinh Bát-nhã. Kinh Bát-nhã gốc từ Thiền-tông. Người theo đạo Phật, hoặc tập thiền đều thuộc nằm lòng. Phàm sau khi tụng kinh, tập thiền, đều đọc một lần, để lòng trong sáng. Công lực do đó trở về đơn điền. Tự-Mai là đệ tử của sư thái Tịnh-Huyền, một ni sư uyên thâm Phật-pháp, nên kinh Bát-nhã nó thuộc nằm lòng. Đám cao thủ Hoa-sơn kinh ngạc đến ngẩn người ra. Tất cả cùng tự hỏi: - Cho rằng thằng bé này, xuất thân danh môn. Lẽ nào cứ mỗi chiêu, hạ một đại cao thủ? Chu Chiếu-Anh, Trí-Thành đỡ Giáp, Vương về trận mình. Tây-Sơn lão nhân hỏi: - Vương muội! Cái gì đã xẩy ra? Vương Lệ-Ngọc thở hào hển như người kiệt sức: - Không rõ nữa. Kình lực mất hết. Trong người trống rỗng. Lê Văn rất quan tâm đến Tự-Mai. Nó đến bên anh, bắt mạch. Nhưng khi tay vừa chạm vào tay Tự-Mai, nó cảm thấy như bị người ta ngoạm một miếng đau thấu tâm can. Nó dụt tay lại á lên tiếng lớn. Đặng Đại-Khê bảo nó: - Tự-Mai không sao đâu. Cháu đừng lo. Thiếu nữ lại chạy ra chỉ mặt Tự-Mai: - Tiểu tử hôi thối kia! Mi mi lại làm hai vị sư thúc ta bị thương rồi. Mi to gan lớn mật thực. Ta phải chặt cái đầu củ chuối rẻ tiền của mi mới được. Nàng cười mà không phải cười, tay nàng rút kiếm đâm vào ngực Tự-Mai. Thấy thiếu nữ vô lý, nhưng Tự-Mai nhủ thầm: - Bố ta thường nói: Vua chúa, quan quyền cũng như người đẹp thường vô lý. Cái gì mình làm họ cũng bắt lỗi cả. Ta chẳng nên quan tâm làm gì. Nghĩ vậy nó đứng im, không tránh, đưa hai ngón tay kẹp cứng sống kiếm lại. Thiếu nữ thấy kiếm mình như đinh đóng cột, không nhúc nhích được. Nàng nổi giận, nhưng mặt vẫn như cười: - Mi lại định cướp kiếm của ta ư? Ta cho mi đó. Nàng buông kiếm nhảy lui lại. Tự-Mai cầm kiếm lên coi, chuôi kiếm có khắc chữ Hoa-sơn Triệu Thuận-Tường. Chuôi kiếm của nàng dát đầy ngọc, ngọc bích, kim cương, lại có hai tua bằng những sợi chỉ kết lại. Một tua mầu đỏ, một tua mầu xanh. Nó mỉm cười: - Cô này tên Thuận-Tường đây. Nó vung tay một cái, thanh kiếm bay vọt lên cao, phản chiếu ánh sáng lấp lánh như sao lạc, rồi chui tuột vào bao kiếm phía sau nàng. Nó chắp hai tay hướng nàng: - Triệu cô nương, xin hoàn trả kiếm cho cô nương. Mọi người vỗ tay hoan hô thủ pháp tuyệt vời của Tự-Mai. Thiếu nữ dậm chân tỏ vẻ bực tức: - Tên tiểu tử ngu dốt kia, mi thực đần độn hết chỗ nói. Mi... mi chẳng hiểu gì cả. Từ đầu đến cuối Tây-Sơn lão nhân không nói một lời. Bỗng lão ngửa mặt lên trời ngâm hai câu ca dao của người Việt: Yêu nhau cởi áo cho nhau, Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay. Tự-Mai nghe lão ngâm, nó tỉnh ngộ, nghĩ thầm: - Lão này học tiếng Việt bao giờ, mà biết cả câu ca dao tình tứ của người mình. Dường như lão muốn nhắn nhủ mình rằng Triệu cô nương yêu thương mình, muốn tặng kiếm cho mình, mà sợ sư phụ, sư thúc biết, nên phải giả bộ tức giận. Mình thực ngu quá, lại đem trả về, thực phụ lòng nàng. Trách nào nàng không giận. Nàng mắng mình cũng đáng. Nó chắp tay hướng Thuận-Tường: - Triệu cô nương. Tại hạ... tại hạ quả tình ngu dốt thực. - Như vậy cho mi mở mắt ra. Chu Chiếu-Anh xem mạch cho Vương Lệ-Ngọc, Giáp Kim-Qui rồi lên tiếng: - Trần công tử. Không ngờ phái Đông-a, nổi tiếng đạo đức, mà lại dùng công phu tà môn của bọn Liêu-Đông, làm tiêu hao công lực hai sư muội của ta! Tôn Đản bước ra, chắp tay xá Chu Chiếu-Anh: - Lão bà lầm rồi. Sư đệ của tại hạ đâu có đánh hai vị Vương, Giáp tiền bối? Chính hai vị đánh sư đệ của tại hạ, rồi bị thất bại. Bây giờ cả hai bên đều bị thương. Nội công mà sư đệ của tại hạ dùng vốn của tiền nhân phái Tản-viên. Vị tiền bối này đã hợp thần công Tản-viên với Thiền-công mà thành. Thần công Tản-viên với Thiền-công mà là tà môn, thì trên thế gian này, không có nội công nào quang minh chính đại nữa. Nhà sư Vạn-Quang chống thiền trượng bước ra: - Tiểu thí chủ. Xin tiểu thí chủ cho biết cao danh quý tính cùng sư thừa? Tôn Đản khởi học võ công với bố. Nhờ có cơ duyên, nó vào động Xuân-đài cùng Lý Long, Tự-Mai luyện võ công Cửu-chân. Sau này nó được Thiên-trường ngũ kiệt, rồi Thanh-Mai, Tự-Mai, Mỹ-Linh chỉ điểm cho, nhưng không ai là sư phụ nó. Vì vậy nó trả lời: - Tiểu sinh họ Tôn tên Đản, không có sư phụ. Câu trả lời của Tôn Đản vượt ra ngoài ý nghĩ mọi người. Chính Đặng Đại-Khê cũng kinh ngạc: - Hôm đại hội Thăng-long, rõ rằng thiếu niên này với Tự-Mai lên đài phá bọn Tống đến điên đầu lên. Võ công của nó đâu thua Tự-Mai, Lê Văn làm bao. Tại sao lại không có sư phụ? Vạn-Quang thấy Tôn Đản gọi Tự-Mai bằng sư đệ. Y cho rằng nó xuất thân từ phái Đông-a. Y muốn Tôn Đản xuất chiêu, để có thể biết nội công mà Tự-Mai dùng đánh bại hai sư tỷ của y. Y vẫy tay bảo một thiếu niên: - Khúc-Chẩn! Cháu hãy lĩnh giáo mấy cao chiêu của Tôn thiếu hiệp. Lời nói của y đầy khách sáo. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 25 Tình Việt, duyên Hoa. Lại một thiếu niên ngang tuổi với Tôn Đản, Tự-Mai. Thân hình y to lớn kềnh càng, mặt non choẹt. Y tiến ra hành lễ với Tôn Đản: - Tại hạ Khúc Chẩn, đệ tử Hoa-sơn, xin Tôn huynh dạy cho mấy cao chiêu. Nghe Khúc nói tiếng Việt rành rẽ, không ngọng như Triệu Tiết. Tôn Đản kinh hãi: - Anh Thiệu-Cực nói biên thần Nam phương nhà Tống chọn hai thiếu niên Triệu Tiết, Khúc Chẩn tranh chức thống lĩnh châu Phong, Thượng-oai. Tiết bị Tự-Mai đả bại. Đã vậy ta thử dò la công lực Khúc thế nào, hầu giúp Thuận-Tông, Thiện-Lãm. Nó đáp lại bằng lời lẽ khách khí: - Rất mong Khúc huynh nhẹ tay cho. Khúc Chẩn bái tổ, rồi tấn công Tôn Đản bằng một hoành cước. Nếu như Tự-Mai, nó sẽ trầm người xuống để cước qua đầu, rồi trả lại bằng một hồi phong cước (đá giò lái). Tôn Đản học võ công Cửu-chân, chuyên phá võ công Trung-nguyên. Nó biết khi đối thủ dùng hoành cước, ắt chỗ yếu nhất là hông trái. Vì vậy nó dùng trực cước tung vào hông trái Khúc Chẩn. Cước nó ra sau, mà tới trước. Bộp một tiếng, Khúc Chẩn ngã lộn đi hai vòng. Tuy bị đau, Khúc Chẩn uốn cong người đứng dậy. Nó gườm gườm nhìn Tôn Đản. Tính toán cẩn thận, nó xuất chiêu Ưng-xà chưởng. Tay phải như móng ưng chụp vào mặt Tôn Đản. Tay trái mổ thẳng đến như con rắn. Vô tình để hở hạ bàn. Tôn Đản trầm người, quét một cước. Khúc Chẩn lại ngã lộn đi hai vòng nữa. Khúc Chẩn thấy công lực, chiêu số đối thủ thua mình. Song ra hai chiêu, đều bị phá vỡ nhục nhã. Nó ngây người quan sát Tôn Đản. Đám cao thủ Hoa-sơn cũng nhận thấy thế. Chu Chiếu-Anh nhắc nó: - Tấn công bằng liên hoàn cước. Khúc Chẩn tung mình tấn công bốn cước liền. Một thẳng, một ngang, một vòng, và một hồi phong. Tôn Đản lùi một nước, trả bằng bốn quyền khác nhau. Tuy bốn quyền không trúng đối thủ, nhưng từ nội công đến chiêu số đều khắc chế cước của Khúc Chẩn. Hai trẻ đấu với nhau được trăm chiêu. Ai quan sát cũng phải kinh ngạc. Một bên chiêu số kỳ diệu, biến hoá tinh vi. Một bên thô kệch, chậm chạp. Nhưng hễ khi Tôn Đản xuất chiêu, lại làm cho Khúc Chẩn luống cuống. Tự-Mai vận khí một lúc, người tỉnh táo, nó đứng dậy xem sư huynh đấu với Khúc Chẩn. Thấy sư huynh muốn thắng Khúc mà không được, nó dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Tôn Đản: - Anh sáu! Hấp khí dẫn về đơn điền, rồi đưa ra huyệt Mệnh-môn. Chuyển từ Mệnh-môn lên Đại-trùy, phát lực ở Thủ-tam dương kinh. Nó nhắc đến đâu, Tôn Đản làm đến đó. Binh một tiếng, Khúc-Chẩn bị trúng một chiêu Cửu-chân. Người y bay tung lên cao, rơi xuống trước mặt nhà sư Vạn-Quang. Y cố ngóc đầu dậy, nhưng được nửa chừng, lại nằm vật ra. Chu Chiếu-Anh cười nhạt: - Tôn thiếu hiệp! Lão già này có lời muốn thỉnh thiếu hiệp. - Xin tiền bối cứ dạy. - Võ công mà thiếu hiệp xử dụng là võ công gì vậy? Lão già này mắt kém nhận không ra. Tôn Đản đáp cho qua truyện: - Tiểu bối đã dùng võ công cổ của thời Văn-lang. Chu Chiếu-Anh bảo nhà sư Vạn-Quang: - Sư đệ! Người hãy lĩnh giáo mấy cao chiêu của Tôn thiếu hiệp. Vạn-Quang hiểu ý sư tỷ sai mình ra đấu với Tôn Đản, không với mục đích thắng bại, mà với ý định tìm hiểu pho võ công khắc chế với võ công Hoa-sơn. Vì vậy y bước ra: - Tôn thí chủ! Xin mời. Tôn Đản biết muôn ngàn lần, nó không phải là đối thủ của một trong Hoa-sơn thất hùng. Tuy vậy bản tính can đảm, nó vẫn không lùi. Nó nghĩ thân phận Vạn-Quang, không bao giờ xuất chiêu trước, nên nó vận khí bằng kinh mạch, rồi phát chiêu Loa-thành nguyệt ảo tấn công. Vạn-Quang thấy chưởng pháp hung dữ, khắc chế với võ công của mình. Y ra một chiêu đỡ. Binh một tiếng, Tôn Đản bật lui hai bước. Trong khi cánh tay Vạn-Quang gần như tê liệt. Vạn-Quang lại xuất chưởng đánh Tôn Đản. Y đánh cầm chừng khoảng hơn trăm hiệp, thì đám cao thủ Hoa-sơn tìm ra rằng công lực Đản không có gì, song võ công của nó khắc chế võ công Hoa-sơn mà thôi. Tây-Sơn lão nhân dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Vạn-Quang: - Sư đệ! Hãy bắt sống thằng nhỏ này, đem về tổng đàn, tra khảo bắt nó khai hết võ công. Chúng ta nhân đó sửa đổi chiêu thức, hầu khi gặp người trên nó, còn ứng phó được. Nghe sư huynh nói, Vạn-Quang tiến lên dùng ưng trảo chụp tay trái Tôn Đản. Nó vung tay phải đánh vào mặt đối thủ để tự giải thoát. Vạn-Quang lại bắt tay phải nó. Nó vận sức giật ra. Trong khi giật, nó thấy tay trái Vạn-Quang tiết ra kình lực âm nhu, tay phải tiết ra kình lực dương cương. Hai kình lực hỗ tương tấn công nó. Nó than thầm: - Cơ chừng hôm nay ta ắt chết tại Tản-lĩnh này. Nó vận hết bình sinh công lực ra chống lại, nhưng vô ích. Chân khí Vạn-Quang một bên âm, một bên dương thay nhau tấn công nó. Mặt nó đỏ lừ, lồng ngực muốn nổ tung. Nó muốn lên tiếng đầu hàng, nhưng vì tự ái dân tộc, nó nghiến răng chịu đau. Khoảng một khắc sau, nó không chống nổi nữa, chân khí Vạn-Quang tràn vào người nó một chút. Nó cảm thấy khoan khoái vô cùng, lực đạo sinh ra, nó vận công chống lại. Trong khi chống nó tự hỏi: - Chân khí Vạn-Quang đánh ta, đáng lý ta phải vỡ tạng phủ mà chết, chứ có đâu lại khoan khoái thế này? Nó chợt nhớ một truyện cũ, chép trong bia đá ở động Xuân-đài: Hồi thơ ấu, Bắc-bình vương Đào Kỳ bị hai vợ chồng Phong-Châu song quái dùng nội lực đánh vào hai tay khác nhau. Vương qui liễm chân khí của Vũ Hỷ bằng ba kinh dương, của Phương-Anh bằng ba kinh âm. Vì vậy, chân khí âm dương hợp lại trong người vương. Lát sau hai người kiệt lực. Hôm ấy nó đọc thuộc khẩu quyết, nhờ Lý Long, Tôn Đản, mỗi người nắm một tay để nó thử. Quả nhiên thành công. Bây giờ Vạn-Quang dùng hai kình lực khác nhau, một âm, một nhu đánh nó. Tại sao nó không buông lỏng chân khí, để âm dương tự hợp lại trong đơn điền? Nó nghĩ đến đâu, chân khí tòng tâm buông lỏng. Chân khí Vạn-Quang như thác đổ dồn vào người nó. Nó vừa qui liễm khí, người Vạn-Quang run lên. Y thấy nội tức cuồn cuộn tiết ra, vội thu lại, nhưng không được. Khoảng nhai dập miếng trầu, Tôn Đản qui liễm được phân nửa chân khí của Vạn-Quang, sức hút càng thêm mạnh. Vạn-Quang định lên tiếng cầu cứu với các sư huynh, sư tỷ, mà y không dám mở miệng. Y biết chỉ cần nói một tiếng, y sẽ hộc máu ra chết liền. Đạo sĩ Du-Minh thấy sự lạ, vội tiến lên quan sát, nhưng y cũng không hiểu cái gì đang xẩy ra. Y cho rằng Vạn-Quang đấu nội lực với Tôn Đản. Y thấy dường như Vạn-Quang yếu thế, mà không dám ra tay, vì sợ mang tiếng hai người đánh một. Về phía Đặng Đại-Khê, Tự-Mai. Hai người chỉ liếc qua đã biết rõ tình hình. Ông nghĩ thầm: - Ta phải đánh lừa bọn khả ố này hầu Tôn Đản lấy hết nội lực cho bõ ghét. Biết Du Minh muốn nhập cuộc, ông nói với y: - Du đạo sư. Mong đạo sư can sư đệ, tha cho bậc tiểu bối Tôn Đản một phen. Du Minh được lời nhắc, như mở cờ trong bụng. Y nắm lấy hai vai Vạn-Quang. Hai vai là nơi Thủ-tam dương kinh chạy qua. Khi Du Minh chạm tay vào, nội lực y bị Vạn-Quang hút mất. Y rùng mình một cái, vận sức giật sư đệ ra. Song y không vận sức còn khá, y càng vận sức, nội tức càng tuôn ra mãnh liệt. Du-Minh kinh ngạc, chưa kịp phản ứng, thì nội tức như nước vỡ bờ truyền vào người Vạn-Quang rồi sang Tôn Đản mất. Hút khí của Vạn-Quang, Tôn Đản mất hơn khắc. Nay trong người nó thêm nội lực Vạn-Quang, nên hút của Du Minh chưa đầy nửa khắc, y đã kiệt quệ. Khoảng nhai dập miếng trầu, nội lực Du Minh, Vạn-Quang bị hút hết. Hai người lảo đảo, ngã ngồi xuống đất. Ngô Nam phóng mình tới tấn công Tôn Đản một chưởng. Thấy chưởng phong mãnh liệt, nó kinh hãi xuất chiêu Nguyệt ảo Loa-địa trong Cửu-chân chưởng pháp. Bình một tiếng Ngô Nam bật lui ba bước. Y lảo đảo, ọe một tiếng, máu miệng ri rỉ chảy ra. Tất cả quảng trường, chỉ Đại-Khê, Tự-Mai biết Tôn Đản đã thu nội lực của Du Minh, Vạn-Quang, nên nó phất nhẹ một chiêu cũng khiến Ngô Nam lạc bại. Bắc-Sơn lão nhân tuy bị trọng thương, nhưng đầu óc còn minh mẫn. Lão nghe nhiều biết rộng, nên hiểu hết mọi truyện. Lão than thầm: - Ta tưởng hơn nghìn năm trước Đào Kỳ, Trần Năng chết rồi thì thần công Yên-Lãng cùng qui pháp Âm-dương hỗ căn tuyệt tích. Không ngờ bọn này còn học được. Lão lớn tiếng: - Trần, Tôn thiếu hiệp. Lão phu cùng các sư muội, sư đệ thực hồ đồ. Trần công tử xử dụng thần công Yên-lãng. Tôn công tử xử dụng qui pháp âm-dương hỗ căn. Thành ra bốn người trong chúng tôi mất hết nội lực. Lại thêm Triệu Tiết, Khúc Chẩn bị thương nặng. Lão thở dài nói với Hoa Trung: - Hoa đại nhân. Toàn phái Hoa-sơn từ trên xuống dưới xin đa tạ hồng ân của Thiên-tử ban cho. Nhưng sự thể như ngài thấy. Đáng lẽ Tây-Sơn sư đệ lĩnh giáo cao chiêu của Đặng tiên sinh. Nay hai thiếu hiệp đánh bại sáu người bên lão phu. Hoa-sơn xin rút lui, không dám nhận núi Tản nữa. Lê Văn bước ra xá Tây-Sơn lão nhân: - Ở đây có Bắc, Nam-Sơn lão nhân cùng Triệu, Khúc nhị huynh bị trọng thương. Tiểu bối học được chút y thuật của phụ thân, xin trị cho các vị. Mụ Anh-Tần nói với Tây-Sơn lão nhân: - Lão tiên sinh đừng tin thằng lỏi sảo quyệt này. Tên Hồng-Sơn thường thề không trị bệnh cho ba loại người. Một là người Hoa, hai là họ Lý. Ba là nếu bệnh mà có người trị được, lão không rớ tới. Nếu để tên ôn con này trị bệnh, không chừng nó hại người của lão nhân đó. Lê Văn cười ha hả: - Con điếm già kia! Bố tao thề như thế chứ tao đâu có thề? Tao khác bố tao ở điểm: Ai bị bệnh cũng trị. Nếu người bị bệnh là kẻ thù, cần trị thực tận tâm hầu hóa giải. Bắc-Sơn lão nhân cười lớn: - Lê công tử. Năm nay lão đã trên bẩy mươi, có chết cũng thỏa nguyện rồi. Công tử trị cho lão trước đi. Lê Văn đến bên lão, tay nó mở hộp kim, rồi cởi áo lão ra: Lưng lão bị một vết bầm, in hình bàn tay. Nó biết lão bị trúng chưởng của Đặng Đại-Khê. Sau khi án tay vào vết tím, nó nói: - Không hề gì. Phục-ngưu thần chưởng là chưởng chính đại quang minh, trị dễ mà. Đầu tiên nó châm những huyệt quanh vết bầm, sau đó nó cầm cây kim ngắn nói: - Lão tiện sinh. Vì vết thương bao trùm khu huyệt Phế-du, Tâm-du, Cách-du, Tỳ-du, Vị-du. Tiểu bối đã châm huyệt áp thống rồi. Bây giờ cần châm huyệt thông kinh là huyệt Nhân-trung. Mong lão tiên sinh thứ lỗi. - Được, công tử cứ thẳng tay. Lê Văn châm vào huyệt Nhân-trung. Bắc-sơn lão nhân rùng mình một cái, lão khạc ra một bụm máu đen. Mặt lão đang tái mét, tươi hẳn lên. Lê Văn cầm hai cái kim nữa nói: - Tuy đã khai thông vết thương. Nhưng cần trị chung lồng ngực. Sau đây tiểu sinh châm hai huyệt Công-tôn, Nội-quan, tiên sinh sẽ hết đau liền. Quả như Lê Văn nói. Nó châm hai huyệt Công-tôn, Nội-quan, xoay kim một lát, Bắc-Sơn lão nhân tỏ vẻ khoan khoái: - Đa tạ Lê công tử. Vết thương đã lành rồi. Lê Văn lại trị cho Nam-Sơn lão nhân, rồi tới Triệu Tiết, Khúc Chẩn. Còn Vương Lệ-Ngọc, Giáp Kim-Quy, Du Minh, Vạn-Quang nó nói: - Ba vị này bị hút hết nội lực. Chỉ cần luyện trong sáu tháng, sẽ phục hồi. Nó đến bên Triệu Tiết, Khúc Chẩn án tay vào các vết thương, cầm mạch, rồi nói: - Triệu huynh bị gẫy xương chân. Khúc huynh bị gẫy xương tay. Nội tạng vô sự. Tôi bó xương cho hai đại huynh. Hai huynh cần tĩnh dưỡng trong ba bẩy hai mươi mốt ngày, lại xử dụng võ công được như thường. Nó móc trong bọc ra hộp cao, bôi lên vết thương, rồi dùng hai thanh tre kẹp vào chân gẫy, dùng vải cuộn lại. Nó móc trong bọc ra bốn viên thuốc, bỏ vào miệng mỗi người hai viên: - Đây là thuốc trấn thống. Hai vị hãy nuốt vào, cái đau đớn sẽ biến đi liền. Lê Văn chẩn mạch đám đệ tử Tản-viên: - Các vị này bị trúng độc Hủ cân, nhuyễn cốt của Hồng-thiết giáo. Loại này trị dễ. Song tiểu đệ không mang thuốc theo. Có lẽ phải nhờ Thân đại ca sai chim ưng mang thư về Vạn-thảo sơn trang xin thuốc. Từ đây vào Thanh-hóa, e mất một ngày đi, một ngày về. Như vậy nguy lắm. Đệ đành dùng châm cứu trị vậy. Xin các vị sư huynh, sư tỷ khuất thân chịu đau một tẹo. Đặng Đại-Khê cười: - Cháu cứ dùng kim. Thuốc đắng, rã tật. Chịu kim châm đau, mà khỏi bệnh là lẽ thường. Nguyên từ khi Nhật-Hồ lão nhân đưa Hồng-thiết giáo vào Đại-Việt. Đệ tử lão xử dụng hầu hết các phương thuốc trong Hồng-thiết kinh. Người bị trúng độc tới Vạn-thảo sơn trang xin điều trị. Hồng-Sơn đại phu chỉ nghiên cứu nửa ngày lại tìm ra phương thuốc chữa. Cho nên Lê Văn hỏi qua vài đệ tử phái Tản-Viên, nó đã tìm ra nguyên ủy của bệnh. Đặng Đại-Khê hỏi: - Cháu nói sao? Chúng ta bị trúng độc của Hồng-thiết giáo chứ không phải của phái Hoa-sơn à? Lê Văn biết người bạn của bố thuộc loại minh mẫn nhất Đại-Việt. Chỉ vì khi lên núi, thấy đệ tử của mình trúng độc, rồi phái Hoa-sơn tấn kích, nên ông chủ quan. Nó nói: - Thưa sư bá! Cháu dám đem đầu quả quyết rằng phái Hoa-sơn không hề đánh thuốc độc anh em phái Tản-viên. Ngược lại anh em phái Hoa-sơn cũng là nạn nhân của Hồng-thiết giáo. Đám đệ tử Hoa-sơn nghe Lê Văn nói, họ vỗ hay vang dội hết tràng này đến tràng khác. Lê Văn chắp tay hướng Đại-Khê: - Cháu xin trị bệnh cho các vị sư huynh, sư muội này trước, rồi hãy biện minh thủ phạm sau. Không đợi Đại-Khuê trả lời. Nó móc trong túi ra một hộp kim, rồi nói: - Cái thứ thuốc này thực kịch độc, thực nguy hai. Bởi chúng thuộc âm hàn. Nếu những ai luyện nội công âm nhu, e khó trục ra. Còn các vị đây luyên nội công dương cương của thánh Tản, chỉ cần châm hai huyệt Hiệp-cốc, Túc-tam-lý là đủ. Vì sao? Độc âm hàn nhập vào qua Thái-dương kinh, đã bị cản lại. Khi tới Dương-minh kinh, hoàn toàn vô hiệu. Nay chỉ cần dùng Hiệp-huyệt của Túc dương-minh vị kinh là Túc-tam-lý cùng Nguyên-huyệt của Thủ Dương-minh đại trường kinh, có thể đẩy ra được. Nó châm vào hai huyệt Túc-tam-lý, Hiệp-cốc của anh em họ Đào, rồi xoay kim. Sau hơn bốn mươi tiếng đập tim, mồ hôi Nhị, Tam-Bách vã ra. Hai người vận công, thấy kinh khí chuyển đều như thường. Hai người tạ ơn Lê Văn. Lê Văn tiếp tục trị cho những người khác. Một chim ưng trên trời đáp xuống tay Thiệu-Cực. Chàng mở ống tre dưới chân nó ra, lấy tờ giấy đọc. Đọc xong, chàng vo lại bỏ vào túi, rồi tung nó lên trời. Con chim ưng bay bổng lên cao, mất hút trong đám mây tím của buổi chiều hè. Thiệu-Cực vẫy cho Tôn Đản, Tự-Mai lui lại. Chàng móc trong túi ra cái quạt, phe phẩy mấy cái, rồi chắp tay hướng Tây-Sơn lão nhân: - Lão tiên sinh! Tiểu sinh họ Thân tên Thiệu-Cực, phụ trách Khu-mật viện Bắc-biên Đại-Việt, xin tham kiến tiên sinh. Rất mong tiên sinh dạy cho ít lời. Tây-Sơn lão nhân thấy một thanh niên da ngăm đen, dáng dấp như thư sinh, nói năng lễ độ. Lão đáp lễ, rồi gật đầu: -- Thì ra Thân thế tử, con thứ vua Bà Bắc-biên đấy. Không biết thế tử có điều chi thắc mắc? Thiệu-Cực quạt mấy cái, tiếp: - Dường như phái Hoa-sơn được sắc chỉ của Thiên-Thánh hoàng đế ban cho núi Tản cùng bốn núi vua Bà. Vì vậy lão tiên sinh đi tiếp nhận phải không? - Đúng thế. Không ngờ Đặng Đại-Khê vi chỉ chống lại. Y đánh hai trong Hoa-sơn tứ lão bị trọng thương. Tội thực đáng tru di tam tộc. Thiệu-Cực chắp tay xá một xá: - Lão tiên sinh ơi! Tiểu sinh thấy trung gian giữa Đặng tiên sinh với quý phái có chỗ hiểu lầm lớn. Tiểu sinh xin lão tiên sinh thứ lỗi tiểu sinh mới dám nói. - Thế tử cứ giải. - Lão tiên sinh thử đặt mình vào địa vị Đặng tiên sinh, mới thấy sự hiểu lầm to lớn biết dường nào? Thứ nhất Đặng tiên sinh không hề quen biết một người trong quý phái? Vậy lấy gì làm đảm bảo rằng các vị đây thuộc phái Hoa-sơn? Lại nữa dù Đặng tiên sinh có tin các vị thuộc phái Hoa-sơn chăng nữa, lấy gì bảo đảm sự chân thực của chiếu chỉ? Ai cũng có thể vẽ, in tấm giấy có hai con rồng chầu, rồi viết bản văn vào, nói rằng sắc chỉ của Thiên-tử? Chu Chiếu-Anh chỉ viên quan: - Vị đại nhân đây, từ Biện-kinh tới Hoa-sơn, tuyên chỉ của thiên tử. Như vậy còn sai thế nào được? Mụ chỉ thiếu nữ áo xanh : - Huống hồ Thuận-Tường đã nhận diện được Hoa đại nhân hiện giữ chức Lễ-bộ tham tri, kiêm Khu-mật viện phó sứ Thiên-triều. Bây giờ Tự-Mai mới biết thiếu nữ mắng y quả thực tên Thuận-Tường. Thuận-Tường ngước mắt nhìn lên, bắt gặp Tự-Mai đang nhìn mình. Nàng chỉ vào mặt nó: - Sao có người dễ ghét thế kia! Tự-Mai ngửa mặt lên trời cười: - Triệu cô nương! Nếu cô nương có điều chi không vừa ý, truyện sau đây xong, tại hạ xin mời cô nương dời gót ngọc dạo chơi thắng cảnh Đại-Việt, hầu tạ tội. Thuận-Tường hứ một tiếng: - Người định mời ta viếng cảnh nào? - Giang sơn Hoa, Việt, mỗi nơi đều có hoa thơm, có lạ tiêng biệt. Phàm nơi nào mình chưa bước chân tới, đều thành thắng cảnh. Tại hạ sẽ mời cô nương về Thiên-trường thăm núi Dục-thúy, xơi chả cá, gỏi cá, vào Thanh-hóa thăm Hồng-lĩnh xơi chuối hương, chim nướng. - Ta không đi! Ta ghét mặt người rồi. Khi nào ta hết ghét, sẽ nói truyện với người. Tự-Mai mỉm cười tha thứ. Nó định lên tiếng nói, thì bị tiếng Thiệu-Cực át đi: - Hãy coi như chiếu chỉ có thực đi. Song việc ban sắc chỉ không đúng luật lệ. Tỷ như chiếu chỉ đó tới triều đình Bắc-biên, tiểu sinh cũng không tin, không tuân, mà còn đem sứ giả ra chặt đầu là khác nữa. Thiệu-Cực phụ trách Khu-mật viện Bắc-biên, chàng đọc sách nhiều, lại chú tâm học tiếng Hoa. Vì vậy chàng nói như nước chảy, như mây trôi, lời lời nhẹ nhàng, khúc triết. Khiến bọn Hoa-sơn đều gật đầu công nhận lý luận của chàng. Gã thiếu niên Hoa-sơn tên Phùng Chí chỉ vào cuốn trục: - Nhưng sắc chỉ đây lại đúng sự thực! Thiệu-Cực xá Phùng Trí: - Phùng huynh thứ lỗi. Đệ công nhận đối với phái Hoa-sơn sắc chỉ đúng sự thực, chứ có dám nói sắc chỉ giả đâu? Chỉ một điều này, cũng đủ tin sắc chỉ có thực. Điều đó là: Hoa-sơn tứ lão, danh trấn Trung-nguyên. Đệ tử Đông-Sơn lão nhân như Dư Tĩnh, Địch Thanh, khiến ai nghe danh cũng cúi đầu khâm phục. Huống hồ tứ lão? Không lẽ danh tứ lão cao như vậy lại đi giả chiếu chỉ làm gì? Không lẽ phái Hoa-sơn nức danh Hoa-hạ lại đi tranh dành ngọn núi Tản-viên ở xứ thấp nhiệt này? Ở đời mấy ai tránh được ăn bánh phỉnh? Nhóm Hoa-sơn nghe Thiệu-Cực đề cao, sướng không bút nào tả siết. Họ cùng gật đầu tán thành lý luận của chàng. Biết cá đã cắn câu, Thiệu-Cực tiếp: - Đối với quý phái, chắc chắn chiếu chỉ là thực. Nhưng chỉ vì quá tin vào uy tín mình, nên quý phái đã không nghĩ đến sự suy xét của người khác. Tây-Sơn lão nhân gật đầu: - Có phải thế tử muốn nói đến việc ban chỉ chăng? - Đúng như tiên sinh dự đoán. Theo luật Đại-Tống, khi cắt năm ngọn núi phong cho phái Hoa-sơn, triều Tống phải sai sứ giả cùng chưởng môn phái này sang Đại-Việt, cáo với Thuận-Thiên hoàng-đế. Thuận-Thiên hoàng-đế sai sứ đi cùng sứ Tống lên triều đình Bắc-biên. Sau khi vua Bà Bắc-biên tiếp chỉ, một lần nữa sai sứ đi kèm sứ Đại-Tống, Đại-Việt lên đây tuyên chỉ. Hỏi ai dám chống? Trong Hoa-sơn tứ lão, Tây-Sơn lão nhân vốn người đọc sách, đỗ đại khoa, lão minh mẫn vô cùng. Khi Hoa Trung tới ban chỉ, đúng ra lão cũng nghi ngờ, vì không có người của An-phủ-sứ hay Chuyển-vận-sứ sở tại đi theo. Song chính đệ tử của sư huynh Bắc-Sơn lão nhân là Thuận-Tường nhận diện được Hoa Trung lĩnh chức Tham-tri bộ Lễ , Khu-mật viện phó sứ, dưới quyền Khu-mật viện sứ Phạm Trọng-Yêm. Nay nghe Thiệu-Cực biện minh, lão kinh hoàng: - Không khéo toàn phái Hoa-sơn phen nay bị mắc mưu người nào đó làm cho bại hoại danh tiếng cũng nên. Thiệu-Cực chỉ vào đám đệ tử Tản-viên: - Huống hồ các vị tới đây, giữa lúc toàn phái bị trúng độc. Đặng tiên sinh tin rằng các vị ám toán. Cho nên người dùng võ chống lại, đâu có gì lạ? Tây-Sơn lão nhân chỉ trời đất thề: - Lão phu xin thề trước trời đất. Nếu lão phu đánh thuốc độc các vị đây, cả phái tuyệt tử tuyệt tôn. Danh dự không bằng loài chó cái. Thiệu-Cực hướng vào Đặng Đại-Khê, với đám đệ tử Tản-viên: - Đặng tiên sinh! Chư vị huynh đệ! Tiểu bối thấy hai bên có chỗ hiểu lầm lớn. Vậy xin Đặng tiên sinh xoá bỏ những gì không đẹp đã xẩy ra, mà ngồi lại bàn cho ra lẽ. Không biết có nên chăng? Đặng Đại-Khê thấy toàn phái sắp sửa bị tận diệt, mà Thiệu-Cực xuất hiện, lý luận đanh thép, khiến bọn Hoa-sơn nghe theo. Ông mừng như bắt được vàng. Miệng mỉm cười, nói: - Ta... Ta hoàn toàn nghe lời thế tử. Thiệu-Cực nói với Đào Nhị-Bách, đệ tử quyền chưởng môn: - Khi đã biết hiểu lầm, ta cười xoà, trở thành bạn. Bây giờ huynh làm chủ, nên mời khách vào lễ thánh Tản-viên, rồi chúng ta uống rượu thảo luận với nhau thực chân thành, còn hơn đánh nhau vô ích. Đám đệ tử Tản-viên có nhiều người muốn thắc mắc, nhưng vì chân tay vô lực, được Thiệu-Cực cứu viện, nên họ đành theo đề nghị của chàng. Còn phía phái Hoa-sơn, họ cảm thấy bên trong vụ này có một vài điều khó hiểu, nên cũng đành theo đề nghị của Thiệu-Cực. Hai bên vào trong sảnh đường, ngồi đối diện với nhau. Tự-Mai ngạc nhiên vô cùng khi nó thấy Thuận-Tường được đặt ngồi ngang với Hoa-sơn tam lão, trên cả thất hùng. Nàng vẫn dùng đôi mắt sắc nhìn thẳng vào mặt nó. Lê Văn đưa mắt nhìn Bắc-Sơn, Nam-Sơn lão nhân. Nó thấy cả hai dường như ngoài vết thương nặng, còn bị trúng độc. Nó tiến tới bắt mạch hai lão. Nhóm Hoa-sơn, Tản-viên cùng im lặng theo dõi hành động của Lê Văn. Trán nó nhăn lại tỏ vẻ đăm chiêu. Đạo cô Vương Lệ-Ngọc hỏi dồn dập: - Thương thế có nặng lắm không? - Nặng thì không nặng. Song có điều nhị lão bị trúng độc. Thuận-Tường hỏi: - Sư phụ với sư thúc bị trúng độc sao? Lê Văn trả lời bằng cái gật đầu. Nó lật hai bàn tay Bắc, Nam-Sơn lão nhân lên. Bàn tay hai người xám lại như tay người chết. Vương Lệ-Ngọc chỉ Đặng-đại-Khê: - Không lẽ lão dùng độc chưởng hại sư huynh ta chăng? Lê Văn lắc đầu: - Đạo cô đừng hấp tấp, e vô lễ với Đặng sư bá. Đặng sư bá hiện là Thái-thượng chưởng môn phái Tản-viên. Phái Tản-viên được thành lập trải hơn nghìn năm, đường đường đanh môn, chính phái. Đến ám khí còn cấm dùng thuốc độc. Đặng sư bá có danh dự của một trong Đại-Việt ngũ-long, uy tín lớn biết mấy, có đâu dùng độc chưởng? Nó ngừng lại một lát rồi nói: - Khi thấy Đặng sư bá đánh ngã Hoa-sơn nhị lão, tôi biết bên trong có sự bất ổn. - Vì sao? - Tôi nghe Hoa-sơn tứ lão võ công ngang nhau. Tôi chưa biết mấy vị Bắc, Nam, Tây, nhưng đã biết bản lĩnh Đông-Sơn lão nhân. Bản lĩnh Đông-Sơn lão nhân có thua Đặng sư bá, cũng thua chút ít thôi. Cứ đó mà suy, dễ gì Đặng sư bá đả bại nhị lão? Thì ra nhị lão bị trúng độc. Lý luận của Lê Văn làm cả bọn Hoa-sơn đều thoả mãn ấm ức trong lòng. Chính ngay Đặng Đai-Khê cũng phải công nhận không sai. Ông nghĩ thầm: - Mình đấu với Bắc, Nam-Sơn lão nhân. Võ công, công lực chúng không thua mình làm bao. Thế mà lát sau, cả hai cùng bị thua mau chóng. Thì ra chúng cũng bị trúng độc. Nhưng ai núp trong bóng tối phóng độc vậy kìa? Lê Văn tới bên Đặng Đại-Khê, lật bàn tay ông lên coi. Nó hỏi: - Từ lúc sư bá lên đây, sư bá đã đấu chưởng với ai không? - Không. Có gì lạ chăng? - Cháu xem mạch Hoa-sơn nhị lão, thấy cả hai cùng bị trúng độc nặng từ trước. Vì vậy, nên khi đấu nội lực với sứ bá, hai lão tiên sinh mới dễ bị thương. Cháu nghĩ, kẻ bí mật kia bôi chất độc vào chỗ nào, khiến sư bá đụng phải, rồi mượn tay sư bá hại Hoa-sơn nhị lão. - Nhưng tại sao ta lại không bị trúng độc? Đặng Đại-Khê suy nghĩ một lúc, rồi bật lên tiếng kêu lớn: - Thôi! Ta hiểu rồi! Ông vẫy mọi người vào tổ đường, chỉ lên pho tượng thánh Tản-viên: - Hồi nãy, ta đến đây, thấy tượng tổ sư bị lệch. Ta vội xoay lại. Không lẽ trên tượng có thuốc độc? Lê Văn chạy tới quan sát tượng thánh Tản-viên, nó không thấy có gì lạ. Chợt Đại-Khê chỉ vào chỗ đầu gối tượng: - Cháu xem kìa! Lê Văn quan sát, quả nhiên đầu gối, vai tượng đều có lớp mỡ rất mỏng. Nó lấy chân nhang quệt lớp mỡ, đưa lên mũi ngửi, rồi nhăn mặt: - Đúng thế! Kẻ nào đó đã bôi thuốc độc vào tượng thánh. Mọi người nhìn nhau ngơ ngác, không ai hiểu gian tế thuộc loại người nào. Hơn nữa tổng đàn phái Tản-viên, e kẻ dám mò tới phải thuộc loại gan bằng trời. Thiệu-Cực cầm quạt phạch mấy cái, rồi nói: - Thưa ba vị tiên sinh, thưa Đặng sư bá. Tiểu sinh thử giải đoán nếu có gì vô lý, xin các vị đại xá cho. Không đợi mọi người trả lời, chàng tiếp: - Kẻ ngồi trong bóng tối này, thực tình không muốn hại phái Tản-viên, mà chỉ muốn hại phái Hoa-sơn. Một đệ tử Tản-viên không đồng ý: - Họ muốn hại phái Hoa-sơn sao lại đánh thuốc độc chúng ta, để Hoa-sơn chiếm núi? - Xin đại huynh cho tiểu đệ nói hết đã. Kẻ đánh thuốc độc thuộc loại có tài dụng dược rất cao. Đầu tiên, họ cho thuốc vào thức ăn, để anh em phái Tản-viên mất hết sức lực. Họ tính toán sao, đúng lúc phái Hoa-sơn thượng sơn. Đương nhiên phái Hoa-sơn tới tổng đàn phái Tản-viên dễ dàng. Huynh đệ phái Tản-viên dù không còn sức lực, cũng chống đối. Thế là toàn phái bị diệt trọn. Tin này đồn ra ngoài, võ lâm Đại-Việt công phẫn, tất cử đại binh đến đây chiếm lại Tản-lĩnh. Đám đệ tử Tản-viên đều gật đầu công nhận lý luận của Thiệu-Cực đúng. Chàng tiếp: - Chúng theo dõi, biết Đặng sư bá sắp lên đây. Vì vậy chúng bôi một loại thuốc độc mỡ vào tượng thánh Tản, rồi đẩy lệch sang một bên. Chúng tính toán rằng, khi về tới tổng đàn, Đặng sư bá ắt tới lễ thánh tổ. Khi lễ thánh tổ, Đặng sư bá thấy tượng bị lệch, người đâu có thời giờ suy nghĩ? Vội vàng đưa về vị trí cũ. Vô tình tay người bị dính chất độc. Đặng Đại-Khê gật đầu tán thành. Thiệu-Cực tiếp: - Sau khi Đặng sư bá xoay tượng thánh Tản rồi, người phải xử dụng võ công giao đấu với cao thủ phái Hoa-sơn. Các cao thủ Hoa-sơn bị trúng một loại độc dược khác từ trớc, tiềm tàng trong người. Khi đấu, vừa bị nội lực của Đặng sư bá đem theo mỡ độc theo kinh mạch ngấm vào người. Mỡ độc này, hợp với độc tố trong người, không làm cho các vị chết, mà chỉ làm cho công lực suy kiệt dần dần cho nên bị bại dễ dàng. Chàng nói chậm lại: - Thế nhưng gian nhân cũng tính toán sao cho Đặng sư bá thắng các cao thủ Hoa-sơn. Tuy thắng, chung cuộc vẫn bị hại, vì một người đấu với nhiều người. Thế là trên danh nghiã, phái Hoa-sơn ám toán diệt phái Tản-viên. Trong khi cao thủ Hoa-sơn bị chết hết. Tới lúc võ lâm Đại-Việt hành quân tái chiếm Tản-lĩnh, toàn quân phái Hoa-sơn bị diệt. Gian nhân không phải đánh một chiêu, diệt xóa sổ hai phái võ lớn nhất Hoa-Việt. Chàng ngơ ngẩn nhìn trời: - Sau khi hai đại môn phái bị xóa sổ. Võ lâm Đại-Việt, võ lâm Trung-quốc còn thù hận nhau, chiến tranh đời đời khó chấm dứt. Chu Chiếu-Anh hỏi lại: - Đặt vấn đề gian nhân mưu hại hai phái Tản-viên, Hoa-sơn. Vậy gian nhân ấy thuộc loại người nào? Họ hại hai phái võ để được lợi ích gì? Tôi không tin lý luận của thế tử. Mụ ngừng lại suy nghĩ rồi tiếp: - Nói rằng gian nhân bôi thuốc vào tượng thánh Tản-viên, để mượn tay Đặng Đại-Khê hại Hoa-sơn tam lão. Vậy khi tay y bị ngấm thuốc y phải bị hại trước chứ? Du Minh cũng nói: - Thân thế tử. Dù người hoa ngôn xảo ngữ đến đâu, hôm nay chúng ta cũng phải tiếp nhận ngọn núi này. Lê Văn không nói, không rằng, nó tới trước bàn thờ lạy bốn lạy, rồi xoa vào chỗ mỡ trên tượng thánh Tản-viên. Nói lùi lại phát chiêu Thiên-vương chưởng tấn công Chu Chiếu-Anh. Mụ thấy Lê Văn dám tấn công mình, mụ hơi kinh ngạc, phát chiêu đỡ. Binh một tiếng, Lê Văn bật lui liền ba bước. Trong khi lui, nó phát chiêu Thiên-vương chưởng nữa đánh vào hông phải mụ. Mụ vung tay gạt. Bộp một tiếng Lê Văn bật lui liền hai bước. Nó tấn công chiêu thứ ba, mụ già đỡ, nó chỉ lui có một bước. Mụ già cũng như mọi người đều nhận thấy thế. Nó tấn công đến chiêu thứ tư, không lùi lại nữa. Sang chiêu thứ năm, Chiếu-Anh bật lui một bước, mặt nhăn nhó tỏ vẻ đau đớn. Qua chiêu thứ sáu, mụ bật lui hai bước. Đến chiêu thứ bẩy mụ lùi liền ba bước. Mọi người kinh ngạc đến đờ người ra. Sau khi đánh đủ mười chiêu, nó lạng đến bên Thiệu-Cực, nói với chàng. Nó nói lớn, mục đích để mọi người cùng nghe: - Anh thấy không? Công lực em thua Chu lão tiền bối kia xa lắc xa lơ. Thế nhưng tay em có thuốc độc, tấn công bà. Chiêu đầu thuốc chạm da bà. Em bị đẩy lui ba bước. Chiêu hai, thuốc vào thịt. Công lực bà yếu đi, em lùi hai bước. Chiêu ba thuốc tràn ngập bàn tay, chân khí bà chỉ phát ra một nửa khiến em lùi một bước. Chiêu tư, thuốc ngấm tới cùi chỏ, công lực bà dường như còn một phần ba, ngang với em. Em không bị đẩy lui. Đến chiêu thứ năm, thuốc tới vai bà. Chân khí bà đâu còn gì? Vì vậy chính bà bị đẩy lui một bước. Em đánh tiếp liền năm chiêu, thuốc ngấm khắp người bà. Bây giờ bà như người kiệt lực vậy. Nó chỉ Bắc, Nam-Sơn lão nhân: - Hai tiên sinh thứ nghĩ xem. Đặng tiên sinh với bố tôi là bạn. Tôi phải khoe rằng một mình tiên sinh đả bại Hoa-sơn nhị lão, hầu làm rạng danh võ lâm Đại-Việt, chứ có đâu lại cố ý chứng minh Đặng sư bá thắng hai vị, vì do thuốc độc gian nhân bao giờ? Nó ngừng lại một lát, rồi tiếp: - Y đạo Lĩnh-Nam bắt phải chân thực với bệnh nhân. Vì tôi nhận lời trị bệnh cho hai lão tiên sinh, nên tôi phải nói thực ra mà thôi. Bắc-Sơn lão nhân gật đầu: - Lão phu ở Bắc xa xôi, cũng từng nghe y đạo Hồng-Sơn đại phu cùng chư đệ tử. Hôm nay thấy sự thực, mới biết rằng nghe chưa thể nào so sánh bằng thấy. Nhưng này Lê công tử. Tại sao Đặng tiên sinh cũng như công tử chạm vào thuốc mà không bị trúng độc. Trong khi các vị đánh chúng tôi, chúng tôi lại bị nạn? Lê Văn thở dài: - Anh Thiệu-Cực đã trình với lão tiên sinh rồi mà? Anh chẳng từng nói :Kẻ hại hai phái Tản-viên, Hoa-sơn có trình độ đầu độc rất cao. Không biết bằng cách nào, chúng bỏ một loại thuốc vào thức ăn. Loại thuốc này không hương, không vị, một mình nó, không làm hại cơ thể. Toàn thể đệ tử quý phái ăn vào, nào có hay. Nhưng khi các vị đấu với Đặng sư bá, với tiểu sinh, chất độc từ tay Đặng sư bá với tiểu sinh gặp chất độc trong người các vị. Hai thứ hợp với nhau sẽ làm cho khí huyết bế tắc. Nên lúc giao đấu thấy mình bị bại cứ cho rằng đối thủ mạnh. Nào ngờ? Thiệu-Cực quát lớn: - Các vị minh kiến! Từ chiếu chỉ của triều đình ban ra có hơi khác thường. Cách ban chiếu chỉ cũng không như luật định. Rồi anh em Tản-viên bị đầu độc. Tượng thánh bị bôi mỡ độc. Cho đến các đệ tử Hoa-sơn bị ăn phải độc chất. Rõ ràng tất cả đều do một bàn tay tạo ra. Bỗng chàng ngừng lại, vẫy tay gọi viên quan truyền chiếu chỉ hô lớn: - Hoa đại nhân. Xin đại nhân ngừng bước. Hoa Trung tung mình chạy. Lê Văn lạng người một cái, chặn trước y. Y tung hai quyền vào ngực nó. Nó vọt người lên cao như pháo thăng thiên. Ở trên cao nó đánh xuống một chưởng. Sư ni Trí-Thành, thấy chưởng Lê Văn hùng mạnh, mụ e Hoa Trung không chịu nổi, có thể mất mạng. Mụ vẫy tay y về trước, rồi biến chiêu đỡ chưởng của Lê Văn. Tây-Sơn lão nhân lạnh lùng ra lệnh: - Trí-Thành sư muội. Sư muội mời Hoa đại nhân ở lại cho ta. Trí-Thành ngăn trước Hoa Trung: -- Xin đại nhân dừng gót. Hoa-Trung đành theo mụ, trở vào nhà. Bắc-Sơn lão nhân hỏi Thuận-Tường bằng giọng ôn nhu, kính trọng: - Thuận-Tường! Phải chăng Hoa đại nhân là mệnh quan của triều đình? Thuận-Tường gật đầu: - Thưa sư phụ đúng thế, y giữ chức Tham-tri Lễ-bộ, kiêm Khu-mật viện phó sứ. Đệ tử đã gặp y nhiều lần. Nàng quay lại hỏi Hoa Trung như hỏi một người tôi tớ: - Hoa tiên sinh, có đúng thế không? Hoa Trung tỏ vẻ cực kỹ kính trọng, sợ hãi: - Vâng, tiểu nhân làm việc tại Khu-mật viện. Nàng hỏi: - Thông thường khi tuyên chiếu, mi phải đi với viên Chuyển-vận-sứ thuộc châu sở tại. Thế sao, mi tới thẳng Hoa-sơn? - Thưa... tiểu nhân quên. - Quên! Mi xuất thân tiến sĩ, làm quan tới Hàn-lâm thừa chỉ, rồi Khu-mật viện phó sứ. Tuổi mi lại không nhỏ. Sao có thể sơ xuất như thế? Sự thực ra sao mi phải nói thực. Tự-Mai nghe Thuận-Tường đối đáp với Bắc-Sơn lão nhân, với Hoa Trung. Nó càng nghi hoặc: - Triệu cô nương thân thế ra sao, mà được toàn phái Hoa-sơn kính trọng đã đành. Đến viên đại thần chức tới Khu-mật viện phó sứ cũng khúm núm trước nàng? Thực khó hiểu. Hoa Trung chưa kịp trả lời, Thiệu-Cực bỗng quay lại phía bàn thờ thánh Tản-Viên, chàng cười nhạt: - Cho đến giờ phút này, mà hai vị chưa chịu xuất hiện ư? Hai vị núp ở đây đã lâu, như vậy e mỏi cổ chết? Mọi người kinh ngạc, vì hiện diện có không biết bao nhiêu người nội lực cao thâm, mà hai người núp phía sau nghe trộm, không ai phát giác ra. Không có tiếng người đáp lại. Thuận-Tường vọt người tới phía sau bàn thờ. Thình lình một luồng chưởng phong hùng mạnh quạt vào mặt nàng. Nàng vung tay lên đỡ. Nhưng không kịp. Hoa-Sơn tam lão muốn ra tay cứu đệ tử, nhưng lại ngồi quá xa. Hơn nữa, trước mặt lão lại có bọn Hoa Trung, Chu Chiếu-Anh. Lão chỉ còn biết kêu lên: - Xin nhẹ tay! - Xin dung tình! Tự-Mai đứng gần ngay bên bệ thờ. Nó lao tới vòng tay trái ôm lấy Thuận-Tường, lăn mình xuống nền nhà. Tay phải xuất chiêu Phong ba hợp bích đỡ chưởng kia. Bình một tiếng. Chưởng đánh trúng nền nhà. Còn Tự-Mai đã ôm Thuận-Tường đứng dậy. Nó nhảy lui liền ba bước để hóa giải kình lực đối phương. Từ sau bàn thờ liệt tổ phái Tản-viên, một cặp nam nữ xuất hiện. Nam dùng chiêu võ đánh thẳng vào vai Tự-Mai. Tự-Mai vung tay đỡ. Binh một tiếng. Cả hai lảo đảo lùi lại. Mùi hôi tanh nồng nặc bốc ra làm mọi người buồn nôn. Nữ xuất chiêu tấn công Trí-Thành. Trí-Thành vung chương đỡ. Bình một tiếng, mụ bị đẩy lui ba nước. Nữ tiến lên đứng trước mặt Hoa Trung như bảo vệ cho gã. Thị quát lên the thé: - Ai đụng vào Hoa-Trung, ta giết chết liền. Đào Nhị-Bách hô lớn: - Chu-sa ngũ độc chưởng! Mọi người nhìn lại, cặp nam nữ, tuổi khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu. Thoáng nhìn, người ta cũng biết họ là anh em, vì khuôn mặt hơi giống nhau. Cả hai người đồng xuất chiêu hướng Tự-Mai, nam quát: - Buông đứa con gái ra mau. Tự-Mai phát chiêu Phong ba hợp bích, đẩy chưởng của nam vào nữ. Bùng một tiếng. Hai người cùng bật lui. Tự-Mai nhảy về sau liền ba bước. Tay nó ôm chặt Thuận-Tường. Ngực nàng ép sát ngực nó. Tự-Mai quát: - Hai vị là ai? Tại sao ám toán hại người? Thuận-Tường bị Tự-Mai ôm chặt. Nàng xấu hổ, kêu lên: - Mi... mi... đại ca ôm ta giữa chỗ đông thế này còn ra thể thống gì nữa! Có mau bỏ ta ra không? Tự-Mai vội buông Thuận-Tường xuống. Hương thơm trinh nữ làm cho nó cảm thấy ngây ngất. Từ nhỏ, Tự-Mai chỉ biết có chị gái. Sau này gặp Mỹ-Linh, Bảo-Hòa, Thiếu-Mai, nhưng tất cả đối với nó giống người chị. Nó kính yêu như đối với Thanh-Mai. Lần đầu tiên, nó va chạm với một thiếu nữ xinh đẹp ngang tuổi. Một cảm giác kỳ lạ chạy khắp cơ thể nó. Về phần Thuận-Tường, tuy thoát chết nhưng bị một phen hú vía. Nàng run lên bần bật, lại ngồi bên Bắc-Sơn lão nhân, đưa mắt nhìn Tự-Mai. Nghĩ lại biến cố vừa rồi, nàng vừa kinh hãi, vừa thẹn thùng. Để xua đuổi ý nghĩ vẩn vơ, nàng hỏi Triệu Tiết: - Sư huynh! Sư huynh có đau không? Triệu Tiết chỉ bị ngoại thương. Y được Lê Văn bó xương, cho uống thuốc trấn thống, đau đớn không còn. Từ đầu đến cuối, bao nhiêu cử chỉ, lời nói giữa Tự-Mai, Thuận-Tường đều lọt vào mắt nó. Nguyên Triệu Tiết vốn xuất thân trong gia đình quyền quý. Nó được cho học cả văn lẫn võ. Về văn, nó theo học trường Quốc-tử giám ở Biện-kinh. Tương lai mở rộng. Về võ, nó được người đứng đầu phái Hoa-sơn, danh vang thiên hạ là Bắc-sơn lão nhân thu làm đệ tử. Trong các đệ tử của Bắc-Sơn nó sáng chói nhất, thường được sư phụ giao cho huấn luyện các sư đệ. Trong các sư đệ, sư muội, nó chú ý đến Thuận-Tường. Thuận-Tường với nó sống chung trên núi Hoa-sơn mấy năm. Tuy hai người chưa chính thức, song ai cũng coi như đôi trẻ sẽ được tác thành lứa đôi. Hôm nay, trong cuộc Nam du, Tiết tuân lệnh sư thúc, đấu với một thiếu niên Nam-man. Y bị đánh bại. Một liều ba bẩy cũng liều. Nhân đối thủ không chú ý. Y đánh trộm mong thủ thắng. Nào ngờ y bị nội công đối thủ phản ứng, chân tay gẫy. Lúc đầu Thuận-Tường bước ra mắng Tự-Mai bênh nó. Nó khoan khoái trong lòng. Nhưng rồi biến cố dồn dập xẩy ra, nó thấy Thuận-Tường bị Tự-Mai dùng ôn nhu chinh phục. Bây giờ nàng hút mất mạng, Tự-Mai ôm cứng nàng cứu thoát. Nhìn ngực nàng áp chặt vào ngực Tự-Mai, nó hận không ăn tươi nuốt sống được đối thủ. Nó phát ra tia hận thù nhìn Tự-Mai như con thú muốn nuốt mồi. Về Thuận-Tường, trước kia nàng vẫn coi Triệu-Tiết như người anh. Tình cảm của cô gái mới lớn, gặp cậu trai tự nhiên nảy nở. Hôm nay gặp Tự-Mai, vì tình đồng môn, nàng mắng nó, bênh sư huynh. Nào ngờ Tự-Mai vẫn nhũn nhặn ôn tồn trả lời không hề chấp nhặt. Vừa rồi Tự-Mai ôm chặt nàng vào người. Hai ngực áp vào nhau. Người nàng như tê dại đi không còn biết gì nữa. Tuy miệng la Tự-Mai, mà trong lòng nàng muốn nó cứ ôm nàng mãi, càng lâu càng tốt. Bây giờ Tự-Mai buông nàng ra, nghĩ lại thẹn thùng vô tả. Nàng phải săn sóc sư huynh để xua đuổi ý nghĩ làm rối loạn tâm tư. Nàng hỏi Triệu-Tiết mà không thấy nó trả lời. Bấy giờ nàng mới để ý thấy đôi mắt đầy hận thù của nó đang hướng vào Tự-Mai. Nàng than thầm: - Nguy quá! Sư huynh biết hết những gì ta tỏ với gã họ Trần kia rồi. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 26 Cây thuốc nở hoa Đào Tam-Bách chắp tay hành lễ: - Thiếu hiệp, cô nương. Các vị là ai, giá lâm núi Tản-viên có việc gì? Tại sao lại ra tay đánh người trong tổ đình này? Nam nhún vui, ngửa hai tay lên trước mặt: - Ta tên Trần Đông-Thiên. Còn đây em gái ta tên Trần Quỳnh-Hoa. Chúng ta đều là đệ tử của Tây-phương giáo chủ Hồng-thiết giáo. Chúng ta được sắc chỉ của Tây-phương giáo chủ Hồng-thiết giáo về đây thi hành sứ mạng. Giọng nói của y lơ lớ, ấm ớ rất khó chịu. Nghe đến tên Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa, hai trẻ Tôn Đản, Tự-Mai đưa mắt nhìn nhau, như cùng một ý nghĩ: - Cái tên Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa nghe quen thuộc quá! Chợt Tôn Đản tiến lên chắp tay vái dài: - Thì ra hai vị trước đây do trưởng lão Lê Ba gửi sang Tây-phương du học, được giáo chủ Hồng-thiết giáo Tây-phương Bạch-Lạp thu làm đệ tử. Tại hạ nghe nói dường như hai vị là chỗ rất thân ái với Nhật-Hồ lão nhân phải không? Hơn năm trước, Thuận-thiên cửu hùng về Thăng-long, được Khu-mật viện cho biết: Đương thời Nhật-Hồ lão nhân dùng rất nhiều người làm cây thuốc luyện công. Hồi còn theo học với sư phụ Xích-trà-Luyện, lão đã cưới một cô gái Tây-vực tên Tam Vi Anh. Lúc trở về Trung-thổ, lão lại lấy một cô gái Trung-nguyên. Khi gặp vợ của Lê Lục Vũ tên Minh-Hợp, lão cướp luôn. Sau Minh-Hợp bị quan quân giết, lão lấy một đệ tử tên Nguyễn Tuyết-Minh. Chính lão đưa Tuyết-Minh lên làm Bắc-sứ tại hội đồng giáo vụ trung ương. Sau trở về Đại-Việt lão được cống hiến nhiếu cây thuốc luyện công. Trong hàng trăm cây thuốc ấy, có một người lão rất sủng ái, sinh ra hai con. Trai, lão đặt tên Trần Đông-Thiên. Gái tên Trần Quỳnh-Hoa. Bấy giờ Tư-Mai có đặt câu hỏi: Tại sao lão họ Nguyễn, mà lại cho con mang họ Trần. Tạ Sơn trả lời: Cũng như Hồng-thiết giáo Tây-phương. Mỗi đệ tử Hồng-thiết giáo Đại-Việt đều mang nhiều tên, nhiều họ khác nhau, với ngụ ý rằng trăm họ, nghìn tên, chung quy vẫn phải hướng về Hồng-thiết giáo. Họ Trần, họ Hồ, họ Nguyễn, họ Đặng, đều không đáng quan tâm. Nhưng những cây thuốc Nhật-Hồ lão nhân sủng ái, Lê Ba cũng xử dụng luôn. Nên chính cây thuốc cũng không biết hai trẻ sinh ra là con của ai. Lê Ba rất chủ quan. Y tin hai trẻ do y sinh ra, y biết sư phụ mình vốn háo danh, ích kỷ, chỉ muốn một mình đứng trên thiên hạ, như ánh sáng mặt trời, tương lai y khó tranh ngôi giáo chủ. Vì vậy y cứ giả bộ coi Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa do Nhật-Hồ lão nhân sinh ra. Y nhất tâm sủng ái hai trẻ, làm Nhật-Hồ cảm động, tin tưởng y tuyệt đối. Cho nên lão vốn thuộc loại sư tổ sảo quyệt, mà bị y bắt giam ở dưới hầm Cổ-loa. Lê Ba gửi Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa sang Tây-vực du học. Hy vọng sau này nhờ thế lực của sư phụ, hai con y trở thành giáo chủ. Nhật-Hồ lão nhân tán thành ngay tức khắc. Năm trước, giáo-chủ Tây-phương Hồng-thiết giáo Bách-Lạp nghe tin võ lâm Đại-Việt đại hội Lộc-hà, định ngôi vua. Trong khi đó, y được tin Nhật-Hồ lão nhân qua đời đã hai mươi năm, ngôi giáo chủ bỏ trống. Bách-Lạp vội cho Đông-Thiên, Quỳnh-Hoa trở về tranh ngôi vua. Hai thiếu niên lớ ngớ không thông thế tục, về tới Bắc-biên, bị sa lưới Khu-mật viện. Do chiếu chỉ ân xá của Thuận-Thiên hoàng đế sau ngày giỗ Bắc-bình vương, cả hai được thả ra. Bây giờ cả hai xuất hiện tại đây. Đám người Hoa-sơn hoàn toàn không biết gì về anh em Đông-Thiên. Còn đệ tử Tản-viên nghe đến tên hai người này, họ đều mở to mắt ra nhìn. Đào Nhị-Bách hỏi: - Nhị vị tới tổng đàn bản phái, mà không thông báo trước, nên anh em tại hạ khiếm lễ số. Mong nhị vị khoan thứ. Lời nói của Nhị-Bách mang nhiều trách móc hơn lễ độ. Nhưng anh em Đông-Thiên sống với rợ Tây-vực quen rồi, nên chúng lại cho rằng Nhị-Bách nói thực. Quỳnh-Hoa lắc đầu: - Chúng ta không chấp đâu! Ta chả cần các người phải tiếp đón. Bỗng Trí-Thành kêu thét lên be be. Mọi người nhìn lại: Tay mụ sưng vù, đỏ lòm. Đào Nhị-Bách la lớn: - Nhật-hồ độc chưởng. Đông-Thiên lắc đầu: - Không phải thế đâu! Ta dùng Hồng-thiết ngũ độc chưởng. Chứ không biết Nhật-hồ độc chưởng là gì cả. Đám Hoa-sơn kinh ngạc nhìn nhau. Họ cùng rút kiếm bao vây lấy anh em Đông-Thiên. Bắc-Sơn lão nhân không hổ cao nhân đại môn phái Trung-quốc. Ông vẫy tay cho đồng môn lui lại, nói: - Chúng ta bị gian nhân đánh lừa, vô lễ với phái Tản-viên, với võ lâm Đại-Việt, chưa biết làm cách nào giải được. Bây giờ lại dụng võ giữa từ đường thánh Tản thực còn gì vô lễ hơn. Đây thuộc tổng đường phái Tản-viên. Chúng ta bị ám toán như thế này, cứ để phái Tản-viên phát lạc. Ông hỏi Đào Nhị-Bách: - Đào nhị hiệp. Tôi nghe Đào nhị hiệp trước đây từng theo Hồng-thiết giáo. Xin nhị hiệp giải cho biết Hồng-thiết ngũ độc với Nhật-hồ độc chưởng khác nhau thế nào? Đào Nhị-Bách đáp: - Hai loại độc chưởng này vốn cùng nguồn gốc. Tất cả đều xuất phát từ Hồng-thiết kinh. Khởi đầu, Mã-Mặc, Lệ-Anh cùng nhau nghiên cứu tất cả độc chất thiên hạ, cùng cách hạ độc, phương thức chữa chép vào Hồng-thiết kinh. Sau hai người tiến xa một nước, đem năm thứ độc khắc chế nhau luyện công, luyện chưởng. Người bị trúng chưởng bị năm thứ độc nhập cơ thể thay nhau công phá đau đớn chết đi sống lại. Sau bốn mươi chín ngày, như ngọn đèn hết dầu, rồi chết. Chưởng này mang tên Hồng-thiết ngũ độc chưởng. Trí-Thành run run hỏi: - Có cách nào trị được không? - Có! Hồng-thiết kinh chép cách chế thuốc giải. Bất cứ ai, sau khi trúng trúng Hồng-thiết ngũ độc chưởng, phải quỳ lạy, nhập Hồng-thiết giáo, sẽ được phát thuốc giải. Thuốc giải chỉ có hiệu lực một năm. Trong một năm đó nạn nhân phải tuyệt đối tuân hành mệnh lệnh của Hồng-thiết giáo, sẽ được phát thuốc giải tiếp. Bằng không thuốc bị cắt, chỉ có nước chết. Y ngừng lại một chút cho cử toạ theo kịp, rồi tiếp: - Nhật-Hồ lão nhân được giáo chủ đời thứ nhì Tây-vực tên Xích-trà-Luyện thu làm đệ tử. Lão về Trung-nguyên lập ra bang Nhật-hồ. Muốn tạo cho mình thế đứng độc lập với Hồng-thiết giáo Tây-dương, người biến đổi chưởng pháp đi, thành Chu-sa ngũ độc chưởng. Thuốc giải Chu-sa ngũ độc chưởng vừa trị được chưởng bang mình, mà cũng trị được Hồng-thiết ngũ độc chưởng. Ngược lại dùng thuốc giải Hồng-thiết ngũ độc chưởng lại không trị được Chu-sa ngũ độc chưởng. Nghe nói đến bang Nhật-Hồ, toàn thể đám Hoa-sơn đều hiện lên mặt những nét kỳ dị, đăm chiêu. Vì từ lâu họ chỉ biết bang Nhật-hồ dùng Chu-sa ngũ độc chưởng, làm võ lâm Trung-quốc kinh tâm động phách. Họ nào ngờ bang Nhật-hồ phát xuất từ Hồng-thiết giáo Tây-vực. Đào Nhị-Bách tiếp: - Nhật-Hồ lão nhân truyền ngôi cho sư đệ, cũng là đệ tử của lão tên Lưu Trí-Viễn. Người trở về Đại-Việt lập ra Hồng-thiết giáo. Một lần nữa người biến đổi Chu-sa ngũ độc chưởng thành Nhật-hồ chu-sa ngũ độc chưởng. Chưởng này trộn nội công Hồng-thiết giáo với nội công Đại-Việt, có sức công hại mãnh liệt nhất. Vì vậy, dù dùng thuốc giải hàng năm, mà mỗi tháng cũng bị lên cơn đau đớn trong một ngày. Cái kinh khủng nhất, khi dùng thuốc giải Nhật-hồ chu-sa ngũ độc có thể giải được Chu-sa ngũ độc cùng Hồng-thiết ngũ độc. Ngược lại thuốc giải của hai loại chưởng kia đối với loại chưởng pháp này vô dụng. Tây-Sơn lão nhân hỏi: - Tôi nghe nói, muốn trị dứt các loại chưởng này, phải dùng Hồng-thiết mật công. Tại Trung-nguyên, từ khi bang chủ cuối cùng Đỗ Ngạn-Tiêu qua đời, thần công này tuyệt chủng. Bang chủ hiện thời Đặng Đại-Bằng nhiều lần sai sứ sang xin giáo chủ Hồng-thiết Tây-vực truyền cho. Nhưng đều bị từ chối. Một tin khác, nói rằng Đỗ Lệ-Thanh, con gái bang chủ cuối cùng còn giữ cuốn phổ chép mật công này. Mà y thị với chồng hiện ở bên Đại-Việt. Đại-Bằng đã phái nhiều cao thủ đi tìm, song dường như y thị chết rối, không còn người thừa kế. Sự thực ra sao? Nhị-Bách chỉ vào Thân Thiệu-Cực: - Bà ta còn sống. Bà đã truyền mật công này cho một kỳ nam tử, tâm địa lương thuần, học trò đức Bồ-tát Sùng-Phạm, cùng Di-Lặc Tôn-Phật. Vị kỳ nam tử đó là anh của Thân thế tử đây. Tất cả đám đệ tử Hoa-sơn cùng bật lên tiếng úi chà. Bắc-Sơn lão nhân hỏi: - Phải chăng người tên Thân Thiệu-Thái? Trong đại hội Thăng-long, người đánh bại giáo chủ Hồng-thiết Đại-Việt tên Nhật-Hồ, rồi được tôn làm giáo chủ. Hồng-thiết giáo cải thành Lạc-long giáo? Còn Nhật-Hồ lão nhân bỏ đi tu? - Đúng thế. Chân tay Nam-Sơn lão nhân run lên. Lão hỏi trong hơi thở dồn dập: - Như vậy hiện có ba người trị dứt được Ngũ-độc chưởng. Một là Nhật-Hồ lão nhân. Hai là Giáo-chủ Thân Thiệu-Thái. Ba là Đỗ Lệ-Thanh. - Không, chỉ có hai thôi. Đó là Nhật-Hồ lão nhân với Thân thế tử. Đỗ phu nhân tuy giữ mật công tâm pháp, mà công lực bà thấp, vì vậy luyện không thành. Tây-Sơn lão nhân chỉ Tự-Mai: - Hồi nãy hai vị này xuất chưởng tấn công Trần công tử với sư muội Trí-Thành. Tại sao chỉ một mình Trí-Thành bị trúng độc. Còn Trần công tử lại vô sự? Nhị-Bách lắc đầu không hiểu. Y đưa mắt nhìn Tự-Mai ngụ ý để nó trả lời. Thiệu-Cực phe phẩy quạt: - Đào nhị hiệp. Thực giản dị. Tự-Mai luyện Thần-công của công chúa Yên-lãng. Vì vậy, không một độc chất nào xâm nhập vào người y được. Bắc-sơn lão nhân nói với Đặng Đại-Khê: - Đặng lão sư. Anh em bản phái vì sơ xuất, bị gian nhân đánh lừa, trót gây lầm lỗi với quý phái. Lão là người lớn tuổi nhất, giám xin lão sư rộng dung cho. Chúng ta cùng tìm cho ra ai đứng sau hai thiếu niên này mưu gây chiến giữa hai đại môn phái. Đại-Khê thấy địa vị Bắc-sơn lão nhân cao biết mấy, mà lão đã hạ thể xin lỗi. Vì vậy ông cũng lễ phép: - Lão nhân dạy quá lời. Tại hạ thực không dám. Ông nghĩ địa vị mình không nên dây đưa với bọn Đông-Thiên. Ông đưa mắt cho Nhị-Bách. Nhị-Bách hiểu ý ông. Y quay lại hỏi Trần Đông-Thiên: - Thiếu hiệp. Chẳng hay bản phái có điều gì không phải với Tây-vực Hồng-thiết giáo chủ, mà thiếu hiệp tới đây đánh thuốc độc toàn thể anh em tại hạ. Rồi lại giả chiếu chỉ của Thiên-thánh hoàng-đế, mưu đưa phái Hoa-sơn đến chỗ tuyệt diệt? Trần Đông-Thiên sang Tây-vực học từ nhỏ. Y nhiễm lối hành xử của thói man rợ đã quen. Y nghe Nhị-Bách nói lời khiêm tốn, lại cho rằng Nhị-Bách sợ hãi. Y nhún vai, dơ ngón tay cái bên phải lên: - Các người không có lỗi gì cả. Tuy nhiên giáo chủ lão gia muốn kho tàng Âu-lạc, nên sai ta về chiếm lấy mà thôi. Nhị-Bách chỉ Trí-Thành: - Vị sư thái đây bị trúng Chu-sa ngũ độc chưởng của Trần cô nương. Mong cô nương dùng Hồng-thiết thần công trị cho người. Quỳnh-Hoa cười nhạt: - Trị cho mụ ư? Tại sao ta phải trị cho mụ. Ta nhắc lại, nếu mụ chịu tuyên thệ nhập bản giáo, ta sẽ cho thuốc giải. Trong vòng ba năm, nếu mụ tỏ ra trung thành, lập được đại công, ta sẽ dùng thần công giải trừ cho mụ. Thị quay lại hỏi Trí-Thành: - Mụ ni cô kia có nghe ta nói không? Mau quỳ gối tuyên thệ trung thành với bản giáo đi. Tam-Bách tính nóng như lửa, nghe Quỳnh-Hoa lý luận ngớ ngớ ngẩn ngẩn, y quát lên: - Nếu mi không chịu trị cho sư thái đây, ta có biện pháp. - Biện pháp? Bộ mi cũng muốn chết ư? Vừa dứt câu nói, Quỳnh-Hoa phóng chưởng tấn công Tam-Bách đến vù một cái. Mùi hôi tanh nồng nặc bốc ra, làm mọi người buồn nôn. Tam-Bách lùi lại ba bước, y trả lại bằng một chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Chưởng lực của y hùng hậu vô cùng. Quỳnh-Hoa thấy chưởng lực Tam-Bách hùng hậu, thị vội nhảy vọt lên cao tránh, không dám trực diện đỡ. Ở trên cao, thị phóng xuống một chưởng. Tam-Bách lùi liền ba bước, rồi dùng Long-hổ chưởng, cắt ngang chưởng của thị. Nguyên anh em Tam-Bách xuất thân từ phải Tây-vu. Sau vì lòng yêu nước, nhân Hồng-thiết giáo chủ trương yêu nước, vì dân. Cả ba bỏ theo Đỗ Xích-Thập, được Xích-Thập thu làm đệ tử, truyền võ công Tản-viên, Hồng-thiết. Cả ba luyện tới mức không thua bọn trưởng lão làm bao. Từ hôm họ bỏ Hồng-thiết giáo, trở lại phái Tản-viên, lại được Bảo-Hòa truyền cho toàn bộ Phục-ngưu thần chưởng. Hiện bản lĩnh họ ngang với các trưởng lão Lạc-long giáo. Thấy Quỳnh-Hoa dùng độc chưởng, mà công lực kém mình xa. Tam-Bách cũng muốn dùng độc chưởng. Nếu dùng độc chưởng, chỉ cần mười chiêu, y có thể khống chế thị. Nhưng từ khi bỏ Hồng-thiết giáo, chưởng môn Bảo-Hòa cấm không được xử dụng loại chưởng ác bá này. Vì vậy y chỉ dùng Phục-ngưu thần chưởng mà thôi. Hai bên đấu đến chiêu thứ năm mươi, trong khi đó ni cô Trí-Thành đau đớn lăn lộn, mồ hôi vã ra. Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn cũng nhận thấy cái khó khăn của Tam-Bách: Dư công lực thắng đối thủ, mà không được xử dụng. Tự-Mai đến trước Đặng Đại-Khê hỏi: - Sư bá. Trong phái Tản-viên, khi chưởng môn ban lệnh, toàn thể đệ tử đều nhất nhất phải tuân theo, có đúng thế không? - Đúng vậy! - Giả như gặp hoàn cảnh khó khăn, phải vi lệnh, mà chưởng môn vắng mặt, có cách nào vượt ra ngoài không? -- Có! Một trong những người vai vế cao hơn chưởng môn, có quyền cho phép vi lệnh. Nói đến đây, hiểu ý Tự-Mai, ông lên tiếng nói với Tam-Bách: - Đào tam điệt! Dĩ độc trị độc. Tam-Bách nghe thái thượng chưởng môn cho lệnh. Y hít hơi vận Hồng-thiết công, phát chiêu Ác-ngưu nan độ. Chưởng phong toả ra cực kỳ ác liệt. Bình một tiếng, Quỳnh-Hoa bật lui liền ba bước. Tam-Bách không nhân nhượng, y phát liền ba chiêu nữa. Đến chiêu thứ ba, Quỳnh-Hoa lảo đảo muốn ngã. Thuận-Tường thấy sư thúc Trí-Thành đau đớn quằn quại. Không biết nghĩ gì, nàng chạy lại bên Tự-Mai, nói sẽ: - Người, người có nghe lời ta không? Tự-Mai thấy Thuận-Tường không cau có, gây gổ với mình, trái lại ngọt ngào, hồn phách nó bay phơi phới: - Cô nương cứ dạy. Tại hạ sẵn sàng nghe lời. Nàng chỉ Bắc-Sơn lão nhân: - Sư phụ nói, người... đại ca học thần công hỗn hợp dương cương Tản-viên với Vô-ngã tướng thiền công của công chúa Yên-Lãng, nên hút được nội lực của hai vị sư thúc Vương, Giáp. Sư phụ còn nhấn mạnh: Xưa kia công chúa Yên-Lãng dùng thần công hỗn hợp ấy khống chế được Huyền-âm chưởng của vợ chồng Xích-Anh trong trận đánh đồi Vương-sơn. - Kiến thức tôn sư thực bao la. Đúng như người dạy. - Ta có lời yêu cầu. Người... à đại ca mau khống chế hai anh em gã họ Trần, bắt chúng trị bệnh cho sư thúc Trí-Thành. Ta... ta nhất định nhớ ơn người mãi mãi. Tự-Mai mỉm cười nghĩ thầm: - Chị Thanh-Mai thường bảo ta: Sau này ra đời, cần phải đề phòng đàn bà. Đàn bà thường đùng cái ôn nhu, đưa mình vào chỗ chết như không. Đàn bà càng đẹp, càng khiến cho mình dễ chết. Thuận-Tường đang chửi bới ta, nay vì muốn cứu sư thúc, mà nàng phải hạ mình. Kể ra nàng cũng xứng đáng nữ trung hào kiệt. Nàng biết xử dụng nhan sắc, lại hiểu được ta. Ta chẳng dại gì lăn mình vào chỗ chết. Nhưng khi nhìn lại, thấy đôi mắt cầu khẩn, cùng nét mặt xinh đẹp của Thuận-Tường, bao nhiêu lời dặn của chị bay biến đi đâu mất, nó trả lời: - Cô nương đã dạy, dĩ nhiên tại hạ phải tuân. Đúng lúc đó Tam-Bách đánh ra một chưởng như sét nổ, Quỳnh-Hoa dùng cả hai tay đỡ mà vẫn lảo đảo. Đông-Thiên đứng ngoài thấy em lâm nguy, y hú lên một tiếng, phóng chưởng đánh vào hông Tam-Bách cứu em. Tự-Mai quát lên: - Các người định hai người đánh một ư? Nó vận khí bằng kinh mạch, xuất chiêu Phong-ba hợp bích, đánh cắt ngang vào chưởng Đông-Thiên. Bùng một tiếng, Đông-Thiên bật lui liền ba bước. Trong khi Tự-Mai cũng cảm thấy cánh tay tê dại. Nó nghĩ thầm: - Tên tiểu ma đầu này công lực ghê thực. Sau khi hút nội lực của Vương Lệ-Ngọc, Giáp Kim-Qui, nội lực mình mạnh không thua gì chị Thanh-Mai, Bảo-Hòa, Mỹ-Linh, thế mà dường như không thắng được y. Đông-Thiên lại xuất chiêu tấn công Tự-Mai. Không dám khinh địch, nó dùng Đông-a chưởng pháp chống lại. Hai bên xoay tròn lấy nhau. Một bên thô kệch, nhưng ác độc. Một bên tinh diệu đường đường chính chính. Người ngoại cuộc, khó có thể biết ai ăn ai. Nhìn trận đấu, dù người phái Hoa-sơn, dù người phái Tản-viên đều nhận xét như nhau: - Cứ nhìn bản lĩnh Đông-Thiên, người ta cũng nhận thấy Tây-vực giáo chủ Hồng-thiết thực xứng danh thống lĩnh giáo chúng thiên hạ. Những chiêu thức ác độc thế kia, hỏi thân xác con người làm sao chịu nổi? Còn Tự-Mai, thực không hổ danh gia đệ tử. Độc chưởng bao phủ xung quanh người, mà nó vẫn vô sự. Hà, trận đấu này tượng trưng cho lối giáo dục của Hồng-thiết với Đông-a, cho võ công Tây-vực với Đại-Việt. Dù Đông-Thiên xuất kỳ chiêu, quái độc thế nào chăng nữa, Tự-Mai vẫn ung dung trả đòn đường đường chính chính. Từ ngày ra đời, bây giờ nó mới gặp một đối thủ ghê gớm. Nó đã dùng tất cả sở học, nào phát chiêu bằng kinh mạch, nào dùng thần công của công chúa Yên-lãng, cũng chỉ ngang tay với đối phương. Cuối cùng thấy độc chưởng đối phương bao phủ khắp xung quanh hai người, nó dùng tới phương pháp của phụ thân, đẩy chất độc trở về người Đông-Thiên. Nhưng sau mỗi lần hai chưởng gặp nhau, nó thấy phương pháp ấy chỉ đủ để chất độc không nhập người mình, chứ chưa đủ đẩy trở lại Đông-Thiên. Thiệu-Cực tuy cầm trọng quyền, nhưng kiến thức võ công của chàng không làm bao. Chàng hỏi Đặng Đại-Khê: - Sư bá, võ công Tự-Mai cao siêu là thế, mà sao không đàn áp được Đông-Thiên? Đại-Khê giảng giải: - Cháu nên biết rằng võ công gồm nội công và ngoại công. Phần chiêu thức Đông-a, do tổ sư Trần Tự-Viễn thể theo Thiền-công chế ra, các đời sau theo đó bổ khuyết, sáng tạo thêm. Về nội công hoàn toàn do Thiền-công. Tuy đã biến đổi đi nhiều, nhưng căn bản vẫn không rời nguyên lý chính của nhà Phật. Dùng nội công Đông-a gồc Thiền-công nhà Phật giải trừ Hồng-thiết công, một thứ nội công ma quái, không gì hơn. Nên chi trong đại hội Lộc-hà, Tự-An, Thanh-Mai, Tự-Mai thắng các cao thủ Hồng-thiết giáo dễ dàng. Ông ngừng lại, vì Tam-Bách đánh một chưởng hùng hậu, Quỳnh-Hoa bay bổng ra xa. Thị quằn quại định ngồi dậy, nhưng không nổi. Thị cố dơ tay phải lên vẫy vẫy, tỏ ý chịu thua. Đại-Khê tiếp: - Thế nhưng tại sao Tự-Mai chưa đàn áp được Đông-Thiên? Cháu phải hiểu rằng Tự-Mai tuy xuất thân danh môn, được phụ thân chân truyền. Nhưng tuổi mới mười sáu, mười bẩy, thời gian luyện tập chưa được làm bao. Công lực chưa đủ. Mới đây y hút nội lực hai cao thủ làm nội lực mình. Nhưng phàm khi hút nội lực người, cũng cần phải một tuần trăng qui liễm, hai thứ mới hòa đồng nhau. Trong khi đó Đông-Thiên tuổi hai mươi lăm, hai mươi sáu, khí huyết đang sung thịnh, nội lực phát ra tối đa. Vì vậy hiện chưa biết ai thắng ai. Lời giải thích của Đặng Đại-Khê lọt vào tai Lê-Văn. Nó được Hồng-Sơn đại phu giảng dạy cực kỳ chu đáo về học thuyết kinh lạc, học thuyết tạng phủ, cùng học thuyết về khí huyết. Nó nghĩ thầm: - Theo sư bá Đặng Đại-Khê, thì anh Tự-Mai chưa biến nội lực Vương, Giáp làm nội lực mình. Y học nói rằng: Tỳ chủ vận khí. Tỳ còn có tên Trung đơn điền. Vậy nếu ta chuyển chân khí về Trung đơn điền, rồi phát ra ắt có thể tổng hợp các luồng khí trong người. Nghĩ vậy, nó nhắc Tự-Mai: - Chuyển tất cả khí về Trung-đơn-điền, đưa xuống Thận, truyền qua huyệt Mệnh-môn, dẫn theo Đốc-mạch, rồi phát chiêu bằng Thủ-tam-dương kinh. Tự-Mai đang gặp khó khăn, nó thấy nội tức mình đầy ắp, mà khi phát chiêu, chỉ có nội công Đông-a xuất ra mà thôi. Nay nghe Lê Văn nhắc, nó vội làm theo. Khi dẫn khí về trung đơn điền, nó cảm thấy trong người đầy ắp chân khí, thân thể nhẹ nhàng như muốn bay lên cao. Thuận tay nó phát chiêu Phong đáo sơn đầu, chưởng lực ào ào tuôn ra. Binh một tiếng, Đông-Thiên lảo đảo lùi lại. Không bỏ lỡ cơ hội, Tự-Mai phát chiêu Đại phong tán vân. Bình một tiếng, Đông-Thiên ngã ngồi xuống đất. Y ọe một tiếng, miệng phun ra một búng máu. Nhị-Bách túm anh em Đông-Thiên để lại với nhau. Y hỏi: - Trần công tử! Trần cô nương. Xin hai vị dùng Hồng-thiết thần công trị độc chưởng cho sư thái Trí-Thành. Đông-Thiên lắc đầu: - Không... không. Tôi không thể trị được! - Tại sao? - Vì muốn điều trị phải có đủ công lực. Bây giờ tôi bị trọng thương, sao làm nổi? Nhị-Bách đã luyện Hồng-thiết công, y biết Đông-Thiên nói thực. Y quay lại nói với Lê Văn: - Lê công tử. Công tử ra tay tế độ, trị thương cho anh em gã họ Trần này, để chúng có thể cứu sư thái Trí-Thành. Lê Văn lắc đầu: - Hai người bị nội thương trầm trọng. Quỳnh-Hoa bị trúng Phục-ngưu thần chưởng, mà nội lực lại của Hồng-thiết giáo. Đông-Thiên bị trúng chưởng Đông-a, nội lực Tiêu-sơn pha với Hoa-sơn. Thành ra chính tà hỗn hợp công phá. Tôi e phải hơn hai tháng mới khỏi. Thuận-Tường kêu lên: - Hai tháng ư? Chỉ trong bốn mươi chín ngày, sư thúc Trí-Thành đã viên tịch rồi còn gì nữa? Trần công tử, có cách nào khác không? Tự-Mai chạy lại khám trong người Đông-Thiên. Nó lấy ra được một bình bằng bạc, trong bình có mấy chục viên thuốc. Nó đơ lên trước mặt Đông-Thiên: - Có phải thuốc giải không? - Phải! Tự-Mai trao cho Thuận-Tường một viên: - Cô nương! Cô nương tạm dùng viên thuốc này, khiến sư thúc vô sự một năm. Trong thời gian đó, chắc sư đệ của tôi trị cho anh em Đông-Thiên, bắt chúng dùng Hồng-thiết công giải trừ vĩnh viễn độc cho cho sư thúc cô nương. Thuận-Tường cảm ơn Tự-Mai. Nàng đến trước Trí-Thành: - Sư thúc! Thuốc giải đây, xin sư thúc nuốt ngay cho. Trí-Thành bỏ viên thuốc vào miệng nuốt ngay. Mụ vận nội lực cho thuốc mau tan. Lát sau, bao nhiêu đau đớn biến mất. Bắc-Sơn lão nhân nói với Thiệu-Cực: - Xin thế-tử hỏi cung anh em Đông-Thiên, để biết sự thực. Thiệu-Cực phe phẩy quạt hỏi Đông-Thiên: - Trần công tử. Xin công tử khai cho. Bằng không bản nhân phải áp dụng hình pháp. Biết không đừng được, Đông-Thiên từ từ thuật lại. Nguyên anh em Đông-Thiên từ Tây-vực trở về bị lọt lưới Khu-mật viện Bắc-biên, bị giam. Sau đại hội Lộc-hà. Thuận-Thiên hoàng-đế ban chỉ đại xá thiên hạ. Anh em y được thả ra. Hai người lần mò về Thăng-long, gặp một số giáo chúng Hồng-thiết du thủ, du thực, vẫn còn thích nếp sống vô luân theo phò, tôn làm giáo chủ. Anh em Đông-Thiên âm thầm xử dụng Hồng-thiềt ngũ độc chưởng khống chế rất nhiều người, bắt theo. Trong đám đó, có mấy người dưới quyền Lê Đức phụ trách về kho tàng Tần-Hán, cùng Âu-lạc. Anh em Đông-Thiên tự biết mình không đủ lực chiếm Tản-lĩnh, đào kho tàng. Hai người trở qua Tây-vực cùng với đám bầy tôi. Đám này tâu trình lên Bách-Lạp tình hình Đại-Việt. Tình hình võ lâm cũng như Đại-Việt, Bách-Lạp không chú ý cho lắm. Lão chỉ chú ý đến kho tàng Tần-Hán cùng Âu-lạc. Y giao cho hội đồng giáo vụ trung ương nghiên cứu. Hội đồng cử ra năm trong mười trưởng lão Hồng-thiết giáo Tây-dương sang Đại-Việt. Hồng-thiết giáo đặt cơ sở trên dối trá, lường gạt, xảo quyệt. Một giáo chúng thoát biết bao màng lưới lên tới trưởng lão, ắt hản bản lĩnh xảo trá phải tuyệt luân. Năm trưởng lão có bản lĩnh xảo trá nhất thế gian họp bàn với anh em Đông-Thiên, cùng đám giáo chúng Đại-Việt. Chỉ thoáng qua, chúng đã nắm được tình hình. Chúng thiết kế như sau: Năm trưởng lão cùng anh em Đông-Thiên, không đủ khả năng đánh chiếm Tản-lĩnh đào kho tàng. Chúng nghĩ rằng, phải xui cho một võ phái lớn nào đó đại chiến với phái Tản-viên. Giữa lúc hai bên đánh nhau một bị diệt, một ngất ngư. Bấy giờ chúng mới xuất hiện, diệt cả hai, đào kho tàng đem đi. Thế nhưng các võ phái lớn Đại-Việt một lòng với nhau, làm sao có thể gây cho họ chém giết đồng bào? Chúng nghĩ đến các phái võ bên Tống. Đại-Tống có bẩy đại môn phái: Thiếu-lâm, Võ-đang, Hoa-sơn, Nga-mi, Không-động, Côn-luân, Liêu-Đông. Thiếu-lâm, Võ-đang được cầm đầu bởi các nhà tu đạo đức, khó có thể khích họ đại chiến với phái Tản-viên. Phái phái Hoa-sơn, có nhiều cao thủ nhất. Phái này đang đắc dụng ở triều đình. Chúng liền đi Hoa-sơn nghiên cứu tình hình. Giữa lúc đó, triều đình nhà Tống ban chiếu chỉ cắt hết giải núi Hoa-sơn phong cho phái này, hầu lao tưởng việc đệ tử Đông-Sơn lão nhân như Dư Tĩnh, Địch Thanh, hiện đang giữ trọng trách biên cương đại thần. Đám Hồng-thiết giáo Tây-vực bắt sống sứ giả, mở chiếu chỉ coi. Chúng mới nhân đó, dùng Hồng-thiết ngũ độc chưởng đánh sứ giả. Sứ giả đau đớn chết đi sống lại, đành tuân theo mệnh lệnh chúng. Chúng phỏng theo chiếu chỉ thực, giữ nguyên nội dung, thêm vào đoạn ban cho núi Tản-viên, bắt phải lên đường tiếp nhận. Khi phái Hoa-sơn kéo đại lực lượng khởi hành Nam du. Chúng sợ khi phái này tới Bắc-biên, sẽ bị ngăn lại. Chúng giả thư Bắc-Sơn lão nhân viết cho chưởng môn phái Tây-vu, Tản-viên rằng phái Hoa-sơn xin đến thăm võ lâm đồng đạo. Đương nhiên chưởng môn phái Tây-vu Thân Thiệu-Anh chuẩn bị tiếp đón, do vậy đâu cần thẻ bài nhập cảnh? Thế là phái Hoa-sơn lọt vào trong Đại-Việt dễ dàng. Về phía phái Tản-viên, Đào Nhị-Bách nhận được thư của phái Hoa-sơn, cũng tưởng thực. Y lập tức triệu tập đệ tử tiếp đón. Bọn trưởng lão Tây-vực Hồng-thiết tính sao giữa lúc phái đoàn Hoa-sơn sắp đến Tản-lĩnh, bấy giờ đánh thuốc độc khiến toàn thể đệ tử này chân tay vô lực. Vì vậy khi phái đoàn Hoa-sơn lên núi, lập tức bị đệ tử Tản-viên nghĩ rằng nhóm này là thủ phạm hạ độc. Mặt khác, chúng biết Hoa-sơn tam lão võ công vô cùng cao thâm. Đặng Đại-Khê, một trong Đại-Việt ngũ long, đang trên đường về tổng đàn. Chúng biết muôn ngàn lần, các trưởng lão của chúng không địch lại ông. Chúng mới nghĩ ra cách dùng ông diệt bọn Hoa-sơn dùm. Chúng bôi một loại thuốc độc vào tượng thánh Tản-viên, rồi đẩy lệch đi. Khi ông trở về, ắt xoay tượng lại. Chúng lại cho thuốc độc vào thức ăn, để nhóm Hoa-sơn bị trúng độc mà không sao. Đến khi nhóm Hoa-sơn đấu võ với Đặng Đại-Khê, thuốc trên tay ông, nhập vào người họ. Hai độc hợp nhau, làm công lực họ giảm lần. Người ngoài tưởng Đại-Khê hạ hết cao thủ Hoa-sơn, rồi bị Hoa-sơn giết chết. Bấy giờ chúng xuất hiện, đào kho tàng mang đi, mặc cho võ lâm Đại-Việt với phái Hoa-sơn chém giết nhau. Nào ngờ, giữa lúc đó, Thiệu-Cực cùng bọn Tôn Đản, Tự-Mai xuất hiện, âm mưu của chúng hoàn toàn bại lộ. Thiệu-Cực truyền trói anh em Đông-Thiên đem về Khu-mật viện Bắc-biên thẩm vấn thêm. Thình lình có tiếng ám khí rít lên vo vo, hai con dao nhỏ phóng tới, cắt đứt dây trói cho anh em Đông-Thiên. Rồi có tiếng nói lớn: - Khoan! Để anh em họ Trần đấy. Tiếng nói ấm ớ rất khó nghe. Năm người từ bốn phía từ đường tiến vào. Bốn nam, một nữ. Họ trang phục rất kỳ lạ. Tóc hung hung đỏ, mũi cao, người đầy lông lá. Trong bốn nam, một người bụng phệ. Một người râu quai nón. Một người tóc bạc như cước. Một người cao nghệu. Anh em Đông-Thiên vọt người tới sau gã bụng phệ, như để tìm lấy sự che chở. Thuận-Tường thấy năm người bật lên tiếng la: - Qủi! Qủi! Ối qủi. Dường như năm người không hiểu tiếng Hoa. Họ ngơ ngác hỏi bằng tiếng Việt: - Cái gì? Con bé kia muốn nói cái gì? Nhị-Bách tiến ra chắp tay hành lễ: - Quý khách từ đâu đến? Xin cho biết cao danh quý tính. Gã bụng phệ không đáp lễ, ưỡn ngực ra trả lời: - Quý khách từ Tây-vực đến. Y chỉ vào ngực: - Cao danh? Cao danh ta ư? Tự-Mai thấy chúng có thái độ ngạo mạn, vô lễ, tính trẻ con nổi dậy, nó nói: - Không phải cao danh, mà cẩu danh. Không phải quý tính mà là cóc tính. Mọi người cười ồ. - Cẩu danh, cóc tính của ta ư? Ta tên Cút-Độp. Tự-Mai hỏi lại: - Không phải cút, mà quít. Không phải độp, mà đớp. À vậy tên người là Chó quít đợp trộm. Cút-Độp tưởng thực nhắc lại: - Cao danh quý tính ta là chó quít đợp trộm. Mọi người cười ồ. Cút-Độp hướng vào Đông-Thiên: - Đông-Thiên, mi nói cho bọn chúng biết cao danh quý tính của bọn ta đi. Theo lễ giáo tộc Hoa-Việt, khi hỏi tên người, bao giờ cũng tôn lên: Cao danh, quý tính. Còn xưng mình bằng tiếng khiêm tốn: Tệ, tiểu, thiểm. Đây năm người theo thói dã man của Tây-vực, thấy Nhị-Bách hỏi cao danh, quý tính, lại tưởng rằng đối phương sợ mình, tự xưng mình là quý khách. Đông-Thiên chỉ vào năm người, giới thiệu: - Các người hãy lắng nghe cao danh quý tính của năm vị sư thúc ta. Năm vị hiện làm Ngũ-sứ của Hồng-thiết giáo Tây-vực. Mọi người bật lên tiếng ồ kinh ngạc. Tôn Đản nghĩ thầm: - Quả thực bọn Tây-vực, hèn chi râu tóc ba phần giống người, bẩy phần giống quỷ. Đông-Thiên giới thiệu tiếp: - Sư thúc Cút-Độp lĩnh trung ương sứ giả. Vị tóc bạch kim kia cao danh quý tính Bẹc-Nác, lĩnh Đông-phương sứ giả. Bẹc-Nác tiến ra vỗ ngực đồm độp. - Vị râu quai nón cao danh quý tính Đi-Mi-Trí, lĩnh Tây-phương sứ giả. Đi-Mi-Trí tiến ra vỗ ngực, tay vuốt râu. - Vị cao nghệu kia, cao danh quý tính Mô-Lỗ, lĩnh Nam-phương sứ giả. - Cuối cùng Bắc-phương nữ sứ, cao danh quý tính Du-La. Năm người không đợi mời, tự động ngồi xuống năm cái ghế. Du-La hỏi: - Thằng nào lớn nhất ở đây? Tự-Mai chỉ vào Cút-Độp: - Thằng này chứ ai? Bụng nó to như cái trống, thân thể giống con đười ươi. Du-La nói một tràng tiếng Tây-vực. Đông-Thiên dịch: - Sư thúc ta muốn hỏi, trong các người tại đây, đứa nào có địa vị cao nhất. Người muốn nói truyện với y. Lê Văn bước ra, nó chỉ vào Thiệu-Cực: - Ở đây có ba loại người khác nhau. Bàn về uy quyền, luật pháp, quan chức, vị đại ca này hiện quản lĩnh Khu-mật-viện Bắc-biên, thay mặt vua Bà, được coi như lớn nhất. Nó chỉ vào Đặng Đại-Khê: - Về địa vị võ lâm Đại-Việt, Đặng sư bá có địa vị cao nhất trong anh em tại hạ. Nó chỉ vào Bắc-Sơn lão nhân: - Bàn về địa vị võ lâm Trung-quốc, lão nhân đây có địa vị cao hơn cả. Chợt nó nghĩ tới người của phái Hoa-sơn đối với Thuận-Tường cực kỳ cung kính, nó chỉ nàng nói: - Tuy vậy địa vị cô nương đây còn lớn hơn Bắc-Sơn lão nhân nhiều. Nó tưởng nói vậy, Thuận-Tường sẽ phản đối. Không ngờ nàng lại mỉm cười gật đầu. Cứ mỗi câu, Đông-Thiên lại dịch sang tiếng Tây-vực. Cút-Độp chỉ anh em Đông-Thiên: - Hai người này theo học với sư huynh giáo chủ của ta. Sư huynh giáo chủ ban sắc chỉ cho chúng trở về lãnh đạo giáo chúng Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Đúng ra các người phải tôn kính. Hà cớ gì lại bắt trói? Vì vậy năm chúng ta phải xuất hiện hỏi cho ra lẽ. Nhị-Bách tiến ra. Y chắp tay xá bọn Ngũ-sứ một cái: - Thì ra các vị lĩnh chức Ngũ-sứ của Tây-dương giáo chủ Hồng-thiết. Các vị giá lâm Tản-lĩnh, mà tại hạ không biết trước để tiếp đón, thực có lỗi. Đây là lối nói nhún, lối chửi xéo của người Đông-phương, ngụ ý: Đất có chủ, bọn bay âm thầm đột nhập như vậy thực vô phép. Nhưng bọn Ngũ-sứ không hiểu. Chúng cho rằng Nhị-Bách sợ chúng. Mô-Lỗ nghiêng ngiêng cái đầu: - Các người đã biết, ta cũng tha cho. Bây giờ các người phải làm lễ ra mắt chúng ta đi chứ? Nhị-Bách cười nhạt: - Tây-vực là Tây-vực. Đại-Việt là Đại-Việt. Hai nước đều có uy quyền khác nhau. Các vị lĩnh Ngũ-sứ của quý quốc, thì chỉ có thể tuyên chỉ dụ của quý giáo chủ tại Tây-vực. Chứ Đại-Việt tôi không thế nghe lời Ngũ-sứ. Y chỉ vào anh em Đông-Thiên: - Luật lệ Hồng-thiết giáo Đại-Việt về việc tôn giáo chủ như sau: Muốn được tôn làm giáo chủ, phải dùng võ công bản giáo thắng được giáo chủ đương nhiệm. Hoặc, khi giáo chủ về già, sẽ họp hội đồng trưởng lão, cử lấy ba người có võ công cao. Rồi đại hội đồng quản một trăm đạo lại, bầu lấy một người trong ba vị đó làm giáo chủ. Hai vị còn lại đương nhiên thành tả, hữu sứ. Y ngừng lại cho Đông-Thiên dịch, rồi tiếp: - Hai vị này mới trở về Đại-Việt, Hồng-thiết giáo chưa ai biết tới, không thể làm giáo chủ được. Giáo chủ Tây-vực không thể và không có quyền chỉ định ngôi giáo chủ Đại-Việt. Mà ví dù người có quyền chăng nữa cũng vô ích. Vì Hồng-thiết giáo Đại-Việt đã bỏ Hồng-thiết kinh, trở về với chủ đạo tộc Việt, lấy tinh thần khai quốc của vua Phục-Hy, Thần-Nông, tám mươi tám đời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng... làm căn bản. Cút-Độp hỏi: - Nhật-Hồ lão nhân đâu? Lê Ba đâu? - Nhật-Hồ lão nhân được ánh sáng Bát-nhã soi vào tâm tư, bao nhiêu ma tính, quỷ tính biến sạch, người đa thế phát quy y theo Phật rồi. Còn trưởng lão Lê Ba, chết từ lâu. Du-La nhăn mặt hỏi: - Vô lý. Trước đây Nhật-Hồ đã tuyên thệ nhập Hồng-thiết giáo Tây-vực. Y từng nói: Sau khi về Đại-Việt, dựng thành một nước Hồng-thiết, sẽ đem hết tượng Thích-ca, Quam-âm bổ thành củi. Thế mà nay y theo Phật ư? Đi Mi Trí hỏi: - Thằng Phục-Hy, Thần-Nông là những thằng nào? Nhị-Bách chưa kịp trả lời. Tây-Sơn lão nhân quát lên: - Tên rợ Tây-vực kia. Mi không được vô lễ với hai vị tổ Phục-Hy, Thần-Nông, bằng không chúng ta sẽ băm vằm bọn mi thành chả liền. Đi Mi Trí nghe dịch lại, y quát lớn: - Trên thế gian chỉ có thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh mà thôi. Ai không theo Hồng-thiết giáo đều bị coi như ma quỷ. Chúng ta sẽ giết hết. Thằng Phục-Hy, Thần-Nông đều thuộc loại gian tà, không ai được theo chúng. Chu Chiếu-Anh hô lớn: - Đệ tử Hoa-sơn chuẩn bị giết bọn ma tà, bảo vệ uy danh quốc tổ Phục-Hy, Thần-Nông. Tuy Chiếu-Anh hô đệ tử Hoa-sơn, mà đám đệ tử Tản-viên cũng rút vũ khí ra loảng xoảng. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 27 Gian nữ Ma-Đăng-Gia Từ nhỏ Tôn Đản sống trong đền thờ Tương-Liệt đại vương. Nó cực kỳ tôn kính ngài. Từ khi theo Khai-Quốc vương làm việc quốc sự, nó được giảng kỹ về nguồn gốc tộc Việt. Đối với vua Phục-Hy, Thần-Nông, vua Hùng, nó sùng bái cùng cực. Bây giờ nghe Du La nhục mạ ngài, nó hô lớn: - Con mụ quỉ sứ kia, có câm miệng không? Mi mà không câm họng, chúng ta sẽ băm mi ra như băm chả bây giờ? Du La đứng dậy, mụ nói líu lô một tràng dài. Đông-Thiên dịch: - Sư thúc ta dạy rằng: Tên nào không muốn sống nữa, cứ bước ra đây cùng người chiết chiêu. Chứ các người dùng số đông uy hiếp chúng ta, thực khả ố. Đặng Đại-Khê dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai bọn Thiệu-Cực, Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn: - Tọa thủ bàng quang, để đám Hoa-sơn với bọn Hồng-thiết chém giết nhau. Nghe Du La thách thức, đám Hoa-sơn đưa mắt nhìn nhau. Chuyến Nam du này, toàn phái đem theo gần năm chục người. Cao nhất ba lão Bắc, Tây, Nam, rồi tới thất hùng. Thế nhưng trong ba lão, bị Đặng Đại-Khê đánh đến trọng thương. Tuy được Lê Văn chữa trị song khó có thể xuất lực. Còn thất hùng thì Vương, Giáp bị Tự-Mai hút hết công lực. Du, Vạn bị Tôn Đản thu toàn bộ chân khí. Sư cô Trí-Thành trúng độc chưởng của Quỳnh-Hoa. Rút cuộc chỉ còn Tây-Sơn lão nhân, Chu Chiếu-Anh, Ngô Nam. Trong khi bên địch có tới năm người. Bắc-Sơn lão nhân bàn với Tây-Sơn lão nhân, Chu Chiếu-Anh, Ngô Nam: - Chân chính đấu, chúng ta đâu có sợ bọn này? Duy có điều chúng dùng độc chưởng, điều mà chúng ta đáng ngại nhất. Vậy tốt hơn hết chúng ta thách chúng đấu bằng vũ khí. Lão tiến ra nói với Thiệu-Cực: - Thế tử giỏi tiếng Hoa, xin Thế-tử dịch sang tiếng Việt, cho gã Đông-Thiên dịch sang tiếng Tây-vực. Thiệu-Cực kính cẩn: - Xin tuân lệnh lão nhân. Bắc-Sơn lão nhân chỉ vào đám người Hoa-Sơn: - Các vị trưởng lão Tây-vực. Hiện diện bản phái đông gấp hai mươi lần bên các vị. Nếu chúng ta dùng số đông thắng các vị, chẳng hoá ra văn hóa Trung-thổ không hơn Tây-di ư? Vậy lão đề nghị chúng ta đấu ba trận. Nếu bên các vị thắng hai, chúng ta để các vị mang anh em gã Đông-Thiên đi. Bằng bên lão phu thắng hai trận, lão phu chỉ xin các vị khuất thân về Biện-kinh để Tống thiên-tử phát lạc, thế thôi. Hai bên đều dịch. Du La cười: - Được! Ta đấu trận đầu. Bên mi đứa nào muốn chết trước? Ngô Nam bước ra, rút kiếm hành lễ: - Tại hạ Ngô Nam, đệ ngũ nhân trong Hoa-sơn thất hùng, xin được lĩnh giáo võ công của Bắc-phương sứ giả Tây-vực Hồng-thiết. Du La phóng liền một chiêu vào ngực Ngô Nam. Nhóm người Việt-Hoa cùng bật lên những tiếng nguyền rủa. Nguyên võ lâm Hoa-Việt, dù khi đối trận, dù phải tranh phong kẻ chết người sống, vẫn cúi chào nhau, tỏ ra mình vốn con cháu Phục-Hy, Thần-Nông, theo Nho-đạo, thấm nhuần phong hóa. Còn bọn Tây-vực, văn hóa chưa có, cư xử thô lỗ, nói năng cộc cằn. Vì vậy Du La rút kiếm tấn công liền. Thấy kiếm chiêu Du La thô kệch, Ngô Nam không tránh né, cũng chẳng đỡ. Y dùng chiêu Thương-tùng nghênh khách đưa thẳng vào cổ y thị. Du La kinh hãi, vội thu kiếm về đỡ kiếm Ngô Nam. Ngô Nam đã chuyển sang chiêu Bạch-hạc xung thiên khiến thị phải nhảy lùi liền ba bước tránh đòn. Tay trái tung ra một độc chưởng. Ngô Nam úy kị độc chưởng, y không dám truy kích. Du La nhờ thế thu kiếm phản công. Tôn Đản hỏi Đặng Đại-Khê: - Sư bá, kiếm pháp Tây-vực sao dở qúa vậy? Đặng Đại-Khê lắc đầu: - Không dở đâu! Kìa cháu nhìn xem, trông bề ngoài mình tưởng kiếm pháp của họ thô kệch, nhưng thực ra mỗi chiêu đều phối hợp với độc chưởng, rất hung hiểm. Còn sở dĩ Ngô Nam chiếm được thượng phong, vì kiếm pháp Hoa-sơn hiện đứng đầu Trung-nguyên. Bên Đại-Việt ta chỉ có Mê-linh kiếm pháp mới trị được mà thôi. Tự-Mai mải mê quan sát trận đấu hai bên, bỗng nó thấy có hương thơm nhẹ nhàng thoảng qua bên mũi. Nó quay lại: Thuận-Tường đứng cạnh nó từ bao giờ. Nàng ghé miệng vào tai nó nói thầm: - Trần đại ca, người có cách nào giúp Ngô sư thúc thắng con mụ mũi cú vọ, người đầy lông lá kia không? Mỗi tiếng nói của Thuận-Tường đều phát ra luồng hơi nóng thoảng vào tai Tự-Mai, khiến nó cơ hồ phát run. Nghe Thuận-Tường hỏi, nó lắc đầu: - Không cần! Cô nương coi kìa, Ngô tiền bối thắng con mụ Du La đến nơi rồi. Đúng như Tự-Mai nói, Ngô Nam dồn Du La đến không còn đỡ kịp. Thình lình choang một tiếng, kiếm Du-La rơi xuống đất. Theo luật lệ võ lâm Hoa-Việt như vậy Du-La bại rồi. Ngô Nam thu kiếm lui lại, chắp tay: - Đa tạ trưởng lão đã nhẹ tay. Du-La cúi xuống nhặt kiếm, mụ quát lên: - Ta không nhẹ tay đâu. Người đánh nữa đi chứ, tại sao lại lui? Bắc-Sơn lão nhân nói với Cút-Độp: - Trưng ương sứ giả. Theo thể lệ võ lâm, trong khi hai bên dùng vũ khí đấu với nhau, nếu bên nào vũ khí bị gẫy hay bị rơi coi như thua. Như vậy Bắc-phương sứ bị bại rồi! Cút-Độp cãi: - Theo thể lệ Hồng-thiết giáo, chỉ khi nào một bên chết, hay tự ý xin đầu hàng mới kể như thua. - Thế nhưng đây đâu phải lĩnh địa Tây-vực? - Theo Hồng-thiềt luật, nơi nào có giáo chúng, nơi ấy thuộc Tây-dương lĩnh địa. Khi chúng ta hiện diện ở đây, ắt đây thuộc lĩnh địa Tây-dương. Đám đệ tử Việt-Hoa cùng nguyền rủa không ngớt. Du La cầm kiếm tấn công Ngô Nam. Biết không thể lý luận với bọn man rợ, Ngô Nam phản công bằng những chiêu quái ác nhất. Chỉ hơn hai mươi chiêu, y dồn Du La đến luống cuống chân tay. Sột một tiếng, kiếm Ngô-Nam đâm trúng vai Du-La. Mu gào lên một tiếng lớn, ôm vai chạy lại sau Cút-Độp. Đông-Thiên dịch: - Ngũ sư thúc chịu thua rồi. Bắc-Sơn lão nhân nói: - Trận đầu bên Tống thắng. Vậy bên Tây-vực vị nào tứ giáo trận thứ nhì? Bẹc Nác rút kiếm bước ra: - Ta tứ giáo trận này. Không cần lễ nghi, y xỉa kiếm tấn công Ngô Nam, tay trái phát một chưởng. Mùi hôi tanh bốc ra khủng khiếp. Nhiều người không chịu nổi, bưng miệng nôn ọe. Ngô Nam cắt ngang một kiếm vào giữa chưởng Bẹc-Nác, rồi đảo kiếm lên đỡ kiếm của y. Choảng một tiếng, hai kiếm chạm nhau tóe lửa trên không trung. Cả hai cùng cảm thấy cánh tay tê rần. Biết rằng nội lực ngang nhau. Thuận-Tường hỏi Tự-Mai: - Đại ca! Không biết Ngô sư thúc có thắng được thằng qủy kia không? - Thắng! Nhất định Ngô tiền bối thắng. - Bằng vào lý nào đại ca bảo Ngô sư thúc thắng? - Khi nội lực ngang nhau, sự thắng bại trông vào kiếm thuật. Kiếm thuật phái Hoa-sơn hiện đứng đầu Trung-nguyên, bọn Tây-vực muôn ngàn lần không bì kịp. Sự thực nếu dùng kiếm không, chỉ trong vòng trăm chiêu Ngô Nam thắng Bẹc-Nác dễ dàng. Nhưng võ công Tây-vực lại phối hợp kiếm, chưởng rất nhịp nhàng. Trong khi Ngô Nam không dám đối chưởng với Bẹc-Nác, vì úy kị độc công. Trận đấu sang đến chiêu thứ hai trăm, vẫn bất phân thắng bại. Thình lình Bẹc-Nác quát lên một tiếng như sét nổ, y lao sát vào người Ngô Nam, hai tay nắm kiếm, bổ xuống một chiêu bằng tất cả sức lực. Ngô Nam phải đưa kiếm đỡ. Choảng! Hai kiếm cùng bị gẫy. Bẹc-Nác cắn môi cho máu cháy ra, phun vào mặt Ngô-Nam. Hai người đứng qúa gần nhau, Ngô tránh không kịp. Y đành dùng cùi chỏ thúc vào ngực đối thủ. Binh một tiếng, tiếp theo hai ba tiếng lắc cắc. Bẹc-Nác bị bật tung trở lại, miệng y phun máu như vòi nước. Y quằn quại mấy cái, rồi không bò dậy được nữa. Bắc-Sơn lão nhân cười ha hả: - Trong ba trận, Tống thắng hai. Như vậy Tây-vực bị thua rồi. Mong... Lão chưa nói hết lời, Ngô Nam kêu thét lên, tay ôm mặt tỏ vẻ đau đớn khủng khiếp. Bấy giờ mọi người mới biết Bẹc-Nác phun máu có chất độc vào mặt Ngô-Nam. Cút-Độp cười lớn: - Bên Tây-vực thắng. Bởi nhị đệ chỉ bị thương, điều trị trong hơn tháng sẽ khỏi. Còn tên Ngô-Nam kia sắp chết đến nơi rồi. Thuận-Tường thấy sư thúc đau đớn, nàng nói với Tự-Mai: - Trần đại ca! Đại ca cho tiểu muội một viên thuốc, cứu Ngô sư thúc. Tiểu muội muôn vàn cảm tạ. Lê Văn nghe Thuận-Tường hỏi xin thuốc. Nó vẫy tay: - Tự-Mai khoan, để em xem lại thương thế Ngô tiền bối đã. Không phải thuốc giải nào cũng trị được mọi chất độc. Nó tiến tới bắt mạch, xem xét vết thương cho Ngô Nam. Mọi người im lặng chờ đợi. Đâu đó vẳng giọng phụ nữ, nói tiếng Việt: - Le te ra bộ ta đây. Đến lão Hồng-Sơn có mặt chưa chắc đã làm gì được, huống hồ thằng nhóc con kia. Mọi người nhìn lại, thì ra mụ điếm già Anh-Tần. Mụ ngồi cạnh tên Mô-Lỗ. Tay Mô-Lỗ nắm lấy tay mụ, như đôi tình nhân trẻ. Lê Văn cười nhạt: - Không hề gì! Độc chất chỉ ở ngoài da. Dùng Thiền-công trị được. Song ở đây không ai đủ Thiền-công có thể đẩy chất độc ra. Xin tiền bối an tâm, lát nữa Vương-phi Khai-Quốc vương giá lâm, người có thể trị cho tiền bối. Tại hạ tạm dùng châm cứu làm cho Ngô tiền bối bớt đau. Nói rồi nó cầm kim châm vào huyệt Hiệp-cốc, rồi xoay kim. Khoảng nhai dập miếng trầu, Ngô Nam cảm thấy bao nhiêu cái đau đớn biến mất. Y rùng mình đứng dậy chắp tay xá Lê Văn: - Đa tạ Lê công tử. Y nhặt kiếm, chỉ vào mặt Bẹc-Nác, nói với Cút-Độp: - Nếu người cho rằng tên Bẹc-Nác thắng, vậy y hãy cầm kiếm tái đấu. Gian xảo, lưu manh, lật lường thuộc yếu quyết trong Hồng-thiết kinh. Bọn trưởng lão Hồng-thiết giáo đều thuộc mằm lòng. Cút-Độp cãi: - Như vậy không kể. Nếu cứ để nguyên ắt mi sẽ chết. Đây mi nhờ tên bé con kia trị bệnh, tức trợ giúp. Có người trợ giúp coi như thua. Vương Lệ-Ngọc quát lên: - Thế hồi nãy bọn mi không vực tên Bẹc-Nác đó ư. Theo lý luận của mi, chính bọn mi thua trước. Cút-Độp không cãi được nữa. Y nói ngang: - Như vậy trận này coi như hoà. Then chốt quyết định thuộc trận thứ ba. Nào bên Tống, ai giám ra đấu với bọn ta? Thuận-Tường hỏi Tự-Mai: - Vương phi Khai-Quốc vương là ai vậy? - Là chị gái của tại hạ. Công lực người cao không biết đâu mà lường. Người hiện ở dưới chân núi Tản-Viên. Nghe đến vương phi Khai-Quốc vương, mụ điếm già Anh-Tần cùng tên đồ đệ Nguyễn Qúy-Toàn giật bắn người lên. Mụ ôm vội lấy tên Mô-Lỗ như cầu sự che chở. Còn tên Qúy-Toàn, nó núp sau mụ. Biết có lý luận cùng bọn mọi rợ Tây-vực cũng vô ích. Bắc-Sơn lão nhân nói với Tây-Sơn lão nhân: - Sư đệ. Mong sư đệ xuất thủ cho. Nhất thiết không thể nhân nhượng với bọn này. Tây-Sơn lão nhân khoan thai bước ra đấu trường. Lão hướng vào Đặng Đại-Khê: - Đặng tiên sinh! Lão phu xin tiên sinh ban cho một đặc ân. Đại-Khê đáp lễ: - Không dám. Tiền bối có điều chi dạy bảo? Lão nhân chỉ vào bọn Cút-Độp: - Anh em chúng tôi tới Tản-lĩnh tuy có chỗ hiểu lầm, song vẫn giữ lễ với quý phái, với thánh Tản. Còn bọn Hồ-lỗ ma quỉ này chưa được giáo hóa, lại không có phong khí, chẳng luân thường. Lão phu xin tiên sinh cho mượn thanh kiếm trên bàn thờ thánh Tản. Bởi chỉ có uy vũ của đức thánh mới trị được bọn ma đầu mà thôi. Trong Hoa-Sơn tứ lão, Tây-Sơn lão nhân vốn xuất thân giới khoa bảng. Ông đã đỗ tiến sĩ, nhưng chán thế tục, qui ẩn trên Tuyệt-phong thuộc núi Hoa-sơn. Vì vậy lời lời của ông rõ ra kẻ có văn học. Ông biết anh em mình bị hố trong vụ thụ phong núi Tản, e gây thù với phái này. Vì vậy ông tỏ vẻ tôn kính thánh Tản, hầu mua chuộc lòng người Việt. Quả nhiên Đặng-đại-Khê hướng bàn thờ vái ba vái, rồi trịnh trọng cầm thanh kiếm gỗ sơn sơn thiếp vàng trao cho Tây-Sơn lão nhân. Hai tay lão kính cẩn tiếp kiếm, hướng bàn thờ lễ ba lễ: - Đệ tử từng nghe uy danh đại thánh trấn động trời Nam. Hôm nay đệ tử cúi đầu kính xin thánh ban uy trị bọn ma quái này. Ông rút kiếm ra, mọi người bật lên tiếng ồ lớn, vì đó là thanh kiếm gỗ sơn thiếp vàng. Cút-Độp thấy kiếm gỗ, y cười khẩy: - Kiếm gỗ mà đòi đấu với ta ư? Mi muốn tự tử sao? Tây-Sơn lão nhân cười nhạt: - Khi có oai thánh, đù ngọn cỏ, lá cây cũng thành sắt thép. Ông vung kiếm một cái, mọi người hoa mắt, chỉ thấy một vừng vàng lóng lánh bao trùm người Cút-Độp. Cút-Độp kinh hãi, nhảy lùi liền ba bước, mặt tái mét. Y nhìn lại, Tây-Sơn lão nhân đã tra kiếm vào vỏ, thái độ nhàn tản, như người ngắm cảnh. Phái Hoa-Sơn được cầm đầu bới Hoa-Sơn tứ lão. Dưới tứ lão có thất hùng. Hơn mười năm qua, Hoa-Sơn tứ lão nổi danh khắp Trung-nguyên về võ đạo cũng như võ công. Tứ lão có rất nhiều đệ tử thành danh về đủ mọi phương diện. Chỉ nguyên quan trường, hai đệ tử của Đông-Sơn lão nhân, hiện giữ trọng trách. Dư Tĩnh trong chức vụ Kinh-lược an phủ sứ Quảng-Đông Nam-lộ, một biên cương trọng thần trấn nhậm biên giới tiếp giáp với Đại-Lý, Đại-Việt. Mới đây, Địch Thanh oai trấn quần hùng, đạt võ trạng. Hôm đại hội Lộc-hà, dù Mỹ-Linh luyện thành kiếm pháp Long-biên, mà cũng phải khó nhọc lắm mới thắng được lão. Hôm nay, trên Tản-lĩnh, hai cao thủ Bắc, Nam-Sơn lão nhân bị Đặng Đại-Khê đả bại trong trường hợp không rõ ràng, khiến toàn phái ấm ức trong lòng. Kế tiếp bốn trong thất hùng bị hai thiếu niên hút mất công lực, trong khi họ chưa tỏ được bản lĩnh. Bây giờ Tây-Sơn lão nhân mới trổ thần uy trước mặt mọi người. Cút-Độp hú lên một tiếng, y tung kiếm tấn công Tây-Sơn lão nhân ba chiêu, cùng ba chưởng. Chỉ thấy thấp thoáng, Tây-Sơn lão nhân di chuyển thân mình qua phải, rồi trái. Kiếm của Cút-Độp ba lần như sắp trúng người lão, mà đều trượt ra ngoài. Ba chiêu không trúng đối thủ, y ngừng lại quan sát, rồi đánh liền năm chiêu. Tây-Sơn lão nhân bước qua phải, rồi trái, lùi lại sau. Những chiêu kiếm Cút-Đột đều đánh vào quãng không. Tôn Đản thấy hiện tượng kỳ lạ nó hỏi Đặng Đại-Khê: - Sư bá! Võ công Tây-Sơn lão nhân là võ công gì vậy? Đặng Đại-Khê chỉ xuống chân lão: - Cháu xem kìa, lão di chuyển thân mình theo quẻ Bát-quái của vua Phục-Hy. Nếu lão đấu với võ lâm Việt-Hoa, lập tức bị bại ngay. Vì chúng ta ai cũng biết thuật này. Còn bọn Cút-Độp vốn thuộc Tây-vực, nào biết gì về Tiên-thiên bát quái? Mặc cho Cút-Độp đâm phải, chém trái, chiêu số dũng mãnh, kình lực phát ra vo vo. Tây-Sơn lão nhân cứ trơn tuột như con trạch. Đánh trên ba trăm chiêu, Cút-Đột nhảy lùi lại. Y lắc đầu: - Như vậy không kể. Từ đầu đến cuối, mi trốn chạy không dám trực diện đấu với ta, coi như mi thua! Tây-Sơn lão nhân cười ha hả: - Bọn mi quả thực thuộc loại Hồ-lỗ. Ta dùng Tiên-thiên bát quái dạy cho mi lẽ biến hoá vô cùng của vũ trụ, mà mi không biết. Lại đây, lại đây, ta giáo hoá mi một loại văn hoá Việt-Hoa. Cút-Độp phóng một kiếm giữa ngực Tây-Sơn lão nhân. Lão cũng phóng chiêu vào ngực y, giống như lối đánh thí mạng, cả hai cùng chết. Hai mũi thanh kiếm chạm vào nhau, rồi dính chặt. Cả hai cùng vận nội lực, mong trấn động gẫy kiếm của đối thủ. Mọi người nín thở. Vì khi hai mũi kiếm chống nhau, kiếm bên nào gẫy, coi như mất mạng. Trận đấu này không phải kẻ thắng, người bại, mà kẻ chết người sống. Nhìn trận đấu, ai cũng biết công lực Tây-Sơn lão nhân cao hơn Cút-Độp một bậc, vì kiếm của Cút bằng thép, trong khi kiếm của lão bằng gỗ. Nên khó biết ai sẽ thắng. Cả hai phát huy nội lực đến chỗ cùng độ. Khoảng ăn xong bữa cơn, thanh kiếm của Cút-Độp từ từ cong lại, mặt y đỏ gay. Trong khi Tây-Sơn lão nhân phiêu phiêu, hốt hốt miệng mỉm cười tươi như hoa. Bọn Tây-vực hò hét trợ oai. Trải qua mấy khắc nữa, mồ hôi Cút-Độp rơi lách tách trên nền nhà, mặt y đỏ như gấc. Bỗng y thét lên một tiếng, kiếm của y gẫy làm ba bốn mảnh. Y lộn một vòng, bắn vọt ra xa, miệng ri rỉ mấy vệt máu. Tây-Sơn lão nhân vọt theo, chĩa kiếm vào ngực y hỏi: - Trung ương sứ giả, người chịu thua chưa? Cút-Độp nói trong hơi thở: - Ta nhất định không chịu thua người. - Nếu người không đầu hàng, ta đẩy kiếm tới, ngực người sẽ thủng một lỗ lớn. - Trường hợp này lọ là còn phải nói. Nếu người đục lỗ lớn, thì con bà nó, ta chết, chứ ngực đâu có lỗ lớn được! Mi tưởng ta sợ chết ư? Ta thích chết lắm. Nói rồi y lao mình về phía trước. Mọi người thấy y tự tử đều khoan khoái: - Cho rồi đời bọn độc. Nhưng binh một tiếng, ngực Cút-Độp nổ tung, nước bắn toé ra xung quanh. Tây-Sơn lão nhân nhảy lùi liền ba bước, nhưng vẫn không tránh khỏi nước bắn vào người. Thì ra ngực Cút-Độp đeo một túi đựng nước độc. Khi thấy kiếm Tây-Sơn lão nhân chĩa vào ngực. Y lao tới. Bình nổ tung, nước độc bắn ra xung quanh. Thanh kiếm của Tây-Sơn lão nhân đâm thủng ngực y thấu tới lưng. Máu tuôn ra xối xả. Mùi hôi thối xông ra, Tây-Sơn lão nhân biết đó là nước kịch độc. Ông vội dùng tay áo lau mặt. Nhưng không kịp, ông cảm thấy ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Ông hỏi Nhị-Bách: - Xin nhị gia cho xin ít nước rửa thuốc độc. Nhị-Bách chưa kịp trả lời, thình lình Tây-Sơn lão nhân kêu lên tiếng ái, rồi ông ngồi xuống vận công chống độc. Bên kia, chất độc lẫn vào vết thương khiến Cút-Độp rên la thảm thiết. Bắc-Sơn lão nhân hỏi Đi Mi Trí: - Tây-phương sứ giả. Xin sứ giả ban thuốc giải, trị thương cho quý trung sứ cùng sư đệ lão phu. Đi Mi-Trí lắc đầu: - Thứ thuốc này không gì trị được. Người trúng phải, đau đớn trong ba ngày, thịt rữa mà chết. Cút-Độp móc trong túi ra bình thuốc, y lấy hai viên bỏ vào miệng. Khoảng nhai dập miếng trau, y trợn ngược mắt lên, không động đậy. Lê Văn tiến lên bắt mạch y. Nó lắc đầu: - Chết rồi. Thấy Cút-Độp tự tử, đám Hoa-Sơn biết Đi Mi Trí nói thực. Họ đưa mắt nhìn Lê Văn: - Lê công tử, liệu có hy vọng gì không? Lê Văn lắc đầu: - Tại hạ không biết chất độc này ra sao, nên đành bó tay. Đi Mi-Trí nói: - Trong ba trận đấu. Trận đầu Tống thắng. Trận thứ nhì hòa. Trận này Tống bại. Như vậy Hồng-thiết giáo thắng cuộc. Bắc-Sơn lão nhân chỉ Cút-Độp: - Người nói sai rồi! Rõ ràng trung sứ chết nằm đây. Trong khi Tây-Sơn lão nhân còn sống. Như vậy mà cũng cãi rằng thắng ư? - Chúng ta thắng, tên Tây-Sơn bị trúng độc đến bị thương sắp chết. Còn sư huynh ta, lão... lão tự uống thuốc để về thế giới người hiền Mã-Mặc, Lệ-Anh đấy chứ. Nghe lý luận chướng tai của Đi Mi Trí, đám Hoa-sơn cùng rút kiếm ra, định băm vằm chúng thành nhiều mảnh. Biết nguy cơ sắp đến, Đi Mi Trí cầm cây còi thổi lên lanh lảnh. Mọi người ngơ ngác tự hỏi: - Y thổi còi với ý định gì đây? Thiệu-Cực bước ra cười: - Tây-sơn sứ giả thổi còi xin tiếp viện ư? Xin báo tin buồn cho Tây sứ biết, tất cả người của các vị đều bị bắt hết rồi. Chàng hú lên một tiếng dài. Lập tức từ trong hang đá, một đoàn người lục tục chui ra. Tổng cộng hơn ba trăm. Tất cả đều bị trói tay dính vào nhau thành một xâu. Đi Mi Trí nhận ra là bọn thủ hạ của y với Đông-Thiên. Nguyên trước khi lên Tản-lĩnh, bọn Cút-Độp, Đông-Thiên phối trí hơn ba trăm giáo chúng quanh núi Tản. Chờ mọi người không đề phòng, chúng sẽ siết chặt vòng vây. Nào ngờ, khi còn ở dưới chân núi, Thiệu-Cực được chim ưng báo cho biết. Chàng gửi tin về Khu-mật viện Bắc-biên. Đại-tư-mã Thân Thừa-Phú nhận tin, lập tức phái một đạo binh vây chân núi Tản, bắt sạch gian đảng. Đi Mi Trí cười nhạt: - Bọn mi thực mặt dày, đấu võ bị thua, rồi dùng số đông áp chế chúng ta. Thiệu-Cực cười nhạt: - Các người hẹn đấu với phái Hoa-sơn, chứ có đấu với bọn ta đâu? Ví dù phái Hoa-sơn có bại, tha cho bọn mi đi, đây thuộc lãnh địa Đại-Việt, ta cũng không cho các người rời khỏi Bắc-biên. Bỗng có tiếng nói từ xa vọng lại: - Ví dù Thân thế-tử tha cho các người rời khỏi Bắc-biên, phái Đông-a quyết đuổi bọn mi đến Tây-vực giết không tha một tên nào. Nghe tiếng nói, Tự-Mai gọi lớn: - Bố! Bố đến bao giờ vậy? Tiếng Trần Tự-An nói: - Chúng ta xuất hiện thôi. Hai bóng người từ trên cây đáp xuống nhẹ nhàng, chính là Trần Tự-An với Hồng-Sơn đại phu. Một bóng vàng núp sau bụi hoa ngâu từ từ bước ra, chính là Minh-Không thiền sư. Đúng lúc đó, một bóng nâu, cỡi trên lưng con nai từ dốc núi đi lên, mọi người nhìn lại, thì ra sư thái Tịnh-Tuệ. Mặt Bắc-Sơn lão nhân tái đi, trông thực khó coi. Lão than: - Không hiểu có việc gì, mà ngũ-long Đại-Việt cùng lên đây. Hồng-Sơn đại phu chĩa ngón tay điểm vào huyệt Bách-hội Tây-Sơn lão nhân đến một cái. Lão rùng mình, bao nhiêu cái đau đớn biến mất. Đại phu xoa đầu Lê Văn: - Thằng cà chớn, được lắm, bố có lời khen. Hết cà chớn rồi. Ông chỉa ngón tay điểm vào huyệt Nội-quan Ngô Nam. Véo, véo hai tiếng. Người Ngô Nam tiết ra mùi hôi khủng khiếp. Y rùng mình một cái đứng dậy, vận công. Y thấy chân khí lưu chuyển như thường, biết rằng đã thoát ách. Tây-Sơn lão nhân, Ngô Nam đến trước Hồng-Sơn đại phu tạ ơn. Đại phu vẫy tay ra hiệu miễn lễ: - Đã là võ lâm đống đạo, sao Tây-Sơn lão sư lại khách sáo thế? Đặng Đại-Khê hỏi Minh-Không: - Đại sư! Xin đại sư chỉ cho cách an trí bọn Hồng-thiết Tây-vực này. Minh-Không nói với Thiệu-Cực: - Chúng ta để Khu-mật viện Bắc-biên giải quyết. Tự-An lắc đầu: - Giải quyết bọn tà ma, độc hại gây rối loạn đất nước, thuộc nhiệm vụ bất cứ con dân Đại-Việt nào. Chứ trao cho quan nha, chẳng hóa ra chúng ta quên mất chủ đạo tộc Việt từ Phục-Hy, Thần-Nông, Hùng-vương, An-dương vương ư? Ông nói với Thiệu-Cực: - Thân thế-tử! Thế-tử về tâu lại với vua Bà Bắc-biên rằng hôm nay Trần mỗ mạn phép xử lý bọn tà ma này. Nếu vua Bà cho rằng mỗ phạm tội. Việc đây xong, mỗ thân đến động Giáp chịu tội với vua Bà. Ông nói với nhóm người Hoa-sơn: - Các vị huynh đệ Hoa-sơn. Các vị đừng ngạc nhiên. Mỗi dân tộc có một chủ đạo riêng. Người dân theo đó mà hành xử. Như bên Trung-quốc, vua tức con trời, do trời sai xuống trị vì Thiên-hạ. Khắp Thiên-hạ phải trung thành, qui phục vua. Vua muốn bầy tôi chết, mà bầy tôi không chết, coi như bất trung. Tây-Sơn lão nhân gật đầu: - Đúng như đại hiệp nói. Nguyên văn câu đó trong Luận-ngữ. Hiện Tống triều dùng Nho học trị dân. Vì vậy những gì nói trong Tứ-thư, Ngũ-kinh không thể thay đổi. Tự-An cười lớn: - Từ xưa tộc Việt theo bộ Thiên-địa kinh. Thiên địa kinh viết vào thời vua Hùng thứ ba, tức trước Tứ-thư, Ngũ-kinh đến hơn hai nghìn năm. Thiên Trị Tắc nói rằng : - Nhà có lề luật của nhà. Khi nhiều nhà sống với nhau thành xóm, thành làng, tự nó có những qui ước chung, gọi bằng tục. Nhiều xóm làng thành nước, tự nhiên qui ước đó thành luật. Nhà có cha, có mẹ. Xóm làng có lý dịch, do dân cử. Nước, tôn người hiền lên làm vua. Tây-Sơn lão nhân gật đầu tán thành: - Đạo lý đó, chỉ bậc thánh minh mới thi hành được. Bên Trung-quốc, cổ thời vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn. Vua Thuấn nhường ngôi cho vua Vũ. Đến vua Vũ, nhường ngôi cho con, đức kém đi một độ. Hồng-Sơn đại phu đưa mắt nhìn Thuận-Tường cười: - Hạ, Thương, Chu còn giữ được di sản Tam-hoàng. Từ khi nhà Hán lên làm vua, người ta dùng sức mạnh, dùng đao thương, hình pháp bắt dân qui phục. Hoá cho nên, đất nước không còn của dân nữa, mà của riêng một nhà, một giòng họ. Ông nhấn mạnh: - Thời Tây-Hán, Vương Mãng tàn bạo, cướp ngôi vua, thế mà cũng xưng rằng theo lối Nghiêu nhường Thuấn. Thuấn nhường Vũ. Rồi Tào Phi cướp ngôi Hán Hiến-đế cũng nêu Nghiêu, Thuấn, Vũ ra làm mộc che các mũi dùi dư luận. Gần đây Chu cướp ngôi Hán. Tống cướp ngôi Chu. Chủ đạo cử hiền hoàn toàn mất. Vì vậy việc vua, việc quan thuộc quan nha. Dân chúng võ lâm thờ ơ. Thuận-Tường đưa mắt cho Tây-Sơn lão nhân. Lão chắp tay vái Tự-An, rồi hỏi: - Nếu bảo chủ đạo cử hiền bên Trung-quốc suy thoái, thế bên Giao-chỉ thì sao? Lê Hoàn chẳng cướp ngôi của ấu quân đó ư? Lý Công-Uẩn cướp ngôi họ Lê. Phái chăng chủ đạo tộc Việt như thế đó? Tự-An chỉ Tự-Mai: - Con trả lời tiền bối đi. Tự-Mai xá Bắc-Sơn lão nhân: - Tiền Bối chỉ biết một mà không biết hai. Trở lại bên Đại-Việt. Khi vua Hùng thứ tám mươi tám hôn ám vô đạo. Quần hùng tôn vua An-Dương lên thay. Đến thời Lĩnh-Nam, một trăm sáu mươi hai hào kiệt khởi binh, tôn vua Trưng làm chúa. Tiếp theo đời Lý, đời Ngô, đời Đinh đều theo lối cử hiền. Khi vua Thái-tông bên quý quốc đem quân sang đánh Đại-Việt, vua còn nhỏ. Võ lâm tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lại khi vua Ngọa-triều băng. Võ lâm lại tôn Lý Công-Uẩn thay thế. Đó chẳng theo lối cử hiền ư? Nó nhấn mạnh: - Chủ đạo tộc Việt định rằng: Việc xây dựng, phòng gian nhân hại nước thuộc mọi người, không thuộc triều đình. Cho nên hôm nay, bố tôi quyết định xử tội mấy tên ma đầu Tây-vực này. Nói quay lại hỏi bố: - Tội bọn này, bố xử ra sao? Tự-An cười lớn: - Con cứ chờ, sẽ thấy. Ông cúi xuống đất bốc hai nắm sỏi. Tay trái ông vung lên. Cả nắm sỏi hướng bọn thủ hạ Hồng-thiết. Những tiếp lốp bốp, cùng tiếng rú thê thảm vang lên. Hơn hai mươi tên đều bị sỏi chui vào trong đầu. Chúng lảo đảo, quay tròn tròn rồi ngã lăn xuống đất. Minh-Không, Tịnh-Tuệ đều bật lên tiếng: - A-di-đà Phật. Tự-An lại vung tay nữa hơn ba mươi tên ngã xuống. Ông chỉ vung tay có hai mươi lần, trên ba trăm tên chết la liệt bên nhau. Ông hất hàm cho Đi Mi Trí: - Ta đánh người một chưởng. Nếu người đỡ được, ta thân đưa người về Tây-vực. Ông vung tay phát chiêu. Đi Mi Trí phát ngũ độc chưởng đỡ. Binh một tiếng, người y bay bổng lên cao, rơi xuống người Bẹc-Nác. Cả hai cùng rú lên như lợn bị chọc tiết, xương thịt vỡ làm năm sáu mảnh, ruột gan tung tóe. Hiện trường dù Hán, dù Việt đều kinh hoàng. Minh-Không, Tịnh-Tuệ chắp tay niệm: - A-di-đà Phật. Tư-An bảo Mô Lỗ: - Người đỡ đi. Ta phát chưởng đây! Ông vừa vung tay lên, thì véo, véo. Hai viên đá hướng Mô Lỗ, Du La. Bộp, bộp hai tiếng. Hai viên đá chui vào đầu hai người. Hai người gục xuống như ngủ. Minh-Không niệm: - A-di-đà Phật. Tội quá, tội quá. Tự-An cười ha hả: - Minh-Không đại sư đắc quả thành Bồ-tát, lấy từ bi hỉ xả phổ độ chúng sinh làm gốc. Song Trần mỗ xuất thân nghĩa hiệp. Môn qui phái Đông-a lấy chủ đạo tộc Việt làm gốc. Mỗ hành xử như vậy, giống như tru diệt ma vương quỷ dữ. Diệt quỷ dữ là có Phật tính vậy. Sau này Diêm-vương hỏi sao mỗ giết chúng, mỗ sẽ đáp : Tự-An này vốn con rồng cháu tiên, chỉ biết giữ nước. Khi bọn gian đến mưu hại tộc Việt, mỗ giết không tha. Diêm-vương chứ Ngọc-Hoàng đại đế kết tội, mỗ đếch cần. Đại-Việt ngũ long vốn biết Tự-An từ lâu. Ông bác học, đa năng. Thông thường ông ôn nhu văn nhã, dễ chịu vô cùng. Khi nói đến bọn cướp nước, bán nước lập tức ông văng tục liền. Vì vậy không ai giận ông cả. Ông đưa mắt nhìn đám Hoa-sơn một lượt. Mọi người đều cảm thấy lạnh người. Ông dừng lại trước Thuận-Tường: - Triệu cô nương! Cô nương cho rằng ta ra tay nặng qúa chăng? Song chủ đạo tộc Việt thế đó. