text
stringlengths 78
4.36M
| domain
stringclasses 2
values |
---|---|
Lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý sự cố chìm tàu cá đánh bắt xa bờ của nước này tại khu vực ngoài khơi Ấn Độ Dương.
Tân Hoa Xã đưa tin, khoảng 3 giờ sáng 16/5, tàu cá quốc tịch Trung Quốc mang số hiệu “LUPENGYUANYU028” bị chìm ở vùng biển ngoài khơi Ấn Độ Dương, khiến 39 người trên tàu mất liên lạc.
Trong đó, có 17 thuyền viên mang quốc tịch Trung Quốc, 17 thuyền viên mang quốc tịch Indonesia, 5 thuyền viên mang quốc tịch Philippines. Đến nay, toàn bộ thuyền viên vẫn chưa được tìm thấy, công tác tìm kiếm, cứu hộ vẫn đang được triển khai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Cường đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khởi động phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, xác minh tình hình, tăng cường lực lượng, điều phối triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, giảm thiểu tối đa thương vong từ sự cố trên.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng yêu cầu tăng cường rà soát các nguy cơ và cảnh báo rủi ro liên quan hoạt động xa bờ, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Cơ quan chức năng Trung Quốc đã triển khai nhiều phương tiện đến khu vực xảy ra sự cố; đồng thời, thông tin đến các quốc gia liên quan, đề nghị phối hợp triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ. | vanhoc |
Thái Tự (太姒, năm sinh năm mất chưa rõ), họ , thuỵ Thái (太), không rõ tên huý, được phong làm Chính phi của Chu Văn Vương khi Tây Bá Hầu còn làm Tây Kì chư hầu vào thời nhà Thương, mẹ của Chu Vũ Vương, người sáng lập nhà Chu. Bà sinh ra vào thời vua Hạ Vũ nhà Hạ tại Hữu Sân Thị (nay là thôn Sân Lý, hương Đông Vương, huyện Hợp Dương, Vị Nam, Thiểm Tây).
Tiểu sử
Tây Bá Cơ Xương gặp gỡ Thái Tự tại Cáp Dương (郃陽), bên bờ sông Vị Thủy. Khi vừa gặp Thái Tự, Tây Bá Xương đã cảm mến vì nhan sắc của bà. Lại nghe nói đến tiếng hiền cần kiệm, sinh hoạt chi tiêu giản dị và đức độ, Tây Bá Xương quyết định cưới Thái Tự về làm vợ. Do Vị Thủy không có cầu, Tây Bá Xương dùng các thuyền nhỏ nối liên tiếp nhau, tạo nên một chiếc cầu nổi rồi thân qua bên bờ cầu hôn Thái Tự.
Trong Kinh Thi, thiên Quốc phong - Chu nam - Quan sư, có thuyết cho rằng bài thơ này là mô tả chuyện tình giữa Tây Bá Xương và Thái Tự: "Quan quan sư cưu, tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu".
Thái Tự về nhà chồng, ngưỡng mộ bậc tiền bối của họ Cơ là Thái Khương (太姜; vợ của Chu Thái vương), Thái Nhậm (太任; vợ của Chu vương Quý), ra sức chăm lo việc nhà, giúp Tây Bá Xương nhiều việc trọng đại. Về sau khi Vũ vương phạt Trụ, lên ngôi Thiên tử lập ra nhà Chu, Tây Bá Xương trở thành Văn Vương (文王), Thái Tự được tôn làm Văn Mẫu (文母).
Thái Tự cùng với Chu Văn vương Xương có 10 người con trai, theo thứ tự là: Bá Ấp Khảo (伯邑考), Chu Vũ vương Cơ Phát, Quản Thúc Tiên, Chu Công Đán, Sái Thúc Độ, Thúc Chấn Đạc, Thành Thúc Vũ, Hoắc Thúc Xử (霍叔處), Khang Thúc Phong, Đam Thúc Tái. Trong 10 anh em thì Cơ Phát và Cơ Đán là 2 người giỏi nhất, thường giúp Cơ Xương xử lý công việc.
Sách Đại Nhã, thiên Văn vương chi thập - Tư tề, có nói về Thái Tự: "Tư tề đại nhậm, vũ vương chi mẫu, tư mị Chu Khương, kinh thất chi phụ. Đại tự tự huy âm, tắc bách tư nam" (思齊大任,武王之母,思媚周姜,京室之婦。大姒嗣徽音,則百斯男).
Thái Khương, Thái Nhậm và Thái Tự được hợp xưng làm Tam Thái (三太), hậu thế về sau dùng cụm từ Thái thái (太太) để gọi những phụ nữ cao tuổi có đức hạnh.
Năm 690, Võ Tắc Thiên đăng cơ xưng làm Hoàng đế, cải thụy cho Văn Mẫu thành Văn Định hoàng hậu (文定皇后), lăng gọi là Đức lăng (德陵).
Xem thêm
Thái Khương
Thái Nhậm
Cơ Xương
Chu Vũ vương
Chu Công Đán
Tham khảo
Tân Đường thư - Tắc Thiên hoàng hậu.
Tư trị thông giám, quyển 204.
Tư tề (思齊)
Chu Văn mẫu truyện
Người nhà Thương
Vương hậu nhà Chu
Người thế kỉ 11 TCN
Năm sinh không rõ
Người Thiểm Tây | wiki |
Tôn Điện Anh (phồn thể: 孫殿英; giản thể: 孙殿英; bính âm: Sun Dianying; Wade-Giles: Sun Tienying) (1889 - 1947), là một lãnh chúa quân phiệt thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949).
Tiểu sử
Sinh năm 1889 tại Vĩnh Thành, Hà Nam, Tôn vốn là một tướng lĩnh quân phiệt quanh vùng Hà Nam, An Huy. Ông dần dần mở rộng ảnh hưởng theo năm tháng. Năm 1925, Tôn gia nhập Quân đội Cách mạng Quốc dân. Năm 1928, ông tiến hành vụ đào trộm mộ tai tiếng tại Đông Lăng của các hoàng đế Mãn Thanh. Trong những lăng mộ bị xâm phạm có cả mộ của Càn Long Đế và Từ Hi Thái hậu. Về sau, cùng Phùng Ngọc Tường và Diêm Tích Sơn, Tôn tham gia nhiều phong trào chống Tưởng Giới Thạch.
Năm 1932-33, khi Sư đoàn kỵ binh 4 và Sư đoàn 6 Lục quân Đế quốc Nhật Bản xâm lược Nhiệt Hà trong Chiến dịch Nekka, ông chỉ huy Binh đoàn 41 kháng cự hiệu quả trong Trận Nhiệt Hà. Tuy cải thiện được thanh danh, nhưng ông cũng nhân cơ hội mở rộng thế lực. Tại thời điểm ký kết Hiệp định đình chiến Đường Cô, lực lượng của Tôn trú đóng tuyến đường sắt chiến lược Bắc Bình – Tuy Viễn.
Tháng 5 năm 1933, cùng Phùng Ngọc Tường tại Sát Cáp Nhĩ tổ chức Quân kháng Nhật Nhân dân Sát Cáp Nhĩ, Tôn cũng ủng hộ chống Nhật và chỉ trích chính phủ trung ương của Tưởng Giới Thạch, nhưng vẫn trung thành với Tưởng. Chính phủ Quốc dân lo ngại Tôn Điện Anh có thể hợp tác với quân kháng Nhật của Phùng, cho phép họ sử dụng tuyến đường sắt để bổ sung lực lượng. Tuy nhiên Tôn cũng không sẵn sàng vướng vào một cuộc xung đột với Tưởng. Ông hi vọng có thể tham gia phát triển vùng Tây Bắc và kiểm soát một vùng lãnh thổ riêng tại đó. Giữa tháng 6, khi Tưởng lệnh cho Tôn rút quân khỏi tuyến đường sắt và lui về Thanh Hải hoang vu, ông vẫn tuân lệnh. Quân của Tưởng thay thế họ vào tháng 7, cắt đứt đường liên lạc của quân kháng Nhật với phần còn lại của Trung Hoa.
Tưởng dự tính cho Mã gia quân ở Tây Bắc đối phó với Tôn Điện Anh để cả hai cùng suy yếu. Thêm vào đó, Tưởng phái Chu Thiệu Lương đến Tây Bắc làm Chủ nhiệm Bình định Cam Túc. Ông này vì lợi ích cá nhân, đã bí mật thuyết phục 3 tướng họ Mã chặn đường không cho Tôn đến nhiệm sở mới. Bị kháng cự mãnh liệt và sự yếu ớt của thế lực họ Tưởng trong vùng này khiến Tôn quyến định dừng quân không tiến vào tỉnh Tuy Viễn vào tháng 11 năm 1933. Tuy nhiên lực lượng của ông bắt đầu thiếu lương thực và trở nên bất bình vì phải đóng quân một chỗ.
Tháng 1 năm 1934, với một đội quân đói khát và sắp sửa nổi loạn, Tôn Điện Anh buộc phải đưa 60,000 quân Tây tiến từ Tuy Viễn vào Ninh Hạ, lãnh thổ của Mã Hồng Tân. Được các tướng họ Mã là Mã Hồng Quỳ ở Cam Túc, và Mã Bộ Phương cùng em trai Mã Bộ Thanh tại Thanh Hải, Mã Hồng Tân từ chối và cùng lực lượng liên hợp Mã gia quân tấn công Tôn. Hai bên giao chiến trong 3 tháng, đều tổn thất nặng nề. Cuối cùng vào tháng 3, Diêm Tích Sơn cho quân cắt đứt đường rút lui của Tôn, trong khi Tưởng Giới Thạch nhân cơ hội này công khai cách hết mọi chức vụ của Tôn. Tôn Điện Anh buộc phải rút về Bao Đầu vào đầu tháng 4, rồi về ở ẩn tại Thái Nguyên. Tàn quân của ông bị Diêm Tích Sơn thu tóm.
Năm 1937, khi Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 bùng nổ, Tôn một lần nữa tái xuất chỉ huy quân đội chống Nhật, nhận chức tư lệnh du kích quân Hà Bắc-Sát Cáp Nhĩ năm 1938. Năm 1943, ông trở thành Tư lệnh Binh đoàn 5. Tuy nhiên ông đầu hàng quân Nhật không lâu sau và được trao quyền chỉ huy Tập đoàn quân 24 của Chính phủ Nam Kinh bù nhìn. Tháng 8 năm 1943, quân của ông bị Hồng quân đánh bại trong Chiến dịch Linnan.
Sau khi Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 kết thúc, Tôn tham gia Nội chiến Trung Hoa bên phe Quốc dân đảng. Năm 1947, ông bị Quân giải phóng Nhân dân đánh bại và bị cầm tù. Ông chết trong một trại tù binh chiến tranh.
Xem thêm
Thời kỳ quân phiệt
Tham khảo
民国军阀派系谈 (The Republic of China warlord cliques)
中国抗日战争正面战场作战记 (China's Anti-Japanese War Combat Operations)
Author: Guo Rugui, editor-in-chief Huang Yuzhang
Jiangsu People's Publishing House
Date published: 2005-7-1
ISBN 7-214-03034-9
China and Eurasia Forum Quarterly, Volume 5, No. 1; Nationalists, Muslim Warlords, and the "Great Northwestern Development" in Pre-Communist China by Hsiao-ting Lin, p. 121-142 (2007)
©Central Asia-Caucasus Institute& Silk Road Studies Program
ISSN: 1653-4212
Trung tướng Trung Hoa Dân Quốc
Sinh năm 1889
Mất năm 1947
Quân phiệt Trung Hoa Dân Quốc | wiki |
Engadget là một mạng blog công nghệ về các thiết bị điện tử tiêu dùng. Engadget hiện đang vận hành mười bốn blog viết bằng tiếng Anh và sáu blog là phiên bản quốc tế với những đội ngũ biên tập độc lập. Engadget từng được xếp thứ năm trong "Top 100 Technorati" và được tạp chí Time công nhận là một trong những blog xuất sắc nhất năm 2010. Engadget do AOL vận hành từ tháng 10 năm 2005.
Lịch sử
Engadget được sáng lập bởi Peter Rojas, một cựu biên tập viên của Gizmodo. Engadget là blog lớn nhất của Weblogs, Inc., một công ty sở hữu hơn 75 weblog, trong đó có Autoblog và Joystiq. Weblogs Inc. được AOL mua lại vào năm 2005. Vào tháng 7 năm 2008, Ryan Block cho biết ông sẽ thôi giữ chức tổng biên tập của mình để trao lại cho Joshua Topolsky. Tháng 5 năm 2012, Joshua Topolsky cũng từ chức và giao vai trò này cho Tim Stevens.
Vào ngày 13 tháng 2 năm 2013, AOL mua lại gdgt, một trang web đánh giá sản phẩm được tạo bởi Rojas và Block. Vào tháng 11 năm 2013, gdgt được hợp nhất vào Engadget, nhằm biến Engadget thành một nguồn tài nguyên điện tử tiêu dùng khổng lồ để cạnh tranh với CNET và Consumer Report.
Kể từ tháng 4 năm 2014, Michael Gorman giữ chức tổng biên tập. Chức vụ này lần nữa được giao lại cho Christopher Trout vào tháng 4 năm 2017. Vào tháng 9 năm 2018, Dana Wollman được thăng chức tổng biên tập cho Engadget.
Engadget vận hành một số blog viết bằng bảy ngôn ngữ khác nhau gồm tiếng Anh, tiếng Trung (Phồn và Giản thể), Tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, Ba Lan (trang web không dùng ngôn ngữ này kể từ tháng 4 năm 2010), tiếng Hàn và tiếng Đức. Phiên bản tiếng Anh của Engadget vận hành bốn blog, gồm Engadget Classic (blog gốc), Engadget Mobile, Engadget HD và Engadget Alt. Vào cuối năm 2013, các phiên bản này được hợp nhất vào Engadget Classic. Vào tháng 3 năm 2014, Engadget ra mắt phiên bản Anh Quốc để nhắm vào thị trường công nghệ châu Âu.
Vào tháng 7 năm 2010, Darren Murph đã đạt kỷ lục Guinness sau khi viết hơn tổng cộng 17.212 bài blog cho Engadget.
Engadget sử dụng công cụ CMS do AOL phát triển độc quyền để xuất bản các nội dung của trang web.
Podcast
Podcast của Engadget ra mắt vào tháng 10 năm 2004, ban đầu được tổ chức bởi Phillip Torrone và Len Pryor. Torrone là người dẫn chương trình cho 22 tập đầu tiên của podcast mà Eric Rice tiếp quản. Eric Rice được biết đến với podcast của riêng anh là The Eric Rice Show, đồng thời đã sản xuất podcast cho Weblogs, Inc.. Eric tổ chức và sản xuất 4 tập podcast cho Engadget cho đến khi podcast được Peter Rojas và Ryan Block tiếp quản. Podcast do tổng biên tập Joshua Topolsky tổ chức cùng hai biên tập viên Paul Miller và Nilay Patel với những vị khách đặc biệt.
Chủ đề thảo luận cho podcast là về công nghệ và các sự kiện đã xảy ra trong tuần của lĩnh vực này. Chương trình thường kéo dài một giờ hoặc hơn, lên sóng hàng tuần, tuy nhiên tần suất có thể thay đổi, đặc biệt là trong các sự kiện đặc biệt. Khi các sự kiện như Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) và Triển lãm Giải trí Điện tử (E3) diễn ra, podcast được lên sóng hàng ngày.
Podcast của Engadget có sẵn dưới dạng thuê bao thông qua iTunes và dưới dạng nguồn cấp dữ liệu RSS. Ngoài ra, có thể tải xuống podcast từ trang web ở định dạng MP3, Ogg, AAC hoặc m4b. Phiên bản m4b có hình ảnh liên quan đến chủ đề thảo luận và có thể được hiển thị trong iTunes hoặc trên trình phát tương thích.
Engadget bắt đầu thực hiện các podcast trực tiếp, thường phát vào buổi chiều thứ Năm hoặc thứ Sáu do Ben Gilbert và Terrence O'Brien tổ chức. Các podcast được ghi thường có sẵn vào ngày hôm sau. Engadget cũng tổ chức các podcast hàng tuần trên thiết bị di động, thường được Ben Drawbaugh và Richard Lawler tổ chức.
Ứng dụng
Vào ngày 30 tháng 12 năm 2009, Engadget phát hành ứng dụng di động đầu tiên của nó cho iPhone và iPod Touch. Engadget sau đó phát ứng dụng Engadget cho điện thoại Palm Pre và Palm Pixi vào đầu tháng 1 năm 2010. Một tuần sau, ngày 8 tháng 1, họ phát hành ứng dụng trên nền tảng BlackBerry. Ứng dụng này cho thiết bị Android được phát vào 25 tháng 3 năm 2010 và cho Windows Phone vào tháng 7 năm 2011. Ngày 15 tháng 12 năm 2010, Engadget ra mắt ứng dụng cho iPad, trong khi họ vẫn cập nhật bản Anroid để hỗ trợ trên Honeycomb (cùng với máy tính bảng Android) vào tháng 7 năm 2011.
Giải thưởng
Engadget được đề cử cho nhiều giải thưởng, bao gồm giải Bloggie năm 2004 cho "Blog công nghệ hay nhất" (Best Technology Blog) và giải Bloggies 2005 cho "Nhóm Weblog hay nhất" (Best Group Weblog); Engadget giành được hạng mục "Blog công nghệ hay nhất" trong giải Weblog năm 2004 và 2005.
The Engadget Show, chương trình của Engadget, đã giành giải People's Voice Webby năm 2011 về Điện tử tiêu dùng (Consumer Electronics), đồng thời giành giải Webby về Điện tử tiêu dùng (do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Kỹ thuật số Quốc tế bầu chọn).
Tham khảo
Liên kết ngoài
Ứng dụng Universal Windows Platform
Phần mềm cho Android (hệ điều hành)
Phần mềm cho iOS
Trang web trò chơi điện tử
Trang web công nghệ | wiki |
Vùng Bắc cực là khu vực xung quanh Bắc Cực Trái Đất, đối diện với Vùng Nam cực xung quanh Nam Cực. Vùng Bắc cực bao gồm Bắc Băng Dương, các vùng biển lân cận và một phần của Alaska (Hoa Kỳ), một phần Bắc Canada, Greenland, Đan Mạch, Nga, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan. Vùng Bắc cực được định nghĩa là khu vực phía bắc, nằm trong vòng Bắc Cực (66° 33’B), là nơi đánh dấu điểm cực nam của ngày vùng cực (ngày có mặt trời suốt 24 giờ, thường gọi là mặt trời nửa đêm) và đêm vùng cực (ngày không có mặt trời suốt 24 giờ). Đây cũng được xem là hoang mạc lớn thứ hai thế giới theo diện tích sau châu Nam Cực. Vùng đất trong khu vực Bắc Cực có tuyết và băng phủ thay đổi theo mùa, với tầng đất đóng băng vĩnh cửu chủ yếu là băng vĩnh cửu (băng ngầm đóng băng vĩnh viễn) có chứa đài nguyên. Biển Bắc Cực chứa băng biển theo mùa ở nhiều nơi.
Khu vực Bắc Cực là một khu vực độc đáo trong số các hệ sinh thái của Trái Đất. Ví dụ, các nền văn hóa trong khu vực và các dân tộc bản địa Bắc Cực đã thích nghi với điều kiện lạnh lẽo và khắc nghiệt ở đó. Cuộc sống ở Bắc Cực bao gồm các sinh vật sống trong băng, động vật phù du và thực vật phù du, cá và động vật có vú biển, chim, động vật trên cạn, thực vật và xã hội loài người. Vùng đất Bắc Cực được bao bọc bởi các tiểu vùng.
Tham khảo
Arctic Centre, Rovaniemi Arctic research
WordReference.com Dictionary Etymology
CIA World Factbook 2002 - Arctic Region Large version of the Arctic region map
Arctic Theme Page Comprehensive Arctic Resource from NOAA.
Bering Sea Climate and Ecosystem Current state of the Bering Sea Climate and Ecosystem. Comprehensive resource on the Bering Sea with viewable oceanographic, atmospheric, climatic, biological and fisheries data with ecosystem relevance, recent trends, essays on key Bering Sea issues, maps, photos, animals and more. From NOAA.
Arctic time series: The Unaami Data collection Viewable interdisciplinary, diverse collection of Arctic variables from different geographic regions and data types.
Arctic exploration and history
Arctic research
Liên kết ngoài
"Global Security, Climate Change, and the Arctic" - 24-page special journal issue (fall 2009), Swords and Ploughshares, Program in Arms Control, Disarmament, and International Security (ACDIS), University of Illinois
"Global Security, Climate Change, and the Arctic" - streaming video of November 2009 symposium at the University of Illinois
Implications of an Ice-Free Arctic for Global Security - November 2009 radio interview with Professor Klaus Dodds (Royal Holloway, University of London)
The Canadian Museum of Civilization - The Story of the Canadian Arctic Expedition of 1913-1918
The Battle for the Next Energy Frontier: The Russian Polar Expedition and the Future of Arctic Hydrocarbons , by Shamil Midkhatovich Yenikeyeff and Timothy Fenton Krysiek, Oxford Energy Comment, Oxford Institute for Energy Studies, August 2007
UNEP/GRID-Arendal Maps and Graphics library Information resources from the UN Environment programme
Arctic Institute of North America Digital Library Over 8000 photographs dating from the late 1800s through the 1900s.
euroarctic.com News service from the Barents region provided by Norwegian Broadcasting Corp (NRK), Swedish Radio (SR) and STBC Murman.
arcticfocus.com Independent News service covering Arctic region with daily updates on environment, Arctic disputes and business.
WWF International Arctic Programme Arctic environment and conservation information
International Polar Foundation
Arctic Council
NOAA Arctic Theme Page
Arctic Environmental Atlas Circum-Arctic interactive map, with multiple layers of information
GLOBIO Human Impact maps Report on human impacts on the Arctic
International Arctic Research Center
Vital Arctic Graphics Overview and case studies of the Arctic environment and the Arctic Indigenous Peoples.
Arctic and Taiga Canadian Atlas
Summary
PolarTREC PolarTREC-Teachers and Researchers Exploring and Collaborating
Arctic Report Card: Tracking recent environmental changes (from NOAA, updated annually)
Arctic Change: Information on the present state of Arctic ecosystems and climate, presented in historical context (from NOAA, updated regularly)
Monthly Sea Ice Outlook
UN Environment Programme Key Polar Centre at UNEP/GRID-Arendal
Arctic Geobotanical Atlas, University of Alaska Fairbanks
AMAP - the Arctic Monitoring and Assessment Programme
Polar Discovery
Arctic Transform Transatlantic Policy Options for Supporting Adaptation in the Marine Arctic
Interactive Satellite Map with daily update
ArticStat Circumpolar Database
Hoang mạc
Vùng cực Trái Đất
Bắc Cực | wiki |
Kimi ga Aruji de Shitsuji ga Ore de (君が主で執事が俺で, きみがあるじでしつじがおれで) còn được biết với tên phụ là They Are My Noble Masters, là một visual novel dành cho người lớn do hãng Minato Soft phát triển và phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 2007 cho hệ máy tính cá nhân. Phiên bản dành cho hệ máy PlayStation 2 có tựa Kimi ga Aruji de Shitsuji ga Ore de: Otsukae Nikki không chứa các hình ảnh không phù hợp với người dưới 18 tuổi phát hành vào ngày 27 tháng 3 năm 2008. Cốt truyện xoay quanh Uesugi Ren, người cùng em gái mình lên thành phố vì rắc rối trong gia đình. Cả hai đều thất nghiệp và khi gần hết tiền thì họ lại được nhận vào phục vụ tại biệt thự của gia đình Kuonji và trở thành bạn của những người sống trong đó.
Tác phẩm này cũng đã được chuyển thể thành loại hình truyền thông khác như. Như các hai loạt light novel do Paradigm và GoodsTrain phát hành. Ba loạt manga do Enterbrain, Fox Comics và Kadokawa Shoten phát hành. Chuyển thể drama CD cũng được thực hiện. A.C.G.T đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng từ ngày 04 tháng 1 đến ngày 29 tháng 3 năm 2008 tại Nhật Bản với 13 tập.
Tổng quan
Sơ lược cốt truyện
Cách chơi
Nhân vật
Chính
Uesugi Ren (上杉 錬, うえすぎ れん)
Nhóm Shinra
Kuonji Shinra (久遠寺 森羅, くおんじ しんら)
Venis (朱子)
Nhóm Miyu
Kuonji Miyu (久遠寺 未有, くおんじ みゆ)
Uesugi Mihato (上杉 美鳩, うえすぎ みはと)
Nhóm Yume
Kuonji Yume (久遠寺 夢, くおんじ ゆめ)
Natose (南斗星, ナトセ)
Nhà Kuonji
Taisa (大佐, たいさ)
De Niro (デニーロ)
Kiyohara Chiharu (清原 千春, きよはら ちはる)
Kuonji Banshō (久遠寺 万象, くおんじ ばんしょう)
Nhà Kuki
Kuki Ageha (九鬼 揚羽, くき あげは)
Takeda Kojūrō (武田 小十郎, たけだ こじゅうろう)
Khác
Inamura Keiko (稲村 圭子, いなむら けいこ)
Anastasia Mistina (アナスタシア・ミスティーナ)
Uesugi Isao (上杉 巌, うえすぎ いわお)
Michael Plushenko (ミハエル・プルシェンコ)
Yashi Nagomi (椰子 なごみ, やし なごみ)
Kuman (クマーン)
Truyền thông
Manga
Tác phẩm đã được chuyển thể thành ba loạt manga khác nhau do ba nhà xuất bản khác nhau tiến hành xuất bản. Loạt thứ nhầt có tựa Kimi ga Aruji de Shitsuji ga Ore de Majikyū 4 koma (発行、マジキュー4コマ) do Enterbrain phát hành từ ngày 25 tháng đến ngày 25 tháng 9 năm 2007 với 2 tập, loạt manga này được thực hiện theo phong cách 4 hình. Loạt manga thứ hai là tuyển tập tập hợp các mẫu truyện của nhiều tác giả khác nhau có cùng tên với light novel do Fox Comics phát hành từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 2 năm 2008 với 2 tập. Loạt thứ ba cũng cùng tên với tác phẩm chính do Kadokawa Shoten phát hành trên tạp chí dành cho seinen của mình là Comp Ace từ ngày 26 tháng 10 năm 2007 đến ngày 25 tháng 4 năm 2009, Kadokawa Shoten sau đó cũng tập hợp các chương lại và phát hành thành 3 tankōbon.
Light novel
Tác phẩm đã được chuyển thể thành hai loạt light novel dành cho người trưởng thành. Loạt đầu tiên do Haruka Fuse viết và Paradigm xuất bản từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008 với 6 tập. Loạt thứ hai do Noyama Fūichirō thực hiện và GoodsTrain xuất bản từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008 với 4 tập.
Drama CD
GoodsTrain cũng đã thực hiện chuyển thể drama CD của Kimi ga Aruji de Shitsuji ga Ore de với 8 đĩa được phát hành từ ngày 24 tháng 8 năm 2007 đến ngày 26 tháng 12 năm 2008. Loạt drama CD thứ hai cũng được thực hiện có tên Kimi ga Aruji de Shitsuji ga Ore de Tokubetsu do (君が主で執事が俺で 特別ド) để đính kèm với phiên bản giới hạn trên hệ máy tính cá nhân của tác phẩm với ba đĩa.
Internet radio
Các loạt internet radio đã được thực hiện. Loạt thứ nhất có tựa Shiokaze hōsōkyoku 〜 Minato radio (潮風放送局〜みなとらじお) phát sóng từ ngày 03 tháng 8 năm 2007 đến ngày 18 tháng 1 năm 2008 với 13 chương trình, hai đĩa tập hợp 13 chương trình này đã được phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 2007 và ngày 25 tháng 4 năm 2008. Loạt thứ hai nối tiếp loạt thứ nhất có tựa Shiokaze hōsōkyoku - Minato STATION radio - Kimi ga Aruji de Shitsuji ga Ore de hen (潮風放送局〜みなとSTATIONらじお〜君が主で執事が俺で編〜) phát sóng từ ngày 01 tháng 2 năm 2008 đến ngày 15 tháng 1 năm 2010 với 52 chương trình, tám đĩa tập hợp các chương trình đã được phát hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2008 đến ngày 04 tháng 6 năm 2010. Loạt thứ ba hiện đang được phát sóng từ ngày 02 tháng 4 năm 2010 có tựa Shiokaze hōsōkyoku - Minato STATION radio - Kazama Family hen (潮風放送局〜みなとSTATIONらじお〜風間ファミリー編〜).
Anime
A.C.G.T đã thực hiện chuyển thể chuyển thể anime và phát sóng từ ngày 04 tháng 1 đến ngày 29 tháng 3 năm 2008 tại Nhật Bản với 13 tập trên kênh TV Kanagawa.
Âm nhạc
Trò chơi có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên wonder life do UR@N trình bày, bài hát kết thúc có tên room do KOTOKO trình bày, hai bài hát này đã phát hành trong album chứa các bản nhạc dùng trong trò chơi như đĩa đính kèm phiên bản đặc biệt của trò chơi vào ngày 25 tháng 5 năm 2007. Ba album chứa các bài hát do các nhân vật trong trò chơi trình bày đã phát hành từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 22 tháng 6 năm 2007. Một album chứa các bài hát phụ dùng trong trò chơi đã phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2007.
Bộ anime có hai bài hát chủ đề chính, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu là bài Hizamazuku Made 5 Byo Dake! do Hashimoto Miyuki trình bày, đĩa đơn chứa bài hát này đã phát hành vào ngày 23 tháng 1 năm 2008. Bài hát kết thúc là bài Butler Switch On! do Goto Yuko trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 06 tháng 2 năm 2008. Album chứa các bản nhạc sử dụng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 09 tháng 4 năm 2008. Một album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày cũng đã được phát hành vào ngày 25 tháng 6 năm 2008.
Đón nhận
Liên kết ngoài
Visual novel official website
PS2 version official website
Anime official website
Manga năm 2007
Anime năm 2008
Visual novel
Trò chơi PlayStation 2
Trò chơi trên Windows
Eroge
Anime và manga harem
Manga dài tập
Chương trình truyền hình dài tập anime
Trò chơi điện tử năm 2007
Tiểu thuyết năm 2007
Anime và manga ecchi
Tiểu thuyết Nhật Bản
Seinen manga
Bishōjo game
Trò chơi điện tử lãng mạn | wiki |
Samara (tiếng Nga: Сама́ра), hay từng được gọi là Kuybyshev (Ку́йбышев) từ 1935 tới 1990, là thành phố lớn thứ 6 của Nga theo dân số theo điều tra năm 2010. Thành phố này nằm ở phía đông nam khu vực châu Âu thuộc Nga, thuộc Vùng Liên bang Volga và ở ngã giao giữa sông Volga và sông Samara. Samara là trung tâm hành chính của tỉnh Samara, dân số năm 2002 của thành phố ước tính khoảng 1.157.880 người. Dân số qua các thời kỳ: . Vùng đô thị Samara-Tolyatti-Syzran bên trong tỉnh Samara có tổng dân số hơn 3 triệu người.
Trước đây một thành phố đóng, Samara ngày nay là một trung tâm lớn và quan trọng xã hội, chính trị, kinh tế, công nghiệp và văn hóa của châu Âu Nga, tháng năm 2007 thành phố đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nga-Liên minh châu Âu.
Samara nằm trên bờ phía đông của sông Volga, con sông làm ranh giới phía tây của nó, qua sông là dãy núi Zhiguli, mà món bia địa phương (Zhigulyovskoye) được đặt tên. phía bắc ranh giới của nó được hình thành bởi các đồi Sokolyi (tiếng Nga: Сокольи горы) và các thảo nguyên ở phía nam và phía đông. Đất trong phạm vi ranh giới thành phố bao gồm 46.597 ha. Samara có khí hậu lục địa đặc trưng bởi mùa hè nóng và mùa đông lạnh.
Đời sống của công dân Samara đã luôn luôn được tự bản chất liên quan đến sông Volga, con sông không chỉ phục vụ như là lộ thương mại chính của Nga trong suốt nhiều thế kỷ, nhưng cũng đã có rất nhiều kháng cáo hình ảnh. Phía trước sông Samara là một trong những nơi vui chơi giải trí ưa thích của người dân địa phương và khách du lịch. Sau khi tiểu thuyết gia Liên Xô Vasily Aksyonov thăm Samara, ông nhận xét: "Tôi không chắc chắn nơi nào ở phương Tây có thể tìm thấy một bờ nước dài và đẹp như thế, chỉ có thể chỉ xung quanh hồ Geneva."
Khí hậu
Ghi chú
Liên kết
Khu dân cư thành lập năm 1586
Khu dân cư trên sông Volga
Tỉnh Samara (Đế quốc Nga) | wiki |
Hoài niệm là một cảm xúc liên quan đến sự khao khát những gì thuộc về quá khứ và thường là lý tưởng hóa những điều đó.
Nostalgia là sự luyến tiếc quá khứ, lòng nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà khi không còn ở đó nữa.
Lịch sử
Nostalgia được sử dụng như một dấu hiệu bệnh lý được nhắc đến lần đầu năm 1688 bởi một sinh viên y khoa người Thụy Sĩ tên là Johannes Hofer (1669-1752). Tên căn bệnh này xuất phát từ tiếng Hy Lạp, nostos có nghĩa là trở về quê hương, còn algos có nghĩa là nỗi đau, niềm khao khát. Từ giữa thế kỉ 17 đến cuối thế kỉ 19, tuỳ theo từng nước, căn bệnh này có những tên khác nhau, như ở Pháp thì là mal du pays (nhớ nhà, nỗi đau quê hương), ở Đức thì là heimweh (vết thương vì quê nhà) còn ở Tây Ban Nha thì là mal de corazón (nhói trong tim). Nói chung, nó dùng để chỉ "nỗi đau khổ của bệnh nhân vì vừa mong muốn trở về quê hương, lại vừa sợ rằng sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy nơi đó".
Tuy vậy, hiện nay nostalgia hay "hoài niệm" thường được hiểu là một cảm xúc của con người tiếc nuối về những sự vật, sự việc thuộc về quá khứ, còn để chỉ dấu hiệu bệnh lý ban đầu do Hofer nêu ra, người ta thường dùng cụm từ homesickness (nhớ nhà).
Dấu hiệu
Căn bệnh này khá nguy hiểm vì có thể gây chết người, đặc biệt là với những người lính phải chiến đấu xa nhà, cách chữa trị những người này thường là cho họ giải ngũ và trở về quê hương. Năm 1787, Robert Hamilton (1749-1830) đã mô tả chi tiết một ca mắc bệnh này và được chữa trị rất hiệu quả:
"Năm 1781 khi làm việc trong các trại lính vùng Tinmouth phía Bắc nước Anh, tôi đã gặp một bệnh nhân, một anh lính trơn chỉ vừa gia nhập trung đoàn. Anh ta mới nhập ngũ được vài tháng, còn trẻ, đẹp trai và được huấn luyện cẩn thận, tuy nhiên vẻ mặt lại luôn thiểu não và quầng mắt thì luôn trũng sâu đầy vẻ đau khổ. Anh ta than phiền rằng mình đau nhức toàn thân, tuy nhiên lại chẳng có một vết đau nào cụ thể cả, thêm vào đó là những tiếng ù ù hay xuất hiện bên tai và những cơn nhức đầu chóng mặt luôn xảy ra. Vì chỉ có rất ít triệu chứng cho thấy anh ta mắc một loại sốt nào đó, nên tôi thực sự không chắc chắn về nguồn gốc ca bệnh này. Vài tuần trôi qua mà chỉ có rất ít tiến triển, ngoại trừ việc anh ta ngày càng gầy đi vì biếng ăn và thiếu vận động. Anh ta được tăng cường thuốc điều trị, kể cả rượu vang anh ta cũng được phép uống, nhưng có vẻ như mọi biện pháp đều vô hiệu. Sau 3 tháng ở bệnh viện, anh ta ngày một héo mòn và trông chẳng khác gì một bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Một lần, như thường lệ, tôi hỏi y tá về bệnh nhân của mình, cô y tá đã đặc biệt chú ý tới việc anh ta có những ý niệm rất mạnh mẽ trong đầu về gia đình và bạn bè. Tất cả những gì anh ta nói đều là về chủ đề này. Triệu chứng này tôi chưa từng được nghe tới trước đó. Tôi bèn tới ngay chỗ anh ta và gợi ý về chủ đề này, lập tức anh ta rất sốt sắng tóm tắt nó, và tôi phát hiện ra rằng cái đề tài này đã ám ảnh anh ta rất lớn. Sau đó, anh ta thiết tha hỏi tôi rằng có thể giúp anh ta trở về nhà được không. Tôi đã phải chỉ ra cho anh ta thấy rằng anh ta đang gầy yếu thế nào và không thể chịu nổi một chuyến hành trình dài như vậy (anh ta là người xứ Wales), tôi hứa với anh ta rằng nếu anh ta chịu khó chữa bệnh, chỉ trong vòng 6 tuần anh ta sẽ được về nhà. Anh ta hồi sinh rất nhanh sau đó, cảm giác thèm ăn trở lại, và chỉ chưa đầy một tuần, những dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện."
Các ca bệnh này, đôi khi còn được cho là có thể lây từ người này sang người khác, thường ít gặp hơn ở những đội quân đang chiến thắng và rất hay gặp ở những đội quân đang thất bại. Từ khoảng năm 1850, nostalgia không còn mang nghĩa là một căn bệnh mà thường chỉ được coi như một triệu chứng hoặc một dấu hiệu bệnh lý, nó trở thành một dạng của bệnh u uất tinh thần và có thể dẫn tới tự tử.
Hiện nay nostalgia được dùng không chỉ còn với nghĩa hẹp là một biểu hiện bệnh lý, mà nó được coi như một cảm xúc có ở bất cứ người bình thường nào. Nostalgia thường được gắn với những ký ức về thời thơ ấu đáng yêu, một trò chơi hoặc một hoạt động nào đó, những điều này thường đi cùng với một người cụ thể, hoặc một kỉ vật cá nhân được trân trọng. Các nghiên cứu cho thấy rất nhiều người tin rằng nhiều năm hoặc nhiều thập kỉ trước đó, mọi người tốt đẹp hơn chính họ của hiện tại, và rằng họ đã có một cuộc sống đầy đủ hơn trong quá khứ, dù rằng thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Niềm tin này rất tiêu biểu cho cái gọi là nostalgia, hay "những ngày xưa tươi đẹp", nhiều bộ phim, chương trình truyền hình và các sản phẩm văn hóa khác đã được làm về đề tài này.
Nostalgia không còn là một được coi là một bệnh nữa, nhưng nó có thể dẫn đến những triệu chứng bệnh lý như cảm thấy cổ họng hoặc/và lồng ngực như bị nén chặt lại, đau ở vùng lõm thượng vị và cuối cùng là cảm giác hoang mang tuyệt vọng.
Tham khảo
Cảm xúc
bo:ཁྱིམ་དྲན་སེམས་ནད། | wiki |
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Mùa thu nay khác rồi!… Những buổi ngày xưa vọng nói về
Gợi ý
Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được dưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng.Trong đó có những đoạn thơ Nguyễn Đình Thi đó là Tổ quốc hồi sinh tràn đầy sức sống, ý thức độc lập tự chủ và niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp, có truyền thông bất khuất kiên cường:
Mùa thu nay khác rồi!
…
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Sau khi hồi tưởng đến mùa thu của những ngày rời Hà Nội ra đi vì nghĩa lớn với cảm xúc "Buồn buồn lặng lặng" (Hoài Thanh), tác giả bộc lộ cảm nghĩ của mình về mùa thu mới, mùa thu trên đất nước nhân dân đã làm chủ vận mệnh của mình, mùa thu kháng chiến ở núi rừng Việt Bắc: "Mùa thu nay khác rồi". Lời thơ đầy tính chất khẳng định. Đó là sự khác rồi về không gian, thời gian và tâm trạng con người trước mùa thu. Nhưng cái khác trước hết của mùa thu này được người đọc nhận ra ngay ở nhịp điệu, tiết tấu, hình ảnh thơ: từ những câu thơ thất ngôn sâu lắng, cổ kính mang đậm màu sắc Đường thi, bài thơ bỗng chuyển sang những câu thơ tự do, tạo nên một nhịp điệu hối hả phơi phới làm cho đoạn thơ như hát vang lên từ một trái tim chất chứa niềm vui.
Đứng giữa không gian bao la, giữa đất trời bát ngát thoáng đãng, với trái tim reo vui, tác giả đã lắng nghe, cảm nhận sắc thu, hồi thu mới "Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi". "Vui nghe" chứ không phải là nghe vui. Nghe vui là niềm vui từ bên ngoài còn vui nghe là niềm vui từ trái tim trỗi dậy, dâng lên, lan toả, nhuốm lên tất cả cảnh vật, đất trời, cỏ cây mây nước "Gió thổi rừng tre phấp phới". "Phấp phới" là một từ láy rất gợi hình, gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả. Phấp phới rừng tre gió thổi hay phấp phới của lá cỏ đỏ tung bay giữa chiến khu tự do hay còn gợi cho ta niềm vui phơi phới của con người đang bay lên cùng với đất trời giải phóng?
Trong niềm vui lâng lâng ấy, nhà thơ đã cảm nghe được sự chuyển đổi rất mực tinh tế của hồn thu:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa đặc sắc, nhà thơ không chỉ diễn tả được sự thay đổi của sắc thu mà còn diễn tả được sự thay đổi của lòng người, hồn người. Qua câu thơ của Nguyễn Đình Thi, dường như mùa thu đất nước đã được hồi sinh và hiện lên như một cô gái đầy sức trẻ, trẻ cả hình sắc, trẻ cả tâm hồn. "Trong biếc nói cười thiết tha". Câu thơ có 6 chữ mà dồn nén biết bao nhiêu cảm xúc và ấn tượng: âm thanh thì "nói cười" tươi trẻ, màu sắc thì "trong biếc", tình cảm thì "thiết tha”. Nhớ lại cảnh mùa thu cũ hiện về như thiếu nữ "đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng" với "áo mơ phai dệt lá vàng" còn thu nay đã được thay bằng chiếc áo màu tươi sáng, bình dị, ta càng thấm thía thu từ đây "không thu thảm thu sầu" mà là "thu sướng nhuộm màu xuân mát mát":Xem thêm: Vẻ đẹp của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.Mùa thu vàng sáng tới rồi đây
Áo mới em phơi gió thổi đầy
Áo trắng đòi tà phơ phất hoá
Áo vàng em mặc cánh thu bay
(Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên được tác giả sử dụng nhiều động từ "đứng, nghe, gió thổi, thay áo, nói, cười" đã gợi được không khí nhộn nhịp sôi nổi rộn ràng của mùa thu. Cảnh sắc thiên nhiên ở đây vừa bình dị khoẻ khoắn, vừa trong trẻo tươi sáng hoà hợp với tâm trạng vui hồ hởi của thi nhân tạo nên một vẻ đẹp mới cho mùa thu đất nước. Nguyễn Đình Thi đã đưa đến một nét mới cho những bài thơ về mùa thu Việt Nam muôn đời.
Đứng trước khung cảnh mùa thu đất nước như đang hồi sinh, trào dâng sức sống, niềm vui, với tình yêu thương nồng thắm, tác giả đã bộc lộ ý thức độc lập, tự chủ và niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp. Thông qua tình cảm nồng thắm yêu thương và chói đỏ tự hào của tác giả, bức tranh đất nước cứ lần lượt được mở ra với không gian ba chiều bát ngát và hiện lên với những đường nét, màu sắc, hình khối và cả hương vị nữa, thật nên thơ, nên họa.
Ngẩng đầu lên là bầu trời "thu xanh ngắt mấy từng cao". Dường như không nén nổi cảm xúc, tác giả phải reo lên "Trời xanh đây là của chúng ta". Trời ta xanh mắt ai mà chẳng thấy, vốn rất xanh tứ cái thuở xa xưa. Bầu trời ấy qua thơ ca của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà… đã cao xanh, giờ đây càng trở nên xanh cao hơn nữa. Vì trong sắc xanh muôn thuở của bầu trời, này có thêm sắc xanh của lòng người được hưởng độc lập, tự do. Đúng như Chế Lan Viên đã viết:
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu
Trời thu xanh ngắt sáng tuyên ngôn
Trời bỗng xanh hơn nắng chói loà
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(Tố Hữu)
Nhìn sang bên kia là những dãy núi, những cánh rừng trùng trùng điệp điệp "Núi rừng đây là của chúng ta". Hai chữ "núi rừng" không hề gợi lên cảnh ma thiêng nước độc mà chỉ gợi lên sự giàu có của Tộ quốc, ẩn chứa biết bao tài nguyên phong phú "Rừng vàng bể bạc đất phì nhiêu". Nhớ lại cảnh quê hương làng xóm trong máu lửa chiến tranh, bầu trời cánh đồng như ứa máu, rách nát bởi dây thép gai, móng vuốt của kẻ thù "Ôi những cánh đồng quê chảy máu – Dây thép gai đâm nát trời chiều!" chúng ta mới thấm thía cái vang hưởng của lòng tự hào, niềm kiêu hãnh và ý thức độc lập tự chủ toát ra từ hai câu thơ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những câu thơ khẳng định, những đại từ chỉ định "đây” cùng với điệp từ ngữ "của chúng ta" đã vang lên dõng dạc niềm tự hào kiêu hãnh về quyền làm chủ đất nước. Cảm hứng này là một cảm hứng mà ta thường gặp trong thơ ca Việt Nam sau ngày giải phóng:Xem thêm: Hãy phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về bài học cuộc sống mà bài thơ Những bó hoa của Văn CaoCủa ta trời đất, đêm ngày
Núi kia đồng nọ, sông này của ta
(Tố Hữu)
Những câu thơ "Tôi nhớ; Tôi đứng vui nghe" là những lời độc thoại của nhân vật trữ tình. Sau lời độc thoại, đến đây dường như nhà thơ hát chung với dàn đồng ca của nhân dân, hòa trong cảm hứng vui sướng, tự hào được làm chủ đất trời thiên nhiên Tổ quốc tươi đẹp:
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Bằng hàng loạt từ "những", một từ chỉ số nhiều không xác định mở đầu các dòng thơ, trước hết tác giả như muốn kể thêm nhiều hơn vẻ giàu đẹp của đất nước, sau nữa đoạn thơ gợi cho người đọc bức tranh đất nước cứ lần lượt được mở ra lộng lẫy, bát ngát. Nguyễn Đình Thi sử dụng nhiều tính từ chỉ cảm xúc "thơm mát, bát ngát, đỏ nặng". Điều đó vừa diễn tả được tình cảm yêu nước thiết tha, nồng nàn của tác giả vừa làm cho bức tranh đất nước như có thêm đường nét, màu sắc, hình khối. Với tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng, dường như tác giả cảm nhận được cả cái vị "thơm mát" của cánh đồng, tận mắt thấy được cái "bát ngát" tự do của những ngả đường mở ra, như trông thây được cả những dòng sông đỏ nặng phù sa cuộn chảy về xuôi. Câu thơ của Ngụyễn Đình Thi thật trĩu nặng suy tư. "Những dòng sông đỏ nặng phù sa" hay đỏ nặng tấm lòng yêu thương và tự hào đối với đất nước của tác giả? Ở đây nhà thơ sử dụng nhiều nguyên âm mở "a, at” cuối dòng thơ cũng đã góp phần diễn tả thành công cái cảm xúc thơ nói trên (Từ cuộc sống có phần tù túng trong năm cửa ô, các văn nghệ sĩ mang ba lô hành hương lên đất thánh Việt Bắc. Qua bao nhiêu nẻo đường kháng chiến, cảm nhận về đất nước được mở ra theo chiều rộng không gian với bầu trời thu trong xanh, những núi rừng bát ngát của Việt Bắc, những cánh đồng lúa thơm mùi sữa, những dòng sông Lô, sông Thao, sông Hồng cuồn cuộn phù sa).
Từ những cảm nhận về cái hữu hình của đất nước với không gian, bầu trời, cánh đồng, dòng sông, câu thơ đang náo nức, dồn dập reo vui bỗng như trầm lắng hẳn xuống, đượm vẻ thiêng liêng thành kính khi nghĩ về cái vô hình là hồn thiêng đất nước trên chiều dài của thời gian 4000 năm lịch sử:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
"Nước chúng ta", câu thơ có ba chữ mà như nổi bật lên giữa bài thơ giống như dòng nước đang cuộn chảy bỗng chững lại, dồn nén lại. Câu thơ bình dị mà chất chứa bao nhiêu cảm xúc yêu thương và tự hào.
Nghĩ về quá khứ của đất nước chúng ta, điều làm tác giả cảm phục nhất là truyền thống bất khuất kiên cường. Truyền thống ấy nổi bật lên tạo thành gương mặt rạng rỡ nhất của lịch sử cha ông "Nước những người chưa bao giờ khuất". Câu thơ giản dị như một lời nói thường nhưng đã làm sống dậy trước mắt ta cả một quá khứ oanh liệt của tổ tiên. Ta như thấy trong đó tư thế của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… luôn luôn hiên ngang bất khuất trước mọi đợt sóng ngoại xâm hung tàn: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.Xem thêm: Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ Sức mạnh anh hùng bao đời của dân tộc đối với hiện tại là một sự thực lớn lao hùng hồn. Nhưng ở đây đà được nhà thơ diễn tả thông qua việc sáng tạo ra một hình tượng âm thanh như không thật, một âm thanh của tâm tưởng hơn là của thính giác: âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ nghìn xưa vọng tới mai sau. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng:
Tim Việt Nam có Bạch Đằng ca hát
Có đường gươm "sát thát" chém Toa Đô
Có Nguyễn Trãi trong hồn thơ ý nhạc
Sang sảng ngân trong Đại cáo hình Ngô
Đúng là một hình ảnh thơ đầy sáng tạo, vừa mang yếu tố cảm xúc cụ thể vừa có ý nghĩa tượng trưng khái quát sâu xa.
"Những buổi ngày xưa vọng nói về". Nhờ sự kết hợp khéo léo giữa các từ "những… xưa… vọng… về", câu thơ của Nguyễn Đình Thi cũng đã diễn tả được tính chất liên tục truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc. Cả quá khứ sâu thẳm của lịch sử đất nước dường như cũng đều có mặt với con cháu hôm nay, luôn luôn nhắn gửi về những lời thiêng liêng tha thiết. Đúng như Lê Anh Xuân đã từng viết:
Nghe như tiếng của cha ông thuở trước
Truyền con cháu hãy ngẩng cao đầu mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa
Hãy viết tiếp bài ca bất khuất ngày xưa
Bằng những câu thơ giàu tính chất suy tư và cảm xúc, bằng những hình ảnh nhân hoá vừa cụ thể vừa tượng trưng, đoạn thơ trên không chỉ thể hiện được niềm vui, niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp và ý thức độc lập tự chủ mà còn bảy tỏ được niềm biết ơn thành kính với tổ tiên. Vì hơn ai hết, nhà thơ đã ý thức được những chiến công vẻ vang hôm nay là kết quả của sức mạnh tổng hợp giữa quá khứ oanh liệt của cha ông với cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân ta:
Thời đại lớn cho ta đôi cánh
Không gì quý hơn độc lập tự đo
Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận
Có Đảng ta đây, có Bác Hồ
(Tố Hữu)
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
David William Donald Cameron (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1966) là cựu thủ tướng của Vương quốc Liên hiệp Anh và là lãnh đạo của Đảng Bảo thủ từ năm 2010 đến năm 2016.
David Cameron học liên ngành triết học, chính trị học và kinh tế học ở Đại học Oxford và được trao bằng sinh viên ưu tú hạng nhất. Sau đó ông tham gia Ban nghiên cứu Đảng Bảo thủ và trở thành cố vấn đặc biệt cho Norman Lamont, và sau đó là cho Michael Howard. Ông là Giám đốc Vụ doanh nghiệp của Carlton Communications trong bảy năm.
Sau đợt ứng cử Nghị viên lần đầu tại Stafford năm 1997 kết thúc trong thất bại nhưng David Cameron được bầu vào năm 2001 làm đân biểu Nghị viện Anh đại diện cho đơn vị bầu cử Witney của Oxfordshire. David Cameron được thăng chức frontbencher của Official opposition hai năm sau đó, và nhanh chóng thăng chức để trở thành người đứng đầu cục điều phối chính sách trong chiến dịch tổng tuyển cử năm 2005.
David Cameron đã được mọi người xem là một ứng cử già cả, ôn hòa, thu hút cử tri trẻ tuổi, và năm 2005 David Cameron đã đắc cử trong cuộc bầu cử lãnh đạo bảo thủ. Trong thời gian đầu ở cương vị lãnh đạo Đảng Bảo thủ đã chứng kiến việc đảng này thiết lập một vị trí dẫn đầu trong cuộc thăm do dư luận về Công Đảng của Tony Blair; lần đầu tiên trong hơn mười năm. Mặc dù vị trí sau đảng này ngay sau đó khi Gordon Brown trở thành Thủ tướng, dưới sự lãnh đạo Cameron, Đảng Bảo thủ đã được giành được ủng hộ dư luận trước Lao động trong các cuộc thăm dò. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2010 tổ chức vào ngày 06 tháng 5, Đảng Bảo thủ giành được số ghế nhiều nhất, nhưng bị thiếu phiếu để giành được đa số phiếu cần thiết có thể lập chính phủ theo quy định của Hiến pháp. Sau Gordon Brown từ chức, David Cameron được bổ nhiệm làm Thủ tướng với mục đích hình thành một liên minh với Đảng Tự do Dân chủ.
