text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Steve J Massiah (sinh ngày 21 tháng 6 năm 1979) là 1 vận động viên cricket người Guyana sinh ở Mỹ. Anh là 1 right-handed batsman và off spin bowler, anh chơi cho đội tuyển quốc gia Mỹ từ năm 2000 và hiện là đội trưởng của đội tuyển quốc gia. Anh chơi One Day Internationals (ODIs) cho đội mình ở giải 2004 ICC Champions Trophy. Tiểu sử Sinh tại Georgetown năm 1979, Steve Massiah chơi cho đội U-19 Guyana 12 trận trong khoảng thời gian từ 1996 đến 1998 trước khi chơi cho đội tuyển Mỹ ở giải Minor Counties trong tour đấu của đội Anh năm 2000. Anh chơi trận List A đầu tiên cùng năm ở giải Red Stripe Bowl đối đầu với Jamaica, Canada, Barbados và Trinidad & Tobago. Anh không chơi cho đội tuyển quốc gia mãi tới năm 2004 khi anh chơi giải ICC 6 Nations Challenge ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Anh chơi trận first-class đầu tiên ở giải ICC Intercontinental Cup với đội Canada và Bermuda. Anh chơi tất cả hai trận ở giải Americas Championship tại Bermuda. Anh thi đấu 2 trận ODI ởi giải ICC Champions Trophy đối đầu với New Zealand và Australia. Anh thi đấu giải 2005 ICC Trophy ở Ireland. Sau những trận đấu khởi động với Northern Cricket Union President's XI và Namibia anh chơi 6 trận ở giải này. He ghi được 108 not out với đội Uganda, thành tích cao nhất của anh ở List A. Anh lần đầu tiên làm đội trưởng ở giải ICC Americas Championship tournament ở Ontario. Anh là người thi đấu nhiều nhất ở giải Division Five của World Cricket League tại Jersey năm 2008 khi làm đội trưởng. Tham khảo Sinh năm 1979 Nhân vật còn sống
wiki
Trong văn hóa dân gian châu Âu và tín ngưỡng dân gian thời kỳ Trung Cổ và Cận đại, sứ ma (trong các văn bản Anh ngữ thường gọi là "familiar") là một thực thể siêu nhiên giúp củng cố sự tin tưởng vào phép thuật của các phù thủy và thầy đồng. Theo ghi nhận qua thời gian, họ sẽ xuất hiện dưới dạng nhiều vỏ bọc khác nhau, thường là trong động vật, và một số thời điểm là trong con người hay hình nộm người, và được mô tả như một "hình thái xác định rõ, ba chiều... sống động với màu sắc và gợi hình với sự di chuyển và phát ra âm thanh" bởi những người đã tiếp xúc với họ, không giống như mô tả về ma là "khói, hình thái không xác định". Khi phục vụ phù thủy, họ thường được cho là tàn độc, trong khi làm việc cho các thầy đồng thì lại được xem là nhân từ (mặc dù có một số mơ hồ trong cả hai trường hợp). Trước đây họ được phân vào nhóm ác quỷ, trong khi về sau thường được nghĩ về và mô tả như những nàng tiên. Mục đích chính của sứ ma là phò trợ cho phù thủy hay phù thủy tập sự, bảo vệ cho anh/cô ta khi tiến đến cảnh giới mới của mình. Từ thế kỷ 20 một số người học phép thuật, bao gồm cả các tín đồ ngoại giáo hiện đại của Wicca, đã bắt đầu sử dụng các khái niệm về sứ ma, do mối liên kết của họ với hình thức ma thuật cũ. Xem thêm Linh hồn động vật Ác quỷ Tiên nữ Thiên thần Thiên tài (thần thoại) Imp İye Kuladevata Qareen Shikigami Torngarsuk Wayob Wekufe Yekyua Tham khảo Chú thích Thư mục Siêu nhiên Phù thủy Ma Linh hồn
wiki
Nepenthes bokorensis là một loài nắp ấm đặc hữu của Campuchia. Nó được biết đến từ Núi Bokor (also Phnom Bokor hay Bokor Hill) tại miền nam nược này, và một mẫu chưa xác định được cho thấy nó cũng có thể có mặt tại núi Dâmrei của tỉnh Kampot. Cây ăn thịt Tập hợp con mồi của N. bokorensis dường như chủ yếu bao gồm các loài kiến.Một nghiên cứu năm 2012 đã ghi nhận 10 loài kiến, đại diện cho 9 chi và 3 phân họ, từ 30 nắp ấm của N. bokorensis ở vườn quốc gia Bokor. Polyrhachis (Myrma) sp. được phát hiện là đơn vị phân loại phong phú nhất, chiếm 40% tổng số mẫu vật, tiếp theo là Dolichoderus thoracicus và Camponotus (Tanaemyrmex) sp. Các tác giả trọng đặc biệt đối với cây trồng về mặt hấp thụ chất dinh dưỡng.Cũng trong số những con mồi của gợi ý rằng các thành viên có thân hình tương đối lớn của các chi Camponotus và Polyrhachis có thể có tầm quan N. bokorensis là loài lang thang Cardiocondyla wroughtonii (thực sự là một phức hợp loài). Thói quen bẫy kiến ​​của N. bokorensis được phản ánh trong tên tiếng Khmer của loài thực vật, ampuong sramoch, có nghĩa là "hố kiến". Tên này không dành riêng cho N. bokorensis mà đề cập đến Nepenthes nói chung, và được sử dụng ở tỉnh Kampot và thị trấn Pursat. Chất lỏng bình của loài này rất axit; nhãn trên tiêu bản thảo mộc Middleton & Monyrak 589 ghi rằng nó có độ pH 2,7. Tham khảo Đọc thêm Kosterin, O.E. 2011. Odonata of the Cambodian coastal regions revisited: beginning of dry season in 2010. International Dragonfly Fund - Report 40: 1–108. Kosterin, O.E. 2012. A rapid survey of Odonata on Bokor Plateau, Preah Monivong National Park, Cambodia. Cambodian Journal of Natural History 2012(1): 75–86. McPherson, S.R. & A. Robinson 2012. Field Guide to the Pitcher Plants of Peninsular Malaysia and Indochina. Redfern Natural History Productions, Poole. Mey, F.S. 2010. Introduction to the pitcher plants (Nepenthes) of Cambodia. Cambodian Journal of Natural History 2010(2): 106–117. Mey, F.S. 2014. 'Nepenthes of Indochina', my 2010 ICPS lecture now on Youtube. Strange Fruits: A Garden's Chronicle, ngày 3 tháng 2 năm 2014. Mey, F.S. 2014. Lecture on Nepenthes bokorensis in French language. Strange Fruits: A Garden's Chronicle, ngày 21 tháng 2 năm 2014. New Blood: New species discovered in the Greater Mekong. World Wide Fund for Nature. Rare Nepenthes Collection . Ark of Life. Liên kết ngoài Photographs of N. bokorensis at the Carnivorous Plant Photofinder Nepenthes of Indochina by Marcello Catalano bokorensis Thực vật ăn thịt châu Á Thực vật được mô tả năm 2009
wiki
Hải Ngữ Chết hụt Tường giật mình tỉnh giấc. Trống ngực chàng đập thình thịch. Tường thấy rõ ràng tên công an ria nguyên tràng đạn vào lưng chàng. Máu tuôn ra từ miệng lỗ vết thương ướt đẫm lưng và ngay lúc đó chàng tỉnh dậy. Tường thở phào. Cái cảm giác váng vất của giấc ngủ nửa chừng và cơn ác mộng làm chàng khó thở. Tường hít mạnh dưỡng khí vào buồng phổi. Lưng chàng ướt đẫm mồ hôi. Cái cảm giác nhớp nháp vì lớp vải áo dính sát vào da làm chàng nhớ đến tràng đạn cày nát tấm lưng trong cơn mê. Tường cựa mình hơi chồm người về phía trước để hằn lại trên lưng ghế một khoảng mồ hôi ươn ướt; thấm đậm lớp vải bọc màu đỏ bây giờ đã đổi sang màu nâu sậm. Đến lúc này chàng mới nhớ là mình đang ngồi trên chiếc máy bay của hãng hàng không Đài-loan trong chuyến bay về thăm quê hương.Chàng mở cái túi xắc để dưới chân, lôi ra chiếc khăn tay lau vội mồ hôi chảy dài xuống hai bên thái dương. Khuôn mặt chàng cũng đã ướt nhễ nhãi. Tường dợm người định đứng dậy vào phòng vệ sinh thì đèn “fasten your seat belt” nhấp nháy. Tiếng cô tiếp viên báo chỉ còn mười lăm phút nữa là máy bay đáp xuống phi trường Tân-sơn-Nhất, yêu cầu hành khách ngồi tại chỗ. Chàng kéo lớp áo ra khỏi lưng để tránh cái cảm giác ươn ướt khó chịu. Từ lúc máy bay cất cánh khỏi Đài-loan, Tường ngầy ngật buồn ngủ rồi chàng thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn nửa tỉnh nửa mê, chàng thấy rõ ràng mình dẫn một tốp mười người vượt qua quốc lộ để tiến vào bãi ruộng xâm xấp nước toàn những gốc cây chà là cứng như sắt. Lúc đó Tường chỉ mới mười lăm tuổi. Nó chuyên dẫn khách vượt biên đến chỗ hẹn. Đây là điểm hẹn của “taxi”. Từ trạm này, khách được đưa lên “cá lớn” vào lúc gần sáng. Nếu thuận buồm xuôi gió, tàu sẽ ra khỏi cửa biển vào lúc tảng sáng, rồi đi luôn. Nhưng biết bao nhiêu là trục trặc. Nào là công an tổ chức những cuộc vượt biên giả để hốt vàng. Nào là công an của xã khác cố ý ăn hôi, đụng độ với công an của xã đã được đút lót. Chuyện bắn nhau xảy ra là thường. Công an cũng có thể ngang nhiên bắn vào khách vượt biên để cướp bóc. Rồi chủ tàu cũng có thể lừa khách từ thành thị ra. Quăng ra bốn lạng vàng là giá ra đi cho một người, chuyện xui nào cũng có thể xảy ra cho khách vượt biên cả. Nói đến xui là nói đến mất hết tiền và tù tội nhưng mẹ con Tường thì không sao vì chủ tàu đã sắp xếp mọi chuyện. Nhà nó chuyên chứa khách ở Sàigòn xuống từ buổi chiều. Tường phải ra ngoài quốc lộ để đón họ vào nhà. Dĩ nhiên mọi chuyện đã được sắp xếp và đút lót nhưng cũng không thể lộ liễu quá. Trẻ con trong xóm thấy khách xuống là biết ngay tối nay thế nào cũng có tàu vượt biên. Chúng kháo ầm lên khi khách cúi đầu che mặt bước vội vào con đường mòn để tránh sự chú ý của mọi người. Tường phải dỗ dành, đôi khi nạt nộ để chúng đừng lên tiếng làm phiền đến khách. Dẫn khách vào đến nhà, Tường tản họ ra mỗi người một xó và rỉ tai dặn dò khi có biến. Họ ngồi im thin thít trong những góc bếp tối tù mù. Tiếng thì thầm cầu kinh, thỉnh thoảng xen lẫn với tiếng thở dài, vang lên trong đêm nghe buồn não nuột. Đêm khuya, tiếng chân người lao xao hay tiếng chó sủa trăng ngoài ngõ cũng làm họ giật mình. Không lo sợ sao được khi giao phó sinh mạng vào tay những người không quen biết trong một chuyến đi có quá nhiều rủi ro. Khoảng quá nửa đêm, Tường có nhiệm vụ dẫn tốp người ra điểm hẹn. Khoảng đường chưa tới một cây số nhưng phải băng qua quốc lộ, ném mình vào bãi chà là, quanh co một lúc mới đến chỗ. Tường sinh ra và lớn lên ở đây nên dọc theo con sông có ngõ ngách nào mà nó không biết. Chính vì thế, chủ tàu luôn luôn giao cho nó dẫn những khách ruột thịt, thân cận. Dẫn khách đến nơi thì coi như xong nhiệm vụ và mỗi đầu người chủ nhà trả cho mẹ nó năm nghìn. Đổ đồng ra mỗi chuyến gia đình nó kiếm trên dưới năm chục nghìn. Nhờ thế mà cả nhà mới có miếng ăn cái mặc sống tạm bợ trong những năm đầu tiên mất nước. Tường dẫn khách trót lọt được khoảng hơn năm thì bỗng nhiên vào một buổi sáng đẹp trời, nó leo lên “cá lớn” và vượt biên với khách luôn, không một lời từ biệt gia đình. Năm đó là năm 1980.Tường ở trại tỵ nạn khoảng một năm thì được một gia đình Mỹ bảo trợ theo diện mồ côi vì dưới mười tám tuổi và không có thân nhân ruột thịt ở nước ngoài. Ông bà Hopkins không có con cái nên rất mực yêu thương Tường. Bù lại Tường hết sức kính trọng cha mẹ nuôi. Chàng chăm chỉ sách đèn vì biết rằng đây là con đường duy nhất để chàng tiến thân. Cuộc sống tương lai có khấm khá hoàn toàn nhờ cậy vào số vốn kiến thức thâu thập được ở trường học và như thế người mẹ và hai thằng em trai đang sống lây lất ở vùng đất khô cằn mới có cơ hội ngóc đầu lên được. Ngày xúng xính áo mão ra trường, ông bà Hopkins hãnh diện đứng bên chàng tươi cười nhìn vào ống kính. Tường tỏ lòng hiếu thảo với hai ông bà giống như đối với người mẹ khi chàng bỏ học bôn ba kiếm sống chỉ vài năm sau ngày mất nước. Thăm nhà lần này Tường không báo cho mẹ biết vì muốn dành một sự ngạc nhiên và chàng cũng háo hức muốn xem sự đổi thay sau mười tám năm xa quê hương. Trong thư mẹ chàng kể thì làng mạc xác xơ hơn trước nhiều. Những gia đình ở vùng biển có con cái vượt biên như chàng thì cuộc sống tương đối đỡ chật vật còn đa số những gia đình khác phải bương chải lắm mới xoay nổi ngày hai bữa cơm cho đầy bụng. Niềm hạnh phúc tầm thường của họ nhiều khi chỉ là ăn được bát cơm đầy; còn những chuyện học hành, kiến thức, giải trí nghe ra vẻ quá hoang đường. Tường ước tính là sẽ giúp mẹ và hai thằng em một số vốn để làm ăn cho lâu dài…Máy bay chạy từ từ quay mũi rồi đậu hẳn lại trên phi đạo. Tường hăm hở khoác cái sắc lên vai và lục tục theo mọi người xuống thang. Cái nóng hừng hực tháng sáu đập vào mặt chàng khi vừa bước ra cửa máy bay làm Tường choáng váng. Người chàng vừa ráo mới mồ hôi bây giờ đã thấy nhơm nhớp trên lưng. Thằng Quỳ, bạn cùng xóm, đã dặn chàng nên mặc đồ nhẹ. Mùa này ở Sàigòn nóng nung người! Nó nói mầy còn nhớ khoảng tháng này tao và mày dầm mình ngoài sông cả ngày không? Lòng Tường vui vui khi nghĩ đến gặp lại thằng bạn nối khố sau bao nhiêu năm xa cách. Chiếc xe buýt chở khách từ phi đạo tiến thẳng vào phòng đợi. Chàng lóng ngóng tìm Quỳ. Thằng bạn đã dặn chàng kỹ lưỡng, cứ đứng đợi rồi tao sẽ vào lo mọi thủ tục cho mày, nhìn tướng mày ngơ ngáo mấy thằng Hải quan sẽ bắt chẹt chết luôn. - Tường phải không?Có tiếng hỏi từ phía sau lưng. Chàng quay lại, ngờ ngợ:- Quỳ hả…?Hai người bạn ôm chầm lấy nhau. Thỉnh thoảng Tường đều nói chuyện với Quỳ qua điện thoại. Xem vậy nhưng cũng không bằng khi gặp mặt. Tướng nó cao hơn xưa nhiều. Nước da không còn đen sạm như thưở còn bé, kết quả của những ngày làm việc ở thị thành, tránh xa việc đồng áng. Gần hai mươi năm mới gặp lại thằng bạn chơi với nhau từ thuở còn ở truồng tắm sông, Tường thoáng thấy cay cay ở khoé mắt. Và chàng cũng hơi ngạc nhiên khi nghe giọng của Quỳ ngắt quãng vì xúc động:- Mày… mày vẫn vậy. Khuôn mặt không thay đổi bao nhiêu. Tao nhận ra mày ngay trong đám đông.- Vậy hả! Mày cũng không thay đổi lắm. Nhưng mày đứng đâu mà tao không thấy?Không để ý đến câu hỏi của Tường, Quỳ dẫn chàng đi về phía Hải quan, hạ thấp giọng:- Tao phải vào trong này không thì bọn nó moi hết tiền của mày. Rồi Quỳ nhắn nhủ:- Mày đưa tao bốn tờ năm đồng. Mình không thể không cho chút nó tiền. Tao quen một số thằng hải quan mới được vào hẳn trong này để đón mày, chứ đúng ra phải đứng ngoài kia đợi mày làm xong giấy tờ mới được gặp.Đến lúc này, Tường mới nhận thấy là chỉ có mỗi Quỳ là được vào hẳn trong này còn đám thân nhân đứng phía bên kia hàng rào đan mắt cáo đang vẫy tay, gọi nhau ơi ới. Nhìn quanh quất, Tường thấy trong những sổ thông hành đưa ra có thấp thoáng những tờ đô la xanh được vội vàng nhét vào giữa. Quỳ giải thích:- Nó trở thành tiền lệ. Những ai không có tờ bạc kẹp vào giữa cuốn thông hành, bọn nó sẽ làm tình làm tội cho đến khi lòi ra thì thôi. Việt kiều về nước chỉ mong gặp người thân, họ không tiếc gì vài ba chục bạc nên bọn hải quan tha hồ hốt bộn. Hàng hóa ít thì chi ít, hàng hoá nhiều thì phải chi nhiều không thì chúng nó bắt mở ra hết mọi thùng hàng để kiểm kê đồ quốc cấm. Tao nói thật, mày dễ dàng mất vài ba ngày chỉ để kiểm kê mà thôi, chưa nói đến giấy tờ khai báo, rồi giấy tờ nhập cảnh. Nghĩa là, bọn nó có đủ lý do để giữ mày lại. Về chơi chỉ có hai ba tuần, mất mẹ nó ba bốn ngày chỉ vì giấy tờ lôi thôi thì phí quá. Cho nên ai cũng sẵn sàng chi cho chúng nó để yên thân. Công việc ở đây bọn con ông cháu cha chia nhau ra bao thầu, còn vài công việc hèn mạt khác bọn nó mới để cho nhân dân. Nhưng cũng không dễ, tao nghe nói chỉ mỗi công việc khuân vác hành lý mà phải đóng đến cả chục cây vàng mới được vào. Trước đây, Tường nghe nói nhiều đến chuyện này. Chàng nghĩ phép vua thua lệ làng, vào đến đất nước người ta thì phải theo luật lệ của họ mặc dù luật lệ này không hề ghi trong bản Hiến pháp. Nhưng khi đối diện với sự việc, Tường lại cảm thấy bất bình. Cứ đổ đồng mỗi Việt kiều bỏ ra hai chục, mỗi năm có đến vài ba triệu người về, vị chi chúng bỏ túi đến mấy chục triệu đô la một cách vô lối. Tường níu áo bạn:- Hay là đừng đưa cho bọn nó xem sao! Tất cả Việt kiều đồng lòng thì chúng làm gì được mình. Quỳ vỗ vai:- Thôi bố ơi! Cho con xin. Nếu cả đám Việt kiều cứ làm theo lời mày nói thì có thể chúng nó cũng chẳng làm được gì! Làm tình làm tội nhiều quá thì có ma nó về. Mà Việt kiều bọn mày không về thì chúng đói. Nên chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Nhưng sự thật nó có xảy ra như thế đâu. Bao nhiêu năm nay, Việt kiều cứ về dâng tiền để chúng nó sống vương giả. Những người đi sau dù không muốn vẫn phải theo tiền lệ của số người đi trước đã đặt ra. Riêng tao nhiều khi thấy chúng nó vung tiền ăn chơi mà xót ruột. Một đêm chúng nó du hí bằng cả năm lương tài xế của tao. Đồng tiền mình kiếm được đâm ra thấy vô lý, quá vô lý. Nhưng tao bảo mày thêm, ở Việt-nam bây giờ có những chuyện vô lý như thế đó. Còn mày về đây vui chơi thoải mái chứ để chuốc lấy những chuyện bực mình hay sao? Nói nhỏ cho mày biết, mình phải làm xong thủ tục để tao còn dẫn mày đi mấy chỗ du hí. Bảo đảm mới mẻ với mày lắm. Thôi! Nhanh chân lên mày ơi! Đưa ngay đây hai chục.Tường móc túi đưa cho Quý nắm bạc. Chàng đứng thẫn thờ nhìn số hành khách đang ngóng chờ con dấu của hải quan. Chỉ có một con triện nho nhỏ màu đỏ nhưng rất cần thiết. Điểm đặc biệt mà chàng nhận xét là không có lấy một dân Nam kỳ nào làm việc ở bàn hải quan mà chỉ toàn là thứ Bắc kỳ sau 75 cả. Tường biết thế vì căn cứ vào cái giọng Bắc the thé xói buốt vào óc mà chàng đã nghe gần hai mươi năm về trước. Chàng lặng yên theo dõi đám nhân viên đỡ lấy sổ thông hành và những tờ giấy bạc xanh khéo léo nằm lọt giữa lòng bàn tay của họ một cách thiện nghệ, cứ như nhà ảo thuật đang biểu diễn trên sân khấu. Thủ tục rồi cũng xong. Quỳ chở Tường trên chiếc xe minivan, nhập vào dòng lưu thông. Lần đầu tiên Tường đặt chân đến thành phố được mang tên là Hòn ngọc Viễn đông nên cái gì chàng cũng thấy lạ. Sinh ra và lớn lên ở tỉnh lỵ, Tường chưa khi nào bước đi xa quá Vũng-tàu. Tính ra Sàigòn chỉ cách nơi chàng ở độ non trăm cây số, thế mà Tường chưa bao giờ có cơ hội nhìn tận mắt thành phố hoa lệ này. Điều làm Tường ngạc nhiên nhất chính là số lượng xe tràn ngập trên đường phố, chạy không theo một luật lệ nào cả. Hệ thống đèn đường chỉ để cho có lệ vì ai cũng hăm hở vọt xe lên trước. Nhìn Quỳ khéo léo lách xe giữa một rừng xe cộ gồm xe hơi, xe gắn máy, xích lô đạp, xe đạp, Tường chép miệng:- Mày hay quá, tao mà lái thì chắc phải đụng xe đến cả chục lần.Mắt Quỳ vẫn nhìn về phía đàng trước:- Lái mãi rồi cũng quen mày ơi! Cả cái Sàigòn này vậy đấy, nhất là đến giờ tan sở thì mạnh ai nấy chạy. Khói phun đến nghẹt thở. Tường như chợt nhớ ra chuyện gì, hỏi vội:- Thế mày lên đây bao lâu rồi? Mà mày học lái xe hồi nào vậy?- Mày đi được một năm thì tao xin làm lơ xe cho ông Bảy, mày còn nhớ ông Bảy ở đầu xóm không? Tao phụ lơ chạy tuyến đường Sàigòn – Vũng-tàu. Chạy được vài năm, ông giao khoán cho tao chạy luôn, chia theo lối tứ lục, nghĩa là ông Bảy sáu phần tao lấy bốn phần. Làm ăn cũng tàm tạm được 5, 6 năm thì cái xe sinh bệnh nhiều quá, ông Bảy không có tiền sửa nên bán lại cho một tay chủ vựa trái cây ở Lái thiêu. Tao đâm ra thất nghiệp. Mãi sau có người giới thiệu cho một công ty tư nhân ở trên này, chuyên chở hàng. Tao dọn về đây đã gần chục năm rồi còn gì.Tường dò hỏi:- Thế mày trở thành thổ công rồi chứ gì?Quỳ hất đầu:- Sống mãi rồi cũng phải biết. Sư nó! Mày thấy cái Sàigòn này đâu có xa quê mình bao nhiêu, thế mà trước đây tao với mày cứ mù tịt.Bỗng Quỳ đập tay chàng:- Mày thấy chiếc Mercedes màu huyết dụ đàng trước không?Tường lách đầu cố nhìn theo ngón tay của Quỳ:- Ừ! Sao?- Ở bên mày, giá độ chừng giá bao nhiêu?- Khoảng bảy chục!Giọng Quỳ sôi nổi:- Mày thấy đó, khi nhập cảng vào Việt nam mày biết nó đánh thuế bao nhiêu không? Gấp ba lần, nghĩa là chiếc xế đó trên dưới hai trăm nghìn. Hai trăm nghìn đô, chứ không phải hai trăm nghìn tiền nhà nước đâu nghe. Vậy mà chúng nó vẫn ung dung lái đi giữa đường phố đầy những kẻ bần cùng. Mày thấy có chướng mắt không? Lương tháng của tao thuộc loại khá tính ra khoảng năm chục đô, cũng chưa đáng được rờ đến cái nước sơn bóng lưỡng của nó. Chưa bao giờ chàng nghe giọng thằng bạn hằn học đến thế:- Như tao nói với mày lúc nãy, số tiền mình làm ra thấy quá nhỏ nhoi và vô lý lắm, mặc dù cũng phải đổ hết mồ hôi mới kiếm được. Nên làm bao nhiêu tao ăn xài đến hết thì thôi. Để dành làm quái gì cho khổ lấy tấm thân.Tường phân trần:- Tao thấy đường phố buôn bán sầm uất đấy chứ! Nhà nước cho dân chúng làm ăn có đồng ra đồng vào kể cũng được.Quỳ bĩu môi:- Chỉ là bề mặt thôi mày ơi! Không cần bước ra ngoại ô cho xa xôi, mày cứ sang đến quận bốn, trong khu lao động ở bên kia cầu Calmette là thấy ngay sự nghèo đói của đại đa số tầng lớp dân chúng. Về đến Phước-tỉnh, quê của tao và mày, trông lại càng xác xơ hơn. Mai mày về rồi thấy tận mắt cái điêu tàn đến cùng cực của xóm làng. Cho nên không bao giờ tao ở lại đó quá hai ngày. Chán lắm mày ơi! Bạn bè ly tán mỗi đứa một phương, những đứa còn lại thì quần quật với ngày hai bữa cơm là đã hết giờ, chẳng rảnh rỗi một chút nào, lấy đâu có thì giờ với bạn bè. Vì vậy, về thăm gia đình chỉ thoáng cái là tao lại vọt lên trên này. Ông bà già chưởi quá nhưng đành chịu. Hơn nữa, cái thân quen của Sàigòn nó gắn bó với cuộc sống của tao quá rồi, như tình nhân.Tường ngậm ngùi:- Vậy mà đã gần hai mươi năm. Vật đổi sao dời. Nhiều lúc tao cũng không nghĩ là mình sống ở Mỹ. Đôi khi tao lại có ý định muốn về lại nơi chốn cũ, sống gần mày, gần gia đình.Quỳ chép miệng:- Thôi! Đừng dại, cứ ở bên đó đi. Xa quê hương nhớ mẹ hiền thì được nhưng nhớ đừng bao giờ dại dột về sống với chúng nó. Khối tay trí thức ở nước ngoài bị bọn cộng sản lừa như con nít. Cả đời tao, chỉ có mỗi cái bằng lái xe mà sao tao lại hiểu cái nguyên lý đơn giản đó, sao mấy tay bằng cấp đầy mình mà vẫn bị chúng nó lừa thì quả thật nhiều lúc tao không hiểu được. Học lên đến đó thì đầu óc phải thông minh chứ, phải không mày? Cái lạ là chúng nó đâu phải mới lừa người ta mới đây đâu, ông già tao nói nó lừa cả thế giới từ ngày cách mạng bên Nga thành công. Vậy mà đến giờ này vẫn có người tin thì kể cũng lạ thật. Đột nhiên, Quỳ đổi đề tài:- Mày về chơi mà tao chỉ nói toàn chuyện buồn. Bỏ qua mấy chuyện đó đi, tắm rửa xong tao dẫn mày đến chỗ này, không chê được. Ở Mỹ chưa chắc mày đã được hưởng những giây phút thần tiên như thế đâu!Tường quay sang người bạn:- Úp mở hoài! Từ nãy giờ mày nói đã hai ba lần rồi mà tao cũng chưa đoán được. Cái gì nói cho tao nghe coi!Quỳ xua tay:- Không… không! Tao chở mày đến đó rồi biết. Bây giờ về nhà tắm rửa, ăn uống chút đỉnh. Đợi sẩm sẩm tối rồi tao mày đi.Căn gác trọ của Quỳ nằm phía trong hẻm. Quỳ phải gởi tạm chiếc xe ở căn nhà đầu ngõ. Bóng đêm vừa đổ xuống thì Sàigòn vươn lên rực rỡ với muôn ánh đèn màu. Quỳ mượn được chiếc xe Dream và chở Tường đến một ngôi nhà lầu ba tầng. Ngọn đèn néon màu chiếu sáng rực vào tấm biển đề chữ Massage, Steam Bath. Bây giờ Tường mới vỡ lẽ:- À! Thì ra là tắm hơi đấm bóp.Quỳ xuống xe, lắc đầu:- Ê! Đây không phải là tiệm đấm bóp tắm hơi như mày tưởng đâu nhé. Nó được mệnh danh là nơi trị liệu vật lý (physical therapy). Mày vào đây tao giới thiệu cho một em không chê được. Bàn tay em đưa đến đâu, người mày cứ dãn ra đến đó.Quỳ đẩy cửa bước vào. Hai ngọn đèn chiếu hắt từ trên trần xuống vừa đủ sáng thấy rõ mặt người. Chiếc quầy cao vừa tầm người đứng che khuất người đàn bà ngồi dán mắt vào chiếc TiVi nhỏ để trên bàn. Vừa thấy khách, người đàn bà vặn nhỏ âm thanh và ngẩng mặt lên. Quỳ lên tiếng trước:- Chào chị! Cho tôi hai vé.Giọng người đàn bà reo vui, chứng tỏ Quỳ là khách hàng quen biết:- Lâu quá không thấy chú. Bận làm ăn hả?Hỏi thăm nhưng không cần Quỳ trả lời vì người đàn bà bận rộn bới đống giấy tờ và những con số được ghi vội vào sổ. Những câu hỏi thăm cho có lệ, hoàn toàn mang tính chất xã giao chứ không có sự quan tâm thành thật của người hỏi. Quỳ chồm người lên:- Liên hôm nay có làm không chị?Vẫn lúi húi với công việc, người đàn bà nói vọng lên:- Có, nhưng đang bận khách. Để chị gọi lên cho nó.- Không phải cho em đâu chị. Có người bạn xa mới về chơi, nhờ Liên săn sóc dùm.- Việt kiều hả?- Ừ! Nhưng còn nhát lắm.Tường nhột nhạt cả thân người khi nghe thằng bạn nói đến chàng. Thật sự Tường không rành rẽ về chuyện này. Thằng bạn sau bao nhiêu năm sống ở đây đã vượt xa chàng về các món ăn chơi. Tường cố làm ra vẻ bình thản, rút tiền đưa cho Quỳ, phớt lờ tia nhìn xoi mói đầy vẻ tò mò của người đàn bà. Nhận tiền xong, người đàn bà trao cho Quỳ hai chiếc chìa khóa. Quỳ dẫn Tường tiến về phía cầu thang nằm khuất ở phía sau quầy hàng. Tường tò mò:- Giá mỗi vé bao nhiêu?- Thường thì tám chục nghìn. Xộp hơn, cỡ em Liên, mình phải trả trăm mốt.Chàng hạ thấp giọng:- Chìa khoá phòng hả?- Không, đây là chìa khoá tủ để cất quần áo. Mình lên đây tắm hơi đã, xong vào phòng đợi. Tao nhường cho mày em Liên. Tao chịu em nhất. Mấy lần tao gạ đi chơi mà nhất định em từ chối, chỉ đấm bóp thôi, chứ không tiến xa hơn.Chàng và Quỳ thay quần áo, cả người chỉ khoác mỗi chiếc khăn lông trắng. Tường lớ ngớ vì lần đầu không biết diễn tiến như thế nào. Quỳ dặn dò:- Tắm hơi xong, mày cứ vào phòng đợi. Liên nó đến đấm bóp cho mày dãn gân dãn cốt.Mồ hôi nhễ nhãi khi bước ra khỏi phòng tắm hơi, Tường mở cửa tiến vào căn phòng nhỏ hẹp quét vôi trắng lốm đốm vết loang lổ vì thấm nước mưa. Chiễm chệ giữa căn phòng là chiếc bàn dài có phủ tấm khăn trắng tinh, vẫn còn hằn nếp gấp. Một chiếc bàn đêm thấp lè tè kê sát góc tường, phía trên có mấy chai nhựa mà Tường chẳng buồn xem chúng đựng những gì. Tường hồi hộp nằm ngửa trên chiếc bàn dài, hai tay gối đầu, nhìn mông lung lên trần. Chiếc quạt trần thổi xoay tròn những luồng hơi hâm hẩm toát ra từ bốn bức tường được hun nóng qua một ngày nắng gắt. Tường còn nhìn thấy những mảng vôi vỡ treo lơ lửng đang đập chập chờn theo sức thổi của cánh quạt. Chàng nằm yên vị, đầu óc rỗng tuếch, chỉ còn cái cảm giác lo lo của người mới phiêu lưu vào vùng đất hoang vu chưa bao giờ đặt chân đến. Mãi lúc sau, có người con gái đẩy cửa bước vào. Tường ngồi bật dậy.- Anh cứ nằm tự nhiên. Người con gái lên tiếng trước. Chàng ngượng ngùng nằm xuống, khoanh tay phía trước ngực nhìn thẳng vào khuôn mặt xương xương có đôi mắt đen láy và nụ cười tươi của cô gái. - Em… Liên. Em có nghe anh Quỳ giới thiệu anh là Việt kiều?- Vâng!- Anh nằm sấp lại đi!Tường xoay người nằm sấp, hai tay kê lên má nhìn nghiêng về phía cô gái. Nàng xoa xoa hai bàn tay vào nhau và bắt đầu múa lượn đôi tay trên tấm lưng trần của chàng. - Anh về chơi lâu không?- Cũng vài tuần cô ạ!- Kêu em tên được rồi.- Cám ơn cô.- Anh mới về lần đầu hả?- Vâng, lần đầu!- Thế anh với anh Quỳ quen nhau thế nào?- Nó với tôi là bạn từ thuở nhỏ. Nhà ở gần nhau, học chung trường với nhau. Thân lắm!- Kiếm được người bạn thân cũng không phải dễ đâu anh.- Vâng, quen thì quen nhiều nhưng tôi chỉ thân mỗi nó.- Thế anh xa nhà lâu chưa?- Cũng khoảng mười tám năm.- Ồ! Vậy thì hai anh tha hồ mà nói chuyện. Mười tám năm có biết bao nhiêu chuyện để nói.- Vâng, chỉ nghe chuyện nó kể về thành phố này cũng đã hết giờ rồi, còn thì giờ đâu để nghe tôi nữa.Giọng của Liên trầm hẳn xuống:- Chuyện thành phố này thì có gì mà nói đâu anh. Quanh quẩn cũng chuyện buôn bán, lừa lọc, kiếm sống, ăn chơi, xa hoa và… đấm bóp như em thôi.Bàn tay của Liên lần xuống phía dưới chân. Từng thớ thịt trong người chàng dãn ra cho máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản. Chưa bao giờ Tường cảm thấy sảng khoái, dễ chịu đến thế. Liên vỗ nhẹ vào vai Tường:- Xoay người lại đi anh.Tường xoay người. Bây giờ chàng mới có dịp nhìn thẳng vào khuôn mặt Liên. Mái tóc dài chấm vai làm Liên hơi vướng trong công việc. Lâu lâu nàng lại lấy tay vuốt vội mớ tóc rũ vào phía sau tai. Khuôn mặt thuôn thuôn của Liên điểm đôi mắt đen nhung nổi bật ngay dưới vầng trán cao, rộng. Sống mũi nàng thanh nằm cân đối trên đôi môi luôn nở một nụ cười, khoe đôi hàm răng trắng nhỏ, xếp đều đặn như thợ nề lát gạch. Vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát đầy quyến rũ của Liên làm Tường hơi chạnh lòng nghĩ đến công việc không xứng đáng với nàng. - Liên làm nghề này bao lâu rồi?Liên liếc nhanh về phía chàng, rồi nhìn lại đôi tay:- Anh tính điều tra hay sao đây? Nói đùa chơi! Em làm cũng đã hơn hai năm.- Trông Liên còn trẻ lắm. Chắc mới trên hai mươi?- Nghe nói ở Âu Mỹ người ta lịch sự không bao giờ hỏi tuổi phụ nữ cả. Anh lại không giữ lịch sự tối thiểu đó với em. Hay là anh nghĩ em làm nghề này nên không cần giữ lịch sự?Tường không ngờ Liên lại hỏi vặn chàng như thế, giọng chàng trở nên ú ớ:- Không… không! Tôi không có ý gì cả. Chỉ vì thấy Liên trẻ quá nên tôi buột miệng hỏi, vậy thôi! Xin lỗi Liên.- Lỗi phải gì. Anh muốn biết cũng được. Tuổi của em thì không có gì bí mật cả. Nhưng anh cũng phải cho em biết tuổi của anh nhen. Rồi không đợi Tường có đồng ý hay không, Liên tiếp tục:- Em hai mươi bốn! Thế còn anh?Tường thở ra một hơi dài, nhẹ nhõm:- Tôi ba mươi ba.Bàn tay điệu nghệ của Liên vẫn thoăn thoắt trên thân hình Tường mà bây giờ chàng cảm thấy chút ngường ngượng khi phơi trần tấm thân trước mặt Liên. Riêng nàng vẫn không chú ý gì đến sự thay đổi trên nét mặt của Tường. Liên hỏi:- Anh có tính đi chơi đâu không?- Tôi cũng định đi đây đó cho biết nhưng phải về thăm nhà đã.- Thế gia đình anh không ở Sàigòn à?- Không! Nhà tôi ở Phước-tỉnh. Tôi chưa bao giờ biết Sàigòn cả. Đây là lần đầu tiên đặt chân lên thành phố này.- Vậy à! Ở Mỹ, anh đã bao giờ đi đấm bóp chưa?Tường ngập ngừng:- Thú thật với Liên, đây là… lần đầu tiên. Thằng Quỳ nó dẫn tôi đi chứ tôi nào biết gì!Liên ngừng tay, giọng ngạc nhiên:- Anh lạ lắm nghen! Em cũng lần đầu tiên gặp một Việt kiều như anh. Cái gì cũng lần đầu cả. Thành phố này lần đầu. Đấm bóp cũng lần đầu. Mấy tay Việt kiều kia ông nào cũng tỏ ra thành thạo trong việc ăn chơi. Không biết ở nước ngoài làm gì nhưng về nước thì tỏ ra vẻ sành sõi lắm. Cám ơn anh đã thành thật với em. Vì theo em, khi thành thật với người đối diện là mình tỏ thái độ tôn trọng người đó. Tường không ngờ Liên lại có những nhận định chín chắn đến thế. Chàng ngạc nhiên thật sự. Lòng chàng đã nhuốm lên chút cảm tình với người con gái có đôi bàn tay điêu luyện này. - Có gì mà cám ơn. Tính tôi xưa nay vẫn vậy… Đối với người khác tôi cũng nói như thế thôi.Rồi cả hai im bặt. Liên chăm chú vào công việc của người bán nghệ thuật bằng đôi tay trần. Bỗng nhiên chàng thấy hơi ngợp khi luồng gió từ trên trần thổi hắt vào mặt chàng. Tường nghiêng mặt qua một bên vừa lúc Liên đứng ngay ngang vai chàng. Một mùi thơm thoảng nhẹ vào mũi chàng, không biết là mùi nước hoa hay mùi da thịt của kiều nữ. Chàng thoáng thấy vết hằn của chiếc quần lót mà Tường đoán mảnh trước và mảnh sau được nối bằng một sợi giây nhỏ xíu, chỉ bứt nhẹ là đứt. Vừa nghĩ đến đó là mặt Tường đã đỏ bừng. Chàng có cảm tưởng là Liên đã đọc được những ý nghĩ lẩn quẩn trong đầu chàng. Cái cảm giác ngượng ngùng lúc đầu bây giờ trở lại làm chàng chỉ mong Liên sớm chấm dứt công việc. Đột nhiên, Liên lên tiếng:- Em có đề nghị này. Nếu anh muốn, em xin làm hướng dẫn viên cho anh. Em ở thành phố này đã được sáu năm rồi, đủ để đưa anh đi đây đi đó. Nhưng không biết có phiền gì anh Quỳ hay không?Tường ngồi bật dậy, giọng thành thật:- Ồ! Thế thì tốt quá! Tôi và nó còn rất nhiều thì giờ gặp nhau. Được Liên hướng dẫn thật là may mắn. Nhưng công việc làm ở đây thì sao?- Không sao, anh chịu chi chút đỉnh thì bà chủ cũng bằng lòng.- Bao nhiêu thì được hở Liên?Liên ngồi xuống trên chiếc bàn dài, cạnh Tường:- Chừng mười lăm đô thì vừa! Riêng em, anh muốn cho bao nhiêu cũng được.Tường thòng chân xuống đất, đứng đối diện với Liên:- Tôi không muốn Liên bị thiệt thòi. Hơn nữa, còn công Liên dẫn tôi đi chơi nữa chứ?- Em tình nguyện dẫn anh đi chứ anh đâu thuê mướn gì em. Xem như em nghỉ một ngày để đi chơi với anh, cũng vui vậy.- Thôi! Để tôi tính thế này, tôi gởi Liên gấp đôi số tiền tôi trả cho bà chủ. Liên đừng nghĩ gì về tiền công, cứ xem là món quà kỷ niệm lần gặp gỡ.Liên nhoẻn miệng cười:- Cám ơn anh nhiều lắm. Ngày mai em nói anh Quỳ đưa anh đến đây rồi anh em mình đi. Thành phố này có rất nhiều phương tiện di chuyển, anh đừng lo. Trên đường về nhà, Tường mới bật mí cho thằng bạn biết là phải đình hoãn chuyến đi Phước-tỉnh ngày mai vì chàng muốn ở lại Sàigòn đi chơi với Liên một ngày. Quỳ phá lên cười nắc nẻ:- Tao đã đoán là em sẽ chịu đèn mày. Gặp Việt kiều ngơ ngơ như mày những em già dặn đều muốn lăn xả vào để lợi dụng. Tao ở đây tán em gãy cả lưỡi mà em có chịu đi chơi với tao lần nào đâu. Nhưng nhớ này, chi cho nó vừa phải thôi để bà già mày ở dưới quê còn chút cháo.Tường phân bua:- Tao chẳng thấy Liên có ý định moi tiền gì cả. Đành rằng Liên có đề nghị nhưng tao vẫn cảm thấy được những ý thành thật của nàng. Quỳ vẫn giữ lập trường:- Cái hay của các em là ở chỗ đó. Lộng giả thành chân là nghề của các em mà.Rồi Quỳ đọc bốn câu thơ truyền khẩu trong nhân gian, giọng diễu cợt:Việt gian, Việt cộng, Việt kiều,Trong ba Việt ấy em yêu Việt nàoEm xin thưa với đồng bào,Trong ba Việt ấy, Việt kiều em yêuTường không buồn cãi với Quỳ. Những người sống trong một xã hội đầy dẫy những lừa đảo dĩ nhiên họ luôn luôn bảo thủ, thận trọng đến đa nghi. Xã hội này vốn đã từng xây dựng trên căn bản lọc lừa thì chàng cũng không trách những người như Quỳ luôn sống trong sự hoài nghi. Họ hoài nghi ngay cả những truyền thống, chân lý đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.Ngày hôm sau, Tường đến đón Liên ở tiệm đấm bóp. Nàng mặc chiếc quần din màu xanh đậm bó sát người, áo sơ mi trắng hở nút cổ, không sâu lắm nhưng cũng đủ phô trương sức nẩy nở toàn diện trên thân hình nhìn khá mảnh dẻ. Trông nàng khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống ở tuổi thiếu nữ đương xuân. Sau khi sòng phẳng với bà chủ tiệm, Liên gọi ngay một chiếc xe xích lô đạp chở ngay đến chợ Bến-thành ăn bún ốc. Trong khung cảnh ồn ào của khu chợ buổi sáng, Tường chăm chú vào tô bún ốc đang bốc khói có váng ớt đỏ au nổi lên mặt trộn lẫn với những cọng hành ngò xanh tươi được trồng trọt trên những miếng đất màu mỡ ven thành phố. Nước bún trong veo đượm vị ngọt từ những nồi xương hầm tốn nhiều củi lửa. Miếng thịt ốc bưu dai vừa miệng nhai, tan ra hoà với cọng bún mềm nuốt vào nghe ngọt đến tận đáy dạ dày. Rời chợ Bến-thành, Liên đưa chàng đi đến lăng Lê văn Duyệt để xin xăm. Quỳ ngay giữa chính điện nghi ngút khói hương, Liên lâm râm khấn vái rồi đổ một thẻ xăm. Lúc nào cũng có một thầy ngồi bên hông lăng để đoán tình duyên, gia đạo qua thẻ xâm mà khách đưa đến. Tường có nghe nói tục lệ này thường xảy ra vào dịp Tết, chàng lại không ngờ dân chúng xin xăm suốt năm. Trong cuộc sống vốn nhiều bấp bênh, con người thường dựa vào một lực siêu hình nào đó để có tự tin, tiếp tục sống.Xế trưa, trời Sàigòn nóng như cả thành phố bị nấu trong vạc dầu. Liên rủ chàng:- Thôi, ghé chỗ này với em. Phòng máy lạnh thoải mái lắm.Rồi nàng bảo xích lô đưa đến một ngôi nhà lầu hai tầng sơn màu xanh nhạt trên đường Nguyễn thiện Thuật. Xuống xe, Liên dẫn chàng xăm xăm mở cửa. Khung cảnh ở đây gần giống như chỗ chàng đấm bóp tối hôm qua. Lối trang trí bày biện gần như một khách sạn hạng trung bình. Liên cất tiếng chào:- Cho em một phòng đi chị.Người đàn bà đon đả:- Máy lạnh không? - Có chớ. Bởi vậy trưa nóng em mới tạt vào đây. Chị pha cho em hai ly trái cây luôn nghe.- Nếu vậy vào phòng cũ đi. Liên lại dẫn chàng đi qua một dãy hành lang hẹp, có chia từng phòng với cánh cửa đóng im ỉm. Theo mẩu đối thoại vừa rồi thì rõ ràng Liên không xa lạ gì với ngôi nhà này, nếu không nói là rất quen thuộc. Bởi thế, người đàn bà không cần chỉ căn phòng cho Liên. Chàng nghĩ có thể ngoài nghề đấm bóp ra, Liên còn bán thân để kiếm sống nữa. Trong lòng Tường lại dâng lên một nỗi u hoài về người thiếu nữ mới quen có quá nhiều bí mật trong cuộc đời.Liên khóa trái cửa rồi ngồi phịch ngay xuống giường, vẻ mệt nhọc:- Nằm xuống đây cho khỏe đi anh. Lát nữa chị ấy sẽ mang nước giải khát vô.Chàng nằm uống bên cạnh Liên:- Nhà Liên ở đâu?- Em giống anh, ở tạm Sàigòn thôi. Nhà em mãi tận Mỹ-Tho kìa.- Thế hai bác vẫn khoẻ chứ?- Cám ơn anh! Em chỉ còn mẹ và một thằng em 12 tuổi, còn ba em mất rồi.Tường thở dài:- Xin lỗi Liên. Ba anh cũng mất khi anh còn nhỏ. Trong tâm trí anh không có một hình ảnh nào của ba anh cả ngoài một vài tấm hình mà mẹ anh còn giữ lại.- Em thì khác. Ba em mất lúc em mới trên mười tuổi nhưng cũng chẳng có kỷ niệm nào đáng ghi nhớ. Lúc em chưa đầy một tuổi thì ba em bị đi cải tạo. Mãi hơn mười năm sau ba em mới trở về. Em vẫn còn nhớ khuôn mặt xương xương và thân hình tiều tuỵ của ổng. Được vài năm thì ba em lâm bệnh chết khi thằng em trai của em chưa đầy ba tuổi. Mẹ em tần tảo nuôi hai chị em cho đến khi em tốt nghiệp trung học. Mẹ em phần buôn bán nuôi con, phần thương nhớ ba em nên cũng đau ốm suy nhược. Em quyết định bỏ học luôn để phụ giúp với mẹ.- Anh hiểu, gặp hoàn cảnh đó thì ai cũng hành xử như Liên. Anh cũng thế, vài năm sau ngày mất nước, anh cũng phải bỏ học để đỡ cho mẹ anh một tay.Liên thở dài não nuột:- Nhưng anh lại may mắn hơn, qua đến Mỹ và tiếp tục được việc học. Em thì vô phương. Ở cái xã hội này, có dính chút lý lịch thì không bao giờ ngóc đầu dậy được, cho dù học giỏi đến thế nào đi nữa. Anh biết không? Em là một trong năm học sinh giỏi toán nhất ở Mỹ-tho, vậy mà không thể ghi tên ở một Đại-học nào cả. Họ không nhận, viện đủ mọi lý do... Có tiếng gõ cửa. Liên bước ra và mang vào hai ly trái cây xay, lạnh mát cả tay.- Thế Liên lên Sàigòn làm nghề này liền à?- Không anh. Đầu tiên em vào làm ở một xưởng may mặc. Lương cũng tương đối. Tiện tặn đôi chút thì gia đình em ở dưới quê cũng có chút đỉnh. Rồi định mệnh đưa đẩy khiến em nhảy qua cái nghề đấm bóp.Chàng không dám đi sâu vào đời tư của Liên nhưng vẫn tò mò muốn biết định mệnh nào đã đẩy Liên vào công việc này. - Có thể là nghề đấm bóp kiếm được nhiều tiền hơn nhưng, xin lỗi Liên anh hơi tò mò, Liên không thể kiếm được một việc nào đó phù hợp với khả năng của Liên ư? Đành rằng nghề nào cũng là nghề, mỗi người có một hoàn cảnh riêng anh không dám xét đoán nhưng anh thấy Liên làm nghề này không hợp một chút nào cả.Liên mỉm cười:- Sao lại không hợp! Anh thấy em đấm bóp cho anh hôm qua được không? Nghề nào cũng có cái khó khăn riêng. Em học được cái bí quyết của nó để kiếm sống và giúp gia đình... - Đành vậy, nhưng anh nghĩ Liên vẫn có thể theo đuổi một nghề nào đó khác hơn nghề này?Nàng hôn lên môi Tường:- Chọc anh chút mà! Em biết nhưng có những chuyện em không tiện nói ra, sợ... anh hiểu lầm.Tường nhỏm người dậy, chống tay lên cằm nhìn thẳng vào mắt Liên:- Có gì mà hiểu lầm. Anh xem Liên như một người bạn nhưng nếu Liên thấy không tiện nói ra thì thôi.Liên trầm ngâm không nói gì. Một lúc sau, nàng chậm rãi:- Em quý anh là người thành thật. Hôm nay đi chơi rồi nằm tâm sự vụn với anh, lâu lắm em mới hưởng được một ngày thật bằng lòng. Cả một chuỗi đời của em, toàn những chuyện buồn. Anh xem, mới hai mươi bốn tuổi mà cuộc đời em quá nhiều gian truân. Khóc thì em cũng khóc nhiều rồi, đến một lúc nào đó thì lòng mình chai đá hẳn. Nhiều khi bị vùi dập quá, em muốn tìm lại một giọt nước mắt ngày xưa, khóc để tìm một chút thanh thản trong tâm hồn, nhưng không được anh ơi! Anh còn nhớ câu hát... khóc cho vơi đi những nhục hình... không? Có gặp những đau khổ như em rồi anh mới thấy thèm khóc, mới thấy nước mắt thật quý. Xã hội này không những chà đạp lên mọi giá trị của con người nhưng còn làm cạn khô nước mắt của lòng người nữa. Em không muốn kể lại cuộc đời em vì em sợ anh nghĩ em bịa chuyện, hơn nữa chuyện buồn của mình sao bắt người khác phải nghe. Anh về thăm nhà vui chơi thoải mái chớ chuốc lấy những phiền muộn làm gì!Tường hôn lên bàn tay Liên, giọng nhỏ nhẹ:- Anh đang nghe Liên đây.Liên quay mặt lại nhìn sâu vào mắt Tường. Mái tóc đen tuyền rải xõa trên mặt gối trắng tinh chạy viền theo khuôn mặt đẹp dịu hiền của Liên. Chưa bao giờ chàng được ngắm một nét đẹp hiền hoà, thanh tú trong ánh mắt gần gũi đến thế. Giọng của Liên đều đều:- Như em đã nói, em lên Sàigòn ở trọ nhà bà bác và đi làm trong một công ty cắt may xuất khẩu. Tiện tặn ra thì cũng dành dụm được chút đỉnh để gởi về cho gia đình. Cách đây hơn hai năm, mẹ em bỗng ngã bệnh nặng, cần phải có tiền để chạy chữa thuốc thang. Sồ tiền dành dụm bấy lâu nay dần dần hết sạch. Em túng quẫn quá, không biết xoay xở thế nào thì một người bạn trong sở làm giới thiệu em, qua một bà tú trung gian, cho một thương gia Việt kiều. Ông này ra giá mua trinh tiết của em với giá một nghìn đô la. Em bằng lòng ngay không cần suy nghĩ. May mắn với số tiền đó, thuốc thang một thời gian thì mẹ em khỏi bệnh. Mẹ em có thắc mắc về số tiền quá lớn, em chỉ nói vay mượn của bạn bè và em sẽ trả dần cho họ. Đến bây giờ, mỗi khi suy nghĩ lại, em vẫn không có gì tiếc nuối khi bán đi trinh tiết để một lần báo hiếu cho cha mẹ. Rồi từ đó, em sống buông thả, ngay cả việc bán thân để kiếm tiền…Tường ngắt lời, ôm lấy Liên:- Liên ơi! Sự hy sinh của Liên cao thượng quá. Trinh tiết chỉ là một biểu tượng cho tâm hồn của người con gái. Đối với anh, Liên vẫn trinh trắng như bao thiếu nữ khác, đâu đến nỗi mà Liên phải chọn nếp sống này.- Cám ơn anh. Anh nói vậy em nghe mát dạ lắm rồi. Còn những điều khác có thể anh không bao giờ hiểu được em đâu! Thôi, bỏ chuyện đó đi anh. Một ngày sắp hết rồi, anh với em đâu còn thì giờ bao nhiêu nữa.Tường giữ khuôn mặt của Liên bằng cả hai tay, đắm đuối nhìn nàng. Chàng nghiêng đầu hôn lên đôi môi mọng đỏ. Liên siết chặt người chàng, ngửa mặt nhận nụ hôn. Cả người Liên thoang thoảng hương thơm làm Tường ngây ngất. Người chàng rạo rực, nỗi thèm khát dâng lên cuồn cuộn. Đúng lúc Tường chuẩn bị dìu Liên lên đỉnh Vu sơn thì nàng giữ chàng lại:- Đừng… anh!- Anh muốn…- Em biết, nhưng đừng…- Sao vậy???Liên bẽn lẽn:- Em đang “bị” mà… Tường nằm vật ra giường thở một hơi dài. Thân thể chàng đang nóng hừng hực bỗng nhiên nguội lạnh như bị vớt ra từ thùng nước đá. Chàng nằm yên, ngửa mặt nhìn trần không nói một lời nào. Nằm bên cạnh, Liên gục đầu vào vai chàng, hôn nhẹ lên cổ, bàn tay nàng vờn suốt vùng ngực trần của Tường. Nàng rướn người, nằm trườn lên ngực Tường, hôn phớt lên môi chàng. Tường hờ hững đáp trả vì lòng chàng đã dịu hẳn. Giọng Liên thoảng nhẹ bên tai:- Khi nào anh quay trở lại thành phố này?Thoáng trong câu hỏi, Tường nghe có chút bùi ngùi, luyến tiếc. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chưa đến hơn một ngày nhưng để lại trong chàng những ấn tượng khó phai. Tường hình dung đến những liên hệ ràng buộc mơ hồ nào đó mà định mệnh của hai người đã gắn bó. Mai đây, khi trở về ở phía bên kia nửa quả điạ cầu, chàng lại vùi đầu vào công việc thường ngày; trong khi Liên vẫn bôn ba kiếm sống với đôi bàn tay xoa bóp trên thân thể của những người đàn ông lạ. Đôi bàn tay đó đáng lẽ cầm được chiếc bút, vùi đầu vào đống sách vở mang trí tuệ để giúp ích cho đời thì quý biết bao! Bỗng dưng chàng cảm thấy xót thương cho số phận những nàng Kiều thời đại. Bao giờ mới hết thấy những cô gái vì sinh nhai đã phải lăn lộn trên vỉa hè đón khách mỗi đêm, sương ướt đẫm vai áo? Trong những cơn mưa tầm tã, che núp dưới hàng hiên, lo lắng vì một đêm ế khách, không mang được tiền về để giúp cha mẹ thuốc thang? Ôi! Sao thế gian có nhiều chuyện buồn quá? - Có lẽ anh trở lại một ngày trước khi bay về Mỹ. Lúc đó anh mong là gặp lại Liên.- Em cũng rất mong gặp lại anh!Lại có tiếng gõ cửa. Liên bước xuống giường tiến về phía cửa. Nằm lại một mình trong phòng, Tường suy nghĩ mãi về thân phận con gái của Liên, trôi nổi, thăng trầm trên tuổi đời mới hai mươi bốn. Trong xã hội này, còn biết bao nhiêu cô gái long đong như Liên phải quăng mình vào chốn trụy lạc để kiếm sống. Tường mải suy nghĩ không để ý đến Liên, mà bây giờ, nàng đã bước hẳn ra ngoài phòng. Chàng cũng không nghe được mẩu đối thoại giữa Liên và chị chủ nhà ở phía bên ngoài cánh cửa:- Em rảnh không, tiếp khách dùm chị đi.- Phải Việt kiều không?Người đàn bà nhỏ giọng:- Đúng mà! Nhìn cái tướng là chị biết ngay. Hơn nữa, chả xài toàn tiền đô không hà?- Em không cần biết chả xài tiền gì! Sòng phẳng là được! Nhưng phải là Việt kiều em mới tiếp.- Chả chìa cái giấy thông hành to chành bành làm sao chị lầm được.- Vậy thì nói chả đi đâu rồi độ tiếng đồng hồ nữa quay lại đây. Em tiễn người bạn về rồi gọi xe lại chị ngay.Trở vào phòng, Liên dục Tường:- Thôi! Mình đi anh ơi!Những háo hức trong lòng đã dịu lại. Ngoài kia trời nắng gắt, mặc dù không khí trong phòng mát lạnh nhưng Tường vẫn muốn rời khỏi bốn bức tường tù túng và ngột ngạt. Ra đến ngoài, Liên gọi ngay chiếc xe tắc xi:- Em đưa anh về nhà anh Quỳ. Em phải đi có việc. Tuần sau trở lại nhớ kiếm em nhen. Em hứa là sẽ chiều anh tất cả.Trong lòng chàng bỗng dâng nên một nỗi chán nản cùng cực; chán thành phố này, chán tình đời, chán những cô gái buôn hương bán phấn. Tường buông xuôi:- Ừ! Sao cũng được.Trước khi đậu xuống đầu hẻm nhà Quỳ, chàng hờ hững hôn Liên, hẹn:- Tuần sau, anh sẽ đến. * * * Về thăm nhà hơn tuần, Tường lại thấy háo hức muốn gặp lại Liên. Trở lại thành phố, chàng hăm hở đến tiệm đấm bóp kiếm Liên. Bà chủ nói nàng không còn làm ở đây nữa. Tường hơi ngạc nhiên và rủ Quỳ đến ngôi nhà lầu hai tầng mà cả hai nằm tâm sự, chị chủ cũng nói là chẳng thấy Liên từ hồi đầu tuần. Bây giờ thì Tường thật sự cuống lên. Cả thành phố khoảng bốn năm triệu người, tìm kiếm một khuôn mặt quen kể như là chuyện đội đá vá trời. Chàng không hiểu tại sao Liên đổi chỗ làm mà không để lại một lời nhắn nào. Tường đã có dự định cho một ngày cuối cùng ở thành phố này bên Liên thật nồng nàn trước khi lên đường trở về Mỹ. Tự nhiên chàng nhớ Liên quay quắt, nhớ đến cô gái có thân hình nhỏ nhắn với những trầm luân. Thành phố đã cuốn hút Liên vào nếp sống hỗn độn, buông thả và nàng bị nhận chìm tan loãng trong cơn lốc xoáy của đời. Còn Quỳ thì cứ gạt đi:- Có gì mà mày tiếc! Không có nó thì có đứa khác. Để tao kiếm cho mày em khác xịn hơn nhiều. Coi chừng có ngày sẽ chết vì vài ba cái tình cảm vụn vặt đó, nghe mày!Quỳ không hiểu và cũng chẳng bao giờ hiểu tâm trạng của chàng. Nỗi lòng nàng tâm sự với Tường nào Quỳ có biết; mà cho nó biết thì cũng vậy thôi. Tâm hồn Quỳ cũng dần dần hóa ra chai đá như Liên mất rồi; đúng như lời nàng nói: xã hội này không những chà đạp lên mọi giá trị của con người nhưng còn làm cạn khô nước mắt của lòng người nữa.…Tường quay trở lại Mỹ đã được vài tuần. Chàng mải vùi đầu vào công việc thường ngày, lâu lâu nhớ lại một ngày ở thành phố với Liên, khẽ thở dài tiếc nuối. Chàng thèm ôm Liên một lần nữa trong vòng tay, để nhớ lại mùi hương quen thuộc vuốt ve khứu giác. Tiếng thở dài của Tường thoạt tiên nghe não nuột, mãi rồi chỉ còn thoáng chút chạnh lòng khi nghĩ đến Liên vì cuộc sống vội vã ở đây, phải lao theo nhịp độ của dòng đời. Cho đến một hôm, Tường tình cờ đọc được một bản tin trích báo trong nước đăng trên tờ nhật báo địa phương:CUỘC TRẢ THÙ KHỦNG KHIẾPNgày hôm qua, 2/9/19.., công an quận hai phối hợp với sở công an thành đã càn quét một số cơ sở mãi dâm trong chiến dịch “làm đẹp thành phố”. Trong đợt này, khoảng 50 chị em ta bị bắt giữ và sẽ bị truy tố ra tòa vì tội bán dâm bất hợp pháp. Trong khi đi cung để ghi vào hồ sơ, Lê thị Bạch Liên đã khai báo với công an về tình trạng của thị như sau:Theo lời thị khai báo thì thị đã sinh sống ở Sàigòn được hơn sáu năm. Thuở mới lên Sàigòn, thị làm việc tại một xưởng may mặc xuất khẩu nhưng sau đó ít lâu vì thiếu tiền thuốc thang cho mẹ đau yếu nên thị đã bán trinh cho một thương gia Việt kiều. Sau đó ít lâu, thị tình cờ đi thử máu tại bệnh viện Da Liễu và khám phá ra thị bị mắc bệnh SIDA, hay còn được gọi là AIDS. Lúc đó vì hệ thống quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo nên những thành phần mắc bệnh SIDA chưa bị cô lập để chữa trị. Vì thế thị đã thoát ra ngoài xã hội. Vẫn theo lời thị, thị đã tuyệt vọng và đâm ra căm thù đời. Từ đó, thị chọn Việt kiều làm đối tượng để trả thù vì chính Việt kiều đã truyền bệnh cho thị. Cuộc gài bẫy thường bắt đầu từ những tụ điểm đấm bóp. Thị có nhan sắc và giọng nói truyền cảm nên khó có ai cưỡng lại được sự quyến rũ của thị. Rồi thị mang con mồi đến một địa điểm khác ở quận hai và gieo bệnh. Trong vòng hơn hai năm, thị kể là đã gieo bệnh cho khoảng trên dưới hai trăm Việt kiều. Cũng theo lời thị, trong suốt thời gian hận thù truyền bệnh, chỉ có một lần duy nhất thị “tha” cho một Việt kiều vì tính thành thật của anh ta. Được hỏi tại sao thị lại tự nguyện khai hết như thế? Thị nói là lần gặp gỡ với anh Việt kiều đó đã gieo vào tâm hồn thị một chút tình người, tuy nhỏ nhoi nhưng đẹp và thơ mộng…Một luồng hơi lạnh chạy dài dọc theo sống lưng của Tường. Tim chàng đập cuồng loạn. Tường rùng mình. Chàng có cảm giác như máu đã đông cứng, không lưu thông được nữa. Bắp chân Tường tê nhức vì đứng lâu không cử động. Chàng đọc lại bài báo một lần nữa, rồi một lần nữa đến độ gần như thuộc từng dòng, từng chữ. Ôi! Đây có phải là Liên mà chàng gặp gỡ vài tháng trước đây hay không? Một lần nằm bên nhau nàng đã ngăn cản khi chàng đòi hỏi làm cái công việc tầm thường đó. Kỷ niệm một ngày sống bên Liên lại đổ về đầy ắp như mới hôm qua. Bí mật về cuộc đời của Liên phơi bày dưới ánh mặt trời và cùng một lúc chàng hình dung được những khổ đau và nỗi tuyệt vọng mà nàng phải gánh chịu. Tường không nghĩ nhiều đến chuyện chàng vừa chết hụt những lại cảm khái cho số phận và căn bệnh của Liên. Ôi! tội nghiệp cho nàng quá! Tường thẫn thờ thở dài khi nghĩ đến biết bao nhiêu cô gái nữa trên quê hương đang vướng phải căn bệnh chết người chỉ vì mục đích kiếm sống?Và chàng bỗng có ý định quay trở lại ngay mảnh đất khốn khổ đó, gặp lại nàng để thì thầm bên tai hai chữ tạ ơn. Hải Ngữ Mục lục Chết hụt Chết hụt Hải NgữChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: thuvientoancauĐược bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 11 tháng 7 năm 2007
vanhoc
Elsie Evelyn Few, (4 tháng 2 năm 1909-17 tháng 12 năm 1980) là một nghệ sĩ người Jamaica, người đã có một sự nghiệp lâu dài ở Anh và có liên kết với Trường Euston Road. Trong suốt sự nghiệp của mình, Few đã sản xuất những bức tranh sơn dầu về phong cảnh nhưng sau đó, trong cuộc đời bà bắt đầu sử dụng các kỹ thuật cắt dán để tạo ra các thiết kế trừu tượng. Tiểu sử Rất ít người được sinh ra ở Kingston, Jamaica. Bà chuyển đến London để học tại Trường Nghệ thuật Slade và Trường Kiến trúc Bartlett từ năm 1929 và 1931, trước khi đi du lịch và học tập ở khắp Châu Âu. Rất ít người gặp và làm việc với các nghệ sĩ từ trường Euston Road. Năm 1937, bà kết hôn với Claude Rogers, một trong những thành viên sáng lập của Trường và họ cùng với Victor Pasmore tổ chức một triển lãm chung tại Phòng trưng bày Burnett Webster ở Kingston, Jamaica vào năm 1936. Ngay sau đó, Few đã có triển lãm cá nhân đầu tiên của mình tại cùng phòng trưng bày. Vài người được bầu làm thành viên của Tập đoàn Luân Đôn vào năm 1943 và từ năm 1945 đến năm 1948 làm việc cho Hayo & Windus với tư cách là một biên tập viên nghệ thuật. Năm 1948, các tác phẩm của Few đã được đưa vào Trường Euston Road và các triển lãm khác được tổ chức tại Phòng trưng bày nghệ thuật Wakefield City, nhưng không phải trong phiên bản lưu diễn tiếp theo của triển lãm do Hội đồng nghệ thuật tạo ra. Từ năm 1946 đến năm 1969, bà đứng đầu bộ phận nghệ thuật tại Đại học Gipsy Hill. Vài người đã có một số triển lãm đáng chú ý trong sự nghiệp của mình, bao gồm tại Phòng trưng bày nghệ thuật Whitechapel năm 1973 và tại Phòng trưng bày Annexe ở Wimbledon trong năm 1979. Một cuộc triển lãm tưởng niệm cho Few đã được tổ chức tại Phòng trưng bày nghệ thuật Bury St Edmunds năm 1981, bao gồm các ví dụ về đồ gốm và tấm thảm của bà cùng với các bức tranh và ảnh ghép của bà. Phòng trưng bày Belgrave đã tổ chức một triển lãm chung các tác phẩm của Rogers và Few vào năm 2002. Trong nhiều năm, hai vợ chồng đã sống ở Somerton ở Suffolk. Tham khảo Liên kết ngoài 11 bức tranh của hoặc sau Elsie Few Nghệ sĩ Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ nghệ sĩ thế kỷ 20 Mất năm 1980 Sinh năm 1909
wiki
Lưu Quốc Phương Nhổ cỏ trong lòng Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm đã gần một năm, tôi vẫn chưa được phân phối công tác. Cứ ngồi lỳ ở nhà chờ đợi không ổn, tôi quyết định hãy đến Phủ Châu tìm việc làm. Có một bạn học ở Phủ Châu, ngay chiều hôm ấy tôi đã dừng chân ở nhà bạn. Ban ngày tới mọi nơi tìm việc. Song, mấy ngày liền, tôi vẫn chưa tìm được việc làm. Những ngày ấy tôi rất chán nản, bức bối ấm ức trong lòng. Tình hình của bạn cũng chẳng khác gì tôi, chưa được phân phối công tác, tự tìm việc cũng không được. Thế là, cậu ta cũng suốt ngày bực bội bất mãn với xã hội. Nhà bạn tôi ở ven sông Phủ Hà, bên cạnh có một bờ đê, chúng tôi buồn bã trong lòng, bèn cùng nhau lên đê nhằm giải tỏa tâm lý. Đi trên đê có rất nhiều người, nam nữ già trẻ đều có, những người ấy cũng giống chúng tôi, bụng dạ đầy bất mãn, bực dọc. Vừa đi đến gần, chúng tôi đã nghe thấy họ đang nói đến chuyện tiêu cực thối nát, nói đạo đức xã hội xuống cấp. Điều ấy hợp với tâm tư của chúng tôi nên chúng tôi cũng hòa nhập vào hàng ngũ của họ, tha hồ tiến hành "phê phán nghiêm khắc" hiện thực xã hội. Con đê này rất dài và cũng rất rộng. Thường có những xe ô tô chở cát đi lại trên đê. Những chuyến xe ấy đi qua, bụi đất bay lên tứ tung, không tài nào tránh được, làm cho người ta mất hứng, càu nhàu. Chân đê lại có một bãi sông rất rộng. Trên bãi sông mọc đầy những loại cỏ dại: ngải cứu, bồ công anh, thương nhĩ thảo, thứ cỏ dại nào cũng có. Những giống cỏ này sinh trưởng rất mạnh. Cả cái bãi sông rộng mênh mông vì cỏ dại mọc đầy, nên chẳng có người qua được, chỉ có bươm bướm, chuồn chuồn bay lượn trong đó. Một hôm, bọn người dạo trên đê lại nói đến những chuyện tiêu cực thối nát. Bỗng có một người chỉ tay xuống bãi sông, nói: - Những hiện tượng hư hỏng tiêu cực hiện nay giống như đám cỏ dại kia, không tài nào nhổ được. Chúng tôi đều nói chêm vào: - Đúng thế! Tiêu cực hư hỏng giống như đám cỏ dại kia, nhổ không được! Có một ông già, liếc nhìn chúng tôi một cái, nói: - Các bạn có nhổ đâu, làm sao mà biết nhổ không được! Chúng tôi trừng mắt nhìn ông ta. Sau đó, tôi còn nhiều lần gặp ông ta, rồi có một lần chúng tôi và ông nói chuyện với nhau. Ông già hỏi han tình hình của chúng tôi, tôi nói với cụ rằng: tôi đã tốt nghiệp gần một năm, mà vẫn chưa được nhận công tác. Tôi cũng nói cho cụ biết: tôi vào thành phố tìm việc rất lâu rồi mà chưa tìm được việc làm. Nói đến đây, tôi đã bắt đầu bực tức bất mãn, tôi nói hiện tại xã hội vô cùng thối nát, vì không biết đi cửa sau, tôi không được phân phối công tác, còn những người có ô dù, đã được phân công đến các đơn vị béo bở. Cuối cùng, tôi cũng chỉ xuống đám cỏ dại um tùm trên bãi sông, nói với ông: - Xã hội này mọc đầy cỏ dại, có nhổ cũng không nhổ được! Ông già ngồi bên cạnh im lặng nghe, cuối cùng ông thở dài. Một hôm khác, tôi lại nhìn thấy ông già, ông đi đến gần tôi, bảo tôi: - Tôi muốn thuê anh làm việc, anh có làm không? Tôi nói: - Tôi vào thành phố để tìm việc làm thuê mà! Ông già nói: - Anh giúp tôi nhổ đám cỏ dại ở bãi sông này nhé! Mỗi ngày tôi trả hai mươi đồng (tương đương 40.000 đồng Việt Nam-ND). Anh có làm không? Tôi lập tức đồng ý. Ngày hôm sau, tôi bắt đầu làm thuê cho ông-nhổ đám cỏ dại ấy. Ông già cũng cùng tôi nhổ cỏ. Chúng tôi chỉ nhổ những cỏ dại mọc cao. Những loại cỏ ấy vừa nhổ đi, đã lộ ra thảm cỏ bên dưới mềm mại, xanh rờn. Đám cỏ dại được nhổ đi, bãi sông bèn phẳng phiu lại, trông đẹp mắt. Thỉnh thoảng có người đi qua, thấy chúng tôi nhổ những cỏ ngải cứu, bồ công anh và thương nhĩ thảo, họ bèn hỏi chúng tôi: - Các vị nhổ cỏ đó để làm gì? Cũng có người nói: - Các vị nhổ cỏ ấy để làm thuốc ư? Tôi cứ gật đầu. Ông già không gật đầu, chỉ cười. Tôi cứ ngỡ ông già thuê tôi nhổ cỏ ấy để làm thảo dược. Ngải cứu là thuốc, bồ công anh là thuốc, thương nhĩ thảo cũng là thuốc. Những điều này, tôi biết. Nhưng tôi đã nghĩ sai. Sau ba ngày, những loại cỏ ấy trên bãi sông đã nhổ xong, ông già trả tiền công cho tôi, nhưng không thu những loại thảo dược ấy mang về. Sau khi biết ông già nhổ cỏ không phải để làm thuốc, tôi đã hiểu ra một phần nào. Tôi đòi trả lại tiền cho ông nhưng ông không chịu nhận. Ông ôn hòa nói: - Chàng trai trẻ ơi! Nói thực với cháu, thuê cháu làm công việc này, ông chỉ muốn cháu học được một điều mới mẻ, cỏ dại nhiều như thế, chẳng đã nhổ được đó sao? Cũng như vậy, xã hội của chúng ta cũng mọc những loại cỏ ấy, song cũng nhổ được như thế. Chỉ cần nhổ cỏ trong lòng mình, thì những loại cỏ dại trong mắt cháu cũng sẽ ít đi! Tôi đã hiểu ra, tôi hơi cảm động, hỏi ông: - Tại sao ông lại làm như vậy? - Bởi vì tôi cũng đã từng trải qua một thời tuổi trẻ mà! - Ông già bình thản nói. Đó là một lần làm thuê đặc biệt của tôi, tôi cứ nhớ mãi. Đến nay, tôi vẫn thường xuyên đi qua bờ sông ấy, trên bãi sông ấy đã không còn cỏ dại, mà là một thảm cỏ xanh rộng phẳng lì. Đứng ở đó, tôi vẫn thường nghĩ xem trong lòng tôi còn có mọc những cây cỏ dại không. Thực ra, trong lòng mỗi người, dù nhiều hay ít đều có mọc những cây cỏ đó, chỉ có điều xem bạn có nhổ nó đi hay không mà thôi. Nhổ cỏ trong lòng Truyện ngắn của Lưu Quốc Phương ( Trung Quốc )VŨ PHONG TẠO (dịch) Mục lục Nhổ cỏ trong lòng Nhổ cỏ trong lòng Lưu Quốc PhươngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: Sao Bang Nguồn: Báo Quân đội nhân dânĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 7 tháng 7 năm 2006
vanhoc
Ông chúa Hòa Thuận (1720 - 1758, Hanja: 和顺翁主, Hangul: 화순옹주), biệt xưng Hòa Thuận Quý chúa (和顺贵主), tên thật là Lý Hương Di (李香怡/이향이), là Vương nữ nhà Triều Tiên, con gái trưởng của Triều Tiên Anh Tổ Lý Khâm. Cuộc đời Ông chúa chào đời vào năm 1720 thời vua Triều Tiên Cảnh Tông, trong lúc phụ thân Lý Khâm còn là Vương tử với tước hiệu Diên Nhưng quân. Mẹ ruột của bà là Chiêu huấn họ Lý, cũng tức là Ôn Hy Tĩnh tần Lý thị, vợ lẽ của Diên Nhưng quân đồng thời cũng là người sinh ra con trai trưởng của Anh Tổ, tức Hiếu Chương Thế tử. Đáng lẽ bà là con gái thứ 2, nhưng do người chị là Ông chúa Hòa Ức đã chết khi chưa đầy 1 tuổi, nên bà là trưởng nữ trên thực tế của Lý Khâm. Năm 1721, Diên Nhưng quân trở thành Trữ quân của Triều Tiên (Vương thế đệ), mẹ ruột của Hương Di tức Lý thị được phong làm Chiêu huấn, tuy nhiên tháng 11 năm đó thì Chiêu huấn qua đời đột ngột. Năm 1724, khi Thế đệ lên nối ngôi vua. Đầu năm sau (1725), phong Vương nữ Hương Di làm Hòa Thuận ông chúa. Tước hiệu Ông chúa là quy định của nhà Triều Tiên dành cho Vương nữ thứ xuất để phân biệt với Công chúa là Vương nữ do Vương hậu sinh ra. Ngày 29 tháng 11 ÂL năm 1732, Ông chúa Hương Di khi mới có 13 tuổi, được lệnh kết hôn với Kim Hán Tẫn (), người sau này được phong là Nguyệt Thành úy (tước phong dành cho phò mã của Triều Tiên). Tuy nhiên bà vẫn ở trong cung trong 2 năm tiếp theo rồi mới về nhà chồng. Sử sách ghi nhận Ông chúa Thậm đắc phụ đạo, trinh nhu kiêm bị, nhã thượng kiệm ước. Bà và phò mã có quan hệ tốt đẹp, người đời xưng tụng là Hiền Đô úy, Thục Ông chúa. Tuy nhiên hai người không có một người con chung nào. Năm 1758, Kim Hán Tẫn qua đời, không có con nối dõi. Vì thế triều đình chọn một người cháu trong họ Kim là Kim Di Trụ làm con thờ tự cho Ông chúa. Sau đám tang của chồng, Ông chúa Hòa Thuận quyết định bỏ ăn uống. Khi vua Anh Tổ được tin đã thân hành tới chỗ của bà và buộc bà phải uống nước. Bà giả vờ tuân lệnh, uống một ngụm nước và phun ra ngay sau đó, khiến nhà vua trở về trong nỗi thất vọng. Bà qua đời 14 ngày sau cái chết của chồng, và được an táng tại quận Yesan (Lễ Sơn), tỉnh Chungcheong Nam (đạo Trung Thanh Nam). Tuy vua Anh Tổ có lời khen ngợi về sự trinh liệt của Ông chúa, ông vẫn hậm hực vì Ông chúa đã cãi lời của mình, vì thế ông tuyên bố Ông chúa hành xử bất hiếu, và không cấp cho kim bài trinh liệt theo đề nghị của quần thần. Mãi đến năm 1783 thời Triều Tiên Chính Tổ mới cho cấp bằng trinh liệt và lập nhà thờ cho bà, nơi này vẫn còn tồn tại đến ngày nay và trở thành một di sản văn hóa của Chungcheong Nam. Gia đình Cha: Triều Tiên Anh Tổ Lý Khâm (1694 - 1776). Mẹ Trinh Thánh Vương hậu họ Từ (1692 - 1757), đích mẫu Ôn Hy Tĩnh tần họ Lý (1694 - 1722), mẹ ruột Chồng: Nguyệt Thành úy Kim Hán Tẫn, tự Ấu Phụ, xuất thân từ gia tộc Khánh Châu Kim thị, con trai thứ 4 của Lãnh nghị chánh Kim Hưng Khánh. Con nuôi: Kim Di Trụ (1730 - 1798), tự Hi Hiền, là con thứ 4 của Kim Hán Trinh (anh cả Kim Hán Tẫn), có 4 con trai, 2 con gái. Tài liệu tham khảo Xem thêm Triều Tiên Anh Tổ Hòa Hoãn Ông chúa Sinh năm 1720 Mất năm 1758 Người Triều Tiên thế kỷ 18 Người nhà Triều Tiên Ông chúa Triều Tiên
wiki
Căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt là sân bay dân sự và là căn cứ không quân của Không lực Hoa Kỳ và Không lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Căn cứ không quân này được Pháp xây dựng năm 1920 với đường băng bằng đất phục vụ chủ yếu cho mục đích quân sự. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã đầu tư nâng cấp để phục vụ cho chiến tranh. Sau 1975, đây là sân bay dân sự và quân sự hỗn hợp với tên gọi là Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất Lịch sử Bố phòng của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa Sân bay Tân Sơn Nhứt rộng gần 2.000 ha, được sử dụng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự, có tính chiến lược cực kỳ quan trọng. Khu vực quân sự gồm nhiều đường băng cho đủ loại máy bay quân sự, trong đó, riêng số lượng nhà chứa máy bay nổi trên mặt đất đã có 400 đến 500 máy bay.Trong sân bay, có hàng chục kho bom, đạn đủ cỡ được trang bị kỹ thuật hiện đại. Khu nhà ở phía nam sân bay là nơi làm việc của Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ thứ 7, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ và nhà Đại tướng Westmoreland - Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam và Bộ Tư lệnh Không quân Sài Gòn cùng nhà riêng của Nguyễn Cao Kỳ - Tư lệnh Không quân. Khu vực quân sự được bảo vệ với 22 lớp rào kẽm gai kiểu Mỹ, từ rào đơn, rào kép, rào bùng nhùng, mắt cáo...Giữa các loại rào là đủ các loại mìn, hệ thống chiếu sáng nằm ẩn trong các đám cỏ dại và cây mắc cỡ đầy gai. Đây là những bãi mìn “gài chết” mà Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã nghiên cứu rất công phu để chống đặc công của Quân Giải phóng xâm nhập, nhất là ở các mục tiêu xung yếu. Bên ngoài các vòng rào, một hệ thống đường nhựa giáp vòng cho xe cơ giới tuần tra, tuần bộ, chó berger, ngỗng cảnh giới. Phía bên trong là những tuyến lô cốt, tháp canh dày đặc ken nhau được trang bị từ đại liên đến đại bác và những đèn pha cao áp cực mạnh chiếu sáng quét ra xa tới gần 3.000 mét. Bên trong được ngăn cách nhau bằng 3 lớp rào và những hào sâu 1 mét, rộng 8 mét. Trên những đường nhựa ngang dọc trong chu vi sân bay, cứ 15 phút lại có một tốp xe chở lính tuần tiễu chạy qua. Xem thêm Không lực Việt Nam Cộng hòa Tham khảo 505th Tactical Control Group - Tactical Air Control in Vietnam and Thailand C-130A 57-460 at the National Air And Space Museum The Tan Son Nhut Association Electronic Warfare "Electric Goon" EC-47 Association website The Defense of Tan Son Nhut Air Base, ngày 31 tháng 1 năm 1968 The Fall of Saigon Tân Sơn Nhất Chiến tranh Việt Nam Quân lực Việt Nam Cộng hòa Không lực Việt Nam Cộng hòa Di tích lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa
wiki
Hải âu cổ rụt sừng, tên khoa học Fratercula corniculata, là một loài chim trong họ Alcidae. Loài chim này bề ngoài tương tự như hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương, mỏ của nó màu vàng chân mỏ màu đỏ ở đầu mỏ. Nó là một loài chim biển sống gần biển ăn chủ yếu bằng cách lặn bắt cá. Nó làm tổ ở thành đàn thường với các loài hải âu khác. Các tấm mỏ màu vàng phát triển trước khi mùa sinh sản và lột ra sau đó. Chúng một "sừng" thị nhỏ màu đen ở trên mắt. Chúng có một khuôn mặt trắng với một đường đen tối kéo dài từ phía sau của mắt và bàn chân màu xanh. Loài chim này sinh sản trong các hốc đá trên các đảo đá ngoài khơi Alaska, Xibia, British Columbia. Nó trú đông xa ngoài khơi. Khu vực ăn thường nằm khá xa ra nước ngoài từ các tổ. Mỗi tổ thường có một chim non và cả chim bố lẫn chim mẹ đều nuôi chim non. Chúng ăn mực và động vật giáp xác. Dân số của những con chim đã giảm do sự nhập nội của chuột lên một số đảo mà chúng sử dụng để làm tổ. Chú thích Tham khảo C Động vật được mô tả năm 1821
wiki
Giới thiệu về một món ăn dân gian Gợi ý Vào tháng Hai, tháng Ba âm lịch, khi mưa xuân giăng một màn bụi mỏng trắng mờ che phủ xóm làng, tiết trời đã ấm áp là lúc lá khúc bắt đầu lên mơn mởn các bãi đất ven đê dọc các triền sông. Chẳng ai trồng rau khúc. Nó tự nhiên âm thầm mọc lên, như có phần bẽn lẽn vì sự giản dị của mình, lặng lẽ mang đến cho con người những ngọn lá xanh mướt, mang vị thơm, vị bùi rất đặc biệt trong một thứ quà quê được gọi tên bằng chính loại lá độc đáo làm ra nó: bánh khúc. Chẳng biết bánh khúc có từ bao giờ, ai là người đầu tiên làm được món bánh này nhưng bánh khúc đã quen thuộc từ lâu với rất nhiều người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ nông thôn đến thành thị. Làm bánh khúc không khó, nhưng đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ và cả kinh nghiệm người xưa truyền dạy. Nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị độc đáo của món bánh này là lá khúc. Lá khúc hái từ buổi sớm, chọn những lá đang độ tươi non mơn mởn hái đem về giã cho nhuyễn rồi trộn với bột gạo làm vỏ bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh đồ chín tới giã thật mịn, viên lại nhỏ bằng quả trứng gà ri cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi. Dàn mỏng lớp vỏ thật khéo bao kín nhân bánh, xếp từng lượt bánh vào nồi hấp như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp ngon đã ngâm kỹ làm áo. Từ lúc nước sôi đến lúc bánh chín chừng tàn một que hương.Xem thêm: Lấy chủ đề: Tự học mang lại nhiều ích lợi to lớn. Em hãy viết một số đoạn văn bày tỏ những suy nghĩ của mình về vấn đề này Bánh khúc là một thứ quà, trong những thứ quà bánh. Nó cũng có thể giúp người ta đỡ đói lòng khi nhớ bữa vì thành phần dinh dưỡng khá cao. Thưởng thức bánh khúc khi còn nóng mới thấy hết được hương vị của bánh khúc, một thứ hương vị tổng hợp, kết hợp nhiều mùi vị tự nhiên của ruộng đồng một cách khéo léo tài tình gói gọn trong tấm bánh bé nhỏ, không cần tới sự trợ giúp của các loại hoá chất hay bất cứ thứ công nghệ thực phẩm nào. Bánh khúc là một món quà quê nhưng được người thành thị ưa thích. Người ta thích bánh khúc chính bởi cái tính "lành" của nó. Món bánh cổ truyền này vẫn sống trong xã hội hiện đại bên cạnh những loại bánh khúc được đóng gói trên dây chuyền công nghiệp. Người ta có thể thưởng thức bánh khúc bất cứ khi nào thích nhưng bánh khúc thường được rao bán cùng với vài loại quà bánh khác vào buổi tối. Những tiếng rao "Ai khúc đê…" mang món quà quê bình dị này tới tận nơi len lỏi tới từng ngõ phố nhỏ. Chẳng biết khi nâng chiếc bánh khúc nóng hổi, bốc khói nghi ngút, thơm mùi gạo nếp, mùi lá khúc, quyện lẫn vị bùi, vị béo của thịt và đỗ có ai biết đến ngọn lá giản dị kia, và những người đang một nắng hai sương làm bánh khúc..Xem thêm: Tả lại một cảnh lễ hội mà em đã được tham dựVanmau.edu.vn
vanhoc
Sir Aaron Klug (11 tháng 8 năm 1926 – 20 tháng 11 năm 2018) là một nhà hóa học và nhà lý sinh người Anh gốc Litva, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1982 cho việc triển khai việc xét nghiệm tinh thể bằng kính hiển vi điện tử và việc làm sáng tỏ cấu trúc của các nhóm phức hợp protein – axit nucleic quan trọng về sinh học. Cuộc đời và Sự nghiệp Klug sinh tại Želva, Litva, là con của cặp vợ chồng người Do Thái Lazar và Bella (nhũ danh Silin) Klug. Khi lên 2 tuổi gia đình ông di chuyển tới Nam Phi. Ông tốt nghiệp cử nhân khoa học ở Đại học Witwatersrand, sau đó học ngành Tinh thể học ở Đại học Cape Town rồi sang Anh học tiếp. Năm 1953 ông đậu bằng tiến sĩ ở Trinity College, Đại học Cambridge. Cuối năm 1953 ông tới làm việc ở Birkbeck College thuộc Đại học London chung với Rosalind Franklin tại phòng thí nghiệm của John Bernal. Thí nghiệm này đã gợi lên cho ông một quan tâm suốt đời về nghiên cứu các virus. Trong thời gian làm việc ở đây, ông đã khám phá ra cấu trúc của tobacco mosaic virus. Năm 1962 ông chuyển sang làm việc ở Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử mới được xây dựng ở Cambridge. Trong thập niên tiếp theo, Klug sử dụng các phương pháp X-ray diffraction, soi kính hiển vi và mô phỏng cấu trúc để triển khai việc soi kính hiển vi điện tử các tinh thể, trong đó một chuỗi các hình ảnh hai chiều của các tinh thể lấy ra từ các góc độ khác nhau được phối hợp để tạo ra các hình ảnh ba chiều của mục tiêu. Ông được Đại học Columbia trao giải Louisa Gross Horwitz năm 1981. Từ năm 1986 tới năm 1996 ông là giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử (Laboratory of Molecular Biology) ở Cambridge. Năm 1988 ông được phong tước hầu. Ông được bầu làm chủ tịch Royal Society từ 1995–2000. Năm 1995, ông được thưởng Order of Merit – theo tục lệ, thường dành cho chủ tịch của Royal Society. Ông cũng là ủy viên của Hội đồng quản trị của The Scripps Research Institute. Năm 2005 ông được thưởng huy chương vàng Order of Mapungubwe của Nam Phi cho các thành tựu đặc biệt trong Y học. Chú thích Tham khảo John Finch; 'A Nobel Fellow On Every Floor', Medical Research Council 2008, 381 pp, ISBN 978-1-84046-940-0; this book is all about the MRC Laboratory of Molecular Biology, Cambridge. Liên kết ngoài The People's Archive interview Aaron Klug biography at the Nobel Foundation Aaron Klug interviews with Harry Kroto Aaron Klug article by Bob Weintraub. The Official Site of Louisa Gross Horwitz Prize Aaron Klug interviewed by Alan Macfarlane 11th December 2007 (film) Nhà lý sinh học Nhà hóa học Người Anh gốc Do Thái Người Anh đoạt giải Nobel Người đoạt giải Nobel Hóa học Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Hội viên Hội Hoàng gia Nhà hóa học Anh
wiki
MARGUERITE DURAS Con trăn Dịch giả: Nguyễn Đăng Thường Nguyên tác tiếng Pháp, “Le Boa”, Riêng tặng nhà văn Lê Thị Thấm Vân Chuyện xảy ra ở một thành phố lớn trên một miền đất thuộc địa của Pháp vào khoảng năm 1928. Mỗi trưa chủ nhật, các nữ sinh nhà trọ Barbet đều được phép ra ngoài. Vì chúng có người “bảo lãnh” ngụ trong thành phố. Buổi tối chúng trở về no nê điện ảnh và trà bánh của nhà hàng “La Pagode”, những bể bơi, cùng với du hí bằng ôtô và trận đo tài quần vợt. Tôi thì chẳng có ma nào tới rước. Cả tuần lễ, kể luôn chủ nhật, tôi phải ở lại một mình với cô Barbet. Chúng tôi đưa nhau vào vườn bách thảo. Khỏi tốn xu mà mụ Barbet lại có thể ghi vào sổ “chi tiêu ngày chủ nhật” để moi thêm tiền mẹ tôi. Thế nên chúng tôi đã tới nhìn con trăn xơi tái con gà giò của nó trong mỗi ngày chủ nhật. Những ngày thường con trăn chẳng được nuông chiều tí nào cả. Nó phải ráng nuốt miếng thịt ôi hay con gà bệnh. Chủ nhật thì khác, nó được tặng cả một chú gà giò còn sống nhăn, vì cái trò ăn tươi nuốt sống này làm vui mắt khán giả. Chúng tôi cũng có đi coi cá sấu. Hai mươi năm trước, một con sấu – dám có thể là một ông bác hay một ông bố của các cậu các cô sấu có mặt trong năm 1928 – đã xơi tái cái đùi của một chú lính thuộc địa. Nó cắn đứt lìa cái chân của anh binh nhì đến tận háng làm tiêu tan cả một đời binh nghiệp chỉ vì anh nhà binh này khi đùa giỡn với nó đã chơi dại lấy chân vuốt ve cái mõm, chẳng ngờ các cậu các cô này khi đú đởn chỉ thích chơi gọn. Sau hôm đó một hàng rào sắt đã được dựng lên quanh hồ và bây giờ khách tới xem có thể an toàn đứng ngó cá sấu lim dim ngủ và oanh liệt mơ mơ màng màng về các chiến công của thời quá vãng. Chúng tôi cũng có tới ngắm bầy vượn thủ dâm, hay nhìn lũ báo đen từ những khu rừng đước ngập nước đang mỏi mòn chết khô dần dần trên nền xi-măng và nhất quyết không thèm ngó ngàng tới cái bản mặt của cái thằng người tàn nhẫn đang đứng thưởng thức nỗi khổ của chúng xuyên qua các hàng chấn song. Chúng chỉ hướng mắt nhìn thẳng về phía những cửa sông châu Á xanh um một màu lá biếc và lúc nhúc một bầy khuyển hầu. Những hôm tới trễ chúng tôi chỉ được thấy con trăn nằm nửa thức nửa ngủ trên chiếc giường lông gà. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng cứ đứng ì lại khá lâu. Chẳng còn gì để xem nữa, nhưng chúng tôi biết rõ cái vừa mới xảy ra và chúng tôi cứ đứng tư lự trước con trăn. Sự yên bình sau giờ sát sinh. Cái tội ác toàn hảo ấy, thụ hưởng trên tuyết ấm của những chiếc lông, đã khiến cho sự ngây thơ của con gà có thêm cái phần sự thực rất ư là mê hoặc. Cái tội ác ấy, không để lại một vết tích nào, không có máu đổ, không có hối hận. Cái trật tự ấy, sau cơn tai biến, trong sự an bình của căn phòng nơi đã xảy ra án mạng. Cuộn mình lại, đen trơn, láng bóng một lớp sương tinh khiết hơn những giọt sương trong trẻo của buổi sáng trên những cánh hoa trà trắng muột, một hình thể tuyệt mắt, một sự tròn trĩnh phinh phính, dịu dàng, rắn rỏi, một khúc cột bằng cẩm thạch đen chợt trút cái gánh mệt mỏi từ nghìn năm và chợt cuộn tròn người lại bất kể sự kiêu hãnh nặng nề cũ, chậm chạp và uốn éo, toàn thân rung gợn bởi cái sức mạnh ngầm, con trăn nuốt trọn vô bụng và tiêu hoá con gà hết sức dễ dàng và tuyệt hảo như cát bỏng của sa mạc hút nước, một sự hoá thể diễn ra trong sự trầm tĩnh thần thánh. Trong sự im lặng nội tại kinh khủng ấy con gà đã biến thành con trăn. Với niềm hạnh phúc có thể làm cho ta choáng váng, cái xác thịt của con vật hai chân đã tan chảy vào cái thể xác của con vật không chân, trong chiếc ống dài đồng dạng. Một hình thể tự hoà đồng, tròn dài và không phương tiện để nắm bắt mà lại vững chãi hơn cả vuốt, tay, móng, sừng hay nanh, trụi trần như nước và trụi trần hơn tất cả mọi vật trong cái mênh mông của muôn loài. Đối với con trăn, mụ Barbet dửng dưng, vì tuổi tác và trinh tiết thâm niên. Phía tôi cũng phải có cố gắng. Đó là một cảnh tượng khiến tôi đâm hoang mang, mặc dù nó cũng có thể gây phấn khởi, nếu tôi có được một bộ óc nhanh nhẹn và sung túc hơn, một tâm hồn đắn đo hơn, một trái tim rộng lượng tha thiết hơn, để có thể vươn tới Thượng Đế như một đấng tạo hoá và tới sự phân chia tuyệt đối cái thế giới này giữa thiện và ác, cả hai đều vĩnh cửu, mà sự xung đột là đầu giây mối nhợ của tất cả; hay ngược lại, tới sự phản kháng chống lại sự lên án các tội ác và sự vinh danh lòng trong sạch. Khi chúng tôi trở về nhà trọ, luôn luôn quá sớm theo ý tôi, một tách trà và một quả chuối chờ chúng tôi trong căn buồng của mụ Barbet. Chúng tôi ăn uống trong im lặng. Rồi tôi trở lên phòng mình. Chỉ một lát sau mụ Barbet mới gọi giật tôi xuống. Tôi không đáp lời ngay. Mụ giục: “Xuống đây mà xem…” Tôi phải dời gót ngọc. Bằng không mụ sẽ lên tìm tôi. Tôi trở lại căn buồng của mụ Barbet. Tôi luôn luôn thấy mụ đứng chờ trước khung cửa sổ, luôn luôn tại cái chỗ đó, mỉm cười, trong chiếc áo ngủ màu hồng hở vai. Tôi đứng trước mặt mụ và phải nhìn mụ như vậy mỗi chủ nhật, trong một sự thoả hiệp ngấm ngầm, sau khi mụ đã bỏ công sức dắt tôi đi xem con trăn. “Em nhìn xem có đẹp không,” Cô Barbet nói, giọng rất êm… “Em thấy rồi, tôi nói, em thấy rồi, đẹp ghê, vải áo đẹp quá trời…” “Cô mới mua hôm qua đó. Cô thích loại hàng vải đẹp,” mụ than thở, “càng trọng tuổi, cô càng mê…” Mụ đứng thẳng người để cho tôi ngắm, mắt mụ âu yếm cúi nhìn xuống thân hình. Gần như trần truồng. Mụ chưa để cho ai được thấy mụ như vậy cả, trừ tôi. Nhưng muộn rồi. Đã ngoài bảy lăm mụ sẽ không phơi bày với ai nữa trừ tôi thôi. Mụ chỉ phơi bày với riêng mình tôi thôi trong cái ngôi nhà này, và luôn luôn trong ngày chủ nhật, khi lũ con gái nội trú đều ra ngoài và sau các buổi đi viếng Thảo cầm viên. Tôi phải nhìn mụ trong cái khoảng thời gian do mụ ấn định. “Cô thích mấy cái thứ này quá,” mụ nói. “Cô thà nhịn ăn…” Một cái mùi khủng khiếp toát ra từ cơ thể Cô Barbet. Không thể nhầm lẫn được. Lần đầu tiên khi mụ phơi bày trước mặt tôi, tôi mới phát hiện được sự bí mật của cái mùi khó ngửi đó, mà tôi nhận ra được ngay, cái mùi đã phảng phất khắp căn nhà, cái mùi ở dưới cái mùi nước hoa cẩm chướng mụ tẩm vào người, cái mùi toát ra từ những chiếc tủ, hoà lẫn với cái mùi ẩm ướt của phòng tắm, cái mùi khó ngửi đã ứ đọng trong nhà, nặng nề, già hai mươi năm, dọc những hành lang bên trong nhà trọ, và, ở giờ ngủ trưa, toát ra như được tháo cổng từ cái thân áo trên có kết ren đen của Cô Barbet, vào cái giờ ngủ trưa đều đặn trong phòng khách sau mỗi bữa ăn trưa. “Em phải ghi nhớ điều này: Cái áo lót đẹp rất quan trọng. Lúc cô biết được thì đã muộn rồi.” Tôi đã cảm thấy ngay từ lúc đầu. Toàn căn nhà ngửi một mùi chết chóc. Cái tiết trinh trăm năm của Cô Barbet. “Ngoài em ra cô đâu còn ai khác để mang áo ra khoe, chỉ có em mới hiểu nổi cô thôi.” “Em rất thông cảm.” “Muộn rồi,” mụ than thở. Tôi không buồn đối đáp. Mụ chờ một phút nhưng tôi luôn luôn khép kín miệng. “Đời cô đã hỏng chỉ tại cô,” mụ chờ một lát rồi tiếp. “Chàng sẽ không bao giờ tới…” Sự khiếm khuyết đó đã gặm nhấm mụ, sự khiếm khuyết về kẻ sẽ không bao giờ đến. Bộ áo ngủ màu hồng, kết ren “vô giá” phủ lên người mụ như tấm khăn liệm, khiến người mụ, bị siết chặt bởi cái áo nịt ở giữa, phình lên như một chiếc bình sữa. Tôi là kẻ duy nhất được mụ phơi bày cái thân thể héo hắt. Mấy đứa con gái kia thì sẽ thưa lại với bố mẹ chúng. Riêng tôi nếu tôi có kể lại cho mẹ tôi nghe thì cũng không thành vấn đề. Cô Barbet đã nhận tôi vì mẹ tôi đã nài nỉ. Ngoài ra chẳng có ai trong cái thành phố này muốn nhận đứa con gái của một giáo viên của một trường học bản xứ, vì sợ làm xuống cấp nhà trọ của họ. Cô Barbet có cái lòng tốt của cô. Chúng tôi đã trở thành đồng loã vì vậy. Tôi không già mồm. Cô cũng không đá động đến chuyện mẹ tôi mặc chiếc áo cũ hai năm, mang đôi vớ vải, và để trả tiền nội trú cho tôi bà phải bán dần dần các món nữ trang. Như thế, vì mẹ tôi luôn luôn vắng mặt, và vì tôi không hé miệng về thời gian biểu của ngày chủ nhật — những buổi đi ra phố không tốn tiền nhưng lại được ghi vào hoá đơn — vì tôi không bao giờ than phiền, nên tôi rất được lòng Cô Barbet. “May thay em đã có mặt ở đây...” Tôi nín thở. Tuy nhiên mụ cũng có cái lòng tốt của mụ. Và tiếng tăm mụ lan khắp thành phố, trong sạch, như sự trinh tiết của mụ. Tôi nhủ lòng như vậy, mụ ấy đã già rồi. Nhưng điều đó không quan trọng. Tôi cầm hơi thở. “Cuộc đời thật đáng chán!...” mụ than thở. Để kết thúc câu chuyện tôi nói là mụ rất giàu, mụ có bộ áo lót tuyệt đẹp và các thứ linh tinh khác, rằng dẫu sao thì cũng không quan trọng như mụ tưởng đâu, rằng người ta không thể sống trong sự tiếc nuối... Mụ không đáp lời tôi, chỉ buông một tiếng thở dài thườn thượt và mặc lại chiếc áo lót đính ren đen như cái bằng chứng của cả một tuần lễ lương thiện. Các động tác của mụ rất chậm. Khi mụ cài khuy tay áo lót tôi biết là đã xong. Tôi sẽ được yên thân cho tới khi hết tuần lễ. Tôi trở về phòng mình. Tôi bước ra sân thượng. Tôi hít thở không khí. Tôi như đang ở trong một tình trạng hân hoan tiêu cực gây ra bởi sự tiếp diễn không thể tránh được giữa hai cảnh tượng, buổi đi dạo trong Thảo cầm viên và sự nhìn ngắm Cô Barbet. Con đường còn ngập nắng và hàng me cao dọi bóng hắt tạt vào dãy nhà những bụm hương xanh. Các anh lính thuộc địa đi qua. Tôi mỉm cười nhìn họ với hi vọng được một anh ngoắc tôi xuống và bảo tôi đi theo anh ta. Tôi đứng đấy rất lâu. Thỉnh thoảng có một anh lính mỉm cười lại, nhưng chả có anh nào vẫy tay ra hiệu. Khi chiều xuống tôi trở vào căn nhà tanh mùi tiếc nuối. Khủng khiếp quá. Chưa có người đàn ông nào ra dấu cho tôi. Khủng khiếp quá. Tôi đã lên mười ba rồi, tôi nghĩ là đã muộn nếu chưa ra khỏi nơi đó. Khi đã ở trong phòng riêng, tôi khoá cửa lại, tôi cởi áo nịt và soi gương ngắm nghía bóng mình. Cặp vú tôi trắng và sạch. Ấy là cái duy nhất trong đời tôi mà tôi cảm thấy thú vị khi nhìn thấy trong căn nhà này. Ở bên ngoài thì có con trăn, ở đây thì có cặp vú tôi. Tôi khóc. Tôi nghĩ đến cái thân hình của mẹ tôi đã phục vụ quá nhiều, cái nguồn sữa cho bốn cái miệng trẻ thơ tới bú và nó thơm mùi vani như trọn cái thân thể của bà trong chiếc áo dài mạng vá. Nghĩ tới mẹ đã bảo với tôi rằng bà thà chết chứ không thể để cho tôi có một tuổi thơ khổ sở như tuổi thơ của bà, rằng nếu muốn có chồng đàng hoàng thì phải có học thức, biết chơi dương cầm, nói một ngoại ngữ, có tác phong trong một phòng khách, rằng mụ Barbet là người có đủ tư cách để uốn nắn dạy dỗ tôi. Tôi tin lời mẹ. Tôi ngồi đối diện mụ Barbet để ăn tối rồi tức tốc đi thẳng lên phòng mình để tránh nhìn cái cảnh bọn nữ sinh nội trú lúc chúng trở về. Tôi nghĩ đến cái điện tín hôm sau tôi sẽ gửi cho mẹ để bảo với mẹ rằng tôi thương bà. Tuy nhiên cái điện tín đó tôi chẳng bao giờ gửi đi. Tôi ở lại nhà trọ của mụ Barbet trong hai năm với cái giá của một phần tư đồng lương của mẹ tôi và sự chiêm ngưỡng mỗi tuần cái tiết trinh bảy mươi năm của mụ, cho tới cái ngày tuyệt vời khi mà, vì không thể đóng tiền trọ hàng tháng cho tôi nữa, mẹ tôi trong tình cảnh tuyệt vọng sẽ phải lên tìm tôi, đinh chắc rằng với cái học dở dang tôi sẽ là cái gánh nặng suốt đời cho bà. Chuyện ấy đã kéo dài hai năm. Vào mỗi ngày chủ nhật. Trong thời gian hai năm, mỗi tuần một lần, tôi phải làm khán giả của một cuộc ngấu nghiến hung bạo, với những giai đoạn và những diễn biến sáng ngời chính xác, rồi kế đến là một cuộc ngấu nghiến khác, chậm rãi hơn, không rõ nét, đen tối. Cái đó, từ mười ba đến mười lăm tuổi. Tôi đã phải nhìn cả hai, nếu không thì tôi sẽ không có được một sự giáo dục khá đầy đủ, nếu không thì tôi sẽ là “nỗi khổ của chính tôi và của mẹ tôi”, nếu không thì tôi sẽ ế chồng, v.v... Con trăn ngấu nghiến và tiêu hoá con gà, tiếc nuối cũng ngấu nghiến và tiêu hoá mụ Barbet, và cả hai sự ngấu nghiến ấy tiếp diễn tuần tự và thường xuyên, dưới mắt tôi, mỗi cái đã mang một ý nghĩa mới, do chính sự tiếp nối liền lạc ấy. Giả dụ tôi chỉ được chứng kiến một cảnh ngấu nghiến thôi, cảnh con trăn ngấu nghiến con gà, thì có thể là tôi chỉ giữ lại sự thù hận ghê tởm con trăn vì những nỗi khủng khiếp nó đã gây ra cho tôi, khi trong tưởng tượng, tôi nghĩ mình là con gà. Có thể lắm. Và cũng thế, nếu tôi chỉ nhìn thấy mụ Barbet thôi, thì nó cũng chỉ gây được nơi tôi, ngoài sự trực giác về những tai ương đè nặng kiếp người, và sự chênh lệch không thể tránh của trật tự xã hội cùng những lệ thuộc do hệ quả đó. Nhưng không, tôi đã thấy cả hai, trừ một vài khi, cái này sau cái kia, cùng một ngày, và luôn luôn cùng một thứ tự. Vì sự tuần tự đó, khi nhìn mụ Barbet tôi liên tưởng đến con trăn, đến con trăn xinh đẹp, trong ánh sáng chan hoà, trong sức khoẻ dồi dào, ngấu nghiến con gà, và do sự đối nghịch, đã xảy ra theo một thứ tự rạng rỡ giản dị trong sáng và sự vĩ đại bẩm sinh. Cũng thế Cô Barbet, sau khi tôi thấy con trăn, đã trở thành sự ghê rợn trên tất cả, đen tối và bủn xỉn, nham hiểm, ngấm ngầm — bởi vì người ta không thể nhìn thấy sự ngấu nghiến cái tiết trinh đang diễn ra, người ta chỉ nhìn thấy các hệ quả của nó mà thôi, chỉ được ngửi cái mùi của nó mà thôi — sự ghê rợn dữ dằn, giả trá và rụt rè, và trên hết, hão huyền. Làm sao mà tôi có thể lãnh đạm với sự tiếp diễn của hai cảnh tượng ấy, không hiểu do thứ định mệnh nào, đã cuốn hút tôi, run rẩy và tuyệt vọng vì không thể thoát ra khỏi cái thế giới khoá chặt của Cô Barbet, quái vật của ban đêm, không thể vươn tới cái thế giới mà, một cách mù mờ nhờ con trăn, nó, quái vật của ban ngày, mà tôi đã linh cảm? Tôi tưởng tượng nó, cái thế giới ấy, trải rộng ra một cách rất tự do và cứng cỏi, tôi tưởng tượng nó như là một cái vườn bách thảo lớn, nơi ấy, trong sự mát mẻ của các bể nước và các vòi nước, trong bóng râm đặc dầy của những cây me xen kẽ với những vũng ánh sáng chói chang, đang xảy ra những cuộc giao hợp xác thịt dưới hình thức ngấu nghiến, tiêu hoá, những cuộc giao hoan vừa hành lạc vừa yên tĩnh, cái yên tĩnh của đồ vật từ dưới ánh mặt trời và từ trong ánh sáng, yên tĩnh và lảo đảo trong cơn say sưa của sự giản dị. Và tôi đứng trên ban-công phòng tôi, tại chỗ hợp lưu của hai luân lý cực đoan và tôi mỉm cười với các anh lính thuộc địa là những kẻ duy nhất luôn luôn có mặt quanh cái chuồng trăn vì chẳng phải tốn hao và vì họ cũng chẳng có gì cả. Tôi mỉm cười như thế, như con chim đang muốn tập bay, dù không ý thức, suy tưởng đó là cách thích đáng để gặp lại thiên đường xanh tươi của con trăn ác độc. Đó cũng là do chính bởi con trăn, dù nó có khiến cho tôi sợ nó, song nó cũng trả lại cho tôi sự bạo dạn và sự lẳng lơ. Nó can dự vào đời tôi với sức mạnh của một nguyên tắc giáo dục được áp dụng thường xuyên, hoặc nếu bạn muốn, với sự chính xác định đoạt của một sự hoà hợp của ghê sợ, khiến tôi chỉ cảm thấy mối ác cảm thực sự trước một thứ kinh khủng nào đó, mà người ta có thể coi như là một thứ luân lý: ý nghĩ bị giấu giếm, thói xấu được che đậy, và cũng thế, căn bệnh không thể thú nhận và mọi cái mà nó tự nâng đỡ lấy nó một cách hổ thẹn và lẻ loi, cho tới mức ngược lại khi tôi không cảm thấy, tỉ như, sự ghê tởm những tên giết người; mà ngược lại, tôi đau khổ cho những kẻ trong bọn họ bị giam giữ trong khám đường, không phải vì con người của họ, mà đúng hơn vì tính tình họ khoan dung và bị bỏ quên, bị khựng lại trong cuộc chạy đua với định mệnh. Làm sao tôi không gán cho con trăn sự thiên vị mà tôi đã có, con trăn đối với tôi nay là hình ảnh toàn hảo nhất. Nhờ có nó mà tôi cống hiến sự thân thiện bất trị của mình cho tất cả những loại sinh vật trên trái đất mà toàn thể hiện ra dưới mắt tôi như một sự thiết yếu được hoà âm, nghĩa là đến độ nếu thiếu đi một loại thì sẽ làm què cụt toàn thể một cách vô phương cứu chữa. Một sự ngờ vực đến với tôi về những kẻ tự cho phép mình tuyên bố những phán quyết về những loại sinh vật “ghê rợn”, những con rắn “lạnh ngắt và câm lặng”, những con mèo “đạo đức giả và dữ dằn”, v.v... Chỉ một loại người đối với tôi có vẻ thuộc về cái ý nghĩ đó của tôi, tất nhiên đó phải là những con điếm. Cũng như những tên giết người, lũ gái điếm (mà tôi hình dung xuyên qua cánh rừng các thủ đô lớn săn đuổi những con mồi của chúng rồi nhai nuốt với sự cấp bách và trơ trẽn của tính định mệnh) tạo nơi tôi một sự ngưỡng mộ tương đương và tôi cũng đau khổ cho họ vì sự ngộ nhận của con người đối với bọn họ. Khi mẹ tôi bảo rằng bà không thể tìm ra được một chỗ để gả bán tôi, mụ Barbet lại tức khắc hiện ra trong đầu tôi và tôi tự an ủi rằng tôi vẫn còn cái nhà thổ, rằng may thay, cuối cùng cũng còn cái giải pháp đó. Tôi hình dung nó như một ngôi đền của sự phá trinh, nơi mà, rất trong trắng (mãi rất lâu về sau tôi mới biết được cái khía cạnh thương mại của mãi dâm), lũ con gái như tôi, không có cơ may lấy chồng, sẽ để cho những kẻ xa lạ khám phá thân thể của mình, những người đàn ông cũng trong một trạng thái tương đương với chúng nó. Một thứ đền đài của sự trơ trẽn, nhà chứa cần phải tĩnh lặng, người ta không nên chuyện trò ở nơi đó, tất cả đều đã được xếp đặt để khỏi cần phải phát ra một tiếng nói, một sự vô danh thiêng liêng. Tôi hình dung bọn con gái đeo một chiếc mặt nạ để đi vào cái chỗ ấy. Có thể là để giữ trọn sự vô danh của chủng loại, nương theo sự vắng bóng hoàn toàn của “cá tính” của con trăn lý tưởng mang chiếc mặt nạ trơ trụi, trinh trắng, chủng loại, ngây thơ, chỉ mang độc nhất cái nhiệm vụ của án mạng, án mạng chỉ cần từ trong thân thể thoát ra ngoài như bông hoa từ thân cây. Nhà thổ, sơn xanh, cái màu xanh của thảo mộc trong đó đã xảy ra sự ngấu nghiến của con trăn, và của những cây me cao đã tràn ngập chiếc ban-công của tôi với bóng mát của tuyệt vọng, có trang bị những hàng ca-bin đặt cạnh nhau trong đó chúng tôi sẽ hiến thân cho bọn đàn ông, nhà thổ sẽ giống như một bể bơi nơi người ta đến để tắm rửa, tẩy sạch sự tiết trinh, trút bỏ nỗi cô đơn của thân hình. Tới đây, tôi cần phải nói về một kỷ niệm từ thời thơ ấu đã yểm trợ cho cái cách nhìn đó. Lúc tôi mới lên tám, hình như vậy, anh tôi, lúc ấy đã lên mười, bảo tôi để cho anh ấy xem cái đó nó “như thế nào”. Rồi anh đùng đùng nổi giận tuyên bố với tôi rằng bọn con gái chúng mày có thể "chết vì đã không biết sử dụng nó và giấu giếm nó sẽ gây sự tắt nghẽn và tạo ra những chứng bệnh tai hại". Tôi cũng không bị lay chuyển, không thi hành theo ý anh, nhưng tôi đã sống nhiều năm trong sự nghi ngờ rất khó chịu, càng thêm khó chịu vì tôi đã không tâm sự được với ai. Và khi mụ Barbet phơi bày với tôi, tôi nhìn thấy sự chứng minh cho cái điều mà anh tôi đã bảo tôi. Lúc ấy tôi đã chắc chắn rằng mụ Barbet già héo chỉ là bởi vậy thôi, đã không phục vụ cho trẻ con có thể bú móm, hay cho một người đàn ông có thể đã khám phá con người của mụ ta. Có thể là để tránh bị gặm mòn bởi sự cô đơn mà người ta để cho thân thể của mình được khám phá. Kẻ nào đã phục vụ, phục vụ bất cứ cho việc gì, như là đã được ngó thấy chẳng hạn, dĩ nhiên đã nhận được sự che chở. Khi mà một trái vú đã phục vụ một người đàn ông, dù là chỉ để cho hắn được ngắm nhìn thôi, để hắn nhận thức cái hình thể của vú, sự tròn trịa của nó, vị trí của nó, khi mà cái vú ấy đã có thể nuôi dưỡng sự ham muốn của đàn ông, nó sẽ thoát khỏi sự tàn tạ tương tự. Từ quan điểm ấy, tôi đã đặt niềm hi vọng lớn vào căn nhà thổ, cái chỗ lý tưởng nhất để cho ta được phơi bày. Con trăn đã chứng minh không kém cái đức tin ấy. Tất nhiên, con trăn đã khiến tôi sợ hãi với sự ngấu nghiến của nó, tương đương với sự ngấu nghiến mà Cô Barbet đã là nạn nhân, nhưng con trăn không có cách nào khác hơn để ăn con gà. Cũng thế, lũ gái điếm cũng không thể ngăn chận việc chúng phải để cho người ta khám phá thân thể. Mụ Barbet đã lãnh nhận nỗi khổ của mụ vì mụ đã tự loại ra ngoài quy luật tối cao, vì mụ đã không lắng nghe tiếng gọi, hãy để cho người khác khám phá mình. Và thế giới cũng vậy, và cuộc đời của tôi cũng vậy, đã mở ra một con đại lộ hai nẻo, với hai cách lựa chọn. Một bên là cái thế giới của Cô Barbet, bên kia là cái thế giới khẩn bách, cái thế giới định mệnh, cái thế giới của sinh vật coi như là thuộc về định mệnh, cái thế giới của tương lai, rực rỡ và nóng bỏng, ca hát và thét gào, của cái đẹp khó khăn, mà muốn bước vào người ta phải chấp nhận sự tàn bạo, như người ta phải chấp nhận những con trăn ngấu nghiến. Và tôi đã nhìn thấy trỗi dậy cái thế giới tương lai của cuộc đời tôi, của cái tương lai duy nhất của cuộc đời, tôi thấy nó mở ra với những thanh nhạc, sự trong trẻo uốn lượn của một con trăn, và tôi cảm thấy rằng lúc tôi biết được cái thế giới ấy, nó sẽ hiển hiện ra y như vậy, trong sự nẩy nở liên tục huy hoàng, nơi mà cuộc đời tôi sẽ bị vướng mắc rồi lại bị vướng mắc, và đẩy đến tận cùng, trong những cơn nẩy giật của hãi hùng, của ngất ngây, không ngừng nghỉ, không mỏi mệt. Dịch từ nguyên tác tiếng Pháp, “Le Boa”, trong Marguerite Duras, Des journées entières dans les arbres (Paris: Gallimard 1954, 1982). Mục lục Con trăn Con trăn MARGUERITE DURASChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: Thành viên VNTQ đưa lên vào ngày: 13 tháng 12 năm 2007
vanhoc
Cơ Công Lưu () (2140 TCN - 2000 TCN) tức Cơ Công Lưu là quân chủ đời thứ tư của nước Thai - ngày nay thuộc vùng phía Tây huyện Vũ Công tỉnh Thiểm Tây, thời gian ông tức vị cũng là vào lúc nhà Hạ đang trên đà suy thoái. Trước khi ông làm thủ lĩnh nước Thai thường xuyên bị các bộ lạc Tây Nhung quấy phá không mấy lúc được yên ổn, sau khi ông lên kế nhiệm cha là Cúc thì tình hình vẫn không khả quan hơn. Công Lưu dứt khoát quyết định dời đô đến đất Bân (hoặc Mân) - nay thuộc vùng Tây Nam huyện Tuần Ấp tỉnh Thiểm Tây, nước Thai được đổi gọi là nước Bân kể từ thời điểm này. Sau ngày dời đến đất Bân thì Công Lưu rất tích cực chấn hưng cơ nghiệp tổ tiên khiến cho đất nước ngày càng cường thịnh, trăm họ nước Bân ca ngợi công đức của Công Lưu chỉ đứng sau tổ 4 đời của ông là Hậu Tắc mà thôi. Sau khi Công Lưu mất con là Cơ Khánh Tiết nối ngôi. Xem thêm Hậu Tắc Cúc Khánh Tiết Tham khảo Sử Ký Tư Mã Thiên - Chu bản kỷ vương triều và Hoàng Đế Trung Quốc - phần viết nhà Chu Tiên công tộc Chu Năm sinh thiếu Năm mất thiếu Các nước chư hầu Trung Quốc cổ đại Người nhà Hạ
wiki
Tu Tắc (; ? – 268), không rõ tên tự, là tướng lĩnh Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời Tu Tắc là người quận Lâm Xuyên, Dương Châu, hậu duệ của Tả kỵ Hiệu úy Tu Bỉnh (脩炳) thời Hán. Tu Tắc nhiều thế hệ sống ở Giao–Quảng, từng nhận chức Thứ sử Giao Châu nhà Ngô. Năm 263, Lã Hưng nổi dậy ở quận Giao Chỉ, sau đó đầu hàng Ngụy Tấn và mở đường cho quân Tấn vào Giao Châu. Đến năm 268, Thái thú Giao Chỉ nhà Tấn là Dương Tắc đánh hạ hai quận Cửu Chân, Nhật Nam thuộc Giao Châu, uy hiếp Quảng Châu. Năm 268, Ngô Mạt đế Tôn Hạo phong Lưu Tuấn làm Thứ sử Giao Châu, Tu Tắc làm Tiền bộ đốc, cùng tướng quân Cố Dung tấn công Giao Chỉ. Quân Ngô nhiều lần tiến công mà không thu hoạch được gì. Dương Tắc liền phái Mao Cảnh, Đổng Nguyên tiến công nơi đóng quân của quân Ngô tại Hợp Phố. Hai quân giao chiến tại Cổ Thành, quân Ngô đại bại, Mao Cảnh chém Tu Tắc tại trận. Năm 271, tướng Ngô là Đào Hoàng đánh bại quân Tấn tái chiếm Giao châu; con trai của Tu Tắc là Tu Doãn hành hình Mao Cảnh trả thù cho cha. Gia đình Tu Tắc có ít nhất hai con trai là Tu Doãn và Tu Trạm: Tu Doãn (修允), quan đến Thái thú Hợp Phố, Quế Lâm, từng tham gia đánh chiếm Giao Châu, trả thù cho cha. Tu Trạm (修湛), quan đến Thái thú Giao Chỉ. Năm 322, Thứ sử Giao Châu Đào Hàm chết, Vương Đôn phái Vương Cơ làm Thứ sử. Thái thú Tân Xương Lương Thạc đánh đuổi Vương Cơ, tôn Tu Trạm tạm nắm quyền Thứ sử Giao Châu. Vương Đôn lại phái Vương Lượng làm Thứ sử, cũng hạ lệnh: "Lương Thạc, Tu Trạm đều là quốc tặc, khanh đến, phải chém đi". Khi Lượng đến Giao Chỉ, Trạm dời đến Cửu Chân. Thứ sử Quảng Châu Đào Khản cho người mời Tu Trạm đến yết kiến Vương Lượng. Lượng đuổi hết người ra khỏi phòng, chỉ lưu lại Lương Thạc và Tu Trạm, sau đó giết Trạm ngay trước mặt Thạc. Lương Thạc giận dữ bỏ đi, kéo quân đến bao vây Long Biên, bắt giữ rồi chặt tay Vương Lượng, để mất máu đến chết. Trong văn hóa Tu Tắc không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Tham khảo Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí. Phòng Huyền Linh, Tấn thư. Ghi chú Chú thích Người Giang Tây Nhân vật chính trị Đông Ngô Nhân vật quân sự Đông Ngô Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần 2 Thứ sử Giao Châu
wiki
SpaceX trên bệ phóng. (Nguồn: NASA). Vụ phóng tích hợp tên lửa đẩy và tàu Starship vào tuần trước là cột mốc quan trọng trong tham vọng đưa con người trở lại Mặt trăng và sau đó là lên Hỏa tinh. Tỷ phú Elon Musk, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn SpaceX, ngày 20/4 đã phản hồi nhiều thông tin tích cực sau khi theo dõi vụ phóng thử nghiệm tích hợp tên lửa đẩy siêu lớn Super Heavy với tàu vũ trụ Starship. Con tàu khổng lồ cao đến 120m (cao hơn tượng Nữ thần Tự do), được phóng lên từ sân bay vũ trụ Starbase ở bang Texas. Con tàu đã lên được đến độ cao gần 32km trước khi nổ và bốc cháy. Dù vậy, vụ phóng thử nghiệm này vẫn được SpaceX coi là thành công. Starship là hệ thống bao gồm hai phần: một tàu vũ trụ cao đến 50m được thiết kế để chở phi hành đoàn và hàng hóa, đặt trên tên lửa đẩy Super Heavy cao 70m. Các lãnh đạo của SpaceX nói trong buổi phát trực tiếp rằng đây là kỳ tích, khi lần đầu tiên tàu Starship được tích hợp với tên lửa đẩy hoạt động trơn tru, vì thế họ khẳng định đây vẫn là cuộc phóng thử thành công. Ông John Insprucker, một kỹ sư của SpaceX cho biết, sự kiện cung cấp những dữ liệu quan trọng để mở đường cho công ty tiếp tục những thử nghiệm khác. Viết trên Twitter, ông Elon Musk cho biết cuộc thử nghiệm tàu Starship tiếp theo sẽ diễn ra trong vài tháng tới. Ông viết, “Chúc mừng đội SpaceX vì cuộc phóng thử thú vị! Học được rất nhiều cho cuộc thử nghiệm tiếp theo”. Tập đoàn SpaceX cho biết, các kỹ sư của họ tiếp tục xem xét dữ liệu để hướng tới chuyến bay thử nghiệm tiếp theo. Họ tuyên bố trên Twitter: “Thành công là những bài học từ vụ thử hôm nay. Sự kiện giúp chúng tôi cải thiện độ tin cậy của Starship khi SpaceX vẫn đang nỗ lực tìm ra sự sống đa hành tinh”. Ông Elon Musk trước đó đã cho rằng, vụ phóng có nguy cơ “kết thúc bằng một quả cầu lửa”, nên nếu Starship rời khỏi bệ phóng thì vụ phóng được coi là thành công. Theo ông Elon Musk, “nếu con tàu lên được không gian, đó sẽ là một thành công lớn. Còn nếu nó chỉ có thể rời xa bệ phóng trước khi có sự cố xảy ra thì đó vẫn sẽ là một thành công, miễn là đừng làm nổ tung bệ phóng”. Tập đoàn SpaceX đóng vai trò chính trong chương trình Artemis của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA. Chương trình có mục tiêu đưa con người vào vũ trụ. Ông chủ SpaceX hôm 16/4 nói rằng, vụ phóng thử cung cấp các thông tin quan trọng, giúp cho việc cải thiện việc thiết kế tàu Starship trong tương lai. Theo ông, “đó là chuyến bay rất mạo hiểm do đây là lần đầu tiên một tên lửa khổng lồ và phức tạp được phóng lên. Có hàng triệu khả năng tên lửa này thất bại. Chúng tôi đã rất cẩn thận, và nếu thấy bất cứ điều gì còn vướng mắc, vụ phóng sẽ được hoãn lại”. Theo thiết kế, Starship mạnh hơn gần gấp đôi so với hệ thống phóng không gian (SLS) của NASA. Starship là hệ thống tên lửa lớn và mạnh nhất. Nó có thể nâng tới 250 tấn và chở 100 người trong chuyến du hành tới Hành tinh Đỏ. Hệ thống bao gồm tàu vũ trụ bằng thép không gỉ Starship lắp sáu động cơ Raptor và tên lửa khổng lồ Super Heavy với 30 động cơ Raptor. Cả hai đều có thể tái sử dụng hoàn toàn. Starship đủ mạnh để tự phóng lên từ bề mặt Mặt trăng và Hỏa tinh, nhưng nó cần tên lửa đẩy Super Heavy để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất. SpaceX từng thất bại với những thử nghiệm tàu con thoi. Ngày 9/12/2020, con tàu Starship SN8 phát nổ trong chuyến bay thử nghiệm cũng tại bang Texas. Tàu Starship SN8 đã được phóng thành công lên độ cao dự kiến đạt 12,5km, cao hơn 100 lần so với những lần bay thử nghiệm trước đó. Chuyến bay kéo dài trong hơn sáu phút, nhưng khi động cơ chuẩn bị kích hoạt lại để hạ cánh thì tàu bất ngờ lộn vòng, lao xuống theo chiều thẳng đứng và phát nổ khi tiếp đất. Trên trang chủ, SpaceX thông báo áp suất trong bình nhiên liệu dự trữ quá thấp khi con tàu hạ cánh, dẫn tới vận tốc hạ cánh quá cao và tàu phát nổ. Tuy nhiên, ông chủ SpaceX lại tự tin: “Chúng tôi đã có tất cả dữ liệu mà chúng tôi cần! Xin chúc mừng đội ngũ SpaceX!”. Sau đó, vào ngày 24/4/2021, tàu vũ trụ Crew Dragon Endeavour của SpaceX mang theo bốn phi hành gia đã kết nối thành công với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Theo hãng tin Reuters, sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên các phi hành gia được đưa lên quỹ đạo ngoài Trái đất bằng tên lửa đẩy tái sử dụng. Sứ mệnh của Endeavour có sự tham gia của bốn phi hành gia gồm hai người của NASA là Shane Kimbrough và Megan McArthur cùng phi hành gia Nhật Bản Akihiko Hoshide và phi hành gia người Pháp Thomas Pesquet đến từ Cơ quan vũ trụ châu Âu. Phi hành gia Mỹ và là chỉ huy trạm ISS, ông Shannon Walker xác nhận kết nối thành công và chào mừng đoàn phi hành gia mới từ Trái đất lên. Đây là đoàn du hành thứ ba mà SpaceX đưa lên ISS, nằm trong hợp đồng trị giá hàng tỷ USD của công ty này với NASA, và là chuyến du hành thứ hai của Endeavour tới trạm ISS. Kế hoạch của SpaceX là chế tạo loại tàu Starship có thể sử dụng nhiều lần, nhằm giảm chi phí du hành vũ trụ xuống còn vài triệu USD cho mỗi chuyến bay. Họ dự kiến trong tương lai sẽ đưa một tàu Starship lên quỹ đạo, sau đó tiếp nhiên liệu bằng một tàu Starship khác để có thể tiếp tục hành trình tới Hỏa tinh hoặc xa hơn nữa. Ông Elon Musk đã nói về loại tàu Starship trong nhiều năm qua cũng như tiềm năng trong việc vận chuyển hàng hóa và con người lên Hỏa tinh . Vị tỷ phú thậm chí còn nói rằng mục đích duy nhất của ông khi thành lập SpaceX là phát triển Starship như một phương tiện giúp con người có mặt trên Mặt trăng và Hành tinh Đỏ, và tiếp tục phát triển con đường “nền văn hóa đa hành tinh”. (tổng hợp)
vanhoc
Thiền sư Hán Nham Trùng Viễn (kr: Hanam Jungwon, zh: 漢巖重遠; 1876-1951), thiền sư nổi tiếng thời cận đại của Thiền phái Tào Khê Hàn Quốc. Sư là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Tông Tào Khê Hàn Quốc thời hiện đại và từng giữ chức Tông Trưởng- người đứng đầu và lãnh đạo tinh thần của tông phái này. Sư là một trong bốn đệ tử nối pháp của Thiền sư Cảnh Hư(kr: Gyeongheo) môn đệ của sư được nhiều người biết nhất là thiền sư ni Đại Hằng (kr: Daehaeng)- người lãnh đạo tu tập Thiền Tông tại nhiều Trung tâm Thiền cho cư sĩ nam nữ và tăng ni. Cơ duyên Sư sinh năm 1876 trong một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu và được giáo dục theo truyền thống của Nho Giáo. Một hôm, trong khi đang đọc cuốn sách Lịch sử tại trường học và thấy trong đó nói rằng từ thời quá khứ xa xưa đã có một vị Thiên Chúa ở trên Thiên Đàng. Đọc tới chỗ này, sư thắc mắc và hỏi các giáo viên rằng nếu Thiên Chúa có thật và sống vào thời điểm đó, thì ai là người có trước ông ta. Giáo viên rất ngạc nhiên khi nghe câu hỏi táo bạo của một cậu bé 8 tuổi và trả lời rằng họ đoán rằng trước cả Thiên Chúa là một vị vua tên Pangu người tạo ra thế giới và từng tồn tại trong quá khứ xa xưa, trước cả khi vũ trụ sinh ra. Tuy nhiên, câu trả lời của họ không thỏa mãn được thắc mắc của sư, sư hỏi vậy ai sẽ là người có trước vị Pangu kia, và đến đây giáo viên không trả lời được nữa. Sau đó sư chuyên tâm học kinh sách Nho Giáo và nỗ lực cố gắng tìm câu trả lời cho thắc mắc kia nhưng vẫn không có kết quả. Đến năm 21 tuổi, sư đến núi Kim Cương ở Bắc Triều Tiên (ngày nay) và xuất gia tu tập tại chùa Trường An (zh: 長安寺) với Thiền sư Haenglŭm Kŭmwŏl. Và sau tiếp tục tu tập tại Thần Khê Tự (zh: 神溪寺). Sau vài năm tu hành, sư có một kinh nghiệm giác ngộ đầu tiên khi đọc tới một đoạn văn trong quyển Tu Tâm Quyết (kr: Susimgyeol) của Thiền sư Trí Nột:Chẳng biết tự tâm mình là chân Phật, chẳng biết tự tánh mình là chân pháp. Muồn cầu pháp mà cầu các thánh ở tha phương. Muồn cầu Phật mà chẳng quán tự tâm. Nếu nói ngoài tâm có Phật, ngoài tánh có pháp, chấp cứng tình nầy, muồn cầu Phật đạo, dù trải qua số kiếp như vi trần, đốt thân chặt tay đập xương ra tủy, chích máu viết kinh, ngồi mãi chẳng nằm, ngày ăn một bữa, cho đến đọc hết một đại tạng kinh, tu muôn ngàn khổ hạnh, chẳng khác nào nấu cát làm cơm, chỉ luống tự nhọc.Sau đó, sư bắt đầu hành cước đi khắp nơi tìm minh sư để có thể dẫn dắt sư đạt đến sự giác ngộ. Vào lúc đó, Thiền sư Cảnh Hư đang dẫn chúng tu tập tại chùa Cheongamsa, biết được điều này, sư đã đến và xin được tu tập tại đây. Sư tuân theo các lời dạy về tu tập của Thiền sư Cảnh Hư và dành hết tâm trí, sức lực cho việc thực hành Thiền thoại đầu. Một hôm, trong buổi thuyết pháp, Thiền sư Cảnh Hư trích một câu trong kinh Kim Cang là nếu thấy tướng thực chẳng phải tướng thì sẽ thấy được Như Lai. Qua câu kinh này, sư đại ngộ, bao nhiêu nghi ngờ từ lúc còn nhỏ cho tới nay đều sáng tỏ. Sư có làm bài kệ để nói về sự đại ngộ này:Cước hạ thanh thiên đầu thượng loan. Bản vô nội ngoại diệc trung gian. Bả giả năng hành, manh giả kiến. Bắc sơn vô ngữ đối Nam sơn.DịchChân đạp trời xanh, đầu đội đất Vốn không nội ngoại, chẳng trung gian Kẻ què siêng bước, người mù thấy Núi Bắc không lời đáp núi Nam.Từ năm 1889-1903, sư đã trải qua nhiều khóa Thiền thất tại nhiều ngôi thiền đường khác nhau trong khu vực. Sư tham gia kỳ Thiền Thất mùa hè tại Hải Ấn Tự (Haeinsa) dưới sự chủ trì của Thiền sư Cảnh Hư vào năm 1903. Năm 1904, ở tuổi 29, sư làm người lãnh đạo dẫn chúng tu tập tại Thiền Đường tổ đình Thông Độ Tự(kr: Tongdosa). Tuy nhiên, sau khi đọc tới một đoạn kinh nọ, sư không thể hiểu hết được ý nghĩa thực sự của nó. Tới ngày hôm sau, sư đóng của Thiền Đường và lập Am ẩn tu ở quận Maeng-san ở Pyŏngan-do (Bắc Triều Tiên ngày nay) và quyết tâm đạt sự giác ngộ hoàn toàn. Sư đã chuyên tâm tu tập Thiền ở đó khoảng 8 năm và tới một hôm đang đốt lửa, khi thấy dòng lửa đang bừng lên, sư đại ngộ triệt để. Sư có làm bài kệ tỏ ngộ như sau:Trữ hỏa trù trung nhãn hốt minh. Tùng tư cổ lộ tùy duyên thanh. Nhược nhơn vấn ngã Tây lai ý. Nham hạ tuyền minh bất thấp thanh Dịch: Trong bếp lửa hừng chợt nhận ra Đường xưa theo đó tùy duyên qua Nếu ai hỏi lão “ Tây lai ý ”? Tiếng suối dưới khe chẳng ướt va. Hoằng pháp Sau đó, sư được mời hướng dẫn tu tập và thuyết pháp tại nhiều ngôi thiền đường lúc bấy giờ. Người ta ví thiền sư Mãn Không(mangong) và sư là hai vị Thiền sư nổi trội nhất lúc bấy giờ: Mãn Không ở Phía Nam, Hán Nham ở Phía Bắc. Năm 1922, sư đến ở ẩn tại Tràng An Tự ở núi Kim Cương và sau đó được mời đến trụ trì và lãnh đạo chúng tu hành tại Kiến Tính Tự(kr: Bongeun) vào năm 1926. Sư nổi tiếng vì tinh thần siêng năng tu tập và là bậc tùng lâm thạch trụ- trong suốt 25 cuối đời, sư không bao giờ rời khỏi núi. Trong các bài thuyết pháp, sư luôn cố gắng thuyết giảng Thiền qua những ngôn từ giản dị và chân thật nhất từ kinh nghiệm giác ngộ của chính mình để tất cả mọi người đều có thể dễ hiểu và ứng dụng tu tập. Sư được các vị Thiền sư khác nhiều lần đề cử các chức vụ khác nhau, dù nhiều lần tự mình tự chối. Năm 1929, sư được đề cử làm 1 trong 7 lãnh đạo của Phật giáo Hàn Quốc và chức phó chủ tịch Cộng đồng Thiền Định Xã Hội vào năm 1934. Năm 1936, sư được bầu làm Tông Trưởng của Thiền phái Tào Khê và một lần nữa vào năm 1941, đến năm 1945 sư từ chức nhưng lại được đề cử vị trí này nữa vào năm 1948. Thị tịch Năm 1951, sức khỏe sư yếu dần và trải qua một cơn bệnh nhẹ. Sau khi nhập thất tu tập hơn 15 ngày, đến ngày 21 tháng 3 năm 1951, sư dặn dò các đệ tử xong rồi ngồi kiết già thị tịch. Hưởng thọ 75 tuổi và hạ lạp 54 năm. Tham khảo Hàn Quốc Pang, Hanam(方 漢巖). (1996) Hanam ilballok (漢巖 一鉢錄: The One Bowl of Hanam), Rev. ed. Seoul: Minjoksa, 1996. Kim, Kwang-sik(金光植). (2006) Keuliun seuseung Hanam Seunim (그리운 스승 한암: Missing our Teacher, Hanam Sunim). Seoul: Minjoksa. Tiếng Anh Buswell, Robert E. Jr.(1983) The Korean Approach to Zen: The Collected Works of Chinul. Honolulu: University of Hawaii Press Chong Go. (2007) "The Life and Letters of Sŏn Master Hanam." International Journal of Buddhist Thought & Culture September 2007, Vol.9, pp. 61–86. Chong Go. (2008) "The Letters of Hanam Sunim:Practice after Enlightenment and Obscurity." International Journal of Buddhist Thought & Culture February 2008, Vol.10, pp. 123–145. Uhlmann, Patrick. (2010) "Son Master Pang Hanam: A Preliminary Consideration of His Thoughts According to the Five Regulations for the Sangha." In Makers of Modern Korean Buddhism, Ed. by Jin Y. Park. SUNY Press, 171-198. Zingmark, B.K.靑高 2002 A Study of the letters of Korean Seon Master Hanam. Unpublished master's thesis, Seoul: Dongguk University. Thiền sư Triều Tiên Tào Khê tông
wiki
Nhật ký Nancy (tên gốc tiếng Anh: It Happened to Nancy: By an Anonymous Teenager) là một câu chuyện có thật của một thiếu nữ 14 tuổi bị nhiễm HIV và qua đời sau đó 2 năm. Quyển nhật ký này do chính Nancy - nhân vật chính viết trong suốt thời gian cô nhiễm bệnh; và được Tiến sĩ Beatrice Sparks biên tập lại. Sách được phát hành tại Hoa Kỳ lần đầu năm 1994. Beatrice Sparks sinh sống ở Goldburg, Idaho. Sau khi tham dự Đại học California tại Los Angeles và Đại học Brigham Young, bà bắt đầu làm việc cùng thanh thiếu niên từ năm 1955. Bà đã làm việc như một bác sĩ chuyên khoa về âm nhạc tại tiểu bang Utah, bệnh viện tâm thần và giảng dạy các khóa học giáo dục thường xuyên tại Đại học Brigham Young. Quyển sách "Nhật ký Nancy" được Beatrice Sparks biên tập lại dựa trên những gì mà Nancy viết trong cuốn nhật ký của mình và ghi tên là thuật lại theo 1 tác giả vô danh là Jamie Brown. Trên trang đầu, sách có lời đề tặng: "Thân tặng tất cả các bạn trẻ nghĩ rằng bệnh AIDS không bao giờ xảy đến với mình" tương tự như những dòng nhật ký cuối cùng mà cô bé viết ngày 10 tháng 4, 2 ngày trước khi chết: "Hi vọng không bao giờ có một ai khác nữa, ngoài mình ra". Trên bia mộ cô bé cũng có một dòng như thế được khắc lại: "Sẽ không bao giờ có một Nancy khác". Tại Việt Nam, truyện do Trần Hữu Kham dịch và nhà xuất bản Trẻ phát hành lần đầu năm 2006, tái bản năm 2008. Nội dung Nancy là một cô bé chỉ vừa tròn 14 tuổi ngây thơ và trong sáng. Cô chưa biết gì về tình yêu cả cho tới một ngày kia cô tình cờ gặp chàng trai tên là Collin trong rạp hát và kể từ ấy trái tim cô đã biết rung động. Sau ngày định mệnh ấy, đôi lần hẹn hò đã nhanh chóng gắn kết Nancy cùng Collin. Để rồi, trong một buổi tối mời Collin đến nhà chơi nhân lúc mẹ cô đi vắng, do thiếu kiểm soát tình cảm, cô đã bị hắn hãm hiếp. Và rồi cũng từ ấy, cô sống trong những tháng ngày đau khổ nhất của cuộc đời. Trinh tiết bị cưỡng đoạt và lại bị Collin ruồng bỏ một cách bất ngờ, Nancy dần lâm vào bế tắc và khủng hoảng. Tưởng chừng cô sẽ dần quên được nỗi đau ấy, nhưng số phận lại trớ trêu là cô đã bị mắc căn bệnh thế kỷ: Bệnh liệt kháng AIDS. Bước vào cuộc chiến chống lại với AIDS với bao nỗi kì thị và xa lánh của người xung quanh. Nhưng Nancy vẫn luôn bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của mình là không đầu hàng trước số phận và luôn tìm cách để phòng chống, bảo vệ người xung quanh... Cuộc chiến chống lại căn bệnh AIDS của Nancy càng trở nên bi thảm hơn bởi thể chất của cô vốn đã yếu. Chỉ vỏn vẹn 2 năm sau cái đêm kinh hoàng ấy, Nancy đã lặng lẽ qua đời trong giấc ngủ. Dù sao đi nữa, Nancy vẫn luôn là một cô gái tốt, đến tận cuối cuộc đời của mình, cô vẫn luôn tỏ ra sống có ích với mọi người và vẫn khao khát tình yêu đối với cuộc sống. Và đây chính là vẻ đẹp trong tâm hồn của cô. Tham khảo và liên kết ngoài Điểm sách: Nhật ký Nancy đọc truyện nhật ký Nancy. Tiểu thuyết dành cho thiếu niên Sách viết về HIV/AIDS Tiểu thuyết năm 1994 Nhật ký hư cấu
wiki
Good Old Days (; ; tạm dịch: Cửa hàng ký ức) là một bộ phim truyền hình Thái Lan phát sóng năm 2022. Bộ phim dựa trên 3 bộ tiểu thuyết của tác giả Sa-ark. Kể về 6 món đồ cùng với 6 câu chuyện khác biệt, mỗi câu chuyện lại mang một ý nghĩa riêng của món đồ cũ ấy. Bộ phim được đạo diễn bởi Waasuthep Ketpetch và Pattaraporn Werasakwong và sản xuất bởi GMMTV cùng với Parbdee Taweesuk. Đây là một trong 22 dự án phim truyền hình cho năm 2022 được GMMTV giới thiệu trong sự kiện "GMMTV 2022 Borderless" vào ngày 1 tháng 12 năm 2021. Bộ phim được phát sóng vào lúc 18:00 (ICT), thứ Tư và thứ Năm trên nền tảng trực tuyến Disney+ Hotstar, bắt đầu từ ngày 10 tháng 8 năm 2022. Còn trên truyền hình, bộ phim được phát sóng vào lúc 20:30 (ICT), thứ Tư và thứ Năm trên GMM 25, bắt đầu từ ngày 5 tháng 10 năm 2022. Tập cuối được lên sóng vào ngày 15 tháng 9 năm 2022 trên Disney+ Hotstar và vào ngày 10 tháng 11 năm 2022 trên GMM 25. Diễn viên Bond and Relationship Thanat Lowkhunsombat (Lee) vai Phu Yongwaree Anibol (Fah) vai Mint Penpak Sirikul (Tai) vai mẹ của Phu Natthapak Boonsong vai Phu (nhỏ) Chinnarat Siriphongchawalit (Mike) vai Bartender Ramida Jiranorraphat (Jane) Memory of Happiness Tawan Vihokratana (Tay) vai Jab Sarunchana Apisamaimongkol (Aye) vai Piang Pathompong Reonchaidee (Toy) vai Wut Tanongsak Supakan (Nong) vai bố của Piang Metas Opas-iamkajorn (Mick) vai Pete Road to Regret Way-ar Sangngern (Joss) vai Bomb Tipnaree Weerawatnodom (Namtan) vai Kai Kay Lertsittichai vai Got Ratthanant Janyajirawong (Ter) vai Ton Pintira Singhaseem (Tonaoy) vai Ging (mẹ của Kai và Got) Boonsong Nakphoo vai Song Ratchanee Boonyatharokul vai Tai Nipawan Taweepornsawon vai Lek Our Soundtrack Vachirawit Chivaaree (Bright) vai Tong Kanyawee Songmuang (Thanaerng) vai Gyb Sivakorn Lertchoochot (Guy) vai Guy Phanuroj Chalermkijporntavee (Pepper) vai Hua Love Wins Metawin Opas-iamkajorn (Win) vai Maew Chayanit Chansangavej (Pat) vai Mew Leo Saussay vai Chaianan Phatchara Thabthong (Kapook) vai Miw Neen Suwanamas vai Jang Bhasidi Petchsutee (Lookjun) vai Pang Chayapol Jutamas (AJ) vai A Tharatorn Jantharaworakarn (Boom) vai Meng Benyapa Jeenprasom (View) vai Ink Thuntacha Bintasri vai mẹ của Maew Supasawat Buranavech vai bố của Mew Sukanya Sompiboon vai mẹ của Mew Jirakit Thawornwong (Mek) vai F Jirawat Sutivanichsak (Dew) vai Nut Somewhere Only We Belong Chanikarn Tangkabodee (Prim) vai Mai Perawat Sangpotirat (Krist) vai Hey Passkorn Chaithep (Cnine) vai Hey (nhỏ) Sombat Metanee vai ông của Hey Isariya Chanupala vai Nueng Sornchai Chatwiriyachai vai bố của Mai Nualpanoo Nat Khianpakdee vai mẹ của Mai Sitthichai Tabprasit vai bố của Hey Kunanya Netroj vai mẹ của Hey Nhạc phim Giải thưởng và đề cử Tham khảo Liên kết ngoài GMMTV Chương trình truyền hình của GMMTV Phim truyền hình Thái Lan ra mắt năm 2022 Phim truyền hình Thái Lan kết thúc năm 2022
wiki
Việc tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân 2023 với những thông điệp về các động lực tăng trưởng kinh tế mới là cơ hội để Việt Nam chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm, định hướng phát triển.. Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab (bên trái) và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Børge Brende. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN). Hội nghị thường niên lần thứ 14 các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), còn được gọi là “Diễn đàn Davos mùa Hè” diễn ra tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc (WEF Thiên Tân) từ ngày 27 đến 29/6. Với chủ đề “Doanh nghiệp: Động lực của kinh tế toàn cầu,” hội nghị nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế và thu hút sự tham dự của khoảng hơn 1.500 đại biểu là các nhà lãnh đạo, đại diện các giới chính trị, kinh tế, học thuật, các tổ chức xã hội và tổ chức quốc tế tham dự. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên Các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF tổ chức tại Thiên Tân (Trung Quốc) lần này cho thấy Việt Nam đang trở thành một đối tác tích cực của cộng đồng quốc tế trong các nỗ lực định hình tương lai, đồng thời là điểm đến được các doanh nghiệp toàn cầu, đặc biệt các thành viên của WEF đánh giá cao. WEF (World Economic Forum) là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Hằng năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, quy tụ các nhà lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tôn giáo, các học giả từ khắp thế giới để bàn luận về những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu. Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF được khởi đầu từ năm 1989, đúng vào thời điểm quá trình đổi mới kinh tế bắt đầu. Đây là diễn đàn đối thoại quan trọng của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam với các tập đoàn hàng đầu thế giới, giúp gợi mở các ý tưởng về cải cách kinh tế, đồng thời mang lại cho Việt Nam các cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế trong nước. Trong 34 năm qua, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thường xuyên tham dự các Hội nghị thường niên của WEF tại Davos, Thụy Sĩ và Đông Á. Việt Nam đã 4 lần tham dự Hội nghị WEF Davos ở cấp Thủ tướng Chính phủ (vào các năm 2007, 2010, 2017 và 2019) và thường tham dự ở cấp Phó Thủ tướng; 5 lần tham dự Hội nghị WEF ASEAN (trước năm 2016 là WEF Đông Á) ở cấp Thủ tướng Chính phủ (vào các năm 2012, 2013, 2014, 2017 và 2018) và các năm khác thường tham dự ở cấp Phó Thủ tướng Chính phủ… Việt Nam luôn thể hiện sự năng động, tích cực đề xuất những ý tưởng mới, triển khai những kế hoạch hợp tác thiết thực. Dấu ấn nổi bật của Việt Nam là đã phối hợp cùng với WEF tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Đông Á năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Mekong năm 2016 tại Hà Nội; Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018; Đối thoại Chiến lược Quốc gia Việt Nam-WEF lần thứ nhất (trực tuyến) vào tháng 10/2021. Việc tăng cường hợp tác qua các chương trình, dự án và tham dự các hội nghị của WEF, phối hợp tổ chức thành công các sự kiện đã góp phần giúp Việt Nam thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh đất nước, tăng cường quan hệ với các tập đoàn toàn cầu, cập nhật những xu thế mới, tư duy phát triển-quản trị tiên tiến. Tham dự hội nghị với vai trò là đối tác tin cậy, thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tích cực đóng góp, phối hợp với các đối tác quốc tế giải quyết những vấn đề toàn cầu nhằm duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới. Đây là dịp để Việt Nam chia sẻ, trao đổi với lãnh đạo, người đứng đầu Chính phủ các quốc gia, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, học giả hàng đầu trên thế giới về các vấn đề toàn cầu và khu vực cùng quan tâm, cũng như tăng cường các hoạt động kết nối, mở rộng quan hệ đối tác, qua đó góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. WEF Thiên Tân là hội nghị có quy mô lớn thứ hai sau WEF Davos (Thụy Sĩ). Hội nghị lần này với chủ đề là: “Doanh nghiệp: Động lực của kinh tế toàn cầu” đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức, chịu tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới. Vấn đề các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu vốn đã gặp không ít trở ngại, khó khăn từ đại dịch COVID-19 đến nay tiếp tục là vấn đề gây quan ngại khắp thế giới, là một nhân tố cản trở quá trình hồi phục, phát triển của kinh tế các khu vực cũng như toàn cầu. Theo Ban tổ chức, mục tiêu cốt lõi của Hội nghị thường niên Các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF là kích thích động lực sáng tạo và tinh thần kinh doanh ở khu vực châu Á và trên thế giới. Từ đó, nhằm tìm ra con đường phục hồi, phát triển kinh tế lành mạnh và bền vững, cùng với đó là đánh giá triển vọng kinh tế của Trung Quốc cũng như cả khu vực châu Á. Hội nghị lần này có hơn 100 phiên họp, tập trung vào các vấn đề như điều chỉnh tăng trưởng, chuyển đổi năng lượng và nguyên liệu, bảo vệ thiên nhiên và khí hậu, tiêu dùng sau đại dịch, Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu, ứng dụng đổi mới sáng tạo. Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, WEF Thiên Tân là hội nghị hết sức quan trọng diễn ra trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu đang có sự suy giảm và các nước đang tìm mọi cách để thúc đẩy động lực tăng trưởng mới để phục hồi kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam lần này sẽ góp phần rất quan trọng cho thành công chung của hội nghị, trong đó có ba khía cạnh. Thứ nhất, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, chuyển đổi và có độ mở lớn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp khu vực và toàn cầu cũng như các Chính phủ trong bối cảnh ngày càng khó khăn như hiện nay cần phải tăng cường hợp tác, mở cửa thị trường hóa cho thương mại và đầu tư, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và khơi thông các nguồn lực để phục hồi kinh tế đang có xu hướng suy giảm hiện nay. Thứ hai, thông qua Hội nghị lần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những kinh nghiệm, bài học của các nền kinh tế thành viên khác cũng như các doanh nghiệp lớn trong việc tạo dựng khơi thông, kích hoạt và tranh thủ các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế tuần hoàn để góp phần hiện thực hóa các mô hình tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm, sáng tạo dựa trên khoa học công nghệ và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Thứ ba, thông qua hội nghị rất quan trọng này, với sự tham dự đông đảo của Chính phủ và các doanh nghiệp hàng đầu khu vực và quốc tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu tiếp tục quan tâm và tăng cường đầu tư hơn nữa vào thị trường Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng sẽ nêu bật những vị thế, tiềm năng, lợi thế của nền kinh tế Việt Nam cũng như những định hướng ưu tiên trong phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam, nhất là các lĩnh vực ưu tiên để từ đó thu hút các nguồn lực đầu tư chất lượng cao và các doanh nghiệp hàng đầu tham gia hợp tác cùng có lợi vào các lĩnh vực như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, trình độ, năng lượng, phát triển khoa học công nghệ, phát triển nền kinh tế tuần hoàn và nền kinh tế số. Trong các bài phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng sẽ nêu một số kiến nghị liên quan tới các mô hình hợp tác công tư, mô hình phối hợp giữa Chính phủ và doanh nghiệp cũng như các biện pháp để thu hút các nguồn tài chính xanh, bền vững vào nền kinh tế Việt Nam. Theo Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai, trong khuôn khổ Hội nghị WEF Thiên Tân 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự và phát biểu, chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam tại Phiên toàn thể “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh” và Phiên ăn trưa làm việc của các lãnh đạo về “Ngăn ngừa một thập kỷ mất mát.” Đây đều là các phiên thảo luận trọng tâm trong chương trình nghị sự của hội nghị, nhận được sự quan tâm của các nước, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Nhân dịp tham dự hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo WEF đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược Quốc gia Việt Nam-WEF, tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc và có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước và các tập đoàn dự hội nghị. Sự tham gia của đoàn Việt Nam cùng các nước, tổ chức và tập đoàn hàng đầu thế giới sẽ góp phần đề xuất các giải pháp ở các cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và doanh nghiệp, nhấn mạnh vai trò của tư nhân và hợp tác công-tư, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như phát triển xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo… Khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, trong đó có Việt Nam, thời gian qua đã tích cực đổi mới mở cửa, duy trì đà tăng trưởng ổn định, trở thành động lực quan trọng cho sự phục hồi và phát triển kinh tế của khu vực và thế giới, đồng thời giữ vai trò là trung tâm liên kết thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân 2023 với những thông điệp về các động lực tăng trưởng kinh tế mới cũng là cơ hội để Việt Nam chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm, định hướng phát triển, tranh thủ tăng cường hợp tác của WEF, các nước, tổ chức quốc tế và tập đoàn toàn cầu và khu vực để giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và chuyển đổi mô hình tăng trưởng./