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 28 Chủ đạo tộc Việt Ngoài ngũ long Đại-Việt, đám Tôn Đản, còn lại không ai hiểu chủ đạo tộc Việt ra thế nào. Thuận-Tường hỏi sẽ Tự-Mai: - Ông này là gia gia đại ca hả? Sao ông ác quá vậy? Ông vung tay mấy cái giết hơn ba trăm người, rồi ông lại bảo đó là chủ đạo tộc Việt! Tuy Thuận-Tường nói nhỏ, mà mọi người đều nghe rõ. Tự-An đưa mắt nhìn. Ông thấy một thiếu nữ mười lăm, mười sáu tuổi phê phán mình. Ông mỉm cười vẫy tay: - Tiểu cô nương! Tiểu cô nương phương danh Triệu phải không? Nghe giọng nói, dường như tiểu cô nương từ Biện-kinh tới, chứ không phải từ Lưỡng-Quảng hay vùng Hoa-sơn. Nào tiểu cô nương ra đây, ta sẽ vì tiểu cô nương mà nói về chủ đạo tộc Việt. Thuận-Tường núp sau Bắc-Sơn lão nhân: - Ông dữ quá, tôi không ra đâu. Lỡ tôi ra, ông vung tay một cái, thịt xương tôi nát hết. Triệu Tiết đang nằm dưỡng thương, nó biết Tự-An là cha Tự-Mai, được dịp nó trả thù: - Lão này thực ác độc hơn qủi sứ. Sư muội mà ra, lão xé xác sư muội rồi nướng ăn không chừng. Bọn Hoa-sơn nghe Triệu Tiết nói, họ đều cảm thấy lạnh xương sống lo cho nó. Bắc-Sơn lão nhân quát lên: - Im mồm. Mi không được vô lễ. Triệu Tiết liều lĩnh: - Y ác thực, đệ tử nói y ác. Dù y ăn tươi nuốt sống đệ tử cũng nói rồi chết cho cam tâm. Tự-An nghe Triệu Tiết phê phán mình. Ông bật cười: - Cháu nhỏ! Trên đời này chưa từng một ai xung chàng với ta mà yên thân. Được, cháu có đởm lược khí phách nam nhi đại trượng phu. Ta không giết cháu đâu. Cháu như vậy mới xứng đáng sĩ khí của Nho gia. Sự thực Triệu Tiết khôn ngoan vô cùng. Nó biết Tự-An võ công cực cao, danh vọng cực lớn. Đời nào lão ra tay đánh bọn tiểu bối đã bị thương như gã. Vì vậy gã nói cho sướng miệng, lại tỏ ra can đảm trước người yêu. Tự-Mai vẫy Thuận-Tường: - Cô nương đừng sợ. Bố tại hạ chỉ giết bọn cướp nước, bọn ác bá mà thôi. Ngược lại người rất thương yêu bạn hữu của con, của đệ tử. Cô nương là bạn của tại hạ đời nào người hại cô nương! Tự-An hướng Thuận-Tường vẫy tay hai cái. Nàng không tự chủ được, bay bổng lên. Bắc-Sơn lão nhân la lớn: - Xin nhẹ tay cho! Người Thuận-Tường còn lơ lửng trên không, Tự-An phất tay cái nữa, nàng rơi nhẹ nhàng trên lưng con hùm xám của Bảo-Hòa, giống như vọt lên cỡi vậy. - Xin đừng sợ, ông kễnh của tôi không xơi thịt cô nương đâu. Thiệu-Cực bật lên tiếng trấn an Thuận-Tường. Chàng nói với Bắc-Sơn lão nhân: - Lão nhân yên tâm. Tịểu bối sợ Trần đại hiệp yêu thương Thuận-Tường hơn cả Tự-Mai. Người muốn kiếm cho cô nương cái nệm ngồi, hầu nghe nói về chủ đạo của tộc Việt, tộc Hoa. Tự-An nhìn Thiệu-Cực mỉm cười: - Ta đã nói gã chăn trâu Lý Công-Uẩn thực không uổng đời người khi sinh ra được vua Bà Bắc-biên với Khai-Quốc vương. Thế-tử, nếu ta là Khai-Quốc vương ta cử thế-tử làm tể tướng. Thế tử có con mắt tinh đời như vậy, mà làm tể tướng, ta e vua Hùng sống lại cũng phải hài lòng. - Đa ta đại hiệp quá khen. Con hùm từ từ nằm xuống. Nó liếm tay Thuận-Tường tỏ vẻ thân ái. Được Thiệu-Cực trấn an, Thuận-Tường bớt sợ. Nàng vuốt ve đầu con cọp, hướng Tự-An: - Trần đại hiệp. Con cọp này dễ thương quá. Đại hiệp bán cho tiểu nữ đi. Trong vườn thượng... Bắc-Sơn lão nhân tằng hắng một tiếng, Thuận-Tường im bặt. Nàng đưa mắt nhìn sư phụ, rồi tiếp: - Trong vườn thượng, vườn hạ nhà tiểu nữ cũng nuôi nhiều thú như nai, hoẵng, công, trĩ, mà không có con cọp nào cả. Tự-Mai nghĩ thầm: - Lý ra, Thuận-Tường là đệ tử nhỏ bé của Bắc-Sơn lão nhân. Cho rằng nàng được sư phụ cưng chiều. Song có đâu họ lại để nàng ngồi trên Hoa-sơn thất hùng đều vai sư thúc của nàng. Vừa rồi nàng buột miệng nói ra câu vườn thượng. Bắc-Sơn lão nhân tằng hắng, làm nàng phải chữa. Vậy nàng là ai? Ta phải dò cho ra. Vườn thượng gì của nhà nàng mà phải dấu diếm? Thượng-kinh ? Thượng du ? Tự-An chỉ Thiệu-Cực: - Hùm này vốn của vua Bà Bắc-biên nuôi làm lính biên phòng. Cô nương muốn mua, xin hỏi Thân thế-tử đây. Thiệu-Cực là người tinh minh, mẫn cán số một số hai thời Thuận-Thiên. Sử chép, chàng có đủ đức tính của một vị biên cương đại thần: Mưu, trí, dũng, nhân, tín. Tài chàng chỉ thua có hai người. Một là cậu ruột tức Khai-Quốc vương, hai là mẫu thân tức vua Bà Bắc-biên. Từ lúc Thuận-Tường xuất hiện, nàng từ ác cảm với Tự-Mai, tiến tới chỗ thân mật. Thoáng một cái chàng đã hiểu: - Hoa cũng thế, Việt cũng vậy, tình cảm trai gái không có biên giới nào ngăn cách được. Tự-Mai ghép cậu hai với Thanh-Mai. Cậu hai tìm cách tác thành cho anh Thiệu-Thái với Mỹ-Linh, Thanh-Trúc với mình. Mỹ-Linh lại mở đường cho Thuận-Tông, Thiện-Lãm với Kim-Thành, Trường-Ninh. Tại sao ta không tác thành cho Tự-Mai với Thuận-Tường? Tình Việt duyên Hoa. Lương duyên Lý-Tống càng thêm đẹp. Hơn ai hết, hiểu về mối tương quan Hoa-Việt. Thiệu-Cực quản lĩnh Khu-mật-viện Bắc-biên, chàng thông suốt hết những tranh chấp, những tình cảm, những bất đồng, tương đồng của dân Việt-Hoa vùng Bắc biên. Mạ mạ chàng muốn giữ nguyên đất nước, không để bị mất một thước. Vì để Tống lấn một thước, họ sẽ quen đà lấn mãi, rồi mất nước lúc nào không hay. Tống lại ỷ thế lớn, biên cương đại thần hống hách với quan nha Việt. Hiện hai bên cùng cố tranh dành ảnh hưởng 207 khê động. Tống dùng lối tằm ăn dâu, lấn dần bằng cách đe dọa, phủ dụ với mồi công danh, tiền bạc, lôi kéo các động chủ về với mình. Khi các khê động theo Tống hết, Đại-Việt chỉ còn đồng bằng miền Bắc, bấy giờ không đánh, họ cũng chiếm được. Ngược lại chính sách Bắc biên triều Lý cũng tỏ ra cực kỳ cương quyết. Công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa khi ôn, khi nhu quyết không để một châu động nào mất về Tống. Viêt hay Hoa. Tống hay Lý tranh dành nhau bằng tế tác, bằng võ công, bằng binh lực, khiến dân chúng bị ảnh hưởng lây. Có điều Lý lấy chủ đạo tộc Việt trị dân, được các khê động qui phục. Tống lấy hình pháp bắt dân theo, dân sợ mà nghe lệnh. Dù Tống, dù Lý thế nào với nhau, dù biên giới có phân. Nhưng có mấy thứ, mà Lý, Tống không thể phân hai sắc dân ra được. Một là họ cùng thờ Phục-Hy, Thần-Nông. Họ cùng hành xử với giáo lý Nho. Họ cùng theo đạo Phật, cho nên họ cùng đến một ngôi chùa, cùng quỳ gối sám hối tội lỗi trước đấng từ phụ. Họ theo Phật, kính tăng. Khi họ kính lạy một vị tăng hay ni, họ không hề phân biệt tăng-ni ấy là Hoa hay Việt. Tống sử kể, niên hiệu Thuận-Thiên thứ mười ba (1022) nhân quân Tống tràn sang cướp phá. Dực-Thánh vương đem quân đánh tràn qua trại Như-hồng bên Tống, đốt phá. Hai tướng Tống, Việt đánh nhau đến trời long đất lở. Khi chiều xuống, nghe tiếng chuông thu không chùa Như-hồng đổ. Hai người cùng ngừng lại, vào chùa lễ Phật. Vị hoà thượng người Tống thuyết pháp. Cả hai cùng kính cẩn nghe, rồi đêm xuống, ai về trại đó. Hai là họ thương yêu, thông cảm với nhau trong cùng một khí hậu, cùng một thứ sản vật. Họ buôn bán, trao đổi hàng hóa, kết bạn với nhau. Nhất là họ kết thông gia. Người Hoa, người Việt ở nơi khác, khi dựng vợ, gả chồng cho con cái họ phân biệt nòi giống, chủng tộc. Dân Việt-Hoa ở biên giới không hề phân biệt điều đó. Vua Bà Bắc-biên rất cứng rắn. Nhưng bà chỉ cứng rắn với biên cương đại thần Tống muốn gây hấn với Đại-Việt. Trái lại, hai sắc dân hoà đồng với nhau, bà tỏ ra thích thú. Cho nên Thiệu-Cực thấy mối tình Tự-Mai, Thuận-Tường chớm nở, chàng nghĩ thầm: - Nếu Tự-Mai kết hôn với Thuận-Tường có nghĩa Đông-a kết hôn với Hoa-sơn. Khi hai đại môn phái Việt-Hoa kết thân với nhau, Lý-Tống càng dễ hoà hoãn. Bọn biên thần Tống cũng khó mà sinh sự với Đại-Việt. Chàng phe phẩy quạt lông, cười với Thuận-Tường: - Cô nương muốn nuôi ông ba mươi cũng dễ thôi. Tôi nói cho cô nương biết ông kễnh của tôi ngoan ngoãn dễ bảo lắm. Cô nương nuôi trong nhà như chó. Sai vặt được đủ truyện. Ông giữ trộm hay hơn chó, lại dùng làm ngựa cỡi được nữa. Thuận-Tường tươi nét mặt: - Thế tử bán bao nhiêu tiền? Thiệu-Cực chỉ Tự-Mai: - Cọp này mạ mạ tôi nuôi từ nhỏ, khôn ngoan như người. Trung thành hơn chó. Có loại người mua đắt mấy cũng không bán. Ngược lại có loại người muốn lại tặng không! Thuận-Tường mở to mắt nhìn Thiệu-Cực. Mắt nàng ướt như giọt sương thu buổi sáng. Ánh nắng chiếu vào khuôn mặt trái soan, làn da trắng hồng, mái tóc óng mượt. Nàng cất tiếng trong như gió Xuân: - Thân thế tử. Loại người nào được tặng không? Thiệu-Cực nhìn Tự-Mai: - Muốn được tặng ông kễnh này, phải có ba điều không và ba điều có. Thuận-Tường càng tò mò: - Những điều ấy ra sao? - Ba không như sau. Một là không phải loại bất trung bất hiếu, bất nghĩa. Hai là không phải loại trộm cướp, lưu manh, gian xảo. Ba là không phải loại có ác tâm với tộc Việt. Thuận-Tường vui vẻ: - Tất cả ba không tôi đều không hết. Thế còn ba điều có? - Ba điều này giản dị thôi. Một, phải hiểu chủ đạo tộc Việt. Hai, phải có công trong việc bảo vệ tộc Việt. Ba, phải là người Việt. Thuận-Tường xịu mặt xuống: - Hà! Tôi chưa hiểu chủ đạo tộc Việt ra sao. Đã không hiểu, đâu có thể lập công bảo vệ? Còn điều thứ ba, tôi sinh ra làm người Hoa. Tự... Diêm-vương cho tôi đầu thai làm người Hoa, chứ tôi nào có làm chủ được. Tôn Đản vốn cực kỳ thông minh. Nó hiểu ý Thiệu-Cực, xen vào: - Tại hạ nghĩ, cô nương muốn được hùm cũng dễ thôi. Mắt Thuận-Tường sáng rực lên: - Người... người nói sao? Làm cách nào? Ta... ta sẽ trọng thưởng, à quên, hậu tạ nhà ngươi. Ta quyết quên vụ người làm hai sư thúc ta bị trọng thương. Tôn Đản cười khì: - Tuy cô nương chưa hiểu chủ đạo tộc Việt, thế nhưng ở đây thiếu gì người biết, ai cũng có thể vì cô nương mà nói. - Được rồi, ta sẽ lắng tai nghe. Nhưng ta chưa hề có công trong việc bảo vệ tộc Việt bao giờ. - Thân thế tử có bắt cô nương phải bảo vệ chủ đạo tộc Việt đâu? Hiện trường có không biết bao nhiêu người, từ đời ông, đời cha, đã mang xương máu bảo vệ chủ đạo tộc Việt. Người đó có quyền xin ông kễnh, rồi tặng cô nương. Như vậy cô nương vẫn được cọp mà. Thuận-Tường thở phào một cái. Nàng liếc mắt trong như hồ thu nhìn Tự-Mai: - Này Trần đại ca! - Cô nương muốn sai bảo điều gì? - Tôi nghe đại ca thuộc giòng dõi ngài Trần Tự-Viễn. Đại ca hiểu thấu chủ đạo tộc Việt. Nhiều đời giòng họ Trần đem xương máu bảo vệ đất nước, mà không nhận tước phong triều đình. Như vậy đại ca có công bảo vệ chủ đạo. Điều thứ ba... phải là người Việt. Đương nhiên đại ca là người Việt. Đại ca xin con cọp này, rồi cho tiểu muội được không? Nhìn khuôn mặt thanh tú, đôi mắt cầu khẩn của Thuận-Tường. Hồn Tự-Mai bay bổng lên mây. Nhưng lời bố dạy trước đây vang lên bên tai nó: - Con phải nhớ. Bố làm chưởng môn phái Đông-a, nhưng con không phải ông chưởng môn con. Võ công phải luyện mới có. Danh dự phải do mình tạo ra. Bố không thể cho con được. Sau này, con ban ơn cho ai điều gì, phải nghĩ xem họ có xứng đáng không đã, chứ đừng nhắm mắt cho bừa, đôi khi thành ra hại họ. Nó khoan thai nói với Thuận-Tường: - Cô nương muốn nuôi ông kễnh này, mà lại yêu cầu tại hạ xin, rồi biếu cô nương. Như vậy không ổn. Nhưng tại hạ sẽ vì cô nương mà tạo cho cô nương có đủ điều kiện được tặng cọp. - Điều kiện ư? Tiểu muội không đủ. Thuận-Tường buột miệng nói: Đại ca tạo cho tiểu muội thế nào. Xin nói rõ hơn. - Điều thứ nhất, tại hạ sẽ vì cô nương mà nói về chủ đạo tộc Việt. Điều thứ nhì, từ nay cô nương nhất tâm, nhất chí giúp người Việt bảo vệ chủ đạo. Như thế cũng coi như có công. Còn điều thứ ba... Nó suy nghĩ rồi tiếp: - Cô nương sinh tại đâu? - Tiểu muội sinh tại Trường-sa. Thiệu-Cực, Tôn Đản, Tự-Mai cùng reo lên: - Hay quá! - ??? - Theo luật Đại-Việt. Ai sinh đẻ trên đất Việt, sẽ thành người Việt. Cô nương sinh tại Trường-sa. Trường-sa nằm phía Nam hồ Động-đình. Mà hồ Động-đình vốn thuộc lãnh thổ tộc Việt. Chính nơi này sản xuất ra hai vị Quốc-mẫu Đại-Việt. Nơi mà Quốc-tổ Lạc-Long cùng Quốc-mẫu phân chia các con đi bốn phương. Hẹn mỗi năm họp tại cánh đồng Tương một lần. Như vậy cô nương là người Việt. Nam-Sơn lão nhân ít đọc sách, lão ngạc nhiên hỏi lại: - Công tử nói sao? Trường-sa cách Đại-Việt đến mấy ngàn dặm, có đâu thuộc lãnh địa tộc Việt? Tự-Mai đưa mắt nhìn Nam-Sơn, trong lòng nó nảy niềm kiêu hãnh: - Lão nhân quên rồi thì phải. Xưa vua Đế-Minh cháu ba đời vua Thần-Nông sinh con trưởng. Sau qua núi Ngũ-lĩnh kết hôn với tiên nữ, sinh ra thái tử Lộc-Tục. Ngài lập đàn tế cao trời đất lấy núi Ngũ-lĩnh về Bắc phong cho con trưởng làm vua tức vua Đế-Nghi. Từ Ngũ-lĩnh về Nam phong cho Lộc-Tục, tức vua Kinh-Dương. Bắc sau thành Trung-nguyên. Nam sau thành Văn-lang. Rồi nó thuật tiếp về Lạc-Long quân lấy Âu-Cơ đẻ trăm con. Phong cho các con đi bốn phương quy dân lập ấp, lãnh địa gồm Quảng-Đông, Quảng-Tây, Hồ-Nam, Vân-Nam của Tống. Phía Tây bao gồm Đại-lý, Lão-qua, Xiêm-la. Phía Nam gồm Chiêm-thành, Chân-lạp. Ngài hẹn các con mỗi năm về cánh đồng Tương phía Nam hồ Động-đình họp nhau một lần. Triệu Tiết thấy mỗi lúc Thuận-Tường lại khâm phục, hướng tình cảm vào Tự-Mai hơn, nó cãi: - Láo hết! Chúng ta gốc tộc Hán. Trời sinh ra tộc Hán ở Trung-nguyên. Chúng ta vốn con trời, cai trị Thiên-hạ. Bọn phía Đông gọi là Di. Bọn phía Tây gọi là Nhung. Bọn phía Bắc gọi là Địch. Bọn phía Nam gọi là Man. Làm gì có Bắc anh, Nam em như mi nói! Thuận-Tường vẫy tay cho Triệu Tiết: - Sư huynh không được vô lễ với hào kiệt Nam phương. Nàng nói với Tự-An: - Xin đại hiệp đừng chấp. Sư huynh tiểu nữ bị thương, tâm thần thiếu bình tĩnh. - Sư muội đừng nói xàm. Ta vẫn minh mẫn như thường. Ta... ta phải giáo hoá bọn Nam man. Thiệu-Cực biết Triệu-Tiết lợi dụng bị thương, Tự-An, Tự-Mai không thể ra tay. Chàng quát lên: - Tên Triệu Tiết kia! Mi lợi dụng bị thương, bọn ta không dám giết mi. Mi mở miệng nhục mạ tộc Việt một câu nữa, lập tức ta cho hùm ăn thịt mi liền. Chàng hú lên ra lệnh. Con hùm xám nhảy bổ tới vồ Triệu Tiết. Nó ghé mõm, há miệng đỏ lòm sát mặt y. Y bở vía, ngậm miệng liền. Tuy Thiệu-Cực dùng cọp bịt được miệng Triệu Tiết. Chàng đâu ngờ cái nhân hôm nay, rồi thành quả lớn. Mấy chục năm sau, Triệu Tiết được lệnh thống lĩnh quân Tống đánh Đại-Việt. Y cùng Quách Quỳ, Yên Đạt, Tu Kỷ tàn sát động Giáp nhà chàng, ngôi vua Bắc-biên hết vận số từ đó. Việc này sẽ thuật trong bộ Nam-quốc sơn hà. Bắc-Sơn lão nhân tỏ vẻ không chịu: - Như công tử nói, sau này Đại-Việt sẽ đòi lại vùng đất thuộc Tống ư? Dân các nơi đó đâu còn biết gì đến Đại-Việt. Tự-Mai thấy vấn đề tranh luận trở nên phức tạp, nó thu tóm lại: - Dù người Hoa nói tiếng gì, học văn học gì, huyết thống vẫn thuộc Hoa. Khi người Việt ở những nơi thuộc Tống không thể chối bỏ nguốn gốc mình. Tôi cứ coi như họ người Hoa, gốc Việt. Cũng như người Hoa kiều ngụ tại Đại-Việt, chúng tôi gọi họ là người Việt gốc Hoa. Nó nhìn Thuận-Tường: - Chủ đạo của người Hoa ra sao? Người Hoa tự coi mình là con trời, biểu hiệu của vua là con rồng. Bất cứ người Hoa nào, cũng tin mình vốn con trời, sinh ra để cai trị Thiên-hạ. Có đúng thế không? - Quả vậy. Triệu Tiết vừa nói câu đó, con hùm nhỏm dậy, nó hầm hừ cà cà bộ răng vào dùi y. Y lạnh gáy, ngậm miệng lại. Tự-Mai tiếp: - Rồng làm sao đẻ ra người được? Thế nhưng bất cứ người Việt nào, cũng tự coi mình con rồng, cháu tiên. Một trăm con của Lạc-Long quân, phân tán đi khắp nơi, qui dân lập ấp. Như vậy gốc chỉ có trăm hoàng tử, cai trị hàng mấy triệu người, dân chúng đâu có ít? Sau sinh nở ra chúng tôi ngày nay. Chưa chắc họ Trần, họ Lê, họ Lý gốc từ vua Hùng. Thế nhưng chúng tôi vẫn tự coi như mình thuộc giòng dõi vua Hùng. Sau tới vua An-Dương, vua Trưng. Vua Trưng đâu có con? Thế nhưng phụ nữ Việt đều coi như con cháu vua Trưng. Tinh thần đó, chính là chủ đạo tộc Việt vậy. Nó nhìn đám thây ma Hồng-thiết Tây-vực: - Vừa rồi, Nhật-Hồ lão nhân sang Tây-vực, đem Hồng-thiết giáo về, chối bỏ chủ đạo tộc Việt, gây cảnh núi xương, sông máu. Cuối cùng vẫn bị chủ đạo tộc Việt đánh tan. Lão giác ngộ theo Phật. Hồng-thiềt giáo trở về nguồn, thành Lạc-long giáo. Nó nói với Thuận-Tường: - Anh em tại hạ xin gửi ông ba mươi này theo hầu Triệu cô nương. Mong rằng cô nương luôn nghĩ tới bảo vệ tinh thần tộc Việt. Nó nói với Thiệu-Cực: - Đại ca! Đại ca tặng rồi dạy cô nương đây phương thức điều khiển ông kễnh này đi! Thuận-Tường đứng dậy hướng Thiệu-Cực, Tự-Mai chắp tay: - Đa tạ hai công tử tặng ông ba mươi. Nàng nói tiếng Hoa với Tự-Mai, Thiệu-Cực. Phải uốn lưỡi lắm, mới nói được tiếng ông ba mươi. Thiệu-Cực chỉ con hùm bên cạnh: - Hai con hùm này, một đực, một cái. Chúng sống với nhau từ nhỏ. Ta chẳng nên bắt chúng xa nhau. Tự-Mai tặng cô nương ông kễnh. Còn bà kễnh tại hạ xin tặng cô nương luôn. Thuận-Tường vội xua tay: - Tiểu muội không có công gì mà được trọng thưởng thế này, e quá đáng chăng? Thiệu-Cực mỉm cười: - Vậy coi như tại hạ bán cho cô nương. Nhưng cô nương không thể trả bằng tiền. Sau này có dịp, tại hạ nhờ vả cô nương điều gì, cũng như cô nương trả tiền vậy. Chàng hướng lên trời hú một tiếng dài. Đôi chim ưng đang lượn trên cao, từ đáp xuống. Chúng đậu trên vai chàng. Thiệu-Cực nói: - Sau khi việc ở đây xong, cô nương về Tống. Chúng ta Nam, Bắc cách trở khó có dịp gặp nhau. Tại hạ kính biếu cô nương cặp chim này. Cô nương muốn liên lạc với anh em tại hạ, xin cứ viết thư bỏ vào ống trên dưới chân chúng, sai chúng mang đi. Thiệu-Cực lại bên Thuận-Tường giảng giải cho nàng cách điều khiển, sai khiến cùng nuôi dưỡng cặp hùm xám cùng cặp ưng. Trong khi Tự-Mai nói về chủ đạo tộc Việt. Đặng Đại-Khê coi như chủ nhà. Ông giới thiệu mọi người với nhau. Minh-Không hướng Hoa-Sơn tam lão hành lễ rồi nói: - Chúng tôi hẹn nhau họp trên này có truyện riêng. Không thể thù tiếp tam lão. Mong tam lão miễn trách. Khi nào có dịp, kính mời tam lão tới chùa Tiêu-sơn, chúng ta có nhiều thời giờ đàm luận hơn. Mong tam lão cứ tự nhiên lo giải quyết mọi truyện. Thấp thoáng một cái, Đại-Việt ngũ long đã biến vào tuyệt đỉnh mây mờ của Tản-lĩnh. Từ lúc lên đỉnh Tản-viên, thấy mụ Anh-Tần, cùng tên đệ tử Nguyễn Qúy-Toàn, trong lòng Tự-Mai cảm thấy bực bội. Nó hướng vào Tây-Sơn lão nhân, tay chỉ hai người: - Thưa tiền bối! Xin tiền bối cho biết liên hệ giữa hai người này với quý phái? Tây-Sơn lão nhân đưa mắt hỏi Chu Chiếu-Anh. Chiếu-Anh chỉ vào Hoa-Trung: - Hai người này là tùy tòng của Hoa đại nhân. Tự-Mai bước ra giữa sảnh đường chắp tay hành lễ với mọi người: - Về con mụ điếm già Anh-Tần, cùng đệ tử của thị tên Nguyễn Qúy-Toàn. Chúng vốn người Thiên-trường, tức thuộc con dân Đại-Việt. Vì chúng có tham dự vào tội ác trên núi Tản, nên phải trao trả Đại-Việt xử trị. Ở đây có Thân huynh, lĩnh Khu-mật-viện Bắc-biên. Xin quý vị vui lòng để Thân huynh xử lý chúng. Mụ Anh-Tần, cùng tên Nguyễn Qúy-Toàn phóng mình ra khỏi từ đường. Thiệu-Cực mỉm cười, chàng đưa mắt cho Thuận-Tường. Nàng hú lên một tiếng. Hai con hùm đang nằm dưới gốc cây vươn mình đứng dậy. Chúng nhảy xổ đến vồ tên Qúy-Toàn. Y sợ qúa, lùi lại phía sau sư mẫu. Lần đầu tiên Thuận-Tường ra lệnh cho đôi cọp có kết quả. Nàng mỉm cười: - Đôi cọp này dễ dạy thực. Đôi hổ gầm gừ, chúng nhe hàm răng trắng ởn, từ từ tiến tới trước mặt mụ Anh-Tần. Mụ kinh hoảng lùi dần, lùi dần về sau. Sau chín bước, lưng mụ chạm vào vách núi. Tên Quý-Toàn trước núp sau lưng mụ, bây giờ hóa ra đứng trước mụ. Y nhìn cặp hổ gầm gừ. Sợ qúa y té đái, vãi phân ra. Không biết nghĩ thế nào, y ngồi bệt xuống đất, tay tốc váy mụ Anh-Tần, rồi dấu đầu vào trong. Hai tay y ôm lấy chân mụ, người run bần bật. Thiệu-Cực dẫn Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn ra sân. Chàng nói với ba trẻ: - Chúng ta lấy khẩu cung hai đứa này trước. Đúng ra anh để Tự-Mai hành sự. Ngặt vì Tự-Mai ghét hai đứa này, sợ em quá tay, chúng chết mất. Lê Văn hỏi cung bọn chúng đi. Thiệu-Cực đưa mắt nhìn Thuận-Tường. Nàng ra lệnh. Đôi cọp lùi lại. Hai con hùm ngồi hai bên mụ Anh-Tần. Chúng há miệng đỏ lòm ra táp mấy cái, tỏ ra thèm thuồng. Lê Văn không hổ đệ tử danh gia. Nó tiến lên chắp tay xá mụ Anh-Tần một cái: - Phu nhân! Năm nay phu nhân sáu mươi sáu. Thấm thoát quay đi, quay lại thành bẩy mươi. Ông Đỗ Phủ đời Đường làm thơ có câu: Nhân sinh thất thập cổ lai hy. Nghĩa rằng người ta sinh ra, sống tới bẩy mươi thực hiếm hoi. Phu nhân sắp đi vào tuổi quý đó rồi. Hôm nay sự đã ra thế này, phu nhân phải khai thực hết mọi sự. Bằng không Thân thế-tử cho ông kễnh xơi thịt phu nhân thì đau đớn lắm. Không hổ câu gái đĩ già mồm. Tuy ngồi trước miệng cọp, mụ vẫn cong cớn: - Lê công tử. Công tử bảo tôi phạm tội, vậy tôi phạm tội gì? Tôi đã làm gì nên tội? Tôi được Tống triều cử đi theo thiên sứ tới Hoa-sơn, rồi Tản-viên. Tôi đâu có phạm tội? - Phu nhân không phạm tội ư? Thôi thì cứ coi như vậy đi. Thế phu nhân đang ở Thiên-trường, tại sao lại sang Trung-nguyên? - Tôi đi chơi. Biết gặp phải thứ xảo trá bậc nhất thế gian, không thể nhẹ tay được. Lê Văn nói với Tôn Đản: - Phiền sư huynh đem tên Qúy-Toàn lại hốc đá đằng kia thẩm cung dùm. Ở đây đệ hỏi Tần phu nhân. Hễ hai người khai giống nhau, chúng ta thả ra. Bằng khác một câu, ta cho ông ba mươi xơi một miếng thịt. Sai hai câu, cho ông kễnh xơi hai miếng. Tôn Đản vung tay một cái, sợi dây bay ra cuốn chân tên Qúy-Toàn. Nó giật mạnh, người y bay bổng lên cao. Ở trên cao, sợ quá y hét lên be be. Tôn Đản hỏi: - Mi đang ở Yến-vĩ sương-sen với con điếm già Anh-Tần. Tại sao lại có mặt trong phái đoàn Hoa-sơn? - Tiểu nhân không có chủ trương gì hết. Sư mẫu bảo sao, tiểu nhân nghe vậy. - Tại sao mi có vợ đẹp, con ngoan, lại bỏ nhà theo con điếm già Anh-Tần? - Tại vì tiểu nhân mắc bệnh. Mỗi ngày phải mớm cá diếc ít nhất hai người. Bằng không, tiểu nhân hoá điên không chịu được. - Con bà mi. Vợ mi cũng có cá diếc. Sao mi không mớm cá diếc vợ mi, mà đi mớm các diếc mấy con điếm già? - Công tử không rõ đấy thôi. Ví như công tử ăn mắm. Mắm càng nặng mùi, càng thấy ngon. Mớm cá diếc cũng vậy. Con vợ tiểu nhân chỉ biết có chồng. Nó lại sạch sẽ quá, cá diếc không mùi vị. Trong khi bạn hữu sư mẫu toàn những người trên sáu mươi, lại ăn nằm với hàng trăm người khác nhau, cá diếc chạ người, mùi vị mới thơm. Tôn Đản cảm thấy lợm giọng. Nó hỏi tiếp: - Mụ điếm già Anh-Tần sang Trung-quốc với mục đích gì? - Nguyên tân giáo chủ Hồng-thiết Trần Đông-Thiên đến trang Yến-vĩ sương sen đúng lúc sư mẫu mở hội Vu-sơn. Giáo chủ có tham đự. Đi theo giáo chủ có mười tân trưởng lão tuổi trên bẩy mươi. Các vị trưởng lão theo truyền thống bên Tây-vực cho mở cuộc thi thổi ống đu đủ. Sư mẫu tiểu nhân được chấm nhất, vì ngươi thổi đến hơn ba mươi người một lúc, cũng chưa mỏi mồm. Vì vậy giáo chủ dẫn sang Tây-vực chầu Hồng-thiết tổng giáo chủ. Tại đây, sư mẫu chiếm vô địch về mây mưa. - Thế nào thì biết vô địch? - Trong khi nói truyện với trưởng lão Cút-Độp. Cút-Độp khoe phụ nữ Tây-vực có thể mây mưa với hàng chục người, mà không biết mệt. Sư mẫu tỏ vẻ coi thường. Người khoe rằng mình có thể mây mưa với hai chục đàn ông. Cút-Độp không tin, cho thử... - Thế mụ chịu được bao nhiêu người? - Công tử thử đoán xem! - Ít nhất mười lăm người. - Sai! Hai mươi lăm người. Trưởng lão Cút-Độp thấy sư mẫu có bản lĩnh thổi ống đu đủ nhất thế gian. Vì vậy người xin tổng giáo chủ mang sư mẫu sang phương Đông. Thấy việc mụ điếm già với thằng khùng Qúy-Toàn trong phái đoàn Hoa-sơn, không liên quan gì tới quốc sự. Tôn Đản yên tâm. Nó trở lại gặp Lê Văn, được biết mụ Anh-Tần cũng khai giống hệt. Lê Văn nói với Thiệu-Cực: - Anh em mình nghi thầy trò mụ điếm già Anh-Tần dẫn đường cho giặc. Nhưng thực sự không phải. Chúng ta tha quách. Thiệu-Cực lắc đầu: - Tuy chúng không phạm trọng tội, nhưng cũng phạm tội gian nhân hiệp đảng cùng tội làm bại hoại thuần phong tộc Việt. Để anh giải giao chúng về Thăng-long cho quan Hình-bộ thượng thư tùy nghi xét xử. Tuy trải qua trận đấu giữa Hoa-sơn với Tản-viên, cuối cùng Thiệu-Cực khám phá ra manh mối do bọn Hồng-thiết Tây-vực. Hoa-Sơn tam lão không ngớt xin lỗi phái Tản-viên. Nhị-Bách sai làm tiệc khoản đãi phái Hoa-sơn. Nhưng Hoa-sơn tam lão quá xấu hổ, nhất mực chối từ. Thiệu-Cực sai một đoàn voi hộ tống phái Hoa-sơn về Tống. Biết Tự-Mai với Thuận-Tường có tình ý. Chàng bảo y: - Sư đệ hãy theo tiễn chân các vị về Tống. Nhưng phải trở lại trước ngày rằm tháng sau, để dự tranh ngôi động trưởng. Tự-Mai kinh ngạc không ít, vì rõ ràng người tranh là Thiện-Lãm, Thuận-Tông. Tại sao Thiệu-Cực lại bảo nó tranh? Vốn cực kỳ thông minh, thoáng một cái nó hiểu liền: - Trận đấu vừa rồi, Triệu Tiết, Khúc Chẩn bị nó với Tôn Đản đả bại dễ dàng. Mà hai người này vốn do biên thần Tống cho trà trộn tranh dành hai chức châu trưởng. Vì vậy Thiệu-Cực nhắn nhủ nó, với chủ ý đe doạ phái Hoa-sơn: Hãy cho Triệu, Khúc rút lui trước thì vừa. Bằng không sẽ gặp Tự-Mai, Tôn-Đản e mất mạng. Quả nhiên Hoa-sơn tam lão, Thất-hùng nghe Thiệu-Cực nhắc Tự-Mai. Họ đưa mắt nhìn nhau, như cùng có ý nghĩ: - Rút trước đi là hơn. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 29 Đoạn trường tơ vương Tự-Mai đi bên Thuận-Tường tiễn phái Hoa-sơn xuống núi Tản-viên. Vừa đi, nó vừa thuật những truyện thời vua Hùng như Chử-đồng-tử và Tiên-Dung. Trương Chi, Mỵ-Nương. Vua Hùng tuyển phò mã. Sơn-Tinh, Thủy-Tinh cùng đến cầu hôn. Sơn-Tinh cưới được công chúa, mang lên Tản-lĩnh hưởng thanh phúc. Ngài sáng lập ra phái Tản-viên. Cuối cùng tới truyện Mỵ-Châu, Trọng-Thủy. Thuận-Tường nghe kể, nàng buông tiếng thở dài não nuột. Tự-Mai ngạc nhiên: - Sao cô nương lại thở dài? - Tiểu muội thở dài vì Hoa, Việt cùng gốc ở tổ Phục-Hy, Thần-Nông, thế nhưng hôn nhân có nhiều khác biệt. Người Việt coi trọng phụ nữ vô cùng. Khi gả chồng, cha mẹ thường để con gái chút quyền lựa chọn, quyết định người trao thân gửi phận. Như Tiên-Dung, vua cha thuận cho kết hôn với chàng nghèo cùng khổ đến manh vải che thân không có. Còn Mỵ-Nương tuy duyên không thành, nhưng cũng thỏa ước mơ, khi phụ thân đồng ý cho mời anh chàng câu cá ven sông, vào lâu đài gặp nhau. Vua Hùng thứ tám mươi tám tuyển người tiều phu Sơn-Tinh đại tài mà gả công chúa, hầu có người giữ nước. Vua An-Dương nhận cho gửi rể Trọng-Thủy, ý muốn kết thân lân bang. Gần đây vua Lý gả công chúa Hồng-Châu cho lạc hầu Thân-thiệu-Anh, công chúa An-Quốc cho Đào Cam-Mộc, công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa cho lạc hầu Thân Thừa-Quý. Thuận-Tường ngửa mặt nhìn lại Tản-lĩnh, lòng buồn man mác: - Tiểu muội xa Tản-lĩnh lần này, không biết bao giờ trở lại... À, tiểu muội nghe Thuận-Thiên hoàng-đế có mười ba công chúa. Trưởng công chúa gả cho Trung-nghĩa hầu Đào Cam-Mộc. Nhị công chúa gả cho lạc hầu Thân-thừa-Quý. Thế chín người kia gả cho những ai? Tự-Mai tính đốt ngón tay: - Bốn người gả cho bốn sư điệt của ngài. Họ đều xuất thân phái Tiêu-Sơn, văn mô vũ lược. Hiện những Phò-mã đều trấn ngự biên cương phía Nam, phía Tây. Còn một bà gả cho đại danh y. Vị này không thích công danh. Phò-mã với Công-chúa ngày ngày đi khắp hang cùng ngõ hẻm trị bệnh cho bần dân. - Phúc đức quá! Bắc-Sơn lão nhân buột tiếng khen. - Hai bà, một bà gả cho quan Tả-bộc xạ, một bà gả cho Đô-đốc thủy quân. - Mới có chín bà. Còn hai bà nữa gả cho ai? Chu Chiếu-Anh hỏi. - Thưa tiền bối, cả hai bà đều gả cho hai động chủ ở Nam biên. Tây-Sơn lão nhân bật lên tiếng suýt xoa: - Hèn chi giang sơn triều Lý không vững như bàn thạch sao được. Khi biên tướng, đô đốc, đều là phò mã, còn lo gì nữa? Nhà vua chỉ cần ngồi ban ân bố đức cho thiên hạ nữa, thì đất Việt thành đất Nghiêu, Thuấn rồi. Tự-Mai kể lại những ân trạch tha thuế, phá bỏ nhà tù, xây y trạm, tô tượng, đúc chuông trong mười tám năm qua cho mọi người nghe. Nó kết luận: - Trong mười tám năm trị vì, ngài chỉ thu thuế có tám năm. Còn mười năm miễn thuế. Năm nay, sau khi Hồng-Sơn đại phu bỏ không tranh ngôi vua. Ngài thể theo lời của đại phu lại xá thuế một năm nữa. Nắng chiều nhạt dần. Thuận-Tường ngửa mặt lên trời nhìn những áng mây trôi về phương Tây óng ánh như muôn nghìn sợi dây vàng, rồi kết luận: - Vì coi trọng phụ nữ, nên các ngài gả chồng cho con có hai lối. Một là cho con được quyền chọn như Tiên-Dung, Mỵ-Nương. Hai là chọn anh tài như Sơn-Tinh, Thân Thiệu-Anh, Đào Cam-Mộc, Thân Thừa-Quý. Ba là mong duyên tình làm đẹp giữa hai nước như Mỵ-Châu. Còn bên Tống không thế. Công-chúa chỉ được gả cho con các đại thần. Mà đám công tử đó thường ỷ thế cha, anh, không học hành, vô tài bất tướng. Tự-Mai hỏi ngược lại: - Theo cô nương, cha mẹ nên gả chồng cho con như thế nào? -- Tốt nhất cho con gái được quyền chọn. Hoặc ít ra cũng gả cho nhân tài. Sống bên người tài, làm những truyện vĩ đại, thực không uổng tấm hồng nhan. - Cô nương có biết gì về việc các vua Tống tuyển phò mã không? - Tiểu muội biết rất nhiều. Các công-chúa em đức Thái-tổ, Thái-tông đều gả cho tướng sĩ theo hai ngài trong lúc dựng nước. Vì vậy các Phò-mã đều cúc cung tận tụy. Ngài nhờ đó thành đại nghiệp. Các Phò-mã trung thành, tận tụy hơn anh em trong hoàng tộc nữa. - Thế các công chúa con vua Chân-tông cùng Thiên-Thánh hoàng đế, phò mã ra sao? Mặt Thuận-Tường càng thêm thảm não: - Vua Chân-tông có mười sáu Công-chúa, đã gả chồng mười lăm. Còn một mà thôi. Thiên-Thánh hoàng đế, có bốn công chúa, nhưng chưa ai quá ba tuổi. Nói ra thực xấu hổ, các phò mã đều là con cháu đại thần. Chỉ quanh đi quẩn lại tiệc tùng ở Biện-kinh, không biết gì đến quốc sự. Văn không thông Thi, Thư. Võ trói gà không chặt. Tự-Mai không phục: - Tôi nghe vua Chân-tông anh minh lắm. Tại sao lại phí phạm công chúa như vậy? Tây-Sơn lão nhân nhìn về ngọn núi bên kia thuộc Tống, ông than: - Ngài có tự quyết được gì đâu. Giả như ngài muốn gả Công-chúa cho một Thái-tử Đại-Việt, Tây-hạ, Thổ-phồn, Tây-liêu ắt các Nho-thần xúm vào dâng biểu rằng sao lại gả Công-chúa cho bọn Di, Địch, Nhung, Man như thế? Họ đâu có biết nếu Công-chúa lấy các Thái-tử kia, sẽ khiến cho Phò-mã ngoài việc tuân chỉ Thiên-triều, còn thêm lòng hiếu thảo của một con rể nữa. Tự-Mai nói trong tự hào: - Nếu là Thuận-Thiên hoàng-đế, ắt ngài gả cho chín Thái-tử chín nước lân bang mỗi người một Công-chúa. Còn sáu Công-chúa, gả cho sáu vị biên cương đại thần. Chỉ ít năm sau, có chín Công-chúa làm hoàng hậu. Chín Phò-mã làm vua. Như lão nhân thấy, tỷ như Khai-Quốc vương sau lên làm vua, vua Tống đe dọa cách nào, bắt người đến Biện-kinh chầu e còn khó hơn bắc thang lên trời. Thế nhưng nếu người là Phò-mã, mỗi năm ngày Tết, ngày đăng cực của vua Tống dù không triệu, người cũng về chầu, dâng lễ. Mắt Thuận-Tường sáng ngời: - Người Việt hiếu với nhạc gia như vậy sao? - Không phải thế. Cô nương đừng hiểu lầm. Tự-Mai giảng giải: - Nếu như hoàng-đế Đại-Việt sang chầu Hoàng-đế Tống, sĩ dân, võ lâm nhao nhao nổi lên công phẫn phản đối, vì như thế làm nhục quốc thể, mất ngôi vua như không. Còn ngược lại nếu Hoàng-đế Đại-Việt lại là Phò-mã của Tống, mà về dâng lễ nhạc gia ắt được khen rằng hiếu thảo. Thuận-Tường thở dài: - Bởi vậy tiểu muội mới nói người Việt trọng nữ hơn người Hoa. Phải chăng chủ đạo tộc Việt như thế? - Cô nương kiến giải sáng suốt thực. Đạo lý tộc Việt như vậy đó. Tôi thấy các văn thi sĩ Trung-quốc thường ca tụng dung nhan phụ nữ, song ít có người dám cổ võ giải thoát phụ nữ khỏi ngưỡng cửa gia đình. Họ chỉ muốn phụ nữ chui đầu vào, chổng đít ra ở xó bếp. Thuận-Tường càng buồn hơn: - Cũng có đấy, đại ca có biết Tào Tử-Kiến không? - Biết chứ. Ông họ Tào tên Thực, cùng cha là Tào Tháo, anh là Tào Phi nổi danh ba trong Kiến-an thất tử. Khi Tào Tháo được phong Ngụy-vương, muốn lập ông làm thế-tử kế nghiệp. Vì ông có văn tài lỗi lạc, xuất khẩu thành thơ, nên các quan sợ một mai phục vụ dưới một vị vương văn chương quán thế, mình sẽ không có chỗ trổ tài. Họ dèm pha. Tháo chết, họ tôn Tào Phi lên thay. Tào Phi muốn làm nhục ông, bắt ứng khẩu làm thơ, nếu không hay, sẽ giết. Vì Phi nghĩ rằng trong hoàn cảnh đó ông khó lòng làm nổi thơ. Nào ngờ đi bẩy bước, ông đã làm được bài thơ thực hay. Phi lại bắt ứng khẩu, ông cũng đọc thành thơ liền. - Đại ca học văn chương Trung-quốc kỹ thực. Tử-Kiến có câu thơ muốn giải thoát cho phụ nữ như sau: Quân nhược thanh lộ trần, Thiếp nhược trọc thủy nê, Phù trầm các dị thế, Lưỡng hợp hòa giai hài. Tự-Mai gật đầu: - Không hiểu vì sao, sau này người ta lầm bốn câu trên của Quách Phác. Để tôi dịch cho cô nương nghe: Chàng như mây mùa Thu, Thiếp như khói trong lò. Cao thấp tuy có khác, Một thả cũng tuyệt mù Nó lắc đầu: - Tuy vậy Tử-Kiến vẫn còn hạ thấp phụ nữ bằng chữ khói trong lò đâu so với mây mùa Thu được! Nó kéo Thuận-Tường trở lại câu truyện Công-chúa: - Thế còn một Công-chúa con vua Chân-tông đã gả cho ai chưa? Thuận-Tường nín lặng thở dài. Tây-Sơn lão nhân trả lời thay thế: - Tiểu công chúa do Lưu hậu sinh ra. Từ thời thơ ấu, Công-chúa khác hẳn với mười lăm bà chị. Người thông minh khác thường, lại giầu chí khí. Về văn người rất uyên bác. Giá là trai, con nhà dân đi thi, lão phu e người không đậu trạng nguyên cũng tiến sĩ. Về võ, người mới học ba năm qua, mà bản lĩnh cũng vào loại khá. Tiếc rằng Thái-hậu định gả cho con quan Tả-bộc xạ Đinh Vị. Người khóc lóc không chịu. Cũng may sau Đinh Vị bị biếm mới thôi. Hiện Công-chúa lấy cớ học võ, rời hoàng cung, theo sư phụ. - Thế công tử của Đinh tả-bộc-xạ tư cách có khá không? Thuận-Tường lắc đầu: - Văn dốt, vũ rát. Tư cách cùng chí khí không có. Tự-Mai bật lên lời đùa cợt: - Nếu cô nương là Lưu thái hậu, cô nương sẽ tuyển phò mã như thế nào? - Tiểu muội sẽ mở võ đài cùng thi văn. Ai trúng cách, thì tuyển. Sau đó trao binh quyền, hai vợ chồng trấn ngự biên cương. Tự-Mai vỗ tay khen: - Như vậy giống như vua Hùng thứ tám mươi tám tuyển phò mã Sơn-Tinh. Sau này Phò-mã thứ mười sáu của vua Chân-tông thành đại tôn sư, nghìn đời dân chúng thờ cúng như thánh Tản-viên. Nó cười khúc khích: - Nếu Lưu hậu mở võ đài, tại hạ sẽ rủ Tôn Đản, Lê Văn sang dự thi. Biết đâu chẳng được trúng cách làm Phò-mã. Thình lình Thuận-Tường buột tay đánh rơi cái roi ngựa xuống đất. Tự-Mai nhanh tay, phẩy một cái, roi của nó cuốn lấy roi Thuận-Tường, thành ra cái roi chưa kịp rơi xuống đất đã được móc lên. Nó trao trả roi cho nàng: - Cô nương, sao vậy? Thuận-Tường run tun: - Không sao cả. Tiểu muội đãng trí mà thôi. Tây-Sơn lão nhân hỏi Tự-Mai: - Tỷ như một trong ba công tử thành Phò-mã Tống triều. Không hiểu các vị sẽ làm gì? - Nếu Thiên-tử muốn vỗ về, trấn an Nam phương, tiểu bối xin cầm đại quân trấn Nam thùy. Phò mã cùng Công-chúa dùng hết khả năng làm cho biên dân hai nước yêu nhau. Lại sẵn sàng chặt đầu bọn biên thần Tống muốn xâm chiếm Đại-Việt, Đại-lý, cũng như giết chết bọn tướng Lý vùng Bắc-biên gây chiến với Tống. Dân Tống, Lý biên thùy được bảo vệ tự do buôn bán trao đổi hàng hoá, trao đổi văn học, trao đổi nông tang. Nó nói nhỏ: - Nhất là dân Hoa, dân Việt tự do yêu nhau, tự do cưới nhau. Khi hai bên thành thông gia, làm gì còn chiến tranh. Bắc-Sơn lão nhân tằng hắng một tiếng, hỏi Tự-Mai: - Trần công tử, chủ trương đó là của triều Lý, của phái Đông-a, hay của công tử. - Thưa tiền bối chẳng của Lý, cũng không của Đông-a, mà xuất phát do chủ đạo tộc Việt. - Chủ đạo tộc Việt? - Vâng! Nam-biên của Tống đều thuộc hai lộ Quảng. Mà dân hai lộ Quảng toàn người Hoa gốc Việt. Dân Bắc-biên Lý, dân Đông-biên Đại-lý cũng thuộc tộc Việt. Cho nên tiểu bối mong họ sống với nhau trong tình cha chung Phục-Hy, Thần-Nông. - Tuyệt! Thuận-Tường buột miệng khen. Triệu Tiết, Khúc Chẩn được đồng môn làm cái cáng khiêng đi. Chúng lắng tại nghe rất rõ cuộc đối thoại của Tự-Mai với Thuận-Tường. Mỗi lời của Tự-Mai như dao đâm vào ngực nó. Đến đây chịu không nổi, nó lên tiếng: - Nếu tuyển Phò-mã, điều lệ ắt chỉ cho con em Hán tộc dự thí. Có đâu cho bọn Di, Nhung, Địch, Man. Hừ! Cóc đòi ăn thịt ngỗng trời. Tây-Sơn lão nhân mắng Triệu Tiết: - Sư điệt không được nói lời khinh bạc đó. Thình lình có tiếng trống thúc quân vang dội. Từ phía trước, một đoàn quân hùng tráng vô cùng đang tiến ngược chiều với đoàn người Hoa-sơn. Bắc-sơn lão nhân lo lắng ra lệnh cho mọi người dừng lại quan sát. Đạo quân dần dần tới gần. Lá cờ đi đầu màu vàng, viền xanh, trên có hàng chữ Lĩnh-Nam Bảo-quốc hoà dân công chúa. Một lá cờ khác màu tím, viền xanh, có hàng chữ đề Đại-Việt Bắc-biên nữ vương. Tự-Mai trấn an mọi người: - À, vua Bà Bắc-biên sắp tới. Sau hai lá cờ, một đội voi hơn trăm con. Tiếp đến đội hổ, đội báo, đội sói. Mỗi con được một người dẫn đi như dẫn chó. Trên trời năm đoàn, mỗi đoàn hai mươi lăm chim ưng bay lượn. Đoàn quân khí thế muốn nghiêng trời lệch đất. Bắc-Sơn lão nhân nói với mọi người: - Chúng ta vốn người Hán, học lễ nghi đức thánh Khổng, phải nhớ rằng: Nhà có chủ, đất có vua. Chúng ta đang ở trong vùng Bắc-biên. Vậy xin hãy xuống ngựa bái kiến vua Bà. Mọi người đứng sang bên đường chuẩn bị. Duy Thuận-Tường vẫn ngồi trên mình cọp, mở to mắt nhìn đoàn quân. Dường như nàng không nghe lời Bắc-Sơn lão nhân, mà lão cũng không nổi giận. Vua Bà mặc áo lụa vàng, khăn vàng, dây lưng xanh, ngồi trên bành voi trắng. Trong cái oai nghi có cái dáng xinh đẹp của một thiếu phụ trẻ. Bắc-Sơn lão nhân ra hiệu cho mọi người quỳ gối. Lão vận nội lực hô lớn: - Đồng môn phái Hoa-sơn nhà Đại-Tống xin bái kiến vua Bà. Thấp thoáng bóng vàng vọt lên cao như con hoàng oanh. Vua Bà rời bành voi, đáp xuống trước nhóm Hoa-sơn. Bà chắp tay đáp lễ: - Nghe tin Hoa-sơn đồng đạo võ lâm qua chơi Bắc-biên, nên trẫm tới đây để được tương kiến. Xin miễn lễ. Đám Hoa-sơn đứng dậy. Tự-Mai quen cả hai bên. Nó giới thiệu Hoa-sơn tam lão cùng thất hùng. Bên Bắc-biên ngoài vua Bà còn có tam công, lục bộ thượng thư. Vua Bà hỏi thăm từng người một. Ai cũng kinh hoảng khi bà biết lý lịch hầu hết phái đoàn. Cả đến những đệ tử đời thứ ba mới nhập môn. Tuy biết Thuận-Tường không chịu xuống cọp hành lễ, bà vẫn không giận. Bà dơ tay vẫy một cái. Con hùm chở Thuận-Tường ngoan ngoãn tới bên bà. Vua Bà nắm tay Thuận-Tường: - Muội muội viếng Tản-lĩnh có vui không? Dường như muội muội chưa kịp dùng thức ăn của Đại-Việt đấy nhỉ? Sao mặt muội muội lại buồn thế kia? Thuận-Tường suýt bật thành tiếng khóc. Nàng đáp bâng quơ: - Nhân sinh bất như ý sự thường bát cửu. Tự-Mai nhẩm dịch trong lòng: - Trong đời người, những sự không như ý thường tám chín phần mười. Vua Bà vuốt tóc nàng: - Văn muội muội tinh thông, võ muội muội nào kém ai? Tại sao lại chán đời? Hãy can đảm lên, tự phấn đấu cho đời mình chứ! Thuận-Tường nắm lấy tay Bà: - Đa tạ Bà. Vua Bà liếc nhìn Tự-Mai, rồi mỉm cười. Nụ cười của bà mẹ nhìn đứa con lần đầu tiên biết đi. Bà cốc tay vào đầu Tự-Mai: - Cậu em này hư thực. Ta mách Trần đại hiệp đánh què mới được. Ai đời khách nghìn dặm tới, chưa thù tiếp đã để cho về rồi. Bà kéo Thuận-Tường đến bên cạnh: - Hôm nay ta phải mời muội muội cùng các vị phái Hoa-sơn thưởng thức ít thổ sản Bắc-biên. Trong khi bà nói truyện, đạo quân đã ngừng lại, cắm trại ngay chân núi. Đội nào ra đội ấy. Bà nhờ Thân Thừa-Phú tiếp các đệ tử Hoa-sơn. Còn Hoa-sơn tam lão, thất hùng cùng Thuận-Tường, Tự-Mai được mời vào trướng với bà. Một mùi hương thơm, khét khét bốc lên ngào ngạt, làm Thuận-Tường chảy nước miếng. Tỳ nữ bưng vào ba hũ rượu. Vua Bà bầy trước mặt mỗi người ba cái chung, mỗi cái chung một mầu. Bà bưng hũ thứ nhất mở nắp. Hương rượu xông lên ngào ngạt. Bà rót rượu vào chung mầu vàng, trong khi cung nữ bưng lên món chả thơm nức. Bà nói: - Nghe danh Tây-Sơn lão nhân được giang hồ tặng biệt hiệu Thiên chung bất túy. Mong lão nhân đừng tiếc công dạy cho những khuyết điểm về phương cách cất rượu của tệ quốc. Tây-Sơn lão nhân cầm chung rượu đưa lên mũi hít một hơi, nếm một hớp rồi gật đầu: - Công phu. Thực công phu. Rượu Cúc Đông-triều đây. Lão phu nghe tại dẫy núi Đông-triều có loại cúc nở bốn mùa. Cúc không phải sắc vàng, mà sắc tím. Khi cúc mới nở ngày đầu tiên, thì hái, đem về ủ dưới suối, sau đó đem cất rượu. Chắc là thứ rượu này. - Thực không hổ với danh hiệu giang hồ tặng. Vua Bà cầm chung rượu nâng lên: - Nào chúng ta cạn chung này, nhắm với chả Mực. Rượu Cúc uống nhắm với chả mực, nguyên là cái thú của Công-chúa Đông-triều Lê Chân thời Lĩnh-Nam. Chả Mực ăn vào dễ bị đầy hơi, trong khi rượu Cúc giải được cái khó tiêu đó. Mọi người cất chén, cùng gắp chả Mực ăn. Tự-Mai giảng tiểu sử Công-chúa Đông-triều cho Thuận-Tường nghe, mặc vua Bà đàm luận tình thế Lý-Tống với các cao thủ Hoa-sơn. Cung nữ lại bưng lên món gỏi cá. Vua Bà giảng giải về gỏi cá phải làm như thế nào mới ngon, rồi người thân rót rượu từ hũ thứ nhì vào chung mầu trắng, đưa mắt nhìn Tây-Sơn lão nhân: - Mong lão nhân chỉ dậy cho. Lão nhân bưng chung rượu ngửi, rồi nếm. Lão gật đầu: - Hợp giới ngũ vị tửu. Chà, lão phu nghe thứ rượu này từ hai mươi năm nay, giờ mới được nếm. Song kiến thức hủ lậu, lão phu không rõ Hợp-giới ngũ vị tửu cất ra sao? Vua Bà quay lại đưa mắt cho một cung nữ: - Người trình với lão nhân phép cất Hợp-giới ngũ vị tửu đi. Cung nữ kính cẩn: - Hợp-giới tiếng Việt là Cắc-kè. Trên toàn Lĩnh-Nam, chỉ có cắc kè Nga-sơn, Thanh-hóa nổi tiếng không độc, đuôi lớn vì nó chỉ ăn lá quế. Đuôi cắc-kè tụ khí dương Nga-sơn. Vì vậy dùng cắc kè ngâm rượu nếp, uống vào khiến tinh thần minh mẫn. Nó còn trị mọi thứ độc của thực phẩm. Cho nên thường uống khi ăn gỏi cá. Bắc-Sơn lão nhân hớp hết chung rượu, thấy tinh thần phấn chấn, lão hỏi: - Cô nương! Thế Hợp-giới tửu bên Đại-Việt do ai xướng xuất ra đầu tiên? - Xưa Cửu-chân vương Đào Thế-Kiệt đã tìm ra thú uống rượu cắc kè với gỏi cá. Về sau, các tôn sư y học nghiệm ra rằng, rượu cắc kè hơi tanh, nên nấu với năm dược vật là quế chi, đại hồi, hồ tiêu, sà sàng tử, đởm hắc xà. Rượu mà lão nhân đang uống thuộc thứ này. Tự-Mai, Thuận-Tường không biết uống rượu. Nó định gắp gỏi cá tiếp Thuận-Tường. Vua Bà dơ tay ngăn lại: - Ăn gỏi cá phải uống rượu Hợp-giới. Chứ ăn không thì đau bụng đấy. Ta đã có món ăn đặc biệt cho muội muội với công tử rồi. Cung nữ bưng ra hai bát bún riêu, khói bốc lên nghi ngút. Rau muống chẻ, rau kinh giới, tía tô được đựng vào cái rổ tre nhỏ xíu như một cái bát. Vua Bà bảo Tự-Mai: - Công tử tiếp muội muội cho ta. Đói, lạ miệng, bát bún riêu lại quá nhỏ, Thuận-Tường chỉ và mấy cái là hết. Vua Bà cười hỏi Tự-Mai: - Chắc công tử chửi thầm Cái mụ này sao keo kiệt, cho ăn bát bún riêu nhỏ quá. Có đúng thế không? Bị đoán trúng tim đen, Tự-Mai mỉm cười, không trả lời. Vua Bà vẫy tay. Cung nữ lại bưng ra hai bát nữa. Tự-Mai kêu lên: - Bún ốc! Bây giờ nó mới hiểu tại sao vua Bà đãi Thuận-Tường bằng bát nhỏ. Thì ra Bà định mời khách ăn nhiều món khác nhau. Nếu mời bát lớn e khách chỉ ăn được một món. Mặc Tự-Mai giảng về bún ốc cho Thuận-Tường. Vua Bà bưng hũ khác rót ra chung mầu đen, rồi thân trao tay Tây-Sơn lão nhân: - Xin lão nhân phẩm bình cho. Tây-Sơn lão nhân nếm qua đã bật cười: - À, rượu Đông-hải đây! Trước kia lão phu được một người bạn cho một bình. Nhưng tuyệt không biết gốc tích ra sao. Mong vua Bà đừng tiếc công chỉ dạy. Vua Bà chỉ Tự-Mai: - Rượu này thuộc đặc sản Thiên-trường. Tiểu đệ hãy nói cho lão nhân biết gốc tích ra sao đi. Tự-Mai đã lớn tuổi, nó từng xem nấu rượu này nhiều lần, được bố cùng các sư thúc giảng giải hoài, riết rồi nó thuộc lòng. Nghe vua Bà truyền, nó vội ngồi ngay ngắn lại: - Thưa tiền bối, thứ rượu này nguyên sản xuất đầu tiên vào thời vua Hùng thứ tám mươi tám. Khi ngài ra lệnh cho Sơn-Tinh, Thủy-Tinh dâng lễ vật cầu hôn, trong đó bắt phải đủ mười hũ rượu. Sơn-Tinh có người đệ tử, quê ở Thiên-trường. Người đệ tử cất thứ rượu này biếu sư phụ. Sơn-Tinh dâng lên vua Hùng. Ngài ngự, thấy thơm thực thơm, mạnh thực mạnh, nhưng lại không nồng. Khi ngài cầm chung lắc mạnh, rượu bốc tăm, mà không có bọt. Từ đấy trong dân gian, khi con trai cầu hôn phải dâng rượu tăm cho nhạc gia. Thiếu thứ rượu này thì không được. Nó đưa mắt nhìn Thuận-Tường, rồi tiếp: - Dân chúng gọi tên là rượu tăm. Còn nhân sĩ gọi là rượu Đông-hải. - Ủa sao có tên lạ vậy? Thuận-Tường buột miệng hỏi: Chắc chủ ý muốn chúc nhạc gia phúc như biển Đông chăng? - Không phải thế. Nguyên trong văn chương Việt có câu: Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Vì vậy khi mua uống, có tên rượu tăm. Còn khi dâng nhạc gia mang tên Đông-hải. Chữ Đông-hải ý muốn cho vợ chồng tương thuận. Cung nữ bưng lên món chả cá thơm phức. Rượu vào lời ra. Trời dần dần tối, Bắc-Sơn lão nhân đứng dậy chắp tay: - Anh em chúng tôi bị Hồng-thiết giáo Tây-vực làm cho suýt gây oán với võ lâm Lĩnh-Nam. Chúng tôi đã lễ thánh Tản, xin được xá tội. Còn tội vào Bắc-biên không thẻ bài, chẳng có phép, vua Bà không bắt đem chặt đầu, đã rộng lượng lắm rồi, lại còn tặng hùm cho Thuận-Tường, ban thưởng cho uống rượu, thực lấy làm hổ thẹn. Giờ trời gần tối, xin cho được về đất Tống ngay, bằng chậm trễ, cửa thành đóng lại e khó khăn. Vua Bà truyền tấu nhạc tiễn khách. Tự-Mai theo đoàn Hoa-sơn tới biên giới nó phải ngừng lại. Thình lình Thuận-Tường nắm tay nó thực mạnh, rồi buông ra, nước mắt chảy quanh. Trong khi cả phái Hoa-sơn đã vượt sang đất Tống, đang vào thành. Nàng nói nho nhỏ: - Non xanh còn đó, lo gì hết củi. Nước biếc đầy sông, sợ gì chết khát. Hẹn gặp lại đại ca. Nói rồi nàng quát lên, con hùm chạy như bay về phía đất Tống. Thình lình Thuận-Tường vung tay, thanh kiếm của nàng bay vọt lên không, rồi rơi xuống trước mặt Tự-Mai. Nó vội bắt lấy, tần ngần nhìn bao kiếm thoang thoảng mùi thơm. Khi nó ngửng đầu lên, thành đã đóng cửa, không còn thấy Thuận-Tường đâu nữa. Tự-Mai nhảy lên voi thui thủi trở về, tay cầm bao kiếm đưa lên coi. Trên bao dát tất cả bẩy mươi hai viên kim cương, mười tám viên hồng ngọc. Nó cầm kiếm suy nghĩ: - Không biết thân thế Thuận-Tường ra sao, mà bao kiếm dát ngọc quý đến như thế này. Đến chị Mỹ-Linh cũng không giầu bằng nàng. Chợt nhớ lại thủ pháp tung kiếm của Thuận-Tường, nó rùng mình: - Ở trên Tản-lĩnh, khi nàng tát mình, cùng tấn công mình rõ ràng như người không biết võ. Thế mà cái vung tay vừa rồi, chứng tỏ nội lực nàng cao thâm hơn bọn Triệu Tiết, Khúc Chẩn nhiều. À thì ra nàng không muốn xử dụng võ công với ta. Có tiếng ngâm sa mạc đâu đó vọng về: Em ơi chua ngọt đã từng, Non xanh đất đỏ, xin đừng quên nhau.Tự-Mai giật mình đến thót một cái. Nó nhìn lên. Phía trước đủ mặt: Nào Thiệu-Cực, Tôn Đản, Lê Văn, Thuận-Tông, Thiện-Lãm, Thanh-Trúc, Kim-Thành, Trường-Ninh. Phía sau một đội cọp, đội sói, mỗi đội mười con. Cả bọn cười hô hố. Thanh-Trúc lớn hơn Tự-Mai đến hai ba tuổi. Nàng kinh nghiệm về tình yêu. Thấy mặt Tự-Mai buồn thiu, nàng vuốt tóc nó: - Trăng tròn rồi lại khuyết. Tình đến rồi lại đi. Hôm nay chia tay, nhưng sẽ lại gặp nhau. Lo gì? Tự-Mai tạm quên mối sầu xa Thuận-Tường. Thiệu-Cực cho cắm lều, sai đội cọp, đội sói canh phòng. Cả bọn qua đêm dưới chân ngọn núi. Sau một ngày quá mệt mỏi, bọn trẻ nằm xuống là ngủ ngay. Duy Tự-Mai, nó ôm thanh kiếm của Thuận-Tường, thao thức gần đến sáng mới chợp mắt được. Sáng sớm hôm sau, bọn trẻ lại tiếp tục du sơn, ngoạn thủy. Đám trẻ đi đến trưa, Thiệu-Cực chỉ lên ngọn núi phía trước: - Kia là ngọn núi Mai-sơn. Bắc Mai-sơn thuộc biên giới Tống-Việt. Hồi xưa từ Mai-sơn lên Bắc hơn ba trăm dặm của Việt cả. Sau động chủ theo Tống thành ra của Tống. Kim-Thành ngước đôi mắt buồn như hồ thu, nhìn lên đỉnh núi mây phủ mờ mờ hỏi: - Người ta bảo đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy khắp vùng Ung-châu bên Trung-quốc. Vậy cô có cho binh đóng ở đây không? Thiệu-Cực bẹo má em: - Kim-Thành ngây thơ quá. Nếu cho đóng binh ở trên đó, việc tiếp tế thực phẩm, nước cực kỳ khó khăn. Vì vậy anh thả tế tác từ biên giới tới tận Đàm-châu. Nhất cử nhất động của Tống, tế tác cho chim ưng báo liền. Trường-Ninh tỏ ý tán đồng lời Thiệu-Cực: - Hôm trước vị quan quản Khu-mật viện Tạ Sơn có tâu với ông nội rằng Tế-tác Bắc-biên do Cú-rừng phụ trách. Phàm nhất cử nhất động của Tống từ Đàm-Châu đến bờ biển Đông-hải, Cú-rừng đều biết hết. Vậy em hỏi một câu, Cú-rừng đừng có giận nghe! Thiệu-Cực nhìn cô em họ tuổi tuy mười lăm, mà sớm đã trổ hoa, dáng điệu thanh tĩnh, nhẹ nhàng, môi hồng, mắt phượng; trong tương lai hứa hẹn đẹp hơn Mỹ-Linh nhiều. Chàng gật đầu: - Trường-Ninh cứ hỏi. Người xinh đẹp như Trường-Ninh mà hỏi; dù Trường-Ninh muốn xem gan, xem ruột, anh cũng phải mổ cho xem. Trường-Ninh thấy hai ông anh con cô mình thực khác nhau một trời một vực. Thiệu-Thái to lớn, ì ạch, dáng như con lợn. Tính tình chân thực, có sao nói vậy. Còn Thiệu-Cực, dáng người thanh nhã, đôi mắt sáng như sao, nói năng dễ lọt tai. Nàng chỉ Thuận-Tông với Thiện-Lãm: - Mấy hôm nữa, có cuộc đấu võ tuyển người thống lĩnh vùng Thượng-oai, Phong-châu. Mà các khê động của hai vùng này, nửa thuộc Tống, nửa thuộc Việt. Bên Tống ắt cho người dự tranh. Anh có biết họ định làm gì không? Thiệu-Cực cầm tù và thổi lên một hồi dài. Trên trời, hai mươi chim ưng bay xuống đậu quanh chàng. Chàng huýt sáo. Đàn chim ưng vỗ cánh bay bổng lên cao. Chúng bay lượn mấy vòng rồi đồng kêu lên mấy tiếng. Tôn Đản hỏi Thiệu-Cực: -- Trước khi trả lời Trường-Ninh, anh sợ có người nghe lén. Vì vậy anh ra lệnh cho thần ưng quan sát xung quanh phải không? - Đúng thế. Chúng báo quanh đây hai dậm, không có người. Chàng trả lời Trường-Ninh: - Em phải phân biệt Tống làm ba thành phần. Một do đám quan biên trấn chủ trương. Hai, do Khu-mật viện của Triệu Thành chủ trương. Ba, do Lưu hậu chủ trương. Trong việc cho người tranh chức thống lĩnh này, đám do biên thần Dư Tĩnh thuộc phái Hoa-Sơn có Triệu Tiết, Khúc Chẩn đáng ngại nhất. Bình thường đấu e Lãm, Tông không phải đối thủ của chúng. May sao hai đứa này bị Đản, Mai đánh trọng thương. Đám Triệu Thành thuộc phái Thiếu-Lâm, bản lĩnh Quách Quỳ tầm thường, ta e Đào Bật cũng không hơn. Cuối cùng chỉ đáng ngại đám do Lưu-hậu sai xuống, chúng thuộc Võ-đang. Không hiểu Yên Đạt với Tu Kỷ bản lĩnh ra sao. Tuy vậy ta còn thời giờ. Mình cứ lo luyện cho Thiện-Lãm, Thuận-Tông thực cẩn thận là được rồi. Đến đó, đôi chim ưng từ xa bay đến. Một con đáp trên tay Thiệu-Cực. Chàng lấy thư dưới chân chúng ra đọc, rồi thả cho chúng bay lên. Tự-Mai hỏi: - Lệnh của vua Bà chăng? - Không! Lệnh cậu hai. Cậu truyền chúng ta trở về gấp, để lên đường sang Tống. Đám trẻ không dám ham chơi, vội cho voi chạy thực mau trở về. Tới nơi, Thiệu-Cực dẫn tất cả vào sảnh đường. Trong sảnh đường đủ mặt: Sư thái Tịnh-Huyền, Khai-Quốc vương, Thanh-Mai, phò mã Thừa-Quý, vua Bà Bắc-Biên cùng triều đình. Vua Bà Bắc-biên hỏi Tự-Mai: - Trần công tử. Tại sao mặt lại bí xị thế kia? Vui lên chứ! Nói rồi bà ngửa mặt lên trời mà cười. Xưa nay Tự-Mai vốn hay đùa. Ai nó cũng dám trêu hết. Người duy nhất khiến nó phải nghiêm trang là bản sư Tịnh-Huyền của nó. Đối với nó bà là Bồ-tát hóa thân, thuyết giảng, dẫn nó đi vào đường giải thoát. Lúc nào nó cũng cười đùa hồn nhiên. Không ngờ từ sau khi gặp Thuận-Tường, nó như người đi trên mây, buồn vui thất thường. Bị vua Bà hỏi một câu, tuy có vẻ châm biếm, nhưng thực ra đầy thương cảm, an ủi. Nó có cảm tưởng như ai cũng biết truyện của nó. Khai-Quốc vương vỗ vai nó: - Trên đời này, bất cứ việc gì thuận lý nếu chúng ta cố gắng cũng thành công. Một người làm không xuể thì hai. Hai không thành thì năm. Năm không thành thì mười. Chỉ sợ con người ham muốn những gì nghịch lý mới thất bại mà thôi. Thiệu-Cực muốn đưa mọi người ra khỏi truyện tình Tự-Mai, Thuận-Tường, chàng trình bày: - Chỉ còn nửa tháng nữa tới ngày tuyển người thống lĩnh Phong-châu, Thượng-oai. Cho đến nay đã có tất cả mười hai người ghi tên. Như vậy Thuận-Tông, cũng như Thiện-Lãm phải thắng năm người. Trước khi dự tuyển, xin mạ mạ ban chỉ dụ. Vua Bà Bắc-biên chắp tay xá sư thái Tịnh-Huyền rồi nói: - Chúng ta khác với Tống ở điểm Tống dùng hình pháp trị dân. Ta dùng nhân nghĩa khiến trăm họ tuân phục. Ta khác với Hồng-thiết giáo ở điểm Hồng-thiết giáo dùng xảo trá. Ta dùng chính đạo ngay thẳng. Vì vậy trong cuộc tranh đấu này, chúng ta phải đường đường chính chính tranh tài. Nếu hai con có bản lĩnh hơn người hãy làm châu trưởng. Còn thua người, thì đừng làm. Bà nhấn mạnh: - Hiện trong hai anh em tham dự, chia ra mỗi người tranh một châu. Thí sinh chia làm hai toán. Một toán tuyển anh kiệt cho Thượng-oai, một toán cho Phong-châu. Như vậy mỗi toán có sáu người. Tống có sáu người ứng tuyển. Ta có bốn thiếu niên khê động, với hai con thành sáu. Các thiếu niên Khê-động bản lĩnh họ không được làm bao. Nhưng họ hiểu dân tình hơn. Về sáu thiếu niên Tống, hai người do kinh lược an-phủ sứ Quảng-Đông Dư Tĩnh cài vào là Triệu Tiết, với Khúc Chẩn đã bị loại ra sau trận đánh Tản-lĩnh. Hai người do Khu-mật viện Tống cài vào, gồm Quách Quỳ, Đào Bật. Giờ phút trót họ cho rút tên ra. Có lẽ họ thấy Quỳ không đủ bản lĩnh, ắt Đào Bật cũng thất bại. Cuối cùng còn hai người do Lưu-hậu cài vào là Tu Kỷ với Yên Đạt. Bà sai Vương Duy-Chính cho giả làm con em Khê- động. Nhưng ta không có cớ nào loại chúng. Ta đành chấp thuận. Bà đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương: - Tóm lại còn tám người tranh tài gồm ta hai, khê động bốn, Tống hai. Mỗi toán có bốn người, sẽ chia làm hai cặp. Sau trận đầu loại hai người. Nếu trận này con gặp người Tống, phải dùng tất cả bình sinh công lực, đánh như vũ bão, sao cho thắng thì thôi. Còn trường hợp gặp thiếu niên khê động, cứ đánh cầm chừng, cuối cùng họ mệt quá xin thua là hay nhất. Bấy giờ các con phải dùng lời lẽ khiêm tốn an ủi họ. Bà nhìn Tông, Lãm: - Sau trận đầu mỗi toán còn hai người. Ai thắng hai trận, sẽ được trúng tuyển. Bất biết trận này hai con gặp người Tống hay người Khê-động phải tỏ ra lễ độ, đường đường, chính chính nhường người ra chiêu trước. Lỡ ra thấy mình yếu thế, phải nhảy lui lại hành lễ, xin thua. Như vậy dù có bại, cũng không nhục nhã gì. Thôi hai con ra ngoài để Tự-Mai, Lê Văn luyện võ cho. Đám trẻ đến phòng luyện võ. Tự-Mai bàn với Lê Văn: - Nếu mình có thua, chỉ có thể thua hai thiếu niên khê động, chứ không thể thua Tu Kỷ, Yên Đạt. Kỷ, Đạt thuộc phái Võ-đang, ta nghiên cứu võ công Võ-đang trước. Hồi đánh trận Bạch-đằng, ông nội mình có bắt được cuốn quyền phổ phái Võ-đang, sau đó đem về nghiên cứu ra bộ Côi-sơn quyền pháp để phá Võ-đang quyền. Bây giờ mình dạy Tông, Lãm xem sao. Nói rồi nó di một lần, giảng giải chi tiết biến hóa: - Khi đối thủ từ Càn biến sang Khôn, mình phải từ Trấn biến sang Đoài. Nhưng Thuận-Tông, Thiện-Lãm lại chưa biết gì về Dịch-lý. Thành ra Tự-Mai giảng giải thế nào hai người cũng không hiểu. Nó vò đầu bứt trán khổ sở. Lê Văn thấy vậy can thiệp: -- Vậy để em dạy hai ông anh này sơ sơ về kinh Dịch đã. Cuộc luyện võ phải ngưng lại. Lê Văn đem kinh Dịch ra giảng. Kinh Dịch là tổng hợp khoa toán học, thiên văn học, cùng lẽ biến động của vũ trụ, vốn cực kỳ phức tạp. Tông, Lãm chưa có một ý niệm nào, mà Lê Văn lại không kinh nghiệm giảng dạy. Cho nên khi giảng đến Tiên-thiên bát quái đồ, hai đứa ngơ ngơ ngác ngác không hiểu gì cả. Vì vậy trong suốt mười ngày qua, Tự-Mai mới luyện cho hai đứa được mười chiêu trong mười tám chiêu. Tám chiêu còn lại chỉ xử dụng được, mà không biết biến hoá. Suốt ngày, năm đứa trẻ không rời phòng luyện võ. Đến giờ, chúng bắt nữ tỳ mang thức ăn đến chứ không về nhà ăn. Cổ nhân nói Dục tốc bất đạt trong trường hợp này quả đúng. Tự-Mai càng thúc dục, hai đứa càng miệt mài, càng không hiểu. Cho đến hôm ấy chỉ còn một ngày nữa tới kỳ tuyển, mà hai đứa càng hoảng hốt, rút cuộc vẫn không hiểu. Truyện này tới tai Thanh-Mai. Nàng an ủi chúng: - Chẳng lẽ không học được phá cách võ công Võ-đang, mà không ai địch lại Yên Đạt, Tu Kỷ chăng? Tông cứ dùng võ công Mê-linh. Lãm dùng võ công Tản-viên đấu với chúng cũng được chứ sợ gì. Ta không làm châu trưởng, vì tài ta không tới. Ta học thêm, rồi làm những truyện khác, khối việc phải làm cho đất nước đang chờ đón ta. Hôm ấy, ngày mười rằm tháng mười, 207 động chủ, châu trưởng đều tề tựu về động Giáp. Dân chúng các nơi kéo về đông nghẹt, để xem cuộc tuyển võ. Trên một thửa đất rộng, võ đài được dựng lên cao hơn một trượng. Cạnh võ đài có ba chiếc ghế, dành cho ba giám khảo ngồi. Xung quanh võ đài có ba khán đài nằm cạnh nhau. Khán đài trung ương nằm giữa, đành cho vua Bà, các đại thần triều Bắc-biên cùng quan khách. Hai khán đài hai bên dành cho phái đoàn 207 khê động. Trước khán đài, là kỳ hiệu của các khê động, khuôn khổ bằng nhau bay phất phới. Dân chúng đứng xung quanh võ đài dự thính. Theo thông lệ mỗi khi có cuộc tuyển người làm động chủ, châu trưởng, bao giờ ban tổ chức cũng mời đại diện các võ phái, bang phái trên toàn lãnh thổ Đại-Việt. Riêng năm nay, những phái võ của tộc Việt như Thiên-tượng, Động-đình, Phật-thệ, Cửu-long, Tha-nôm đến những bang lớn như Đông-hải, Hồng-hà, Hoàng-liên, Tiên-yên đều được mời. Lạc-long giáo được coi như một phái lớn, cũng được mời về tham dự. Đúng giờ Mão, vua Bà Bắc-biên tới. Nghi lễ đứt. Đại tư mã Thân Thừa-Phú lên đài, hướng vào quần chúng, ông vận nội lực nói lớn: - Thưa quý khách. Từ khi Hồ tiên cô thống nhất bẩy mươi hai khê động thành châu Tây-vu. Chúng ta bắt đầu sống qui tụ từ đó. Sớm tối có nhau. Sau thời Lĩnh-Nam, các lạc-hầu, lạc-tướng vùng đồng bằng Đại-Việt bị phế bỏ, biến thành làng xã. Duy Tây-vu ta trên nghìn năm nay vẫn giữ chế độ lạc-hầu, lạc-tướng. Nay lạc ấp được gọi bằng danh xưng khê động. Ông ngừng lại, lấy hơi, rồi nói tiếp: - Truyền thống của khê động về người động chủ có hai lối. Một là cha truyền con nối. Hai là tuyển người hiền tài. Năm vừa qua lạc hầu Lưu Nguyên, thống lĩnh các châu Quảng-nguyên, Tư-lãng, Thượng-dung, Hạ-dung, Hoành-sơn, Ôn-nhuận, Qui-hóa thường bị bệnh. Trong khi người không muốn truyền ngôi cho con trai. Vì vậy lạc hầu tấu với vua Bà xin tổ chức cuộc tuyển người tài để truyền ngôi. Lưu Nguyên đứng lên hướng vào vua Bà hành lễ, rồi chắp tay vái cử tọa. Thừa-Phú tiếp: - Lạc hầu Hoàng Sùng-Anh, thống lĩnh các châu Lôi-hỏa, Đặc-ma, Bảo-lạc nhân tuổi già, muốn được nghỉ ngơi, cũng xin tìm người thay thế. Vì vậy mới có cuộc tuyển nhân tài hôm nay. Cuộc tuyển nhân tài được đặt dưới quyền giám khảo của ba vị. Ông chỉ vào Nùng Tồn-Phúc: - Lạc hầu Tồn-Phúc làm chánh khảo, chấm về chiêu số. Xin mời Nùng lạc hầu lên đài. Nùng Tồn-Phúclên đài hướng vào cử tọa vái ba vái rồi ngồi xuống. Thừa-Phú tiếp: - Vị giám khảo thứ nhì là lạc hầu Vi Thủ-Đan sẽ chấm về về công lực. Mời Vi lạc hầu lên đài. Vi Thủ-Đan lên đài, hướng vào khán giả vái ba vái rồi ngồi xuống. Thừa Phú tiếp: - Lạc hầu Lưu Nguyên, Hoàng Sùng-Anh sẽ chấm về võ đạo cho những thí sinh của mình. Lưu Nguyên, Hoàng Sùng-Anh lên đài, ngồi vào ghế giám khảo. Thừa-Phú tiếp: - Đức Đại-Việt hoàng-đế cử Khai-Quốc vương, Phụ-quốc thái úy, thống lĩnh quân quốc trọng sự lên chứng minh cho cuộc tuyển nhân tài này, đã nói lên việc ngài hết sức chăn sóc đến đời sống của biên dân. Khai-Quốc vương đứng dậy dơ tay vẫy quần chúng. Quảng trường reo hò hoan hô vang dậy. - Ngoài ra chúng tôi còn thấy có quan đại tư không nước Đại-lý là Chu Minh đại diện đức hoàng-đế cùng phái Thiên-tượng về tham dự. Một nửa biên giới của các khê động giáp giới với Đại-lý. Tộc Thái chiếm bẩy phần mười số dân trong nước. Tại vùng Bắc-biên có tới sáu khê động người Thái. Nay họ thấy một trong ba tể thần Đại-lý tới chứng minh, làm dân chúng tin tưởng phần nào vào tương lai yên ổn của họ. Họ vỗ tay hoan hô. - Về các quốc vương Xiêm-la, Lão-qua, Chiêm-thành, vì đường xá xa xôi không cử người tới kịp, cũng truyền chỉ tới chúc mừng. - Về các đại môn phái. Phái Tiêu-Sơn có đại sư Sùng-Minh. Phái Đông-a có đại hiệp Vũ Anh. Phái Sài-sơn có y sư Dương Bình. Phái Mê-linh có sư thái Tịnh-huyền. Phái Tản-viên có đại hiệp Đào Nhị-Bách. Bang Hồng-hà có Sử bang chủ. Bang Đông-hải có Hùng bang chủ. Lạc-long giáo có trưởng lão Ngô Bách-Vân. Thực vinh hạnh cho chúng ta ngày hôm nay. Quay về phía Nùng Tồn Phúc, ông nói: - Xin mời Nùng chủ khảo ban hành thể lệ tuyển. Nùng Tồn-Phúc hướng vào cử toạ nói: - Về thể lệ cuộc tuyển lựa. Muốn được ứng tuyển, thí sinh phải hội đủ năm điều sau: Là con em của 207 khê động. Trong tuổi mười ba đến đến mười tám. Không bị bệnh tật, tật nguyền. Không phải thành phần bất hảo như trộm cướp. Biết nói tiếng Việt. Tất cả có mười hai ứng viên. Song trước đây mười lăm ngày có bốn ứng viên xin rút tên. Phúc hướng xuống dưới đài hô: - Ứng viên châu trưởng Thượng-oai có tên sau: Lê Thuận-Tông, Lưu Tường, Yên Đạt, Vi Chấn. Ứng viên châu trưởng Phong-châu có tên sau: Hà Thiện-Lãm, Hoàng Tích, Tu Kỷ, Nùng Sơn Bi. Yêu cầu các ứng viên lên đài. Tám ứng viên lên đài hướng vào vua Bà hành đại lễ. Nùng Tồn-Phúc tiếp: - Thể lệ cuộc đầu như sau: Không được dùng ám khí, chất độc. Không được cù ki (cù lét). Tuyệt đối người ngoài không thể, không nên trợ giúp ứng viên. Đây là cuộc đấu phân tài cao thấp, chứ không phải đấu với kẻ thù. Ứng viên nào đánh chết đối thủ, coi như bị loại. Vì mỗi châu có bốn ứng viên. Cho nên các ứng viên được rút thăm, chia làm hai cặp đấu sơ tuyển. Sau trận đầu, hai ứng viên thắng được nghỉ một giờ rồi vào chung kết. Y hướng xuống đài: - Mời quan Lễ-bộ thượng-thư cho rút thăm. Lễ bộ thượng thư là Chu Thúy-Hoa. Bà là một phụ nữ cao niên, không biết võ công. Bà đưa ra cái hộp có bốn phiếu nói: - Trong hộp này có bốn phiếu. Hai phiếu mang số một. Hai phiếu mang số hai. Thí sinh nào rút trúng số một sẽ đấu với nhau trận đầu. Thí sinh nào rút trúng số hai sẽ đấu trận thứ nhì. Bà đưa hộp cho bốn người rút. Bốn người trình phiếu ra. Chu Thúy-Hoa xướng: - Trận đầu ứng viên Lưu Tường đấu với ứng viên Vi Chấn. Trận thứ nhì, ứng viên Lê Thuận-Tông đấu với ứng viên Yên Đạt. Mời ứng viên Lưu Tường, Vi Chấn lên đài. Dưới đài, Tự-Mai dặn Thuận-Tông: - Như vậy lát nữa Tông phái đấu với tên Yên Đạt. Lê Văn dùng ngón tay điểm vào huyệt Thần-môn, Nội-quan, Phong-trì, Bách-hội cho Thuận-Tông. Nó dặn: - Em điểm vào mấy huyệt này, khiến cho anh bớt hồi hộp. Trên đài Lưu Tường, Vi Chấn đã bắt đầu bái tổ, rồi phát chiêu. Thoáng nhìn qua, Tự-Mai đã nhận ra hai người xử dụng võ công Tây-vu. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 30 Tống cung bí sử Thuận-Tông không hiểu nhiều về võ công Tây-vu. Nó hỏi Tự-Mai: - Anh sáu! Anh thử đoán xem ai sẽ thắng. - Hiện khó có thể đoán kết quả đi về đâu. Hai người chỉ học quyền, chưa luyện khí công, thành ra không phát chưởng được. Thắng hay bại đều trông vào sức lực cả. Lưu Tường đánh liền bốn quyền như bão táp. Vi Chấn lui lại tránh đưởc hai quyền. Đến quyền thứ ba, bắt buộc y phải dùng cước đỡ. Bốp một tiếng, quyền đánh trúng gối. Đau quá, y nhảy lùi bước nữa tới mép đài. Lưu Tường đánh tiếp một quyền như vũ bão. Thình lình Vi Chấn trầm người xuống, luồn qua nách Lưu Tường, rồi quay lại đẩy một cái. Lưu Tường ngã lộn xuống đài. Cử tọa vỗ tay hoan hô. Nùng Tồn-Phúc tuyên bố: - Theo thể lệ, ứng viên Vi Chấn thắng trận đầu. Lưu Tường đã lên đài. Vi Chấn tiến đến ôm lấy Lưu Tường: - Đằng ý ngã có đau lắm không? Xin lỗi nhé. - Không đau cho lắm. Mình chịu phục đấy. Nói rồi cười. Cả hai ứng viên dắt nhau xuống đài, phơi phới như cuộc dạo chơi. Nếu không xem tận mắt, đố ai có thể tin rằng mới đây hai người dùng hết sức lực đấm đá nhau. Quan khách kinh ngạc: - Võ đạo Bắc-biên cao thực. Hai trẻ đấu với nhau mà như anh em tập dượt vậy. Tương lai chúng không tầm thường. Nùng Tồn-Phúc xướng: - Mời hai ứng viên Lê Thuận-Tông, Yên Đạt lên đài. Yên Đạt vọt người lên đài như con én. Khi còn lơ lửng trên không nó đã chắp tay hướng cử toạ vái ba vái. Thấy võ công Yên Đạt cao hơn Lưu Tường, Vi Chân quá xa, dân chúng vỗ tay hoan hô vang dậy. Lê Thuận-Tông khoan thai lên đài. Nó chắp tay vái bốn phía, rồi đứng thủ thế. Nùng Tồn-Phúc hô: - Xuất chiêu. Lê Thuận-Tông phát một chiêu Thiên-vương chưởng, mà Lê Văn dạy nó, hai tay chắp lại như hành lễ: - Lê Thuận-Tông đệ tử phái Mê-linh xin tương kiến Yên huynh. Yên Đạt không nhân nhượng, nó xuất một chiêu Võ-đang chưởng đánh thẳng vào mặt Thuận-Tông, cử chỉ cực kỳ vô lễ. Thuận-Tông lùi một bước, tay phải nó khoanh tròn. Tay trái đánh thẳng. Đó là chiêu Loa-thành nguyệt ảnh của Cửu-chân chưởng. Hai chưởng chạm nhau đến binh một tiếng. Cả hai lảo đảo lui lại nhìn nhau. Dưới đài Lê Văn cau mày: - Khó quá, công lực tên này bỏ xa bọn Quách Quỳ, ngang với Triệu Tiết. Không biết Thuận-Tông có đương nổi không? Đánh đến chiêu thứ mười, thình lình Thuận-Tông lùi lại, phát một chiêu trong Côi-sơn chưởng pháp. Chân từ Càn vị bước sang Tốn vị. Yên Đạt không biết gì về pho quyền này, y vung tay đỡ. Binh một tiếng, mắt nó đổ lửa, chân tay bải hoải như người đói, lồng ngực muốn nổ tung ra. Nó nhảy lui liền ba bước, trố mắt nhìn đối thủ. Thuận-Tông tuyệt không ngờ quyền pháp Tự-Mai dạy nó lại linh nghiệm đến thế. Nó ngây người ra nhìn đối thủ. Tự-Mai vỗ đùi than: - Trời ơi! Nếu Thuận-Tông đánh tiếp chiêu Sơn-trung hoa lạc, chân từ Tốn bước sang Chấn thì tên Yên Đạt ắt bay xuống đài rồi. Thuận-Tông thuận tay phát một chiêu trong Côi-sơn quyền pháp có kết quả. Nó đánh liền hai chiêu, trong khi chân từ Ly bước sang Khôn vị. Binh, binh. Yên Đạt rung động toàn thân. Nó lùi liền hai bước. Thuận-Tông đánh tiếp ba chiêu. Yên Đạt lại lùi ba bước nữa. Lê Văn than: - Khổ quá anh Tông chưa hiểu hết Dịch-lý, nên cứ chiêu một, chiêu một đánh ra. Giữa hai chiêu có khoảng trống, thành ra chỉ làm cho Yên Đạt bối rối, mà không hạ được nó. Giá anh ấy biết biến hoá chiêu nọ nối liền chiêu kia như mây trôi, như nước chảy, thì mười tên Yên Đạt kia cũng bỏ mạng rồi. Cơ chừng này, nó phản công đến nơi rồi. Đến chiêu thứ mười hai, thình lình Yên Đạt tung ra một chưởng. Bình một tiếng, Thuận-Tông choáng váng bật lui, chân tay nó cảm thấy vô lực. Nó còn đang hoảng hốt, Yên Đạt không nhân nhượng, nó lại đánh liền bốn chiêu. Thuận-Tông vẫn dùng Côi-sơn quyền đỡ. Cứ sau mỗi lần đỡ, nó cảm thấy chân khí mất đi một phần. Tự-Mai hỏi Lê Văn: - Cà chớn. Em có biết Yên-Đạt dùng võ công gì không? Lê Văn cau mày: - Võ công Liêu-Đông. Võ-đang thuộc danh môn chính phái Hoa-hạ, tại sao Yên Đạt lại biết võ công Liêu-Đông? Nghe Lê Văn nói, Tự-Mai kinh hãi, vì nó nhớ lại truyện cũ: - Hồi Bảo-Hòa, Mỹ-Linh tới Thiên-trường. Bố mình giảng về sự khác biệt của thần công Yên-lãng với các phái khác. Bố mình có nói: Thần công Yên-Lãng hơi giống nội công phái Liêu-Đông. Thần công Yên-Lãng chỉ hoá giải, cùng hút công lực đối thủ khi đối thủ đánh mình. Còn nội công Liêu-Đông thì không thế, nó làm tiêu tán công lực đối thủ, rồi truyền độc tố vào người. Cơ chừng này Thuận-Tông nguy đến nơi rồi. Yên Đạt dồn Thuận-Tông tới cuối đài bằng mười chiêu khác nhau. Đến chiêu thứ mười một, y dùng tất cả bình sinh công lực đánh một chiêu như sét nổ, hy vọng đẩy đối thủ xuống đài. Cáo chết ba năm quay đầu về núi. Con người học võ cũng thế, khi gặp nguy cấp, thường phản ứng tự nhiên. Tự nhiên thì chiêu số mình xử dụng hàng ngày sẽ xuất ra. Trong lúc Thuận-Tông gặp nguy hiểm, tính mệnh như treo trên sợi tóc, nó phát bừa một chiêu đỡ. Chiêu đó là Loa-thành nguyệt ảo gốc thuộc Cửu-chân. Bình! Một thân người bay bổng lên cao, rơi xuống giữa đài. Ai cũng tưởng người đó là Thuận-Tông, không ngờ là Yên Đạt. Thuận-Tông vừa định đánh tiếp chiêu nữa, thì có tiếng chiêng báo hiệu đã được năm mươi hiệp. Hai bên hưu chiến. Nùng Tồn-Phúc dơ tay nói: - Đúng luật lệ, hai bên đấu với nhau được năm mươi hiệp. Tạm nghỉ nửa giờ rồi tái đấu. Thuận-Tông xuống đài. Lê Văn thoa bóp các bắp thịt cho nó. Trong khi Tự-Mai dặn: - Phải chú ý lắm mới được. Mình có hai loại võ công khắc chế với Yên Đạt. Khi thấy Yên Đạt dùng võ công Võ-đang thì mình dùng Côi-sơn quyền pháp. Còn khi thấy nó dùng võ công Liêu-Đông thì mình dùng võ công Mê-linh. Bất cứ trường hợp nào, mình cũng phải đánh nó một chiêu. Khi nó bị một chiêu khắc chế, ắt căn bản bị tuyệt. Bấy giờ mình phải đánh liên tiếp như sóng vỗ, như núi lở, như băng tan, như mây trôi, ắt nó bị hạ liền. Nói rồi nó giảng chi tiết cách biến từ Côi-sơn quyền pháp sang Mê-linh quyền pháp. Nó giảng được một lần, đang định giảng tiếp về phương pháp từ biến từ võ công Mê-linh sang quyền pháp Côi-sơn, thì chiêng báo hiệu trận thứ nhì. Lần này đã có kinh nghiệm, Thuận-Tông xuất chiêu trước bằng Côi-sơn quyền pháp. Yên Đạt thấy chiêu số của Thuận-Tông hung hiểm lạ thường, lại khắc chế với võ công của nó. Nó kinh hoảng lùi lại một bước tránh đòn. Thuận-Tông không nhân nhượng tiến lên đánh liền ba chiêu. Yên Đạt đỡ được hai chiêu, đến chiêu thứ ba nó đẩy ra một chiêu Liêu-Đông. Bình một tiếng, Thuận-Tông bật lui liền ba bước. Nó cảm thấy chân khí bị biến mất. Đã có kinh nghiệm, nó mượn đà lui lại. Trong khi Yên Đạt truy kích bằng hai chiêu Liêu-Đông. Thuận-Tông phát chiêu Hải-triều lãng lãng. Bình một tiếng Yên Đạt cảm thấy trời long đấtt lở, tai ù đi. Nó đang kinh hoàng thì lớp thứ nhì tới. Bình một tiếng, nó bật lui đến mép đài, thì lớp thứ ba đã bao trùm khắp người. Nó tung mình lên cao, chân đá gió một cái, người bay vào giữa đài. Thuận-Tông chuyển mình một cái, lớp thứ tư như cái cầu vồng đánh về sau. Yên Đạt kinh hãi, nó đánh ra một chiêu Võ-đang. Bộp, cả hai lảo đảo lui lại. Kinh nghiệm, Thuận-Tông đổi sang Côi-sơn quyền, nó co chân đá vòng vào thái dương trái Yên-Đạt, trong khi tay đẩy thẳng về trước. Yên Đạt trầm người xuống tránh cước. Hai tay nó chụp lấy tay Thuận-Tông. Thuận-Tông giật mạnh một cái, người Yên Đạt bay bổng lên cao rơi xuống dưới đài. Khán giả vỗ tay vang dội hoan hô. Nùng Dân-Phú chờ Yên Đạt lên đài, y cho hai thiếu niên hành lễ với nhau, rồi hướng vào cử tọa: - Tấu vua Bà. Thưa quý quan khách, theo thể lệ cuộc đấu thiếu niên Lê Thuận-Tông thắng trận nhì. Bây giờ tới trận chung kết. Lê Thuận-Tông đấu với Vi Chấn. Ai thắng sẽ trở thành người thừa kế Lưu lạc hầu, làm lạc hầu Thượng-oai. Vi Chấn chắp tay hướng Thuận-Tông: - Lê huynh võ công cao cường. Muôn ngàn lần đệ không thể là đối thủ. Đệ xin cung kính chịu thua. Cử toạn vỗ tay vang dội. Nùng Tồn-Phúc nói lớn: - Theo thể lệ, ứng viên Lê Thuận-Tông trúng cách làm lạc hầu Thượng-oai. Thuận-Tông ôm lấy Vi Chấn. Cả hai cười với nhau. Hai thiếu niên vái nhau rồi xuống đài. Nùng Tồn-Phúc tiếp: - Bây giờ tới bốn ứng viên Hà Thiện-Lãm, Hoàng Tích, Tu Kỷ, Nùng Sơn-Bi tranh tài làm lạc hầu Phong-châu. Mời bốn ứng viên lên đài. Bốn thiếu niên lên đài hướng vào vua Bà hành đại lễ, rối rút thăm. Sau khi kiểm thăm, Nùng Tồn-Phúc tuyên bố: - Trận đầu Hà Thiện-Lãm đấu với Hoàng Tích. Trận thứ nhì Tu Kỷ đấu với Nùng Sơn-Bi. Tu Kỷ, Nùng Sơn-Bi xuống đài. Nùng Tồn-Phúc cho Lãm, Tích đứng đối diện nhau, rồi nhắc lại thể lệ cuộc đấu. Nhớ chỉ dụ của vua Bà, Thiện-Lãm tự nhủ: - Bất cứ trường hợp nào ta cũng không thể thẳng tay với Hoàng Tích. Ta cần tỏ ra lễ độ, mới mong thu phục nhân tâm vùng Bắc-biên này. Nó chắp tay hành lễ: - Hà Thiện-Lãm, đệ tử phái Tản-viên kính chào Hoàng huynh. Hoàng Tích cũng chắp tay thành quyền: - Đệ Hoàng Tích, đệ tử phái Tây-vu kính chào Hà huynh. Mong Hà huynh nhẹ tay cho. Hoàng Tích phóng quyền đến vù một cái. Hà Thiện-Lãm nhận ngay ra đó là chiêu Long-hổ quyền, rất tinh diệu, hung hiểm, nhưng đường đường chính chính. Nó lùi lại một bước tránh đòn, miệng mỉm cười: - Đệ nhỏ hơn Hoàng huynh hai tuổi. Vì vậy xin nhường Hoàng huynh một chiêu. Hoàng Tích cười lớn: - Hà huynh đệ là con cháu thánh Tản có khác, hành vi lễ độ phi thường. Đấu được hai mươi chiêu, Thiện-Lãm thấy căn bản của Hoàng Tích rất vững chắc. Mỗi chiêu, công thủ, tiến thoái đúng khuôn phép, tỏ ra được huấn luyện rất cẩn thận. Nhưng công lực không được làm bao. Nếu nó muốn hạ Tích, chỉ cần đánh mươi chiêu Phục-ngưu thần chưởng thì xong ngay. Nhưng nó được Tự-Mai, Lê Văn dặn trước, nên cứ dùng những chiêu rất tầm thường, lại chỉ vận có năm thành công lực. Vì vậy trận đấu kéo dài. Khán giả thuộc giới võ lâm chỉ nhìn qua cũng biết sự thực. Còn dân chúng thì cho rằng hai người ngang sức. Hai người đấu với nhau đến chiêu thứ chín mươi, thì trống báo hiệu tới giờ nghỉ. Thiện-Lãm nhảy lùi lại xá một xá: - Đa tạ Hoàng huynh nhẹ tay. - Cảm ơn Hà huynh quá khen. Hai người dắt nhau xuống đài. Khác với những cặp đấu trước. Khi xuống đài, ai về chỗ người đó, có đồng môn thoa bóp cho. Lần này hai đấu thủ cùng ngồi chung một chỗ, cùng uống nước suối, bóp chân, nắn tay cho nhau. Thiện-Lãm với Hoàng Tích mới gặp nhau, mà như quen nhau từ bao giờ. Hai người cười nói, bàn tán về những chiêu đã đấu với nhau. Hoàng Tích nói: - Hà huynh đệ này. Huynh nghe nói bất đứ đệ tử Tản-viên nào cũng có quyền dẫn bạn lên Tản-lĩnh chơi. Sau trận đấu này, huynh đệ đưa ta lên lễ thánh Tản đi. - Gì chứ điều đó thì được. Huynh lên đấy sẽ thấy mây đi dưới chân mình. Hoa trên đó nở bốn mùa. Mùa này là mùa hoa cúc đây. Có hoa cúc vàng, có hoa cúc trắng, lại có cả hoa cúc tím nữa. - Còn ngược lại ta sẽ dẫn huynh đi săn chim cu rừng rồi nướng ăn, Cu rừng nướng ngon lắm. Hơn hẳn cu dưới miền xuôi. - Hoàng huynh là chỗ thế nào với lạc hầu Hoàng Sùng-Anh? - Ta phải gọi người bằng chú họ. Vì các động của người thiếu nhân tài, người không muốn nhường ngôi cho ta, mà xin tuyển thay thế để có nhân tài. Bất biết ai thắng, người cũng nhường ngôi ngay, để người ngao du sơn thủy. À, nghe nói huynh đệ là nghĩa tử của vua Bà phải không? - Đúng vậy. Mạ mạ nuôi đệ với Thuận-Tông từ hơn hai năm nay. Còn sinh phụ mẫu quê ở trấn Thanh-hoá. - Ước gì huynh đệ thắng trận này, về làm lạc hầu Phong-châu, anh em mình tha hồ bàn truyện sao cho trang động mình trở thành giầu có. - Vậy chúng mình cùng ước hẹn. Hễ ai thắng mấy người kia phải trợ giúp trong việc phát triển trang ấp. - Lời huynh đệ sao giống ông Cú rừng quá. Hôm rồi ông Cú rừng tới thăm chú Sùng-Anh cũng khuyên chú rằng, bất cứ ai trong bốn chúng ta lên làm lạc hầu, cũng mời ba người còn lại giúp sức. Sáng nay chú có bàn với dưỡng phụ Tu Kỷ, ông ta lắc đầu không chịu. - Sao vậy? Đến đó, trống báo hiệu trận đấu thứ nhì. Hai trẻ dắt nhau lên đài. Trận đấu tiếp tục. Hoàng Tích vẫn dùng Long-hổ quyền của phái Tây-vu. Thiện-Lãm dùng Tản-viên quyền. Hai người vừa đấu vừa cười, giống như đùa vui. Đấu đến hiệp thứ trăm lẻ một, trống báo hiệu chấm dứt. Hai trẻ ôm choàng lấy nhau cười ha hả. Nùng Tồn-Phúc tuyên bố: - Cả hai trận, không ai hạ được ai. Bây giờ chờ cộng điểm. Tồn-Phúc bàn cùng các giám khảo, rồi cộng điểm lại. Y tuyên bố: - Về võ đạo cả hai bằng nhau, thái độ thanh thản, hoà thuận như anh em trong nhà. Về nội lực Thiện-Lãm sung mãn hơn Hoàng Tích. Về chiêu số ngang nhau. Như vậy Thiện-Lãm thắng cuộc. Hai trẻ quì gối hướng vua Bà hành lễ, rồi lại hành lễ với giám khảo, sau đó dắt nhau xuống đài. Nùng Tồn-Phúc gọi Tu Kỷ với Nùng Sơn-Bi lên đài. Sau khi nhắc lại qui luật cùng phương thức tuyển lựa, y hô lớn: - Xuất chiêu. Tu Kỷ lùi một bước, người y vọt lên cao, đá một hồi phong cước vào mặt Sơn-Bi. Sơn-Bi trầm người xuống tránh khỏi, y trả lại một quyền, trúng bắp chân Kỷ đến bốp một tiếng. Kỷ loạng choạng suýt ngã. Sơn-Bi thuận thế tung một quyền vào ngực nó. Thực ra bản lĩnh Tu Kỷ cao hơn Sơn-Bi gấp bội. Chỉ vì y khinh địch, lại muốn biểu diễn ta đây, mà bị trúng hai đòn. Đau quá, hoá khùng, y lùi lại tung một chưởng vào ngực Sơn-Bi. Thấy chưởng phong ác liệt, Sơn-Bi khoanh hai tay trước ngực đỡ. Bình một tiếng, chưởng trúng ngực. Sơn-Bi bị đẩy lui hai bước. Nó nghiến răng lao vào người đối thủ. Sức lao của nó thực phi thường. Tu Kỷ né sang bên cạnh tránh khỏi, rồi túm lấy đầu nó giật mạnh trở lại. Sơn-Bi biết nguy hiểm, nó không gỡ thế nắm, mà tống vào ngực đối thủ bằng cả hai quyền. Tu Kỷ bị trúng đòn đến binh một cái. Nó nghiến răng chịu đòn, tay trái chém vào cổ đối thủ. Sơn-Bi kinh hoảng nhảy vọt lên, đầu nó trúng hàm Tu Kỷ, làm răng cắn vào lưỡi. Tu Kỷ đau thấu tâm can. Rõ ràng võ công mình cao hơn đối thủ, nhưng vì Sơn-Bi đánh toàn những đòn như người không biết võ, nên Tu-Kỷ bị trúng liên tiếp. Tay vẫn nắm tóc Sơn-Bi, nó giật mạnh kéo đối thủ lại gần, dùng tay trái đâm vào mắt phải đối thủ. Sơn-Bi đau quá rú lên một tiếng, máu chảy đầy mặt, hai tay nó chụp hạ bộ Tu-Kỷ bóp mạnh. Tu Kỷ thét lên, dùng tay trái chọc vào mắt trái, rồi dùng hai tay gỡ tay Sơn-Bi ra. Sơn-Bi bị mù hai mắt, đau đớn cuồng loạn, nó cứ bóp chặt hạ bộ Tu-Kỷ. Trong khi Tu-Kỷ bóp cổ nó. Cả hai ngã lăn trên đài. Đến đó trống báo hiệu hết trận thứ nhất. Nhưng hai trẻ cứ ôm nhau, lăn lộn trên đài. Nùng Tồn-Phúc kinh hoảng vội chạy lại gỡ hai người ra, thì hai mắt Tu Kỷ trợn trừng, hơi thở chỉ còn thoi thóp. Còn Sơn-Bi máu me đầy người. Lê Văn vọt lên đài xem xét. Nó nói lớn: - Nùng huynh chết rồi. Còn Tu huynh bị thương nặng, tuy không chết, nhưng e từ nay không còn làm chồng được nữa. Hai đứa trẻ được đưa xuống đài. Nùng Tồn-Phúc tuyên bố: - Tu-Kỷ thắng Sơn-Bi. Tuy nhiên vì Kỷ đánh tử thương Sơn-Bi, nên bị loại. Rút cục Hà Thiện-Lãm thắng cuộc, làm lạc hầu Phong-châu. Lễ-bộ thượng thư lên đài, bà nói với Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lãm: - Hai cháu đến trước vua Bà hành đại lễ. Hai trẻ lễ đủ tám lễ. - Hai cháu hướng các vị giám khảo lễ tạ. Hai trẻ hướng bốn giám khảo lễ ba lễ. - Ngày mai hai cháu sẽ đi cùng lạc hầu Hoàng Sùng-Anh, Lưu Nguyên tới lễ Hồ tiên cô cùng các liệt tổ phái Tây-vu, rồi Thuận-Tông theo Lưu lạc hầu, Thiện-Lãm theo Hoàng lạc hầu về tổ đường Thượng-oai, Phong-châu làm lễ cáo. Bắt đầu ngày mùng mười tháng ba sang năm, hai cháu đến lễ đền thờ Quốc-tổ Phục-Hy, Thần-Nông, Hùng-vương, An-dương vương rồi nhận chức. Hơn tháng sau, sau khi chuẩn bị đi sứ xing, Khai-Quốc vương truyền: - Việc ở đây xong. Năm em theo ta với chị Thanh-Mai lên đường đi sứ. Chúng ta sang Tống. Hãy nhớ rằng chúng ta kết hiếu với họ. Vì vậy kể từ khi vào đất Tống, tuyệt đối không dùng võ công. Chỉ dùng võ công khi tính mệnh bị lâm nguy. Mọi việc để quan quân Tống chịu trách nhiệm. Vương nhìn Lê Văn: - Riêng sư tỷ Thanh-Mai với chú mười tha hồ thi hành y đạo. Càng trị cho nhiều người càng tốt. Ta gây cảm tình trên đường đi. Chúng ta sẽ sang Ung, rồi đi Hổ-môn, qua Khúc-giang. Sau đó tới Trường-sa sẽ ngừng lại cánh đồng Tương, qua hồ Động-đình thăm động Tam-sơn, Quân-sơn nơi có di tích Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vương chỉ Thiệu-Cực: - Hệ thống tế tác của ta bên Tống ra sao? Cháu trình bày hiện tình triều Tống để mợ với các em biết, hầu còn đối phó. Thiệu-Cực hú lên một tiếng, hai thiếu niên từ ngoài chạy vào. Chàng ra lệnh: - Em sai một trăm con sói gác quanh tụ sảnh đường. Một trăm chim ưng tuần phòng trên trời. Tuyệt đối không cho bất cứ ai lai vãng quanh đây một trăm trượng. Khai-Quốc vương hài lòng. Vương khen cháu: - Các em phải chú ý học lấy những tinh tế, cẩn thận của anh Thiệu-Cực trên đường đi Tống. Thiệu-Cực đem một cuốn trục treo lên, rồi chỉ vào đồ hình: - Đây là tổ chức triều Tống. Các em phải chú ý thuộc lòng. Đầu tiên anh nói về những liên hệ hình thành triều Tống đã. Trước tiên Nhật-Hồ vốn người Việt lưu lạc sang Tây-vực, được giáo chủ Hồng-thiết giáo thu làm đồ đệ, rồi sai về phương Đông truyền giáo. Lão nhân gặp Lưu Trí-Viễn người bộ lạc Sa-đà, kết làm huynh đệ, lập ra bang Nhật-Hồ. Sau đó lão bỏ về Đại-Việt. Lưu Trí-Viễn nhờ bang chúng, nổi lên làm vua ở Đại-lương, xưng làm Hán Cao-tổ (Đinh-Mùi, 947). Hà Thiện-Lãm hỏi: - Em tưởng Hán Cao-tổ họ Lưu tên Bang chứ? - Đúng thế, đó là truyện hơn nghìn năm trước. Sử gọi nhà Hán của Lưu Bang là Tây-Hán. Sau hơn ba trăm năm Tây-Hán bị Vương Mãng cướp ngôi, rồi Quang-Vũ khởi binh trung hưng cai trị ngoài hai trăm năm nữa, gọi là nhà Đông-Hán. Bây giờ Trí-Viễn họ Lưu tuy không liên quan với hai triều Hán kia, nhưng vẫn xưng là Hán. Thiện-Lãm bật cười: - Vậy nhà Hán này là nhà Hán »cùi». - Cứ tam gọi như vậy đi. Trí-Viễn làm vua ít năm, truyền ngôi cho con tức Hán Ẩn-đế. Ẩn-đế làm vua được ba năm bị Quách Ngạn-Uy cướp ngôi lập ra nhà Chu «cùi» (Tân-Hợi, 951). Ngạn-Uy làm vua bốn năm rồi truyền ngôi cho con nuôi, cũng là cháu vợ tên Sài-Vinh (Giáp-Dần, 954). Tức Chu Thế-Tông. Chu Thế-Tông làm vua sau sáu năm thì chết, nhường ngôi cho con là Chu Cung-Đế. Cung đế làm vua hai năm, bị sư đệ của Chu Thế-Tông tên Triệu Khuông-Duẫn cướp ngôi lập ra nhà Tống (Canh-Thân, 960) . Thuận-Tông kêu lên: - Lộn xộn quá. - Khuông-Duẫn làm vua mười bẩy năm thì băng, truyền ngôi cho em là Triệu Khuông-Nghiã (Bính-Tý, 976). Sau khi Khuông-Duẫn chết triều thần tôn Khuông-Duẫn làm Thái-tổ khải-vận, lập cực, anh võ, duệ văn, thần đức, thánh công, chí minh hoàng đế. Miếu hiệu là Thái-tổ. Ta gọi là Tống Thái-tổ. Lê Văn cười: - Khi mình tiếp xúc bới vua quan nhà Tống, cứ đem cái tên dài thoòng mười tám chữ ra mà nói, ắt chúng khoái chí lắm. Thiệu-Cực gật đầu cười: - Khuông-Nghiã làm vua được hai mươi hai năm thì băng.Truyền ngôi cho con thứ ba là Triệu Nguyên-Hằng (Mậu-Tuất, 998). Triều thần tôn Nghiã làm Thái-tông thần công, thánh đức, văn võ hoàng đế . Tôn Đản gật đầu: - Hôm trước trên núi Chung-chinh sư tỷ Thanh-Mai đã nói về các con vua Thái-tông rồi. Ông Triệu Thành tên thực Nguyên-Nghiễm, con thứ tám Thái-tông tước phong Bành-vương sau đổi thành Kinh-vương, rồi Định-vương. Cuối cùng Bình-Nam vương. Chân-tông làm vua được hai mươi lăm năm thì chết, nhường ngôi cho con thứ sáu tên Trinh (Nhâm-Tuất, 1022). Ông này lấy niên hiệu Thiên-Thánh. Như thế Triệu Nguyên-Nghiễm là chú ruột hoàng đế Thiên-Thánh. Chúng ta đương phải đối đầu với ông ta. Vậy anh hãy trình bầy tiểu sử ông ta thực chi tiết cho chúng em nghe. Thiệu-Cực gật đầu: - Ông ta là con thứ tám vua Thái-tông, do bà Vương Đức-phi sinh ra. Tính cực kỳ hiếu thảo. Học văn thông minh quán chúng. Học võ mau hơn bất cứ hoàng tử nào. Tính tình hiếu hòa, hành sự cẩn trọng. Vua Thái-tông yêu thương đặc biệt, có ý muốn nhường ngôi cho. Nghiễm nghĩ rằng ai làm vua cũng được. Tống triều cần phải có một thân vương ra ngoài cầm quân, mở rộng biên cảnh, nên xin phụ hoàng truyền ngôi cho người khác. Thấy cuộc đời Nguyên-Nghiễm hơi giống Khai-Quốc vương. Mọi người đưa mắt nhìn vương. Vương mỉm cười. Thiệu-Cực tiếp: - Vua Thái-tông cho chầu bên cạnh, hầu giảng giải việc trong ngoài, phép trị nước. Theo luật Tống, các con trai vua tuổi mười ba, mười bốn, đã được cưới vợ , phong chức tước, rồi cho mở phủ đệ riêng. Vua Thái-tông sủng ái Nghiễm, nên lưu giữ ở trong cung. Đến năm y hai mươi tuổi, mà vẫn được ở Hoàng-thành, vì vậy hoàng thân, phi tần đều gọi y là Nhị thập bát thái bảo. Nhị thập để chỉ tuổi hai mươi. Bát để chỉ Nghiễm con thứ tám. Kim-Thành than: - Vua Thái-tông thương ông ta, hóa ra hại ông ta. Giá như năm mười ba cho ông ta mở phủ đệ riêng, phong chức tước rồi dần dần thăng lên có phải năm hai mươi ông ta có địa vị cực cao không? Thiệu-Cực gật đầu: - Kim-Thành bàn đúng. Vì vậy khi vua Chân-tông lên ngôi vua, mới cho Nghiễm ra ngoài, được phong Kiểm-hiệu thái-bảo, Tả-vệ thượng tướng quân, Tào-quốc công. Hà Thiện-Lãm gãi đầu: - Chức tước gì mà dài quá vậy? - Bản triều cũng như Tống, đối với các quan thì hoặc chức văn hoặc chức võ, rồi thêm tước vào. Đôi khi mới có người được giữ quyền cả văn lẫn võ. Còn đối với vua chư hầu, hoàng-tử, thường được phong cả chức văn, võ chức võ lẫn tước. Như Nguyên-Nghiễm đầu tiên được phong chức văn Kiểm-hiệu thái bảo tức đứng hàng thứ tư sau Thái-sư, Thái-úy, Thái-phó. Chức võ thì nhỏ xíu Tả-vệ thượng tướng quân. Còn tước mới có Tào-quốc công. Kim-Thành à lên: - Em biết ngay mà. Bây giờ vua Thái-tông băng rồi. Ông ta phải ra khỏi cung, với tước Quốc-công chưa được quyền mở phủ đệ riêng, chẳng có chân tay. Cũng tội. - Khi vua Chân-tông cầm quyền, có những vấn đề liên quan tới vua Thái-tông, ông ta bỡ ngỡ, phải hỏi Nguyên-Nghiễm, nhờ y giúp đỡ. Nguyên-Nghiễm tận tình giúp anh rất đắc lực, lại tỏ ra không tham vọng quyền bính, mà chỉ muốn mở rộng giang sơn. Vì vậy vua hối hận, nên năm sau mới phong cho làm Bình-hải quân tiết độ sứ, đồng trung thư môn hạ bình chương sự, kiểm hiệu thái phó, Quảng-lăng quận vương. Thuận-Tông hỏi: - Khi có cái chức Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, ông ta mới có quyền tuyển môn hạ văn võ riêng? Đồng-trung thư môn hạ bình chương sự tức là quyền ngang Tể tướng. Tể tướng đương nhiên tham dự nghị sự triều chính, để cố vấn cho ông anh? - Đúng thế. Ông ta nhã lượng, ôn nhu, khuất thân cầu hiền tài. Nhân tài theo về rất đông. Vua Chân-tông gia thăng cho Chiêu-võ, An-đức-quân tiết độ sứ, Vinh-vương. Rồi lại cải thăng Phận-âm kiêm thị trung, trấn nhậm vùng An-tĩnh, Võ-tín, gia Kiểm hiệu thái-úy kiêm trung thư lệnh. Như vậy quan lên đến tột đỉnh. Nhưng ông vẫn chưa chịu tuyển vương phi. Mọi người bật cười nhìn Khai-Quốc vương, vì thấy hành trạng hai người giống nhau. Thiệu-Cực tiếp: - Vì vua Chân-tông muốn lập Lưu-phi làm Hoàng-hậu. Quần thần, thân vương nghị luận phân vân. Vua hỏi ý kiến Nghiễm. Ông lẳng lặng chỉ tay vào ngực, ý nói: Vua hãy tự quyết. Vua bèn phong Lưu-phi làm Hoàng-hậu. Lưu-hậu nhớ ơn Nghiễm. Lúc đầu phù trì cho ông ta. Sau bà thấy Nghiễm tinh minh mẫn cán, sợ khó lòng cho việc xen vào triều chính. Bà gây ra vụ cho một phi tần giá họa rằng tư thông với Nghiễm. Vua Chân-tông đoạt ấn Võ-tín, giáng làm Đoan-vương, giải tán phủ đệ. Ông bơ vơ phải đi ở nhờ phò mã Thạch Bảo-Cát. Kim-Thành than: - Tội quá. - Sau, một võ lâm cao thủ, gia khách của Nghiễm, đang đêm lẻn vào cung bắt bọn thái giám, cung nữ tra ra manh mối, rồi đột nhập tẩm cung vua Chân-tông tâu hết mọi sự. Vua hối hận, giết hơn mười người, giải oan cho Nghiễm, phong Trấn-hải, An-hóa-quân tiết độ sứ, Bành-vương, rồi Thông-vương, Kinh-vương gia Thái-bảo. Tự-Mai than: - Vua gì mà đểu với em thế? Khai-Quốc vương hỏi: - Sao chú biết? - Em mình có tài có công, mà vợ bầy kế hại em mình. Khi khám phá ra phải truất phế vợ, thăng chức tước cho em lớn hơn. Có đâu lại phong cho chức tước nhỏ xíu. Như vậy nhà vua vẫn coi như em có tội, ra cái điều thương hại, ân xá, rồi ban ơn cho chức tước mới. Thế võ lâm cao thủ ấy tên gì? - Đông-Sơn lão nhân. Mọi người cùng à lên một tiếng. - Khi Thiên-Thánh hoàng-đế được lập làm Thái-tử. Vua Chân-tông muốn hoà giải thù oán giữa Lưu- hậu với Nghiễm, bèn phong cho Nghiễm làm Thái-phó dể dạy Thái-tử. Trong khi dạy học, Nghiễm thương yêu Thái-tử cực kỳ. Đến nỗi ăn ngủ, đi đâu chú cháu cũng ở cạnh nhau. Vua Chân-tông đau liệt dường, Lưu-hậu cầm quyền, bọn Khấu Chuẩn mưu đem quân vào cung truất phế Lưu-hậu, đưa Thái-tử làm Giám-quốc. Nguyên-Nghiễm đập tan mưu đó. Vì vậy Lưu-hậu kính nể Nghiễm vô cùng. Thái-tử lên ngôi tức Thiên-Thánh hoàng-đế, Lưu-hậu làm phụ chính, phong cho Nghiễm làm: Thái-úy, thượng thư lệnh kiêm trung thư lệnh, Định-vương. Khi tâu không phải xưng tên, tấu chương khỏi viết tên. Mới đây phong Thái-úy, thượng thư lệnh kiêm trung thư lệnh, quản Khu-mật viện, Bình-Nam vương. (1) Ghi chú(1) Đoạn này thuật nguyên văn trong Tống-sử trang 8705-8706.Tự-Mai hỏi: - Hiện ông Thiên-Thánh này bao nhiêu tuổi rồi? - Ông ta sinh năm Canh-Tuất (1010) năm nay là năm Đinh-Mão (1027), ông ta đã mười tám tuổi. Như vậy lúc lên ngôi vua ông ta mới có mười ba tuổi. Khi vua Chân-tông sắp băng, di chiếu cho mẹ Nguyên-Trinh là Lưu hoàng-hậu quyền xử trị việc nước. Chương trình thôn tính Thổ-phồn, Tây-hạ, Đại-lý, Đại-Việt bắt đầu từ đây. Tôn Đản dơ tay lên làm hiệu khâm phục: - Bà này ghê đấy. Đối với ta bà là kẻ thù. Còn đối với Tống, bà là anh hùng. Dễ gì có đàn bà mà hùng tâm như thế. - Đúng vậy. Nhân sĩ Tống tuy chỉ trích, nhưng vẫn khâm phục bà. Tự-Mai hỏi: - Em nghe nói Lưu hậu xuất thân thuộc gia đình nghèo khó lắm phải không? - Nghèo khó còn khá, phải nói rằng ty tiện mới đúng. Khai-Quốc vương nhìn Tôn Đản, Thuận-Tông, Thiện-Lãm: - Xuất thân như thế mới hiểu dân tình. Ngay Tự-Mai, Lê Văn nếu không lăn lộn mấy năm qua, chưa chắc đã có trình độ ngày hôm nay. Cháu trình bầy tiểu sử Lưu-hậu thực chi tiết, bằng cách nào bà từ một cô gái nghèo hèn, mà leo lên tới tột đỉnh quyền uy? - Lưu thái-hậu không rõ họ gì. Bà gốc người vùng Thái-nguyên sau di về đất Hoa-dương thuộc Ích-châu. Khi tuyển cung, bà phải khai lý lịch tổ tiên. Không biết tổ tiên là ai, bà bịa ra rằng: Tổ tên Diên-Khánh, làm quan dưới triều Tấn, Hán tới chức Hữu kiêu-vệ đại tướng quân. Phụ thân tên Thông, lĩnh chức Hổ-đô chỉ huy sứ, lĩnh thứ sử Gia-châu. Trong lần tùng chinh Thái-nguyên bị tử trận. Bà là con gái thứ nhì trong nhà. Trước đây, một đêm thân mẫu bà nằm mơ thấy mặt trăng rơi vào bụng, sau đó mang thai, sinh ra bà. Tự-Mai, Lê Văn cùng nhìn nhau cười khúc khích. Thiệu-Cực hỏi: - Hai em cười gì? Tôn Đản bào chữa cho Mai, Văn: - Hai đứa này nó cười, vì sáng nay bọn em bàn nhau rằng người Hoa luôn huyền thoại thần thánh vua, quan, anh hùng của họ. Vua thì cứ phải là rồng là Thanh-y đồng tử giáng hạ. Võ phải Vũ-khúc tinh quân, Bạch-hổ tinh quân. Văn phải sao Thái-bạch kim tinh, Văn-khúc tinh quân. Cái ông Tống Thái-tổ cũng bình thường như trăm người khác. Thế mà họ bịa rằng ông ta vào đền, thấy ngựa gỗ, nhảy lên cỡi, lập tức thần nhập vào, ngưa phi như bay. Bây giờ cái bà Lưu-hậu thối tha này được bọn văn quan bợ đít, bịa ra rằng mặt trăng rơi vào lòng mẹ. Vì vậy hai đứa nó mới cười. - Bà ta mồ côi cả cha lẫn mẹ trong lúc còn bế ngửa. Bấy giờ có Lưu Cung-Mỹ người đất Thục bỏ tiền ra mua làm tôi tớ, rồi đưa về kinh sư. Năm mười lăm tuổi, được tuyển làm cung nữ hầu hạ vua Chân-tông, bấy giờ Chân-tông còn là Hoài-vương. Tôn Đản đưa mắt nhìn Tự-Mai, rồi cười: - Chắc chắn cái ông Thái-tử Hằng bị cô cung nữ khôn ngoan chăng lưới bắt. Nên sau mới thành Hoàng-hậu rồi Thái-hậu. Khai-Quốc vương gật đầu: - Đúng thế. Triều Tống tuyển phi tần cho các Thái-tử cũng khắt khe như bản triều. Vì vậy những cô gái con quan, tuổi mười ba đến mười lăm bị đưa vào cung, ngây ngây ngô chẳng biết gì. Vì vậy đâu có làm cho các Thái-tử say mê? Bà Lưu hậu sống mồ côi, làm tôi tớ từ nhỏ, có thừa thói lưu manh dân dã mà lọt vào cung, bà ta thiếu gì bùa phép làm cho ông Thái-tử Hằng mê mệt. Thiện-Lãm nói bâng quơ: - Khi gặp được người mà mình mê, bất kể xấu đẹp, già trẻ, sang hèn, mình vẫn hạnh phúc hơn đối với người khác. Cả bọn năm thiếu niên cùng cười khì. Tôn Đản cau mày suy nghĩ, rồi hỏi Thiệu-Cực: - Anh nghĩ gì về xuất thân của Lưu hậu? Thiệu-Cực hỏi ngược lại: - Em nghĩ sao? - Em thấy xung quanh Lưu-hậu bao trùm màn bí mật rất khó giải thích. Một là theo quan chế nhà Tống khi một vị quan được phong tới tước công, một phi tần lên tới bậc quý-phi, Hoàng-hậu. Bộ Lễ sẽ tâu trình phong chức tước cho cha mẹ, truy phong tổ tiên đến tam đại. Anh em, cháu gọi bằng bác, chú, cô cũng được ban chức quan. Thế mà khi bà được phong Hoàng-hậu, chỉ đưa tên có một người chủ cũ là Lưu Cung-Mỹ để nhận ân điển. Rõ ràng bà biết tổ tiên, cha mẹ là ai kia mà? Đã biết cha mẹ, ắt biết rõ mình họ gì chứ? Hà cớ lấy họ của người chủ, mà bà đã làm nô bộc cho y? Tại sao bà không đưa tên cha mẹ, ông bà cùng họ ra? Mọi người đều công nhận lý luận của Tôn Đản đúng. Nó tiếp: - Hai là: Hiện bà lên tới Thái-hậu, uy quyền bao la. Kẻ thù cũng lắm, người theo cũng nhiều. Thế thường khi kẻ yêu, người ghét muốn suy tôn hay công kích đều nhắm vào gia đình họ hàng. Thế mà triều Tống với hàng vạn quan chức, không ai tìm được tông tích bà. Lý lịch bà rất lờ mờ. Vậy bà là ai? Khai-Quốc vương gật đầu: - Chính ta cũng thắc mắc như Đản, mà không sao giải thích được. Kỳ này tới Biện-kinh ta phải dò cho ra. Thôi Thiệu-Cực tiếp. Thiệu-Cực tiếp: - Nhưng cuộc đời bà đâu có giản dị như vậy? Nhũ mẫu của Thái-tử Hằng là Thái-Quốc phu nhân vốn người nghiêm khắc. Bà đem truyện Thái-tử sủng ái một cung nữ xuất thân bần tiện tâu với vua Thái-tông. Vì vậy Thái-tử Hằng phải đưa bà ra ngoài hoàng thành, gửi ở nhà quản gia tên Trương Kỳ. Khi Thái-tông băng, Thái-tử Hằng lên ngôi vua tức Chân-tông. Vua đem bà ta vào cung phong làm Mỹ nữ. Vì bà ta không có thân tích họ hàng, cũng chẳng biết cha họ gì, mới lấy họ Lưu của Cung-Mỹ, coi Lưu Cung-Mỹ như anh ruột. Hai năm sau được phong làm Tu-nghi (2), rồi leo tới chức Phi. Ghi chú(2) Quan chế hậu cung triều Tống có nhiều bậc khác nhau. Hãy kể các bà vợ của vua. Vua có nhiều vợ quá, thành ra phải đặt thứ bậc để dễ cai quản. Cao nhất là vợ chính của vua, gọi là hoàng hậu. Kế tiếp đến các bà phi: quý-phi, thục-phi, đức-phi, hiền-phi. Các bà nghi: đại-nghi, quý-nghi, thục-nghi, thục-dung, thuận-nghi, thuận-dung, uyển-nghi, uyển-dung, chiêu-nghi, chiêu-dung, chiêu-viên, tu-nghi, tu-dung, tu-viên, sung-nghi, sung-dung, sung-viên. Các bà tiệp-dư. Các bà mỹ-nhân. Các bà tài-nhân, quý-nhân. Các bà thấp nhất là cung nữ. Cộng hai mươi bẩy bậc khác nhau. Cho nên độc giả không lấy làm lạ rằng làm vua có đủ thứ thuốc bổ, thầy thuốc giỏi, mà ông nào đến tuổi bốn mươi nếu chưa chết, thì cũng hết xí quách! Chịu sao nổi hằng trăm bà!Kim-Thành hỏi: - Bấy giờ vua Chân-tông có Hoàng-hậu chưa? - Rồi. Khi Chân-tông lên ngôi ( Mậu-Tuất, 998) bắt buộc phải lập Hoàng-hậu họ Quách, do vua Thái-tông cưới cho. Đến niên hiệu Cảnh-đức thứ tư (Đinh-Mùi, 1007) Quách hậu băng. Vua muốn lập Lưu phi lên làm Hoàng-hậu, quần thần cực lực phản đối. Nguyên-Nghiễm khuyên vua nên tự quyết. Vua giữ nguyên ý, lập Lưu phi làm Hoàng-hậu. Tự-Mai than: - Thế là từ một cô gái lọ lem, côi cút, không họ, không quê, bỗng nhiên thành mẫu nghi thiên hạ. Bà ta mà cai trị hậu cung, đố ai cựa quậy nổi. - Bấy giờ bà ta lớn tuổi mà vẫn chưa con. Một văn quan tên Đinh Vị xui bà đi cầu tự. Sau khi cầu tự, bà mang thai, sinh ra một Hoàng-nam, tức Thiên-Thánh hoàng-đế hiện nay. Hai năm sau có thai, sinh ra một Công-chúa. Công chúa tên Huệ-Nhu. Lê Văn hỏi: - Công chúa Huệ-Nhu sau gả cho ai? Thiệu-Cực bật cười: - Chưa, vì cô ta còn nhỏ, mới mười sáu tuổi. Em hỏi làm gì vậy? Bộ muốn làm Phò-mã chăng? - Em nghĩ kỳ này nhân đi sứ, anh cả hỏi cô Huệ-Nhu cho một trong bẩy đứa này. Như vậy mình mất ít lễ cống, mà lợi một cô Công-chúa. Biết đâu nhờ cuộc hôn nhân, khiến Tống bỏ tham vọng chiếm Việt chăng. Thanh-Mai thấy đề nghị của Lê Văn có lý, nàng vuốt tóc nó: - Được rồi, chị sẽ làm như em đề nghị, nhưng những ai ở đâu ra bẩy đứa? - Anh Thiệu-Thái, Thiệu-Cực với năm đứa trời đánh này có phải thành bẩy không? Tự-Mai cốc lên đầu Lê Văn: - Suy nghĩ kỹ rồi hãy nói nghe. Xui anh cả hỏi vợ cho ông ỉn, e chị Mỹ-Linh xé xác chú ra chấm mắm tôm ăn tươi. Hỏi cho Cú vọ ư? Từ nay đừng hòng ăn bún riêu của chị Thanh-Trúc. Còn hỏi cho Thuận-Tông, Thiện-Lãm thì Kim-Thành, Trường-Ninh sẽ bằm chú ra làm chả trứng đó. Rút cục chỉ còn hai đứa mình. Tuy Tự-Mai nói đùa, nhưng cũng làm cho Thanh-Trúc, Kim-Thành, Trường-Ninh ngượng ngập. Thanh-Mai đưa mọi người về thực tại: - Được rồi, triều Tống có hàng trăm công chúa chị sẽ hỏi cho Tự-Mai, Lê Văn, mỗi đứa hai ba cô. Thôi Thiệu-Cực tiếp đi. - Lưu hậu tính khải ngộ, nghe nhiều, nhớ giai. Khi vua Chân-tông làm việc, bà ngồi hầu cạnh. Tấu chương, phong tặng việc việc bà đếu nhớ từ đầu đến cuối. Mỗi sự vua quên bà lại nhắc nhở từng chi tiết một. Tôn Đản thở dài, tỏ vẻ lo lắng: - Lúc đầu nghe nói Lưu hậu cầm quyền, em tưởng bà ta cũng như Lã hậu, Mã hậu đời Hán, Võ hậu đời Đường. Không ngờ bà ta tài trí như vậy! Hèn gì bà muốn chiếm hết các nước xung quanh. Mình phải đối đầu với bà, thực khó thay. - Đúng vậy. Niên hiệu Thiên-hy nguyên niên tháng giêng (Tân-Dậu, 1021) vua Chân-tông bệnh nặng. Mọi tấu chương, do bà ngồi bên đọc, rồi vua ban chỉ sao, bà phê như vậy. Sau dần dần bệnh vua nặng, bà tự duyệt phê. Từ đó, trên thực tế bà đã làm vua rồi. Lạ một điều, những quyết định, phê chuẩn của bà rất sáng suốt, thứ lớp, việc sau với việc trước nhất nhất hợp nhau. Bấy giờ bà mới nghĩ đến thực sự cầm quyền. Đầu tiên bà mượn quyền vua thăng chức tước cho các quan để họ không chống bà. Mùa Thu tháng bẩy ngày Đinh-Tỵ, tể tướng Khấu Chuẩn mật nghị với quần thần, làm tấu chương tâu lên vua cho Thái-tử làm giám quốc. - Chết ông Khẩu Chuẩn rồi! Trường-Ninh buột miệng than. Thiện-Lãm hỏi: - Sao Trường-Ninh biết? - Cứ suy ra thì biết. Bà thay vua cầm quyền đã lâu, mọi sự đều tốt. Khi quyền vào tay, đời nào bà chịu buông ra? Tấu chương của Khấu Chuẩn đưa lên, bà ta đọc xong ắt nổi giận, giả chiếu chỉ của vua cách chức ông ta liền. - Truyện không dễ đâu. Vì Chuẩn làm tể tướng, tước phong tới Công, uy quyền quán chúng. Chuẩn vô tội dễ gì cách chức được. Bà ta tìm cách lôi kéo quần thần. Khai-Quốc vương dơ tay ra hiệu cho Thiệu-Cực: - Cháu trình bầy thành phần quan chức triều Tống bấy giờ đã. - Vâng! Uy quyền nhất bấy giờ là Thông-vương Nguyên-Nghiễm tức Bình-Nam vương Triệu Thành, em vua, lại là thầy dậy Thái-tử. Trước đó mấy năm bà luôn luôn tâu vua thăng chức tước cho Nguyên-Nghiễm, để Nghiễm lo bảo vệ ngôi vua cho học trò. Ông này giữ binh quyền, cùng ngự lâm quân trong tay. Người của bà gồm Hướng Mẫn-Trung mới được phong Tả bộc-xạ, Trung thư thị lang, kiêm Lễ-bộ thượng thư, bình chương sự. Đinh Vị làm bình chương sự. Phùng Thừa lĩnh Lại-bộ thượng thư, kiêm Khu-mật-viện sứ, đồng bình chương sự. Nhậm Trung-Chính, Chu Khởi làm Khu-mật-viện phó sứ. Lý Địch lĩnh Lại-bộ thị lang, kiêm Thái-tử thiếu bảo bình chương sự. Nhưng bà ta có bốn nhân vật cực kỳ lợi hại, ẩn dưới lớp áo thị vệ. Võ công bốn người này cao hơn bọn Vũ Nhất-Trụ nhiều. Tự-Mai ngồi nhổm dậy: - Ai thế? - Không rõ tên tuổi thực. Tên giả một người là Tôn Đức-Khắc, một người là Lê Lục-Vũ. Một người gốc Chân-lạp tên Khiếu Tam Bản. Một người gốc Thái tên Sử-vạn Na-vượng. Thiệu-Cực ngừng lại cho mọi người theo dõi kịp, rồi tiếp: - Cũng tháng bẩy, năm đó, ngày Canh-Dần, bà gọi Đinh Vị vào, truyền chỉ miệng cho y bắt Khấu Chuẩn cùng những ai ký vào tờ biểu giam lại. Một mặt bà sai người bí mật báo cho Khấu Chuẩn biết tin đó. Tự-Mai xuýt xoa: - Khôn. Bà biết Chuẩn không tội khó có thể hạ bệ y. Bà làm như vậy, một là y cúi đầu rút biểu lại. Hai là y dùng binh quyền lật bà. Chờ cho y chuẩn bị, bà tóm cổ hết, với tội trạng rành rành Phản nghịch. Y chạy đâu cho thoát? - Đúng thế. Chuẩn sai Nhập-nội đô tri Chu Hoài-Chính đem cấm quân vào cung phế Lưu-hậu, đưa Chuẩn làm phụ chính Thái-tử. Hai người dưới quyền Chính là Dương Sùng-Đản, Dương Hoài-Cát đến gặp Đinh Vị tố cáo mọi sự. Đang đêm Vị dẫn hai người nhập cung trình bầy với hậu. Khu-mật-viện sứ Tào Lợi-Dụng cũng được thông báo tin đó. Lợi-Dụng khải với Kinh-vương Nguyên-Nghiễm. Nghiễm nghe tin, vội vào cung ôm cháu tức Thái-tử để che chở, rồi huy động binh mã dẹp loạn. Đám cao thủ của Khấu Chuẩn bị Tào Lợi-Dụng, Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ giết hết. Nguyên-Nghiễm truyền lệnh bắt hết phe đảng Khấu Chuẩn, làm biểu tâu lên rằng Chuẩn mưu thí chúa. - Thế thì Nguyên-Nghiễm bất trí, bị Lưu hậu cho vào tròng. Kim-Thành bàn. Khai-Quốc vương lắc đầu: - Trường hợp đó, nếu chú ở vào địa vị ông Nguyên-Nghiễm chú cũng mắc mưu trong nhất thời. Tại sao? Khấu Chuẩn đem binh vào cung khó có thể tin rằng y chỉ truất phế Lưu hậu. Biết đâu y cướp ngôi vua thì sao? Hơn nữa khi binh nhập Hoàng-thành, nơi vua, cung tần, thân vương, hoàng-tử ở, ắt sẽ có cuộc chém giết kinh khủng, làm sao có thể bảo toàn tông tộc nhà vua? Vả Chuẩn làm việc đó thực vô pháp, vô thiên. Cho nên Nghiễm vì sự nghiệp tổ tiên, vì bảo hộ tôn thất cùng thương cháu, thương học trò, phải hành xử như thế. - Cậu luận đúng. Nguyên-Nghiễm không mắc mưu. Sau khi bắt hết phe đảng Khấu Chuẩn, ông điều tra ra manh mối. Nhưng Chuẩn không thể chối tội phản nghịch. Việc này xẩy ra vào niên hiệu Thiên-hy thứ tư (Tân-Dậu, 1021) mùa Thu tháng bẩy ngày Đinh-Sửu. Bọn Chu Hoài-Chính bị giết. Thái-tử thái phó Khấu Chuẩn bị giáng xuống làm Thái-thường tự khanh. Hàn-lâm học sĩ Thịnh-Độ, Khu-mật trực học sĩ Vương Thự đều bị bãi chức. Từ đấy Lưu-hậu mặc sức tung hoành. Nhưng bà vẫn khéo léo lấy lòng Nguyên-Nghiễm, vì Nguyên-Nghiễm cầm binh quyền trong tay. Mùa Thu tháng tám năm đó, ngày Nhâm-Dần, biếm Khấu Chuẩn làm Đạo-châu tư-mã. Thiệu-Cực lấy ra một số thẻ tre khắc chữ, rồi tiếp: - Vua đau yếu liệt dường. Bà vẫn cầm quyền suốt năm đó. Năm sau, cải nguyên là Càn-hưng ( Nhâm-Tuất, 1022). Mùa Xuân tháng hai ngày Giáp-Thìn phong cho Đinh Vị làm Tào-quốc công. Phùng Thừa làm Ngụy-quốc công. Tào Lợi-Dụng làm Hàn-quốc công. Khai-Quốc vương thở dài: - Tiếc thực! Lưu hậu là một nhân tài như vậy, mà lại sinh làm người Hoa, kình chống Đại-Việt. Vì bảo vệ tổ nghiệp, bất đắc dĩ chúng ta phải đối đầu với bà. Bấy giờ bà thực sự làm vua rồi còn gì nữa? - Năm đó, mùa Xuân tháng hai, ngày Mậu-Ngọ vua hôn mê, di chiếu truyền ngôi cho Thái-tử Trinh, phong Lưu hậu làm Thái-hậu tạm cầm quân quốc trọng sự. Lê Văn nhăn mặt: - Có thực thế không? Em nghĩ trong lúc vua hấp hối, đâu biết những ai bên cạnh? E rằng chiếu chỉ đó do bà sai người viết, rồi để vào tay vua. Vua phê là xong. Thiệu-Cực xoa đầu Lê Văn: - Em thông minh thì thông minh thực. Em đoán đúng. Nhưng lời bàn của em trật hết. Vì em không biết luật lệ cung đình. - Luật lệ như thế nào? - Khi vua ban chiếu về vấn đề trọng đại như vậy, sẽ truyền quan Lễ bộ thượng thư hoặc tả, hữu bộc xạ hoặc Trung thư lệnh soạn rồi kiềm ấn. Vua có hai ấn. Một để ở tẩm cung vua do Hoàng-hậu giữ. Một để ở Thừa-đức điện do Tể-tướng giữ. Khi vua ban chiếu thường, dùng ấn ở đâu cũng được. Trường hợp trọng đại như liên quan đến Hoàng-hậu, phải dùng ấn ở điện Thừa-đức. Còn ban chiếu liên quan đến Tể-tướng, phải dùng ấn ở tẩm cung. Chàng nhìn Lê Văn: - Lưu hậu khôn ngoan, đâu dại gì làm như em nghĩ. Bà cho triệu Tả bộc-xạ kiêm Lễ-bộ thượng thư Hứa Mẫn-Trung, cùng bình chương sự Đinh Vị, Lại-bộ thượng-thư kiêm Khu-mật-viện sứ Phùng Thừa vào nghe vua truyền chỉ. Ba người đó là chân tay bà, khó ai biết sự thực ra sao. Khai-Quốc vương gật đầu: - Cậu nghĩ rằng thực. Tại sao ? Cứ trong lý mà suy. Chiếu chỉ có hai phần quan trọng. Một là nhường ngôi cho thái tử Trinh. Hai là cử bà cùng giải quyết việc nước. Về việc thứ nhất, vua Chân-tông rất bằng lòng Thái-tử. Việc truyền ngôi cho Thái-tử là lẽ đương nhiên. Còn cử Lưu-hậu cùng Vua giải quyết việc nước cũng hợp lý. Vì khi Thái-tử được truyền ngôi mới có mười ba tuổi. Lịch đại các triều đều cho phép Thái-hậu buông rèm thính chính với ấu quân. Đối với Lưu hậu, khi vua Chân-tông khoẻ mạnh, mà bà đã cùng ông chung lo quốc sự, thì nay con lên ngôi vua, bà được cử giúp con không có gì lạ cả. Thôi, Thiệu-Cực tiếp. - Luật lệ triều Tống cấm không cho đàn bà đến những điện Sùng-đức, Sùng-chính, Thừa-minh. Vì vậy Thái-hậu không thể dự các buổi triều. Đinh Vị thỉnh Lưu hậu ngự biệt điện để hội triều thần. Trường-Ninh bật cười: - Cái ông Đinh Vị đã có công tôn phò bà, mà không hiểu gì về bà. Đề nghị đó nhất định bà không chịu. Thấy cháu có nhận xét tinh tế, Khai-Quốc vương mừng lắm. Vương hỏi: - Tại sao cháu đoán ra? - Luật triều Tống đâu có cho con cái dân dã làm Vương-phi? Dù có làm Vương-phi sau cũng không thể tôn phong Hoàng-hậu. Đây vua Chân-tông vẫn làm. Một điều bà được ưu đãi vượt luật. Thế thường, cổ kim người hầu cận vua lúc làm việc, thường là phụ chính đại thần, có luật nào cho Hoàng-hậu ngồi cạnh giúp vua giải quyết tấu chương, cùng quyết đoán mọi sự? Thế mà vua Chân-tông lại nhờ bà. Hai điều ra ngoài luật. Đã có hai điều đó rồi, bà ta không coi luật vào đâu nữa. Vì vậy bà ta sẽ nhất định không ngồi ở biệt điện. - Đúng vậy! Bà sai hoạn quan Trương Cảnh-Tông tuyên chỉ với triều đình rằng : Khi tiên đế còn tại thế, ngày đêm ta phụ bên cạnh. Nay đối với con ta, ta lại phải lùi về biệt điện ư?. Thế rồi triều thần rước bà cùng vua ngự ở điện Thừa-minh. Vua ngồi bên trái, bà ngồi bên phải. Từ đấy, bất cứ chỉ dụ gì của vua cũng do bà cả. Thiệu-Cực chỉ vào sơ đồ tổ chức triều Tống: - Sau khi Thiên-Thánh hoàng-đế lên ngôi vua. Việc đầu tiên, bà phong chức tước đền ơn cho người phò tá. Vua lên ngôi được tám ngày tức ngày Bính-Dần phong cho sư phụ cũng là chú vua tức Kinh-vương Nguyên-Nghiễm được tôn làm Định-vương, khi tâu không phải xưng danh, được đeo kiếm khi chầu vua, lĩnh Thái-úy phụ quốc (3), quản Khu-mật-viện, thống đốc binh mã, quản chế nội ngoại sự. Đinh-Vị lĩnh Tư-đồ kiêm thị-trung, thượng thư tả bộc-xạ. Phùng-Thừa lĩnh Tư-không kiêm thị-trung Khu-mật-viện sứ, thượng thư hữu bộc-xạ. Tào-lợi-Dụng lĩnh thượng-thư tả bộc-xạ kiêm thị trung. Cả ba ông Đinh, Phùng, Tào đều được phong quốc công. Ghi chú(3) Tống sử quyển 161 đến quyển 172 (Trang 3760- 4154) Quan chế nhà Tống phân biệt rất nhiều loại, nếu kể hết ra, e ngang với công chức của một quốc gia văn minh ngày nay. Sau đây tôi xin tóm lược: Nhà Đường mất nghiệp năm Đinh-Mão (907). Trung-quốc lâm cảnh rối loạn, chia làm nhiều sứ quân thôn tính nhau. Mỗi sứ quân lên làm vua được mấy năm, lại bị sứ quân khác thôn tính. Mỗi sứ quân đều là hậu duệ của một triều đại trước, nên sử thêm chữ »Hậu» vào để phân biệt. Thời gian này bao gồm 52 năm (907-960). Sử gọi thời đại này là Ngũ-quý hay Ngũ-đại. Tống nối tiếp nhà Hậu Chu, vì vậy lúc đầu phỏng theo nhà Đường. Các đời vua sau, cải tiến dần, thành hẳn một hệ thống. Những triều Nguyên, Minh, Thanh tuy có thay đổi, nhưng vẫn giữ căn bản của triều Tống. Xin kể những chức quan tối cao: 1. Tam sư, Tam côngĐây là những chức quan cao nhất. Tam sư gồm Thái-sư, Thái-phó, Thái-bảo. Tam công gồm Thái-úy, Tư-đồ, Tư-không. Những chức này dùng gia phong cho thân vương, tể tướng. Nếu không kiêm chức tước khác, thì chỉ để làm cảnh, chứ không tham dự chính sự. Như một thân vương được phong Thái-bảo, thì khi triều hội đứng trên Tể-tướng, nhưng không nắm quyền gì cả. Nhưng nếu một vị nào đó được phong Thái-bảo, Đồng-trung thư môn hạ bình chương sự, tức tể tướng. Thì vẫn tham dự chính sự với nhiệm vụ tể thần. Thường từ Tư-đồ gia Thái-bảo, Thái-phó gia Thái-úy. Thời Đường, Thái-úy dưới Tam-sư. Nhưng vì chức quan này thống lĩnh quân đội, nên sau trở thành quan trọng, đặt trên Thái-phó. 2. Tể-tướngPhụ tá thiên tử, thống bách quan, bình thứ chính. Không sự gì trong nước mà không thống lĩnh. Năm 1989, một sinh viên văn khoa Paris (Sorbonne) trình luận án về sử học đời Tống, đã ví chức tể tướng với Premier ministre của đệ ngũ Cộng-hòa Pháp. Tôi bác, yêu cầu dùng nguyên chữ tể tướng, rồi chú giải ở dưới. Bởi thủ-tướng của Pháp không có quyền về phủ Tổng-thống, Lưỡng-viện quốc hội, Tối-cao Pháp-viện, Quốc-gia tư-vấn viện v.v. Ngược lại tể tướng đời Tống phụ tá thiên tử cả những vấn đề nội cung. Như khi một bà phi chết, Lưu thái hậu muốn an táng theo lễ nghi cung nữ. Tể-tướng Lã-di-Giản không chịu, yêu cầu táng theo nghi lễ một phi-tần. Chức Tể-tướng triều Tống có hai tên gọi. Khi đàm thoại thì gọi là Tể-tướng. Còn trong văn kiện thì gọi là Đồng bình-chương sự. Thường có Tả, Hữu tể-tướng. Ông nào lĩnh thêm chức Chiêu-văn quan đại học sĩ giám tu quốc sử thì ở trên. Ông nào lĩnh thêm chức Tập-hiền viện đại học sĩ ở dưới. Đặc biệt thời Thần-Tông, vì thiếu người nên đặt ra &quot;Tam tỉnh&quot; là Thị-trung, Trung-thư lệnh và Thượng-thư lệnh. Trong tòa Thượng-thư lệnh có hai chức Tả bộc-xạ và Hữu bộc-xạ, được gọi là Tể-tướng. Tả bộc-xạ kiêm Môn-hạ thị-lang lĩnh nhiệm vụ Thị-trung. Hữu bộc-xạ kiêm Trung-thư thị lang lĩnh nhiệm vụ Trung-thư lệnh. 3. Xử tướngThân-vương, Khu-mật viện sứ, hay Tiết-độ-sứ mà kiêm nhiệm Thị-trung, Trung-thư lệnh, Đồng-bình chương gọi là xử tướng. Những người này không dự chính sự đươc gọi là xử tướng. 