Sau khi Vương quốc Anh và Bắc Ireland bỏ phiếu rời khởi Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 6 năm 2016, Cameron tuyên bố từ chức Thủ tướng và người kế nhiệm ông là Theresa May.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Sinh năm 1966
Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh
Lãnh đạo đảng Bảo thủ (Anh)
Nhân vật còn sống
Nhà hoạt động quyền LGBT Anh
Cựu học sinh Eton College | wiki |
Thiên vấn 1 (tiếng Hoa: 天问一号) là chương trình đi Sao Hoả của Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CVQTQ) bằng thuyền bay vũ trụ, bao gồm một máy quỹ đạo, một máy chụp ảnh, một máy đổ bộ và một xe thăm dò. Ngày 23 tháng 7 năm 2020, phi thuyền được phóng thành công từ Bệ phóng thuyền bay vũ trụ Văn Xương bằng hỏa tiễn vận tải hình nặng Trường Chinh 5 và hiện tại đang đến sao Hỏa, đã đi được 29,4 triệu km đến ngày 9 tháng 10 năm 2020. Đến nay, Thiên vấn 1 đã hiệu chỉnh được quỹ đạo hai lần và tự chẩn đoán nhiều thiết bị. Nhiệm vụ của Thiên vấn 1 là tìm tòi bằng chứng về sự sống cả hiện tại lẫn quá khứ trên sao Hỏa và đánh giá môi trường của hành tinh. Nếu thuyền đổ bộ được sao Hỏa thì Trung Quốc sẽ trở thành nước thứ hai làm được như vậy sau Hoa Kỳ.
Sau bảy tháng di chuyển, nó đi vào quỹ đạo xung quanh sao Hỏa vào ngày 10 tháng 2 năm 2021. Trong ba tháng tiếp theo, tàu thăm dò không gian đã nghiên cứu các địa điểm hạ cánh mục tiêu từ quỹ đạo trinh sát. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2021, tàu đổ bộ đã hạ cánh thành công trên sao Hỏa. Với vụ hạ cánh trên sao Hỏa này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai hạ cánh mềm thành công trên sao Hỏa và thiết lập liên lạc từ bề mặt sao Hỏa, sau Liên Xô và Hoa Kỳ.
Nếu việc triển khai tàu tự hành trên sao Hỏa cũng thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ hai đạt được thành tích này, sau Hoa Kỳ, và quốc gia đầu tiên lên quỹ đạo, hạ cánh và thả một chiếc máy bay trong sứ mệnh đầu tiên đến sao Hỏa.
Nguồn gốc tên
Thiên vấn
Tên "Thiên vấn" đến từ bài thơ cùng tên của Khuất Nguyên, một trong các nhà thơ vĩ đại nhất thời Trung Quốc xa xưa. Bài thơ bao gồm các câu hỏi mà câu đầu tiên là cách trời đất được kiến tạo.
Chúc Dung
Tàu đổ bộ tự hành được đặt tên Chúc Dung (tiếng Trung: 祝融), là một nhân vật huyền sử sống vào thời đế Cốc Cao Tân thị, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Sở thế gia thì ông là chắt của đế Chuyên Húc và là con trai của Quyển Chương.
Chúc Dung thường được cho là liên quan đến lửa và ánh sáng. Tên gọi này được chọn bởi một cuộc bỏ phiếu trực tuyến công khai được tổ chức từ ngày 20 tháng 1 năm 2021 đến ngày 28 tháng 2 năm 2021, với Chúc Dung đứng đầu với 504.466 phiếu bầu. Một số nhà bình luận Trung Quốc cho rằng việc đặt tên tàu thám hiểm tự hành sao Hỏa Thiên vấn-1 theo tên Chúc Dung có ý nghĩa "thổi bùng ngọn lửa thám hiểm giữa các vì sao ở Trung Quốc và tượng trưng cho quyết tâm khám phá các vì sao và khám phá những ẩn số trong vũ trụ của người Trung Quốc".
Tổng quan
Chương trình đi sao Hỏa của Trung Quốc khởi đầu có sự hợp tác của Nga. Tháng 11 năm 2011, thuyền bay vũ trụ Nga tên Fobos-Grunt đi sao Hỏa và Phobos được phóng từ Cảng không gian vũ trụ Baikonur, có đem theo thuyền phụ tên Huỳnh hỏa 1, dự định trở thành thuyền quỹ đạo sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc (Fobos-Grunt cũng tiến hành các thí nghiệm của Hội Hành tinh và Balgariya), nhưng hỏng việc do đơn vị đẩy chính của Fobos-Grunt không đẩy được thuyền từ quỹ đạo đậu Trái Đất ban đầu; Fobos-Grunt trở về khí quyển Trái đất vào tháng 1 năm 2012. Về sau Trung Quốc độc lập mở dự án đi sao Hỏa và chương trình hiện tại được chính quyền Trung Quốc chuẩn y vào đầu năm 2016.
Nếu đổ bộ thành công thì máy đổ bộ sẽ thả xe thăm dò dùng năng lượng mặt trời để dự tính dò xét bề ngoài sao Hỏa bằng ra đa và phân tích hóa học đất của hành tinh; ngoài ra xe cũng sẽ tìm phân tử sinh vật và dấu vết sự sống.
Tháng 9, máy chụp ảnh của Thiên vấn 1 được triển khai từ máy quỹ đạo lúc bay đến sao Hỏa, có nhiệm vụ chụp hình máy quỹ đạo Thiên vấn 1 và tấm cách nhiệt vào lại khí quyển của thuyền. Hai ống kính góc rộng của máy được lập trình chụp một tấm mỗi giây. Hình ảnh được truyền về Thiên vấn 1 qua Wi-Fi, sau đó được các đội ở Trung Quốc tải xuống.
Mục đích khoa học
Mục đích của chương trình bao gồm: tìm bằng chứng cho sự sống hiện tại và quá khứ ở trên sao Hỏa, vẽ bản đồ bề mặt, mô tả đặc điểm thành phần đất và sự phân bố băng nước, kiểm tra khí quyển và đặc biệt là tầng điện ly, v.v.
Cũng có kế hoạch dùng thuyền bay chương trình hiện tại để cất giữ các mẫu đất đá trên Sao Hỏa để thuyền sau lấy về.
Quá trình
Cuối năm 2019, Viện nghiên cứu Động lực hàng không vũ trụ Tây An, là công ty con của CASC, báo rằng hiệu năng và phương thức điều khiển hệ thống đẩy của thuyền bay vũ trụ đã được xác minh là thử đậu mọi bài kiểm tra trước khi phóng, bao gồm các bài kiểm tra bay lơ lửng, tránh nguy hiểm, giảm tốc và hạ cánh. Cơ cấu chính của hệ thống đẩy là một động cơ cung cấp lực đẩy 7500 Newton. Hệ thống nhảy dù siêu thanh của thuyền cũng đã được thử thành công trước đó.
Lúc đầu, CVQTQ nghiên cứu hai vùng Chryse Planitia và Elysium Mons của Sao Hỏa để tìm vị trí hạ cánh cho máy đổ bộ và xe thăm dò, nhưng vào tháng 9 năm 2019, ở cuộc họp chung tại Genève của Đại hội Khoa học Hành tinh Châu Âu - Ban Khoa học Hành tinh, bên Trung Quốc lại thông báo rằng hai địa điểm sơ bộ trong vùng Utopia Planitia của Sao Hỏa được chọn làm chỗ hạ cánh dự tính, mỗi nơi có diện tích hạ cánh hình bầu dục khoảng 100 x 40 km.
Tháng 7 năm 2020, CVQTQ cho biết tọa độ của địa điểm hạ cánh chính là 110,318 độ kinh đông và 24,748 độ vĩ bắc, ở phần phía nam của Utopia Planitia. Theo Alfred McEwen, giám đốc Phòng Nghiên cứu Hình ảnh Hành tinh tại Trường đại học Arizona, khu vực này vừa có thể là nơi hạ cánh tương đối an toàn vừa được làng khoa học quan tâm rất nhiều.
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, động cơ hydro-oxy của hỏa tiễn Y4 Trường Chinh 5 thử 100 giây xong, là bài kiểm tra động cơ cuối cùng trước khi tên lửa thuyền bay được lắp ráp; tên lửa được phóng thành công vào ngày 23 tháng 7 năm 2020.
Khí cụ khoa học
Để đạt được các mục tiêu khoa học của chương trình, máy quỹ đạo và xe thăm dò của Thiên vấn 1 có 13 khí cụ:
Máy quỹ đạo
Máy phân tích hạt năng lượng Sao Hỏa
Xe thăm dò
Radar xuyên đất, cho hình ảnh khoảng 100 mét (330 ft) dưới bề mặt Sao Hỏa
Hợp tác quốc tế
Ủy ban Hoạt động không gian quốc gia của Argentina đang dự vào Thiên vấn 1 thông qua một trạm theo dõi do Trung Quốc điều hành ở Las Lajas, Neuquén. Trước đây, cơ sở này giúp thuyền bay vũ trụ Thường Nga 4 của Trung Quốc đổ bộ ở mặt xa của mặt trăng vào tháng 1 năm 2019.
Viện Nghiên cứu Vật lý Thiên văn và Hành tinh (VNVTVH) của Pháp ở Toulouse đang hợp tác chế tạo xe thăm dò của Thiên vấn 1. Sylvestre Maurice của VNVTVH cho biết, "Đối với khí cụ Quang phổ học phá vỡ bằng laser (QPHPVBL) của chương trình, chúng tôi đặt mục tiêu hiệu chuẩn là bản sao Pháp của mục tiêu ở trên xe thăm dò Sao Hỏa Curiosity của NASA. Chúng tôi muốn biết hai bộ dữ kiện so sánh như thế nào."
Cục Xúc tiến Nghiên cứu Áo (CXNA) đã trợ giúp chế tạo từ kế được lắp đặt trên máy quỹ đạo Sao Hỏa của Trung Quốc. Viện Nghiên cứu Không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Áo ở Graz đã xác nhận là có đóng góp vào từ kế của Thiên vấn 1 và giúp hiệu chuẩn thiết bị bay.
Xem thêm
Sinh học vũ trụ
Khí hậu Sao Hỏa
Mạng Thâm không Trung Quốc
Cục Vũ trụ châu Âu
ESTRACK
Máy quỹ đạo Mars Express
Xe thăm dò ExoMars
Thăm dò Sao Hỏa
Sự sống trên Sao Hỏa
Danh sách các chương trình đi Sao Hỏa
MSR
Ghi chú
Tham khảo
Trung Quốc năm 2020
Nhiệm vụ không gian sinh học vũ trụ | wiki |
Meagan Best (sinh ngày 26 tháng 4 năm 2002) là một người chơi bóng quần chuyên nghiệp nữ Barbados. Cô hiện đang được coi là người chơi squash hàng đầu để đại diện cho Barbados ở cấp độ quốc tế. Thứ hạng nghề nghiệp cao nhất của cô là 208 vào tháng 1 năm 2018 và hiện đang xếp hạng 243 tính đến tháng 4 năm 2018.
Sự nghiệp
Cô đã vươn lên nổi bật trong sự nghiệp bóng quần của mình sau khi chiến thắng hạng mục U17 của Cô gái tại giải vô địch bóng quần US Trẻ Mở rộng năm 2017. Meagan cũng trở thành người chơi squash đầu tiên từ một quốc gia Caribbean giành được danh hiệu vô địch bóng quần US Junior Open.
Meagan Best cũng được vinh danh là một trong những thành viên của đội tuyển Anh trong Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung năm 2018 khi mới mười lăm tuổi và cô cũng là người cầm cờ cho Barbados tại Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung 2018 trong lễ khai mạc Cuộc diễu hành Liên bang 2018. Cô đã được lên kế hoạch để cạnh tranh trong các sự kiện đơn nữ và đôi nam nữ tại Thế vận hội chung Gold Coast.
Cô cũng đã đạt được chất lượng cho sự kiện cuối cùng trong nội dung đơn nữ trong Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung Gold Coast. Meagan cũng trở thành người chơi squash Barbadian đầu tiên đủ điều kiện cho vòng cuối cùng của một giải đấu bóng quần quốc tế. Trong trận chung kết nội dung đơn nữ trong Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung 2018, cô đã đánh bại Mihiliya Methsarani của Sri Lanka 3-1 để bảo vệ danh hiệu đĩa.
Tham khảo
Nhân vật còn sống
Sinh năm 2002 | wiki |
Bảo tàng Thượng Silesian ở Bytom (tiếng Ba Lan: Muzeum Górnośląskie w Bytomiu) là một bảo tàng có trụ sở chính tọa lạc tại số 2 Quảng trường Jan III Sobieski, Bytom, Ba Lan. Bảo tàng này là một tổ chức văn hóa địa phương của tỉnh Śląskie.
Miêu tả
Bảo tàng Thượng Silesian ở Bytom có năm bộ phận chính, bao gồm Khảo cổ học, Dân tộc học, Lịch sử, Tự nhiên và Nghệ thuật. Ngoài ra, bảo tàng còn có các bộ phận phụ trợ, bao gồm Xúc tiến, Giáo dục, Xuất bản và Quản lý. Bảo tàng cũng sở hữu một thư viện chuyên biệt có tổng cộng hơn 50.000 đầu sách. Vào năm 2017, Cộng đồng Do Thái ở Katowice tặng cho Bảo tàng Thượng Silesian các hiện vật từ ngôi nhà cầu nguyện của người Do Thái ở Bytom trước đây, trong số đó có hơn 500 cuốn sách giá trị. Những cuốn sách này tạo thành bộ sưu tập sách tôn giáo viết bằng tiếng Do Thái lớn thứ ba ở Ba Lan.
Bảo tàng hiện đang hoạt động bên trong hai tòa nhà: tòa nhà chính trên Quảng trường Jan III Sobieski là một tòa nhà hai cánh được xây dựng trong hai năm 1929 và 1930, và tòa nhà còn lại tọa lạc ở số 34 phố W. Korfantego được xây dựng trong các năm 1899 - 1902 theo phong cách kiến trúc tân Gothic.
Tham khảo
Bảo tàng Ba Lan | wiki |
Regionalliga là giải bóng đá hạng ba trong hệ thống bóng đá nữ tại Đức. Regionalliga bao gồm năm hạng đấu. Đội vô địch của mỗi hạng đấu giành quyền lên chơi ở 2. Bundesliga ở mùa giải sang năm.
Cấu trúc giải
Một mùa giải bao gồm hai lượt, các đội lần lượt gặp nhau theo thể thức sân nhà sân khách. Mùa giải thường bắt đầu vào tháng 8 hoặc tháng 9, lượt đi kết thúc vào tháng 12. Lượt về bắt đầu vào tháng 2 và kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Vào cuối mùa giải đội vô địch lên thi đấu ở 2. Bundesliga mùa giải sau. Đối với các đội xuống hạng từ 2. Bundesliga Hiệp hội bóng đá Đức sẽ quyết định hạng đấu nào mà một đội sẽ thi đấu.
Regionalliga Nord
Regionalliga Nord là hạng đấu cao nhất ở miền Bắc Đức. Các đội thuộc các liên đoàn bóng đá của Niedersachsen, Schleswig-Holstein, Hamburg, hoặc Bremen. Hạng đấu gồm mười hai đội.
Regionalliga Nordost
Regionalliga Nordost là hạng đấu cao nhất ở Đông Bắc Đức. Các đội thuộc các liên đoàn bóng đá của Berlin, Brandenburg, Mecklenburg-Vorpommern, Sachsen, Sachsen-Anhalt, hoặc Thüringen. Hạng đấu gồm 12 đội.
Regionalliga Süd
Regionalliga Süd là hạng đấu cao nhất ở miền Nam Đức. Các đội thuộc các liên đoàn bóng đá của Bayern, Baden, Nam Baden, Württemberg, và Hessen. Hạng đấu gồm 10 đội.
Regionalliga Südwest
Regionalliga Südwest là hạng đấu cao nhất ở Tây Nam Đức. Các đội thuộc các liên đoàn bóng đá của Rheinland, Saarland, hoặc Südwest. Hạng đấu gồm 13 đội.
Regionalliga West
Regionalliga West là hạng đấu cao nhất ở miền Tây Đức. Các đội thuộc các liên đoàn bóng đá của Mittelrhein, Niederrhein, hoặc Westfalen (tức là các đội thuộc bang Nordrhein-Westfalen). Hạng đấu gồm 14 đội.
Các đội vô địch
Nguồn:
1985–1986
1986–1990
1990–1996
1996–2000
2000–2004
2004–2007
2007–
Tham khảo
3 | wiki |
Bờ biển Việt Nam tính từ cực đông Tp Móng Cái đến cực tây Tp Hà Tiên có chiều dài là 3260 km (tính cả chiều dài bờ biển). Bao gồm 28 tỉnh, thành nằm dọc theo duyên hải từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình giáp vịnh Bắc Bộ
Các tỉnh từ Quảng Trị đến phía đông tỉnh Cà Mau giáp vùng chính của biển Đông
Tỉnh Kiên Giang và phía tây tỉnh Cà Mau giáp vịnh Thái Lan.
Dưới đây là danh sách các tỉnh thành của Việt Nam có đường bờ biển giáp với biển Đông và Vịnh Thái Lan.
Danh sách các tỉnh và chi tiết
Việt Nam có 12 đơn vị hành chính cấp huyện có đường bờ biển chung quanh được gọi là huyện đảo và thành phố đảo thuộc về 9 tỉnh và thành phố. Các huyện đảo và thành phố đảo này nằm trong các khu vực vịnh Bắc bộ, vùng chính biển Đông và vịnh Thái Lan.
Dưới đây là danh sách chi tiết về các huyện đảo và thành phố đảo, thứ tự từ Bắc xuống Nam.
Danh sách các Huyện đảo
Danh sách các Thành phố đảo
Tham khảo
Bản đồ Hành chính Việt Nam.
Liên kết ngoài
Khai thác và phát huy tiềm năng từ biển
Chú thích
Biển Đông
Biển Việt Nam
Danh sách (Việt Nam) | wiki |
Khối lượng của các hố đen có thể gấp hàng triệu lần cho đến hàng tỷ lần mặt trời. (Ảnh minh họa: NASA Goddard).
Siêu hố đen hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước nằm sâu bên trong thiên hà cổ CEERS 1019, gần với mốc vũ trụ hình thành sau vụ nổ Big Bang. Đây là hố đen siêu nhỏ so với các hố đen vũ trụ khác từng được phát hiện.
Kính viễn vọng vũ trụ James Webb đã phát hiện ra một bất ngờ thú vị, một siêu hố đen nằm sâu trong một thiên hà chưa từng được khám phá trước đó.
Hố đen nằm sâu bên trong thiên hà CEERS 1019. Đây là một thiên hà cổ hình thành 570 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, vì vậy mà ước tính hố đen này có tuổi đời hơn 13 tỷ năm. (Theo lý thuyết, vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,8 tỷ năm, được xem là tuổi của vũ trụ).
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hố đen này có khối lượng gấp 9 triệu lần mặt trời (Khối lượng của mặt trời lớn hơn Trái đất khoảng 333.000 lần).
Theo NASA, kích thước siêu hố đen này nhỏ hơn bất kỳ hố đen nào từng tồn tại trong thuở hồng hoang của vũ trụ và từng được phát hiện bởi các kính viễn vọng khác. Các hố đen thông thường có khối lượng gấp 1 tỷ lần mặt trời và dễ phát hiện hơn nhiều do sáng hơn.
Không chỉ phát hiện chính xác siêu hố đen này, các nhà khoa học còn phát hiện ra hai hố đen khác gần đó dường như được hình thành khoảng 1 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang và cũng rất nhẹ so với những hố đen khác cùng thời kỳ đó.
11 thiên hà mới cũng được ghi lại với bằng chứng từ kính viễn vọng Webb, trong dự án khoa học khảo sát sự tiến hóa vũ trụ do Đại học Texas dẫn đầu.
Kích thước tương đối nhỏ của hố đen tại trung tâm dải ngân hà CEERS 1019 là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Vẫn chưa rõ làm thế nào một hố đen nhỏ như vậy hình thành trong buổi đầu sơ khai của vũ trụ, bởi thời điểm này thường hình thành các giếng trọng lực lớn hơn nhiều.
Thiên hà CEERS 1019 có các thuộc tính thú vị, chẳng hạn như xuất hiện dưới dạng một chuỗi gồm 3 điểm sáng chứ không phải hình đĩa đơn lẻ như nhiều thiên hà khác.
Theo NASA, các thiên hà mới được phát hiện vẫn đang tạo ra những ngôi sao mới.
Nhà khoa học Seiji Fujimoto – một thành viên thuộc dự án Hubble của NASA tại Đại học Texas ở Austin đã phát hiện 11 thiên hà mới cho biết: “Webb là kính viễn vọng đầu tiên đã phát hiện ra thiên hà CEERS 1019. Tập hợp các thiên hà này cũng với các thiên hà xa xôi khác mà chúng ta có thể xác định trong tương lai có thể thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự hình thành của các ngôi sao và sự tiến hóa của thiên hà trong suốt lịch sử vũ trụ.”
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng hố đen trong thiên hà 1019 tạm thời là siêu hố đen đang hoạt động ở xa nhất được phát hiện. Theo
NASA
, cộng đồng thiên văn học đang đổ dồn đi tìm các hố đen khác ở xa hơn và có thể tìm ra trong vài tuần tới. | vanhoc |
Trần Công Bác (giản thể: 陈公博; phồn thể: 陳公博; bính âm: Chén Gōngbó; Wade-Giles: Ch'en Kung-po, 19 tháng 10 năm 1892 – 3 tháng 6 năm 1946) là một chính trị gia Trung Hoa, từng là Tổng thống thứ 2 và cuối cùng của chính phủ Quốc dân Nam Kinh thân Nhật trong Thế chiến II.
Tiểu sử
Trần Công Bác quê ở Thượng Hàng, Phúc Kiến, nhưng sinh tại Quảng Đông, nhà Thanh năm 1892. Cha ông là một quan viên nhà Thanh. Khi học tại Đại học Bắc Kinh, ông tham gia phong trào Ngũ Tứ và nghiên cứu Chủ nghĩa Marx cùng Trần Độc Tú. Trần Công Bác là một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tham gia Hội nghị lần thứ nhất của đảng tại Thượng Hải vào tháng 7 năm 1921, nhưng bỏ đảng vào năm sau. Sau đó ông sang Hoa Kỳ, nhận học vị Thạc sĩ Kinh tế học tại Đại học Columbia năm 1925. Về đến Trung Hoa, ông gia nhập Quốc dân đảng và được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Công nông dưới quyền Liêu Trọng Khải, thuộc phe cánh tả cùng Uông Tinh Vệ, 2 người về sau phát triển mối quan hệ gần gũi về chính trị cũng như cá nhân. Dù đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Bắc phạt của Tưởng Giới Thạch, ông tích cực ủng hộ Uông chống lại Tưởng khi Tưởng bắt đầu tỏ ra lộng quyền. Ông bất mãn với việc Tưởng lật đổ Uông giành quyền lãnh đạo Quốc Dân đảng thông qua một cuộc chính biến quân sự năm 1926. Tuy nhiên, trong thời kỳ Tưởng-Uông hợp tác, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương nghiệp từ năm 1932-36. Một số chính sách kinh tế quốc gia quan trọng ông giúp thiết lập trong giai đoạn này vẫn được thực hiện tới tận những năm 1970. Là Chủ tịch Đảng bộ Quốc dân tại Tứ Xuyên, ông tham gia tổ chức sơ tán Chính phủ Quốc dân đến Trùng Khánh sau khi Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 bắt đầu.
Tuy nhiên, Trần vẫn giữ khoảng cách với Tưởng Giới Thạch, và sau khi Uông Tinh Vệ bỏ Quốc Dân đảng đứng ra thành lập chính phủ Quốc dân Nam Kinh bù nhìn, Trần nhanh chóng theo chân dù ban đầu phản đối hành động này của Uông. Trong chính phủ mới, Trần là phát ngôn viên Lập pháp viện. Sau khi chủ quyền tại Thượng Hải (danh nghĩa) được Nhật trao trả cho Chính phủ Quốc dân Nam Kinh vào tháng 11 năm, Trần được bổ nhiệm làm Thị trưởng. Giữa năm 1944, khi Uông đi Nhật chữa bệnh, Trần được giao giữ chức Quyền Viện trưởng Hành chính viện, rồi trở thành Tổng thống chính phủ Quốc dân Nam Kinh sau khi Uông chết vào tháng 11 năm 1944.
Cuối Thế chiến II, Trần bỏ trốn sang Nhật, và ngay sau khi Nhật Bản chính thức đầu hàng ngày 9 tháng 9 năm 1945, đại diện Trung Hoa là Tướng Hà Ứng Khâm yêu cầu đại diện Nhật Bản, Tướng Yasuji Okamura, dẫn độ Trần Công Bác về Trung Hoa để xét xử tội phản quốc. Yêu cầu được lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ chấp nhận, và Trần bị giải về Trung Hoa ngày 3 tháng 10. Tại tòa, ông cố gắng tự bào chữa, rằng với tư cách Tổng thống, ông đã từ chối hợp tác với người Nhật trong một vài vấn đề quan trọng và chỉ hành động như vậy vì tình bạn với Uông Tinh Vệ. Khi bị kết án tử hình, ông chỉ bình thản nói "Tôi sẽ gặp lại Uông Tinh Vệ dưới suối vàng sớm thôi". Trần bị một đội hành quyết xử tử tại Tô Châu, Giang Tô ngày 3 tháng 6 năm 1946.
Chú thích
Tham khảo
David P. Barrett and Larry N. Shyu, eds.; Chinese Collaboration with Japan, 1932-1945: The Limits of Accommodation Stanford University Press 2001
John H. Boyle, China and Japan at War, 1937–1945: The Politics of Collaboration (Harvard University Press, 1972).
James C. Hsiung and Steven I. Levine, eds., China's Bitter Victory: The War with Japan, 1937–1945 (Armonk, N.Y.: M. E. Sharpe, 1992)
Ch'i Hsi-sheng, Nationalist China at War: Military Defeats and Political Collapse, 1937–1945 (Ann Arbor: University of Michigan Press, 1982).
Frederick W. Mote, Japanese-Sponsored Governments in China, 1937–1945 (Stanford University Press, 1954).
Margherita Zanasi, "Chen Gongbo and the Construction of a Modern Nation in 1930s China," in Timothy Brook and Andre Schmid, eds.; Nation Work: Asian Elites and National Identities (University of Michigan Press, 2000).
Liên kết ngoài
Rulers:Chen Gongbo
Blog of Kan Chen, son of Chen Gongbo: https://sites.google.com/site/kanblog8/home
Sinh năm 1892
Mất năm 1946
Người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
Thị trưởng Thượng Hải
Đảng viên Quốc dân đảng Trung Quốc
Người Quảng Châu
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
Cựu sinh viên Đại học Columbia | wiki |
Spizaetus isidori là một loài chim săn mồi Nam Mỹ trong họ Accipitridae.. Đôi khi nó được đặt trong chi Oroaetus đơn loài.
Miêu tả
Spizaetus isidori là một loài chim khá lớn với sải cánh khoảng 147–180 cm và chiều dài 60–80 cm. Con trưởng thành có một bộ lông màu đen với màu hạt dẻ ở dưới ngực, bụng và chân. Đuôi màu xám đen và có một sọc trắng. Chúng có đôi mắt màu vàng và cái mào nhọn dài 8–10 cm. Con non có đầu màu xám-trắng và phần dưới nhạt màu hơn so với con trưởng thành. Con non có bộ lông của con trưởng thành sau 4 năm.
Sinh sản
Mùa sinh sản của Spizaetus isidori được cho rằng bắt đầu từ tháng hai đến tháng ba khi chúng làm tổ. Tổ được xây dựng ở một vị trí cao trên cây, với kích thước rất lớn khoảng 2 m đường kính và 1 m chiều sâu. Chúng đẻ trứng trong tháng tư và tháng năm và con non nở ra vào tháng tám và tháng chín. Mỗi lứa đẻ 1-2 quả trứng màu trắng có đốm nâu. Thời gian nuôi con nhỏ khoảng 110-130 ngày.
Con mồi
Spizaetus isidori săn một loạt các động vật có vú như sóc, khỉ sóc, nhím, gấu mèo coati và các loài động vật có vú cỡ trung bình sống trên cây khác. Chúng cũng săn bắt các loài chim như gà Mỹ.
Phân bố
Spizaetus isidori sinh sống trong các vùng rừng núi rậm rạp, yên tĩnh dọc theo sườn núi Andes ở các độ cao từ 0-3.500 m trên mực nước biển, nhưng thường được tìm thấy ở độ cao 1.500-2.800 m. Chúng phân bố dọc theo vùng duyên hải phía tây bắc Venezuela và đông bắc Colombia, và trên các sườn núi cận nhiệt đới của dãy núi Andes qua Ecuador, Peru, Bolivia, Argentina, trên diện tích hơn 469.000 km². Số lượng của chúng được cho là khoảng 1,000-2,499 cá thể, trong đó có khoảng vài trăm con đại bàng ở Venezuela, khoảng 200 cá thể ở Ecuador, một vài trăm ở Colombia, một lượng nhỏ ở Argentina, và con số không rõ ở Peru và Bolivia.
Chú thích
Tham khảo
I
Chim Bolivia
Chim Colombia
Chim Peru
Chim Venezuela
Chim Ecuador
Chim Argentina
Động vật được mô tả năm 1845
Chim Andes | wiki |
Phòng thay đồ (closet, đặc biệt được sử dụng ở Bắc Mỹ) là một không gian kín, có cửa, được sử dụng để lưu trữ, đặc biệt là quần áo. "Phòng thử đồ" được thiết kế từ các bức tường của ngôi nhà để chúng không chiếm không gian rõ ràng trong phòng. Tủ quần áo thường được xây dựng dưới cầu thang, do đó sử dụng không gian khó xử trong trường hợp không dùng đến.
Một trong số các đồ nội thất như tủ chứa hoặc tủ ngăn kéo phục vụ cùng chức năng lưu trữ, nhưng không phải là tủ quần áo, đó là một tính năng kiến trúc chứ không phải là đồ nội thất. Một phòng thay đồ luôn có không gian để treo, trong khi tủ có thể chỉ bao gồm các kệ để xếp các quần áo gấp.Từ "tủ quần áo" có thể ám chỉ một món đồ nội thất độc lập (còn được gọi là armoire) nhưng theo Từ điển tiếng Anh Oxford, tủ quần áo cũng có thể là "tủ ly hoặc tủ nhiều ngăn lớn để lưu trữ quần áo hoặc vải lanh khác", bao gồm "tủ quần áo tích hợp, tủ quần áo được trang bị, tủ quần áo không cửa, v.v."
Các cách sử dụng khác
Vào thời kỳ Elizabeth và tiếng Anh trung cổ, closet được đề cập đến một phòng riêng nhỏ, một thánh đường bên trong một ngôi nhà lớn hơn nhiều, được sử dụng để cầu nguyện, đọc sách hoặc học tập.
Việc sử dụng từ "closet" để chỉ "phòng vệ sinh" bắt đầu từ năm 1662. Trong tiếng Anh Ấn, cách gọi này vẫn được sử dụng. Các hình thức liên quan bao gồm "earth closet" và water closet (W.C. hay flush toilet). "Privy" mang nghĩa bên ngoài nhà (outhouse) bắt nguồn từ "private", ở trên, kết nối với tiếng Anh sử dụng "closet".
Tham khảo
Chỗ ở
Phòng | wiki |
Sụt lún chỉ mảng kiến tạo sụt xuống. Nguyên nhân hình thành rất đa dạng. Thuật ngữ này không có hạn chế tiêu chuẩn kích thước lớn nhỏ hoặc hình dạng, thí dụ như bồn địa (basin), lòng máng (slot), hào đất, thung lũng tách giãn (rift valley), v.v Cho nên các loại xuống thấp này có thể trực tiếp gây ra nguyên nhân chuyển động vỏ Trái Đất hướng vào các cạnh rìa, cũng có thể do chỗ ép nén hoặc kéo duỗi hướng vào cạnh bên mà sinh ra và phát triển.
Giải nghĩa
Sụt lún phiếm chỉ kiến tạo xuống thấp của phần trên vỏ Trái Đất mà không giống nhau về nguyên nhân hình thành. Thuật ngữ này không có hạn chế tiêu chuẩn kích thước lớn nhỏ hoặc hình dạng, thí dụ như bồn địa (basin), lòng máng (slot), địa hào (graben), lũng tách giãn (rift valley), v.v Cho nên các loại xuống thấp này có thể trực tiếp gây ra nguyên nhân chuyển động vỏ Trái Đất hướng vào các cạnh rìa, cũng có thể do chỗ ép nén hoặc kéo duỗi hướng vào cạnh bên sinh ra.
Vùng lún xuống hình dạng đĩa bên trong vỏ Trái Đất, nó là đặc trưng vì đứt gãy trầm tích của bồn địa không có hoặc không sinh sản, do đó thành là đơn nguyên kiến tạo (tectonic unit) được xếp cạnh nhau với gãy lún (downfault).
Đơn nguyên kiến tạo cấp đầu tiên của phạm vi lún xuống tương đối mạnh thêm bên trong bồn địa. Nó có thể là một trong những trung tâm nhiều hay ít sự lún xuống của bồn địa bên trong craton, cũng có thể là vùng lún xuống của bồn địa lũng tách giãn phức tạp (thí dụ như sụt lún Tế Dương của bồn địa Vịnh Bột Hải), thế thì nó là đơn nguyên kiến tạo được xếp với nhô lên (swell) nhưng mà tương phản tính chất.
Phân biệt sụt lún với lõm lún
Lõm lún và sụt lún là khái niệm không giống nhau, sự tách biệt biểu thị đơn nguyên kiến tạo của bồn địa mà loại cấp không giống nhau, sụt lún là đơn nguyên kiến tạo cấp thứ nhất của bồn địa, thí dụ như sụt lún Tế Dương của bồn địa Vịnh Bột Hải, lõm lún là đơn nguyên kiến tạo cấp thứ hai của bồn địa, thí dụ như lõm lún Đông Doanh (Dongying sag) của sụt lún Tế Dương, nhưng lại có đơn nguyên kiến tạo cấp thứ ba ví như trũng lún. Nhô lên (swell) và lồi lên (convex) cũng là khái niệm không giống nhau về cấp bậc.
Lõm lún và sụt lún là hàm chứa đơn nguyên kiến tạo của một cấp bậc vùng dầu khí, loại cấp của sụt lún phải cao hơn lõm lún một điểm: sụt lún thuộc về đơn nguyên kiến tạo cấp thứ nhất (viết tắt là cấp thứ), là khu vực sâu nhất của nền móng bồn địa bị che lấp, chôn vùi xuống, trầm tích tầng đá mũ (cap rock) sinh trưởng đầy đủ cả, độ dày to, nham tướng (lithic facies) tương đối ổn định; lõm lún là đơn nguyên kiến tạo cấp thứ hai (viết tắt là cấp á), ranh giới giữa các đơn nguyên kiến tạo cấp thứ nhất như sụt lún hoặc nhô lên với các đơn nguyên kiến tạo cấp thứ hai như gương lò dài (long wall) hoặc nếp lồi (anticline), chúng thông thường được tính toán và phân chia ở trong bồn địa chứa dầu khí có hình trạng to lớn dựa vào một ít cấu tạo địa chất nào đó tương đối phức tạp.
Bồn địa gãy lún chỉ khối đất lún xuống trong kiến tạo khối đứt gãy (Fault-block theory), còn gọi là địa hào. Ngoại hình của nó bị đường đứt gãy khống chế, phần lớn có hình dạng sợi hẹp và dài, rìa mép của bồn địa gãy lún do vách đá đứt gãy hợp thành, độ dốc cao gần như thẳng đứng, đường biên thông thường là đường đứt gãy. Trôi qua theo thời gian, trong bồn địa gãy lún vật chất trầm tích đang thêm vào cho đủ từ lúc khu vực có núi bóc mòn đến về sau, nước ở phía trên nó hoặc nước đọng hình thành hồ chằm (như hồ Baikal, hồ Điền Trì) hoặc do tác dụng tích tụ của dòng sông cho nên bị chỗ vật chất bồi tích của dòng sông chứa đầy, hình thành đồng bằng bồi tích (aggraded floodplain), hồ tích nước và bồi tích mà bị dãy núi vây quanh. Như bồn địa giữa núi (intermontane basin) ở phía giữa Thái Hàng Sơn và đồng bằng bồi tích, bồi tích ở phía giữa lũng địa hào đang sinh ra và phát triển. Bồn địa gãy lún thấp về mức mặt biển được gọi là đất trũng lục địa.
Bồn địa (basin) là đơn nguyên kiến tạo hướng âm mang cấp bậc lớn nhất, tương đối thích hợp với nó là đai tạo núi, đai uốn nếp, sự tách biệt đã đại biểu kiến tạo hướng âm và kiến tạo hướng dương mà có quy mô to lớn nhất trên Trái Đất, nhưng mà ngay cả mặt bên trong của bồn địa không phải là vùng đất bằng phẳng có thể phi nước đại thẳng qua, cũng là sự xen lẫn lũng suối cao và thấp, trồi lên và hạ thấp xuống, vì thế mặt bên trong bồn địa, lại thêm tính toán và phân chia sụt lún đơn nguyên kiến tạo hướng âm và nhô lên đơn nguyên kiến tạo hướng dương, cùng lí do, mặt bên trong sụt lún đơn nguyên hướng âm cũng không phải là bằng phẳng, ở bên trong sụt lún, lại thêm tính toán và phân chia trũng lún đơn nguyên hướng âm và lồi lên (stick out), cho nên trũng lún thuộc về đơn nguyên kiến tạo cấp thứ ba.
Sụt lún điển hình
Sụt lún Tế Dương
Sụt lún Tế Dương ở vào phía đông bình nguyên Hoa Bắc, trong kiến tạo nó thuộc về đơn nguyên kiến tạo cấp thứ nhất của bồn địa vịnh Bột Hải, do bởi sụt lún Tế Dương là bồn địa biến ra dầu trọng yếu của Trung Quốc, do đó nó được quan tâm và chú ý gấp bội của nhà địa chất học, đồng thời nêu ra quan điểm nguyên nhân hình thành bồn địa khác nhau. Ví dụ như ông Tông Quốc Hồng đề xuất, sụt lún Tế Dương là do gánh vác chập chồng của ba hình mẫu bồn địa là bồn địa đảo ngược (Inverted basin), bồn địa quay phải (Dextrorotation basin) và lũng tách giãn chủ động mà thành nên. Cũng có người cho rằng đối lưu nhiệt manti dẫn đến ảnh hưởng kéo duỗi vỏ Trái Đất là nguyên nhân chủ yếu hình thành sụt lún Tế Dương. Ông Tất Gia Phúc và cộng tác viên của ông ấy dùng mô thức kéo duỗi tổ hợp mà chia tầng lớp bóc tách để giải thích kiến tạo kéo duỗi của khu vực này. Vậy nên thêm nhiều người nhấn mạnh sự nâng lên của manti và tác dụng cắt bổ (shear) cùng nhau đã tạo thành bồn địa như hiện nay.
Sụt lún Biển Chết
Sụt lún Biển Chết là điểm thấp nhất trên Trái Đất, lún xuống 400 mét (1300 feet) dưới mức mặt biển, ở vào giữa ba quốc gia Israel, Jordan và Syria, kinh độ - vĩ độ là 31°32′B - 35°29′Đ. Sụt lún Biển Chết bao gồm một phần biển Chết, biển Galilee và sông Jordan, đất canh tác và rất nhiều làng xã có diện tích lớn. Tuy nhiên, mức mặt biển này thay đổi liên miên không dứt, nguyên nhân chủ yếu là lượng giáng thủy, lượng bốc hơi, tưới tiêu, nghề sản xuất muối và một ít tác động tự nhiên khác và hoạt động loài người gây tổn hại đến sông Jordan, biển Chết cùng với các nhánh sông của nó. Những con sông được biết đến trong khu vực, thỉnh thoảng khi trời mưa, các con sông chảy vào biển nhỏ, nhưng chủ yếu là sông Jordan chảy từ phía bắc. Khí hậu cực kì khô, sự dẫn dòng của sông nhánh với nhiều mục đích sử dụng cho con người, và phương án bay hơi muối lớn ở vùng biển phía nam đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh ở mức mặt biển. Ngày nay, bán đảo Lisan (phía dưới trung tâm) tạo thành một cây cầu lục địa (land bridge) thông suốt biển Chết, phần phía nam bồn địa được cắt từ phía bắc, và nó được sử dụng để bay hơi muối và khoáng chất từ nước.
Sụt lún Biển Chết xảy ra ở vùng đứt gãy, nơi mảng Ả Rập ở phía đông đang kéo về phía bắc, cách xa mảng châu Phi ở phía tây. Cao địa (highland) và cao nguyên (plateaus) ở hai bên đường đứt gãy (rift) kết thúc trên dốc đứng tại bờ biển. Cảnh quan xanh ở phía đông biển Chết cho thấy nơi đây có lượng mưa nhiều hơn Bờ Tây mà là nơi cháy nắng và khô cằn.
Ở Jordan về phía đông Biển Chết, lũng tách giãn từ biển Galilee ở phía bắc đến vịnh Aqaba ở phía nam được gọi là vùng Ghor. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc báo cáo, do sự tồn tại của thủy lợi nên vùng Ghor là một trong những khu vực nông nghiệp quan trọng nhất khắp cả vùng. Rau cỏ, quả cam chanh và chuối là loại cây phổ biến nhất.
Tham khảo
Sơ khai địa chất học | wiki |
Phách quải quyền (chữ Hán: , bính âm: Piguaquan, dịch nghĩa tiếng Anh: Chop-hanging Fist), tên gọi đầy đủ là Thông bị Phách quải quyền, thời cổ từng gọi là Phi quải quyền, hai chữ phi và phách đọc âm giống nhau, phi là xẻ ra, phách là bổ ra; nghĩa cũng gần giống nhau, còn được biết dưới tên khác là Phi quải chưởng (chữ Hán: ,bính âm: Piguazhang, dịch nghĩa tiếng Anh: Chop-hanging Palm), do môn này chú trọng những chiêu thức thủ pháp là chưởng pháp (dùng lòng bàn tay), thường được diễn luyện chung với Bát cực quyền.
Đây là bộ môn quyền thuật thuộc miền Bắc Trung Hoa có lịch sử lưu truyền khá lâu đời.
Nguồn gốc
Tương truyền vào giữa thời nhà Minh môn quyền này đã được lưu truyền tương đối rộng rãi trong dân gian. Viên tướng nổi tiếng thời nhà Minh là Thích Kế Quang viết trong "Kỷ Hiệu Tân thư" nhiều chỗ luận thuật về Phách quải quyền, như ở Quyền kinh tiệp yếu biên có nói: "Quyền xẻ bổ ngang mà nhanh vậy", trong đó có chữ "phi" có ý là xẻ treo áo chiến lên, "phách", "hoành" đều chỉ chiêu pháp của quyền thuật.
Vào khoảng năm Gia Khánh thời nhà Thanh, có hai lưu phái lớn của Phách quải quyền được phát triển mạnh ở vùng Hà Bắc, lưu phái thứ nhất là Phách quải quyền của Tả An Mai, còn gọi là Tả Bát gia, tại Tiểu gia trang ở Diêm Sơn, thuộc tỉnh Hà Bắc được gọi là Thông phách môn; lưu phái thứ hai là Phách quải quyền của Quách Đại Phát ở Nam Bì, thuộc tỉnh Hà Bắc được gọi là Phách quải Thông tý. Hai lưu phái này có hệ thống bài quyền khác nhau hoàn toàn và có những nét đặc sắc riêng.
Gần trăm năm lại đây, lộ một tử quyền của loại quyền Thông bị, Phách quải quyền truyền bá khá rộng nên xưa gọi Thông bị là Phách quải môn.
Năm 1928, dưới thời Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, thượng tướng lục quân Trương Chi Giang phụ trách trường võ thuật Trung ương Quốc Thuật Quán đã chiêu mộ nhân tài các danh thủ của các danh quyền và võ phái khắp miền nam bắc thành đội ngũ võ thuật quốc gia, trong lúc đại hội quần hùng hợp sức, các truyền nhân của hai đại phái Phách quải quyền được mời ra góp sức.
Các lưu phái Phách quải quyền
Thời Trung Hoa Dân Quốc tại Trung ương Quốc Thuật Quán truyền nhân chi phái của Tả An Mai ở Diêm Sơn là Mã Anh Đồ và truyền nhân của Quách Đại Phát ở Nam Bì là Quách Trường Sinh giao tình thân thiết rất tâm đầu ý hợp, đã cùng nhau hợp tác và phá vỡ lối bảo thủ cổ truyền cùng nhau chỉnh lý và xây dựng chung thành một hệ phái lớn Phách quải quyền được truyền dạy cho đến ngày nay, làm cho Phách quải quyền tiến triển vượt bậc về mặt kỹ pháp chiến đấu và hệ thống lý luận.
Cũng trong thời gian này Mã Anh Đồ và Quách Trường Sinh đã cùng nhau xây dựng các bài binh khí rất nổi tiếng của Phách quải quyền và các bài binh khí này trở thành các bài chính thức của Wushu hiện đại, như bài Phách quải đao, Phong ma côn,...
Cũng có lưu thuyết nói rằng Phách quải quyền và Bát cực quyền có cùng một nguồn gốc và đã bị tách ra cách đây hàng trăm năm. Hiện nay ở Đài Loan có lưu hành loại quyền thuật hỗn hợp hai loại vừa Phách quải quyền và Bát cực quyền trong cùng một hệ thống quyền pháp.
Trong quá trình phát triển, Phách quải quyền đã tích hợp 24 chiêu thức tinh hoa trong quyền thuật (giá tử) của Thông bối quyền (nhị thập tứ thủ tinh hoa) để nâng cao tầm hữu dụng trong đấu pháp thực chiến, hệ Phách quải quyền này phát triển mạnh ở Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) và có tên là Phách quải công Thương Châu, do đó những danh thủ Phách quải quyền ở Thương Châu cũng là danh thủ Thông bối quyền. Đây chính là lưu phái Thông bị Phách quải quyền Thương Châu.
Đặc trưng kỹ pháp
Thông bị phách quải quyền lấy 12 loại lớn, "giá tử lớn" làm cơ bản công để huấn luyện. Bài bản chủ yếu là lộ một phách quải quyền, lộ hai thanh long quyền, lộ ba phi hổ quyền, lộ bốn Thái thúc quyền và lưu thoái thế (rút chân), giá tử lưu thoái, thông bị 10 lộ đàn thoái v.v...
Về binh khí có ký thương (thương lạ), lục hợp đại thương, phách quải đao, phách quải song đao, thông bị tiểu kiếm, thất thập nhị kiếm, lan môn quyết (cọc ngắn chắn cửa), phong đầu câu, 55 hình (côn), 88 côn, phong ma côn (mài gió), tam tiết côn. Đặc điểm ở đây là đóng rộng mở lớn, cương nhu giúp nhau, lấy dài làm chủ lại kiêm cả ngắn để ra đòn. Về đường kình (kình đạo) thì chú trọng "cổn kình" (lăn kình), thôn thổ kình (nhả nuốt kình), lộc lộc kình (kình ròng rọc), phách quải kình (bổ treo).
Về kỹ pháp chú trọng vươn ra thì phải mở lớn khép rộng, thương dài kích lớn; thu về thì thế ngắn đốt mạnh, quấy dựa vào sức nặng cánh tay như có như không. Về thủ pháp thù lấy hút, bật, bổ, treo, vứt, chém làm chủ. Quyền pháp truyền tập lấy mạnh la giá tử (giá khéo chậm), khoái đả quyền (quyền đánh nhanh), cấp đả chiêu (chiêu đánh gấp) làm phép tắc tập luyện.
Về phong cách, Phách quải quyền và Thông bối quyền rất giống nhau, ở một phương diện nhất định, hai môn này có hệ thống lý luận gần nhau tựa như cùng một nhánh các bộ môn quyền thuật miền Bắc Trung Hoa. Tuy nhiên cách tiếp cận về kình pháp và kỹ xảo có phần khác nhau đôi chút, nhất là trong phần kết cấu các bài quyền.
Phách quải quyền chú trọng đại khai, đại hợp, dũng mãnh cương quyết, cương nhu phối hợp khai triển; về kỹ thuật yêu cầu cánh tay vòng, cổ tay hợp, vặn hông xoay eo, tất cả cánh tay, cổ tay, eo hông, vai, khuỷu tay (cùi chỏ) đều phải buông lỏng và phối hợp cùng lúc khi phát kình nên rất giống Thông bối quyền ví về phép vận khí hóa kình "eo hông là thân roi, tay là đầu roi, hai chân là cán roi" y hệt như đàn kình (kình co bật và đàn hồi) trong Thái cực quyền.
So với Thông bối quyền, số bài quyền (sáo lộ) của Phách quải quyền ít hơn, lưu truyền sớm nhất có bốn bài: Nhất lộ Phách quải, Nhị lộ Thanh Long, Tam lộ Phi Hổ, Tứ lộ Thái phục.
Hiện tại ở Thương Châu có lưu truyền các bài: Khoái sáo Phách quải (Phách quải nhanh), Nhạn sáo Phách quải (Phách quải chậm), Thanh Long quyền, Quải quyền, Pháo quyền; về bài binh khí thì có các bài sau: Phách quải đao, Phong ma côn, Miêu đao có hai bài,... cùng một số binh khí khác.
Thông bối quyền không những có nhiều lưu phái hơn Phách quải quyền mà các hệ thống bài quyền (sáo lộ) cho đến các bài binh khí cũng nhiều hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn.
Các bài quyền của Phách quải quyền thường ngắn gọn, độ tinh túy và mỹ cảm cao, dũng mãnh; trong khi Thông bối quyền thì có bài dài ngắn lớn nhỏ đầy đủ hơn.
Về kình pháp, Phách quải quyền và Thông bối quyền đều chú trọng Tiên kình (kình phát như roi quất) làm cơ sở nhưng Phách quải quyền khai triển thêm Phiên chỉ kình (kình lật bàn tay xỉa) và Lộc lô kình (kình phóng liên tiếp ào ạt); trong khi Thông bối quyền khai triển thành Lãnh đàn kình (kình lẫy nhanh gọn và có độ bật cao như cò súng) để phối triển thêm các loại kình khác như tụy kình (kình nhanh gọn dứt khoát), khoái kình (kình chớp như điện xẹt sao băng), cấp kình (kình gấp rút dồn dập), ngạnh kình (kình rắn chắc mạnh mẽ), trầm kình (kình dài và sâu ẩn), trường kình (kình xa phóng liên miên không dứt), miên kình (kình ảo diệu biến hóa liên tục), nhuyễn kình (kình cuốn hút và mềm như bông), xảo kình (kình khéo léo và linh hoạt).
So với Bát cực quyền, Phách quải quyền thường dùng các đường quyền chuyển động theo hình vòng cung tròn tạo ra sức ly tâm kết hợp chuyển động nhẹ nhàng của vùng eo, hông; trong khi Bát cực quyền có những chuyển động nhanh đột ngột vùng eo hông và kết hợp động tác rất mạnh bạo vũ bão của cả cánh tay khi vung chưởng phóng quyền. Điểm giống nhau giữa Phách quải quyền và Bát cực quyền là lối đánh đá ào ạt và tấn công dồn dập, thế quyền mang tính lấn át hung hãn hơn so với Thông bối quyền.
Xem thêm
Võ thuật
Danh sách các môn phái võ thuật Trung Hoa
Tham khảo
Võ thuật Trung Hoa | wiki |
"Lotto" là một bài hát được phát hành vào ngày 18 tháng 8 năm 2016 của nhóm nhạc nam Trung-Hàn EXO cho phiên bản tái phát hành của album phòng thu thứ ba Lotto. Bài hát đã được công ty quản lý SM Entertainment cho phát hành ở cả hai phiên bản tiếng Hàn và tiếng Trung.
Bối cảnh và phát hành
"Lotto" được sản xuất bởi LDN Noise là một bài hát "hip-hop" được nâng cao bởi Auto-Tune. Bài hát được phát hành vào ngày 18 tháng 8 cùng với album repackage và bắt đầu được EXO biểu diễn trên các chương trình truyền hình âm nhạc của Hàn Quốc vào ngày hôm sau.
Video âm nhạc
Cả hai video âm nhạc với phần biên đạo của Shit Kingz cho phiên bản Hàn Quốc và Trung Quốc của "Lotto" đều được phát hành vào ngày 18 tháng 8 năm 2016. Video âm nhạc được mô tả là "theo chủ đề sòng bạc" và mở đầu bằng âm thanh của máy đánh bạc. Ngoài việc EXO thực hiện vũ đạo mạnh mẽ của bài hát, trong video còn xuất hiện những cảnh các thành viên đánh bạc, xem chọi gà, đốt tiền và các hoạt động mạo hiểm khác, trước khi họ và một bạn diễn nữ bị đội SWAT hạ gục. Phiên bản tiếng Hàn là video âm nhạc K-pop được xem nhiều thứ mười trên YouTube vào năm 2016.
Vào ngày 8 tháng 12 năm 2018, MV của bản Hàn đã vượt mốc 100 triệu lượt xem trên YouTube.
Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng hằng tuần
Bảng xếp hạng hằng tháng
Lượt mua
Giải thưởng
Tham khảo
Bài hát hip hop
Đĩa đơn của SM Entertainment
Bài hát tiếng Triều Tiên
Đĩa đơn năm 2016
Bài hát năm 2016
Bài hát của EXO | wiki |
là bộ phim hoạt hình siêu anh hùng Nhật Bản ra mắt năm 2021, đây là phần phim điện ảnh thứ ba dựa trên bộ manga nổi tiếng Học viện siêu anh hùng của Kōhei Horikoshi. Phim được sản xuất bởi hãng Bones với vị trí đạo diễn do Kenji Nagasaki đạo diễn và phần kịch bản do Yōsuke Kuroda chấp bút. Bên cạnh đó, phim còn có sự tham gia lồng tiếng của Daiki Yamashita, Nobuhiko Okamoto, Yuki Kaji cùng với các diễn viên lồng tiếng khác. Phim lấy bối cảnh đoạn cuối của chương Endeavour Agency trong bộ manga cùng tên, khi Izuku Midoriya và các bạn cùng lớp được chọn để tham gia cùng nhóm anh hùng tiền bối để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn một vụ khủng bố có thể mang đến sự tuyệt vong của toàn nhân loại.