vanhoc
An Hòa Thịnh là một xã thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Địa lý Xã An Hòa Thịnh nằm ở phía đông huyện Hương Sơn, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Nghệ An Phía tây giáp xã Sơn Lễ Phía nam giáp các xã Sơn Châu, Sơn Ninh, Tân Mỹ Hà Phía bắc giáp xã Sơn Tiến. Xã An Hòa Thịnh có diện tích 14,04 km², dân số năm 2018 là 6.233 người, mật độ dân số đạt 444 người/km². Lịch sử Địa bàn xã An Hòa Thịnh hiện nay trước đây vốn là ba xã Sơn An, Sơn Hòa và Sơn Thịnh thuộc huyện Hương Sơn. Trước khi sáp nhập, xã Sơn An có diện tích 4,30 km², dân số là 1.996 người, mật độ dân số đạt 464 người/km². Xã Sơn Hòa có diện tích 3,86 km², dân số là 2.057 người, mật độ dân số đạt 533 người/km². Xã Sơn Thịnh có diện tích 5,88 km², dân số là 2.180 người, mật độ dân số đạt 371 người/km². Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã Sơn An, Sơn Hòa và Sơn Thịnh thành xã An Hòa Thịnh. Chú thích Tham khảo
wiki
Stari Grad ("Thị trấn Cổ") (tiếng Ý: Cittavecchia hoặc Cittavecchia di Lesina) là một thị trấn nằm ở phía bắc của đảo Hvar, thuộc vùng lịch sử Dalmatia, Croatia. Đây là một trong những thị trấn lâu đời nhất châu Âu. Nó nằm ở cuối một vịnh dài được bao bọc, bên cạnh là vùng đất nông nghiệp thuận lợi từ lâu đã khiến nó trở thành khu vực hấp dẫn đối với việc định cư của con người. Ngay nay nó thuộc hạt Split-Dalmatia. Phần cổ xưa nhất của Stari Grad nằm ở vùng đồng bằng Stari Grad đã được UNESCO công nhận di sản thế giới vào năm 2008. Còn toàn bộ vùng đô thị phát triển và vùng công nghiệp nằm ở vùng đệm xung quanh. Địa lý Stari Grad nằm ở phía bắc của đảo Hvar, cuối vịnh Stari Grad, một eo biển nước sâu, được bảo vệ về phía bắc bởi những ngọn đồi của bán đảo Kabal và sườn núi cao của đẩo Hvar ở phía nam. Đất nông nghiệp canh tác màu mỡ của hòn đảo này ở phía đông Stari Grad. Đồng bằng màu mỡ này được canh tác từ thời tiền sử, và cách bố trí trên những cánh đồng với những bức tường bằng đá do người Hy Lạp cổ đại xây dựng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Lịch sử Những dân cư đầu tiên sinh sống tại đây là từ thời kỳ đồ đá mới, với sự xuất hiện của nền văn minh Hvar khoảng 3500 - 2500 TCN. Họ đã sinh sống trên hòn đảo, giao thương với các vùng khác quanh biển Địa Trung Hải. Năm 384 TCN, thị trấn được thành lập bởi người Hy Lạp và hòn đảo được đặt tên là Faros. Và nền nông nghiệp của trị trấn này xuất hiện từ đó. Đến năm 219 TCN, người La Mã đánh bại Hy Lạp tại Faros, và thị trấn đã bị cai trị bởi La Mã. Thế kỷ 7, sau khi La Mã sụp đổ ở Salona, nhiều người dân đã di chuyển sang các đảo khác ở gần đó. Đầu thế kỷ 8, khu vực được đổi tên thành Hvar như ngày nay. Năm 1278, Hvar đã theo nền cộng hòa Venetian. Thị trấn được mở rộng về phía Nam của đảo Hvar thành lập thị trấn mới với tên Hvar. Khu vực Hvar cũ trở thành Stari Grad ngày nay hay là Hvar cổ. Thế kỷ 16, hòn đảo đã bị xâm lược bởi người Ottoman, dù chống trả quyết liệt nhưng đến năm 1571, thị trấn đã bị rơi vào sự cai trị của Ottoman. Stari Grad đã bị phá hủy khá nhiều nhưng sau đó đã dần được khôi phục vào thế kỷ 17, 18. Năm 1797, Napoleon lật đổ nền cộng hòa Venetian, trở thành một phần của đế quốc Áo trước khi trở thành một phần của Vương quốc Dalmatian. Thế kỷ 19, dân cư ở đảo đã di chuyển đến nhiều nơi khác do hoạt động thương mại, buôn bán không thể cạnh tranh được với các đô thị khác. Stari Grad trở thành thị trấn du lịch. Di sản văn hóa Thị trấn cổ, và khu vực xung quanh là các địa điểm khảo cổ có lịch sử lâu đời. Các di sản của thắng cảnh Stari Grad gồm: Cảnh quan nông nghiệp đảo Hvar. Tường thành cổ thời Hy Lạp. Dinh thự Rusticae thời La Mã. Maslinovik Glavica và Purkin Kuk - Pháo đài của người Illyrian. Ngoài ra, thị trấn Stari Grad còn có rất nhiều các nhà thờ và quảng trường cổ kính. Tham khảo Liên kết ngoài Stari Grad Municipal website Stari Grad Tourist Office Stari Grad Museum News from Stari Grad Faros Kantaduri UNESCO website: Stari Grad Plain Stari Grad Plain Hvar Touristik Hvar Split-Dalmatia Di sản thế giới tại Croatia Thành phố của Croatia
wiki
Đẹp từng centimet là một bộ phim hài hước - tình cảm - tâm lý của Việt Nam do Vũ Ngọc Đãng làm đạo diễn, công chiếu vào dịp Tết năm 2009. Phim có sự tái xuất của cặp diễn viên Lương Mạnh Hải và Tăng Thanh Hà sau khi đóng cặp ăn ý trong bộ phim truyền hình Bỗng dưng muốn khóc. Nội dung Quang Hy là một chàng nhiếp ảnh gia nghiệp dư, anh luôn muốn mình trở thành người chuyên nghiệp bằng cách chụp ảnh khỏa thân của phụ nữ để thực tập. Nhưng vì dự định chụp ảnh con gái ông chủ tiệm nên anh bị đuổi đi, Quang Hy đành phải rời xa vùng đất Nha Trang lên Sài Gòn bắt đầu cuộc sống mới. Tại đây anh làm quen với Ngô Đồng - một cô gái chuyên đóng vai quần chúng cho những đoàn phim, thường bị các đạo diễn chê bai nhưng cô vẫn không tin mình không có khả năng diễn xuất. Quang Hy nói dối với Ngô Đồng rằng mình là đạo diễn phim và hứa sẽ dạy cho cô cách diễn xuất, đổi lại cô phải làm người mẫu khỏa thân cho anh chụp ảnh. Diễn viên Lương Mạnh Hải vai Quang Hy Tăng Thanh Hà vai Ngô Đồng Thảo Nhi vai Ly Đoàn Minh Tuấn vai ba của Ly Thanh Vân vai hàng xóm của Ngô Đồng Thủy Tiên vai cô gái chụp ảnh Nhật Trung vai quản lý quán cafe Chí Thiện vai ca sĩ Chí Thiện Nguyễn Quang Dũng vai đạo diễn Nguyễn Quang Dũng Phương Thanh vai người đi đường Hạnh Thúy vai người đi đường Mai Thành vai ông cụ trên xe buýt Tham khảo Liên kết ngoài Vai diễn đẹp nhưng thiếu ấn tượng của Tăng Thanh Hà. Đẹp từng centimet - vết trượt trên đà quán tính của Bỗng dưng muốn khóc. Phim năm 2009 Phim Việt Nam Phim tiếng Việt Phim hài Việt Nam Phim lãng mạn Việt Nam Phim tâm lý Việt Nam Phim do Vũ Ngọc Đãng đạo diễn Phim của BHD Phim của Hãng phim Giải Phóng Phim của Hãng phim Phương Nam Phim Tết Phim lấy bối cảnh ở Việt Nam Phim lấy bối cảnh ở Sài Gòn Phim quay tại Việt Nam Phim hài thập niên 2000 Phim lãng mạn thập niên 2000 Phim lấy bối cảnh ở thập niên 2000
wiki
Thùy Linh Gió Mưa Gửi Lại Phần 1 - Anh về đi! Chị giục, xiết chặt chiếc khăn dạ quàng trên vai vào người. - Đứng với anh thêm một lúc nữa. Đôi chân bồn chồn đổi chỗ. Lúng túng anh đút tay vào túi áo khoác mầu khói, lấy ra bao thuốc lá, hai ngón tay thon mảnh nhón lấy một điếu. Rồi kẹp chiếc bật lửa zippo giữa hai ngón tay, ngón trỏ bật nắp một cách điệu nghệ, liền sau tiếng tách nho nhỏ, một nụ hoa lửa bùng lên. - Có lẽ ta về thôi. Em thấy lạnh rồi. Chị quay mặt đi và nói. - Thế cũng được. Vừa bước thì anh túm lấy vai chị giữ lại, ghé sát mặt vào chị hỏi: - Em không giận anh chứ? Chị cười không thành tiếng rồi khẽ lắc vai khỏi tay anh, bước đi mà không hề ngoái lại. Cuối cùng cuộc chia tay mà anh rào đón hơn một tháng trước diễn ra êm ả và bình thản. Hay ít ra chị cảm thấy lòng mình như vậy. Một giờ sau chị mới về nhà. Căn nhà tối om chìm trong khu vườn cây um tùm cây cối đen đặc như một khối thạch lớn. Chị bật đèn và bước vào phòng khách. Trên chiếc bàn giữa bộ salon vải gai thô quây tròn vẫn còn hai ly cà phê. Một ly chỉ còn vệt nâu đen tròn bằng đồng xu cạn khô bám chặt nguyên dưới đáy. Ly kia của chị vẫn còn nguyên. Lúc nãy mải lắng nghe anh nói, đúng hơn là mải lắng nghe lòng mình mà chị bỏ quên. Giờ nó lạnh ngắt và dường như đông cứng thành cục mực tầu. Chị vào bếp lấy chai rum và lon soda tự pha cho mình một ly cocktail. Chị pha cocktail tuyệt ngon. Bí quyết ấy chị học được ở một người đàn bà Grudia mà chị từng quen, sau hơn một năm tạo dựng lòng mến thương giữa họ. Cũng nhờ những ly cocktail tuyệt ngon ấy mà bà ta đã nhốt anh chàng Cuba cao to đẹp trai kém mình gần hai chục tuổi trong chiếc túi tình yêu mà bà ta huyễn hoặc khâu nên khiến nó tỏa hương nồng nàn của rum Lahavan. Khi cocktail tràn khỏi miệng túi thì cũng là lúc anh chàng kia nhẩy ra, để lại nỗi oán hận trĩu nặng gần bẩy chục kilo chồm chồm dọc hành lang ký túc xá vào đêm khuya mỗi khi có ai đó đi ngang qua và chót hỏi về anh chàng kia. Suốt hai năm quen nhau, mỗi khi anh đến chị cũng thường pha cocktail. Anh ngồi chìm lút trong chiếc salon, đầu tựa vào thành ghế, nghẹo sang bên, khép hờ đôi mắt mệt mỏi có những vết nhăn ở khóe như đuôi con chim xòe lên, lắng nghe một bản nhạc nào đó và nhấm nháp ly cocktail. Có lúc anh đùa chị là đã học cách nhốt anh giống như cái bà Grudia kia. Khi đấy chị đã tự ái và ngốc nghếch nói cho anh biết, rằng chị không bao giờ tìm cách sở hữu anh, rằng không dìm anh trong những ly cocktail mê hoặc đó, mà bằng sự im lặng dịu ngọt. Có khi cả tuần anh không đến, chị không chất vấn. Anh quanh co, chị không vặn hỏi. Biết anh nhiều lần không nói thật, chị cũng không truy tìm lý do. Chị sống cuộc đời của mình mà không bị cuốn vào đời tư của anh. Hình như những người đàn ông chị yêu chỉ giúp chị hiểu hơn về mình. Họ như những ly rượu không thể thiếu trong bữa tiệc cuộc đời mà chị tự soạn và tự thưởng thức một mình. Và, những ly rượu ấy cũng sẽ có lúc cạn, giống như tối nay.Tối nay, họ vừa qua một bữa tiệc quá no nê từ trước đó, không thể nhấp thêm một giọt nào nữa. Giờ đây còn lại một mình, chị tỉnh dậy sau một cơn say bã bời, thể xác tê nhức nhưng tâm trí sáng rõ, nhớ lại từng việc đã xẩy ra. Chị không bất ngờ với lời chia tay của anh. Thực ra chị hiểu, ngọn gió chia tay đã thổi vào giữa họ kể từ ngày họ tình cờ gặp lại nhau trên bãi biển cách đây hai năm... Khi ấy là mùa đông. Sau những thất bại liên tiếp trong chuyện yêu đương, chị mệt mỏi và chán nản, không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Bạn bè cho rằng chị bị trầm uất kéo dài và phải nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đó. Theo lời khuyên của một người bạn vong niên, là giáo sư tâm lý, chị rời bỏ công việc trong căn phòng kín mít và ảm đạm để tới khu nhà nghỉ bên bờ biển. "Hồi bé cô thích đi chơi ở đâu nhất?". Giáo sư hỏi, nhìn sâu vào đôi mắt thâm quầng u ám của chị. "Tôi thích biển". "Cứ đi ra biển, rồi sẽ thấy cái cô muốn tìm. Nhưng nhớ là chỉ đi một mình thôi đấy". Chị không tin lắm nhưng vẫn sửa soạn ra đi. Biển mùa đông xam xám như mặt hồ tù. Bầu trời cũng chỉ một mầu xám xịt, thảng bóng chim hải âu xé ngang bay về phía chân trời mờ mịt. Chị cuộn người trong chiếc áo khoác dài gần đến gót chân, lang thang trên bãi biển đầy những vỏ ốc tràn vào theo con sóng biển viền bọt phủ bờ. Như thủa còn thơ, chị nhặt một con ốc to bằng nắm tay áp vào tai để nghe tiếng sóng rì rầm của đại dương. Chị như nhặt lại tuổi thơ của mình ở cuối chặng đường dài mệt mỏi. Chị mải mê với trò chơi đơn sơ ấy cho đến khi anh xuất hiện trước mặt chị, trong tay cũng cầm một vỏ ốc. Giây phút ngỡ ngàng, họ chợt nhận ra là đã từng quen nhau hồi còn ở Nga. Ngày hôm sau, họ đã tay trong tay, đứng trên mỏn đá nằm sát chân con sóng. Anh đứng quay lưng ra biển để chắn gió cho chị. Nhưng chị vẫn rùng mình vì lạnh. Anh mở rộng chiếc áo măng tô, kéo chị sát vào mình. Gió vẫn thổi không ngừng... Có tiếng chuông điện thoại. Chị uể oải nhấc máy tay kia vẫn cầm ly cocktail đã gần cạn. - Cô ơi, con đây. Giọng thanh nữ mệt mỏi quen thuộc. Chị cũng không mặn mà bắt chuyện. - Chào con, có chuyện gì thế? Ngập ngừng một lát, con bé nói: - Con đến chơi với cô bây giờ có được không? Ngước nhìn đồng hồ. Đã chín rưỡi tối. Nhưng điều quan trọng là chị muốn ở một mình lúc này. - Con không thấy muộn rồi à? - Nhưng con muốn tới cô lúc này. - Tùy con! Chị ra cổng đứng chờ con bé. Đêm nay sương muối dầy đặc. Đứng một lúc tóc chị đã âm ẩm hơi nước. Và khi con bé tới, thì khí lạnh đã len qua mấy lớp áo, thấm sâu vào da thịt chị. Con bé đi chiếc xe Dream mới cứng, lượn sát vào nơi chị đang đứng. Mới có vài tháng không gặp mà trông nó khác hẳn. Quần áo hợp thời trang. Mái tóc tỉa thả hờ trên bờ vai. Con bé xinh quá. Nhưng chị vẫn nom thấy có cái gì lạ mơ hồ mà không sao hiểu được là cái gì. Cái gì nhỉ? - Cô ơi, con lạ lắm hả? Con bé đoán được ý nghĩ của chị, nhoẻn cười hỏi. Chỉ ngẩn ngơ gật đầu, mắt vẫn hút vào nó. - Có thế thật. Con bé bấy giờ mới chịu xuống xe. - Cô sẽ còn ngạc nhiên nhiều. Vào đến phòng khách chị vẫn tiếp tục quan sát vẻ mới lạ của con bé mỗi khi có dịp. Trong lúc đợi chị đun nước pha trà, nó ngồi đúng chiếc ghế bành yêu thích của anh, ngà đầu về một bên như ngủ gật, mái tóc tỉa mềm mại hung hung đỏ che gần kín gương mặt trái xoan mịn màng. - Con mệt lắm phải không? Nó bỗng ngồi thẳng lên, hất mái tóc ra phía sau, cười mơ hồ, lơ đãng giơ tay đón ly trà to tướng mà vẫn không nhìn chị. - Cô ơi, cô có uống rượu không? - Sao? Con lại uống rượu nữa à? Không đợi chị đồng ý, nó rút trong túi ra một chai Black & White và bật nắp, rót vào hai chén uống trà để trên bàn, phớt lờ ánh mắt ngạc nhiên của chị nói: - Cô đừng hỏi tại sao nhé. Cũng chẳng có gì là lạ đâu. Cứ uống đi cô ạ. Cô cũng đang buồn mà. Chị gần như buông rơi chén rượu xuống mặt bàn. - Sao con biết? Con bé cười ranh mãnh. - Tuy mấy tháng nay không đến, nhưng con vẫn luôn biết mọi chuyện về cô. Đừng ngạc nhiên. Sau này con sẽ giải thích. Mà con không nói thì tự cô cũng sẽ biết. Chị uống một hơi hết chén rượu. Con bé lại rót tiếp cho chị một chén nữa rồi lấy bao thuốc lá châm cho chị một điếu. Nó cũng hút. Hai ngón tay kẹp điếu thuốc hờ hững vẻ sành điệu. - Ừ... hôm nay cô gặp chuyện buồn - Chị thú nhận thản nhiên như khi phải chia sẻ chuyện buồn của người khác. - Chuyện ông ấy phải không? Chị gật đầu. Rít một hơi thuốc sâu vào trong. Cả lồng ngực nóng ran lên. - Đúng như con nói trước đây, tụi cô chia tay rồi! Con bé bật cười môt tiếng khô lạnh. - Chúc mừng cô. - Sao cơ. Chị ngơ ngác nhìn con bé. Nó thản nhiên nhìn lại chị qua làn khói thuốc mềm như một tấm voan mỏng che phủ gương mặt khó hiểu của nó. Rồi lại cạn chén rượu. Và lại châm một điếu thuốc mới. - Đơn giản là ông ấy không xứng đáng với cô. - Con biết gì về chú ấy mà nói thế? - Con cảm thấy thế. - Con cảm thấy thế nào? - Chị bắt gặp lòng mình là vẫn muốn nghe người khác nói về anh. - Có nghĩa là... - Con bé hơi lúng túng - Con thấy cô khác trước nhiều lắm. - Như thế không tốt à? Con bé tự rót cho nó chén nữa. Chị nhấc chén rượu đầy ấy đặt trước mặt mình, nói khẽ: - Con uống hơi nhiều rồi! Con bé lẳng lặng lấy cái chén không của chị rót tiếp rượu vào rồi tu cạn một hơi. Xong lấy tay áo quệt ngang miệng. Rồi ngẩng lên nhìn chị. Đôi mắt mệt mỏi chìm trong quầng thâm thăm thẳm âm u như một khu rừng. - Cô biết không, cô chỉ thay đổi những gì thuộc về ông ấy và để nó phù hợp với hoàn cảnh trớ trêu của cô, dù cô không muốn. Còn những gì thuộc về riêng cô thì mỗi ngày cứ một tồi tệ đi. Chị chống tay lên thành ghế, bàn tay đỡ ngang vầng trán. Gương mặt tựa như bị che khuất sau chiếc mặt nạ. Dù cố gắng giữ vậy mà một tiếng thở dài vẫn bật ra từ cõi lòng sâu thẳm của chị! - Con xin lỗi cô! - Con bé nhìn chị lo lắng - Có lẽ con không nên nói chuyện này. Chị vuốt mặt một cái rồi, khẽ mỉm cười, lắc đầu. - Hình như con nói đúng! - Chị thú nhận - Cô cứ nghĩ mình đã khác trước vì mình là người hạnh phúc. Hóa ra không phải như thế. Cô chẳng thay đổi gì cả, cứ đứng yên trong khi mọi cái luôn tiến về phía trước. Có lẽ chính vì thế mà cô mất chú ấy. Con bé chồm nửa người qua chiếc bàn kê giữa hai người. Điếu thuốc nó cầm trên tay cháy một phân ba vẫn còn nguyên mẩu tàn. - Người ta chỉ có thể thay đổi vì tình yêu, hoặc vì lòng căm thù mà thôi. Giọng nó lạnh tanh cay nghiệt. Ngả người thật mạnh vào thành ghế, nó dịu điếu thuốc còn gần nửa vào chiếc gạt tàn rồi hấp tấp châm điếu thuốc mới. Nó làm tất cả việc ấy như kẻ đang mê ngủ. - Thế tình cảm của cô và chú ấy suốt hai năm qua không phải là tình yêu ư? - Chị lúng túng hỏi nó. Nó cười nhạt: - Cái đó thì cô biết rõ hơn con chứ? Biết cái gì nhỉ? Chị chỉ biết chắc chắn một điều khi yêu anh ấy là có ngày mối tình của họ sẽ châm dứt. Có anh mà vẫn buồn, còn buồn hơn những ngày phải sống một mình. Những ngày đầu chị còn khắc khoải chờ anh tới. Nhưng thường anh bận bịu vào những lúc chị mong mỏi nhất, rồi thưa dần, thưa dần... Tới khi anh đến, anh đi như người khách ghé thăm và phải ra đi vào lúc để tránh cho nhau những sự bực mình nếu ngồi chơi quá lâu. Chính cái sự ít biết về anh đã giúp chị khỏi sụp đổ lúc này, nhưng lòng chị vẫn không khỏi đau đớn. Chẳng phải đau đớn vì mất anh, mà chị biết rằng sẽ rất lâu chị mới lấy được sự thanh thản như trước đây, hoặc có thể không bao giờ nữa. Chị đang ân hận. Chị chợt hiểu lòng mình lúc này. Có lẽ con bé đã nói đúng. Tình yêu không khi nào bắt người ta ân hận dù bất cứ xẩy ra chuyện gì. - Cô ơi... - Giọng con bé chợt run run - Con xin lỗi vì đã nói chuyện này khi cô đang rất buồn. Chị cười với nó. Cũng không hiểu vì sao lại cười được. Có thể chị sợ vì con bé buồn vì mình. Nó ngồi nép vào góc ghế bành, hai tay để dưới đùi, mắt ngước nhìn chị như thể bé gái đang ngồi chờ nghe chuyện cổ tích. Một ý nghĩ bất chợt như cơn mưa rào ập xuống khoảng trống tâm hồn chị đang được khao khát vỗ về, thương yêu, giá con bé là con gái chị. - Đêm nay con ở lại với cô chứ? Con bé nhìn đồng hồ. - Con phải về cô ạ! - Muộn rồi, đi một mình nguy hiểm lắm. - Cô đừng lo, con quen rồi. - Dạo này con có làm gia sư không? - Con nghỉ ít lâu nay rồi. - Người ta không thuê con nữa à? Con bé nhếch mép cười. Chị không thích nụ cười này vì nó khiến con bé già đi hàng chục tuổi.Nhưng chẳng bao giờ chị nói với nó cả. - Con không thích làm nữa. - Hai chị em con sắp tới sẽ sống ra sao? - Mấy tháng nữa con sẽ tốt nghiệp. Em con cũng chỉ còn hơn hai năm nữa thôi. Con đã có cách rồi. Thôi con về đây. Con bé nhặt bao thuốc lá chỉ còn non nửa cho vào túi, vội vàng đứng lên như không muốn tiếp tục câu chuyện. Bỗng sực nhớ nó lại lôi ra, giơ lên. - À quên, con để lại đây cho cô hút nhé. - Con cứ cầm về. Con hút thuốc từ bao giờ thế? Hút in ít thôi, cũng đừng uống rượu nữa nhé. Cô bé cất bao thuốc vào túi và cười khanh khách. - Cô sợ con hư à? Cô đừng lo. Con còn nhiều việc quan trọng hơn cả sự phá đời. Con không còn nhiều thời gian để mà hư hỏng nữa cô ạ! Chị đi tiễn nó. Ra đến cổng, con bé dựng xe và ôm lấy chị. - Con yêu cô lắm, mong cô đừng buồn nhiều, chuyện đó chẳng đáng gì đâu. Đàn bà khi cặp bồ là hay toan tính, mơ màng đến cuộc sống mới. Đàn ông thì khác, họ chỉ muốn người tình làm thi vị cuộc sống riêng nhàm tẻ của họ, cái cuộc sống họ không muốn đem vứt đi ấy mà. Thế mới dớ dẩn... Chị bật cười. Con bé cũng toét miệng ra cười, nét trẻ thơ trở lại gương mặt nó. Chị ôm lấy đầu nó siết chặt vào vai mình, hôn nhè nhẹ lên mái tóc thơm thơm dìu dịu. - Giá con mà là con gái cô nhỉ. - Giọng chị tha thiết. Con bé dấu mặt vào cổ chị như đứa trẻ lúc ngượng ngùng có người lạ. Nó hít một hơi thật dài mùi da thịt chị rồi hất đầu lên, mắt nhìn chị phiền muộn. - Con rất mong được làm điều đó, nhưng con không thể... - Sao thế? - Giọng chị có vẻ phật ý - Ấy là cô nói vui thế thôi. - Đã là con thì phải mang đến cho mẹ niềm vui, nhưng con chắc chắn không thể... - Con cứ là con như những ngày qua là cô vui rồi. - Nhưng con sợ sau này sẽ không được như vậy nữa... - Con nói thế nghĩa là sao? - Chị lo lắng hỏi lại nó. - Thôi muộn rồi, cô vào nghỉ đi. Con về nhé! Con bé ôm riết lấy chị một lần nữa, không nói thêm lời nào, lên xe rồ máy phóng đi. Nhìn gương mặt nó chị có cảm giác như nó đang khóc. Còn tiếp Thùy Linh Gió Mưa Gửi Lại Phần 2 ( Hết ) Những ngày sau đấy, cuộc sống không khủng khiếp như chị vẫn nghĩ về mấy cuộc tình trước hành hạ chị. Hóa ra anh đã không thêm vào cuộc đời chị những gì lớn lao. Cuộc chia tay chẳng đào khoét một hố sâu tật nguyền nào trong tâm hồn chị. Sao lại như vậy. Chính chị cũng không lý giải được điều này. Chị không mừng, không buồn phiền vì điều đó. Chắc anh còn nhẹ lòng hơn nhiều. Một vài lần anh gọi điện cho chị vào đêm khuya, nói rằng anh vẫn còn nhớ ly cocktail của chị. Chị còn mời khi nào anh thích thì cứ đến, chị sẽ pha tặng. Nhưng anh không đến. Chị cũng không chờ mong. Người chị hay nghĩ đến lại chính là con bé. Cái buổi tối nó đến thăm chị sau mấy tháng im hơi lặng tiếng cứ là lạ. Dường như nó biết rất rõ cuộc chia tay giữa họ vừa mới xẩy ra tức thì. Nó khoái trá không cần giấu giếm. Nhưng sau đêm ấy nó lại biến mất. Chị đến nhà tìm cũng không lần nào gặp và cũng chẳng biết thêm điều gì mới về nó. Con bé cũng chẳng gọi điện thoại cho chị lần nào. Chị nhắn tìm qua thằng em của nó cũng không thấy hồi âm. Chị càng khao khát được thấy nó thì nó càng náu kín vào đâu đó. Cứ như thể nó đã trôi ra khỏi cuộc đời này... Chị quen nó ngày ấy cách đây đã mười năm, khi con bé mới mười hai tuổi. Bố nó sang Nga học nghiên cứu sinh và mang theo cả ba mẹ con nó. Mẹ nó mở một cửa hàng phở trong một ốp buôn bán của người Việt. Ngoài giờ học nó thường giúp mẹ bán hàng. Chị thỉnh thoảng có ghé vào đó ăn phở và trò chuyện với nó. Chị thích con bé vì trông nó xinh xắn lại mau mắn. Nó cũng quý chị vì chị hay cho nó quà, những món quà nho nhỏ của trẻ con Nga vì nó rất ít khi được ra phố dạo chơi. có lần nó kéo tay chị thầm thì: - Cô ơi, hôm nào cháu xin phép mẹ rồi cô cháu mình đi chơi Park Kyltury nhé. Nghe nói ở đấy có nhiều trò chơi hay lắm phải không cô. Mấy năm rồi cháu không biết công viên là gì! Nhiều lần rỗi rãi chị tới để rủ nó đi. Nhưng nó không sao dứt bỏ khỏi công việc giúp mẹ nên đành thôi. Nó níu chị, mắt rơm rớm vẻ nuối tiếc. - Cô đừng giận mẹ cháu nhé. Chị bật cười xoa đầu nó. - Sao cô lại giận mẹ cháu? - Mẹ cháu cũng không muốn cháu phải thế này đâu. Mẹ cháu bảo, cố kiếm tiền thêm một năm nữa thì sẽ đưa chị em cháu về nước. - Ừ, có khi lúc đấy cô cũng về rồi đấy. - Thế thì thích lắm cô nhỉ - Mắt nó sáng bừng - Nhưng về nước cô đừng quên cháu nhé. - Quên cháu thế nào được. - Biết đâu đấy! Cô là người lớn, có bao nhiêu việc, cháu chỉ là trẻ con thôi. - Nhưng người lớn không thể sống thiếu trẻ con được, cháu biết không. Con bé cấu nhẹ vào tay chị, rồi lại xoa xoa vì sợ chị đau. - Cháu làm thế này để cô phải nhớ. Mấy tháng sau đấy vì bận làm luận án nên chị không thể qua chơi với nó được. Cuối tháng Năm thì chị sẽ bảo vệ xong. Đúng ngày mùng một tháng Sáu, chị tới chỗ con bé. Chắc ngày này mẹ nó sẽ không thể từ chối lời cầu xin đưa nó đi công viên của chị. Tới nơi đúng lúc xe hàng từ Ba Lan về. Cả mấy tầng ốp người ta chen chúc đi lại như kiến. Lách mãi chị mới leo lên nổi tầng bốn, nơi có hiệu phở nhà con bé. Chị ngạc nhiên thấy chủ hiệu là một người đàn ông to béo, bóng nhẫy đang tay năm tay mười làm phở cho khách. Khó khăn lắm chị mới hỏi được về con bé trong cái âm thanh pha tạp tiếng người, tiếng băm chặt, tiếng chửi tục, tiếng gắt gỏng khó chịu của tay chủ quán vì bị làm phiền. Chị xuống cầu thang tầng hai, nơi chiếu nghỉ ẩm thấp tối tăm. Con bé ngồi nép trong góc, bị che khuất dưới chân người qua lại, trước mặt là rổ bánh rán. Lúc nãy vì quá đông người nên chị đã không nhìn thấy nó lúc đi ngang qua. Chị ngồi thụp xuống ngơ ngác hỏi: - Có chuyện gì phải không cháu? Có bé nhìn chị, đôi mắt khô lạnh, thản nhiên không một nụ cười như trước đây. - Bây giờ cháu đi bán bánh rán. - Thế bố mẹ cháu đâu? - Chết rồi. - Giọng nó khô khan. - Sao lại thế? - Nước mắt chị tự nhiên ứa ra - Họ mất khi nào vậy? Có hai người dừng lại mua bánh rán. Lúc trả tiền con bé lục mãi trong túi quần để tìm đồng bạc lẻ, người khách đợi lâu khó chịu nói: - Thôi, dẹp. Cho mày. Có bé trừng mắt nhìn anh ta, lôi ra đồng năm rub nhầu nhĩ giữa đống tiền hàng để lộn xộn trong túi nilon. - Trả ông. Anh ta quay đi sau khi buông một câu "Sĩ diện!" Con bé không thèm bận tâm, vẻ mặt trở lại thản nhiên u uẩn như cũ. - Bố mẹ cháu làm sao vậy? - Chị gặng hỏi. - Tai nạn. Nói xong nó nuốt khan và im lặng. Hôm ấy, và cả sau này, chị không thể biết từ nó thêm điều gì về cái chết của bố mẹ nó. Đại để chị chỉ biết bố nó mất trước, vì đau buồn suy sụp mẹ nó mất sau đó hai tháng. Tai họa ập lên đầu chị em nó khi lần cuối cùng chị đến thăm và hứa đưa nó đi chơi công viên vào ngày mồng một tháng Sáu chừng hai tuần lễ. Một người quen cho chị em nó ở nhờ và nó đi bán bánh rán để kiếm sống. Một năm sau chị em nó dắt díu nhau về nước. Trước đó chừng hai tháng, chị đến tìm nó để đưa mấy bộ quần áo mà chị tự may cho. Nó bảo sắp về nước vì muốn tiếp tục đi học. - Về bên ấy, cháu sẽ sống thế nào? - Cháu chưa biết, nhưng thế nào cháu cũng sống được. - Cháu có còn ông bà không? - Hồi nhỏ bố cháu sống ở trại trẻ mồ côi. Còn ông bà ngoại cháu thì già lắm rồi, ở tít tận quê cơ. Nhưng ở Hà nội, chúng cháu vẫn còn căn hộ tập thể của bố mẹ cháu để lại, nhỏ thôi, nhưng hai chị em cháu thì cần gì rộng. Nó còn cho chị xem số tiền dành dụm được trong năm qua, cộng với khoản tiền mẹ nó để lại trước khi chết, và của bạn bè bố mẹ góp lại mỗi người một ít giúp chị em nó. Nghe con bé nói dường như nó đã sắp đặt cuộc sống ngày mai đâu vào đấy rồi. Mới mười bốn năm sống làm người, liệu nó có lường hết bất trắc của cuộc đời không? Nhưng nó cương quyết quá khiến chị hoang mang, không dám khuyên bảo điều gì. - Sắp tới cô có về nước không? - Con bé ngẩn ngơ hỏi khi thấy chị chỉ im lặng nhìn nó. - Cô cũng chưa biết thế nào. - Chị lắc đầu. - Cháu về rồi thì cô thường xuyên viết thư cho cháu nhé. Cháu chẳng còn ai thân thiết cả. Bây giờ cháu sẽ phải làm lại từ đầu. Sáu năm sang bên này chắc bạn bè cũ quên cả rồi. - Hay là cháu ở lại thêm một thời gian nữa rồi về cùng với cô luôn thể. - Chị thận trọng đề nghị. Gương mặt nó đanh lại. - Không được cô ạ, cháu còn nhiều việc phải làm. Hôm tiễn chị em nó ra sân bay, chị đưa nó đồng kopek, bảo ném xuống đất. Nó ngơ ngách hỏi để làm gì. Chị bảo đó là phong tục để hy vọng có ngày còn trở lại nơi đây. Nó đưa trả lại chị. - Không bao giờ cháu muốn quay trở lại nơi đây.Dù bất cứ giá nào. Nó xa rồi chị mới cảm thấy cuộc sống của mình bị hẫng hụt. Nghiêng về bên nào cũng thấy trống vắng. Ở bên này nếu không vì công việc thì bạn bè cũng trở nên thưa thớt, nhạt nhẽo và xa vắng. Cô bạn thân người Ukraina thấy vẻ ngẩn ngơ mất hồn của chị bèn mời về quê chơi. Cô ấy kể, đó là một làng quê bé nhỏ, hẻo lánh, xa xôi, có rừng, có đồng cỏ, có dòng suối đẹp như trong mơ, có món saslưk ngon nhất thế giới. Chị đang sống một cuộc sống mơ hồ, tất cả đều hư ảo, dường như không có gì là thật cả nên đồng ý ngay lời mời ngọt ngào đó.Trước hôm chuẩn bị lên đường thì nhận được thư của con bé. Lá thư viết sau khi nó trở về ít lâu. "Cô ơi, đêm đầu tiên nằm trong căn nhà mình cháu không sao ngủ được." - Con bé viết - "Hai chị em cháu nằm ôm nhau khóc suốt đêm. Chiếc gường trước đây bố mẹ cháu nằm đã bị mọt không thể nào dùng được nữa. Chúng cháu nằm tạm trên nền nhà, không có chăn nên rất lạnh. Cháu nhớ bố mẹ cháu vô cùng. Nhớ cả cô nữa... Tự nhiên cháu thấy sợ những ngày sắp tới, giá cháu nghe cô đừng vội mà chờ cô thêm một thời gian nữa... Nhưng đã muộn quá rồi phải không cô?" Hôm sau chị đành xin lỗi cô bạn Ukraina và thu xếp về nước. Chị không còn ràng buộc gì ở nơi đây, cả công việc, cả bạn bè, cả một mối tình nào đó. Nhưng cứ ngỡ trở về thanh thản lắm, nào ngờ một nỗi buồn nhớ dai dẳng, đau đớn đeo bám chị cho đến tận bây giờ. Cuộc đời sau này của chị dường như bám rễ đâm chồi trên mảnh đất xa xôi lạnh giá ấy. Nơi ấy có một khoảng đời đã qua, khuất nẻo vào bên trời kí ức, nhưng vẫn luôn hắt những tia nắng lung linh vào cuộc sống nhàm tẻ hàng ngày của chị. Nơi ấy lưu giữ tất cả bóng hình không rõ mặt người, không tên tuổi, những cánh rừng thu rợp lá vàng bay, những cơn gió tháng Chín điên cuồng đuổi theo bước chân người, làm nhức buốt hai thái dương, những con đường hun hút chạy mãi vào vùng trống vắng, những xóm làng xa xôi chìm khuất dưới vô vàn những bông tuyết lặng lẽ... Ngay chiều hôm về tới nơi, chị đến nhà con bé. Thấy chị nó lao vào ôm chặt lấy và bật khóc nức nở. Đó là lần cuối cùng chị thấy nó khóc. Những ngày qua hai chị em nó vẫn sống tằn tiện bằng số tiền đã mang về. Nếu cứ như thế này thì giỏi lắm cũng chỉ cầm cự thêm được một năm nữa. Con bé đang có ý định kiếm việc làm. Nhưng mới mười lăm tuổi đầu thì làm được việc gì? Nó đã đi hỏi mấy nơi, nhưng chưa tìm được chỗ nào phù hợp. Tình cờ một lần sang hàng xóm chơi nhân dịp về sau mấy năm xa cách, chị đã mang vận may đến cho nó. Bà hàng xóm bỏ việc nhà nước cả năm nay để làm bánh ngọt đưa cho các vườn trẻ và truờng học bán trú. Công việc khá phát đạt và bà ta đang có ý định thuê thêm người. Con bé đã được nhận vào làm nửa buổi, còn nửa buổi đi học. Cứ thế nó đã học xong cấp ba và thi đỗ vào đại học. Hai năm sau, thằng em cũng thi đỗ một trường đại học khác. Cách đây hơn hai năm con bé nói với chị sẽ làm gia sư cho một gia đình khá giả. - Họ trả lương cháu cao, vì họ giầu mà. - Nó kể nhưng không có vẻ gì mặn mà lắm. - Cháu không thích à? - Chị nhìn vẻ mặt thản nhiên của nó hỏi. - Cháu không có quyền thích hay không thích, cô ạ. Cháu không có sự lựa chọn được phép nào hết. Cháu cần tiền, cháu cần cuộc sống, cháu còn cần một thứ khác vô cùng quan trọng nữa... Nó nuốt khan. Con bé có thói quen rất hay nuốt khan. Mỗi lần như thế lại gây cho chị cảm giác sờ sợ. Chị chờ nghe tiếp, nhưng nó im lặng, nghĩ ngợi đâu đâu. Sáu tháng làm gia sư, con bé thay đổi hẳn. Nó không mặc tuềnh toàng như trước kia. Mái tóc được cắt tỉa đúng mốt, đôi khi còn trang điểm nữa. Với tuổi đôi mươi, trông nó càng rực rỡ, khiến chị đôi lúc cũng thấy sững sờ. Chỉ có đôi mắt là u uẩn, mỗi ngày qua càng u uẩn, khó nắm bắt. Dường như cả bóng tối cuộc đời chứa đựng trong đôi mắt ấy. - Cháu đang yêu phải không? Có lần ngồi uống nước với nó ở quán nhỏ ven Hồ Tây, nhìn nắng chiều trườn nhẹ trên mái tóc nhuộm hoe hoe vàng của nó đang rực lên như một cánh rừng thu, chị hỏi vậy. Nó nhìn chị như không hiểu chị đang nói gì. Chị nhắc lại. Nó cười gằn một tiếng. Mãi sau mới nói thong thả cứ như thể nó cần tự trấn an mình vậy. - Thực ra cuộc sống của cô có những gì nào? Công việc, một nhúm bạn bè, một tủ sách, một ngôi nhà trú thân... Thế cũng đủ rồi cho một cuộc sống. Ngày trước bố cháu đã từng có nhiều tiền, rất nhiều tiền. Nhưng rồi bố cháu được gì, chị em cháu được gì? Hóa ra cuộc sống còn phải vứt đi nhiều thứ. Một lần trút bỏ là một lần đau đớn. Cháu đã quen với cuộc sống có rất ít sự níu kéo. Cháu không muốn bị chiếm hữu, cháu cần được tự do trần trụi. Mà tình yêu lại không mang lại cho cháu những cái đó. Chị cho rằng mình hiểu những mất mát, đau đớn quá sức mà tuổi thơ con bé đã trải qua, nhưng càng ngày chị càng thấy mình lầm. Cái vẻ thay đổi lộng lẫy tươi trẻ bên ngoài của nó không đánh lừa được chị. Vết thương ấy không thể lành lặn mà càng thêm trầm trọng mỗi phút giây qua đi. Nhưng nó đã làm gì trong đêm tối mênh mông mà nó mang trong lòng chỉ có trời mới biết được. Chị đã thử nhiều lần kéo nó ra khỏi vực thẳm đen tối của kí ức nhưng bất lực. Chị chỉ có thể ở bên nó, phấp phỏng yêu thương lo lắng cho nó một cách dè dặt. Nó cũng không cho chị cơ hội để có thể làm hơn những điều chị mong muốn cho nó. Có một chuyện xẩy ra cách đây ba bốn tháng gì đó khiến chị luôn băn khoăn mà không dám hỏi lại. Một buổi chiều nó mời chị tới nhà ăn cơm. Một bữa cơm thịnh soạn với nghi ngút khói hương trên bàn thờ bố mẹ nó. Chị tưởng giỗ bố hay mẹ nó nhưng hóa ra không phải. - Bỗng đêm qua cháu nằm mơ thấy bố mẹ cháu về. - Nó nói khi chị hỏi lý do bữa cơm đột xuất này - Bố cháu nằm trên chiếc giường kia kìa, trên người phủ tấm dra trắng toát. Còn mẹ cháu ngồi ở ngoài kia xõa tóc khóc. Cháu vừa đi đâu đó về nhìn thấy bèn dắt mẹ vào nhà, đến bên chỗ bố cháu nằm và nói: "Bố trông mẹ hộ con nhé! Con bận đi công viên một lúc". Bố giở tấm vải trắng, tay dang ra đón, mẹ cháu nằm xuống nín khóc. Vừa lúc ấy cháu nghe có tiếng thở dài rất to của ai đó và tỉnh hẳn. Chắc đêm qua bố mẹ cháu đã về đây, không phải lưu lạc bên kia nữa. Chị thấy mắt mình cay cay. Còn con bé thản nhiên đứng lên thắp thêm tuần hương mới. Nó chắp tay rất lâu trước bàn thờ. Bữa cơm hôm ấy nó nói rất nhiều, cười rất nhiều, nhưng trong lòng thì chị cảm thấy rõ, một khoảng trống vắng mênh mông. Một mình lê bước trong đêm tối của lòng mình, nó đang muốn khỏa lấp một điều gì đó khiến nó day dứt, nhưng không thể làm khác được. Suốt bữa ăn, thỉnh thoảng nó lại nhìn đồng hồ vẻ bồn chồn không yên. Ăn xong, lấy cớ bận việc chị về sớm. Nó cũng không giữ chị lại như mọi khi. Ra đến cổng nó ôm chặt lấy chị, giọng run run. - Con yêu cô vô cùng. - Đột nhiên nó đổi cách xưng hô - Dù thế nào cô cũng yêu và tha thứ cho con chứ. Chị hôn vào má nó. Cả người nó run bắn lên. Thương quá! - Cô làm sao có thể ghét con được. Lúc nào cô cũng nguyện cầu những điều tốt lành đến cho con. Nếu con yêu và tin cô thì hãy đến với cô khi nào con không thể chịu đựng nổi cuộc sống này nữa, nhớ chưa. - Con nhớ! Giọng nó ngàn ngạt, rồi từ từ buông chị ra, bỏ vào nhà. Đêm ấy chị không sao ngủ được. Nó đang cố tình bưng bít một chuyện gì đó. Nhưng cũng như lâu nay, chị không thể hiểu nổi đó là cái gì. Nó vét voi từng tí tình cảm riêng tư đem cất vào phía tối của tâm hồn, không cho ai chạm tới, không một ánh mắt nào rọi thấu được. Nó nghiêng lòng xóa đi tất cả dấu vết khiến ai đó có thể bất chợt tìm thấy con đường dẫn tới vùng xa thăm thẳm của cõi lòng chắc có nhiều toan tính. Đã quen với sự bí ẩn ấy của nó, chị không cố nghĩ xem cái nó đang bưng bít ấy là gì. Chị chỉ biết lo lắng và chờ đợi. Chờ đợi cái ngày những bí mật kia sẽ bị dằn vặt đến tận xương tủy sẽ bật vỡ ra. Có thể đó là một kỷ niệm khủng khiếp như cơn ác mộng, thâu tóm thời thơ ấu xa xưa và trùm lên cuộc sống ngày hôm nay của nó. Rồi con sẽ được thanh thản. Rồi con sẽ được sống như những thanh niên thế hệ con đang sống, chưa hẳn đã trọn vẹn, một cuộc sống không có chỗ dành cho quá khứ và những kế thừa văn hóa, nhưng sống động, đầy khát vọng, vui tươi. Rồi con sẽ có nụ cười hạnh phúc của riêng mình. Rồi con sẽ có nhiều thứ ngoài mái nhà che mưa, che nắng và những thứ giúp con no bụng. Rồi con sẽ làm tất cả những gì mà thế hệ cô đã không làm được, ngay cả khi nguyện vọng cho phép. Cuộc sống tương lai của con chính là những khát vọng tự do mà nhiều thế hệ mơ ước, và đã bị dập vùi. Trong cuộc sống ấy nếu con không được tự do, không được bay bổng, không say mê một cái gì đó thì con sẽ mang hình ảnh trái ngược với con, như thế hệ cô vậy. Rồi khi cô chết đi, con sẽ đừng ngần ngại đọc trước linh cữu cô lời ai điếu cho những người quen nhượng bộ, coi đó như một lối sống mẫu mực để rồi chỉ còn biết giơ mặt trái của mình ra mà cười thân ái với nhau, miễn sao cuộc đời của con cũng chân thành như nỗi đau khổ của con vậy. Sau đó ít lâu chị ra nước ngoài bốn tháng để làm một công trình khoa học mà chị đang theo đuổi. Truớc khi đi chị tìm nhắn con bé mấy lần mà không sao gặp được. Dạo này nó thường xuyên biến đi vài ngày, rồi lại bất ngờ xuất hiện trước chị, vô cùng tình cảm, có khi nằm dài ra giường ngủ thiếp một giấc, tỉnh dậy lại ra đi, không nói một lời, cũng chẳng hẹn khi quay lại. Mấy tháng ở bên kia chị có viết thư cho nó nhưng không được trả lời. Đôi khi chị thoáng chạnh lòng vì sự lạnh nhạt khó hiểu của nó. Nhưng rồi tình yêu lạ lùng của chị dành cho con bé vẫn lớn hơn hết tất thẩy. Và, con bé như miếng bọt biển hút hết cả tâm hồn lẫn tình cảm của chị. Ngồi trên máy bay trở về, chị cố hình dung vẻ mặt con bé ra sao khi nhận những món quà chị đã lựa chọn kỹ càng để tặng nó. Đơn giản là chị mong được nhìn thấy gương mặt tươi vui thanh xuân mà không bao giờ chị có lại nữa. Vậy mà suốt mấy ngày chị không thể tìm được nó. Đứa em trai cũng không biết nó đi đâu. Rồi chị phải đi dự hội nghị ở một tỉnh vùng biển, sau khi viết lại mấy chữ. Đại để chị rất nhớ. Và mong được gặp nó. Chị trở lại đúng vùng biển nơi chị đã gặp và yêu anh. Buổi chiều rỗi, chị tách khỏi nhóm đồng nghiệp để lang thang một mình trên bãi biển. Dù không muốn nhưng chị vẫn cảm thấy lòng mình bồi hồi một nỗi nhớ, nỗi nhớ mà chị đã quên sau sự ra đi của anh. Không hẳn là nỗi nhớ anh. Chị chọn một cồn cát nhỏ và nằm dài ra. Về chiều, con nước ròng đã lên, sóng dịu lại và biển thôi gào thét. Gió vẫn ầm ào thổi từ khơi xa vào, mang theo cái vị của lòng sâu đại dương tưởng như mặn mòi ngay đầu lưỡi. Nhớ hồi còn bé, lần đầu tiên ra biển, chị đã vốc nước biển lên để nếm. Chỉ nếm cả những hạt mưa rào bất chợt tới làm cả mặt biển khổng lồ như bị rỗ hoa. Chị nếm cả những hạt cát lầu bầu khó chịu dưới những bước chân. Chị đứng giang tay, dang tay, há miệng thè lưỡi nếm cả những đượt gió trong lành thổi từ chần trời nghiêng soi làm dáng xuống mặt biển. Cô bạn gái cùng đi nhe hàm răng sún ra cười, bảo chị đúng là một con dở hơi, khi chị cam đoan gió biển cũng mặn như miếng cá kho vậy. Sau cuộc đi chơi biển đầu tiên ấy, cô bạn gái của chị chưa kịp thay răng mới thì đã bị chết trong một trận bom. Chuyện đã xẩy ra hơn ba mươi năm, nhưng mỗi lần đứng một mình trên bãi biển vắng, chị cảm giác như vẫn còn nghe thấy tiếng cười như nắc nẻ của cô bạn, khiến chị đôi lúc phải nhìn quanh quất tìm một bóng người. Chiều muộn, con nước ròng viên mãn nằm thở rì rầm, khoan khoái. Mặt biển tự sưởi ấm mình bằng cách cuộn vào lòng sâu của nó những tia ráng chiều rực hồng cuối cùng. Đã đến lúc phải rời bãi biển. Chị cảm thấy lòng lâng lâng dễ chịu. Chị bỏ bữa cơm hội nghị đặt sẵn ở một khách sạn lớn và đến một nhà hàng xinh xắn, khuất nẻo nằm cạnh hàng dừa sát bờ biển, tìm một góc kín đáo để ngồi. Đang mơ màng chờ món ăn mà chị đã gọi thì bị đánh thức bởi tiếng con gái cười khúc khích.Tiếng cười nghe quen lắm làm chị phải nhìn ra. Và thấy cả một đêm tối đổ ập ngay trước mặt mình. Con bé mặc một chiếc váy ngắn ngang đùi, áo dây hở từ ngang ngực trở lên, lộ ra cái cổ cao gầy mảnh khảnh. Nó vừa đi vừa cười, đầu tựa vào vai người đàn ông mặc quần sooc và chiếc áo phông mỏng lộ rõ vồng ngực căng. Người đàn ông ấy chính là anh, người mà vừa mới đây thôi còn từ ký ức về với chị trong niềm mến thương dịu ngọt. Vào đến giữa phòng, con bé dường như linh cảm thấy điều gì bèn ngoảnh lại. Ánh mắt nó chạm vào cái nhìn đờ đẫn của chị, mặt tái đi, sững sờ. Anh còn đang mải tìm một chỗ ngồi ưng ý nên không biết đến cái điều khủng khiếp đang xẩy ra. Chị vội vàng đứng dậy, đi vào trong bếp hấp tấp trả tiền cho món ăn mà chị đã gọi nhưng chủ nhà chưa làm xong, xin lỗi rồi theo lối cửa sau bỏ về khách sạn. Có lẽ cho đến lúc này, đó là đêm khủng khiếp nhất trong đời chị. Những gì chị tin yêu nhất đã tuột ra khỏi tầm tay. Chị đã tưởng cứ mỗi ngày cố làm một cái gì đó để ngày hôm sau sẽ tốt hơn ngày hôm qua, nhưng mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Hay chị đã rời bỏ nó từ khi nào mà chính chị cũng không biết nữa? Có lẽ nào chỉ vù muốn mang hạnh phúc đến cho nó, nhưng cái cách chị theo đuổi hạnh phúc lại quá vụng về đến nỗi chỉ đem lại phiền muộn. Chị làm cho mọi việc trở nên đổ nát ư? Có lẽ chị đã lê chân xuống vực sâu để sống cuộc đời như cỏ cây mặc người đời xéo nát? Sự thể này kéo dài bao lâu rồi?... Đêm ấy chị ngồi trong bóng tối căn phòng, hút hết một bao thuốc lá, nhìn ra biển, chúng kiến cảnh bình minh vẽ phủ lên nền đêm đen mầy vàng nắng, thấy cô đơn khủng khiếp. ***Cũng khá vất vả chị mới trở lại được cuộc sống như trước đây. Trước khi có con bé. Trước khi có anh. Tất nhiên chẳng thể như ngày xưa, nhưng mà cuộc sống chưa bị rắc rối do những nỗi thống khổ, cô đơn và sợ hãi sinh ra. Nhưng ít ra vào những đêm không ngủ hiu quạnh, muộn phiền, chị không còn khao khát hơi ấm của con người, một giọng nói dịu dàng, một tiếng thở dài êm ái... Chị không còn ước mơ lấy lại những gì đã mất, những cái chị đã tưởng nắm tay trong vĩnh viễn. Cũng chẳng thể nào lấy lại được, mà có thì chỉ là những mảnh vỡ. Cuộc sống vẫn đang chuyển động, chị bằng lòng dừng lại ở bến bờ của riêng mình. Bây giờ chị có thể dạo chơi một mình ngoài đường, hòa vào đám người hạnh phúc, và thiên hạ nghĩ rằng chị cũng là người hạnh phúc như họ. Trong nhật ký của chị, trang cuối cùng chị viết rằng: Ngày 10 tháng 04 đã đạt được hiệp ước hòa bình có tính lịch sử ở Bắc Ai Len, sau cuộc thương lượng khó khăn kéo dài 21 tháng. Nhờ nó mà chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần ba thập kỷ qua ở Bắc Ai Len. Ngày 10 tháng 04, lực lượng nổi dậy Hutu ở Ruanda đã giiết chết 53 thường dân, và làm bị thương 31 người khác. Ngày 10 tháng 04, cơ quan vũ trụ Châu Âu thông báo, một nhóm các nhà thiên văn học Mỹ đã phát hiện một khối lượng nước tập trung trong một đám mây. Lượng nước này nhiều gấp một triệu lần số nước có trên trái đất, có nghĩa là có khả năng đổ đầy vào đại dương 60 lần trong một ngày. Ngày 10 tháng 04, mình dời bãi biển về, có lẽ cho đến cuối đời, không bao giờ trở lại nơi đấy nữa... Mình tự ký hiệp ước đình chiến với cuộc đời mình... chị không viết thêm một dòng nào nữa sau đó. Chị cất quyển nhật ký vào nơi thật cao trên giá sách, nơi không để ý tới và rất khó lấy. Chiến tranh, chém giết, chia ly, phản trắc... Cuộc đời là vậy đấy! Biết làm sao được khi bất trắc rủi ro hay hạnh phúc không chia đều cho mọi người theo luật bình đẳng. Người nào chống đối lại nó là chống đối lại chính bản thân mình, như nguời mù chống lại đêm tối. Chị học cách thu mình nhỏ nhất trong cuộc sống hiện tại. Và để mình không trở nên nhàm tẻ, đơn điệu với chính mình, chị năng đi chùa, việc trước đây chị chưa từng làm. Vài lần con bé tìm cách gặp chị nhưng chị đã cương quyết từ chối. Có lần nó đến trước cổng nhà chị bấm chuông và chờ đợi. Chị tắt đèn rồi đứng trong bóng tối căn phòng nhìn ra, dửng dưng thấy nó co ro trong sương lạnh, ủ rũ như một cây non cô lẻ. Chị thấy mình không còn đủ sức để mà xúc động nữa. Cả những tầng văn hóa mà chị đã được dậy dỗ từ nhỏ, được học hành cũng không khêu gợi được lòng trắc ẩn đã bị vùi sâu trong sự tự ái và khinh bỉ. Con bé đứng như thế rất lâu và chỉ ra về khi thành phố chìm trong tiếng thở dài của ngọn gió đang rong ruổi trong những vòm lá trùm lên các ngôi nhà câm lặng như nấm mồ. Nhưng sự bình thản hoặc chị tưởng như thế, kéo dài không lâu. Chị hay tự thanh minh cho mình mỗi khi tìm cớ đi ngang qua phố nhà nó, mắt kín đáo nhìn vào ngõ nhỏ, hồi hộp mỗi khi thấy bóng dáng nào mảnh mai thấp thoáng ở lòng sâu con ngõ. Đêm đêm chị hay bắt gặp mình nhìn chiếc điện thoại thường reo lên vào giờ muộn, lúc con bé trở về nhà sau một ngày bộn bề công việc. Rồi chị mất ngủ triền miên, hút thuốc lá và uống rượu nhiều hơn, những ly whisky không thèm pha chế. Càng uống chị càng tỉnh, càng nhớ con bé. Khi mọi nỗi niềm cay đắng đã vơi cạn, những triều cảm xúc hung bạo đã lắng xuống, chị chợt thấy sự thiếu vắng này còn khủng khiếp hơn nỗi oán hận chị đã dành cho nó. Vào một đêm tháng Chạp lạnh tưởng chừng như đông được cả gió, chị thấy bồn chồn không yên, máu như dồn cả về tim, và gió như gào thét trong im lặng rợn người. Chị ra vườn, ngồi xuống chiếc ghế mây, trước đây thường ngồi chơi với nó trong đêm trăng đẹp, thu mình trong chăn dạ mỏng. Trong đêm tối sâu thẳm của lòng mình, chị cố gắng lê bước để tìm cái ánh sáng nguyên sơ mà con bé đã soi rọi vào cuộc đời chị. “Dù thế nào cô vẫn yêu và tha thứ cho con chứ?” Nó đã từng nói với chị như vậy. Và chợt hiểu rằng, chị đã không sao quên được những gì đã qua, nhưng từ miền bao la của tình mẫu tử chị đã tha thứ cho nó.Chị vùng dậy đi như chạy vào nhà, chân vấp phải bậu cửa đau điếng, cầm ngay máy điện thoại, ngón tay run rẩy ấn bẩy con số mà nhắm mắt chị vẫn có thể làm được. Gặng hỏi mãi đứa em trai mới thú nhận với chị rằng chị nó nằm viện đã hơn tuần nay. Hôm sau chị đến bệnh viện từ rất sớm. Con bé trân trân nhìn chị. Trong mấy giây ngắn ngủi ấy, cả hai như sống lại trọn vẹn quãng đời đẹp đẽ từ khi có nhau. Chị ngồi xuống bên nó, cầm bàn tay xanh xao nhỏ nhắn lên kẹp chặt giữa đôi tay lạnh giá của mình. Đôi mắt đỏ rực long lanh. Có lẽ nó đang cố gắng để không khóc, hoặc nó không còn đủ sức để chắt ra nhưng giọt lệ đang khô kiệt dần. - Cô. Nó cất lên đúng một tiếng bằng cái giọng run rẩy nhưng cũng để cho cõi lòng chị tan chảy ra. - Con làm sao thế? Chị không nghe thấy giọng nói của mình. Nó trào dâng trên con sóng của nỗi niềm thương sót đang cuồn cuộn chảy trong tim chị. - Con không sao đâu. Cô đừng lo. Con bé cố mỉm cười. Nụ cười giữa cặp môi khô nhạt dường như choán hết gương mặt héo xanh, chìm lún trong chiếc gối mầu cháo lòng nhầu nhĩ. - Con nhớ cô biết bao! Đêm nào con cũng nghĩ về cô và mơ thấy cô. Nước mắt chị bỗng trào ra. Chị cầm bàn tay nó áp vào má mình, thổn thức. - Cô cũng nhớ và yêu con vô cùng. - Con biết mà! Nó cười rạng rỡ. Chị nhìn thấy đứa trẻ hạnh phúc vừa mới chào đời trong cái cơ thể ốm yếu, gầy guộc kia. Một ý nghĩ giống như tia chớp rạch ngang tâm trí chị. Chị sẽ chiến đấu bằng cả tình yêu và cả nỗi đau đớn của mình để đứa trẻ hạnh phúc kia được lớn lên, không mang trong nó dấu ấn một tiền kiếp khủng khiếp đã qua. Gần như cưỡng bức, chị đưa con bé ra khỏi cái bệnh viện nặng mùi và đầy những tiếng gắt gỏng chao chát của những bóng blu trắng để đến nhà nghỉ cạnh cái hồ lớn ăm ắp ngay cả vào mùa khô. Buổi sáng chị đưa nó đi dạo trên triền dốc đồi thông để đón tia nắng đông đầu tiên hiếm hoi. Buổi trưa chị bắt nó ăn những món ăn chị đặt riêng cho nó. Buổi chiều cả hai ra ngồi ở hàng hiên nhà nghỉ, nhìn ra mặt hồ lặng nghe tiếng mây trôi. Rồi chị đọc truyện cho nó nghe. Con bé thiu thiu ngủ trong hoàng hôn đang trườn tới chậm chạp từ rặng núi mờ xa phía trời tây. Chị lo lắng ngắm nhìn gương mặt con bé thấp thoáng vài nếp nhăn mờ như sương nơi khóe miệng – những dấu vết oan nghiệt mà nó vay mượn trước từ cuộc đời. Tuần lễ sau, tâm trạng con bé có vẻ phấn chấn hơn. Nó bắt đầu đùa nghịch với mấy đứa trẻ ở nhà nghỉ với những trò chơi mà nó bầy ra. Nhiều lúc chị phải bật cười bởi những trò tinh quái của nó. Một lần nó ôm lấy, dụi đầu vào ngực chị thầm thì: - Cô ơi, ước gì cứ mãi mãi thế này nhỉ? - Nếu con muốn thì sẽ là như thế. Chị hôn lên đầu nó và nói âu yếm. Nó buông chị ra, lắc đầu, khe khẽ nói: - Nhưng mọi chuyện đã quá muộn rồi! - Con hãy quên những chuyện đã qua đi. Con hãy gỡ ra khỏi đầu như một sợi rơm vướng trên tóc ấy. Nó chỉ lắc đầu không nói gì thêm. Hai hôm sau, vào buổi chiều nắng sánh vàng như mật ong từ đất ứa ra, nó rủ chị lên tận đỉnh đồi thông, chọn một bãi cỏ gấu ngồi xuống, đưa mắt nhìn quanh nhưng chẳng để tâm vào một vật gì cụ thể, và cứ nuốt khan mãi... Chị nhìn nó, hỏi: - Con muốn nói chuyện gì phải không? Nếu là chuyện kia thì cô không nghe đâu. Nó lắc đầu. Chị kiên nhẫn chờ đợi. Mãi lúc sau mới lên tiếng, tuồng như khó khăn lắm mới lựa chọn được lối ra khi đứng trường những ngả đường tăm tối. - Cô biết vì sao bố con bị chết không? Chị nắm bàn tay nó bóp nhẹ. - Không, cô không biết và cũng không muốn biết. Mà con cũng cố quên đi. - Con muốn thế, nhưng con không thể. Nếu con quên thì có nghĩa con đã vong ơn bố con. Và nó kể. Như kể chuyện của ai đó, không can hệ đến nó. Khi ở bên Nga, bố nó làm ăn với một người bạn mới thân từ khi sang đó vì cùng làm nghiên cứu sinh ở một trường. Mới đầu họ đánh hàng từ Matxcơva đi các tỉnh xa vùng Xibêri. Khi đã có chút vốn kha khá, họ chuyển sang buôn dollar. Sau một thời gian số tiền họ có trong tay không phải là nhỏ. Một lần bố nó đi mua số lượng lớn dollar từ thành phố Petrigo lên Matxcơva để bán. Đáng lẽ người bạn đi cùng chuyến này, nhưng có chuyện đột xuất nên đành ở lại. Công việc hoàn tất, trôi chảy, bố nó trở về Matxcơva. Vừa tới sân bay Vnukovo thì có hai thanh niên lịch sự mặc bộ comple đắt tiền đến bên bố nó và nói: - Anh có phải là anh Khang không? - Vâng, tôi đây. - Chúng tôi là nhân viên sứ quán được lệnh mời anh về trụ sở làm việc. Bố nó hốt hoảng hỏi lại: - Nhưng chuyện gì chứ? Tôi có làm gì nên tội đâu?Hai thanh niên ép sát hai bên không cho bố nó nhúc nhích. - Chúng tôi nghi anh có liên quan đến một vụ việc quan trọng, anh cứ đi theo chúng tôi. Nếu không có chuyện gì chúng tôi sẽ thả anh ra ngay. Bố nó miễn cưỡng theo hai thanh niên lên chiếc xe ô tô mầu đỏ. Một người lái, còn người kia ngồi ép sát bố nó ở ghế băng đằng sau. Chiếc ôtô đi vào thành phố, loanh quanh khá lâu đến chập tối thì dừng lại trước một khu phố lạ. Hai thanh niên ròng bố nó vào một thang máy. Khi cửa thang máy đóng lại, một tên rút khẩu súng ngắn ra dí sát vào thái dương bố nó dọa: - Muốn sống thì nôn dollar mà ông vừa mua ở Pêtrigo ra đây. Không đợi bố nó phản ứng, một tên luồn tay vào trong chiếc pantô to sụ lôi ra những tập dollar dầy cộp. Bố nó quá sợ hãi không nói nổi một lời, mặc chúng hành sự. Trước khi rút đi, chúng ném lại mấy đồng ruble đủ để bố nó đi về nhà với lời đe dọa: - Nếu ông là người khôn ngoan thì đừng có kêu, và đứng trong này đợi chúng tôi đi khỏi đây mười phút thì hãy đi. Bố nó bàng hoàng làm theo như thể người bị điểm huyệt. Nhưng bố nó không về nhà mà đến thẳng căn hộ của người bạn thuê với cô bồ, kể lại mọi chuyện. Sau phút giây sững sờ, người bạn bắt đầu lồng lộn, căn vặn bố nó đủ điều. Mặc dù bố nó quỳ xuống thề thốt, người bạn vẫn không tin và cho rằng bố nó đã bầy ra trò trấn cướp kia để chiếm giữ số tiền. Anh ta như phát điên lên. Ngay lập tức lệnh cho cô bồ sang ở nhờ nhà bạn và gọi thêm hai người bạn tới. Họ khóa trái căn hộ và bắt đầu tra tấn bố nó để phải khai ra nơi giấu số tiền kia. Bố nó chỉ biết khóc và van xin người mấy phút trước đây còn là bạn. Nhưng con người anh ta chỉ còn là nỗi căm giận ngùn ngụt. Anh ta trói bố nó lại, lấy can nhựa đốt nóng chảy để từng giọt nhựa nhỏ từ từ xuống người bố nó. Khắp người bố nó đầy những vết bỏng nhựa. Hai đầu vú bị rụng ra. Bố nó kêu gào, khóc lóc, van xin, thề thốt cho đến lúc kiệt sức ngất đi. Bọn họ ngồi uống bia chờ bố tỉnh lại và tiếp tục màn trình diễn mới cho đến tận sáng. Mấy ngày liền bố nó bị nhốt trong căn hộ. Gần như bị bỏ đói khát. Rồi lại bị đánh đập đến lúc không còn sức để kêu xin nữa. Một hôm bọn chúng bỏ đi đâu đó sau khi đã kiểm tra chắc chắn là bố nó không thể vượt ngục, cũng không thể gọi cầu cứu ai được. Kể đến đây con bé chợt dừng lại. Nó nuốt khan hàng mấy phút liền. Dọc chiếc cổ mảnh mai, những sợi gân xanh nổi lên chằng chịt. Chị chết lặng không dám nhúc nhích như sợ chạm phải một người điên đang lên cơn. - Rồi sau đó... Giọng khản đặc tựa có cái gì kéo tụt lưỡi vào trong. Chi ôm nó van vỉ: - Thôi cô hiểu rồi, con đừng kể nữa... Con bé không nghe thấy gì, không còn cảm thấy gì xung quanh nó cả. Chỉ còn kí ức đau đớn đang đốt cháy nó thành hòn than rực lửa căm hờn. Đúng cái ngày bọn người kia không có nhà thì một băng cướp "đầu đen" phá khóa ập vào căn hộ. Chúng tra khảo bố nó chỗ giấu tiền vì nghĩ bố nó là chủ nhà. Tất nhiên bố nó không thể làm gì hơn ngoài mấy lời phân trần và sau đó im lặng. Chúng lục tung khắp ba căn phòng không tìm được một đồng kopech nào. Trước khi rút đi, chúng giận giữ trói bố nó vào lò sưởi. Đang mùa đông lò sưởi lúc nào chả bỏng dẫy lên. Quần áo phơi vài tiếng còn khô cứng như gột hồ mấy lần. Mấy ngày sau khi bọn người kia về thì bố nó chỉ còn như quả táo sấy quá lửa. Đôi môi tựa như hai chiếc lá mỏng cuốn chặt lại, hàm răng nhe ra, đôi mắt trợn trừng như đang cười, nụ cười lố bịch trêu ngươi. Sau đám tang một thời gian, mẹ nó mới biết được sự thật về cái chết đau đớn của bố nó. Chính cái tên đã báo cho bọn trấn cướp tiền ở sân bay vẫn thường xuyên buôn bán với họ, nhưng vì không được tra công thích đáng bèn phun ra với mẹ nó những chuyện đã xảy ra. Nó tình cờ nghe được câu chuyện khi đứng nấp sau cánh cửa. Mẹ nó không chịu nổi sự thật đó nên đã đổ bệnh. Rồi một chiều chị rơi từ gác tư xuống đất. Người thì bảo mẹ nó tự tử, người thì bảo rằng đó là một tai nạn. Trước khi chết mấy hôm, mẹ nó buột miệng nói cho nó biết người bạn quý hóa của bố nó là ai. Đó chính là anh, người tình một thủa của chị.... - Không... không thể như vậy được. Chị ôm đầu kêu rống lên như con thú bị trúng đạn. Đến lúc này nó là người an ủi bằng cách ôm lấy, ngả đầu vào bờ vai chị đang rung lên như một người kinh giật. - Hôm ấy con và mẹ con đến nhà một người quen để lấy ít tiền mà người đó còn vay của bố con trước đây. Nhưng khi bước vào nhà, một người khách đàn ông xoay lưng ra ngoài cửa quay lại nhìn hai mẹ con con, nụ cười còn dính trên môi, mẹ con kêu lên một tiếng, mặt nhợt nhạt như sắp ngất rồi lảo đảo chạy ra. Con sợ hãi đỡ lấy mẹ thì nghe mẹ thều thào như lời trăng trối của người sắp chết: "Nó đấy... cái kẻ đã hành hạ bố con đấy." Khốn nạn hơn nữa, ông ta đã kịp đến trước để lấy đi số tiền ít ỏi mà bố con để lại. Con làm sao quên được gương mặt quỷ sứ ấy. Những hạt cát của lòng căm thù đã được góp nhặt từ giây phút ấy, và qua năm tháng đã biến cuộc đời con bé thành sa mạc khô cằn, không có nổi giọt nước mát ngọt của tình yêu và sự thanh thản. - Trong đời, con đã chứng kiến cái chết của người anh họ vô cùng thân thiết, gắn bó với tuổi thơ con. Anh ấy bị bệnh máu trắng. Những ngày sắp chết khắp người anh ấy nổi những cục bầm tím khiến người anh như chùm quả bồ quân chín mọng. Con sợ không dám đến gần, không dám động vào người anh ấy. Nhưng sau này lớn lên, cùng với năm tháng, kỷ niệm về cái chết ấy chỉ càng làm cho con thấy cuộc đời mà con đang có hạnh phúc biết bao. Và mỗi lần nghĩ lại, con chỉ nhớ đến khuôn mặt trắng trẻo đẹp trai, thân hình mảnh khảnh đáng yêu của anh ấy. Nhưng cái chết của bố con lại khiến con không sao hình dung nổi gương mặt, dáng điệu, nụ cười vui sống trước đây của ông nữa.Trong tâm trí con chỉ luôn có cái chết khủng khiếp, vắt kiệt từng giọt nhựa sống thật chậm chạp, từng phút từng giây, đùa cợt với mạng sống của con người như cách bố con phải chịu đựng. Ngoài ra không còn cái gì khác. Con thề rằng bố con đã phát điên lên vì tuyệt vọng, vì sợ hãi trước khi cuộc sống lìa bỏ khỏi cơ thể ông. Dù không muốn con luôn phải là kẻ đồng hành với cái chết ấy. Chiều muộn đã dâng lên chân đồi. Mặt hồ như tấm vải tang đen phủ lên mặt đất. Và gió lạnh từ lòng sâu đất ẩm thổi bốc lên làm đám bụi ven hồ tóa ra thành một quầng thâm nhạt. Chị bỗng thấy ớn lạnh và sợ hãi. Chị muốn được về nhà nghỉ, uống một chén trà mật ong nóng, may ra có thể làm tan đi nỗi kinh sợ đang vón cục trong lòng chị. Nhưng con bé vẫn ngồi im, và tiếp tục câu chuyện như đã học thuộc lòng. Khi biết người đàn ông kia về nước, con bé cũng quyết định mang đứa em về theo. Để làm gì, chính nó khi ấy cũng không biết nữa. Nhưng nó không muốn anh ta vuột khỏi tầm mắt. Nó tự nguyện thành cái bóng của anh ta. Mấy năm trong nước, vì phải vật lộn mưu sinh để nuôi em, lại phải học hành, và chăng trong nó vẫn còn chút tính hay quên của trẻ con nên câu chuyện kia thảng lúc bị nguôi ngoai đi. Nhưng khi biết anh ta chính là người tình của chị thì bao nỗi căm giận, oán hờn, bao nỗi đắng cay tủi nhục sau cái chết của bố mẹ nó nổi lên như một trận cuồng phong, cuốn tung đi tất cả sự bình yên tưởng như đã đến với nó. - Tại sao tất cả những gì con yêu thương nhất trên đời đều rơi vào tay ông ta? - con bé nói, gương mặt bừng bừng sát khí - Ông ta là quỷ dữ hiện thành người để sâu xé cuộc đời con sao? Không, con không cho phép.... Có những nỗi đau đớn, có những lòng căm thù dần dần theo năm tháng sẽ bị sự xâm lãng của sự lãng quên. Nhưng cũng có khi nó lại tựa thứ quả cần phải thời gian để chín tới. Bất hạnh cho con bé là định mệnh đã đẩy nó đến đỉnh cao của lòng căm thù, rồi để mặc nó đơn độc ở đó, tự nó phải rút gươm ra khỏi bao để chống lại loài quỷ dữ. Con bé không đầu hàng. Chớp lấy thời cơ, nó bắt tay vào thực hiện kế hoach của chính mình. Anh ta có cô con gái út học không được giỏi cho lắm nên phải đi tìm gia sư. Anh ta không thể nhận ra nó, sau chừng ấy năm, giờ nó đã thành một thanh nữ xinh đẹp. Với sự khéo léo và hình thức dễ coi, con bé nhanh chóng được ông chủ chấp nhận với mức lương cao hơn bình thường. Tai họa cũng bắt đầu từ đấy mà anh đâu có thể lường được. Chẳng khó khăn gì con bé đã trói được anh trong vòng tay của nó. Cuộc chia tay với chị cũng vì lý do này, mà anh ta cứ loanh quanh nói về vợ con, công việc, sự dằn vặt phải dối mọi người đến chị cũng phải ngẩm nghe mãi... Chính buổi chiều con bé mời chị đến nhà ăn cơm là buổi hẹn hò đầu tiên nó dành cho anh ta... Tối ấy nó quyết định sẽ dâng hiến tấm thân trinh nữ để đổi lấy lòng tin yêu. Với những người đàn ông đã quen thói chiếm đoạt thì chuyện này dễ như bứt ngọn cỏ. Bởi thế nó làm bữa cơm xin bố mẹ tha thứ và thầm hứa sẽ trả thù cho họ. Nó cũng thầm xin chị bỏ qua, nhưng lúc ấy chị làm sao hiểu được. Khi anh ta tựa như con ngựa bị bịt hai bên mắt, chỉ còn biết tung vó phi nước kiệu theo ngọn roi quất của con bé, thì nó khéo léo để lộ cho vợ anh ta biết, kích thích lòng ghen tuông thành lòng căm hận người chồng bội tình. Sự mù quáng đã đẩy chị ta đến hành động thô bạo và quyết liệt. Chị ta đến gặp cấp trên của chồng, nói hết những thủ đoạn trong công việc mà chồng trót hé lộ lúc trên gường và tố cáo cuộc sống trụy lạc, bê tha của chồng. Ngay sau đó, việc xem xét đề bạt lên một chức vụ béo bở của anh ta bị dừng lại. Lúc này con bé luôn bên cạnh anh, vuốt ve, trấn an để anh ta nghĩ rằng, anh ta không hề đơn độc và một cuộc sống mới hạnh phúc đang chờ đợi mình. Tuổi trẻ, sắc đẹp, trí thông minh và vẻ quyến rũ chết người nảy sinh từ lòng căm thù khiến con bé chiến thắng. Anh ta đồng ý để lại ngôi biệt thự sang trọng cho vợ và hai cô con gái. Gom nhặt toàn bộ những đồng vốn cuối cùng, anh ta mua một căn nhà khác để con bé đứng tên, sau khi đưa nó đến bệnh viện để xác định là nó mang thai thật. Khi mọi giấy tờ nhà cửa trong tay, con bé thản nhiên nói lời chia tay, mặc anh ta van nài, cầu xin như mất trí mà không một lời giải thích. Nó lạnh lùng chấp nhận hình ảnh con bé trơ trẽn đào mỏ trong mắt những người quen của hai người. Bởi cho đến lúc này, nó đã sống mấy cuộc đời, đã làm mấy con người trong hình hài nhỏ nhắn kia, thì thêm hình ảnh một con người khác nữa phỏng có điều gì tệ hại hơn đâu... Sau đó nó đến một cơ sở y tế tư nhân để nạo thai. Không may cho nó, tay bác sỹ ba hoa thất nghiệp kia đã làm thủng dạ con, khiến nó phải vào bệnh viện cấp cứu và bị cắt đi toàn bộ dạ con. Đó chính là lúc chị đến với nó, rồi đưa nó tới đây. - Con đã không chịu nổi với ý nghĩ hằng đêm cô sẽ ở bên con người độc ác, đê tiện và giả trá ấy, âu yếm vuốt ve và làm cho hắn ta thỏa mãn. Trên đời này con chỉ còn đứa em trai và cô là người thân yêu nhất, vậy mà hắn ta vẫn không buông tha. Con phải kéo cô ra bằng được cái con quỷ dữ ấy. Cô hiểu và tha thứ cho con chứ? Chị kéo nó vào lòng, vỗ về như đang bế ru một hài nhi. Nước mắt chẩy trào trên gương mặt, chị thổn thức: - Ôi.. con gái bé bỏng và dại dột của tôi! Con bé dụi đầu vào ngực chị, gọi khe khẽ: - Mẹ! Chị áp chặt mái đầu nó vào giữa hai bầu vú đang căng cứng của mình như thể cho nó bú mớm. Chưa từng sinh nở, nhưng lúc này chị cảm thấy rõ ràng sự mệt mỏi rã rời như vừa mới trải qua cơn vượt cạn đau đớn để cho đời một đứa con mà chị hằng mong đợi. Tột cùng đau khổ nhưng lại vô cùng hạnh phúc khi được sưởi ấm một sinh linh khác mà phải khốn khổ lắm mới dành được cho mình. Chị muốn vỗ về, hát cho nó nghe những bài hát ru mà hồi bé mẹ thường ru chị... nhưng đã không thể... - Mẹ ơi... Đừng bỏ con! Mơ hồ chị nghe lời thì thào trong tiếng gió. Tưởng con bé nói với mình, chị cúi xuống nhìn gương mặt trắng mờ trong bóng tối. Đôi mắt khép chặt. Nó đã thiếp đi từ khi nào. Chị vuốt nhẹ mái tóc mềm mại của nó xõa đầy trên cánh tay chị. Không dám động cựa mạnh vì sợ nó tỉnh giấc, chị ngồi lặng nhìn bầu trời đêm đầy sao. Ước gì có thể biến giấc ngủ của nó thành giấc ngủ ngọt ngào thủa nó mới chào đời, bay qua cuộc đời nhọc nhằn đau khổ, để tỉnh dậy nó sẽ là cô gái tràn đầy hạnh phúc, sẵn sàng bước bước chân đầu tiên trên con đường đi tới tương lai tươi sáng chỉ dành riêng cho chúng. Chị mong giờ đây rồi mọi việc sẽ thay đổi, ký ức tràn đầy đau thương của con bé sẽ được gió cuốn đi như những đám cỏ lông chông lăn vô tư trên cát. Con bé sẽ được sống trong những vòng tay yêu thương, nó sẽ trở lại trinh nguyên như ngày nào và bao nhiêu ước mơ tàn lụi trong nó sẽ lại được nở hoa... Hai tháng sau, khi em trai nó tốt nghiệp đại học, nó nói với chị là sẽ đưa em trai vào Sài Gòn xin việc vì người bạn của bố nó hứa sẽ giúp đỡ. Trước khi đi, ba cô cháu làm một bữa cơm chia tay. Hôm đấy con bé vui lắm. Nó bảo rằng lời hứa với mẹ đã làm xong và nó không còn phải ân hận điều gì. Chị còn vui hơn con bé vì thấy chiều cảm xúc của nó đã lắng xuống, để lộ sự tĩnh tại khó mà có được ở tuổi ấy. Hỏi bao giờ ra Hà Nội, con bé bảo chưa thể biết được vì còn phải ổn định công việc và cuộc sống cho đứa em. Chị nói với nó rằng, nếu ở trong đó vui thì cứ ở trong đó đến bao giờ nó muốn, mọi chuyện ngoài này chị sẽ lo cho. Con bé hứa với chị sẽ làm đúng như vậy. Sự thể nào có ai ngờ, phải gần hai năm sau chị mới được gặp lại nó. Suốt thời gian ấy, chị gần như phát điên vì lo lắng, lùng sục khắp nơi từ Nam ra Bắc, vậy mà vẫn không có ai biết về nó. Rồi nhờ một sự tình cờ, một người bạn đã cho chị hay...***Vì xe hỏng dọc đường nên chị tới vùng bán sơn địa ấy vào lúc tia nắng quái xế chiều hôm ấy xiên khoai ngang sườn núi. Tiếng chim núi cô lẻ rơi vào thinh lặng đến mức có thể nghe dòng nước chảy trong mầm cây.Khi ấy bước chân của chị âm vang như có cả đoàn người đang đi rầm rập. Chiều núi ập xuống rất nhanh. Theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo chạy giữa hai bờ cây rậm rạp, tới tận sát chân núi là ngôi chùa nằm dựa lưng vào sườn núi. Mái ngói rêu phong phủ kín, lại ẩn mình dưới đám cây cổ thụ, ngôi chùa như tan biến vào rừng sâu núi thẳm vây quanh. Chị thận trọng mở cánh cửa gỗ cũ mòn, ẩm ướt rêu bám xanh rì, đi vào bên trong. Không một bóng người. Gian tam bảo rộng mở, mùi khói hương dìu dịu tỏa ra... - Nhà chùa có ai không ạ? Chị gọi khe khẽ. Không có tiếng trả lời. Chị vào tam bảo thắp nén hương khấn Phật rồi ra ngoài sân. Giữa sân có cái hồ bán nguyệt, bên trong có vài bông hoa súng đang chúm chím nở. Phía trước có hàng cau lùn, vài cây đang độ ra quả, có chùm quả vàng rực như nhúm nắng còn vương vấn lại. Thấy có lối nhỏ bên cạnh, chị lững thững đi dạo để vãn cảnh. Lối nhỏ ấy dẫn ra khu vườn phía sau chùa. Có một bóng áo nâu đang cắm cúi dọn vườn. Chị tiến lên và cất tiếng chào. - Xin chào nhà chùa! Áo nâu ngẩng lên. Hai đôi mắt nhìn nhau như vừa tỉnh dậy sau một giấc hôn mê kéo dài. Chị mấp máy môi cố thốt một lời, nhưng lưỡi bị dính chặt vào hàm dưới. Con bé bình tĩnh tiến lại phía chị. Nó không cười như mọi lần gặp gỡ, mà trên gương mặt bừng sáng một niềm vui sướng toát lên từ bên trong. Chiếc áo cà sa nó mặc trên người đã bạc mầu, nhưng chiếc khăn nâu quấn trên đầu vẫn còn mới. - Cô... Con đây mà! Dù nó đang cố bình tĩnh nhưng giọng nói vẫn run lên. Nghẹn ngào không nói nổi một lời, chị ôm mặt khóc nức nở. Con bé khoác vai chị thầm thì: - Con có sao đâu... Con vẫn đây mà... Đừng khóc nữa cô ơi! Con bé dìu chị về trai phòng của nó. Căn phòng bé nhỏ, quá nỗi giản dị của kẻ tu hành, thâm u trong chiều nhập nhoạng. - Thầy con hôm nay đi vắng, chỉ mình con ở nhà. Đêm nay cô ở lại đây với con. Lâu rồi con không được ở bên cô, cô nhỉ! Nó thủ thỉ, rồi nó rót cho chị cốc nước vối lớn. Trong lúc chị nhấp từng ngụm nước nóng hổi, nó ngồi bên, vén sợi tóc ướt xòa trên mặt chị thật dịu dàng. Không chịu nổi chị lại thổn thức... Lát sau đợi chị bình tâm, nó xin phép vào bếp nấu cơm. Chị cũng vào theo, không muốn rời nó một phút nào. - Hôm nay con đãi cô món xu hào kho tương nhé - Nó lấy ra mấy củ xu hào trái vụ nhỏ như nắm tay nằm lăn lóc trong góc bếp. - Để cô gọt cho. Món này cô chỉ được ăn hồi mẹ cô còn sống. Bà rất thích ăn những món nhà chùa. - Con nhớ lúc nhà con còn nghèo, mẹ con thường chưng mẻ với cà chua để ăn cơm. Mới đầu hai chị em con khóc không chịu ăn, sau thấy ngon lại tranh nhau ăn. Thỉnh thoảng mới có thịt kho mặn, nếu ăn nước thì phải dành cái cho ngày hôm sau. Có lần em con thèm quá không chịu nổi, bèn ăn trộm một miếng thịt. Con mách mẹ, thế là em con bị đánh. Bây giờ nghĩ lại còn thấy thương em quá. Rồi nó kể cho chị nghe phần kết của câu chuyện, những việc nó đã làm khi ở nhà nghỉ về. Con bé bán ngôi nhà mà nó đứng tên. Phần lớn số tiền ấy, nó đem tặng mấy trại trẻ mồ côi, tàn tật, số còn lại cúng vào các chùa chiền, nơi mà trước đây mỗi khi buồn phiền nó thường hay lui tới. Tất cả những nơi này nó đều không để lại tên tuổi. Nó tự xóa mình trong cuộc đời này. Một phần trong số đó, cộng với số tiền bán căn hộ, nó mua cho đứa em một ngôi nhà nhỏ ở Sài Gòn để lập nghiệp. Còn nó, nó chỉ mang theo đúng một bộ quần áo cũ nhất, hai tấm ảnh bố mẹ vào đây. - Con chỉ lấy lại khoản tiền đúng bằng số tiền mà ông ta nhẫn tâm cướp đi sau cái chết của bố con, khiến ba mẹ con con lao đao mất một thời gian. Chị không bàn luận, không phán xét những việc nó đã làm, chị bảo: - Nhưng con còn trẻ quá, đây không phải là chỗ của con. Hãy nghe cô, về ở với cô nhé? Cô cũng rất cần con mà. Con bé khẽ cười, lắc đầu: - Bây giờ đối với con không còn chỗ nào tốt bằng chỗ này. Con muốn dành thời gian còn lại để chuộc những tội lỗi mà con đã gây ra. Con cũng đã đưa bố mẹ con về đây. Con sẽ đượcc ở bên hai người suốt đời. - Con đã liệu đúng sức mình chưa? - Chị cố vớt vát. - Nhưng chính cô cũng biết rồi đấy, ở ngoài kia không còn chỗ nào dành cho con cả, hoặc cũng có thể có, nhưng còn là gánh nặng của sự dằn vặt thì ai mang giúp con đây, mà con thì không đủ sức để gánh nó nữa rồi. Chị hiểu rằng con bé không căm ghét con người, cuộc đời này cũng không, nhưng nó bị trôi trượt ra khỏi đó và thuận tình với sự trượt trôi này, không cố gắng bám víu vào nữa. Đến lúc này chị mới thực sự mất nó và mất vĩnh viễn. Chị đã không làm được gì cho nó, đành bất lực nhìn số phận cướp nó khỏi tay chị như nắm cát vuột qua những kẽ tay rơi xuống mặt đất đầy sỏi đá. Thường thì người ta mất những thứ quý giá vào lúc tưởng mình đang nắm chắc trong tay. Nhưng thực ra chị đã bao giờ có con bé đâu, khi chính nó tự xóa bản thân mình mỗi ngày, như sóng biển xóa vết chân trên cát. Thôi đành cầu mong nơi đây sẽ là bến bờ cuối cùng mà con sóng cuộc đời đánh nó trôi dạt về, miễn sao nó được an bình với cõi lòng thanh thản. - Nhưng sao con không viết thư cho cô suốt hai năm qua. Nó cười nói: - Con biết cô không muốn con như thế này. Trước đây, nếu cô tới và khóc như lúc mới đến, rất có thể con đã không bình thản ở lại đây. Nhưng bây giờ thì mọi chuyện đã an bài... Mấy hôm trước con mới được thầy đồng ý cho xuống tóc. Cũng định ít bữa nữa viết thư cho cô. - Thế em con đã biết chưa? - Truớc khi chia tay, con có dặn là con sẽ đi rất xa một thời gian dài. Bao giờ thuận tiện, con sẽ báo cho em nó biết về con. Nhưng cô đã tới đây, con muốn nhờ cô làm việc đó, được không cô? Cô nói sao để em con đừng buồn về con. Chị rất muốn ôm lấy nó để vỗ về như trước đây, nhưng không thể được nữa rồi. Trong mắt chị con bé vẫn bé bỏng thân thương như ngày xưa nhưng giờ đây nó đã khoác lấy chiếc áo y, thay tên đổi họ, xuống tóc cạo đầu, vào ở ẩn nơi liêu sâu và nguyện bần hàn tuyệt dục. Vậy là nó bị đẩy ra xa khỏi chị, đi phía bên kia của cuộc đời. Chị nắm lấy tay nó bóp nhẹ. - Nhất đinh cô sẽ nói để em hiểu như cô đã hiểu con, con cứ yên tâm. Con bé cúi đầu phân vân một lúc rồi ngẩng lên nhìn chị. - Còn một việc này nữa, con muốn cô giúp con. Em con không biết gì về cái chết của bố mẹ con vì lúc đó em con còn quá nhỏ. Cả những việc con đã làm vừa qua em con cũng chẳng hay chuyện gì đâu. Cô đừng cho em con biết dù bất cứ giá nào. Con muốn em con được sống thanh thản suốt cuộc đời. - Cô hứa. Nó khẽ rút tay ra khỏi bàn tay nóng rực của chị, đứng lên - Có lẽ đi đường xa cả ngày, cô cũng mệt rồi, cô nằm nghỉ trước đi. Đến giờ con lên chùa tụng kinh rồi. - Con cứ đi đi, mặc cô. Con bé sửa sang lại chiếc áo y rồi thong thả đi vào tam bảo. Chị tìm chỗ ngồi bên ngoài hiên. Bên trong con bé đang châm hương khắp các bàn thờ. Xong nó ngồi vào chiếc chiếu trải trước tam bảo. Cái nhìn của chị bị hút vào bóng dáng nhỏ bé ngồi nghiêm ngắn như một bức tượng được ánh nến run rẩy tạc ra từ khối đêm đen dầy đặc đổ xuống không gian xung quanh. Tiếng mõ đều đều, tiếng kinh cầu trong trẻo ấm áp... Dường như chị đã được đưa tới nơi nào cao lắm, sáng lắm, nơi ấy bình yên trong tiếng chim hót và mây bay, nơi ấy có thể nghe tiếng ru thì thầm cuối cùng của đất mẹ dịu dàng và tiếng hoan ca đầu tiên của những cánh thiên thần nhỏ bé... Mục lục Phần 1 Phần 2 ( Hết ) Gió Mưa Gửi Lại Thùy LinhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Ngôi sao.netĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 20 tháng 5 năm 2005
vanhoc
Giải vô địch Toyota các câu lạc bộ bóng đá khu vực sông Mekong 2014 là lần đầu tiên tổ chức của Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ sông Mê Kông. Bao gồm 4 đội bóng là 4 nhà vô địch của các giải đấu hạng cao nhất từ Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Các nhà vô địch tập trung thi đấu tại Việt Nam vào ngày 31 tháng 10 và ngày 2 tháng 11. Các trận đấu được thi đấu loại trực tiếp và bắt đầu từ vòng bán kết. Chức vô địch của giải đấu được tài trợ bởi hãng Toyota. Các đội bóng Danh sách các đội bóng tham dự Toyota Mekong Club Championship 2014. Tiền thưởng Địa điểm Vòng đấu loại trực tiếp Sơ đồ Vòng bán kết Tranh hạng ba Trận chung kết Danh sách ghi bàn 3 bàn thắng George Bisan 2 bàn thắng Nguyễn Anh Đức Ganiyu Oseni 1 bàn thắng Shim Un-seob Phonepaseuth Sysoutham Abass Cheikh Dieng Nguyễn Trọng Hoàng Koen Bosma Lê Công Vinh Nguyễn Tăng Tuấn Thiha Zaw Nguyễn Anh Đức Lê Tấn Tài Tham khảo Liên kết ngoài Official site 2014 Bóng đá Việt Nam năm 2014 Bóng đá Thái Lan năm 2014 Bóng đá Lào năm 2014 Bóng đá Campuchia năm 2014 Giải đấu bóng đá quốc tế tổ chức bởi Việt Nam
wiki
Đầu năm dạo quanh văn hóa trà thế giới Trà không đơn giản chỉ là thức uống mà nó chứa đựng cả lịch sử , văn hóa của từng quốc gia . Thời gian thưởng trà cũng là lúc để nghiền ngẫm chuyện đời, để tạm thoát khỏi cuộc sống náo nhiệt, thanh thản và phục hồi năng lượng. Không biết từ khi nào, uống trà đã trở thành văn hóa của mỗi quốc gia với nghi thức uống trà riêng biệt. Trà bạc hà ngọt ngào, Morocco Theo truyền thống, trà được rót từ rất cao phía trên những chiếc ly nhỏ đặt trong khay kim loại chạm khắc đẹp. Dù chưa từng đến Morocco, bạn vẫn có thể cảm nhận được vị của đất nước này bằng cách tự pha một ấm trà bạc hà ngọt ngào trứ danh của đất nước Bắc Phi này. Loại trà bạc hà có tên gọi Atai Bi Nana. Trà bạc hà ngọt truyền thống của Morocco là sự kết hợp của loại trà xanh “thuốc súng” của Trung Quốc với nhiều đường và lá bạc hà tươi. (Trà xanh “thuốc súng” một loại trà xanh đặc biệt có nguồn gốc từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Được gọi là trà xanh thuốc súng vì những chiếc lá được cuộn thành những viên nhỏ, chặt, giống như kiểu viên thuốc súng cũ. Cách cuộn lá này giúp giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhưng loại trà này cũng có lượng caffeine cao hơn một chút so với các loại trà xanh khác). Nguồn gốc chính xác của truyền thống trà này vẫn còn chưa được xác định. Một số giả thuyết cho rằng nó xuất hiện vào thế kỷ 19, đến từ Anh, trong khi nhiều giả thuyết khác rằng nó đến sớm nhất vào thế kỷ 17 từ Trung Đông. Dù sự thật là gì thì ngày nay nó đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống ở Morocco. Bản thân loại trà là biểu tượng của lòng hiếu khách và sự chào đón, và việc chuẩn bị và trình bày Atai Bi Nana cũng quan trọng như thành phẩm. Chủ nhà thường rót trà Atai Bi Nana từ ấm trà bạc được chế tác cầu kỳ vào các ly nhỏ từ một độ cao nhất định để tạo ra một lớp bọt đẹp mắt. Có như vậy mới thể hiện được ấm trà đã được pha hoàn hảo. Mỗi lần thưởng thức, Atai Bi Nana thường được rót 3 lần bởi mỗi tách trà ở mỗi lần phục vụ lại có hương vị đặc trưng riêng. Và đúng theo nghi thức, khách sẽ ngưng uống trà sau lần pha trà thứ ba. Trà Masala, Ấn Độ Trà gia vị Ấn Độ là sự kết hợp tinh tế của trà, sữa và các loại gia vị cùng cách pha chế tinh tế. Cay, kem ngậy và ngọt ngào, masala chai (trà gia vị) của Ấn Độ đã “gây bão” trên toàn thế giới. Cách pha chế khá dễ dàng gồm sữa, đường, trà đen và nhiều loại gia vị khác nhau tùy theo vùng miền và khẩu vị. Những loại gia vị phổ biến nhất thường được ướp cùng trà khô là thảo quả, quế, thìa là, gừng, đinh hương, hạt tiêu đen và hoa hồi. Không phải tách masala chai nào cũng mang hương vị giống nhau. Chai wallahs (những người bán trà) trên khắp Ấn Độ tạo ra những tách trà hoàn hảo theo yêu cầu của khách hàng, mỗi loại đều mang hương vị tinh tế riêng khi bản thân cách chế ra chúng đòi hỏi sự khéo léo của Chai wallahs. Chung quanh nguồn gốc của masala chai, có rất nhiều truyền thuyết. Có truyền thuyết cho rằng Masala Chai ra đời trong một vương triều Ấn Độ cổ đại, nơi một vị vua mơ ước tạo ra một loại nước giải khát chữa bệnh cho người dân của mình. Lại có truyền thuyết khác cho rằng Masala Chai là sáng tạo của một nhà sư Phật giáo sau thời gian học hỏi từ những người nông dân Trung Quốc. Nhưng loại trà này thực sự bắt nguồn từ người Anh và việc trồng chè buôn bán của họ ở Ấn Độ trong thời gian Ấn Độ là thuộc địa của Vương quốc Anh. Nhưng Masala chai không bắt nguồn từ những năm 1900, khi nước Anh tích cực tạo ra một chiến dịch tiếp thị để kích thích nền kinh tế chè mà nước này sở hữu. Chính người dân Ấn Độ đã uống trà và tạo ra biến thể của riêng họ, thêm các loại gia vị để mang lại cho nó sự ấm áp và sâu lắng. Không chỉ là một loại trà để giải khát, Masala chai còn là một liều thuốc tốt cho cơ thể bởi thành phần chứa nhiều loại thảo mộc, gia vị cay nên có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp tăng sức đề kháng rất tốt. Uống trà gia vị còn giúp hơi thở thơm mát, giảm cholesterol, lưu thông máu, tăng trí nhớ… Trà xanh (matcha), Nhật Bản Nghệ thuật biểu diễn, phương thức chuẩn bị và pha bột trà xanh matcha được gọi là otemae. Trà matcha được làm từ lá trà xanh nghiền thành bột mịn và được đánh kỹ trong nước để tạo thành một loại trà sủi bọt. Giống như chai, matcha gần đây đã trở thành một nguyên liệu tạo nên cơn sốt toàn cầu, xuất hiện trong nhiều loại đồ uống và món tráng miệng có hương vị matcha mới. Trà bột có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7, khi trà được sấy khô và lưu trữ dưới dạng gạch, và sau đó được nghiền thành đồ uống. Matcha đã đến Nhật Bản vào thế kỷ 12, và phần lớn được các nhân vật tôn giáo (nhà sư) và chính phủ quan trọng nhất sử dụng. Không biết từ khi nào, matcha đã trở thành một loại nguyên liệu và thức uống phổ biến trong xã hội. Bột trà xanh matcha còn trở thành nguyên liệu chính trong văn hóa trà đạo của người Nhật Bản. Trà đạo trong văn hóa Nhật Bản không đơn thuần chỉ là phép uống trà mà còn là một việc làm hữu hiệu giúp tâm hồn trở nên trong sạch bằng cách hòa mình với thiên nhiên. Việc thưởng thức trà đạo cũng là một nghệ thuật và cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản: “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”. Trà đạo giúp tâm hồn con người trở nên thư thái, nhẹ nhàng, thoát khỏi cuộc sống với những yêu cầu khắt khe, ồn ào và đầy bon chen. Trà ô long, Trung Quốc Trà ô long mang hương vị đặc trưng, thanh khiết. Trà ô long được làm từ lá chè tương tự như trà đen và trà xanh, nhưng chỉ bị oxy hóa một phần sau khi hái (trà đen là lá chè oxy hóa hoàn toàn), tạo cho nó một màu xanh đặc trưng. Hương vị của trà có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng đất trồng chè và kỹ thuật được sử dụng để ôxy hóa lá chè, thay đổi từ hương hoa và vị nhạt đến mùi thơm và cách xao. Nó có thể là ngọt ngào với mùi vị trái cây với mùi hương mật ong, hoặc giống gỗ và dày với mùi hương rang, hoặc màu xanh lá cây và tươi mát với mùi hương được bó hoa, tất cả tùy thuộc vào rau quả và phong cách sản xuất. Các biến thể khác nhau của trà ô long được chế biến khác nhau, nhưng lá được hình thành vào một trong hai phong cách khác biệt. Một số được cuộn lại thành lá dài nhọn, trong khi những loại khác thì quấn, cuộn tròn thành hạt nhỏ, với một cái đuôi. Phong cách cuộn thành lá dài là phong cách truyền thống. Theo truyền thống, trà ô long được phục vụ trong nghi lễ trà Gongfu, một phong tục được cho là đã xuất hiện từ triều đại nhà Tống và được phổ biến trong những thế kỷ tiếp theo. Buổi lễ thể hiện sự tôn trọng đối với cả khách, chủ nhà và thiên nhiên, nơi đã cung cấp cho con người cây chè. Trước khi thưởng thức nước trà, khách sẽ được mời thưởng hương vị thơm nồng của loại trà để cảm nhận chất lượng của thức uống thanh tao này. Yerba mate, Paraguay / Argentina / Uruguay / Brazil Yerba Mate vẫn là một trong những thức uống phổ biến nhất trong khu vực. Nếu bạn đã đi du lịch đến nửa phía nam của Nam Mỹ, rất có thể bạn đã biết tới yerba mate, một loại thức uống phổ biến được truyền từ một quả bầu có ống hút kim loại được gọi là bombilla. Hương vị tương tự như hương vị của trà xanh và thường được pha bằng nước nóng (nhưng không sôi). Yerba Mate có vị như trà và kích thích như cà phê, nhưng về mặt kỹ thuật thì nó không phải là loại nào trong cả 2 loại trên. Bản thân thức uống này có từ thời tiền Colombo, khi những người Guaraní địa phương ở Paraguay phát hiện ra và bắt đầu tích cực trồng cây Ilex paraguariensis (một loài trong họ nhựa ruồi), phơi khô lá và cành cây rồi pha với nước nóng để làm đồ uống chăm sóc sức khỏe. Khi người Tây Ban Nha đô hộ Paraguay vào thế kỷ 17, họ cũng bắt đầu uống nó và nó trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước. Các quốc gia Nam Mỹ khác như Brazil, Argentina và Chile cũng phát triển loại cây này, và ngay cả sau khi cà phê và các loại trà khác xuất hiện ở Nam Mỹ, Yerba Mate vẫn là một trong những thức uống phổ biến nhất trong khu vực. Yerba Mate có một hương vị rất đặc biệt, mạnh, đắng, thơm mùi hoa cỏ, và cũng giống như cà phê, cơ thể bạn có thể cần một chút thời gian để làm quen. Thay vì uống cà phê buổi sáng, nhiều người Nam Mỹ sẽ chuẩn bị một phích Yerba Mate và uống nó trong suốt cả ngày để lúc nào cơ thể cũng khỏe khoắn và tràn trề năng lượng. Nhiều người theo thích vị truyền thống cho rằng yerba mate cần được giữ nguyên vị. Nhưng ngày nay, để yerba mate phổ biến hơn, người ta đã chế thêm đường, cam quýt và các hương vị khác. Trà đen, Vương quốc Anh Thưởng thức trà đen vẫn là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Người ta không thể nghĩ đến Vương quốc Anh mà không hình dung ra tách trà đen hoàn hảo, quyện với sữa và đường. Nếu bạn uống một tách trà đen vào buổi sáng, hãy thưởng thức cùng một chiếc bánh quy hoặc một chiếc bánh nướng. Bạn cũng có thể thưởng thức trà kiểu Anh theo quy mô lớn hơn như một bữa trà chiều sang trọng tại khách sạn hoặc tại quán trà, kèm với những đĩa bánh sandwich và bánh ngọt. Di sản trà của Vương quốc Anh trải dài từ thế kỷ 17, khi nó được đưa đến hòn đảo bởi công ty Thương mại Đông Ấn của Anh. Văn hóa trà của Anh đã được lan tỏa trên toàn thế giới và ngày nay, thưởng thức trà đen vẫn là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Một trong những đặc trưng trong văn hóa uống trà của người Anh là uống trà theo giờ. Họ uống trà ít nhất 6 lần trong một ngày, mỗi lần một loại trà với các thưởng thức khác nhau phụ thuộc vào thời điểm. Buổi sáng, trà dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn sáng. Một ly trà buổi trưa giúp họ tỉnh táo hơn khi làm việc. Buổi chiều dù bận rộn nhưng một tách trà trong lúc làm việc cũng luôn được ưu tiên. T.LINH (tổng hợp)
vanhoc
Bùi Hoằng Vị Và Cả Hỏa Ngục Cũng Đã Rằng Không Anh vẫn đi tìm, men đến những vùng cấm, những đường ranh âm ỉ khói, những giới hạn mà ở bên kia không có câu trả lời, không có giải đáp, chỉ có bóng tối rờn rợn, lạnh lẽo, với tiếng rì rầm bí ẩn của những con sóng vô hình, hoặc cũng có khi là tiếng đập vỗ xào xạc của những đôi cánh lớn, nặng nề, nhưng cũng hoàn toàn vô hình. Y lọt vào số những hồ sơ cuối chúng tôi phải hoàn tất đợt này. Trên bìa giấy xám, con số được ghi bằng bút ngòi nỉ cùng mầu, trông nhợt và trơ. Tôi không nghĩ trường hợp này có động cơ rõ ràng. Người phụ trách thẩm vấn chính nói. Cơ hội cho mọi người phải được đồng đều như nhau, thưa bà. Tôi nói, còn bà ta thì khẽ nguẩy đuôi, thay vì một cái nhún vai. Y đã ngồi xuống ghế đối diện chúng tôi, trong lúc những người cùng vào đang còn ai tìm bàn nấy theo số gọi. Y không nhìn họ, không nhìn chúng tôi. Y luôn nhìn xuống. Mặt y ốm xanh, cánh bên trái rã xệ, gần quệt đất. Cho đến giờ, bà ta vẫn tin những trường hợp như y sẽ hoan hỉ ngắm nhìn chung quanh: Ở phần bên này của thế giới, có bao thứ hứa hẹn làm hồi sinh những con mắt mà khát vọng được nhìn, được thấy, đã bị tước đoạt hay tự tát cạn đến trống rỗng, và từ lâu đã lặng lẽ nhường chỗ cho những tia nhìn ngơ ngác, vô hồn. Không nói đến các cảnh quan tráng lệ, các công trình nguy nga, các thiết bị tinh xảo đủ loại, cũng không nói đến các điều kiện sinh hoạt, từ ăn ở đi lại đến mua sắm vui chơi, vân vân, thẩy đều tiện nghi, hiện đại, hoàn hảo, và xa hoa, chẳng hổ danh xưng những kỳ quan đệ nhất của thế giới đương đại mà chỉ nền công nghiệp hàng đầu của địa ngục hôm nay mới cung ứng nổi, vâng, không kể những thứ ấy, chỉ cần một thí dụ khiêm nhường, như cái bút chì đầu xanh đầu đỏ này, loại rẻ nhất, trẻ con vẫn dùng tô mầu hay vẽ nguệch ngoạc, bận trước cũng đủ khiến một kẻ, có lẽ cao niên nhất trong số y, nhìn không chớp mắt, trên môi bùng cháy một nụ cười thơ dại ngây ngất, mà cả người thẩm vấn lẫn người phụ trách thông dịch kiêm thư ký đánh máy hôm đó đều sẵn lòng lấy Ngọn Lửa Vĩnh Hằng của Địa Ngục ra thề, chỉ trong dăm phút, đã biến khuôn mặt nhăn nhúm, bạc phếch kia thành một khuôn mặt hoàn toàn khác. Có thực tồn tại một ngọn lửa ở đây sao, thưa ông? Vâng. Và nó thiêu đốt tất cả, ngày lẫn đêm, không trừ ai? Vâng. Nghe nói, nó là lửa lưu hoàng? Ước gì nó là lửa lưu hoàng, chúng tôi đã có thể dập tắt bằng những kỹ thuật thô sơ nhất. Tôi đã phải nghe những người như y hỏi ông ta những chuyện đại loại mãi rồi. Thật khó chịu. Tôi không thích ai nói đến tình trạng của chúng tôi ở đây như vậy. Phần y, đành là cho tới giờ vẫn chưa hỏi ông ta điều gì tương tự, nhưng thế không có nghĩa y sẽ không bao giờ hỏi. Hẳn họ cho tôi không hiểu những gì họ nói với ông ấy? Nếu thế thì họ nhầm. Cả ông ta nữa, luôn tranh thủ những lúc tôi bận trả lời điện thoại để khỏi phải dịch những câu của họ, đồng thời quay sang trao đổi những chuyện không đâu ra đâu. Đã vậy, ông ta còn nhắc tôi phải công bằng. Thật quá đáng. Anh đã đến đây như thế nào? Câu hỏi lần trước được bà ta lập lại. Đấy là thủ tục. Cũng có thể người ta không tin, bởi y đã đến một mình, không ai làm chứng. Y đã không may mắn như nhóm trước. Trong số mười hai người cùng đi, chỉ còn lại mỗi y, cuối cùng được tìm thấy trôi giạt, dập nát, cánh bên trái mắc kẹt giữa hai tấm ván bè, và xem như đã chết lâm sàng. Những gì y kể lại chỉ là một mớ hỗn độn, lắm khi tối nghĩa. Nhưng tôi sửng sốt bắt gặp lại anh ở đấy, người anh song sinh của tôi. Không cần y nói, tôi hiểu y đã lập lại hành trình hủy diệt đó của anh. Câu trả lời của y tôi hầu đã có thể đánh máy xong ngay cả trước khi y mở miệng. Tôi đoán không sai: Đôi mắt thờ ơ của y rốt cuộc cũng động đậy. Ít nhất hai lần tôi bắt gặp y kín đáo chiêm ngưỡng xâu chuỗi trên ngực tôi. Hẳn nó đáng chiêm ngưỡng, song y sao có thể ngờ nó được làm bằng gì, cũng như ông ta, có bao giờ tin cái giá chồng tôi đã phải đặt để mua nó cho kỷ niệm cưới chúng tôi vừa rồi, mười vạn Âm Tệ, suýt soát năm năm tiền lương sớm vác ô đi tối vác về của một công chức bậc thường như ông ta? Ờ, mà nghe đâu đợt tới giá còn cao nữa. Họ bảo, mặt hàng cấm này ngày càng hiếm, lại vận chuyển khó khăn, phải nhờ người ngoại giao mai mối rất công phu mới có được; trong khi đó, để cho đủ bộ, tôi vẫn cần thêm hai cái cho tay và một cái nhỏ hơn cho đuôi nữa. Thật chán. Những kẻ quá mẫn cảm. Dầu là song sinh với chúng ta, họ vẫn dường như không thuộc thế giới này. Họ đem lại cho chúng ta nhiều phiền muộn hơn là ủi an. Vâng, anh tôi quá mẫn cảm. Anh là một trong những kẻ đầu tiên lên án tình trạng vong thân của Hỏa Ngục. Nó chẳng khác một quái vật nhầy nhụa, anh bảo, một dâm phụ Babylon, mà mọi hơi thở, mọi lỗ chân lông đều rướm máu của tất cả chúng ta, con cái nó, vâng, máu, nhiên liệu vô tận cho Ngọn Lửa tanh lợm; đến lượt mình, chúng ta không ngừng bị nó thiêu đốt trở lại. Chúng ta văn minh, rất có thể, song ấy đơn giản chỉ là một nền văn minh tự hủy, nền văn minh của sự Chết. Một kẻ có lương tri sẽ phải tủi hổ vì nó hơn là tự hào. Niềm tin của anh không ai chia sẻ: Anh bị xem là hoang tưởng. Tuy vậy, thái độ mẫn cảm của anh đã kịp đưa anh vào tầm ngắm của họ - những kẻ điều hành phù phép ở phần bên kia của thế giới; họ cho đón lõng, tranh thủ gặp, hứa với anh điều anh khao khát: Tồn Tại Siêu Việt của Thiên Đường, một cõi không có lửa thiêu, không ai rỉ máu, còn sự Chết thì đã bị phủ định ngay từ khái niệm tiên đề, thay vào đó là trạng thái Thăng Hoa tận cùng, Tịch Nhiên Tự Tại. Anh đã nói vâng. Hồi đó chúng tôi còn rất trẻ. Câu trả lời của y không thuyết phục. Y không nhớ những ai đã tham gia chuyến đi, thậm chí tên của họ y không biết. Người phụ nữ duy nhất đi cùng là của y, một món tóc của chị ta y còn nắm chặt trong tay khi được vớt lên; chị ta chết vì đói và khát, và cả nhóm đã phải ăn chị ta. Sau đó, y bảo, bẩy người nữa cũng lần lượt bỏ cuộc, và những người còn lại cũng buộc phải xử lý họ tương tự. Thế nhưng lúc này y ngồi ráo hoảnh trước chúng tôi, không có biểu hiện nào của nỗi ám ảnh về việc đã ăn thịt đồng loại. Mới hôm qua, cũng ở đây, cách chúng tôi hai bàn, là trường hợp một thanh niên nọ, đã chứng kiến mẹ chết và bị ném xác khỏi bè; y vẫn còn vật vã mê sảng đòi chết theo mẹ. Cố nhiên người ta có thể đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau, với nhiều mục đích, ý đồ khác nhau, thái độ, ứng xử, lại càng khác; công việc thanh lọc không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với chúng tôi. Ngày trước, lúc còn xung đột nóng giữa hai cực của thế giới, việc đó đơn giản mà hiệu quả hơn rất nhiều. Chồng tôi kể, thủa ấy anh ấy chỉ việc sai đổ nước xà phòng cho đầy họng, rồi thay phiên nhau nhẩy dây trên bụng, thì ai là ai cũng phải bí mật lớn, tâm sự bé, cứ thế ọc ra bằng hết. Đành rằng không phải không có những ca thất bại: Anh ấy thừa nhận, có con bé kia, ý chí hơn thép, thà chết không hé môi; bị xẻo hai cánh, mắt nó vẫn long sòng sọc, bị kẹp kìm rút móng, nó thản nhiên ngồi hát Người Ơi Người Về Cứ Về, giọng kim lanh lảnh, nổi cả da gà, váng cả óc. Nhưng dù sao, anh ấy cũng đã được hưởng một thời hoàng kim cho những ai làm nhiệm vụ tương tự như chúng tôi, phải thế không? Họ đưa anh đi dễ dàng. Cũng như họ vẫn đến đây, dễ dàng. Đến làm gì? Ai cũng hiểu, chỉ mỗi anh là không. Vào mỗi cuối tuần, khi tất cả các trung tâm vui chơi đệ nhất ở đây đồng loạt mở hoác như những cái họng khổng lồ đỏ lòm, tanh ngòm của con quái vật Babylon của anh, đồng loạt cháy rực, đốt sáng cả một vòm trời, cuốn hút vào đấy tất cả các loài thiêu thân - các con nghiện đủ loại: từ nghe nhìn, mua sắm, đến rượu chè, cờ bạc, hút sách, mua dâm, bán dục, đủ loại, chẳng ai kém ai, nhất loạt cuống cuồng tìm lấy một chỗ tương xứng để kịp cử hành nghi lễ hỏa thiêu thiêng liêng nhất dành cho chính mình, thì cũng là lúc họ có mặt. Và, khối kẻ trong chúng ta cũng như trong bọn y sẽ phải sửng sốt nếu được biết, trong danh sách những con nghiện tuyệt vọng nhất ở đấy chưa bao giờ vắng tên những vị khách đặc biệt ấy, những công dân hàng đầu của xứ sở y, những công dân số Một, số Hai, số Ba, và nhiều nữa; họ đến, không phải mạo hiểm trên những cái bè thổ tả tự đóng như bọn y, mà bằng những phương tiện hiện đại an toàn nhất thuê mướn của chúng tôi, qua ngả những hành lang kín đáo nhất, trong ruột những lỗ đen bí mật nhất của vũ trụ thăm thẳm, vâng, và cải trang khéo léo, giấu cánh dưới những lớp áo khoác dầy, mướn đuôi giả tự gắn, loại do-it-yourself, đeo mặt nạ như đi dự vũ hội hóa trang, họ lao mình vào những con lốc lửa ngùn ngụt bốc trời ở các nhà hàng, khách sạn, các hộp đêm, vũ trường, và các sòng bạc nhiều sao; ở đó, họ mặc sức quay cuồng, sục sôi, khốc liệt, thâu đêm suốt sáng, toàn thân đỏ rực như những bó đuốc lớn (bận nào cũng phải thay mỗi người ít nhất một tá đuôi, vốn là thứ giả, kém chịu nhiệt, đã vội cháy trụi, phải đem quẳng cả vào một sọt lớn), mặc sức nướng theo hàng trăm nghìn tiền âm phủ, tương đương với nhiều tỉ Thiên Tệ, xong, lại trở về, lặng lẽ, êm thắm, chẳng ai hay biết. Đúng hơn, họ tưởng chẳng ai, trong khi hầu như tất cả ở đây đều biết họ là ai, từ đâu đến. Cả anh nữa, cũng chẳng lạ điều ấy, song đã từ chối tin. Đấy phải là một trong những phần quan trọng nhất trong công vụ họ, anh bảo. Anh quá mẫn cảm. Cố nhiên, làm sao họ chẳng có lúc đến đây vì công vụ? Song những lúc như vậy, ai cũng có thể thấy, họ đi ngả chính thức, và trông khác hẳn: nghiêm trọng, khắc nghiệt, pha chút khổ hạnh, đầy kịch tính; họ cũng tỏ ra kín đáo, không dễ tiếp cận hay phỏng vấn. Hình ảnh họ một trời một vực so với chính họ vào những thời khắc truy hoan với lửa, lại càng một trời một vực so với hình ảnh tệ hại của bọn y, dù cả hai đều là sản phẩm của cùng một xứ sở. Họ thậm chí không biết đến những kẻ như y; nếu có ai hỏi họ về tồn tại của những công dân bất hạnh này, họ đều lắc đầu, lịch thiệp bảo không hề biết có trường hợp nào như thế, tất cả chỉ là trò vu khống bịa đặt của kẻ thù, nhằm bôi nhọ, nói xấu Thiên Đường. Nếu có chăng, họ rộng lượng bỏ ngỏ, ấy chỉ có thể là thành phần rác rưởi - những phần tử hoàn toàn thoái hóa và biến chất, không xứng đáng ở lại để hưởng hào quang của Thiên Đường, đi là phải. Còn anh, lý do nào khiến anh quyết định rời bỏ Thiên Đường? Câu hỏi thứ hai này đã đem lại cơ may cho bao nhiêu người, song dường như lại không dễ dàng đối với y, tôi thật không hiểu nổi tại sao. Một đứa trẻ cũng có thể kể vanh vách những trò lố bịch của xứ sở y, tôi dám cuộc. Một xứ sở hậu văn hiến, vẫn mỗi tí lại đòi ăn vạ, lại dọa sản xuất vũ khí giết người hàng loạt, thậm chí hạt nhân, nếu chúng tôi không thuận viện trợ hàng triệu Âm Tệ để họ có thể tiếp tục theo đuổi thành công những lý tưởng tâm linh, siêu phàm nảo nào. Một xứ sở hậu hiện đại, nghe đâu mới rồi còn nháo nhào cập nhật các thành tựu công nghệ thông tin vào nhà trường cấp một, mà có nơi thực chất chỉ là nhà tranh vách lá xiêu dột, còn phải dùng đèn dầu thay điện, để đạo diễn dàn dựng, quay cảnh học sinh mỗi đứa ngồi trước một máy vi tính rỗng ruột, giả vờ thao tác lia lịa, nhằm kịp báo cáo đại hội thường niên ở Trụ Sở Ủy Ban Văn Hóa Đại Hội Đồng Liên Hiệp Càn Khôn. Một xứ sở hậu siêu thực, cứ mỗi định kỳ lại cho tạm dừng mọi sinh hoạt, lùa hết cư dân ra tề tựu đông đủ ngoài quảng trường, chỉ để phơi nắng và thưởng thức những bài diễn văn siêu dài, khiêm tốn lắm cũng phải hàng mươi, mười hai tiếng đồng hồ; diễn giả thì lúc nào cũng hồng hào múp míp và đặc biệt tốt giọng, cứ sang sảng, thao thao bất tuyệt về những câu hỏi kinh điển kiểu ai thắng ai, ai chính nghĩa ai phi nghĩa, hùng hồn đến chóng cả mặt, quyết liệt đến vỡ cả đầu, đồng thời không liên quan gì đến số phận đám cử tọa đang ngồi xổm hay ngồi bệt la liệt dưới kia, mắt lờ đờ, miệng há hốc hoặc uể oải nhai bã mía, uống nước lã, và uể oải vỗ tay, không đều là không xong. Ờ, tôi không hiểu tại sao. Thôi thì cứ cho rằng không phải ai cũng chấp nhận bỏ của chạy lấy người chỉ vì những trò lố bịch, song nào phải chỉ có những trò lố bịch? Alô, tôi nghe... À vâng, chào em... Thế hả? Ồ, hay quá... Ờ, ừ,... Nhưng đợt này cao quá vậy em?... Thế này em ạ, để chị... Bà ta đã bị hút vào cái điện thoại, và sẽ ở đấy bao lâu thì chỉ có bà ta biết. Điều đó cũng có nghĩa bà ta sắp tự trang bị thêm cho mình một món gì mới mẻ và đắt tiền: nón, ví, nhẫn, hay gì đấy. Nhưng tốt hơn, bà ta không nên có thêm một xâu chuỗi tương tự như hôm nay. Tôi đã thấy cái cách y liếc nhìn nó trên cổ bà ta. Tôi ngờ y đã nhận ra nó là gì. Mặc dầu những kẻ giúp bà ta săn lùng nó với những cái giá cắt cổ không thôi quả quyết ấy là hóa thạch của con rồng Satan huyền thoại mà Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đã đâm chết thủa nào, sự thật nó vẫn là xương của các cư dân thế hệ đầu xứ sở y, đã qua xử lý công nghệ cao, độ cứng, mầu sắc, cũng như đặc tính phản quang đều đặc trưng, không thể lẫn vào đâu. Hoá thạch Satan, dù vậy, không là món đắt nhất: Trên hết thẩy vẫn là hắc túy, thị trường đen khắp nơi giành giật, đong đếm bằng cân tiểu ly, mà thực chất chỉ là tuỷ sống cũng của các đối tượng đã nói, được tinh chế thành bột hít, có hiệu năng tạo ảo giác sướng điên người, bất chấp tác dụng phụ là gây nghiện, đồng thời hứa hẹn nguy cơ đột tử cao. Đặc biệt, những mặt hàng cấm này chỉ có thể đến được đây qua ngả duy nhất: quá giang những con nghiện lửa hàng đầu, những vị khách quý đến từ cùng xứ sở; thiếu chúng, họ không có khả năng chi trả cho bất kỳ dịch vụ cao cấp nào của lửa. Cả anh nữa, cũng chẳng lạ điều ấy, song vẫn từ chối tin, vẫn bảo đấy phải là một trong những phần quan trọng nhất trong công vụ họ. Tuy nhiên, cuối cùng, anh cũng trở về. Tại sao? Lý do nào khiến anh quyết định rời bỏ Thiên Đường? Câu hỏi này, tôi luôn cảm giác, được lập lại không phải cho những người như y, nhưng trước hết vẫn là cho anh, như một lời diễu cợt. Tôi cảm thấy xúc phạm, nhưng đúng vậy, anh đã quyết định trốn chạy khỏi Miền Đất Hứa, với mười một người đồng hành trên một chiếc bè tự đóng, chỉ để lênh đênh, đói lả, rồi sau đó, bò lết, ăn xác đồng bạn, những người đã phải sớm bỏ cuộc vì kiệt lực - vâng, ăn, ói, lại ăn, rồi lại ói, ói đến bất tỉnh, mồm đỏ lòm máu, vàng khè mật, và cuối cùng, bị nuốt chửng kinh hoàng vào cái họng đen kịt của một con trốt khổng lồ. Anh cũng không may mắn hơn y hôm nay, kết thúc chuyến đi hủy diệt. Trong số mười hai người cùng đi, chỉ còn lại mỗi anh, cuối cùng được tìm thấy trôi giạt, dập nát, đuôi mắc kẹt giữa hai tấm ván bè, và xem như đã chết lâm sàng. Mà không, còn tệ hơn y: Anh đã hóa câm. Ừ, chị sẽ gọi lại, cảm ơn em. Vâng, chào em. Bà ta đã trở lại, không tươi tỉnh hơn. Ông thấy đấy, chúng ta đã quá tải tình trạng nhập cư, có hay không có động cơ chính đáng; bởi vậy, từ đợt rồi yêu cầu đã khác đi: Đối với những lý do như kinh tế, hay môi trường, này nọ, sẽ buộc trả lời không. Chúng ta còn phải ưu tiên cho công dân của mình, đúng không? Thời gian đầu, anh ghi, họ săn đón, đưa hình ảnh anh lên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng, với cái đuôi được tô đậm hết sức thô thiển và lộ liễu, khuyến khích anh mạnh dạn phát biểu, tố cáo tình trạng vong thân sa đọa của Hỏa Ngục bởi Ngọn Lửa Dục xấu xa thấp hèn, cũng như ca ngợi họ đã giúp anh giác ngộ Thiên Đường. Có bận suốt ngày anh đứng trước ống kính truyền hình, với một rừng máy ảnh và micro vây quanh, diễn đi diễn lại một kịch bản, một lời thoại, cho đến khi lăn ra bất tỉnh. Sau lần thứ mười ba liên tiếp lập lại sự cố, anh nhập viện, vĩnh viễn chính thức với tư cách một bệnh nhân tâm thần phân liệt; họ phải tạm ngưng sử dụng anh. Có thể như thế là chẳng may, nhưng chắc chắn ấy chỉ là khúc dạo đầu; điều đáng tiếc chỉ thực sự xẩy ra sau đó, khi họ chểnh mảng việc để mắt đến anh, cũng là khi đám bệnh nhân cùng phòng lập tức tranh thủ cám dỗ đức tin của anh, một kẻ tân tòng vắng mặt thiên thần bản mệnh. A, cái đám tâm thần ở đấy mới đáng nguyền làm sao. Với họ, Chân Lý chẳng còn gì là thiêng liêng nữa cả. Ngay buổi đầu, họ đã nhạo báng cái mục đích anh viễn du đến tận xứ sở này, nhạo báng cái đuôi của anh mà họ đã thấy trên truyền hình cũng như báo chí suốt bao ngày qua. Họ dắt anh đến cửa sổ - cái lỗ thủng duy nhất trong phòng, có chấn song và lưới dầy kiên cố, trổ ra ngoài. Ngươi trông thấy gì không? Họ hỏi. Một gò lớn không cây. Anh đáp. Ngươi ngửi thấy gì không? Anh ngần ngừ. Mùi thối. Chính xác. Đấy là Nấm Mồ của Thượng Đế, họ bảo, song sự thật ấy là hầm mộ tập thể, nơi người ta đã chôn sống những Thiên Thần nổi loạn, mà Satan là đầu sỏ, cùng bè lũ lâu la, cách đây vô lượng kiếp. Cho đến hôm nay, nó chưa bao giờ thôi là một vùng cấm, chẳng phải ai cũng được phép đặt chân; tuy nhiên, chúng ta đã đến và đã thấy: Ở đấy, la liệt những núi sọ chất chồng thành kim tự tháp, cao quá đầu, còn xương sống, xương sườn, cánh, cẳng tay, cẳng chân, thì rải khắp đất, dễ phải ngập quá gối. Người ta đồn, ấy còn là nguồn nguyên liệu vô song để chế xuất những siêu phẩm mà giới tiêu dùng sành điệu ở Hỏa Ngục rất ham chuộng. Ngươi không tin? Từ chỗ này ngươi có thể nghe mùi tử thi từ bên ấy xộc sang, khi nồng nặc, khi phảng phất, nhưng chưa bao giờ và cũng sẽ chẳng bao giờ tắt. Mặc anh mất ngủ, nửa khuya họ lại dắt anh ra cái lỗ thủng. Ngươi nhìn thấy gì không, ở bên kia Nấm Mồ? Lại hỏi. Một trại quân. Anh đáp. Không sai. Thoạt đầu, nó đã từng là một trại quân, song từ lâu đã được cải tạo thành trại giam. Giam ai? Anh ngơ ngác. Tội phạm đủ loại, từ nhẹ, chẳng hạn không vỗ tay, hoặc vỗ không đều, hoặc vỗ ít, để đánh nhịp cho những bài diễn văn ngoài quảng trường, đến vừa, thí dụ cố ý lén nghe sóng phát thanh đài Tiếng Nói Hỏa Ngục, chương trình Thiên Đường Tự Do, cho đến nặng, tỉ như ăn phải bả độc của Hỏa Ngục, rủ nhau trích máu viết thỉnh nguyện thư đòi cải cách Thiên Đường, hoặc đòi lật lại hồ sơ cũ, tìm rõ nguyên do cũng như đánh giá lại cho công bằng ý nghĩa vụ nổi loạn của các Thiên Thần ngày trước, vân vân. Đặc biệt những hạng cuối này, cứ mỗi Chủ Nhật hay ngày lễ lại bị điệu ra trói quì giữa Quảng Trường Lớn, nơi đông người qua lại, từ mờ sáng, hai tay giang thẳng, ngực và lưng đeo lủng lẳng những tấm bảng ghi các dòng chữ: Tôi Là Một Kẻ Phản Bội Xấu Xa Đê Hèn, hoặc Tôi Đã Âm Mưu Thâm Độc Chống Phá Thành Quả Của Thiên Đường, hoặc Tôi Đã Liếm Gót Giầy Hỏa Ngục, Xúi Giục Nổi Loạn, Chia Rẽ Các Phần Tử Của Thiên Đường, vân vân, trong khi mọi người đi qua ai cũng phải dừng lại thóa mạ, nhổ nước bọt và ném đá vào họ. Họ thường phải chịu khổ hình như thế mãi đến sẩm tối mới được giải về Trại, mình mẩy sưng vù, rách nát, sũng đờm rãi lẫn với máu. Ở Trại, họ được giam riêng vào những cái cũi ẩm ướt, được cho ăn cỏ dại và uống nước lã, qua những chấn song có lưới dầy kiên cố, cũng như cái lỗ này; mắt họ gần như lòa, cánh xác xơ, hầu chỉ còn trơ xương và lông xám bẩn. Tôi không tin, anh đờ đẫn lẩm bẩm. Tùy, nhưng kìa, ngươi không nghe thấy gì sao? Anh lắng tai, và cùng lúc nghe ra những tiếng gào thét của người, lanh lảnh trong đêm, lúc liên tục, lúc ngắt quãng, lúc to, lúc nhỏ, song không lúc nào dứt. Nếu muốn, ngươi có thể đứng đấy nghe cho đến rạng sáng, họ cười. Còn các anh, ở đây, là đâu? Anh lắp bắp. Khu Tâm Thần, đối xứng với Khám Lớn, qua Nấm Mồ. Ngươi cũng nên biết mình đang ở đâu, đúng không? Và họ lại nhạo báng anh. Tội nghiệp anh, quá mẫn cảm để qua khỏi đợt thử thách sỗ sàng dẫu kéo dài chẳng lâu. Thế rồi, mặc dầu lòng ngưỡng mộ dành cho các ân nhân đã nhọc công độ anh sang Bờ Giác vẫn nguyên vẹn sâu sắc, mặc dầu nỗi khát khao được thăng hoa tột cùng giữa lòng một Thực Tại Siêu Việt vẫn bỏng cháy trong tim, anh đã quyết định bỏ chạy. Đọc những giòng anh ghi, tôi hiểu mùi tử thi cùng những tiếng gào thét lanh lảnh từ Thiên Đường ngày đó vẫn đuổi theo anh cả vào giấc ngủ hôm nay. Tôi có thể đoán họ đang trao đổi chuyện gì. Hãy thử xem nào: Nhất định y vừa hỏi, bắt buộc phải như vậy sao, thưa ông? Còn ông ta thì vâng, nhưng tôi tưởng, nó cũng đơn giản thôi; cơ thể anh, cũng như những người kia, sẽ rất nhanh thích ứng với một cái đuôi cấy ghép. Nhưng vậy là tôi sẽ không còn cặp cánh này nữa sao? Ồ vâng, nhưng rồi sẽ quen thôi. Chúng tôi không ép, nhưng quả thật nên cắt bỏ nó đi. Phải vậy thôi. Ai cũng xa gần hỏi ông ta chuyện này. Thật bực mình. Họ có gì để tiếc nhỉ? Đằng nào thì họ cũng có bao giờ đã bay lượn được với nó? Nom chỉ thêm xác xơ, vừa vô dụng vừa thiếu thẩm mỹ; chẳng bù với một cái đuôi, có phải là gọn gàng, duyên dáng, và sang trọng hơn nhiều không? Vẻ sốt ruột của bà ta cho biết bà ta đang cố đoán xem y nói gì. Thường khi bà ta vẫn thành công, nhờ sự sắc sảo hiếm có của mình, song lần này tôi có cảm giác bà ta không xuất sắc lắm, căn cứ vào nét ngạc nhiên khi bà ta liếc đọc những giòng cuối bản tôi đánh máy. Tuy vậy, trung thực, bản thân tôi cũng bất ngờ với câu trả lời đó của y. Y không nguôi ân hận đã đồng ý để người phụ nữ cùng tham gia chuyến đi, y nói, dù đã không ăn chị ta. Y cũng cho biết đã đến đây chỉ với một khát khao duy nhất - một lần được nghe Dấu Lặng Vĩnh Cửu. Y đã nghe người ta nhắc đến nó trên sóng phát thanh, nhân một chương trình đã lâu lắm rồi của Hỏa Ngục. Khi được trả lời ở đây không hề tồn tại điều gì có tên gọi như thế, y lặng đi vì thất vọng. Y vẫn hằng tin ấy là một tên gọi khác của An Nghỉ Đời Đời, song y cũng đã nhầm. Giờ y không nghĩ có gì để trả lời nữa. Nhợt nhạt và lảo đảo, y đẩy ghế đứng lên. Nhưng rốt cuộc thì thực sự y muốn gì? Bà ta thốt lên. " Một Dấu Lặng Vĩnh Cửu? " Hay nhỉ? Đây là lần đầu tiên tôi nghe từ đó. Ấy là cái gì vậy? Thưa bà, tôi cũng không biết; tôi rất tiếc. Mục lục Và Cả Hỏa Ngục Cũng Đã Rằng Không Và Cả Hỏa Ngục Cũng Đã Rằng Không Bùi Hoằng VịChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Vannghe.freeĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 19 tháng 4 năm 2005
vanhoc
Quận Gilliam là một quận nằm trong tiểu bang Oregon. Năm 2000, dân số là 1.915. Quận được thành lập năm 1885 và tên được đặt theo tên của Cornelius Gilliam là tư lệnh của các lực lượng quân sự của chính quyền lâm thời Oregon sau vụ Thảm sát Whitman. Quận lỵ của quận là Condon. Địa lý Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích là 3.167 km² (1.223 mi²). Trong số đó có 3.119 km² (1.204 mi²) là đất và 49 km² (19 mi²) hay 1,53% là nước. Các quận giáp ranh Quận Sherman, Oregon - tây Quận Wasco, Oregon - tây nam Quận Wheeler, Oregon - nam Quận Morrow, Oregon - đông Quận Klickitat, Washington - bắc Lịch sử Nhiều năm, người bản thổ châu Mỹ đã đi lại trên vùng này qua các con đường mòn bị dẩm dấu để đến những vùng đánh bắt cá, săn bắn, và mua bán. Nhiều trong số các con đường mòn vẫn còn dấu vết ngày nay. Những người đầu tiên không phải người bản thổ trong vùng là người Mỹ theo Đường mòn Oregon đến Thung lũng Willamette. Vào cuối thế kỷ 19, những người định cư từ miền trung tây và miền đông Hoa Kỳ và châu Âu đến và ở lại xây nông trại và cộng đồng. Nhiều người định cư cũng là một phần của những người đã từng định cư trước đây ở Thung lũng Willamette và họ bắt đầu quay trở lại với số lượng đông hơn những nhóm người khác. Lập pháp Oregon thành lập Quận Gilliam ngày 25 tháng 2 năm 1885 từ một phần ba phía đông của Quận Wasco sau khi cư dân phàn nàn rằng họ quá xa quận lỵ tại The Dalles. Quận lỵ đầu tiên là ở Alkali, hiên nay là Arlington. Câu hỏi về một quận lỵ được đưa ra trong ky bầu cử năm 1886, 1888, và lần nữa vào năm 1890 và các cử tri đã chọn di chuyển quận lỵ đến Condon được người định cư xưa kia biết đến như "Summit Springs." Một khi câu hỏi về vị trí của quận lỵ đã được giải quyết thì các cử tri tại Quận Gilliam chứng tỏ do dự khi phải xây một tòa án tại Condon. Chính quyền quận phải điều hành một tòa nhà có hai phòng cho đến năm 1903 khi tòa án quận có đủ tiền để xây một tòa án mới. Các cộng đồng Các thành phố hợp nhất Arlington Condon Lonerock Các cộng đồng chưa hợp nhất Clem Mayville Mikkalo Olex Tham khảo Liên kết ngoài Entry for Gilliam County in the Oregon Blue Book Quận của Oregon
wiki
Ve bét (tên khoa học Acari) là một nhóm động vật chân khớp trong lớp Hình nhện bao gồm mite và ve. Các hóa thạch của các loài thuộc bộ này có tuổi vào đầu kỷ Devon. Phân loại học hiện tại xem bộ này là một phân lớp của lớp Hình nhện gồm 2-3 bộ hoặc liên bộ: Acariformes (hay Actinotrichida), Parasitiformes (hay Anactinotrichida), và Opilioacariformes; Opilioacariformes được xem là một phân nhóm của Parasitiformes. Phát sinh loài của Acari vẫn còn tranh cãi, và các mối quan hệ giữa các loài trong nhóm này với các nhóm hình nhện khác vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Theo các cách phân loại trước, các phân nhóm của Acarina được xếp ở cấp bộ. Phân loại Phát sinh loài trong nhóm Acari vẫn còn tranh cãi và một số cách phân loại cũng được đề xuất. Trong quyển A Manual of Acarology tái bản lần thứ 3 đưa ra sáu bộ được xếp vào 2 liên bộ như sau: Liên bộ Parasitiformes – tick và các loài mite. Opilioacarida Holothyrida Ixodida Mesostigmata Sejoidea Trigynaspida Monogynaspida Liên bộ Acariformes Trombidiformes Sphaerolichida Prostigmata Sarcoptiformes Endeostigmata Oribatida Astigmata Tham khảo Đọc thêm Experimental and Applied Acarology, ISSN: 1572-9702 (electronic) 0168-8162 (paper), Springer Liên kết ngoài \ Non-invasive 3D-visualization with sub-micron resolution using synchrotron-X-ray-tomography A nice website (www.Acari.be) introduces the Acari world in all its amazing variety
wiki
Cá vược Úc (Danh pháp khoa học: Macquaria novemaculeata) là một loài cá trong họ cá lù đù (Sciaenidae) thuộc bộ cá vược, chúng còn được xếp là một thành viên của họ Percichthyidae và chi Macquaria. Đặc điểm Chúng là loài cá bản địa có kích thước trung bình, chủ yếu là nước ngọt được tìm thấy ở các con sông và suối ven biển dọc theo bờ biển phía đông của Úc. Họ. Cá vược Úc là một loài bản địa có tính cách mạnh mẽ. Chúng là một thành viên quan trọng của các hệ động vật bản địa được tìm thấy ở các hệ thống bờ biển phía đông và một loài cá cảnh cực kỳ phổ biến. Loài này chỉ đơn giản được gọi là cá rô trong hầu hết các con sông ven biển, nơi nó bị bắt cho đến những năm 1960, khi cái tên cá vược Úc bắt đầu nổi tiếng. Cá vược Úc được tìm thấy trong các con sông và suối ven biển từ mũi Wilsons ở Victoria xếch về phía đông và bắc dọc theo bờ biển phía đông đến các con sông và các nhánh của khu vực Bundaberg ở trung tâm bang Queensland. Cá vược Úc không được tìm thấy trong hệ thống Murray-Darling bởi vì hệ thống này rộng lớn, chỉ có một lối vào khác nhau ở Nam Đại dương, một đặc trưng có vẻ như không tương thích với các thói quen sinh sản ở cửa sông Úc và các khía cạnh khác của chu kỳ cuộc đời. Chú thích Tham khảo Chenoweth, S.F. & Hughes, J.M. (1997) Genetic population structure of the catadromous Perciform: Macquaria novemaculeata (Percichthyidae). Journal of Fish Biology 50: 721–733. Harris, J.H. (1985) Diet of Australian bass, Macquaria novemaculeata (Perciformes: Percichthyidae) in the Sydney Basin. Australian Journal of Marine and Freshwater Research 36: 219–34. Harris, J.H. (1985) Age of Australian bass, Macquaria novemaculeata (Perciformes: Percichthyidae) in the Sydney Basin. Australian Journal of Marine and Freshwater Research 36: 235–46. Harris, J.H. (1986) Reproduction of the Australian bass, Macquaria novemaculeata (Perciformes: Percichthyidae) in the Sydney Basin. Australian Journal of Marine and Freshwater Research 37: 209–35. Harris, J.H. (1987) Growth of Australian bass, Macquaria novemaculeata (Perciformes: Percichthyidae) in the Sydney Basin. Australian Journal of Marine and Freshwater Research 38: 351–61. Harris, J.H. (1988) Demography of Australian bass, Macquaria novemaculeata (Perciformes: Percichthyidae), in the Sydney Basin. Australian Journal of Marine and Freshwater Research 39: 355–69. Jerry, D.R. (1998) Population genetic structure of the catadromous Australian bass from throughout its range. Journal of Fish Biology 51: 909–920. Jerry, D.R. & Cairns, S.C. (1998) Morphological variation in the catadromous Australian bass, from seven geographically distinct riverine drainages. Journal of Fish Biology 52: 829–843. Jerry, D.R. & Baverstock, P.R. (1998) Consequences of a catadromous life-strategy for levels of mitochondrial DNA differentiation among populations of the Australian bass, Macquaria novemaculeata. Molecular Ecology 7: 1003–1013. Jerry, D.R., Elphinstone, M.S. and Baverstock, P.R. (2001) Phylogenetic Relationships of Australian Members of the Family Percichthyidae Inferred from Mitochondrial 12S rRNA Sequence Data. Molecular Phylogenetics and Evolution 18: 335–347 Mallen-Cooper, M. (1992) Swimming ability of juvenile Australian bass, Macquaria novemaculeata (Steindachner), and juvenile barramundi, Lates calcarifer (Bloch), in an experimental vertical-slot fishway. Australian Journal of Marine and Freshwater Research 43: 823–833. McDonald, C.M. (1978). Morphological and biochemical systematics of Australian freshwater and estuarine percichthyid fishes. Australian Journal of Marine and Freshwater Research 29: 667–698. McDowall, R.M. (1996) (ed.) Freshwater Fishes of South-Eastern Australia. Reed Books, Sydney. Schnierer, S.B. (1982) The Biology of the Australian Bass (M. novemaculeata) (F.Steindachner) in the Richmond River, Northern N.S.W. Master's Thesis, University of Queensland, Brisbane Qld. Trnski, T., Hay, A.C. and Fielder, D.S. (2005) Larval development of estuary perch (Macquaria colonorum) and Australian bass (M. novemaculeata) (Perciformes: Percichthyidae), and comments on their life history. Fisheries Bulletin 103: 183–194. Liên kết ngoài Native Fish Australia — Australian bass page. Includes information about growing out Australian Bass Macquaria Động vật được mô tả năm 1866 Cá nước ngọt Úc
wiki
Duyệt Vi thảo đường bút ký (chữ Hán: 閱微草堂筆記 Pinyin Yuè wēi cǎo táng bǐ jì) Có nghĩa là bút ký được viết ở ngôi nhà cỏ Duyệt Vi. Duyệt Vi Thảo đường là cách Kỷ Hiểu Lam gọi ngôi nhà của mình ở Hà Bấc. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Kỷ Quân (1724 - 1805) và được nhiều người biết đến. Nội Dung Tác phẩm này được ông viết khi đã nhiều tuổi, về nghỉ hưu ở quê nhà. Ngoài đề tài là ma quái kinh dị hấp dẫn, gián tiếp phản ánh hiện thực, Duyệt Vi thảo đường bút ký còn có nhiều bài phản ánh một cách trực tiếp thế lực quan trường hắc ám đời Thanh, đả kích thói đạo đức giả dối của tầng lớp nho sĩ, vì danh vì lợi có thể làm bất kì điều xấu xa, tàn ác nào. Vạch trần những gian dối trong buôn bán, nạn hàng giả, nạn lừa đảo trong thương trường cũng đã được Kỉ Quân nói đến, mang đầy màu sắc của thương trường hiện đại. Mục lục tác phẩm Bối cảnh sáng tác "Duyệt vi thảo đường bút ký" được sáng tác trong khoảng niên hiệu Càn Long 54 đến khoảng niên hiệu Gia Khánh thứ 3 (1789——1798), khi ấy Kỷ Hiểu Lam ở độ 66-76 tuổi. Thế kỷ 17 là giai đoạn xã hội Trung Quốc có nhiều biến chuyển rõ nét cùng với mâu thuẫn giai cấp và đối lập đạo đức. Điều kiện xã hội với nhiều biến động và đấu tranh đã ảnh hưởng nhiều đến khía cạnh tư tưởng. Chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng tiến bộ thời trước, Kỷ Hiểu Lam cổ xúy lối học hành thực tế, phê phán Tống học hủ lậu phù phiếm. Giai đoạn này văn học Trung Quốc đã có sự phát triển với đầy đủ các thể loại, đặc biệt là thể lại tiểu thuyết quỷ quái. Kỷ Hiểu Lam dựa trên kinh nghiệm thế hệ trước, đồng thời sáng tạo thêm kiểu mẫu mới để cho ra đời bộ truyện này. Tầm ảnh hưởng Kỷ Quân là một trong những tác gia và nhà tư tưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc. Lỗ Tấn trong cuốn "Trung Quốc tiểu ký sử lược" (中国小记史略) đã nhận định:"Kỷ Hiểu Lam xuất thân từ văn bút, đã thấy nhiều điều bí tích, văn chương dạt dào quảng đạt, người đời sau không ai hơn nổi, ông dám mượn văn chương để đả phá xã hội, đúng là người có tầm vóc" ("纪晓岚本长文笔,多见秘籍,文襟怀旷达,故后来无人能夺其席,他竟敢借文章以攻击社会,真算得很有魄力的人"). Lỗ Tấn cũng nhận định về "Duyệt Vi thảo đường bút ký" như sau: "Ý tứ sâu xa, ngôn từ tuyệt diệu, vượt qua được sự thử thách của thời gian vẫn còn thấy sáng tỏ" (隽思妙语,时足解颐;间杂考辨,亦有灼见). Chú thích
wiki
Mykhailo Petrovych Mudryk (, ; sinh ngày 5 tháng 1 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ukraina hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Chelsea tại Premier League và Đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina. Mudryk bắt đầu sự nghiệp bóng đá tại học viện Metalist Kharkiv và Dnipro Dnipropetrovsk trước khi chuyển đến Shakhtar Donetsk năm 2016. Hai năm sau, anh ra mắt chuyên nghiệp bóng đá, sau đó được cho mượn tại Arsenal Kyiv và Desna Chernihiv. Năm 2023, Mudryk chuyển đến câu lạc bộ Anh Chelsea với mức phí ban đầu là 62 triệu bảng. Mudryk ra mắt đội tuyển Ukraina vào năm 2022, trước đó anh đã từng đại diện cho quốc gia ở các cấp độ trẻ. Sự nghiệp câu lạc bộ Shakhtar Donetsk Mudryk bắt đầu chơi bóng tại Metalist Kharkiv vào năm 2010, trước khi chuyển đến học viện của Dnipro Dnipropetrovsk vào năm 2014. Sau khi nhanh chóng thăng tiến qua các nhóm tuổi, Mudryk đã thu hút sự quan tâm của Shakhtar Donetsk, người đã ký hợp đồng với anh cho học viện của họ vào năm 2016. 2018–2021: Ra mắt đội một và cho mượn Trong mùa giải 2018–19, Mudryk đã thi đấu cho U21 Shakhtar Donetsk. Năm 2018, anh được đôn lên đội một, và được huấn luyện viên Paulo Fonseca cho ra mắt đội một (ở tuổi 17) vào ngày 31 tháng 10 năm 2018 trong trận đấu tại Cúp bóng đá Ukraine với Olimpik Donetsk, trận đấu mà Shakhtar đã thắng 1–0. Sau khi nhận thấy số phút thi đấu hạn chế ở đội một, để tiếp tục phát triển, vào tháng 2 năm 2019, anh được cho đội bóng của Ukrainian Premier League Arsenal Kyiv cho mượn trong phần còn lại của mùa giải 2018–19, thi đấu 10 trận mà không ghi bàn thắng nào. Anh đã thi đấu cho Arsenal Kyiv gặp các đối thủ gồm Desna Chernihiv, Kolos Kovalivka và Oleksandriya, đóng góp công lớn để giành danh hiệu trong mùa giải 2019–20. Vào mùa hè năm 2020, đội bóng của League of Ireland Premier Division Dundalk đã tiếp cận Shakhtar về một động thái cho mượn, tuy nhiên, câu lạc bộ Ukraine muốn anh ấy ở lại quê hương của mình hơn, và thay vào đó, anh đã ký hợp đồng cho mượn với câu lạc bộ Ukrainian Premier League Desna Chernihiv và đủ điều kiện tham dự vòng sơ loại thứ ba UEFA Europa League. Anh ở lại Chernihiv 4 tháng và chơi 10 trận ở Ukrainian Premier League và một lần ở Cúp quốc gia Ukraina. 2021–2023: Đột phá Ngày 8 tháng 1 năm 2021, Mudryk trở lại đội bóng Shakhtar Donetsk, thi đấu 3 trận tại Giải bóng đá ngoại hạng Ukraina. Huấn luyện viên Shakhtar Donetsk, Roberto De Zerbi cho biết Mudryk được coi là một trong những cầu thủ trẻ xuất sắc nhất, đồng thời De Zerbi nói thêm rằng: "Nếu tôi không đưa cầu thủ này lên một tầm cao, tôi sẽ coi đó là một thất bại cá nhân". Ngày 18 tháng 9 năm 2021, Mudryk ghi bàn thắng đầu tiên trong trận đấu gặp Mariupol tại Sân vận động Volodymyr Boyko. Sau nhiều màn trình diễn ấn tượng cho Donetsk Shakhtar, anh đã thu hút sự chú ý của các câu lạc bộ châu Âu bao gồm Sevilla ở Tây Ban Nha và Arsenal ở Anh. Mudryk bắt đầu mùa giải 2022–23, bằng ghi bàn thắng đầu tiên tại UEFA Champions League và thực hiện hai pha kiến tạo trong chiến thắng 4–1 của Shakhtar Donetsk trước RB Leipzig. Tiếp theo là bàn thắng trong trận hòa 1–1 trên sân nhà trước Celtic. Ngày 19 tháng 10, anh lập một cú đúp trong chiến thắng 3–0 trước Kolos Kovalivka. Phong độ sung mãn giúp Mudryk có 7 bàn thắng và 6 pha kiến tạo sau 12 trận đấu, được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Ukraina và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Shakhtar. Chelsea Mặc dù đàm phán với đội bóng Arsenal ở Premier League trong kỳ chuyển nhượng mùa đông, vào ngày 15 tháng 1 năm 2023, Mudryk đã được Chelsea ký hợp đồng vĩnh viễn, có thời hạn 8 năm rưỡi với mức phí ban đầu € 70 triệu (62 triệu bảng), tăng lên 100 triệu euro (89 triệu bảng) trong các tiện ích bổ sung. Đây là vụ chuyển nhượng lớn nhất từ trước đến nay của Shakhtar và Giải bóng đá ngoại hạng Ukraine, khiến anh trở thành cầu thủ bóng đá Ukraina đắt giá nhất mọi thời đại, vượt qua kỷ lục của Andriy Shevchenko, người cũng chuyển đến Chelsea với giá 30,8 triệu bảng (43,875 triệu euro) vào năm 2006. Khi đến câu lạc bộ này, Mudryk đã được trao chiếc áo số 15. Anh có trận ra mắt Chelsea vào ngày 21 tháng 1, trong trận hòa 0–0 trước Liverpool tại Anfield. Sự nghiệp quốc tế Đội tuyển trẻ Từ năm 2017 đến 2018, Mudryk thi đấu cho U17 Ukraina. Từ năm 2018 đến 2019, anh thi đấu cho U19 Ukraina với tổng cộng 11 lần ra sân và ghi 5 bàn thắng. Năm 2019, anh được triệu tập vào U21 Ukraina, thi đấu 9 trận và chỉ ghi 1 bàn. Ngày 7 tháng 9 năm 2021, anh ghi bàn thắng quyết định từ quả đá phạt trực tiếp vào lưới đối thủ Armenia. Đội tuyển quốc gia Tháng 4 năm 2022, anh lần đầu tiên được gọi vào đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraine ở trại tập luyện từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2022 tại Slovenia. Ngày 11 tháng 5 năm 2022, anh ra mắt đội tuyển quốc gia Ukraina trong trận giao hữu gặp câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach và ghi bàn thắng đầu tiên tại sân vận động Borussia-Park,Mönchengladbach. Đời sống cá nhân Mudryk sinh ra và lớn lên ở Krasnohrad, Kharkiv Oblast. Là một người theo Cơ đốc giáo Chính thống, anh thường xuyên mang các biểu tượng tôn giáo đến các trận đấu và đã nói bằng một cách cởi mở về tầm quan trọng của đức tin đối với anh. Mudryk có một số hình xăm, trong đó có hình xăm dòng chữ "Only Jesus" là hình xăm quan trọng nhất của anh. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Đội tuyển quốc gia Cập nhật ngày 17 tháng 10 năm 2023. Danh hiệu Shakhtar Donetsk Giải bóng đá ngoại hạng Ukraina: 2019–20 Siêu cúp bóng đá Ukraina: 2021 Cá nhân Cầu thủ Ukraina của năm: 2022 Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Shakhtar Donetsk : 2021, 2022 Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại website Chelsea F.C. Sinh năm 2001 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Ukraina Cầu thủ bóng đá Shakhtar Donetsk Cầu thủ bóng đá Chelsea F.C. Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Ukraina Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Ukraina Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Ukraina Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh
wiki
Vòng 2 của vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe diễn ra vào các ngày 12 và 15 tháng 6 năm 2021. Thể thức 6 đội thắng ở vòng 1 sẽ giành quyền thi đấu 2 lượt theo thể thức sân nhà - sân khách. 3 đội thắng cuộc ở vòng đấu này sẽ giành quyền vào vòng cuối cùng. Lịch thi đấu Lịch thi đấu của vòng 1 và vòng 2 ban đầu diễn ra vào tháng 3 năm 2021, nhưng sau đó được dời sang tháng 6 năm 2021 do đại dịch COVID-19. Các đội giành quyền tham dự Chú thích: In đậm là các đội giành quyền vào vòng 3. Kết quả Các trận đấu diễn ra vào các ngày 12 và 15 tháng 6 năm 2021. |} Các trận đấuEl Salvador thắng với tổng tỉ số 6–0 sau hai lượt trận và giành quyền vào vòng 3.Canada thắng với tổng tỉ số 4–0 sau hai lượt trận và giành quyền vào vòng 3.Panama''' thắng với tổng tỉ số 2–1 sau hai lượt trận và giành quyền vào vòng 3. Danh sách cầu thủ ghi bàn Tham khảo Liên kết ngoài Qualifiers – North, Central America and Caribbean: Matches , FIFA.com World Cup Qualifying – Men, CONCACAF.com Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe Bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe 2020–21 Canada tại giải vô địch bóng đá thế giới 2022
wiki
Đề 1 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 Hướng dẫn Đề 1 – Học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 1. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau: a) “… những khuôn mặt trắng bệch, những bước chăn nặng như đeo đá.” (Nguyễn Khải) b) Bông hoa huệ trắng muốt. c) Hạt gạo trắng ngần. d) Đàn cò trắng phau. e) Hoa ban nở trắng xoá núi rừng. 2. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây: a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi. b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình. (Vũ Ngọc Phan) c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên. 3. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết: Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non Yêu biết mấy, những con đường ca hát Qua công trường mới dựng mái nhà son! Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta? 4. Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích (ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác,…).