4. Tham tri chính sự.Tức phó Tể-tướng 5. Dưới những bậc tể thần trên, có các cơ quan cao cấp sau:- Khu-mật viện, tương đương với Hội-đồng an ninh quốc gia ngày nay, chỉ huy trực tiếp quân đội, tình báo, an ninh quốc nội, quốc ngoại. - Tuyên huy viện, tương đương với ngày nay là bộ phủ Tống-thống, bộ Tài-chánh. - Tam-ty sứ, Tương dương với nha tổng giám đốc thuế vụ. - Hàn lâm học sĩ viện. Trông coi việc soạn chế, cáo, lệnh. Khi ban lệnh liên quan đến việc: Lập hoàng hậu, phong thân vương, bái Tể- tướng, Khu-mật-viện sứ, Tam công, Tam thiếu, cùng các chức từ Khai-phủ nghị đồng tam tư, Tiết-độ-sứ, gia phong, gia Kiểm-hiệu thì gọi là chế. Còn như phong đại thần từ Đại-trung đại-phu, Quan -sát sứ trở lên, thì dùng chiếu.v.v - Thị độc, thị giảng. Chức quan giảng sách, đọc sách cho vua. - Sùng-chính điện thuyết thư. Sùng-chính điện là nơi vua thiết đại triều. Sùng-chính điện thuyết thư phụ trách đọc các tấu chương, giải thích kinh nghĩa cổ điển liên quan đến chính sự đương thời. - Chư điện học sĩ. Rất nhiều như: Quan-văn điện đại học sĩ, Đoan-minh điện đại học sĩ v.v. - Chư các học sĩ. Rất nhiều như Đông-các điện đại học sĩ, Long-đồ các đại học sĩ, Thiên-chương các đại học sĩ v.v. - Chư tu tuyển trực các. Rất nhiều như Tập-anh điện tu tuyển, Hữu-văn điện tu tuyển v.v. - Đông-cung quan. Các quan trực thuộc Đông-cung thái tử, giúp thái tử tập chính sự. Những vị quan này thường là chức quan triều đình kiêm nhiệm. Bởi vậy khi thái tử lên ngôi vua, không bị bỡ ngỡ. Các chức này gồm Thái-tử thái sư, Thái-tử thái phó, Thái-tử thái bảo, Thái-tử thiếu sư, Thái-tử thiếu phó, Thái-tử thiếu bảo v.v. - Vương phủ quan. Các quan thuộc phủ thân vương. - Lục bộ gồm: Lại-bộ, Hộ-bộ, Binh-bộ, Hình-bộ, Công-bộ.Tự-Mai cười lớn: - Chết tổ bà ông Đinh Vị rồi. Bật ra câu nói tục, nó biết rằng quá vô phép, ở nơi bàn quân quốc trọng sự. Nó nhìn vua Bà Bắc-biên như tạ lỗi. Vua Bà biết ý, cười: - Phải, chỉ có câu đó mới diễn tả cái nguy của gã Đinh Vị. Thuận-Tông hỏi: - Như vậy ông Đinh Vị nhảy một lúc đến năm bậc thăng quan, sao lại chết tổ bà? Tự-Mai bẹo tai sư đệ: - Tông nhớ nhé! Bây giờ em đã là Lạc-hầu Thượng-oai phải tiếp xúc hàng ngay với biết bao nhiêu loại người, khôn ngoan có, ngu đần có, trung thực có, xảo quyệt có, gian mạnh có. Không cẩn thận, e bị mắc bẫy nguy đến tính mệnh cũng không đáng kể. Nhưng hỏng đại kế dân tộc mới đáng sợ. - Tự-Mai nhấn mạnh: - Về việc Đinh Vị được Lưu hậu ban cho từ một chức nhỏ, bỗng chốc thăng nhảy vọt đến bốn năm bậc rõ ràng bà không hề có chủ ý tưởng thưởng, mà đưa y vào chỗ chết. Y đang từ một chức Bình-chương sự tức một chức quan dưới quyền Khấu Chuẩn, trông coi việc đọc các tấu chương từ các nơi gửi về, rồi làm bản tóm lược đưa Khấu để đệ lên vua. Vì được tín cẩn trong vụ hạ bệ Khấu, bỗng chốc lên đến Tư-đồ, một chức lớn nhất trong ba chức vụ đầu não triều đình. Nghiã là cao hơn Định-vương Nguyên-Nghiễm. Vô tình y bị Lưu hậu cho ngồi lên bàn chông. Tại sao? Một bị đồng liêu ghen ghét. Hai là bất tài, ngồi vào vị trí tể thần. Ba là do phản bội người trên mà lên chức, mà triều Tống toàn Nho-gia trọng khí tiết, nên ai cũng ghét y. Thuận-Tông như người tỉnh ngủ. Nó cảm động: - Đa tạ đại ca. Sau khi thưởng công, chắc Lưu hậu tính tới bọn chống bà, để từ nay mầm mống ấy không còn nữa. Thiệu-Cực gật đầu: - Đúng thế. Cũng vẫn niên hiệu Càn-hưng nguyên niên (Nhâm-Tuất, 1022) mùa Xuân, tháng hai ngày Mậu-Thìn, trước đã biếm tể tướng Khấu Chuẩn làm Đạo-châu tư-mã, nay biếm nữa, hạ xuống còn tư-hộ tham quâm Lôi-châu. Thượng-thư hộ bộ thị lang Lý Địch làm Hằng-châu Đoàn-luyện phó sứ. Tuyên-huy Nam-viện sứ Tào Vi làm Tả-vệ đại tướng quân. Thuận-Tông lắc đầu: - Đàn bà mà thù ai thì người đó phải chết. Tốt hơn hết đừng gây truyện với đàn bà. Nói đến đó biết lỡ lời, nó đưa mắt nhìn vua Bà. Rồi nói lảng: - Lúc nãy anh nói bà đưa Đinh Vị lên để hại y. Thế sau này Đinh Vị có bị hại không? - Bị chứ. Đinh Vị đắc thế mà làm lớn, cũng không tự biết cái nguy. Y bị quan Ngự-sử đàn hặc vì phạm nhiều tội: Trong khi tang vua Chân-Tông, mà y ăn tiêu xa hoa, tuyển thêm mỹ nữ. Nhất là y ăn bớt tiền xây lăng tẩm vua Chân-tông. Cho nên bị biếm làm Nhai-châu tư hộ tham quân. Những gì Thiệu-Cực thuyết trình, vua Bà Bắc-biên đều thuộc nằm lòng. Bây giờ bà mới lên tiếng: - Thiệu-Cực đã trình bầy những bí mật về triều Tống. Mục đích để cho Khai-Quốc vương phi cùng năm cháu biết. Bây giờ chúng ta sang những vấn đề thực tế hơn, bí hiểm hơn: Xung đột trong nội bộ triều Tống. Xung đột lớn nhất, không thể cứu vãn là phe Lưu hậu với phe Định-vương Nguyên-Nghiễm tức Triệu Thành. Bà chỉ Thiện-Lãm: - Con làm lạc hầu rồi. Con thử luận xem, sự xung đột ấy có những gì? Nội dung ra sao. Nguyên do từ đâu? Thiện-Lãm kính cẩn đáp: - Con thấy cuộc xung đột này rất đặc biệt. Thứ nhất về Lưu-hậu. Bà tuy cầm quyền, lấn quyền, nhưng quyền đó của con bà. Tức bà lấn con. Thứ nhì Thiên-Thánh hoàng-đế với bà rất hợp ý nhau. Bà lại có chân tài, nên thời gian qua, làm cho nước giầu dân mạnh. Thứ ba, khác với Lã-hậu, Mã-hậu thời Hán, Võ hậu đời Đường, cầm quyền, dâm đãng, rồi mưu cướp sự nghiệp cho giòng họ mình. Ngoại thích lộng hành, đổi niên hiệu, đổi triều đại. Nên quần thần, dân chúng chống đối. Ngược lại Lưu-hậu nhất tâm nhất chí xây dựng cho họ Triệu, không dâm dãng, không dùng ngoại thích. Vì vậy mầm chống đối ít. Năm nay Thiên-Thánh hoàng-đế mười tám tuổi, biết đâu bà chẳng trả quyền cho con? Định-vương Nguyên-Nghiễm khó có thể tìm ra khe hở hạ bà. Nhưng bà có một yếu điểm lớn là dùng dư đảng bang Nhật-hồ Trung-quốc làm chân tay. Trong khi triều Tống truy lùng bang này rất gấp. Mọi người gật đầu khen ngợi Thiện-Lãm. Nó tiếp: - Còn Nguyên-Nghiễm. Ông ta có nhiều ưu điểm. Thứ nhất không có tham vọng làm vua. Ông ta muốn trở thành Trương Lương, Nghiêm Tử Lăng. Vua Nhân-tông định truyền ngôi cho ông, mà ông chối. Thứ nhì, ông ta nhất tâm phù trì cho cháu, cho học trò. Ông với Lưu hậu gặp nhau ở điểm này. Thứ ba, ông ta thu phục được võ lâm, danh sĩ hướng về ông. Lưu hậu cũng không tìm được khuyết điểm của ông. Mà dù ông có khuyết điểm, chả ai dám đụng vào ông. Vua Bà Bắc-biên lại gật đầu khen ngợi. Nó tiếp: - Thế thì hai người xung đột với nhau vì lý do gì? Không thể là quyền hành được. Vì ông ta muốn, thì đã làm vua rồi! Chúng ta phải tìm cho ra tại sao có truyện xung đột. Thiệu-Cực nói: - Cuộc xung đột giữa Lưu-hậu với Định-vương có lẽ trong chúng ta biết, chứ triều Tống chưa chắc đã biết. Ngay bọn tùy tùng, mới chỉ có một mình Minh-Thiên biết mà thôi. Hôm trước cậu hai sai Bảo-Hoà với anh Thông-Mai theo dõi sứ đoàn Tống. Sau đại hội Lộc-hà, Minh-Thiên với y kéo nhau ra chỗ kín nói truyện riêng. Bảo-Hoà nghe được. Nguyên văn như sau: &quot;Minh-Thiên: - Vương gia ơi! Nếu vương gia không làm việc đó ngay, để Lưu hậu hại Lý thái phi rồi. Sau này hoàng thượng khám phá ra sự thực, ắt tru di tam tộc họ Lưu. Mà cũng không còn kính nể vương gia nữa. Triệu-Thành: - Khó quá. Đệ tử sợ mình nói ra, e thiên tử không tin, rồi lộ cho bà biết. Trường hợp đó dĩ nhiên bà phải tổ chức binh biến trong hoàng cung. Tuy đệ tử cầm binh quyền thực, nhưng bà ta ra tay bất thần trong cung thì nguy thay. Nhất là cạnh bà có bốn tên Lê-lục-Vũ, Tôn-đức-Khắc, Sử-vạn Na-vượng, Khiếu-tam-Bản thống lĩnh mười trưởng lão bang Nhật-hồ. Bản lĩnh bốn lão thế nào, sư phụ đã biết. Chẳng may đệ tử bị họa sát thân cũng không sao. Nhưng bà sẽ hại thiên tử trước, rồi lập một ấu quân lên thay. Sau đó Lý phi cũng bị hại. Minh-Thiên: - Việc này hiện mới có Lưu hậu, Lý thái phi, Dương thái phi, với vương gia biết mà thôi. Có còn ai biết nữa không?? Triệu-Thành: - Những người khác bị giết hết rồi. Chính vì vậy mà bà ta phải chiều đãi Dương thái phi, với đệ tử. Đệ tử biết cái nguy của bà, nên cứ để yên như vậy, khiến bà phải nghe theo đường lối trị quốc của đệ tử. Mặt khác, đệ tử thấy bà có hùng tâm, thời gian qua bà với đệ tử làm cho Tống giầu mạnh hơn xưa nhiều. Vì vậy đệ tử muốn để bà yên. Minh-Thiên: - Bà không dám trực tiếp hại vương. Nhưng bà đang tìm cách gài vương phạm lỗi như Đinh-Vị. Bấy giờ bà mới giả nhân, giả nghĩa ân xá cho vương. Nhưng vương không còn uy tín gì nữa. Triệu-Thành: - Đúng như sư phụ luận. Cái vụ bà bàn với đệ tử, rồi sai đệ tử đi sứ Chiêm tìm hiểu nội tình các nước Đại-lý, Đại-Việt, Chiêm-thành, Lão-qua, sau sẽ đem quân đánh. Đệ tử tin thực ra đi. Bây giờ mới biết rằng bà muốn mượn tay võ lâm Giao-chỉ hại đệ tử. Hoặc ít ra cũng gây thù chuốc oán với họ. May thay đệ tử thoát chết. Còn vụ trót gây thù oán bây giờ ta làm hòa cũng dễ thôi. Đệ tử định kết thân với võ lâm Việt, rồi làm lộ hết những âm mưu của bà cho họ. Thế là mình được cả tộc Việt thành bạn hữu, họ quay ra chống bà. Minh-Thiên: - Cái chìa khóa là Lý-long-Bồ. Nếu kết thân với y được thì lo gì? Triệu-Thành: - Kết thân với y không khó. Vì y là đấng anh hùng đời nay. Y muốn gì? Muốn thống nhất tộc Việt. Ta giúp y. Ta lại truyền lệnh biên thần Nam-phương chấm dứt gây hấn với y. Tống-Việt kết thân. Đệ tử tin rằng y vui vẻ ngay. Minh-Thiên gật đầu: - Như vậy mọi việc xong xuôi. Còn đối với Lý thái phi, ta ra điều kiện cho Lưu thái hậu rằng: Nếu bà hại Lý thái phi, ta làm đổ bể hết. - Đệ tử sẽ làm theo lời sư phụ. Theo đệ tử nghĩ, chúng ta chỉ cần kết thân với Khai-Quốc vương, thì trị bốn đại ma đầu cạnh Lưu hậu không khó. Việc này đệ tử đã làm xong một nửa rồi. - Ý vương gia muốn nói bốn tên Tôn, Lê, Sử, Khiếu cùng mười trưởng lão chuyên dùng độc chưởng khống chế quần thần. Nếu bây giờ kết thân được với Khai-Quốc vương, đương nhiên ta xin vương sai Thiệu-Thái Hoa du, giải độc cho quần thần. Bấy giờ họ không theo Lưu hậu nữa, vương gia sẽ nắm được hết chăng? - Thưa sư phụ không hẳn thế. Đệ tử muốn nói, chỉ cần một trong Thiên-trường ngũ kiệt giúp ta, dùng phản Chu-sa độc chưởng, thì bọn bốn ma đầu, mười trưởng lão quanh Lưu hậu kinh hồn táng đởm, thần phục ta. Minh-Thiên nghĩ ngợi một lúc, hỏi: - Theo như vương gia nghĩ, hai nghi án Huyền-âm độc chưởng cũng do Lưu hậu gây ra ư? - Đệ tử nghi thôi, chứ chưa chắc. Vì chưởng Huyền-âm tuyệt chủng từ hơn nghìn năm nay, không lẽ nay còn có người biết xử dụng? Cách đâu ít lâu, đại huynh của đệ tử là Sở-vương, trước khi hoăng đã nói rõ cho đệ tử nghe rằng chính Lưu hậu đã hại đại ca, nhị ca, để tam huynh lân làm hoàng đế. - Bần tăng sợ vương gia bị gian nhân ám hại, nên lúc nào cũng theo sát bên cạnh hầu đề phòng. Bần tăng nào có thấy vương gia làm gì khác lạ đâu, thế mà vương gia bảo đã kết thân được với Khai-Quốc vương? Sự thực ra sao? - Đệ tử sai Ngô Anh giả mê gái, rồi định giết y. Y trốn sang đầu quân cho Đại-Việt. Tất nhiên Dư-Tĩnh mật tấu với Lưu hậu. - Việc này có thể qua mắt Dư, nhưng đâu qua mắt được Khai-Quốc vương? - Đúng vậy. Đệ tử chỉ cần qua mắt Dư mà thôi. Còn đối với người của Đại-Việt, họ cho rằng Khai-Quốc vương giả trúng kế đệ tử, dùng Ngô thông báo tin tức ma cho đệ tử. Nhưng không phải thế. Sau khi theo Khai-Quốc vương, Ngô tìm cách yết kiến riêng, rồi trình bầy thực trạng đệ tử muốn kết thân Tống-Việt. Việc này chỉ có Khai-Quốc vương, Ngô-Anh, với đệ tử biết. Bây giờ thêm sư phụ. - Mưu kế của vương cao thực. Đến bần tăng cũng không nghĩ tới. À, phải rồi, có phải việc vương gia cố tình thúc cho Nhật-Hồ lão nhân đòi làm vua, là nằm trong mưu đồ chung của Tống-Việt không? - Vâng. Khai-Quốc vương nhờ đệ tử làm việc đó, để cho Hồng-thiết giáo đòi làm vua. Võ lâm tộc Việt kinh hãi, họ mới chịu ngồi lại với nhau, cùng diệt chúng. Cũng chính đệ tử cung cấp tin tức mụ Hoàng-Liên, tên Đỗ-xích-Thập, Vũ-nhất-Trụ làm gian tế cho ta; hầu Khai-Quốc vương tách thầy trò chúng ra làm nhiều mảnh nhỏ. - Vương gia làm như vậy có hơi tàn nhẫn với Hoàng, Đỗ, Vũ không? - Sư phụ ơi! Sư phụ là Bồ-tát đắc đạo, lòng dạ từ bi thì nghĩ thế. Theo như ý đệ tử, ba đứa này là người Việt, võ công lên tới địa vị tối cao. Nếu chúng đi chính đạo, nhất tâm nhất trí phù trợ tộc Việt, thì cái tước vương, tước công đâu có xa gì? Thế mà chúng nhẫn tâm bán rẻ sư thừa, môn hộ, dân tộc, cùng tổ tiên làm tay sai cho ta. Hỏi rằng bọn đó có nên tin chúng không? Huống hồ bản triều lấy Nho-đạo trị dân, nếu đệ tử dung túng chúng, e sĩ dân thiên hạ bất phục. Giết đi ba tên lưu manh, gian xảo, để giữ chính đạo, là điều nên làm».Tất cả những gì Thiệu-Cực thuyết trình, Khai-Quốc vương đã được báo đầy đủ. Duy đoạn đối thoại cuối cùng đáng lẽ Bảo-Hòa, Thông-Mai báo với vương. Nhưng vụ này này xẩy ra hôm Thuận-Thiên hoàng đế làm lễ tấn phong Thanh-Mai làm vương phi. Vì vậy Bảo-Hòa sai chim ưng chuyển về để Thiệu-Cực báo cho vương. Vương trầm tư, hỏi vua Bà cùng phò mã Thân-thừa-Quý: - Anh chị nghĩ sao? Thân phò mã nói: - Nội dung cuộc đối thoại rất quan trọng. Trong đó ta thấy mấy điều sau. Một là Lưu hậu có bí mật gì liên quan đến Tống đế cùng Lý phi. Bà sợ bị lộ, nên muốn hại Lý phi. Triệu Thành cũng biết việc đó, vì vậy bà phải thuận theo Thành trong việc trị nước. Hai là Lưu hậu hiện có bên cạnh bốn đại cao thủ Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ, Khiếu Tam-Bản, Sử-vạn Na-vượng mà bản lĩnh hơn Minh-Thiên. Ngoài ra còn mười trưởng lão bang Nhật-hồ. Trong lần đi sứ này, ta phải tìm cho ra những bí ẩn đó. Còn bang Nhật-hồ Trung-quốc hiện tình ra sao?, Thiệu-Cực sẽ trình bầy. Thiệu-Cực lấy ra mấy cái thẻ tre, rồi nói: - Sau khi Tống Thái-tổ băng hà. Thái-tông lên ngôi, đem quân sang đánh Đại-Việt thất bại. Ông ta nghĩ đến võ lâm Trung-nguyên. Trước tiên ông ta cho diệt bang Nhật-hồ, để những ai còn nghĩ đến triều Hán, Chu phải tuyệt vọng. Vì bị tập kích bất ngờ, hơn trăm đại cao thủ trong bang bị chết hết. Hai đại cao thủ còn rất trẻ giữ chức vụ Tả hộ pháp, Hữu hộ pháp trốn thoát. Từ hồi đó đến giờ không thấy xuất hiện. Gần đây một bang cực lớn hoạt động đọc sông Trường-giang điều khiển bởi bẩy người xưng Trường-giang thất hùng. Nhưng chúng tàn ác quá, người đời gọi là Trường-giang thất quỷ. Bẩy đứa này chia làm ba nhóm. Đứng đầu là Trường-giang song hùng Phương-Hổ, Phương-Báo. Kế tiếp là Động-đình tam ưng, Tương-giang nhị tiên. Có người cho rằng Trường-giang song hùng chính là hai gã tả, hữu hộ pháp kia. Trường-giang thất quỷ tuy làm đạo tặc, nhưng hai gã họ Phương lại là người của Lưu hậu, chính bọn bang Trường-giang cũng không biết. Tự-Mai hỏi: - Thế mà trước em tưởng chỉ có Hồ Dương-Bá với Đỗ Lệ-Thanh sống sót. - Em nên nhớ rằng bang Nhật-hồ lớn vô cùng. Ba bang trưởng Lưu Trí-Viễn, Quách Ngạn-Oai, Sài Vinh làm vua liên tiếp. Vì vậy bang chúng có hàng ngàn cao thủ làm tướng trấn thủ khắp nơi. Nhà Tống diệt bang Nhật-hồ, đám cao thủ này trốn đi ẩn thân hết. Tôn Đản hỏi: - Thực lực bang Nhật-hồ Trung-quốc hiện ra sao? - Trong trận Tống tấn công bang Nhật-hồ, đệ tử thứ nhì của bang chủ cuối cùng Đỗ Ngạn-Tiêu tên Đặng Đại-Bằng đi vắng, vì vậy y thoát chết. Y âm thầm kết nạp bang chúng, tái lập bang. Hiện thế lực bang này không bằng Hồng-thiết giáo Đại-Việt, nhưng cũng lớn hơn phái Thiếu-lâm, Võ-đang nhiều. Có tin nói bang này khống chế Lưu hậu. Vì vậy Lưu hậu phải tuân lệnh họ, nhận cho mười trưởng lão giả làm thị vệ trong cung. Cũng có tin nói Vũ Nhất-Trụ cung cấp thuốc giải cho bà, vì vậy ngược lại Đặng Đại-Bằng bị bà khống chế. Y nhận sắc phong, làm tế tác cho bà. Y gửi mười trưởng lão để bà sai khiến. Một tin khác nói, không phải vậy, mà gã Tôn-đức-Khắc, Lê Lục-Vũ vốn là tả, hữu hộ pháp Hồng-thiết giáo Đại-Việt theo bà. Cho nên hai tên này giúp bà giải độc vĩnh viễn cho Phương Hổ, Phương Báo, Đặng Đại-Bằng, khiến chúng phải tuân lệnh bà, nhận sắc phong. Sự thực ra sao, ta khó mà biết được. Kỳ này cậu đi sứ, cố dò cho ra. Vua Bà bảo Khai-Quốc vương: - Sau hôm đại hội Lộc-hà, Quốc-sư mời các tôn sư võ lâm hội với phụ hoàng. Đường lối ra sao, cậu bảo có nên nói cho các cháu này biết không? Khai-Quốc vương tỉnh ngộ, bảo mấy sư đệ: - Đúng ra với tuổi các em, không thể cho biết nội dung buổi họp tuyệt mật này. Nhưng các em đã tham dự vào quốc sự nhiều, công lao cũng không nhỏ. Bây giờ chúng ta lên đường đi sứ kết thân với Tống. Anh muốn các em biết rõ đường lối của triều đình cùng các đại tôn sư võ lâm. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 31 Quốc sách Đại Việt Thiệu-Cực trịnh trọng nói: - Sau hôm đại hội Lộc-hà, Minh-Không đại sư mời tất cả các đại tôn sư võ lâm Đại-Việt tới chùa Tiêu-sơn cùng triều đình họp, để bàn định quốc sách. Tôn sư, chưởng môn nhân các đại môn phái Tiêu-sơn, Đông-a, Sài-sơn, Mê-linh, Tản-viên, Tây-vu đều hiện diện. Ngoài ra còn có Lạc-long giáo, bang Đông-hải, bang Hồng-hà. Có ba vị vắng mặt vì quốc sự. Một là Lạc-long giáo chủ Thân Thiệu-Thái, hữu hộ pháp Trần Thanh-Mai làm đại diện. Hai là chưởng môn phái Tản-viên Thân Bảo-Hòa nhờ Nùng-Sơn tử đại diện. Ba là chưởng môn phái Mê-linh Lý Mỹ-Linh vắng mặt nhờ sư thái Tịnh-Huyền đại diện. Chàng đưa mắt nhìn mạ mạ, rồi nhìn Khai-Quốc vương: - Về triều đình, ngoài ông ngoại, còn có cậu hai, Tả, Hữu bộc-xạ, Lục-bộ thượng thư, quản Khu-mật viện và mạ mạ. Tự-Mai nhăn mặt: - Như vậy là họp để định sách lược Đại-Việt, chứ không phải của tộc Việt phải không? Thiệu-Cực đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương, ngụ ý để Vương trả lời. Khai-Quốc vương đáp: - Tự-Mai hỏi câu đó thực phải. Minh-Không đại sư tổ chức buổi họp với mục đích định sách lược cho Đại-Việt, chứ không phải chung cho tộc Việt. Việc định kế lâu dài cho tộc Việt, phải đợi chúng ta đi Xiêm, Lào, Chiêm, Chân, Đại-lý, Lưỡng-Quảng kết hợp anh hùng, rồi mới làm sau. Tức là chúng ta tự chỉnh đốn căn bản trước đã. Vương hỏi Tôn Đản: - Trong năm em, Đản lớn nhất. Đản thử đoán xem buổi họp với mục đích gì nào? Tôn Đản đáp ngay: - Từ trước đến giờ quốc nguy có ba điều. Một là Hồng-thiết giáo. Nay Hồng-thiết giáo biến thành Lạc-long giáo. Điều thứ nhì, là mối nguy Chiêm-thành, Lão-qua. Nay hai nước đó cùng Xiêm, Chân, Đại-lý lại biến thành bức tường che chở cho ta. Ba là mối lo võ lâm chia rẽ vì con cháu nhà Lê đòi ngôi vua. May thay Hồng-Sơn đại phu bỏ ra ngoài tự ái, bỏ ra ngoài công danh, cùng triều đình lo bảo vệ đất nước. Có tiếng nói vọng vào: - Không phải bỏ ra ngoài công danh đâu, mà vì đã tìm ra người tài trí hơn ta, làm cho Đại-Việt hưng thịnh, nên ta rút lui để tiêu dao với thiên nhiên. Chứ làm vua thì sướng gì? Lê Văn la lớn: - Bố! Bố đến bao giờ vậy? Thiệu-Cực kinh hãi, vì với đoàn chó sói, chim ưng canh phòng e con kiến cũng không lọt vào được. Mà sao Hồng-Sơn đại phu lại đến dễ dàng như vậy? Năm người từ ngoài bước vào: Trần Tự-An, Hồng-Sơn, Đặng Đại-Khê, Thân Thừa-Phú, và Lâm Huệ-Phương. Thấy ông nội, Thiệu-Cực mới tỉnh ngộ: - Thì ra ông nội dẫn đường, chứ các cụ này sao qua mắt bọn lính sói, ưng của mình! Lê Văn nhào tới ôm lấy Huệ-Phương: - Mẹ ơi! Con đi sứ Tầu. Mẹ rủ bố đi chơi với bọn con cho vui. Huệ-Phương tát yêu nó: - Bắc thang lên trời thì dễ, chứ bảo bố bỏ bệnh nhân đi chơi e hơi khó. Mỗi ngày bố chữa hơn trăm người, đời nào bố chịu đi. Bà nói nhỏ: - Bố mới tuyển bẩy trăm người y sinh. Hy vọng mấy năm nữa mình sẽ có bẩy trăm thầy thuốc. Vua Bà Bắc-Biên, Thân phò-mã, Khai-Quốc vương vội đứng dậy chào. Trần Tự-An xá vua Bà Bắc-biên: - Công chúa điện-hạ! Cách đây ít ngày, bọn Hồng-thiết giáo Tây-vực phạm Tản-lĩnh, chúng bị Thân thế-tử bắt. Nhà có chủ, đất có vua, đáng lẽ để bọn chúng cho vua Bà sửa trị. Trong lúc cần thị uy với phái Hoa-sơn, tại hạ ra tay tru diệt bọn chúng. Tại hạ đã nhờ Thân thế-tử về cáo lỗi trước. Hôm nay tại hạ thân tới đây chịu tội. Vua Bà Bắc-biên chắp tay xá: - Quốc-trượng dạy quá lời. Đúng như Quốc-trượng dạy, tuy bọn Hoa-sơn đại bại bỏ chạy, chịu lỗi với Đặng sư huynh, nhưng cũng cần ra uy cho chúng biết mình không thể tha thứ quân cướp nước. Đa tạ Quốc-trượng đã thị uy dùm. Phân ngôi chủ khách xong, Tự-An bảo Thiệu-Cực: - Giang hồ đồn rằng, hôm nay hoàng-đế nhà Tống ăn món gì, mặc quần áo gì, ngày mai Thân thế-tử cũng biết liền. Lời đồn quả không sai. Từ trước đến nay ta thiết lập riêng một hệ thống tế tác theo dõi bọn Tống. Hôm rồi tại Thăng-long Thuận-Thiên hoàng-đế với ta đã họp nhau hợp hai hệ thống làm một, như vậy mới hiệu nghiệm. Ta lên đây gặp cháu, để chỉ cho cháu biết phương cách liên lạc với người của ta. Vua Bà Bắc-biên mừng vô hạn. Vì từ hai mươi năm nay, phái Đông-a có hệ thống tế tác rất siêu phàm trên toàn đất Tống, hiệu nghiệm hơn của triều đình. Nay ông chịu thống nhất với hệ thống triều đình thì còn gì hơn. Thiệu-Cực kính cẩn chắp tay: - Mấy tháng qua cháu nhờ hệ thống tế tác của Đông-a, mà thu được đủ mọi tình hình Tống, Tây-hạ, Liêu. Đa tạ Quốc-trượng... Thôi chú Đản cứ tiếp tục đi. Tôn Đản tiếp: - Rút lại ta chỉ còn mối nguy duy nhất là Tống dọa nếu Thuận-Thiên hoàng-đế không thoái vị, cùng bỏ niên hiệu. Họ sẽ mang quân sang đánh. Đây chẳng qua là lời đe dọa hão huyền, trong khi trong lòng họ run rẩy về trận Chi-lăng, Bạch-đằng chưa hết. Hồng-Sơn đại phu thử Tôn Đản: - Tại sao cháu bảo họ dọa. Biết đâu họ không làm thực? - Thưa sư bá, vì Tống gờm ta, nên mới lôi kéo Chiêm, Lào làm hai đạo quân đánh phía Nam. Nay hai đạo đó biến thành hai mũi tên chống họ. Họ mong nội bộ Lê, Lý chém giết nhau, rồi đem quân qua. Nay Lê, Lý cùng nắm tay nhau. Họ còn hy vọng gì nữa? Cho nên đại hội Tiêu-sơn không phải để phòng Tống, mà muốn lập kế lâu dài bảo vệ đất nước. Tự-An nhìn Lâm Huệ-Phương cười: - Lê phu nhân. Hôm qua luận về đám trẻ này, phu nhân nói: Tướng của Tôn-Đản cực tốt. Sau này sự nghiệp vĩ đại vô cùng, danh lưu thanh sử muôn đời với tộc Việt. Nay cứ nghe lời nghị luận, sự nghiệp sẽ như phu nhân nói. Ông bảo Tôn Đản: - Cháu thử phác họa xem, trong buổi đại hội chúng ta bàn gì nào? Tôn Đản chắp tay hướng Tự-An: - Đa tạ sư bá khuyến khích. Theo cháu, triều đình cùng các tôn sư bàn ba vấn đề chính. Một là thái độ với triều Tống cùng biên thần. Việc này anh Cả cháu đã ban chỉ dụ cho đại hội lạc hầu Bắc-biên rồi: Cứng với biên thần, mềm với triều đình. Chúng cháu thêm: Nếu cần, tàn sát, vu hãm bọn chủ trương xâm lăng. Kể cả đào mồ cuốc mả, cho người về quê tàn sát anh em họ hàng chúng. Tư-An vỗ tay: - Hay thực. Đám trẻ này có đề nghị hợp ý ta. Giỏi! Tiếp đi Đản. - Hai là phải làm cho mộng Nam-chinh của Lưu hậu với Triệu Nguyên-Nghiễm tan tành, để họ quay mũi dùi lên Bắc, sang Tây đấu với Liêu, Tây-hạ, Thổ-phồn. Trong khi đó ta có thời gian chỉnh đốn kết hợp tộc Việt lại. Sau thời gian đánh nhau với Bắc, Tây dù thắng, dù bại, tinh lực Tống kiệt quệ. Trong khi đó ta giầu, mạnh. Họ gờm ta, mà không dám nhìn xuống Nam nữa. Tự hai vấn đề trên, nảy ra vấn đề thứ ba. Hiện ta định mềm với triều Tống. Thế nhưng tế tác Tống đều biết anh cả cháu có mộng đòi lại đất cũ thời Lĩnh-Nam. Vì vậy họ vẫn để trọng binh, tướng tài ở phương Nam. Muốn cho họ thỏa mãn, cho họ yên tâm, anh cả phải sang sứ Tống kết thân với danh sĩ, võ lâm Tống, tỏ ý hiếu hòa. Vì vậy anh với bọn cháu mới lên đường. Nghe Tôn Đản nói, mọi người nhìn nhau với con mắt khâm phục. Tự-An vỗ vai nó: - Chúng ta cùng tới đây để nói cho các cháu biết rõ đại kế giữ nước đã định trong đại hội Tiêu-sơn. Đại kế này không phải mình triều đình, mà toàn thể võ lâm, kẻ sĩ đều phải góp sức. Đại kế kéo dài trong vòng năm mươi năm. Ông nhìn cử tọa một lượt rồi tiếp: - Đại kế chia làm năm phần: Phần một về Bắc-cương. Ta phải giữ vững các khê động. Vì Khê-động là bức trường thành ngăn làn sóng Bắc-phương tới. Bất cứ động chủ, trại chủ nào theo Tống, đều phải lôi kéo về. Bằng không lôi kéo được, ta giết chết thực thảm khốc, cho những người khác lấy đó làm gương. Ta nhắc lại, không phải tự nhiên họ theo Tống, mà do biên thần Tống dụ dỗ, đe dọa. Đối với đám này, ta áp dụng như Đản vừa trình bầy. Phần này do vua Bà Bắc-biên chủ động. Phái Tản-viên, Tây-vu hỗ trợ. Phái Đông-a giúp về phương diện tế tác, cùng trừng phạt bọn biên thần Tống. Tướng mặt Tự-An rất đặc biệt. Khi ông im lặng, hoặc nghiêm nghị, khuôn mặt uy nghi. Ai nhìn cũng phải ớn lạnh. Ngược lại, khi ông vui cười, khuôn mặt thực thiện cảm, ôn nhu. Hôm nay phải trình bầy quốc sách, mặt ông lạnh như tiền, nên trong phòng hội hơn trăm người, mà không một tiếng động. Ông tiếp: - Phần thứ nhì làm sao cho nước giầu dân mạnh. Nội dung có ba điều: Mở mang học hành cho trai gái đều đi học. Học cả văn lẫn võ, học luôn binh bị. Khi quốc gia hữu sự, hô một tiếng có hàng triệu người cầm vũ khí. Điều này do Khu-mật viện, binh bộ, lễ bộ, cùng Lạc-long giáo đảm trách. Điều hai, tổ chức y khoa chữa trị cho dân chúng. Điều này do phái Sài-sơn đảm trách. Điều thứ ba khuyến khích nông tang, phá rừng tăng diện tích trồng cấy, giảm thuế cho dân, giảm chi phí xa xỉ. Điều này do tể tướng đảm trách, phái Sài-sơn trợ giúp. Phần thứ ba, thống nhất tộc Việt lại thành một nước như thời Lĩnh-Nam. Nếu không được, cũng kết hợp thành thế liên minh, trao đổi võ công, canh nông, y học, văn học. Có như vậy ta mới hướng lên Bắc đòi lại đất tổ. Ví dù không đòi được, ta cũng bảo vệ được bờ cõi. Phần này do phái Tiêu-sơn cùng Lạc-long giáo chủ xướng. Ông nhìn Khai-Quốc vương: - Phần thứ tư, hoàn toàn ở quốc ngoại. Đối với Tống ta không nói gì tới đòi lại Lưỡng-Quảng. Để họ yên tâm mặt Nam-thùy. Cống lễ thực hậu, lời lẽ nhũn nhặn. Trong khi ta mua chuộc, đe dọa biên thần Tống. Còn các quan tại triều, ta mua chuộc, kết thân. Ai giúp ta, trong bóng tối ta làm cho công việc của họ trôi chảy, vua yêu. Ai chống ta, ta âm thầm làm cho công việc của họ trở ngại, ta phao tin nhảm, đâm bị thóc chọc bị gạo cho vua ngờ, đồng liêu ghét. Nếu cần ta ám sát, tàn hại vợ con, bố mẹ. Như thế khi Lưu hậu, Nguyên-Nghiễm xướng ra việc Nam-chinh, quần thần ngăn cản. Ta gây cho triều Tống chia phe, chia đảng chống báng nhau. Làm sao chia thành phe ngoại thích với phe hoàng tộc. Phe võ quan với phe văn quan. Phe nội thị với phe Nho-sĩ. Phe Lưu hậu với phe Nguyên-Nghiễm. Trong mỗi phe lại chia rẽ vì ganh tỵ. Việc này do Khu-mật viện với phái Đông-a, Mê-linh làm. Ba người chủ xướng là Khai-Quốc vương, Thiệu-Cực và tôi. Mọi người bật cười rộ lên. Tự-An tiếp: - Phần thứ năm, ta chọc cho Tống với Liêu, Tây-hạ, Thổ-phồn đánh nhau. Ta cho người xen vào cả hai bên. Người của ta bên Tống gây thù oán với phe Tây-hạ, Thổ-phồn. Người của ta bên các nước kia gây oán với Tống. Khi hai bên đánh nhau, ta cố giữ sao cho không bên nào thắng bên nào. Họ càng đánh nhau lâu càng tốt. Phần này cũng do Khu-mật viện, phái Đông-a cùng Mê-linh chủ động. Ông đứng dậy nhìn cử tọa một lượt: - Nếu vì lý do Lưu hậu, Nguyên-Nghiễm nghi ngờ ta không thực tâm thần phục, mà muốn đòi Lưỡng-Quảng, Khai-Quốc vương sẽ không lên ngôi vua Đại-Việt, mà ngồi cầm thực quyền, để ngôi vua cho Khai-Thiên vương. Sau khi thống nhất tộc Việt, Khai-Quốc vương sẽ làm hoàng-đế cả tám nước như vua Trưng. Trời đã tối, vua Bà mời mọi người nhập tiệc. Việc chuẩn bị xong. Khai-Quốc vương truyền cho Thân Thiệu-Cực với Lâm Thanh-Trúc cầm quân trấn biên thùy Tống-Việt phía Đông. Còn biên giới phía Tây vẫn do Bắc-biên phụ trách. Tháng mười một, phái đoàn tới Khâm-châu. Quan Tổng trấn Khâm-châu giữ chức Tuyên-vũ sứ vội sai người phi ngựa về báo cho quan Kinh-lược an-phủ sứ Dư Tĩnh biết. Dư Tĩnh hiện theo Bình-Nam vương vắng mặt, vì vậy Tuyên-vũ sứ phải gửi tấu chương về Biện-kinh rằng Trừ quân Đại-Việt, Thái-tử Lý Long-Bồ tước phong Khai-Quốc vương sang triều cống. Trong khi chờ chỉ dụ từ Tống triều, phái đoàn Việt sứ tạm ở dinh quan trấn thủ Khâm-châu. Suốt từ hôm khởi hành từ Thăng-long, ngày nào Thanh-Mai cũng bắt năm ông mãnh luyện võ với nhau. Trong năm thiếu niên, Tự-Mai, Lê Văn có căn bản cực kỳ vững trãi. Còn lại Thiện-Lãm theo học Nùng-Sơn tử. Lê Thuận-Tông theo học Tịnh-Huyền. Hơn năm qua, được minh sư truyền dạy. Nên hai đứa đã có căn bản không tầm thường. Riêng Tôn Đản. Hôm cùng Lý Long-Bồ, Trần Tự-Mai lọt vào động Xuân-đài, nó tự luyện võ công Cửu-chân. Sau khi ra khỏi, về Thăng-long, nó được sư thái Tịnh-Huyền dẫn giải những chỗ khó khăn, khúc mắc cho nó. Vì vậy võ công của nó tiến rất mau. Trên Tản-lĩnh, Tự-Mai, Tôn Đản hút nội lực của hai đại cao thủ, nên công lực chúng không thua Thanh-Mai làm bao. Tôn Đản đem những gì Đặng Đại-Khê giảng cho nó, trần thuật với Khai-Quốc vương. Nó chỉ nói qua, vương hiểu liền. Trong khi luyện võ, Tôn Đản đưa ra ý kiến: Tại sao không thử hợp võ công Sài-sơn, Mê-linh trong đó có Cửu-chân, với Đông-a làm một. Ý kiến được cả bọn đồng ý. Tự-Mai tuy đã lớn, nhưng vì mất mẹ từ lâu, nó bị chị quản chế, cái gì cũng phải hỏi chị. Nó đưa ý kiến: - Chúng mình phải làm bí mật, đừng cho chị Thanh-Mai biết, e tao bị bà chằng rắc rối. Thế rồi nó đem bộ Đông-a chưởng pháp ra truyền cho bốn đứa. Lạ thay, bốn đứa luyện rất dễ dàng. Nó giảng: - Toàn bộ có ba mươi sáu chiêu, đều lấy chữ trong kinh Kim-cương, Lăng-già đặt ra. Bộ chưởng này khởi thủy do tổ sư Trần Tự-Viễn, nhân học Thiền-công của phái Tiêu-sơn, rồi chế thành. Nhưng Thiền-công Tiêu-sơn vốn là thứ nội công nhà Phật, từ bi hỷ xả. Đánh người đấy, mà không nỡ hại người. Cho nên lúc đầu ba mươi sáu chiêu chưởng chỉ hoá giải những gì người đánh ta mà thôi. Tổ Trần Tự-Viễn dạy cho đồng môn phái Tiêu-sơn. Sau thành pho Tiêu-sơn chưởng pháp. Nói rồi nó biểu diễn một lượt, rồi tiếp: - Sau khi rời chùa Tiêu-sơn, tổ Trần Tự-Viễn về Thiên-trường, qui dân lập ấp, cưới vợ, thu đệ tử, lập môn phái. Trong khi giao đấu với trộm cướp, tổ nhận thấy Tiêu-sơn chưởng quá sơ lược. Tổ mới sửa đổi, mỗi chiêu biến thành hai. Một chiêu đánh xuôi, một chiêu đánh ngược. Tôn Đản hỏi: - Tao không hiểu. Mày biểu diễn thử xem sao. Tự-Mai gật đầu: - Như chiêu Lăng-già thính kinh tay phải quay tròn, đẩy thẳng. Tay trái đánh bật từ dưới lên. Hai kình phong xoáy như trôn ốc phát về trước. Nói đến đâu, nó làm đến đó. Gió lốc cuồn cuộn, trúng vào tảng đá, binh một tiếng. Tảng đá bật tung lên, rồi rơi xuống cách chỗ cũ hai trượng. Nó tiếp: - Bây giờ chiêu Lăng-già thính kinh được sửa đổi thành chiêu Đông-phong nộ lãng nghĩa là gió Đông làm sóng nổi giận cuồn cuộn bốc dậy. Tay phải từ trước quay tròn, thu vào người. Tạo thành khoảng lực đạo trống phía trước. Tay trái đánh ụp tự trên xuống. Như vậy có hai lực. Một lực hoá giải, một lực tấn công. Nói rồi nó đánh thử một chiêu. Lê Văn vung tay đỡ, gật đầu: - Chiêu này nguy thực, trong công có thủ. Tự-Mai tiếp: - Thiền-công Tiêu-sơn chỉ hoá giải. Bây giờ một phần hoá giải, một phần tấn công. Đó là nguyên lý chưởng pháp Đông-a. Chỉ ba ngày, Tự-Mai dạy bốn đứa đều xử dụng được Đông-a chưởng pháp rất thuần thục. Trong khi đó Tôn Đản, Lê Thuận-Tông dạy Cửu-chân chưởng pháp cho các bạn. Tự-Mai vốn bác học, nó nói: - Cửu-chân chưởng là pho chưởng tối cổ của Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung sáng chế, với chủ đích khắc chế võ công Trung-nguyên từ chiêu thức đến nội công. Thời gian ngài sáng chế ra, bên Trung-nguyên có các phái Liêu-Đông, Tương-dương, Thái-sơn, Thiên-sơn, Quan-trung, Trường-bạch. Những phái đó nay chỉ còn Liêu-đông, Trường-bạch. Còn các phái kia biến thể thành phái khác. Tôn Đản rất chú ý đến võ công Trung-nguyên. Nó hỏi: - Những phái hiện nay, mới thành lập ư? -- Đúng thế. Phái Thiếu-lâm do tổ sư Bồ-đề Đạt-ma thành lập. Sau biến thể ra phái Nga-mi. Phái Võ-đang hoàn toàn do đạo gia mới thành lập gần đây. Phái Hoa-sơn, Côn-luân, Không-động do các phái võ cổ biến thế ra. Lê Văn vỗ tay reo: - Vậy cứ thấy người nào xử dụng võ công Hoa-sơn, Côn-luân, Không-động, Liêu-đông, Trường-bạch. Ta dùng võ công Cửu-chân đục lại chắc thắng. - Đúng thế. Đối với võ công Thiếu-lâm, Nga-mi, Võ-đang, ta dùng võ công Đông-a. Bởi võ công Tiêu-sơn, Thiếu-lâm cùng nguồn gốc, song võ công Tiêu-sơn sát thủ mạnh hơn. Võ công Đông-a từ Tiêu-sơn mà ra, rồi biến thể thành trái ngược lại. Riêng Võ-đang, hồi Tống sang đánh Đại-Việt, ông nội tôi bắt được cuốn phổ của họ, đem về nghiên cứu thành phá cách. Nó chỉ Lê Văn: - Riêng Văn, phải dạy chúng nó thực kỹ học thuyết kinh lạc, để có thể học phương pháp đẩy chất độc trở lại cơ thể địch nhân. Như vậy gặp bọn Trường-bạch, Liêu-đông, Côn-luân, Hồng-thiết... ta mới không sợ. Lê Văn đem lý thuyết kinh lạc trong y học ra giảng dạy cho các bạn. Chỉ trong ba ngày, chúng thuộc hết. Thế là năm thiếu niên dạy lẫn nhau, đứa nào cũng biết võ công Đông-a, Sài-sơn, Mê-linh (Cửu-chân), Tản-viên. Thế rồi chúng đấu với nhau loạn xà ngầu. Mấy hôm sau, có sứ từ Biện-kinh ra, truyền dẫn sứ đoàn triều kiến Thiên-Thánh hoàng-đế. Sứ giả là một văn quan giữ chức Đàm-châu tư-mã tên Tào Khánh. Tào Khánh thấy sứ đoàn, chỉ có Khai-Quốc vương, Vương-phi với năm thiếu niên. Y kinh ngạc, nghĩ thầm: - Mình nghe nói Lý Long-Bồ có tài kinh thiên động địa. Tại sao, đi sứ Thiên-triều lại không mang theo tùy tùng văn võ, mà chỉ có năm thiếu niên chưa ráo máu đầu? Khi tiếp súc với Khai-Quốc vương, y thấy ở vương tư thái ôn nhu, khoan hoà, mà trong mắt tiết ra tia hàn quang cực mạnh. Y tỏ vẻ kinh sợ: - À thì ra thế. Vị vương-tử trẻ tuổi này văn võ kiêm toàn, nên mới tự hào, không mang theo tùy tùng. Quan tổng trấn Khâm-châu cử một đội kị mã trăm người theo hộ tống sứ đoàn. Khác với lần trước, sứ đoàn vượt Hành-sơn, lên hồ Động-đình, qua Trường-giang sang Kinh-châu, tới Biện-kinh. Lần này sứ đoàn đi đường Khâm-châu, men theo bờ biển đến cửa Hổ-môn lên Khúc-giang, rồi tới Thường-sơn, sau đó vào Trường-sa, hồ Động-đình, đi Biện-kinh. Tuổi trẻ hiếu động, vừa thấy đội kỵ mã, Tôn Đản hỏi viên đội trưởng: - Này thầy đội! Thầy cho biết cao danh quý tính đi. Để tôi giới thiệu bọn tôi trước. Nó giới thiệu từ Khai-Quốc vương trở xuống. Tôn-Đản mới học tiếng Hoa. Tuy nhiên nó nói rất sõi. Viên đội trưởng nghe nó xưng hô với Khai-Quốc vương, Vương-phi bằng anh, chị. Y cho rằng vương với chúng là em họ hàng gì. Nhân đi sứ Bắc, Vương dẫn theo cho chúng kinh lịch cuộc đời. Y trả lời: - Thưa công tử, tiểu nhân tên Ôn Vi, năm nay ba mươi tuổi. Ra khỏi thành Khâm-châu, năm đứa cho ngựa xen lẫn vào đám kị binh trò truyện hết người này đến người kia. Đám kị binh này lấy từ đạo kị binh Đàm-châu. Hà Thiện-Lãm hỏi Tự-Mai: - Này anh sáu. Đàm-châu ở đâu vậy? Lần đầu tiên Tự-Mai nghe đến tên này. Nó quay sang hỏi quan tiếp dẫn sứ: - Tào đại nhân! Bọn anh em tại hạ kiến văn hủ lậu, không biết Đàm-châu ở đâu. Mong đại nhân chỉ dạy cho. - Công tử hỏi thực phải. Đàm-châu thời Hán gọi là Trường-sa. Cả năm đứa trẻ cùng bật reo lên: - Vậy chúng tôi biết rồi. Tự-Mai giảng cho Thiện-Lãm: - Trường-sa nguyên thuộc lãnh địa Âu-lạc. Khi Đồ Thư mang năm mươi vạn quân sang đánh Âu-lạc, chiếm phía Bắc lập ra ba quận Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận. Trường-sa thuộc Quế-lâm. Thời Tây-Hán, Triệu Đà làm vua Nam-Việt thường mang quân đánh Trường-sa, Nam-quận. Đến thời Lĩnh-Nam, các bà Trưng Nhị, Lê Chân, Hồ Đề, Trần Năng tái chiếm, đặt trực thuộc Quế-lâm như cũ. Trong khi nói, Tự-Mai nhận thấy viên đội trưởng họ Ôn lắng tai nghe ngóng. Thỉnh thoảng y cau mặt lại, tỏ ý bất bình. Nó cười thầm: - Tên họ Ôn này chắc chắn không phải đội trưởng. Coi thân thủ, y phải thuộc hàng võ lâm cao thủ, ít ra bản lĩnh không thua gì bọn trưởng lão Hồng-thiết giáo. Cổ y hơi rút xuống, bàn tay đỏ hỏn. Nhất định y đã luyện Chu-sa độc chưởng. Vậy có thể y giữ chức vụ cao hơn. Y tuân lệnh thượng cấp giả làm đội trưởng hầu mưu đồ gì đây? Ta phải dò cho ra mới được. Lê Văn hỏi: - Em nghe nói, thời vua Trưng có nhiều trận đánh nhau với Hán. Trận Trường-sa ác liệt nhất, đến nỗi vua Quang-Vũ phải tới Kinh-châu điều động. Truyện đó ra sao? Tự-Mai gật đầu: - Đúng thế. Bấy giờ Lĩnh-Nam mới phục hồi. Vua Quang-Vũ sai năm đạo quân sang đánh. Các đạo khác đều giao tranh ở lãnh thổ Hán, Chiêm, Lào. Duy trận hồ Động-đình giao tranh trên đất Lĩnh-Nam. Vua Trưng ban chỉ dụ cho công chúa Phật-Nguyệt, bằng mọi giá phải thắng địch. Quân Lĩnh-Nam có bẩy vạn người. Quân Hán hai mươi lăm vạn. Trận đánh khủng khiếp liên tiếp hai tháng. Cuối cùng Mã Viện, Lưu Long bại. Ta bắt sống năm vạn tù binh, giết mười vạn. Tôn Đản thích quá, nó hỏi: - Anh nghe trận này mình mất ba đại tướng quân, thế những vị nào tử trận? - Ba vị tên Quách Lãng, Đinh Bạch-Nương, Đinh Tĩnh-Nương. Cả ba đều theo học với Đinh Đại. Khi nào tới Trường-sa, chúng ta sẽ viếng thăm nhiều di tích nước Văn-lang như núi Tam-sơn, nơi phát tích hai vị quốc mẫu. Cánh đồng Tương, nơi hẹn hò mỗi năm Lạc Long-Quân với Âu-Cơ tái hội. Ghềnh Tương-giang có mộ liệt nữ Lĩnh-Nam Trần Thiếu-Lan. Trong khi nói truyện, Tự-Mai khám phá ra trong đám kị binh có mười cao thủ võ lâm, đều thuộc bang Nhật-Hồ Trung-quốc. Còn lại chín mươi người đích thực kị binh. Riêng Ôn Vi biết tiếng Việt. Tự-Mai nghĩ thầm: - Hồng-thiết giáo Đại-Việt có Tả, Hữu-sứ hộ giáo, ngũ vị Sứ-giả, cùng mười Trưởng-lão. Song không ai biết Tả, Hữu hộ pháp cùng ngũ Sứ tên tuổi, mặt mũi ra sao. Chắc bang Nhật-hồ Trung-quốc, có Tả, Hữu hộ pháp, ngũ vị Sứ giả cùng mười Trưởng-lão. Lưu thái-hậu hiện bị bang Nhật-hồ khống chế. Có lẽ vì vậy chúng gửi cả mười Trưởng-lão theo sứ đoàn với nhiệm vụ gì đây? Không lẽ chúng dám tấn công sứ đoàn? Nó chợt nhớ hôm rời Thăng-long, Khai-Quốc vương nhận được tin: Lưu hậu bị bang Nhật-hồ khống chế. Vì vậy mụ thu nhận mười trưởng lão của bang này làm thị vệ canh phòng cung Thái-hậu. Nó tự hỏi: - Lưu hậu sai mười Trưởng lão bang Nhật-hồ giả làm vệ sĩ, ra cái bộ Trung-quốc lắm nhân tài, hay để ám hại anh cả chăng? Ta phải theo dõi cẩn thận mới được. Lê Văn cũng đã nhận ra mười cao thủ bang Nhật-hồ, nó dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Tự-Mai: - Này anh Sáu. Mười tên này đều hoá trang, che dấu bộ mặt thực, không chừng chúng là người quen mặt cũng nên. Mình có nên lột mặt nạ chúng không? - Đừng, để hỏi chị Thanh-Mai đã. Buổi trưa, Ôn Vi quay ngựa trở lại, nói với Tào Khánh: - Trình Tư-mã, phía trước kia là Lục-phương-sơn. Qua núi này, đi vào địa phận Ngọc-lâm, sau đó vào Quảng-Đông Nam lộ. Xin Tư-mã cho biết mình nghỉ ở trạm Lục-phương-sơn hay Ngọc-lâm. Tào Khánh suy nghĩ một lát rồi đáp: - Chúng ta tới Ngọc-lâm sẽ nghỉ đêm. - Như vậy xin đại nhân cho ruổi ngựa, mới có thể tới Ngọc-lâm buổi chiều. Bằng không e chúng ta phải đi dưới trăng. Tào Khánh nói với Khai-Quốc vương: - Xin vương gia định liệu cho. Khai-Quốc vương vui vẻ: - Chúng tôi đều thuộc con nhà võ, việc phi ngựa không có gì khó khăn cả. Thình lình Tự-Mai uốn cong người, rồi vọt mình lên cao. Nó đã đáp xuống lưng ngựa Thanh-Mai. Từ Tào Khánh cho tới đám kị mã đều biết Tự-Mai là em Khai-Quốc vương phi, nên khi thấy nó đùa với chị như vậy. Họ không ngạc nhiên. Nhưng Khai-Quốc vương với Thanh-Mai biết có biến cố gì. Vì từ trước đến giờ, mỗi khi Tự-Mai muốn nói riêng với chị, nó đều làm như vậy. Thanh-Mai vờ mắng em: - Thằng hư qúa! Già rồi còn như con nít. Tự-Mai quàng hai tay ôm cổ chị, miệng ghé sát tai, nó kể những gì thấy ở Ôn Vi với bọn mười kị mã, mà nó nghi là Trưởng lão bang Nhật-hồ. Từ trước đến giờ, Thanh-Mai thường tinh tế hơn em. Đâu ngờ lần này, nàng vô tâm đến độ không nhận ra những điều đó. Đây là lẽ thông thường. Vì nàng mới làm cô dâu, đang ngụp lặn trong tình yêu, thành ra thiếu quan tâm. Nghe em thuật, Thanh-Mai kinh hoảng, nàng vờ thò tay ra sau túm áo Tự-Mai liệng nó lên không, miệng mắng: - Cút mau! Tự-Mai lộn một vòng, rồi đáp xuống lưng ngựa mình. Thanh-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai chồng những gì Tự-Mai kể. Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Vương-phi: - Em đừng sợ! Hiện ta đang bị trăm kị mã đi theo, giống ở tù. Chỉ mong bọn chúng trở tay hãm hại. Chúng ta có thể thoát khỏi vòng kiềm chế, thong dong đi Khúc-giang, rồi lên Biện-kinh. - Phía trước kia, có đôi chim ưng đang bay lượn. Dường như Bảo-Hoà với anh Thông-Mai ở đó thì phải? - Anh Thông-Mai với Bảo-Hoà luôn ở cạnh chúng ta. Bất cứ bọn ngoại nhân nào đụng chạm đến chúng ta, họ đã tính trước rồi. - Em đã dặn năm ông mãnh: Tuyệt đối không được dụng võ trong bất cứ trường hợp nào. Đến đó, có hai kị mã từ phía trước phi ngựa ngược chiều với sứ đoàn. Lạ một điều hai người không ngồi, mà chống hai tay lên lưng ngựa, chân chổng lên trời. Mọi người đều kinh ngạc. Riêng Lê Văn, nó xuất thân phái Sài-sơn, hậu duệ của Phù-Đổng thiên vương, thuật kị mã xuất qủy nhập thần, nên nó coi thường. Khi hai ngựa cách đội kị binh hơn trăm trượng. Hai người co tay lại, rồi duỗi ra, thân vọt lên cao. Ở trên cao, họ lộn một vòng, mông đã ngồi ngay ngắn trên mình ngựa. Hai người thấy quan binh, mà vẫn ngang tàng, không chịu tránh. Viên kị binh đi đầu vẫy tay ra hiệu cho họ tránh sang một bên. Hai kị mã không coi kị binh vào đâu, đâm bổ tới. Khi hai ngựa sắp tới trước đoàn kị binh, họ gò cương ngựa thực gấp. Hai con ngựa dựng vó trước dậy, hí inh ỏi. Viên kị binh đi đầu mắng: - Hai người có mù không? Tại sao thấy quan binh không chịu tránh? Hai kị mã vung roi ngựa lên. Roi ngựa cuốn lấy hai kị binh. Hai kị mã giật mạnh roi một cái. Hai viên kị binh bay bổng lên cao, rồi rơi xuống lưng ngựa, ngay phía trước hai kị mã. Hai kị mã quay ngựa, phi trở về đường cũ. Hai kị binh khác vọt khỏi mình ngựa, ở trên cao chúng phóng xuống hai chưởng. Trong chưởng phong co mùi hôi tanh khủng khiếp. Thanh-Mai nhận ra đó là hai Trưởng-lão bang Nhật-hồ. Chúng phát Chu-sa ngũ độc chưởng. Hai kị-mã vung tay đẩy ngược chưởng lên đỡ. Binh, binh. Hai kị binh bay bổng lên cao, rơi xuống đất, miệng ri rỉ ứa máu ra. Tự-Mai nói với chị: - Hai kị binh này thuộc mười trưởng lão bang Nhật-Hồ Trung-Quốc có khác. Võ công chúng không thua mười Trưởng-lão Lạc-long giáo Đại-Việt làm bao. Thế mà bị trúng hai chưởng của kị-mã, đã lạc bại quá dễ dàng. Em thấy dường như chúng giả đấu võ với nhau vậy. Thanh-Mai gật đầu: - Hai kị mã gốc tích ra sao, mà bản lĩnh cao thâm đến chỗ khó lường. Có lẽ võ công chúng hơn các trưởng lão Lạc-long giáo, chỉ thua Đại-Việt ngũ long một chút mà thôi. Ôn Vi hỏi hai kị binh bị lạc bại: - Lão thất, lão bát. Sao vậy? Hai kị binh đã ngồi dậy, leo lên mình ngựa, trả lời: - Không sao cả. Đệ chưa vận đủ mười thành công lực. Lão thất, lão bát, phát chưởng tấn công hai kị mã. Hai kị mã vọt ngựa tới, tay vung lên, chụp lão thất, bát, rồi phi ngựa chạy như bay. Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Vương phi và năm sư đệ: - Phải cẩn thận. Trong đoàn hộ tống có sự hiện diện đủ mười trưởng lão bang Nhật-hồ Trung-quốc. Vừa rồi chúng giả vờ thua hai kị mã, để rồi bị bắt. Có thể hai kị mã cũng là người của Lưu hậu, chúng diễn trò với mưu định gì chưa rõ. Cũng có thể mười Trưởng-lão vờ thua để qua mắt Tào-Khánh với Lưu hậu. Diễn biến xẩy ra đột ngột. Ôn Vi la lớn lên: - Mau duổi theo. Đoàn kị binh phi ngựa như gió, đuổi theo hai kị mã. Tào Khánh nói với Khai-Quốc vương: - Tên đội-trưởng này bậy qúa. Chúng lo cứu đồng bọn, bỏ ta ở đây. Thôi ta mau tới núi Lục-phương-sơn chờ chúng. Núi Lục-phương sơn tuy trông thấy, nhưng cũng phải gần một giờ sức ngựa mới tới nơi. Tào Khánh gò ngựa lại. Y chỉ vào thung lũng có thác chảy trắng xoá đổ vào cái hồ nước trong veo. - Cảnh trí mùa thu đẹp thế này, mà chúng ta phải lao tâm khổ tứ trong vòng danh lợi, không có thời giờ thưởng lãm. Khai-Quốc vương nhận thấy lời Tào Khánh đượm vẻ bi quan. Vương nghĩ thầm: - Tên này được cử đi tháp tùng sứ thần, mà còn thốt ra lời chán nản, ắt y có tâm sự gì đây? Vương hỏi: - Tào đại nhân sao lại cảm thán như vậy? Tào Khánh thở dài: - Tiểu nhân là văn quan, mà phải lĩnh chức võ, thành ra các tướng sĩ bất phục. Mấy hôm nay tiểu nhân nhận được tấu chương từ Quảng-Tây lộ gửi về triều rằng quan của Khê-động Việt tràn sang chiếm lại những khê động theo Tống. Tiểu nhân vội cho phi ngựa về triều khẩn báo, thế mà nay đã hơn tháng, không nhận được chỉ dụ gì. Khai-Quốc vương nói lảng: - Những khê động đó vốn thuộc Đại-Việt. Nay họ trở về với Đại-Việt đâu có gì lạ. - Thưa vương gia, sự việc đâu có giản dị như vương gia nghĩ. Trong triều các quan thường bất đồng ý kiến nhau về Nam-biên. Cho nên tấu chương gửi về, có khi hàng năm không có chỉ dụ. Vì vậy quan binh Nam-thùy chỉ biết ngồi chờ. Ngồi chờ cũng chẳng sao, nhưng quân Khê-động Nam-thùy vẫn cứ tiến, thế mới khổ. Mặc cho Tào tâm sự với chồng. Thanh-Mai chỉ lên vách núi nói với Tự-Mai: - Em nhìn xem, vách núi sừng sững thế kia, mà phía trên, hoa nở đẹp biết bao. Giá mình lên đó ngồi ngắm hoa mới thực tuyệt. Tự-Mai nháy Lê Văn: - Ê! Chú mày! Chúng ta lên chỏm núi chơi đi. Lê Văn hỏi các bạn: - Ai có gan leo lên đỉnh núi chơi không? - Lên thì lên chứ sợ gì. Tào Khánh ngăn cản: - Vách núi dựng đứng như bức tường, sao leo lên được. Các vị công tử không nên đùa, nguy hiểm lắm. Lê Văn là đứa tinh nghịch bậc nhất. Nó tung mình xuống ngựa, bám vách núi leo lên. Tiếp theo Tự-Mai, Tôn Đản. Thoáng một cái, năm đứa đã lên tới chóp núi. Lê-Văn nói vọng xuống: - Chị Mai! Trên này có chỗ bằng phẳng, hoa nở đẹp lắm. Chị lên đây chơi với em đi. Tuy đã là vương phi, cao quý tuyệt đỉnh, nhưng dù sao Thanh-Mai cũng xuất thân con nhà võ. Chân tay ngứa ngáy chịu không được. Nàng hỏi Khai-Quốc vương: - Mình lên đó chơi đi. Khai-Quốc vương gật đầu. Cả hai vọt người khỏi mình ngựa, rồi leo lên. Qua vách núi thẳng đứng, quả như lời Lê Văn nói, đỉnh núi là một khu bằng phẳng, cỏ úa, lá vàng một mầu thực đẹp. Trên thảm cỏ, có rất nhiều hoa lạ, mầu sắc sặc sỡ. Khai-Quốc vương cúi xuống hái mấy bông hoa, cài lên tóc Vương-phi. Hoa mầu tím, mầu trắng, mầu vàng ánh vào đôi má trắng hồng của Thanh-Mai. Nàng đẹp hơn bao giờ cả. Không thấy năm cậu em, Vương dìu Vương-phi dạo trên thảm cỏ vàng óng ánh đầy hoa đủ mầu. Bên kia khu đất bằng thuộc sườn núi thoai thoải, đổ xuống thung lũng. Thung lũng có con suối chảy ngoằn ngèo như con rắn. Rừng núi toàn một mầu hồng-sẫm, vàng úa. Bất giác vương ôm sát vợ vào người. Tuy làm chồng Thanh-Mai mấy tháng qua, thế mà Vương vẫn cảm thấy say say trước sắc đẹp Vựơng-phi trên thảm cỏ úa đầy hoa. Không cầm lòng được, Vương ôm lấy Thanh-Mai, bế bổng nàng lên, đặt một cái hôn vào lên môi nàng, rồi để nàng trên phiến đá. Dưới ánh nắng nhạt mầu mùa thu, ống quần lụa đen chiếu óng ánh. Vương ngồi dưới đất, hai tay cởi dầy cho Thanh-Mai. Thanh-Mai hiểu tính chồng hơn ai hết: Anh hùng, hào sảng, đa tình. Nàng im lặng thưởng thức cái ôn nhu lãng mạn của đấng tài hoa. Vương nhè nhẹ bóp chân cho nàng. Vương cười: - Thanh-Mai nhớ hai cặp tình nhân Trần Tự-Sơn, Hoàng Thiều-Hoa và Đô Dương, Nguyễn Giao-Chi không? Thanh-Mai vốt tóc chồng: - Nhớ chứ. Cả hai nam tử Đại-Việt đó đều đa tình, đa tài. Còn hai kiều nữ, đều ôn nhu, thuần hậu. - Đành rằng thế. Có điều Trần, Đô có hai cái nhìn khác nhau về tình yêu. Em hiểu cái khác nhau đó không? - Trần cho rằng khi nợ nước xong, cùng người yêu ngao du sơn thủy. Còn Đô thì ngược lại. Đô cho rằng khi yêu nhau, yêu bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu. Trước khi xung trận, trong vòng lửa dậy, sau trận chiến đều yêu nhau được cả. - Đúng vậy. Anh em mình cũng giống Đô. Trên đường lo quốc sự. Ta vẫn yêu nhau được như thường. Thình lình Vương cầm bàn chân nàng đưa vào miệng cắn một cái nhẹ nhẹ. Thanh-Mai nhắm mắt tận hưởng hương vị tình yêu. Nàng biết trong bốn anh em Vương. Chỉ Vương hiểu, thưởng thức được cái nồng thắm của ái tình. Thanh-Mai không thấy mấy ông mãnh đâu, nàng lên tiếng: - Năm thằng giặc đâu rồi? Không có tiếng trả lời. Nàng đưa mắt nhìn chồng như hỏi ý kiến. Vương cười: - Kệ chúng! Với trí thông minh, với võ công của năm đứa, anh e trên thế gian này không ai làm hại được chúng đâu. Thấy cặp chim ưng lượn trên đầu, vương huýt sáo gọi chúng xuống, gỡ thư dưới chân chúng ra đọc. Thanh-Mai hỏi: - Có tin tức gì không? - Có, của Mỹ-Linh. Hai vị bang trưởng Đông-hải, Đường-lang cùng Thiếu-Mai, Mỹ-Linh đã thành công trong vụ thuyết Triệu Thành cướp ngôi vua Tống. Thình lình có hai người từ dưới núi leo lên. Thấp thoáng một cái, chúng đứng trước mặt vương cười ngạo nghễ, thái độ tỏ ra bất hảo. Chúng chính là hai kị mã bắt sống hai kị binh. Vương đưa mắt cho Thanh-Mai, ngụ ý im lặng. Hai kị mã tiến tới trước vương, chắp tay hành lễ: - Anh em chúng tôi, Trường-giang song hùng, xin tham kiến Khai-Quốc vương và Vương-phi. Anh em tại hạ ở xa, nghe tiếng Vương-gia anh hùng cõi Nam. Hôm nay mới được tham kiến. Giang hồ còn nói, Vương-gia nhất định không tuyển cung nga, mỹ nữ, đợi khi nào tìm được đệ nhất giai nhân mới thu nạp. Dường như hôm rồi có tin vương gia tuyển Vương-phi. Vương-phi không những xinh đẹp, mà còn là một võ lâm cao thủ. Thanh-Mai đáp lễ, nàng mỉm cười: - Thì ra hai vị Phương Hổ và Phương Báo đấy. Thế mà võ lâm đồn đại rằng hai vị qua đời rồi. Gia nghiêm thường nhắc đến hai vị luôn. Nàng quay lại nói với chồng: - Anh à! Để em giới thiệu hai vị Trường-giang sung hùng với anh. Hai vị nguyên là anh em song sinh. Khởi thủy theo học với vị chưởng môn phái Côn-lôn. Đến năm hai mươi tuổi, nhân phái Côn-lôn cùng bang Nhật-hồ khai chiến. Hai vị đây giúp kẻ thù giết sư phụ, vì vậy được bang chủ Đỗ Ngạn-Tiêu thu làm đệ tử. Dưới hai vị còn năm người nữa, kết thành bang Trường-giang. Khai-Quốc vương đã nghe nói về Trường-giang song hùng. Vương thản nhiên như không coi chúng vào đâu: - Phải chăng hai vị đây là sư huynh của Đỗ Lệ-Thanh? Đỗ Ngạn-Tiêu có mười đệ tử. Con rể tên Hồ Dương-Bá đứng hàng thứ chín. Con gái tên Đỗ Lệ-Thanh đứng hàng thứ mười. Đặng Đại-Bằng đứng hàng thứ nhất. Còn Phương Hổ, Phương Báo đứng hàng thứ thứ ba, thứ tư. Hồi Tống Thái-Tông bao vây, tiêu diệt bang Nhật-Hồ. Các đệ tử đều sa lưới hết. Duy Đại-Bằng được sư phụ sai đi có việc ở xa, nên thoát nạn. Sau y tụ tập bang chúng tái lập bang Nhật-hồ. Hồ Dương-Bá, Đỗ Lệ-Thanh bị bắt, tình nguyện sang Đại-Việt làm gian tế, xin triều Tống ân xá cho bố mẹ, anh em. Trong trận này, anh em họ Phương tử chiến, rồi mất tích. Vì vậy giang hồ đồn rằng chúng qua đời. Phương Báo hỏi Thanh-Mai: - Không biết lệnh tôn của vương phi cao danh quý tính là gì? Thanh-Mai không trả lời vào câu hỏi: - Hai vị đã gặp gia nghiêm trên núi Không-động rồi mà. Thanh-Mai nghe phụ thân kể rằng, cách đây hơn mười lăm năm... Nhân sang Trung-nguyên du hành, đại hiệp Trần Tự-An ghé thăm Ngu Sơn đại hiệp, chưởng môn phái Không-động. Giữa lúc đó xẩy ra việc Phương Hổ, Phương Báo đến ăn cắp vũ kinh của phái này. Hai anh em họ Phương đã cướp được bộ quyền phổ, đánh ngã ba trong Không-động ngũ kiệt. Chúng định bao vây giết chết Ngu Sơn, thì Trần Tự-An can thiệp. Ông đánh bại Phương Hổ, đoạt lại quyền phổ cho Ngu Sơn. Tuy vậy, việc chúng đánh bại Không-động tam kiệt đồn ra giang hồ. Ai nghe đến tên chúng, cũng kinh tâm động phách. Chúng lập ra một bang, làm ăn trên sông Trường-giang từ Thục đến bờ biển, dài hàng nghìn dặm, thế lực rất lớn. Bất cứ hai phe chính tà, nghe đến tên chúng đều phải lui bước. Họ đặt cho chúng danh hiệu Trường-giang thất quỷ. Nghe truyện cũ, Phương-Hổ tím mặt lại. Y nghiến răng kèn kẹt: - Thì ra con gái tên Trần Tự-An đấy! Bấy lâu nay, chúng ta định sang Giao-chỉ tiêu diệt phái Đông-a, giết cho đến con gà, con chó cũng không tha. Hà... hà... thực thiên đường có nẻo mi không tới. Địa ngục không đường dẫn xác vào. Đáng lẽ hôm nay lão gia giết mi trước, nhưng mi xinh đẹp thế này, lão gia bắt mi về làm cây thuốc trước đã, rồi sẽ tính tội phái Đông-a sau. Nghe Phương Hổ buông lời vô lễ. Thanh-Mai vọt người dậy, phóng vào người y chiêu Đông-hải lưu phong. Phương-Hổ thấy chưởng phong quái ác, y lùi một bước, rồi phản công. Bình một tiếng. Phương Hổ bật lui về sau. Y cảm thấy chưởng lực của đối thủ hung ác lạ thường, cánh tay y đau nhức không chịu được. Bất giác y lùi lại một bước. Trong khi đó Thanh-Mai cảm thấy gần như toàn thân tê liệt, khí huyết đảo lộn, tai nàng phát ra những tiếng vo vo không ngừng. Thanh-Mai nghĩ thầm: - Hai đại ma đầu này trước đây đấu ngang tay với phụ thân mình, hèn chi công lực y mạnh đến dường này. Nguyên bản lĩnh y đã không thua phụ thân làm bao. Thêm vào đó, bấy lâu nay y cố công luyện võ để trả thù. Có lẽ võ công y cao ngang với Đại-Việt ngũ long. Nàng cười nhạt: - Đa tạ tiền bối nhẹ tay. Nghe Thanh-Mai nói, Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Hồi ở Đại-Việt, mình nghe nói Phương Hổ, Phương Báo là anh em song sinh, xuất thân ở bang Nhật-Hồ, võ công chúng cao thâm không biết đâu mà kể. Chúng hành sự xuất nhập thất thường. Bàn tay chúng giết người không gớm tay. Không biết chúng lên đây với mục đích gì? Sau khi lĩnh một chưởng của Thanh-Mai, hai gã họ Phương tỏ ra khách khí hơn. Phương Hổ chắp tay lễ phép: Anh em tại hạ bạo gan mời Vương-gia cùng Vương-phi tới Khúc-giang, để cùng tìm kho tàng Tần-Hán. Sau khi thấy kho tàng, anh em tại hạ xin hộ tống Vương-gia cùng Vương-phi tới Biện-kinh. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 32 Điểm huyệt mật pháp Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Hai tên này thống lĩnh một bang trộm cướp lớn, lại kinh lịch nhiều, mà dám công khai tấn công đoàn hộ tống của triều Tống, hẳn đã nghiên cứu kỹ về mình với Thanh muội. Chúng biết ta mà còn dám làm ngang, chắc chắn chúng không đi có hai, mà còn nhiều tên khác mai phục xung quanh, chưa xuất hiện. Không biết toán kị binh hộ tống hiện ra sao? Cơ chừng trúng phục binh bị giết hết rồi cũng nên. Khi ra đi, mình đã quyết định không dùng võ công trên đất Tống. Nếu có gì sơ xẩy, triều Tống trách nhiệm. Mình cần chế chỉ tâm thần, xem truyện đi đến đâu? Vương ung dung, hỏi lại: - Tại hạ e giang hồ đồn kho tàng Tần-Hán chỉ hữu danh, vô thực. Thế mà hai vị Trường-giang song hùng cũng tin ư? Thấy anh em mình uy hiếp, Khai-Quốc vương tỏ ra phong lưu, tiêu sái, không sợ hãi. Trường-giang song quỷ bắt đầu kính phục. Chúng nghĩ thầm: - Mình nghe tên Lý Long-Bồ là nhân vật xuất chúng. Hôm đại hội Thăng-long, được tám vùng tộc Việt tôn lên làm trừ quân. Quả thực không hổ với tiếng đồn. Nhưng có điều sao y chấp nhận để bị cầm tù dễ dàng quá? Phương Báo nói: - Vương gia không tin ư? Thế mà hiện anh hùng thiên hạ đều tập trung về Khúc-giang tranh kho tàng này. Nào Bình-Nam vương Triệu Nguyên-Nghiễm cùng các đại cao thủ của Khu-mật viện. Nào bang Nhật-hồ Trung-quốc. Nào cao thủ Đại-lý, Cao-ly, Tây-hạ. Cho đến Lạc-long giáo cũng gửi đến hai trưởng lão cùng biết bao giáo chúng về. Không biết giáo chủ có tới hay không. Tin đồn Vương-gia đi sứ phen này không ngoài mục đích đó. Ai cũng nói, duy Vương-gia đã hợp hai người cháu. Một làm giáo chủ Lạc-long giáo Thân Thiệu-Thái, có tất cả bản đồ sông núi vùng Khúc-giang. Hai làm chưởng môn phái Mê-linh, công chúa Bình-Dương, có tất cả mật ngữ, bản đồ nơi chôn cất. Cho nên giang hồ khẳng định, ngoài Vương-gia, không ai biết nơi chôn cất kho tàng đó cả. Y im lặng quan sát thái độ của vương, rồi tiếp: - Vì vậy, anh em tại hạ bạo gan đón Vương-gia cùng Vương-phi đi tìm kho tàng. Thanh-Mai lắc đầu: - Trường-giang song hùng sao hồ đồ lắm vậy. Nếu thực sự có kho tàng, ắt Lưu hậu hay Bình-Nam vương nhà Tống đã đem đại binh tới Khúc-giang, lật từng viên ngói, đào từng gốc cây tìm kiếm rồi, đâu đến chúng ta. Trên đời, những gì đồn đại, trăm điều sai đến chín chục. Nếu như Đại-Việt có bản đồ, hẳn chúng tôi kéo đi đông đảo, có đâu chỉ hai người với năm đứa trẻ? Phương Hổ cười ha hả, tiếng cười của y vang khắp sơn lâm: - Khai-Quốc vương vốn tài trí nhất gầm trời. Vì vậy đi tìm kho tàng, bề ngoài chỉ có hai. Ai biết đâu, trong bóng tối, không mang hàng vạn cao thủ. Bất kể Vương-gia có đi tìm kho tàng hay không, anh em tại hạ cũng mời Vương-gia, Vương-phi cùng đi. Khai-Quốc vương nghĩ rất nhanh: - Hai tên ma đầu này, võ công cực cao. Mình với Thanh muội chống trả cũng vô ích. Lỡ trong khi đấu với nhau, năm sư đệ nhảy vào, có thể mất mạng. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái quả có bản đồ. Chúng đang trên đường đi Khúc-giang. Nếu mình đem lực lượng Đại-Việt, tranh đấu với anh hùng thiên hạ, tổn thất không ít. Mà dù có thắng, liệu Tống triều có để yên cho mình mang về Đại-Việt không? Âu là mình đi với chúng, xem chúng tìm kho tàng ra sao. Đợi cho các đoàn tìm kiếm chém giết nhau, kẻ bại chết, người sống bị thương, bấy giờ mình xuất hiện, ắt thắng lợi vào tay. Mình tạm lệnh cho Bảo-Hoà, Thông-Mai cùng bọn Tôn Đản âm thầm theo bọn này. Nếu như quả có kho tàng, thừa cơ đoạt lại. Còn không có kho tàng, cũng chẳng sao. Nghĩ vậy Vương nói: - Khúc-giang vốn đất của tộc Việt. Tại hạ cũng muốn đi thăm một chuyến. Đa tạ hai vị. Vương nói với Thanh-Mai: - Thanh muội. Chúng ta đi Khúc-giang. Thanh muội gọi năm đứa trẻ về đi. Thanh-Mai hiểu ý chồng. Nàng đứng dậy hú một tiếng dài. Tiếng hú ngân vang khắp thung lũng. Trường-giang song quỷ kinh hãi nghĩ: - Con nhỏ này, tuổi bất quá mười chín, hai mươi, mà công lực đã đến dường này. Hèn chi trước đây mình bại về tay Trần Tự-An cũng phải. Tiếng hú vừa dứt, lập tức có tiếng tù và đáp lại. Thoáng một cái, năm đứa trẻ xuất hiện. Chúng thấy Trường-giang song quỷ, không những không ngạc nhiên, mà còn nhìn nhau rồi cười khúc khích. Tôn Đản hỏi Thanh-Mai: - Chị ba, hai ông này ban nãy đánh nhau với thị vệ phải không? Hai lão tới đây làm gì vậy? Xin tiền tiêu chăng? Thanh-Mai đáp: - Hai vị đây có cao danh Trường-giang song hùng. Hai vị mời chúng ta đi Khúc-giang chơi một chuyến. Hà Thiện-Lãm thích quá, nó chạy lại nắm tay Phương Hổ gật mạnh: - Phương tiền bối tử tế thực. Bây giờ chúng ta xuống núi, rồi đi luôn hay sao? Phương Hổ gật đầu: - Đúng như vậy. Khai-Quốc vương, Thanh-Mai đổ đồi trước. Năm đứa trẻ và Trường-giang song hùng theo sau. Xuống dưới chân núi, Thanh-Mai thấy Tào Khánh bị trói, đặt ngồi trên mình ngựa. Cạnh đó có một đôi trai gái bị trói dính vào nhau theo tư thức lưng đối lưng, mắt bị vải buộc che mất. Thanh-Mai cho rằng đôi trai gái, cũng như Tào-Minh bị Phương Hổ bắt trói. Nàng thản nhiên như không. Phương Hổ thấy cặp trai gái bị trói, y kinh hoàng, nhảy nhót mấy cái, tay rút kiếm đưa một nhát, dây trói đứt. Đôi trai gái được tự do. Phương Hổ hỏi: - Lục đệ, thất muội, cái gì đã xẩy ra? Người đàn bà đáp: - Không biết từ đâu, xuất hiện năm tên ôn con. Chúng tấn công, rồi bắt trói... Mụ chưa nói hết câu, thấy bọn Tự-Mai đang đứng đấy cười. Mụ chỉ mặt Tôn Đản: - Mấy thằng nhãi con. Ta phải lột da mi mới được. Mụ vung tay chụp Tôn Đản. Nó trầm người tránh khỏi, rồi núp sau Thanh-Mai: - Chị ba, cứu em với. Phương Hổ hỏi người đàn bà: - Thất muội! Cái gì vậy? - Năm thằng ôn vật này đã bắt trói muội. Phương Hổ chỉ mụ đàn bà giới thiệu: - Thưa vương gia, bản bang được lãnh đạo bởi bẩy người. Tại hạ đứng đầu, vị này có tên Xuyên Dung, đứng hàng thứ bẩy của bản bang. Y chỉ người đàn ông trang phục như Nho sinh: - Vị này đứng hàng thứ sáu trong bản bang, họ Phi tên Lịch. Sau đó y giới thiệu từ Khai-Quốc vương cho tới Lê Văn. Rồi hỏi Xuyên Dung: - Cái gì đã xẩy ra? Chúng ta là người nhà cả. Xuyên Dung chỉ Lê Văn: -- Tên ôn con này bắn vào người muội với lục huynh hai viên thuốc khiến chân tay không cử động được, rồi chúng trói lại, bỏ lên ngựa. Phương Hổ xua tay: - Các vị đây là sư đệ của Khai-Quốc vương, tính tình hiếu động, hay đùa nghịch. Thất muội chấp làm gì? Ta cho thất muội biết, Vương-gia, Vương-phi cùng ngũ vị công tử sẵn sàng đi với chúng ta tìm kiếm kho tàng Tần-Hán. Chỉ nguyên truyện này, dù các tiểu công tử có đùa cợt đến đâu, thất muội cũng nên bỏ qua. Y nói với Khai-Quốc vương: - Mời Vương-gia, cùng Vương-phi lên ngựa cho. Mọi người lên ngựa. Phương Hổ hô lớn: - Đi! Ngựa phi như gió. Phương Báo phi trước, Phương Hổ phi sau cùng. Ý chừng chúng sợ có ai chạy trốn chăng. Ngựa Tôn Đản, Lê Thuận-Tông phi song song phía trước. Ngựa Thiện-Lãm, Tự-Mai phi thành cặp phía sau. Lê Văn phi sau cùng. Đang phi ngựa, Lê Văn hô lớn: - Lên! Tự-Mai vọt người lên cao. Hai chân nó đáp lên vai Tôn Đản. Trong khi Thiện-Lãm đáp lên vai Lê Thuận-Tông. Tài tình ở chỗ, ngựa vẫn phi như bay, mà hai đứa trẻ đứng rất vững. Ngựa Đản, Tông vẫn phi song song sát nhau. Lê Văn hô lớn: - Phát chiêu! Thiện-Lãm, Tự-Mai cùng rút kiếm chiết chiêu với nhau. Thanh-Mai đưa mắt cho Khai-Quốc vương, nàng mỉm cười: - Anh coi, chỉ mấy ngày, mà năm đứa trẻ này dạy nhau đủ thứ. Lê Văn là con trai duy nhất của sư phụ em, nó dạy mấy đứa kia thuật kị mã của phái Sài-sơn. Sau chuyến đi này, có lẽ bản lĩnh chúng nó giống nhau. Thình lình Tự-Mai, Thiện-Lãm quát lên một tiếng. Cả hai cùng vọt người lên cao. Rồi Tự-Mai đáp xuống vai Thuận-Tông. Thiện-Lãm đáp xuống vai Tôn Đản. Cả năm đứa trẻ cười ha hả, tỏ vẻ khoái chí. Đám Phương Hổ nhìn bọn Tôn Đản dùng võ công, đùa vui với nhau. Nhưng trong cái đùa, ẩn tàng võ công kinh thế hãi tục. Y nghĩ thầm: - Năm thiếu niên này, chưa ai tới mười tám, mà võ công đã đến dường này. Một mai, vào tuổi ba mươi, mình e thiên hạ không ai bằng chúng. Đi một lát, gặp toán kị mã ba người, cùng hơn mười tùy tòng đứng chờ ven đường. Phương Báo ra hiệu cho mọi người dừng lại. Y chỉ vào ba người giới thiệu: - Đây là Động-đình tam ưng tức tam đệ, tứ đệ và ngũ đệ trong bản bang. Họ có chút danh trên chốn giang hồ. Tự-Mai nghe giới thiệu, nó đưa mắt nhìn ba người: - Thực hân hạnh! Ở Đại-Việt, tiểu đệ nghe danh nhất ưng Chu Y khinh công như rồng bay, gió thổi. Nhị ưng Trần Tiệp nội công cao thâm khôn lường. Tam ưng Vũ Canh kiếm thuật thần thông. Thì ra các vị đều ở trong bang Trường-giang cả đấy. Chu Y nghe Tự-Mai nói, y vui mừng ra mặt: - Kiến văn của tiểu huynh đệ rộng thực. Cả đến bọn vô danh như anh em tại hạ, mà huynh đệ cũng biết đến. Phương Hổ hỏi: - Bọn kị binh ra sao rồi. - Bắt gọn, giam vào một nơi. Đợi Vương-gia cùng chúng ta đào kho tàng rồi mới thả ra. Phương Hổ chỉ Tào Khánh: - Giam cả tên cẩu quan này lại. Hai kị mã tới dắt ngựa Tào Khánh đi về phía hang núi. Phương Hổ tính đốt ngón tay: - Chúng ta có bẩy huynh đệ, bên Khai-Quốc vương cũng có bẩy người. Cộng chung mười bốn. Nào, chúng ta lên đường. Đến chiều, tới trấn Ngọc-lâm. Phương Hổ ra hiệu cho mọi người xuống dắt ngựa đi vào trấn. Y chỉ lên tửu lầu lớn mang tên Lạc-viên lâu nói: - Mời Vương-gia cùng quý vị vào tửu lâu uống rượu. Sau đó chúng ta tiếp tục lên đường. Phương Hổ đi trước, ngang với Khai-Quốc vương. Xuyên Dung kèm Thanh-Mai. Năm người trong Trường-giang thất hùng kèm năm đứa trẻ, vào tửu lầu. Chợt từ trong tửu lầu có hai nhà sư trẻ, tay cầm bình bát khất thực đi ra. Hai nhà sư như không thấy cả bọn đi vào. Một người đụng phải ngựa Phương Hổ làm cái túi hành lý trên lưng y rơi xuống đất. Nhà sư vội chắp tay xá tạ lỗi, rồi cúi xuống nhặt cái túi treo lại trên lưng ngựa trả Phương Hổ: - A-Di Đà-Phật. Bần tăng thực vô tâm, vô ý. Mong thí chủ từ bi hỷ xả, bỏ quá đi cho. Nhà sư xá thêm một xá nữa, rồi cúi đầu bỏ đi. Ngay từ lúc hai nhà sư xuất hiện, Tôn Đản, Tự-Mai đã nhận ra y là Trần Thông-Mai với Bảo-Hoà. Tuy cả hai hoá trang đi, nhưng người Bảo-Hoà tiết ra hương thơm ngào ngạt, làm chúng nhận được ngay. Tự-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Thanh-Mai: - Chị Thanh, anh Thông với Bảo-Hoà hí lộng quỉ thần gì đây? - Mình cứ chờ xem. Phương Hổ thúc mọi người ăn thực mau, rồi lên đường. Khoảng nửa đêm, đoàn người tới trấn Thương-ngô trên bờ sông Tây-giang. Có hai người đứng chờ ven đường. Chúng kính cẩn hành lễ với Phương Hổ: - Trình bang chủ! Thuyền đã chuẩn bị sẵn, mời bang chủ cùng quý khách xuống. Bên bờ Tây-giang, một con thuyền cực lớn đậu sẵn. Phương Hổ chỉ con thuyền nói với Khai-Quốc vương: - Mời vương gia cùng các vị xuống thuyền. Đêm nay bản bang xin được thiết đãi Vương gia thổ sản vùng Quảng-Đông. Chúng ta dùng thuyền đi Phật-sơn. Từ Phật-sơn sẽ lên bộ đi Khúc-giang. Khai-Quốc vương để Thanh-Mai xuống trước. Vương theo sau với năm đứa trẻ. Người cuối cùng xuống, lập tức thuyền nhổ neo, buồm dương lên. Thuyền trôi nhanh như tên bắn. Phương Hổ mời mọi người vào trong khoang thuyền lớn. Ở đó đã bầy một tiệc rượu. Phương Hổ mời Khai-Quốc vương ngồi vào ngôi chủ vị. Còn y ngồi thứ nhì, tiếp vương. Kế đó Xuyên Dung ngồi tiếp Thanh-Mai. Năm đứa trẻ ngồi cùng với đám thủ lĩnh bang Trường-giang. Rượu được vài tuần, Phương Hổ hướng vào Thanh-Mai: - Tại hạ nghe Vương-phi thuộc danh gia đệ tử, kính nhờ Vương-phi dịch dùm tập sách nhỏ bằng chữ Khoa-đẩu. Trước đây, tại hạ đã nhờ người ta dịch cho, nhưng e không đúng. Vì vậy, xin Vương-phi dịch lại, để có thể so sánh. Theo bản dịch trước, tập sách này là bộ Lĩnh-Nam vũ kinh. Cuối tập sách có nói đến kho tàng Tần-Hán. Nghe Phương Hổ nói, Thanh-Mai nghĩ thầm: - Tên này đáo để gớm. Y nhờ mình dịch, mà còn sợ mình dịch sai, nên đưa ra lời đe doạ, ra cái điều đã có bản dịch rồi. Nàng mỉm cười: - Đa tạ bang chủ tín nhiệm. Phương Hổ thò tay vào trong bọc, lấy ra cái túi. Y trịnh trọng mở túi. Mọi người cùng nhìn theo tay y. Y moi trong túi ra tập sách, trao cho Thanh-Mai. Thanh-Mai cầm lên xem: Trên bìa có hàng chữ Lĩnh-Nam vũ kinh. Nàng mở trang thứ nhất, trong không có chữ. Nàng mở trang thứ nhì, cũng đều giấy trắng. Trang thứ năm, vẽ hình hai con quỷ sứ nhe nanh, trông rất giống Phương Hổ, Phương Báo. Nàng mở trang thứ sáu, vẽ hình một phụ nữ mặc y phục cung phi, trên đầu có sừng. Tiếp theo hình của năm lãnh tụ bang Trường-giang. Thanh-Mai ngơ ngác: - Phương bang chủ, sách chỉ có hình, đâu cần dịch? Phương Hổ hoảng hốt, y quên cả lễ độ, giật tập sách trên tay Thanh-Mai mở ra xem. Bên trong không có hình gì khác cả. Y kinh hãi đến đờ người ra. Vì mới hồi sáng, y còn mở túi ra kiểm soát lại, bộ Lĩnh-Nam vũ kinh vẫn còn nguyên. Vậy ai đã lấy cắp, đổi vào bằng tập sách này? Y ôn lại: Y cùng em leo núi, gặp Khai-Quốc vương, rồi xuống núi, lên ngựa ra đi. Thủy chung cái túi vẫn đeo bên hông. Cho đến khi vào tửu lầu... Chợt y vỗ đùi đến đét một cái. Y đã nhớ ra. Lúc qua trấn Ngọc-lâm, y treo cái túi trước yên ngựa, cùng mọi người vào quán ăn. Một vị sư đi ngược chiều chạm vào ngựa y. Nhà sư chắp tay xin lỗi, rồi đi tiếp. Chắc chắn nhà sư đã nhanh tay lấy trộm tập sách của y, thay bằng tập sách giả này để trêu chọc. Nguyên Phương Hổ cùng bang Trường-giang bỏ ra không biết bao nhiêu tiền bạc, công lao, sai người theo dõi bọn Triệu Thành. Khi bọn Tung-sơn tam kiệt cho Quách Quỳ chép bộ Lĩnh-Nam vũ kinh cùng với bộ Dụng-binh yếu chỉ trong hầm đá rồi. Y sai người sao làm ba bản. Y giữ một bản. Cho hai sứ giả đi hai ngả khác nhau mang về triều. Bản của y bị phái Thiên-tượng Đại-lý đoạt mất, rồi bị phái Đông-a trộm trên thuyền, trao cho Khu-mật viện. Một sứ giả khác, bị Khu-mật viện Đại-Việt cho người đánh tráo mang về. Khai-Quốc vương trình bản này cho anh hùng xem, trong kỳ đại hội Thăng-long. Sứ giả duy nhất thoát lưới, đến sông Trường-giang, bị bang Trường-giang giết chết đoạt sách. Mấy tháng qua, Phương Hổ mất không biết bao công phu theo đõi, tìm được một người biết chữ Khoa-đẩu địch cho y. Nhưng trong bộ Lĩnh-Nam vũ kinh chép bằng thuật ngữ đặc biệt. Y không hiểu nổi. Y đang tuyệt vọng, hay đâu được tin Khai-Quốc vương đi sứ. Y cùng anh em bàn nhau, bắt sống Vương, để Vương-phi dịch, dẫn giải cùng tra khảo vương về thuật ngữ trong sách, hầu tìm kho tàng. Bây giờ tập sách bị người ta đoạt mất. Y điên lên được. Y nhìn những hình vẽ, bỗng mồ hôi y toát ra như tắm: Trong sách vẽ hình bẩy anh em y. Lại vẽ hình Lưu thái-hậu nữa. Nguyên y là người của bang Nhật-Hồ Trung-Quốc lớn vai hơn Hồ Dương-Bá (Nguyên-Hạnh) với Đỗ Lệ-Thanh. Khi bang Nhật-Hồ bị diệt. Hồ Dương-Bá với Đỗ Lệ-Thanh được Khu-mật viện Tống bố trí sang Đại-Việt trường kỳ mai phục. Còn y được xử dụng trực tiếp, để dò la tung tích dư đảng Nhất-Hồ. Từ khi Lưu hậu lên cầm quyền, y điều khiển nhóm tế tác làm việc thẳng với bà. Việc này, đến sáu sư đệ, sư muội của y cũng không biết? Tại sao hai nhà sư lại biết, mà hí hoạ cả mụ với anh em y? Tự-Mai, Tôn Đản thấy hình trong sách bất giác đưa mắt nhìn nhau. Cả hai cùng bật lên tiếng cười. Tôn Đản hỏi: - Phương bang chủ. Tưởng bang chủ nhờ chị ba tôi dịch sách gì. Hoá ra bang chủ cho xem cuốn tập vẽ hí hoạ. Phương Hổ nghiến răng kèn kẹt. Y cầm cái bát bóp mạnh. Bát vỡ tan ra. Y vê viên mấy cái, bát nát ra như bột. Khai-Quốc vương hỏi y: - Bang chủ! Có biến cố gì chăng? Phương Hổ nghiến răng: - Bộ Lĩnh-Nam vũ kinh cùng Dụng-binh yếu chỉ trong túi này, bị tên tiểu hoà thượng đánh tráo ở Lạc-viên tửu lầu, trấn Ngọc-lâm. Phương Báo tần ngần cầm lấy cuốn tập coi. Y truyền cho các sư đệ cùng xem, rồi lắc đầu: - Chúng ta phải sai bang chúng truy lùng hai tên cẩu hòa thượng này băm vằm ra cho bõ ghét. Phương Hổ quả xứng đáng thủ lãnh bang lớn. Y thản nhiên cầm chung rót rượu mời Khai-Quốc vương uống, rồi nói: - Chúng ta cứ đến trấn Phật-sơn, rồi sẽ truy lùng hai tên cẩu hoà thượng. Thình lình Xuyên Dung kêu lên tiếng ối rồi ôm tay rên siết. Tiếp theo đến Phi Lịch, Động-đình tam ưng, Trường-giang song quỷ. Người nào tay cũng sưng vù lên, đỏ hỏn. Tiếng rên la vang khắp sông. Phi Lịch hỏi Phương Hổ: -- Đại ca! Rõ ràng chúng ta bị trúng Chu-sa Nhật-hồ độc phấn. Phấn độc này chỉ đại ca, nhị ca mới có. Như vậy... Y định nói Như vậy đại ca, nhị ca phóng độc hại anh em nhưng y dừng lại kịp, vì chính đại ca, nhị ca cũng bị trúng độc như y. Phương Hỗ thấy đám người của Khai-Quốc vương vô sự. Y nghĩ thầm: - Không lẽ tên Lý Long-Bồ đã phóng độc hại bọn ta? Y an ủi các em: - Đừng sợ, cái thứ phấn độc này có đáng gì. Ta lấy thuốc giải cho các em. Y thò tay vào bọc, móc ra hộp thuốc. Y trao cho các sư đệ, mỗi người một viên: - Nuốt mau, vận khí cho thuốc tan. Sáu người bỏ thuốc vào miệng, nuốt trửng, rồi ngồi vận công. Khoảng nhai dập miếng trầu, cả sáu người đều ngã lăn ra, miệng xùi bọt mép. Phương Hổ đang định nuốt thuốc vội dừng lại. Y bóp một viên thuốc ra ngửi. Y giật bắn người lên. Vì mùi vị hoàn toàn khác với mùi vị thuốc giải của y. Y coi lại, cái lọ đựng thuốc chỉ hơi giống cái lọ của y. Y chửi thầm: - Thì ra tên hoà thượng khả ố đã tráo luôn cả hộp thuốc của ta. Y tự hỏi: - Không hiểu ai tung phấn độc hại anh em y? Không lẽ cũng hai tên quỷ hoà thượng kia? Nhất định hai tên hoà thượng chó má có liên quan với bọn Khai-Quốc vương. Y nghiến răng nói với Khai-Quốc vương: - Vương-gia trí tuệ thực vô song. Tại hạ mong Vương-gia ban thuốc giải cứu sáu người sư đệ sư muội. Bằng Vương-gia không ban thuốc giải, tại hạ ắt phải vô phép với Vương-gia. Khai-Quốc vương đã đoán ra thủ đoạn của Bảo-Hoà, Thông-Mai: - Hai người này hí lộng quỷ thần thực tài. Trước đây chính Thông-Mai đã tráo vàng Tống bằng vàng Đại-Việt để hại thầy trò Địch Thanh. Bây giờ chàng lại dở bản lĩnh cũ ra. Phải rồi, y chỉ việc tung phấn độc lên yên ngựa bọn Trường-giang thất quỷ, rồi tẩm một thứ nữa vào cuốn sách. Bọn chúng lên ngựa, tay trúng phấn độc. Khi truyền nhau cuốn sách, bị trúng loại thứ nhì. Hai thứ phấn mới thành độc tố. Còn Thanh-muội chỉ mó vào sách, thì vô sự. Y còn thay lọ thuốc giải Chu-sa độc phấn bằng một thứ thuốc quái quỷ gì, khiến chúng nuốt vào bị mê man. Tự-Mai nói với Phương Hổ: - Này Phương bang chủ. Bang chủ nói câu đó dường như cho rằng anh cả tôi đánh thuốc độc sáu vị đây hẳn? Bang chủ ơi, trước khi nói, bang chủ nên suy nghĩ cho kỹ đã. Anh tôi xuất thân là đệ tử một vị Bồ-tát đắc đạo. Một hoàng-tử. Bản tính anh tôi từ bi, đến giết con kiến, con sâu người còn không nỡ, huống hồ dùng thuốc độc. Chính vì vậy sau được anh hùng tám vùng tộc Việt tôn làm vua. Với thân phận như thế, có đâu anh tôi lại dùng thuốc độc hại người? -- Nếu không phải vương gia. Tại sao ở đây chúng ta có mười bốn người, mà chỉ anh em bọn tôi trúng độc. Còn bên Vương-gia thì vô sự? Tự-Mai lắc đầu: - Bang chủ nghĩ như thế thực không còn gì vô lý hơn. Tôi chắc người nào trong bóng tối đó, muốn độc quyền mời anh cả chúng tôi. Cũng như bang chủ đã độc quyền mời. Vì vậy họ mới tung thuốc độc hại các vị. Thanh-Mai móc trong bọc ra hộp kim. Nàng đến bắt mạch từng người một, rồi nói: - Sáu vị đều trúng phấn Chu-sa của bang Nhật-hồ Trung-quốc. Chúng tôi là đệ tử danh môn chính phái, đâu biết gì về độc chất này. Bang chủ nghi cho chúng tôi thực vô lý. Tôn Đản cũng tiếp: - Bang chủ từng xuất thân đệ tử bang chủ Nhật-hồ đời thứ ba, không lẽ không biết hoá giải loại phấn độc này? Hôm qua, chị ba tôi đã đối chưởng với bang chủ, thấy võ công bang chủ rõ ràng thuộc võ công Hồng-thiết giáo, pha lẫn với Côn-luân. Bang chủ nên dùng Hồng-thiết thần công giải độc cho các vị đây hơn kết tội chúng tôi. Phương Hổ đau đớn muốn ngất đi. Y thở dài: - Tôi trúng độc đau đớn, nên đầu óc hơi hồ đồ. Tôi... tôi cũng có thuốc giải, song thuốc giải bị tên cẩu hoà thượng đánh tráo rồi. Vương-phi. Nghe Vương-phi là đệ tử Hồng-sơn đại phu, danh vang thiên hạ. Mong Vương-phi cứu các sư đệ của tôi. Thanh-Mai chẩn mạch lần nữa, rồi đáp: - Người đánh thuốc độc dường như không có ác ý. Các vị bị trúng hai thứ thuốc một lúc. Chu-sa phấn hơi nguy hiểm. Còn Đào-chí phấn, chỉ ngủ một giấc dài ba ngày sẽ tỉnh lại như thường. Có điều trong ba ngày không trị Chu-sa phấn, e nguy đến tính mệnh. Thanh-Mai nói đến Đào-chí phấn, làm Lê Văn giật mình. Nguyên trước đây Hồng-Sơn đại phu chế ra Ma-túy hoàn, mục đích phóng vào kinh mạch, khiến cho bệnh nhân giảm mọi thứ đau nhức. Hôm đại hội Thăng-long, ông đã dùng trị cho sư thái Tịnh-Tuệ cùng đám đệ tử Hồng-thiết giáo. Sau đó trở về, ông thấy Ma-túy hoàn chỉ làm tê liệt không được bao lâu. Ông thêm vào Ma-túy hoàn hai chất nữa là Đào-nhân, Viễn-chí khiến cho bệnh nhân ngủ ngon trong một ngày. Hôm rời Thăng-long, Lê Văn mang theo một hộp. Tặng cho Bảo-Hoà một hộp. Nó không ngờ Bảo-Hoà phối hợp với phấn Chu-sa của Hồng-thiết giáo Trung-quốc, hại bọn Trường-giang. Thanh-Mai chỉ Lê Văn: - Cậu mười! Cậu hãy làm cho mấy vị đây tỉnh lại ngay, chậm trễ e nguy đến tính mệnh. Đúng ra Lê Văn dùng kim, châm vào huyệt Nhân-trung, Trung-xung, dù bệnh nhân đang mê man cũng tỉnh dậy ngay. Hôm rồi, nó mới được Hà Thiện-Lãm dạy Lĩnh-Nam chỉ pháp. Nó muốn áp dụng thử xem sao. Nghĩ là làm. Nó tiến tới trước Phương Báo, vung tay điểm vào huyệt Nhân-trung. Véo một tiếng, Phương Báo mở mắt ra, ngồi dậy ngơ ngác nhìn mọi người. Tuy y tỉnh thực, nhưng thuốc vẫn còn trong cơ thể, vì vậy đầu óc mơ mơ hồ hồ. Phương Hổ nhìn thủ pháp của Lê Văn, y kinh ngạc nghĩ thầm: - Thiếu niên này, bất quá tuổi mười lăm, mười sáu, mà sao công lực đã đến dường này. Bên Trung-nguyên ta làm gì có những mầm non như vậy? Lê Văn chẩn mạch cho Phi Lịch. Không biết nghĩ sao, nó đưa mắt nhìn Tự-Mai, Tôn Đản rồi cả ba cùng cười. Nó phóng hai chỉ vào huyệt Ẩn-bạch, Lệ-đoài. Phi Lịch ngồi bật dậy. Y dụi mắt mấy cái, hướng Lê Văn xá một xá: - Đa tạ thiếu hiệp. Lê Văn nhăn mặt: - Phi tiên sinh. Tiên sinh là người đọc sách, mà sao thiếu lễ như vậy? Người quân tử dù ở hoàn cảnh nào cũng không thể thiếu lễ. Phi Lịch kinh ngạc hỏi: - Thiếu hiệp chê trách ta thiếu lễ. Thế ta thiếu lễ ở chỗ nào? Lê Văn lắc đầu: - Nếu như sáu vị anh hùng bang Trường-giang đây, coi như đủ lễ rồi. Duy tiên sinh thuộc loại văn gia Nho nguyên, đọc sách mà hành xử như vậy thì hơi thiếu. - Xin thiếu hiệp dạy rõ hơn. Lê Văn chỉ Khai-Quốc vương: - Nhà có chủ, nước có vua. Sách có câu Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần. Nghĩa là: Dưới gầm trời này đâu cũng là đất của vua. Sinh tại đất vua ai cũng là thần dân của vua. Tại hạ hiện theo sứ đoàn Đại-Việt sang Trung-quốc. Khai-Quốc vương là đấng trừ quân, làm chánh sứ. Thì Vương coi như vua. Đây thuộc vùng Nam-hải của tộc Việt. Khai-Quốc vương được tôn làm vua tộc Việt. Vậy tiên sinh phải cầu Vương-gia chứ? Đấy là luận theo nước. Còn luận theo tình nhà, vương ở vai huynh trưởng trong mười anh em tại hạ. Dù luận theo nước, hay theo nhà mọi sự của anh em tại hạ đều do Vương làm chủ. Tại hạ trị bệnh cho các vị, phải được chỉ dụ Khai-Quốc vương, đại diện cho Đại-Việt. Thế mà tiên sinh không tạ ơn Vương lại tạ ơn tại hạ. Như thế chẳng hoá ra quân, thần đảo lộn ư? Phi Lịch tuyệt không ngờ Lê Văn lại nắm vững Nho như vậy. Y vội hướng Khai-Quốc vương: - Xin Vương-gia đại xá. Khai-Quốc vương bảo Lê Văn: - Chú mười! Chú trị hết cho các vị đại hiệp trong bang Trường-giang đi. Lê Văn vâng dạ, rồi chẩn mạch cho Xuyên Dung. Nó lắc đầu: - Vị tỷ tỷ này có thai mà trúng độc, e sau này đứa trẻ có tật. Nó lại phát Lĩnh-Nam chỉ, nhưng khác với Phương Báo, nó điểm huyệt Tố-liêu của mụ. Mụ rùng mình từ từ ngồi dậy. Tuy vậy mụ vẫn như người còn ngái ngủ. Phi Lịch hỏi Lê Văn: - Dường như tiện thê bị trúng độc nặng hơn mọi người thì phải? Lê Văn lắc đầu: - Không hẳn thế. Phu nhân đây luyện Hồng-thiết thần công. Nội công đã đến trình độ cực mạnh. Cần phải có người nào luyện Thiền-công, phát tâm Bồ-đề, dồn chân khí vào người phu nhân mới trục hết được nọc độc ra, hầu cứu bào thai. Phương Hổ kinh ngạc: - Tại hạ không tin. Muốn đẩy độc tố trong người thất muội, tại hạ nghĩ, bất cứ ai có công lực mạnh đều làm được. Y tiến tới để tay lên lưng Xuyên Dung rồi nói: - Thất muội ngồi im, đừng vận công chống trả. Nói rồi y dồn chân khí sang người Xuyên-Dung. Xuyên Dung bật lên tiếng »ái», ngã lăn ra, lăn lộn, nghiến răng tỏ vẻ đau đớn. Trong khi bọn Trường-giang thất quỷ ngơ ngác nhìn nhau không hiểu, thì Lê Văn ôm gối ngồi cười. Phương Hổ hỏi Khai-Quốc vương: - Đạo lý vụ này ra sao, xin vương gia dạy cho. Khai-Quốc vương vỗ lưng Lê Văn: - Chú mười. Chú giải thích cho bang chủ nghe đi. Phi Lịch cũng run run: - Thiếu hiệp, xin thiếu hiệp ra tay tế độ, cứu tiện thê. Nguyện không bao giờ quên ân đức. Lê Văn ngửa mặt lên trời nói bâng quơ: - Đã có Phật ắt phải có ma. Muốn trị ma, phải nhờ Phật. Xuyên nữ-hiệp luyện Hồng-thiết thần công thứ nội công tà ma, rồi lại bị Chu-sa độc phấn, cũng thuộc tà ma xâm nhập. Trong khi đó Chu-sa độc phấn lại bị pha lẫn với Đào-chí là hai dược vật không chính không tà. Không chính vì khi gặp tà, nó trợ tà. Không tà vì khi gặp chính, nó phù chính. Thành ra trong người nữ hiệp hiện đầy tà khí, hợp với nội công tà ma. Vậy cần phải có người nào luyện Thiền-công tối cao, phát tâm Bồ-đề mới giải được. Chu Y hỏi Thanh-Mai: - Vương phi, tại hạ nghe vương phi xuất thân phái Đông-a. Mà nội công Đông-a xuất từ Tiêu-sơn. Vậy Vương-phi có thể cứu thất muội được không? Tôn Đản dơ tay cản không cho Thanh-Mai trả lời. Nó nhìn thẳng vào mặt Trường-giang thất quỷ: - Trường-giang tam hiệp đã nghĩ kỹ, trước khi nói câu đó chưa? Khi Trường-giang thất quỷ bàn kế hoạch bắt Khai-Quốc vương, dùng độc công Chu-sa bắt vương khai ra bí mật kho tàng Tần-Hán. Tất cả bẩy người đã nghiên cứu thực kỹ về Vương cũng như Vương-phi Thanh-Mai. Còn bọn thiếu niên đi theo, họ coi thường, không chú ý. Từ lúc tiếp xúc với Thuận-thiên ngũ hùng, đám quỷ mới thấy bọn thiếu niên này tuy đùa nghịch, nhưng kiến thức, cũng như võ công không phải tầm thường. Bây giờ thấy Tôn Đản hỏi Chu Y một câu, làm y bỡ ngỡ không ít: - Tiểu công tử! Dĩ nhiên tại hạ nghĩ kỹ rồi. - Tam hiệp nghĩ kỹ, mà còn hỏi câu đó ư? Tam hiệp phải biết đại ca của thôi, thân làm trừ quân, thống lĩnh quần hùng tám nước. Lại nữa người đang đi sứ Trung-quốc. Các vị dùng sức mạnh bắt đại ca cùng chúng tôi với ý nghĩ tìm bí mật kho tàng. Võ công chúng tôi đâu có hèn, mà để cho các vị làm nhục? Chúng tôi để cho các vị bắt, vì đại ca của tôi nghĩ, trên đất Tống, không nên dụng võ. Mọi biến cố để Tống triều lo liệu. Chứ đánh nhau, chưa chắc các vị thắng nổi chúng tôi. Nó chỉ Lê Văn: - Rồi các vị bị trúng độc. Thập đệ ra tay cứu các vị. Các vị chưa tỏ một lời tạ lỗi. Bây giờ muốn chúng tôi xả thân cứu nữa ư? Tôi hỏi lại, các vị muốn ép chúng tôi hay muốn cầu khẩn? Đạo lý ở chỗ nào? Phi Lịch tiến tới trước Thanh-Mai, y quỳ gối: - Tiểu nhân kính cẩn rập đầu xin Vương-phi cứu tiện nội. Thanh-Mai mỉm cười. Nàng vung tay, một luồng kình phong đỡ y dậy: - Lục hùng không nên đa lễ. Huống hồ, nội công của tôi chưa chắc đủ cứu nỗi quý phu nhân. Khai-Quốc vương dơ tay cản vương phi: - Thanh muội. Để đó. Vương đến trước Xuyên-Dung, vung ngón tay cái điểm vào huyệt Đại-trùy. Xuyên-Dung rùng mình một cái mở mắt ra. Từ ngày gặp Khai-Quốc vương, chỉ có một lần Thanh-Mai thấy vương đối chưởng với Triệu Thành và với Minh-Thiên trên núi Chung-chinh. Từ đấy, chưa bao giờ nàng thấy Vương xử dụng võ công. Vì vậy nàng không biết công lực của Vương tới bậc nào. Cứ như bản lĩnh hôm đối chưởng với Triệu Thành, e công lực vương không hơn bọn Tung-sơn tam kiệt làm bao. Bây giờ thấy Vương vung tay điểm một chỉ vào cổ Xuyên Dung, khiến y thị hết đau. Nàng nghĩ thầm: - Đại-trùy thuộc Đốc-mạch, nơi giao hội sáu kinh dương. Mà dùng ngón tay cái, thuộc thủ Thái-âm phế kinh. Phế thuộc âm. Dồn Thiền-công vào, hoá giải Hồng-thiết công. Như vậy Hồng-thiết công trong một khoảng Đốc-mạch bị hoá giải. Sự lưu thông sáu kinh dương của ma công bị nghẽn... Hoá cho nên Xuyên-Dung hết đau. Nhưng sao công lực chàng lại hùng mạnh đến như vậy? Nàng chợt nhớ một truyện: - Ngày nọ, tại Khu-mật viện. Khi Đàm Can bị bắt, Mỹ-Linh hỏi cung, y không chịu khai. Thân Thiệu-Thái dạy Tự-Mai điểm vào hai huyệt Đại-trùy, Bách-hội khiến cho y đau đớn. Nàng hỏi nguyên lý ấy, Thiệu-Thái học ở đâu. Thiệu-Thái khai rằng Bố-Đại hoà thượng dạy. Ngài giải thích Hồng-thiết công thuộc ma. Thiền công thuộc Phật. Ma làm đau, dùng Phật trị. Khi đau đớn tà khí chạy khắp sáu kinh dương, kỳ kinh bát mạch. Chỉ cần dồn chân khí làm gián đoạn ma công tại hai huyệt tổng hội kinh dương là Bách-hội, Đại-trùy, lập tức cái đau giảm. .. À có thể chàng áp dụng lối đó. Khai-Quốc vương thấy Phi Lịch đau đớn đến đổ mồ hôi hột ra vì Hồng-thiết phấn. Vương chiã ngón tay điểm vào huyệt Khúc-trì của y hai chỉ. Y rùng mình một cái, hết đau. Nhưng hai cánh tay y tê dại không cử động được. Vương nói: - Phi tiên sinh. Tôi không đủ tài hoá giải chất độc cho tiên sinh. Tôi tạm thời bế huyệt, để chất độc không lan tới tim mà thôi. Đứa cháu của tôi, có thể hoá giải vĩnh viễn Chu-sa độc cho tiên sinh. Nhưng hiện giờ y không có mặt ở đây. Động-đình tam ưng thấy vợ chồng Phi Lịch hết đau đớn. Chúng cũng đến trước Khai-Quốc vương rập đầu xin được cứu trị. Vương bảo Tôn Đản bằng tiếng Việt: - Đản. Em vận Lĩnh-Nam chỉ ra kinh tam tiêu, rồi từ từ nhả khí bằng huyệt Trung-xung điểm huyệt Kiên-ngung cho chúng. Tôn Đản hít hơi vận khí. Véo một tiếng, nó điểm lên không. Khai-Quốc vương lắc đầu: - Không được. Anh bảo em nhả khí từ từ để chữa bệnh, chứ có phải đấu võ đâu. Làm lại. Tôn Đản vận tới ba lần, khí mới phát ra từ từ. Nó điểm vào huyệt Kiên-ngung của Nhất-ưng. Y rùng mình một cái. Đau đớn biến mất. Nhưng hai tay y hoàn toàn tê liệt. Thanh-Mai nghe Vương giảng cho các em, nàng nghĩ: - À như vậy, ta thử điểm vào mấy huyệt khác trên tay bọn chúng, không chừng cũng có kết quả. Nàng chĩa tay, điểm vào huyệt Thủ-tam lý của Nhị, Tam-ưng. Quả nhiên cánh tay y chúng bị tê liệt. Phương Hổ, Phương Báo thấy các sư đệ được giải cái đau đớn. Y định lên tiếng cầu xin, nhưng nghĩ lại thân phận mình làm bang chủ một đại bang, mà hèn hạ như vậy, mất tư cách. Cho nên y nghiến răng vận công chống đau. Tự-Mai lại bên Phương Hổ, không nói không rằng, nó chĩa ngón tay điểm vào huyệt Nội-quan của y. Lập tức cả người y cứng đơ, không cử động được. Tuy mắt, miệng vẫn linh hoạt. Y nghĩ nhanh: - Chết thực, bọn sư đệ của mình chỉ nghĩ đến cái đau, quên cả nguy hiểm, để bọn này điểm vào người tê liệt như thế này, không khác gì hai tay bưng tính mệnh dâng cho địch nhân. Y nói với em: - Nhị đệ, cẩn thân. Ta vô dụng mất rồi. Phương Báo cũng đang nghĩ như anh. Y vung tay chụp Tự-Mai, nhấc bổng lên, nhảy lui lại vận khí nói: - Các vị ngồi im. Hãy giải khai tê liệt cho anh em tại hạ. Bằng không tại hạ đành phải vô phép với vị công tử này. Y vừa nói hết câu, Tự-Mai chĩa tay chém vào huyệt Đản-trung trên ngực y. Y ngã lăn xuống sàn thuyền, chân tay cứng đơ như anh. Tôn Đản đưa mắt cho anh em, cả năm người cùng chĩa tay điểm liên tiếp vào bọn Trường-giang thất quỷ. Cả bẩy người đều tê liệt toàn thân, ngồi nhìn nhau. Họ không biết đám hào kiệt Đại-Việt đã dùng thứ võ công gì, mà làm họ tê liệt khắp người. Tôn Đản rút con dao, dí vào ngực Phương Hổ: - Bang chủ. Kẻ thức thời mới là người tuấn kiệt. Câu truyện hôm nay, bang chủ nghĩ sau đây? Phương Hổ biết thế không lui được. Y xuống nước: - Vương gia. Bang Trường-giang xin quy phục Vương-gia. Mong Vương-gia chu toàn tính mệnh cho anh em bọn tiểu nhân. Khai-Quốc vương nói bằng tiếng Việt với các em: - Hãy ngồi xuống. Hấp khí, dẫn khí từ huyệt Trung-xung toả ra. Được rồi! Bây giờ Tự-Mai điểm vào huyệt Kiên-ngung, phong bế hai tay. Sau đó điểm vào huyệt Phong-thị, phong bế chân tay anh em họ Phương. Tự-Mai vung tay điểm véo, véo tám tiếng. Vương tiếp: - Chân tay tê liệt trở thành vô dụng rồi. Bây giờ hiền đệ dùng đầu ngón tay nào cũng được, để lên huyệt Đản-trung của Phương Báo dồn chân khí xoa mấy cái. Như vậy khí của em đang làm bế tắc Nhâm-mạch y tan ra. Khắp người y hết tê liệt. Duy chân tay không cử động được. Khai-Quốc vương bảo Hà Thiện-Lãm: - Lãm! Em cũng phong bế chân tay Phương Hổ, rồi xoa huyệt Nội-quan cho y. Như vậy chân tay y không cử động được. Mà thân hình hết tê liệt. Thiện-Lãm làm theo. Thế là bẩy anh em Trường-giang ngồi như mấy pho tượng. Tự-Mai biết thân phận Khai-Quốc vương, không thể thẩm vấn bọn Trường-giang. Nó cầm lấy hộp kim của Thanh-Mai, đến trước Phương Hổ: - Phương bang chủ! Xin bang chủ truyền cho thuyền phu, đầu bếp hoàn toàn tuân lệnh bọn tại hạ. Bằng không tai hạ chỉ cần phóng hai cái kim, đôi mắt của bang chủ trở thành vô dụng. Phương Hổ nói lớn: - Thuyền trưởng đâu. Một lão già cúi rạp người xuống: - Thuộc hạ chờ lệnh bang chủ. Phương Hổ nói với y: - Lê Đài. Chúng ta đã quy phục Khai-Quốc vương. Vậy bọn người nhất nhất phải tuân phục Vương-gia. Lê Đài quỳ gối hành lễ trước Khai-Quốc vương: - Thần Lê Đài xin tham kiến Vương-gia. Tôn Đản thấy tại đây, vai vế cao nhất là Khai-Quốc vương, rồi tới Thanh-Mai. Sau tới nó. Nó biết thân phận Vương với Thanh-Mai cao quý vô cùng, không thể uy hiếp bọn tiểu nhân. Vì vậy nó đưa mắt cho mấy anh em, ngụ ý Bọn mình phải lo liệu. Tôn Đản truyền lệnh cho Lê Đài: - Lê thuyền trưởng chuẩn bị một phòng thực sạch sẽ cho Vương-gia, Vương-phi nghỉ, cắt cử người phục thị chu đáo. Còn bọn tôi với bẩy vị thủ lãnh quý bang ở đây được rồi. Lê Đài vâng dạ, lui vào trong. Khai-Quốc vương hỏi Lê Văn: - Chú mười! Em giỏi y khoa. Em có biết huyệt nào trị cho người ta khỏi điếc không? - À, nhiều lắm. Các huyệt Thính-cung, Nhĩ-môn, Thính-hội, Ế-phong dùng để trị điếc. Còn như muốn thông hoàn toàn, có thể dùng Ngoại-quan, Trung-chử hay Chi-cấu. Còn muốn trị cho người ta khỏi cấm khẩu, khỏi câm thì dùng Á-môn. Khai-Quốc vương hỏi: - Như muốn cho người ta ngủ được nên dùng huyệt nào? - À khá nhiều đấy: Phong-trì, cùng các huyệt trên tâm hay tâm bào kinh. - Bây giờ anh muốn dạy các em khoa điểm huyệt. Dù chúng ta nói tiếng Việt, tuy vậy cũng cần phòng bọn Trường-giang thất quỷ học lóm. Ta cần làm cho chúng điếc, cũng như ngủ say. Tôn Đản reo lên: - Hay lắm! Chú mười chỉ cần điểm vào những huyệt chữa điếc, chúng sẽ trở thành điếc. Rồi điểm vào huyệt ngủ, chúng mê man ngay. Khai-Quốc vương mỉm cười, về trí thông minh của người em. Lê Văn chỉ vị trí cảc huyệt cho anh em. Sau đó nó điểm vào huyệt Ế-phong, Nội-quan của Trường-giang song hùng. Hai người lăn ra mê man. Tự-Mai, Tôn Đản, Thuận-Tông, Thiện-Lãm cùng điểm huyệt năm quỷ còn lại. Chúng cũng mê man. Tự-Mai reo lên: - Chúng ta hãy nghiên cứu thành một thứ võ công mới. Trong khi giao chiến, chỉ cần điểm vào một vài huyệt, khiến cho đối phương tê liệt. Như vậy dù công lực thấp, mình cũng thắng được đối thủ công lực cao. Năm đứa trẻ reo lên mừng rỡ. Lê Văn hỏi Khai-Quốc vương: - Anh cả! Phương pháp làm tê đối thủ do võ công gì vậy? Vương giảng: - Phương pháp dùng chân khí của mình, đẩy vào huyệt đạo, khiến kinh khí đối phương bị gián đoạn, hóa ra tê liệt nguyên phát xuất từ Bố-Đại hoà thượng. Ngài dùng Thiền-công, đẩy ma công, cứu Mỹ-Linh khỏi đau. Thiệu-Thái học được, đem áp dụng cứu Đàm Can. Tự-Mai áp dụng ngược lại, Đàm Can được phong bế huyệt đạo khỏi đau. Y xoa tay vào huyệt, làm tan Thiền-công, khiến ma công lưu thông như thường. Từ đấy, anh chú tâm nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp này rộng ra, thành hệ thống. Rồi Vương giảng chi tiết cho các em. Tuy Vương đã nghiên cứu, phát minh thực rộng. Trong khi vương giảng, Thanh-Mai, Lê Văn giỏi y học, bổ khuyết rất nhiều chỗ. Trời vừa sáng. Tự-Mai bàn: - Chúng ta vào xem bọn Trường-giang ra sao? Giải khai huyệt đạo cho chúng ăn uống. Để chúng tê lâu như vậy, e nguy đến tính mệnh. Có tiếng nói trầm trầm: - Đa tạ Trần công tử. Anh em tại hạ tỉnh từ lâu rồi. Trường-giang thất quỷ dàn ra trong tư thế uy hiếp. Phương Hổ cười nhạt: - Bây giờ các vị muốn anh em tại hạ trói lại hay các vị tuân lệnh đây? Y vung tay tấn công Khai-Quốc vương. Thanh-Mai lạng người một cái, nàng phát chiêu Phong ba hợp bích đỡ. Bình một tiếng. Cả hai người lảo đảo lui lại. Thuyền chao đi một cái. Bọn thuyền phu la hoảng. Y không nhân nhượng tấn công chiêu thứ nhì. Kình phong cực kỳ trầm trọng. Thanh-Mai, Tôn Đản, Tự-Mai la hoảng. Cả ba muốn nhảy vào đỡ cho Vương, nhưng Phương Hổ ra tay thần tốc quá. Mọi người chỉ còn biết hét lên mà thôi. Chưởng của Phương Hổ chụp xuống người Khai-Quốc vương. Vương thản nhiên, nhẹ nhàng bước xéo sang phải một bước, tay xuyên vào chưởng lực của đối thủ, quay một vòng như con cá vẫy đuôi, rồi lui lại. Lạ thay chưởng của Phương Hổ hùng hậu như vậy, mà biến mất tăm mất tích. Y như người say rượu, quay một vòng. Y cố gắng lắm mới đứng vững. Mặt y nhợt nhạt, đứng chết sững nhìn vương. Không những Trường-giang thất quỷ mà từ Thanh-Mai trở xuống đều ngẩn người ra. Tất cả không hiểu vương dùng thứ võ công gì mà kỳ lạ như vậy. Tự-Mai nghĩ thầm: - Cái vẫy tay vừa rồi rõ ràng trong đó có Vô-ngã-tướng thiền công, lại thêm nội công Cửu-chân khắc chế võ công Trung-nguyên, pha đôi chút nội công Đông-a, dùng sức địch đánh địch. Phương Hổ lắc đầu: - Khai-Quốc vương là anh hùng đời nay. Cớ sao ban nãy dùng tà thuật làm cho anh em tại hạ tê liệt, mê man, rồi bây giờ lại dùng võ công tà môn? Tôn Đản bước tới, chỉ vào mặt Phương-Hổ: - Phương bang chủ. Uổng cho bang chủ võ công kiến thức hơn đời, mà không phân biệt được đâu là ân, đâu là oán, đâu là chính, đâu là tà. Quý bang bắt chúng tôi, để đi kiếm kho tàng. Rồi trên đường đi bị nạn. Anh cả không những tha tội cho các vị, còn ra lệnh chữa trị cho. Sau đó chúng tôi điểm huyệt để các vị ngủ đi, tránh cái đau hành hạ. Nếu như chúng tôi không đại lượng. Khi các vị mê man, chúng tôi ném các vị xuống sông, liệu các vị có còn sống không? Còn võ công chúng tôi mà bang chủ bảo thuộc tà môn ư? Bang chủ không thấy nó đặt trên căn bản y khoa với thiền hay sao? Y với thiền mà bảo rằng tà môn, e trên thế gian này, không ai đáng chính phái nữa! Tuy nói vậy, mà nó tự hỏi rằng sao bọn kia đang mên man, lại tỉnh dậy được. Nó hỏi bằng tiếng Việt: - Anh cả. Tại sao chúng đang mê man, mà tỉnh lại được? - Anh cũng không rõ nữa. Lê Văn giải thích: - Em hiểu rồi! Khi chân khí mình làm bế tắc kinh mạch chúng, cũng như phóng thuốc tê vào người chỉ hai giờ hết hiệu nghiệm. Vì vậy chân tay chúng cử động được. Từ nay chúng ta điểm huyệt ai, phải nhớ nguyên tắc này. Tôn Đản vẫy tay cho Lê Văn ngưng lại. Nó nói: - Bên các vị bẩy người. Bên tôi cũng bẩy người. Hôm rồi chúng tôi nhân lúc các vị trúng độc mà ra tay, thực không đúng qui luật võ lâm. Vậy bây giờ thế này. Chúng ta dùng võ công đánh cuộc. - Đánh cuộc như thế nào? - Mỗi bên cử ra ba người đấu với nhau. Hễ bên nào thắng hai cuộc coi như thắng. - Rồi sao? - Nếu bên các vị thắng. Chúng tôi phải giúp các vị đi tìm kho tàng. Ngược lại các vị bại. Toàn bang Trường-giang phải quy phục Nam-triều. - Được! Nhưng đấu trên thuyền e thuyền bị vỡ. Vậy chúng ta lên bộ đấu với nhau, nên chăng? - Đúng thế. Phương Hổ ra lệnh cho thuyền ghé vào bờ. Đó là khu đồng hoang, cỏ cây vàng úa một mầu. Cả hai phe cùng lên bờ. Tự-Mai bàn bằng tiếng Việt: - Anh cả! Chúng ta trực diện đấu với chúng, hay dùng mưu thắng? Khai-Quốc vương hỏi ngược lại: - Đản! Theo ý em ta nên dùng phương pháp nào? Tôn Đản đáp ngay: - Bọn bẩy người này, chắc chỉ có Phi Lịch đáng mặt trượng phu. Còn lại tất cả đều thuộc lũ đầu trộm đuôi cướp, dùng mưu với chúng vô ích, chúng sẽ không phục. Trước hết mình dùng lực thắng, rồi lấy lợi nhử chúng theo mình. Sau này, khởi sự đánh lên Bắc ắt ta có một bang lớn làm chân tay cho. Thanh-Mai, Khai-Quốc vương nghe Đản bàn, cả hai cùng hiện lên mặt nét vui không bút nào tả siết. Hơn ai hết, Khai-Quốc vương lo lắng làm sao cho các sư đệ mình trở thành người mưu trí, trông rộng nhìn xa. Nay thấy mới chỉ gần mình hai năm, mà Đản đã có suy nghĩ như một người lớn tuổi, mưu lược. Vương hỏi Thiện-Lãm: - Lãm! Em nghĩ ai bên mình nên xuất trận trước? Lãm không nghĩ ngợi đáp ngay: - Cầm đầu bọn này là anh em họ Phương. Cả hai tên đều luyện Hồng-thiết công. Như vậy chị Thanh-Mai, hay anh Tự-Mai nên dùng nội công Đông-a đẩy ngược lại người chúng. Sau đó ta trị cho chúng. Như vậy chúng mới chịu phục. Phương Hổ chắp tay hướng Khai-Quốc vương: - Bên thiểm bang, anh em chúng tôi với lục đệ Phi Lịch xin lĩnh giáo. Không biết bên Đại-Việt, ai sẽ ra tay? Tự-Mai nhảy xổ vào giữa đám bẩy người bang Trường-giang. Tay nó phát một chưởng của phái Đông-a tấn công Phi Lịch. Phi Lịch vung tay đánh một chiêu từ trên, chụp xuống đầu Tự-Mai. Nó xuống trung bình tấn, rồi chĩa ngón tay xuyên vào chưởng của y. Bàn tay Phi Lịch đánh xuống, vô tình y tự đưa huyệt Nội-quan vào ngón tay nó. Véo một tiếng, y ngã lăn ra, mắt trợn ngược. Chân tay không cử động được. Tự-Mai nhảy lui lại cười: - Trận đầu kết thúc. Chúng ta đấu trận nhì. Cả hai phe đều thấy công lực Tự-Mai ngang Phi Lịch, nhưng Phi Lịch thấy nó hở phần trên đầu, y đánh xuống. Chưởng tuy mạnh, nhưng phát ra rộng lớn. Trong khi đó chỉ của Tự-Mai phát ra nhỏ, nên mạnh hơn. Lại nữa y tự đưa huyệt Nôi-quan vào ngón tay, nên mới ra nông nỗi. Đúng ra, nếu khoa điểm huyệt ra đời lâu rồi, Phi Lịch đâu đến nỗi lạc bại! Chỉ vì khoa này vừa ra đời xong, Tự-Mai áp dụng, Phi Lịch gặp bất ngờ mà bị thua. Ghi chú Đây là nguồn gốc phát minh ra phương pháp điểm huyệt. Khởi đầu từ Bố-Đại hoà thượng. Sau Khai-Quốc vương nghiên cứu thành hệ thống. Nhóm Thuận-thiên thập hùng cùng bổ khuyết. Sau này khoa điểm huyệt truyền sang Trung-nguyên. Võ lâm Trung-nguyên tự nhận do họ chế ra. Người sau xử dụng, mà không biết ai đã tìm ra, và tìm ra trong trường nào. Chỉ độc giả Anh-hùng Bắc-cương mới biết tường tận mà thôi. Ứng dụng phương pháp điểm huyệt, ngày nay (1970-2001) người ta dùng châm cứu làm tê để giải phẩu, mà không cần gây mê. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 33 Bạch-đằng giang quyền Phương Hổ xuất chiêu tấn công Tự-Mai. Nó nhảy lui liền ba bước. Phương Hổ bước ngang qua chỗ Tôn Đản. Tôn Đản thấy em bị tấn công, nó dơ tay tát Hổ một cái. Phương Hổ thấy cái tát thô kệch, tầm thường, nếu có trúng y, cũng như phủi bụi. Y không thèm đỡ, tiếp tục phát chưởng đánh Tự-Mai. Không ngờ bàn tay Tôn Đản tới vai Phương-Hổ biến thành chỉ, điểm vào huyệt Kiên-ngung y đến bộp một cái. Tay phải y bị tê liệt, kình lực biến mất. Y chưa kịp phản ứng, Tôn Đản chĩa ngón tay phóng vào mông y một chỉ, đúng huyệt Hoàn-khiêu. Chân y bị tê liệt. Y ngã lăn xuống đất. Tôn Đản cười lớn: - Hai trận. Các vị bị bại cả hai. Vậy các vị nghĩ sao đây? Tuy chân tay không cử động được, nhưng Phương Hổ vẫn cãi: - Như vậy không kể. Các vị đánh trộm chứ có phải bản lĩnh chân thực đâu? Tôn Đản cười hề hề: - Phương bang chủ. Phải thế nào bang chủ mới phục? - Nếu như bên người, có ai dùng võ công trực đấu với bên ta mà thắng, chúng ta xin hoàn toàn quy phục. Khai-Quốc vương ung dung gật đầu: - Đản! Em giải khai huyêt đạo cho Phương bang chủ. Tôn Đản chạy đến xoa vào huyệt Hoàn-khiêu, Kiên-ngung của Phương Hổ. Khi chân tay cử động được như thường, y vọt mình dậy định tấn công Tôn Đản. Song y nghĩ: - Dù gì mình cũng đường đường thống lĩnh một đại bang. Cho có bị người ta đánh bại bằng cách nào, cũng phải tự xử, chứ có đâu lại cãi chầy cãi cối? Y vẫy tay cho Phương Báo: - Ta đã bại dưới tay Tôn công tử. Nhị đệ lĩnh giáo cao chiêu của vương gia đi. Y nói với Khai-Quốc vương: - Thể lệ võ lâm Trung-nguyên định rằng, trước khi muốn người quy phục, chính bản thân mình phải dùng võ công thắng người. Nếu Vương-gia muốn bọn tại hạ theo về. Xin Vương-gia dạy cho nhị đệ mấy chiêu. Khai-Quốc vương ngửa tay phải tỏ ý mời chào: - Xin mời nhị bang chủ. Phương Báo nghĩ thầm: - Từ trước đến giờ ta chưa từng nghe võ lâm nói đến võ công của tên Lý Long-Bồ này. Dường như y không biết võ thì phải. Y sắp đấu võ với ta, một chết hai sống, mà thản nhiên thế kia, có khác gì hai tay bưng tính mệnh giao cho ta không? Y chắp tay hành lễ, rồi phát chưởng. Chưởng của y cực kỳ trầm trọng. Khai-Quốc vương nhận ra chưởng lực y có phần hơn Lê Ba, nhưng kém Hồng-sơn đại phu với Tự-An đôi chút. Vương từ từ cung hai tay như ôm một vật gì tròn trước ngực, rồi một tay vòng lên cao. Một tay vòng xuống đưới. Chưởng của Phương Báo bị bao vây vào trong, kình lực mất hút. Y kinh hãi nhảy lên cao. Ở trên cao y đánh xuống một chưởng. Hai tay Khai-Quốc vương vẫn như ôm vòng tròn, nhẹ nhàng chuyển sang bên cạnh, rồi đẩy lên. Chưởng của Phương-Báo lại biến mất. Tự-Mai reo lên: - Đại ca! Vô trung sinh hữu tuyệt quá. Khán giả cả hai bên đều thấy chưởng lực của Phương Báo cực kỳ tinh vi, công lực mạnh như núi lở băng tan. Trong khi đó, Khai-Quốc vương cứ ung dung nhàn nhã như múa vũ khúc nghê thường. Thế mà kình lực y biến mất. Khi nghe Tự-Mai la dùng cái trống bên trong, lực sinh ra họ mới hiểu lý thuyết. Nhưng làm thế nào đi tới vô trung sinh hữu, không ai biết phải vận công phát lực sao cho đạt tới nguyên lý đó? Phương Báo đánh liền ba chưởng. Kình phong làm mọi người muốn ngộp thở. Khai-Quốc vương hỏi Tự-Mai: - Tự-Mai! Xử dụng lý thuyết gì bây giờ? - Tá lực đả lực! Khai-Quốc vương lùi lại. Hai tay vẫn như ôm vòng thái cực. Vương đợi cho chưởng Phương Báo lướt qua, rồi đẩy theo. Thân thủ như người đẩy thuyền, nhẹ nhàng, ung dung. Phương Báo bị kình lực mình với kình lực của vương hợp lại, làm người y quay như chong chóng. Phải cố gắng lắm, y mới đứng lại được. Y điên tiết lên đánh liền bẩy tám chiêu. Khai-Quốc vương vòng tay, bước từ vị trí cung khôn sang cung Chấn. Rồi từ cung Chấn, bước sang cung Ly trong khi tay chuyển xuống dưới. Phương Báo mất hết kình lực, người như chơi vơi trên sóng. Tự-Mai lên tiếng hoan hô: - Hay thực! Đại ca, nguyên lý ba chiêu đầu, em hiểu rõ. Còn nguyên lý mấy chiêu sau ra sao? Khai-Quốc vương tay vẫn như ôm trái cầu, ném vào Phương Báo. Vương giảng: - Dụng ý bất dụng lực. Ý tập, lực tự sinh. Thái-cực bản vô cực. Bây giờ hiền đệ coi anh xử dụng lý thuyết Thần thông ư bối rồi chuyển sang lưu hành ư khí. Miệng nói, Vương uốn cong lưng, bật lên cao, sau đó phát chiêu. Binh một tiếng, Phương Báo bật tung lên cao, rơi xuống cách đó hai trượng. Y có cảm tưởng như Vương nhắc y lên, rồi để xuống nhẹ nhàng. Y tự hỏi: - Chiêu số gì mà kỳ lạ thế này? Dường như thứ võ công y xử dụng chỉ ảo diệu vô lực, hay y cố ý khoan dung không hại ta? Ta cần thử lại mấy chiêu nữa xem sao? Nghĩ rồi, y phát liền ba chưởng. Chưởng phong có mùi tanh hôi khủng khiếp. Khai-Quốc vương cười thầm: - Mi dùng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng với người khác khả dĩ còn có đôi chút kết quả, chứ dùng với ta e vô dụng. Vương đợi cho chưởng phong bao trùm người, rồi mới lùi ba bước. Một tay chỉ lên trời, một tay tạt ngang, giống như ôm trái cầu, rồi người quay tròn. Một kình phong kinh khủng rít lên giống trâu gầm. Chưởng lực của Phương Báo như chạm phải vách núi. Người y bật tung trở lại, hai mắt toé lửa. Y phải lộn liền một lúc năm vòng mới đứng vững. Toàn thân như muôn nghìn mũi kim đâm phải. Chỉ thấy thấp thoáng một cái, Khai-Quốc vương đã tiến tới, vỗ lên vai y, chỗ huyệt Kiên-ngung. Toàn thân khí lực bị mất. Y lảo đảo ngã ngồi xuống. Vương ôn tồn như mẹ nói với con: - Phương huynh bị Chu-sa độc chưởng dội trở lại. Tuy tôi nhẹ tay, nhưng Phương huynh cũng cần ngồi yên. Tĩnh tâm một chút. Phương Hổ bước tới bắt mạch cho em. Nhưng khi tay y vừa chạm vào tay Báo, người y bị bật tung lại phía sau. Y hít một hơi dài, mới dừng lại được. Y hỏi Khai-Quốc vương: - Vương gia, võ công vương gia vừa dùng là võ công gì vậy? Dường như... Dường như trên giang hồ chưa từng ai nói tới bao giờ. Vương không trả lời, đưa mắt cho Tự-Mai. Tự-Mai cầm viên sỏi búng đến véo một tiếng. Viên sỏi trúng huyệt Hiệp-cốc bàn tay Phương Báo. Y đang ngồi như pho tượng, chân tay cử động được. Y vọt mình tiến lên phóng chưởng tấn công Khai-Quốc vương. Khai-Quốc vương thuận tay đẩy ra chiêu Đông-hải lưu phong trong Đông-a chưởng pháp. Pho chưởng này, Trần Kiệt dạy vương hôm ông tới Thăng-long dự lễ tấn phong Thanh-Mai làm vương phi Khai-Quốc vương. Nguyên Trần Kiệt là chú, là sư phụ trực tiếp dạy Thanh-Mai. Ông thương yêu nàng vô hạn. Cho nên ông xin phép chưởng môn Tự-An dạy Khai-Quốc vương, coi như món quà cưới. Chưởng phong rít lên chạm vào chưởng Phương Báo. Phương Báo cảm thấy trời long đất lở, tai phát ra tiếng vo vo không ngừng. Y bật lui ba bước, miệng oẹ một tiếng, y khạc ra ba búng máu. Biết công lực mình thua đối phương xa, nhưng y vẫn tiếp tục phát chưởng tấn công. Đấu được trên năm mươi hiệp, Phương Báo điên tiết lên. Y nhảy vào, tay trái dùng hổ trảo, tay phải dùng ưng trảo vồ Khai-Quốc vương. Chân vương từ phương Càn bước sang phương Khảm, tay trái nắm tay phải của y giật mạnh. Người y lảo đảo như say rượu, quay liền mười vòng, rồi ngã ngồi xuống. Khai-Quốc vương chờ cho y đứng dậy, mới hỏi: - Phương nhị hùng. Thế nào? Nhưng Phương Báo ngồi xuống đất, mắt nhắm nghiền, tỏ vẻ cực kỳ mệt mỏi. Phương Hổ thở dài: - Võ công Đại-Việt thực kỳ ảo. Những chiêu thức vương gia xử dụng dường như có thiền công, lại đặt đơ sở trên dịch lý. Thứ võ công này, tiểu nhân chưa từng thấy qua. Mong Vương-gia ban cho vài lời. Câu hỏi của Phương Hổ cũng là câu hỏi của tất cả mọi người. Khai-Quốc vương đáp: - Quyền pháp mà tôi dùng mang tên Thái-cực quyền, Bạch-đằng giang thập ngũ thức. Chu Y kinh ngạc: - Võ công Đại-Việt tiểu nhân đã nghe biết hầu hết. Đặt trên căn bản khắc chế võ công Trung-nguyên, gồm võ công Long-biên, Cửu-chân. Nay thành Mê-linh. Võ công ảo điệu, dũng mãnh thì của Tản-viên với Phục-ngưu thần chưởng. Võ công cương nhu hợp nhất, phải kể Sài-sơn, nổi tiếng với Thiên-vương chưởng. Võ công đặt cơ sở trên thiền, gồm Đông-a, Tiêu-sơn. Chiêu thức mà Vương-gia vừa xử dụng đều không phải của các phái trên. - Đúng như Chu tam hùng nói. Pho võ công vừa rồi do chính tôi cùng Tự-Mai, Tôn Đản hợp nhau mới chế ra, còn rất đơn sơ. Mong Chu tam hùng chỉ cho những chỗ khuyết điểm. Chu Y nghe vương nói, kinh hãi trong lòng. Y hỏi: - Vừa rồi vương gia đấu với nhị huynh. Tiểu nhân đứng ngoài, nhìn không rõ. Mong vương gia diễn cho anh em tiểu nhân coi một lần cho biết. Khai-Quốc vương khoan thai đứng dậy, hai tay như ôm vòng thái cực từ đưa ra. Mỗi thức, mỗi tư thức, mỗi biến chiêu... chân tay, thân mình, mắt đều hiệp đồng. Người không biết võ, hoặc người võ công non kém, cho rằng Vương múa một vũ điệu chứ không phải biểu diễn võ công. Vương giảng: - Thái cực quyền đặt trên nguyên lý dụng ý bất dụng lực. Cho nên mỗi chiêu không nhất thiết phải thế này, thế nọ, mà chỉ mang ý niệm. Vương diễn hết bẩy mươi hai chiêu, rồi ngừng lại, ngồi xuống phiến đá gần đó. Vương khoan thai kể: - Tôi xuất thân từ phái Tiêu-sơn. Nội công Tiêu-sơn đặt cơ sở trên thiền công nhà Phật. Chu Y gật đầu: - Bên Trung-nguyên, phái Thiếu-lâm cũng lấy thiền công làm nội công căn bản. Đâu có gì lạ? - Khác nhau nhiều. Thiền công Thiếu-lâm đặt phát xuất từ kinh Kim-cương. Cho nên đệ tử Thiếu-lâm bị người ta tấn công. Họ chỉ hoá giải. Còn thiền công Tiêu-sơn rút từ yếu chỉ chính trong kinh Lăng-già, Tượng-đầu tinh xá. Khi đệ tử Tiêu-sơn bị người ta tấn công, thì phát chiêu trả đòn. Một phần hoá giải công lực đối thủ, một phần phản công. Vương quay lại nhìn Tôn Đản, Tự-Mai rồi cười: - Sau tôi cùng hai vị hiền đệ có cơ duyên học được thần công của công chúa Yên-lãng. Phương Hổ kinh hãi hỏi: - Tiểu nhân nghe công chúa Yên-lãng đã phối hợp thần công Tản-viên với Thiền-công vô ngã tướng thành thứ nội công mới, thần diệu vô song. Nhưng đã thất truyền. Nào ngờ vương gia lại học được. - Đúng vậy. Loại thần công này rất đặc biệt. Ai đánh ta, ta đỡ, vừa phản công đối thủ, vừa hút lấy nội lực họ, làm nội lực mình. Chúng tôi lại luyện nội công Cửu-chân, khắc chế võ công Trung-nguyên. Trong khi đó tôi được Nùng-Sơn tử dạy cho về Dịch-lý. Tôi nghiên cứu, hợp tất cả bằng ấy thứ lại, cùng hai sư đệ Mai, Đản bàn luận, rồi chế ra pho Bạch-đằng giang thập ngũ thức. Vũ Canh lắc đầu: -- Vừa rồi Vương-gia đấu với nhị ca của tôi đã dùng tới trên trăm thức, thế mà Vương-gia bảo có mười lăm thức ư? Khai-Quốc vương cười: - Mười lăm thức, với mười lăm chiêu khác nhau xa. Mười lăm thức là gì? Nó gồm Nhân ngã tứ tướng, Ngũ-uẩn giai không, Lục-tặc đồng biến trong kinh Phật. Phương Hổ lắc đầu: - Xin Vương-gia giải rõ hơn. Khai-Quốc vương hắng rặng một tiếng, rồi nói: - Thôi được. Tôi xin vì các vị mà nói về mười lăm thức đó. Đầu tiên Nhân ngã tứ tướng rút trong kinh Kim-cương, Lăng-già, Bát-nhã ba-la mật đa tâm kinh, bao gồm bốn tướng của kẻ chấp tướng. Đó là: Ngã tướng tức tướng của ta. Nhân tướng tức tướng của người. Chúng sinh tướng tức tướng của chúng sinh. Thọ giả tướng tức con người đối cảnh sinh tình khác nhau. Đó là bốn thức căn bản của Thái-cực quyền. Phi Lịch nhăn mặt: - Như vậy mới có bốn. Còn mười một thức nữa? - Tiếp theo tới Ngũ-uẩn. - Ngũ uẩn à ? Tiểu nhân chưa từng nghe qua. - Ngũ uẩn tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tức năm món tích tụ thành nhân thể, cùng tinh thần con người. Ngũ uẩn che mất chân lý, khiến chúng sinh luân hồi, gặp những điều khổ sở. - Xin vương gia giải rõ năm uẩn hơn. - Đầu tiên, sắc. Tức những vật hữu hình, hữu sắc. Thọ do con người đối cảnh, sinh ra tình cảm vui, buồn, sướng, khổ. Thứ ba tới tưởng. Khi con người đối cảnh, nhận ra mầu sắc, hình thể, phân biệt sự vật... thành tưởng. Thứ tư, con người đối cảnh, nảy sinh lòng ham muốn, ghét giận, sinh ra hành. Cuối cùng tới thức. Khi con người đối cảnh, suy tư, hiểu biết gọi là thức. Vậy Ngũ-uẩn tạo ra những con người khác nhau. Xuyên Dung nghe vương giảng đến đâu, gật đầu đến đó. Nàng hỏi: - Cuối cùng tới Lục-tặc. Tức sáu thứ giặc. Giặc đó chắc cũng do trong lòng mà sinh ra? - Đúng thế. Nó còn có tên Lục-trần, Lục-nhập, tức sắc, thanh, hương, súc, vị, pháp. Sáu thứ giặc ở ngoài nhập vào trong chúng ta qua Lục-căn: Nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý. Khi xử dụng Thái-cực chưởng, cần bình tĩnh, chế chỉ tâm thần, sao bỏ ra được Nhân ngã tứ tướng, vượt qua Ngũ-uẩn, rồi sao cho trong người hư không, Lục-tặc không nhập vào người. Đến trình độ đó, đơn điền như cái hồ trống rỗng, bao nhiêu chân khí tụ vào, muốn phát ra lúc nào thì phát. Thiện-Lãm hỏi: - Khi đại ca làm được như vậy, thì nào thiền công Tiêu-sơn, nào nội công Đông-a, nào Vô-ngã tướng thiền công, nào nội công Cửu-chân, cũng hoà lẫn với nhau được. Khi tòng tâm xử dụng, lập tức chân khí tuôn ra? - Đúng thế. Thanh-Mai hỏi Phương Hổ: - Phương bang chủ. Xin bang chủ dạy cho một lời! Phương Báo nói với các em: - Anh em ta nhân bất phục triều Tống, đứng ra lập bản bang, tiêu dao trên sông Trường-giang. Chúng ta đều sinh ở vùng hồ Động-đình. Hồ Động-đình, nơi phát tích ra Quốc-tổ, Quốc-mẫu tộc Việt. Vì vậy, dù chúng ta nói tiếng Hoa, mặc quần áo Hoa. Bề ngoài thành người Hoa, nhưng gốc vẫn Việt. Chúng ta là người Hoa gốc Việt. Nay gặp minh chúa, chúng ta phải trở về nguốn gốc thôi. Y hô tất cả anh em cùng quỳ gối khấu đầu trước Khai-Quốc vương: - Bọn thần từ nay xin được hầu cạnh Vương-gia. Khai-Quốc vương vẫy tay ra hiệu miễn lễ, rồi nói: - Bây giờ chúng tôi vẫn đi cùng các vị, tìm kho tàng. Tới Khúc-giang, tôi sẽ nhờ giáo chủ Lạc-long hoá giải độc tố Chu-sa chưởng cho các vị. Trong Trường-giang thất quỷ, hết bốn người gồm anh em họ Phương cùng vợ chồng Phi Lịch, xuất thân trong bang Nhật-hồ. Vì vậy suốt bao năm qua, dù họ uống thuốc giải, mỗi năm lại bị lên cơn mấy ngày, đau đến chết đi, sống lại. Họ tuy vẫn sống bình thường, mà trong lòng luôn ẩn một niềm đau khổ cùng cực. Cách đây mấy tháng, họ nghe giáo chủ Hồng-thiết Đại-Việt bị một thiếu niên đánh bại. Thiếu niên được tôn lên làm tân giáo chủ. Tân giáo chủ hoá giải Chu-sa độc chưởng cho tất cả giáo chúng, cải danh thành Lạc-long giáo. Bốn người trong bang Trường-giang định sang Đại-Việt qui phục Lạc-long giáo, để được điều trị. Không ngờ bây giờ họ gặp Khai-Quốc vương, một đấng anh hùng, vai cậu của Lạc-long giáo chủ, hứa sẽ trị chọ họ. Họ mừng không bút nào tả siết. Phương Báo mời mọi người xuống thuyền. Thuyền ngược giòng đi về phương Đông. Ban ngày thuyền đi. Ban đêm Khai-Quốc vương cùng Vương-phi lại lên bờ kiếm chỗ vắng luyện võ. Có hôm tới sáng Vương mới trở về. Sau bốn ngày đường, Lê Đài báo cho biết còn hai chục dặm nữa tới Khúc-giang. Khai-Quốc vương bảo các em: - Năm vị hiền đệ. Các hiền đệ lớn rồi. Anh muốn thử bản lĩnh khôn ngoan của các đệ một lần. Bây giờ anh cho các đệ lên bộ đi Khúc-giang trước. Anh sẽ đi sau. Nghe được tự do đi với nhau, xa anh cả, không bị kiềm chế, năm đứa trẻ reo mừng. Khai-Quốc vương tiếp: - Trong năm em, ta giao cho Tôn Đản thống lĩnh, Tự-Mai làm quân sư. Tại Khúc-giang hiện có thiết kị Tống. Bình-Nam vương Triệu Thành, bang Nhật-hồ Trung-quốc, người của các nước Đại-lý, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân-lạp đều hiện diện. Ta cho các hiền đệ nghịch ngợm, phá phách tự do. Làm thế nào trong năm ngày, trấn Khúc-giang náo loạn, đảo lộn hết thì thôi. Nghe Khai-Quốc vương truyền lệnh phá phách, năm ông mãnh reo hò mừng rỡ. Vương tiếp: - Có ba điều cấm kị. Một là không được giết người. Hai là không thể để bị quan binh bắt giam. Ba là không được phạm vào tôn giáo, cũng như dân chúng. Trong khi hành sự, theo dõi cặp chim ưng để biết ta ở đâu. Hà Thiện-Lãm xoè tay trước mặt Thanh-Mai: - Bà chị cho bạc. Không tiền, bọn em đến đó lấy gì mà ăn? Lê Văn bẹo tai Thiện-Lãm. Tay chỉ vào cái hộp kim trong túi: - Ông anh đừng lo! Với hộp kim này, tha hồ cho quan lại, phú gia đem cơm gà, cá nướng cung phụng chúng mình. Tới đó em làm thầy lang trị bệnh cho dân chúng. Thiếu gì người tạ thầy! Khai-Quốc vương hỏi Tự-Mai: - Lỡ không ai tin thầy lang trẻ thì làm thế nào? Tự-Mai cười, nó nói sẽ vào tai vương: - Anh cả sai bọn em đi, tức chúng em tuân chỉ hoàng-đế làm truyện quốc sự. Mọi chi phí do công nho đài thọ. Hè... hè... Thiện-Lãm ngơ ngác: - Công nho à! Nhưng ở Quảng-Đông đâu có quan liêu Đại-Việt, mà họ chi tiền cho chúng ta! Lê Văn vốn cực kỳ thông minh. Nó lắc đầu mấy cái, miệng kêu sẽ hừ... hừ... : - Lãm phải nhớ điều này! Đối với chúng ta, Quảng-Đông thuộc lãnh địa tộc Việt. Công nho Quảng-Đông phải chi phí mọi tiện nghi cho chúng ta. Chúng ta tuân chỉ Phụ quốc thái úy, tổng đốc binh mã, cứ đến công khố lấy bạc mà xài. Hè... hè... Hà Thiện-Lãm chợt hiểu. Nó nói thầm: - Tức là vào công khố ăn trộm! Phương Hổ sai dẫn năm con ngựa lên bờ, trao cho năm ông mãnh. Tôn Đản hô: - Tạm biệt! Thanh-Mai dặn với theo: - Nhớ cẩn thận! Năm đứa vái Khai-Quốc vương, rồi ra roi cho ngựa phi về hướng Khúc-giang. Phi Lịch thắc mắc: - Vương gia! Năm tiểu công tử đang độ khí huyết sung thịnh, nghịch ngợm kinh khiếp. Nay Vương-gia truyền chỉ như vậy, thần e... - Phi huynh an tâm. Năm tiểu đệ của tôi có căn bản võ đạo rất sâu, lại sớm lăn vào làm việc nước, nên chúng có ý thức cao. Phi huynh đừng sợ. Tôi cần sai chúng khuấy đảo Khúc-giang, để cho tất cả các phe tiềm ẩn bị lộ tông tích. Ta nhờ binh Tống loại họ khỏi vòng tranh chấp với ta. Vương nhìn Phương Hổ cười: - Tất cả bí mật kho tàng, hiện nằm trong tay chưởng môn phái Mê-linh cùng giáo chủ Lạc-long giáo. Hai người đó là cháu tôi. Họ đã đi trước, dò la. Mỗi khi có tin tức gì, họ dùng chim ưng báo cho tôi biết. Hiện đã biết rõ kho tàng dấu ở đâu rồi. Vương mở tấm khăn thắt lưng, lấy ra mảnh lụa. Trên mảnh lụa vẽ bản đồ Khúc-giang, đủ hết sông ngòi, đình miếu. Vương chỉ vào sườn núi Tuyệt-phong: - Đây kho tàng ở chỗ này. Cửa vào nằm ngang sườn núi. Từ dưới muốn lên hang, phải qua một nghìn bước. Hang thông sang bên kia sườn núi chỗ có con sông. Đó là nơi trước kia công chúa Yên-Lãng và Nghi-Hoà đem kho tàng từ biển vào. ... Chỗ mỏm này, ta có thể ghé thuyền vào chở về. Công cuộc khai quật kho tàng không phải giản dị đâu. Việc đục đá, vào hang, ta có người phụ trách rồi. Khó khăn nhất của chúng ta phải vượt qua là sao tránh giao tranh với biết bao lực lượng đang rình rập. Tuy khó, nhưng tôi đã có cách. Vậy phiền bang chủ, cùng các huynh đệ quý bang đậu thuyền tại địa điểm này. Khi chúng tôi đục núi thông sang, lập tức cùng lên vận chuyển về Đại-Việt. Trường-giang thất quỷ thấy mình mới quy phục, mà Khai-Quốc vương đã dám lộ hết cơ mật kho tàng cho mình. Họ cảm thấy độ lượng vị Vương-gia này thực cao cả vô cùng. Vương tiếp: - Trong bẩy vị, phiền Trường-giang song hùng đem thuyền chờ chở kho tàng. Động-đình tam ưng huy động bang chúng trải dài từ Khúc-giang tới cửa Hổ-môn, âm thầm bảo vệ thuyền chở của Trường-giang song hùng. Tới Hổ-môn, sẽ có thuyền của bang Đường-lang hộ tống cho đến lãnh hải Đại-Việt. Trong địa phận lãnh hải Đại-Việt, bang Hồng-hà, Đông-hải đảm trách. Phi-Lịch hỏi: - Thưa vương gia, thủy quân Đại-Việt không dùng vào việc này ư? Vương đưa mắt nhìn Vương-phi, rồi lắc đầu: - Thủy quân Đại-Việt lo tuần phòng lãnh hải, trường hợp thủy quân Tống tràn sang, mới can thiệp mà thôi. Còn Phi huynh với phu nhân khẩn đi cùng tôi, để trị Chu-sa độc ngay, vì để lâu e phạm đến thai nhi. Đến đó, thuyền phu vào báo: - Khải tấu Vương-gia cùng bang chủ. Phía trước có bốn con thuyền đậu theo một hàng, phất cờ ra hiệu cho ta dừng lại. Xin Vương-gia, bang chủ định liệu. Vương hỏi: - Có phải trên trời của bốn con thuyền có hai con chim ưng bay không? - Vâng. Quả như Vương-gia tuyên dạy. - Bốn con thuyền đó của chúng ta. Ta cho thuyền đi như thường, nhưng mở cửa sổ khoang phải. Khi thuyền ta và họ song song, sẽ có người nhảy sang thuyền mình. Phiền các vị tiếp hội lên đây, cùng họp với nhau. Trường-giang thất quỷ nghe Vương truyền lệnh. Họ kinh hãi, mặt nhìn mặt xấu hổ, tự nói với nhau: - Lúc đầu rõ ràng vị vương gia này bị mình bắt theo. Không hiểu bằng cách nào, mà điều động mọi việc nhịp nhàng như vậy? Làm thế nào đưa bốn con thuyền lớn thế kia đến đây chờ đợi? Làm thế nào người trên bốn con thuyền biết Vương-gia ở trên thuyền ta? Nghe Vương-gia vừa truyền lệnh, rõ ràng, mọi việc xếp đặt đâu vào đấy rồi. Không chừng đây chỉ có một phần nhỏ kế hoạch. Trung gian còn nhiều chi tiết mà mình chưa được biết. Bất giác cả bẩy nhìn nhau rùng mình, tự chửi thầm: - Mình chỉ có bẩy người, đem theo hơn ba trăm bang chúng, mà đòi đánh cướp kho tàng, có khác gì tự tử không? Lát sau, thuyền phu dẫn vào bốn người. Khai-Quốc vương đứng dậy chào, giới thiệu: - Vị đạo trưởng này đạo danh Nùng-Sơn. Thầy của tôi. Trường-giang thất quỷ đã nghe danh Nùng-Sơn tử. Phi Lịch bật lên tiếng reo: - Phải chăng đạo sư là một trong Long-thành nhị hiệp? Nùng-Sơn tử đáp lễ: - Không dám. Phi huynh vẫn mạnh chứ? Tại hạ thường ngâm bài Trường-giang nguyệt lãng và bài Động-đình điểu minh của Phi huynh luôn. Ý từ thực cao ngạo, mà lời nhẹ như gió thu. Phi Lịch nghe Nùng-Sơn tử ca tụng tài văn chương mình. Y sung sướng ra mặt: - Đa tạ đạo trưởng quá khen. Vương chỉ Trần Kiệt: - Vị này, một trong Thiên-trường ngũ kiệt, sư thúc của tiện thê. Nhưng thực ra bản lĩnh tiện thê do người truyền thụ. Chu Y kêu lên: - Úi chà! Thiên-trường ngũ kiệt danh vang thiên hạ, đến Tống đế còn kính phục. Vì vậy Trường-giang thất quỷ vội cúi đầu hành lễ: - Trường-giang huynh đệ xin tham kiến Trần đại hiệp. Bảo-Hoà, Thông-Mai đã bỏ lớp áo hoà thượng. Nàng trở lại y phục thiếu nữ Thăng-long. Còn Thông-Mai trang phục như một nho sinh Trung-quốc. Anh em họ Phương thấy gương mặt Bảo-Hòa, Thông-Mai hơi quen, mà họ nhận không ra hai người đã giả hoà thượng tung phấn độc hại họ. Khai-Quốc vương chỉ giới thiệu sơ sài: - Vị này, anh của tiện thê. Còn đây, con gái của chị tôi. Thình lình Xuyên-Dung ôm ngực nhăn nhó, tỏ vẻ đau đớn. Thông-Mai vung tay điểm liền bốn chỉ vào huyệt Nội-quan, Công-tôn của nàng. Cơn đau giảm liền. Phi-Lịch thấy Thông-Mai tuổi trẻ, mà công lực kinh nhân. Y chắp tay: - Đa tạ thiếu hiệp cứu trợ. Trời về chiều, nắng thu héo úa đổ lên sông, thành muôn nghìn con rắn vàng lung linh. Phương Hổ truyền bầy tiệc khoản đãi. Mọi người vào bữa. Khai-Quốc vương hỏi Nùng-Sơn tử: - Đạo trưởng. Xin đạo trưởng cho biết tình hình? - Bang Nhật-hồ Trung-quốc đem toàn lực đến đây. Tuy họ không biết nơi chôn bảo vật. Bang trưởng, Tả-Hữu chấp pháp, ngũ Sứ cùng mười tám Đạo trưởng. Vắng mặt mười Trưởng-lão. Hiện họ ở trong thị trấn Khúc-giang. Bình-Nam vương cùng với tùy tùng chia làm bốn ngả, âm thầm tới. Đồng thời Vương điều một vạn thiết kị với hai vạn binh Quảng-Đông, nhưng phao lên rằng mười vạn, chia ra đóng rải rác khắp vùng. Khu-mật viện Tống, điều đến khá nhiều cao thủ thuộc sáu đại môn phái như Thiếu-lâm, Côn-luôn, Không-động, Nga-mi, Võ-đang, Hoa-sơn. Họ ẩn thân trong lớp áo quan binh. Tây-hạ, Liêu, Cao-ly, đều gửi nhiều cao thủ tới. - Như vậy Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la không gửi người tham dự. Cuộc tranh dành sẽ diễn ra giữa Khu-mật viện Tống với bang Nhật-hồ cùng Liêu, Cao-ly, Tây-hạ. Ta đứng ngoài tọa thủ bàng quan xem sao đã. Vương hỏi Bảo-Hòa: - Còn về phía ta ra sao? - Đúng như cậu xếp đặt. Chỉ còn chờ ngày giờ hành động. Vương xoa hai tay vào nhau: - Tôi với Vương-phi đi cùng Phi huynh phu phụ tới Khúc-giang. Tôi không dấu diếm thân phận, cáo với quan sở tại rõ việc bị bang Trường-giang bắt giữa đường, mới được thả ra, yêu cầu họ tấu về triều, cử người đến hộ tống. Vậy Bảo-Hòa, Thông-Mai trong bóng tối yểm trợ cho năm ông mãnh nhà mình phá phách. Chúng có phá phách, các cao thủ ẩn trong lớp áo quan binh mới bị lộ diện. Quan binh Tống sẽ nhân dịp đó bắt hết các phái đoàn Liêu, Tây-hạ, Cao-Ly. Động-đình tam ưng, bảo vệ con đường Khúc-giang, Hổ-môn. Nùng đạo trưởng cùng ngũ sư thúc theo Trường-giang song hùng đậu ở vách núi, chờ khai thác kho tàng, rồi chở về. Vương ngừng một lát tiếp: - Hai con thuyền này trao cho Trường-giang song hùng để chở kho tàng. Bốn con thuyền kia, hai con trao cho Động-đình tam ưng. Hai con cho tôi với Phi phu phụ. Cơm chiều xong, chúng ta lên đường. Cơm xong, trời tối mịt. Khai-Quốc vương cùng Thanh-Mai, vợ chồng Phi Lịch sang hai con thuyền đậu sẵn bên sông, hướng Khúc-giang mà đi. Đêm vương cùng Vương-phi lại lên bờ luyện võ. Sau khi Vương lên bờ, thuyền phu rút cầu. Cả hai người dùng khinh công biến vào khu rừng. Vương-phi nói với chồng: - Chúng ta họp mật trong rừng thế này, đến quỷ cũng không biết, thần cũng không hay. - Vì vậy ngay từ hôm xuống thuyền, chúng mình giả bộ lên bờ luyện võ. Bọn Trường-giang thất qủy theo dõi bén gót suốt năm đêm liền. Đến đêm thứ sáu, chúng không theo nữa. Nay anh phân tán chúng đi với người của ta. Nếu chúng muốn tách ra cũng khó. Bọn ở trên thuyền ta, đều bị theo dõi. Phải đề phòng vậy mới được. Trong rừng lập loè ánh đèn leo lét từ căn nhà chiếu ra. Có tiếng cú kêu. Thanh-Mai hú lên một tiếng đáp lại. Cánh cửa căn nhà mở ra. Bảo-Hoà đón hai người vào. Khai-Quốc vương hỏi: - Việc canh gác thế nào? - Trên trời có cặp chim ưng. Dưới đất có hai cặp sói. - Được rồi. Trong phòng đủ mặt: Nùng-Sơn tử, Trần Kiệt, Bảo-Hoà, Thông-Mai, năm ông thiên lôi: Tôn Đản, Tự-Mai, Thuận-Tông, Thiện-Lãm, Lê Văn. Khai-Quốc vương mở tấm bản đồ lụa ra cho mọi người xem: - Mỹ-Linh thăm lăng Khúc-giang ngũ vương, cùng đền hai vị Công-chúa thời Lĩnh-Nam đã tìm ra nhiều chi tiết giống như trong vũ kinh nói. Kho tàng cất trong hang. Hang từ chân ngọn Tuyệt-phong lên một ngàn bước, nơi hai ngọn núi kết thành khe. Cửa hang ngay dưới thác nước. Vương ngừng lại nhìn Trần Kiệt, Tự-Mai: - Sư thúc cùng Tự-Mai thông minh nhất sẽ nhập thác nước. Trước thác nước ắt có cao thủ Tống canh gác. Tự-Mai phải nhanh nhẹn điểm huyệt cho chúng mê man. Dưới thác có ba cửa, đều bị đá lấp. Trong ba cửa có hai cửa giả, một cửa thực. Khi khuân năm viên đá ra, mà thấy cửa, chớ đi vào, e nguy hiểm. Khi thấy mười viên cửa mới lộ hãy đi vào. Hang thông sang bên kia núi. Sau khi hành sự, lấp cửa hang, theo bản đồ mở lối khác mà ra. Vương hỏi Tôn Đản: - Mấy hôm nay, các em phá phách đến đâu rồi? - Ngày thứ nhất phá đền Mã Viện. Ngày thứ nhì phá đền Cao Biền. Ngày thứ ba phá đền Triệu Xương. Ngày thứ tư phá phách Tả, Hữu hộ pháp cùng ngũ Sứ bang Nhật-Hồ. Ngay ngày đầu bọn em đã làm lộ cho Khu-mật viện Tống biết mình là người Việt. Chúng theo dõi rất gắt. Sang ngày thứ tư, bọn em đánh lạc chúng hết. Bọn em trêu đám cao thủ Cao-ly, khiến chúng điên lên. Hai bên giao đấu. Khu-mật viện Tống bắt hết đám này. Rồi nhân tiện vồ bọn Liêu, Tây-hạ. - Như vậy chúng biết rất rõ hành tung Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, cũng như năm em. Giỏi. Trong đầu Phạm Trọng-Yêm, y tưởng ta có vậy. Bây giờ Đản cùng ba em Tông, Lãm, Văn, làm sao đem được một số thùng, với đinh lớn, để đâu đó, gần thác nước. Sau khi ngũ sư thúc với Tự-Mai tìm ra cửa hang. Các chú mang vào. Lập tức lấy đá chất đầy, rồi đóng đinh thực chắc, sau đó mở cửa hang vách múi bên kia, chuyển những thùng đá xuống thuyền. Thuyền đó của bang Trường-giang. Trên thuyền có Trường-giang song hùng với Nùng-Đạo trưởng chờ. Tuy thùng đựng đá. Nhưng hai vị cũng làm như thực, canh coi thực kỹ. Lỡ ra gặp thủy quân khám xét, không chống cự, bỏ thuyền chạy. Họ có mở ra, thấy toàn đá, sẽ tra khảo anh em họ Phương. Chúng thừa sức nói láo hoặc chống cự. Vương chỉ Bảo-Hoà, Thông-Mai: - Bảo-Hòa, Thông-Mai cùng hai đội bốn mươi cao thủ ẩn trên bờ sông, nơi có hai chiến thuyền chở lương từ Hổ-môn tới. Trong khi ngũ sư thúc, Nùng-Đạo trưởng chở đá đi, hai người lén đột nhập chiến thuyền, điểm huyệt hết thủy thủ, rồi ra hiệu cho người của ta xuống. Tất cả lột quần áo thủy thủ Tống mặc vào, cho thuyền ghé vào cửa hang. Bấy giờ ta mới chuyển kho tàng đi, kéo buồm về Hổ-môn. Thuyền của ta là thuyền thủy quân Tống, dọc đường không ai dám kiểm soát. Phải sao cho thuyền tới nơi giữa đêm. Tới Hổ-môn, kéo buồm hướng Hải-Nam. Trên đường đi, có bang Đường-lang hộ tống xa xa cho tới lãnh hải Việt. Tới Lãnh hải Việt, bang Hồng-hà hộ tống về Thăng-long. Vương nhìn Vương-phi cười: - Chúng ta tới Khúc-giang công khai, để Khu-mật viện Tống coi thường ta không biết bảo mật. Chúng theo dõi ta vô ích. Vương hỏi mọi người: - Có ai thắc mắc gì không? Tự-Mai đề nghị: - Hiện bọn Tống tưởng chúng em do Khu-mật viện Việt sai tới. Sau khi thuyền chở kho tàng đi rồi, bọn em quay ra phá phách chính người của mình. Như vậy bọn Tống điên cái đầu lên. Không biết bọn em thuộc phe phái nào của Đại-Việt? - Ý kiến hay. Nếu cần gây cuộc đấu với Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, cùng Lạc-long giáo. Vương nhìn Thông-Mai, Bảo-Hòa: - Sau khi hộ tống kho tàng về Đại-Việt, Thông-Mai, Bảo-Hòa trở qua liền. Cả hai bí mật điều động hệ thống tế tác Đông-a, Khu-mật-viện theo dõi mọi hành tung của Lưu hậu, Triệu Thành. Nghĩa là sứ đoàn đóng vai hiền lành, không xử dụng võ công. Trong bóng tối Thông-Mai, Bảo-Hòa lo bảo vệ, thi hành quốc sách Đại-Việt: Mềm với triều Tống, cứng với biên thần, nhất là thẳng tay tàn sát bọn quan lại làm hại ta. Buổi họp chấm dứt. Hôm sau, Vương ra lệnh cho thuyền đi thực chậm, để ngắm cảnh. Mỗi khi tới một trấn nhỏ, Vương lại cùng Vương-phi lên bờ mua sắm, ngoạn cảnh, lễ Phật cùng ăn uống. Vợ chồng Phi Lịch cho rằng vị Vương-gia này mới cưới vợ, nên mượn cớ Hoa du, hưởng trăng mật. Cho nên đáng lẽ thuyền chỉ đi đi năm ngày tới Khúc-giang, mà kéo dài tới gần tháng. Sự thực vương lỉnh kỉnh như vậy, để Khu-mật viện Tống thấy vương chưa tới, không đề phòng, trong khi mọi người có thời gian hành động. Hôm ấy thuyền đến Khúc-giang. Thị trấn Khúc-giang khá lớn. Trời về đêm, dọc bờ sông hàng nghìn con thuyền đậu san sát, đèn thắp sáng rực. Thuyền trưởng tìm chỗ cho thuyền đậu. Khai-Quốc vương bảo Thanh-Mai: - Chúng ta lên bờ xem cho biết Khúc-giang về đêm. Dạo một vòng, Thanh-Mai nhận biết trong trấn có không biết bao nhiêu khách lạ. Hai người tìm vào tửu lầu lớn nhất. Tửu bảo thấy một đôi thanh niên nam nữ trang phục sang trọng, tư thái khác phàm. Y cúi rạp người xuống mời lên lầu. Thanh-Mai chọn một bàn trông ra sông, rồi liếc mắt quan sát, nàng dùng Lăng-không truyền ngữ nói với vương: - Có hai đứa, một nam, một nữ theo chúng mình từ lúc lên bờ. Chúng ngồi phía sau ta. Chắc người của Khu-mật viện Tống. Mình có nên giữ kín thân phận không? - Không! Mình cứ nói tiếng Việt, như vậy tỏ ra mình đang tìm quan lại người Tống. Tửu bảo đến trước bàn. Thanh-Mai hỏi bằng tiếng Việt: - Em có biết nói tiếng Việt không? Y lắc đầu, vẫy tay gọi một thiếu nữ lại. Thiếu nữ kính cẩn hỏi bằng tiếng Việt: - Không biết quan gia xơi món gì? Thanh-Mai nói: - Chúng tôi từ Đại-Việt qua, muốn dùng mấy món thổ sản xứ Quảng. Cô bảo nên gọi những gì? Thiếu nữ đáp: - Gà Khúc-giang hấp nấm hương, hạt điều nổi tiếng nhất ở đây. Sau đến cá hầm Hổ-môn. Thịt lợn rừng ướp ngũ vị hương nướng. Đó là ba món Quảng ngon nhất. - Cô cho chúng tôi mỗi thứ hai phần ăn. - Quan khách có dùng rượu không? - Chúng tôi theo đạo Phật, giới tửu. Thiếu nữ vừa lui, thì nhạc công cùng ca nhi tới. Nhạc công tuổi trên ba mươi. Ca kỹ tuổi khoảng hai mươi, hai mươi mốt. Nàng có đôi vai tròn, lưng ong, mái tóc thả xuống ngang vai óng mượt. Nhạc công cúi đầu hành lễ. Ca kỹ hỏi: - Kính mời quan khách thưởng thức âm nhạc! Thanh-Mai gật đầu: - Xin cô nương cho biết quý danh? Thiếu nữ dơ tay vuốt mái tóc, dáng điệu cực thanh nhã. Nàng lễ phép: - Tiểu nhân tên Thụy-Hương. Còn tiện phu tên Linh-Bảo. - Hay quá. Chúng tôi muốn được thưởng lãm bài Tỳ bà hành của Bạch Lạc-Thiên, ca theo cổ điệu. Thiếu nữ thấy Thanh-Mai muốn nghe khúc hát rất tao nhã thời Đường, tỏ ý kính phục: - Tiểu nữ xin tấu hầu quan gia cùng phu nhân. Khai-Quốc vương được quan Thái-phó dạy rất kỹ về văn học Hoa, Việt. Song Vương chỉ chú ý về kinh, sử, nhất là chư tử học, hầu áp dụng vào việc trị nước. Đối với thơ văn, Vương liếc qua, rồi bỏ. Vì vậy khi Vương-phi đề cập đến khúc hát này, Vương ngơ ngác. Thanh-Mai biết ý chồng, nàng giảng: Bạch Cư-Dị là đại thi hào đời Đường. Ông hiệu Lạc-Thiên. Học giỏi, đậu tiến sĩ. Niên hiệu Nguyên-hòa thứ mười (815), bị giáng chức làm Tư-mã ở Cửu-giang. Mùa thu năm sau, nhân tiễn khách ở bến Bồn, giữa đêm nghe tiếng đàn thảm thiết bên sông vọng lên. Hỏi ra mới biết đó là tiếng đàn của đệ nhất danh kỹ đế đô, về già, lấy một lái buôn trà. Lái buôn để nàng trên con thuyền vắng, rồi xuôi ngược bốn phương. Bạch cảm thán cho danh sĩ với giai nhân, cùng kiếp hoa nghiêm nặng nợ» mời nàng qua thuyền mình đánh đàn, hát. Nàng vừa hát vừa kể lại cuộc đời đoạn trường của mình. Nhân đó Bạch làm bài ca này lưu niệm. Nhạc công cầm ống tiêu để lên miệng thổi. Tiếng tiêu vừa cất lên, khiến cả tửu lầu đang ồn ào, bỗng trở lên im phăng phắc. Tiếng tiêu tuy nhỏ, mà vang đi rất xa. Khi cao lên vút từng mây, khi thấp tiếng thì thầm của đôi tình nhân. Linh-Bảo tấu xong một đoạn, Thụy-Hương vừa dạo đàn, vứa hát. Tiếng nàng trong dài, cao vút nhưng nhẹ như gió thoảng, hoà hợp với tiếng tiêu như đứt ruột khách đa tình: Tầm-dương giang đầu dạ tống khách, Phong diệp lô hoa thu sắt sắt. Chủ nhân hạ mã, khách tại thuyền, Cử tửu dục ẩm vô quản huyền. Túy bất thành hoan thảm tương biệt, Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt. Hốt văn thủy thượng tỳ bà thanh, Chủ nhân vong quy khách bất phiết (1) Ghi chú(1) Phan Huy-Vịnh dịch như sau:Bến Tầm-dương cannh khuya đưa khách, Quạnh hơi Thu lau làch đìu hiu, Người xuống ngựa, khách dừng chèo, Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ty. Say luống những ngại khi chia rẽ, Nước gương trong đượm vẻ gương soi, Tỳ bà đâu vẳng bên sông, Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi. Thanh-Mai giảng giải: - Bến Tầm-dương, buổi tối, tiễn khách. Bến sông nghe lá lau cọ vào nhau sàn sạt. Chủ nhân xuống ngựa, khách xuống thuyền. Hai bên cùng cất chén, mà cạn không được. Tuy say, mà không vui, vì phải xa nhau giữa cảnh sông trăng thê lương. Hốt nhiên tiếng đàn từ đâu vọng lại. Khiến chủ nhân không muốn về, khách dùng dằng chẳng cất bước. Thụy-Hương ca dứt một đoạn, nàng dạo đàn, rồi chuyển sang tiếng Việt, làm Khai-Quốc vương với Thanh-Mai bỡ ngỡ không ít. Cứ thế cho đến câu cuối cùng: Tựu trung khấp hạ thùy tối đa, Giang-châu Tư-mã thanh sam khấp.(2)Ghi chú(2) Phan Huy-Vịnh dịch như sau: Lê ai chan chứa hơn người, Giang-châu Tư-mã đượm mùi áo xanh Thình lình có tiếng la hét ở dưới vọng lên. Thực khách cùng đổ xô ra nhìn xuống. Bên dưới, một ngư nhân hình dáng rất kỳ dị, chân dài thoòng, mình ngắn đang chạy trước. Phía sau một vị võ quan phùng mang, trợn mắt, tay cầm kiếm đuổi theo. Ngư nhân vừa chạy, vừa quay lại, miệng thè lưỡi ra nhát viên võ quan. Viên võ quan đuổi sát đến sau lưng ngư nhân vung kiếm lên chém. Ngư nhân trầm người xuống tránh, rồi xé vạt áo viên võ quan đến xoạc một tiếng. Y chạy ngược trở lại, miệng cười ha hả, để tay lên mũi tỏ ý kiêu ngạo viên võ quan. Viên võ quan lại hùng hổ đuổi theo. Ngư nhân chờ cho y tới gần, xả kiếm chém rồi trầm người tránh, tay vung ra xé áo nữa. Lần này viên võ quan để hở cả ngực, lông lá đen sì. Dân chúng vỗ tay cười ha hả. Giữa lúc ngư nhân, võ quan rượt bắt, có ba người đi tới. Thoáng nhìn, Thanh-Mai đã nhận ra Đông-Sơn lão nhân, Dư Tĩnh với Địch Thanh. Dư Tĩnh nhìn thân pháp ngư nhân, nói với Địch Thanh: - Sư đệ, người thử đoán xem ngư nhân thuộc môn phái nào? Địch Thanh lắc đầu: - Khó đoán quá. Cái trầm người lần trước giống thân pháp phái Sài-sơn. Y vung tay xé áo, thuộc ưng trảo phái Đông-a. Khi chạy y dùng khinh công phái Mê-linh. Chắc chắn y người Giao-chỉ chứ không phải người vùng này. Viên võ quan đuổi không kịp ngư nhân, miệng thở hào hển. Ngư nhân ngừng lại để tay lên mũi cười trêu: - Này đại nhân. Đại nhân thân làm tới Thiên tướng, mà không giữ lời hứa. Như vậy có xứng đáng không? Ngư nhân chìa ra cái bọc: - Thôi trả đại nhân đây. Viên võ quan chạy lại, dơ tay tiếp cái túi. Khi tay y sắp chạm vào túi, thì ngư nhân lùi một bước. Không hiểu y dùng cách gì, đã đứng sau viên võ quan. Y vỗ tay vào cổ viên võ quan. Viên võ quan đứng im như trời trồng, không động đậy. Ngư nhân cười xì, rồi chạy vào đám đông. Nhưng thấp thoáng, một người đã đứng trước mặt ngư nhân. Suýt nữa ngư nhân đâm sầm vào người kia. Ngư nhân dừng lại trợn mắt nhìn người đó. Y chính thị Dư Tĩnh. Thanh-Mai hỏi sẽ chồng: - Anh có biết ngư nhân là ai không? - Lê-Văn! - Đúng đó! Anh ra lệnh cho bọn năm ông thiên lôi tự do phá phách. Em e trấn Khúc-giang này đến nổ tung ra mất. - Em đừng sợ. Đám sư đệ của mình đều được huấn luyện rất kỹ. Căn bản luân lý, võ đạo cực cao. Sau nhiều biến cố, anh muốn thả chúng ra, hầu biết khả năng chúng đến đâu. Lê Văn ngửa mặt nhìn Dư Tĩnh: - Ô hô! Ngài An-phủ sứ Quảmg-Tây! Ngài sang đây làm gì vậy? Liếc thấy Đông-Sơn lão nhân với Địch Thanh, nó méo miệng trêu: - Ồ! Lại cả Đông-Sơn đạo sư cùng với Địch trạng nguyên nữa. Bình-Nam vương Triệu Thành muốn bí mật đem tùy tòng tới Khúc-giang, nên đã phải bầy ra kế cho Phạm Trọng-Yêm bắt đi, rồi đám Đông-Sơn lão nhân, Minh-Thiên chia làm hai, âm thầm đi sau, quỷ không biết, thần không hay. Bây giờ thấy quái nhân gọi đích danh ra giữa chỗ đông. Ba người giật mình đến thót một cái, tự hỏi: - Quái nhân này lý lịch ra sao? Dư Tĩnh tuyệt không ngờ ngư nhân nhận được mình. Y hỏi: - Này ông bạn. Ông bạn đại danh gì vậy? - Ta không có đại danh, mà chỉ có tiểu danh thôi. Ta họ Lạc. Bố ta tên Lạc-long-Quân, mẹ ta tên Âu-Cơ. Lê Văn cười ha hả: - Dư an phủ sứ! Người thân làm biên cương đại thần, tổng trấn Quảng-Tây lộ, nhiệm vụ không nhỏ, người sang đây làm gì vậy? Dân chúng thấy ngư nhân gọi một khách quan là An phủ sứ, rồi khách quan ứng lời đáp lại. Họ giật mình tự hỏi: - Vị đại quan này từ Quảng-Tây sang đây làm gì vậy kìa? Triều Tống, quan lại đối với dân chúng cực kỳ oai vệ. Chức An-phủ sứ, thuộc hàng cực phẩm, quyền hành biên thùy một cõi, có quyền tiền trảm, hậu tấu đối với bất cứ quan dân nào phạm tội. Khi An-phủ sứ đi ra ngoài, tiền hô hậu ủng, hào lại, hương lý phải thắp hương đứng đón bên đường, hai tay chắp lại vái dài. Bây giờ họ thấy Dư Tĩnh an nhàn trong lớp y phục quý tộc. Họ tin ngay. Dư Tĩnh chỉ cái túi trên vai Lê Văn: - Ông bạn! Cái túi kia không phải sở hữu chủ của vị tướng quân. Nó là túi của đức hoàng-đế ban cho y, trong đựng bằng sắc, ấn tín. Ta muốn ông bạn trả viên võ quan cái túi này! - Trả ư? Thì tôi trả. Đây, ngài cầm lấy đi. Nó đưa cái túi cho Dư Tĩnh. Dư Tĩnh tiếp túi. Thình lình tay Lê Văn phóng chỉ đến véo một tiếng, trúng huyệt Khúc-trì của Dư Tĩnh. Chân tay y cứng đơ. Lê Văn luồn tay, giật cái bọc của Dư, rồi bỏ chạy. Địch Thanh kinh hoảng vọt mình theo Lê Văn, lập tức Lê Văn phóng lại phía sau một viên thuốc. Thuốc tan thành bột. Địch Thanh tưởng thuốc độc, y kinh hãy nhảy lui liền bốn bước. Lê Văn đã biến mất. Một đội lính tuần tới. Chúng vội đỡ viên võ quan đem đi. Địch Thanh cũng vác sư huynh rời khỏi đám đông. Khai-Quốc vương với Thanh-Mai trở về bàn. Nàng ca kỹ Thụy-Hương vẫn còn ngồi đó. Thanh-Mai xin lỗi: - Chúng tôi sơ ý quá, để uổng phí thời gian nghe giọng vàng của cô nương. Nàng móc túi tặng Thụy-Hương một nén bạc. Tại Quảng-Đông hồi đó, một nén bạc có mười lượng. Một lượng ăn trăm quan tiền. Một khúc hát, cao nhất khoảng trăm đồng. Như vậy Thanh-Mai trả cao gấp sáu trăm lần. Thụy-Hương cúi đầu cảm tạ. Thanh-Mai hỏi: - Cô nương có biết viên võ quan đó lý lịch ra sao không? - Thưa phu nhân, ông tên Nguyễn Văn-Kiên, chỉ huy đội kị binh trấn này. Nguyên sáng nay có năm ngư nhân câu cá bên sông. Không biết họ từ đâu đến, và dùng thứ mồi gì không rõ, câu được mấy con cá chép cực to. Họ mang lên chợ bán. Văn-Kiên đang uống rượu trên tửu lầu, đòi tửu bảo mua con to nhất, rán cho ông ta ăn. Ngư nhân ra giá một trăm đồng. Văn-Kiên chỉ trả có mười đồng. Thế rồi hai bên gây gổ nhau. Văn-Kiên nổi cộc, dùng sức đoạt con cá. Ngư nhân cười xoà, cầm cần câu vung lên, lưỡi câu móc trúng cái túi trên lưng Văn-Kiên rồi bỏ chạy. Cuộc rượt bắt khắp trấn từ sáng đến giờ mới chấm dứt. Linh-Bảo tiếp: - Suốt mấy hôm nay, năm ngư nhân phá phách làm trấn này muốn nổ tung ra được. Có điều ngư nhân chỉ trêu ghẹo bọn cường hào, ác bá, bọn tham quan ô lại. Chứ đối với dân chúng lại cực kỳ lễ độ. Nên ai cũng ưa. Thụy-Hương móc trong túi ra cái hộp nhỏ: - Tiểu nhân bị đau cổ suốt tháng nay, không thầy lang nào trị được. Thế mà một ngư nhân bảo tiểu nhân thè lưỡi cho coi, chẩn mạch, rồi ban hộp thuốc này. Lạ thay chỉ uống một ngày bệnh đã hết. - Thế họ có đòi tiền không? - Không những không đòi tiền, mà còn cho tiểu nhân cái này nữa. Nàng trình ra một đồng tiền vàng, trên khắc hình con chim âu với con rồng đó là biểu hiệu của trưởng lão Lạc-long giáo. Thanh-Mai giật mình nghĩ thầm: - Chắc hai người này do Thiệu-Thái sai đi tìm mình đây. Vương biết Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đã đến đây từ trước, hàng ngày sai chim ưng thông tin cho vương biết mọi diễn biến xẩy ra. Bây giờ hai người sai Thụy-Hương cầm ống sáo trong bọc đưa ra cho Thanh-Mai, chắc có điều gì trọng yếu. Hương nói: - Phu nhân! Duyên may gặp tri âm, xin dâng phu nhân ống tiêu này làm lưu niệm. Thanh-Mai vội tiếp ống tiêu: - Đa tạ cô nương. Linh-Bảo, Thụy-Hương chắp tay vái, xuống lầu. Khai-Quốc vương cùng Vương-phi trả tiền, rồi xuống lầu, dạo chơi khắp trấn. Đi đến đâu vương cũng nghe đồn về hành trạng của năm ngư nhân, rồi năm thiếu niên Việt, rồi năm bà già, năm ông già. Dân chúng cho rằng những dị nhân đó không ở trong trấn. Có lẽ họ thuộc một bang, một phái nào từ Đại-Việt sang cũng nên. Thanh-Mai nói nhỏ vào tai chồng: - Anh coi! Bọn chúng giả trang hay quá, đến nỗi người ta tưởng có bốn bọn khác nhau. Tới khu vực gần dinh quan tổng trấn, một đám đông người đang vây thành vòng tròn. Phải khó nhọc lắm, hai người mới chen được chân, nhìn vào. Liếc qua, bất giác Thanh-Mai suýt bật thành tiếng cười. Bên trong, có bốn thầy lang, cùng cô gái trang phục theo lối Quảng. Cô gái chính là Hà- Thiện-Lãm. Tự-Mai đang diễn thuyết: - Anh em chúng tôi, bốn người làm nghề bán thuốc rong từ Đại-Việt sang đây. Chúng tôi nguyện chữa trị cho dân chúng, không đòi tiền. Tuy nhiên các vị cho tiền do tự nguyện, xin bỏ vào chiếc rá này. Dân chúng ào ào hỏi: - Chữa được những bệnh gì? - Một là chúng tôi không chữa cho người chết sống dậy được. Hai là không chữa được bệnh hủi. Ba là không chữa được bệnh lao. Bốn là không chữa cho người bị cổ chứng. Năm là không chữa được bệnh lại (ung thư ngày nay). Giữa lúc đó, có tiếng kêu la, rồi người ta rẽ đám đông đi vào. Một trung niên nam tử bồng đứa trẻ nói: - Các thầy lang ơi. Xin cứu con tôi với. Lê Văn hỏi: - Bệnh tình cháu ra sao? - Con ở nhà tôi cho cháu uống thuốc, đã cho cháu uống lầm thuốc nhuộm. Hiện cháu đau bụng khốn khổ từ nãy đến giờ. Lê Văn chẩn mạch sơ qua rồi nói: - Không hề gì. Nó mở hộp lấy kim, vạch áo đứa trẻ, châm vào huyệt Kiên-tĩnh, rồi dồn chân khí vào. Phút chốc, đứa trẻ buồn mửa. Mửa thốc mửa tháo ra. Đợi đứa trẻ mửa xong, Lê Văn vẫy tay, Tự-Mai trao cho nó bát nước: - Uống nước đi cháu. Đứa trẻ uống hết bát nước. Lê Văn lại xoay kim. Đứa trẻ tiếp tục mửa. Cứ như vậy bốn lần, Lê Văn cầm kim châm vào huyệt Nội-quan, Công-tôn, Túc-tam-lý, Thái-khê, Thái-xung đứa nhỏ. Tay nó vỗ lưng thằng bé: - Cháu khỏi đau bụng rồi! Độc đã mửa ra hết. Nó nói với người cha: - Ông về lấy một cân đậu xanh, cả vỏ, dã nhỏ, chắt lấy nước sống cho cháu uống. Chiều cháu tiêu chảy, nhưng đừng sợ. Độc chất tôi đã dùng châm cứu trục ra hết, phần còn lại, đậu xanh sẽ hoá giải đi. Ông bố đứa trẻ chắp tay lạy dài rồi bế con về. Đám đông có nhiều người đến xin trị bệnh. Lê Văn chữa. Tự-Mai, Tôn Đản, Thuận-Tông phụ giúp. Cô Thiện-Lãm phát thuốc. Tiền trong rá đã đầy ắp. Bỗng có tiếng hò hét, rồi đám đông rẽ ra. Một đội trưởng dẫn năm người lính đeo đoản đao đi vào. Người đội trưởng hất hàm hỏi: - Trong năm người, ai cầm đầu? Tôn Đản bước ra: - Thưa, tôi. - Các người là người Việt sang đây phải không? - Vâng. - Thẻ bài nhập cảnh đâu? Tự-Mai hỏi ngược lại: - Trong trấn này có đến mấy vạn người Việt, đâu cần thẻ bài nhập cảnh! Đội trưởng lắc đầu: - Không có thẻ bài nhập cảnh chắc làm gian tế. Mau về gặp quan trấn thủ. Tự-Mai dốc cái rá tiền vào túi, nháy các bạn rồi hô lớn: - Hò dô ta! Nào cùng đi! Năm đứa vung tay, phát chưởng tấn công vào năm người lính. Năm người lính tuyệt không ngờ mấy thầy lang dám đánh quan binh, nên không đề phòng. Họ trầm người xuống tránh. Thì nhanh như chớp bọn Tôn Đản đã biến vào đám đông mất dạng. Khai-Quốc vương với Thanh-Mai dạo chơi một vòng trấn, rồi về thuyền. Vừa tới thuyền, Phi Lịch báo: - Khải tấu vương gia, có năm kỳ lão xin yết kiến vương gia, dâng thổ sản. Thần đã mời họ vào khoang chính, chờ Vương-gia nhưng họ từ chối xin về, sẽ tới hầu Vương-gia sau. - Họ tặng gì vậy? - Hoa quả, gà nướng, cá nướng, lợn quay, chim hầm. Khai-Quốc vương vào khoang. Trên bàn có con lợn sữa quay vàng ngậy. Mũi cắm một đóa hoa hồng. Một mâm khác, trong để năm con gà nướng, trang trí theo tư thức đứng. Bốn con mái, chầu vào con trống ở giữa. Một mâm nữa, có năm bát bằng bạc, mỗi bát đựng một con bồ câu hầm thuốc với ngũ đậu. Một mâm khác, đựng cặp cá chép rán vàng, mà miệng vẫn thở hào hển. Hai mâm đựng đủ thứ quả, điểm thêm hoa cao nghệu thực đẹp. Thanh-Mai hỏi: - Họ có xưng tên không? - Không. Họ nói họ sẽ trở lại. Khai-Quốc vương biết ngay đây là trò hý lộng quỷ thần của năm cậu em. Vương nói với Thanh-Mai: - Anh cho phép chúng phá, không ngờ hết chỗ phá, chúng phá cả mình. Thanh-Mai cười: - Tự anh chỉ cấm chúng không được phá dân chúng. Anh đâu có phải dân chúng, mà bọn quái chừa ra? Vương truyền Phi Lịch chia cho thuyền phu cùng nhau ăn uống. Còn Vương với Vương-phi lên sàn thuyền ngắm Khúc-giang trong đêm. Vương lấy ống sáo mà Hương-Bảo trao cho đem ra ngắm: Trong ruột có cuộn giấy. Vương moi ra xem. Giữa ống có hơn mười tờ giấy tấu trình của Mỹ-Linh từng chi tiết một về những gì đã xẩy ra. Quan trọng nhất, gồm chi tiết cuộc tìm kiếm vết tích kho tàng ở cửa Sa-khẩu, lăng Khúc-giang ngũ hùng. Hơn nửa tháng liền, ngày nào cũng có người mang thức ăn trân quý tới, xưng là kỳ lão, dâng thức ngon vật lạ lên Khai-Quốc vương. Thanh-Mai sốt ruột nói: - Chúng mình đã xuất hiện. Bọn Tôn Đản nhờ nhà hàng làm thức ăn, sai bô lão mang đến. Truyện này chỉ một ngày, cả trấn đều biết anh ở đây. Thế mà bọn quan quân chưa tới. Dường như bọn Triệu Thành âm mưu gì, mới cấm không cho quan quân hỏi đến chúng ta. Một hôm, Vương với Vương-phi đi lễ lăng Khúc-giang ngũ hùng về, Phi Lịch báo: - Khải tấu Vương-gia. Bô lão khiêng đến dâng Vương-gia hai cái rương lớn. Họ nói rằng trong có lễ vật cực trân quý. Xin đích thân Vương-gia mở ra. Khai-Quốc vương cắt dây, mở rương thứ nhất ra. Bất giác mọi người la hoảng. Bên trong rương có một người nằm thẳng cẳng. Người này mắt mở, mà không động đậy được. Phi Lịch túm áo người đó đem ra. Thanh-Mai kinh hãi, vì y chính là trưởng lão Lê Đức của Lạc-long giáo, có nhiệm vụ tới Khúc-giang liên lạc với giáo chúng đón Thiệu-Thái, Mỹ-Linh. Vương sai mở rương thứ nhì, người nằm trong là Đào Nhất-Bách. Vương sờ tay vào mũi thấy hai người còn thở. Thanh-Mai bắt mạch hai người. Nàng bật cười: - Hai người này bị mấy ông em quý của chúng mình điểm huyệt, bắt cóc đến đây hí lộng mình. Nàng xoa tay giải huyệt. Hai người cử động được liền. Hai trưởng lão hành lễ với Vương. Vương hỏi: - Hai vị làm sao mà bị giam vào thùng như thế này? Lê Đức, Đào Nhất-Bách tường thuật tỷ mỷ mình bị ngư nhân điểm huyệt bắt sống trong trường hợp nào. Trước khi cho hai người vào thùng. Một ngư nhân nói nhỏ: - Tôi xin lỗi hai trưởng lão, khi mời hai trưởng lão bằng lối này. Vì tai mắt Tống tại đây rất nhiều. Chúng tôi đưa hai vị đi giúp Khai-Quốc vương, mà không muốn cho giáo chủ ỉn hay. Thanh-Mai hỏi Lê Đức: - Trưởng lão có biết ngư nhân thân thế, lý lịch ra sao không? - Không! Dường như họ không có ác ý thì phải. - Đúng thế. Họ rất quen, rất thân với chúng ta. Mai này các vị sẽ gặp họ. Khai-Quốc vương ghé tai hai người dặn nhỏ hơn một giờ. Hai người vâng dạ. Vương tiếp: - Tuyệt đối không liên lạc với Thiệu-Thái, Mỹ-Linh. Hành tung họ đã bị lộ rồi. Ghi chúMỹ-Linh ngồi nghe năm cậu em thuật lại những gì diễn ra trong khi nàng với Thiệu-Thái theo bọn Triệu Thành. Sau hồi này phái đoàn Khai-Quốc vương với Mỹ-Linh, Thiệu-Thái hợp làm một. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 34 Gánh vàng đi đổ sông Ngô, Đêm đêm tơ tưởng đi mò sông Thương ( Ca dao) Mỹ-Linh nghe năm cậu em thuật lại những gì xẩy ra tại Bắc-biên, Tản-lĩnh cùng trên đường đi sứ của Khai-Quốc vương, nàng cũng thuật bước đường gian nan của nàng với Thiệu-Thái, Thiếu-Mai, Lệ-Thanh suốt mấy tháng qua. Nghĩ lại, thực như một giấc mơ. Nàng cốc tay lên đầu Lê Văn: - Cậu em này gớm thực. Tôn Đản, Tự-Mai phá chị chưa đủ, sao mà cậu cũng tiếp tay nữa. Ta phải mách chị Thiếu-Mai, đánh cậu què chân cho bõ ghét. Lê Văn phân trần: - Chị đòi phạt em như vậy là vô lý. Bất công! - Bất công ở chỗ nào? - Khi khởi hành ra đi, anh cả trao cho Đản chỉ huy. Tự-Mai bầy kế. Chị muốn phạt, phải phạt anh chàng quân sư thầy chùa mũi trâu Tự-Mai. Chứ em là Thiên-Lôi, chỉ đâu đánh đó, em tội tình gì? Mỹ-Linh đưa mắt nhìn Tự-Mai: - Một năm, chị không nói truyện với cậu nữa! Tự-Mai cười khúc khích: - Trước khi khởi hành, anh cả truyền lệnh bọn em tha hồ phá phách. Song cấm phá phách dân chúng. Chị có phải dân đâu? Chị là công chúa mà? Ông ỉn còn bảnh hơn, ông ỉn làm tới giáo chủ chứ thường đâu. Em phá như vậy còn là ít đó. Em phá luôn cả anh cả với chị Thanh-Mai nữa, mà ông bà ấy có nói gì đâu? Nó chưa nói hết ý, thì Bảo-Hòa ra gọi nó vào gặp Khai-Quốc vương. Không dám chần chờ, nó đi liền. Mỹ-Linh nghĩ đến việc Tự-Mai với Thuận-Tường. Nàng hỏi Tôn Đản: - Em đã đoán thân thế Thuận-Tường ra sao chưa? Có lẽ ít ra nàng là con một đại quan. Chứ không, sao toàn phái Hoa-sơn, từ sư phụ cho tới sư thúc đều nể nang, kính trọng, coi như thuộc vai lớn hơn. Thuận-Tông cũng nói: - Em thấy lời nói của nàng đầy vẻ trịch thượng. Dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng phải chú ý bằng này điều: Nàng theo học với Bắc-Sơn lão nhân, võ công không tầm thường. Thế mà khi động thủ đánh Tự-Mai lại làm bộ như không biết võ. Mục đích làm gì? Nàng với Triệu Tiết rõ ràng có tình ý. Sau khi Tự-Mai ôm nàng, cứu thoát độc chưởng, hai cơ thể đụng chạm nhau. Nàng đổi sang có tình ý với Tự-Mai. Khi Tự-Mai tiễn nàng tới biên giới, toàn thể phái Hoa-sơn cố ý lờ đi, để nàng lùi lại sau tặng kiếm cho anh ấy. Thiệu-Thái đặt nghi vấn: - Truyện này cậu hai biết chưa? Thuận-Tông gật đầu: - Chắc là biết. Vì với con mắt cú vọ, có gì qua mắt được anh Thiệu-Cực đâu? Lại nữa trong tiệc tiễn đưa phái Hoa-sơn, mạ mạ chỉ liếc mắt một cái là biết ngay. Mạ mạ biết, anh Thiệu-Cực biết, chắc chắn hai người phải nói với anh cả. Thiệu-Thái chau mày lại, lắc đầu: - Cậu hai biết, sao cậu không nói gì? Mỹ-Linh thấy người yêu thật thà quá, nàng dơ tay đập sẽ lên vai: - Anh chưa biết tính chú hai. Đối với những gì liên quan đến tình cảm lứa đôi, chú thường có hai thái độ. Khi sự việc có thể đưa đến tai hại. Chú can thiệp ngay. Như vụ Vương-mẫu, phu nhân Tự-An, Hồng-Sơn muốn tự tử, chú cản liền. Còn những vụ vô hại, hoặc đi đến kết quả tốt, chú giữ thái độ im lặng. Như vụ em với anh. Vụ Thiệu-Cực, Thanh-Trúc. Vụ Kim-Thành, Trường-Minh với Thuận-Tông, Thiện-Lãm. Nàng kết luận: - Có điều chúng ta không rõ chân tướng Thuận-Tường ra sao mà thôi. Chẳng lẽ cuộc chia tay hôm ấy trở thành vĩnh-quyết, hoá ra duyên phận Tự-Mai hẩm hiu như vậy sao? Tôn Đản tỏ ra rất quan tâm tới vụ này: - Từ hôm đó tới giờ, lúc nào Tự-Mai cũng như người mất hồn. Nó bàn với em, thế nào nó cũng tìm đến núi Hoa-sơn gặp nàng. Em an ủi nó rằng kỳ này chúng ta tới Biện-kinh giữa lúc tuyển võ. Ắt hẳn đệ tử Hoa-sơn kéo về ứng thí. Đương nhiên Bắc-sơn lão nhân sẽ hạ sơn trợ giúp đệ tử mình. Thuận-Tường vốn thích ồn ào thế nào cô ta cũng xin đi theo. Hoặc giả cô ta không tới, ta nhờ chị Thanh-Mai hỏi thăm Đông-Sơn lão nhân, Dư Tĩnh, Địch Thanh. Họ đều người phái Hoa-sơn cả, chắc sẽ biết lý lịch cô nàng. Từ đấy nó mới bớt nẫu. - Em cho chị xem thanh kiếm của Thuận-Tường chút nào. Mỹ-Linh nói với Lê Văn. Vì khi Tự-Mai vào gặp Khai-Quốc vương, nó trao kiếm cho Tôn Đản. Tôn Đản trao cho Lê Văn. Mỹ-Linh đỡ lấy thanh kiếm. Kiếm để trong túi bằng nhung mầu đỏ sẫm, có hai nút thắt. Trên túi thêu hình một thiếu nữ đang đứng ngắm núi Hoa-sơn, với hoa, lá, cỏ cây rất sống động. Thiếu nữ đó là Thuận-Tường. Dưới thêu bốn câu thơ của Tào Thực thời Kiến-an, mô tả mỹ nhân. Mỹ-Linh mở túi, lộ ra bao kiếm bằng bạc sáng chói. Trên khắc chi chít những hình người. Nàng nhận ra đó là các chiêu thức Hoa-sơn kiếm pháp, mà nàng đã thấy Đông-Sơn lão nhân xử dụng. Tò mò, Mỹ-Linh rút thanh kiếm ra. Anh hàn quang tỏa lạnh toát. Kiếm bằng thép dường như rất cổ. Chuôi bằng vàng, chạm tới bẩy mươi hai hạt kim cương, mười tám viên hồng ngọc. Hạt nào cũng lớn, cạnh đó, hai chữ Thuận-Tường theo lối triện cực hoa mỹ. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Mình là công chúa phủ Khai-Thiên, được ông, được cha, chú cưng chiều, mà chuôi kiếm cũng chỉ dát những viên ngọc bích, hồng ngọc, chứ không dát kim cương như Thuận-Tường. Vậy nàng là ai? Không lẽ là con Dư Tĩnh? Vương Duy-Chính? Hay một vị võ quan nào trong triều? Mỹ-Linh biết mấy cậu em đã tới tuổi trưởng thành, tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở, nàng nhủ thầm: &quot; Đạo lý tộc Việt chúng ta từ mấy nghìn năm nay đã thành luật lệ bất di bất dịch: Cha mẹ đựng vợ gả chồng cho con cái. Phụ-mẫu quyền tuy có thực, song không tuyệt đối, mà còn tùy ý kiến đôi trẻ. Nhưng từ những năm Bắc-thuộc, người Hoa mang lễ giáo Khổng-Mạnh sang truyền bá. Đến nay Khổng, Mạnh đứng gần ngang hàng với Thích rồi. Mà Khổng-Mạnh dành cho phụ-quyền tuyệt đối. Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Hiện Thích, Khổng đã hòa nhập với nếp cũ tộc Việt, thành phong tục mới. Trong dân gian, việc dựng vợ gả chồng vừa có phụ-mẫu quyền, vừa có ý kiến đôi lứa.&quot; Nàng ngừng lại suy nghĩ: - Thế nhưng trong gia đình quyền quý, lại hoàn toàn theo Khổng. Phụ vương mình định gả mình cho tên Đàm An-Hoà. Cô hai quyết gả Bảo-Hòa cho Hưng-Long, cháu Dực-Thánh vương. Cô lại quyết định cưới Vi Huệ-Trân cho anh Thiệu-Thái. Cũng may, chú hai nêu cao ngọn cờ trở lại với nếp sống tộc Việt. Người muốn cho trai gái hiểu nhau, biết nhau, rồi mới thành gia thất. Nàng đưa mắt nhìn Thiệu-Thái: - Người dám chống lại mạng lệnh ông nội, không chịu thu nhận nhiều phi tần, cũng không kết hôn với Huệ-Phương, Hà-Thanh. Người xin thành hôn với Thanh-Mai. Ông bà nội phải chấp nhận. Nàng mỉm cười một mình: - Người nhất định chiều theo ý ta với Thiệu-Thái, vì vậy việc gì người cũng sai Thái đi với ta cho có bạn. Người kết hợp Thiệu-Cực với Thanh-Trúc. Ta theo gương người kết hợp Thuận-Tông, Thiện-Lãm với Kim-Thành, Trường-Ninh. Bây giờ nảy ra việc Tự-Mai, Thuận-Tường. Chỉ còn mình Tôn Đản chưa có ai. Kể ra với địa vị chú hai, bất cứ quận chúa, tiểu thư nào, người chỉ ngỏ lời, phụ huynh sẽ gả cho Đản ngay. Nàng đưa mắt nhìn Tôn Đản: - Đản xuất thân con nhà nghèo, nhưng được dạy dỗ chu đáo, lại sớm có chí khí, cùng tự hào dân tộc. Tiến trình tương lai không tầm thường. Nếu Đản lấy cô vợ chỉ biết hầu hạ, vâng dạ, thực chán chết. Theo chú hai, nếu ta với Thiệu-Thái đơn độc hoạt động, mỗi người đạt được kết quả năm phần. Ngược lại hai người cùng hoạt động, kết quả không phải mười, mà thành hai mươi lăm... Ta là chị, ta phải lo cho Đản mới được. Bảo-Hòa từ trong nhà ra vẫy: - Anh Thái, Mỹ-Linh! Cậu hai gọi. Cả bốn ông mãnh nữa. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng bốn ông thiên lôi vào trong nhà khách của Ngô Cẩm-Thi. Không thấy Tự-Mai đâu, Mỹ-Linh kinh ngạc: - Rõ ràng chú gọi Tự-Mai vào hồi nãy, không biết bây giờ nó ở đâu? Tuy vậy nàng cũng không dám hỏi. Khai-Quốc vương ra hiệu cho mọi người ngồi. Vương chỉ Triệu Huy: - Bình-Nam vương ban chỉ dụ ân xá cho song thân Ngô cô nương. Lệnh này sẽ do Triệu chiêu thảo sứ về kinh. Ta muốn đưa toàn thể gia đình Ngô tiểu thư về Cửu-chân. Đường từ đây về Biện-kinh xa diệu vợi, mà trên đường đi chỉ có Triệu chiêu thảo sứ với Ngô tiểu thư e có điều bất tiện. Vậy ta phiền năm sư đệ đi hộ tống. Vương nói lớn: - Mọi chi phí dọc đường từ Biện-kinh về tới biên giới, Tự-Mai sẽ xuất tiền chi dụng. Còn từ biên giới về Thăng-long, do công nho Đại-Việt đài thọ. Ta đã thượng biểu về triều. Triều đình ắt cử người đi đón. Đối với huyết tộc của Ngô vương, các sư đệ phải tuyệt đối lễ phép, tôn kính. Vương mỉm cười: - Biện kinh rất phức tạp. Đế đô có hàng trăm quan đại thần, hàng vạn võ tướng. Tuyệt đối không được xử dụng võ công. Ta yêu cầu các sư đệ tuân theo lời chỉ dẫn của Triệu thống chế, hầu tránh đụng chạm với quan nha . Lê Văn hỏi: - Đệ có quyền trị bệnh cho người ta không? - Được chứ. Đệ càng trị cho nhiều người càng tốt. Nhưng không thể nhận tiền. Lê Văn gãi đầu: - Khó quá. Y đạo Lĩnh-Nam định rằng phàm khi trị bệnh, không nên, không được đòi tiền. Nhưng khi bệnh nhân tạ thầy, dù một trái cây cũng không nên chối. Chối làm tủi thân người ta. Nay anh cấm em nhận tạ, e khó quá. Khai-Quốc vương bật cười: - Được! Nếu như người ta tạ, thì đệ có quyền nhận. Thuận-Tông hỏi: - Trong năm đứa bọn em, đứa nào cầm đầu? - Vẫn như cũ. Đản chỉ huy. Tự-Mai làm quân sư. Sau khi gia quyến Ngô tiểu thư được ân xá, các sư đệ phải đưa về nước ngay. Không nên chần chờ. Tôn Đản cẩn thận: - Từ đây tới Biện-kinh bọn em phải nghe lời Triệu chiêu thảo sứ. Còn từ Biện-kinh về Đại-Việt, bọn em toàn quyền quyết định, hay còn phải tuân lệnh ai nữa không? - Không! - Bao giờ bọn em lên đường? Bọn em không ở đây giúp Bình-Nam vương đào kho tàng ư? Hơn ai hết, Triệu Nguyên-Nghiễm, cũng như Lý Long-Bồ, họ có con mắt tinh đời, trông rộng nhìn xa, vì vậy chỉ cần thấy đám Tôn Đản, Tự-Mai lần đầu, cả hai người đều biết đây là những thiếu niên khác thường, hàng triệu người mới có một. Suốt hai năm qua, đám Thiệu-Thái, Mỹ-Linh, Tôn Đản đứng vào vị thế đối lập. Chúng làm cho Nguyên-Nghiễm thất điên bát đảo bao phen. Chính vì vậy Nguyên-Nghiễm đã thấy chân tài sớm trổ trong chúng. Nay vì kết huynh đệ với Long-Bồ, Nguyên-Nghiễm được đám trẻ giúp sức. Nghe Tôn Đản hỏi y mừng vô hạn. Y nói với Tôn Đản: - Cảm ơn Thuận-Thiên ngũ hùng. Ta được lực lượng Đại-Việt của sư đệ Long-Bồ giúp sức, e Ngọc-Hoàng đại-đế muốn tranh cũng khó. Việc đem lệnh ân xá về kinh tuy giản dị, nhưng không dễ đâu. Cần phải có người đủ ba điều kiện: Làm cho đối phương khinh thường hầu tạo bất ngờ. Võ công cao. Cuối cùng tuyệt đối trung thành. Vì vậy ta bàn với Bồ đệ để năm chú đi. Các chú đi đây, mang theo thẻ bài của ta, tức như sứ giả của ta vậy. Ta cần dùng các chú vào vấn đề sao cho bọn đối nghịch ta kinh hãi. Thiện-Lãm nhăn nhó: - Như vậy chuyến đi này có hai nhiệm vụ. Một đón hậu duệ Ngô vương. Hai làm cho đối thủ của Triệu vương gia kinh hãi. Thế nhưng bọn em chẳng hiểu rõ vấn đề, sao thi hành được? Nguyên-Nghiễm vỗ vai Lãm: - Huynh đệ đừng lo. Tự-Mai đã nắm chắc vấn đề rồi. Thiện-Lãm thở phào: - Hà! Em hiểu rồi. Ba đứa Lãm, Tông, Văn làm Thiên-Lôi. Ông trời Đản, Mai bảo đánh đâu đánh đó! Nguyên-Nghiễm, Long-Bồ bật cười vì lời ví von của Lãm. Lê Văn hỏi: -- Bọn em lên đường ngay hôm nay ư? Nguyên-Nghiễm gật đầu: - Ngay bây giờ. Các huynh đệ về chỗ trọ lấy hành lý đi. Trên đường đi sẽ gặp Tự-Mai. Tự-Mai khởi hành trước rồi. Mỹ-Linh hỏi Khai-Quốc vương: - Thưa chú, chị Bảo-Hoà với anh Thông-Mai đâu rồi? - Bình-Nam vương nhờ hai người làm một việc trọng đại. Chúng ta hẹn gặp họ tại Biện-Kinh sau. Thế là sứ đoàn lại chia làm ba: Nhóm chính thức do Khai-Quốc vương dẫn đầu gồm Vương-phi, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái. Nhóm bí mật gồm Bảo-Hòa, Thông-Mai. Nhóm đi Biện-kinh gồm năm ông Thiên-lôi, do Tôn Đản dẫn theo Triệu Huy. Hôm nay là ngày mười bốn, theo như kế hoạch dự trù, Bình-Nam vương Nguyên-Nghiễm, mang theo các cao thủ Khu-mật viện Tống, cùng bang chúng bang Hoàng-Đế. Khai-Quốc vương Long-Bồ mang theo vương phi, Mỹ-Linh. Ngoài ra còn có Thiệu-Thái với cao thủ Lạc-Long giáo. Tất cả đều đến ngọn Tuyệt-phong. Bình-Nam vương phối trí mười ngàn quân, dàn ra khắp núi. Mỗi người trấn một khu. Như đến giờ Tý ngày rằm, cửa kho tàng dù ở bất cứ chỗ nào, mở ra, cũng có người thấy. Bình-Nam vương, Khai-Quốc vương đóng bản doanh ở một khu bằng phẳng trên sườn núi. Các cao thủ chia ra trấn mọi ngõ ngách. Hai vương đặt tiệc rượu cùng tùy tùng uống. Trăng mười bốn sáng như ban ngày. Khí trời cuối thu đã hơi hơi lạnh. Đôi khi có mưa phùn, nhưng đêm nay trời như chiều người, trăng tỏ rạng, khí trời ấm áp lạ thường. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh trấn tại khu Đông ngọn Tuyệt-phong. Bình-Nam vương trao cho Thiệu-Thái thống lĩnh hơn trăm quân, quan sát khoảng mười mẫu (36.000 mét vuông ngày nay). Lệnh ban ra: Nếu thấy khu mình có gì lạ, phải báo ngay. Sau khi chia cho binh sĩ mỗi người coi một khoảng nhỏ. Hai người ngồi trên tảng đá, nhìn trăng. Tuy biết rằng xung quanh không ai biết tiếng Việt. Hai người vẫn cẩn thận nói truyện với nhau bằng Lăng-không truyền ngữ. Thiệu-Thái hỏi lại: - Chắc chắn em đã tìm ra bí quyết vào kho tàng rồi phải không? Em làm việc bí mật quá, đến anh mà cũng không biết. - Không phải chú hai không tin anh. Mà theo người, tính anh chân thực. Tỷ như em cho anh biết. Khi thăm lăng mộ Khúc-giang vương, ắt hẳn anh cũng kinh ngạc, rồi hỏi em, hoặc bàn một câu, trong khi đó quanh ta có hàng trăm mắt nhìn. Lộ ngay. - Tại sao cậu hai lại cho bên Tống tìm trước. Lỡ họ tìm thấy, hóa ra mình phí công vô ích ư? - Anh thực thà quá. Khi mình đã bố trí cho Thiệu-Cực với Thanh-Trúc cung cấp bản đồ kho tàng giả cho họ. Sao họ đào được? - Thế mình bỏ qua ngày rằm, phải sáu mươi năm sau mới đào được hay sao? - Anh để em nói cho mà nghe. Giờ Tý, ngày rằm, tháng mười một, năm Đinh-Mão chẳng qua là thuật ngữ mà thôi. Mình muốn đào bao giờ mà chả được. - Cậu hai định bao giờ đào? - Em sai chim ưng báo cho chú biết mọi bí mật. Không biết chú đào bao giờ? Biết đâu giờ này, vàng chẳng về tới đất Việt rồi cũng nên. Trăng đứng giữa đầu, Mỹ-Linh đo bóng mình, nàng thở dài: - Giờ Hợi rồi! Chỉ còn một giờ nữa thôi. Lúc này em e tim ông Triệu Nguyên-Nghiễm muốn nổ tung ra. Một đám mây đen từ phương Đông kéo tới. Gió hiu hiu lạnh. Thiệu-Thái chỉ đám mây: - Cơ chừng này trời sắp mưa rồi cũng nên. Quả nhiên đám mây từ từ che khuất mất mặt trăng, xòe bàn tay ra không nhìn thấy gì. Binh sĩ đốt đưốc lên. Ngọn Tuyệt-phong biến thành muôn nghìn ngôi sao lấp lánh. Thỉnh thoảng có những bó đuốc nhấp nhô, hay quay tròn, mục đích đánh tín hiệu cho các cấp chỉ huy. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái dạo quanh khu vực của mình tuần phòng. Khu dưới hai người thuộc quản địa của Dương Đắc, bang Hoàng-Đế Trung-Quốc. Dương Đắc nhớ ơn Thiệu-Thái về việc giải trừ Chu-sa chưởng. Y gật đầu chào: - Giáo chủ, công chúa. Theo giáo chủ liệu có kho tàng hay không? Tôi tính chỉ riêng tiền nuôi hàng mấy vạn binh lính lên đây tìm kiếm thế này, e tốn kém không ít. Kho tàng chả biết có hay không, mà tiền vốn đã bộn rồi. Mỹ-Linh cũng đáp lơ mơ: - Tôi cũng nghĩ như tiên sinh. Ba người ngồi xuống viên đá nói truyện. Thiệu-Thái kể cho Dương Đắc nghe về Hồng-thiết giáo Đại-Việt, rồi chàng kết luận: - Hồng-thiết giáo do Hồng-thiết kinh mà ra, ma tính, qủy tính thực nhiều. Cuối cùng cũng phải thua phép Phật. Nhật-Hồ lão nhân thế mà sướng, bây giờ ngao du cùng Di-Lặc Tôn-Phật, điều mà chúng ta cầu không được. Đến Đặng Đại-Bằng... Thình lình một tiếng pháo nổ trên không thực lớn, rồi ánh sáng toả ra. Ba người im lặng, vì lệnh ban rằng khu nào tìm ra cửa hang, phải đốt pháo lệnh lên. Mỹ-Linh nhìn về phía ánh sáng, nàng cười thầm: - Khu vực cửa hang ở về phía Tây, trong khi pháo nổ ở phía Bắc. Vậy khu này đã tìm thấy gì cổ quái chăng? Nàng nói với Dương Đắc: - Bình-Nam vương có chỉ dụ. Khi thấy pháo hiệu, chúng tôi tụ về ngay. Vậy tiên sinh ở đây. Chúng tôi phải đi thôi. Hai người dùng khinh công hướng về phía pháo thăng thiên. Khoảng một khắc (1), đã tới nơi. Ghi chú(1) Giờ cổ bằng hai giờ ngày nay. Mỗi ngày có một trăm khắc. Như vậy một khắc gần bằng mười bốn phút. Tại đây đèn đuốc đốt sáng trưng. Bình-Nam vương, Khai-Quốc vương, Vương-phi đã tới nơi trước. Có Minh-Thiên, Phạm Trọng-Yêm, Dư Tĩnh. Khu sườn núi này thuộc quản địa của Địch Thanh. Địch Thanh chỉ vào hang đá: - Khải tấu vương gia. Khi thần tới đây, thấy tảng đá hơi có vẻ kỳ lạ, bởi nó dựng đứng trên sườn núi, mà từ dưới lên rõ ràng có con đường. Con đường đó trồng thông, lâu ngày thành những cây lớn. Mọi người nhìn tay y chỉ: Quả nhiên từ dưới chân núi đi lên, những cây thông hàng đôi, hàng ba thành dẫy ngoằn ngèo đi lên. Cây nào cũng lớn cả. Địch Thanh tiếp: - Sang giờ Hợi, ánh trăng rọi vào tảng đá, in bóng vào vách núi như hình ba thỏi vàng, cùng hai xâu ngọc. Trước những xâu vàng, thỏi ngọc, có mũi tên chỉ vào viên đá lớn này. Sáng đúng giờ Tý, tự nhiên có tiếng động, rồi viên đá từ từ hạ xuống, lộ ra cửa hang. Hàng trăm bó đuốc soi vào trong hang. Hang rộng vừa một người chui lọt, sâu hun hút. Khó biết bên trong có những gì. Triệu Thành đưa mắt hỏi ý kiến Phạm Trọng-Yêm. Yêm bàn: - Như vậy đúng với những gì ghi chép trong Lĩnh-Nam vũ kinh rồi. Có lẽ hang còn cơ quan, sau giờ Tý lại đóng như cũ, đợi sáu mươi năm sau mới mở ra nữa. Ta phải vào mau, phá hủy cơ quan mới được. Khai-Quốc vương đưa mắt nhìn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, rồi dùng Lăng-không truyền ngữ: - Cháu có chú ý tới bóng ba thoi vàng, hai xâu ngọc không? Mỹ-Linh nhớ lại những gì ghi chép trong bảng thuật ngữ, nàng trả lời: - Tử địa! Vì trong vũ kinh ghi rõ: Gặp số năm thì chết. Phải tránh xa. - Đúng đấy! Bên Tống ắt cho người vào hang. Ta e núi lở. Ta với Nguyên-Nghiễm đã kết huynh đệ. Vậy có gì nguy hiểm, Thiệu-Thái cứu y ngay cho trọn tình nghĩa. Mỹ-Linh thuận miệng trả lời chú. Nhưng nàng cũng không hiểu tại sao tự nhiên núi lở, lộ ra cửa hang, mà tuyệt trong vũ kinh không nói tới. Triệu Nguyên-Nghiễm hỏi thủ hạ: - Ai muốn vào hang trước? Dư Tĩnh, Địch Thanh, Triệu Anh tình nguyện đi. Ba người, mỗi người cầm cây đuốc vào hang. Địch Thanh đi đầu, thứ đến Triệu Anh, Dư Tĩnh đi sau cùng. Ba người vào sâu chừng hai trượng, có bậc đá đi xuống. Trong hang mùi nước, mùi vách núi xông ra lạnh toát. Xung quanh cửa hang có hàng nghìn người, mà không một tiếng động. Ánh đuốc chập chờn sáng như ban ngày. Mây đen đã kéo đi, trăng lại tỏ rạng. Có tiếng Địch Thanh vọng ra: - Khải tấu vương gia xuống đến năm bậc thì hết. Trước mặt thần là vách đá bằng phẳng, có khắc chữ. Triệu Nguyên-Nghiễm hỏi: - Chữ gì, người đọc ta nghe xem nào? - Có hai bản văn. Một bằng chữ Hán, một bằng chữ Khoa-đẩu. Thần xin đọc chữ Hán: Tam, lục tung hoành, Hoàng long ngộ mã, Tần, Hán dĩ di, Tử địa đại họa(2) Ghi chú(2)Năm mà công chúa Yên-Lãng cùng công chúa Nghi-Hoà Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa tuân chỉ vua Trưng lên hồ Động-đình chở kho tàng về thuộc niên hiệu vua Trưng thứ ba (41 sau Tây-lịch).Triệu Thành gọi Quách Quỳ: - Quỳ. Trong hang còn bản văn bằng chữ Khoa-đẩu, người vào đọc xem có được không? Quách Quỳ lách người vào trong, nó đọc lớn: Vàng bạc không còn, Ngọc cũng biến mất, Kẻ tham hẳn chết, Chậm chân, bị chôn.Dư Tĩnh, Địch Thanh, Quách Qùy đã ra khỏi hang. Nguyên-Nghiễm hỏi Khai-Quốc vương: - Nhị đệ, ý nhị đệ thế nào? Khai-Quốc vương lắc đầu, đưa mắt hỏi ý kiến Vương-phi, cùng Thiếu-Mai. Thanh-Mai nói: - Khó quá. Muội thử giải, nếu có sai, xin đại ca đừng cười. Phạm Trọng-Yêm cũng đang ngẩn người ra suy nghĩ. Thấy Khai-Quốc vương phi nói, y chăm chú nghe. - Tam là ba. Lục là sáu. Tam lục tung hoành là mười tám. Hồi đó có gì ứng với mười tám? Năm mà công chúa Yên-Lãng tải kho tàng đi là niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười tám đời vua Quang-Vũ nhà đông Hán. Phạm Trọng-Yêm, Vương Duy-Chính, Dư Tĩnh đều gật đầu tán thành. - Hoàng-Long ngộ Ngọ. Hoàng thuộc mầu vàng, thuộc Mậu, hay Kỷ. Long là rồng hay Thìn. Hoàng-Long tức ngày Mậu-Thìn. Ngộ Ngọ, tức tháng Ngọ là tháng năm. Phạm Trọng-Yêm ồ lên một tiếng: - Tần, Hán dĩ di có nghĩa kho tàng Tần, Hán đã đưa khỏi đây. Tử địa đại hoạ có nghĩa chỗ này muôn nghìn năm sau thành đất chết cho mọi người. Tuy nghe Khai-Quốc vương phi, Phạm Trọng-Yêm giải, nhưng Bình-Nam vương vẫn không tin. Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ nói với chú: - Phần thím giảng đúng. Còn phần Phạm giảng trật hết. Hai câu sau nói: Kẻ nào đến đây ắt chết. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 35 Dã tràng se cát bể Đông, Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì (Ca dao) Nàng nghĩ một lúc rồi tiếp: - Vũ kinh chép rõ: Sau khi đào kho tàng đi rồi, quanh núi có nhiều cửa hang mở ra. Ai chui vào phải chết. Cửa này mở, ắt kho tàng đào đi rồi. Không biết có phải mình đào không? - Mình đào đi cả gần tháng rồi. Ngay từ hôm cháu tìm ra chỗ cất, cùng mật ngữ chỉ rõ đường lối. Mỹ-Linh nghe chú thuật, nàng rùng mình: - Mình báo cho chú biết hôm mười chín tháng trước. Chắc hôm đó, chú cho đào ngay. Không biết giờ kho tàng đó ở đâu? Thình lình có tiếng cục cục trong hang vọng ra bốn lần. Mỹ-Linh đưa mắt cho Thiệu-Thái. Bình-Nam vương hỏi vọng vào: - Triệu Anh, cái gì vậy? - Có tiếng chuyển động ở trong hang. Lại có tiếng lộc cộc lớn hơn, rồi đất chuyển, tiếng ầm ầm vang lên, đá trên đỉnh núi rơi xuống phát ra những tiếng như sấm. Một tảng đá lớn rơi ngay xuống chỗ Bình-Nam vương. Thiệu-Thái di chuyển người tới nắm lấy vương, rồi tung thân lên như con cá nhảy khỏi mặt nước. Viên đá lăn dưới chân chàng. Chàng đạp chân vào viên đá lấy sức nhảy lên lần nữa. Chàng vừa chạm đất, lại bốn viên đá cùng lăn trên cao ầm ầm đổ xuống. Không kịp suy nghĩ, chàng ôm lấy Bình-Nam vương lăn liền năm vòng. Mấy viên đá trườn ngay dưới bàn chân chàng. Thiệu-Thái nhắc Bình-Nam vương đứng dậy thở, thì ầm, ầm, ầm, ba viên đá nữa rơi xuống ngay trên đầu. Chàng ôm Bình-Nam vương, tung người đáp trên trạc cây gần đó. Nhấp nhô mấy cái, chàng đã lên tới chỗ đỉnh núi bằng phẳng. Chàng đặt Bình-Nam vương xuống. Hú vía, Bình-Nam vương nghĩ thầm: - Khi cái chết gần kề, ai cũng lo thoát thân. Duy thiếu niên này cứu ta. Ơn này không nhỏ. Vương nắm tay Thiệu-Thái: - Đa tạ giáo chủ cứu mạng. Xung quanh chàng, Khai-Quốc vương, Vương-phi, Mỹ-Linh đều vô sự. Lát sau Minh-Thiên, Phạm Trọng-Yêm, Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính, Địch Thanh đều tề tựu. Thiếu Triệu Anh, Quách Quỳ. Người người nhìn nhau kinh hoàng. Không ai còn hơi sức nói câu nào. Mọi người ngồi xuống đá nghỉ ngơi. Không hổ người cầm vận mệnh toàn quân Đại-Tống, qua cơn nguy hiểm, Bình-Nam vương lấy lại được bình tĩnh. Vương ra lệnh: - Phạm sư đệ. Người kiểm điểm lại xem, tử vong bao nhiêu? Phạm Trọng-Yêm tung mình xuống núi. Lát sau y lên. Tay kẹp Triệu Anh, Quách Quỳ. Y đặt Quách Quỳ, ngồi xựa mình vào phiến đá, người y đầy máu. Còn Triệu Anh nằm thẳng cẳng. Lê Thiếu-Mai bắt mạch Quách Quỳ. Nàng mở bọc trên lưng băng bó vết thương cho y, rồi nói: - Chỉ bị ngoại thương. Cần tĩnh dưỡng mươi ngày sẽ khỏi. Nàng bắt mạch Triệu Anh, lắc đầu: - Triệu lang-trung qua đời rồi. Đá đè bẹp lồng ngực, xương sọ vỡ ra thì còn sống sao được? Minh-Thiên đọc kinh vãng sinh cho Triệu Anh. Mọi người đọc theo. Không khí thực căng thẳng, nặng nề. Phạm Trọng-Yêm thở dài, nói với Bình-Nam vương: - Chỉ có mười hai binh sĩ chết. Bị thương hơn trăm. Xin vương gia ban chỉ dụ. - Chúng ta về Khúc-giang. Cho binh sĩ triệt hạ ngay. Mai trả về chỗ đóng quân cũ. Khai-Quốc vương nói với Bình-Nam vương: - Vợ chồng đệ hiện ở trên con thuyền bên sông. Ngày mai sẽ xin vào đinh tuyên vũ sứ để cùng đại ca đi Biện-kinh. Mọi người về tới bờ sông Khúc-giang, trời sang giờ Dần. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh không về thuyền mình, mà về thuyền Khai-Quốc vương. Vương dùng Lăng-không truyền ngữ dặn hai cháu: - Trên thuyền ta có rất nhiều người mới qui phục. Có thể họ biết nói tiếng Việt. Chúng ta chỉ nên bàn truyện võ công, không nói gì đến kho tàng. Lỡ cần phải nói, cũng nói những gì như Bình-Nam vương biết. Qua cơn nguy hiểm mệt mỏi. Mọi người đặt mình xuống là ngủ ngay. Thanh-Mai giật mình tỉnh giấc vì tiếng chim hót đang bay lượn trên sông. Nàng cột tóc, rồi thân vào bếp điều khiển đầu bếp làm món điểm tâm. Hôm nay ngày rằm, Khai-Quốc vương, Mỹ-Linh ăn chay. Vì vậy nàng với Thiệu-Thái phải ăn chay theo. Vương thích ăn món xôi ngô trắng, Thanh-Mai dặn nhà đò ngâm ngô, gạo từ chập tối. Xôi vừa chín, đã thấy Mỹ-Linh ló đầu vào bếp: - Thím hai cho bọn cháu ăn gì đấy? - Xôi ngô trắng. - À món này vú Hậu làm giỏi lắm. Đến đó, có lời chào hỏi vọng vào bằng tiếng Việt: - Chúng tôi xin được tiếp kiến Khai-Quốc vương. - Xin qúy khách cho biết cao danh quý tính. - Cứ trình với Vương rằng: Kẻ quê mùa ở Cửu-chân là được rồi. - Tôi không dám trình đâu. Có tiếng Khai-Quốc vương nói: - Cao nhân tới thăm, kẻ thô lậu này xin kính thỉnh dời gót ngọc xuống thuyền đàm đạo. Thanh-Mai, Mỹ-Linh vội vào khoang thay y phục, rồi rủ Thiệu-Thái cùng ra xem Vương tiếp khách. Vương chỉ hai người khách nói với Thanh-Mai: - Vương phi! Hai vị đây vốn người Cửu-chân, lưu lạc sang vùng này từ mấy đời. Hai vị tiền bối thấy chúng ta ghé Khúc-giang, nên đến tương kiến. Đúng như Thiên-địa kinh nói Người Việt càng lưu lạc phương xa, lòng quê càng nồng thắm. Người Hoa khen người Việt bằng câu: Hồ mã tê Bắc-phong, Việt điểu sào Nam chi.Nghĩa là: Con ngựa Hồ, vốn ở phương Bắc, khi đem vào Trung-quốc, lúc thấy gió Bấc thổi, nó hí lên tiếng thảm não nhớ cố hương. Con chim đất Việt sang Trung-quốc, luôn làm tổ ở cành cây phía Nam, tỏ lòng không quên cố thổ.Thanh-Mai ngồi xuống cạnh Vương. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái khoanh tay đứng hầu. Thanh-Mai để ý: Hai người khách tóc đã bạc, tiếng nói tuy mạnh, nhưng có vẻ già. Có lẽ tuổi trên bẩy mươi. Trong hai người, một người mặc áo xanh, một người mặc áo nâu. Thanh-Mai tiếp lời Vương: - Phụ thân tôi từng đi nhiều, nghe nhiều, hiểu nhiều, đã dạy: Người Việt khác hẳn bất cứ giống người nào khi mới xa quê, họ nhớ cha mẹ, anh em, bạn hữu. Sự tưởng nhớ như lửa đốt, nhưng ví như trên mặt nước. Sau năm năm, lòng nhớ người thân hòa lẫn với làng xóm. Sự tưởng nhớ như nước sôi, nhưng sâu như ao, như giếng. Khi xa từ mười năm trở đi, tình yêu người thân, làng xóm hòa với lòng tưởng nhớ cố quốc. Sự tưởng nhớ như nước ấm, nhưng sâu không biết đâu mà lường. Những người sinh ở ngoại quốc, họ chỉ biết quê hương qua lời kể của bậc trưởng thượng, hoặc trong sách vở, thì ôi thôi cố quốc cái gì cũng hay, cũng đẹp. Họ sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho tộc Việt. Lão mặc áo nâu chắp tay xá Thanh-Mai: - Vương phi thực không hổ ái nữ của Thiên-trường đại hiệp. Đa tạ Trần đại-hiệp. Đa tạ Vương-phi đã nói dùm nỗi lòng thầm kín của anh em lão phu. Lão mặc áo xanh trình ra một bảng văn: - Vương gia có biết tại Biện-kinh đã xẩy ra truyện lớn không? - Chúng tôi mới tới đây, lại không tiếp xúc nhiều, nên mọi biến chuyển của Tống đều mù tịt. Mong hai vị đừng tiếc công chỉ dạy. Người mặc áo nâu chỉ bảng văn: - Bình-Nam vương Nguyên-Nghiễm tổ chức thí võ Biện-kinh kén nhân tài giúp nước vào tháng tám sang năm. Trong khi đó, Lưu hậu lại tổ chức võ đài kén phò-mã vào ngày rằm tháng giêng. Thời gian gấp lắm rồi, chỉ còn hơn tháng nữa mà thôi. Không rõ mục đích gì? Thanh-Mai tiếp bảng văn đọc qua, rồi cười: - Trong chiếu chỉ nêu rõ tuyển một phò mã và mười bẩy nữ tế đại thần. Tại sao lại có sự kỳ lạ thế này? Lão già áo nâu nói: - Lưu hậu chỉ có một công chúa Huệ-Nhu. Bà tuyển thêm mười bẩy tiểu thư con quan, thuộc loại tài sắc vẹn toàn, rồi ban chỉ tuyển phu. Như vậy triều đình sẽ có mười tám anh tài trẻ tuổi, trung thành tuyệt đối. Mỹ-Linh hỏi: - Điều kiện ra sao? Ai có quyền ứng tuyển? Lão áo xanh đáp: - Bà này đưa ra năm điều kiện: Tuổi từ mười sáu tới hai mươi lăm. Chưa có vợ. Không tàn tật, ác tật. Không phân biệt Hán, Việt, Liêu, Tây-hạ. Phải biết nói thông thạo tiếng Hán. Khai-Quốc vương bật cười: - Khó có thể đoán chủ ý của bà. Đợi tới Biện-kinh, rồi sẽ liệu. Vấn đề này hay đấy. Ta hiện có Thông-Mai, Thiệu-Thái, cùng năm ông mãnh đều đủ điều kiện. Cho tất cả ứng thí. Biết đâu, bọn chúng không trở thành phò mã. - Anh tưởng dễ sao? Anh Thông-Mai không nói được tiếng Hán. Còn Thiệu-Thái mà anh bảo thi tuyển làm Phò-mã, em sợ Mỹ-Linh sẽ nhảy dựng lên đến nóc nhà. Còn Thuận-Tông, Thiên-Lãm coi như có vợ rồi. Duy Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn khả dĩ còn có thể. Bàn về văn chương Trung-nguyên, Tôn Đản chỉ tạm đọc thông viết thạo. Cuối cùng ta còn có Tự-Mai, với Lê Văn. Khai-Quốc vương hỏi: - Thể lệ tuyển ra sao? Thi văn tài hay võ công? Lão già áo nâu đáp: - Tống có chín mươi ba châu, cùng bẩy nước xung quanh thành một trăm. Việc tuyển chia ra làm ba kỳ. Sơ tuyển do Kinh lược sứ, cùng Tư-mã tuyển mỗi nơi ba người. Tống cộng ba trăm người. Tuyển cả văn lẫn võ. Sau khi trúng sơ tuyển, họ được coi như công-tử, địa phương phải cấp ngựa, y phục cho họ về kinh. Trung tuyển có ba phần. Phần đầu do bộ Lễ đảm trách. Bộ Lễ sẽ khám xét xem ứng viên có tàn tật, hoặc trẻ quá, già quá không. Phần nhì vào điện thí. Hoàng-đế thiết đại triều. Lưu hậu cũng hiện diện. Các ứng sinh vào điện, sau đó Công-chúa cùng mười tám hoa khôi xuất hiện, ngồi trên mười tám chiếc ghế. Trên mỗi ghế cắm bông hoa vàng. Ứng sinh tha hồ ngắm người đẹp. Ai thích người đẹp nào, thì đứng trước người đẹp đó. Hoàng-đế ra đề thi về văn học, chính sự, võ bị. Hai quan Tả, Hữu bộc xạ (Tể-tướng) cùng Hoàng-đế sẽ chấm bài. Mỹ-Linh hỏi: - Lỡ ra cô nào xấu xí, không có ứng sinh ưng, thì sao? - Thái hậu đã tuyển trước, trong mười bẩy cô đều sắc nước hương trời. Sao có cô xấu được. Hoàng-đế cùng hai quan Bộc-xạ tuyển cho mỗi cô hai ứng sinh trúng cách. Cuối cùng hai ứng sinh đó đấu võ với nhau. Ai thắng, được gả người đẹp cho. Thanh-Mai rót trà mời khách: - Đa tạ hai vị tới báo tin vui. Xin hai vị cho biết cao danh qúi tính? Lão áo xanh chỉ vào lão áo nâu: - Tôi họ Tôn. Còn người bạn tôi đây họ Lê. Chúng tôi là người Việt gốc Cửu-chân. Tổ tiên sang đây lập nghiệp đã ba đời. Tuy vậy lòng vẫn hướng về đất tổ. Chúng tôi nghe Vương-gia nổi tiếng anh hùng, mạo muội đến yết kiến, để báo tin. Lão họ Tôn chỉ bảng văn: - Vương gia định cho người thân ứng thí phò mã đấy ư? Theo lão phu không nên. Cái gương trước hãy còn đó: Thái tử Anh-Tề lấy Cù-thị. Sau vì lòng tưởng nhớ quê hương, xui con đầu hàng, đưa đến nước mất. Nay các thiếu niên trong Thuận-Thiên thập hùng thành phò mã, rồi cũng đến đem chân tài giúp Tống, hại Việt mà thôi. (3) Ghi chú (3) Năm 135 trước Tây-lịch, vua Văn-vương nước Nam-Việt tên Triệu-Hồ cho con là thái-tử Anh-Tề sang Hán làm con tin trong mười năm. Anh-Tề lấy vợ Hán là Cù-thị. Năm 125 trước Tây-lịch, Anh-Tề về nước làm vua tức Minh-vương. Năm 113 trước Tây-lịch, Minh-vương băng. Con trai của Cù-thị tên Hưng lên làm vua. Hán sai Thiếu-Quí sang dụ hàng. Quí vốn là tình nhân cũ của Cù-thi. Hai người gặp lại nhau, tư thông. Cù-thị xui con dâng nước cho Hán, về triều nhận sắc phong. Quan Tể-tướng Lữ-gia can không được bèn giết Thiếu-Quí, Cù-thị, Hưng rồi tôn thái tử Kiến-Đức lên làm vua. Năm sau Hán sai quân sang đánh. Nước Nam-Việt mất. Giòng dõi Triệu Đà thuộc người Hán, xâm lăng tộc Việt bằng cuộc hôn nhân gian trá Trọng-Thủy. Nay cũng mất vì cuộc hôn nhân gian trá Thiếu-Quí.Mỹ-Linh chắp tay hướng hai lão: - Tiểu bối Lý-mỹ-Linh, xin hai vị cho phép được góp lời quê, nên chăng? Cả hai lão cùng đứng dậy, đáp lễ: - Công chúa Bình-Dương nổi tiếng bút mặc vang tới Trung-nguyên. Dùng Long-biên kiếm pháp đả bại Đông-Sơn lão nhân, khiến võ lâm Trung-quốc nghe danh đều táng đởm kinh hồn. Tuổi trẻ, tài cao, mà nhũn nhặn, sự nghiệp sau này thực không nhỏ. - Đa tạ hai vị quá khen. Về việc Tôn Đản, Tự-Mai dự võ đài ứng thí Phò-mã chưa thành hình. Mà dù có dự, dễ gì thắng nổi anh hùng thiên hạ? Nhược bằng một trong hai người đó có làm phò mã, quyết không có truyện Anh-Tề, Cù-thị tái diễn. Lão họ Chu hỏi: - Xin công chúa cho biết minh kiến. - Triệu Đà vốn người Hoa. Cho nên Cù-thị khuyên con hàng, cũng nằm trong chủ đạo tộc Hán: Vua tức Thiên-tử làm vua Trung-nguyên. Ai làm vua một cõi biên thùy muôn đời vẫn là giặc. Chi bằng đầu hàng, được phong chức tước triều đình, ấm mồ mả tổ tiên, mát mặt với hương đảng. Cho nên sự đầu hàng dễ dàng. Nàng thấy hai lão gật đầu, tỏ ra khuất phục lý luận của mình. Tiếp: - Thời Lĩnh-Nam, có rất nhiều anh hùng kết hôn với người Hán. Công chúa Gia-Hưng Trần Quốc kết hôn với Trấn-Nam vương Vương Phúc. Quốc-công Đào Qúy-Minh kết hôn với công chúa Vĩnh-Hòa. Thiên-ưng đại tướng quân Đào Nhất-Gia kết hôn với quận chúa Lý Lan-Anh. Lê Lan-Hương kết hôn với Lục Mạnh-Tân. Chu Tường-Qui thành Tây-cung quí phi của Quang-Vũ. Thế nhưng những vị đó vì tinh thần chủ đạo tộc Việt mạnh quá, đã biến người phối ngẫu thành danh nhân góp công dựng nước Lĩnh-Nam hơn cả người Việt. Vì vậy, giả như hai sư đệ Tự-Mai, Lê Văn thành Phò-mã, không chừng chúng biến công chúa Huệ-Nhu hóa ra người giúp ích cho Đại-Việt cũng nên. Lão già họ Lê chắp tay: - Công chúa kiến giải sâu sa hơn bọn lão hủ hồ đồ này. Hai lão cùng Khai-Quốc vương, Thanh-Mai bàn về tình hình Tống-Việt. Lão Lê ứng đối như gươm treo, như nước chảy. Lão Tôn ít nói. Nhưng hễ mở miệng lão lại dẫn chứng trong những bộ sách cổ của tộc Việt chép bằng chữ Khoa-đẩu thuộc triết học như: Thiên-địa kinh, Minh-Tâm, Đại-nghĩa. Các bộ sử như Tiên-Rồng thông sử, Văn-lang chính biên đại sử, Văn-lang dị sử, Âu-lạc xuân thu, Cổ-loa di hận, Nỏ-thần lược sử, Lĩnh-Nam đại sử (4). Chứng tỏ lão học rất uyên thâm. Ghi chú (4) Khoa-đẩu là văn tự tượng thanh của tộc Việt. Cho đến thời An-Dương Vương, kinh, triết, văn, sử còn ước hơn nghìn bộ. Khi Triệu-Đà chiếm nước Âu-lạc, y bắt dân chúng bỏ chữ Khoa-đẩu học chữ Hán. Thời Lĩnh-Nam vua Trưng sai công chúa Nguyệt-Đức Phùng-Vĩnh-Hoa sưu tầm còn hơn chín trăm bộ. Mã-Viện chiếm Lĩnh-Nam, sai chở về Trung-quốc hết, lại bắt dân học chữ Hán. Tuy vậy loại văn tự này thời Lý còn nhiều người biết, song sách không có bộ nào lưu truyền. (Xin đọc Cẩm-khê di hận, cùng tác giả, do Nam-á Paris xuất bản). Lão họ Tôn hỏi: - Với kho tàng Tần-Hán, Âu-Việt, Vương-gia định làm gì? Vương giật mình nghĩ thầm: - Hai lão này hỏi thế, hẳn đã biết ta đào được hai kho tàng rồi. Bây giờ ta có chối cũng vô ích. Vương đáp: - Vãn bối không dám quyết định. Trên còn có phụ-hoàng, triều đình. Ngoài ra phải hỏi đến võ lâm đồng đạo. Như vậy, nhân tâm triệu người như một. Nước mới mạnh. Lão họ Lê gật đầu: - Tinh hoa tộc Việt như thế đấy. Tốt cũng tốt thực. Khi mà xấu cũng thực xấu. Kiều Công-Tiễn giết chúa. Dương Tam-Kha cướp ngôi cháu. Đinh Liễn giết em. Đỗ Thích giết vua Đinh cùng Đinh Liễn. Lê Hoàn cướp ngôi từ ấu quân. Long-Đĩnh giết anh, giết em. Họ không theo Nho, tôn quân. Liệu chủ đạo tộc Việt có giúp Vương-gia giữ ngôi vua, khi phụ-hoàng băng hà không? - Vãn bối không ham ngôi Vua. Làm Vua chỉ là bất đắc dĩ. Nếu như phụ-hoàng không chấp thuận chí của tiểu bối, người có truyền ngôi, tiểu bối cũng khước từ. Rồi người truyền ngôi cho ai cũng được. Còn chí của vãn bối ư? Vãn bối chỉ muốn kết hợp võ lâm, danh sĩ lại, để đòi đất tổ, cùng thống nhất tộc Việt, thế thôi. Lão Lê hỏi: - Vương vừa nói: Đòi đất tổ, thống nhất tộc Việt. Như vậy phải chăng Vương định đòi đất trước, thống nhất sau? - Trong hoàn cảnh khó khăn này, dễ gì ai nể phục ai? Vì vậy trước hãy đốt lên ngọn đuốc đòi đất tổ. Có như vậy mởi làm nổi bật chủ đạo tộc Việt, nhân tâm qui phục. Khi nhân tâm qui phục, sự thống nhất tộc Việt không khó. Tộc Việt thống nhất rồi, mới thực sự đòi đất tổ. Lão họ Tôn thở dài: - Nhưng đất tổ hiện dân chúng thành Hán hết rồi. Triệu người như một, họ vẫn tự coi mình con cháu vua Hoàng-Đế, hậu huệ Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, coi người Việt là thứ Nam-man. Liệu khi ta chiếm được cố thổ rồi họ có chịu tuân phục không? Mỹ-Linh xen vào: - Thưa tiên sinh, người Hán trên vùng cố thổ Lĩnh-Nam tuy nói tiếng Hán, nhưng thực ra họ là người Hán gốc Việt. Khi đòi được đất, ta vẫn để họ nói, học chữ Hán, nhưng cho họ sống trong tinh thần Nho. Tiểu nữ muốn nói thứ Nho từ thời Phục-Hy, Thần-Nông, chứ không phải thứ Tống-Nho như hiện nay. Lão họ Tôn than: - Khó thực! Lão-qua, Xiêm-la, Chân-lạp, Đại-Việt thì dễ rồi. Nhưng Đại-lý nước giầu dân mạnh, triều Đoàn lập lên đã mấy trăm năm, cơ sở vững chắc. Trong khi triều Lý mới lập chưa đầy hai mươi năm. Khi thống nhất, họ Đoàn sẽ đòi ngồi trên ngôi vua. Dù Vương-gia có chịu khuất phục, nhưng võ lâm lại chống. Còn Chiêm-thành, trong quá khứ, Đại-Việt đem quân tàn phá nước họ nhiều lần, nay thành kẻ thù mất rồi. Vương-gia phải vượt ra được hai mấu chốt đó, mới thành công. Nhược bằng không thống nhất tộc Việt, sao đòi được đất cũ nay thuộc Tống? Lão họ Lê tiếp: - Trong triều, khó mà các quan văn võ muốn chiến tranh. Nhất là Quốc-sư Minh-Không, với tim Bồ-tát, không bao giờ người chấp nhận khởi binh đòi cố thổ. Vì vậy, các vị Vương mới ngấp nghé ngôi vua. Tại triều, Dực-Thánh vương đang luồn lọt Lưu-hậu, mong khi Hoàng-đế băng hà, Lưu-hậu ban chỉ phong cho làm vua. Khai-Thiên vương lại là đệ tử Quốc-sư Minh-Không. Quốc-sư nói một tiếng, võ lâm ắt thuận theo ý người, mà để Thiên-vương lên ngôi. Lại còn Đông-Chinh vương, Vũ-Đức vương. Vị nào cũng có quân bản bộ hết. Khai-Quốc vương biết đây là những dị nhân, ẩn sĩ, trông rộng, nhìn xa. Vương chắp tay nói: - Tiểu vương khẩn khoản mời hai vị hãy rời bỏ sơn động, ra giúp nước. Với tài hai vị, có thể đưa dân Việt sống lại thời vua Hùng, vua Trưng. Hai vị nghĩ sao? Lão Tôn lắc đầu: - Xin vương cho chúng tôi được tiêu dao tự tại. Chúng tôi hạc nội mây ngàn, tính lười biếng thành tật mất rồi. Thanh-Mai khẩn khoản mời hai lão uống rượu, ăn cơm trưa. Nhưng hai lão từ chối, ra về. Khai-Quốc vương tiễn hai lão lên bờ: - Hai vị lưu lạc xa quê hương, mà lòng còn hướng về đất tổ, thực xứng đáng con Rồng, cháu Tiên. Ước mong sẽ có dịp được nghe những lời dạy bảo của các vị. Hai người chắp tay xá, phơi phới mà đi, không quay đầu lại. Họ đi rồi, Khai-Quốc vương hỏi Vương-phi và hai cháu: - Họ là ai? Có biết võ công không? Thanh-Mai vốn bác học, nàng nói ngay: - Lão Tôn dáng đi thẳng, hơi chúi về trước, có lẽ lão luyện võ công Cửu-chân. Nhưng bàn tay ẩn hiện hơi đỏ, dường như lão luyện Hồng-thiết kinh. Còn lão Lê, từ tướng đi, đến cử chỉ, rõ ra người luyện võ công Khúc-giang. Chiều hôm ấy có chim ưng báo, thuyền chở kho tàng đã về tới Tiên-yên. Khai-Quốc vương thở phào: - Như vậy là xong. Ngày mai ta tìm Nguyên-Nghiễm, rồi trẩy Biện-kinh. Vương vừa đứt lời, có Vương-duy-Chính tới mời Khai-Quốc vương, Vương-phi, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái vào dinh Tuyên-vũ sứ đàm đạo. Y mang theo đội thiết kỵ, cùng bốn xe ngựa, yên cương mạ vàng sáng chói. Vương biết đây là nghi lễ chính thức của Bình-Nam vương đối với Khai-Quốc vương, sứ thần Đại-Việt. Vương mặc y phục Vương tước. Thanh-Mai mặc y phục Vương-phi. Mỹ-Linh trong y phục công chúa. Thiệu-Thái y phục Thế-tử Bắc-biên. Vương Duy-Chính cỡi ngựa đi song song song bên cạnh xe vương. Thiết kị đi trước đánh trống dẹp đường, mang bản tĩnh túc, hồi tỵ. Dân chúng đứng nghẹt đường đón Vương. Dân vùng Quảng-Đông tuy nói một thứ tiếng nửa giống Việt, nửa giống Hoa, nhưng trong thâm tâm họ vẫn nhận họ là người Việt, vẫn tự hào con Rồng, cháu Tiên. Mấy hôm rồi họ nghe Khai-Quốc vương cùng công chúa Bình-Dương đi sứ qua đây, song không biết ở đâu, bây giờ họ đi xem cho biết mặt. Song khi thấy xe, họ lại dán mắt vào Vương-phi, Công-chúa mà khen đẹp. Thanh-Mai, Mỹ-Linh cũng biết thế. Hai người dơ tay vẫy dân chúng, miệng tươi cười chào hỏi. Xe tới cửa dinh Tuyên-vũ sứ. Hai hàng giáp sĩ dàn ra đứng đón. Bình-Nam vương bước xuống sân. Hai Vương hành lễ, rồi sóng vai vào đại sảnh đường. Các quan văn võ Quảng-Đông lộ đều đầy đủ. Lễ nghi xong. Bình-Nam vương nói lớn: - Cô gia xin giới thiệu với các quan biên trấn Nam-thùy. Vị này là Khai-Quốc vương, trừ quân của Đại-Việt. Vương họ Lý, húy Long-Bồ. Vương cùng Vương-phi đang trên đường đi sứ Đại-Tống của ta để kết hiếu. Khác với những sứ đoàn khác, chỉ kết hiếu ở triều đình. Khai-Quốc vương kết hiếu giữa Tống-Việt bằng ba mặt khác nhau: Triều đình, bách quan, nhân-sĩ võ lâm. Các quan vỗ tay hoan hô. Bình-Nam vương tiếp: - Khai-Quốc vương với cô-gia đã kết huynh đệ. Vương-gia là nghiã đệ của cô gia. Vừa chân ướt chân ráo tới biên thùy đã thu phục được bang Trường-giang và bang Nhật-hồ. Bang Trường-giang hoạt động ở Bắc Trường-sa, cách Khúc-giang hơn nghìn dặm. Các quan chỉ nghe danh, mà chưa bị khốn khổ với chúng. Chứ bang Nhật-Hồ suốt bao năm qua như bóng ma, ác qủy ám ảnh họ. Người nào cũng có thân nhân, bạn bè bị bang Nhật-hồ làm cho điêu đứng. Nay nghe bang này đã quy phục triều đình, biến thành bang Hoàng-Đế, chuyên về trị độc giúp dân. Họ mừng như trút được gánh nặng. Bình-Nam vương từ từ thuật việc nghĩa đệ thu phục bang Trường-giang, Nhật-hồ như thế nào một lượt. Cuối cùng vương kết luận: - Khai-Quốc vương với cô gia đã tạm ước với nhau. Hiện cần tấu trình hai vị hoàng-đế Tống-Việt duyệt nữa, coi như thành luật. Tuy nhiên kể từ hôm nay... Vương ngừng lại cho các quan theo kịp: - Thứ nhất, dân Tống thuộc tộc Hán. Dân Việt, dân Man, dân Thái, dân Tày, dân Miêu đều thuộc tộc Việt. Tộc Hán, tộc Việt cùng gốc ở Phục-Hy, Thần-Nông, phải lấy tình huyết tộc thương yêu nhau. Cấm tuyệt các quan biên trấn Việt-Tống, phân biệt kỳ thị giống nòi. Thực vô lý khi dân tộc Hán, tộc Việt thương yêu nhau, buôn bán, kết bạn, kết hôn với nhau. Mà quan biên trấn bắt phải thù ghét nhau! Ai vi phạm sẽ bị phạt nặng. Các quan biên trấn Nam-thùy Tống từ xưa đến giờ ở trạng thái già nắn, rắn buông. Thường họ cho người chiêu dụ khê động, lấn đất, thu thuế. Gặp biên trấn Việt dễ dãi cho qua. Họ càng lấn át. Gặp phải người cứng rắn, phản ứng. Họ kêu rêu rằng Đại-Việt sang cướp phá. Bây giờ hai vị ngồi địa vị cao nhất về binh lực đích thân điều động hòa khí. Họ hiểu rằng vấn đề Nam-thùy coi như yên, cứ ôm gối ngồi cao thụ hưởng. Bình-Nam vương tiếp: - Mở rộng các cửa biển Bắc lên tới Hổ-môn. Nam xuống tới Tiên-yên, cho thương thuyền Tống-Việt buôn bán. Tại biên giới, Tống, Việt vào sâu năm mươi dặm, mở thực nhiều bạc dịch trường cho dân buôn bán. Hàng hóa không giới hạn. Quan biên trấn hai bên sẽ kiểm soát thước, cân để tránh gian lận. Thuế khóa, hai bên cử Ty thương bạc ấn định rõ ràng. (5) Ghi chú(5) Chu Khứ-Phi, Lĩnh ngoại đai đáp, Trung-hoa thư cục, Cộng-hòa nhân dân Trung-quốc xuất bản 1972. Chu Khứ-Phi là người trực tiếp quan sát cuộc giao thương thời Tống-Việt kể lại như sau: - Trước đó có các bạc dịch trường Vĩnh-bình, Cổ-vạn, Tô-mậu, Hoành-sơn. Các chợ trên đây thuộc đường bộ. Thuộc đường thủy có Khâm-châu. - Chu viết sách trước cuộc thương thảo Khai-Quốc vương, Bình-Nam vương nên chỉ thuật có thế. Từ khi có cuộc thương thảo có tới trên trăm bạc dịch trường. Sau này, với chính sách Vương An-Thạch gây thù oán với Việt, các bạc dịch trường đều đóng cửa. Từ trước đến giờ, biên giới Tống, Việt chỉ có năm Bạc dịch trường, số hàng hoá không giới hạn rõ rệt, thành ra bên này cho bán, bên kia cấm đoán. Dân không biết đâu mà mò. Chính vì vậy mà hai bên thường xẩy ra xung đột. Vương chờ cho cử tọa hết hoan hô, rồi tiếp: - Ba là, khi có người Tống trốn sang Việt. Người Việt trốn sang Tống. Các quan biên trấn phải bắt giao trả cho nhau. Khi trộm cướp bên này, trốn sang bên kia. Đều phải khẩn cấp truy lùng, rồi hai bên họp nhau xử tội chúng (6) Ghi chú(6) Đọc trong Tống-sử, Tục tư-trị thông giám trường biên, không thấy ghi những cuộc hành binh hỗn hợp trừ đạo tặc, hoặc dẫn độ tội nhân thuộc loại trộm cướp, vượt biên bất hợp pháp của Tống với Tây-hạ, Đại-lý, Liêu mà chỉ thấy ở Nam-thùy với Đại-Việt. Nguyên do từ cuộc thương thảo này mà ra. Trong suốt đời Lý, chúng tôi ghi được 564 cuộc dẫn độ như thế. Chia ra 323 do Tống dẫn cho Việt, và 241 do Việt dẫn cho Tống.Tuyên-vũ sứ mời hai Vương nhập tiệc. Mỹ-Linh, Thanh-Mai, Thiếu-Mai được phu nhân của an-vũ sứ, chuyển vận sứ Quảng-Đông tiếp riêng. Hai phu nhân chỉ là những nữ lưu nhu nhã trong phòng the, họ không biết gì về võ công văn học. Nghe Thanh-Mai, Mỹ-Linh ứng đối như nước chảy, kiến thức cao xa, họ thực không bằng. Họ cảm thấy tủi thân, khi phụ nữ Việt được chồng con, gia đình coi trọng. Trong khi phụ nữ Tống bị coi như những tôi tớ trong nhà không hơn, không kém. Truyện trò chán đi đến nói về bệnh hoạn. Các phu nhân người thì bị huyết trắng, người thì bị đau bụng kinh, người thì bị kinh kỳ bất điệu, người thì bị rụng tóc. Thiếu-Mai nhất nhất giảng thực kỹ nguyên do sinh bệnh. Nàng hứa sẽ trị cho mọi người. Tiệc được nửa chừng, chợt Mỹ-Linh lấy tay viết lên bàn trước mặt Thiếu-Mai mấy chữ: - Có gian nhân trên nóc nhà. Sư tỷ nghĩ sao? Thiếu-Mai viết: - Dùng Lăng-không truyền ngữ nói với chú hai không được, vì xa qúa. Mỹ-Linh viết: - Sư tỷ ngồi gần Đông-Sơn lão nhân nhất. Sư tỷ báo cho lão biết. Lão báo cho Bình-Nam vương. Thiếu-Mai gật đầu. Nàng dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Đông-Sơn lão nhân: - Thiếu-Mai đây. Lão nhân nghe rõ không? - Rõ lắm. Tiểu thư cần dạy dỗ điều gì?? - Trên nóc nhà có gian nhân nghe trộm, báo cho Vương-gia biết đi. - Bần đạo xin báo ngay. Lão đứng lên bưng rượu đến trước hai Vương rót ra chung: - Bần đạo xin chúc mừng chúa công cùng Khai-Quốc vương thành công trong việc tạo hạnh phúc cho dân Tống-Việt. Hai Vương bưng rượu uống. Trong khi đó lão dùng Lăng-không truyền ngữ nói: - Lê tiểu thư khám phá ra trên nóc đện có gian nhân nghe trộm. Tiểu thư nhờ bần đạo khải với hai Vương. Có nên lôi cổ nó xuống không? Khai-Quốc vương đáp: - Không cần! Nội công một tên hoàn toàn chính phái. Một tên nửa chính, nửa tà. Chờ xem chúng định làm gì, rồi ta hãy lôi cổ chúng xuống. Bình-Nam vương trả lời: - Chúng nghe trộm là có gian ý. Chúng biết anh em mình có nhiều cao thủ, mà dám nghe trộm, ắt thân thế chúng không nhỏ. Phải lôi cổ chúng xuống xem chúng là ai? Chờ cho Đông-Sơn lão nhân về chỗ rồi, Bình-Nam vương lên tiếng: - Địch trạng nguyên. Địch Thanh vội đứng bật dậy: - Thần xin đợi chỉ dụ Vương-gia! - Chúng ta uống rượu thế này, mà có hai quý khách không được mời, thực khiếm lễ quá! Địch trạng nguyên lên nóc điện mời quý khách xuống cho ta. Tiếng dạ kéo dài. Khi dứt, Địch Thanh đã ra khỏi điện, tung mình lên nóc nhà. Bình, bình hai tiếng lớn vọng lại. Mọi người ra sân đứng xem. Địch Thanh đang chiết chiêu với hai người. Sau khi đối chưởng với hai lão, Địch Thanh bật lui liền hai bước, khí huyết chạy nhộn nhạo trong người cực kỳ khó chịu. Mọi người la hoảng, vì bản lĩnh Địch Thanh e rằng Đại-Tống không có quá mười, mà dường như thua sút hai lão già. Mỹ-Linh đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương, Thanh-Mai, Thiệu-Thái. Cả bốn im lặng. Vì hai người đó chính lão già họ Tôn, họ Lê mới đàm luận với vương dưới thuyền hồi sáng. Tích trù Động-đình uy trấn Hán, Danh lưu thanh sử lực phù Trưng.