Cốt truyện
Một nhóm những người chống đối những người có năng lực đã phá hủy một thành phố bằng việc giải phóng một loại khí, khiến cho tất cả năng lực của những người dân nơi đây bị vượt tầm kiểm soát, những người hùng vĩ đại nhất của Nhật Bản đã phân tán khắp thế giới để tìm kiếm kẻ cầm đầu và đưa hắn ta ra trước công lý. Là một phần của đội Endeavour, Deku, Bakugo và Todoroki đi đến quốc gia Otheon ở Châu Âu. Nhưng sau khi ngăn chặn một vụ cướp không thành công, Deku vô tình bị buộc tội giết người hàng loạt và đang chạy trốn với một tên tội phạm, cùng dưới sự truy đuổi gắt gao của cảnh sát và những kẻ khủng bố đang theo dõi mình.
Lồng tiếng
Sản xuất
Âm nhạc
Yuki Hayashi, người đã soạn nhạc cho phần phim anime dài tập Học viện anh hùng cũng như hai phần phim điện ảnh trước của Học viện anh hùng: Nhiệm vụ giải cứu thế giới sẽ trở lại với nhiệm vụ tương tự trong phần điện ảnh này. Nhạc nền chính của phim là bài hát "Empathy" của nhóm nhạc Asian Kung-Fu Generation. Ban nhạc này cũng sẽ trình bày bài hát khác của phim với tựa đề "Flowers". Danh sách các bài hát gốc của phim sẽ được phát hành vào ngày 6 tháng 8, 2021.
Phát hành
Chiếu rạp
Truyền thông tại gia
Tiếp nhận
Phòng vé
Đánh giá chuyên môn
Chú thích
Liên kết ngoài
Phim năm 2021
Phim tiếng Nhật Bản
Phim tiếng Nhật
Phim anime
Phim anime 2021
Bones (xưởng phim)
Bones (studio) | wiki |
Lodi /ˈloʊ.daɪ/ /LOH-daɪ/ là một thành phố nằm ở Hạt San Joaquin, California, ở phần phía bắc của Thung Lũng Trung Tâm California. Dân số ở đây là 62.134 trong cuộc điều tra dân số năm 2010. Dân số ước tính của Lodi tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2013 là 64,338.
Lodi nổi tiếng là một trung tâm sản xuất rượu vang ("Zinfandel Capital of the World"), mặc dù các loại rượu của nó có truyền thống kém uy tín hơn so với các quận Sonoma và Napa. Woodbridge gần đó là quê hương của nhà máy rượu vang nổi tiếng, Woodbridge của Robert Mondavi. Mondavi lớn lên ở Lodi, và Mondavi Winery được coi là một trong những hãng có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp rượu vang Mỹ.
Lodi đã thu hút sự chú ý của quốc tế vào năm 2005 khi người dân địa phương Hamid và Umer Hayat bị bắt và bị buộc tội trong phiên tòa do cuộc khủng bố đầu tiên ở bang California.
Dân số
2010
Cuộc Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2010 đã báo cáo rằng Lodi có dân số 62.134 người. Mật độ dân số là 4.494,5 người trên một dặm vuông (1.735,3 / km²). Tỷ lệ chủng tộc của Lodi là 44,715 (71,9%) người da trắng, 517 (0,8%) người Mỹ gốc Phi, 560 (0,9%) người Mỹ bản địa, 4,293 (6,9%) người châu Á, 105 (0,2%) người đảo Thái Bình Dương, 11,164 (18,0%) từ các chủng tộc khác, và 2,833 (4,6%) từ hai hoặc nhiều chủng tộc. Tây Ban Nha hoặc La tinh của bất kỳ chủng tộc nào chiếm 22.613 người (36,4%). Có 22.097 hộ gia đình, trong đó 8,462 (38,3%) có con dưới 18 tuổi sống với gia đình, 10.952% (49,6%) là cặp vợ chồng kết hôn với nhau, 2,917 (13,2%) là phụ nữ độc thân, 1,389 (6,3%) là đàn ông độc thân. 5.547 hộ gia đình (25,1%) được tạo thành từ các cá nhân và 2,567 (11,6%) có người sống một mình từ 65 tuổi trở lên. Quy mô hộ gia đình trung bình là 2,78. Có 15.258 hộ (chiếm 69,1% tổng số hộ); kích thước trung bình của một hộ gia đình là 3,35.
Dân số được tăng lên với 17.282 người (27,8%) dưới 18 tuổi, 5.863 người (9,4%) tuổi từ 18 đến 24, 15.931 người (25,6%) tuổi từ 25 đến 44, 14,681 người (23,6%) tuổi từ 45 đến 64 và 8.377 người (13,5%) từ 65 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình là 34,3 tuổi. Cứ 100 nữ giới thì có 95,5 nam giới. Cứ 100 nữ từ 18 tuổi trở lên, có 92,1 nam giới.
Có 23.792 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 1.721.0 mỗi dặm vuông (664.5 / km²), trong đó 12.091 (54.7%) là chủ sở hữu sinh sống, và 10,006 (45.3%) là nhà ở cho thuê. Tỷ lệ trống của nhà ở có chư là 2,3%; tỷ lệ trống cho thuê là 8,2%. 32.153 người (51,7% dân số) sống trong các đơn vị nhà ở do chủ sở hữu sinh sống và 29,304 người (47,2%) sống trong các đơn vị nhà ở cho thuê.
Có khoảng 4.336 người trưởng thành chưa qua trường lớp. 9,175 người có trình độ trung học phổ thông, 8,910 cá nhân chỉ hoàn thành giáo dục trung học, 8,367 tham gia vào một số trường đại học và những người có bằng sau đại học là 1.685 người. Tổng tỷ lệ phần trăm có bằng tốt nghiệp trung học hoặc bậc học cao hơn chiếm 79% dân số.
2000
Theo điều tra dân số năm 2000, 51.000 người hoặc 14.339 gia đình cư trú trong thành phố, trong 20.692 hộ gia đình. Mật độ dân số nơi đây là 4.657,9 người trên một dặm vuông (1.798,0 / km²). Có 21.378 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 1.747.0 trên mỗi dặm vuông (674.4 / km²). Tỷ lệ chủng tộc của thành phố là 74,42% người da trắng, 0,60% người Mỹ gốc Phi, 0,87% người Mỹ bản xứ, 5,05% người châu Á, 0,12% người Thái Bình Dương, 13,99% từ các chủng tộc khác và 4,95% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 27,13% dân số là người gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh của bất kỳ chủng tộc nào.
Trong số 20.692 hộ gia đình được điều tra năm 2000, 35,8% có trẻ em dưới 18 tuổi, 51,7% là các cặp vợ chồng chung sống với nhau, 12,2% là phụ nữ độc thân, và 30,7% không phải là gia đình. 25,4% hộ gia đình được tạo thành từ các cá nhân và 11,2% có người sống một mình từ 65 tuổi trở lên. Quy mô hộ trung bình là 2,71 và quy mô gia đình trung bình là 3,25.
Trong thành phố, dân số được tăng lên với 28,2% dưới 18 tuổi, 9,6% từ 18 đến 24, 28,1% từ 25 đến 44, 19,8% từ 45 đến 64, và 14,3% người từ 65 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình là 34 tuổi. Cứ 100 nữ giới thì có 95,3 nam giới. Cứ 100 nữ từ 18 tuổi trở lên thì có 91,8 nam giới.
Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong thành phố là $ 39,570, và thu nhập trung bình cho một gia đình là $ 47,020. Nam giới có thu nhập trung bình là $ 37,738 so với $ 27,073 đối với nữ giới. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố là 18.719 đô la. 16,7% dân số và 12,3% gia đình ở dưới mức nghèo khổ. Trong tổng dân số, 23,3% trẻ em dưới 18 tuổi và 9,6% trong số những người từ 65 tuổi trở lên sống dưới mức nghèo khổ.
Khí hậu
Lodi có mùa đông mát mẻ, ẩm ướt, thường được đặc trưng bởi sương mù đất dày đặc, và mùa hè rất ấm áp, khô. Theo hệ thống phân loại khí hậu Köppen, Lodi có khí hậu Địa Trung Hải nóng mùa hè (Köppen Csa).
Nhiệt độ trung bình tháng một tối đa là 55 °F (13 °C) và tối thiểu là 37 °F (3 °C). Nhiệt độ trung bình tháng 7 tối đa là 91 °F (33 °C) và tối thiểu là 57 °F (14 °C). Có trung bình 65,3 ngày với nhiệt độ ở mức cao là 90 °F (32 °C) hoặc cao hơn và trung bình là 30,5 ngày với nhiệt độ ở mức thấp nhất là 32 °F (0 °C) hoặc thấp hơn. Nhiệt độ cao kỷ lục là 111 °F (44 °C) vào ngày 15 tháng 6 năm 1961. Nhiệt độ thấp kỷ lục là 11 °F (−12 °C) vào ngày 11 tháng 1 năm 1949.
Năm ẩm ướt nhất là năm 1983 với 35,4 inch (90 cm) và năm khô nhất là 1976 với 7,18 inch (18,2 cm). Lượng mưa nhiều nhất trong một tháng là 15,01 inch (38,1 cm) vào tháng 1 năm 1911. Lượng mưa nhiều nhất trong 24 giờ là 3,76 inch (9,6 cm) vào ngày 11 tháng 12 năm 1906. Tuyết rất hiếm ở Lodi, nhưng tuyết dày 1,5 inch (3,8 cm) rơi vào ngày 12 tháng 1 năm 1930. Tháng 1 là tháng ẩm ướt nhất nơi đây.
Tham khảo
Thành phố của California
Khu dân cư thành lập năm 1906 | wiki |
August Justus Alexander Keim (25 tháng 4 năm 1845 tại Marienschloss – 18 tháng 1 năm 1926 tại Tannenberg) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng. Ông từng tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866), cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và về hưu năm 1898, nhưng sau đó được triệu hồi về phục vụ quân đội trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông là đồng sáng lập của Liên hiệp Hải quân Đức, đồng thời là người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Lục quân Đức.
Tểu sử
Keim sinh vào tháng 4 năm 1825. Ông đã gia nhập quân đội Phổ với vai trò là lính bộ binh, và được lên quân hàm Trung úy vào năm 1866 rồi Đại úy vào năm 1878. Vào năm 1881, ông được đổi vào Bộ Tổng tham mưu. Vào năm 1889, ông được phong cấp Thiếu tá và Tiểu đoàn trưởng, sau đó ông được lên cấp hàm Thượng tá vào năm 1893, rồi được thăng cấp Đại tá và Trung đoàn trưởng vào năm 1896. Mặc dù đã nghỉ hưu vào năm 1898, năm 1901 ông được lên cấp hàm Thiếu tướng vào năm 1916, sau khi đã được triệu hồi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), ông được phong hàm Trung tướng.
Ông đã tham chiến trong cuộc chiến tranh với Áo và đồng minh năm 1866, cùng với cuộc Chiến tranh Pháp-Đức vào các năm 1870 – 1871. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông được triệu hồi vào năm 1914 với chức vụ Thanh tra Dân vệ tại Liège, đồng thời là Thống đốc quân sự tỉnh Limbourg của nước Bỉ bị chiếm đóng.
Ngoài ra, ông còn là một tác giả quân sự, đã biên soạn mục "Aspern và Wagram (1809)" trong bộ lịch sử bằng tranh Deutschen Gedenkhalle (National-Verlag, Berlin) kể về lịch sử Đức từ thời cổ đại cho đến triều đại Wilhelm II. Ông cũng là biên tập viên của Nguyệt san Lục quân và Hải quân Đức từ năm 1903 cho đến năm 1914, và viết nhiều về quân đội và chính sách quân sự trên Nhật báo (Tagespresse) của Đức. Keim tin rằng con đường binh nghiệp của ông được định hình từ mối quan hệ mật thiết với Thủ tướng Leo von Caprivi và Bộ trưởng Chiến tranh Walter Bronsart von Schellendorf, người đã bị thất sủng vào năm 1896. Hai năm sau, các hoạt động báo chí của ông đã sớm chấm dứt sự nghiệp quân sự của viên sĩ quan Phổ, khi ông giải ngũ vào ngày 12 tháng 12 năm 1898. Sự phê phán công khai của ông đối với chính sách của Đức hoàng đã khiến cho ông được gợi ý về hưu.
Kể từ năm 1911 cho đến năm 1919, Keim là cố vấn quân sự của Liên hiệp Đại Đức, một "Bộ Tổng tham mưu" của chủ nghĩa quân phiệt và đế quốc Đức trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Là người sáng lập Liên hiệp Lục quân Đức (Wehrverein), ông đã kêu gọi mở rộng quân đội để loại bỏ mối đe dọa từ Pháp, Nga, Anh và Vương quốc Ý.
Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các tác phẩm của ông Graf Schlieffen: Eine Studie im Zusammenhange mit dem Weltkriege. (= Politische und militärische Zeitfragen, Quyển 32. Georg Bath, Berlin 1921) và Prinz Max von Baden (= Reichsverderber'', Tập 2. Georg Bath, Berlin 1922) đã xét vào hàng sách cấm trong vùng chiếm đóng của Liên Xô và chế độ Cộng sản Đông Đức về sau này.
Tham khảo
Genealogisches Handbuch bürgerlicher Familien, 32. Band, 1920, Verlag S. A. Starke, Görlitz.
Heinz Reif, Adel und Bürgertum in Deutschland, Tập 2, Akademie Verlag, 2001. ISBN 305003551X.
Revue Canadienne Des Études Sur Le Nationalisme, Tập 19-21, University of Prince Edward Island., 1992.
Chú thích
Nhân vật trong Chiến tranh Áo-Phổ
Quân nhân Đức trong Chiến tranh Pháp–Phổ
Tướng Phổ
Quân nhân Đức trong Thế chiến thứ nhất
Thành viên Liên hiệp Đại Đức
Tướng Đức
Sinh năm 1845
Mất năm 1926 | wiki |
Mol hay mole (ký hiệu: mol), là đơn vị đo lường dùng trong hóa học nhằm diễn tả lượng chất có chứa xấp xỉ 6,022.1023 số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129(27)×1023 - được gọi là hằng số Avogadro (ký hiệu NA).Vd: 1 mol Fe hay 6.1023 nguyên tử Fe. Mol là một trong các đơn vị cơ bản của hệ SI.Trong các phép biến đổi các đại lượng, ta có thể làm tròn: N ≈ 6,022.1023.
Định nghĩa này đã được thông qua vào tháng 11 năm 2018, sửa đổi định nghĩa cũ của nó dựa trên số lượng nguyên tử trong 12 gam carbon-12 (12C). Mol là một đơn vị SI, với ký hiệu đơn vị mol.
Mol được sử dụng rộng rãi trong hóa học như một cách thuận tiện để thể hiện lượng chất phản ứng và sản phẩm của các phản ứng hóa học. Ví dụ, phương trình hóa học có thể được hiểu là 2 mol hydro (H2) và 1 mol oxy (O2) phản ứng tạo thành 2 mol nước (H2O). Mol cũng có thể được sử dụng để thể hiện số lượng nguyên tử, ion hoặc các thực thể khác trong một mẫu nhất định của một chất. Nồng độ của dung dịch thường được biểu thị bằng số mol của nó, được định nghĩa là lượng chất hòa tan trên một đơn vị thể tích dung dịch, mà đơn vị thường sử dụng là mol trên lít (mol / l).
Thuật ngữ phân tử gram trước đây được sử dụng cho cùng một khái niệm.. Thuật ngữ gram-nguyên tử đã được sử dụng cho một khái niệm liên quan nhưng khác biệt, cụ thể là một lượng chất chứa số lượng nguyên tử Avogadro, cho dù được phân lập hoặc kết hợp trong các phân tử. Do đó, ví dụ, 1 mol MgBr2 là 1 gram phân tử của MgBr2 nhưng 3 gram nguyên tử của MgBr2
Các định nghĩa
Mol nguyên tử và mol phân tử
Tùy theo việc chọn hạt đơn vị mà mol được chia thành hai loại: mol nguyên tử và mol phân tử. Mol nguyên tử của một nguyên tố là lượng nguyên tố đó có chứa NA nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ mol nguyên tử kali (K) có 6,02×1023 nguyên tử K. Mol phân tử của một chất là lượng chất của nA phân tử chất đó. Ví dụ 1 mol phân tử clo là lượng khí clo (Cl2) có 6,023×1023 phân tử khí clo.
Khối lượng mol (M)
Khối lượng mol(ký hiệu là M) của một chất là khối lượng của một mol chất tính ra gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, có giá trị bằng nguyên tử khối hay phân tử khối.
Khối lượng mol nguyên tử của một nguyên tố là khối lượng của 1 mol (6,023×1023) nguyên tử của nguyên tố đó. Ví dụ khối lượng mol nguyên tử của hydro (H) là xấp xỉ 1 g
Khối lượng mol phân tử của một chất là khối lượng của 1 mol phân tử của chất đó. Ví dụ khối lượng mol phân tử của khí hydro (H2) là 2 g.
Khối lượng 1 mol nguyên tử và nguyên tử lượng chỉ giống nhau về trị số và khác nhau về đơn vị. nguyên tử lượng tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử (amu). 1 amu bằng 1/12 khối lượng nguyên tử đồng vị cacbon-12, mà khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12 là 1/12.1,9926×10−23g, từ đó suy ra 1 amu = 0,16605×10−23g.
Với một nguyên tử có khối lượng là m (đơn vị gam) thì nguyên tử lượng sẽ là M = m/1,6605×10−23 (Đơn vị cacbon)
Thể tích mol khí
Thể tích mol phân tử của một chất khí là thể tích của 1 mol phân tử của chất khí đó hoặc thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. Thể tích mol không đổi khi các điều kiện nhiệt độ và áp suất không đổi. Do đó ở 0 độ C và 1 bar(atm) (điều kiện tiêu chuẩn) thì 1 mol khí nào cũng có thể tích là 22,4(38) lít
Nồng độ mol
Nồng độ mol tính bằng cách chia số mol phân tử của một chất hoặc số mol ion của một loại ion có trong 1 lít dung dịch. Đơn vị SI cho nồng độ mol là mol/m³. Tuy nhiên, đa số tài liệu hóa học thường dùng đơn vị mol/dm³ hoặc mol dm−3 (tương đương mol/L). Người ta cũng thường dùng ký hiệu chữ M in hoa, có thể đi kèm tiền tố, chẳng hạn milimol trên lít được ký hiệu là mmol/L hoặc mM, micromol trên lít được ký hiệu là µmol/L hoặc µM, nanomol trên lít được ký hiệu là nmol/L hoặc nM.
Lịch sử
Lịch sử đơn vị mol liên quan chặt chẽ với các khái niệm phân tử khối, đơn vị khối lượng nguyên tử, hằng số Avogadro và các khái niệm có liên quan khác.
Bảng giá trị nguyên tử khối tương đối được John Dalton (1766–1844) xuất bản vào năm 1805, dựa trên một hệ thống mà trong đó nguyên tử khối tương đối của hydro được định nghĩa là bằng 1. Các giá trị trong bảng này dựa trên các cân bằng hóa học lượng pháp trong phản ứng hóa học và trong hợp chất. Thời đó người ta còn tin rằng nhà hóa học không cần phải tán thành lý thuyết nguyên tử (một giả thuyết chưa được chứng minh vào thời điểm đó) khi cần vận dụng các loại bảng như thế này trong thực hành. Điều này đã dẫn đến một số nhầm lẫn giữa nguyên tử khối (được lý thuyết nguyên tử đề cao) và đương lượng gam (được các lý thuyết đối đầu với lý thuyết nguyên tử đề cao), và sự nhầm lẫn này còn kéo dài gần hết thế kỷ XIX.
Jöns Jacob Berzelius (1779–1848) đã cống hiến cho việc xác định nguyên tử khối tương đối một cách chính xác hơn nhiều. Ông cũng là nhà hóa học đầu tiên sử dụng giá trị nguyên tử khối oxy để làm chuẩn. Khác với hydro, oxy có thể kết hợp với hầu hết các nguyên tố khác, đặc biệt là kim loại để tạo thành hợp chất, vì thế rất hữu dụng. Tuy nhiên, người ta không ưa chuộng cách gán giá trị cố định là 100 làm nguyên tử khối của oxy của Berzelius.
Charles Frédéric Gerhardt (1816–1878), Henri Victor Regnault (1810–1878) và Stanislao Cannizzaro (1826–1910) là những người tiếp tục mở rộng công trình của Berzelius. Họ giải quyết nhiều vấn đề còn thắc mắc về hóa học lượng pháp của hợp chất, và việc sử dụng khái niệm nguyên tử khối đã thu hút đông đảo sự ủng hộ từ những người tham dự Đại hội Karlsruhe (1860). Tại đại hội này, giới hóa học gia quyết định quay về định nghĩa nguyên tử khối của hydro là bằng 1, mặc dù với mức độ chính xác trong đo lường vào thời điểm đó (sai số tương đối khoảng 1%) thì giá trị này tương đương về mặt số học với giá trị chuẩn dựa trên oxy (16) sau này. Mặc dù vậy, khi ngành hóa học phân tích ngày một tiến bộ và con người bị thôi thúc phải xác định chính xác nguyên tử khối thì họ càng nhận ra sự tiện lợi khi dùng oxy làm chuẩn, và cuối cùng về sau họ cũng chấp nhận dùng nguyên tử khối của oxy-16 làm chuẩn. Từ thập niên 1960, mol được định nghĩa dựa trên cacbon-12.
Tên gọi mol bắt nguồn từ tiếng Đức mol, do nhà hóa học Wilhelm Ostwald đặt ra vào năm 1894 dựa theo từ molekül của tiếng Đức (nghĩa là "phân tử"). Từ điển Merriam-Webster cho rằng từ gốc trong tiếng Đức là molekulärgewicht (nghĩa là "khối lượng phân tử")
Ngày Mol
Ngày 23 tháng 10 hàng năm được gọi là Ngày Mol. Đây là một ngày lễ không chính thức nhằm vinh danh đơn vị mol. Ngày mol hàng năm bắt đầu lúc 6h02 sáng và kết thúc lúc 6h02 tối. Nguồn gốc những mốc thời gian này là giá trị của hằng số Avogadro (6,022×1023).
Tham khảo
Đơn vị cơ bản trong SI
Đơn vị đo lường trong hóa học
Đơn vị lượng chất | wiki |
Saved by the Light (tạm dịch: Ánh sáng cứu chuộc) là cuốn sách phi hư cấu năm 1994 của Dannion Brinkley mô tả trải nghiệm cận tử (TNCT) có dụng ý của ông. Paul Perry là đồng tác giả cuốn sách này. Sách được chuyển thể thành bộ phim truyền hình cùng tên năm 1995 của hãng FOX với sự tham gia diễn xuất của Eric Roberts.
Nội dung
Brinkley tuyên bố đã bị sét đánh và chết lâm sàng trong khoảng 28 phút. Cuối cùng, ông kể về đường hầm tối tăm, thành phố pha lê và cả một "thánh đường tri thức" có tới mười ba vị "thiên thần" chia sẻ với ông hơn một trăm điều tiết lộ về tương lai, mà một số điều được ông ấy kể lại đã trở thành sự thật.
Đón nhận
Thành công thương mại
Trong vòng hai tuần sau khi xuất bản, 5000 bản khác đã được đem in. Cuốn sách nằm trong bảng xếp hạng sách bán chạy nhất của The New York Times trong hơn 25 tuần và được phân phối ở hơn 20 quốc gia.
Brinkley tiếp nối cuốn sách này với các phần tiếp theo như At Peace in the Light ra mắt năm 1995, rồi tới cuốn Secrets of the Light xuất bản năm 2009, và cuốn Ten Things to Know Before You Go phát hành năm 2014.
Tác phẩm này cũng được dựng thành bộ phim cùng tên.
Bác bỏ tính xác thực
Một số lời khẳng định của cuốn sách này về sau bị đem ra thách đố, bao gồm cả tuyên bố về địa điểm và cách thức Brinkley hồi phục cũng như thời gian ông được cho là đã chết, và những lời kể về hồ sơ nghĩa vụ quân sự của mình. Các cuộc phỏng vấn với bác sĩ của Brinkley và phóng viên đã tới phỏng vấn ông ấy cho thấy Brinkley chưa bao giờ bước chân vào bệnh viện hoặc nhà xác và Brinkley ban đầu không nói là đã chết mà chỉ cho biết ông ấy "vừa thoát ra ngoài trong vòng vài phút" và chính bà vợ đã cứu mạng mình.
Xem thêm
Saved by the Light (phim)
Tham khảo
Sách phi hư cấu năm 1994
Sách phi hư cấu năm 1995
Sách siêu nhiên
Sách về trải nghiệm cận tử
Sách của Villard (ấn hiệu) | wiki |
, sinh ngày 14 tháng 4 năm 1981, là một chính trị gia Nhật Bản, thành viên của Hạ viện Nhật Bản, đảng viên Đảng Dân chủ Tự do. Ông là con trai thứ hai của nguyên Thủ tướng Nhật Bản thứ 56 Koizumi Junichiro, em trai của nam diễn viên Koizumi Kotaro.
Koizumi có bằng cử nhân kinh tế tại trường Đại học Kanto Gakuin ở Yokohama, bằng thạc sĩ chính trị tại Đại học Columbia ở New York và từng là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington, đồng thời hoạt động với tư cách là Nhà lãnh đạo trẻ của Diễn đàn CSIS Thái Bình Dương. Ông làm thư ký riêng của cha mình. Ông được bầu vào Hạ viện năm 2009 sau khi cha mình nghỉ hưu.
Koizumi đã được cho là sẽ được chọn vào một vị trí nội các chính thức dưới thời chính phủ Abe trong các cuộc cải tổ tháng 10 năm 2015 và tháng 7 năm 2017.
Quan điểm
Giống như bố mình, Koizumi đến thăm Đền Yasukuni vào ngày 15 tháng 8, ngày kỷ niệm đầu hàng của Nhật Bản trong Thế chiến II. Ông đến thăm năm 2012 và một lần nữa vào năm 2013.
Trong một cuộc phỏng vấn tháng 5 năm 2013 với Sankei Shimbun , ông đã từ chối bình luận về thị trưởng Osaka Toru Hashimoto về những nhận xét gây tranh cãi về phụ nữ giải khuây, mô tả vấn đề này là một vấn đề nên làm được thảo luận giữa các chuyên gia và nhà sử học hơn là các chính trị gia. Ông mô tả sự thay đổi nhận thức dân tộc trong chính trị Nhật Bản là "tuyên truyền của Trung Quốc" và tuyên bố rằng chính phủ cần phải thực hiện một chiến dịch quan hệ công chúng tốt hơn chống lại nó trong khi tập trung vào việc thực hiện thành công Abenomics. Ông cũng bình luận về Hiến pháp Nhật Bản, nói rằng sửa đổi là cần thiết nhưng có nhiều vấn đề ngay lập tức cần được giải quyết: "Tôi đến các khu vực thảm họa ở Tohoku mỗi tháng và hiến pháp đã không đến thậm chí một lần là một vấn đề khi tôi đi bộ xuống đường ở đó."
Koizumi đã chỉ trích quyết định của chính phủ Abe về việc chấm dứt phụ phí thuế doanh nghiệp nhằm tài trợ cho sự phục hồi của Tohoku và xem năng lượng hạt nhân là không bền vững trong dài hạn, phản ánh quan điểm mà bố ông bày tỏ vào năm 2013.
Tham khảo
Bộ trưởng Nhật Bản
Hạ nghị sĩ Nhật Bản
Cựu sinh viên Đại học Columbia
Chính khách từ Kanagawa
Sinh năm 1981
Người Kanagawa | wiki |
Nguyên Hương
Tại sao con khóc
Nhẫn của cô Nguyệt hơi nhọn ở đỉnh, Phượng đã bị nó đâm vào má một lần, khi cô Nguyệt lừa Phượng bằng lộn ngược mặt nhẫn vào trong, còn Phượng thì hôm đó không nhớ rõ phấn khích điều gì mà cầm tay cô Nguỵêt đột ngột đánh mạnh vào má mình một cái. May mà nó chỉ hơi nhọn chứ không nhọn hoắt. Nhẫn của cô Hoa không có mặt nhưng to bản và có những đường vân lộm cộm, có lộn ngược hay không cũng giống hệt nhau. Mãi sau này có khác đi một chút vì nó bị méo trong một lần cô Hoa đóng hộc bàn bị cấn tay. Mới đầu cô Hoa còn giấu vết méo vào trong, nhưng sau đám cưới ngón tay cô Hoa gầy đến độ vết méo cứ xoay tròn quanh. Mỗi lần Phượng cầm tay cô Hoa lại thấy nó nằm một chỗ khác nhau. Cô Chi đeo đến bốn chiếc nhẫn trên tay trái, mặt tròn mặt bẹt mặt bánh ú và mặt lục lăng. Nhưng không cần những chi tiết này Phượng cũng biết ngay là cô Chi, bởi từng ngón tay thanh và mềm đến nỗi mỗi lần cầm tay cô Phượng chỉ muốn cắn một cái. Thầy Hùng là cái nhẫn có tên tănggô, mặt đá mát lạnh hình chữ nhật to đùng. Còn thầy Vịnh là cái nhẫn nhỏ xíu ở ngón áp út của bàn tay trái. Nhớ hồi đó Phượng hỏi chiếc nhẫn nhỏ xíu rồi lỡ làm gì mạnh tay nó gãy thì sao? Các cô xúm lại cho Phượng một trận, cái miệng ăn mắm ăn muối.Nhờ vậy Phượng mới biết cái nhẫn nhỏ xíu đó quyền lực vô biên, và chẳng công việc nặng nhọc nào làm nó gãy trừ phi người ta muốn bẻ gãy. Thầy Chinh không đeo nhẫn. Nhận diện thật dễ dàng bởi chỉ cần cầm bàn tay mà vuốt một mạch từ cổ tay ra đầu móng, không thấy mắc mứu gì thì chẳng là ai khác ngoài thầy Chinh. Những ngày học môn định hướng mà trời đổ mưa, không biết ai là người đầu tiên có ý nghĩ bù lại bằng trò chơi “nhận biết”. Các cô thầy tháo hết nhẫn ra để bọn học trò đoán, đúng sẽ được thưởng kẹo, thua sẽ bị phạt thụt dầu, cũng là một cách tập thể dục, cái môn mà bọn học trò lười lĩnh động tác vươn thở tay không quá đầu và lưng bụng thì tay chỉ chạm đùi. Ba lần Phượng bị thụt dầu. Nhờ vậy mà Phượng nhớ như in mỗi chi tiết nhỏ của những chiếc nhẫn. Đó là hồi Phượng mới vào trường, còn nhỏ. Bây giờ thì khác nhiều rồi. Không cần cầm tay mân mê từng ngón Phượng cũng thừa sức đoán ra ai là ai. Còn nhỏ, tất cả xài chung một loại dầu gội đầu, một cục xà bông tắm cũng chung cho tất cả. Người ta tặng trường từng thùng từng thùng, loại dầu đó cục xà bông đó cái mùi đó là của tất cả. Không thể phân biệt cái gối nào là của đứa nào. Cho đến khi khui một thùng khác của người khác tặng và những cái gối đồng loạt thay mùi khác. Bây giờ thì Phượng có riêng chai dầu gội của mình và cục xà bông thơm mùi sữa. Sau khi matxa cho khách, mỗi đứa rửa tay bằng cục xà bông của mình, rồi đứa này áp tay vào mũi đứa kia, cái mát rượi của bàn tay vừa rửa sạch sẽ cùng với mùi thơm không phải của mình khiến không gian dậy lên những lạ lẫm, khiến mỗi hít thở thành một nụ hôn thật sâu nỗi hình dung. Cũng vậy với mái tóc, tóc mới gội thơm lừng mùi chanh, tóc gội từ hôm qua chờn vờn mùi cỏ, tóc lười ba ngày chưa gội cũng vẫn lưu lại mùi nào đó không giống của ai... Những cái gối đượm mùi riêng tư của những giấc mơ bí mật.Cô Nguyệt là mùi táo xanh. Cô Hoa mùi cam chín. Cô Chi mùi mật ong. Thầy Hùng mùi mía. Thầy Vịnh là mùi phấn hoa, cái mùi này khiến Phượng phân vân mãi nhưng rồi Phượng lý lẽ chắc là vì thầy dùng chung xà bông với vợ.Thầy Chinh không giống bất cứ mùi nào ngoài mùi bụi gỗ và keo dán ở xưởng mỹ nghệ mà tất cả những đứa câm điếc học nghề ở đó đều có. Các cô giáo cười rúc rích sau lưng là không có ai thèm yêu nên thầy Chinh không phải tốn tiền mua xà bông thơm.Vậy nên với thầy Chinh, Phượng vẫn phải cầm tay mới nhận biết được. Những ngón tay dài với những cái khớp cứng mà những khi trêu chọc, thầy hay co ưỡn ngón tay sao cho nó gồ ghề mắc mứu để Phượng phải cau mày nhăn trán dò đoán. Chính cái tính thích trêu chọc này giúp Phượng không nhầm lẫn thầy với ai khác được. Trừ phi Phượng cố tình trêu chọc lại bằng cách gọi thật to tên của ai đó nhỏ hơn mình để tỉnh bơ bẻ cụp ngón tay hoặc cốc đầu một cái. Để rồi thầy sẽ cất giọng thần linh “Tại sao con khóc?”. Không thể tiếp tục giả bộ được nữa, Phượng xuýt xoa “Ui, là thầy hả thầy, xin lỗi, em không biết, em tưởng...”. Thầy Chinh kể chuyện hấp dẫn hơn tất cả các cô thầy khác bởi biệt tài nhại giọng (Phượng không thích cái từ “nhại giọng” này nhưng không biết thay thế bằng gì cho nó đàng hoàng hơn). Một câu chuyện có năm nhân vật thì thầy Chinh có năm thứ giọng khác nhau - giọng quyền uy của vua, giọng hiền lành của hoàng hậu, giọng nũng nịu của công chúa, giọng tinh quái của tì nữ thông minh, giọng the thé của mụ phù thủy... cứ như mình thầy diễn nguyên một vở kịch. Cả tiếng hổ gầm sư tử rống ngựa hí và chuột kêu chít chít. Mỗi tiết kể chuyện của thầy để lại một câu nói nào đó mà cả lớp nhớ không quên, ngay khi đã quên béng cả câu chuyện. Ví dụ như “gót chân Asin” là yếu điểm của người nào đó, vậy thôi. Chẳng nhớ nổi Asin là một vị thần bách chiến bách thắng. Gót chân Asin của bọn con gái là nói nói cười cười bất kể. Ngồi trong phòng tivi mà ồn ào như giờ ra chơi, quên mất ngoài các bạn câm điếc còn có cô thầy nữa. Thầy Chinh nói “gót chân Asin của con gái chính là cái miệng”. Bọn con trai vỗ tay rầm rầm. Cái miệng con gái mà chỉ bằng gót chân con trai thì quả là... “Tại sao con khóc?” là câu chuyện cây tre trăm đốt mà ngoài sự nhại giọng thần tình, thầy còn cho cả lớp hình dung quyền phép của Bụt là như thế nào khi chỉ tích tắc nối được một trăm đốt tre liền nhau. Chuyện thầy kể không cho phép đứa nào ngủ gục vì cùng lúc tai nghe tay làm và cái đầu phải biết hình dung. Nào, đây là những mẩu bút chì ngòi, hãy tưởng tượng đó là những đốt tre, các em hãy lắp ráp thật nhanh, trong năm phút thử xem mỗi em ráp được bao nhiêu đốt. Ai nhiều nhất được thưởng kẹo, và ít nhất, thụt dầu bằng số ngòi của đứa ráp được nhiều nhất! Phượng ít nhất, thụt dầu, nước mắt Phượng chảy dài. “Tại sao con khóc?”- giọng Bụt ấm áp bên tai. Thưa thầy không phải vì em chậm chạp mà vì những cái ngòi cứ bị sút ra sau khi đã gắn xong. À, ra vậy. Thầy xin ngòi bút cũ của mấy đứa nhỏ, cũ quá nên không còn khít khao.* * * Qui định tám giờ ba mươi bắt đầu chuẩn bị đâu đó để chín giờ là yên ngủ. Đối với những đứa con gái đã có dầu gội đầu riêng và xà bông rửa tay riêng thì qui định này thật khó tuân thủ. Những cái miệng thì thà thì thào trong thanh vắng. Cô quản lý tuột dép êm như ru đứng sát cạnh giường lắng nghe. Tụi nó lớn rồi. Cô quản lý thông báo với các cô thầy khác, cứ như là nếu cô không nói thành lời thì không ai nhìn thấy cái sự lớn lên này vậy. Mà cũng có thể, sự lớn lên khi các em đang còn được bảo bọc che chở nên cũng khó mà nhận ra, nhất là khi thiếu nữ không biết trộm của mẹ bôi tí màu xanh lên mi mắt và chút son đỏ lên môi. Nhưng màu hồng rực trên hai má thì không cần biết trộm. Màu hồng không mận không đào nào sánh được. Màu hồng không biết soi gương nên mãi mãi tự nhiên một màu hồng của đất trời ban cho. Màu hồng khiến bộ đồng phục trở nên mềm mại, màu hồng khiến nụ cười trở nên chúm chím, màu hồng khiến bước đi trở nên duyên duyên, màu hồng khiến thiếu nữ bỗng nhiên biết hất tóc sau vai và biết vuốt lại nếp áo khi có khách đến thăm trường.Khách đến thăm rồi đi. Đến rồi đi. Đến rồi đi... Những câu chuyện kể của thầy Chinh ở lại. Lớn rồi, thầy không kể cổ tích nữa. Thầy kể về những nơi khách đến, những chốn khách đi, những món quà khách đem đến được làm từ đâu. Giọng truyền cảm quá chừng của thầy khiến những món quà thêm hương vị.Và gì đó như là ngọt ngào... Phượng thích cầm tay thầy, vẫn vuốt một mạch từ cổ tay đến đầu móng không có gì mắc mứu lại, những khớp ngón cưng cứng vẫn co ưỡn trêu chọc nhưng Phượng không còn giả vờ suy nghĩ rồi bật gọi tên đứa nào nhỏ hơn mình để được cốc thầy một cái nữa. “Em biết rồi, thầy Chinh”- Phượng nói ngay, và nghe tên thầy trên môi mình như giai điệu. Thầy ngồi xuống cạnh Phượng, tay thầy cầm tay Phượng: “Hôm nay em nhiều khách không? Ô, móng tay của em dài quá rồi, coi chừng matxa lỡ đụng trầy da người ta”. Phượng ấp úng: “Dạ tại vì... cái bấm của em bị hư mất rồi”. “Mà chưa có tiền mua cái mới hả? Thầy sẽ tặng em một cái”. Phượng xỏ sợi dây chuyền bạc qua cái bấm rồi giấu cả dây chuyền lẫn cái mặt đặc biệt đó trong áo. Tối lên giường, theo mỗi nhúc nhích, cái mặt đặc biệt chạy quanh cổ Phượng. Phượng áp nó vào má, màu hồng rực lên như lớp lớp phấn dưới ánh đèn điện khiến cô quản lý phải sờ trán Phượng.* * * Một hôm, mùi bạc hà ngang qua khiến Phượng tò mò “Ai đó?”. Bàn tay chìa ra. Phượng vuốt nhẹ khắp các ngón, một chiếc nhẫn nhỏ xíu ở ngón áp út: “A, thầy Vịnh”. Tiếng cười vui vẻ vang lên: “Lần này em đoán sai rồi”. Một cái rùng mình rồi toàn thân Phượng cứng đờ. Cái mặt dây chuyền thốn trong ngực. Phượng buông tay thầy ra, ngơ ngác nhơ nhớ... à, thầy Vịnh là mùi phấn hoa kia mà.Thầy Chinh dịu dàng: “Đang mùa cảm cúm, ai cũng bị nghẹt mũi. Ngày mai thầy sẽ đem cho em một hộp C”. Phượng muốn nói em không bị cảm cúm, em không cần C. Phượng muốn bắt chước thầy rống lên tiếng gầm sư tử vì cái gì đó trong lòng vừa nổ tung. Nhưng rồi Phượng chỉ chìa tay cầm cái hộp thầy Chinh đưa và lí nhí: “Em cám ơn thầy”.Cái hộp nức mùi bạc hà. Từ nay thầy Chinh có mùi riêng rồi. Từ nay Phượng không còn cầm tay thầy nữa. Nước mắt Phượng rơi xuống cái hộp, nước mắt không có mùi nên hương bạc hà vẫn nồng nàn xông lên mũi. Giọng thần linh ân cần: “Tại sao con khóc?”. ********** Hết *********
Mục lục
Tại sao con khóc
Tại sao con khóc
Nguyên HươngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: Chân Trời Tím Nguồn: TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN MỚIĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 17 tháng 3 năm 2008 | vanhoc |
Linh lan hay lan chuông (danh pháp khoa học: Convallaria majalis), là loài duy nhất trong chi Convallaria thuộc một họ thực vật có hoa là họ Asparagaceae. Nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15–30 cm, với hai lá dài 10–25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5–10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5–7 mm.
Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.
Lá và hoa linh lan chứa các glycozit như Convallimarin, Convallarin có tác dụng tim mạch và được sử dụng trong y học trong nhiều thế kỷ. Với các đơn thuốc quá liều nó có thể gây ngộ độc; các loài vật nuôi và trẻ em có thể bị thương tổn khi ăn phải linh lan.
Linh lan bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hoại, như Antitype chi.
Hoa này trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady's tears (Nước mắt của Mẹ) do, theo một truyền thuyết, từ những giọt nước mắt của Eva rơi xuống, khi bị đuổi ra khỏi thiên đàng, đã trở thành hoa linh lan. Một thuyết khác cho rằng linh lan xuất hiện từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ đồng trinh Mary khi chúa Jesus bị đóng đinh câu rút. Theo một truyền thuyết khác, hoa linh lan cũng đã xuất hiện từ máu của Thánh Leonard trong trận chiến của ông với con rồng. Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm), May Bells (hoa chuông tháng Năm), Lily Constancy (huệ chung thủy), Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily and Muguet v.v.
Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5 và được tặng cho nhau như một thứ đem lại may mắn. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan. Nó là loài hoa chính thức của các hội đoàn như Pi Kappa Alpha, Kappa Sigma và của liên đoàn các bà xơ Alpha Epsilon Phi tại Hoa Kỳ.
Tên gọi "lily of the valley" ("linh lan") cũng được sử dụng trong một số bản dịch ra tiếng Anh của Kinh Thánh phần Nhã ca 2:1, mặc dù từ trong tiếng Hêbrơ là "shoshana" nguyên thủy được dùng tại đó không chắc chắn có phải để chỉ loài hoa này hay không.
Thư viện
Chú thích
Tham khảo
M
Thực vật được mô tả năm 1753
Thực vật Armenia
Thực vật Azerbaijan
Thực vật Đan Mạch
Thực vật Đức
Thực vật Hy Lạp
Thực vật Myanmar
Thực vật Nga
Thực vật Nhật Bản
Thực vật Tây Ban Nha
Thực vật Trung Quốc
Thực vật Vương quốc Liên hiệp Anh
Thực vật Ý
Hoa
Thực vật Gruzia
Thực vật Na Uy
Vườn cây Bắc Mỹ
Cây độc
Cây thuốc
Thực vật Đông Nam Hoa Kỳ
Thực vật vườn châu Á
Thực vật vườn châu Âu
Thực vật Tây Virginia | wiki |
Tôn Nữ Thanh Yên
Chị Phi
Hai chị em mua hai căn nhà sát vách nhau làm láng giềng gần, lành rách đùm bọc, vui buồn chia sẻ, vì vậy tình ruột thịt thân quyến rất mặn mà khăng khít. Cô Tư tôi là một góa phụ, buôn bán lanh lợi, chịu ở vậy nuôi con. Cô có hai người con gái là chị Thoa và chị Phi. Con gái hai nhà qua lại chơi với nhau tâm đầu ý hợp. Đó là nói giữa chị Thoa, chị Phi với chị Qui, chị Hương nhà tôi chứ tôi thuộc hàng con nít, kém xa các chị những mười ba, mười bốn tuổi. Đi học, các chị gọi nhau ơi ới; đi chơi lại ơi ới gọi nhau. Buổi tối, các chị thường tập họp trên gác nhà cô Tư, chuyện trò ríu ran. Bốn ông anh của tôi cũng có bè có bạn, đâu ai thèm chơi với đứa em gái út ít, nên tôi chỉ còn biết chơi vẩn chơi vơ một mình, hoặc bám lấy mẹ. Thảng hoặc, tôi có theo các chị lên gác thì cũng lủi thủi, chẳng ai để ý hay có nhớ tới thì cũng để nhắc nhở tôi đừng phá phách, tọc mạch. Các chị thì cứ nói nói cười rôm rả với nhau. Mẹ tôi thường đánh giá con gái nhà người ta để lấy làm tấm gương cho con gái nhà mình soi vào. Trước mắt, gần gũi nhất vẫn là chị Thoa và chị Phi. Mẹ tôi nói, chị Thoa da dẻ trắng trẻo, môi hồng cánh sen nhưng nhìn kỹ thì vô duyên. Chị Thoa ăn nói bộp chộp, hay hứa mà không giữ lời và điều được chị quan tâm hàng đầu là các món ăn ngon. Nói về chị Phi, mẹ tôi có phần thiện cảm hơn. Chị Phi nước da ngăm ngăm nhưng mắt sáng long lanh, tầm ngầm cái duyên của một nội tâm mạnh mẽ. Chị Phi tính tình ngổ ngáo, trực tính như một nam nhi. Các chị các anh nhà tôi mỗi khi ngồi quanh mâm cơm vẫn hay kể cho ba mẹ nghe chuyện về chị Phi… lén lấy chìa khóa xe hơi của Luật sư Tuyển - một người đang chết mê chết mệt chị Thoa - chị Phi mở máy cho xe lao đi một đoạn chừng ba mét, suýt tông phải một bà bán chè đang gồng gánh ngang qua, may sao chị cũng biết hãm phanh, nhưng bà bán chè thì thất kinh hồn vía, quăng cả gióng gánh mà chửi! Báo hại luật sư Tuyển mở lòng hào hiệp đền tiền chén bể chè đổ, lại phải tốn tiền sửa mũi cho chiếc xe mới tậu (vì khi hãm phanh, chị Phi đã cho xe đâm dúi vào trụ cổng nhà chị)… Cũng mặc áo dài trắng đi học như ai, nhưng chị Phi lại ưa xắn tay áo lên mấy lớp như sẵn sàng hành động. Lần ấy, đi học về ngang qua đám người bu quanh một cuộc ẩu đả, chị Phi dừng lại hỏi han nghe ngóng, biết được đây là hai cha con hùa nhau đánh một thằng con nít, chị liền chen vào can thiệp. Lôi được thằng nhỏ thoát ra, chị còn dơ nắm đấm dứ dứ về phía cha con nhà kia. Các chị nhà tôi trố mắt nhìn chị Phi lúc đó thấy muốn mắc cười lắm nhưng trong lòng rất khâm phục. Nghe chuyện này, ba tôi lướt nhìn các anh tôi, hỏi: "Có đứa nào dám làm tương tự như chị Phi?". Chỉ có anh Phong kề tôi hăng hái nói: "Con dám làm", còn các anh lớn chỉ cười cười… Các anh rất nể phục chị Phi. Chị học giỏi hai môn Anh văn và Tin học; là gia sư tình nguyện cho các anh, chị Phi có quyền được véo tai véo mũi cậu học trò đáng thương nào không thuộc, không làm được bài. Những lúc đó, chị nheo nheo mắt mà cười ra vẻ hả hê lắm! Các anh tôi còn kể, chị Phi hút thuốc, ngậm khói trong họng rồi nhả ra từng vòng khói chữ o đẹp mắt. Nghe vậy, mẹ tôi lo lắng: "Chết rồi, con gái mà hút thuốc coi sao được! Anh qua bên đó mà khuyên bảo cháu bỏ đi kẻo con nhà mình bắt chước thì nguy". Ba tôi ừ ừ rồi lừ mắt nhìn các anh tôi, buông một câu: "Ba cả đời không động đến điếu thuốc”… Chuyện kể về chị Phi hãy còn dài. Tối hôm đó, tôi lẽo đẽo theo các chị lên gác nhà cô Tư. Trời nóng nực nên các chị kéo nhau ra ngồi ngoài ban công. Tôi ngồi hóng chuyện, nghe toàn là chuyện của "chàng và nàng", chán và buồn vì chẳng hiểu gì, tôi ngáp ngắn ngáp dài. Lò mò đi vào trong, tôi đến trước cái tủ đựng sách của chị Phi mà nghểnh cổ ngắm mấy con búp bê trưng trong ngăn kính. Tình cờ, thấy hai cánh cửa tủ bên dưới chỉ khép hờ, tôi táy máy mở ra. Bên trong chỉ thấy những sách cùng vở. Nhìn sang mặt trong cánh cửa bên phải thấy có ghi mấy dòng chữ… Đang độ tuổi học thuộc lòng, tôi lẩm nhẩm giây lâu, chữ nghĩa chui vào bụng ngay. Tôi quay ra chỗ các chị, cất giọng nghêu ngao: Tự dưng mà muốn khóc Khi ngắm mây lưng trời Yêu anh từ dạo ấy Mấy mùa xuân của tôi Các chị phá lên cười. Chị Phi véo tai tôi, mắt trợn lên, nói: "À ạ, ai cho mày đọc lén, mày biết gì mà đọc?". Cùng với cái véo tai đau điếng, bài thơ đi vào trí nhớ của tôi. Trưa hôm sau, trong bữa cơm, chị Hương nhắc tôi đọc bài thơ đọc trộm cho ba mẹ nghe. Tôi đắc ý đọc liền tù tì. Ba tôi cười: "Con Phi mà cũng tự dưng mà muốn khóc à!". Mẹ tôi cười: "Chà, Phi cũng làm thơ nữa à! Mà nó quen cậu nào rồi?". Chị Qui, chị Hương đều nói: "Con chẳng biết nữa, có thấy anh nào đến nhà chơi đâu! Chị ấy muốn giữ kín đó mà…". Chị Thoa chọn lọc trong ba người danh giá địa vị theo đuổi mình bấy lâu, lấy một người làm chồng, khiến cô Tư yên lòng đẹp dạ. Chị Phi cũng không làm cô tôi thất vọng khi đem về hai văn bằng cử nhân của hai môn mà chị học rất giỏi. Chị Phi đi làm ở một công ty nước ngoài, lương bổng cao nhưng công việc ngập đầu. Cô Tư hãnh diện khoe với ba mẹ tôi, nhưng rồi cô vẫn than: "Sao chẳng thấy nó có bạn trai!?". Chị Qui, chị Hương lần lượt tốt nghiệp, đi làm rồi lần lượt lấy chồng. Chị Phi vẫn một thân một mình. Cô Tư nhắc nhở, hối thúc hoài cũng khiến chị Phi phải thổ lộ. Chị Phi muốn kết hôn với một vận đôïng viên bơi lội, giỏi nghề điện tử và lại thích làm thơ. Cô Tư ôm đầu kêu trời, cấm chị Phi không được đưa người đó về ra mắt và dọa sẽ tự tử nếu chị Phi còn quan hệ với một người không bảo đảm tương lai cuộc sống cho mình. Trong lúc cô Tư tru tréo dằn dỗi, chị Phi ngồi im mà nghe không cãi lại một lời. Hồi lâu, nhìn đồng hồ đeo tay, chị Phi thản nhiên hỏi: "Mẹ nói xong chưa? Trễ giờ rồi, con phải đi làm đây". Cô Tư cụt hứng, không nói gì được nữa, chỉ còn biết qua nhà tôi mà kể lể than thở… Biết mẹ có bệnh cao huyết áp, chị Phi không làm điều trái ý mẹ để gây kích xúc cho bà. Nhưng, bảo lấy chồng thì chị chẳng chịu ai cả. Ngày ngày, chị vẫn đi làm, áo quần theo mốt theo mùa, đi đứng nói năng tự tại. Mắt chị vẫn sáng long lanh; chị không thở dài, không than buồn bao giờ. Chị em gái cùng trang lứa ở xa và lịu địu chồng con cả rồi, chị Phi vơ lấy tôi làm bạn (mặc dù chị cũng có vài người bạn đồng nghiệp chơi thân). Tôi khi ấy chỉ mới mười ba tuổi. Buổi tối, tôi thường qua nhà chị. Căn gác im ắng, không còn nghe tiếng cười giọng nói của những nàng con gái hồn nhiên. Tôi thường bắt gặp chị Phi nằm dài trên giường, mắt nhắm nghiền như đang ngủ. Bước len lén, tôi đến bên chị, chị đã mở mắt ra, ngồi bật dậy: “Đi chơi!”. Chị chở tôi vòng vòng các đường phố, ngang qua các công viên rồi vào quán kem, quán chè. Trò chuyện với tôi, chị Phi chỉ nói những đề tài thời trang, ca nhạc, món ăn thức uống… tuyệt nhiên chị không nói đến chuyện tình yêu. Chị vẫn coi tôi là một đứa em bé bỏng. Một lần, tôi bắt gặp chị nằm ngửa, mắt nhìn lên trần nhà, trong tay là một điếu thuốc cháy đỏ. Không thấy những vòng khói chữ o, chỉ thấy mũi chị thở ra khói như một hơi thở dài. Thấy tôi, chị Phi liền dụi điếu thuốc. Tôi không nói gì cả. Tôi nghĩ gì về chị, tôi cũng không nói ra. Thương mến chị tôi cũng chỉ biểu lộ bằng cái ôm eo hông chị mỗi khi được chị chở đi chơi. Ngày tháng trôi qua… Đột ngột, sau một vụ bể hụi mất đứt bảy chục triệu đồng, cô Tư lên cơn tai biến mạch máu não. Chị Phi tức tốc đưa mẹ vào bệnh viện. Sáu ngày đêm mẹ nằm hôn mê, chị Phi túc trực một bên, bơ phờ hốc hác thấy rõ. Thuốc men chữa trị không được, cô tôi mất. Cả nhà tôi kéo qua lo việc tang. Chị Thoa về chịu tang, trong bụng đang mang thai đứa thứ hai, đi đứng ì ạch nặng nề, chỉ biết ngồi một chỗ mà sụt sịt. Chị Phi đeo kính đen che giấu đôi mắt sung húp vì khóc. Gương mặt ngăm ngăm chừng như nhợt nhạt đi, chị có thể lả người đi bất cứ lúc nào, vậy mà vẫn gắng gượng lễ lạy, tiếp đón khách đến viếng tang. Trong con người chị Phi có một thứ nghị lực tiềm ẩn, cứng cỏi mà mềm dẻo… lúc có việc như thế này mới biết chị Phi có quan hệ giao tiếp tốt đẹp, bạn bè đến thăm hỏi, giúp đỡ chật cứng cả nhà… Tôi lăng xăng chạy đi mua những thứ linh tinh cần thiết trong tang lễ, về đến cổng thì gặp một người cao lớn vạm vỡ hỏi tìm chị Phi. Mời anh ta vào sân, tôi vào nhà báo cho chị Phi biết. Chị đi ra với dáng vẻ chậm chạp mệt mỏi. Hai người đứng yên nhận ra nhau. Khách bước dấn tới cầm lấy hai bàn tay của chị Phi, thầm thì điều gì không ai nghe được. Chỉ thấy chị Phi đột nhiên gục đầu vào khuôn ngực rộng của người ấy mà khóc nức nở. Chị Thoa và các anh chị nhà tôi đưa mắt nhìn nhau. Còn tôi, tự dưng thấy mắt mình rơm rớm. Dù tuổi mười lăm non nớt, tôi cũng cảm nhận được tình huống thật đặc biệt này
Mục lục
Chị Phi
Chị Phi
Tôn Nữ Thanh YênChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm : conbo2 Nguồn: vov.orgĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 15 tháng 10 năm 2005 | vanhoc |
Bài làm
Môi trường luôn là một trong những vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như sức khỏe của cộng đồng của con người chúng ta. Thế nhưng thật đáng buồn biết bao nhiêu khi hiện nay môi trường lại đang bị tàn phá và đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Chúng ta phải hiểu được rằng việc chúng ta bảo vệ môi trường cũng chính là việc chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được môi trường là gì? Môi trường được hiểu đó cũng chính là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta. Đồng thời môi trường cũng rất thân thiện gần gũi với con người và có mối quan hệ mật thiết với con người. Ngược lại thì con người cũng lại có mối quan hệ vô cùng thân thiết với môi trường, môi trường sống tốt con người có sức khỏe tốt và nhận được rất nhiều nguồn lợi từ môi trường. Thực tế thì môi trường bao gồm đó là môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Người ta phân ra như vậy cũng rất rõ ràng và môi trường tự nhiên lại bao gồm đất đai, sông ngòi, không khí hay là cây cối, động thực vật,……Còn với môi trường nhân tạo đó chính là môi trường mà do con người tạo nên được nhắc đến như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Thực sự tất cả những vấn đề trên luôn luôn đều có ảnh hưởng rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến với cuộc sống của chúng ta.