vanhoc
Truyện ngắn Theo dấu loa kèn Cuộc truy tìm chiếc chìa khoá… Tác giả: Kiều Bích Hậu Phòng bệnh đậm đặc mùi sốt ruột, sợ hãi và toan tính. Cái mùi tổng hợp từ cồn, thuốc trị bệnh, máu mủ, mùi khẳn từ mồ hôi của cơ thể tật bệnh, mùi từ những khay cơm nhựa, từ xà phòng và mùi hôi nhà xí nơi góc buồng bệnh… Cái mùi luôn khiến người ta bất an. Cái Tám cũng thấy bồn chồn, bứt rứt, hai ngày sắp qua rồi, nó ngồi đây trông bác Sung gái, đã giở đủ mọi trò nịnh nọt, tỉ tê, gắt gỏng… mà bác Sung gái vẫn chẳng chịu tiết lộ nơi giấu chiếc chìa khoá hòm. Bác Sung gái nằm xẹp lép trên giường bệnh, trên người đắp vỏ chăn bệnh viện màu cháo lòng nhờn nhợt. Mười lần sinh nở và mệt mỏi kinh niên đã bào mòn cơ thể bác, giờ chỉ còn hai mươi lăm ký lô, và rất lạnh. Bác thở hổn hển trong những cơn đau và suy tính. Khắp người bác, chỗ nào có xương thì chỗ ấy đau. Cốt rút hết ra từ xương để tạo thành mười đứa trẻ chui ra từ cơ thể ngày càng bé đi của bác. – Bà để chìa khoá hòm ở đâu? Ở đâu? Đưa con giữ hộ. Chứ bà ốm nặng thế này, lẫn cẫn rồi để vương vãi, đứa nào nó nhặt được thì nguy! – Tao cất kín rồi. Mày không phải lo! Bác Sung gái thều thào, miệng khô đắng. – Đấy, mợ xem. – Cái Tám bực tức dấm dẳn nói với người đàn bà vừa đến thăm mẹ nó – Ương lắm cơ, nhất định không chỉ cho chúng cháu chỗ giấu chìa khoá. Mợ ngồi đây chơi, cháu ra ngoài tý cho thoáng. Mẹ cháu tin mợ, mợ thử hỏi dò xem chìa khoá hòm ở đâu nhớ. Chiếc chìa khoá ấy, làm sao bác Sung gái có thể đưa cho người khác. Nó để mở ra cái hòm, vật sở hữu riêng duy nhất của cả cuộc đời bác, một cuộc đời mà cho đến giờ này bác vẫn lầm lẫn, bởi không tìm thấy chìa khoá ở đâu. * * * Mười bảy tuổi, cô Lý Thị Mây trở về quê gốc Phú Xuyên để lấy chồng. Cô đem theo cái hòm gỗ và đôi bông tai vàng mỗi bên nửa chỉ mà bố mẹ nuôi cho cô. Chú cô ở Phú Xuyên, người ruột thịt duy nhất trên đời của cô, đã sang Hưng Yên xin phép bố mẹ nuôi cho cô Mây về lấy chồng. Có đám ở Phú Xuyên chính thức xin cưới cô, chú cô bảo thế là may đấy. Cô Mây thì biết gì đâu, chỉ thấy làng trên xóm dưới con gái mười sáu, mười bảy đều lần lượt lấy chồng, sinh con thì Mây cũng phải lấy chồng thôi. Cô đâu biết đời mình lầm than từ đây. Cô nắn nót viết cái tên đẹp thời con gái Lý Thị Mây vào một mẩu giấy nhỏ, gấp tư lại rồi cài vào phía trong nắp hòm gỗ. Từ đây, cô mang tên chồng: chị Sung, bác Sung gái. Khi đã có chồng rồi, chị Sung hay hồi tưởng thời ở với bố mẹ nuôi, và thấy tiếc. Đó là những lúc chị thất vọng với hiện thực và mù mờ về tương lai. Hoá ra đó lại là thời huy hoàng của chị ư? Chú chị kể rằng, hồi chị lên ba, bố mẹ chết trong một trận lụt, chú loay hoay nuôi chị trong nếp nhà tranh dựng tạm trên nền đất xưa là nhà của bố mẹ chị. Rồi chú liên tục phải gửi chị cho hàng xóm để đi làm thuê xa. Có đận, chú làm thuê gần nửa năm ở tỉnh Hưng Yên, khi về, chú bốc chị sang đó, cho chị làm con nuôi ông bà chủ hiếm muộn đã thuê chú. Chị được sung sướng chiều chuộng một năm. Rồi hình như nhờ cái vía của chị, mà bố mẹ nuôi sau đó đậu thai, đẻ được con trai. Sáu năm tiếp theo, họ sòn sòn đẻ thêm hai trai một gái nữa. Chị bỗng thành đứa ở không công cho gia đình ấy. Việc lớn nhỏ, cứt đái gì cũng đến tay chị, chị làm lụng quần quật từ năm giờ sáng đến mười giờ tối, nhưng dù sao còn được ăn no, mặc đủ và được học đôi ba chữ, ngày giỗ Tết cũng được miếng giò cắn ngập răng, lễ lạt hội hè trong làng bố mẹ nuôi cũng cho chị xúng xính quần áo mới dắt lũ em đi xem. Ngày tháng trôi đi, chị lớn dần lên mà chẳng mấy lo nghĩ, và có thể vì thế mà chị chẳng biết đó là những ngày tháng rực rỡ của đời mình. * * * Căn nhà gạch cũ trông ra cánh đồng trũng nước mịt mờ đùng đục trắng cô quạnh và bất biến. Khoảnh sân nhỏ lát gạch đã long vữa khấp khểnh như răng bà lão, rơm rác vung vãi từ cây rơm chất lồi thồi dặt dẹo đứng ở góc sân tới căn bếp thấp lè tè với mái rạ cũ mủn mục ám khói. Giờ này thì đến ngọn khói buồn bã cũng chẳng buồn bay lên từ mái bếp ấy nữa. Cái Tám ẩy cánh cửa gỗ không sơn bạc thếch bước vào nhà. Ánh sáng nhanh nhảu len theo nó, làm loãng bớt cái mùi lưu cữu quánh lại của đồ dùng cũ kỹ, từ nền nhà ẩm ướt, mùi quần áo cũ mốc, mùi thuốc lào, mùi hơi thở nặng nề trộn lẫn men rượu chua lòm bốc ra từ ông Sung. Nó vứt toẹt cái mũ vải nhàu xuống ghế, rót nước chè từ cái ấm tích sứt vòi. Nước ri rỉ vàng ệch chảy ra khó nhọc, lạnh ngắt. – Mẹ mày thế nào? – Ông Sung lồm cồm bò dậy từ đống chăn chiếu hôi rình, quờ chân tìm dép, tay xốc lại cổ áo. – Vẫn thế! Chẳng sống chẳng chết. Cái Tám thở dài. – Mẹ mày đưa chìa khoá hòm cho mày rồi chứ? – Đã đưa đâu! Vẫn ương như ổi ấy! – Cái số mẹ mày đến khổ, khổ đến chết đấy. Tao định là… – Ông định làm gì? Yếu thế thì làm gì cho lại được bây giờ. – Tao định thuê thầy cúng, cho mẹ mày sớm đi nhẹ nhàng! Cái Tám bỗng tức ngực. Nó thở ậm ạch, rồi cấm cảu: – Ông chẳng được việc gì, ở nhà ấm nước cũng không nấu nổi. Bây giờ thì ông cứ quyết, con không tham gia. Thế ông đã tìm khắp nhà chưa? – Tao lật tung từng hòn gạch lên rồi. Không thấy. Bà ấy giấu kỹ thế cơ chứ. Hay là vợ thằng Tư? Tao thấy dạo trước khi mẹ mày đi viện, nó thậm thụt với bà ấy suốt. – Bà không đưa chìa khoá cho con dâu đâu! – Cái Tám cắn môi suy tính. Nó điểm mặt từng anh chị em trong đầu. Biết đâu trong số đó có người đã bí mật giữ chìa khoá hòm và đã nẫng thứ quý nhất đi rồi. Ít nhất thì mẹ nó còn sáu chỉ vàng. Hôm trước rõ ràng nó thấy mẹ nó đeo cái dây chuyền dễ đến nửa cây vàng và đôi bông tai đi dự lễ cưới đứa cháu họ nội. Sau đó nó thẽ thọt hỏi vay để mua xe máy thì mẹ nó gạt đi, và không thấy mẹ nó đeo vòng nữa. Có thể mẹ nó giấu trong hòm, nhưng chìa khoá đâu rồi. Lúc ở bệnh viện, mẹ nó ngấm thuốc ngủ lịm đi, nó rờ kỹ khắp người cũng có thấy đâu. Hoặc có thể trong nhà, có đứa nào ngọt miệng hơn nó, hỏi vay vàng của mẹ nó trả lãi cao nên nẫng mất rồi, rủi mà mẹ nó đi không trăng trối lại thì mất toi. Nó muốn lắm nhưng lúc này, nó không nỡ gặng mẹ nó xem bà cất vàng ở đâu, hay đã cho ai vay rồi. * * * Bác Sung gái từng bị trầm uất một thời gian vì mất chìa khoá hòm. Bác lồng chiếc chìa khoá đồng nhỏ vào sợi len màu đỏ và đeo vào cổ như món trang sức, mà cũng như minh chứng của một thời con gái rực rỡ. Ở với bố mẹ nuôi, mỗi năm bác được may hai bộ quần áo mới, bộ cho mùa nực, bộ cho mùa rét. Khi bác về quê lấy chồng, mẹ nuôi quý lắm mới cho bác cái hòm đẹp nhất của bà. Đó là cái hòm làm bằng gỗ pơmu vàng óng, tám góc bịt đồng, xung quanh tán những đinh mũ đồng bóng loáng, chắc chắn và quý giá. Chẳng ai biết bác Sung gái cất gì trong hòm, chỉ biết bác giữ cái hòm còn hơn giữ sinh mạng mình. Bác chỉ mở hòm ra sau khi đã chốt chặt cửa buồng, và một mình lục lọi, ngắm nghía những món đồ cất trong hòm, say sưa. Thế mà một bữa, lúc tắm bác gỡ cái dây đeo chìa khoá ở cổ ra, treo vào một cái đinh đóng ở tường nhà tắm, tắm xong bác quên không đeo vào. Tất nhiên sau đó chiếc chìa khoá biến mất. Có thể cái hòm đã bị lén mở ra. Bác Sung gái không hé răng về chuyện này. Nhưng bác nghi ngờ tất cả. Con cái trái tính bác đánh mắng không tiếc lời, chồng to tiếng thì bác tiếng to lại, tay chân run rẩy, răng nghiến trèo trẹo, nước mắt ròng ròng. Từ khi lấy chồng, bác Sung gái thôi không mua quần áo mới nữa. Phải cái tội bác mắn quá, cưới vừa được mười tháng thì bác sinh đứa con đầu lòng, sau đó sòn sòn liền tù tì, đến mức chẳng còn thời gian nghĩ tên hay họ cho con nữa, cứ dùng số mà đặt tên: Thằng Cả, Thằng Hai, Thằng Ba, Thằng Tư… Vừa lo làm, lo đẻ đã bạc mặt! Quần áo bác Sung gái lúc nào cũng bạc phơ phếch. Có cái khăn nhung quý lắm thì hàng ngày bác lộn mặt trái ra ngoài mà chít. Chỉ ngày lễ Tết mới xoay mặt phải khăn ra ngoài, cất giữ màu tuyết nhung cho mới. Tóc bác hơi mỏng. Người tóc mỏng thì phận hình như cũng mỏng, bác ám ảnh thế nên khi vấn tóc đuôi gà bác phải dùng cái độn, rồi chít khăn ra ngoài thì nhìn cái vành tóc nó mới to to một tý. Bác Sung gái cứ hy vọng, sau già được nhờ con cháu. Đông con thì đông của, nhìn lũ con trai đông như đàn vịt nhà bác, làng xóm cũng nể, chẳng ai dám nạt nô. Mai kia, chúng phương trưởng, ngày lễ Tết vợ chồng bác ngồi nhà nhận tiền mừng, gà qué, bánh trái chúng nó biếu cũng sướng! Bác Sung gái thực ra cũng chẳng còn lựa chọn nào khác. Bác không thể dừng cái sự đẻ lại. Đứa trước chưa dứt vú mẹ thì bụng mẹ đã lại mây mẩy rồi. Mà bác Sung trai thì lại ham chuyện ấy không thua gì ham rượu, ham thuốc lào. Chồng bác lý luận kiểu truyền thống thế này: “Trời sinh voi, ắt sinh cỏ!”. Ấy thế là bác đẻ đến hết trứng thì thôi. Lúc đẻ cái Mười, cạn kiệt, chỉ xoẳn hai kí lô, oặt oẹo như con mèo hen. Thế mà nó vẫn sống. Ba đứa con gái mà bác Sung đẻ thời tiền mãn kinh, cứ như hạt na hạt mít, may mà còn đủ đầy các bộ phận! Người ta hay nói “Người chửa cửa mả”, nhưng bác Sung gái lại được giời thương cái khoản ấy, đẻ dễ như gà. Nhà ba mẫu ruộng, đàn vịt trên trăm con, lại thêm lợn nái, bác lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, quần ống thấp ống cao, tay năm tay mười thu vén, chẳng quan tâm đến giai đoạn ở cữ nữa. Có lúc đang lùa vịt, nước ối túa ra, thế là vứt cả đàn vịt lội tung tóe, bác quýnh quáng chạy lên đến bờ đê, kêu toáng lên và thằng bé lọt lòng giữa vùng nước trắng mênh mông, trên tấm áo vá đẫm mồ hôi của người đàn ông cày ruộng gần đó cởi vội ra lót cho bác Sung gái. Duy nhất thằng Sáu còn có một tên khác là Nhuệ, để nhớ rằng nó đã bị đẻ rơi bên dòng sông ấy. Cả quãng đời sung sức nhất của bác Sung gái chỉ xoay quanh việc đẻ và đẻ. Người ta giàu của thì bác giàu con. Đẻ xong, ngồi nhà chưa đầy tháng thì bác đã lội đồng, cắm mặt vào lúa má, đàn vịt đàn lợn… Không thế thì lấy gì đổ vào mồm lũ trẻ đông lít nhít như trứng gà trứng vịt? * * * Người đàn ông ghé mông ngồi mép giường bệnh. Chút đắng đót trong lòng níu ông kiên nhẫn bón từng thìa sữa cho người vợ, giờ như tấm mền tã tượi xẹp lép hiu hắt trên chiếc giường sắt lạnh lẽo. Đôi mắt trũng xuống, tròng mắt khô và lờ đờ, hơi thở nặng và có mùi cái chết, người đàn bà vẫn cố nuốt sữa, dù bụng trương lên và buồn nôn. – Tý nữa tôi về nhà, con Tám ở lại với bà, bà có dặn gì tôi? – Ông chỉ chờ tôi chết thôi. – Người đàn bà khẽ rung lên – Chiếc chìa khoá ấy… Người đàn ông vội ghé sát lại: – Bà đừng nói thế! Tôi mong bà sẽ qua được, về với tôi. Bà nói chìa khoá để đâu? Người đàn bà nghiêng đầu khó nhọc, quay đi. Người đàn ông chán nản lắc đầu, bước ra khỏi phòng bệnh. Ông tự nguyền rủa mình, nhưng giờ thì ông thay đổi được gì nữa. “Ông định nuốt cái hòm của tôi” – Bác Sung gái cay đắng nghĩ “Ông tìm chìa khoá đi. Cả đời tôi tìm chiếc chìa khoá mà không ra.” Cuộc đời của cô Lý Thị Mây sẽ thế nào, nếu như ngày đó cô không trở về ngôi làng ven sông Nhuệ để lấy chồng theo lời người chú ruột? Chú ruột thì sao chứ? Mười lăm năm trước, chú đã bán vèo ngôi nhà và mảnh đất của cha mẹ Mây lấy tiền rượu chè, bài bạc rồi chết vì trúng phong trong một cái lều vịt giữa đồng. Ngày giỗ mẹ cha, không còn nơi nào để về, bác Sung gái làm mâm cơm con vịt luộc, định thắp nén nhang cho đấng sinh thành, thì chồng bác bê cả mâm cơm cúng và hương nhang lẳng ra ngoài đường. – Đây là nhà tôi, của bố mẹ tổ tiên tôi. Bà không được cúng bố mẹ bà ở đây! – Nhưng tôi không còn nhà… Bác Sung gái nghẹn ngào. – Thì bà mang ra đường mà cúng! Thế là hơn chục năm nay, đến ngày giỗ mẹ cha, bác Sung gái lại đem mâm xôi vịt ra cúng ngoài đường! Bác đau. Bác u mê. Bác lầm lẫn! Giá tìm được chìa khoá, bác sẽ mở cánh cửa khác, sống một cuộc đời khác. Một cuộc đời thực sự của bác, cho chính bác, nó như thế nào? Mười lăm năm nay, mỗi đêm đóng chặt cửa buồng, bác Sung gái mở cái hòm, lần sờ từng món đồ, tưởng tượng trong tuyệt vọng. Cái hòm chứa cuộc đời cô Lý Thị Mây. * * * Đẻ xong cái Mười, bác Sung gái tắt kinh. Nhưng người bác vẫn tiếp tục mòn đi. Các con trai đến tuổi lấy vợ, phải lo tiền cưới, rồi lo dần mảnh đất cất nhà riêng cho mỗi cặp vợ chồng. Bảy thằng con trai không thể chen chúc ở cùng ông bà già trong ngôi nhà ba gian nhỏ. Chẳng còn cách nào hơn là lao vào làm và làm. Có lúc mệt đứt hơi, bác Sung gái ước sao chúng biến thành vịt giời hết cho xong. Lũ con gái chỉ bòn của mẹ vài đồng rồi cuốn gói về nhà chồng, hết lo. Con giai thì nào nhà cửa, đất đai, lo đến nẫu ruột! Gần chục năm nay, bác Sung gái quẫn quá, trở chứng, hay lầm bầm chửi chồng con. Bác chán, bác ngãng ra, bác không muốn cố gắng đi tiếp cái con đường cực nhọc ấy. Mười đứa con bác, đứa nào cũng quanh quẩn ở cánh đồng chiêm trũng này, làm ăn lẹt đẹt, rồi đám con trai có đứa nghiện rượu, đứa lén lút cờ bạc. Bác mặc kệ! Bác thu vén riêng, bán cái gì có thể bán được, cất tiền đi. Tiền bạc các em nuôi cho, bác cũng giấu biệt một mình. – Bà đưa tôi năm chục – Chồng bác gặng. – Tôi không có. Ông đi mà hỏi thằng Cả, thằng Hai. – Bà mở cái hòm của bà ra. Tiền ở đấy! – Tôi mất chìa khoá rồi! – Để đấy, tôi băm nát cái hòm ra! – Ông băm nát tôi trước đi! Bốp bốp! Hai cái tát nẩy đom đóm mắt. Nhưng bác Sung gái vẫn không cho ai động đến cái hòm. Tết nhất, mấy đứa con qua quít biếu bố mẹ chai rượu, cân gạo nếp. Sáng mùng một Tết mới mở mắt, cả lũ cháu đông như trấu đã ngồi chầu hẫu chờ ông bà mừng tuổi. Bác Sung gái chỉ thở hắt ra! Tuổi già đã xồng xộc đến, mà sao bác không thấy sướng cảnh con đàn cháu đống. Tối đến, một mình trong buồng, chốt chặt cửa, bác Sung gái rờ rẫm tấm áo mớ ba mớ bảy hồng hồng, xanh xanh. Bác đã mặc nó diễn chèo Quan Âm Thị Kính hồi bác mười sáu tuổi, ở giữa đình làng, bao cặp mắt trai làng lấp lánh. Chiếc khăn len mềm xốp này, đứa em nuôi đi Tây về biếu bác, bác chỉ sờ mó, ngắm nghía mà không dám dùng, hở ra là mấy đứa con gái lại mượn, rồi quên luôn không trả… * * * Bác Sung gái chết đúng vào những ngày lụt lội. Nước mênh mông trắng cả cánh đồng. Sông Nhuệ phình to, nước mấp mé đỉnh đê, nhấp nhổm muốn tràn vào nhấn chìm làng. Dân làng lo chạy chống lụt, đám ma hiu hắt. Người đến viếng thưa thớt, nhòm qua ô kính trên nắp quan tài thật lâu mới thấy mặt bác Sung gái. Bác đã thu nhỏ lại hết cỡ. Chỉ một nhát búa là cái khoá đồng tung ra. Những đứa con xông vào lục lọi cái hòm. Nhưng chúng chẳng tìm thấy cái chúng muốn. Mối nghi kỵ cắn rứt những người sống. Đứa nào tìm được chìa khoá, đã lẳng lặng mở hòm một mình? Hay là đứa nào vay? Đứa nào ngọt miệng vay được vàng của bà giờ giấu nhẹm đi. Bác Sung gái lẳng lặng chết, chẳng nói gì với con cháu. Đám tang đi trong phập phồng nước vỡ. Trong tiếng khóc có sự khó chịu của nghi kỵ. Ba năm sau, khi bốc mộ bác Sung gái, người ta thấy sợi dây chuyền vàng, đôi bông tai vàng và chiếc chìa khoá hòm! Tất cả lẫn trong đống xương sườn! Huyền thoại về người đẹp Kiều Bích Hậu Người đàn bà ấy đã làm niềm tự hào của làng Giành. Đó là người đàn bà đẹp. Các cụ cao tuổi khẳng định rằng từ xưa đến nay, làng Giành chưa bao giờ sinh được một người con gái đẹp đến như thế. Khi cô mới 16 tuổi, lắm kẻ ngấp nghé đã nện nhau chí tử. Nhưng rồi cô gái vu quy về nhà họ Phạm. Cô lấy anh con trai đầu của ông trưởng chi họ Phạm, một họ có thanh thế, giàu có nhất trong làng, xã và bây giờ lại chiếm cô gái đẹp nhất vùng. Nhà ông trưởng chi họ Phạm đông con. Ông bà sinh hạ cả thảy tám lần thì bảy lần được quý tử, càng củng cố thêm sức mạnh của dòng họ. Khi cô Xoan ngỡ ngàng bước chân vào ngôi nhà nguy nga bề thế của ông bà, thì ông bà trưởng đã có cháu nội. Số là cậu trưởng, con đầu của ông bà lại thường đau yếu, bệnh tật, nên ông bà cưới vợ cho cậu thứ hai trước. Khi cậu hai yên bề gia thất, ông bà mới tính chuyện lo cho cậu trưởng. Cậu sẽ thay ông làm trưởng họ sau này khi ông mất đi nên việc vợ con cho cậu là một đại sự của cả dòng họ. Người ta kén nhiều cô gái đảm đang, con nhà danh giá cho cậu, nhưng cậu trưởng chỉ nằng nặc đòi lấy Xoan. Ông trưởng và nhiều người đồng ý ngay, nhưng riêng bà trưởng còn băn khoăn. Bà băn khoăn không phải vì nhà cô Xoan nghèo rớt, mà bởi sắc đẹp của cô. Bà sợ cái nhan sắc ấy lấn át thằng con trai loẻo khoẻo của bà. Nhưng ông trưởng đã quyết định rồi, bà còn biết nói làm sao. Họ lấy nhau được non tháng thì cậu trưởng lăn đùng ra chết vì bệnh lao. Họ Phạm xót xa ai oán. Nỗi đau đớn rồi thì cũng nguôi ngoai. Vẻ tươi tỉnh đã trở lại trên mặt ông trưởng. Không có con trưởng thì có con thứ, nhà ông còn khối con trai, lo gì! Vợ thằng thứ hai nhà ông lại mới sinh thêm một đứa cháu trai. Phúc đức nhà ông còn dài. Nhưng bà trưởng thì vẫn trầm ngâm. Bà tự nhiên sinh ra ghét Xoan. Bà cho rằng vì nó mà con bà chết. Nhất là dạo này ông trưởng sinh đốn. Ông hay liếc tình con Xoan, rồi lại còn tỏ ra quan tâm, hỏi han chăm sóc nó hơn cả bà. Bà vừa lo lắng, vừa ghen tức. ông ấy mới 50, còn khỏe như vâm, ăn đứt khối anh con trai mới lớn. Xoan thì sợ ông như sợ cọp, nhưng dưới con mắt bà thì hình như con bé còn dám õng ẹo, lúng liếng với ông trưởng. Để trút nỗi căm tức, bà bắt đầu chửi mắng, đe nẹt Xoan, bắt cô làm việc quần quật sớm tối. Thế nhưng bà không dám hé răng nói gì với ông trưởng, vì bà vốn sợ ông. Một khi đã ghen, đã tức, thì bà bắt đầu xét nét. Bà nghi ông trưởng và cái Xoan đã có gì với nhau. Giời phật ơi! Nếu thế thì còn mặt mũi nào mà nhìn làng xóm nữa. Người ta sẽ chê cười, người ta còn chửi cho ấy chứ, mà đúng thế rồi, vì dạo này ông thờ ơ với bà lắm. Tối tối, ông không chịu ngủ chung giường với bà nữa. Đã thế ông còn ngủ ở cái sập gụ bên cửa buồng con Xoan. Bà tức lắm, nhưng biết nói sao. Thế rồi chuyện ấy xảy ra thật. ông trưởng đợi một hôm bà trưởng lỡ ngủ say sau những đêm dài thao thức canh chừng ông, ông mò vào buồng con dâu. Ông quờ quạng lại gần giường. Xoan đang ngủ say thì có một bàn tay rờ lên ngực. Cô ú ớ choàng dậy, chưa kịp kêu lên thì một bàn tay hộ pháp đã bịt chặt miệng cô. Rồi hơi thở nóng hổi, nồng nặc mùi thuốc lào phả và vào mũi làm Xoan ngạt thở. Cô vùng vẫy thì bị cái thân hình kia đè cứng lấy người và một giọng nói thì thào vang bên tai cô: “Mày im đi! La lên ông bóp chết mày”. Xoan sợ hãi, cô gần như ngất đi, để mặc cho ông trưởng hùng hục muốn làm gì thì làm. Sáng ra, với con mắt xoi mói và với linh cảm đặc biệt của đàn bà, bà trưởng đã biết rõ chuyện gì xảy ra giữa ông trưởng với con Xoan. Cái con trời chu đất diệt, cái đồ đĩ rạc loạn luân. Nó dám quyến rũ chồng bà. ới ông trưởng ơi là ông trưởng, còn nỗi nhục nào hơn! Bà trưởng chỉ dám rít lên với lòng mình như thế chứ vẻ mặt bà vẫn lạnh tanh, bà không hé răng nói nửa lời. Nhưng càng im lặng, nỗi căm tức càng như ngọn lửa âm ỉ, thiêu đốt tâm can bà, chỉ chờ dịp là bùng lên. Thừa lúc ông trưởng đi chơi, bà mới chễm chệ ngồi trên cái sập gụ, gióng giả gọi xuống nhà bếp: – Con Xoan đâu? Lên tao bảo đây! Xoan từ dưới bếp đi lên. Cô cố gắng nén nỗi sợ hãi phập phồng trong lồng ngực. Cô biết bà trưởng muốn gì. – Thưa mẹ, có chuyện gì gọi con ạ. Mẹ con cái gì, đồ giả nhân giả nghĩa! Bà trưởng những muốn gào lên, nhảy xổ lại, xé toang cái mặt nó ra cho hả cơn ghen đang lồng lộn trong lòng bà. Nhưng bà vẫn ghìm lại. – Này con kia. Tại sao sáng nay mày dậy muộn thế hử? – Dạ, con vẫn dậy sớm như thường lệ đấy chứ ạ. – à, con này giỏi. Còn dám mở mồm ra cãi bà. Mày dậy nấu cám muộn, để cho các mẹ mày gào rít ở ngoài chuồng điếc cả tai tao. Mày đã nghe thấy chưa? Xoan mím môi. Thực ra năm con lợn cái đó, hôm nào cũng gào rít ầm ĩ trước khi được ăn, nhưng hôm nay nó thành cái cớ để bà trưởng chửi mắng cô. Tủi nhục quá, Xoan không nói được gì. Cô cắm mặt đứng im để mặc những giọt nước mắt lã chã rơi. – Đồ mặt dày kia. Tao hỏi mà mày không vén mồm lên giả lời tao một câu được à? Bà trưởng bỗng nhảy xổ lên túm tóc Xoan, dúi đầu cô xuống đất, tát lia lịa. Cơn ghen đàn bà bùng nổ. Bà trưởng vừa chửi bới, vừa xoắn mớ tóc dày của Xoan vào tay mình, lúc dúi cô xuống đất, lúc lật ngửa cô lên mà tát, mà nhổ. Xoan chỉ biết giơ tay chống đỡ. Cô con dâu thứ hai thấy ầm ầm vội chạy lên nhà, trông thấy cảnh đó, xanh mắt lùi ra cửa. Mấy đứa con trai đứng lố nhố ở ngoài cổng trông vào, chỉ riêng cậu út chạy xô lại, ôm chặt bà trưởng kêu thất thanh: – U ơi, u buông chị ấy ra. Con xin u, con van u! Bà trưởng hẩy thằng út ra, tiếp tục giúi đầu Xoan vào góc tường. May thay lúc đó ông trưởng đi chơi về. Ông quát: – Có chuyện gì mà ầm ĩ lên thế? Bà trưởng lúc bấy giờ mới buông tay ra. Xoan ngẩng lên, trên khuôn mặt xinh đẹp của cô, những vết ngón tay lằn đỏ cùng những vết bầm tím do bị đập vào tường hằn rõ lên trên nước da trắng mịn. ông trưởng đã hiểu ra tất cả. Ông vào nhà, xách chai rượu trắng và con dao chọc tiết lợn. Chẳng nói chẳng rằng, ông ngồi giữa phản tu ừng ực, không thèm rót ra chén. Mọi người xung quanh xanh mắt nhìn ông. Một không khí lặng ngắt bao trùm căn nhà. Hết nửa chai rượu, ông lẳng con dao xuống nền gạch, giọng đanh, rõ từng tiếng một: – Từ rày đứa nào động vào con Xoan, tao giết! Cậu út nhìn cha với vẻ biết ơn. Tuy bị bà trưởng đánh nhưng Xoan không hề oán bà, cô hiểu nỗi lòng của bà. Lão trưởng, con dê già hôi thối đó chính là nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ cho cô. Từ hôm đó, không đêm nào là ông trưởng không hành hạ Xoan. Bà trưởng biết, nhưng không dám làm to chuyện. Nỗi ghen tuông đã lên tới tột đỉnh. Bà cho rằng Xoan cố tình quyến rũ ông trưởng. Không đánh được Xoan trước mắt ông trưởng, bà đầy đọa, bắt cô làm việc quần quật. Bà muốn xé nát vùi dập nhan sắc ma quỷ của cô. Thế nhưng như có một phép lạ nào đó, bông hoa đẹp của làng Giành càng toả sắc hương qua những cơn bão tàn ác đầy đọa. Dù phải còng lưng gánh nặng, cái dáng lưng ong ấy vẫn uyển chuyển, khuôn ngực tròn trịa vẫn phập phồng sau lần áo gợi những ước mơ, làn da dãi dầu mưa nắng vẫn trắng trong, sáng như ngọc, cặp môi vẫn đỏ mọng, đầy đặn ngon như trái chín, đôi mắt của cô qua những đau khổ lại vương thêm nét buồn quyến rũ. Cái đẹp của Xoan như gai sắc cào cấu, đâm nát lòng bà trưởng. Ngay cả mấy thằng con trai mới lớn của bà cũng nhìn chị dâu bằng con mắt thèm muốn. Chao ôi, nó đúng là tai ương trong nhà bà. Bà phải tìm cách diệt nó đi. Trong đầu bà quay cuồng những dự định tàn ác. Câu chuyện dù kín thế nào cũng không che nổi con mắt tò mò của thiên hạ. Dân làng Giành bắt đầu xì xào bàn tán. Mối quan hệ mờ ám giữa ông trưởng và cô con dâu cả trở thành chủ đề hấp dẫn của những người ngồi lê đôi mách. Trước đây, mỗi khi bước chân ra đường, Xoan thường cảm thấy thích thú trước những cặp mắt ngưỡng mộ và ghen tỵ với sắc đẹp của cô, nhưng bây giờ thật là một cực hình đối với cô mỗi lần phải có việc bước ra ngõ. Những cặp mắt xoi mói, những lời thì thầm mỉa mai đuổi theo mỗi bước chân làm cô chỉ muốn chui xuống đất. Cô phải làm gì để thoát khỏi nỗi nhục nhã này? Có lẽ chỉ còn cách xin về nhà mẹ cô. Buổi tối, khi cả nhà đã ăn cơm xong, Xoan đánh bạo nói: – Thưa bố mẹ, anh trưởng chẳng may mất đi, để phận con bơ vơ, buồn tủi. Bây giờ con muốn xin phép bố mẹ cho con được về nhà con. Mẹ con ở nhà một mình lại già yếu, có con về, mẹ con đỡ vất vả. Bà trưởng chộp ngay lấy cơ hội, nói: – Được, tôi đồng ý. Ngay từ ngày mai chị có thể về bên ấy được rồi. Ông trưởng trừng mắt: – Bà này nói lạ nhỉ? Thằng chồng nó mới chết được vài tháng mà đã cho đi là thế nào? Quay sang Xoan, ông dằn giọng: – Nhà chị phải ở đây đúng 3 năm rồi có muốn về, mới cho về. Phép tắc dòng họ là như vậy. Xoan cắm mặt đứng im. Vậy là lão không chịu buông tha cho cô. Cầu cho Diêm Vương lôi cổ lão xuống chín tầng địa ngục. Lão sẽ còn hành hạ cô đến bao giờ? Ba năm nữa ư? Ba năm đằng đẵng. Không, cô không thể chịu đựng thêm một đêm nào nữa. Cô ghê tởm hơi thở nóng hổi nồng nặc mùi hôi của lão. Dù có phải chết, cô cũng không thể để cho lão động đến cô được nữa. Tối hôm ấy, Xoan bình tĩnh đem con dao phay ra sân giếng mài sắc. Cô thái hai rổ sề rau lợn, xong xuôi, cô lén đem con dao vào buồng, để dưới gối. Cô đi nằm sớm, đầu óc quay cuồng. Cô nghĩ đến mẹ mà trào nước mắt. Mẹ ơi, con đau khổ quá! Xoan trằn trọc không sao ngủ được, nước mắt ướt đẫm mặt gối. Lúc thì cô cười gằn, răng nghiến lại. Người cô lên cơn sốt nóng hầm hập. Xoan như bị ma ám. Giữa canh ba, ông trưởng mới lần mò và buồng Xoan. Cô lẩm nhẩm cầu xin thánh thần đến phù hộ, tay nắm chắc con dao chờ đợi. Lão trưởng xà đến. Cô chồm lên, dùng hết sức chém mạnh vào đầu bóng đen, mồm rú lên điên dại. Bóng đen hộc lên một tiếng rồi gục xuống. Cửa buồng bật tung, bà trưởng là người đầu tiên đạp cửa nhảy bổ vào buồng Xoan. Bà chưa nhìn rõ cái gì trong buồng tối, dù vẫn nghe thấy tiếng cô con dâu gào lên man rợ. Anh con trai thứ ba của bà lao vào, tay cầm cây đèn thắp vội. Mấy cậu em mắt nhắm mắt mở chạy vào theo. Cây đèn soi tỏ căn buồng. Mọi người kinh hoàng, rợn tóc gáy trước thảm kịch bày ra trước mắt. Xoan đầu tóc rối tung, mắt trợn trừng không còn trí lực đang vung dao, băm vằm cái thây đẫm máu của ông trưởng, miệng hú hét điên dại. Bà trưởng ngã ngất. Anh con trai thứ hai đánh rơi cây đèn vỡ choang. Ngọn lửa loang ra theo vết dầu chảy, cháy bùng lên, cô bỗng cười ngớ ngẩn. Cô đã phát điên. Qua phút giây bàng hoàng kinh sợ, mấy đứa con trai của ông nhảy vào, giằng con dao ra khỏi tay Xoan, trói nghiến cô lại. Cô lồng lên dữ tợn, cào cấu cắn xé điên cuồng, miệng vẫn không ngớt rú lên. Những tiếng rú của cô đánh thức hàng xóm. Người ta xô cửa xông vào chẳng ai can nổi. Cái xác đẫm máu của ông trưởng trong buồng Xoan và cô gái điên dại bị trói nghiến đang vùng vẫy với một sức mạnh không bình thường kia, khiến mọi người hiểu ra tất cả. Xoan bị trói một ngày một đêm trong buồng bằng những sợi dây chão to như ngón chân cái. Cô không ngớt gào rú, giãy giụa, có lúc ngất đi. Cuối cùng để khỏi phải nghe những tiếng rú ghê rợn của cô, người ta lấy khăn tống vào miệng cô. Xoan không kêu được nữa, đôi mắt man dại của cô trợn lên bất lực. Mẹ đẻ của Xoan đến khóc lóc, đòi cởi trói cho con gái bà, nhưng khi vừa nhìn thấy cô, bà ngã ngất vì kinh sợ. Người ta lại phải đưa bà đến nhốt ở chỗ khác. Sáng hôm đó lúc cả nhà đi đưa tang ông trưởng, không hiểu bằng cách nào mà Xoan cởi được dây trói. Cô lao ra khỏi buồng. Vớ được cái đòn gánh. Xoan đập vỡ tan bất cứ cái gì cô nhìn thấy. Rồi cô tự xé nát hết quần áo của mình, chạy ra đường. Đứa con út của ông trưởng chạy về nhà đúng lúc đó. Cậu ta định lao theo chị dâu, nhưng khi nhìn thấy Xoan, cậu bỗng đỏ mặt lùi lại. Xoan vừa đi, vừa gào thét những gì không rõ, giọng cô lạc đi, có lúc cô khóc rưng rức. Tay cô vẫn lăm lăm cái đòn gánh. Mái tóc dài mềm mại như dòng suối đổ tràn xuống che phủ tấm thân nõn nà của cô. Không ai dám xông lại giữ cô. Những người đàn bà sợ hãi đẩy chồng, em trai mình vào nhà đóng cửa lại. Nhưng sau liếp cửa là con mắt tò mò, ham muốn dõi theo cô. Chao ôi! Cái vùng quê chiêm trũng ngập bùn và nước chua úi xùi này lại sinh ra một người con gái đẹp đến thế ư? Nước da nàng trắng như trứng gà bóc, còn hằn rõ những lằn trói đau thương, khuôn ngực cao tròn trịa điểm hai búp sen hồng đẹp như vẽ, cặp chân nàng dài thon thả uyển chuyển như chân vũ nữ. Dù biết nàng đẹp, nhưng chưa bao giờ người ta chứng kiến tận cùng vẻ đẹp của nàng. Tất cả mọi người đều im lặng, không một đứa trẻ nào văng một lời tục tĩu. Họ để cho nàng đi… Sáng hôm sau người mẹ của Xoan được thả ra. Bà chạy đến giếng đất đầu làng ngồi khóc. Một lúc sau bỗng xác của Xoan nổi lên lập lờ. Mái tóc cô dập dềnh trên mặt nước trong veo. Ba người đàn ông can đảm nhất vớt xác cô lên. Người ta cho xác cô vào cái quan tài đưa đi chôn ngay. Đám ma không kèn không trống, chẳng cờ hoa, chỉ có tiếng khóc gọi con xé ruột của một người mẹ đau khổ và sự ngậm ngùi của những người dân làng Giành tiếc thương cho một số phận hồng nhan. Còn cái giếng đất đầu làng nơi Xoan trẫm mình đến nay nước vẫn trong nhất vùng, nhưng chẳng ai dám đến lấy nước ăn. Người ta vẫn sợ khi ban đêm có việc gì phải đi qua đấy. Sau cái chết của Xoan, dân làng đồn ầm lên rằng vào những đêm trăng lạnh, những người đi chơi khuya phải rợn tóc gáy vì một bóng ma loã lồ với mái tóc dài đến gót chân ôm quanh người lúc ẩn lúc hiện. Có lúc bóng ma còn cất tiếng cười nghe ghê lạnh đến tận xương. Người ta bảo cô chết oan uổng nên hồn cô hay hiện về. Nhà bà trưởng chi họ Phạm sợ lắm. Đêm nào cũng thắp hương khấn vái linh hồn Xoan hãy lượng thứ cho bà. Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Những đứa con trai sau này của bà hễ đứa nào lấy vợ là đêm tân hôn lại chết bất đắc kỳ tử. Đã ba đứa con dâu của bà hôm trước còn là gái tân, hôm sau đã thành gái goá. Chúng đều kể lại rằng, vào đêm tân hôn, khi chúng vừa quấn lấy nhau thì một làn gió từ cửa sổ ùa vào rồi một tiếng cười ghê rợn vang lên làm chúng lạnh cứng người. Bóng một người đàn bà khoả thân mờ ảo hiện lên. Bóng ma từ từ vươn bàn tay dài ngoẵng ra vuốt lên mặt người chồng, rồi lên mặt người vợ. Sáng ra khi người vợ tỉnh dậy thì thấy chồng mình đã chết. Chuyện loang ra làm mọi người kinh sợ. Không một cô gái nào dám lấy con trai nhà họ Phạm nữa. Hai đứa con trai còn lại của bà trưởng cũng không dám lấy vợ. Cậu con trai út một năm bỗng bỏ đi mất tích, không thấy trở lại hay nhắn nhủ gì về nhà… Xoan chết gần ba mươi năm. Bà trưởng cũng mất đi. Hơn chục năm nay không có ai trong số những người con trai thuộc chi trưởng họ Phạm bị chết nữa vì không có ai lấy vợ. Đứa cháu trai đích tôn của ông bà trưởng cũng đã ba mươi tuổi, nhưng vẫn chưa dám lấy vợ. Các cô gái làng đều lắc đầu quầy quậy khi có ai ướm hỏi các cô cho cháu nhà họ Phạm. Câu chuyện người đàn bà thành tinh xảy ra đã lâu, nhiều năm rồi cũng không thấy bóng ma hiện hình, thế nhưng các cô vẫn chẳng dại phiêu lưu làm gì. Thế rồi có chuyện oái oăm bỗng xảy ra. Mới đây làng Giành lại đồn ầm lên chuyện cái Thương (con gái bà Đào, cái người đàn bà tai tiếng không chồng mà có con) lại yêu thằng Đạt, cháu ông bà trưởng. Nghe đâu chúng nó còn định lấy nhau. Mà đâu phải đồn đại, hai anh chị đã công khai đi lại với nhau. Ông bà Phạm bố mẹ của Đạt thì vừa mừng vừa lo: mừng ở chỗ đã có đứa dám nhận lời với con trai mình, lo là vì mối hận truyền kiếp kia, liệu có ứng nghiệm với đứa con trai thứ hai yêu quý của ông bà không? Còn bà Đào, mẹ của Thương thì đau khổ hết mức. Bà đã chịu nhiều tiếng nhục để có Thương, thế mà nó lại đi đâm đầu vào chỗ ấy để phí hoài cả một đời đi ư. Ba người thím thằng Đạt đã phải đi bước nữa, mà đã đi bước nữa thì phải nhắm mắt đưa chân, dù chưa gì, vẫn mang tiếng là gái goá, vớ phải toàn những thằng không ra gì. Bà Đào mắng chửi con, cấm không cho Thương yêu Đạt, rồi bà khóc, bà van xin nó. Bà đã dùng đủ mọi cách để ngăn cản con, nhưng con bà cứ khăng khăng mà rằng nó chỉ yêu thằng Đạt, không lấy thằng Đạt nó sẽ không lấy ai nữa. Mà nó cũng có lý. ở làng này, bà đã mang tiếng là gái chửa hoang, nó cũng bị vạ lây cái tiếng của bà, rồi chuyện nó đi lại với thằng Đạt thì ai dám hỏi lấy nó nữa. ấy, ở làng quê khổ như thế đấy. Bà đành nhắm mắt chiều theo ý con vậy. Ngày đêm bà khấn vái linh hồn người đàn bà kia hãy buông tha cho con gái bà và thằng Đạt. Lòng bà không lúc nào vơi nỗi lo. Đám cưới của Đạt và Thương là một sự kiện lớn của làng Giành. Người ta túm năm tụm ba xì xào bàn tán. Ai cũng hồi hộp trước sự việc đang xảy ra. Không biết người ta lo sợ cho Đạt và Thương hay người ta tò mò. Nhưng những người thân của họ thì lo lắng thực sự. Ông bà Phạm đã lập bàn thờ khấn vái hàng tháng trời nay. Hôm cưới con, họ còn mời cả một thầy cúng có tiếng đến giải ma trừ tà. Đêm hôm đó, cả làng Giành hầu như không ai muốn ngủ. Họ hồi hộp chờ đợi xem sự việc gì sẽ xảy ra. Liệu người đàn bà thành tinh ấy có trở về làng nữa không. Không ai dám nói chắc. Lũ thanh niên hăng máu, cá cược với nhau. Nhà họ Phạm vô cùng lo lắng. Họ thắp đèn sáng choang cả trong nhà lẫn ngoài sân. Cả nhà sẽ thức suốt đêm bảo vệ cho đôi trẻ. Đạt và Thương dù mệt đến đứt hơi nhưng không sao chợp mắt được. Trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ họ nằm bên nhau yên lặng, mắt mở chong chong. Hết canh ba vẫn không có chuyện gì xảy ra. Bà Phạm thỉnh thoảng lại đập tay vào cửa buồng của đôi trẻ. Bà vẫn nghe tiếng của hai đứa trả lời. Nhưng bà vẫn không thể yên tâm vội. Bà quyết thức cho đến sáng dù bà quá mệt bởi mấy đêm thức trắng. Lúc ấy, khoảng giữa canh tư, một làn gió nhẹ bay lướt vào nhà. Làn gió mát rượi êm dịu làm mọi người quên hết tất cả, lăn ra ngủ say như chết. Thương đang ngủ bỗng rùng mình ớn lạnh. Cô thấy một bóng người trắng toát đứng ngay đầu giường cô, đang vươn bàn tay về phía Đạt. Đạt vẫn nằm bất động như chết. Thương sợ hãi kêu lên: – Đừng, xin đừng bắt anh ấy đi. Cô nhào lại giữ lấy tay bóng ma. Nhưng cô trượt ngã vì chẳng túm được cái gì cả. Bóng ma khẽ lay động, phát ra tiếng cười lạnh băng, giọng bóng ma ngân lên âm u như vẳng từ dưới lòng đất: – Ta phải bắt chồng cô đi. Nó phải gánh tội của ông nó. Thương quì xuống van xin: – Không, anh ấy là người tốt, anh ấy trong trắng không đáng chịu tội thay cho ai cả. Xin bà hãy tha cho anh ấy. – Không thể được- Bóng ma lại lay động phát ra tiếng cười. Thương bất lực. Cô trào nước mắt. Ôi Đạt, người cô yêu tha thiết, chẳng lẽ cô không cứu được anh sao? Thương chắp tay lại, giọng cô run lên vì đau khổ: – Thưa bà, tình yêu của chúng con thật tha thiết, con yêu anh ấy, anh ấy cũng yêu con, chúng con không thể rời nhau được. Nếu bà không thể tha cho anh ấy thì xin bà hãy ban cho con một ân huệ. – Điều gì vậy?- Bóng ma lạnh lùng hỏi. – Xin bà hãy cho con được chết cùng anh ấy. – Ồ, cô gái trẻ đời còn dài. Cô không nên chết. – Nhưng con sống mà không có anh ấy, thì còn đau khổ hơn cả cái chết. Xin bà hãy cho chúng con được chết bên nhau. Bóng ma bỗng lay động, đầu gục rũ xuống. Thương nghe như có tiếng khóc thút thít. Rồi một làn gió bay qua mặt cô, bóng ma biến mất. Thương sợ hãi nhìn Đạt. Cô lay lay anh. Đạt mở choàng mắt: – Gì vậy em ? – Ôi Đạt ! Thế là anh không chết ! – Em nói gì lạ vậy? – Đạt cười – Anh mệt quá nên chợp mắt một chút thôi mà. Ơ kìa, sao em khóc? Thôi nào, nằm xuống đây với anh. Em đừng lo, ma quỉ cũng chẳng làm gì được tình yêu của chúng ta đâu. Trong vòng tay ấm áp của chồng, nước mắt Thương cứ tuôn rơi vì vui mừng và hạnh phúc. Sáng bảnh mắt, những người nhà họ Phạm cùng ông thầy cúng tỉnh dậy. Bà Phạm giật nảy người, vội vã đập tay vào cửa buồng gọi: – Đạt, Thương ơi! – Con đây- Đạt bước ra, anh vươn vai mỉm cười – Đêm qua mẹ ngủ ngon chứ ? – Trời! Con tôi! – bà Phạm chỉ thốt lên được như thế. Bà nhìn Đạt trân trân. Ông thầy cúng làm ra vẻ uể oải nói: – Đêm qua tôi phải thức niệm thần chú suốt. Con ma nó đã hài lòng rồi, không bắt cậu Đạt đi nữa. Đạt chỉ cười, anh bước ra sân. Nắng sớm rực rỡ phản chiếu lấp lánh trong đôi mắt hạnh phúc… K.B.H Liên hệ tác giả: Kiều Thị Bích Hậu , số nhà 37 ngõ 1 Thọ Lão, Hà Nội. ĐT: 0947 358 999 Email:
vanhoc
Huỳnh Trung Chánh ĐIỆU MÚA LOÀI ONG Ở xứ Hoa Kỳ nầy, coi bộ thiên hạ chẳng mấy thuở có được những giờ phút nhàn nhã "trà dư tửu hậu" để bàn chuyện tào lao, nên những tin tức thuộc loại "xe cán chó" chẳng được ưa chuộng mấy. Giựt gân như chuyện anh chàng Ted Bundy, đẹp trai nho nhả, mà lầm lầm lì lì tàn sát cả trăm thiếu nữ ngây thơ cũng chỉ sôi động một tuần rồi lụn tàn trong quên lảng. Dường như, ngoài những trận bóng bầu dục, với những cầu thủ thượng thặng mà "giới mộ điệu" tôn sùng như bậc đại anh hùng, không có một vấn đề trọng đại nào đáng để họ quan tâm. Do đó, chuyện bà triệu phú Ăng Lê chết đi, di chúc để hết tài sản cho chú mèo bốn cẳng, trong khi chị bếp hầu hạ bà ta suốt đời chẳng có một xu ten, cũng không mấy ai cho là lạ hay thắc mắc bất mãn. Trường hợp thằng Steve là một ngoại lệ đặc biệt. Steve càm ràm bà triệu phú quá cỡ, nhưng hắn cà khịa không phải vì cảm thương cho số phận hẩm hiu của người đầy tớ trung thành, mà chỉ vì ghét cay đắng giống nòi nhà mèo. Steve vốn yêu chó nồng nhiệt, nên chẳng mấy ưa mèo. Do đó, hắn chủ trương nếu bà triệu phú kia, để hết gia tài sự sản cho trự chó bá vơ nào cũng hợp lý hơn cho chú mèo vô tích sự đó. Tính thương chó quá khích của Steve trầm trọng nên biến chứng thành bệnh, bệnh không truyền nhiễm chết người nhưng gây phiền phức cho bè bạn vô kể. Steve có thể lải nhải không ngừng những lời ca tụng tài ba, tính trung thành và ngoan ngoãn của con Rover, y hệt như các bà mẹ say sưa ganh đua nhau tán dương con cái họ. Kẻ nào lỡ mồm khơi chuyện chó, thì hắn liền hùng hổ xông vào đấu hót, nhai đi nhai lại những chuyện cũ xì, dai nhách về chú chó. Ai dại dột nhận lời mời của Steve đến nhà y mới lãnh đủ tai họa. Y vồn vã chiều chuộng cung phụng khách đủ thứ, miễn là khách phải chịu khó ngồi yên lặng để y khoa trương thành tích tam đại nhà chó. Khách ngất ngư Steve vẫn chưa chịu buông tha, vì tiếp theo đó lại còn tiết mục chó trổ tài biểu diễn lắm trò: chó nằm ngữa, chó đứng hai chân, chó nhảy vòng, chó nhặt banh... Khách nể nang khen ngợi vài câu, thì Steve nổi hứng huênh hoang là chó của y khôn ngoan tột cùng, vì nó biết cười, biết khóc, biết nhõng nhẽo, biết nói như con người. Y ra lệnh cho chó cười, và mặc dầu y ráng hết sức tiếp hơi, méo mồm méo miệng hướng dẫn, mà chẳng ai mường tượng nỗi nụ cười phát ra từ con Rover. Thật ra, không mấy ai có thể cảm thông ngôn ngữ chó hơn Steve. Cũng tiếng "gâu gâu ẳng ẳng" không khác gì nhau, nhưng Steve có thể giải thích thành lắm chuyện: khi thì Rover lạnh, Rover đói khát, Rover xin đi chơi, đòi "ị"... Ngoài Ðức người duy nhất biểu đồng tình với Steve đôi chút, những người bạn đồng hương của y ai cũng lắc đầu nguầy nguậy, chẳng thèm tin tưởng tí xíu cái thuyết thấy được nụ cười của chó và hiểu được tiếng chó của y. Có lẽ chính vì vậy mà đang là kẻ nổi tiếng kỳ thị người Á Ðông - y thâm thù tất cả những dân tộc nào dính dáng đến màn "sực phàn" thịt chó đó mà -, Steve bỗng long trọng coi Ðức là bậc tri âm thắm thiết. Tuy thông cảm với Steve, nhưng đúng ra, Ðức không hiểu biết nhiều về giống chó. Vốn là một Phật tử thuần thành tiêm nhiễm thuyết luân hồi, Ðức nghĩ rằng trong bao tiền kiếp ngược xuôi lăn lộn trong lục đạo, mỗi người có thể có những giây liên hệ bí ẩn đặc biệt với một giòng sông, một vùng đất, một giống dân, một loài thú nào đó... Steve có thể đã chất chứa ít nhiều chủng tử mang tầng số tương đương với loài chó, nên có những giây liên hệ mật thiết với loài nầy. Chuyện y thấy được nụ cười, hiểu được tiếng sủa có lẽ không phải là chuyện hoang đường. Chính Ðức chắc cũng ngầm chứa những hạt giống ràng buộc mơ hồ và kỳ lạ với một giống côn trùng hiền lành, mà tên cúng cơm Ong Ðức của chàng tuy vô tình nhưng cũng hàm ẩn một nhân duyên huyền bí nào đó. Nhà Ðức ở hẻm Bùi Thị Xuân, nhưng giang san trẻ thơ của chàng lại chính là vườn Tao Ðàn thơ mộng. Có thể một phần vì tính tình nhút nhát, thân thể yếu đuối Ðức không mấy phù hợp với đám bạn bè nghịch ngợm luôn luôn hiếp đáp Ðức và trêu ghẹo chàng là thứ "ong đực vô dụng", nên Ðức trở nên cô đơn, chỉ thích lang thang một mình trong vườn Tao Ðàn, say mê ngắm nhìn từng cành cây, cọng cỏ, đóa hoa. Chàng có thể bỏ hàng giờ để say sưa theo dõi nàng nhện dệt mạng lưới, chăm sóc một con sâu đo, lắng nghe tiếng dế kêu rúc rít hay thả hồn theo những cánh chuồn chuồn, cánh bướm bay lượng nhởn nhơ. Tuy nhiên có lẽ giống côn trùng gắn bó với Ðức nhứt là loài ong. Từ con ong bầu mập ú, ong vò vẽ rắn rỏi, cho đến con ong mật hiền lành, loài nào Ðức cũng đều cảm thấy gần gũi thương yêu đặc biệt. Nhờ những năm trời quan sát tìm hiểu sinh hoạt loài ong, Ðức có thể thân mật làm quen, đùa giỡn, và cũng hiểu biết ít nhiều ngôn ngữ của chúng. Chúng cũng biểu lộ được những cảm xúc vui buồn, thương ghét qua ánh mắt, cặp râu rung rinh. Ngoài ra, bằng lối vỗ cánh, nhịp điệu bay, cách lượn thành đường vẽ trong không gian như một tín hiệu, chúng cũng kháo với nhau lắm chuyện: chỉ điểm nhau một cụm hoa ngọt ngào vừa nở hay rủ rê nhau "tiếu ngạo giang hồ". Gần gũi với chúng, Ðức học được nếp sống thương yêu, hợp quần... cũng như lối thưởng thức hoa trầm lặng bằng khứu giác. Nhờ vậy khứu giác chàng trở nên bén nhạy hơn. Chính năng khiếu đặc biệt đó đã hướng dẫn Ðức chọn chốn định cư tại Jamestown, một thị xã đìu hiu le the không đến một trăm dân cư sinh sống nầy. Mấy tháng trước, từ miền Bắc Mỹ lạnh lẽo, Ðức dự định xuôi về vùng Houston nắng ấm. Trên xa lộ 190, vừa qua khỏi thị xã Jasper, đến giòng sông Neches bất ngờ chàng thoáng ngửi được hương vị nhẹ nhàng tinh khiết của hoa sen. Ðức thoạt nghi ngờ khứu giác của mình vì không tin hoa sen sinh trưởng chốn nầy. Dù vậy, Ðức vẫn hiếu kỳ dừng xe lại, quyết tâm truy nguyên địa điểm phát xuất hương sen. Giòng sông Neches tại điểm tiếp giáp với cầu xa lộ 190 bỗng nở rộng ra đến hơn 4 dặm để biến thành biển hồ bát ngát. Giữa hồ xuất hiện vài hòn đảo nhỏ, có hòn trơ trụi đá, có hòn cây lá xanh um. Ngoài ra, lại có rặng cây nổi bình bồn, - có lẽ đồng chủng loại với cây mắm nước nhà nhưng to hơn -, rễ bám sâu tận đáy hồ mà vẫn trườn mình trên mặt nước, tạo nên những bóng mát hữu tình cho những chiếc thuyền con lạc lõng. Bờ hồ hướng Bắc được tu bổ thành một công viên quốc gia xinh xắn, có rừng cây cao rợp bóng, bãi cỏ sởn sơ, phân thành khu cắm trại, picnic, bơi lội... được thiết trí đầy đủ tiện nghi cho việc sinh hoạt ngoài trời. Ðức thuê thuyền máy lái xuyên qua bờ hướng Nam. Ði hơn nửa đoạn đường, vừa vượt khỏi rặng cây nổi, đã thấy lờ mờ đám lá lô nhô trên mặt nước. Ðến nơi, mới biết đó chỉ là một vùng cồn cát ngầm, cạn cợt nước, phủ đầy rau hoang đong đưa theo giòng nước lững lờ. Tuy chưa tìm được sen, nhưng hương sen biến mất từ lâu bắt đầu phảng phất, dù vậy Ðức cũng phải lái thuyền cả dặm nữa, mới thấy bóng dáng của một rừng sen ẩn hiện xa xa. Sen chen chút mọc dọc theo bờ tràn ra hồ hàng trăm thước, một loại sen màu vàng nhạt, búp thon, cánh mỏng, tinh khiết. Ðức tắt máy nổ. Chàng dùng dầm bơi lách chậm chạp nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương hoa và cũng tránh tiếng động phá tan bầu không khí vắng lặng u tịch của chốn hoang dã nầy. Ðức không thuộc vào hạng người yêu hoa theo lối chiếm đoạt, tàn sát hoa thu hoạch chiến lợi phẩm, mà chỉ thích trầm lặng hàng giờ bên hoa để chiêm ngưỡng, như nhà nghệ sĩ chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt tác. Do đó, dừng thuyền giữa rừng sen, Ðức bèn lắng lòng, buông xả tất cẳ những phiền toái lòng thòng của cuộc đời để hòa mình trọn vẹn với thiên nhiên, sống như sống thực trong thế giới loài sen. Trong thế giới an bình đó, dù là một con côn trùng nhỏ đang nhởn nhơ sinh hoạt, trời nước mông mênh, cọng lá cành hoa: một búp bé bỏng sơ sinh, búp thiếu nữ, đóa hoa trưởng thành, đóa hoa tàn tạ hay một đài sen khô héo gục đầu, tất cả đều trở nên sống động, đều chuyên chở những ý nghĩa nhiệm mầu. Ðức chợt xúc cảm nhớ đến những lần chàng đã mang "ba lô", bồng súng lội trên đầm sen Cái Bèo, Ðồng Tháp ngày trước, trong khi đạn nổ vang rền và hận thù căm căm dồn trên ánh mắt. Sen nước mình duyên dáng thanh cao, hương vị đậm đà tinh khiết biết chừng nào mà mấy ai được diễm phúc bình thản thưởng thức hoa đâu? Ðức bùi ngùi quên cả hiện tại, mãi đến khi nghe tiếng ong vo ve bên cạnh mới bừng tỉnh dậy. Chàng theo dõi bầy ong vừa xuất hiện; bầy ong thật dễ thương, đặc biệt là con đầu đàn dáng dấp to lớn, oai nghi mà đài các như một nàng công chúa. Ðức mĩm cười thương yêu, thân thiện xòe tay mời mọc. Có lẽ loài vật cảm thông được bản chất hiền hòa của Ðức, nên con ong to bay lượn quanh chàng vài vòng rồi dạn dĩ đậu vào. Ong nhìn người, và người nhìn ong, như đôi bạn thiết chia xẻ nhau thưởng thức cái đẹp của hoa sen. Hốt nhiên Ðức mĩm cười với con ong, rồi buộc miệng khen: "Em bé duyên dáng và dễ thương quá!". Nàng ong chẳng biết có hiểu chi không mà e lệ chớp mắt, rồi luống cuống bay quanh quẩn bên chiếc thuyền của Ðức, như chẳng nỡ tách rời. Khi Ðức quay thuyền trở về thì trời đã sụp tối, nên đành nghỉ đêm tại thị xã Jasper. Ðêm đó, đọc báo địa phương thấy công ty khai thác lâm sản JW corp. tuyển chân thợ máy, Ðức đệ đơn thử thời vận không ngờ may mắn được chấp nhận ngay. Thế là Ðức dừng chân lập nghiệp chốn nầy. Chàng lại được Steve giới thiệu thuê một căn nhà vừa ý tại Jamestown, tuy chỉ cách sở làm chừng 5 dặm, nhưng lại tọa lạc ở ven rừng thông vắng vẻ, hợp với kẻ thích ẩn thân chốn thiên nhiên vắng lặng. Chủ nhân căn nhà bận bịu công ăn việc làm tại Tyler, thỉnh thoảng mới về nên mong có người cư ngụ săn sóc hơn là để hoang phế, do đó, chỉ lấy tiền thuê giá tượng trưng. Ðức thường lang thang ở khu rừng sau nhà, thả hồn phiêu lãng theo những áng mây trắng bềnh bồng trên đỉnh đồi thông xinh tươi thẳng tấp. Rừng không thú to, nhưng có rất nhiều thỏ, sóc, chim chóc, gà rừng..., nên không khí luôn luôn sống động mà không ồn ào náo nhiệt. Dưới chân cây phong già rợp bóng, chàng treo một cái võng đong đưa đọc sách. Ngưng đọc sách thì Ðức lơ đảng nhìn bầu trời xanh, quan sát những cánh chuồn chuồn, cánh bướm bay lượn vẩn vơ, hay theo dõi đám ong thợ tranh đua nhau lấy mật mang về tổ lập ngay trên cành cây phong nầy. Buổi chiều mát mẻ, Ðức thường dành thời giờ để chăm sóc vườn hoa sân trước: hai cây tường vi đơm đầy những chùm bông màu tím hoa cà tươi mát, mấy cụm hoa hồng rực rỡ và một dàn dạ lý xanh um. Ðức dự trù sẽ trồng thêm vài bụi cúc, mươi cây pensée để vẫn có hoa nở vào lúc sang thu. Ðang tỉ mỉ cắt tỉa cành lá thừa cho bụi hồng màu đỏ thẩm, Ðức nghe tiếng chân chạy trên đường, nên ngẩng đầu chào như thường lệ: "Chào cô". Cô bé Mỹ tuổi chừng đôi tám, mảnh dẻ duyên dáng, thỉnh thoảng chạy thể dục trên đường, Ðức đã gặp vài lần, và lúc nào cũng lịch sự chào nhau chiếu lệ. Lần nầy, bỗng nhiên cô bé dừng lại, tò mò hỏi: - Chào Ông! Xin lỗi, Ông là người Á Ðông? - Vâng! Tôi là người Việt Nam. Tên tôi là Ðức Ong. Ong có nghĩa là con Bee đó! - Ngộ quá há! Họ tôi cũng là Bee. Tên tôi là Linda Queen Bee!, cô bé cười khanh khách. Nghi là cô bé bịa tên giả bỡn cợt mình, nhưng Ðức vẫn lịch sự: - Hân hạnh được biết cô!, - Ông có vẻ là người ưa thích thiên nhiên. Ông thích tường vi lắm phải không? - Tường vi nở rộ một màu rực rỡ cả vùng, quả thật rất đẹp, nhưng thâm tâm tôi chỉ thích loài hoa có hương vị kìa. - Vậy thì ông thích hoa dạ lý rồi! - Không hẳn vậy! dạ lý hương vị gắt gao nồng nặc quá! - Thế thì tôi biết ý ông rồi! Chắc là hoa hồng, mà phải là loại hồng nhung đỏ thẩm thì hương thơm mới êm dịu phải không? nhưng hoa hồng tuy đài các kiêu sa mà sánh sao bằng hoa phong lan cánh bướm, hương vị thanh thoát nhẹ nhàng hơn! Phong lan hoa như cánh bướm là loại cây chùm gởi đeo bên nhánh cây đối diện với tổ ong sau nhà, Ðức thỉnh thoảng được may mắn thưởng thức hương vị lấy làm thích thú, không ngờ cô bé nầy nhỏ tuổi mà cũng am tường, thật là một điều lạ lùng. - Nhận xét của cô đúng lắm! Nhưng... Cô bé liếng thoáng cười, khoát tay rồi cướp lời: - Hà hà! Loài hoa thượng thặng của ông, có lẽ là loài hoa dại mọc trên vùng nước sình lầy dọc bờ Nam sông Neches chớ gì? Hoa đó hương vị thanh cao, tinh khiết làm sao ấy! Ðức không thể tưởng tượng nỗi ở xứ nầy lại có kẻ tri âm đồng điệu thấu rõ ruột gan mình trong nghệ thuật thưởng thức hương hoa. Chàng bỗng sinh lòng cảm mến cô gái, nên thân mật lên tiếng: - Khâm phục! Khâm phục! Hoa đó không phải hoa dại đâu! Người Việt Nam gọi là hoa sen hay liên hoa, tiếng Anh là lotus. Người nước tôi thích hoa sen vì hương vị thanh cao tinh khiết, vẻ đẹp đoan trang thanh thoát, và nhứt là đặc tính hoa ở chốn bùn lầy mà chẳng nhiễm ô mùi bùn. Do đặc tính thù thắng đó, trong Phật giáo, hoa sen được tôn vinh như là biểu tượng của sự trong sạch thanh tịnh. Vì vậy có pháp môn tu tập để giữ thân tâm thanh tịnh, tạo duyên để được vãng sinh về cõi đất thanh tịnh, tức Liên hoa quốc. - Lạ quá hén! Không ngờ loài hoa đó lại có một giá trị tín ngưỡng cao quý như vậy! - Ðối với người bình dân nước tôi, thì sen còn được chuộng vì giá trị thực dụng nữa. Lá sen dùng để thay giấy gói, các bà nội trợ chế biến để gói cơm, gói chả đem hấp hoặc nướng để tăng thêm vị ngon; hột sen, ngó sen, củ sen đều là những thức ăn quí giá. Ngay như nhị sen, cái mầm xanh xanh giữa hột sen, cũng có người chịu khó gom góp để châm nước uống thay trà, vị nó đắng nhưng hậu lại ngọt, giúp cho thân tâm tươi tỉnh và diệt dục. - Thích quá nhỉ! Thế mà người nước nầy lơ là coi như hoang dại không ngó ngàng gì tới! Tiếc ơi là tiếc! Nhận thấy Linda chịu nghe, chịu tìm hiểu hoa sen, Ðức rộn ràng mời mọc: - Tôi có sưu tập tranh ảnh hoa sen nhiều loại, đặc biệt có sen Tây vức lá to như cái lộng. Nếu cô ưa thích, xin mời cô vào nhà vừa uống loại trà ướp sen, ăn bánh nhưn sen, vừa thưởng thức tranh ảnh hoa sen thì mới hứng thú. - Dĩ nhiên là tôi thích lắm chớ! Cô bé nhanh nhẩu đáp, rồi nối gót theo Ðức. Ðức vừa mở cửa, thì bỗng thấy cô gái loạng choạng bước lui trở ra, mặt mày xanh xao, như sắp té quị, Ðức hoảng hốt: - Ôi! cô có sao không? - Tôi hơi xây xẩm. Tôi vốn bị phản ứng bởi chất hóa học nên cảm thấy ngộp thở. - Xin lỗi cô! Tôi mới xịt thuốc trừ dán buổi chiều, nên không khí trong nhà còn nồng nặc quá! Ðức lúng túng giải thích. - Ơ! thế mà tôi ngỡ Ông thương mến thiên nhiên và vạn vật mọi loài kia mà!, lời lẽ cô gái hơi gay gắt khó chịu. Như một nhà đạo đức giả bị lột mặt nạ, Ðức thẹn thùng giải thích: - Tôi vốn thương sinh vật, nhưng riêng loài dán thì không biết do oan nghiệp từ kiếp nào tôi lại không ưa chúng nỗi. Gây nghiệp sát rồi tôi ái náy vô cùng, nghĩ rằng trong kiếp nào đó, mình cũng là con dán hôi hám, cũng chui vào thức ăn người tìm sống, mà sao giờ nầy mình lại không dung thứ chúng được? - Ô! Ông có thể tin nỗi chuyện loài vật chuyển kiếp thành loài người sao?, Linda vui vẻ trở lại. - Tôi theo Phật giáo nên tin tưởng vào thuyết luân hồi, theo đó, tùy theo nghiệp quả mà chúng sanh phải lặn hụp trong sáu đường: trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Như vậy thì thú tiến bộ thành người và người cũng có thể bị đọa thành thú. - Ơ! sao ở nước nầy người ta chỉ chủ trương luân hồi tiến hóa, theo nghĩa loài vật tiến bộ thành người chớ người không bị thoái hóa thành thú vật được. - Thật ra, dựa vào hoằng nguyện độ sanh vô biên của chư Phật, chư Bồ Tát và thuyết "chúng sanh là Phật sẽ thành", ta nhận thấy yếu tố tiến hóa trong luân hồi rất rõ rệt. Tuy nhiên, tiến hóa không thể hiểu giản đơn như một con đường thẳng tắp suông sẻ, vì kẻ lầm lạc tạo nhân ác thì nghiệp lực có thể dẫn dắt đến cõi thấp hơn, nên việc thoái hóa tạm thời cũng có thể xảy ra, điều đó tương tợ như phải đi con đường vòng, đường gãy, đường trôn ốc... để đạt đến mục đích. Trong kinh điển Phật thỉnh thoảng vẫn nhắc nhở đến những trường hợp đọa lạc, như chuyện bà Thanh Ðề bị sa đọa thành quỷ đói, chuyện một kẻ giàu bần tiện tiếc của tái sanh làm kiếp chó để bảo vệ tài sản trước kia. Tuy nhiên, chuyện luân hồi lâm ly nhất có lẽ là chuyện tưởng tượng về tiền thân, hậu kiếp của bà hoàng hậu Hy Thị. Nguyên vua Lương Võ Ðế, nước Trung Hoa, một đêm nằm ngủ thấy hoàng hậu Hy Thị, chết không bao lâu về báo mộng rằng bà đã bị đọa thành con mãng xà hôi thúi rất là khổ sở, nên khóc lóc xin chồng tìm phương giải cứu. Hoàng đế bèn cầu cứu hòa thượng Chí Công, một đắc đạo cao tăng đương thời. Hòa thượng hợp tăng chúng soạn bộ Lương Hoàng Sám, lập đàn tràn tụng kinh siêu độ cho hoàng hậu thoát kiếp mãng xà. Nhân dịp nầy hòa thượng giải thích tiền căn của hoàng hậu là một con dế, sống trong chậu kiểng trước ngôi chùa cổ. Mến chuộng nếp sống tu hành đạo đức tại đây, con dế phát tâm thích nghe tụng niệm và phát nguyện mỗi ngày trước giờ công phu sáng sẽ cố sức gáy thật to đánh thức tăng chúng. Không may, trong chùa có chú tiểu biếng nhác, bực mình vì bị tiếng dế làm mất giấc ngủ ngon, nên lén dùng que đâm chết. Con dế có nhiều công đức nên được tái sanh làm cô gái đẹp tuyệt trần, rồi trở thành hoàng hậu được vua đặc biệt sủng ái. Tuy nhiên, hoàng hậu đối xử với cung nữ tàn nhẫn, và do những ám ảnh bởi kiếp dế, - yểm trợ tăng sĩ lại bị chính giới tăng sĩ hại mạng, - nên thù ghét tu sĩ, phá hoại việc hoằng dương Phật Pháp. Nghiệp quả đó đã đưa bà đến kiếp mãng xã khốn khổ. (*) - Dế thành người. Người thành rắn. Thích nhỉ! Rồi bỗng dưng Linda cười tủm tỉm, ra vẻ tinh quái hỏi Ðức: - Xin lỗi, Ông có tụng kinh buổi sáng không? Ðức hơi ngạc nhiên vì không hiểu cô gái hỏi nhằm mục đích gì, nhưng vẫn thành thật trả lời: - Không cô ạ! Tôi biếng nhác lắm! - Nếu Ông tụng kinh thì hay cho tôi quá! Tôi sẽ ráng đến đây bấm chuông nhắc nhở hàng ngày, rồi biết đâu kiếp sau tôi chẳng thành một bà Vua đẹp đẽ! Dứt lời, Linda cười ngất, đoạn vội vã chào từ giã, rồi chạy phóng đi mất dạng. Thế rồi, nhân những lúc chạy thể dục buổi chiều, thỉnh thoảng Linda dừng lại líu lo nói chuyện. Cô bé còn trẻ, chuyện giả trá trong cuộc đời dường như mờ mịt, mà thế giới thiên n hiên thì cô hiểu biết sâu rộng như một nhà bác học. Kiến thức về hoa của Linda quả đáng phục. Không một loài hoa nào, dù là loại tầm thường vô danh nhỏ bé li ti mà cô không rành rẽ. Tuy nhiên, tương tợ như Ðức, cô đặt trọng tâm tìm hiểu nhiều về hương vị hơn là màu sắc lòe loẹt của muôn hoa. Sở thích phù hợp, hàn huyên tương đắc, khiến cho chàng thanh niên vốn thích cô đơn hiu quạnh đâm ra thấp thỏm mong đợi bóng hình giai nhân. Thế nhưng Ðức cù lần quá, đã thân mật trò chuyện với Linda gần hai tháng trời, mà Ðức vẫn mù tịt về nàng. Chàng lịch sự nên có những vấn đề Linda tránh né thì không cố tìm hiểu, vả chăng, Ðức có chủ động được đâu. Chỉ nghe tiếng nói, giọng cười dòn tan của nàng, thì hồn vía chàng bay mất, nàng muốn lái sang đề tài nào cũng ríu ríu xuôi theo. Do đó, Ðức chỉ mang máng hiểu là Linda lai giòng máu thổ dân, chịu nhiều ràng buộc trách nhiệm của tinh thần bộ lạc, và chung sống với đại gia đình ở cuối con đường làng. Ðiểm đặc biệt là tuy vui vẻ với Ðức nhưng Linda lại không thích liên lạc quen biết với bất cứ ai, nhất là người da trắng. Vào ngày lễ Tạ Ơn, nếp sống trầm lặng bình dị của Ðức bỗng bị xáo trộn khi gia đình người chủ, nhân dịp về nhà cha mẹ họp mặt hàng năm, đã tạt sang ngôi nhà cho thuê thăm chàng. Thằng Gustavo, đứa con trai duy nhất của họ, tuổi chừng 15, mặt mày bậm trợn, lại vênh váo mặc bộ đồ tác chiến vằn vện, võ trang như lính thứ thiệt bằng dao găm và súng săn. Vừa xuống xe thì hắn ta đã hùng hổ phóng nhanh ra sau rừng, la hét càn quét "địch quân". Khách chỉ lưu lại có ba giờ mà bãi "chiến trường" sau nhà đã thê lương thảm hại. Mấy bụi lan đất bị dẫm nát, cây liễu tơ trốc gốc, cây cối bị chặt phá cành lá rơi rụng khắp nơi. Dưới chân tường là xác nát nhừ của con chim xanh, và bên gốc trắc bá, chú sóc cườm đang nằm thoi thóp. Hoàn cảnh của tổ ong bên cành phong lại càng tàn tệ. Tổ ong bị bắn, bị đập rơi xuống đất vỡ thành mảnh vụn, mật chảy nhầy nhụa trộn lẫn với xác ong non, nhộng ong... trong khi đám ong sống sót quấn quít, lăn xăn trong tuyệt vọng. Ðức dọn dẹp cây lá, chôn xác chim và sóc, nhưng ngần ngừ chẳng biết giải quyết tổ ong cách nào. Chàng cũng đau lòng và tuyệt vọng như chúng, thì đâu nỡ lòng nào quăng cả những con ong non còn sống sót vào sọt rác. Gió thu lạnh buốt, trời sụp tối thật nhanh. Ðức trở vào nhà mà giăng giăng sầu muộn. Nhưng lúc nầy Ðức mong có Linda bên cạnh để tâm sự cho vơi nỗi bực dọc trong lòng. Vừa nhớ đến Linda thì đã nghe tiếng chuông reo vang. Ðức hấp tấp mở cửa, rồi sửng sờ trước một Linda mặt mày xanh xao, xây xát, chân tay run rẩy. Ðức cuống quít đỡ nàng rồi hỏi dồn dập: - Trời ơi! em làm sao vậy Linda? - Em... trật chân té trầy trụa thôi... Anh ơi! mẹ em bị tai nạn lìa đời rồi..., nàng khóc sướt mướt thật là thê thảm. - Linda! Anh có thể giúp gì em không? - Linda lắc đầu: - Họ hàng em lo mọi việc. Họ không thích người lạ mặt dự đám anh à! Khóc lóc khá lâu, bỗng Linda ngẩng đầu cất tiếng: - Lúc nảy ở ngoài em nghe tiếng ong bay loạn xạ lạ lùng quá! Linda đang đau lòng tang mẹ mà vẫn nhớ đến an nguy loài vật khiến Ðức vô cùng cảm phục, chàng đáp: - Thằng quỷ sứ con ông chủ nhà, nó bắn nát tổ ong. Ong bể tổ trong lúc lạnh lẽo như thế nầy thì chỉ biết quanh quẩn chờ chết, chớ biết bay về đâu? - Sao anh không tìm phương cứu chúng? - Anh nghĩ hết cách rồi! đang bối rối thì em đến đó. - Hay là mình thử tìm cái thùng không làm cái tổ tạm để gom mớ tổ vụn nát còn những ong con, nhộng sống sót. Nhưng con ong lớn thất có tổ sẽ quây quần lại, thì may ra giúp đỡ chúng phần nào. - Ý kiến hay quá vậy mà anh không nghĩ ra! Thế rồi Ðức tức tốc ra sau vườn gom mớ tổ ong vụn vặt cho vào thùng mang vào nhà đặt bên trong lò sưởi. Ðàn ong sống sót tự động ùa bay theo, bu quanh. Những con chậm chạp cũng biết tìm cách vào nhà qua ngả ống khói lò sưởi nữa. Sau đó, Ðức khuấy nước đường, rồi tự hứa ngày mai sẽ mua mật về để cạnh đó hầu ong thợ có thể khai thác cấp thời làm thức ăn cho đám ong con. Sắp xếp cho đàn ong xong, Ðức mới cảm thấy nhẹ nhàng. Linda cũng nhờ chăm chỉ săn sóc bầy ong mà mối sầu tang mẹ cũng nguôi ngoai. Sau biến cố thương đau, cô gái ngây thơ nhí nhảnh ngày nào bỗng trở nên đâm chiêu xa vắng. Nét u buồn khiến nàng tăng thêm phần duyên dáng và sự trưởng thành. Linda cũng thường đến nhà Ðức, và cũng ở lại khuya hơn. Hai người hàn huyên tâm sự đủ mọi đề tài, rồi cũng kề cận bên nhau săn sóc bầy ong khốn khổ. Ðức vốn là con người đúng đắn, nhưng gần gũi thân mật lâu ngày với người con gái đang xuân, thì "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", nên tình ái bắt đầu nhen nhúm. Ðôi khi Ðức cũng ráng đè nén cơn thèm muốn, nhưng càng cố đè nén thì lại dễ vướng vít trong lòng, rồi thì thân hình nồng nàng khêu gợi của Linda cứ như chập chờn trước mặt. Nghĩ ngợi vẩn vơ, bỗng Ðức nhớ ra là con gái xứ nầy quá ư phóng khoáng chuyện tình dục, vậy nếu chàng không mạnh dạn chiếm đoạt thân thể nàng, biết đâu lại bị chê là cù lần chậm tiến. Thế rồi Ðức âm thầm chờ đợi cơ hội tiến hành ước mơ của mình. Một hôm, mê mẫn nhìn làn da trắng ngần của Linda lồ lộ trong chiếc áo hở cổ, cơn sốt dục tình bừng dậy thúc giục Ðức cúi xuống hôn ót nàng. Linda rùng mình. Ðức thoáng nghĩ đúng là nàng thuận tình rồi, nên không còn úy kỵ gì nữa, chàng ôm choàng Linda mưu chuyện gối chăn. Bất ngờ, Linda xô nhẹ chàng ra và hổn hển nói: - Ðừng anh! Chúng mình dị chủng không thể là vợ chồng được đâu anh! Ðức bàng hoàng hồi tỉnh cơn mê. Chàng biết vợ chồng khác biệt văn hóa khó có hạnh phúc nên chưa bao giờ nghĩ đến việc kết hôn Linda. Chàng chỉ thèm muốn tình dục thấp hèn, mà lại nài ép nàng trong khi nàng đang đau buồn tang mẹ, kể ra thì quá tệ. Ðức vốn tự trọng nên cảm thấy cực kỳ xấu hổ về hành vi của mình, chàng tự hứa không để những ý nghĩ xấu xa lảng vảng nữa. Từ đó, Ðức ngày càng lưu ý đến tư cách của Linda. Chàng nhận thấy nàng nhu mì đằm thắm như cô gái phương Ðông, rất hợp với tính tình chàng, nên tình yêu chân thật bắt đầu nẩy nở. Mùa xuân vừa trở lại thì vạn vật liền tưng bừng sống dậy. Cây lá nảy mầm xanh tươi. Chim kêu ríu rít và bầy ong cũng rộn rịp đi đi về về. Linda dắt tay Ðức tung tăng trong rừng, hai người dừng chân dưới cây phong già, bồi hồi nhớ lại thảm cảnh mùa thu qua. Thấy thời cơ thuận lợi cho việc ngỏ lời cầu hôn, Ðức ngọt ngào: - Em cưng ơi! Linda ngả đầu nhìn Ðức, rơm rớm nước mắt, rồi bỗng nhiên ôm chầm lấy chàng, đặt nụ hôn trên môi. Nụ hôn thật ngon, ngọt lịm như mật... khiến Ðức ngất ngây như lạc vào cơn mê phiêu lãng. Rồi Ðức lơ mơ nghe tiếng nàng thổn thức: - Anh Ðức ơi! em chỉ muốn ở bên anh hoài hà! Khổ nỗi em còn trách nhiệm với giống nòi của em anh à! Em phải ra đi! Ðức cố gắng ú ớ lên tiếng mà không tỉnh được. Chàng chỉ mang máng nghe âm thanh rần rộ như tiếng quân đi, rồi có kẻ lạ lên tiếng: - Khải bẩm nữ vương! Ðã đến giờ hoàng đạo, xin nữ vương lên đường. - Mặc ta! Ngươi lui ra!, Linda nghiêm nghị trả lời người lạ, đoạn hôn mái tóc chàng, thỏ thẻ: - Cám ơn anh cứu dân em và cho tá túc mùa đông! Xin vĩnh biệt! Vĩnh biệt nhe anh!... Ðức hốt hoảng choàng mắt dậy, bóng Linda chập chờn trước mắt bỗng mờ dần, tan biến dần..., rồi chỉ còn hiện rõ hình dáng của con ong, con ong đầu đàn mà chàng đã có duyên hội ngội tại đầm sen sông Neches ngày trước. Con ong lượn một vòng như từ giã, rồi bay vút đi, kéo theo cả bầy ong như một đoàn xe lửa dài ngoằn ngoèo đen nghịt. Ðức vội vã phóng chạy theo, gọi tên nàng ơi ới, nhưng đàn ong vẫn tiếp tục bay xa, bay thật xa, rồi lần lần mất dạng. Người đi không hẹn ngày trở lại, nhưng Ðức vẫn tưởng ngóng đợi chờ. Không tin cả mắt mình, Ðức vẫn hy vọng hội ngộ với Linda bằng xương bằng thịt, chàng truy tầm thăm hỏi tung tích của nàng khắp vùng Jamestown, nhưng không một ai nghe nói gì đến giòng họ Queen Bee, cũng như vết tích của bộ lạc thổ dân nào. Chàng lại sục sạo khắp nơi tìm cho ra đàn ong cây phong cũng chẳng thấy tăm hơi. Tháng ngày nhung nhớ vô vọng khiến Ðức sanh chứng mượn rượu giải sầu, rồi lái xe lang thang đây đó, chớ chẳng thiết về nhà để phải thấy lại dấu vết của những kỷ niệm khó quên. Một đêm, sau khi nhậu mềm môi tại Beaumont, và mặc dầu bạn bè ngăn cản, Ðức vẫn khăng khăng lên xe lái đi. Bước ra xe, chân cảm thấy run, nhưng Ðức tin tưởng mình vẫn tỉnh táo. Hơn một năm nay, chàng đã bao lần nhậu say mềm, mà có điều gì đáng tiếc xảy ra đâu. Ðêm khuya vắng vẻ, đường sá trống trơi. Ðức lên xa lộ 10E thênh thang một mình, đáp lút ga xăng, xe vọt như bay. Ðức mơ hồ như có tiếng ai gọi tên mình, rồi bỗng nghe tiếng "bụp" ở kiếng trước. Phản ứng tự nhiên khiến Ðức giảm tốc lực, rồi nhìn kỹ thấy một con ong đang oằn oại dưới cây cần quạt nước. Tình thương ong cố hữu thúc giục chàng chạy chậm sát lề, đậu xe chỗ dành cho trường hợp khẩn cấp. Chàng tắt đèn, tắt máy xe, chực mở cửa thì ngưng lại. Chàng cảm thấy mình lẩm cẩm ngu muội quá! Con ong bề gì cũng chết rồi, chàng dừng xe, hay làm cách nào cũng chẳng cứu nó được. Ðang ngần ngừ, chợt Ðức thấy ánh đèn chói chang trước mắt. Năm bảy chiếc xe từ hướng ngược chiều phóng sát bên xe chàng. Lạ lùng quá! Ðức nhìn qua bên kia đường, rồi bất giác run lên, sợ điếng người, tóc tai dựng đứng. Không biết say rượu như thế nào, chàng đã lên xa lộ bằng lối ra, rồi cứ phóng xe phom phom trên đường ngược chiều. Nếu không nhờ vô tình thương con ong dừng xe lại, thì chàng đã đụng xe trực diện tan xát rồi. Ðức lặng lẽ bước ra ngoài gỡ con ong khỏi quạt nước mang vào xe, vặn đèn nhìn kỹ mặt ân nhân. Ðức bỗng rú lên: "Trời ơi!", rồi khóc nức nở như một đứa trẻ con. Ðó là xác con ong đầu đàn, tức Linda Queen Bee, đó là nàng. Bằng linh cảm nào, nàng biết Ðức đang lâm nguy để xả thân nhắc nhở chàng dừng xe lại. Ðức mai táng Linda bên bờ Nam sông Neches, cạnh rừng sen, rồi rời bỏ Jamestown như chạy trốn. Chàng về Houston tích cực tham gia các sinh hoạt của cộng đồng người Việt để tìm quên. Tình cờ, trong công tác giúp đỡ hướng dẫn đồng bào mới định cư, Ðức gặp gỡ Mai, rồi hai người đi đến hôn nhân sau một thời gian ngắn tìm hiểu. Năm kế, thì đứa con gái đầu lòng ra đời. Tưởng nhớ người xưa, Ðức đặt tên con là Ong Thùy Linh. Bé Linh là nguồn hạnh phúc ngọt ngào của cặp vợ chồng son. Hai vợ chồng tranh nhau lo lắng, săn sóc con. Con bé bám riết theo cha, nhõng nhẽo, vòi vĩnh đủ thứ. Và Ðức cũng cưng con tột bực, đến nỗi Mai phải cằn nhằn là chàng cứ chiều chuộng thói hư tật xấu của con. Cái gọi là "thói hư tật xấu" đó, chính là cái nết không thích chơi búp bê, mặc quần áo đẹp, lẩn quẩn trong phòng ốc ấm cúng sạch sẽ, mà chỉ thích ra ngoài trời, lê lết trên bãi cỏ, trững giỡn với ong bướm, ngắm cây lá, hay say đắm ngửi hương hoa. Ðiểm kỳ lạ là bé Linh có khả năng đặc biệt thu hút loài ong, bé ở nơi nào thì dường như những con ong cũng mon men tìm đến. Càng lớn, tính thích thiên nhiên của bé Linh càng tăng, nên hàng tuần Ðức đều đưa con đi đến công viên chơi giỡn. Ðể mừng sinh nhựt bé Linh 5 tuổi. Ðức tổ chức chuyến du ngoạn xa tại công viên sông Neches, để vợ con có dịp thưởng thức được hương sen xứ người. Chưa đến công viên mà bé Linh đã mừng reo như trở về nơi quen biết, em lăn xăn nói cười chỉ chỏ huyên thuyên ra chiều thích thú. Ðức tìm chỗ đậu xe, bé Linh không chịu ở đó, mà nằng nặc chỉ về hướng bờ sông bên kia. Thế là Ðức thuê thuyền máy phóng thẳng đến rừng sen. Cảnh xưa không mấy đổi thay. Sen bành trướng rộng hơn, chen chút hơn, nhưng lại đượm vẻ tàn tạ tiêu điều bởi thời tiết thất thường. Bé Linh mừng rỡ reo vang. Em vốc nước thả trên chiếc lá xanh trơn trợt, mân mê đài sen, tâng tiu từng bóp cỏn con. Hết ngắm đóa hoa nầy, em lại đòi cha bồng đi ngắm hoa khác, không biết chán. Mai vốn không thích hợp với thú sinh hoạt ngoài trời, nhưng cảnh đầm sen có cái gì gợi đến đất nước thân yêu, khiến nàng vừa náo nức, vừa bồi hồi nhung nhớ. Nàng thỏ thẻ: "Mình chịu khó hái gương thật nhiều đem về chia cho bạn bè món quà quê hương lấy thảo! anh nhé!". Thình lình có tiếng hét to: "Ê! tụi da vàng! lên đây!". Ðức giựt mình, nhìn lên bờ thấy một tên cao lớn, mặt trét sơn màu vằn vện, ăn mặc theo lối lính tác chiến rừng rậm, võ trang bằng dao găm và súng ngắn. Hắn chỉa súng ra lệnh vợ chồng Ðức lên bờ, và họ đành ríu ríu tuân theo. Tên côn đồ có nét quen quen, nghĩ mãi, Ðức mới giựt mình nhận diện hắn chính là thằng Gustavo ngổ ngáo con người chủ nhà ngày trước. Nhớ đến tính tình hung hản, ác độc của y mà Ðức rùng mình. Hắn bắt Ðức nằm xấp xuống đất, hai tay úp lên gáy. Hắn trói Mai vào thân cây, đoạn trói thúc ké chân và tay chàng siết lại với nhau thật đau đớn, đá cho nằm nghiêng một bên. Sau đó, hắn mới thung dung lục lọi lấy hết tiền bạc, nữ trang và cả thẻ tín dụng nữa. Bấy giờ, tên côn đồ trừng mắt đảo một vòng nhìn các nạn nhân, như sắp ăn tươi nuốt sống họ. Vờn mồi xong, hắn mới lạnh lùng lấy dao găm chậm rãi rạch lưng Ðức từng nhát một. Lưỡi dao bén ngót, rờn rợn, đau rát thấu xương, mà trong thế bị trói thúc ké không nhúc nhích được, Ðức chỉ còn có cách kêu gào thảm thiết. Hắn cười hăng hắc khoái chí, lấy cát tấp vào vết thương cho Ðức oằn oại đau đớn hơn nữa. Sau đó, hắn từ từ xây qua Mai, xé toạt áo nàng, liếc dao dọa nạt. Hắn cười hô hố thưởng thức nỗi khiếp đảm của nạn nhân, rồi mới thong thả rạch vài lằn dao trên ngực nàng. Mai dãy dục, rên rĩ, kêu la... thì y càng hả hê khoái trá. Hắn lại chụp bé Linh. Ðức năn nỉ xin hắn hành hạ mình và tha con, nhưng lời van nài dường như chỉ khiến thú tính hắn thêm sôi sục mà thôi. Hắn hùng hổ dở hỏng bé Linh, cầm dao như định xiên ngang họng, khiến con bé kinh hoàng hoát miệng la, mà như bị nghẹn ngào chẳng chút âm vang. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, bỗng nhiên, một bầy ong độc đen nghịt từ đâu bay đến. Bầy ong bất ngờ bu kín gã hung đồ, hắn kêu thét như heo bị thọc huyết, nổ súng vang trời, chạy thục mạng, rồi phóng nhào xuống nước chìm lĩm. Trong khoảnh khắc đàn ong quay lại, Ðức lo ngại chúng sẽ tấn công gia đình mình, ngờ đâu bầy ong vần vũ quanh bé Linh, bay theo một đường lối nhịp nhàng như vụ điệu chào mừng. Bé Linh cũng vậy, em như trong trạng thái xuất thần, xoay quanh múa may nhún nhẫy với chúng. Sau khi đàn ong kéo nhau đí, bé Linh trở lại tình trạng bình thường. Ðức liền chỉ dẫn con lượm dao găm của tên côn đồ rớt lại, cắt dây trói, rồi tức tốc đưa gia đình trở về công viên, báo cho cảnh sát nội vụ. Cả nhà được chuyển khẩn cấp đến bệnh viện để săn sóc những vết thương tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng đau đớn vô ngần. Ba ngày sau cảnh sát đến báo tin đã tìm thấy tử thi dày đặc vết ong đốt của tên côn đồ nổi lềnh bềnh trên sông. Họ tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên vì không hiểu nỗi nguyên nhân nào đã khiến loài ong lại chọn đúng gã côn đồ để chỉ tấn công tên nầy mà thôi. Có lẽ họ sẽ ngạc nhiên hơn nữa, nếu họ chứng kiến được điệu múa loài ong cũng như tiếng hét tắt nghẹn của bé Linh. Tiếng hét ấy, Ðức tin tưởng như là một thứ siêu âm tương ưng với loài ong, mà bé Linh, trong cơn khủng khiếp tiềm thức đã tự động tìm về với tiền nhân ong chúa, để đột ngột phát ra hầu kêu gọi đồng loại đến cứu nguy kịp thời!!! Tháng 12. 1990Ghi chú: * Theo Thượng Tọa Trí Quang trong phần tiểu dẫn bộ Lương Hoàng Sám thì Lương Võ Ðế khi hạ chiếu thỉnh cầu soạn sám đã ghi rõ mục đích là vì dân vì nước, chớ không có khoảng nào nhắc đến bà Hy Thị cả. Do đó, truyền thuyết rằng hoàng hậu là nguyên nhân của việc soạn sám, cũng như những chuyện huyền hoặc về tiền nhân, hậu kiếp của bà có lẽ chỉ là chuyện tưởng tượng của người đời sau mà thôi. * * Truyện ngắn "Ðiệu múa loài ong" hiển nhiên là chuyện liêu trai huyền hoặc, tuy nhiên chuyện hoang đường đó đã được gợi ý từ một chuyện có vẻ thật đăng trên báo Weekly News, tóm lược như sau: Gia đình của anh Jose Villareal, gồm vợ Maria và 2 con: bốn và tám tuổi đang vui hưởng picnic cạnh bờ sông Menaro, gần Portobelo, Panama thì có tên côn đồ tên Gustavo Trelles, võ trang súng lục và dao găm, uy hiếp họ. Tên côn đồ cột đàn bà và trẻ con vào thân cây, trói thúc ké người chồng, vơ vét tiền bạc, nữ trang, rồi hành hạ hai vợ chồng bằng cách dùng dao rạch nát thân thể họ. Khi y vừa định hành hạ đến 2 đứa trẻ con, thì bỗng có bầy ong độc bay đến đốt y cho đến chết. Bầy ong vẫn tiếp tục vần vũ ở đó hằng nửa giờ mới bay đi, nhưng không hề đụng chạm chi đến gia đình nạn nhân. Mục lục ĐIỆU MÚA LOÀI ONG ĐIỆU MÚA LOÀI ONG Huỳnh Trung ChánhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: TVHoaSenĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
Hơn 20 loại axít amin khác nhau đã được tìm thấy bên trong các mẫu vật được tàu du hành Hayabusa2 của Nhật Bản thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu và quay về trái đất vào cuối năm 2020, theo Hãng Kyodo News hôm 6.6. Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết, do axít amin đóng vai trò thiết yếu để sinh vật tạo nên các protein cần thiết cho sự sống, phát hiện mới có thể mang đến manh mối hứa hẹn đột phá trong nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của sự sống. Đây cũng là lần đầu tiên nhân loại tìm được các hợp chất hữu cơ trên một tiểu hành tinh đang lao nhanh trong vũ trụ. Tháng 12.2020, Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo tàu du hành Hayabusa2 đã quay về trái đất sau sứ mệnh kéo dài 6 năm. Tàu mang theo hộp chứa hơn 5,4 g vật chất nằm bên dưới bề mặt tiểu hành tinh Ryugu vào thời điểm nó đang cách địa cầu hơn 300 triệu km. Nỗ lực nghiên cứu mẫu vật đến từ Ryugu nhằm khám phá những bí ẩn về nguồn gốc của hệ mặt trời và sự sống trên hành tinh chúng ta. Kết quả phân tích mẫu vật trước đó cho thấy có sự hiện diện của nước và vật chất hữu cơ. Năm 2021, nỗ lực nghiên cứu được khởi động đầy quy mô với sự tham gia của JAXA và các viện nghiên cứu trên toàn Nhật Bản , trong đó có Đại học Tokyo và Đại học Hiroshima. Dù chưa rõ bằng cách nào axít amin có thể đến được địa cầu vào thời cổ đại, một giả thuyết cho rằng chúng được các thiên thạch mang đến trái đất từ không gian xa xôi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các thiên thạch gặp trở ngại vì chúng bị trộn lẫn các vi sinh vật của trái đất trong quá trình lao xuyên khí quyển địa cầu. Vì thế, việc đưa Hayabusa2 đến tiểu hành tinh Ryugu và thu thập mẫu vật bên dưới bề mặt cho phép loại trừ khả năng trên. Hayabusa2 được phóng lên không gian vào năm 2014 và đến vị trí cho phép con tàu khóa chặt vào vị trí bên trên Ryugu vào tháng 6.2018. Để làm được điều này, tàu du hành của Nhật Bản đã di chuyển trên quỹ đạo ê líp xung quanh mặt trời suốt hơn 3 năm và vượt qua quãng đường hơn 3,2 tỉ km. Năm tiếp theo (2019), con tàu tiếp xúc bề mặt tiểu hành tinh tổng cộng 2 lần, cho phép nó thu thập mẫu vật bên dưới bề mặt một tiểu hành tinh lần đầu tiên trong lịch sử loài người.
vanhoc
Người đi bộ là những người di chuyển bằng cách sử dụng chân để đi bộ hoặc chạy. Trong thời đại hiện đại, thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ những người đi bộ trên đường hoặc lề đường, tuy nhiên điều này không phải luôn đúng trong quá khứ. Nguyên gốc Ý nghĩa của từ "người đi bộ" được hiểu thông qua việc ghép các thành phần từ ped- (chân) và -ian (đặc trưng của). Từ này bắt nguồn từ thuật ngữ Latin pedester (đi bằng chân) và được sử dụng lần đầu tiên (trong tiếng Anh) vào thế kỷ 18. Ban đầu, từ này được sử dụng và vẫn có thể được sử dụng ngày nay như một tính từ để chỉ điều đơn giản hoặc tầm thường. Tuy nhiên, trong bài viết này, từ này được sử dụng dưới dạng danh từ để chỉ người đi bộ. Có thể từ "người đi bộ" đã được sử dụng trong tiếng Pháp thời Trung đại trong tác phẩm Recueil des Croniques et Anchiennes Istories de la Grant Bretaigne. Lịch sử Đi bộ luôn là phương tiện di chuyển chính của con người. Người đầu tiên di cư từ Châu Phi, khoảng 60.000 năm trước, đã sử dụng đi bộ làm phương tiện di chuyển. Họ đã đi bộ dọc theo bờ biển Ấn Độ để đến Australia và qua châu Á để đến châu Mỹ, từ Trung Á vào châu Âu. Với sự xuất hiện của ô tô vào đầu thế kỷ 20, ô tô đã chiếm ưu thế và trở thành lựa chọn hàng ngày cho nhiều người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhóm và phong trào tiếp tục tán thành đi bộ như là phương tiện di chuyển hàng ngày ưa thích của họ. Một số tổ chức và nhóm cũng đã cố gắng đưa ra quan điểm của mình và thúc đẩy sự cân bằng trong truyền thông, nơi ô tô thường được ưu ái, như được kể bởi Peter Norton. Trong thế kỷ 18 và 19, đi bộ (pedestrianism) là một môn thể thao được quan tâm rộng rãi, tương tự như cưỡi ngựa (equestrianism) vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Một trong những người đi bộ nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là Đại úy Robert Barclay Allardice, còn được gọi là "Người đi bộ nổi tiếng" từ Stonehaven, Scotland. Chiến công đáng chú ý nhất của ông là đi bộ 1 dặm (khoảng 1,6 km) mỗi giờ trong 1000 giờ, từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 12 tháng 7 năm 1809. Chiến công này đã thu hút sự tưởng tượng của rất nhiều người, và khoảng 10.000 người đã đến xem trong suốt sự kiện. Trong suốt thế kỷ 19, nhiều người đã cố gắng lặp lại thành công này, bao gồm cả Ada Anderson, người đã nâng cao thành công và đi bộ một nửa dặm (800 m) mỗi 15 phút trong suốt 1.000 giờ. Từ thế kỷ 20 trở đi, sự quan tâm đến đi bộ như một môn thể thao đã giảm đi. Mặc dù đi bộ vẫn là một môn thể thao Olympic với tên gọi "Racewalking", nhưng không còn thu hút sự chú ý như trước. Tuy nhiên, vẫn có những chiến công đi bộ đáng chú ý, như cuộc đi bộ từ Land's End đến John o' Groats ở Vương quốc Anh và hành trình đi bộ từ bờ biển này sang bờ biển kia của Bắc Mỹ. Người đầu tiên đi bộ vòng quanh thế giới là Dave Kunst, người bắt đầu hành trình từ Waseca, Minnesota vào ngày 20 tháng 6 năm 1970 và hoàn thành vào ngày 5 tháng 10 năm 1974, khi ông quay trở lại thị trấn từ phía tây. Những chiến công này thường liên quan đến việc gây quỹ từ thiện và được thực hiện bởi những người nổi tiếng như Sir Jimmy Savile và Ian Botham cũng như những người khác. Tham khảo Đi bộ Thuật ngữ vận tải
wiki
Bưởi bung cũng là một trong các tên gọi của Glycosmis pentaphylla (Correa) cùng họ, được biết dưới các tên gọi khác như cây cơm rượu, bái bài, cứt sát v.v, là một cây dùng làm thuốc. Xem bài Cơm rượu. Chi Bưởi bung (danh pháp khoa học: Acronychia) là một chi 44 loài thực vật, chủ yếu là cây bụi thuộc về họ Cửu lý hương (Rutaceae). Chúng phân bố rộng khắp ở Ấn Độ, Malesia, Úc và các đảo thuộc miền tây Thái Bình Dương. Tại Australia có 19 loài, chúng nói chung được gọi là aspen (cây dương lá rung) mặc dù chúng không có quan hệ họ hàng gì với cây dương lá rung thuộc chi Populus trong họ Liễu (Salicaceae). Tương tự như các thành viên khác trong họ Rutaceae, lá của chúng có mùi thơm khi bị nghiền nát. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy chi Maclurodendron (hiện nay coi là chứa 6 loài hoa đơn tính, phân bố trong khu vực từ Sumatra, bán đảo Mã Lai, Borneo, Philippines tới Việt Nam, đảo Hải Nam và Quảng Đông (Trung Quốc)) lồng sâu trong chi Acronychia và chúng có quan hệ họ hàng gần với loài phổ biến rộng Acronychia pedunculata. Các loài Danh sách loài và khu vực phân bố lấy theo Plants of the World Online. Acronychia aberrans T.G.Hartley: Queensland (bán đảo Cape York). Acronychia acidula F.Muell.: Đông bắc Queensland. Acronychia acronychioides (F.Muell.)T.G.Hartley: Queensland. Acronychia acuminata T.G.Hartley: Queensland (bán đảo Cape York). Acronychia arfakensis Gibbs: Tây New Guinea. Acronychia baeuerlenii T.G.Hartley: Từ Queensland tới đông bắc New South Wales. Acronychia brassii T.G.Hartley: New Guinea. Acronychia carrii T.G.Hartley: Papua New Guinea. Acronychia cartilaginea T.G.Hartley: Papua New Guinea. Acronychia chooreechillum (F.M.Bailey) C.T.White: Queensland (bán đảo Cape York). Acronychia crassipetala T.G.Hartley: Queensland. Acronychia cuspidata Lauterb.: Đông bắc New Guinea. Acronychia dimorphocalyx T.G.Hartley: New Guinea. Acronychia emarginata Lauterb.: New Guinea. Acronychia eungellensis T.G.Hartley & B.Hyland: Queensland. Acronychia foveata T.G.Hartley: New Guinea. Acronychia glauca T.G.Hartley: New Guinea. Acronychia goniocarpa Merr. & L.M.Perry: Tây New Guinea. Acronychia gurakorensis T.G.Hartley: Papua New Guinea. Acronychia imperforata F.Muell.: Queensland, New South Wales. Acronychia intermedia T.G.Hartley: Papua New Guinea (vịnh Milne). Acronychia kaindiensis T.G.Hartley: Papua New Guinea. Acronychia laevis J.R.Forst. & G.Forst.: Queensland, vùng tây nam Thái Bình Dương. Acronychia ledermannii Lauterb.: New Guinea. Acronychia littoralis T.G.Hartley & J.Williams: New South Wales. Acronychia macrocalyx T.G.Hartley: Papua New Guinea. Acronychia montana T.G.Hartley: New Guinea. Acronychia murina Ridl.: New Guinea. Acronychia normanbiensis T.G.Hartley: Papua New Guinea (vịnh Milne). Acronychia oblongifolia (A.Cunn. ex Hook.) Endl. ex Heynh.: Từ đông nam Queensland tới đông nam Victoria. Acronychia octandra (F.Muell.)T.G.Hartley: Australia. Acronychia papuana Gibbs: Tây New Guinea. Acronychia parviflora C.T.White: Đông bắc Queensland. Acronychia pauciflora C.T.White: Từ đông trung Queensland tới đông bắc New South Wales. Acronychia pedunculata (L.) Miq.: Nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á (từ Ấn Độ, Trung Quốc tới Papua New Guinea). Tên Việt: bưởi bung, giáng chân hương, cam dầu núi, bí bái, bai bái. Acronychia peninsularis T.G.Hartley: Queensland. Acronychia pubescens (F.M.Bailey) C.T.White: Từ đông nam Queensland tới tây bắc New South Wales. Acronychia pullei Lauterb.: New Guinea. Acronychia reticulata Lauterb.: New Guinea. Acronychia richards-beehleri Takeuchi: Papua New Guinea. Acronychia rubescens Lauterb.: Đông bắc Papua New Guinea. Acronychia rugosa T.G.Hartley: New Guinea. Acronychia schistacea T.G.Hartley: Papua New Guinea (vịnh Milne). Acronychia similaris T.G.Hartley: Tây New Guinea. Acronychia smithii T.G.Hartley: New Guinea. Acronychia suberosa C.T.White: Từ đông nam Queensland tới đông bắc New South Wales. Acronychia trifoliolata Zoll. & Moritzi: Đảo Christmas, Java, quần đảo Tiểu Sunda, Maluku, New Guinea, quần đảo Solomon, Sulawesi. Acronychia vestita F.Muell.: Đông bắc Queensland. Acronychia wabagensis T.G.Hartley: New Guinea (miền tây vùng Cao Nguyên). Acronychia wilcoxiana (F.Muell.)T.G.Hartley: Từ Queensland tới New South Wales. Acronychia wisseliana T.G.Hartley: New Guinea. Chú thích Tham khảo Ảnh chụp quả của A. littoralis Bưởi bung
wiki
Zoubida Bouazoug (sinh ngày 25 tháng 1 năm 1976) là một Judoka người Algérie đã giành huy chương đồng trong + 70   hạng cân kg ở cả Paralympics mùa hè 2008 và 2012. Nghề nghiệp Zoubida Bouazoug sinh ngày 25 tháng 1 năm 1976 và tiếp tục đại diện cho Algérie trong môn judo. Cô tham gia +70 phụ nữ   giải đấu kg tại Paralympic mùa hè 2008 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Cô nhận được một lời tạm biệt thông qua các vòng đầu tiên, và phải đối mặt với Trung Quốc judoka Yuan Yanping trong trận bán kết. Bouazoug thua trận, và thay vào đó phải đối mặt với Sara de Pinies của Tây Ban Nha trong một trận tranh huy chương đồng. Cô đã giành được chiến thắng và huy chương. Tại Đại hội Thể thao Thế giới IBSA ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Bouazoug đã thi đấu ở cả + 70 kg và dưới 78 kg. Cô đã hoàn thành thứ năm trong + 70 kg, và giành huy chương bạc ở hạng cân dưới 78 kg. Thi đấu tại Thế vận hội Paralympic 2012 ở London, Anh, Bouazoug đã chiến đấu với Yanping ở vòng đầu tiên, người đã giành được huy chương vàng tại Bắc Kinh. Yanping đánh bại Bouazoug và tiếp tục giữ danh hiệu của mình ở London. Bouazoug trong khi đó đã làm việc theo cách của mình thông qua việc tái bản. Cô đã chiến đấu cho một huy chương đồng chống lại Celine Manzuoli của Pháp. Bouazoug đã thắng trận đấu và huy chương, đánh bại Manzuoli bởi waza-ari. Tham khảo Sinh năm 1976 Nhân vật còn sống
wiki
Atlas các đại dương trên thế giới (World Ocean Atlas -WOA) là một sản phẩm dữ liệu của Phòng thí nghiệm Khí hậu Đại dương thuộc Trung tâm Dữ liệu Hải dương học Quốc gia (Hoa Kỳ). WOA chuyên nghiên cứu về khí hậu học của các lĩnh vực thuộc đại dương tại chỗ cho Đại dương Thế giới. Nó được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1994 (dựa trên Atlas Khí hậu học của Đại dương Thế giới ), với các phiên bản sau đó vào khoảng bốn năm vào năm 1998, 2001, 2005, 2009, và 2013. Bộ dữ liệu Các trường tạo nên bộ dữ liệu WOA bao gồm các lưới toàn cầu được phân tích khách quan ở độ phân giải không gian 1 °. Các trường có ba chiều và dữ liệu thường được nội suy trên 33 khoảng cách dọc được chuẩn hóa từ bề mặt (0 m) đến đáy biển vực thẳm (5500 m). Về độ phân giải thời gian, các trường trung bình được tạo ra cho thang thời gian hàng năm, theo mùa và hàng tháng. Các lĩnh vực WOA bao gồm nhiệt độ đại dương, độ mặn, oxy hòa tan, sử dụng oxy biểu kiến (AOU), độ bão hòa oxy phần trăm, phosphat, axit silicic và nitrat. Các phiên bản ban đầu của WOA cũng bao gồm các lĩnh vực như độ sâu lớp hỗn hợp và chiều cao mặt nước biển. Ngoài các trường trung bình của các thuộc tính đại dương, WOA cũng chứa các trường thông tin thống kê liên quan đến dữ liệu cấu thành mà mức trung bình được tạo ra từ đó. Chúng bao gồm các trường như số điểm dữ liệu trung bình được lấy từ, độ lệch chuẩn và sai số chuẩn của chúng. Phiên bản độ phân giải ngang thấp hơn (5 °) của WOA cũng có sẵn. Bộ dữ liệu WOA chủ yếu có sẵn dưới dạng nén ASCII, nhưng kể từ WOA 2005, một phiên bản netCDF cũng đã được sản xuất. Hình ảnh Xem thêm Tập dữ liệu CORA Atlas biển châu Âu Nghiên cứu địa hóa học đại dương (GEOSECS) Dự án phân tích dữ liệu đại dương toàn cầu (GLODAP) Thí nghiệm lưu thông đại dương thế giới (WOCE) Tham khảo Liên kết ngoài Các bộ dữ liệu và sản phẩm của Phòng thí nghiệm Khí hậu Đại dương NODC Hải dương học
wiki
Geany là chương trình soạn thảo văn bản đa hệ sử dụng nền tảng GTK+ dựa trên Scintilla với Môi trường phát triển tích hợp (IDE) cơ bản. Nó được thiết kế giới hạn phụ thuộc vào các gói riêng lẻ để có thời gian nạp ngắn. Nó có mặt rộng rãi trên các hệ điều hành, như Windows, Linux, BSD và Solaris. Các ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ (theo tài liệu) là C, Java, PHP, HTML, Python, Perl và Pascal. Geany là một trong những trình soạn thảo đầy đủ chức năng cho Linux, vì các trình soạn thảo văn bản cho Linux thường có mức đơn giản tối đa. Nó gần giống với các trình soạn thảo văn bản cho Windows như NoteTab hoặc ConTEXT Geany là phần mềm tự do được cấp theo giấy phép GNU GPL. Chức năng Tự động hoàn thành Hỗ trợ nhiều tài liệu Hỗ trợ dự án Tô sáng cú pháp Phân tách mã Danh sách các ký tự biểu tượng Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Trang dự án Freshmeat Đánh giá Geany Bài đánh giá khác về Geany trên Ubuntunews Một bài đánh giá về Geany Môi trường phát triển tích hợp Trình soạn thảo văn bản Phần mềm miễn phí viết bằng C
wiki
Ả Rập Saudi chấp nhận Công ước Di sản thế giới từ ngày 7 tháng 8 năm 1978. Cho đến nay, quốc gia này đã có 6 di sản thế giới được UNESCO công nhận và tất cả đều là các di sản văn hóa. Địa điểm đầu tiên được ghi vào danh sách là Khu vực khảo cổ Al-Hijr được công nhận năm 2008, trong khi Al-Hasa được công nhận năm 2018 là di sản mới nhất được thêm vào danh sách của quốc gia này. Ngoài ra, Ả Rập Saudi cũng có các địa điểm nằm trong danh sách di sản dự kiến của UNESCO, sẽ được xem xét để công nhận trong tương lai. Danh sách Vị trí Dưới đây là vị trí của các Di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Ả Rập Saudi. Danh sách di sản Danh sách dự kiến Dưới đây là danh sách các di sản dự kiến của Ả Rập Saudi tính đến hết năm 2019: Đường hành hương Darb Zubayda (từ Kufa đến Makkah) (2015) Tuyến đường sắt Hejaz (2015) Đường Syria Hajj (2015) Đường Ai Cập Hajj (2015) Thành phố tiền Hồi giáo Al-Faw ở Ả Rập Saudi (2015) Làng di sản Rijal Almaa thuộc vùng Assir (2015) Làng di sản Zee Ain ở vùng Al-Baha (2015) Ốc đảo lịch sử Dumat al-Jandal ở Vùng Al-Jawf (2015) Khu bảo tồn 'Uruq Bani Ma'arid (2019) Khu bảo tồn Quần đảo Farasan (2019) Tham khảo Ả Rập Xê Út
wiki
Nguyễn Quang Sáng Gà sanh đôi "Tháng giêng là tháng ăn chơi", năm nào cũng vậy, sau ba ngày Tết, làng tôi lại mở trường gà. Những tay chơi gà tứ xứ kéo về, họ đi bằng ghe, bằng xuồng, đi xe hơi, nhiều nhất là đi bằng xe ngựa, và đông nhứt là dân Cao Lãnh, gà Cao Lãnh.Trường gà xây tròn giữa sân chợ. Hàng quán tràn ra tận đường, người qua kẻ lại tấp nập. Gà, khỏi phải nói. Người ta ôm nó trong lòng tay, trước ngực, hết sức nâng niu. Con nào cũng rực rỡ, oai phong như Lữ Bố.Trong bọn con nít chúng tôi, thằng Xẹ là thằng xông xáo nhứt. Xẹ mười hai mười ba tuổi, chắc nó có một cái tên khác đẹp hơn, nhưng bọn tôi không ai biết, chỉ biết nó là Xẹ vì nó là thằng mắt lé, lé xẹ, nó ngó bên này nhưng lại nhìn bên kia. Má nó bán cháo cá, chắc nghèo, hình như nó không có quần dài, toàn mặc quần xà lỏn, áo bà ba nhưng lại cụt tay, người ốm yếu nhưng lại dẻo dai trong mọi cuộc chơi. Những ngày vui nầy, nó được má cho tự do, khỏi bưng cháo cho khách. Nó cũng ôm một con gà, nhưng là gà tre, con gà trong tay nó cũng sặc sỡ chẳng kém ai, nhưng nhỏ bằng một nắm tay. Gặp con gà chiến nào nó cũng đưa gà nó ra thử. Nó quan sát từng con để khi trường gà đóng cửa, thắng thua rồi gà ai nấy bồng, không ai nhớ thì nó bắt đầu kể, con thắng con nào, con thua con nào, màu sắc nó ra sao như một cuốn phim. Bọn tôi, có đứa ngồi bên cạnh nó từ đầu đến cuối, nghe nó kể cũng há miệng nghe như một chuyện mà chưa bao giờ biết.Sau trận gà năm đó, nó kể. Con gà thắng trận là con gà ô của Cao Lãnh. Con gà tuyền một màu đen, cựa cong như lưỡi hái.- Cựa đó là cựa móc họng - Nó nói. Nhưng con ô Cao Lãnh thắng không phải nhờ cái cựa móc họng đâu!- Vậy nó đá con kia dẫy tê tê là nhờ cái gì? - Một thằng hỏi.Thằng Xẹ nghiêng mặt ngó tôi nhưng lại nhìn thằng vừa hỏi rồi nó ra vẻ bí mật:- Nó là con gà lai.- Nó lai tàu à?- Lai tàu thì vô nồi - Nó lai rắn. Con ô đó cha rắn, mẹ gà.- Trời đất! Bọn tôi sững sờ. Nó không thèm để ý đến vẻ ngạc nhiên của bọn tôi, kể tiếp:Ông chủ gà đó có nuôi con gà mái nòi để lấy giống. Là gà mái nhưng khi nó có con, nó đá mấy con trống hàng xóm cụp đuôi rót hết. Có một đêm, ông chủ gà thấy có một con rắn hổ mang chui vào chuồng, ổng định đốt đuốc, đập nó, nhưng ông thấy êm ru, không nghe con gà "la ó" gì mà nghe nó "rin rít" trong cuống họng. Ông rình ông xem, ông thấy con gà mái ngủ với con rắn. Lạ, đêm thứ hai ông rình, ông thấy y như đêm trước. Con gà mái bắt đầu đẻ. Ông đánh dấu mấy cái trứng ông nghi là con của rắn. Gà nở, ông bắt đầu nuôi, nuôi cho đến lớn. Con ô của ông đúng là con của rắn. Tụi mầy biết không, khi nó rướn cái cổ của nó lên mổ xuống y như con rắn hổ mang. Mổ dính đầu con kia, nó quay mình, song phi, đưa cái cựa lưỡi hái móc họng con kia dẫy đành đạch...".Nghe thằng Xẹ kể, bọn tôi nhìn nhau, bán tín, bán nghi.- Tụi mầy không tin thì thôi, tao không kể nữa.- Tin chớ sao không tin, kể nữa đi Xẹ.Như đắc thắng, nó nghênh mặt, ngó bên này, nhìn bên kia, làm cao:- Bữa khác!** *Năm sau, cũng sau ba ngày Tết, xác pháo còn đầy đường và trời cũng se lạnh, sân chơi lại tấp nập với trường gà.Ngay ngày đầu, thằng Xẹ chạy tìm bọn tôi. Bọn nhóc chúng tôi lại túm tụm dưới gốc cây trứng cá như mọi năm. Nó báo một tin giật gân:- Con gà lai rắn độc nhứt vô nhị bị gục rồi!- Con gà đá gục con lai rắn nó lai con gì?- Con cọp hả?- Xạo! Cọp làm sao ngủ với gà?- Hay là nó uống rượu hổ cốt?- Xạo hết!- Vậy thì làm sao nó đá gục con gà cha rắn mẹ gà?- Vậy mới nói! - Bọn tôi sốt ruột. Thằng Xẹ từ từ ngồi xuống, bọn tôi cũng từ từ ngồi xuống theo nó, nó bắt đầu:- Con gà lai rắn đá đâu thắng đó khắp vùng Cao Lãnh. Trong khi đó, ông chủ gà lai rắn nghe đồn có một con gà bên xứ Nha Mân cũng đá đâu thắng đó, chủ gà Nha Mân nhắn ông thách đấu. Trước khi nhận lời, ông đi dò hỏi. Ông đến trường gà, xem con gà Nha Mân. Ông thấy ông Nha Mân có hai con nòi giống hệt nhau. Rồi ông nghe nói đó là cặp gà sanh đôi. Ông để ý thấy, khi cây nhang tàn, đồng xu rớt xuống đĩa một cái keng, chủ gà bồng con gà vô cho nước, tới "rul" thứ hai, ông tráo con gà em vô, giống hệt, không ai biết, hai con gà thay nhau đá với một con, con nào chịu nổi. Người ta kể, ông Nha Mân đó, khi gà của ông ấp, đến ngày sắp nở, ổng bỏ trứng vào thau nước. Ông thấy có một trứng lắc mạnh, nó lắc từ bên này qua bên kia, rồi từ bên kia nó lại lắc qua bên này, mạnh không giống ai. Ông để ý, khi gà nở, ông thấy cái trứng đó ló hai cái mỏ, ông tưởng là con gà hai đầu, ông sợ, ông chắp tay ông vái, khi trứng bể ra, ông thấy hai con, ông mừng như la làng, ổng chạy đầu trên xóm dưới ông khoe, ông có cặp gà sanh đôi rồi, ông nuôi nó thành một cặp gà chiến.Ông gà Cao Lãnh vỗ vai ông Nha Mân:- Tôi nghe ông nhắn thách đấu với con ô của tôi.- Dạ đúng ! Nghe con ô vang danh quá, tôi muốn cho gà tôi thử sức.- Tôi không chạy, nhưng gà ông là gà sanh đôi, hai con thay nhau đá một con., con nào chịu nổi.Bị lộ, ông Nha Mân tái mặt, chối quanh co, Ông Cao Lãnh nói:- Ông thách, tôi không chạy. Con anh hay con em, con nào cũng được, nhưng khi ra đấu trường, ông cho con anh ra đấu thì tôi bồng con em, nếu con em đấu thì tôi bồng con anh.Không đợi ông Nha Mân trả lời, ông gà Cao Lãnh nói:- Sau Tết tôi bồng con ô đến trường đấu, tôi chờ cặp gà sanh đôi của ông.Ông gà Nha Mân ôm cặp gà sanh đôi đến trường dấu.Ông gà Cao Lãnh hỏi:- Ông cho con anh hay con em?Ông gà Nha Mân:- Nó nở một lượt, tôi không biết con nào anh, con nào em. Ông chọn con nào tôi thả ra con đó.Giao kèo xong, ông gà Cao Lãnh liền bồng một con. Trận đấu thật mê hồn. Hết cây nhang thứ nhứt, con gà sanh đôi thương tích đầy mình, lông lá tơi tả. Không chịu nổi con gà lai rắn, con gà sanh đôi xụi đuôi, rót chạy. Con gà sanh đôi trong tay ông gà Cao Lãnh nó dựng lên, cất tiếng kêu "ót ót" mấy tiếng, lập tức con gà sanh đôi kia lại như hồi mã thương, dập liền mất cái. Con gà lai rắn chồm lên, từ trên cao mổ xuống như con rắn, con gà sanh đôi ở trong lại "ót ót", lập tức con gà sanh đôi ở trong như qùi xuống, thấp hơn, rồi vung hai chân đá ngược, cái cựa của nó phập ngay cái cổ họng con gà lai rắn. Con gà lai rắn qụy xuống, giãy đành đạch.Ông gà Cao Lãnh mặt xụi lơ:Con gà sanh đôi của ông lợi hại quá. Con trong nó mách nước con ngoài.Ông gà Nha Mân:- Làm gì cũng phải có chỉ huy chớ anh!Kể xong chuyện, thằng Xẹ ngó bên nầy nhìn bên kia chờ bọn tôi tán thưởng, không ngờ có đứa phạt ngang:- Dóc ! Dóc tổ!Thằng Xẹ cụt hứng, nó lại ngó bên nầy nhìn bên kia.- Ưừ, thì tao dóc. Tụi mầy, tao đố thằng nào nói dóc được như tao. Tao đố.Bị một đòn phản công của nó, như bị một cú hồi mã thương, bọn tôi nhìn nhau, lơ láo. Thua ! Thua thằng Xẹ.27/11/97 Mục lục Gà sanh đôi Gà sanh đôi Nguyễn Quang SángChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: Thái Nhi đưa lên vào ngày: 28 tháng 9 năm 2004
vanhoc
Hướng dẫn -Nội dung: về nhân vật Nhuận Thổ. -Thao tác: phân tích nhân vật. -Tư liệu: truyện ngắn cố hương (Quê cũ). II – Xây dựng dàn ý chỉ tiết 1.Mở bài: Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn, tác phẩm cố hương và nhân vật Nhuận Thổ. 2.Thân bài: -Tâm trạng nhà văn khi trở về quê cũ: thấy cảnh tiêu điều, tàn tạ của quê hương, khác xa so với quê hương trong kí ức đẹp đẽ của nhà văn. -Sự tàn tạ của quê hương được thể hiện qua sự thay đổi của Nhuận Thổ. + Sự thay đổi ở ngoại hình: Nhuận Thổ xưa và nay. + Sự thay đổi ở tính cách: nhừng hành vi, lời nói thể hiện sự thay đổi của Nhuận Thổ. -Nguyên nhân của sự thay đổi đó: xã hội phong kiến bất công, thôi nát đã bóp méo bản chất con người. -Giá trị tố cáo của tác phẩm và ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn đề cập. 3.Kết bài: Khái quát nội dung và nghệ thuật, nêu tư tưởng của nhà văn qua nhân vật Nhuận Thổ. Có thể nêu cảm xúc của em trước nhân vật này. III.Tự sửa lỗi HS đọc lại bài văn và tự sửa lỗi. “Cố hương” là một truyện ngắn tiêu biểu trong những truyện ngắn xuất sắc của Lỗ Tấn về nông thôn Trung Quốc. Câu chuyện là kí ức về miền quê yêu dấu của tác giả, Trong một chuyến vê quê, ông nhận thấy làng quê, người thân và bạn bè đều đổi khác. Nhuận Thổ – người bạn niên thiếu là nhân vật có nhiều biến đổi rõ nhất khiến tác giả rất đỗi ngạc nhiên.: “Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi” Đúng vậy. Nhuận Thổ đã thay đổi rất nhiều. Nhuận Thổ trong kí ức là mội cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi. Còn Nhuận Thổ bây giờ là một nông dân thực thụ, đông con, làm lụng vất vả, người co ro cúm rúm. Trong thời trước Nhuận Thổ là một cậu bé đẹp, khỏe mạnh, hoạt bát, lanh lợi. Mười tuổi, chú bé có “khuôn mặt tròn trĩnh. nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Tuy ít tuổi, nhưng sống cuộc sống của làng quê, Nhuận Thổ tháo vát và hiểu biết rất nhiều điều. Nhuận Thổ biết cách bẫy chim khi tuyết xuống “quét lấy mội khoảng đất trống, dùng một cái que ngắn chống một cái long lớn, rắc ít lúa lép, thấy chim tước xuống ăn, đứng đằng xa giật mạnh. Nhuận Thổ hiểu rất nhiều các loại sò khác nhau, nào sò “mặt quỷ”, sò tay Phật”. Nhuận Thổ giúp bố đi canh dưa, đuổi lợn rừng, nhím, tra… Tấn phải thốt lên đầy khâm phục: “Trời! Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết”. Dường như lúc nào người đọc cũng bắt găp ở Nhuận Thổ vẻ hào hứng, sự am hiểu cũng như tính sôi nổi, hổn nhiên. Hình ảnh Nhuận Thổ cổ đeo vòng bạc. tay lăm lăm chiếc đinh ba đang cố sức đâm theo một con “tra” giữa ruộng dưa trong một đêm trăng tuyệt đẹp in sâu trong tâm trí tác giả. Một chú bé khỏe mạnh, tháo vát. đáng yêu như Nhuận Thổ chắc sẽ có một tương lai tươi sáng.