(Câu đối ở đền thờ Phật-Nguyệt) Dịch:Một trận Động-đình oai trấn Hán, Danh ghi thanh sử sức phù Trưng.Khi Địch Thanh nhảy lên nóc điện, y thấy hai lão già đứng trơ như gỗ. Thuận tay y phát hai chiêu tấn công hai lão một lúc. Hai lão vung tay đỡ. Thành ra Địch Thanh bị lĩnh tới hai chưởng. Y bật lui lại, khí huyết đảo lộn, tai phát ra tiếng kêu vo vo rất khó chịu. Mặt choáng váng. Sau chiêu đầu, lão họ Lê lùi lại, còn lão họ Tôn đánh liền năm chiêu, cứ mỗi chiêu lão lại lùi một bước, cử chỉ ung dung nhàn nhã. Địch Thanh nhận thấy võ công lão Lê khắc chế với võ công của y. Mỗi chiêu lão đánh ra hời hợt, mà khiến y lao đao chống đỡ. Biết gặp kình địch, nếu tiếp tục đánh sẽ bị nhục, Địch Thanh chắp tay hành lễ: - Địch Thanh thuộc phái Hoa-sơn, tuân chỉ Bình-Nam vương gia lên mời hai vị xuống xơi ít chung rượu. Lão họ Tôn cười nhạt: - Thì ra người là Địch Thanh ăn cắp vàng ở công khố Đại-Việt bị bắt đấy ư? Uổng cho người đạt được võ trạng, mà hành động nông nổi. Ta nghe rõ ràng chúa ngươi sai ngươi lên mời bọn ta xuống uống rượu. Thế mà ngươi vừa lên, đã phát chưởng đánh chúng ta. Ta hỏi người, đây là phép tiếp khách của phái Hoa-sơn hay của phủ Định-vương ? Địch Thanh thẹn chín người. Y chưa biết trả lời sao, thì Đông-Sơn lão nhân đã lên nóc điện. Lão chắp tay hướng hai lão Tôn, Lê: - Tiểu đồ trẻ người con dạ, có đôi chút mạo phạm. Mong hai vị thứ lỗi. Chủ nhân của bần đạo lúc nào cũng khuất thân cầu hiền tài. Nào, mời hai vị xuống xơi mấy chung rượu. Tôn, Lê cười ha hả: - Đã vậy hai lão già nhà quê này đành cung kính tuân lệnh. Hai lão nhảy xuống, hướng Bình-Nam vương hành lễ: - Chúng tôi họ Tôn, họ Lê, dân Tống, gốc người Cửu-chân, xin tham kiến vương gia. Triệu Thành nghĩ thầm: - Chủ đạo tộc Việt huyền diệu thực. Cứ như hai lão này xưng, lão là dân Tống, ắt sinh trưởng tại Trung-thổ. Thế nhưng lão lại tự hào gốc Cửu-chân. Bình-Nam vương đi một vòng giới thiệu: - Vị này là nghĩa đệ của Cô-gia, người Việt như hai vị, tước phong Khai-Quốc vương, đang trên đường đi sứ Đại-Tống. - Thực hân hạnh! Tương lai biên sự Tống-Việt cùng hạnh phúc tộc Việt-Hán nằm trong tay hai Vương. - Vị này là minh sư của cô gia. - Minh-Thiên đại sư đắc pháp rồi, mà lòng đối với tộc Hán chưa dứt, còn lẩn quẩn lăn vào đời, mong giải thoát chúng sinh. Người hẳn là Bồ-tát A-di-đà phân thân vậy. Hai lão tỏ ra bặt thiệp, đối với ai lão cũng cung kính, đưa lời khiêm nhường. Khác hẳn với ngôn từ khinh bạc khi mắng Địch Thanh. Kiến thức hai lão quảng bác vô cùng. Những nhân vật chính thành danh như Đông-Sơn lão nhân, lão biết đã đành, đến những nhân vật trẻ như Lê Thiếu-Mai, Quách Quỳ lão cũng biết tường tận. Cứ mỗi người được giới thiệu, lão lại đưa ra câu khuyến khích. Bình-Nam vương giới thiệu xong, cung kính: - Mời hai vị nhập tiệc. Từ lúc thấy hai lão Tôn, Lê, Định-vương Nguyên-Nghiễm nhận thấy khuôn mặt hai lão rất quen, mà không nhớ đã gặp ở đâu. Vương ngồi suy nghĩ cố tìm cho ra. Hai lão nháy mắt nhìn Khai-Quốc vương, ngụ ý coi như chưa biết nhau. Bình-Nam vương mời hai lão ngồi dưới Khai-Quốc vương, do Dư Tĩnh bồi tiếp. Theo lễ nghi tộc Hán, Việt, hai lão là khách mới, được mời ngồi ở vị thế cao. Đáng lẽ Minh-Thiên hay Đông-Sơn lão nhân bồi tiếp. Nhưng vì hai vị là nhà tu, ngồi riêng một cỗ chay, không uống rượu, vì vậy Dư Tĩnh có địa vị cao thứ nhì sau Bình-Nam vương ngồi với hai lão. Địch Thanh hận lão Tôn làm nhục mình. Y rót chung rượu đưa ngang mày: - Vãn sinh vô phép, nay xin có chung rượu tạ lỗi với tiền bối. Chung rượu từ tay y bay vù hướng mặt lão Tôn, kình lực rít vo vo, nhưng tuyệt ở chỗ không một giọt nào rơi ra ngoài. Lão Tôn vòng tay một cái, chung rượu bay chậm lại, rượu vọt lên thành dây bắn vào miệng lão. Lão uống luôn. Còn chung bay ngược trở về chỗ Địch Thanh. Địch Thanh vội xòe tay bắt lấy. Nhưng tay y vừa chạm vào, chiếc chung vỡ tan thành mấy trăm mảnh nhỏ bay vọt qua đầu y. Kẻ mời, người tiếp, đều dùng tuyệt kỹ thần công, mọi người vỗ tay hoan hô. Dư Tĩnh rót rượu mời hai lão uống, cùng ăn thịt. Tửu lượng hai lão rất cao. Dư rót bao nhiêu, hai lão cũng không từ, uống sạch. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 36 Tích trù Động-đình uy trấn Hán, Danh lưu thanh sử lực phù Trưng. Dịch: Một trận Động-đình uy rung Hán, Tên còn thanh sử sức phù Trưng.Mỹ-Linh hỏi Thiệu-Thái: - Anh có nhìn ra võ công của lão Tôn không? - Thức nhảy trên nóc điện xuống thuộc chiêu Kình ngư thăng thiên của phái Cửu-chân. Cái vung tay cho rượu bắn lên của Hồng-thiết giáo. Cái vẫy tay cho chung bay trở về cũng của Hồng-thiết giáo. Không biết lão có liên quan gì với bang Nhật-hồ Trung-quốc không? - Em nghĩ rằng không! Với kiến thức cùng võ công hai lão, e phải làm tới Tả, Hữu hộ pháp. Mà trong các cao thủ bang Nhật-hồ, thì Tả, Hữu sứ, cùng ngũ sứ đều hiện diện cả rồi. Chỉ có mười trưởng lão ẩn làm thị vệ trong cung cho Lưu hậu sai phái. Hôm trước chúng có mặt trong đoàn đi đón chú hai, rồi giả vờ cho bọn Trường-giang thất quỷ bắt đi. Nếu trong đám đó có hai lão này, chú thím hai đã nhận ra. - Vừa rồi lão Tôn ra tay, lão tung phấn lẫn trong chưởng. Dường như nó tên là Di-hồn. Ai hít phải, mấy khắc sau sẽ ngủ mê man trong vòng hai giờ. Lát nữa đây, mọi người bị nạn cậu hai có cho mình phản ứng không? - Anh báo cho chú biết đi. Thiệu-Thái vội đứng lên, lại bên Khai-Quốc vương làm như rót rượu hầu cậu. Chàng nhanh tay bỏ vào chung vương với Nguyên-Nghiễm, mỗi chung một viên thuốc. Chàng dùng Lăng-không truyền ngữ nói với vương: - Chúng ta đều luyện thần công liên quan đến Vô-ngã tướng. Nên trong món gà hấp muối ngũ vị hương có pha chất độc nhẹ mà không việc gì. Lão họ Tôn phóng ra một ít phấn, tên Di-hồn làm cho buồn ngủ. Không chừng người pha thuốc trong thịt gà thuộc đồng bọn với hai lão cũng nên. Độc dược sắp phát tác. Cậu với Bình-Nam vương uống thuốc giải ngay mới kịp. Khai-Quốc vương thấy chân tay vô lực, đang lo sợ, thì Thiệu-Thái tới bên rót rượu mời, rồi bỏ thuốc giải vào chung cùng dặn dò. Vương kinh ngạc, vội bảo cháu: - Nếu thấy người của Bình-Nam vương trúng độc, các cháu cùng mợ hai cũng phải giả như thế, xem hai lão là ai? Muốn gì? Kẻ nào chủ trương đầu độc? Vương vừa dứt lời, đám văn quan choáng váng, lắc đầu: - Rượu mạnh quá. Nói rồi buông chung, bỏ đũa. Có người đánh rơi chung xuống đất vỡ loảng xoảng, vội buông lời cáo lỗi. Quách Quỳ tuy nhỏ tuổi, nhưng kinh lịch nhiều, y cảm thấy chân tay cử động khó khăn, vội vận công thử, thấy không còn lực. Y nới với Phạm Trọng-Yêm: - Sư bá, cháu trúng độc như hôm trước ở trên Tuyệt-phong lĩnh. Chân tay vô lực. Phạm Trọng-Yêm cũng nhận thấy thế, y đưa mắt nhìn Đông-Sơn lão nhân, lão dùng Lăng-không truyền ngữ nói: - Chúng ta đều bị trúng độc. Đừng tỏ ra khiếp nhược. Vờ như không. Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Bình-Nam vương: - Đại ca! Thứ thuốc Nhuyễn-cân này đại ca đã bị bang Nhật-hồ tung ra, hại đại-ca trên núi Tuyệt-phong. Nó không có gì đáng sợ. Nhưng lão họ Tôn vờ hắt chung rượu, nhân đó tung một ít phấn Di-hồn. Phấn Di-Hồn với thuốc Nhuyễn-cân sẽ làm người ta ngủ đi đến hai giờ. Đệ bỏ vào chung rượu đại ca một viên thuốc giải. Đại ca uống đi. Sau khi uống vờ như bị ngộ độc, gục đầu xuống bàn ngủ, để thấy những sự thực về đám tùy tòng của mình. Bình-Nam vương đang kinh hoàng vì thấy chân tay vô lực, rồi thấy mắt dí lại buồn ngủ, cái nguy đến nơi, chưa biết giải quyết sao thì nghe Khai-Quốc vương nói. Vương mừng quá bưng chung rượu uống. Rượu vào, quả nhiên người tỉnh táo như thường. Vương vờ gục đầu xuống như người ngủ say. Dư Tĩnh cũng nhận biết ra mối nguy hiểm. Y hiện lĩnh chức Kinh-lược an phủ sứ Quảng-Đông Nam-lộ, thường gọi tắt là Quảng-Đông. Bữa tiệc cho Tuyên-vũ sứ Khúc-giang đãi, nhưng y là quan trên đầu lĩnh biên thần, chịu trách nhiệm hoàn toàn về an ninh. Thế mà Bình-Nam vương cùng sứ đoàn Đại-Việt bị ám toán ngay trước mặt y, nhẹ thì mất đầu, nặng thì đến phải toàn gia tru lục. Y thu tàn lực hô lớn: - Quân bay đâu. Mau vào bảo vệ chủ tướng. Một đội vệ sĩ gươm đao sáng choang tiến vào. Dư Tĩnh ra lệnh cho đầu lĩnh vệ sĩ: - Các người chia nhau canh gác bên ngoài, xung quanh điện. Trong này để một đội. Bất cứ kẻ nào có hành vi kỳ lạ, lập tức băm vằm ra thành chả cho ta. Tất cả mọi người đều cảm thấy chân tay vô lực. Khi Dư Tĩnh gọi vệ sĩ, mới an tâm. Khai-Quốc vương, Thanh-Mai, Thiệu-Thái, Mỹ-Linh cũng vờ gục đầu xuống bàn. Chỉ lát sau, mọi người đều thiu thiu ngủ hết. Lão họ Tôn cười ha hả, bước tới trước mặt Dư Tĩnh. Lão móc trong bọc ra cái hộp, một tay mở mở nắp ra, một tay lão nắm lấy vai Dư-Tĩnh như người trên vỗ về kẻ dưới: - Dư kinh lược sứ. Lão phu xin mời kinh lược sứ coi dùm xem viên ngọc này có đẹp không? Dư Tĩnh thấy một luồng hơi nóng từ tay lão tràm vào người, khiến chân tay y hết bải hoải. Y biết lão dùng thần công giải độc cho mình. Y nhìn trong hộp, không có ngọc ngà gì cả, mà chỉ có một tượng bằng ngọc xanh biếc. Thấy tượng, y biết đó là thứ tín bài cực mật của Lưu hậu. Y là cháu bà, được bà thu dụng vào phe cánh, nên y thấy nhiều lần. Khi người cầm nó, coi như thay mặt bà xử lý mọi việc. Mặt y tái nhợt, tỏ ra cung kính: - Ngọc quý thực, trên đời vãn bối chưa từng thấy qua. Y nói đến đây tất cả mọi người đều ngủ gục xuống bàn. Dư Tĩnh vội quỳ gối hướng về Bắc lậy: - Kinh lược an vũ sứ Quảng-Tây Nam-lộ thần Dư Tĩnh kính cẩn tiếp chỉ của thái hậu. Lão họ Tôn nói: - Kinh lược sứ làm thế nào đây. - Thái hậu ban chỉ, phải lục xét trong người, cùng hành lý Bình-Nam vương cũng như tùy tòng lấy hết thư từ, kinh sách trên người, mang về. Chỉ dụ truyền phải làm cách nào để họ không biết mình làm. Ngặt vì cạnh Bình-Nam vương lúc nào cũng có Minh-Thiên, Đông-Sơn, Vương Duy-Chính, Địch Thanh, sao tiểu bối có thể làm nổi? Nên đành pha thuốc Nhuyễn-cân vào món thịt gà hấp. Đợi họ mê man, ta lục lọi. Bao nhiêu tội tình ta đổ lên đầu Tuyên-vũ sứ Khúc-giang. Tiểu bối cứ việc đem toàn gia y ra chặt đầu là yên truyện. Lão họ Tôn cười: - Dư an phủ sứ pha thuốc Nhuyễn-cân vào món thịt gà hấp, e chỉ có thể làm cho những cao thủ bậc trung khó cử động trong một chốc lát. Còn đối với Minh-Thiên, Đông-Sơn e vô hiệu. Vì vậy lão phu phải mượn chung rượu Địch Thanh tung ra ít phấn Di-hồn mới có kết quả. Lão chỉ vào Khai-Quốc vương: - Ngoài ra gã Lý Long-Bồ với vợ gã thêm hai đứa cháu, bản lĩnh thực không tầm thường. Thái hậu chỉ dụ sao gây nghi ngờ bất hòa giữa Bình-Nam vương với Đại-Việt. Thế cho nên khi hai lão phu tới đây, liền có nhiều hành vi cho Khu-mật viện Tống nghi ngờ theo dõi. Bấy giờ hai lão phu mới xuống thuyền thăm y, ra cái điều ta là Việt kiều hướng về đất tổ. Như vậy tai mắt của Phạm Trọng-Yêm thế nào cũng báo cho Bình-Nam vương biết. Hôm nay ta xuất hiện đánh thuốc độc, lấy thư tín, kinh sách mang đi. Hỏi sao Bình-Nam vương không nghi ngờ tên Lý Long-Bồ sai bọn ta làm. Lão Lê tiếp: - Dư kinh-lược sứ có biết truyện gã Long-Bồ mang kho tàng rời Tuyệt-phong cách đây hơn nửa tháng không? Dư Tĩnh kinh hồn động phách: - Như vậy có kho tàng thực ư? Gã Long-Bồ nhanh tay thực! - Gã khôn vô cùng. Bề ngoài làm như tin tưởng bọn Trường-giang thất quỷ. Gã lập kế hoạch giả sai chúng cùng các cao thủ Đại-Việt đem kho tàng đi. Ai cũng tưởng thực. Bọn mười trưởng lão bang Nhật-hồ ngu như lợn. Chúng theo dõi biết tin tức đó, tưởng thực, tấu về triều. Lưu thái hậu sai thủy quân đón ở ngoài khơi đảo Hải-Nam đánh cướp rồi chở về. Lão lắc đầu: - Vì chắc ăn như bắp, nên Lưu hậu một mặt phái mười trưởng lão bang Nhật-hồ theo dõi cuộc khai quật. Nhất nhất chi tiết cuộc khai quật phải gửi tấu chương về hàng ngày. Cuộc khai quật đúng như di thư, mật ngữ chép, không sai tý nào. Người truyền hai lão phu đích thân chỉ huy trận đánh. Người lại cử những kẻ thân tín nhất đi theo giám sát. Chỉ dụ nói rõ: Sau khi cướp được, phải để nguyên trong thùng, chở thẳng về Biện-kinh. Bất cứ ai mở ra xem, đều bị giết tại chỗ. - Thế kho tàng lớn không? - Lớn lắm, chở đầy hai thuyền lớn, gồm một trăm thùng. Mỗi thùng phải bốn người khiêng. - Chà thực vĩ đại. - Trên hai thuyền đó một thuyền có sự hiện diện của Phương Hổ với Nùng Sơn tử. Một có sự hiện diện của Phương Báo cùng Trần Kiệt. Trên đường từ Khúc-giang đến Hổ-môn, dọc đường Động-đình tam ưng dàn thuyền theo hộ tống. Qua Hổ-môn thuyền của bang Đường-lang hộ tống đến đảo Hải-Nam. Từ đảo Hải-Nam, thuyền của bang Hồng-hà hộ tống đến Tiên-yên. Dư Tĩnh vui vẻ: - Thế hai lão sư chặn đánh ở đâu? - Ngay eo biển Hải-Nam. Trận đánh thực gay go muôn phần. Võ công bọn Trường-giang song quỉ thực không tầm thường, nhất là lão Nùng-Sơn với gã Trần Kiệt. Sau chúng ta có thủy quân tiếp viện, bọn bang Hồng-hà bỏ chạy. Hai lão Nùng Sơn, Trần-Kiệt cũng bỏ chạy theo. Lão thở dài: - Sau khi đoạt được, chúng ta quay trở về. Con mẹ nó, hai chiến thuyền vừa giúp chúng ta đánh bọn Hồng-hà quay lại hộ tống tới Tuyền-châu. Ở Tuyền-châu, hạm đội ở đây thay thế, canh phòng cho bọn ta tới Biện-kinh. Thuyền tới Biện-kinh vào giờ Ngọ. Lưu thái hậu không cho triều thần biết. Ngài thân chinh xuống thuyền, truyền mở ra coi, thì ôi thôi toàn đá xanh, không có một chút châu báu nào cả. Dư Tĩnh kinh hãi: - Chắc không có kho tàng, nên bọn Giao-chỉ ngạo ta ư? Lão họ Lê lắc đầu: - Sự thực có kho tàng mới đau chứ! Dư Tĩnh lắc đầu không hiểu. Lão họ Lê thở dài: - Gã Long-Bồ cực kỳ xảo quyệt. Gã thiết lập hai kế đào kho tàng. Cả hai cùng làm như thực. Kế thứ nhất có sự tham dự của Trường-giang thất quỉ. Bọn mười trưởng lão biết tường tận kế này. Kế thứ nhì chỉ người Việt biết với nhau. Sau khi vào hang núi. Bọn chúng xếp đá vào một trăm thùng, cho xuống thuyền của anh em họ Phương, rồi gã Trần Kiệt, Nùng Sơn tử đi theo. Bọn trưởng lão bang Nhật-hồ thấy vậy, tin thực, theo bén gót, truyền mọi tin tức cho ta. Dư Tĩnh nhảy chồn lên: - Như vậy hỏng rồi, sau khi chuyển đá đi, chúng cho thuyền khác tới, chở kho tàng. Bấy giờ chúng chỉ việc âm thầm đưa về nước. Giá như bọn trưởng lão tiếp tục theo dõi, biết sự thực báo cho hai vị. Hai vị bỏ thuyền giả, cướp thuyền thực có phải là truyện thống khoái kim cổ không? Lão họ Lê lắc đầu: - Có đấy chứ. Hai trưởng lão núp trong hang theo dõi, biết việc lấy đá thay châu bảo, định lui ra báo cho chúng ta, lập tực bị thằng ôn con Tự-Mai điểm huyệt bắt sống. Nó tra khảo, bắt hai đứa tiếp tục báo cho ta biết rằng kho tàng chở đi rồi, bọn Giao-chỉ đang lấp hang. Chúng ta tin thực, càng hăm hở theo đuổi. Đã vậy bọn Tự-Mai còn bắt hai trưởng lão báo cho chúng ta biết có hai chiến thuyền Khúc-giang do Dư kinh lược sứ hộ tống. Nên chúng ta thấy hai chiến thuyền Tống theo sau, lại tưởng thực. - Không! Tiểu bối đâu biết hai vị hành sự, nên chẳng hề sai chiến thuyền hộ tống, trợ giúp. Thế bọn chúng chở kho tàng thực bằng thuyền gì? - Bằng chiến thuyền thủy quân Tống. - Chiến thuyền ta? - Thế mới tức chứ! Ta có hai chiến thuyền thuộc hạm đội Quảng-Đông tiếp tế cho đám binh mới đưa đến Tuyệt-phong vẫn đậu ở bến Khúc-giang. Gã Long-Bồ phối trí cho cháu gái tên Bảo-Hòa, anh vợ tên Thông-Mai, cùng bọn Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn và đám giáo chúng Lạc-long của Chu Tấn âm thầm cướp chiến thuyền, điểm huyệt thủy thủ, lột quần áo mặc vào, rồi chuyên chở kho tàng xuống, công khai rời Khúc-giang đi Hổ-môn. Lão họ Tôn nghiến răng ken két: - Căm tức là cũng hai chiến thuyền Quảng-Đông chở kho tàng đó hợp với chúng ta đánh cướp kho tàng giả. Chúng còn làm bộ hộ tống ta tới Tuyền-châu. Sau đó tốc thẳng về Đại-Việt. Dư Tĩnh bực mình: - Tức thực là tức. Không ngờ Long-Bồ lại nuốt lời. - Nuốt lời gì? - Khi Long-Bồ với Bình-Nam vương kết huynh đệ. Y hứa rằng kể từ ngày kết nghĩa, sẽ giúp Bình-Nam vương chiếm kho tàng. Nào ngờ ? - Y không nuốt lời đâu. Y chỉ chơi chữ mà thôi. Vì y nói &quot;Kể từ ngày hôm nay, phía Đại-Việt nhường cho Tống tìm kho tàng&quot;. Trong khi kho tàng đã đào lên từ trước rồi. - Tại sao y không nói trước rằng kho tàng đã mang đi rồi? - Có đấy chứ, nhưng Bình-Nam vương không tin. Dư Tĩnh kinh hãi: - Thì ra khi hai vương kết nghĩa, lão tiên sinh cũng hiện diện. - Đúng vậy, ta bắt giam lão canh cổng, rồi thế vào chỗ lão. Đang đêm, Ngô Cẩm-Thi đâu phân biệt được? Dư Tĩnh kinh hoảng: - Bây giờ Lưu hậu quyết định sao? - Lấy tất cả thư tín, cũng như kinh sách trong người Bình-Nam vương đưa về kinh. Nếu trong đó có chứng cớ rằng Vương-gia hợp tác với Giao-chỉ trong vấn đề kho tàng, Thái-hậu sẽ đem cho đình thần nghị tội, rồi đem Vương-gia ra chặt đầu. Còn như không có chứng cớ, thì ít ra cũng gây cho hai người nghi kị, thù hận nhau. - Nghĩa là Lưu hậu muốn giảm thế lực Bình-Nam vương. - Đúng thế. Lão Tôn hú lên một tiếng, mười tên võ sĩ vừa tuân lệnh Dư Tĩnh bảo vệ tướng soái đồng cười rộ. Khai-Quốc vương nhận ra chúng là mười trưởng lão bang Nhật-hồ Trung-Quốc, ẩn trong lớp áo thị vệ theo Tào Khánh, bây giờ lại xuất hiện ở đây. Có điều hôm nay chúng để mặt thật chứ không giả trang như hôm trước. Bọn trưởng lão rời hàng ngũ, khám xét trên người Triệu Thành cùng tùy tòng. Chúng còn vào phòng ngủ đem hết hành lý ra. Sau khi lục lọi lấy thư tín rồi, lão Tôn nói: - Chúng tôi xin rời nơi đây. Dư kinh lược sứ cũng phải lăn ra ngủ đi thôi. Tôi đem vợ chồng tên Lý Long-Bồ cùng hai đứa cháu nó về kinh. Biết đâu ta không đoạt lại kho tàng? Lão họ Tôn lấy nước thấm vào khăn, rồi lau mặt cho Khai-Quốc vương, Vương-phi cùng Thiệu-Thái, Mỹ-Linh. Bốn người vờ ngơ ngơ ngác ngác hỏi: - Cái gì vậy? Tại sao chúng tôi lại ngủ say thế này? Bây giờ là giờ nào rồi? Lão họ Tôn cười: - Anh em lão phu là người của Lưu thái-hậu. Thái-hậu sai anh em lão phu đến tiếp rước Vương-gia cùng Vương-phi lai kinh. Lão chỉ vào mười trưởng lão bang Nhật-hồ: - Mười vị này hộ tống vương gia không trọn vẹn, để Trường-giang thất quỷ phạm thượng. Thái hậu rất lấy làm ân hận. Vì vậy người truyền chỉ đích thân anh em lão phải tiếp giá Vương-gia. Lão cười: - Vì hằng nghe danh vương gia như sấm động, nên anh em lão phu đã mạo muội xin tiếp kiến riêng. Đa tạ Vương-gia dành cho cuộc đàm thoại hữu ích. Khai-Quốc vương vờ như không nghe rõ những lời bàn luận của hai lão Tôn, Lê, với Dư Tĩnh. Vương hỏi: - Cô-gia phải đi cùng Bình-Nam vương chứ? - Bình-Nam vương bận công vụ không về ngay được. Người với tùy tùng sẽ về sau. Xin thỉnh Vương-gia khởi hành trước. Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Hai lão Tôn, Lê tưởng bọn mình trúng độc nhuyễn cân. Bề ngoài chúng lễ phép, mà tuyệt không đả động đến việc giải độc. Như vậy những câu lễ độ chẳng qua là lời ngạo mà thôi. Đã thế ta cũng lờ như không biết gì cả. Vương hỏi: - Bao giờ chúng ta lên đường? Lão Lê chắp tay: -- Xin vương gia lên đường ngay cho. Hành lý, cũng như cống phẩm, thỉnh vương gia viết mấy chữ, bọn lão phu sẽ cho người về thuyền lấy mang theo. Xung quanh vương gia có Trường-giang thất quỉ. Cạnh Thân giáo chủ có quá đông cao thủ Lạc-long giáo. Thú thực anh em lão phu không thể địch đổi Trường-giang thất quỉ, lại càng không muốn động thủ với anh em Lạc-long giáo. Khai-Quốc vương nghiêm mặt hỏi: - Hai vị lão sư, cung cách tiếp sứ thần Đại-Việt bằng lối cho uống thuốc Nhuyễn-cân thế này, do chỉ dụ của Thái-hậu hay do hai lão sư đây? Lão Tôn cười thực đểu: - Hai lão phu cũng thế, mà Thái-hậu cũng vậy. Miễn là anh em lão phu thỉnh được Vương-gia tới Biện-kinh. Với võ công của Thân giáo chủ, kiếm pháp của công chúa Bình-Dương, không mời kiểu này e không xong. Khai-Quốc vương nói với Vương-phi: - Thanh-Mai, chúng ta đi thôi. Vương bảo Thiệu-Thái, Mỹ-Linh: - Các cháu viết mấy chữ trao cho hai vị đây, để hai vị về thuyền lấy hành lý cho các cháu. Bên ngoài đã có hai cỗ xe đậu sẵn. Lão Tôn mời Khai-Quốc vương, Vương-phi lên một xe, đích thân lão rong xe. Xe còn lại lão Lê mời Thiệu-Thái, Mỹ-Linh lên. Mười trưởng lão bang Nhật-hồ cỡi ngựa theo hộ tống. Ngoài ra còn có hơn trăm giáp sĩ gươm dáo sáng choang dẫn đường. Mỹ-Linh hỏi lão Lê: - Lê tiên sinh, bây giờ tiên sinh đưa chúng tôi đi Biện-kinh phải không? - Khải điện hạ đúng thế. - Đường từ Khúc-giang đi Biện-kinh có hai ngả. Một ngả, chúng ta phải trở lại cửa Hổ-môn rồi men theo bờ biển, sau đó vượt Trường-giang đến Kinh-châu. Tôi muốn đi theo đường này. - Tại sao công chúa lại muốn đi theo đường bờ biển? - Vì đường bờ biển sẽ qua trấn Phụng-hoàng, Triều-dương, Đông-sơn, Thường-sơn, Đông-khê, Chương-giang. Lão Lê bật cười: - Thì ra Công-chúa muốn đi đường này để thăm chiến trường cũ thời Lĩnh-Nam. Công-chúa thực xứng đáng con cháu vua Trưng. Rất tiếc lão phu không chiều công chúa. Thôi thì lão phu kể cho công chúa nghe cũng được. Lão cho xe chạy song song với xe Khai-Quốc vương rồi kể: - Từ Hổ-môn, đi ngược lên tới Bình-sơn. Nơi này diễn ra trận đánh ở đồi Vong-thiên. Bấy giờ công chúa Thánh-Thiên lĩnh chức Bình-Ngô đại-tướng quân, với hai vạn binh Việt ngài dùng hỏa công đốt binh Lưu Long đến hơn bốn vạn. Đi khoảng nửa ngày tới Triều-dương, rẽ về hướng Tây tới Phụng-hoàng, nơi công chúa Đông-triều Lê Chân, dùng loạn tên phục kích giết đại tướng Hán tên Vũ Hải-Triều. Sau đó đến núi Thường-sơn, nơi Trường-sa vương Công-tôn Thiệu cùng Thiên-ưng đại tướng quân Đào Nhất-Gia tử chiến với Mã Viện, giết Mã thái hậu. Hiện trên Thường-sơn có đến thờ Công-tôn Thiệu, Đào Nhất-Gia với phu nhân là quận chúa Lý Lan-Anh. Nhìn ra xa, đó là đảo Đông-sơn, nơi đại tướng Vũ Chu dùng nỏ thần bắn hơn ba vạn quân Hán. Trên vùng biển này hạm đội Lĩnh-Nam của công chúa Gia-Hưng Trần Quốc phá hạm đội Hán, cùng giết chết đô đốc Hán tên Đoàn Chí, tước Nam-an hầu. Cuối cùng tới Chương-châu, Tuyền-châu nơi công chúa Đô-đốc Trần Quốc cùng hai Đại tướng quân Quế-hoa, Quỳnh-Hoa đổ quân lên chiếm mười tám thành Hán, thừa thắng, định kéo về chiếm kinh đô Lạc-dương. Mỹ-Linh khen: - Lê tiên sinh đã được vãng cảnh này nhiều lần rồi thì phải. Tiên sinh thực nhiều nhân duyên. Lão Lê chỉ về phía trước: - Chúng ta đi theo bờ sông Vũ-thủy đến Quế-dương, rồi sông Lục-thủy tới Hành-sơn. Đây là một trong năm ngọn núi Lĩnh-Nam. Chúng ta bỏ ngựa vượt Tương-giang lên Trường-sa, hồ Động-đình. Từ Quế-dương trở đi không thiếu gì di tích lịch sử thời vua Hùng, vua Trưng. Khai-Quốc vương thản nhiên cùng Vương-phi nói truyện, ngắm cảnh. Anh em lão Tôn, Lê tưởng cưỡng bách được Vương, lúc đầu còn dương dương tự đắc. Sau thấy tư thái ung dung của Vương, hai lão đâm ra chột dạ: - Tên Lý Long-Bồ bản lĩnh thực siêu phàm. Đường đường là đấng trừ quân tộc Việt, bị đánh thuốc độc, không biết sống chết lúc nào. Thế mà y thản nhiên như thường. Y quả không hổ anh hùng đời nay. Một hôm, cả đoàn tới địa phận Quế-dương. Dường như Tuyên vũ sứ Quế-dương được báo trước, y cực kỳ lễ độ với hai lão Lê, Tôn, thân hành tiếp đón sứ đoàn vào dinh an nghỉ. Lão Tôn nới với Tuyên-vũ sứ: - Phiền đại nhân để chúng tôi nghỉ đêm nay thôi. Sáng mai phải lên đường sớm, cho kịp tới Hành-dương. Vùng này vẫn còn ảnh hưởng mạnh của người Hoa gốc Việt. Thú thực anh em lão phu vẫn chưa yên tâm. Khi nào vượt sông Trường-giang sang Kinh-châu, anh em lão phu mới dám thư thả. Hai lão Tôn, Lê cho rằng tất cả sứ đoàn đều bị trúng thuốc Nhuyễn-cân ắt không thể xử dụng Lăng-không truyền ngữ. Vì vậy chúng chỉ giám sát sơ sài. Vừa vào dinh Tuyên-vũ sứ, vương dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Vương-phi, cùng hai cháu: - Chúng ta dùng võ công, nhất định dư sức hạ hai tên này, cũng như bọn mười trưởng lão. Có điều chúng lĩnh chỉ của Lưu hậu tiếp ta, mà ta hạ chúng, thực không ổn tý nào cả. Mỹ-Linh hỏi: - Không biết Lưu hậu định mưu đồ gì, mà lại bắt chúng ta kiểu này? - Cứ như hai lão Tôn, Lê nói, Lưu hậu muốn hai việc: Làm giảm thế lực Bình-Nam vương cùng chiếm kho tàng. Kho tàng hiện đã về tới Đại-Việt, bà ta có muốn đòi cũng không được nữa. Còn làm giảm thế lực Bình-Nam vương thì bà ta muốn chia rẽ chúng ta với Vương. Điều này bà ta thất bại rồi. Bà ta tưởng đem chúng ta đi, rồi đổ vạ lên đầu rằng chúng ta đánh thuốc mê Vương. Có ngờ đâu, những gì Dư Tĩnh với hai lão Chu, Đào bàn nhau, Bình-Nam vương biết hết. Vương nhắc lại: - Chúng ta nhất định không dụng võ công. E rằng sau khi chúng ta khởi hành, Bình-Nam vương chặt đầu Dư Tĩnh, rồi cho truyền lệnh các nơi, đón giết hai tên này. Hoặc giả anh em Lạc-long giáo, bang Trường-giang tưởng chúng ta bị bắt cóc, họ tổ chức đón đường giải cứu mới thực phiền phức. Nhưng không sao, đã có Bảo-Hòa, Thông-Mai lo liệu. Tuyên-vũ sứ sai dọn tiệc. Y cùng vợ đích thân bồi tiếp Vương với Vương-phi. Trong khi ăn tiệc, Mỹ-Linh chú ý đến một tỳ nữ quét sân, lưng rất quen mà nàng không biết đã gặp ở đâu? Khi tỳ nữ đó quay lại, nàng thấy nút áo trên cổ thị có sợi chỉ đỏ. Nàng đưa mắt cho chú. Khai-Quốc vương nháy mắt, dùng Lăng-không truyền ngữ nói: - Cháu hỏi xem người quét sân là ai? Mỹ-Linh chưa kịp hỏi, một mùi thơm như trầm thoảng qua. Cả bốn người suýt bật cười, vì người đó chính là Bảo-Hòa. Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ hỏi: - Chị Bảo-Hòa. Chị theo kịp bọn này từ bao giờ vậy? - Sau khi đem kho tàng về đến Đại-Việt, chị với anh Thông-Mai vội sang Quảng-Đông. Đến đây gặp lại Trường-giang thất quỷ cùng trưởng lão Lê Đức, Đỗ Nhất-Bách. Người của Khu-mật viện báo cho chị biết những gì xẩy ra quanh vụ hai lão Tôn, Lê. Trưởng lão Lê Đức ra lệnh cho Trường-giang thất quỷ dàn ra từ hồ Động-đình lên tới Kinh-châu. Hai trưởng lão Lê Đức, Nhất-Bách chờ ở Trường-sa. Chị với anh Thông-Mai trà trộn vào đám vệ sĩ. Chủ ý của cậu hai ra sao? - Chú không cho dụng võ. Cứ coi như họ tiếp sứ đoàn. Mình thản nhiên xem sao. Có điều phải cẩn thận, bằng không chúng sẽ tìm cách hạ độc với thứ khác nữa, nguy lắm. Chị đã dò thám được lý lịch của hai lão Tôn, Lê chưa? - Chưa! Hành động của chúng rất khó hiểu. Trong lúc bàn tán với nhau, chúng luôn hướng về đất Việt. Ngôn từ tỏ ra kính trọng cậu hai. Trong khi đó chúng lại chịu làm tay sai cho Lưu hậu. Chị đã liên lạc được với hệ thống tế tác Đông-a. Nhóm này sẽ cho em biết khi đến núi Thiên-đài. - Chúng thuộc bang Nhật-hồ Trung-quốc hay Hồng-thiết giáo Đại-Việt? - Không biết nữa. Tiệc dứt lão Tôn nói với Tuyên vũ sứ: - Mọi truyện coi như xong. Chúng tôi không dám phiền đại nhân nữa. Xin cho yên nghỉ sớm, mai còn đi Trường-sa. Tuyên-vũ sứ vội cáo lui. Lão Tôn hỏi Khai-Quốc vương: - Vương-gia! Vương-gia cho chúng tôi thuộc loại người nào? - Về võ công, cô gia thấy hai vị thuộc loại bản lĩnh hiếm có trong giới võ lâm Hoa-Việt. Vì kiến thức, kinh lịch những người như hai vị, thực đếm trên mười đầu ngón tay. Nhưng không hiểu sao hai vị lại cam tâm làm đương sai cho Lưu hậu. Bảo vì công danh ư? Cô-gia thấy ngôn từ các vị không muốn vướng mắc vào quan trường. Như vậy không phải rồi. Bảo vì tiền bạc ư? Cô gia thấy không đúng. Vì với bản lĩnh hai vị, muốn giầu có đâu khó khăn. Lão Tôn cười tủm tỉm: - Vương-gia thực tinh tế khác thường. Lão phu muốn kiến tạo sự nghiệp vua Trưng, nên đành khuất thân mượn thế Lưu hậu như Nghiêm Tử-Lăng mượn thế Quang-Vũ khi xưa. Mỹ-Linh tiếp lời chú: - Điều chắc chắn tôi biết võ công của Tôn tiên sinh thuộc võ công Cửu-chân. Tiên sinh luyện tới mức tối cao. Chỉ hơi tiếc... - Công chúa thấy lão phu có gì khiếm khuyết ư? - Không phải thế. Tiên sinh tuy luyện tới mức tuyệt cao, song vẫn chưa hợp được âm-dương như Bắc-bình vương Đào Kỳ. Nên không thành vô địch thiên hạ. Nàng suy nghĩ một lúc, rồi tiếp: - Nếu bảo hai vị làm tôi tớ cho Lưu hậu e khinh bạc thái quá. Bất cứ ai nói đến bà cũng dùng lời lẽ thực tôn kính. Duy hai vị vẫn ngông nghênh, coi bà không vào đâu cả. Lão Tôn mỉm cười rung đùi. Lão Lê hỏi Thiệu-Thái: - Lão phu nghe giáo chủ đả bại Nhật-Hồ lão nhân. Ắt công lực phải cao thâm vô cùng. Thế nhưng lão phu không thấy giáo chủ luyện Hồng-thiết công, mà chỉ luyện Chu-sa ngũ độc chưởng mà thôi. Không luyện Hồng-thiết công lại muốn thắng Nhật-Hồ lão nhân thực thiên nan, vạn nan. - Tại sao hai vị biết vãn sinh chưa luyện Hồng-thiết công? - Giáo chủ ơi! Phàm luyện Hồng-thiết công tới trình độ tối cao, thì không độc tố nào nhập vào cơ thể được. Đây hai lão mới dùng chút ít thuốc Nhuyễn-cân, cùng Di-hồn thôi mà chân tay giáo chủ vô lực, lại ngủ li bì. Như vậy đủ rõ giáo chủ chưa luyện Hồng-thiết công. Mỹ-Linh nghĩ thầm: - Hai con quỉ này quên mất rằng nếu luyện Thiền-công tới mức tối cao, không những độc chất cũng như ma nghiệp không hại được cơ thể. Lão Chu như đọc được ý nghĩ của Mỹ-Linh: - Công chúa không phục anh em lão phu ư? Anh em lão phu biết trong thiên hạ còn Vô-ngã tướng thiền công cũng chống được mọi chất độc. Nhưng thần công đó tuyệt tích hơn nghìn năm rồi. Lão cười khành khạch: - Có lẽ Nhật-Hồ lão nhân tuổi già, quá suy nhược nên mới bị hạ dễ dàng như thế chăng? Thình lình lão Tôn lên tiếng: - Anh em chúng tôi đang đàm luận với sứ đoàn về võ công. Các vị là ai mà lại núp nghe trộm thế? Tay lão tung chung rượu qua cửa sổ. Nhưng đã trễ, người nghe trộm lạng người chạy khỏi một quãng khá xa. Hai lão vọt mình đuổi theo. Khai-Quốc vương hỏi vương phi: - Ai thế? Bảo-Hoà hay Thông-Mai? Thanh-Mai đáp: - Bước chân người này hơi trầm, có lẽ họ luyện Hồng-thiết công. Em nghĩ dường như lão Tôn, Lê sai người diễn kịch, để xem chúng ta có thực trúng độc không. Nếu chúng ta không trúng độc ắt tò mò đuổi theo, bị lộ liền. Đã vậy ta cứ ngồi đây, mặc họ làm ma làm quỷ gì thì làm. Bỗng Thanh-Mai lấy tay viết xuống bàn: - Hai lão Tôn, Lê trở lại đấy. Mình lờ đi như không biết gì vậy. Nàng lên tiếng nói lớn: - Anh ơi. Ngày mai lên Trường-sa, chúng mình yêu cầu hai lão Tôn, Lê cho đi dọc sông Tương lên hồ Động-đình, để biết cánh đồng Tương thế nào. Mỹ-Linh tiếp: - Thím hai nói đúng đó. Mình hãy ngừng lại để có thể du ngoạn hồ Động-đình cho biết nơi phát tích ra hai vị Quốc-mẫu. - Dĩ nhiên là thế. Qua Kinh-châu, chúng ta chỉ đi hai ngày nữa là tới Biện-kinh. Kỳ này tha hồ cho thím với Mỹ-Linh mua sắm nhé. Phải sắm thực nhiều qùa mang về dâng ông bà, cùng biếu các chú, các cô ở nhà, bằng không mình lại bị trách. Khai-Quốc vương, vương phi, Mỹ-Linh toàn bàn những truyện tầm thường. Trong khi Thiệu-Thái ngơ ngơ ngẩn ngẩn như buồn ngủ. Thanh-Mai thấy tiếng chân người nhẹ nhàng lảng ra xa, thì biết rằng kẻ rình rập không còn nữa. Sáng hôm sau Tôn, Lê nhị lão đốc thúc mọi người lên đường thực sớm theo hướng Bắc. Khoảng giờ Ngọ (11-13 giờ) phía trước hiện ra một dãy núi cao mịt mờ. Thanh-Mai hỏi lão Tôn: - Tôn tiên sinh. Phải chăng trước mặt chúng ta là núi Ngũ-lĩnh, nơi phân định biên cương Hoa-Việt của hai triều đại Thần-Nông Bắc-Nam? - Khải vương phi đúng vậy. Nơi đây bốn nghìn năm trước vua đế Minh, cháu ba đời vua Thần-Nông đã lập đàn tế cáo trời đất phân chia lãnh thổ cho hai thái tử. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc chia cho con trưởng tức vua đế Nghi cai trị sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam chia cho vua Kinh-Dương cai trị sau thành Lĩnh-Nam. Khai-Quốc vương hỏi: - Ngài phân chia như vậy. Thế sao lãnh địa vùng Bắc Ngũ-lĩnh như Trường-sa, hồ Động-đình sau thuộc Lĩnh-Nam? Lão Tôn cười: - Tiếng rằng dùng núi phân cương vực, nhưng núi khó định giới rõ ràng, nên hai vua đế Nghi, Kinh-Dương lấy sông Trường-giang cho dễ. Vả lại vua Kinh-Dương cưới công chúa con vua Động-đình. Vì vậy Động-đình thuộc triều Nam Thần-Nông. Một trưởng lão bang Nhật-hồ luôn ruổi ngựa cạnh xe Khai-Quốc vương hỏi: - Tôn lão gia! Tại hạ nghe nói bấy giờ có vua Nghi, Kinh-Dương, sao còn có vua Động-đình? - Vua Kinh-Dương cai trị Lĩnh-Nam, với hơn trăm chư hầu. Trong đó có nước Động-đình. Vua Động-đình cũng như vua Tống, Tề, Lỗ đều thống thuộc vua Chu. Như vua Chiêm, Lão, Chân, đều là chư hầu vua Hùng. Thanh-Mai hỏi: - Ngũ-lĩnh gồm năm ngọn là Đại-dữu, Thủy-an, Lâm-gia, Quế-dương, Yết-dương. Ngọn trước mặt kia là ngọn nào? - Ngọn Quế-dương. Vượt qua Quế-dương, chúng ta đi vào địa phận Tương-giang rồi tới Trường-sa, hồ Động-đình. Ngọn Quế-dương có chín cái đèo. Qua đèo thứ chín đến một địa danh mà lão phu cam đoan vương gia, Vương-phi sẽ hoan hỉ lắm. Bởi nó là di tích linh thiêng của tộc Việt. Thanh-Mai hỏi: - Có phải đồi Thiên-đài không? - Vương phi thực bác học. - Tôi nghe Thiên-đài là ngọn đồi trên đỉnh bằng phẳng, tròn trịa. Nơi đó Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất. Từ đấy tộc Việt coi Thiên-đài như khu đất linh. Hằng năm cứ rằm tháng giêng các vua Hùng, sau đến vua An-Dương, vua Trưng đều đến tế cáo Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Cũng chính vì vậy thời vua Trưng đã xẩy ra trận đánh kinh thiên động đia giữa quân Hán với quân Việt. Lão Tôn kinh ngạc: - Lão phu xa đất nước đã lâu, thiếu sách đọc, nên không biết rõ chi tiết lịch sử này. - Trận đánh diễn ra vào niên hiệu vua Trưng thứ ba. Bấy giờ sau trận Nam-hải, vua Quang-Vũ nhà Hán xuất binh nghiêng nước quyết diệt Lĩnh-Nam. Binh Hán chia làm năm đạo. Đạo thứ nhất đánh vào Nam-hải, nay thuộc Quảng-Đông. Đạo thứ nhì từ Thục đánh xuống Độ-khẩu. Đạo thứ ba do vua Chiêm đánh lên. Đạo thứ tư do vua Lão-qua đánh sang. Đạo thứ năm do Mã Viện đánh thẳng từ Kinh-châu qua. Lĩnh-Nam binh ít, thế cô, vua Trưng ban chỉ cho nữ vương Phật-Nguyệt rút khỏi Trường-sa. - Tưởng gì chứ chi tiết này, lão phu nhớ rồi. Khi nữ vương Phật-Nguyệt ban lệnh rút quân, thì quốc công Đào Hiển-Hiệu, Đào Quí-Minh cùng các đại tướng thuộc Tây-vu nhất định không chịu rút lui. Sau nữ vương Phật-Nguyệt phải trao quyền chỉ huy cho Thuần-chính hoàng thái hậu Hoàng Thiều-Hoa. Thái-hậu truyền đánh một trận, làm cho binh tướng Hán hao hụt rồi rút lui. Ngài trao cho quốc công Hiển-Hiệu phục binh tại Thiên-đài, chặn đường tiến quân của mười vạn thiết kị Hán. Đợi cho quân Việt qua núi Quế-dương rồi mới rút. Không ngờ khi đến Quế-dương, quốc công viếng Thiên-đài, người thuật về di tích này cho tướng sĩ nghe. Lão ngừng lại thở dài: - Tướng sĩ nghe kể sự tích Thiên-đài, xin với quốc công cố thủ không chịu bỏ. Thế là hơn vạn binh Việt tử chiến với mười vạn thiết kị Hán. Trận chiến kéo dài ba ngày, quân Hán chết hơn ba vạn mà không chiếm được. Vua Quang-Vũ nhà Hán biết rằng nếu không chiếm được Thiên-đài, thì tuyệt vọng đánh Lĩnh-Nam. Y nổi giận thân tới đốc chiến. Sau hơn mười ngày, toàn bộ nghĩa sĩ Việt tử thương. Trong khi Hán thiệt mất bẩy vạn. Đoàn người đã vượt qua hết chín ngọn đèo. Xe đổ đèo thứ chín, thì hiện ra cánh đồng xanh tươi trải dài tới chân trời. Xa xa con sông Tương uốn khúc dài vô tận. Ngay dưới chân đèo, một ngọn đồi tròn, đỉnh bằng phẳng hiện ra. Xung quanh đèo có đường đi lên như trôn ốc. Thấp thoáng trên đỉnh như có ngôi nhà. Thanh-Mai hỏi: - Tôn tiên sinh. Dường như tiên sinh đã lên Thiên-đài du ngoạn nhiều lần rồi thì phải. Bóng ngôi nhà kia phải chăng đền thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu? Lão Tôn lắc đầu: - Chưa. Lão phu đi qua đây nhiều lần, nhưng chưa bao giờ lên Thiên-đài chơi cả. Còn đền thờ trước kia có hay không lão phu không biết. Nhưng hiện nay trên đó có ngôi chùa. Chùa làm từ đời nào cũng không rõ nữa. Lão Tôn lệnh cho đám trưởng lão bang Nhật-hồ cùng thiết kị nghỉ dưới chân đồi. Chỉ hai xe chở sứ đoàn đi lên mà thôi. Xe lên tới đỉnh. Quả như lão Tôn nói, giữa đỉnh Thiên-đài có ngôi chùa. Xe đậu ở trước cửa Tam-quan. Gió thổi, thông reo vi vu như muôn nghìn linh hồn chúng sinh tụ về. Sau tam quan, một ngôi chùa gạch rất cổ kính. Mái ngói đỏ sẫm, nổi bật lên giữa khu rừng xanh tươi. Thanh-Mai nhìn trên vách đá thẳng đứng. Sau lớp rêu phong trước chùa có đôi câu đối. Nàng đọc lớn lên: Thiên-đài đại đại phân Nam-Bắc. Lĩnh-địa thanh thanh dữ Việt-thườngThiệu-Thái hỏi: - Hai câu này nói gì vậy? - Vế trên nói: Sau khi tế trời tại đây, thì Thiên-đài đời đời chia triều Thần-Nông thành Nam-Bắc. Vế dưới ý nói núi Lĩnh-Nam xanh tươi mãi với giòng giống Việt-thường. Thiệu-Thái chỉ vào đôi câu đối trên cổng tam quan, rồi đọc lớn lên: Tích trù Động-đình uy trấn Hán, Danh lưu thanh sử lực phù Trưng.Chàng hỏi Mỹ-Linh: - Cái gì mà lại có vua Trưng ở đây? Mỹ-Linh vốn thông văn học, nàng kinh ngạc hỏi Thanh-Mai: - Thím hai này. Chùa thờ Phật, mà sao đôi câu đối này khống dính dáng gì tới đạo pháp cả vậy kìa. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 37 Anh Linh phảng phất Thiệu-Thái ngơ ngác: - Mỹ-Linh giảng cho anh nghe ý nghĩa đôi câu đối này đi. - Vế trên nghĩa là: Trước đây, một trận hồ Động-đình oai rung động triều Hán. Vế dưới có nghĩa: Danh ghi lại trong thanh sử vì dùng sức phò vua Trưng. Lão Tôn, Lê cũng nhận thấy thế. Lão bàn: - Vậy có thể chùa này thờ một vị anh hùng nào trước đây từng phò vua Trưng. Anh hùng phò vua Trưng tới một trăm sáu mươi hai. Nhưng những vị đánh trận hồ Động-đình không làm bao. Thanh-Mai tính: - Thời vua Trưng có hai trận hồ Động-đình. Trận đầu do công chúa Phật-Nguyệt tổng chỉ huy. Ba vị anh hùng tuẫn quốc là Quách Lãng, Đinh Bạch-Nương, Đinh Tĩnh-Nương. Trận sau do Thái-hậu Hoàng Thiều-Hoa tổng chỉ huy. Quốc công Nguyễn Tam-Trinh, Giao-long đại tướng quân Nguyễn Lễ, Thần-nỏ đại tướng-quân Cao Cảnh-Hào tuẫn quốc trên hồ Động-đình. Ngoài ra các vị tử trận dọc đường từ hồ Động-đình đến đây khá nhiều: Thiên-ưng đại tướng quân Đào Ngũ-Gia, Trung-đũng đại tướng quân Lý Công-An, Xích-hầu đại tướng quân Lôi Chấn, Nhất-trung á-thánh Hắc Hổ, Nhị-trung á-thánh Hắc Báo. Có hai nữ tướng tử trận là công chúa Thiên-Tắc và Dị-Tài. Trong trận này công chúa Phật-Nguyệt, cùng công chúa Tiên-Yên tuyệt tích. Vậy chùa chỉ có thể thờ các vị đó. Mỹ-Linh à lên một tiếng: - Đền này thờ công chúa Phật-Nguyệt. Phải rồi. Nếu là đền, khó biết thờ ai. Nhưng là chùa thì thờ công chúa Phật-Nguyệt. Vì sau trận rút lui Trường-sa công chúa Phật-Nguyệt đi tu, rồi thành Phật. Cho nên chùa Thiên-đài thờ ngài. Thiệu-Thái cau mặt lại, tỏ ý không bằng lòng: - Thiên đài là di tích mấy ngàn năm trước, ghi dấu lập quốc của tộc Việt. Tại sao không thờ Tam-hoàng hay Quốc-tổ, Quốc-mẫu mà lại thờ nữ vương Phật-Nguyệt? Thanh-Mai giải thích: - Tôi nghe thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, chỗ này vẫn có đền thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Sau khi Mã Viện vượt qua Ngũ-lĩnh, y phá đền thờ đi, để người Việt không còn nhớ nguồn gốc nữa. Còn chùa chắc xây sau này. Lão Tôn bật cười hỏi: - Những kiến thức của Vương-phi, dường như do Quốc-trượng Tự-An truyền cho thì phải. Chắc Quốc-trượng cũng truyền cho công tử Tự-Mai. Cho nên khi vừa đến Quảng-Đông, công tử cùng bốn người bạn tàn phá hết đền thờ Mã Viện để trả thù. Câu nói của lão Tôn làm Thanh-Mai giật mình kinh hãi. Vì bọn Tự-Mai phá phách trấn Khúc-giang cho đến bọn Dư Tĩnh, Phạm Trọng-Yêm cũng không biết, mà sao hai lão này lại tường? Như vậy hành trạng của sứ đoàn, ắt không qua mắt được hai lão. Nàng thản nhiên trả lời: - Những gì tôi được học, đương nhiên xá đệ cũng được học. Chúng trẻ người non dạ, nên hành sự có hơi nông nổi. Lão Lê lại hỏi: - Trong tấu chương của Tuyên-vũ sứ Khâm-châu nói rằng ngoài vương gia, vương phi, còn có năm thiếu niên. Không hiểu nay năm thiếu niên đâu, mà lại có sự hiện diện của công chúa Bình-Dương với Thân giáo chủ? Những người hiền hậu khi bị áp chế quá, thường dễ nổi cộc. Từ lúc theo Khai-Quốc vương ở Khúc-giang tới đây, Thiệu-Thái phải đóng vai bị trúng độc, rồi nghe hai lão Tôn, Lê nói năng vô phép, đôi phen chàng muốn nổi đoá, nhưng lại nén xuống được. Bây giờ y đưa ra lời cật vấn, chàng chịu sao nổi: - Câu hỏi trên của tiên sinh là bạn đồng hành hỏi, hay quan Tiếp-dẫn sứ hỏi? - Bất biết nhân danh gì, lão phu cũng muốn rõ sự thực. - Vậy thì chúng tôi không trả lời. Lão Lê cụt hứng, trở về với tính trầm ngâm của lão. Lão Tôn can thiệp: - Xin giáo chủ bớt giận. Lê huynh chỉ tò mò mà thôi. - Nếu do tò mò thì tôi trả lời. Cậu tôi đường đường là đấng trừ quân mang phương vật sang cống cùng kết hiếu với Đại-Tống. Đại-Tống hiện trên có thiên tử, lại thêm Lưu thái-hậu phụ chính. Bốn phương phẳng lặng. Thế mà đám hộ tống sứ đoàn không làm tròn nhiệm vụ, để bọn Trường-giang thất quỷ bắt sứ đoàn. Rồi bây giờ hai vị quan không ra quan, đạo tặc không ra đạo tặc uy hiếp chúng tôi. Sự thực, dụng võ, chúng tôi có coi bọn Trường-giang ra gì đâu? Cả mười tên trưởng lão bang Nhật-hồ giả làm thị vệ cùng hai vị chưa chắc đã là đối thủ của mỗ. Chàng gằn từng tiếng: - Nếu mỗ gian xảo như các vị, mỗ sẽ vu vạ rằng năm thiếu niên bị bọn Trường-giang bắt. Nhưng mỗ nói thực năm thiếu niên đã tách khỏi sứ đoàn, đi cùng Định-vương Nguyên-Nghiễm. Còn Bình-Dương với mỗ sang Tống do lời mời của quan Phụ-quốc thái-úy. Chàng móc túi đưa ra tấm thẻ bài: - Đây thẻ bài đây. Hai vị muốn coi, mỗ cho coi. Lão Lê cầm lấy thẻ bài bằng vàng, trên có khắc hình con kỳ lân, biểu tượng của Định-vương Nguyên-Nghiễm, dưới có hàng chữ Công chúa Bình-Dương. Thế-tử Thân-thiệu-Thái là quốc khách. Bất cứ bách quan văn võ thấy hai vị đều phải kính trọng. Y trả thẻ bài cho Thiệu-Thái: - Thế tử nổi giận ư? Nếu không bị trúng thuốc Nhuyễn-cân, có lẽ Thế-tử đã dùng võ công với anh em lão phu chắc? Khai-Quốc vương sợ Thiệu-Thái xử dụng võ công. Vương nói: - Chúng tôi sang sứ Tống, nên không thể xử dụng võ công. Mong hai vị thứ lỗi. Một nữ tiểu chạy ra tiếp khách: - A-di-đà Phật. Kính mời các vị thí chủ vào chùa lễ Phật. Cô mời mọi người vào phòng khách: - Mời quí khách an toạ. Tiểu ni đi thỉnh sư phụ. Cô vội vàng chạy đi. Lát sau, một sư bà tuổi khá cao đi ra. Sứ đoàn Đại-Việt đều là Phật tử, vì vậy cả bốn đứng dậy hành lễ: - A-di-đà Phật. Chúng con đến cửa chùa ăn mày công đức chư Phật. Sư rót nước trà đãi khách. Bà đưa mắt nhìn qua mọi người một lượt, rồi hỏi Khai-Quốc vương: - Lý thí chủ, sao thí chủ tới trễ quá vậy? Bần ni được đức Bồ-tát báo cho biết hơn ba tháng trước rằng thí chủ sẽ tới đây viếng chùa. Mà bây giờ thí chủ mới tới. Thế kỷ thứ mười một, mười hai; giòng Thiền-tông của Phật-giáo cực kỳ thịnh tại những vùng tộc Việt sống. Ăn chay, nhập mộng để biết những biến chuyển sắp tới của mình là thuật rất thông thường. Khai-Quốc vương, công chúa Bình-Dương đều theo học với Bồ-tát Huệ-Sinh, vì vậy khi nghe sư bà nói, cả hai thản nhiên như không. Duy Thiệu-Thái, chàng không hiểu: - Bạch sư bà đức Bồ-tát hiện ra dạy như vậy chăng? - Không! Bần ni nhập thiền, được ngài khải cho biết có vị quý nhân từ Nam phương sẽ tới lễ Phật. Vị đó họ Lý tên Long-Bồ. Bà đưa mắt nhìn Mỹ-Linh, rồi nắm tay nàng: - Bần ni pháp danh Diệu-Huệ. Phúc đức! Phúc đức! Chúng ta có tiền duyên cộng nghiệp, thế mà xa nhau hai mươi năm, bây giờ mới gặp lại. Dường như thí chủ mệt lắm rồi thì phải. Hãy ngủ đi một lát cho lòng thanh tịnh. Nghe sư bà nói, Mỹ-Linh như đi lên trên mây, phiêu phiêu tưởng tưởng. Rồi không tự chủ được, nàng cảm thấy mắt dí lại, dựa lưng vào tường. Trước mặt nàng hiện ra cảnh chiến trường. Nàng cỡi trên mình ngựa cùng sư ni dẫn hơn vạn quân chạy. Phía sau quân giặc toàn thiết kị đông hàng hàng lớp lớp đuổi theo. Sư bà với nàng quay trở lại bầy thành trận thế quyết sống chết với giặc. Nàng cùng sư bà múa kiếm như mây trôi, như chớp giật. Hai người đi đến đâu, đầu quân giặc rơi tới đó. Nhưng càng giết, giặc tới càng đông. Sau một buổi xung sát, quân của nàng chết hết. Nàng cùng sư bà mở đường lên núi. Quân giặc bao vây bên dưới. Nàng bàn với sư bà : Quân tan, thành mất. Thế cùng lực kiệt, chúng ta đành tự tử đi thôi. Hai người vung kiếm lên cổ, thì một bàn tay nắm lấy kiếm hai người. Hai người nhìn lại, thi ra một nhà sư. Nhà sư an ủi : Chúng ta có cộng duyên, nên bần tăng đón hai thí chủ tại đây. Nàng với sư ni cùng cúi đầu xin qui y. Nàng nguyện : Tuy sư phụ cho qui y. Nhưng đệ tử nguyện muôn vàn kiếp sau sẽ đầu thai làm người Việt, để bảo vệ tộc Việt giữ được giòng giống Tiên-Rồng. Bỗng có tiếng nói ngọt ngào: - Lành thay lời nguyện. Từ đó tới giờ thí chủ cứ luẩn quẩn với tộc Việt. Hết kiếp này, lại đầu thai làm kiếp khác. Cách đây hai mươi năm, chúng ta cùng tu tại đây. Trước khi viên tịch, người nói rằng sẽ đầu thai tại Đại-Việt. Hẹn hai mươi năm gặp lại. Nay quả đúng như lời nguyện. Mỹ-Linh giật mình tỉnh giấc, thì ra giấc mộng. Đối với những lời nói cao xa về Thiền, không những Thanh-Mai, Thiệu-Thái ngơ ngác, mà hai lão Tôn, Lê cũng chẳng hiểu gì. Hai lão cho rằng vị sư ni già này lẩm cẩm. Còn Khai-Quốc vương với Mỹ-Linh bị sư bà dùng thuật phù thủy mê hoặc. Trong lòng hai lão nảy ra ý khinh khi. Lão nói với vị sư bà: - Chúng tôi giới thiệu với sư bà, các vị đây thuộc sứ đoàn Đại-Việt sang Biện-kinh kết hiếu. Rồi lão Tôn giới thiệu từng người một. Vị sư bà nghe giới thiệu, cứ thản nhiên như không. Khai-Quốc vương kính cẩn: - Xin sư thái cho chúng đệ tử được lễ Phật. Vị sư thái đi trước, sứ đoàn với hai lão Tôn, Lê theo sau. Lễ tất. Khai-Quốc vương hỏi: - Bạch sư thái, phải chăng chùa này thờ hai vị Bồ-tát thời Lĩnh-Nam? - Khải vương gia đứng thế. Hai vị tục danh Trần-thị Phương-Chi, Trần Phật-Nguyệt. Cả hai nguyên đều là được phong công chúa thời Lĩnh-Nam. Sau đi tu đắc đạo thanh Bồ-tát. Riêng nữ vương Phật-Nguyệt nguyện cho đến vô vàn kiếp, sẽ đầu thai làm người Việt, bảo vệ tộc Việt. - Dường như sau chùa còn thờ mấy vị đại tướng hồi đó nữa phải không? - Khải vương gia đúng thế. Vương gia là người Việt, cũng nên ra nhà tổ sau chùa lễ đại vương cùng các đại tướng quân. Không đợi sứ đoàn có đồng ý hay không, vị sư bà dẫn đường tới nhà tổ. Nhà tổ chia làm hai khu. Một khu thờ liệt tổ của chùa. Một khu thờ thần. Sư bà chỉ khu thờ thần: - Sau khi xây chùa ít lâu, đức Bồ-tát Phật-Nguyệt cùng Tiên-Yên báo mộng cho tổ biết rằng quanh chùa có hàng vạn hương linh chư binh thời Lĩnh-Nam do một vị đại vương, nhị vị công chúa chỉ huy qua lại đường hồ Động-đình đi Cửu-chân. Mỗi khi qua đây, các ngài thường trú ngụ sau chùa. Vì vậy tổ cho xây thêm khu thờ thần. Nhà tổ thờ thần tuy không lớn bằng bảo điện, nhưng khá khang trang. Hương khói nghi ngút. Một đôi câu đối trước bàn thờ. Mỹ-Linh đọc: Tinh trung nhất khí quán sơn hà thử dân thử thổ. Huynh đệ tam nhân tùng đại nghĩa vi tướng vi thần.Thiệu-Thái ngơ ngác hỏi: - Câu đối nói gì vậy? Mỹ-Linh giảng: - Đôi câu đối này ý nghĩa như sau: Khí hùng của ba vị thần bốc lên đến mây, che lấp cả sông núi. Ba anh em cùng tuẫn quốc trước làm tướng, sau làm thần. - Ba vị là ai vậy? - Ba vị là anh em con cô con cậu, cùng theo học với ngài Đinh Đại. Vị đại vương họ Quách húy Lãng. Hai công chúa họ Đinh húy Bạch-Nương, Tĩnh-Nương. Ca ba vị đều tuẫn quốc trong trận hồ Động-đình vào niên hiệu thứ nhất vua Trưng. Tương truyền Quách đại vương đứng chỉ huy quân, bị bắn trúng bụng hai mũi tên. Ngài sợ quân sĩ trông thấy mất tinh thần, bèn cầm kiếm cắt đứt tên, lấy vải buộc bụng tiếp túc chiến đấu cho đến khi thắng giặc mới ngã ra chết. Hai vị công chúa cũng bị kiếm đâm lòi ruột. Hai ngài nhét ruột vào bụng rồi chiến đấu. Khi trận đánh kết thúc, hai ngài chết như ngọn đèn hết dầu.(1) Nay tại xã Thượng-cát, tổng Từ-liêm ngoại thành Thăng-long còn có đến thờ ba ngài. (2) Ghi chú(1) Về trận đánh hồ Động-đình thời Lĩnh-Nam, xin xem Cẩm-khê di hận, của Yên-tử cư-sĩ do Nam-á Paris xuất bản. (2) Nay thuộc xã Thượng-cát, huyện Từ-liêm, Hà-nội vẫn còn đền thờ này. Tháng 8 năm 1980, thuật giả viếng Hồ-Nam, tìm được đến bốn ngôi chùa thờ Phật-Nguyệt. Thiên-đài là một trong bốn ngôi chùa đó.Bốn người quì xuống lễ. Sư bà đứng dậy vén màn thờ: - Xin vương gia cùng các vị chiêm bái tượng chư thần. Mỹ-Linh để ý thấy cả ba tượng đều bằng đồng. Tượng Quách Lãng đứng giữa trong tư thế đứng. Tay trái cầm tên. Tay phải đang rút kiếm. Hai bên là tượng Đinh Bạch-Nương, Đinh Tĩnh-Nương. Tượng Đinh Bạch-Nương, Đinh Tĩnh-Nương trong tư thế một tay cầm kiếm một tay để lên đốc kiếm. Mỹ-Linh lấy một nén vàng Đại-Tống kính cẩn đưa cho sư bà: - Nhân đệ tử qua đây, có chút vàng kính lễ Bồ-tát cùng chư thần. Mong sư bà nhận cho để tu bổ chùa. - Phúc đức qúa. Trong khi mọi người nói truyện, Thanh-Mai nhìn ra cổng tam quan, thấy gói hành lý của nàng trước để bên trái xe, nay lại thấy nằm bên phải. Nàng kinh ngạc: - Rõ ràng chúng ta có bằng này người, đều tụ nhau ở đây? Vậy ai đã di chuyển hành lý của mình. Mặc cho Mỹ-Linh nói truyện với Diệu-Huệ, Thanh-Mai nói với lão Lê: - Tôi cần lấy vàng cúng dàng. Xin lỗi hai vị tiên sinh. Nói rồi nàng rảo bước ra xe. Trên bao hành lý của nàng có gắn con chim ưng nhỏ bằng đồng, đó là biểu hiệu của phái Đông-a. Nàng nhủ thầm: - Thì ra người nhà mình theo dõi bên cạnh, mà mình không hay. Chắc có tin gì báo cho mình đây. Quả nhiên mở túi hành lý ra, nàng thấy có tập sách nhỏ, trên bìa ghi Lĩnh-Nam giản sử. Bộ sử này rất phổ thông, dùng để dạy cho thiếu niên Đại-Việt. Nàng chú ý, thấy cạnh những chữ chép sử, còn chép xen vào nhiều chữ Khoa-đẩu. Nàng nhẩm đọc, thì ra trong đó Thông-Mai báo cho nàng biết tất cả tin tức liên quan đến hai lão Tôn, Lê. Nàng ngồi xuống chiếc ghế đá, đọc lướt qua, rồi bỏ vào túi. Sau khi đọc hết tin tức Thông-Mai, Bảo-Hòa ghi trong cuốn sử, Thanh-Mai trở lại nhà tổ. Mỹ-Linh đang thảo luận với hai lão Tôn, Lê về trận đánh hồ Động-đình thời vua Trưng. Nàng dùng Lăng-không truyền ngữ nói với chồng: - Thông-Mai, Bảo-Hòa đã cấp tin tức cho chúng ta. Mọi sự tốt đẹp. - Có tin gì về Nguyên-Nghiễm không? - Có, sau khi chúng ta đi, gã Dư Tĩnh giả bộ ngủ say. Lát sau quân hầu vào lấy nước lạnh cứu tỉnh mọi người. Nguyên-Nghiễm vờ như không biết Dư Tĩnh đi với Lưu hậu hại mình. Ông ta hỏi sứ đoàn đâu? Dư Tĩnh đáp rằng sứ đoàn rời lúc nào y không hay. Định-vương truyền tùy tùng dùng ngựa đi suốt ngày đêm trở về Biện-kinh gấp. Có lẽ ông ta cần về ngay để đối phó với việc Lưu hậu tuyển phò mã. - Thanh muội à. Chúng ta nín nhịn lão Tôn, Lê làm cho hai lão kiêu căng như vậy cũng đủ rồi. Bây giờ chúng ta phải giết hai lão để trừ cho Hoa-Việt mối nguy. - Em nghĩ mình không làm nổi. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh thừa sức giết hai lão. Nhưng anh với em thanh toán mười trưởng lão bang Nhật-hồ thực không dễ. - Giết hai tên này đâu khó. Hôm trước Đỗ phu nhân nói, phàm người chính phái luyện Hồng-thiết tâm pháp, mà bị buồn bực quá, sẽ hóa điên. Bây giờ chúng ta dùng Bảo-Hòa, Thông-Mai, năm ông mãnh với hệ thống tế tác Đông-a, Đại-Việt làm cho chúng thành người điên. Em có nhớ truyện hai trái đào giết ba dũng sĩ không? - Em nhớ chứ. Vậy anh truyền lệnh cho Bảo-Hòa, Thông-Mai làm. Việc này, với tài Bảo-Hòa thực dễ như trở bàn tay. - Bây giờ em bắt đầu bằng việc nói toạc lý lịch chúng ra, cho chúng sợ đã. - Đúng thế. Thanh-Mai hai tay cầm nén vàng Đại-Việt đưa ngang mày: - Đệ tử kính cẩn dâng chút lễ. Xin sư thái nhận để tu bổ chùa. Diệu-Huệ tiếp vàng, bà nắm tay Thanh-Mai tỏ vẻ thân thiết: - Phúc đức quá. Bà hỏi Khai-Quốc vương: - Chúng ta vốn có cộng duyên, hôm nay gặp nhau như vậy cũng đủ rồi. Bần ni mong rằng sau này trên đường về Đại-Việt, Vương-gia lại vãng cảnh lễ Phật. - Đa tạ sư thái quan hoài. Nhất định đệ tử sẽ trở lại thăm sư thái. Vị sư bà nắm tay vương, Thanh-Mai, như không muốn rời nhau. Lão Tôn hỏi Khai-Quốc vương: - Vương gia! Lão phu nghe nói đại hội anh hùng tộc Việt tại Thăng-long, võ lâm tôn Vương-gia làm trừ quân tộc Việt. Người ta còn nói rằng Những ai chưa gặp Vương-gia, đừng vội xưng anh hùng. Anh em lão phu những tưởng Vương-gia trí tuệ khác thường. Nào ngờ Vương-gia bị đám tăng ni đưa vào đường u mê của Phật-giáo. Khai-Quốc vương thản nhiên: - Xin hai tiên sinh cho biết cô gia u mê ở chỗ nào? Lão Tôn cười mỉa: - Vương gia trên đưởng đi sứ, mang mệnh quân vương kết hiếu với Tống. Thế mà gặp một mụ ni cô già, đã vội khúm núm hành lễ, để cho mụ dẫn vào đường mê muội. Vương gia ơi! Con người ta chết là hết. Thế mà mụ ni cô nói những gì một Đại vương, hai Công chúa dẫn âm binh đi từ hồ Động-đình tới Cửu-chân. Truyện hoang đường thế mà Vương-gia cũng tin được ư? Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Hai thằng cha này vốn người Việt, làm tay sai cho Lưu hậu. Ta thấy võ công chúng cao thâm khôn lường, đường đường chính chính, như vậy ắt chúng thuộc loại có lý lịch, mà tại sao ta chưa hề nghe nói về chúng? Chúng xử dụng độc chất cực giỏi, bây giờ lại đưa ra lời bài xích Phật-giáo, rõ ra ngôn từ của bọn Hồng-thiết. Ta thử dò dẫm xem lý lịch chúng ra sao mới được. Vương mỉm cười không trả lời. Mỹ-Linh đáp thay chú: - Lê tiên sinh dường như đã đi vào tuổi cổ lai hy rồi thì phải. Thế mà sao tiên sinh lại đưa ra lời hủ lậu quá đi mất. Lão Lê thản nhiên: - Mong công chúa điện hạ dạy dỗ cho chỗ hủ lậu của lão phu. - Tiên sinh nên biết rằng tại Đại-Việt dân chúng hoàn toàn được tự do tôn giáo. Bởi vậy ngoài chủ đạo tộc Việt ra, còn Phật, Nho, Lão. Đến quỷ đạo, ma đạo như Hồng-thiết mà cũng không bị cấm. Chúng tôi theo Phật vì Phật dạy làm lành, dạy lẽ giải thoát. Sao lại bảo rằng u mê? Nàng chỉ vào nhà tổ: - Không cần biết thực sự Quách đại vương cùng hai vị công chúa có hiển linh hay không. Chỉ biết rằng, nơi đây thờ kính các ngài, vì các ngài từng vị quốc vong thân, đạo lý tộc Việt dạy chúng ta phải tôn kính. Chú cháu tôi ngồi ở vị thế trị dân, mà không kính các ngài, thì không còn xưng là người Việt được nữa, chứ đừng nói vương tước với công chúa. Sư bà chắp tay vái Mỹ-Linh: - Công chúa! Bần ni thấy công chúa với hai vị tiên sinh đây dẫu có biện luận đến muôn năm cũng không hiểu nhau được. Công chúa bảo Hồng-thiết giáo là ma quỉ. Trong khi hai vị đây lại cho nhị thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh mới thuộc chính giáo. Còn tiên, Phật chẳng qua thuộc tà ma. Hai lão Tôn, Lê nghe sư bà Diệu-Huệ nói, chúng rùng mình: - Mụ ni cô này có vẻ tà môn. Bọn Khai-Quốc vương cũng chưa biết mình liên quan tới Hồng-thiết giáo, mà sao mũ lại biết? Lão Tôn hất hàm hỏi bằng giọng hách dịch: - Sư bà! Bằng vào đâu, sư bà bảo anh em lão phu thuộc Hồng-thiết giáo? Diệu-Huệ thản nhiên đáp: - Cả sứ đoàn bốn người, với bần ni vốn có cộng duyên. Ngược lại sáu người đều mắc nghiệp với hai tiên sinh, nên nay phải trả. Hai vị vốn thuộc danh môn chính phái, lại có địa vị cực cao trong Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Hơn mười năm trước danh vang Hoa-Việt ai mà không biết. Sau khi nhẩm ôn lại những gì mà người của phái Đông-a thông báo trong cuốn sử. Thanh-Mai bật thành tiếng cười khúc khích, rồi ngửa mặt lên trời mà cười. Lão Lê bực mình: - Vương-phi! Có điều gì cổ quái chăng? - Cổ quái thì không cố quái, nhưng nhị vị thân mang tuyệt nghệ võ học Lĩnh-Nam. Trong lòng chứa hùng tâm, mong xây dựng sự nghiệp vua Trưng. Thế mà sao lại bán bò tậu ễnh ương? Vì vậy tôi mới tiếc cho hai tiên sinh. Mặt lão Tôn tái nhợt: - Vương phi có biết anh em lão phu là ai không đã, mà lại đưa ra lời miệt thị? Thanh-Mai quay lại nói với Mỹ-Linh: - Để chị giới thiệu với Mỹ-Linh. Hai vị đây có đại danh trong võ lâm là Tôn Đức-Khắc và Lê Lục-Vũ. Hai lão Tôn, Lê kinh ngạc đến ngẩn người ra. Cả hai tự chửi thầm: - Mình hành sự thần bí thế mà con nhỏ này cũng nhận ra chân tướng. Nguy thực! Mình đi với chúng hơn mười ngày qua, mà cứ tưởng nó không biết gì. Tuy vậy hai lão vẫn làm bộ thản nhiên: - Kiến thức vương phi thực rộng bao la. Nhưng Vương-phi cũng giầu tưởng tượng quá. Anh em lão phu không hề biết gì về Hồng-thiết giáo. Thanh-Mai nói với chồng: - Kể ra triều đình Tống cũng sủng ái chúng ta, nên mới sai hai vị đại thần cùng mười vị đại tướng quân theo hộ vệ. Nghe Thanh-Mai nói, lão Tôn biến sắc. Nàng tiếp: - Hai vị có đại công trong việc dẹp đám anh hùng gốc Việt, di thần nước Ngô-Việt tại đại hội Hổ-môn cách đây mấy năm, nên được Tống triều phong cho quan cao cực phẩm. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh chợt nhớ lại, đêm trăng trước hai người đến cô trang trong ngọn Tuyệt-phong gặp Ngô Cẩm-Thi. Cẩm-Thi thuật lại thân phụ nàng tên Ngô Quảng-Thiên cùng hai sư thúc Chu Bội-Sơn, Đào Tường-Phúc đại hội anh hùng ở Hổ-môn mưu phục Ngô-Việt. Trong đại hội, Chu, Đào xuất hiện với chức vụ Tả, Hữu hộ pháp Hồng-thiết giáo, yêu cầu mọi người lấy tinh thần giáo phái này khởi binh. Một phần ba cử tọa phản đối. Thế là đưa đến động thủ. Giữa lúc đó thiết kị Tống xuất hiện, hợp với Hồng-thiết giáo tiêu diệt hết các anh hùng. Ngô Quảng-Thiên nào ngờ hai em kết nghiã đã ba đời lại phản mình. Ông bị trúng Chu-sa độc chưởng. Sau khi bị bắt, ông mới biết rằng Hồng-thiết giáo thỏa hiệp với Tống. Tống giúp Hồng-thiết giáo tiêu diệt anh hùng võ lâm Ngô-Việt. Ngược lại Hồng-thiết giáo giúp Tống diệt mầm mống chống đối, cùng trao cho bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, Dụng-binh yếu chỉ, bản đồ kho tàng. Nhưng bản đồ kho tàng bị Ngô Quảng-Thiên học thuộc rồi đốt đi. Tống triều bắt Ngô cùng ba con đem về Biện-kinh giam, chỉ để Ngô Cẩm-Thi ở lại Tuyệt-phong. Hẹn rằng khi nào ông trao bản đồ kho tàng, sẽ được thả ra, cùng giải vĩnh viễn Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Nhưng ông biết rằng nếu khai ra, chúng sẽ giết ông. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh cùng ồ lên một tiếng. Thanh-Mai chỉ vào lão Tôn tiếp: - Tôn Đức-Khắc là tên mới. Thực sự tên của tiên sinh là Đào Tường-Phúc, nguyên xuất thân con cháu di thần Ngô triều Đại-Việt. Tại triều Ngô-Việt được phong Thường-sơn công, lĩnh binh bộ thượng thư. Sau khi diệt anh hùng Ngô-Việt, tiên sinh được Tống triều phong chức văn tới Thái-tử thiếu phó. Chức võ tới Tiết-độ sứ đồng trung môn hạ bình chương. Tước tới Ngô-quốc công. Mới đây lĩnh tổng quản ngự lâm quân cùng thị vệ. Việc phong này xẩy ra khi Định-vương vắng nhà. Tuy rằng từ Định-vương Nguyên-Nghiễm cho tới Khu-mật viện phó tổng quản Phạm Trọng-Yêm trước đây cũng không biết mặt, mà chỉ nghe danh thôi. Đào Tường-Phúc bị lộ chân tướng, y kinh hãi: - Vương phi... Sao vương phi biết? - Cái gì bố tôi biết, thì tôi cũng biết. Nàng chỉ vào Lê: - Lê tiên sinh có tên Lê Lục-Vũ. Thực ra tên là Chu Bội-Sơn, thuộc phái Khúc-giang. Tại triều Ngô-Việt được phong Hành-sơn công, lĩnh lại bộ thượng thư. Tống triều phong cho chức văn Thái-tử thiếu bảo, chức võ tới Tả-vệ thượng tướng quân Tiết-độ-sứ. Tước Việt-quốc công. Mới đây được chỉ định làm Nam-biên kinh lược sứ, tức coi cả Quảng-Đông, lẫn Quảng-Tây. Nàng thở dài: - Ngoài công dẹp di thần Ngô-Việt, hai vị còn có đại công trong việc bắt tể tướng Khấu Chuẩn. Vì vậy hai vị được Lưu thái hậu cực kỳ tín cẩn. Nhưng hai tiên sinh ơi, hai tiên sinh bán bò tậu ễnh ương mất rồi. Nếu hai tiên sinh đừng đi vào đường tà đạo Hồng-thiết, mà cùng Ngô Quảng-Thiên khởi nghĩa. Đại sự thành, cái tước vương sẽ nằm trong tay. Bại thì danh lưu muôn thủa. Hai vị phản anh kết nghiã đã ba đời, để được chức tả, hữu hộ pháp Hồng-thiết giáo. Rồi lại diệt anh hùng Ngô-Việt để được tước công triều Tống. Hai vị định sau đó xin triều đình Tống cho về trấn Lưỡng-Quảng, nhân đó biên thùy một cõi, lập lại Ngô-Việt. Nhưng vụ án Hổ-môn phản nghiã huynh, giết anh hùng di thần Ngô-Việt, hỏi khi hai vị cử sự, ai theo hai vị nhỉ? Hai lão Đào, Chu nghe Thanh-Mai nói, mồ hôi vã ra như tắm. Cả hai đưa mắt nhìn nhau, rồi lão Chu hỏi: - Lão phu xin vương phi cho biết ai dã cung cấp tin này cho vương phi? - Tiên sinh lại quên rồi. Tôi đã nói rằng những điều tôi biết là do bố tôi giảng cho nghe. Bố tôi biết ắt cả phái Đông-a biết. Cả phái Đông-a biết tất Khu-mật viện Đại-Việt biết. Khu-mật viện Đại-Việt biết tất tộc Việt biết. Lão Đào nghĩ thầm: - Con nhỏ này dấu đầu hở đuôi rồi. Việc ta với Chu đệ được phong làm Kinh-lược sứ Nam-biên cùng thống lĩnh cấm quân chỉ mới cách đây hơn tháng. Có lẽ giờ này tên Tự-An cũng chưa biết. Còn con nhỏ này rời Đại-Việt đã mấy tháng rồi, mà bảo rằng bố nói cho biết thực láo. Lạ quá, chúng không rời ta nửa bước, mà sao ai báo tin cho chúng? Khu-mật viện Đại-Việt thực kinh khủng. Vốn thuộc lòng Hồng-thiết kinh, lão Chu, Đào chợt động tính xảo trá: - Vương phi lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia rồi. Lão phu không liên hệ gì với hai tên Chu Bội-Sơn, Đào Tường-Phúc cả. Gì mà không hiểu hai tên Chu, Đào. Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Thanh muội hé lộ lý lịch chúng như vậy để chúng biết oai đủ rồi. Nếu ta làm quá, chúng tuyệt vọng, lại đi theo đường khác mất, khó mà trị. Vương bảo Thanh-Mai: - Thanh lầm rồi. Hai vị này danh phận không nhỏ, đâu có liên quan gì tới truyện Ngô-Việt. Vương khoan thai lên xe: - Tiện thê lầm lẫn. Xin hai vị lượng thứ. Hai chiếc xe đổ đồi. Lão Chu, dùng Lăng-không truyền ngữ nói với lão Đào: - Đại ca tính sao? Đệ định tới hồ Đồng-đình, dẫn bọn này du ngoạn Tam-sơn, rồi chúng ta dùng độc chưởng tra khảo chúng, bắt chúng khai xem ai đã lộ tin tức ấy. Sau đó chúng ta đánh thuốc độc, để khi đến kinh chúng chết hết. Lưu hậu ắt không trách cứ gì được. - Đúng đấy. Hôm sau đi xe vượt ngọn đồi nhỏ, trước mặt hiện ra một vùng đồng bằng phì nhiêu. Tuy vào tiết Đông-chí, mà cây có xanh tươi, khí hậu mát mẻ, chứ không đến nỗi lạnh như trên đèo. Viên kỵ binh dẫn đầu trở lại nói với lão Tôn: - Trình đại nhân, khoảng hơn giờ nữa tới Hành-Nam. Chúng ta vào thành nghỉ hay đi luôn? Lão Tôn đáp không suy nghĩ: - Chúng ta không vào thành. Trong thành ồn ào phức tạp lắm. Mà Vương-gia, Vương-phi, Công-chúa vốn thuộc nòi thi-phú, thích cảnh trí để ngắm. Ta đã chuẩn bị trước rồi. Đêm nay Vương-gia sẽ qua đêm trên bến Hướng-dương kiều. Sáng mai Vương-phi với Công-chúa mới vào thành mua sắm. Lão nói với Mỹ-Linh: - Công chúa điện hạ, Hành-nam nổi tiếng với ba đặc sản hẳn công chúa điện hạ sẽ thích lắm. Mỹ-Linh đã từng nghe nói nhiều về Hành-nam với lụa, ngọc và son. Tuy vậy nàng cũng làm bộ ngơ ngác: - Tôi quê mùa lắm, không biết nhiều về đất bờ xôi giếng mật này. Mong tiên sinh đừng tiếc công chỉ dẫn. Nghe Mỹ-Linh nói, trong lòng hai lão Chu, Đào cùng nghĩ thầm: - Rõ ràng con nhỏ này biết chúng ta cầm tù chú cháu nó. Mà tuyệt nhiên nó vẫn nhũn nhặn, ôn nhu. Cứ suy gã Long-Bồ với con nhỏ Mỹ-Linh, thì đủ rõ tên chăn trâu Lý Công-Uẩn đức cao lắm, hèn chi võ lâm cũng như dân chúng qui tâm là phải. Khi tới hồ Động-đình có tra khảo, ta cũng nên tử tế với con nhỏ này. Lão Tôn đáp: - Hành-Nam nổi tiếng nhất về lụa. Lụa vừa mịn, vừa mỏng. Nhất định khi công chúa thấy sẽ mua hàng trăm thước. Sản phẩm thứ nhì là ngọc. Ngọc bích xanh như lá. Hồng ngọc đỏ tươi như ráng trời. Công chúa mà đeo ngọc bích Hành-Nam mới xứng. Đặc sản thứ ba là son. Nhưng e công chúa không thích, vì môi công chúa tươi hơn son. Mỹ-Linh mỉm cười: - Đa tạ tiên sinh quá khen. Xa xa, thành Hành-Nam đã hiện ra. Bấy giờ tuy tiết vào Đông, cây cỏ tiêu sơ, nhưng khí hậu không đến nỗi lạnh lắm. Thiệu-Thái than: - Mỹ-Linh này, con sông kia có phải là Tương-giang không? - Đúng đó. - Anh không hiểu tại sao mạ mạ lại bảo con sông Tương là nơi phát xuất ra tộc Việt nhà mình. Sông này dài lắm sao? - Không dài lắm, khoảng hai nghìn dặm (3). Ghi chú(3) Tương-giang phát xuất từ Nam hồ Động-đình chảy qua hai tỉnh Hồ-Nam, Quảng-Tây, đài 811 cây số. Lưu vực tới 92.500 cây số vuông. Dọc bờ sông có các thị trấn du lịch sau: Tương-âm, Trường-sa, Tương-đàm, Chu-Tương, Chu-châu, Hành-sơn, Hành-Đông, Hồng-kiều, Linh-lăng, Toàn-châu, Dư-an, Quế-lâm. Nó phát xuất từ Nam hồ Động-đình chảy theo chiều Bắc-Nam cho tới Quảng-Tây-Nam lộ. Nó là mẹ của hơn chín mươi con sông nhỏ. Từ Bắc xuống Nam, cứ khoảng mấy chục dặm lại chia nhánh rẽ ra con sông theo chiều Tây-Đông. Cho nên có người ví nó với con rồng uốn khúc với hàng trăm chân. Mỗi chân là một nhánh sông con.- Tại sao sông không chảy từ Nam lên Bắc, mà lại chảy từ Bắc xuống Nam. Mỹ-Linh lắc đầu. Nàng hỏi lão Lê: - Lê quốc-công! Quốc-công kinh lịch, bác học đa năng, xin quốc công đừng tiếc lời chỉ dẫn cho hậu học. Tiếng nói Mỹ-Linh vốn ngọt như cam thảo, giọng nàng kéo dài như gió thoảng, lời lẽ nhũn nhặn, khiến lão Lê bớt thù nghịch đi nhiều. Trước đây nàng đã thành công với Minh-Thiên, bây giờ đến lượt lão Lê. Lão đáp: - Để lão phu trình bầy cho công chúa nghe. Vùng Nam sông Trường-giang được gọi là Giang-nam, đất vốn thấp hơn Giang-bắc, vì vậy lưu lượng nước sông Trường-giang đều chảy về Nam. Mỹ-Linh lại hỏi: - Vãn sinh nghe có người nói sông Trường-giang phát xuất từ Thanh-hải lại có người bảo phát xuất từ Tây-tạng. Thực sự ra sao? - Thưa công chúa, Trường-giang là tên chung. Nhưng mỗi đọan lại có một tên khác nhau. Thực sự nó phát xuất từ Thanh-hải. Đoạn ở Thanh-hải gồm hai con sông Mộc-lỗ Ô-tô-hà, Sở-ô Mi-hà đổ vào vùng Khúc-mê-lai thành đoạn Thông-thiên-hà, theo chiều Tây sang Đông. Đến khi vào địa giới Tứ-xuyên, Tây-tạng lại mang tên Kim-sa-giang. Đoạn trên Kim-sa-giang chia ranh giới Tây-tạng với Tứ-xuyên. Đoạn dưới nó chia ranh giới giữa Lĩnh-Nam với Thục. Nay là Tứ-xuyên với Vân-Nam. Mỹ-Linh bật reo lên: - À ! Vãn sinh hiểu rồi. Kim-sa-giang tới Độ-khẩu gặp sông Nhã-long-giang rồi chảy theo chiều Nam lên Đông-Bắc xuyên qua Kinh-châu, Đàm-châu ra tới vùng Ngô-Việt. (4) Ghi chú(4) Sông Trường-giang dài 5.800 cây số. Lưu vực tới 1.808. 500 cây số vuông, chảy qua các tỉnh Thanh-hải, Tứ-xuyên, Tây-tạng, Vân-Nam, Hồ-Bắc, Hồ-Nam, Giang-Tây, An-huy, Giang-tô, Thượng-hải.Thình lình viên kỵ binh dẫn đầu trở lại trình với lão Tôn: - Trình Quốc-công, phía trước có ba kị mã trang phục theo lối công tử bậc nhất, họ dàn hàng ba ruổi ngựa rất chậm. Dù thấy kỵ binh, họ vẫn không chịu tránh. Xin Quốc-công quyết định. Thời Tống, việc ấn định y phục rất rõ ràng, chia làm năm bậc. Bậc một dành con các thân vương, Phò-mã, Công-chúa. Bậc hai dành cho con các quan từ Kinh-lược sứ, Chuyển-vận sứ tới Tể-tướng. Bậc ba dành cho con các bậc từ cấp huyện trở lên đến tư mã các châu. Bậc bốn dành cho con các quan thấp còn lại, cùng thư sinh. Bậc năm dành cho con nhà dân dã. Vì vậy tuy bọn kị binh hách dịch, nhưng thấy công tử bậc một đều úy kị. Lão Tôn vẫy tay gọi một thị vệ: - Lão Thất, người lên trước xem sao. Chẳng nên dụng võ. Mỹ-Linh biết lão Thất là người đứng thứ bẩy trong hàng mười trưởng lão bang Nhật-hồ. Tuổi y tương đối trẻ, khoảng bốn mươi lăm. Y dạ một tiếng, rồi rời hàng ngũ, tiến về phía trước. Lão Tôn, Lê cũng đánh xe ngựa theo sau lão Thất. Phía trước, ba con ngựa cao lớn hùng vĩ đang khoan thai vỗ móng xuống đường kêu lốp cốp. Trên lưng ngựa, ba người lỏng buông tay khấu, nói truyện với nhau cười đùa hồn nhiên. Lão Thất phi ngựa tới sau ba kị mã nói lớn: - Ba kị mã kia, mau tránh đường cho quan binh đi. Tiếng lão quát lên muốn nổ màng nhĩ. Thế mà ba kị mã vẫn cười nói dòn dã như không biết gì đến truyện xung quanh. Lão lại quát lên: - Tránh đường. Rồi vọt ngựa xung vào giữa hai ngựa phía trước. Hai kị mã phía trước giật cương ra roi cho ngựa tung vó lên. Thế là ba ngựa song song, ngựa lão Thất ở giữa. Lão Thất tức mình ra roi cho ngựa chạy thực nhanh. Hai ngựa với ngựa lão thất chạy song song hàng ba. Kị mã còn lại cũng phi ngựa theo. Thoáng một cái, bốn ngựa qua khúc quẹo mỏm núi phía trước, mất hút. Lão Tôn hỏi Thanh-Mai: - Vương-phi! Lão phu mất kém, không nhận ra tung tích ba kị mã phía trước. Vương-phi xuất thân danh gia đệ tử, chắc Vương-phi nhận được tung tích chúng. Thanh-Mai mỉm cười: - Ngô quốc công thực quá khiêm tốn. Rõ ràng ba người đó xử dụng võ công Trung-quốc. Này nhé kị mã ở giữa rung roi ngựa, tay hơi quay tròn là chiêu kiếm Nhạn lạc thu phân của Nga-mi kiếm biến ra. Kị mã phía trái nhổm người dậy, hai gối cặp vào lưng ngựa, thuộc chiêu Hạc xung sơn lĩnh thuộc võ công Võ-đang. Kị mã bên phải tụt lại sau, rồi vòng tay vỗ lưng ngựa là biến chiêu trong Di-Đà chưởng của phái Thiếu-Lâm. Lão Tôn khâm phục: - Vương phi thực tinh mắt. Đến đó ngựa quẹo qua mỏm núi, ba kị mã hiện ra phía trước, ngựa vẫn khoan thai bước đều. Còn lão Thất thì biến đâu mất. Lão Tôn kinh hãi quay lại sau vẫy tay: - Lão Bát, lão Cửu, hai người lên xem lão Thất ra sao rồi. Hai trưởng lão bang Nhật-hồ lại vọt ngựa lên trước. Y nói lớn: - Ba vị, xin ngừng bước. Ba kị mã gò cương cho ngựa dừng lại. Thanh-Mai nhận ra khuôn mặt họ khoảng hơn hai mươi tuổi. Một người hỏi: - Hai tướng quân muốn chúng tôi giúp điều chi? - Tôi muốn biết người bạn đồng hành của tôi đâu? Một kị mã tươi cười: - Có phải một quan gia trang phục như tướng quân không? - Đúng vậy. Ban nãy y phi ngựa song song với hai trong ba vị. Một kị mã lắc đầu: - Tôi có thấy vị tướng quân đó phi ngựa giữa hai kị mã, phía sau một kị mã nữa. Dường như ba kị mã hộ vệ vị tướng quân đó thì phải. Họ mới vượt qua mặt chúng tôi không lâu. Đến đấy lão Tôn cũng nhận thấy ba kị mã này có hơi khác với ba kị mã trước. Vì họ đều cỡi một loại ngựa, yên cương, y phục giống nhau. Nên thoáng nhìn tưởng là một. Lão kinh ngạc hỏi: - Dường như ba kị mã trước với các vị vốn cùng môn hộ chăng? - Chúng tôi không hề quen biết họ. - Thế sao... - Tướng quân thấy chúng tôi trang phục giống nhau, thì cho rằng chúng tôi cùng môn hộ chăng? Tướng quân ơi, không phải thế đâu. Ba người kia thuộc loại đối đầu với chúng tôi? Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 38 Lĩnh-Nam Tam Tiên - Lão phu không hiểu? - Có gì lạ đâu. Triều đình ban chỉ thí võ tuyển Phò-mã. Vì sợ số ứng thi nhiều quá, nên quan Tể-tướng ban lệnh rằng, các châu tổ chức sơ tuyển. Mỗi châu được lấy ba người trúng cách. Ba người đó được cấp ngựa, y phục, cùng tiền để lai kinh. Để phân biệt, các ứng sinh trúng cách sơ tuyển mỗi châu mang mầu khăn khác nhau. Ba người ban nãy mang mầu vàng. Như vậy họ thuộc châu Linh-lăng. Còn chúng tôi khăn trắng thuộc châu Quế-dương. Chúng tôi đồng lên đường lai kinh, dự trận đấu chung kết. Một kị mã khác hỏi: - Phải chăng ba người kia phạm tội gì với các vị? Lão Bát lắc đầu: - Không. Bây giờ anh em tôi có việc phải theo người bạn ban nãy. Xin kiếu ba vị công tử. Một kị mã cười: - Nếu hai vị tướng quân không cho rằng Chúng tôi- đa sự. Anh em chúng tôi xin theo hai vị. - Thế thì anh em chúng tôi đành phiền ba công tử. Nào, chúng ta đi. Năm người vọt ngựa về trước. Phút chốc biến vào những lùm cây xanh ngắt ẩn hiện trong sương mù. Thanh-Mai hỏi lão Tôn: - Tôn tiên sinh. Hiện nhà Đại-Tống có bao nhiêu châu? - Tổng số chín mươi ba châu lớn. - Như vậy có tới hai trăm bẩy mươi chín ứng viên sơ tuyển về kinh. Rồi thêm người nhà theo hỗ trợ, cũng như võ lâm thiên hạ tụ về tò mò xem. Phen này Biện-kinh thực náo nhiệt. Lão Tôn thở dài: - Hôm trước anh em lão phu báo tin cho Vương-gia, để Vương-gia cho các thiếu niên Đại-Việt ứng tuyển, may ra có người thành phò mã. Bây giờ Tả-bộc xạ Tào Lợi-Dụng lại đặt ra thể lệ mỗi châu ba người, e rằng Đại-Việt khó chen chân. Mỹ-Linh xen vào - Nếu muốn chúng tôi vẫn có thể tham dự như thường. Chúng tôi có Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn coi như đại diện Bắc-biên hay Đại-Việt cũng vẫn hợp lệ như thường. Lão Tôn gật đầu: - Nếu ba thiếu niên đó mà ứng tuyển, dù không lấy được Công-chúa, cũng lấy được Quận-chúa hoặc tiểu thư con đại thần. Thanh-Mai ngạc nhiên: - Sao vậy? - Lưu hậu tuyển mười bẩy cô vừa đẹp, vừa ngoan, văn hay, chữ tốt trong các Quận-chúa, tiểu thư tuổi từ mười lăm đến mười bẩy, rồi nhận làm con nuôi. Cộng với công chúa Huệ-Nhu thành mười tám. Các ứng viên trúng cách của các châu về kinh sẽ qua ba cuộc tuyển nữa. Cuộc tuyển đầu tiên là khám xét xem phẩm chất coi có được không? Có khai ít tuổi hoặc tăng tuổi lên không? Có bệnh hoạn không? Những người trúng cách đợt này qua cuộc tuyển thứ nhì là thi văn tại sân rồng. Cuối cùng thi võ. Phút chốc xe qua khu cây cối xanh rì, phía trước hiện ra ba kị mã nữa. Cũng vẫn một thứ ngựa, một mầu quần áo, nhưng họ choàng khăn mầu đen. Lão Tôn thấy ba người mình ra đi, mà không thấy bóng dáng đâu. Lão ra lệnh: - Lão Lục, lão Thập hãy đi tìm ba lão Thất, Bát, Cửu về ngay. Kể từ bây giờ tới giờ Thân, nếu thấy hay không thấy cũng phải trở về phục lệnh. Lão Lục, Thập phi ngựa đi liền. Khi ngựa hai lão gần tới phía sau, thình lình ba kị mã cũng ra roi cho ngựa chạy. Thế là năm ngựa cùng phi nước đại. Phút chốc cả năm đều biến vào khúc quẹo, rồi mất hút. Lão Lê hỏi lão Tôn: - Tôi có cảm tưởng một thế lực nào đang trêu ghẹo mình. Bằng không tại sao họ phi ngựa theo người bên mình làm gì? Lão Tôn nói cứng: - Dù thế lực nào chăng nữa, với bản lĩnh năm lão, ai làm gì nổi mà sợ? Xe đi hơn giờ nữa, bắt đầu rẽ ra con đường song song với bờ sông. Nước sông Tương mùa Đông chảy trong veo. Trên sông thuyền bè đi lại tấp nập. Lão Tôn chỉ vào dẫy chiến thuyền hơn năm chục chiếc phía trước: - Kìa là Hướng-dương kiều. Cây cầu đá da bắc ngang Chưng-hà. Chỗ giao hội ba con sông Tương, Lỗi, Chưng có căn cứ thủy quân. Chúng tôi dự trù đón vương gia cùng sứ đoàn xuống thuyền qua đêm. Một đội quân hơn nghìn người, gươm giáo sáng ngời, đánh trống đón tiếp sứ đoàn. Thanh-Mai nói với lão Tôn: - Quốc công! Tôi nghe nói tướng chỉ huy hạm đội Hành-Nam tên Vương Văn, lĩnh chức Chiêu-võ hiệu-úy. Trước y trấn ở Hổ-môn, mới được tân thăng làm Đô-đốc Tương-giang hồ Động-đình hơn tháng nay thì phải (1) Ghi chú(1) Vương-Văn, thi nhân đời Tống. Ông tên thực là Trần Phụ-Quốc người trấn Ngọc-sơn thuộc Đại-Việt. Ông làm quan với Tống đến chức Tiết-độ-sứ. Khi về hưu, ông trở về vùng Phong-châu làm nhà sàn, săn thú. Ông là một thi sĩ không mấy nổi danh, nhưng bẩy bài từ Tương-giang của ông cực kỳ lãng mạn. Hầu hết được phổ nhạc.Lão Tôn kinh hãi: - Trời ôi! Thực xấu hổ, mình lĩnh chức tổng chỉ huy thị vệ, tai mắt của Lưu thái hậu, được lệnh hướng dẫn sứ đoàn, mà không biết tên viên chỉ huy thủy quân Hành-Nam. Thế sao con này biết tường tận như vậy? Cho rằng tế tác Đại-Việt giỏi thì giỏi thực. Nhưng việc viên Vương Văn đổi về đây thì con nhỏ này đã vào Tống rồi, làm sao nó liên lạc được với người trong nước mà biết? Nhất định nó phải nhận được tin dọc đường. Dọc đường ta canh phòng cẩn mật như thế, thì nó tiếp nhận tin bằng cách nbào? Viên tướng giáp trụ sáng ngời hành lễ quân cách: - Chiêu-võ hiệu-úy, chỉ huy hạm đội Hành-Nam, xin tham kiến Vương-gia cùng sứ đoàn Đại-Việt. Y hướng Tôn, Lê: - Xin tham kiến nhị vị quốc công. Thanh-Mai để bàn tay phải ngang hông, rồi chĩa hai ngón tay giữa và trỏ ra giật giật ba cái. Khai-Quốc vương biết đây là phép hành lễ bí mật của phái Đông-a. Vương tự hỏi: - Tại sao Thanh-Mai phải hành lễ với viên tướng Tống này như người dưới đối với người trên? Dường như y thản nhiên tiếp nhận, không đáp lễ lại? Vương để ý thấy thấy sắc mặt Thanh-Mai với Vương Văn hơi khác lạ, cười mà không phải cười. Trong nụ cười hàm chứa điều gì kì bí mà vương không hiểu nổi. Sau khi nhập cảnh Trung-quốc, từ Tuyên-vũ sứ Khâm-châu cho tới Kinh-lược an-phủ sứ Đàm-châu Tào Khánh cùng quan chức Tống, nhất nhất đều gọi sứ đoàn bằng danh tự Cống-sứ Giao-chỉ. Đây là lần đầu tiên Tống cử một đội binh hùng hậu dàn chào theo nghi lễ tiếp đón vị Vương, rồi Chiêu-võ sứ kính cẩn gọi bằng quốc hiệu Đại-Việt. Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Chắc chắn Định-vương Nguyên-Nghiễm đã phát lệnh dọc đường cho các quan làm việc này. Như vậy y xứng đáng con người tín nghĩa trọng lời hứa với ta. Vương Văn mời mọi nghười xuống một chiến thuyền lớn. Y kính cẩn nói: - Khải tấu Vương-gia. Thần được chỉ dụ của quan Thái-sư phụ quốc thái úy rằng: Ngoài Vương-gia, trong sứ đoàn còn có Vương-phi cùng công chúa Bình-Dương vốn thuộc nòi thi-văn, cho nên tiểu tướng chuẩn bị chiến thuyền này làm chỗ nghỉ ngơi, hầu sứ đoàn ngắm cảnh Tương-giang trong đêm. Như vậy Vương-gia được nghỉ ngơi, trong khi thuyền ngược chiều về hồ Động-đình. Y chỉ hai con thuyền khác kè hai bên thuyền sứ đoàn: - Hai chiến thuyền này dùng làm chỗ nghỉ ngơi của hai vị quốc-công. Thiết kị sẽ đi trên bờ. Ngoài ra còn mười chiến thuyền. Năm chiếc đi trước, năm chiến đi sau. Không biết như vậy có được không? Lão Tôn bảo Vương Văn: - Trước đây Tiếp dẫn sứ Tào Khánh khiếm khuyết chức vụ, để Trường-giang thất quỷ phạm đại giá Vương-gia. Vì vậy thái hậu ban chỉ hai chúng ta cùng mười vị tướng quân trong đại nội đích thân hộ tống. Đây gần Trường-giang vì vậy tướng quân phải canh phòng cẩn mật lắm mới được. Trên sàn thuyền, tiệc rượu bầy ra sẵn, có tỳ nữ hầu hạ. Vương Văn mời mọi người. Thuyền nhổ neo hướng về Bắc. Khai-Quốc vương chửi thầm: - Thanh muội chỉ dùng chút xíu tin tức của Bảo-Hòa, Thông-Mai cung cấp, mà bọn này cũng sợ ta đến trình độ không dám mời vào thành, mà để trên thuyền hầu dễ canh gác. Chúng vây ta như thành đồng vách sắt thế này đây? Đã vậy ta đánh nghi binh làm chúng hoảng hốt cho bõ ghét. Vương nói: - Nhị vị quốc-công. Cô-gia muốn đích thân Vương tướng quân bảo giá cô-gia mới yên tâm. Vậy phiền hai vị để Vương tướng quân trấn trên thuyền của sứ đoàn. Vả lại được Vương tướng quân vốn nổi danh về từ của đất Giang-Nam, được đàm đạo với người chẳng thú lắm sao? Hai lão Tôn, Lê ngạc nhiên: - Tên Lý-long-Bồ có ngu không? Rõ ràng ta bao vây y, mà y không biết, còn xin cho Vương Văn ở chung trên chiến thuyền nữa, thì có khác gì tự trói mình? Vương Văn quả có danh vọng về thi văn. Y sáng tác được nhiều bài từ cực kỳ lãng mạn, hầu như khắp Giang-Nam thanh thiếu niên đều thuộc lòng. Thế nhưng hai lão Tôn, Lê lại không biết gì. Bây giờ nghe Khai-Quốc vương nói, hai lão kinh ngạc đến hoảng sợ. Vương Văn nghe Khai-Quốc vương khen từ của mình. Y khoan khoái đến cực điểm: - Tiểu tướng mong được Vương-gia phẩm bình cho. Mỹ-Linh mỉm cười: - Vương tướng-quân này. Ở đây chúng tôi là người Việt. Hai vị quốc-công với tướng-quân vốn là người Hoa gốc Việt. Chúng ta nên nói tiếng Việt mới phải. Hai lão Tôn, Lê, cùng như Vương Văn đều kinh sợ đến ngơ ngẩn cả người ra. Vì Văn gốc Việt, điều bí mật này đến vợ con y cũng không biết, mà nay Mỹ-Linh lại nói toẹt ra. Hỏi sao y không hoảng hốt. Mỹ-Linh càng dọa già: - Trong các bài từ của tướng quân, tôi thích nhất bài Tương-giang dạ vũ, lời óng mựơt, ý lãng mạn xứng đáng danh tác của Giang-Nam. Trên đường đến Hành-nam tôi hát thầm mãi. Bây giờ xin dịch để tướng-quân chỉnh cho. Vương Văn nghe Mỹ-Linh nói, y sướng đến muốn ngất đi. Vì bài Tương-giang dạ vũ y mới sáng tác. Hơn mười ngày trước y họp bạn, mời ca kỹ đến hát. Thế mà cô Công-chúa tiên nữ này cũng biết được thực là điều y khó tin. Mỹ-Linh cất tiếng ngâm: Tương-giang một giải xanh lờ, Sóng lăn tăn vỗ, bên bờ lá rơi. Mỹ nhân giặt lụa, ngắm trời, Tay ngà, nước biếc mây trôi ánh vàng (4) Ghi chú(4) Trích bốn câu đầu trong bài từ Tiêu tương dạ vũ của Vương-Văn. Tả mỹ nhân giặt lụa trong đêm ở bến Tương-giang đến như vậy tôi nghĩ không thể khuyên son, mà phải đổ cả nghiên son lên mới xứng đáng.Khai-Quốc vương gật gù: - Này, Vương tướng quân. Người nên ứng thí, biết đâu không trúng trạng nguyên, bảng nhãn. Chứ làm quan võ này mãi, e chân tài mai một đi. Vương Văn cúi đầu: - Đa tạ Vương-gia, cùng Vông-chúa ban khen. Thanh-Mai lắc đầu: - Vương-gia. Theo em nghĩ cứ để Vương tướng quân coi thuỷ quân, mới có thời giờ tiêu dao mây nước mà sáng tác. Chứ thi đậu đại khoa rồi làm quan, thì e không có dịp sáng tác. Quốc-vương vỗ đùi: - Vương-phi bàn đúng. Xưa nay danh sĩ đều ít người thuộc giới quan trường. Như Lý Bạch, Đỗ Phủ đâu có đậu đại khoa, cũng chẳng làm quan lớn mà danh lưu vạn đại. Thanh-Mai rót chung rượu mời Vương Văn: - Chung rượu này để tặng danh sĩ. Mong Vương tướng quân cạn cho. - Đa tạ Vương-phi ban thưởng. Thanh-Mai nói: - Vương tướng quân này, kiến thức tôi hơi hủ lậu, thành ra trong Tương-giang thất tuyệt của tướng-quân, tôi chỉ thuộc có năm bài. Còn hai bài Tương-giang địch vọng cùng Tương-giang xuân hiểu tôi nhớ được mấy câu. Tôi thích nhất bốn câu: Thu tiêu dạ vũ, Thanh vọng đoạn trường hề. Thiếu phụ song tiền lệ thanh sam, Trượng phu nhất khứ sầu mang mang (5) Tôi đã dịch như sau: Đêm Thu mưa gió phũ phàng, Tiếng tiêu đứt ruột vọng sang bên bờ. Chồng đi mang cả trời thơ, Ngồi bên cửa sổ lệ mờ đẫm khăn.Ghi chú(5) Trích trong bài &quot;Tương-giang lệ thùy&quot; của Vương-Văn. Vương Văn đứng dậy chắp tay: - Đa tạ Vương-phi. Vương-phi dịch hay hơn cả nguyên tác của tiểu nhân. Thế rồi tiệc rượu bàn toàn truyện thi văn Hoa-Việt. Trời dần tối, thuyền rời Hành-Nam đã hơn bốn mươi dặm. Lão Lê hỏi lão Tôn: - Bọn lão Lục, Thập chưa thấy trở về. Như vậy năm người của chúng ta ắt gặp sự gì cổ quái rồi chăng? - Chúng ta cứ chờ xem. Hai lão Tôn, Lê đứng dậy cáo từ: - Vương gia, hai lão phu xin giã từ Vương-gia. Kinh chúc Vương-gia qua một đêm đẹp trên vùng đất tổ. Hai lão tung mình lên cao, ai nhảy nhảy về thuyền người ấy. Hai lão đi rồi Vương Văn xin phép vào trong thay quần áo. Khi y trở ra, trên mình khoác chiếc áo lạnh. Thoáng nhìn qua, Mỹ-Linh giật mình, vì trên chiếc nút áo cổ của y có sợi chỉ đỏ. Nàng đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương xem chú mình có nhận biết y không. Nhưng Vương cùng Vương-phi vẫn nhìn ra sông ngắm cảnh. Thình lình vương hỏi: - Trời lạnh thế này, liệu tướng quân có kiếm ra hoa phong lan không? Câu này vương ngụ ý muốn hỏi xem Vương Văn làm tới chức gì của Khu-mật viện. Vương Văn ngồi ngay ngắn lại: - Khải vương gia, tiểu tướng không thể tìm được hoa phong lan, nhưng có thể bắt được sư tử. Khai-Quốc vương ngơ ngác không hiểu. Trong khi Thanh-Mai kinh hãi. Nàng chĩa ngón tay điểm thẳng vào ngực Vương Văn. Vương Văn cũng dùng chỉ điểm thẳng vào chỉ của nàng. Hai chỉ chạm nhau đến bộp một cái, Thanh-Mai cảm thấy tay mình tê dại, nàng phải lộn đi một vòng để hoá giải kình lực. Trong khi Vương Văn ôm tay nhăn nhó tỏ vẻ đau đớn. Khai-Quốc vương kinh hãi vô cùng. Vì với bản lĩnh của Vương-phi hiện không thua Đại-Việt ngũ long làm bao. Hôm đại hội Lộc-hà, bọn Vũ Nhất-Trụ, Đỗ Xích-Thập, Lê Ba, Nguyên-Hạnh đều thua dưới tay nàng. Từ hồi đó đến giờ nàng luyện thêm phép điểm huyệt, công lực thâm hậu vô cùng. Thế mà dường như qua chỉ vừa rồi, nàng thua Vương Văn. Vương định ra lệnh cho Thiệu-Thái can thiệp. Song thấy nét mặt Vương-phi như cười đùa với Vương Văn, chứ không phải đấu võ, nên vương an tâm. Thanh-Mai dùng bàn tay chém vào cổ Vương Văn. Y không đỡ, không tránh, đợi tay nàng sắp chạm vào người mới co ngón tay trỏ và cái búng vào lưng bàn tay nàng. Thanh-Mai thu tay về dùng cùi chỏ thúc vào hông y. Y chĩa hai ngón tay kẹp cùi chỏ nàng lại. Thanh-Mai thu tay về. Tần ngần suy nghĩ một lúc, Thanh-Mai dùng tay trái bẹo tai Vương Văn. Y để cho nàng bẹo, nhăn mặt: - Ái! Thôi nhé! Hai mươi tuổi, làm vương phi, nay mai thành Hoàng-hậu. Không còn nhỏ nữa. Bỏ tay ra, bằng không ta đánh đòn. Thanh-Mai thu tay lại, nàng nắm lấy vai Vương Văn, nước mắt dàn dụa: - Đại sư ca! Em nhớ đại sư ca chết đi được. Sư tỷ đâu rồi? - Sư tỷ hiện ở Biện-kinh. Sư huynh cũng nhớ sư muội muốn điên lên. Mười năm rồi còn gì nữa? Y cũng khóc. Thanh-Mai ghé tai Vương nói: - Anh Văn là đệ tử thứ nhất của Bố. Hồi em còn bé, anh ấy thường bồng em đi chơi. Những chiêu võ vừa rồi em với anh xử dụng là những chiêu để đệ tử phái Đông-a nhận ra nhau. Côi-sơn đại hiệp Trần Tự-An có bẩy đệ tử. Thanh-Mai đứng vào vai út. Đại đệ tử tên Trần Phụ-Quốc, nhị đệ tử tên Trần An-Dân, hay Bảo-Dân. Tam đệ tử tên Trần Trung-Đạo. Ba người võ công cực kỳ cao thâm, văn học uyên bác. Phụ-Quốc nổi danh về văn. Bảo-Dân nổi danh về nhạc. Trung-Đạo nổi danh về họa. Cả ba hành hiệp giúp đời. Giang hồ đặt cho danh hiệu Lĩnh-Nam tam tiên. Người ta còn tặng cho Phụ-Quốc danh tự Thanh-sư. Bảo-Dân danh tự Bạch-hổ và Trung-Đạo danh tự Phi-Hùng. Thanh-Mai thua đại sư ca đến gần hai mươi tuổi. Hồi nhỏ nàng được sư ca thay phụ thân dậy võ, dậy văn. Nàng thường được Phụ-Quốc bế bồng, dẫn đi chơi. Sau cả ba được sư phụ ủy cho sứ mệnh đặc biệt, từ đấy Thanh-Mai không gặp lại các sư huynh nữa. Bẵng đi mười năm, bây giờ gặp lại, nhưng Thanh-Mai nhận ra Phụ-Quốc ngay. Còn Phụ-Quốc đã được Thông-Mai, Bảo-Hòa báo trước, nên chàng không bỡ ngỡ. Thanh-Mai giới thiệu sứ đoàn với Phụ-Quốc, rồi nói với Khai-Quốc vương: - Nhờ anh Thông-Mai, cùng Bảo-Hòa nối hệ thống Đông-a với triều đình, nên anh Văn mới giúp chúng ta. Anh chưa có quan chức gì của Đại-Việt. Lúc mới gặp lại, em ngờ ngợ đôi chút. Sau anh nói: Có thể bắt được sư tử, em mới nhận ra. Lúc mới đến Hướng-dương kiều, Khai-Quốc vương thấy Thanh-Mai chìa hai ngón tay ra rồi giật giật ba cái. Vương biết đó là lối hành lễ bí mật của phái Đông-a. Nhưng Vương không hiểu sao nàng lại hành lễ với Vương Văn, mà Vương Văn thản nhiên tiếp nhận, không đáp lễ, như một người trưởng thượng vậy. Bây giờ Vương mới hiểu rõ y là đại để tử của Trần-tự-An. Trong khi Thanh-Mai là đệ tử út. Từ khi lên cầm quyền, Vương biết Tự-An có bẩy đệ tử đều là tay kiệt hiệt. Nhưng Khu-mật viện ghi nhận được có mình Ngô An-Ngữ, sau này thêm Đoàn Thông, Thông-Mai. Nếu kể cả Thanh-Mai mới có bốn. Bây giờ nảy ra Vương Văn, một võ quan khá lớn của Tống là đại đệ tử. Như vậy còn thiếu hai người đứng hàng nhì và ba nữa. Vương thắc mắc định hỏi Vương-phi, nhưng Vương tự nghĩ: - Phái Đông-a hành sự rất kỳ bí. Nguyên hệ thống tế tác trên đất Tống của họ muốn hiệu nghiệm hơn Khu-mật viện. Những gì có thể nói ra, Thanh muội nói rồi. Những gì Thanh muội không nói ra, ắt có chỗ bất tiện, ta chẳng nên hỏi làm gì. Chợt Vương nhớ lại sư phụ thường không tiếc lời ca tụng Lĩnh-Nam tam tiên về võ công, về văn học. Cả ba đều xuất phát từ phái Đông-a. Nay Vương Văn nói bắt sư tử chắc y có tên Trần Phụ-Quốc, hiệu Thanh-sư đây. Vương hỏi: - Đại sư ca! Không ngờ sư ca nổi danh Thanh-sư mà lại làm tướng thủy quân! Phụ-Quốc cười: - Mình làm quan với Tống là giả mà! Xưa kia chúng ta từng có Vạn-tín hầu Lý Thân, Lĩnh-Nam vương Nghiêm Tử-Lăng, Bắc-bình vương Đào Kỳ rồi. Bây giờ thêm Vương Văn cũng không sao. Thanh-Mai hỏi nhỏ: - Đại sư ca! Người trên thuyền này tin được không? - Toàn là người nhà không. Mình tha hồ nói truyện. Sư muội! Cách đây mấy ngày sư phụ, sư mẫu cùng với Hồng-sơn đại phu qua đây chơi ít ngày. Thanh-Mai giật mình: - Bố em đâu? - Người đi lên hồ Động-đình lễ Quốc-tổ rồi. - Đại ca biết lý lịch hai lão Tôn, Lê rồi chứ? - Dĩ nhiên. Sư muội nói toạc lý lịch chúng ra, chúng sợ hãi quá, vội viết lệnh sai người truyền cho cho sư huynh rằng: Chúng vờ về thuyền riêng, để cho huynh theo dõi sứ đoàn. Đúng là giao thịt cho sư tử. Vương Văn nhìn Thanh-Mai: - Khi sư huynh tuân lệnh sư phụ sang Tống, bấy giờ sư muội mới mười tuổi. Thời gian qua mau thực. Nay sư muội đã hai mươi tuổi rồi. Vừa rồi sư muội dọa hai lão Đào Tường-Phúc, Chu Bội-Sơn về thi từ của sư huynh, làm hai lão sợ hãi hệ thống tế tác của Đại-Việt đến run lên. Vương Văn thở dài: - Sư mẫu qua đời trong hoàn cảnh đau khổ, khiến Thông-Mai trở thành con người quá nghiêm khắc. Khi y với Bảo-Hòa đến Hành-Nam, một đêm y giết sạch hơn trăm bang chúng Nhật-hồ, làm rúng động cả thành. Thiệu-Thái kinh ngạc: - Đệ nghe nói bang Nhật-hồ biến thành bang Hoàng-đế chuyên trị bệnh cứu người rồi kia mà? Sao có sự lạ thế? Vương Văn lắc đầu: - Người muốn thế, mà trời nào muốn thế! Nguyên trước đây Lưu hậu bị Đặng Đại-Bằng cho người khống chế bằng Chu-sa độc chưởng. Bà ta nhất nhất phải theo lệnh y. Vì vậy hầu hết các cao thủ bang Nhật-hồ được Lưu hậu phóng thích. Lưu hậu phải thu nhận mười trưởng lão làm thị vệ. Giữa Lưu thái hậu với tên Đặng Đại-Bằng có thỏa ước với nhau rằng: Bà phải để yên cho bang Nhật-hồ phát triển, không được truy lùng đệ tử bang này nữa. Ngược lại các trưởng lão của họ tuyệt đối phục tùng Lưu thái hậu để khống chế quần thần chống bà. Thanh-Mai hỏi: - Thế tại sao bà vẫn giam lỏng gia quyến của họ Đỗ tại Biện-kinh? - Do lời yêu cầu của Đại-Bằng. Đại-Bằng không được truyền Hồng-thiết tâm pháp. Y biết trong các đệ tử bang trưởng tiền nhiệm, không ai được truyền thần công này. Tâm pháp Hồng-thiết thần công do con gái Ngạn-Uy giữ. Nay cứ giam gia quyến họ Đỗ, rồi sai người đi tìm Đỗ Lệ-Thanh, uy hiếp bà ta bắt trao mật pháp. - Hôm trước nghe bọn bang Nhật-hồ nói với nhau rằng sau Lưu hậu được một trưởng lão Đại-Việt cấp thuốc giải. Trưởng lão đó tên Vũ Nhất-Trụ. Sự thực ra sao? - Không phải Vũ Nhất-Trụ mà là Lê Ba. Từ Khai-Quốc vương cho tới Thanh-Mai đều bật lên tiếng ủa kinh ngạc. Vì từ trước đến giờ Khu-mật viện Bắc-biên, Đại-Việt, cùng như đám bang chúng Nhật-hồ Trung-quốc đều ghi nhận rằng Vũ Nhất-Trụ cung cấp thuốc giải cho Lưu thái hậu. Bây giờ lại nảy ra Lê Ba, một người chủ trương yêu nước chống Trung-quốc quá khích. Hơn nữa chính sách khủng bố, chém giết người Hoa ở Đại-Việt do y soạn ra. Nào ngờ y lại làm gian tế cho Lưu thái hậu. Biết ý mọi người, Vương Văn tiếp: - Việc Lê Ba dùng tên Vũ Nhất-Trụ chỉ có Lưu hậu với y biết. Hai người bàn nhau rằng: Phải tính toán Nhật-Hồ lão nhân với Vũ Nhất-Trụ, y mới lên làm giáo chủ được. Đối với Nhật-Hồ, y giam lão lại rồi, muốn giết lúc nào cũng được. Còn Vũ Nhất-Trụ, uy tín y lớn quá. Nếu giết y, đám đệ tử y toàn võ quan sẽ bỏ giáo, theo triều đình. Lưu hậu giới thiệu Lê Ba là Vũ Nhất-Trụ. Hành động gắp than bỏ bàn tay như vậy mục đích sau đó giả làm lộ ra, cho triều đình giết y. Đám đệ tử y kinh hoàng theo về Lê Ba hết. Khai-Quốc vương gật đầu: - Mưu sâu thực. Tin tức do chính bang Nhật-hồ với Hồng-thiết giáo làm lộ ra, thì Khu-mật viện lầm là phải. Thế tại sao Lê Ba lại chủ trương diệt người Hoa? - Chủ trương đó của Lưu hậu. Lưu hậu sai Hoàng Văn tiềm ẩn kết hợp người Hoa làm nội ứng. Đa số người Hoa ở Đại-Việt đều bất mãn với quan lại Trung-quốc, mới bỏ xứ ra đi. Lưu hậu cho rằng đám đó giết đi càng lợi cho Tống. Nhưng Lê Ba chỉ cho giáo chúng giết những người nào còn mưu đồ chống Tống, không chịu theo Hoàng Văn. Khai-Quốc á một tiếng: - Hèn chi giáo chúng Hồng-thiết chuyên đốt nhà, giết người Hoa thuộc lớp mới di sang vì lý đo tiền nhân có liên hệ với Lưu Trí-Viễn, Quách Ngạn-Uy, Sài Vinh mà thôi. Đám này tuy ở Đại-Việt, mà mưu đồ diệt Tống, phục hồi tổ nghiệp. Thì ra thế. Mỹ-Linh nhớ ra điều gì: - Sau khi được Hoàng Văn cho thuốc giải, Lưu hậu đổi thái độ với bang Nhật-hồ Trung-quốc ngay, hay bà để nguyên vậy? Vương Văn hỏi ngược lại: - Nếu công chúa là Lưu hậu. Công chúa xử sự ra sao? - Tôi sẽ im lặng, không cho bang Nhật-hồ biết. Một mặt vẫn xử dụng đám trưởng lão. Còn những điều Đại-Bằng bắt làm, lợi thì ừ. Không lợi thì lắc. Gã cắt thuốc giải, bà đâu có sợ? Vương Văn mỉm cười: - Lưu hậu là người trí tuệ tuyệt vời, bà ta đâu có hành động như vậy. Bà biến mười trưởng lão thành người của bà. - Bằng cách nào? - Bà phong chức tước, xây nhà cửa cho chúng ở, rồi đem gia quyến, họ hàng chúng về Biện-kinh. Bấy giờ bà mới làm như Công-chúa nói. Đám trưởng lão tài đến đâu cũng không dám trái ý bà, vì sợ bà giết hết tông ty họ hàng. Về sau bà ta lại thu dụng dược Trường-giang song quỷ. Hai gã này vốn là đệ tử Đỗ bang trưởng cuối cùng của bang Nhật-hồ. Mới đây bọn chúng qui phục Đại-Việt rồi phải không? - Đúng vậy. Bà ta làm cách nào thu phục được chúng? Thiệu-Thái hỏi: Phụ-Quốc hất hàm hỏi Thiệu-Thái, thái độ uy nghi như sư phụ hỏi đệ tử: - Giáo chủ thử đoán xem. - Đối với những nhân vật xuất chúng như mười trưởng lão, như Trường-giang song ưng, không thể dùng vàng bạc, chức tước, mà phải dùng một thứ gì trói buộc. Đám này nguyên luyện Hồng-thiết công mà bị cái vạ đau đớn mỗi năm. Muốn thu phục chúng cần có người luyện thành Hồng-thiết tâm pháp. Về thần công này có Nhật-Hồ luyện thành. Ngoài ra còn ai đâu? Thình lình chàng à lên một tiếng: - Phải rồi! Khi Nhật-Hồ về Đại-Việt, lão thành lập Hồng-thiết giáo rồi truyền Hồng-thiết tâm pháp cho bẩy người, gồm tả, hữu hộ pháp Đào Tường-Phúc, Chu Bội-Sơn, cùng ngũ sứ Khiếu Tam-Bản, Nguyễn San, Bun Thành, Nguyễn Thúy-Minh, Sử-Van Na-vượng. À, thì ra hai lão Đào, Chu đã giúp bà ta làm việc đó. Phụ-Quốc mỉm cười tinh quái: - Vì vậy hai lão này mới được phong tước tới Quốc-công. Một lão cầm binh quyền Nam-biên tiếp giáp với Đại-Việt, Đại-lý, Lão-qua. Một lão coi ngự lâm quân cùng thị vệ. Trường-giang thất quỷ qui Nam-triều cho đến nay Lưu-hậu cũng chưa biết. Còn bang Nhật-hồ bỏ tà theo chính, thành bang Hoàng-Đế khiến võ lâm Trung-nguyên trấn động vui mừng khôn tả. Nhưng Lưu hậu lại buồn! - Vì sao? Mỹ-Linh hỏi. - Vì bà mất đi một lực lượng hỗ trợ lớn. Hơn nữa lực lượng này trở thành chân tay của Định-vương Nguyên-Nghiễm, đối đầu với bà. Vì vậy bà cho hai lão Chu, Đào đi khắp nơi khống chế bang chúng Nhật-hồ bắt bỏ Đại-Bằng. Hai lão đã thu phục được mười tám trong chín mươi ba châu. Bang chúng Hành-nam này vốn thuộc bọn đầu trộm đuôi cướp, vô học, bất hạnh, nên theo hai lão Chu, Đào. Chẳng may cho chúng, cách đây nửa tháng, sứ giả của Đại-Bằng tới khuyến dụ chúng cải tà qui chánh. Chúng không theo, còn dùng số đông người giết chết. Đúng lúc đó Thông-Mai, Bảo-Hòa xất hiện. Hai người giết sạch không còn tên nào. Y đốt luôn trụ sở của chúng nữa. Khai-Quốc vương lắc đầu: - Anh Thông-Mai hành sự có hơi quá đáng. Giết như vậy thực tàn nhẫn quá. Phụ-Quốc lắc đầu: - Vương gia đừng ngạc nhiên. Đó là võ đạo phái Đông-a. Phái Đông-a chủ trương: Với bọn cướp nước, bọn bán nước, không có đất cho chúng sống. Bọn trộm cắp ác độc, không cải hóa được, thì phái giết đi hầu trừ hại cho dân. Bọn bang Nhật-hồ Hành-nam đã được lệnh bang chủ trở lại đường ngay, không những chúng không theo, còn giết sứ giả. Như vậy giết đi thực phải. Thanh-Mai, Tự-Mai theo sư thái Tịnh-Huyền lâu ngày, nên Phật-pháp cải biến đi nhiều. Còn Thông-Mai, trong lòng mang mối phẫn hận sư mẫu bị giết, bị làm nhục, y ra tay có hơi nặng, song tôi nghĩ cần phải làm thế. Phụ-Quốc cười khoan khoái: - Ngày mai, hai lão Chu, Đào nghe tin bộ hạ bị giết sạch, ắt tức đến điên người lên được. Thiệu-Thái hỏi: - Vương đại ca! Đại ca có biết nhóm nào giả làm chín kị mã hí lộng quỷ thần đám trưởng lão bang Nhật-hồ không? Vương Văn, Thanh-Mai cùng nhìn nhau cười. Mỹ-Linh cũng bật cười. Thiệu-Thái ngơ ngác hỏi: - Có gì lạ đâu mà cười. Khai-Quốc vương lắc đầu: - Chết ! Cháu thực thà thế, mà sau làm vua Bắc-biên, e nguy lắm chứ không chơi đâu. Có thực cháu không biết lý lịch chín kị mã à? - Cháu không biết. Mỹ-Linh thương hại người yêu: - Anh hãy kiểm điểm lại đi. Trong ba kị mã đầu tiên anh thấy gì? - Cả ba cỡi ngựa hồng. Chỉ có một người lên tiếng. Còn hai người im lặng. Y nói giọng khàn khàn như bị cảm. Anh để ý thấy một người xức nước hoa mùi Ngọc-lan. Cổ y không có bìu, mép trắng, dường như chưa đến tuổi có râu. Một người đội mũ che lấp hết tóc trên đầu. Còn một người da mặt đen thui, thuật kị mã của y thực tuyệt vời. Y ngồi im lấy gót chân khẽ khều vào bụng ngựa, khiến con ngựa nhảy dựng đứng lên, mà người y không nghiêng ngả. Thanh-Mai khen: - Thiệu-Thái tinh ý đấy chứ. Thế ba kị mã thứ nhì có gì đặc biệt? Thiệu-Thái nhắm mắt ôn lại một lát rồi đáp: - Một người có con mắt sáng ngời. Y liếc nhìn mợ hai với Mỹ-Linh miệng cười mà không phải cười. Một người lên tiếng, giọng y như ngậm nước trong miệng. Còn một người cổ không bìu, xức nước hoa... Ngọc-lan. Chàng buột miệng: - Thì ra họ có năm người, trong đó gã xức nước hoa Ngọc-lan, cổ không bìu xuất hiện tới hai lần. Lần trước y đeo kiếm, lần sau y đeo nhuyễn tiên, da mặt lần đầu vàng khè, lần thứ nhì đen như lọ chảo, vì vậy khó ai biết y xuất hiện hai lần. Thanh-Mai cười: - Còn ba người thuộc toán thứ ba? Thiệu-Thái cau mặt lại: - À, cũng vẫn gã không bìu, xức nước hoa Ngọc-lan, lần này gã cỡi ngựa trắng, khăn trắng, áo choàng ngoài lông cừu, thành ra ai cũng tưởng hai người. Còn gã thứ nhì... ừ nhỉ, gã vẫn nhìn mợ hai với Mỹ-Linh rồi nhăn mũi một cái. Đúng rồi, gã chính là tên mắt sáng ở toán thí nhì, chỉ khác ngựa ô với áo choàng da bò. Gã thứ ba có thuật kị mã siêu việt, gã ngồi kiết già trên mình ngựa, mà ngựa nhảy dựng lên, gã vẫn không sao. Chàng cau mặt: - Thôi đúng rồi, gã chính là tên kị mã giỏi ở toán thứ nhất. Mỹ-Linh vỗ lưng Thiệu-Thái: - Tất cả có năm gã. Gã không bìu xuất hiện ba lần. Gã mắt sáng cười mũi xuất hiện hai lần. Gã kị mã giỏi xuất hiện hai lần. Còn gã che kín tóc cũng như gã khản tiếng xuất hiện một lần. Thiệu-Thái thở phào một cái: - Như vậy lần đầu tiên họ dụ cho lão Thất đuổi theo, sau đó bắt lão. Gã che kín đầu giữ gã lại. Lần thứ nhì họ bắt lão Bát, Cửu. Sau cùng họ bắt hai lão Lục, Thập. Bản lĩnh năm trưởng lão bang Nhật-hồ đâu có thua gì các trưởng lão Lạc-long giáo. Họ xử dụng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng đến chỗ thần sầu quỷ khốc, thế mà năm gã kị mã bắt được họ một cách dễ dàng. Như vậy bản lĩnh chúng phải ghê lắm. Coi thân thủ dường như chúng còn trẻ, thế mà sao võ công cao đến như thế? Thanh-Mai bật cười: - Khi đàn ông cổ không bìu, lại xức nước hoa thì y là đàn bà. Còn người che kín đầu, vì dầu y không tóc. Y là một nhà sư. Trên đời này, không ai có thể giỏi thuật kị mã bằng đệ tử Sài-sơn, hậu duệ Phù-đổng thiên vương. Vậy gã kị mã giỏi ắt xuất thân từ phái này. Thiệu-Thái à lên một tiếng: - Phải rồi, người xức dầu thơm là Bảo-Hòa. Vì Bảo-Hòa sợ người ta nhận ra hương trầm trên người nó. Người che kín đầu là Thông-Mai, vì anh ấy mới hoàn tục tóc chưa dài. Gã cỡi ngựa giỏi chắc chắn là Lê Văn. Còn tên cười mũi trêu mợ hai với Mỹ-Linh... là ai nhỉ? Đúng rồi y là Tự-Mai, vì còn ai dám trêu mợ với Mỹ-Linh một lúc. Còn gã nói tiếng khàn khàn võ công cực cao, gã giả võ công Trung-nguyên, nhưng nội lực rõ ra nội lực Cửu-chân chắc chắn là Tôn Đản chứ không ai vào đấy được. Chàng nói một mình: - Còn Thuận-Tông, Thiện-Lãm đâu không thấy xuất hiện? Mỹ-Linh cốc vào đầu Thiệu-Thái: - Đối phó với trưởng lão bang Nhật-hồ mà đưa Thuận-Tông, Thiện-Lãm ra, e mất mạng như chơi. Thiệu-Thái xấu hổ hỏi Thanh-Mai: - Đây là lần thứ nhì năm ông Thiên-lôi qua mắt được cháu. Mợ nhận ra chúng lúc nào? - Ngay từ lúc chúng xuất hiện. Bảo-Hòa, Lê Văn độn quần áo ở trong cho ngườì lớn lên. Họ hóa trang cực kỳ công phu, song sợ chúng ta biết, nên ít dám quay mặt lại sau. Mỹ-Linh hỏi Khai-Quốc vương: - Chú thử đoán xem, năm ông mãnh trêu bọn tiếp dẫn sứ với mục đích gì? - Con nên nhớ rằng mấy sư đệ của con tuy nhỏ tuổi, thích đùa nghịch, nhưng kiến thức cùng võ công không thua bất cứ người lớn tuổi nào. Chúng hành sự xuất quỷ nhập thần, khó mà đoán ra trước. Chúng được lệnh đi hộ vệ Ngô Quảng-Thiên từ Biện-kinh đến Bắc-biên. Nếu không có việc gì trọng đại, đời nào chúng trêu ghẹo đám thị vệ, kiêm trưởng lão bang Nhật-hồ. Vương cười khoan khoái: - Một đời kinh nghiệm, gian xảo như hai lão Đào Tường-Phúc, Chu Bội-Sơn cùng mười trưởng lão bang Nhật-hồ mà bị chúng qua mặt. Không biết chúng bắt sống năm trưởng lão làm gì? Thiệu-Thái, cháu thử giải đoán cho cậu xem nào? Thiệu-Thái dạ một tiếng, suy nghĩ rồi nói: - Thưa cậu, năm đứa tỏ ra có bản lĩnh, vì vậy khi hành sự chúng nghiên cứu theo dõi đám tiếp dẫn sứ rất chi tiết về tính tình, võ công, nhất là địa điểm hành sự. Vì cháu thấy cứ mỗi lần bẫy cho một tên thị vệ đuổi theo, thì phía trước đều có khúc quẹo hầu ra tay. Chúng sợ mình biết, nên không dám quay mặt lại. Cháu cho rằng Ngô-quảng-Thiên có sự gì bất ổn, chúng bắt đám trưởng lão hầu trao đổi với Lưu hậu. Cũng có thể chúng cần tra khảo để biết tin tức cần thiết. À, phải rồi, đây là do Bảo-Hòa bầy ra để hí lộng hai lão Tôn, Lê. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 39 Trên cánh đồng Tương Trước đây Khai-Quốc vương nghe sư phụ Huệ-Sinh không tiếc lời khen đại hiệp Tự-An về tài dạy dỗ đệ tử. Bảy đệ tử của ông đều là những quái kiệt trong giới võ lâm. Ngoài bản lĩnh cao thâm ra, họ đều có biệt tài về một bộ môn văn hóa. Khi cầm quyền trấn nhậm Nam-thùy Đại-Việt, tiếp xúc với Ngô An-Ngữ, Vương tìm thấy ngay Ngữ có tài dùng binh, mà hiện trong triều chỉ có phụ hoàng hơn được. Tuy biết võ công Ngô cao thâm, dùng binh giỏi. Nhưng Ngô xuất thân phái Đông-a. Mà bấy giờ phái Đông-a đang chống triều đình, vì vậy tuy yêu tài Ngô, vương cũng chỉ có thể trao cho cầm một trong mười đạo quân Thiên-tử-binh. Sau vụ phụ hoàng cùng Khai-Thiên vương tập kích Trường-yên, bị Ngô An-Ngữ bắt sống tướng Mai Hựu chỉ huy quân của Khai-Thiên vương. Bấy giờ Vương mới có cớ thăng Ngô-an-Ngữ lên chức quản Khu-mật viện Nam-thùy, một chức vụ lớn hơn Tiết độ sứ. Hơn nữa, chức vụ tín cẩn. Sau chính nhờ An-Ngữ, vương biết thêm Đoàn Thông, viên đô đốc chỉ huy hạm đội Thăng-long. Vương nghiên cứu lại hoạn đồ Đoàn Thông, thấy y gặp gian nan vì trực tính, không thuận theo ý Dực-Thánh vương. Vương truyền gọi Thông đến yết kiến, an ủi rồi thăng lên một lúc hai bậc, trao cho thống lĩnh ba hạm đội Âu-Cơ, Bạch-Đằng, Gia-Hưng. Giờ đây, vương mới được gặp đại đệ tử Trần Phụ-Quốc trong một chức võ quan không nhỏ của Tống. Chỉ tiếp xúc sơ sài, vương thấy ở Quốc một người yêu nước nhiệt thành, một thái độ ngang tàng, hơn nữa một thi nhân lãng mạn. Sáng hôm sau thuyền đi vào địa phận Trường-sa. Hai lão Tôn, Lê lại trở về thuyền của Phụ-Quốc. Vương với Vương-phi đang dùng điểm tâm. Hai lão đưa lời vấn an rồi hỏi: - Vương gia! Năm thị vệ sai đi hôm qua, cho đến giờ phút này vẫn không có tin tức gì. Với con mắt thần của Vương-gia, Vương-gia thử đoán xem tình trạng họ ra sao? Khai-Quốc vương biết hai lão nghi ngờ mình, Vương tảng lờ: - Năm vị thị vệ đó võ công cực kỳ cao thâm, không dễ gì có người hại được họ. Theo cô-gia, trong khi đuổi theo bọn thiếu niên kia, họ đã gặp việc gì quan trọng, rồi theo dõi, nên không về phục lệnh nhị vị Quốc-công chăng. Lão Lê lắc đầu, rồi hỏi Vương Văn: - Vương tướng quân. Tướng quân có nghe biết vụ án hơn trăm người bị giết chết trong thành Hành-nam chứ? - Trình quốc công có. Tất cả nạn nhân đều thuộc bang Nhật-hồ Hành-nam. Quan Kinh-lược an phủ sứ cùng Chuyển-vận sứ thân đến nơi điều tra. Số người chết gồm một trăm mười hai người. Họ đều chết vì chưởng lực chính đại quang minh. Một người trong bọn họ bị thương nặng, còn sống sót cho biết hung thủ chỉ có hai người. Một người là nhà sư, một người là đàn bà. Chúng ra tay cực tàn bạo. Giết người xong, chúng còn viết lên tường câu Tru diệt bọn Nhật-hồ. Lão Lê đưa mắt nhìn Thanh-Mai: - Những người không biết võ công Lĩnh-Nam, đều cho rằng hung thủ thuộc phái Thiếu-lâm. Nhưng theo lão phu, hai người đó tinh thâm võ công phái Đông-a, Sài-sơn, Tản-viên. Người xử dụng võ công Sài-sơn, dùng nội lực Đông-a thực tàn bạo. Mỗi chiêu đánh trúng người nào, người ấy bị nát nhừ tạng phủ. Trong khi cơ thể nguyên vẹn. Vương phi! Những người như thế, thực không hai. Lão phu nghe nói huynh trưởng của Vương-phi luyện nội lực Đông-a tới chỗ cao thâm khôn lường. Người lại học được Thiên-vương mật dụ, nên luyện thành võ công Sài-sơn. Như vậy... Y cười cay đắng: - Phải chăng hung thủ là quý trưởng huynh? Thanh-Mai khâm phục kiến thức lão Lê nàng nghĩ thầm: - Nếu mình chối, sau nảy ra sự thực, ắt hai con ma này khinh thường mình. Mình phải nói nước đôi mới được. Nàng cười: - Quốc công thực xứng đáng là người tổng trấn Nam-thùy Đại-Tống, không việc gì trên đất Việt mà Quốc-công không biết. Nhưng Quốc-công ơi, huynh trưởng của tôi đã hoàn tục lâu rồi, đâu còn làm sư nữa. Người hành hiệp nay đây mai đó khó có thể biết người ở đâu. Nếu sự thực hơn trăm người đó bị huynh trưởng của tôi giết, chắc chắn Tống triều hài lòng lắm. Bởi mấy chục năm nay Tống triều hằng truy nã bang chúng Nhật-hồ khắp nơi mà. Lão Tôn nghiến răng: - Tôi nghi chín kị mã hôm rồi đón đường sứ đoàn, dụ cho năm thị vệ đuổi theo cũng do thiếu hiệp Trần Thông-Mai chứ không sai. Đây thuộc điạ phận Trường-sa, lão phu chịu thua y, chứ y mà đến Biện-kinh, lão phu cam đoan chỉ ba ngày sẽ gô cổ y lại. Thân Thiệu-Thái hỏi: - Vãn bối nghĩ hai vị tước tới Công. Quan cao cực phẩm, khi nghe thấy những kẻ thù của triều đình bị giết ắt vui mừng lắm, chứ có đâu lại giận dữ? Tỷ như thiếu hiệp Thông-Mai có giết bọn bang Nhật-hồ, vãn bối nghĩ Quốc-công phải tấu về triều ban thưởng cho người chứ? Còn chín thiếu niên trêu chọc các thị vệ đại nhân, vãn bối cho rằng không phải Trần thiếu hiệp. - Tại sao? Lão Tôn hỏi. - Chín người đó võ công rất cao cường. Họ xử dụng võ công Trung-quốc. Hơn nữa họ đều là người Hán, đã trúng cách sơ tuyển, đang trên đường về kinh hy vọng thành Phò-mã. Thiếu-hiệp Thông-Mai làm sao sai khiến được họ? Mặt trời đã lên cao, viên thuyền trưởng hành lễ với Vương Văn: - Thưa tướng quân, hôm qua tướng quân có lệnh khi thuyền đi vào cánh đồng Tương phải báo cho tướng quân biết. Cánh đồng Tương có ba. Bây giờ thuyền vào tới khu thứ nhất rồi. Xin trình để tướng quân rõ. Vương Văn hỏi hai lão Tôn, Lê: - Khai-Quốc vương muốn viếng thăm di tích cánh đồng Tương, hồ Động-đình nơi phát tích ra hai vị Quốc-mẫu tộc Việt. Không biết hai Quốc-công định thế nào? Phẫn hận vì vụ đám bang chúng Nhật-hồ bị giết, thêm vào mối lo lắng năm trưởng lão của mình đuổi theo đám thiếu niên mất tích. Hai lão Tôn, Lê trút hận lên đầu sứ đoàn. Hai lão thấy rằng suốt hơn năm mươi năm qua, bóng vía chúng đến đâu, thiên hạ đều kinh hãi. Thế nhưng mấy hôm nay, dường như có một thế lực vô hình nào đó vừa có tính chất đe dọa vừa có tính chất khinh khi hai lão. Hai lão cho rằng trên thế gian chỉ Khai-Quốc vương mới có khả năng làm truyện đó. Hai lão nghĩ thầm: - Tất cả những gì xẩy ra, có thể tên Long-Bồ chuẩn bị trước. Vậy muốn phá hỏng kế hoạch của y, ta cứ làm ngược lại những gì y đề nghị. Nghĩ vậy lão Tôn nói: - Sau vụ năm thị vệ biệt tăm. An ninh của sứ đoàn bị đe doạ. Chúng ta cứ vượt Tương-giang vào hồ Động-đình, ra Trường-giang. Sang Kinh-châu sẽ liệu, chẳng nên vào Tương-đài làm gì. Lão ngừng lại một lát, rồi nói: - Tương truyền khi Quốc-tổ phong cho một trăm con đi các nơi qui dân lập ấp, người có hẹn rằng : Mỗi năm các hoàng tử phải về cánh đồng Tương hội họp một lần. Chỗ hội họp đắp nhiều đài, gọi là khu Tương-đài. Hồi ấy, cánh đồng Tương gồm trọn vẹn lưu vực sông Tương từ hồ Động-đình tới chân núi Tương-Nam. Sau này dân chúng đến cư ngụ ngày một đông, thành ra bây giờ còn ba khu. Khu này gọi là Tương-Nam. Tới Trường-sa còn khu nữa gọi là Tương-trung và khu tiếp giáp hồ Động-đình là Tương-âu. Nơi mà các hoàng tử hội họp là Tương-âu chứ không phải Tương-nam, Tương-trung. Thiệu-Thái ngơ ngác hỏi Mỹ-Linh: - Mỹ-Linh à, anh nghe bà vú kể: Quốc-tổ Lạc-Long quân lấy Quốc-mẫu Âu-Cơ, đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con trai. Sau đó Quốc-tổ nói với Quốc-mẫu rằng : Ta là loài rồng, nàng là tiên không thể ở với nhau được. Nay ta đem nămn mươi con xuống biển. Nàng đem năm mươi con lên núi. Rồi truyền ngôi cho người con cả. Sao nay Lê quốc công lại nói phong cho trăm con, mỗi người đi một nơi qui dân lập ấp? Câu hỏi của Thiệu-Thái làm mọi người bật cười. Mỹ-Linh chưa kịp trả lời, lão Tôn nói mỉa: - Giáo chủ Lạc-Long giáo, mà lịch sử về Lạc-Long quân còn không thông, thì còn mong mỏi gì? Thanh-Mai đáp thay Thiệu-Thái: - Biết những chi tiết nhỏ trong lịch sử, nhưng lòng lang dạ thú như Nhật-Hồ lão nhân thì ích gì? Lạc-Long giáo lấy tinh thần tộc Việt làm chủ đạo. Chính cái tinh thần đó mới quan hệ. Ví như Thiên-Thánh hoàng đế, vốn là con cháu họ Triệu. Nhưng liệu có biết hết chi tiết nhỏ nhặt về Tống thái tổ không? Nàng giảng cho Thiệu-Thái: - Tộc Việt mình có hai loại sử là chính sử và huyền sử. Ví như Cao-cảnh hầu Cao Nỗ chế ra nỏ thần, bắn liên tiễn. Dân chúng huyền thoại rằng vua An-Dương được thần cho móng rùa, làm nẫy bắn một lúc ngàn mũi tên. Đức thánh Gióng dùng Thiên-vương chưởng, rồi dùng kế đốt quân Ân. Dân chúng huyền thoại rằng ngựa sắt của ngài phun ra lửa. Nàng nhấn mạnh từng tiếng: - Câu truyện về Quốc-tổ, Quốc-mẫu đẻ ra bọc trăm trứng chỉ là huyền sử. Nguyên Quốc-mẫu là công chúa con vua Đế-Lai, lâu ngày sử không ghi được tên thực. Nhân khi thành hôn, hai ngài ngao du trên cánh đồng Tương, cùng núi Tam-sơn. Vùng này có rất nhiều chim Âu, bởi vậy mới gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ. Âu tức chim âu. Cơ là người vợ. Khi nói đến chim Âu đẻ, đương nhiên sẽ đẻ ra trứng. Thế thôi. Huyền thoại vốn do người dân truyền tụng, sức tưởng tượng của họ cũng thực tế như thế đó. Nàng nhìn lão Lê: - Sự thực Quốc-tổ cùng Quốc-mẫu vẫn ở vùng hồ Động-đình. Trong khi con trưởng làm vua, đóng đô ở Phong-châu, gần Mê-linh bây giờ. Còn các con, ngài phong cho mỗi vị làm vua một vùng. Vùng đó bao gồm từ Ngũ-lĩnh về Nam tới Chân-lạp, Tây tới Xiêm-la. Cho nên sử Hoa-Việt gọi tộc Việt bằng danh xưng Bách-Việt... Thình lình tiếng nhạc du dương, trầm bổng từ xa vọng lại, làm Thanh-Mai phải ngừng nói. Mọi người hướng theo tiếng nhạc, tìm xem phát ra từ đâu. Trên con thuyền nhỏ dài khoảng hai trượng, một cánh buồm lớn no gió phồng lên. Giữa cánh buồm vẽ con chim âu vỗ cánh dưới ánh nắng mặt trời. Một thiếu niên ngả mình trên chiếc ghế theo tư thức nửa nằm nửa ngồi, mặt quay về trước, hai chân đạp lên hai sợi dây. Hai sợi dây này nối với cánh buồm. Tay thiếu niên ôm cây đàn độc huyền cầm (đàn bầu), bật lên những âm thanh dài dặc vang đi rất xa. Trong khi y dùng chân điều khiển buồm. Lão Tôn kinh ngạc: - Âm thanh phát ra rõ ràng có tiếng trống, tiếng phách, tiếng tiêu cùng tiếng đàn. Trong khi trên thuyền chỉ có mình thiếu niên tấu đàn. Vậy những nhạc khí kia do ai xử dụng? Con thuyền phăng phăng chạy rất mau. Thế nhưng tiếng nhạc vẫn dìu dặt lên bổng, xuống trầm, véo von vọng đi rất xa. Thoáng một cái, thuyền của thiếu niên đã chạy ngang với thuyền Vương Văn. Y chú tâm vào tiếng đàn, mắt nhìn trời, không biết đến trên chiến thuyền có nhiều binh lính, gươm đao sáng lòe. Lão Lê cất tiếng khen: - Tuyệt vời! Thực tuyệt vời. Thiếu niên vừa dùng chân điều khiển thuyền, vừa tấu nhạc, mà âm điệu không bị lạc. Khó kiếm được người giỏi thủy tính hơn y. Lão cất tiếng gọi: - Bạn trẻ. Bạn trẻ hãy ngừng lại cho lão phu hỏi đôi lời. Con thuyền nhỏ vẫn phăng phăng trôi, tiếng nhạc đổi sang nhẹ nhàng như tơ trời. Lão Tôn hỏi Mỹ-Linh: - Công chúa! Công chúa giỏi âm nhạc. Công chúa có biết tại sao trước mặt chúng ta chỉ thấy một thiếu niên tấu đàn, mà có đến bốn âm thanh khác nhau? Vậy tiếng trống, tiếng tiêu, tiếng phách từ đâu mà có? Mỹ-Linh ở Hoàng-cung được nghe tấu đủ thứ âm nhạc, nàng lại tinh thông hết các nhạc khí. Hồi ở trong Vạn-thảo sơn trang, nàng được Thiếu-Mai, Lê Văn giảng giải cho nghe hầu hết các tinh hoa âm nhạc Lĩnh-Nam. Vì vậy khi nghe tiếng nhạc từ con thuyền nhỏ phát ra, nàng đã phân biệt đươc. Nghe lão Tôn hỏi, nàng mỉm cười đáp: - Tôn tiên sinh thử vãn bối làm gì. Tiên sinh ơi, tiên sinh hãy nhìn xem. Kìa tấm ván phía trước con thuyền có lỗ thủng. Lỗ thủng đó được trám bằng miếng da trâu. Thiếu niên dùng chân điều khiển cánh buồm, khiến con thuyền khi phải, khi trái, bị sóng đánh vào, bật ra những tiếng kêu như tiếng trống, chứ có gì lạ đâu. Chính Khai-Quốc vương, Thanh-Mai, Thiệu-Thái cùng mọi người cũng đang thắc mắc như lão Tôn. Khi nghe Mỹ-Linh giảng, mới bật ra tiếng kinh ngạc. Mọi người đều nghĩ như nhau: - Nằm dài, dùng chân điều khiển cánh buồm, lái thuyền. Trong khi tay tấu đàn bầu đã cực khó. Đây thiếu niên này còn điều khiển cho sóng vỗ vào ngực con thuyền thành tiếng trống theo nhịp điệu mới thực là tuyệt. Thanh-Mai hỏi: - Thế còn tiếng tiêu, tiếng phách? Mỹ-Linh chỉ lên cánh buồm: - Kia, trên đỉnh cột buồm có mấy ống trúc. Y điều khiển thuyền cho gió lọt vào ống trúc phát ra âm thanh như tiếng tiêu. Còn tiếng phách ư? Kìa ngón chân y đạp vào cái cần. Đầu cần có cục đồng. Cục đồng gõ vào phách, thành nhịp. Mọi người giật mình nhìn lại, quả đúng như Mỹ-Linh nói. Thiếu niên ngửa mặt nhìn lên chiến thuyền, miệng mỉm cười. Y cất nói tiếng bằng giọng Trường-sa: - Hàn sĩ này vốn nghèo, làm nghề tấu nhạc trên bến Tương-giang độ nhật. Hơn tháng trời thiếu tiền, ăn toàn rau, xót ruột lắm rồi. Nay thấy các quan gia qua Tương-giang, mạo muội tấu mấy khúc. Nếu lọt tai, xin cho ít tiền mua thịt lợn ăn. Khi y nói đến tiếng »trư nhục», đưa mắt nhìn Thiệu-Thái méo miệng một cái. Trong khi nói, tiếng nhạc vẫn phát ra đều đều. Mỹ-Linh móc trong bọc ra một đĩnh bạc, hai tay trịnh trọng đưa lên ngang mày rồi ném qua thuyền thiếu niên: - Xin tạ tài Trương Chi. Thiếu niên xòe tay bắt lấy đĩnh bạc, thủ pháp nhanh tuyệt vời, tiếng nhạc không bị đứt đoạn. Thiếu niên đã tấu hết bản nhạc. Y co chân một cái, cánh buồm thu nhỏ lại. Con thuyền trôi song song với chiến thuyền. Y nói vọng sang: - Tiểu sinh nghe nói, hôm nay có sứ đoàn Đại-Việt qua đây, nên chờ đợi tấu nhạc kiếm tiền. Người ta đồn trong sứ đoàn có công chúa Bình-Dương sắc nước hương trời, đẹp hơn Tây-Thi, Dương-phi. Nay mới thấy lời đồn không đúng sự thực. Mỹ-Linh cười: - Chắc anh thấy tôi xấu như con ma, con quỷ phải không? - Bậy nào! Tôi thấy lời đồn thực vô phép. Tây-Thi, Dương-Phi chỉ đẹp thôi, chứ vô hạnh, bất tài. Còn công chúa vừa đẹp, vừa thông thái, vừa ôn nhu, đức độ. E khắp thế gian không có hai. Lão Tôn hỏi: - Này huynh đệ, người thiếu tiền, được công chúa ban thưởng, rồi nịnh công chúa phải không? Tại sao người biết công chúa thông thái, ôn nhu, đức độ? - Ông cụ ơi! Ông cụ khinh người quá vậy? Này nhé, các ông trên dưới bẩy mươi tuổi, mà không hiểu hết những nhạc khí tôi xử dụng. Duy công chúa nhận ra. Có phải công chúa thông thái không? Tôi nói một câu nước đôi, ngụ ý chê công chúa xấu. Thế mà công chúa không giận, còn cười với tôi. Như vậy có phải là ôn nhu không? Công chúa ban thưởng cho tôi, hai tay trịnh trọng cầm nén bạc tung sang. Như vậy có phải là đức độ không? Y nói với Mỹ-Linh: - Công chúa là người Việt, ắt thích bản Động-đình ca của Trương Chi chứ? Tiểu sinh xin tấu hầu công chúa. Nếu hay xin ban thưởng. Không đợi Mỹ-Linh trả lời, thiếu niên rút thanh kiếm bên cạnh, tay cầm cái cần có lông ngựa căng thẳng. Y cọ cái cần vào thanh kiếm. Một âm thanh vọng ra như tiếng nhị (đàn cò). Trong khi đó chân y điều khiển buồm, tiếng tiêu, tiếng trống tiếng phách vang lên. Động-đình ca là bản nhạc tối cổ của tộc Việt, nội dung ca tụng Quốc-tổ, Quốc-mẫu phong đất cho trăm con, qui dân lập ấp thành lập tộc Việt. Suốt mấy nghìn năm được dùng làm bản nhạc tế Quốc-tổ. Đến thời Lĩnh-Nam, anh hùng Nguyễn Tam-Trinh nhuận sắc lại, thành bản nhạc thiết triều của vua Trưng. Chư tướng dùng làm nhạc xuất quân. Sau thời Lĩnh-Nam, tộc Việt lại chỉ dùng để tế Quốc-tổ vào ngày mười tháng ba. Từ Khai-Quốc vương cho tới Thiệu-Thái đã từng nghe nhiều lần. Những lần đó, phường bát âm cùng tấu. Nhưng lần này bản nhạc được tấu lên giữa cánh đồng Tương, nơi mà mấy nghìn năm trước tổ tiên hàng năm hội ở đây. Vì vậy mọi người đều ngồi nghiêm trang, sửa sang quần áo cho ngay thẳng, im lặng lắng nghe. Thiếu niên vừa tấu nhạc, miệng cất tiếng ca. Giọng của y thực tốt, vang đi rất xa. Khi đến câu cuối cùng Đời đời chính khí Tiên-Rồng y lập đi lập lại ba lần, rồi co chân lại. Cánh buồm thu nhỏ, gió không căng, con thuyền bớt sóng, tiếng tiêu, tiếng trống dứt cùng tiếng phách và tiếng nhị kiếm. Mọi người vỗ tay hoan hô. Khai-Quốc vương nhìn Vương-phi, Mỹ-Linh. Cả ba mỉm cười với nhau. Thiệu-Thái móc đĩnh vàng trong bọc đưa ra trước ngực, rồi trịnh trọng tung sang tặng thiếu niên. Thiếu niên phẩy tay một cái, nén vàng rơi tọt vào túi y. Y nói vọng sang: - Đa tạ giáo chủ ban vàng. Giá giáo chủ có thịt lợn, cho xin một miếng thì quý quá. Thiệu-Thái kinh ngạc tại sao thiếu niên lại biết tên húy lợn của mình? Chàng hỏi: - Này bạn trẻ. Cao danh quý tính của bạn là gì vậy? - Cao danh quý tính ư? Để tôi nói cho anh biết, anh sẽ hết hồn. Danh tôi trấn giang hồ Hoa-Việt. Tôi họ Chu tên Bội-Phản. Tôi phản tổ phản tiên, phản quốc phản dân, phản thầy phản bạn. Khi lưu lạc kiếm ăn, tôi có tên là Trôn bất đức. Hiện chuyên làm nghề giặt váy cho người đàn bà họ Lưu. Mọi người đưa mắt nhìn lão Tôn. Ai cũng đều biết thiếu niên chửi xéo lão, vì lão hiện mang tên Tôn Đức-Khắc, nhưng thực sự lão họ Chu tên Bội-Sơn. Mặt lão Tôn xám như tro, lão hỏi vọng xuống: - Thiếu niên kia! Ai sai người đến đây trêu ghẹo lão gia? Thiếu niên không trả lời, duỗi chân một cái, cánh buồm dương phồng lên. Con thuyền vọt về trước. Tay y cầm cây đàn bầu bật lên mấy tiếng hợp với tiếng trống, tiếng tiêu tiếng phách. Y tấu bản Xuân Việt-nữ chiến Trường-an của Nguyễn Giao-Chi. Thủy thủ quát lên: - Chú bé con kia! Quốc công gọi chú, mà chúng không trả lời, như vậy thực vô phép quá. Mau ngừng thuyền lại. Thiếu niên như không nghe tiếng nói quát, y để hết tâm tư vào tiếng đàn. Con thuyền của y vượt qua thuyền Vương-Văn, đang song song với chiến thuyền phía trước. Lão Tôn hướng sang thuyền phía trước ra lệnh: - Lão Ngũ! Người bắt thiếu niên kia phải ngừng thuyền lại cho ta. Lão Ngũ là một trưởng lão bang Nhật-hồ, giả làm thị vệ. Nghe lão Tôn ra lệnh, y cầm một cuộn dây tung lên cao. Dây cuốn lấy mũi thuyền. Lão Ngũ cầm dây ghì mạnh, con thuyền nhỏ đang chạy mau, từ từ trôi song song với chiến thuyền phía trước. Bản nhạc bị rối loạn, vì tiếng trống, tiếng tiêu không phát ra như ý muốn. Thiếu niên cầm lấy cái cần câu bên cạnh, tay vung lên, véo một tiếng, sợi dây đứt đôi. Thủ pháp của y nhanh vô cùng. Tuyệt ở chỗ tay y chụp cần câu vung lên, mà điệu nhạc không đứt đoạn. Con thuyền của y lại phăng phăng vọt về trước. Dây đứt, khiến lão Ngũ mất đà chao người đi suýt ngã. Xấu hổ, lão chạy về phía đầu chiến thuyền, rồi tung mình nhảy xuống con thuyền nhỏ. Thiếu niên lại cầm cần câu vung lên. Véo một tiếng, viên chì ở đầu dây câu trúng huyệt Đại-truy của lão. Người lão rơi bộp xuống giữa thuyền của thiếu niên. Lão nằm dài bất động. Bấy giờ con thuyền của thiếu niên mới vọt lên như tên bắn. Lão Tôn hô lớn: - Chèo thuyền đuổi mau. Cả đoàn chiến thuyền chèo hết sức. Nhưng con thuyền nhỏ đã đi khá xa. Lão Tôn kinh ngạc: - Âm nhạc của thiếu niên này đường đường chính chính, mà võ công có vẻ tà môn. Tại sao chỉ với viên chì trúng huyệt Đại-trùy mà làm cho lão Ngũ như người tê liệt không phản ứng được? Lão Lê cau mặt: - Động tác vung cần câu cắt đứt dây dường như là chiêu Hoa khai vọng nguyệt thuộc Mê-linh kiếm pháp biến chế ra. Chiêu vung cần câu đánh lão Ngũ giống như Thiên-vương chưởng. Tại sao giữa vùng này lại có thiếu niên biết xử dụng võ công Đại-Việt? Rõ ràng y nói giọng Trường-sa, chứ không phải giọng Quảng. Con thuyền của thiếu niên tới ngã ba sông, thì rẽ vào. Các chiến thuyền cũng rẽ theo. Vương Văn than: - Dường như thiếu niên chủ tâm trêu ghẹo quan quân thì phải. Nếu y chạy ắt đã đi xa lâu rồi. Y cố tình giữ khoảng cách với chúng ta. Mỹ-Linh hỏi Vương Văn: - Vương tướng quân! Con sông nhỏ này là sông gì vậy? Vương Văn đáp: - Khải công chúa chúng ta đang rẽ vào Tĩnh-giang. Mỹ-Linh reo lên: - Tôi biết rồi! Chúng ta đã vào địa phận Tương-Âu phải không? Tôi đọc sách thấy nói rằng cánh đồng Tương-Âu nằm về bên trái sông Tương. Phía Đông giáp sông Tương. Phía Tây giáp sông Tư-thủy. Phía Nam giáp sông Âu-giang. Phía Bắc giáp hồ Động-đình. Để vào cánh đồng Tương, thuyền tới Tĩnh-giang thì theo sông này đi về phía Tây. Khoảng năm dậm, tới một cái hồ, gọi là hồ Âu-Tương. Nơi này là chỗ Quốc-mẫu thường tắm gội. Thuyền đi một lát quả nhiên tới cái hồ, nằm giữa cánh đồng mênh mông, cây cỏ xanh tươi. Khu bãi cỏ bờ hồ, hàng nghìn con chim âu đang rỉa lông. Trên trời, nhiều con đang bay lượn. Thiếu niên ghé thuyền vào bờ. Trên bờ, sau bụi cây có hai con ngựa. Y nhảy lên một con, cầm cương cho ngựa thả bước, tay rút trong bọc ra một đồng tiền. Y cầm đồng tiền cọ vào cái roi ngựa. Một điệu nhạc nhu hòa phát ra nghe rất lọt tai. Lão Tôn hô lớn: - Lão Tứ hãy nhảy hảy xuống nước, bơi vào bờ đuổi theo. Lão Tứ tung mình xuống sông. Sông không sâu cho lắm. Nhảy nhót mấy cái, đã vào đến bờ. Lão vọt nhảy lên lưng con ngựa còn lại ra roi đuổi theo thiếu niên. Phút chốc cả ba biến mình vào khu đồng rộng bao la. Không hổ là đại tôn sư võ học, dù biến chuyển xẩy ra đột ngột, hai lão Tôn, Lê vẫn bình thản như không có gì quan trọng. Lão Tôn nói với Khai-Quốc vương: - Chúng ta đang ở giữa cánh đồng Tương-Âu. Kia là khu Tương-đài. Kính thỉnh Vương-gia cùng Vương-phi lên bờ, thăm lại đất tổ. Chợt lão động tâm cơ: - Con bà nó, mình định không cho bọn này thăm Tương-đài, rút cục mải đuổi theo thằng ôn con, bây giờ đã ở Tương-Âu rồi. Không lẽ tên Lý Long-Bồ bầy ra vụ này để được thăm Tương-đài? Lão ra lệnh cho Vương Văn: - Vương tướng quân lên bờ kiểm điểm đã, rồi hãy thỉnh Vương-gia, Vương-phi cùng Công-chúa. Thuyền đã bắc cầu. Vương Văn lên trước cùng đám thủy thủ kiểm soát khu bờ xung quanh. Sau khi không thấy có gì lạ. Y hướng xuống dưới: - Trình quốc công, hoàn toàn an ninh. Lão Tôn chỉ tay vào cầu: - Thỉnh Vương-gia, Vương-phi, cùng Công-chúa. Theo luân lý Đại-Việt hồi đó, Thiệu-Thái, với Mỹ-Linh phải đi sau Khai-Quốc vương với vVơng-phi. Nhưng trong khi đi sứ, Khai-Quốc vương là chúa, Thiệu-Thái phải đi trước, xem có an ninh không đã. Vì vậy Thiệu-Thái lách mình cùng Mỹ-Linh lên trước. Chàng quan sát xung quanh bãi rồi nói: - Xin mời cậu mợ lên. Khai-Quốc vương cùng Thanh-Mai lên bờ. Vương Văn chỉ về phía trước: - Khải tấu Vương-gia, trước kia là Long-đài, Tiên-đài cùng Bách-tộc đài, nơi hàng năm Quốc-tổ, Quốc-mẫu hội các vị hoàng-tử. Tuy trông thấy đài, nhưng từ bờ hồ đến nơi cũng khá xa. Trong đài thấp thoáng bóng xanh, đỏ, trắng vàng, dường như có người đang vãng cảnh. Mặt hai lão Tôn, Lê đăm lại như mặt nước hồ mùa Đông. Về võ công, hiện trong thiên hạ khó ai địch nổi hai lão. Tổ tiên lão Tôn xuất thân phái Cửu-chân. Tổ tiên lão Lê xuất thân phái Khúc-giang. Cả hai theo phò Thái-tử Ngô-triều sang Quảng-Đông mong tìm kho tàng. Nhờ có bộ Lĩnh-Nam võ kinh trong tay. Cả hai nhà đều luyện tới mức cao thâm khôn lường. Lúc hai lão khi mới hai mươi tuổi đã nổi danh vô địch, được nối nghiệp cha, thụ phong tới chức tước cao nhất triều Ngô-Việt. Triều đình Ngô-Việt đầu hàng Tống. Hai lão cũng sư huynh Ngô Quảng-Thiên thủ tiết lui về ẩn ở thôn dã, mưu phục hồi nghiệp tổ. Thế rồi chỉ vì nóng lòng, muốn bước tắt trong sự nghiệp phục hưng, hai lão theo Nhật-Hồ lão nhân. Nhật-Hồ lão nhân nhận ra thiên tài trong hai lão, nên dốc túi truyền Hồng-thiết kinh cùng Hồng-thiết tâm pháp cho, rồi phong làm Tả, Hữu hộ pháp. Hai lão được phụ trách giáo chúng vùng Nam-hải, Quế-lâm thời Lĩnh-Nam, bao gồm vùng Lưỡng-Quảng, Đàm-châu, Quế-châu của Tống. Trong cuộc đại hội Hổ-môn, anh hùng Ngô-Việt bàn định phục quốc. Ngay ngày đầu, hai lão đưa ra ý kiến nên lấy tinh thần Hồng-thiết giáo làm khởi điểm cho cuộc phục hưng. Các anh hùng đều chống lại. Ngay đêm đó, mật sứ của Lưu thái hậu âm thầm gặp hai lão bàn định hợp tác. Hai lão nghĩ: Nếu dùng võ thắng anh hùng, thì lực lượng Hồng-thiết của hai lão bị hao tổn không ít. Hai lão nghĩ tới dùng binh lính Tống diệt anh hùng các nơi, rồi một mình Hồng-thiết giáo cầm đầu cuộc nổi dậy. Thế là cuộc trao đổi diễn ra: Hai lão trao cho Lưu hậu bản đồ kho tàng Tần-Hán. Ngược lại Lưu hậu trọng đãi, phong chức tước thực lớn cho hai lão. Hôm sau, giữa lúc buổi họp diễn ra, thiết kị Tống xuất hiện, hợp với Hồng-thiết giáo diệt chư lộ anh hùng. Ngô Quảng-Thiên võ công cao hơn hai lão, nhưng vì không đề phòng, bị trúng Chu-sa ngũ độc chưởng. Tuy bị trúng độc chưởng, nhưng Ngô Quảng-Thiên cũng kịp thời học thuộc bản đồ cùng mật ngữ kho tàng rồi đốt đi. Lưu hậu bèn đem Quảng-Thiên cùng vợ, ba con trai về Biện-kinh an trí, hẹn rằng hễ khai ra kho tàng, bà sẽ thả ra. Một mặt bà giam lỏng Ngô Cẩm-Thi ở Tuyệt-phong làm mồi câu anh hùng Ngô-Việt xuất hiện để giết chết. Cho đến nay cả hai lão được phong tới Quốc-công. Một người thống lĩnh binh mã Nam-thùy. Một người coi Ngự-lâm quân cùng thị vệ. Lưu hậu nhận sớ tâu rằng sứ thần Đại-Việt là một thiếu niên tài ba xuất chúng, được anh hùng tộc Việt tôn làm trừ quân tên Lý Long-Bồ. Long-Bồ đang cùng vợ trên đường sang cống. Nhưng sự thực để đào kho tàng. Bà muốn chiếm kho tàng ấy , nên lập tức bà sai hai lão Tôn, Lê cùng bọn mười trưởng lão Hồng-thiết giáo đi cùng Tào Khánh tiếp dẫn. Còn hai lão theo dõi trong bóng tối. Hai lão mật sai anh em họ Phương dẫn Trường-giang thất quỷ bắt sống Vương uy hiếp. Nào ngờ, bọn Trường-giang thất quỷ lại được Thiệu-Thái giải Chu-sa ngũ độc chưởng cho. Chúng cảm động qui phục Nam-triều. Hai lão tâu về triều rằng Định-vương Nguyên-Nghiễm đã có bản đồ kho tàng trong tay, đang điều động binh tướng Lưỡng-Quảng đào kho tàng. Lưu hậu sai bang trưởng Nhật-hồ Đặng Đại-Bằng đón đường mong giết Vương. Nào ngờ Vương được Khai-Quốc vương cứu thoát. Hai người kết anh em. Còn kho tàng bị Đại-Việt đào mang đi mất. Hai lão nghĩ: - Truyện kho tàng hỏng, ít ra cũng diệt hết vây cánh Định-vương, như vậy Lưu hậu ắt hài lòng. Bất đắc dĩ hai lão phải xuất hiện, đánh thuốc độc gây chia rẽ giữa Định-vương với Khai-Quốc vương. Nhưng trên đường từ Khúc-giang về đến đây, hai lão cảm thấy như có nguy cơ ẩn tàng hại hai lão, mà hai lão không biết do ai điều khiển. Hai lão khuất phục bang chúng Nhật-hồ Hành-nam theo hai lão, thì chỉ mười lăm ngày sau, toàn thể đám này bị giết. Khi sắp tới Hành-nam, hai lão gặp bọn ứng thí phò mã đón đường. Năm trưởng lão đuổi theo đều bị mất tích. Mới đây, một thiếu niên đi trên thuyền tấu nhạc, dùng thứ võ công kỳ ảo bắt sống thêm một trưởng lão bang Nhật-hồ trước mặt lão, mà lão không đoán được hành tung. Cuối cùng lão sai trưởng lão thứ Tư đuổi theo thiếu niên, nhưng cũng biến mất trên cánh đồng Tương này. Tuy trong lòng lo lắng, mà hai lão vẫn giả bộ bình tĩnh. Lão Tôn ra lệnh cho Vương Văn: - Tướng quân cùng thủy thủ ở lại giữ thuyền. Còn lại lão Nhất, Nhị, Tam theo chúng ta hộ tống Vương-gia được rồi. Chín người rảo bước hướng các đài. Càng đến gần, càng trông rõ. Trên khoảng đất rộng, bên phải một đài cao xây bằng những tấm đá hình vuông. Giữa đài tạc tượng một người ngồi rất uy nghiêm, đầu hơi giống đầu rồng. Cạnh đó một đài vuông vức cũng bằng đá. Trên đài tạc tượng một phụ nữ trang phục như các tiên trong tranh. Hai đài song song hướng về phía Nam. Mỹ-Linh nhận ra, nàng chỉ hai đài giảng cho Thiệu-Thái: - Em đọc sách Văn-lang di sử nói: Đài có tượng hình rồng đá kia là Long-Đài. Đài có tượng hình chim âu là Tiên-đài. Còn lại mười đài, gọi là Bách-tộc đài. Khi hội họp Quốc-tổ ngự trên Long-đài, Quốc-mẫu ngự trên Tiên-đài. Còn mười đài dành cho các hoàng tử. Thiệu-Thái ngơ ngác hỏi: - Bách tức một trăm. Tại sao lại chỉ có mười. Mỹ-Linh phì cười: - Thì mỗi đài dành cho mười hoàng tử. Càng đến gần, càng trông rõ khu lễ đài. Hai bên Long-đài, Tiên-đài đều có cờ xí bay phất phới, khói hương nghi ngút. Gần lễ đài, dăm ba trẻ mục đồng đang ngồi trên mình trâu. Chúng đưa con mắt ngơ ngác nhìn đoàn người. Lão Tôn ngạc nhiên: - Không biết ai mà đến đây hội họp, tế lễ thế kia? Nói rồi lão thúc mọi người rảo bước. Mỹ-Linh chỉ cho Thanh-Mai: - Thím nhìn kìa! Cạnh Long-đài, Tiên-đài có đủ cờ của các triều đại tộc Việt: Cờ Văn-lang, Âu-lạc, Lĩnh-Nam. Còn mười đài Bách-tộc có cờ Đại-lý, Ngô-Việt, Lão-qua, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la. Thiệu-Thái đưa mắt nhìn các đài rồi nói: - Ờ kìa đài thứ nhất có cờ của Lý Nam-Đế, Bố-cái đại vương, triều Ngô, triều Đinh, triều Lê, bản triều và cả cờ Bắc-biên nữa. Lão Tôn vốn coi thường Thiệu-Thái, dọc đườnglão thấy hết Khai-Quốc vương đến Vương-phi, Mỹ-Linh giảng giải cho chàng. Bây giờ tự nhiên chàng nhận ra được những loại cờ, mà chính lão không rõ. Lão đâu biết rằng, tại đền thờ Quốc-tổ ở Bắc-biên có đủ thứ cờ trong lịch sử tộc Việt. Vì vậy nhác trông thấy chàng nhận ra được ngay. Cả đoàn đã tới khu Tương-đài. Khu Tương-đài rộng tới hơn mười mẫu. Xung quanh rào trúc thấp, có tám cửa ra vào. Bên ngoài hàng rào năm sáu đứa trẻ chăn trâu, đưa mắt nhìn đoàn người. Long-đài, Tiên-đài đối diện với mười đài Bách-Việt. Chính giữa có một đài nữa, theo hình vuông. Trên đài bầy lễ vật nào trâu thui, nào lợn luộc, nào gà quay, nào xôi nén, nào hoa quả. Hương khói nghi ngút. Nhưng tuyệt không một bóng người. Nhất là hai bên bàn thờ còn treo cái trống đồng với cái chuông thực lớn. Khai-Quốc vương vờ làm như lão Tôn, Lê sai người sắm lễ cho mình lễ Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vương trịnh trọng: - Đa tạ nhị vị quốc công chu đáo sắm sửa lễ cho cô gia tế tổ. Lời nói của Vương khiến hai lão Tôn, Lê ngẩn người ra. Vì sợ bóng sợ gió Khu-mật viện Đại-Việt. Hai lão cho rằng từ chín thiếu niên bầy ra cuộc cản đường bắt mấy trưởng lão của hai lão, cho đến cuộc thảm sát Hành-Nam, thiếu niên tấu nhạc bắt người cho đến lễ này đều do bàn tay của Khu-mật viện Việt bầy ra. Bây giờ nghe Vương cảm tạ. Hai lão ngơ ngác nhìn nhau khóc dở, mếu dở. Chợt động tâm cơ, lão Tôn dùng Lăng-không truyền ngữ nói với lão Lê: - Thôi rồi, đúng tên Long-Bồ bầy ra. Ta không chịu cho y thăm Tương-đài, lập tức y sai tên ôn con tấu nhạc để dẫn dụ ta vào đây. Nhưng tại sao y lại chuẩn bị lễ vật chu đáo, mau chóng thế này? - Ôi thôi, nào có khó gì. Trước khi đến đây, y đã cho bộ hạ chuẩn bị lễ vật, cờ xí. Nếu ta thuận cho y thăm Tương-đài, thì đã có lễ sẵn. Vì ta không đồng ý vào Tương-đài, y mới bầy ra tên ôn con tấu nhạc trêu ta, dụ ta vào chỗ này. Khai-Quốc vương thấy chuông trống treo trên hai cây cột quá cao, thì mỉm cười: - Hai quốc công cho treo chông trống cao thế kia, ai mà với tới thỉnh được? Vương dắt Vương-phi, hai cháu đến trước lễ đài quỳ gối lễ tám lễ. Vương vừa lễ, tiếng tiêu tấu bản Động-đình ca, cùng tiếng chuông trống vang rền. Lão Tôn kinh hãi ngơ ngác nhìn xem ai đánh trống, thỉnh chuông. Bất giác mặt lão tái đi vì giận. Chân tay lão run lẩy bẩy. Mỹ-Linh nhìn lên chỗ treo trống, chuông. Nàng hiểu liền, chỉ cho Thiệu-Thái: - Anh coi kìa, một đầu cái dùi treo lủng lẳng trước chuông trống. Cán dùi cột đính với cái chong chóng. Gió thổi chong chóng quay, khiến dùi đập vào chuông trống giống như ta gióng vậy. Nhưng không hiểu người ta làm thế nào, mà khi chú thím lên đài, dùi mới đánh vào chuông trống. Thiệu-Thái chỉ vào những vật treo trên cột cờ lễ đài. Đó là những ống tre, khiến gió thổi vào thành tiếng tiêu. Khai-Quốc vương với Vương-phi lễ xong, thì tiếng chuông tiếng trống cũng im, chỉ còn tiếng tiêu. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái lên đài. Hai người vừa quỳ gối, thì tiếng chuông trống lại vang lên, nhịp điệu không sai trật, giống như người cầm dùi thỉnh vậy. Hai lão Tôn, Lê đưa mắt cho ba trưởng lão bang Nhật-hồ, rồi năm người tung mình ra xung quanh tìm kiếm. Lão Nhất về phương Bắc. Lão Nhị về phương Đông. Lão Tam về phương Nam. Còn hai lão về phương Tây. Hai lão tìm kiếm một lúc, cũng không thấy một bóng người, một vết tích gì cả. Chán nản, hai lão trở về lễ đài. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đã lễ xong. Âm nhạc chấm đứt. Khai-Quốc vương hỏi lão Tôn: - Quốc-công, chúng ta có nên thụ lộc tổ tại đây không? Hay mang về thuyền? Lão Tôn đổ quạu, y đáp gọn lỏn: - Ăn tại đây quách. Biết rằng mình lỡ lời, y hỏi Mỹ-Linh: - Công chúa! Ba thị vệ đâu rồi? - Ba vị chẳng tuân lệnh nhị vị quốc công đi tìm gian nhân đó ư? Vãn sinh chưa thấy họ trở về. Hai lão không dằn được. Lão Tôn chạy về phương Bắc. Lão Lê chạy về phương Đông. Cả hai sục xạo. Nhưng chỉ thấy cây cỏ rậm rạp, cùng tiếng chim kêu. Tuyệt không một bóng người. Lão Tôn vận nội lực hét lên: - Lão Nhất! Lão Nhị! Lão Tam ở đâu? Không có tiếng đáp lại. Lão trở về Tương-đài, đã thấy lão Lê ôm gối ngồi đó từ bao giờ. Lão nghiến răng: - Thực lạ lùng! Ba gã thị vệ đi đâu? Ai mà có bản lĩnh bắt nổi ba gã? Khai-Quốc để ý thấy giữa Long, Tiên đài có tấm bia khá lớn. Thiệu-Thái la lên: - Mỹ-Linh! Bia bằng chữ Khoa-đẩu. Mỹ-Linh đọc lên đi. Thực ra từ Khai-Quốc vương, Thanh-Mai, Mỹ-Linh cho đến Thiệu-Thái đều học văn tự Khoa-đẩu. Nhưng Thiệu-Thái sợ đọc lên, gặp những chỗ khó khăn không hiểu. Vì vậy chàng mới gọi Mỹ-Linh. Mỹ-Linh cất tiếng đọc: Bia ghi công đức Quốc-tổ Lĩnh-Nam Đại phàm mọi việc ở đời đều do thiên mệnh an bài. Xưa vua Đế-Minh cháu ba đời vua Thần-Nông đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ-lĩnh kết hôn với tiên nữ, sinh ra thái tử Lộc-Tục. Ngài phong cho con trưởng làm vua phương Bắc. Phong cho Lộc-Tục làm vua phương-Nam. Triều đại Thần-Nông phân ra Nam, Bắc từ đấy. Thái tử Lộc-Tục làm vua phương Nam, hiệu là Kinh-Dương. Vua Kinh-Dương kết hôn với công chúa con vua Động-đình sinh ra Quốc-tổ Lạc-Long. Quốc-tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa Âu-Cơ sinh ra trăm hoàng tử. Lịch sử tộc Việt được hình thành kể từ đây, biệt hẳn với triều Thần-Nông. Vua Lạc-Long truyền các hoàng tử đi khắp nơi qui dân lập ấp: Hoàng tử trưởng được kế vị làm vua, đóng đô ở Phong-châu. Lại cắt đất Giao-chỉ thành chín vùng phong cho hoàng tử thứ nhì tới thứ mười. Mỗi người làm vua một vùng. Hoàng tử thứ mười một đến thứ hai mươi được phong vùng phía Đông, tức đất Nam-hải, đảo Hải-Nam. Hoàng tử thứ hai mươi mốt đến thứ ba mươi được phong vùng đất Quế-lâm thuộc Nam Ngũ-lĩnh. Hoàng tử thứ ba mươi mốt đến thứ bốn mươi được phong vùng đất Cửu-chân ở về Nam Giao-chỉ. Hoàng tử thứ bốn mươi mốt đến thứ năm mươi được phong vùng Tượng-quận ở về phía Tây Quế-lâm, Bắc Giao-chỉ. Hoàng-tử thứ năm mươi mốt đến thứ sáu mươi được phong vùng Nhật-Nam ở về Nam vùng Cửu-chân. Hoàng tử thứ sáu mươi mốt đến thứ bẩy mươi, được phong vùng Kim-biên ở về Nam Nhật-Nam, nay là vùng Phù-Nam. Hoàng tử thứ bẩy mươi mốt đến thứ tám mươi được phong vùng ở vùng Tây-biên nay thuộc Lão-qua. Hoàng tử thứ tám mươi mốt đến chín mươi được phong vùng Cực-Tây, nay thành Xiêm-la. Hoàng tử thứ chín mươi mốt đến một trăm được phong vùng hồ Động-đình. Khi các hoàng tử lên đường qui dân lập ấp, Quốc-tổ dạy rằng: Mỗi năm về cánh đồng Tương hội một lần. Từ đấy, lệ hàng năm các lạc hầu đều tề tựu về đây. Cứ mười vị ngồi trên một đài Bách-tộc, chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu trên Long-đài, Tiên-đài. Tộc Việt ta vốn hiếu hoà, lại có phong hoá, văn minh sớm, nên nông-tang, văn học, điển chế, luật lệ đều sớm hơn phương Bắc. Phương Bắc trải qua triều Hoàng-Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ rồi sang Thương, Chu. Trong khi ở Nam phương, tộc Việt ta chỉ có triều Văn-lang. Trong khi phương Bắc, Tần thống nhất Trung-nguyên, ở phương Nam vua Hùng thứ tám mươi tám rượu chè, dâm ô. Các Lạc-hầu tộc Việt họp nhau tôn một lạc hầu tên Thục-Phán lên làm vua, đuổi vua Hùng thứ tám mươi tám đi. Tên nước Văn-lang đổi thành Âu-lạc. Tần Thuỷ-Hoàng sai Đồ Thư đem năm mươi vạn quân sang đánh Âu-Lạc. Vua An-Dương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung mang quân chống, giết chết Đồ Thư, diệt toàn quân Tần. Oai biết bao! Hùng biết mấy! Sau vua An-Dương tuổi già lầm lẫn, bị xẩy ra việc Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà mất nước. Trải biết bao nhục nhã. Qua biết mấy đau thương. Cho đến nay, anh hùng tộc Việt gồm một trăm sáu mươi hai vị họp nhau trên hồ Động-đình, phục hồi Lĩnh-Nam. Ta vâng lệnh vua Trưng tổng trấn vùng Bắc-biên, hồ Động-đình, nhân ngày lành, thăm lại Tương-đài trên cánh đồng Tương, dâng một lễ, tế liệt tổ, ghi lại công đức muôn vàn cho đời sau cùng biết. Niên hiệu vua Trưng năm thứ hai, ngày tiết lập Xuân.Công chúa Phật-Nguyệt soạnLão Tôn chạy ra ngoài hàng rào hỏi một đứa trẻ chăn trâu: - Này các cháu. Các cháu ở đây từ sáng đến giờ phải không? - Vâng. Hôm qua cháu thấy một toán người tới đây cắt cỏ, đốn cây, lau chùi các đài thì biết ngay hôm nay có người đến lễ nên chầu chực từ sáng đến giờ. - Tại sao cháu chầu chực? - Tại vì sau khi lễ, thế nào người ta cũng cho chúng cháu ăn xôi, ăn thịt cùng bánh trái. - Thế từ sáng đến giờ có ai đến đây không? - Khi chúng cháu tới đây, đã thấy lễ vật bầy xong rồi. Còn ai bầy lễ vật cháu không biết. Ban nãy cháu thấy có anh cỡi ngựa tay cắp một người quan võ. Phía sau, một người quan võ nữa đuổi theo. Hai người vào trong Tương-đài đánh nhau. Một đứa khác nói: - Sau khi đánh với nhau có đến mười hiệp. Anh trẻ tuổi tung người bên hông cho ông quan võ. Ông quan dơ tay bắt lấy. Không hiểu sao sau đó ông ấy ngã lăn xuống ngựa. Anh kia ôm cả hai người để nằm ngang trên mình một con ngựa, rồi cỡi con ngựa khác chạy vào rừng. Lão Tôn bảo mấy đứa trẻ: - Tất cả lộc, ta cho các cháu. Các cháu vào hạ xuống chia nhau mà ăn. Y nói với Khai-Quốc vương: - Nơi này đầy bí hiểm, xin Vương-gia mau rời khỏi, chẳng nên nấn ná làm gì. Hai lão Tôn, Lê nhìn nhau. Cả hai dường như cùng cảm thấy đau đớn nhục nhằn. Mười cao thủ bang Nhật-hồ thuộc loại hiếm có trong võ lâm. Thế mà trên đường từ Hành-Nam đến đây bị bắt mất tích một cách kỳ lạ. Giả như nếu công khai đấu với nhau, hai lão bị thua thì không sao. Đây đến mặt mũi địch thủ ra sao, hai lão cũng không biết. Về tới chỗ thuyền đậu, hai lão truyền lệnh cho Vương Văn nhổ neo thực gấp. Khác với dự trù, lão Tôn đi thuyền trước, lão Lê đi thuyền sau. Vương Văn đi thuyền giữa. Bây giờ hai lão đi cùng thuyền với Vương. Dọc đường, mặc cho sứ đoàn nói truyện với nhau. Hai lão lầm lỳ ngồi nhìn trời, nhìn đất. Chiều hôm đó thuyền đi đến đoạn cuối sông Tương. Hồ Động-đình đã hiện ra xa xa. Vương Văn hỏi lão Tôn: - Trình quốc công, chiều neo thuyền tại bờ hồ qua đêm hay đi luôn? - Phiền tướng quân cho thuyền sang Kinh-châu, càng mau càng tốt. Tới Kinh-châu, nhiệm vụ tướng quân hết. Chúng tôi sẽ dùng đường bộ. Mỹ-Linh hỏi lão Tôn: - Này quốc công. Quốc công có thể ghé lại núi Tam-sơn, cho chúng tôi viếng nơi mà xưa kia Quốc-tổ, Quốc-mẫu lên đó thưởng thanh phúc trong ba năm không? Lão Tôn lầm lì: - Lão phu cũng muốn chiều Công-chúa. Đưa Công-chúa viếng di tích tổ tiên là điều lão phu hãnh diện vô cùng. Nhưng Công-chúa ơi, lão phu xin khất đến lúc Công-chúa trở về vậy. Vì xung quanh chúng ta, biết bao nguy hiểm đang chập chờn đe dọa. Lão Lê hỏi Khai-Quốc vương: - Cứ như vương gia nghĩ, ai là người chủ mưu trong vụ đe dọa anh em lão phu? Vương-gia cứ thực tâm mà trả lời. Dù gì chúng ta cũng là người Việt với nhau. Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Hai con quỷ này bối rối ra mặt rồi đây. Ta cũng nên trả lời thực cho hai lão biết. Như vậy mới đáng là quân tử. Vương ngồi ngay ngắn lại: - Nếu như tất cả những việc từ mấy hôm nay đều do một người chủ trương, thì người đó thế lực phải lớn lắm. Thế lực lớn nhất phải kể Lưu thái hậu, Định-vương Nguyên-Nghiễm, bang Nhật-hồ cùng các đại môn phái Thiếu-lâm, Võ-đang, Nga-mi, Hoa-sơn, Không-động. Vương đưa mắt nhìn Vương Văn: - Hai vị đang thi hành chỉ dụ của hậu, ắt không phải hậu hại hai vị rồi. Còn các đại môn phái, họ vốn quy thuận triều đình. Ai dại gì gây hấn với quan tổng chỉ huy Ngự-lâm quân cũng như thị vệ? Cuồi cùng là Định-vương với bang Nhật-hồ. Định-vương muốn hại hai vị, người chỉ việc truyền chỉ cho Tư-mã Đàm-châu, dẫn thiết kị bắt hai vị đem chặt đầu. Chứ đâu cần làm trò ú tim này? Vả Vương là người quân tử, hành sự luôn vì việc dân, việc nước, có đâu đón đường làm hại sứ đoàn? Cuối cùng chỉ còn bang Nhật-hồ, nay đổi thành bang Hoàng-Đế là đáng nghi mà thôi. - Lão phu nghi đám con em họ Ngô muốn hại lão phu. Vì chúng xử dụng toàn võ công Lĩnh-Nam. Chúng gây ra những vụ này, làm cho lão phu mất hết uy tín, không còn chí khí phục hồi Ngô-Việt nữa. Hồi đầu lão phu nghi Khu-mật viện Đại-Việt. Nhưng sau thấy không phải, vì nếu là người Việt nói tiếng Hoa phải ngọng, có đâu nói toàn giọng Trường-sa? Lão Lê nhăn mặt: - Thực khó nói vô cùng. Rõ ràng Vương-gia muốn thăm Tương-đài. Lập tức có thiếu niên trêu ghẹo, đưa đến bọn lão phu đổi theo, rồi tới Tương-đài. Trên Tương-đài bầy sẵn lễ vật. Việc này có thể nghĩ rằng Vương-gia ra tay. Khai-Quốc vương cười nhạt không trả lời. Mỹ-Linh đáp thay chú: - Chú cháu tôi đi đứng đều có hai vị bên cạnh, làm sao có thể truyền lệnh ngoài cho thủ hạ hành sự? Chẳng qua người này muốn làm cho hai vị nghi ngờ chú của tiểu nữ, làm điên đầu hai vị lên mà thôi. Thuyền đã đi vào hồ. Mặt hồ về mùa Đông nước trong veo. Mờ mờ bên kia có ngọn núi. Vương Văn chỉ núi nói: - Kia là núi Tam-sơn, nơi mà sau khi Quốc-tổ, Quốc-mẫu thành hôn rồi lên đó hưởng thanh phúc. Tương truyền, hai ngài lên vào đầu Xuân, bấy giờ chín vạn hoa Tầm-xuân nở. Ba chiến thuyền dàn hàng ngang lướt trên mặt hồ. Xa xa, nhấp nhô một con thuyền nhỏ, có mui che kín bập bềnh trên sóng lăn tăn. Thiệu-Thái chỉ thuyền nhỏ: - Trên thuyền kia nhất định có ngư ông đang câu cá. Mỹ-Linh cười: - Tại sao phải ngư ông mà không là ngư bà? Gió thoảng từ trước vọng lại tiếng đàn tranh, lẫn tiếng tiêu. Vương Văn góp ý: - Công-chúa với Thế-tử đoán sai rồi. Trên thuyền nhất định có thi nhân đang tiêu dao mây nước. Chiến thuyền mỗi lúc một gần con thuyền nhỏ. Càng gần nhìn càng rõ. Trên thuyền có một trung niên nam tử ngồi thả chân xuống nước. Tay ông ta ôm một cái chậu bằng đồng đựng nước. Tay kia vuốt trên thành chậu thành một thứ âm thanh vang vang kỳ lạ. Trong khoang thuyền vọng ra tiếng đàn tranh hợp tấu. Lão Tôn hỏi Vương Văn: - Vương tướng quân. Người có biết thứ đàn kia là đàn gì mà âm thanh quái gở không? Vương Văn kính cẩn đáp: - Thưa quốc công, vào thời vua Hùng thứ sáu mươi, có một người ca nữ thường phải tập ca. Nhưng vì trong nhà có mẹ già yếu, nên phải chui đầu vào chum luyện giọng. Khi luyện như vậy, tay nàng chà xát vào thành chum thành âm thanh hợp tấu. Dần dà, nàng biến phương pháp chà tay thành một thứ âm nhạc riêng. Người sau biến đổi đi, làm cái chậu bằng đồng có hai ngăn. Ngăn dưới đựng nước. Ngăn trên có những mấu lồi. Sau đó dùng tay chà, âm thanh vọng từ trong ra rất ảo diệu. Đàn đó gọi là đàn chậu. Ngày nay, đàn chậu biến thành hàng trăm loại khác nhau. Thủy thủ đứng đầu chiến thuyền cầm loa gọi lớn: - Thuyền nào kia mau tránh sang bên cạnh, bằng không bị thuyền này đụng bẹp. Người nghệ sĩ vẫn ôm cái chậu, tay xoay, tiếng vang càng lớn hơn. Mỗi lần y vuốt tay một cái, mọi người đều cảm thấy trong tim đau nhói, tai ù đi, trong khi chân tay múa mênh không tự chủ được. Rồi một giọng ca âm u như từ thế giới nào vọng về lọt vào tai. Lão Tôn than: - Trời ơi yêu quái. Thực là yêu quái! Mặc hai lão hò hét, đám thủy thủ chân tay nhảy múa cuồng lọan, miệng ca hát theo tiếng ca vọng lại. Lão Lê cất tiếng la lớn, làm nhiễu loạn tiếng đàn chậu kia. Quả nhiên tiếng hát cùng tiếng đàn không lọt vào tai đám thủy thủ. Chúng thở hồng hộc tỏ vẻ mệt mỏi. Vương Văn truyền chúng tiếp tục chèo. Chiến thuyền càng tới gần thuyền kia, người nghệ sĩ càng vuốt tay nhiều hơn, trong khi tiếng tiêu trên đỉnh cột buồm, tiếng đàn trong thuyền vọng ra thành thứ âm thanh mới. Tim mọi người như muốn nhảy khỏi lồng ngực, tai như ù đi. Từ Khai-Quốc vương cho tới Thiệu-Thái đều phải vận công mới trấn nhiếp được tâm hồn. Đám thủy thủ bỏ chèo, bỏ lái, tay ôm ngực, bịt tai lăn lộn. Ba chiến thuyền không người điều khiển quay ngang trôi theo chiều gió. Lão Tôn kinh hãi: - Khổ thực! Chuyến đi này của mình gặp toàn bọn ma quái. Làm sao bây giờ? Hai lão cùng vận công hướng về phía con thuyền câu cất tiếng la chống lại các âm thanh. Được một lúc, trên đỉnh vột buồm kêu mấy tiếng lốp bốp. Mấy ống tiêu vỡ tan, những mảnh bay tung trêm mặt hồ. Trung niên nam tử mỉm cười nói vọng sang: - Võ công Cửu-chân thực lợi hại. Ta hưu chiến một lúc. Tiếng đàn chậu phía trước đã ngừng. Thủy thủ đâu vào đấy. Lão Tôn ra lệnh: Dùng vải nhét vào lỗ tai, chèo về phía con thuyền kia cho ta. Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Q6- Anh Hùng Bắc Cương Chương 40 Địa linh, Nhân kiệt Ba chiến thuyền chèo thực mau. Buồm dương, gió lộng bọc buồm như một đám mây mầu nâu giữa làn nước trong xanh lăn tăn sóng gợn. Con thuyền nhỏ kéo buồm lên, rồi vọt về hướng Tam-sơn. Một người từ khoang thuyền chui ra dơ tay vẫy. Ai cũng nhận biết y chính là thiếu niên bắt sống lão Tứ, lão Ngũ. Lão Lê cười ha hả: - Phen này xem mi chạy đâu cho thoát tay ta. Lão Tôn thúc thủy thủ chèo thuyền đuổi thực gấp. Nhưng chiến thuyền chạy mau bao nhiêu, con thuyền nhỏ cũng chạy mau bấy nhiêu. Lão nghiến răng: - Mi có chạy đằng trời. Lão ra lệnh cho ba chiến thuyền bao vây thuyền nhỏ. Con thuyền nhỏ vẫn vun vút lao trước. Phút chốc đã tới gần chân núi Tam-sơn. Từ dưới thuyền, ba người khoan thai bước lên bờ. Họ gồm một trung niên nam tử, một nữ nhân che mặt và một thanh niên. Cả ba đến ngồi trên phiến đá. Người đàn ông xử dụng đàn chậu. Người đàn bà tấu đàn tranh. Thiếu niên cầm hai thanh kiếm cọ vào nhau, thành một thức đàn kiếm. Y vừa cọ kiếm vừa méo miệng trêu hai lão Tôn, Lê. Lão Tôn quát: - Thủy thủ chuẩn bị tác chiến. Khi thuyền vào bờ, phải bao vây bắt ba người kia ngay. Người đàn bà bật lên mấy tiếng đàn. Lập tức chân tay mọi người không tự chủ được, múa mayy theo. Tiếng đàn chậm, thì múa chậm. Tiếng đàn nhanh thì múa nhanh. Người đàn ông vuốt tay trên chậu. Khi y vuốt mạnh một cái, tim mọi người như muốn nhảy khỏi lồng ngực. Đám thủy thủ đều ôm ngực lăn lộn. Ba chiến thuyền chỉ còn cách xa bờ không đầy mười trượng, vì không người điều khiển nên trôi lênh đênh. Lão Tôn, Lê nội công thâm hậu, nên còn chịu được tiếng đàn. Hai lão ra phía sau thuyền cầm bánh lái điều khiển. Con thuyền bắt đầu quay mũi trở vào bờ. Hai lão thấy Khai-Quốc vương, vương phi cùng như Vương Văn đều phải ngồi vận công chống tiếng đàn. Chỉ Thiệu-Thái, Mỹ-Linh vẫn thản nhiên như thường. Lão Tôn hỏi Mỹ-Linh: - Công chúa. Công chúa không hề gì ư? Mỹ-Linh lắc đầu: - Tiểu bối chỉ thấy bực bội mà thôi. - Phiền đại giá công chúa kéo dùm cánh buồm sang phải. Mỹ-Linh giả bộ: - Tiểu bối uống phải thuốc nhuyễn cân, chân tay vô dụng mất rồi. Ba người trên bờ tấu xong hai khúc nhạc, rồi thản nhiên ôm nhạc khí leo lên đỉnh núi. Được thoát khỏi tiếng đàn ma quái, đám thủy thủ vội vào vị trí. Thuyền ghé chân núi. Lão Tôn ra lệnh cho Vương Văn: - Tướng quân ở đây canh chừng, để chúng ta bắt bọn chúng. Hai lão nhảy lên bờ đuổi theo ba nhạc sĩ. Khai-Quốc vương hỏi hai cháu: - Hai cháu làm thế nào chống lại được tiếng đàn ma quái kia? Mỹ-Linh, Thiệu-Thái ngơ ngác lắc đầu. Trong khi Vương Văn cùng Thanh-Mai nhìn nhau, cả hai đều mỉm cười tinh quái. Thanh-Mai giải thích cho chồng nghe: - Ba nhạc công vừa rồi dùng nội lực truyền vào nhạc khí tấn công chúng ta. Trong chúng ta ai cũng bị nhập vào ba động hết. Duy Mỹ-Linh, Thiệu-Thái kẻ còn đồng trinh, người còn đồng tử. Vì vậy không bị ba động nhập tâm. Khai-Quốc vương lắc đầu: - Anh không hiểu. - Này nhé, trong âm nhạc có năm bậc là Cung, Thương, Dốc, Chủy, Vũ. Mỗi cung ứng với một tạng phủ. Nhạc công dùng những nốt đó đánh ra vọng vào tai. Trong y học, tai là quan của thận. Chúng ta đều thành hôn rồi, thận khí khai hoa mở cửa. Vì vậy âm thanh dễ bị ba hưởng. Còn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái không bị ảnh hưởng, vì thận cung còn đóng. Mỹ-Linh chỉ lên đỉnh núi: - Núi Tam-sơn là đây. Mấy nghìn năm trước Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ lên thưởng Xuân. Rồi cách nay nghìn năm, khi Trưng Nhị, Hồ Đề, Lê Chân, Trần Năng đem quân đánh Trường-sa, tới hành hương di tích cũ. Sau đó một trăm sáu mươi hai anh hùng các lộ tụ tập về tuyên bố khởi nghĩa cũng vẫn tại ngọn núi này. Khai-Quốc vương nhìn lên đỉnh núi: - Thanh-Mai, các cháu. Chúng ta đi sứ chứ không phải bị tù. Hôm nay đã đến đây, mà không lên đỉnh Tam-sơn, thực uổng. Thôi lên núi thôi. Ta độ chừng hai lão Tôn, Lê đuổi theo ba người đó chẳng biết bao giờ trở lại. Những biến cố mấy hôm nay, đầu óc hai lão lộn tùng phèo, rối như mớ boòng boong. Bây giờ bị tiếng đàn ma quái kia phụ vào, e sẽ thành điên. Người bình thường điên không sao, chứ người võ công cao e nguy lắm. Khai-Quốc vương vẫy Thanh-Mai với hai cháu lên bờ. Phụ-Quốc bảo Thiệu-Thái: - Cháu nên đem hết hành lý theo. Thiệu-Thái định thắc mắc rằng tại sao du hành đỉnh núi một lát, mà phải mang theo hành lý. Liếc nhìn thấy Thanh-Mai nháy mắt ra hiệu, chàng vội im lặng, đỡ lấy mấy cái túi, theo cậu lên bờ. Gió hồ tiết Đông-chí lạnh buốt. Mỹ-Linh đứng nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng than: - Mình đang ở hồ Động-đình. Nghìn năm trước công chúa Phật-Nguyệt cùng Quách Lãng, Đinh Bạch-Nương, Đinh Tĩnh-Nương đại phá Lưu Long, Mã Viện. Hơn hai mươi vạn quân Hán chìm tại đây. Rồi mấy năm sau Thái-hậu Hoàng Hhiều-Hoa lại phá quân Hán một lần nữa cũng tại chỗ này. Những gì diễn ra từ khi thuyền vào bến Tương-trung làm Mỹ-Linh suy nghĩ. Tại sao hai lão Tôn-Lê vừa từ chối việc đưa sứ đoàn thăm Tương-đài, lập tức có thiếu niên buông thuyền chọc giận hai lão, khiến hai lão phải đuổi theo, đưa đến sứ đoàn vào Tương-đài lễ tổ? Ai đã chiều lòng sứ đoàn? Tại Tương-đài, ai đã bầy lễ, hương khói sẵn sàng cho sứ đoàn? Rồi khi thuyền vào đến hồ Động-đình. Thình lình lão Tôn đổi ý không chịu đưa sứ đoàn viếng núi Tam-sơn như dự tính. Lập tức con thuyền nhỏ xuất hiện cản đường với những nhạc cụ đơn giản, nhưng phát ra âm thanh kỳ quái khiến hai lão Tôn, Lê cho đuổi theo, cuối cùng sứ đoàn lại được lên Tam-sơn? Nàng nghĩ thầm: - Nhất định chú hai làm việc này chứ không ai khác. Nhưng mình gần chú không rời nửa bước. Đâu thấy chú có hành động gì lạ. Thế thì làm sao chú có thể sai người tạo ra những truyện kia? Bốn người khoan thai lên đỉnh Tam-sơn. Núi Tam-sơn không cao, ít đá. Khắp sườn mọc đầy hoa Tầm-xuân. Bấy giờ tuy đang mùa Đông không hoa, chỉ còn lại thân cây đầy gai. Chim âu bay khắp mặt hồ kiếm mồi, rồi lại về đậu lên những cây trên núi. Đỉnh Tam-sơn là khu đất bằng phẳng, rải rác khắp nơi còn lại những bức tường đá xiêu vẹo theo thời gian. Đó là vết tích của lễ đài xây thời Lĩnh-Nam chưa bị hủy hết. Gió hiu hiu thổi, làm quần áo bay phần phật. Khai-Quốc vương đứng trên đỉnh núi, ngắm nhìn hồ. Vương than thầm: - Đất tổ là đây, mà nay đã thành đất người. Biết bao giờ đòi lại được? Thiệu-Thái hỏi: - Mỹ-Linh này, mình có tới hai Quốc-tổ, Quốc-mẫu cùng lên đây thưởng hoa Xuân. Đúng không? - Đúng đấy! Quốc-tổ Kinh-Dương cùng công chúa con vua Động-đình. Quốc-tổ Lạc-Long cùng Quốc-mẫu Âu-Cơ. Huyền sử nói Quốc-tổ Kinh-Dương cùng Quốc-mẫu truyền ngôi cho con, rồi bay lên trời. Quốc-tổ trở thành Ngọc-Hoàng thượng đế. Quốc-mẫu trở thành Cửu-trùng thánh-mẫu hay Thượng-thiên thánh-mẫu. - Sự tích Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ anh đã thuộc làu. Huyền sử nói các ngài chia tay. Năm mươi con theo mẹ lên núi. Năm mươi con theo cha xuống biển. Còn trong chính sử cũng như bia đá của công chúa Phật-Nguyệt ghi các ngài phong cho một trăm con, mỗi người làm vua một vùng, sau thành Bách-Việt. Thế Quốc-tổ Kinh-Dương có bao nhiêu con? Mỹ-Linh biết Thiệu-Thái được nghe kể nhiều hơn là đọc trong sách. Nàng đáp: - Tương truyền nơi này mấy nghìn năm trước Quốc-tổ Kinh-Dương cùng công chúa con vua Động-đình thành hôn rồi lên đây hưởng phúc thanh nhàn. Sau đó sinh rất nhiều con. Tộc Việt coi Tam-sơn là đất thiêng. Trong tín ngưỡng người ta nói: Quốc-tổ bay lên trời thành Ngọc-hoàng thượng đế. Ngài có bốn Quốc-mẫu mang tên Cửu-trùng hay Thượng-Thiên thánh mẫu, Địa-tiên thánh-mẫu, Thượng-ngàn thánh-mẫu, Thủy-cung thánh-mẫu. Thiệu-Thái thích quá reo lên: - Anh biết rồi. Thượng-thiên thánh mẫu cai trị thần tiên khắp nơi. Thượng-ngàn thánh mẫu cai trị thần tiên vùng núi rừng. Thủy-cung thánh-mẫu cai trị thần tiên bốn biển cùng sông ngòi. - Sao anh biết? - Anh xem lên đồng, nghe cung văn hát chầu thánh thì biết. Sự tích này thuật trong bài chầu văn Thượng-thiên thánh mẫu. - Anh có nhớ không? - Không những nhớ, mà còn biết ca nữa. - Anh đọc lên một đoạn cho em nghe thử. Em chưa xem hầu bóng bao giờ. Thiệu-Thái định đọc, thì tiếng đàn, tiếng phách, tiếng trống hoà nhịp cùng tiếng ca vọng lại. Thiệu-Thái nhận ra đó là bản chầu văn Cửu-trùng thánh mẫu. Ngự cung trung, Cửu-thiên thánh vị,(1) Ở trên trời sửa trị bốn phương. Lòng chầu trong sạch như gương, Thần thông biến hoá, sửa sang cõi trời. Mặt hoa, mày liễu tốt tươi, Hình dung yểu điệu miệng cười như hoa. Lưng ong tóc phượng tay ngà. Áo xông hương xạ, hài hoa thêu rồng. Cửu-trùng ngự chín tầng mây, Quan cai các lộ thiên tiên thượng đình. Có phen chầu mặc áo xanh, Ngự chơi Đông-điện,đàn tranh quyển trầm. Áo xanh thay đổi áo hồng, Cõi Nam chính ngự ngai rồng đỉnh đang. ... Ngự thôi chầu mới ban ra, Áo thắm quạt ngà ngự tới Tây-cung. (1) Ghi chú(1) Đoạn này chúng tôi trích trong bài chầu văn Cửu-trùng thánh mẫu. Chúng tôi phiên âm theo bản chữ Nôm của viện Khảo-cổ Sài-gòn.Biết người tấu nhạc cùng hát là ba kỳ nhân trên thuyền ban này. Thanh-Mai vận nội lực nói lớn: - Đa tạ các vị đã cho nghe bản chầu văn Cửu-trùng thánh mẫu. Thiệu-Thái hỏi: - Thế tại sao người ta nói Thượng-ngàn thánh-mẫu là Hồ tiên cô? Thủy-cung thánh mẫu là đức Mẫu-Thoải tức Gia-Hưng công chúa? (2) Ghi chú(2) Hiện tại vùng trấn nhậm của công chúa Gia-hưng dọc bờ biển Quảng-đông, dân chúng còn thờ Giao-long tiên nữ, thường hầu bóng ngài, gọi ngài là Thánh-mẫu thủy cung.Mỹ-Linh bật cười: - Nguyên thời Lĩnh-Nam nữ tướng Hồ Đề tổ chức được tám đạo quân gây kinh hoàng cho Hán là Ưng, Hổ, Báo, Ngao, Phong, Hầu, Tượng. Sau khi ngài qua đời vẫn còn hiển linh, được dân chúng coi như bà mẹ chung, vì vậy người ta cho rằng ngài chính là Thánh-mẫu thượng-ngàn giáng hạ. Cũng như nhị Trưng nguyên là công chúa trên thiên cung bị đầy. Còn công chúa Gia-Hưng Trần Quốc đánh trận Nam-hải oai trấn Trung-nguyên, dân chúng huyền thọai ngài là Thủy-cung thánh-mẫu, thường gọi bằng đức mẫu Thủy. Để kiêng tên ngài người ta đọc chữ chữ thủy trệch đi thành Thoải. Thiệu-Thái nhắc lại: - Quốc-tổ Kinh-Dương có bao nhiêu con? Mỹ-Linh gõ tay lên đầu Thiệu-Thái cười: - Anh xem lên đồng hoài, hẳn biết hơn em chứ? Thiệu-Thái ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: - Anh nhớ ra rồi. Vua Kinh-Dương có mười hoàng tử, bốn công chúa. Đương thời ngài phong cho năm con lớn giữ năm nhiệm vụ, giới hầu bóng thường gọi là năm quan lớn. Năm vị được trao năm nhiệm vụ: Đệ-Nhất trấn trung ương hộ-dân, sau thành Quốc-tổ Lạc-Long. Đệ-Nhị thượng-ngàn cai trị vùng rừng núi. Đệ-Tam trấn quốc cầm quân. Đệ-Tứ trị thủy trấn sông ngòi, ao, biển. Đệ-Ngũ Tuần-Tranh giám sát dân chúng; công thưởng; tội phạt. Còn năm vị sau không rõ. Bốn vị công chúa là Khâm-Sai, Bạch-Hoa, Thượng-Ngàn, Thủy-Điện. Thanh-Mai bảo Thiệu-Thái: - Như vậy là thời đó nước ta coi nam cũng như nữ. Chứ không phải như Trung-quốc chỉ biết có nam, còn nữ thì bị giam trong phòng the. Khai-Quốc vương hỏi: - Thiệu-Thái có thuộc đoạn chầu văn nào nói tới hồ Động-đình không? Đoạn nào nói về vua Kinh-Dương có mười con? - Cháu nhớ lõm bõm mấy câu. Như nói về vua Kinh-Dương: Động-đình sông vắng ngã ba, Tối linh thượng đẳng trên tòa uy nghi, Đôi bên ngựa đứng voi quỳ, Nhơn nhơ phượng múa hạc thì chầu lên...( Đức vua Bát Hải văn ) Đoạn nói về mười hoàng tử của vua Kinh-Dương như sau: Vua cha Bát Hải Động-đình, Sinh ông Hoàng Cả anh linh ra đầu, Hoàng đôi vua sinh ra sau, Thiên hạ đảo cầu ông ngự đền vương. ... Mười ông đã được làm quan, Sắc lệnh Ngọc-hoàng hộ quốc tý dân.(Bát Hải Động-đình văn) Thanh-Mai cãi: - Đó là bài hát chầu văn nói về vua Bát Hải Động-đình chứ có phải nói về vua Kinh-Dương đâu? Mỹ-Linh giảng giải: - Thưa thím, vua Kinh-Dương còn có danh hiệu là Bát Hải Động-đình. Khác với Trung-nguyên, họ chỉ nói đến tứ hải là Đông, Tây, Nam, Bắc. Vua Kinh-Dương theo tín ngưỡng còn làm vua trên thượng giới. Mà thượng giới cũng có bốn biễn nữảa Tiếng đàn, tiếng phách lại vang lên, rồi có tiếng hát giọng chầu văn: Bóng trăng thanh gió vàng phơi phới, Động-đình hồ Bát-hải Long-vương, Có ông Hoàng-quận phi thường, Phi thăng thượng giới đẹp duyên cỡi rồng.(Đức Hoàng-quận văn) Thiệu-Thải giảng giải: - Đây là bài hát chầu văn nói về ông Hoàng-quận, con thứ sáu vua Kinh-Dương. Trong các ông Hoàng con vua Kinh-Dương thì ông hoàng Đệ-tam làm tướng cầm quân trấn Bắc trấn sông Trường-giang, Nam bảo vệ đất nước. Có bài hát chầu văn ca tụng thường gọi là Quan-lớn đệ tam. Thiệu-Thái vừa dứt thì tiếng đàn, tiếng phách, cùng giọng hát vọng lại: Tranh giang biên, nước nguồn lai láng, Đôi vầng hồng soi sáng nam linh, Vốn xưa thủy quốc Động-đình Đệ tam hoàng tử giáng sinh đền rồng. Đức gồm vẹn nhân, hòa, dũng lược, Bẩm sinh từ tư chất dung nhan, Có ông hoàng tử đệ tam, Phương phi diện mạo dung nhan tuyệt vời.( Đệ tam hoàng tử văn) Thiệu-Thái giảng giải: - Bài vừa qua là bài chầu văn Quan-lớn đệ tam. Rồi chàng kết luận: - Tóm lại, nước ta xưa ở vùng này, nên hầu hết các bài chầu văn đều nói tới hồ Động-đình. Cháu xin đọc thêm vài đoạn: Khắp tam giới Động-đình Tứ-phủ, Hội công đồng văn vũ bách quan. Hay: Đại càn tứ vị vua Bà, Cộng-đồng thánh mẫu, tam tòa chúa Tiên. Rồi Thiệu-Thái hỏi Mỹ-Linh: - Mỹ-Linh à! Đồng bóng từ đâu mà có? Thực sự các thánh về đồng nhập vào người ta, hay chẳng qua một thứ u mê, quàng xiên? Mỹ-Linh chỉ thuộc những gì trong kinh sách nói, còn phán đoán, kiến giải, nàng không hơn Thiệu-Thái làm bao. Bất giác nàng đưa mắt nhìn chú, chờ một sự giải thích. Khai-Quốc vương mỉm cười, kéo vương phi ngồi trên tảng đó gần đó rồi vẫy hai cháu xuống bên cạnh. Vương bẹo má Mỹ-Linh: - Lớn rồi! Tập nhìn xa cho quen đi. Nào! Thử giải thích chú xem nào! Trước tiên nói về những nhân vật thường thượng đồng đã. Rồi hãy phê bình nó là thứ u mê quàng xiên hay linh thiêng? Sự thực ra sao? Mỹ-Linh được chú khuyến khích, nàng đáp: - Ngoài các vị thời vua Kinh-Dương, Lạc-Long ra, con thấy họ thường hầu các vị thánh: Thánh Tản-Viên, thánh Gióng hay Phù-Đổng thiên vương, Chử đạo-tổ. Hai vị đầu tiên là đại tôn sư khai sáng ra võ phái Tản-viên, Sài-sơn. Vị thứ ba có tính chất thần thoại là Chử đạo-tổ tức Chử Đồng-tử và công chúa Tiên-Dung. Người ta nói Chử đạo tổ bay lên trời thành Thái-Thượng lão quân. Khai-Quốc vương vỗ vai cháu: - Giỏi! Đấy là những bậc thánh trước thời Lĩnh-Nam. Còn các vị thời Lĩnh-Nam? - Con thấy các bà hầu đồng vua Trưng cùng Trưng-Nhị. Ngoài ra còn có công chúa Hồ Đề tức Hồ tiên-cô, cô Bơ tức ngài Hoàng Thiều-Hoa, Gia-Hưng công chúa Trần Quốc, Nghi-Hòa công chúa Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa. Cô Sáu tức Đăng-châu công chúa Đào Phương-Dung. Ông hoàng Mười tức Thiên-ưng đại tướng quân Đào Nhất-Gia tái đầu thai... Tất cả mười tám vị. - Đúng thế! Con thử nghĩ xem, thời Lĩnh-Nam vua Trưng có một trăm sáu mươi hai tướng. Cho đến nay, bộ lễ bản triều đã ban sắc phong cho tất cả các vị. Nhưng thực sự hiển linh tới một trăm ba mươi sáu vị. Thế tại sao lại chỉ có chưa tới hai mươi vị về đồng? - Con không hiểu! - Con không hiểu cũng phải, để chú giải thích cho. Trong các anh hùng tuẫn quốc thời vua Bà, hầu hết tự cho rằng mình đã làm tròn bổn phận với đất nước. Vì vậy anh khí hiển linh giúp dân, bảo quốc, như trường hợp Bắc-bình vương Đào Kỳ, Tể-tướng Phương-Dung, các đại-vương Nguyễn Thành-Công, Nguyễn Tam-Trinh; công chúa Trần Hồng-Nương, Trần Thanh-Nương, Trần Đạm-Nương. Cũng có nhiều vị, khi tuẫn quốc, trong lòng còn uất ức vì chưa làm trọn vẹn những gì đối với đất nước, đối với trăm họ, anh khí hết tụ nên thường nhập vào những người nào hợp với mình, để khuyên răn, để dạy dỗ dân chúng. Cũng có vị muốn trở lại dương thế, tiếp tục trợ giúp tộc Việt, nên tái đầu thai. Nói đâu xa, Di-Lặc Bồ-tát chẳng hoá sinh nhiều lần giúp tộc Việt đó ư? Ngài Vô-Ngại, ngài Sùng-Phạm, ngài Minh-Không chẳng nguyện rằng: Cho đến vô tận kiếp, nguyện đầu thai làm người Việt, giúp tộc Việt giữ nước. Mỹ-Linh như người từ trong đường hầm thoát ra được. Nàng hỏi: - Như vậy tất cả bốn công chúa thời vua Kinh-Dương đều giáng hạ làm tướng của vua Trưng! Công chúa Khâm-Sai giáng hạ làm công chúa Phùng Vĩnh-Hoa, trong giới đồng bóng gọi tắt bằng tên Cô Đệ-Tứ Khâm-Sai. Công chúa Bạch-Hoa giáng hạ làm công chúa Lê Chân. Không biết giới đồng bóng gọi tắt là cái gì... lệ thì phải (4). Ghi chú(4) Theo huyền sử, công chúa Nguyệt-Đức Phùng Vĩnh-Hoa tổng trấn Tượng-quận (Vân-Nam). Sau khi đại phá quân Vương Bá ở Độ-khẩu. Vua Trưng truyền công chúa lui về biên giới Giao-chỉ. Vương Bá đem quân đuổi theo. Ít lâu sau, Mê-linh thất thủ. Công chúa bị Mã Viện đánh phía sau, Vương Bá ép phía trước. Ngài rút về Tây-Nam, nay thuộc Vạn-tượng (Lào), U-đon tha-ni, Nùng-Khai, Thà-bò, Chum-the, Nỏng-bùa lâm-phu (thuộc Thái-lan). Công chúa dùng voi đánh Vương Bá một trận khủng khiếp bên bờ sông Cửu-long. Bá bị thua, tâu về triều rằng công chúa có hơn vạn voi. Vì vậy đất đó có tên Vạn-tượng. Các di thần vua Trưng ẩn thân, chết ở vùng này rất nhiều. Vì vậy người Lào, Thái, Việt bị bắt đồng đông đảo hơn vùng Bắc-Việt. Thiệu-Thái nhắc: - Cô Đệ-ngũ Bắc-lệ. - Ừ ! Đúng rồi. Công chúa Thượng-Ngàn giáng hạ làm Quách A, trong giới đồng bóng gọi bằng Cô mười Mường. Công chúa Thủy-Điện giáng hạ làm Đinh Bạch-Nương. Thiệu-Thái tính nhẩm: - Hiện trong tín ngưỡng đồng bóng có tới mười mấy cô. Không thấy nói cô đệ nhất. Cô Đôi Thượng-Ngàn là Đàm Ngọc-Nga. Cô Bơ là Hoàng Thiều-Hoa. Cô bốn là Phùng Vĩnh-Hoa. Cô năm là Lê Chân. Cô sáu là Đào Phương-Dung. Cô bẩy là Lê-ngọc-Trinh. Cô tám là Tử-Vân. Cô chín là Lê-thị Hoa. Cô mười là Quách A. Bất cứ vấn đề gì Thiệu-Thái cũng thua Thanh-Mai với Mỹ-Linh. Nhưng đến vấn đề đồng bóng, y tỏ ra hiểu thấu, hiểu tường tận. Vì hơn đâu hết, Bắc-biên còn giữ được những truyền thống thời Lĩnh-Nam. Dân chúng không theo Khổng, Lão, Phật chỉ thờ kính thần linh. Mà gần như tất cả thần linh đều là anh hùng dân tộc. Chàng xem hầu bóng riết rồi thuộc làu. Mỹ-Linh hỏi Thiệu-Thái: - Người ta nói, khi bị cô Bơ bắt lính, bản thân họ hoặc gia đình có thể làm sớ, lễ tạ xin khoan miễn. Nhưng cố Sáu đã bắt là không thể nào xin được. Trong giới hầu bóng, họ giải thích ra sao? Thiệu-Thái đáp: - Các cụ giải thích như thế này: Cô Bơ tức bà Hoàng Thiều-Hoa nguyên được phong Thái-hậu. Về sau cô qui y với Tăng-giả Nan-Đà, nên tính tình cô bớt cương quyết hơn. Trong suốt cuộc đời, cô chỉ cầm quân có ba lần. Lần đầu đánh Luy-lâu. Lần thứ nhì đánh trận Trường-an. Lần thứ ba đánh trận Trường-giang, hồ Động-đình, Trường-sa, Hành-sơn. Cô không có quân sĩ trực tiếp. Quân là quân các nơi tụ về. Cô lĩnh ấn kiếm rồi chỉ huy. Cô không phải lo bắt lính. Ngược lại cô Sáu tức Đào Phương-Dung, cô chỉ huy trực tiếp đạo Giao-chỉ. Việc bổ xung quân số rất quan trọng. Cho nên cô bắt lính, thì chỉ có cách tuân mạng, chứ xin cũng vô ích. Thanh-Mai đã thấy nhiều người bị các cô bắt lính. Nàng hỏi: - Thiệu-Thái này, mợ không hiểu bằng cách gì mà biết rõ khi một người bị bắt lính do tiên, thánh nào bắt? - Dễ thôi! Do kinh nghiệm. Cô Bơ hay bắt con gái đẹp. Cô Sáu thì bắt cả đàn ông đàn bà, mà toàn người khỏe mạnh. Người nào bị cô Bơ bắt, tự nhiên người đờ đẫn, thích trang điểm, cử chỉ nhu nhã. Sau đó cô nhập mộng báo cho biết. Nếu chịu tỏa bóng thì thôi, bằng không tự nhiên đầu bù tóc rối. Những sợi tóc kết lại không cách gì gỡ ra được, mặt mũi bôi lem luốc, quần áo xốc xếch, bạ đâu cũng ngồi, cũng nằm. Ấy vậy mà sau khi tỏa bóng, tóc tự nhiên óng mượt, người tươi tỉnh đẹp vô cùng. Thanh-Mai à lên một tiếng: - Hồi ở Thiên-trường mợ thấy những người bị cô Sáu bắt rồi. Đầu tiên người đó cảm thấy tai ù, nghe rõ tiếng cô ra lệnh. Tuân theo, tỏa bóng không sao. Bằng không mắt trợn, gặp ai báng bổ cô đánh mắng người ấy. Đến giai đoạn đó biết phép không sao. Còn bướng không tỏa bóng, lập tức leo lên cây cao chót vót ngồi hát. Mà có leo cây thường đâu, cứ nhè cây thực lớn, người thường không thể leo, rồi lên. Đôi khi nhảy lên nóc nhà. Thảng hoặc leo lên cây cột cao, một chân đứng trên cột, một chân với hai tay còn lại múa hát mà không ngã. Một lần chú Kiệt của mợ thử bắt chước leo lên đỉnh cột dùng khinh công, một chân đứng, một chân hai tay múa, mà làm không nổi. Khai-Quốc vương ngửa mặt nhìn trời, nói buâng quơ: - Đất Việt là đất địa linh, nhân kiệt. Những năm người Hán cai trị mình họ muốn cho mình không bao giờ ngóc đầu dậy được thì phải phá khí thiêng sông núi. Một mặt họ yểm các thần, thánh. Một mặt họ vu cho là đồng bóng quàng xiên. Bàn cho phải, cũng có đến phân nửa bọn lợi dụng thần thánh, tạo ra đồng bóng nhảm nhỉ. Nhưng phân nửa đều do linh khí tụ thành. Như các cháu xem lúc chư thánh về đồng thường dùng dùi, dùng kiếm xuyên qua má, qua bụng, mà dân chúng gọi là xiên lình. Nếu người thường, chỉ cần đâm thủng da đã kêu cha gọi mẹ, máu chảy chan hòa. Đây kiếm lớn, tên dài xuyên thấu qua người. Sau khi thánh rút ra, rồi giáng, con đồng hoàn toàn không có giọt máu hay vết thương nào. Chỉ có phép tắc mới làm được như thế. Thình lình có tiếng tiêu vọng lại, rồi vèo một cái, ba bóng người chạy qua trước mặt. Mọi người nhìn rõ, chính là ba nhạc công đã trêu hai lão Tôn, Lê. Họ vừa vọt qua, thì hai lão Tôn, Lê thở hồng hộc đổi theo. Khai-Quốc vương hỏi Thiệu-Thái: - Cháu thử đoán xem ba nhạc công đó thuộc loại người nào? - Ngay từ lúc thiếu niên mới xuất hiên trên sông Tương, cháu đã nghi y là Lê Văn. Vì y thuộc phái Sài-sơn, nên mới giỏi âm nhạc đến trình độ đó. Nhất là y dùng viên chì của dây câu điểm huyệt. Trên thế gian này, chỉ mới có cậu cháu mình biết khoa này mà thôi. - Khá đấy! Thế ai cùng tấu nhạc với Lê Văn trên con thuyền nhỏ giữa hồ? - Người đàn ông tuổi khoảng gần bốn mươi. Tuy để râu tóc rối bù, nhưng khuôn mặt cực kỳ hùng tráng. Mỗi khi vuốt mạnh tay trên chậu, bàn tay y quay tròn đẹp vô cùng, giống như ra chiêu Đông-hải lưu phong. Lúc y nhảy lên bờ, rõ ràng thân pháp Đông-a. Khi y xuất hiện, cháu thấy Vương Văn với mợ nhìn nhau, cười mà không phải cười. Vậy người đó nhất định là thân nhân của mợ. Trong phái Đông-a, có sư huynh của mợ tên Trần Bảo-Dân nổi danh giỏi âm nhạc. Cháu đoán là ông. Còn người đàn bà, cũng xử dụng khinh công phái Đông-a, nhưng kiến thức cháu hủ lậu, nên không đoán ra. Thanh-Mai bật cười: - Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thiệu-Thái đã tinh tế hơn xưa rồi. Người đàn bà đó, chính mợ cũng không biết là ai. Có thể là vợ của nhị sư huynh. Ba người chạy xuống đến bờ hồ, nơi cách chiến thuyền không xa. Từ trong bụi cây rậm rạp, một con thuyền xuất hiện. Ba người nhảy xuống con thuyền nhỏ. Con thuyền dương buồm chạy ra giữa hồ. Hai lão Tôn, Lê trở về chiến thuyền hô nhổ neo đuổi theo con thuyền nhỏ. Dường như ba người trên con thuyền nhỏ chủ tâm trêu ghẹo hai lão, nên cứ cho trôi thong thả. Tiếng đàn, tiếng trống du đương vọng trở lại như đâm vào tim hai lão. Trong lúc vội vàng, hai lão quên mất bốn người khách quan trọng. Thanh-Mai nhìn Khai-Quốc vương. Cả hai bật cười. Nàng nói với vương: - Anh trêu hai lão như vậy cũng đủ rồi. Bây giờ hai lão hóa điên, không còn bình tĩnh nữa. Chúng ta thản nhiên đi Biện-kinh. Thiệu-Thái chợt tỉnh ngộ: - Thì ra tất cả những biến chuyển từ Hành-Nam đến đây đều do cậu mợ mình tạo ra. Quái, rõ ràng mình luôn ở bên cậu, vậy làm thế nào cậu ra lệnh cho người ta trêu hai lão kia? Mỹ-Linh thấy vẻ mặt ngơ ngác của Thiệu-Thái, bất giác nàng thương hại: - Anh chưa hiểu ư? - Thú thật anh cũng muốn điên đầu lên như hai lão kia. Nếu anh ở vào trường hợp hai lão chắc anh cũng hóa khùng quá. Khai-Quốc vương hỏi Mỹ-Linh: - Con có hiểu rõ không? Mỹ-Linh dựa đầu vào vai chú: - Con chỉ biết rõ từ khi gặp chị Bảo-Hòa. Chú dùng Lăng-không truyền ngữ nói với chị ấy, dặn dò nhiều điều. Chị ấy cho biết viên đầu bếp trên chiến thuyền dành cho sứ đoàn là người của phái Đông-a. Vì vậy khi xuống thuyền, chú muốn truyền lệnh gì, cứ dùng lăng không truyền ngữ dặn y. Hàng ngày y phải lên bờ mua thực phẩm. Chị Bảo-Hòa hoặc Thông-Mai sẽ đón gặp y trong chợ để nhận lệnh. Trời về chiều, một con thuyền từ bên phía Quân-sơn thả buồm tới gần Tam-sơn. Thanh-Mai thấy trên cánh buồm có hình con ó cực kỳ lớn. Nàng reo lên: - Nhị sư huynh tới đón chúng mình kìa. Thôi ta lên đường. Giờ này Lê Văn đã dụ cho hai lão đuổi theo tới Nghi-đô không chừng. Con thuyền cập vào chỗ mỏm đá bằng phẳng. Quả nhiên Trần Bảo-Dân đứng trên mũi thuyền, tay cầm đàn chậu vẫy: - Mời các vị xuống thuyền thôi. Thanh-Mai tung mình lên cao, tà tà đáp xuống mũi thuyền. Tiếp theo Khai-Quốc vương rồi Mỹ-Linh, Thiệu-Thái. Bảo-Dân thi lễ với Khai-Quốc vương: - Thỉnh vương gia vào. Y chỉ vào một thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp nói với mọi người: - Tiện thê. Khoang thuyền đã bầy tiệc rượu. Bảo-Dân mời Khai-Quốc vương vào chủ vị. Y ngồi vai chủ nhân bồi tiếp. Vợ y tiếp Thanh-Mai, cuối cùng tới Mỹ-Linh, Thiệu-Thái. Bảo-Dân vỗ hai tay vào nhau hỏi Thanh-Mai: - Sư phụ cùng với Thông-Mai, Bảo-Hòa báo cho sư huynh biết trước việc sứ đoàn sang đây cả tháng. Sư huynh chờ mỏi mắt. Vì đại sư huynh bận việc quan, nên mọi việc do ta xếp đặt hết. Ta sai Thông-Mai lên đỉnh Thiên-đài bỏ quyển Lĩnh-Nam giản sử, trong đó ghi chép những chi tiết trên đường đi cho sự muội. Giữa lúc đó năm ông thiên-lôi từ Biện-kinh tới. Chàng lắc đầu: - Chúng phá quá, hơn cả bọn ta hồi xưa nhiều. Nghe đến năm ông thiên lôi Tôn-Đản, Tự-Mai, Thiện-Lãm, Thuận-Tông, Lê Văn mọi người đều bật cười. Thanh-Mai hỏi: - Chúng nó có tuân lệnh nhị sư huynh không? Bảo-Dân cốc lên đầu Thanh-Mai: - Hỏi thế mà cũng hỏi. Cầm đầu tuy là Tôn-Đản, nhưng thực sự do Tự-Mai. Khi ta nói gì, sư muội không nghe, ta còn kí vào đầu, huống hồ tên bé con Tự-Mai. Ta ra lệnh mà nó dám cãi ư? Có mà nhừ đòn, ta nấu cháo nó liền. Chàng bật cười: - Chúng ta bàn kế bắt đám trưởng lão bang Nhật-hồ. Tự-Mai xin đảm trách bắt năm tên. Lê Văn bắt năm tên. Còn Tôn Đản, Thiện-Lãm, Thuận-Tông đảm trách việc ở khu Tương-đài. Vợ chồng ta phụ trách đoạn đường trên hồ này. Chàng cười hô hố: - Bảo-Hòa, Thông-Mai bàn nên đón đường điểm huyệt bắt chín tên trúng sơ tuyển phò mã của ba châu, rồi lấy quần áo, hóa trang bắt đám trưởng lão. Thằng bé Tôn Đản rất giỏi việc quân sự. Nó đi thám thính địa hình, tìm chỗ nên xuất hiện để dụ chúng đuổi theo, sau đó gặp khúc quẹo, ra tay bắt sống. Mỹ-Linh hỏi: - Võ công bọn chúng cao lắm. E Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn cố gắng chưa chắc ngang tay, làm sao mà bắt được? Bảo-Dân nhăn mũi: - Dễ quá. Chúng chỉ cần đến gần, thình lình dùng Lĩnh-Nam chỉ điểm huyệt, bọn kia đâu có thể dở bản lĩnh ra được? Riêng lão Ngũ, Lê Văn điểm hụt, diễn ra trận đấu. Suýt nữa nó mất mạng vì Chu-sa chưởng. Cũng may Bảo-Hòa dùng Phục-ngưu thần chưởng cứu kịp. Công lực Bảo-Hòa cao thâm là thế, mà cũng phải đấu đến chiêu thứ chín mươi khiến y mệt nhừ, rồi dùng Lĩnh-Nam chỉ điểm ngã. Mỹ-Linh nghe mấy cậu em hành sự, nàng thích quá: - Việc Lê Văn bắt hai lão Tứ, Ngũ trước mặt bọn em, coi thực ngon. À, con thuyền tấu nhạc là của sư huynh chế ra hay của Lê Văn? - Của chung! Gắn ống trúc trên cột buồm gió thổi thành tiếng tiêu, vá da trâu trước thuyền thành trống là của ta. Còn lại, phương pháp lái thuyền cho tiếng tiêu, tiếng trống hợp với tiếng đàn, tiếng phách là tài của y. Sau khi y dụ được ba lão Nhất, Nhị, Tam đuổi tới Tương-đài. Ta với Thông-Mai, Bảo-Hòa phải khó khăn lắm mới bắt được chúng. Bản lĩnh chúng cao thâm thực. Ta bị trúng một Chu-sa chưởng suýt mất mạng. May Bảo-Hòa cho uống thuốc giải tạm thời. Bây giờ mới nhờ Thiệu-Thái trị cho. Thiệu-Thái lật áo Bảo-Dân lên, trên lưng y có vết tím bầm. Chàng để bàn tay vào, rồi vận công hút. Khoảng mười khắc, vết bầm tan biến đi. Khai-Quốc vương thấy tính tình Bảo-Dân hào sảng, không câu nệ lễ nghi. Thời bấy giờ, dù là ruột thịt, khi em gái tuổi mười ba, anh cũng không thể cầm tay. Thanh-Mai tuổi đã hai mươi, hiện là vương phi cao quý biết mấy. Thế mà y cốc tay lên đầu, bẹo tai như nàng còn năm, sáu tuổi. Y không hề dùng những tiếng vương gia, vương phi, công chúa , thế tử. Y hỏi Thanh-Mai: - Đố sư muội biết, rõ ràng vợ chồng ta với Lê Văn cùng xuống thuyền dụ cho hai lão Tôn, Lê đuổi theo. Tại sao chúng ta lại trở về đây đón sứ đoàn. - Em cũng đang định hỏi sư huynh điều đó? Y hỏi Khai-Quốc vương: - Ông em rể! À xin lỗi, vương gia. Vương gia thử đoán xem. Khai-Quốc vương cười: - Thì có gì lạ đâu, thuyền sư huynh có cửa ngách phía trước. Sư huynh với sư tỷ chui vào thuyền, rồi mở ngăn cửa đó chuồn xuống nước lặn đi. Đợi cho chiến thuyền rời khỏi, mới trồi lên. Trong khi đó phía sau, đệ tử của sư huynh cho con thuyền khác vớt sư huynh sư tỷ lên. Bảo-Dân dơ ngón tay trỏ lên: - Giỏi. Y hỏi Thanh-Mai: - Sư muội thử đoán xem, giờ này hai lão Tôn, Lê ra sao? Lê Văn dụ chúng đi đâu? - Nếu mưu kế do Lê Văn bầy ra, em không đoán được. Còn do anh thì em biết như em biết em vậy. - ? - Chúng ta dự trù tách hai lão già với sứ đoàn, để sư huynh đưa chúng em đi Biện-kinh phải không? - Đúng thế. - Sư huynh đưa bọn em đi, ắt đưa bằng thuyền. Đi Biện-kinh từ hồ Động-đình phải theo Trường-giang xuôi hướng Đông đến bến Xích-bích. Từ Xích-bích qua sông, vào Hồng-hồ. Từ Hồng-hồ theo Kinh-giang sang sông Hán-thủy. Cuối cùng theo Hán-thủy lên Tương-dương. - Giỏi. - Vì vậy Lê Văn phải dụ cho hai lão đi ngược chiều với sư huynh, nghĩa là đi về hướng Giang-lăng. Sau khi vượt quãng đường từ đây đến Giang-lăng, hai lão ắt trở thành điên, quyết đuổi đến cùng. Lê Văn sẽ trêu cho chúng đuổi tới Nghi-đô, không chừng tới Nghi-xương cũng nên. Đến đó thuyền đi vào địa phận sông Trường-giang. Con thuyền hơi nhỏ, nên phải men theo Nam-ngạn, xuôi về hướng Đông. Bảo-Dân chỉ bà vợ: - Sư muội! Sư muội bảo vợ ta có đẹp không? Nghe Bảo-Dân hỏi, mọi người mới chú ý tới vợ y. Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Trước kia ta tưởng Lâm Huệ-Phương, Thanh-Mai, Mỹ-Linh, Đào Hà-Thanh là ba người đẹp không thể có tới bốn. Nay vợ Bảo-Dân có sắc đẹp cực kỳ quyến rũ. Y lưu lạc trên đất Tống, mà sao có được cô vợ đẹp thế này. Thanh-Mai ngắm nhìn bà chị dâu, rồi hỏi: - Anh cưới chị bao giờ? - Không hề cưới. Ta vào hoàng cung nhà Tống cướp đem ra đấy chứ. Mọi người nghe Bảo-Dân kể, đều biết y nói thực. Trên đời không có người nào to gan hơn. Bảo-Dân kể: - Sư tỷ họ Khấu, tên Kim-An, là con gái tể tướng Khấu Chuẩn. Mọi người bật lên tiếng ồ lớn. Bảo-Dân kể: - Một ngày thăm Biện-kinh, vô tình ta qua khu vườn dinh tể tướng, nhác thấy nàng đang dạo chơi trong vườn hoa. Hồn phách ta bay phơi phới. Đêm hôm đó ta lần mò vào hoa viên dinh tể tướng, rồi dùng ống tiêu tấu nhạc cho nàng nghe. Mỹ-Linh bật cười: - Đại ca thổi tiêu như vậy, mà Tể-tướng không biết ư? - Biết thế chó nào được. Ta dùng nội lực chuyển âm thanh vào khuê phòng của nàng mà thôi. Còn ngoại giả không ai nghe được. Quả nhiên ta tấu được một bản, nàng mở cửa phòng nhìn ra ngoài. Ta tha hồ mà ngắm. Hôm sau ta lại tấu đàn tranh, rồi đàn bầu, đàn Hồ, nhị. Hồi đầu ta còn ẩn thân. Sau ta xuất hiện ngồi trên cây, vừa nhìn nàng vừa tấu nhạc. Lúc đầu thấy ta, nàng còn e thẹn. Dần dà nàng cười nói với ta. Cứ như vậy hơn nửa năm. Y nhìn vợ mỉm cười: - Một đêm ta đánh bạo, sau khi tấu nhạc, nhảy cửa sổ vào phòng nàng. Nàng không sợ hãi, tiếp ta. Dần dần, đêm đêm chúng ta gặp nhau ở vườn hoa. Cho đến một hôm như thường lệ ta đến thăm nàng... Đến đây y ngừng lại thở dài. Nghe Bảo-Dân nói, mọi người đều thấy y lớn gan, nhưng lại lãng mạn đa tình đến cùng cực. Y tiếp: - Nàng khóc lóc cho biết rằng có chiếu chỉ truyền phụ thân phải đem nàng tiến cung dâng cho hoàng đế. Ta như người trên mây rơi xuống đất. Ta rủ nàng đi trốn. Nhưng biết làm sao hơn. Nàng không cả gan làm như thế. Vì sợ cha nàng bị tội. Y ngừng lại hỏi Khai-Quốc vương: - Vương gia! Nếu vương gia ở địa vị mỗ, vương gia sẽ làm gì? - Với bản lĩnh của sư ca, cứ đợi cho nàng tiến cung, rồi vào cung ăn trộm đem đi. Bấy giờ ông vua không bắt tội cha nàng, mà ngược lại cha nàng còn bắt đền ông vua nữa là khác. Bảo-Dân vỗ vai Khai-Quốc vương: - Hay! Chí khí bậc anh hùng trong thiên hạ thường giống nhau. Y quay lại nhìn Thanh-Mai: - Sư phụ ghét triều Lý lắm, chắc không gả sư muội cho gã này đâu. Hẳn y cũng mò đến trang Thiên-trường ăn trộm sư muội phải không? Y táo gan hơn ta nhiều. Sư muội cứ nói thực đi, đừng mắc cỡ làm gì. Đột nhập trang Thiên-trường e khó hơn hoàng cung. Vậy võ công y phải cao thâm lắm. Nói rồi Bảo-Dân phóng chưởng tấn công Khai-Quốc vương liền. Vương nhận ra chiêu Đông-hải lưu phong. Chưởng lực cực kỳ trầm trọng. Khai-Quốc vương khoanh tay một cái, chưởng của Bảo-Dân bị phong bế liền. Cả hai cùng rung động toàn thân. Bảo-Dân nói với Thanh-Mai:: - Đúng thế! Công lực y ba phần giống Tiêu-sơn, bẩy phần giống Cửu-chân, Long-biên. Y ngồi im mà hóa giải được chưởng của ta, công lực không tầm thường. Mọi người thấy Bảo-Dân gọi Khai-Quốc vương bằng gã, rồi y, ai nấy đều bật cười. Y tiếp: - Thôi, ta nói truyện ăn trộm vợ cho sư muội nghe. Ta đợi cho nàng tiến cung. Ngay đêm đó ta bắt một tên thái giám, lột quần áo mặc, rồi lẻn vào hoàng cung. Khi ta đến tẩm cung của hoàng đế, giữa lúc y ngưng làm việc, truyền cung nữ gọi Kim-An đến hầu. Kim-An hầu y uống rượu. Rượu say, y đuổi cung nga thái giám ra, rồi định cùng nàng gió trăng. Giữa lúc đó, ta nhảy ra, bắt sống y, dùng dẻ nhét đầy miệng, trói lại, quẳng vào gầm dường. Ta lại lột quần áo y mặc vào. Ta ôm nàng rời khỏi tẩm cung, vượt hoàng thành ra ngoài. Sáng hôm sau, ta với nàng dùng ngựa về đây, khoan thai lên núi Tam-sơn thưởng hoa. Thanh-Mai hỏi: - Truyện này xẩy ra đã mấy năm rồi? Bảo-Dân tính đốt ngón tay: - Hồi đó Kim-An mười sáu. Nay nàng hai mươi sáu tuổi rồi. Truyện đã mười năm. - Như vậy ông vua đó không thể là Thiên-Thánh hoàng đế mà là Chân-tông. - Đúng thế. Bảo-Dân tiếp: - Nguyên trước vua Chân-tông đã phong Quách phi làm hoàng hậu. Quách hậu băng. Vua muốn lập Lưu phi lên thay. Nhưng quần thần phải đối vì Lưu phi xuất thân ty tiện. Tuy vậy nhà vua vẫn giữ nguyên ý. Lưu hậu thông minh, tài trí, võ công cực cao. Nhưng bà làm một việc gì đó, cực kỳ bí mật, khiến cuối đời, vua Chân-tông muốn truất bà. Để được lòng quần thần, ngài muốn đem Kim-An vào cung rồi phong làm hoàng hậu. Không ngờ ta vào ăn trộm ra. Bảo-Dân nhìn Thanh-Mai: - Con nhỏ này lớn lên đẹp gớm. Bây giờ mi làm vương phi rồi phải không? Nghe bọn Tôn Đản nói mi sẽ làm hoàng hậu nữa. Trời ơi! Sao mi ngu quá vậy, làm vương phi, hoàng hậu suốt ngày áo xiêm ràng buộc lấy nhau. Đi ra lễ nghi, đi vào phép tắc giống ở tù. Y vỗ vai Khai-Quốc vương: - Này chú em rể, anh hai nói có đúng không? Chú bỏ mẹ nó cái gì Khai-Quốc vương, trừ quân tộc Việt đi, rồi dắt Thanh-Mai lên đây cùng vợ chồng ta dạo chơi sông hồ. Gặp nước suối uống nước suối, gặp hoa hái hoa, gặp trái cây ăn trái cây. Gặp bọn tham quan, cường hào ác bá ta đánh chúng què. Hôm trước sư phụ với sư mẫu qua đây. Người nghe ta nói về thú ngao du sơn thủy, người khen ta biết thưởng thức cuộc đời, không ngu như đại sư ca, cùng hai tên Đoàn Thông, Ngô An-Ngữ luẩn quẩn trong quan trường. Lời nói của Bảo-Dân tuy nửa phần tục, đùa cợt, nhưng rất thực tế. Thanh-Mai đưa mắt nhìn chồng. Khai-Quốc vương nắm tay Bảo-Dân. Vương cũng nói bằng tiếng bình dân: - Anh hai nói đúng. Vợ chồng em cũng mong được như anh hai. Nhưng có điều bọn em đã nguyện lấy chủ đạo tộc Việt làm phương châm cho cuộc đời. Chúng em ước mong sau khi thống nhất tộc Việt, rồi ngao du sơn thủy. Chứ bây giờ thì chưa được. Trên con thuyền tuy chật chội, mà Kim-An làm những món ăn Trung-nguyên thực kỳ diệu. Mỹ-Linh cứ luôn miệng hỏi về cách nấu nướng. Kim-An nói tiếng vùng Biện-kinh, vì vậy Mỹ-Linh phải uốn cong lưỡi nói truyện với nàng. Thực đúng với câu: Cha nào con ấy. Kim-An là con Tể-tướng Khấu Chuẩn, một danh sĩ đương thời. Vì vậy không sách nào nàng không đọc qua, chẳng chi tiết nào về triều đình mà nàng không biết. Gặp Mỹ-Linh vốn nòi thi-thư. Hai bên nói truyện thực tương đắc. Con thuyền cập vào một chiếc thuyền cực lớn đậu bên bờ Trường-giang, đầu thuyền có hai chữ Chu-các đỏ chói. Kim-An cung tay: - Kính thỉnh vương gia, vương phi, công chúa dời gót ngọc sang Chu-các. Vì tiểu-chu này không thể vượt Trường-giang. Khai-Quốc vương nghĩ thầm: - Bà này xuất thân tiểu thư con quan Tể-tướng có khác, ngôn từ khách khí, lễ độ rõ ra kim chi ngọc điệp. Mọi người tung mình lên cao, rồi đáp xuống con thuyền lớn. Một thuyền phu nhảy xuống con thuyền nhỏ, kéo buồm trở lại hồ Động-đình. Chu-các có hai tầng. Tầng trên có nhiều cửa sổ nhìn ra sông, có nhiều phòng. Tầng dưới nửa ngâm dưới nước. Nửa trên không. Kim-An mời khách vào một phòng lớn. Trong phòng trang trí thực hoa mỹ. Giữa phòng, một cái bàn lớn khảm xà cừ. Xung quanh có mười tám cái ghế. Tất cả bằng gỗ cẩm-lai. Xa hơn chút, một cái bàn nhỏ hơn, trên để lư hương, tỏa mấy sợi khói, mùi trầm hương xông ra ngào ngạt. Giữa bàn, để ống bút, cùng một chồng sách. Mỹ-Linh kinh ngạc tự hỏi: - Ông này võ công cực cao. Âm nhạc e khó có hai người sánh bằng. Ông sinh sống ở Trung-nguyên bằng nghề gì, mà có tiền mua con thuyền lớn như thế này? Trong thuyền trang trí lộng lẫy e hơn du thuyền của ông mình. Liếc qua, mình thấy nào thuyền phu, nào tỳ nữ ước ba chục người chi phí không ít. Vậy tiền ấy ở đâu ra? Mỹ-Linh chú ý đến vách phòng treo không thiếu thứ nhạc cụ nào. Ngoài ra một vách khác treo đủ mọi loại binh khí. Chu-các hướng mũi về phương Bắc, băng ngang Trường-giang. Bảo-Dân mời khách ngồi. Tỳ nữ dâng trái cây, cùng trà. Y nói: - Với con thuyền này, vợ chồng ta ngao du khắp nơi trong thiên hạ. Hôm sư phụ qua đây, người bàn rằng, lúc trở về người sẽ cùng chúng ta dùng Chu-các ra biển, thăm hết các đảo Đông-hải cho tới Xiêm-la, nêân chúng ta không thể rời thuyền, mà ở đây chờ người. Thanh-Mai muốn biết tin về năm ông mãnh. Nàng hỏi: - Năm ông Thiên-lôi đâu rồi? - Chỉ có bốn ông thôi. Bảo-Hòa, Thông-Mai đi biện kinh trước cùng Trường-giang thất hiệp với trưởng lão Nhất-Bách. Ta sai bốn ông mãnh thay nhau chọc hai lão Lê, Tôn chưa về. Mỹ-Linh ngạc nhiên: - Một ông mãnh nữa đi đâu? - Còn đi đâu nữa. Y đi theo phái Hoa-sơn định ăn cắp cô vợ như ta. Mọi người biết ngay ông mãnh vắng mặt là Tự-Mai. Kim-An hỏi Khai-Quốc vương: - Thế nào vương gia định ngày mai tự lên đường đi Biện-kinh hay đợi hai lão Tôn, Lê? Khai-Quốc vương hỏi ngược lại: - Khấu sư tỷ biết nhiều về triều Tống. Xin sư tỷ cho một lời khuyên. Mắt Kim-An chiếu sáng long lanh nhìn thẳng vào mặt Khai-Quốc vương. Nàng nghĩ thầm: - Vị vương gia này trí tuệ kinh thiên động địa. Ông ta thừa sức chọn đường lối hành động. Tại sao lại phải nhờ ta? À, thôi phải rồi, ông biết phụ thân mình bị Lưu hậu hại. Mà hai người trợ thủ đắc lực là lão Tôn, Lê. Bây giờ ông muốn dành cho ta một cơ hội trả thù đây. Nàng chắp tay: - Đa tạ vương gia. Bốn mắt nhìn nhau, như cùng hiểu thấu tâm tư của nhau. Kim-An tiếp: - Lưu hậu với Định-vương Nguyên-Nghiễm hiện đang ngấm ngầm hạ nhau. Đinh-vương vắng nhà. Lưu hậu sai Tào Khánh đi đón sứ đoàn, rồi cho Trường-giang thất quỷ xuất hiện, định ép sứ đoàn đào kho tàng. Thất bại. Bà sai hai lão tín cẩn nhất áp tải sứ đoàn. Thất bại. Tuy vậy quyền trong tay bà ta. Triều đình cũng như phe Nguyên-Nghiễm đâu biết những việc bà ta đã thất bại. Định-vương đã về đến Biện-kinh. Ông ta hiện nắm lại binh quyền. Bây giờ vương gia âm thầm tới Biện-kinh, rồi thẳng tới cổng thành đưa danh thiếp xin vào chầu. Như vậy tỏ rõ Lưu hậu thất bại. Bà quá xấu hổ, ắt xử tử hai tên Tôn, Lê. Hoặc ít nhất cũng cách chức chúng. Nàng mỉm cười: - Chúng bị cách chức, lòng đầy phẫn hận. Trong khi chúng bị vương gia làm cho hóa điên. Bây giờ chúng càng điên thêm. Chúng sẽ quay lại phá phách, phản Lưu hậu. Mọi người phải ngừng truyện trò, vì sóng Trường-gian reo hò bên ngoài. Con thuyền lớn là thế, mà luôn lắc lư. Kim-An an ủi mọi người: - Bây giờ là tiết Đông-chí, gió thổi từ Bắc-qua, nhẹ nhàng nhất trong năm mà còn thế. Chứ vào tháng bẩy, tháng tám, con thuyền này lắc lư như lá bay trong gió. Mỹ-Linh chợt nhớ ra điều gì: - Khấu sư thúc! Dường như chỗ này tám trăm năm trước có trận đánh kinh thiên động địa giữa Tào Tháo với Chu Du. Chu Du đốt quân Tào tám mươi ba vạn. Lửa làm đỏ cả một vùng, vì vậy cái tên Xích-bích có từ đó. Sự thực ra sao? Kim-An lắc đầu: - Đó là huyền sử. Thực sự theo bộ sử Tam-quốc-chí của Trần-Thọ, thì bấy giờ là năm Mậu-Tý (208 sau Tây-lịch) niên hiệu Kiến-An thứ mười ba thời vua Hiến-Đế nhà Hán. Vua Hán phong Tào Tháo làm thừa tướng. Tháo đem hai mươi vạn quân đánh Tôn Quyền. Tôn Quyền liên binh với Lưu Bị chống lại. Nhân bấy giờ thủy quân Hán kết lại với nhau thành bè để vượt sông cho dễ. Chu Du dùng hỏa công đốt chiến thuyền Hán. Trận đánh diễn ra tại chỗ này đây. Cái tên Xích-bích có từ đó. Thuyền đã tới bờ Bắc Trường-giang. Trên trời xuất hiện cặp chim ưng đang bay lượn. Thiệu-Thái nhận ra đôi chim của Bảo-Hòa, chàng huýt sáo gọi nó xuống. Mỹ-Linh mở ống tre dưới chân chim ưng lấy thư trao cho Khai-Quốc vương. Vương mở ra đọc: Mạ mạ sai chim truyền tin cho biết bọn trưởng lão Lạc-long giáo gốc Hồng-thiết giáo có nhiều hành vi khác lạ. Nhật-Hồ lão nhân, Vũ Nhất-Trụ phá giới, xuất hiện khống chế giáo chúng Lạc-long, tái lập Hồng-thiết giáo. Vũ Nhất-Trụ, Đặng Trường, Hoàng Văn theo Dực-Thánh vương. Đỗ Xích-Thập, Phạm Trạch, Lê Đức theo Đông-Chinh vương. Nguyên-Hạnh, Ngô Bách-Vân theo Vũ-Đức vương. Đại-Việt ngũ long chỉ có Minh-Không đại sư hiện diện. Còn lại đang du thuyết Đại-lý, Xiêm-la, Lão-qua, Chân-lạp, Chiêm-thành, Ngô-Việt về việc thống nhất tộc Việt. Khai-Quốc vương hỏi Bảo-Dân: - Nhị sư huynh! Quốc-trượng hiện ở đâu? - Hôm chia tay với ta, người cùng Hồng-sơn đại phu nói rằng lên chùa Thiếu-lâm vãng cảnh. - Hệ thống của nhị sư huynh có thể liên lạc được với người không? - Được chứ. - Sư huynh liên lạc với người khẩn cấp, xin người với Hồng-Sơn đại phu mau trở về trấn Đại-Việt. Người trấn Thiên-trường làm thế ỷ đốc cho Thăng-long. Còn Hồng-Sơn đại phu trấn Thanh-hóa. Nếu Đàm Toái-Trạng, Nguyên-Hạnh trở mặt còn khống chế kịp. Đệ sẽ liên lạc với sư bá Đại-Khê cùng với phò mã Thân- Thừa-Quý trấn Bắc-biên, phòng khi ta có biến loạn quân Tống tràn qua. Vương bảo Mỹ-Linh: - Cháu truyền lệnh cho phái Mê-linh gửi một số cao thủ về ở trong hoàng cung. Thiệu-Thái truyền anh em Đào Nhất, Nhị, Tam-Bách phải về giữ tổng đàn Lạc-long giáo cho chắc. Vương nắm tay Thanh-Mai thở dài: - Thanh muội. Anh thực có lỗi với Bố. Khi bọn trưởng lão Hồng-thiết qui phục Thiệu-Thái. Bố khuyên anh nên giết hết chúng đi. Người cho rằng một khi chúng học Hồng-thiết kinh, không bao giờ có thể trục ma tính ra khỏi người chúng. Anh không tin. Bây giờ hối thì đã muộn. Sau khi thành hôn với Thanh-Mai, vương gọi Tự-An bằng quốc-trượng. Ông cau mặt không bằng lòng, vì ông thích con gọi bằng Bố. Từ đấy vương dùng tiếng Bố gọi ông. Sau hai ngày, thuyền đi vào địa phận sông Hán-thủy. Chim ưng Bảo-Hòa lại báo cho biết: Triều đình Tống cực kỳ bối rối, vì trong bẩy ngày không nhận được tin tức sứ đoàn. Tư-mã Đàm-châu tấu rằng hai lão Tôn, Lê cho các chiến thuyền của Vương Văn, cùng thiết kị hộ tống trở về Hành-Nam. Chỉ có một chiến thuyền chở sứ đoàn vượt hồ Động-đình. Triều-đình sai Tư-mã Giang-lăng đem thiết kị chờ ở bên sông đã mười ngày, không thấy thuyền chở sứ đoàn qua. Đang cho người đi tìm. Lưu hậu cực kỳ bối rối. Lê Văn, Tôn Đản dụ hai lão Tôn, Lê tới Tỷ-qui. Hai lão hóa điên, giết thuyền trưởng. Thủy thủ sợ hãi bỏ thuyền trốn mất. Xin đọc tiếp bộANH LINH THẦN VÕ TỘC VIỆT Mục lục Lời nói đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Q6- Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại SỹChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy : CDDLT Nguồn: CDDLTĐược bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 2 tháng 2 năm 2005
vanhoc
Động vật ăn phân (tên Latin là Coprophagia hoặc coprophagy) là việc các loài động vật tiêu thụ phân để hấp thụ chất hữu cơ từ đó. Từ này có nguồn gốc từ copros κόπρος Hy Lạp, "phân" và phagein φαγεῖν, "ăn". Coprophagy đề cập đến nhiều loại phân ăn uống, bao gồm ăn phân của các loài khác (heterospecifics), của các cá thể khác cùng loài (autocoprophagy), hoặc ăn phân của chính bản thân mình (autocoprophagy) những cá thể lấy trực tiếp từ hậu môn. Các loài động vật được biết đến thường xuyên ăn phân là ruồi, nhặng (ăn tất cả các loại phân từ lỏng đến đặc và khô), bọ hung chuyên ăn phân khô. Chuột nhắt nhà có thể ăn phân của mình như là thức ăn. Chó cũng được biết đến là có ăn phân, nhất là phân người. Ở người, việc ăn phân đã được quan sát thấy ở những người bị bệnh tâm thần hoặc trong các hành vi tình dục ái phân. Một số loài động vật ăn phân như một hành vi bình thường, để cho phép các sản phẩm thực vật cứng được tiêu hóa kỹ lưỡng hơn bằng cách đi qua đường tiêu hóa hai lần. Các loài khác có thể bình thường không tiêu thụ phân nhưng làm như vậy trong điều kiện bất thường. Hành vi ăn phân ở con người Như một hình thức điều trị y tế Ttongsul, hay "rượu phân" đã được sử dụng trong y học Hàn Quốc cũ. Lý tưởng nhất là phân của trẻ em được sử dụng trong chế phẩm có nồng độ cồn lên tới 9% theo thể tích. ] [ nguồn không đáng tin cậy? Nhiều thế kỷ trước, các bác sĩ đã nếm thử phân của bệnh nhân để đánh giá tình trạng bệnh tật của họ tốt hơn. Lewin báo cáo rằng "... ăn phân lạc đà tươi, ấm đã được Bedouin khuyên dùng như một phương thuốc chữa bệnh lỵ do vi khuẩn; hiệu quả của nó (có lẽ là do thuốc kháng sinh Subtilisin tiết ra từ Bacillus subtilis) đã được những người lính Đức ở Châu Phi trong Thế chiến II xác nhận". Như một biến thái tình dục Bệnh thích ăn phân là một lệch lạc tình dục (DSM-5), trong đó đối tượng quan tâm tình dục là phân, và có thể liên quan đến việc ăn phân. Ăn phân đôi khi được mô tả trong nội dung khiêu dâm, thường là với thuật ngữ scat (từ chuyên môn: scatology). Một ví dụ nổi tiếng về điều này là video gây sốc khiêu dâm 2 Girls 1 Cup. 120 ngày của Sodom, một cuốn tiểu thuyết năm 1785 của Marquis de Sade có đầy đủ các mô tả chi tiết về bạo dâm ăn phân. Diễn viên và đạo diễn khiêu dâm người Áo đã tạo ra sê-ri "Avantgarde Extreme" và "Portrait Extreme", khám phá về lệch lạc ăn phân và uống nước tiểu. GG Allin, một ca sĩ, nhạc sĩ nhạc rock gây sốc của Mỹ, thường thể hiện ăn phân trong các buổi biểu diễn của mình. Chứng ăn phân cũng đã được quan sát thấy ở một số người bị tâm thần phân liệt và hội chứng Pica. Trong văn học François Rabelais, trong tác phẩm kinh điển Gargantua và Pantagruel, thường sử dụng mô tả mâche- merde hoặc mâchemerde, có nghĩa là nhai phân. Nguồn gốc của mô tả này đến từ các diễn viên hài Hy Lạp Aristophanes và đặc biệt là Menander, những người thường sử dụng thuật ngữ skatophagos (σκτσκτ). Cuốn tiểu thuyết Gravity's Rainbow từng đoạt giải thưởng của Thomas Pynchon năm 1973 chứa đựng một cảnh chi tiết của việc ăn phân. Cuốn tiểu thuyết Norma của nhà văn Nga hiện đại Vladimir Sorokin mô tả một xã hội nơi mà việc ăn phân được thể chế hóa và trở thành bắt buộc. Tham khảo Hành vi ăn uống Tập tính học Phân
wiki
Tuần 13: Luyện từ và câu (Bảo vệ môi trường) Hướng dẫn Câu 1: Qua đoạn văn đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 126), em hiểu Khu bảo tồn da dạng sinh học là gì? Gợi ý: Đọc đoạn văn đã cho để nắm được nội dung cơ bản. Từ đó em có thế hiếu được Khu bảo tồn đa dạng sinh học là như thế nào. -Khu bảo tồn: là nơi lưu giữ. -Đa dạng sinh học: là nhiều loài động thực vật. –Khu bảo tồn đa dạng sinh học: là nơi lưu giữ nhiều loài động thực vật. Câu 2: Xếp các hành động nêu trong ngoặc đơn và nhóm thích hợp: a)Hành động bảo vệ môi trường. b)Hành động phá hoại môi trường. (Phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã). Gợi ý:Xếp các hành động đã cho vào các nhóm thích hợp, như sau: a)Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. b)Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. Câu 3: Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài, em hãy viết một đoạn văn khoảng năm câu về đề tài đó. Gợi ý:Viết đoạn văn về đề tài: Hành động bảo vệ môi trường. TIẾT 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Tìm các cặp quan hệ từ trong những câu sau: a)Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. b)Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Gợi ý:Những cặp quan hệ từ trong các câu đã cho là: -Câu (a): Nhờ….. mà –Câu (b):……….Không những……… mà…………… Câu 2: Hãy chuyển mỗi cặp câu trong đoạn (a) hoặc đoạn (b) dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ Vì……... nên hoặc Chẳng những……. mà còn. a)Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê diều. Vì thê ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh… đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Gợi ý: Chuyển mỗi cặp câu ở trong hai đoạn văn a, b, mỗi đoạn thành một câu có sử dụng các cặp quan hệ từ Vì…….. nênhoặc Chẳng những……….. mà còn, như sau: a)Vì mấy năm qua, chúng ta…….. nên ở ven biển các tỉnh b)Chẳng những ở ven biển các tỉnh……….. mà rừng ngập mặn cònđược trồng………… Câu 3: Hai đoạn văn đã cho có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao? (SGK TV5 tập 1 trang 131-132) Gợi ý:Hai đoạn văn đã cho, ta thấy: -Giống nhau về nội dung. -Khác nhau ở hình thức diễn đạt (đoạn b có sử dụng nhiều quan hệ từ). Theo em, đoạn (a) hay hơn đoạn (b). Vì ở đoạn (b) việc sử dụng thêm quan hệ từ không phù hợp lắm, hành văn đọc lên ta cảm thấy nặng nề, lủng củng, không phản ánh đúng tâm trạng của nhân vật mà lời văn cần phải diễn đạt. Đoạn (a) nhẹ nhàng trôi chảy phản ánh đúng tâm trạng, hành động nhân vật.