Việc nói môi trường luôn luôn có được một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Ta nhìn nhận thấy rất rõ đó cũng chính là những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ, lá phổi xanh này cũng đã đem lại bầu không khí trong lành cho con người sống khỏe mạnh hơn. Không chỉ dừng lại ở đó thôi đâu mà rừng cũng lại luôn là nơi che chắn bão lũ cũng chính là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Thế nhưng thật đáng buồn biết bao nhiêu khi rừng bị thu hẹp và bị tàn phá bằng chính bàn tay của con người. Con người đã tàn phá đã hủy diệt màu xanh mát của tạo hóa và dẫn đến những thiên tai không lường trước được. Biết bao nhiêu hậu quả thiên tai ảnh hưởng đến con người, tần suất thiên tai ngày càng nhiều và có sức hủy hoại môi trường và có các tác động đến con người một cách vô cùng lớn.
Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người
Bên cạnh đó tất cả chúng ta ai ai cũng sẽ nhận thấy được khi nói đến tài nguyên nước. Tài nguyên nước cũng đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng với cấp số nhân thật khủng khiếp. Có thể dễ dàng nhận thấy được có các chất thải từ các nhà máy công nghiệp xả thải thẳng vào nguồn dẫn đến cá chết hàng loạt. Chất thải không được xử lý cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân lúc này đây cũng không được đảm bảo một chút nào. Chính những điều này cũng đã dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người hơn rất nhiều. Riêng ở các thành phố lớn có mật độ dân cư đông, cơ cở vật chất được nâng cao xong lại bị tàn phá do ý thức, do thiên tai mà đường xá cầu cống xuống cấp. Bên cạnh đó chất lượng xe cộ nhiều và không ngừng gia tăng cho nên không khí cũng đã bị ô nhiễm nặng. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay ngày càng nhiều và cũng đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Còn đối với ở nơi nông thôn – nơi vốn được coi là có không khí trong lành như cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên do cũng chính là một phần là trình độ hiểu biết của người dân lúc này đây cũng chưa cao, chính vì thế mà họ sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đúng nguyên tắc, vứt bừa bãi và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. | vanhoc |
(sinh ngày 10 tháng 7 năm 1997, tại Chiba) là ca sĩ, diễn viên, người mẫu và thành viên của nhóm nhạc nữ quốc dân Nhật Bản AKB48, hiện cô đang ở Team B.
Cùng với Iriyama Anna và thành viên đã tốt nghiệp Kawaei Rina, ba người thành lập unit đặc biệt tên là AnRiRe năm 2012 và đồng phát hành với Sashihara Rino (HKT48), đĩa đơn "Ikujinashi Masquerade," giữ vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng đĩa đơn tuần của Oricon.
Mẫu thân: Kokia,
Anh trai là Kamiki Ryunosuke,
Tên thật là Minamoto Akira
Tiểu sử
Katō Rena có cùng ngày tháng sinh (ngày 10 tháng 07) và sinh ra ở Chiba với cựu thành viên nổi tiếng thế hệ thứ nhất của AKB48 - Maeda Atsuko. Từ khi còn nhỏ, cô thường xuyên xuất hiện trên một số tạp chí với tư cách người mẫu. Trở thành người mẫu nổi tiếng chính là ước mơ của cô.
Mẹ là: ca sĩ nổi tiếng KOKIA.
Anh là: Diễn viên Kamiki Ryunosuke
Sự nghiệp
Katō vượt qua kỳ tuyển chọn thế hệ thứ 10 của AKB48 và trở thành thành viên tập sự (kenkyuusei) vào tháng 3 năm 2010. Ca khúc "Fruits Snow," thuộc đĩa đơn "Chance no Junban" chính là lần đầu tiên cô chính thức tham gia cùng AKB48 với tư cách kenkyuusei, B-side (08/12/2010.) Vào ngày 17/12/2011, cô cùng với hai thành viên AKB48 khác là Maeda Ami và Iriyama Anna tổ chức sự kiện ký tặng ở Hồng Kông.
Cuối năm 2011, với tư cách là thành viên AKB48, Katō xuất hiện trên trang bìa tạp chí Nhật Bản Weekly Playboy với bảy thành viên khác của AKB48 và SKE48. Năm 2012, cô tham gia bộ phim truyền hình Majisuka Gakuen 3 của AKB48. Cô được chuyển sang Team 4 từ Team Kenkyuusei tại AKB48's Spring Concert tổ chức ở Saitama Super Arena, tỉnh Saitama vào ngày 23/03/2012. Trước khi series truyền hình Shinritsu Bakaleya Koukou kết thúc vào ngày 30/06/2012, Katō được thông báo sẽ tham gia vào dự án phim được chuyển thể cùng tên với một số thành viên của Johnny's Jr. và AKB48. Cô tham gia A-side lần đầu tiên trong đĩa đơn "Manatsu no Sounds Good!" của AKB48 (phát hành ngày 23/05/2012.)
Katō được chuyển sang Team B vào ngày 24/08/2012 tại AKB48 Tokyo Dome Shuffle trước khi Team 4 bị giải thể. Năm 2013, cô tham gia A-side lần thứ hai trong đĩa đơn "Sayonara Crawl" của AKB48. Cô giành được vị trí ace cùng với thành viên SKE48 - Suda Akari của Undergirls lần đầu tiên trong bài hát B-side "Kaisoku To Dotai Shiryoku" trong đĩa đơn thứ 33 - "Heart Electric" của AKB48.
Đầu năm 2014, đầu gối của Katō bị chấn thương và cô phải tạm hoãn hoạt động với AKB48 nhưng cô vẫn cùng Kashiwagi Yuki tổ chức sự kiện bắt tay và ký tặng ở Hồng Kông. Khi sức khoẻ được hồi phục, cô bắt đầu quay trở lại AKB48 vào ngày 16/02/2014. Tại AKB48 Group Daisokaku Matsuri, cô được chuyển về Team 4 (được mở trở lại) vào ngày 24/02/2014. Cô tham gia Senbatsu lần thứ ba trong đĩa đơn thứ 37 "Labrador Retriever" của AKB48 với tư cách A-side, phát hành ngày 21/05/2014.
Ngày 26/03/2015, trong sự kiện AKB48 Spring Shuffle, Katō được chuyển sang Team B. Cô tham gia Majisuka Gakuen 4 & 5 với vai Dodobusu cùng năm.
Trong đĩa đơn mới nhất của AKB48 - "Kuchibiru ni Be My Baby" (phát hành ngày 09/12/2015,) Katō tham gia với tư cách Senbatsu và xuất hiện trên trang bìa CD và DVD Type C.
Danh sách đĩa nhạc
Đĩa đơn
AKB48
Album
AKB48
Unit
Sashihara Rino và AnRiRe
Ikujinashi Masquerade
Bãng xếp hạng
NyaaKB và Tsuchinoko Panda
Idol wa Uunyanya no Ken
Bảng xếp hạng
Stage Unit
Team Kenkyūusei 4th Stage "Theater no Megami"
Team B 5th Stage "Theater no Megami"
Team K 6th Stage "Reset"
Team A 5th Stage "Mokugekisha"
Team 4 1st Stage "Boku No Taiyo"
Team B Waiting Stage
Team 4 3rd Stage "Idol No Yoake"
Concert Unit
Surprise wa Arimasen
Nagisa no CHERRY (Unit Shuffle) (渚のCHERRY)
AKB48 Kouhaku Utagassen 2011
Nagisa no CHERRY (Akgagumi M5) (渚のCHERRY)
Gyomu Renraku. Tanomuzo, Katayama Bucho! in Saitama Super Arena
Seifuku Resistance (征服Resistance)
Heart Gata Virus (Team A) (ハート型ウイルス)
AKB48 in TOKYO DOME ~1830m no Yume~
Skirt, Hirari (スカート、ひらり)
AKB48 Kouhaku Utagassen 2012
Team Aka Oshi (Akagumi M1) (チームB押し)
Heart Gata Virus (Akagumi M7) (ハート型ウイルス)
Unit Matsuri 2013
Pajama Drive (AnRiRe) (パジャマドライブ)
Request Hour 2012
FIRST LOVE
AKB48 Group Rinji Soukai "Shirokuro tsukeyou janai ka!"
Tsundere (ツンデレ)
AKB48 2013 Manatsu no Dome Tour ~Mada mada, Yaranakya Ikenai koto ga aru~
Itoshisa no defense (愛しさのDEFENSE)
AKB48 8th Anniversary
Seventeen (AKB48)
AKB48 Kouhaku Utagassen 2013
Temodemo no Namida (với Iriyama Anna) (てもでもの涙)
AKB48 Zenkoku Tour 2014
Heart Gata Virus (Team 4) (ハート型ウイルス)
Skirt, Hirari (Team 4) (スカート、ひらり)
Seishun no Lap Time (Team 4) (青春のラップタイム)
AKB48 Kouhaku Utagassen 2014
Plastic no Kuchibiru (Shirogumi M8) (プラスチックの唇)
Tham gia (ngoài AKB48)
Phim
Gekijōban Shiritsu Bakaleya Kōkō (13/10/2012)
TV drama
Majisuka Gakuen 2 (tập cuối, 01/07/2011, TV Tokyo) - Rena
Majisuka Gakuen 3 (từ tập 2 đến tập cuối, 20/07-05/10/2012, TV Tokyo) - Shokkaku
So Long! (tập Team B - 13/02/2013, TV Tokyo) - Yuka
Majisuka Gakuen 4 (từ tập 1 đến tập cuối, từ 19/01-30/03/2015, Nippon Television) - Dodobusu
Majisuka Gakuen 5 (từ tập 1 đến tập cuối, từ 24/08-27/10/2015, Nippon Television, Hulu) - Dodobusu
Các chương trình khác
AKBingo! (bắt đầu từ 02/04/2011 - đang tiếp diễn, TV Tokyo)
Shukan AKB (01/06/2011 - 25/05/2012, TV Tokyo)
Ariyoshi AKB Kyowakoku (20/01/2011 - đang tiếp diễn, TBS)
AKB Nemousu TV (Mùa 8 - 9, Family Gekijo)
AKB Konto, Bimyo (20/10/2011 - 03/11/2011, Hikari TV)
AKB48 to Chome Chome! (Yomiuri TV)
AKB48 no Anta, Dare (02/04/2012, đang tiếp diễn, NotTV)
AKB Kousagi Dojo (07/12/2012 - 28/03/2014, TV Tokyo)
Saturday Night Child Machine (13/04/2013 - 29/06/2013, TV Tokyo)
AKB Kanko Taishi (10/04/2014, FujiTV)
Tham khảo
Xem thêm
Trang tiểu sử chính thức trên website của AKB48
Kato Rena trên 7gogo
__CHỈ_MỤC__
Sinh năm 1997
Nhân vật còn sống
Người Chiba
Nữ ca sĩ Nhật Bản
Thành viên 9X
AKB48 | wiki |
"Talk That Talk" là một ca khúc của nữ ca sĩ thu âm người Barbados Rihanna trích từ album phòng thu cùng tên. Ca khúc có sự góp giọng của nam ca sĩ nhạc rap Jay-Z. Đây là lần thứ ba Rihanna hợp tác với Jay-Z, hai lần trước đó là trong ca khúc "Umbrella" (2007) và "Run This Town" (2009). "Talk That Talk" được viết bởi Ester Dean, Mikkel S. Eriksen, Tor Erik Hermansen, Shawn Carter, Anthony Best, Sean Combs, Chucky Thompson, Christopher Wallace, và được sản xuất bởi Eriksen và Hermansen dưới cái tên chung Stargate. Def Jam đã gửi ca khúc này tới đài phát thanh đô thị ở Mỹ vào 17 tháng 1 năm 2012 như là đĩa đơn thứ ba của Talk That Talk. Tại Pháp, ca khúc đã được phát hành dưới định dạng đĩa CD vào ngày 26 tháng 3 năm 2012.
Phát hành
Cuối tháng 12 năm 2012, Rihanna hỏi những người hâm mộ của cô trên Twitter rằng ca khúc nào nên được chọn làm đĩa đơn thứ ba của Talk That Talk. Và vào 10 tháng 1 năm 2012, Rihanna đã thông báo rằng "Talk That Talk" sẽ là đĩa đơn tiếp theo của album, với lời nhắn: "#TALKthatTALK love u guys! Been missin u," (Tạm dịch: #TALKthatTALK yêu tất cả mọi người! Nhớ mọi người nhiều lắm). Cùng với lời nhắn đó, Rihanna cũng ra mắt bìa của đĩa đơn này. Cristin Mahner từ Pop Crush đã nới về bìa đĩa rằng: "Cô ấy giống như một ả sinh viên xấu xa mà mẹ bạn sẽ không bao giờ muốn bạn giao lưu với, thế nhưng bạn lại cực kì muốn làm điều đó". Def Jam đã gửi ca khúc này tới đài phát thanh đô thị ở Mỹ vào 17 tháng 1 năm 2012. Nó cũng đã được phát hành dưới định dạng đĩa CD tại Pháp vào ngày 26 tháng 3 năm 2012. Đĩa CD bao gồm bản album của ca khúc và bản phối khí Chuckie Extended Remix của "We Found Love".
Danh sách ca khúc
Đĩa đơn CD
"Talk That Talk" (hợp tác với Jay-Z)
"We Found Love" (Chuckie Extended Remix)
Xếp hạng và chứng nhận
Xếp hạng tuần
Chứng nhận
Đội ngũ sản xuất
Phần thực hiện lấy từ ghi chú trong sách ảnh của Talk That Talk.
Hát chính — Rihanna & Jay-Z
Viết lời và soạn nhạc — Ester Dean, Mikkel S. Eriksen, Tor Erik Hermansen, Shawn Carter, Anthony Best, Sean Combs, Chucky Thompson, Christopher Wallace
Sản xuất — Stargate
Thu âm tại Roc the Mic Studios and Jungle City Studios ở New York City, Westlake Recording Studios tại Los Angeles và The Hide Out Studios tại London
Thu âm và phối nhạc — Mikkel S. Eriksen avà Miles Walker
Chỉnh giọng và thu âm — Kuk Harrell và Marcos Tovar
Nhạc nền — Mikkel S. Eriksen và Tor Erik Hermansen
Lịch sử phát hành
Chú thích
Đĩa đơn năm 2012
Bài hát năm 2011
Bài hát của Jay-Z
Bài hát của Rihanna
Bài hát sản xuất bởi Kuk Harrell
Bài hát viết bởi Jay-Z
Bài hát về tình dục
Bài hát viết bởi Sean Combs | wiki |
365.hanoi.nk là album thứ ba của ca sĩ Ngọc Khuê, được nhiều người biết đến qua chương trình Sao Mai điểm hẹn. Tựa đề album như một địa chỉ blog lưu giữ những gì thân quen nhất về Hà Nội, đó chính là tư tưởng xuyên suốt album này.
Phải mất 2 năm, Ngọc Khuê mới hoàn thành phần chọn bài, ghi âm và phát hành.
Các bài hát & tác giả
"Mãi vẫn là tuổi thơ Hà Nội" (Nguyễn Cường)
"Lãng đãng chiều đông Hà Nội" (Phú Quang, thơ: Tạ Quốc Chương)
"Đêm tựa cửa" (Ngọc Đại, thơ: Vi Thùy Linh)
"Hà Nội đêm mùa đông" (Hoàng Phúc Thắng)
"Cốm làng Vòng" (Lê Minh Sơn)
"Hà Nội" (Nguyễn Vĩnh Tiến)
"Áo trắng em qua" (Lê Minh Sơn)
"Nồng nàn Hà Nội" (Nguyễn Đức Cường)
"Cảm giác yêu" (Nguyễn Vĩnh Tiến)
"Gọi tôi Hà Nội" (Trịnh Minh Hiền)
Danh sách thực hiện
Hoà âm: Phan Cường, Lê Minh Sơn
Piano: Trần Mạnh Hùng, Xuân Phương, Trọng Nghĩa
Guitar: Lê Minh Sơn, Trần Đức Minh, Thanh Phương, Việt Dũng, Long Thi
Guitar bass: Phan Kiên
Trống: Phan Cường
Trang điểm: Helen Thuy
Hình ảnh: Trọng Tài, Hà Kin
Thiết kế: Hồ Nguyên Minh
Giải thưởng
Tháng 12 năm 2008, album nhận được giải thưởng album nghệ thuật xuất sắc do hội đồng nghệ thuật của chương trình Album Vàng bình chọn, cùng các đánh giá ca ngợi về tính thống nhất của tất cả bài hát trong album nhằm tôn lên chủ đề chính.
Với "Nồng nàn Hà Nội", nhạc sĩ trẻ Nguyễn Đức Cường đã giành được giải thưởng thể nghiệm sáng tạo của Bài hát Việt năm 2007.
Nhiều bài hát trong album là tác phẩm dự thi trong chương trình Bài hát Việt: "Nồng nàn Hà Nội" (2007), "Gọi tôi Hà Nội" (2008)...
Chú thích
Album năm 2008
Album nhạc Việt Nam
Album chủ đề tiếng Việt | wiki |
Aerolíneas Argentinas (tên chính thức Aerolíneas Argentinas SA, là hãng hàng không lớn nhất của Argentina. Hãng hàng không này đã được thành lập vào năm 1949 từ việc sáp nhập bốn công ty bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm 1950. Một liên danh dẫn đầu bởi Iberia nắm quyền kiểm soát hãng hàng không này vào năm 1990, và Grupo Marsans mua lại công ty này và các công ty con vào năm 2001, sau một thời gian khó khăn tài chính khiến hãng có nguy cơ đóng cửa. Công ty đã được điều hành bởi chính phủ Argentina từ cuối năm 2008, khi đất nước này giành lại quyền kiểm soát đối với hãng hàng không sau khi hãng được tiếp quản từ các chủ sở hữu Tây Ban Nha. Tính đến tháng 10 năm 2013, Aerolíneas Argentinas là công ty quốc doanh là hãng hàng không quốc gia của Argentina. Hãng có trụ sở chính tại Buenos Aires.
Aerolíneas Argentinas và công ty chị em của nó là Austral Líneas Aéreas hoạt động từ hai trung tâm, cả hai đều nằm trong Buenos Aires: Aeroparque Jorge Newbery và Sân bay quốc tế Ministro Pistarini. Aerolíneas có một đội máy bay Boeing 737-700 và 737-800 để phục vụ đường bay nội địa và khu vực, trong khi các tuyến bay liên lục địa đang bay với máy bay A330-340. Hãng gia nhập liên minh hàng không SkyTeam cuối tháng 8 năm 2012; bộ phận hàng hóa của hãng hàng không này đã trở thành một thành viên của SkyTeam Cargo trong tháng 11 năm 2013.
Thỏa thuận liên danh
Aeroflot
Aeroméxico
Air Europa
Air France
Air New Zealand
Alitalia
Delta Air Lines
El Al
Gol Transportes Aéreos
KLM
Korean Air
Đội bay
Tính đến tháng 7/2021:
Tham khảo
Hãng hàng không Argentina | wiki |
Trung tâm Truyền hình cáp - Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị con của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông HTV-TMS, trực thuộc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng truyền hình cáp tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khu vực Nam Bộ.
Lịch sử phát triển
Ngày 1 tháng 7 năm 2003, Trung tâm Truyền hình cáp - Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTVC) đã được thành lập.
Năm 2004, HTVC bắt đầu thực hiện triển khai mạng truyền hình cáp hữu tuyến tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 19 tháng 5 năm 2005, HTVC chính thức cung cấp dịch vụ truyền hình cáp (hữu tuyến và vô tuyến) tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phụ cận. Cùng ngày, HTVC (cùng với Truyền hình Cáp Hà Nội) công bố lần đầu tiên phát sóng kênh Disney Channel (Châu Á) tại Việt Nam.
HTVC cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai ra mắt dịch vụ truyền hình độ phân giải cao (HDTV) với việc ra mắt dịch vụ truyền hình HDTV trên mạng truyền hình cáp vào ngày 6 tháng 8 năm 2008.
HTVC là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam sản xuất một kênh truyền hình chuyên biệt về thông tin kinh tế tài chính (FBNC) bằng công nghệ chuẩn Full HD.
Bên cạnh đó, thông qua việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, HTVC cũng đã cung cấp dịch vụ truyền hình qua mạng Internet (IPTV) và dịch vụ truy cập internet trên mạng truyền hình cáp đến khách hàng.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, Truyền hình Cáp HTVC được quản lý bởi Công ty Công ty TNHH MTV Dịch vụ kỹ thuật truyền thông HTV (HTV-TMS). Kể từ đó, HTVC chính thức đưa vào sử dụng, vận hành và hoạt động Trung tâm Chăm sóc Khách hàng 24/7 với đường dây nóng: 19001789.
Ngoài ra, nhằm chủ trương của Chính phủ về việc triển khai Số hóa truyền hình trên toàn quốc, từ ngày 1/3/2014, HTVC đã thực hiện nhiều đợt cắt giảm kênh trên hệ thống Analog và chuyển những kênh này sang dạng số, để khuyến khích khách hàng hiểu rằng Số hóa truyền hình là một xu thế tất yếu.
Hiện tại, HTVC đang cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, với 3 gói dịch vụ: Truyền hình Kỹ thuật Số Cơ bản (hơn 130 kênh), Truyền hình Kỹ thuật Số Cao cấp (hơn 100 kênh với gần 70 kênh HD) và Truyền hình Cáp (65 kênh). Ngoài ra, HTVC còn cung cấp dịch vụ truy cập internet trên mạng truyền hình cáp, và dịch vụ truyền hình OTT thông qua ứng dụng HTVC.
Lĩnh vực hoạt động
Triển khai và phát triển mạng truyền hình cáp HTVC tại Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực.
Kinh doanh các dịch vụ trên mạng truyền hình cáp; cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; tư vấn thiết kế; lắp đặt mạng truyền hình cáp.
Xây dựng, khai thác và kiểm soát hệ thống thiết bị kỹ thuật mạng truyền dẫn truyền hình cáp, sản xuất, mua bán, cung cấp các kênh chương trình, chương trình truyền hình trả tiền phát sóng trên mạng Truyền hình cáp.
Chịu trách nhiệm tổ chức cấu trúc, sản xuất nội dung các chương trình phát sóng trên mạng Truyền hình cáp HTVC.
Phát triển các loại hình dịch vụ gia tăng trên mạng truyền hình cáp.
Các kênh do HTV sản xuất
Logo
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chính thức của HTVC
Trang chính thức của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Hồ
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Truyền hình kỹ thuật số tại Việt Nam | wiki |
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ Đại Nam thời nhà Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong Chiến tranh Việt–Xiêm (1841–1845).
Tiểu sử
Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Nguyễn Công Tấn tước Đức Ngạn Hầu, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê – chúa Trịnh. Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân.
Theo các nhà nghiên cứu, từ nhỏ ông nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng. Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn, sau bao lần lận đận "lều chõng", mãi đến năm 41 tuổi (1819), ông mới thi đậu Giải nguyên (1818–1847) làm quan dưới triều Nguyễn. Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán (1820). Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (1826). Năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng Hữu Tham tri Bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ. Năm 1832 ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải Yên.
Năm 1840 giữ chức Tả Đô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây. Năm 1845 làm chủ sự Bộ hình, năm 1846 làm quyền án sát Quảng Ngãi, được 2 tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, đến năm 1847 thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu.
Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền 3-4 cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…
Năm Tự Đức thứ hai 1848, ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Trong sách Đại Nam liệt truyện, Tập 3, Truyện các quan có nhận xét về ông:
Sự nghiệp
Quân sự
Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng được giao cầm quân, làm tướng và đánh đâu thắng đó:
Năm 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành
Năm 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân
Năm 1835 dẹp giặc Khánh.
Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc.
Kinh tế
Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.
Thơ ca
Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.
Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy
Hoặc:
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi
Hoặc:
Ra trường danh lợi vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai khóc trước cười.
Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:
Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào
Đã sa xuống thấp lại lên cao.
Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế. (ông vì không được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng cái tài của mình đặc biệt là ở thời vua Tự Đức nên ông chán chường mới than thở trời sinh cho nhưng không được dùng)
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng bò. 73 tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:
Năm mươi năm trước, anh hai ba
(Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam)
Hoặc trong bài Bỡn nhân tình:
Tau ở nhà tau, tau nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói: răng không đến?
Đến thì mi nói: đến làm chi
Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông
Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử.
Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi.
Hình ảnh công cộng
Tên của ông đã được lấy đặt cho nhiều con đường, trường học trên khắp đất nước.
Đọc thêm
Chiến tranh Việt – Xiêm (1841–1845)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Xoá hồn di tích Trên web báo Tuổi Trẻ.
Nguyễn Công Trứ
Quan lại nhà Nguyễn
Võ tướng nhà Nguyễn
Nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn
Người Hà Tĩnh
Nhà kinh tế Việt Nam
Người họ Nguyễn tại Việt Nam | wiki |
Cúp Liên đoàn bóng đá Đức 2007 hay được gọi là DFL-Ligapokal 2007 là giải đấu thứ 11 và cuối cùng của Cúp Liên đoàn bóng đá Đức. Giải đấu không thể được tổ chức vào năm 2008 do lịch thi đấu của UEFA Euro 2008, và không trở lại vào năm 2009. Một trận siêu cúp không chính thức đã diễn ra trong năm này và được chính thức công nhận vào năm 2010 với tên gọi là Siêu cúp Đức.
Ligapokal 2007 chứng kiến một sự thay đổi nhỏ về thể thức, với nhà vô địch 2. Bundesliga (với trường hợp này là Karlsruher SC) thay cho đội xếp thứ năm tại Bundesliga. Danh hiệu này đã thuộc về Bayern Munich, đội đã giành được chiến thắng thứ sáu với chiến thắng 1–0 trước Schalke 04.
Các đội bóng tham gia
Tổng cộng có sáu đội đủ điều kiện tham gia giải đấu. Các kí hiêuh ngoặc đơn cho biết cách mỗi đội đủ tiêu chuẩn cho vị trí của vòng đầu tiên:
1st, 2nd, 3rd, 4th, etc.: Vị trí ở Bundesliga
CW: Đội vô địch Cúp bóng đá Đức
2BL: dội vô địch 2. Bundesliga
TH: Đương kim vô địch
Trận đấu
vòng sơ loại
Bán kết
Chung kết
Tham khảo
Liên kết ngoài
Cúp Liên đoàn bóng đá Đức (tiếng Đức)
Giải đấu cúp bóng đá Đức
Đức | wiki |
iPad có tên chính thức là iPad thế hệ thứ 6 là một máy tính bảng 9.7-inch được thiết kế, phát triển và phân phối bởi Apple Inc. Nó được công bố vào ngày 27 tháng 3 năm 2018 trong một sự kiện chuyên đề về giáo dục ở Chicago và là một phiên bản kế nhiệm của dòng iPad thế hệ trước. iPad được trang bị chip Apple A10 Fusion và cũng được hỗ trợ bút stylus ví dụ như Apple Pencil. Nó được phân phối để hướng tới chuyên môn liên quan đến giáo dục.
iPad 2018 được bán ra với giá 329USD dành cho người dùng, 309$ dành cho học sinh hoặc giáo viên và 299$ dành cho trường học.
Thông số kỹ thuật
iPad được cài sẵn phiên bản iOS 11.3, được cài sẵn bộ phần mềm iWork cùng với đó là hỗ trợ bút Apple Pencil.
Phần cứng của iPad không có nhiều thay đổi so với thế hệ trước, ngoài việc nâng cấp về vi xử lý là Apple A10 Fusion và hỗ trợ bút Apple Pencil. Nó có 3 màu: Bạc, Xám và màu Vàng mới để phù hợp với màu giống iPhone 8. Nó được trang bị 2GB RAM, dày 7,5mm và tùy chọn dung lượng khả dụng là 32 hoặc 128GB. Không giống với iPad Pro, iPad (2018) không được trang bị màn hình cán mỏng.
Tiếp nhận
Gareth Beavis của TechRadar đã ca ngợi việc bổ sung Apple Pencil và chip A10 mạnh mẽ nhưng lưu ý rằng nó cũng tốn kém như iPad thế hệ trước. Scott Stein của CNET cũng đánh giá cao việc bổ sung hỗ trợ cho Apple Pencil và nâng cấp lên chip A10, nhưng chỉ trích nó vì thiếu Smart Connector cũng như không có công nghệ hiển thị giống như iPad Pro, đã viết "iPad 2018 không nâng cấp nhiều, nhưng nó khiến một chiếc máy tính bảng đã trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết."
Tham khảo
IOS
IPad
Máy tính bảng | wiki |
Gãy xương hông là một trường hợp gãy xương xảy ra ở phần trên của xương đùi. Các triệu chứng có thể bao gồm việc đau quanh hông đặc biệt là với chuyển động và việc rút ngắn một chân. Thông thường người bệnh không thể đi bộ.
Gãy xương hông thường xảy ra như là kết quả của một cú ngã. Các yếu tố nguy cơ bao gồm loãng xương, dùng nhiều loại thuốc, sử dụng rượu và ung thư di căn. Chẩn đoán thường bằng X-quang. Hình ảnh cộng hưởng từ, chụp CT hoặc quét xương đôi khi có thể được yêu cầu để chẩn đoán thêm.
Kiểm soát cơn đau có thể xảy ra với thuốc giảm đau nhóm opioid hoặc một chất chặn thần kinh. Nếu sức khỏe của bệnh nhân cho phép, phẫu thuật thường được đề nghị trong vòng 2 ngày. Lựa chọn cho phẫu thuật có thể bao gồm thay khớp háng hoặc dùng ốc vít. Cần nỗ lực để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu sau khi phẫu thuật.
Khoảng 15% phụ nữ đã bị gãy xương hông tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Phụ nữ thường bị gãy xương hông nhiều hơn nam giới. Gãy xương hông trở nên phổ biến hơn với tuổi tác. Nguy cơ tử vong trong vòng 1 năm sau khi gãy xương là khoảng 20% ở người lớn tuổi.
Dấu hiệu và triệu chứng gãy
Biểu hiện lâm sàng kinh điển của gãy xương hông là một bệnh nhân lớn tuổi bị ngã nhẹ và hiện bị đau vùng háng và không thể đỡ được trọng lượng. Đau đớn có thể ép lên vùng đầu gối. Khi kiểm tra, chân bị ảnh hưởng thường bị rút ngắn và không tự nhiên, xoay ra phía bên ngoài so với chân không bị ảnh hưởng.
Tham khảo
RTT
Gãy xương | wiki |
Sylwester Maciejewski (sinh ngày 10 tháng 7 năm 1955 tại Żyrardów) là một diễn viên người Ba Lan.
Sylwester Maciejewski tốt nghiệp Học viện nghệ thuật sân khấu quốc gia Aleksander Zelwerowicz ở Warsaw vào năm 1978. Vợ ông là Barbara có cộng tác với Nhà hát lớn ở Warsaw.
Thành tích nghệ thuật
Sprawiedliwi.... Piatek (phim truyền hình, 2 tập, 2010)
Ranczo.... Solejuk (phim truyền hình, 41 tập, 2006–2009, 2011–2016)
Ranczo Wilkowyje (2007).... Solejuk
Twarzą w twarz (phim truyền hình, 1 tập, 2007)
Rys (2007).... Kutyna
Plebania.... Stefan Martyniuk (phim truyền hình, 22 tập, 2003–2006)
Boża podszewka. Część druga (2005) (phim truyền hình)
Skazany na bluesa (2005)
Stranger (2004)
Ławeczka (2004).... Stefan
Stara baśn. Kiedy słońce było bogiem (2003).... Bumir
Na dobre i na zle.... Master (phim truyền hình, 2 tập, 2003)
Superprodukcja (2003).... Bergman
Sfora (2002) (phim truyền hình).... Górko
Wiedźmin (2002) (phim truyền hình).... Wójt
Kariera Nikosia Dyzmy (2002)
Money Is Not Everything (2001).... Maślanka
Wielkie rzeczy: Gra (2000) (phim truyền hình)
I'm Looking at You, Mary (2000) (phim truyền hình)
Miasteczko (2000).... Antoni (phim truyền hình)
Love Me and Do Whatever You Want (1998).... Jordan
13 posterunek.... Urban Guardian (phim truyền hình, 1 tập, 1998)
Pestka (1995)
Calls Controlled (1991)
Panny i wdowy (1991)
Po upadku. Sceny z życia nomenklatury (1990).... Uczestnik Polowania
Zmowa (1990) (phim truyền hình).... Bogusław Witkowski
Zabić na koncu (1990)
Dekalog (1 tập, 1990)
Opowieść Harleya (1988)
Weryfikacja (1987).... Người chơi bài
Brawo mistrzu (1987) (phim truyền hình)
Alternatywy 4.... Bridegroom (phim truyền hình, 1 tập, 1986)
Siekierezada (1986)
Cuckoo in a Dark Forest (1986).... Knopke, SS-man
Dlużnicy śmierci (1986).... Chlop
Miłość z listy przebojów (1985)
07 zgloś się.... Militiaman (phim truyền hình, 1 tập, 1984)
Kasztelanka (1983) (phim truyền hình).... Pastuch Stasiek
Konopielka (1982)
Śpiewy po rosie (1982).... Bronek
Białe tango.... Edward Radziejewski (phim truyền hình, 1 tập, 1981)
Bez znieczulenia (1978)
phải|nhỏ|249x249px| Sylwester Maciejewski khi đang quay phim Ranczo Wilkowyje vào năm 2007
Lồng tiếng Ba Lan
2009: The Courageous Heart of Irena Sendler.... Peter
2008: Speed Racer
2007: TMNT
2007: Ratatouille.... Larousse
2006: Cars.... Mack
2005: Herbie: Fully Loaded.... Tài xế
2005: Inspector Gadget
2003: Finding Nemo
2002: Camelot.... Vua Arthur
2000: Help! I'm a Fish.... Shark
2000: Planescape: Torment
1999: Król sokołów
1997: Pokémon
1987–1990: DuckTales
1985: The 13 Ghosts of Scooby-Doo
1983: Looney Tunes.... Foghorn Leghorn
1973: The Mad Adventures of Rabbi Jacob
1972–1973: The New Scooby-Doo Movies
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1955
Nhân vật còn sống
Diễn viên Ba Lan
Nam diễn viên Ba Lan | wiki |
Pseudolabrus miles là một loài cá biển thuộc chi Pseudolabrus trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
Từ nguyên
Từ định danh miles của loài trong tiếng Latinh có nghĩa là "người lính", hàm ý có lẽ đề cập đến sắc đỏ của loài này như màu quân phục ở thế kỷ 19.
Phạm vi phân bố và môi trường sống
P. miles có phạm vi phân bố ở Tây Nam Thái Bình Dương. Đây là một loài đặc hữu của New Zealand, và được ghi nhận ở vùng biển xung quanh quốc đảo này, bao gồm cả quần đảo Three Kings, quần đảo Chatham, đảo Stewart và quần đảo Snares ở ngoài khơi.
P. miles sống xung quanh các rạn san hô và các bãi đá ngầm ở độ sâu khoảng từ 4 đến 40 m, nhưng thường được quan sát nhiều nhất ở độ sâu khoảng từ 10 m trở xuống.
Mô tả
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở P. miles là 27 cm. Cá cái chuyển đổi giới tính thành cá đực khi đạt chiều dài khoảng 20 cm.
Cá trưởng thành có thân màu vàng phớt đỏ. Những cá thể nhỏ hơn (có thể là cá cái) có lưng màu vàng nhạt, thân dưới và bụng màu trắng, còn những cá thể có kích thước lớn hơn (thường là cá đực) lại sẫm đỏ ở lưng, thân dưới và bụng phớt vàng. Đầu và gáy phớt đỏ. Vảy viền đỏ. Các vây có màu vàng nhạt, riêng vây lưng và vây hậu môn có viền xanh óng. Cá cái chỉ có vây lưng mới có các hàng đốm đỏ, còn cá đực thì có đốm đỏ ở cả vây lưng và vây hậu môn.
Hành vi và tập tính
Thức ăn của P. miles là các loài thủy sinh không xương sống, chủ yếu là động vật giáp xác. Chúng kiếm ăn bằng cách sử dụng răng nanh lớn để cào và xúc thức ăn từ đáy biển.
Loài này sinh sản vào thời điểm cuối đông đến đầu xuân (từ tháng 8 đến tháng 11). Cá con của P. miles còn có hành vi làm vệ sinh cho những loài cá khác.
Tham khảo
Trích dẫn
M
Cá Thái Bình Dương
Cá New Zealand
Động vật được mô tả năm 1801 | wiki |
Sylvester IV được xem là một giáo hoàng đối lập từ 1105 đến 1111.
Các thành viên của tầng lớp quý tộc La Mã, với sự hỗ trợ của vua Henry V (1105-1125) đã hậu thuẫn để bầu một Giáo hoàng đối lập chống lại Giáo hoàng Paschal II (1099-1118). Trong khi Pascha II không có mặt ở Rôma, họ đã bầu Maginulfo . Sau cuộc bầu cử, Maginulfo lấy tên Giáo hoàng Sylvester IV được thánh hiến trong Thánh đường Maria Rotonda (Pantheon) và đăng quang ở điện Lateran vào ngày 18 Tháng 11 năm 1105.
Nhưng khi Paschal II trở về Rôma vào ngày hôm sau, Sylvester IV đã vội vã quay trở lại Tivoli và cuối cùng định cư ở Osimo, tỉnh Ancona, dưới sự bảo vệ của bá tước Guarniero di Ancona. Ngày 11 tháng 4 năm 1111, Giáo hoàng Paschal II và vua Henry V đã đạt được một thỏa thuận về các quyền tấn phong các Giám mục Công giáo. Sau đó, Giáo hoàng đối lập Sylvester IV đã từ bỏ những quyền lợi của mình . Ông được phép sống phần còn lại của cuộc đời mình ở Ancona dưới sự bảo trợ của bá tước Guarniero.
Chú thích
S | wiki |
Kurt Koch (Sinh 1950) là một Hồng y người Thụy Sĩ của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông hiện đảm nhận vai trò Hồng y Đẳng Phó tế Nhà thờ Nostra Signora del Sacro Cuore và Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ võ Hợp nhất Kitô giáo, Chủ tịch Uỷ ban Đối thoại Liên tôn với Hồi Giáo.
Xuất phát điểm là lãnh đạo giáo hội địa phương trước khi về Giáo triều Rôma, ông từng đảm trách nhiều vai trò tại Thụy Sĩ như: Giám mục chính tòa Giáo phận Basel (1995 - 2010), Giám quản Tông Tòa Giáo phận Basel (2010). Tại Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ, ông cũng từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch từ năm 2006 đến năm 2009. Ông được thăng hàm Tổng giám mục năm 2010 trước khi được vinh thăng Hồng y ngày 20 tháng 11 năm 2010, bởi Giáo hoàng Biển Đức XVI.
Tiểu sử
Hồng y Kurt Koch sinh ngày 15 tháng 3 năm 1950 tại Emmenbrücke, Thụy Sĩ. Sau quá trình tu học dài hạn tại các cơ sở chủng viện theo quy định của Giáo luật, ngày 20 tháng 6 năm 1982, Phó tế Koch, 32 tuổi, tiến đến việc được truyền chức linh mục. Cử hành nghi thức truyền chức cho tân linh mục là giám mục Otto Wüst , Giám mục Phụ tá Giáo phận Basel. Linh mục Koch đồng thời cũng là thành viên linh mục đoàn Giáo phận Basel.
Sau 17 năm thi hành các công việc mục vụ với thẩm quyền và cương vị của một linh mục, ngày 21 tháng 8 năm 1995, linh mục Kuch Koch được bầu chọn làm Giám mục chính tòa Giáo phận Basel. Sau đó, phía Tòa Thánh loan tin Giáo hoàng đã quyết định tuyển chọn linh mục Kurt Koch, 45 tuổi, gia nhập Giám mục đoàn Công giáo Hoàn vũ, với vị trí được bổ nhiệm là Giám mục chính tòa Giáo phận Basel vào ngày 6 tháng 12 năm 1995. Lễ tấn phong cho vị giám mục tân cử được tổ chức sau đó vào ngày 6 tháng 1 năm 1996, với phần nghi thức chính yếu được cử hành cách trọng thể bởi 3 giáo sĩ cấp cao, gồm chủ phong là đương kim giáo hoàng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II; hai vị giáo sĩ còn lại, với vai trò phụ phong, gồm có Tổng giám mục Giovanni Battista Re, Thành viên Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Tổng giám mục Jorge María Mejía, Tổng Thư ký Thánh bộ Giám mục và Hồng y Đoàn. Tân giám mục chọn cho mình châm ngôn:UT SIT IN OMNIBUS CHRISTUS PRIMATUM TENENS trong tiếng Latinh, CHRISTUS HAT IN ALLEM DEN VORRANG trong ngôn ngữ bản địa.
Tại Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ, ông đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Giám mục trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009.
Công việc cai quản giáo phận tại quê hương của giám mục Kurt Koch bất ngờ chấm dứt bằng quyết định từ phía Tòa Thánh, công bố việc bổ nhiệm Giám mục này trở thành một thành viên trong Giáo triều Rôma. Cụ thể, ông trở thành Giám quản Tông Tòa Giáo phận Basel, thăng hàm Tổng giám mục, bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ võ Hợp nhất Kitô giáo và chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Đổi thoại Liên tôn với Hồi Giáo. Các thông báo về việc bổ nhiệm tren được phòng báo chí Tòa Thánh loan tin đi vào ngày 1 tháng 7 năm 2010.
Sau vài tháng sau khi được bổ nhiệm về làm việc tại giáo triều, qua công nghị Hồng y năm 2010 được cử hành ngày 20 tháng 10, Giáo hoàng Biển Đức XVI vinh thăng Tổng giám mục Kurt Koch tước vị danh dự của Giáo hội Công giáo, Hồng y. Tân Hồng y thuộc Đẳng Hồng y Phó tế và Nhà thờ Hiệu tòa được chỉ định là Nhà thờ Nostra Signora del Sacro Cuore. Sau đó, tân hồng y đã đến nhà thờ hiệu tòa của mình và cử hành các nghi thức nhận chức vụ vào ngày 1 tháng 1 năm 2011.
Tham khảo
Liên kết ngoà
Sinh năm 1950
Hồng y người Thụy Sĩ
Nhân vật còn sống
Giám mục Công giáo thế kỉ 20
Giám mục Công giáo thế kỉ 21 | wiki |
Làng Hoa Lũng (Bao gồm Lũng Bắc và Hạ Lũng) là làng nghề trồng hoa truyền thống nổi tiếng khắp miền Bắc, thuộc phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, nằm trong tốp 10 làng hoa, vườn hoa được yêu thích nhất Việt Nam. Làng nghề trồng hoa được hình thành cách đây hàng trăm năm, đã từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia về thăm như cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Lê Duẩn, cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng…; được coi là vườn cổ tích, điểm du lịch ngay trong lòng thành phố hoa phượng đỏ.
Quá trình phát triển
Làng hoa được hình thành cách đây hàng trăm năm, phát triển nhanh trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX. Thời kỳ này, cả làng có đến 70% số hộ trồng hoa, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của làng dành cho trồng hoa (150 ha), sản phẩm hoa Hạ Lũng cung cấp cho mọi miền đất nước, xuất khẩu sang các nước Hà Lan, Đông Âu.
Mười năm trở lại đây, do quá trình đô thị hóa, diện tích trồng hoa của Hạ Lũng bị thu hẹp và chia nhỏ dần. Đến nay, làng có khoảng 30% hộ trồng hoa trên tổng diện tích 30ha. Hiện chính quyền quận Hải An và nhân dân Hạ Lũng đang triển khai dự án bảo tồn và phát triển làng nghề với quy mô 50 ha trồng hoa.
Trồng hoa ở Làng Lũng
Làng Hoa Lũng một năm trồng ba vụ hoa. Một số gia đình trồng hoa trong nhà lưới, nhà nilon; một số trồng trên các tầng dàn, các chậu, trực tiếp ngoài đồng ruộng.
Các giống hoa truyền thống chủ yếu là: lay ơn (thân chắc mập, thẳng, bông to với đủ sắc màu), violet, huệ tây; đồng tiền (kép cánh dày, hoa đơn có 1 hàng cánh thưa), nhiều màu sắc; hồng nhung đỏ, hồng bạch trắng (làm thuốc, ướp hoa uống như uống trà), thược dược, hòa gích (hoa thúy), hoa cúc rượu có 2 mầu vàng và trắng (dùng làm hoa cúng vào ngày mùng 1 và hôm rằm hàng tháng âm lịch, ngoài ra hoa cúc rượu còn được phơi khô làm trà cúc nổi tiếng Hải Phòng ở những phố cổ khu vực nhà hát lớn Thành phố), cúc vàng (xưa kia chủ yếu cúc đại đóa), thạch thảo... Những giống hoa truyền thống được người dân Làng Lũng trồng và nhân và phân phối giống hoa đến các nơi như Hoành Bồ, Quảng Ninh từ những năm 1983, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội, Thái Nguyên. Đến nay, làng trồng thêm nhiều giống hoa mới: hồng Mỹ, hồng Pháp, hồng Hà Lan, lay ơn Pháp, hoa lay ơn Đà Lạt, đồng tiền Thái Lan, cúc Hà Lan, cúc Nhật Bản, cúc Indonesia, hoa Ly Đà Lạt, Phong Lan… các loại cây cảnh.
Trồng hoa tại Hạ Lũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập 60 - 70 triệu đồng/sào/năm.
Chợ Hoa và thị trường tiêu thụ
Bên cạnh nghề trồng hoa, Hạ Lũng là một trong những chợ đầu mối lớn về hoa của miền Bắc, còn gọi là chợ Đằng Hải (chợ hoa nằm trên đất của làng Lũng Bắc), có tuổi đời hàng trăm năm. Chợ hoa Hạ Lũng họp hàng ngày, từ nửa khuya tới tờ mờ sáng. Ngoài các sản phẩm hoa của làng, chợ còn hội tụ các sản phẩm hoa của các tỉnh, thành khác như Đà Lạt, Sapa, Hà Nội, Hải Dương… và nhập từ các nước Trung Quốc, Ha Lan... cho tiêu dùng ngay trong thành phố và phân phối đi các tỉnh miền Bắc (Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh...). Tại chợ, các phụ kiện, vật tư, thiết bị, hạt giống... phục vụ cho việc trồng, thu hoạch, bảo quản hoa cũng được bày bán, trao đổi.
Xem thêm
Những làng hoa đẹp nhất Việt Nam
S - Việt Nam: Dạo chơi làng hoa Hạ Lũng
Chú thích
Làng nghề Hải Phòng
Kinh tế Hải Phòng
Văn hóa Hải Phòng
Du lịch Hải Phòng
Làng nghề truyền thống Việt Nam | wiki |
Mycteroperca bonaci là một loài cá biển thuộc chi Mycteroperca trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1860.
Từ nguyên
Từ định danh bonaci bắt nguồn từ Bonací, tên thường gọi ở Cuba đối với loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
M. bonaci có phân bố rộng rãi dọc Tây Đại Tây Dương, từ Bermuda và bang Massachusetts dọc theo bờ đông Hoa Kỳ (mặc dù những ghi nhận ở phía đông bắc Hoa Kỳ chỉ là cá con, nên được xem là cá thể lang thang), băng qua vịnh México (Florida Keys ngược lên phía bắc đến Alabama, cụm bãi ngầm Flower Garden, phía nam Texas dọc theo México) đến bang Santa Catarina ở phía nam, bao gồm các quần đảo Trindade và Martin Vaz và Fernando de Noronha xa bờ.
M. bonaci trưởng thành sống đơn độc gần các rạn san hô và mỏm đá ở vùng nước sâu, độ sâu có thể lên đến ít nhất là 250 m; còn cá con sống ở vùng nước nông, trên các rạn san hô có nền đáy đá và cát, hoặc trong thảm cỏ biển, đôi khi tiến cả vào khu vực cửa sông.
Loài bị đe dọa
M. bonaci đang là mục tiêu nhắm đến của nghề cá thương mại và ngành câu cá giải trí, đặc biệt là đối với các đàn sinh sản. Do đó, quần thể của chúng đang dần suy giảm do nạn đánh bắt quá mức, bao gồm cả việc đánh bắt cá con, như được báo cáo ở México và Brasil. Hệ sinh thái biển ven bờ, cũng là nơi trú ẩn của cá con giai đoạn đầu, rất nhạy cảm với tác động ô nhiễm của con người. Do đó, M. bonaci được xếp vào nhóm Loài sắp bị đe dọa, nhưng loài này cũng gần đáp ứng những tiêu chí phân loại của Loài sắp nguy cấp.
Mô tả
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở M. bonaci là 150 cm. Đầu và thân của cá trưởng thành màu nâu xám đến nâu sẫm, có nhiều đốm màu nâu đồng (một số đốm dính nhau tạo thành các chuỗi xích) với các vệt sọc trắng. Thân trên đôi khi có 7–8 vệt màu sẫm hình chữ nhật. Vây ngực sẫm nâu. Vây lưng mềm và vây hậu môn, cũng như viền sau vây đuôi có màu đen.
Ngoài kiểu hình trên, khi vào mùa sinh sản, M. bonaci có thể chuyển sang hai kiểu hình khác khi thực hiện màn tán tỉnh: nâu đen hoàn toàn hoặc kiểu hình "tỏa nắng", dạng hoa văn có 5 vạch trắng tỏa ra từ trước ra sau ở rìa sau của tấm mang (đối với cá đực). Vây lưng, vây bụng, hậu môn và vây đuôi của những cá thể này phần lớn có màu đen, được viền bằng dải trắng mỏng.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 15–17; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 11–13; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số vảy đường bên: 78–83.
Loài lưỡng tính
M. bonaci là một loài lưỡng tính tiền nữ (cá đực là từ cá cái chuyển đổi giới tính mà thành). Ở Nam Florida, độ tuổi thuần thục sinh dục ước tính là 5,2 năm với kích thước trung bình khoảng 82,6 cm (chiều dài tổng: TL), tương tự độ tuổi chuyển đổi giới tính là 15,5 năm với chiều dài khoảng 121,4 cm TL. Nhưng ở bờ nam vịnh México, kích thước trung bình khi cá cái chuyển đổi giới tính là 103,3 cm FL (chiều dài từ mõm đến điểm phân thùy đuôi), ước tính 50% cá cái trưởng thành đạt được ở chiều dài 72,1 cm FL.
Có sự dị hình giới tính ở M. bonaci: dải đen cận rìa của vây đuôi, vây hậu môn và vây ngực của cá đực dày hơn và sẫm màu hơn cá cái. Trong thời gian sinh sản, vây đuôi của cá đực đặc biệt có thêm viền trắng ở rìa. Điều này còn được quan sát trong đàn sinh sản ở Belize, cá đực kiểu hình "tỏa nắng" giao phối với cá cái đen hoàn toàn.