vanhoc
Luật sư vô pháp (; phiên âm: Vô pháp Biện hộ sĩ; tên quốc tế: Lawless Lawyer) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc thể loại xử án, tội phạm với sự tham gia của Lee Joon-gi và Seo Ye-ji. Bộ phim được trình chiếu trên kênh truyền hình tvN vào khung giờ 21h (KST) tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần từ 12 tháng 5 năm 2018, ngay sau bộ phim Sống. Tóm tắt Bong Sang-pil là một cựu thành viên băng đảng nhưng hiện tại đã chuyển sang nghề luật sư. Anh cũng có một trong những luật sư có tỷ lệ các vụ thắng kiện cao nhất. Từng chứng kiến cái chết đau thương của mẹ ruột khi còn nhỏ, bị thúc đẩy bởi mong muốn trả thù cho mẹ, Sang-pil sẽ sử dụng cả "nắm đấm" của mình và lợi dụng những sơ hở luật pháp để chống lại những người có quyền lực tuyệt đối. Diễn viên Vai chính Lee Joon-gi vai Bong Sang-pil Lee Ro-woon vai Bong Sang-pil lúc nhỏ Một cựu gangster trở thành luật sư, chuyên tận dụng các lỗ hổng luật pháp và luôn tự hào vì mình có một tỷ lệ tuyệt vời các vụ thắng kiện. Seo Ye-ji vai Ha Jae-yi Một luật sư đấu tranh cho công lý nhưng sau đó bị hạ cấp sau khi tấn công một thẩm phán. Lee Hye-young vai Cha Moon-sook Một thẩm phán cao cấp được đánh giá cao. Tuy nhiên, cô là một người có lòng tham ẩn, và thao túng mọi thứ cho nghị trình của mình. Choi Min-soo vai Ahn Oh-joo Một cựu gangster, bây giờ là ông chủ của một tập đoàn lớn. Ông ta là một kẻ nguy hiểm, vô đạo đức, luôn cố gắng che giấu những quá khứ xấu xí của mình. Vai phụ Kim Byung-hee vai Tae Kwang-soo, cánh tay phải của Sang-pil Yum Hye-ran vai Nam Soon-ja, thư kí của Cha Moon-sook Cha Jung-won vai Kang Yeon-hee, công tố viên, con gái của Nam Soon-ja Shin Eun-jung vai Choi Jin-ae, mẹ của Sang-pil Ahn Nae-sang vai Choi Dae-woong, chú của Sang-pil Lee Han-wi vai Ha Ki-ho, bố của Jae-yi Baek Joo-hee vai No Hyun-joo, mẹ của Ha Jae-yi, người đã nhìn thấy cảnh mẹ của Sang-pil bị giết Lee Dae-yeon vai Woo Hyung-man, người cảnh sát đã nhìn thấy Ahn Oh-joo giết mẹ của Sang-pil, sau này được Sang-pil bào chữa cho trong một vụ án giết thị trưởng Lee Park Ho-san vai Chun Seung-beom, công tố viên Kim Kwang-kyu vai Gong Jang-soo, cảnh sát điều tra cái chết của mẹ Sang-pil với Sang-pil Choi Dae-hoon vai Seok Kwan-dong, đàn em của Ahn Oh-joo Sản xuất Buổi đọc kịch bản đầu tiên diễn ra vào ngày 28 tháng 2 năm 2018 tại Studio Dragon ở Sangam-dong, Seoul. Lee Joon-gi và đạo diễn Kim Jin-min trước đây đã làm việc cùng nhau trong bộ phim truyền hình "Time Between Dog and Wolf" năm 2007 của đài MBC. Tỷ suất lượt xem Số màu xanh: tỷ suất thấp nhất và số màu đỏ: tỷ suất cao nhất. N/A: không có thông tin. Tham khảo Liên kết ngoài Chương trình truyền hình tiếng Triều Tiên Phim truyền hình Hàn Quốc Phim truyền hình Hàn Quốc thập niên 2010 Phim truyền hình TVN (Hàn Quốc) Phim truyền hình của Studio Dragon Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2018
wiki
Phạm Ngọc Phương Anh (sinh ngày 14 tháng 6 năm 1998) là một á hậu, biên tập viên thời sự và người mẫu người Việt Nam, từng đạt danh hiệu Hoa khôi Nữ sinh Áo dài 2015, Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2020 và là đại diện của Việt Nam tại Hoa hậu Quốc tế 2022. Tiểu sử Phạm Ngọc Phương Anh sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương Anh sở hữu chiều cao 1m77, số đo 3 vòng lần lượt là 82-61-90. Ngay từ nhỏ Phương Anh đã gây ấn tượng với bạn bè vì khả năng học tập nổi trội. Cô từng là thủ khoa đầu vào khối song ngữ Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong. Cô cũng giành ngôi vị cao nhất tại cuộc thi Hoa khôi áo dài nữ sinh Việt Nam 2015 khi đang còn là học sinh lớp 11. Tốt nghiệp Phổ thông Trung học với điểm trung bình học tập đứng nhất lớp, cô theo học tại Đại học RMIT. Tại đây cô nhận được học bổng toàn phần cho 4 năm học của mình. Cuối tháng 3 năm 2021, Phương Anh tốt nghiệp thủ khoa ngành Hệ thống quản lý thông tin tại Đại học RMIT với số điểm 3.5/4 . Tháng 9 năm 2021, Phương Anh thông báo nhận học bổng 50% ngành Thương mại toàn cầu (Master of Global Trade) của Trường Đại Học RMIT, cuối năm đó, bà Phạm Thị Kim Dung (CEO Công ty Cổ phần Quảng cáo Sen Vàng - đơn vị quản lý của á hậu Phương Anh) đã quyết định dành tặng cô 50% giá trị học bổng còn lại. Phương Anh tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 khi đã gần hoàn thành việc học của mình và muốn thử sức và có trải nghiệm ở những cuộc thi có quy mô lớn hơn. Tại cuộc thi cô vào Top 5 Người đẹp Tài năng với phần thuyết trình về áo dài, cô đã sử dụng thành thạo song ngữ Anh, Pháp và giành ngôi vị Á hậu 1 của cuộc thi bên cạnh Hoa hậu Đỗ Thị Hà và Á hậu 2 Nguyễn Lê Ngọc Thảo. Từ năm 2022, Phạm Ngọc Phương Anh được chọn làm biên tập viên thời sự của kênh VTV9. Cô trở thành biên tập viên trẻ nhất trong gần nhiều năm trước đó. Ngày 13 tháng 6 năm 2022, cô nhận được công bố chính thức đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi nhan sắc Hoa hậu Quốc tế. Các cuộc thi quốc tế Hoa hậu Quốc tế 2022 Phương Anh trở thành đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2022 sẽ được tổ chức tại Nhật Bản sau khi Tổ chức Hoa hậu Quốc tế xác nhận ấn bản cuộc thi năm 2021 tiếp tục bị hủy bỏ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là năm thứ hai liên tiếp cuộc thi bị hoãn. Trong đêm chung kết, dù không có mặt trong Top 15 người đẹp nhưng cô đã có những màn trình diễn xuất sắc và nhận được sự yêu mến từ người hâm mộ. Đời tư Tối ngày 8 tháng 4 năm 2023, Á hậu Phương Anh được bạn trai doanh nhân cầu hôn trước sự chứng kiến của nhiều sao Việt, tại một sự kiện ở Phú Quốc. Chồng sắp cưới của cô đang học tiến sĩ ở Anh. Phương Anh tiết lộ cặp đôi đã yêu đương nhau 1 năm trước khi đi đến quyết định về chung nhà trong năm 2023. Dù chênh lệch 4 tuổi nhưng doanh nhân tên Đức Hồ được khen ngợi bởi ngoại hình bảnh bao, "xứng đôi vừa lứa" với bạn gái là Á hậu. Tham khảo Liên kết ngoài Á hậu Việt Nam Nữ người mẫu Việt Nam
wiki
Thực phẩm chức năng (tiếng Anh: functional foods) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương. Khái niệm thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản. Khái niệm Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học. Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng (TPCN) được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau: Các nước Tây Âu gọi là "thực phẩm - thuốc" (alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement); Trung Quốc gọi là "thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe"; Việt Nam gọi là "thực phẩm đặc biệt". Phân biệt thực phẩm chức năng Thực phẩm chức năng khác với thực phẩm Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn). Có tác dụng với sức khỏe (một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng cho cơ thể như các loại thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá… Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng gram, miligram như là thuốc. Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó… Thực phẩm chức năng không phải là thuốc Đối với thực phẩm chức năng, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể. Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ. Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo "hướng dẫn cách sử dụng" của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn… Các loại thực phẩm chức năng Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất Nhóm bổ sung chất xơ Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần Các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt Thực phẩm chức năng giảm cân Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng Đối với những thực phẩm ở dạng tự nhiên, việc chọn lựa cần lưu ý chọn lựa những sản phẩm tươi, mới và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để đạt được những lợi ích về sức khỏe, cần sử dụng thường xuyên với số lượng khuyến nghị. Những sản phẩm đã qua chế biến, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kỹ năng đọc nhãn bao bì. Thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như thực phẩm thông thường. Ngoài các thông tin của một thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng bắt buộc phải ghi rõ tên nhóm sản phẩm như thực phẩm bổ sung vi chất hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm ăn kiêng, …. Trên bao bì thường cung cấp hai loại thông tin: Xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claim): Ví dụ như sản phẩm dành cho người tiểu đường hoặc sản phẩm dùng để nuôi qua ống thông dạ dày. Những thực phẩm có xác nhận về sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường và sản phẩm phải được chứng minh bằng các nghiên cứu. Xác nhận về cấu trúc chức năng (structure / function claims). Những thực phẩm này dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) đối với sức khỏe con người. Những xác nhận về cấu trúc/chức năng có thể do tác dụng đã được biết đến của một hay nhiều thành phần có sẵn hoặc được bổ sung vào thực phẩm. Để chọn lựa đúng những thực phẩm cần thiết, người tiêu dùng nên đọc kỹ cả phần đối tượng sử dụng, liều dùng, công dụng, các lưu ý đặc biệt xem có phù hợp với mục đích sử dụng. Đừng quên xem tên, địa chỉ của nhà sản xuất để tránh hàng giả, hàng nhái. Tham khảo Thực phẩm chức năng Dinh dưỡng Khoa học thực phẩm
wiki
Soạn bài: Tập đọc Về ngôi nhà đang xây Hướng dẫn A.KĨ NĂNG ĐỌC DIEN CẢM Bài thơ được viết theo thế tự do phù hợp với cách phô diễn tình cảm khoáng đạt. Lúc thì biểu hiện cảm xúc, lúc thì biểu hiện sự tâm tình như hình thức kể chuyện. Do vậy khi đọc, cần có ngữ điệu và cách ngắt, nghỉ phù hợp với từng câu, từng đoạn. B.TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI Câu 1: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? Trả lời: Đó là những chi tiết: -Gmn giáo tựa cái lồng; Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây; Bấc thợ nề huơ huơ cái bay; Ngôi nhà thở ra màu vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà? Trả lời: Đó là những hình ảnh: -Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. -Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. -Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. -Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên với trời xanh. Câu 3: Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sông động, gần gũi. Trả lời: Đó là những hình ảnh: -Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. -Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc. -Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. -Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát. -Ngôi nhà lớn lên với trời xanh. Câu 4: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta? – Trả lời: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên nhịp sống và công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước đang rất sôi động, nhộn nhịp. Báo hiệu một cuộc sống ấm no hạnh phúc. * Nội dung chính: Những ngôi nhà đang xây là một hình ảnh đẹp và sông động về công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước diễn ra một cách sôi động trên đất nước ta. Cuộc sống đang nở hoa. Xem thêm: Phân tích bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
vanhoc
Sagittalarva inornata là loài cá biển duy nhất thuộc chi Sagittalarva trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1890. Từ nguyên Từ định danh của chi được ghép bởi hai từ trong tiếng Latinh: sagitta ("mũi tên, phi tiêu"), còn larva có nghĩa là "hồn ma/mặt nạ", một từ được Carl Linnaeus dùng để gọi hình thái của các con non, hàm ý đề cập đến hình dạng cơ thể đặc trưng của cá con. Từ định danh của loài trong tiếng Latin có nghĩa là "không được trang trí", có lẽ hàm ý đề cập đến màu ô liu ở những mẫu vật được bảo quản trong cồn. Phân loại S. inornata ban đầu được xếp vào chi Pseudojulis (hiện không còn hợp lệ) với danh pháp là P. inornatus, sau đó đã được chuyển sang chi Pseudojuloides. Tuy nhiên, P. inornatus khi đó chỉ có chung đặc điểm là cơ thể hình con thoi, nhưng không có răng cửa giống hình dạng của cái đục như Pseudojuloides. Cá ấu trùng của nó cũng có hình thái khác biệt với Pseudojuloides. Vì không có một chi bàng chài có sẵn nào phù hợp với loài này, một chi mới đã được hình thành để xếp P. inornatus vào, và P. inornatus được mô tả lại với danh pháp như hiện nay. Halichoeres raisneri, một loài được mô tả vào năm 2001, có mô tả trùng khớp với P. inornata, vì thế đã được xem là một danh pháp đồng nghĩa với S. inornata. Phạm vi phân bố và môi trường sống S. inornata có phạm vi phân bố ở Đông Thái Bình Dương. Loài này được ghi nhận ở ngoài khơi bán đảo Baja California và vịnh California, bờ biển Colombia, bao gồm các hòn đảo ngoài khơi là đảo Cocos, đảo Malpelo và quần đảo Galápagos. Loài này đã được tìm thấy ở độ sâu trong khoảng từ 50 đến 150 m. Mô tả S. inornata có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 19 cm. Cá trưởng thành (đực và cái) có màu cá hồi với 3 dải sọc màu xanh lam đứt đoạn trải dài từ đầu đến cuống đuôi, viền lấy rìa của những sọc xanh này là những dải màu vàng phớt màu hồng. Vây lưng có phần gốc màu cam, có một dải sọc xanh ở giữa và rìa là một dải màu đen. Vây hậu môn màu cam, có sọc giữa vây màu xanh tương tự. Đuôi màu cam có các vạch sọc xanh ở giữa và một dải rìa đen. Cá cái có màu sắc nhạt hơn cá đực, không có dải rìa đen trên vây lưng và vây đuôi nhưng những sọc vàng lại nổi bật hơn so với cá đực, cũng có thêm các vạch trắng dọc lưng. Cá con giống với cá cái, nhưng có thêm một đốm đen ở giữa vây lưng. Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 12; Số tia vây ở vây ngực: 13. Tham khảo Trích dẫn I Cá vịnh California Cá México Cá Costa Rica Cá Colombia Cá Ecuador Động vật được mô tả năm 1890
wiki
Đề bài: Dàn ý so sánh số phận người nông dân Chí Phèo và Vợ Nhặt Mở Bài: Đau đớn, quằn quại, Chí Phèo chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện. Mòn mỏi, lay lắt, những kiếp người trong “Vợ nhặt” của Kim Lân sống trong nghèo khổ, tủi nhục và âm thầm tiến đến bên bờ vực của cái chết, ngay khi đang sống. Mỗi trang văn của Nam Cao và Kim Lân như thấm đẫm những day dứt, đau đớn về số phận con người, đau đáu một khát khao cho hạnh phúc nhân thế và ngời sáng một niềm tin bất diệt về con người. Dẫu hai tác phẩm đã có những hướng đi khác nhau, một bên là sự trăn trở trước nỗi khổ của một số phận bị chà đạp, mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính, không được quyền làm người, một bên là nỗi đau đớn của những thân phận bị rẻ rúng trong cái đói, nghèo, nhưng hai nhà văn đã gặp nhau ở nơi hội tụ của mọi ánh sáng văn chương chân chính: ấy là cảm hứng nhân đạo thiết tha. Thân Bài Giới thiệu chung: a. Nam Cao (1915-1951) là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1939-1945. Năm 1941, tác phẩm “Chí Phèo” ra đời đã gây một tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của Nam Cao lên đến đỉnh vinh quang của thành công nghệ thuật về đề tài người nông dân. Trước đó, văn học Việt Nam cũng đã xây dựng được những hình tượng người nông dân khá hấp dẫn trong xã hội cũ như chị Dâu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, anh Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan… nhưng phải đến khi Chí Phèo ” ngật ngưỡng” bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta mới thực sự thấy được hình tượng điển hình sắc sảo nhất cho nỗi thống khổ của người nông dân trước Cách mạng. b. Cùng viết đề tài người nông dân trước 1945, trong nền văn học Cách mạng (1945-1975), Kim Lân đã viết truyện ngắn “Vợ nhặt” dựa trên một chương truyện dài “Xóm ngụ cư”cho ta thấy được tình cảnh khốn cùng của người nông dân trong nạn đói 1945 khủng khiếp. Ý của truyện là ” Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết thảm đạm để mà vui, mà hy vọng” Từ đề tài chung đó, mỗi tác phẩm đã có những khám phá riêng về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tam – 1945 a. Khám phá mới mẻ của Nam Cao là khám phá về cuộc sống của người nông dân trong tột cùng nỗi khổ, trong bi kịch bị tha hoá, bị đày đoạ lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người. Họ khao khát, ước mơ một cuộc sống lương thiện nhưng lại bị chà đạp tàn bạo về nhân phẩm khiến không những không được làm người mà còn bị biến thành quỷ dữ, bị xã hội xa lánh. Chí Phèo vốn có một thân phận khốn khổ từ khi sinh ra: hắn là đứa trẻ bị bỏ rơi, không nhà cửa, không họ hàng thân thích. Tuy nhiên, đã có một thời Chí cũng là một người nông dân lương thiện khoẻ mạnh về thể xác, lành mạnh về tâm hồn. Cả đời hắn chỉ có một ước mơ bình dị: có một gia đình, chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải. Nhưng rồi cái mơ ước bé nhỏ và chính đáng ấy cũng không bao giờ thực hiện được. Bi kịch cuộc đời Chí bắt đầu từ khi hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bị bắt đi ở tù mà không hiểu vì sao! Từ một thanh niên hiền lành, nhà tù thực dân đã biến Chí thành một tên lưu manh, mang diện mạo của một con quỷ dữ, mất cả nhân tính lẫn nhân hình, khi trở về làng. Chính vì thế, Chí Phèo đã phải chịu nỗi khổ đầu tiên là bị con người xa lánh, bị cả xã hội ruồng bỏ. Hình ảnh Chí Phèo với “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết” khật khưỡng vừa đi vừa chửi bới, nguyền rủa lảm nhảm… mà không có một lời đáp lại là biểu tượng cho nỗi cô đơn tột đỉnh của Chí. Niềm khát khao giao hoà với cuộc sống của Chí đã bị cái ngoảnh mặt lạnh lùng của xã hội dập tắt. Người ta không thèm ném cho hắn dù chỉ là một tiếng chửi. Số phận của người nông dân là thế, từ Năm Thọ, Binh Chức đến Chí Phèo, cuộc đời bị bọn thống trị độc ác và nhà tù tàn bạo của chế độ thực dân làm cho tha hoá, và bị gạt bỏ ra ngoài xã hội loài người. Đỉnh cao của những nỗi khổ trên là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Giữa bóng tối mênh mông của cuộc đời, vào một đêm trăng thơ mộng, Chí Phèo được gặp Thị Nở. Được sự săn sóc giản dị với bát cháo hành hiện thân của nhân tình, ý thức nhân tính trong con người Chí Phèo đã thức dậy. Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống bằng phẳng của những con người lương thiện “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Đọc thêm: Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh cửa hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô Thị Nở hiện thân của những thành kiến, định kiến bất công, tồi tệ, vô nhân đạo của xã hội cũ đã không cho Thị Nở “đâm đầu đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Thế là Chí Phèo thực sự lâm vào một tấn bi kịch tâm hồn đau đớn: bi kịch bị xã hội dứt khoát cự tuyệt làm người. Kết cục Chí Phèo phải tìm đến một cái chết đầy bi phẫn, thảm thương của một con vật. Qua “Chí Phèo”, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. b. Trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng, dân ngụ cư thật tội nghiệp: nghèo tới mức một đời khao khát lấy được một người vợ để có được một mái ấm gia đình mà cũng không được. Khi nạn đói khủng khiếp năm 1945 tràn đến, thân phận người nông dân hiện ra mới thảm thương làm sao! “Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngỗn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng về không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên…mùi gây của xác người”, “Tiếng quạ… cứ gào lên từng hồi thê thiết…”. Cái đói đã huỷ hoại cả hình thức lẫn tâm hồn người vợ nhặt “Nom chị ta rách rưới quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa”. Chị ta “gầy xọp”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt”. Đọc thêm: Cái đói khiến thị phải gợi ý Tràng cho ăn và chị cắm đầu một chặp bốn bát bánh đúc liền rồi “ton ton” chạy theo về làm “vợ nhặt”người đàn ông xa lạ kia. Cái cảnh rước dâu diễn ra thật thương tâm: Thị cúi đầu lầm lũi, thèn thẹn đi cách Tràng vài bước trong lời trêu chọc và ánh mắt của trẻ con và người lớn xóm ngụ cư. Và bữa cỗ ngày cưới cũng thật tội nghiệp: “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một cái đĩa muối ăn với cháo”. Cùng với một nồi cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”… Tất cả những điều ấy đã phơi bày được sự nghèo đói và tình trạng thê thảm của con người trong bối cảnh lúc bấy giờ. Sự kết thúc của hai thiên truyện a. Sự khác nhau: Truyện “Chí Phèo” kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ đã xuất hiện ở phần đầu tác phẩm. Khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong óc thị thoáng hiện ra hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ không và vắng bóng người qua lại. Còn truyện “Vợ nhặt” kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong óc Tràng: đoàn người đi phá kho thóc của Nhật cùng với hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh này đối lập với hình ảnh về cuộc sống thê thảm của người nông dân được miêu tả trong những phần trước của thiên truyện. b. Giải thích vì sao có sự khác nhau: Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử: “Chí Phèo” viết trước cách mạng (viết năm 1940, in năm 1941) trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời. Còn “Vợ nhặt” là tác phẩm của nền văn học cách mạng từ sau 1945 có khả năng và cần thiết phải chỉ ra chiều hướng tích cực của đời sống xã hội. c. Kết thúc : “Chí Phèo” đầy ám ảnh, góp phần tạo nên kết cấu theo kiểu vòng tròn, thể hiện sựluẩn quẩn bế tắc của số phận người nông dân; đồng thời cho ta thấy “hiện tượng Chí Phèo” vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội cũ. Còn kết thúc “Vợ nhặt” mở ra một hướng giải thoát cho số phận các nhân vật, chỉ ra con đường sống của người nông dân, và cho thấy khi bị đẩy vào tình trạng đói khát cùng đường thì những người nông dân nghèo khổ sẽ hướng tới Cách mạng. Đọc thêm: Phân tích những nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm a) Nhà văn Sêkhốp đã từng nói: ” Mỗi nhà văn chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Điều này rất đúng với Nam Cao và Kim Lân. Trên mỗi trang sách của hai nhà văn luôn luôn có một trái tim đập thổn thức vì nỗi đau của con người và một tấm lòng trân trọng trước vẻ đẹp của họ. Tuy nhiên mỗi nhà văn đã có những cách thể hiện, khám phá riêng rất đặc sắc để làm nên tính sinh động, đa dạng, hấp dẫn cho từng tác phẩm. b) Ở tác phẩm “Chí Phèo”, điểm đặc sắc riêng của Nam Cao là đã lớn tiếng tố cáo tội ác của xã hội thực dân phong kiến đã đấy người nông dân lương thiện vào tình trạng tha hoá, lưu manh hoá, huỷ hoại cả nhân tính và nhân hình của con người. Từ đó, tác phẩm đã vút lên tiếng kêu khẩn thiết đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho những con người cùng khổ trong xã hội cũ. Điều đặc biệt là Nam Cao vẫn có niềm tin bất diệt vào bản chất lương thiện của người lao động và khẳng định khát vọng lương thiện của họ ngay cả khi họ bị đẩy vào tình trạng lưu manh hoá. Với “Chí Phèo” , Nam Cao là nhà văn đồng tình với khát vọng lương thiện của con người. c) Còn trong “Vợ nhặt”, Kim Lân đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với tình trạng đói khổ cùng cực của người nông dân lao động. Nhà văn khẳng định bản chất tốt đẹp của họ. Trong cảnh cùng đường đói khát, họ vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau. Ánh sáng của tình người là thứ ánh sáng đẹp nhất, rạng rỡ nhất trong những ánh sáng le lói trong bầu không khí ảm đạm của tác phẩm. Đọc thêm: Kim Lân còn thể hiện một khát vọng nhân bản của con người. Khi bị đẩy đến bước đường cùng, người lao động vẫn không bao giờ mất hết niềm tin, họ vẫn khao khát hạnh phúc, khao khát sống, bám lấy sự sống như một quy luật sinh tồn tất yếu. Điều đặc biệt là “Vợ nhặt”còn mở ra một con đường giải quyết cái đói nghèo, bế tắc, đó là cách mạng. Kết Bài Trải qua bao nhiêu năm, ” Chí Phèo” và “Vợ nhặt” vẫn là những tác phẩm xuất sắc về đề tài người nông dân trước năm 1945. Với một đề tài cũ, song hai tác phẩm đã thể hiện sự phát hiện, khám phá mới mẻ về cảnh ngộ người nông dân và tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đó là những tác phẩm sẽ “Vượt qua sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. (Sêđrin)
vanhoc
Một hộ chiếu sinh trắc học (còn gọi là hộ chiếu điện tử, hộ chiếu kỹ thuật số, e-passport) là một dạng hộ chiếu truyền thống có gắn một chíp vi xử lý trong đó lưu trữ thông tin sinh trắc học có thể dùng để xác nhận danh tính của người sử dụng hộ chiếu. Nó sử dụng công nghệ thẻ thông minh không chạm, gồm có một chíp vi xử lý (chíp máy tính) và ăng-ten (vừa để trữ năng lượng cho chíp và cho việc trao đổi thông tin) được gắn ở bìa trước hoặc bìa sau, hoặc trang giữa, của hộ chiếu. Các thông tin quan trọng của hộ chiếu được in trên cả trang dữ liệu lẫn được lưu trữ trong chíp. Khi tất cả các cơ chế bảo mật được cài đặt đầy đủ và chính xác, hạ tầng khóa công cộng được sử dụng để xác thực dữ liệu lưu trữ trong chíp hộ chiếu sẽ khiến cho việc làm giả trở nên khó khăn và đắt tiền hơn nhiều. Nhiều quốc gia đang chuyển sang sử dụng hộ chiếu sinh trắc học. Đến giữa năm 2019, đã có hơn 150 nước sử dụng loại hộ chiếu này. Những loại sinh trắc học chuẩn dành cho loại hệ thống nhận diện này này bao gồm nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng dấu vân tay, và nhận dạng mống mắt. Đây là những dạng sinh trắc học được sử dụng sau khi đã đánh giá nhiều loại sinh trắc học khác nhau như quét võng mạc. Bản mô tả về hộ chiếu và chíp được ghi lại trong Tài liệu số 9303 của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. ICAO định nghĩa cụ thể định dạng tập tin sinh trắc học và các giao thức trao đổi được dùng trong hộ chiếu. Chỉ có hình ảnh kỹ thuật số (thường ở định dạng JPEG hoặc JPEG2000) của mỗi đặc điểm sinh trắc học được lưu trữ trong chíp. Hệ thống kiểm soát biên giới điện tử là nơi sẽ so sánh các đặc điểm sinh trắc học. Để lưu trữ dữ liệu sinh trắc học trên chíp không tiếp xúc, nó phải có dung lượng lưu trữ tối thiểu 32 kilobyte EEPROM, và chạy trên một giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 14443, cùng với các tiểu chuẩn khác. Những tiêu chuẩn này được đặt ra nhằm đảm bảo việc vận hành thông suốt giữa các nước và giữa các nhà sản xuất hộ chiếu khác nhau. Một số thẻ căn cước quốc gia (ví dụ của Hà Lan, Albania và Brasil) tuân thủ hoàn toàn tiêu chuẩn ICAO9303 sinh trắc học về giấy tờ du lịch; một số các nước khác lại không, như Thẻ hộ chiếu Hoa Kỳ. Các nước sử dụng Quy trình kiểm tra Danh sách các quốc gia sử dụng hộ chiếu sinh trắc học Sinh trắc học Hộ chiếu Tham khảo Sinh trắc học Hộ chiếu
wiki
Quận Moore (tiếng Anh: Moore County) là một quận trong tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố Dumas. Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số 20.121 người. Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, đã có 20.121 người, 6.774 hộ, và 5.331 gia đình sống trong quận. Mật độ dân số là 22 người cho mỗi dặm vuông (9/km ²). Có 7.478 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 8 cho mỗi dặm vuông (3/km ²). Cơ cấu dân tgoojc dân cư quận có 63,93% người da trắng, 0,69% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,67% người Mỹ bản xứ, 0,86% người châu Á, 0,03% người đảo Thái Bình Dương, 31,20% từ các chủng tộc khác, và 2,62% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 47,50% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc chủng tộc nào. Có 6.774 hộ, trong đó 44,80% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 65,10% là các cặp vợ chồng sống với nhau, 9,00% có chủ hộ là nữ không có mặt chồng, và 21,30% là không lập gia đình. 18,20% của tất cả các hộ gia đình đã được tạo thành từ các cá nhân và 8,30% có người sống một mình 65 tuổi trở lên đã được người. Bình quân mỗi hộ là 2,94 và cỡ gia đình trung bình là 3,36. Trong quận, độ tuổi dân cư quận với 33,60% ở độ tuổi dưới 18, 9,20% 18-24, 28,40% 25-44, 18,30% 45-64, và 10,60% người 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 30 năm. Cứ mỗi 100 nữ có 100,60 nam giới. Cứ mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 97,40 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã được $ 34.852, và thu nhập trung bình cho một gia đình là 37.985 USD. Nam giới có thu nhập trung bình $ 29.843 so với 19.383 $ cho phái nữ. Thu nhập trên đầu cho các quận được $ 15.214. Giới 10,10% gia đình và 13,50% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có 18,10% những người dưới 18 tuổi và 10,90% có độ tuổi từ 65 trở lên. Tham khảo Quận của Texas
wiki
7 Notas 7 Colores là một nhóm nhạc hip-hop Tây Ban Nha của những năm 90 đến từ Barcelona. Lịch sử 7 Notas 7 Colores nổi lên ở Barcelona vào năm 1993, khi có rất ít nhóm nhạc rap ở Tây Ban Nha. Các thành viên của nó đến từ các thị trấn và vùng lân cận khác nhau xung quanh thành phố: Mucho Muchacho từ El Prat, Dive Dibosso từ San Andrés/ Sant Andreu và thành viên sau đó là Eddy la Sombra từ Sabadell. Ban đầu, chỉ có Mucho Muchacho (hay còn gọi là Mucho Mu) đứng mic, và Dive Dibosso đảm nhận phần sản xuất. Họ đã được DJ Neas tháp tùng trong các buổi biểu diễn trực tiếp, nhưng đã rời đi sau khi album đầu tiên được phát hành. Sau đó, Eddy Drammeh (hay còn gọi là Eddy La Sombra) tham gia cùng họ với tư cách là một rapper; và họ đã đưa DJ người Nga Vadim ngồi sau bàn xoay. Họ đã thực hiện một bài hát với Company Flow. Sau đó, họ bắt đầu thu âm album của mình tại Hoa Kỳ. Chúng được giới thiệu đến thị trường Hoa Kỳ bởi Juan Brujo, đến từ Brujeria. Họ gặp nhiều vấn đề với nhãn hiệu của mình, vì vậy họ đã bắt đầu phát hành một album của riêng mình, La Mami Internacional, phát hành một album có cùng tiêu đề. Sau đó, họ biến mất khỏi làng nhạc rap, mặc dù Mucho Muchacho đã thực hiện một album solo, dưới nhãn hiệu CREAM của riêng mình, được gọi là Chulería, một từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "tự mãn". Ray Roll, Tony Touch và Griffi cũng hợp tác trong LP. Hiện tại, Mucho Mu làm việc tại một vũ trường ở Ibiza với vai trò là một DJ. Năm 2007, họ công bố sự trở lại của 7 Notas 7 Colores, với một đội hình mới. DJ Vadim là nhà sản xuất, cùng với Mucho Muchacho và Principante, một MC đến từ Valencia, người có một LP solo. Danh sách đĩa nhạc Con esos ojitos/Puercos (1997) (Maxi) Hecho, es simple (1997) (LP) La medicina (1998) (Maxi) 77 (1999) (LP) Gorilas y bananas (1999) (Maxi) Yo vivo (2000) (Maxi) La Mami Internacional (2000) (LP) Tham khảo Ban nhạc hip hop Nhóm nhạc thành lập năm 1993
wiki
Gió qua rặng liễu () là tiểu thuyết thiếu nhi do tác giả Kenneth Grahame xuất bản năm 1908 tại Bắc Yorkshire. Lịch sử Năm 1908, thầy kí lục nhà băng Anh Quốc Kenneth Grahame hồi hưu. Ông về sống tại thôn Blewbury (hạt Berkshire), nơi gắn liền với bao kỉ niệm thuở ấu thơ. Ông dành nhiều thì giờ trên sông Thames để khởi thảo một tuyển tập đồng thoại để đọc cho con trai Alastair (biệt danh Chuột) trước khi ngủ. Alastair sẵn thể trạng yếu, lại mù một mắt do hậu quả sinh non, nên phải chịu tàn phế suốt đời. Kenneth Grahame bắt đầu kể những mẩu truyện kì thú về lão Cóc (Mr. Toad) cùng các bạn Chuột Chũi, Chuột Cống, Lửng và Rái Cá. Để rồi về sau, tác giả gộp các thủ bản này dưới nhan đề Gió qua rặng liễu. Nội dung Mùa xuân đến và thời tiết ngoài trời tốt lên, chuột Chũi chán ngấy với việc dọn dẹp nên rời nhà đi mãi cuối cùng đến bờ sông, nơi mà chú chưa từng tới bao giờ. Tại đây chú gặp chuột Cống, chuột Cống đã cho chuột Chũi đồng hành trên chiếc thuyền của mình và sau đó sống cùng nhau trong căn nhà bờ sông của chuột Cống. Một ngày mùa hè, 2 chú chuột cập bến gần lâu đài Cóc và lên thăm lão Cóc. Lão Cóc giàu có, vui vẻ, thân thiện nhưng kiêu ngạo và bốc đồng, lão thường ám ảnh với những mốt hiện đại nhưng lại mau chán đột ngột. Hiện lão đang sốt sình sịch với một chiếc xe lữ hành ngựa kéo nhưng khi thấy một chiếc ô tô chạy ngang qua khiến con ngựa sợ hãi và khiến đoàn người bị lật xuống mương, lão Cóc ngay lập tức chuyển qua mê đắm ô tô. Một ngày mùa đông, chuột Chũi đến khu rừng hoang, hy vọng gặp được ông Lửng cọc cằn nhưng nhân hậu. Chuột Chũi bị lạc trong rừng và sợ hãi nên trốn vào rễ cây. Chuột Cống tìm thấy chú khi tuyết bắt đầu rơi rồi hai chú chuột tìm đường về nhà thì vô tình tìm thấy cửa nhà ông Lửng và được ông chào đón vào ngôi nhà rộng lớn ấm cúng dưới lòng đất của mình. Ông Lửng cho chúng thức ăn nóng hổi, quần áo khô và trò chuyện trấn an. Lửng nghe từ 2 chú chuột rằng lão cóc từ ngay mê đắm vào ô tô đã đâm hỏng bảy chiếc ô tô, vào bệnh viện ba lần và đã tiêu rất nhiều tiền để nộp phạt. Họ quyết định rằng khi đến thời điểm thích hợp, họ sẽ lập kế hoạch để uốn nắn lại lão Cóc. Đến mùa xuân, cả ba đã quản thúc lão Cóc và tự mình canh giữ, nhưng lão Cóc giả ốm, lừa chuột Cống rời đi rồi trốn thoát. Chuột Chũi và ông Lửng tiếp tục ở lại lâu đài cóc với hy vọng lão Cóc sẽ trở lại. Cóc ăn trưa tại nhà trọ Sư Tử Đỏ, thấy một chiếc ô tô, hắm đá lấy chiếc xe nhưng đâm hỏng và sau đó bị cảnh sát bắt giữ và phải ngồi tù 20 năm. Trong tù, lão Cóc nhận được sự đồng cảm của con gái cai ngục, cô này đã giúp hắn cải trang thành một cô thợ giặt để trốn thoát. Sau một chuỗi dài những sai lầm, Cóc đã quay lại được chỗ Chuột Cống nhưng hay tin lâu đài Cóc đã bị lũ chồn chiếm mất. Nhóm bạn sau đó mở cuộc tấn công và đánh đuổi được những kẻ xâm nhập, giành lại được lâu đài. Cóc tổ chức một bữa tiệc để đánh dấu sự trở lại của mình, giờ đây Cóc đã cư xử biết điều và khiêm tốn. Cóc bù đắp cho những hành vi thái quá trước đây của mình bằng cách tìm kiếm và đền bù cho những người vì Cóc mà bị ảnh hưởng, và bốn người bạn sống hạnh phúc mãi mãi. Nhân vật Chuột Chũi (Moly): Ẩn sau tính cách hiền lành, nhã nhặn là bộ óc vô cùng thông minh, lắm khi láu cá. Chuột Cống (Ratty): Tính tình ương bướng, thích làm thơ và lang thang dọc sông Thames. Lão Cóc (Toady): Tự phụ và bốc đồng, nhưng kì thực nhất mực hào phóng với bằng hữu. Y thừa hưởng lâu đài xa hoa của cóc cha quá cố, hàng ngày quanh quẩn với cuộc sống nhàm chán tại tư thất, nhưng lúc nào cũng bị ám ảnh vì những trò phiêu lưu mạo hiểm thường đọc trong sách vở. Ông Lửng: Cộc cằn nhưng từ ái, vốn là bạn tri âm của cóc cha, lúc nào cũng nghiêm khắc với thói hư tật xấu của cóc con. Rái Cá: Gồm cha Otter và con Portly. Cùng ở xóm bờ sông với Chuột Cống, gia cảnh không được sung túc gì. Chồn: Bọn phản diện, gồm hàng trăm đứa, có âm mưu chiếm lâu đài Cóc làm căn cứ để tiến tới thống trị đồng nội ven sông Thames. Con gái thầy cai: Một thiếu nữ tử tế và thông minh, cứu Cóc khỏi nhà ngục. Pan: Vị thần mục súc chăm nom Portly lúc vắng cha. Sóc, Thỏ và Cáo: Những cư dân đồng nội. Ảnh hưởng Suốt ba thập niên sau khi phát hành lần đầu, Gió qua rặng liễu luôn nằm trong nhóm sách bán chạy nhất tại quần đảo Anh. Năm 1909, từ bên kia đại dương, tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã gửi một bức thư riêng cho Kenneth Grahame, bộc bạch rằng: "Tôi cứ đọc đi đọc lại, và phải thú thực rằng, đã coi các nhân vật trong sách như bạn cố tri" (read it and reread it, and have come to accept the characters as old friends). Tuy vậy, mặc dù được giới phê bình hết sức kì vọng, nhưng hai cuốn tiếp sau The golden age và Dream days không được đánh giá cao. Trong khoảng một thế kỷ từ khi ra đời, Gió qua rặng liễu liên tục được chuyển thể thành thoại kịch, phim hoạt họa cùng các phiên bản điện ảnh truyền hình. Năm 2003, theo một khảo sát của BBC, tác phẩm này đứng thứ 16 trong hàng trăm sách được đón đọc tại Anh quốc. Xem thêm Văn học thiếu nhi Đồng thoại Tham khảo Tài liệu tells how the stories evolved from bedtime stories (and letters, in his absence) for his son Alastair, then known as "Mouse". Tư liệu illustrated by Paul Bransom (1913) Adapted in 10 parts. Site also contains teaching resources and episode transcripts. Gió qua rặng liễu - Cuộc đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt Tiểu thuyết Scotland Tiểu thuyết Vương quốc Liên hiệp Anh Tiểu thuyết thiếu nhi Vương quốc Liên hiệp Anh Tiểu thuyết năm 1908
wiki
Tư vấn quản trị hay tư vấn chiến lược (tiếng Anh: management consulting) là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức để cải thiện hiệu suất hoạt động hoặc đạt được các mục tiêu mà tổ chức đó mong muốn. Các tổ chức có thể sử dụng dịch vụ của các chuyên gia tư vấn quản lý vì một số lý do, bao gồm tiếp nhận lời khuyên từ bên ngoài (thường được xem là khách quan hơn) cũng như tiếp cận các kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia tư vấn về các mối quan tâm mà tổ chức, công ty cần giám sát thêm. Do kinh nghiệm tiếp xúc và có mối quan hệ làm việc với nhiều tổ chức, các công ty tư vấn thường sở hữu nhiều thông tin được xem là "các phương pháp thực hành tốt nhất" (tiếng Anh: best practices) trong ngành. Tuy nhiên, tuỳ bản chất cụ thể của từng tình huống mà việc chuyển giao công nghệ cũng như phương pháp như vậy từ tổ chức này sang tổ chức khác có thể bị hạn chế. Tư vấn quản lý là một dịch vụ bổ sung cho các chức năng quản lý nội bộ và vì nhiều lý do pháp lý và thực tiễn, có thể không được xem là sự thay thế hợp lý cho việc quản lý nội bộ. Khác với quản lý tạm thời, các nhà tư vấn quản lý không trở thành một phần của tổ chức mà họ đang cung cấp dịch vụ. Các đơn vị tư vấn cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ quản lý thay đổi cho tổ chức, phát triển kỹ năng huấn luyện (coaching), phân tích quy trình, ứng dụng các công nghệ mới, phát triển chiến lược hoặc cải tiến hoạt động hiện hữu. Các nhà tư vấn quản lý thường đưa ra các phương pháp hoặc khuôn khổ độc quyền của riêng họ nhằm hướng dẫn việc xác định các vấn đề và từ đó làm cơ sở cho các khuyến nghị hiệu quả hơn cho tổ chức mà họ tư vấn. Các công ty tư vấn Hiện ba công ty lớn và có ảnh hưởng nhất trong ngành tư vấn là McKinsey & Company, Boston Consulting Group và Bain & Company; thường được gọi chung là MBB hay Big 3 của ngành tư vấn quản trị. Nhóm Big 4 của ngành kiểm toán (Deloitte, KPMG, PwC, EY) kể từ năm 2010 cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ tư vấn quản trị. Gần đây, Deloitte đã mua lại Monitor Group, PwC sáp nhập với PRTM và Booz & Company, và EY mua lại The Parthenon Group để cải thiện dịch vụ tư vấn quản trị của mình nhằm cạnh tranh với Big 3. Tuy nhiên, doanh số, sự danh giá và uy tín của Big 4 vẫn chưa so sánh được với nhóm Big 3. Ngoài ra, các công ty nhỏ hơn như Accenture, Strategy& (đã được PwC mua lại), LEK, Oliver Wyman, EY-Parthenon (đã được EY mua lại), AT Kearney, và Roland Berger cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý nhắm đến các công ty và tổ chức quy mô nhỏ hơn nhóm khách hàng truyền thống của Big 3. Tư vấn phi lợi nhuận Một số công ty tư vấn vì lợi nhuận, bao gồm McKinsey và BCG, cũng cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí hoặc giảm giá cho các tổ chức phi lợi nhuận như một hình thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một số công ty tư vấn phi lợi nhuận khác đã tách ra khỏi các tổ chức mẹ, ví dụ như Bridgespan đã tách ra khỏi Bain & Company. Tham khảo Tư vấn quản lý toàn cầu Tư vấn Dịch vụ (kinh tế học) Nghề kinh doanh
wiki
Trương Thị Thư (chữ Hán: 張氏書; 1699 – 19 tháng 8 năm 1720), tôn hiệu Hiếu Ninh Hoàng hậu (孝寧皇后), là một cung tần của Ninh vương Nguyễn Phúc Chú trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử Hiếu Ninh Hoàng hậu Trương Thị Thư sinh năm Kỷ Mão (1699), nguyên quán ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bà là con gái của Chưởng doanh Trương Phúc Phan, lĩnh chức Trấn thủ doanh Trấn Biên, khi mất được tặng hàm Thái bảo Phan Quốc công. Chưởng doanh Phan cũng là cha của quyền thần Trương Phúc Loan, người gây ra sự sụp đổ của vương triều Nguyễn ở Đàng Trong. Bà Thư nhập phủ chúa khi Ninh vương Nguyễn Phúc Chú còn ở nơi tiềm để, được phong làm Nhã cơ (雅姬). Bà sinh được cho chúa Ninh hai người con trai: Nguyễn Phúc Khoát (26 tháng 9 năm 1714 – 7 tháng 7 năm 1765), kế vị Ninh vương, được gọi là Vũ vương. Vua Gia Long truy tôn miêu hiệu Thế Tông (世宗). Nguyễn Phúc Du (? – 6 tháng 6 năm 1751), còn có tên là Nghiễm, tước phong Thái bảo Nghiễm Quận công, có ba con trai. Năm Canh Tý (1720), ngày 16 tháng 7 (âm lịch), bà Nhã cơ qua đời khi mới 22 tuổi, được truy tặng làm Tu dung Á phu nhân (修容亞夫人), thụy là Từ Ý (慈懿). Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi gia tặng thụy hiệu cho mẹ mình là Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục phi (慈懿光順昭憲淑妃). Bà được phối thờ với Túc Tông Nguyễn Phúc Chú tại Thái Miếu, ở án thứ ba bên phải. Lăng của bà được gọi là lăng Vĩnh Phong (nay thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Huế). Năm Gia Long thứ 5 (1806), vua truy tôn cho bà làm Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng hậu (慈懿光順昭憲淑惠孝寧皇后). Bài sách văn tấn tôn có lời rằng: “Đạo trời đất kiền khôn hợp đức, lễ tôn miếu, đế hậu cung tôn. Kính nghĩ, Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Trương Thục Phi điện hạ: tiếng hay trong sáng, đức tốt đoan trang, sao bảo vụ sáng liền thần cực, nghi hình túc mục như ngọc cư ngọc hành, khí phù dư đúc được thánh minh, dòng dõi lâu bền như thái sơn bàn thạch. Cho nên nay trên nhờ ơn thiêng thêm sáng Phước trước. Kính dâng huy xưng, để tỏ đức tốt. Cẩn tiến sách vàng dâng tôn hiệu là: Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng Hậu, thờ chung vào gian hữu tam nhà Thái Miếu.” Tham khảo Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc (1995), Nguyễn Phúc Tộc thế phả , Nhà xuất bản Thuận Hóa Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam liệt truyện tiền biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa Chú thích Sinh năm 1699 Mất năm 1720 Người Thanh Hóa Phi tần chúa Nguyễn
wiki
Hồ Thanh Minh (sinh ngày 7 tháng 2 năm 2000) là cầu thủ bóng đá người Việt Nam, thuộc dân tộc Tà Ôi hiện đang thi đấu trong màu áo Câu lạc bộ bóng đá Huế và Đội tuyển U23 Việt Nam. Tiểu sử Hồ Thanh Minh xuất thân trong một gia đình thuần nông dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Anh từng đại diện cho trường cấp 3 thi đấu điền kinh tại Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và là thành viên trong đội bóng chuyền của huyện. Năm 17 tuổi, Thanh Minh xuống thành phố Huế để thi tuyển bóng đá và bắt đầu sự nghiệp kể từ đó. Hai năm sau ngày ra mắt đội trẻ U-17, Minh được HLV Nguyễn Đức Dũng triệu tập lên đội một. Phần lớn thời gian của cầu thủ này ở mùa giải 2019 chỉ là ở vai trò dự bị cho người đồng đội cùng tuổi Trần Danh Trung. Sau khi Danh Trung rời CLB Huế, Thanh Minh ở tuổi 20 đã trở thành trụ cột của đội chủ sân Tự Do. Tháng 8 năm 2020, anh được HLV Park Hang Seo triệu tập vào đội tuyển U-22 Việt Nam. Danh hiệu Đội tuyển quốc gia U-23 Việt Nam Đại hội Thể thao Đông Nam Á: 2021 Thống kê sự nghiệp Bàn thắng quốc tế U-23 Việt Nam Tham khảo Sinh năm 2000 Người Thừa Thiên Huế Tiền đạo bóng đá Nhân vật còn sống Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Huế
wiki
Bùi Văn Quang (sinh năm 1967) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Xuất thân và giáo dục Bùi Văn Quang sinh ngày 5 tháng 6 năm 1967, quê quán tại xã Tam Sơn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông có bằng cử nhân kinh tế, và thạc sĩ quản trị kinh doanh. Sự nghiệp Bùi Văn Quang là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 22 tháng 6 năm 1994, trở thành Đảng viên chính thức ngày 22 tháng 6 năm 1995. Ông có bằng cử nhân lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Bùi Văn Quang từng là Chánh văn phòng Tỉnh ủy Phú Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ. Năm 2013, 2014, ông là Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Phú Thọ, Bí thư Thị ủy thị xã Phú Thọ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Phú Thọ. Chiều ngày 29 tháng 9 năm 2015, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa 18 nhiệm kì 2015-2020. Ban Chấp hành có 55 người. Sau đó ông được bầu vào Ban thường vụ Tỉnh ủy (15 người), lúc này ông đang là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ. Ngày 3 tháng 11 năm 2015, Hội nghị bất thường của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa 17 đã bầu ông Bùi Văn Quang, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa 17 nhiệm kì 2011-2016. Chiều ngày 14 tháng 6 năm 2016, tại Hội nghị về công tác can bộ của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa 18, Bùi Văn Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, được 100% đại biểu có mặt bầu giữ chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy Phú Thọ. Ngày 27 tháng 3 năm 2019, Hội đồng nhân dân khóa 18 tỉnh Phú Thọ đã họp bất thường bầu ông Bùi Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ, giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa 18 nhiệm kì 2016-2021 thay ông Bùi Minh Châu (ông Châu được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa 18). Bùi Văn Quang được 100% phiếu ủng hộ (77/77 phiếu). Tham khảo Người họ Bùi tại Việt Nam Người Phú Thọ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Việt Nam nhiệm kì 2016–2021 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
wiki
Tiếng Niue (ko e vagahau Niuē) là một ngôn ngữ Polynesia, thuộc phân nhóm Mã Lai-Đa Đảo của ngữ hệ Nam Đảo. Ngôn ngữ này có quan hệ gần gũi nhất với tiếng Tonga và liên hệ xa hơn với các ngôn ngữ Polynesia khác như tiếng Maori, tiếng Samoa, và tiếng Hawaii. Tiếng Tonga và tiếng Niue tạo thành phân nhóm Tonga của nhóm Polynesia. Tiếng Niue cũng có một số ảnh hưởng từ tiếng Samoa và các ngôn ngữ Đông Polynesia. Tiếng Niue được khoảng 2.240 cư dân trên đảo Niue (97.4% số dân) năm 1991 sử dụng, cũng như những người nói ngôn ngữ này tại quần đảo Cook, New Zealand, và Tonga, vì vậy tổng số người nói lên tới 8.000 người. Vào đầu những năm 1990, 70% số người nói tiếng Niue sống tại New Zealand. Có nhiều người nói tiếng Niue bên ngoài chính hòn đảo nó mang tên. Hầu hết cư dân Niue nói song ngữ tiếng Anh và tiếng Niue. Phân loại Một số cụm từ cơ bản tiếng Niue Con số Tháng và thời gian Khác Chú thích Tham khảo Kaulima, Aiao & Beaumont, Clive H. (1994). A First Book for Learning Niuean. Auckland, New Zealand: Beaumont and Kaulima. ISBN 0-9583383-0-2. Kaulima, Aiao & Beaumont, Clive H. (2000). Learning Niuean, Book 2. Tohi Ako Vagahau Niue. Auckland, New Zealand: Beaumont and Kaulima. ISBN 0-9583383-9-6. McEwen, J. M. (1970). Niue Dictionary. Wellington, New Zealand: Department of Maori and Island Affairs. No ISBN. Seiter, William J. (1980). Studies in Niuean Syntax. New York & London: Garland Publishing, Inc. ISBN 0-8240-4560-2. Sperlich, Wolfgang B. (1997). Tohi vagahai Niue - Niue language dictionary: Niuean–English, with English–Niuean finderlist. Honolulu, Hawai'i: University of Hawai'i Press. ISBN 0-8248-1933-0. Tregear, Edward & Smith, S. Percy (1907). A Vocabulary and Grammar of the Niue Dialect of the Polynesian Language. Wellington: Government Printer. Anon. et al. (2003). Ko e Tohi Tapu | The Holy Bible in Niue. Suva, Fiji: The Bible Society in the South Pacific. ISBN 0-564-00077-9. Liên kết ngoài Learn to speak Niue - Vagahau Niue - the Niuean Language. www.learnniue.com is a teaching resource for everyone one wishes to learn the Niuean Language. www.learnniue.com incorporates graded units and online audio. www.learniue.com is a New Zealand Ministry of Pacific Island Affairs project. Ethnologue Entry for Niuean Niuean Basic Vocabulary List Support Proposal for Wikipedia in Niuean Language Ngôn ngữ tại Niue Ngôn ngữ tại New Zealand Nhóm ngôn ngữ Polynesia Ngôn ngữ động-chủ-tân Nhóm ngôn ngữ Tonga
wiki
Cá lạt thường (Danh pháp khoa học: Muraenesox bagio) là một loài cá lạt trong họ Muraenesocidae thuộc bộ cá chình Anguilliformes, sinh sống trong vùng biển Nhật Bản xuống tới Bắc Úc Châu. Chúng sinh sống phổ biến ở Đông Nam Á và nước Úc. Đặc điểm Chúng là loài cá biển cỡ lớn với chiều dài trung bình 1,8m. Một con trưởng thành có kích thước trung bình 1,8 mét, dài hơn một người lớn. Thân và đầu màu xám nhạt, trong chúng giống sinh vật mõm cá sấu mình lươn, chúng luôn săn mồi ở độ sâu lớn, ăn cá và loài giáp xác dưới đáy biển. Cá lạt là loài hoạt động về đêm. Cá lạt có thể tỏ ra rất hung dữ trước con người. Chúng có những cơ bắp vô cùng chắc khỏe và hàm răng sẵn sàng gây sát thương, loài cá lạt thường được đánh bắt bằng lưới. Đôi khi, chúng vô tình bị kéo lên tàu và hay cắn người đánh bắt để tự vệ. Từng có sự kiện một con cá lạt thường bị chết dạt vào bờ biển Australia. Xác sinh vật biển to lớn dạt vào bờ New South Wales, Australia, cái xác dài khoảng 1,4 mét khiến những người bắt gặp bối rối và sợ hãi, nhưng con cá lạt chết do quá già. Xem xét kích thước của con vật thì thấy rằng nó đã trưởng thành và nhiều khả năng chết vì nguyên nhân tự nhiên. Chú thích Tham khảo Sinh vật mõm cá sấu mình lươn dạt vào bờ biển Australia http://australianmuseum.net.au/common-pike-eel-muraenesox-bagio-hamilton-buchanan-1822 http://www.ibtimes.co.uk/giant-sea-monster-washed-australian-beach-identified-pike-eel-1544148 Muraenesox Động vật được mô tả năm 1822 Cá châu Á
wiki
Binh đoàn 3 (第3軍, Dai-san gun) là một đại đơn vị cấp quân đoàn thuộc Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Là một lực lượng đồn trú tại Mãn Châu quốc, đặt dưới sự chỉ huy của Đạo quân Quan Đông. Nhưng phần lớn lịch sử tham chiến của binh đoàn là trong chiến tranh Nga-Nhật. Lịch sử Binh đoàn 3 được tung vào cuộc chiến tranh Nga-Nhật dưới sự chỉ huy của tướng Nogi Maresuke. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhiệm vụ chính của binh đoàn là bao vây cảng Lữ Thuận (cảng Arthur). Sau sự sụp đổ của đế quốc Nga, Binh đoàn 3 được điều về phía bắc, tại đây binh đoàn góp một phần quan trọng trong trận Phụng Thiên (Mukden). Sau khi cuộc chiến kết thúc, Binh đoàn 3 được giải tán. Ngày 13 tháng 1 năm 1938, Binh đoàn 3 một lần nữa được thành lập tại Mãn Châu quốc, đây là một lực lượng phòng thủ phía đông biên giới với Liên Xô, nhằm chống lại các cuộc tấn công của Hồng quân Liên Xô. Tháng 7 năm 1942, Binh đoàn 3 là một trong 2 đơn vị cấp quân đoàn nằm trong biên chế Phương diện quân 1. Với tình hình ngày càng xấu đi với quân đội Nhật Bản, các đơn vị có kinh nghiệm và cùng nhiều trang thiết bị của Binh đoàn 3 được chuyển tới tăng cường cho các đơn vị khác. Trong cuộc tấn công của Liên Xô vào Mãn Châu quốc, các lực lượng đào tạo kém cùng trang thiết bị thiếu thốn của binh đoàn đã không thể đương đầu với các đơn vị thiện chiến, dày dặn kinh nghiệm của Hồng quân. Binh đoàn 3 phải triệt thoái dần về Cát Lâm và biên giới với Triều Tiên, và đã đầu hàng tại đây vào cuối cuộc chiến. Danh sách chỉ huy Tư lệnh Tham mưu trưởng Tham khảo Sách 3 Đơn vị quân sự thành lập năm 1904 Đơn vị quân sự giải thể năm 1945
wiki
Màu vàng (yellow) (cũng gọi là màu Vàng tươi để phân biệt với Vàng kim và Vàng cam) là màu sắc của ánh sáng tác động đều lên hai loại tế bào cảm thụ màu đỏ và tế bào cảm thụ màu lục và rất yếu lên tế bào cảm thụ màu lam của mắt người. Đa số người thấy màu này khi nhìn vào hình bên. Trong quang phổ Màu vàng là màu của ánh sáng không đơn sắc có bước sóng nằm trong khoảng từ 566nm tới 590 nm. Trong phối màu phát xạ Theo định nghĩa, một số hỗn hợp đều của ánh sáng màu đỏ và xanh lá cây tạo nên cảm giác màu vàng. Trong phối màu hấp thụ Màu vàng là một trong số các màu gốc trong hệ màu CMY (hay CMYK, dùng trong in ấn, sơn, nhuộm...), và màu bù của nó là màu xanh lam của hệ màu RGB. Tuy nhiên, vì các đặc trưng của các chất màu hay sơn sử dụng trong quá khứ,các thợ sơn hay họa sĩ thông thường nói tới phần bù của nó là màu tía. Sử dụng, biểu tượng, diễn giải thông thường Phần này có thể chứa đựng một lượng văn hoá Anh Mỹ thiên lệch,do dịch từ trang tiếng Anh. Nếu có thể xin bạn giúp sửa chữa Màu vàng là một màu sáng gây cảm giác vui vẻ, nhưng trong tiếng Anh, màu vàng làm cho người ta nghĩ tới bệnh vàng da và tính nhút nhát. Trong tiếng lóng Mỹ, sự nhút nhát được nói như là "yellow belly". Nó cũng có nghĩa như là một điều gì đó bại hoại, chẳng hạn như trong câu "yellow journalism" (có thể được hiểu bằng cụm từ "báo lá cải" để chỉ loại báo chí thiếu nghiêm trọng). Ban nhạc Coldplay đã ghi một bài hát phổ biến là Yellow ("vàng"); ban nhạc The Beatles có bài hát tên là Yellow Submarine ("Tàu ngầm vàng"); ca sĩ Donovan có bài hát là Mellow Yellow ("Màu vàng êm dịu"). Màu vàng là biểu tượng cho Hoàng đế Trung Hoa và hoàng tộc Trung Quốc cũng như đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa như Việt Nam, Nhật Bản v.v dưới thời phong kiến. Những người dân thường cũng như quan lại các cấp không được sử dụng màu vàng. Ngày nay việc sử dụng màu này không còn bị cấm đoán như vậy nữa. Nó cũng là màu của Tân Đảng tại Đài Loan. Có nhiều bút chì được sơn màu vàng vì mối liên hệ của nó với Trung Quốc, khu vực mà than chì tốt nhất được tìm thấy. Chỉ có bút chì với than chì của Trung Quốc được sơn màu vàng. Tại Mỹ trong thế kỷ 20, những người nhập cư từ Trung Quốc và Đông Á được nói tới một cách miệt thị như là Yellow peril ("mối đe dọa màu vàng"), có lẽ ám chỉ tới màu da. Màu vàng, trong các tổ chức chính trị quốc tế, là màu sắc của những người theo chủ nghĩa tự do. Ở một số quốc gia, xe taxi được sơn màu vàng. Thực tế này bắt đầu từ thành phố New York, khi ở đó taxi do Harry N. Allen sở hữu được sơn màu vàng sau khi biết rằng màu vàng là màu dễ nhìn thấy nhất khi ở xa. Tại Canada và Mỹ, các xe buýt dành cho các trường học gần như thống nhất được sơn màu vàng (thông thường được nhắc đến như là "school bus yellow") vì mục đích dễ nhận thấy và an toàn. Những người điều hành hệ thống xe buýt của Anh chẳng hạn như FirstGroup đang cố gắng giới thiệu khái niệm này ở đó. "Màu vàng Caterpillar" và "màu vàng tầm nhin xa lớn" được sử dụng cho các thiết bị xây dựng đường cao tốc. Trong môn đua ô tô, cờ hiệu màu vàng báo hiệu sự thận trọng. Các ô tô không được phép vượt nhau khi có cờ hiệu vàng. Các "trang vàng" (yellow pages) là một phần của danh bạ điện thoại hay danh bạ điện thoại trực tuyến để liệt kê các số quan trọng theo thể loại. Chúng được gọi như vậy do chúng được in trên giấy màu vàng thay vì trên giấy thông thường. Bánh vàng (hay yellow cake, cũng được biết như là urania và oxide uran) là phần tinh chế của oxide uran, thu được trong quá trình nghiền quặng uran. Yellowcake được sử dụng để làm nhiên liệu cho các lò phản ứng nguyên tử và trong làm giàu uran, một trong các bước quan trọng để chế tạo các vũ khí nguyên tử. Hoa hồng vàng Texas, hay "hoa vàng Harison" lần đầu tiên nở hoa tại thành phố New York trong những năm thập niên 1830. Màu vàng là màu của quả bi của môn bi da snooker có giá trị là hai điểm và là màu của bi số 1 (bi trơn) và bi số 9 (bi sọc) trong pool. Màu vàng cũng là màu của các xe jíp cũ. Khi màu vàng trộn với màu xanh lá cây, nó tạo thành màu vàng chanh (tiếng Anh: lime) Màu vàng là màu người Ai Cập cổ đại yêu thích nhất (màu của kim loại vàng) Tọa độ màu 'Số Hex = #FFFF00 RGB (r, g, b) = (255, 255, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 100, 0) HSV (h, s, v) = (60, 100, 100) Từ nguyên Từ vàng trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 黃 (có nghĩa là màu vàng). William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 黃 là /*N-kʷˤaŋ/. Chữ Hán 黃 có âm Hán Việt là hoàng. Xem thêm Danh sách màu Cầu vồng Tham khảo Màu sắc Quang phổ Cầu vồng
wiki
Đề bài: Em đã từng được chứng kiến một chú công an đang làm nhiệm vụ. Hãy tả lại hình ảnh đó Bài làm Đường phố Hà Nội vào giờ cao điểm rất hay bị ùn tắc giao thông. Đặc biệt là vào gần tết, hiện tượng tắc đường lại càng nhiều hơn. Hôm nay là ngày 29 Tết, em cùng mẹ đi chợ sắm sửa mọi thứ. Trong lúc đó, em đã tình cờ được chứng kiến một chú công an đang làm nhiệm vụ. Chú hướng dẫn từng dòng xe cộ tham gia giao thông, giải quyêt hiện tương ách tắc giúp đường phố thông thoáng, không gây cản trở việc đi lại của nguời dân trong dịp xuân sang khi ai ai cũng đang rất khẩn trương, vội vã. 29 Tết, một ngàỵ rất gần Tết Nguyên Đán, cái Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Không khí Tết đã đến rất gần. Cái lạnh như cắt da cắt thịt, mưa phùn rơi khiến cho những người tham gia giao thông, ai cũng muốn thật nhanh trở về nhà sum họp bên tổ ấm gia đình. Đường Trường Chinh vốn là một con đường thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc. Gần Tết, số người tham gia giao thông lại càng đông hơn, khiến cho con đường tắc cả một đoạn dài. Em và mẹ phải cố gắng lắm mới nhích lên được một chút. Trời mưa khiến cho con đường trơn và bẩn. Bỗng nhiên em thấy thấp thoáng bóng dáng một chú công an. Chú mặc bộ quần áo công an màu vàng rất đẹp. Bên ngoài khoác một chiếc áo mưa màu xanh. Tay chú cầm một chiếc dùi cui. Đầu chú đội một chiếc mũ công an ngay ngắn. Khuôn mặt chú hơi vuông toát lên vẻ hiền lành. Làn da hơi ngăm đen lộ vẻ rắn rỏi, khoe mạnh, trên ngực chú đeo một chiếc biển hiệu đề tên và chức vụ. Khi chú đi ngang qua xe của mẹ con em, em nhìn rõ tên chú Trung uý Nguyễn Trung Thành. Chú đeo một chiếc còi, vừa đi vừa thổi, tay cầm chiếc dùi cui chỉ hướng cho xe đi. Trên đường, các phương tiện tham gia giao thông rất hỗn loạn: xe buýt, xe ô tô con, xe tải nhỏ, xe đạp, xe máy đỗ trên đường rất hỗn độn không thành hàng lối. Một số xe máy thiếu ý thức còn leo lên cả vỉa hè. Trước tình hình đó, chú vừa thổi còi vừa hướng dẫn cho một số chiếc xe máy đi lùi vào phía trong và tiến lên phía trên để lấy chỗ cho chiếc xe ô tô phía sau tiến thẳng lên không lấn sang phẩn đường ngược chiều. Chú cố gắng chia đường làm hai: một dòng đi lên, một dòng di xuống. Chú nhanh nhẹn, bình tĩnh, hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Dòng xe cộ lộn xộn bây giờ đã được phân thành hai luồng giao thông. Luồng đi lên luồng đi xuống không bên nào lấn đường bên nào. Chú nhanh nhẹn chạy lại phía đầu ngã tư, chỗ đèn xanh đèn đỏ rồi ra hiệu cho luồng xe đi lên được phép rẽ phải. Được khoảng mười phút khi luồng ngược chiều đã nhiều xe, chú lại ra hiệu cho luồng xe rẽ phải dừng lại nhường đường cho luồng xe đi thẳng. Cứ thế hai luồng xe thay phiên nhau đi. Em và mẹ cũng tuân thủ rất tốt hiệu lệnh của chú công an. Khoảng một tiếng sau đường đã thông hơn. Em thoáng nhìn thấy khuôn mặt chú khẽ nở một nụ cười. Khi chú cười khẽ để lộ một má lúm đồng tiên phía bên phải trông rất duyên. Bây giờ em mới nhìn kỹ hình dáng chú công an. Với vầng trán cao rộng biểu lộ sự thông minh nhanh nhẹn. Chú có thân hình khá cao và cân đối. Với chiều cao khoảng gần 1,80m, trông chú lại càng thêm oai vệ. Dưới sự hướng dẫn của chú công an, đoạn đường đã trở nên thông thoáng và hết tắc. Mọi người ai nấy cũng nhìn chú và nở một nụ cười thật tươi như thầm cảm ơn. Giao thông Việt Nam hiện tại vẫn còn là nỗi lo cho người dân và các nhà chức trách, để giải toả một vụ ách tắc là rất vất vả và mất nhiều thời gian, công sức. Các chú công an phải có tinh thần trách nhiệm rất cao mới có thể hoàn thành xuất sắc được công việc. Em thầm cảm ơn tất cả những chú công an. Nhờ có các chú mà đường phố trở nên thông thoáng hơn, an toàn trật tự xã hội được đảm bảo. Em tự hứa với bản thân mình sẽ học tập thật tốt để sau này cũng trở thành một chú công an nhân dân, giúp ích cho dân cho nước, góp sức để cho Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
vanhoc
Chó Armant (còn được gọi là chó chăn cừu Ai Cập) là một giống chó chăn gia súc cỡ trung bình. Lịch sử Chó Armant có nguồn gốc từ Ai Cập và ban đầu được sử dụng như chó trông nhà. Giống chó này được cho là hậu duệ của những con chó châu Âu, được quân đội của Napoléon mang tới Ai Cập, và được lai tạo với chó Briards. Chúng được đặt tên theo thị trấn Armant ở Ai Cập. Giống chó này khi phải đối mặt với những kẻ săn mồi tỏ ra không sợ hãi, cùng với lòng trung thành của chúng khiến chúng được sử dụng ở Ai Cập làm chó bảo vệ. Mô tả Một con chó Armant điển hình cao 21 tới 23 inch (53 tới 58 cm) tính đến vai và nặng từ 50 đến 65 pounds (23 tới 29 kg). Nó có một cái đầu to, đôi mắt nhỏ, ngực sâu và rộng. Đôi tai khác nhau ở mỗi cá thể và không có tiêu chuẩn nào liên quan đến tai (chúng có thể dựng lên hoặc cụp xuống). Loài chó Armant có thể có nhiều màu sắc, phổ biến nhất trong số đó là các biến thể màu đen, đen và nâu, xám và xám vàng. Chúng là một giống chó rất nhanh nhẹn. Loài này rất vâng lời chủ và bảo vệ chặt lãnh thổ của nó, và nó sẽ chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ của nó mà không sợ hãi gì. Chú thích Giống chó
wiki
{{Infobox organization |name = Hiệp hội Tâm lý học Ứng dụng Quốc tế |image = |size = |alt = |caption = International Association of Applied Psychology |map = |msize = |malt = |mcaption = |abbreviation = IAAP |motto = |formation = 1919 |extinction = |type = Tổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học |status = |purpose = |headquarters = |location = |region_served = Toàn cầu |membership = |language = Tiếng Anh |leader_title = Chủ tịch |leader_name = Christine Roland-Lévy |main_organ = |parent_organization = Hội đồng Khoa học Quốc tế |affiliations = |num_staff = |num_volunteers = |budget = |website = IAAP Official website |remarks = }}Hiệp hội Tâm lý học Ứng dụng Quốc tế hay Hiệp hội Quốc tế về Tâm lý học Ứng dụng, viết tắt theo tiếng Anh là IAAP' (International Association of Applied Psychology) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực thực hiện nghiên cứu tâm lý học và ứng dụng quốc tế. IAAP được thành lập năm 1919 bởi Édouard Claparède với tên gọi Hiệp hội Kỹ thuật tâm lý Quốc tế (tạm dịch từ tiếng Anh: International Association of Psychotechnics, tiếng Pháp: Association Internationale de Psychotechnique). Tên hiện tại được thông qua vào năm 1955. Chủ tịch hiện tại là Christine Roland-Lévy. IAAP là thành viên liên hiệp khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) , và là thành viên liên kết của UNESCO, được Liên Hợp Quốc bảo trợ. Mục tiêu Mục đích của IAAP là thúc đẩy quan hệ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà tâm lý học ở các bộ phận khác nhau của thế giới thông qua việc tổ chức các cuộc họp khoa học, thông qua các chương trình nghiên cứu chung và bằng phương tiện của các ấn phẩm của một nhân vật quốc tế về các vấn đề quan trọng hiện nay. Hiệp hội hiên có 18 ban công tác. Xuất bản Hiệp hội chủ trì xuất bản tạp chí Applied Psychology: An International Review và Applied Psychology: Health and Well Being''. Tham khảo Liên kết ngoài IAAP Official website Website ISC, Hội đồng Khoa học Quốc tế IUPsyS Official website: Liên đoàn Khoa học Tâm lý Quốc tế Website Hội KHTL-GDVN, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, Vietnam Association of Psychology and Education. Thành viên của Hội đồng Khoa học Quốc tế Tổ chức phi chính phủ Tổ chức phi lợi nhuận Tổ chức khoa học quốc tế Xã hội học Tâm lý học
wiki
Andrew Fisher (29 tháng 8 năm 1862 – 22 tháng 10 năm 1928) là một nhà chính trị Úc và là Thủ tướng Úc thứ 5. Nội các Fisher giai đoạn 1910-1913 đã hoàn thành một chương trình lập pháp rộng lớn khiến ông, cùng với người thuộc Đảng Bảo hộ Alfred Deakin, là người sáng lập ra cấu trúc pháp lý của một quốc gia mới. Theo D. J. Murphy, "những người đương thời với ông xem ông là người thật thà và đáng tin cậy, nhưng lại bị Billy Hughes qua mặt về trí tuệ, tài hùng biện và tài hoa. Tuy nhiên kỷ lục của Fisher là để lộ ra một di sản của cải cách và phát triển quốc gia tồn tại ra khỏi những khu vực trong Đảng Lao động và ở Úc". Nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của Fisher năm 1910 thể hiện một số con số nhất: đây là chính phủ đa số đầu tiên của Úc; chính phủ đa số của Đảng Lao động đầu tiên của thế giới; lần đầu Đảng Lao động đã kiểm soát "bất kỳ" viện lập pháp nào; và lần đầu tiên đảng này kiểm soát cả hai viện của Quốc hội. Tham khảo Thủ tướng Úc Chủ tịch Đảng Lao động Úc Mất năm 1928 Lãnh tụ đối lập Úc Chính trị gia Úc thế kỷ 20
wiki
Hướng dẫn thuyết minh giới thiệu về cá heo – Tập làm văn 9 Hướng dẫn Giới thiệu về cá heo. Văn 9 Đề bài: Giới thiệu về cá heo. Bài làm Ngày nay, hình ảnh của đàn cá heo tung mình trên mặt nước, nô đùa với tàu thuyền và lao vun vút giữa biển khơi đã trở nến quen thuộc với không chỉ ngư dân ven biển mà còn đối với mọi người trên khắp thế giới. Cá heo có nhiều loại, chúng khác nhau về hình dạng, màu sắc, tập tính và tiếng kêu. Dân chài nước ta có nơi còn gọi là “cá lợn” hoặc “cá ông sư”. Cá heo là động vật có vú, có máu nóng và thở bằng phổi. Mũi cá heo ở phía trên mồm chứ không chuyển về phía sau và nằm trên lưng như cá voi. Để thích nghi với cuộc sống dưới nước, cá heo có cấu tạo với hình dáng cơ thể đặc biệt, mình dài hình thoi, chân- sau thoái hoá, chân trước biến thành hai vây ngực để bơi. Đuôi của các loài cá nằm dọc, còn đuôi của cá heo nằm ngang để lái khi di chuyển. Cá heo có hai vú chính, một số cặp vú phụ. Cá heo là loài đẻ con, mỗi lần một con, cũng có khi sinh dôi, sinh ba nhưng rất hiếm. Thời gian mang thai của cá heo là 10, 11 tháng nhưng có loài kéo dài đến 16 tháng và nuôi con bằng sữa mẹ. Thức ăn của cá heo ià các loại cá nhỏ như cá cơm, cá trích, các loại tôm nhỏ và cả giun biển. Đàn cá nhỏ di chuyển đến đâu thì đàn cá heo theo sau đến săn mồi. Cá heo mẹ quấn quýt với con cái, chăm sóc những con non, kể cả khi con đã có cuộc đời tự lập. Tính cách “đại gia đình” của cá heo cũng rất đặc biệt, quần thể hợp thành đàn lớn vài trăm con. Đầu đàn là cá heo mẹ, không phải cá heo bố. Chúng có thể đi xa tới hàng nghìn ki lô mét, lặn sâu hàng nghìn mét, nín thở gần hai tiếng đồng hồ. Cá heo có chiều dài trung bình 2 – 2,5 m, thậm chí có con dài 3,6 m như cá heo hai bên sườn trắng và có tuổi thọ khoảng 25-30 nărri; Cá heo bơi rất nhanh, thường là 20 – 30 km/h, thậm chí 70 km/h. Sở dĩ cá heo lao đi nhanh như vậy là do chúng liên tục lột da và cứ sau khoảng 2 giờ cá lại có một bộ da hoàn toàn mới, hỗ trợ cho việc bơi trong nước. Hiện tượng cá heo lột da liên tục khi bơi cùng với hình dáng thuôn gọn nhằm giảm áp lực của nước lên da và giảm ma sát. Con người có thể huấn luyện cá heo làm xiếc. Cá heo còn có khả năng lặp lại lời nói của con người. Ngày nay, nhiều công viên trên thế giới và ở Tuần Châu, vịnh Hạ Long nước ta đã có cá heo biểu diễn những trò như nhảy cao, nhảy dài, đánh bóng rổ, vượt vòng tròn lửa, biểu diễn đội hình đồng ca,… Cá heo còn dẫn đường cho tàu thuyền qua những vùng biển sóng dữ. Trên biển, cá heo luôn là người bạn đồng hành với con người và sẵn sàng chủ động cứu vớt khi con người bị lâm nạn. Ngoài ra, một số nước trên thế giới sử dụng cá heo cho mục đích thực phẩm, y dược bởi cá heo có hàm lượng dinh dưỡng cao, mỡ và gan của chúng được sử dụng để sản xuất vitamin A và làm thuốc chữa bỏng. Bùi Hồng Anh (Trường THCS Nguyễn Trường Tộ) Tags:Cá heo · Tập làm văn 9 · Văn thuyết minh
vanhoc
Bài làm Nguyễn Minh Châu được xem là một người mở đường tinh anh và tài năng nền văn học đổi mới. Các tác phẩm ở giai đoạn này nghiêng về cảm hứng đời tư thế sự, đi tìm hiểu sâu vào thế giới nội tâm của con người hơn. “Chiếc thuyền ngoài xa” – một tác phẩm vô cùng đặc sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu, thể hiện đúng cảm hứng của tác giả trong giai đoạn văn học đổi mới này. Việc xây dựng nên nhân vật người đàn bà hàng chài đã thể hiện được quan niệm về văn chương nghệ thuật cũng như trong cuộc sống chúng ta phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều thì mới có thể đánh giá hết được mọi việc. Xây dựng lên hình ảnh người đàn bà hàng chài với ngoại hình đã ngoài 40, hình dáng cao lớn thô kệch, rỗ mặt. Thế rồi trên khuôn mặt của người đàn bà này trông cũng thật mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới, có khi nó còn tái ngắt và buồn ngủ đã hé lộ cuộc đời vất vả của thị. Với dáng đi chậm chạp như bà già, rồi tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới đã phần nào nói lên số phận, cuộc đời, hoàn cảnh sống khó khăn của chị. Cuộc đời của người đàn bà hàng chài cũng thật nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ đã hiện hữu chính trên khuôn mặt, thân hình của người đàn bà này. Hình ảnh người đàn bà hàng chài hiện lên trong tác phẩm có số phận bất hạnh và đầy bi kịch. Chị vốn sinh ra trong một gia đình khá giả thế nhưng người đàn bà hàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Chính cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh suốt từ nhỏ đến lớn khiến cho tất cả bất hạnh của chị chị phải tự gánh lấy. Rồi chị có mang với một anh hàng chài, khi anh ta đến mua bả về đan lưới, rồi hai người đã thành vợ thành chống, theo chồng chị cũng xuống thuyền ở. Cứ thế cuộc sống của hai vợ chồng chị ngày càng khó khăn, nghèo đói, rồi đời sống trên biển lại cực nhọc biết bao nhiêu bấp bênh kéo dài qua ngày này đến ngày kia. Đã nghèo lại còn đông con cho nên khi “có nhiều tháng biển động phải ăn cây xương rồng luộc chấm muối” Xem thêm: Soạn bài: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Cái nghèo, cái khổ đã biến lão chồng của chị từ một anh con trai vốn “hiền lành nhưng cục tính” nay lại trở thành một kẻ vũ phu nên chị thường xuyên bị hành hạ, chị phải chịu những trận đòn roi để cho chồng có thể giải tỏa những bế tắc của cuộc sống. Đã thành lệ, lão chồng đánh chị “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Theo lời của người đàn bà hàng chài kể thì cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại lôi chị ra đánh để trút giận, lão chồng như đánh một con thú. Không chỉ thể lại buông ta những lời lẽ vô cùng cay độc: – Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ. Người đàn bà hàng chài chị cũng cảm thấy xấu hổ, luôn lo sợ con mình sẽ bị tổn thương khi thấy cảnh mình bị đánh…Thông qua những chi tiết này thì đã cho thấy nhân vật người đàn bà hàng chài là một người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục. Chồng ra những trận đòn thật khủng khiếp nhưng chịn không hề kêu la, không chống trả hơn nữa cũng không tìm cách chạy trốn. Chính bản thân chị thì chị đã coi việc mình bị đánh như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài Người đàn bà hàng chài được biết đến là một người mẹ biết yêu thương con cái. Vì yêu thương và lo lắng cho con nên chị cũng đã gửi thằng Phác lên rừng để nó không phải hận bố nhất là khi thấy cảnh mẹ mình bị bố đánh. Qủa thực chính tình mẫu tử của chị cũng đã vút lên trên cái nền của một cuộc sống cơ cực. Tình mẫu tử đó thật ngang trái, đau đớn đầy xót xa biết bao nhiêu. Cũng vì thương con nên chị đã luôn miệng xin quý tòa – chánh án Đẩu là “con lạy quý tòa, tòa bắt tội con cũng được…đừng bắt con bỏ nó”. Với thái độ của người đàn bà này lại trái với lẽ thường tình, hơn nữa chánh án Đẩu khuyên chị rất hợp lí mà chị lại không nghe bỏ người chồng vũ phu. Lý do bởi chị cũng rất hiểu như thế nào là nỗi đau của những trẻ thơ phải sống trong cảnh bố mẹ ly dị. Chị cũng rất hiểu rằng trên con thuyền chèo lái kia rất cần một người đàn ông có thể chống đỡ con thuyền. Tất cả điều này cũng đã khiến cho bà ấy là người bất hạnh nhưng trong một chừng mực nào đó thì người đàn bà hàng chài cũng toát lên vể đẹp của lòng vị tha. Chính chị cũng đã lại hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của chồng. Chị hiểu rằng cũng chỉ vì cuộc sống cơ cực nên chồng chị mới sinh ra thói vũ phu như thế. Xem thêm: Những năm gần đây, số lượng các bạn trẻ Việt Nam đi du học nước ngoài gia tăng một cách đáng kể. Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này. Xây dựng lên người đàn bà hàng chài là một người phụ nữ từng trải và hiểu biết lẽ đời thông qua lời kể của chị; "Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn". Có lẽ chính vì thế mà chị hiểu cuộc sống trên thuyền cần phải có người đàn ông mạnh khỏe và phải biết nghề. Chị và các con cũng luôn cần có một chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống mưu sinh vất vả. Vì thế mà chị luôn sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì chồng vì con. Chị đã thật biết ơn Phùng và Đẩu nhưng vì “Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là ngưòi làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”. Đọc đến đây chúng ta thấy ở người đàn bà hàng chài như cũng cứ thấp thoáng bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu vô cùng bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh, hiểu lẽ đời. Thông qua câu chuyện của người phụ nữ hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng đã thể hiện cái nhìn sâu sắc và nhân hậu của mình về cuộc đời. Nhà văn đã phát hiện ra chất ngọc ẩn chứa sau lớp đá thô kệch, tưởng chừng vô giá trị và xấu xí. Người đàn bà hàng chài lam lũ, cam chịu nhưng đằng sau đó là tình yêu con, yêu chồng vô bờ bến. Không dừng lại ở đó tác giả đã khẳng định được quan niệm của mình về cả mặt nghệ thuật. Đó là nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn liền với cuộc đời, phải nhìn nhận cuộc đời một cách đa diện nhiều chiều thì mới có thể đánh giá được sự vật.
vanhoc
Mark Gordon (sinh ngày 14 tháng 3 năm 1957) là một chính trị gia người Mỹ. Ông hiện là Thống đốc thứ 33 của tiểu bang Wyoming. Ông nguyên là Bộ trưởng Ngân khố Wyoming từ 2012 – 2019, được bổ nhiệm bởi Thống đốc Matt Mead để kế nhiệm Joseph Meyer, nguyên Bộ trưởng Ngân khố tiểu bang qua đời vì ung thư. Ông là Đảng viên Đảng Cộng hòa, học vị Cử nhân Nghệ thuật, chính trị gia bảo thủ. Ông đã vượt qua đối thủ ứng viên Dân chủ trong tổng tuyển cử 2018 với tỷ lệ cách biệt 67,1–27,5%. Xuất thân, giáo dục và thời kỳ đầu Mark Gordon sinh ra ở thành phố New York, New York, Đông Bắc Hoa Kỳ, là con trai của Catherine (Andrews) và Crawford Gordon, chủ trang trại tại thị trấn Kaycee, quận Johnson, phía bắc Wyoming. Ông được nuôi nấng trưởng thành trong Trang trại Gordon, trang trại liên kết với hãng sản xuất nông nghiệp 48 Ranch Partnership ở Kaycee. Thời thanh niên, ông tới quận Addison, Vermont để theo học Đại học Middlebury, nhận bằng Cử nhân Nghệ thuật. Năm 2008, Mark Gordon là một ứng cử viên không thành công trong Đảng Cộng hòa trong bầu cử sơ bộ nội bộ đảng cho vị trí Hạ nghị sĩ Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện khu bầu cử Quốc hội lơn của tiểu bang Wyoming, được kiểm soát bởi Cynthia Lummis, một cựu Bộ trưởng Ngân khố tiểu bang và người vợ của một cựu Hạ nghị sĩ Dân chủ tiểu bang Alvin Wiederspahn. Trong thời kỳ này, cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Alan K. Simpson từ Cody, quận Park, Wyoming, được coi là một Đảng viên Cộng hòa ôn hòa, đã hỗ trợ sự ứng cử của Mark Gordon nhưng không tán thành hoàn toàn vì ông cũng thân thiện với Cynthia Lummis. Cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Malcolm Wallop cũng như cựu chính trị gia Wyoming Joseph B. Meyer, người đang giữ chức Bộ trưởng Ngân khố tiểu bang vào thời điểm đó tán thành Mark Gordon. Trong giai đoạn đầu, Mark Gordon đã nhận được sự tán thành của hai tờ báo nổi tiếng nhất trên toàn tiểu bang của Wyoming, The Casper Star-Tribune và Wyoming Tribune Eagle. Mặc dù các cuộc thăm dò ý kiến và lợi thế tài chính vẫn thuộc về ông trong chiến dịch chính, nhưng ông đã để mất đề cử vào tay Cynthia Lummis. Sự nghiệp Bộ trưởng Ngân khố Wyoming Mark Gordon là Bộ trưởng Ngân khố của Wyoming từ năm 2012 đến năm 2019. Ông tuyên thệ nhậm chức thủ quỹ vào ngày 1 tháng 11 năm 2012, bởi Thẩm phán Tòa án Tối cao Wyoming William Hill, sau khi được Thống đốc Matt Mead lựa chọn. Ông được bầu làm thủ quỹ đầy đủ nhiệm kỳ vào năm 2014. Thống đốc Wyoming Mark Gordon đã từ chối tranh cử cho ghế Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ của Cynthia Lummis trong Hạ viện Hoa Kỳ vào năm 2016, người mà ông đã tranh cử vào năm 2008, và thay vào đó tranh cử vào vị trí Thống đốc Wyoming vào năm 2018. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa vào ngày 21 tháng 8 và cuộc tổng tuyển cử vào ngày 6 tháng 11, đánh bại ứng viên Dân chủ Mary Throne. Ông tuyên thệ nhậm chức Thống đốc vào ngày 7 tháng 1 năm 2019, lãnh đạo toàn diện tiểu bang. Từ 2020, với hoàn cảnh Đại dịch COVID-19 lây truyền khắp thế giới, Mark Gordon có nhiệm vụ chỉ huy chống dịch ở tiểu bang Wyoming. Trong bối cảnh số ca nhiễm coronavirus tăng đột biến vào tháng 11 năm 2020, Mark Gordon đã áp đặt một số hạn chế đối với các cuộc tụ tập công cộng trong nhà và ngoài trời. Ông đã không ban hành các quy định về khẩu trang trên toàn tiểu bang, thực hiện lệnh giới nghiêm hoặc tạm thời đóng cửa bất kỳ cơ sở kinh doanh nào. Lịch sử tranh cử Đời tư Mark Gordon gặp người vợ đầu tiên của mình, Sarah Hildreth Gilmore tại trường Middlebury College. Họ kết hôn vào ngày 7 tháng 3 năm 1981 tại Nhà thờ Second Congregational ở Greenfield, Massachusetts, nơi bố mẹ bà cư trú. Hai người có với nhau hai cô con gái. Năm 1993, bà qua đời trong một vụ tai nạn ô tô. Đến năm 1998, ông gặp người vợ hiện tại của mình, Jennie Muir Young trước đây và họ kết hôn vào năm 2000. Họ cùng nhau sở hữu Trang trại Merlin phía Đông thành phố Buffalo ở quận Johnson, Wyoming. Năm 2009, trang trại của họ đã nhận được giải thưởng Quản lý xuất sắc trong Rangeland của Hiệp hội Quản lý Wyoming. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2020, trong trận Đại dịch COVID-19, Mark Gordon đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút này vào cùng ngày văn phòng của ông được mở cửa trở lại sau khi một nhân viên của ông đã có kết quả dương tính trước đó. Văn phòng của Gordon tạm thời đóng cửa để xử lý bệnh sau khi ông chẩn đoán. Xem thêm Đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ Thống đốc Wyoming Tham khảo Ghi chú Chú thích Liên kết ngoài Website Chính phủ Wyoming. Tài khoản Mark Gordon tại Twitter. Người Mỹ Nhân vật còn sống Chính khách Mỹ Chính khách Mỹ thế kỷ 21 Sinh năm 1957 Thống đốc Wyoming
wiki
Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh của Do Thái giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như luật pháp, lịch sử, thi ca (hay các sách về sự khôn ngoan) và tiên tri. Tất cả các sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Giêsu người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước. Cần lưu ý rằng Do Thái giáo dùng từ Tanakh như là một thay thế cho thuật ngữ Cựu Ước, vì họ không chấp nhận Tân Ước là một phần của Kinh Thánh. Kinh Thánh Cựu Ước được tín đồ Thiên Chúa giáo coi là lời dạy của Thiên Chúa, do Thiên Chúa linh hứng cho các tác giả. Cựu Ước được viết nên bởi 40 tác giả trong khoảng thời gian gần 1.500 năm (từ thế kỷ XII trước Công nguyên cho tới thế kỷ II sau Công nguyên), theo Quy điển Thánh Kinh của Giáo hội Công giáo, Kinh Thánh hiện nay bao gồm 73 sách – 46 trong Cựu Ước và 27 trong Tân Ước. Quy điển Cựu Ước của cộng đồng Kháng Cách (Protestantism) bao gồm toàn bộ các sách của kinh Tanakh, chỉ có thay đổi về thứ tự và số lượng các sách này. Cựu Ước Kháng Cách có 39 sách trong khi số lượng các sách trong kinh Tanakh của Do Thái giáo là 24. Có sự khác biệt này là vì theo sự sắp xếp trong kinh Tanakh, các sách Sa-mu-ên, Các Vua và Sử ký đều được gộp thành một sách, điều tương tự cũng xảy ra cho các sách Ezra và Nehemiah, và 12 sách tiểu tiên tri cũng được tính chung thành một sách. Sự chênh lệch về số lượng (15 sách) được tóm tắt trong bảng sau: Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương thêm vào Cựu Ước một số sách, được gọi là thứ kinh (deuterocanonical), các sách này không được công nhận bởi cộng đồng Kháng cách. Nền tảng của thứ kinh được tìm thấy trong Bản Bảy Mươi được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, dịch từ Kinh Thánh Do Thái. Đây là bản dịch được sử dụng rộng rãi bởi các tín hữu thời kỳ tiên khởi cũng như được trích dẫn bởi Tân Ước. Truyền thuyết cho rằng Thánh Moise là người viết năm cuốn kinh chính, gồm các cuốn Sáng thế, Xuất hành, Levi, Dân số, và Đệ nhị luật. Đến thế kỷ XVII, nhà triết học Brauch Spinoza sau khi đọc các cuốn kinh, với tinh thần duy lý, ông đã chỉ ra sự nhầm lẫn trong truyền thuyết: Thánh Moise không phải người sáng tác Ngũ kinh bởi bản này kết thúc bởi cái chết của chính ông, tức là nó phải được người khác viết lại. Spinoza sau đó đã phát động phong trào đọc và phê bình Kinh Thánh, góp phần làm thay đổi nhiều vấn đề về Cựu ước trước đó. Lịch sử Một vài giáo sư khảo cổ học cho rằng nhiều câu chuyện chép trong Cựu Ước, bao gồm những ký thuật về Abraham, Moses, Solomon, và một số nhân vật khác, thật ra chỉ được trước tác bởi các biện ký (scribe) của vua Josiah (thế kỷ thứ 7 TCN) nhằm hệ thống hóa niềm tin vào Yaweh. Theo lập luận của các nhà khảo cổ này, đến nay vẫn không tìm thấy nhiều ký thuật được lưu giữ tại các quốc gia kế cận như Ai Cập và Assyria, cũng không có văn bản nào về các câu chuyện của Kinh Thánh hay về các nhân vật ấy trước năm 650 TCN. Ngược lại, các nhà khảo cổ khác lại tìm thấy trong cùng những ký thuật ấy những chứng cớ hỗ trợ cho các câu chuyện trong Kinh Thánh, dù chúng không trực tiếp thuật lại các câu chuyện này. Tên gọi Thuật ngữ "Cựu Ước", dịch từ tiếng Latin Vetus Testamentum, có nguyên ngữ tiếng Hy Lạp hê Palaia Diathêkê (Η Παλαιά Διαθήκη) nghĩa là "Giao ước (hoặc lời chứng) cũ". Kitô hữu gọi là Cựu Ước vì họ tin rằng nay đã có một giao ước mới được thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người, sau khi Giêsu người Nazareth đến thế gian (xem Thư gởi người Do Thái). Do Thái giáo không công nhận Tân Ước, cũng không chấp nhận Cựu Ước như là tên gọi thay thế cho Tanakh (tuy nhiều người Do Thái chấp nhận Chúa Giêsu là một nhân vật lịch sử hoặc ngay cả là môn đệ của một giáo sư kinh luật truyền khẩu Do Thái giáo). Chủ đề Thánh Kinh Cựu Ước nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và tuyển dân Israel. Mối quan hệ này được thể hiện qua giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc này đã được giao cho Moses. Ứng dụng Không có sự đồng thuận hoàn toàn về việc ứng dụng các giáo huấn của Cựu Ước và Tân Ước vào đời sống giáo hội của cộng đồng Kitô giáo, đặc biệt là trong thời kỳ hội Thánh tiên khởi. Cũng có một số tranh luận trong vòng các học giả Kháng Cách về việc có nên áp dụng giáo huấn Tân Ước cho người Do Thái hay không. Tương tự, vẫn còn bất đồng về mức độ áp dụng các giáo luật của Cựu Ước cho Kitô hữu. Ngày nay, rất ít Kitô hữu tuân giữ các giáo luật của Cựu Ước đòi hỏi kiêng cữ một số thức ăn, trong khi hầu hết trong số họ tin và tuân giữ Mười Điều Răn. Hầu hết Kitô hữu đều đồng ý rằng sự hiểu biết về Cựu Ước là nền tảng giúp họ hiểu biết Tân Ước, họ cũng tin rằng nội dung của cả Cựu Ước và Tân Ước đều được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Trong lịch sử đã xuất hiện các quan điểm dị biệt như nhóm Khả tri (Gnostic), đi xa đến mức khẳng định Thiên Chúa của Cựu Ước là một thực thể khác với Thiên Chúa của Tân Ước, họ thường gọi Thiên Chúa của Cựu Ước là demiurge, hoặc Marcion thành Sinope còn đi xa hơn khi cho rằng không nên xem Cựu Ước là một phần của Kinh Thánh Kitô giáo. Hầu hết Kitô hữu tin rằng quan điểm các nhóm này là dị giáo. Ngày nay, nhiều học giả thích dùng Kinh Thánh Do Thái như một thuật ngữ thay thế cho Tanakh và Cựu Ước (không bao gồm các thứ kinh) nhằm biểu dương tính đồng thuận trong học thuật giữa các giáo phái Cơ Đốc. Các tác giả Tân Ước thường tham khảo và trích dẫn Cựu Ước, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến việc ứng nghiệm các lời tiên tri đề cập đến Đấng Messiah mà người Cơ Đốc tin là Giêsu người Nazareth. Theo quan điểm thần học Kitô, sự trông đợi Đấng Messiah được tiên báo trong Cựu Ước, sự ứng nghiệm trong hiện tại và trong thời kỳ tận thế, vương quốc thần Thánh và vĩnh cửu dưới quyền tể trị của Chúa Giêsu hiện hữu như một sơi dây xuyên suốt từ Cựu Ước đến Tân Ước. Những người ủng hộ thuyết Hoán vị (supersessionism) tin rằng kể từ thời Chúa Kitô, dân Do Thái, với địa vị và đặc quyền như là tuyển dân của Thiên Chúa, được thay thế bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo. Lập luận này đặt nền tảng trên một số luận giải trong Tân Ước, trong số đó có Galatians 3.29 "Nếu anh em thuộc về Chúa Kitô, anh em là hậu duệ của Abraham, tức là người kế tự theo lời hứa". Trong thực tế, điều này có nghĩa là trong khi các giáo luật Cựu Ước về nghi thức và kiêng cữ thức ăn nên được huỷ bỏ, thì các giáo huấn về tinh thần và đạo đức cần được tuân giữ. Hơn nữa, những người tin vào thuyết Hoán vị cho rằng những lời tiên tri về dân Do Thái được chép trong Cựu Ước được ứng nghiệm trong thân vị của Chúa Giêsu và qua hội Thánh với tư cách là tuyển dân của Thiên Chúa. Xem thêm Tân Ước Kinh Thánh Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 Kinh Thánh Do Thái Tham khảo . Kinh Thánh Thuật ngữ Kitô giáo
wiki
Sự sống cần những yếu tố nào để phát sinh, tồn tại và tiến hoá? Những nơi nào trong Hệ Mặt Trời và trong thiên hà của chúng ta có thể cho phép sự sống? Đó là nội dung chính của phần bài giảng "Sự sống trong vũ trụ". Bài giảng mà chúng tôi giới thiệu dưới đây được thực hiện ngày 26 tháng 03 năm 2017 trong sự kiện " " được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập VACA. 1- Hình thành và tiến hoá của sự sống trên Trái Đất 2- Sự sống trong vũ trụ Dưới đây là hai đoạn ghi hình của hai phần bài giảng này Phần 2: Sự sống trong vũ trụ
vanhoc
Tổng thống bất đắc dĩ (tên gốc tiếng Anh: Designated Survivor) là một bộ phim truyền hình chính trị của Mỹ được tạo bởi David Guggenheim được phát sóng trên ABC trong hai mùa. Phần ba được phát sóng độc quyền và toàn cầu trên Netflix. Kiefer Sutherland đóng vai Thomas Kirkman, một chính trị gia người Mỹ được mệnh danh là người sống sót được chỉ định cho Nhà nước Liên bang, người đột nhiên từ vị trí Bộ trưởng Phát triển Đô thị và Nhà ở Hoa Kỳ lên làm Tổng thống Hoa Kỳ sau khi một vụ nổ giết chết mọi người phía trên ông trong danh sách kế vị tổng thống. Kirkman đối phó với sự thiếu kinh nghiệm của mình với tư cách là nguyên thủ quốc gia trong khi tìm cách khám phá sự thật đằng sau vụ tấn công. Dự án đã bỏ qua giai đoạn thử nghiệm và được đặt hàng trực tiếp vào ngày 14 tháng 12 năm 2015, sau đó là thông báo chính thức vào ngày 6 tháng 5 năm 2016. Tập đầu tiên được công chiếu vào ngày 21 tháng 9 năm 2016, với hơn 10 triệu người xem. Tám ngày sau, một đơn đặt hàng mùa đầy đủ đã được công bố. Sê-ri đã được gia hạn cho mùa thứ hai vào ngày 11 tháng 5 năm 2017, được công chiếu vào ngày 27 tháng 9 năm 2017. Vào tháng 5 năm 2018, ABC đã hủy bỏ loạt phim sau hai mùa. Vào tháng 9 năm 2018, Netflix và Entertainment One tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận để chọn Designated Survivor cho phần thứ ba gồm 10 tập với phần sau chỉ chịu trách nhiệm sản xuất loạt phim. Phần ba được công chiếu trên Netflix vào ngày 7 tháng 6 năm 2019. Vào tháng 7 năm 2019, loạt phim đã bị Netflix hủy bỏ Nội dung Vào đêm của Liên bang, một vụ nổ phá hủy Tòa nhà Quốc hội, giết chết Tổng thống và mọi người trong hàng ngũ kế vị, ngoại trừ Bộ trưởng Phát triển Nhà và Đô thị Thomas Kirkman, người được mệnh danh là người sống sót được chỉ định. Kirkman ngay lập tức tuyên thệ, không biết rằng cuộc tấn công chỉ là khởi đầu của những gì sắp xảy ra. Diên viên Vai trò chính Chu kỳ vai trò Tập phim Phát sóng Trong quý đầu tiên, khu vực Hoa Kỳ đã phát sóng qua ABC, từ Thứ Tư, ngày 21 tháng 9 năm 2016 lúc 10:00 tối (Múi giờ Bắc Mỹ) . Khu vực Canada được phát sóng trên CTV, cũng từ thứ Tư ngày 21 tháng 9 năm 2016 . Bên ngoài Hoa Kỳ và Canada, nó được phát qua Netflix . Trong quý II, khu vực Hoa Kỳ đã phát sóng trên ABC, từ 10:00 tối thứ Tư, ngày 27 tháng 9 năm 2017 (Múi giờ Đông ở Bắc Mỹ) và phát sóng đồng thời trên Netflix vào ngày 28 tháng 9 năm 2017. Tại Việt Nam, phim đã được mua bản quyền và phát sóng trên kênh VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 22h hàng ngày, phát lại lúc 0h ngày hôm sau bắt đầu từ ngày 19/6/2021 Tham khảo Liên kết ngoài Chương trình truyền hình của ABC Studios Chương trình truyền hình tiếng Anh Tác phẩm về khủng bố Chương trình mạng American Broadcasting Company Phim truyền hình Mỹ thập niên 2010 Chương trình truyền hình nhiều tập hành động Mỹ Phim truyền hình nhiều tập Chương trình truyền hình quay tại Washington, D.C. Nhà Trắng trong các tác phẩm giả tưởng
wiki
Hoa Vinh (花荣, bính âm: Huā Róng) là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Ông là đầu lĩnh thứ 9 trong 108 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc, được sao Thiên Anh Tinh (chữ Hán: 天英星; tiếng Anh: Hero Star) chiếu mệnh. Vì giỏi bắn cung nên ông có biệt hiệu là "Tiểu Lý Quảng" (小李廣, Lý Quảng nhỏ). Ông được mọi người kính trọng do lòng trung thành và lòng can đảm trong chiến đấu. Xuất thân Hoa Vinh có môi đỏ thắm, răng trắng đẹp, khuôn mặt khôi ngô trẻ trung, ngực nở nang, vai rộng. Ông có tài bắn tên, có thể bắn đứt đôi lá liễu trong cách xa 100 bước chân, do đó được gọi là Tiểu Lý Quảng (Lý Quảng là một tướng thời nhà Hán rất giỏi cung tiễn). Ngoài ra Hoa Vinh cũng là một người chăm sóc và huấn luyện ngựa rất giỏi. Ông có vợ là Thôi Xuân Yến - bạn thân với em gái ông. Ông còn là con người cương trực, thẳng thắn, là vị anh hùng hết lòng vì nghĩa, một con người tài hoa, trí dũng song toàn. Trong tiểu thuyết, Hoa Vinh là quan võ tri trại ở Thanh Phong, ông cũng là bạn thân của Tống Giang Tống Công Minh. Giao chiến ở trại Thanh Phong Vợ của Lưu Cao (quan văn tri trại Thanh Phong, đồng liêu của Hoa Vinh) tình cờ lên núi Thanh Phong viếng mộ mẹ thì bị Vương Anh - thủ lĩnh trại Thanh Phong bắt về trại định lập làm áp trại phu nhân. Bà ta khai với các thủ lĩnh Thanh Phong rằng bà là thê tử của quan tri trại Thanh Phong, Tống Giang bèn ra tay cứu bà, khuyên Vương Anh thả bà. Nhưng khi về với chồng, bà lại lấy oán trả ơn, vu cho Tống Giang tội cấu kết với cường đạo núi Thanh Phong. Lưu Cao lập tức ra lệnh bắt Tống Giang về trại xét xử. Về tới trại, khi xét xử, vợ Lưu Cao liên tục thúc ép chồng xử Tống Giang thật nặng. Lưu Cao theo ý vợ, sai đánh Tống Giang và đem giam. Hoa Vinh biết tin Tống Giang bị oan, ông viết thư gửi Lưu Cao xin thả người. Nhưng Lưu Cao đã khước từ và đuổi người đưa thư của Hoa Vinh. Ông liền dẫn quân phá ngục cứu Tống Giang ra. Lưu Cao cầu cứu quan Thanh Châu là Mộ Dung Ngạn Đạt. Hoàng Tín được cử đến đánh dẹp quân của Hoa Vinh. Hoàng Tín lừa bắt được Hoa Vinh, sau đó áp giải cả Hoa Vinh và Tống Giang về Thanh Châu. Giữa chừng xe tù bị Yến Thuận, Vương Anh, Trịnh Thiên Thọ cướp, cứu được Hoa Vinh và Tống Giang. Gia nhập Lương Sơn Sau khi trại Thanh Phong bị hạ, Hoa Vinh theo lên Lương Sơn và trở thành một trong Mã Quân Bát Hổ Tiên Phong tướng (cùng với Từ Ninh, Sách Siêu, Dương Chí, Trương Thanh, Chu Đồng, Sử Tiến và Mục Hoằng). Tài bắn cung của Hoa Vinh đã góp công rất lớn trong những lần chinh phạt của quân Lương Sơn. Thêm vào đó, uy tín của Hoa Vinh cũng đã thuyết phục được nhiều người gia nhập Lương Sơn dưới lá cờ "Thế thiên hành đạo". Hoa Vinh đứng đầu trong tám tướng tiên phong của Lương Sơn. Kết thúc cuộc đời Sau khi chiêu an, Hoa Vinh theo nghĩa quân Lương Sơn chinh phạt Liêu, Vương Khánh, Điền Hổ và Phương Lạp. Sống sót trở về sau chiến dịch Phương Lạp, Hoa Vinh được bổ nhiệm chức Đô thống chế phủ Thương Châu quận Hoành Hải. Được tin Tống Giang và Lý Quỳ bị gian thần hãm hại, Hoa Vinh đến nơi và gặp Ngô Dụng cũng ở đó Ngô Dụng và Hoa Vinh sau khi mang xác Tống Giang và Lý Quỳ đi chôn, cũng treo cổ tự vẫn ở cùng chỗ 2 ngôi mộ tại đầm Lục Nhi, một nơi rất giống Lương Sơn. Trong Đãng Khấu Chí Tại hồi 55, Hoa Vinh đưa chiến thư thách đấu tên với Lệ Khanh (thần tiễn số 1 phe Viên Tý). Hôm sau, hai bên dàn trận ở Vọng Mông sơn, Hoa, Trần hai tướng xách tên đeo cung vào trận. Hai bên trổ hết tài năng mẹo lược, bắn đến hơi chục mũi tên chưa phân thắng bại. Hoa Vinh nghĩ bụng sẽ nhân lúc Lệ Khanh bắt vào ngựa sẽ bắn thẳng vào mũ. Nào ngờ đâu Lệ Khanh cũng có mưu khác, không nhằm vào ngựa mà bắn thẳng vào bụng Hoa Vinh. 2 cung cùng kéo, 2 tên cùng phóng ra, lướt gió xé đến, chiếc mũ trên đầu Lệ Khanh bay mất, nhưng tiếc thay mũi tên kia đã cắm thẳng vào bụng, Hoa Vinh ngã ngựa. Tiếc thay cho thần tiễn, Thiên Anh Tinh nay bị Nữ Phi Vệ bắn hạ. Tham khảo Liên kết ngoài Họ Hoa
wiki
Trong âm lịch, hiện nay thuật ngữ tháng giêng (hay chính nguyệt) dùng để chỉ tháng thứ nhất của năm. Tháng này còn gọi là tháng Dần. Ngày đầu tiên của tháng này có thể dao động trong khoảng giữa hai tiết Đại hàn và Vũ thủy, nhưng nói chung nó chủ yếu dao động xung quanh tiết Lập xuân trong phạm vi ±10 ngày (xem thêm tiết khí). Việc xác định ngày bắt đầu cũng như số ngày trong tháng phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai trăng mới (new moon) kế tiếp nhau, tuy nhiên nói chung thì nó có 29 hoặc 30 ngày. Ngày đầu tiên của tháng này là Tết Nguyên Đán. Đa phần các lễ hội của Việt Nam hiện nay tập trung trong tháng giêng. Trong âm lịch, tháng giêng là tháng không được phép nhuận (rất thú vị là người ta không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng), mặc dù vậy nhưng theo một số phép tính lịch trước thì đến năm 2148 (Mậu Thân) sẽ nhuận tháng giêng (Mùng 1 tháng Giêng âm lịch vào ngày Chủ nhật 21.1.2148, mùng 1 tháng Giêng nhuận vào thứ Ba ngày 20.2.2148). Trước đó, năm Quý Hợi 1803 lịch Việt Nam cũng nhuận tháng giêng. Đôi khi người ta vẫn gọi là tháng một, tuy nhiên đa phần hiểu tháng một âm lịch là tháng thứ 11 (tháng Tý) trong những năm âm lịch thường. Các nhà lập lịch còn thêm Can vào trước tên gọi của tháng, nên trên lịch có các tên tháng như Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần tùy theo từng năm. Tuy nhiên, rất khó nhớ cách gọi này nếu không nhìn vào lịch. Xem thêm Tháng một dương lịch Tham khảo giêng Âm lịch Lịch Trung Quốc
wiki
Văn phòng Chủ tịch nước là cơ quan giúp việc của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, có chức năng nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước đã được Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội quy định. Văn phòng Chủ tịch nước có trụ sở tại Phủ Chủ tịch. Nhiệm vụ Tổ chức việc công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các lệnh, quyết định khác của Chủ tịch nước Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác cung cấp thông tin phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về tình hình hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác, các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các nghị quyết của Quốc hội, các quyết định của Chủ tịch nước, của Chính phủ; về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại; Nghiên cứu trình Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước các kiến nghị nhằm góp phần thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, các quyết định của Chủ tịch nước, của Chính phủ. Phối hợp với các cơ quan hữu quan phục vụ Chủ tịch nước Tổ chức việc tiếp nhận kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan tổ chức và phục vụ các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Bảo đảm các điều kiện về vật chất, kỹ thuật phục vụ các hoạt động của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, quản lý hành chính các văn bản, tư liệu của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và của Văn phòng Chủ tịch nước, quản lý Nhà khách Phủ Chủ tịch; quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, ngân sách, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do Chủ tịch nước giao cho Tham mưu cho Chủ tịch nước trong công việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của nhà nước Lãnh đạo Chủ nhiệm: Lê Khánh Hải - Ủy viên Trung ương Đảng Phó Chủ nhiệm: Phan Thị Kim Oanh Phạm Thanh Hà Cơ cấu tổ chức (Theo Điều 3, Quyết định số 585-QĐ/CTN ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch nước) Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các vụ: Vụ Pháp luật Vụ Tổng hợp Vụ Đối ngoại Vụ Thi đua - Khen thưởng Vụ Tổ chức - Hành chính Vụ Quản trị - Tài vụ Vụ Quốc phòng - An ninh Chủ nhiệm Văn phòng qua các thời kỳ Lê Khánh Hải (2021-) Đào Việt Trung (2011-2021) Nguyễn Văn Chiền (2003-2011) Nguyễn Cảnh Dinh (1997-2003) Xem thêm Văn phòng Trung ương Đảng Văn phòng Quốc hội Văn phòng Chính phủ Chú thích Nhà nước Việt Nam
wiki
Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 1 Có tiếng kẻng báo hiệu giờ ăn trưa, Pha lê mới chịu chun ra từ đống gạch đổ nát phía sau cô nhi viện Thanh Trúc. Cô bé muốn tìm cuốn truyện tranh có nhiều màu sắc mà cô đã đạt giải trong kỳ thi tốt nghiệp lớp 9. Lần đó, người ta trao quà lộn tên của cô với cô bé học lớp 6. Tuy nhiên Pha Lê rất thích món quà đó, nên cô không màng đổi lại. Đó cũng là bức tranh tuyệt đẹp đã vẽ nên hình ảnh của tuổi thơ trong tâm trí của cô về cánh đồng quê mà cô mơ ước được một lần đặt chân đến. Pha lê lớn lên từ cô nhi viện này với bốn bức tường xây kín phủ đầy rong rêu và những dãy nhà thấp lè tè có từ thế kỷ trước. Lâu lâu có một cơn gió ập tới là nó đổ đầy bụi. Hôm trước đã sập hết dãy nhà kho, nhưng chưa hết đâu, nó đã chôn vùi nơi cất giấu những quyển truyện rất hay về thế giới bên ngoài mà cô đã đọc được.Nhưng cô suy nghĩ hoài về chuyện tồn tại của con người và những vật thể chung quanh. Hình như nó chỉ hiện hữu trong thời gian nào đó thôi, rồi tất cả điều biến mất, cũng như số phận của cô ở cô nhi viện. Cứ ít lâu là có một xơ được chúa gọi về ... nghĩa địa. Và mỗi lần có một em bé được đưa vào là hôm sau có một đứa lớn bị đưa làm con nuôi của một gia đình giàu có nào đó. Nhưng chuyện Pha lê bị chọn đi là không hề, bởi cô đang được các xơ nhồi nhét hết phần kiến thức này cho đến môn học khác. Đưa cô đi rồi, lấy ai mà học?Năm cuối, cô được học đàn Organ, bảy tuổi học thêu, chín tuổi học hoạ và sinh ngữ. Nhưng sống nơi đây mà không học là không biết làm gì hơn, và những thói quen đó đã được ăn sâu vào trong máu cơ thể.Nhở Mai Lan thấy bàn tay của Pha Lê bị bẩn nên la lên:– Ê! Mày coi chừng bị ăn đòn đó. Tao đã nói là cuốn sách ấy bị rách mất rồi, nó có phải là “bí kíp võ công” gì đâu ... Nhưng này! Mày có định lên làm “chưởng môn của cô nhi viện này không mà dày công khổ luyện như thế? Nhìn thấy mày học mà tao no. Học nhớ vanh vách. Học như rô – bốt. Học như điên ...Pha lê nghe nói, cô cũng hết sức ngạc nhiên, vì hình như các sơ ở đây chú ý đến cô nhiều nhất và cô cũng thích học. Thời khoá biểu của cô chi chít những giờ thực tập, từ trong nhà cho đến lớp. Con nhỏ Mai Lan thích truyện kiếm hiệp, nên lúc nào cũng nói đến “bí kiếp võ công”, nhưng nó cũng lờ mờ gợi ý cho cô hiểu rằng:cô được đào tạo để thực thi một công việc nào đó rất quang trong.Mặc kệ, Pha Lê muốn lĩnh hội tất cả. Trau dồi kiến thức là một điêu tốt cho mình. Không có trí thức thì không thể vươn lên được và cô cho đó là một cơ hội.Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Pha Lê được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia vì cô đã đoạt được giải ba trong kỳ thì học sinh giỏi toàn quốc.Nhưng thay vì được tự do. Pha Lê lại ở mộ trú. Bài vỡ lúc nào cũng có một một xơ kiểm soát kỹ lưỡng như thời trung học. Hầu hết thời gian cô có ngoài thời khoá biểu ở trường là thư viện và tủ sách nhỡ của mình. Pha Lê được lảnh học bổng và có một người tài trợ cho cô ăn học, cô không cần phải lo những chi phí đó. Vì thế, Pha Lê như một cô bé hơn là ở tuổi bước vào đời. Gương mặt cô ngây thơ xinh đẹp, đôi mắt no tròn, hai rèm mi cong vút, đôi gò má lúm đồng tiền và đôi môi cong hồn dỗi, phô hai hàm răng trắng như ngọc.Mai Lan thì ngược lại. Đứng cạnh Pha Lê, Mai Lan luôn là con vịt bầu xấu xí, nhưng không vì thế mà hai đứa xa nhau, thậm chí còn chơi với nhau rất thân.Nhưng Pha Lê là Pha Lê; còn Mai có nhiệm vụ khiêm tốn của mình, cô không thích học mà thích chăm lo bọn trẻ. Cô yêu tự do với khác vọng vào đời. Có một điều duy nhất mà hai cô luôn chung thuỷ là không bao giờ muốn rời xa đại gia đình này dù cho nó củ kỹ hay ọp ẹp đi nữa.Chiều chủ nhật, sau giờ kinh nguyện, Pha Lê được gọi lên nhà khách. Một người đàn ông đứng tuổi đang đợi cô với ly nước trên tay.Pha Lê không khép nép nhưng cô không biết mở lời thế nào khi biết người đàn ông này là thân nhân, là tài trợ cho cô từ trước đến giờ.Xơ nhắc nhở:– Con chào ba nuôi đi!– Chào ba ạ!Tiếng “ba” trên môi Pha Lê thốt lên một cách ngượng ngập. Thế nhưng ông ta lại rất tự nhiên và nhìn Pha Lê với một thoáng hài lòng:– Cô nhi viện Thanh Trúc Sắp khởi công xây dựng lại, kinh phí rất lớn, do các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tài trợ, vì vậy mà có một cuộc sơ tán.Nhưng Pha Lê đang làm luận án tốt nghiệp, con có cơ hội được đi du học, Lúc này, ta muốn bảo lảnh con với gia đình một thời gian, con nghĩ thế nào?– Nhưng con có thể ở lại đây được mà. Con xin lỗi ông.Xơ ngồi bên cạnh lên tiếng:– Thật ra, nhốt mình trong học tập là tốt, nhưng bấy lâu con chuyên tâm như thế tưởng chừng quá đủ. Sở dĩ cô nhi viện này được nhiều người biết đến là nhờ con. Mấy lần con thi đậu ưu hạng đều được đưa lên báo, nhằm để khuyến khích các trẻ em nghèo hiếu học. Với tư chất thông minh như con, chúng ta rất tự hào con là một thần đồng toán học và cũng giỏi đồng loạt các môn khác. Bây giờ, cô nhi viện đã thành công trong việc đào tạo con, cũng nắm bắt được một số kinh nghiệm quý báu trong việc giáo dục. Và sắp tới, nơi đây xây dựng và tổ chức lại. Con cũng phải nghĩ tới tương lai của mình. Ông Cao Bình đây có thể đảm bảo điều đó, nên con không phải do dự.Pha Lê nhìn hai người kinh hãi. Thì ra, cô chỉ là một thí nghiệm của họ. Cô được đăng báo nhiều lần nhưng chưa bao giờ cô được xem. Họ dùng cô để quảng cáo nơi này. Có thể cho đây là một mục đích tốt đi chăng nữa thì cô vẫn thấy có một điều gì đó không đơn giản, không thanh cao như cô đã từng hưởng một tuổi thơ hồn nhiên bao tháng ngày qua, vậy bây giờ đến lúc cô phải ra đi.Tất nhiên là cô nhi viện cần, cô có trách nhiệm phải quay về.Pha Lê nhìn người đàn ông cao to trước mặt:– Nhưng con rất vụng về. Con không biết tí ti về gia đình của ông, con rất ngại. Con cũng đã đến tuổi trưởng thành rồi, có thể tự ra ngoài mưu sinh. .... Con rất sợ phiền lòng.Xơ quản lý nổi tiếng là người lạnh lùng, khi đã quyết định điều gì đó thì khó có thể thay đổi được.– Đây là kết hoạch hai mươi năm về trước, và từng năm đã thực hiện đầy đủ.Pha Lê nghe như trái đất nổ tung. Thì ra xơ vừa thực thi cuộc sống công bình bác ái và có cả một chương trình cho số phận của cô. Pha Lê này từng sống với một nguyên tắc và giờ đây cô phải hoàn tất những dự tính này.– Con có thể hỏi sơ một câu này, được không ạ?– Con cứ hỏi?– Thế những đứa trẻ khác cũng có dự tính riêng khi được nuôi dưỡng như con không ạ?Xơ quản lý trả lời ngắn gọn:– Con là trường hợp đặc biệt. tuy nhiên, mỗi đứa trẻ lớn lên từ nơi đây, hầu như được chăm sóc chu đáo và được phân bổ công việc phù hợp. Sao con không thử một lần.– Pha Lê không còn cách nào khác, cô đành thưa:– Vâng, con xin chấp thuận ạ.Người đàn ông có vẽ hài lòng. Ông ta đứng lên cáo từ:– Tôi xin phép xơ. – Quay sang Pha Lê, ông khẻ bảo – Con cứ đẻ lại mọi thứ ở đây, kể cả quần áo. Rồi có lúc sẽ quay lại thăm mà. Con chỉ đem theo giấy tờ tuỳ thân và bài vở đang làm. Sáng mai, ta tới đón.– Chào ông ạ!Xơ quản lý đưa ông ra tận cửa rồi quay vào. Pha Lê chạy một mạch xuống nhà ngủ, trùm mền lại, khóc thút thít:Mai Lan nhìn Pha Lê ngạc nhiên:– Khóc ư? Vì sao khóc? Chuyện lạ đây mà. Nào! Nói cho bổn cô nương nghe, ai dám làm tiểu thư Pha Lê rơi nước mắt, ta sẽ cho sử chém ngay.– Ta bị đưa ra ngoài rồi.Mai Lan chép miệng:– Có vậy mà cũng khóc. Tuy xa nơi này buồn thật, nhưng nhà ngươi có học rất giỏi, sắp có bằng cử nhân, tương lai xán lạn, nên bây giờ người ta sắp xếp như vậy. Người lớn rồi, vâng dạ cho phải phép để đền công nuôi dưỡng, dạy dỗ của các xơ. Chừng khi ra ngoài, nếu nhà người ta sống không được với họ thì đi làm. Ta biết nhà ngươi đâu có khế ước bị bán làm nô lệ cho ai đâu mà sợ. Pha Lê ngồi lên:– Chuyện tày trời như vậy mà mi nói không có gì ư? Nơi đây sắp xây dựng lại rồi đó.– Càng tốt! Tới chừng đó người ở lâu năm như ta sẽ là “ ma đại tổng quản”.cái “cung đình” này. Có người xây dựng nhà mới cho ở, sướng thấy mồ. Biết đâu nhà ngươi đi rồi, họ lại “cưng đỡ” ta. Chà! Có lý đó.Như nói chưa đủ, Mai Lan bồi thêm một câu:– Bấy lâu nay ngươi hưởng bổng lộc đủ rồi, giờ phải nhường cho người khác thôi.Pha Lê không chịu nổi cái cách nói chuyện như thể bất cần của nó. Cô bực dọc:– Mi có chịuu tắt cái đài châm biếm lại cho ta nhờ một chút có được không?Bây giờ ta đang muốn ở một mình.– Mai Lan chống nạnh như thách thức:– Người ta đồng ý rồi, đúng không? Vậy đừng có khóc và cũng đứng xua đuổi nhỏ bạn này. Dễ gì mai mốt minh gặp nhau.Ngừng một chút, Mai lan cất giọng đanh đá:– Rời khỏi cô nhi viện này rồi, ngươi chẳng khác gì con gái đi lấy chồng. Có về đây chơi cũng chỉ là khách mà thôi. Cô nhi viện đi dễ khó về mà bạn. Hát bài “vĩnh biệt mùa hè” là vừa rồi đó.Pha Lê ngẩn nhìn Mai Lan với một chút nghi vấn:– Mi có phải là bạn thân của ta không? Tại sao mi lại vui khi ta buồn muốn chết nè.Mai Lan buông thông hai tay ra vẻ vô tội:– Có nhà ngươi ở đây, ta còn nhờ chỉ bài chút đỉnh, bằng không có đứa nào cho ta nói quàng xiên cũng đỡ buồn. Nhưng ta biết, ngươi bản lĩnh lắm mà. Tuy bề ngoài hiền lành như thế nhưng thật là nghịch. Ngầm ngầm như ngươi, ai nhìn cũng lầm nhưng chỉ có ta là không hề nhầm lẫn. Để rồi xem, họ phải sợ ngươi dài dài.– Làm thầy bói được rồi đó, Mai Lan!Dù cách nói chuyện Mai Lan bình thường, nhưng nó là đứa khéo che đậy tình cảm, không dễ dàng gì bộc lộ nỗi lòng qua tính cách. Pha Lê vẫn thấy nó buồn từ mấy hôm nay. Có lẽ nó hay tin trước cô nhưng không muốn mở lời.– Tao không biết ai trong gia đình mới đó ngoài ông ấy, mà người này tao chỉ gặp mới có một lần thôi.– Mặc kệ! Tụi mình vốn bất hạnh từ thuở nhỏ, giờ có gian nan cũng không biết sợ.Giờ cầu kinh tối qua, Pha Lê ngồi yên thật lâu, sau đó đi về phòng, cô nhờ Mai Lan cắt giùm mái tóc. Mai lan dùng lượt chải suối tóc dài và dày vừa mượt mà vừa đen tuyền rồi ngồi yên ngắm:– Cắt uổng quá! Mớ tóc này tết lại quấn tóc mượn cho một người nào đó.Nhưng tao chỉ biết cắt theo kiểu búp – bê mà thôi.Nghe nó than thở, Pha Lê mỉm cười:– Đồng ý!Mai Lan chuyên cắt tóc cho mấy đứa nhỏ ở viện này, nhưng bây giờ phải cắt một mái tóc như thế này, uổng quá! Thôi thì cứ để cho Pha Lê một kỷ niệm cuối cùng nơi đây. Sau khi ngắm kỹ, những nhát kéo của Mai Lan đi một vòng.Trong khi Mai Lan chăm chú sữa tóc lại cho Pha Lê, một đứa bạn khác lại tết bộ tóc vừa rơi ra thành một búi tóc gọn gàng.Mười lăm phút trôi qua, Mai Lan toát mồ hôi hột mới hoàng thành được mái tóc búp – bê đáng yên cho Pha Lê. Ôi! Có nằm mơ cũng không ngờ mình trổ tài hay đến thế. Trong Pha Lê trẻ hơn vài tuổi và xinh xắn một cách lạ lùng. Có lẽ kiểu tóc này phù hợp cho Pha Lê nhất. Chính Mai Lan cũng không ngờ mình làm được như vậy. Hai đứa bật cười rũ rượi.Một lúc sau, Pha Lê nhận xét:– Có lẽ mi đi học cắt uốn tóc đi thôi, mi có năng khiếu đó.Mai Lan nhún vai:– Ai cho ta đi học mà học. Ta đâu phải như nhà ngươi đâu, được ưu tiên mọi chuyện.Pha Lê đứng nâng niu bộ tóc vừa mới tết lại và loay hoay tìm một cái hộp giấy bỏ vào. Cô ghi lên đó bằng chữ:“Cô nhi viện Thanh Trúc, ngày ... tháng ...năm ... Pha Lê 20 tuổi”. Rồi bỏ vào cái hộp tủ nhỏ nhắn cô dán tên mình. Loay hoay một lát, cô sắp xếp mọi thứ cho gọn gàng và giữ đúng lời người ba nuôi nói, bỏ lại hết những gì nơi đây, đồng nghĩa với gửi gắm lại hết những kỷ niệm trong trắng đơn sơ ngày mới lớn cho cô nhi viện, một mái nhà xiêu vẹo hoang tàn nhưng lại không thể nào quên.Pha Lê thu dọn xong, cô nằm nhìn lên trần nhà:– Mi đừng có nhiều chuyện nữa. Ngày mai trước khi đi, ta sẽ xin xơ cho mi đi học uốn tóc theo năng khiếu. Nhưng mi phải cố mà học đó, đừng có đập vẹo kéo như mọi lần nữa.Mai Lan bĩu môi:Chừng nào xin được hẵng hay. Tao sẽ học hết những gì có liên quan đến ...cắt, bởi tao ngu không học chữ được nữa. Cái gì mà tao không thích, tao sẽ không ham và ngủ gục liền. Nhưng mấy xơ không dễ gì chịu cho mình học nghề trang điểm đâu nhỏ. Mấy xo nói học như thế chỉ đẻ sửa soạn mà thôi. Không khéo mày làm tao bị phạt nữa đo.Pha Lê nhướng mi mắt như muốn nói:để rồi xem.Hai đứa chuyện trò một lát rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.Buổi sáng tinh sương, tiếng chuông vang nhẹ trong gió nhưng đủ đánh thức cả cô nhi viện trỗi dậy cầu kinh. Hôm nay, Pha Lê lên đàn. Tiếng hát của nhóm cô nhi ngân nga cầu nguyện cho những ân nhân gần xa, cầu cho thân nhân đang lưu lạc tha hương, cầu cho kẻ ngoại đạo và lương dân chưa nhận biết việc thiện, và cuối cùng họ dâng một ngày học, làm việc tốt lành cho bản thân mình trước đấng tối cao đang theo dõi họ trong im lặng.Mọi người đã về hết, nhưng Pha Lê còn nán lại, Ánh mắt cô dõi lên khóm hoa sao nhái màu vàng nghệ mà lúc còn nhỏ, cô hay ép chúng vào trang tập để in hình cánh hoa. Cô thương khóm hoa mười giờ nhỏ nhoi, hiền lành và đằng kia những cánh hoa dâm bụt tươi cười trong nắng. Cô nhi viện nghèo nên chẳng có hoa quý, nhưng cô vẫn thương chúng vì chúng luôn hiện diện bên cô từ ngày này qua ngày khác.Tự dưng Pha Lê buồn rơi nước mắt khi nhớ lại lời của nhỏ Mai Lan. Không phải xơ không thương tụi nó mà chỉ vì ưu tiên cho cô. Vì sơ biết nó không học được, điều kiện để học lại thiếu kém, nên chỉ dành cho những người có năng khiếu thật sự.Chính vì sự nuôi dưỡng tận tình đó nên Pha Lê đã cố gắng. Cô cũng biết để đào tạo ra một con người không phải dể. Trách sao các xơ không nên dự tính cho tương lai của mỗi đứa. Sống tập thể như thế này, việc tôn trọng nguyên tắc là trên hết.Pha Lê vừa về tới phòng ăn, cố định ngồi vào phòng ăn thì nhỡ Mai Lan đã xuất hiện trước ngưỡng cửa.– Có cần phải ăn bữa sáng thanh đạm này không? Bởi vì ông Bình “cao cổ”.đã đến.Pha Lê cười:– Nếu ông ấy xin nhằm mi, thì có ngày bị lên máu mà chết.Mai Lan nhướng mày thì thầm:– Tưởng ông ta sang đấy, chắc cũng là một đại phú gia. Nhưng mày! Không lẽ người ta đi mà ta chia tay lặng lẽ như thế. Nhưng bây giờ tụi mình nghèo quá, ta chỉ có cuốn “bí kíp võ công” tặng ngươi thôi. Công ta sưu tầm từ bấy lâu nay.Nếu có chuyện gì bí quá, nhớ lấy ra xem nhé! Mong quyển sổ này là kim chỉ nam dẫn đường cho mi đó.– Cám ơn.– Tạm biệt!Pha Lê đến phòng các xơ từ giã rồi lên nhà khách. Ông Cao Bình nhìn cô hài lòng:– chúng ta đi thôi!Pha Lê nhìn thấy một phong bì to được trao tận tay xơ quản lý trước khi ông Cao Bỉnh ra xe. Thấy Pha Lê nhìn, xơ giải thích ngay:– Đây là tiền của ông Cao Bình tặng cho cô nhi viện. Con đi bình an. Nhớ bảo trọng!Pha Lê cuối đầu:– Con cám ơn xơ vì tất cả.– Con đi đi.– Dạ.Ra khỏi chiếc cổng màu xám gĩ xét, Pha Lê mới nhìn thấy chiếc xe hơi màu cà phê sữa mới toanh đậu phía trước. Ông Cao Bình ra hiệu cho xe chạy đến một nhà hàng sang trọng. Ông hướng dẫn Pha Lê ngồi ở chiếc bàn gần cửa sổ và gọi cho cô món bò bít – tết và lon Coca. Ông ta nhìn Pha Lê mĩm cười:– Con cứ dùng đi!– Con xin phép ạ.– Không cần mỗi cái mỗi xin phép như thế. Nói chung, tính cách giáo dục con trẻ theo khuôn khổ là một điều rất tốt. Tuy nhiên những đứa trẻ ở nhà không được ngoan như vậy, vì phần đông chúng luôn được cha mẹ nuông chiều.Nhưng bây giờ con phải tập làm quen với thế giới rộng lớn bên ngoài, nhiều khi làm việc đến không có thời gian để ăn nữa. Vì thế mà những chuyện lễ nghĩa cũng phải đơn giản bớt.Thấy Pha Lê cứ ăn khoai tây chiên, ông Bình dùng dao cắt thịt bò thành nhiều miếng nhỏ và đẩy sang cho cô:– Ăn đi con!Tiếng “con” ngọt ngào với một chút ấm áp Khiến Pha Lê tự nhiên hơn. Cô vừa ăn vừa lắng nghe ông nói:– Nhà mình chỉ có ba người. Một đứa cháu họ làm bác sĩ tên Phan, đứa con gái tên Ngọc Bạch và bà nhà là Ngọc Tuyết, nhưng vì chứng bệnh tim nên không được khoẻ. Rất tiếc là ta làm kinh doanh mà không ai theo ngành này, khiến ta lo quá. Nay ta chợt nhớ đến con nuôi mà một người bạn gởi gấm trước khi đi xa đã thành nhân, nên vội đến rước con về, cho con có dịp học hỏi trên thực tế. Con là một đứa hiếu học, thông minh và được các xơ đào tạo tốt, cho nên ta rất tin tưởng. Thế nhưng nhìn con như một cô bé. Phải ăn nhiều vào cho chống lớn mới được.Ông Cao Bình đứng lên ngay khi Pha Lê ăn xong. Ông đưa cô đến một siêu thị, nhờ người bán hàng chọn cho cô một số quần áo đủ dùng và một số vật dụng cá nhân. Ông gọi điện cho công ty đem đến địa chỉ nhà một chiếc xe gắn máy và một chiếc máy vi tính sách tay, rồi đi đến một cửa hàng bán điện thoại di động.Vừa nhìn thấy Ông Cao Bình, một nhân viên lễ phép chào:– Giám đốc mới đến!Ông Cao Bình chọn lấy một cái điện thoại rồi quay sang Pha Lê chỉ cách sử dụng:– Cửa hàng nhà mình đó. Con cầm lấy!Ông nhìn Pha Lê rồi giới thiệu một vài nhân viên:– Đây là người thân tính của ta. Mai mốt cô ấy đến thực tập, nhớ hướng dẫn đàng hoàng đấy.– Vâng ạ.– Bây giờ mình về nhà.Ông Bình vỗ vai người tài xế:– Hôm nào Pha Lê có rảnh, anh hãy hướng dẫn nó học lái xe hơi nhé. Đưa cho nó đi thi lái bằng. Một nhà kinh doanh phải tự mình làm được mọi việc trước khí sai bảo người khác.– Dạ.Pha Lê nhìn lên và thấy anh ta quan sát cô qua kiến chiếu hậu. Đó là một thanh niên trẻ tuổi, nhưng anh ta đau mắt hay sao mà mang kiến mát lái xe hơi.Thấy cô nhìn, anh ta cười cười rồi nhìn thẳng về phía trước.Chẳng mấy chốc, một nhà cao tầng sang trọng với sân cỏ, bồn hao hiện đại hiện ra trước mắt. Cánh cổng mở, chiếc xe tiếng thẳng vào. Ông Bình vào nhà trước.Pha Lê loay hoay mà không mở được cửa xe. Anh tài xế thấy liền thò tay bấm cái nút nhỏ rồi nói với cô:– Nhà này có cô chủ khó ưa lắm đó. Cô phải chuẩn bị tâm lý trước. Phải đừng chấp cô ta mới làm nên việc lớn được. Nhà này có năm người giúp việc, cô không nên mó tay vào.– Thế anh tên gì?– Phú.– Cám ơn anh.Hình như mọi người đang chờ đợi Pha Lê ở phòng khách. Liền đó, ông Bình làm một màng giới thiệu. Tiếng ông vang sang sảng:– Pha lê là con của một người bạn đã trao cho ba công việc kinh doanh trước khi qua đời, nhưng ông ta có dặn là phải giáo dục con gái một cách nghiêm khắc cho nên người. Vì vậy, Pha Lê được ông gởi vào trường nội trú. Nay Pha Lê đã đến tuổi trưởng thành, với tư cách là con nuôi của ta, nên nó có mọi quyền lợi như những người trong gia đình.– Ngọc Bạch nhìn Pha Lê rồi bật cười.– Ba đem ở đâu về một con mèo ướt thật xinh với lý do thật hay. Nhưng cần gì ba làm kinh doanh mà phải mang ơn người ta, nội của hồi môn của bên ngoại, con ăn ba đời cũng không hết.Ông Bình thẳng thắn:– Ngồi không của núi ăn cũng mòn lở. Trước đây, mẹ con kêu ba bán gia sản, gởi tiền vào ngân hàng ăn cho sướng, nhưng ba không chịu. Nếu không bây giờ ba phải ân hận rồi.– Bà Tuyết ngồi im lắng nghe, bà liếc Pha Lê một cái rồi lẩm bẩm:– Pha Lê ư? Tên gì kỳ cục! – Rồi bà nhìn sang ông – Cần gì mà phải nói dài dòng. Tài sản của cha mẹ tôi đã trao cho ông quản lý. Lời ông nhờ, lỗ ông chịu, miển ông lo cho cuộc sống mẹ con tôi đầy đủ là được rồi. Nhưng giấy tờ thì tôi giữ và không bao giờ tôi đồng ý cho ông lấy nó từ tây tôi để vây vốn hay thế chấp. Người thừa kế di chúc là Ngọc Bạch, ông nghe rõ rồi chứ. Còn việc ông đem con nhỏ này về chọc tức cho con Ngọc ham học, tôi không có ý kiến. Thật ra, mình chỉ có một đứa con, cho nó sống theo ý nó vẫn hơn như tôi phải vâng lời cha mẹ lấy ông. Việc kinh doanh, tôi không màng, dây vào chuyện đó đa đoan lắm. Tôi về phòng đây.Ngọc Bạch lẩm nhẩm tính:– Anh tài xế là một, bà bếp là hai, chú Ba làm vườn với thím phu quét dọn là bốn, nhỏ con nuôi này là năm. Anh Phan với ba mẹ tôi và tôi, cả thẩy là chín người ... Có hơi đông đó, nhưng không sao. Chưa đủ chục mà. Rồi mai mốt ba tôi tha ở đây về con mèo nhỏ nữa. Ôi, vui ghê!Chỉ cần cần mười phút là Pha Lê có nhận xét ngay.Một bà vợ ỷ của, một cô con giá thích nhạt báng ba mình, mỉa mai người làm khiến Pha Lê thấy nó ngột ngạt làm sao. Nhưng cái cách của họ là không để ý đến cô, khiến cô nghe dể thở hơn.Pha Lê được thím ba hướng dẫn lên phòng nằm ở cuối dãy hành lang với đầy đủ tiện nghi, cạnh bên là căn nhà kho rồi tới vườn hoa muôn màu sắc. Chuyện ông Bình muốn cô học làm kinh doanh khiến cô thích thú. Và ngày nay, ông đã sắm cho cô nhiều đồ mới. Lập tức cô đi tắm rồi thay đồ mới ngay.Ngay lúc đó có tiếng gõ cửa. Pha Lê lên tiếng:– Mời vào!Thím ba trao cho cô cái mâm nhỏ, rồi bà dặn dò:– Trong tủ có cái bàn ủi và cái ấm, cô cứ lấy ra mà dùng. Cầu dao ngắt điện ở phía trên. Có sự cố gì, cô bắm chuông báo động ngay.Theo tay thím Ba, Pha Lê mới thấy cái chuông bé tí ngay công tắc điện. Cô nhìn mâm cơm rồi ngần ngại:– Mai mốt thím đừng bưng tới nữa, để con xuống bếp ăn.– Không được, tôi phải làm theo lệnh chủ. Nếu hôm nào cô đi học về trễ thì tôi sẽ chừa phần. Nhà này không có thói quen ăn chung.– Dạ.Thím ba đi rồi, tự dưng Pha Lê cảm nhận có điều gì đó thật khác lạ nơi mái nhà này, nhưng cô mới chân ướt chân ráo tới đây nên chưa được biết. Rong ruổi hết một ngày qua, gia đình cũng chấp nhận sự hiện diện của cô cho nên Pha Lê chỉ có một việc là ăn cơm rồi học bài và vân theo lệnh ba nuôi. Cuộc sống tốt sấu thế nào cô chưa định được, nhưng ngày nay như vậy là quá đủ, cô cần nghĩ ngơi một lát.Mỗi sáng, Pha Lê thức dậy sớm theo thói quen. Thím Ba trao cho cô chiếc chìa khoá riêng để mở cửa đến ngôi nhà thờ gần đó. Có mình cô là dậy sớm nhất. Khi đi lễ về, cô tập thể dục, soạn bài, xuống bếp tìm cái gì ăn rồi chuẩn bị đi học. Thông thường, cô được xơ quản lý phát tiên hàng tuần, nhưng bây giờ thím Ba là người trực tiếp đưa cho cô, vì thế hôm nào cô học nguyên ngày, cô ở lại kiến trúc xá với bạn.Hoá ra, không phải ăn cơm chung với cả gia đình là một chuyện hay. Cô không phải ngại với thành viên trong nhà vì ngay từ giây phút đầu tiên, cô chuẩn bị tâm lý rằng mình không được họ niềm nở, nhưng bây giờ thì ổn rồi.Một tuần trôi qua thật nhanh. Pha Lê học chăm. Ban ngày và tối, cô đều vùi đầu vào sách cho đến khuya mới xong. Bên bàn học, hai bóng néon toả sáng nhưng bỏng dưng có ra ban công hóng gió. Nhìn cảnh vật bàng bạc dưới ánh trăng non, cô nghe nỗi nhớ ùa về. Cô nhớ nhỏ Mai Lan, nhớ cô nhi viện với dãy nhà thấp lè tè đông vui.Một cơn gió thoảng qua với nỗi nhớ lan man từ chuyện này cho tới chuyện khác. Chuyện của cô nhi viện chứa từng gương mặt ngây ngô, hay tranh giành nhau quyển sách, cái kẹo, đứa nào láu táu thì phạt quỳ gối ... Pha Lê không hay mình đã ra vườn hoa từ lúc nào.Bỗng dưng có một người thanh niên xuất hiện trước mặt cô. Trên tay anh ta là một quyển sách dày cộm. Nhưng ánh trăng này không đủ sáng để đọc, anh ta được đi dạo như mình và cô cũng đoán ra người này là ai.Anh ta nhìn cô với vẽ ngạc nhiên lạ lùng:– Cô từ đâu chui ra thế?– Từ phòng tôi. – Pha lê chỉ vào nới sáng ánh đèn.– Thế, cô ở trọ à?– Gần như thế.