vanhoc
Tamamo-no-Mae (Ngọc Tảo Tiền) là một nhân vật thần thoại Nhật Bản, với tư cách là kỹ nữ của Thiên hoàng Konoe. Cô được cho là một tuyệt thế mỹ nữ và đồng thời cũng cực kỳ thông minh. Cô đã khiến cho Thiên hoàng trở nên rất rất ốm yếu, sau khi Abe no Yasuchika đến để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe kém của Thiên hoàng, cô đã bị người này đuổi đi. Abe no Yasuchika đã khám phá ra bản chất thực sự của Tamamo-no-mae. Một vài năm sau đó, trong khu vực Nasu, người ta đã trông thấy cửu vĩ hồ ăn thịt các phụ nữ và lữ khách. Lịch sử Thiên hoàng Konoe đã sai Kazusa-no-suke và Miura-no-suke cùng 8 vạn quân đi giết cửu vĩ hồ. Cuối cùng, cửu vĩ hồ đã bị giết chết trên các đồng bằng của Nasu và nó hóa thân thành một tảng đá gọi là "sesshoseki" (Sát Sinh thạch). Tảng đá liên lục thoát ra khí độc, giết chết tất cả mọi sinh vật mà nó tiếp xúc. Tảng đá được xem là đã bị phá hủy trong thời kỳ Nam-Bắc triều, và các mảnh đá của nó đã bay đến các phần khác nhau tại Nhật Bản. Yêu tinh - Hoa Dương phu nhân chạy trốn, được mô tả trong Sangoku Yōko-den (三国妖狐伝, Tam Quốc yêu hồ truyện) của Hokusai Trong câu chuyện mà Hokusai thuật lại, được hình thành vào thời kỳ Edo, cửu vĩ hồ chiếm hữu thân thể Đát Kỷ song sau đó đã không bị giết chết, thay vào đó nó chạy trốn đến Ma Kiệt Đà ở Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại) và nhận biệt danh Khoa Dương Phu Nhân (華陽夫人). Ở đó, cửu vĩ hồ trở thành thiếp của Ban Túc Thái Tử (班足太子), khiến ông hạ lệnh cho chém đầu 1000 nam giới. Sau đó, nó lại bị đánh bại, và phải chạy trốn khỏi nước này. Khoảng năm 780 TCN, chính con cửu vĩ hồ này đã chiếm đoạt thân thể Bao Tự và lại bị lực lượng quân sự của con người đánh đuổi. Cửu vĩ hồ đã không hoạt động một khoảng thời gian. Đến năm 753, cửu vĩ hồ biến thành một thiếu nữ 16 tuổi tên là Wakamo (Nhược Tảo), nó đã lừa phỉnh Kibi Makibi, Abe no Nakamaro, và Giám Chân; và đã lên con tàu đoàn sứ thần Nhật Bản đến triều Đường khi con tàu chuẩn bị quay trở về Nhật Bản. Xem thêm Hồ ly tinh Cửu vĩ hồ Tham khảo Mailahn, Klaus: Der Fuchs in Glaube und Mythos, Münster 2006, 190-194, ISBN 3-8258-9483-5 Tamamo No Mae- Onmyoji Liên kết ngoài Sinh vật huyền thoại Văn hóa dân gian Nhật Bản
wiki
Mao Tu Chi (chữ Hán: 毛修之; 375-446) là tướng thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Ông phục vụ cả chính quyền cai trị phía nam và phía bắc. Thời Đông Tấn Theo Hoàn Huyền Mao Tu Chi tự là Kính Văn, người Vinh Dương, Dương Vũ. Khi còn nhỏ, Mao Tu Chi đã tỏ ra là người có chí lớn, văn võ toàn tài. Ông đọc nhiều sách sử, giỏi cưỡi ngựa, bắn tên, lại tinh thông cả thơ ca và âm nhạc. Mao Tu Chi lớn lên cuối thời Đông Tấn. Quyền thần Hoàn Huyền muốn đoạt ngôi nhà Tấn, thu dụng ông, phong làm Đồn kỵ hiệu úy. Năm 404, Hoàn Huyền cướp ngôi nhà Tấn nhưng không lâu sau bị Lưu Dụ đánh bại, thất thế chạy về phía tây. Mao Tu Chi trở giáo đánh lại Hoàn Huyền. Khi chạy tới đất Thục thì Hoàn Huyền bị giết. Lưu Dụ trở thành người khống chế triều chính nhà Tấn, thu hàng Mao Tu Chi, bổ nhiệm ông làm Trấn quân Tư nghị rồi Tả vệ tướng quân. Theo Lưu Dụ Không lâu sau cha Mao Tu Chi là Mao Cẩn cùng bác ông bị Tiều Tung giết chết ở đất Thục. Lưu Dụ phong Mao Tu Chi làm Long nhương tướng quân, cho mang quân sĩ vào Thục chịu tang. Thứ sử Ích châu là Bào Lậu muốn cản trở. Lưu Dụ bèn lệnh cho tướng Lưu Kính Tuyên đánh Thục. Tiều Tung thua trận, phải trả lại linh cữu cha và bác của Mao Tu Chi. Mao Tu Chi được phân ở dưới quyền Lưu Nghị. Sau đó Lưu Nghị trấn giữ Giang Lăng chống lại Lưu Dụ. Khi Lưu Nghị thất bại, ông nhờ có quan hệ tốt với Lưu Dụ nên không bị trị tội. Vì không tin quỷ thần, khi đi nhậm chức ở đâu Mao Tu Chi thường đốt hết đền miếu ở đó. Khi đến trấn thủ Lạc Dương, ông xây đắp thành lũy kiên cố, được Lưu Dụ khen thưởng. Năm 417, Mao Tu Chi theo Lưu Dụ đi đánh diệt nước Hậu Tần ở phía bắc. Khi rút về Kiến Khang, Lưu Dụ để con nhỏ là Lưu Nghĩa Chân ở lại trấn thủ. Mao Tu Chi trong số các tướng giúp Nghĩa Chân. Vua nước Hạ là Hách Liên Bột Bột mang quân tấn công Trường An. Giữa lúc đó nội bộ quân Đông Tấn luôn xung khắc và đánh giết lẫn nhau khiến lực lượng bị suy yếu. Đại tướng Vương Trấn Ác bị giết, Lưu Nghĩa Chân phong Mao Tu Chi làm An tây tư mã. Hách Liên Bột Bột dẫn quân chiếm được Hàm Dương và ngày đêm vây đánh Trường An. Các huyện Quan Trung đều đầu hàng quân Hạ. Lưu Dụ ở Bành Thành lệnh cho Nghĩa Chân rút về Bành Thành. Tháng 11 năm 418, Bột Bột biết tin liền mang 3 vạn quân truy kích, nhanh chóng đuổi kịp. Mao Tu Chi cùng các tướng Phó Hoằng Chi, Phù Ân đi đoạn hậu đều không chống nổi quân Hạ và bị bắt sống. Lưu Nghĩa Chân bỏ chạy trước và nhân trời tối nên thoát được. Quân Đông Tấn tan tác và mất Trường An. Thời Nam Bắc triều Năm 420, Lưu Dụ cướp ngôi nhà Đông Tấn lập ra nhà Lưu Tống. Ở phương bắc, họ Thác Bạt làm vua nước Bắc Ngụy dần dần lớn mạnh, tiêu diệt nước Hạ của con cháu Hách Liên Bột Bột năm 431. Mao Tu Chi đến Lạc Dương, có qua lại với đạo sĩ Khấu Liêm Chi vốn là người được lòng Bắc Ngụy Thái Vũ Đế. Do có Khấu Liêm Chi che chở, ông không bị vua Ngụy giết. Một hôm Mao Tu Chi nấu một bát canh thịt dê dâng lên Ngụy Thượng thư. Ngụy thượng thư thấy ngon bèn mang dâng Thái Vũ Đế. Vua Ngụy ăn xong thấy ngon bèn phong cho Mao Tu Chi làm Thái quan lệnh, rồi từ đó có cảm tình với ông. Ông được phong làm Thượng thư, Quang lộc đại phu. Bắc Ngụy và Lưu Tống nổ ra đại chiến. Năm 431 quân Tống bắc phạt thất bại, tướng Chu Tu Chi bị bắt, cũng được vua Ngụy trọng dụng. Mao Tu Chi nhân hỏi Chu Tu Chi về tình hình Nam triều, được biết vua Lưu Tống Văn Đế tin dùng hoạn quan Ân Cảnh Nhân nên tỏ ý thất vọng không muốn về nam nữa. Bắc Ngụy và Lưu Tống xảy ra chiến tranh qua lại trong nhiều năm. Vài năm sau, có những người trôi dạt ở phương bắc về nói với Tống Văn Đế rằng Mao Tu Chi xui Ngụy Thái Vũ Đế đánh phương nam và truyền đạo lễ cho người Hồ phương Bắc. Tống Văn Đế vì vậy rất giận ông. Năm 439, Chu Tu Chi lưu lạc từ Bắc Ngụy sang Bắc Yên rồi trở về với Lưu Tống, tâu lại với vua Tống về Mao Tu Chi. Vua Tống mới hiểu ra và hết nghi kị ông. Mao Tu Chi có nhiều vợ con ở Bắc Ngụy. Ông mất năm 446 đời Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, thọ 72 tuổi. Xem thêm Hạ (thập lục quốc) Chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy Lưu Tống Văn Đế Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Chu Tu Chi Phó Hoằng Chi Tham khảo Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2002), Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 2, Nhà xuất bản Thanh niên Thẩm Khởi Vĩ (2007), Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, Nhà xuất bản Đà Nẵng Chú thích Nhân vật quân sự nhà Tấn Quan nhà Bắc Ngụy Sinh năm 375 Mất năm 446
wiki
Sự kiện UFO Little Rissington là cuộc chạm trán vào tháng 10 năm 1952 giữa một chiếc tiêm kích phản lực Gloster Meteor và ba vật thể hình đĩa không xác định tại Gloucestershire nước Anh. Vị trí RAF Little Rissington là một căn cứ ở phía tây đường A424 phía đông Gloucestershire, phía đông của Little Rissington ở Quận Cotswold. Từ những năm 1940, căn cứ là nhà của trường bay Central Flying School. Rìa phía đông của sân bay tiếp giáp ranh giới Oxfordshire với Gloucestershire. Sân bay là điểm mà ranh giới Gloucestershire cắt ngang A424. Chạm trán Vào buổi chiều ngày 21 tháng 10 năm 1952, Đại úy (sau này là Chuẩn tướng Không quân) Michael Swiney, và Trung úy David Crofts, một phi công của Hải quân Hoàng gia, cất cánh từ căn cứ RAF Little Rissington trong một chiếc Gloster Meteor VII (T.7), chạy bằng hai động cơ Rolls-Royce Derwent, trong một chuyến bay huấn luyện. Ở độ cao 12.000 ft, họ đi qua một lớp mây để chứng kiến ba vật thể hình đĩa màu trắng, mà họ báo cáo là ở độ cao 35.000 ft. Ban đầu, các phi công tin rằng các vật thể hình đĩa là ba chiếc dù. Các phi công lưu ý rằng hình dạng của hình đĩa là 'tròn hoàn hảo', và máy bay Meteor của họ đã leo lên độ cao 35.000 ft. Đại úy Swiney đã báo cáo việc nhìn thấy ba vật thể đĩa cho Bộ phận kiểm soát mặt đất của mình tại RAF Sopley, và đột ngột hủy bỏ chuyến bay huấn luyện. Trung úy Crofts hỏi có nên theo đuổi ba vật thể này hay không, nhưng Đại úy Swiney từ chối. Ba vật thể băng qua đường đi của Meteor, từ trái sang phải (mạn phải). Các vật thể vẫn ở bên phải của họ. Trong một phần nhỏ của giây, số vật thể ấy bỗng dưng biến mất. Báo cáo radar ATCC Gloucester (RAF Staverton, nay là Sân bay Gloucestershire bên cạnh giao lộ 11 của M5) đã xác nhận ba vật thể mà các phi công đã nhìn thấy. Hai máy bay Meteor F.8 của Bộ Tư lệnh Chiến đấu cơ RAF đã lao vào đánh chặn nhóm vật thể này. Nhóm vật thể đang hướng về phía đông với tốc độ 600 hải lý/giờ. Máy bay chiến đấu đã không có dip tiếp xúc với vật thể. RAF Southern Sector, có trụ sở tại Wiltshire, đã phát hiện ba vật thể xâm nhập không phận của họ ở tốc độ 3.000 mph. Công khai Sự việc được đề cập trong ấn bản (Tập 1, Mùa 23) của Timewatch trên kênh BBC Two mang tên Britain's X Files vào ngày 9 tháng 1 năm 2004, do Michael Wadding đạo diễn và John Farren biên tập. Nó được đề cập trong Mùa 2 của bộ UFO Files. Tham khảo Liên kết ngoài Sự kiện UFO Little Rissington tại BFI David Crofts nói về Sự kiện UFO Little Rissington Michael Swiney nói về Sự kiện UFO Little Rissington Anh năm 1952 Gloster Meteor Huyện Cotswold Gloucestershire thế kỷ 20 Văn hóa dân gian Gloucestershire Lịch sử quân sự Gloucestershire Hiện tượng quan sát thấy UFO Hiện tượng quan sát thấy UFO ở Anh Sự cố hàng không liên quan đến UFO Sự kiện tháng 10 năm 1952 ở Vương quốc Liên hiệp Anh
wiki
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện về một ước mơ đẹp hoặc một ước mơ viển vông mà em đã được nghe, được đọc (hoặc là một ước mơ của chính mình) cho các bạn cùng nghe. Tuổi thơ của chúng ta, ai cũng có những ước mơ, những dự định sau này, lớn lên sẽ làm gì phải không các bạn? Hôm nay, mình sẽ nói về những dự định, công việc mà mình mơ ước để các bạn cùng biết nhé! Ngày nào đi học, mình cũng đi ngang qua ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm, mình thường thấy một chú công an đứng ngay ở giao lộ không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có dáng người to lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt trong sáng nhanh nhẹn. Chú đứng đó, ngày nào cũng như ngày nào tại vòng xoay ngã năm như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng cầm còi, hai cánh tay thay mệnh lệnh, đưa lên hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ như thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc honda đậu chớm quá vạch sơn trắng, nhô lên lân đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy. Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc honda vù tới ngã năm nhấn ga, bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an liền giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi, ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô ngượng ngùng nói lời xin lỗi. Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai thu phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: “Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông. Bấy giờ, một cô gái nhảy xuống đón ô-tô buýt, không được chở ba”. Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cô gái cầm tay lái thật bất đắc dĩ ngoái lại nói với cô bạn ngồi sau cùng: “Cậu đứng đợi mình ở đây, mình sẽ quay lại đón cậu”, rồi chu cái miệng về phía chú công an đang quay lưng về phía ngã năm lẩm bẩm điều gì đó không biết, nhấn ga cho xe vù đi. Cứ thế chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này. Các bạn ạ! Mình rất cảm phục phong cách làm việc của chú vừa có tình lại vừa có lí. Mình mơ ước sau này lớn lên mình sẽ đi làm cảnh sát giao thông giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố. Một công việc vất vả nhưng vô cùng thú vị, oai vệ như một người chỉ huy. Xem thêm: Viết đoạn văn tả cái váy ngắn
vanhoc
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Nắng phương nam – Tiếng việt 3 Hướng dẫn Nắng phương nam 1. Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng sững lại vì tiếng gọi: – Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy? 2. Tưởng ai, té ra là nhỏ Phương. Uyên đáp: – Tụi mình đi lòng vòng tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân. – Có phải Vân hát dân ca ở trại hè Nha Trang không? – Phải đó. Mấy đứa mới nhận được thư Vân sáng nay. – Tết ngoài đó chắc là vui lắm? – Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé! – Vừa nói, Uyên vừa rút trong túi ra một tờ giấy – “Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá”. Viết hay quá, phải không? – Ước gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ! – Huê nói. 3. Không ngờ điều ước của Huê lại gợi ra một sáng kiến. Phương reo lên: – Mình nghĩ ra rồi! Cả đám trẻ nhao nhao: – Gì vậy? Gì vậy? Phương tủm tỉm cười, bí mật: – Vật gì vậy? – Cả bọn xoắn xuýt hỏi. – Một cành mai! – Một cành mai? – Tất cả sửng sốt, rồi cùng kêu lên – Đúng! Một cành mai chở nắng phương Nam. Cả bọn hớn hở quay lại đầu đường Nguyễn Huệ, nơi một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng. Theo Trần Hoài Dương Cách đọc Đọc giọng vui, hồn nhiên, phân biệt các câu hỏi, câu kể ; chú ý diễn tả giọng của các nhân vật trong bài ; chú ý phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Gợi ý cảm thụ Bài văn viết về tình bạn gắn bó của các bạn thiếu nhi miền Nam với thiếu nhi miền Bắc. Bối cảnh của câu chuyện được thể hiện trong bài văn là trên đường hoa Nguyễn Huệ ở Thành phố Hồ Chí Minh vào một ngày giáp Tết. Các bạn nhỏ đang đi lòng vòng tìm một vật kỉ niệm nho nhỏ nào đó làm quà Tết gửi tặng một người bạn ở Hà Nội mà đôi bên quen biết nhau tại trại hè thiếu nhi Nha Trang. Phải nói rằng các bạn nhỏ phía Nam nghĩ ra việc tặng bạn nhỏ phía Bắc một cành mai phương Nam là một sáng kiến thú vị. Một cành mai phương Nam đến với bạn nhỏ ở Hà Nội giữa những ngày cuối đông lạnh giá sẽ làm ấm lòng người bạn phương Bắc. Cành mai vừa thể hiện được đặc trưng của cái Tết phương Nam, vừa tượng trưng cho tình cảm thắm thiết của bạn bè phương Nam gửi cho bạn nhỏ ở Hà Nội. Như vậy, sáng kiến tặng người bạn phương Bắc một cành mai Nam Bộ là một sáng kiến độc đáo và cũng rất lãng mạn của các bạn nhỏ ở phương Nam. Bài văn thể hiện được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. Bài văn tái hiện được không khí, sắc màu phương Nam và tràn ngập “nắng phương Nam”. XEM THÊM BÀI 28: CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI – TẠI ĐÂY Tags:Văn 3
vanhoc
Bài Làm Trong tất cả những loài hoa em thích nhất là hoa của cây nụ tầm xuân. Không hiểu vì lý do gì mà em lại thích loài hoa này, hoa tầm xuân thường không thể cắm được mà chỉ có thể cắt vào ngắm hoặc cắm vào trong một chiếc lọ nhỏ. Em còn nhớ, năm em học lớp 4, bố em mua từ chợ hoa về một cây hoa, lá nhỏ nhưng thân cây nhỏ lắm, nhìn thì giống như cây hoa hồng nhưng khi em hỏi bố tên của loài hoa này thì bố bảo em: “đây là cây nụ tầm xuân”. Em thấy rất lạ vì từ trước đến giờ em chưa bao giờ nghe thấy một tên nào như vậy, bình thường chỉ là: hoa hồng, hoa violet, hoa ly, loa kèn,… nhưng nụ tầm xuân thì đúng là lần đầu tiên. Cây hoa làm em ấn tượng hơn rất nhiều khi bố em bảo phải làm dàn hoa để hoa leo lên giàn gỗ trước cổng em. Và thế là ngày nào em cũng chăm sóc cây để cây mau lớn, cũng chính bởi sự tò mò về loài hoa này, không biết khi nở ra nó sẽ như thế nào? Nên càng tò mò, em lại càng chăm chút cho cây nhiều hơn. Cây cứ từ từ lớn lên, những cành cây như cành hoa hồng, nhưng chỉ to bằng một phần tư của cành hồng, lá cây cũng vậy, bé bé, xinh xinh và cũng chiếc răng cưa nhỏ nhỏ như lá cây hoa hồng. Đăc biệt, trên thân khẳng khiu ấy lại có những chiếc gai nhọn và cứng, chỉ cần chẳng may chạm phải thì chắc chắn sẽ bị chảy máu. Cũng bởi thế mà bố em bảo cây hoa như một chàng vệ sỹ bảo vệ khỏi bọn trộm. Mỗi lần nghe bố em nói thế cả nhà em lại cười ồ lên, nhìn về phía cổng, những chiếc lá tầm xuân cũng đang rung rinh như để đồng cảm. Đúng như tên gọi của cây tầm xuân, vào những tháng chuyển từ đông sang xuân, những chiếc chồi non xanh mơn mởn lại nhú lên, rồi cả cây tầm xuân như căng tràn sức sống. Cây như một nghệ sỹ leo chuyên nghiệp, những cành cây bám chặt vào những song sắt, những cành non chưa tìm được chỗ bán thì cứ xòa xuống rồi đung đưa trước gió, mỗi lần thế, bố em lại “thiết kế” những chỗ cho cây bám tốt hơn. Đến tầm tháng 2-3, những bông hoa đầu tiên nhú ra. Em hào hứng lắm, không biết sẽ như thế nào. Nụ hoa y hệt như nụ hoa hồng, nhưng bé lắm, chắc chỉ bằng đầu đũa, rồi dần dần to dần lên. Nhưng có một điều khác, hoa của cây tầm xuân không mọc riêng như hoa hồng mà là mọc theo chùm. Một chùm có ít nhất từ 3 nụ trở lên.
vanhoc
Kiến thức trọng tâm Vợ Nhặt Ngắn Truyện ngắn vợ nhặt là tác phẩm không hề khó trái lại tác phẩm này khá dễ hiểu và ngắn gọn. Vậy nên hôm nay Hocvan12 sẽ liệt kê những phần Kiến thức trọng tâm của Vợ Nhặt Ngắn gọn súc tích nhất cùng với sơ đồ tư duy của bài học trước sẽ giúp mọi người có cái nhìn toàn diện về tác phẩm này. Hoàn cảnh sáng tác VỢ NHẶT – Kim Lân . Đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào tình thế một cổ hai tròng. Ở miền Bắc nước ta. Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, trong khi đó, Pháp tăng thuế ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta. Liên quan: Đến năm 1945 hơn triệu người Việt Nam chết đói. Điều này đã làm xúc động giới văn nghệ sĩ, Kim Lân đã đóng góp thành công một truyện ngắn, đó là “Vợ Nhặt”. Lúc đầu,truyện có tên là”Xóm ngụ cư”,hòa bình lập lại 1954, Kim Lân sửa lại in chính thức“Vợ Nhặt”. Đọc thêm: Phân tích và chứng minh Bức tranh thảm đạm về nạn đói năm 1945. Cái đói đã làm xóm ngụ cư vốn nghèo khổ giờ đây càng xơ xác, thê lương . Cái đói làm cho bọn trẻ “ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích”.Cái đói hành hạ cả xóm khiến nhiều người “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp các lều chợ”. Cảnh tang tóc bao trùm lên xóm ngụ cư “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”ï.Tràng kéo xe thóc tạm sống qua ngày , nghèo không thể có vợ. Đọc Thêm: Người vợ nhặt lượm từng hạt thóc rơi để có miếng ăn mỗi ngày Tâm trạng lo âu, sợ hãi cái đói, cái chết của người dân . Hình ảnh thê lương của người dân Ngụ Cư là bằng chứng tố cáo tội ác tày trời của Pháp – Nhật. Chúng đã đẩy nhân dân ta vào vòng cùng khổ, chết chóc “Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế”. Khao khát vươn lên trên cái chết , hướng đến sự sống . Người vợ nhặt : Người phụ nữ đói rách được một bữa no quyết định theo Tràng về làm vợ “cái đói làm con người biến đổi nhanh” . Đọc Sau: Tội nghiệp hơn chị theo Tràng về làm vợ không một nghi thức nào. Tràng : một con người có ngoại hình xoàng xĩnh , cách nói năng thô kệch, cộc cằn. Nhưng anh có tấm lòng nhân hậu ,cưu mang người vợ nhặt , giúp người phụ nữ sống chủ yếu là “trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy”. . Bà cụ Tứ : vượt lên nỗi xót xa , tủi phận để chấp nhận nàng dâu. Tràng cảm thấy vui , thấy mới lạ , bối rối khi có vợ thấy có trách nhiệm, tình cảm gắn bó với gia đình “Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Người vợ nhặt đảm đang, vén khéo việc nhà, lo cho gia đình . Bà cụ Tứ vui rạng rỡ, quét dọn nhà cửa, hi vọng làm ăn khá, chuẩn bị bữa ăn sáng chu đáo, phát họa chuyện tương lai “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Hình ảnh cách mạng xa mà gần, trừu tượng mà cụ thể. Hình ảnh đó làm cho họ suy nghĩ, gây cho họ xúc động, tạo cho họ niềm tin. Hiện thực khắc nghiệt vẫn còn đó, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập, nhưng trong ý nghĩ của Tràng “Vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”. Kết Luận Vợ Nhặt là tác phẩm ca ngợi tình yêu cuộc sống ngay giữa mùa chết chóc. Khẳng định vai trò của cách mạng tháng 8 đối với cuộc đời của bao kiếp lầm than Hey! Bài học hôm nay của Hocvan12 dừng lại tại đây đúng với tên gọi của bài viết là ngắn gọn súc tích. Thế nhưng truyện ngắn Vợ nhặt sẽ còn rất nhiều những vấn đề và các đề bài liên quan vậy nên mọi người nhớ theo dõi Hocvan12 thường xuyên để cập nhật những bài viết mới hoặc đăng kí gmail theo dõi Hocvan12 để nhận thông báo khi có bài viết mới nha. Kiến thức trọng tâm Vợ Nhặt Ngắn
vanhoc
Bài làm Nhắc nhớ đến Hồ Chủ tịch người dân Việt Nam luôn luôn tự hào, Người chính là vị lãnh tụ vĩ đại, còn là người cha già của dân tộc Việt Nam đồng thời Người lại là một vị cha già của dân tộc. “Cảnh khuya” chính là một bài thơ không chỉ ca ngợi bức tranh thiên nhiên mà còn bộc bạch trong đó hình ảnh của người chiến sĩ yêu nước thương dân. Đầu tiên ta nhận thấy được một vẻ đẹp vô cùng sây mê và hùng vĩ, nên thơ của núi rừng Việt Bắc – chính là cái nôi của cách mạng. Bài thơ vẻn vẹn có 4 câu thơ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Người đọc có thể nhận thấy được cái bức tranh thiên nhiên đẹp của rừng Việt Bắc thể hiện ở ngay hai câu thơ đầu được Hồ Chí Minh khắc họa lại: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Hồ Chí Minh như cũng đã tái hiện lên được khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Khung cảnh nơi đây cũng đã bỗng trở nên thơ mộng hơn; tươi đẹp hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo biết bao nhiêu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Người đọc cũng có thể nhận thấy được âm thanh mới trong trẻo và nghe cũng thật du dương, ngân nga làm sao. Không khó để nhận ra được “a” ở câu cuối gợi nên cung bậc của tiếng suối như cứ mien man và ngân xa mãi. Tiếng suối chảy mà ta như cảm nhận thấy được một sự nghẹn ngào và vô cùng say đắm biết bao nhiêu. Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng nghệ thuật so sánh đồng thời cũng đã lại tạo ra một vẻ đẹp mới cho hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ. Ai mà có thể biến dòng suối thành một con người có tâm hồn biến thành một có tình cảm sâu sắc, và lại có thể cất lên khúc nhạc đầy chứa chan đó cơ chứ. Không thể phủ nhận được được tiếng suối như khúc nhạc khiến cho bức tranh khuya như sống động và không hề tẻ nhạt. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya Thật thích thú biết bao nhiêu trong bức tranh đêm đó, nếu như tiếng suối làm cho cảnh vật tĩnh lặng, và khiến cho mọi thứ dường như cũng vô cùng sâu lắng thì ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng hơn rất nhiều thông qua câu: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Hình ảnh của ánh trăng dường như cứ tròn vành vạnh tỏa ánh sáng xuống trần gian tươi đẹp này. Không dừng lại ở đó ta nhận thấy được nó lại có những lùm cây rậm rạp đã được ánh trăng chiếu xuống trông hệt như những sợi kim tuyến lấp lánh mà vô tình như đã trang điểm trên mái tóc bồng bềnh của nàng thiếu nữ duyên dáng và yêu kiều biết bao nhiêu. Ánh trăng cứ như soi qua kẽ lá để có thể chiếu xuống đất tạo thành những đốm trắng trông cũng cứ nhỏ li ti trên mặt đất lấm tấm như hoa gấm mới đẹp làm sao. Hồ Chí Minh thạt tài tình khi Người dùng chữ “Lồng” để nói sự đan xen giữa ánh trăng và cây cổ thụ cũng mới đẹp làm sao. Trên nền bức tranh tươi đẹp đó thì tạc vào đó một chân dung vô cùng đẹp đẽ: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
vanhoc
IMAM Ro.57 là một loại máy bay tiêm kích một chỗ, 2 động cơ của Regia Aeronautica (Không quân Italy) trong Chiến tranh thế giới II. Dựa trên thiết kế năm 1939 của Giovanni Galasso, nó không được đưa vào sản xuất cho đến tận năm 1943. Đến khi đưa vào trang bị thì nó đã bị xem như lỗi thời. 200 chiếc đã được đặt chế tạo, những chỉ có 50-75 chiếc được sản xuất với hai phiên bản, một phiên bản là tiêm kích đánh chặn, còn phiên bản kia là cường kích. Biến thể Ro.57 Tiêm kích một chỗ với động cơ Fiat A.74, trang bị 2 khẩu súng máy Breda-SAFAT 12.7 mm Ro.57bis Phiên bản ném bom bổ nhào một chỗ, lắp thêm pháo 20 mm Quốc gia sử dụng Regia Aeronautica Tính năng kỹ chiến thuật (Ro.57) Warplanes of the Second World War, Fighters Volume 2 Đặc điểm riêng Tổ lái: 1 Chiều dài: 8,80 m (28 ft 10½ in) Sải cánh: 12,50 m (41 ft 0 in) Chiều cao: 2,90 m (9 ft 6⅛ in) Diện tích cánh: 23,0 m² (248 ft²) Trọng lượng rỗng: 3.497 kg (7.694 lb) Trọng lượng có tải: 5.000 kg (11.000 lb) Động cơ: 2 × Fiat A.74 R.C.38, 627 kW (840 hp) mỗi chiếc Hiệu suất bay Vận tốc cực đại: 501 km/h (270 kts, 311 mph) Vận tốc hành trình: 390 km/h (210 kts, 242 mph) Tầm bay: 1.200 km (648 nm, 745 mi) Trần bay: 7.800 m (25.590 ft) Lực nâng của cánh: 217 kg/m² (44,4 lb/ft²) Lực đẩy/trọng lượng: 0,25 kW/kg (0,15 hp/lb) Vũ khí 2 súng máy Breda-SAFAT 12,7 mm Xem thêm Tham khảo Lembo, Daniele Officine Ferroviarie Meridionali IMAM, Aerei nella Storia magazine n.34 Nov 2003, Delta editions, Parma. Liên kết ngoài Commando Supremo: IMAM Ro.57 IMAM Ro.57 Italian Aircraft 1939-45 Ro.57 Máy bay quân sự Ý thập niên 1930 Máy bay chiến đấu Máy bay tiêm kích Máy bay cường kích Máy bay ném bom Máy bay ném bom bổ nhào Máy bay cánh dưới Máy bay hai động cơ cánh quạt Máy bay cường kích Ý
wiki
Giải bóng đá Ngoại hạng Campuchia (tiếng Anh: Cambodian Premier League, viết tắt: CPL) là giải đấu cao nhất của Liên đoàn bóng đá Campuchia. Giải đấu hoạt động theo hệ thống thăng hạng và xuống hạng cùng với giải hạng Hai Campuchia. Kể từ mùa giải 2022, Giải Ngoại hạng Campuchia có sự góp mặt của 8 câu lạc bộ và được quản lý bởi Công ty Liên đoàn Bóng đá Campuchia (CFLC). Trước đó, giải đấu có tên gọi Giải bóng đá vô địch quốc gia Campuchia (Metfone C-League), với 13 đội bóng. Do các quy định mới của CFLC, 5 đội sẽ bị giáng xuống hạng Hai, tám đội còn lại thi đấu theo thể thức vòng tròn ba lượt với 21 vòng đấu. Tổng cộng toàn giải có tất cả 168 trận, khởi tranh từ đầu tháng 3 tới tháng 9, với các trận đấu diễn ra vào ngày thứ bảy và chủ nhật. Đội vô địch giải đấu sẽ đại diện cho Campuchia tham dự vòng bảng AFC Cup cùng với đội vô địch Cúp Hun Sen. Trong trường hợp một câu lạc bộ vô địch cả CPL và HSC, đội á quân của CPL sẽ được tham dự vòng play-off AFC Cup. Lịch sử Giải bóng đá vô địch quốc gia đầu tiên ở Campuchia bắt đầu vào năm 1982, chủ yếu dựa trên mô hình bóng đá Liên Xô gồm các câu lạc bộ nghiệp dư do các bộ, cảnh sát, quân đội và các doanh nghiệp nhà nước thành lập. Vào những năm 2000, bóng đá Campuchia đã trải qua một cuộc tái cấu trúc nhằm nâng cao các tiêu chuẩn chung của môn thể thao này. Điều này dẫn đến sự ra đời của C-League, sau đó được đổi tên thành Metfone Campuchia League hoặc Metfone C-League vào đầu mùa giải 2005 vì lý do tài trợ. Trong những năm tiếp theo, tiêu chuẩn chuyên nghiệp thay đổi với việc các câu lạc bộ được thành lập và được tài trợ bởi các tổ chức doanh nghiệp. Vào tháng 10 năm 2021, Satoshi Saito, cựu nhà tiếp thị quốc tế cho FC Barcelona của La Liga, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Công ty Liên đoàn Bóng đá Campuchia (CFLC). Công ty này sẽ tiếp quản các nhiệm vụ hành chính và tài chính của Metfone C-League và thành lập giải đấu với tư cách là Giải Ngoại hạng Campuchia bắt đầu từ mùa giải 2022. Kể từ khi ra đời với tư cách là một giải đấu chuyên nghiệp chính thức vào năm 2005, đã có tổng cộng 36 câu lạc bộ tham gia thi đấu. 6 đội bóng đã từng vô địch giải đấu, trong đó Phnom Penh Crown là đội bóng thành công nhất với 7 lần lên ngôi. Tên gọi Mùa giải 2022 Các đội vô địch : 1982: Ministry of Commerce FC 1983: Ministry of Commerce FC 1984: Ministry of Commerce FC 1985: National Defense Ministry 1986: National Defense Ministry 1987: Ministry of Health 1988: Kampong Cham Province 1989: Ministry of Transports 1990: Ministry of Transports 1991: Municipal Constructions 1992: Municipal Constructions 1993: National Defense Ministry 1994: Civil Aviation 1995: Civil Aviation 1996: Body Guards Club 1997: Body Guards Club 1998: Royal Dolphins 1999: Royal Dolphins 2000: National Police FC (Nokorbal Cheat) 2001: không diễn ra 2002: Samart United 2003: không diễn ra 2004: không diễn ra 2005: Khemara Keila 2006: Khemara Keila 2007: Nagacorp FC 2008: Phnom Penh Empire 2009: Nagacorp FC 2010: Phnom Penh Crown 2011: Phnom Penh Crown 2012: Boeung Ket Rubber Field 2013: Svay Rieng 2014: Phnom Penh Crown 2015: Phnom Penh Crown 2016: Boeung Ket Angkor 2017: Boeung Ket Angkor 2018: Nagaworld FC 2019: Svay Rieng 2020: Boeung Ket Rubber Field 2021: Phnom Penh Crown Xếp hạng vô địch theo câu lạc bộ Giải thưởng Tiền thưởng Vô địch: 150.000.000 riels Á quân: 60.000.000 riel Hạng ba: 50.000.000 riel Hạng tư: 40.000.000 riel Vua phá lưới Cầu thủ xuất sắc nhất giải Thủ môn xuất sắc nhất giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất giải Chú thích Liên kết ngoài FFC, Liên đoàn bóng đá Campuchia Bóng đá Campuchia Campuchia
wiki
Nội dung bài viết1 Thuyết minh về chợ Bến Thành – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An 2 Thuyết minh về chợ Bến Thành – Bài làm 2 Thuyết minh về chợ Bến Thành – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Ai đến Sài Gòn, chắc cũng đôi lần được bước tới và tham quan, mua sắm ở chợ Bến Thành. Nằm ở trung tâm thành phố, chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Sở dĩ có tên là chợ Bến Thành là vì chợ gần bến sông và gần thành Quy.Đầu thế kỉ XVII, khi người Việt đến lập cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất Sài Gòn xưa trở thành nơi phố chợ đông đúc náo nhiệt nhất vùng Nam Kì lục tỉnh. Giữa thế kỉ XIX, xuất hiện một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Chợ Bến Thành được mô tả trong sử cũ như sau: Đó là một " phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền". Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên Chợ Bến Thành đầy hàng hóa, nào gạo, cá khô, tôm khô, cau, đường,…bán ra để ua tơ lụa, quả thô, nhang, trà, quạt, đồ sành sứ, thuốc uống, dược thảo… từ nước ngoài mang đến. Đây chính là khu vực mà nay dành cho thương cảng Sài Gòn. Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833 – 1835) phố chợ Bến Thành không còn sầm uất như trước. Chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh. Sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã cho lập một nhà lồng làm chợ ở ngay trên nền đất mà nay là Trường học Ngân hàng 3. Ngôi chợ này bị cháy năm 1870, nhưng đã được trùng tu với sườn sắt. Trước nhà lồng chợ có con kinh rộng chạy đến trước cửa tòa nhà nay là trụ sở của Ủy ban Nhân dân thành phố. Đến năm 1887 – 1888 thì con kinh này được lấp lại, làm cho khu vựa Võ Di Nguy, Tôn Thất Thiệp trở nên náo nhiệt hơn. Đại lộ Nguyễn Huệ trước kia là đường kinh lấp. Ngôi chợ Bến Thành được chuyển đến vị trí ngày nay. Nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boresse. Ngôi chợ này được khởi công xây xất từ khoảng năm 1912 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Thế là chợ Bến Thành xưa trở thành Chợ Cũ, còn chợ Bến Thành mới được gọi là Chợ Mới Sài Gòn. Mãi đến năm 1940 hai con đường bên hông chợ còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một tủng tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành mọt chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quý hiếm của trong nước và nước ngoài. Chợ Bến Thành ngày nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh. Hình ảnh chợ Bến Thành thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố. Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, để nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía nam đất nước. Hàng hóa chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước – đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – cùng các mặt hàng công nghiệp hiện đại trên thế giới. Thuyết minh về chợ Bến Thành – Bài làm 2 Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, một trăm năm qua chợ Bến Thành đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước vàl à điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay. Những năm gần đây chợ Bến Thành còn là địa điểm tham quan không thể thiếu cho bất cứ tour du lịch nào đến TP. Hồ Chí Minh. Hẳn nhiên, du khách đến chợ không chỉ đơn thuần để tìm mua những hàng hóa hay quà lưu niệm mà còn tìm ở đó chút hình ảnh riêng, một cá tính đặc trưng thể hiện trong những sinh hoạt đời thường của một thành phố mà chợ chính là nơi bộc lộ rõ nhất. Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất. Ở đây không thiếu một thứ gì, từ củ hành, trái ớt, mớ rau, con cá, đủ loại hoa quả mùa nào thức nấy, cho tới bánh kẹo, vải vóc, giày dép, túi xách, đồ điện, điện tử, hàng lưu niệm… Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m², trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách lui tới mua bán và tham quan. Chợ có 1.446 sạp, 6.000 tiểu thương, 5 doanh nghiệp, với bốn cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng. Cửa Nam (nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang) với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt, là cổng chính, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây mời gọi người qua đường. Cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) hấp dẫn khách hàng bởi các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc. Cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) lại là nơi thu hút phái đẹp vì sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm. Ngoài ra, dọc theo các hành lang bao quanh nhà lồng chợ làn hững gian hàng bày bán đủ các loại mặt hàng tiêu dùng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là hàng lưu niệm, quần áo may sẵn, vải tơ tằm, thủ công mỹ nghệ, tranh thêu, thổ cẩm… Nhắc đến chợ Bến Thành thì không thể bỏ qua khu ẩm thực với sự góp mặt của đầy đủ các món ăn truyền thống khắp mọi miền đất nước. Cuối tháng 1-2012, chợ Bến Thành đã được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine nổi tiếng chọn là một trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh,chính là lời khẳng định hùng hồn cho sự phong phú đó. Chợ Bến Thành cũng rất sôi động về đêm, bắt đầu từ 7 giờ tối, các quầy hàng đổ ra hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bên hông chợ với các quầy hàng mỹ nghệ, lưu niệm, quần áo và đặc biệt là hàng ăn. Khách đến chợ Bến Thành chủ yếu chia thành hai dạng: khách vãng lai và khách hàng thân thiết. Khách vãng lai phần lớn là du khách trong đó đa phần là người nướcngoài, còn khách hàng thân thiết gồm dân cư sống ở các con phố lớn xung quanhcũng như những cư dân lâu năm của Sài Gòn. Điểm độc đáo nhất, chẳng ở đâu có các cô bán hàng xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang và thành thạo ngoại ngữ như các tiểu thương chợ Bến Thành. Bước chân vào chợ là len lỏi giữa dòng du khách nước ngoài nườm nượp, tai nghe những lời chào bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Thái… xôn xao như một bản hợp âm. Có thể nói ít ngôi chợ nào trên đất nước thu hút được lượng du khách với mật độ cao,nhiều màu da và đa quốc tịch như cái chợ này. Còn khách bản địa khi vào chợ thì được coi như người nhà, nếu còn trẻ thường được gọi là cưng, em gái hoặc chị Hai, cô Ba… ngọt xớt! Bẵng đi một thời gian, cũng người ấy nếu trở lại chợ sẽ được trìu mến gọi là má, mẹ, dì, và đến lúc nào đó sẽ không khỏi bần thần khi được mọi người cung kính gọi bằng… ngoại! Hàng hóa ở đây đa dạng hơn rất nhiều nơi, có đủ các loại từ hàng xuất khẩu, hàng gia công đến hàng xách tay cao cấp. Thực phẩm thì đạt chuẩn vừa tươi vừa ngon,nhiều mặt hàng không đâu có được như rau củ trái mùa, trái cây ngoại nhập, thủy hải sản tươi sống, hàng đặc sản bào ngư, vi cá, hải sâm… được đưa thẳng tới từ sân bay Tân Sơn Nhất. Mặc dù xu hướng mua sắm của một đô thị hiện đại là vào siêu thị hoặc các trung tâm thương mại, nhưng đôi khi trong nhịp sống nhanh đó người ta cũng cần sống chậm đi, như một cách lấy lại thăng bằng cho tâm hồn. Đó là một trong những lý do để chợ Bến Thành nói riêng và các chợ truyền thống nói chung sẽ vẫn tồn tại mãi với thời gian. Và phần hồn của chợ Bến Thành nằm ngay trong nhà lồng, nơi đời sống đô thị diễn ra sinh động nhất qua những giao tiếp thân tình giữa con người với con người.
vanhoc
Sân vận động Léopold Sédar Senghor (), trước đây có tên là Sân vận động Hữu nghị, là một sân vận động đa năng ở Dakar, Sénégal. Sân hiện đang được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Sân được phục vụ như sân nhà của ASC Jeanne d'Arc và đội tuyển bóng đá quốc gia Sénégal. Sân cũng có một đường chạy điền kinh, và đôi khi được sử dụng cho bóng bầu dục liên hiệp. Sân vận động có sức chứa 60.000 người. Sân được xây dựng vào năm 1985 và được đặt theo tên của Léopold Sédar Senghor, tổng thống đầu tiên của Sénégal (từ 1960 đến 1980). Kỷ lục khán giả 75.000 người của sân vận động đã được thiết lập vào năm 1992, trong một trận đấu bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia Sénégal và Nigeria. Tổng quan Sân vận động đã tổ chức trận chung kết của Cúp bóng đá châu Phi 1992 và Giải vô địch điền kinh châu Phi 1998. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2012, trận đấu vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 2013 giữa Sénégal và Bờ Biển Ngà đã bị hủy bỏ do bạo loạn tại sân vận động. Kết quả là Sénégal bị loại khỏi giải đấu. Tham khảo Liên kết ngoài Photo at worldstadiums.com Photos at fussballtempel.net Địa điểm thể thao hoàn thành năm 1985 Địa điểm thể thao Sénégal Địa điểm điền kinh Sénégal Địa điểm bóng đá Sénégal Sénégal Sân vận động Léopold Sédar Senghor Sân vận động đa năng Khởi đầu năm 1985 ở Sénégal
wiki
Nguyễn Ý Thuần Số Độc Đắc Chàng bắt đầu mê Lottery từ lúc cô bé bảo: -Anh chàng bạn trai của em khá lắm. Kỹ sự Sang từ năm 75 và... Một lô cái “và” được kể ra, và chàng ngậm ngùi nghĩ đến câu nói của các cụ. Trâu chậm uống nước đục. Dĩ nhiên, sang Mỹ sau một năm lỗ một năm. Mọi người đều bảo thế và thấy thế. Rõ ràng nhất là chàng vừa tập tễnh được hơn năm. Nghèo lại càng nghèo hơn vì chàng lang thang hết tiểu bang này sang tiểu bang khác. Và Cali, nơi vừa đến hơn hai tháng đã bắt đầu cho câu chuyện của chàng. Đúng ra chàng cũng chẳng ham giàu cho lắm. Bản tính hồn hậu, tự nhiên, chàng đã chấp nhận cuộc sống dễ dãi. Làm thư ký tòa soạn cho một tờ báo thương mại, chàng kiêm đủ thứ việc. Từ A đến Z. Quên mất, phải nói từ B đến Z mới đúng vì công việc typesetting dành cho cô bé. Nghĩa là từ lay out, trình bày, sửa bài cho đến cả việc... trả lời tâm tình bạn đọc. Đã có lần cô bé hỏi: - Anh làm tối ngày chắc lương cao lắm. Chàng cười gượng, nói đến đồng lương khiêm tốn của mình. Cô bé tròn xoe mắt. - Vậy mà em cứ tưởng... Tưởng thế nào thì cô bé cứ tưởng. Còn chàng, như đã nói, hồn hậu, dễ dãi chấp nhận cuộc sống nên mặc anh chủ báo đì. Chàng thản nhiên làm. Vì trong công việc chàng vừa có niềm vui lớn. Sự gần gũi với cô bé trong vai trò typesetting và người lay out là chàng phải có mỗi ngày. Thật tình mà nói, quan hệ giữa chàng và cô bé chẳng có gì. Đó là ý nghĩ của chàng. Có gì sao được. Chàng hơn cô bé những một con giáp. Khoảng cách về tuổi tác, về sự kém văn minh đã làm chàng buồn rầu nhận chức anh nuôi . Cho nó gần, cho nó thân mật trong lúc làm việc. Sự hồn hậu của chàng và tính hồn nhiên của cô bé thật hợp với nhau. Lại cùng cầm tinh con rắn. Lại làm cùng một phòng nên đã hợp lại càng... hợp hơn. Bởi cầm tinh con rắn nên số chàng long đong, lận đận. Tử vi bảo thế thì biết thế. Còn long đong hay không là do mình. Chàng vẫn tự an ủi khi nghĩ về thân phận. Rồi an tâm, vui vẻ quên mình là con rắn. Con rắn long đong từ lúc mới đẻ. Con rắn thất tình từ năm mười bốn tuổi. Nữ thập tam, nam thập lục. Các cụ dạy thế, nhưng chàng không thế. Chỉ cần thập tứ là chàng đã thất tình bà chị họ. Cũng ra ngẩn vào ngợ Cũng tập tành cà phê, thuốc lá và... mần thơ khi bà chị đi lấy chồng. Mỗi đêm chàng nặn ra cả chục pho thợ Toàn là đắng cay, sầu khổ, phẫn hận... Đại loại là thứ tình cảm làm cuộc sống nát bét. Chàng nhìn tên anh rể họ mà thèm thuồng. Hắn ngon lành quá xá! Con nhà giàu và đẹp trai. Tất cả những cái hắn có chàng đều không có. Từ một cái honda dame cho đến sợi râu mép. Với hắn là bộ râu mép tỉa cắt đàng hoàng. Còn chàng, than ôi! Chỉ là những sợi lông tơ loe hoẹ Dưới mắt hắn và bà chị họ, chàng chỉ là một chú nhi đồng đang trổ mã. Thỉnh thoảng gặp, chàng còn bị hắn biểu diễn một màn xoa đầu, cho tiền đi ăn đu đủ bò khộ Và chàng âm thầm nặn ra từng cục thợ Tim chàng lớn từ đó. Gặp ai cũng yêu, cũng thương. Yêu để tỏ ra mình đã lớn. Ban đầu là thế. Sau thành... thói quen! Chàng yêu tùm lum. Gặp ai đường được một tí là yêu ngay! Được hay không chẳng quan trọng. Chàng vui vẻ sống với thứ tình cảm kỳ lạ. Đếm lại, chàng hơn trăm mối tình. Mỗi mối tình là một cái tên, một con người. Hơn trăm người chàng yêu - nhưng chẳng - ai yêu chàng. Thất tình liên miên, bạn bè đã có đứa cười, chế riễu: - Mày yêu cả thế giới đàn bà. Chàng nhún vai: - Dĩ nhiên. Thằng bạn tiếp. Giọng xỏ lá: - Và thất tình cả thế giới đàn bà. Chàng vẫn tỉnh bơ: - Lại càng dĩ nhiên! Thản nhiên đến độ buồn cười. Chàng thoải mái sống với ý nghĩ thật hồn hậu. Yêu là yêu, còn được yêu hay không thì hậu tính. Coi như tất cả là chuyện đùa. Cứ thế, chàng mắc bệnh thất tình kinh niên. Yêu và thất tình đối với chàng bình thường như chúng ta ăn, ngủ. Riết rồi thành cuộc sống của chàng. Sang đến Mỹ, chàng yêu còn bạo hơn hồi ở Việt nam. Độc thân, mồ côi, lúc nào cũng mang tâm trạng cô đơn nên đã hay yêu lại càng dễ yêu. Đã hay thất tình lại càng thất tình nhiều hơn. Chàng yêu tùm lum và sản xuất ra hàng loạt pho thơ mỗi khi cảm thấy bị thất tình. Yêu chị bạn, yêu em bạn. Yêu con bạn và lâu lâu chàng làm một phát yêu... vợ bạn. Dĩ nhiên chỉ yêu một mình, nên chàng chẳng làm phiền ai cả. Ngay cả người chàng yêu và ngay cả chàng! Gặp cô bé cũng thế. Chàng yêu ngay từ lúc mới nhìn thấy cô bé bước chân vào tòa soạn và chỉ hai phút sau là chàng cảm thấy thất tình cô bé. Anh chàng bạn trai cô bé xuất hiện phía sau lưng. Và sau màn giới thiệu, chàng âm thầm tự giao hẹn: chỉ xem cô bé là cô em... nuôi! Không nên léng phéng mà mất... cảm tình. Mọi người trong tòa soạn, dù bất đồng ý kiến với nhau đủ mọi điều nhưng đều đồng ý với nhau một điểm: cô bé thật dễ thương. Từ anh chủ báo đã có vợ con lòng thòng cho đến anh chàng loong toong làm chức vụ phát hành tờ báo, diễn nôm là bỏ báo. Đều công nhận thế. Đã có nhiều tên gọi thật hay dành cho cô bé. Chàng loong toong thì tỉnh queo gọi là: người đẹp. Hai ông nhà văn già thì tặng cái tên kiểu cách: công chúa. Bà vợ Ông chủ báo vốn mồm mép thì âu yếm gọi: cưng của chị. Ông chủ báo vốn gốc chợ trời Sàigòn, chữ nghĩa đong vừa cái lá mít nhưng cứ như là dân quí tộc thời trung cổ, lịch sự với tiếng: cô... Đủ thứ. Đủ loại. Tùy theo trình độ và hoàn cảnh. Mỗi người gọi một cách. Nhưng tất cả đều mềm mỏng. Còn chàng? Tội nghiệp cho chàng, dù đã nặn ra cả trăm bài thơ tình và thất tình. Dù thuộc lòng cả trăm bài thơ tình và thất tình của các thi sĩ nổi tiếng, chàng vẫn chẳng biết gọi cô bé bằng cái tên nào cho... đa đã. Chỉ vỏn vẹn một tiếng “em” cụt ngủn và xưa hơn quả đất. Bởi xác định chỉ xem cô bé như em nuôi nên chàng chẳng cần phải kiêng cữ điều gì cả. Làm cùng phòng, từ chiếc bàn lay out sang chỗ ngồi đánh typesetting của cô bé chỉ cách nhau ba thước, họ nói chuyện thật dễ dàng. Ban đầu chàng và cô bé chỉ vẩn vợ Sau thân, chàng kể cho cô bé nghe đủ thứ chuyện. Từ ngày đi học. Đi lính. Cải tạo. Vượt biên. Ở đảo. Chuyện đi học ở Mỹ và cuối cùng là chuyện tình. Mỗi ngày chàng kể cho cô bé nghe khoảng hai, ba chuyện tình của mình. Mỗi chuyện là một người. Mỗi chuyện là một cái tên. Tuần đầu cô bé thích thú theo dõi. Sang đến tuần lễ thứ tư, sau khi kể xong một chuyện tình hấp dẫn cỡ yêu... vợ bạn, cô bé hỏi: - Anh năm nay bao nhiêu tuổi? - Anh cùng tuổi với em. Cũng con rắn. Nhưng rắn lớn. Cô bé nhìn chàng chế riễu: - Mỗi lần yêu của anh khoảng... mấy tháng? Chàng vẫn vô tình: - Còn tùy... - Tùy cái gì? - Tùy có yêu nhiều hay yêu ít. Cô bé phì cười: -... Trung bình là bao lâu. Chàng ngẩn ngơ: - Anh đâu để ý. - Anh nên để ý lại, vì nhân tất cả người yêu của anh đã kể, mỗi người chỉ ba tháng, thì anh biết yêu từ lúc hai tuổi. Chàng đực mặt ra nhìn cô bé: - Em... em... - Không phải sao? Anh thử tính xem. Chàng yên lặng một lúc, rồi phá ra cười. - Chưa hết đâu, còn nhiều lắm. Cô bé cười theo: - Vậy thì anh biết yêu từ lúc... còn trong bụng mẹ. - Không phải từ lúc còn trong bụng mẹ. Chàng tỉnh bơ tiếp - Anh biết yêu từ lúc mười bốn tuổi... - Vậy thì vô lý... Chàng nhún vai, đứng dậy, tiến đến trước mặt cô bé: - Em không tin? - Tin sao nổi. Vô lý quá trời. - Đâu có gì vô lý. Có nhiều lúc anh yêu một lúc năm, sáu cô là thường... - Ai mà chịu cảnh đó? Cô bé ngạc nhiên. Chàng làm thêm một cái nhún vai: - Anh đâu cần họ chịu! - !!! - Anh yêu họ chứ đâu cần họ yêu anh. Cô bé tròn xoe mắt nhìn chàng. Chàng mỉm cười: - Lạ không? Anh vậy đó. Chàng bỏ về chỗ ngồi, lại tiếp tục với công việc. Cô bé ngưng đánh máy, bước đến cạnh chàng. - Anh... - Sao? - Anh có vẻ... dễ yêu quá hả? - Dễ yêu? - Da... Chàng thích thú nhìn cô bé. Cặp kính cận theo mốt mới to tướng choán hết gương mặt trông là lạ. - Dĩ nhiên là dễ. - Lỡ họ không... chịu thì sao? - Thì kệ họ. Anh đâu cần. Bây giờ cô bé thấy chàng có vẻ mát mát. Còn chàng thì thấy mặt cô bé nghệt ra, trông khờ căm. Cả hai nhìn nhau, rồi đột nhiên họ bật cười. Tình cảm nếu chia ra làm mười nấc để dẫn đến nhà thờ thì cô bé mới ở mức khởi hành và chàng đã đi đến nấc thứ mười một. Nếu cuộc sống cứ bình thường và dễ dãi như chàng nghĩ thì chẳng có điều gì đáng nói giữa giống đực và giống cái. Từ lúc giống cái đầu tiên biết dụ giống đực đầu tiên cắn miếng táo, cho đến nay đã không biết bao nhiêu đấng đàn ông thê thảm vì đàn bà. Mỗi khi xảy ra một thảm kịch của cuộc sống nào, chàng thường nhún vai, chê nạn nhân là vớ vẩn... Với chàng, yêu và thất tình quá quen thuộc. Được yêu hay không cũng đâu thành vấn đề. Cần quái gì phải bi thảm hóa cuộc đời. Cứ coi như pha là xong hết. Với cô bé ban đầu chàng nghĩ thế, cũng coi như pha và vui vẻ nhận làm em nuôi. Chẳng có gì đáng bận tâm cả. Có chăng chỉ là những sự săn sóc có tính cách... gia đình. Mua cho nhau lon nước ngọt. Giúp đỡ nhau trong việc làm. Thế thôi! Và những mẩu đối thoại trong khi làm việc chỉ thu lại trong vòng tâm sự. Chẳng bao giờ tiến quá mức. Nói cho cùng, thỉnh thoảng chàng cũng thấy nhơ nhớ cô bé. Như những lần đi chơi với bạn bè chẳng hạn. Pic nic hay một buổi dạ vũ. Nhìn đám bạn mặt câng câng bên cạnh bạn gái, chàng đâm ra bực bội. Mẹ kiếp! So với cô bé thì chỉ đáng xách dép. Nên đôi lần chàng vẽ vời ra những “sen” hấp dẫn như xi nê trong đầu. Tưởng tượng những gương mặt đực ra của đám bạn bè khi thấy cô bé đi cạnh chàng, chàng bật cười thích thú. Nhưng đó chỉ là tưởng tượng. Chẳng bao giờ chàng sẽ cùng cô bé đi chơi. Luôn luôn bên cạnh cô bé là anh chàng kỹ sự Còn chàng? Chàng thở dài, buồn rầu với thân phận. Sự gần gũi với cô bé chỉ là những lon nước ngọt cho nhau. Cho đến một buổi chiều thứ năm. - Bao giờ em lấy chồng? - Chẳng biết! - Sao lại chẳng biết? - Ai ưng mà lấy. Cô bé nói như thật. Chàng hỏi tiếp, trong lồng ngực trái tim bỗng đập nhanh hơn. - Còn... anh chàng kỹ sư? - Chỉ là bạn trai. Cô bé thản nhiên đáp, chàng dù hồn hậu đến đâu cũng đủ khôn ngoan để hiểu không nên ngưng tại đây. - Anh thấy hắn cũng đường được... Cô bé ngước lên, bắt gặp ánh mắt kỳ cục của chàng. Trong đôi mắt cô bé có thoáng bối rối, rồi tắt ngấm sau cặp kính cận thật nhanh. - Còn anh? Bao giờ lấy vợ? - !! - Nói đi chứ. Biết cái gì mà nói? Chàng ấp úng... - Anh nghèo thí mồ... - Thì ráng làm cho giàu. - Biết bao giờ giàu nổi. Chàng ngậm ngùi buông chiếc kéo cắt giấy xuống bàn. Phía sau lưng cô bé mỉm cười, nói một câu chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện hai người đang nói. - Anh chàng bạn trai của em khá lắm. Kỹ sự Sang từ năm 75 và... Chàng xoay lại. Bắt gặp cái cười của cô bé. - Anh mới sang làm sao bì được với mọi người. - Thì mua lottery... - !! - Trúng sớm có vợ sớm. Cô bé riễu cợt. Chàng đột nhiên bực bội. - Con gái ở Mỹ phải có tiền mới lấy được? - Dĩ nhiên. - Kể cả em? Xong câu nói chàng mới ân hận. Đã đi quá lố. Cô bé tròn mắt nhìn chàng, lắp bắp. - Anh... anh... Chàng lngập ngừng xin lỗi, nhưng cô bé đã cúi xuống. Những ngón tay chạy rào rào trên khóa chữ. Chàng buồn rầu nhặt cây kéo lên. Và sự bất bình thường đến với chàng bắt đầu từ phút đó. Sau một đêm mất ngủ, sáng hôm sau chàng đến tòa soạn với tâm trạng hồi hộp. Biết nói thế nào để xin lỗi? Từ bé đến lớn chàng có xin lỗi ai đâu? Yêu một mình nên chẳng làm phiền ai, chẳng có ai giận đến độ phải xin lỗi. Còn cô bé? Nhất định là chàng chẳng yêu, nhưng phải xin lỗi. Tưởng tượng đến lúc gặp cô bé với gương mặt nặng như đeo đá, chàng đâm ngán. Những mẩu đối thoại, những nụ cười khi đùa giỡn với cô bé đã là một cần thiết cho chàng. Ít nhất cũng thành sự an ủi khi làm việc. Vậy mà chỉ vì một tí nóng giận mà... hư sự! Chàng bước vào phòng làm việc. Cô bé vẫn chưa đến. Vài nhân viên của tòa soạn gặp chàng đưa tay chào. Chàng uể oải gật đầu. Những ý nghĩ rối tung làm chàng mệt mỏi. Gương mặt bí xị như đưa đám, chàng ngồi xuống ghế. Người bạn già đến cạnh: - Hôm nay cậu có vẻ là lạ. - Đâu có gì. - Đâu có gì sao được? Buồn thấy rõ. Chàng giật mình, đứng dậy. Bước nhanh vào toilettẹ Gương mặt hiện trong gương thấy kỳ cục. Chàng dí mặt gần tấm gương hơn nữa. Dưới lõm mắt hai vừng đen nổi lên, mờ nhạt. Trời đất! Cô bé ,i&amp;gt;áp phê dữ vậy? Có bao giờ chàng lại thảm hại vì một cú giận như thế này? Hai bàn tay xoa xoa trên vùng má, chàng bàng hoàng nghĩ lại những hành động của mình từ lúc cô bé tỏ ý giận. Lay out thì sai bét. Đêm về đánh vật với nửa chai Rémy, say khướt, trằn trọc ngủ không được. Sáng dậy lơ ngợ Lúc nào cũng thấy buồn buồn như mất một cái gì. Lại còn mang bộ mặt đưa đám nữa chứ. Ra thế. Cô bé đã... control chàng. Chàng tắt đèn, bước ra ngoài. Dãy hành lang vắng hoẹ Những cánh cửa phòng đóng kín. Vẫn còn sớm chán. Đi tìm cà phê uống cho tỉnh táo. Chàng bước xuống cầu thang. Được hai bước thì cô bé xuất hiện dưới cầu thang. Chàng ngưng lại, cố nở nụ cười méo xệch và chờ gương mặt lạnh như đồng. Nhưng không, cô bé vẫn cười thật tươi như mọi ngày. - Hi! Anh đến sớm thế? - À... à... vừa đến. Chàng đứng lại. Cô bé tiến lên ba bước. Giọng vẫn tỉnh queo. - Anh chưa làm à? - Định đi uống cà phệ Chàng cảm thấy yên tâm hơn. Em... em đi với anh chứ? Cô bé lắc đầu. Chàng xoay người lại, bước lên theo. Cô bé cười cười. - Sao lại không đi? - Anh đổi ý... Họ về chỗ ngồi, chàng vui vẻ lật đống báo ra bắt đầu làm việc. Hú hồn! Vậy ra cô bé chẳng giận mình. Chàng huýt gió một điệu quân hành. Mặt tươi hẳn, có vẻ yêu đời thấy rõ. Tự nhiên chàng cảm thấy công việc thật thoải mái và dễ dãi dù đồng lương ít ỏi. Đang lui hui thì cô bé đến bên cạnh. - Hôm qua em gặp anh chàng bạn trai của em. Chàng cảm thấy hụt hẫng. Thảo nào cô bé chẳng giận mình. Niềm vui với chàng boy friend làm cô bé dễ dàng tha thứ. Mẹ kiếp, mình chả là cái quái gì. Vậy mà mất một đêm mất ngủ. Chàng gượng cười. - Có gì không em? - Có chứ. Bọn em vừa bàn với nhau... - !! - Tháng mười một chắc bọn em tính làm đám cưới! Chàng cảm thấy như đang rớt từ trên tầng lầu cao nhất thế giới xuống. Tim thót lại. Chàng há miệng hớp một hơi không khí. - Tháng mười một này? - Vâng! Cô bé vô tình trả lời. Chàng cúi xuống. Rọc mạnh một bản tin đánh máy hự Con dao lệch ấn sâu trên mảnh giấy, đâm vào đầu ngón taỵ Một giọt máu ứa ra, lan nhòe trên giấy. Cô bé giật mình nắm lấy ngón tay chàng. Và chàng, ngu như tất cả những thằng đàn ông đã ngu, làm hành động quân tử tàu không đúng lúc là rút bàn tay lại. - Anh chẳng sao cả... Cô bé ngạc nhiên nhìn chàng. Gương mặt đần ra với cái nhìn ngơ ngác trông thật buồn cười. - Đau không anh? - Không. Chàng đưa ngón tay, ngậm vào miệng .Vị mặn mặn của giọt máu tan trong lưỡi. Cơn đau bắt đầu có từ ngón taỵ Chàng bình tĩnh trở lại. Liên tưởng đến câu chuyện hôm qua, chàng cảm thấy hận mình vô cùng. Phải chi mình vượt biên sớm vài năm! Mẹ kiếp, giờ này cũng kỹ sư như ai chứ bộ? Giờ này tệ lắm cũng có cái xe, đâu đến nỗi nghèo như vầy? Hà! Từ giờ đến tháng mười một? Chàng rầu rĩ nghĩ đến thời gian. Ba tháng? Tại sao cô bé quyết định nhanh như vậy? Cộng tất cả tiền lương và trừ đi mỗi ngày hai gói mì của ba tháng vẫn chưa đủ tiền... in thiệp. Chàng ngậm ngùi. - Anh nghèo quá... -!! - Phải chi anh trúng lottery... - Chi vậy? Chàng bối rối ra mặt. Tình cảm đã biểu lộ rõ ràng. Không phải những cú yêu đương vớ vẩn như ngày trước. Lần này thật sự là yêu. Thái độ của chàng làm cô bé ngạc nhiên. Và hiểu. - Bọn em quen nhau lâu rồi. - Ừ. Chàng ngậm ngùi tiếc rẻ. - Anh.. . Họ im lặng. Tiếng máy lạnh chạy rì rào nghe mỗi lúc một lớn. Sự đè nén của không khí bao quanh làm hành động trở nên nặng nề. Mọi thứ gọi là thoải mái và dễ dãi với cuộc sống đã thành xa lạ với chàng. Mọi nét hồn nhiên đã biến mất trên mặt cô bé. Bây giờ là sự ngại ngùng và ngượng ngập. Cả hai chẳng biết sẽ mở đầu như thế nào. Chàng mân mê con dao cắt giấy. Ngón tay bị đứt đã thôi không còn rỉ máu. Nhưng cơn đau vẫn còn. - Anh... anh xin lỗi. - Em hiểu. Cô bé thở dài quay về chỗ ngồi. Tiếng lách cách từ những khóa chữ vang lên rời rạc. Và con dao cắt giấy trở nên nặng chĩu trên tay chàng. Công việc của một buổi sáng ở tòa soạn tờ báo thương mại không còn vui vẻ như mọi hôm Hai tháng sau chàng trở thành một tay cạo vé số chuyên nghiệp. Mỗi ngày một lần, sau khi hết giờ làm việc chàng ghé xuống tiệm 7 Eleven, hăm hở trả tiền, hăm hở cạo, hăm hở gởi từng phong bì đến nha xổ số tiểu bang. Để mỗi thứ bảy chàng buồn rầu nhìn từng người lên quay số. Vẫn chẳng thấy tên mình. Cái nghèo vẫn đeo đẳng theo chàng. Lại càng nghèo hơn vì số tiền dư mỗi tuần đều đem cúng vào xổ số. Chàng hốc hác thấy rõ. Chưa bao giờ tiền bạc lại làm chàng bận tâm như bây giờ. Phải giàu thật lẹ. Để... lấy vợ. Để cô bé phải ân hận vì đã lấy chồng. Tình cảm từ thoải mái biến thành cay cú. Sự thay đổi làm chàng biến thành con người khác. Đôi lúc nghĩ lại, chàng đâm ra xấu hổ vì mình. Bần tiện và dơ dáy. Chàng đã tự nhổ vào tấm gương trong buồng tắm khi soi mặt. Nhưng đâu lại hoàn đấy khi gặp mặt cô bé. Vẻ hồn nhiên và coi như không có gì của cô bé làm chàng đã uất lại càng uất hơn. Lúc nào cũng cười, cũng thân mật như lúc đầu. Chẳng bao giờ cô bé nhắc đến chuyện xảy ra ngày hôm đó. Vẫn những lon nước ngọt mua cho nhau. Vẫn những câu chào hỏi như thường lệ. Nhưng khoảng cách đã có. Khoảng cách do chính chàng làm nên. Đã thế, thỉnh thoảng cô bé còn riễu cợt mỗi khi thấy chàng cẩn thận dán tem lên chiếc phong bì gửi đến nha xổ số tiểu bang. - Vẫn chưa trúng hả anh? - Chưa. - Chừng nào anh trúng? - Làm sao biết được. - Phải biết chứ. Vì... tháng mười một em lấy chồng. Lần nào cũng thế. Câu chuyện ngưng. Đúng lúc mặt chàng hầm hầm cúi xuống chiếc bàn lay out. Và mười lần như một, chàng đều không thấy nụ cười thích thú của cô bé, nên nạn nhân đều là những bài báo bị ráp tùm lum. Đã có lần chàng cho anh chàng điệp viên của câu truyện trinh thám đi lạc vào cuộc tranh tài của các hiệp sĩ tại núi Hoa sơn. Hoặc giả bản tin về Reagan thì khúc đầu ở Washington khúc đuôi nằm ở cửa hàng thương nghiệp Hànội. Độc giả viết thư chỉ trích. Anh chủ báo lúc đầu còn nhắc khéo, sau bực bội ra mặt. Cho đến lúc những tác phẩm của bà chủ báo cũng bị chàng lay out tùm lum, thì mọi việc bắt đầu không còn dễ dãi. Sự nhắc nhở biến thành cảnh cáo. Job của chàng bắt đầu lung lay. Nhưng với chàng, mọi việc đâu có gì còn quan trọng. Những tờ lịch của tháng mười đã bóc gần hết mà những phong bì gửi nha xổ số Cali vẫn đi biền biệt, không một tín hiệu nào mang ý nghĩa của sự trở về. Hy vọng trúng số được gom lại trên những đồng đô la cuối cùng còn sót lại trong túi áo được chàng... cạo thật cẩn thận. Hành động tầm thường khi cầm đồng xu cạo lớp sơn, hồi hộp nhìn những con số được thay bằng cái nhìn thật mê say với hình ảnh cô bé. Và khi người xướng ngôn viên của buổi thu hình xổ số đọc đến tên người cuối cùng lên quay tuần tới vẫn không phải là chàng thì hình ảnh anh chàng kỹ sư trẻ tuổi, giàu có hiện lên với nỗi hậm hực. Chàng luôn luôn tắt máy truyền hình bằng hành động cáu kỉnh và buông gọn lỏn một tiếng chửi thề. Làm sao không bực được? Làm sao không... rối trí? Cái hẹn tháng mười một đã thành nỗi ám ảnh trong cuộc sống. Việc làm bắt đầu trễ nải. Hai vợ chồng anh chủ báo đã tỏ thái độ chủ nhân ra mặt. Thỉnh thoảng lại gọi chàng vào phòng dũa. Chàng - dĩ nhiên - coi những lời nói của anh chủ báo như phạ Đã cùi thì còn gì mà sợ lở. Mẹ kiếp! Làm thì làm, không làm thì thôi. Vài trăm bạc một tháng ông đâu có màng. Ông còn lo chuyện đại sự Và chàng thản nhiên đánh vật với những phong bì của nha xổ số, qua hình ảnh của cô bé và chàng kỹ sư hiện về mỗi đêm. Bạn bè chung quanh đều ngạc nhiên về sự thay đổi này. Tất cả những nét hồn hậu, dễ thương cũ đều biến mất. Thay vào đó là thú... mê xổ số. Gặp nhau, những câu chuyện về văn nghệ, báo chí mà chàng xưa nay vẫn thích được thay đổi bằng những con số, những lô trúng tuần này và những con người sẽ lên quay tuần sau. Một con bạc hiện lên rõ ràng qua thái độ. Đã có thằng bạn chửi thề khi ngồi tại một bàn nhậu: - Mẹ mày, dạo này thay đổi thấy rõ. Chàng im lặng. Thằng bạn tiếp, giọng mỉa mai. - Hẳn thơ của mày dạo này cũng toàn những con số của lotto... Chàng vẫn im lặng. Có thằng nào hiểu được nỗi khổ tâm của chàng? Ba mươi mấy năm thả lỏng cuộc sống, coi tiền bạc như trò đùa, coi tình yêu như pha vậy mà lần này vướng đạn. Đau chứ sao không. Nào có xấu trai, ngu đần gì cho cam! Đẹp trai và thông minh nữa chứ. Vậy mà chỉ vì nghèo... Phải chi mình qua Mỹ sớm một tí. Hẳn đã khác. Đâu cần phải đau khổ vì... xổ số thế này. Lần nào cũng thế. Chàng luôn luôn im lặng, cái im lặng lại càng im lặng hơn khi những tờ lịch cuối cùng của tháng mười vừa được bóc xong. Đầu tháng mười một chàng quit job. Mọi người trong tòa soạn chẳng ai hiểu được tại sao. Cô bé ngỡ ngàng khi nhận được tin chàng bỏ việc. Chiếc bàn lay out với hình ảnh quen thuộc của chàng vắng tênh. Đống dao, kéo, hồ nằm chỏng chơ trên mặt bàn. Phòng làm việc chỉ còn lại một mình cô bé lủi thủi với công việc. Tiếng máy chữ vốn khô khan nghe càng buồn chán. Bây giờ những câu nói đùa của chàng đã thành cần thiết. Sự trống vắng bao quanh cô bé. Chẳng một lời giã từ. Anh chàng coi vậy mà tệ. Mới hôm qua đi làm còn tỉnh queo bàn về kỳ xổ số. Mới hôm qua còn hăm hở chạy xuống lầu mua lon nước ngọt cho cô bé. Mới hôm qua còn bối rối trước câu hỏi thăm quen thuộc... mới hôm qua... mới hôm qua... Những “cái mới hôm qua” xoay tròn trong ý nghĩ. Bất giác cô bé đến cạnh chiếc bàn lay out, tựa vào thành bàn. Cái kéo, con dao, đống báo. Tất cả là đồ nghề của anh. Một lần cô bé nói đùa. Anh chàng bật cười. Còn thiếu một thứ. Cô bé nhún vai. Gì nữa? A! hộp keo?. Chàng lắc đầu. Vẫn thiếu. Gì cở Em? Chàng nói thản nhiên. Em là đồ nghề của anh. Không có em đánh máy lấy gì anh lay out. Những câu nói đùa chợt sống lại. Mới như hôm qua... Lại mới hôm qua... Cô bé buồn buồn quay về chỗ làm. Chiếc máy typesetting trông thật xa lạ. “Cuộc sống đầy rẫy những ngộ nhận và hiểu lầm. Có những điều ngộ nhận xảy ra làm con người mất hết. Bi thảm từ đó. Dù hồn hậu đến đâu chàng cũng... chết dở. Dù hồn nhiên đến mức nào cô bé cũng... ngất ngư vì buồn. Chẳng nên thế! Sao không thay khổ đau bằng một nụ cười.” Một người bạn già đã bảo thế, nên câu chuyện đã ngưng đành phải thòng thêm một đoạn chót. Bằng một cú phone, na ná như một chuyện vui chúng ta thường nghe. - Hello. - Hellọ Anh đó hả. Khỏe không? - Em đó sao? - Phải! - Đã... đã... đã làm đám cưới chưa? - Chưa! Còn chờ... anh trúng số. Im lặng một lúc. Tiếng chàng thật nhỏ trong giây nói. - Anh vẫn chưa trúng em ạ. - Thật không? Lâu quá... - Thật... đã sắp Noel rồi... Lại im lặng. - Anh... - Sao em? - Anh ngu quá! -!! Tiếng nói trong giây nói bỗng nhanh hơn. - Anh trúng từ lâu rồi mà... sao không lãnh! Hết Mục lục Số Độc Đắc Số Độc Đắc Nguyễn Ý ThuầnChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: mickey đưa lên vào ngày: 6 tháng 6 năm 2004
vanhoc
Gabriel dos Santos Magalhães (sinh ngày 19 tháng 12 năm 1997), được biết đến với cái tên Gabriel, là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Brasil, chơi ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Arsenal thi đấu ở Premier League, và là thành viên của đội tuyển quốc gia Brasil. Sự nghiệp cấp câu lạc bộ Avaí Gabriel Magalhães sinh ra ở Quận Pirituba của São Paulo. Ở tuổi 13, Gabriel bắt đầu sự nghiệp của mình tại Avaí nhưng anh trở lại São Paulo vì nhớ nhà.Tuy nhiên, Gabriel đã cân nhắc lại quyết định của mình và trở lại Avaí sau hai tuần. Cuối cùng anh ký hợp đồng đầu tiên với Avaí ở tuổi 16.Những mùa giải sau đó anh tiếp tục trở thành một nhân tố quan trọng giúp đội giành quyền thăng hạng lên Brasileiro Série A vào năm 2017 Lille Vào ngày 31 tháng 1 năm 2017,Gabriel đã gia nhập Lille với bản hợp đồng có thời hạn 4 năm rưỡi.Sau khi chơi vài trận cho Lille B anh được mang đi cho mượn lần lượt tại hai câu lạc bộ là Troyes (2017-2018) và Dinamo Zagreb (2018-2019). Mùa giải 2019-2020 anh quay trở về thi đấu cho câu lạc bộ chủ quản sau khoảng thời gian thi đấu khá thành công ở những câu lạc bộ được cho mượn.Sau khi trở về,anh được thi đấu nhiều hơn và tạo thành cặp trung vệ ăn ý với José Fonte Arsenal Vào ngày 1 tháng 9 năm 2020, Arsenal công bố việc ký hợp đồng dài hạn với Gabriel Magalhães,phí chuyển nhượng của thương vụ này lên đến 27 triệu bảng.Vào ngày 12 tháng 9. Gabriel Magalhães có trận ra mắt Arsenal, ghi bàn thắng thứ hai trong chiến thắng 3–0 trước Fulham tại Premier League.Gabriel nhận thẻ đỏ đầu tiên ở Arsenal vào ngày 16 tháng 12 năm 2020 trong một trận đấu trên sân nhà với Southampton. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2020, Arsenal thông báo rằng Gabriel Magalhães có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 Sự nghiệp quốc tế Gabriel đại diện cho đội tuyển u-20 Brazil thi đấu ở Giải vô địch U-20 Nam Mỹ 2017.Vào ngày 17 tháng 6 năm 2021, anh có tên trong đội hình tham dự Thế vận hội mùa hè 2020 , nhưng buộc phải rút lui vì chấn thương đầu gối vào ngày 6 tháng 7 Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Bàn thắng và kết quả của Brasil được để trước Tham khảo Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Pháp Cầu thủ bóng đá Dinamo Zagreb Cầu thủ bóng đá Lille OSC Cầu thủ bóng đá nam Brasil ở nước ngoài Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Brasil Cầu thủ bóng đá nam Brasil Hậu vệ bóng đá Nhân vật thể thao từ São Paulo Nhân vật còn sống Sinh năm 1997
wiki
Đội tuyển bóng đá quốc gia Eswatini (), biệt danh là Sihlangu Semnikati (King's Shield), là đội tuyển cấp quốc gia của Eswatini do Hiệp hội bóng đá Eswatini quản lý. Đội chưa từng dự giải vô địch bóng đá thế giới cũng như cúp bóng đá châu Phi. Danh hiệu Vô địch Cúp COSAFA: 0 Hạng ba: 1999; 2002 Hạng tư: 2003 Thành tích tại giải vô địch thế giới 1930 đến 1990 - Không tham dự 1994 đến 2022 - Không vượt qua vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 1957 đến 1982 - Không tham dự 1984 - Bỏ cuộc 1986 - Không vượt qua vòng loại 1988 - Không tham dự 1990 - Không vượt qua vòng loại 1992 - Không vượt qua vòng loại 1994 - Không tham dự 1996 - Bỏ cuộc 1998 - Không tham dự 2000 đến 2012 - Không vượt qua vòng loại 2013 - Bỏ cuộc 2015 đến 2023 - Không vượt qua vòng loại Đội hình hiện tại Đội hình tham dự vòng loại CAN 2021 gặp và vào tháng 3 năm 2021. Số liệu thống kê tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2021 sau trận gặp . Triệu tập gần đây Tham khảo Liên kết ngoài Đội tuyển bóng đá quốc gia Eswatini trên trang chủ của FIFA Đội tuyển bóng đá quốc gia châu Phi Đội tuyển bóng đá quốc gia Eswatini Bóng đá
wiki
The Lord of the Rings: Tactics là một game nhập vai chiến thuật dành cho hệ máy cầm tay PlayStation Portable của Sony. Game có sự xuất hiện các nhân vật quen thuộc đến từ thiên tiểu thuyết The Lord of the Rings của văn hào J. R. R. Tolkien. Tuy nhiên, nó lại là bản chuyển thể trực tiếp từ phim điện ảnh của Peter Jackson, và có những nhân vật tương tự như sự mô tả về họ trong bộ phim. Tactics do hãng Electronic Arts phát hành cho PlayStation Store vào ngày 30 tháng 9 năm 2009. Lối chơi Lối chơi của Lord of the Rings: Tactics diễn ra dưới dạng ô lưới. Nhân vật của trò chơi di chuyển cùng một lúc, chứ không phải là thao tác mỗi thực thể riêng lẻ. Một tính năng của trò chơi được gọi là Zone of Control. The Zone of Control nghĩa là nếu nhân vật của người chơi kế bên ô vuông của đối phương, họ buộc phải ngừng lại và chiến đấu. Bằng việc sử dụng Zone of Control, kết hợp với di chuyển đồng thời, người chơi có thể dụ một đơn vị của quân địch rơi vào bẫy của mình. Người chơi sau cùng được điều khiển một số ít đơn vị anh hùng dần dần trở nên mạnh hơn qua mỗi trận đánh. Họ còn được kết hợp với một số chiến binh. Người chơi có thể lựa chọn gia nhập một trong hai phe chính trong game là Hiệp hội nhẫn hoặc làm tay sai của Sauron. Đón nhận Lord of the Rings: Tactics nhận được số điểm 6.5 từ GameSpot và 7.7 từ IGN. Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức của The Lord of the Rings: Tactics Trò chơi của Electronic Arts Trò chơi PlayStation Portable Trò chơi chỉ dành cho PlayStation Portable Trò chơi điện tử năm 2005 Trò chơi nhập vai chiến thuật Tactics
wiki
Bài viết số 3 lớp 10 (bài hay) Hướng dẫn Bài viết số 3 lớp 10 đề 1. Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn.Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba. Lúc ấy trời chuẩn bị hừng đông, những giọt sương đêm qua vẫn còn đọng lại trên thân chúng tôi. Cũng như những cây Lau khác, tôi đang run rẩy bởi cái lạnh và hi vọng lát nữa mặt trời lên sẽ được sưởi ấm. Phía đằng kia, dòng Hoàng Giang chầm chậm trôi xuôi như còn đang chìm trong giấc ngủ sâu. Bỗng một cơn gió nhẹ lướt qua làm những giọt sương trên thân tôi rơi xuống, trong tiếng gió tôi nghe hình như có tiếng ai đó đang khóc. Khi cơn gió vừa dứt, chúng tôi – đám lau – lắng tai nghe, đúng là có tiếng người nào đó đang khóc ở phía xa đang dần tiến lại. Tiếng khóc càng lúc càng gần, chỉ trong khoảnh khắc bóng của ai đó đã tiến lại gần hơn. Gương mặt của người ấy đã rõ hơn khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau chúng tôi. Không phải ai xa lạ, đó chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây giặt giũ quần áo hằng ngày. Nhưng thật lạ, vì sao hôm nay nàng ấy chỉ đến một mình mà đứa con trai không lẽo đẽo đi sau? Vả lại, giờ này tại sao lại ra đây một mình và khóc nữa chứ? Tiếng nấc cứ liên tục, đôi vai mỏng manh không áo ấm cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng rất tội nghiệp, cố gắng hỏi han nhưng nàng không hề nghe thấy những gì chúng tôi đang bàn tán. Bỗng nàng vụt đứng dậy hướng về phía đông mà than rằng: – Cầu xin đấng trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày tháng qua tôi luôn mong ngóng người chồng nơi chiến trận sẽ sớm trở về, được sớm thấy ngày gia đình đoàn viên. Thế nhưng, mong ước ấy của tôi dường như tan biến chỉ trong chốc lát. Suốt ba năm trời, tôi không một ngày ngừng mong chờ đến ngày chồng trở về mà tần tảo không nề hà khó khăn để chăm sóc người mẹ già và đứa con thơ. Luôn giữ gìn tiết hạnh một lòng một dạ chờ chồng nào dám có ý nghĩ lang chạ với ai. Lời dỗ dành đứa con thơ đòi cha lúc chỉ bóng mình in trên vách dưới ánh đèn hiu hắt “Cha Đản về kìa!” mà thành ra nông nỗi như thế này. Mặc dù Trường Sinh rất yêu thương tôi nhưng tính chàng ấy rất đa nghi. Cho dù tôi có thanh minh, thề thốt như thế nào chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? Mọi việc đều không thể cứu vãn được nữa, chỉ biết gieo mình xuống sông để mong rửa sạch những lời hàm oan. Trước khi chết,tôi xin có một lời nguyền: “Nếu tôi đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Nghe đến đây, tôi cảm thấy đau xót cho người thiếu phụ. Những ngày qua chúng tôi sống ở bờ sông đã chứng kiến bao cảnh éo le nhưng chưa bao giờ thấy một chuyện đau lòng đến thế này. Lời than vãn bị ngắt đoạn bởi những tiếng nấc oan ức, tôi cảm thấy nàng ấy thật tội nghiệp và biết rằng đằng sau nó là một bi kịch lớn. Nếu như có thể tôi chỉ muốn khuyên vài lời với người thiếu phụ. Trong lúc tôi và những người hàng xóm đang băn khoăn chưa kịp suy đoán điều gì thì nàng ấy lại khóc nức nở: – Đản! Con trai yêu quý của mẹ! Mẹ thật có lỗi với con khi bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ không còn sự lựa chọn nào khác khi cha con hoài nghi sự chung thủy của mẹ. Mẹ không thể sống thêm được nữa khi cha con luôn ngờ vực mẹ như vậy. Mẹ hi vọng rằng con sẽ được nuôi nấng trưởng thành như bao đứa trẻ khác. Mẹ có lỗi với con khi không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Thiết nghĩ cái chết này có thể mang đến cho con nhiều nỗi bất hạnh nhưng chỉ có thể làm như vậy để rửa sạch nỗi oan này thôi con à. Vừa dứt lời, nàng leo nhanh lên mõm đá gần đấy quay mặt về phía sau nói câu cuối cùng: – Trường Sinh, thiếp có lỗi với chàng, với con trai chúng ta Chúng tôi giật mình và bàng hoàng khi nàng gieo mình xuống nước. Mặt nước đang yên tĩnh bị động và nổi sóng dâng cao. Cả đám lau chúng tôi chết lặng trước sự việc mà không thể làm gì hơn. Có lẽ lúc này, mọi đau khổ không còn giày vò người thiếu phụ đáng thương này nữa. Chúng tôi cảm thấy oán giận người chồng mù quáng kia vô cùng, nhưng biết làm gì đây khi chúng tôi chỉ là những cây lau bé nhỏ bên bờ Hoàng Giang. Lúc này không gian trở nên tĩnh mịch và lạnh lẽo đến ghê người. Không biết rồi người thiếu phụ khốn khổ kia sẽ trôi dạt theo dòng nước hay đã chìm vào không gian lạnh lẽo ảm đạm dưới đáy sông. Ít ngày sau, đám lau chúng tôi nghe người dân trong làng đi ngang kể lại rằng đứa con của Vũ Nương trong những đêm sau đó đã chỉ lên tường nơi bóng của người cha mà nói “Cha Đản về kìa”. Trường Sinh đã thấu hiểu mọi chuyện và rất đau lòng bởi chính mình gây ra cái chết của người vợ đoan chính nết na. Một buổi chiều tối kia, theo lời vợ báo mộng Trường Sinh lập đàn tế Vũ Nương ven bờ sông. Chúng tôi cũng được chứng kiến mọi việc khi một lát sau có một đoàn xe ngựa, võng lọng ẩn hiện thấp thoáng giữa dòng sông. Vũ Nương nói vọng vào những lời thương nhớ và căn dặn chồng săn sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc,tất cả mờ dần rồi tan biến hẳn. Cảm thương tấm lòng của Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh khóm lau, nơi nàng ngồi than thở trước khi trầm mình xuống Hoàng Giang. Bài viết số 3 lớp 10 đề 2. Hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc của truyện Cô bé bán diêm (hoặc diễn biến sự việc tương tự, nhưng kết thúc khác) Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao thừa sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chỉ có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón Tết trong ấm cúng. Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cũng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất. Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải. Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng. Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn. Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý. Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc: – Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng chủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu. Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật là nhanh. Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi – những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ: – Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này. Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mác đi chơi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi. – Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói. Người phụ nữ nhanh nhảu đáp: – Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng Thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đâu phải chăng là Thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Ta tuy nhỏ nhưng rất rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn. Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao! Oanh Liệt là tên tôi, cái tên mà trước đây cậu chủ đã tặng cho tôi nhờ những trận đấu bất bại của tôi trên các sới chọi gà trong làng. Cái tên đó trước đây quí giá bao nhiêu, tôi tự hào và kiêu hãnh bao nhiêu, thì giờ đây, mỗi khi nghĩ đến tôi lại càng thấy buồn và thất vọng bấy nhiêu… Bởi đơn giản một lẽ là, say mê một trò chơi nào rồi cũng đến lúc chán, cậu chủ tôi cũng vậy, cậu đã bỏ tôi để chạy theo những cuộc vui mới, nơi mang lại cho cậu chủ những cảm giác mới lạ, và thế giới đó không có tôi… Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê rất yên bình, cảnh đồng ruộng lũy tre đã rất quen thuộc với tôi, tôi cùng bố mẹ và các em sống rất hạnh phúc bên nhau cho đến khi tôi gặp cậu, cái ngày định mệnh đó đã thay đổi cả cuộc đời tôi sau này… Hôm đó, bố mẹ dẫn tôi và các em ra phía bờ sông sau làng chơi, vì lần đầu được đi chơi xa, lại mãi lo ngắm cảnh lạ đẹp mắt mà khi nhận ra, tôi biết mình đã lạc… Hốt hoảng, tôi chạy khắp nơi chiếp chiếp gọi nhưng không thấy ai trả lời, vừa đói vừa mệt, khản giọng, tôi yếu ớt gọi những tiếng cuối cùng rồi thiếp đi trong ánh hoàng hôn cuối ngày, khi tỉnh giấc, tôi nhận ra mình đang nằm trong một cái tổ rơm ấm áp, xung quanh tôi là bao nhiêu cô gà, chú gà đang tò mò đáp trả ánh nhìn của tôi… “kéttt..” Cánh cửa chuồng mở ra, tôi giật mình nhìn tới hướng đó, ánh sáng tràn vào làm tôi chói mắt, chỉ kịp nhìn thấy một bóng người gầy gầy đang tiến lại phía mình, một bàn tay nhỏ chụp lấy tôi, tôi run run người, bàn tay còn lại đưa lên vuốt lấy người tôi, tôi mở mắt ngước nhìn gương mặt đối diện mình, đó là một cậu trai khoảng chừng 15 tuổi, cậu nhìn tôi ấm áp lắm, chính ánh nhìn đó đã làm tôi tin cậu ngay… Kể từ đó, tôi và cậu chủ bầu bạn sớm hôm, cậu luyện tập tôi trở thành một chú gà khỏe nhất đàn, cơ bắp trên người tôi nổi lên săn chắc, mấy chú gà choi ghen tỵ với tôi cũng vì lẽ đó… Một hôm, cậu bế tôi đến một hội trong làng, từ xa tôi đã nghe thấy tiếng hò hét inh ỏi, dường như đám đông đó đang cổ vũ cho một trò chơi thú vị nào đó, cậu bế tôi chạy vào xem… Tôi nhìn vào, thì ra là chọi gà, tôi có nghe cậu chủ nhắc đến trò này, nghe đâu là rất thú vị, cậu chủ đặt tôi xuống đất, vỗ vỗ tay vào người tôi rồi cậu cùng lũ bạn hò hét, tôi biết chắc là mình sẽ không làm cậu chủ thất vọng nên cũng đã lấy hết bình sinh mà lao vào, không dễ như tôi nghĩ, đối phương là một kẻ rất mạnh và dày dạn kinh nghiệm, hắn lao vào tôi và tấn công tới tấp, lúc đầu tôi còn sợ, tôi mất đà té lăn ra, cậu chủ thấy thế liền vỗ nhẹ vào đầu bảo tôi cố lên, gương mặt cậu tràn đầy hi vọng, tôi như khỏe hẳn ra, đứng dậy, tôi vươn đôi cánh vững chắc và lao vào hắn, tôi quyết liệt tấn công, hắn dường như cũng đã đuối sức, tôi dồn sức đá nhát cuối cùng vào ức của hắn, hắn lăn ra đất thất bại…. Cậu chủ vui mừng nhấc bỗng tôi lên, một cảm giác thật tuyệt, lần đầu tiên tôi cảm thấy cậu chủ cười vui như vậy, cậu đặt cho tôi tên Oanh Liệt vì cậu bảo tôi đã chiến đấu rất dũng cảm, tôi kiêu hãnh cất tiếng gáy thật to, mặc cho thời gian có trôi đi, mặc cho mọi điều có thay đổi, tôi chỉ muốn giữ mãi niềm hạnh phúc ngày hôm nay, lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy mình sống thật có ích… Từ đó về sau, cậu chủ mang tôi đến với mọi nơi trong làng, từ làng trên xóm dưới, không nơi đâu mà không nghe danh tôi, tôi trở thành tay đá cừ khôi bậc nhất nhì làng, cậu chủ ngày càng yêu tôi hơn, những tháng ngày đó, tôi sẽ không bao giờ quên được… Nhưng tôi cũng biết, đâu có niềm vui nào là mãi mãi, và niềm vui của tôi cũng nào có ngoại lệ, khi tôi nhận ra, cậu chủ đã dường quên mất trò đá gà ngày nào, quên mất Oanh Liệt ngày nào, cậu thờ ơ với tôi, cả mấy tuần rồi không thấy cậu đâu, tôi lân la dò la thì biết được, cậu đã chạy theo lũ bạn trong làng đến với thế giới của biết bao trò chơi mới, nơi mà người ta gọi là Internet, ngày nào cậu cũng ra đó chơi, tôi đối với cậu giờ chỉ là quá khứ, đá gà với cậu lại càng là một thú vui xa vời… Tôi buồn, cô đơn và cả thất vọng, cái tên Oanh Liệt giờ với tôi cũng vô nghĩa wa’, bây giờ nào có ai cần tới tôi, còn có ai nhắc đến Oanh Liệt này đâu… Thế là tôi quyết định rời xa cậu chủ, đi đâu cũng được, nhưng tôi chắc chắn sẽ không quay lại đây, cái thế giới này đã không còn là giang sơn của tôi nữa rồi… Lang thang cho đến cuối ngày, tôi lạc đến một dòng sông nào đó rất xa nơi cậu chủ sống, cảnh vật nơi đây quen lắm, rồi kí ức tìm về trong tôi, tôi nhớ lại gia đình mình, nhớ lại bố mẹ của tôi, nhớ lại mấy đứa em bé bỏng ngày nào của tôi… và nhớ lại cả ngày đầu tiên tôi gặp cậu chủ… Nhìn qua phía bên kia sông, tôi chỉ thấy thấp thoáng một hàng tre xanh rì rào… có phải đó là nơi tôi đến chăng… Bài viết số 3 lớp 10 đề 4: Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay. NƠI BẮT ĐẦU CỦA TÌNH BẠN Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói. Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng. – “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy! Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng: – Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con! Mẹ tôi động viên thêm: – Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà! Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này. ………. …………….. ………………….. Đã đến ngày tôi nhập trường, tâm trạng thật khó diễn tả, tôi không biết phải làm cách nào để tự tin hơn, để bắt đầu các mối quan hệ mới mẻ ở phía trước. “Tùy cơ ứng biến vậy, mong là mọi việc sẽ suôn sẻ”- tôi suy nghĩ mông lung khi bước tới bảng tin xếp lớp. – Ồ! 10D2. Số 2 là số may mắn! Mong trời phù hộ cho, đây sẽ là một lớp học thú vị?! Sáng ngày hôm sau, tôi đến nhận lớp, trong lòng có chút thư thái hơn những ngày trước, linh tính báo hiệu rằng điều tốt lành đến với tôi như chính thời tiết đẹp tuyệt của ngày cuối hè này. “Tùng…… tùng……… tùng………” – tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. – Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến. – Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả- tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm. – Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã- cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình. Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi. – Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này- tôi gọi bạn ấy. Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ. Qua một vài buổi học, tôi với bạn nữ ấy dần trở nên thân thiết. Bạn ấy tên là Diệu Trinh, cũng đến từ một nơi rất xa, xa hơn tôi- là vùng biển Vũng Tàu xinh đẹp. Có một sự việc trùng hợp đã khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó là ngay buổi học thứ hai, cả hai đứa đều đi học muộn và bị phạt ở lại đóng cửa lớp- một hình phạt rất nhẹ nhàng, để nhắc nhở là chính. Khi ra về, không ngờ rằng hai đứa lại chung đường vì chỗ ở khá gần nhau. Tôi và Trinh nói chuyện khá hợp “cạ”, từ mấy vấn đề âm nhạc đến truyện tranh rồi kể về kỉ niệm quê nhà nữa… Những ngày sau, lớp học cũng trở nên vui vẻ hơn, vì các bạn đã dần hòa nhập và quen nhau dần. Theo truyền thống của trường, học sinh khối 10 sẽ tham gia một khóa học quân sự trong một tuần để rèn luyện và để có cơ hội hòa đồng, gần gũi nhau hơn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với chúng tôi. – Để xem nào, mình sẽ mang cái này…… này ……. này…… Trước ngày khởi hành, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Giờ tôi chỉ mong học kì quân sự sẽ giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn. Hôm ấy trời mưa rất to, thời tiết có vẻ chưa ủng hộ chúng tôi cho lắm. Chờ đợi một lúc lâu, cuối cùng chiếc xe dán số của lớp D2 đã đến. Chúng tôi nhanh chóng mang đồ đạc ra sau xe rồi từng người tìm chỗ yên vị cho mình. Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nơi. Điều khiến tôi thích thú đó là những bộ quân phục và giường ngủ hai tầng, chúng thật sự rất ấn tượng. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với tôi đó là việc mỗi buổi chiều đi tập về lại hối hả đi đến “phòng tắm dịch vụ”. Ở mỗi phòng tắm này chúng tôi có thể có đến 4 hay 5 người cùng ngồi đợi chờ xếp hàng. Chúng tôi có rất nhiều thời gian để chuyện trò, nên tôi nhanh chóng quen rồi thân với một cô bạn mới, có cái tên rất hay và lạ- Lan Nhi. Tôi, Nhi và Trinh trở thành bộ ba thân thiết. Vào những buổi tối nóng nực, ba đứa tôi trải chiếu nằm trên sàn cùng nhau, đi đâu cũng rủ nhau cùng đi. Cuộc sống sinh hoạt tập thể quả thực đã giúp chúng tôi gắn kết với nhau thật dễ dàng. Thời gian trôi qua khá nhanh, mới ngày thứ 2 hôm nào chúng tôi xuất phát lên đường, mà hôm nay đã đến ngày thứ 7 chúng tôi phải nói lời tạm biệt với nơi này. Trên chuyến xe trở về, tôi vừa lưu luyến, bâng khuâng với mảnh đất đã níu giữ một phần tâm hồn mình, lại cũng vừa vui mừng vì mình đã tìm được những người bạn thân đồng hành trong chặng đường THPT sắp tới. Bắt đầu từ đây, tình bạn giữa chúng tôi đơm hoa kết trái. Trở nên gần gũi lạ lùng bởi dường như duyên phận đã kết nối chúng tôi lại với nhau. Tôi đã từng đọc một câu như thế này: “ Tình bạn là tình yêu không có cánh”. Tôi rất thích sự so sánh này vì chúng tôi chẳng đứa nào có cánh cả nên nhất định chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau. Tôi có cảm giác chúng tôi giống như con diều và cơn gió. Luôn nhẹ nhàng quấn quýt lấy nhau và tôn cao nhau lên. Một tình bạn mộc mạc giản dị nhưng bền vững và rất thấu hiểu nhau. Nhờ thế mà việc học tập của tôi ở môi trường mới mẻ này thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi được chia sẻ, động viên, giúp đỡ, và mỗi ngày lại thêm cứng cáp, trưởng thành… Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau- một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “ Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”. Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới – thật tuyệt vời phải không các bạn? Tác giả: Bùi Thị Hồng Ngọc – lớp 11D2 Cuộc sống ta luôn đối mặt với những bộn bề, những khó khăn và cả những thử thách. Có những lúc ai đó sẽ nghĩ đến những phút giây chán chường. Những lúc chán nản và bỏ cuộc. Nhưng Có nhiều người lại tìm đến những chuyến dã ngoại cùng người thân, những chuyến picnic với bạn bè hay đi chơi với ai đó. Và tôi- Tôi tìm cho mình giải pháp thứ hai. Đó là tìm đến những nơi thanh bình hay cảnh đẹp nào đó để thả hồn vào thiên nhiên. Lấy lại tinh thần để tiếp tục những khó khăn mới. Và Chuyến đi để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất là chuyến về quê ngoại cùng với người mẹ dịu hiền vào dịp hè vừa rồi.. Nó giúp tôi có thêm nghị lực sống và lòng can đảm khi bước vào đời. Xa rời chốn phồn hoa đô thị. Tôi đc mẹ dẫn về quê- nơi thanh bình yên ả với những lời hát ru, những câu hò thân thuộc. Tôi đã đc nghe mẹ kể nhiều về nơi mẹ đã sinh ra nhưng đây là lần đầu tiên tôi đc chứng kiến. Ngồi trên xe taxi. đâu đó tôi nghe thấy những tiếng gọi của lũ trẻ chăn trâu. Những tiếng à ơi quen thuộc……Xe dừng lại ngay trước nàh bà ngoại, tôi vội vàng xách vali xuống với tâm trạng thật háo hức. Tôi mong cái ngày này đã lâu và giờ đây tôi đang ở với bà. Ông mất khi tham gia cuộc kháng chiến chống mĩ. Bà phải lủi thủi một mình. Mẹ tôi và cậu tôi thì ở thành phố. Đã nhiều lần mẹ tôi có ý định đón bà lên nhưng bà k chịu. Phải chăng bà đã gắn bó với mảnh đất này khá lâu nên bà k thể xa nó. Hay nơi đây gắn với những kỉ niệm của ông khiến bà k nỡ rời bỏ nó mà đi……Hay còn một nguyên nhân nào khác. Bà mừng rỡ ra đón hai mẹ con tôi. Bà ở 1 ngôi nhà k to, k rộng như nhà tôi trên TP nhưng nó tạo cho tôi một cảm giác lạ lùng khó tả. Bà dẫn tôi vào và cất đồ đạc giúp tôi. Biết mẹ con tôi đi xa mệt nên bà k để tôi phải làm gì. Mấy ngày ở nhà bà, tôi thấy mình như nhẹ nhõm hơn. k phải bận tâm chuyện học hành, k phải nghĩ đến những lúc bạn bè cãi nhau… Và nơi đây thật sự bình yên. K ồn ào tiếng xe cọ, tiếng còi giao thông……Mấy ngày đầu lạ lẫm. nhưng rồi tôi nhanh chóng bắt kịp nhịp sống nơi đây. Và rồi, một ngày tôi vô tình nhìn thấy một cậu bé gần nhà tôi. người nó đen thui, hơi gầy và có vẻ rất bụi. Đó là vào buổi trưa hè nắng cháy, tôi thấy nó xách cái giỏ và đi về hướng những đồng ruộng.Tôi k bít nó sẽ làm gì và nó làm gì vào giờ này. và đến chiều mới thấy nó về. Tôi phân vân nhưng k dám đi theo. Với bản chất tò mò của một cô bé mới lớn, hôm sau tôi cố tình k ngủ trưa và xem cậu bé đó có tiếp tục việc đó k. Và mọi việc cứ tiếp diễn như ngày hôm qua. Tôi bát đầu để ý nó và hình như buổi tối nó cũng như vậy. Bắt đầu đi từ chập tối và đến khuya mới về. Thế rồi tôi quyết định tìm hiểu về thằng bé này. Nó là bảo, nhà ở gần bên. nó bằng tuổi tôi nhưng sao tôi thấy nó bé thế. nó thấp và nhỏ hơn tuổi của nó nhiều. Nhà nó nghèo, bố mất tưg sớm, mẹ k có khả năng lao động vì bệnh tật liên miên. Nó học giỏi lắm nhưng k đủ tiền để đi học. Suốt ngày nó phải ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm tiền nuôi mẹ. Ai thuê nó làm gì nó cũng làm. Một lần, tôi bắt gặp nó ngồi dưới gốc đa đầu làng. Tôi mạnh dạn lại làm quen và bắt đầu trò chuyện. Thấy nó lạnh lùng thế mà sao bắt chuyện có vẻ thân thiện gê. Phải chăng tại sự lam lũ của nó khiến cho khuôn mặt nó xám nắng và khó nhìn. Dần dần, tôi bắt đầu thân với nó. Và hình như nó cũng khá hiểu tôi. 1 tuần rồi hai tuần. Mỗi lúc buồn nó lại ngồi ở gốc cây đa và tôi lại trò chuyện với nó. K biết tự lúc nào tôi thấy thương nó vô cùng. Có những lúc tôi chợt động lòng, nhỏ những giọt nước mắt khi thấy nó làm lụng vất vả. Một lần, tôi hỏi nó có muốn đi học k? nó im lặng nước mắt bỗng ứa ra. Rồi mỉm cuời đáp: ” Sống cho qua ngày đã rồi tính tiếp” Tôi lặng người, nhìn nó. Nhìn vào con mắt nó, tôi biết nó muốn đi học lắm nhưng k dám nói ra. Tôi cũng chẳng biết làm gì vì hiện tại tôi cũng chỉ là một đứa học sinh đang phụ thuộc vào gia đình. Tôi chỉ biết tâm sựvaf đọng viên nó những lúc nó cần. Quân tâm nó những ngày tôi về quê ngoại. Thời gian bỗng trôi thật mau từ khi tôi quen và thân nó. Thế là đã gần 1 tháng tôi về quê. Rồi bất thình lình mẹ bảo ngày mai thu dọn hành lý chuẩn bị về. Bố đi công tác và cần có người ở nhà. Thế là đột xuất tôi và mẹ pahir về. Về để kịp cho bố đi công tác. Tôi buồn và ước ao níu kéo đc thời gian ở lại. Tôi muốn muốn nhiều lắm nhưng có lẽ chẳng làm đc gì.
vanhoc
Khủng hoảng Vịnh Ba Tư 2019–21 bắt đầu vào tháng 5 năm 2019 giữa Hoa Kỳ và Iran trong khuôn khổ cuộc khủng hoảng ngoại giao đã ảnh hưởng đến cả hai nước kể từ năm 2017. Sự kiện Sự cố Vịnh Oman lần thứ nhất Vào ngày 12 tháng 5 năm 2019, bốn tàu thương mại đã bị hư hại ngoài khơi bờ biển Fujairah ở Vịnh Ô-man. Các tàu bao gồm hai tàu chở dầu đã đăng ký của Ả Rập Saudi, một tàu chở dầu đã đăng ký của Na Uy và một tàu chở dầu có đăng ký của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Các con tàu đã được neo đậu trên lãnh hải của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để làm hầm ở Cảng Fujairah. Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất báo cáo rằng các tàu đã bị "tấn công phá hoại". Họ đã mở một cuộc điều tra điều tra chung với Hoa Kỳ và Pháp, thu được kết quả đánh giá điều tra ban đầu xác định rằng các lỗ từ 1.5 đến 3 mét trên thân tàu có thể là do thuốc nổ, khiến Hoa Kỳ nghi ngờ Iran đứng sau vụ việc, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng này. Sự cố Vịnh Oman lần thứ hai Sự cố vịnh Oman tháng 6 năm 2019 là một sự cố vào ngày 13 tháng 6 năm 2019, trong đó hai tàu chở dầu đã bị tấn công gần Eo biển Hormuz trong khi đi qua vịnh Oman. Nó diễn ra chỉ một tháng sau sự kiện tháng 5 năm 2019 tại vịnh Oman và giữa căng thẳng tăng cao giữa Iran và Hoa Kỳ, với việc Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran về vụ việc. Vụ Iran bắn hạ máy bay không người lái của Hoa Kỳ Vào ngày 20 Tháng 6 năm 2019, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắn xuống một máy bay không người lái Hoa Kỳ mang số hiệu RQ-4A Global Hawk BAMS-D bằng một tên lửa đất đối không qua eo biển Hormuz. Các quan chức Iran nói rằng máy bay không người lái đã vi phạm không phận của họ, trong khi các quan chức Mỹ trả lời rằng máy bay này ở trong không phận quốc tế. Cả Iran và Mỹ đều có quan điểm khác nhau về nơi xảy ra vụ việc. Vụ tấn công Abqaiq–Khurais 2019 Cuộc tấn công Abqaiq-Khurais 2019 là một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào các cơ sở sản xuất dầu Saudi Aramco tại Abqaiq và Khurais ở phía đông Ả Rập Xê Út vào ngày 14 tháng 9 năm 2019. Phong trào Houthi trong Yemen đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, mặc dù Hoa Kỳ đã khẳng định Iran đứng sau vụ tấn công. Cuộc tấn công là một phần của các sự kiện xung quanh can thiệp Ả-rập Xê-út trong nội chiến Yemen. Vụ tấn công đã gây ra đám cháy lớn tại các nhà máy, theo Bộ Nội vụ Ả Rập Xê Út, đã được dập tắt vài giờ sau đó, tuy nhiên, cả hai cơ sở đều ngừng hoạt động cho đến khi sửa chữa xong, cắt Sản lượng dầu của Ả Rập Xê Út khoảng một nửa, chiếm khoảng 5% sản lượng dầu toàn cầu và gây ra sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu. Cuộc không kích sân bay quốc tế Baghdad 2020 Vào ngày 3 tháng 1 năm 2020, thiếu tướng Qasem Soleimani đã bị Hoa Kỳ không kích và giết chết tại Sân bay Baghdad với lý do nghi ngờ lực lượng Quds do Soleimani đứng đầu là một tổ chức khủng bố, thổi bùng lên căng thẳng giữa Mỹ- Iran. khiến cho rất nhiều người Iran lên tiếng biểu tình. Vụ Iran bắn nhầm chuyến bay 752 của Ukraine International Airlines Vài ngày sau, ngày 8 tháng 1 năm 2020, máy bay Ukraina mang số hiệu 752 của Ukraine International Airlines rơi. Sau đó, giới chức Iran đã thừa nhận là do nước này "bắn nhầm", vì vậy mà người biểu tình Iran và người dân khắp thế giới đã đồng loạt phản đối. Thậm chí, người biểu tình Iran chuyển hướng phản đối chính phủ nước này, đòi lãnh tụ tối cao Ali Khameinei từ chức. Tham khảo Quan hệ Hoa Kỳ-Iran Hoa Kỳ năm 2019 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất năm 2019
wiki
Viva Macau là hãng hàng không thứ hai của Macau, Trung Quốc sau hãng Air Macau. Hãng đang tạm thời ngưng hoạt động sau khi bị chính quyền Ma Cau rút giấy phép do vấn đề xăng dầu. Toàn bộ các chuyến bay của hãng bị hủy. Đội bay 1 Boeing 767-200ER (B-MAV,của Aeromexico) 1 Boeing 767-300 (B-MAW,của PBAir) 1 Boeing 767-300ER (B-MAV,của Air Niugini) Điểm đến châu Á Đông Á Trung Quốc Macau Macau (Sân bay quốc tế Macau) Trụ sở chính Nhật Bản Sapporo (Sân bay quốc tế New Chitose) Tokyo (Sân bay quốc tế Narita) Đông Nam Á Indonesia Jakarta (Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta) Việt Nam Hà Nội (Sân bay quốc tế Nội Bài) Thành phố Hồ Chí Minh (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) Hải Phòng (Sân bay quốc tế Cát Bi) châu Đại Dương Úc Melbourne (Sân bay quốc tế Melbourne) Điểm đến trước đây Úc - Sydney Hàn Quốc - Busan, Muan Maldives - Malé Nhật Bản - Okinawa Thái Lan - Phuket Việt Nam - Hải Phòng Tham khảo Low-cost airlines making their way to Japan - Japan News Review 18/12 2007 Viva Macau Awarded CAPA New Airline of The Year 2007 - Viva Macau 01/11/2007 Liên kết ngoài Viva Macau official site Hãng hàng không Ma Cao Hãng hàng không giá rẻ Hãng hàng không thành lập năm 2005
wiki
Các độc giả yêu thiên văn và các bạn thành viên VACA thân mến. Website chính thức và diễn đàn của CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) tạm đóng cửa trong vài ngày để thực hiện backup dữ liệu và nâng cấp server. Đến nay, việc nâng cấp này đã hoàn thành và website thienvanvietnam lại tiếp tục hoạt động. Do quá trình backup dữ liệu vừa qua gặp một số lỗi, cùng với việc SCDL khá lớn gây nhiều khó khăn cho việc khôi phục và nâng cấp website cũng như diễn đàn, chúng tôi đã thực hiện cắt bỏ hoàn toàn các bài viết trong mục tin tức (vốn là mục chỉ đưa các thông tin mang tính tức thời hàng ngày) và một số bài trong mục hoạt động tại trang chủ của website, các mục kiến thức, download tài liệu, tiện ích vẫn được hoàn toàn bảo đảm để các độc giả yêu thiên văn tiếp tục tham khảo và cùng góp ý. Trong khi đó tại diễn đàn, các bài viết vẫn được giữ nguyên 100% (trừ một vài bài bị mất đúng vào ngày thực hiện backup), tuy nhiên một lỗi nhỏ xảy ra trong quá trình tạo CSDL mới làm một số bài viết bị lỗi font chữ, hiện nay nhóm quản lí (admin, mod) của forum vẫn tiếp tục giải quyết các lỗi này. Trong thời gian này, các độc giả yêu thiên văn vẫn hoàn toàn có thể đăng kí nick và gửi bài thảo luận tại forum. Qua thông báo này, xin gửi đến các độc giả yêu thiên văn cũng như tất cả các thành viên của diễn đàn thienvanvietnam lời xin lỗi vì những sự cố không mong muốn cũng như mong sẽ tiếp tục nhận được góp ý và đóng góp của tất cả các bạn để thiên văn Việt Nam ngày một phát triển. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Lưu ý: hiện nay domain thienvanvietnam.org chưa chính thức di chuyển đến hosting hiện nay của web mà các bạn đang vào website này qua một đường dẫn gián tiếp, việc này sẽ kết thúc trong tối đa 48h tới. Do đó trong thời gian này, các bạn vào diễn đàn bằng cách click trực tiếp vào đường dẫn ở menu trên trang chủ này, link trực tiếp tới diễn đàn hiện nay sẽ dẫn bạn đến dữ liệu cũ đang được khóa của diễn đàn.
vanhoc
Đề bài: Phân tích hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật Bài làm Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Đó là ý chí của những chiến sĩ Trường Sơn. Các anh hiện lên trên trang thơ thật dí dỏm, thật yêu đời. Khi gian khổ tưởng chừng không thể nào vượt qua được, khi cái chết tới gần. Vậy mà nụ cười lạc quan vẫn hiện hữu trên khuôn mặt các anh, nụ cười ấy rất ngang tàng và cũng đầy tinh nghịch. Nhắc tới họ, ta không thể quên người chiến sĩ lái xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Không biết nhà thơ dã bao nhiêu lần trực tiếp lái chiếc xe như thế mà ông lại viết ra được những dòng thơ hết sức chân thực và sống động đến vậy: Không kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Đó là lời giới thiệu của các anh, hết sức giản dị, rất thật. Trên chiếc xe không có kính đó người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt. Bom giật bom rung họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng lao ra chiến trận. Chúng ta hãy lắng nghe các anh kết chuyện về mình với giọng điệu thật vui vẻ và hài hước: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Ung dung được đảo lêu đầu câu để nhấn mạnh tư thế bình tĩnh, đường hoàng, hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe không kính. Nhìn thẳng là nhìn vào gian khổ, hi sinh không run sợ, không né tránh bởi họ chiến đấu vì chính nghĩa. Lái xe không kính, là gặp phải khó khăn nhưng những khó khăn lại thật bất ngờ: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái. Những câu thơ rất thực, thực đến từng chi tiết. Xe không có kính chắn gió lại chạy với tốc độ cao nên người lính lái xe phải đối mặt với bao nguy hiểm: gió xoa mắt đắng, con đường ngược lại chạy thẳng vào tim, sao trên trời, chim dưới đất bất ngờ như sa, như ùa, như rơi, rung, quăng, ném vào buồng lái. Những câu thơ chân thực, sống động, đầy ấn tượng như chính nhà thơ đang cầm vô lăng mà lái. Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn không run sợ, hoảng hốt. Trái lại, tư thế của các anh rất hiên ngang, ung dung tự tại, tinh thần của các anh vẫn vững vàng. Bởi các anh vẫn quyết tâm vượt qua gian khổ, để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao. Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc tráng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa. Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Nhà thơ lại tiếp tực khắc họa những khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe. Những câu thơ như những lời nói thường ngày, không gắn liền với những tiếng nói bỗ bã, đầy chất lính ngang tàng song cũng rất đáng yêu như bật lên từ tình cảm thực của những người lính lái xe. Khó khăn là thế, và vẫn chấp nhận là tất yếu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo nhưng cũng với thái độ rất thản nhiên: Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc …Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Sự bình thản của những người lính lái xe đến vô tư. Câu thơ cân đối, nhịp nhàng theo độ rung của bánh xe lăn, các thanh bằng, trắc phối hợp linh hoạt, giọng thơ pha chút ngang tàng thường thấy ở người lái xe. Hai khổ thơ làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Họ đạp bằng gian khó tiến về phía trước với một quyết tâm: giải phóng miền Nam. Đúng là chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kĩ thuật vật chất nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Trái lại, aó chỉ càng làm nổi rõ thêm tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của họ mà thôi: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Trong hoàn cảnh ác liệt, những người lính lái xe có cùng một mục đích, cùng chung lí tưởng nên ở họ đã hình thành nên tình cảm đồng chí, đồng đội tốt đẹp, ấm cúng như trong một gia đình: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bút đĩa nghĩa là gia đình đấy Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi đã gợi lên ý nghĩa về người lính lái xe gan góc vượt qua gian nan thử thách. Khi gặp nhau tình cảm giao lưu cua họ thật là đặc biệt: …Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi để rồi: Lại đi, lại đi trời thêm xanh. Câu thơ có một cái gì đó thật lãng mạn và lạc quan: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe không có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tỉm. Xe bị bom đạn Mĩ làm cho biến dạng đến trơ trụi: không kính, không đèn, không mui… nhưng đoàn xe vẫn cứ chạy vì một mục đích cao cả: vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất nước nhà. Thì ra mọi cội nguồn tạo ra sức mạnh của đoàn xe được tích tụ lại ở trái tim gan góc, kiên cường giàu bán lĩnh nhưng chan chứa tình yêu thương ở người cầm lái. Chính tình yêu Tổ quôc, tình thương đồng bào đã khích lệ, động viên người lính lái xe đạp bằng gian khó, lạc quan, bình tĩnh, nắm chắc vô lăng, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe tới đích. Khổ thơ cho ta thấy chân lí của cuộc đời: sức mạnh không chỉ là vũ khí, là vậ chất mà chính là con người. Con người mang trái tim nồng cháy, yêu thương, có ý chí kiên cường chiến đấu là con người chiến thắng: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Câu thơ làm toả sáng hình tượng người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, là linh hồn của cả bài thơ. Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe thật đẹp, thật dí dỏm, thật lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ – một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sáng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
vanhoc
Daphney Hlomuka (1949 - 1 tháng 10 năm 2008) là một nữ diễn viên truyền hình, điện ảnh, đài phát thanh và sân khấu người Nam Phi. Trên màn ảnh nhỏ, Hlomuka có lẽ được khán giả biết đến nhiều nhất với vai diễn MaMhlongo trong loạt phim truyền hình, Hlala Kwabafileyo, và vai Sis May trong bộ phim hài, Sedomgudi S Wnnaysi, đối diện Joe Mafela. Hlomuka sinh ra ở Durban, Nam Phi, nhưng lớn lên ở KwaMashu trong thời kỳ Apartheid. Cô bắt đầu diễn xuất tại nhà hát ở Durban năm 1968, và được coi là người bảo hộ của nhà viết kịch có trụ sở tại Durban, Chào mừng Msomi. Các vai đầu tiên trong nhà hát của cô bao gồm các buổi biểu diễn trong hai tác phẩm sân khấu của Msomi: Qombeni và Umabatha, đó là bản chuyển thể Zulu của tác phẩm Macbeth của William Shakespeare. Umabatha trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Msomu. Hlomuka làm việc trong các đài phát thanh bằng tiếng Zulu trong thời gian tạm thời giữa các vở diễn Qombeni và Umabatha. Cô rời Nam Phi một thời gian ngắn trong những năm 1970 để lưu diễn với các diễn viên của Ipi Tombi ở Châu Âu. Trong những năm 1960 và 1970, vai trò trên màn hình hoặc sân khấu cho các diễn viên da đen ở Nam Phi thường khó tìm thấy do Apartheid. Hlomuka thường xuất hiện ngoài màn hình với tư cách là một diễn viên radio trong một số bộ phim truyền hình nổi tiếng của Zulu. Hlomuka cuối cùng đã thành công trên truyền hình Nam Phi trong những năm 1980 khi cô được chọn vào vai MaMhlongo trong loạt phim truyền hình đầy kịch tính, Hlala Kwabafileyo. Nhân vật của cô, MaMhlongo, là vợ và góa phụ của một ông trùm giàu có. Cho đến ngày nay ở Nam Phi, từ MaMgobhozi, bắt nguồn từ bộ truyện và nhân vật của Ruth Cele, mô tả thói quen buôn chuyện được gán cho phụ nữ. Tham khảo Nữ diễn viên Nam Phi Sinh năm 1949 Mất năm 2008
wiki
Thiên Cực công chúa (chữ Hán: 天極公主) là một nhân vật lịch sử vào cuối thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Hành trạng của bà xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ 13 và được ghi lại trong Đại Việt sử lược. Bà là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai quyền thần nhà Lý là Phạm Du và Tô Trung Từ trong giai đoạn nhà Lý đang suy vong, nhà Trần dần có mầm móng nổi lên. Cuộc đời Không rõ tên thật của Thiên Cực công chúa và không rõ bà là con của vị vua nào của nhà Lý. Sách Đại Việt sử lược chỉ cho biết bà là vợ của Quan nội hầu Vương Thượng. Vào khoảng niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167), có một Thiên Cực công chúa đến Lạng Châu lấy Châu mục là Hoài Trung hầu, không rõ đây có phải là Thiên Cực công chúa này hay không, vì Quan nội hầu là một tước Hầu tước, hơn nữa về sau sử sách cho biết bà cùng chồng cũng có nhà ở Lạng Châu. Vào lúc biết tin Thái tử Lý Sảm lập triều đình riêng và tự ý phong tước cho Trần Lý, Tô Trung Từ, Phạm Ngu..., Hoàng đế Lý Cao Tông ở Quy Hoá muốn đánh dẹp, bèn sai Phạm Du đi để liên lạc với họ Đoàn (Đoàn Thượng, Đoàn Văn Lôi) ở vùng Hồng Châu để đánh dẹp, vì họ cùng Phạm Du từng có kết giao. Họ Đoàn hẹn với Phạm Du cho thuyền đến đón ông. Nhưng khi thuyền họ Đoàn tới chỗ hẹn, Phạm Du đang mải tư thông với bà:"...biết đã đến lúc dân ở vùng Hồng đi đón rước mà Phạm Du còn cùng với Công chúa Thiền Cực tư thông...". Thuyền họ Đoàn đợi mãi không thấy Phạm Du nên quay trở về. Phạm Du đến chỗ hẹn không có thuyền, phải tự kiếm thuyền đi gặp họ Đoàn. Nhưng khi tới Ma Lãng thì ông bị quân của hào trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải đón bắt, mang về Hải Ấp nộp cho thái tử Sảm. Ông bị thái tử Sảm giết chết. Không lâu sau phe họ Trần ủng hộ Thái tử Sảm thắng thế, dẹp được loạn Quách Bốc, vì Trần Lý đã mất nên em vợ là Tô Trung Từ nắm quyền điều hành triều đình. Tô Trung Từ lúc đó quyền khuynh thiên hạ, tôn thất nhà Lý đều hợp mưu diệt ông mà không thành. Năm Tân Tỵ (1211), tháng 6, Tô Trung Từ ban đêm sang nhà ở Gia Lâm để cùng với Thiên Cực công chúa tư thông, thì Từ bị chồng của Công chúa làm Quan nội hầu là Vương Thượng giết chết. Theo luật pháp nhà Lý khi đó, nếu nam nữ tư thông mà bị bắt quả tang thì người chồng có thể giết tình địch mà không bị tội. Sau đó, sách chỉ nói đến sự kiện nhà của bà ở Lạng Châu bị Đinh Khôi cướp bóc. Xem thêm Tô Trung Từ Phạm Du Tham khảo Đại Việt sử lược Đại Việt sử ký toàn thư Công chúa nhà Lý Năm sinh thiếu Năm mất thiếu
wiki
Lion Air là một hãng hàng không tại Jakarta Hãng có 35 điểm bay nội địa, và các chuyến bay thường xuyên đến Singapore và Malaysia. Tên đầy đủ của hãng PT Lion Mentari Airlines. Trụ sở chính đặt tại Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta, Jakarta. Lịch sử Hãng được thành lập từ tháng 10 năm 1999, và bắt đầu hoạt động vào ngày 30 tháng 7 năm 2000. Hãng sử dụng máy bay Boeing 737-200 là chính. Điểm đến Đông Nam Á Indonesia Java Jakarta - Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta Trạm trung chuyển chính Semarang - Sân bay Achmad Yani Surakarta - Sân bay quốc tế Adisuarmo Surabaya - Sân bay quốc tế Juanda Trạm trung chuyển chính Yogyakarta - Sân bay quốc tế Adisucipto Kalimantan Balikpapan - Sân bay Sultan Aji Muhammad Sulaiman Banjarmasin - Sân bay Syamsudin Noor Pontianak - Sân bay Supadio Tarakan - Sân bay Juwata Quần đảo Nusa Tenggara Bima - Sân bay Bima Denpasar - Sân bay Ngurah Rai Kupang - Sân bay El Tari Mataram - Sân bay Selaparang Maluku Ambon - Sân bay Pattimura Ternate - Sân bay Babullah Tual - Sân bay Tual Papua, Indonesia Fakfak - Sân bay Fakfak Jayapura - Sân bay Sentani Kaimana - Sân bay Kaimana Nabire - Sân bay Nabire Sorong - Sân bay Sorong Sulawesi Gorontalo - Sân bay Jalaluddin Kendari - Sân bay Wolter Monginsidi Makassar - Sân bay quốc tế Hasanuddin Manado - Sân bay Sam Ratulangi Palu - Sân bay Mutiara Tahuna - Sân bay Tahuna Sumatra Banda Aceh - Sân bay Sultan Iskandarmuda Jambi - Sân bay Sultan Thaha Batam - Sân bay Hang Nadim Bengkulu - Sân bay Padang Kemiling Medan - Sân bay quốc tế Polonia Padang - Sân bay quốc tế Minangkabau Palembang - Sân bay Sultan Mahmud Badaruddin II Pangkal Pinang - Sân bay Pangkal Pinang Pekanbaru - Sân bay Sultan Syarif Kasim II Nusa Tenggara Barat Sumbawa Besar - Sân bay Sumbawa Besar Malaysia Kuala Lumpur - Sân bay quốc tế Kuala Lumpur Penang - Sân bay quốc tế Penang Singapore Singapore - Sân bay quốc tế Singapore Changi Vietnam Thành phố Hồ Chí Minh - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Trung Đông Ả Rập Xê Út Jeddah - Sân bay quốc tế King Abdulaziz Đội bay Tuổi thọ máy bay: 9.9 năm (tháng 10.2011) Liên kết ngoài Lion Air Lion Air Fleet Chú thích Hãng hàng không Indonesia
wiki
Tưởng Cần Cần (sinh 1975) chữ Hán phồn thể: 蔣勤勤, chữ Hán giản thể: 蒋勤勤, bính âm: Jiǎng Qínqín là một diễn viên điện ảnh Trung Quốc. Nghệ danh Nhận xét về cô, Quỳnh Dao hình dung: "Thanh linh như thủy, ưu mỹ như mộng", và bà đã đặt cho cô một nghệ danh mới: Thủy Linh (chữ Hán phồn thể: 水靈, chữ Hán giản thể: 水灵, bính âm: Shuǐling). Ngoài ra, cô còn có tên tiếng Anh là Angel và tên thân mật là 77. Tiểu sử Năm 10 tuổi, Thủy Linh được gia đình cho đi học kinh kịch tại trường nghệ thuật Trùng Khánh. Năm 1994, Thủy Linh quyết định thi vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh và đạt thủ khoa trong đợt tuyển sinh năm đó. Sau 4 năm, cô tốt nghiệp học viện và tham gia Xưởng phim Bắc Kinh. Bộ phim Kiều gia đại viện chính là bà mối đưa diễn viên Trần Kiến Bân và Tưởng Cần Cần đến bên nhau. Khi bộ phim hoàn tất cũng là lúc hai người đi đến hôn nhân. Gia đình Thủy Linh và Trần Kiến Bân kết hôn vào ngày 22 tháng 2 năm 2006. Tất cả diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Hiện tại, gia đình nhỏ của đôi vợ chồng nghệ sĩ này đang rất hạnh phúc. Đây có thể coi là cặp vợ chồng tiêu chuẩn của làng giải trí Hoa ngữ. Vào lúc 9 giờ 46 phút ngày 8 tháng 1 năm 2007, Thủy Linh đã sinh một bé trai cân nặng 3.85 kg tại bệnh viện Hiệp Hoà, Bắc Kinh. Vào ngày 2 tháng 7 năm 2018, cô sinh tiếp bé trai thứ hai Sự nghiệp "Nỗi lòng thấu trời xanh" là bộ phim truyền hình đầu tiên của nữ văn sĩ Quỳnh Dao được thực hiện tại Trung Quốc. Và Thủy Linh đã được bà đã mời đảm nhận vai chính. Nhờ vai diễn Tiêu Vũ Phụng này, cô đã trở thành ngôi sao màn ảnh nhỏ được nhiều người biết đến. Nhiều người cho rằng Thủy Linh chỉ phù hợp với những vai công chúa, tiểu thư xinh đẹp hoặc các nhân vật có số phận bi thương có cuộc tình éo le. Song bản thân Thủy Linh lại không thích những kiểu vai như thế. Cô phát biểu: "tôi muốn được thể hiện nhiều loại vai khác nhau càng đa dạng càng hứng thú". Và cô đã chứng tỏ điều đó qua các nhân vật như: nữ thám tử gan dạ võ nghệ phi phàm trong bộ phim "Thám tử kinh đô", là nữ hiệp Nghê Thường trong bộ phim "Nữ hiệp sĩ tóc trắng" (Bạch phát ma nữ), nàng Ngọc Kiều Long cao ngạo bướng bỉnh trong bộ phim truyền hình "Ngọa hổ tàng long". Hay với vai diễn Mục Niệm Từ trong "Tân anh hùng xạ điêu 2003", cô được yêu thích nhất, thậm chí hơn cả Hoàng Dung (do Châu Tấn thể hiện). Và diễn xuất của cô được giới báo chí đánh giá rất cao trong một vai phản diện phim "Bán sinh duyên", đóng cùng Lâm Tâm Như. Sau một loạt các sê-ri phim truyền hình khá thành công tại Đài Loan như Bạch Phát Ma Nữ, Ngọa Hổ Tàng Long, Phong Vân… Thủy Linh quyết định trở về đóng phim truyền hình Trung Quốc. Vai diễn Mục Niệm Từ trong sê-ri "Tân anh hùng xạ điêu 2003" đã giúp cô chiếm được nhiều tình cảm của khán giả và đánh dấu sự thành công của Thủy Linh trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Các vai diễn của cô phần lớn đều là những phụ nữ có cá tính, mạnh mẽ, tài sắc nhưng bất hạnh. Những bộ phim tiêu biểu trong sự nghiệp của Thủy Linh gồm Bán sinh duyên, Cái tát tai vang dội, Kiều gia đại viện... Các vai diễn về sau của Thủy Linh đã giúp cô dần thoát khỏi cái mác "bình hoa di động" và được đánh giá là diễn viên thực thụ... Đặc biệt, trong ba năm trở lại đây, tài năng diễn xuất của Thủy Linh đã được giới chuyên môn ghi nhận. Trong năm 2004, cô nhận được đề cử giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Liên hoan phim Kim Kê - Bách Hoa cho vai diễn trong Cái tát tai vang dội dù sau đó không nhận được giải thưởng. Sang năm tiếp theo, Thủy Linh vinh dự nhận được giải thưởng Kim Phượng Hoàng do Hiệp hội nghệ thuật Trung Quốc trao tặng cho những cố gắng nỗ lực của cô suốt 2 năm hoạt động nghệ thuật (năm 2004 và 2005). Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Thủy Linh chính là giải Nữ diễn viên truyền hình nổi tiếng nhất tại lễ trao giải LHP truyền hình Kim Ưng - Trung Quốc diễn ra vào tháng 10/2006. Tại lễ trao giải năm 2006, nữ diễn viên Thủy Linh và chồng cô - nam diễn viên Trần Kiến Bân đã trở thành tâm điểm ống kính của giới truyền thông, vì đó là lần đầu tiên kể từ khi kết hôn, hai người cùng sánh vai xuất hiện trước công chúng và cùng bước lên sân khấu nhận giải thưởng Các phim đã tham gia Phim điện ảnh Phim truyền hình Giải thưởng Thêm Âm nhạc Quảng cáo 2003 - 2005: Thời trang YUQINGER 2005: quảng cáo mĩ phẩm Aupres-Shiseido 2006: cùng chồng là Trần Kiến Bân quảng cáo áo gió ZhuangChi 2006: Đại diện nhãn hiệu giày Juri 2006: Đại diện cho mĩ phẩm QAODSUHU 2007: cùng chồng đại diện cho nhãn hiệu sữa Ely 2007: đại diện phát ngôn cho mĩ phẩm OCEAN 2009: Đại diện cho nhãn hiệu điện thoại di động VITA mobile 2006: Đại diện cho nhãn hiệu gỗ lót sàn SUNDA 2009: Đại diện cho sản phẩm tã giấy Hao Zhi 2009: đại diện cho hãng đồ điện gia dụng Industry Yidaba Đại diện cho sản phẩm cháo Đồng Phúc Tham khảo Liên kết ngoài Jiang Qinqin's page on Chinesemov Jiang Qinqin's page on Wikifeet Jiang Qinqin's picture on Listal Jiang Qinqin's page on Sina Jiang Qinqin's page on Baidu Thông tin, danh sách trọn bộ các phim của Tưởng Cần Cần trên youku Jiang Qinqin's blog on Sina Jiang Qinqin's page on Baidu Chinese actress Jiang Qinqin on china.org Nhân vật còn sống Sinh năm 1975 Người Trùng Khánh Nữ ca sĩ Trung Quốc Nữ người mẫu Trung Quốc Nữ diễn viên điện ảnh Trung Quốc Nữ diễn viên truyền hình Trung Quốc Nữ ca sĩ thế kỷ 21 Cựu sinh viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh Nữ diễn viên Trung Quốc Diễn viên Trung Quốc Họ Tưởng
wiki
Grenoble là tỉnh lỵ của tỉnh Isère, thuộc vùng hành chính Auvergne-Rhône-Alpes của nước Pháp, có dân số là 158.000 người (thời điểm 2005). Grenoble đã tổ chức thế vận hội mùa đông năm 1968 Đây là thành phố ở đông nam nước Pháp, dưới chân dãy Alps của Pháp, nơi sông Drac nối Isère. Grenoble là thủ phủ của Isère và đóng vai trò của một trung tâm khoa học quan trọng của châu Âu. Thành phố quảng cáo chính nó như là "Thủ phủ của Alps", do kích thước của nó và gần với các ngọn núi. Lịch sử của Grenoble đã có từ hơn 2.000 năm, đến thời điểm đó là một làng nhỏ ở xứ Gallic. Nó đã đạt được phần nào bằng cách trở thành thủ đô của Dauphiné vào thế kỷ 11, nhưng Grenoble vẫn là phần lớn lịch sử của một thành phố nghị viện và quân phiệt khiêm tốn trên biên giới nước Pháp. Phát triển công nghiệp đã tăng cường sự nổi bật của Grenoble, thông qua nhiều giai đoạn mở rộng kinh tế trong ba thế kỷ qua. Điều này bắt đầu với ngành công nghiệp găng tay đang phát triển trong thế kỷ 18 và 19, tiếp tục với sự phát triển của một ngành công nghiệp thủy điện mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ XX, và kết thúc với sự bùng nổ kinh tế thế kỷ thứ II tượng trưng bởi sự nắm giữ của X Thế vận hội Olympic mùa đông năm 1968. Thành phố này đã trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu, công nghệ và đổi mới quan trọng nhất của châu Âu, với dân cư thứ năm làm việc trực tiếp trong các lĩnh vực này. Dân số của thành phố (công xã) Grenoble là 160.215 người tại cuộc điều tra dân số năm 2013, trong khi dân số khu vực đô thị Grenoble (Pháp: aire urbaine de Grenoble hoặc "agglomération grenobloise") là 664.832 người. Các cư dân của thành phố được gọi là "Grenoblois". Nhiều xã thuộc vùng đô thị bao gồm ba khu ngoại ô với dân số trên 20.000, Saint-Martin-d'Hères, Échirolles, and Fontaine. ==Địa lý [sửa] Grenoble được bao quanh bởi những ngọn núi. Phía bắc là Chartreuse, phía Nam và phía tây Vercors, và phía đông dãy Belledonne. Grenoble được coi là thủ phủ của dãy núi Alps của Pháp. Ngoại trừ một vài nhà ở trên dốc của ngọn đồi Bastille, Grenoble chỉ được xây dựng trên đồng bằng phù sa sông Isère và Drac ở độ cao 214 mét (702 ft). Kết quả là bản thân thành phố rất dè dặt. Các môn thể thao trên núi là điểm thu hút khách du lịch quan trọng trong mùa hè và mùa đông. Hai mươi khu nghỉ mát trượt tuyết lớn nhỏ bao quanh thành phố, nơi gần nhất là Le Sappey-en-Chartreuse, cách đó khoảng 15 phút lái xe. Về mặt lịch sử, cả Grenoble và các vùng lân cận đều là các khu công nghiệp nặng và khai thác mỏ. Các nhà máy và nhà máy bị bỏ rơi có thể được tìm thấy ở các thị trấn nhỏ và làng mạc, và một số đã được chuyển đổi sang các điểm tham quan du lịch, chẳng hạn như mỏ than ở La Mure. Khí hậu Các thành phố kết nghĩa Catania (Ý) Innsbruck (Áo) Essen (Nordrhein-Westfalen, Đức) Halle (Sachsen-Anhalt, Đức) Chişinău (Moldova) Oxford (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) Rehovot (Israel) Phoenix, Arizona (Hoa Kỳ) Pécs (Hungary) Kaunas (Litva) Sfax (Tunisia) Constantine (Algérie) Stendal (Sachsen-Anhalt, Đức) Corato (Ý) Những người con của thành phố André the Giant, wrestler và là diễn viên Antoine Barnave, chính trị gia trong thời gian của Cách mạng Pháp Stendhal, nhà văn Étienne Bonnot de Condillac, linh mục, triết gia Alfred de Bougy, nhà văn Henri Fantin-Latour, họa sĩ Franz Regis Clet Miss Kittin, nữ ca sĩ Perrine Pelen, nữ vận động viên trượt tuyết Jacques-Louis Randon, tướng quân đội, chính khách, thống chế của Pháp Julien Robert, vận động viên biathlon, đoạt huy chương Thế vận hội Ralph Peter Steitz, ca sĩ Emmanuel Mounier, triết gia, người sáng lập báo Esprit Tham khảo Liên kết ngoài AEVG - Hội sinh viên Việt Nam ở Grenoble Remembering Grenoble Photography Exposition Xã của Isère Quan hệ quốc tế
wiki
Văn Bình là một xã thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Xã Văn Bình có diện tích 5,23 km², dân số năm 2021 là 11.836 người, mật độ dân số đạt người/km², đa số là người Kinh. Xã Văn Bình nằm sát trung tâm huyện Thường Tín, phía Bắc giáp xã Nhị Khê và Duyên Thái, phía Đông giáp xã Liên Phương, phía Tây giáp xã Hòa Bình, xã Văn Phú và thị trấn Thường Tín, phía Nam giáp xã Hà Hồi. Xã Văn Bình hiện nay gồm ba thôn: Văn Giáp, Văn Hội, Bình Vọng. Trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945, các thôn thuộc xã Văn Bình ngày nay là các xã: Văn Giáp, Văn Hội thuộc tổng Thượng Cung; xã Bình Vọng thuộc tổng Hà Hồi, tỉnh Hà Đông. Tháng 4/1946, hai xã Văn Giáp, Văn Hội hợp nhất thành xã Giáp Hội. Năm 1948, các xã Giáp Hội, Bình Vọng, Bạch Liên, Phương Quế hợp nhất thành xã Cộng Hòa. Năm 1949, xã Cộng Hòa đổi tên thành xã Bạch Đằng. Cuối năm 1956, bước vào giai đoạn sửa sai cải cách ruộng đất, xã Bạch Đằng tách thành hai xã: Bạch Đằng và Liên Phương. Xã Bạch Đằng gồm ba thôn: Văn Giáp, Văn Hội, Bình Vọng. Năm 1971 xã Bạch Đằng đổi tên thành xã Văn Bình. Xã nằm sát Quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) đi qua địa bàn phía nam xã, nối đường 22 phía tây huyện với đường 1A, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và đường thủy sông Hồng Hà Nội  - Nam Định. Văn Bình liền kề các nhà ga, bến xe (ga tàu hỏa Thường Tín, bến xe khách Thường Tín) rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội. Người dân Văn Bình sống chủ yếu bằng nghề nông, giỏi trồng lúa, rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Ngoài ra, ở Văn Bình còn sớm phát triển nghề thủ công, buôn bán nhỏ. Vào thế kỷ XVI, Bình Vọng nổi tiếng là đất tổ nghề sơn thếp, do tiến sĩ Trần Lư truyền dạy cho dân. Xã có chợ Bằng và chợ Nội. Cơ cấu kinh tế hiện nay: Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13,7%; giá trị thương mại – dịch vụ chiếm 86,3%. Xã có 04 di tích cấp Quốc gia, gồm: Chùa làng Văn Giáp được công nhận năm 1991; Chùa làng Văn Hội được công nhận năm 1993; đình làng Bình Vọng, chùa làng Bình Vọng được công nhận năm 1999. Danh nhân cóTrần Lư đỗ tiến sĩ năm 1493; Nguyễn Hữu Đăng đỗ tiến sĩ năm 1667; Nguyễn Tuyền đỗ tiến sĩ năm 1718; Trần Trọng Liêu đỗ tiến sĩ năm 1733; Lê Nguyễn Thường đỗ tiến sĩ năm 1772; Lê Tông Quang đỗ tiến sĩ năm 1822; Nguyễn Tông đỗ tiến sĩ năm 1829; Nguyễn Hinh đỗ tiến sĩ năm 1848; Đinh Doãn Tín đỗ tiến sĩ năm 1568; Nguyễn Nhữ đỗ tiến sĩ năm 1586. Chú thích Tham khảo
wiki
Chromis westaustralis là một loài cá biển thuộc chi Chromis trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1976. Từ nguyên Từ định danh westaustralis được đặt theo tên gọi của Tây Úc, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập. Phạm vi phân bố và môi trường sống C. westaustralis là một loài đặc hữu của vùng biển phía tây nước Úc, được phân bố từ quần đảo Recherche (Tây Úc) ngược lên phía bắc đến bãi cạn Evans (Lãnh thổ Bắc Úc). C. westaustralis được quan sát và thu thập gần các rạn san hô và đá ngầm ở độ sâu khoảng từ 2 đến 75 m. Mô tả C. westaustralis có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 9 cm. Cơ thể có màu nâu nhạt, sẫm màu vàng lục ở lưng. Đuôi xẻ thùy, có dải màu sẫm ở các thùy đuôi. Có đốm trắng nằm ở phía cuối vây lưng và một đốm đen ở gốc vây ngực. Dải viền màu xanh lam óng dọc theo rìa vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 11–12; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 10–11; Số tia vây ở vây ngực: 19–20; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 17–20; Số lược mang: 29–33. Sinh thái học Thức ăn của C. westaustralis có lẽ là động vật phù du như những loài cùng chi. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng; trứng có độ dính và bám vào nền tổ. Tham khảo W Cá Thái Bình Dương Cá Úc Động vật Tây Úc Động vật được mô tả năm 1976
wiki
Lãnh thổ của Ba Lan mở rộng khắp nhiều vùng địa lý, giữa vĩ độ 49 ° và 55 ° Bắc và kinh độ 14 ° và 25 ° Đông. Ở phía tây bắc là bờ biển Baltic, kéo dài từ vịnh Pomerania đến Vịnh Gdańsk. Bờ biển này được chú ý bởi nhiều mũi đất , hồ ven biển (những vịnh trước đây đã bị chia cắt ra từ biển), và những cồn cát. Đường bờ biển thẳng rộng bị chia cắt bởi đầm Szczecin, vịnh Puck, và đầm Vistula. Trung tâm và các phần ở phía bắc nằm trong đồng bằng Bắc Âu. Phía trên những vùng đất thấp là khu vực địa lý bao gồm 4 quận đồi núi của trầm tích và hồ băng tích hình thành trong và sau kỷ băng hà Pleistocene. Những quận hồ là Quận Hồ Pomeranian, Quận Hồ Greater Polish, Quận Hồ Kashubian và Quận Hồ Masurian. Quận Hồ Masurian là hồ lớn nhất trong số bốn quận hồ và bao phủ phần lớn đông bắc Ba Lan. Các quận hồ tạo thành Baltic Ridge, một loạt các hệ thống băng tích dọc theo bờ biển phía nam của Biển Baltic. Phía nam của vùng đất thấp phía Bắc châu Âu nằm trong khu vực của Lusatia, Silesia và Masovia, được chú ý bởi các thung lũng sông băng. Xa hơn về phía nam là vùng núi Ba Lan, trong đó có Sudetes, vùng Kraków-Częstochowa, dãy núi Świętokrzyskie và dãy núi Carpathian, bao gồm cả vùng Beskids. Phần cao nhất của dãy núi Carpathian là dãy núi Tatra, dọc theo biên giới phía nam của Ba Lan.