Sinh thái
Thức ăn
Thức ăn của M. bonaci trưởng thành chủ yếu là những loài cá nhỏ hơn, cá con chỉ ăn động vật giáp xác là chính.
Sinh sản
Ở Cuba, M. bonaci hợp đàn sinh sản từ tháng 1 đến tháng 3 (đỉnh điểm là từ tháng 2). Một đàn sinh sản có thể lên đến khoảng 150 con vào tháng 2, đỉnh điểm của mùa sinh sản kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 ở rạn san hô Belize. Còn ở Đông Bắc Brasil, mùa sinh sản của loài này diễn ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 9. Ở Bermuda, M. bonaci sinh sản chủ yếu trong từ tháng 6 đến tháng 8.
Việc tạo ra âm thanh của M. bonaci, cũng như hai loài cá mú Đại Tây Dương khác là Epinephelus morio và Epinephelus guttatus, được ghi nhận quanh năm và vào mọi thời điểm trong ngày nhưng xảy ra thường xuyên hơn vào buổi tối trong thời kỳ sinh sản của chúng so với các thời điểm khác trong ngày và trong năm. Âm thanh có phần xung ngắn, theo sau là phần âm dài hơn với tần số cực đại trung bình dưới 100 Hz, đặc trưng trong các màn tán tỉnh đối với cá mú thuộc chi Mycteroperca này khi hợp thành đàn.
Tuổi thọ
Tuổi thọ lớn nhất mà M. bonaci được ghi nhận tính đến hiện tại là 33 năm, thuộc về cá thể thu thập ở Nam Florida. Ở bãi ngầm Campeche (ngoài khơi bán đảo Yucatán), M. bonaci có thể đạt đến độ tuổi cao nhất là 29 năm.
Ký sinh
Cho đến năm 2013, có 59 loài ký sinh được ghi nhận trên cơ thể M. bonaci ở bờ biển Yucatán (México).
Giá trị
Như đã nói trên, M. bonaci được khai thác trong nghề cá thương mại và câu cá giải trí. Tuy nhiên, loài này có thể mang độc tố ciguatera như đã được báo cáo ở các nhóm đảo phía đông Caribe.
Tham khảo
Xem thêm
B
Cá Đại Tây Dương
Cá Bermuda
Cá Mỹ
Cá México
Cá Caribe
Cá Cuba
Cá Puerto Rico
Cá Jamaica
Cá Tiểu Antilles
Cá Panama
Cá Colombia
Cá Venezuela
Cá Brasil
Động vật được mô tả năm 1860 | wiki |
Ciro Henrique Alves Ferreira e Silva (sinh ngày 18 tháng 4 năm 1989 ở Salgueiro), hay đơn giản Ciro, là một cầu thủ bóng đá người Brasil Tiền đạo, thi đấu cho Chonburi.
Sự nghiệp
Năm 2008, Ciro đá một vài trận cho đội chính, ghi 4 bàn (một bàn trước Ipatinga, một bàn trước Vasco và hai bàn trước Atlético Mineiro) trong 8 trận với 3 trận là cầu thủ xuất phát.
Năm 2009, anh trở thành cầu thủ chính của đội, ghi 7 bàn trong 10 trận cho Campeonato Pernambucano. Tại Copa Libertadores, một giải đấu lớn của Nam Mỹ, anh ghi bàn và có pha kiến tạo trước Colo-Colo tại Santiago, Chile.
Pele, bình luận sau khi xem cầu thủ trẻ Brasil thi đấu rằng, anh sẽ là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong 5 năm nữa.
Ngày 20 tháng 5 năm 2011, anh kí hợp đồng cho mượn 2 năm với câu lạc bộ tại Brasilian Série A Fluminense.
Ngày 22 tháng 7 năm 2015, anh đầu quân cho đội bóng tại K League Classic Jeju United FC.
Danh hiệu
Câu lạc bộ
Sport Recife
Campeonato Pernambucano: 2009, 2010
Bahia
Campeonato Baiano: 2012
Cá nhân
Campeonato Pernambucano Top Scorer: 2010
Liên kết ngoài
CBF
futpedia.globo.com
ogol.com.br
meusport.com
esportes.yahoo.com
Sinh năm 1989
Nhân vật còn sống
Người Pernambuco
Cầu thủ bóng đá nam Brasil
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Brasil
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Brasil
Cầu thủ bóng đá Sport Club do Recife
Cầu thủ bóng đá Fluminense Football Club
Cầu thủ bóng đá Esporte Clube Bahia
Cầu thủ bóng đá Club Athletico Paranaense
Cầu thủ bóng đá Figueirense FC
Cầu thủ bóng đá Jeju United FC
Cầu thủ bóng đá Clube do Remo
Cầu thủ bóng đá K League 1
Cầu thủ bóng đá Campeonato Brasileiro Série A
Cầu thủ bóng đá Campeonato Brasileiro Série B
Tiền đạo bóng đá | wiki |
Nơi cư trú cũ của Đặng Tiểu Bình () được xây dựng vào cuối triều đại Nhà Thanh (thế kỷ XIX). Tọa lạc ở thôn Bài Phường, trấn Hiệp Hưng, quận Quảng An, thành phố Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, khu di tích có diện tích xây dựng khoảng , bao gồm cụm quần thể nhà cũ, tượng Đặng Tiểu Bình, Đức Chính phường (德政坊), phòng triển lãm di tích văn hóa, Hàn Lâm viện (翰林院子).
Lịch sử
Ngôi nhà được ông cố Đặng Tâm Tảo (鄧心早) và ông nội Đặng Khắc Đạt (鄧克達) của Đặng Tiểu Bình xây dựng vào cuối triều đại Nhà Thanh (thế kỷ XIX). Đặng Tiểu Bình sinh ngày 22 tháng 8 năm 1904 (năm Quang Tự thứ 37) tại đây. Ông sống ở đây trong thời gian 15 năm đầu đời.
Tháng 7 năm 1997, Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Trung Quốc công nhận nơi đây là Cơ sở Giáo dục Chủ nghĩa yêu nước cấp quốc gia.
Ngày 19 tháng 2 năm 1998, nhân một năm ngày mất Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đích thân đề bút "Đặng Tiểu Bình đồng chí cố cư" (chữ Hán giản thể: 邓小平同志故居) lên biển tên.
Ngày 25 tháng 6 năm 2001, Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận nơi sinh sống thuở thiếu thời của Đặng Tiểu Bình là Di tích văn vật trọng điểm được bảo vệ cấp quốc gia (全国重点文物保护单位).
Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào tham dự lễ khánh thành bức tượng Đặng Tiểu Bình.
Chú giải
Tham khảo
Kiến trúc nhà Thanh | wiki |
Chiêu Huệ vương hậu (chữ Hán: 昭惠王后; Hangul: 소혜왕후; 8 tháng 9, 1437 - 27 tháng 4, 1504), còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi Nhân Túy đại phi (仁粹大妃; 인수대비), là vợ chính của Ý Kính thế tử Lý Chương (懿敬世子李暲), người được truy phong làm Triều Tiên Đức Tông (朝鮮德宗), và là Đại phi mẹ đẻ của Triều Tiên Thành Tông Lý Huyện, cũng là Đại vương đại phi bà nội của Yên Sơn Quân Lý Long và Triều Tiên Trung Tông Lý Dịch.
Bà là một trong những vị Vương hậu nhà Triều Tiên nổi tiếng nhất, thông qua cuộc đời thăng trầm khi chồng bà Thế tử qua đời, khiến bà từ vị trí Vương phi tương lai trở thành quả phụ và mất đi vị trí tôn quý vốn có. Tuy về sau con trai bà trở thành Quốc vương và bà có thể trở thành Đại phi, nhưng đến cuối đời vì có liên quan đến cái chết của Phế phi họ Doãn, bà bị cháu nội Yên Sơn Quân xúc phạm, miệt thị và qua đời trong uất ức.
Cuộc đời bà được mô tả qua nhiều bộ phim truyền hình và phim điện ảnh nổi tiếng của Hàn Quốc, phải kể đến Hàn Minh Quái 1994 (韓明澮) của đài KBS; Vương dữ Phi (王與妃) năm 1998 của đài KBS; Vương dữ Ngã (王與我) năm 2007 của đài SBS và gần đây nhất là phim Nhân Túy đại phi (tiếng Anh: Queen Insoo) vào năm 2011 của đài JTBC do Hahm Eun-jung diễn lúc trẻ, và nữ diễn viên gạo cuội Thái Thời Na (蔡時那; 채시라; Chae Si-ra) diễn lúc trưởng thành. Bản thân nữ diễn viên cũng từng đóng vai Đại phi trong phim trước đó Vương dữ Phi. Bộ phim điện ảnh nổi tiếng Đức vua và tên Hề (King and the Clown; 왕의 남자) cũng khắc họa về bà, do Doãn Tiểu Tinh (尹小晶) thủ vai.
Tiểu sử
Chiêu Huệ vương hậu họ Hàn (韓氏), quê ở Thanh Châu, sinh vào năm Triều Tiên Thế Tông thứ 19 (1437), cha là Tây Nguyện phủ viện quân Hàn Xác (西原府院君韓確), mẹ là Nam Dương phủ phu nhân Hồng thị (南陽府夫人洪氏). Bà có hai người cô đều vào hầu hạ trong nội cung nhà Minh. Người lớn là Khang Huệ Trang Thục Lệ phi (康惠莊淑麗妃), phi tần của Minh Thành Tổ Chu Đệ, khi Thành Tổ qua đời thì bị bắt tuẫn táng. Người nhỏ là Cung Thận phu nhân (恭慎夫人), nữ quan hậu cung thời Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ.
Gia tộc họ Hàn bấy giờ rất hiển hách, Chương Thuận vương hậu, An Thuận vương hậu và Cung Huệ vương hậu các đời quân chủ đều xuất thân từ gia tộc này. Phải kể đến trong đó là Hàn Minh Quái, đại thần nhiều quyền thế trứ danh thời kì đầu của lịch sử Triều Tiên. Ngoài ra, tổ mẫu Quyền thị của Trinh Hi vương hậu Doãn thị cũng có quan hệ họ ngoại với gia tộc họ Hàn.
Ban đầu, bà thành hôn với danh thật tông thất phu nhân, khi đó chồng bà Lý Chương có tước hiệu Đào Nguyên quân (桃源君). Đến năm 1455, cha chồng bà là Thủ Dương đại quân Lý Nhu soán vị, trở thành Triều Tiên Thế Tổ, chồng bà Lý Chương trở thành Vương thế tử, còn Hàn thị cũng vì thế trở thành Thế tử tần. Tuy nhiên, viễn cảnh phú quý không kéo dài, sau khi bà sinh hạ con trai út Lý Huyện thì chồng bà bạo bệnh và mất vào năm 1457, khoảng 3 năm sau khi Thế Tổ đoạt ngôi. Kế vị Trữ quân là người em chồng Hải Dương đại quân Lý Hoảng, Hàn thị bị cải phong hiệu thành Trinh tần (貞嬪), từ vị quốc mẫu tương lai thoáng chốc bà trở thành Thế tử di sương, mất đi vị trí vốn có của mình.
Vài năm sau (1466), Thế Tổ thấy Nguyên Kính Vương hậu đương thời đã từng có hiệu Trinh tần, nên cải phong Hàn thị thành Túy tần (粹嬪). Khi đến tuổi, con trai bà được phong làm Giả Sơn quân (者山君) và kết hôn với một người trong họ mẹ là Thiên An quận phu nhân Hàn thị, sau này chính là Cung Huệ vương hậu.
Quốc mẫu Đại phi
Năm 1469, do người chú là Triều Tiên Duệ Tông qua đời sớm, con trai Tề An đại quân còn quá nhỏ, Từ Thánh Đại phi Doãn thị quyết định lập Giả Sơn quân làm Tự quân, tức Triều Tiên Thành Tông. Nhà vua tấn tôn cha mình làm Đức Tông (德宗), và Túy tần Hàn thị được tấn tôn làm Nhân Túy vương phi (仁粹王妃). Đến năm 1475, ngày 6 tháng 1, Thành Tông cải tôn bà thành Nhân Túy vương đại phi (仁粹王大妃). Vì mất đi phụ thân ngay từ nhỏ, Thành Tông đối với Đại phi muôn phần hiếu thuận.
Nhân Túy đại phi và Kế phi Doãn thị của Thành Tông có mối quan hệ không mấy tốt đẹp. Ngày 1 tháng 6, năm 1479, nhân ngày sinh nhật của Vương phi Doãn thị, nhà vua ghé lại nơi bà ở. Khi cơn ghen tuông lên tới cực điểm, Doãn thị đã vô tình làm Thành Tông bị thương và để lại một vết sẹo trên má ông, mặc dù ông rất cố gắng che giấu, nhưng Đại phi vẫn phát hiện ra và ra lệnh điều tra. Cuối cùng, Đại phi ép buộc nhà vua phế truất Vương phi. Truyền thuyết nói rằng, Thành Tông sau khi phế Doãn thị thường mật sai nội sử quan sát hành vi của bà, vì nhà vua còn rất thương yêu người vợ của mình. Và Đại phi đã sai khiến nội sử bẩm lại rằng Phế phi không hối cải, dẫn đến việc Thành Tông lệnh xử tử Phế phi vào năm 1482. Dù có thật hay do thêu dệt, việc này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc tang thương giữa Đại phi và người cháu nội là phế vương Yên Sơn Quân.
Năm 1494, Thành Tông qua đời, con trưởng là Yên Sơn Quân lên ngôi, tôn Nhân Túy đại phi làm Đại vương đại phi (大王大妃). Năm 1504, sau 10 năm tại ngôi, Yên Sơn Quân biết được vụ án Phế phi mẹ ông năm xưa, đã ra tay giết chết Thành Tông hậu cung là Nghiêm quý nhân và Trịnh quý nhân. Sau đó, Yên Sơn Quân trực tiếp đến nội điện của tổ mẫu hỏi rõ sự tình, lời lẽ bất ổn, làm cho Đại vương đại phi vốn mang trọng bệnh trở nên tức giận ngất xỉu.
Một tháng sau, tức ngày 27 tháng 4, Đại vương đại phi Hàn thị qua đời tại Cảnh Xuân điện (景春殿) trong Xương Khánh cung, hưởng thọ 68 tuổi. Bà được an táng tại Kính lăng (敬陵), thụy hiệu là Chiêu Huệ vương hậu (昭惠王后).
Hậu duệ
Chiêu Huệ vương hậu và Triều Tiên Đức Tông có với nhau 2 vương tử và 1 vương nữ:
Nguyệt Sơn đại quân Lý Đình [月山大君李婷; 1454 - 1488], tự là Tử Mĩ (子美), thụy là Hiếu Văn (孝文). Lấy Thăng Bình phủ đại phu nhân họ Phác ở Thuận Thiên (昇平府大夫人順天朴氏).
Minh Thục công chúa [明淑公主; 1456 - 1482], húy Khánh Căn (慶根), khi tổ phụ Thế Tổ tại vị thì phong làm Thái An quận chúa (泰安郡主). Thành Tông kế vị, phong làm Minh Ý công chúa (明懿公主), về sau mới đổi lại. Hạ giá lấy Đường Dương quân Hồng Thường (洪常).
Triều Tiên Thành Tông Lý Huyện.
Thụy hiệu
Nhân Túy Huy Túc Minh Ý Chiêu Huệ vương hậu
仁粹徽肅明懿昭惠王后
인수자숙휘숙명의소혜왕후
Chú thích
Tham khảo
Triều Tiên vương triều thực lục
Chiêu Huệ vương hậu truyện
Thánh Liệt hoàng hậu vương phi Thế phổ - 《列聖皇后王妃世譜》
Sinh năm 1437
Mất năm 1504
Vương hậu Triều Tiên
Thế tử tần Triều Tiên | wiki |
Di sản Hồ Chí Minh là tổng thể bao gồm toàn bộ sự nghiệp vĩ đại của Người. Đó là tư tưởng ngời sáng; đạo đức, phong cách cao quý
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi, sự nghiệp của Người còn mãi với thời gian, với non sông, đất nước. Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam, thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc nhiều nơi trên thế giới.
Di sản tinh thần vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trên các vấn đề cơ bản, đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về vấn đề đạo đức cách mạng; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và về xây dựng Đảng.
Bác Hồ thăm một đơn vị Bộ đội Phòng không bảo vệ thủ đô Hà Nội, ngày 25-9-1966. Ảnh: TTXVN.
Nội hàm của đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Theo Bác, đạo đức là gốc của người cách mạng, là nguồn nuôi dưỡng, phát triển con người, là chỗ dựa giúp con người vững vàng trong mọi thử thách.
Phẩm chất cơ bản của đạo đức thể hiện ở các mối quan hệ. Với đất nước, dân tộc: trung với nước, hiếu với dân, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Với con người: yêu thương, có nghĩa, có tình. Với mình: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Mở rộng quan hệ yêu thương đối với nhân loại là tinh thần quốc tế trong sáng.
Nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức theo Bác là: nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống và phải tu dưỡng suốt đời.
Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở mọi lĩnh vực từ suy nghĩ (tư duy) đến nói, viết (diễn đạt), trong làm việc, lãnh đạo, ứng xử, sinh hoạt… Quan trọng đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, phong cách mà chúng ta luôn ghi nhớ và thực hành là phong cách dân chủ, quần chúng, nêu gương.
Là thành phố được vinh dự mang tên Người, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân luôn có niềm tự hào, lòng biết ơn, trách nhiệm và khát khao vươn tới, nhất là trong giai đoạn phát triển mới, nhiều cơ hội và cũng nhiều khó khăn, thách thức.
Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM đang triển khai thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đang ra sức thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2023 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.
Tình hình kinh tế thế giới có những biến động khó lường và có những ảnh hưởng bất lợi đối với TP HCM – nơi có độ mở lớn đối với kinh tế toàn cầu. Cùng với những nguyên nhân nội tại, những điểm nghẽn chậm tháo gỡ, những vụ việc tồn đọng chưa xử lý dứt điểm, những vấn đề mới phát sinh… khiến các chỉ số tăng trưởng kinh tế của TP HCM gần đây bị sụt giảm.
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, nhiệm vụ, giải pháp trước mắt của TP HCM là chủ động phối hợp đề xuất cơ chế, chính sách mang tính đột phá, thông qua một nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; cải cách hành chính, chuyển đổi số; khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung và đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát giúp tháo gỡ nhanh những điểm nghẽn.
TP HCM nơi có nhiều tiềm năng, nguồn lực, nơi hội tụ tinh hoa lao động, sáng tạo, với tinh thần vì cả nước, cùng cả nước, với truyền thống kiên cường, năng động, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM sẽ đối diện và xử lý tốt những vấn đề đặt ra. Việc gì thuộc thẩm quyền sẽ phải làm hết trách nhiệm, việc gì vượt thẩm quyền thì mạnh dạn đề xuất và phối hợp xử lý nhanh.
Đáp ứng đòi hỏi thực tiễn sinh động của TP HCM cũng là đáp ứng yêu cầu của phát triển không chỉ cho TP HCM. Sự chậm trễ sẽ đánh mất cơ hội và trở nên trì trệ. Sứ mệnh của đầu tàu luôn đòi hỏi phải tiến nhanh về phía trước.
TP HCM đang triển khai chuyên đề năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam tại TP HCM”. Đây được xem là việc làm thu hút sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP HCM nhằm cùng nhau tạo nên những chuyển biến mới trong nhận thức và hành động, phát huy mạnh mẽ nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức.
Trong quá trình học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấm thía tư tưởng phục vụ dân, tư tưởng đổi mới sáng tạo vì nước, vì dân. Theo Bác, “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”.
Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM | vanhoc |
Hướng dẫn
"Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm"
("Mùa thu của em"- Huy Cận)
Mùa thu- mùa của thiên nhiên đất trời, mùa của lòng người. Nói đến mùa thu, tôi lại nhớ đến lời thơ của Huy Cận có những câu thơ thật hay nói về hoa cúc. Hoa cúc đã in sâu vào lòng tôi bởi vẻ đẹp riêng của nó, bởi hoa cúc đã trở thành biểu tượng cho mùa thu.
Như chúng ta đã biết rằng, hoa cúc không mọc thành từng cây riêng lẻ mà mọc thành từng cụm. Thân hoa cúc màu xanh đậm, rất mảnh dẻ nhưng nó thể chứa tới vài bông hoa đấy. Lá cúc mọc xung quanh thân cây, có màu xanh đậm, giống như những bàn tay nhỏ xinh xinh vươn ra từ một thân luôn rung rinh trong nắng, trong gió.
Hoa cúc có rất nhiều màu, phổ biến nhất là màu trắng và màu nhưng tôi thích nhất vẫn là màu vàng rực. Để có được những bông hoa đẹp say đắm lòng người ấy, đầu tiên, từ những nụ hoa bé nhỏ như bàn tay em bé ấy phải vươn mình ra đón giọt sương buổi sớm, đón ánh mặt trời và được bàn tay con người kì công chăm sóc, những nụ hoa ấy mới dần dần trở thành những bông hoa. Khi ấy, những nụ hoa sẽ nở bung ra, mỗi bông ho với nhiều cánhđan xen khoác trên mình tấm áo vàng rực cứ như là một thiếu nữ đang ở tuổi xuân sắc, trông mới thật điệu đà, duyên dáng làm sao! Dưới ánh mặt trời, mỗi bông hoa cúc lại càng lộng lẫy hơn. Sắc vàng ấy đã thu hút biết bao cô bướm, chị gió đến bầu bạn! Hoa cúc không khó để chăm sóc, chỉ cần vào ngày nắng, bạn nhớ tưới cho nó ít nước nếu không, cây sẽ tàn, lá sẽ chuyển màu, không còn màu vàng tươi hay trắng tinh khôi nữa, và sẽ dần héo úa mà chết thôi.
Xem thêm: Viết một đoạn văn tả thầy giáo đang chấm bài
Hoa cúc đã trở thành biểu tượng cho mùa thu. Nó hấp dẫn lòng người bởi vẻ đẹp rất riêng. Những cánh rừng hoa cúc vàng tươi đã khơi nguồn cảm hứng cho bao văn nhân, nghệ sĩ, đã trở thành điểm đến để chụp ảnh của bao người. Vừa rồi, gia đình tôi đã chụp một bộ ảnh tại vườn hoa cúc ở Đà Lạt mà mọi người ai cũng khen đẹp.
Cứ như một cách tự nhiên, hoa cúc đã trở thành niềm yêu mến của biết bao người. Hoa cúc sẽ mãi hấp dẫn lòng người bởi mỗi loài hoa trên thế gian này đều ở trong trái tim con người với những suy nghĩ, những xúc cảm, những tình yêu khác nhau. Tôi sẽ mãi yêu hoa cúc vì nó còn gắn liền với mùa tựu trường của học trò!
"Mừng Tết đến vạn lộc đến nhà nhà, cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi…" Nhắc đến Tết người ta thường nghĩ ngay tới hoa đào, hoa mai như những đặc trưng rất riêng, tín hiệu của ngày Tết. Nhưng cũng có không ít gia đình chọn mua thêm một chậu cúc vàng tươi trong dịp năm hết Tết đến. Tết này, nhà em cũng có một chậu cúc vàng để ở phòng khách.
Chậu cây được đặt ở gần bàn tiếp khách nhà em. Chậu cây không to lắm, cao chừng 50 cm nhưng đủ toát lên một vẻ đẹp làm sáng bừng căn phòng. Cúc được trồng trong một chậu nhỏ nâu đất có hoa văn đẹp mắt. Thân cây nhỏ như chiếc đũa cả, màu xanh đậm với một lớp lông mỏng màu trắng. Thân cây dạng rỗng, mảnh mai. Từ thân đâm ra những cành nhỏ li ti với rất nhiều lá xanh. Lá cúc cũng một màu xanh đậm, lá hẹp bản, có những đường gân nổi rõ. Ở mỗi cành đâm ra những hoa, những nụ thích mắt. Hoa cúc màu vàng tươi như màu nắng. Cánh hoa nhỏ, thuôn dài, xếp đan xen, chồng lên nhau từng lớp, che chở cho một nhị hoa tí hon bên trong. Nụ hoa nhỏ xinh, tròn, màu xanh non điểm xuyết sắc vàng của hoa. Nhiều cây cúc được trồng thành một khóm đặt ngay ngắn trong chậu, cây nào cũng đơm hoa, cây nào cũng tỏa ngát.
Xem thêm: Trả bài viết số 2
Trong tiết trời se se lạnh của những ngày Tết, sắc vàng của hoa cúc như gọi về một chút nắng ấm của sớm mai sưởi ấm trái tim con người. Hương hoa cúc không nồng mà lan tỏa dịu nhe, quyện vào trong gió, len lỏi khắp cả căn nhà. Mẹ em nói rằng cúc tượng trưng cho sự ấm áp, may mắn, đủ đầy, báo hiệu một năm mới thịnh vượng. Có lẽ bởi lí do đó mà nhiều gia đình chọn cho mình một chậu cúc vàng để chơi Tết.
Chậu cúc làm sáng bừng cả phòng khách nhà em. Em nhanh nhảu treo những đèn lồng, câu đối, những phong bao lì xì thắm đỏ lên cây. Em còn tỉ mẩn rắc những sợi kim tuyến nhỏ lên gốc cây. Cả chậu cây lấp lánh, lấp lánh như được khoác tấm áo mới đón Tết đến xuân về. Em thường cùng bố ngày ngày tưới nước và bổ sung khoáng cho cây để cây luôn tràn đầy sức sống. | vanhoc |
Tìm kiếm theo lựa chọn tốt nhất (tiếng Anh: Best-first search) là một thuật toán tìm kiếm tối ưu hóa tìm kiếm theo chiều rộng bằng cách mở rộng nút hứa hẹn nhất được chọn theo một quy tắc nào đó.
Judea Pearl mô tả tìm kiếm theo lựa chọn tốt nhất là việc ước lượng mức độ hứa hẹn của nút n theo một "hàm đánh giá heuristic . Hàm này nói chung có thể phụ thuộc vào mô tả của n, mô tả về điểm đích, thông tin thu thập được bởi quá trình tìm kiếm cho tới thời điểm đó, và quan trọng nhất là phụ thuộc vào mọi tri thức bổ sung về miền xác định của bài toán." Nhiều tác giả đã sử dụng nghĩa tổng quát này của thuật ngữ, trong đó có Russell & Norvig.
Các tác giả khác đã sử dụng tìm kiếm theo lựa chọn tốt nhất để chỉ cụ thể đến quá trình tìm kiếm sử dụng một cách đánh giá heuristic ước lượng khoảng cách từ điểm cuối của một đường đi tới một điểm đích, từ đó các đường đi được phán đoán là gần đích hơn sẽ được mở rộng trước. Russell & Norvig gọi loại tìm kiếm cụ thể này là tìm kiếm ăn tham theo lựa chọn tốt nhất.
Để có được hiệu quả về thời gian chạy cho việc chọn ra ứng cử viên tốt nhất cho việc mở rộng, người ta thường dùng một hàng đợi ưu tiên để cài đặt cấu trúc dữ liệu lưu trữ các lựa chọn hiện hành.
Ví dụ về các thuật toán tìm kiếm theo lựa chọn tốt nhất là thuật toán Dijkstra và giải thuật tìm kiếm A*. Các thuật toán tìm kiếm theo lựa chọn tốt nhất thường được sử dụng để tìm đường trong quá trình tìm kiếm tổ hợp.
Xem thêm
Beam search
Tham khảo
Liên kết ngoài
Giải thuật tìm kiếm | wiki |
Vùng kín (Intimate part) hay còn gọi là Vùng nhạy cảm là một vị trí trên cơ thể con người thường được che bằng quần áo ở các địa điểm công cộng và trong môi trường xã hội bình thường như một vấn đề thời trang và chuẩn mực văn hóa, đạo đức. Ở một số nền văn hóa, việc để lộ hoặc cố ý phơi bày những bộ phận nhạy cảm này được coi là hành vi xúc phạm, phỉ báng về tôn giáo.
Các vị trí
Vùng kín hay vùng nhạy cảm được tiếp cận theo định nghĩa và cách nhìn nhận khác nhau, nhưng thông thường khi gọi là vùng kín hoặc vùng nhạy cảm chủ yếu là các bộ phận liên quan đến kích thích tình dục, gợi sự hưng phấn tình dục, tính dục gọi chung là Vùng kích thích tình dục, vùng liên quan đến việc sinh sản và bài tiết phân, nước tiểu và các chất thải liên quan, những vị trí như vậy bao gồm:
Đối với cả hai giới: Mông (đít), hậu môn, lỗ đít, tầng sinh môn, đáy chậu, vùng mu và háng
Đối với nam giới: Dương vật và bìu dái, chủ yếu là bộ phận sinh dục nam.
Đối với phụ nữ: âm hộ (bao gồm cả vùng môi gồm môi lớn, môi nhỏ), âm đạo, âm đạo và vú (ngực) hay còn gọi là núi đôi. Đối với phụ nữ thì trong quan niệm đôi khi vùng kín (vùng nhạy cảm) này còn rộng hơn như khe hở đùi, khe bụng, ngón chân lạc đà, rãnh ngực, rốn, đùi, nách, đôi khi còn có thể là vai, gáy tùy theo quan niệm.
Thuật ngữ các bộ phận nhạy cảm có thể được hiểu là chỉ các bộ phận cơ thể bên ngoài có thể nhìn thấy khi khỏa thân, thay vì các bộ phận cơ thể thường được gọi. Ví dụ, khi khỏa thân, khe mông của phụ nữ chủ yếu có thể nhìn thấy hơn là âm đạo và tương tự thì cái bìu của đàn ông có thể nhìn thấy hơn là tinh hoàn bên trong bìu dái.
Trong văn hóa
Ngực phụ nữ được coi là bộ phận nhạy cảm có thể được che chắn trong hầu hết các ngữ cảnh nhưng mức độ chấp nhận để ngực trần là khác nhau ở các vùng và nền văn hóa khác nhau, chẳng hạn như sự chấp nhận để ngực trần ở một người mẫu Canada khác nhau tùy thuộc vào cả yếu tố cá nhân (chẳng hạn như giới tính, tuổi tác và tôn giáo của người trả lời) và các yếu tố ngữ cảnh (tức là để ngực trần trên đường phố, công viên hoặc các bãi biển). Trong một số giai đoạn lịch sử châu Âu, vai và chân của phụ nữ có thể được coi là những bộ phận gợi cảm, các quan điểm bảo thủ hơn ở phương Tây trong một số bối cảnh vẫn cho rằng phụ nữ nên che vai của họ, đặc biệt là khi vào nhà thờ hoặc các nơi linh thiêng khác.
Trong truyền thống Hồi giáo, định nghĩa Awrah tương tự như định nghĩa của các bộ phận nhạy cảm trong văn hóa phương Tây. Mức độ che phủ cơ thể phụ nữ tùy thuộc vào từng trường hợp, nhưng có thể bao gồm cả tóc, vai và cổ ngoài những "bộ phận nhạy cảm" đã nói ở trên. Đa số các học giả đồng ý rằng nên che toàn bộ cơ thể ngoại trừ mặt và tay ở nơi công cộng hoặc trước mặt những phụ nữ không theo đạo Hồi không liên quan và trước mặt những người đàn ông không liên quan. Các trường hợp ngoại lệ là các học giả từ trường phái tư tưởng Hanafi, có số lượng người theo học lớn nhất, đồng ý rằng bàn chân không phải là một phần của Awrah và do đó có thể được phơi bày. Đối với nam giới, hầu hết các học giả coi tất cả các bộ phận của cơ thể từ rốn đến đầu gối là Awrah (cấm kỵ).
Việc cố ý để lộ những bộ phận nhạy cảm của một người là một dạng của chủ nghĩa khoe thân. Việc tiếp xúc như vậy có thể phải tuân theo các quy tắc xã hội nghiêm ngặt, sự kiểm soát xã hội và thậm chí là phải đối diện với công lý và trách nhiệm hình sự, nếu nó được coi là một hình thức tiếp xúc không đứng đắn, không phù hợp. Việc vô tình để lộ các vùng kín (như trong trường hợp sự cố ăn mặc, hớ hênh, quần áo phản chủ, làm lộ hàng) có thể làm người đó có cảm giác xấu hổ. Cố ý chạm vào vùng kín của người khác, ngay cả cho dù là qua quần áo, thường được xem gắn liền với mục đích tình dục. Nếu việc này được thực hiện mà không có sự đồng ý hợp pháp của người bị chạm vào, hành vi này được coi là mò mẫm, sờ soạng hoặc trong một số trường hợp là quấy rối tình dục hoặc tấn công tình dục.
Tham khảo
"Health Information—Find Articles, Tools, and Tips at MerckEngage.com". Mercksource.com. 2011-06-25. Truy cập 2011-08-21.[permanent dead link]
Fischtein, Dayna S.; Herold, Edward S.; Desmarais, Serge (2005). "Canadian attitudes toward female topless behaviour: a national survey". The Canadian Journal of Human Sexuality. Archived from the original on 2012-01-19. Truy cập 2011-08-21.
"Religions - Islam: Hijab". BBC. 2009-09-03. Truy cập 2011-08-21.
International Naturist Federation Welcome page. Truy cập Jan 2015
Van Blarcom, Jeffrey. "Physician Attire: A Scholarly Look." Hospital pediatrics 2.4 (2012): 249-252.
Cơ thể người
Thành ngữ tiếng Anh
Giải phẫu học tình dục | wiki |
Larsenianthus là một chi thực vật có hoa trong họ Zingiberaceae.
Từ nguyên
Tên chi được đặt là Larsenianthus; bao gồm Larsen để vinh danh Kai Larsen (1926–2012) từ Đại học Aarhus ở Đan Mạch, một chuyên gia về hệ thống học họ Zingiberaceae và anthusis là từ trong tiếng Hy Lạp để chỉ hoa.
Phân bố
Các loài trong chi này có tại Đông Himalaya (đông bắc Ấn Độ, đông bắc Bangladesh, miền bắc Myanmar).
Mô tả
Cây thảo thân rễ, thường xanh, sống trên cạn, mọc thành cụm với 10-20 chồi mỗi cây, cao 1-2,5 m, mặt phẳng hàng lá song song với thân rễ, mỗi chồi 2-12 lá, mọc so le, từ không cuống đến có cuống lá. Cụm hoa đầu cành trên chồi có lá hoặc ở gốc trên chồi không lá, có cuống cụm hoa; các lá bắc đính gốc, uốn ngược hoặc áp ép, sắp xếp kiểu xoắn ốc và xếp lợp, 35-80 mỗi cụm hoa, không túi, cây con đôi khi ngẫu nhiên tạo ra trong các lá bắc vô sinh ở gốc cụm hoa; hoa thuần thục từ đáy tới đỉnh cụm hoa. Lá bắc con có kích thước thay đổi, lá trong cùng có kích thước lớn nhất, không hình ống. Hoa dễ thấy, trong các xim hoa bọ cạp xoắn ốc từ 2-6 hoa hoặc hoa hiếm khi giảm còn 1; đài hoa hình ống, 3 răng, ngắn hơn tràng hoa; ống hoa dài và cong, thò hẳn ra ngoài lá bắc, các thùy tràng hoa gần đều với thùy lưng hơi lớn hơn các thùy bên, đỉnh mở thuôn dài, giáp với hai mặt bên có mép dày và thuôn tròn được tạo thành từ gốc của các nhị lép bên và cánh môi; các nhị lép bên nhỏ, hình bát, uốn ngược; cánh môi hẹp đáy, nở rộng về phía đỉnh, thuôn dài, hình mác ngược hoặc hình thìa, mép đáy dày lên, gồ lên với rãnh trung tâm hoặc hình chữ 'V' ở mặt cắt ngang, đỉnh có răng hoặc nguyên; nhị sinh sản dài và cong trên cánh môi, bao phấn thuôn dài, không mào, mô vỏ bao phấn nứt dọc theo toàn bộ chiều dài; các tuyến trên bầu thẳng; vòi nhụy với đầu nhụy nhô ra ngoài mô vỏ bao phấn; bầu nhụy 3 ngăn, quả nang thuôn dài, hai lớp với lớp ngoài tách thành ba phần cuộn xoắn, lớp trong tạo thành màng áo hạt che phủ 1-10 hạt.
Larsenianthus là một chi khác biệt trong tông Zingibereae. Nó có một số điểm tương đồng với các chi như Hedychium, Globba và Pommereschea ở các bộ phận sinh dưỡng, hướng lá bắc và chỉ nhị dài. Tính độc đáo của chi và mối quan hệ gần gũi của nó với Hedychium được xác nhận trong các phân tích dữ liệu trình tự DNA của phát sinh chủng loài. Tuy nhiên, sự kết hợp các đặc điểm độc đáo bao gồm cánh môi hẹp, thuôn dài với các rìa hơi dày và phần tâm có rãnh sâu kết hợp với các nhị lép bên nhỏ, hình chén và chỉ nhị uốn vòm cung mạnh giúp phân biệt rõ ràng chi này này với các chi khác trong tông. Hai đặc điểm bổ sung đặc trưng cho ít nhất 2 trong 4 loài của chi (L. assamensis và L. careyana) là quả nang màu trắng bất thường với cấu trúc áo hạt hợp nhất dạng keo bao bọc hạt và nhiều cây con ngẫu nhiên hình thành ở nách các lá bắc vô sinh tại gốc cụm hoa.
Các loài
Hiện tại chi này có 4 loài:
Larsenianthus arunachalensis M.Sabu, Sanoj & Rajesh Kumar, 2010
Larsenianthus assamensis S.Dey, Mood & S.Choudhury, 2010
Larsenianthus careyanus (Benth. & Hook.f.) W.J.Kress & Mood, 2010
Larsenianthus wardianus W.J.Kress, Thet Htun & Bordelon, 2010
Phát sinh chủng loài
Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Kress et al. (2010).
Tham khảo
Zingiberoideae | wiki |
Dayton (, phát âm như "đây-tân") là thành phố lớn thứ 6 của tiểu bang Ohio (Hoa Kỳ) và là quận lỵ Quận Montgomery. Một phần nhỏ của thành phố kéo dài qua quận Greene. Ước tính điều tra dân số 2017 đưa dân số thành phố ở mức 140.371 người, trong khi vùng đô thị Đại Dayton được ước tính là 803.416 cư dân. Điều này làm cho Dayton trở thành vùng đô thị lớn thứ tư ở Ohio và lớn thứ 63 tại Hoa Kỳ. Dayton nằm trong vùng Thung lũng Miami của Ohio, ngay phía bắc của vùng Đại Cincinnati–Bắc Kentucky.
Khu vực Dayton là trung tâm hậu cần cho ngành chế tạo, cung cấp và vận chuyển hàng. Dayton cũng tổ chức nghiên cứu và phát triển quan trọng trong các lĩnh vực như công nghiệp, hàng không và du hành vũ trụ đã dẫn đến nhiều phát minh công nghệ. Phần lớn sự đổi mới này là do một phần Căn cứ không quân Wright-Patterson và vị trí của nó trong cộng đồng. Với sự suy giảm của ngành sản xuất nặng, các doanh nghiệp của Dayton đã đa dạng hóa thành nền kinh tế dịch vụ bao gồm các lĩnh vực bảo hiểm và pháp lý cũng như các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính phủ.
Cùng với quốc phòng và hàng không vũ trụ, chăm sóc sức khỏe chiếm phần lớn nền kinh tế của khu vực Dayton. Các bệnh viện trong khu vực Greater Dayton có việc làm kết hợp ước tính gần 32.000 và tác động kinh tế hàng năm là 6,8 tỷ USD. Người ta ước tính rằng Premier Health Partners, một mạng lưới bệnh viện, đóng góp hơn 2 tỷ USD mỗi năm cho khu vực thông qua hoạt động, việc làm và chi tiêu vốn. Năm 2011, Dayton được HealthGrades đánh giá là thành phố số 3 trong cả nước.
Dayton cũng được ghi nhận cho sự liên kết của nó với hàng không; thành phố này là nhà của Bảo tàng quốc gia của Không quân Hoa Kỳ và là nơi sinh của Orville Wright. Những cá nhân nổi tiếng khác sinh ra trong thành phố bao gồm nhà thơ Paul Laurence Dunbar và doanh nhân John H. Patterson. Dayton cũng được biết đến với nhiều bằng sáng chế, phát minh và nhà phát minh, đáng chú ý nhất là phát minh anh em nhà Wright chuyến bay được hỗ trợ. Năm 2008, 2009, and 2010, Site Selection magazine xếp hạng Dayton vùng đô thị cỡ vừa số 1 ở Hoa Kỳ về phát triển kinh tế. Cũng trong năm 2010, Dayton được mệnh danh là một trong những nơi tốt nhất ở Hoa Kỳ để sinh viên tốt nghiệp đại học tìm việc làm.
Lịch sử
Thành phố này được đặt tên theo Jonathan Dayton.
Địa lý
Dayton nằm tại tọa độ (39,758889, −84,191667).
Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thành phố này có tổng diện tích là 146,6 km² (56,6 sq mi). Trong đó, 144,3 km² (55,7 sq mi) là đất và 2,3 km² (0,9 sq mi) là nước. Diện tích mặt nước chiếm 1,59% tổng diện tích. Thành phố này nằm 225 m (738 ft) trên mực nước biển.
Nhân khẩu
Theo Thống kê Dân số Hoa Kỳ năm 2000, thành phố có dân số 166.179 người, 67.409 gia hộ, và 37.614 gia đình sống trong thành phố. Mật độ dân số là 1.150,3 người/km² (2.979,3 người/sq mi). Có 77.321 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 535,2 người/km² (1.386,3 người/sq mi). Trong dân số thành phố này, 53,40% là người da trắng, 43,10% là người da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,30% là người Mỹ bản thổ, 0,65% là người gốc Á, 0,04% là người gốc Thái Bình Dương, 0,70% từ các chủng tộc khác, và 1,83% từ hơn một chủng tộc. 1,58% dân số là người Hispanic hay Latinh thuộc một chủng tộc nào đó. (Xem Chủng tộc và dân tộc trong Thống kê Dân số Hoa Kỳ.)
Trong số 67.409 gia hộ ở trong thành phố có 27,3% hộ có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 30,2% là đôi vợ chồng sống với nhau, 20,6% có một chủ hộ nữ không có mặt chồng, và 44,2% không phải gia đình. 36,8% gia hộ có cá nhân sống riêng và 11,3% có người sống một mình 65 tuổi trở lên. Cỡ hộ trung bình là 2,30 người và cỡ gia đình trung bình là 3,04 người.
Trong thành phố, 25,1% dân số chưa 18 tuổi, 14,2% từ 18–24 tuổi, 29,0% từ 25–44 tuổi, 19,6% từ 45–64 tuổi, và 12,0% từ 65 tuổi trở lên.
Thu nhập trung bình của một gia hộ trong thành phố là 27.523 đô la mỗi năm và thu nhập trung bình của một gia đình là 34.978 đô la. Phái nam có thu nhập trung bình 30.816 đô la so với 24.937 đô la của phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người là 34.724 đô la. Có 18,2% của các gia đình và 23,0% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có 32,0% những người chưa 18 tuổi và 15,3% của những người 65 tuổi trở lên.
Lịch sử dân số
Dân số của thành phố này là 2.950 năm 1830, 6.067 năm 1840, 10.977 năm 1850, 20.081 năm 1860, 30.473 năm 1870, 38.678 năm 1880, 61.220 năm 1890, 85.333 năm 1900, 116.577 năm 1910, 152.559 năm 1920, 200.982 năm 1930, 210.718 năm 1940, 243.872 năm 1950, 262.332 năm 1960, 243.601 năm 1970, 193.536 năm 1980, 182.044 năm 1990, và 166.179 năm 2000.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thành phố Dayton
Thành phố của Ohio
Quận Montgomery, Ohio
Quận lỵ Ohio
Thành phố ở quận Montgomery, Ohio | wiki |
A-12 Avenger II là một chương trình thiết kế chế tạo máy bay của Hoa Kỳ được McDonnell Douglas và General Dynamics hợp tác thực hiện, đây là một mẫu thiết kế được mong đợi thay thế cho loại A-6 Intruder trong biến chế của Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, loại máy bay này được dùng để tấn công lén lút trong mọi thời tiết. Mẫu thiết kế này đã gặp phải nhiều vấn đề trong khi phát triển, đặc biệt là vật liệu để chế tạo, và khi chi phí dự đoán đối với mỗi chiếc máy bay phình ra ước lượng khoảng 165 triệu USD, thì dự án này đã bị hủy bỏ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng lúc đó là Dick Cheney vào tháng 1 năm 1991.
Hải quân đã thay thế loại A-6 Intruder bằng loại F/A-18E/F Super Hornet, F/A-18E/F còn được dùng để thay thế A-7 và F-14.
Những bản vẽ và mô hình đã cho thấy đây là một máy bay sử dụng thiết kế cánh bay, máy bay có hình dạng tam giác cân, với buồng lái được đặt ở gần đỉnh của tam giác. Máy bay được thiết kế có hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F412-GE-D5F2 (mỗi chiếc tạo lực đẩy là 13.000 lb (58 kN)), máy bay được trang bị 2 tên lửa AIM-120 AMRAAM, 2 tên lửa AGM-88 HARM và các loại vũ khí không đối đất đẩy đủ, bao gồm bom Mk 82 hoặc vũ khí chính xác, tất cả các loại vũ khí này đều được chứa ở bên trong khoang vũ khí của máy bay. A-12 còn có biệt danh là "Flying Dorito".
Việc dự án bị hủy bỏ đã dẫn đến các vụ kiện tụng giữa McDonnell Douglas/General Dynamics và Bộ quốc phòng Mỹ do vi phạm hợp đồng. Vụ kiện trên còn được kháng án lên cấp tòa án cao hơn vào năm 2007.
Thông số kỹ thuật (A-12 Avenger II)
Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 2
Chiều dài: 37 ft 10 in (11.5 m)
Sải cánh:
Mở ra: 70 ft 3 in (21.4 m)
Thu vào: 36 ft 3 in (11.0 m)
Chiều cao: 11 ft 3 in (3.4 m)
Diện tích cánh: 1.308 ft² (122 m²)
Trọng lượng rỗng: 39.000 lb (17.700 kg)
Trọng lượng cất cánh: 80.000 lb (36.300 kg)
Trọng lượng cất cánh tối đa: n/a
Động cơ: 2× General Electric F412-GE-D5F2, 13.000 lbf (58 kN) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 500 knots (580 mph, 930 km/h)
Tầm bay: 800 nm (920 mi, 1.480 km)
Trần bay: 40.000 ft (12.200 m)
Vận tốc lên cao: 5000 ft/min (25 m/s)
Lực nâng của cánh: 61 lb/ft² (300 kg/m²)
Lực đẩy/trọng lượng: 0,16
Tham khảo
Liên kết ngoài
A-12 Avenger II on GlobalSecurity.org
A-12 Avenger II on habu2.net
A-12 Anigrand 1/72 Model Kit
Nội dung liên quan
Máy bay có tính năng tương đương
Boeing F/A-18E/F Super Hornet
Lockheed F-117 Nighthawk
Lockheed Martin F-22 Raptor
Lockheed Martin F-35 Lightning II
Danh sách máy bay
AV-8 - YA-9 - A-10 - A-12
Xem thêm
Danh sách máy bay tấn công
Danh sách máy bay cánh bay
Danh sách máy bay quân sự của Hoa Kỳ
A-12
A-12
Máy bay quân sự Hoa Kỳ thập niên 1990
Máy bay hoạt động trên tàu sân bay
Bê bối quân sự
Máy bay tàng hình
Máy bay chiến đấu
Máy bay quân sự
Máy bay cường kích
Máy bay hai động cơ phản lực
Máy bay cánh bay
Dự án máy bay hủy bỏ của Hoa Kỳ | wiki |
Nghị quyết 745 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 28 tháng 2 năm 1992 sau khi thông báo nghị quyết 668 (1990), 717 (1991), 718 (1991) và 728 (1992), sau khi xem xét bản báo cáo của Tổng Thư ký Boutros Boutros-Ghali vào ngày 19 tháng 2 năm 1992, cho phép thành lập Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNTAC), tiếp theo sau cuộc giải quyết chính trị được Paris thông qua vào ngày 23 tháng 10 năm 1991. Đó là lần đầu tiên Liên Hợp Quốc có tiếp quản quản lý nhà nước, trái với giám sát hoặc giám sát.
Hội đồng tiếp tục quyết định rằng nhiệm vụ của UNTAC sẽ kéo dài không quá 18 tháng với ý định tổ chức các cuộc bầu cử vào cuối tháng 5 năm 1993. Đồng thời, cũng yêu cầu Tổng thư ký triển khai Cơ quan ngay lập tức và hiệu quả nhất trong một hiệu quả về chi phí, giữ cho hoạt động được xem xét liên tục. Đồng thời, Yasushi Akashi được bổ nhiệm làm Đại diện đặc biệt cho Campuchia.
Nghị quyết cũng kêu gọi tất cả các bên ở Campuchia, kể cả Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia, hợp tác với Cơ quan Liên hợp quốc, đảm bảo thực hiện các hiệp định đã ký kết, sự an toàn của tất cả nhân viên của Liên hợp quốc trong nước và hỗ trợ và cơ sở vật chất cho Cơ quan. Nó cũng kêu gọi các bên của Campuchia giải ngũ lực lượng quân đội trước cuộc bầu cử.
Nghị quyết 745 cuối cùng kêu gọi các quốc gia thành viên hỗ trợ Cơ quan và hỗ trợ kế hoạch của Liên hợp quốc tại Campuchia, bao gồm các chương trình cho các cơ quan chuyên môn, phục hồi và hồi hương người bị di dời và sửa chữa cơ sở hạ tầng. Nó cũng yêu cầu Tổng thư ký phải báo cáo lại vào ngày 1 tháng 6 năm 1992 về các sự phát triển, và sau đó vào tháng 9 năm 1992, tháng 1 năm 1993 và tháng 4 năm 1993.
Sức mạnh được ủy quyền của UNTAC là 22.000 nhân viên, và chi phí cho hoạt động là 1,6 tỷ USD. Nó đã được đưa vào hoạt động vào ngày 15 tháng 3 năm 1992, thu hút Đoàn công tác Liên Hợp Quốc tại Campuchia đã tồn tại trước UNTAC.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Text of the Resolution at undocs.org
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Thế kỷ 20 tại Campuchia
Lịch sử chính trị của Campuchia
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Campuchia
Sự kiện tháng 2 năm 1992
1992 ở Campuchia
Campuchia thế kỷ 20 | wiki |
Trong kinh tế học, shrinkflation là quá trình các mặt hàng bị thu nhỏ về kích cỡ hoặc số lượng, hoặc thậm chí đôi khi thay đổi công thức hoặc giảm chất lượng trong khi giá của mặt hàng trên vẫn như cũ hoặc tăng thêm. Từ này là một từ ghép trong các từ co lại (shrink) và lạm phát (inflation). Thuật ngữ được Pippa Malmgren và Brian Domitrovic đặt ra.
Định nghĩa mặt kinh tế
Shrinkflation là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa trên một đơn vị trọng lượng hoặc khối lượng, mang lại bằng cách giảm trọng lượng hoặc kích thước của mặt hàng được bán. Giá cho một phần của sản phẩm được đóng gói vẫn giữ nguyên hoặc thậm chí có thể được nâng lên. Điều này đôi khi không ảnh hưởng đến các biện pháp lạm phát như chỉ số giá tiêu dùng hoặc Chỉ số giá tiêu dùng, nghĩa là có thể không tăng chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ, nhưng nhiều chỉ số về mức giá và do đó lạm phát được liên kết với các đơn vị khối lượng hoặc trọng lượng của sản phẩm, do đó thu hẹp cũng ảnh hưởng đến các con số lạm phát được thống kê.
Tham khảo
Lừa dối
Lạm phát | wiki |
Cá trân châu (Danh pháp khoa học: Poecilia latipinna) hay còn gọi là cá mô ly hay cá bình tích, Tên tiếng Việt khác như Cá Mố lũy, Cá Mã lệ, Cá Hắc bố lũy là loài cá thuộc chi Poecilia phân bố ở Trung Mỹ.
Đặc điểm
Cá đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản. Cá thường bị lai tạp giữa các loài trong giống và các loài cá lai khác. Cá ăn tảo, mùn bã hữu cơ, trùng chỉ, thức ăn viên. Chúng có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác trong bể thủy sinh, chúng có tốc độ sinh sản nhanh, là loài cá có giá rẻ và mức độ phổ biến nhất trong các loại cá. Cá nuôi trong bể thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung. Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, thích ứng nước từ ngọt đến lợ, ưa độ mặn 5 – 10‰. Tránh môi trường nước mềm và axít vì cá dễ bị bệnh rung thân.
Chú thích
Tham khảo
Life History of Saccocoelioides pearsoni n. sp. and the Description of Lecithobotrys sprenti n. sp. (Trematoda: Haploporidae) [2]
U. Shameen; R. Madhavi. "Observations on the life-cycles of two haploporid trematodes, Carassotrema bengalense Rekharani & Madhavi, 1985 and Saccocoelioides martini Madhavi, 1979" (PDF). 20 (2). Systematic Parasitology. pp. 97–107.
McCallum, H. I. "Infection dynamics of Ichthyophthirius multifiliis". Parasitology (Cambridge University Press) 85 (3). doi:10.1017/S0031182000056250.
Francis-Floyd, R. & Reed, P. (1991). "Ichthyophthirius multifiliis (White Spot) Infections in Fish". Circular (Florida Cooperative Extension Service, Institute of Food and Agricultural Sciences, University of Florida) 920. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2014.
Liên kết ngoài
Động vật được mô tả năm 1821
Cá Mỹ
Cá đẻ thai trứng
Poecilia
Cá México | wiki |
Sipora (tiếng Indonesia: Sipora hoặc đôi khi viết là Sipura) là một đảo nằm ngoài khơi Sumatra thuộc tỉnh Tây Sumatra của Indonesia. Đây là đảo nhỏ thứ hai và phát triển nhất trong số bốn đảo chính của quần đảo Mentawai với 651,55 km2. Đảo có dân số 17.557 theo điều tra nhân khẩu năm 2010 và 21.901 theo điều tra nhân khẩu năm 2020. Thủ phủ huyện của Quần đảo Mentawai là Tuapejat nằm trên đảo Sipora. Ước tính rằng 10-15% rừng mưa nguyên sinh còn lại trên đảo.