– Còn đi học không?Pha Lê gật đầu. Anh ta hỏi tiếp và không ngừng quan sát cô. Pha Lê đang mặt bộ đồ “soie” màu tím, cổ lá sen, trông cô thật dễ thương.– Đã tốt nghiệp tú tài chưa?– Dạ rồi.– Sao tối rồi còn lẩn quẩn nơi đây?Anh làm ra vẻ người lớn, bắt nạt cô. Mà anh ta lớn thật, khoảng ba mươi là ít.– Dạ, tôi thích nhìn đêm yên tĩnh như thế này ạ.Rồi Pha Lê ngẩng lên:– Anh có phải là bác sĩ Phan không ạ?– Cô biết tên tôi ư? tôi ở đây chăm sóc cho dì Tuyết, tiện thể gần chỗ làm.Hơn nữa, sông nơi này thật thoải mái.Pha Lê nhìn anh, khuôn mặt vuông vắn, thanh tú và có một chút kiên nghị, trầm tư. Thế Phan cũng không ngừng quan sát cô gái. Anh ngầm đánh giá cô không phải đến đây để tìm việc, ngày hai buổi ăn và ngủ mà ở cô bé này toát ra vẻ sâu lắng và có một gương mặt dễ nhìn.Bổng dưng Pha Lê cuối đầu chào:– Xin phép ạ!Rồi cô bước thông thả, không có gì vội vàng. Cử chỉ của cô thật là lễ phép.Ôi! Ở đâu ra một cô bé như thế. Những việc cỏn này, Thế Phan chẳng quan tâm, anh đang nghiên cứu một chương trình khoa học với những suy nghĩ miên man từ những triệu chứng khác nhau của bệnh tim. Hình ảnh cô bé thoảng qua rồi mất hút. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 2 Tháng cuối cùng cô ở giảng đường đại học cho Pha Lê cảm xúc. Các bạn cùng khoa than thở, lo lắng, đứa nào đứa nấy đều chú tâm học bài thi. Luận văn tốt nghiệp của Pha Lê vừa hoàng thành nhưng không vì thế mà cô lơ là. Cô đang ước gì mình được học thêm lên Cao học. Pha Lê biết có nhiều người thích nhìn cô, gởi cho cô những tấm thiệp dễ thương, và bọn họ dường như kính trọng cô vì cô có một tin đồn rằng cô là một nữ tu. Pha Lê gật đầu với câu nói đó trong cái xuýt xoa tiếc nuối của các bạn:– Ngươi đẹp như thế lại đi tu.– Hãy suy nghĩ lại đi em!Và Pha Lê luôn đáp lại bằng nụ cười.Chiều nay, sau khi tan học, giáo sư Hoan gọi cô lên văn phòng. Ông đã xem luận văn tốt nghiệp của cô và khen mây lời. Tuy nhiên theo ý ông cần bổ sung, và Pha Lê ghi nhận ngay. Thái độ của cô khiến ông hài lòng. Pha Lê cám ơn rồi ra xe về.Vừa đến nhà, Pha Lê kinh ngạc những cánh cửa phòng khách lớn mở tung.Hình như nhà có khách. Cô đi nép bên hông phòng.Ngay lập tức có tiếng gõ cữa. Thím Ba gọi to:– Pha Lê! Con tắm rửa rồi lên nhà ông chủ bảo. Hôm nay là sinh nhật ông.Pha Lê hết hồn:– Nhưng con không biết nên chẳng mua quà.– Không sao! Nhơ lên ngay đó. Chỉ là bữa ăn gia đình thôi.– Dạ.Mười phút sau, Pha Lê có mặt với mái tóc ướt sũng. Cô chọn chiếc quần tây đen và áo thun màu tím sậm. Vóc dáng của Pha Lê nổi bật thon thả. Gương mặt xinh đẹp với làn da trắng mịn màng. Cô vừa xuất hiện nơi ngưỡng cửa, lập tức ông Cao Bình vẫy tay:– Lại gần đây cháu!Trên chiếc bàn cao đặt ở giữa nhà là vô số quà bừng. Bà Tuyết, Thết Pha, Ngọc Bạch và những người làm trong gia đình đều có mặt vây quanh ông với nụ cười tươi tắn.Ông Bình thổi hai cây đèn lớn rồi cắt bánh, mở quà. Ông Cao Bình rất vui, trao tận tay mọi người một miến bánh nhỏ. Hình như cả nhà dùng cơm với nhau rồi.– Còn thiếu một phần quà. - Ngọc Bạch lên tiếng.Pha Lê không khỏi lúng túng, nhưng lập tức ông Cao Bình gợi ý cho cô:– Không sao! Con lại đàn tăng ta một bản nhạc là được rồi.Pha Lê nhìn thấy cây đàn từ ngày đầu tiên, nhưng cô không dám sử dụng.Loại đàn này chỉnh nút điều khiển khác với cây đàn ở cô nhi viện. Nhưng qua các chương trình sinh hoạt ở trường, cô cũng thường lên đàn cho các bạn hát, nên hôm nay không có gì là lúng túng.Cô ngẩn nhìn mọi người và nói:– Con xin tặng ông bà và các anh trong gia đình một bản nhạc ạ.Tiếng nhạc trổi lên dồn dập, vui nhộn khiến không khí trong phòng tưng bừng hẳn lên. Gương mặt mọi người sống động hơn và vỗ tây tán thưởng nhiệt liệt.Bà Tuyết gật gù khen hay. Pha Lê cảm ơn rồi lại một góc ăn bánh kem. Ông Cao Bình báo tin cho cả nhả biết là có một người cháu của ông vừa tốt nghiệp Thạc Sĩ kinh tế từ nước ngoài sắp về tới.Ngọc Bạch nhẩm tính, cô cười khanh khách:– Nhà mình có đủ chục rồi ba, hy vọng là ba không thêm người nào nữa chứ.Ông Cao Bình quay sang cô gái cưng:– Sao con lại nói như thế? Chẳng phải là con từng than buồn khi ở nhà một mình đó ư?Ngọc Bạch nũng nịu:– Đúng là con có nói như thế, nhưng người nào ba đem về cũng chúi đầu vào học bài, Chán chết!– Thì con cũng học.Ngọc Bạch giãy nảy:– Nhưng con muốn có người để chơi chung hà. Con bé này đi từ sáng đến tối mới về. Con không học suốt như thế được. Ba! Ba tìm việc cho con đi.– Nhà có việc không chịu làm, lại đòi đi đông đi tây làm gì?– Nhưng làm việc cho ba chán chết.Ông Cao Bình nhìn con gái một cách thú vị:– Con là thiên kiêm tiểu thư, muốn làm thì làm, không làm thì nghĩ. Lâu lâu muốn yếu sách cái gì đó nên đòi đi làm, chừng được vài bữa lại diện lý do.Ngọc Bạch giãy nảy lên:– Chừng mai mốt anh Hải về, ba lại nói con cho anh ấy nghe như vậy đó. Cái cách nói của ba như muốn giết người ta.– Con còn nhớ đến nó à?– Lúc nhỏ, anh cưng con nhất.– Nhưng nó sẽ không hài lòng khi thấy con bỏ học, đi theo chúng bạn ca hát suốt ngày.– Nhưng ước nguyện của con là muốn trở thành ca sĩ. Ba không nghe người ta nói ca sĩ có thu nhập rất cao sao.Ông Cao Bình lại cười:– Nhưng con hát giúp vui không lấy tiền mà.Ngọc Bạch sôi nổi:– Con đang tập luyện và rất thích hát giao lưu. Con có thể nhảy một lúc năm bài mà không biết mệt. Bây giờ con đang khổ công luyện giọng, mai mốt mời nổi tiếng được.Bà Tuyết chen vào:– Ca sĩ bây giờ không còn mặc áo dài hát như trước nữa. Mẹ thích con hát bài ca truyền thống hơn là hát nhạc tây, nhạc tàu ... nghe không lọt lỗ tai. Lại còn ăn mặc hở lưng, hở rốn. Kinh dị!Ngọc Bạch không thấy quê khi bị phê bình như vậy, cô còn “à” lên một cách khoan khoái:– Về khoản này ba mẹ cho con xin đi. Người ta nghiên cứu muốn chết mới ra được kiểu áo đó. – Rô cô quay sang Thế Phan, đập vào anh một cái – Anh ngồi đó mà ngủ hả? Sao không bên em một tiếng nào.Thế Phan cười, như không thể chấp nhất:– Em trấn áp cả quần hùng, có thua ai câu nào đâu.Ngọc Bạch lắc đầu vô phương cứu chữa, cô đặc tay lên trán anh:– Này, ông anh họ! Có gặp riêng Pha Lê lần nào chưa? Học trò của anh đó.Thê Phan không chịu, anh giơ tay xin ý kiến:– Em nói chuyện một lúc mấy đài, ai nói cho lại. Bắt chuyện nọ sọ chuyện kia. Pha Lê làm sao là học trò của anh chứ. Nhưng đang nói về Hồ Hải, rồi chuyện ca sĩ, bây giờ đến chuyện Pha Lê.Ông Cao Bình thêm vô một câu:– Nói chuyện như thế là lung tung quá phải không?Ngọc Bạch giậm chân la lên:– Ba ơi! Anh ấy là cháu của mẹ chứ đâu phải cháu của ba đâu mà ba bênh.Mai mốt anh Hồ Hải về, ba bênh kịch liệt là anh ấy lên mặt với con.Bà Tuyết bật cười:– Cháu của mẹ là cháu ruột rà. Còn cháu của ba mày bà con mấy đời, ông trời với cũng không tới.Ông Bình lầm bầm:– Tới hay không là ăn thua mình.Bà Tuyết quay sang Pha Lê đang ngồi im lặng:– Nghe nói cháu không có người thân, nên ông nhà nhận làm con nuôi. Thế sao không kêu ông ấy bằng cha cho ổng vui, nhân ngày sinh nhật này.– Da, thưa ba.Ông Cao Bình gật đầu:– Phải thưa mẹ nữa chứ.Quay sang bà Tuyết, Pha Lê vòng tay ngoan ngoãn:– Thưa mẹ.Thái độ ấp úng miễn cưỡng của Pha lê trông rất tức cười. Hơn một tháng nay Pha Lê ở đây nhưng không làm phiền ai cả.Ông Bình đứng lên kết thúc câu chuyện tối nay:– Ngày mốt, cả nhà đi đón Hồ Hải, kể cả Pha lê.– Dạ.Thế nhưng tháng mười hai sắp qua mà không ai nói đến chuyện Hồ Hải trở về. ngọc Bạch quên bẵng luôn chuyện ấy suốt mùa giáng sinh. Pha Lê có thấy Ngọc Bạch hát một lần, giọng trầm ấm, phong cách biểu diễn tự tin. Hơn nữa, Ngọc Bạch có bước nhảy rất đẹp và ngoại hình khá hấp dẫn. Cô giống như một người mẫu thời trang. Ngọc Bạch lại có ưu thế là không bị áp lực bởi đồng tiền cho nên cô đi đứng vô tư, không cần phải nhờ vả ai nếu như cô không thích Sang chủ nhật, Ngọc Bạch vừa ra ngoài là chuông điện thoại reo lên từng chập. Pha Lê đứng gần đó nên bắt máy:– A lô.– Ngọc Bạch phải không?Pha Lê cất giọng nhỏ nhẹ:Thưa, không phải a. Chị ấy vừa mới ra ngoài.Xin lỗi, anh là ai vậy?Tôi từ nơi rất xa gọi về. Cô nói là tôi đang bay, sẽ đến Saigòn vào lúc một giờ trưa nay nhé!– Vâng. Anh có phải là Hồ Hải không?– Đúgn rồi. Còn cô?– Tôi tên Pha Lê, cũng vừa đến nơi đây ở.– Cô nhớ nói lại với chú thím tôi nhé.Nói rồi, Hồ Hải cúp máy. Pha Lê vào bếp nói ngay với thím Ba chuyện này, và chẳng mấy chốc, cả nhà đều hay tin.Pha Lê muốn hôm nay về thăm cô nhi viện, đem cho Mai Lan mấy quyển sách dạy trang điểm nghệ thuật, một ít quần áo mà cô thấy không phù hợp với nơi đây nữa.Chắc là nhỏ Mai Lan mừng lắm. Nói với thím Ba một tiếng, Pha Lê đi ngay.Cô nhi viện Thanh Trúc chỉ còn là một đống gạch vụn. Các em nhỏ sơ tán đi khắp nơi, nhưng nhỏ Mai vẫn còn ở đây.Thấy Pha Lê về với một mớ kẹo, các sơ thăm hỏi:– Con sống bên ngoài có nhớ đây không?– Dạ, rất nhớ ạ.– Thế, gia đình ấy có đối xử với con có tốt không?– Dạ, tốt ạ.– xơ được biết là con vừa hoàn thành luận án tốt nghiệp xuất sắc.– Dạ, con cũng được cái thầy hướng dẫn thêm.– Vậy thì tốt. Nghe ông Cao Bình nói là con sẽ cho con tiếp tục học cho đến khi nào con không thích thì thôi.– Nếu như vậy thì mừng quá.Con ở lại dùng cơm nhé!– Con ở tới chiều mới về. Con sẽ phụ việc cho Mai Lan ngày này ạ.– Ừ. Muốn làm cái gì thì tuỳ.Thôi, con đi đi!– Con chào xơ ạ.Nho Mai Lan đang tắm.Pha Lê đi một vòng quanh cô nhi viện. Hai bên vòng rào, những dây leo màu xanh nở đầy hoa ...Một cái đập mạnh vào vai cho biết Mai Lan đã tới. Pha Lê trao ngay cho nó gói đồ. Mai Lan mở ra xem ngay rồi la lên:– đồ đẹp sao người không mặc?– Cũng có dùng rồi. Mi có thích không?– Thích chứ. Này mai mốt nơi đây là cả thiên đường đó.– Tao phải nhường cho những em khác. Tao ở đây suốt quãng đời học tập rồi.– Nhưng người thành tài thì về đây làm việc.– Đã có các xơ lo. Nhung dù có ở đâu thì tụi mình vẫn thường xuyên liên lạc.Ta cho mi số điện thoại này, có gì thì liên lạc.Mai Lan nhìn Pha Lê một thoáng rồi nói:– Người vẫn y như vậy, không có gì thay đổi. Nhưng trước khi về, ghé tiệm cắt tóc đi. Nó lại dài quá khổ rồi đó. Dụng cụ ta để ở đâu, ta cũng không nhớ nữa.Pha Lê có vẻ buồn:– Tính ra, mấy đứa tụi mình rất thương nhau và thương kỷ niệm ngày xưa nữa.– Có một bản nhạc “ Ngày xưa ơi” đó.– Ngày xưa ăn vụn bị phạt quỳ gối muốn gãy chân.– Các xơ bây giờ dễ hơn lúc trước. không có roi mây treo trên vách đó, Pha Lê.Pha Lê không nói, nhưng mỗi lần ra đi này cô không buồn cho lắm vì nhờ đến số tiền của ông Cao Bình trao cho xơ quản lí. Ít ra, sự ra đi đó góp được một phần nhỏ nào vào việc chi dụng nơi đây. Thế mà có lúc cô oán trách các xơ đã quá khắt khe trong việc nuôi dưỡng cô.Pha Lê ngẩng lên, nước mắt rưng rưng. Nhỏ Mai Lan thở dài:– Ngươi giống như mít ướt sút cùi, muốn khóc là khóc. Thôi, mai mốt đi tu đi.Nhưng rồi nhỏ lại bác bỏ ngay:– Người đẹp như ngươi đi tu uổng quá. Thôi, ráng cố gắng học cho có cơ hội vươn lên với đời. mai mốt xem anh chàng nào khá giả thì “rinh” bớt cho tao.Chẳng hạn như người ta thương ngươi mà tới chừng cưới, ngươi lại đổi cho tao.– Trời đất! Như vậy làm sao mà sống.– Trong tiểu thuyết đó, thiếu gì.Pha Lê sờ trán Mai Lan:– Có bệnh không vậy, Mai Lan? Nói tao nghe, tao mua thuốc cho mi uống.– Bệnh hoang tưởng.– Còn thích truyện kiếm hiệp nữa không?– Rất thích. Tao muốn mình có võ công thật giỏi, là cô nương thật đẹp, tung hoành ngang dọc trên giang hồ, mỗi lần chưởng là long trời lở đất. Không thể sống mà không có ước mơ, đúng không?Pha lê cười cho cách mơ của Mai Lan:– Tao thì không như thế. Tao thích truyện cổ tích hơn. Chuyện “chiếc đũa thần”, gõ vào mâm son cho thức ăn ngon ngọt. chuyện nửa đêm dám dời cả ngôi nhà đẹp sang thành phố khác, và nhất là mình có một viên ngọc ước.Mai Lan cướp lời:– Ba viên ngọc chứ sao một viên được. Tới ba điều ước lận mà. như thế thì tao thà làm công chúa ngủ trong lâu đài sướng hơn.– Nhưng mi tìm đâu ra cho ta chàng hoàng tử đẹp trai để đánh thức công chúa dậy đâu. Thời buổi bây giờ khó mà có được một người lí tưởng như thế.– Vậy thì đừng có mơ nữa. hãy cố gắng thực hiện những ý mướn của mình bằng cách cố gắng học và làm có tiền để phục vụ cuộc sống.– nói chuyện với ngươi thích thật.– Vậy thì nói cho đã đi, chiều nay tao về.– Nhớ cắt tóc cho đẹp đó.– Dạ, bổn cô nương nghe rồi ạ.– Không cắt kiểu nào khác ngoài búp - bê nha. Còn chuyện theo mốt, để cho tao.Hai đưa bật cười giòn giã. Pha Lê chơi suốt ngày tại cô nhi viện. Trước khi ra về, xơ quản lý nói cho Pha Lê biết là khi nào nơi đây xây xong, bà lại đổi đi nơi khác Pha Lê thảng thốt:– Sao lại như vậy ạ? Công lao của xơ từ đó tới giờ không biết là bao nhiêu.Xơ như người mẹ, ôm trên tay đàn con thơ dại. Thế mà khi đâu đó nên vóc nên hình, xơ lại đi nơi khác.– Nơi đó còn hoang vu hơn nơi đây nữa:Mọi việc lại bắt đầu từ đầu. Nhưng con đừng lo, xơ đã có kinh nghiệm. đời sống phục vụ là như thế đó.– Con chào xơ ạ. Con mong xơ luôn giữ gìn sức khoẻ.– Cám ơn con.Pha lê nghe lòng nhẹ nhỏm hơn vì sắp tới, nơi đây được xây dựng quy mô, như thế các em bất hạnh có một nơi nương tựa, bù lại với những mất mát mà cuộc đời đã mang lại cho chúng. Dù mai này cô có đi đến đâu, cô vẫn nhớ về thời thơ ấu của mình và những kiến thức cơ bản các xơ cầm tay dẫn lối cho cô đi đến tương lai hôm nay.Tới sáu giờ chiều, Pha Lê về đến nhà. Cô đẩy xe thật nhẹ vào phòng và đi tắm ngay. Mái tóc cắt ở tiệm trông rất ngộ nghĩnh và tất nhiên là đẹp hơn nhỏ Mai Lan rồi. Nó nói không phải lúc nào nó cũng làm được như vậy. Pha Lê ngắm nhìn trong gương rồi lên giường ngủ ngay. Cô đã thấm mệt.Buổi sáng, cô đến thư viện tìm một số sách cần thiết đem về nhà đọc. Cửa sổ đằng sau rất lớn, nên phòng riêng của cô thoáng mát và cô thường đóng cửa trước lại. Cho nên nhiều lúc cô ở nhà mà không ai hay, chỉ có thím Ba để ý mấy lần mới biết tật của cô.Có một tuần, thím Ba nhìn cô rồi nói vẻ tư lự:– Cháu rất giống một người bạn rất thân của ông chủ. Nhưng cháu hoàng thiện và đẹp hơn. Chỉ có điều người đàn bà đó biết cách sửa soạn lắm và có một kết cuộc không may.– Vì sao ạ?– Bị tạt axít.– Nhưng người đó có lỗi gì ạ?– Bà ta có với ông chủ một đứa con.Pha Lê không hỏi tò mò:– Thế vết thương có nặng lắm không ạ?– May mà không bị đui mắt. Người đàn bà đó được đưa qua Mỹ trị. Từ đó bật vô âm tín. Những người đẹp thường là khổ hơn người khác. Hồng nhan bạc mệnh.– Hình như thím có quen với người phụ nữ đó?– Phải. Là bạn.Pha Lê không dám hỏi gì thêm nữa, lòng cô cũng buồn cho câu chuyện trên.Tự nhiên cô rùng mình khi nhớ đến cử chỉ của bà chủ nhà này. Có lúc cáu gắt, có lúc dịu ngọt. Thế nhưng cô vẫn đọc được sự giả tạo trong nụ cười, lời nói của bà. Nếu không nghe thím Ba vô tình kể, có lẽ cô cũng đã lầm. Vì ngoài kinh nghiệm học tập, cô chẳng có chút khôn ngoan nào. Nhưng như thế có nghĩa những người sống trong căn nhà này đều không đơn giản.Hình như thím Ba cũng muốn gửi gấm cho cô điều gì đó qua câu chuyện. Và điều đó làm cho cô băn khoăn hết mấy ngày. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 3 Hồ Hải đưa tay vẫy Ngọc Bạch, anh đã nhận ra cô ngay phút đầu tiên. Bộ lững thắt dây to bản màu nâu có hình con thỏ trước bụng của cô gây cho anh sự chú ý. Cô em họ vẫn như ngày nào, thông minh, xinh đẹp đầy nghịch ngợm, chỉ tiết rằng lần này về nước rồi anh không qua bểnh nữa. Nếu không, anh sẽ làm mai Ngọc Bạch cho một người bạn có nhiều cá tính giống như cô. Sau khi làm thủ tục, Hồ Hải cùng mọi người len xe về nhà.Ngọc Bạch liến thoắng:– Anh đẹp trai đến nỗi em không nhận ra anh nữa.– Còn em xinh đến nỗi anh vừa nhìn thấy là biết ngay cô em họ của mình.Hồ Hải chồm về phía trước:– Chú thím vẫn mạnh khoẻ, công việc ổn định chứ?– Vẫn bình thường. – Ông Cao Bình trả lời – Tuy nhiên chú muốn con học xong rồi về, nghêu ngao bên đó làm gì. Biết bao nhiêu việc đang cần bàn tay của con.Hồ Hải cười tươi:– Như vậy là con có đất dụng võ rồi.Bà Tuyết chen vào:– Con ráng mà theo ổng lên làm giám đốc. Nhà này hướng nghiệp không giống nhau nên cháu họ mới có điều kiện như thế.Câu nói có một chút gì đó xách mé mà Hồ Hải không nhận ra. Anh quay sang Thế Phan:– Chắc anh đang nghiên cứu một vấn đề nào đó quan trọng lắm, cho nên tôi thấy anh có chút căng thẳng.Thế Phan gật đầu:– Cậu nói đúng đó.– Anh hay thật! Trên thương trường đấu tranh nhau ầm ầm, thế mà anh vẫn bình chân như vại.– Chằng phải mỗi người theo một ý tưởng riêng ư?Ông Cao Bình chen vào:– Làm bác sĩ là một công việc cao cả. Ngoài y thuật giỏi ra, cần phải chuyên tâm với nghề, phải nghiên cứu học hỏi. Thật ra, dượng rất quý cháu nhưng biết làm sao được nghành của dượng và cháu khác nhau.Câu nói của ông Bình có vẻ như muốn giải thích sự ưu ái vơi Hồ Hải. Nhưng Thế Phan cũng đáp lại thẳng thừng:– Dượng yên tâm đi! Cháu không hề ganh ghét với Hồ Hải. Làm kinh doanh mà năng nổ như cậu ấy là tốt.Lý ra Thế Phan không cần nói như vậy, nhưng trước sau gì anh cũng tỏ ra quan điểm của mình. Dì Tuyết cũng có người thừa kế là cô con gái cưng nên không màng vào việc kinh doanh của ông Bình. Hơn nữa, dì có cách riêng, không muốn làm bận lòng con cháu khi phải đối đầu với ai, bằng cách nào, kể cả chồng mình.Còn ông Bình thì không như thế, ông làm chuyện đại sự, nên cần tìm nhân tài trong lá ủ. Vì thế mà ông mới đào tạo hai con người như Hồ Hải và Pha Lê.Xe về đến nhà, tiệc rượu đã sẵn sàng. Bây giờ Pha Lê phải dọn phụ thím Ba.Công việc có chúc bề bộn, cần nhanh tay một chút.Pha Lê không để ý đến Hồ Hải là ai. Mà anh là nhân vật quan trọng thế nào cũng không liên quan tới cô. Pha Lê xác định nhiệm vụ của mình là phải học cho tốt và tiếp tục học như lòng nguyện ước.Sau khi tắm rửa, chỉnh trang y phục, Hồ Hải bước ra phòng ngoài. Đập vào mắt anh là hình ảnh một cô gái thanh mảnh, rất giống một nữ sinh trung học.Tóc búp – bê, mặc chiếc áo thun trắng, váy màu xanh đậm nửa chân vô cùng xinh xắn. Tự dưng anh nhớ đến giọng nói có mang một chút âm hưởng của dân Huế hôm gọi điện thoại báo tin.Suốt bữa ăn, Ngọc Bạch hỏi anh luôn miệng, còn anh thì toàn trả lời. Pha Lê vừa ăn vừa mĩm cười. Cô thấy anh chàng “nổ” tàn xác pháo. Mấy lúc ngẩn lên, cô đều bắt gặp ánh mắt đồng tình của Thế Phan. Như đã hiểu, hai người cùng cuối xuống ăn nhanh và cố gắng ngồi nán lại cho hết câu chuyện của Hồ Hải.Một tuần yên ả trôi qua, mỗi người tiếp tục ăn riêng tại phòng nên máy khi có dịp gặp nhau. Trưa nay, Hồ Hải nhờ thím Ba nói với Pha Lê là anh chờ cô ngoài hoa viên.Hồ Hải ngồi trên ghế xích đu, đầu hơi ngả về phía sau, mắt lim dim như sắp ngủ, một nụ cười lơ lửng trên môi. Anh tin rằng Pha Lê không thể từ chối khi anh tạo điều kiện cho cuộc gặp riêng này. Thế nhưng Pha Lê đi nhẹ như con mèo, cô vừa nhìn thấy anh là trở về phòng ngủ ngay.Thím Ba hỏi vọng vào:– Sao con lại vô đây? Chẳng phải cậu ta chờ con ngoài hoa viên ư?– Anh ta ngủ, mà con cũng phải ngủ một chút để chiều nay con đi học. Thím Ba đừng có kêu con nữa nhé. Khi nào anh ta hỏi thì nói như vậy.Hồ Hải tiếp tục ngồi chờ gần một tiếng đồng hồ rồi quay vào hỏi thím Ba.Anh không tin là Pha Lê từ chối, vì từ trước đến giờ, anh chưa bị ai khước từ bao giờ.Hồ Hải có vẽ rảnh rang, nên khi Pha Lê vừa đẩy xe đi học, anh chợt xuất hiện án ngữ trước đầu xe.– Anh gọi em có chuyện gì?Pha Lê ngại khi thấy anh ta đổ lì ra đó. Còn cô thì sợ trể học.Giọng Hồ Hải ngọt ngào, gây cho người đối diện cảm giác được tôn trọng:– Không có gì, anh chỉ muốn làm quen và giúp đỡ em, thế thôi.Cái nghiên đầu của anh ta lịch sự không chê vào đâu được. Hồ Hải hình như xoáy vào cô. Cô đọc được sự ngưỡng mộ trong mắt anh. Cử chỉ đó làm cô bối rối và tìm cách thoái thác ngay.– Sắp tới giò em đi học rồi.Hồ Hải khoát tay, bảo cô đi.– Không sao, rồi mình còn gặp nhau dài mà.– Em đi nha!Tự dưng, Pha Lê thấy mệt khi bị người khác chú ý, cô đã quen với công việc âm thầm của mình và ghét cái kiểu nói nhiều như vậy. Nhưng bây giờ anh ta không phải là khách mà cô có thể trốn tránh. Anh ta có thể xuất hiện trước mặt cô bất kỳ lúc nào.Pha Lê không muốn đối đầu với Ngọc Bạch cho nên tốt nhất cô tránh anh ta ngay từ phút đầu tiên.Cô cũng không muốn nối dối lá suốt ngày phải ra ngoài học. Chương trình của cô vừa mới hoàng thành. Tuy chưa lảnh văn bằng, nhưng cô đã biết được kết quả, và bây giờ cô nhận thấy mình cần trao dồi sinh ngữ thêm. Tự dưng, cô nhớ đến mấy quyển sách dày cộm của Thế Phan hay xem. Có lần cô liếc qua thấy toàn là tiếng Pháp. Thật ra, vốn sinh ngữ của cô cũng phải tồi. Cô đã được các xơ rèn từ nhỏ, và cô rất say mê văn học Pháp.Pha Lê nhận thấy, trong nhà này, cô chỉ có trao đổi được với Thế Phan, dù hiện tại anh không hề biết việc học của cô, nhưng ít nhất tính cách của Thế Phan có thể nói chuyện một cách nghiêm túc được. Nhưng Hồ Hải thì không thích ngôi nhà này sống yên lặng, hắn ta cú thích um xùm lên và hay tranh luận với ông Bình. Quan niệm của ông là muốn gây sự chú ý của các công ty nước ngoài, để họ đầu tư vào. Hồ Hải thì luôn giải thích mặt lợi và hại của nó. Và chiều nay, nhà lại có tiệc. Vì đã được thông báo trước, nên Pha Lê, Thế Phan và Ngọc Bạch đểu phải có mặt.Thức ăn được nhân viên nhà hàng phục vụ cùng với rượu ngoại đắt tiền.Những người trong nhà đồng loạt mặt áo sơ mi trắng có thêu một cánh hồng trên cổ áo.Ngọc Bạch xì một tiếng rồi chê ngay:– Áo gì mà quê dễ sợ! - Rồi cô lại chú ý trang điểm.Thấy Pha Lê đi ngang qua cô, cô liền kêu lại:– Này! Lại đây chị dậm cho một chút phấn.Pha Lê cười hiền:– Em không quen. Chị cứ trang điểm cho mình đẹp là được.Ngọc Bạch quay phắt lại ra vẻ bực mình:– Này! Không biết thì làm cho biết tao không rảnh đâu nhỏ.– Dạ.Pha Lê bỏ sang phòng khách. Ngọc Bạch trề môi rồi đi ra phòng khách. Hồ Hải nhìn cô mĩm cười:– Em cấm hoa đi! cửa hàng hoa mới đem tới đó.Ngọc Bạch lắc đầu:– Sao anh không kêu người ta cắm luôn.– Ơ! Anh đâu có biết.Pha Lê nhìn những cánh hồng xinh tươi, cô cầm lên một cách diệu dàng.Ngọc Bạch hất hàm:– Mày cầm lên là phải cắm đó.Pha Lê chỉ hỏi lại chứ không phản đối:– Cấm trong lọ này hả chị?– Ừ.Pha Lê nhìn bao quát căn phòng, rồi cô cầm dao lên cắt tỉa những cánh hoa dài, ngắn khác nhau cho phù hợp. Chỉ trong mười phút, lọ hoa đã hoàng thành một cách duyên dáng.Hồ Hải khen ngay.– Em thật có khiếu đó.Pha Lê vội vàng thu dọn những mẫu thừa và đem cất dao vì đã có vài người khách lục tục kéo tới. Thật ra, cô không học cấm hoa, nhưng cứ phụ các xơ chưng bông riết rồi cũng biết.Khách đến đông đúc, có cả khách nước ngoài. Họ dẫn theo cả vợ con. Cùng một lúc, Hồ Hải không sao dịch hết được, thế là Thế Phan và Pha Lê cùng phải trò chuyện với họ.Buổi tối hôm đó, Ngọc Bạch lôi Pha Lê theo cô:– Này! Có anh chàng này đẹp trai dễ sợ, nhưng cứ ra dấu, có cái tao hiểu, có cái tao mù tịt.– Anh ta bị gì à?– Bị gì là bị gì? - Rồi như hiểu ra, Ngọc Bạch vỗ mạnh vai Pha Lê một cái đau điếng – Mày nghĩ gì vậy? Anh ta không phải câm mà ra dấu, chỉ tại tao không biết nói gì thôi.Pha Lê bật cười, đi theo Ngọc Bạch đến chỗ anh chàng nọ. Qua vài câu xã giao, Pha Lê biết ngôn ngữ của anh la tiếng Pháp, nhưng vì công việc nên anh ta sử dụng tiếng Anh ngữ cho tiện. Cách dịch của Pha Lê vừa nhanh lại dí dỏm, khiến anh ta có những tràng cười thoải mái.Khi Pha Lê quay lại tìm Ngọc Bạch thì thấy cô đã vào bàn ngồi ăn với một thanh niên ăn mặc sang trọng. Họ nói chuyện tâm đắc đến nỗi quên đi cục diện xung quanh.Khi người khách cuối cùng ra về, Pha Lê nghe mỏi nhừ đôi chân. Múc vội tô xúp bong bóng cá, vô đi vội ra vườn hoa. Nhưng ngồi chưa được bao lâu, cô cảm thấy ngột ngạt dù khí trời rất thoáng mát, vì nơi đây không chỉ có một mình cô. Có một bóng trắng đằng trước. Pha Lê nhận ra ngay:– Anh Thế Phan!Anh đứng dậy đi về phía cô:– Mất hết một buổi tối yên lặng.Rồi Thế Phan nói như tâm sự:– Sở dĩ anh lưu lại chốn này vì muốn lo cho dì Tuyết. Bệnh tim của dì có thể chở nặng bất kỳ lúc nào. Dì đối với anh rất tốt, tuy không hẳn là dì lo cho anh ăn học, nhưng khi nào cần mà gia đình anh không thể chu cấp là dì sẵn sàng cho ngay. Vì thế, anh rất quý thời gian. Nó chóng qua đến nỗi anh chưa thấy mình làm được gì.Pha Lê ngước lên nhìn anh:– Nhưng anh cần phải thư giãn chứ.– Đúng là như thế. Nhưng thư giãn không có nghĩa là phải ôm đồm những buổi tiệc.– Anh không thích tiệc tùng à?– Đôi khi giao tiếp cũng cần phải có, nhưng tiệc của bọn anh có tính cách khác, nhẹ nhàng hơn.Đám mây xám trôi qua, trăng sáng hơn một chút đủ dễ nhìn thấy mặt nhau.Pha Lê ý tứ ngồi khép chân lại và xích ra một chút khi chợt thấy khoảng cách của Thế Phan rất gần với mình.– Em làm sao vậy?Thế Phan ngạc nhiên khi thấy cô rất ý tứ. Pha Lê đã đứng lên kết thúc câu chuyện – Mai mốt, em không tham gia những buổi tiệc như thế này nữa. Em vào trong đây.Thế Phan nhìn theo cái dáng mảnh khảnh của Pha Lê trong im lặng. Nơi đây có hai cô gái nhưng lại có tính cách khác nhau. Ngọc Bạch thì ồn ào sôi nổi, ruột để ngoài da, thương ai ghét ai thấy là biết liền và rất đổi tự nhiên. Còn Pha Lê thì trái lại, cô có tính cách hơn người. Khi tiếp chuyện với ai, cô không để cho người ta đoán ra cô đang nghĩ gì và thế nào.Không biết dượng Bình tìm ra cô bé này ở đâu? Anh chỉ biết một điều là cô được nhận làm con nuôi của gia đình này, được ưu tiên trong việc học để sau này làm việc cho công ty nhà. Gốc gác của Pha Lê, cái đó còn thuộc về bí mật.Pha Lê về phòng. Nhìn lên bàn thấy có mấy thứ thức ăn thơm ngon mà khi nảy quá bận cô không thể ăn được. Chiếc mâm nhỏ này của nhà bếp, chắc là do thím Ba đem vào cho cô. Pha Lê ăn thêm hai chén nhỏ rồi thu dọn. Cô rón rén rửa hai cái chén nhỏ và dồn mấy thứ đồ ăn lại rồi lên phòng. Nhưng chỉ một lát sau, cô nghe khó chịu và ra ngoài ói hết. Không biết có trúng gió hay trúng thực? Nằm một lát, Pha Lê lại mò xuống bếp lấy một ít muối cho vào miệng ngậm. Đó là bài thuốc của người xưa, cô làm thử cho khỏi phải đánh thức ai, rồi ngủ thiếp đi.Khi Pha Lê thức dậy đã nghe trong phòng có tiếng lao xao. Hình như có ai đó chích vào mông cô đau điếng, nhưng Pha Lê nhức đầu quá không gượng dậy nổi.Đến chiều, Pha Lê có trổi dạy làm vệ sinh cá nhân. Cô nghe cổ họng mình đắng ngắt, nhưng cũng ráng thay đồ rồi nằm xuống ngủ vùi.Thím Ba vào phòng lay tay cô:– Pha Lê! cô ngồi dậy uống hết ly sữa này rồi uống thuốc.Pha Lê theo lời thím Ba. Thím Ba vừa đi có tiếng gõ cửa. Thế Phan bước vào. Anh lại sờ trán cô, rồi lấy đo nhiệt độ cho cô. Anh lấy chiếc ghế ngồi xuống bên giường ân cần:– Sao rồi cô bé?– Em đã đỡ hơn rồi.– Sao không kêu anh ngay lúc đó?– Em không dám.– Chết có ngày đo. Em uống thật nhiều nước vào và cố gắng ăn cho lại sức.Rồi Thế Phan lấy giấy viết ghi cho Pha Lê số điện thoại di động của mình với lời dặn dò:– Nhớ có gì thì gọi cho anh nhé – Em cám ơn. Anh cho em gởi tiền thuốc ạ.Thế Phan vừa đi quay lại nhăn mặt:– Em nói cái gì?– Dạ ....Pha Lê thấy anh nổi giận nên không dám nhìn, cô cuối đầu ngại ngùng.Giọng Thế Phan lạnh lùng không kém:– Em đừng quên anh là bác sĩ trong cái nhà này. Anh có một khoảng tiền được trả cho chi phí thuốc men cho mọi người trong gia đình. Có điều anh quan tâm tới em vì thấy em tội nghiệp, một thân một mình. Ngày nay anh đi trực nhưng cứ thắc thỏm không yên. Nêu biết số điện thoại của em, anh đã trực tiếp nói chuyện rồi. Anh ghét mấy người khách sáo.Thế Phan nới một hơi dài rồi bỏ đi.Pha Lê có suy nghĩ. Thật ra, anh không phải là người dễ gần. Tuy chung nhà nhưng hai người ít có dịp trò chuyện với nhau. Pha Lê biết mình không phải, chắc là anh giận rồi và không tới thăm cô nữa đâu.Pha lê đoán đúng. Mấy ngày sau đó, thím Ba trực tiếp mang thuốc và thức ăn đến cho cô, nhưng Thế Phan thì không thấy tới.Một tuần lặng lẽ trôi qua, Pha Lê đã đi học trở lại. Dạo này, ông Cao Bình và Hồ Hải thường xuyên vắng nhà nên Pha Lê cũng nghe bình yên đôi chút.Trưa nay, Pha Lê vừa đi học về đã nghe thím ba gọi:– Pha Lê! Con mang mâm cơm này lên phòng Thế Phan giùm thím đi. – Thím Ba ngập ngừng – Bà nhà đi nhà thương mấy bữa nay, giờ thì thím phải vào trong đó.Pha Lê bưng mâm cơm đi ngay. Cô cảm thấy hối hận vì sự vô tình của mình, ở trong nhà mà không biết gì cả. Pha Lê lên tầng trên, thấy cửa mở nên không gõ, cô đẩy vào.– Anh dùng cơm.Thế Phan vừa thay áo xong, anh quay lại:– Mấy bữa nay sao em không đến bệnh viện? Mọi người đều có mặt chỉ trừ mình em. Dượng Bình có vẽ giận đó.– Em mới nghe thím Ba nói khi nảy. Nhưng bệnh viện nào hả anh?– Bệnh viện 175.– Em không biết đường đi.Thế Phan ngã người trên giường có vẻ mệt mỏi. Pha Lê nhìn quanh tìm ghế nhưng không thấy. Thế Phan hiểu ngay, anh giải thích:– Mấy hôm nay dì Tuyết bệnh, người nhà đến thăm nên lấy ghế sang bên đó hết.Anh chỉ tay xuống giường:– Em ngồi xuống đây.Pha Lê không dám cải, cô sợ anh giận một lần nữa. Cô ngoan ngoãn ngồi xuống, chẳng dè cô lại đụng anh nên vội nhích ra. Nhưng nhanh hơn, Thế Phan ôm choàng lấy cô, cho ngã cái đầu xinh xắn lên ngực mình:– Gì mà sợ anh như vậy? - Thế Phan vuốt tóc cô, mắt dõi lên trần nhà.Pha Lê rung quá, cô ấp úng:– Em ... em ...– Chưa bao giờ như thế này phải không?– Dạ.– Ngồi yên như vầy đâu có sao.– Dạ. Nhưng em cảm thấy có tội.– Có tội ư?Thế Phan bật ngồi lên. Anh nựng mặt cô, nhìn sâu vào đôi mắt đẹp như mơ và ghé môi hôn nhẹ lên trán, lên tóc, lên môi rồi ôm chặt Pha Lê vào lòng:– Em nghe dễ chịu chứ?Giọng Phan Lê run rẫy:– Nhưng tại sao anh phải làm như vậy?Thế Phan im lặng. Một câu hỏi thật khó trả lời. Nếu nói anh yêu Pha Lê thì không đúng. Hai người tuổi tác quá chênh lệch. Người yêu phải là người bạn đồng hành của anh suốt đời, nhưng Phan Lê thì không biết gì hết, và anh cũng không biết cô từ đâu tới. Nhưng không hiểu sao sự xuất hiện của cô làm lòng anh không bình yên chút nào. Đây đâu phải là lần đầu tiên anh tiếp xúc với một cô gái, nhưng những cuộc tình đi qua đều không có cảm giác như vậy. Cảm giác muốn chiếm lấy cô, độc tôn, sở hữu thân xác trinh nguyên của cô.Pha Lê vẫn nằm yên ngoan ngoãn trong lòng anh. Một mùi hương dịu dàng toả nhẹ từ chân tóc, từ làn da thơm sữa của cô. Thế Phan chợt đứng dậy, khoá cửa lại. Pha Lê ngồi lên nhìn anh. Không biết anh định làm gì mà bật đèn sáng như thế? Nhưng chỉ trong một giây, cô lại nằm yên trong vòng tay ấm áp của anh. Một luồng điện chạy dọc sống lưng theo cái vuốt ve mỗi lúc một dồn dập hơn từ nơi anh. Đôi môi gợi cảm của Pha Lê bị anh nuốt từng chập rồi lần xuống chiếc cổ thon thả. Bàn tay anh, đôi môi anh vẫn ấm lên từng hồi. Pha Lê có cảm giác như mình được thương yêu, được nâng niu, tôn trọng, để cuối cùng một thân hình tuyệt tác với làn da nõn nà đã phô bày trước mắt anh trong một tư thế sẵn sàng dâng hiến.Bỗng nhiên có tiếng chuông điện thoại reo vang. Thế Phan tắt máy. Rồi có tiếng chân dồn dập trên dãy hành lang. Tiếng của Ngọc Bạch:– Anh Phan! Mẹ em thở không được nữa, chết lâm sàng. Anh mau tới xem giùm. Ngủ gì mà dữ vậy. Chắc phải kêu anh Hải lên kêu giùm quá. Làm như cửa kiếng không nghe.Pha Lê hốt hoảng bật ngồi lên, cô mặc đồ thật nhanh rồi đứng nép mình run rẫy vào cửa phòng.Thế Phan hôn vội cô một cái, anh thay áo rồi nói nhanh:– Anh không khoá cửa, em chải đầu đi rồi từ từ xuống sau nhé! Không có gì đâu. Thật là không đúng lúc.Pha Lê ngồi trong phòng tắm cô ro cho đến khi ngôi nhà vắng lặng trở lại, cô mới chải tóc rồi bê mâm cơm xuống. May quá! Nhà không có ai. Chỉ có anh Phú tài xế ngồi ở tay lái, chờ Thế Phan xuống chở đi. Nhưng Thế Phan không biết điều đó, anh vội leo lên chiếc mô tô của mình lao thật nhanh.Thấy Pha Lê nhìn theo, Phú Gia đến bên cô:– Này, cô gái xinh đẹp ạ! Đừng phải lòng anh chàng bác sĩ đó, không tốt cho cô đâu. Anh ta cái dáng nghiêm nghị, nhưng một bước ra ngoài là có hàng tá bồ, nổi tiếng là Phan “đểu” đó em. Hồ Hải đi chơi gặp hoài nhưng nó không muốn lật tẩy anh ta. Ở trong nhà này, chuyện của ai người nấy biết thôi. Hơn nữa, anh ta tuyên bố là không cản trở việc làm ăn của Hồ Hải nên nó cho qua. – Anh ta cười khẩy – Nói chung là họ rất thủ đoạn.Pha Lê không muốn nghe, cô nhìn Phú Gia lắc đầu:– Nói xấu sau lưng người ta là xấu đó, anh Phú.Phú Gia không có vẻ gì là tự ái sau lời phê bình của Pha Lê. Anh ta khoanh tay nhìn cô như muốn thách thức:– Thật ra tôi, có nhiệm vụ khác trong gia đình này, là bảo vệ cô, nhắc nhở cô.Cô nghĩ lại mà xem, tôi không có động lực nào để nói xấu gã Phan cả. Chỉ sợ cô chưa ra đời nên dễ bị lầm thôi.Thấy Phú Gia nói có lý, nhưng Pha Lê vẫn chưa hoàn hồn trở lại.– Anh nói chữ “họ” là ý muốn chỉ ai?– Bà Tuyết và Thế Phan. Hai người đó chỉ thấy ngấm ngầm nhưng độc hại vô cùng.Cái cách của Pha Lê là muốn nghe chuyện về Thế Phan, nếu không quan tâm đến người đó, cô đã không hỏi như vậy. Bất chợt, một ý nghĩ vừa vẽ lên trong đầu Phú Gia, nên anh lãng qua chuyện khác:– Cô về phòng ngủ một chút đi,rồi đưa tới bệnh viện thăm bà chủ cho phải phép. Cô nhớ suy nghĩ lời tôi nói. Hãy tin đó là sự thật mà phòng thân. Dù sao cô cũng không thể quay về cô nhi viện được nữa. Cô đã chính thức nhập hộ khẩu nơi ngôi nhà này rồi.Pha Lê gật đầu:– Tôi biết mà.Pha Lê về phòng, cô nhớ lại chuyện lúc nãy y như như mơ. Nhưng nghe Phú Gia nói về anh ta, cô lại nghe chán nản vô cùng. Nếu như anh ta chiếm được cô rồi mà bỏ đi như thế thì cô biết phải làm sao. Tìm anh ta để bắt đền ư? Hay là bắt anh ta phải cưới cô? Chắc cô không sống nổi vì uất ức quá.Tự nhiên cô nghe lợm giọng trước sự yếu hèn của mình để người ta lợi dụng.Tuy nhiên, Pha Lê nghe bối rối vì một thứ tình cảm nào đó lại chen vào lòng.Nước mắt ứa ra, Pha Lê thiếp dần trong giấc ngủ mệt nhọc cho đến tối. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 4 Nước mắt rơi trên đôi má mịn màng của Phan Lê đã khô tự bao giờ. Pha Lê thiếp đi trong mộng mị. Một lát sau cô bừng tỉnh, nghe như có một lớp keo thật mỏng mà ai đã dán mặt cho cô. Một thoáng suy tư lại trở về, cô cũng không biết chuyện xảy ra ban trưa là thực hay mơ? Nhưng chiếc nệm êm ái, cùng với mùi hương thơm của mền gối mới tinh và những cơn gió dìu dịu như lướt nhanh khắp thân thể cô một cơn gái óc thật sự. Lẽ nào mình buông thả đến thế. Lập tức cô trổi dậy đọc một lời kinh nguyện và cố đừng nghĩ đến chuyện đã xảy ra. Một lát sau, dường như cô đã bình tĩnh trở lại. Pha Lê vào toa-lét tắm. Dòng nước mắt như tẩy xoá mọi vết nhơ nơi tâm hồn của cô. Thật lâu, cô mới lau khô tóc và thay đồ.Cô chọn bộ y phục màu xanh ghi có đính nơ trên túi áo rồi đi xuống sân vườn. Phú Gia dường như cũng chuẩn bị như cô trong tư thế sẵn sàng để đến bệnh viện.Pha Lê lên xe, Phú Gia lập tức cho xe chạy đi. Pha Lê hỏi Phú Gia:– Có cần mua gì vào thăm bà không anh?– Không. Tới thăm là được rồi.Pha Lê được Phú Gia dẫn đến phòng bà Tuyết rồi anh ra bên ngoài chờ. Cô vào thăm một mình, nhưng cũng chỉ trao đổi với ông Bình ít câu mà thôi, vì ai cũng có vẻ mỏi mệt ủ rũ.Ông Bình quay sang Ngọc Bạch ngồi bên cạnh:– Con về nghỉ đi, để ba ở đây được rồi. Có Phan Lê đến thăm mẹ kìa.Ngọc Bạch khẻ nhướng mi mắt nhìn Pha Lê rồi nói khẽ:– Mẹ tôi đang nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ không cho ai vào đó cả. Chỉ biết ngồi đây chờ đợi để khi cần đến là có người nhà ngay. Chuyện công ty của ba đã có Hồ Hải trong coi, cho nên hai cha con túc trực nơi này. Cô chỉ cần đứng bên ngoài phòng, nhìn qua cửa kiến là thấy mẹ tôi nằm ngay giường đầu tiên rồi về đi, ngày mai còn đi học nữa.– Dạ.Pha Lê làm theo lời Ngọc Bạch. Quả nhiên, cô nhìn thấy bà Tuyết nằm bất động, người được phủ băng tấm chăn bông trắng, mắt nhắm nghiền. Cô đứng đó nhìn một lúc rồi chào ông Bình ra về.Trên đường về, Pha Lê nói với Phú Gia:– Anh dừng xe nơi nào đi, tôi muốn uống chút cà phê.Phú Gia liếc cô một cái rồi ghé một quán gần đó. Anh chỉ cho cô ngồi tránh thùng loa rồi gọi một ly cà phê đen và một ly cam vắt.Giọng anh khô cứng:– Buồn chuyện gì à?– Không.– Cô đừng dối tôi.Nước được mang ra, Phú Gia đẩy ly nước cam về phía cô. Pha Lê thở ra rất nhẹ:– Tại sao người ta gọi là Phú Gia?– Đó không phải là câu cô muốn hỏi, nhưng tôi sẵn lòng đáp lại. Vì tôi khá giả. Tôi theo ông chủ lâu ngày, nên cũng có dịp học hỏi làm ăn chút ít.– Sao anh có nhiệm vụ bảo vệ tôi?– Câu này thì cô không nên tò mò, nhưng không được coi thường lời tôi nhắc nhở, và cũng đừng quá tin những gì tốt đẹp đã xảy ra trong gia đình này.– Anh làm tôi hoang mang.– Thà rằng như vậy còn hơn cho cô sập bẫy người ta. Vào thời điểm thích hợp, cô sẽ khắc biết, như vậy sẽ hay hơn.Pha Lê nhìn vào ánh mắt có rèm mi dài và chiếc cầm đôi của Phú Gia:– Anh làm như biết rõ tôi từ đâu đến và có tân trang như thế nào?– Chính xác.– Tại sao tôi phải tin anh?Phú Gia bình thản:– Vì đó là quyền lợi của cô.– Tôi được nuôi cho ăn học đàng hoàng phải không?– Chuyện đó thì cô biết rõ mà. Nhưng vấn đề này không phải là được nuôi mà phải hỏi là ai nuôi mới đúng. Tôi biết tuổi thơ của cô sống trong sự che chở của các xơ. Trong nghèo khó và chịu nhiều áp lực, nhưng cô đã không ngừng vươn lên.Câu nói trên như một lời khen khiến Pha Lê đỏ mặt thừa nhận. Cô có nói mọt câu hết sức ngây ngô:– May phước là tôi không có bạn trai, chứ như có chắc anh cũng biết.Phú Gia bật cười lớn:– Như vậy là cô đã tin tôi rồi đó.Pha Lê ngồi thêm một lát để uống hết ly nước cam. Chút hơi thở nhẹ nhàng của buổi chiều dần buông bên Phú Gia, tự nhiên cô nghe lòng dễ chịu. Người tài xế này có một cái gì đó hơn người mà cô không thể phân tích được. Nhưng ngoài cái dáng cao to và phong cách lịch sự kia, còn một cái gì đó khiến Pha Lê cảm thấy con người của anh ta vừa dữ dội vừa sâu lắng. Cô không biết Phú Gia đang lãnh nhiệm vụ gì ngoài chuyện lái xe, nhưng qua giọng điệu của anh đã cho cô có chút bình yên qua bài học xương máu vừa rồi. Nhưng nếu anh ta có là ai, như thế nào thì cô cũng mặc, miễn là với cô, anh ta tỏ ra vô hại là được.Pha Lê về nhà, Cô lập tức nhận ngay tô cháo cá thơm phức từ tay thím Ba.Ăn xong, cô lăn ra giường nghĩ ngợi. Hai hình ảnh lại hiện lên trong tâm trí cô:một là của Phú Gia, và một là của Thế Phan. Nhưng với một cô gái lành tính như Pha Lê, cô nhận ra lời nói ban chiều của Phú Gia là đúng. Một người có tâm hồn cao thượng thì không thể hành động như Thế Phân ban trưa, dù cho anh có biện minh thế nào đi chăng nữa. Cô nghe nhẹ lòng hơn một chút khi có những suy nghĩ chính chắn.Mười ngày sau, Bà Tuyết từ bệnh viện trở về. Bà sẽ ở nhà tịnh dưỡng để chuận bị cho cuộc phẩu thuật sắp tới.Không có sự xuất hiện của Hồ Hải thì cuộc sống vẫn trôi trong yên lặng.Buổi tối, nơi ngôi nhà thênh thang này dường như ấp áp hơn vì có nhiều người cùng về đây ngủ ...Đêm nay, Pha Lê cảm thấy lạnh dù tiết trời đang vào xuân ấp áp. Có một cơn mưa gió ùa vò và hình như cô không thấy ánh sao ngoài cửa sổ. Thế thì gió từ đâu làm rèm cửa lây động như thế.Phản xạ tự nhiên làm Pha Lê trổi dậy bật đèn lên. Có ai đó vào phòng cô tìm kiếm cái gì đó. Mấy cái học tủ bị lôi ra, quần áo vứt lung tung. Có trộm ư? Kinh khủng thật! Bỗng dưng Pha Lê chợt nhớ tới những văn bằng chứng chỉ của mình, cô chỉ có nó là vật quý nhất mà thôi. Hên quá! Nó vẫn còn nằm yên trong bìa da cứng. Cô ngồi lên ngắm cảnh tượng hoang tàn mà hết hồn, rồi nhặt mấy thứ vương vãi cho vào tủ, không buồn xếp lại, vì cô biết, nếu ai đó muốn tìm kiếm cái gì mà chưa ra, tất nhiên người ta sẽ trở lại. Chỉ có cô không chịuu khoá cửa phòng trước khi đi ngủ nên mới xảy ra cớ sự này. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 5 Chỉ còn hai hôm nữa là Pha Lê nhận văn bằng tốt nghiệp Cử nhân xuất sắc. Cô có một số thiệp mời trên tay nhưng không biết mời ai. Pha Lê nhẩm tính:hai thiệp cho hai xơ ở cô nhi viện; Một cho Mai Lan; một cho ông Cao Bình. Chỉ có thế thôi. Nhưng không biết những người đó có nhín chút thời gian cùng cô đến dự buổi lễ quan trọng này không? Thôi thì chuẩn bị tâm lý phải đứng bơ vơ bên những người thân bạn bè vậy. Và cô sẽ không buồn khi biết nó là sự thật.Tan học, Pha Lê ghé vào cô nhi viện và cảm thấy vui lên ngay. Bốn tầng lầu ngang dọc được thiết kế hoành tráng và sắp sữas hoàng thành, chỉ còn khâu trang trí nội thất nữa thôi.Đàng xa, dáng xơ quản lý như khòm đi, những tiếng hát của các em nhỏ cô nhi từ phía hội trường vang lên làm xơ mĩm cười. Xơ đã thấy Pha Lê tiến đến.Pha Lê trao cho xơ mấy hợp kẹo với lời nhận xét:– Nơi đây thay đổi đến không ngờ. Công trình được thi công nhanh quá.Xơ quản lý gật đầu, dặn dò:– Ngày lễ mừng kỷ niệm Cô nhi viện Thanh Trúc tròn hai mươi tuổi, con phải có mặt đó.Pha Lê phấn khởi hứa ngay:– Da. Nhất định con sẽ về trước một ngày. Hôm nay con đến mời xơ đến dự lễ tốt nghiệp của con.– À, ra là thế! xơ chúc mừng con.Rồi xơ nhìn tên người nhận trên hai thiệp mời còn lại với vẻ quan tâm:– Ngày đó mọi người phải họp với rất nhiều ban ngành đoàn thể. Còn Mai Lan, không biết nó có tranh thủ đến được hay không? hiện nay nó cũng vừa đi mua sắm các dụng cụ giảng dạy với các xơ. Nhưng con hãy đưa cho xơ, xơ sẹ đưa giúp cho. Học tốt như vậy, mọi người hãnh diện vì con nhất rồi, và đó cũng là món quà thiêng liêng con dành cho cô nhi viện này đó. Nhưng Pha Lê này chúng ta rất nhớ con.Pha Lê ôm chầm lấy xơ rồi bật khóc. Cái vỗ vai nhẹ nhàng, rồi tay nắm tay như muốn truyền cho Pha Lê một sự cảm thông, dù cho Pha Lê không nói và xơ cũng không hỏi.trên đường về nhà, Pha Lê đi từng bước chậm chạp. Bỗng có tiếng xe đỗ xịch bên cạnh, Phú Gia thò đầu ra:– Lên xe đi!Pha Lê nhìn anh ta ngạc nhiên, nhưng không hỏi gì thêm. Người bảo vệ cho cô dây mà.Phú Gia nheo mắt:– Cái kiểu của cô đi như thế là ... sợ con đường mau hết vậy. Trời nắng chang chang mà có thể đi dạo thế sao. Coi chừng bị bệnh đó.Pha Lê mỉm cười:– Xe tôi bị bể bánh.– Tôi thấy xe cô trong ga ra từ sáng và đã đem đi thay ruột rồi. Chiều nay, cô khỏi đi bộ nữa.– Cám ơn.Phú Gia đang lái xe, tự dưng thắng lại cái kịt rồi chìa tay ra:– Cho tôi xem cái gì mà làm cho cô buồn quá vậy?Pha Lê lẳng lặng đưa mà không nói một lời. Phú Gia nhìn cô một thoáng rồi trả lời:– Không có cái nào cho tôi sao? Nếu tôi được mời, nhất định tôi sẽ tới.– Mời miệng được không?– Nhưng thế thì không có quà mừng.– Không sao, chỉ cần có người đứng bên cạnh tôi hôm đó là được. Hôm qua, tôi có nói, nhưng ông chủ bảo là không đi được vì phải bay ra Hà Nội.Phú Gia cho xe chạy tiếp:– Tôi cũng rất bận, nhưng có người mời là tôi có mặt.– Cám ơn anh.Phú Gia giữ đúng lời hứa.Hôm sau anh xuất hiện với chiếc máy ảnh trên tay.Đây là một ngày trọng đại nhất đời Pha Lê, và Phú Gia ghi hình cho cô hết hai cuộn phim.Thấy anh lăng xăng, ai cũng ngỡ anh là thợ chụp ảnh, vì chiếc máy trên tay anh là của thợ chuyên nghiệp. Nhưng cái dáng của thợ này thì oai phong hết chỗ nói. Một cô bạn đến kế Pha Lê, hỏi:– Bạn không có người thân à?Pha Lê chưa biết nói sao thì một cô bạn khác lại bảo:– Pha Lê mồ côi cha mẹ. Tôi không có đọc sơ yếu lý lịch của bạn ấy.– Thế Pha Lê đến từ đâu?– Từ cô nhi viện.Phú Gia đang trong tư thế ngắm cho Pha Lê, anh chụp nhanh một kiểu trong cảnh cô trò chuyện với hai cô bạn gái. Anh chợt xen vào:– Em phải tự hào vì điều đó, Pha Lê. Vì với hoàn cảnh như thế mà em đã phấn đấu vượt bực cho kết quả mỹ mãn như ngày hôm nay.Một cô mạnh dạn hỏi:– Anh có phải là thợ chụp ảnh không?Phú Gia nói ngắn gọn:– Là anh trai của Pha Lê.Nghe nói như thế. hai cô gật đầu chào rồi đi nhanh một nước.Thấy cô ngân ngấn nước mắt, Phu Gia rút nhanh chiếc khăn tay chậm thật nhẹ nhàng cho cô mà không nói gì. Pha Lê cũng nhận ra là anh rất trung thực trong lời nói khi nãy, bởi cách đối xử của anh ta với cô y như người anh trai với đứa em gái vậy.Dự lễ xong, Pha Lê một mực đòi anh đưa cô đi phô tô ba bản những văn bằng ma cô đem theo, rồi đi công chứng một thể. Sau đó, cô quay về cô nhi viện gởi bìa sơ mi đựng những văn bằng được ép nhựa cẩn thận. Xơ văn thư nhìn cô mỉm cười thông cảm. Có ai mà không quý những thành tích học tập của mình, nhất là đứa có chỉ số thông minh như Pha Lê, tất nhiên là cô luôn nhận được những văn bằng ưu rồi.Xơ sẽ cất vào tủ rồi ghi trong sở lưu mã số hồ sơ của con.Pha Lê vòng tay lễ phép:– Cám ơn xơ ạ.Về lại đây, Pha Lê có cảm tưởng răng mình luôn là đứa con của cô nhi viện này, dù cho những ngày sống khi xưa, cô nhi viện còn quá nhiều khó khăn.Nhưng một người luôn chú tâm vào việc học như Pha Lê thì chuyện ăn ngon, mặc đẹp là không quan trọng. Tự dưng Pha Lê nhớ đến căn phòng bề bộn hôm qua của mình mà nghe lòng chán nản lạ thường. Bao giấc mơ xinh đẹp trên chiếc gối thêu hoa đó báo hiệu cho cô những ngày khó khăn sắp tới. Nếu mà người ta có những rắc rối, thì cô cũng tránh không khỏi những chuyện đụng chạm, vì cô đã là một thành viên nơi gia đình đó.Rời cô nhi viện lần nào thì Pha Lê cũng ngân ngấn nước mắt. Phú Gia nhìn cô một thoáng rồi đề máy xe. Vừa ra đến đường lộ, anh nói nhỏ:– Đi đâu đó thư giản một chúc nha Pha Lê! Tôi thấy cô rất căng thẳng.– Dạ.Tiếng dạ nhỏ nhẹ như hơi thở khiến Pha Lê thở dài. Anh ghé tiệm mua một ít thức ăn và vài lon nước trái cây rồi cho xe chạy ra hướng ngoại ô.Pha Lê vụt hỏi:– Anh không sợ ông chủ la khi ông cần mà anh có mặt sao?– Mọi chuyện ở công ty đã có Hồ Hải lo. Cô đừng quên là ông chủ ở tận Hà Nội.Gương mặt Pha Lê sáng lên một chút:– Như thế thì tôi yên tâm rồi. Thực ra, nơi ngôi nhà sang trọng đó tuy được ăn ngon mặt đẹp, không phải vất vã, nhưng không hiểu sao tôi không muốn về.Phú Gia chế giễu:– Đúng là con gái, chuyện gì cũng mũi lòng cho được. Mấy cô đi lấy chồng, bịn rịn như không thể chia tay với gia đình, nhưng sau đó thì quên hết. Mai mốt cô phải theo chồng, cô lại thây ngôi nhà sang trọng mà xa lạ đó lại trở nên thân thương hơn bao giờ hết.– Cũng có thể anh nói đúng.– Tôi là chuyên gia tâm lý mà.– Anh nhiều nghề quá nhỉ!– Đa hệ.– Kể cả lăng nhăn với các cô?Phú Gia nghiêm mặt:– Cái đó thì không. Tôi có nhiệm vụ riêng chưa hoàng thành thì tôi chưa nghĩ đến chuyện tình cảm.Pha Lê biết mình nơi chuyện như thế nào là xen vào đời tư của người khác, nhưng không hiểu sao cô lại tò mò rồi muốn đoán xem anh ta sạo bao nhiêu phần trăm. Nhưng bây giờ, không biết nói chuyện gì ngoài việc tán gẫu như thế này.Xe dừng lại trước một hoa viên. Lập tức cánh cổng được mở ra. Phú Gia cho xe chạy thẳng vào và dừng lại trước ngôi biệt thự sang trọng.– Nhà của má nuôi tôi. – Phú Gia vừa ngừng xe là nói ngay.– Thế bà có ở nhà không?– Bình thường.– Anh ta chở tôi tới đây, bà ta có la không?– Yên tâm đi, bà ta không có ở nhà.Pha Lê thở phào nhẹ nhõm:– Thế thì chúng ta đừng bầy biện lung tung, lỡ có ai mách lại thì anh bị rầy đó.Phư Gia mĩm cười, mở cửa xe:– Cứ vào đi. Cô mà hỏi nhùng nhằng thế này thì tôi bị rầy trước đó.Pha Lê le lưỡi nhìn anh. Phú Gia cười hóm hỉnh:– Thế, cô có sợ tôi không?– Có, nhưng chỉ một chút thôi.– Như thế là được rồi. Sợ một chút thôi, người ta sẽ biết nghe lời. Còn thật sự bị người ta sợ, chắc tôi biến thành ông kẹ mất.– Tôi sợ nhưng không thương anh như các xơ của tôi.Phú Gia hơi ngạc nhiên vì câu nói đó. Cô nghĩ là vô tình thôi ư?– Đừng thương tôi, cô bé. Trái tim tôi kiêu ngạo lắm và chưa hề khuất phục trước một ai. Thấy cô ở trong căn nhà đó lẽ loi, cho nên tôi muốn chăm sóc cô như một đứa em nhỏ.Chẳng ngò Pha Lê lại bằng lòng với câu nói đó:– Anh nhận làm anh trai của tôi nhé!Phú Gia lắc đầu:– Cái đó thì không. Tôi sợ gặp phải chuyện rắc rối sau này. Mỗi cái mỗi nhõng nhẽo kêu anh, nếu sau này tôi có bồ dễ bị hiểu lầm lắm.Tự dưng Pha Lê nghe khổ sở:– Cái này cũng không, cái kia cũng không. Anh làm tôi mệt mõi quá.Phú Gia vừa định bước vào nhà, anh chợt dừng lại nhìn sâu vào đôi mắt của cô:– Hảy cứ là cô, Pha Lê! Đừng vấn vương vào một mối quan hệ nào trước khi cô vững vào trong cuộc sống, độc lập trong suy nghĩ của mình. Như thế sẽ tốt cho cô hơn.– Dạ.Trong nhà có một người giúp việc độ khoảng bốn mươi. Chị ta gật đầu chào cô rồi đi lấy nước. Phú Gia tự tay bày thức ăn ra mâm rồi bưng vào một căn phòng nhỏ sau vườn.Pha Lê quán sát chung quanh rồi thích thú reo lên:– Vườn hoa phía trước bao là và được trồng thành luống đẹp quá! một số loại kiểng quý và hoa trái. Phía sau vườn trồng cây ăn quả, những loại giống mới, vừa có bông là trổ trái hết trơn.– Chịu khó nhận xét đó. Tất cả một tay má nuôi tôi làm đó.Pha Lê hết sức khâm phục:– Má nuôi anh giỏi quá! Thế bà ta có nhiều con cái không?– Có một đứa con gái.– Có lẽ khu đất này được khai khẩn từ lâu rồi, phải không?– Nhận xét đúng lắm. Nơi đây có từ hơn hai mươi năm trước, lúc đó rất rẽ, dường như là không ái dám ở. Còn phía sau là tự mình khai hoang, đóng thuế rồi nhà nước cấp sổ cho. Thật nơi đây có khoảng mười người công, nhưng họ tự làm tự sống, tự đóng thuế. Cô tôi không phải trả lương cho họ.– Thế họ có nhà riêng không?– Tất nhiên họ cũng mua được một ít đất bên ngoài cho con cháu làm ăn và xây dựng nhà cửa. Bây giờ vùng đất này được đô thị hoá, cho nên tuýp người trẻ tuổi đi học, đi làm ở các hảng, xưởng. Có điều cách sử sự của má nuôi tôi quá tuyệt vời, cho nên bà có những người bạn nghèo rất trung thành.– Tôi muốn gặp má nuôi của anh.– Tôi sẽ chuyển lời.Thức ăn mang về được hâm nóng lên, Phú Gia chừa một phần cho nhà bếp rồi cùng Pha Lê dùng bữa. Món ếch xào lăn nghe cay cay, gia vị thật ngon. Phú Gia nghe Pha Lê hít hà liền hỏi cô với nụ cười thật tươi:– Ngon lắm phải không?– Rất ngon, nhưng hơi cay một chút.– Tôi làm còn ngon hơn và vệ sinh hơn thế nữa.Pha Lê nhìn anh lắc đầu:– Anh có quá nhiều nghề rồi.– Bảo đảm sau này phục vụ cho bà xã tận tình chu đáo. Thật ra làm cái gì cũng dễ, nhưng làm người mới khó. Người thật đẹp, thật trong sáng như cô vậy.Pha Lê cứ ngỡ Phú Gia nói đùa nên thản nhiên:– Cám ơn.Ăn xong, Phú Gia dùng khăn thu dọn mọi thứ. Pha Lê quét nhà và lau khô.Cô cho bàn ghế vào vị trí cũ rồi xách giỏ, xô đá với mây lon nước theo Phú Gia ra nhà chòi mát được lợp bằng lá dừa hình chóp. Nơi đây có treo sẵn hai cái võng và chiếc quạt máy xoay.Phú Gia cười cười nhìn cô đang nhún thử chiếc võng:– Thật ra nơi đây mới chín là giang sơn của tôi. Thấy gạch lót nhà còn dư nên tôi chọn địa điểm, chủ yếu là xây theo hồ cá, không làm choáng đất, nhưng đổ nên cao lên cho dẽ quan sát chung quanh. Nào, ngồi xuống đi! Tôi cứ mãi mê làm việc bên ngoài, thỉnh thoảng về đây thăm chừng nhà rồi đi ngay.Pha Lê đong đưa võng rồi nhìn Phú Gia gật đầu:– Nơi đây lý tưởng thật! Tôi rất thích.Pha Lê thoải mái trong lòng, cô cất giọng hát một đoạn nhạc rồi ngủ quên lúc nào không hay.Khi cô thức dậy thì bóng đã xế chiều. Phú Gia đưa cô đi ăn bánh canh cua rồi mới quay về căn nhà đông người đó.– Cám ơn anh vì một ngày thật đẹp.– Tôi phải cám ơn cô vì suốt ngày nay chịu đi theo tôi.– Anh bảo tôi phải tin anh mà.– Nhưng vì sao cô lại tin tôi, trong khi đó tôi chỉ là một tài xế quèn? cô có thể tiếp xúc với những người có địa vị trong xã hội và làm theo lời họ mà.Pha Lê thẳng thắn:– Tôi tin vào tính cách và con người của anh. Dù cho anh là hạng người nào thì tôi cũng nghĩ như vậy.Tự dưng Phú Gia nắm lấy tay Pha Lê:– Có chuyện gì trong nhà mà làm cho cô ủ rủ không muốn về như vậy? Theo tôi được biết là không ai nói gì cho cô buồn hết đó.Pha Lê cuối đầu:– Chuyện của tôi và Thế Phan buổi trưa đó.– Có nghiêm trọng không?Cô nói một cách khổ sở:– Anh ta lợi dụng tôi, nhưng chưa ...Phú Gia nhăn mặt như thể không muốn nghe dù anh đang hỏi và ánh mắt anh có gì lạ lăm, như nhất định thấy cô trị tội Thế Phan vậy. Nhưng Pha Lê biết vị trí của anh nơi đây, anh không thể làm gì được Thế Phan hết.– Chỉ có thế thôi à?– Phòng tôi bị lục tung lên.Phú Gia có vẽ chú ý:– Nghe tôi nói này, nếu có ai hỏi ngày nay cô đi đâu, cô nói là đi chơi với bạn nghe.– Dạ. Chúc anh ngủ ngon!– Tạm biệt! Có gì cô nhớ gọi cho tôi nhé!– Dạ.Phú Gia cho xe dừng trước biệt thự một quản để Pha Lê đi bộ vào. Nhưng mới đi được vài bước thì điện thoại của Pha Lê có tín hiệu. Cô lập tức bắt máy:– Alô.– Phú Gia đây.– Tôi sẽ học thuộc số máy này.– Cám ơn nhé! nên nhớ, tôi luôn là người bảo vệ cô.– Dạ.Pha Lê mang giỏ sách lên tay đi chầm chậm vào nhà, cô đi thẳng một mạch lên phòng tắm rồi khoá cửa ngủ. Hình như là căn phòng của cô có rất nhiều người ra vào trong ngày hôm nay. Mặc kệ! Nhớ lời dặn của Phú Gia, cô không thèm bận tâm, cứ cho một ngày trôi qua trong bình yên. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 6 Ngồi một mình trong phòng ăn với tô cháo nấm, Pha Lê nhón lấy hủ tiêu rắc vào một ít cho nồng. Cô vừa ăn vừa nhìn ra vườn hoa. Chợt cô hướng mắt lên tường. Một bức tranh sơn dầu củ kỷ với màu sắc phối hợp kỳ lạ, vẽ toà nhà trong ánh hoàng hôn. Nhìn theo cách bố cục của tranh thì có lẽ người phác hoạ đã vẽ ngôi biệt thự này, chỉ có điều xem nó hoang tàn, âm u, không giống như cảnh vật bên ngoài. Pha Lê đặt tô cháo xuống, cô lập tức lấy xe đi mua bột màu, giá vẽ ... Từ lâu, cô không vẽ tranh, nhưng hôm nay được nghĩ một tuần, cô muốn thư giản hơn là đi bát phố.Pha Lê ra vườn hoa ngắm toà nhà rồi bắt đầu cầm cọ, nhưng cô mới vẽ được mấy nét thì có bước chân đi tới. Pha Lê nghe thấy và có hơi hối hận khi cô không nghĩ đến chuyện ra đây sẽ gặp anh ta.Thế Phan đứng đỗi diện với cô.– Pha Lê!Cô không ngẩng đầu lên nhưng vẫn đáp trả:– Mấy ngày qua, anh vất vả nhỉ!Nhưng Thế Phan không trả lời, buộc lòng cô phải nhìn lên. Pha Lê bắt gặp ánh mắt lạnh tanh của anh ta. Cô mĩm cười như muốn nói:“Thay đổi nhanh thế ư”.Tuy nhiên Pha Lê im lặng. Thế Phan hỏi cô giọng điệu bực tức:– Khi anh đi, em rời phòng anh từ lúc nào?– Ngay khi đó.– Em không tò mò xem thư từ hay hình ảnh của anh chứ?Câu hỏi như thể thăm dò. Pha Lê buông cọ, ngồi lên chiếc ghế ngay lối đi:– Có việc gì thế?– Em tự hỏi mình đi. - Thế Phan cười nhạt.– Em không hiểu gì hết.– Anh mất hết tiền trong tủ. Hôm đó anh chưa khoá tủ, và vì em anh cũng không khoá cửa phòng.– Nhưng là bao nhiêu tiền?– Thấy tiền ai cũng ham hết, có điều em đã xài bao nhiêu thì trả lại cho anh.Pha Lê đỏ mặt vì xấu hổ:– Em không lấy cũng không biết.Thế Phan mất bình tĩnh, anh quát lên:– Một trăm triệu. Tôi hỏi cô đã làm gì với số tiền như vậy? Hôm đó, nhà chỉ có một mình cô và cô đang ở trong phòng tôi.Pha Lê lắc đầu:– Kinh khủng quá! Em không có lây.Anh phải tin em.Rồi như nhớ ra, Pha Lê vụt nói:– Phòng em cũng bị lục tung lên, nhưng thật ra em đâu có vật gì đáng giá.Vẽ chân chất của Pha Lê làm Thế Phan điên tiết lên:– Chính tôi đã lục cùng với thím Ba đó.– Nhưng tại sao anh lại làm như vậy? – Pha lê xanh mặt.Thế Phan châm biếm:– Một con bé ăn nhờ ở đậu như cô vào đây cốt để dòm chừng chúng tôi. Tôi đã lầm vì cái vẽ trong trắng thanh thiện đó, nhưng biết đâu chỉ là xảo trá. Nói thật đi, tôi bỏ qua cho.– Anh làm gì tôi chứ?– Tôi sẽ nhờ công an can thiệp.– Được, anh cứ đi báo. Nếu công an tìm được bằng chứng thì cứ thi hành theo pháp luật. Tôi không việc gì phải sợ.Pha Lê nói cứng khiến Thế Phan hơi khựng lại. Trong anh đang bị giằng xé giữa tình cảm và lý trí. Thoạt đầu anh cũng định đi báo công an, nhưng dì Tuyết không cho. Số tiền đó là của dì Tuyết trao cho anh từ bệnh viện, anh vừa đi về.Nay bị mất trộm, chính anh cũng bị nghi ngờ.pha Lê ngây thơ thật hay cô đang diễn tuồng đay? Và số tiền đó không phải là nhỏ, nếu không phải là cô thì nó rơi vào tay ai? Dì Tuết bão Thế Phan im lặng để theo dõi. Cho đến hôm nay, có báo công an cũng quá trễ. Từ xưa đến nay, nhà này chưa từng xảy ra chuyện này, liệu khi báo cho dượng Bình hay, dượng có tin hay không? Có thề là dượng nói dì Tuyết bày mưu tống cổ Pha Lê ra khỏi nhà cũng nên.Chuyện mất tiền xảy ra mấy ngày nay, ai cũng biết hết. Thế Phan mất ăn mất ngủ, chỉ có Pha Lê là vẫn ung dung vui vẻ. Hai người có liên quan theo câu chuyện lại tỏ ra thái độ khác nhau khiến mọi người trong nhà không biết thế nào là thật, thế nào là giả.Pha Lê cảm thấy uất ức kinh khủng nhưng chẳng biết tỏ bày cùng ai. Tự dưng bước chân cô dừng lại trước cửa phòng của ông Cao Bình. Hình như ông vừa mới về nên va li còn dựng ngay đầu giường.Pha Lê gõ cửa phòng. Không chờ ông đồng ý, cô lao nhanh vào, giọng uất ức:– Con không lấy tiền của Thế Phan.– Cái gì? – Ông Cao Bình ngơ ngác.Hình như mấy ngày nay ông vắng nhà nên chưa hay chuyện xảy ra.– Hôm đó, con thay thím Ba đem cơm lên phòng Thế Phan. Con bị anh ấy giữ lại nói chuyện. Lúc đó, Ngọc Bạch báo là má nuôi đang cấp cứu ở bệnh viện nên anh ấy vội đi mà không đóng cửa. Rồi sau đó là anh ấy nói là mất một trăm triệu và cật vấn con. Lý ra khi bị tổn thương như thế, cô sẽ bỏ nơi này đi ngay, vì con không chịu được sự sỉ nhục. Nhưng trước sau gì con cũng phải nói vơi ba nuôi một tiếng.Ông Bình tỏ vẽ giận:– Tại sao con phải mang cơm lên cho Thế Phan? Nếu thím Ba bận thì bảo nói xuống nhà mà ăn. Rồi tại sao con lại nói chuyện trong phòng riêng của Thế Phan như vậy. Những cái sơ suất này từ rày về sau phải tránh. Nhà đông người, cũng cần nên cẩn thận một chút.Ròi ông hỏi Pha Lê:– Thế Phan có nói gì không?– Anh ấy định đi báo công an. Con không sợ. Con tin rằng các anh công an có cách làm sáng tỏ vấn đề. Đó cũng là biện pháp tốt.Ông Bình tức giận:– Nó dám làm như thế mà không hỏi ý kiến ta à? Sở dĩ ta chấp nhận nó là vì bà ấy. Nếu bà ta nuôi được người ngoài thì ta cũng vậy. Nhưng con về đây cốt yếu để học và làm việc chứ không phải nghe lời bất cứ một ai trong cái nhà này.Pha Lê cuối đầu:– Nhưng thà rằng ba để con sống bên ngoài.– Không được. Con cần có một mái ấm gia đình. Con phải tập cách sử sự trong mọi tình huống, vì cuộc đời này đa đoan lắm con ạ. Gia đình chỉ là một tế bào nhỏ trong xã hội, cho nên phải biết để sống.– Con thật là hư ạ.– Chưa có kinh nghiệm thì đúng hơn. Nhưng thôi, để từ từ xem sao. Sớm muộn gì sự thật cũng được phơi bày. Còn bây giờ, con hãy can đảm lên.Câu nói trên như tăng sức mạnh cho Pha Lê, cô nhìn ông Bình bằng ánh mắt biết ơn.Như nhớ ra điều gì, ông trao cho cô một phong thư nhỏ:– Chúc mừng con thi đỗ cao! Con cầm lấy số tiền này mua sắm những gì con thích.Pha Lê nhìn ông:– Con có thể mở ra xem được không ạ?– Được.– Con cám ơn ba nuôi.Pha Lê mở ra xem, cô nhìn thấy hai tờ năm trăm ngàn trong đó. Lòng cô khôn vui:– Ba nuôi đã cho con mọi chi phí, con thật tình không dám nhạn ạ. Mới đây con bị người ta nghi ngờ, nên bây giờ con ghét tiền lắm ạ.– Đừng có ngây thơ như vậy chứ. Cứ giữ lấy mà tiêu dùng. Thôi, con về phòng đi.Ông Bình không vui khi Pha Lê nhắc lại câu chuyện trên. Từ ngày Hông Lan, người yêu tội nghiệp của ông – ra đi với một nữa gương mặt đầy vết thẹo bỏng, lòng ông chưa bao giờ được bình yên. Ông biết mình có một đứa con gái nhưng không biết nó lưu lạc ở nơi nào, giàu hay nghèo, còn sống hay đã chết.Mỗi lần nhớ đến nó, ông chỉ biết làm theo yêu cầu của Hồng Lan là hãy chu cấp tiền cho những đứa trẻ ở cô nhi viện Thanh Trúc. Hồng Lan hứa rằng khi nó đã lớn nên người thì chính cô sẽ trao trả cho ông sau khi đã dạy dỗ nó theo ý cô.Vầ ông đã chấp thuận. Ngần ấy năm trôi qua, ông luôn giữ lời, nhưng các xơ thì kín như bưng, không cho biết là ông tài trợ đưa bé nào cho đến mùa đông vừa qua.Khi nhìn thấy Pha Lê, ông suýt kêu lên vì giống Hồng Lan như đúc. Sự xuất hiện của Pha Lê là một niềm vui, niềm tự hào của ông, dù ông không quen biểu lộ cảm xúc, nhưng lòng luôn dấy lên sự quan tâm che chở. Ông còn lạ gì tính đào hoa của Thế Phan. Anh ta có y thuật cao, tài giỏi, biết cầu tiến nhưng cũng đầy những dự tính theo sự sắp xếp của bà Ngọc Tuyết trong cái nhà này. Và ông cũng đã lên kế hoạch dự trù để đối phó, không cho phép những chuyện trước đây xảy ra một lần nữa. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 7 Bà Tuyết đứng ngay thang lầu nhìn Pha Lê đang bước từng bước xuống tam cấp. Pha Lê nhìn thấy bà nên vui vẻ gật đầu chào. – Đứng lại!Pha Lê giật mình, nhưng rồi sau đó, cô điềm tĩnh ngay:– Thưa, má nuôi cho gọi con có việc gì ạ?Bà Tuyết nhìn Pha Lê từ đầu cho đến chân như muốn tìm thấy một điều gì đó nơi cô. Bà lẩm nhẩm:– Càng nhìn càng thấy giống thật. Chỉ có điều con bé này còn vôi tư quá, không thăng trầm như Hồng Lan.Pha Lê mở to mắt:– Hông Lan là ai ạ?– Một người bạn. Cháu có làn da dẹp quá, đẹp hơn cả Ngọc Bạch. Cháu là một viên ngọc không tì vết.– Cháu là Pha Lê, chứ không thích mình là viên ngọc quý nào đó. Bởi những thứ quý giá như vậy, nếu có được nó, người ta thường đánh đổi một thứ gì đó.Bà tuyết dõi ánh mắt ra xa, giọng bà rên rỉ:– Hồng Lan! Nếu phải bù đắp vết thương đó bằng một trăm triệu thì cô cứ nói, nhưng đứng xuất hiện trước mặt tôi.Không hiểu gì hết, nhưng Pha Lê cảm thấy mệt mỏi khi phải nghe đến số tiền mà họ kêu mất. Cô bước đi, nhưng lập tức bị giữ lại.Bàn tay gầy guộc xanh xao, thân hình mảnh khảnh ấy lại chứa đựng một sức mạnh từ ý nghĩ nên bà nhào đến báu vai Pha Lê. Cô hoảng hốt kêu lên vì không muốn xô ngã bà:– Bà làm gì vậy?– Không ...Pha Lê không muốn chống trả lời người bệnh nên cô cứ lùi lại, và ra vào một người mới đi tới. Cô lập tức quay lại, bắt gặp ánh mắt kinh ngạc của Ngọc Bạch:– Cô làm sao thế?Rôi Ngọc Bạch giậm chân la lên khi thấy bà Tuyết:– Mẹ xuống đây làm gì vậy? Con thiệt không biết mẹ nghĩ gì mà để ý đến nói cho nhọc lòng. Tiền mất thì thôi. Nhà ta đâu có thiếu tiền, cứ xem như của này thay người vậy.– Không.- Bà Tuyết thét lên – nó chính là Hồng Lan, là Hồng Lan đó, con biết không? Người tình của ba con.Ngọc Bạch nhìn mẹ thương cảm. Bà có một lỗi lầm khi còn trẻ tuổi do không chế ngự được cơn ghen tuông, rồi những lúc người ta đối diện với hiểm nghèo thì nổi đâu của quá khứ thường kéo về dằn vặt tâm tư. Ngọc Bạch trấn an mẹ:– Không. Con bé này không liên quan gì đến chuyện quá khứ hết.Bà Tuyết xo tay con gái ra, thở hổn hển:– Con coi chừng nó cướp mất người con thương đó. Nó không chịu mình là một viên ngọc mà cứ nói mình là Pha Lê. Con biết không, pha lê trong hơn ngọc và sáng hơn tuyết.Ngọc Bạch nói như ra lệnh:– Cô về phòng đi, và nhớ là đứng xuất hiện trước mặt mẹ tôi, tôi không gánh nỗi trách nhiệm này đâu.Pha Lê xuống phòng ăn, nhưng thím Ba đã ra hiệu cho cô đến gần:– Cháu có chuyện không hay rồi, nhưng sao cháu bình thản thế? Hảy nói thật với thím là cháu vô tình hay cố ý vậy?– Nhưng là chuyện gì?– Chuyện mất tiền. Không thể nào một người kỷ tính như Thế Phan lại không khoá cửa phòng khi ra ngoài. Căn phòng đó rất đặc biệt. Một đứa ngây thơ như cháu sẽ khóc to lên khi bị người ta vu khống mới phải, lẽ nào cháu thản nhiên như không có gì, trừ khi có sự sắp xếp sẳn.– Không hề. Cháu không quen dính vào những chuyện như vậy. Cháu không làm và không cần biết nhiều điều như thế nơi ngôi nhà này.Pha Lê đi rứa tay và lên phòng, ngồi xuống giường nghĩ lan man. Cô không ăn nổi cơm vì biết mình chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu. Cuộc sống ở đây không vui và cô phải chịu đựng vẽ mặt khó coi của mọi người. Nhưng rời nơi này vào ngay thời điểm nhà người ta có chuyện thì thật không cản đảm chút nào.Có tiếng bước chân đến phòng, Pha Lê lắng nghe và cô biết ngay chân đó là của ai.– Chị Bạch!– Pha Lê! Tôi vào được chứ?Ngọc Bạch sà xuống giường một cách tự nhiên, nhìn Pha Lê chăm chút một lúc rồi khen thật:– Cô có đôi mắt đen nhánh, sâu thẳm, lông mi cong vút ... một vẽ đẹp quyến rũ mà tôi chưa từng thấy. Tuy không phải là phái nam, nhưng tôi vẫn thấy thích cô. Vẽ đẹp của cô cũng chính là nguyên nhân làm mẹ tôi hoảng loạn. Bà nhớ đến tình địch năm xưa và sợ cô cướp mất đi Hồ Hải của tôi.Pha Lê nhìn Ngọc Bạch ngạc nhiên:– Hồ Hải là người yêu của chị à?– Chúng tôi chưa nói vơi ai chuyện này hết. Nhưng dù có gặp phản đối, tôi cũng nhất định yêu anh ấy. Chúng tôi quen từ nhỏ.– Tại sao chị lại nói cho tôi nghe chuyện này?– Vì sắc đẹp của cô.– Chị nghĩ rằng tôi có thể yêu bất cứ người đàn ông nào đó sao? Có thể là tôi không biết và bị lợi dụng, nhưng yêu thì chưa. Tôi yêu bản thân mình, và vì cái tôi ấy, tôi se làm nhiều việc bằng con tim và khối óc của mình.– Cô thông minh lắm!– Cám ơn chị.Ngọc Bạch ra khỏi phòng nhanh như lúc đến. Pha Lê hết sức ngạc nhiên nhiêu người trong nhà này lại mất hết tự tin như vậy. Một lúc nào đó, cô xem họ như rất gần nhau nhưng lại không phải, vì cơ bản là mỗi người đều sống trong thế giới riêng của họ. Thế Phan đọc sách và thích yêu; bà Tuyết thì cứ giật giữ những gì bà ta có, còn ông Bình thì cú đầu tư vào các thương mục cho việc kinh doanh mỗi ngày một phong phú hơn. Riêng với Pha Lê, cô đã từng trưởng thành, không muốn bám vào nguồn sống của cô nhi viện, phải nhường môi trường sống tốt đẹp ấy cho các em nhỏ có hoàn cảnh bất hạnh hơn mình.Mục đích của cô là vươn tới một tương lai tưới sáng thì ngay bây giờ, cô phải cố gắng học và không màng tới những chuyện không may xảy ra. Bỏ qua, cho qua tất cả. Chẳng phải là cô được chủ nhà này cho ăn học đàng hoàng đó sao. Cô có một căn phòng sang trọng, lịch sự. Một môi trường yên tĩnh. Pha Lê đã bình tâm đón nhận cuộc sống này thì phải cố gắng đi cho hết đoạn đường mình đã chọn.Một tuần được nghỉ ngơi nên giải trí là tốt nhất. Nhưng giải trí bằng cách nào?Pha Lê thèm dạo nhạc cho lòng minh bớt ưu tư, nhưng cô không muốn phiền đến những người xung quanh, cho nên có sách giá vẽ ra ngoài. Và tự nhiên cô nhớ đến bức tranh trong phòng ăn. Trời đang ngã về chiều, cảnh vật chung quanh thật đẹp. Cô cẩm cọ pha màu và vẽ tất cả niềm say mê ...Đêm hôm sau thì bức tranh đã hoàng thành. Vẽ rực rỡ hoành tráng của nó phản ảnh nơi tâm hồn cô một sức sống mãnh liệt. Thế nhưng một vài bông hoa mày xanh lơ trong đơn độc lạ lùng. Pha Lê cảm thấy cô vẽ rất thật như là những hiện tại được cô chấp nhận khi bước chân vào đây. Còn bức tranh củ của phòng ăn như một thực trạng mơ hồ, như có như không, như điêu tàn, ghi nhận một nỗi buồn sâu xa của người sáng tạo ra nó.Pha Lê cẩm cọ lên, phắt hoạ một cái chấm mờ nhạt như nối tiếc một cánh én cho mùa xuân đi qua. Toà nhà bỏng mang nét đọc đáo riêng trong màu nắng hạ.Ngắm nhìn bức tranh một cách vừa ý, cô chăm chú thu xếp bút vẽ rồi rữa tay.Có một cái bóng áng ngang qua. Thế Phan đứng đó từ bao giờ.Pha Lê nhíu mày và cảm thấy mình quay về phòng là hơn. Nhưng đôi mắt mở to của anh đang trừng trên gương mặt của cô với vẽ chiêm ngưỡng thật lạ lùng, như muốn nói:cô đeo quá, khiến người ta cảm thây nhớ nhung.Pha Lê nóng bừng đôi má nhưng vẫn cười với anh.Thế Phan nhìn vào đôi mắt của cô với vẽ hiện từ diệu dàng. Tự nhiên cô nhớ đến những lời xúc phạm cô hôm trước mà muốn khóc. Pha Lê quay đi, tự nhủ lòng mình không được khóc, nếu có thì chỉ một mình trong phòng. Cô không thể để lộ sư yếu đuối của mình và không bằng lòng cho người ta thương hại.Một cơn gió ập đến, Pha Lê nhanh tay cầm lấy dụng cụ đi vào nhà. Cô chỉ kịp đóng cửa lại là cơn mưa ập đến. Cũng tốt! Cho nó cuống sạch đi những sự oi bức ngột ngạt trong những ngày nắng hạn, và trong lòng cô, những nỗi bức xúc mà dù không muốn, cô cũng trót vấn vương. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 8 Pha Lê treo bức hoạ lên tường. Nên vôi trắng làm nổi bậc tấm phong đỏ của cảnh vật có vẽ uy nghi hùng tráng. Biệt thự in bóng của mình trong màu nắng tàn phai. Cô ngắm nghía chúng, không hiểu tại sao bố cục của bức hoạ này được cô sao chép giống in như thật, và chính nó cũng mang lại cho cô nỗi buồn không tên. Có tiếng nhạc phát ra từ điện thoại di động của cô. Pha Lê không buồn nhìn số của người gọi đến, cô áp vào tai:– Alô.– Ngày mai là lễ Khánh thành cô nhi viện, cô có muốn tới dự không? - Tiếng của Phú Gia.– Đi chứ. – Pha Lê đáp, giọng uể oải.– Bện à?– Chỉ hơi nhức đầu một chút.– Ngày mai có cần tôi tới đoán không?– Anh không đi cùng ba nuôi tôi à?– Mai ông chủ có cuộc họp, nhờ tôi đi thết.– Vậy anh cho tôi quá giang nhé!– Được. Sáng mai bảy giờ, tôi sẽ có mặt.– Mai gặp lại!Pha Lê cúp máy. Nguyên ngày nay bận rộn khiến cô mệt mỏi, nhưng đêm nay trăng sáng quá khiến cô muốn đi dạo một vòng. Khoác lên người chiếc áo lên mỏng, Pha Lê lững thững ra vườn hoa. Mùi hương dìu dịu không biết từ cách hoa nào thoảng đưa trong gió, phản phất đâu đó làn sương mờ nhạt cho lòng cô cảm giác bâng khuâng.Bất chợt có tiếng cười rút rích, rất gần nhưng không thấy đâu cả. Kia rồi!Hai cái bóng như chập chờn vào nhau. Hình như họ cũng đã thấy cô nhưng vẫn ngồi yên lặng. Pha Lê nhận ra Hồ Hải và cô tiểu thư nhà này. Pha Lê hơi ngại vì mình làm cho họ mất đi không gian nên thơ này, nên cô thông thả đi vào nhà.Đứng ngay dãy hành lang mờ tối, Pha Lê yên lặng một lúc trăng đêm nay tròn to, treo lơ lững trên ngọn cây cuối vườn. Cảnh vật hữu tình làm cô thấy lạnh, dù không có cơn gió nào ùa tới, nhưng có vẽ vì sương đêm. Chợt có tiếng chân khe khẻ làm cô quay lại. Trong vắng lặng, cô đã nhận ra la Thế Phan. Anh tiếng đến bên cạnh cô, thọc sâu tay vào túi áo mà không nói gì.Pha Lê bước nhẹ nhàng lại khóm hoa, bức một đoá hoa hồng nhưng rồi vào phòng.Thế Phan lặng lẽ nhìn cô cho tới khi cánh cửa khép lại. Không hiểu vì sao những đêm trăng sáng như thế này luôn làm cho người ta khó ngủ. Pha Lê nghe lòng thật buồn khi nhớ đến chuyện xảy ra buổi trưa hôm ấy trong phòng Thế Phan. Cô không thể nào tha thứ cho mình để tỏ ra yếu đuối như thế rồi sau đó, anh ta tìm cô cật vấn những câu mà có nằm mơ, cô cũng không hình dung nỗi.Vào lúc này, lòng can đảm của cô chợt tan biến, cô không muốn lưu lại nơi đây một phút giây nào nữa. Có một cái gì đó ngột ngạt mà cô không thể lý giải được nhưng không hiểu vì sao. Pha Lê cuộn tròn trong chăn ấm và chẳng mấy chốc giấc ngủ mau chóng đến với cô.Buổi sáng, Pha Lê thức dậy lúc bảy giờ. Cô mau chóng sửa soạn rồi đi vội xuống ga ra.Tiếng ông Bình gọi cô:– Pha Lê! Lên lấy phong thư rồi đi này.– Dạ. Con lên ngay đây ạ.Ông Bình nhìn cô từ đầu đến chân với vẽ hài lòng. Pha Lê có dáng người rất đẹp. Cô chọn chiếc áo sơ mi tay dài, quần tây đen, trong rất hay nhưng lại rất giản dị.– Con lo đi đi! Nói Phú Gia ăn sáng rồi tới cũng không muộn.– Dạ. Con cám ơn.Chiếc xe hơi mở rộng cánh cửa và đóng lại thật nhanh. Hôm nay, Phú Gia làm Pha Lê khinh ngạc. Anh mặt veston đen. Trong anh oai hơn một giám đốc của một công ty lớn. Không thấy anh nhìn cô một lần nào, vì phố xá đang giờ cao điểm nên rất đông người, nhưng anh hỏi như đi guốc trong bụng cô:– Gì mà nhìn tôi giữ vậy? Bộ tôi lạ lắm sao?– Anh rất đẹp trai, tôi thấy như vậy.Phú Gia mỉm cười:– Anh đẹp trai lâu rồi, cô bé. Hôm nay mới thấy hả?– Dạ.Phú Gia đưa Pha Lê đến tiệm mì Quảng rất đông người. Hương vị của nó khiến Pha Lê cứ xuýt xoa khen:– Ước gì mình thường đến đây ăn nhỉ!– Cái đó không khó.– Nhưng là với anh kia.Phú Gia không đáp, anh nhìn cô lưỡng lự như muốn nói điều gì nhưng lại thôi. Pha Lê lấy làm lạ nhưng cô cũng không thắc mắc. Ăn xong, cô bắt chước anh uống một tách trà nóng rồi ra xe.Lễ Khánh thành cô nhi viện Thanh Trúc được tổ chức tưng bừng trọng thể.Có rất nhiều ban ngành đoàn thể đến dự. Phú Gia vừa ngồi vào hàng ghế quan khách thì lập tức Pha Lê xuống phòng tiếp tân.Mai Lan vừa nhìn thấy cô đã trao cho cô một đoá hồng vàng gắn lên áo, rồi kéo cô đi tiếp khách. Hai đứa nhìn nhau có biết bao nhiêu điêu muốn nói, nhưng những lúc này thì không thể nói được.Ngoài kia, buổi lễ cắt bánh Khánh thành vẫn tiếp tục. Một người được phân một nhiệm vụ và cố gắng hoàng thành.Mai Lan nhìn Pha Lê một thoáng rồi nói ngay:– Mi ra ngoài ở đi. Ta thấy mi có vẽ buồn. Hình như nhà ngươi có vấn đề.– Ngươi làm thầy bói được lắm. Nhưng thực ra cũng không có gì nghiêm trọng.– Ta lúc này lên làm chị của máy em nhỏ nên cực thân lắm. Nhưng cực mà vui.– Xin chúc mừng!– Uống nước ngọt không? Khát quá chừng!Vừa than khát là Mai Lan tu một hơi gần hết lon nước khiến Pha Lê lắc đầu:– Bao nhiêu tuổi rồi mà con uống như con nít.– Làm con nít dễ thương chú có sao đâu. Nhưng may cho tao không có mặt trong chương trình văn nghệ.– Thôi, mi làm bao nhiêu đó đủ rồi làm kịch nữa chắc không ai xem mà chạy hết.Nhỏ Mai Lan nhéo cô một cái đau điếng. Bỗng nhiên nó nhìn xuống hàng ghế quan khách rồi bảo nhỏ:– Có ông giám đốc công ty tư vấn nguồn nhân lực kìa.– Sao ngươi biết?– Ổng có giúp mấy người ở đây tìm việc làm.Theo tay Mai Lan, Pha Lê nhìn thấy Phú Gia. Cô bật cười vì biết nó lầm rồi.Hôm nay Phú Gia nỗi hứng mặc đò đẹp với lý do đi thay ba nuôi cô, con nhỏ này chắc quáng gà. Có lẽ nó luyện chưởng hoài nên trong người này hoá người kia.Mai Lan liền thắng:– Nơi đây có rất nhiều sự thây đổi, nhiêu đến nỗi ta phải ghi nhận rồi viết ra thành một cuốn “bí kíp” cho chính mình. Rất tiếc là lúc này lại không có mi.Nhiều khi ta muốn reo mi nhưng xơ bảo để cho mi yên tâm làm những việc lớn hơn.Pha Lê rất ái ngại vì những ngày qua cô rảnh, nhưng ở đây lại tất bật, thế mà cô quên ngày lễ Khánh thành cô nhi viện gần kề. Cô vô tâm đến nổi tưởng chừng như không tha thứ được. Những lúc này Pha Lê tự hỏi:Cô có còn là cô nữa hay không, hay là một người nào khác?Buổi lễ trân trọng nào rồi cũng tới hồi kết thúc. Pha Lê cứ nán lại không nhớ đến một người đang đợi mình, cho tới khi cô nhìn thấy chiếc xe cuối cùng còn lại trong sân cô nhi viện.Thôi chết rồi! Xe của Phú Gia. Pha Lê vội chào xơ và một vài người đứng gần đó rồi vội vả rá xe. Mai lan nhìn theo, có lắc đầu.– Hôm nay Pha Lê làm sao vậy, y như người mất hồn. Hình như có điều gì suy nghĩ lâu lắm.Ra xe, Pha Lê lấm lét nhìn phú Gia rồi nói thật nhỏ:– Xin lỗi anh, thật tình tôi quên có người cùng đi với mình, cứ ngỡ là mình đi Honda.Phú Gia cười thông cảm:– Cô đừng nói với tôi là muốn quay lại cô nhi viện nhé! Con người luôn tiếng về phía trước chứ không thụt lùi. Nhất là cô.Pha Lê cười nhỏ:– Anh làm như tôi là nhân vật nào đó. Tôi chỉ là một con bé chống chọi với những yếu đuối trong lòng.– Nhưng nhất định không khóc trước mặt người khác, đúng không?– Khóc xấu lắm, nên tôi không thích khóc.– Những người kiềm nén những cảm xúc của mình hay chịu thiệt thòi lắm, biết không?– Có lẽ vậy.– Này! Hôm nay đi đâu đó với tôi một chút nhé!– Dạ.Pha Lê có một tiếng dạ rất dễ thương mà cô không biết. Vẽ xinh đẹp và ngoan hiền nhưng lại không mè theo làm Phú Gia cảm thấy thoải mái khi ở gần bên cô. Nhưng nhiệm vụ của anh đã sắp kết thúc, tự dưng anh nghe tiếc vô cùng và anh muốn kéo dài nó nhiều hơn. Nhưng anh không thể để cho cô tiếp tục ở trong ngôi nhà đó để phải hứng chịu sự nghi kỵ của những gì thuộc về quá khứ.Đồng thời chính anh cũng không muốn làm những chuyện mà họ đã từng làm, dù đây là cơ hội cho anh báo thù thay cho dì Hông Lan, thế nhưng vào cuối giờ, dì lại muốn bỏ qua.Dù sao bà Tuyết cũng luôn sống trong sự dằn vặt và lo âu khi nhìn thấy Pha Lê - một hiện thân trước kia của Hông Lan trong ngôi nhà này.Quay lại sang Pha Lê, anh nói:– Hôm trước,cô có nói là muốn đi gặp má nuôi của tôi. Thế bây giờ cô còn giữ ý định đó nữa không?– Sao vây anh? Hôm nay má nuôi anh có ở nhà à?– Một tuần nữa bà mới về tới. Nhưng lúc trưa này, tôi có nhận được điện thoại của bà và tôi có nói về cô.– Nói thế nào?– Như một người bạn tình cờ tới thăm hao viên và cảm thấy thích ở đó. Hiện nay bà có dự định sẽ mở một công ty nho nhỏ. Nếu cô cần làm việc thí có thể đến đó học hỏi, làm thêm ngoài giờ học.– Cám ơn anh.Pha Lê không có vẽ phấn khởi trước lời để nghị của anh. Tự nhiên cô nghe nhức đầu và muốn nằm một mình trong phòng. Cô cảm thấy những chuyện mà cô trải qua không ai có thể giúp được gì.– Sắp tới, tôi rất bạn. – Phú Gia lên tiếng - Nếu cô thích hay muốn điều gì cứ nhắn tin hay gọi trực tiếp cho tôi. Đừng ngại!– Cảm ơn anh.Dù đang bị nhức đầu nhưng Pha Lê cũng lờ mờ nhận ra Phú Gia rất quan tâm đến cô. Pha Lê không muốn phiêu lưu nữa. Một lần bị người ta gán ghép tội đã là quá đủ. Cô có ý thức thân phận mình và muốn học tiếp hai năm nữa, rồi tung cánh bay đi. Nhưng không biết cô có chịuu đựng nỗi chuyện bất ngờ xảy đến mà không kịp ứng phó như lần trước không? Tự dưng vào lúc này, cô cảm thấy không thích nói và cũng không muốn nghe bất kỳ điều gì cả.Phú Gia không hỏi thêm gì nữa, anh đưa cô về. Anh cứ liếc sang cô, và biết lòng cô đang bất ổn nhưng không biết phải làm sao. Tự dưng anh nhớ ơ tới Hồ Hải rồi lắc đầu khi chưa thể lộ diện ngay lúc này được, đành vậy. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 9 Pha Lê vừa đi lên phòng, cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó. Nhưng vừa thấy cô, Ngọc Bạch đã tắt máy ngay, quay sang cô rủ rê: − Tối nay là sinh nhật tôi, tôi muốn mời Pha Lê cùng tham dự. Đi nhé!− Tại sao lại phải đi? Ngọc Bạch không tổ chức ở nhà ạ?Ngọc Bạch bĩu môi nhìn lên lầu:− Ở nhà sao mà nhảy được. Có ba mẹ mất vui.− Nhưng em không biết nhảy.− Thì đến cho vui mà. Chị em trong nhà nói không biết nghe, tôi cũng chả cần.Pha Lê không giận vì câu nói ấy, cô thừa biết tính của Ngọc Bạch tuy dễ thân thiện nhưng cũng dễ ... nổi khùng.− Nhưng Ngọc Bạch tổ chức ở đâu?− Nhà hàng Hoàng Lâm. Tối nay cùng đi nhé!Pha Lê gật đầu rồi bước thong thả về phòng. Nhưng cô chỉ nghỉ yên được một chút thì Ngọc Bạch lại đến tìm Pha Lê:− Này! Qua giúp tôi xếp lại đống đồ coi. Tôi bận quá!Pha Lê chưa kịp có phản ứng thì Ngọc Bạch đã lôi cô qua phòng mình. Một đống quần áo được Ngọc Bạch xốc tung lên cả thành núi quần áo đủ màu sắc và còn một số trong giấy gói. Pha Lê lắc đầu:− Chắc em phải xếp cả đêm quá.Ngọc Bạch tỏ ra dễ dãi:− Xếp được bao nhiêu thì xếp, rồi xem bộ nào mặc được thì cứ lấy. Tôi định cho hết, nhưng mấy đứa bạn, đứa nào cũng giàu có, không thèm, nó chê quê.Pha Lê có vẻ tiếc khi nhớ đến mấy đứa trẻ ở cô nhi viện.− Vậy cái nào chị không mặc nữa thì cho em, em đem về phòng xếp cho tiện.− Mày lấy mấy cái bao dồn vô hết đi. Khi nào rảnh thì lôi ra mà xếp. Tao không tiếc chi mấy cái thứ này đâu. Lỗi thời rồi. Bây giờ tao chỉ mặc đồ tự tay vẽ kiểu thôi.− Chị nói thật chứ?− Cái con nhỏ này, bộ tao thích giỡn chơi lắm sao.Nói rồi, Ngọc Bạch tiếp tục tuôn một mớ đồ trong tủ ra, trong đó có mấy hộp mỹ phẩm và cả chục đôi giày.− Hàng hiệu không đó.− Dạ, em biết.Ngọc Bạch nạt ngang:− Mày mà biết gì, chỉ ngồi ở nhà nghe lời bác sĩ rù quến. Tao không hỏi nhưng tao biết hết. Đừng có ngốc mà nghe lời hắn nha. Hôm đó tao biết mày không phải là người lấy tiền dù số tiền đó có mất hay không thì tao không biết.Nhưng có như thế thì bà mẹ yêu quý của tao mới nhận ra được Thế Phan không chân thật, không hiền lành như bà tưởng. Kỹ thuật dụ gái của anh ta cũng ngang bằng cách anh ta ganh ghét với tao vậy.Pha Lê không ngờ con người của Ngọc Bạch lại thẳng tuột ra đó. Nghĩ gì nói nấy, không sợ mích lòng ai hết. Nhưng cô không hỏi gì thêm, bởi cô đang mê đống đồ trước mắt. Cô cứ xếp lại bỏ vô bao rồi đem qua phòng mình. Còn lại mớ đồ lặt vặt, Pha Lê gom lại rồi quét dọn cho Ngọc Bạch. Nhưng lập tức cô bị Ngọc Bạch chặn lại:− Mày chỉ có việc là thu dọn đồ thôi, còn chuyện lau nhà là của thím Ba.Ngọc Bạch nhìn quanh rồi thở ra:− Tao nghe khoẻ quá trời. Cái cảnh dọn đồ làm tao ám ảnh. Thoạt đầu tại tao mê quần áo quá, rồi sau đó cũng lựa chọn, cũng tiếc rẻ nhưng bây giờ là dứt khoát.Pha Lê mỏi nhừ đôi tay nhưng cũng không khỏi lạ lùng nhìn Ngọc Bạch:− Hình như chị muốn dứt khoát một chuyện gì đó?− Ừ. Tao giận Hồ Hải rồi. Hôm đó Hồ Hải vừa về trước, tao thấy anh ta nhìn mày chăm chú, rồi sau đó tao mới nhảy vô chặn đường anh ta, chủ động tỏ tình, nhưng bây giờ thì chán rồi. Anh ta nói bận việc không rảnh để đi chơi với tao.Nhưng mấy lần đi tìm Hồ Hải, tao thấy anh ta toàn vô quán đánh bài.Lần này thì Pha Lê không khỏi tò mò:− Thế chẳng phải Hồ Hải thay ba nuôi làm giám đốc công ty ư?− Là một người khác. Anh ta chỉ là bức bình phong thôi. Hình như bằng cấp của anh ta cũng là giả đó.− Không thể nào ...− Cái gì mà không thể. Bằng cấp mua cũng được vậy.− Nhưng anh ta có vốn ngoại ngữ rất khá.− Thì có gì đâu, mày đi học ngoại ngữ cũng giỏi vậy.Ngọc Bạch có vẻ chán đời và muốn quậy nhưng lại tỏ ra bình thản đón nhận.Hình như tình yêu của chị là không có thật, mà chỉ tưởng tượng ra thôi. Thái độ bất thường ban chiều của Ngọc Bạch càng làm Pha Lê suy nghĩ, nên khi xong việc, cô thấy cần phải nghỉ ngơi và ăn một chút gì đó, nhưng không cô về phòng quăng bao đồ lên giường rồi đi tắm. Cô chọn cho mình chiếc quần Jeans màu xám, áo thun vàng với một chút son hồng trên môi rồi sang phòng Ngọc Bạch.Hôm nay có mấy người thợ làm móng tay, làm đầu, trang điểm cho Ngọc Bạch. Chị mặc áo dạ hội màu hoa cà, phô một phần ngực trần, tóc vén cao để lộ chiếc gáy trắng ngần và sợi dây chuyền bạch kim thật mỏng. Trông chị chẳng khác một cô dâu.Bảy giờ, Ngọc Bạch ra xe cùng Pha Lê. Không hiểu vì sao trong nhà này có hai chị em gái mà Ngọc Bạch và Pha Lê không thân nhau cho lắm, nhưng cũng chẳng ghét nhau. Có một cái gì đó diễn ra như một sự thân mật nhưng không bộc lộ rõ ràng.Thấy Pha Lê ngoan ngoãn nghe lời mình, Ngọc Bạch cũng không bình phẩm về cách ăn mặc của Pha Lê. Một lát sau, Ngọc Bạch mới bảo nhỏ:− Ra ngoài cho biết khôn với người ta, đàn ông ở những chỗ này hàng khối.Thượng lưu có, giao dịch làm ăn hay để bàn công chuyện cũng có. Chị mày đâu phải dễ bị lừa vậy mà còn bị lừa đó. Nhưng mày nghe chị dặn này, vào ăn uống rồi quan sát cho biết, khi nào muốn về thì nói tài xế đưa về. Đừng chờ, tao đi chơi tới sáng luôn đó.− Dạ.Pha Lê ngồi một mình với ly cô ca. Có vài người đến làm quen, nhưng cô chỉ cười cười mà không trả lời. Tuy buổi tiệc diễn ra cuồng loạn một chút nhưng vui nhộn. Nói chung là nhóm bạn của Ngọc Bạch chịu chơi đến cùng.Pha Lê định ngồi chơi một chút rồi về. Nhưng Hồ Hải rời sàn nhảy, lững thững đến chỗ cô.− Hôm nay có chuyện lạ à nha! Pha Lê lại đến chỗ này.Pha Lê không nhìn Hồ Hải, nhưng vẫn đáp:− Rất vui.− Một câu vô nghĩa.Pha Lê hớp một ngụm cô ca rồi lấy khăn lạnh lau tay.− Để tôi châm thêm nước cho.− Nghe no rồi.− Lại một câu vô nghĩa!Pha Lê bị anh ta chê liên tục nhưng cô không màng. Cô đứng lên:− Hôm nay sinh nhật của chị Bạch, tôi là em út không thể không đến. Nhưng bây giờ đã có anh lo cho chỉ rồi, tôi về trước nhé.− Nhưng cô đi bằng gì?− Anh đừng lo. Khi tôi đi thế nào thì khi về thế ấy.Hồ Hải đi theo cô ra cổng. Khi thấy cô lên xe về nhà, anh mới quay vào. Lập tức anh bị bàn tay mềm mại vây lấy. Ngọc Bạch có vẻ say vì cô uống quá nhiều.Hồ Hải nhìn Ngọc Bạch rồi nói:− Bây giờ em muốn gì?− Yêu anh.− Biết rồi.− Nhưng chưa đủ.− Này! Đừng nói với anh chuyện đó trong lúc này!Chợt có vài người đến làm quen với Hồ Hải rồi kéo anh đi uống rượu thay cho Ngọc Bạch. Anh vui vẻ nhận lời. Thế là không khí hoà bình đã trần ngập căn phòng này. Ngọc Bạch được đưa vào phòng trong nghỉ cho khoẻ rồi họ lại đưa nhau đi chơi tới sáng ... Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 10 Buổi tiệc mừng Pha Lê nhận văn bằng tốt nghiệp chỉ có vài người: Ngọc Bạch, Hồ Hải, ông Bình và Thế Phan. Một lát sau, bà Tuyết mới đủng đỉnh từ trên lầu đi xuống.Pha Lê bất ngờ cho buổi tiệc này. Những thức ăn được mua về từ nhà hàng Thượng Hải, hương vị rất ngon. Ông Bình tuyên bố vài lời trước khi nhập tiệc:− Pha Lê đã là một thành viên trong gia đình, ngày nay được lãnh bằng cử nhân ưu hạng, cho nên tôi muốn mọi người trong gia đình chung vui với nhau.Thế Phan và bà Tuyết có vẻ ngạc nhiên, không ngờ con bé này giỏi như vậy, dù cho bề ngoài nó không lớn hơn, khôn thêm được chút nào.Hồ Hải nâng ly:− Chúc mừng em, Pha Lê!Liên tiếp hai, ba người cùng nâng ly về phía Pha Lê. Mấy tiếng cốc va nhau và cùng đồng loạt uống cạn. Màu vang đỏ như thoa phấn cho Pha Lê thêm phần xinh tươi.Ông Bình lên tiếng:− Ba muốn tạo cho gia đình mình không khí ấm cúng, và ba rất hãnh diện khi trong nhà có người đỗ đạt. Muốn làm gì cũng phải có tri thức, nó cũng là kiến thức mở đầu cho một lối đi, và sau đó là nỗ lực của mọi người dành cho công việc. Ngọc Bạch muốn trở thành ca sĩ, ba không cấm. Có thể là cấm không nổi, nhưng con phải trau dồi chuyên môn, về kỹ năng thanh nhạc ...và ba chúc con thành công.Ngọc Bạch có vẻ cảm động:− Con cám ơn ba.Tự dưng trong gia đình được buổi ăn ngon với không khí nhẹ nhàng thoải mái, ai cũng đều thích, nhưng với Pha Lê thì khác. Cô cảm thấy nhớ nhớ một người, thiêu thiếu một cái gì mà không hiểu vì sao.Hồ Hải vô tình lên tiếng:− Phú Gia siêng việc nhỉ, đã biết nhà có việc mà không về.Bà Tuyết chen vào:− Chứ không phải Phú Gia lái xe đưa ông về sao?Ồng Bình nhìn Hồ Hải một cái như nhắc nhở, lập tức anh chuyển sang chuyện khác. Nhưng bà Tuyết vẫn không ngừng thắc mắc:− Hình như công ty của ông chưa hoạt động à?− Công việc chạy trối chết đây mà. Hai công ty nhà đang hỗ trợ cho nhau.Bà Tuyết nhìn Hồ Hải:− Thế ông giám đốc ở đây có bận rộn đâu?Ông Bình lại cười:− Tại bà không biết, nó vừa làm việc vừa điều khiển công ty qua điện thoại, vừa kiêm luôn bảo vệ cho con gái bà. Nó giỏi lắm đó.Đến cuối bữa ăn Phú Gia mới bước vào phòng. Tóc anh dựng đứng, vầng trán còn lấm tấm những giọt mưa như mới đi đâu đó về.Anh nhìn Pha Lê, mỉm cười:− Xin chúc mừng Pha Lê!− Em cám ơn ạ.Rồi Phú Gia ngẩng lên:− Xin lỗi vì không có quà mừng.− Nói như thế, tất cả ở đây đều xin lỗi. Vì không ai có quà hết.Bà Tuyết cười hiền, bà trao cho Pha Lê chiếc nhẫn bằng vàng thật mỏng:− Con đeo vào xem, nhỏ nhưng dễ thương đó.− Con cám ơn má nuôi ạ.Cử chỉ đẹp của bà Tuyết như xoá sạch những lời khó chịu của bà trước đây.Ông Bình lên tiếng:− Con nghỉ một thời gian cho thoải mái rồi đi làm. Vừa học, vừa làm mau tiến bộ hơn.− Dạ con muốn đến công ty liền ạ.Bà Tuyết cười nhẹ:− Gấp gáp gì, cứ thủng thỉnh rồi đi. Học bao nhiêu năm chưa ngán sao mà cứ vùi đầu học mãi.Ngọc Bạch chen vào:− Mẹ không biết gì hết, đi làm mới vui, ở nhà chán lắm. Cái cảnh nằm nhà một mình đọc sách là con chào thua. Thà rằng đi shop mua sắm còn thú hơn.Hồ Hải trố mắt nhìn Ngọc Bạch:− Nếu anh không lầm thì hình như phòng em đã chất đầy những đồ, không thể thở được nữa.− Nhưng em đã cho hết rồi. Tại anh không biết, phòng của em sống từ bé đến giờ nên nhỏ xíu hà. Nhà mình chỉ có phòng của Pha Lê là lớn gấp ba người khác, vì trước đó là nhà kho được sửa lại.Bà Tuyết háy mắt như muốn con gái chuyển đề tài, nhưng chưa kịp thì ông Bình đã buông đũa đứng lên, còn Phú Gia thì điện thoại reo liên tục. Anh ra ngoài trả lời và chỉ vào gật đầu chào mọi người là vội vã đi ngay.Ông Bình nhìn theo rồi lắc đầu:− Cái thằng thiệt là ...Buổi tiệc kết thúc thật nhanh. Hồ Hải nhìn Ngọc Bạch một thoáng rồi trêu chọc:− Hồi nãy điện thoại anh cũng reo, nhưng anh ngoan, anh tắt máy.Ngọc Bạch có vẻ hài lòng, cô hết nhìn Thế Phan rồi nhìn sang Pha Lê thương hại cho mối tình vu vơ của họ. Dù tình yêu bao phen đắng cay, nhưng có tận hưởng hết hương vị ngọt bùi của nó thì mới nhận ra được đâu là hạnh phúc.Còn Pha Lê chỉ là một con bé ngốc nghếch, ăn xong lại bưng chén đi rửa rồi đi học. Cái đầu tưởng chừng thông minh ấy chỉ để dành cho công việc, chứ không thể nào nhạy bén trong tình yêu như cô được. Hôm nào, Ngọc Bạch chứng kiến Pha Lê dọn đồ là biết ngay. Con nhỏ này cái gì cũng tiếc, cho nên nó mới dễ bị dụ. Để rồi xem, mẹ đang đổi chiêu thức mới qua cách tặng quà ban nãy. Trước sau gì, con nhỏ này cũng bị Thế Phan”cõng” cho xem.Hồ Hải khều tay Ngọc Bạch:− Đi chơi không em?Ngọc Bạch khoanh tay nhìn anh:− Thưa, không thích vậy. Em muốn ngủ sớm để mai thử giọng.− Vậy anh ra ngoài một chút nhé.Ngọc Bạch khoanh tay vẻ như bất cần:− Thế giới bên ngoài đang náo nhiệt, nhưng anh không phải là người đàn ông hiền nhất thế gian này cho em phải giữ. Nhưng coi chừng, vô ý có ngày xe đụng đó.Hồ Hải gãi đầu:− Lời thề anh vẫn giữ mà, em nhắc làm chi nghe rùng rợn vậy.Cô bỏ lên lầu. Hình như cô như giữ chừng anh ta vậy. Cô bắt đầu lên chương trình tập dợt cho mình trong điều kiện tương đối thoải mái. Rồi một ngày kia, cô sẽ bỏ rơi anh không hối tiếc.Hồ Hải đi xuống thanh lầu với bộ mặt dàu dàu, trong bụng thầm so sánh:Tất nhiên là Pha Lê xinh đẹp và có học thức hơn Ngọc Bạch, nhưng cô ta lại ở chung nhà với Ngọc Bạch, cho nên dẫu anh có muốn cũng không đường quay đầu lại. Anh đã để ý tới Pha Lê trong lần gặp đầu tiên, nhưng lại dây dưa vào Ngọc Bạch, thế mới khổ.Tối nay, Pha Lê về phòng nhưng không tài nào ngủ được, bởi cô cảm thấy có một nỗi nhớ mơ hồ. Pha Lê cảm thấy buồn khi nhớ đến cái nhìn của Phú Gia quan sát cô khi nãy, rồi anh liếc nhìn Thế Phan. Chuyện qua rồi cô cũng không muốn nhớ tới, nhưng sao Phú Gia lại nhìn cô như vậy. Ba người đàn ông có mặt lúc nãy, ngoại trừ ông Bình thì cô dường như đã hiểu được người nào ra làm sao. Cô không thể tỏ ra bất lịch sự trước Thế Phan, hay nói móc Hồ Hải như Ngọc Bạch được. Cô có cách nghĩ của riêng cô mà ...Pha Lê lấy viết chì ra vẻ một người. Thế nhưng cô bỗng nhớ đến từng chi tiết và dùng than bột trang điểm cho gương mặt lãnh đạm bất cần ấy. Cuối cùng bức hoạ hoàn thành trong một tiếng đồng hồ. Pha Lê cảm thấy mệt và lên giường ngủ ngay. Sáng sớm ra khi thu xếp phòng cho gọn, cô chợt nhìn thấy bức hoạ và lập tức giấu nó đi. Sao cô hoạ giống anh y như khuôn vậy? Cuối cùng thì cô thương hay ghét người bảo vệ của mình đây?Pha Lê cảm thấy hoang mang và muốn trong khoảnh khắc này, cô không biết tới một ai. Cô chỉ là cô bé mồ côi được mái gia đình này che chở cưu mang. Giá mà cô đừng biết ghét và thương ai hết, cô sẽ thấy lòng bình yên và vui sướng hơn.Ngay lúc đó, thím Ba gõ cửa phòng cô và nói nhanh:− Ông chủ cần gặp cô. Hình như ông chủ đang cần cô làm cái gì đó.Vừa thấy mặt cô, ông Bình chỉ cái ghế thấp trước mặt:− Ngồi đó đi! Lúc nãy con nói là muốn làm việc ngay, và con còn nghỉ một tháng nữa mới vào học phải không?− Vâng ạ.− Vậy thì con hãy thu xếp rồi ra trước cổng chờ. Phú Gia sẽ rước con tới công ty. Hôm nay, công ty có việc gấp.− Con cám ơn ạ.Ông Bình vỗ vai Pha Lê:− Cố mà học hỏi ở Phú Gia, nó rất giỏi. Con mới làm việc tất nhiên là có cái sơ sót, nhưng đừng tự ái và phải cố gắng tuân theo kỷ luật đề ra.Gương mặt Pha Lê sáng lên:− Thế khi nào con có thể bắt tay vào việc hở ông?− Ngay bây giờ. Con có mười phút để chuẩn bị rồi ra xe ngay.Pha Lê sửa soạn tốc hành. Cô chọn chiếc áo sơ mi trắng, quần tây đen và vội vã mang theo giấy bút rồi ra xe ngay. Thế nhưng vừa thấy Phú Gia, anh ta chẳng những không hỏi câu nào mà cứ nhìn đồng hồ:− Suýt trễ rồi!− Chỉ suýt thôi nhưng chưa trễ mà. Anh đừng có nói mình là giám đốc nha.Như anh Hồ Hải kìa, chỉ điều khiển công ty qua điện thoại từ xa, không phải vất vả.Gương mặt lạnh băng của Phú Gia như giãn ra khi Pha Lê nói tới Hồ Hải.Dường như là anh ta rất tức cười nhưng rồi chỉ một phút thoáng qua, anh ta lại lao xe nhanh đi như tên bắn khiến Pha Lê la lên:− Chạy gì mà dữ vậy? Tôi không muốn đi nhà thương.− Tất nhiên thưa người đẹp, đã đến nơi rồi.Pha Lê nhận xấp tài liệu trên tay Phú Gia:− Cô có mười phút để đọc, rồi theo dõi cuộc họp, nếu có gì không hiểu hay thắc mắc có thể hỏi trực tiếp tôi. Sau đó trải qua một cuộc thi để bố trí công việc theo năng lực. Ở đây không có chuyện vị tình, mà phải dựa vào chính bản thân mình để phấn đấu.Pha Lê nhận tài liệu và đọc ngay. Cô quan sát cách Phú Gia trình bày cơ cấu hành chính và hướng nghiệp của công ty qua lời nói, hình ảnh và những đoạn phim trình chiếu rất thú vị. Nói chung, tự Pha Lê có nhận xét rằng công việc này rất mới và cũng rất thích hợp với cô. Công ty tư vấn nguồn nhân lực do Phú Gia đang thao thao trước micro như một giảng viên thực thụ khiến cho cô có cái nhì khác về anh. Trình độ của Phú Gia không phải tầm thường, và cách xử sự của anh ta trước đây đối với cô cũng rất đặc biệt.Pha Lê nắm bắt công việc thật nhanh. Cô nhận ra những ưu khuyết điểm cần được bổ sung để đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công ty và nguyện vọng của công nhân đến làm việc. Pha Lê vừa được tham gia các khoá đào tạo mà còn khảo sát thực tế.Một tuần lễ trôi qua thật mau, dù vất vả nhưng có nhiều niềm vui bất ngờ.Hơn một tháng làm việc, cô mới có cơ hội nói chuyện riêng với Phú Gia dù mỗi ngày người đưa rước cô đi làm vẫn là anh.Ngày nghỉ cuối tuần cũng là ngày nhận tháng lương đầu tiên. Pha Lê nhận lấy phong bì nhưng không mở ra xem là bao nhiêu.Tự dưng cô muốn đi ăn với anh, nhưng không biết mở lời cách nào.Chiếc xe vừa ra khỏi công ty, Pha Lê đã quay sang Phú Gia:− Ở gần đây có quán kem nào không anh?Phú Gia gật đầu và chọn quán cà phê kem có sân vườn rất thoáng mát.− Tôi cũng muốn nói chuyện riêng với cô.− Vậy ư? Nhưng là có chuyện gì?Phú Gia chọn chiếc bàn ngồi dưới gốc cây trứng cá râm mát. Anh nhìn cô một thoáng rồi mỉm cười:− Hổm rày hiểu đến đâu rồi?− Chỉ thắc mắc ở khâu đào tạo nguồn nhân lực. Dù công ty mình nhận rất nhiều đơn xin đăng ký của công nhân, nhưng vấn đề không chỉ là đào tạo hoặc phân bổ việc cho họ, mà chủ yếu là chính ở con người của họ.Phú Gia rất chú ý lắng nghe.Pha Lê như có hứng nói tiếp:− Tại sao vì tôi nói như thế, vì có một số công nhân rất nhanh nhẹn, thạo việc chỉ chú ý đến số lượng mà không làm đúng chất lượng quy định. Và nếu ở khâu đó, nhằm người kiểm hàng dễ cho qua, sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty. Có những người biết sáng tạo làm được việc một cách khoa học nhưng lại làm việc chậm chạp quá ...− Cách Pha Lê nói chủ yếu là do con người chứ gì?− Vâng. Tính cách và năng lực của con người rất quan trọng.Phú Gia nhìn cô cười hiền:− Tôi đã nghiên cứu vấn đề này trong nhiều năm qua và đã có phương sách làm việc. Với tôi, những kỷ luật và chế độ khen thưởng cũng góp phần rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng tôi muốn những người sát cánh bên tôi đều đưa ra phương cách của mình rồi bổ sung ý, hoặc giải thích với họ. Tất nhiên với những gì người ta tự nhận thức hay sáng tạo đều có giá trị riêng, thúc đẩy họ năng nổ hơn, và việc khen thưởng lúc này là xứng đáng.Pha Lê nhìn Phú Gia ngạc nhiên:− Thì ra anh đã có những thông tin và đường lối cần thiết để làm việc, nhưng lại hướng dẫn người ta cách đi để tự khám phá.− Chắc là vậy.Pha Lê nhìn anh một thoáng rồi quay đi.− Anh không hiền chút nào.Phú Gia cười hóm hỉnh:− Giờ mới biết hả?Pha Lê nhón từng muỗng kem ăn ngon lành, bỗng nhiên Pha Lê ngẩng lên:− Anh không phải là tài xế.− Ai bảo vậy? Nếu không là tài xế, tại sao tôi phải đưa đón cô.Pha Lê suy nghĩ một lát rồi nói:− Tôi không hiểu anh cho lắm, nhưng có một cái gì đó trong chuyện này.− Bí mật!− Nhưng có ngày anh cũng phải nói thật.− Còn lâu lắm.Tự dưng Pha Lê cảm thấy anh ta chế giễu mình. Cô liền nói:− Anh xem tôi như con nít.Phú Gia cũng không vừa:− Chứ cô là người lớn với ai?Pha Lê tức khí, cãi bướng:− Không lớn nhưng sao tôi ... có bồ.− Ai vậy?− Thế Phan.Vừa nói xong câu này, Pha Lê có cảm giác như là mắt Phú Gia tối sầm lại vậy, song lại chỉ có một câu nói nhẹ nhàng:− Vậy mà tôi không biết chứ.Và rồi anh mỉa mai:− Nếu như tôi không lầm thì hình như hắn vu cho cô lấy cắp một trăm triệu mà. Bồ bịch gì kỳ vậy?− Nhưng hắn đã hôn tôi.− Hôn xong rồi thì cô lấy tiền hay hắn đã vu khống cô?− Chuyện của tôi anh hỏi chi vậy?− Tò mò thế mà. Nhưng này hắn hôn cô nhiều lắm không?− Bí mật. Anh đừng hỏi có được không?− Và bây giờ nếu như tôi muốn hôn cô?Pha Lê cố nén giận để chọc tức Phú Gia:− Một nụ hôn, mười ly kem.− Chấp nhận.Pha Lê tưởng Phú Gia nói chơi, ai dè anh làm thiệt. Anh nâng cằm lên, nhẹ nhàng hôn lên trán cô.− Nông nổi!Phú Gia gọi người phục vụ tính tiền, sau khi nói hai chữ nông nổi rồi im lặng đi về. Anh giữ đúng lời hứa mua hộp kem sữa cho cô rồi ra xe.Một điếu thuốc gắn hững hờ trên môi Phú Gia với một thoáng đăm chiêu.Tự dưng Pha Lê nói nhanh:− Ngày mai, anh không cần đón tôi.− Sao? Nghỉ việc à? Nhanh vậy!− Tôi thích đi một mình.Phú Gia cười nửa miệng:− Được. Đó là do cô nói nhé. Thật ra tôi tình nguyện đưa đón cô chứ không phải chấp hành mệnh lệnh ai cả. Vì vừa nhìn thấy cô là tôi muốn che chở. Gia đình mà cô đang sống, tôi quá biết. Nhưng từ xưa nay, ông Bình là người nuôi dưỡng cô, nên ông có quyền nhận cô làm con nuôi hợp pháp. Không ngờ cô tuyên bố là mình có bồ thì chuyện đưa đón cô kiểu này trước sau gì cũng bị người ta hiểu lầm. Sẽ khó xử đó.Tự dưng Pha Lê nghe buồn vô cùng nhưng đã lỡ rồi biết làm sao đây. Phú Gia giữ im lặng cho tới khi xe đến nhà.Đêm đó, Pha Lê cứ trông trời mau sáng, như muốn xem anh ta nói chơi, rồi tiếp tục đưa đón hay là cô phải tự lái xe một mình. Nhưng cô cứ trông mãi mà không thấy anh đâu cả.Pha Lê rất mệt khi phải lái xe vào giờ cao điểm, bởi cô không rành đường chạy vòng như người ta. Cô cứ khởi điểm thế nào, thì khi về cũng y như vậy.Cho nên cô tới công ty muộn, bị làm kiểm điểm với gương mặt khó đăm đăm của phú Gia.− Đừng giải thích với tôi, nếu như không làm kiểm điểm thì cứ nghỉ việc.Pha Lê tức mình lắm, cô muốn nghỉ ngay, nhưng xin việc đâu phải dễ, hơn nữa cô rất thích công việc nơi đây thế mà bây giờ tình trạng xe cộ như vầy biết làm sao.Pha Lê viết bản kiểm điểm với đôi mắt đỏ hoe. Phú Gia nghe cô sụt sịt khóc nên ngẩng lên:− Ai hiếp đáp gì cô?− Anh. Chuyện có chút xíu mà cũng làm kiểm điểm.− Đó là nguyên tắc của tôi. Chuyện nhỏ lớn gì cũng như nhau. Không xem thường việc nhỏ, thì việc lớn mới được tôn trọng.Thế rồi công việc làm Phú Gia bận suốt, anh đi giao dịch khắp nơi để mở thêm chi nhánh. Ngày qua ngày, Pha Lê đều tới công ty thật sớm, cô ngồi một mình giữa đống hồ sơ xin tuyển dụng của công ty. Thật ra, cô không phải nhân viên chính thức nên lương của cô chỉ có một triệu đồng mà thôi. Ở đây, lương của ai nấy biết, tuỳ theo năng lực làm việc mỗi người. Pha Lê thấy mình cứ bị điều từ khâu này sang khâu khác như những nhân viên làm lâu năm mà không có bằng cấp, khiến cô bận luôn tay. Tuy nhiên cô không thể bỏ cuộc được, không thể vấp ngã ngay công ty đầu tiên này được.Phải chứng tỏ năng lực của mình. Pha Lê muốn như vậy và cô làm việc hết sức chăm chỉ. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 11 Sáng thứ hai, tại văn phòng công ty đã có mặt đầy đủ nhân viên vì cuộc họp bất thường. Ai nấy kháo nhau rằng có bà chủ về tới. Bà ta là cấp trên của Phú Gia và cũng là tổng giám đốc hai công ty mà Phú Gia trông coi. Đúng bảy giờ, Phú Gia xuất hiện cùng với một đàn bà xinh đẹp. Tuy có hơi lớn tuổi, nhưng không có ai đoán được tuổi chính xác của bà ta, trừ Phú Gia.Một vài thông tin rò rỉ truyền đi thật nhanh:− Bà ta đẹp thật, nhưng nét đẹp khó gần.− Phải nói là lạnh lùng.− Có cái gì đó không thật. Hình như toàn bộ trên gương mặt đó là của ...thẩm mỹ viện.− Phải nói là bà ta lạnh như nước đá vậy.Phú Gia lập tức giới thiệu:− Hôm nay, tổng giám đốc công ty của chúng ta vừa về nước, nên ghé thăm các anh chị.Bà ta đi bắt tay từng người, tới chỗ của Pha Lê, bà nhìn cô hơi lâu một chút.Nhưng bàn tay ấm áp của bà khiến Pha Lê vội gật đầu chào. Tự dưng Pha Lê buột miệng:− Thưa bà, tụi con phải xưng hô thế nào ạ?Môi người đàn bà nở ra nụ cười thân thiện với Pha Lê:− Cô bé thật là xinh. Thế, cô làm việc ở công ty này bao lâu rồi?− Dạ, ba tháng ạ.Giọng nói của bà thật chuẩn xác:− Tôi tên là Trần Hồng Lan. Các em cứ gọi tôi là cô Lan được rồi.− Dạ.Quay sang Phú Gia, bà Lan nói:− Tiếp tục thử thách cô bé này nhé. Khoan ký hợp đồng vội. Bởi một khi cô ta làm việc hiệu quả thì hợp đồng là rất đặc biệt.− Vâng, tôi hiểu ạ.Có một nhân viên nữ đẩy lưng Pha Lê một cái:− Nói làm chi cho khổ vậy không biết nữa.Pha Lê quay lại:− Nhưng bà ta đâu có làm khó em.− Câu nói đó có hai nghĩa:Phải chú ý cô đặc biệt, làm không được việc là đuổi ngay. Ai chứ ông chủ này thẳng tay, không nói chơi đâu.Niềm vui của Pha Lê chợt biến tan. Thì ra ăn được đồng tiền của người ta không dễ chút nào. Nói nhiều không được, lười biếng không được. Làm cho người khác chú ý cũng không được. Thế mới hiểu thế nào là đi làm công, và cách biểu hiện của cô khiến người khác phê bình ngay không nhân nhượng.Mọi người tản ra đi làm việc, thế mà Pha Lê còn đứng chôn chân một chỗ.Phú Gia tiến lại gần bên cô, hỏi thật nhỏ:− Có gì thắc mắc à?− Không có ạ.Pha Lê vội vã đi làm tiếp công việc của mình.Ngay lúc đó, bà Hồng Lan đi về phía Phú Gia:− Con bé đó nói gì à?Phú Gia thở dài:− Tại sao mà nuôi lại nói câu đó. Cô ta rất thông minh, và ngay từ đầu đã tỏ ra thân thiện, nhưng mà lại có thái độ răn đe khiến cô ta e ngại.Bà Lan nhìn thẳng vào Phú Gia:− Con tội cho nó à? Ai mà không thương đứa con nhỏ do mình đứt ruột đẻ ra chứ. Nhưng nếu ngày đó ta ở lại thì nó không có tương lai. Nó không thể sống với bà Tuyết, càng không thể đem nó theo lúc ta đang điều trị những vết bỏng trên má, đành phải nhờ cô nhi viện nuôi dưỡng theo một điều kiện riêng. Nếu con bé chịu học thì phải đầu tư chất xám cho nó ngay lúc còn nhỏ, và cho nó tuân theo một quy tắc riêng. Ta bắt buộc ông ấy cấp dưỡng, vì ông ta là cha nó, và càng phải có trách nhiệm với ta sau tai nạn do vợ chồng ổng gây nên.− Nhưng tại sao bà tự tin đến độ cho Pha Lê trở về nơi ngày xưa bà đã ra đi?− Kinh nghiệm trên thương trường được áp dụng vào đây. Ta thích đánh đòn trí mạng, một mất một còn vào bà Tuyết.− Nhưng Pha Lê không phải là công cụ trả thù.− Con có vẻ bênh Pha Lê, nhưng nghe cho kỹ đây. Phải huấn luyện nó theo khuôn khổ của công việc và cả tình cảm, cho nó theo sát công việc điều hành.Muốn lên làm chủ, trước hết phải là người làm công giỏi nhất, và đó cũng là phương pháp tốt nhất.− Vâng, con hiểu rồi.− Thế biểu hiện tình cảm của nó thế nào?− Yếu đuối và chưa có kinh nghiệm.− Như thế thì không được. Phải nghĩ cách thôi. Con phải hứa là sẽ giúp ta chuyện này.− Con hết sức cố gắng ạ.− Ta biết con rất vất vả, nhưng hãy cố lên và quan tâm tới nó một chút, dù có giận cũng đừng bỏ nó.− Dạ.Rồi bà lảng sang chuyện khác cười tủm tỉm:− Chúng ta sang công ty sản xuất ngay đi.− Dạ. Công việc ở đó đã đi vào nề nếp. Và đó cũng là nơi mà chúng ta thử nghiệm nguồn nhân lực do công ty tuyển dụng chính thức.Qua vài câu trao đổi, bà Lan cùng Phú Gia tới công ty sản xuất linh kiện điện tử Hoàng Gia suốt buổi chiều. Sau đó bà làm một chuyến du lịch suốt chiều dài đất nước trước khi đến gặp người đàn ông mà bà đã hẹn lúc vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 12 Từ ngày bà Hồng Lan về nước đến nay, Phú Gia không hề trao đổi điều gì với Pha Lê. Thật ra, cô cũng không thể vì chuyện đó mà chết đi. Chỉ hơi buồn một chút và cô giải khuây bằng cách xin phép ông Bình cho cô lấy chiếc xe cà tàng mà ông sắp quăng vào nghĩa địá học lái. Ngọc Bạch vừa thấy đã vội la lên:− Này, điên vừa thôi chứ! Muốn học người ta mướn xe hoặc nhờ xe, chứ chiếc đó cũ quá.Pha Lê trả lời gọn lỏn:− Em không dám mượn xe của chị với Thế Phan, càng không dám lấy xe của ba nuôi. Nhưng bề ngoài không quan trọng, chỉ cần máy nổ tốt là được. Mai, em nhờ chú Ba đem nó đi rửa.Ngọc Bạch chợt nhớ tới Phú Gia nên hỏi:− Thế tên tài xế của ba mình đâu?− Anh ta đi làm việc khác rồi.− Hổm rày ba tự lái xe, có khi nhờ Hồ Hải, vậy mà tao quên. Này! Sao hôm nay mày nổi hứng tập lái xe chi vậy?− Em muốn học cho biết.− Mày nhát như thỏ, chạy đi đâu cho được.Thấy Pha Lê ham như vậy, ông Bình cho thợ tới sửa, sơn mới toàn bộ rồi đem nó đến điểm học lái xe, để mỗi chiều sau giờ làm việc là Pha Lê được hướng dẫn sử dụng.Được một tháng, cô quen dần, tự lái xe đi làm và về nhà, nhưng cũng chưa dám chạy những con đường mà cô chưa đi. Thấy thế, Ngọc Bạch rủ rê:− Tao không ngờ này bạo phổi như vậy. Thế có muốn cùng tao đi khiêu vũ không. Đừng có nói với tao là mày đi học ban đêm đó. Hai tháng nữa mới nhập học đó cưng.− Học cho biết cũng được. Nhưng chị lấy xe hơi của chị cho em chở.Ngọc Bạch khoanh tay ngó lên trời:− Điệu này chắc tao phải dán lên xe hai chữ “tập lái” quá. Mà hôm nay mày chạy thì mai mới tới.− Em sẽ cố gắng và nhất định sẽ tiến bộ ngay ạ.− Tao thấy mày như con ong thợ cần cù chăm chỉ trong mọi việc. Nhưng ở trên đời này, mình tính không bằng ông trời tính. Ý tao nói là mỗi người có số kiếp riêng. Như tao từ nhỏ đến giờ đều ăn ngon mặc đẹp, không phải vất vả như một số bạn bè khác.− Vâng. Em thấy tướng của chị rất sang và hình như chị không phải lo, đã có người sắp sẵn cả rồi. Còn em thì khác, không thể so sánh với bất kỳ ai được.Hôm nay em theo chị chơi, chứ đừng nói gì học nhảy. Em dốt lắm, không tự nhiên được.− Mày không dốt nhưng nhút nhát. Mạnh dạn lên. Nhiều khi phải vượt qua chính bản thân mình thì mới có cơ hội sống tốt được. Nhưng nói về cơ bản thì mày đã có nhiều văn bằng để đảm bảo cho tương lai rồi, những chuyện vặt vãnh này không biết cũng không sao.Ngồi vào tay lái, Pha Lê thích thú khi được Ngọc Bạch hướng dẫn cách sử dụng. Có khi cô la hét rân trời vì nhắc nhở Pha Lê. Kết quả là Pha Lê hết hồn quá, thắng gấp, làm đầu mỗi đứa u một cục.Thế nhưng không khí nhộn nhịp của vũ trường làm Ngọc Bạch quên ngay.Chẳng mấy chốc, cô hoà vào niềm vui nơi đây. Pha Lê được một cô gái tập nhảy. Do sự tận tình của cô ta và vì chính bản thân Pha Lê cũng biết âm nhạc, cho nên cô cũng hoà theo nhịp thở của vũ trường chứ không lạc lõng như đã từng nghĩ trước khi nơi này. Thế là hai chị em, mỗi tuần đều đi với nhau mấy lần và nó trở thành thói quen suốt mấy tháng nay.Một hôm, ông Bình hợp cả nhà lại, bắt đầu lên chương trình cho công việc mới. Ông tuyên bố chính thức thành lập một siêu thị lấy tên Sài Gòn. Hồ Hải và Ngọc Bạch đều nắm giữ các chức vụ quan trọng. Riêng Pha Lê không được ông nhắc tới, vì ông cho là cô tiếp tục học.Bà Tuyết lắng nghe rồi hỏi một câu không ăn nhập vào đâu, nhưng nó lại là mấu chốt của công việc:− Thế còn hai công ty mà ông nhắc tới hôm trước, chẳng phải nó đang hoạt động hay sao. Thế ai là giám đốc?Ông Bình trả lời thẳng vào sự thật:− Đó là kế hoạch của Phú Gia, nhưng tôi ngần ngừ không đầu tư cho nó, và cũng may là nó được một người ngoại kiều về trợ giúp. Từ đó tôi không biết đến nữa. Tôi thích mua bán sinh lợi ngay trước mắt. Tất nhiên là làm ăn lớn như vậy phải có giám đốc điều hành đàng hoàng, và tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng. Kế hoạch dự trù được phê chuẩn và xây dựng xong.Bà Tuyết cười khẩy một tiếng, rồi quăng nhẹ tờ tạp chí lên bàn. Chương mục công ty đang phát triển của nguyệt san Kinh Tế tháng này là đầu tư nguồn nhân lực, có trích bài phát biểu của tiến sĩ Đại Phú, in hình Phú Gia trong bộ veston mày đen trên trang bìa.− Thế này là thế nào? Có phải đây là một người lái xe đã theo xách cặp táp cho ông từ nhỏ, và khi ông làm thủ tục cho thằng cháu Hồ Hải yêu quý của ông thì Phú Gia đã theo cậu ấm này ra nước ngoài để tiện chăm sóc hay không? Thế bây giờ Phú Gia đã đứng đầu hai công ty” Đầu tư nguồn nhân lực” và” sản xuất linh kiện điện tử Hoàng Gia”, ngang bằng với những doanh nhân trên đất nước này hay sao? Hồ Hải, hãy giải thích đi.Hồ Hải không ngần ngại nói thẳng:− Qua bên đó, hai đứa tụi con chỉ được một chi phí nên phải vừa học, vừa làm. Phú Gia rất siêng học nên chỉ cần phân nửa tiền đầu tư của nhà này gởi sang là nó có thể sống, học và làm việc. Nhưng con thì không như thế, con chỉ học được nửa chừng thôi.Ngọc Bạch xanh mặt lắp bắp:− Anh nói gì? Vậy ra hôm đó là tiệc mừng anh trở về, nhưng không phải anh đậu tiến sĩ mà là Phú Gia. Thế nhưng sao anh ấy lại im lặng làm tài xế cho ba trong suốt khoảng thời gian dài?Ông Bình lên tiếng:− Tôi đã biết chuyện này từ lâu rồi, nhưng không thể trách Hồ Hải, vì ngay từ đầu, tôi cũng nhận ra chí khí của Phú Gia. Còn Hồ Hải, nó thương bạn nên cũng nhờ bạn giúp sức, hỗ trợ qua lại với nhau từ nhỏ, riết rồi thành thói quen.Phú Gia lại có chỉ số thông minh đặc biệt và quen làm chịu học. Cũng không hẳn là tôi tài trợ cho Phú Gia hết, còn có một Mạnh Thường Quân nữa. Nhưng chuyện đã rồi, không trách ai làm gì. Tôi tin rằng Hồ Hải cũng từng học, cũng đã có những nhận xét riêng về nền kinh tế trong và ngoài nước, bây giờ đem áp dụng thực tế là được. Bấy lâu nay cũng vì thất chí mà Hồ Hải thường đi chơi.Tưởng chừng bấy nhiêu đó đã đủ, bây giờ sự thật đã phơi bày, cũng không cần giấu giếm ai nữa, lo làm việc đi. Chỉ tiếc là đứa mình muốn cho nó học thì lại không học, đứa không cần lo thì học như điên, như muốn ngốn cả thế giới này vào đầu. Con Ngọc Bạch và Pha Lê cũng là một điển hình.Bà Tuyết cũng không vừa:− Thái độ của ông làm tôi hài lòng đó. Trước khi trách người thì hãy trách mình đi đã. Nếu từ xưa đến giờ, ông không gây ra chuyện thì tôi cũng không buông xuôi việc như thế này.Ông Bình xua tay:− Thôi mọi người về phòng ngủ đi. Chuyện đã bàn rồi.Quay sang Ngọc Bạch và Hồ Hải, ông nói như than:− Tụi bây lo làm việc mà sống, đừng có bày đặt yêu đương. Thủng thỉnh rồi ai nấy đều phải có gia đình, nhưng bây giờ chuyện nào cần thì phải làm trước.Ông Bình nhìn Pha Lê một cái rồi bước đi, không nói thêm một lời. Bây giờ cô mới nhận ra một điều, là dường như ông ta nuôi cô vì một trách nhiệm nào đó chứ không phải là kẻ bàng quang, rộng tay giúp người. Mọi việc xảy ra trong cái nhà này, ông đoán biết từ lâu, nhưng không hề trách cứ ai cả, cứ bình thản đón nhận và tìm cách xử lý. Nhưng hôm nay mục đích của câu chuyện là việc mở siêu thị và việc đi du học của Hồ Hải, nên cô bị bỏ qua một bên. Mừng muốn nín thở. Thế nhưng Pha Lê có chút yên tâm vì cả nhà không ai biết cô là người của hai công ty đó. Họ cứ ngỡ là cô đang học và thực tập bên ngoài do ông Bình xin cho. Hơn nữa lúc này, cô chỉ về nhà buổi tối nên không phiền với ai, cô lại tỏ ra thân thiện với Ngọc Bạch nên không khí trong nhà vẫn vui vẻ bình thường không có chuyện gì.Hồ Hải bỏ đi ngay sau đó. Bởi anh biết Ngọc Bạch sẽ nói gì, ít nhất là cũng cằn nhằn hết mấy ngày.Thế Phan thấy cô em họ đứng bất động tựa một bên lan can nên đến an ủi:− Anh thật không ngờ Hồ Hải lại vụng về như thế. Rất tiếc anh chỉ là một bác sĩ, không thể phụ giúp gì được cho ba em, mà lúc sau này anh thấy dì Tuyết cũng không được vui.Ngọc Bạch không muốn bộc bạch với Thế Phan - người mà trước đây cô từng dị ứng, vì mẹ cô rất tin tưởng Thế Phan.Thực ra một người có tài như anh dễ dàng tự lập cho mình, chứ không phải tối ngày nuôi hoài bão và chí lớn tại ngôi nhà này.Ngọc Bạch lảng chuyện:− Chuyện giữa anh và Pha Lê ra sao rồi?− Giậm chân tại chỗ. Cứ sáng sớm là mạnh ai ấy đi. Chiều về anh thấy cô ta đi theo em chơi, lấy đâu mà nói chuyện.Ngọc Bạch bật cười:− Thiếu gì cách gặp nhau. Chẳng hạn như anh tìm hiểu nơi nó đi làm, rồi gởi tặng một vài thứ cho nó, dò xem thái độ thế nào. Hoặc có thể chặn đường Pha Lê lại gây chuyện chẳng hạn.− Anh không thích hạ mình như thế. Tại sao anh phải lên tiếng trước trong khi Pha Lê lại thấp kém hơn anh.Ngọc Bạch nhún vai:− Vậy thì hãy chờ xem!Thế Phan nhướng mày ra vẻ bất cần:− Anh không tin là Pha Lê khôn ngoan, cô ta rất khờ. Mà những người như vậy thường không quên những khoảnh khắc đẹp. Phải nói là Pha Lê rất đẹp, em có hiểu không?Ngọc Bạch nhăn mặt:− Anh định nói chuyện gì thế? Nói xấu à? Phải bảo vệ người mình thương chứ, có đâu lại gieo vào đầu người ta những chuyện riêng tư cho người khác tò mò. Nhưng chưa chắc anh đã đạt được ý muốn của mình, cho nên anh là người nhớ nó, còn nó thì ghê tởm anh. Pha Lê là đứa con gái rất lành tính. Ngay từ khi nó bước vào nhà này, em có nhận xét như vậy và bây giờ vẫn đúng.Thế Phan nổi quạu:− Nếu Pha Lê là em gái của em thì sao? Đừng có ngu! Nên biết, tài sản này sẽ bị chia đôi đó.Ngọc Bạch nhận ra có cái gì đáng sợ trong đáy mắt của Thế Phan, như anh đang hình thành một dự tính nào đó.− Em không lo. Tài sản này đều do mẹ đứng tên, và là của hồi môn ông ngoại cho mẹ nhân ngày vu quy. – Cô đùa – Em đừng phải chia đôi với anh là được.Thế Phan tranh luận:− Em là con gái, trước sau gì cũng phải theo chồng, nếu trúng người đàng hoàng thì đỡ. Em coi chừng Hồ Hải, nó nướng hết vào sòng bạc đó.− Cám ơn anh đã nhắc nhở. Nhưng em đảm bảo tính Hồ Hải không giống tính anh. Tuy anh ta học không bao nhiêu. Hồ Hải có chơi cũng biết dừng lại đúng lúc.− Em bênh cho người dưng à?− Thì đã sao nào?Ngọc Bạch quay lại, vô tình thấy cuốn tạp chí trên bàn:− Em không tin là mẹ phát hiện ra chuyện này, mà là chính anh đã đưa mẹ em xem, phải không?− Em nói đúng đó. Chuyện lạ mà. Chưa hết, anh còn biết chuyện của bà Hồng Lan. Trước đây, bà là đứa con hoang, đi giúp việc cho gia đình người ta lấy tiền ăn học, cho đến khi gặp ông chủ.Ngọc Bạch quay ngoắt lại:− Chính anh đã cho mẹ tôi biết chuyện này.− Ờ, thì anh phải cho dì Tuyết hay chứ, để tiện việc đối phó.− Mẹ tôi làm mệt rồi lên cơn đau tim từ hôm đó đến nay.− Bà thật sự bị ám ảnh khi nhìn thấy Pha Lê.− À! Thì ra, hôm đó anh là người mà mẹ cho thừa kế trên các khoản tài sản, nên anh mới đi rút tiền lời hàng năm về được một trăm triệu cất giữ, nhưng bị trộm lấy mất.− Em nói chính xác đó, bởi đừng có chủ quan mà mất trắng, em cưng ạ. Anh có bổn phận phải nuôi dưỡng và chăm sóc cho em suốt đời, vì dì Tuyết đã nhờ luật sư làm giấy nhận anh làm con nuôi từ lâu, nên anh là người hợp pháp thừa kế gia sản này. Rồi có lúc em sẽ ngoan với anh thôi.Ngọc Bạch ngửa mặt lên trời cười lớn:− Nhưng ông trời không giúp anh. Số tiền đó đã mất. Mẹ tôi tuy không nghi ngờ anh, nhưng bà cho đó là điềm xui xẻo nên đã huỷ di chúc và sang tên người thừa kế lại cho tôi. Cách đây một tháng, có luật sư tìm tôi lấy giấy chứng minh nhân dân, và bảo tôi điền vào mấy chỗ còn bỏ trống để làm di chúc thừa kế tài sản.Ngọc Bạch tiếp tục đoán:− Anh định phủ đầu bằng cách làm cho con bé nhơ nhớp không thể ngẩng mặt lên với đời?Thế Phan không chối, vì anh và Ngọc Bạch quá hiểu nhau, cho nên anh gật đầu thừa nhận ngay.− Nhưng hiện tại là anh đang nhớ Pha Lê, đúng không? Kết quả ngược lại, trông anh rất thảm hại.Thế Phan không nói thêm một câu nào, anh lững thững vào nhà.Ngọc Bạch dường như không chịu nổi áp từ ba phía. Chuyện của Hồ Hải không học mà được, cả nhà mừng rỡ tin tưởng đón tiếp như thật, anh lừa dối cô; chuyện Thế Phan định chiếm đoạt tài sản, và bây giờ đến lượt Pha Lê là con của ba. Ngọc Bạch nghe như đất dưới chân mình bị sụp đổ. Cô chạy như bay về phía phòng ông Bình. Nhưng cô kêu ơi hỡi cũng không thấy trả lời. Tức quá!Cô tông vào cửa một cái rầm nghe đau điếng.Có tiếng quát khẽ trên cao, ông Bình đang leo trên cái thanh sắc treo ngôi sao lên trần nhà.− Chuyện gì thế?− Ba ơi! Ba xuống đây, con nói chuyện này nghe nè.Thấy ông Bình còn nấn ná, Ngọc Bạch liền rung cái thanh sắc mấy lượt.− Từ từ, cái gì mà dữ vậy? Nhà cháy à?− Ba! Ba nói cho con biết đi. Pha Lê có phải là đứa con rơi của ba không?Ông Bình tụt xuống đến ngồi vào chiếc đồng bằng sứ, ông rót trà ra chung, chờ nó nguội, ông hớp một ngụm rồi nói khẽ:− Nó là con của ba.Ngọc Bạch uất ức:− Tội nghiệp mẹ. Thế mà bấy lâu nay, con trách lầm mẹ. Nhưng sao mẹ không nói với con điều đó?− Vì mẹ đã tha thứ cho ba. Hơn nữa chuyện đó qua lâu rồi. Nếu con không thích thì không nhìn nhận nó. Ba không ép, vì con là chị nó. Sở dĩ ba hay la rầy con là vì ba thương và quan tâm đến con nhiều.Ngọc Bạch cúi đầu:− Con cũng không ghét bỏ nó, nhưng ba phải hứa với con một chuyện.− Con nói đi!− Ba không cho nó một cái gì trong nhà này cả. Hãy để cho con đến với nó bằng tình cảm, chứ không phải đối phó thêm một người.− Được, ba hứa. Tài sản này là của con. Nếu sau này con muốn cho nó một tí gì hay không thích giao du với nó là tuỳ ở con. Nhưng con phải hứa với ba là không được ỷ lại. Của cải do tay mình tạo nên vẫn hơn.− Vâng. Nhưng con muốn hỏi ba câu này, ba có thương nó không?− Không so sánh với con được. Cha mẹ con cái sống với nhau từ nhỏ, có cực khổ, gian truân, sung sướng bên nhau thì tình thương đó mới đậm đà. Còn chuyện quá khứ dẫu có nói thương thì cũng chẳng được bao nhiêu. Hiện tại mới là tất cả.Ngọc Bạch mỉm cười:− Thế thì con yên tâm rồi. Thật ra, con không có chị em, nên cũng rất muốn có người bầu bạn. Nhưng con muốn nó đến với con thật sự vì tình cảm hơn là bất kỳ thứ gì khác.− Ba cũng muốn như thế.Ngọc Bạch ngân ngấn nước mắt, cô biết nguyện vọng của ba là nuôi dưỡng Pha Lê nên người, và ông rất vui về điều ấy. Tuy nhiên cô cũng có chút ích kỷ là muốn ba trọn vẹn là của cô và thương duy nhất có mỗi mình cô thôi.Ngọc Bạch đi về phòng, cô liếc nhìn ngang phòng của Pha Lê. Tối om. Tự dưng cô muốn nhìn em gái ngủ yên ra làm sao nên ghé lại.Cửa phòng khép hờ không đóng, mùng buông ngang mặt trông nó rất vô tư.Phải nói là Pha Lê quá xinh đẹp. Đôi mi nặng trĩu viền quanh đôi mắt thẳng đứng, chóp mũi thóp lại vừa tẩm, đôi môi xinh xắn lúc nào cũng chúm chím thật dễ thương ... Nói chung là cô em gái này rất xinh đẹp, dễ thương mau mắn.Đích thực là em gái của Ngọc Bạch rồi.Pha Lê vừa choàng tỉnh, cô chợt thấy ánh trăng chiếu vào tận giường thì bỗng như cô nhớ lại và hốt hoảng ngồi lên:− Ai đó?− Chị đây.− Có việc gì không, chị Ngọc Bạch?− Không, chị chỉ tiện đường ghé qua em. Nhưng sao em không buông mùng mà cũng không khoá cửa phòng lại. Làm thân con gái, phải cẩn thận một chút, biết chưa?Pha Lê ngồi lên:− Em nghĩ lan man một chút rồi ngủ quên. Sao hôm nay chị thức khuya vậy?Ngọc Bạch cười:− Bây giờ mới sập tối mà cô nương. Mà này nhà mình sắp mở siêu thị lớn đó. Em có cần việc gì cứ nói với chị. Không biết em ra ngoài làm những việc gì, nhưng theo chị thấy, làm với người ngoài căng thẳng lắm, không như trong nhà đâu. Hơn nữa, nhà ta cũng rất cần người.Pha Lê có suy nghĩ:− Em rất thích công việc đang làm, nhưng nếu tới cuối tháng mà không ký hợp đồng chính thức thì em sẽ xin về.Ngọc Bạch cười thân ái:− Không sao, đó là do chị cảm thấy lo lắng. Khờ như em thì rất dễ bị người ta ăn hiếp. Nhưng nếu chỗ nào thích hợp thì em cứ làm.− Hôm nay chị có vẻ vui?Ngọc Bạch thở dài:− Lý ra chỉ phải buồn mới phải, nhưng thôi, con người ai cũng có duyên số riêng trách ai được bây giờ. Em biết không? – Ngọc Bạch nói như tâm sự - Chị không ngờ, người mà mình hằng trông mong, cũng như cả gia đình đang kỳ vọng lại không phải là anh Hồ Hải. Một phần nào đó chị cũng từng hy vọng vào anh ta. Thế nhưng Hồ Hải không phấn đấu để rồi bỏ lại sau lưng tất cả. Trong khi đó, một người về nước âm thầm, không cần ai đưa đón, không cần một ai biết tới ... Anh ta ngồi giữa mọi người, có thể nhận xét và biết hết mọi điều nhưng không buồn thanh minh. Vì anh ta có lý tưởng riêng, cho nên mọi xa hoa vật chất tầm thường không cho là quan trọng. Ba đã thích một người như thế nên mới nuôi Hồ Hải cho ăn học nên người. Cuối cùng, Hồ Hải thành kẻ lừa đảo, dù lòng chị muốn tha thứ, và ba cũng bất lực, không lẽ đem anh ta ra xử bắn nhưng cũng không tránh khỏi chuyện buồn. Chị hư quá phải không em?Nêu nhe chị không dệt mộng làm ca sĩ thì giờ đây ba đâu phải thất vọng trong khuynh hướng đào tạo cho công ty nhà một người có năng lực hoàn thành nghiệp lớn, mà không phụ thuộc vào người khác? Phú Gia thường đi cùng em, thế mà em cũng không biết anh ta ư?− Em cứ ngỡ anh ta là tài xế của ba, tuy nhiên em vẫn thấy ngờ ngợ về cung cách Phú Gia. Em chỉ dự đoán là nếu anh ta cố gắng sẽ là một ông chủ lớn sau này. Nhưng Phú Gia là một người của công việc, anh ta không dễ chịu như Hồ Hải đâu. Con người nhiều khi chỉ cần có một thứ hơn là cần một lúc nhiều thứ.− Là cái gì?− Em ao ước có một người thương em thật lòng. Nhưng mới ra đời, em sớm thấy chuyện như thế và biết không phải là không có, nhưng mình không gặp được tri kỷ.− Còn chị thì ngược lại, chị thấy không có gì là tuyệt đối cả. Tình thương dẫu có cũng chỉ là chừng mực nào đó thôi, tương lai mới là quan trọng. Nếu lâm vào cảnh nghèo đói hay bệnh tật mà không có tiền cũng không thể ngoi lên được.Pha Lê vẫn bảo vệ lý lẽ của mình:− Thì chính những lúc đó, con người mới cần vào tình thương. Như mỗi lúc chị buồn chị có thể nhào vào lòng mẹ, khóc vòi vĩnh với ba. Như thế là hạnh phúc lắm rồi, không phải nhà không giàu có, nhưng ba lại muốn giàu hơn, vì ba thương chị muốn cho tương lai chị được sung sướng. Nhưng với em, khi vui hay buồn thì chỉ có một mình, và em chỉ vui sướng khi thấy mình đạt thành tích trong học tập, đó cũng là niềm vui duy nhất để em có thể sống, cho nên em phải phấn đấu từng ngày.