vanhoc
Park Ji Yoon (sinh ngày 23 tháng 3 năm 1979) là một MC người Hàn Quốc. Cô từng là phát thanh viên trực thuộc KBS từ năm 2004, sau đó rời đài vào năm 2008 để trở thành MC tự do. Park Ji Yoon còn có biệt danh là "bà cô tham vọng". Tiểu sử Park Ji Yoon sinh ra và lớn lên tại thành phố Masan, tỉnh Gyeongsang Nam, Hàn Quốc. Cô vượt qua kỳ thi tuyển phát thanh viên và gia nhập KBS năm 2004. Đến tháng 29/3/2008, Park Ji Yoon trở thành MC cho chương trình Star Golden Bell. Park Ji Yoon rời KBS vào tháng 4 năm 2009. Sau khi rời KBS, Park Ji Yoon ký hợp đồng với "Stom E&F" cho đến năm 2010 thì chuyển sang "Mystique 89", cùng công ty với ca sĩ Park Ji Yoon. Bắt đầu từ năm 2015, Park Ji Yoon làm MC cho chương trình về ẩm thực Gourmet Road. Cô cũng từng xuất hiện trong bộ phim Reply 1997 và Reply 1988. Từ năm 2014, Park Ji Yoon trở thành thành viên cố định cho chương trình truyền hình thực tế Crime Scene do kênh JTBC sản xuất. Park Ji Yoon gặp Choi Dong Seok khi cả hai còn là phát thanh viên của KBS và kết hôn sau 4 năm hẹn hò vào ngày 11 tháng 9 năm 2009. Cô sinh con gái đầu lòng, Choi Da In, vào ngày 22/10/2010 và sinh con trai thứ 2, Choi Yi An, ngày 4/2/2014. Sự nghiệp Movie Because I Love You (2017)... người dẫn chương trình radio (voice) Phim truyền hình SBS《Big Thing》 - cameo tvN《Reply 1997》 - cameo tvN《Reply 1988》 - cameo SBS《Entertainer》 - cameo Chương trình truyền hình MC KBS 1TV《장사의 신》 CGNTV《지구촌 반상회》 JTBC 《Ssulzun》 KBS2《스타 골든벨 1학년 1반》 KBS1《KBS Trot Festival》 KBS1《오천만의 일급비밀》 KBS2《Classic Odyssey》 KBS1《KBS Sports 9》 - cuối tuần KBS2《KBS 8 Morning News Time》 KBS1《쏙쏙 어린이 경제나라》 KBS1《Hometown Report》 KBS1《카네이션 기행》 KBS1《Love on the Air》 KBS1《휴먼다큐 사미인곡》 EBS《Parents》 JTBC《Cafe Of Happiness》 Mnet《소녀펀치》 Mnet《M WIDE ENEWS》 MBN《Chungmuro Chattering》 MBC《우리들의 일밤 - 매직콘서트 이것이 마술이다》 JTBC《닥터의 승부》 Channel A 《High Speed Secret Show: Money, Come Out in the Blink of Eye》 CGNTV《힐링 유》 TV Chosun《Story Jobs》 스토리온《내공있는 여자 100인의 선택》 Trend《명품의 탄생: Scandal》 JTBC《Bounce》 tvN《COME ON BABY》 tvN《I Need More Romance》 Story On《Beauty Expedition》 SBS《Cook King Korea》 K-STAR《Gourmet Road》 KBS1《Mother's Diary》 tvN《성적욕망》 JTBC《키즈 돌직구쇼 - 내 나이가 어때서》 CH CGV《Movie Stalker》 Channel A《구원의 밥상》 JTBC《Serial Shopping Family》 CGNTV《지구촌 반상회》 KBS2《My Husband Is a Foreigner》 KBS2《Crisis Escape No. 1》 tvN 《My Mathemathics Puberty》 E Channel 《Is Separation A Big Deal?》- hiện tại Khách mời MBC 《Radio Star》 SBS 《Running Man》 SBS《야심만만 2》 KBS2 《Superman Returns》 KBS2 《Battle Trip》 KBS2 《Talents for sale》 KBS2 《Happy Together》 KBS2 《Hello Counselor》 tvN 《Taxi》 Người chơi cố định JTBC《Crime Scene》 Chương trình radio 2015년 EBS FM 《EBS 책 읽는 라디오 낭독 시리즈》 KBS 《Park Ji Yoon Gayo Plaza》 Quảng cáo P&G 다우니 AIA생명 농심 안성탕면 Giải thưởng Tham khảo 같은 이름? 다른 느낌 - 제9회 SCFF 아주 특별한 만남, 배우 박지윤 & 아나운서 박지윤 '응답하라 1997' 박지윤, 거친 사투리 연기로 눈길 - 엑스포츠뉴스 Liên kết ngoài Instagram
wiki
Khởi nghĩa Bar Kokhba (132 – 136) do Thầy đạo Simon Bar Kokhba lãnh đạo năm 132 sau Công Nguyên để chống lại Đế quốc La Mã. Ngày 10 tháng 8 năm 117 sau công nguyên, Vua Hadrianus lên ngôi Hoàng đế La Mã thứ 14 của Đế quốc La Mã. Vua viếng thăm tàn tích Đền thờ Jerusalem. Vua Hadrianus có cảm tình lần đầu tiên đối với người Do Thái và cho phép người Do Thái trở về Jerusalem. Sau đó, vua Hadrianus hứa là sẽ xây dựng lại Đền thờ Jerusalem cho người Do Thái. Vua Hadrianus muốn xây dựng một ngôi đền thờ đề thờ lạy vị thần La Mã Jupiter (thần thoại) trên đống di tích đổ nát còn sót lại của Đền thờ Jerusalem và Vua Hadrianus muốn thành lập một thành phố mới ở Jerusalem tên là Aelia Capitolina. Đây là nguyên nhân làm cho người Do Thái phản đối vì họ không thể chấp nhận việc thờ tượng hình. Năm 132, người Do Thái bắt đầu cuộc Khởi nghĩa Bar Kokhba do Thầy đạo Simon Bar Kokhba chỉ huy. Vua Hadrianus sắp đặt Đại tướng Marcus Claudius Marcellus, tới giúp đỡ Quintus Tineius Rufus. Kết quả là người Do Thái đánh bại cả hai nhà lãnh đạo La Mã là Đại tướng Marcus Claudius Marcellus và Quintus Tineius Rufus. Vua Hadrianus sắp đặt Sextus Julius Severus, Quintus Lollius Urbicus. Sextus Julius Severus bao vây pháo đài của người Do Thái và ngăn chặn nguồn thức ăn cho đến khi người do thái trở nên yếu dần. Sau đó, Quân đội Đế quốc La Mã tăng cường tấn công người Do Thái. Trận đấu cuối cùng xảy ra ở Betar. Tường thành bị sụp đổ. Người Do Thái ở Bethar bị giết chết. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, Vua Hadrianus cấm các hoạt động tôn giáo của người Do Thái như: cắt bao quy đầu, nghiên cứu Kinh Thánh Torah, giữ ngày Sa bát, và cấm những nghi lễ và hoạt động tôn giáo khác. Chú thích Lịch sử Do Thái Lịch sử Israel Đế quốc La Mã La Mã cổ đại Lịch sử Palestine
wiki
Bàn luận về vấn đề sử dụng nước trong sinh hoạt và cuộc sống Hướng dẫn Bàn luận về vấn đề sử dụng nước trong sinh hoạt và cuộc sống Bài làm Chắc hẳn ai cũng biết một điều rằng, trong những yếu tố cơ bản cần thiết nhất để con người có thể tồn tại, thì nước sạch là một thứ rất quan trọng và cần thiết đối với con người. Không có nước chúng ta sẽ không thể tồn tại. Nhưng hiện nay, nguồn nước từ thiên nhiên đang dần cạn kiệt, do việc sử dụng chưa thực sự hợp lý của con người. Vậy phải làm sao để có thể sử dụng hợp lý nguồn nước trong sinh hoạt và cuộc sống? Nước sạch, nước nguyên chất là nguồn nước được khai thác, đưa lên mặt đất từ những nguồn nước ngầm, trở thành những nguồn nước sử dụng sinh hoạt như nước máy, nước giếng, hoặc nguồn nước tự nhiên nữa là nước mưa. Tất cả những nguồn nước này đều được sử dụng để phục vụ cho mục đích sinh hoạt của con người như ăn uống, tăm giặt…hay phục vụ cho mục đích sản xuất, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nước sạch vô cùng quan trọng với con người. Bởi chúng ta có thể nhịn ăn từ vài ngày đến hàng tuần nhưng vẫn có thể cố gắng tồn tại, nhưng lại không thể thiếu nước một vài ngày. Bởi 70% cơ thể con người là nước, không có nước ta sẽ khó có thể tồn tại được. Vì vậy vai trò của nước sạch với con người là rất quan trọng. Nước giúp thanh lọc cơ thể, chuyển hóa các chất đi nuôi cơ thể… Không chỉ vậy, nước sạch sử dụng trong sinh hoạt cũng rất cần thiết. Không có nước, chúng ta không thể làm sạch thực phẩm, hay những vật dụng sử dụng phục vụ cuộc sống. Điều này là rất nguy hiểm, bởi dễ dẫn đến những mầm bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe con người bởi sự ô nhiễm của mọi thứ xung quanh và môi trường sống của chúng ta. Nước sạch còn được sử dụng để phục vụ cho sản xuất. Rất nhiều công việc từ trồng trọt, sản xuất, nuôi trồng… đều phải cần sử dụng đến nước. Như vậy có thể nói, không có nước sạch chúng ta không thể sống, cũng như không thể tạo ra giá trị phục vụ cho cuộc sống, nên nước là rất quan trọng với con người,. Nhưng thực trạng đáng báo động hiện nay là nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt do sự biển đổi khí hậu. Trái đất nóng lên, các mạch nước ngầm giảm dần, rất nhiều nơi dù cố gắng đào sâu nhưng cũng không tìm thấy nguồn nwocs giếng khoan. Hay những con sông, bờ biển mực nước cũng xuống rất thấp hơn so với trung bình những năm trước. Chưa kể đến nguồn nước sạch của chúng ta hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc chúng ta muốn sử dụng nguồn nước đó cho sinh hoạt, phục vụ cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta cần phải hành động thật sớm, cần phải có những hành động thiết thực để khắc phục, bảo tồn tài nguyên nước của nhân loại. Lên án gay gắt và xử lý nghiêm, triệt để những trường hợp cố ý phá hoại nguồn nước từ thiên nhiên. Mỗi cá nhân cũng nên tự có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước xung quanh mình. Có như vậy, chúng ta mới có thể gìn giữ được nguồn nước quý giá, phục vụ cho chính nhu cầu của bản thân chúng ta.
vanhoc
Fexinidazole là một chất chống độc tố. Nó có hoạt tính chống lại Trypanosoma cruzi, Tritrichomonas fetus, Trichomonas vaginalis, Entamoeba histolytica, Trypanosoma brucei, và Leishmania donovani. Các chất chuyển hóa hoạt động có liên quan đến sinh học in vivo là sulfoxide và sulfone. Fexinidazole được phát hiện bởi công ty dược phẩm Hoechst AG của Đức, nhưng sự phát triển của nó như là một dược phẩm đã bị dừng lại vào những năm 1980. Fexinidazole hiện đang được nghiên cứu thông qua sự hợp tác giữa Sanofi và Thuốc cho các sáng kiến về bệnh không được chú ý (DNDi) để điều trị bệnh Chagas và bệnh trypanosomia ở người châu Phi (bệnh ngủ). Fexinidazole là ứng cử viên thuốc đầu tiên trong điều trị bệnh ngủ giai đoạn tiến triển trong ba mươi năm. Một thử nghiệm lâm sàng tại Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Trung Phi đã kết luận rằng fexinidazole có tỷ lệ thành công 91,2 trong điều trị bệnh ngủ, 18 tháng sau khi điều trị; những kết quả này đã được công bố trên Lancet năm 2017. Fexinidazole Winthrop, một sản phẩm của Sanofi -Aventis được phát triển với DNDi, đã nhận được sự chứng thực tích cực từ Cơ quan Dược phẩm Châu Âu vào ngày 15 tháng 11 năm 2018, để sử dụng tại các thị trường ngoài châu Âu. Nó đã được phê duyệt để điều trị bệnh Trypanosoma brucei gambiense ở người châu Phi (HAT) ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) vào tháng 12 năm 2018. Xem thêm GNF6702 SCYX-7158 Tham khảo Phát minh của Đức Thioether Ether phenol
wiki
Linh Bảo Tranh Đấu Linh Bảo – 1958 (Trích trong Tuyển tập Mây Tần) Nhìn bên ngoài, ai cũng tưởng gia đình Lâm và Sương sung sướng lắm. Mặc dầu chỉ là công chức nhỏ, nhưng cả hai cùng có việc làm, nên cũng dễ thở. Kể tiền để dành thì không nhiều, nhưng đủ tiêu dùng rộng rãi, không phải giật gấu vá vai như các bạn tiểu công chức khác. Sương sinh được một bé gái rất kháu khỉnh, lại mướn được một vú em tốt. Ai cũng khen ngợi và thèm thuồng cảnh gia đình của hai người. Thực ra nỗi khổ tâm của họ tế nhị quá, nên lắm khi chính “ khổ chủ” cũng không phân tích được. Sau một ngày dài đằng đẵng ngồi ngay ngắn trong sở, nặn đầu vắt óc với những con số từng xâu từng chuỗi như một sợi dây xúc xích vô tận, đầu óc Lâm choáng váng, mắt cũng hoa cả lên. Về dến nhà thay áo xong, Lâm nằm trên ghế xích đu đợi bữa cơm chiều. Anh giở tờ báo hàng ngày ra xem nốt câu chuyện dài lý thú anh đeo đuổi từ lúc bắt đầu. Xem đến đoạn đánh nhau kịch liệt thì Sương cũng đi làm về. Nàng thay áo quần xong, cũng nằm vật lên giường thở dốc. • Chớp bóng em nhé. Phim hay lắm. • Phim gì? Sương định nói “ đi thì đi” nhưng mắt bỗng nhìn thấy Ái, con nàng đang ngồi trên chân vú em, chơi búp bế ngoài hiên. • Ái, vào đây với mẹ. Vú em sắp sẵn nước, me tắm cho em. Thấy Ái dùng dằng không chịu vào vội, Sương có vẻ không vui. Vú em phải dỗ mãi,Ái mới chịu vào. Đưa Ái cho Sương rồi, vú em vào bếp sắp nước nóng cho Ái tắm. • Chớp bóng em nhé! Sương nhìn Ái, nhìn vú em, rồi khẽ lắc đầu: • Em muốn ở nhà chơi với con. Anh xem, cả ngày đi biền biệt, tối đến mới về nhà, lại đi chơi nữa, con nó không nhìn biết bố mẹ đấy! Lâm gượng cười. Anh lại cúi đầu xem nốt câu chuyện bỏ dở. Lâm thấy bực mình, nhưng không lẽ lại đập phá hay mắng chửi. anh không rầy la ai được, vì chẳng ai có lỗi gì cả. Anh nhận thấy từ ngày sinh Ái, Sương và anh hình như cách xa nhau nhiều lắm. Ái là tất cả của Sương. Ái vui, Ái buồn, Ái ốm, Ái không ăn,Ái không chơi . . .bất cứ một cớ nhỏ mọn gì cũng đều làm cho Sương lo sợ xanh mặt. Còn anh, anh cảm thấy mình là một người thừa mỗi khi có Ái. Anh đâm ghen với Ái vì Ái đã cướp hết thì giờ trước kia Sương vẫn để dành cho anh. Còn gì chán hơn quanh năm suốt tháng phải giam mình trong bốn bức tường lạnh ở sở, về nhà cũng lại như bị nhốt vào trong cũi gia đình! Trước kia, mỗi tối hai vợ chồng cắp tay dạo mát, xem hát bóng, đến nhà bạn . . . anh hưởng tận những thú vui rẻ tiền của bậc trung lưu. Bây giờ, giá Sương bằng lòng đi dạo mát, anh phải bế Ái và phải về rất sớm, vì Ái cần ngủ sớm, thực chẳng thấy thú vị gì nữa. Còn những nơi khác, anh biết Sương vẫn thích, nhưng nàng không có thì giờ để đi. Cái cớ mạnh nhất của nàng là “ bỏ con cả ngày cả đêm, tội!”. Anh cũng lờ mờ nhận thấy hình như mình chưa đủ tư cách làm cha, nhưng biết làm sao được. Lòng ích kỷ trong người anh mạnh hơn tình cha con. Anh đã nghĩ mãi, vẫn không có cách gì để chiếm lại Sương ở nơi Ái. Có lý nào anh lại bắt Sương thôi việc! Thực ra, nhờ có Sương cũng đi làm, nên gia đình anh mới phong lưu sung túc như thế này. Nếu chỉ một phần lương của anh, thì vợ con anh nhất định suốt năm chẳng hề có được một chiếc áo mới. Buồn bực làm anh đâm liều. Anh đi đánh bài ở nhà anh em bạn. Ban đầu đánh chơi, sau ăn thua to lần lần. Bây giờ đánh quen rồi, anh không thấy ngượng, hay lương tâm cắn rứt như trước. Sương không đi chơi với anh, , anh sẽ đi đánh bạc không còn khách khí gì nữa. Anh tự bảo thầm: “ Ai có sở thích nấy!”. Ăn cơm xong, Lâm lại mặc áo ra đi. Sương nhìn theo chồng mà lòng thắt lại. Mắt nhìn thấy Lâm càng ngày càng sa ngã, nàng sợ mất Lâm. Đồng thời, nàng cũng sợ mất con. Có lẽ nàng quá lo xa. Chẳng ai cướp mất Ái của nàng, cũng như chẳng ai yêu Lâm hơn nàng, nhưng linh tính báo cho nàng biết, hình như Ái không thuộc hẳn về nàng, và Lâm cũng thế. Sương chỉ thấy mặt Lâm khi anh ăn cơm hay ngủ say. Còn Ái, Ái quanh quẩn với vú em suốt ngày, và ngoài vú ra, Ái không còn biết đến ai nữa. Vú em cho Ái ăn, ru Ái ngủ, tắm rửa, thay áo cho Ái, chơi với Ái và chiều chuộng Ái đủ thứ. Sương phải mua đồ chơi hay bánh kẹo để lấy lòng Ái, như nàng đã lấy lòng con các bạn nàng. Ái được đồ chơi, chỉ ngồi trong lòng nàng một lúc, rồi lại đi tìm vú khoe với vú những món đồ chơi mới. Mẹ đối với Ái chỉ là một người cung phụng các thứ quà bánh và đồ chơi, còn vú em mới thực làm người thân của Ái. Lắm lúc Sương thấy giận vú em. Tình yêu của Vú đã vượt quá mức yêu cầu . Nàng trả tiền lương cho vú, nàng chỉ cần vú săn sóc Ái bình thường như những người vú em có lương tâm khác. Nàng không muốn vú xâm lấn đến tình yêu vượt bực như vậy. Vú xót xa khi Ái ốm, đôi mắt vú long lanh sáng rực lên khi Ái đặt đôi môi đỏ chót lên má vú. Vú nhường tất cả món ăn của vú cho Ái nếu Ái thích. Trong lòng vú, trong mắt vú, trong cử chỉ của vú, dào dạt một tình thương: tình mẫu tử. Sương không muốn có một người vú em hy sinh đến như thế. Chính Sương mới là mẹ. Chỉ một mình Sương mới được quyền hưởng những nụ hôn thơ ngây của Ái, được quyền bế chặt Ái vào lòng một cách âu yếm như thế, nhìn Ái với đôi mắt yêu thương như thế, nghe Ái hát những bài thơ ngắn bằng một giọng trong trẻo thơ ngây như thế . . . Nhưng tất cả những thứ này, vú em đều chiếm đoạt hết. Vú như một kẻ xâm lăng nhiều thủ đoạn. Lúc vú đến nhà nàng, vú rất nhã nhặn, khiêm nhường, nhưng dần dần, vú chiếm tất cả tài sản sự nghiệp của nàng: Ái. Sương tự trách mình đã tham rẻ mà mướn người vú này. Trước kia, đã có mấy người khác đến xin làm, nhưng nàng đều từ chối cả. Sương nghĩ thầm: những vú em kia có lẽ không tốt bằng vú Ái, nhưng không “ nguy hiểm” như vú Ái này. • Mỗi năm Tết đến, mợ cho lương gấp đôi ăn Tết. Hai bộ quần áo mới. Mỗi tuần lễ ăn hai con gà hầm, bốn lần giò heo chưng đu đủ, mỗi sáng, xúp thịt bò, ban đêm, em uống sữa hộp không bú. Em đầy tháng, thưởng một chiếc nhẫn. Em đầy năm, một đôi xuyến. . . Người vú em thứ nhất đã làm cho nàng dở khóc dở cười với những điều kiện lạ lùng như thế. Khi nàng kêu lên nhiều quá, vú trả lời: • Nếu không ăn đủ, sữa đâu cho em bú? Làm sao em mau lớn béo tốt được? Sương không dám tin cậy ở những vú em như thế. Trong khi nàng đi làm vắng, ai biết được vú em sẽ xử đối với con nàng ra sao? Nàng cần kiếm một vú em có tình thương, và hợp đồng giữa nàng với vú không đầy rẫy những điều kiện là điều kiện. Vú Ái đã đến với một tình thương nồng nàn. Ban đầu Sương rất sung sướng mãn nguyện, nhưng bây giờ nàng thấy khó xử. Nàng phải cố tranh đấu để cướp lại tình mâu tử đã trao đổi giữa vú em và Ái, qua mặt nàng! Vú em dạo này cũng buồn. Vú thấy Sương như hơi đổi tính: Sương “ đồng bóng” quá. Nàng vui buồn bất thường, lại hay cáu kỉnh một cách vô cớ. Vú đến làm với Sương từ lúc Ái chưa đầy tháng. Vú đến không một điều kiện gì. Khi Sương hỏi vú muốn bao nhiều tiền mỗi tháng, vú thản nhiên trả lời: • Mợ muốn trả bao nhiêu cũng được. • Sương ngạc nhiên hỏi: • Hai vợ chồng tôi cùng đi làm. Công việc nhà, giao tất cả cho vú. Cơm nước, giặt là, trông em, vú làm nổi không? • Được, tôi sẽ làm khi em ngủ. Sương đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Vú sữa, không nấu ăn đã thành một “ hiến pháp bất thành văn” của các vú em, thế mà vú Ái đã phá lệ ấy. Vú lại còn bằng lòng làm với giá “ bao nhiêu cũng được” . . .Sương mừng vì đã tìm được vú em tốt. Vú cũng mừng vì kiếm được chỗ nương thân. Chồng chết, vú còn có con để an ủi, đến lúc con cũng chết nốt, đời vú không còn bám víu vào đâu nữa. Vú hiến cho Ái hai bầu sữa cương đầy, và cả một tấm lòng khao khát tình thương của người mẹ. Vú săn sóc từng giờ ăn, giấc ngủ của Ái. Vú tắm cho Ái bằng bàn tay của một bà mẹ hiền. Vú yêu Ái, thương Ái, tưởng chừng như Ái chính là con của vú sinh ra vậy. Sương đối với vú cũng rất tin cậy. Nàng giao cho vú trông nom tất cả mọi việc. Mỗi ngày, khi Sương và Lâm đi làm rồi, vú là chủ trong nhà. Tất cả đều thuộc quyền chỉ huy của vú. Nấu ăn, giặt là, vú làm rất khéo léo, nhanh chóng. Xong việc vú hưởng cái sung sướng của một người mẹ. Vú bế Ái vào lòng, ru Ái, chơi đùa với Ái, hát cho Ái nghe. Cho đến bây giờ, Ái đã lên ba, Ái đã biết hát những bài vú dạy. Lòng vú như mềm đi khi nghe tiếng Ái thỏ thẻ: • Em đói, cho em ăn trước vú ơi! • Em khát, em uống nhiều cơ! • Me me, ba ba . . . Vú tưởng như tiếng “ me” là tiếng để gọi vú. Ngoài ra không còn gì quan trọng. Chính vú cũng không tự biết là mình đã đi quá đà trong tình vú và em. Nhưng gần đây linh tính báo cho vú biết có một sự gì khang khác ở Sương. Vú cố làm cho Sương vui lòng. Nhà sạch bóng, giường màn trắng tinh, cốc chén thơm tho, cơm lành canh ngọt, Ái sạch sẽ, mạnh khỏe, chơi đùa, ăn ngon miệng. Vú tưởng vú đã làm đủ tất cả để mua chuộc lòng Sương, nhưng không hiểu sao, Sương vẫn không vui. Vú có biết đâu, vú đã chiếm của Sương một báu vật vô giá: tình mẫu tử trong lòng Ái. Sương nghĩ ngợi mãi. Nàng định cho vú em thôi. Sương tưởng tượng nàng sẽ gởi Ái ở nhà giữ trẻ ban ngày. Lúc đi làm về nàng sẽ đón Ái. Chính tay nàng sẽ tắm rửa, cho Ái ăn, ru Ái ngủ. Nàng sẽ làm tất cả những việc vú em làm, để lấy lại tình yêu của Ái. Nếu không tiện, nàng sẽ thuê một chị bếp làm việc nhà, nấu ăn và phụ trông nom Ái. Bỗng Sương liên tưởng đến những chị bếp chuyên nghiệp. Sương sợ lỡ mình rủi không gặp người vừa ý, trái lại gặp một bà chằng : làm biếng, ở bẩn, đi chợ ăn lời, cho con ăn đồ thiu, đồ thừa, còn tiền bỏ túi, đánh con. . ...Không! Không, không thể như thế được. Không ai được đánh Ái. Không ai được động tay vào người Ai. Nàng tưởng tượng Ái ăn uống bẩn thỉu, sẽ bị ốm, Ái sẽ không lớn, người Ái sẽ bệnh hoạn xanh xao gầy còm . . . Trời! Không, không thể được! Tối hôm nay, tắm cho Ái xong, nàng mệt lả cả người. Suốt một ngày làm việc ở sở, nàng cũng cần được nghỉ ngơi. Giữ Ái, thực ra rất mệt, vì Ái cần chạy nhảy, chơi đùa, hát líu lo luôn miệng. Nàng không thể ôm chặt Ái vào lòng, nằm lì trên giường như người ốm vậy. Hay Sương không đi làm nữa! Nếu thế vú em chắc chắn phải thôi, vì lương của Lâm không đủ chi tiêu cái khoản người ở, ân nghĩa, xa xỉ phẩm, đau ốm. Số luơng của anh chỉ đủ duy trì sự ăn tiêu tối thiểu của một gia đình nhỏ. Tiền ăn, tiền nhà, tiền tiêu vặt rất ít. Nếu Sương thôi làm việc, nàng sẽ chiếm lại được Ái, nhưng nàng sẽ phải dậy từ năm giờ sáng, làm việc nhà, nấu cơm, rửa bát, đi chợ, giặt là . . . Nàng phải làm tất cả những công việc nặng nề vú em đang làm bây giờ. Nàng sẽ không còn thì giờ xem báo, xem hát, đi chơi. Nàng sẽ không có tiền mua sách báo, mà khoản này thì không thể nào thiếu được. Sương có thể không may một chiếc áo mới theo thời trang, nhưng không thể thiếu món ăn tinh thần. Sang năm, Ái lên bốn, Ái sẽ bắt đầu đi học lớp mẫu giáo, mỗi tháng Ái sẽ cần tiền học, tiền may mặc, tiền sách vở, tiền đóng góp lặt vặt ở trường. Sương không hy vọng ở Lâm. Anh không có cách gì hơn được, vì anh rất yếu và cũng không có một hứng thú gì đặc biệt về sự phát triển công việc. Người ta phải có việc làm, thì anh cũng có việc làm. Người ta cần phải giải trí, thì anh cũng giải trí. Người ta phải tranh đấu, thì anh cũng tranh đấu. Anh tranh đấu với Ái để cướp lại một phần nhỏ thì giờ bắt Sương đi chơi với anh. Sương thấy mình khổ quá! Nàng đã phải tranh đấu ngoài xã hội để duy trì một phần sự sống của gia đình, về nhà, nàng cũng còn phải tranh đấu để chiếm lại tình yêu của Ái, đứa con chính nàng đã có công mang nặng đẻ đau sinh ra. Còn vú em, vú cũng phải tranh đấu để giữ vững địa vị của vú trong gia đình Sương. Vú tranh đấu để được sống cạnh Ái. Ái là nguồn sống của vú. Ái lớn bằng sữa của vú. Ái lớn với tình yêu thương của vú. Ái là tất cả. Chỉ có Ái vô tư lự, không biết mình sung sướng. Thế mà người ngoài vẫn bảo gia đình Lâm là một gia đình hoàn toàn an lạc, một gia đình hạnh phúc nhất trần gian! Nỗi khổ tâm của họ. Ai biết? Mục lục Tranh Đấu Tranh Đấu Linh BảoChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: mickey đưa lên vào ngày: 25 tháng 3 năm 2004
vanhoc
Oleksii Anatoliyovych Gai (thỉnh thoảng viết thành Hai hoặc Gay; ; sinh ngày 6 tháng 11 năm 1982) là một cầu thủ bóng đá người Ukraina thi đấu cho F.K. Kuban Krasnodar. Anh cũng thi đấu cho đội tuyển quốc gia Ukraina kể từ năm 2002. Sự nghiệp Anh đưa ra một phát biểu chính trị năm 2014 khi từ chối khoác áo "Glory to the Ukrainian Army" ám chỉ đến tất cả các cầu thủ bóng đá bởi Hiệp hội bóng đá Ukraina. Ngày 5 tháng 1 năm 2015, Gai ký bản hợp đồng 18 tháng cùng với đội bóng tại Giải bóng đá ngoại hạng Azerbaijan Gabala FK. Ngày 5 tháng 8 năm 2016, Gai ký bản hợp đồng 2 năm cùng với đội bóng tại Giải Quốc gia Nga Kuban Krasnodar. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ {| class="wikitable" style="font-size:100%; text-align: center;" |- !rowspan="2" width="125"|Câu lạc bộ !rowspan="2"|Mùa giải !colspan="2"|Giải vô địch !colspan="2"|Cúp !colspan="2"|Châu Âu !colspan="2"|Super Cup !colspan="2"|Tổng cộng |- !width="40"|Số trận !width="40"|Bàn thắng !width="40"|Số trận !width="40"|Bàn thắng !width="40"|Số trận !width="40"|Bàn thắng !width="40"|Số trận !width="40"|Bàn thắng !width="40"|Số trận !width="40"|Bàn thắng |- |rowspan="4"|Shakhtar |2000–01 |3||0||-||-||-||-||||-||3||0 |- |2001–02 |7||1||2||0||-||-||-||-||9||1 |- |2002–03 |29||5||4||0||4||0||-||-||37||5 |- |2003–04 |15||2||2||0||6||0||-||-||23||2 |- |rowspan="2"|Illichivets |2004–05 |26||3||3||1||2||0||-||-||31||4 |- |2005–06 |29||8||6||4||-||-||-||-||35||12 |- !colspan="2"|Tổng cộng !55!!11!!9!!5!!2!!0!!0!!0!!66!!16 |- |rowspan="7"|Shakhtar |2006–07 |18||1||6||0||5||0||-||-||29||1 |- |2007–08 |14||2||4||2||-||-||1||0||19||4 |- |2008–09 |16||2||5||0||9||0||-||-||30||2 |- |2009–10 |13||1||2||0||8||3||-||-||23||4 |- |2010–11 |11||0||1||0||6||0||-||-||18||0 |- |2011–12 |9||0||4||0||-||-||-||-||13||0 |- |2012–13 |6||0||2||1||-||-||-||-||8||1 |- !colspan="2"|Shakhtar total !141!!14!!32!!3!!38!!3!!1!!0!!212!!20 |- |rowspan="2"|Chornomorets |2013–14 |25||3||2||0||13||3||1||0||41||6 |- |2014–15 |13||4||2||0||2||0||-||-||17||4 |- !colspan="2"|Tổng cộng !38!!7!!4!!0!!15!!3!!1!!0!!58!!10 |- |rowspan="2"|'Gabala |2014–15 |16||4||2||0||0||0||colspan="2"|-||18||4 |- |2015–16 |35||10||4||4||14||0||colspan="2"|-||53||14 |- !colspan="2"|Tổng cộng !51!!14!!6!!4!!14!!0!!0!!0!!71!!18 |- !colspan="2"|Tổng cộng sự nghiệp !285!!46!!51!!12!!69!!6!!2!!0!!407!!64 |- |} Quốc tếThống kê chính xác tính đến trận đấu diễn ra ngày 22 tháng 5 năm 2014'' Danh hiệu Câu lạc bộ Shakhtar Donetsk Giải bóng đá ngoại hạng Ukraina: 2002, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013 Cúp bóng đá Ukraina: 2002, 2004, 2008, 2011, 2012, 2013 Cúp UEFA: 2009 Quốc gia U-19 Ukraina UEFA U-19 Championship: 2000 (Á quân) Xem thêm Danh sách cầu thủ tham dự giải vô địch bóng đá trẻ thế giới 2001#Ukraine Tham khảo Liên kết ngoài Official team profile Sinh năm 1982 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Ukraina Tiền vệ bóng đá Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Ukraina Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Ukraina Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Ukraina Cầu thủ bóng đá Shakhtar Donetsk Cầu thủ bóng đá FC Mariupol Cầu thủ bóng đá FC Chornomorets Odessa Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Azerbaijan Cầu thủ bóng đá Gabala FC Nhân vật thể thao từ Zaporizhia Cầu thủ bóng đá F.K. Kuban Krasnodar Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Nga
wiki
Họ Điền thay Tề (chữ Hán: 田氏代齐, Điền thị đại Tề) là sự kiện lịch sử xảy ra và kéo dài từ cuối thời Xuân Thu đến đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, với kết quả cuối cùng là họ Điền chiếm quyền hành ở nước Tề và đến năm 386 TCN Chu An vương chính thức thừa nhận Điền Hòa làm chư hầu, nước Tề của họ Khương chính thức tuyệt tự và thay vào đó, họ Điền lên nắm quyền thống trị ở nước Tề. Nguồn gốc họ Điền Theo Sử ký, thủy tổ họ Điền là Điền Hoàn (hay Quy Hoàn, Trần Hoàn), vốn là công tử nước Trần, con của Trần Lệ công. Năm 705 TCN, lúc Điền Hoàn chào đời, thái sử nhà Chu là Phùng Chu đi sang nước Trần, được Trần Lệ công đón tiếp và nhờ Phùng Chu bói giúp về tương lai của Hoàn. Phùng Chu bói được một quẻ nói ngày sau Hoàn sẽ làm quan ở một nước của họ Khương, lợi dụng thế lực ở đó để chiếm lấy nước đó. Sau khi vua cha Trần Lệ công qua đời, Điền Hoàn không được nối ngôi mà ngôi vua thuộc về người anh họ là Lâm, tức Trần Trang công. Trần Trang công phong Điền Hoàn làm đại phu nước Trần. Trần Trang công qua đời, em là Trần Tuyên công lên nối ngôi. Trần Tuyên công lập con lớn là Ngự Khấu làm thế tử. Điền Hoàn cũng là người cùng phe cánh với Ngự Khấu. Nhưng sau đó Tuyên công lấy người vợ thứ sinh được con trai khác là Khoản, rất được yêu quý. Năm 672 TCN, Trần Tuyên công giết thế tử Ngự Khấu để lập Khoản làm thế tử. Điền Hoàn năm đó 33 tuổi – chạy sang nước Tề nương nhờ Tề Hoàn công đang làm bá chủ chư hầu. Tề Hoàn công thu dụng Hoàn, cho làm quan ở đất Điền, trở thành thủy tổ của họ Điền. Tề Hoàn công muốn phong Điền Hoàn làm khanh nhưng Điền Hoàn không dám nhận, chỉ nhận chức công chánh. Thu phục lòng dân Điền Hoàn làm quan ăn lộc ở đất Điền, được tôn là Điền Kính Trọng, con cháu nối đời được hưởng. Đến đời cháu bốn đời là Điền Vô Vũ, cùng các họ đại phu Cao, Loan, Bão tiêu diệt kẻ giết vua là Khánh Phong, lập công lớn. Con Điền Vô Vũ là Điền Khất, làm đại phu dưới thời Tề Cảnh công, được trọng dụng. Điền Khất ra sức thu phục lòng dân. Ông thường hay bỏ tiền ra phát thóc cho dân bằng cái đấu lớn, nhưng chỉ thu thóc bằng cái đấu nhỏ, lại thường xuyên giúp đỡ dân, nên được kính phục. Đại phu Án Anh nhiều lần khuyên can Tề Cảnh công, khuyên vua Tề đề phòng họ Điền lớn mạnh nhưng Cảnh công không nghe. Năm 493 TCN, họ Phạm và họ Trung Hàng nước Tấn tranh chấp quyền lực với 4 họ thượng khanh khác, sai người sang Tề xin lương thực. Điền Khất xin Tề Cảnh công giúp thóc cho hai nhà. Tranh chấp với các họ đại phu Tề Cảnh công có một người vợ lẽ là Nhuế Cơ, sinh con nhỏ là Khương Đồ. Cảnh công yêu quý Khương Đồ, muốn lập làm thế tử. Mùa thu năm 490 TCN, Tề Cảnh công ốm nặng, lệnh cho đại phu họ Cao và họ Quốc giúp Khương Đồ làm vua và đuổi những người con lớn sang đất Lai. Sau đó Tề Cảnh công qua đời. Khương Đồ lên nối ngôi, tức là Tề An Nhũ Tử. Khương Đồ chỉ được sự giúp đỡ của hai nhà Cao, Quốc. Điền Khất muốn lật đổ An Nhũ Tử và hai họ Cao, Quốc để thâu tóm quyền lực, bèn gièm pha chia rẽ khiến cho các đại phu ghét họ Cao và họ Quốc. Ông cho đón một người con khác của Tề Cảnh công là Dương Sanh đã trốn sang nước Lỗ về nối ngôi, bèn sai sứ đón Dương Sanh về. Sau đó Điền Khất mang công tử Dương Sinh về nước giấu trong nhà và triệu Bão Mục tới, ép phải đồng mưu lập vua mới. Thuyết phục được họ Bão, Điền Khất bèn cùng Bão Mục tấn công vào cung. Cao Chiêu tử mời Quốc Huệ tử tới giúp mình. Quân Điền Khất bèn truy kích Quốc Huệ tử. Quốc Huệ tử phải giết Cao Chiêu tử rồi trốn sang nước Cử, còn Tề An Nhũ tử bị mang tới ấp Thai giết chết Điền Khất lập Dương Sanh lên làm vua, tức Tề Điệu công, còn mình thì lên làm tướng quốc, đảm đương chính sự nước Tề. Chiếm quyền nước Tề Năm 485 TCN, Điền Khất chết, con là Điền Hằng lên thế tập. Bão Mục vốn bất bình với Tề Điệu công, bị vua Tề giết chết. Con Bão Mục oán Điệu công, bèn giết chết ông rồi chạy sang nước Ngô. Con Tề Điệu công là Khương Nhâm lên nối ngôi tức Tề Giản công. Tề Giản công nhớ ơn Hám Chỉ theo giúp khi lưu vong, bèn cho Hám Chỉ vào triều nắm trọng trách. Điều đó khiến Điền Hằng không bằng lòng. Điền Hằng mưu trừ họ Hám để nắm toàn quyền. Năm 481 TCN, Điền Hằng cùng các anh em mang quân đến cung vua. Hám Chỉ mang quân tới đánh, bị Điền Hằng đánh bại, phải chạy sang Phong Khâu. Người Phong Khâu giết chết Hám Chỉ. Tề Giản công chạy đến Từ châu thì bị quân Điền Hằng đuổi bắt được và bị giết chết tại Từ châu. Ông ở ngôi 4 năm. Điền Hằng lập em ông là Khương Ngao lên nối ngôi, tức là Tề Bình công. Từ đó họ Điền nắm toàn quyền chính sự ở nước Tề. Điền Hằng tự ý cắt đất An Bình về phía đông làm ấp riêng. Điền Hằng chọn con gái nước Tề hơn trăm người vào hậu cung, cho khách tự do ra vào nhà không cấm cản. Ông có hơn 70 người con trai, làm họ Điền nhanh chóng cường thịnh. Điền Hằng qua đời, con là Điền Bàn lên thế tập làm tướng nước Tề. Cùng thời gian đó, ở nước Tấn, ba nhà Hàn-Ngụy-Triệu tiêu diệt họ Trí, chiếm quyền ở nước Tấn. Điền Bàn sai sứ sang kết giao với ba nhà, thường xuyên qua lại, lại phong cho anh em tất cả làm đại phu, cùng nhau chiếm gần hết nước Tề. Thành lập Điền Tề Năm 404 TCN, cháu nội Điền Bàn là Điền Hòa lên thế tập. Quyền hành nước Tề đã lọt vào tay họ Điền, tới thời Tề Khang công làm vua chỉ có hư vị. Họ Điền cùng ba họ Hàn, Triệu, Ngụy nước Tấn cắt đất tự nắm quyền hành để chuẩn bị xưng làm chư hầu. Tề Khang công lên ngôi không quan tâm đến chính sự. Năm 391 TCN, Điền Hòa muốn xưng chư hầu, nên dời Tề Khang công ra bờ biển phía đông. Năm 386 TCN, Điền Hòa hội với Ngụy Văn hầu ở Trọc Trạch, nhờ vua Ngụy nói tốt cho mình trước mặt Chu An vương để vua Chu phong mình làm chư hầu. Được sự đồng ý của nhà Chu, Điền Hòa chính thức trở thành chư hầu, kết thúc sự cai trị của họ Khương và đánh dấu sự kiện họ Điền lên lãnh đạo ở nước Tề. Tề Khang công sống tới năm 379 TCN thì mất. Họ Điền thu lại ấp phong nhập vào đất của mình. Họ Khương từ đó chính thức tuyệt tự. Xem thêm Điền Hoàn Khương Tề Điền Tề Điền Hằng Tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên, thiên: Tề Thái công thế gia Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 5, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh Chú thích Nước Tề
wiki
Đại học Trento là một trường đại học của Ý đặt tại thành phố Trento và Rovereto. Xét trên các tiêu chí về phương pháp sư phạm, chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và quan hệ quốc tế, Trento luôn đứng trong top 5 những trường hàng đầu của Ý, theo bảng xếp hạng của Bộ giáo dục Italia. Hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại đây tập trung tại ba khu vực chính của vùng Trentino, bao gồm: thủ phủ Trento (khoa Kinh tế học, Xã hội học, Luật, Nghệ thuật và Nhân văn), khu vực đồi (Khoa Toán, Vật lý, Khoa học cuộc sống và khoa kỹ thuật), khu vực Revereto (Khoa Khoa học nhận thức). 1. Lịch sử Trường Đại học Trento được thành lập năm 1962 như một trung tâm giáo dục bậc cao cho Khoa học Xã hội và là trường đầu tiên của Ý giảng dạy ngành Xã hội học. Đối với vùng Trentino, trường được nhìn nhận như là một động lực phát triển cho nền văn hóa mở đồng thời tạo ra một tầng lớp lãnh đạo mới. Nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, năm 1972, khoa Khoa học được thành lập và năm 1973 là khoa Kinh tế học. Các lĩnh vực ngày càng được mở rộng với khoa Nhân văn và Nghệ thuật năm 1985, khoa Kỹ thuật năm 1986 và năm 2004 là khoa Khoa học nhận thức - Trento là trường Đại học đầu tiên tại Ý đưa ngành này vào chương trình giảng dạy. 2. Xếp hạng Năm 2012, Đại học Trento kỷ niệm 50 năm thành lập: truyền thống nghiên cứu và giáo dục của trường đã xác lập vị trí đầu bảng trong hệ thống các trường Đại học và trung tâm nghiên cứu tại Ý. Trento xếp thứ 1 toàn quốc về chất lượng nghiên cứu và giảng dạy, theo bảng xếp hạng hàng năm của Bộ Giáo dục Ý và bảng xếp hạng các trường Đại học của tạp chí La Repubblica (chuyên về giáo dục). Cụ thể các nhóm ngành/ngành chủ yếu như sau (theo Bộ Giáo dục Ý): - Xã hội học: 1 - Toán học, Vật lý, Khoa học tự nhiên: 1 - Kinh tế học: 2 - Nghệ thuật và Triết học: 6 - Luật: 1 - Khoa học kỹ thuật: 2 - Khoa học nhận thức: 2 Trong ngành Kinh tế học, theo bảng xếp hạng IDEAS (điều hành bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis - Mỹ) - bảng xếp hạng uy tín chuyên ngành Kinh tế học, nhánh Kinh tế học Hành vi và Nhận thức của Đại học Trento xếp thứ 55 trong top 2% các trường Đại học trên toàn thế giới (xếp trên Khoa Kinh tế học của ĐH Havard, Cornell, Stanford,...). Theo tạp chí giáo dục Times Higher Education, Trento xếp hạng 252 chung - trong top 300 thế giới. 3. Quốc tế hóa Quốc tế hóa môi trường giảng dạy và nghiên cứu là mục tiêu quan trọng của trường ngay từ những năm đầu thành lập. Trường tập trung phát triển mối quan hệ chiến lược với các trường Đại học khác tại Ý, các trường danh tiếng và trung tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Bên cạnh việc tham gia dự án Eramus do Cộng đồng chung châu Âu tài trợ, từ năm 1997, Đại học Trento đã triển khai nhiều chương trình cấp bằng song song. 4. Hợp tác Microsoft và Đại học Trento đã hợp tác mở một trung tâm nghiên cứu khoa học máy tính tại Trento. Tham khảo Trường đại học và cao đẳng Ý
wiki
Szczyrk ( tiếng Đức Schirk ) - một thành phố ở miền nam Ba Lan, trong Silesian Voivodeship, trong quận Bielska. Một thành phố du lịch và nghỉ dưỡng. Theo dữ liệu từ ngày 31 tháng 12 năm 2016, thành phố có 5734 cư dân . Vị trí Szczyrk nằm phía nam của Bielsko-Biala, phía đông bắc của sông Vistula và phía tây bắc của thị trấn Żywiec, trong thung lũng Żylica trong Silesian Beskids, trên Zywiec (tỉnh Malopolska ). Thành phố nằm ở độ cao từ 470 đến 1257 m so với mực nước biển. Điểm thấp nhất nằm ở biên giới với Buczkowice, và điểm cao nhất là đỉnh Skrzyczne . Thành phố thuộc về Euroregion Beskydy . Theo dữ liệu từ ngày 1 tháng 1 năm 2011, diện tích thành phố là 39,07 km² . Thành phố chiếm 8,54% diện tích của quận. Theo dữ liệu từ năm 2002 Szczyrk có diện tích 39,07 km², bao gồm: đất nông nghiệp: 25%, đất rừng: 70% Các đô thị lân cận: Bielsko-Biała, Brenna, Buczkowice, Lipowa, Wilkowice, Wisła Trong những năm 1975-1998, thành phố này là một phần hành chính của tỉnh Bielsko . Các đỉnh xung quanh bao gồm Skrzyczne, Malinowska Skała, Magura, Klimczok . Cơ quan đăng ký quốc gia - Bộ phận lãnh thổ của đất nước ghi lại các phần sau của thành phố Szczyrk: Becyrk, Beskid, Beskidek, White Cross, Bieniadka, Bieńków, Bieńkula, Bila, Bobula, bùn, Bugaj, Byrdów, Cerchlisko, yên tĩnh, Czyrna, Valley, Drodzyska, Dunacie, Gacioki, Hill, Hall Podskrzyczeńska, Hondraski, Jajconka, Jaworzyna, Karkoszczonka, Kaźmirula, Kępki, Kępa, Kpki, Kępa, Kotarz, Kuppwwww, kwaswas, ys ys Beskid, Pod Birchwood, Podskole, Podzwalisko, Porębskich, trung cấp, Reich, Rombaniska, Salmopol, Sialisiokula, Sidzinów, yên Skality, Stanickowskie, Stawisko, khô, Szczyrk thấp hơn, Szczyrk đầu, Szewcula, Śliwiacka Lawn, Świniarki, Urbaczkula, Wawrzutka, Wiatrówka, Wielki Kęs, Więzikówka, Wyrobiska, Zachańderka, Zagrody, Zapalenica, Zaprzelina, Za Wodą và Zwalisko. Các đơn vị phụ trợ của thành phố Szczyrk Nghị quyết của Hội đồng thành phố tại Szczyrk ngày 15 tháng 2 năm 1995. (Số VIII / 39/95), việc phân chia thành phố Szczyrk thành 7 khu nhà ở đã được giới thiệu. Dân số học Dữ liệu từ ngày 31 tháng 12 năm 2016 : Kim tự tháp của tuổi cư dân Szczyrk năm 2014 600x600px Lịch sử Là thuộc địa của Wallachia, Hungary, Áo, Cộng hòa Séc và Slovak được ghi nhận ở thế kỷ XV. Năm 1630, cuộc điều tra dân số đầu tiên của Szczyrk đã được thực hiện cho mục đích thuế. Vùng đất ở đây được đo bằng đơn vị "Zarębek" (tương đương với łan) được xác định từ trục của thung lũng, và người định cư vùng cao được phân bố đều trên một sườn dốc ánh sáng mặt trời tốt hơn và xấu hơn. Bắt đầu từ thế kỷ 18, ngoài nông nghiệp, các lĩnh vực khác của nền kinh tế đã phát triển, như chăn cừu và sản xuất gỗ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của ngành công nghiệp lân cận của cả Ba Lan và Bielsko-Biała. [ cần thiết   chú thích ] . Ngoài ra sản xuất vải từ lông cừu cừu . Vào năm 1808, đã có 172 "Zarębek" ở Szczyrk. Kategoria:Artykuły z brakującymi przypisami od 2019-02 Theo điều tra dân số Áo năm 1900, có 465 tòa nhà ở Szczyrk có diện tích 1896 ha, 2.45 người (mật độ dân số 130 / km²), trong đó 2.248 (91,2%) là người Công giáo, 13 (0,5%) là tín đồ Do Thái giáo, và 4 (0,2%) vẫn là một tôn giáo khác, 2455 (99,6%) là tiếng Ba Lan và 9 (0,4%) nói tiếng Đức. Tại Salmopol (một phần của thành phố), có 169 người sống trong 33 tòa nhà với diện tích 26 ha (mật độ dân số 650 người / km²), trong đó tất cả đều nói tiếng Ba Lan, 50 (29,6%) là người Công giáo và 119 (70,4 ) có các tôn giáo khác (chủ yếu là truyền giáo). Ngoài ra, Szczyrk có "khu vực nội bộ" năm 2011 (Ger. Gutsrose) có 15 người sinh sống . Tổng cộng, các khu vực này chiếm 3933 ha (39,33 km²) có 2649 người sinh sống và mật độ dân số trung bình là 67,4 người. / Km². Sau Thế chiến I, sự phát triển của ngành du lịch bắt đầu. Cơ sở dữ liệu đầu tiên về nơi ăn nghỉ là do chiếm các doanh trại và các bệnh viện của quân đội Áo. Năm 1924, một nơi nghỉ dưỡng dành cho người trượt tuyết được xây dựng tại Skrzyczne, được xây dựng bởi Beskidenverein, trong khi nhà nghỉ du lịch bắt đầu hoạt động vào năm 1933. Năm 1927, Salmopol được gia nhập thành phố, trước đây là một thị trấn độc lập. Do đó, hai Kitô giáo của Szczyrk trở nên quan trọng nhất, vì ở Salmopol, hầu hết cư dân là những người truyền giáo . Szczyrk đã được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã vào ngày 22 tháng 2 năm 1945 bởi quân đội Liên Xô . Szczyrk có được quyền thành phố vào năm 1973. Hiện tại, Szczyrk có một cơ sở lưu trú đa dạng và phong phú (trung tâm nghỉ mát, nhà khách, nhà khách, căn hộ và căn hộ). Thể thao và du lịch Khu nghỉ mát trượt tuyết của Trung tâm thể thao trung tâm - Trung tâm luyện thi Olympic trên sườn Skrzyczne, một khu nghỉ mát trượt tuyết lớn Czyrna-Solisko ở Szczyrk trên sườn núi Mały Skrzyczne với các tuyến đường nổi tiếng của Bieńkula và Golgota , trong khuôn viên của Trung tâm đào tạo và giải trí Beskidek ở Szczyrk (Szczyrk-Bila), trên sườn phía đông bắc của Beskidka với tuyến đường đen hiếm khi hoạt động (thang máy 1 thanh T), tuyến đường 730 m, độ cao 250 m đỏ , Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết "Chữ thập trắng" trên đèo Salmopolska với 2 thang máy (thang máy trượt tuyết "Biały Krzyż" với chiều dài khoảng 300 m và cao nguyên "Bartuś" với chiều dài khoảng 200 m); các tuyến đường ở đây rất dễ dàng, chúng được chải chuốt, tuyết rơi và thắp sáng, Thang máy trượt tuyết "Beskid" với hai thang máy và hai tuyến đường (đỏ - 788 m và xanh lam - ngắn hơn) được chiếu sáng, nhưng không có tuyết, ở Czyrna, gần trạm dưới và bãi đỗ xe, họ hoạt động vào mùa đông trên những con lừa liên kết 3 của wyrwirczka , gần ga dưới của khu nghỉ mát - một số dốc cho người mới bắt đầu và thang máy "Kaimówka", Skalite nhảy trượt tuyết phức tạp , Hang động : Lodowa, Salmopolska, Malinowska, ở Klimczok . Ở Szczyrk trong Lễ hội Thanh niên Châu Âu Mùa đông lần thứ 9 "Śląsk-Beskidy 2009" đã có các cuộc thi nhảy dù, kết hợp Bắc Âu, trượt tuyết xuyên quốc gia, trượt tuyết trên núi cao và trượt tuyết . Ngoài ra, thành phố là cơ sở chính của toàn bộ lễ hội, cũng có lễ khai mạc. Đường mòn đi bộ Các tuyến du lịch sau đây đi qua Szczyrk : Ostre - Skrzyczne - Szczyrk Centrum - ký túc xá PTTK trên Klimczok - Bystra - Wilkowice Wilkowice - Bystra - Przełęcz Kołowrót - Siodło pod Klimczokiem - Szczyrk Biła - Szczyrk Centrum - Skrzyczne - Malinowska Skała - Barania Góra Trung tâm Szczyrk - Szczyrk Biła - Przełęcz Karkoszczonka - Brenna Bukowa Szyndzielnia - Siodło pod Klimczokiem - Đèo Karkoszczonka - Beskid Węgierski - Grabowa - Szczyrk Przełęcz Salmopolska - Malinów - Malinowska Skała Szczyrk Solisko - Malinów (truy cập vào trên. ) Szczyrk Górka - Cottage trên Groń - Bystra Cộng đồng tôn giáo Ở Szczyrk có một giáo xứ Công giáo La Mã của Saint. Gia-cốp . Nhà thờ giáo xứ Saint. James tông đồ trong đó giáo xứ tọa lạc, được xây dựng vào năm 1797-1800 và được xây dựng lại vào năm 1935. Nhà thờ này nằm trên con đường kiến trúc bằng gỗ của Silesian Voivodship . Ngoài ra, Thánh địa "Na Górce" hoạt động tại Szczyrk. Ngoài ra còn có một nhà thờ Tin Lành ở Szczyrk-Salmopol trong thị trấn Hợp tác quốc tế Jászkisér ( Hungary ) - từ ngày 23 tháng 4 năm 2004, Mikołajki ( Ba Lan ) - từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Zetel ( Đức ) - từ ngày 24 tháng 10 năm 2008. Xã Szczyrk (vùng Katowice) Xã Szczyrk (1946-1954) Xã Szczyrk (1976-1990) Thị trấn của Śląskie
wiki
Nhà thờ Hồi giáo Selimiye (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Selimiye Camii) là một nhà thờ Hồi giáo mang phong cách kiến trúc của đế chế Ottoman nằm ở ở thành phố Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ. Người cho xây dựng là sultan Selim II và được xây dựng bởi kiến trúc sư Mimar Sinan giữa năm 1569 và 1575. Nó là kiệt tác của Sinan và là một trong những thành tựu nổi bật nhất của kiến trúc Hồi giáo. Mô tả Nhà thờ Hồi giáo này nằm ở trung tâm của một khu phức hợp gọi là Külliye (bao gồm bệnh viện, trường học, thư viện hoặc có thể bao gồm một nhà tắm công cộng xung quanh nhà thờ Hồi giáo). Trong đó lại bao gồm cả Madrasa (Học viện Hồi giáo, chuyên dạy các bài về khoa học và Hồi giáo), một Hadis Dar-ul (trường học Al- Hadith) và dãy cửa hàng Arasta. Sinan đã sử dụng một hệ thống hỗ trợ hình bát giác được tạo ra thông qua tám cột trụ được chạm khắc tinh xảo bên trong một bức tường hình vuông bao quanh. Bốn bán mái vòm ở các góc của hình vuông cùng với những vòm từ những trụ cột nối với nhau. Mái vòm có đường kính 31.25m với cấu hình cầu kết nối với các bức tường. Trong khi nhà thờ Hồi giáo thường bị hạn chế bởi một phân đoạn trang trí nội thất, nỗ lực của Sinan tại Edirne là tạo ra một cấu trúc đã làm cho nó có các Mihrab (mái vòm hình bán nguyệt) từ bất kỳ vị trí trong nhà thờ Hồi giáo. Nhà thờ Hồi giáo của Selim II có một mái vòm lớn và 4 tháp cao tại bốn góc. Xung quanh phần còn lại của nhà thờ Hồi giáo bổ sung bởi các thư viện, trường học, bệnh xá, phòng tắm, bếp ăn từ thiện cho người nghèo, chợ, bệnh viện, và một nghĩa trang. Những công trình phụ trợ được liên kết theo chiều dọc và được chia thành nhóm. Ở phía trước của nhà thờ Hồi giáo là một tòa án hình chữ nhật với diện tích tương đương. Tuy nhiên, sự đổi mới không đến trong kích thước của tòa nhà, mà chính là bởi nội thất của nó. Các Mihrab được bố trí đẩy vào trong tòa nhà với một không gian mang chiều sâu để cho phép cửa sổ lấy ánh sáng từ ba hướng. Điều này có tác dụng làm cho các tấm gạch của bức tường lấp lánh với ánh sáng tự nhiên. Sự hợp nhất của hội trường chính tạo thành một hình bát giác (hai hình vuông đan vào nhau) và mái vòm lớn bao phủ. Mái vòm lớn được hỗ trợ bởi 8 mái vòm nhọn, nằm tại các đỉnh của hình bát giác. Vẻ đẹp từ sự phù hợp của hình dạng hình học đan xen lẫn nhau là đỉnh điểm của kiến trúc mà Sinan đã tìm tòi suốt đời, với một không gian nội thất thống nhất. Tại cuộc bao vây Bungari ở Edirne trong năm 1913, mái vòm của nhà thờ Hồi giáo bị trúng pháo binh của Bungari nhưng đã được xây dựng lại rất nhanh chóng sau đó. Nhà thờ và các công trình sống sót sau cuộc tấn công với thiệt hại rất nhỏ. Nhưng dưới thời Mustafa Kemal Atatürk, nó đã không được phục hồi. Một số hư hại có thể được nhìn thấy tại mái vòm trên. Nhà thờ Hồi giáo được mô tả trên mặt trái của tờ 10.000 lira Thổ Nhĩ Kỳ, tiền giấy trong giai đoạn 1982-1995. Nhà thờ Hồi giáo Selimiye, cùng với tổ hợp xã hội külliye của nó, đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 2011. Hình ảnh Xem thêm Danh sách các nhà thờ Hồi giáo Nghệ thuật Hồi giáo Kiến trúc Hồi giáo Kiến trúc Ottoman Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye Mimar Sinan Tham khảo Tham khảo Everything about Selimiye Mosque Nhà thờ Hồi giáo Selimiye Hình ảnh của Nhà thờ Hồi giáo Selimiye Architecture of the Selimiye Mosque Over 130 pictures of the mosque pictures in webshots.com Di sản thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ Selimiye Kiến trúc vòm Công trình của Sinan Thánh đường Hồi giáo ở tỉnh Edirne Danh lam thắng cảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ
wiki
Soạn bài lớp 10: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Hướng dẫn Soạn bài lớp 10: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Soạn bài lớp 10: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trích trong Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn. Soạn văn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần này là tài liệu tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình. Soạn bài lớp 10: Luyện tập về liên kết trong văn bản Soạn bài lớp 10: Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) NGÔ SĨ LIÊN I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả, xem bài Thái sư Trần Thủ Độ. 2. Vua hỏi Hưng Đạo Đại Vương về kế sách giữ nước; Hưng Đạo Đại Vương nhấn mạnh “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách”. Mặc dù cha muốn Quốc Tuấn lấy được thiên hạ nhưng đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông kính cẩn giữ tiết làm tôi, cảm phục trước Dã Tượng, Yết Kiêu khi hai người can nên trung hiếu, hài lòng khi con ông là Hưng Vũ Vương cho rằng không nên tranh giành, nổi giận định trừng trị khi người con thứ Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng khuyên “thừa cơ dấy vận” hòng chiếm lấy thiên hạ; được phong là Thượng quốc công có quyền phong tước song chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi sắp mất, Quốc Tuấn dặn lại con sau khi ông qua đời phải hoả táng, bí mật chôn trong vườn để người đời không biết ở chỗ nào, lại làm sao cho mau mục. Quốc Tuấn tiến cử người tài giỏi cho đất nước. Quốc Tuấn có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa, danh tiếng vang dội; đến nay mỗi khi đất nước có giặc, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn. Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. 3. Với nghệ thuật lựa chọn sự kiện, tình tiết đặc sắc, kết hợp giữa lối viết sử biên niên và tái hiện chân dung nhân cách nhân vật lịch sử, đoạn trích khắc hoạ đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc. 1. Tìm hiểu xuất xứ Gợi ý: Bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được trích từ sách Đại Việt sử kí toàn thư, quyển VI, phần Bản kỉ, Kỉ nhà Trần. 2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích Gợi ý: Có thể chia đoạn trích thành bốn đoạn nhỏ: Đoạn một (từ đầu cho đến đó là thượng sách giữ nước vậy.): Quốc Tuấn trả lời vua về kế sách giữ nước. Đoạn hai (từ Quốc Tuấn là con An Sinh Vương,… cho đến ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy.): Quốc Tuấn giữ tiết làm tôi. Đoạn ba (từ Quốc Tuấn lại từng soạn sách khích lệ… cho đến Ông lo nghĩ đến việc sau khi mất như thế đấy.): Quốc Tuấn dặn con sau khi mất. Đoạn bốn (phần còn lại): Quốc Tuấn tiến cử người tài giỏi giúp nước và uy lực của ông sau khi chết. 3. Nghệ thuật kết hợp giữa lối viết sử biên niên, ghi chép các sự việc theo diễn tiến thời gian với việc dựng chân dung nhân cách nhân vật lịch sử bằng những sự kiện, chi tiết, việc làm, lời nói cụ thể. Tác giả đưa ra hai mốc thời gian: Tháng 6, ngày 24, sao sa – thời điểm Quốc Tuấn ốm và Mùa thu, tháng 8, ngày 20 – ngày Quốc Tuấn mất. Tuy nhiên, các sự kiện, chi tiết, việc làm hay lời nói của nhân vật lại được tái hiện không theo trình tự thời gian mà xuất hiện linh hoạt, tuỳ theo dụng ý khắc hoạ chân dung nhân cách nhân vật lịch sử của sử gia. 4. Nhận xét về nghệ thuật lựa chọn chi tiết, sự việc. Gợi ý: Sử gia đã rất khéo léo khi lựa chọn chi tiết, sự việc để làm nổi bật đặc điểm nhân cách của nhân vật. Ví dụ: Để chứng tỏ Quốc Tuấn là một người mưu lược, tinh thông thời thế, có tư tưởng đúng đắn, sáng suốt, sử gia đã tái hiện kĩ lưỡng lời nói của ông khi trả lời vua về kế sách giữ nước. Để chứng tỏ Quốc Tuấn một lòng trung nghĩa, sử gia thuật lại lời căn dặn của An Sinh Vương và việc Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và nhất là miêu tả những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ; trong đó đặc biệt là thái độ, hành động, lời nói của ông trước câu trả lời của con thứ Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng (Quốc Tuấn rút gươm kể tội…; Định giết Quốc Tảng,…). Để nhấn mạnh lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân sâu sắc đến mức thần thánh hoá Hưng Đạo Vương, sử gia đã đưa vào chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của ông, nhất là chi tiết “tráp đựng kiếm có tiếng kêu”. Gợi ý: An Sinh Vương hiềm khích với Trần Thái Tông, trước lúc mất dặn con phải lấy được thiên hạ; Quốc Tuấn ghi nhớ lời dặn của cha nhưng không cho là phải, một lòng kính cẩn giữ tiết làm tôi. Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để dạy các tướng, sưu tập binh pháp các nhà làm thành Bát quái cưu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, người Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng. Quốc Tuấn được Thánh Tông cho phép được phong quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi râu sau; nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Ngày 24, tháng 6, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách giữ nước. Ngày 20, tháng 8, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. 6. Bình luận về nhân cách Hưng Đạo Đại Vương được thể hiện trong đoạn trích. Gợi ý: Đoạn trích ngợi ca công đức và nhân cách của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: hai lần tham gia đánh bại quân Nguyên – Mông; có kế sách giữ nước “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”; kính cẩn giữ tiết làm tôi trung, không tranh giành quyền lực, không lạm dụng quyền bính; khéo léo tiến cử người tài giỏi cho đất nước; có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa,… Đặt nhân vật trong các mối quan hệ với vua, với nước, với cha, với con, với bề dưới,… sử gia khẳng định lòng cảm phục và ngưỡng mộ đối với Hưng Đạo Vương với đủ các đức nhân, trí, nghĩa, dũng. Đoạn trích phản ánh được thái độ của nhân dân với anh hùng dân tộc, cho thấy tư tưởng và khí phách của Hưng Đạo Vương đã trở thành bất tử trong lòng người. (1) Có người hặc tội Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua. Trước mặt vua, Trần Thủ Độ xác nhận người hặc tội nói đúng và còn ban thưởng. Sự kiện này chứng tỏ Thủ Độ là người thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân; trọng người trung trực, can đảm, dám vạch tội lỗi hoặc sai lầm của người khác, nhất lại là đối với người bề trên, có quyền lực. (3) Quốc Mẫu, vợ Thủ Độ xin riêng cho một người làm chức quan nhỏ. Ông ra điều kiện người đó phải chặt ngón chân để phân biệt với các quan khác. Người kia kêu van xin thôi. Từ đấy không ai dám đến nhờ cậy, xin xỏ chức tước nữa. Sự kiện này chứng tỏ Thủ Độ là người khéo léo, tế nhị trong xử sự (vừa không làm mất lòng vợ, vừa răn đe được những kẻ xin xỏ chức tước và những kẻ cậy quyền thế ban phát chức tước). (4) Thái Tông muốn cho anh Thủ Độ làm tướng. Thủ Độ phản đối việc anh em trong gia đình cùng làm tướng, vì cho rằng như thế sẽ dễ kết bè đảng, bất lợi cho triều đình. Sự kiện này cho thấy Trần Thủ Độ là người có tầm nhìn, lo lắng cho sự ổn định của triều đình, không đồng tình với tư tưởng gia đình trị. 7. Nhận xét chung về nhân vật Trần Thủ Độ. Gợi ý: Nắm giữ trọng trách của triều đình, Trần Thủ Độ là người tài đức vẹn toàn, chí công vô tư, quyết đoán, cao thượng, sống theo kỉ cương, hết lòng phụng sự đất nước. 8. Có thể tiến hành so sánh giữa tính cách Tô Hiến Thành và Trần Thủ Độ để thấy được những nét tính cách giống nhau giữa hai nhân vật này và qua đó hiểu được những phẩm chất đẹp đẽ của con người mà các sử gia Việt Nam đề cao. Tô Hiến Thành và Trần Thủ Độ sống cách nhau khoảng một trăm năm, trong những bối cảnh lịch sử không giống nhau. Nhưng cả hai nhân vật lịch sử này đều được khắc hoạ với nhân cách lớn, luôn đặt sự nghiệp của đất nước lên trên hết, chí công vô tư, trung trực, không nao núng trước cám dỗ danh lợi,…
vanhoc
Thôi Ngọc Trung (tiếng Trung giản thể: 崔玉忠, bính âm Hán ngữ: Cuī Yùzhōng, sinh tháng 11 năm 1964, người Hán) là tướng lĩnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông là Trung tướng Quân Giải phóng, Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, khóa XIX, hiện là Phó Tư lệnh Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông từng là Phó Tư lệnh Chiến khu Đông Bộ. Thôi Ngọc Trung là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông có sự nghiệp đa phần phục vụ cho lực lượng hải quân, hoạt động ở cả 3 hạm đội Bắc Hải, Nam Hải, và Đông Hải. Sự nghiệp Thôi Ngọc Trung sinh vào tháng 11 năm 1964 tại huyện Hải Luân, nay là thành phố cấp huyện Hải Luân thuộc địa cấp thị Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp cao trung ở Hải Luân, đến năm 1982 thì nhập ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, phục vụ cho lực lượng Hải quân. Ông có thời gian dài hoạt động cho hải quân và không quân trong hải quân, giữ chức Tham mưu trưởng Quân Hàng không của Hạm đội Bắc Hải. Vào tháng 7 năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Tham mưu trưởng Hải quân, hỗ trợ các Tham mưu trưởng là Triệu Hưng Phát giai đoạn 2003–04, Tôn Kiến Quốc giai đoạn 2004–06, được phong quân hàm Thiếu tướng Hải quân vào tháng 7 năm 2014. Vào tháng 3 năm 2016, khi hệ thống quân đội Trung Quốc được cải tổ, Thôi Ngọc Trung được điều về Chiến khu Nam Bộ vừa được thành lập, nhậm chức Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, kiêm Tư lệnh Quân Hàng không Hải quân Chiến khu Nam Bộ. Ở đơn vị này được 4 tháng cho đến tháng 7 thì ông được điều chuyển tới Chiến khu Đông Bộ, giữ chức tương ứng là Phó Tư lệnh Hạm đội Đông Hải, kiêm Tư lệnh Quân Hàng không Hải quân Chiến khu Đông Bộ. Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX. Tháng 4 năm 2020, Thôi Ngọc Trung được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng Hải quân, đến tháng 12 thì điều trở lại khu vực Hoa Đông nhậm chức Phó Tư lệnh Chiến khu Đông Bộ, đồng thời được thăng quân hàm là Trung tướng. Vào tháng 6 năm 2021, ông được chuyển chức, giữ vị trí Phó Tư lệnh Hải quân. Cuối năm 2022, ông được bầu là đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX, từ đoàn Quân Giải phóng và Vũ cảnh. Trong quá trình bầu cử tại đại hội, ông tiếp tục được bầu là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX. Lịch sử thụ phong quân hàm Xem thêm Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX Danh sách Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX Chú thích Liên kết ngoài Quân Giải phóng Trung Quốc. Người Hán Nhân vật còn sống Sinh năm 1964 Người Hắc Long Giang Trung tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX
wiki
Polyol là một hợp chất hữu cơ chứa nhiều nhóm hydroxyl. Thuật ngữ "polyol" có thể có một ý nghĩa hơi khác nhau trong khoa học thực phẩm và hóa học polymer. Một phân tử có nhiều hơn hai nhóm hydroxyl là một polyol, với ba - một triol, và với bốn - một tetrol. Theo quy ước, polyol không đề cập đến các hợp chất có chứa các nhóm chức năng khác. Cellulose là một polymer với nhiều nhóm rượu, nhưng nó thường không được thảo luận như một polyol. Rượu đường Rượu đường, một loại polyol, thường thu được bằng cách hydro hóa đường. Chúng có công thức (CHOH)nH2, với n = 4–6. Rượu đường được thêm vào thức ăn vì hàm lượng caloric thấp hơn đường; tuy nhiên, nhìn chung chúng cũng ít ngọt hơn và thường được kết hợp với chất tạo ngọt cường độ cao. Chúng cũng được thêm vào kẹo cao su vì chúng không bị phân hủy bởi vi khuẩn trong miệng hoặc chuyển hóa thành axit, và do đó không góp phần vào sâu răng. Maltitol, sorbitol, xylitol, erythritol, và isomalt là các loại rượu đường phổ biến. Tham khảo Chất ngọt Polyme hữu cơ Polyol Hóa chất hàng hóa
wiki
Wirtland là một vi quốc gia trên internet được thành lập vào năm 2008. Phản ứng truyền thông Fox News và bTV của Bulgaria là những kênh truyền hình đầu tiên đưa tin về Wirtland. bTV đã tổ chức một cuộc phỏng vấn trực tuyến với ba cộng đồng người gốc Bulgaria vào ngày 11 tháng 2 năm 2009 trong khi Fox 45 Morning News của Baltimore, Maryland giới thiệu một cuộc phỏng vấn về Wirtland với phóng viên Larry Fiorino vào ngày 20 tháng 1 năm 2009. Ngày 4 tháng 11 năm 2011, Wirtland xuất hiện trên kênh truyền hình Sponka.tv của Slovenia. Vào tháng 2 năm 2015, đài phát thanh hàng đầu của Tây Ban Nha Cadena SER đã đăng bài phỏng vấn với đại diện của Wirtland. Vào ngày 29 tháng 7 năm 2015, Wirtland đã được phát sóng trên kênh Red ATB của truyền hình Bolivia. Wirtland cũng đã được CNN Türk, Tiếng nói nước Nga, PC World, Computerworld, Milliyet, Sabah, Dneven Trud đưa tin. Tiền tệ phải|nhỏ|"Wirtland Crane" Năm 2009, Wirtland phát hành đồng tiền vàng đầu tiên của mình, "Wirtland Crane" (10 Đơn vị Tiền tệ Quốc tế, ICU). Wirtland Crane - 1/10 oz. được đúc bằng vàng 24 carat - đã trở thành đồng tiền vàng đầu tiên trên thế giới được sản xuất bởi một quốc gia trên internet (ảo). Đồng vàng "Crane" và không lâu sau đó là đồng bạc đầu tiên, có tên tương tự là "Silver Crane" (2 ICU). Tham khảo Đọc thêm Kristan J. Wheaton, Wirtland: A New (?) Experimental (??) Cyber (???) Nation (????), Sources And Methods, 30 tháng 11, 2008. CNN Turkey, , İşte "Hayalistan"ın en güzel kızı!, 11 tháng 11, 2009. The Scavenger, Wirtland: Fantasy or reality?, The Scavenger,12 tháng 12, 2010. Veldmuis.com, Virtuele bewoners willen eigen ‘virtuele straatnamen’, Veldmuis.com, 9 tháng 10, 2008. Vi quốc gia Giấy tờ tùy thân Website
wiki
Cú nhảy cuối cùng (, tựa tiếng Anh: The Last Match) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc sản xuất năm 1994 dài 16 tập có sự tham gia của các diễn viên Son Ji-chang, Lee Sang-ah, Jang Dong-gun, Shim Eun-ha, Lee Jong-won và Shin Eun-kyung. Phim được phát sóng trên MBC vào 21:50 các ngày Thứ Hai và Thứ Ba bắt đầu từ ngày 3 tháng 1 năm 1994. Phim sau đó được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. Phân vai Chính Son Ji-chang trong vai Lee Dong-min Jang Dong-gun trong vai Yoon Chul-joon Shim Eun-ha trong vai Jung Da-seul Lee Sang-ah trong vai Choi Mi-joo Phụ Đội bóng rổ Đại học Myung Sun Park Hyung-joon trong vai cầu thủ số 9 Heo Joon-ho trong vai cầu thủ số 10 Song Ki-yoon trong vai huấn luyện viên đội Myung-sun Đội bóng rổ Đại học Han Young Lee Jong-won trong vai Kim Seon-jae Kang In-duk trong vai huấn luyện viên đội Han-young Jun In-taek trong vai huấn luyện viên đội Han-young Khác Jang Hang-sun trong vai cha của Chul-joon (chủ quán rau) Shin Eun-kyung trong vai Kim Soo-jin Park Chul Lee Dong-shin Lee Jung-hoon Park Jae-hoon Hong Yo-seob Tham khảo Liên kết ngoài Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 1994 Phim truyền hình MBC, Hàn Quốc
wiki
Halfway Festival là một lễ hội âm nhạc diễn ra ở Đông Bắc Ba Lan, tại Białystok vào tuần cuối cùng của tháng 6 hàng năm. Nhà tổ chức chính của lễ hội là Podlasie Opera và Dàn nhạc giao hưởng - Trung tâm nghệ thuật châu Âu. Mùa giải đầu tiên của nó đã diễn ra vào năm 2012. Ý kiến Halfway Festival là một cuộc tụ tập liên quan đến các nhạc sĩ, dân ca và nhạc sĩ alternative. " Đây không phải là lễ hội lớn nhất, hay quan trọng nhất hay tốt nhất trên thế giới, nhưng nó mang đến một bầu không khí không thể diễn tả và độc đáo cho khán giả nhiệt tình. Lễ hội là một trong những loại hình, vì nó được tạo ra bởi cả người biểu diễn và khán giả - theo phương châm của nó: Gần gũi với mọi người, gần gũi với âm nhạc. Đó là một lễ hội không có người đứng đầu - tất cả các nghệ sĩ, cùng với khán giả, chia sẻ tầm quan trọng cao nhất. "- phát biểu của ông với các nhà tổ chức. Không có quy định phức tạp, hạn chế. Tất cả đều dựa trên niềm tin và một nền văn hóa lớn của những người tham gia. Có thời gian để nói chuyện với các nghệ sĩ, để xem họ đi dạo, nghỉ ngơi hoặc lắng nghe những người biểu diễn khác trong số khán giả. Đó là lễ hội mà không ai nên vội vàng; các nghệ sĩ có thể chơi miễn là họ và người hâm mộ của họ muốn, vì không có giới hạn thời gian cho các buổi biểu diễn. Đó là lễ hội kết nối truyền thống âm nhạc của Tây và Đông Âu và Hoa Kỳ ở cùng một địa điểm. Địa điểm Halfway là một lễ hội diễn ra trong một nhà hát với âm thanh tuyệt vời, độc đáo. Phong cảnh nằm rất gần, trong tầm tay của khán giả. Nhà hát có vị trí tại Podlasie Opera và Philharmonic - Trung tâm nghệ thuật châu Âu tại Białystok - viện nghệ thuật lớn nhất ở Đông Bắc Ba Lan và là trung tâm văn hóa hiện đại nhất ở khu vực châu Âu này. Ở giữa các buổi hòa nhạc, có thể dành một chút thời gian trong khu vực xanh xung quanh nhà hát. Có một khu vực DJ để nhảy hoặc nghe nhạc điện tử tốt. Có quầy hàng với nhiều loại trà, bia địa phương, đồ nướng, đồ dùng lễ hội. Nghệ sĩ 2017 Thứ Sáu ngày 23 tháng 6 Starsabout (PL) Christine Owman (SE) Shuma (BY) Thứ bảy ngày 24 tháng 6 Agata Karczewska (PL) Cate Le Bon (GB) Juana Molina (AR) TORRES (GB) Mạng che mặt (New Zealand / GB) Chủ nhật ngày 25 tháng 6 Coals (PL) East Of My Youth (IS) Nive & The Deer Children (GL) Ban nhạc Cass McCombs (Mỹ) Angel Olsen (Mỹ) 2016 Thứ Sáu ngày 24 tháng 6 Byen (Ba Lan) Ilya (Anh) Tàu khu trục (Canada) Thứ bảy ngày 25 tháng 6 Coldair (Ba Lan) Odd Hugo (Estonia) Eivør Pálsdóttir (Quần đảo Faroe) Accolective (Israel) Ane Brun (Na Uy) Chủ nhật ngày 26 tháng 6 Intelligency (Bêlarut) Giant Sand (Mỹ) Mammút (Iceland) Julia Marcell (Ba Lan) Wilco (Hoa Kỳ) 2015 Thứ Sáu ngày 26 tháng 6 Nathalie and The Loners (Ba Lan) .K (Bêlarut) Moddi (Na Uy) Gabriel Ríos (Bỉ) Thứ bảy ngày 27 tháng 6 JÓGA (Ba Lan) Garbanotas Bosistas (Litva) She Keeps Bees (Mỹ) Vök (Iceland) William Fitzsimmons (nhạc sĩ) (Hoa Kỳ) Chủ nhật ngày 28 tháng 6 Maggie Bjorklund (Đan Mạch) Sister Wood (Ba Lan / Anh) Oly. (Ba Lan) Sharon van Etten (Hoa Kỳ) The Antlers (ban nhạc) (Hoa Kỳ) 2014 Thứ Sáu 27 tháng 6 Overdriven Group (Ba Lan) Keegan McInroe (Hoa Kỳ) Phosphat (ban nhạc) (Hoa Kỳ) Thứ bảy ngày 28 tháng 6 Sonia Pisze Piosenki (Ba Lan) Lord & The Liar (Ba Lan) Fismoll (Ba Lan) Pascal Pinon (Đảo) Theodore (Hy Lạp) Viên kim cương sáng nhất của tôi (Mỹ) Chủ nhật ngày 29 tháng 6 Navi (Bêlarut) Daniel Spaleniak (Ba Lan) Hymnalaya (Đảo) Lisa Hannigan (Ireland) Ewert and The Two Dragons (Estonia) 2013 28 tháng 6 Wilhelm Jerusalem (Ba Lan) Anna von Hausswolff (Thụy Điển) Theo Byen (Đan Mạch) 29 tháng 6 Bobby the Unicorn (Ba Lan) HandmadE (Bêlarut) Sóley (Đảo) SoKo (Pháp) Sivert Høyem (Na Uy) 30 tháng 6 Markas Palubenka (Litva) Gin Ga (Áo) Domowe Melodie (Ba Lan) Người bản địa (Hoa Kỳ) Emilíana Torrini (Đảo) 2012 Lifemotiv (Ba Lan) Palina respublika (Bêlarut) Alina Orlova (Litva) Sébastien Schuller (Pháp) Ludzi Na Bałocie (Bêlarut) Lech Janerka (Ba Lan) Low Roar (Đảo) The Mountain Goát (Hoa Kỳ) Kapela ze Wsi Warszawa (Ba Lan) FolkRoll (Bêlarut) Re1ikt (Bêlarut) The Loom (Hoa Kỳ) Vasya Oblomov (Nga) Chłopcy kontra Basia (tiếng Tây Ban Nha) Haydamaky (Ukraine) Sin Fang (Đảo) Great Lake Swimmers (Hoa Kỳ) Woven Hand (Mỹ) Vé và lịch trình Có hai loại vé được bày bán: vé ba ngày cho toàn bộ lễ hội và vé một ngày. Có những nơi ở Białystok nơi những người tham gia có thể tìm phòng ở với giá thấp hơn, cũng như giảm giá tại các quán cà phê nghệ thuật, nhà hàng và quán rượu hợp tác với Halfway và nhà tổ chức của nó. Tất cả các buổi hòa nhạc bắt đầu sớm vào buổi tối. Trước đó, có thể thưởng thức các điểm tham quan do ban tổ chức chuẩn bị, ví dụ như gặp gỡ và chào hỏi với các ban nhạc, nhà văn, huấn luyện yoga và nhiều người khác - tùy thuộc vào các phiên bản của lễ hội. Các nghệ sĩ nói về lễ hội Lisa Hannigan: "Địa điểm và khán giả đáng yêu! Nó thật sự rất đáng yêu... (...) Tôi hy vọng tôi sẽ được mời trở lại. " Shara Worden (My Brightest kim cương) - được hỏi tại sao cô đến châu Âu mà không có một tour du lịch châu Âu, chỉ dành cho các lễ hội - đã trả lời: "Tôi được mời (cười) Tôi đơn giản..'' Tôi nghe nói lễ hội này đáng yêu như thế nào nên tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời để cuối cùng đến Ba Lan. Tôi cũng vậy. " Matthew Houck (Phosphescent (ban nhạc)): "Nó rất tráng lệ ở đây! Thật tuyệt vời hơn tôi nghĩ nó có thể! " Theodore: Một trong những hợp đồng biểu diễn tốt nhất trong cuộc đời tôi!'' " Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Họp báo 2014 Đánh giá HFB 2014 Lễ hội âm nhạc ở Ba Lan Lễ hội Ba Lan Białystok
wiki
Estefanía Romina Banini Ruiz (sinh ngày 21 tháng 6 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá người Argentina và đang đóng vai trò là một tiền đạo cho câu lạc bộ Tây Ban Nha Levante UD theo dạng cho mượn. Cô cũng đang thi đấu cho Washington Spirit tại giải đấu NWSL và đội tuyển quốc gia nữ Argentina. Banini trước đó đã trải qua bốn mùa với Colo-Colo ở giải vô địch bóng đá nữ Chile, hai mùa với Spirit, và một mùa với Valencia. Banini là một thành viên của đội tuyển quốc gia Argentina. Cô thường được gọi là phiên bản nữ của nam ngôi sao bóng đá Lionel Messi và Marta của Argentina. Câu lạc bộ sự nghiệp Banini chơi cho Colo-Colo ở Chile từ 2011 đến 2014. Vào tháng 12 năm 2014, cô là đội trưởng và giành được danh hiệu quốc gia thứ chín liên tiếp sau khi ghi hai bàn và đánh bại Santiago Morning với tỷ số 3 - 1. Washington Spirit (2015 2015) Vào tháng 1 năm 2015, Banini đã ký hợp đồng với Washington Spirit cho mùa thứ ba của Liên đoàn bóng đá nữ quốc gia (NWSL). Về việc ký hợp đồng với cô, huấn luyện viên trưởng của Spirit, Mark Parsons nói: "Estefania là một tài năng đặc biệt và tôi không nghĩ có một cầu thủ như cô ấy trong giải đấu. Cô ấy sẽ mang đến cho đội một động lực rất khác và đem lại cho chúng tôi chất lượng thực sự trong ba trận cuối cùng. " Cô đã thi đấu trong bốn trận đấu đầu tiên của mùa giải 2015 trước khi gặp phải chấn thương khiến cô phải ngồi ngoài suốt cả năm. Banini đã trở lại mạnh mẽ giữa mùa giải 2016, ghi năm bàn trong khoảng thời gian bảy trận trước khi gặp phải chấn thương khác. Người Argentina đã được trao giải thưởng Chiếc giày vàng Spirit 2016, NWSL Bàn thắng của tuần 13. NWSL cầu thủ của tuần 13 và NWSL cầu thủ của tháng 7. Valencia (2016 2015) Vào tháng 10 năm 2016 Banini chuyển đến câu lạc bộ đang chơi tại Primera División của Tây Ban Nha, Valencia Féminas CF. Washington Spirit (hiện tại 2017) Banini đã ký lại với Washington Spirit vào ngày 19 tháng 6 năm 2017. cô ra sân trong 9 trận đấu năm 2017 và ghi được 1 bàn thắng. Năm 2018 Banini chỉ xuất hiện trong 12 trận cho Spirit khi cô bỏ lỡ thời gian do Copa América 2018 và bỏ lỡ bảy trận cuối cùng của mùa giải vì chấn thương đầu gối. Vào ngày 4 tháng 12 năm 2018 Banini đã ký lại với Spirit cho mùa giải NASL 2019. Cho Levante mượn Vào ngày 17 tháng 10 năm 2018 Banini đã tham gia thi đấu cho Levante tại Primera División của Tây Ban Nha dưới dạng cho mượn. Sự nghiệp quốc tế Banini đã chơi cho đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina từ năm 2010. Vào tháng 9 năm 2014, cô đã ghi bàn trong một tình huống đá phạt trong trận đấu với Brazil giúp Argentina thắng 2 - 0 tại giải đấu Copa América Femenina. Banini đã ghi ba bàn tại Copa América Femenina 2018. Mục tiêu quốc tế Điểm số và kết quả của Argentina trước các đối thủ Hiệu va giải thưởng Cá nhân Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2013, 2014 Tập thể Nhà vô địch Torneo de Clausura Femenino: 2011, 2012, 2013, 2014 Copa Libertadores: 2012 Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ cầu thủ Washington Spirit Hồ sơ cầu thủ Colo Colo Hồ sơ tại La Liga Estefanía Banini tại FutbolEsta.com Cầu thủ bóng đá nữ nước ngoài tại Hoa Kỳ Tiền đạo bóng đá nữ Nhân vật còn sống Sinh năm 1990
wiki
Koizumi Yakumo Đấu trí Dịch giả: Quỳnh Chi Nguyên tác : Kakehiki Trong vườn của tòa dinh cơ có một nơi dùng làm bãi hành quyết để xử tội nhân. Tội nhân đã được dẫn ra trước vườn. Khu vườn này là một khoảng nền đất rộng, có những phiến đá lát đường xếp thành lối đi như trong vườn Nhật bản mà quý ngài trông thấy ngày nay. Tội nhân bị dẫn ra trước vườn, bị bắt quỳ xuống đất, hai cánh tay bị trói bẻ quặt ra đằng sau lưng. Rồi đám gia nhân đem ra một thùng đã đổ đầy nước và những túi bện bằng rơm đựng đầy sỏi bên trong, chất thành đống, vây chặt lấy tội nhân ở giữa, khiến cho hắn không thể xoay sở cử động được. Thế rồi chủ tướng đến nơi xem xét mọi sự sắp xếp chuẩn bị, ngài tỏ vẻ hài lòng không nói gì cả. Thình lình, tội nhân cất giọng oang oang nói với chủ tướng : -Thưa ngài, tôi sắp bị hành quyết, nhưng tôi bị tội đây không phải là vì đã cố tình phạm tội, mà chung qui cũng chỉ vì ngu xuẩn. Chẳng biết có phải vì quả báo hay không, mà từ khi sinh ra đời đến giờ tôi đã ngu xuẩn, làm gì cũng vụng về, cũng đoảng cả. Thế nhưng thưa ngài, ai lại đi giết một người chỉ vì người đó ngu ngốc. Như vậy không phải chút nào. Sao lại có chuyện vô đạo đức, vô lý như thế. Làm như thế mới thực là có tội là khác. Thưa ngài, nếu ngài bảo nhất định là sẽ xử trảm tôi, thì cũng được thôi. Nhưng thế nào tôi cũng sẽ về báo oán cho xem. Ở đời hễ gây oán thì sẽ bị báo oán. Lấy oán trả oán là như vậy. Con người ta ai cũng thế, nếu phải tuyệt mạng với một nỗi oán hờn mãnh liệt thì hồn ma của họ có thể sẽ trả thù kẻ giết mình để rửa nỗi oán hờn khi còn sống. Chủ tướng cũng biết rõ điều ấy, và ngàì đã ôn tồn đáp lại với vẻ nhân hậu: -Sau khi phải bỏ mạng rồi, nếu vì oán hờn ta mà người muốn về tác oai tác quái, thì cứ việc! Đó là quyền của ngươi. Nhưng người vừa nói gì mà lằng nhằng khó hiểu quá. Nếu quả thực là ngươi sẽ về báo oán, thì nào, sau khi bị bay đầu, hãy cho tất cả mọi người ở đây chứng kiến xem nào. Tội nhân đáp: -Được ! Thế nào tôi cũng về gặp ngài ! Chủ tướng nói: -Tốt ! Nào ! Đoạn ngài rút thanh trường kiếm sáng loáng ra bảo: -Ta sẽ chém đầu ngươi bây giờ. Nhiøn kìa ! Trước mặt người có một hòn đá lát đường. Sau khi bị chém, thủ cấp của ngươi sẽ văng ra, ngươi có giỏi thiø hay cắn vào hòn đá ấy xem nào ! Nếu người chết đi mà còn oán hận thì hãy làm như thế, cho tất cả mọi người ở đây ai cũng phải kinh hồn. Sao ? người có thể cắn vào hòn đá ấy cho mọi người thấy không ? -Được ! Sao ta lại không cắn được chứ ! Tội nhân vừa cười gằn vừa thét: -Cắn ! Cắn chứ ! Ta sẽ cắn cho mà xem ! Thanh kiếm bạc khoa lên sáng loáng. Có tiếng gió rít, tiếng lưỡi gươm chém phập vào da thịt người. Thân hình của tội nhân ngã gục xuống trên những bao sỏi. Hai giòng máu từ cổ của chiếc thủ cấp vừa bị chém phun vọt ra. Thủ cấp rơi lăn long lóc trên cát. Thế rồi chiếc thủ cấp vừa rơi xuống liền lăn về phía phiến đá lát lối đi, nẩy văng lên cao rồi lại rơi xuống, hàm răng trước chạm vào đá kêu cạch một tiếng. Trong khoảnh khắc, chiếc thủ cấp ra sức ngoạm, cắn vào hòn đá, nhưng rồi kiệt sức, lại lăn long lóc ra vườn. Không một ai thốt lên được một lời nào. Bọn bầy tôi kinh hãi nhìn chủ tướng. Nhưng sắc mặt ngài vẫn thản nhiên như không. Sau đó ngài từ tốn chìa thanh gươm cho người vũ sĩ cận vệ giội nước rửa, từ chuôi gươm cho tới chỗ thanh gươm đã chém vào thủ cấp, đoạn ngài lấy giấy bản lau thanh gươm vài ba lần. Buổi hành quyết tới đây là chấm dứt. Trong khoảng vài tháng sau đó, bọn cận thần và gia nhân đã trải qua những tháng ngày nơm nớp lo sợ hồn ma về tác oai tác quái. Tội nhân đã thề thốt như thế, nên không một ai mà không nghĩ rằng thế nào tội nhân cũng sẽ về báo oán. Vì thế ai nấy đều thắc thỏm lo âu, họ nhìn và nghe thấy những điều không thể có trên đời. Họ giật mình hoảng hốt sợ hãi từ cả tiếng gió luồn trong bụi tre hay những cái bóng đen ngoài vườn. Vì thế, cuối cùng mọi người bèn xúm lại bàn bạc, rồi thưa với chủ tướng, xin lập đàn cúng vái giải oan cho linh hồn người đã chết với nỗi ấm ức mang theo. Khi người trọng thần đứng đầu đám bầy tôi đã thay mặt mọi người đến thưa với chủ tướng, thiø ngài bảo: -Không cần làm gì cả. Quả là khi sắp chết, tên ấy có nói rằng hắn sẽ về báo oán. Cho nên các người mới xin ta làm vậy, Nhưng nếu vì thế, thì không có gì phải sợ hãi cả. Người trọng thần nẫy giờ ngước nhìn chủ tướng để van xin, nay thấy vẻ hết sức tự tin của chủ, đã phải do dự hồi lâu, rồi mới dám gạn hỏi nguồn cơn. Chủ tướng đáp : -Có gì đâu, chuyện hết sức rõ ràng. Nhìn sắc mặt người trọng thần, chủ tướng đã thấu hiểu sự nghi hoặc trong lòng người này, ngài nói tiếp: -Phải rồi, hắn chết đi mà còn đem theo một nỗi oán hận kinh hồn khiếp vía nặng đến ngàn vạn cân. Vì thế ta mới bèn tìm cách bảo hắn hãy trương ra bằng chứng là hắn thù hận, nhằm chuyển hướng mối hận muốn báo oán của hắn sang một cái khác chứ không phải là ta. Khi đó, sau khi bị chém, hắn chỉ còn quyết tâm muốn cắn vào hòn đá lát đường cho bằng được, và chẳng là hắn đã thực hiện được tâm nguyện đấy là gì. Như vậy có nghĩa là khi hồn lìa khỏi xác, hắn chỉ còn nghĩ đến một điều duy nhất là phải cắn vào đá, mà quên hẳn việc báo oán ta. Duyên cớ không cần lập đàn giải oan cho hắn là như vậy. Vì thế, các ngươi không phải bận tâm gì về chuyện này nữa. Quả nhiên, tội nhân đã bị xử tử chẳng bao giờ hiện về báo oán. Chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nguyên tác : Kakehiki (1904)của Koizumi Yakumo Người dịch : Quỳnh Chi ( 29/1/2009) Mục lục Đấu trí Đấu trí Koizumi YakumoChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: Thanh Vân đưa lên vào ngày: 10 tháng 4 năm 2009
vanhoc
Bảo tàng Địa chất của Viện Địa chất Quốc gia–Viện Nghiên cứu Quốc gia Ba Lan (tiếng Ba Lan: Muzeum Geologiczne Państwowego Instytutu Geologicznego–Państwowego Instytutu Badawczego) là bảo tàng nằm trong tòa nhà của Viện Địa chất Ba Lan, tọa lạc tại số 4 phố Rakowiecka, thủ đô Warszawa. Lịch sử Bảo tàng thành lập vào năm 1919, trong khuôn viên tòa nhà lịch sử được xây dựng từ năm 1925 đến năm 1930 do kiến trúc sư Marian Lalewicz thiết kế. Triển lãm Bảo tàng hiện nay có 8 triển lãm chuyên đề thường trực: Vấn đề của Trái Đất Lịch sử của Ba Lan khắc họa bằng đá Tài nguyên Khoáng sản Ba Lan Thế giới Đá Mắc ma Sự kết tinh và hình thành đá trầm tích Biến chất Viện Địa chất Ba Lan 1919–1999 Ngoài ra, bảo tàng trưng bày bộ xương lắp ráp của voi ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius Blumenbach) và tê giác lông mượt (Coelodonta antiquitatis Blumenbach) từ Thượng Śląsk, gấu hang châu Âu (Ursus spelaeus Rosenmüller). Ngoài ra bảo tàng còn có mô hình khủng long Dilophosaurus (Dilophosaurus wetherilli). Bảo tàng trưng bày các dấu vết khủng long được tìm thấy gần Dãy núi Świętokrzyskie. Tổng cộng có khoảng 4,5 nghìn người đã tham quan triển lãm. Bộ sưu tập ảnh chụp bảo tàng Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức của bảo tàng Bảo tàng Ba Lan
wiki
Ngày 28 tháng 8 năm 2019, Nghị viện Vương quốc Anh đã bị đình chỉ bởi Nữ hoàng Elizabeth II, theo đề nghị của thành viên đảng Bảo thủ đương kim Thủ tướng Vương quốc Anh, Boris Johnson. Việc đình chỉ sẽ có hiệu lực từ ngày 9 đến 12 tháng 9 năm 2019 và kéo dài cho đến khi khai mạc Quốc hội vào ngày 14 tháng 10 năm 2019; có hiệu lực, Quốc hội Anh đã bị đình chỉ từ ngày 10 tháng 9 đến ngày 24 tháng 9. Johnson cho biết việc đình chỉ Quốc hội là một quá trình chính trị thường lệ để cho phép Chính phủ tập trung lại chương trình nghị sự của mình; các chính trị gia đối lập, các nhà bình luận chính trị, và các thành viên của chính đảng của ông, đã xem dự án này là một nỗ lực vi hiến để tránh sự giám sát của quốc hội đối với các kế hoạch của Chính phủ Brexit trong khúc dạo đầu của Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31 tháng 10 năm 2019. Các thẩm phán của Tòa án Tối cao Anh tuyên bố việc Thủ tướng Boris Johnson đình chỉ Quốc hội là bất hợp pháp theo luật Scotland, và các thẩm phán tại Tòa án Công lý Tối cao ở Luân Đôn phán quyết rằng đó là không- chính đáng theo luật Anh là một vấn đề chính trị, do đó lệnh này không có hiệu lực. Theo Chánh án Tòa án Tối cao Anh Brenda Hale: "Quyết định đề nghị Nữ hoàng đình chỉ quốc hội là bất hợp pháp bởi nó cản trở khả năng thực hiện nhiệm vụ lập hiến của quốc hội, đồng thời không có lý do chính đáng nào cho hành động này". Toàn bộ 11 thẩm phán đều nhất trí chưa bị đình chỉ Quốc hội và phán quyết của tòa án nhằm tạo cơ hội cho cơ quan này đưa ra những quyết định tiếp theo. Bối cảnh Đình chỉ Quốc hội Anh là một quá trình chính trị đánh dấu sự kết thúc của phiên họp quốc hội, và cũng đề cập đến thời gian giữa khi kết thúc một phiên họp quốc hội và bắt đầu một phiên họp khác. Việc đình chỉ Nghị viện có hiệu lực chấm dứt tất cả các thủ tục tranh luận của Quốc hội và bất kỳ dự luật đề xuất nào cũng không được thông qua trước khi thành lập phải được đưa ra trong phiên họp tiếp theo của Quốc hội. Mặc dù điển hình là một quá trình thường lệ, đã có một vài trường hợp lịch sử trong đó việc dự đoán đã gây tranh cãi; đáng chú ý nhất là nội chiến Anh đã được kích hoạt giữa lúc căng thẳng giữa Charles I, người sẽ chỉ triệu tập Nghị viện để thông qua thuế tàu gây tranh cãi, và Nghị viện, người tìm kiếm nhiều quyền lực hơn để xem xét Nhà vua, đi xa hơn để thông qua các luật ngăn cản sự chia rẽ hoặc giải thể của chính nó. Cuối cùng, Nghị viện đã gây chiến với và sau đó xử tử Charles I vì tội chuyên chế; người kế vị với tư cách là người đứng đầu nhà nước, Oliver Cromwell, cũng có căng thẳng với Nghị viện và cuối cùng thanh trừng và trục xuất "Nghị viện Dài" để ủng hộ nghị viện khác. Đình chỉ Quốc hội có hiệu lực khi một tuyên bố của hoàng gia ra lệnh cho việc đọc bản quyền được đọc cho cả Tòa nhà Quốc hội; tại thời điểm đó, Quốc hội không hội họp cho đến khi Khai mạc Quốc hội vài ngày sau đó. Kể từ năm 1854, việc thành lập đã được thực hiện bởi các Ủy viên Nguyên lão thay cho Vua Anh. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Flickr gallery of the prorogation ceremony Vương quốc Liên hiệp Anh năm 2019 Chính trị năm 2019 Lịch sử chính trị Vương quốc Liên hiệp Anh
wiki
Akutagawa, Ryunosuke Ảo Ảnh Cuộc Đời Dịch giả: Phạm Vũ Thịnh Lời người dịch: Truyện ngắn này ra mắt người đọc năm 1927, năm cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi của Akutagawa Ryunosuke. Từ đầu năm, nhà văn đã suy yếu cùng cực, phải tĩnh dưỡng. 15/04, ông đến nhà bạn thân là Oana Ryuichi, tỏ ý muốn tự sát. 22/04 ông về liệu dưỡng ở nhà em vợ ở vùng bờ biển Kugenuma, vì bệnh dạ dày, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ưu uất... Sinh hoạt giản dị, xa cha mẹ nuôi và bà bác phiền toái, được vợ là Fumi chăm sóc ân cần, ông có được những ngày xuân trong mùa đông nghiêm trọng của cuộc đời trước khi chết.Truyện ngắn này thuộc loại &quot;truyện không có chuyện&quot; (Hanashi no nai shosetsu), có tính cách tự thuật, ghi lại những quan sát và tâm trạng của ông trong khoảng thời gian dưỡng bệnh. Cậu O trong truyện là bạn thân Oana Ryuichi, cháu Y là Yasushi, con trai thứ ba của ông. Bệnh hoạn, bi quan, ông mẫn cảm hơn và thấy nhiều ảo giác, những ảo giác riêng của ông lồng vào trong ảo ảnh Shinkiro cùng đi xem với bạn trong một ngày trời đẹp nhưng ngắn, mà đêm thì tối tăm và bất an. Như cuộc đời ở những ngày tháng cuối cùng. &quot;Shinkiro&quot;: là hiện tượng khúc xạ đặc biệt khi nhiều tầng không khí gần mặt biển có nhiệt độ hay nồng độ khác nhau thái quá, khiến cho phong cảnh ở nơi xa hiện lên trên dải không khí sát mặt biển hay mặt cát, trông như kéo dài ra hoặc ngược đầu lại. Vịnh Toyama, từ xuân đến đầu hạ, những ngày nắng ấm, gió nhẹ, trời tốt thì buổi chiều thường có hiện tượng này. Ngày xưa, người Nhật cho đó là do con nghêu lớn nhả hơi ra mà tạo thành nên gọi là &quot;Shinkiro - Thận khí lâu&quot; (Thận: sò nghêu; khí: hơi; lâu: nhà lầu) hoặc là Hải Thị (chợ trên biển). &quot;Thận khí&quot;, tự điển Hán Việt của Thiều Chửu ghi là &quot;ánh giả, ảo tưởng. Ánh sáng từ bể giọi lên trên không thành ra muôn hình ngàn trạng, ngày xưa cho là vì con sò thần nó hóa ra và gọi là Thận Lâu Hải Thị&quot;. Bản sau đây dịch từ nguyên tác tiếng Nhật công bố trên trang mạng Aozora Bunkô - Kho sách ngoài trời ngày 09/03/2004. Ảo ảnh cuộc đờiAkutagawa, RyunosukeTrên: ảo ảnh shinkiro; dưới: cảnh thật1Một buổi trưa mùa thu, tôi rời nhà đi xem ảo ảnh Shinkiro với cậu K, người bạn sinh viên từ Tokyo đến chơi. Có thể thấy được ảo ảnh Shinkiro ở bờ biển Kugenuma là điều có lẽ ai cũng biết. Ngay cả người giúp việc trong nhà tôi cũng đã nhìn thấy hình dáng chiếc thuyền hiện ngược lên mà trầm trồ: &quot;Giống y chang bức hình đăng báo dạo trước&quot;.Chúng tôi rẽ bên hông quán trọ Azumaya, định rủ bạn là cậu O đi luôn thể. Vẫn mặc chiếc áo sơ-mi màu đỏ thường lệ, cậu O có vẻ đang chuẩn bị cơm trưa gì đấy, qua hàng rào thấy cậu ta chăm chỉ quay máy bơm nước bên bờ giếng. Tôi giơ cây gậy bằng gỗ tần bì 1 lên ra dấu cho cậu O.&quot;Mời lên nhà chơi. À, cả cậu cũng đến đấy à?&quot;Có vẻ cậu O tưởng tôi cùng cậu K đến chơi nhà cậu ấy.&quot;Chúng tớ đi xem ảo ảnh Shinkiro đây chứ. Cậu có muốn đi cùng chúng tớ không?&quot;&quot;Ảo ảnh Shinkiro à&quot;. Cậu O phát cười lớn. &quot;Dạo này quả là đang có phong trào Shinkiro đấy nhỉ&quot;.Khoảng 5 phút sau, chúng tôi đã cùng cậu O đi trên đường ngập cát. Bên trái con đường là bãi cát rộng. Bánh xe trâu để lại hai rãnh màu đen chạy xéo trên bãi. Tôi nhìn dấu bánh xe lún sâu ấy, cảm thấy có gì như là sức ép lên ngực mình. Dấu vết hùng hồn công trình của thiên tài... cảm giác choáng ngợp như thế.&quot;Thế này thì tớ vẫn chưa thật sự khỏe lại đâu. Chỉ nhìn thấy dấu xe thế thôi mà đã thấy choáng ngợp thế này&quot;.Cậu O vẫn nhíu mày, không nói gì đáp lại lời tôi, nhưng có lẽ cậu hiểu rõ tâm tình tôi.Rồi chúng tôi đi xuyên qua đám cây tùng thấp, thưa thớt, đến bờ sông Hikijigawa. Biển trải dài màu xanh đậm sáng sủa phía trước bãi cát rộng. Nhưng phía Enoshima thì nhà cửa cây cối bị mây che mờ có vẻ u uất.&quot;Thời đại mới đấy nhỉ&quot;. Câu nói của cậu K vang lên đột ngột. Không những thế, còn kèm theo nụ cười mỉm. Thời đại mới à? Nhưng trong thoáng chớp, tôi đã phát hiện ra &quot;thời đại mới&quot; của cậu K ngay. Đó là một đôi trai gái đang ngồi ngắm biển sau dãy rào tre ngăn cát. Tuy chàng trai, áo khoác tay cụt mỏng, mũ xếp, chưa đáng gọi là &quot;thời đại mới&quot;, nhưng cô gái, tóc cắt ngắn là &quot;thời đại mới&quot; đã đành, mà ngay cả chiếc dù che nắng và đôi giày đế thấp cũng đúng là &quot;thời đại mới&quot; thật.&quot;Trông hạnh phúc quá hả?&quot;&quot;Thứ cậu thì phải ghen tức với lứa đôi ấy thôi&quot;.Cậu O châm chọc cậu K.Chỗ nhìn thấy ảo ảnh Shinkiro cách lứa đôi ấy một thôi đường 2. Chúng tôi trườn bụng lên cát, trông ngóng về phía màng hơi nóng toả trên mặt bãi cát bên kia dòng sông. Một dải băng màu xanh lung linh trên mặt cát nóng. Chắc hẳn là màu biển phản chiếu lên màng hơi nóng ấy. Nhưng ngoài ra, chẳng thấy ảnh của những ghe thuyền đang đậu trên bãi hay gì khác cả.&quot;Chỉ có thế này mà gọi là ảo ảnh Shinkiro à?&quot;Cậu K hất hàm dính đầy cát, nói có vẻ thất vọng. Lúc ấy, từ đâu không biết, một cánh quạ bay trên bãi cát phía xa 2, 3 thôi đường, lướt qua phía trên của dải băng màu xanh, rồi đáp xuống bên kia bãi. Cùng lúc, ảnh của con quạ thoáng hiện lên, ngược chiều, trên dải băng màu xanh ấy.&quot;Hôm nay, xem được thế là may lắm rồi đấy&quot;.Cùng với lời cậu O, chúng tôi nhỏm dậy trên cát. Không biết từ lúc nào, ngay trước mặt, đôi trai gái &quot;thời đại mới&quot; mà chúng tôi đã bỏ lại đằng kia, đang bước về phía chúng tôi. Ngạc nhiên, tôi quay đầu lại, nhìn về hướng sau lưng. Nhưng đôi trai gái ấy vẫn còn ngồi nói chuyện gì đấy với nhau gần hàng rào tre, khoảng một thôi đường phía sau. Chúng tôi, nhất là cậu O, chợt cười phá lên:&quot;Cái này mới đúng là ảo ảnh Shinkiro chứ nhỉ&quot;.Đôi trai gái trước mặt chúng tôi tất nhiên đâu phải là đôi trai gái ngồi đằng kia. Nhưng hình dáng họ, tóc ngắn của cô gái và chiếc mũ xếp của chàng trai hầu như không khác gì cặp kia cả.&quot;Tôi cảm thấy có gì rờn rợn&quot;.&quot;Thì tôi cũng tưởng cặp kia đã đến đây lúc nào mà mình chẳng biết&quot;.Chúng tôi vừa trò chuyện như thế, vừa băng ngang đồi cát thấp, lần này không đi dọc theo bờ sông Hikijigawa như trước nữa. Chân đồi cát có thân cây tùng đặt nằm gần hàng rào tre ngăn cát. Khi đến đấy, cậu O cúi người xuống, nhặt lên vật gì đấy trên cát. Một phiến gỗ có hàng chữ Tây Âu bên trong khung đen sơn bằng dầu nhựa thông. &quot;Cái gì đây? Sr. H. Tsuji... Unua... Aprilo... Jaro... 1906 3&quot;.&quot;Lại có... dua... Majesta... nữa. Còn ghi là 1926 đấy&quot;. &quot;Cái này là… đấy, mảnh gỗ đính vào xác chết thủy táng đấy chứ gì&quot;.Cậu O suy đoán.&quot;Nhưng mà xác chết thủy táng thì phải bọc vào vải buồm gì đấy chứ?&quot;&quot;Thì phiến gỗ này gắn vào đấy. Đây này, có vết đinh đóng đây. Phiến gỗ này hẳn là lúc đầu có hình thập tự giá đấy thôi&quot;.Lúc ấy, chúng tôi đã đi vào khoảng giữa rừng tùng và hàng rào trúc của những nhà nghỉ mát. Phiến gỗ ấy có lẽ đúng như suy đoán của cậu O thật. Tôi lại có cái cảm giác rờn rợn đáng lý không thể có trong một ngày tràn đầy ánh sáng mặt trời như thế này.&quot;Cậu lại lượm lên thứ gì như là điềm xấu ấy&quot;.&quot;Có sao đâu. Tớ sẽ giữ nó lấy khước. Nhưng mà, từ 1906 đến 1926 thì người ấy đã chết khoảng 20 tuổi. Chỉ khoảng 20 năm...&quot;&quot;Người ấy là đàn ông, hay đàn bà nhỉ?&quot;&quot;Chẳng biết. Nhưng, người ta có thể là con lai đấy&quot;.Tôi đáp lời cậu K, vừa tưởng tượng đến người trẻ tuổi, con lai, đã chết dần mòn trên thuyền. Trong trí tưởng tượng của tôi, anh ta hẳn có mẹ là người Nhật Bản.&quot;Shinkiro à?&quot;Cậu O đột ngột nói một mình, mắt vẫn nhìn thẳng phía trước. Có thể chỉ là lời buột miệng vu vơ. Nhưng đã chạm nhẹ làm xao động lòng tôi.&quot;Uống tí trà rồi hẵng đi nhé?&quot;Tự lúc nào, chúng tôi đã đến góc đường lớn có nhiều nhà cửa. Nhiều nhà cửa… nhưng con đường lớn phủ lớp cát khô ấy hầu như chẳng có bóng người nào.&quot;Cậu K thì sao?&quot;&quot;Tớ thì sao cũng được&quot;.Lúc ấy, có một con chó màu lông trắng tuyền, từ đằng kia, kéo đuôi lếch thếch, lững thững đi đến.2Sau khi cậu K đã lên đường về Tokyo, tôi lại cùng vợ và cậu O đi qua cầu Hikijigawa. Lần này vào khoảng 7 giờ, vừa mới xong bữa cơm tối.Buổi tối ấy không nhìn thấy sao trời. Chúng tôi ít trao đổi với nhau, chỉ tản bộ trên bãi cát vắng người. Trên bãi chỉ thấy một đóm lửa lung linh phía cửa sông Hikijigawa. Có vẻ là dấu hiệu của một thuyền đánh cá đã ra khơi.Tiếng sóng vọng lại không ngừng. Càng bước lại gần rìa sóng, càng ngửi thấy mùi nồng mặn của biển. Có vẻ không phải là mùi biển cả, mà là mùi của đám hải thảo, rong biển do sóng đưa vào, dưới chân chúng tôi. Không hiểu sao tôi không chỉ ngửi thấy mùi ấy bằng mũi, mà còn cảm nhận được trên da mình.Chúng tôi đứng ở rìa sóng một hồi, ngắm những ngọn sóng lóe lên màu bạc mờ. Trên biển, đâu cũng chỉ tuyền một màu đen thẩm. Tôi vơ vẩn nhớ lại những ngày trọ ở một bờ biển vùng Kazusa đâu 10 năm về trước. Và cùng lúc, nhớ lại người bạn cũng đã ở đấy với tôi. Anh ấy ngoài việc học hành riêng, đã đọc giùm bản hiệu chính của truyện ngắn Cháo khoai của tôi...Lúc nào đấy, cậu O từ trước vẫn ngồi chồm hỗm nơi rìa sóng, đã bật lên một que diêm.&quot;Cậu làm gì đấy?&quot;&quot;Có gì đâu. Chỉ bật lên que diêm thế này mà có thể nhìn thấy được đủ thứ chung quanh, phải không?&quot;Cậu O quay đầu ngẩng nhìn chúng tôi, nửa như nói vọng về phía vợ tôi. Quả thật, ánh lửa từ que diêm đã chiếu lên đủ loại vỏ sò ốc lẫn trong đám rong biển và hải thảo tán loạn trên bãi cát. Đóm lửa ấy vừa tắt thì cậu O lại bật lên que diêm khác, thong thả bước đi ven rìa sóng.&quot;Ối, ghê quá, trông cứ như là chân người chết đuối ấy&quot;.Một nửa chôn trong cát, nửa kia thò ra ngoài là một cái chân-vịt cho người lặn xuống nước, chỉ có một bên. Ở đấy cũng có những phiến bọt biển lớn nằm lẫn trong đám rong biển. Nhưng khi đóm lửa diêm ấy tắt đi thì chung quanh lại còn tối đen hơn trước nữa.&quot;Rốt cuộc, không thu hoạch được bằng lúc trưa nhỉ&quot;.&quot;Thu hoạch gì? À, phiến gỗ ấy à. Thứ ấy thì không phải ở đâu cũng lượm được&quot;.Chúng tôi định rời khỏi bãi cát rộng, bỏ lại sau lưng tiếng sóng không ngừng nghỉ ấy. Bước chân trên cát thỉnh thoảng lại giẫm lên đám rong biển.&quot;Khoảng này hẳn cũng có đủ thứ đấy nhỉ&quot;.&quot;Đánh một que diêm nữa xem sao nhé?&quot;&quot;Thôi. Mà này, nghe như có tiếng chuông nhỏ đấy&quot;.Tôi nói, lắng tai nghe cho kỹ hơn. Bởi nghĩ là dạo này mình hay có những ảo giác như thế. Nhưng quả có tiếng chuông nhỏ đâu đó thật. Tôi lại định hỏi cậu O xem có nghe thấy không, thì nghe tiếng vợ tôi đang đi 2, 3 bước phía sau, cười nói:&quot;Tiếng chiếc chuông nhỏ gắn vào guốc gỗ của em đấy&quot;.Nhưng không quay lại tôi cũng biết là vợ tôi mang giày bện rơm mà.&quot;Tối nay, em làm trẻ con, mang guốc gỗ...&quot;&quot;Nghe như tiếng chuông từ tay áo của chị kia mà. À, đồ chơi của cháu Y đấy chứ gì. Đồ chơi bằng nhựa có gắn cái chuông nhỏ đấy mà&quot;.Cậu O nói, rồi cười lớn. Vợ tôi bắt kịp chúng tôi, sắp hàng ba bước đi. Chúng tôi, từ câu đùa của vợ tôi, đã bắt đầu trò chuyện với nhau rôm rả hơn trước.Tôi kể cho cậu O nghe chuyện giấc mộng đêm qua. Trong giấc mộng, tôi nói chuyện với người lái xe tải trước một toà nhà kiểu mới. Tôi chắc là đã có gặp người lái xe ấy đâu trước rồi, nhưng gặp ở đâu thì đến khi mở mắt dậy cũng chưa nhớ ra được.&quot;Vậy mà thình lình nhớ lại, hóa ra là cô ký giả báo phụ nữ đến phỏng vấn mình 3, 4 năm về trước đấy mà&quot;.&quot;Thế thì người lái xe ấy là đàn bà à?&quot;&quot;Không, tất nhiên là đàn ông chứ. Chỉ có khuôn mặt lại là của cô ký giả ấy thôi. Quả thật, những gì mình thấy một lần thì còn sót lại đâu đấy trong trí mình&quot;.&quot;Có lẽ thế. Khuôn mặt nào gây ấn tượng mạnh…&quot;&quot;Nhưng mà, tớ có quan tâm gì đến khuôn mặt người ấy đâu. Chính vì thế mới càng cảm thấy rờn rợn. Có vẻ như là bên ngoài ý thức của mình, cũng có đủ thứ sự vật...&quot;&quot;Nghĩa là, thử bật diêm lên xem, thì thấy có đủ thứ chung quanh mình, chứ gì&quot;.Trò chuyện như thế, ngẫu nhiên tôi phát hiện ra là khuôn mặt của chúng tôi thì thấy được rõ ràng. Nhưng chung quanh vẫn không có gì thay đổi, ngay cả chút ánh sao cũng không thấy. Tôi lại cảm thấy rờn rợn sao đâu, nhiều lần ngẩng đầu lên nhìn trời. Có vẻ vợ tôi để ý, nên tôi chưa nói gì, đã trấn an tôi:&quot;Tại cát đấy. Phải thế không anh?&quot;Vợ tôi khoanh tay, luồn bàn tay vào nối hai ống tay áo với nhau, quay đầu lại nhìn tôi trên bãi cát rộng.&quot;Có vẻ thế&quot;.&quot;Cát là thứ hay chơi ác. Ảo ảnh Shinkiro thì cũng cát này tạo ra chứ đâu. Chị chưa thấy ảo ảnh Shinkiro à?&quot;&quot;Thấy rồi chứ. Chỉ một lần dạo trước. Nhưng chỉ thấy chút gì đấy màu xanh xanh thôi&quot;.&quot;Chỉ có thế thôi đấy. Hôm nay chúng tôi cũng chỉ thấy có thế thôi&quot;.Chúng tôi đi qua cầu Hikijigawa, tản bộ bên cạnh tường hào Azumaya. Theo cơn gió đã nổi lên từ lúc nào, khắp các ngọn tùng, lá reo vi vu.Dáng một người đàn ông thấp bé rảo bước về phía chúng tôi. Tôi chợt nhớ lại ảo giác của mùa hè vừa qua. Cũng một buổi tối như tối nay, mảnh giấy vướng trên cành cây dương đã trông như hình dạng cái mũ an toàn. Nhưng lúc này, người đàn ông này không phải là ảo giác. Càng đến gần càng thấy rõ cả ngực áo sơ mi nữa.&quot;Cái gì thế nhỉ, trông như cái ghim trên cà vạt kia?&quot;Tôi thầm thì thế xong, đã phát hiện ra ngay cái mà tôi ngỡ là ghim cà vạt ấy thật ra là đóm lửa ở đầu điếu thuốc vấn. Vợ tôi ngậm ống tay áo, là người đầu tiên lén cười khúc khích. Nhưng người đàn ông ấy không buồn liếc mắt nhìn chúng tôi, cứ đi xăm xăm qua mặt.&quot;Thôi, ngủ ngon nhé&quot;.&quot;Vâng, anh ngủ ngon&quot;.Chúng tôi vui vẻ chia tay với cậu O, rồi bước đi trong tiếng vi vu của lá tùng trong gió. Nghe như còn có tiếng côn trùng lẫn trong tiếng vi vu ấy nữa.&quot;Lễ mừng thọ của ông cụ là hôm nào thế anh?&quot;&quot;Ông cụ&quot; đây là bố của tôi.&quot;Ngày nào vậy nhỉ? … Hộp bơ làm quà từ Tokyo đã đến chưa em?&quot;&quot;Hộp bơ thì chưa. Chỉ có xúc-xích thì đến rồi đấy anh&quot;.Rồi chúng tôi đến trước cửa nhà. Cửa chỉ đóng có một nửa.Phạm Vũ Thịnh dịch từ nguyên tác tiếng Nhật(*) tựa đề là của dịch giả. -Chú thích của dịch giả:1 toneriko: ash tree, cây tần bì.2 chô: khoảng 119 yards, chừng 100 m, xin dịch là &quot;thôi đường&quot;.3 Chữ Esperanto (Quốc tế ngữ), có nghĩa là &quot;Sr. H. Tsuji Mồng 1 Tháng 4 Năm 1906&quot;, trong đó H. Tsuji là tên người chết. Câu sau có &quot;Mồng 2&quot;, &quot;Majesta&quot; và &quot;1926&quot;, nhưng không hiểu &quot;Majesta&quot; (majestic: uy nghi) có phải đọc sai từ &quot;Majo&quot; là &quot;Tháng 5&quot; hay không? Mục lục Ảo Ảnh Cuộc Đời Ảo Ảnh Cuộc Đời Akutagawa, RyunosukeChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: e.VanĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 23 tháng 4 năm 2005
vanhoc
Khu phức hợp lâu đài Radziwiłł ở Biała Podlaska (tiếng Ba Lan: Zespół zamkowy Radziwiłłów w Białej Podlaskiej) là một tòa nhà lịch sử tọa lạc tại số 12 phố Warsaw, tại thị trấn Biała Podlaska, tỉnh Lubelskie, Ba Lan. Lịch sử Việc xây dựng quần thể lâu đài này bắt đầu vào năm 1633. Lúc bấy giờ, Hoàng tử Aleksander Ludwik Radziwiłł đã ký một hợp đồng xây dựng lâu đài với một thợ nề người gốc Lublin tên là Paweł Murzyn. Khu phức hợp cổng được xây dựng thêm vào lâu đài trong khoảng thời gian 1674 - 1680 hoặc vào khoảng năm 1684 để kỷ niệm chiến thắng của quân đội Ba Lan tại Khotyn. Vào khoảng năm 1700, một cung điện kiểu Baroque, một số tòa nhà và các công sự pháo đài được xây thêm vào khu phức hợp lâu đài. Sau đó, khu phức hợp lâu đài này lần lượt thuộc sở hữu của Anna Radziwiłł nhũ danh Sanguszko (cho đến năm 1746) và Hieronim Radziwiłł (từ tháng 5 năm 1747). Trong các năm 1760 - 1762, chủ sở hữu tiếp theo của quần thể lâu đài là Hoàng tử xứ Litva Michał Kazimierz Radziwiłł Rybeńko đã tiến hành công cuộc tái thiết khu phức hợp lâu đài ở quy mô lớn. Cuộc xâm lược của Jan Mikołaj Chodkiewicz vào năm 1764 đã khiến khu phức hợp này bị phá hủy một phần. Tham khảo Thư mục E. Łopaciński, Zamek w Białej Podlaskiej. Materiały archiwalne, Biuletyn Historii Sztuki, XIX, 1957, nr 1, s. 27-48. J. Baranowski, Pałac w Białej Podlaskiej, Próba rekonstrukcji stanu z XVII w., Biuletyn Historii Sztuki, XXIX, 1967, nr 1, s.39-56. Tadeusz Bernatowicz, Niezrealizowana "królewska" rezydencja w Białej Podlaskiej, [w:] Artyści włoscy w Polsce XVI-XVIII w. Ba Lan
wiki
Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2023 là cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam lần thứ hai. Cuộc thi trở lại sau 4 năm để tìm đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2023 và đêm chung kết của cuộc thi sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018 - Nguyễn Thị Ngọc Châu đến từ Tây Ninh sẽ trao vương miện cho tân hoa hậu vào đêm chung kết. Kết quả Thứ hạng Thứ tự công bố Top 15 Top 10 Top 5 Top 3 Giải thưởng phụ Ban giám khảo Các thí sinh Một số thí sinh vòng sơ khảo Lê Thanh Ngọc Quyên: Top 15 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022, Top 10 Hoa hậu Sắc đẹp Việt Nam 2023. Lê Thị Kim Huyền: Top 20 Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 cùng giải phụ Best National Costume (Fans Vote). Nguyễn Thị Thanh Thùy: Top 71 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, Top 30 Hoa hậu Du lịch Đà Nẵng 2022 cùng giải phụ Người đẹp Truyền thông, Top 37 Hoa khôi Nam Bộ 2022. Phạm Thị Anh Thư: Top 5 Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2016, Quán quân New Face 2017, đăng quang Hoa hậu Phụ nữ Sắc Đẹp 2017, Top 15 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019, Á hậu 2 Supermodel International Vietnam 2022, Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, Top 6 Miss Universe Vietnam 2023. Vũ Thúy Quỳnh: Top 12 Siêu mẫu Việt Nam 2018, Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 cùng giải phụ Người đẹp Ảnh. Thomas Iris Thanh: Top 30 Miss Peace Vietnam 2022, Á hậu 1 Hoa hậu Sắc đẹp Việt Nam 2023. Lê Thu Trang: Top 70 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 nhưng rút lui trước đêm bán kết vì lý do cá nhân, Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. Bùi Thị Thanh Thủy: Top 30 Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2020 cùng giải phụ Người đẹp Tài năng, Top 41 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 cùng giải phụ Người đẹp Tài năng. Kiều Thị Thúy Hằng: Top 15 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, Á quân The Face Online by Vespa - team Trâm Anh, Nguyễn Hợp, Á hậu 1 Hoa hậu Sinh thái Việt Nam 2022, Top 60 Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022. Trần Minh Quyên: Top 41 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Nguyễn Thanh Thanh: Top 71 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, Á khôi 1 Hoa khôi Sông Vàm 2022 cùng giải phụ Người đẹp Thời Trang. Nguyễn Công Phương Mai: Top 30 Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2020, Top 30 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022. Nguyễn Thị Hương Trúc: Top 30 Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022, tham gia Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 và dừng chân tại vòng sơ khảo. Đỗ Trần Hải Gia Linh: Top 15 Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018, Top 66 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 nhưng rút lui trước đêm chung khảo vì lý do cá nhân. Phạm Ngọc Khánh Linh: Tham gia Hoa hậu Việt Nam 2018 và dừng chân sau vòng chung khảo phía Bắc, có chị gái là Phạm Thị Thùy Linh đoạt Giải Bạc Siêu mẫu Việt Nam 2010, tham gia Hoa hậu Thế giới người Việt 2010, đoạt giải phụ "Người đẹp Áo dài" nhưng bị thu hồi và loại khỏi cuộc thi do đã phẫu thuật chỉnh sửa mũi và đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Du lịch Quốc tế 2016 và đoạt giải phụ "Trang phục truyền thống đẹp nhất", chị gái Phạm Ngọc Phương Linh đoạt danh hiệu Á khôi 2 Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2016, đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Quốc tế 2016 và đoạt giải phụ "Đại sứ Du lịch Nhật Bản". Vũ Thanh Phương: Top 71 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Lê Thu Hòa: Top 60 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, Top 41 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Đoàn Tường Linh: Top 40 Hoa hậu Việt Nam 2020, Top 52 Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 nhưng rút lui trước đêm chung khảo vì lý do cá nhân. Trịnh Thị Hoàng Kim: Á hậu 2 Hoa hậu Sắc đẹp Việt Nam 2023. Dự thi quốc tế Tham khảo
wiki
Hoodwinked! (ở Việt Nam được biết với tựa đề Truy tìm bí mật và Truy tìm bí quyết) là một bộ phim hoạt hình 3D hài hước năm 2005 của Mỹ do Cory Edwards, Todd Edwards và Tony Leech làm đạo diễn và biên kịch. Phim có sự tham gia lồng tiếng của Anne Hathaway, Glenn Close, Jim Belushi và Patrick Warburton. Nội dung Red đến nhà bà cô là Granny, nơi chú sói Big Bad Wolf đã cải trang thành Granny. Wolf tấn công Red. Granny đang bị trói nhảy ra khỏi tủ quần áo, rồi có một anh chàng tên Kirk cầm rìu lao qua cửa sổ. Cảnh sát đến hiện trường. Thám tử Nicky Flippers đặt câu hỏi cho những người có mặt về các sự kiện dẫn đến vụ việc trên. Red có tên thật là Red Puckett, giải thích rằng cô đang đi giao hàng cho bà thì phát hiện ra mối đe dọa từ tên cướp bí ẩn Goody, người đang ăn cắp công thức làm bánh. Để cứu công việc kinh doanh của Granny, Red mang công thức của gia đình Puckett đến nhà Granny trên đỉnh núi. Trên đường đi, cô rơi khỏi cabin cáp treo do Thỏ Boingo điều khiển và gặp Wolf, người đặt một loạt câu hỏi đáng ngờ cho cô. Né tránh Wolf, Red đi cùng một ông dê tên Japeth suốt chặng đường còn lại đến nhà Granny. Khi đến nơi, Red thấy Wolf đang chờ sẵn. Đến lượt Wolf kể lại câu chuyện theo góc nhìn của mình, chú thực ra là phóng viên điều tra, đi cùng với trợ lý là chú sóc Twitchy. Wolf đang tìm hiểu về danh tính của tên cướp Goody, tin rằng Red và Granny là thủ phạm. Khi không thể giữ chân Red, Wolf và Twitchy đã đến nhà Granny bằng đường tắt do Boingo chỉ dẫn. Tại ngôi nhà, họ thấy Granny đã bị trói trong tủ quần áo. Sau đó Wolf lên kế hoạch lừa Red khai ra sự thật về tên cướp Goody. Khi Kirk được thẩm vấn, anh giải thích rằng sự xuất hiện của mình tại nhà Granny là hoàn toàn ngẫu nhiên. Kirk là một diễn viên đầy triển vọng, đang thử đóng vai tiều phu trong phim quảng cáo. Sau khi xe bán đồ ăn của Kirk bị tên cướp Goody phá hoại, anh được Boingo an ủi và nhận được cuộc gọi từ nhà đài. Sau đó anh đi chặt cây để nhập tâm vào vai diễn sắp tới của mình. Một cái cây ngã xuống và đẩy anh rơi vào nhà Granny. Đến lượt Granny được thẩm vấn. Red không biết Granny là người đam mê thể thao mạo hiểm. Sáng hôm đó, bà tham gia cuộc đua trượt tuyết trên núi, nơi Boingo xuất hiện như một người hâm mộ bà. Dù bị đội đối thủ tấn công nhưng Granny vẫn có thể chống trả và giành chiến thắng, bà còn biết được tên cướp Goody đã thuê đội đối thủ trừ khử bà. Trong khi nhảy dù về nhà, bà bị mắc vào dây dù, rơi vào quạt trần và bị văng vào tủ quần áo. Bị sốc trước bí mật của Granny, Red đi lang thang một mình trong rừng. Nicky suy luận rằng Boingo, người đã có mặt trong cả bốn câu chuyện, chính là tên cướp Goody. Sau khi Boingo lẻn vào nhà Granny và đánh cắp công thức làm bánh của gia đình Puckett, Red theo dõi hắn đến nơi ẩn náu của hắn trên trạm cáp treo. Granny, Wolf và Kirk cũng đi theo hỗ trợ Red. Boingo tiết lộ rằng hắn sẽ cho thêm chất gây nghiện vào công thức làm bánh, sau đó san phẳng khu rừng để dọn đường cho đế chế của riêng hắn. Granny, Wolf và Kirk bị phát hiện và cuộc xung đột diễn ra. Boingo nhốt Red vào cabin cáp treo chứa đầy chất nổ. Granny cố gắng cứu cháu gái trong khi Boingo và bọn thuộc hạ của hắn đuổi theo bà. Cuối cùng Granny cứu được Red trước khi cabin cáp treo nổ tung. Lực lượng cảnh sát chờ sẵn dưới chân núi đã bắt giữ băng nhóm của Boingo. Một thời gian sau, Kirk trở thành ca sĩ của một đoàn hát yodel, còn Red, Granny, Wolf và Twitchy được Nicky đề nghị tham gia cơ quan chuyên giải quyết tội phạm tên là Happily Ever After. Diễn viên lồng tiếng Anne Hathaway vai Red Puckett Glenn Close vai Granny Puckett Jim Belushi vai Kirk, người đốn cây Patrick Warburton vai Sói W. Wolf Andy Dick vai Boingo Anthony Anderson vai Thám tử Bill Stork David Ogden Stiers vai Thám tử Nicky Flippers Xzibit vai Đội trưởng Ted Grizzly Chazz Palminteri vai Woolworth Cory Edwards vai Twitchy Benjy Gaither vai Ông Dê Japeth Ken Marino vai Gấu mèo Jerry Tom Kenny vai Tommy Preston Stutzman vai Timmy Tony Leech vai Glen Joshua J. Greene vai Jimmy Lizard Mark Primiano vai 2-Tone Kevin Michael Richardson vai P-Biggie Tara Strong vai Zorra Tye Edwards vai Dolph Chú thích và tham khảo Hoodwinked! tại Internet Movie Database Phim tiếng Anh Phim hoạt hình năm 2005 Hoạt hình Mỹ Phim 3D Phim hài Mỹ Phim hài hoạt hình Phim thiếu nhi Mỹ Phim dựa theo truyện cổ tích Phim hãng Kanbar Entertainment Phim hãng Blue Yonder Films Phim hãng The Weinstein Company Phim hãng Momentum Pictures Phim năm 2005 Phim Mỹ Phim hoạt hình máy tính Phim hoạt hình Mỹ Phim với các sự vật được nhân hoá Phim độc lập Phim của Công ty Weinstein Phim hoạt hình Mỹ thập niên 2000 Phim hoạt hình máy tính năm 2005 Phim độc lập của Mỹ Phim ca nhạc hoạt hình Phim đôi bạn
wiki