Sipora là một điểm đến của môn lướt sóng, các điểm rạn vỗ sóng Lance's Right và Lance's Left tách khỏi đầu phía nam của hòn đảo - được đặt theo tên của người đã tìm thấy chúng là vận động viên lướt sóng người Úc Lance Knight. Các rạn vỗ sóng ở khu vực phía tây bắc của hòn đảo này bao gồm Telescopes, Iceland và Scarecrow. Sóng biển ổn định nhất từ tháng 4 đến tháng 10, nhưng Sipora là điểm đến lướt sóng khả thi quanh năm. Điều kiện gió có thể thay đổi theo giờ và thường lặng gió. Đối với chỗ nghỉ gần Sipora, hầu hết những người lướt sóng ở trên du thuyền có thể thuê ở Padang. Một số người lướt sóng đến thăm chọn ở lại trên đảo, tại các khu nghỉ dưỡng hoặc với các gia đình địa phương ở Tuapejat.
Các đảo Bắc Pagai (Pagai Utara) và Nam Pagai (Pagai Selatan) nằm ở phía nam và cũng có các rạn vỗ sóng dọc theo bờ biển phía tây của chúng. Đảo thứ tư và lớn nhất của Quần đảo Mentawai là Siberut nằm ở phía bắc Sipora.
Tham khảo
Đảo Indonesia
Tây Sumatra | wiki |
Hướng dẫn
Kể tóm tắt truyện: Lợn cưới, áo mới – Treo biển được VnDoc sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh mà còn là tài liệu hữu ích dành cho quý phụ huynh cũng như giáo viên sử dụng để kèm các em học thêm. Mời các em cùng quý thầy cô và quý giáo viên tham khảo
Kể tóm tắt truyện: Lợn cưới, áo mới – Treo biển – Ngữ văn lớp 6
Đề bài: Em hãy kể tóm tắt truyện Lợn cưới, áo mới
Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
Đề bài: Em hãy kể tóm tắt truyện Treo biển
Một cửa hàng bán cá đề biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Cứ nghe người đi qua bình phẩm, nhà hàng lại cất bớt đi một hai chữ, từ “Ở đây có bán cá tươi”, đến “Ở đây có bán cá”, rồi “Có bán cá”. Còn một chữ “Cá” cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm biển.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 12: Treo biển Lợn cưới áo mới | vanhoc |
Nguyễn Đình Chính (1946), là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một kỹ sư cầu đường. Ông là con trai của nhà văn Nguyễn Đình Thi.
Tiểu sử
Nguyễn Đình Chính sinh ngày 28 tháng 10 năm 1946 tại số nhà 14 Nguyễn Thái Học (nhà bác sĩ Chính), Hà Nội.
Ông là con trai thứ hai trong số ba người con của cố nhà văn Nguyễn Đình Thi (1924-2003) và bà Bùi Nữ Trâm Nguyệt Nga (1926-1951). Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19 tháng 12 năm 1946), Nguyễn Đình Chính (lúc ấy chưa tới 2 tháng tuổi) và anh trai (2 tuổi) được mẹ bồng đi di tản lên Việt Bắc. Năm 1951, bà Nguyệt Nga mất vì trọng bệnh tại khu di tản, Nguyễn Đình Chính sống với bà ngoại.
Năm 1955, Nguyễn Đình Chính về Hà Nội và học hết phổ thông.
Năm 1965, đi bộ đội. Năm 1968, tốt nghiệp kỹ sư cầu đường, tham gia đoàn 559. Năm 1972, thiếu úy.
Năm 1976, xuất ngũ, thương binh diện 2/4.
Nguyễn Đình Chính từng công tác nhiều năm trong các lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và báo chí. Hiện ông sống ở Hà Nội.
Tác phẩm
Tác phẩm văn học
Ngàn dặm xa (truyện, 1961)
Xưởng máy nhỏ của tôi (tiểu thuyết, 1976)
Một mùa hè (tiểu thuyết, 1978)
Đá xanh ở thung lũng cháy (ký sự, 1978)
Giếng chìm (tiểu thuyết, 1979)
Khoảng trời cách biệt (truyện, 1980)
Nhớ để mà quên (tiểu thuyết, 1981, 1998)
Con phù du cánh mỏng (tiểu thuyết, 1981)
Vụ áp phe Đông Dương (tiểu thuyết, 3 tập, 1986-1993)
Đêm thánh nhân (trường thiên tiểu thuyết, 1990-1992, tập I 1998, tập II 2006). Tên khác là Ngày hoàng đạo.
Một thời để nhớ (tiểu thuyết, 2001)
Không có ngày và đêm (tiểu thuyết, 2002)
Nơi tận cùng gió hú (tiểu thuyết, 2003)
Mùa hè vội vã (tiểu thuyết, 2004)
Chẹc Chẹc (tập thơ, 2010) 163 bài
Kịch bản
Rừng lạnh
Bãi biển đời người
Hồi chuông màu da cam
Người trên mặt sông
Hòn đảo chìm xuống
Duyên nợ trần gian
Tôi là người Việt Nam
Giải thưởng
Chú thích
Tham khảo
Nhà văn Việt Nam
Người Hà Nội
Nhà văn thế kỷ 21
Thiếu úy Quân đội nhân dân Việt Nam | wiki |
Trước tình hình khai thác khoáng sản trái phép tại diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Kiên Giang siết chặt các biện pháp quản lý, bảo vệ, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tỉnh Kiên Giang
triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn trước tình hình vấn đề này đang có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, thời gian gần đây, tình hình vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp, trọng điểm tại các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành và thành phố Phú Quốc.
Tỉnh yêu cầu các sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; chấn chỉnh hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn, tăng cường phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh khoáng sản và bảo vệ đê điều.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo rà soát, tăng cường các biện pháp quản lý, ngăn chặn, bảo vệ các điểm, khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Đối với những khu vực thường xuyên xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép, lực lượng chức năng thành lập các chốt, trạm thường trực 24/24 giờ để quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không kịp thời báo cáo, xử lý nghiêm.
Những tháng đầu năm nay, các ngành chức năng có liên quan của tỉnh đã phối hợp, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh, xử lý nghiêm nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép.
Cụ thể, Công an tỉnh Kiên Giang đã xác lập và triệt phá một chuyên án bắt 20 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Bình Giang (huyện Hòn Đất); xử lý vi phạm hành chính 43 vụ với số tiền 343,9 triệu đồng, tịch thu 1 máy bơm, 1 máy xe, 3 xe cuốc đất, 1 ôtô tải, 143 m3 đất, 64 m3 cát…
Trên đảo Phú Quốc, lực lượng chức năng bắt quả tang 2 vụ khai thác trái phép đất, cát, đá trong diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân tại xã Dương Tơ và phường An Thới (thành phố Phú Quốc), chuyển giao vụ việc cho Công an thành phố điều tra làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật; kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời một vụ đưa xe cuốc vào múc đất tại phường An Thới…
Các ngành chức năng tỉnh đang phối hợp với các địa phương thụ lý những trường hợp vi phạm, kiểm tra, đo vẽ hiện trường, lấy mẫu thực hiện giám định, kết luận giám định khoảng sản bị khai thác trái phép, góp phần củng cố hồ sơ, chứng cứ để xử lý hành chính và hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo Công an tỉnh Kiên Giang, xã Bình Giang là “điểm nóng” về khai thác khoáng sản trái phép. Các đối tượng lợi dụng địa bàn vùng sâu, vùng xa, tổ chức lực lượng cảnh giới, canh đường khu vực khai thác, tổ chức khai thác, vận chuyển khoáng sản vào ban đêm, nhằm né tránh tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.
Trong việc chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn; tổ chức triển khai đề án “Khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhất là về đất đai, tài nguyên khoáng sản, cảnh quan thiên nhiên, các di tích, danh thắng, giá trị văn hóa truyền thống để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội” của tỉnh.
Tỉnh rà soát, đánh giá lại nhu cầu, trữ lượng, chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Trước mắt, thực hiện rà soát, đánh giá trữ lượng, chất lượng tại hai mỏ vật liệu san lấp từ biển là vịnh Ba Hòn (
huyện Kiên Lương
) và Bãi Bắc, xã Lại Sơn (
huyện Kiên Hải
) để phục vụ các công trình, dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, tỉnh kiểm tra, thanh tra trách nhiệm đối với chính quyền cấp huyện và xã để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp, kéo dài trên địa bàn nhằm xử lý triệt để.
Ngành chức năng phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cho những đối tượng có liên quan, đặc biệt là chính quyền địa phương và người dân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Tỉnh phát huy vai trò của cơ quan truyền thông, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, người dân trong việc giám sát, phát hiện, ngăn ngừa hoạt động khoáng sản trái phép./.
Lê Huy Hải | vanhoc |
Giới thiệu khái quát huyện Phú Bình
Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía đông nam
tỉnh Thái Nguyên
.Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và thị xã Phổ Yên về phía tây. Phía đông và phía nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Yên Thế, Tân Yên và Hiệp Hòa)
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN PHÚ BÌNH
1. Về thị trường
Về hiện trạng thị trường, nông sản của huyện hiện nay chủ yếu vẫn là cung cấp cho thị trường tại chỗ của huyện và một số huyện lân cận, đặc biệt cho thành phố Thái Nguyên. Đây là thị trường ổn định và lâu dài cho việc sản xuất hàng hóa nông sản của huyện.
Với vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng giao thông của mình, Phú Bình có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Nằm kề với các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế của tỉnh Bắc Giang, kết hợp với mạng lưới đường giao thông kết nối các huyện này đang được nâng cấp, Phú Bình có điều kiện tiếp xúc với các thị trường tỉnh bạn, nhất là với các khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay lợi thế này chưa được phát huy. Đặc biệt, với vị trí có quốc lộ 3 (QL3) chạy qua và cách không xa thủ đô Hà Nội, Phú Bình sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường rộng lớn của thủ đô và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, với xu hướng tăng thu nhập của dân cư, sự hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn và số dân dự kiến sẽ khoảng 147.000 người vào năm 2015 và 150.000 người vào năm 2020, Phú Bình sẽ có một thị trường nội huyện tiềm năng lớn.
Tuy lâm nghiệp không phải là thế mạnh nổi bật so với một số huyện miền núi khác trong tỉnh, nhưng với diện tích rừng trồng của mình, Phú Bình vẫn là một địa chỉ quan trọng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ cho các nhà máy ở địa phương khác cũng như trong huyện. Sự phát triển vùng nguyên liệu lâm nghiệp còn có thể kích thích đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản tại chỗ. Nhờ đó sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân lao động ở địa phương cũng như góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
2. Dân số và nguồn lao động
Theo số liệu do Phòng Thống kê và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình cung cấp, tính đến cuối năm 2008, dân số của toàn huyện Phú Bình là 146.086 người, với mật độ dân số trung bình là 586 người/km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành.
Trong số 146.086 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây vừa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm của huyện trong những năm triển khai quy hoạch. Năm 2008 có 2.266 lao động được giải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề. Phân theo ngành, năm 2008 lao động nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người, chiếm 78% tổng số lao động của toàn huyện.
Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp. Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn bàn huyện còn nhiều hạn chế. Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác. Những đặc điểm về dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Phú Bình cả những thuận lợi và những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
3. Cảnh quan thiện nhiên và hệ động thực vật
Phú Bình là huyện không có cảnh quan thiên nhiện đẹp và nổi tiếng như một số địa phương khác. Tuy nhiên, Phú Bình cũng có những địa danh và cảnh quan đẹp có thể phát triển du lịch sinh thái và các khu nghỉ dưỡng. Do rừng tự nhiên không còn nên Phú Bình không còn hệ động thực vật nguyên sinh hay tự nhiên. Phú Bình không gặp phải tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như ở một số huyện có công nghiệp khai khoáng và luyện kim. Tuy nhiên do sông Cầu bị ô nhiễm nặng nên nguồn nước tưới lấy từ sông Cầu ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước của các xã có liên quan.
4. Tài nguyên khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây là là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện.
5. Vị trí địa lý
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2008 là 146.086 người, mật độ dân số 586 người/km2.
Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 – 106o02 kinh độ Đông.
Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.
Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã, trong đó có 7 xã miền núi, với 31xóm (số liệu năm 2007). Các xã của huyện gồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa,Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.
Các xã của huyện được chia làm ba vùng. Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 8 xã: Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. Vùng 2 gồm thị trấn Hương Sơn và 6 xã vùng nước máng sông Cầu: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nước máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã lộng và Úc Kỳ.
Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vòa quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác.
Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Khi tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng.
6. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o – 24,4oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9oC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2oC) là 13,7oC. Tổng tích ôn hơn 8.000oC. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2.
Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.
Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.
7. Nguồn nước
Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa khô là 7,5m3/s. Địa phận Phú Bình có 29 km sông Cầu chảy qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580-610 m3/s, về mùa khô 6,3-6,5 m3/s. Sông cầu là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Cầu còn là đường giao thông thủy quan trọng. Nhưng những năm gần đây do tình trạng khai thác cát sỏi không được qui hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy.
Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Kênh đào chảy quan địa phận huyện từ xã Đồng Liên, qua xã Bảo Lý, Hương Sơn, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra Phú Bình còn có hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA HUYỆN PHÚ BÌNH
Đất Phú Bình ngày nay là đất huyện TNông thời nhà Lý. Trong lịch sử, huyện TNông còn có những tên gọi khác là Dương Xá, Tây Nông, Tây Nùng… Năm 1466, huyện TNông là một trong 9 châu, huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Thái Nguyên (sau đổi là Ninh Sóc, rồi xứ, trấn Thái Nguyên). Đến thế kỷ XIX, triều Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 tỉnh, tỉnh Thái Nguyên gồm 2 phủ là Phú Bình và Tòng Hóa; huyện TNông thuộc phủ Phú Bình, có 9 tổng gồm 54 xã, thôn:
Tổng Nhã Lộng có 5 xã: Triều Dương, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Điềm Thuỵ, Ngọc Long và 2 thôn Ngọc Sơn, Cống Thượng.
Tổng Thượng Đình có 7 xã: Thượng Đình, Quan Trường, Đào Xá, Ninh Sơn, Thuần Lương, Dưỡng Mông, Lạc Dương và 2 thôn Nông Cúng, Đình Kiều.
Tổng Nghĩa Hương có 2 xã: Trang Ôn, Vân Dương và 2 thôn Cầu Đông, Yên Mễ.
Tổng La Đình có 7 xã: La Đình, Mai Sơn, Kha Nhi, Bằng Cầu, La Sơn, Phương Độ, Úc Sơn và 2 thôn Thượng, Hạ.
Tổng Phao Thanh có 6 xã: Phao Thanh, Lương Tạ, Phú Mỹ, Lương Trình, Thanh Lương, Ngô Xá.
Tổng Đức Lân có 4 xã: Đức Lân, Nỗ Dương, Loa Lâu, Lữ Vân và 2 thôn Nội, Ngoại.
Tổng Tiên La có 4 xã: Tiên La, Điều Khê, Bạch Thạnh, Vân Đồn.
Tổng Lý Nhân có 6 xã: Lý Nhân, Đăng Nhân, Kim Lĩnh, Chỉ Mê, Lã An, Cổ Dạ.
Tổng Bảo Nang có 3 xã: Bảo Nang, Thanh Huống, Triều Dương và phờng Thuỷ Cơ.
Vào cuối thế kỷ XIX, vùng đất ngày nay là xã Hà Châu và xã Nga My được cắt khỏi huyện Hiệp Hòa, phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh để nhập vào huyện TNông, tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1904, chính quyền thực dân Pháp đặt cấp châu, huyện trực thuộc cấp tỉnh. Huyện TNông đổi thành huyện Phú Bình từ đây. Huyện Phú Bình vẫn giữ nguyên 9 tổng, 45 xã.
Dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 25/3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 148SL thống nhất trong cả nước bỏ phủ, châu, quận. Trên cấp xã là huyện. Huyện Phú Bình khi đó gồm có thị trấn Úc Sơn và 21 xã: Bàn Đạt, Bảo Lý, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Dương Thành, Hà Châu, Hương Sơn, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương.
Ngày 1/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 268SL thành lập khu tự trị Việt Bắc. Tỉnh Thái Nguyên trong khu tự trị Việt Bắc gồm thị xã Thái Nguyên và các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ và Võ Nhai. Huyện Phú Bình tách sang tỉnh Bắc Giang, huyện Phổ Yên về tỉnh Vĩnh Phúc.
Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai huyện Phú Bình, Phổ Yên, ngày 15/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định trả lại hai huyện nói trên về tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 103NQ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình là một trong 14 huyện thành thị thuộc tỉnh Bắc Thái.
Ngày 6/11/1996, trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị quyết tách tỉnh Bắc Thái để tái lập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Từ đó, huyện Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên, gồm 1 thị trấn và 21 xã.
Ngày 13/6/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2003/NĐ-CP thành lập thị trấn Hương Sơn thuộc huyện Phú Bình trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hương Sơn và thị trấn Úc Sơn.
Ngày 18/8/2017, chuyển xã Đồng Liên về thành phố Thái Nguyên quản lý. Hiện nay, toàn huyện có 19 xã, một thị trấn, bao gồm 301 xóm và 4 tổ dân phố. | vanhoc |
Cầu Đại Ngãi là một cầu dự kiến xây dựng trên tuyến Quốc lộ 60 bắc qua sông Hậu kết nối tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng.
Dự án có điểm đầu giao với quốc lộ 54 thuộc địa phận xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu thuộc địa phận xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Dự án có tổng chiều dài khoảng 15,14km. Phần tuyến được thiết kế với quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, trong đó cầu Đại Ngãi 1 được thiết kế với quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, bề rộng cầu 17,5m. Riêng phần cầu chính dây văng, bề rộng 21,5m. Cầu Đại Ngãi 2 có quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, bề rộng cầu 17,5m.
Ngoài ra, dự án cũng có 7 nút giao, trong đó có 5 nút giao bằng và 2 nút giao bố trí nhánh tách nhập làn kết nối với đường chui dưới cầu Đại Ngãi 1.
Dự án giúp nối thông toàn tuyến quốc lộ 60, nâng cao năng lực vận tải cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và bỏ thế độc đạo của quốc lộ 1A, rút ngắn khoảng 80km so với tuyến quốc lộ 1A khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về Thành phố Hồ Chí Minh.
Cầu Đại Ngãi chính thức khởi công xây dựng ngày 15 tháng 10 năm 2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Tham khảo
Cầu tại Trà Vinh
Cầu tại Sóc Trăng
Quốc lộ 60 | wiki |
{{Bảng phân loại
| name = Cá sặc trân châu
| image = Trichogaster Leeri.jpg
| status = NT
| status_system = iucn3.1
| status_ref =
| regnum = Animalia
| phylum = Chordata
| classis = Actinopterygii
| ordo = Perciformes
| familia = Osphronemidae
| genus = Trichopodus
| species = T. leerii| binomial = Trichopodus leerii| binomial_authority = (Bleeker, 1852)
| synonyms =
Trichopus leerii Bleeker, 1852
Trichogaster leerii (Bleeker 1852)
}}
Cá sặc trân châu, cá sặc ngọc trai hay cá mã giáp(tên khoa học là Trichopodus leerii'), là một loài cá trong họ Cá tai tượng bản địa của vùng Đông Nam Á. Loài này thường được sủ dụng làm cá cảnh.
Mô tả
Cá sặc trân châu trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 12 cm. Giống như các loài cá sặc khác, chúng có cơ thể thuôn dài hình bầu dục, miệng nhỏ hướng lên trên, và cặp vây bụng đặc biệt biến đổi thành râu xúc giác. Màu sắc chủ đạo của chúng biến đổi từ nâu đỏ đến cam và màu trắng nhạt, với thân mình được bao phủ bởi các hoa văn tròn sáng (giống ngọc trai) kéo dài từ sau mang đến hết đuôi, nổi bật một sọc đen chạy dọc từ miệng qua mắt, nhạt dần và kết thúc với chấm đen ở gốc vây đuôi.
Loài này cũng có dị hình giới tính khá rõ nét. Con đực thường lớn hơn và có màu sắc sặc sỡ hơn con cái. Trong mùa sinh sản, màu cam ở con đực có thể trở nên đậm hơn. Và chúng cũng phát triển các tia kéo dài ở vây hậu môn và vây lưng - điều hiếm xuất hiện ở con cái.
Phân bố và môi trường sống
Cá sặc trân châu có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, Sumatra và Borneo. Nó thường được tìm thấy trong vùng đất thấp đầm lầy với nước có tính axit; cá ưa thích các tần nước trên và giữa. Giống như các loài cá có mê lộ khác, loài này cũng có cơ quan hô hấp phụ (mê lộ'') trong mang, cho phép chúng lấy oxy trực tiếp từ không khí và tồn tại ở những nơi nước tù đọng, thiếu oxy.
Sinh thái học
Cá là loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn chủ yếu trong môi trường tự nhiên là các loại côn trùng, giáp xác, thân mềm nhỏ. Trong môi trường nuôi nhốt, chúng chấp nhận hầu hết mọi loại thức ăn cho cá.
Con đực thường trở nên hung dữ hơn trong mùa sinh sản, mặc dù chúng vẫn có thể sống chung với các con đực khác. Đây là loài làm tổ bọt, cá đực sẽ tạo một đám bọt khí từ chất nhờn trong miệng bám vào thực vật thủy sinh, đây sẽ là nơi cung cấp oxy và chỗ bám cho trứng và cá con trong thời gian đầu.
Do màu sắc đẹp, bản tính hiền lành, ít phá hoại, cá sặc trân châu thường được nuôi làm cá cảnh trong các hồ thủy sinh cộng đồng.
Chú thích
Tham khảo
L
Cá Thái Lan
Cá Malaysia
Cá Indonesia
L
L
Động vật được mô tả năm 1852
Cá Đông Nam Á | wiki |
Damon Albarn, OBE (; sinh ngày 23 tháng 3 năm 1968) là ca sĩ, nhạc sĩ và nhạc công đa nhạc cụ người Anh. Ông là ca sĩ chính của ban nhạc Rock người Anh Blur, đồng sáng lập, nhạc công và nhạc sĩ sáng tác chính cho ban nhạc Gorillaz. Albarn cũng là thành viên của siêu ban nhạc The Good, the Bad and the Queen, cùng họ có một album chung phát hành vào năm 2007.
Trưởng thành tại vùng Leytonstone, phía đông Thủ đô Luân Đôn, gần Colchester, Essex, Albarn theo học tại trường Stanway, nơi anh gặp Graham Coxon và lập nên nhóm nhạc Blur, cho ra mắt album đầu tay Leisure (1991) với nhiều đánh giá trái chiều. Sau một thời gian dài đi tour tại Mỹ, phong cách sáng tác của Albarn dần bị ảnh hưởng bởi các ban nhạc Anh thập niên 1960. Các album tiếp theo của nhóm như Modern Life Is Rubbish (1993), Parklife (1994) và The Great Escape (1995) đều nhận được đánh giá tích cực ở Anh, bên cạnh đối thủ cạnh tranh chính của họ từ làn sóng Britpop, Oasis. Những album sau đó của họ là Blur (1997), 13 (1999), Think Tank (2003) và The Magic Whip (2015) pha trộn nhiều phong cách âm nhạc cách tân như lo-fi, âm nhạc điện tử và cả hip-hop.
Cùng với tác giả Jamie Hewlett của cuốn truyện tranh Tank Girl, Albarn thành lập nên ban nhạc Gorillaz vào năm 1998. Pha trộn các phong cách alternative rock, trip hop, hip hop, electronica, dub, reggae và pop, họ cùng nhau phát hành album đầu tay cùng tên vào năm 2001 với thành công trên toàn thế giới. Albarn là nghệ sĩ chính duy nhất hoạt động thường xuyên trong ban nhạc, nên Gorillaz có số lượng nghệ sĩ cộng tác vô cùng lớn. Sách kỷ lục Guinness từng ghi nhận Gorillaz là "ban nhạc ảo thành công nhất lịch sử". Một số dự án khác của anh có thể kể tới chương trình từ thiện cho trẻ em châu Phi Oxfam, sáng tác và hát chính cho album The Good, the Bad & the Queen, và sáng tác nhạc phim. Ông cũng thử nghiệm cùng opera với các dự án Dr Dee và Monkey: Journey to the West. Album solo đầu tay Everyday Robots đồng sản xuất cùng CEO của XL Recordings, Richard Russell, được Albarn phát hành vào ngày 28 tháng 4 năm 2014 với sự tham gia của Brian Eno, Natasha Khan, dàn hợp xướng Nhà thờ thành phố Leytonstone cùng nhiều đoạn đọc trích của Lord Buckley.
Năm 2008, tờ The Daily Telegraph từng xếp hạng Albarn ở vị trí 18 trong danh sách "100 nhân vật có ảnh hưởng lớn với nền văn hóa Anh". Cuộc bình chọn năm 2010 của tạp chí Q cũng xếp Albarn ở vị trí số 4 trong số những trưởng ban nhạc vĩ đại nhất. Anh được phong tước Sĩ quan Hoàng gia Anh (OBE) vào dịp năm mới 2016 cho những cống hiến với nền âm nhạc quốc gia.
Danh sách đĩa nhạc
Solo
Everyday Robots (2014)
Solo EP
Democrazy (EP-kép đĩa than dạng demo) (2003)
Album trực tiếp
Live at the De De De Der (2014)
Album và EP hợp tác
Mali Music (2002) (cùng Afel Bocoum, Toumani Diabaté & Friends)
The Good, the Bad & the Queen (2007) (cùng Tony Allen, Paul Simonon và Simon Tong)
Live from SoHo (iTunes Exclusive EP) (2007) (cùng Tony Allen, Paul Simonon & Simon Tong)
Kinshasa One Two (2011) (nằm trong DRC Music)
Rocket Juice & the Moon (2012) (cùng Flea và Tony Allen nằm trong "Rocket Juice and the Moon")
Leave-Taking (2012) (nằm trong Rocket Juice & the Moon)
Maison Des Jeunes (2013) (nằm trongAfrica Express)
In C Mali (2014) (nằm trong Africa Express)
The Orchestra of Syrian Musicians and Guests (2016) (cùngAfrica Express)
Phim và opera
Ravenous (1999) (cùng Michael Nyman)
101 Reykjavík (2002) (cùng Einar Örn Benediktsson)
Monkey: Journey to the West (2008)
Dr Dee (2012)
wonder.land (2016)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Damon Albarn pieces including video interviews on BBC Imagine, bbc.co.uk; accessed ngày 2 tháng 3 năm 2014.
Damon Albarn interview at musicOMH
Albarn's Mali mission, BBC News; accessed ngày 2 tháng 3 năm 2014.
Sinh năm 1964
Nam ca sĩ Anh
Người đoạt giải Grammy
Người đoạt giải Ivor Novello
Nhạc sĩ Britpop
Blur
Gorillaz
Sinh năm 1968
Ca sĩ Anh thế kỷ 20
Ca sĩ Anh thế kỷ 21
Ca sĩ nhạc alternative rock
Nhà hoạt động xã hội Anh
Nghệ sĩ đa nhạc cụ người Anh
Người Anh gốc Ireland
Người viết bài hát Anh
Nhân vật còn sống
Nghệ sĩ của Parlophone
Nghệ sĩ của Virgin Records
Nghệ sĩ của Warner Bros. Records
Người ăn chay | wiki |
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1979 không có giới hạn chính thức; nó diễn ra trong suốt năm 1979, nhưng hầu hết các xoáy thuận nhiệt đới có xu hướng hình thành trên Tây Bắc Thái Bình Dương trong khoảng giữa tháng 5 và tháng 11. Những thời điểm quy ước phân định khoảng thời gian tập trung hầu hết số lượng xoáy thuận nhiệt đới hình thành mỗi năm ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
Phạm vi của bài viết này chỉ giới hạn ở Thái Bình Dương, khu vực nằm ở phía Bắc xích đạo và phía Tây đường đổi ngày quốc tế. Những cơn bão hình thành ở khu vực phía Đông đường đổi ngày quốc tế và phía Bắc xích đạo thuộc về Mùa bão Đông Bắc Thái Bình Dương 1979. Bão nhiệt đới hình thành ở toàn bộ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ được đặt tên bởi Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp JTWC . Áp thấp nhiệt đới ở khu vực này sẽ có thêm hậu tố "W" phía sau số thứ tự của chúng. Áp thấp nhiệt đới trở lên hình thành hoặc đi vào khu vực mà Philippines theo dõi cũng sẽ được đặt tên bởi Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines PAGASA . Đó là lý do khiến cho nhiều trường hợp, một cơn bão có hai tên gọi khác nhau.
Các cơn bão
Trong năm 1979, đã có 28 áp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, 23 trong số chúng trở thành những cơn bão nhiệt đới, 13 đạt cường độ bão cuồng phong và 4 đạt cường độ siêu bão.
Bão Alice
Rất sớm ngay từ ngày 1 tháng 1 một áp thấp nhiệt đới đã phát triển trên khu vực vĩ độ thấp ngoài khơi Tây Bắc Thái Bình Dương. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mạnh lên thành bão nhiệt đới vào đêm hôm đó và đến ngày mùng 5 nó đã trở thành một cơn bão cuồng phong. Alice sau đó chuyển hướng Tây, nhờ những điều kiện nhìn chung là thuận lợi, nó tiếp tục mạnh lên đến cường độ tối đa với vận tốc gió đạt 130 dặm/giờ trong ngày mùng 8.. Một thời gian sau, không khí lạnh, khô ở phía Bắc đã làm suy yếu Alice xuống thành bão cuồng phong nhỏ (bão cấp 1); nhưng khi cơn bão chuyển hướng Tây Bắc nó đã mạnh trở lại nhanh chóng và đến ngày 11 vận tốc gió đã đạt 115 dặm/giờ. Không lâu sau, gió trên tầng cao kết hợp với không khí khô đã khiến Alice liên tục suy yếu. Vào ngày 14, sau ba ngày ít di chuyển, Alice đã tan khi ở ngoài đại dương. Quần đảo Marshall là nơi đã ghi nhận thiệt hại trên diện rộng từ cơn bão.
Bão Bess (Auring)
Bão Cecil (Bebeng)
Bão nhiệt đới Dot (Katring)
Bão nhiệt đới 05W (Diding) - bão số 1
Bão Ellis (Etang) - bão số 2
Bão Faye (Gening) - bão số 3
Áp thấp nhiệt đới 08W
Bão Hope (Ising) - bão số 4
Vào ngày 24 tháng 7, một áp thấp nhiệt đới đã hình thành ở khu vực phía Đông Nam Guam. Di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, tuy nhiên đến ngày 27, đứt gió trên tầng cao từ rãnh trên tầng đối lưu đã làm cho nó tan. Tàn dư của áp thấp nhiệt đới chuyển hướng đi lên phía Bắc, rồi đến Tây, và sang ngày 28 nó đã tái tạo lại. Sau đó, hệ thống ngày một tăng cường ổn định hơn, với việc nó đã đạt cường độ bão nhiệt đới trong ngày 28 và đến ngày 29 là bão cuồng phong. Vào ngày 31, Hope đạt đỉnh, vận tốc gió của nó khi đó là 150 dặm/giờ; nhưng không lâu sau do tương tác với đất liền Đài Loan ở phía Bắc, cơn bão đã suy yếu. Hope, với vận tốc gió suy giảm còn 100 dặm/giờ đã đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc trong ngày 2 tháng 8; khu vực nó đổ bộ chỉ cách Hong Kong 10 dặm về phía Đông. Cơn bão tiếp tục di chuyển về phía Tây và suy yếu trên đất liền. Hope là một trường hợp đặc biệt khi nó vẫn duy trì được sự tồn tại dù ở rất lâu trên đất liền. Cho đến ngày mùng 7, cơn bão tiến vào vịnh Bengal, mạnh trở lại thành bão nhiệt đới. Nhưng không lâu sau nó đã đi vào đất liền Ấn Độ và tan trong ngày mùng 8. Tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cơn bão đã khiến 100 người chết hoặc mất tích. Còn ở Hong Kong đã có 10 trường hợp thiệt mạng cùng với 260 người khác bị thương. Hope là xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất tấn công Hong Kong kể từ cơn bão Rose năm 1971.
Bão nhiệt đới Gordon (Herming)
Áp thấp nhiệt đới 11W (Luding)
Bão Irving (Mameng)
Vào ngày 7 tháng 8, một áp thấp nhiệt đới đã hình thành từ rãnh gió mùa ở vùng biển phía Đông Philippines. Ban đầu nó di chuyển về phía Bắc rồi sau đó là Tây. Một thời gian sau, các dòng dẫn suy yếu đã khiến nó đi vòng một vòng rồi quay trở lại hướng Bắc. Sau đó áp thấp nhiệt đới đã có thể tăng cường, đạt tới cường độ bão nhiệt đới trong ngày 11 và bão cuồng phong trong ngày 13. Tiếp tục di chuyển lên phía Bắc, Irving đạt đỉnh với vận tốc gió 100 dặm/giờ trong ngày 15. Kết cấu trường gió rộng, lỏng lẻo đã ngăn cản nó mạnh thêm, và cơn bão suy yếu khi nó vẫn đang đi lên phía Bắc. Vào ngày 17 tháng 10, Irving tấn công vùng Tây Nam Hàn Quốc với cường độ bão cấp 1. Sang ngày hôm sau, nó đã hợp nhất với một Frông phía trên vùng cực Đông của Liên Xô. Những cơn mưa như trút đã khiến 150 người thiệt mạng, thiệt hại vật chất vào khoảng 10 - 20 triệu USD (USD 1979).
Bão Judy (Neneng)
Vào ngày 15 tháng 8, một áp thấp nhiệt đới đã hình thành từ một vùng nhiễu động nhiệt đới trước đó. Di chuyển về phía Tây, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới trong ngày 17. Judy sau đó tăng cường nhanh chóng, đạt đến cường độ bão cuồng phong vào ngày 18 và đến ngày 20 cơn bão đạt đỉnh với vận tốc gió 155 dặm/giờ. Một thời gian sau, Judy suy yếu và nó đã đi qua vùng biển phía Nam tỉnh Okinawa. Trong hai ngày 23 và 24, cơn bão đã ở rất sát đường bờ biển Trung Quốc. Judy sau đó chuyển hướng Đông Bắc, đi sượt dọc theo vùng ven biển phía Nam Hàn Quốc trong ngày 26 với cường độ áp thấp nhiệt đới; và tan không lâu sau đó. Cơn bão đã đi qua Guam và một vài đảo khác trên Thái Bình Dương, nhưng thiệt hại tại những nơi này được báo cáo là nhỏ. Tuy nhiên, khi là một áp thấp nhiệt đới đã suy yếu, nó đã gây mưa lớn tại Hàn Quốc, khiến 111 người chết và gây thêm nhiều thiệt hại cho khu vực từng bị cơn bão Irving tấn công mới chỉ một tuần trước đó.
Áp thấp nhiệt đới 14W
Bão nhiệt đới Ken (Oniang)
Bão Lola
Bão nhiệt đới Mac (Pepang) - bão số 5
Bão nhiệt đới Nancy - bão số 6
Bão Owen (Rosing)
Bão nhiệt đới Pamela
Bão nhiệt đới Roger (Trining)
Bão Sarah (Sisang-Uring) - bão số 7
Một rãnh gió mùa đã sản sinh ra một áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Biển Đông trong ngày 30 tháng 9. Ban đầu, áp thấp nhiệt đới trôi dạt về phía Đông lên đất liền Luzon; sau khi đi vòng một vòng, nó đã mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới trong ngày 4 tháng 10 khi đang di chuyển theo hướng Tây Nam. Do dòng dẫn yếu, Sarah trôi dạt về phía Nam, mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong trong ngày mùng 7 trước khi tấn công đảo Palawan. Hệ thống sau đó chuyển hướng Tây, đạt đỉnh với vận tốc gió 130 dặm/giờ trong ngày mùng 10, trước khi suy yếu và đổ bộ miền Trung Việt Nam trong ngày 14 với cường độ bão nhiệt đới. Cơn bão đã mang đến mưa lớn và gió mạnh, gây thiệt hại to lớn về mùa màng và nhân mạng. Vào ngày 15 tháng 10 Sarah suy yếu xuống thành một vùng áp thấp, nhưng tàn dư của nó vẫn di chuyển về phía Đông, đến khu vực phía Đông thủ đô Manila của Philippines, trước khi vòng lại về Việt Nam một lần nữa và tan hoàn toàn trong ngày 23 tháng 10.
Bão Tip (Warling)
Bão Tip được xem là xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất và đồng thời có kích thước lớn nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất. Cơn bão hình thành từ ngày 5 tháng 10, và sau khi di chuyển vào khu vực có điều kiện vô cùng thuận lợi, nó đã nhanh chóng mạnh lên thành siêu bão trong ngày 11. Sang ngày 12, Tip tiếp tục mạnh thêm, với gió đạt vận tốc 190 dặm/giờ và áp suất trung tâm 870 mbar; mức áp suất khí quyển thấp nhất từng ghi nhận được trong một xoáy thuận nhiệt đới. Tip cuối cùng đã đổ bộ vào Nhật Bản, khiến 68 người thiệt mạng và gây thiệt hại trung bình. Cơn bão tan trong ngày 19 tháng 10.
Bão Vera (Yayang) - bão số 8
Bão nhiệt đới Wayne (Ading)
Áp thấp nhiệt đới 26W
Bão Abby (Barang)
Bão nhiệt đới Ben (Krising)
Tên bão
Vào năm 1979, bão trên Tây Bắc Thái Bình Dương được đặt tên bởi Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC). Cơn bão đầu tiên được đặt tên là Alice và cuối cùng là Ben. Cái tên Alice đã bị khai tử sau mùa bão này và được thay thế bằng Andy.
Philippines
Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) sử dụng một danh sách tên riêng cho những xoáy thuận nhiệt đới hình thành hoặc di chuyển vào khu vực mà họ theo dõi. Danh sách này lặp lại với chu kỳ bốn năm. Danh sách dưới đây trùng với danh sách từng được sử dụng cho mùa bão 1975.
Xem thêm
Danh sách mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương
Mùa bão Đông Bắc Thái Bình Dương 1979
Mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1979
Các mùa bão Bắc Ấn Độ Dương trước 1980
Các mùa xoáy thuận nhiệt đới ở Nam bán cầu: 1978-79, 1979-80
Tham khảo
Liên kết ngoài
Japan Meteorological Agency
Joint Typhoon Warning Center .
China Meteorological Agency
National Weather Service Guam
Hong Kong Observatory
Macau Meteorological Geophysical Services
Korea Meteorological Agency
Philippine Atmospheric, Geophysical and Astronomical Services Administration
Taiwan Central Weather Bureau
Satellite movie of 1979 Pacific typhoon season | wiki |
Lâm Thành Nguyên (1904-1977), tự Hai Ngoán, là một chỉ huy Quân sự cao cấp của Lực lượng Vũ trang Giáo phái Hòa Hảo, cấp bậc Trung tướng trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ông xuất thân từ trường Huấn luyện Quân sự Nghĩa đinh do Quân đội Pháp mở ra ở miền Tây Nam phần. Ông từng giữ chức Phó Tổng tư lệnh Quân đội Hòa Hảo. Sau đó, ông ra hợp tác với Chính phủ Quốc gia và phục vụ Quân đội Quốc gia.
Thân thế
Ông có tên tục là Hai Ngoán, sinh năm 1904 tại Nhơn Nghĩa, Cần Thơ. Xuất thân từ gia đình đại điền chủ ở vùng Bảy Núi, được gia đình cho đi ăn học cả văn lẫn võ từ nhỏ, ông đã học xong năm cuối Trung học Đệ nhất cấp. Do ảnh hưởng tôn giáo của vùng Thất Sơn, ông gia nhập đạo Hòa Hảo từ rất sớm, khoảng cuối thập niên 1930.
Quá trình hoạt động
Khoảng năm 1939-1940, tướng Georges Catroux, Toàn quyền Đông Dương, chủ trương tuyển mộ và huấn luyện sĩ quan người Việt cho Quân đội Pháp và Quân đội Thuộc địa, như là một giải pháp chuẩn bị cho chiến tranh. Một số trường đào tạo Chỉ huy Quân sự sơ cấp được mở ra trên toàn cõi Đông Dương. Do có chút ít học vấn, ông đăng ký theo học một khóa ngắn hạn tại trường Huấn luyện Quân sự Nội ứng Nghĩa đinh Cái Vồn. Một tín đồ Hòa Hảo khác là Trần Văn Soái, tự Năm Lửa, cũng theo học tại trường này. Ra trường là sĩ quan phục vụ trong Giáo phái Hòa Hảo.
Quân đội Giáo phái Hòa Hảo
Sau khi trường Nội ứng Nghĩa đinh Cái Vồn đóng cửa, ông và Trần Văn Soái tập hợp một số tín đồ thành lập đội hộ vệ cho Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Dưới sự hậu thuẫn của người Nhật, dần dần mở rộng thành các đội Bảo an bán quân sự, bảo vệ cho các vùng có đông tín đồ.
Cách mạng tháng 8 nổ ra, tuy nhiên không đầy 1 tháng sau, quân Pháp dưới sự yểm trợ của quân Anh đã nổ súng tái chiếm Nam Bộ. Nhằm tạo ra thế đối trọng với Việt Minh, về mặt chính trị, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ cho thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng, về quân sự, thống nhất các đội Bảo an thành một Lực lượng Vũ trang chung. Tháng 12 năm 1946, ông được Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ phong cấp bậc Thiếu tá Chỉ huy phó Chi đội 30 Nguyễn Trung Trực trong Lực lượng Quân sự Hòa Hảo. Không lâu sau, giữa năm 1947 ông được thăng cấp Trung tá Chỉ huy Chi đội 30 Nguyễn Trung Trực, tuyên bố hợp tác vơi Chính phủ Quốc gia.
Sau khi Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích, các nhóm quân sự của Lực lượng Vũ trang Hòa Hảo bị chia rẽ. Lực lượng Quân sự Hòa Hảo mạnh nhất của Trần Văn Soái, mang danh nghĩa Quân đội Hòa Hảo, với khoảng 7.000 quân, hoạt động tại Cần Thơ, Vĩnh Long, đặt bản doanh tại Cái Vồn. Bấy giờ, ông đưa các đơn vị dưới quyền hợp tác với tướng Năm Lửa. Trên thực tế, với Lực lượng bản bộ khoảng 3.000 quân, ông hầu như tự trị tại khu vực Châu Đốc, Hà Tiên.
Chính vì vậy, khi ông Trần Văn Soái tự phong cấp bậc Thiếu tướng và ký kết Hiệp định Liên quân với Đại tá Cluzet, Tư lệnh Phân khu Tây Nam Bộ của Pháp, theo đó thì Lực lượng quân sự của Giáo phái Hòa Hảo sẽ được quân đội Pháp hậu thuẫn và xem như là Lực lượng Bổ sung (Suppletif Forces) để chống Việt Minh; bất mãn điều này, ông tuyên bố ly khai với Lực lượng của tướng Năm Lửa. Nhưng cuối năm 1948, ông được thăng cấp Đại tá trong Quân đội Hòa Hảo Dân Xã, đã quay lại hợp tác với tướng "Năm Lửa" và được cử làm Tư lệnh phó. Tuy nhiên, ông vẫn trực tiếp chỉ huy Lực lượng bản bộ của mình.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Mãi đến khi chính phủ Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1949, ông mới tuyên bố hợp tác với chính phủ và ngày 14 tháng 2 cùng năm này ông được Quốc trưởng Bảo Đại đồng hóa cho ông cấp Đại tá Quân đội Quốc gia. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Thiếu tướng Quân đội Quốc gia nhưng vẫn chỉ huy Lực lượng bản bộ.
Ngày 13 tháng 8 năm 1954, ông giữ chức vụ Tư lệnh Lực lượng bản bộ Hòa Hảo Dân xã Nguyễn Trung Trực khu vực các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên và Hà Tiên. Ngày 24 tháng 9 cùng năm, ông được thăng cấp Trung tướng
Năm 1954, người Pháp thất bại tại trận Điện Biên Phủ, Chính quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm được thành lập, cố gắng giành ảnh hưởng chính trị trước thắng lợi quân sự của Việt Minh. Dưới sự hậu thuẫn của người Mỹ, Thủ tướng Diệm quyết tâm loại trừ ảnh hưởng của người Pháp cũng như các thế lực cát cứ. Các nhóm chính trị đối lập ủng hộ Quốc trưởng Bảo Đại thành lập Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia do Hộ pháp Phạm Công Tắc làm Chủ tịch, gửi một kiến nghị yêu cầu Thủ tướng Diệm trong vòng 4 ngày phải cải tổ Nội các với sự thỏa thuận của Mặt trận. Ông với tư cách là người đồng ký tên kiến nghị và thành viên phái đoàn được ủy nhiệm thảo luận và vào Dinh Độc Lập trao kiến nghị.
Tuy nhiên, kiến nghị bị Thủ tướng Diệm bác bỏ ngay lập tức. Các chính khách đối lập từ chức trong Chính phủ, các chỉ huy quân sự tuyên bố ly khai. Ông cũng đưa lực lượng bản bộ về Tổng hành dinh ở Cái Dầu. Tuy nhiên Thủ tướng Diệm vẫn không thay đổi quyết tâm giải tán các lực lượng vũ trang cát cứ, thống nhất quân đội.
Sau khi nhanh chóng dập tắt cuộc nổi loạn của Lực lượng Bình Xuyên do tướng Bảy Viễn cầm đầu và vô hiệu hóa âm mưu binh biến của tướng Nguyễn Văn Vỹ, lực lượng quân đội ủng hộ Thủ tướng Diệm mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng ngày 5 tháng 6 năm 1955, tấn công các đơn vị Vũ trang Hòa Hảo ly khai. Trước đó, lực lượng quân sự dưới quyền tướng Nguyễn Giác Ngộ ra tuyên bố quy thuận Thủ tướng Diệm. Các căn cứ Cái Vồn (Năm Lửa), Cái Dầu (Hai Ngoán) và Thốt Nốt (Ba Cụt) nhanh chóng thất thủ. Các đơn vị Hòa Hảo, lớp tan rã, lớp theo các chỉ huy rút chạy về khu vực biên giới Campuchia.
Giải ngũ
Riêng tướng Hai Ngoán, sau khi rút quân về Chợ Mới, đã cho người liên lạc đồng ý quy thuận Chính phủ Thủ tướng Diệm với điều kiện vẫn giữ được tài sản. Điều kiện này đã được Thủ tướng Diệm chấp thuận và đồng hóa cấp bậc Trung tướng cho ông trong hệ thống Quân đội Quốc gia. Ông cho các lực lượng trung thành tập hợp về khu vực núi Cấm để chờ tiếp thu, còn Bộ chỉ huy được phép trở về căn cứ Cái Dầu. Mặc dù vậy, ông vẫn ngầm giúp đỡ các đơn vị của tướng Năm Lửa, Ba Cụt. Do đó về sau, Thủ tướng sau này là Tổng thống Ngô Đình Diệm không cho ông giữ bất kỳ một vai trò nào trong chính quyền cũng như trong quân sự, đồng thời quản thúc ông một cách chặt chẽ. Tuy nhiên vào cuối năm 1955, ông được giải ngũ.
Mãi sau khi Tổng thống Diệm bị lật đổ, những điều kiện quản thúc mới được dỡ bỏ. Nhằm mục đích trở lại hoạt động chính trường, ông đã tập hợp các đồng chí và thành lập Hội Cựu chiến sĩ Hòa Hảo–Dân Xã (sau đổi thành Tập đoàn Cựu chiến sĩ Hòa Hảo-Dân Xã) do ông làm Chủ tịch. Mặc dù mang danh nghĩa một đoàn thể ái hữu xã hội nhưng trên thực tế là một tổ chức chính trị, hoạt động theo giấy phép Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa số 4085/BNV/KS cấp ngày 08-05-1964. Từ năm 1966 đến 1969, ông là thành viên Ủy ban Lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng Thống nhất. Năm 1970, Tập đoàn Cựu chiến sĩ Hòa Hảo-Dân Xã được hợp thức hóa bởi Nghị định số 457/BNV/KS/14 ngày 29-6-1970 theo luật 009/69 ấn định qui chế chánh đảng và đối lập chánh trị, trở thành tổ chức chính trị. Với tổ chức này, ông tham gia hoạt động trong chính trường với khối Tự Quyết và Liên minh Dân chủ Xã hội từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1975.
1975
Sau ngày 30 tháng 4 ông ra trình diện Ủy ban quân quản Sài Gòn – Gia Định, bị Chính quyền mới giam giữ không thời hạn tại Đề lao Chí Hòa, Sài Gòn – Gia Định.
Năm 1977, trong tình trạng đau ốm, kiệt sức vì thiếu thuốc men và không có điều kiện chữa trị, ông từ trần tại Đề lao Chí Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi.
Gia đình
Thân phụ: Cụ Lâm Hồng
Chú thích
Tham khảo
Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Liên kết
Lê Thành Thảo, Sinh hoạt Phật giáo Hòa Hảo trong cộng đồng quốc gia, Viện Đại học Saigon, Trường Đại học Văn khoa (1974)
Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc'', Tập san Đuốc Từ Bi (1991)
Sinh năm 1904
Mất năm 1977
Trung tướng Quốc gia Việt Nam
Người Cần Thơ
Đạo Hòa Hảo | wiki |
Phượng (), là một nhà khoa học Trung Quốc (nhà giả kim) vào thế kỷ thứ nhất TCN. Bà là nhà giả kim thuật nữ được công nhận sớm nhất ở Trung Quốc.
Bà chỉ được biết đến với tên của gia đình là Phượng. Lớn lên trong một gia đình gia giáo thành thạo về thuật giả kim, Phượng đã học thuật giả kim cùng một trong các thê thiếp của Hán Vũ Đế, và vì thế đã được tiếp cận với các địa vị cấp cao nhất của xã hội.
Phượng được ghi nhận là người đã khám phá ra phương pháp biến thủy ngân thành bạc. Họ tin rằng cô có thể đã sử dụng kỹ thuật hóa học để phương pháp chiết bạc từ than bằng thủy ngân. Chồng của Phượng, Trình Vĩ () được cho là đã lạm dụng thân thể Phượng để cố đạt được một thủ tục bí mật, mặc dù bà từ chối đưa cho ông ấy.
Cuối cùng Phượng phát điên và tự sát. Các chi tiết về cuộc đời của Phượng đã được tác giả kiêm nhà giả kim Cát Hồng ghi lại.
Tham khảo và chú thích
Phụ nữ Trung Quốc thế kỷ 1 TCN
Nhà khoa học cổ đại
Nữ khoa học gia cổ đại
Nhà giả kim Trung Quốc
Nhà giả kim cổ đại | wiki |
Nhà Évreux là một chi nhánh của Vương tộc Capet, một hoàng tộc của Pháp, phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ 14 đến giữa thế kỷ 15. Hoàng tộc này trở thành một trong những triều đại hoàng gia của Vương quốc Navarra.
Vương tộc Évreux được thành lập bởi Louis, Bá tước Évreux. Ông là con trai thứ ba của vua Philip III của Pháp, với người vợ thứ hai Marie xứ Brabant. Con trai và người thừa kế của ông, Philip, là chồng của Jeanne II của Navarra và là Vua đầu tiên của Navarra từ triều đại Évreux.
Con trai thứ của Louis là Charles không có cháu. Vương triều Évreux chính thức chấm dứt tồn tại sau sự qua đời của Blanche I của Navarra, Nữ vương cuối cùng của Navarra dưới triều Évreux vào năm 1441.
Các thành viên đáng chú ý của hoàng tộc Évreux
Jeanne d'Évreux, vương hậu Pháp với tư cách là vợ thứ ba của Charles IV của Pháp, người không sinh được con trai, gây ra sự tuyệt tự của triều đại nhánh chính Capet.
Philippe III của Navarra
Blanche d'Évreux, vương hậu Pháp với tư cách là vợ thứ hai của vua Philip VI của Pháp.
Charles II của Navarra
Joan của Navarra, vương hậu Anh với tư cách là vợ thứ hai của vua Henry IV của Anh.
Charles III của Navarra
Blanche I của Navarra
Xem thêm
Danh sách quân chủ Navarra
Cây gia phả hoàng gia Navarra
Tham khảo
Hoàng tộc Pháp
Vương tộc Évreux
Vương thất Navarra | wiki |
Lâu đài São Jorge (tiếng Bồ Đào Nha: Castelo de São Jorge, tiếng Bồ Đào Nha phát âm: [kɐʃtɛlu dɨ sɐw ʒɔɾʒ (ɨ)]) là một lâu đài Moorish chiếm một vị trí chỉ huy nhìn ra thành phố Lisboa, thủ đô của Bồ Đào Nha, và bên ngoài sông Tagus. Các thành được gia cố, trong đó có hình dáng như ngày nay từ thời Trung cổ, nằm trên đỉnh đồi cao nhất ở trung tâm lịch sử của thành phố. Lâu đài này là một trong những di tích lịch sử và du lịch các địa điểm chính của Lisbon.
Mặc dù công sự đầu tiên trên đỉnh đồi Lisbon được biết không sớm hơn thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, nghiên cứu khảo cổ học đã cho thấy rằng con người đã chiếm đóng địa điểm này kể từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, và có thể trước đó. Ngọn đồi được sử dụng trong thời gian đầu bởi các bộ lạc bản địa Celtic, và những người khác, có thể là ni-xi, người Hy Lạp, Carthage, cũng đã để lại dấu chân văn hóa của họ có. Sau đó, La Mã, Suebic, Visigothic, và người định cư Moorish sống lâu đài hiện nay là.