− Em giống như một loài cỏ dại.− Vâng. Nhưng lòng chị đang bất ổn đúng không?− Chị muốn nói chuyện với Phú Gia một lần. Hay nói đúng ra, chị muốn làm bạn với Phú Gia. Chị mến mộ người ấy.− Em hiểu.Ngọc Bạch cười tươi:− Mong là em ủng hộ chị.− Vâng.Ngọc Bạch đứng lên:− Không phiền em nữa. Chúc ngủ ngon nhé!Ngọc Bạch ra khỏi phòng nhanh như một cơn lốc. Mười phút sau, Pha Lê vừa khép cửa thì bà Tuyết đi tới. Cô gật đầu chào. Bà nhìn cô một thoáng rồi nói nhỏ:− Ngọc Bạch dễ tin người quá, nhưng tôi không tin là người đàn bà ấy chịu thua cuộc. Nhưng có làm cho lắm thì cũng không níu kéo được quá khứ trở về.Kết quả của một mối tình giành giật là phải ôm hận ra đi, bỏ con lạc loài, bôn ba khắp xứ. Bây giờ giàu có thì sao? Được cái gì nào? Không dám nhận con, chồng cũng không phải là của mình. Bởi người đàn ông đó vẫn làm cho của cải nhà này sinh sôi nảy nở, vẫn ở trong cái gia đình này, vẫn tôn trọng vợ con. Trong khi mẹ con cô mấy chục năm qua sống không ra người. Ai có thể cam đoan rằng chuyện quá khứ không thể lặp lại. Cho nên, cái thân phận lẽ mọn đời nào cũng có nhưng được gì đâu. Ta chẳng hề tự ái mà giận dỗi bỏ đi, cho người khác nhảy vào. Hồng nhan bạc phận là chỗ đó. Sắc đẹp luôn làm cho nó tưởng chừng có thể có được tất cả để rồi phải nhận một vai diễn trong bi kịch của cuộc đời.Bằng mọi giá, cô phải nghe lời Ngọc Bạch. Nếu cô làm cho nó buồn, ta sẽ không tha cho đâu.Ánh mắt bà ánh lên tia lửa dữ dội khiến Pha Lê ngẩn ngơ. Cô không hiểu gì hết. Nhưng bà Tuyết không màng đến chuyện Pha Lê có hiểu những lời bà nói hay không, bỏ đi một nước. Pha Lê nhìn theo dáng dấp sang trọng của bà chủ mà lòng hoang mang không dứt. Bà ta luôn lẫn lộn chuyện quá khứ và tương lai. Cũng có thể là một ám ảnh, dù rằng bà luôn bảo vệ được mái gia đình của mình. Nhưng có ai đoan chắc rằng bà ta không đau khổ, không bị hối hận giày vò triền miên. Và sự thất bại của Hồ Hải, sự nhầm lẫn của Ngọc Bạch càng làm cho bà ta điên tiết lên.Pha Lê lờ mờ hiểu được những chuyện đã xảy ra nơi đây. Hình như cô vô tình là một thành viên trong gia đình này, nhưng lại là nỗi khổ của người khác, cứ ngỡ rằng cô tuân theo sự sai khiến của một ai đó. Tự dưng Pha Lê nghe buồn khi nghĩ rằng mình có thể tìm được một mái ấm nơi đây. Rằng sống nơi đây không khó khăn, khắc nghiệt như đã tưởng nhưng lại nặng nề từng ngày. Thế tại sao cô phải đeo mang nó, không thoát ly khỏi nó. Cô cũng có thể vừa học, vừa làm. Có thể sống ung dung hơn khi không gặp lại họ trước khi mọi thứ nơi đây trở nên quá khắc nghiệt với cô.Nhưng liệu khi rời bỏ nơi này, cô có hèn hạ quá không? Có phủi sạch ơn nghĩa bao nhiêu năm qua ông Bình đã kỳ vọng ở cô không? Cô mang ơn ông ta sâu nặng như thế, liệu sự ra đi của cô lúc này đem đến cho ông cú sốc như chuyện của Phú Gia vừa qua không?Những cái chấm hỏi lớn dần theo Pha Lê vào giấc ngủ. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 13 Buổi sáng Pha Lê lái chiếc xe cà tàng của mình vào công ty. Cô muốn mình không trở nên lạc hậu trước người khác và cần có những phản xạ quen tay khi ngồi cầm lái. Thế nhưng Pha Lê nghe đói quá. Theo thói quen, cô mang theo một vài lát thịt nướng ăn với rau dưa và bánh mì. Có khi cô ăn cơm chiên hoặc trứng gà luộc. Thật là không giống ai nhưng cô rất thích. Sáng nay ngủ muộn nên cô không mang theo một cái gì, đến khi vào tới công ty mới nghe ruột gan réo tưng bừng. Pha Lê vừa chui ra khỏi thang máy đã nhìn thấy Phú Gia tay ôm bó hoa cười tươi tắn. Hình như anh cũng thấy cô, nhưng cô giả vờ vô tình qua luôn. Vừa ngồi vào bàn giấy, chị kế toán trưởng đã đem qua một số hoá đơn. Chị văn thư đặt lên bàn hai xấp tài liệu bảo đánh gấp và ngay lúc đó Phú Gia đi vào, anh đến trước bàn cô:− Cắm hoa cho tôi!Anh nói mà không nhìn cô.− Cắm ở đâu ạ?Cô hỏi mà không nhìn anh, chỉ lui cui lau bàn giấy rồi than:− Bụi ở đâu mà lắm thế này.Anh buông lời gọn lỏn:− Tuỳ cô.Trời! Trong phòng chỉ có một cái bình bể, hổng lẽ bây giờ phải ra tới chợ mua. Thây kệ! Chuyện nào cũng gấp, Pha Lê cắm hết bó hoa vào chiếc bình rồi để lên bàn giám đốc, sau đó cô làm nốt công việc của mình.Hình như Phú Gia cũng không màng đến chuyện chưng hoa, chỉ bảo lấy lệ mà thôi. Nhưng sau giờ giải lao thì bỗng nhiên có một dòng nước đen sì từ trong bình chảy ra.May phước Phú Gia trông thấy nên đã dẹp giấy tờ sang một bên và nhìn cô như kẻ thù.Pha Lê bận túi bụi nên không có thì giờ quan sát chung quanh, kể cả chuyện cười của mấy cô thư ký gần cô.Phú Gia thấy mình dường như bị lu mờ khi thấy phòng làm việc mất đi trật tự ban đầu. Mà đối với anh, chuyện đó là đại kỵ.Phú Gia ngẩng lên gọi:− Pha Lê!Dường như Pha Lê không màng đến chuyện chung quanh. Cho tới khi cô nghe ai níu tay mình một cái, Pha Lê la lên:− Này! Sáng nay, chị đừng có giỡn nhé. Nội em tính mấy cái hoá đơn này đã hết buổi sáng, còn máy vi tính mười trang văn thư nữa đó. Em phải làm cho kịp.Sáng nay quên ăn, đói muốn xỉu nè.− Cô biết cái bình bể nhưng vẫn chế nước vô để chọc tôi phải không?Tiếng của Phú Gia. Pha Lê đứng lên nhìn quanh rồi đi tìm cái giẻ lau:− Tôi biết bình bể nên đâu chế nước. Có lẽ ai đó sợ gió ngã lật bình nên chế giùm chứ gì.Câu nói của Pha Lê như giải thích chứ không nhằm tố giác ai cho nên Phú Gia không thể lôi chuyện đó ra làm trời được. Anh bỏ ra ngoài một nước.Phải nói là Pha Lê có khả năng tập trung cao, có năng lực làm việc dù cô đang đói bụng. Cô tất bật và quan trọng là cô không câu nệ công việc. Cho nên trong phòng, ai thấy cô cũng muốn sai bảo vì cô nhỏ tuổi nhất nơi đây mà.Pha Lê chỉ cần liếc sơ qua là thấy hết, nhưng văn phòng của anh một tuần nữa mới hoàn thành. Thôi đành chịu khổ một tuần lễ nữa bé ơi.Phú Gia có xem qua sổ lương và lấy làm bực mình cho cung cách làm việc của các cô. Hiện tại, ai cũng làm thêm giờ, lương tăng nhưng hầu hết công việc của họ đi ra bên ngoài đều réo Pha Lê. Ngược lại, Pha Lê lại giữ mức lương thấp nhất vì chưa có hợp đồng. Thế nhưng cô chưa lần nào gặp riêng Phú Gia để mắng vốn anh một lời. Hình như anh cũng không tồn tại trong mắt cô, mà chỉ có công việc. Nhưng Phú Gia cũng không muốn làm oai với Pha Lê, vì anh quá biết cô là ai.Còn một việc ngoài giờ làm mà anh phải tập cho cô đó là sự cứng rắn trong tình cảm, không được xiêu lòng trước hoàn cảnh khó khăn, và nếu không ai nhận ra điều tiềm ẩn nơi cô thì họ khó mà khám phá cô cho được.Chuông di động của Pha Lê rung một điệu nhạc. Chỉ cần nhìn số là cô biết ngay của Phú Gia, nên cô tắt máy. Hơn một tháng nay, anh không hề gọi hỏi thăm cô như lúc trước thường làm. Và nơi cách đây vài phút, anh vừa ngang qua chỗ cô ngồi nhưng cô có nghe anh nói gì đâu, bây giờ gọi điện thoại làm gì không biết.Năm phút sau, Phú Gia xuất hiện trước mặt cô với dáng vẻ của một ông chủ.Thấy ghét! Sao tự dưng cô không thích anh làm giọng bộ như vậy. Đối với cô, Phú Gia tài xế hay Phú Gia giám đốc thì cũng như vậy thôi.− Pha Lê! Sau giờ làm việc, đợi tôi trước cổng!− Có chuyện gì vậy anh?Pha Lê làm ra vẻ vô tư như không hề có cuộc điện thoại khi nãy. Nhưng Phú Gia chẳng nói thêm một lời nào khác rồi bỏ đi. Đúng là anh ta đã thay đổi thái độ. Tự dưng Pha Lê cảm thấy dị ứng và lòng cô dậy lên sự phản kháng như thể bất phục. Cô cảm thấy mình thật hèn nhát khi nhất nhất phải làm theo mệnh lệnh của anh ta, dù cho Phú Gia có thể đuổi việc cô bất kỳ lúc nào.Hai giờ làm việc còn lại qua thật mau, Pha Lê còn nán lại mười phút để làm cho xong mọi việc như thường ngày rồi thu dọn, chỉnh trang y phục mới xuống thang lầu.Pha Lê vừa ra đến sân, liếc nhìn chiếc xe hơi bóng lộn nằm im lìm dưới gốc hoa anh đào. Lập tức cô mở cửa chui vào xe, nhưng Phú Gia ra lệnh:− Ngồi vào tay lái đi!Phú Gia đưa mắt nhìn cô từ phía băng sau.− Nhưng ...− Không nhưng nhị gì cả, tôi bảo thì cứ làm đi!Trên tay Phú Gia vẫn là bản hợp đồng.− Chạy tới nhà hàng Bích Câu, tôi phải gặp gỡ một khách hàng. Tuy hắn cũng không phải là nhân vật ghê gớm lắm để tôi có thể huỷ bỏ giờ tập thể thao thường ngày, nhưng cách nói chuyện của hắn qua điện thoại khiến tôi muốn bàn công chuyện ngay.− Nhưng đó là chuyện của anh.− Không! Của công ty.− Nhưng tôi đã làm xong việc ngày nay và đang đói. - Pha Lê cãi lại.− Tôi biết. Sở dĩ tôi muốn cô đi theo là để học hỏi, rút kinh nghiệm. Thực ra, mọi người làm việc trong văn phòng đều được chấm điểm theo camera. Lương hàng tháng cũng vì thế mà thay đổi. Tuy cô chưa nhận việc chính thức, nhưng một khi đã được cất nhắc thì cho cô yên tâm. Còn bây giờ thì cố mà học hỏi đi.Pha Lê cũng không ngạc nhiên vì điều anh vừa nói. Có một lần cô sang phòng anh nhận chữ ký, cô đã nhìn thấy anh quan sát camera trước mặt từ phòng làm việc riêng kiểm soát những người làm việc từ bộ phận văn phòng.Hơn nữa, công việc hằng ngày đã được cô hạ quyết tâm thì nhất định phải có kết quả tốt.Phú Gia tranh thủ xem văn bản mà cô vừa đánh máy trao cho chị văn thư.Thật ra chỉ có Pha Lê, anh mới tin tưởng và vừa ý trong mọi việc, vì anh biết tính cô trung thực lại mau mắn và rất cẩn thận. Nhìn chung là nghiệp vụ văn phòng của cô rất tốt chỉ còn khả năng giao tiếp. Anh muốn xem cô có nhạy bén với công việc như thế nào.Xe tới nhà hàng vào lúc năm giờ chiều. Khách hàng của anh cũng đã có mặt.Qua cuộc trao đổi ngắn, hai bên đã có một thoả thuận chung. Pha Lê nhìn người đàn ông trung niên trước mặt và khâm phục cách nói chuyện lịch sự của ông ta.Tất nhiên là Phú Gia cũng giỏi không kém. Thỉnh thoảng, ông ta có quay sang hỏi cô vài câu và cô trả lời tự nhiên lưu loát. Nhưng ông ta vốn là người Pháp nên có đôi khi ông ta xen vào vài từ và lập tức Pha Lê đáp lời lại bằng tiếng mẹ đẻ của ông, khiến đôi bên hết sức hài lòng.− Cô có biết ngôn ngữ La tinh không?− Tôi cũng có học qua. Nói chung là đã từng hát và đọc tiếng La tinh qua thánh lễ.Đôi mắt của ông ta sáng lên những tia nhìn thiện cảm:− Cô là một người rất đặc biệt. Có phải cô từng có ý nghĩ phục vụ đời mình cho tha nhân không? Có một lúc tôi tưởng chừng mình chỉ có thể sống vì lý tưởng đó, nhưng tôi không có được ơn đặc biệt.− Tôi thích được phục vụ hơn là được người khác phục vụ.− Cảm ơn cô vì câu nói dễ thương đó.Pha Lê mỉm cười đón nhận và cô ưu tiên chọn thực đơn cho ba người. Sau bữa ăn, Phú Gia có cái hẹn chính thức đón ông vào sáng ngày thứ hai tại văn phòng công ty. Họ chia tay nhau trong sự luyến tiếc.Trên đường về, Phú Gia cầm lái. Anh đưa cô tới một khách sạn sang trọng và chọn một phòng ở tầng hai:− Vào đây một chút!Pha Lê cứ ngỡ đây là một nhà hàng, vì cô thấy có phục vụ tiệc cưới bên dưới. Có lẽ Phú Gia muốn chọn một phòng để uống cà phê hay ăn thêm một món nào đó, hoặc có hẹn với một nhân vật nào đó mà cô chưa từng biết.Lên đến phòng, Phú Gia tự nhiên đi tắm. Anh xối nước ào ào. Còn Pha Lê ngồi xuống ghế xa lông ngắm lọ hồng nhung trước mặt với những ý nghĩ bâng quơ thoáng qua trong đầu. Cô muốn hỏi anh kêu lên đây có chuyện gì, và nếu chỉ để nghỉ ngơi thì cô xin phép về trước. Thực ra, cô có thể bỏ đi mà không cần phải nói, nhưng như thế ngày mai gặp lại anh ta có lý do bắt bẻ cô. Hơn nữa trong chiếc cặp táp kia có biết bao giấy tờ quan trọng làm cô ngần ngừ.Phú Gia tắm xong, anh phơi mình trần trước anh mắt sượng cùng của Pha Lê. Lần đầu tiên ở Phú Gia, cô bắt gặp cái nhìn thiếu tôn trọng như vậy. Anh quét khắp người cô như ngầm đánh giá một điều gì.Pha Lê đứng lên:− Hình như anh có chút rượu nên hơi mệt. Anh cứ nghỉ ngơi. Tôi phải về đây.− Ngồi nói chuyện một lúc được không? Chỉ có công việc mới kết nối cô và tôi thôi hả? Cô cần phải biết nhiều thứ để có thể vững vàng trong sự nghiệp sau này.Pha Lê cười:− Anh đừng có nói mai mốt tôi sẽ làm giám đốc nhé?− Biết đâu, bởi công ty đó không thuộc về tôi. Sau khi mãn hợp đồng, họ có thể thay người.− Má nuôi anh sẽ không làm như vậy đâu.− Tôi biết, nhưng bà có thể vì con gái mình mà vứt tôi đi không chừng.Một thoáng lờ mờ trong đầu Pha Lê khi cô tự liên kết những câu nói mơ hồ của Ngọc Bạch và dì Tuyết lại. Có một cái gì đó chưa được sáng tỏ trong chuyện này và nó có liên quan đến cô.− Anh không dám khinh thường tôi, đúng không?− Cô nhạy bén đó. Vì nếu cô đáng đánh đòn, tôi không có quyền trừng phạt mà chỉ có thể đặt lên má cô một nụ hôn thôi.− Tại sao?Phú Gia nheo mắt lại, anh với tay lấy chai rượu vang trước mặt rót một ly nhỏ rồi nhấp môi.− Cô muốn biết lắm à?− Vâng.− Đừng vội! Hãy uống với tôi một ly, tôi sẽ bật mí cho biết.Pha Lê nhìn cái ly nhỏ mà Phú Gia xoay trên tay, cô ước lượng mình có thể say vì một ly nhỏ này không? Nhưng cô cũng muốn biết rõ ràng mọi chuyện về cuộc đời mình. Pha Lê đắn đo, cuối cùng trí tò mò khiến cô gật đầu:− Được. Vậy thì hãy nói đi!− Cái gì đối với cô là quan trọng nhất?− Bí mật cuộc đời.− Có cần nôn nóng như thế không?− Tôi muốn được biết tất cả. Cô có nghe câu dục tốc bất đạt chưa?− Rồi. Nóng quá là không thành công chứ gì?− Phải. Một người có tánh này thì chỉ có nhận lấy sự thua thiệt, trong công việc lại cần phải điềm tĩnh hơn.Pha Lê khó chịu, cô không chịu được cái kiểu vừa gợi ý, vừa răn đe như thế, mặc dù anh đang là sếp của cô và cô từng nghĩ đến anh với một tình cảm tốt đẹp. Cô rót rượu vào đầy ly, rồi trút vào miệng mình, liên tiếp đến năm, sáu ly gì đó, rồi nhìn anh thách thức:− Nói đi, tôi đã uống rồi đó.Không có câu trả lời mà chỉ có cái nhìn vừa dịu dàng vừa nóng như những ly rượu vừa chảy qua cổ họng cô xuống bao tử, tạo thành một thứ nong nóng rồi như có lửa trong người. Pha Lê đứng lên:− Anh không nói thì tôi đi đấy.Mới bước được mấy bước, đôi chân cô như nhấc không nổi, bước chân xiêu vẹo, mặt cô đỏ như gà nòi, đôi tai nóng phừng lên, mắt hoa lên, cô nhìn có đến mấy Phú Gia lận.− Cô say rồi, để tôi đưa cô lại giường nằm, đi về chưa ra tới cửa đã ngã cho mà xem.− Ai nói với anh, tôi ...Pha Lê ngã dúi vào người Phú Gia, cô nghe toàn thân mình được nhấc bổng lên và chuyện gì đã xảy ra cô hết còn biết nữa ...Pha Lê thức giấc vào lúc nửa đêm. Cô nằm lặng im, nghe đầu mình váng vất nhức và cơ thể cô như lành lạnh nổi gai ốc, như trống trải vậy. Pha Lê hắt hơi mấy cái, và giật mình vì hình như có một vật gì đó đè lên thân thể cô. Một cái chân? Hoảng hốt, Pha Lê bật ngồi dậy. Pha Lê kêu lên hoảng sợ, hai tay cô bưng miệng, bởi ...Pha Lê nhìn lại thân thể mình, không mảnh vải che thân, cái áo của cô rơi xuống nền gạch bóng loáng. Còn Phú Gia, anh ta cởi trần nhưng mặc quần dài nghiêm chỉnh, có cả dây nịt to bản trên thắt lưng.Pha Lê dùng hết sức mình giở cái chân anh ta ra khỏi chân cô. Hành động này làm Phú Gia thức giấc, anh mở mắt ra nhìn Pha Lê.Pha Lê nhảy xuống giường, cô vơ lấy cái áo và lập tức chạy vào toa-lét mặc vào. Cô ở luôn trong toa-lét khá lâu, rồi mới trở ra vì không thể ở mãi được, dù gì cô cũng phải đối mặt với anh ta. Chuyện gì đã xảy ra khi cô say rượu, anh ta lợi dụng cô như Thế Phan từng lợi dụng cô? Pha Lê thấy nổi giận. Đàn ông cùng một lũ như nhau. Tiếc là bây giờ mới ba giờ sáng, cô không có can đảm một mình đi ra đường. Làm sao đây?Phú Gia mở to mắt nhìn Pha Lê khi thấy cô đi ra, tuy nhiên anh vẫn ngồi tựa vào thành giường, cái ngồi mà như nằm, giọng thật khẽ và cũng thật thản nhiên:− Nằm lại một chút đi, sáng hẵng về.Pha Lê ấp úng:− Nhưng tôi ...Chỉ nói được hai tiếng Pha Lê cúi đầu im lặng. Cô nói gì đây? Hỏi anh ta, giữa cô và anh ta có chuyện gì đã xảy ra rồi?Phú Gia nói mà không nhìn Pha Lê:− Không khóc à? Cũng gan lắm. Nhưng đi về lúc này ... chậc ... muốn làm cho cả nhà náo động lên hay sao?Pha Lê nhìn anh hằn học:− Tôi căm ghét anh.− Còn gì nữa?− Anh có chủ ý gì khi dẫn tôi vào đây?− Muốn dạy cho cô một bài học.− Tôi cần gì anh dạy. Anh dạy tôi cái gì, lợi dụng tôi thì có.− Cô nhìn lại bản thân mình đi. Quần áo là do cô tự cởi, tôi không cản vì thấy cô bứt rứt, đã như vậy cô còn nôn đầy phòng, bắt tôi dọn dẹp.Phú Gia cười nhếch mép:− Thú thật nhé, tôi chỉ thấy mà không làm gì cả. Tôi không có hứng thú với người say và háo thắng. Hơn nữa, nếu tôi cần gì hay giải quyết vấn đề gì, tôi chỉ cần bấm chuông là có người phục vụ ngay. Nhưng này, bỏ cái tính háo thắng ấy đi, không hay chút nào.Pha Lê muốn khóc vì buồn và tủi nhục. Anh ta rẻ rúng cô như thế đấy và cái nhìn mới thật đáng ghét. Cô cảm thấy xấu hổ và bơ vơ, không còn biết tin tưởng vào ai thì ra bọn đàn ông cùng một giuộc như nhau, họ là con cáo già mà cô chỉ là một con cừu non, cả tin, khờ dại.Tự dưng ý muốn phấn đấu cho công việc, cũng như ao ước biết rõ bản thân mình chợt tan biến đi từ lúc nào. Cô nghe mọi ý thức rã rời.Phú Gia nói phải, cô không còn là một khối pha lê tinh khiết nữa vì tính nông nổi của mình. Vậy mà bấy lâu nay cô luôn hãnh diện cho bản thân mình, vừa học giỏi, vừa khôn ngoan vừa xinh đẹp. Nhưng mới bước ra đời, cô đã được một bài học, mọi chuyện không đơn giản như cô từng nghĩ.Phú Gia đứng dậy, anh lấy áo mặc vào, xong anh đến cạnh cô.− Muốn về, tôi đưa về.Bốn giờ sáng, Phú Gia đưa Pha Lê đến một tiệm mì, anh gọi cho cô ly sữa cùng hai tô mì. Pha Lê ăn uể oải, tô mì và ly sữa vơi không hết phân nửa.Năm giờ anh đưa cô về công ty nói như ra lệnh:− Lên phòng tôi ngủ một chút đi.Pha Lê bị anh lôi đi. Vào đến phòng riêng, anh mở cửa và đẩy cô vào.Pha Lê không biết mình có nên chống lại, cô lờ đờ một cách vô cảm, mặc cho anh ấn cô nằm xuống giường.− Ngủ một chút đi, để thôi mắt thâm quầng, khó lấy lại lắm.Pha Lê nằm xuống, cô nói với giọng hết sức chán nản:− Tôi còn gì mà lấy lại?Phú Gia đứng ra xa, anh duỗi tay làm động tác thư giãn:− Tại sao em bi quan quá vậy?Tiếng” em” vừa trầm ấm vừa thân thiện khiến Pha Lê quên hết, cô ôm chầm lấy anh như tìm lấy một mình một chỗ dựa.− Chuyện gì đã xảy ra vậy anh Phú?− Không có.− Có mà.Phú Gia nhìn vào mắt Pha Lê, cái nhìn lạ lẫm:− Không tin ư? Tôi không làm như vậy khi người ta say rượu. Hơn nữa, tôi vốn có cảm tình với cô, nhưng bên cô lại có một áp lực lớn đè nặng. Vì cô còn khờ lắm, mà tôi thì có nhiệm vụ dạy dỗ hướng dẫn cô thành một con người tự tin, bản lãnh.Pha Lê gục đầu vào bờ ngực rộng của anh:− Nhưng em không tin.Phú Gia gác tay lên trán vẻ như không muốn ôm lấy hay âu yếm cô:− Cô muốn như thế ư? Nếu thích thì tôi sẽ đáp ứng.Vẻ lảng tránh của Phú Gia vừa thân mật và xa lạ khiến Pha Lê ngỡ ngàng, cô tránh người khỏi vòng tay Phú Gia toan đi, nhưng anh kéo tay cô lại:− Ngủ một chút đi!Pha Lê thở dài đi lại nằm xuống giường, cô nằm sát vào trong và trùm mền kín cả đầu đến chân. Thật lâu ... Pha Lê lắng nghe tiếng xe bên ngoài và một chút ánh sáng của một ngày xuyên qua khung cửa sổ, trời đã sáng.Hôm nay là ngày chủ nhật, cô không có đi làm, cũng không thể ở đây mãi được. Một ý nghĩ đến, Pha Lê tốc mền ra ngồi dậy.− Tôi về.Cô nặng nề bước chân ra cửa và đi như chạy.Phú Gia đứng lên lầu nhìn xuống qua cánh cửa sổ, anh thấy Pha Lê lên xe tắc xi, cái dáng đi lầm lũi của cô làm anh nao lòng. Anh hạnh phúc được ở bên cô, anh đâu phải thánh mà làm ngơ trước vẻ đẹp yêu kiều của cô. Anh không ngờ cô xinh đẹp và hiền lành đến như thế. Mấy lần anh cố dằn lòng để tránh ôm lấy cô, hôn lên đôi môi mọng ấy và yêu cô. Hẳn cô đâu có biết anh bị cô thu hút ngay trong lần đầu gặp gỡ. Phải nói rằng đi chu du khắp nơi, nhưng anh lại chỉ tìm thấy một người.Trong hoàn cảnh đặc biệt của cô, anh không có quyền tấn công cô như vài cuộc tình trước đây, mà anh cứ ngỡ mình đã yêu, bây giờ nhìn lại, mới hiểu là không phải. Anh chỉ thật sự rung động trước một người cùng giường với anh đêm qua. Anh đã cố gắng giữ gìn cho cô mà không biết phải giải thích như thế nào. Vì càng nói càng làm cho cô hiểu lầm, đẩy tới sự việc nghiêm trọng hơn.Có thể cô đang nhớ tới chuyện đêm qua với một sự hoài nghi.Phú Gia lắc đầu, anh không ngờ mình yếu đuối đến như vậy khi biết rõ mình đã yêu một người say đắm.Trong anh là tiếng thở dài thật sâu, nhẹ nhàng thay cho lời anh muốn nói.Pha Lê! Anh yêu em. Anh yêu em và nhớ em thật nhiều, bởi anh cũng có những nỗi khổ tâm riêng.Anh đang làm việc cho một người và không thể nào lẫn lộn giữa công việc và tình cảm. Biết bao nhiêu lần ông Bình đã gợi ý anh về giúp ông, nhưng suy cho cùng, anh là người của bà Hồng Lan, dù anh từng công tác cho ông Bình theo yêu cầu của bà, cô con gái duy nhất có tên Pha Lê. Và một người đầy tớ không thể làm tôi cho hai chủ. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 14 − Anh Hải! Mở cửa, mở cửa! Tiếng của Ngọc Bạch. Cô vừa hét vừa đập tay ầm ầm lên cửa bằng tất cả tức giận.Trong phòng, Hồ Hải trỗi dậy, anh ta lấy áo quần mặc vào, và nhìn cô tình nhân của mình đang nằm một cách hớ hênh. Ngọc Bạch xuất hiện không đúng lúc chút nào, cô làm cho Hồ Hải mất cả hứng thú.Hồ Hải chỉ mặc có cái quần đùi, anh ta đi ra mở cửa với ý định ngăn cô ở bên ngoài, bởi vì anh ta không thể im lặng với tính cách quá ầm ĩ kia.Vừa rút chốt cửa, Hồ Hải vừa càu nhàu:− Em làm cái gì mà anh tưởng như là sắp sập nhà tới nơi vậy hả?Cánh cửa vừa rút chốt, một tay Hồ Hải đẩy mạnh Ngọc Bạch ra để cô không vào được trong phòng.− Em làm cái gì vậy hả?− Em hỏi anh đang làm cái gì đúng hơn.Ngọc Bạch nhìn Hồ Hải từ đầu tới chân, rồi bất chợt cô xô mạnh anh ra, chạy ào vào phòng, đến bên chiếc giường. Một sự thật đang phơi bày trước mắt cô. Cô gái nằm trên giường, tấm chăn hững hờ phủ qua nửa người, lộ một phần vai trắng nõn và đôi chân trần dài. Cô ta nhìn lại Ngọc Bạch không chút sợ hãi, còn rít một hơi thuốc, nhả khói ra.− Sao thấy rồi chứ? Rõ rồi thì cút xéo đi. Anh Hồ Hải đã chán cô rồi, ảnh nói như thế đấy. Còn cô thì cứ bám chặt lấy anh ta, không biết xấu hổ à?Ngọc Bạch nổi xung thiên lên ngay, cô lao ào lên giường, túm tóc cô gái mà đánh. Cô gái kêu rú lên:− Anh Hải ơi! Cứu em ...− Thôi đi!Hồ Hải nắm tay Ngọc Bạch kéo mạnh ra, xô cô ngã dúi về phía cửa, quát:− Cô làm cái quái gì vậy, hả? Cô có tư cách gì mà đánh người yêu của tôi hả?Ngọc Bạch chụp tay vào thành ghế gượng lại cho khỏi ngã. Cô đau vì hành động phũ phàng của anh và đau cả vì lời nói bạc tình bạc nghĩa kia. Cô uất ức nhìn Hồ Hải:− Anh nói tôi không có quyền? Vậy còn những lúc anh nói yêu tôi, hứa sẽ cưới tôi, những lúc anh nhận tiền của tôi? Căn nhà này cũng là căn nhà tôi bỏ tiền ra, tôi có quyền tống cổ nó ra khỏi nhà này.− Cô hãy nhớ lại xem, căn nhà này ai đứng tên chủ quyền vậy? Là Hồ Hải, Hồ Hải đứmg chủ quyền. Nhưng trong nay mai, tôi cũng chẳng ở trong nhà này nữa, tôi bán căn nhà này cho Thế Phan rồi. Ha ha ... Vui thật? Cô em bỏ tiền ra mua, ông anh trai mua lại. Cuối cùng, tôi vẫn có một số tiền. Thế Phan mua căn nhà này để dụ Pha Lê đến đây đó, cô rõ chưa?Những lời lẽ của Hồ Hải thật tàn nhẫn, như lưỡi dao bén ngót xuyên vào trái tim Ngọc Bạch đau đớn. Cô có lỗi lầm gì khi yêu Hồ Hải thật lòng?Bưng hai tai, Ngọc Bạch chạy lao ra ngoài. Sự thật đau đớn và quá phũ phàng, khiến cô chỉ muốn chết đi cho xong một đời. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 15 − Bác sĩ! Con gái tôi như thế nào? Bà Ngọc Tuyết lao lại lo âu, dòng nước mắt ràn rụa trên đôi má xanh xao.Ông Bình vỗ nhẹ lên vai vợ cho bà bình tĩnh, song bà Tuyết như không nghe thấy, cứ hỏi dồn:− Sao hả bác sĩ? Con gái tôi như thế nào rồi?Vị bác sĩ nở nụ cười hiền từ:− Cô ấy đã qua được cơn nguy hiểm, nhưng chưa tỉnh lại được, vì thuốc ngủ hãy còn trong cơ thể. Ông bà hãy yên tâm, ngày mai cô ấy sẽ tỉnh lại thôi.Ông Bình thở phào nhẹ nhõm:− Cám ơn bác sĩ.Chờ cho vị bác sĩ đi, ông Bình mới dìu bà ngồi xuống ghế.− Bà ngồi một lát, tôi bảo tài xế đưa bà về. Con không sao rồi.BàTuyết sụt sùi:− Tại sao nó lại dại dột như vậy? Sớm biết Hồ Hải là cái đứa không ra gì rồi thì dang nó ra đi, cứ đeo theo một thằng suốt ngày chỉ biết ăn chơi, để cho nó lợi dụng rồi uất ức mà tự tử, không biết nghĩ đến công ơn cha mẹ.Ông Bình nghiêm giọng:− Đó là việc bà nuông chiều con quá đáng đó.− Nuông chiều con quá đáng ư? Tôi muốn bù đắp cho nó đó. Ông là một người chồng phản bội vợ, ông có biết tại sao tôi đau tim không? Đừng tưởng tôi không biết con Pha Lê là giọt máu rơi của ông.− Sao khi không bà lại lôi chuyện này nói ra ở đây vậy?− Bởi vì từ lúc có con Pha Lê, tôi khó chịu, khó chịu ông rõ chưa? Hãy bảo nó trở về cô nhi viện hay cuốn xéo đi đâu cho khuất mắt tôi đi.Ông Bình lạnh lùng:− Tôi có bổn phận với con gái của tôi, như bà có bổn phận đối với thằng Thế Phan vậy.Câu nói của ông làm cho bà giật mình sừng sộ:− Cái gì có Thế Phan ở đây nữa?− Nó là con riêng của bà trước khi bà làm vợ tôi, không phải sao?Bà Tuyết hoảng sợ cúi đầu. Thì ra ông đã biết, vậy mà ông vẫn im lặng, và có lẽ vì vậy mà ông đã dang díu với Hồng Lan.Đứng bật dậy, bà đi ngay ra cửa, quên hẳn Ngọc Bạch còn nằm trong phòng cấp cứu. Ồng Bình thở dài nhìn theo, song ông cũng đứng lên bước vào phòng với con gái.Ngọc Bạch vừa tỉnh lại, cô nghẹn ngào:− Ba ơi! Ba không trách con dại dột chứ hả ba?− Nhưng nếu con cứ tiếp tục sự dại dột, ba sẽ trách và rất giận con. Một cái đứa không ra gì lại hơn hẳn cha mẹ mình sao con?Nước mắt Ngọc Bạch trào ra:− Con xin lỗi. Nhưng sau lần chết hụt này, con tỉnh rồi ba ạ. Hồ Hải chỉ lợi dụng con, một người như vậy đáng gì cho mình nhớ hay yêu, phải không ba?Ông Bình vuốt tóc con, mỉm cười:− Con đã suy nghĩ thấu đáo như vậy, ba vui lắm. Con uống sữa, ba lấy cho con nhé.− Dạ.Pha ly sữa, ông Bình dịu dàng đỡ con gái đậy, ông bón từng muỗng sữa cho con. Ngọc Bạch cảm động nhủi đầu vào ngực cha. Cô sẽ quên Hồ Hải, nhất định như vậy, tên lừa đảo sở khanh.Chăm sóc cho cô con gái lớn, ông Bình lại liên tưởng đến đứa con gái nhỏ.Nó thông minh xin xắn như Hồng Lan, ông vẫn chưa dám nhìn nó. Và nếu như có biết ông là cha nó, liệu sẽ như thế nào đây?Một đứa con gái sống sung sướng đầy đủ trong tình yêu của cha lẫn mẹ, và một đứa con gái sống ở cô nhi viện từ lúc nó ra đời đến khi lớn khôn. May mà cuộc đời nó tốt đẹp, nếu không ông ân hận mãi một đời. Ông muốn bù đắp cho nó, nhưng nó hãy quá xa lạ với ông. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 16 Pha Lê vể tới cô nhi viện Thanh Trúc vào lúc chín giờ, cô đi tìm xơ quản lý ngay. Xơ rất ngạc nhiên vì sự có mặt của Pha Lê, nhưng cô không biết nói gì ngoài một lời thú tội: − Con muốn xin xơ, cho con quay về.Thật ra, con đã vấp ngã và cảm thấy hồn con thật nặng nề.Xơ quản lý nhỏ nhẹ:− Chuyện gì thế Pha Lê?− Con xin xơ cho con nương náu.Xơ quản lý gật đầu:− Nơi đây rất cần cho một người tự nguyện vì công việc và có năng lực như con. Nhưng khi có người tìm con, con phải giải quyết như thế nào cho hợp lý.− Con xin vâng ạ.Pha Lê trở về cô nhi viện. Cô không trở về nhà, căn nhà đang có quá nhiều lộn xộn. Bà Tuyết gần như điên lên vì biết Hồng Lan trở về, còn ông Bình sống trong ray rứt, Ngọc Bạch tự tử, cô vẫn thầm mong một sự quay về ăn năn hối lỗi của Hồ Hải, nhưng anh ta vẫn như chim trời cá nước bặt tăm.Cho nên sự ra đi của Pha Lê như những chiếc lá rụng cuối mùa, không ai đi tìm cô, cũng không ai nhớ cô. Người Pha Lê mong nhất và cũng làm cho cô quá đau khổ, chính vì anh ta mà cô quay trở về cô nhi viện, và cũng nhận rõ ra tâm hồn cô không còn bình thường nữa. Cô nhi viện quá lặng lẽ cho cô thêm nhớ một người, nhớ nhung đến cháy lòng.Hai tháng trôi qua, Pha Lê vào khoá học cuối cùng. Cô đi học bằng chính lương của cô nhi viện trả cho những giờ lên lớp của mình. Tuy đồng lương khiêm tốn và những vật dụng nơi đây cũng đơn giản, nhưng có những tấm lòng nhân hậu tiếp nhận cô vào một cộng đồng phục vụ hy sinh cho tha nhân quanh mình.Pha Lê nghe lòng bình yên trở lại. Một hôm, xơ quản lý gọi lên văn phòng, nhỏ Mai Lan cũng có mặt nơi đó. Mấy tháng nay, hai đứa luôn kề một bên nhưng không thể nói cho nhau nghe tâm trạng buồn vui bất chợt của nhau, vì giờ đây hai đứa đã lớn lên nhìn cuộc đời với nhiều cảm nghĩ khác nhau và mỗi người đều bận, cho nên chỉ nhìn thấy hiểu nhau và một cái siết tay thật chặt đã là quá đủ. Hơn nữa, Pha Lê chưa có thể tâm sự được nên Mai Lan biết ý cô, không hỏi, để chừng nào Pha Lê muốn nói thì nó sẵn lòng nghe.− Pha Lê! Con về ngay đi, ông Cao Bình đang bệnh nặng.− Con sẽ tới thăm ông ấy?− Nhưng ông Cao Bình chính là cha ruột của con. Ngày xưa, ông không cưỡng lại sắc đẹp của bà Hồng Lan cho nên hai người đã có quan hệ với nhau, và kết quả là bà Tuyết trả thù tình địch bằng một ca a-xít. Thù hận, bà Lan ra đi với một quyết tâm sẽ quay về rửa hận, cho nên khi vừa sinh ra con, bà đã gửi con tại cô nhi viện này để đi chữa bệnh và lao vào kinh doanh. Vốn là người thông minh nhạy bén với thương trường, cho nên bà Lan nhanh chóng thành công. Bà muốn cho Pha Lê xuất hiện trong nhà ông Bình khi bà vừa nhìn thấy ảnh của con bé. Nó giống bà như khuôn. Vốn được học hành cho nên Pha Lê có phần ngây thơ và hiền lành hơn. Đứa bé ấy chính là con.Pha Lê đáp lại một cách bình thản:− Chuyện đó con cũng đã đoán ra một phần nào, nhưng con muốn nghe từ một người. Không ngờ người đó lại là xơ. Con rất tin tưởng ở xơ ạ.− Thế bây giờ con định như thế nào?Pha Lê thở hắt ra:− Thoạt đầu, ông Bình cương quyết nhận con về vì muốn giữ trọn lời hứa với bà Lan, là chu cấp nuôi dưỡng một đứa trẻ theo ý của bà. Cho đến khi trong nhà ông Bình xảy ra lắm chuyện, mỗi ngày càng mâu thuẫn với nhau hơn, đến nỗi bà Lan vì thương con nên muốn đem nó về công ty riêng của mình, mà thôi không trừng phạt bà Tuyết nữa, nhưng rồi con lại ra đi.Xơ thở dài:− Ngọc Bạch mới tự vận cách đây hai hôm, may mà phát hiện sớm.Pha Lê hụt hơi:− Nhưng chỉ đã chấp nhận con là em gái mà.− Không phải chuyện nhận chị em đâu, nghe nói vấn đề ở chỗ tình cảm.Người yêu của Ngọc Bạch có bồ công khai, cô ta uất ức quá không nói được mà muốn chết.− Chỉ không sao chứ xơ?− Ngọc Bạch mới vừa tỉnh, ít ra cho tới lúc này thể trạng nó tuy ổn nhưng chưa có thể đảm bảo được.Pha Lê nói:− Con sẽ tới chăm sóc họ, nhưng không quay về chung sống, vì trước hay sau này, nơi đó cũng không phải là nhà của con.Xơ quản lý thăm dò thái độ của Pha Lê:− Con không ghét bà Tuyết với Ngọc Bạch ư? Chính vì họ mà tuổi thơ của con phải gian nan vất vả.Pha Lê lắc đầu:− Nếu nói mình không muốn có một mái gia đình là con nói dối. Nhưng nếu ai đó rơi vào hoàn cảnh của con thì thà sống ở nơi này còn hơn là phải đến một nơi có đầy đủ tiện nghi vật chất trong sự ghét bỏ của họ. Và nếu như bà Lan đem con theo thì bây giờ chưa chắc bà ấy thành công quay về mà số phận con lại phải lưu lạc tha hương.Mai Lan chen vào:− Thưa xơ, theo như nhỏ Pha Lê nói tự nãy giờ, thì chuyện nó rối rắm không phải từ trong gia đình mà là vấn đề tình cảm.Pha Lê cúi đầu im lặng như để thừa nhận chuyện nhỏ Lan nói là đúng, nhưng cô không có can đảm kể ra.Hai phút trôi qua, xơ quản lý đứng lên:− Nếu chuyện đó thì tự con suy nghĩ sẽ biết mình cần làm gì. Tuy con chưa ra đời, nhưng cứ nhớ những lời giáo dục làm người mà con học nằm lòng, đem ra xử sự cho tốt.− Vâng, con luôn ghi nhớ lời xơ dạy.− Cố lên con! Tương lai tươi sáng đang chờ con đó.− Con không muốn mình làm lu mờ chị em. Nhưng quả tình, cuộc đời của con vẫn con nhiều may mắn. Xơ yên tâm, nhất định con sẽ xử sự có chừng mực, không làm xơ phải mất mặt vì có một đứa học trò như con.Xơ quản lý dành cho Pha Lê tia nhìn ấm áp khiến cô cảm thấy hạnh phúc hơn lúc nào hết.− Dạ, con cám ơn xơ. Cho con chào hết các chị em đã hết lòng lo cho con từ trước tới giờ. Con phải đến bệnh viện ngay bây giờ để khỏi ân hận.Mai Lan nhìn Pha Lê giây lát rồi nói khẽ:− Nhà người yêu Phú Gia à?Pha Lê cười buồn:− Một câu hỏi thật khó trả lời. Yêu là vấn vương, là tiếc thương, là chìm đắm trong một thế giới nào đó mà ta chỉ nghe chứ chưa có dịp trải qua. Bởi Phú Gia nhắm vào ta là vì nghe một mệnh lệnh đào tạo của người đàn bà đau khổ và lạnh lùng. Trước đây, bà Lan muốn trả thù, nhưng bây giờ bà đang mê kinh doanh và hả hê trong sự chiến thắng khi trong tay có một con chốt chủ bài như ta đó. Bà ta đối xử với ta như với một con búp bê vô cảm. Rốt cuộc thì trong chuyện tình tay ba này, không có ai hạnh phúc cả.Mai Lan tìm lời an ủi:− Ngươi đẹp quá mà, lại quý tướng, chắc chắn sẽ không khổ đâu. Có điều bây giờ giữa lúc hai bên ráo riết cạnh tranh nhau mà lòng ngươi lại mong muốn hoà bình, thế mới khó xử đó.− Nhưng ba nuôi giờ trở thành ba ruột. Gia đình ân nhân tài trợ lại đón tiếp mình cho mình nương náu, dù gì chị Bạch cũng rất thoáng trong ý nghĩ nhận ta làm em út.− Nhưng nếu ngươi có chút quyền lợi trong đó thì tất cả đều kết thúc, − Ta đã được họ cho ăn học, thế mà quá đủ. Nếu bây giờ không biết làm việc thì của kho, ăn cũng mòn. Cuộc sống của thanh niên ngày nay là tự lập, không thể dựa dẫm vào cha mẹ như những cậu ấm ngày xưa. Thực sự là chúng ta đã trưởng thành.Pha Lê cúi đầu:− Thế nhưng còn mẹ ta, người đã khốn khổ vô cùng khi có ta. Phú Gia lại là một người có bản lĩnh, luôn đứng về phía mẹ, trong khi ba chỉ toàn nuôi ong tay áo. Mẹ đã cho ta một khuôn khổ riêng, được đúc từ thép, mục đích cho ta trở nên một người hữu dụng. Bà rất khổ tâm trong chuyện này, đó là nỗi buồn bâng khuâng của ta. Mai Lan! Mi nói đi, ta phải làm sao đây? Đi theo mẹ hay ở lại với ba?Mai Lan mỉm cười hồn nhiên:− Ngươi nhớ. Kinh hoà bình chứ?Mai Lan hát khe khẽ:Tìm an ủi người, được người ủi an.Tìm hiểu biết người, hơn được người hiểu biết.Tìm yêu mến người, hơn được người mến yêu.Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân .Pha Lê giương đôi mắt đẹp nhìn Mai Lan:− Biết là vậy, nhưng thực tế và những điều tâm niệm khác với nhau xa lắm.Mai Lan lắc đầu:− Cũng chỉ như vậy thôi. Cuộc đời quanh ta có biết bao là đẹp, là lòng yêu thương ... bao dung là lòng hy sinh. Nhà ngươi có cái tâm tốt thì lo sợ gì chứ.Pha Lê vui lên khi có người đồng tình với suy nghĩ của mình. Nhưng sao con nhỏ này hôm nay lạ lùng như thế? Cô nhớ có lần cô đọc “bí kíp võ công” của nó, trong đó chỉ toàn chuyện báo thù thôi. Đủ thứ “độc chiêu” như đem chuột bỏ vào túi áo, làm mặt nạ ma, cắt quai giày mỗi khi thấy kẻ thù sắp ra đường ...Toàn là những điều kinh khủng. Thế mà bây giờ nụ cười trong trẻo của nó chỉ chứa toàn điềm lành thôi. Thế ai đã cải huấn tâm hồn nó như vậy?Như đoán được ý nghĩ của Pha Lê, Mai Lan giải thích ngay:− Ta muốn nghe ngươi tâm sự, sau đó thì đến lượt ta.− Có chuyện gì? - Pha Lê nghe hồi hộp kinh khủng.− Có lần ta nói mình sẽ làm “chưởng môn” “cô nhi viện này theo” “bí kíp võ công” mà ta đã luyện, đúng không? Nhưng nay ta cũng sẽ theo gót xơ đi trong ân tình chúa, nhưng theo một quy luật hẳn hoi mà xơ đã nghiên cứu bằng suốt cuộc đời mình. Nơi đây là chốn nương thân của mình rồi, cô bạn thân yêu ạ.Pha Lê đứng lên, chắp tay cúi đầu:− Em chào xơ tương lai ạ.Mai Lan cười hả hê:− Sao, nhà ngươi không muốn làm. Ma ma đại tổng quản trong cung đình này sao?Pha Lê nghiêm mặt:− Thưa xơ, em lỡ yêu người ta mất rồi. Một người từng làm em kinh ngạc vì cách xử sự bản lĩnh của anh ta. Một nửa trái tim của em nồng ấm lên vì biết thương người đó.− Được. Vậy thì hãy yêu đi, đừng chần chờ nữa. Hỡi cô bạn thân yêu ơi!Trốn tránh không phải là kế sách an toàn đâu. Phải đối diện với sự thật để tìm ra phương cách sống cho mình.− Nghe mi nói, ta có cảm tưởng mình luôn đối mặt với cái chết, toàn là những điều sám hối.Rồi như Mai Lan biết nó làm cho Pha Lê không vui, nên rủ Pha Lê đi cô nhi viện Thanh Trúc. Những cánh hoa đua nở trong công viên cho lòng cô dịu lại đôi chút. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ ngày nào không còn nữa, mà thay vào đó là một kiến trúc hiện đại hoành tráng khiến cô phải tự hào về những truyền thống tốt đẹp nơi đây.Mai Lan tâm sự:− Thật ra, con người mình bé nhỏ thấp hèn, nhưng mình đã học hỏi được, và quyết tâm đóng góp hết công sức vào cô nhi viện này, cho thế hệ mai sau có một tương lai tươi sáng. Nếu có một hoài bão cho ngày mai, thì cuộc đời hôm nay luôn có những việc cần làm hết sức tốt đẹp. Pha Lê có thấy như thế không?Pha Lê nhìn Mai Lan trong giây lát rồi nói:− Dẫu mai sau mình có như thế nào, thì Mai Lan vẫn xem mình là cô bạn thân như xưa chứ?− Tất nhiên rồi.Hai bàn tay siết chặt nhau, mỗi người theo đuổi một ý tưởng riêng, nhưng cuối cùng họ vẫn tìm đến cái chân - thiện - mỹ , những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời hôm nay. Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 17 − Hồng Lan! Ông Bình hấp tấp đuổi theo Hồng Lan. Bà đã định đi luôn và xem ông như một kẻ xa lạ, nhưng hình như có tiếng rơi ngã làm bà dừng lại. Ông Bình đang cố tựa vào tường, cái cặp táp trên tay rơi xuống đất, mặt ông nhăn nhúm lại trong cơn đau đớn.Bà Lan hoảng hốt lao lại:− Ông Bình! Ông làm sao vậy?− Lấy thuốc ... trong cặp ... giúp tôi.Bà Lan vội vàng mở cặp ra, một tấm ảnh của bà, tấm ảnh đen trắng chụp hồi hai mươi năm về trước ... Bà run rẩy nhìn ông, song sau đó vội vàng lấy lọ thuốc, và bơm ngay vào miệng ông.− Ông Bình! Ông sao rồi?Có hơn năm phút, ông Bình mới tỉnh lại. Mắt ông mở hé ra mệt nhọc, nhưng bàn tay ông giữ tay bà lại.− Tôi biết em đã về.Bà rụt tay lại:− Vâng, tôi đã về, đã nhìn lại giọt máu bị bỏ rơi. Ông làm như thế nào mà con tôi nó trở về cô nhi viện rồi hả?− Nó bỏ đi không nói gì cả.− Nhưng tôi biết đó. Chính vợ ông đã cho đứa con riêng của bà ta toan phá hoại cuộc đời con gái tôi, may là tôi đã có mặt.− Nhưng em cũng biến Hồ Hải thành một người xấu, bỏ rơi Ngọc Bạch. Bây giờ thì nó chỉ có rượu, gái và cờ bạc.Bà Lan lạnh lùng đứng lên:− Tôi chỉ đòi hỏi lẽ công bằng cho con gái tôi. Còn công ty của ông ... nó sẽ phá sản trong nay mai.− Là em cài Phú Gia và người của em vào chứ gì? Tôi không trách em đâu, vì tôi biết em hận tôi, hận Ngọc Tuyết.Bà Lan quay đi. Đúng, bà đã làm như thế đó, nhưng sao sự trả thù không tạo cho bà sự vui vẻ nào mà chỉ có nỗi buồn. Và lúc này đây, những hận thù trong lòng bà cũng tiêu tan. Điều duy nhất bà mong muốn là được gần gũi đứa con gái xinh đẹp của mình.Người trợ lý ra tới, anh ta kêu lên khi thấy ông Bình ngồi trên nền gạch, lưng tựa vào tường:− Giám đốc ...− Tôi không sao. Cậu giúp tôi ra xe.− Dạ.Bà Hồng Lan nhìn theo ông. Đó là người đàn ông từng cho bà những rung động của tình yêu. Hai mươi năm đi qua, ông đã già và bà nữa ... Bàn tay bà bất giác sờ lên những vết thẹo trên gáy. Vết thẹo đã lành, còn vết thẹo của tâm hồn vẫn tồn tại mãi mãi với thời gian ... Cát Lan Mùa Lá Bay Chương 18 Pha Lê đến bệnh viện vào lúc ba giờ chiều. Cô tìm đến phòng ông Cao Bình và nhận thấy ông rất yếu. Tình trạng sức khoẻ rất bấp bênh. Lúc tỉnh, lúc mê và hay nói sảng. Có hai người giúp việc luôn túc trực bên giường. Thấy cô, họ vội đứng lên chào: − Bác sĩ nói huyết áp đã tăng trở lại và ông nhà qua được cơn nguy hiểm.− Dạ, xin cám ơn.Pha Lê lấy chiếc khăn ướt, lau tay chân ông, khiến ông mở mắt ra nhìn và dường như muốn bật dậy khi thấy người đứng trước mặt mình.− Hồng Lan ...− Không phải. Con là Pha Lê.− Pha Lê ư? Đứa con gái xinh đẹp của ta ư?Pha Lê cầm lấy bàn tay sạm của ông:− Vâng, con đây.− Pha Lê ... - Giọng ông hơi đứt quãng – Ngày xưa, gia đình ông nội con tuy là người gốc Hoa, nhưng vẫn theo kịp những cao trào của xã hội. Biết ba có một đứa con gái, ông rất mong mỏi ba sẽ có thêm một đứa con trai. Nhưng vì vợ ba sức khoẻ yếu nên không thể sinh con sau lần tiểu phẫu trước. Rồi sau đó, ba đã gặp mẹ con. Thú thật sự nghiệp mà ta có bây giờ là nhờ vào dì Tuyết. Chính vì thế mà bà ta ỷ lại, không cho ba có ý kiến dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Rồi trong đêm buồn giá lạnh, ta lang thang nơi một quán cà phê và đã gặp Hồng Lan.Chuyện tình éo le bắt đầu từ đó, khi ba biết Hồng Lan đang đi tìm việc và ba đã đem về nhà giúp đỡ.Pha Lê ngắt ngang câu chuyện khi thấy một giọt nước mắt của ông lăn dài trên má.− Chuyện đã qua rồi, ba không phải ân hận. Nói chung là ba vẫn giữ tròn bổn phận với gia đình và con cái. Ba hãy cố tịnh dưỡng cho khoẻ. Con hỏi thăm bác sĩ vài điều rồi quay trở lại với ba ngay.Nhưng ông Bình lại chìm vào giấc ngủ say, không buồn gật đầu.Pha Lê đến phòng cấp cứu tìm Ngọc Bạch. Mới mấy ngày mà chị xuống sắc thấy rõ. Pha Lê nóng ruột hỏi nhỏ:− Sao chị lại ra nông nổi này?Ngọc Bạch chống cằm ngồi bó gối như để nhớ lại:− Anh Hải cứ bỏ siêu thị đi đàn đúm bên ngoài. Nhưng chuyện của chị và ảnh nếu thấy không phù hợp thì chia tay. Nói chung là chuyện có thể sửa đổi được, dù qua chuyện này anh có vẻ ăn năn. Nhưng Pha Lê có tin không, một chuyện long trời lỡ đất làm mình và ba cùng ngã quỵ.− Chuyện gì thế? Có liên quan tới mình không?− Không hề. Em có là em chị cũng không hại tới chị, nhưng Thế Phan là có đó. Từ lâu, chị đã thấy mẹ cưng hắn nhưng quá chủ quan mà nên nỗi.− Sao vậy chị?− Anh ta là con ruột của mẹ, con của một người khác trước khi lấy ba mình.Đó cũng là người đàn ông mà bà thương yêu nhất. Có lẽ ba quá tin vào mẹ nên không dò hỏi để ra cớ sự này.Pha Lê giật mình:− Vậy có nghĩa là anh ta có quyền thừa hưởng tài sản hợp pháp, vì anh ta mang họ của dì Tuyết?− Đúng là như thế.Ngọc Bạch than thở:− Hoá ra mẹ còn có một đứa con trai, và cưng nó như trứng, thế mà mẹ đành lòng dửng dưng với mình.− Nhưng tài sản của ba? Ông không bao giờ bỏ rơi chị.Ánh mắt của Ngọc Bạch thoáng buồn, Pha Lê hiểu ý. Cô cầm tay chị nói thật lòng:− Em không khi nào nhận lãnh nơi ba một phần tài sản nào đâu, ngoài tình nghĩa mà ba và chị dành cho em.− Nhưng em cũng là con.− Em không muốn phải lệ thuộc vào điều gì đó. Hơn nữa em học và làm việc tự nuôi sống được bản thân mình.Có tiếng gõ cửa, Pha Lê nhanh nhẹn ra mở cửa. Nhưng người vừa xuất hiện làm cô sững sờ. Cô buột miệng gọi tên anh:Phú Gia. Trên tay anh là một bó hoa hồng vàng tươi thắm.Anh có vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy cô:− Em mới tới à?− Vâng.Pha Lê đứng lên định ra bên ngoài theo phép lịch sự, nhưng Phú Gia ấn cô ngồi xuống ghế.− Ngồi chơi một chút đi Pha Lê.Rồi anh quay sang Ngọc Bạch:− Nghe nói cô bệnh nên tôi đến thăm, dù sao chúng ta cũng từng là chỗ quen biết. Mong cô mau khỏi bệnh. Nhân đây, tôi muốn cô thay dì Tuyết nhận số tiền một trăm triệu đã bị lấy mất. Nhưng theo tôi, cô hãy cất giữ số tiền này và nhận những hợp đồng theo yêu cầu. Bạn tôi từng dàn dựng chương trình ca nhạc đã nghe được giọng hát của cô. Anh ta đánh giá cao và muốn mời cô cùng cộng tác.Ngọc Bạch có vẻ quá bất ngờ vì hai món quà mà Phú Gia dành tặng cho cô hôm nay.− Nhưng ... - Ngọc Bạch ấp úng.Phú Gia hiểu ý nên giải thích ngay:− Chính tôi là người lấy số tiền ấy, cốt để chia rẽ Thế Phan và Pha Lê. Bởi tôi quá biết anh ta, nhưng những ngày ấy, tôi có nói thế nào chắc Pha Lê cũng không nhận ra bản chất thật của Thế Phan.Ngừng một chút, Phú Gia nói tiếp:− Tôi xin lỗi vì phải dùng hạ sách này, nhưng trong hoàn cảnh đó, không thể làm khác được.Ngọc Bạch nâng niu số tiền gói trong một tờ giấy bạc:− Bất ngờ thật.Phú Gia an ủi:− Mỗi người có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai. Cũng như trời phú cho mỗi người có một tính cách riêng. Cô không thể siêng học như Pha Lê, nhưng ngược lại, trời lại phú cho cô có khả năng khác hay hơn. Hồ Hải đã trao cho chúng tôi một đĩa nhạc của cô. Tuy phòng ghi âm chưa hiện đại cho lắm, nhưng phong cách biểu diễn và chất giọng của cô rất đạt, chỉ cần thời gian và sự khổ luyện nữa thôi. Bạn tôi có hứa là sẽ giúp cô.Ngọc Bạch cười tươi, trông có vẻ linh hoạt hơn ban nãy rất nhiều:− Nghề ca sĩ nếu thành công sẽ có thu nhập cao. Tôi sẽ tự nuôi sống bản thân và phát triển trên con đường nghệ thuật, đúng không?Pha Lê động viên:− Nhất định là như vậy.Quay sang Pha Lê, Phú Gia khẽ nói:− Em còn nhớ người khách hôm trước từng chuyện ở nhà hàng Bích Câu không. Chính là vị đó hứa sẽ giúp đỡ Ngọc Bạch.Pha Lê reo lên:− Em nhớ rồi. Ông ta là một người thành đạt và có uy tín trên thương trường.Lần đó ông ta ký hợp đồng hàng điện tử của công ty nhà một số lượng lớn đó.Chị này, thích nhỉ!Phú Gia đứng lên:− Nhớ tịnh dưỡng và suy nghĩ lời tôi nói nhé.− Tôi bằng lòng ngay ạ.− Thế thì tốt rồi.Cả ba cùng cười. Phú Gia gật đầu với Ngọc Bạch rồi nhìn Pha Lê:− Anh có chuyện muốn nói với em.Pha Lê đi theo Phú Gia sau khi bóp nhẹ tay Ngọc Bạch một cái như thể muốn nói cô sẽ quay lại.Trên dãy hành lang, Phú Gia đi chầm chậm bên cô:− Em định trốn anh đến bao giờ?− Không trốn nhưng không thích gặp.− Thật như thế à?Pha Lê nghe nghèn nghẹn trong cổ họng:− Em xấu hổ thì đúng hơn.− Anh rất nhớ em. Hôm nay anh đưa má nuôi đến thăm ông Bình. Hai người đang nói chuyện trong phòng.Pha Lê giật mình:− Thế à?− Còn một chuyện nữa, anh muốn hỏi em.− Anh cứ nói.Phú Gia nhìn như xoáy vào đôi mắt bồ câu đẹp long lanh của cô:− Chừng nào em mới thật sự trưởng thành để anh giao công ty lại cho em?− Nhưng anh là giám đốc?− Chỉ là tạm thời, khi em là người thừa kế chính thức, anh sẽ ra đi.Pha Lê ngây thơ hỏi:− Anh đi đâu ạ?− Đến một nơi rất xa.− Anh không lưu luyến những gì mình gầy dựng nên sao?− Tất cả là của em. Anh chỉ là người tiên phong, cô bé ạ.− Em chưa bao giờ nói chuyện thân mật với mẹ em.− Hạnh phúc sẽ đến với em ngay bây giờ đó. Mẹ em đã làm tất cả vì em và sẽ không bao giờ để em phải khổ. Tuy bà có hơi nguyên tắc một chút, nhưng bà là người rất hiền từ.− Em chỉ có một điều ước trong lúc này. Không phải là em lo sợ vì phải đối diện với mẹ, mà em hồi hộp thì đúng hơn, nhưng em chỉ đủ dũng khí làm việc đó khi mà ...− Sao?− Bên em luôn có anh.Phú Gia cười nhẹ, anh nhìn ra xa trong ánh nắng chiều có nhiều chiếc lá rơi rụng.− Em khôn quá rồi bé ơi! Nhưng này ... anh sẽ bằng lòng đó.Hai người đến trước phòng ông Bình, nhưng trong đó vẫn còn tiếng rù rì to nhỏ.Phú Gia nhìn Pha Lê bằng ánh mắt nồng ấm.− Ước gì nơi đây không có ai nhỉ! Anh sẽ hôn em một cái thật dài.Pha Lê đỏ bừng mặt thẹn thùng, cô ngước nhìn lên cao. Bầu trời trong xanh dìu dịu có những cánh diều bay nhẹ trong gió. Thoảng vọng ra xa, tiếng chuông chiều nhẹ đổ hiền lành. Cô chợt nhớ đến cô nhi viện, đến màu xanh tuổi thơ và đến những ngày học tập gian nan cho đến ngày hôm nay, cô có được tình yêu và hạnh phúc.Một mái gia đình và một giấc mơ thần tiên trong cuộc sống lứa đôi. Chắc hẳn nó sẽ thi vị hơn truyện cổ tích mà cô hay đọc ngày còn bé, bởi cô không còn là cô Tấm ngày xưa nữa. Cô Tấm đã hoá thân thành một cô gái trẻ trung xinh đẹp, bên cạnh một chàng danh nhân tài ba mà lòng cô luôn ao ước.Trên lối đi, có nhiều cánh hoa sao đáp nhẹ, xào xạc những chiếc lá khô lìa cành. Những chiếc lá xanh khác thi nhau đâm chồi cho cô một tương lai hy vọng, một cuộc sống yên vui ở ngày mai.Hết Mục lục Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Mùa Lá Bay Cát LanChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: TaiXiuĐược bạn: ms đưa lên vào ngày: 4 tháng 8 năm 2005
vanhoc
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể – Bài làm 1 2 Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể – Bài làm 2 3 Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể – Bài làm 3 Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể – Bài làm 1 Trong xã hội hiện nay luôn tồn tại song song mối quan hệ cá nhân và tập thể. Cá nhân và tập thể cũng được xem là hai lối sống luôn đi liền với nhau nhưng lại trái ngược nhau. Chính mối quan hệ này cũng gợi nên nhiều bài học trong cuộc sống. Cá nhân là cá thể từng người để tạo nên một cộng đồng, đó là sự riêng biệt, khác biệt tồn tại biệt lập trong một xã hội. Tập thể là tập hợp nhiều người, nhiều cá nhân cùng chung sống với nhau, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau để phát triển. Như vậy cá nhân và tập thể nếu đứng tách ra thì hoàn toàn đối lập nhau. Nhưng nếu xét về nghĩa tương trợ thì chúng có ý nghĩa hỗ trợ và làm phong phú cho nhau. Mỗi cá nhân sẽ tạo nên nhiều màu sắc hơn cho một tập thể. Trên thực tế, không có một cá nhân nào tồn tại độc lập hay biệt lập so với tập thể. Nó luôn là một cá thể tạo nên sự hùng mạnh của một tập thể. Như vậy mới có thể nói rằng, tập thể chỉ được tạo dựng nên từ rất nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có ý thức và trách nhiệm xây dựng tập thể ấy vững mạnh và đoàn kết. Đó chính là mục tiêu lớn khi chúng ta sống trong một tập thể, một cộng đồng người. Ông cha ta vẫn có câu “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Sức mạnh của cá nhân dù có mạnh đến đâu thì cũng sẽ không làm nên được nghiệp lớn, chỉ khi có sự hỗ trợ, giúp sức của tập thể thì chúng ta mới có thể xây dựng được sự vững mạnh và bền bỉ hơn. Mỗi cá nhân đều mang một màu sắc, tài năng và suy nghĩ riêng. Vì thế chúng ta không thể khẳng định người này tốt hơn người kia, mà cần phải đánh giá một cách toàn diện nhất. Như thế mới có thể tạo dựng nên được một tập thể vững mạnh. Những người sống chung trong một cộng đồng người cần phải biết giúp đỡ người khác khi cần thiết, san sẻ bớt cơm chung. Một ví dụ điển hình chính là hằng năm đồng bào miền Trung luôn phải hứng chịu sự mất mát, đau thương do thiên tai gây ra. Chúng ta đang cùng sống trong một cộng đồng người, cần giang tay giúp đỡ, hỗ trợ để họ có thể xây dựng lại cuộc sống của gia đình mình. Tuy nhiên trong xã hội này vẫn còn tồn tại nhiều người sống trong môi trường tập thể nhưng lại có lối sống cá nhân, chỉ nghĩ đến bản thân mình và sống vụ lợi. Đó là những ‘con sâu làm rầu nồi canh”, khiến cho tập thể có nhiều vết rạn, tập thể đó không phát triển được, luôn ở trong trạng thái trì trễ.Những người sống theo kiểu cá nhân mặc dù đạt được mục đích nhưng sẽ đánh mất đi nhiều thứ, là bạn bè, tình yêu, cả nhân phẩm. Trong xã hội luôn có những người muốn “dìm” nhau để sống, để vươn lên, bất chấp mọi thủ đoạn chỉ mong đạt được kết quả mà mình muốn. Hậu quả của lối sống cá nhân, ích kỉ như thế này sẽ tự họ phải hứng chịu lấy. Một xã hội chỉ có thể phát triển khi mỗi cá nhân sống và làm việc dựa trên tinh thần tập thể, cùng nỗ lực phấn đấu vì xã hội chung. Như vậy để có thể tạp dựng được một tập thể vững mạnh thì đòi hỏi ở mỗi cá nhân cần có trong mình tinh thần tập thể. Có như thế thì chúng ta mới có thể cùng hỗ trợ và giúp đỡ nhau phát triển được. Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể – Bài làm 2 Từ xa xưa, ông cha ta có câu: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” nhằm răn dạy con cháu phải sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Ngày nay, lời răn dạy đó vẫn còn nguyên giá trị. Đó chính là bài học về cách sống giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể. Cá nhân là một con người đơn lẻ cụ thể trong một môi trường xã hội nhất định. Tập thể là một tập hợp gồm nhiều cá nhân ghép lại, cùng tham gia một hoạt động nào đó trong xã hội. Một nhóm, một tổ, một lớp, … là những ví dụ điển hình về một tập thể trong môi trường học tập. Các cá nhân và tập thể có mối quan hệ qua lại, bổ trợ cho nhau. Mỗi một cá nhân tốt sẽ tạo dựng nên một tập thể tốt. Một tập thể tốt là khi các cá nhân trong tập thể tổng trọng, bình đẳng và cùng quan tâm đến một mục đích. Hơn nữa, trên thực tế không một cá nhân đơn lẻ nào hoàn toàn tồn tại và phát triển một cách độc lập, mỗi cá nhân đều cần đến và có nhu cần tập thể, Và tập thể tạo điều kiện cho các cá nhân trao đổi và phát triển. Cá nhân là tiền đề tạo nên sự vững mạnh của một tập thể và ngược lại. Trong bất kì hoàn cảnh nào, vai trò của các cá nhân và tập thể đều là như nhau. Ví dụ như trong nhà trường, một lớp học được coi là xuất sắc khi học sinh trong lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và lao động. Không phải ai trong lớp cũng tài giỏi như nhau. Việc những học sinh giỏi ngồi kèm những học sinh yếu kém, những học sinh khỏe mạnh làm nhưng công việc lau dọn nặng nhọc giúp những học sinh có thể chất yếu, … sẽ giúp cho lớp học thêm khăng khít, có sự giúp đỡ qua lại để cùng nhau phát triển hơn. “Con sâu làm rầu nồi canh” – bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều cá nhân có ảnh hưởng xấu đến tập thể. Một bạn quay cóp, gian lận trong thi cử, nói tục chửi bậy,… sẽ làm cho nhiều học sinh trong lớp muốn làm theo. Đồng thời, tập thể không tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển đồng đều, thậm chí còn lấy đi đi như cầu lợi ích cái nhân cũng là mặt trái cần bị phê phán và loại bỏ tương tự. “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”, để phát triển cá nhân tốt mỗi chúng ta cần biết chủ động tìm những tập thể lành mạnh để gia nhập. Đồng thời, nếu trong tập thể có những cá nhân tiêu cực, bản thân phải tự rèn luyện ý chí, tư tưởng vững vàng để không bị lây nhiễm. Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể – Bài làm 3 Đã ai tùng một lần đọc những lời thơ đấy giục giã của nhà thơ Nazim Hilsme "Nếu tôi không đốt lửa; Nếu anh không đốt lửa; Nếu chúng ta không đốt lửa; thì làm sao Bóng tối sẽ trở thành Ánh sáng!". Bóng tối sẽ tan đi và ánh sáng sẽ ngập tràn nếu anh hành động, tôi hành động và chúng ta cùng hành động. Trong cái ánh sáng rạng ngời xua tan bóng tối ấy có ánh sáng của tôi, của anh và của tất cả chúng ta. Và hôm nay, nhà thơ Tố Hữu đã mượn tiếng ru dịu êm của mẹ qua bài thơ "Tiếng ru" của mình, một lần nữa gợi cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội, giữa một con người với mọi người. Một ngôi sao không làm nên bầu trời đêm rực sáng. Một bông lúa chín chẳng làm nên mùa vàng bội thu. Một con người nhỏ bé đáng kể gì trong cõi nhân gian rộng lớn. Đất thấp thế nhưng nhờ có đất mà núi mới cao. Sông nhỏ thế thôi nhưng nhờ sông mà biển mới mênh mông đến vậy. Một cá nhân bé nhỏ sẽ không là gì cả so với một cộng đồng to lớn. Nhưng ngược lại, những gì lớn lao, vĩ đại lại được tạo nên từ những điều hết sức nhỏ bé mà thôi. Sống trên đời, ai cũng mong muốn mình được thể hiện và khẳng định bản thân, phần cá nhân của mình. Đó là mong ước tự nhiên và chính đáng. Phần riêng ấy được thể hiện ở những khát khao, hoài bão của bản thân là niềm mong mỏi mình phải có vị trí nào đó trong mắt mọi người. Phần cá nhân bé nhỏ của mỗi người ấy cần được thể hiện, được khẳng định, được tôn trọng và ghi nhận. Chính "cái tôi" ấy tạo nên giá trị và bản sắc của mỗi cá nhân trong cộng đồng, làm cá nhân đó không bị hòa tan, không lẫn vào người khác. Tôi yêu những vạt nắng trải dài trên cánh đồng bát ngát, yêu những triền đê xanh thơm mùi cỏ non. Còn bạn, bạn yêu những ánh đèn màu rực rỡ của thành phố hoa lệ về đêm, yêu những tòa nhà chọc trời nguy nga, tráng lệ. Tôi và bạn có những tình yêu khác nhau, quan điểm sống khác nhau, và chính sự khác nhau ấy đã làm nên "cái tôi" riêng của mỗi cá nhân chúng ta. Phần tôi ấy được thể hiện bằng nhiều cách: bằng sự yêu thương, bằng những nỗ lực, phấn đấu học tập, lao động hay chỉ đơn giản là những sở thích riêng của chúng ta mà thôi. Ở mỗi thời kì, ta đều thấy sự xuất hiện của những cá nhân vĩ đại, xuất sắc. Bằng tài năng của mình, họ đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng, xã hội. Họ có thể là những nhà khoa học, bằng những phát minh của minh đem lại sự phát triển cho đời sống của nhân loại như Đác-uvn, Marie Curie… Họ có thể là những nhà cách mạng, bằng sự nghiệp chính trị của mình mà đem lại hòa bình cho cả một dân tộc, một đất nước như Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Nhưng dù cá nhân có hoàn thiện, có lớn lao vĩ đại đến đâu đi chăng nữa nhưng cũng sẽ không là gì so với sức mạnh của cả một dân tộc. Cá nhân ấy khác nào một hạt cát với một sa mạc một giọt nước với một đại dương rộng lớn, một thân cây giữa bạt ngàn rừng xanh… Mất đi một hạt cát sa mạc vẫn cứ mênh mông; mất đi một giọt nước thì đại dương vẫn cứ bao la, mất đi một bông hoa thì mùa xuân vẫn cứ muôn phần rực rỡ… Một vĩ nhân, một anh hùng làm sao làm nên sự nghiệp lớn nếu không có sự kề vai góp sức của mọi người. Một cá nhân bé nhỏ làm sao tạo được sự nghiệp lớn lao khi chỉ làm một mình mình. Ta phải biết rằng cùng với ta, bên cạnh ta còn có sự chung tay góp sức cùng ta làm nên việc lớn. Nhìn lại lịch sử chiên đấu hào hùng của dân tộc, ta thấy rằng sở dĩ ta có thể dệt nên những trang sử vẻ vang, ta có thể anh dũng chiến đấu giành thắng lợi, đem lại hòa bình, tự do cho dân tộc được vì sự đồng lòng, đoàn kết của nhân dân. Chính những cá nhân nhỏ bé, riêng lẻ đã tạo nên một sức mạnh tập thể vô cùng lớn lao, có thể quét sạch quân thù. Hay hình tượng người anh hùng Thánh Gióng, nhờ có cơm áo của bà con làng xóm mà Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, xông pha trận mạc đánh tan giặc Ân. Hình tượng ấy đã được truyền thuyết hóa, thực chất đó chính là tinh thần đoàn kết của nhân dân đồng lòng chống giặc. Qua đó, ta thấy sự khiêm tốn nhìn nhận, đánh giá vai trò của mỗi cá nhân trong cộng đồng quan trọng biết bao. Biết là thế nhưng chúng ta cũng đừng vì mỗi cá nhân vô cùng nhỏ bé mà quên đi sự đóng góp của bản thân để tạo nên cộng đồng, chúng ta đừng chi biết hưởng thụ những đóng góp của người khác mà làm mờ nhạt đi vai trò của mình, làm mình trở thành gánh nặng cho người khác, cho cộng đồng, xã hội. Bởi lẽ tất cả mọi thứ lớn lao đều được hình thành từ những gì bé nhỏ nhất. Một hạt cát bé nhỏ thật nhưng nếu không có những hạt cát kia thì làm gì sa mạc mênh mông đến vậy. Một giọt nước không là gì nhưng biển làm sao bao la khi không còn những giọt nước ấy. Vì vậy, ta có thể thấy cá nhân là một nhân tố quan trọng, là cơ sở để hình thành nên cộng đồng tập thể. Để những cá nhân có thể đóng góp sức mình vào phần chung to lớn, chúng ta không được quyền quên đi những đóng góp của họ. Vì biết đâu nỗi buồn bị lãng quên sẽ làm giảm đi nhiệt huyết trao tặng của họ, dù cho những đóng góp kia cho đi không phải mục đích là được nhận về. Như những người lính tuổi còn rất trẻ đã cho đi tuổi xuân, cho đi xương máu của mình vì một cái chung to lớn. Hay những người mẹ Việt Nam anh hùng đã đóng góp từng củ khoai, bát gạo cho các chiến sĩ, đóng góp cả những đứa con ưu tú cùa mình để rồi âm thẩm khóc nghẹn trong lặng lẽ khi hay tin các anh hi sinh, các anh không về. Các mẹ đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình vì cộng đồng, vì tập thể to lớn kia. Những con người ấy họ đã cho đi mà có nề hà chi. Họ hi sinh cái phần cá nhân bé nhỏ của mình đâu phải vì huy chương, vì chiến công. Họ ra đi mà không cần đền đáp lại. Nhưng những lòng biết, những niềm cảm thông chia sẻ của chúng ta sẽ làm họ vui hơn rất nhiều, sẽ giúp họ cảm thấy ấm áp mà nhiệt tình hơn trong trao tặng. Chúng ta cũng không nên đóng góp sức mình mà lại đòi hỏi một sự công nhận thật tương xứng với công lao mà mình bỏ ra. Vì đó thực chất chi là một cuộc trao đổi chứ không phải cho đi vì cộng đổng. Vì vậy, chúng ta phải có quan niệm: mình vì mọi người, mọi người mình. Chúng ta cho đi thì ta sẽ được nhận về. Dù có lớn hay không thì sự nhận về ấy vẫn luôn có ý nghĩa. "Ta là con chim hót; Ta là một cành hoa; Ta nhập vào hòa ca; Một nốt trầm xao xuyến…” (Thanh Hải) Nhà thơ Thanh Hải cũng đã từng suy nghĩ về triết lí này trong cuộc đời sáng tác văn chương của ông. Ông muốn làm một chú chim để dâng cho đời tiếng hót, muốn làm một bông hoa điểm tô thêm sắc hương cho cuộc sông, một nốt nhạc trầm để lại cho người nghe những dư âm xao xuyến. Và ông gọi đó là "Mùa xuân nho nhỏ" của mình. Khát khao của ông, ước muốn của ông nhỏ bé thật nhưng nó đáng quý biết bao. Vậy đây, cuộc sống của chúng ta là thế. Ông chỉ muốn được là góc nhỏ của mùa xuân vì ông biết rằng mùa xuân lớn kia, mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Từ mùa xuân bé nhỏ ấy, ta mới thấy ước muốn đóng góp lúc nào nó cũng đáng quý, dù đóng góp nhỏ bé hay lớn lao thi nó cũng có ý nghĩa vô cùng. Ta và tôi, cá nhân và cộng đồng… tất cả đã tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa những điều bé nhỏ và những thứ lớn lao trong cuộc sống. Đó chính là triết lí sống vô cùng đúng đắn mà con người đúc kết được từ những thực tế cuộc sống. Tiếng ru giản dị, mượt mà, êm đềm nhưng ẩn chứa trong nó là bài học lớn lao. Và tiếng ru đấy vẫn luôn đồng hành trong hành trang cuộc đời cùa chúng , từ thuở bé cho đến khi trưởng thành, giúp ta nhận thức được mỗi quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong cuộc sống, dạy ta biết đóng góp, biết cho đi tạo nên những bông hoa, những bài ca, những mùa xuân rực rỡ cho đời, người và cho cả chính chúng ta.
vanhoc
Halil Altıntop (; sinh ngày 8 tháng 12 năm 1982) là một cựu cầu thủ bóng đá người Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã giải nghệ. Anh trai sinh đôi của anh là tiền vệ Hamit Altintop. Anh cùng với Alexander Moj hiện đang là huấn luyện viên của U17 Bayern Munich.Khi còn thi đấu anh chơi ở vị trí tiền vệ công hoặc tiền đạo. Sự nhiệp câu lạc bộ Chơi bóng nghiệp dư Halil Altitop và anh trai lớn lên ở Gelsenkirchen, Đức và thi đấu cho đội bóng địa phương Schwarz-Weiß Gelsenkirchen-Süd. Anh và anh trai Hamit đã chuyển qua nhiều câu lạc bộ ngay từ khi thi đấu nghiệp dư. Cả hai đã thể hiện mình là những cầu thủ giỏi. Halil và Hamit đã được SG Wattenscheid 09 ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp cho đội này. Sau 3 mùa giải gắn bó với Wattenscheid 09, Halil được đội bóng giàu truyền thống Kaiserslautern mua về. Chơi bóng chuyên nghiệp Halil Altitop đến Kaiserslautern và thi đấu cho đội hình 2 của câu lạc bộ này. Sau khi thi đấu thuyết phục, Halil được chuyển lên đội hình 1. Năm 2005-2006, Halil đứng trong top 3 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Bundesliga với 20 bàn. mùa giải sau, Halil tới FC Schalke 04 theo một bản hợp đồng chuyển nhượng tự do và tái ngộ với anh trai Hamit. Tại Schalke, Halil Altintop không được thi đấu ở vị trí tiến đạo mà thay vào đó là vị trí hộ công. Tuy nhiên, chỉ một mùa giải sau, sau khi có những ngày tháng đáng thất vọng ở Schalke, Halil đến Eintecht Frankfurt. Ở đây, anh đá ở vị trí tiền đạo cùng Theofanis Gekas. Tháng 5 năm 2010, Halil Altintop cùng với Eintracht có chuyến du đấu ở Việt Nam. Họ giành chiến thắng 2-0 trước Đội tuyển việt Nam và 3-1 trước câu lạc bộ Đồng Tâm Long An. Halil đã ghi 1 bàn thắng ở phút 67 trong trận đấu với ĐTLA. Đội tuyển quốc gia Các con số thống kê Số liệu tính đến ngày 25 tháng 11 năm 2010 Xem thêm Hamit Altıntop Chú thích Sinh năm 1982 Cầu thủ bóng đá 1. FC Kaiserslautern Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá FC Schalke 04 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá Eintracht Frankfurt Nhân vật thể thao sinh đôi Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Đức Cầu thủ bóng đá nam Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài
wiki
Juan Marcos Foyth (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina gốc Ba Lan hiện đang chơi ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Villarreal CF (theo dạng cho mượn từ câu lạc bộ Tottenham Hotspur) và đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina. Câu lạc bộ Estudiantes de La Plata Foyth bắt đầu chơi bóng một thời gian ở học viện đào tạo trẻ, ban đầu anh là một tiền vệ tấn công, sau đó chuyển sang vị trí trung vệ trước khi anh tròn 16 tuổi. Anh đã ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên vào tháng 1 năm 2017, giữ anh lại với câu lạc bộ cho đến tháng 6 năm 2019. Anh ra mắt Primera Division vào ngày 19 tháng 3 năm 2017 trước Patronato ở tuổi 19. Anh tiếp tục chơi thêm sáu trận tại giải đấu, với hai lần xuất hiện trong Copa Sudamericana. Tottenham Hotspur Foyth gia nhập Tottenham Hotspur với giá 8 triệu bảng vào ngày 30 tháng 8 năm 2017 theo bản hợp đồng 5 năm cho đến năm 2022. Anh đã có trận đấu ra mắt câu lạc bộ vào ngày 19 tháng 9 năm 2017 trong trận đấu tại EFL Cup với Barnsley mà Tottenham giành thắng lợi 1-0. Anh có trận đấu đầu tiên tại giải Ngoại hạng Anh vào ngày 3 tháng 11 năm 2018 trong chiến thắng 3-2 trên sân khách trước Wolverhampton Wanderers, ở trận đấu đó anh đã gây ra 2 quả penalty và cả hai đều bị chuyển hóa thành bàn thắng. Trong lần ra sân tiếp theo tại Ngoại hạng Anh, trận đấu với Crystal Palace, anh đã ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp, mang về cho Tottenham chiến thắng 1-0. Sự nghiệp quốc tế Foyth sinh ra ở Argentina, là người gốc Ba Lan và mang 1 hộ chiếu Ba Lan. Foyth chơi cho đội U20 Argentina. Năm 2017, anh đã có 12 lần ra sân cho đội tuyển U20 quốc gia: chín lần tại Giải vô địch bóng đá trẻ Nam Mỹ 2017 ở Ecuador và ba trận khác trong World Cup FIFA U-20 2017. Foyth đã nhận được lời gọi đầu tiên lên đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina cho một số trận đấu giao hữu vào tháng 10 năm 2018. Anh đã có trận đấu ra mắt vào ngày 16 tháng 11 năm 2018 trong trận giao hữu với Mexico, anh đã giúp Argentina giành chiến thắng 2-0. Anh được bầu là cầu thủ hay nhất trận đấu và nhận được nhiều lời khen ngợi cho màn trình diễn của mình. Foyth đã được chọn vào đội tuyển quốc gia Argentina tham dự Copa América 2019, và có trận ra sân đầu tiên trong trận đấu với Qatar. Anh ra sân ở vị trí hậu vệ phải trong ba trận tiếp theo, bao gồm trận bán kết mà Argentina để thua Brazil 2-0, và trận play-off hạng ba với Chile, Argentina đã dành chiến thắng 2-1. Thống kê sự nghiệp Tính đến ngày 26 tháng 5 năm 2021 ^ Ra sân tại Copa Sudamericana ^:a b Ra sân tại UEFA Champions League Danh hiệu Tottenham Hotspur Á quân UEFA Champions League: 2018–19 Tham khảo Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Cầu thủ bóng đá nam Argentina ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Tottenham Hotspur F.C. Hậu vệ bóng đá Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Argentina Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Argentina Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina Cầu thủ bóng đá Argentina Nhân vật còn sống Sinh năm 1998 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022
wiki
William Vallance Douglas Hodge (sinh ngày 17 tháng 6 năm 1903 - mất ngày 7 tháng 7 năm 1975) là một nhà toán học người Anh, đặc biệt chuyên môn của ông là về Hình học.  Phát hiện ra mối quan hệ topo ảnh hưởng sâu rộng giữa hình học đại số và hình học vi phân và ông đã phát biểu Giả thuyết Hodge và liên quan tổng quát hơn đa tạp Kahler  gây nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong hình học. Tiểu sử Ông sinh ra ở Edinburgh vào năm 1903, con trai của Archibald James Hodge, người tìm kiếm các hồ sơ công cộng, và mẹ là Jane Vallance.  Họ sống tại 1 nhà thờ Hill Place ở huyện Morningside.  Ông theo học Cao đẳng George Watson, và theo học tại Đại học Edinburgh, tốt nghiệp Thạc sĩ năm 1923. Với sự giúp đỡ từ ET Whittaker, có con trai JM Whittaker là một người bạn đại học, sau đó ông đã lấy bằng Đại học ở Cambridge Tripos. Tại Cambridge ông chịu ảnh hưởng của hình học HF Baker. Ông đã đạt được một MA thứ hai vào năm 1925. Năm 1926 anh đã giảng dạy tại Đại học Bristol, và bắt đầu làm việc trên giao diện giữa các trường Ý của hình học đại số, đặc biệt là vấn đề được đặt ra bởi Francesco Severi, và các phương pháp topo của Solomon Lefschetz. Điều này khiến uy tín của mình, nhưng dẫn đến một số hoài nghi ban đầu trên một phần của Lefschetz. Theo hồi ký của Atiyah, Lefschetz và Hodge năm 1931 đã có một cuộc họp ở Max Newman phòng 's tại Cambridge, để cố gắng giải quyết vấn đề này. Cuối cùng Lefschetz đã bị thuyết phục.  Năm 1928, ông được bầu là Uỷ viên của Hội Hoàng gia Edinburgh. Có kiến nghị của ông là Sir Edmund Taylor Whittaker, Ralph Allan Sampson, Charles Glover Barkla, và Sir Charles Galton Darwin. Ông đã được trao giải thưởng Jubilee Gunning Victoria của Hội trong giai đoạn năm 1964 đến năm 1966.  Năm 1930 Hodge đã được trao một học bổng nghiên cứu tại Trường Cao đẳng St. John, Cambridge. Ông đã dành một năm 1931-2 tại Đại học Princeton, nơi Lefschetz là, tham quan cũng Oscar Zariski tại Đại học Johns Hopkins. Tại thời điểm này, ông cũng đã được đồng hóa de Rham lý của, và xác định các Hodge sao hoạt động. Nó sẽ cho phép anh ta để xác định hình thức hài hòa và do đó tinh chỉnh lý thuyết de Rham. Khi trở về Cambridge, ông được cung cấp một vị trí Đại học Giảng viên vào năm 1933. Ông trở thành giáo sư Lowndean Thiên văn học và hình học tại Cambridge, một chức vụ mà ông tổ chức từ năm 1936 đến 1970. Ông là người đứng đầu đầu tiên của DPMMS. Ông là Thạc sĩ Pembroke College, Cambridge 1958-1970, và phó chủ tịch của Hiệp hội Hoàng gia từ năm 1959 đến năm 1965. Ông được phong tước hiệp sĩ vào năm 1959. Trong số các danh hiệu khác, ông đã nhận được giải thưởng Adams vào năm 1937 và Huân chương Copley của royal Society vào năm 1974. Ông qua đời ở Cambridge vào ngày 07 tháng 7 năm 1975. Công việc Các định lý index Hodge là một kết quả trên ngã tư số lý thuyết cho đường cong trên một bề mặt đại số: nó quyết định chữ ký của tương ứng hình thức bậc hai. Kết quả này được tìm kiếm bởi các trường Ý của hình học đại số, nhưng đã được chứng minh bằng các phương pháp topo của Lefschetz. Lý thuyết và ứng dụng của Harmonic Integrals  tóm tắt sự phát triển Hodge trong suốt những năm 1930 của lý thuyết chung của mình. Điều này bắt đầu với sự tồn tại đối với bất kỳ số liệu Kahler của một lý thuyết về Laplacians - nó áp dụng cho một loạt đại số V (giả định phức tạp, projective và không ít) vì projective không gianriêng của mình mang một thước đo như vậy. Trong cohomology de Rham điều khoản, một lớp cohomology của mức độ k được đại diện bởi một k α Phi Luật Tân trên V (C). Không có đại diện độc đáo; nhưng bằng cách giới thiệu ý tưởng về hình thức hài hòa (Hodge vẫn gọi họ là 'tích'), đó là giải pháp củaPhương trình Laplace, người ta có thể có được α độc đáo. Điều này có quan trọng, hậu quả trực tiếp của việc tách lên H k (V (C), C) vào subspaces H p, q theo số p của holomorphic chênh lệch dz i rúc để tạo nên α (không gian cotang được kéo dài bởi dz i và hợp chất phức tạp của họ). Các kích thước của các subspaces là số Hodge. Đây phân hủy Hodge đã trở thành một công cụ cơ bản. Không chỉ làm kích thước h p, q tinh chỉnh các số Betti, bằng cách phá vỡ chúng thành nhiều phần với ý nghĩa hình học mang tính chất; nhưng sự phân hủy chính nó, như một thay đổi 'cờ' trong một không gian vector phức tạp, có một ý nghĩa trong mối quan hệ với vấn đề môđun. Theo nghĩa rộng, lý thuyết Hodge góp cả vào rời rạc và phân loại liên tục giống đại số. Phát triển hơn nữa bởi những người khác dẫn đặc biệt để một ý tưởng về cấu trúc Hodge hỗn hợp trên giống số ít, và để suy sâu sắc với étale cohomology. Lập ra giả thuyết Hodge Các giả thuyết Hodge trên không gian 'giữa' H p, p là vẫn chưa được chứng minh. Nó là một trong bảy thiên niên kỷ giải vấn đề thiết lập bởi Viện Toán học Clay. Xuất bản Thông tin khác Hodge cũng viết với Daniel Pedoe, một tác phẩm gồm 3 chương Phương pháp đại số hình học, về hình học đại số cổ điển, với nội dung cụ thể hơn nhiều - minh họa mặc dù những gì Elie Cartan gọi là 'trác táng của các chỉ số, ký hiệu trong thành phần của nó. Theo Atiyah, điều này được dự định để cập nhật và thay thế HF Baker's Principles of Geometry. Gia đình Năm 1929, ông kết hôn với Kathleen Anne Cameron. Tham khảo Sinh năm 1903 Mất năm 1975 Hình học đại số Nhà toán học thế kỷ 20 Hội viên Hội Hoàng gia Nhà toán học Scotland
wiki
Mycobacterium shottsii Mycobacterium shottsii là một mycobacteria không sắc tố, tăng trưởng chậm phân lập từ âm bass sọc (Morone saxatilis) trong một bệnh dịch thú của mycobacterium trong vịnh Chesapeake. Đặc điểm tăng trưởng, độ bền axit và kết quả của trình tự gen 16S rRNA phù hợp với các gen thuộc giống Mycobacterium. Một ghi chép duy nhất của các phản ứng sinh hóa đã được quan sát thấy trong số 21 chủng phân lập. Một cụm tám đỉnh được xác định bằng cách phân tích các axit mycolic (HPLC) tương tự như các mô hình tham khảo nhưng khác với thời gian tách rửa từ các hồ sơ của các loài tham chiếu của phức hợp Mycobacterium tuberculosis. Từ nguyên: shottsii; của Shotts, được đặt tên theo Emmett Shotts, một nhà vi trùng học về cá của Mỹ. Mô tả Kính hiển vi • Gram dương, caầu trực khuẩn kháng axit có thể tập hợp hình thành cụm. Không có bào tử và phân nhánh tế bào. Đặc điểm khuẩn lạc • Các khuẩn lạc trên thạch Middlebrook 7H10 có đặc tính mọc kém, thô, không có sắc tố và thường phẳng với biên độ không đều, trở thành nhô lên khi lão hóa. • Các khuẩn lạc mịn với toàn bộ viền ít được nhìn thấy thường xuyên hơn. Sinh lý học • Các khuẩn lạc có thể nhìn thấy được từ một loại dịch pha loãng được quan sát thấy sau 4–6 tuần ủ ở 23 °C. • Sự tăng trưởng ít hoặc không xảy ra ở 30 °C và không có ở 37 °C hoặc cao hơn. • Phân lập không phát triển trên môi trường MacConkey agar hoặc với 5% NaCl, âm tính với arylsulfatase (14 ngày), b-galactosidase, nitrate reductase, pyrazinamidase (7 ngày), catalase bán kết, Tween 80 hydrolysis và Tween opacity và có phản ứng biến đổi đối với axit phosphatase và catalase ở 68 °C. • Các chủng loại có khả năng chống axit p-aminosalicylic và isoniazid nhưng dễ bị ethambutol, ethionamide, kanamycin, rifampicin và streptomycin trong các xét nghiệm nhạy cảm với đĩa. Đặc điểm khác biệt • Chuỗi gen 16S rRNA là duy nhất trong số các loài Mycobacterium và tương tự nhất với các chủng Mycobacterium ulcerans và Mycobacterium marinum. • Phân lập M175T có thể được phân biệt với các vi khuẩn mycobacteria phát triển chậm, không sắc tố khác do không có khả năng phát triển ở 37 °C, sản xuất niacin và urease, thiếu nitrat reductase và đề kháng với isoniazid, thiacetazone và thiophene-2-carboxylic hydrazide. Sinh bệnh học • Gây bệnh cho cá sọc (Morone saxatilis). Loại gây bệnh • Đầu tiên được phân lập từ các tổn thương u hạt trong mô lách từ một loại cá sọc (Morone saxatilis). • M175 = ATCC 700981 = JCM 12657 = NCTC 13215 Tài liệu tham khảo Liên kết ngoài Tài liệu tham khảo Acid fast bacilli shottsii Bacteria described in 2003
wiki
Prucalopride, tên thương hiệu Prudac, trong số những thuốc khác, là một loại thuốc đóng vai trò là chất chủ vận thụ thể 5-HT4 có chọn lọc, có ái lực cao nhằm vào nhu động bị suy yếu liên quan đến táo bón mạn tính, do đó bình thường hóa nhu động ruột. Prucalopride đã được phê duyệt để sử dụng ở châu Âu vào năm 2009, ở Canada vào năm 2011 và ở Israel vào năm 2014 nhưng chỉ mới được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm phê duyệt gần đây để sử dụng ở Hoa Kỳ. Thuốc cũng đã được thử nghiệm để điều trị tắc nghẽn đường ruột mạn tính. Sử dụng trong y tế Các biện pháp chính về hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng là ba hoặc nhiều lần đi tiêu hoàn toàn tự phát mỗi tuần; một biện pháp thứ cấp là tăng ít nhất một lần đi tiêu hoàn toàn tự phát mỗi tuần. Các biện pháp khác là cải thiện PAC-QOL (chất lượng đo lường cuộc sống) và PAC-SYM (một loạt các triệu chứng phân, bụng và trực tràng liên quan đến táo bón mạn tính). Nhu động ruột không thường xuyên, đầy hơi, căng thẳng, đau bụng và đại tiện không có khả năng di tản có thể là triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Trong ba thử nghiệm lâm sàng lớn, 12 tuần điều trị với prucalopride 2 và 4 mg/ngày dẫn đến một tỷ lệ cao hơn đáng kể của bệnh nhân đạt đến điểm cuối hiệu quả chính của trung bình ≥3 nhu động ruột hoàn toàn tự phát so với giả dược. Cũng có cải thiện đáng kể thói quen đại tiện và các triệu chứng liên quan, sự hài lòng của bệnh nhân với thói quen và điều trị ruột, và HR-QOL ở những bệnh nhân bị táo bón mạn tính nghiêm trọng, bao gồm cả những người không được giảm đau bằng các liệu pháp trước đó (> 80% số người tham gia thử nghiệm). Sự cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân với thói quen và điều trị ruột được duy trì trong suốt quá trình điều trị tới 24 tháng; điều trị prucalopride nói chung được dung nạp tốt. Chống chỉ định Prucalopride chống chỉ định khi có mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào, suy thận cần lọc máu, thủng ruột hoặc tắc nghẽn do rối loạn cấu trúc hoặc chức năng của thành ruột, tắc ruột, tình trạng viêm nặng của đường ruột như bệnh Crohn, và viêm loét đại tràng và megacolon/megarectum ngộ độc. Tác dụng phụ Prucalopride đã được dùng bằng đường uống cho ~ 2700 bệnh nhân bị táo bón mạn tính trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát. Các tác dụng phụ được báo cáo thường xuyên nhất là đau đầu và các triệu chứng tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy). Phản ứng như vậy xảy ra chủ yếu khi bắt đầu điều trị và thường biến mất trong vài ngày sau khi tiếp tục điều trị. Cơ chế hoạt động Prucalopride, một chất đầu tiên trong lớp dihydro-benzofuran-carboxamide, là một chất chủ vận thụ thể serotonin có ái lực cao (5-HT4) với các hoạt động enterokinetic. Prucalopride làm thay đổi mô hình vận động của đại tràng thông qua kích thích thụ thể serotonin 5-HT4: nó kích thích các chuyển động khối đại tràng, cung cấp lực đẩy chính cho đại tiện. Các hiệu ứng quan sát được phát huy thông qua hành động chọn lọc cao trên các thụ thể 5-HT4: prucalopride có ái lực cao hơn 150 lần đối với các thụ thể 5-HT4 so với các thụ thể khác. Prucalopride khác với các chất chủ vận 5-HT4 khác như tegaserod và cisapride, ở nồng độ trị liệu cũng tương tác với các thụ thể khác (5-HT1B/D và kênh ether a-go-go K + của tim người tương ứng) và điều này có thể giải thích cho các biến cố tim mạch bất lợi dẫn đến sự hạn chế của các loại thuốc này. Các thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng của prucalopride trên khoảng QT và các tác dụng phụ liên quan không chứng minh sự khác biệt đáng kể so với giả dược. Dược động học Prucalopride được hấp thu nhanh chóng (Cmax đạt được 2 giờ 3 giờ sau khi 2 mg liều uống) và được phân phối rộng rãi. Trao đổi chất không phải là con đường thải trừ chính. Trong ống nghiệm, sự trao đổi chất ở gan của con người rất chậm và chỉ có một lượng nhỏ chất chuyển hóa được tìm thấy. Một phần lớn hoạt chất được bài tiết dưới dạng không đổi (khoảng 60% liều dùng trong nước tiểu và ít nhất 6% trong phân). Bài tiết qua thận của prucalopride không thay đổi liên quan đến cả quá trình lọc thụ động và bài tiết chủ động. Độ thanh thải trong huyết tương trung bình là 317 ml/phút, thời gian bán hủy của thiết bị đầu cuối là 24 giờ 30 giờ, và đạt trạng thái ổn định trong vòng 3 Lần4. Điều trị một lần mỗi ngày với 2   mg prucalopride, nồng độ trong huyết tương ở trạng thái ổn định dao động giữa giá trị máng và đỉnh là 2,5 và 7 ng/ml, tương ứng. Dữ liệu in vitro chỉ ra rằng prucalopride có khả năng tương tác thấp và nồng độ điều trị của prucalopride dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến chuyển hóa qua trung gian CYP của các sản phẩm thuốc dùng chung. Sự chấp thuận Trong Khu vực kinh tế châu Âu, prucalopride ban đầu được chấp thuận để điều trị triệu chứng táo bón mạn tính ở những phụ nữ mà thuốc nhuận tràng không cung cấp cứu trợ đầy đủ. Sau đó, nó đã được Ủy ban châu Âu chấp thuận cho sử dụng ở người lớn - nghĩa là, bao gồm cả bệnh nhân nam - cho cùng một chỉ định. Tham khảo Liên kết ngoài Resolor (prucalopride) - Movetis Bài viết chứa mã định danh InChI đã thay đổi
wiki
Tuổi học đường – Lứa tuổi với những mơ mộng, đầy cảm xúc nhưng cũng xen lẫn những nông nổi và đôi chút dại khờ. Vấn đề về tình bạn, tình yêu tuổi học đường khá quan trọng. Tình bạn trong cuộc sống là không thể thiếu nhất là đối với lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi mà tình bạn là một thứ gì đó vô cùng quan trọng. Người bạn là người có thể chia sẻ với ta mọi việc từ những niềm vui cho đến những nỗi buồn. Là người có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích để ta vượt qua những khó khăn, vượt qua nhưng bối rối, những hoang mang. Có những tình bạn cùng tiến cũng có những tình bạn cùng giúp nhau trong học tập để cùng nhau tốt hơn. Nhưng không phải đối với ai ta cũng có thể kết bạn, có thể kết thân, trong việc chọn bạn mỗi chúng ta cần có suy nghĩ thật chín chắn, tránh chọn bạn tràn lan, chọn bạn theo trào lưu. Chỉ có những người bạn thật sự mới có thể giúp đỡ, cùng nhau sẻ chia cũng như đưa ra những lời khuyên thật hữu ích cho chúng ta. Việc chọn bạn tràn lan đôi khi đem đến cho chúng ta những hậu quả không hay cũng như không thể nào lường trước được. Nếu không may chúng ta kết bạn với những người bạn không được tốt và cũng chính những lời rủ rê của họ cùng với những khoảnh khắc sốc nổi của ta đã làm ta mắc phải những sai lầm. Đầu tiên sẽ là những việc cơ bản, là những việc nhỏ, đó là sự đua đòi, rồi dần dần từ những việc nhỏ đó, những việc cơ bản đó sẽ phát triển thành những việc nghiêm trọng hơn là ma tuý, là nghiện hút và điều đó cũng đồng nghĩa là chúng ta chọn lấy cái chết trắng, hay là bỏ học để lao vào các cuộc vui, các cuôc dua xe. Rồi khi không còn đủ điều kiện để phục vụ cho những cuộc chơi, cho những việc đua đòi thì việc trộm cắp là chuyện tất yếu. Những trò chơi điện tử ngày càng phát triển và trở nên thu hút giới trẻ, nhưng kiểm soát chưa thật chặt chẽ nên khó tránh khỏi hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vì thế hãy chọn cho mình những người bạn thật đúng ý nghĩa, để cùng nhau phát triển một tình bạn tốt đẹp, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Vậy nên hãu cùng những người bạn chân thành trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ và quan niệm của mình để tình bạn đó đã tốt đẹp ngày càng tốt đẹp hơn nữa. Đó chỉ mới là vấn đề về tình bạn tuổi học đường, còn một vấn đề cũng không kém phần quan trọng đó chính là vấn đề tình yêu tuổi học đường. Ngày nay mọi người vẫn khẳng định không nên có tình yêu vào tuổi này. Tình yêu tuổi học đường đôi lúc được bắt nguồn từ tình bạn nhưng không phải lúc nào tình bạn cũng là khởi nguồn của tình yêu. Yêu tuổi học đường là một chủ đề rất cần được quan tâm khi mà ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, tạp chí, truyện của nước ngoài đã và đang gây ảnh hưởng rất mạnh tới tuổi mới lớn kèm theo là sự tìm hiểu vượt quá sự cho phép một cách thiếu ý thức. Và hậu quả xảy đến là điều tất yếu, là không thể nào tránh khỏi. Bi kịch xảy ra đốỉ với tuổi học trò là gì? Cái tuổi chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhẹ là sa sút trong học tập, thiếu tập trung trong việc học. Nặng là không ít các bạn gái ở tuổi này trở thành nạn nhân của việc nạo phá thai hay các bạn học sinh phải bỏ học để trở thành những ông bố, bà mẹ trẻ bất đắc dĩ ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới. Những hành động nông nổi, thiếu ý thức, thiếu suy nghĩ dẫn đến những cái kết đau lòng là tự tử, nhảy sông, nạo phá thai ngày càng nhiều. Ngày nay trên các báo dành cho tuổi mới lớn như mực tím, hoa học trò cũng có những chuyên trang dành để tư vấn và trả lời những thắc mắc đang được các bạn học sinh quan tâm nhưng vượt lên trên tất cả là sự tự ý thức của bản thân, là sự vượt lên của chính cá nhân, phải biết tránh xa cám dỗ. Trong tình bạn hãy chọn cho mỗi người chúng ta người bạn chân chính để cùng nhau bước tiếp. Còn về tình yêu, tình yêu chỉ thật sự cần khi nó đem đến cho nhau niềm tin, tạo cho nhau động lực cũng như giúp nhau cùng hướng tới tương lai. Tốt nhất ở tuổi này chúng ta không nhất thiết cần đến tình yêu. Tuy nhiên đối với những người bạn nào đã trót lỡ lầm thì cũng đừng nên vội vàng buông xuôi mà hãy đứng lên làm lại từ đầu. Tóm lại tình bạn và tình yêu tuổi học đường cũng khá đẹp nhưng đầy phức tạp. Tuổi học trò cần được tư vấn và định hướng đúng đắn để không phải có những ý nghĩ sai lệch và sa ngã mà trong đó vai trò của nhà trường và gia đình là rất quan trọng. Cũng là một học sinh ở lứa tuổi học đường, tôi và các bạn cùng nhau cố gắng học hành, tim cho mình những người bạn đỉch thực để cùng nhau học hành tốt hơn, suy nghĩ thật kĩ để không phải xảy ra những hậu quả đáng tiếc trong tình bạn lẫn tình yêu. Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng từng 1 lần "yêu" khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cái xúc cảm ấy, trải nghiệm ấy nó thích lắm! Thế nên hãy thử một lần yêu nhé!
vanhoc
Maria xứ Kleve (19 tháng 9 năm 1426 – 23 tháng 8 năm 1487) là vợ thứ ba của Charles I xứ Orléans. Maria xuất thân là một công nữ người Đức, người con cuối cùng của Adolf I của Kleve và Marie xứ Bourgogne. Maria là người bảo trợ văn học và đã ủy quyền cho nhiều tác phẩm; bản thân Maria cũng là một nhà thơ và đã sáng tác ra những bản ballad và bài thơ khác nhau. Sau cái chết của Charles, Maria bí mật tái hôn vào năm 1480 với một trong các nam thị tùng túc trực phòng của Maria là "Sieur de Rabodanges" (Ngài Rabodanges), là người xứ Artois, kém hơn Maria vài tuổi. Maria qua đời ở Chaunay. Hôn nhân Ở độ tuổi mười bốn, Maria kết hôn với Charles xứ Valois, Công tước xứ Orléans (lúc ấy đã được 46 tuổi, do đó lớn hơn Maria 32 tuổi ) vào ngày 27 tháng 11 năm 1440, tại Saint-Omer. Maria chính là người vợ thứ 3 và cuối cùng của Charles. Hai vợ chồng có với nhau ba người con, lần lượt là: Marie xứ Orléans, Tử tước phu nhân xứ Narbonne (19 tháng 12 năm 1457 – 1493); kết hôn với Juan của Navarra, Tử tước xứ Narbonne vào năm 1483. Quốc vương Louis XII của Pháp (1462 – 1515) Anne xứ Orléans, Nữ Tu viện trưởng của Tu viện Fontevraud và Poitiers (1464 – 1491). Trong văn học Maria là một nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Hella Haasse về Charles I xứ Orléans có tên Lang thang trong khu rừng tối (tựa gốc tiếng Hà Lan là Het Woud der Verwachting). Gia phả <center> <center> Ghi chú Chú thích Arn, Mary-Jo. Charles d'Orléans in England, 1415-1440. Cambridge; Rochester, NY, USA : D.S. Brewer, 2000. googlebooks Retrieved August 17, 2009 Wilson, Katharina M. An Encyclopedia of Continental Women Writers. Vol. 2 New York: Garland Pub, 1991. googlebooks Holt, Emily Sarah. Memoirs of Royal Ladies. London : Hurst and Blackett, 1861. googlebooks Người Pháp thế kỷ 15 Mất năm 1487 Sinh năm 1426 Công tước phu nhân xứ Orléans Vương tộc Valois-Orléans
wiki
Richard Gavin Bryars (; sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943) là một nhà soạn nhạc và nhạc công contrabass người Anh. Ông sáng tác và soạn nhiều thể loại nhạc, gồm có jazz, free improvisation, âm nhạc tối giản, historicism, nhạc thử nghiệm, avant-garde và tân cổ điển. Sự nghiệp Gavin Bryars được sinh ra ở Goole, đông Yorkshire, Anh, ông học triết tại Đại học Sheffield nhưng đã trở thành nhạc công contrabass trong ba năm theo học trường. Ông bắt đầu sự nghiệp như tay bass của bộ tam Joseph Holbrooke, cùng tay guitar Derek Bailey và tay trống Tony Oxley. Bộ tam ban đầu chơi jazz truyền trống trước khi chuyển sang free improvisation. Những tác phẩm đầu tay của Bryars dưới vai trò là nhà soạn nhạc chịu nhiều ảnh hưởng từ John Cage (người mà ông theo học một gian ngắn), Morton Feldman, Earle Brown và âm nhạc tối giản. Một trong các nhạc phẩm đầu tay của ông, The Sinking of the Titanic (1969), cho phép những người biểu diễn lấy những nguồn âm thanh liên quan đến việc RMS Titanic chìm và kết hợp chúng lại. Lần thu âm đầu tiên của The Sinking được ra mắt qua Obscure Records của Brian Eno năm 1975. Bản thâu năm 1994 được tái phối khi bởi Aphex Twin có tên Raising the Titanic (sau đó được tập hợp trong album 26 Mixes for Cash). Jesus' Blood Never Failed Me Yet (1971) cũng là một nhạc phẩm nổi tiếng, xuất từ một đoạn loop được thu âm do một người vô gia cư hát ứng tác. Dựa trên đoạn loop đó, một nhóm nhạc sĩ chơi nhạc trực tiếp, càng lúc càng tăng độ dày đặt. Một bản thâu khác năm 1994 với Tom Waits hát cùng bản thâu gốc của người vô gia cư kia trong phân đoạn cuối. Bryars đã sáng tác một số lượng lớn các tác phẩm khác, gồm bốn bản opera, những bản nhạc không lời, cùng ba nhạc phẩm cho các bộ tứ đàn dây và nhiều bản concerto. Ông viết nhiều đoạn nhảy cho các biên đạo múa, gồm Biped (1999) cho Merce Cunningham. When Harry Met Addie (một tribute cho ca sĩ Adelaide Hall va nhạc công saxophone Harry Carney) được ra mắt tại Duke Ellington Memorial Concert ở Queen Elizabeth Hall, London ngày 1 tháng 5 năm 1999. Tác phẩm được biểu diễn bởi London Sinfonietta Big Band và ủy thác bởi nghệ sĩ saxophone/bass clarinet John Surman. London Sinfonietta Big Band được chỉ huy bởi Diego Masson· Tác phẩm chọn lọc The Sinking of the Titanic (1969, First performance: Queen Elizabeth Hall, London 1972). Necropolis Soundtrack Film Franco Brocani (1970). Jesus' Blood Never Failed Me Yet (for Pre-recorded Tape and ensemble), 1972. Medea (Opera, libretto after Euripides.) 1982, revised 1984 and 1995. CIVIL WarS (incomplete Opera collaboration with Robert Wilson), 1984. Some sections of the music exist in completed form, as follows: On Photography for Chorus (SATB), harmonium, piano. 2B for Percussion ensemble. Arias For Marie Curie, The Queen of the Sea, Captain Nemo, The Japanese Bride. String Quartet No 1 Between the National and the Bristol, 1985. Cadman Requiem (Dedicated to Bill Cadman, his sound recordist, who perished in Pan Am 103), 1989. String Quartet No 2, 1990. A Man in a Room, Gambling for speaking voice and string quartet (Text: Juan Muñoz), 1992. The North Shore for viola and piano, 1993. Three Elegies for Nine Clarinets, 1994. Cello Concerto Farewell to Philosophy, 1995. Adnan Songbook, 1996. Doctor Ox's Experiment, opera, 1998. String Quartet no.3, 1998. Biped – music for the dance by Merce Cunningham, 1999. When Harry Met Addie - music for soprano voice (vocalise) and big band, 1999 G (Being the Confession and Last Testament of Johannes Gensfleisch, also known as Gutenberg, Master Printer, formerly of Strasbourg and Mainz) Opera, 2002. Nothing like the Sun – 8 Shakespeare sonnets for soprano, tenor, speaking voice, 8 instruments, 2007. Piano Concerto ("The Solway Canal")'', 2010. Marilyn Forever - Opera 2013 Pneuma - ballet 2014 with Carolyn Carlson The Seasons - ballet 2014 with Edouard Lock 11th Floor - ballet with Edouard Lock The Fifth Century - cantata for choir and saxophone quartet, text from Thomas Traherne Tham khảo Liên kết ngoài Gavin Bryars.com – The official Gavin Bryars website: bio, discog, news, etc. Schott Music Limited Myspace.com/gavinbryarsmusic – The official Gavin Bryars MySpace page: information and sound clips Gavin Bryars discography Cello Concerto Reviews BBC interview (2004) Culture Kiosque Interview (2000) Morton Feldman interviewed by Gavin Bryars and Fred Orton (1976) Sinh năm 1943 Nhà soạn nhạc Nhân vật còn sống Nam nhạc sĩ thế kỷ 20
wiki
Trận Woëvre là một trận đánh trên Mặt trận phía tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 5 tháng 4 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1915 giữa Quân đội Pháp và Quân đội Đế quốc Đức. Tuy rằng quân Pháp đã phần nào thành công trong việc tiêu hủy chỗ lồi Saint-Mihiel của quân Đức, trận đánh kết thúc với thất bại rõ ràng của quân Pháp kèm theo thiệt hại nặng nề cho họ. Trận đánh này với bất lợi của quân Pháp đã góp phần chứng tỏ khả năng phòng ngự cao của Quân đội Đức trong cuộc chiến tranh, sau thất bại của Quân đội Anh trong trận Neuve Chapelle cùng năm đó. Nhìn chung, thời tiết xấu, địa hình bất lợi, sự yểm trợ yếu ớt của lực lượng Pháo binh cùng với sự kháng trả kiên cường và những đợt phản kích của quân Đức, cũng như việc 9 Sư đoàn Đức tại đây được 3 Sư đoàn nữa tăng viện đã khiến cho những cuộc tiến công của quân Pháp dễ dàng bị thất bại thê lương và không thể chiếm lại được Saint-Mihiel. Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân phía đông của Pháp là Auguste Dubail đã ra lệnh cho 7 Quân đoàn thuộc Tập đoàn quân số 1 của ông tiến công chỗ lồi Saint-Mihiel của quân Đức – một chỗ lồi đã được hình thành giữa trận tuyến quân Pháp từ nỗ lực đánh bọc sườn pháo đài Verdun của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đức là Erich von Falkenhayn hồi năm 1914. Mục tiêu của Dubail là rút ngắn phòng tuyến quân Pháp, trừ khử mối đe dọa đến Verdun, … Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 5 tháng 4 năm 1915, nhằm vào Tập đoàn quân số 5 của Đức do Thiếu tướng - Thái tử Wilhelm chỉ huy. Giao tranh diễn ra ác liệt nhất ở một số nơi như Combres ở hướng Bắc của chỗ lồi. Trong khi mạn Tây của chỗ lồi vẫn trụ vững, quân Pháp đã bắt đầu xuyên thủng mạn Đông của chỗ lồi trên cao nguyên Les Éparges. Tuy quân Pháp đã gây bất ngờ cho quân Đức, họ gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là do pháo binh không có khả năng yểm hộ cho cuộc tiến công vào các vị trí phòng ngự rắn chắc của Quân đội Đức. Vào ngày 7 tháng 4 năm 1915, quân bộ binh Pháp tấn công những bị chặn đứng và chỉ chiếm được có 500 yard chiến hào Đức. Những cuộc tấn công và phản công dồn dập trong cuộc chiến này đã gây tổn thất cao cho cả hai phe. Tổng tư lệnh Quân đội Pháp là Joseph Joffre nhận thấy quân Pháp không thể đạt được mục tiêu, và họ phải trì hoãn tiến công trong hai ngày sau do hỏa lực khủng khiếp của lực lượng Pháo binh Đức, nhưng vào ngày 9 tháng 4 năm ấy họ đã chiếm được cao nguyên Les Éparges. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1915, một cuộc tấn công khác của quân đội Pháp bị đánh bại. Trận chiến Woëvre là một trong những cuộc giao chiến cơ bản trong giai đoạn này của chiến tranh, đồng thời cũng trở thành một trong hàng loạt thảm họa của phe Hiệp Ước khi ấy. Thất bại đẫm máu tại Woëvre, cùng với những cuộc tiến công khác của quân Pháp tại Champagne và Artois trong năm 1915, đã không thể mang lại thành quả gì cho họ nói riêng và khối Hiệp Ước nói chung. Vào ngày 23 tháng 4 năm 1915, quân Pháp đánh lùi một cuộc tấn công hạn chế của quân Đức vào Les Éparges, nhưng trong ngày hôm sau quân Đức gặt hái thắng lợi trong cuộc tiến công về hướng Tây Nam cao nguyên này. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1915, Joffre đã hạ lệnh đình chỉ chiến dịch tấn công này. Giao tranh lẻ tẻ tiếp tục trong những tháng hè và sau đó Saint-Mihiel trở thành một khu vực tĩnh lặng. Thiệt hại to lớn của quân Pháp trong chiến dịch thất bại này đã khiến cho họ không thể hợp tác với quân Anh trong các chiến dịch tấn công theo dự kiến ở hướng Bắc chỗ lồi Noyon. Mãi đến cuối năm 1918, Quân đội Hoa Kỳ mới tiến công Saint-Mihiel và giành chiến thắng. Chú thích Liên kết ngoài Battles In The Woevre The Great War - The Western Front (James Mowbray) Today in History for April 1915 - Historial Events Những trận đánh lớn trong lịch sử Trận đánh liên quan tới Đức Trận đánh liên quan tới Pháp Xung đột năm 1915 Đức năm 1915 Pháp năm 1915 Các trận đánh trong đệ nhất thế chiến
wiki
Dương Ngọc Thạch (15 tháng 1 năm 1917 – 9 tháng 5 năm 2013) là nghệ sĩ cải lương người Việt Nam. Ông là một trong những nghệ sĩ gạo cội của nghệ thuật cải lương và được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Cuộc đời Dương Ngọc Thạch tên thật là Dương Văn Được, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1917 tại xã Đông Sơn (nay là huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Trước năm 1945, Dương Ngọc Thạch đã nổi tiếng cả hai lĩnh vực cải lương và hát bội khi thủ diễn thành công nhân vật Quan Công trong nhiều vở diễn trên sân khấu Sài Gòn và nhiều vai diễn khác. Năm 1945 ông tham gia cách mạng và là một trong những nghệ sĩ tham gia vở diễn Trần Hưng Đạo bình Nguyên của tác giả Trần Bạch Đằng - vở diễn đề tài lịch sử đầu tiên ở vùng kháng chiến miền Đông. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và liên tục để lại dấu ấn trong các vai Tám Luông (Máu thắm đồng Nọc Nạn), Khuất Nguyên (Khuất Nguyên), Tề Thiên (Mẫu đơn tiên). Sau năm 1975, ông cùng Đoàn cải lương Nam bộ trở về Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, ông bén duyên điện ảnh với hàng loạt vai trong các phim Chiều sâu lòng đất, Người ven đô, Võ Thị Sáu, Hòn Đất. Ông cùng với các học trò như Ca Lê Hồng, Thanh Hạp, Thu Vân, Hà Quang Văn, đã đặt nền móng để xây dựng nên Khoa Cải lương của Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TPHCM). Ông qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2013 tại nhà riêng, hưởng thọ 96 tuổi. Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1984) Huy chương Huân chương Lao động hạng ba Huân chương Kháng chiến hạng nhất Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng ba Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng Tham khảo Nghệ sĩ cải lương Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam
wiki
Như một kỳ tích, dấu ấn sự vươn lên mạnh mẽ, bứt phá phát triển đang hiển hiện, dần thay thế cho hình ảnh lam lũ, nghèo khó vốn gắn chặt bao đời nay ở dải đất miền Trung. Trước những thời cơ mới, vận hội mới thênh thang mở lối, người dân miền Trung càng tự hào, vững tin vào tương lai rực rỡ trong mùa xuân mới Quý Mão 2023 này. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trò chuyện cùng Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng bên lề hội nghị quán triệt Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị diễn ra cuối năm 2022. Rong ruổi dọc tuyến huyết mạch ven biển duyên hải miền Trung khoảng giao mùa chuyển sang năm mới, có thể cảm nhận đầy đủ, rõ nét hơi thở gấp gáp bước chuyển mình mạnh mẽ, đầy năng lượng ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau 2 năm bị dồn nén bởi dịch bệnh, thiên tai, miền Trung như chiếc lò xo bật lên chạy đua với thời gian để bứt tốc lao mình về phía trước. Chưa bao giờ, sức vóc, vị thế, tiềm năng của miền Trung được khai phóng lên tầm cao mới đến thế. Miền Trung với nguồn lực dồi dào kinh tế biển đã vươn lên trở thành vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững. Vùng đất vốn được ví như chiếc đòn gánh lam lũ, nhọc nhằn này giờ đây đã đổi thay đến ngỡ ngàng. Bóng dáng nhiều khu đô thị trẻ, hiện đại có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ hiển hiện, kết nối các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Miền Trung đang khẳng định một cách ấn tượng sứ mệnh lịch sử là vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có sức hút, sức lan tỏa của một cực tăng trưởng mạnh mẽ như các vùng hai đầu đất nước và là “mặt tiền”, “cửa ngõ” ra biển của vùng Tây Nguyên và trục hành lang kinh tế Đông – Tây nối Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar. Trong nền bức tranh tươi sáng ấy, Đà Nẵng như một lát cắt điển hình của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thành phố “đầu biển cuối sông” đang xác lập vị thế, tư thế vai trò đô thị hạt nhân có sức lan tỏa, là trung tâm kinh tế – xã hội của toàn vùng. Nói như PGS. TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Sau khi tách khỏi Quảng Nam, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xác lập vị thế, tư thế trung tâm trong liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm duyên hải miền Trung. Đà Nẵng đã khai thác hiệu quả các nguồn lực nội sinh để vươn lên mạnh mẽ, định hình thương hiệu “thành phố đáng sống”, thành phố du lịch biển đáng tự hào. Tương lai xa, Đà Nẵng cần định hướng, tầm nhìn mới với chiến lược phát triển mới phù hợp với xu thế thời đại và sứ mệnh vùng, quốc gia trên nền tảng kinh tế số, trung tâm đổi mới – sáng tạo – công nghệ quốc gia và là trung tâm tài chính quốc tế của cả khu vực Đông Nam Á”. Ý tưởng ấy càng có cơ sở hơn bởi kết thúc năm 2022, Đà Nẵng xác lập các chỉ số phát triển mang tính chiều sâu và bền vững: Tốc độ tăng trưởng cao thuộc tốp đầu cả nước (GRDP, giá so sánh 2010 ước đạt 73.859 tỷ đồng, ước tăng 14% so với năm 2021 (Nghị quyết tăng 6-7%). Tổng thu ngân sách năm 2022 trên địa bàn đạt 23.578 tỷ đồng, bằng 120,1% dự toán, tăng 3,5% so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người đạt 4.309 USD. Những chỉ số tích cực ấy giúp Đà Nẵng tự tin bước vào năm 2023 “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”. Đà Nẵng, thành phố như một cánh buồm căng vươn mình ra biển lớn. Ngược vào phía Nam, “người anh em” của Đà Nẵng là Quảng Nam cũng bước vào năm mới với tâm thế ấn tượng: Tổng thu ngân sách vượt con số 32.000 tỷ đồng và nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực. Quan trọng hơn, Quảng Nam còn đóng một dấu son trong chuỗi liên kết vùng khi có hàng loạt “đại bàng” vào “làm tổ” khiến vùng Đông sôi động. Nổi bật nhất là Khu kinh tế mở Chu Lai được ví như “trái tim” của toàn vùng gắn chặt với những “thương hiệu quốc gia” như Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO). Từ khi thành lập đến nay, THACO đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 180.000 tỷ đồng, riêng năm 2022 dự kiến nộp ngân sách gần 32.500 tỷ đồng. Như cách “nói cho vui” nhưng lại hàm chứa tư duy, hành động của vị thế đầu tàu, động lực miền Trung của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh về câu chuyện Quảng Nam cùng “đại bàng chúa” THACO tiếp tục xây tổ để có thêm nhiều “đại bàng” tiên phong. Ông tâm sự: “Cách đây 25 năm, tỉnh Quảng Nam ngay từ khi chia tách dù còn rất nghèo khó vẫn lo “làm tổ” để đón “đại bàng”. Và “đại bàng” đã đến thật, đấy là THACO, 20 năm trước là một “con chim” bé nhỏ nhưng sẵn tố chất của một “đại bàng” lớn. THACO đã cùng Quảng Nam vượt qua bao khó khăn để cùng lớn mạnh như ngày hôm nay. Bây giờ tỉnh Quảng Nam có “đại bàng” hàng đầu Việt Nam, mà tỉnh sẽ chăm chút hỗ trợ để “đại bàng” sản sinh ra nhiều đại bàng thế hệ mới nữa. Quan trọng không kém, đó là những “đại bàng” này sẽ tạo thế và dẫn dắt cho cả đàn chim ở Quảng Nam và khu vực miền Trung bay về. Biết đâu trong đàn chim đó, lại xuất hiện nhiều “đại bàng” tiên phong nữa”. Chính nhân tố này làm nên một Khu kinh tế mở Chu Lai hấp dẫn hợp với cảng biển, sân bay Chu Lai kết nối với Khu kinh tế Dung Quất – Quảng Ngãi định hình một cách bền vững tương lai tươi sáng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Mà đâu chỉ Đà Nẵng, Quảng Nam, nhiều địa phương của vùng trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đang là những cực tăng trưởng mạnh, kết nối làm cửa ngõ ra biển cho vùng “kinh tế xanh” Tây Nguyên để tạo nên vị thế đặc biệt quan trọng cho miền Trung so với các vùng chiến lược của cả nước. Với những thành tựu lớn, THACO được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai. Trong gợi mở hoạch định chiến lược của các chuyên gia hàng đầu, sức phát triển của miền Trung hiện tại đang bức bí, có thể gói gọn trong hình ảnh “chiếc áo quá chật” cần phải được cởi bỏ, thay thế bằng không gian phát triển mới, xứng tầm với vị thế của vùng. Và đó cũng là căn nguyên để ngày 3-11- 2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc… Phải nói rằng, chưa bao giờ vị thế, sự phát triển của miền Trung lại được nâng lên tầm cao đến như thế. Ở đó, không còn là sự cựa quậy, tự chòi đạp để vượt lên, mà có sự liên kết, phân vai cụ thể để cùng về đích, hoàn thành sứ mệnh của vùng kinh tế trọng điểm quốc gia. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhìn nhận: “Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị là một văn kiện có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện tư duy và tầm nhìn, định hướng chiến lược của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm tạo sự chuyển biến có tính đột phá trong chiến lược phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, cũng như các địa phương trong vùng. Đi liền với chủ trương lớn, Bộ Chính trị còn nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để chuyển hóa vào thực tiễn phát triển của cả vùng”. Chìa khóa đã mở, giờ là lúc tất cả cùng xắn tay áo để xây dựng kế hoạch chương trình hành động, tận dụng thời cơ mở ra để phát triển. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng chia sẻ, Nghị quyết đã nêu ra một nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô cấp Vùng, Đà Nẵng kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâm, ủng hộ chủ trương và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xem xét ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù trên cơ sở nền tảng Nghị quyết số 43- NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như tạo cơ sở chính trị, pháp luật cho việc xây dựng và sớm hình thành các dịch vụ tài chính chất lượng cao tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham quan các nhà máy tại KCN THACO Chu Lai. “Vì sao vào lúc này Bộ Chính trị lại phải bàn và ra Nghị quyết 26? Những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới là gì? Chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thực hiện có kết quả tốt nhất, biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động?” – Ba câu hỏi được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên ngay trong Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết không chỉ là bức thông điệp, mà còn là mệnh lệnh để cả hệ thống chính trị và người dân cả nước đồng lòng hòa mình vào công cuộc đổi mới, phát triển miền Trung. “Tôi tha thiết kêu gọi và tin tưởng rằng: Cấp ủy, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành miền Trung sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, khí phách anh hùng, tinh thần sáng tạo, quả cảm, cùng với các ban, bộ, ngành trung ương và chính quyền các cấp trong cả nước càng đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này, tạo ra bước chuyển biến mới có tính đột phá trong việc phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh theo tinh thần: Cả nước vì Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!” – Tổng Bí thư nhấn mạnh. Con đường cái quan đang thênh thang mở lối để sức vóc miền Trung càng thêm đàng hoàng, to đẹp, viết tiếp kỳ tích trên hành trình phát triển ngay trong mùa xuân mới rực rỡ này. NGUYỄN QUANG SANG
vanhoc
Quận Webster là một quận thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ. Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số người . Quận lỵ đóng ở Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Xa lộ Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, quận đã có dân số 9.719 người, 4.010 hộ gia đình, và 2.815 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 18 người trên một dặm vuông (7/kmТВ). Có 5.273 đơn vị nhà ở với mật độ bình quân 10 trên một dặm vuông (4/kmТВ). Cơ cấu dân tộc của cư dân sinh sống ở quận này bao gồm 99,18% người da trắng, 0,01% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,07% người Mỹ bản xứ, 0,06% châu Á, Thái Bình Dương 0,01%, 0,01% từ các chủng tộc khác, và 0,66% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 0,37% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. Có 4.010 hộ, trong đó 29,80% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 55,40% là đôi vợ chồng sống với nhau, 10,60% có nữ hộ và không có chồng, và 29,80% là không lập gia đình. 26,50% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 12,40% có người sống một mình 65 tuổi hoặc cao tuổi hơn. Cỡ hộ trung bình là 2,41 và cỡ gia đình trung bình là 2,89. Trong quận, dân số đã được trải ra với 23,00% dưới độ tuổi 18, 8,00% 18-24, 26,70% 25-44, 27,10% từ 45 đến 64, và 15,20% từ 65 tuổi trở lên đã được những người. Độ tuổi trung bình là 40 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 96,90 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 94,30 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong đã đạt mức USD 21.055, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 25.049. Phái nam có thu nhập trung bình USD 25.362 so với 15.381 USD của phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người là 12.284 USD. Có 26,60% gia đình và 31,80% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 45,40% những người dưới 18 tuổi và 21,00% của những người 65 tuổi hoặc hơn. Tham khảo Quận của West Virginia
wiki
Makeda Silvera (sinh năm 1955 tại Kingston, Jamaica) là một tiểu thuyết gia người Canada và nhà văn viết truyện ngắn. Silvera di cư đến Canada năm 12 tuổi cùng gia đình và hiện đang sống ở Toronto, Ontario. Cô đã xuất bản hai tập truyện ngắn vào những năm 1990 trước khi phát hành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cô, The Revenge of Maria, vào năm 1998, tiếp theo là The Heart không uốn cong vào năm 2002. Một ra lesbian,, cô là người đồng sáng lập và quản lý các biên tập viên của Sister Vision Press, và đã chỉnh sửa một số tuyển tập, bao gồm Piece of My Heart, tuyển tập văn học Bắc Mỹ đầu tiên của những người đồng tính nữ da màu. Công trình Im lặng: Công nhân trong nước Caribbean nói chuyện với Makeda Silvera (1989, phỏng vấn) Nhớ G (1990, truyện ngắn) Piece of My Heart: Một tuyển tập đồng tính nữ da màu (1991, chủ biên) Her Head a Village (1994, truyện ngắn) Người phụ nữ khác: Phụ nữ da màu trong văn học Canada đương đại (1994, chủ biên) Ma-Ka: Diaspora Juks (1997, chủ biên) Trái tim không uốn cong (2002, tiểu thuyết) Tham khảo Nhân vật còn sống Sinh năm 1955
wiki
Chọi cừu (Ram fighting) là một môn thể thao máu me (trò huyết đấu) diễn ra giữa hai con cừu (thường là cừu đực có đầu to, sừng lớn) được tổ chức trong một vòng tròn đài (ring) hoặc cánh đồng mở. Mặc dù được phân loại là một môn thể thao máu me (chọi thú) và hành động tàn ác với động vật, các cuộc chiến chọi cừu hiếm khi dẫn đến cái chết của con cừu bị đánh bại, vì kẻ thua cuộc thường được phép chạy trốn khỏi đấu trường, ngoại trừ việc chọi theo luật lệ ở Trung Quốc (đánh cho đến chết). Lịch sử Trong tự nhiên, các cuộc chiến đấu giữa những con cừu đực xảy ra một cách tự nhiên như một hành vi của loài trâu bò để giải quyết hệ thống phân cấp thống trị, một cuộc chiến đấu giành quyền thống trị và khẳng định sức mạnh của con đực trong các cuộc thi đấu bạo lực, bằng cách đâm đầu vào những con khác (bạng). Chọi cừu thường được diễn ra trong văn hóa chăn nuôi cừu hoặc dê ở Châu Phi, Châu Á và Châu Âu. Ở Nigeria, Uzbekistan và Indonesia, ngoài Trung Quốc, vùng ngoại ô phía bắc của thủ đô Kabul, Afghanistan cũng là nơi diễn ra cảnh chọi cừu này, theo đó tục chọi cừu là phổ biến giữa người dân địa phương. Theo truyền thống, sự hung dữ của những con đực không phải là một phẩm chất mong muốn trong chăn nuôi cừu, vì những người chăn nuôi cừu thích một con cừu ngoan ngoãn, thuần hiền và sẽ loại bỏ những con hung dữ thông qua một loạt các giống chọn lọc, gọi là chọn lọc nhân tạo hay là quá trình chọn giống. Đây là việc thực hành chính của thuần hóa cừu theo thời gian. Tuy nhiên, nông dân và người chăn cừu theo truyền thống có thể coi việc chọi cừu như một trò tiêu khiển hoặc giải trí không thường xuyên, và xem hành vi này là dấu hiệu của sự nguy hiểm, sức khỏe, cũng như hệ thống miễn dịch và nguồn gen tốt. Trong một số nền văn hóa, nó đã được phát triển thành một "trò chơi" hoặc một môn thể thao, hoặc thậm chí được tổ chức như "trò tiêu khiển quốc gia" đôi khi liên quan đến cá cược. Ngày nay ở một số quốc gia, có những nỗ lực để đưa cuộc chiến trở thành chủ đạo bằng cách điều chỉnh các quy tắc, đảm bảo sự công bằng và phúc lợi động vật của các cuộc chiến đấu. Ở Uzbekistan, chọi cừu được tổ chức như một phần của Asrlar Sadosi. Ở Tây Java, Indonesia, chọi cừu được tổ chức như một nghi thức giải trí và nghi lễ phổ biến với thị trấn Garut, gần Bandung. Ở Nigeria, chủ sở hữu của các con cừu đực tham gia đã đầu tư lớn để đặc biệt huấn luyện cừu của họ vì chỉ dành cho các cuộc thi, trong đó có các giải thưởng lớn, như xe ô tô, cho những người chiến thắng trong các cuộc chiến này. Trung Quốc Ở Trung Quốc, luật pháp không bảo vệ loài động vật như một số quốc gia phương Tây. Ngoài chọi trâu, chọi chó, chọi ngựa, chọi lạc đà, Trung quốc còn có hoạt động chọi cừu diễn ra đầy máu me. Tuy nhiên, những tổ chức bảo vệ động vật kịch liệt phản đối lễ hội chọi cừu, chọi chó. Mặc dù đã có nhiều tổ chức về quyền động vật lên án, kêu gọi chính quyền địa phương ngừng tổ chức những lễ hội tàn bạo như thế này nhưng do đây là lễ hội dân gian, truyền thống của địa phương nên không nhiều nơi hưởng ứng. Những màn đấu tàn khốc của hai con vật nhận nhiều sự tán thưởng của người dân. Thường được biết đến là loài động vật vô cùng dễ thương, đáng yêu, ít ai có thể ngờ được là những con cừu cũng có thể sống chết với nhau trên sàn đấu trong một hoạt động chọi cừu đầy máu me ở Trung Quốc. Những con cừu húc nhau tới khi một con chết trong trận đấu, trước sự chứng kiến của hàng trăm người tại một làng ở Trung Quốc. Các con cừu sẽ được phân thành từng nhóm theo các tiêu chí như trọng lượng, độ tuổi để chúng đấu với nhau cho đến chết. Khác với nhiều nước, ở Trung Quốc, trận đấu chỉ ngừng khi một trong hai con cừu chết hoặc là con cừu thua cuộc sau khi bị đối thủ húc gãy sừng. Tại một làng cổ thuộc Cam Châu, Trương Dịch, Cam Túc, hoạt động chọi cừu diễn ra vào dịp tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) hàng năm. Tại đây, sau những vòng đấu loại, tuyển chọn gắt gao, có 32 con cừu len Cam Túc được vào vòng chung kết. Từ những con vật hiền lành, đáng yêu, những con cừu biến thành những chiến binh hăng máu nhất, chúng lao vào nhau tử chiến đến khi một trong hai ngã xuống, không thể gượng dậy mới thôi. Nhiều người cho rằng hoạt động chọi cừu này có sử dụng chất kích thích khiến cho những con cừu trở nên mất kiểm soát, chỉ còn biết lao vào nhau mà húc túi bụi đến chết. Cảnh chọi cừu đẫm máu như thế này không chỉ diễn ra ở Cam Túc và nó còn tồn tại ở một số địa phương khác tại Trung Quốc. Nông dân ở một ngôi làng thuộc thị trấn Bạch Đạo Khẩu, tỉnh Hà Nam, đã tổ chức cuộc thi đặc biệt thu hút hơn 40 chủ cừu tham gia để chào đón năm cừu (Trong tiếng Trung Quốc, cừu và dê là hai từ đồng âm, đều là Dương, nên năm con dê còn được gọi là năm con cừu). Dân làng tập trung tại một khoảng đất trống và cổ vũ cho những chú cừu húc nhau. Những con cừu được chủ chọn tham gia cuộc thi chọi cừu ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, phải là con đực, đầu to, hiếu chiến và có cặp sừng to khỏe. Chúng được phân loại dựa theo tuổi và cân nặng trước khi bước vào trận đấu loại. Các đấu sĩ cừu có bộ lông dài và dày chúi đầu lao vào nhau. Các đấu sĩ sẽ thi luân lưu, thua bị loại còn thắng sẽ tiếp tục chiến đấu cho tới khi tìm ra được con vô địch. Thường thì Con cừu to con, lực lưỡng hơn nhiều lần áp đảo đối thủ. Tham khảo Bradford, Alina (ngày 31 tháng 7 năm 2014). "Rams: Facts About Male Bighorn Sheep". Live Science. "Ram Fighting Battles For Acceptance in Nigeria". NBC News. ngày 25 tháng 3 năm 2016. "Asrlar Sadosi festival celebrates Uzbek traditions". Caravanistan. "Ram Fighting in Indonesia". The Sydney Morning Herald. ngày 26 tháng 1 năm 2012. "Ram Fighting in Indonesia". Getty Images. "General Reference Center GOLD - Document - Ram Fighting to Feature At 2016 National Sports Festival". go.galegroup.com. Truy cập 2016-10-22. Chọi cừu ở Trung Quốc Hãi hùng cảnh cừu 'quyết đấu' bay cả sừng ở Trung Quốc Môn thể thao thú vật
wiki
Thơ cụ thể hay thơ hình khối là sự sắp xếp của các thành phần ngôn ngữ trong đó nghệ thuật sắp đặt và kỹ thuật ghép chữ (typography) được đề cao hơn việc truyền đạt ý nghĩa của câu từ. Thơ cụ thể đôi khi được coi là một dạng của thơ thị giác. Ra đời và phát triển Trước khi thuật ngữ "thơ cụ thể" xuất hiện, ý tưởng sắp xếp câu chữ để nâng cao tính nghệ thuật cũng như ý nghĩa bài thơ đã nảy sinh từ rất lâu. Thể thơ này từng phổ biến ở Alexandria, Ai Cập từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 2 TCN. Một số tác phẩm thuộc nền văn học Hy Lạp cổ vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, trong số đó có thể kể đến như các bài thơ của Simmias of Rhodes trong hình dạng của quả trứng, đôi cánh, v.v... Thời kỳ hậu chiến Vào đầu những năm 1950, các nhà thơ ở São Paulo, Brasil đã bắt đầu sáng tác những bài thơ thuộc thể loại này. Trong khoảng từ năm 1956 đến 1957, hội này đã trình bày những công trình nghệ thuật của mình ở Triển lãm Quốc gia về Thơ cụ thể. Một vài tác giả nổi bật bao gồm Augusto de Campos, Décio Pignatari, Ronaldo Azeredo, v.v... Năm 1962, hội cho xuất bản tuyển tập thơ cụ thể đầu tiên, sự kiện này đánh dấu những bước phát triển mới của thơ cụ thể trong thời gian sau đó. Xem thêm Thơ thị giác Chú thích Thơ
wiki
Bài làm Bài học mà ông cha ta nhắn giử “ thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” cũng được đánh giá chính là một trong những bài học sâu sắc mà người đời sau cần phải học hỏi. Ta dường như cũng đã có thể biết được rằng chính câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại. Hơn nữa, cũng như đã dạy chúng ta cách giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất để cuộc sống như trở lên thật tốt đẹp nhất có thể. Đầu tiên ta phải hiểu được theo nghĩa đen thì hiểu rằng thuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được những căn bệnh tật hoặc có thể giúp con người bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, cũng như thật tốt hơn. Thuốc dường như cũng đã giúp tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Có lẽ cũng chính vì thế mà mỗi chúng ta có thể thấy được rằng cũng chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc bị thương,…thì mới cần uống thuốc. Mỗi người trong số chúng ta như cũng đã thấy rằng chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt và cũng chẳng có ai thích uống thuốc bao giờ cả. Thông thường, những vị thuốc hay đắng ngắt và làm cho nhiều người thấy sợ thuốc không dám uống. Thực tế đã cho thấy được rằng có những người mà thậm chí, khi càng khi mà càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn hơn rất nhiều. Nói đi cũng phải nói lại đó chính là ta như thấy được cái tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng của thuốc. Bởi quả thực chúng thật khó uống. Khi không may chúng ta bị mắc các bệnh thì việc uống thuốc là điều cần thiết nhất, và chúng ta chỉ có uống thuốc mới nhanh chóng chữa được bệnh. Ông cha ta thật là tinh tế khi đã lấy chính sự tương đồng này thì câu tục ngữ còn có vế “sự thật mất lòng”. Trong thực tiễn cuộc sống luôn cho chúng ta thấy được rằng, tất cả những điều gì thật thì nó thường thô và khiến cho người ta không thích và cũng không ưa nó. Đối chiếu việc này cũng thật giống như muốn khỏi bệnh thì phải uống những viên thuốc đắng không mấy ai thích. Ngược lại, ta như thấy được rằng nếu như sự thật đang được giấu kín kia như chính là người đó không muốn ai biết đến cả. Đáng nói ở đây có lẽ chính là nhưng khi nó bị phanh phui ra thì gây cho chính người đó có những cách nhìn không ưa về chính người đã nói ra sự thật che giấu đó. Qua câu nói ta như thấy được rằng để nói ra sự thật là một điều chưa bao giờ dễ dàng. Những sư thật luôn luôn phũ phàng cho nên nó sẽ không bao giờ mang lại những điều tốt đẹp của người bị vạch trần đối với bạn. Nhưng chắc chắn rằng những người khác khi thấy những điều bạn làm chắc chắn sẽ ủng hộ bạn. Tuy nhiên có phải lúc nào ta cũng có thể vạch trần những sự thật gây mất lòng không. Cùng là một cách vạch trần để cho người khác biết được những điều dối trá. Song, bạn cũng hãy thật là tinh tế để có thể nói ra sự thật. Chính điều này cũng như đã đánh giá được bạn là người có thông minh và khôn khéo hay không đó.
vanhoc
Đây là quá trình phản ứng gây ra bởi năng lượng hóa học mà chúng được chứa đựng và vận chuyển trong các liên kết phân tử hữu cơ có chứa phosphor năng lượng cao trong cấu trúc ATP sau khi giải phóng năng lượng, ví dụ trong các cơ, nhằm tạo ra các vận động cho cơ thể. Sản phẩm của quá trình thủy phân ATP sẽ giải phóng ra ADP (Adenosine diphosphate), nguyên tử phosphat vô cơ và (ortophosphate) (Pi). ADP sau đó có thể tiếp tục được thủy phân và tạo ra năng lượng, Adenosine monophosphate (AMP) và các orthophosphate khác (Pi). Quá trình thủy phân của nhóm phosphat trong ATP (Adenosine Triphosphate) sẽ tạo ra một lượng năng lượng cỡ khoảng 7kcal/mol. Năng lượng chứa trong ATP có thể dùng thực hiện công ở tế bào, như co cơ, vận chuyển chất qua màng tế bào, tổng hợp các phân tử hữu cơ... Năng lượng được thực hiện quay vòng trong tế bào, qua ATP. Một phân tử ATP chỉ tồn tại vài giây thì năng lượng của nó đã được chuyển luôn sang phân tử khác, và ATP trở thành ADP, phân tử ADP mới được tạo ra này lại nhanh chóng được chuyển trở thành ATP do được ghép sóng hành với các phản ứng giải phóng năng lượng (tức các phản ứng phân giải glucid, lipid và protein). Tuy phân tử ATP chứa năng lượng trong cấu trúc của mình, nhưng chức năng của nó là vận chuyển năng lượng hơn là kho chứa năng lượng. Tổng năng lượng chứa trong toàn bộ các phân tử ATP một tế bào cũng chỉ đủ dùng cho tế bào đó trong vài giây. Tham khảo T
wiki
Nogoonnuur (tiếng Mông Cổ: Ногооннуур, hồ xanh lục) là một sum của tỉnh Bayan-Ölgii tại miền tây Mông Cổ. Vào năm 2014, dân số của sum là 6.003 người. Dân cư chủ yếu là người Kazakh. Địa lý Trung tâm sum, Nogoonnuur, nằm cách tỉnh lị Ölgii 150 km và cách thủ đô Ulaanbaatar 1.700 km. Sum có đường biên giới với Nga. Các dòng sông Khovd, Batmurun và những nhánh của chúng chảy qua địa bàn. Ở phía đông sum có hồ Achit, một hồ nước ngọt lớn. Trên núi Turgen có tuyết và băng vĩnh cửu. Động vật có sói, cáo và thỏ rừng. Khí hậu Khu vực có khí hậu sa mạc lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm trong khu vực là 2 °C. Tháng ấm nhất là tháng 7, khi nhiệt độ trung bình là 21 °C và lạnh nhất là tháng 1, với -23 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 136 mm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 6, với lượng mưa trung bình 32 mm và khô nhất là tháng 12, với lượng mưa 3 mm. Kinh tế Lĩnh vực dịch vụ được phát triển tại sum, có trường học và bệnh viện. Tham khảo Liên kết ngoài Trang thông tin chính thức Sum của tỉnh Bayan-Ölgii Khu dân cư ở Mông Cổ
wiki
S-Oil Corporation (Hangul: 에쓰-오일) là một công ty dầu khí và lọc dầu có trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc; được thành lập vào năm 1976 với tên gọi ban đầu là công ty dầu khí Hàn Quốc-Iran (Hangul: 한이석유). Công ty chuyên sản xuất dầu mỏ, hóa dầu và sản phẩm dầu nhờn. S-Oil đã được liệt kê trong Fortune Global 500 vào năm 2009 (xếp hạng 441). Nhà máy lọc dầu Onsan của S-Oil ở Ulsan có công suất khoảng 650.000 thùng/ngày vào năm 2016. Quản trị doanh nghiệp , giám đốc điều hành và người đại diện doanh nghiệp là Hussain A. Al-Qahtani. Quyền sở hữu Saudi Aramco đã mua 35% quyền sở hữu S-Oil vào tháng 8 năm 1991, và tăng lên 65% vào năm 2014. Cổ phiếu phổ thông được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Xem thêm Kinh tế Hàn Quốc Tham khảo Liên kết ngoài (tiếng Anh) (tiếng Hàn) Nhãn hiệu Hàn Quốc Công ty Hàn Quốc Công ty dầu mỏ Hàn Quốc Công ty hóa chất Hàn Quốc Nhà bán lẻ nhiên liệu ô tô Công ty hóa chất thành lập năm 1977 Công ty Hàn Quốc thành lập năm 1977 Công ty được niêm yết trên Sàn giao dịch Hàn Quốc
wiki
Cát Lan Ngày Thơ Tình Thơ Tập 1 Bảo Vy đứng bên gốc phượng già trong sân trường rợp nắng nhìn nhóm bạn Lan , Thảo, Ngọc , Nhu , Hằng đang xô đẩy , lôi kéo nhau , cố chen vào đám đông đang đứng trước bảng thông báo kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học . Mặc dù làm bài khá tốt trong kỳ thi , nhưng Vy vẫn thấy hồi hộp , âu lo vô cùng . Và nếu không vì sáng nay các bạn bắt phải đóng bộ chiếc áo dài trắng này , thì có lẽ cô cũng đã chen vào đám đông kia để coi cho được kết quả kỳ thi tốt nghịêp. − Hù. Bảo Vy giật mình quay lại . Thì ra la nhỏ HẰng cận đã đứng cạnh bên cô tự lúc nào . Đẩy nhẹ gọng kiếng , nhỏ hắng giọng , hỏi: − Mơ mộng gì đó ? Khai báo mau! Bảo Vy đỏ mặt , gắt: − Mơ mộng gì đâu . Sao, có kết quả chưa? − Tụi nó chen lấn xô đẩy muốn rớt cặp kiếng của ta. Nhỏ Lan bảo: mắt mũi như ta mà chen lấn gì đợc . Nên thôi, ta đành trở ra đứng với nhỏ vậy. Ngẩn người nhìn Nhược Hằng với những giọt mồ hôi đang lấm tấm trên trán và trên đôi gò má trắng hồng của nhỏ , chiếc áo dài trắng được cột hai vạt lại thành một túm nhỏ bên hông . Một tay thì xách đôi giày cao gót, một tay lại đang lau những giọt mồ hôi . Bảo Vy chợt bật cười: − Ê! Bộ tính biểu diễn thời trang áo dài “hè” của học sinh , hả nhỏ? Lời nhắc nhở của Bảo Vy khiến nhược Hằng sực nhớ. Cô vội vàng lau sạch những giọt mồ hôi , vuốt thẳng hai tà áo , mang lại đôi giày cao . Nhược Hằng hỏi: − Được chưa VY? − Tàm tạm. Đưa tay vuốt lại vạt áo của Nhược Hằng cho bớt nhăn , Bảo Vy trách nhẹ: − cũng tại mấy nhỏ cả thôi . Hồi sáng ta đã bảo mặc đồ tây cho gọn , vậy mà nhỏ nào cũng đòi mặc áo dài để kỷ nịem … bây giờ thì thấy chưa? − Dơ hay rách gì đi , thì bọn mình cũng chỉ còn mặc ngày hôm nay thôi mà Ngẫm nghĩ Nhược Hằng nói đúng , nên Bảo Vy im lặng. Nắm tay cô, Nhược Hằng lắc nhẹ, nói: 0 Sao ta run quá , Vy ơi. Vy cũng vậy chớ có hơn gì Hằng đâu Nhìn khuôn mặt nghiêm trang của Nhược hằng , Bảo Vy cảm thấy thương thương. Trong nhóm “ngũ long công chúa” này, Bảo Vy và Nhược Hằng chơi thân nhau nhất . Có lẽ là vì cả hai cùng ở cạnh nhà nhà , và Vy là người bạn đầu tiên của hằng khi Hằng đặt chân đến thị xã nhỏ bé này. Bảo Vy còn nhớ như in buổi chiều hôm đó , khi cô ngồi bó gối trên chiếc xích đu trong vườn nhừ , thì một trái cầu lông chợt bay vút qua mặt . Bảo Vy còn đang ngơ ngác tìm kiếm thì một giọng nói lanh lảnh bỗng vang lên: − Ê, nhỏ… Bảo Vy quay lại thì bắt gặp bên kia hàng rào , một khuôn mặt rám nắng với đôi mắt to tròn và mái tóc cắt ngắn bù xù đang mỉm cười nhìncô . Có lẽ hắn cũng trặc tuổi Bảo Vy . Đưa cao bàn tay , hắn vẫy và nói: − Ê! Lượm giùm tôi trái cầu đi Lượm quả cầu trao lại cho hắn , Bảo Vy định quay lại chỗ ngồi , thì lại nghe hắn bảo: − Này! Bạn tên là gì vậy? Gia đình tôi mới dọn về nơi này, bạn sang đây chơi với tôi đi. Lắc nhẹ đầu , Bảo Vy nói: − Mẹ tôi cấm không cho chơi với đứa con trai nào khác ngòai anh Kha Trợn mắt , hắn hét: − Tôi đâu phải con trai , tôi là con gái mà. Tôi tên là Nhược Hằng . Ngạc nhiên , Bảo Vy hỏi lại: − Bạn là con gái à? Sao bạn lại cắt tóc giống con trai vậyVuốt mái tóc ngắn xù xì, Nhược Hằng cười , nói: − - Tại tôi thích tóc ngắn . Nếubạn không qua nhà tôi chơi được , thi tôi qua bên nhà bạn chơi há Và chỉ cần đợi cái gật đầu của Bảo Vy là Nhược Hằng đã nhún mình nhảy qua bờ rào Trong bộ đồ short thun rộng thùng thình hệt như một thằng con trai , Nhược Hằng đưa cho cô một cây vợt và cả hai cùng chơi với nhau. Sau một lúc nhảy nhót thỏa thích , cả hai kéo nhau ngồi trên một chiếc xích đu . Nhược Hằng bỗng hỏi: − Nãy giờ bạn chưa cho tôi biết bạn tên là gì? − Tôi tên là Bảo Vy Nhược Hằng cười toe tóet , nói: − Tên bạn đẹp quá, bạn cũng đẹp nữa. Bảo Vy e thẹn đáp nhỏ: − Tôi mà đẹp gì . Bạn cũng hay chọc mình giống anh Kha hả? − Bạn đẹp thì tôi khen đẹp , chứ tôi đâu biết anh Kha là ai đâu mà bắt chước . Mà anh Kha là ai vậy? − Anh Kha là con bác Sáu đó . Anh và mẹ theo ba lên ở thành phố ở , mới bán nhà cho ba mẹ bạn Gật gù ra vẻ hiểu biết , Hằng hỏi: − Ủa! Mà sao mẹ bạn không cho bạn chơi với ai khác ngòai anh Kha vậy? − Mẹ tôi bảo chơi với mấy đứa con trai khác, nó sẽ ăn hiếp tôi , còn anh Kha thì thương tôi lắm Siết chặt bàn tay Bảo Vy , Nhược Hằng nói: − Bạn chơi với tôi đi, tôi sẽ không ăn hiếp bạn đâu Nhìn vào đôi mắt chân thành của Nhược Hằng , Vy gật đầu .Quả thật, trong suốt thời gian dài , Nhược Hằng luôn là người che chở cho cô . Tính tình Nhược Hằng phá phách hơn con trai , đánh lộn , thụt bida, đá banh , bơi lội … Khắp xóm, bọn con trai đều nể. Bởi vậy , khi Bảo Vy chơi thân với Nhược Hằng , mẹ cô rất yên tâm. − Ê Vy ! Lan, Nhu, Ngọc ra rồi kìa Tiếng reo của Nhược Hằng cắt đứt dòng suy nghĩ của cô . Từ đằng xa , nhỏ Lan toe tóet cười , đưa hai ngón tay hình chữ V , dấu hiệu chiến thắng, Bảo Vy quay sang ôm chầm lấy Hằng , cả hai cùng nhảy lên mừng rỡ. − Đậu rồi ! Chúng mình đậu hết rồi. Giọng Hòang Lan oang oang và cô bắt đầu đếm một … hai… ba … xòe bàn tay của cô ra và thế là bốn bàn tay còn lại đặt vào và siết chặt. Đó là dấu hiệu đòan kết của nhóm “Ngũ long” . Cả bọn cùng ôm chặt lấy nhau , cười đùa , la hét , huyên náo cả một góc trường Chờ cho nỗi vui mừng lắng dịu, Bảo Vy mới kéo tay Hòang Lan , hỏi: − Bọn này được bao nhiêu điểm vậy ? Trịnh trọng như một bà giáo già lên bục giảng , Hòang Lan cất giọng đọc: − Đòan Vũ Bảo Vy : số báo danh 0234: 39 điểm − Trịnh Nhược Hằng số báo danh 0063: 37 điểm − Đặng Hùynh Giáng Ngọc số báo danh 0167 : 37,5 điểm − Nguyễn Ngọc Hương Nhu : số báo danh 0178 :38 điểm − Trần Hòang Lan : số báo danh 097: 37 điểm Hắng giọng , cô tiếp: − Trong năm em , thí sinh Đòan Vũ Bảo Vy đậu cao nhất . Đề nghị em Bảo Vy khao một chầu chè để ăn mừng chiến thắng Cả bọn nhảy lên reo ho hoan hô ầm ĩ . Vy không còn cách nào khác là gật đầu đồng ý Káo tay nhau ra cổng trường , Hòang Lan đẩy Bảo Vy đi trước , nói: − Để ta hướng dẫn nhỏ đi tìm hàng quà Giáng Ngọc cười , đẩy vai Lan: − Mày là “ thổ địa” ở trường , nơi nào mà mày không biết − Vậy mà ta không tìm được nơi hò hẹn của mi với người ta mới kỳ chứ Ngọc nhún vai: − Ta có người yêu thì sức mấy được cùng mi lang thang trong những chiều tan học Lan cười khì: − Chỉ có nhỏ Bảo Vy là sướng nhất thôi Bảo Vy cấu tay Lan, la: − Nói bậy nữa thì ta cúp khẩu đậu đỏ của mi đấy Nhỏ Lan nhảy choi choi: − A! còn lâu , ta đang náo nức gần chết đây . Mà ta nó đúng chớ có nói bậy đâu Và cô bỗng đọc to lên: “Ta yêu nhỏ. Ta không dám ngỏ Ngỏ làm gì Để nhỏ không ưa” Bảo Vy cười trừ , cô biết Lan muốn ám chỉ đến bức thư của một “cây si ” giấu mặt gởi đến cho cô Ngọc nói như khẳng định: − Nhất định là mi giấu bọn ta . Mi đã quen với hắn Hòang Lan còn đế thêmvào: − Đúng rồi . Không quen sao hắn lại dám bảo : “ Như có dạo em buồn ta phải dỗ” Mặc cho Bảo Vy cố giải thích , bọn chúng cũng không nghe . Rồi bài vở ôn thi đã làm bức thư chìm vào quên lãng , và hôm nay Hòang Lan đã nhắc lại để trêu chọc cô Hòang Lan hướng dẫn cả bọn ghé vào xe bò bía , gọi mười cuốn . Giáng Ngọc gọi tiếp mười ly đậu đỏ , Hương Nhu gọi tiếp mười đĩa gỏi bò(Nhiều quá vậy ta. Ăn sao nổi??!) Nhược Hằng tháo kính cho vào túi xách . Hòang Lan trêu: − Ê! Liệu có nhìn rõ bánh lọt với nước dừa không Hằng/ Hằng cận cười , nheo đôi mắt: − Tao nhìn rõ lắm , hư nhìn rõ hàm răng thiếu một chiếc của mày Hòang Lan kêu lên: − Hằng cận “đểu ” quá. Mười ly đậu đỏ không cánh mà bay , mười cuốn bò bía , mười đĩa gỏi bò cũng trôi nhanh vào bao tử của năm cô con gái. Nhược Hằng kêu lên: − Trời ơi! Tao no quá, không đi nổi nữa rồi Kéo Nhược Hằng đứng dậy , Vy nói: − Mày chạy vòng sân trường chừng năm vòng cho tiêu bớt , rồi trở lại đây chở tao về nhà Nhược Hằng ôm bụng nhăn nhó: − Đồ dã man! Bảo Vy cãi: − Ai dã man hơn ai hả? Tụi bây ăn muốn sạch túi của tao đây Năm đứa con gái, năm giọng cười cùng cất lên rộn rã . Bảo Vy nhìn từng khuôn mặt đám bạn , lòng bỗng thấy thương yêu vô tận tuổi học trò và một thời áo trắng dễ thương. Sau khi từ giã nhóm bạn , Bảo Vy vội vào nhà . Chẳng cần để ý đến xung quanh , cô ôm chầm lấy mẹ , hí hửng reo to: − mẹ ơi! Con đậu rồi . Mẹ phải thưởng cho con nha Cốc nhẹ đầu Bảo Vy , mẹ mắng yêu: − con khỉ này ! Sao không chào khách? Lúc bấy giờ , Bảo Vy mới để ý thấy một người đàn bà dáng dấp sang trọng đang ngồi ở ghế salon đối diện . Cúi đầu chphao khách . Vy định rút lui ra sau nhà , thì mẹ cô mỉm cười , hỏi: − Bảo Vy! Con nhớ bác này là ai không? Lắc nhẹ đầu , Bảo Vy nói: − Dạ , con không nhớ. Bật cười , người đàn bà nắm lấy tay Bảo Vy kéo lại ngồi gần . Vuốt nhẹ mái tóc dài của cô , bà bảo: − Bảo Vy quên bác rồi sao? Ôi! Nụ cười hìen lành có hai lúm đồng tiền nhỏ xíu bên khóe môi thật quen thuộc . Bảo Vy bật reo to: − Bác Sáu! Bác Sáu phải không? Gật nhẹ đầu , bànói: − Bảo Vy đâu thể nào quên bác , phải không? Con lớn và xinh đẹp hẳn ra. Sau khi hỏi thăm Bảo Vy về việc học hành , ngước nhìn mẹ cô , bà tiếp: − Chị có nhớ không ? Mới ngày nào thằng Kha và con Vy , hai đứa còn níu áo mè nheo nhõng nhẽo , mà bây giờ lớn quá chừng − Không biết thằng Kha ra sao , chứ còn cô Vy nhà này thì bây giờ vẫn còn như vậy , nhõng nhẽo khỏi chê luôn Lảng chuyện để khỏi bị mẹ chọc quê , Bảo Vy hỏi bác Sáu: − Anh Kha đâu rồi bác? − Kha bận đi làm nên không có về với bác , chắc là vài hôm nữa nó sẽ về đây Tiếng mẹ trêu: − Lúc nãy , con đòi mẹ thưởng phải không ? Mẹ sẽ thưởng cho con một đấng phu quân , chịu không? − Bảo Vy! Con về làm dâu nhà bác nhé! Tieesng mẹ và bác Sáu trêu chọc làm Bảo Vy ngượng chín cả người . Mắc cỡ quá , cô chỉ nói được một câu : − Con còn nhỏ mà Rồi cô chạy tuốt vào phòng đóng cửa , bỏ lại sau lưng tiếng cười đầy trêu chọc của mẹ và bác Sáu. Tray bộ đồ ngắn mặc ở nhà , Bảo Vy lăn trên chiếc nệm êm mơ màng . Còn một tháng nữa là đến kỳ thi đại học . Bảo Vy đã dăng ký thi vào đại học Kinh Tế , khoa ngọai ngữ . Hy vọng cô sẽ đạt được kết quả tốt trong kỳ thi này Say sưa với chiến thắng vừa đạt được , Bảo Vy sung sướng đi vào giấc ngủ lúc nào không hay Mùi xào nấu thức ăn dươi bếp bay xộc vào múi đánh thức khứu giác của Bảo Vy cô lăn qua trở lại , cố mở mắt . Liếc nhìn đồng nhồ trên tường : năm giỡ rưỡi chiều . trời ơi ! Cô đã ngủ một giấc thật dài . Choàng dậy , thay quần áo , làm vệ sinh cá nhân xong, Bảo Vy mở cửa chạy ùa xuống bếp , gọi vang: − mẹ ơi! Mẹ nấu gì mà thơm quá? − Chó con! Ngủ đến giờ này mới chịu dậy đó hả? – Mẹ đang đứng bên bếp quay sáng mắng yêu Nhìn vào nồi hầm đang sôi sùng sục trên bếp , Bảo Vy hí hửng reo: − Ôi! Bún bò Huế , thơm quá! Chạy loi choi bên mẹ , cô tiếp: − Chín chưa mẹ , con đói bụng quá? Múc cho Bảo Vy một tô đầy thịt , mẹ cô nói: − Nè! Chó con ăn đi. Nhìn tô thức ăn bốc khói nghi ngút , Bảo Vy thấy thương mẹ vô cùng . Ba mất sớm khi cô tròn ba tuổi, mẹ đã tần tảo sớm hôm giáo dục và nuôi dưỡng Bảo Vy suốt mười mấy năm trời . Gia đình cô tuy không giàu có , nhưng mẹ cô rất lo lắng và cưng chiều cô. Bảo Vy cònnhớ , khỏang hai năm về trước mẹ cô bị bệnh bao tử rất nặng , phải vào nằm bệnh viện . Lúc đó , gia đình Bảo Vy rất khó khăn , cô định sẽ nghỉ học ở nhà giúp mẹ nhưng người nhất định không cho. Sau cùng nhờ tài tháo vát của bà, ttất cả mọi việc cũng qua. Vy sung sướng và hãnh diện về mẹ của mình . Không ngăn được niềm cảm xúc dâng tràn , cô ôm chầm lấy mẹ ôm hôn rối rít: − Mẹ! Con thương mẹ vô cùng Cốc nhẹ vào đầu Bảo Vy, mẹ cô nói: − Thôi cô ơi, tôi biết tài nịnh của cô rồi. Mau ngồi xuống bàn ăn đi , kẻo nguội hết. Xì xụp hút chất nước lèo béo ngậy , Vy hỏi mẹ: − Bác Sáu bâygiừo trẻ và đẹp quá mẹ hả. Bác ghé nhà mình chơi, sao về gấp vậy mẹ? − Ai bảo với con là bác tới chơi? Bác ghé để bàn chuyện hôn nhân của con và Kha đso mà − Hả ? Vy đánh rơi cả chiếc muỗng đang cầm trên tay , làm văng nước lèo tung tóe Trời ơi! Con ăn uống kiểu gì vậy Bảo Vy ? thật không ra người lớn tí nào cả - Mẹ cô hét Vội vàng lấy giẻ , cô lau sạch chiếc bàn , Vy nhăn nhó: − Mẹ trêu con nữa , phải không? Nhìn khuôn mặt nhăn nhó sắp khóc của Bảo Vy , mẹ cô cười , bảo: − Thôi, ăn cho xong đi , rồi mẹ sẽ ói cho mà nghe Biết có năn nỉ cũng vô ích , cố nén tính tò mò đang trỗi dậy , Bảo Vy cố ăn cho hết tô bún. Lau dọn chén đũa xong , Vy phóng thẳng lên ghế , ôm chòang lấy mẹ mè nheo: − Mẹ! Chuyện gì vậy ? Nói cho con nghe đi mẹ − Thì chuyện hôn nhân của con chứ chuyên gì? Không để ý đến thái độ của Bảo Vy, nghiêm giọng bà tiếp: − Mẹ định tháng tới sẽ làm đám cưới cho con . Có chồng rồi , thì phải ngoan ngõan , không được nghịch ngợm nhõng nhẽo như bây giờ nữa nghen Nhìn khuôn mặt nghiêm trang của mẹ , Vy bật khóc: − Mẹ hết thương con rồi phải không , sao tự nhiên mẹ lại muốn gả chồng cho con ? Vả lai, con đâu có thương anh Kha Nghiêm giọng , bà bảo: − Không thương người ta , sao lúc trước con nhận lễ vật và gật đầu ưng thuận , Bây giờ, con bảo mẹ phải trả lời làm sao vơi bác Sáu? Lời mẹ nói khiến bảo Vy chợt nớ lại câu chuyện của năm nào . Và rồi quá khứ như một cuộn phim mờ nhạt lần lượt chiếu qua trong tâm trí cô… Năm đó , sau sinh nhật của Bảo Vy mấy ngày , vừa đi học về , thì Bảo Vy đã thấy bác Sáu và anh Kha đang trò chuyện vui vẻ ở phòng khách và trên bàn là vô số quà bánh . Những gói lớn , gói nhỏ đựơc bọc bằng giấy kiếng trông thật đẹp mắt. Sau khi chphao hỏi bác Sáu , Vy sà vào ngồ cạnh mẹ, reo to: − A! Bác Sáu đi thành phố về mang quà về cho con đó, phải không? Cốc nhẹ đầu Vy, mẹmắng: − Bảo Vy ! Con lớn rồi mà không bỏ tín tham ăn . Mẹ đánh đòn cho bây giờ. Bảo Vy le lưỡi , rụt đầu ngồi im thin thít . Nhìn thái độ của Bảo Vy , bác sáu bật cười: − Bác đi thành phố về có chút quà biếu mẹ và con . Bác sang đây để xin hỏi con cho Kha đó − Hỏi con? Mà hỏi chuyện gì ? – Bảo Vy ngơ ngác hỏi lại Bật cười lớn, bác Sáu giảng giải : − Hỏi con có đồng ý làm vợ của anh Kha hay không? Liếcnhìn anh chàng đang ngồi cạnh mẹ, khuôn mặtnghiêm trang bừng đỏ khác hẳn khuôn mặt bấy lâu nay cô vẫn gặp Lúc lắc hai bím tóc, Vy hỏi mẹ: − làm vợ là gì há mẹ? Cố nén tiếng cười , bác Sáu nói: − Tức là mai mốt , con sẽ về ở nhà bác , tha hồ mà làm nũng với bác và anh Kha nè, chịu không? Chuyện gì chứ chuyện đó là Bảo Vy thích lắm. Bác Sáu chỉ có mình anh Kha là con , Vy thường hay qua chơi đùa , giành ă với anh Kha. Bao giờ bác cũng bênh vực cô và la mắng anh Kha . Lúc nhỏ thì Kha thường hay ă hiếp cô, nhưng càng lớn anh càng nhường nhịn cô, có món ngon , vật lạ gì cũng để dành cho Vy . và rồi từ bài thủ công trong lớp , con diều giấy để thả với chúng bạn … nói chung , tất cả những gì khó khăn , Vy đều gọi anh Kha. Ngẫm nghĩ lại, thấy ở nhà của Kha cũng thích , nhưng mà Vy vẫn thích ở nhà mẹ hơn . Cô trả lời: − Thôi, con thích ở nhà với mẹ hơn Xoa đầu cô , bác sáu hỏi: − Mà con có thương anh Kha không? − Thương chứ. Con rất thương anh Kha. − Vậy tức là con đồng ý rồi đó . Còn chuyện con ở nhà bác hay ở nhà mẹ thì tùy tụi con quyết định thôi , bác không ép. Nhà bác Sáu và nhà cô , hai nhà chung vách với nhau , Vy sẽ kêu anh Kha phá bỏ hàng rào ngòai sân . Thế là hai nhà như một . Nghxi thế nên Vy gật đầu đồng ý Chỉ cần Vy đồng ý là bác Sáu vui mừng cho cô đủ thứ quà . Nào là một sựi dây chuyền hình trái tim có chữ “K &amp;amp; V” quấn quýt nhau . Một tấm lắc đeo tay , vải vóc đủ màu , bánh mứt , trái cây đủ lọai … Ái ngại , mẹ cô nói với bác Sáu : − Em thấy con Vy còn nhỏ quá , nó không hiểu gì hết chị à . Hay là khoan đợi nó lớn lên một chút rồi tính chuyện đó cũng được chị à Bà Sáu lắc đầu : − Em biết đó , gia đình chị sắp dời lênthành phố rồi . Nếu không tính thì biết đến chừng nào. Thôi thì coi như chị có chút quà cho con Vy vậy mà. Sau này nó đồng ý thì tốt , còn nếu không đồng ý thì chị cũng không ép đâu Chắt lưỡi , mẹ cô trầm ngâm thì Vy xen vào: − Mẹ ơi! Con đồng ý mà , chuyện gì chứ chuyện ấy thì con biết rồi . Hồi đó con với anh Kha chơi chung với nhau hòai . Anh Kha làm chồng , con làm vợ nè . Hồi đó , con chơi nhà chòi , nhưng bây giờ mình làm thật , phải không mẹ? Và chẳng cần để ý đến những khuôn mặt đang ngơ ngác nhìn, Vy nắm lấy tay Kha kéo thẳng ra sau nhà , miệng liếng thoắng : − Anh Kha! Vào đây em cho anh cái này Rút trong cặp ra bốn trái bắp to tướng , Vy bảo Kha: − Anh đem nướng đi, em thay đồ . Lát nữa em cho anh hai trái to Và chẳng cần đợi sự đồng ý của Kha , cô chạy vội vào trong Một lát sau , hai đứa đã thót lên hai chiếc võng được mắc song song ở trong khu vườn nhỏ sau nhà . Đang ăn bắp ngon lành , bắt gặp đôi mắt của Kha đang nhìn mình chăm chú , Vy hỏi: − Làm gì mà nhìn em dữ vậy? − Em dễ thương lắm , em có biết không Vy? − Nịnh! Định dụ ăn của em hả? Nè! Cho anh luôn một trái nữa nè. Khỏi nịnh mất công. Bật cười lớn , anh nói: − Em còn con nít vừa thôi Vy. Cho em luôn hai trái bắp nữa nè , để em khỏi bảo là anh nịnh Hí hửng chụp lấy trái bắp của Kha , ngả người ra chiếc võng , Vy nằm nhai bắp ngắm trời mây, mặc cho Kha muốn làm gì thì làm . Ăn hết trái bắp , ngồi dậy , cô vòi vxinh: − Anh Kha hát bài “” gì đó cho em nghe đi Kha trợn mắt: − Đólà bài “ Ngày thơ , tìn thơ”, sao em lại gọi là bài “Bắp ngô” ? Vy cười bẽn lẽn: − Ơ!Thì bài gì cũng được mà . Anh hát đi anh Kha Kha nhìn cô mỉm cười . Anh chạy vào trong lấy ra cây đàn và bắt đầu dạo nhạc: “ Tháng ba ngô kết trái Một mình ta giận thay Bắt đền ruộng ngô đấy Bẻ về cho biêt tay Ôm về em bỏ ngô Hai đứa cười khúc khích Đêm nay ta đốt lò Nướng ngô vui bằng thích Lời muốn thốt yêu em Như than hồng trong miệng Vất vả trăm nghìn phen Vẫn dằn lòng mai vậy Mai rồi mai lần nữa Thoắt chốc mười mấy năm Bao nhiêu mùa ngô vàng Bấy nhiêu trời mưa gió Hôm nay qua đồi xưa Trượt chân bàng hòang mãi Ôi! Ngày thơ tình thơ Mất về đâu tuổi dại Tháng ba ngô kết trái Một mình ta ngẩn ngo Nghe hạt ngô đầu mùa Vỡ trong răng nức nở …” Giọng chàng trầm ấm ngân nga địêp khúc: “Ôi! Ngày thơ tình thơ Mất về đâu tuổi dại” Vang lên len nhẹ vào tim cô một nỗi buồn thơ dại,một niềm nuối tiếc ngẩn ngơ . Bỗng dưng Vy thấy thương vô cùng chàng trai si tình đến ngẩn ngơn đó. Chiếc vong lay động , một cánh tay choàng qua ôm lấy bờ vai Vy. Giật mình quay lại , thì ra Kha đã đến ngồi bên cạnh . Cô la hỏang: − Đứt võng bây giờ. Anh Kha xuống đi! − Không sao đâu . Anh với em chưa được 100 ký mà. − Nhưng mà… − Không nhưng nhị gì hết . Em im lặng nghe anh nói , được không? – Nghiêm giọng , Kha bảo. Bảo Vy định cãi lại : “Ỷ lớn định ăn hiếp con nít” nhưng nhìn khuôn mặt nghiêm trang của anh , cô đành lặng yên . − Bảo Vy ne! Anh biết mình đã khuấy động tâm hồn thơ ngây trong trắng của em, nhưng anh đã không dằn được lòng mình . Anh không muốn mình trở thành anh chàng si tình đến ngẩn ngơ trong bài hát đó . Anh không thẻ chờ em lớn lên được. Hãy hiểu co anh nhé, Bảo Vy. “ Anh chàng này hôm nay chắc khùng rồi. Hiểu,mà hiểu cái gì chứ?” Bảo Vy lầm bầm trong miệng − Em nói cái gì đó Bảo Vy? Vy chối biến: − Em đâu có nói cái gì đâu ? Nâng cằm Vy lên , nhìn sâ vào đôimắt cô , anh hỏi: − Em có thương anh không, hả Bảo Vy? − Thương chứ!- Bảo Vy gật đầu lia lịa. − Thế em có hiểu vợ chồng là như thế nào không? Gật mạnh đầu , Bảo Vy khẳng định : − Chuyện đó thì em biết từ khuya … Là tụi mình cùng ở chung nhà , em nấu cơm cho anh ăn nè, dỗ cho con ngủ nè , rồi hai đứa mình giả bộ gây lộn nè…. − Trời ơi! Cái gì mà có giả bộ gây lộn nữa hả Vy ? – Anh chàng hốt hỏang kêu lên. − Thì giống như mình chơi chòi vậy chứ gì? − Thì giống như mình chơi chòi vậy chứ gì? Bữa đó anh lấy cây quơ sập cái chòi , rồi lúc đó em khóc . Anh bbảo em giả vờ gây lộn cho vui, anh nhớ không? “Nói có sách mách có trứng”, Vy lôi Kha đến cuối vườn , chỉ vào cái chòi lợp bằng lá dừa xiêu vẹo , ngả nghiêng hết một góc và nói: − Hôm nào anh sửa lại cho em đi. Anh không chơi thì em chơi với đứa khác Kha vò đầu , bứt tóc nhìn cô như thể nhìn một vật thể lạ . Cuối cùng anh nói: − Anh không thể giảng giải cho em hiểu được vợ chồng là thế nào. Đến một lúc nào đó thì em sẽ hiểu , nhưng anh muốn em hứa với anh một việc . Nhận lời làm vợ anh , tức là em không được thân thiện với bất kỳ người con trai nào khác ngòai anh Và Vy gật đầu đồng ý ngay Vài tháng sau , gia đình anh đã từ giã gia đình cô để lên thành phố sinh sống . Lúc đầu Vy khóc sướt mướt và buồn bã không nguôi , nhưng từ khi cô gặp Nhược Hằng , cô bạn gái đó đã cuốn hút Vy vào những ngày thánh rong chơi , nghịch phá. Thế là Vy không còn nhớ đến anh . Thật ra thì lúc đầu Vy và anh vẫn còn liên lạc bằng thư từ chonhau. Nhưng sau đó , Vy được tin anh sắp sửa đi du học ở nước ngòai , và từ đó cô và Kha bặt tin nhau Câu chuyện hôn nhân của Vy và anh những tưởng như là một kỷ niệm đẹp trong vô vàn những kỷ niệm đẹp thuở ấu thơ , nào ngờ đâu hôm nay mẹ cô nhắc lại . Nó lại như một định mệnh cột chặt vào cuộc đời cô… Không. Con nhất định không bằng lòng . Con còn phải đi thi đại học mà mẹ ơi. Mặc cho Bảo Vy khóc lóc , năn nỉ , giận hờn … đủ các trò mà cô có thể nghĩ ra, mẹ cô vẫn không hề thay đổi ý định Chưa bao giờ Bảo Vy cảm thấy thất vọng như bây giờ. Cuộnmình trong chiếc chăn nhỏ trên giường , Vy khóc nức nở . Cô nghĩ kỳ thi đại học sắp tới , những khuôn mặt thân quen của lũ bạn , lời hẹn hò ăn mừng kết quả thi đại học … tất cả sẽ xa xôi , sẽ quá tầm tay với của Vy Cộc… cộc… cộc… Có tiếng gõ cửa phòng , Bảo Vy lặng yên không muốn mở. − Bảo Vy! Bảo Vy! Mở cửa cho dì đi con Tiếng của dì Hạnh gọi nhỏ . Dì Hạnh là chị của mẹ cô . Dì lấy chồng ở xa, mấy hôm trước mẹ cô đánh điện gọi dì vào để phụ giúp mẹ sắp xếp một số công việc − Bảo Vy! Dì biết là con còn thức mà . Mở cửa cho dì đi con Không thể lặng im được mãi,vy đành chòang dậy , mử cửa cho dì Hạnh Bước vào khép nhẹ cửa lại , dì Hạnh nghiêm giọng: − Vy à! Dì khuyên con nên nghe lời mẹ, chấp nhận cuộc hôn nhân này đi cho mẹ con được vui lòng Giọng uất nghẹn , bà tiếp: − Vì có thể mẹ con sẽ không bao giờ còn lo lắng cho con được nữa. − Tại sao mẹ con lại không thể lo lắng cho con? – Bảo Vy thảng thốt hỏi lại Bật khóc nức nở, dì Hạnh kể lể: − mẹ bắt dì phải giấu không cho con biết . Nhưng thấy con buồn bỏ cả ăn , mẹ con thì cũng rất đau khổ , nên dì buộc lòng phải cho con biết . Mẹ con bị ung thư rất nặng . Ba năm về trước , mẹ con đã phát hiện ra mìnhmắc bệnh , nên mới bằng lòng gả con cho thằng Kha. Vừa rồi, bác sĩ bảo mẹ con chỉ sống được vài tháng nữa thôi nên mấy hôm trước , mẹ con đã đánh điện mời chị Sáu xuống đây để bàn chuyện hôn nhân Cố nén giọng nghẹn ngào, dì tiếp: − Mẹ con muốn con yên bề gia thất trước khi mình nhắm mắt xuôi tay Trời ơi! Bảo Vy thảng thốt kêu lên và bỗng cảm thấy như mình đang chơi vơi như đang trôi tuột xuống một hố thẳm đen ngòm . Một sự thật quá bất ngờ và đau đớn khiến Bảo Vy không thể tin được trước những lời vừa nghe nơi dì Hạnh − Không con không tin . Không thể nào như vậy được . mẹ con rất khỏe mạnh , mẹ con không thể nào chết bỏ con lại được . mẹ thường nói: con la tất cả của mẹ mà . Không thể nào mẹ con bỏ con mà đi như thế được Bảo Vy la hỏang lên và khóc nức nở . Ôm chặt lấy cô , dì Hạnh vỗ về: − Bình tĩnh nào , Bảo Vy . Bình tĩnh đi con . Dì biết hiện giờ con đang rất đau khổ . Dì cũng chẳng hơn gì con … nhưng tất cả đều là sự thật . Cúng ta không thể nào chối cãi được . Điều trước mắt là chúng ta phải làm sao cho mẹ con được hưởng những ngày còn lại thật vui vẻ hạnh phúc. Con khóc mãi cũng chẳng giải quyết được gì đâu. Chi bằng con hãy cố gắng bĩnh tĩnh lại, vui vẻ hcấp nhận cuộc hôn nhân này để mẹ con được an lòng Lau sạch những giọt nước mắt trên má cô, bà tiếp: − Nào! Bây giờ con hãy vui lên . Đừng để mẹ con biết là dì đã cho con biết chuyện này , mẹ con sẽ không yên lòng đây . Hứa với dì đi Vy − Dạ … con hứa.- Vy nói, giọng nghẹn ngào , tức tưởi . Cố lau sạch dòng nước mắt đang trào ra Kéo tay cô dậy, dì Hạnh bao: − Bây giờ tì con theo dì ra gặp mẹ đi Vhùi sạch những gọt nước măt , Vy theo chân dì Hạnh ra gặp mẹ . Ở đó Vy bắt gặp hình ảnh mẹ cô trong dáng vẻ tư lự đầy phiền muộn . Nỗi xúc động tràn ngập trong tim cô,vì Vy biết chính cô là nỗi ưutư phiền muộn của mẹ Giọng Vy đầy hối hận: − Mẹ ơi! Quay sang nhìn Vy , bà mắng yeu : − Đói rồi đó hả chó con ? Sao không giỏinhịn tiếp nữa đi? Vy nũng nịu nói: − mẹ nấu thức ăn ngon quá. Ngu sao lại chịu nhịn hòai . Vả lại, dì Hạnh nói gia đình chồng chấp nhận cho con đi học tiếp nên con mới chịu thua đó Mẹ cô vui mừng hỏi lại : − Vậy là con bằng lòng , phả không? Cúi mặt , Vy gật nhẹ Giọng hồ hởi, mẹ cô tiếp: − Vậy chủ nhật này , gia đình bác Sáu xuống đây bàn chuyện đám cưới . Conlo sửa sọan phụ dì Hạh tiếp rước người ta cho chu đáo nghen Bảo Vy Vy dạ nhỏ rồi nhào vào lòng me cố giấu những giọt nước mắt sắp trào ra Vuốt nhẹ mái tóc Vy, mẹ cô âu yếm dặn dò: − Vy nè! Mai mốt có chồng rồ phải ngoan nghen , đừng có ương bướng , ỷ lại như ở nhà với mẹ. Phải tập làm người lớn , đừng nhõng nhẽo , mè nheo coi chừng chồng con không thích . Nghe mẹ nói không hả Vy? − Dạ…- Vy trả lời , giọng đầy nước mắt Đẩy khuôn mặt cô lên , mẹ cau mày hỏi: − Sao con khóc vậy Vy Vy chối biến: − - Dạ, tại con buồn vì sắp phải xa mẹ . Thở dài , giọng mẹ xa vắng: − Trước sau gì thì mẹ cũng phải lìa xa con thôi , vì mẹ không thể sống đời với con được . Bảo Vy giẫy nảy: − không, mẹ sống hòai với con , tới chừngnào có cháu ngọai cháu cố mới thôi Lắc đầu nhìn Vy vẻ bất lực , mẹ cô tiếp: − Con phải chấpnhận định luật sinh tử của tạo hóa. Rồi có một ngày , mẹ sẽ phải xa con. Con phải đối diện với thực tế. Quả thật , suốt mấy ngày sau đó , Bảo Vy đã phải đối diện với thực tế là căn bệnh của mẹ cô không thể nào chữa khỏi Khóc ló c chán chê , Vy lại kéo lũ bạn lại nhà đùa giỡn , nấu ăn bày biện lung tung . chọc mẹ cười nnắc nẻ , rồi sau đó cô lại ôm gối khóc thầm , trách than cho số phận. Sáng chủ nhật đến , me đã gọi Vy dậy sớm để chuẩn bị đón tiếp đàng trai. Tám giờ sáng , Hòang Lan , Nhược Hằng , Nhu , Giáng Ngọc đã có mặt đông đủ tại phòng của cô . Chúng nó xúm lại , đứa thì chải tóc , đứa thì trang điểm … làm không khí trong phòng rọn cả lên. Vy ngồi im như pho tượng , mặc cho bọn chúng muốn làm gì thì làm . Đầu óc cô miên man suy nghĩ , lòng cô tràn ngập nỗi buồn lo vô hạn . Ba năm xa cách , Vĩnh Kha bây giờ thật xa lạ đối với cô . Nghĩ ngợi mãi , Vy cũng không thể hình dung được cô phải làm gì khi gặp lại Kha. Chẳng lẽ lại đi trách móc , giận hờn vì anh đã tạo ra hòan cảnh như ngày hôm nay hay là lại vui tươi , mừng rỡ khi gặp lại người bạn cũ thưở ấu thơ ? Còn bản thân anh có thật sự yêu thương cô để chấp nhận cuộc hôn nhân này không? Hay lại vì hòan cảnh bắt buộc hoặc do cảm thông cho số phận côi cút của cô ? Đầu óc Vy thật sự rối rắm vơi những suy tư Ha … ha… ha… tiếng cười giòn giã của Nhược Hằng kéo Vy trở về thực tại . Nhỏ Hòang Lan đang rượt nhỏ Nhược Hằng chạy quanh căn phòng với sựhưởng ứng của Giáng Ngọc va Hương Nhu . Bọn chúng la hét ầm ĩ . Nhìn lú bạn đùa giỡn , Vy thèm vô cùng sự vô tư hồn nhiên mà cô sắp đánh mất. Tự nhiên cô cảm thấy giận Kha vô cùng − Tại sao anh lại có thể tin vào lời hứa của một con bé khờ khao chưa hiểu biết chuyện hôn nhân làm gì? − Tại sao anh không thể cưới một cô vợ nào khác ở thành phố , để cô có thể sống yen lành với mẹ trong khỏang thời gian cuối cùng của người Tại sao? Tại sao? Và tại sao? Những câu hỏi được đặt ra, nhưng không ai có thể giải thích cho cô hiểu . Vy chỉ có thể tự an ủi bản thân mình là: Nếu không là Kha thì chắc cũng là một người con trai khác . Thôi thphi hãy bằng lòng chấp nhận định số − Trời ơi! Đàng trai sắp đến rồi mà còn đùa giỡn được à? Mau trang điểm sửa sọan lẹ lên Tiếng dì Hạnh hét lên làm cả bọn sực tỉnh . Kéo đến quanh cô , cả bọn bắt đầu ngắm nghía “công trình” của mình . Lúc thì bắt xoay bên này, lúc thì bắt cô xoay bên kia, hình như cô đã trở thành con rối trong tay chúng Đẩy mạnh Vy đến chiếc gương lớn , Nhược Hằng bảo: − Cho mày xem! Đẹp hết sẩy Một cô bé lạ lẫm đang xuất hiện trước mắt Vy . Trong booj áo dài màu hông với mái tóc dài xõa tung , trông cô bé thật dịu dàng e ấp − Sao đẹp không? Tiếng nhỏ Lan hỏi nhỏ . Không vội trả lời , Vy quay sang ngắm nghía bọn chúng. Cả bốn đứa cũng một màu hồng , trông thật hùy mị đoan trang và cũng thật dễ thương . Không nén được nỗi ngạc nhiên , Vy kêu lên: − Ôi! Tất cả đều màu hồng Ra vẻ bí mật , Nhược Hằng bật cười: − Bí mật! Chút nữa mày sẽ rõ Cả bọn kéo nhau xuống nhà , chúng nó to nhỏ gì với mẹ cô không biết , chỉ thấy mẹ bật cươi gật đầu Sau màn lễ nghi trên phòng khách , mẹ kêu cô ra chào thì Nhược Hằng , kế đến là Hòang Lan nắm lấy tay Vy , sau lưng là Hương Nhu và Giáng Ngọc . Cả bọn bước ra phòng khách sắp thành một hàng dài . Vy thật sự ngạc nhiên vô cùng với sự sắp đặt này . Nhìn những ánh mắt ngỡ ngàng của bên đàng trai , cô muốn bật cười . Có lẽ họ cho rằng : Mẹ cô gả một lúc năm cô con gái . Mẹ co tươi cười , giải thích với bác Sáu: − Đây láy kiến của bạn con Vy . CHúng nó muốn thử tài cháu Kha , xem ba năm xa cách có còn nhận ra Bảo Vy không? Vy cảm thấy hình như bác Sáu hơi bối rối . Bác phân bua: − Bảo Vy lớn và xinh đẹp hẳn ra.E rằng Vĩnh Kha sẽ không nhận ra được là ai Không khí im lặng bao tùm lên cả nhóm, chợt Nhược Hằng xin phép nói: − Thưa bác ,cháu nghĩ rằng : những người yêu nhau , trái tim sẽ mách bảo rái tim . Nhất định anh Kha sẽ tìm ra BảoVy là ai trong bọn cháu Lúc bấy giờ ,c hàng trai ngồi cạnh bác Sáu mới đứng dậy . vỗ nhẹ vai bác Sáu như thầm bảo: “Hãy yên tâm ” rồi tiến bước lại gần năm cô gái . Tiếng Hòang Lan rù rì bên tai cô: − - Hãy làm như vẻ không biết , cứ tự nhiên quan sát anh ta Vy nhìn chàng trai đối diện . Dáng người cao to trong bộ veston màu sậm . Một khuôn mặt đàn ông rắn rỏi , cương nghị , thật xa lạ với một Vĩnh Kha ngày nào. Ngày đó , Vĩnh Kha cao gầy , trắng trẻo như con gái , thường bị cô gọi đùa là “ Bạch diện thư sinh “. Ngọai trừ chiếc mũi cao thẳng tắp và chiếc cằm vuông cương nghị ra. Vĩnh Kha bây giờ thật xa lạ đối với cô . Nếu cho cô chọn , chắc cô sẽ chọn lầm mất thôi. Chàng trai đứng yên quan sát cả năm người . Trước hết , anh bước tơi đối diện với Nhược Hằng rồi đến Lan , rồi đến cô . dường như cô đang nghe tiếng thở gấp của các bạn . Tim cô hình như đập lỗi mất một nhịp . Cố giữ bình tĩnh . Vy ngước lên nhìn thẳng vào mắt anh , mong tìm gặp một nét thâ quen . Ánh mắt sáng rực nhưng xa lạ đang chiếu thẳng vào cô . Cô đứng yên cho anh ta quan sát . Nhưng không, anh tiếp bước đến Hương Nhu , Giáng Ngọc rồi đứng hẳn ra ngòai quan sát . Cả bọn cùng im lặng nhìn nhau ngơ ngác . Ba năm xa cách , chẳng lẽ cô đã thay đổi đến độ anh không nhận ra. Vy nhìn thấy sự thất vòng của các bạn . hưng thật bất ngờ , Kha bước đến nắm lấy tay cô , kéo cô ra khoi lũ bạn , dõng dạc ảo: − Đây là Bảo Vy − Hoan hô ! - Các bạn cô reohò ầm ĩ Nhược Hằng bước đến bên anh , giọng hồ hởi: − Tôi biết anhnhấtđịnh sẽ nhận ra nó. Ngày trước , tôi thường nghe nó nhắc đến tên anh , xin chào Vy lần lượt giói thiệu các bạn cô cho anh biết . Sau đó , bọn chúng lần lượt rút lui , nhường không khí trang nghiêm cho buôit lễ. Rút nhẹ bàn tay lại , tự nhiên Vy cảm thấy rụt rè ,lo sợ khi đứng cạnh anh chàng xa lạ này. Ánh mắt cô thóang bắt gặp nét giễu cợt trong mắt anh ta . Vy kêu thầm:” Vy ơi! Bản tánh ngổ ngáo , nghịch ngợm của mi đâu mất rồi ? Chẳng lẽ nó đã hteo lũ bạn cô đi vào nhà rồi sao ? Tại sao mi phải dè , lo sợ trứoc mặt anh ta? Tuy mặt mũi anh ta hơi xa lạ , nhưng anh ta vân là Vĩnh Kha từng yêu thương , chiều chuộng mi từ ngày còn bé . Hãy bình tĩnh, Vy ơi” Một cánh tay ôm chòang qua vòng eo cô, một giọng nói trấm ấm vang lên; − Chúng ta lạic hào ba mẹ nhé! Quay lại nhìn , Vy bắt gặp ánh mắt của mọi người đang hướng về mình . Sực tỉnh , theo sự hướng dẫn của Kha, Vy ra mắt bà con hai họ . Sau phần lễ nghi trang nghiêm , mẹ cô bảo: − Vy! Con đưa anh Kha ra vườn chơi đi. Vy ngước mắt nhìn Kha , hơi e dè , chờ đợi. Tự nhiên , Kha nhìn cô bật cười , nói: − làm mặt nạ với anh hả bé? Anh làm gphi đến nỗi em phải sợ và e dè đến thế? Bị nói trúng tim đen , Vy dẩu môi trả lời: − Ai bảo với anh là em sợ ? tại người ta hơi lạ 1 chút Kha nhìn cô cười không nói . Anh lảng sang chuyện khác : − Ra vườn ngõ nào vậy bé? Vy trợn mắt nhìn Kha đầy vẻ ngạc nhiên : − Anh quên cả lối ra , vào nhà của em? Lúng túng , Kha nhìn cô, bật cquophi xí xóa: − Nhưng anh vẫn nhận ra được em pjải không nào? Ngúyt Kha một cái khá dài , Vy mứoi bước đi chầm chậm đi bên Kha trong khu vườn mát rượi , Vy vẫn còn thấy ngượng ngùng , khó nói nên nlời. Ba năm xa cách , thời gian không phải là ngắn nhưng cũng không phải quá dài để cô có thể quên hết những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ . Nhưng với một “Vĩnh Kha” chững chạc như hiện tại, Vy không thể kéo tay anh vòi vĩnh , nũng nịu hoặc trò chuyện thân mật như ngày xưa. Liế nhìn sang bên cạnh , Vy bắt gặp ánh mắt Kha đang nhìn cô chăm chú . Vừa tò mò , vừa thóang giễu cợt . Bất chợt, Kha nắm lấy bàn tay cô kéo mạnh . Mất thăng bằng , cô lọang chọang ngã nhào vào lòng anh . Đón Vy trong vòng tay , Kha nâng khuôn mặt cô lên , nhìn sâu vào đôi mắt co , anh cười bảo: − Làm mặt ngầu với anh bao nhiêu đó đủ rồi bé ạ. Em nhìn xem , anh vẫn là anh Vĩnh Kha của ngày nao Vy đứng yên trong vòng tay anh không nói đươc một lời nào . Ánhmắt cô thóang bắt gặp ánh mắt đầy yêu thương , trìu mến của anh , tim cô lại đập vang lên những nhịp đập rộn rã . Vy không biết đó có phải là do cô cảm nhận được tình yêu của anh , hay đây là bởi lần đầu tiên cô đứng trong vòng tay của một người khác phái Thóang nhận ra nét run rẩy của cô, Kha bật cười búng nhẹ chiếc mũi cô: − Đừng lo cô bé . Làm vợ anh dễ lắm . Anh sẽ không bao giờ ăn hiếp bé. Nhìn nụ cười thật quen thuộc , tự nhiên Vy cảm thây dạn dĩ hẳn lên . Đẩy mạnh anh ra , cô đáp trả: − Khôngd ám đâu . Em ăn hiếp anh thì có , chứ đừng có mơ mà anh ăn hiếp được em − Vậy là em công nhận rồi há. Hồi bé, em thường hay lấn lướt anh Tự hào, Vy gật đầu . Vuốt nhẹ chóp mũi cô , anh tiếp: − Vậy thì kể từ bây giờ ,a nh sẽ lấy lại quyền lợi của một đấng nam nhi Vy thắc mắc: − Vậy nghĩa là sao? − Nghĩa là anh sẽ ăn hiếp lại em − Anh dám không? – Vy hùng hổ đáp trả Kha nhìn cô bật cười: − Dĩ nhiên là không dám rồi Họ cùng cười rộn rã với nhau . Tự nhiên Vy cảm thấy anh thân quen như mấy năm về trước . Kéo tay anh lại chiếc xích đu nhỏ ở góc vườn , Vy hỏi thăm về những năm tháng Kha và cô đã xa cách nhau . Giọng trầm trầm, anh nói: − Cuộc sống của anh đơn giản thôi . Ngày đó anh theo ba mẹ lên thành phố.Sau đó ba đưa anh đi du học ở Úc . Anh vừa trở về nước hồi đầu năm . Hiện tại anh đang phụ việc cho ba anh . Còn bé, ba năm xa anh , bé làm gphi? Ngước mắt nhìn anh , Vy tinh nghịc đáp: − Cuộc sống của em cũng không có gì phức tạp cả. Sau ngày chúng mình chia tay , em băt đầu vào học lớp mười . Năm sau lên lớp 11 . Năm sau nữa lên lớp 12 và hiện tại chuẩn bị thi đại học Trợn mắt nhìn cô , Kha kêu lên: − Kể cuyện gì mà kỳ vạy bé? − Sao mà kỳ- Vy nghênh nghênh mặt iếp- Thì kể giống anh đó. Cũng có nhập đề , thân bai , kết luận đầy đủ. Nựng má cô , anh nói : − Em thậtnghịch quá, Vy ạ.! Hất tay anh xuống , Vy nói: − Nè bạn! Nãy giờ không nói , bạn làm tới hả. Nào là chòang vai, nhéo mũi , nựng má … Không được , em méc mẹ cho xem Bật cười xòa , Kha nói: − Em thật lảtẻ con , không khác ngày xưa tí nào Vy trêu: − Không khác ngày xưa , vậy mà hồi nãy, có người súyt tìm không ra − Anh nói giồng là giống tính tình kìa . Chứ về mặt thể chất thì dĩ nhiên là phải khác chứ. Vậy theobé , anh có khác lắm không? Nghiêng đầu quan sát anh , Vy gật gù nói: − Anh lạ thật! Em nhớ ngày xưa anh cao gầy , trắng trẻo . Còn bâygiờ lại cao lớn , vạm vỡ quá. Nếu mà anh không cười , chắc em không thể nhận ra − Bé cũng vậy , Lớn rồi xinh đẹp hẳn ra . Nếu lúc nãy không nhờ sợi dây chuyền thì chắc anh cũng chịu thua Nhắm nhìn sợi dây chuyền có khắc chữ “” K &amp;amp; V quấn quýt nahu. Vy bật cười. Thì ra chính nó là thủ phạm chỉ rõ cô Nắm lấy tay anh , Vy thân thiện kéo anh ra sau vườn , thăm lại những kỷ niệm ấu thơ . Chỉ tay vphao cây sầu riêng , cô nói: − Đây là cây sầu riêng mà ngày xưa anh và em cùng trồng , giờ nó đã lớn được chừng này rồi đấy . Còn chỗ này ngày xưa là cái giếng , bây giờ mẹ đã lấp lại rồi Đang nói, chợt Vy ngưng ngang khi nhìn thấy Kha đang ngơ ngẩn ngắm nhìn xung quanh . Cô bật cười , hỏi: − Anh cảm thấy lạ lắm hả? Quay lại nhìn Vy ,anh lấp lửng: − Anh cảm thấy mọi vật khác xxa lúc xưa. Kéo tay cô, anh tiếp: − Thôi, chúng mình vào nhà đi , kẻo ba mẹ trông. Vy bất giác đỏ mặt khi nghe từ “chúng mình ” và “ ba mẹ” của Kha. Cô hiểu được phần nào sự gắnbó , thân thiện của cô và Kha trong những ngày sắp đến. Khẽ kéo anh lại, cô ngần ngừ: − Em muốn nói chuyện này với anh ? − Chuyện gì thế bé? – Nâng khuôn mặt cô lên , nhìn sâu vào đôi mắt Vy ,a nh khẽ hỏi. Cô cảm nhận được tia mắt ấm áp, chân tình của anh . Vy khẽ khàng tâm sự về bệnh tình của mẹ và tỏ rõ ước vọng của cô là sống bên mẹ vào những ngày cuối cùng của người .. Và không nén được nỗi đau buuồn , côbật khóc tức tưởi. Ôm chòang cô vào lòng ,anh âu yếm vỗvề: − Nín đi bé, nín đi! Nghe anh nói nè . chuyệnnày anh đã nghe mẹ anh nói . Gia đình anh đã mơi mọt bác sĩ giỏi nhất về căn bệnh nàyvề điều trị cho mẹ . Hy vọng với sự tíen bộ của y học , bệnh của mẹ sẽ khỏi. Trầm ngâm một lúc , anh tiếp: − Riêng em đừng lo buồn gì cả vì đám cưới xong ,anh sẽ đưa em về ở với mẹ . Một tuần ,anh sẽ về thăm em 1 lần, chịu không? Ôm chầm lấy anh , Vy kêu lênmừng rỡ . Mọi gánh nặng , âu lo hình như đã được san sẻ , cô cảm thấy nhẹ nhõm . chùi sạch những giọt nước mắt , cô mỉm cười rạng rỡ với anh. Nhìn cô âu yếm , anh nói: − Em cười đẹp lắm ! Đây là nụ cười đẹp nhất từ ssng đến giờ anh mới nhận được. Từ từ cúi xuống , đôi môi Kha như vờn nhẹ trên khuôn mặt cô. Mọi giác quan hình như đã tê liệt cả, cô muốn vũng vẫy , muốn thóat ra nhưng không theer cử động nổi. − Á! Tôi không thấy gì hết nghen Vùng thóat ra khỏi vòng tay Kha , quay lại, cô thấy Nhược Hằng đang lấy tay che kín đôi mắt , Vy đỏ bừng cả mặt − Xong chưa ? Tôi mở mắt ra à nghen – Nhược Hằng la lớn. Mắc cỡ Vy chạy lại , gắt nhẹ: − Cái con khỉ này ! Cái gì mà xong với chưa? − Thì … Nhìn khuôn mặt đỏ bừng vì thẹn của Vy , Hằng trêu chọc: − Ê! Tụi bây ra co ,có người yêu có khác , Mới buổi sáng ủ rũ như gà mắc mưa mà bây giờ thì đã tươi như đóa hoa mới nở . Thôi , tao cũng bắt chước kiếm một ông chồng , cho cụoc đời trẻ lại Cả nhómbạn hưởng ứng cười ồ lên Đỏ mặt vì mắc cỡ , Vy rượt Hằng chạy vòng vòng khắp cả khu vườn trong tiếng cười ầm ĩ của các bạn Mệt quá, Vy đứng lại thở dốc . Mắccác bạn đứng nhìn trêu chọc ,Vy liếc nhìn Kha.. Anh đang đứng bên gốc cây gần đó nhìn cả nhóm đùa giỡn với đôi mắt bao dung ấm ấp. Vy hiểu rằng :” Từ nay , cô đã có một bến đỗ bình yên trong đời”. Buổi trưa thanh vắng và yên tĩnh , Vy vắt vẻo trên chiếc võng sau vườn , đưa mắt ngó lên trời . Những cảnh nhãn đong gióđưa trong gió lay lắt bóng nắng . Khung cảnh thật tuyệt vời , dễ đưa người vào giấc ngủ say sưa , nhưng với Vy thì ngược lại . Cố nhắm mắt lại dỗ giấc ngủ , nhưng Vy không thể nào ngủ được vì lời của vị bác sĩ còn văng vẳng bên tai: − Xin lỗi cô ,. Bệnh tình của mẹ cô đã ở thời kỳ nặng nhất , người có thể ra đi bất kỳ lúc nào . Tôi thành thật xin lỗi vì đã không giúp được gì cho cô Lúc đó, nhìn vào đôi mắt đầy vẻ thống khổ tuyệt vọng của Vy , mẹ cô hiêuraquphng cô đãbiết tất cả . Người ôn tồn bảo cô: − Đừng buồn vY ạ. Bệnh của mẹ đã bước sang giai đọan cuối cùng rồi . trong những ngày sa cuối của cuộc đời , mẹ mong rằng nếu con có thương mẹ , thì hãy để mẹ lo lắng cho con được chu tòan như nhãng người mẹ khác Những ngày sau đó , đêm đêmm Vy ôm gối chjay sang phòng mẹ , Vy muốn giữ lại thật nhiều những ngày tháng có mẹ , có cô. Như hiểu rõ lòng Vy , mẹ cô thường ôm cô vào lòng vuốt ve và bảo: − Bảo Vy! Con phải đuơng đầu với sự thật. Con người trốn tránh thực tế thì không thể giải quyết được vấn đề gì cả . “ Tre già thì măng mọc “ đó là quy luật của cuộc đời . Rồi một ngày không lâu nữa, mẹ sẽ phải xa con , nhưng mẹ rất an lòng khi thấy con có mộtgia đình hạnh phúc Nghiêm giọng , bà trách nhẹ: − Tương lai và cuộc đời con sau này sẽ phụ thuộc vào người chồng . con không thể nào chỉ ngồi ủ rũ than khóc mãi nnhư vậy được . Con nên tươi vui lên chung gánh vác với Vĩnh Kha lo chuyện hôn nhân sắp tới . Có như vậy , mẹ mới an lòng là con của mẹ đã thực sự trưởng thành Quả thật từ nửa tháng nay , Kha tất bật chạy lên chạy xuống giữa hai nưoi , mệtphờ cả người . Anh ấy lo lắng đủ mọi chuyện , còn Vy chỉ biêt khóc lóc cuống quýt làm cướng chân mẹ. Và để mẹ được vui lòng , Vy đã gắng gượng tươi tỉnh lên , chuẩn bị cho ngày hôn lễ sắp tới Ngày tiếp ngày trôi qua thật nhanh , nàgy mai đã là ngày hôn lễ của cô . Giờ đây ngồi trên chiếc võng thân quen , Vy muốn ghi lại thậ tnhiều những kỷ niệm với căn nhà yêu dấu của cô Cả thời thơ ấu như cuộn phim chiếu qua trứớ mắt cô với bao hình ảnh thật sống động Góc tủ này, ngày xưa mẹ thường bắt cô quỳ gối chịu phạ tở đó Khỏang sân này , cô và các bạn thường dung dăng dung dẻ , nô đùa thật vô tư Cây xòai này , ngày xua có ba nhánh đãbị mẹ chặt bớt một nhánh , vì Vy và Hằng thường sang nhà nhau bằng cách leo cây xòai và chuyền qua cây sầu riêng nhà Hằng… Ôi! Biết bao kỷ niệm đã gắn bó cô với ngôi nhà thân yêu này . Tất cả những kỷ niệm đó sẽ mãi đọng lại trong ký ức cô. Văng vẳng từ đâu có tiếng hát: “ Một lần e lệ Bước lên xe hoa Khép trang nhật ký Đôi dòng viễn mơ… viễn mơ Thôi chăn gối lê Trả lại vườn xưa Hương đào ngây thơ Ủ giùm cho nhé Long lanh ngấn lệ Điểm má xuân thì Hương trinh vời vợi Tà áo vu quy…” Lời hát buồn sâu lắng thật thích hợp với tâm trạng cô lúc này . Vuốt ve từng cánh hpa ,từng nhánh cây , từng góc tủ … Vy khẽ thì thầm: − Tạm biệt nhé , tạm biệt! Bước ra khỏiphòng , dì Hạnh còn quay lại dặn dò: − Nhược Hằng ! Chừng nàongười lớn bảo, con mới đưa Bảo Vy ra nghem − Dạ Đợi dì Hạnh đi khỏi , Nhược Hằng bước đến ngồi cạnh cô, miệng rên rỉ: − Sao tao hồi hộp quá , Vy ạ. Đang lo mà nhìn vẻ mặt của Nhược Hằng , cô phải bật cười . Không bỏ lỡ cơ hội , nhỏ quay sang chọc cô: − Mấy ngày nay mi buồn ủ rũ , vừa thấy người ta tới đã bật cười tươi − Tao cười mày đó − Cười tao à ? Cười cái gì chứ? − Tao là cô dâu không cảm thấy hồi hộp thì thôi , còn mày là dâu phụ lại thấy hồi hộp lo âu là sao? Tỉnh boq, nhỏ đáp lại: − Mày không hồi hộp là vì mày đã biết mặt chú rể rồi . Còn tao chưa biết rể phụ là ai , có xứng với tao không thì tao phải hồi hộp chứ sao? Vy bật cười trước lý lẽ ngang nghạnh của nhỏ: − Ê! Cô dâu ra chào khách kìa- Hòang Lan ló đầu vào , gọi to Mải lo đùagiỡn với nhỏ Hằng , Vy quên mất hôm nay mình là nhân vật chính . Đến lúc này , tự nhiên chân cô run quá , không bứoc nổi . Nhược Hằng phải bước đến , đẩy nhẹ cô ra cửa phòng Những ánh đèn chớp lóe sáng làm Vy chớp mắt . Ngơ ngác nhìn không khí trang nghiêm của bủoi lễ , Vy không biết mình phải làm gì, thi Kha đã bước đến , nắm lấy bàn tay hướng dẫn cô hòan thành mọi nghi thức rướm rà của buổi lễ đang được kéo dài trong bầu không khí trang nghiêm nhưng đầm ấm. Trong vòng tay Kha , Vy làm theo anh răm rắp như một cái máy . Tất cả sự việ cdiễ ra trước mắt cô như 1 cơn mơ Rồi cũng đến giờ rước dâu . Vòng tay ôm của Kha đưa cô ra chiếc xe màu trắng được trang hòang hộng lẫy Đợi dòan xe chuyển bánh , Kha quay sang chậm những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán cô . Anh âu yếm hỏi: − Mệt lắm không em? Đỏ mặt vì cử chỉ âu yếm của anh , Vy dạ khẽ Ngả đầu cô tựa vào vòm ngực rộng của mình , anh khẽ nói: − Đường về nhà còn xa lắm. Em nhắm mắt ngủ một chút đi. Tới nơi , anh sẽ gọi Mặc dù không buồn ngủ , nhưng Vy vẫn nhắm mắt ngả vào vai anh . Vì nếu không giả vờ ngủ , Vy thật sự không biết mình sẽ trò chuyện gì với anh . Cơn gió mát hiu hiu thổi, tiếng động cơ êm êm và cơn mệt mỏi của môt đêm thức trắng đã đưa Vy vào giấcngủ lúc nào cô cũng không biết Một vật gì êm êm lướt nhẹ từ trán đến má làm vy tỉnh giấc . Mở chòang mắt , Vy bắt gặp ánh mắt Kha đang nhìn cô âu yếm . Bất chợt Vy hiểu ra cái gì đã làm cô chòang tỉnh , Vy ngượng ngùng ngổi thẳng dậy. Vén lọn tóc lòa xòa trên má cô, anh thì thầm: − Đến nhà rồi kìa Vy. Trước mắt Vy là 1 tòa biệt thự lớn được trang hòang thật đẹp . Tấm bảng “ Tân hôn” màu vàng rực rỡ được treo ngang chiếc cổng lớn . Vy thực sự ngỡ ngàng trước sự giàu có của gia đình Kha − Cô dâu còn nhỏ xíu à. Dễ thương quá! Tiếng xì xào của ai đó trong đám đông làm Vy thẹn thùng không dám ngước mặt lên . Theo bàn tay nâng đỡ của Kha, cô vào làm lễ gia tiên ra mắt gia đình bên chồng Rồi cũng đến lúc mẹ và nhóm bạn thân yêu từ giã ra về . Ôm chặt mẹ , Vy khóc nức nở: − Con về với mẹ, con không ở đây đâu Đẩy cô vào vòng tay Kha, bà bật cười nói: − Lấy chồngthì phải ở với gia đình chồng chứ sao lại đòi về với mẹ được. Lớn rồi, con phải hiểu , đừng để người ta cười cho nè Nắm chặt lấy bàn tay mẹ , Vy phụng phịu: − Tại mẹ “gả” con chứ con chỉ muốn ở nhà với mẹ thôi Xỉ nhẹ trán cô , ánh mắt mẹ rướm rướm : − Con gái lớn thì phải có chồng . Vả lại … con cũng biết mà Nhìn khuôn mặt đầy nước mắt của mẹ , Vy hiểu cô đã chạm vào vết thương của người. Chùi những giọt nươc mắt trên mặt, Vy thút thít: − Vâng ,c on sẽ nghe lời mẹ .Mẹ nhớ giữ gìn sữ khỏe . Vài ngày nữa , con sẽ về thăm mẹ Vuốt nhẹ mái tóc Vy , mẹ cô nở nụ cười sung sướng trên khuôn mặt còn ràn rụa nước mắt: − Ừ, con gái mẹ ngoan lắm. Mẹ về nghen Úp mặt vào vai Kha che giấu những giọt nước mắt , vy không muốn nhìn thấy cảnh mẹ và nhóm bạn thân bỏ cô ra về . Vy cảm thấy thật bơ vơ , lạc lõng trước khung cảnh xa lạ xung quanh Dường như hiểu được tâm trạng của Vy , Kha siết chặt cô vào lòng , miệng thì thầm những lời an ủi dỗ dành . Nâng niu, dìudắt , Kha đưa cô vào nhà Tiệc rượu bên gia đình chồng lớn hơn sự tưởng tượng của cô . Hết bàn này sang bàn khác làm đôi chân cô tê cóng đến không còn muốn bước tiếp nữa. − Vy ơi! Chúng ta lại đằng kia nhé! Đưa cô lại bàn tiệc ở góc sân , anh bảo nhỏ: − Đây là đám bạn thân của anh . Em ráng chút xíu nữa nghen. Không biết đây là bàn tiệc thứ mấy mà cô đã lướt quá . Hy vọng đây là bàn cuối cùng . Cố nén mệt mỏi , Vy mỉm cười đáp trả những lời chúc mừng của bạn anh. Một anh chàng có bộ ria méơp lớn tiếng trêu chọc: − Cô dâu dễ thương quá! Hèn chi thằng Khang đã để bao nhiêu trái tim rơi rớt , Khang Ơi! Cho tao đăng ký làm anh em cột chèo với mày nghen Kha cười lớn, đáp: − Rủi cho mày rồi iến ơi! Bà xã tao là con một Cả bàn cười ầm lên chọc quê anh chàng Tiến . Không một chút mắc cỡ , anh chàng lớn tiếng đáp: − Buồn năm phút − Mày đừng lo , bạn bà xã cũng đẹp lắm . Nhất định tao sẽ đăng ky một cô cho mày Cả bàn nhao nháo lên: − Tao nữa − Tao nữa Kha Anh chàng Tiến đứng dậy reo hò: − Nào, bây giờ chúng ta cạn ly mừng tình anh em cột chèo! Tiếng cụm ly , tiếng cười nói râm ran của học làm Vy chợt nhớ đến lũ bạn hồn nhiên vô tư , nghịch ngợm của cô vô cùng Mộtbàn tay kéo nhẹ tay cô: − Ngồi xuống đây nghỉ mệt đi em . Để mặc bọn họ thù tạc với nhau Một phụ nữ có đôi mắt to khá đẹp mỉm cười nhìn cô nói Vy còn đang bối rối không biết phải xử sự ra sao , thì Kha đã đẩy nhẹ cô ngồi xuống , nói: − Đây là chị Thảo , bạn học của anh Thân mật , chị đưa cho cô một ly nước , ôn tồn bảo: − Uống đi em! Từ sáng đến giờ chắc là mệt lắm rồi Vy chỉ mỉm cười ra vẻ cảm ơn . Nhìn cô , chị mỉm cười tiếp: − Chị tên là Xuân Thảo , là bạn học của Khang . Chị học bên Mỹ Thuật , còn Khang học xây dựng . Ông xã em là một kiến trúc sư giỏi đó nghen Đầu óc Vy u..u… Cô không suy nghĩ được gì nổi . Từ sáng đến giờ , cô nghe bạn bè gọi Kha là Khang , Vy nghĩ mình đã lầm lẫn . Nhưng bây giờ chị Thảo lại khẳng định chồng cô là Khang , là một kiến trúc sư nữa. Vy không hiểu là anh ấy học kiến trúc khi nào. Ngày xưa Khang thường ao ước tthì vào Viện quốc gia âm nhạc để trở thành một nghệ sĩ. Có lẽ, trong ba năm xa cách, anh đã thay đổi ý định và học kiến trúc ở Úc. Gật gù ra vẻ hiểu biết , cô quay sang chị Thảo hỏi xã giao: − Ở Úc có vui không chị Thảo? Ngơ ngác nhìn cô , chị Thảo nói: − Chị đâu có đi Úc bao giờ đâu mà biết? Ngạc nhiên , cô hỏi lại : − Thế chị và anh Kha học kiến trúc ở đâu? − Thì ở đại học Kiến trúc thành phố chứ đâu? Nhìn vẻ mặt ngơ ngẩn của cô , chị bật cười ra chiều thông cảm. Kéo tay Kha lại , chị nói: − Bà xã Khang mệt lắm rồi . Hãy đưa cô bé lên lầu nghỉ đi Sau khi xin lỗi bạn bè, Kha đưa cô lên lầu . Đến căn phòn có cánh cửa màu nâu đậm, anh nói: − Nhắm mắt lại đi cô bé! Vy không hiểu sao , nhưng vẫn ngoan ngõan vâng lời. Rồi bỗng nhiên cô bị anh xốc lên , ôm trọn vào lòng , Vy giật mình mở mắt ra , thì Kha đã thì thầm bên tai: − Anh phải bế cô dâu vào phòng hoa chúc mới đúng . Em xem căn phòng này có vừa ý không? Vy đứng yên quan sát căn phòng được phủ một màu hồng dịu. Tất cả vật dụng trong phòng màu đậm nhạt phối hợp với nhau thật đẹp mắt . Giữa căn phòng là một chiếc giường đô rộng. Trên giường nệm, gối được xếp đặt thật ngay ngắn Vy trầm trồ: − Căn phòng thật đẹp quá! Ánh mắt anh ra chiều thích thú: − Tất cả là do anh trang trí đó . Anh chỉ sợ em không hài lòng Mở mắt to , Vy nhìn anh ngạc nhiên: − Đây là lần đầu tiên em đặt chân vào một căn phòng đẹp như thế này Đẩy cô đến một cánh cửa được đóng ấn vào tường , anh nói: − Đây là phòng tắm. Em tắm rửa rồi nghỉ ngơi trước đi. Anh xuống tiếp bạn xong sẽ lên ngay Tắm rửa thay chiếc áo ngủ , Vy đến bên song cửa kéo lại tấm màn màu hồng nhạt . Mở toang cửa kính , luồng gió đêm ngòai vườn lùa vào mang theo hương hoa thơm ngát. Nằm lăn ra chiếc giường trải bằng sa tanh mát rượi , ôm chiếc gối vào lòng , VY tự hỏi mình đang mơ hay tỉnh . Nhắm mắt lại , những cơn mơ màu hồng từ đâu kéo đến , đầu óc cô bay bổng không biết tự lúc nào cô đã chìm saau vào giấc ngủ Vy bắt đầu thức dậy khi những tia nắng ban mai nhẹ vào phòng . Trong cơn mơ màng , cô không biết là mình đang ở đâu . Chiếc nệm êm , chiếc gối mới còn thoang thoảng thơm mùi vải. Trở mình sang một bên định nhắm mắt lại , nhưng cô lại đụng phải 1 người nằm bên cạnh . Giật mình cô ngồi thẳng dậy . Dụi mắt nhìn thật kỹ Vy bồi hồi sực tỉnh . Kha đang nằm cạnh cô say sưa ngủ . Chiếc mũi nhìn nghiêng thẳng tắp , đôi mắt nhắm nghiền lồng ngực phập phồng lên xuống . Trong giấc ngủ trông anh thật thanh thản Rón rén , Vy nhẹ bước xuống giường . Bên phòng rửa mặt , nhìn dáng mình trong gương , cô cảm thấy thích thú . Đôi mắt to long lanh , đôi môi hồng chúm chím . Bạn bè thường khen Vy đẹp . Cô không biết là mình có thật đẹp không, nhưng cô biết là mình dễ nhìn . Mỉm cười với bóng mình trong gương , Vy bước ra ngòai . Trên giường , Kha vẫn còn say ngủ , tay chân anh trải dài trên mặt nệm rộng , trông thật thoải mái . Không nỡ đánh thức anh dậy , Vy quyết định sẽ xuống nhà trước . Cô bước ra mở cửa phòng . − Chậc … kỳ cục thật! Mặc cho cô xoay bên này , vặn bên nọ quả nắm cửa vân không nhúc nhisch . Trở vào ngồi bên cạnh Kha , Vy tự hỏi không biết có nên đánh thức anh dậy hay không? Tiếng đồng hồ reo vang báo hiệu đã bảy giờ rưỡi , Vy quyết định gọi Kha dậy . Lắc nhẹ cánh tay anh , cô gọi nhẹ: − Anh Kha! Dậy … Anh Kha! Mặc cho cô lắc nhẹ , lắc mạnh gọi Kha hồi , anh chàng vẫn không nhúc nhích . Bực quá , Vy lấy đuôi tóc ngóay vão mũi anh (hiiiii.. chiêu độc quá….) − Ắt … xì… Kha ngồi thẳng dậy , ngơ ngác nhìn cô : − Em làm gì vậy , Vy? Vy chun mũi đáp: − Đánh thức anh dậy Kha nhìn cô, bật cười lớn: − Trời ơi! Lần đầu tiên anh thấy cô dâu đánh thức chú rẻ trong đêm động phòng bằng cách này Cô đỏ mặt hỏi lại : − Vậy theo anh , phải đánh thức bằng cách nào? − Ít nhất thì cũng bằng một nụ hôn − Hừ! Anh có làm chú rể lần nào chưa mà anh biết Kha lúng túng: − Thì anh nghe bạn anh nói Vy nhìn anh cười tinh nghịch: − Mỗi người đều có cách riêng của mình . Theo em thì cách này là hay nhất để đánh thức một ông chồng ngủ say như anh Kha nhìn cô chăm chú như vừa phát hiện một đieephu lạ. Sau cùng anh nói: − Anh vừa phát hiện ra một điều là : Vợ anh cũng “gấu “ lắm Vy nhào lên giường đấm vào ngực anh : − Chết anh nè! Dám bảo em là gấu Kha bật cười , nắm chặt hai bàn tay của cô lại . Trói cô vào lòng mình , Kha nói: − Gấu thì anh nói là gấu chứ có gì đâu mà xấu Hôn vào gò má cô , anh tiếp: − Gấu thơm quá ! Gấu dễ yêu quá , gấu ơi! Vừa buồn cười , vừa tức tối , Vy vùng vẫy véo trả lại Kha. Anh lăn tròn trên nệm né tránh . Kha và cô như hai đứa trẻ đùa giỡn với nhau cho đến lúc chiếc đồng hồ gõ vang , cô mới giật mình sực tỉnh , kéo tay Kha: − Dậy rửa mặt đi Kha . Chúng mình xuống nhà Liếc nhìn đồng hồ thấy dã tám giờ , Kha mới chịu rời giường . Bẹo má cô , anh nói: − Đợi anh chút nha , bé! Vy cúi xuống vuốt thẳng tấm nệm và xếp gọn mùng mền Vừa đứng thẳng , anh đã thấy mình lọt thỏm trong vòng tay của Kha . Áp sát mặt cô , anh thì thầm: − Xin lỗi em nhé . Tối qua ngủ say quá nên anh đã không làm tròn bổn phận , để anh bồi thường cho em nhé Vy đứng ngẩn người, cô không hiểu Kha đang nói đến “ bổn phận” gì và anh định “ bồi thường” cái gì, thì MÔi Kha đã áp chặt lấy môi cô . Một cảmgiác đê mê lạ lùng chạy dọc sống lưng . Vy không suy nghĩ gì nữa hết , cô chỉ còn biết cảm nhận cảm giác nóng bỏng từ môi anh truyền sang môi cô và từ đôi bàn tay anh êm ái vuốt ve người cô . Vy như người mất điểm tựa . Cô lảo đảo ngã nhào vào lòng anh . Giấu mặt vào cổ anh , Vy nghe tiếng Kha cười thích thú về sự vụng về của cô . Sự gần gũi này với cô thật là mới mẻ . CÔ không tin rằng mới ngày hôm qua cả hai còn thấy e dè, xa lạ. Mở chòang mắt r a, cô bắt gặp ánh mắt Kha đang âu yếm nhìn cô.Một chút xôn xao len nhẹ vào lòng . Úp khuôn mặt đang đỏ gấc vào ngực anh , cô nũng nịu: − Kỳ quá hà! − Có gì đâu mà kỳ em . Vợ chồng nào thì cũng phải vậy thôi Vy bồi hồi, thẹn thùng cúi mặt . Bây giờ cô đã là vợ Kha , người bạn thân quen ủa cô tưở nhỏ , nhưng lại là người đàn ông quá xa lạ với côhiện nay . Trong những ngày tháng tới , cuộc đời cô sẽ gắnbó với anh , liệu anh có thật sự yêu thương cô như lời anh đã nói hay không? Hay là cô phải đối diện với một thực tế phũ phàng , trái ngược ? Lòng cô bỗng dâng lên một cảm giác lo âu , bâng khuâng cho tương lai sắp đến. − Suy tư gì đó cô bé? Tiếng Kha vang lên làm cô sực tỉnh Ngẩng đầu lên nhìn Kha , tốt hay xấu gì thì anh cũng đã là chồng cô. Cô sẽ không bao giờ thay đổi được số phận . Tốt hơn hết là cô phải cố gắng yêu thương và hòa hợp với anh . CHợt nhớ, cô hỏi anh : − Kha nè! Tại sao bạn bè gọi anh là Khang vậy? Đôi mày Kha cau lại , đôi mắt anh như có thóang bối rối , ngượng ngùng . Suy tư một lúc , anh trả lời: − Kha là tên hồi bé. Còn Khang là tên gọi trong giấy tờ . Hiệ tại mọi người ai cũng gọi anh là Khang Mỉm cười , cô trêu anh: − Vậy mà em cứ tưởng mình đa xlấy nhầm người Không đáp lại lời trêu chọc của cô mà Kha có vẻ trầm tư suy nghĩ. Khuôn mặt anh trông nghiêm nghị hẳn lên . Nhìn vẻ mặ của nha , Vy tự hỏi không biết là mình đa xnói điều gì sai . Không nén được tò mò , cô kéo tay Kha hỏi: − Anh đang nghĩ gì thế Kha? Nâng khuôn mặt cô lên , nhìn sâu vào đôi mắt to tròn của cô , anh nói: − Nếu anh không phải là Kha , em có nhận anh làm chồng không ? Chun chun mũi , Vy trả lời không nhại ngần: − Dĩ nhiên là không rồi . Ai lại lấy người lạ làm chồng Kha nhìn sững vào khuôn mặt cô, đôi mắt thóang nét buồn xa vắnng . Đột nhiên anh hỏi cô: − Em có yêu anh không Vy? Vy thành thật; − Em cũng không biết nữa. − Thế sao em lại chấp nhận cuộc hôn nhân này? Vy thóang ngại ngần , nhưng cô không muốn giấu anh chút nào : − Vì em muốn làm mẹ vui lòng Trái với suy nghĩ của Vy , Kha siết chặt cô vào lòng , miệng tươi cười quả quyết: − Nhất định anh sẽ chinh phục được tình cảm của em Vy bật cười hỏi lại: − Thế anh có yêu em không mà lại cưới em làm vợ Hôn khẽ lên chóp mũi cô , anh trả lời: − Anh đã yêu em ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên − Hứ! Anh gặp em lần đầu tiên lúc đó anh vừa sáu tuổi , còn em chưa đầy tháng , lúc đó biết gì mà yêu Kha bật cười vì câu nói của cô. Anh định hình: − Anh nói là thời gian cáchđây một tháng khi anh vừa gặp em kìa. Vy bật cười khúc khích , cô kéo tay anh : − Chúng mình xuống nhà đi anh Kha Kha níu tay cô lại: − Anh muốn từ nay em gọi anh là anh Khang Vy hơi nhíu mày , nhưng cô cũng chiều anh : − Được , em sẽ cố gắng sửa đổi − Bé ngoan lắm! Nào ! Bây giờ ta xuống nhà dùng điểm tâm Khang kéo tay cô chạy nhanh xuống cầu thang , mẹ chồng cô đa xngồi ở phòng khách tự lúc nào đang ngước mắt nhìn cô và Khang miệng mỉm cười bao dung , Vy lại gần , ấp úng thưa: − Con chào mẹ . Con xin lỗi vì đã dậy muộn không phụ mẹ làm điểm tâm Mẹ chồng cô bật cười: − Chuyện nhà cửa bếp núc đã có người lo rồi , con đừng lo Quay sang Khang , bà bảo: − Khang! Con xuống bếp bảo chị Năm làm điểm tâm để Vy ngồi đây với mẹ Khang nhăn mặt: − Mẹ cưng dâu hơn con trai há. − Rồi con phân bì với Vy à? − Đâu có … - Khang chối biến và chạy vội ra bếp Đợi Khang đi khuất , bà mới kéo cô ngồi xuống bên cạnh . Vuốt nhẹ mái tóc dài của cô , bà âu yếm: − Khang có yêu con không Vy? Vy đỏ mặt khi nhứo đến nụ hôn nồng nàn của Khang sáng nay . Cô thẹn thùng, ấp úng chẳng nói nên lời . Có lẽ thái độ cô làm bà hiểu lắm , bà tiếp: − Vy à! Con cũng biết là mẹ rất yêu thương con . Ngay từ lúc con còn bé, mẹ đã ao ước con sẽ là dâu của mẹ . Con càng lớn càng xinh đẹp và ngoan hiền , mẹ biết rằng mẹ chọn không lầm Thở dài một chút , bà tiếp: − Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì mẹ mong rừng con nhớ một điều, là mẹ lúc nào cũng yêu thương và mong muốn con được hạnh phúc Nỗi xúc cảm dâng tràn làm đôi mắt của cô mờ lệ . Đây là người mẹ thứ hai của cô . Ngả đầu vào vai bà , cô nũng nịu: − Mẹ hiểu lầm rồi . Khang rất thương yêu và lo lắng cho con Đỏ mặt , cô tiếp: − Khang bảo : Ảnh thương con từ lần gặp đầu tiên nữa kìa − Thật sao? Vy gật nhẹ đầu Bà vui mừng ôm siết cô vào lòng: − Mẹ mừng quá! Mẹ chỉ ngại ba năm xa cách làm nó thay lòng đổi dạ mà thôi Vy rưng rưng nước mắt vì cảm động: − Con cám ơn mẹ đã hết lòng yêu thương con − Nhõng nhẽo quá Vy ơi! Khang bước ra tự lúc nào , anh lên tiếng trêu chọc làm Vy giật mình ngồi thẳng dậy . Nhìn thấy đôi mắt của cô còn ngấn nước mắt , anh trêu tiếp: − Mẹ không cho em “ bú tí” hay sao mà nhè vậy? Quay sang đấm mạnh vào vai Khang , Vy trách: − Anh thì chỉ giỏi trêu em thôi Giả vờ đau đớn , Khang ôm vai nhăn nhó: − Xệ vai anh rồi Vy ơi . Dữ như vậy mà không chịu nhận là “gấu” − Anh … Vy đinh lên tiếng cãi lại thì mẹ chồng cô đã bật cười can ngăn: − Khang , không dược ghẹo con dâu của mẹ nữa! Hai đứa vào dùng điểm tâm , kéo nguội Bữa ăn sáng trôi qua thạt nhanh , Khang định đưa cô đi dạo phố thì tiếng chuông điện thọai reo vang . Khang bước đến nhấc ống nghe. Không biết anh nói chuyện với ai, Vy chỉ nghe được tiếng Khang trả lời: − Vâng , tụi con chuẩn bị về ngay đây Sống lưng cô tự nhiên lạnh tóat , một linh cảm không may mơ hồ lắng đọng Vừ abỏ ống nghe xuống , quay sang cô, anh bảo: − Em chuẩn bị cho em và anh một số đồ dùng các nhân . Mình có chuyện phải đi ngay . Nhanh lên em nhé! − Chuyện gì vậy anh ? – Vy thắc mắc − Một chút anh sẽ giải thích . Em lên sửa sọan nhanh lên đi Khuôn mặt nghiêm nghọ của anh thúc giục . Vy chạy vội lên phòng sửa sọan một ít vật dụng . Vừ abước xuống cầu thang là Vy đã nghe tiếng của mẹ chồng cô dặn dò: − Con đưa Vy về trước , ba mẹ thu xếp xong sẽ về ngay &amp;gt; con để bác tài đưa con về , con chạy gấp quá không tốt đâu Vy bước tới nắm chặt tay Khang: − Anh Khang! Chuyện gì vậy? Quay sang cô , Khang buồn buồn: − mẹ em chuyển bệnh , đã được đưa vào bệnh viện sáng nay . Dì Hạnh nhắn chúng ta về gấp. Máu trong người cô dường như đông đặc cả lại và Vy chỉ gọi lên được “ Mẹ ơi “ là đã ngã gục vào lòng Khang Không biết là bao lâu Vy mới cảm nhận được mọi sự việc xung quanh . Khang ôm cô trong vòngtay , đôi mắt anh đầy lo lắng , yêu thương: − Em thấy khỏe chưa Vy ? Em nên bình tĩnh lại, chúng ta cònphải lo cho mẹ nữa. Nấc lên một tiếng , cô gục vào lòng Khang khóc nức nở. Khang đưa cô ra xe. Chiếc xe rùng mình chuyểnbánh . Ôm cô vào lòng , Khang vỗ về : − Nín đi em ! Mẹ nhất định sẽ không sao đâu Mặc cho Khang dỗ dành , Vy vẫn không nén đựơc cơn nức nở . Một linh cảm không may tran ngẩptong lòng cô . nhắm mắt lại, cô thầm cầu nguyện các đấng tối cao: “ Hãy thương xót xô, hãy gíup mẹ cô qua khỏi cơn bạo bệnh này” Trong lòng Vy gào thét vang: − Mẹ ơi! Mẹ không thể nào bỏ con mà đi dược. Chẳng lẽ vừa đưa con đi hôm qua , hôm nay mẹ đã đành lòng bỏ con đi. Không., không thể nào như thế được . Mẹ đã hứa sẽ chờ con và Khang về . tại sao mẹ lại bỏ con đi như vậy ? Tại sao vậy ? Mẹ ơi …. Chiếc xe lao nhanh vùn vụt , thóang chốc đã đến cổng bệnh viện . Mở cửa xe, Vy chạy nhanh vào phòng cấp cứu của bệnh viện . Đôi chân cô run rẩy gần như đứng không vững khi gặp khuôn mặt đầy nước mắt của dì Hạnh . Ánh mắt thê thảm của dì như nói cho cô biết tất cả sự việc. Nhắm mắt lại , Vy lắc đầu . Cô mongrằng tất cả sự việc xảy ra trước mắt cô chỉ là cơn ác mộn . Không, mẹ cô không sao đâu . Dì Hạnh đã lầm , mẹ chỉ bệnh nhẹ mà thôi Nắm chặt bàn tay lại thu hết can đảm , Vy đẩy mạnh cửa phòng . Mẹ cô nằm bất động xanh xao trên giường bệnh , trên người gắn đầy những ống dẫn , ánh mắt người hé mở đầy vẻ mệt mỏi và chờ đợi. Một bóng áo trắng bước đến cản bước cô với giọng trách móc: − Ai cho cô vào đây ? Vy muốn cất tiếng trả lời , nhưng sao đầu lưỡi cô khô cứng , cổ họng đắng nghét . cảm giác chóang váng , ngộp thở làm cô muốn ngã. − Dạ, chúng tôi là người thân của người bệnh . Bác sĩ có thể cho chúng tôi biết bẹnh tình của mẹ tôi thế nào không? − Xin lỗi, chúng tôi đã cố hết sức nhưng bậnh nặng quá , chúng tôi đành phải bó tay . Ôngbà có thể gặp mặt bà ấy lần cuối Những tiếng nói từ đâu vẳng lại như đang vọng trong tiềm thức . Không, cô đang mơ một giấc mơ khủng khiếp . Vy thầm nhủ với mình − Mở mắt ra đi Vy ! Tất cả chỉ là ảo giác thôi Cố trấn tĩnh , Vy mở mắt ra . không , tất cả không phải là ảo giác . Hình hài xanh xao, bất động của mẹ đang hiện diện trước mắt cô . Bàn tay xanh xao gầy yếu của người khẽ đưa lên vẫy gọi Lao nhanh lại , Vy phủ phục dưới chân gường , nước mắt cô trào raướt cả khuôn mặt. Giọng khản đặc , cô gọi: − Mẹ ơi … Anh mắt người bệnh dường như sáng hẳn lên . Bàn tay mẹ cô run run khi nắm lấy bàn tay cô , giọng mẹ thều thào: − Vy phải không ? Mẹ chờ con đã lâu , mẹ sợ con không về kịp. − Mẹ … - Vy kêu lên một tiếng uất nghẹn Cô muốn nói với mẹ thật nhiều , nhưng sao đầu lưỡi khô cứng . Cô chỉ còn biết hướng ánh mắt đau khổ tuyệt vọng về phía mẹ mà thôi Một vòng tay cứng cáp choàng quanh lưng cô , giọng Khang vỗvề : − Bình tĩnh! Em hãy cố bình tĩnh nghe lời mẹ dặn dò Anh mắt mẹ như lóe sáng dường như sung sướng, an tâm khi thấy Khang và cô hạnh phúc bên nhau . Quay sang Khang , mẹ nắm lấy tay anh , giọng thều thào , dặn dò : − Hãy yêu thương và chăm sóc Vy giùm mẹ Nắm lấy bàn tay cô đặt vào bàn tay Khang , mẹ tiếp: − Xin lỗi con , mẹ đã không giữ lời hứa sống để nhìn thấy cháu của mình . Nhưng mẹ rất vui khi thấy các con hạnh phúc bên nhau Ánh mắt mẹ hướng về cô đầy âu yếm và tiếc nuối . Giọng người yêu dần: − Vy ơi … mẹ yêu con … lắm… Bàn tay mẹ lạnh dần trong tay cô, Vy thảng thốt gọi vang: − Mẹ! Đừng bỏ con mẹ ơi… Hình như cô đang bơi trong một vòng xóay đen ngòm . Từ từ chìm dần ,c hìm dần … và cô không biết gì nữa hết. Tiếng kèn , tiếng trống , tiếng khóc , tiếng ồn ào của đám đông , nghi thức tang lễ , các vòng hoa phùng điếu , lời chia buồn .. Tất cả những giây phút hãi hùng đó lần lượt trôi qua , bây giờ hcỉ còn lại một mình Vy ngồi ngắm những di vật của mẹ với đầu óc trống rỗng . Mẹ - người thân yêu nhất của đời cô đã đi rồi . Tuy vật vã , khóc lóc thảm thiết vì cái chết của mẹ , nhưng nỗi đau khổ , chua xót đó vẫn không hãi hùng bằng sự đối diện với nỗi trống vắng trong căn phòng của mẹ . Hình bóng người như vẫn còn quanh quẩn đâu đây Thế mà bây giờ chỉ một khỏanh khẵc biến đổi , căn phòng trở nên lạnh lẽo khôn cùnng vì mẹ cô đa mất còn cô thì phải đi xa Và Bảo Vy đứng lặng như thế không biết đến bao lâu , mãi đến khi có tiếng mở cửa , cô mới giật mình quay lại , Khang bước vào chòang lấy vai cô, anh hỏi: − Em đã hcuẩn bị xong chưa? Ngả đầu vào vai anh , cô nghẹn ngào: − Em không muốn rời xa nơi này . Nó chứa đựng biết bao kỷ niệm giữa mẹ và em Vuốt nhẹ tóc cô, anh thì thầm: − Đứng khóc nứa! Anh hứa là khi nào rổi rảnh , anh sẽ đưa em về thăm lại nơi này Nâng khuôn mặ tcô lên , anh tiếp: − Em xem nừ. Em đã khóc sưng cả mắt . Mấy ngày qua em lại không ăn uống , gầy cả người . Lên đến thành phố , mẹ sẽ mắng anh là không biết chăm sóc vợ chomà xem Vòng tay ôm lấy cổ anh , Vy trách yêu: − Thế còn anh thì sao hả? Râu tóc mọc dầy đã mấy ngày không cạo mà còn trách em .. Em chỉ sợ lúc về nhà , mẹ sẽ không còn nhận ra anh thì làm sao mà trách mắng Vuốt nhje cằm mình , Khang bật cười: − Vậy thì huề nghen Kéo cô đến bên chiếc ghế nhỏ nơigóc phòng , anh tiếp: − Anh có chuyện này muốn hỏi ý em . Căn nhà này khi em đi rồi sẽ bỏ trống . Theo ý anh thì em nên mời gia đình dì Hạnh về đây sinh sống cho nó không lạnh lẽo. Em thấy sao? Vy gật đầu đồng ý theo sự sắp xếp của nah . Nép đầu vào ngực Khang , Vy nhắm mắt lại , một cảm giác bình yên , an lànhnhẹ lan khắp người cô . Vy mơ màng thầm cám ơn mẹ đã ban cho cô một người chồng thật tuyệt vời . Khang quả thật là một người chồng tốt . Khi mẹ nằm xuống , chỉ mình anh lo toan mọi việc trong ngòai , còn cô chỉ biết khóc than vật vã Ngẩng đầu lên , Vy ngắm nhìn anh . Đôi mắt quầng thân dưới đooi chân mày sậm , đôi má húp lại , râu ria không cạo hậu quả của những đêm thức trắng . Cảm giác xốn xao , yêu thương lan nhẹ vào tim cô . Ôm chầm lấy anh hôn lênkhuôn mặt đầy râu , cô thì thầm: − Em thật cảm ơn anh . Không có anh thực sự em o biết phải làm sao. Vuốt nhẹ chóp mũi cô , anh âu yếm: − Vợ anh thật khách sáo . Đây là bổn phận của anh mà . Bây giờ thì em hãy chuẩn bị đồ đạc , anh ra ngòai sắp xếp một số việc . Khỏang bốn giờ chiều , chúng ta khởi hành , được không em? Gượng cười, Vy gật đầu. Hôn nhẹ má cô , anh thì thầm: − Vợ anh dễ yêu quá! Đỏ bừng cả mặt , cô đẩy ạmnh anh ra khỏi cửa , hét: − Đi cạo râu tócgiùm tôi đi ông tướng ạ − Được rồi , chút nữa quay lại , em phải thưởng cho anh … Quay ngoắt vào phòng để khỏi phải nghe những lời chọc ghẹo của khang , cô ngắm nhìn cănphòng lần cuối . Mọi thứ vaaxn y nguyên như lúc mẹ cô còn sống , nhưng người thì đãmãi mãi đi rồi . Căn phòng thật hoang lạnh và trốg vằng . Không kềm được những giọt nước mắt , cô thì thầm : Tạm biệt , tạm biệt … Những giọt lệ chua xót làm mờ mắt cô − Bảo Vy. Có tiếng ai gọi cô , cô cố quay đầu nhìn sang . Một đám đông đủ cả Lan , ngọc , Nhu Hằng . Hít một hơi dài để kềm dòng lệ không lăn xuống má , cô đến chào từng người và nói lời tạm biệt . Cố giữ nét mặt tươi tỉnh , cô hỏi các bạn về kỳ thi đại học , kỳ thi mà cô đã phải bỏ dở vì bệnh tình của mẹ. Rồi sau đó cô lại lhóc òa lên khi nghe các bạn nhắc lại kỷ niệm bênngôi nhà thân thương có mẹ có cô. Dì Hjanh kéo cô vào lòng , dặn dò đủ chuyện . Nào là phải giữ gìn sức khỏe , nhớ viết thơ thường xuyên về nhà … và cô gần như trở về lứa tuổi lên ba. Sau cùng thì cũng đến giờ cô và Khang từ giã mọi người . Ngồi bên Khang , chăm chú nhìn anh , lòng cô bỗng dâng lên niềm cảm xúc mông lung . Lần này thì cô thật sự bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình . Cô đã quay lưng bỏ hết bao nhiêu khung cảnh quen thuộc mà 18 nnăm quabên những người thân yêu đã cùng cô chia sẻ buồn vui . Từ đây , cô đã thực sự bước chân vàocuộc đời mới không có ánh mắt chăm chút của mẹ . Bảo Vy cảm thấy lạc lõng bơ vơ, bối rối , rồi lo sợ . Chòang tay qua vai cô , Khang hỏi: − Nghĩ gì thế em? Tựa đầu vào ngực anh , cô thủ thỉ : − Bây giờ em chỉ có một mình anh , nếu anh ăn hiếp em … Câu nói của cô chưa dứt thì khang đã bịt miệng cô bằng một nụ hôn nhẹ: − Em nghĩ là anh có thể làm chuyện như vậy được à? Cô ngước nhìn Khang . Khuôn mặt rắn rỏi , đôi chân mày sậm , sống mũi cao thẳng tắp , đôi mắt ấm áp , chân tình … một huôn mặt đẹp đầy nam tính vừa thân quen vừa xa lạ khó tả đối vớicô . Lắc nhẹ đầu cố xua đi những suy nghĩ không hay , cô mỉm cười , nói: − Dĩ nhiên là không rồi . Bởi vì em đâu có nghe mà để anh ăn hiếp Nhéo mũi cô, Khang trêu : − Chỉ sợ là anh bị em ăn hiếp thôi Lắc nhẹ đầu , Vỹ nhõng nhẽo: − Hổng biết đâu. Anh chọc quê em Cười xòa, Khang nhìn cô đầy bao dung: − Thôi ,cho anh xin lỗi đi cô bé Xoa nhẹ lưng cô, anh dỗ dành; − Đường còn xa lắm, nhắm mắt lại ngủ một chút cho khỏe đi Vy Nhìn khuôn mặt mệt mỏi vì những đêm thức trắng của Khang , cô ngoan ngõan gật đầu nhắm mắt lại Chiếc xe vẫn lao đi vìun vụt , lướt qua những cánh đồng bát ngát , những khu vườn rậm rạp , những thôn xóm yên lành … Bên ngòai khung cửa , luồng gió mát tràn vào mang theo những hương vị đồng quê pha lẫn mùi mồ hôi , mùi thuốc lá nồng nồng của Khang ập vào mxi cô . Cảm giác nồng nàn lan tỏa khắp người . Như một con mèo nhỏ , cô rúc vào lòng Khang Khẽ cựa mình , Khang lơ mơ đưa tay vỗ nhẹ lưng cô rồi ngủ yên . trong vòng tay êm ấm của Khang , cô mơ màng đi vào giấc ngủ Tiếng ồn ào của dộng cơ xe đã đánh thức Vy dậy . Dụi đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ, coo cố mở mắt ra . Thì ra xe đã vào đến thành phố . Cựa mình định ngồi dậy nhưng cô không gượng nổi , cơn nhức đầu mệt mỏi làm tê liệt tất cả những phản xạ của Bảo Vy Một bàn tay mát lạnh đặt lên trán , tiếng Khang lẩm bẩm: − Cô bé bị bệnh rồi Vy nghe tiếng Khang giục bác tài đến bác sic rồi hãy về nhà . cô định len tiếng phản đối , nhưng cái lưỡi khôcứng đã không chịu nghe theo ý muốn của cô . Đầu cô nhức buốt . Từng cơn gió lạnh từ khung cửa sổ xe tràn vào làm cô rùng mình run rẩy. Bọc cô trong chiếc áo choàng , Khang siết chặt cô vào lòng . Trong hơi ấm nồng nàn của Khang , cô mệt mỏi thiếp đi . Khóac chiếc áo len vào người, Vy nhẹ bước ra vườn . Ánh trăng rằm tỏa sáng cả khu vườn . mùi dạ lý đâu đây tỏa hương thom ngát . Đêm thật huyền hoặc dịu dàng lan tỏa xung quanh cô, Ngồi trên chiếc xích đu nhỏ để mặc những làn gió nhẹ ve vuốt quanh , cô ngắm nhìn khung cảnh trước mắt . Cả khu vườn như đang đắm mình trong ánh trăng bàng bạc . Nàng tiên cá bằng đá cẩm thạch như đang soi bong mình giữa hồ nước. Những chú nai , hươu kiểng như đang nghiêng mình lắng nghe tiếng gió xào xạc chuyện trò cùng những chiếc lá. Từng chùm đèn đom đóm lập lờ quanh những gốc tùng xa xa. Buổi tối thật êm , thật đẹp . Có nhắm mắt nằm mơ , cô cũng không dám nghĩ rằng mình sẽ sống trong một ngôi nhà thật đẹp như thế này. Lấy chồng đã gần 1 tháng , nhưng đây là lần đầu tiên cô bước ra khu vườn nhà. Cú xốc về cái chết của mẹ đã rút hết sinh lực trong người cô , Vy đã nằm trên giường suốt nửa tháng. Trong cơn sốt mê man , Vy vẫn có thể cảm nhận được sự chăm sóc đầy yêu thương trìu mến của mẹ chồng và Khang . Cô thực sự cảm thấy sung sướng và bình yên như đang sống trong vòng tay mẹ. Ngước mắt lên ngắm nhìn ánh trăng tròn sáng rực treo lơ lửng trên cao , cô thầm hát khẽ; − Cô bé hát hay quá! Vy giật mình quay lại , Khang đã đứng sau lưng cô tự bao giờ. Cô trách nhẹ: − Anh ra úc nào , cao không lên tiếng , làm em giật cả mình − Anh ra từ lúc cô bé lãng mạn đang thả hồn theo mây theo gió, đang dệt mộng mơ cùng với chị Hằng Đấm vai Khang , cô phụng phịu: − Anh chỉ giỏi tài chọc em thôi Ôm cô vào lòng , Khang nhéo mũi trêu: − Cô bé hư nè! Anh chưa đánh đòn còn dám đánh anh nữa − Em hư à? – Vy ngạc nhiên chỉ vào mình , hỏi Khang Giọng trầm ấm , Khang trách nhẹ: − Em vừa mới hết bệnh đã ra vườn phơi sương rồi, không sợ lại bị bênh nửa hay sao? Vy chống chế: − Em khỏe rồi mà . Vả lại , em có mặc áo ấm mà Âu yếm nhìn cô , Khang hăm dọa: − Lần này mà bệnh nữa thì anh bỏ mặc luôn à nha Hất mặt nhìn Khàn , cô thách thức: − Em chỉ sợ lúc đps “ ai” lại phải năm nỉ Vy ơi, Vy à. Em ráng uống thuốc đi, anh cưng mà . Rồi lại vòn dụ dỗ : Khi nào hết bệnh anh chở đi dạo quanh thành phố cho biết Khang bật cười nhìn cô , nói: − Tại lúc đps anh tội nghiệp cô bé mít ưpớt cứ luôn miệng gọi: Anh Khang ơi! Em nhức đầu quá . Anh Khang ơi! Em khó chịu quá. Anh Khang ơi ! Ah Khang hỡi đó mà Măc cỡ quá , Vy cắn mạnh vào vai Khang làm anh la oai óai: − Chết anh rồi Vy ơi! Xoa xoa vết cắn ,a nh tiếp: − Bởi vậy người ta nói , không có gì độc bằng trái tim người đàn bà . Ngày mai chắc anh phải đến viện Pastuer để khám nghiệm quá Vy trợn mắt nhìn Khang: − Anh nói em là chó sao mà tới viện Pastuer khám nghiệm? Khang chối biến: − Anh có nói em như thế bao giờ ? Em không nghe người ta nói “ người đàn bà cắn và chó cắn , nọc độc ghê gớm lắm” hả? Vy ngúng nguẩy: − Em không nghe người ta nphao nói hết . CHỉ mới nghe một mình anh mói thôi − Dĩ nhiên rồi . Viph đây là điều anh mới suy ra mà . ĐỂ ANH PHÂN TÍCH CHO EM NGHEĐôi mắt cười cợt nhìn cô , Khang tiếp: − - Khi bị con chó mắc bệnh dại cắn thì nọc độc sẽ làm người bị cắn lên cơn bệnh dại và chết . Còn khi người đàn ông bị người đàn bà thì nọc độc sẽ chạy vào tim làm cho người bị cắn cảm thấy thương nhớ ray rứt suốt cuộc đời/. Sống không yên mà chết cũng không xong . Nếu mà suy luận kỹ ra , thì bị người đàn bà cắn còn nguy hiểm hơn là bị chó cắn nữa. Vy trợn mắt nhìn , không biết phải đối đáp làm sao cho xứng với anh nữa. Cô phang ngang : − Anh thật là dẻo miệng − Nè! Cô bé cắn anh một cái làm tâm thần anh nhớ nhớ , thương thương bất ổn rồi định làm ngơ hả? Vy quay lại phụng phịu: − Vậy chứ anh muốn em phải làm sao? − Phải bồi thường cho anh Một ý nghĩ tinh nghịch trỗi dậy , Vy tiến lại gần Khang mỉm cười , nói: − Được . Nhưng anh phải cho em xem xét vết thương để định mức bồi thường nặng hay nhẹ Mỉm cười hớn hở , Khang mở rộng cổ áo sơ mi cho cô xem vết cắn bên vai trái. Anh vừa mở vừa ca thán: − Em xem đấy , đầy đủ cả ba mươi hai cái dấu răng . Em phải bồi thường cho anh ba mươi hai nụ hôn Vừa xoa xoa mấy dấu răng trên vai anh , Vy giả vờ xuýt xoa: − Đau không anh ? Và trong khi Khang đang nhăn nhó kkể lể , cô cắn mạnh thêm vào vai phải của anh rồi chạy ra xa: − Á… Em bồi thường kiểu gì lạ vậy Vy? Núp sau một gốc cây , nghênh nghênh mặt nhìn anh , cô cố nén tiếng cười đáp: − Hồi nãy anh có nói nọc của em chạy vào tim anh rồi phải không? − Đúng vậy Vy bật cười nhìn anh , anh đã dễ dàng lụt vào cái bẫy của cô , Vy thủng thẳng giảithích: − Em cắn bên vai trái tức là nọc độc sẽ chạy vào tâm thất trái . Vì vậy em phải cắn thêm bênvai phải để nọc độc sẽ chạy sâu vào tâm thất phải. Nếu không sau này nếu có cô nào khác cắn nhằm vai phải của anh thì anh sẽ nhớ nhớ thương thương cô ta bằng nửa trái tim mình , rồi lúc đó em phải giải quyết sao đây ? Cho nên tốt nhất là ngay từ bây giờ , anh chỉ được nhớ nhớ thương thương một mình em mà thôi Khang bật cười lớn , nhìn cô rên rỉ: − Đúng là vỏ quýt dày có móng tay nhọn . Quả thật anh và em là một cặp xứng đôi vô cùng Vy hất mặt nhìn anh cười khoan khóai vì đã hạ được anh một vố đau điếng . Nhưng thật bất ngờ , thừa lúc cô đang hả hêh vì chíen thăng của mình , Khang đã bước đến ôm chặt Vy vào lòng mình , Vy cố vùng vẫy thật mạnh nhưng không làm sao thóat khỏi ra được vòng tay cứng như thép của anh . Cô kêu: − Anh làm gphi vậy Khang? Khang cười cười nhìn cô: − Em đã làm cho anh nhớ nhớ thương thương bằng ca trái tim , thì em có bổn phận phải xoa dịu nó. Cô ngơ ngác hỏi khang: − Vậy nghĩa là sao? − Nghĩa là như thế này nè, cô bé ngốc ạ Vừ adứt lời , đôi môi Khang đã ghì chặt lấy đôi môi cô và không biết tự lúc nào , cô cũng đã nhón gót ôm chặt lấy cổ anh đáp trả nụ hôn nồng nàn . Vòng tay khang ghì chặt lấy cô, đôi môi anh nghiến ngấu .(quoqu, ….) . Hồn cô như bay bổng tự đâu đâu. Cô như đang bị rơi xuống dòng sông , đang bị dòng nước cuốn tròn . Không thể nghĩ ngợi , không thể thở được . Cơ thể cô như tan rã , bay bổng trong vòng tay anh . Đột nhiên , Khang đẩy mạnh cô ra . Đứng thẳng dậy , Khang nhìn cô bối rối : − Anh xin lỗi Vy sững người nhìn Khang ngạc nhiên lạ lùng . Tạo sai phải xin lỗi trong khi cô đã là vợ anh ? Cố nén bối rối , thẹn thùng cô cúi mặt , nhưng rồi một ý tưởng thóang qua nhanh trong đầu khiến Vy ngẩng phắt đầu dậy . Cô nhìn khang . Anh đang đứng tựa vào một gốc cây , ahi tay vùi vào mái óc rối trông có vẻ bất lực và bối rối Đột nhiên Vy hiểu ra tất cả . Cuộc hôn nhân này đối với anh là một sự gượng ép.Anh không hề yêu cô. Những tình cảm tốt đẹp của nah đối với cô bấy lâu nay chỉ đơn thuần là tình cảm giữa người với người , một sự thương hại cần ban bố cho những ai có hàon ảcnh khó khăn . Vậymà cô đã uqá hy vọng , quá ảo tưởng Vy ngồi bất động với những ý nghĩ rối bời . Cô phải cư xử ra sao đây trong những ngày sắp tới ? Chấp nhận những tình cảm dối trá của anh để được sống trong yên lành , hay là cô sẽ trở về là cô , một cô bé ngây thơ , khờ khạo với trái tim mang đầy thương tổn? Trong phút chốc , tâm hồn cô đầy tràn những suy tư . Cô thèm được có mẹ bên cạnh , thèm đựơc ngả vào lòng mẹ kể lể về những nỗi bâng khuâng trước ngã rẽ cuộc đời . Nhưng mà không thể được … Mẹ cô đã mất . Người đã mãi mãi ra đi rồi Ngồi bất lực với những giọt nước mắt tuôn trào , Vy tự nhủ với lòng mình rằng : mặc dù cô là một cô bé quê mùa , nghèo nàn nhưng cô sẽ không tỏ ra yến đuối qỵ lụy trứoc bất cứ ai , và chắc mẹ cô cũng không phản đối quyết định này . Đứng thẳng dậy , chùi sạch những giọt nước mắt , Vy quay lại nhìn Khang , nói nhanh: − Khang à! Em có thể trò chuyện một cách thẳng thắn với anh , được không? Khang nhìn tahửng vào cô với đôi mắt thăm dò , rồi gật nhj: − Được , anh cũng có chuyện muốn nói với em Ngắt nhẹ một ọcng lá vàng khô , Vy buồn buồn nói: − Tuy em là một cô bé khờ khạo , ngốc nghếch , nhưng em vẫn phân biệt được đâu là sự thương yêu và đâu là lòng thương hại Thở dài cô nhè nhẹ: − Lúc còn nhỏ , ba e m mất sớm ., chỉ còn một mình mẹ em sớm hôm tần tảo nên gia đình em rất nghèo . Hiểu rõ hòan cảnh nên những người tốt bụngthường hay giúp đỡ , nhưng mẹ không ao giờ nhận . Nhiều lúc thấy mẹ khổ sở quá , nên em thường hay trách mẹ: “ Tại sao mẹ lại không nhận sự giúp đỡ của người khác? “ Em không bao giờ quên ánh mắt của mẹ em lúc đó , cái nhìn vừa thương yêu vừa trách móc . Mẹ đã dạy cho em hiểu rằng : “ đã là con người thì phải tự đứng vững trên đôi chân của mình , không nên dựa dẫm vào sự thương hại của bất cứ aii , Vì đón nhận sự thương hại của người khác tứclà đã chấp nhận mình là con người yếu kém , yếu đuối không thể vượt qua những khó khăn gian khổ của cuộc đời . Mà cuộc đời thì ví như con thuyền lênh đênh trên biển , có những lúc mặt biển êm ả , phẳng klặng những cũng có lúc biển giận dữ gào thét . Mình phải tự tay chèo chống chứ không thể dựa dẫm vào bất cứ ai “. Nên từ đoa , em nhận thức ra vấn đề. Ngừng một chút , quan sát thái độ của anh , cô tiếp: − Những ngày qua , em thật cảm kích tấm lòng của mẹ anh và anh . Và em hiểu rằng , anh chấp nhận em , chấp nhận cuộc hônnhân này là vì lòng thương hại , cảm thông cho em – người bạn thuở nhỏ của anh , Nhưng bản thân anh còn có cuộc sổngiêng tư vủa mình , nên me không thẻ nào bó buộc anh vào cuộc hôn nhân vô lý này . Em quyết định sẽ trình bày thẳng thắn với ba mẹ chấm dứt cuộc hôn nhân này − Không, anh không chấp nhận – Khang la tóang lên Vy tròn mắt nhìn Khang đầy vẻ ngạc nhiên , Khang giận dữ quắc mắc nhìn cô nghiêm nghị: − Em dã hiểu sai vấn đề . Anh chấp nhận cuộc hôn nhân này là vì an h yêu em chứ anh không hề bị ép buộc gì cả hoặc do thương hại cho hòan cảnh của em. Vy đỏ mặt ấp úng: − Thế thì tại sao … Khang ngắt lời cô : − Tại sao chúng ta chưa thật sự là vợ chồng chứ gì? Vy im lặng cúi mặt không đáp , Khang quan sát cô một chút , anh tiếp : − Chúng mình chưa thành vợ chồng thực sự chỉ vì anh yêu em và tôn trọng em mà thôi Câu trả lời của Khang nằm ngòai sức tưởng tượng của cô. Quên cả thẹn thùng , Vy ngẩng phắt đầu dậy , trợn tròn mắt nhìn anh Nâng cằm cô lên, nhìn thẳng vào đôi mắt cô, anh âu yếm nói: − Không biết em có tin vào giác quan thứ sáu hay không. Lúc đầu anh có hơi ngạc nhiên và bối rối khi nghe mẹ nhắc lại cuộc hôn nhân ngày trước . Nhưng ngay từ lần gặp em đầu tiên , anh đã biết rừng em là phân nửa của anh , là cái xương sườn của anh mà anh đã thất lạc thì làm gì có chuyện anh cưới em là do sự thương hại Vy cắn môi phụng phịu . Ngay cả lúc nghiêm túc như thế này mà anh cũng vẫn trêu chọc cô cho được. Anh vẫn ngọt ngào: − Đừng xịu mặt như thế , xấu lắm bé ạ. Anh biết em vẫn còn tự ti mặc cảm trước sự giàu có của gia đình anh và chưa tin tưởng vào tình cảm của anh đới với em , nên em có những suy nghĩ không đúng về cuộc hôn nhân này Đưa cô đến băg đá dài , anh hỏi nhỏ: − Xin lỗi, anh có thể hút thuốc được không? Vy gật nhẹ . Rít một hơi thuốc , giọng anh trầm trầm: − Anh cũng hiểu rằng em vãn chưa yêu anh . Em bị ép buộc vào cuộc hôn nhân này , nên lúc nào em cũng nghi ngờ rằng anh cũng vậy . Anh nghĩ giữa chúng ta cần có thời gian để tìm hiểu lẫn nhau trước khi trở thành vợ chồng thực sự . Anh không muốn đếnmột lúc nào đó , em lại trách anh áp đặt tình cảm lên em . Anh muốn em đến với anh bằng sự tự nguyện của trái tim Né tránh ánh mắt Khang , Vy trầm ngâm nhìn sợi thuốc lá bay lãng đãng , lắng nghe gịong nói trầm ấm của anh: − Theo anh thì sự quan trọng nhất của hôn nhân là tình yêu . Hôn nhân mà không có tình yêu sẽ dễ dàng đổ vỡ . Mặc dù rất yêu em , nhưng anh chỉ chấp nhận em thực sự là vợ anh chỉ khi nào em yêu anh mà thôi Vy nhìn Khang thơ ngây: − Anh là người đàn ông đầu tiên mà em quen biết , nếu em không yêu anh thì em yêu ai? Búng nhẹ chóp mũi cô, Khang tiếp: − Ngốc ạ! Đâu phải người con gái nào cũng yêu ngay người đàn ông mà mình quen biết đầu tiên . Tình cảm của em đối với anh chỉ mới là sự yêu thương cảm phục , mang ơn chứ không phải là tình yêu Vy nhướng mày hỏi: − Thế tình yêu là thế nào? − Tình yêu là một từ rất bao la , trừu tượng . Biết ao nhag văn , nhà thơ đã cố định ghĩa về nó , nhưng vẫn không lột tả hết ý nghĩa của nó. Anh không phải là nhà văn , cũng không phải là nhà thơ nên a nh chỉ có thẻ diễn tả nó bằng sự suy nghĩ chân chất của mình . Tình yêu bao gồm những tình cảm thương yêu , tôn trọng , hiểu biết lẫn nhau và còn phải biết tha thứ , hy sinh cho nhau Bối rối Vy cúi mặt tự vấn lòng mình Khang nói như thể đọc vanh vách từng suy nghĩ sâu thẳm của cô . Quả thật , cô thương yêu và kính phục anh , nhưng anh vẫn còn là một quyển sách khó đọc đối với cô. Những gì khang đòi hỏi ở cô đều đúng cả . Cô cũng khôngngờ tình hình lại xoay ngược như thế này . Từ người ở thế chủ động , cô lại rơi vào thế bị động . Ngồi thừ người Vy không biết phải xử sự ra sao cho phải vào lúc này Ngồi ngắm cô một lát , Khang kéo cô vào lòng thủ thỉ: − Anh không trách em đâu , cô bé ạ . Khi tự anh đặt em vào hòan cảnh này . Đúng lý ra anh phải chinh phục tình cảm của em trước rồi mới cưới em làm vợ , nưng hòan cảnh lúc bấy giờ không cho phép Nâng cằm cô lên , nhìn sâu vào đôi mắt cô , anh tiếp: − Bây giờ anh quyết định sẽ theo đuổi, chinh phục tình cảm của em cho đến khi nào em yêu anh mới thôi Nhìn khuôn mặt đầy tự tin của anh , lòng cô như ấm lại . Cô bật cười trêu anh; − Đến lúc đoa , nếu em không nói thì sao anh biết là em có yêu anh hay không? − Anh còn nhớ Nhược Hằng đã nói một câu rất hay : “ Những người yêu nhau, trái tim sẽ mách bảo trái tim”. Đến lúc đó dù em không nói ra , nhưng anh cũng biết được thôi Vy nghinh mặt , hỏi dồn: − Rủi lúc đó em không yêu anh thì sao? Cố nén tiếng thở dài , Khang buồn buồn: − Anh sẽ chấp nhận sự thật , đồng ý chia tay với em , để em có thể đến đựơc với người em yêu một cách trọn vẹn Ngả vao lòngKhang , vòng tay ôm cổ anh , cô khẽ khẽ nói: − Sẽ không bao giờ có chuyện đó đâu anh . Anh là người đàn ông tòan diện trứoc mắt em . Bao giờ em cũng ứoc mong đượ làm vợ anh , chỉ tại anh không chấp nhận em mà thôi Vuốt nhẹ mái tóc cô ,a nh âu yếm: − Đâu phải anh không chấp nhận em đâu . anh không phải là người đàn ông tòan diện như em nghĩ. Anh có rất nhiều khuyết điểm . Nhiều lúv anh cũng muốn làm theo bản năng của mình, nhưng mà sự ngây thơ trong sáng của em đã làm cho anh thức tỉnh . Anh sợ một ngày nào em sẽ nhìn anh bằng ánh mắt khinh rẻ , nên anh phải chấp nhận thời gian thử thách tình yêu của chúng ta để đạt được tình yêu của em một cách trọn vẹn. − Lý lẽ của anh thật sắc bén vững vàng cô không thể nào bắt bẻ được , nhưng cô vẫn cảm thấy có cái gì đó không xác đabsg lắm.Anh có thể đọc được những suy nghĩ trong đầu cô như đọc một trang vở mở sẵn, còn cô thì chưa hiểu biết gì nhiều về con người anh , ngòai những gì anh phô bày cho cô biết anh là người tốt. Có lẽ anh nói đúng , giữa cô và anh cần có thời gian tìm hiểu trứơc khi trở thành vợ chồng thực sự . Giật nhẹ tay Khang , cô hỏi nhỏ: − - Thế mình phải nói sao với ba mẹ đây? Hơi nhíu mày , Khang đáp: − Nếu chúng mình nói rõ sự thật thì ba mẹ sẽ buồn và lo lắng cho hai chúng ta. Theo anh thì trước mặt ba mẹ và mọi người , em vẫn là vợ anh . Chuyện này chỉ có hai đứ chúng ta hiểu nhau là đủ rồi Vy gật nhẹ đầu đồng ý . Hơi mỉm cười nhìn cô ,a nh nói tiếp: − Anh sẽ ngủ bên phòng làm việc như từ lúc em bệnh đến nay . Nhưng đối với ba mẹ chúng ta vẫn ở chung một phòng Bảo Vy gật đầu đồng ý . Sự vững vàng trong phong cách của Khang làm cô an tâm với tất cả những quyết định của anh . Cô chợt buồn cười với ý nghĩ : nếu mà lũ bạn cô biết được sau đám cưới một tháng mà cô bạn từng được mệnh danh là ngừoi đẹp trong nhóm “ Ngũ Long” vẫn còn là con gái , chắc lũ chúng nó sẽ nghĩ Khang là “ pê đê”. Không nén nổi ý nghĩ buồn cười đó , Vy bật cười Quay sang nhìn cô, Khang ngạc nhiên: − Cười chuyện gphi cô bé? Nín hẳn tiếng cười , cô lúng túng nhìn Khang . Tropừi ơi! Nếu mà biết được những suy nghĩ trong đầu cô , chắc là anhh sẽ bóp cô ra làm tram mảnh . Không nghe cô trả lời, Khang cúi xuống nhìn vào đôi mắt cô như cố đõ những ý nghĩ trong cô . Cụp vội đôi mắt , cô nói: − Nghĩ đến việc sẽ đợc ngủ m,ột mình trên chiếc giường rộng thênh thang như lúc còn ở nhà là em đủ thích rồi Khang nhìn cô mỉm cười đầy bí ẩn: − Đừng có mà mừng vội, sẽ không được bao lâu đâu cô bé Vy trề môi nghuýt Khang: − Nhưng mà được ngày nào nên mừng ngày đó Đột nhiên Vy thấy Khang đsng ngẩn người. Đôi mắt anh chợt phát hiện ra những tia sáng lạ lùng . CHợt hiểu , Vy vội vàng né tránh , nhưng đôi môi không đã áp chặt lấy đôi môi cô Đẩy mạnh Khang ra , Vy hét lớn: − Không đựơc , anh đã vi phạm “ hiệp ước “ giữa hai chúng ta Khang ngẩn người: − Hiệp ước gì? − Hiệp ước chúng ta chưa là vợ chông Khang lắc đầu tỏ vẻ không hiểu . Cô vội vàng giải thích: − Chúng ta chưa là vợ chồng , nên anh không được quyền bj đâu hôn đó − Nhưng mà anh yêu em… Cô cắt ngang lời Khang : − Nhưng mà anh cũng đã nói là em chưa yêu anh . Mà em chỉ chấp nhận người yêu hôn em mà thôi Khang vò đầu lẩm bẩm: − Đúng là mìnnh ngu thiệt . Cứ lọt vào ngay cái bẫy của chính mình Đột nhiên anh quay sang nhìn cô , đôi mắt tinh quái: − Trước mặt ba mẹ , chúng ta là vợ chồng thì anh có quyền hôn em Vy cắn môi suy nghĩ: trước mặt ba mẹ chẳng lẽ knag không mắc cơ xhay sao ? An tâm với những ý nghĩ đó , cô gật đầu nhượng bộ Khang bật cười thích thú , đắc thắng khi thấy cái gật đầu nhượng bộ của cô. Nụ cười củ a anh làm cô phải cảnh giác . Chắc có lẽ cô phải nhanh chóng vào nhà thôi , tránh xa Khang . Nếu không anh sẽ “ bổ sung “ vào không biết bao nhiêu là điều khỏan quỷ quái vào cái hiệp ước kia. Mà cô thì không thể nào từ chối . Nghĩ là lagm ngay , cô quay sang nói nhanh: − Xin phép anh , em đi ngủ sớm. Chào anh Nhìn khuôn mặt ngơ ngác của anh , cô bật cười quay lưng chạy vội vào nhà , mặc Khang gọi vang: − Chờ anh với Vy ơi! Vy đứng ngắm nghía hồi lâu trước gương . Trên người cô là chiếc váy ngắn nền đen , điểm những đốm hoa vàng cùng chiếc áo thun màu trắng . Trông cô thật sinh động , dễ thương . Mái tóc được kết thành một bím dài sau lưng . Vài sợi tóc con đennhánh rũ trước trán bên dưới chiếc nón nghiêng nghiêng một cách nghịch ngợm trên đầu. Tiếng động cửa làm cô giật mình quay lại Khang đã đứng ở cửa ngăn đôi hai phòng tự lúc nào. Anh mỉm cười nói: − Dễ thương quá! Bước lại gần cô , anh ngắm nghía; − Lúc mua bộ đồ này , anh nghĩ nó cũng chỉ dễ thương như thế là cùng Không biết là anh đang khen em hay là đang tự khen mình nhỉ? Khang nhìn cô , bậtcười: − Anh khen cả hai chúng ta. Anh thì có đôi mắt thẩm mĩ , còn em thì xinh đjep dễ thương Nguýt Khang một cái rõ dài , cô trả đũa: − Em cũng định khen anh đẹp trai , lịch sự nhưng anh đã tự khen mình rồi thì khỏi cần em khen − Sao em lúc nào cũng tìm cách dối chọi với anh vậy hả bé? Em như là một cô nhím , chỉ đụng chút xíu là xù những chiếc gai nhọn Vy liếc dài nhìn anh hậmhực: − Lúc thphi bảo em là gấu, lúc thì bảo em là nhím. Hôm nay đi Thảo Cầm Viên khi về anh sẽ ví em : khóc như nước mắt cá sấu , cười như con đười ươi , mắc cỡ như con cù lần … Khang nhìn cô gật gủ tiếp: − Anh vừa phát hiện ra một điều ữa: em nói như một con két. Vy giậm chân nhìn Khang . Anh đã co chan chạy xuống nhà để tránh nắm đấm đầy đe dọa của coo Giậm chân tức tối , cô rượt theo Khang . Hai người như một cơn lốc ùa vào phòng khách. Ba mẹ chồng cô đang ngồi ở ghế sô pha bật dậy: − Chyện gì thế hả? Vy hốt hỏang dừng lại , ấp úng không biết nói sao. Khang đỡ lời: − Da … Tụi con chỉ đùa với nhau thôi Ba mẹ chồng cô thở phào nhẹ nhõm . Cha cô bật cười sảng khoía: − Vậy mà tôi cứ tưởng là bão thổi tới Vy đỏ mặt , không biết chui xuống đâu cho hết xấu hổ . Mẹ chồng cô mỉm cười bao dung: − Tuổi trẻ mà ông . Chỉ sợ chúng nó gây gổ nhau thôi , chứ còn đùagiữon thì cứ đùa giỡn thỏai mái Vy ngượng ngùng xấu hổ , cúi mặt không dám ngước nhìn ai, cũng không dsm nhúc nhích . CÔ nghe tiếng Khang xin phép ba mẹ cô đi dạo. Vy lí nhí cúi chào , rồi theo đà kéo của Khang , cô chay ra ngòai. Lên đến xe , đấm vai Khang , cô mắng: − Cũng tại anh không hà Khang cười khúc khích: − NHờ vậy mà ba mẹ mới biết tụi mình yêu nhau − Ai thèm yêu cái mặt khỉ của anh − Đó, đó. Em mắng anh là con khỉ rồi đó. Tụi mình huề nhau nghen − Không dám huề nhau đâu − Rồi, vậy em có thể mắng anh là bất cứ con vật gì em thích − Được . Đến Thảo Cầm Viên , em sẽ lựa một con thật xấu , thật hung ác , ngu đàn , xấu xí để đặt cho anh Khang rên rỉ: − Ác vừa thôi cô bé. Anh chỉ dùng những convật dễ thương để gán cho em, còn em thì lựa chọn những con vật ghê gớm gán cho anh − Gấu , nhím , két … mà dễ thương à? − Đối với em thì có thể là nó rất dễ ghét . Nhưng đối với anh thì nó rất đẽ thương , nên anh mới dùng để gán ghép cho người yêu của anh V lặng im thầm nghĩ : Miệng của Khang thật dẻo, nói thế nào cũng được . Hay thật! Không nghe cô đáp trả, Khang hỏi nhỏ: − Anh nói có đúng không nhỏ? − Em đang tự hỏi miệng lưỡi như anh mà sao không có một mối tình nào trước khi gặp em , thật là một điều đáng ngạc nhiên − Ai bảo với em là anh không có một mối tình nào? Vy nghe mặt mình nóng bừng . Cố giữ bình tĩnh , cô hỏi: − Ai vậy Khang ? Kể cho em nghe đi Khang đắn đo: − Nhưng mà em không được ghen à nghen Vy mím môi : − Người ta chỉ ghen khi yêu thôi . Còn em thì chưa yêu anh mà Khang thở dài nhè nhẹ và kể: − Lúc mới 15 tuổi thì anh đãbiết yêu rồi. Anh yêu cô bé có hai bím tóc xinh xinh , đôi mẳ tròn to ngơ ngác và cái miệng bé bé ở cạnnh nhà lúc nào cũng theo anh vòi vĩnh . Anh yêu đến nỗi đêm nào cũng nằm mơ thấy mình biến thành chàng hòang tử và cưới cô công chúa là cô bé cạnh nhà Vy tức tối lẩm bẩm: − Yêu như vậy , tại soa anh không cưới cô bé ấy đi? Khang bật cười lớn: − Thì anh cứoi rồi đó . Cô bé đang ngồi cạnh bên anh nè Chợt hiểu là Khang cố tình đưa cô vào tròng , cô đấm mạnh vào vai anh: − Anh lúc nào cũng đùa được hết Khang bật cười , dừng xe trước csnh cổng có ghi tấm bảng lớn” Thảo Cầm Viên” . Bước xuống xe , cô nhìn Khang hậm hực: − Em không bỏ qua chuyện này đâu Khang nhìn cô hóm hỉnh : − Anh llúc nào cũng sẵn sàng và sung sướng được hầu chuyện cùng em Đưa cô bước vào khuôn viên của Thảo Cầm Viên , anh mỉm cười , hỏi: − Nằm trong khuôn viên này còn có đền thờ vua Hùng và viện bảo tàng lịc sử thành phố . Em có muốn ghé xem những nơi đó không? Không cần suy nghĩ , cô lẹ làng quyết địh: − Em muốn đi xem viện bảo tàng trước. Khang nhìn cô lắc đầu nhẹ , bật cười Vy hât mặt, hỏi: − Tại sao lạic ười em? − Người ta là con gái thì thích đi chợ , đi coi phim , đi vũ trường … còn em thì lại thích vào Thảo Cầm Viên , viện bảo tàng Nguýt Khang một cái rõ dài , Vy không thèm trả lời , mà lại chăm chú nhìn vào những vật được trưng bày . Không khí ở đây thật là trang nghiêm . Cô có thể nghe đựơc những bước chân Khang đang nhịp bước sau lưng cô . CHỉ cho cô xem những dụng cụ khá thô sơ của người tiền sử , Khang giảng giải cho cô nghe quá trình phát triển từng bước của xã hội lòai người Bước sang một gian trưng bày những lọ hoa, những tác phẩm điêu khắc , anh giải thích tỉ mỉ về những nét đẹp nghệ thuật cổ xưa. Vy im lặng lắng nghe và không giấu nối sự ngạc nhiên về sự hiểu bíet sâu rộng của Khang: − Anh giảng cứ hư là một hướng dẫn du lịch thực thụ vậy Khang nhìn cô: − Thì cũng có lúc anh làm hướng dẫn du lịch đó chứ Vy tròn mắt nhìn anh: − Đúng là em chưa hiểu gì về anh thì phải. Lúc chưa gặp anh , em nghĩ anh sẽ là một nhạc sĩ . Nhưng không ngờ anh đã là một kiến trúc sư , rồi lại là một hướng dẫn du lịch Nén tiếng thở dài , cô buồn buồn: − Có lẽ em là cô gái duy nhất trên thế gian này chưa hiểu biết gì hết về chồng mình thì đã vội kết hôn Vuốt nhẹ chópmũi cô, Khang an ủi: − Chúng mình còn rất nhiều thời gian để tìm hiêu lẫn nhau mà . Nào! Bây giờ đừng nghĩ đến chuyện đó nữa . Anh đưa em đi thăm vườn thú nhé! Kéo cô chạy một mạch đến chiếc lồng , Khang huýt sáo và chào: − Hello! Chú két bay qua bay lại trong lồng nghiêng nghiêng đầu ngắm nghía rồi kêu vang: − Ké…lo. Ké lo Vy nhẩy cẫng lên thích thú , quên mẩ đi những điều không vui Đùa với những chú két chán, Khang lại kéo cô qua những lồng thú khác . Họ đùa giỡn la hét , chọc ghẹo rồi dụ dỗ bằng những trái cây mà Khang mua sẵn tự lúc nào . Đi một lát , Vy cảm thấy mỏi nhừ đôi chân . Cô rên rỉ: − Mỏi chân quá! Nghỉ chân một chút đi anh Khang Mỉm coquphi Khang dỗ dành: − Ráng chút đi cô bé! Chúng mình lại chỗ này , đẹp lắm! Đưa cô đến một gốc cây to , bên bờ hồ rộng , Khang trải áo mưa đem theo ra . Vy đứng lặng ngắm trời mây . Không khí ở đây thật dễ chịu . Những tàng cây cổ thụ to, xòa tán lá rộng lớn của mình che mát cả moojt góc vườn . Giữa vườn là một cái hồ rộng . Trên mặt nước , những đóa sen rung rinh , hồng thắm, nổi bật trên nền xanh của nững chiếc lá đang xòe trên mặt nước. − Đẹp không bé? Vy xoay qua nhìn Khang hân hoan: − Đẹp quá! Em không ngờ là ở giữa thành phố ồn ào , nhộn nhịp lại có một góc vườn tuyệt diệu như thế này Khang đang sửa sọan trong túi xách ra vô số thức ăn và nước uống . Nhìn Khang , cô bất giác đỏ mặt vì sự vụng về củamình Như đọc được ý nghĩ thầm kín của cô , Khang mỉm cười : − Anh không giỏi nhe vậy đâu cô bé . Đây là thức ăn chị Năm đã hcuẩn bị sẵn cho chúng ta . Nao! Bây giờ đã đến lúc cô vợ bé bỏng pgải trổ tài rồi Vy áy náy: Em cũng hư thật , không biết chuẩn bị trước Lần sau đến phiên em thôi, đừng lo mất phần Cặp miếng sandquich đầy thịt, cô đưa cho Khang . Anh đón lấy nhai một cách ngon lành Dùng bữa trưa cong , mặc cho cô phản đối , Khang vẫn phụ cô thu dọn số thức ăn thừa. Anh nói: − Theo anh , nam nữ phải bình đẳng với nhau . Anh không thích ngồi yên hưởng thụ để vợ mình phải làm tất cả công việc bếp núc. Tốt nhất là em nên để anh làm nữhng gì anh có thể giúp được cho em. Vy nhìn anh đầy cảm phục . Thật khó mà có người đàn ông biết yêu thương và thông cảm cho người phụ nữ như vậy Đột nhiên Khang quay qua nhìn cô , giọng trêu chọc: − Nè, cô bé ! Em đừng có bả với anh rằng , anh làm em cảm động suýt rơi nước mắt đấy nhe Hất mặt nhìn Khang , cô đốp ngay: − Hứ! Không dám cảm động đâu . Em chỉ hơi ngạc nhiên khi chỉ mới có ba năm mà anh đã thay dổi tính tìn nhanh chóng đến thế Khang nhìn cô vẻ không hiểu , Vy giải thích: − Anh còn nhớ không? Lúc trước , anh thường tuyên bố với em: chuyện bếp núc , rửa chén , quét dọn , lau nhà là chuyện của đàn bà . Đàn ông sinh ra là để làm những chuyện đại sự . Sao bây giờ anh lại thay đổi quan niệ này − Sông núi còn có thể thay đổi huống gì con ngưopừi . Năm tháng trôi qua thì con người cũng pảhi trưởng thành và có những suy nghĩ chín chắn − Nhưng mà anh đã thay đổi rất nhiều . Anh đã trở thành người đàn ông tự tin , mạnh mẽ . Đôi lúc em thấy mình thật nhỏ bé và ngu ngốc trước mặt anh Nâng khuôn mặt cô lên, Khang cười khẽ: − Lại tự ti nữa rồi . Nếu con gái ở thành phố mà khờ khạo như em , thì có lẽ anh đã có vợ từ lâu rồi Vy lặng im trong tay anh . Cô không hiểu đó là lời khen hay một câu chê trách đầy ẩn ý Thấy vẻ mặt buồn buồn của cô ,a nh lảng sang chuyện khác: − Anh đã nộp hồ sơ cho em . Có lẽ đầu tháng em đi học luyện thi lại Vy nhảy phắt lê mừng rỡ: − Ồ! Đầutháng này em có thể đi học lại rồi sao ?Thích quá! Chợt nhớ , anh quay sang nhìn Khang , hỏi: − Trường học ở đâu vậy anh ? Xa không anh ? Em phải học lại hết hay chỉ học những môn chính yếu? − Từ từ để anh thở với chứ cô bé . Hỏi gì mà ghê vậy ? Trường học cũng hơi xa , nên sáng anh phải đưa em đi , trưa anh rước em về. Còn các môn học thì em chỉ cần học những môn chủ yến để thi thôi Vy thở dài: − Như vậy có phiền anh lắm không? Búng nhẹ chóp múi cô, Khang trừng mắt: − Anh bóp mũi cái là chết ngắt luôn bây giờ . phiền cáigì? Biết Khang giả vờ dọa nạt , nhưng cô vẫn thấy áy náy: − Những lúc em về sớm thid sao ? − Anh vẫn sắp xếp được thời gian để đưa đón em . Yên tâm đi Vy vẫn không thấy yên tâm lắm: − Nhưng anh đi làm mà giờ giấc lung tung như vậy , coi chừng bị giám đốc đuổi đó. Khang nhìn cô cười cười : − không ai dám đuổi anh đâu, cô bé ạ. − Hừ! Làm như anh là giám đốc vậy Khang khoang tay đứng dựa vào gốc cây nhìn cô cười không đáp. Chợt nghĩ ra điều gì, Khang ném cho cô ánh mắttinh nghịc: − Em vẫn chưa yên tâm chứ gì? Vy gật đầu , không đáp.Khang tiếp: − Bây giờ thì em cứ xem như là mướn anh làm tài xế . Em trả công đòang hoang − Nhưng em làm gì có tiền để trả công cho anh? − Anh có đòi tiền bao giờ đâu ? Anh tính công rẻ lắm. Cứ mỗi lần chở đi là một cái hôn nè, rước về một cái hôn è Đỏ mặt , Vy giậm chân mắng Khang: − Đầu óc của anh tối đen như đêm 30 vậy . Tối ngày chỉ nghĩ đến chuyện bậy bạ không hà. Khang lì lợm cúi đầu dí sát mặt cô: − Sao, chịu không cô bé ? Ngẩng đầu , hất mặt nhìn Khang , cô hét lớn : − Không chịu Đột nhiên Khang bật cười thích thú . Cô nhìn anh lòng đầy thắc mắc. Bồng nhiên Khang hát khe khẽ: “ Con gái nói có là không Con gái nói không là có đó Con gái nói gận là thương Con gái nói thương là còn giận” Chợt hiểu , cô đẩy mạnh vai Khang . Né tránh những cái ngắt nhéo của cô, Khang chạy vụt đi . Cô đuổi theo . Họ như hai đứa tre đang chơi trò cút bắt với nhau. Vòng sau một thân cây, thế là Khang đã ôm trọn cô vào lòng , Vy hét vang , phụng phịu: − Không biết , anh chơi ăn gian Mắt Khang bỗng trở nên say đắm . Môi anh kề sát khuôn mặt cô , thì thầm: − Em không biết , nhưng anh biết . Anh biết anh .. yêu em.. yêu em Khẽ khép mắt lại, cô nép vào lòng anh . Khang của cô là thế . Lúc nàoc ũng tạo cho cô những niềm vui bấttận . Có lẽ cô sẽ là một con bé ngu ngốc nhất nếu cô không đáp lại tình yêu của Khang. Chỉ còn hơn một tuần nữa là Vy đã bắt ddaaphu nhập học. Tối nay Khang sẽ đưacô đi ăn tối và xem sinh họat về đêm của thành phố Chiếc váy dài màu tím than làm nổi bật bờ vai trần tráng ngần của Vy . Xõa tung mái tóc dài che phủ bờ vai , Vy dùng chút phấn hồng và son . Trông cô lộng lẫy và kiêu sa khác với mọi khi. Bước ra phòng khách , cô bắt gặp ánh mắt say đắm của Khang − Đẹp quá! Đỏ mặt , Vy gọi nhỏ: − Mình đi anh Huýt sáo lên một bản nhạc vui , Khang cúi xuống hôn nhẹ vào má cô: − Nào! Bây giờ chúng ta đi Vy cằn nhằn: − Anh lúc nào cũng vi phạm hiệp ước hết Khang bật cười: − Anh đau có vi phạm . Anh chỉ nhận công làm tài xế của mình thôi − Hứ! – Vy nguýt Khang rõ dài . Không thèm cãi cọ vớianh , cô lặng im ngắm cảnh vậy xung quanh Ngọc gió đêm thỏang nhẹ , thành phố về đêm hiện ra trướcmắt cô với những ngọn đèn lung linh thắp sáng . Cảnh đêm thành phố đẹp vô cùng , khiên cô ngẩn ngơ nhìn ngắm Dìu cô đi dọc bờ sồng , Khang tiến đến chiếc tàu đang neo cạnh bến . Đó là một chiếc tàu lớn được trang trí bằng những ngọc đèn màu rực rỡ Đưa cô đến một chiếc bàn nhỏ , Khang chjn vài món thức ăn , Vy lặng lẽ ngắm cảnh vật xung quanh . Từng dãy bàn được phủ khăn trắng muốt mà số thực khách đã chiếm gần hết . Đâu đây có tiếng sóng vỗ nhẹ vào khoang tuyền . Tíeng cụm ly chúc tụng , tíeng cười đùa nhỏ nhỏ… tạo nên một âm thanh rộn rã , reo vui . Khung cảnh thật đầm ấm, lịch sự Có tiếng động nhỏ làm cô giật mình quay lại . Bữa ăn đãđược dọc sẵn . Tiếp cho cô những món ăn ngon , Khang nói: − Em có thích nơi này không? Vy thành thật : − không khí ở đây thóang mát , lịch sự , nhưng em vẫn cảm thấy hơi lạc lõng và xa lạ Đôi mắt Khang nhìn cô như dò hỏi . Cô giải thích: − Có lẽ do từ nhỏ mẹ quản thúc em quá chặt chẽ, nên em hơi dị ứng trứoc đám đông Khang nhìn cô trầm ngâm: − Mẹ quản thúc em dữ lắm à? Vy phụng phịu: − Thì cũng tại anh chứ ai Nhảy nhỏm trên ghế , Khang ngạc nhiên: − Sao lại tại anh? Vy xịu mặt: − Người ta còn con nít , mới ó mười bốn mười lăm tuổi , chưa biết gì là anh đã đi hỏi cưới làm vợ rồi , thì trách sao mà mẹ chẳng quản thúc em . Mẹ cấm em đủ htứ . Nphao là không giao thiệp với bạn trai , không được đi chơi khuya , không được đủ thứ hết . Thành ra em rất e dè khi tiếp xúc với đám đông Nắm lấy bàn tay cô vuốt nhẹ , giọng Khang ngọt như mật: − Thì lỗ tại anh . Anh xin lỗi … Nhưng anh thật phải cám ơn mẹ đã trao cho anh một cô bé thật ngây thơ , tinh khiết − Anh thật ích kỷ , làm suốt mấy năm em bị gò bó đến nỗi trở nên khờ khạo − Yêu thì phải ích kỷ thôi. Anh công nhận là anh ích kỷ . Nhưng bây giờ em đã là vợ anh , anh chấp nhận yêu thương và khắc phục những khuyết điểm của em − Xí! – Vy ngúyt dài – Ai là vợ anh hồi nào? Khang bật cười : − Bây giờ thì chưa , nhưng nay mai thì sẽ là vợ anh “ Gớm! Tự tin gớm!” cô kêu thầm trong lòng và tự nhủ phải đáp lại bằng 1 câu gì đó thật đáo để cho Khang đau điếng Đột nhiên sàn tàu rung nhạc làm Vy quên mất ý nghĩ đó . Chiếc tàu đang nhẹ nhàng rời bến . những ánh đèn sáng được thay bằng những ánh đèn mờ ảo. Nơi góc cuối khoang thuyền , một ban nhạc với những bộ trang phục lộng lẫy xuất hiện với một bài hát vui nhộn chào đón khán giả. Không khi trongthuyền đột nhiên sinh động hẳn lên. Những tiếng huýt sáo , tiếng vỗ tay đệm theo dòng nhạc sôi động . Từng cặp tình nhân đưa nhau ra sàn nhảy hòa theo tiếng nhạc Khang nnhìn cô chăm chú . Miệng cười cười , anh rủ rể: − Chúng mình ra khiêu vũ nhé em? Vy nhìn anh thất vọng , nói nhỏ: − Nhưng em không biết khiêu vũ Khang mỉm cười khích lệ: − Anh sẽ dậy cho em mà . Không sao đâu Theo đà kéo của Khang , Vy tiến ra sàn nhảy . Mới đầu cô có vẻ lúng túng , nhưng sau cùng cô cũng đã bắt kịp nhịp điệu với Khang . Dươi ánh đèn màu , Khang ôm cô quay tròn theo điệu nhạc. Trước mắt cô như có muôn ngàn ánh sao trời rơi Đây là lần đầu tiên cô mới hưởng một đêm như thế . Những tiết điệu nhộn nhịp . quay cuống cũng với những tiết điệu nồng nàn , say đắm , sâu lăng khiến cho con người cảm giác chơi vơi . Tiếng cười , tiếng hét , tiếng huýt sáo làm khung cảnh càng nhộn nhịp hơn . Ômm cô trong vòng tay , quay cuồng theo điệu nhạc , Khang thì thầm: − Vui không bé? Nép sát vào lòng Khang , cô đáp: − Rất vui! Nhắm khẽ mắt lại, tựa m,ình vào vai Khang. Vy nghe hồn mình như chơi vơi trong vòng tya mạnh mẽ của Khang , trong lời nhạc êm đềm , quyến rũ: “ Hãy yêu như chưa lần nào Hãy cho nhau môi hôn ngọt ngào Hãy đưa em về nơi cuối trời Giấc mơ yêu cùng anh trọn đời …” Giọng Khang trầm ấm: − Bản tình ca dễ thương quá, phải không em? Ngước mắt nhìn Khang , cô âu yếm: − Bài hát rất dễ thương . Nhưng đối với em, bài hát hay vẫn là bài “ Ngày thơ, tình thơ” Khang ngạc nhiên: − Bài hát gì lạ quá, anh chưa hề nghe Dừng lại , Vy nhìn anh sửng sốt . Nhìn nét mặt cô, Khang ngạc nhiên: − Chuyện gì thế Vy? Kéo tay Khang rời sàn nhảy ra ngòai hành lang vắng , Vy hỏi khang , giọng đầy trách móc: − Anh dám bảo với em là anh không biết bài hát đó à? Khang ngơ ngác phân bua: − Anh thực sự không biết mà Vy uất ức nhìn Khang muốn khóc: − Anh còn nói là không biết nữa à ? Vậy chứ anh có nhớ bài hát mà chính anh đã sáng tác vào dịp em theo anh đi cắm trại ở vườn bắp hay không? Vỗ nhẹ tay lên trán , Khang kêu lên: − À ..à.. anh nhớ rồi (hát thử lên coi… hiiiii) Nâng khuôn mặt cô lên , nhìn sâu vào đôi mắt còn ngân ngấn nước , anh kêu khẽ: − Trời ơi! Có như vậy mà em cũng khóc được nữa à? Giấu mặt vào vai Khang , Vy phụng phịu: − Bài hát mà em thích nhất mà anh cũng quên . Tội anh thật đáng đánh đòn − Anh đâu có quên . (…hiii…) Anh chỉ nhớ chậm hơn em thôi mà. Đừng giận anh nghen bé! Bằng giọng ngọt ngào , quyến rũ , Khang xoa dịu cơngiận dỗi của cô Thì thầm bên tai cô những lời âu yếm , nồng nàn . Khang đưa cô vào thế giới huyền bí và đầy màu sắc . Thế giới của tình yêu. Chuỗi ngày kế tiếp , cuộc sống của cô thay đổi hẳn . Đã từ lâu , trái tim cô ngủ yên bây giờ lại thức giấc . Nó đập những nhịp đập rộn rã , reo vui. Mỗi ngày , nhìn vào kính , Vy thấy mình thay đổi hẳn . Đôi má ửng hồng , đôi mắt mơ màng , đôi môi hông thắm . Mỗi cử chỉ , mỗi hành động của cô đềutóat lên một vẻ : cô là một người hạnh phúc Mỗi buổi sáng , Vy tiễn Khang đi làm . Ba mẹ cô mỗi người đều có công việc riêng của mình . Quanh đi quẩn lại , cô chẳng làm gì ngòai việc đùa giỡn với con Milu . Đùa giỡn chán , cô lại lăn ra đọc những quyển tạp chí . Cũng có đôi lúc Vy nổi hứng xuống beesp trổ tài làm những món bánh mứt mà mẹ cô đã dày công dạy cô để đón nhận những lời khen ngợi của Khang: − Ồ! Không ngờ cô vợ con nít khéo tay ghê đi Hoặc mẹ chồng cô: − Con dâu của mẹ ngoan quá ! Và cô thường đỏ mặt vì những lời khen ngợi đó Sáng nay , Khang đã dậy sớm đưa mẹ ba ra phi trường sang Úc để thăm ông chú bị bệnh . Chị Năm thì đi chợ , chỉ còn một mình cô trong ngôi nhà vắng lặng . Chẳng có gì để làm , Vy thơthẩn bước ra ngòai lục lạo hòm thư trước cổng Á..a.. Cô nhẩy cẫng lên reo mừng khi bắt gặp những lá thư của Nhược Hằng . Đây là lá thư đầu tiên của nhỏ. Áp chặt lá thư vào lòng , cô vi sườg reo vui . Tiếng còi xe inh ỏi nhắc Vy nhớ là cô đang đứng ở trước cổng nhà . Thở phào nhẹ nhõm , Vy thầm nghĩ :” Cả con đường chỉ có vài chiếc xe chạy vội , chắc là không ai để ý đến hành động ngốc nghếch của cô” . Đôi mắt cô chợt dừng lại ở ban công nhà đối diện . Trời ơi! Lố nhố những cái đầu chỉ trỏ , cười cợt cô. Lè lưỡi một cái thật dài như trêu chọc lũ hắn , cô chạy vội vào nhà Bức thư của Nhược Hằng làm cô quên hết mọi chuyện . Bóc vội thư , những nét chữ nghiêng nghiêng , thân thương của lũ bạn hiện ra trước mắt cô. Mỗi đứa viết một đọan với những lời thăm hỏi chân tình , những lời chọc ghẹo nghịch ngợm độc địa mà chỉ có những cái đầu đen tối như của bọn chúng mới có thể nghĩ ra. Nào là: “ Hãy kể cho tụi tao biết cảm giác của những nụ hôn? Nụ hôn có mùi gì? Có phải có vị chua chua như yaourt, cóc ổi hay là có vị ngọt của những viên kẹo bọc đường ? Có bé bi chưa? Nếu có, chúng tao sẽ gởi cho cô một hũ me ngâm đường , một chục xòai tượng , mọt cần xé cóc ổi … Sau cùng , chúng nó báo tin: Nhược Hằng đã đậu vào đại học Hải sản Nha Trang , Kòang Lan đậu vào đại học Cần thơ.. Còn Giáng Ngọc thì đậu vào đại học Sư Phạm ở quên nhà . Chỉ có Hương Nhu vì hòan cảnh gia đình không thể tiếp tục học tiếp , nên ra phụ mẹ buôn bán ở chợ” Gấp lá thư lại , đôi mắt Vy chợt ướt . Những một ước ngây ngô của tuổi học trò , những giọng cười giòn tan bên ly chè bốc khói như vẫn còn lẩn khuất đâu đây . Thế mà bây giờ . năm đứa , mỗi đứa một con đường , không biêt bao giờ mới có thể họp mặt đầy đủ với nhau Ngước nhìn những giọt nắng xinh xinh đang nhảy nhót trên những cành lá , cô thèm vô cùng được sống lại những giờ phút là cô bé ngây thơ trong tà áo trắng , vô tư đùa giỡn cùng hcúng bạn trong giờ học Reng … reng… Tiếng chuông cổng reo vang làm Vy sực tỉnh . Có lẽ chị Năm đã đi chợ về . Thở dài với chút tiếc nuối , cô bước ra mở cổng . Chị Năm với giỏ xách nặng trĩu trên tay bước vào phân bua: − Chợ đông quá! Tôi phải len lỏi mãi mới mua xong . làm mợ Hai đợi cửa lâu quáVy bật cười nhìn dáng phục phịch chất phác của chị Năm đang bươn bả đi vào nhà . Láy chồng đã lâu , thế nhưng cô vẫn còn mắc cỡ vì tiếng gọi mợ Hai của chị Ngồi phịch xuống chiếc ghế dài , chị Năm than thở: − Ôi! Mỏi tay quá! Nhìn vào giỏ thức ăn đầy ắp: − Hôm nay chị mua nhiều thức ăn lắm à? − Đâu có. Hôm nay tôi gặp bà bạn cùng đi chợ mua mấy đồ dùng học sinh chuẩn bị cho lũ trẻ trong mùa khai giảng sắp đến . Tôi xách phụ bà ấy một đọan. Ôi! Mệt đứt hơi! Một ý tưởng thóang nhanh qua đầu cô. Khang đã mua cho cô một chiếc xe làm phương tiện đi lại. Tại sao cô không sử dụng nó để đi mua sắm một số sách vở của mình? Chạy vội lên lầu , thay chiếc quần jean xanh và chiếc áo sơ mi trắng . Vy ngắm nghía mình trong gương . Một chút gì ngây thơ , bướng bỉnh , trông côthật đáng yêu Mỉm cười với bóng mình trong gương , Vy chạy xuống lầu , hấp tấp nói: − CHị Năm ơi! Đóng cửa giùm em . Em đi ra phố mua sắm một ít đồ dùng cá nhân Chị Năm cau mày can ngăn: − Sao mợ không đợicậu Hai về đưa đi ? Mợ không rành đường , coi chừng bị lạc đó Vy bật cười vì ý nghĩ của chị: − Chị làm em như con nít lên ba vậy. Từ đây ra phố mà cũng không biết đường đi.− Nhưng mà … Không để chị nói hết câu , Vy lên tiếng trấn an: − Chị yên tâm đi, em sẽ về trước khi anh Khang về Khởi động chiếc xe lao vút đi , Vy còn nghe tiếng chị dặn dò: − Chạy từ từ thôi, kẻo té đó mợ Vy bật cười . Có lẽ chị sợ cô sẽ té như lần tập xe trquosc đó … Hôm đó , sau khi mua cho cô chiếc xe , chiều đến , Khang đưa cô ra công viên gần nhà hướng dẫn . Đây là nút khởi động máy. Đây là thắng xe , đây là cần số … cuối cùng anh bảo: − Nào! Bây giờ em lái thử , anh ngồi phía sau cho. Một vòng rồi lại hai vòng , tay lái cô bắt đầu vững với tốc độ. Chân cô bắt đầu quen với cần thắng , đạp số … Cô cứ mê mản dừng lại … khởi động .. vô số … đạp thắng … Mãi đến lúc Khang nói: − Em thấy có dễ không ? Chỉ cần một chút là em có thẻ quen , không cần anh ngồi đằng sau chỉ dẫn Quả thật, Khang đã xuống xe tự lúc nào . Anh đang đứng cách cô một khỏang xa. Đột nhiên , Vy lúynh quýnh . Thayvì giảm ga , đạp thắng , cô lại lên ga , chiếc xe lao nhanh như con ngựa chứng hướng thẳng vào gốc cây trong công viên . Theo tiếng hét của Khang , cả xe lẫn người cô ngã nhào xuống đất Bế cô trên tay , Khang xuýt xoa: − Anh xin lỗi . Anh bậy thật . Tự nhiên lại lên tiếng làm em giật mình Vuốt ve đầu gối bị thương của cô, Khang cuống quýt: − Đau lắm phải không em? Chiếc chân đau làm cô muốn chảy nước mắt . Nhưng nhìn vẻ mặt lo lắng của Khang , cô cố chịu đựng: − Không sao đâu .Em chỉ bị sây sát nhẹ thôi mà Ôm siết cô vào lòng , Khang cảm động : − Ôi! Cô bé thật dễ yêu … Xoa xoa vết sẹpo nhỏ nơi đầu gối , Vy bật cười khi nhớ những kỷ niệm qua. Bây giờ cô đã có thể vững vàng tay lái . Hòa theo dòng người , cô tiến ra phố. Lang thang ngòai phố, Vy ngắm nhìn những món hàng trong tủ kính , những quần áo , kiểu tóc thời trang không biết chán. Dừng chân trước khung kính gian hàng trưng bày “ Mode” Vy nghiêng đầu ngắm nghía . Bên trong khung kính , chiếc túi xách bằng vải thô thật dễ thương . Không cần nghi x ngợi lâu , Vy mua ngay chiếc túi . Đong đưa chiếc túi xách trên vai , Vy thầm cảm ơn sự rộng rãi của Khang . Mỗi tháng anh đều cho cô một khỏan tiền để Vy có thể sắm sửa lặt vặt và mua bất cứ thứ gì cô thích . Có tiếng va chạm nhẹ làm Vy giật mình quay lại . Một thanh niên trẻ đang đứng sau lưng cô gật nhẹ đầu tỏ vẻ xin lỗi . Vy vội bước đi Men theo con lộ, Vy tiến về nhà sách . Một cây bút mạ vàng thật đẹp trong quầy hàng nhỏ bên đường đập vào mắt cô. Ồ! Sao mình không mua tặng Khang ? – Bảo Vy thầm nghĩ . Cô dừng lại ngắm cây bút . Một lần nữa, cô giật mình khi thấy gương mặt của anh thanh niên kia lại xuất hiện trong kính Ta bị theo dõi ư? Bảo Vy tự hỏi , trong lòng thầm lo sợ . Ngay từ năm mười sáu tuổi, Vy đã bị đám con trai bu quanh , nhưng bên cạnh cô baogiờ cũng có Nhược Hằng và lũ bạn. Bây giờ cô chỉ có mọt mình , nếu hắn theo cô thì tinhsao đây? Cố giữ bình tĩnh , Vy tiếp tục bước , nhưng bây giờ thì cô chú ý đến gã đàn ông đang đi theo sau . Gã vẫn đi theo nhưng giữ đúngkhỏang cách nhất định . Bước nhanh hơn , Vy len lỏi đám đông phía trước . Gã đàn ông dừng lại ngó quanh . Vậy là đã khá rõ ràng . Rẽ vào hiệu sách , Vy nép vào bên kệ tủ sách khá cao . Bóng gã thanh niên biến mất . Như vậy là cô đã đánh lạc hướng được hắn Thở phào nhẹ nhõm , Vy bắt đầu chọn mua tập vở , bút mực. Bước ngang quầy trưng bày sách Khoa Học Kỹ Thuật –Đời Sống . Vy tần ngần một chút rồi chọn quyển “ Làn\m thế nào để giữ được hạnh phúcgia đình” “ Tâm lý vợ chồng” … Hy vọng những quyển sách này sẽ giúp cô hiểu Khang nhiều hơn Liếc nhìnđồng hồ nhỏ trên tay , đã mười hai rưỡi , cô vội vã bước ra quầy tính tiền . Giờ này chắc Khang đang nôn nóng chờ cô ở nhà . Vy thầm trách tính lơ đãng của mình . Nếu cô không mê mải ngắm nhìn những gian hàng thời trang , co lẽ cô sẽ không về trễ như thế này − Đây, sách của cô đây! Vy giật mình quay lại − Bao nhiều tiền vậy chị/ − Ông này đã thanh tóan tiền rồi! – Cô gái hất hàm chỉ về phía người đàn ông bên cạnh − Lại là chính hắn , gã đàn ông đã theo dõi cô từ sáng đến giờ . Bây giờ Vy mới có dịp nhìn kỹ hắn . Dáng hắn dong dỏng cao trong chiếc quần jean xan , áo sơ mi trắng , khuôn mặt khá đẹp trai , đôi mắt ẩn giấu dưới cặp kiếng cận loang lóang . Trông hắn có vẻ là con nhà có giáo dục nghiêm chỉnh . − Mỉm cười khoe hàm răng trắng bóng , hắn hỏi cô: − - Nãygiừo ngắm kỹ chưa cô bé? Đỏ mặt , Vy hơi lúng túng . Nhưng chợt nhớ , cô nghênh nghênh hỏi hắn: − Tại sao từ sáng đến giờ ông cứ theo tôi hòaivậy ? Đứng thăng dậy , hắn nhướng mày tỉnh bơ: − Tôi không trả lời chắc cô bé cũng hiểu mà Ngắm nhìn cô một chút , hắn nhún vai : − Nhưng mà nếu cô bé có thắc mắc thì tôi cũng xin trả lời . Tôi thấy thích cô bé và muốn làm quen với bé Vy trợ mắt nhìn hắn , không ngờ có người ngang ngược đến như vậy . Cô lạnh lùng: − Nhưng tôi không thich và cũng không muốn làm quen với ông . Vả lại , tôi cũng không thích bị gọi là cô bé Hắn bậtcười thỏai mái: − Tại cô gọi tôi bằng ông , nên tôi phải gọi lại là cô bé Vy trừng mắt nhìn hắn , không hiểu sao trên đời này lại có một gã ngàn như cua thế này . Nếu hắn mà gặp Nhược Hằng thì phải biết . Vy bật cười với ý nghĩ đó − Cô bé cười trông thật đẹp! Hất mặt Vy toan cãi , nhưng hắn nhanh nhẩu tiếp: − Thêm một người bạn tức là bớt đi một kẻ thù . Suy nghĩ lại đi cô bé Vy lạnh lùng: − Không được − Được − Không được − Được – Anh chàng tỉnh bơ tiếp- Bây giưo đã đến lúc chúng ta tự giới thiệu . Tôi tên là Hòang Trọng Hiếu Trong đầu Vy suy nghĩ thật nhanh . Gã đàn ông này thật là dẻo miệng . Nếu cô cứ mãi đôi co với cái trò làm quen của hắn thì chắc đến chiều cũng chưa về đến nhà . Chỉ bằng cô cứ vui vẻ vơi hắn , TRọng Hiếu cắt dòng suy nghĩ của cô: − Cô é có thể cho tôi biết quý danh được không? Vy đang ngần ngừ , thì hắn tiếp: − Đúng như điều tôi nghĩ: Thần hộ mệnh của cô đã cảnh giác cô, coi chừng hắn không phải là người đàng hòang . Vì những người đàn ông mà tán gái ngòai đường , nói năng ba hoa không đâu vào đâu thường là những tên sở khanh đểu giả . Nếu không thì cũng là những thằng điên . Tóm lại là những kẻ không đứng đắn , phải không ? Và cô, cô nên lánh xa những tay như vậy Bảo Vy tròn xoe đôi mắt: − Nếu ông biết như vậy thì tại sao ông còn cố làm quen? − Bởi vì tôi khác với những người đàn ông đó . tôi thật tình muốn làm quen và kết bạn cùng cô Vẻ mặt chân thành của Trọng Hiếu làm cô tin hắn thật lòng . Cô dịu giọng: − Dù gì chúng ta cũng không còn gặp nhau lần thứ hai. Anh biết tên tôi cũng không có ích gì? − Tạ sao cô biếtlà chúng ta sẽ không gặp lại nhau nữa? − Theo anh thì chúng ta secòn gặp nhau nữa à? Hắn gật đầu tự tin: − Hãy tin tôi đi , chúng ta có duyên với nhau mà . Cô dám đánh cá không? Nếu mà tôi và cô gặp lại nhau lần thứ hai , thì cô phải chấp nhận tình bạn của chúng ta Vy cắn môi suy nghĩ thật nhanh . Gã đàn ông này thậtlạ. Hắn không biết tên , không biết địa chỉ , không biết gì về cô mà lại tin chắc rằng sẽ gặp lại cô trong thành phố đông đúc này . Vy ngần ngừ rồi gật đầu: − Được ,t ôi chấp nhận điều kiện của ông Hắn thích thú mỉm cười . Chợt nhớ , Vy vội nói: − À quên! Để tôi gởi lại tiền những quyển sách cho ông Hắn lắc đầu xua tay: − Những quyển sách đó có đáng bao nhiêu đâu . Tôi tặng cô bé xem như là món quà làm quen − Không được . tôi chưa chấp nhận tình bạn giữa hai chúng ta . Tôi sẽ không nhận quà của ông Hắn mím môi suy tính rồi gật đầu ưng thuận . Sua đó rút trong túi sách ra quyển “ Tâm lý bạn gái” “ Đắc nhân tâm” hắn dúi vào tay cô và nói: − Những quyển sách này sẽ thích hợp với lứa tuổi của cô bé hơn . Hãy xem như là món quà sơ ngộ của tình bạn giữa hai chúng ta . Chào nhé . Hẹn gặp lại! Không để cho Vy có dịp từ chối , hắn xoay lưng bước nhanh , Vy tròn mắt nhìn theo dáng hắn khuất xa . Nhưng cô không có thời gian để nghĩ ngợi lâu − Mặc kệ hắn- Vy tự nhủ và bước ra khỏi nhà sách Bỗng một bàn tay nắm chặt lấy tay cô , Vy hốt hỏang định hét to . Nhưng một giọng nói quen thuộc đã làm cô quay lại: − Khang! Vẫn giữ chặt tay cô , Khang nhìn cô bằng ánh mắt thật bén . Anh nói: − Hắn là ai? Cô ngơ ngác nhìn quanh . Không có ai cả, chắc là cô đã nghe lầm . Xoay ưua Khang ,c ô vui vẻ nói: − Anh đi đâu vậy khang ? Khang lạnh lùng: − Anh đi tìm em . Hãy cho anh biết hắn ta là ai ? Vy ngơ ngác: − Anh hỏi ai vậy ? − Anh hỏi gã đàn ông vừa chia tay với em là ai ? Chợt nhớ tới anhc hàng ban nãy . Vy suýt bật cười . Nhưng cơn nắng buổi trưa hè làm cô cảm thấy mệt mỏi . Cô không muốn giải thích nhiều với Khang , Vy trả lời đơn giản: − Ông ta hỏi thăm em mua những quyển sách này ở đâu ? − Thật không/ Sao anh thấy em có vẻ thân mật với hắn ta quá vậy ? Vy phụng phịu cau mặt . Cô cảm thấy tự ái: − Anh nghĩ em nói dối hay sao? Khang thở dphai, dịu giọng: − Thôi được ,a nh tin em . Trưa quá rôi , chúng ta về đi Đưa túi xách cho Khang , Vy lẳng lặng lấy xe , Khang đợi cô bên lề đường khuôn mặt cau có . Vy nhìn anh lạ lùng . Khi nãy anh đã vui vẻ với cô rồi mà . Chắc tại cơn nắng gắt này Về đến nhà , Khàn đẩy xe cô vào.