Tham khảo
Lâu đài Bồ Đào Nha
Công trình xây dựng Lisboa
Kiến trúc Trung cổ
Kiến trúc Gothic ở Bồ Đào Nha
Điểm tham quan ở Lisboa
Di tích quốc gia Bồ Đào Nha | wiki |
Kính râm tráng gương là kính râm có lớp phủ quang học phản chiếu (được gọi là lớp tráng gương hoặc lớp phủ flash) ở bên ngoài ống kính để làm cho chúng trông giống như những chiếc gương nhỏ. Các ống kính thường mang lại cho tầm nhìn của người đeo một màu nâu hoặc xám. Lớp phủ gương làm giảm lượng ánh sáng đi qua thấu kính bị mờ thêm 10-60%, khiến nó đặc biệt hữu ích trong điều kiện nhiều cát, nước, tuyết và độ cao. Kính râm gương là gương một chiều.
Màu sắc của lớp tráng gương không phụ thuộc vào sắc độ của tròng kính. Nó được xác định bởi độ dày và cấu trúc của lớp tráng.
Sự nổi tiếng của kính râm tráng gương khi các sĩ quan cảnh sát ở Hoa Kỳ dùng nó đã mang lại cho họ biệt danh "sắc thái cảnh sát". Hai kiểu phổ biến nhất cho các loại này là ống kính kép được đặt trong khung kim loại (thường bị nhầm lẫn với Aviators) và "Wraparound" (một ống kính đơn, nhẵn, tròn, che cả hai mắt và nhiều vùng trên cùng một khuôn mặt được bao phủ bởi kính bảo vệ, kết hợp với khung nhựa tối thiểu và một miếng nhựa duy nhất dùng làm miếng đệm mũi). Kính râm Wraparound cũng khá phổ biến trong thế giới thể thao mạo hiểm.
Phiên bản đơn giản nhất của lớp phủ gương là một lớp màng mỏng lắng đọng của kim loại phù hợp, thường được điều chế bằng lắng đọng chùm ion, lắng đọng phún xạ hoặc lắng đọng hơi. Tuy nhiên, loại lớp phủ này rất dễ bị trầy xước, và xuống cấp, đặc biệt là trong môi trường ăn mòn như nước muối.
Lớp phủ phản chiếu hiện đại hơn thường có một số lớp dày xen kẽ, được làm bằng vật liệu điện môi và đôi khi là kim loại. Lớp kim loại có thể được chế tạo từ titan, niken hoặc crom hoặc từ một hợp kim như Nichrome hoặc Inconel và có độ dày từ 0,5 đến 9 nanomet. Lớp điện môi bao gồm một oxit thích hợp, ví dụ oxit crom, silic điôxit hoặc titan dioxide; độ dày của nó xác định tính chất phản xạ của gương điện môi thu được. Quá trình sản xuất tương tự như tạo lớp phủ chống phản chiếu, và lớp phủ gương và phản quang có thể được lắng đọng trong cùng một chuỗi các hoạt động.
Lợi ích
Bao gồm các lợi ích sau:
Bảo vệ mắt tốt hơn các loại kính râm khác. Kính râm thông thường thiết kế để ngăn chận tía sáng UV có hại vào mắt đồng thời giảm lượng ánh sáng vào mắt đến 85%. Điều nầy có nghĩa là chỉ có 15% lượng ánh sáng được phép vào đến mắt, nên bạn cảm nhận được dễ chịu, mát mắt. Kính râm tráng gương có chức năng bảo vệ giống như kính râm bình thường nhưng được phủ thêm lớp mirror coating có tác dụng ngăn thêm 10-60% tùy nhà sản xuất. Lượng ánh sáng vào mắt ít hơn điều nầy có nghĩa là đôi mắt bạn cảm thấy dịu mát hơn nhất là trong điều kiện trời nắng gắt. Nói tóm lại kính tráng gương bảo vệ mắt tốt hơn trong môi trường thời tiết khắc nghiệt như ở trên núi, sa mạc. Do đặc tính tiện ích nầy kính râm tráng gương được hầu hết các vận động viên thể thao ưa thích cho các buổi tập luyện hàng giờ trong môi trường nắng chói.
Tạo phong các thời trang hiện đại. Lớp phủ mirror coating tạo những hiệu ứng ánh sáng nhiều màu sắc vui nhộn giúp cho gương mặt phụ nữ cuốn hút và nổi bật hơn. Đây là lý do vì sao bạn thấy các ngôi sao điện ảnh, ca sỉ đều ưu thích đeo loại kính râm nầy. Kính râm tráng gương được thiết kế đa dạng màu sắc tươi trẻ rất tiện lợi cho các bạn gái phối đồ cùng các phụ kiện khác tạo nên đa dạng phong cách thời trang hiện đại.
Che giấu nội tâm: Kính tráng gương phản chiều ánh sáng theo một chiều giống như tấm gương soi mặt. Khi đeo kính bạn có thể vừa nhìn vừa nói chuyện với bạn bè, nhưng không ai có thể nhìn xuyên qua đôi mắt bạn ngoại trừ một thế giới nhỏ xung quanh phản chiếu trên tròng kính. Phụ nữ cũng hay thích đặc tính nầy để che đậy những khuyết điểm hay sự mỏi mệt của đôi mắt chưa được trang điểm.
Tham khảo
2. Lợi ích đeo kính râm tráng gương
Gương
Nhãn khoa | wiki |
Phan Triều Hải
Một Chuyện Tình Cũ
Buổi sáng trời hãy còn khô hanh lắm, ra vườn lượm cành khô rơi vãi qua đêm đã nghe nóng ran trên lưng hứa hẹn một ngày nhiều nắng. Thế nhưng đến trưa thì mây từ đâu lừ lừ kéo đến. Cái sân đang sáng choang bỗng dưng dịu mát im lìm, chó cụp đuôi chui xuống giường, ngẩng lên mới hay mây đã phủ kín trời rồi. Và sau đó là mưa. Lộp độp rồi rào rào bất tận trên mái tôn. Nước chảy từ mái nhà xuống máng xối, từ máng xối xuống rãnh ngoài sân. Rồi từ rãnh, không biết chảy đi đâu, (vườn đã ngập nước, cỏ khô lá khô cành khô trôi lều phều, bập bềnh nửa chìm nửa nổi), nước đành tràn ra cổng. Vân ngồi trong nhà nhìn qua cửa sổ chờ cho cái lá khô mà Vân đã theo dõi từ khi nó còn ở trong vườn trôi khuất qua cổng là thấy hết chuyện rồi. Ngày Chủ Nhật bình thường của Vân cũng đang trôi qua như chiếc lá ấy, bập bềnh, lững thững khi nhanh khi chậm, nhưng đến chân trụ cổng là nín thở, ngưng lại một phần mười giây, vươn cổ lên một tí và trôi vèo qua, biến mất. Ngay lúc chiếc lá trôi tuột qua, trong lòng Vân xuất hiện một khoảng trống nhỏ, rất nhỏ, nhưng thông suốt, và cũng ngay lập tức khoảng trống ấy được lấp đầy bằng một thứ chất liệu gì đó có mùi vị quen thuộc, nhưng cũng rất xa xôi. Vân ngồi bần thần một lát trong phảng phất mùi hăng hăng của nắng bám trên tường hay mùi hơi đất, nhớ ngay ra đó cũng chính mùi của căn phòng ấy, nhỏ và ẩm thấp, đầy tiếng kẽo kẹt của những chân giường. * * *Lúc ấy, Vân mới mười tám tuổi, mặc áo sơ mi thời thượng nhà quê, vạt trước ngắn vạt sau dài bỏ ra ngoài gần chạm đến gối. Vân luôn ngồi ở hàng ghế sau cùng, lưng tựa vào cánh cửa phòng tắm đong đưa xộc xệch mặc dù mép luôn được khóa bằng một sợi thép lớn móc vào khoen. Cái bàn nham nhở những đường dao rạch ngang dọc luôn kêu ken két bởi những mộng gỗ đã hở toang. Cả cơ ngơi đó chỉ rộng chừng hai mươi lăm mét vuông nhưng với chỉ một người nhỏ nhắn như thầy sử dụng thì hãy còn rộng chán, chưa kể cái phòng tắm bí hiểm không một đứa học trò nào được biết rộng hẹp ra sao. Lớp học bắt đầu lúc sáu giờ chiều trong cái nóng hầm hập của cả ngày nén lại và điện thường xuyên bị cắt. Trên chiếc bàn để cạnh bảng lúc nào cũng có đặt sẵn một cây đèn dầu. Khi thắp đèn thầy thường xăn tay áo lên để lộ ra cánh tay ngắn cuồn cuộn bắp thịt, cái bật lửa bị kẹp đến ngạt thở trong lòng bàn tay chặt đến nổi không khí cũng không vào ra được, ngón cái nhỏ mà chắc tròn như hột mít chỉ cần lẩy nhẹ trên bánh xe là lửa lóe lên. Bên cạnh cái ghế xích đu trước cửa có đặt một quả tạ. Mỗi khi vào lớp, Vân thường lấy chân hích vào nó một cái. Quả tạ không hề nhúc nhích. Vân sờ vào nó. Lạnh. Từ đó Vân bị một ám ảnh rằng luôn luôn đang hiện diện bên ngoài bản thân mình có một thế giới khác, thế giới của đàn ông, mạnh mẽ, lầm lì, tàn bạo. Gần hết năm học thì Vân quyết định không đi thi (vì nhiều lý do mà kể ra đây làm chi, không vui) nhưng lại quyết định rõ ràng rằng nếu có chồng thì người đó phải như thầy, thấp người nhưng mạnh mẽ, cổ lúc nào cũng thẳng cứng và có gân to. Thấp người bởi chính Vân cũng không được cao cho lắm. Báo Khoa Học Phổ Thông cho biết con gái vào tuổi ấy thì hết phát triển chiều cao nữa rồi nhưng Vân không lấy thế làm thất vọng. Vân biết mình có sự duyên dáng khác. Tám giờ tối tan học, Vân bao giờ cũng là người ra sau cùng, lúc ấy cũng là lúc thầy vừa lau bảng xong và đứng ở cửa, trìu mến nhìn mắt Vân và nói: “Em về.” Tim thót lại, Vân giả bộ tự nhiên hất cái vạt dài sau áo rồi ngồi lên xe, hai chân cố không để chới với. Đêm về Vân chỉ ước được trò chuyện với thầy, được đặt tay lên cái quả tạ bằng sắt lạnh ấy mà ngủ. Sau này khi nằm mà nhắc lại những chuyện đó, thầy nói biết như thế thì thầy đã tặng quả tạ ấy cho Vân từ lâu rồi, vì thầy đã chuyển lên tập thể dục thể hình ở trung tâm quận, ở đó không chỉ có đủ những quả tạ đạt tiêu chuẩn mà còn có những loại thuốc thoa, dầu thoa nhằm tạo một làn da ngăm ngăm lý tưởng như của mấy tay lướt sóng vùng biển Caribe. Từ ngày nghỉ học, Vân chỉ đến chơi được với thầy vào chiều Chủ Nhật, lúc thầy không có lớp. Những cái bàn được kéo lại xếp thành hàng dài vừa khít vừa ấm cúng, nhưng hơi cao nên Vân phải leo lên nhờ vào một chiếc ghế. Thường thì Vân chọn cái bàn ngày trước vẫn ngồi học (có ai đó đã khắc thêm vài câu thơ khập khiểng) mà nằm để có đủ tự tin không rúm người lại khi thầy trườn lên, lướt nhẹ nhàng đôi bàn tay với những ngón ngắn vốn đã quen điều khiển tạ sắt lên ngực mình. Những ngày còn lại Vân ở nhà, trông chờ dằng dặc đến chiều Chủ Nhật. Học trò thầy ngày càng đông và lớp phải chuyển đến một nơi khác, nhưng căn phòng cũ vẫn như thế ẩm thấp vào mùa mưa, nóng nực vào mùa nắng, chỉ có điều những chiếc bàn được đặt sát nhau không cần dịch chuyển nữa vì học trò không cần dùng đến. Thầy biến cái phòng ấy thành nơi viết văn và vẽ tranh, lúc nào cũng vương vãi giấy rơi ra khỏi sọt rác và những ống tuýp màu bị bóp dẹt một đầu. Thầy cẩu thả như nghệ sĩ, chiếc điện thoại lắp trên tường dây cứ cuộn xoắn lại mặc dù Chủ Nhật nào Vân cũng đến lần mò gỡ từng mắc ra cho thẳng thớm. Phòng tắm nay đã được thay một cánh cửa mica màu trắng ngà lâu bẩn, tương xứng chiếc bồn tắm cũng màu ngà mới được lắp xong. Chiếc bồn tắm ấy Vân có thả thẳng chân cũng không hết được chiều dài của nó, và nó ngốn nước nhiều đến nỗi mỗi khi xả thì chiếc ống cao su dẫn nước ra cống bên ngoài lại cong lên rung bần bật. Mỗi lần thầy tắm thì Vân lại loay hoay với chiếc điện thoại, dò nghe hộp thư âm nhạc, nhưng không khi nào Vân nghe hết được một bài. Cứ mỗi lần thầy mở nước nóng bên trong thì bên ngoài điện thoại lại kêu lên rèn rẹt, và lúc ấy Vân lại chuyển sang chọn bài khác. Phím số 1 là lúc thầy vừa cho nước ướt mình. Phím số 2 là lúc thầy xả nước gội đầu. Phím số 3 là để kỳ cọ bàn chân. Những hôm nào Vân phải nghe đến bài thứ bảy thứ tám là những ngày thầy tắm nhiều, tắm lâu. Những ngày ấy trời nóng lắm. Vân không thích cái máy nước nóng ấy, tiếng kêu rèn rẹt đó khiến Vân cứ có cảm giác từng tia nước là điện và rùng mình khi hình dung ra cảnh tượng thân thể mình tím tái co quắp trong phòng tắm như thế nào. Nhưng thầy bảo yên tâm đi, và để chứng minh sự an toàn của nó, thầy cùng vào tắm. Vừa tắm vừa hát. * * * Câu chuyện ấy xảy ra lâu lắm rồi. Chiều nay nhìn trời mưa và nghe mùi ẩm mốc ấy Vân chợt nhớ đến chuyện cũ. Giấu chồng, Vân tìm quyển sổ điện thoại lâu ngày đã quăn gáy và nhấn số. Dây điện thoại nhà Vân không bao giờ xoắn xuýt lại vì chồng Vân cực kỳ ngăn nắp. Anh đã từng giữ chức lớp phó văn thể mỹ từ lớp một đến lớp mười hai và bí thư chi đoàn hai năm đầu tiên Đại Học. Ngoài sự ngăn nắp ra anh không còn yêu thích gì khác. Vân áp ống nghe vào tai, mắt liếc nhìn chồng đang loay hoay lau chùi bên trong cái tủ lạnh, chỉ còn thấy mỗi cái mông thò ra ngoe nguẩy. Phía đầu dây kia, giọng nói quen thuộc cất lên: Alô. Vân chợt nhớ quá những ngày ấy, những chiếc bàn nhẵn thín vì mồ hôi. Alô. Vẫn nhỏ nhẹ như xưa. Trong lòng Vân rung lên cái mùi sắt lạnh của quả tạ đặt trước cửa nhà. Alô. Phía đầu dây bên kia im lặng rồi rèn rẹt, rèn rẹt. Có ai đó đang ở trong nhà tắm, đang dùng cái máy nước nóng ấy. Rèn rẹt. Lúc này đang xát xà phòng. Rèn rẹt. Lúc này đang xả người thơm tho. Phải em đó không? Giọng thầy đó, cái giọng vẫn dịu dàng sau khi chật vật lắm mới trôi qua được cái cổ thẳng và cứng cáp ấy. Rèn rẹt. Rèn rẹt. Cứ ngắt quãng mãi, lẽ nào ai đó đang thong dong chà xát bàn chân. Alô. Alô. Thầy thật kiên trì. Vẫn như thế, nhạy cảm lắm nhưng cũng vô tình lắm. Vân đặt ống nghe xuống. Mưa tạnh được một lát thì Vân bảo chồng chiều Chủ Nhật mát trời đi dạo phố nghe anh. Chồng bảo, Thôi đi. Xe vừa mới rửa xong chạy lông nhông ngoài đường cho bẩn hết à!
Mục lục
Một Chuyện Tình Cũ
Một Chuyện Tình Cũ
Phan Triều HảiChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: DactrungĐược bạn: ms đưa lên vào ngày: 22 tháng 3 năm 2005 | vanhoc |
Nguyễn Tài Tuệ (15 tháng 5 năm 1936 - 11 tháng 2 năm 2022) là một nhạc sĩ cách mạng ở Việt Nam.
Tiểu sử và sự nghiệp
Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ sinh ngày 15 tháng 5 năm 1936 tại xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông đến với âm nhạc từ niềm say mê thời tuổi thơ. Ông mê mẩn với những điệu "ví dặm" những khúc hát "đò đưa" của quê hương. Nửa về nửa lại buồn đây, về thì nhớ mẹ mà ở đây thì nhớ nhà - có lúc ông đã khóc vì những câu hát đó.
Năm 1955, khi học hết cấp 3, Nguyễn Tài Tuệ ra Hà Nội. Bố muốn tôi đi theo con đường văn chương để làm thầy giáo vì đất quê ông phong trào học và ước mơ làm thầy giáo lớn lắm. Ngoài ra, ông theo học guitar ở chỗ Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Bằng. Học được một thời gian, ông mới thấy âm nhạc là cái nghiệp của mình chứ không phải văn chương và ông đi theo tiếng gọi của nó. Bước đầu, Nguyễn Tài Tuệ về làm diễn viên của Đoàn ca múa nhân dân Trung ương hát với những Quốc Hương, Mai Khanh, Chu Minh, Thương Huyền trong một dàn hợp xướng và cứ thế đi vào sáng tác dần dần.
Đầu năm 1957 ông lên công tác tại Đoàn ca múa Lao - Hà Yên. Tại đó ông được tiếp xúc nhiều với dân ca các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dáy... và có những sáng tác như: "Mùa xuân gọi bạn", "Suối Mường Hum còn chảy mãi", hợp xướng "Xuân về trên bản"…
Hết hai năm, đầu năm 1959, ông về Hà Nội công tác tại Ban nghiên cứu âm nhạc dân gian - tiền thân của Viện Nghiên cứu âm nhạc dân gian hiện nay. Tại nơi này ông đã hoàn thành ca khúc nổi tiếng Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó và tiếp theo là ca khúc Xa khơi. Và nhiều tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc khác.
Những năm 1956 - 1957, Nguyễn Tài Tuệ đã đi thực tế ở khu vực cầu Hiền Lương, Cửa Tùng và đảo Cồn Cỏ... Nhà thơ Lưu Trọng Lư dẫn đầu đoàn văn nghệ sĩ, họ sống ở bên này sông Bến Hải hàng tháng trời.
Lúc đó, khó khăn chồng chất khó khăn, đất nước bị chia cắt gây đôi miền. Cảnh chiều chiều vợ ra bến ngóng chồng, ông ra sông ngóng cháu từ phía bên kia. Những đôi trai gái chưa kịp cưới nhau đã phải chia lìa để cứ chiều chiều đứng bên này khoát nón sang bên kia gọi nhau mà không thể gần nhau được.
Nguyễn Tài Tuệ tự hỏi mình: "Ngoài biển kia con cá nục đến con cá măng còn đi đi lại lại, bay nhảy thoải mái giữa 2 miền, tại sao con người lại bị ngăn cách? Và, ông lấy khát vọng thống nhất đất nước làm chủ đề bài hát "Xa khơi".
Dù không được đào tạo bài bản qua các trường âm nhạc, nhưng Nguyễn Tài Tuệ có rất nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là những ca khúc về truyền thống, cách mạng.
Ông mất ngày 11 tháng 2 năm 2022 tại Hà Nội hưởng thọ 85 tuổi.
Tác phẩm
Xa khơi
Tiếng hát giữa rừng Pác Bó
Lời ca gửi Noọng
Mùa xuân gọi bạn
Suối Mường Hum còn chảy mãi
Xuân về trên bản
Mơ quê
Câu nói
Giải thưởng
Với những ca khúc đi vào lòng người đã đưa nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đến với Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001), Huân chương Lao động hạng Nhì, Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam,...
Chú thích
Liên kết ngoài
Nhớ Nguyễn Tài Tuệ và mùa xuân gặp người yêu
Vì sao nhạc sĩ tài danh Nguyễn Tài Tuệ phải xấu hổ đến thế?
NS Nguyễn Tài Tuệ: 'Tôi mong Bộ trưởng Văn hóa quán triệt...'
Người Nghệ An
Huân chương Lao động hạng Nhì
Nhạc sĩ Việt Nam | wiki |
Khái Hưng
Sóng Gió Đồ Sơn
Năm giờ sáng. Sau hàng lan can chạy thẳng ngăn bãi cát lượn vòng theo hình bán nguyệt, rặng nhà phố Ðồ Sơn cửa chớp đóng kín như có chiều hờn giận vừng thái dương vội mọc. Những khóm thông rung rinh đương thì thầm cùng nhau câu chuyện bí mật được nghe tối hôm qua ở trên bãi biển. Cho chí làn sóng buổi chiều xô đẩy vào bờ nô đùa, gầm hét dữ dội như thế, giờ cũng như chán nản, lặng lẽ, từ từ kéo nhau xa lánh. Phố Ðồ Sơn sau một buổi nhộn nhịp, vui cười, bây giờ như đương miên man trong giấc mộng.Trên bãi cát vàng bỗng có tiếng cười khanh khách: Ba cô thung thăng đi đi lại lại trò chuyện huyên thuyên. Cô Bạch Tuyết bảo cô Vân Lan và cô Thu Cúc:- Hai cậu ạ, nhất định em không sợ, em cứ để hắn hy vọng hãoThu Cúc mỉm cười:- Liệng hồn! Không đùa lại hóa thật!- Tức cười chết đi, hai cậu ạ. Nếu em đưa hai cậu xem bức thu hắn gửi cho em chiều hôm qua, thì hai cậu phải vỡ bụng.Vân Lan vội hỏi:- Ðâu? Thư đâủ- Rõ khéo, thư riêng của chị ấy lại đòi xem.- Ðốt cậu đi! Riêng với tây gì? Ðây, thư đây. Cậu Thu Cúc có muốn giữ làm mẫu thì em cũng xin biếụVừa nói, Bạch Tuyết vừa mở túi lấy ra một tập giấy màu tím nực những mùi nước hoa và đọc:"Thưa Bạch Tuyết tiểu thư, Từ khi được giáp mặt hoa đào, ngày đêm tôi âu sầu tưởng nhớ. Ðã nhiều phen mượn giọt mực đen, tờ giấy tím để giải tỏ tấm gan vàng với người mắt xanh..."Ðọc đến đây, Bạch Tuyết cười sằng sặc, đánh rơi bức thư xuống đất.- Trời ơi, hai cậu coi, lối văn bốn màu: mực đen, giấy tím, gan vàng, mắt xanh, chỉ thiếu một màu trắng là đủ màu ngũ sắc. Ước gì khối tình của cậu Văn Hải tôi cũng được nhiều màu như thế.Vân Lan nửa nghiêm khắc, nửa giễu cợt:- Chị thì cứ cả đời! Có đọc nốt cho người ta nghe với không?- Có tài thánh, thư dài bảy, tám trang thế này, ai đọc hết được?... Nhưng có một đoạn cảm động lắm, câu này thi sĩ Thu Cúc vảnh tai lắng tinh thần mà nghe:"Thưa tiểu thư, tôi yêu tiểu thư ngay từ cái phút đầu mới gặp. Tôi theo tiểu thư như cái bóng. Một buổi chiều mùa đông tôi đứng nấp ở trước cửa nhà tiểu thư tôi chờ, tôi mong, tôi ao ước được liếc trộm dung nhan. Ðợi trong hai tiếng đồng hồ, gió bấc mưa phùn rét buốt tận xương, thì tấm lòng thành thực của tôi như động đến tâm hồn tiểu thư, khiến tiểu thư ra nơi cửa sổ nhìn xuống. Trời ơi! Tôi suýt ngất đị.. Trái tim tôi nó hồi hộp, nó đập thình thình như muốn phá ngực ra mà bay lên trước dung nhan. Tiểu thư ôn lại trong trí xem có còn nhớ cái buổi chiều đáng kỷ niệm ấy không (Bạch Tuyết làm bộ ngẫm nghĩ rồi cười, nói: không, không nhớ). Nửa người tiểu thư đứng trong cái khung cửa hình như bán thân một tiên nga vẽ trong bức tranh tuyệt bút. Tóc tiểu thư bỏ xõa như đám mây buổi hoàng hôn, hai con mắt tiểu thư lấp la lấp lánh như hai ngôi sao sáng nhất trên trờị..”Bạch Tuyết lại cười:- Anh chàng ngày dáng chừng là một nhà thi sĩ.Thu Cúc lúc nghe đọc thư hai mắt chớp luôn hình như có vẻ cảm động lắm. Cô dịu dàng bảo bạn:- Sao chị vô tình đến thế? Nỡ đem tình thành thật của người ta ra mà chế giễụ- Cậu bênh kia à? Cậu muốn yêu thì tôi nhường cho đấy. Trong thư Văn Hải nói chiều nay hắn ra, “moa” giới thiệu cho nhé?Bỗng ở lan can có tiếng gọi:- Tuyết! Mời hai chị về ăn sáng, con.Nghe tiếng mẹ gọi, Bạch Tuyết cùng hai bạn vội chạy về nhà.***Chiều hôm ấy trong khi hàng trăm con người vừa đàn ông đàn bà, già trẻ, vùng vẫy nô đùa với làn sóng nhấp nhô, thì trên bãi cát trước cửa biệt thự "Dương Liễu" một chàng vận Âu phục đầu chải lật bóng loáng, đương thung thăng bách bộ, mắt chăm chăm nhìn lên cửa sổ trên gác.Một tràng cười giòn ở sau lưng khiến chàng quay cổ lại. Ba cô thiếu nữa, đầu rẽ lệch, vận quần trắng áo màu, đứng cách chàng chỉ độ ba bước. Một cô nói như có ý trêu ghẹo:- Thưa ông, ông muốn hỏi ai ở cái nhà ấy, mà cứ thấy ông ngửng mãi đầu lên nhìn cửa sổ?Ấp úng, lúng túng, hai má ửng tận tai, chàng kia lắp bắp:- Thưa cô... tôi là... Văn HảịBạch Tuyết, hồi chuông điện của nhịp cười lại bấm:- Thưa ông, còn tôi, thì tôi là Bạch Tuyết.Thu Cúc hai ba lần kéo áo, cùng bấm chị, nhưng Bạch Tuyết như không lưu ý, cứ nghiễm nhiên vừa cười vừa nói:- Thưa ông, chỉ có thế? Hay ông còn muốn hỏi điều gì nữảChả biết nói gì, Văn Hải ngả đầu chào rồi định quay đi, thì Bạch Tuyết vẫn chưa tha, lại gọi giật lại:- Này ông Văn Hải. Ông đánh rơi bức thư, tôi lượm được thấy có tên ông ký ở dưới, vậy xin nộp lại ông.Văn Hải, vì có Thu Cúc và Vân Lan, nên xấu hổ quá, mặt đỏ như viên gạch nung. May sao Bạch Tuyết lại nói tiếp luôn:- Hay ông bằng lòng cho tôi để tôi tập lối viết văn rất hay của ông thì tôi cũng xin cảm ơn mà nhận.Văn Hải như người chết đuối vớ được mảnh ván, liền gượng cười đáp lại:- Vâng, xin biếu cô.- Không có điều gì quan hệ trong thứ đấy chứ?Văn Hải đã bạo hơn trước:- Thưa cô, cái đó tùy ở cô.- Nghĩa là thế nàỏ- Nghĩa là nếu cô cho là quan hệ thì quan hệ.- Tôi vẫn không hiểụ.. À quên, tôi xin giới thiệu ông, hai chị tôi đây là Vân Lan và Thu Cúc cùng học năm thứ ba tại trường nữ sư phạm với tôi. Chi. Thu Cúc tôi cũng là một thi sĩ như ông.Văn Hải ngả đầu chào. Còn Thu Cúc thì bẽn lẽn, cúi đầu, mũi giày bấm xuống cát.- Chị rõ lôi thôi lắm! Ai là thi sĩ!Nào Bạch Tuyết đã tha cho đâu:- Thưa ông, bây giờ thật hết chuyện. Vậy chị em chúng tôi xin mạn phép từ giã ông, để đi dạo chơịDứt lời, cô dắt tay hai bạn đi đến một đống đá chồng chất ngổn ngang, nước thủy triều tràn, giũa lâu ngày đã nhẵn bóng. Ba người vừa trèo lên ngồi vắt vẻo, khúc khích cười với nhau, thì đã thấy Văn Hải lượn lại gần, đánh bạo hỏi to:- Thưa ba cô, ba cô không tắm?Bạch Tuyết khom hai bàn tay đặt vào miệng làm như cái loa, rồi vừa cười vừa đáp lại:- Thưa ông không, chúng tôi sợ cá lợn lắm!Cụt hứng, Văn Hải lảng xạThu Cúc thấy bạn quá tàn nhẫn, trách:- Chị trêu người ta làm gì mãi thế!- Thì việc gì đến chị?... Ðạo đức mãi! Ra ngoài này nếu không có chuyện ngộ nghĩnh như thế thì buồn chết, thà về Hà Nội còn hơn.Thu Cúc thở dài, nói một mình:- Vô tình đến thế là cùng!***Hai hôm sau, Vân Lan về Hà Nội. Suốt nửa tháng, chiều nào Bạch Tuyết và Thu Cúc đi chơi hay đi tắm cũng gặp Văn Hải lượn quanh. Mà lần nào, Bạch Tuyết nhận được thư của chàng cũng đem đọc cho bạn nghe. Thu Cúc thấy vậy sinh cáu, mấy lần định cự tuyệt.Một hôm hai chị em gặp Văn Hải tay cầm cuốn sách, Bạch Tuyết hỏi đùa:- Quyển gì đấy ông?- Thưa cô quyển l Amie et la Maítresse (1).- Bạn và bà chủ, hay bạn và cô giáo, thưa ông?Văn Hải mỉm cườị- Thưa ông, có hay không.- Thưa cô, hay lắm!- Chúng tôi đọc được chứ? Ông cho mượn nhé?- Xin vâng.Về tới phòng, Bạch Tuyết quẳng cuốn sách vào ngăn kéo. Thu Cúc cười, hỏi:- Mượn về không xem thì mượn làm gì?- Trêu nó chơi, chứ xem xiếc gì! Ðấy cậu có đọc thì đọc.... Ðọc xong kể lại chuyện cho tôi nghe với nhé. Mấy hôm nữa lỡ hắn hỏi nếu chả biết đằng nào mà trả lời thì hắn sẽ khinh chết.Thu Cúc thong thả đáp:- Ðược, chị để tôi đọc chọTối hôm ấy Bạch Tuyết đi ngủ đã từ lâu. Một mình Thu Cúc vẫn loay hoay với pho tiểu thuyết. Mà nào cô có đọc! Cô chỉ gấp sách chống tay vào cằm ngồi mơ mộng, cảm động về những câu tư tưởng và những bài thơ của Văn Hải viết ở rìa sách. Thu Cúc nghĩ thầm:- Ðáng thương! Con người đa tình mà đi yêu một tảng đá!Hai giọt nước mắt long lanh ở cặp mi như hạt sương buổi sáng rung rinh trên lá... Bỗng Thu Cúc phì cười:"Rõ mình khéo cảm động hão!"Nhưng cũng nên bảo cho anh đồ biết mà thôi đi, đừng đeo đuổi nó mãi vô ích. Phải đấy, ta làm phúc bảo giùm! Hay ta học một bài thơ chơi"Thu Cúc liền mở từ đầu quyển sách lại một lượt để tìm bài thơ nào tình tứ nhất thì họạSong những câu tư tưởng và các bài thơ viết toàn bằng chữ Pháp. Có một bài đề tặng người bạn gái, đại ý như sau:"Ái tình là gì? Là một lời vĩnh biệt làm tan nát lòng người chăng?Hay là nụ cười chua chát ở cặp môi thắm,Rơi vào luồng gió nó cuốn đi trên đôi cánh hồng?Nếu ái tình là thế, thì than ôi! Sầu thảm biết bao!Vì tưới bằng nước mắt nhân loạịNhững bông lúa tốt tươi, những bông hoa hồng rực rỡ.Chỉ sẽ là những vật rã rời khô héo dưới trời xanh."Bài thơ này cũng như mọi bài khác tuy chỉ toàn bằng những ý tưởng sáo, theo trong các tập thơ Lamartine và Musset, song Thu Cúc cho là tuyệt bút, đặc sắc chẳng kém gì những bài thơ hay của các thi hào bên Pháp.Ðọc xong, Thu Cúc mỉm cười:"Họa lại cũng khó lòng. Thì ta cứ trả lời bằng một bài thơ quốc âm đã sao. Cốt anh chàng hiểu thôi mà, tiện nhất cho ta là phê vào đây một câu“***Sáng tinh sương, Văn Hải đương thơ thẩn ngồi trên bên chòm đá, bỗng vơ vẩn mắt chàng đặt tới một tảng đá có bốn chữ lớn viết bằng gạch non Văn Hải - Thu Cúc. Chàng nghĩ thầm, lẩm bẩm:- Chả có lẽ lại thế.Chàng còn đương phân vân thì con hầu nhà Bạch Tuyết lại gần đưa trả quyển sách:- Thưa cậu, cô con bảo đem nộp cậu quyển sách cậu cho mượn hôm nọ.- Cô nàỏ- Cô Thu Cúc con.- Thôi được.Văn Hải vội vàng mở sách ra xem lại những chỗ mình có đề thơ, thì dưới bài "Ái Tình" thấy có phê một câu:"Ái tình nào chỉ có thế? NÓ còn ngoắt ngoéo hơn nhiều kia! - Nụ cười chua chát cũng chưa tệ chưa ác. Có khi nụ cười dịu dàng thời như đóa hoa hàm tiếu mà trái tim kẻ kia vẫn lạnh như đồng, trơ như đá."Văn Hải xem xong, mỉm cười nói:- Ðược, ta nghĩa ra mưu kế rồịChiều hôm ấy Bạch Tuyết và Thu Cúc đương đi chơi trên bãi cát, thì Văn Hải tay cắp vài quyển sách tiến đến trước mặt cất mũ, ngả đầu chào:- Thưa cô, vì thấy cô thích đọc tiểu thuyết nên tôi lại đưa cô mượn mấy quyển nữạ Ở đây ngoài sự tắm bể với sự xem sách dễ chả có chi là thú.Bạch Tuyết không biết rằng Thu Cúc đã trả sách, vội vàng từ tạ:- Thưa ông, quyển sách ông cho mượn bữa nọ chúng tôi xem chưa xong, ông hãy để thong thả.Văn Hải cười nhạt, gằn từng tiếng:- Thưa cô, tôi nói cô Thu Cúc kia ạ. Tôi vẫn biết cô không ưa đọc sách. Có phải không thưa cô Thu Cúc?Thu Cúc phần thì sung sướng, phần xấu hổ, bẽn lẽn cúi đầu, không trả lời. Còn Bạch Tuyết thì tuy tức uất người nhưng cố giữ không để nộ khí biểu lộ ra nét mặt, vừa cười vừa nói một cách tự nhiên:- Ðấy! Tôi đã bảo mà. Có sai đâu! Hai hồn thơ rồi thế nào cũng gặp nhau, cũng hiểu nhau, cũng... yêu nhaụThu Cúc cau mày gắt:- Bậy! Ðùa gì mà cứ đùa quá!Hai người nói chuyện bằng sách với nhau như thế được một tuần lễ. Mục đích Văn Hải là chỉ cốt để trêu tức Bạch Tuyết, nhưng Bạch Tuyết hình như không hề để tâm đến, gặp Thu Cúc xem sách, cô chẳng nói chi hết, đến nỗi Thu Cúc thấy bạn quá lãnh đạm, phải lấy làm ngượng và khó chịụMột đêm Thu Cúc thức giấc không thấy bạn nằm bên. Nhìn ra hiên thì đèn điện vẫn sáng. Tò mò, rón rén dậy, nấp xem bạn làm gì, thì thấy Bạch Tuyết ngồi ghế hai tay ôm đầu, cặm cụi đọc sách.Bấy giờ vào khoảng một, hai giờ sáng; nước thủy triều đương lên to, ầm ầm đánh vào đống đá chân tường hoa. Gió thổi vù vù, lá thông reo, rít... Nếu vạn vật dữ dội kia im tiếng độ một phút thì sẽ nghe thấy tim của Bạch Tuyết đập rất mạnh.Thu Cúc lại vào giường nằm. Nhưng đường kia nỗi nọ, trăm mối vấn vương, không sao ngủ được. Phần cảm động về những bài thơ của ai, phần căm tức bạn ban ngày làm ra mặt lãnh đạm đối với Văn Hải, mà đêm khuya chờ mọi người yên giấc, trở dậy lấy trộm sách ra xem.Thu Cúc liền lại trở dậy, rón bước ra hiên, thì thấy Bạch Tuyết gục đầu xuống quyển tiểu thuyết đương khóc nức nở. Thu Cúc vốn đa cảm thấy thế động tâm thương hại, lền đến gần dịu dàng đặt tay lên tay bạn. Bạch Tuyết giật mình đứng phắt dậy hỏi:- Aỉ... Chị đấy à?- Khuya rồi, đi ngủ thôi chứ!- Ðược, chị cứ đi ngủ trước đi. Tôi chưa buồn ngủ.- Lại còn trước với sau. Gần sáng rồi. Mê đọc truyện thế mà làm bộ không thích tiểu thuyết.- Rõ khéo! Việc gì đến chị?- Chị giận đấy à?- Ai hơi đâu!Dứt lời Bạch Tuyết vùng vằng quay vào phòng. Thu Cúc theo sau hỏi:- Chị giận em thực đấy à?... Có chuyện gì cho em biết với, xem em có thể an ủi được chị chăng? Can chi chỗ chị em với nhau, chị cứ giấu em thế?Bạch Tuyết ngồi phịch xuống giường:- Chị dấu em thì có... Sao chị với Văn Hải cùng nhau họa thơ mà...- Vậy chị yêu Văn HảỉBạch Tuyết không trả lời, hai dòng lệ ràn rụa trên má.Thu Cúc nói:- Em xin thề với chị rằng em không có tình gì với Văn Hải hết. Chẳng qua buồn thì họa thơ chơi đó thôịLòng trắc ẩn đã khiến Thu Cúc thề một câu không thực.***Thì ra ái tình thật lạ!Hơn một năm trời, Văn Hải thầm yêu Bạch Tuyết đến nỗi mất ăn, mất ngủ, bỏ cả những việc học. Trước Bạch Tuyết còn không lưu ý đến, sau thấy anh cứ luôn luôn bên mình, thì lấy làm khó chịu, tìm hết sức trêu ghẹo cho bõ ghét.Song từ hôm ra Ðồ Sơn, Bạch Tuyết thấy tính tình đổi khác hẳn. Khi mặt trời mọc, khi mặt trời lặn, khi ánh trăng chơi vơi trên làn sóng, khi tiếng gió vù vù thổi rạp lá thông, Bạch Tuyết đều cảm thấy trong lòng nẩy ra một mối tình vô hạn. Có buổi chiều, ngồi một mình trên mỏm đá, ngắm chiếc thuyền nhấp nhô mặt biển, Bạch Tuyết thấy trái tim đập mạnh như hồi hộp vì aị- Hay ta yêu? Nhưng yêu aỉTrong khi ấy thì Văn Hải luôn luôn quanh lượn bên mình.Ðối với chàng trước cô còn ghét, sau lãnh đạm, dần dần nói đùa trêu ghẹo. Thành thử cái lòng yêu, buổi mới nó chỉ miên man cùng vừng trăng, cùng làn sóng, nay thấy liên can tới người mình gặp giữa cảnh trăng soi, sóng vỗ.Lại thêm mấy hôm trước ngồi buồn, mở một quyển tiểu thuyết của Văn Hải ra đọc, cô thấy nhan nhản những thơ tình đề ở rìa sách. Những bài thơ ấy giá hai ba tháng trước lọt vào mắt Bạch Tuyết thì Bạch Tuyết cho là gàn, là dở. Nay thì cô thấy hay, đọc lên thấy cảm động. Chỉ vì những bài thơ tình ấy nay đặt vào trong một cái khung thích hợp với ái tình.Hai hôm sau, Bạch Tuyết thấy mình ghét Thu Cúc... Ghét rồi ghen. Người đời vẫn thế, cái gì dẫu mình không thích, khi thấy vào tay người khác mình cũng lấy làm khó chịu. Huống cái thích của người, - tuy người ấy là bạn thân, nay lại trở nên cái thích của mình.***Một buổi sáng, Văn Hải nhận được bức thư có vài dòng vắn tắt:"Ông nên viết thư an ủi Bạch Tuyết là người đương phiền não âu sầu vì ông. Và tôi ước mong rằng chẳng bao lâu bạn thân của tôi sẽ là Bà Văn Hảị..Thu Cúc thấy Bạch Tuyết yêu Văn Hải và thấy đối với mình, Văn Hải một ngày một thêm quyến luyến, nên quả quyết hi sinh ái tình vì bạn.(1) Bạn và tình nhân.
Mục lục
Sóng Gió Đồ Sơn
Sóng Gió Đồ Sơn
Khái HưngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: HùngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003 | vanhoc |
Gợi ý
Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
+ Trong khu vườn rậm.
+ Bướm nhởn nhơ trên những bông hoa.
+ Bướm nhìn thấy Ong đang mải mê hút mật.
Phát triển câu chuyện:
– Bướm thắc mắc với Ong tại sao cứ bận rộn mà không thảnh thơi như Bướm?
– Ong đáp vội vàng cho rằng lao động là cần thiết. Rồi có ngày Bướm phải hiểu điều đó.
– Bướm cho rằng ở đời có cánh bay là để nhởn nhơ. Làm việc chỉ mệt mỏi. Chi bằng mang quần áo đẹp đi chơi.
– Ong cho Bướm biết con người ca ngợi và phê phán Bướm.
– Bướm cho xã hội loài Ong là xã hội gò bó. Cuộc sống như vậy rất chán.
+ Trong trò chuyện, Ong vẫn hăng hái làm công việc hút mật.
+ Khi đã đầy mật, nó không bàn cãi mà bay về tổ.
Trong khu rừng cây rậm rạp, um tùm có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.
Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:
– Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ô, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?
– Ô, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à! Không thể đơn giản như thế đâu, cũng có đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!
Vẫn cái giọng thỏ thẻ ấy vang lên:
– Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong chơi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!
Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng chua loét ấy của Bướm, bèn cất tiếng:
– Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cuộc sông con người nhiều điều tốt đẹp.
Bướm nghe thế, vội tranh cãi: | vanhoc |
Giản Vương (chữ Hán: 簡王) là thụy hiệu của một số vị quân chủ thiên tử và chư hầu, hoặc các phiên vương, quận vương và thân vương trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Danh sách
Xuân Thu Chu Giản Vương
Đông Chu Sở Giản Vương
Đông Hán Trung Sơn Giản Vương
Đông Hán Tế Nam Giản Vương
Tây Lương Giản Vương
Lưu Tống Kiến Bình Tuyên Giản Vương Lưu Hồng
Nam Tề Thủy Hưng Giản Vương (hoặc Quảng Hưng Giản Vương) Tiêu Giám
Nam Lương Quế Dương Giản Vương (truy tặng)
Nam Lương Nam Khang Giản Vương
Hậu Lương Nghĩa An Giản Vương (đời nhà Tùy gọi là Đào Khâu Giản Hầu)
Bắc Ngụy Vũ Xương Giản Vương
Bắc Ngụy Lạc An Giản Vương
Bắc Ngụy Quảng Dương Giản Vương
Bột Hải Giản Vương (sau được truy tôn là Giản Đế)
Đường triều Giản Vương Lý Cấu
Bắc Tống Cảnh Hiếu Giản Vương (hay Bộc Hiếu Giản Vương) Triệu Tông Hán
Minh triều Tần Giản Vương
Minh triều Lâm Đồng Huệ Giản Vương (còn có thụy hiệu khác là Tần An Vương)
Minh triều Tấn Giản Vương
Minh triều Chu Giản Vương
Minh triều Ba Lăng Điệu Giản Vương
Minh triều Đại Giản Vương
Minh triều Túc Giản Vương
Minh triều Liêu Giản Vương
Minh triều Mân Giản Vương
Minh triều Hàn Giản Vương
Minh triều Thẩm Giản Vương
Minh triều Y Giản Vương
Minh triều Triệu Giản Vương
Minh triều Trịnh Giản Vương
Minh triều Tương Giản Vương
Minh triều Cát An Túc Giản Vương
Minh triều Sùng Giản Vương
Minh triều Cát Giản Vương
Minh triều Huy Giản Vương
Minh triều Lộ Giản Vương
Minh triều Từ Giản Vương
Minh triều Kinh Giản Vương
Minh triều Âu Ninh Ai Giản Vương (trước đó có thụy hiệu là Từ Ai Vương)
Xem thêm
Giản đế
Giản Văn Đế
Giản hoàng hậu
Giản công
Giản hầu
Giản bá
Giản tử
Ý Giản Vương
Trang Giản Vương
Cung Giản Vương
Vinh Giản Vương
Hoài Giản Vương
Khang Giản Vương
Đoan Giản Vương
An Giản Vương
Tĩnh Giản Vương
Ôn Giản Vương
Thuận Giản Vương
Chiêu Giản Vương
Hi Giản Vương
Văn Giản vương
Chu Giản Vương
Thụy hiệu | wiki |
Máy ghép mộng, còn gọi theo tiếng Anh là biscuit joiner hay plate joiner, là một loại máy công cụ hỗ trợ tạo các mối nối ghép gỗ cho thợ mộc. Các nối ghép này có hình dạng gần giống như chiếc bánh biscuit dẹp nên mới có tên gọi trên.
Cấu tạo cơ bản của một máy ghép mộng biscuit rất đơn giản, bao gồm một động cơ và 1 lưỡi cắt gỗ có đường kính là 10 cm (4"), động cơ motor thường có công suất là 600W-1000W thông thường các máy hiện nay chỉ dùng chỉ có công suất từ 700-800W.
Chiếc biscuit joiner đầu tiên do hãng Lamello sản xuất năm 1968 nhưng nó được sáng chế từ năm 1956 bởi Hermann Steiner người Thụy Sĩ. Cho đến nay có khoảng 50 loại biscuit joiner đã ra đời.
Sử dụng
Đây là cách dễ dàng và nhanh nhất để nối 2 miếng gỗ lại với nhau. Lưỡi cắt khi hoạt động sẽ nhô ra khỏi máy và cắt miếng gỗ thành hình vành khăn. Sau đó người thợ mộc quét keo dán gỗ lên mặt hình vành khăn này rồi mới đưa miếng nối vào (biscuit). Lực chủ yếu do keo dán gỗ chịu.
Đánh giá
Ưu điểm
Với sự hỗ trợ của máy ghép mộng, các mối nối ghép biscuit được thực hiện rất nhanh chóng, dễ dàng. Các thợ mộc tin rằng đây là lựa chọn số 1 cho các độ nội thất nhỏ như tủ sách và thậm chí cả bàn.
Nhược điểm
Tuy nhiên, mối nối ghép biscuit được cho là mối nối yếu nhất trong các loại mối nối căn bản trong mộc, khá tốn vật liệu nói chung (phải tốn thêm keo dán gỗ và phiến biscuit).
Hiện nay có những loại biscuit mới thay thế cho biscuit gỗ, cứng hơn, có thể tách ra được, có thể không cần keo dán gỗ hỗ trợ.
Tham khảo
Máy công cụ cầm tay
Công cụ cơ khí | wiki |
Đề bài: Kể một việc làm tốt trong gia đình đã để lại cho em một kỉ niệm sâu sắc
Bài làm
Bây giờ, mỗi khi lật lại quyến vở cũ, thấy đôi nét chữ ngay ngắn bên cạnh những dòng nguệch ngoạc, em không thể nào quên được bao buổi tối ông nội ngồi kèm cho em học.
Năm đầu lớp một, chẳng hiểu vì sao riêng món tập viết lả em kém gần như nhất lớp. Cô rầy mãi. Đã thế, cô còn báo về nhà khiên em hổ thẹn vô cùng.
Ba mẹ em thì đâu có thời giờ. Hàng đêm, ông cứ ngồi kề bên, chi bảo và cầm tay nắn nót cho em từng nét chữ. Hết bảng con rồi lại vào vở. Phải nói, ông chiều chuộng em hết mức. Nhiều lần có chữ o mà viết mãi cũng không tròn, ông chớ hề tỏ ra bực dọc chút nào.
Kể một việc làm tốt trong gia đình đã để lại cho em một kỉ niệm sâu sắc
Dần dần về sau đã có sự tiến bộ. Cho đến một hôm, lần đầu tiên em được điểm chín môn tập viết làm cô giáo rất đỗi ngạc nhiên. Cô tuyên dương em trước lớp.
Về nhà, em khoe ngay với ba, với mẹ, chạy thẳng ra sau vườn, xoè quyển vở điếm còn tươi rói cho ông xem. Đang chăm sóc mấy cây kiểng, ông dừng lại và cười nói: “Có công mài sắt. có ngày nên kim con ạ!”
Nhưng giờ đây, ông em đã ra người thiên cổ rồi, còn đâu! Nhìn chữ viết ông đó mà lòng bùi ngùi vô hạn. | vanhoc |
Công nghiệp bán dẫn là tập hợp toàn bộ các công ty tham gia vào lĩnh vực thiết kế và chế tạo chất bán dẫn. Ngành công nghiệp này hình thành vào khoảng năm 1960, ngay khi lĩnh vực chế tạo linh kiện bán dẫn trở thành một ngành kinh doanh có thể phát triển và tồn tại độc lập. Kể từ đó, doanh thu hàng năm của ngành này đã tăng lên đến trên 481 tỷ đô la Mỹ, tính đến năm 2018. Nói cách khác, ngành công nghiệp bán dẫn là động lực phía sau cả một ngành công nghiệp điện tử rộng lớn hơn, với doanh số thường niên của mảng điện tử công suất là 216 tỷ đô la Mỹ tính đến 2011, doanh số điện tử tiêu dùng được kỳ vọng đạt mức 2,9 nghìn tỷ đô vào năm 2020, doanh số mảng công nghệ được kỳ vọng ở mức 5 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2019, và mảng thương mại điện tử với trên 29 nghìn tỷ đô vào năm 2017.
Linh kiện bán dẫn được sử dụng nhiều nhất là MOSFET (transistor hiệu ứng trường kim loại-oxit bán dẫn, hay transistor MOS), được phát minh bởi hai kỹ sư người Mỹ là Mohamed M. Atalla và Dawon Kahng tại Phòng thí nghiệm Bell năm 1959. Thang tỷ lệ MOSFET và tiểu hình hóa vẫn luôn là nhân tố cơ bản đứng đằng sau sự gia tăng nhanh chóng theo cấp số mũ của công nghệ bán dẫn kể từ thập niên 1960. Chiếc MOSFET, vốn chiếm đến 99,9% tất cả các transistor, chính là động lực phía sau ngành công nghiệp bán dẫn và là linh kiện được chế tạo số lượng lớn nhất trong lịch sử, với tổng cộng ước tính là 13 ngàn mũ 7 (1,3 × 1022) chiếc MOSFET được sản xuất ra trong giai đoạn từ 1960-2018.
Các doanh nghiệp lớn nhất
Theo quốc gia và khu vực
Doanh thu
Bằng sáng chế
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Khan hiếm chất bán dẫn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu - 24h Công nghệ trên VTV1
OSAT
Giới thiệu năm 1960
Chế tạo bán dẫn
Công nghiệp điện tử | wiki |
ImageShack là một trang web lưu trữ hình ảnh trả phí có trụ sở tại Los Gatos, California.
Mặc dù ImageShack luôn có dịch vụ trả phí, phần lớn doanh thu ban đầu được sinh ra từ quảng cáo. Tháng 1 năm 2014, ImageShack thông báo rằng họ đã chuyển sang dịch vụ trả phí và sẽ không cung cấp tải lên miễn phí nữa.
Hình ảnh được lưu trữ trong tài khoản miễn phí vẫn có sẵn cho đến ngày 31 tháng 1 năm 2016, và các tài khoản miễn phí không được chuyển đổi thành tài khoản trả phí đã bị xóa sau ngày đó. Giao diện trang web mới không cho phép truy cập trực tiếp vào độ phân giải hình ảnh gốc trên web miễn phí, nhưng hình ảnh có thể được tải xuống hàng loạt ở độ phân giải gốc bằng ứng dụng SkyPath của họ.
Lưu trữ hình ảnh
Trang web đã được ra mắt vào tháng 11 năm 2003. Trang chính có trường chọn tệp, tại đó người dùng có thể chọn tệp hình ảnh để tải lên. Định dạng tệp hình ảnh phải là JPEG (JPG), PNG, GIF, TIFF (TIF) hoặc BMP, và tệp phải nhỏ hơn hoặc bằng 5 megabyte (dịch vụ miễn phí) hoặc 10 megabyte (dịch vụ trả phí). Hình ảnh BMP và TIFF (TIF) đã tải lên được tự động chuyển đổi sang định dạng PNG.
Sau khi tệp được tải lên, người dùng được chuyển hướng đến một trang có chứa các phiên bản URL khác nhau cho hình ảnh được tải lên. Các URL này được định dạng sẵn bằng một loạt các đoạn mã HTML và BBCode, có thể được sử dụng để liên kết trực tiếp chúng trên các trang web và diễn đàn. Các URL này không được liệt kê công khai, vì vậy chỉ người dùng và những người mà người dùng chia sẻ URL mới biết vị trí tệp.
Giữa năm 2008, ImageShack bắt đầu "ẩn" liên kết trực tiếp đến hình ảnh nhằm giảm số lượng hình ảnh được liên kết trực tiếp vì chúng không mang lại doanh thu quảng cáo. Sau khi nhận được phản hồi từ người dùng, Imageshack đã ngừng "ẩn" các liên kết trực tiếp và đặt chúng lên đầu trang. Tuy nhiên, hiện tại họ tuyên bố, bạn phải đăng ký để xem liên kết trực tiếp (cũng có thể xem hình ảnh trực tiếp hoặc đọc URL từ mã nguồn).