Ânh lẳng lặng trửo bước ra xe , nhìn cô lạnh lùng: − Đã đến gioquph anh phải đi làm . Em vào nhà dùng cơm đi. Chiều nay , anh muốn hai chúng ta trò chuyện thành thật với nhau Không đợi cô trả lời ,a nh cho xe lao vút đi Vy tần ngần trước cổng nhìn theo bóng anh khuất xa. Trong lònh vừa hối hận , vừa hờn dỗi. Cả buổi sáng hôm nay cô đối diện với hai người đàn ông kỳ lạ. Một là Trọng Hiếu lạ lùng . kỳ cục . Một là Vĩnh Khang ghen hờn , khó hiểu Vỗ nhẹ vào trán xua tan cơn mệt mỏi , Vy tự nhủ : Chiều nay cô sẽ bình tĩnh cố tìm r a nguyên nhân sự cáu gắt vô lý xủa Khang . Bây giờ cô cần phải nghỉ ngơi , xua tan cơn mệt mỏi . Hy vọng một buổi chiều êm đềm , vui vẻ lại đến. Cát Lan Ngày Thơ Tình Thơ Tập 2 Chiều về, Vy tất bật làm những món ăn mà Khang thích nhất. Cô muốn chuộc lại lỗi lầm đã làm cho Khang phải chờ đợi lo lắng quên cả bữa ăn trưa. Không hiểu sao buổi sáng hôm nay Khang lại lầm lỳ, giận dữ một cách khó hiểu. Hay là làn giận vì cô đã đi mua sắm một mình? Không đâu? Khang đâu phải trẻ con mà hờn giận vô lý đến thế? Thôi đúng rồi, có lẽ anh đã nhìn thấy cô trò chuyện khá lâu với hắn. Nhưng mà lúc sáng, cô đã giải thích với anh và anh đã tin cô rồi mà. Vậy thì tại sao trên đường về nhà, Khang lại có thái độ giận dữ, và trách móc. Lắc đầu mệt mỏi, suy nghĩ mãi mà Vy vẫn không tìm ra được nguyên nhân của cơn cáu gắt vô lý của Khang. Tiếng ồn ào trước cổng cắt ngang dòng suy nghĩ của Vy. Hình như là Khang đang lớn tiếng mắng ai. Vy vội chạy ra cổng, nhưng chiếc cửa đã đóng sập lại trước mắt của cô. Khang trừng mắt, nhìn cô lên án: − Em xem thường anh quá mức rồi đó Vy à, dám hẹn hò cho hắn tới tận đây hả? Vy ngơ ngác trứơc cơn giận dữ của Khang. Cô trấn tĩnh: − Chuyện gì vậy hả anh? Hắn nào? − Gã đàn ông không quen biết ban sáng của em đó. Không quen không biết mà lại hẹn hò. Em thật là quá đáng mà! Vậy là gã đàn ông lạ lùng đó đã đến tìm cô. Vy chợt nhớ đến lời thách thức đánh cá của hắn. Nhưng tại sao hắn lại biết nhà của cô mà tìm đến thì cô không hiểu nổi. − Tại sao em lạ nói dối anh như vậy hả Vy? Vy lúng túng: − Em không hề quen biết hắn, thật mà. − Em bảo là em không hề quen biết hắn chứ gì? Được, đi theo anh. Nắm tay cô, Khang kéo nhanh vào nhà. Không biết là Khang định làm gì? Bàn tay cứng như thép nguội của anh làm cô không vùng vẫy nổi. Rút nhanh quyển “tâm lý bạn gái” từ túi xách, Khang đưa cho cô xem: − Đó, em hãy xem cho kỹ đi! Nét chữ đầy bay bướm khá đẹp ập vào mắt “Thân tặng cô bạn dễ thương – Hoàng Trọng Hiếu” − Không quen biết… Không quen biết mà tại sao em lại nhận quà của hắn? Ném quyển sách xuống bà, Khang tiếp: − Lúc trưa anh đã phát hiện ra điều này, nhưng anh muốn em có thời gian suy nghĩ lại về hành động của mình và sẽ tỏ thật cho anh biết. Anh thật là không ngờ em lại còn hò hẹn với hắn nữa. Đôi mắt của anh long lên đầy những tia máu đỏ làm cho Vy cảm thấy sợ hãi. Cố trấn tĩnh, cô van nài: − Em không hề quen biết với hắn thật mà. Hãy nghe em giải thích đi anh Khang. − Giải thích à? - Khang lạnh lùng cười nhạt - Nghe em giải thích hay là lại nghe em tìm cách lừa dối anh thêm một lần nữa. Anh không tin đâu. Khang lạnh lùng quay đi sau khi ném cho cô một cái nhìn khinh bỉ. Công lao cả một buổi chiều mệt nhọc đã bị cái gã đàn ông không quen biết ấy đánh đổ. Vy biết, cô có giải thích thế nào thì Khang cũng không tin cô đâu. Trong mắt anh bây giờ, cô là một kẻ xảo trá. Cả bao nhiêu ngày tháng sống chung với nhau mà anh lại có thể đánh giá cô như thế. Anh làm cho cô hoàn toàn thất vọng. Lòng tự trọng của cô bị tổn thương. Cố nén cơn giận, Vy hỏi Khang: − Bây giờ em có giải thích gì thì anh cũng không tin phải không? − Phải - Khang lạnh lùng không kém, anh quay đi không thèm nhìn mặt cô. Cô đã cho anh cơ hội, nhưng anh đã không biết nắm lấy. Được. Nếu anh nghĩ cô như thế thì cô cũng không còn giải thích gì thêm nữa. Cô cũng lạnh lùng thách thức anh: − Được, nếu như em quen biết với hắn thì sao? Chẳng lẽ em không thể quen với một người khác phái nào ngoài anh hay sao? Anh không có quyền tra hỏi em như vậy về chuyện giao tiếp bạn bè., vì anh đã từng tuyên bố là anh sẽ để cho em tự do khẳng định tình cảm của mình. Hay là anh chỉ là một ngụy quân tử, biết nói mà không biết làm? Nhìn khuôn mặt đầy giận giữ của Khang, Vy mới cảm thấy hoảng sợ. Hay bàn tay của anh bấu chặt vào nhau, quai hàm anh mím chặt như muốn kiềm chế lại sự giận dữ. Vy có cảm giác anh sẽ nghiền nát cô ra thành cám nếu có thể được. Đột nhiên, anh buông thỏng một câu: − Em không nên thách thức một người đàn ông, rồi em sẽ phải ân hận vì những ì mà mình vừa thốt ra. Nói xong, Khang bước nhanh lên lầu. Ngồi bó gối trên ghế nhìn những dĩa thức ăn đầy cả trên bà, Vy thầm tiếc cho công trình cả một buổi chiều mệt nhọc. Vy thầm nguyền rủi gã Trọng Hiếu. Nếu không vì sự có mặt bất ngờ của gã và dòng chữ lưu niệm chết tiệt kia, thì Khang và cô đâu có cãi nhau. Chị Năm từ nhà sau bước lên, nhìn cô lắc đầu khuyên nhủ: − Cậu Hai đang giận, mợ nên dịu dàng khuyên bảo chứ đừng nên thách thức. Bảo Vy giận dữ: − Ảnh đâu có thèm nghe em nói gì đâu. Ảnh muốn giận à? Cho giận luôn đi. Mặc dù miệng thì nói cứng như thế, nhưng đến tối thì Vy chảy nước mắt. Phải chăng đây là dấu hiệu rạn nứt giữa cô và Khang? Nghĩ đến những ngày tháng sắp tới, cô và Khang sẽ đối xử với nhau như những người xa lạ. Vy chợt rùng mình. Trái tim cô như quặn thắt. Dù thế nào đi nữa thì sự ràng buộc tình cảm giữa anh và cô không thể dễ dàng tan vỡ như thế được. Ngoài khung cửa, bầu trời đã bắt đầu le lói sáng. Vy ngẫm nghĩ và tự an ủi: biết đâu rồi ngày mai Khang sẽ lại làm hoà với cô. Khép mắt lại, Vy cố tìm cho mình một giấc ngủ muộn phiền. Tỳ tay lên thành cửa sổ, Vy nhìn ra ngoài phố. Phố đã lên đèn, màn đêm đã bắt đầu bao phủ mà Khang vẫn chưa về, lòng cô bồi hồi lo lắng Đã hơn ba ngày qua, cô và Khang giận nhau. Những câu nói bừa không suy nghĩ của cô đã chọc giận Khang thật sự. Ba ngày qua Khang ở mãi trong phòng làm việc tránh mặt của cô. Đêm đêm vào giờ này, mỗi khi rỗi rãnh, cô và Khang thường hay dạo chơi trong vườn. Lúc nào cũng quấn quýt bên nhau. Còn bây giờ anh lạnh lùng cách biệt. Vy buồn rầu, ngẫm nghĩ về sự việc đã qua và tự trách cho sự nóng nảy bộp chộp của mình. Nếu mà hôm đó cô từ từ nhỏ nhẹ giải thích cho anh biết thì sự việc đâu có nghiêm trọng như bây giờ. Vy cũng không hiểu tại sao hôm đó cô lại có thể lớn tiếng trách móc anh là ngụy quân tử, trong khi anh lại rất là yêu cô và luôn lo lắng cho cô. Càng ngẫm nghĩ, Vy càng bồi hồi lo lắng. Liệu anh có thể tha thứ cho cô hay không? Hay là kể từ nay cô đã đánh mất sự thương yêu, trìu mến của anh rồi? Ba ngày trôi qua. Ba ngày xa cách. Khang lạnh lùng cách biệt cũng là những ngày Vy cảm thấy được trái tim của mình đã thuộc về anh mất rồi. Cô nhớ anh quay quắt. Nhớ những đêm trăng sáng trong vòng tay anh nồng ấm, cô sung sướng tận hưởng những nụ hôn nồng nàn, những mẩu chuyện vui dí dỏm. Bao giờ ở bên cạnh anh, cô đều có cảm giác là người hạnh phúc nhất trên đời. Còn cô chẳng làm gì được cho anh ngoài những trò trẻ con, nhõng nhẽo làm cho anh phải bận tâm lo lắng, chiều chuộng. Càng nghĩ Vy càng bồn chồn lo lắng. Liệu anh có chán chường khi phải chăm sóc một con bé vô ơn như cô hay không? Bước ra ngoài vườn. Vy ngóng trông ra ngoài khung cửa, lòng tự nhủ: Nếu Khang về đến, cô sẽ đón anh bằng nụ hôn nồng, bằng những lời âu yếm nhẹ nhàng. Cô sẽ xin lỗi anh về những lời nói hồ đồ của mình. Có tiếng xe dừng lại ngoài cổng. Vy cuống quýt chạy ra. Đúng là xe của Khang rồi. Nhưng tại sao anh không vào nhà mà lại dừng lại ở trước cổng/ Nép vào một gốc cây, Vy dự định sẽ dành cho anh một sự ngạc nhiên. “Cách” … cửa xe bật mở. Khang bước xuống cùng với một cô gái trẻ, thái độ của họ thật là thân mật với nhau. Cười nói thật vui với cô gái. Khang bước vội vào nhà. Chẳng lẽ Khang về thay y phục rồi họ sẽ đi chơi với nhau? Nắm chặt vào thân cây, đôi chân của cô run rẫy như muốn ngã. Khang đã có một cô gái khác. Anh đã thực sự quên cô thật rồi sao? Trái tim của cô quặn thắt, lòng dạ cô rối bời. − Vy ơi, Vy! - Tiếng của Khang gọi khẽ. Nép thật sâu vào bóng tối của thân cây, Vy nhìn trừng trừng vào Khang, trong lòng gào thét: “Anh gọi tôi để làm gì? Để khoe cô bạn gái xinh đẹp hay là cười nhạo lên trên sự đau khổ của tôi. Tôi hận anh. Tôi ghét anh lắm. Tại sao tôi thật là khờ khạo, ngốc nghếch tin vào tình cảm của anh là chân thật để bây giờ anh quay lưng, ngoảnh mặt để tôi phải đau khổ, hờn ghen? Đi đi! Anh đi mà vui với chiến thắng của mình”. Vy khóc không thành tiếng, cho đến khi Khang bước ra với cô bạn gái của mình, cô mới oà lên khóc nức nở dõi theo bước chân anh. Trong ánh đèn đêm mờ nhạt, trông anh và cô ta thật là xứng đôi với nhau. Một chàng trai hào hoa, lịch lãm. Một cô gái xinh đẹp, quyền quý. Họ là một cặp hoàn hảo. Còn cô? Cô chẳng là gì cả. Một con bé nhà quê khờ khạo, không cha, không mẹ, không gia tài, sản nghiệp. Cô đã quá ngu ngốc ấu trĩ khi đi tin vào truyền thuyết một chàng hoàng tử đẹp trai giàu có có thể yêu một cô gái dân dã, nghèo hèn. Tự xỉ vả mình. Vi ngẫm nghĩ: “Quả thật là mình là một con khờ ngốc nhất ở trên đời này. Hãy tỉnh dậy mà nhìn kỹ bản thân mày đi Vy”. Khóc lóc tự nguyền rủa sự ngu ngốc của bản thân mình chán chê. Vy gắng gượng đứng dậy chạy thẳng vào phòng, đóng ập cửa lại, mặt ánh mắt ngạc nhiên, lạ lùng của chị Năm. Ngã ập lên giường để mặc cho những giọt nước mắt ngắn dài tuôn rơi. Vy buồn rầu, thế là mối tình đã kết thúc. Úp mặt vào gối, kiểm điểm lại chuyện đã qua cùng những chuyện sắp đến, đột nhiên cô thấy chưa bao giờ mình lại cô đơn đến như vậy. Từ ngày biết Khang, những cuộc đi chơi, những câu trò chuyện, những lần cãi vã, ngộ nhận… nhưng chưa bao giờ cô thấy tuyệt vọng và buồn bã như lần này. Tất cả như ảo ảnh, đẹp thì có đẹp đấy, nhưng đã tan nát mất rồi, như những bọt xà phòng. Tình yêu thật đẹp, nhưng rồi cũng sớm phai tàn. Cô là một đứa ngu ngốc, ngu thật là ngu mới nhìn tình yêu qua lăng kính màu hồng. Màn đêm buông xuống từ bao giờ, Vy cô đơn trong bóng tối. Bên ngoài, ánh trăng xuyên qua cành lá tạo nên một cảnh sắc mờ mờ ảo ảo lạ lùng. Đêm nay thật là đẹp! Có thật là đẹp hay không? Vy cũng không còn tâm trí ngắm nhìn. Lòng cô thầm thúc giục: “Phải đi thôi, phải rời khỏi đây thôi…” Kéo chiếc va ly nhỏ cũ kỹ đặt lên bàn. Vy bắt đầu cho những thứ cần thiết vào để mang theo. Ngày đầu tiên cô mới đến đây, cô chỉ có một ít quần áo, bây giờ đồ đạc tăng lên rất nhiều, đa số là của Khang mua sắm. Bây giờ phải mang theo tất cả hay là không? Hay là ta phải bỏ lại? Vy bâng khuâng lựa chọn. Cửa phòng đột nhiên mở tung, Khang ùa vào nhà như một cơn lốc. Anh nhìn vào khuôn mặt đầy nước mắt của Vy và chiếc va ly một cách ngạc nhiên: − Em làm gì vậy hả Vy? Nỗi uất ức, ghen hờn của cả buổi chiều buồn tủi bừng lên dữ dội. Vy đẩy mạnh Khang ra cửa, cô hét lớn: − Anh đi đi! Đi theo cô bạn gái của anh đi. Tôi làm gì thì mặc kệ tôi. Anh ở đây làm gì? “Thì ra cô bé đang ghen” Khang thầm nghĩ và mỉm cười thích thú. Tựa người vào cửa phòng, anh ung dung phì phà diếu thuốc nhìn cô cười cợt như đang nhìn một đứa trẻ đang hờn dỗi nũng nịu. Thái độ của Khang làm cho Vy tức điên lên, cô uất ức la lớn: − Anh còn ở đó mà cười ngạo tôi nữa hả? Anh đi đi, tôi không muốn nhìn thấy mặt của anh. Khang không đi, trái lại, anh bước đến siết chặt cô vào lòng, mặc những nắm đấm đầy giận dữ của cô trút vào người. Đến khi mỏi mệt, Vy gục đầu khóc thút thít, Khang mới bắt đầu nói: − Nếu em đã trút được hết những cơn giận dữ của mình thì hãy bình tĩnh mà nghe anh nói đây. Vy quay mặt lại, bịt chặt đôi tai: − Em không nghe, em không muốn nghe gì nữa. Anh đi đi! Khang giữ chặt tay của cô lại, hét lớn: − Em không muốn nghe thì anh cũng phải nói. Đó là cô em gái của một người bạn anh. Chiều nay cô ta đến công ty để báo cho anh biết là bạn của anh đã về nước lúc năm giờ chiều. Anh nghĩ mình không có lỗi trong chuyện này. Anh đã về nhà để đón em cùng đi, nhưng lúc đó em lại vắng nhà nên anh đành phải đi một mình với cô ấy. Hoá ra sự việc chỉ đơn giản như vậy chứ không phải như cô đã nghĩ. Vy lúng túng tìm cách biện hộ cho hành động của mình, cô chống chế: − Thật không? Sao em thấy hai người thân mật với nhau quá vậy? Thái độ của cô ấy đối với anh không phải là thái độ.. tình cảm bạn bè bình thường. Nhéo mũi cô, Khang cười khẽ: − Cũng biết ghen nữa à? Khi em ghen xem ra còn hơn anh gấp bội. Vậy còn trách anh chuyện hôm trước hay không? Vy chợt nhớ đến thái độ của Khang hôm trước. À! Thì ra lúc đó Khang đang ghen với gã Trọng Hiếu vì những lời nói quanh co đầy lấp lững của cô. Vậy mà cô lại cứ nghĩ là anh muốn quản thúc cô. Bây giờ nhớ lại, Vy chợt đỏ mặt vì những lời trách nhẹ nhàng của anh. Dúi mặt vào ngực anh, cô nũng nịu: − Em thật sự là đâu có quen biết với hắn đâu: Và Vy lần lượt kể lại cho Khang nghe chuyện xảy ra hôm trước. Sau cùng, cô ngước mắt nhìn anh, hối hận: − Em xin lỗi anh vì những lời nói hàm hồ của mình. Tha lỗi cho em nhé. Khang nhìn cô cười bao dung. Hôn nhẹ lên mắt của cô, anh âu yếm: − Thật ra anh cũng có lỗi vì đã không tin em. Ba ngày trôi qua, anh muốn thử thách tình cảm của chúng ta. Anh muốn em hiểu và thông cảm cho anh hơn. Anh không hề muốn gò bó hay ép buộc em. Chỉ đơn giản là anh yêu em và anh muốn bảo vệ tình yêu của mình. Chồm lên. Vy hôn khẽ vào má của anh: − Bây giờ thì em đã hiểu. Tình yêu luôn đòi hỏi sự ích kỷ, chiếm hữu nên em không hề trách cứ anh. Em hiểu rằng vì anh yêu em nên anh mới ghen. Ngần ngừ một chút, cô thành thật: − Em cũng ghen hờn khi thấy anh đi cùng một cô gái khác. Nếu anh về trễ một chút nữa thì anh đâu còn gặp em nữa đâu, và có lẽ em cũng không hiểu rằng mình sắp đánh mất một thứ quý giá nhất trên đời. Đó là tình yêu của anh. Ôm siết cô vào lòng, hôn lên khắp mặt mũi cô, anh dịu dàng: − Cả hai chúng ta đều sai. Từ nay, chúng ta đừng bao giờ lập lại những sai lầm này nữa nhé. Vy nhắm mắt lại tận hưởng sự ấm cúng, nhẹ nhàng trong vòng tay của anh. Cô nhỏ nhẹ trả lời. − Vâng. Và em cũng hiểu được rằng tình yêu cũng cần phải được nuôi dưỡng, bảo vệ. Ngắm nhìn cô, Khang khẽ nói: − Hình như cô bé của anh đã trưởng thành. Sự trưởng thành pha lẫn nét ngây thơ thật đáng yêu. Háy mắt với anh, cô mỉm cười. Ánh trăng ngoài ngõ cũng mỉm cười. Đêm đã khuya thật khuya, tay trong tay, họ ngồi bên nhau ngắm ánh trăng bàng bạc đang treo ngoài ngõ. Thời gian, không gian đối với họ là vô nghĩa. Quanh họ chỉ có một tình cảm tuyệt vời đang bao phủ. Đó là tình yêu, một tình cảm huyền dịu, ngọt ngào. Vẫy tay chào từ biệt Khang, Vy bước nhanh vào cổng trường. Hôm nay cô bắt đầu một niên học mới, trường lớp mới, bạn bè mới. Tuy không run rẩy, sợ hãi như những đứa trẻ bắt đầu đi học, nhưng trong lòng cô cũng không kém phần hồi hộp, âu lo. Đây, phòng 24 đây rồi. Hít một hơi dài, Vy bước nhanh vào một chỗ trống ở giữa phòng. − Dễ thương quá! Mày lại làm quen đi Huy! − … − Mày không qua, tao xí phần à nghen. Tiếng lao xao, nhí nhố ở dãy bàn phía sau cô làm cho Vy tò mò quay lại. Một đám con trai đang tụ tập, chỉ trỏ về phía của cô. Một vài tên nheo mắt cười tình với cô. Đỏ cả mặt, Vy vội ngồi ngay ngắn lại. Thật không ngờ là các nam sinh viên ở đây thật là quá quắt. − Xí! Cỡ mấy ông thì có thể đi xách dép. Người ta có “xế hộp” đưa rướt đó. Vy ngẩng mặt lên thật nhanh để nhìn cô gái vừa nói. Một khuôn mặt rất là quen thuộc, một dáng đẹp sắc sảo. Nhưng gặp ở đâu thì giờ đây Vy không thể nào nhớ ra nổi. Liếc ánh mắt sắt lẻm về phía của cô, cô gái chua ngoa. − Thứ con nít ranh! Đừng tưởng giành được anh Khang là ngon lắm. Rồi ảnh sẽ chán mi như chán những cô gái khác mà thôi, thứ đồ quê mùa! Vy bàng hoàng ngơ ngẩn. Cô đâu có làm gì để chọc giận cô ta đâu. Tại sao mà cô ta lại buông ra những lời nói khó nghe như vậy chứ? Nhíu mày suy nghĩ, Vy chợt nhớ: - Đúng rồi, đây là cô gái đã đi chung với Khang hôm trước. Tại sao mà cô ta lại có thái độ hằn học, ghen hờn? Hay là…. Lắc đầu xua vội đi những ý nghĩa không hay, Vy thầm nghĩ: cô phải nhất định tin tưởng ở nơi Khang. Cô sẽ hỏi anh về chuyện nà. − Thầy đến, thầy đến. Tiếng hô to của ai đó làm cho Vy sực tỉnh. Một khuôn mặt quen thuộc làm cho Vy phải ngẩn ngơ. Lại chính là “hắn”. Giọng của hắn sang sảng: − Chào các bạn. Tôi tên là Hoàng Trọng Hiếu, là giảng viên phụ trách môn anh văn và cũng là chủ nhiệm lớp dự bị đại học này. Xin hân hạnh được làm quen với các bạn. − Chào thầy. Chào thầy. - Cả lớp nhao nhao lên đáp lại. Cúi mặt né tránh tầm nhìn của hắn. Vy lặng lẽ mở tập ra. Không biết sẽ có rắc rối gì nữa sẽ đến với cô khi hắn phát hiện ra cô? Thế là cô chẳng thể nào mắng vào mặt của hắn như cô đã hằng mong ước. Vy thở dài bất lực. Cô nghe tiếng của hắn nói: − Bây giờ, tôi sẽ đọc tên của từng người. Và yêu cầu các bạn tự giới thiệu sơ qua về mình bằng tiếng Anh. Từng người, từng người một…. Lòng của Vy đầy hồi hộp chờ tới phiên của mình. Cô quyết định lạnh lùng xem như không biết hắn. − Đoàn Vũ Bảo Vy! Vy bình tỉnh đứng dậy. Cô bắt gặp ánh mắt đầy ngạc nhiên của hắn, thoáng chút mừng vui. Mỉm cười nhìn cô, hắn nói: − Hân hạnh được làm quen với Bảo Vy! Có tiếng xì xầm trong lớp học. Vy làm thinh như không nghe thấy chuyện gì. Cô giới thiệu sơ qua về bản thân mình. Hắn gật gù mỉm cười và ra vẻ hài lòng khen: − Khá lắm! Em có giọng đọc rất chuẩn! Vy ngồi nhanh xuống thở phào, nhẹ nhõm. Buổi học trôi qua thật là nhanh. Mặc dù có ác cảm với hắn, nhưng cô phải công nhận là Trọng Hiếu có cách giảng bài thật thu hút và vui nhộn. Tiếng chuông reo báo hiệu giờ tan học vừa dứt. Vy nhanh chóng thu dẹp tập vở. − Bảo Vy! Ở lại tôi có chút chuyện cần phải nói. Vy ngẩng lên thật là nhanh. Trọng Hiếu đã đứng bên cô từ lúc nào. Một vài ánh mắt nhìn đầy soi mói, tò mò liếc nhìn, nhưng Trọng Hiếu vẫn tỉnh bơ. Anh cười cười hỏi: − Thế nào, cô bé còn nhớ là đã đánh cược với tôi như thế nào không? Vy bối rối, ánh mắt đầy ấp úng không biết phải đối đáp ra sao thì Trọng Hiếu đã tiếp: − Tôi và Vy rất là có duyên với nhau. Đáng lý ra chúng ta đã gặp nhau từ tuần trước, nhưng mà ông anh của Vy khó tính thật. Vy cười nhẹ, cô bình thản trả lời: − Đó không phải là anh của Vy, mà là chồng của Vy đấy. Tròn mắt nhìn cô, Trọng Hiếu đầy ngạc nhiên: − Em đã lập gia đình rồi à? Nhìn đôi mắt đầy kinh ngạc, vừa thất vọng của Trọng Hiếu, Vy muốn bật cười nhưng không dám. Vy không thể nào xử sự khác đi được. Cô không muốn phiêu lưu tình cảm vì trái tim của cô đã thuộc về Khang. Hơi mỉm cười, cô đáp: − Dạ, em đã lập gia đình từ khi vừa xong tốt nghiệp phổ thông trung học. Ngần ngừ một chút, Vy hỏi nhỏ: − Sao thầy lại biết nhà của em vậy? Trọng Hiếu cười buồn: − Bạn tôi ở đối diện nhà của Vy. Hôm trước tôi đến chơi, tôi đã gặp và để ý đến cô bé nên cố tình làm quen. Chợt nhớ ra, Vy kêu lên: − Ồ! Thầy là một người trong đám con trai trên ban công đã cười nhạo Vy hôm trước, phải không? − Lúc đó trông Vy thật là trẻ con và dễ thương, nhưng tôi không ngờ cô bé đã lập gia đình rồi. Không khí trầm lặng bao phủ hai người. Vy cúi đầu lý nhí: − Thưa thầy, nếu không có gì, em xin phép được về trước ạ. Như một cái máy, Trọng Hiếu gật đầu nhẹ. Nhưng khi Vy vừa quay lưng đi thì Hiếu đã kêu lên: − Khoan đã! Đứng cản trứơc mặt của vy, Trọng Hiếu cất giọng buồn buồn: − Không hiểu tại sao tôi rất có cảm tình với Vy? Tôi và Vy có duyên nhưng không có nợ với nhau. Nếu Vy không ngại, chúng ta vẫn có thể xem nhau như bạn bè, phải không? Khuôn mặt đầy chân thành của Tr. Hiếu làm cho Vy cảm động. Cô gật nhẹ: − Vy rất mừng khi có những người bạn như thầy. Tr. Hiếu nghiêm mặt: − Sao lại là thầy? − Vy chỉ gọi bằng anh khi chúng ta không ở trong giảng đường mà thôi. Tr. Hiếu bật cười thoải mái: − Được. Xin chào. Quay lưng đi nhanh xuống từng bậc thang, Vy khẽ mỉm cười. Cô thầm ngạc nhiên với chính mình. Cô đã từng nguyền rủa Tr. Hiếu thậm tệ, nhưng không ngờ cô lại chấp nhận tình bạn của Hiếu. Có lẽ cô và Hiếu thực sự có duyên với nhau. − Thứ đồ lăng nhăng không biết xấu hổi. Mới vừa gặp thầy thôi thì đã liếc mắt đưa tình rồi, ra ngoài hành lang còn trò chuyện nữa… Tiếng nói lớn của ai đó trong đám đông làm cho Vy khựng lại. Cô liếc nhìn và trong đó. Lại là Hồng Hoa. Tại sao mà cô ta lại luôn tìm mọi cách dè bĩu và gây sự với cô như thế? Vy khẽ lắc đầu, cô thật sự không hiểu. − Vy! Em đợi anh có lâu lắm không? Khang đến bên cạnh cô từ lúc nào rồi. Vy giật mình quay nhanh lại nhìn anh, cô khẽ khẽ lắc đầu. Khang cười nhẹ, nâng cằm cô len, anh âu yếm. − Nghĩ gì thế hả cô bé? Né tránh cử chỉ đầy âu yếm của anh, Vy khẽ trách. − Đừng mà anh, đây là trường học của em đó. Khang cười khẽ: − Anh xin lỗi em. − Anh biết là lúc này em đang suy nghĩ gì không? Em thấy cô bạn kia có vẻ quen quen quá. Khang ngước nhìn lên, và anh reo khẽ: − Hồng Hoa! Hồng Hoa cũng vừa nhìn thấy Khang. Nở một nụ cười thật tươi, Hồng Hoa bước đến chào Khang và không thèm nhìn đến Vy. Khang vội kéo tay Vy, anh giới thiệu: − Đây là Hồng Hoa, em gái của bạn anh. Còn đây là Bảo Vy, bà xã của anh. Vy gật đầu nhẹ với Hồng Hoa, nhưng cô ta tảng lờ đi như không nhìn thấy điều chi. Nhướn mày nhìn Khang, cô châm chít: − Anh Khang không sợ mất vợ sao mà cho Bảo Vy đi học vậy? Cho anh biết nha, sáng nay ông thầy trẻ tuổi đẹp trai đã hẹn hò với Bảo Vy rồi đấy. Không nén được cơn giận, Vy trừng mắt: − Tại sao mà bạn lại đặt điều vu khống tôi như vậy chứ? Thầy gọi tôi lại chỉ để hỏi một vài việc, bạn không thể nào nói đó là cuộc hẹn hò. Liếc xéo Vy, Hồng Hoa khinh khỉnh: − Thế thì tại sao trong lớp bao nhiêu người mà thầy không gọi, lại gọi chỉ có mình Vy vậy? − Bạn thật là… Vy giận xanh mặt… cô chưa biết dùng từ ngữ gì để ứng xử lại với Hồng Hoa trong tình huống này thì Khang đã xen vào: − Có lẽ Hồng Hoa đã hiểu lầm rồi. Anh tin Bảo Vy sẽ không làm điều gì sai trái đối với anh. Hồng Hoa liếc Vy với đôi mắt đầy căm giận, nhưng cô lại quay sang Vy ngọt ngào. − Anh đừng trách em nhiều chuyện. Tất cả vì em chỉ muốn giúp anh bảo vệ hạnh phúc gia đình mà thôi. Còn Vy cũng đừng trách mình. Tại mình thấy thầy để ý đến bạ, nên phải nhắc nhở để bạn cảnh giác mà thôi. Khang choàng tay qua vai của Bảo Vy, anh cười nói: − Bỏ qua hết mọi chuyện đi. Hiểu lầm thôi mà. Anh mong rằng từ đây, Hồng Hoa và Bảo Vy sẽ là bạn tốt của nhau. Nhìn ánh mắt đầy khích lệ của Khang, Vy cố nở một nụ cười đáp lại nụ cười của Hồng Hoa. Quay sang Hồng Hoa, Khang bảo nhỏ: − Trưa rồi, em lên xe anh đưa về luôn. − Dạ thôi. Em có xe rồi. Em về trước. Chào anh. Hồng Hoa đã đi rồi. Vy cũng lẳng lặng đi ra xe. Mở cửa xe cho cô, anh âu yếm: − Giận anh hả bé? − …. − Anh đã làm gì để cho em phải buồn phiền vậy? − … − Em giận anh mà không chịu nói ra thì làm sao anh biết được anh đã làm sai điều gì cơ chứ? Vy uất ức, cô rưng rưng nước mắt: − Tại sao anh lại giấu em? − Anh có giấu diếm em chuyện gì đâu chứ? Vy nguýt Khang, cô hờn dỗi: − Anh còn hỏi nữa hả. Em biết tình cảm giữa anh và Hồng Hoa không đơn thuần là tình bạn bè bình thường đâu. Khang bật cười: − Vậy thì theo em, tình cảm giữa anh và Hồng Hoa là loại đặc biệt gì? − Em không đùa với anh đâu. Sáng nay, Hồng Hoa tự nhiên mắng em là giành giật với cô ấy, và còn tìm cách chỉ trích, châm chọc em trước đám đông. Ngước nhìn Khang, Vy thăm dò: − Có phải anh đã phụ cô ấy để cưới em hay không? Khang cho xe thắng gấp thật nhanh, tấp vào lề đường, anh hỏi nhỏ: − Em thấy anh giống mấy gã sở khanh, hay đi lường gạt tình cảm của phụ nữa lắm không? − Ơ không… không phải. − Thế thì tại sao em lại hỏi anh như vậy? Vy phụng phịu đáp: − Em xin lỗi. Tại em thấy thái độ của Hồng Hoa kỳ lắm. Khang thở dài nghiêm giọng: − Thật ra thì em nhận xét cũng đúng, nhưng mà đúng về phía của Hồng Hoa mà thôi, còn đối với anh thì sai bét. − Em không hiểu gì hết. − Anh với Hoàng Hùng – anh trai của Hồng Hoa là bạn thân với nhau. Hùng ở xa nên nhờ anh thỉnh thoảng lui tới chăm sóc dùm cho Hồng Hoa. Trong thời gian ấy, anh luôn xem Hồng Hoa như một cô em gái nhỏ, nhưng rồi không ngờ là Hồng Hoa đã ngộ nhận những tình cảm đó. Khi nhận được thiệp báo tin đám cưới của chúng mình, Hồng Hoa mới tìm đến anh để bày tỏ tình cảm. Liếc khẽ qua Vy, Khang trêu: − Trái tim của anh có hai ngăn thật, nhưng đều đã bị em “đầu độc” hết rồi. Anh chỉ biết nhớ nhớ thương thương mỗi mình em nên đành phải để Hồng Hoa buồn lòn.g Vy ngước nhìn Khang, cô nũng nịu: − Không phải là em không tin ở anh. Chỉ vì em không muốn có sự hiểu lầm nào nữa xảy ra giữa hai chúng ta. Sự nghi ngờ hôm nay có thể là “nền tảng” của “trận chiến” ngày mai. Em yêu anh nên không muốn mất anh vì những hiểu lầm đáng tiếc đó. Khang ngắm nhìn cô thật lâu, môi nở một nụ cười tin yêu đầy hạnh phúc. Ngã đầu vào vai Khang, Vy sung sướng đón nhận ánh mắt yêu thương của Khang. Cô thì thầm: − Cho xe chạy đi anh Khang. Khang huýt sáo một bản nhạc vui và cho xe chạy đi. Chợt nhớ đến Tr. Hiếu, Vy vội kể cho anh nghe câu chuyện sáng hôm nay ở trường. Ngước mắt lên nhìn Khang, Vy khẽ hỏi: − Anh có giận em vì em đã tự ý kết bạn với Tr. Hiếu hay không? Siết nhẹ bờ vai của cô, Khang đáp: − Cô bé làm như là anh nhỏ mọn lắm vậy. Anh chỉ giận khi nào cô bé giấu mà không cho anh biết mà thôi. Vy bật cười khúc khích, vòi vĩnh: − Khang nè! Anh có tin em không? − Dĩ nhiên là anh tin em rồi. − Vậy ngày mai anh cho em đi học một mình nha, khỏi mất công anh phải đưa đón em. − Anh làm tài xế có trả công hẳn hoi, khỏi sợ phiền. Vy cắn môi phụng phịu: − Nhưng em đi học… bằng xe hơi, bạn bè sẽ thấy cách biệt….. Cho em đi bằng xe gắn máy nha anh Khang? − Nhưng mà…. Vy năn nỉ, giọng nhõng nhẽo, vòi vĩnh: − Em đi được mà anh. Bất quá, em đi một mình, nhưng rồi mỗi ngày vẫn “trả công” cho anh, chịu chưa? Khang nhăn mặt: − Nhưng mà anh thích đưa đón, chăm sóc cho em. Vy giận dỗi: − Thì mỗi ngày anh vẫn chăm sóc và lo lắng cho em đấy thôi. Tại anh vẫn chưa tin em mà. Liếc nhìn Vy, Khang nhượng bộ: − Thôi được rồi. Anh sẽ cho em đi học một mình, nhưng mà không được la cà, tán dóc. Anh sẽ canh thời khóa biểu của em từng ngày. Hôn nhanh lên gò má của Khang, Vy sung sướng kêu lên. − Cám ơn anh. Đẩy chiếc Max ra khỏi cổng trường, Vy thấy không vui chút nào mặc dù hôm nay bài kiểm tra anh văn của cô đạt điểm cao nhất. Đã hơn một tháng trôi qua kể từ ngày Vy nhập học, nhưng cô vẫn không thể nào xoá bỏ được sự ganh ghét và đầy đố kỵ của Hồng Hoa. Thành tích học tập của cô càng cao thì hố sâu ngăn cách giữa hai người càng lớn. Hồng Hoa luôn tìm cách dè bĩu, nói xấu về thành tích học tập của Vy. Lắc nhẹ đầu, Vy chán nản thầm nghĩ: Có lẽ cô không bao giờ tìm được những tình cảm chân thành như của nhóm “ngũ long” ngày xưa. Chiếc xe đột ngột lao đảo, Vy hoảng hốt dừng lại. Bánh xe xẹp lép, Vy chắt lưỡi thở dài. Hôm nay đúng là một ngày không may. − Nè, cô bé! Xe bị cán đinh, ruột bị nát bét rồi, phải thay ruột mới thôi. - Bác thợ sửa xe nhìn cô nói: − Bao nhiêu vậy hả bác? − Năm chục ngàn. “Chết rồi! Trong túi cô chỉ còn có hai chục ngàn mà thôi” Vy kêu thầm, cúi đầu suy tính. Chợt nhớ ra, Vy hớn hở nói: − Bác ơi! Bác cứ thay ruột xe mới cho cháu đi, chút nữa cháu quay lại lấy xe. Từ đây lại công ty của Khang chỉ mất có vài phút mà thôi. Vy cố bước thật nhanh. Đứng trước ngôi nhà cao tầng có gắn tấm biển nhỏ: “Công ty trách nhiện hữu hạn xây dựng và thương mại Vĩnh Khải”, Vy lại rụt rè, e ngại. Mặc dù Khang đã nhiều lần rủ rê, nhưng Vy chưa bao giờ ghé đến đây hết. Bây giờ Vy mới thầm tiếc khi nhìn thấy bác bảo vệ gìa nghiêm nghị kia. Vy bước tới: − Chào bác. Bác có thể gọi Trần Vĩnh Khang dùm cháu được không? Nhướn đôi mắt dưới cặp kiếng lão, ông hỏi: − Ở đây có tới hai Tr. Vĩnh Khang. Một là giám đốc, một là kỹ sư. Cô cần gặp Tr. Vĩnh Khang nào? Vy mừng rỡ, rối rít: − Dạ, cháu tìm Vĩnh Khang kỹ sư. Vĩnh Khang kỹ sư đã đi công tác mấy ngày rồi. Cuối tuần này mới về. Tròn mắt ngạc nhiên nhìn bác bảo vệ, Vy cố năn nỉ: − Bác ơi! Bác nhớ kỹ lại xem. Sáng nay cháu còn gặp anh Khang kia mà. Bác bảo vệ vẫn nhíu mày khẳng định: − Cô bé hãy đi về đi. Anh Khang của cô đã đi công tác rồi mà. Không có ở đây đâu. Vy đứng sững người vì thất vọng. Nếu không gặp được anh Khang thì làm sao mà có tiền để lấy xe về. Nhưng mà sáng nay Vy còn gặp Khang kia mà, làm sao mà có chuyện anh đi công tác mấy hôm nay rồi. Chắc là tại bác bảo vệ gìa khó tính mà thôi. Tin…tin….tin… Tiếng còi xe vang lên báo hiệu có xe vào công ty. Cầm lấy xâu chìa khoá, bác bảo vệ vội vã bước đi. Lúc bác bảo vệ xoay người mở cổng, Vy chạy nhanh vụt nép sau chiếc cầu thang. Hú hồn! Vy đứng thở dốc. Thầm nguyền rủi công ty gì mà khó khăn quá. Bây giờ thì Vy biết đi tìm Khang ở phòng nào đây? − Nè.. nè.. cô bé đi tìm ai vậy? Giọng nói lớn tiếng vang lên làm cho Vy giật mình quay nhanh lại. Một thanh niên trẻ đang chăm chú nhìn cô, Vy hết hồn nói đại: − Dạ, anh Khang có hẹp gặp em. Gã nhìn cô thắc mắc: − Cô đi xin việc à? Vy dạ nhỏ. Hơi nhíu mày suy nghĩ, rồi gã cũng chỉ: − Cô đi lên cầu thang này, đến phòng bên phải sẽ gặp Khang. Vy gật đầu cám ơn gã rồi chạy vội lên cầu thang. Theo sự hướng dẫn của gã, Vy bước vào căn phòng khách rộng lớn. Bộ sô pha màu đen đặt ở giữa phòng, một vài chậu kiểng được bày trí rất mỹ thuật trên giá cao càng làm tăng thêm vẻ thẩm mỹ sang trọng của căn phòng. Vy mê mải ngắm nhìn xung quanh đến nỗi quên cả mục đích chính của cô. − Nè! Cô bé tìm ai vậy? Vy hoảng hốt quay lại. Một người phụ nữ khá xinh đang đứng ở cửa phòng nhìn cô. Vy cố bình tĩnh nói thật nhanh. − Dạ, em muốn tìm anh Khang. Ngắm nhìn Vy một chút, cô ta hỏi: − Em có hẹn hay không? − Dạ, không có. Nhưng em là em gái của anh Khang. Kéo ghế mời Vy ngồi, cô ta bật cười nho nhỏ: − Em muốn quảng cáo hay tiếp thị cái gì, có thể trình bày với chị. Chị là thư ký riêng của anh Khang. Nếu công ty cần những gì em quảng cáo, chị có thể giúp em gặp anh Khang. Vy ấp úng: − Dạ không… Em chỉ xin gặp anh Khang vì lý do riêng thôi ạ. − Xin lỗi. Nếu vậy thì chị không thể giúp gì cho em được đâu, vì chị biết rằng anh Khang không có em gái đâu. Vy đỏ cả mặt, vừa thất vọng và đầy xấu hổ thì cô nghe tíếng nói quen thuộc của Khang: − Chị Loan à! Chị hãy đánh máy dùm cho tôi bản hợp đồng này đi. Mừng rỡ, Vy chạy vội đến nắm chặt lấy tay của Khang gọi nhỏ: − Anh Khang! Quay phắt lại nhìn cô, Khang ngạc nhiên: − Ủa! Sao em lại ở đây. Vy mỉm cười không nói. Chợt nhớ ra, anh quay sang giới thiệu: − Đây là Bảo Vy, vợ của tôi. Còn đây là chị Loan. Chị Loan là thư ký của anh. Loan bật cười nhìn cô trêu: − Nếu mà anh Khang ra trễ một chút nữa thì tôi đã mời cô bé này đi ra rồi. Quay sang Khang, cô giải thích: − Lúc nãy cô bé cứ đòi gặp anh mà không chịu nói gì cả. Tôi cứ ngỡ là mấy cô sinh viên đi tiếp thị hay quảng cáo gì đó. Vả lại, bà xã của anh Khang còn trẻ và dễ thương quá. Nghĩ lại anh Khang thật là có phước. Vừa là một giám đốc trẻ tài ba, vừa cưới được một cô vợ trẻ xinh đẹp như thế này. Thật là đáng để cho mọi người phải ganh tỵ đấy. Khang cũng hùa theo chị Loan, trêu Vy: − Cưới vợ “con nít” khổ lắm đó chị à. Vừa nhõng nhẽo, hờn mát lại hay mắc cỡ nữa đó. Vy đỏ cả mặt xấu hổ, nhéo nhẹ hông Khang. − Anh… Khang cười nhẹ, tránh né bàn tay cô. Anh bảo chị Loan: − Thôi, tôi không dám nói nữa đâu, kẻo chiều nay về bầm mình. Chị Loan mỉm cười tế nhị rút lui: − Xin phép, tôi phải vào trong làm cho xong bản hợp đồng. Vy kéo tay của Khang, cô thì thầm: − Em có chuyện muốn nói với anh: Đưa cô vào căn phòng rộng trưng bày thật là mỹ thuật, anh hỏi: − Chuyện gì thế hả cô bé? − Xe em bị hư rồi, em không mang đủ tiền để sửa, nên phải vào đây xin anh. − Sao vậy? Không đủ tiền xài sao không nói với anh. Rủi xe hư ở xa thì em phải làm thế nào? − Ơ… không phải. Mỗi tháng, số tiền anh đưa cho em đều còn dư, nhưng mỗi ngày đi học em đều mang theo có một ít. Sáng nay vào lớp, em đã đóng tiền quỹ lớp, tiền cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Khi ra về lại gặp xe hư nên mới bị thiếu. Khang nhìn cô, mỉm cười: − Lát nữa anh sẽ ra lấy xe cho em. Nhưng lần sau đi học nhớ mang theo nhiều tiền một chút. Vy gật mạnh đầu: − Vâng. Anh không dặn thì em cũng phải làm như thế, vì vào tìm anh khó muốn chết luôn. Khang nhướn mày thắc mắc: − Sao lại khó? Được dịp, Vy bắt đầu kể lể “công cán” cô đã vượt qua để đột nhập vào đây . Khang mỉm cười thích thú trêu cô: − Đó tại vì em tìm sai đối tượng. Nhéo mạnh vào hông của Khang, Vy hậm hực nhăn nhó: − Tại anh chứ còn ai? Anh làm giám đốc mà sao lại không cho em biết chứ? Né tránh cái ngắt nhéo của cô, Khang cười cợt: − Em không chịu hỏi, chẳng lẽ anh tự khai ra mình là giám đốc à? Quả thật Vy chưa bao giờ thắc mắc về chức vị của anh trong cơ quan. Cô chỉ biết anh là một kiến trúc sư mà thôi. Nguýt Khang, Vy ngang ngạnh: − Em không hỏi, anh cũng phải tự nói ra cho em bíết với chứ, vì em là vợ của anh kia mà. Khang nheo mắt mỉm cười: − Có cần anh phải làm bảng tự khoe thành tích của mình hay không? Đấm mạnh vào vai anh, Vy nũng nịu: − Không cần anh viết, chỉ cần anh nói cho em nghe là đủ rồi. Cố nén nụ cười, Khang nói: − Thế hả? Ngoài chức giám đốc và các tài vặt vãnh ra, anh còn có một ưu điểm khác nữa là rất yêu vợ. Vy chun mũi trêu anh: − Rõ là không bíết xấu hổ. Khang tỉnh bơ: − Tại sao phải xấu hổ. Anh còn muốn hét lên cho thiên hạ biết nữa à. − Cộc… cộc…cộc… Có tiếng gõ cửa nhẹ. Hôn vội vào má của cô, Khang bảo: − Em ngồi đây chơi đợi anh một chút. Chị Loan bước vào với một xấp hồ sơ trên tay. Gật đầu chào Vy, chị nói: − Xin lỗi, chị cần gặp giám đốc để giải quyết một số công việc. Vy gật đầu: − Em ngồi đây chơi được rồi. Chị và anh Khang cứ làm việc với nhau đi. Chị Loan không khách sáo. Đặt trứơc mặt của Khang là một xấp hồ sơ, chị trình bày một số vấn đề. Những con số, những từ ngữ kỹ thuật mà Vy không hiểu nổi. Ngồi ở góc phòng Vy ngắm nhìn một cách thán phục lối làm việc của Khang. Cô thích dáng vẻ tự tin vững chắc trong từng bước đi của anh, thích cách anh trầm tư suy nghĩ, và thích cách anh xoay xoay cây bút mạ vàng khi lắng nghe điện thoại. Ở đây, Vy phát hiện ra một khía cạnh mới ở Khang. Một Vĩnh Khang đầy quyền uy, thế lực, rất tự tin và cũng rất tài giỏi. Hình như là thượng đế rất ưu đãi cô khi ban phát anh cho cô, một cô bé thơ ngây, ngốc nghếch… Cuối cùng thì Khang cũng đã giải quyết xong hết công việc. Vươn vai một cách mệt mỏi, Khang mỉm cười nhìn cô phân bua: − Công việc của anh nhiều lắm. Em chờ anh có lâu không? Lắc nhẹ đầu, Vy mỉm cười: − Có đến đây em mới hiểu được là thời gian đối với anh vô cùng quý báu. Con người của anh không những tốt bụng, cao thượng mà còn rất là tài giỏi nữa. Khịt nhẹ chiếc mũi, Khang hóm hỉnh: − Em làm cho anh sắp vỡ mũi ra rồi nè. − Em nói thiệt đó mà. − Đừng thần thánh hóa anh như vậy, kẻo có ngày em sẽ hối tiếc, thất vọng đó. Anh chỉ là một người bình thường có đầy những khuyết điểm. − Nhưng em không nhận thấy chút khuyết điểm nào ở anh cả. Khang nhíu mày nhìn ra ngoài khung cửa: − Đã là con người thì ai cũng có một vài khuyết điểm nào đó. Có khác chăng là người có ít, có người nhiều mà thôi. Quay sang nhìn cô, anh nhẹ giọng: − Đến một lúc nào thuận tiện, anh sẽ cho em biết những khuyết điểm của anh. Vy giậm chân dỗi hờn: − Em ghét cái câu “đến một lúc nào đó” của anh ghê. Tại sao không phải là bây giờ mà phải đợi đến một lúc nào đó thuận tiện? Khang nhìn cô, mỉm cười nồng ấm: − Vì anh muốn em yêu anh và hiểu anh nhiều hơn, để có thể tha thứ và chấp nhận khuyết điểm của anh. − Dù anh có khuyết điểm gì đi chăng nữa thì em vẫn tha thứ và chấp nhận hết, vì em yêu anh và em nghĩ là anh cũng vậy. Ngước mắt nhìn Khang đầy yêu thương, Vy nhẹ nhàng thúc dục, nhưng Khang vẫn nghiêng đầu né tránh. Vy hiểu rằng bây giờ chưa phải là lúc mà Khang có thể giải bày. Cô cần phải kiên trì tìm ra cái gút mắt đó. Vì Khang là một người đàn ông không dễ gì bị khuất phục. Ngã đầu tựa vào vai của chồng, Vy mím chặt môi thầm nghĩ: “Bằng sự yêu thương, bằng cả tấm lòng, nhất định mình sẽ tháo bỏ cái gút mắc này, bởi vì cô yêu anh và cần có anh”. Gấp nhanh quyển vở toán lại, Vy nhảy phóc xuống bàn học bảo Khang: − Xong rồi! − Thật không đó hả cô bé? Khang đang ngồi đọc báo bên cạnh nhíu mày hỏi: Đẩy quyển vở toán lên trước mặt của Khang, Vy nói nhanh: − Đó anh xem đi, em đã giải quyết xong hết tất cả những bài tập mà anh cho rồi đó. Nhìn thoáng qua quyển vở, Khang gật đầu hài lòng: − Khá lắm! Nở một nụ cười đắc thắng, Vy kéo tay Khang nũng nịu: − Mình đi chơi đi anh Khang. Khang trợn mắt nhìn cô: − Em không thấy là trời đang mưa hay sao? Nhìn những hạt mưa tí tách ngoài khung cửa, Vy thầm tiếc cho một ngày chủ nhật đầy tươi hồng. Quay sang Khang, cô năn nỉ: − Mưa từ sáng đến giờ hết rồi, biết đến bao giờ mưa mới tạnh. Hay là mình mặc áo mưa chạy vòng quanh thành phố chơi đi anh. Đi dưới mưa, thích lắm! − Đúng rồi. Em thích đi dưới mưa để bị cảm, để có cơ hội nhõng nhẽo với anh, để khỏi bị anh rầy. Vy bật cười nũng nịu: − Em không bệnh lâu. Từ sáng đến giờ bắt em làm hết bài tập này bài tập khác, bây giờ lại không chịu đưa người ta đi chơi gì hết. - Nhìn ra ngoài cửa, Vy phụng phịu tiếp lời - Anh đúng là không có tâm hồn lãng mạn gì hết đó. Khang bật cười: − Cô bé nên nhớ anh là một kiến trúc sư. Nếu mà cứ lãng mạn và mơ mộng thì anh sẽ thiết kế một ngôi nhà trên chín tầng mây rồi. Vy cười khúc khích vì giọng điệu dí dỏm của anh. Cô dịu giọng: − Hay là anh kể chuyện cho em nghe đi anh. − Chuyện gì bây giờ? Em đã nghe gần hết những câu chuyện của anh rồi mà. Vy ngước mắt nhìn anh, cô thăm dò: − Chuyện về bản thân của anh. Chuyện mà anh bảo là nếu có dịp thì sẽ kể cho em nghe. Vy vẫn uất ức, phụng phịu: − Gần một năm chung sống với nhau rồi mà anh vẫn chưa tin vào tình yêu của em dành cho anh hay sao? − Ơ, không phải. Anh tin vào tình yêu của em đó. Khang ngắm nhìn cô hồi lâu, rồi cuối cùng anh cất giọng: − Được rồi. Anh sẽ kể cho em nghe. Hy vọng là anh sẽ không đánh mất tình yêu nơi em dành cho anh. Úp mặt vào lồng ngực vững chãi của anh, Vy nhìn Khang bằng ánh mắt đầy tin yêu: − Những gì em dành cho anh trong trái tim của em không hề thay đổi. Dù cho anh có xấu xa đến cỡ nào, em vẫn mãi mãi yêu anh. Khang mỉm cười, vuốt nhẹ mái tóc của cô. Anh âu yếm: − Cám ơn em: Vy ngước mắt lên nhìn Khang như chờ đợi…. Đột nhiên có tiếng chuông cửa reo vang. Vy ngồi bật dậy, chụp vội chiếc dù, cô chạy nhanh ra cổng mặc cho Khang cố ngăn lại: − Để anh đi cho Vy.. Vy…. Đẩy chiếc cổng sắt nặng nề, Vy tự hỏi: − Trời mưa giông bão như thế này, không biết ai sẽ lại thăm viếng mình đây? Thì ra là bác đưa thư. Mỉm cười nhìn cô qua làn nước trắng xoá, bác đưa cô bức điện tín và bảo: − Có điện tín nước ngoài đây. Cô ký vào…. Vy mỉm cười cám ơn và tay nhận bức điện tín. Chắc đây là điện tín của ba mẹ cô. Hai người đã sang Úc cách đây nữa năm nay chưa về vì bệnh tình của ông chú cô vẫn chưa thuyên giảm chút nào. Tay cầm chiếc dù nhỏ, Vy chầm chậm quay vào nhà, vừa đi vừa đọc. Đây không phải là điện tín của ba mẹ cô. Những giòng chữ lạ lùng đập vào mắt của cô: “Anh Khang, Đón em tại phi trường. Em sẽ đáp chuyến bay lúc chín giờ ba mươi, ngày…… Vĩnh Kha.” Buông rơi chiếc dù nhỏ trên tay, Vy chăm chú nhìn sững vào bức điện sũng nước. Vĩnh Khang… Vĩnh Kha… Hai cái tên thật là quen thuộc xoay tròn trước mắt của cô. Đột nhiên Vy chợt hiểu ra tất cả. Khang không phải là Kha. Anh là ai? Tại sao anh lại thành hôn với cô? Vy không lý giải được điều này. − Vy nào? Tại sao em lại đứng ngoài này? Em thật là hư quá. Khang chạy nhanh ra kéo mạnh cô vào nhà. Anh cằn nhằn nho nhỏ. Trông thấy vẻ mặt tái xanh của cô và bức điện tín trên tay cô, anh giật nhẹ lấy. Mấy phút trôi qua mà Vy tưởng chừng như là lâu lắm Khang mới ngứơc mặt lên nhìn cô. − Đây cũng là điều anh sắp kể cho em nghe. Vy bật ngay câu hỏi mà cô đã thắc mắc: − Vậy anh là ai? Khang nghiêm nghị: − Anh sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của em, nhưng em hãy về phòng thay quần áo ra đi. Anh không muốn thấy em yếu đuối ngã gục vì sự việc xảy ra. Vy ngoan ngoãn làm theo lời của Khang. Khi cô trở xuống nhà, Khang đã đợi cô ở phòng khách bên tách trà nghi ngút khói. Anh lo lắng: − Trông em xanh xao quá. Em thấy có khoẻ không? Vy lắc đầu gượng cười: − Em không sao đâu. Em đủ bình tĩnh để nghe hết mọi chuyện… Ngắm nhìn khuôn mặt rắn rỏi đầy quen thuộc của anh. Vy nghe trong lòng dấy lên những tình cảm vừa yêu thương vừa hờn dỗi. − Thật ra anh là ai vậy anh Khang? Tại sao anh phải giấu em? Rít nhẹ một hơi thuốc, Khang đáp thật chậm rãi, rõ ràng: − Anh là anh trai của Vĩnh Kha. Hèn chi Vy phải lầm lẫn vì những nét quen thuộc của hai anh em họ. Nhưng mà Kha là con một kia mà. Kha không hề có anh trai hoặc em trai gì cả? Vy tròn mắt ra nhìn Khang: − Sao từ đó đến giờ, em chưa bao giờ nghe nói đến anh? Nhìn cô qua làn khói thuốc mờ mờ, Khang nói: − Anh cũng mới biết là mình đã có một đứa em trai vào những năm gần đây mà thôi… Ngày xưa, khi cha anh còn trẻ, người là một thanh niên hào hoa phong nhã. Vì là con trai một nên năm cha anh vừa trưởng thành thì nội anh đã bắt buộc người phải lập gia đình với một cô gái khá đẹp, gia đình môn đăng hộ đối trong làng. Sau ngày cưới, cha anh vẫn tiếp tục con đường học vấn ở thành phố. Hai năm sau, cha anh tình cờ quen được một cô gái thôn quê hiền lành lên thành phố kiếm việc làm. Cha anh thương cảm nên tìm cách giúp đỡ cho cô gái ấy. Không ngờ càng gặp nhau, hay người càng cảm thấy gắn bó hơn, và cha đã quên hẵn là mình còn một người vợ ở quê nhà. Cha tự tìm người mai mối xin cưới xin. Cô gái đó chính là mẹ của anh. Bốn năm trôi qua một cách êm đềm, hạnh phúc tưởng chừng như là tuyệt đỉnh thì má lớn đã phát hiện ra. Bà ta đến nhà gây gỗ, chửi mắng. Mẹ anh thì xấu hổ, tủi nhục, nên giao anh lại cho cha của anh rồi bà đi quyên sinh. Mười mấy năm trôi qua, cha anh mới tìm lại được mẹ của anh. Mới biết rằng lúc đó mẹ anh định quyên sinh, nhưng mẹ anh lại được mẹ em cứu giúp. Sau đó mẹ anh phải từ bỏ ý định quyên sinh vì bà đang mang Kha trong người. Anh và Kha là anh em ruột thịt với nhau. Anh lớn hơn Kha bốn tuổi, và lớn hơn em những mười tuổi. Vy tròn mắt nhìn Khang: − Anh lớn hơn em như vậy mà trông anh chẳng già đi chút nào. Thành ra em luôn lầm lẫn giữa anh và Kha. − Thật ra anh già giặn và rất là khác Kha. Nhưng vì em và Kha đã xa cách khá lâu, nên em không phát hiện ra mà thôi. Vy ngồi thừ ra im lặng. Bây giờ cô mới hiểu ra hết mọi chuyện. Cô lại càng cảm thấy bồn chồn, lo âu. Liệu sau câu chuyện này, tình cảm giữa cô và Khang sẽ phải giải quyết sao đây? Vy cau mày thắc mắc: − Thế rồi Kha ở đâu? Tại sao anh lại phải đi cưới em thay cho Kha? − Lên thành phố được vài tháng thì cha anh đã gởi Kha sang Úc du học. Hiện giờ Kha là một nhạc sĩ tài ba đang theo đoàn đi lưu diễn khắp nơi trên thế giới. Khi nhận được điện tín của ba mẹ báo tin rằng mẹ em đang bị bệnh nặng, muốn hoàn thành cuộc hôn nhân của em và Kha như theo lời hứa hẹn từ những năm trước, nên mẹ của anh đã đánh điện gọi Kha đi về. Nhưng bất kể điện tín hay thư từ gì đều không thấy Kha trả lời. Mẹ anh rất buồn vì nghĩ rằng Kha đã phụ lời giao ước năm xưa. Nhìn thấy mẹ mình cứ mãi đau khổ, buồn bã nên anh đã đề nghị mẹ của mình để cho anh đi cưới em thay Kha. Vy rưng rưng nước mắt nhìn Khang: − Đây là lời giải đáp cuối cùng của anh phải không Khang? Thật ra anh cưới em là vì chữ hiếu, phải không Khang? Nâng cằm của Vy lên, Khang nhìn sâu vào mắt cô: − Tại sao em lại hỏi anh như vậy? Em không tin vào tình cảm của anh dành cho em hay sao? Vy lắc đầu: − Không phải là em không tin anh mà em không tin vào chính bản thân của mình. Ngày trước, khi suy luận về vấn đề này, em thường hay biện minh là anh yêu em và cưới em vì chúng ta đã có quá nhiều kỹ niệm ấu thơ đẹp đẽ. Vì anh yêu thương và quý mến em, cô bé ngày xưa…. Nhưng thật ra thì không phải. Anh và em là hai thế giới cách biệt. Anh là một giám đốc trẻ đầy quyền uy và danh vọng mà bất kỳ cô gái nào cũng đều mơ ước. Còn em… em chỉ là một cô gái quê mùa hèn kém. Anh và em chưa hề quen biết nhau, cũng chưa hề có ràng buộc nào giữa hai chúng ta, thì việc gì buộc anh phải cưới em ngoài lý do thương hại và hiếu thảo cơ chứ? Nắm chặt bờ vai của Bảo Vy, Khang buộc cô phải nhìn vào đôi mắt của anh. Khang nói chậm rãi, rõ ràng: − Nếu em yêu anh thì em phải tin anh. Từ trước đến giờ, anh chưa hề dối em bao giờ. Anh yêu em thực sự. Anh cưới em vì bản thân của mình chứ không phải vì lời hứa với ba mẹ. Tại sao anh lại phải chấp nhận đi cưới em thay Kha thì có lẽ anh phải kể lại cái quá khứ không mấy tốt đẹp của anh, thì em mới hiểu và thông cảm cho anh. Vy gật nhẹ đầu. Khang nhìn cô không nói, đôi mắt của anh như có khói sương mờ phủ. Giọng của anh trầm trầm như sám hối: − Từ nhỏ, anh sống với cha và má lớn mà cứ đinh ninh là má ruột của mình. Cha thì mải mê với công việc của mình, còn mẹ thì không bao giờ yêu thương, lo lắng đến cho anh hơn là lo cho những quân bài trên tay. Anh đã cố gắng thật ngoan, học cho thật giỏi để đựoc mẹ yêu thương, chiều chuộng. Nhưng buồn thay, anh chỉ nhận được sự thờ ơ ghẻ lạnh. Anh sống trong nhung lụa giàu sang, nhưng thực ra anh rất nghèo nàn về tình cảm. Mười tám tuổi, anh hận đời, hận luôn cả chính mình. Vào đại học cho có hình thức, anh bắt đầu ăn chơi, kết bè kết đảng, lập băng nhóm. Là con nhà giàu, anh được rèn luyện đủ mọi kiến thức. Anh bắt đầu áp dụng đủ mọi kiến thức đang có để vào trường đời. Với tài võ nghệ, với tiền bạc thừa mứa, anh được bầu làm đại ca của một băng nhóm. Băng nhóm của anh luôn trừng trị kẻ xấu, giúp đỡ người ngay. Nhưng thực chất, bọn anh luôn bị kẻ xấu lợi dụng để làm việc cho chúng, thật là ngu xuẩn vô cùng. Với kiến thức âm nhạc, và ngoại ngữ, văn chương anh bắt đầu chọc ghẹo dụ dỗ những cô gái non tơ, nhẹ dạ. Không biết đã bao nhiêu cô gái phải khóc hận vì anh. Nói chung lúc đó, anh hư đốn vô cùng lại cứ luôn tưởng mình là cái rốn của vũ trụ, là một anh hùng gan dạ, một lãng tử thời này. Một hôm, anh đi chơi với lũ bạn thật khuya mới về. Xe anh va vào xe của một người lớn tuổi. Sẵn có chút rượu trong người, anh gây sự đánh nhau với ông tay. Kết quả là anh bị ngã lăn ra và bị ông ta trói chặt lại. Sau lần va chạm ấy, ông ta đã giáo dục, chỉ cho anh biết ra những sai lầm của mình. Anh đạt được những thành quả ngày hôm nay một phần cũng là nhờ công lao của ông ấy. Khi cha anh phát hiện ra những hành vi xấu xa của anh, người rất buồn bã và hối hận. Cha đã kể cho anh nghe về mẹ ruột của mình và công việc tìm kiếm trong bao nhiêu năm qua…. Nở một nụ cười, Khang tiếp: − Cuối cùng thì cha của anh và anh cũng đã tìm ra mẹ ruột của anh và Kha sau khi má lớn đã mất vì bệnh. Gia đình của anh được đoàn tụ trở lại. Anh và Kha đã có những ngày tháng sống bên nhau thật là hạnh phúc vui vẻ. Kha thường kể cho anh nghe những kỷ niệm đẹp thuở ấu thơ, về cô bạn gái dễ thương, xinh đẹp ở cạnh nhà. Anh phải thầm ghen tỵ với em trai của mình vì Kha đã có một ký ức tuổi thơ thật là hạnh phúc đầy tươi đẹp. Còn anh, ký ức của anh là một quá khứ đầy xấu xa mà anh phải luôn xấu hổ và đầy ân hận khi nghĩ đến nó. Lúc đó, anh thường ao ước là mình sẽ có một cô bạn gái thật ngây thơ, thánh thiện như em mà cả trong cuộc đời của mình, anh chưa bao giờ có được. Đó cũng là một lý do tại sao mà anh lại chấp nhận cuộc hôn nhân với em. Khang nhìn Vy, đôi mắt của anh phát ra những tia nhìn âu yếm, đầy thương mến: − Khi gặp em, anh đã yêu em ngay từ dáng vẻ ngây thơ, trong sáng. Càng gần em, anh càng phát hiện ra nhiều ưu điểm làm cho anh si mê, đắm đuối. Nhưng mặt khác, anh cũng sợ bị em chê bai, ghê tởm khi hiểu ra anh cũng chỉ là một gã lãng tử phong lưu, một con cáo đội lốt thỏ. Em sẽ không tha thứ cho anh vì những sai lầm của anh trong quá khứ. Nên anh phải tìm đủ mọi lý do để em có thời gian tìm hiểu về anh và suy nghĩ về cuộc hôn nhân của mình. Ngã gục vào lòng của Khang, Vy để mặc cho những giọt nước mắt tuôn trào, cô khóc nức nở. Vy cũng không hiểu sao mình khóc là vì lý do gì đây? Khóc vì người yêu của cô là một lãng tử phong trần, hay khóc vì niềm hạnh phúc tuyệt vời khi có được tình yêu của Khang? Chùi nhẹ những giọt nước mắt trên khuôn mặt của cô, giọng của Khang thì thầm: − Anh thật là có lỗi. Anh đã từng hứa với mẹ là sẽ săn sóc cho em để cho em không bao giờ bị đau buồn, thế mà anh lại không làm được. Em thất vọng về anh lắm phải không? Anh biết bắt đầu chấp nhận quá khứ của anh là một điều bất công cho em, nên anh sẽ không trách hờn gì em đâu và chấp nhận tất cả những quyết định của em. Ngẩng đầu nhìn lên, Vy nhìn vào mặt của Khang bằng đôi mắt đầy yêu thương, cô âu yếm nói: − Em không có trách phiền gì anh cả. Tuy trong quá khứ anh là một gã lãng tử. Nhưng mà anh đã phục thiện rồi mà và trở thành một người tốt không gì chê trách. Em khóc là vì em quá hạnh phúc khi hiểu được tình yêu mà anh dành cho em. Em vẫn yêu anh dù anh là một kẻ lãng tử phong lưu hay là một kẻ lưu manh bụi đời. Em yêu anh chỉ vì anh là anh mà thôi. Khang siết chặt lấy cô vào lòng mình. Cả hai đều im lặng không nói. Hình như trong giờ phút này những câu nói đều trở nên vô nghĩa. Vy rúc mặt vào ngực của anh, lắng nghe nhịp đập trái tim và tiếng mưa rơi tí tách ngoài khung cửa. Đột nhiên Khang thở dài và bảo nhỏ: − Nếu Kha trở về còn yêu em thì em phải xử lý làm sao đây hả Vy? Vy bật cười cho ý tưởng lạ lùng của Khang. Cô khẽ đáp: − Anh Kha giờ đây là một nhạc sĩ tài ba, quanh anh ấy còn biết bao cô gái hâm mộ. Kha chắc không thể nào còn nhớ tới một cô bé ngây ngô, khờ khạo mà anh ấy đã từng đính hôn. Vả lại, nếu yêu em, anh ấy đã trở về sau khi nhận được điện tín của mẹ. − Nhưng anh vẫn cảm thấy mình có lỗi khi phải đối mặt với Kha. Nếu Kha đã có ý trung nhân thì tốt quá. Ngược lại, anh cũng không biết là mình phải xử sự ra sao nữa. − Không có chuyện đó đâu, anh đừng có lo. Đột nhiên đôi mắt của Khang đầy say đắm nồng nàn. Anh cúi xuống thì thầm: − Hay là đêm nay em hãy làm vợ của anh nhé Vy. Lúc đó thì anh sẽ không còn phải sợ điều gì hết. Xỉ nhẹ tay vào trán của Khang, Vy thoát ra khỏi vòng tay của anh: − Không được. Khi nào thi đậu đại học thì em sẽ là vợ của anh. Còn bây giờ thì không. Khang xịu mặt. Anh quay lại nhướng mày: − Mong rằng em không có họ hàng với Bùi Kiệm, bằng không thì cổ anh sẽ dài ra mất thôi. Vy trợn mắt đánh mạnh vào vai của Khang: − Anh thật là dễ ghét! Khang kéo mạnh tay cô, mất đà, Vy chúi nhủi vào trong lòng của anh. Mắt anh nhìn cô đầy say đắm, môi anh giữ chặt môi của cô. Vy chỉ còn biết đến đôi môi cuồng nhiệt, hăm hở và vòng tay rắn chắc của Khang mà thôi. Vy đứng cạnh Khang nơi phi trường đông nghẹt hành khách. Trong bộ áo dài màu trắng được cắt may thật là khéo, Vy thật là nổi bật lên trong dáng vẻ ngây thơ, tinh khiết giữa đám đông đủ màu, đủ sắc. Cô kéo tay Khang, hỏi nhỏ: − Kha có thay đổi nhiều lắm hay không hả anh? − Anh cũng không rõ nữa, anh và Kha đã xa nhau hơn mấy năm rồi. Nhưng theo những tấm ảnh mà Kha gởi về thì không nhiều lắm Vy bật cười trêu anh: − Có bao giờ anh đi đón lầm người không? Khang nheo mắt cười nhẹ: − Đừng lo cho anh cô bé ạ. Anh không giống như em, có thể lầm Kha với người khác đâu. Vy đỏ mặt, cô trả đũa: − Nhưng em vẫn còn thời gian để sửa chữa sai lầm kia mà. − Em nói thật hay là đùa đó? − Ai mà thèm đùa với anh - Vy cũng nghênh mặt trả lời lại. Đột nhiên Khang ôm ngực, lảo đảo: − Ôi, đau quá! Vy hoảng hốt ôm chầm lấy anh: − Anh làm sao vậy hả anh Khang? − Ôi! Em là anh đau tim quá. Chợt hiểu ra, cô đấm mạnh vào ngực của Khang, phụng phịu: − Ai bảo anh ngạo em làm chi? Khang cười nhẹ: − Anh đùa với em một chút cho không khí đỡ căng thẳng đó mà. Sao mà tự nhiên anh có linh cảm là sẽ mất em. − An cứ nghĩ bậy. Anh phải tin ở em kia chứ. Anh chỉ mất em khi nào anh bỏ rơi em mà thôi. Khang nhìn cô bằng một ánh mắt đầy yêu thương, nhưng thoáng nét buồn đầy xa vắng. Anh bảo nhỏ: − Thôi, mình đừng nên đề cập đến vấn đề này nữa. Mình lại đằng kia đi em. Vy thẫn thờ bước theo Khang. Cô biết anh né tránh vấn đề đầy tế nhị và nan giải giữa ba người. Tự dưng cô cũng cảm thấy bồn chồn, lo lắng cho cuộc gặp gỡ sắp tới. − Vy, Vy! Kha ra tới rồi kìa. Theo hướng chỉ của Khang, Vy nhìn thấy một thanh niên dáng cao ráo trong bộ veston màu xám đang đưa mắt tìm kiếm. Đây đúng là Vĩnh Kha rồi. Anh vẫn không thay đổi gì mấy. Vẫn dáng cao gầy, trắng trẻo, mái tóc dài quá mang tai che phủ xuống vầng trán cao, tạo cho anh dáng dấp phong trần của một nghệ sĩ. Kha đã ra đến. Nhìn thấy Khang, anh ôm chầm lấy mừng rỡ. Bây giờ Vy mới nhận ra vẻ khác nhau giữa hai anh em của họ. Khang mạnh mẽ, tự tin, vững vàng. Kha có vẻ hơi yếu đuối của một người nghệ sĩ. Khang quay sang cô định giới thiệu: − Đây là… Kha nhíu mày ngăn lại: − Để em đoán xem. Em trông cô ta quen quen lắm Câu nói của Kha làm cho Vy bật cười. Vy nhìn qua Kha nở một nụ cười nhẹ. Đột nhiên Kha ôm chầm lấy cô, anh reo lên: − Ồ! Bảo Vy. Em lớn và xinh đẹp quá. Đẩy mạnh Kha ra, Vy ngắt ngang lời của anh: − Kha! Buông em ra! Kha bối rối: − Anh xin lỗi. Em đã lớn lắm rồi mà anh cứ ngỡ như ngày nào. Vy cười nhẹ, cô dịu giọng: − Em lên thành phố đã gần một năm nay rồi. Nào! Bây giờ anh em mình đi về nhà đi, em sẻ giải thích cho anh mọi chuyện. Kha nhìn cô, nhún vai ra vẻ khuất phục, lẳng lặng theo anh Khang ra xe. Vy chủ động ngồi cạnh Khang nơi băng trước. Cô bắt gặp ánh mắt đầy ngờ vực thoáng qua nhanh trong đôi mắt của Kha. Vy tảng lờ, cô hỏi nhỏ: − Ba mẹ bên Úc có khoẻ không hả anh Kha? Kha nhíu mày ngạc nhiên hỏi lại: − Ba mẹ sang Úc từ bao giờ vậy hả anh Khang? Em từ Pháp bay thẳng về đây không ghé qua Úc nên không biết. Vẫn chăm chú lái xe, Khang tiếp: − Ông chú bị bệnh, nên nhắn ba mẹ sang đã mấy tháng nay rồi. Em không nhận được thư từ gì của gia đình hay sao? − Em thay đổi địa chỉ luôn luôn nên cũng không nhận được gì cả. Khang đưa mắt nhìn Vy, anh khẽ thở dài. Tự nhiên, không khí trầm lặng bao phủ lấy cả ba người. Thoáng chốc, xe đã về tới nhà. Kha vươn vai ngáp dài, bảo Khang: − Về đến nhà rồi thích thật. Em xin lỗi. Chiều nay em sẽ nói chuyện với anh và Bảo Vy. Bây giờ em mệt và buồn ngủ quá. Khang mỉm cười rộng lượng: − Em cứ việc nghỉ ngơi cho khỏe. Chiều nay chúng ta sẽ trò chuyện sau. Nói xong, Khang phụ với Kha đưa hết hành lý của em về phòng. Kha còn quay lại dặn dò Bảo Vy: − Chiều nay anh có món quà đặc biệt để tặng cho em. Vi mỉm cười đáp lại. Nhìn theo bóng của họ khuất sau cánh cửa, cô thở dài nhẹ bước vào phòng của mình. Ngã dài trên mặt nệm êm êm, cảm thấy mệt mỏi và bối rối vô cùng. Vậy là trực giác của Khang đã không sai. Kha vẫn còn nhớ và lưu luyến đến cô bạn thời thơ ấu. Bằng chứng là anh vẫn nhận ra cô sau bao nhiêu năm xa cách. Cô và Khang sẽ phải xử trí ra sao trong nhửng ngày tháng tới? Cô yêu Khang, cô không thể mất Khang. Nhưng còn Khang thì sao? Anh sẽ chọn cô hay là chọn Kha đây? Vy trằn trọc suy tư với những ý tưởng không hay. Cuối cùng rồi cô quyết định đi gặp Khang. Vy gõ nhẹ cửa phòng anh, cánh cửa nhẹ nhàng bật mở. Khang đứng đó âu sầu và đơn lẽ. Nhìn thấy cô, anh thở dài và ngồi phịch xuống ghế. Vy bước đến cạnh bên anh. Ôm chặt Khang vào lòng, cô muốn trao cho anh sức mạnh của tình yêu và tình cảm chân thành của mình. Cuối cùng Khang thở nhè nhẹ và lên tiếng: − Anh không biết phải xử trí như thế nào bây giờ đây? Anh yêu em, anh không muốn mất em đâu. Nhưng mà anh cũng không muốn đánh mất tình cảm yêu thương mà Kha đã dành cho anh. Ngước lên nhìn Vy, đôi mắt của Khang đầy vẻ đau khổ, tuyệt vọng: − Vy ơi! Em hãy dạy cho anh, hãy nói cho anh biết anh phải làm gì để giữ trọn tình cảm của hai ta? Lần đầu tiên Vy cảm thấy Khang tỏ ra rất yếu đuối. Những tình cảm đầy yêu thương ngập tràn trong lòng của cô. Hôn nhẹ lên vầng trán của anh, cô thủ thỉ: − Em nghĩ là chúng ta nên nói thật cho Kha biết hết mọi chuyện. Lỗi không phải là ở anh, không phải do em mà do tạo hóa đã sắp đặt cho chúng ta đến với nhau. Em nghĩ là Kha sẽ độ lượng và chấp nhận. Khang nhắm nghiền đôi mắt, anh suy tư nghiền ngẫm thật lâu. Cuối cùng anh lên tiếng: − Có lẽ em nói đúng. Anh sẽ kể hết cho Kha nghe mọi việc. Hy vọng là Kha sẽ yêu em ít hơn là anh nghĩ. Vy nguýt Khang: − Anh nhìn người mình yêu mà tưởng là tiên ở trên trời. Em chỉ là một cô gái rất bình thường. Có lẽ Kha yêu thương em như một người em gái mà thôi. − Anh thì không suy nghĩ mọi việc sẽ đơn giản như là em đâu. Em có thấy ánh mắt của Kha khi nhìn em không? Đó là ánh mắt của thương nhớ và đầy si mê. Ngắm nhìn cô một lúc, Khang thở dài nhè nhẹ, anh nói tiếp: − Mong rằng anh đã cường điệu hoá sự thật. Vy mỉm cười động viên anh: − Chắc chắn là như vậy Choàng tay lên vai của cô, Khang mỉm cười: − Tối nay anh sẽ kể hết mọi chuyện lại cho Kha nghe. Mong rằng tất cả đều đơn giản như là em nghĩ. Sau một giấc ngủ dài, Kha tươi tỉnh hẳn. Suốt bửa ăn tối, anh kể cho Khang và cô nghe những chuyến đi lưu diển và những phong tục tập quán của từng quốc gia mà anh đã có dịp từng đi qua, những câu chuyện buồn cười mà anh đã gặp phải. Vy cười giòn tan vì giọng kể đầy dí dỏm của anh. Bữa ăn tối trôi qua nhanh chóng, Khang và Vy quanh quẩn trong phòng khách. Kha mang ra tặng Khang một chiếc cà vạt và một bộ kim cài thật đẹp. Bước sang ngồi cạnh Vy, Kha đưa cho cô một hộp nhung đỏ, anh âu yếm nói: − Đây là món quà mà anh đã lựa chọn rất lâu. Mong rằng em sẽ cảm thấy thích nó. Vy bối rối cầm lấy chiếc hộp, bấm nhẹ chiếc nút nhỏ. Bên trong chiếc hộp là một sợi dây chuyền nạm những viên hồng ngọc. Bên cạnh đó là một chiếc nhẫn mặt hồng ngọc, xung quanh bọc những viên kim cương lấp lánh. Vy hoảng hốt, cô đẩy nhẹ chiếc hộp lại đưa cho Kha. − Quà của anh quý giá quá, em không dám nhận đâu. Kha nhìn cô bật cười: − Em đừng ngại, của em ròi cũng là của anh mà thôi. Em hãy xem đây là món quà đính ước giữa hai chúng ta. Vy ngần ngừ một chút rồi cô quyết định nói rõ: − Kha à! Em phải nói rõ cho anh biết một chuyện… Hiện giờ em là vợ của Khang, chị dâu của anh đó. Không khí trong phòng trầm hẵn đi sau câu nói của Vy. Kha trợn mắt ra nhìn cô rồi lại quay sang Khang. Vy cúi mặt chịu đựng những tia nhìn đầy kinh ngạc của Kha. Cuối cùng, quay sang Khang, anh nói lớn, giọng đầy phẫn nộ: − Anh Khang! Anh hãy nói cho em biết đi, tại sao lại có những chuyện như vậy xảy ra chứ? Tại sao Bảo Vy, người vợ hứa hôn của em mà lại trở thành vợ của anh? Khang thở dài, chậm rãi: − Em hãy bình tĩnh lại mà nghe anh kể tất cả mọi chuyện. Mấy tháng về trước, mẹ Bảo Vy bị bệnh nặng nên hối thúc việc hôn lễ với cha mẹ mình. Mẹ đã đánh rất nhiều điện thư gọi em về gấp nhưng không hề thấy em hồi âm. Cuối cùng, mẹ nghĩ là em đã có bạn gái khác nên từ chối cuộc hôn nhân này. Và anh phải vì em đi cưới Bảo Vy. Kha ôm lấy đầu đau khổ: − Em theo đoàn đi lưu diễn khắp nơi trên thế giới, không lưu lại một nơi nào quá một tháng nên đâu có nhận được gì của gia đình gửi sang. Em có liên lạc với ông chú nhưng không nghe nói lại gì hết. Nếu biết tin này em đã lập tức quay về liền. Kha quay sang Vy bằng ánh mắt đầy hờn trách: − Tại sao em không đợi anh về? Tại sao em lại chấp nhận lấy anh Khang? Sự đau khổ tuyệt vọng của Kha làm cho cô rơi nước mắt. Cô thút thít, ấp úng nói không nên lời. − Bảo Vy không có lỗi đâu Kha. Cô ấy ngỡ anh là em nên đã chấp nhận cuộc hôn lễ này. Nếu em có muốn trách thì hãy trách anh đi - Khang đỡ lời cho cô. Kha như một con hổ dữ, anh vùng dậy nắm chặt lấy tay của Khang, lắc mạnh: − Từ lâu em đã biết anh là một gã lăng nhăng đầy phong lưu, một tên du đãng nhưng không ngờ anh đã cướp đoạt người yêu của em trai mình. Tại sao anh lại có thể làm như vậy hả Khang? Tại sao anh lại có thể lừa dối Bảo Vy để cướp đoạt cô ấy trên tay em? Anh quả là thật hèn hạ mà. Vừa dứt lời, Kha vung tay đấm mạnh vào mặt của Khang. Vy hốt hoảng đẩy mạnh Kha ra. Khang đứng bất động không hề trả lời. Đôi môi của anh rướm đầy máu. Vy quay sang nhìn Kha, giận dữ hét: − Anh ấy không hề dối gạt em. Khang đã cho em biết tất cả những dĩ vãng của anh ấy. Anh ấy không hư hèn như là anh nghĩ đâu. Trái lại, anh ấy là một người đàn ông rất cao thượng, vì vậy đến bây giờ em vẫn chưa là vợ của anh ấy. Khang muốn cho em tự khẳng định lại tình cảm của chính mình. Kha bối rối, nhìn Khang đầy hối hận. − Em xin lỗi anh vì những lời nói vừa rồi. Đưa mắt qua nhìn Vy, đôi mắt của Kha lấp lánh những tia mừng vui. Quay lại nhìn Khang, anh hỏi nhỏ: − Bây giờ thì em đã trở về đây rồi, anh hãy trả Bảo Vy lại cho em đi. Không chờ câu trả lời của Khang, Bảo Vy hét to: − Không, em không chấp nhận, bởi vì em yêu anh Khang. Em không thể nào trở lại với anh được đâu Kha. Kha đứng nhìn cô đầy phẫn uất: − Em không thể nào đối xử với anh như vậy được … Em có biết là những năm tháng lang thang trên mọi nẻo đường, em là nguồn động viên cho anh hay sao? Đêm đêm, nhìn tuyết rơi ngoài cửa sổ, anh lại nhớ đến ánh lửa bập bùng khi chúng ta ngồi nướng bắp cho nhau. Anh không quên bất cứ kỷ niệm nào của những ngày chúng ta sống bên nhau. Em còn nhớ bài hát “ngày thơ, tình thơ” mà anh đã sáng tác tặng cho em hay không? Anh thường ngồi hát một mình mỗi khi nhớ đến em khi nói đến chuyện vợ chồng. Anh sáng tác rất nhiều, rất nhiều bài hát để tặng cho em. Em không thể không nghe nó và em sẽ không thể nào quên những kỷ niệm ấu thơ của hai chúng ta. Bảo Vy bật khóc, cô nhìn Kha buồn rầu và nói: − Em không quên và em sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm đó. Nhưng mà…. Kha cắt ngang câu nói của cô, anh hét lớn: − Anh không nghe và cũng không muốn nghe thêm. Em làm như thế là không công bằng với anh. Anh không hề có lỗi trong chuyện này. − Anh không có lỗi, em không có lỗi và cả anh Khang cũng không hề có lỗi trong chuyện này chút nào. Nhưng mà chúng ta cũng không thể nào quay ngược được dòng thời gian để trở lại những ngày tháng cũ. Bây giờ, trái tim của em đã thuộc về Khang rồi. − Những tình cảm đó chỉ là ngộ nhận. Anh không tin là chỉ trong vài tháng ngắn ngủi sống bên cạnh của Khang mà em lại có thể quên anh mau chóng như vậy được, quên tất cả những kỷ niệm của hai chúng ta. Em chưa thực sự là vợ của Khang, thì anh cũng còn có quyền để tranh đấu lại tình yêu của mình. Quay sang Khang, Kha nói: − Anh sẽ không trách khi em sẽ cạnh tranh công bằng với anh phải không? Nhìn vào đôi mắt của Kha, Khang ôm đầu suy tư: − Anh không trách em, vì anh hiểu là Bảo Vy cũng rất là yêu em. Kha mỉm cười: − Cám ơn anh. Vy ngồi trừng trừng nhìn cả hai anh em họ bắt tay giao ước. Họ nghĩ cô là gì? Một đồ vật không có trái tim ư? Đúng là họ đã điên rồi. Bảo Vy giận dữ hét to: − Nhưng mà em không đồng ý. Khang nhìn Vy rồi ngần ngừ nói với Kha. − Anh có thể nói chuyện riêng với Bảo Vy được hay không? Kha nhìn cô, anh gật nhẹ đầu và quay trở về phòng của mình. Kha đã đi rồi, không khí trong phòng thật là lặng lẽ. Khang không hề nói gì, anh chỉ ngồi bên cô gục đầu im lặng. Không chịu nổi thái độ của Khang, Vy ấm ức: − Tại sao anh lại làm như vậy? Anh đang đùa giỡn với tình yêu của mình hay là muốn thử thách tình cảm của em? Gục đầu vào lòng bàn tay, Khang ngẩng lên nhìn cô đầy đau khổ. − Anh không thể nhìn thằng em trai của mình đau khổ. Đáng lý ra anh phải hiểu là Kha rất chung thuỷ trong tình cảm mà không tiến tới với em thì đúng hơn. Anh thật là có lỗi với Kha nếu anh không chấp nhận cuộc thử thách này. Vy giận dữ, cô hét to: − Thế anh có nghĩ tới cảm nhận và tình cảm của em đã ra sao không? Em là con người mà, em còn có óc, có tim. Em không thể nào hôm nay yêu người này, ngày mai lại đi yêu người khác, thay đổi tình cảm như thay áo. Khang siết chặt cô vào lòng. Anh nhìn cô đầy yêu thương: − Anh không muốn xúc phạm đến tình cảm của em. Anh yêu em và tin em hơn. Nhưng liệu chúng ta có cảm thấy hạnh phúc không khi thấy Kha đau khổ? Hãy nghe lời của anh chấp nhận thử thách này. Thời gian sẻ là câu trả lời hữu hiệu nhất, công bằng nhất đối với cả ba chúng ta. Ánh mắt của Khang nhìn cô như van lơn cầu khẫn làm cô vô cùng bối rối. Gục đầu vào lòng của Khang, Vy buồn bã nghĩ thầm: “Chấp nhận hay không thì mọi việc cũng đã được quyết định rồi. Tương lai của cô, cuộc đời cô rồi sẽ ra sao đây, chính cô cũng không hề biết được.” Nép vào lòng của Khang, cô thì thầm: − Em yêu anh. Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì em cũng sẽ mãi mãi yêu anh. Khang âu yếm nhìn cô, thì thầm − Anh cũng vậy. Sáng hôm sau, Kha xuất hiện thật tươi tỉnh và tự tin . Sau khi dùng điểm tâm, Kha hỏi cô : − Em có thể đưa anh đi dạo quanh thành phố, được không Vy ? Vy còn đang lúng túng vì lời đề nghị bất ngờ này thì Khang đã tiếp lời : − Sáng nay anh bận đi làm . Em nên đưa Kha đi thăm lại thành phố . Vy miễn cưỡng nhận lời : − Được . Nhưng mà em cũng không rành thành phố này mấy . Kha mỉm cười tự tin : − Đừng lo Vy ạ . Tuy xa thành phố này đã lâu, nhưng anh vẫn còn nhớ từng ngõ ngách, từng con đường, không sợ bị lạc đâu . Hôm nay anh sẽ đưa em đến một nơi, chắc chắn là em sẽ rất thích nó . − Ở đâu vậy anh ? − Bí mật . Đến nơi rồi em sẽ biết . Không có lý do nào để từ chối buổi đi chơi này, Vy đành ngần ngừ gật đầu ưng thuận . Sau khi tiễn Khang đi làm xong, Vy lên phòng . Cô cố ý thay chiếc quần Jean bạc màu, chiếc áo sơ mi sọc có cột thắt ngang bụng . Trông cô thật là ngổ ngáo, nghịch ngợm . Vy muốn tạo một ấn tượng không mấy tốt đẹp về cô đối với Kha . Mỉm cười hài lòng với vẻ ngang ngược bụi đời của mình, Vy nhảy từng bậc tam cấp xuống nhà . Kha đang đợi cô ở bên dưới . Trong bộ veston màu xám, trông anh thật sang trọng và lịch sự . Trố mắt nhìn cô, Kha bật cười vui vẻ . Đột nhiên, anh bảo cô : − Hãy đợi anh một chút nhé ! Và Kha chạy vội lên lầu . Vài phút sau, Kha xuất hiện trong chiếc quần Jean xanh vá lỗ chỗ và chiếc áo sơ mi hoa văn sặc sỡ, vai vác chiếc đàn guitar bằng gỗ nâu bóng . Mặc dù không chú ý nhưng Vy cũng phải thầm khen ngợi cái vẻ bụi bụi, bất cần đời rất ư là nghệ sĩ của Kha . Hất mặt nhìn cô, Kha hỏi nhỏ : − Sao, được không cô bé ? − Trông anh không giống Việt kiều một chút nào . − Anh thích là người Việt Nam hơn . Nào ! Bây giờ chúng ta đi . Ngồi cạnh Kha, Vy im lặng hít thở không khí trong lành của một vùng ngoại ô thành phố . Cho xe chạy vào trong một khu vườn râm mát nằm bên cạnh một con sông rộng, Kha dừng lại . Quay sang nhìn cô, anh mỉm cười hỏi : − Em nhìn xem nơi này có giống với vùng quê của chúng mình không ? Bước xuống xe, Vy nhìn bao quát khung cảnh trước mắt, rồi gật gù khen ngợi : − Giống thật ! Sao anh lại biết nơi này ? − Ngày xưa, lúc anh mới lên thành phố, anh Khang thì đi du học, anh lại không có nhiều bạn bè . Nên những lúc rảnh rỗi anh thường đi dạo khắp nơi và đã phát hiện ra nơi này . Chỉ cho cô một mái ngói đỏ tươi khuất sau rặng cây, Kha tiếp : − Chúng mình vào thăm gia đình bác Mười đi . Bác là chủ vườn trái cây này . Ngoài mảnh đất nơi đây, bác Mười còn có một khu vườn trồng đủ loại cây ăn trái ở phía bên kia bờ kênh . − Anh quen thân với gia đình bác ấy lắm à ? − Ừ . Trước khi ra nước ngoài, anh thường đến đây chơi vì gia đình bác Mười rất tử tế, vui vẻ . Liếc nhìn cô, Kha tiếp : − Ngoài ra còn vì bác ấy có một cô con gái út tên là Diễm Quỳnh, có rất nhiều nét giống em . Tiếng chó sủa ầm ĩ cắt ngang câu chuyện của cả hai . − Tino ! Tino vào nhà ! Một ông lão trung niên thân thể còn tráng kiện chạy ra quát mắng lũ chó . Kha chạy đến ôm chầm lấy ông lão, mừng rỡ : − Bác Mười ! Bác có còn nhớ con không ? Ông lão nheo nheo đôi mắt nhìn Kha và kêu lên : − Kha ! Thằng Kha đó phải không ? Con vẫn không thay đổi gì mấy . Sống ở nước ngoài mấy năm, sao chẳng mập lên tí nào hết vậy con ? Kha bật cười : − Dạ, tại con không thích hợp với không khí lạnh bên ấy . Ông lão mỉm cười nồng ấm : − Con đưa bạn vào nhà chơi đi . Theo chân Kha, Vy bước vào gian phòng khách cổ kính : − Cô này là gì của cháu vậy Kha ? Vy mau mắn trả lời : − Dạ, cháu tên là Bảo Vy . Gia đình cháu và gia đình anh Kha là láng giềng với nhau . Cháu là bạn từ thuở nhỏ của anh Kha . Kha nhìn cô lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng nhưng Vy tảng lờ . Cô hỏi ông lão : − Bác Mười sống ở đây chỉ có một mình à ? − Không, bác sống với gia đình thằng con trai lớn và cô con gái út . Kha xen vào hỏi : − Diễm Quỳnh đâu rồi hả bác ? − Nó đi chợ rồi . Một chút nữa nó về gặp lại con chắc là nó mừng lắm . Con đưa bạn qua bên vườn chơi đi . Năm nay trúng mùa trái cây nhiều lắm . Kha gật đầu, nói nhỏ : − Chiếc ghe nhỏ vẫn còn ở chỗ cũ, phải không bác ? − Ừm, con cứ lấy mà đi . Kha kéo Vy chạy ra bên bờ sông . Nhìn chiếc xuồng neo bên bờ kênh, Vy thấy mình như trở về với những năm tháng tuổi thơ . Kha chống xuồng rời bến . Động tác của anh thật là thành thạo làm Vy phải bật cười : − Không ngờ xa quê bấy lâu mà anh vẫn còn nhớ cách chèo ghe . Kha nhìn cô mỉm cười, buông lời thật ý nhị : − Anh là con người rất chung thủy, anh không quên bất cứ điều gì . Vy ngồi im không trả lời . Cô dõi mắt nhìn những nhánh lục bình trôi lững lờ nơi xa . Kha cho thuyền cập bến . Anh xách cây đàn và túi hành lý đến dưới một gốc cây xoài nặng trĩu quả . Anh nhìn cô trách móc : − Sao em không nói gì cả vậy ? Em có vẻ miễn cưỡng khi đi chơi với anh, có phải không ? Ngồi tựa vào gốc cây bên cạnh, Vy nhìn Kha thành thật : − Không phải là em không vui khi đi chơi với anh, nhưng em cảm thấy ngột ngạt, khó chịu khi anh đề cập đến vấn đề giữa ba chúng ta . Ngước nhìn Kha, Vy van nài : − Anh có thể xem em như một cô em gái nhỏ được không ? Kha lạnh lùng : − Không . Anh yêu em và muốn em là vợ của anh . Vy bất lực, nhưng vẫn cố dịu giọng : − Anh có nhận định sai về tình cảm của mình hay không ? Chúng ta đã có ba năm xa cách . Anh chưa hiểu về em, chưa biết nhiều về em, thì làm sao lại có thể yêu em . Kha nhìn cô, giọng anh buồn buồn : − Em đã lầm khi nghĩ rằng anh không hiểu, không biết gì về em . Ba năm qua, tuy anh không liên lạc trực tiếp với em vì anh đã hứa với mẹ em là để em yên tâm học hành, nhưng anh vẫn hiểu rõ về em qua gia đình và bạn bè . Em còn nhớ mấy câu thơ này không ? &quot;Ngày thi sắp gần kề rồi đó nho? Ta không thi nhưng hồi hộp lạ thường Đêm ta nằm cầu mong chúa xót thương Cho nhỏ đỗ - dẫu ta người ngoại đạo&quot; Đó là bài thơ anh đã viết bằng cả tấm lòng của mình để động viên tinh thần em trước ngày đi thi . Chỉ tại vài tháng trước đây, anh muốn có nhiều tiền để có thể lo lắng và đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta nên anh đã nhận hợp đồng với ban nhạc đi lưu diễn khắp nơi, nên không tiện liên lạc với gia đình . Thế là tất cả đều đã thay đổi . Vy ngẩn người ngạc nhiên vì không ngờ chính Kha là tác giả bức thư cô nhận được trong những ngày còn đi học . Cô còn nhớ như in những câu thơ đầy tình cảm chân thành . Nỗi xúc động dâng trào trong lòng cô . Cô không thể phũ phàng phủ nhận tấm chân tình của Kha . Nhưng cô cũng không thể nào xóa nhòa được hình bóng Khang trong trái tim mình . Kha bước đến ngồi cạnh cô . Nhìn vẻ mặt buồn rầu của cô, anh dịu dàng : − Anh nói ra không phải là để tạo áp lực cho em, buộc em phải lựa chọn . Anh biết, trước tình cảnh này, em cũng rất khó xử, nên anh chỉ muốn em hãy hiểu cho anh và cho anh một cơ hội để tranh đấu cho tình cảm của mình . Nếu anh nhận thấy Khang yêu em thật lòng thì anh sẽ rút lui . Vy quay lại nhìn Kha, cô cảm thấy bứt rứt : − Tình cảm mà anh dành cho em làm em rất xúc động, nhưng em không thể vì thế mà lừa dối anh được . Em yêu Khang, em cần anh ấy . Tình cảm của con người không thể một ngày một buổi mà thay đổi được . Trước mặt họ hàng, bạn bè, em đã là vợ của Khang thì em không thể nay là vợ anh Khang, mai lại là vợ anh . Xã hội chúng ta không cho phép những điều như vậy, và bản thân em cũng không chấp nhận điều đó . − Anh bất chấp dư luận, anh chỉ giành lại cái mà lẽ ra phải là của anh . Em yêu Khang, nhưng em có chắc chắn là mình đã nắm giữ trái tim của ảnh hay không ? Biết bao nhiêu người đàn bà trong cuộc đời của ảnh, nhưng chưa ai có thể nắm giữ được trái tim của Khang . Anh chỉ sợ em sẽ khổ khi yêu anh Khang mà thôi . Vả lại, bây giờ em chưa hiểu nên chưa yêu anh . Trong thời gian tới, anh hy vọng em sẽ thay đổi suy nghĩ của mình . Ngắm nhìn khuôn mặt buồn rầu, thất vọng của cô, Kha tiếp : − Anh chỉ bỏ cuộc khi nào anh nhận thấy em thật sự hạnh phúc khi sống cùng anh Khang . Vy thở dài mệt mỏi . Cô không thể nào thuyết phục được Kha thay đổi ý định . Có lẽ đành phải chờ thời gian làm Kha hiểu rõ mọi chuyện . − Kha ! Anh Kha ! - Tiếng gọi của ai đó vang vang trong khu vườn cắt ngang dòng suy nghĩ của Vy . − Anh đây - Kha bắt tay làm loa hét vang đáp trả . Trong phút chốc, một cô gái có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt to tròn trông thật xinh xuất hiện . Cô gái chạy ù tới nắm lấy tay Kha, reo lên : − Anh Kha còn nhớ em không ? Kha nheo mắt nhìn và buột miệng reo : − Diễm Quỳnh ! Em lớn và xinh đẹp quá . Cô gái chu môi phụng phịu thật dễ thương : − Thấy ghét ! Đi bao lâu mà anh vẫn không thay đổi tính tình chút nào . Gặp mặt là vẫn trêu chọc ... Kha bật cười . Chợt nhớ, anh quay sang cô giới thiệu : − Đây là Bảo Vy, bạn anh ... Còn đây là Diễm Quỳnh, con gái út của bác Mười . Nheo mắt ngắm Vy và Diễm Quỳnh, Kha gật gù : − Lạ thật ! Em và Diễm Quỳnh không có bà con gì với nhau, nhưng lại có rất nhiều nét giống nhau . Vy và Quỳnh nhìn nhau bật cười . Diễm Quỳnh thật tự nhiên . Nắm chặt lấy bàn tay Vy, cô thân thiện : − Hân hạnh được làm quen với chị Bảo Vy . − Chị cũng rất hân hạnh được làm quen với ca sĩ Diễm Quỳnh . Diễm Quỳnh cúi mặt mắc cỡ thật dễ thương . Kha tròn mắt nhìn Diễm Quỳnh : − Em là ca sĩ à ? Vy bật cười tươi đáp thay : − Diễm Quỳnh vừa đoạt giải nhất trong cuộc thi &quot;Tiếng hát hay thành phố&quot; . − Đoạt giải nhất thì phải khao nghen cô bé . Diễm Quỳnh cười thật tươi : − Cả vườn trái cây này, em cho anh ăn no nê luôn . Kha nháy mắt cười với Diễm Quỳnh : − Em ngồi chơi với Bảo Vy, để anh đi hái trái cây cho . Diễm Quỳnh gật nhẹ đầu . Bước đến ngồi cạnh Vy, Quỳnh thân mật : − Em thường nghe anh Kha nhắc đến chị, nhưng ảnh lại không nói là chị xinh đẹp và dễ thương như thế này . Trông hai người thật xứng đôi với nhau . Chuyến này anh Kha về nước, hai người định bao giờ sẽ kết hôn ? Bảo Vy trầm ngâm, cô không muốn tạo sự hiểu lầm cho bất cứ một ai . Khẽ thở dài, Vy nói : − Chị đã lập gia đình . − Tại sao vậy ? Anh Kha rất yêu chị mà . − Chỉ tại chị và Kha không có duyên với nhau . Diễm Quỳnh nhìn Vy một cách khó hiểu . Cô bé nhíu mày giận dỗi : − Anh Kha là người tốt ... Anh ấy rất yêu thương và lo lắng cho chị . Em không hiểu chị còn đòi hỏi gì nữa khi đã có một người đàn ông yêu thương mình như thế ? Chị có biết rằng có bao nhiêu người con gái mơ ước địa vị của chị hay không ? Vy tròn mắt nhìn vẻ phẫn nộ của cô bé, một tình cảm dâng trào lên trong lòng cô . Từ trước đến giờ, Bảo Vy vẫn thường ao ước mình có một cô em gái . Sự trách móc thẳng thắn, chân tình của Diễm Quỳnh làm Vy có cảm giác như mình đang bị đứa em gái nhỏ trách hờn . Vy dịu giọng nhẹ nhàng : − Chị thật sự không muốn xúc phạm và làm tổn thương đến tình cảm của Kha . Nhưng mà thượng đế đã sắp đặt cho chị trở thành vợ của Khang - anh trai Kha . Vy bắt gặp ánh mắt tròn xoe vì ngạc nhiên của Diễm Quỳnh . Cô từ từ kể lại câu chuyện hôn nhân kỳ lạ giữa cô và Khang . Nghe xong câu chuyện, Diễm Quỳnh thở dài buồn bã : − Chị và anh Khang không có lỗi ... nhưng mà như thế thì thật là tội nghiệp cho anh Kha . Ngước mắt nhìn Vy, Diễm Quỳnh e dè hỏi : − Chị và anh Kha đã quen biết nhau từ thuở nhỏ, còn anh Khang và chị mới quen biết nhau vài tháng . Có bao giờ chị đã nhận định sai lầm tình cảm của mình hay không ? Bảo Vy cười nhẹ : − Thời gian quen biết nhau dài hay ngắn không phải là cột mốc quan trọng trong tình yêu . − Em nghĩ lời anh Kha nói cũng có lý . Nếu anh Khang đã chấp nhận sự cạnh tranh công bằng, chị có thể chọn lựa, cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đặt tình yêu của mình cho người nào . − Không cần suy nghĩ, chị cũng biết mình đã đặt tình yêu đúng chỗ . Trong tình yêu, chị cần một người đàn ông biết thông cảm, vị tha, kiên định ý kiến của riêng mình chứ không phải là một người đàn ông nổi tiếng của đám đông hâm mộ . Chị sẽ không phải là người bạn đời thích hợp với mẫu người nghệ sĩ như Kha . Quay sang Diễm Quỳnh, Vy nhăn mặt trêu : − Nè, cô bé ! Em có nhận quà &quot;hối lộ&quot; của Kha hay không, sao lại cứ cố thuyết phục chị như vậy ? Diễm Quỳnh cúi mặt phụng phịu : − Không có đâu . Tại em thương anh Kha ... Em không muốn ảnh đau khổ . Thoáng nghe câu nói hớ hênh và nhìn khuôn mặt buồn rầu thương cảm của Diễm Quỳnh, Bảo Vy chợt hiểu . Hình bóng của Kha đã chiếm một vị trí không nhỏ trong trái tim của cô bé . Diễm Quỳnh là một cô gái xinh đẹp, dễ thương . Tại sao cô không tạo cơ hội cho Kha hiểu được tình cảm của cô bé ? Nở một nụ cười thích thú, Vy nắm nhẹ bàn tay Diễm Quỳnh, hỏi nhỏ : − Em thân với anh Kha lắm, phải không Diễm Quỳnh ? − Vâng, em quen biết với Kha đã hơn ba năm nay . Có chuyện vui buồn gì, anh Kha cũng kể cho em nghe, Kha thường gọi em là cô bạn nhỏ của anh ấy . − Tuy đây là lần đầu tiên chị quen biết với em, nhưng chị rất thích em . Chị xem em như một cô em gái nên chị mới có đề nghị hơi sỗ sàng này . Ngần ngừ một chút, cô tiếp : − Trong thời gian Kha ở đây, em có thể giúp chị hướng dẫn Kha đi thăm lại thành phố, được không ? Diễm Quỳnh tròn xoe đôi mắt nhìn cô ngạc nhiên : − Sao chị lại không đi với anh Kha mà lại nhờ em ? − Chị bận học ... Vả lại, nếu chị cứ đi với Kha mà sau này không chấp nhận tình cảm của ảnh, thì câu chuyện giữa ba người càng trở nên rối rắm ... Em có thể giúp chị việc đó, được không ? Diễm Quỳnh cắn môi suy nghĩ . Từ lâu Kha đã là thần tượng trong trái tim cô . Nhưng khi hiểu được tình cảm sâu đậm của anh dành cho Bảo Vy thì Quỳnh đã dặn lòng phải cố quên . Cô tập hát, tập đàn để trở thành một ca sĩ cũng vì cô mong muốn sẽ có dịp ở bên cạnh anh, được nhìn thấy anh . Bây giờ vô tình hiểu được tình cảm của anh dành cho Bảo Vy chỉ là tình cảm đơn phương, thì cô có thể hy vọng chinh phục được tình cảm của anh ấy . Thế thì tại sao cô lại không chấp nhận và nắm lấy cơ hội này ? Ngước mắt nhìn Vy, khẽ mỉm cười, Quỳnh trả lời : − Dù sao trong thời gian này em cũng rảnh . Em có thể thay chị làm hướng dẫn viên cho Kha . Bảo Vy hớn hở mỉm cười : − Cảm ơn em . Tiếng lá khô xào xạc làm Bảo Vy và Diễm Quỳnh giật mình quay lại . Kha xuất hiện, trên tay là chiếc giỏ xách căng đầy trái cây . Nhìn Bảo Vy và Diễm Quỳnh, anh mỉm cười, hỏi : − Hai cô bé đã làm quen với nhau chưa ? Bảo Vy bật cười : − Tụi em không những là đã làm quen với nhau, mà còn kết thân với nhau rồi nữa kìa . Kha nhìn Vy và Quỳnh với nụ cười trêu chọc . Anh ôm bụng vờ than van : − Trưa nay chắc anh phải ăn trái cây trừ cơm rồi . Vì hai cô bé mải mê nói chuyện với nhau mà quên nghĩ đến bữa ăn trưa . Câu nói của Kha làm Diễm Quỳnh sực tỉnh . Cô vỗ nhẹ lên trán : − Chết rồi ! Ba em bảo em qua mời anh chị qua dùng cơm, mà em mải mê nói chuyện nên quên mất . Cả Kha và Vy cùng bật cười vì vẻ trẻ con của Diễm Quỳnh . Sau bữa cơm trưa, cả bọn kéo nhau qua khu vườn cố &quot;thanh toán&quot; cho hết giỏ trái cây . Ngả người tựa vào gốc cây gần đó, Vy nhắm mắt tận hưởng hương vị ngọt ngào thơm phức của quả ổi xá lị trên tay . Cô thả hồn bay bổng cùng với tiếng hát thánh thót của Diễm Quỳnh hòa trong tiếng nhạc du dương của Kha . Lâu lắm rồi, Bảo Vy mới có dịp sống trong khung cảnh thơ mộng và hồn nhiên như thế này . Ngắm nhìn khuôn mặt xinh đẹp dễ thương của Diễm Quỳnh và khuôn mặt nghiêng nghiêng, phong nhã của Kha, cô cảm thấy nhẹ nhõm vì biết rằng ý nghĩ của cô sẽ trở thành hiện thực trong nay mai mà thôi . − Chị Bảo Vy ! Bảo Vy ! Vy đang lui cui đẩy chiếc xe ra khỏi cổng thì nghe tiếng gọi . Cô quay đầu lại ngó quanh quất và reo to : − Diễm Quỳnh ! Quỳnh đang ngồi trên chiếc Quave màu đỏ chót mỉm cười : − Hôm nay được nghỉ tiết cuối, nên em ra tìm chị . Nắm tay Vy, Diễm Quỳnh lắc nhẹ : − Mình kiếm chỗ nào ngồi uống nước đi, nghen chị Vy . Vy gật đầu, kéo tay Quỳnh vào quán nước bên kia đường, tránh ánh mắt tò mò của đám đông . Cả tháng nay, cô viện cớ bận học để Quỳnh hướng dẫn Kha đi dạo khắp nơi trong thành phố . Nên cô và Diễm Quỳnh ít có thời gian ngồi nói chuyện với nhau . Chắc hôm nay cô bé tìm cô để báo tin mừng mà thôi . Tìm một góc vắng trong quán, Vy kêu hai ly xí muội và trêu Diễm Quỳnh : − Sao, cô bé đi tìm chị để trả công bà mai phải không ? Diễm Quỳnh tròn xoe đôi mắt : − Thì ra là chị cố ý sắp đặt cho em đi với anh Kha . Bảo Vy mỉm cười, gật đầu : − Từ đầu chị đã nhận ra những tình cảm em dành cho Kha, nên muốn tạo cơ hội cho hai người . Diễm Quỳnh thoáng đỏ mặt . Cô bé cúi đầu, thở dài : − Không giấu gì chị, em đã dành rất nhiều tình cảm cho anh Kha . Nhưng dù em có cố gắng cách nào đi chăng nữa, thì cũng chẳng làm rung động một mảy may nào trong trái tim anh ấy . Cả tháng nay đi bên cạnh em, nhưng anh Kha luôn nhắc về chị, nghĩ đến chị . Dưới mắt anh Kha, em chỉ là chiếc bóng của chị mà thôi . Ngước mắt nhìn cô, Diễm Quỳnh buồn buồn : − Không phải là em ganh tỵ với chị, nhưng trái tim yếu đuối của em không chịu đựng nổi những điều đó . Có lẽ em sẽ phải bỏ cuộc thôi . Em thà chấp nhận tình yêu đơn phương còn hơn là cứ hy vọng càng nhiều để rồi thất vọng càng lớn hơn . Siết nhẹ tay Diễm Quỳnh, Bảo Vy an ủi : − Sao em lại vội nản lòng như vậy ? Rồi cũng sẽ có lúc Kha hiểu được tình cảm của em dành cho anh ấy . − Vô ích thôi . Lòng anh Kha đã quyết là chị phải thuộc về ảnh . Bảo Vy nhíu mày : − Sao em lại nghĩ như vậy ? Ngước mắt nhìn Bảo Vy, Diễm Quỳnh ngần ngừ : − Hôm trước, em tình cờ nghe được Kha nói với nhóm phóng viên trong buổi biểu diễn ra mắt lần này, ảnh sẽ giới thiệu vị hôn thê của ảnh, và cũng là người tạo cho ảnh nguồn cảm hứng để sáng tác những bài hát như &quot;Ngày thơ, tình thơ&quot;, &quot;Cho em tình yêu của anh&quot; ... Khẽ cắn môi, cô bé thở dài : − Nếu trước mặt mọi người, chị là vị hôn thê của Kha, thì em thật là ngốc mới đeo đuổi mối tình vô vọng này . Lặng người đi vì bàng hoàng, Vy đăm chiêu . Cả tháng nay, thấy thái độ vui vẻ của Kha, Vy cứ tưởng là anh đã chấp nhận Diễm Quỳnh . Nhưng cô không ngờ là Kha lại đang sắp đặt kế hoạch trói buộc cô vào cuộc đời của anh . Nếu cô từ chối, thì tránh mặt lần này cô cũng không thể tránh mặt lần sau . Còn nếu cô cương quyết từ chối thẳng thừng thì có thể gây ra mối bất hòa giữa Khang và Kha . Vy cắn môi, cô cảm thấy bối rối vô cùng . − Ê ! Ca sĩ Diễm Quỳnh kìa tụi bây . − Còn chị kia chắc là chị của cô ấy . Hai người trông giống nhau ghê . − Tao biết chị đó nè . Chỉ học ở trường bên kia đường đó . Lũ trẻ nít ồn ào bàn tán trước cửa quán, cắt ngang dòng suy nghĩ của Bảo Vy . Cô quay sang nhìn Diễm Quỳnh . Cô bé đang đăm chiêu không buồn chú ý đến đám đông hâm mộ đang vây quanh . Chợt nhớ đến lời bàn tán của lũ trẻ, Bảo Vy bỗng nghĩ ra một cách . Cô mỉm cười hớn hở kéo tay Diễm Quỳnh : − Hôm biểu diễn của Kha, em có tham dự hay không ? Diễm Quỳnh ngơ ngác gật đầu : − Có . Em hợp ca với anh Kha vài bài trong chương trình . Vy mỉm cười gật gù : − Vậy thì tốt rồi . Chiều nay em với chị đi cửa hàng mua sắm một số vật dụng nhé . Thấy vẻ mặt ngơ ngác của Diễm Quỳnh, Bảo Vy bật cười giải thích : − Hôm Kha biểu diễn, chị muốn hai chị em mình sẽ mặc trang phục giống nhau . Diễm Quỳnh nhíu mày khó hiểu : − Tại sao lại phải mặc trang phục giống nhau ? − Chiều ý chị một lần này đi Diễm Quỳnh . Chị rất thích được giống những người nổi tiếng như em . Liếc nhìn Bảo Vy có vẻ khó chịu, nhưng Diễm Quỳnh miễn cưỡng gật đầu dù có vẻ không vui . Bảo Vy mặc kệ . Cô chỉ chờ cái gật đầu của Quỳnh . Cô hớn hở mỉm cười kéo tay Quỳnh đi . Suốt cả buổi chiều, Bảo Vy và Quỳnh lang thang ngoài phố . Mặc kệ vẻ miễn cưỡng gượng gạo của Diễm Quỳnh và cả ánh mắt đăm chiêu khó hiểu của cô, Bảo Vy chọn hai chiếc áo dạ hội thật thích hợp với vóc dáng của cô và Diễm Quỳnh . Chia tay Diễm Quỳnh ở đầu ngõ, Bảo Vy mỉm cười : − Đừng buồn nữa cô bé . Nhất định chị sẽ dành cho em một sự ngạc nhiên đầy thú vị . Hẹn ngày mai gặp lại . Nhớ làm theo lời chị dặn nghen . Không đợi Diễm Quỳnh trả lời, Vy cho xe lao vút đi . Nhất định cô sẽ tạo được một sự bất ngờ cho cả Kha và Quỳnh . oOo Tô lại đội môi lần cuối cùng, Vy ngắm nghía mình trong gương . Chiếc áo dạ hội bằng sa tanh màu đỏ đậm bó sát lấy thân hình tuyệt mỹ của cô . Mái tóc dài được cô búi cẩn thận, chừa một vài sợi tóc con trông rất quyến rũ . Nở một nụ cười, Vy cảm thấy thích thú khi nghĩ đến kế hoạch sắp tới của mình . Có tiếng gõ nhẹ ở cửa, không quay đầu lại, Vy nói vọng ra : − Vào đi, em gần xong rồi . Lấy chiếc ví nhỏ nơi bàn phấn, Vy mỉm cười quay lưng : − Nào ! Chúng ta đi . Khuôn mặt trầm ngâm của Khang làm Vy hơi bất ngờ . Nắm tay anh, Vy hỏi nhỏ : − Em tưởng là anh Kha . Anh tìm em có việc gì không ? Ngắm cô với dáng vẻ đăm chiêu, đôi mày Khang nhíu lại, đôi mắt anh ánh lên những tia ghen hờn : − Phải có việc thì anh mới được tìm em sao ? Hôm nay em trang điểm đẹp như thế này ... Em có hẹn với Kha phải không ? Vy chưa thể kể cho Khang nghe suy tính của mình . Cô muốn tạo cho anh một bất ngờ . Cô mỉm cười gật nhẹ . Khang hơi nhăn mặt . Choàng vai cô, anh dịu giọng : − Hủy cuộc hẹn đó đi . Hôm nay đi chơi với anh nghen . − Không được . Em đã hứa với Kha rồi . − Chỉ một lần này thôi . Hôm nay là sinh nhật của anh . Anh đã đặt bàn rồi, anh muốn mừng sinh nhật với riêng em . Vy tròn mắt : − Hôm nay là sinh nhật của anh, sao em không nghe Kha hay chị Năm nhắc đến ? Khang cười buồn : − Từ nhỏ anh đã sống với dì ghẻ, nên không thường tổ chức sinh nhật . Quay sang Vy, anh nhìn cô âu yếm : − Riêng năm nay có em bên cạnh, anh lại muốn mừng sinh nhật của mình . Vả lại, lâu lắm rồi chúng ta chưa có dịp đi chơi chung với nhau . Vy cúi đầu bối rối . Hôm nay cô đã sắp xếp mọi việc . Cô không thể nào bỏ lỡ cơ hội . Ngước mặt nhìn Khang, cô lúng túng : − Em xin lỗi, em không thể lỡ cuộc hẹn này . Nhưng em sẽ cố gắng về sớm để đi với anh . Khang nhíu mày : − Cuộc hẹn đó quan trọng lắm hay sao mà em không thể hủy bỏ ? − Rất quan trọng . − Việc gì thế ? Em có thể kể cho anh nghe được không ? Vy lúng túng . Khang chưa biết Diễm Quỳnh, liệu anh có chấp nhận việc làm của cô hay không ? Ngần ngừ một chút, Vy dịu giọng : − Đừng buồn em . Em chưa thể nói cho anh nghe . Đôi mắt Khang nheo lại . Anh nhìn cô một cách khó hiểu : − Có lẽ Kha nói đúng . Tình cảm em dành cho anh chỉ là một sự ngộ nhận mà thôi . Anh thật là ngu ngốc khi quá tự tin vào bản thân . Quay lưng ra cửa, Khang lạnh lùng : − Xin lỗi vì đã quấy rầy em . Vy hoảng hốt, cô vội vã đuổi theo, nhưng vừa ra đến hành lang thì cô va mạnh vào người Kha, anh vừa ra tới . Giữ chặt lấy cô, Kha mỉm cười hài hước : − Em và anh Hai đang chơi trò rượt bắt à ? Đẩy mạnh Kha ra, Vy lắc đầu : − Không phải . Nhìn vẻ mặt hậm hực của Khang, Vy chưa biết phải giải thích sao thì cô nghe giọng Kha xuýt xoa : − Hôm nay em đẹp quá ! Quay sang Khang, Kha hỏi tiếp : − Anh Hai ! Hôm nay anh không đi chung với chúng em à ? Ném cho cô và Kha tia nhìn giận dữ, Khang cau có : − Xin lỗi, tôi không thích làm nhân vật thứ ba . Kha ngơ ngác quay sang nhìn cô: − Em chọc giận gì ảnh vậy Bảo Vy? Vy vội vàng lấp liếm: − Em và anh Khang có chút hiểu lầm. Em sẽ giải thích với ảnh sau. Chúng mình đi kẻo muộn, anh Kha. Liếc nhìn đồng hồ trên tay, Kha mỉm cười: − Được, chúng mình đi đi. Hôm nay em đẹp thật. Anh thật là hãnh diện vì có cô bạn gái như em. Vy mỉm cười. Cô im lặng suốt cả đoạn đường để suy tính thật kỹ kế hoạch của mình. Chắc chắn rồi anh Khang sẻ hết giận cô khi hiểu rõ mọi việc. Đến nhà hát, Kha đưa Vy vào hàng ghế đặc biệt. Anh nói khẽ: − Anh vào trong chuẩn bị biểu diễn nhá. Chút nữa anh sẽ dành cho em một bất ngờ. Vy mỉm cười bí mật: − Em cũng có một món quà bất ngờ cho anh. Mong rằng anh sẽ thích nó. Kha hớn hở: − Bất cứ món quà nào của em, anh đều thích cả. − Anh nói thì nhớ đấy nhé. Kha gật đầu, trước khi quay đi, anh còn trêu cô: − Ngay cả khi em tặng anh một con “cọp cái”, anh cũng sẽ vui vẻ mà nhận nó. Vy bật cười vì câu nói dí dỏm của Kha. Siết chặt tay anh, Vy thì thầm: − Chúc anh thành công! Kha gật đầu, mỉm cười bước đi. Liếc qua đồng hồ tay, Vy nôn nóng tìm Diễm Quỳnh. Khi ánh đèn sáng vừa tát, nhường chỗ cho những ánh đèn màu thì Diễm Quỳnh cũng vừa đến. Vy thở phào nhẹ nhõm, cô nói nhỏ: − Nãy giờ chị trông em quá chừng. − Xin lỗi, tại đường kẹt xe quá, em đến muộn. Ngắm nhìn Vy, Quỳnh mỉm cười không giấu diếm: − Chị trang điểm đẹp quá! Vy bật cười: − Em cũng đẹp đâu kém gì chị đâu. Hơi nhăn mặt, Quỳnh không giấu được vẻ tò mò: − Em suy nghĩ mãi cũng không hiểu ra chị đang toan tính những gì khi buộc hai chúng ta phải ăn mặc giống nhau như vầy. Vy suỵt khẽ: − Bí mật! Diễm Quỳnh nhíu mày thắc mắc, nhưng cũng không hỏi gì thêm vì buổi biểu diễn đã bắt đầu rồi. Người phụ trách chương trình đã bắt đầu giới thiệu: − Kính thưa quý vị! Hôm nay chúng tôi được hân hạnh giới thiệu với quý vị một ca sĩ nổi tiếng: Trần Vĩnh Kha. Như quý vị đã biết, anh Vĩnh Kha vừa sáng tác và vừa biểu diễn. Anh là một thiên tài, một hiện tượng mới trong làng nhạc trẻ. Nhạc của anh vừa có âm điệu đồng quê dân dã, vừa có chất trẻ trung, tươi mát…. Người phụ trách chương trình còn nói thêm nhiều thứ nữa, nhưng Bảo Vy không nghe thấy. Cô chỉ mãi nhìn Kha với mái tóc bồng và cây đàn guita trong tay, ở Vĩnh Kha toát ra một vẻ tự tin đầy quyến rũ. Sau tiếng vỗ tay rào rào của khán giả. VK trầm giọng ấm hoà với tiếng đàn réo rắt nhạc phẩm “Làm sao quên” mà anh vừa sáng tác: “Những trò ngày xưa ta bé. Cô bạn ngày xưa quên rồi. Chỉ còn cây hoa quỳnh nhỏ Tỏa hương về thương nhớ thôi. Những trò rủ nhau đi trốn Chú bé ngày xưa bây giờ. Bỏ trôi theo cùng năm tháng Để khoảng trời xanh bơ vơ Làm sao cho cô bạn biết? Ta luôn nhớ về tuổi thơ Ta không biết làm sao để Chú bé biết rời bơ vơ….” Đôi mắt của Bảo Vy chợt ướt khi nghe xong bài hát. Cố nén tiếng thở dài, Bảo Vy quay sang nói với Diễm Quỳnh: − Chị vào trong một chút, em ngồi đây nhé. Diễm Quỳnh nhìn cô gật đầu: Bước vào phòng vệ sinh, Vy chùi sạch những giọt nước mắt, cô hý hoáy viết nhanh một bức thư cho Diễm Quỳnh: “Diễm Quỳnh thương! Chị có việc phải đi về gấp, mong em hãy thay chị mà giúp Kha hoàn thành kế hoạch mà anh ấy đã đặt ra. Tha lỗi cho chị vì chị đã không bàn trước với em. Chúc em vui vẻ, hạnh phúc! Chị, Bảo Vy.” Nhờ một chú bé đưa bức thư cho Diễm Quỳnh xong, Vy nép vào một góc tối để xem phản ứng của Kha và Quỳnh. Bài hát vừa dứt thì hàng loạt tiếng vỗ tay như sấm vang lên. Phóng viên các tạp chí chợt bu quanh Kha. Vy nghe giọng của Kha trầm ấm vang lên: − Đây là bài hát tôi vừa mới sáng tác. Qua bài hát này, tôi muốn nhắn gởi một điều đến bạn bè, với những người thân và đặc biệt là với cô bạn bé nhỏ ngày xưa rằng dù tôi ở bất cứ nơi nào, trái tim tôi cũng luôn hướng về phía các bạn, về quê hương. Nơi đã cho tôi những năm tháng trẻ thơ vui tươi hồn nhiên và đầy những kỷ niệm đẹp. Tiếng vỗ tay lại vang lên. Vy nghe người phóng viên hỏi Kha. Anh có thể cho chúng tôi và các bạn trẻ ở đây biết đôi điều về người tạo cho anh nguồn cảm hứng sáng tác, cô bạn bé nhỏ ngày xưa mà anh thường nhắc đến hay không? Kha nở một nụ cười hạnh phúc. Anh bước xuống sân khấu, tiến đến chỗ của Diễm Quỳnh đang ngồi mà anh cứ ngỡ là Bảo Vy và giới thiệu: − Hân hạnh được giới thiệu với các bạn, cô bạn bé nhỏ của tôi ngày xưa. Kha ngẩn người ra mất mấy giây khi nhìn thấy Diễm Quỳnh. Nhưng anh tự chủ thật nhanh và bình thản nắm tay của Diễm Quỳnh đứng lên. Giọng của người phóng viên sôi nổi: − Thật là một điều bất ngờ có phải không các bạn? Cô bạn nhỏ ngày xưa của Vĩnh Kha lại là ca sĩ Diễm Quỳnh, một giọng ca vàng của thành phố chúng ta. Nào! Chúng ta hãy nâng ly và cho một tràng pháo tay chúc mừng sự hội ngộ kỳ diệu của đôi trai tài gái sắc này. Vỗ tay thật mạnh hoà theo nhịp độ ồn ào sôi động của những người hâm mộ, Vy nở một nụ cười sung sướng. Cô biết là Kha rất là giận cô sau sự việc này, nhưng rồi anh cũng sẽ dễ dàng quên cô mà thôi vì Diễm Quỳnh là một cô gái xinh đẹp, tài giỏi và dễ thương. Rồi Quỳnh cũng sẽ chinh phục được Kha bằng tình cảm chân thật của chính mình. Bước nhanh ra cổng, Vy hít mạnh một luồng không khí trong lành, mát mẻ. Chưa bao giờ Vy cảm thấy nhẹ nhõm và khoan khoái như lúc này. Vẫy một chiếc taxi, Vy hối hả trở về nhà thật nhanh vì cuộc hẹn của Khang. Chắc là Khang cũng vui mừng không kém gì cô khi anh hiểu rõ ra sự việc. Vội vã trả tiền taxi, Vy toan mở cửa bước vào thì cánh cổng bật mở. Xe của Khang đang từ từ tiến ra cổng, Vy muốn cất tiếng gọi Khang, nhưng giọng của cô tắt nghẽn vì bên cạnh của anh là một vóc dáng quen thuộc của Hồng Hoa và nụ cười rạng rỡ, vui tươi của họ dành cho nhau. Vy cảm thấy choáng váng. Trời đang lạnh mà mồ hôi toát ra đầy lưng của cô. Vy muốn gào thét lên, nhưng không được. Cô đứng như bất động vì bàng hoàng thật là lâu trước cổng nhà, cho đến khi anh tài xế bước đến vỗ nhẹ vào vai của cô hỏi: − Cô à! Cô có sao không hả? Vy lúc đó mới sực tỉnh. Nở một nụ cười gượng gạo, Vy lắc nhẹ đầu: − Tôi không sao, cảm ơn anh. − Tôi thấy cô loạng choạng sắp ngã thì tưởng là cô bị bệnh. Cô không sao thì tốt rồi. Thôi, tôi đi nghen. Gật đầu nhẹ cám ơn lòng tốt của anh tài xế, Vy mệt mỏi bước nhanh vào nhà. Bao nhiêu niềm vui sướng hân hoan đều bay biến, trong Vy giờ đây là một nỗi thất vọng não nề. Mặc dù lòng đã tự nhủ rằng người Khang yêu là cô chứ không phải là Hồng Hoa, nhưng Vy vẫn không ngăn được những giọt nước mắt hờn ghen. Không buồn bước vào phòng, Vy lang thang ngoài khu vườn vắng. Giờ này chị Năm đã ngủ rồi. Ngôi nhà thật là vắng lặng, chỉ còn lại một mình cô với nỗi cô đơn và buồn tủi. Tựa người vào gốc cây xù xì, nhắm mắt lại, Vy cố gắng không nghĩ đến sự việc đã xảy ra. Nhưng khuôn mặt sung sướng và đầy hạnh phúc của Hồng Hoa và nụ cười thân ái của Khang dành cho Hồng Hoa vẫn chập chờn trước mắt làm cho trái tim của Vy đau thắt. Những giọt nước mắt cố nén lại tuôn trào ướt đẫm khuôn mặt của cô. Vy tin vào tình yêu của Khang dành cho chô. Vy không tin chỉ vì một phút ghen hờn giận dỗi lại có thể rũ bỏ tất cả những tình cảm đó. Nhưng Kha đã từng nói: “Chưa có người đàn bà nào nắm giữ được trái tim của Khang” thì liệu là cô có quá khờ khạo, tự mãn khi nghĩ rằng cô đã nắm được trái tim của Khang hay không? Vy cứ ngồi bất động với những suy tư phiền muộn không giải thích được. Cho đến lúc có tiếng động khẽ mới làm cho Vy giật mình chợt tỉnh. Kha đã về nhà tự lúc nào, tựa người vào một gốc cây gần đó, anh nhìn cô cười cợt: − Làm cho anh giở khóc giở cười chưa đủ hay sao mà còn ngồi đây khóc lóc nỉ non vậy cô bé? Câu hỏi của Kha làm cho Vy bật cười khi nhớ tới gương mặt sững sờ, ngớ ngẫn của Kha khi nhận ra đó là Diễm Quỳnh. − Đúng là con nít mà. Đang khóc lại cười. Kha nhìn cô giả vờ hậm hực nói tiếp: − Kế hoạch tiếp theo của em là gì? Có thể cho anh biết để anh còn có thời gian chuẩn bị cho nó được hoàn hảo hay không? Liếc khẽ Kha, Vy rụt rè: − Anh không giận em à? − Anh định phạt em vài roi, nhưng không ngờ đã có người làm thế cho anh rồi. Vy xịu mặt cúi đầu. Ngồi bên cạnh cô, Kha ân cần: − Nè, cô bé! Chuyện gì làm em buồn vậy hả? Nói cho anh nghe đi, Hay là tại anh làm em buồn? Giọng dịu dàng ân cần của Kha làm Vy cảm động. Cô thút thít nghẹn ngào: − Không phải tại anh… anh Khang và em có một chút hiểu lầm. Chăm chú nhìn cô, Kha cười nhẹ: − Có phải là tại vì em đi chơi với anh chiều nay không? Ngước mặt lên nhìn Kha, Vy e dè cúi mặt. Vỗ nhẹ vào vai của cô, Kha an ủi giọng đùa vui: − Chỉ là hiểu lầm nhau một chút thôi mà. “Ngày mai trời lại sáng” thôi cô bé à. − Em không nghĩ đơn giản như vậy đâu. Cố nén tiếng nghẹn ngào, uất ức Vy đáp nhỏ − Lúc nãy em đã gặp anh Khang đi chơi với một cô gái khác rồi. Nhíu mày nhìn cô, Kha bật cười, giọng đùa cợt: − Thì ra nãy giờ em ngồi khóc lóc là vì ghen hờn đó hả. Yên tâm đi cô bé! Khang rất là yêu em, anh ấy không giận em được lâu đâu. − Sao mà anh biết? − Vì chưa có cô gái nào chọc giận được anh Khang đâu. Khang vì yêu em nên ghen hờn khi thấy em tự ý đi chơi với anh. Chợt nhớ ra, Vy ngước mặt ngơ ngác thắc mắc: − Anh thật sự không giận em hay sao mà còn cố an ủi, vun đắp cho tình cảm của em và anh Khang? Búng nhẹ lên chóp mũi của cô, Kha cười buồn bã: − Anh đã từng nói, nếu anh nhận thấy anh Khang yêu em thật lòng thì anh sẽ rút lui làm sao mà anh giận em cho được. Vả lại thái độ của em vừa rồi cũng là một câu trả lời gián tiếp cho anh hiểu rồi. Em không còn yêu anh nữa thì dù anh có làm đủ mọi cách cũng không thể thay thế hình bóng của anh Khang trong trái tim của em. Cuối cùng thì anh đã hiểu ra. Trong tình cảm không thể nào miễn cưỡng được đâu. Đùa nhẹ viên sỏi dưới chân, Kha tiếp: − Thì ra vừa lúc nhận ra Diễm Quỳnh anh cũng rất bực bội. Không kềm chế được cơn giận của mình, anh đã mắng cô bé thậm tệ. Vy hốt hoảng cắt ngang lời của anh: − Diễm Quỳnh đâu có biết gì về chuyện này, sao mà anh lại nặng lời với cô ấy như vậy? Kha hơi bối rối, anh phân bua: − Lúc đó cơn giận đã bốc lên tận đầu rồi, anh đâu còn thời gian mà suy nghĩ thiệt hơn. Anh chỉ còn nghĩ là Diễm Quỳnh cố ý phá vỡ kế hoạch của anh, nên anh đã trút hết giận giữ vào cô ấy. − Anh đã nói gì với Diễm Quỳnh vậy? Kha bật cười khi nhớ lại câu chuyện lúc nãy với Diễm Quỳnh. Kéo nhanh Diễm Quỳnh vào trong căn phòng nhỏ sau hậu trường, Kha hét lớn: − Bảo Vy đâu? Tại sao lại là cô hả? Diễm Quỳnh hơi hốt hoảng vì sự giận dữ của Kha, cô lắp bắp: − Chị Vy…. Chị Vy bảo là chị ấy bận công chuyện nên đã ra về rồi. Trừng mắt nhìn Diễm Quỳnh. Kha hét lớn − Đó là âm mưu của cô có phải không? Tôi biết là cô yêu tôi, nhưng dù cô có trăm mưu ngàn kế đi chăng nữa, thì tôi cũng không thể nào quên Bảo Vy được đâu. Đứng sững người ra nhìn Kha, Diễm Quỳnh run lên vì giận. Rút lá thư của Bảo Vy ra, cô ném thẳng vào mặt của Kha và hét lớn: − Đây là bức thư mà Bảo Vy đưa cho tôi đây nè. Anh hãy mở mắt ra mà coi cho kỹ đi có phải là âm mưu của tôi hay không vậy? Tôi không ngờ dưới đôi mắt đẹp của anh, tôi là một cô gái thủ đoạn và ti tiện đến thế. Hín một hơi thật mạnh, cố nén cơn giận, Diễm Quỳnh nhìn Kha đầy lạnh lùng: − Tôi không chối là rất yêu anh nhưng tôi không hèn hạ, ti tiện như là anh đã nghĩ. Tôi yêu nhưng biết tôn trọng tình cảm của người mình yêu. Tôi thà chấp nhận tình yêu đơn phương để người mình yêu được sung sướng, chứ tôi không mù quáng, ích kỷ như anh đâu. Anh yêu nhưng chỉ biết nghĩ đến bản thân của mình mà thôi, không cần suy nghĩ đến người khác. Không thèm chú ý đến vẻ mặt đầy thẫn thờ của anh, Diễm Quỳnh tiếp: − Từ ngày anh trở về đây, anh có biết là anh đã gây ra biết bao nhiêu phiền muộn cho người thân của mình hay không? Anh Khang, chị Bảo Vy vì yêu thương anh mà phải chấp nhận sự chia rẽ trong khi họ rất là yêu thương nhau. Nhưng mà anh nên hiểu là tình cảm không thể nào miễn cưỡng được. Anh đừng nên cố ràng buộc tình cảm của chị Vy nữa. Anh Khang và chị Vy, họ không có lỗi gì khi đến với nhau, anh nên thức tỉnh lại đi. Nét mặt của Khang từ từ giãn ra. Anh thầm ân hận vì những lời lẽ khi nãy của mình. Nghĩ lại thì Diễm Quỳnh đâu có lỗi gì đâu trong chuyện này, cô cũng chỉ là “nạn nhân” của Bảo Vy mà thôi. Đưa ánh mắt sang Diễm Quỳnh, cô bé đang tức giận, khuôn mặt ửng đỏ. Kha lặng lẽ bước lại bên Quỳnh, từ từ nâng gương mặt của cô lên, khẽ dùng tay lau những giọt nước mắt tủi hờn đang tuôn trào ra đầy gương mặt xinh xắn của cô. − Diễm Quỳnh! Cho anh xin lỗi… anh thật là hồ đồ mà. Nín đi em! Cắn chặt môi, Quỳnh xót xa: − Anh không có lỗi gì hết. Anh cũng đừng nên trách chị Vy. Lỗi cũng không phải là do chị ấy. Chị ấy làm việc gì cũng có lý lẽ của nó chắc là anh cũng hiểu ra mà. Thật sự trong lòng chị Vy rất là yêu anh Khang, không thể có hình bóng đàn ông nào có thể thay thế được anh Khang trong lòng của chị ấy đâu. Kha im lặng, lặng lẽ vuốt tóc của cô, anh thì thầm: − Diễm Quỳnh à, em đừng nên nói nữa, anh đã hiểu ra rồi. Anh biết mình phải làm gì rồi. Hãy cho anh thời gian, nghe Quỳnh! Diễm Quỳnh thôi khóc, cô sung sướng ngã đầu vào ngực của Kha.. Bảo Vy mỉm cười, hỏi tiếp: − Sau đó thì thế nào nữa? Kha gãi đầu, nói tiếp: − Thế nào nữa? Năn nỉ muốn gãy cả lưỡi cô ấy mới chịu cho anh đưa về nhà. Vỗ tay, Vy nói như reo: − hay quá rồi! Vậy là có hy vọng rồi. À, mà anh Kha này, anh có dự tính gì chưa? Gật đầu, Kha nói tiếp: − Vài ngày nữa anh và Diễm Quỳnh sẽ ra Hà nội để biểu diễn, sau đó sẽ cùng đi sang Pháp. Mặc dù chưa yêu Diễm Quỳnh thật sự nhưng anh cũng mong là thời gian sẽ làm cho anh và cô ấy gần nhau hơn. Cuối cùng thì anh cũng biết là em và anh Khang yêu nhau thật lòng. Anh không muốn trở thành người thứ ba phá hoại. Mong rằng em sẽ hạnh phúc với tình yêu của mình. Kha xoè nhẹ bàn tay, Vy mỉm cười tin tưởng đặt tay của mình vào. Siết chặt tay nhau, Kha và Vy cùng nhìn nhau thân ái. Giữa hai người, sự hiểu biết yêu thương chan hoà lẫn nhau. Kha đứng lên cười nhẹ và bước vội vào nhà. Một lúc sau anh trở ra với cây đàn guita. Gảy nhẹ một khúc nhạc và thì thầm, anh hát khẽ: “Thêm một chiếc lá rụng Thế là thành mùa thu Thêm một tiếng chim gù Thành ban mai tinh khiết Dĩ nhiên là tôi biết Thêm một lắm điều hay Nhưng mà tôi cũng biết Thêm một phiền toái thay Thêm một người thứ ba Chuyện tình đâm dang dở Nhậu thêm một thiếp hồng Thấy mình thêm đơn lẻ…” Nghe xong bài hát, nỗi xúc động bàng hoàng bỗng dâng trào trong lòng Vy. Từ lâu biết Kha là người tốt, anh sẽ hiểu biết và cảm thông. Bước đến bên cạnh Kha, Vy nhón gót đặt nhẹ vào má anh một nụ hôn yêu thương, kính trọng của một đứa em gái dành cho anh trai của mình. Vy thì thầm: − Cám ơn anh. Anh thật là tuyệt vời. Xoảng…. Xoảng…. Tiếng đồ vật bể làm cho Kha và Vy hoảng hốt quay lại. Khang đang đứng bất động mặt tái xanh ở sau lưng cô và Kha. Ổ bánh kem và những ly rượu vỡ tan tành dưới đất. Mắt Khang đỏ ngầu, giọng của anh lạnh lùng: − Tôi xin lỗi vì đã quấy rầy hai người…. Và anh quay lưng bỏ đi… Vy hốt hoảng gọi to: − Anh Khang! Anh đã hiểu lầm rồi… anh Khang…. Nhưng bất chấp lời van nài của cô, Khang giận dữ lao vút ra cổng. Hấp tấp mở cửa xe, anh bước lên rồ ga chạy mất. Vy đứng ôm mặt khóc ngất vì bị hiểu lầm và vì hờn tủi. Kha bước đến cạnh chùi nhẹ những giọt nước mắt, anh thì thầm. − Đừng buồn và lo lắng nữa Vy ạ. Bây giờ anh Khang đang giận dỗi, ảnh sẽ không thèm nghe anh hoặc em giải thích đâu. Hãy để cho ảnh bình tĩnh lại, chúng ta sẽ giải thích sau cũng không muộn em ạ. Lời an ủi của Kha làm cho Vy bớt lo lắng. Cô cúi đầu gật nhẹ. Chia tay với Kha, Vy mệt mõi, cố gắng lê bước vào phòng nằm vật xuống nệm. Chưa bao giờ Khang tỏ vẻ giận dữ như lúc này. Có bao giờ sự hiểu lầm này làm anh và cô chia tay nhau hay không? Chắc là không đâu, vì Khang hiểu rằng cô yêu anh và rất yêu anh. Vy trằn trọc bâng khuâng, thao thức suốt đêm đợi anh trở về. Đêm đó, Khang về nhà gần hai giờ sáng. Anh say túy lúy, người sặc sụa mùi rượu, mùi nước hoa. Không đánh thức chị Năm dậy, Vy phải vất vả thật lâu mới đưa được Khang lên lầu. Khang nhướn đôi mắt lờ đờ nhìn cô và lăn ra ngủ ngon lành. Vừa giận, vừa thương, Vy đến cởi giày vớ và áo ngoài ra cho anh. Cô sững sờ, bàng hoàng khi nhìn thấy những sợi tóc dài gần cổ áo và vài ba dấu son môi còn đỏ. Vậy là cả đêm rồi Khang đã ở bên cạnh một cô gái khác. Nuốt vội cơn nghẹn xuống, Vy bủn rủn cả tay chân khi nghĩ đến Khang đã ôm ấp một người con gái khác trong suốt thời gian cô chờ đợi anh mỏi mòn. Nhưng người con gái ở suốt đêm bên cạnh của anh là ai đây? Phải chăng anh làm như vậy là để trừng phạt cô? Vy muốn đánh thức Khang dậy để hỏi cho ra lẽ. Nhưng khi nhìn thấy vẻ mặt hiền hoà trong giấc ngủ của Khang, Vy lại không nỡ. Ngã người trên ghế phô tơi cạnh đó, Vy khóc trong âm thầm, lặng lẽ vì đau đớn và hờn ghen. Những tia nắng mặt trời đã lấp lánh bên khung cửa. Kéo lại chiếc mền đắp ngay ngắn cho Khang, Vy quay bước trở về phòng của mình. Phải mất thời gian trang điểm khá lâu Vy mới che giấu được khuôn mặt đầy vẻ mệt mỏi và chán nãn của mình. Thay một bộ đồ sạch sẽ, Vy vội vã đi xuống nhà. Hôm nay Kha và Diễm Quỳnh sẽ đi Hà nội. Dù muốn dù không, Vy cũng phải thay Khang đưa hai người ra phi trường. Cố giữ cho vẻ mặt tươi tỉnh, Vy chào Kha nơi bàn điểm tâm. − Chào anh, chúc anh một buổi sáng vui vẻ. Kha nhướn mày nhìn cô cười nhẹ: − Anh nghỉ người nhên nhận lời chúc này phải là em mới đúng. Vy cúi mặt bối rối, cô nghe giọng của Kha ân cần hỏi: − Anh Khang đã về nhà chưa vậy hả Vy? Nhìn cái gật đầu nhẹ của cô, Kha tiếp: − Chút nữa dùng điểm tâm xong, anh lên gặp ảnh để giải thích rõ mọi việc. Khẽ thở dài, Vy can ngăn: − Thôi khỏi, suốt đêm qua ảnh đi uống rượu đến gần sáng mới về nhà, giờ này vẫn còn chưa say tỉnh. Anh nên dành thời gian chuẩn bị đồ đạc cho chuyến đi. Kha nhìn cô, anh buộc miệng lo âu: − Nhưng khi anh đi rồi, liệu Khang có còn nghe em giải thích hay không? − Em nghĩ khi yêu nhau, thì phải tin ở nhau. Chắc chắn là Khang sẽ hiểu mà. Kha nhìn cô ngần ngừ: − Hay là anh hủy bỏ hợp đồng này, ở lại thêm vài ngày để giải quyết rõ mọi việc với ảnh? Vy cười nhẹ trấn an Kha: − Anh đừng quá lo âu như vậy, mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy thôi mà. Nếu mà anh huỷ bỏ hợp đồng thì không những anh phải mất tiền bạc mà còn mất cả uy tín, danh dự nữa. Kha có vẻ ngần ngừ, liếc nhìn đồng hồ, Vy thúc dục: − Đừng do dự nữa. Anh lên chuẩn bị hành lý, em đưa anh ra phi trường. Chắc giờ này Diễm Quỳnh cũng đang mong gặp anh lắm đó. Kha nhìn cô khẽ thở dài. Anh miễn cưỡng quay trở lên phòng sửa soạn. Quay sang cô, anh dặn dò: − Nếu ở nhà có chuyện gì, em báo cho anh hay liền nghe. Vy gật đầu mỉm cười: − Được. Em hứa là sẽ liên lạc thường xuyên với anh. Kha nhìn cô, khẽ thở dài và bước đi. Vy và Kha đến phi trường thì Diễm Quỳnh cũng vừa đếnn. Bước đến bên cạnh Vy, Diễm Quỳnh thẹn thùng nói nhỏ: − Chị Vy! Em cảm ơn chị. Vy bật cười: − Sao lại cảm ơn chị? Chị phải cảm ơn em mới đúng chứ. Nhớ chăm sóc cho Kha dùm chị. Ngước đôi mắt đầy yêu thương hướng về phía của Kha, cô bé cười bẽn lẽn. Kha cũng mĩm cười dịu dàng đón nhận những ánh mắt đó. Thoáng chốc đã đến giờ máy bay sắp cất cánh, Vy vẫy tay chào từ biệt cả hai người. Nhìn theo bóng dáng chiếc máy bay rời đường băng, Vy thấy lòng mình ngổn ngang trăm mối. Tình yêu quả thật là một điều kỳ diệu. Nó vừa mang đến niềm vui mà cũng có thể mang đến những nỗi buồn. Nhìn cái chấm nhỏ từ từ mất hẳn phía chân trời, Vy chậm rãi quay về với niềm hạnh phúc mà cô đã chọn lựa. Vy xoay lưng định khép cổng thì bắt gặp khuôn mặt quen thuộc của Hồng Hoa. Cô ta mỉm cười nhìn Vy thân mật: − Chào bạn. Có anh Khang ở nhà không? Vy nần ngừ đứng trước cổng. Sáng nay cô có rất nhiều chuyện muốn giải thích với Khang, nhưng cô không thể là một người bất lịch sự. Để rộng cổng, Vy nhìn Hồng Hoa nhẹ gật đầu. Cho xe lao vút vào cổng, Hồng Hoa nhanh nhẹn bước xuống. Cô thân mật đi đến bên cạnh Vy, hỏi nhỏ: − Vy vừa đi đâu về vậy? − Sáng nay, Vy tiễn Kha ra phi trường. Hồng Hoa liếc nhìn Vy với ánh mắt đầy sắc lạnh tinh anh. Cô thoảng mỉm cười ý nhị. Mời Hồng Hoa vào phòng khách. Vy định đi gọi Khang thì nghe tiếng chị Năm nói nhỏ: − Mợ Hai! Cậu Hai đã đi khỏi rồi. Vy quay lại ngơ ngác: − Anh ấy đi lúc nào vậty hả chị Năm? − Mợ đi được một lát thì cậu ấy củng đi luôn. − Thế rồi anh Khang có nói là ảnh đi đâu không hả chị Năm? − Không có nói, nhưng là hình như cậu ấy đến công ty. Vỗ nhẹ lên trán, Vy thấy mình thật là đãng trí. Hôm nay không phải là ngày nghỉ thì anh Khang dĩ nhiên là phải đi làm rồi. Bước đến ngồi đối diện với Hồng Hoa, Vy nhỏ nhẹ: − Anh Khang đi vắng rồi, Nếu có việc gì cần thì Hồng Hoa cứ nhắn lại mình sẽ nói lại dùm cho. Hồng Hoa mỉm cười kiêu hãnh. Cô vờ từ tốn. − Cũng chẳng có gì đặc biệt đâu. Đây là lịch trình những chuyến bay sang Úc. Vy hỏi anh Khang giúp Hồng Hoa là anh ấy muốn đi chuyến nào, mình sẽ đăng ký dùm cho anh ấy. Vy thừ người ngồi trên ghế, cô nhíu mày ngơ ngác. − Khang đi Úc làm gì? Sao tôi không hề nghe anh ấy nói? Hồng Hoa nhìn cô không giấu được vẻ ngạo nghễ: − Chuyện này trứơc sau gì rồi Vy cũng biết mà, thôi thì sẵn đây mình cho Vy biết luôn. Mình với Khang sẽ đi qua Úc du lịch một thời gian. Suốt đêm qua, Khang ở nhà của mình. Ảnh tâm sự với mình rất nhiều. Mình nghĩ nếu Vy và anh Khang không hợp nhau thì nên chia tay là hơn. Mình không thích làm kẻ thứ ba phá hoại. Nhưng Vy nên hiểu là mình đã yêu anh Khang từ lâu, thế thì Vy cũng đừng nên trách mình. Bàng hoàng chết sững trên ghế vì cái tin ấy, Vy cảm thấy như ngàn mũi kim châm vào trái tim cô. Đầu cô nhức nhối, Vy không tin, đúng hơn là cô không muốn tin những gì mà Hồng Hoa vừa nói. Nhưng những giấu son môi và những sợi tóc dài quấn quýt vương vãi trên áo Khang là bằng chứng hiển nhiên nhất cho những gì mà Hồng Hoa vừa nói. − Mợ Hai à? Mợ không sao chứ hả? Tiếng nói của chị Năm vang lên làm cho Vy sực tỉnh. Cô giật mình quay lại thì đã thấy Hồng Hoa ra về từ lúc nào rồi. Chị Năm đứng bên cạnh nhìn cô đầy lo lắng. Bảo Vy gượng cười: − Em không sao đâu chị Năm à. Lúc trước khi đi làm, chị thấy anh Khang ảnh ra sao? Thái độ của ảnh có gì khác lạ không hả chị? Chị Năm ngơ ngác: − Tôi thấy cũng bình thường như mọi người thôi mà. Vy cắn chặt môi, ngẫm nghĩ. Cô cần phải tin tưởng ở Khang vì anh ấy rất là yêu cô. Những lời nói của Hồng Hoa chỉ là bịa đặt ra mà thôi. Nhíu mày suy nghĩ, Vy thấy cần phải nên kiểm chứng lại những gì mà Hồng Hoa đã nói. Với tay lấy chiếc túi xách trên bàn, Vy quay sang nói với chị Năm: − Em ra ngoài một chút, chị nhé! Chị Năm nhìn cô bằng đôi mắt buồn rầu đầy lo âu. Chị cất giọng rụt rè: − Ngoài trời đang mưa mà. Mợ đợi tạnh mưa hãy đi. Có chuyện gì cũng nên để từ từ rồi giải quyết, đừng làm chuyện gì thiếu suy nghĩ nghe mợ. Vy gật đầu cười nhẹ cho chị Năm an tâm. Vy biết là chị ấy rất yêu thương và lo lắng cho cô. Băng qua màn mưa trắng xoá quất vào mặt rát buốt. Vy bước vào quầy điện thoại công cộng bên đường. Bảo Vy nhờ cô bé chủ nhà điện thoại gọi cho Khang, và cô lắng nghe cuộc điện đàm của họ qua chiếc máy phụ. − A lô! Có phải là ông Trần Vĩnh Khang không? − Vâng, là tôi đây. − Tôi là nhân viên của hãng hàng không. Sáng nay, bạn của ông có nhờ tôi thông báo cho ông biết một số chuyến bay sang Úc. Nếu ngày nào ông quyết định đi. Công ty chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ ông. − Tôi phải cần xem xét lại lịch trình làm việc, và sắp xếp lại một số việc, sau đó sẽ đặt vé máy bay. Cảm ơn quý cô. Mặt của Vy cơ hồ không còn một chút máu. Cô cảm thấy đầu óc quay cuồng. Vậy là tất cả những gì mà Hồng Hoa nói đều là sự thật. Anh sẽ sang Úc cùng với Hồng Hoa. Anh đã thực sự muốn rời bỏ cô rồi, mà cô nào có lỗi gì đâu? Tại sao vậy? Tại sao Khang lại đối xử bất công với cô như vậy? Những kỷ niệm ngày đầu mới gặp nhau, những yêu thương chất ngất dành cho nhau, thế mà Khang đã quên hết rồi, quên tất cả. Vy khóc không thành tiếng. Những giọt nước mắt hoà cùng nước mưa làm ướt đẫm khuôn mặt của cô. Bước lang thang trên hè phố không định hướng mặc cho gió mưa lạnh buốt. Cô không biết mình sẽ đi đâu và phải làm gì? Cô chỉ muốn né tránh những giây phút ngột ngạt khi phải đối diện với Khang. Dù sao cô cũng chỉ là một người vợ trên danh nghĩa. Cô không thể trách móc khi Khang yêu một người con gái khác, mà cô chỉ biết trách móc trái tim ngu ngốc của mình sao lại rung động trước một người đàn ông đa tình như Khang? Lòng tự nhủ như thế, nhưng Vy vẫn cảm thấy đầy chua xót, đau đớn khi nghĩ đến chuyện Khang sẽ âu yếm, yêu thương một người con gái khác. Men theo con lộ, Vy chệnh choạng bước. Mưa càng to, gió càng lớn, nhưng Vy vẫn nhịp đều bước chân với mái đầu trần, tóc tai áo quần đều bị thấm nước nhưng Vy vẫn bước đi trong mưa gió. Ngước mặt lên nhìn, mưa tuôn đổ như thác trên mặt của cô, như hàng ngàn mũi kim xoáy vào óc. Đầu cô nhức buốc, đau như búa bổ. Con đường quen thuộc ngày nào cô và Khang thường dạo chơi thơ thẩn giờ đây chỉ còn lại mình cô ngồi đây uống từng giọt sầu. Tất cả đã đổ vỡ rồi. Khang đã có Hồng Hoa, Kha đã có Diễm Quỳnh. Cô thực sự là người thừa thải mất rồi. Vy thầm nhủ: “phải đi thôi. Đừng nên làm người dư thừa để cho mọi người thương hại. Nhưng đi đâu bây giờ đây? Vy không thể biết được. Trời đất bao la, nhưng đâu sẽ là nơi cho cô quay về? Về lại quê cũ ư?” Ôm lấy hai bên thái dương đầy nhức buốt, Vy cũng không muốn nghĩ thêm gì nữa, vì hướng nào cũng không đem đến cho cô một quyết định rõ ràng. Màn đêm buông xuống thật nhanh. Những ngọn đèn đường nhấp nháy ở xa như kéo Vy trở về hiện tại. Giờ này chắc là sẽ không còn ai chờ mình ngoài chị Năm. Nhìn theo bóng dáng cô độc của mình trên đường mà Vy tự hỏi: mình nên làm gì bây giờ đây? Có tiếng chân người bước khẽ sau lưng cô. Vy giật mình quay phắt lại. Một người đàn ông lạ mặt đang tiến bước nhanh về phía của cô. Nhìn lại không gian vắng lặng xung quanh, bất giác Bảo Vy rùng mình đầy lo sợ. Nếu gã đàn ông ấy là dân lưu manh thì sao đây? Ai có thể cứu cô trong lúc này bây giờ? Suy nghĩ vừa đến đã khiến cho cô quay người chạy thật nhanh về phía có ánh đèn sáng. Tiếng chân dồn dập phía sau làm cho Vy càng hốt hoảng. Cô mơ hồ như nghe tiếng gọi, nhưng không dám quay đầu lại mà vẫn chạy thật nhanh. Đột nhiên, một ánh sáng chói loà làm cô hoa mắ.t Đồng thời một vật lạ va nhanh vào người của cô làm cô ngã xuống và rồi không còn biết gì nữa. Bảo Vy chớp mắt chợt tỉnh. Cô nhận ra khung cảnh trắng xoá trước mặt của mình. Đồng thời mùi ê te, mùi thuốc xộc vào mũi làm cho cô nhận thức được rằng nơi đây là bệnh viện. Suốt mấy ngày nay, dường như cô đã nằm ở đây. Vì trong cơn mê man, cô vẫn còn cảm nhận được bên giường cô lúc nào cũng có người cận kề chăm sóc, lo lắng. Khẽ nhíu mày, Vy cố nhớ lại mọi chuyện đã xảy ra. Khang, Hồng Hoa, người đàn ông lạ mặt… tất cả như xoayt ròn truớc mặt của cô.. Tại sao cô nằm đây? Ai đã đưa cô vào đây? Bao nhiêu câu hỏi quanh quẩn trong đầu của cô? Vy bất chợt thở dài. Cô trở mình thì bắt gặp một người. Tròn xoe mắt, Vy nhìn thấy khuôn mặt hốc hác, râu ria tua tủa của Khang. Anh đang ngồi ngủ ngon lành cạnh giường cô nằm. Có lẻ tiếng động đã làm cho Khang thức giấc. Anh mở mắt ra nhìn cô và không giấu được vẻ vui mừng: − Em tỉnh rồi phải không hả Vy? Em làm cho anh lo quá. Vuốt nhẹ khuôn mặt của Vy, Khang hỏi giọng ân cần, đầy lo lắng: − Vy à! Em đã khoẻ hẳn rồi chưa? Vy mệt mỏi nhìn anh: − Em chỉ còn hơi choáng một chút mà thôi. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Tại sao em lại ở đây? Không trả lời cô, Khang hỏi: − Sao em lại chạy như mất hồn vậy? Cũng may là em chỉ bị sây xát nhẹ khi xe đụng, chứ nếu không thì anh hối hận suốt cả đời. Câu nói của Khang khiến cho Vy chợt nhớ lại những chuyện đã xảy ra. Vy quay mặt đi giấu vội những giọt nước mắt tuôn trào, giọng hờn dỗi: − Việc gì anh lại phải hối hận cơ chứ? Em nghĩ anh sẽ vui mừng mới đúng hơn. Khang xoay mặt Vy lại đối diện với anh, nhưng cô vẫn cương quyết xoay đi. Vy không muốn mình trở nên yếu đuối khi đối diện với khuôn mặt thân thương của anh. Bao nhiêu uất ức, bao nhiêu khổ đau cô cứ để cho trôi theo dòng nước mắt tuôn trào, ướt đẫm cả khuôn mặt của cô. Bảo Vy nghe giọng của Khang tràn đầy hối hận: − Anh biết là em đang giận anh nhiều lắm. Nhưng giữa anh và Hồng Hoa không có chuyện gì xảy ra đâu. Em hãy nghe anh nói đi mà. Rồi không chờ cô có ý kiến. Khang vẫn đều giọng nói: − Đêm đó, khi bắt gặp em và Kha hôn nhau…. Anh đã chạy như điên cuồng trên đường phố. Một lúc sau anh ghé vào tiệm rượu và uống thật say. Anh muốn tìm cho mình một cảm giác mới để quên đi tất cả những gì mà mình đã nhìn thấy. Ngồi được một lúc, anh gặp Hồng Hoa đi chơi cùng một nhóm bạn của cô ấy. Hồng Hoa có đến nói chuyện với anh một lúc. Tâm trạng của anh lúc đó đầy đau khổ. Muốn giận em, nhưng tình yêu trong anh lại quá tràn đầy. Muốn ghét Kha, nhưng Kha lại là em ruột của mình. Nên vừa khi nghe nói Hồng Hoa sẽ sang Úc du lịch, anh đã nảy sinh ra ý định ra đi để cho em và Kha được hạnh phúc. Ngoài ra giữa anh và Hồng Hoa không có gì xảy ra hết. Anh biết anh thật là có lỗi. Anh đã ghen tuông một cách mù quáng mà không chịu nghe những lời giải thích của em. Nhưng tất cả cũng vì anh quá yêu em mà thôi, Vy ạ. Khang nhìn thẳng vào đôi mắt của cô, đôi mắt của anh hoe hoe đỏ, nước mắt của cô chảy xuống. Khang nâng khuôn mặt của cô lên, anh hôn nồng nàn lên môi và mắt của cô. Vy nằm lặng im không phản ứng gì. Vì cô yêu anh nên luôn sẵn sàng tha thứ cho anh mọi chuyện. Luồn tay vào mái tóc rối của Khang, Vy mỉm cười. Anh lại nhìn cô đầy âu yếm. Giờ đây đã có anh bên cạnh, mọi hiểu lầm đều được giải toả, cô cảm thấy mình như đựơc khỏe hẳn ra. Ngẩng lên nhìn Khang, Vy giải thích: − Thật ra giữa em và anh Kha cũng không có gì với nhau đâu. Vội vàng đặt tay lên miệng của cô, anh nói nhanh: − Anh đã hiểu ra hết mọi chuyện rồi. Trưa hôm đó, đọc báo thấy hình của Kha và Diễm Quỳnh, anh cũng đã hiểu ra phần nào sự việc. Anh vừa định về nhà tìm em thì nhận được điện thoại của Kha. Chú ấy đã giải thích rõ mọi chuyện cho anh biết rồi. Anh hối hận vô cùng, vội vàng trở về và đã gặp chị Năm đang lo lắng vì sự vắng mặt quá lâu của em. Và chị Năm đã kể cho anh nghe câu chuyện giữa em và Hồng Hoa. Vò mái tóc rối, Khang tiếp: − Lúc đó anh thực sự hốt hoảng và lo lắng vô cùng. Anh sợ em có thể làm chuyện dại khờ. Trái tim anh đau thắt lại khi nghĩ đến chuyện sẽ mất em vĩnh viễn. Vy vuốt ve khuôn mặt đầy râu của Khang, lòng cô như chùng xuống. Cả ngày hôm đó, cô có hơn gì anh đâu, cũng đau khổ khôn cùng. Chợt nhớ, Vy bỗng hỏi: − Thế còn gã đàn ông lạ mặt theo em hôm đó là ai vậy? − Đó là người tài xế của anh ở công ty. Hôm đó anh lo lắng quá, tay chân bủn rủn cả nên phải nhờ anh ta lái xe thay anh. Khi đến nơi, anh cùng cậu ta chia nhau đi tìm, nhưng khi vừa gặp em thì em bỏ chạy. Anh chạy theo gọi với lại, nhưng không được. Vy bật cười: − Em cứ nghĩ đó là một gã lưu manh nên cố chạy tìm cách thoát thân. Khang vuốt ve khuôn mặt của cô, giọng của anh đầy âu yếm: − Cuối cùng thì anh cũng đã tìm lại được báu vật mà anh tưởng suýt nữa đã đánh mất. Anh thật hạnh phúc vô cùng. Đỡ Vy nằm xuống giường, anh tiếp: − Bây giờ thì em hãy nhắm mắt lại và ngủ một giấc cho thật khoẻ nhé. Vy ngoan ngoãn nghe theo lời anh nói. Chẳng bao lâu cô đã chìm vào giấc ngủ say. Bảo Vy giật mình thức giấc khi trời đã tối. Vừa xoay người, cô đã nghe tiếng Khang kêu: − Em ngủ ngon quá. Nào! Bây giờ thì hãy ngồi dậy ăn súp đi, kẻo nguội hết. Vừa nói Khang vừa đỡ cô ngồi dậy, rồi dùng khăn ướt lau nhẹ lên khuôn mặt mịn màng của cô. Cẩn thận bón cho cô từng thìa súp, anh lo lắng chăm sóc cho cô như một đứa bé. Vy mỉm cười nhìn anh trêu: − Anh chiều em quá, không sợ em hư hả? Lắc nhẹ đầu, anh đáp: − Anh biết là em sẽ không bao giờ như thế. Vả lại, anh săn sóc em bây giờ thì sau này anh sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. − Em đâu có gì để thưởn công cho anh đâu? − Bản thân em đã là một phần thưởng quý giá nhất rồi còn gì nữa. Bảo Vy thoáng đỏ mặt vì câu nói bóng gió của Khang. Vuốt nhẹ trên khuôn mặt đang đỏ ửng lên của cô, Khang bật cười: − Trước sau gì em cũng đã là vợ của anh kia mà. Có gì đâu mà emlại mắc cỡ hả cô bé? Vy cúi mặt thẹn thùng trước ánh mắt đầy yêu thương của Khang. Anh bật cười nhẹ rồi từ từ cúi xuống. Vy cảm thấy hồn mình như bồng bềnh trôi nổi trong niềm hạnh phúc tưởng chừng như bất tận này. − Vy ơi! Em đâu rồi, Vy? Vừa bước vào nhà, Khang đã cất tiếng gọi vang khiến chị Năm tất tả từ trong bếp chạy vội ra trả lời: − Mợ Hai hôm nay không khoẻ lắm nên nằm ở trên lầu. Khang thoáng cau mày, anh bước vội lên lầu. Đẩy vội cánh cửa phòng, Khang bước vào. Nhìn Vy, anh hỏi giọng lo âu: − Em không khoẻ à? Để anh đưa em đi bác sĩ nghen. Ngồi thẳng dậy, Vy nhìn Khang cười: − Em chỉ hơi khó chịu một chút thôi. Không cần phải đi bác sĩ đâu anh à. Sờ vào trán của Vy thấy vẫn mát lạnh, Khang mới bớt lo âu, nhưng anh vẫn cẩn thận dặn dò: − Nếu mà có bệnh thì đừng có nên giấu anh nghen nhỏ. Vy mỉm cười gật nhẹ. Khang quả là một người chồng tuyệt vời. Anh yêu thương và lo lắng cho cô hết mực. Từ sau ngày xuất viện trở về, Bảo Vy đã trở thành một người vợ thực sự của Khang. Cô vô cùng sung sướng vì hạnh phúc luôn ngập tràn. Ngước mắt lên nhìn anh, Vy chợt hỏi: − Anh tìm em có chuyện gì không hả? Khang bật cười tươi, rút từ trong cặp ra một bức điện thư của Kha, Khang đưa cho cô, anh nói: − Anh vừa nhận được tin của Kha bảo là tháng sau ba mẹ anh và chú ấy sẽ trở về đây cùng Diễm Quỳnh sau đợt lưu diễn, và cả hai người sẽ tổ chức lễ cưới. Vy vui mừng vỗ tay, cô ngước mặt lên nhìn Khang và nói: − Cuối cùng rồi anh Kha cũng đã tìm ra được niềm hạnh phúc cho riêng mình. − À! Diễm Quỳnh nhờ em làm cô dâu phụ cho cô ấy đấy. Bảo Vy nhăn mặt: − Ôi! Không được… không được đâu. Chắc là Diễm Quỳnh phải nhờ người khác thôi. Khang nhìn cô đầy ngạc nhiên: − Sao vậy? Em không thích làm dâu phụ giúp Quỳnh à? Vy nhìn anh nhăn mặt phụng phịu: − Thì cũng tại vì anh chứ còn tại ai? Khang ngạc nhiên kêu lên? − Tại anh ư? Thoáng đỏ mặt, Bảo Vy lí nhí: − Còn phải hỏi. Em đã có…. Thì làm sao mà làm dâu phụ được nữa. Khang nhíu mày, một thoáng, anh chợt hiểu ra. Anh bế bổng cô lên, xoay tròn giọng đầy mừng rỡ: − Vợ anh thật là tuyệt vời. Anh hạnh phúc quá Vy ơ! Đấm mạnh vào ngực Khang, Bảo Vy hét vang: − Bỏ em xuống đi anh à.. bỏ em xuống mau đi mà. Đặt Vy từ từ xuống giường, nhưng vẫn ôm chặt cô trong vòng tay mình, Khang âu yếm: − Đã bao lâu rồi, sao em không cho anh biết: − Em cũng vừa mới biết mà. Chợt Vy giậm chân nũng nịu: − Anh thật là đáng ghét! − …… − Em đã cố công học lại để thi đại học, bây giờ thì cũng đành phải bỏ lỡ rồi. Ghét anh ghê đi! Khang bật cười: − Thì em học làm mẹ, học phục vụ con mình. Đó cũng là niềm hạnh phúc mà bé con. Trong vòng tay ấm áp của Khang, cô luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc mà Khang vừa nói. Ngước mắt lên nhìn những cụm mây trắng trôi bềnh bồng trên bầu trời xanh, tuổi thơ của cô đã trôi qua và bây giờ sắp sửa làm mẹ. Cô đã có thể an lòng với niềm hạnh phúc nhỏ bé của mình mà không còn phải cảm thấy bứt rứt hay âu lo phiền muộn, vì người “tình thơ” của những “ngày thơ” đã tìm thấy được bến bờ hạnh phúc. Hết Mục lục Tập 1 Tập 2 Ngày Thơ Tình Thơ Cát LanChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: mickey đưa lên vào ngày: 23 tháng 7 năm 2004
vanhoc
Bae Woo-hee (Hangul: 배우희, Hanja: 裴優熙, Hán-Việt: Bùi Vũ Hy, sinh ngày 21 tháng 11 năm 1991), thường được biết đến với nghệ danh Woohee, là một nữ ca sĩ thần tượng và rapper người Hàn Quốc. Cô là thành viên của nhóm nhạc nữ Dal Shabet và xếp thứ 7 chung cuộc tại chương trình The Unit (2017). Hiện cô đang hoạt động với tư cách trưởng nhóm của nhóm nhạc dự án UNI.T. Tiểu sử Bae Woo-hee sinh ngày 21 tháng 11 năm 1991 tại Busan, Hàn Quốc. Cô hiện đang theo học tại Viện Truyền thông và Nghệ thuật Dong-ah chuyên ngành Truyền hình giải trí. Sự nghiệp Trước khi ra mắt Woohee là một thực tập sinh của công ty giải trí hiện không còn tồn tại Medialine Entertainment, nơi cô được dự kiến ​​ra mắt trong nhóm nhạc nữ 5 thành viên mang tên Viva Girls. Dự án đã bị chấm dứt vào đầu năm 2011 do những khó khăn về tài chính trong công ty. Sau khi cô rời khỏi Medialine Entertainment, Woohee đã trở thành một thực tập sinh dưới trướng Happy Face Entertainment, và ra mắt với Dal Shabet vào năm 2012. 2012–2014: Khởi đầu nghề nghiệp Vào ngày 24 tháng 5 năm 2012, Woohee sẽ tham gia nhóm nhạc pop Dal Shabet, nơi cô sẽ thay thế cựu thành viên Viki. Dal Shabet phát hành video teaser đầu tiên của nhóm về Woohee vào ngày 1 tháng 6 năm 2012. Woohee đã viết và sáng tác ca khúc "Maybe", một ca khúc từ track mở rộng thứ sáu của Dal Shabet, Be Ambitious, được phát hành vào ngày 20 tháng 6 năm 2013. Woohee đã cộng tác với ban nhạc Every Single Day để phát hành ca khúc "Nap", được bao gồm trong track Sky Bridge mở rộng của ban nhạc. Ca khúc được phát hành vào ngày 27 tháng 8 năm 2013 cùng với một video âm nhạc đi kèm, mà Woohee cũng xuất hiện. Woohee xuất hiện lần đầu trong bộ phim truyền hình SNS năm 2013 của Infinite Power, nơi cô đóng vai nhân vật lặp lại Han Su-ja. Vào ngày 14 tháng 11 năm 2013, Bae phát hành ca khúc solo đầu tiên, "Towards Tomorrow", cho OST của bộ phim truyền hình SNS Infinite Power. Vào ngày 24 tháng 2 năm 2014, Woohee sẽ ra mắt màn ảnh rộng lớn thông qua một vai khách mời trong bộ phim kinh dị 3D Tunnel 3D. Woohee phát hành ca khúc "Hello My Love" vào ngày 29 tháng 4 năm 2014 cho OST bộ phim cuối tuần của MBC, Jang Bo-ri is Here!. 2015–2016: Diễn xuất vai trò và sáng tác Vào tháng 6 năm 2015, Woohee đã tham gia vào vai phụ trong SBS 'The Time We Were Not in Love' . Vào ngày 5 tháng 1 năm 2016, Bae đã phát hành bài hát solo thứ hai, "Love Hurts" trong track mở rộng thứ 9 của Dal Shabet, Naturalness. 2017–nay: The Unit và UNI.T Trong năm 2017, Woohee tham gia cuộc thi thần tượng KBS The Unit: Dự án khởi động lại thần tượng cùng với thành viên Dal Shabet của cô là Serri. Vào ngày 10 tháng 2 năm 2018, trong tập cuối của The Unit, Woohee xếp thứ thứ 7 trong số thí sinh nữ và trở thành một thành viên của trận chung kết nữ The Unit, sau này được tiết lộ tên nhóm là UNI.T. Woohee giữ vai trò trưởng nhóm, rap chính, nhảy chính và hát dẫn trong nhóm. Danh sách đĩa nhạc Danh sách phim Phim Phim truyền hình Giải thưởng và đề cử Chú thích Liên kết ngoài Sinh năm 1991 Nhân vật còn sống Nữ thần tượng Hàn Quốc Nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc Nữ diễn viên truyền hình Hàn Quốc Thành viên của Dal Shabet Nữ ca sĩ Hàn Quốc thế kỷ 21
wiki
là một hòn đảo thuộc quần đảo Amami, một phần của quần đảo Nansei) (hay Ryukyu) tại Nhật Bản. Về mặt hành chính, hòn đảo thuộc tỉnh Kagoshima. Trên đảo có ba thị trấn: Tokunoshima, Isen, và Amagi. Hòn đảo nằm giữa đất liền tỉnh Kagoshima và đảo chính Okinawa. Đảo có diện tích 247,77 km² và có dân số khoảng 27.000 người. Đảo là nơi sinh sống của một loài rắn độc gọi là habu (cũng có trên một số đảo khác), thỏ Amami quý hiếm và có nòi giống gần giống với giống thỏ thời tiền sử, và một kiểu đấu bò tót độc đáo gọi là Tōgyū. Có một vài cảng trên hòn đảo, và một sân bay nhỏ là sân bay Tokunoshima. Đi bộ đường dài không được khuyến khích do lo ngại về rắn độc, song những còn đường mòn trên núi mang đến cho du khách những phong cảnh đẹp và kỳ thú. Bờ biển củ đảo khá ấn tượng, và có một đoạn bờ biển lạ lùng ở phía bắc của đảo, và tai nạn hàng hải cũng xảy ra vì các tấm đá bằng đồ sộ ở đây. Tham khảo Đảo Nhật Bản Quần đảo Amami
wiki
Sẻ đất châu Âu, tên khoa học Emberiza hortulana, là một loài chim trong họ Emberizidae. Loài chim này dài khoảng 16 cm và cân nặng 20–25 gram. Loài này làm tổ trên mặt đất hoặc gần mặt đất. Chúng ăn hạt nhưng cũng ăn bọ cánh cứng và côn trùng khi đang nuôi chim non. Ẩm thực Loài chim này được chế biến thành một món ăn được xem là sang trọng trong ẩm thực Pháp. Vào mùa di cư khi chim bay về châu Phi, những người thợ săn đặt nhiều bẫy trên các cánh đồng bắt loài chim này. Chúng bị nuôi nhốt trong những chiếc lồng chật ních để hạn chế tối đa vận động. Chúng được vỗ béo liên tục bằng cách nhồi nhét các loại thức ăn như hạt kê, nho khô và quả sung cho đến khi chúng to béo gấp đôi kích cỡ của chúng. Hoàng đế La Mã còn cho kẹp mù mắt con chim làm chúng tưởng là ban đêm, vì thế sẽ ăn nhiều hơn. Sau khi đã được vỗ béo đủ ngày tháng và đạt số cân nặng theo yêu cầu, những con chim sẽ bị dìm ngập chim trong rượu Armagnac để chúng chết từ từ. Quá trình này khiến cho những thớ thịt chim ngấm dần vị ngọt của rượu và lớp da chuyển sang màu vàng ô liu. Cuối cùng, đầu bếp chỉ cần thêm một chút gia vị và tiến hành nướng trong vòng 6 - 8 phút là món ăn hoàn thành. Người ăn nguyên con cả xương. Người ăn trùm khăn trắng trùm đầu để tránh bị Chúa nhìn thấy để che giấu sự xấu hổ khi có hành vi đáng hổ thẹn. Một số lại cho rằng người ăn trùm khăn để che giấu việc người ta nhổ xương chim ra Việc trùm khăn khi ăn bắt đầu bởi một linh mục, một người bạn của Jean Anthelme Brillat-Savarin. Chú thích Tham khảo Mise à jour de la répartition du Bruant ortolan dans l'Atlas des Oiseaux Nicheurs de France Métropolitaine 2009-2012 Le dîner d’ortolans de François Mitterrand LPO opération Ortolan 2009 contre le braconnage Ortolan Bunting (emberiza hortulana) from the website of the European Commission 343: Poultry Slam 2007, a November 2007 episode of This American Life with a segment about eating Ortolan Oiseaux Photographs, text, map; Ageing and sexing (PDF; 1.6 MB) by Javier Blasco-Zumeta and Gerd-Michael Heinze H Chim Azerbaijan Chim Iceland Chim Armenia Chim Pakistan Chim châu Á Chim châu Âu Chim châu Phi Động vật được mô tả năm 1758
wiki