Hình ảnh được lưu trữ trên ImageShack vô thời hạn trừ khi hình ảnh hoặc người dùng đã tải lên nó vi phạm Điều khoản dịch vụ. Hình ảnh sẽ được kết xuất để không thể truy cập nếu hình ảnh sử dụng băng thông trên 200 megabyte trong khoảng thời gian một giờ. Nếu hình ảnh đó không được truy cập một lần mỗi năm, nó sẽ bị xóa.
Ngoài ra cũng có một dịch vụ đăng ký miễn phí cung cấp cho người dùng khả năng xem và xóa hình ảnh được tải lên trước đó của họ.
Tháng 5 năm 2006, có báo cáo rằng ImageShack đã phục vụ 100.000 lượt yêu cầu của người dùng đồng thời khi hoạt động cao điểm.
ImageShack cũng cung cấp một ứng dụng nguồn mở độc lập để người dùng tải lên hình ảnh và video. Trình tải lên ImageShack có sẵn cho Windows, Mac và Linux.
Trước đây, người dùng có thể tải lên hình ảnh ẩn danh mà không cần có tài khoản. Từ ngày 7 tháng 11 năm 2013, ImageShack đã ngừng chấp nhận tải lên hình ảnh từ người dùng ẩn danh, vì vậy người dùng đã đăng ký sẽ phải đăng nhập hoặc đăng ký để tải lên hình ảnh.
Ngày 17 tháng 1 năm 2014, ImageShack đã thông báo thay đổi mô hình kinh doanh của mình, chuyển từ mô hình dựa trên quảng cáo sang mô hình dựa trên trả phí. Thay đổi này hiện tại chỉ cho phép người dùng cao cấp tải lên hình ảnh.
Tháng 8 năm 2015, ImageShack đã âm thầm bắt đầu thay thế các hình ảnh nhúng đã bị xóa bằng quảng cáo, xả rác trên nhiều diễn đàn internet bằng các hình ảnh quảng cáo. Công ty đã thông báo vào tháng 11 năm 2015 rằng các tài khoản miễn phí sẽ bị ngừng vào ngày 31 tháng 1 năm 2016 nếu chúng không được nâng cấp.
Dịch vụ torrent
Dịch vụ torrent của ImageShack, còn được gọi là Torrent Drive hoặc ImageShack Drive, cung cấp tải xuống torrent phía máy chủ thông qua giao diện dựa trên web. Các torrent được các máy chủ ImageShack tải xuống và lưu giữ trong 30 ngày. Sau khi hoàn thành, một liên kết tải xuống HTTP được cung cấp. Nó được cung cấp cho người dùng đã đăng ký không trả tiền, nhưng giới hạn ở một hạn ngạch mà tất cả những người dùng như vậy kết hợp có thể tải xuống, được đo bằng lượng sử dụng của máy chủ bởi người dùng trả tiền. Kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2009, ImageShack đã dừng dịch vụ miễn phí đối với Torrent Drive và từ đó cũng ngừng hoàn toàn dịch vụ này.
yfrog
Yfrog là một dịch vụ được điều hành bởi ImageShack được thiết kế đặc biệt để tải ảnh và video lên Twitter. Nó được ra mắt vào tháng 2 năm 2009 và cho phép tải lên qua email hoặc giao diện trang web.
Xem thêm
Chia sẻ hình ảnh
Danh sách các trang web chia sẻ hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web ImageShack
Chia sẻ ảnh | wiki |
Em hãy kể về một người ông bà kính yêu của em.
Hướng dẫn
Trong mỗi chúng ta ai cũng có ông bà và ba mẹ, có những người may mắn được sống cùng ông bà, được tận hưởng tình thương yêu trọn vẹn của ông bà, nhưng không ít bạn nhỏ khi sinh ra đã không được gặp ông bà của mình nữa. Tôi chỉ được sống với ông trong thời gian không nhiều, nhưng những kỉ niệm về ông thì có đi hết cuộc đời này tôi cũng không quên.
Nhìn di ảnh của ông trên bàn thờ, trước mặt tôi ông như đang đứng cạnh mình. Khi còn sống ông có vóc dáng cao, dáng đi mạnh mẽ và đôi bàn tay rắn rỏi. Đôi mắt ông tuy không còn tinh nhanh như hồi còn trong quân ngũ nữa nhưng trong đôi mắt ấy, tôi vẫn thấy một tình yêu thương con cháu vô hạn. Nhưng điều tôi thích nhất ở ông là bộ râu xoăn, bạc trắng mà hồi nhỏ tôi thường cố vuốt cho thẳng. Mỗi lần như vậy ông chỉ cười như muốn nói: "Cháu ông vẫn còn bé quá".
Tuổi thơ của chúng ta luôn cần một thiên thần hộ mệnh, người sẽ luôn ở bên để xua đi nỗi sợ hãi và an ủi khi cần thiết hay khích lệ trong lúc khó khăn. Đối với tôi, thì thiên thần ấy chính là ông. Tuy rằng ông không còn trẻ và đẹp như những thiên thần mà tôi thường xuyên được nghe kể trong các câu chuyện cổ nhưng ông luôn biết cách làm cho tôi vui và hướng tâm hồn non nớt của tôi tới cái thiện. Đối với tôi, thế cũng đã quá đủ, đáng trân trọng quá rồi.Xem thêm: Anh (chị) nghĩ gì về thời gian và niềm tin
Hồi đó tôi còn nhỏ lắm mà ông tôi cũng còn rất khỏe, bố mẹ thường bận công tác xa nên ông là người luôn bên tôi và chăm sóc tôi. Nhiều đêm tôi khóc nức nở vì nhớ mẹ, ông ôm tôi vào lòng, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích bằng chất giọng Huế, nhẹ nhàng và ấm áp đến kì lạ. Vậy nên ngay khi ông bắt đầu kể chuyện tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Tôi dần dần quen hơi ông, không còn nhớ ba mẹ nữa, mà ngược lại tôi lại thấy gần gũi với ông hơn là với bố mẹ. Những lúc tôi ngã đau, ông thường đỡ tôi dậy, xoa xoa vào chỗ đau tồi ôn tồn bảo: "Cháu nhìn này, chỗ xước này, chỉ mấy hôm nữa là sẽ khỏi thôi nhưng sau đó cháu sẽ biết đi đứng thận trọng hơn để khỏi ngã". Và đúng như thế thật, sau mỗi lần ngã là tôi rút ra kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm.
Khi tôi vào lớp một, món quà mà ông tặng tôi khiến tôi rất bất ngờ, đó là con lật đật. Ông bảo con lật đật luôn biết đứng dậy sau khi ngã và ông muốn tôi cũng như nó. Nhẹ nhàng, từng chút một, ông đã cho tôi những bài học đường đời đầu tiên để làm hành trang cho mai sau. Mỗi tối học bài, ông là người kèm tôi học, ông nắn nót cho tôi từng nét chữ, dạy tôi học toán học văn.Xem thêm: Gần cuối năm học, Ban Giám hiệu cần biết tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm. Em hãy thay mặt tập thể lớp viết văn bản gửi lên Ban Giám hiệu
Khi tôi học lớp lớn hơn, ông không phải kèm tôi học nữa vì tôi đã có ý thức tự học, nhưng như một thói quen tôi vẫn ông ngời cạnh để nghe tôi đọc một bài văn hay chỉ cho ông biết tôi đã giải bài toán khó đó thế nào. Ông luôn khen ngợi động viên tôi. Những lời động viên, khích lệ ấy thực sự cần thiết cho một đứa trẻ. Mỗi lần nghe những lời ân cần ấy, tôi lại thấy vui và tôi biết rằng mình không đơn độc. Ngay cả khi tôi đập mấy cái bát trong nhà để lấy sành chơi nhảy ô hay khi tôi phạm lỗi ở lớp phải làm bản kiểm điểm, ông không trách mắng mà chỉ nhìn vào mắt tôi và bảo: "Cháu có thấy mình có lỗi không?". Chỉ như vậy thôi nhưng tôi lại cảm thấy rất buồn và hối lỗi bởi tôi biết đã khiến ông thất vọng.
Thế rồi ông mỗi lúc một già đi, sức khỏe yếu đi, ông không thể cũng chơi và cùng học với tôi nữa. Vào một ngày mùa đông lạnh giá, ông đã mãi mãi ra đi. Nghe tin ông mất trời đất dưới chân tôi như đổ sụp, tôi buồn bã và nhớ thương ông vô cùng. Bao nhiêu kỉ niệm của hai ông cháu cứ hiện về trong tôi. Ông đã nuôi dạy tôi lên người, tôi đã tự hứa với long sau lớn lên sẽ đền đáp công lao của ông, nhưng tôi chưa làm được gì thì ông đã vình viễn ra đi.Xem thêm: Truyện cổ tích Sọ Dừa văn học lớp 6
Bây giờ ông tôi không còn nữa, tôi cũng không làm được gì để báo đáp công lao của ông, tôi chỉ tự nhủ rằng, chắc chắn ông vẫn đang dõi theo tôi, vẫn che chở cho tôi và luôn muốn tôi sống thật tốt như những gì khi còn sống ông đã dạy bảo tôi.
Nguồn: | vanhoc |
Nguyễn Thanh Sơn (5 tháng 11 năm 1910-9 tháng 1 năm 1996) là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tiểu sử
Nguyễn Thanh Sơn tên thật là Nguyễn Văn Tây, sinh tại ấp Trà Ngoa, làng Trà Côn, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó theo học trường Collège de Cần Thơ.
Hoạt động cách mạng
Năm 1926, khi còn đang theo học ở trường trường Collège de Cần Thơ, ông tham gia hoạt động cách mạng.
Tháng 6/1927, ông được tổ chức cử sang dự lớp huấn luyện chính trị khoá III Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc mở ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Trong thời gian dự khoá huấn luyện ở Quảng Châu, Nguyễn Thanh Sơn được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Xong khoá huấn luyện, ông trở về nước hoạt động, được tổ chức phân công về vùng Cao Lãnh, Sa Đéc (nay thuộc Đồng Tháp) hoạt động tuyên truyền hội viên. Tại đây, ông đứng ra tuyên truyền vận động cách mạng trong giới học sinh, trí thức, thợ thuyền.
Trung tuần tháng 9 năm 1929, tại Bình Thủy (Cần Thơ) một cuộc hội nghị thành lập Đặc uỷ An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang do ông Châu Văn Liêm, Bí thư lâm thời Trung ương An Nam Cộng sản Đảng chủ trì. Hội nghị bầu ra Ban chấp hành đặc uỷ Hậu Giang đầu tiên gồm có: Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Tây (Nguyễn Thanh Sơn), Lê Văn Sô, Nguyễn Văn Trí do ông Ung Văn Khiêm làm Bí thư. Ông được phân công phụ trách vùng Sa Đéc, Cao Lãnh. Tại đây, ông xây dựng được một chi bộ An Nam Cộng sản Đảng.
Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ngay sau đó chi bộ Đảng cộng sản vùng Cao Lãnh cũng được chính thức thành lập, gồm có 3 đảng viên: Nguyễn Văn Tây, Nguyễn Văn Thiệt, Trần Thị Thơ. Ông làm Bí thư.
Để hỗ trợ công tác, ông tiếp tục phát triển tờ báo "Lao Nông" (được phát hành bí mật từ thời kì An Nam cộng sản Đảng).
Thực hiện nhiệm vụ chi bộ đề ra, các đảng viên phân công nhau về địa phương tuyên truyền gây dựng cơ sở cho hội, hướng dẫn quần chúng đấu tranh chống thực dân Pháp đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Tháng 5/1930, ông cùng các đảng viên trong chi bộ tổ chức một cuộc biểu tình lớn huy động trên 4.000 người tham dự, với khẩu hiệu "Ngày 1 tháng 5 muôn năm", yêu sách đình thuế hai tháng, phải bỏ các phạt vạ vô lý. Cuộc biểu tình đã gây được ảnh hưởng lớn. Sơ thảo lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đánh giá về cuộc biểu tình này là một trong những cuộc biểu tình đã ảnh hưởng lớn đến phong trào trong cả nước.
Sau cuộc biểu tình đó, ông tiếp tục dẫn một lực lượng hỗ trợ cho một số cuộc biểu tình khác ở Long Xuyên, Cần Thơ. Sau đó, ông được trên phân công về chỉ đạo phong trào cách mạng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Tháng 6/1930, ông được cử làm Bí thư tỉnh Gia Định.
Đến tháng 2/1931, ông được cử giữ chức Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ. Cuối tháng 4/1931, ông bị bắt, bị kết án tù chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.
Năm 1936, Mặt trận bình dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số quyền tự do dân chủ, ân xá chính trị phạm, ở trong nước phong trào đấu tranh công khai đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi thả tù chính trị phạm phát triển mạnh. Trước các phong trào đấu tranh đó và Mặt trận bình dân Pháp đang thắng thế, nhà cầm quyền Pháp buộc phải thả một số tù chính trị phạm, ông và hàng trăm chiến sĩ cách mạng bị đày ra Côn Đảo được trả tự do.
Trở về đất liền, ông tham gia hoạt động công khai tại Sài Gòn, tổ chức nhà xuất bản " Tiền phong thơ xã ", xuất bản báo " Avant-Garde ", tờ báo của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ. (sau đổi là Le Peule: Báo Dân Chúng), chủ nhiệm tờ " Đông Dương tạp chí ". Tạp chí này xuất bản theo Chỉ thị của đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng lúc đó.
Từ tháng 9/1939, ông rút vào hoạt động bí mật, hoạt động ở vùng Tri Tôn, Bảy Núi, U Minh Thượng. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, địch ra sức khủng bố, cơ sở Đảng, cách mạng từ trên xuống hầu như bị tan vỡ. Đầu năm 1941, cơ sở Đảng, cách mạng dần dần hồi phục. Giữa năm 1941, Liên tỉnh uỷ Hậu Giang được thành lập đồng chí Bùi Văn Dự làm Bí thư, Nguyễn Truyền Thanh (Ba Lê) làm Phó bí thư, ông giữ nhiệm vụ Uỷ viên Liên tỉnh.
Đầu năm 1945, ông làm Bí thư liên tỉnh uỷ Hậu Giang, xứ uỷ viên xứ uỷ Nam Kỳ, chỉ đạo tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh miền Tây.
Hoạt động trong thời gian kháng chiến chống Pháp
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ông là Xứ uỷ viên, Uỷ viên uỷ ban hành chánh Nam bộ. Đến tháng 10/1945, Xứ uỷ mới được thành lập trên cơ sở thống nhất giữa hai hệ thống Đảng Tiền Phong và Giải phóng do ông Tôn Đức Thắng làm Bí thư. Xứ uỷ mới cử ông Nguyễn Văn Cúc (Mười Cúc tức đồng chí Nguyễn Văn Linh) Xứ uỷ viên làm Bí thư liên Tỉnh uỷ Hậu Giang, ông Nguyễn Thanh Sơn chuyển xuống làm Phó bí thư.
Tháng 1/1946, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá I, đơn vị tỉnh Trà Vinh, đến tháng 6/1946, ông được phân công Chánh thanh tra chính trị miền Tây, Uỷ viên uỷ ban kháng chiến Nam bộ. Năm 1947, ông là Xứ uỷ viên Nam Bộ, Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến miền Nam Việt Nam chuyên trách về các vấn đề kháng chiến Nam Bộ.
Năm 1948, ông là Xứ uỷ viên, uỷ viên quân sự, rồi uỷ viên ngoại vụ, Uỷ ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ. Đến tháng 12/1949, ông là Uỷ viên Ban tiếp vận Trung ương, phụ trách công tác tiếp vận bằng đường biển từ Băng Cốc (Thái Lan) qua Campuchia về các quân khu Nam Trung Bộ và Liên khu 5. Sau đó ông được Trung ươngg cử làm trưởng đoàn phụ trách tổ chức chi viện cho cách mạng Campuchia, trong số thành viên của đoàn có ông Sơn Ngọc Minh, ông Tou Samouth (về sau ông Sơn Ngọc Minh là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Campuchia). Ông được giao nhiệm vụ đại diện cho Xứ uỷ Nam bộ đi thống nhất Đảng bộ Campuchia với Ban cán sự Đảng ở Thái Lan.
Năm 1950-1954, ông là Xứ uỷ viên Nam bộ; Bí thư ban cán sự Đảng bộ ĐCS Đông Dương kiêm Tư lệnh và Chính uỷ tình nguyện quân Việt Nam tại Campuchia. Đại biểu Bộ Tổng tư lệnh trong phái đoàn quân sự Việt Nam tại Giơnevơ. Trưởng phái đoàn Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong Uỷ ban Liên hiệp đình chiến Việt Nam-Campuchia. Phó trưởng ban Lào-Campuchia Trung ương.
Hoạt động trong ngành tài chính
Từ tháng 4/1958, đến tháng 9/1976, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bí thư Đảng Đoàn Bộ. Ông đã dẫn đoàn Đại biểu Bộ Tài chính nước ta đi khảo sát và học tập rút kinh nghiệm về công tác tài chánh tại các nước Liên Xô, Trung Quốc; Trưởng phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 12 nứơc xã hội chủ nghĩa ở thủ đô Pra-ha (Tiệp Khắc)…
Ông góp phần kiện toàn và phát triển ngành tài chính Việt Nam, xây dựng hệ thống Đại học tài chính Trung ương, Trung học kinh tế Tài chính cho 17 tỉnh, tổ chức quản lý ngoại tệ, bảo hiểm Việt Nam.
Tháng 10/1976, ông nghỉ hưu, về sinh sống cùng gia đình tại số nhà 198 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6 quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nghỉ hưu, nhưng ông vẫn làm việc, đóng góp các vấn đề chiến lược với Trung ương từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V, VI, VII cũng như một số Hội nghị Trung ương, đồng thời giúp tư liệu cho công tác lịch sử Đảng Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ.
Ngày 9/1/1996, ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 86 tuổi.
Vinh danh
Gần 40 năm hoạt động cách mạng, ông đã được Đảng và Nhà nứơc Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng III, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nứơc hạng I, Huân chương Chiến thắng hạng I, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng I, Huân chương " Quân kỳ quyết thắng ", Huy chương Thành đồng Tổ quốc, Huy hiệu 40 năm và 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huy chương, Huy hiệu khác.
Chú thích
Sinh năm 1910
Mất năm 1996
Người Vĩnh Long
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I
Bí thư Tỉnh ủy Gia Định
Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang
Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam
Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngoại giao trong Chiến tranh Đông Dương
Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh
Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ | wiki |
Là người chứng kiến cảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa, em hãy kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
Gợi ý
Tôi là một cây thông – loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm giao thừa rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đôn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?Xem thêm: Phân tích đoạn thơ sau trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể… Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở. Làm nên Đất Nước muôn đời Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội – người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rựợu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụn bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm…
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm… Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi, ấm áp, đôi chân cô bé khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nối trong nước mắt giàn giụa:Xem thêm: Cảm nhận về bài thơ Quê hương– Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu….!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
– Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm – tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm… Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
Gmina Czerwonak là một gmina nông thôn (khu hành chính) ở quận Poznań, Voivodeship Greater Ba Lan, ở phía tây trung tâm Ba Lan. Khu vực hành chính của nó là làng Czerwonak, nằm khoảng về phía đông bắc của thủ phủ Poznań.
Gmina có diện tích và tính đến năm 2006, tổng dân số của nó là 23.692 người. Nó bao gồm Koziegłowy, đây là ngôi làng đông dân thứ hai của Ba Lan với 10.755 cư dân (2006). Bản thân Czerwonak có dân số 5.432 người. Gmina cũng có phần phía tây nam của khu vực rừng được bảo vệ Công viên cảnh quan Puszcza Zielonka, bao gồm ngọn đồi Dziewicza Góra, là điểm cao nhất của Công viên và có một tháp quan sát (mở cửa theo mùa cho công chúng).
Làng
Gmina Czerwonak bao gồm các làng và các khu định cư như Annowo, Bolechówko, Bolechowo, Czerwonak, Dębogóra, Kicin, Klíny, Kozieglowy, Ludwikowo, Miękowo, Mielno, Owińska, Potasze, Promnice, Szlachęcin và Trzaskowo.
Gmina lân cận
Gmina Czerwonak giáp với thành phố Poznań về phía tây nam, và với các gmina như Swarzędz (phía nam), Pobiedziska (phía nam và phía đông) Murowana Goślina (phía bắc và phía đông), và Suchy Las (phía tây).
Tham khảo
Số liệu dân số chính thức của Ba Lan 2006
Poznański
Gmina của Ba Lan | wiki |
Liopropoma multilineatum là một loài cá biển thuộc chi Liopropoma trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1988.
Phân bố và môi trường sống
L. multilineatum có phạm vi phân bố ở Tây và Trung Thái Bình Dương. Loài cá này được tìm thấy xung quanh các nhóm đảo nằm ở phía đông và nam quần đảo Mã Lai; phạm vi phía bắc trải dài đến miền nam Nhật Bản; về phía đông đến quần đảo Tuamotu. Ở ngoài khơi Úc, L. multilineatum được tìm thấy tại rạn san hô Osprey (ở biển San Hô) và bãi cạn Rowley (ở phía đông nam Ấn Độ Dương). Chúng sống xung quanh các rạn san hô ở độ sâu khoảng từ 18 đến 50 m.
Mô tả
L. multilineatum có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 8 cm. Đầu có màu đỏ cam, chuyển sang màu vàng ở phía sau. Cơ thể thuôn dài, có màu vàng với nhiều sọc mảnh màu đỏ dọc theo hai bên thân. Cuống đuôi và vây đuôi có màu đỏ tươi với một sọc màu trắng.
Số gai ở vây lưng: 8; Số tia vây mềm ở vây lưng: 11 - 12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây mềm ở vây hậu môn: 9; Số tia vây mềm ở vây ngực: 13 - 14; Số vảy đường bên: 46 – 47; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây mềm ở vây bụng: 5.
Chú thích
Liopropoma
Động vật được mô tả năm 1988 | wiki |
Lâu đài Jánský Vrch (tiếng Séc: Zámek Jánský Vrch) là một lâu đài lịch sử tọa lạc ở thị trấn Javorník, thuộc huyện Jeseník, vùng Olomoucký, Cộng hòa Séc. Trước năm 1945, đây là nơi ở mùa hè của các giám mục thuộc giáo phận Wrocław. Công trình này có tên trong danh sách các di tích văn hóa của Cộng hòa Séc.
Lịch sử
Lâu đài Jánský Vrch được nhắc đến lần đầu tiên trong văn bản lịch sử có niên đại vào năm 1307. Lâu đài có thể được xây dựng vào giai đoạn cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14. Lúc bấy giờ, chủ sở hữu lâu đài là Boleslav I. Surový - Hoàng tử của Swidnica-Javor từ triều đại Piast của Silesia. Các giám mục của Wrocław tiếp quản lâu đài này từ năm 1348. Sau đó, lâu đài bị những người Hussite chinh phục và phá hoại vào năm 1428. Vào cuối thế kỷ 15, lâu đài được xây dựng lại theo phong cách Phục hưng dưới thời quản lý của Giám mục Gioan IV. Roth.
Sau khi chiến tranh Ba Mươi Năm kết thúc, lâu đài không bị hư hại, nhưng dần mất đi ý nghĩa quân sự. Vào thế kỷ 18, Giám mục Philipp Gotthard von Schaffgotsch (1748–1795) cho xây dựng lại lâu đài theo phong cách Baroque.
Trước năm 1945, những giám mục cuối cùng làm việc tại lâu đài Jánský Vrch là Hồng y Georg von Kopp và Adolf Bertram. Năm 1984, khi các yêu sách về tài sản chung giữa Giáo hội Công giáo La Mã Séc và Ba Lan được giải quyết, lâu đài được quốc hữu hóa.
Tham khảo
Lâu đài Cộng hòa Séc
Di tích Văn hóa Quốc gia của Cộng hòa Séc | wiki |
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 1
Một Triển Vọng Đáng Mừng
Một nhà Hiền Triết đã tóm tắt tất cả lịch sử của nhân loại với những lời nầy: "Con người sinh ra, chịu đau khổ và chết." Nói về sự đau khổ của thế gian, người ta đã từng nghe nói về một chuyện cổ xưa và đầy ý nghĩa. Đó là truyện tích thái tử Sĩ Đạt Ta, mà về sau người ta được biết dưới danh hiệu đức Phật, tức là bậc Toàn Giác. Phụ Vương của Sĩ Đạt Ta là một vị vua rất giàu sang và có thế lực lớn ở miền Bắc Ấn Độ. Người quyết định truyền ngôi cho Thái Tử, và muốn giữ Thái Tử ở trong cung, không muốn cho Thái Tử nhìn thấy cảnh lầm than, đau khổ của người đời. Thái Tử sống từ nhỏ trong cung cấm, và đến lúc trưởng thành, vua cha mới cưới cho Thái Tử một vị Công Chúa nhan sắc đẹp tuyệt trần. Từ nhỏ đến lớn, Thái Tử không hề bước chân ra khỏi bốn vách thành bao bọc chung quanh Hoàng cung một lần nào. Đến lúc Thái Tử sinh hạ được một hoàng nam, người mới thấy nhàm chán cảnh cung điện và tọc mạch muốn biết có những gì ở cõi thế gian bên ngoài. Người mới tìm cách đánh lừa những tên lính gác cửa thành, và lần đầu tiên người mới nhìn thấy cảnh thành phố tấp nập, dân cư đông đão và cảnh đời thực tế bên ngoài. Trong chuyến ngao du đó, người nhìn thấy ba cảnh tượng làm cho người chú ý: đó là cảnh tượng một người gia, một người bịnh và một xác chết. Thái tử vô cùng xúc động, bèn hỏi tên đánh xe đi theo Ngài, tại sao lại có những cảnh đau khổ như thế? Khi được biết rằng đó là những điều thường vẫn xảy ra hằng ngày và đó là cái số phận chung cho cả mọi người, không ai tránh khỏi, Thái Tử lấy làm buồn bực vô cùng đên nỗi Ngài không còn muốn sống cuộc đời sung sướng xa hoa như trước nữa. Ngài trở về cung, bèn từ giã tất cả mọi gia tài sản nghiệp, gia đình vợ con, và quyết định xuất gai tầm Đạo để cứu vớt nhân loại và chúng sinh khỏi sự lầm than đau khổ. Sau nhiều năm khổ công tu luyện và tham thiền quán tưởng, Ngài bèn thoát nhiên đại ngộ, trở nên một bậc Toàn Thông, đắc Vô thượng Đạo, chánh đẳng chánh giác, tức là đắc Đạo thành Phật vậy. Khi đó Ngài mới đem truyền dạy Đạo mầu thoát khổ cho thế gian. Chúng ta là những người trần gian phàm tục, không mấy ai có thể làm giống như Phật Thích Ca, nhất thời dứt bỏ tất cả giàu sang, quyền thế, danh vọng, tình yêu và hạnh phúc gia đình để theo đuổi một mục đích mơ màng viễn vông như là việc đi tìm Chân Lý, và tìm hiểu bí quyết của cuộc Đời! Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta đều có kinh nghiệm về sự đau khổ ít nhất một vài lần trong đời mình và đã có lúc phải tự hỏi: Tại sao con người bị đau khổ? Và họ có thể làm gì để thoát khổ? Những nhà văn có óc không tưởng đã phác họa một thời kỳ trong tương lai mà trong bốn điều khổ của đức Phật nêu ra, thì hai điều sẽ không còn nữa, đó là: Bệnh và lão. Nhưng mặc dầu khoa học hiện đại đã có bao nhiêu những phát minh mới mẻ tân kỳ, người ta vẫn chưa có triển vọng tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề mà con người vẫn coi như là một kẻ thù lớn nhất, đó là Sự Chết! Trong khi chờ đợi, và trong khi mà một sự cải tạo thế giới trên một bình diện hợp lý hơn vẫn chưa đem đến cho nhân loại sức khỏe, an ninh, và hạnh phúc, thì chúng ta còn phải đương đầu với muôn ngàn sự bấp bênh, nguy cơ và đau khổ nó hăm dọa nền hạnh phúc và sự bằng an trong tâm hồn chúng ta! Những tai họa thiên nhiên như hỏa hoạn, ngập lụt, bệnh tật truyền nhiễm, động đất, chiến tranh, ... đó chỉ là mới kể một vài sự hăm dọa từ bên ngoài. Còn nói về đời sống bên trong, tức là về phần nội tâm thì con người có bao nhiêu những sự yếu đuối, bất toàn, như sự ích kỷ, ganh ghét, tham lam, thù hận, si mê ... Nó là bao nhiêu những nguồn gốc sinh ra sự đau khổ cho mọi người và cho những kẻ đồng loại ở chung quanh. Trong những giờ tươi sáng, khi chúng ta cảm thấy trong lòng vui vẻ hân hoan vì tiếng nhạc réo rắt dụ dương, hay khi nhìn thấy cảnh tượng tưng bừng rực rỡ của lúc bình minh, chúng ta cảm thấy rằng trong vũ trụ hẳn có sự hòa vui và có ẩn dấu một ý nghĩa sâu xa thâm trầm. Tuy nhiên, khi chúng ta quay trở về cõi đời thực tế với những sự va chạm phũ phàng, những thất vọng não nề cay đắng, chúng ta không khỏi nêu ra những câu hỏi tối hậu: Yù nghĩa và mục đích của cuộc đời là gì? Tôi là ai? Tại sao tôi lại sinh ra ở đây? Tôi sẽ đi về đâu? Tại sao tôi phải chịu đau khổ? Có những mối liên quan gì giữa tôi với người khác ở chung quanh? Và giữa con người với cái sức mạnh vô hình huyền bí trong cõi thiên nhiên nó bao phủ cuộc đời chúng ta, có một mối liên hệ như thế nào? Những câu hỏi căn bản đó, nhân loại đã từng nêu ra từ thuở bao giờ trong những thời đại quá khứ xa xăm. Ngày nào người ta vẫn chưa tìm ra được câu giải đáp thì tất cả những giải pháp tạm thời để làm dịu bớt sư đau khổ, dầu là những phương tiện vật chất hay tinh thần, cũng đều là vô nghĩa và không có ích lợi gì. Ngày nào mà vấn đề đau khổ của nhân loại vẫn chưa được giải quyết, thì người ta vẫn chưa giải quyết được gì cả. Ngày nào mà trên thế giới còn có một sinh vật nhỏ mọn tầm thường nhất đang quằn quại trong đau khổ mà người ta chưa giải thích nổi lý do, thì người ta cũng vẫn chưa giải thích được điều gì cả, và quan niệm triết lý của chúng ta về cuộc đời vẫn hãy còn là thiếu sót và bất toàn. Từ những thời đại cổ xưa nhất, loài người đã từng nêu ra những câu hỏi đó. Càng ngẫm nghĩ, họ càng cảm thấy rằng những sự tranh đấu vất vả đau khổ của con người không phải là vô ích và vô nghĩa lý như người ta tưởng, mà nó có một ý nghĩa nhờ bởi một sự liên quan lớn lao nối liền con người và vũ trụ. Hoặc họ đã cảm thấy có sự hiện diện vô hìn của những đấng Thần Minh trong khu rừng vắng hoặc trên đồi cao và biết rằng mỗi sinh vật, từ con người đến loài cầm thú, đều có một linh hồn: Rằng linh hồn đó chỉ là tạm thời sống và chịu đau khổ một lúc ở cõi hạ giới, và sau khi chết sẽ tìm thấy một đời sống an nhàn và hạnh phúc hơn. Hoặc họ nghĩ rằng ngoài ra cõi trần gian đau khổ nầy, mà loài người sống trong sự hỗn tạp pha lẫn cả điều lành và điều dữ, điều thiện và điều ác, còn có một cõi giới xa xăm nào đó, là nơi thưởng phạt những hành động của họ ở thế gian. Những điều tin tưởng và giải thích như trên đã từng được nêu ra kể đến hằng nghìn, có những điều hãy còn giản dị thô sơ, có những điều tế nhị hơn, cũng có những điều hợp lý. Và vì bởi một vài điều giải thích đó có vẻ hợp lý mà trên thế gian con người vẫn tiếp tục sống và đương đầu với những nỗi khó khăn của họ một cách can đảm. Có người tin tưởng ở đức Mahomet, có người tin tưởng ở đức Phật, hoặc Chúa Jesus, hay đức Krishna. Có hằng muôn người tin rằng đời người có thể giải thích bằng một lý do duy nhất, đó là sự sống còn. Những người khác không cần tìm biết lý do gì cả, mà chỉ tận hưởng sự vui sướng khoái lạc trong hiện tại. Đối với những người sinh trưởng trong nền giáo dục và tín ngưỡng đạo Gia Tô, thì sự giải thích về đời người và những sự đau khổ của cuộc đời là nhứ thế này: Con người có một linh hồn và linh hồn vốn bất diệt; sự đau khổ là một thử thách đưa đến cho chúng ta, Thiên Đàng hay Địa Ngục là những điều tưởng phạt tùy theo cách hành động và cư xử của chúng ta trên thế gian. Những người đã từng chấp nhận sự giải thích đó không hề tự hào rằng họ có đủ bằng chứng; đó là sự giải thích mà họ được hấp thụ của cha mẹ và của giáo sĩ, chính những vị này cũng đã hấp thụ của những bậc phụ huynh và các giáo sĩ của họ, và cứ như thế đi ngược thời gian cho đến khi người ta tìm thấy uy quyền của một quyển sách gọi là bộ Thánh Kinh (Bible), và của một người tên Jesus. Hầu hết mọi người đều đồng ý: Bộ sách này thật là hay tuyệt diệu, và đức Jesus, dầu rằng là một người hay là Con của Chúa Trời, vốn là một nhân vật phi thường. Tuy nhiên, kể từ thời Phục Hưng (Renaissance) cho đến nay, người Tây phương càng ngày càng trở nên hoài nghi đối với những tín điều căn cứ trên uy quyền của một người: Bất cứ tín điều nào mà không thể chứng minh được qua cái lò thí nghiệm khoa học đều phải gặp một sự hoài nghi mỗi lúc càng tăng thêm. Nhà thiên văn học Ptolémée nói rằng mặt Trời xoay chung quanh Trái Đất; và đó là điều mà Hội Thánh Gia Tô đã chấp nhận và truyền dạy. Tuy nhiên, nhà Thiên văn Copernic đã phát minh ra những khí cụ thiên văn học để chứng minh rằng trái lại, chính Trái Đất xoay chung quanh mặt Trời. Triết gai Aristote nói rằng nếu người ta làm rơi cùng một lượt hai vật có trọng lượng khác nhau từ chỗ cao, vật nặng hơn sẽ rơi xuống đất trước tiên, và Hội Thánh đã hoàn toàn chấp nhận nền triết học cùng sự phát minh khoa học của Aristote. Tuy thế, với một cuộc thí nghiệm giản dị từ trên đài nghiêng ở thành phố Pise, Galiée đã chứng minh rằng hai vật cùng đồng một dung tích như nhau, nhưng trọng lượng khác nhau, lại rơi xuống đất cùng một lúc. Trong bộ Thánh Kinh có nhiều đoạn cho rằng Trái Đất vốn bằng phẳng; tuy nhiên Christophe Colomb và Magellan cùng những nhà thám hiểm khác nữa của thế kỷ mười lăm đã làm đảo lộn giả thuyêt trên đây bằng những chuyến du hành trên mặt biển, khởi hành từ phương Tây để đi về phương Đông. Những sự chứng minh trên đây cùng với việc chứng minh khác nữa đã lần lần chỉ cho người thời xưa không phải là hoàn toàn đúng. Do đó nảy sinh ra quan niệm khoa học và óc hoài nghi của người thời nay. Trong sự tranh đấu để sống còn, con người không thể tránh khỏi sự đau khổ. Sự đau khổ này, dường như người ta không tìm ra lý do nào khác hơn là nó không có mục đích gì cả. Sự chết chỉ là một sự tan rã của những phân tử hóa học vật chất, ngoài ra không còn gì nữa. Như vậy, người ta đã thay thế uy quyền của bộ Thánh Kinh hay của đức Giáo Chủ bằng uy quyền của năm giác quan! Với những ống kính hiển vi, viễn vọng kính, quang tuyến X, máy radar và những phát minh tối tân khác, khoa học đã nới rộng tầm hoạt động của ngũ quan chúng ta. Sự nhận xét bằng ngũ quan, tức thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác, là nền tảng của mọi lý luận khoa học. Tuy nhiên, trải qua vài chục năm nay, người ta đã trở nên phức tạp hơn và hoài nghi hơn đối với những điều họ hiểu biết hoặc tưởng rằng mình đã hiểu biết. Những khí cụ khoa học mà người ta đã phát minh ra, đã chỉ cho họ thấy một cách mỉa mai rằng những giác quan của con người thật là thiếu sos1st, bất toàn là dường nào và không thể giúp chúng ta hiểu biết vũ trụ một cách thật sự. Những luồng sóng Hertziennes, chất phóng quang, nguyên tử lực, đó là chỉ mới kể có một vài hiện tượng khoa học của thời buổi hiện đại, đã chứng minh một cách rõ ràng rằng chung quanh chúng ta có những luồng âm ba rung động và những mãnh lực vô hình; và những vi tử nhỏ bé nhất của cõi vật chất đều là những kho chứa đựng tinh lực, hàm xúc tiềm tàng một sức mạnh kinh khủng mà con người không thể tưởng tượng. Chúng ta biết rằng những giác quan như tai, mắt ... Mà chúng ta dùng để tiếp xúc với ngoại giới, cũng ví như những cửa sổ nhỏ hẹp của cái tòa nhà bé nhỏ là xác thân của chúng ta. Sự nhậy cảm của con mắt chúng ta đối với ánh sáng giúp chúng ta tiếp nhận chỉ có một phần nhỏ những luồng âm ba rung động của ánh sáng. Sự thụ cảm của lỗ tai ta đối với âm thanh chỉ giúp cho chúng ta tiếp nhận có một bát độ nhỏ hẹp trong cái biển âm thanh rộng lớn của vũ trụ. Nhiều loại thú cầm, chim muông, côn trùng, sâu bọ có những thị giác, thính giác và khứu giác khác hẳn của loài người; bởi đó vũ trụ của chúng nó bao hàm chứa đựng nhiều sự vật mà chúng ta không nhận thấy và không thể nhận xét thấy rõ. Người biết suy nghĩ không khỏi lấy làm ngạc nhiên về hiện tượng này là con người vốn thường vẫn tự hào về trí óc thông minh của mình, lại thua kém loài cầm thú, chim muông và sâu bọ về tầm hoạt động của giác quan để nhận xét vũ trụ bên ngoài, và về điểm này họ cũng thua kém cả những đồ dụng cụ khoa học mà trí óc siêu việt thông minh của họ đã phát minh. Họ bắt đầu tự hỏi rằng làm sao họ có thể tự mình nhìn thấy và quan sát những sự vật trong cõi vô hình mênh mông rộng lớn. Thí dụ, chúng ta hãy tưởng tượng rằng chúng ta có thể nới rộng tầm hoạt động và nhận xét của giác quan đến mức làm cho chúng ta trở nên nhậy cảm hơn đối với ánh sáng và âm thanh, dẫu rằng chỉ hơn mức thường độ một ít mà thôi. Phải chăng chúng ta sẽ nhận xét được nhiều sự vật mà trước kia chúng ta không hề nghe, thấy? Hoặc thí dụ như một vài người trong chúng ta bẩm sinh ra đã có những giác quan phi thường, với một tầm thu nhận rộng lớn hơn: Phải chăng là một điều tự nhiên nếu những người này có thể nghe và thấy những sự vật mà chúng ta không thấy và không nghe? Và phải chăng họ có thể nghe xa chẳng khác nào như một cái máy thu thanh, và thấy xa dường như một cái máy vô tuyến truyền hình? Đứng trước cái thế giới vô hình huyền bí, vô tận bao la mà những khí cụ khoa học tối tân của thế kỷ 20 đã tiết lộ cho chúng ta biết, thì người ta phải nhìn nhận sự thật của những điều kể trên. Và nếu chúng ta nhìn lui về lịch sử loài người, thì chúng ta thấy có nhiều trường hợp đặc biệt được ghi chép về những khả năng nhận xét phi thường của một số người. Một trong những người đó là ông Swedenborg, nhà bác học và toán học trứ danh của thế kỷ 18, đã có một năng khiếu thần thông phi thường. Người ta được biết rõ một chuyện về năng khiếu thần thông của ông, chuyện này đã được nhiều nhà tai mắt chứng kiến trong số đó có nhà triết học Emmanuel Kant. Một buổi chiều vào khoảng 6 giờ, ông Swedenborg đang ngồi dùng cơm với vài người bạn ở thành phố Gothenburg, bỗng nhiên ông giựt mình và nói rằng một cơn hỏa hoạn lớn đang xảy ra ở Stockholm là chỗ ông ở, cách đó độ 500 cây số. Sau đó một lát, ông tuyên bố rằng ngọn lửa đã thiêu hủy ngôi nhà của một người láng giềng và hăm dọa cháy lan đến ngôi nhà của ông. Đến 8 giờ, cũng chiều hôm đó, ông cho biết, với một giọng nói đã trấn tĩnh, rằng ngọn lửa đã được dập tắt ở khoảng cách nhà ông độ vài ba gian nhà khác. Hai ngày sau, những lời của ông Swedenborg đã được xác nhận bằng những lời tường thuật về cuộc hỏa hoạn, mà sự bộc phát nhằm đúng ngay vào lúc ông Swedenborg giựt mình và có cảm giác đầu tiên về cơn tai biến này. Đây không phải là trường hợp duy nhất: Tiểu sử của nhiều nhân vật tên tuổi cũng đã ghi chép hàng trăm trường hợp tương tự, trong số đó có vài người như Mark Twain, Abraham Lincoln, St. Saens, ... Trong vài trường hợp, chính những người bà con thân quyến của họ đã có lúc nhìn thấy thình lình những hình ảnh lạ lùng về những sự việc xảy ra ở cách rất xa, hoặc sẽ xảy ra trong nhiều tháng hay nhiều năm về sau, với đầy đủ từng chi tiết. Nói về trường hợp ông Swedenborg thì năng khiếu thần nhãn của ông từ đó trở nên một thứ giác quan mạnh mẽ phi thường và liên tục. Trong phần nhiều những trường hợp khác, năng khiếu đó hình như chỉ biểu lộ trong một lúc nhất định khi đương sự tạm thời rơi vào một trạng thái xuất thần. Người Tây phương thường có khuynh hướng đón nhận những sự việc kể trên với một thái độ hoài nghi và thậm chí với ít nhiều cử chỉ khinh thường. Tuy nhiên, nay đã đến lúc mà người ta không thể nhìn xem những hiện tượng đó một cách khinh rẻ như thế được nữa. Đối với những người có một tinh thần cởi mở, saün sàng tìm hiểu những hiện tượng lạ lùng, đối với những người thông hiểu các trào lưu khoa học và sự nhu cầu của thế hệ thì bất cứ sự việc gì có liên hệ đến những khả năng lạ lùng huyền bí của con người đều có tánh cách lý thú và có một tầm quan trọng vào bậc nhất. Trong số những nhà thông thái có tầm kiến thức rộng rãi, cho rằng những hiện tượng thần bí, siêu nhiên, đáng được nghiên cứu bằng phương pháp khoa học, và đã ra công sưu tầm về những hiện tượng đó, có bác sĩ J. B. Rhine, giáo sư trường Đại Học Duke. Từ năm 1930, bác sĩ Rhine và những người cộng sự với ông đã nghiên cứu ráo riết về những hiện tượng thần giao cách cảm và năng khiếu Thần Nhãn trong con người. Do những cuộc thí nghiệm được kiểm soát chặt chẽ và một phương pháp đặc biệt, bác sĩ Rhine đã khám phá được một điều là trong phòng thí nghiệm, có nhiều người đã biểu lộ những khả năng cảm xúc bằng giác quan siêu đẳng, nói tóm tắt là biểu lộ những năng khiếu thần thông. Người ta có thể nhìn thấy những chi tiết về phương pháp thí nghiệm và những kết quả sưu tầm của bác sĩ Rhine trong quyển sách nhan đề "Tầm Hoạt Động Của Trí Não" do chính ông xuất bản năm 1947. Những nhà sưu tầm khác như Warcollier ở Pháp, Kotik ở Nga và Tichner ở Đức, với những phương pháp thí nghiệm tương tự, cũng đã đi đến những kết luận giống như của bác sĩ J. B. Rhine. Những bằng chứng khoa học hiển nhiên đã giải tán mọi điều nghi ngờ về sự thật của những hiện tượng thần giao cách cảm và năng khiều Thần Nhãn trên địa hạt tâm linh con người. Tuy thế, cho đến nay khoa học chỉ mới chứng minh rằng hiện tượng Thần Nhãn là một điều có thật. Người ta vẫn chưa tìm cách áp dụng năng khiếu đó trên địa hạt thực tế. Nếu con người có được cái năng khiếu thần thông đó, nó giúp cho y nhìn thấy được những gì xảy ra trong không gian mà không cần sử dụng đến cặp mắt phàm, chẳng khác nào y như là một cái máy vô tuyến thu ảnh (Television) thì chừng đó y đã có được một khí cụ mới và quan trọng để thu hoạch những điều hiểu biết về con người và về vũ trụ. Trải qua nhiều thế kỷ, con người đã làm được nhiều công trình lớn lao. Sự khôn ngoan khéo léo của y đã giúp y chinh phục không gian và làm chủ được cõi giới vật chất. Nhưng mặc dầu y đã có được sự khôn ngoan khéo léo đó, y vẫn là một vật yếu đuối và bất toàn. Mặc dầu những sự chinh phục trên địa hạt vật chất, y vẫn còn bất lực và bỡ ngỡ, lạc loài. Mặc dầu y đã thu hoạch được những kết quả thành tựu mỹ mãn trên các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và khoa học, y vẫn chưa tìm ra ý nghĩa và mục đích của sự đau khổ mà con người phải chịu từ khi sinh ra cho đến khi y từ giã cõi đời. Trong thời gian qua, con người đã tìm ra những bí mật của hột nguyên tử. Có lẽ nhờ những sự khám phá gần đây về những khả năng cảm xúc bằng giác quan siêu đẳng của con người và những mối liên quan lạ kỳ giữa ý thức và tiềm thức, y sẽ có thể tiến sâu vào lĩnh vực tâm linh huyền bí của chính mình. Sau nhiều thế kỷ dọ dẫm tìm tòi, có lẽ sau cùng người ta sẽ tìm ra những câu giải đáp thỏa đáng cho những điều bí hiểm quan trọng của đời người, những lý do vì sao y sinh ra ở cõi thế gian và mục đích cùng ý nghĩa của sự đau khổ.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 2
Ông Edgar Cayce Dùng Thần Nhãn Để Khám Bệnh
Thật là một điều lý thú mà biết rằng năng khiếu Thần Nhãn có thể giúp cho ta làm được những điều phi thường. Nhưng càng lý thú hơn nữa khi ta được biết rằng trong thời đại này có một người đã dùng năng khiếu Thần Nhãn một cách hữu ích trên địa hạt sưu tầm cũng như trên phương diện thực tế. Người ấy là ông Edgar Cayce. Người ta gọi ông Cayce trong những năm cuối cùng của đời ông, là "Con người phi thường ở Virginia Beach". Đó là một danh hiệu phỉnh lừa, vì tùy rằng có hằng trăm người đã được ông chữa khỏi bịnh trong những điều kiện thật là lạ lùng, nhưng ông không phải là một người làm "Phép lạ" hiểu theo ý nghĩa thông thường của chữ này. Không hề có chuyện đặt bàn tay truyền điện, hay làm cho bịnh nhân quăng nạng gỗ sau khi đã sờ nhẹ vào manh áo của y. Những sự "Nhiệm màu" của ông Cayce chỉ là sự khám đúng căn bịnh, mà thường là trong khi bịnh nhân ở cách xa ông đến hằng ngàn cây số! Ngoài ra, năng khiếu Thần Nhãn của ông chỉ hoàn toàn khai mở trong giấc ngủ thôi miên, đó là một điều đáng được sự chú ý của những nhà chữa bịnh theo khoa Tâm lý, thường dùng giấc ngủ thôi miên để chữa bịnh hoặc làm phương tiện sưu tầm về cõi tiềm thức của con người. Một trong những ví dụ đáng kể nhất về cách xử dụng Thần Nhãn của ông Cayce là trong trường hợp sau đây: Một người con gái ở Selma, thuộc tiểu bangAlabama Hoa Kỳ, thình lình bị mất trí và được đem vào một nhà thương điên. Người anh cô ta kinh hoảng, bèn nhờ cậy ông Cayce giúp đỡ. Ông Cayce bèn nằm trên giường, thở vài hơi dài và sâu, đoạn ông ngủ thiếp đi. Kế đó, ông chịu sự dẫn dụ thôi miên của một người bảo ông nhìn vào thể xác của người thiếu nữ và khám bịnh cho cô ấy. Sau một lúc im lặng, ông Cayce bắt đầu nói, cũng như bất cứ mọi người nằm trong giấc thôi miên khi họ được lịnh truyền của người dẫn dụ. Tuy nhiên, có điều khác hơn những người thường, là ông Cayce bắt đầu diễn tả tình trạng thể chất của người bịnh, dường như cặp mắt ông có quang xuyến X. Ông cho biết rằng người con gái ấy có một cái răng cấm mọc ngược và cấn lên một đường gân thông lên bộ óc. Ông bảo phải nhổ cái răng ấy để cho đường gân kia được giải tỏa, khỏi động lên tới óc, và đem bịnh nhân trở lại trạng thái bình thường. Theo sự chỉ dẫn của ông Cayce, người ta mới xem trong miệng người con gái thì thấy có một cái răng cấm mọc ngược. Sau khi được đem đến cho một vị nha sĩ nhổ răng thì người con gái liền hết bịnh điên. Một thí dụ khác rất lạ lùng, là một người thiếu phụ ở tỉnh Kentucky bên Hoa Kỳ sinh ra một đứa con thiếu tháng. Đứa trẻ ấy ốm đau èo uột luôn. Khi được bốn tháng, nó bị chứng kinh phong giựt rất nặng đến nỗi ba bác sĩ săn sóc cho nó (trong đó có người cha của đứa trẻ) đều lo ngại rằng nó sẽ không qua khỏi ngày hôm ấy. Người mẹ đứa trẻ đã tuyệt vọng, bèn nhờ ông Cayce khám bịnh cho nó. Trong giấc thôi miên, ông Cayce bảo đem cho nó uống một liều thuốc belladone và kèm theo sau đó, cho uống một liều thuốc trừ độc. Những vị bác sĩ khác đều phản đối cách chữa bịnh này, vì belladone là một thứ thuốc độc, nhưng bà mẹ đứa trẻ không nghe và nhất định tự mình đưa thuốc ấy cho con mình uống. Ngay tức khắc, chứng kinh phong dứt hẳn. Sau khi cho đứa trẻ uống thêm một liều thuốc trừ độc, đứa trẻ duỗi thẳng tay chân và ngủ một giấc ngon lành. Nó đã được cứu sống và đã khỏi bịnh. Những thí dụ trên đây, cùng với hàng trăm thí dụ khác, không phải là những trường hợp chữa khỏi bịnh bằng "đức tin". Những trường hợp mà người bịnh được chữa khỏi cấp thời như những trường hợp kể trên chỉ là một số ít. Trong tất cả những trường hợp khác thì người bịnh được điều trị một cách cụ thể, có khi lâu dài, và cách điều trị gồm có: Thuốc men, giải phẫu, kiêng cữ món ăn, dùng sinh tố, chữa bằng điện, thoa bóp hay tự kỷ ám thị ... Những trường hợp chữa bịnh bằng Thần Nhãn của ông Cayce đều được ghi chép trong những hồ sơ và được giữ gìn cẩn thận. Tất cả có đến ba chục ngàn hồ sơ được cất giữ ở Virginia Beach, và saün sàng được dùng làm tài liệu cho những ai muốn khảo cứu sưu tầm.Những hồ sơ đó gồm có những tờ biên bản các cuộc khám bịnh bằng Thần Nhãn, có kê khai ngày tháng rõ ràng; những thơ thỉnh cầu của bịnh nhân ở xa hoặc của thân quyến người bịnh; những bức thơ bày tỏ sự biết ơn của những bịnh nhân được chữa khỏi ở khắp nơi trên thế giới; những giấy chứng minh của các bác sĩ; và những bản tốc ký chép lại những lời của ông Cayce thốt ra trong giấc ngủ thôi miên. Những tập hồ sơ này gồm thành một kho văn kiện và tài liệu vĩ đại để chứng minh sự thật về hiện tượng Thần Nhãn (Clairvoyance). Ông Cayce sinh năm 1877 tại Hopskinville, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo và thất học. Ông theo học trường làng đến bực tiểu học, và mặc dầu trong thuở thiếu thời, ông đã tỏ ý muốn trở nên một giáo sĩ, nhưng hoàn cảnh không cho phép ông tiếp tục theo đuổi việc học vấn. Đời sống ở nông trại không thích hợp với ông; ông bèn ra ở tỉnh thành, trước hết ông làm nhân viên phụ trách cửa hàng bán sách, sau đó ông làm nhân viên một hãng bảo hiểm. Năm ông 21 tuổi, một việc xảy ra bất ngờ làm thay đổi trọn cuộc đời ông: Ông bị tắt tiếng nói vì một chứng bệnh yết hầu. Mọi sự chạy chữa đều vô hiệu quả, và không một vị bác sĩ nào có thể chữa cho ông khỏi bịnh. Không thể tiếp tục hành nghề nhân viên bảo hiểm, ông bèn trở về nhà cha mẹ ông. Ông ở đó gần một năm, không hoạt động gì cả và chứng bịnh của ông dường như không thể chạy chữa. Sau cùng, ông quyết định theo học nghề chụp ảnh, vì nghề này không bắt buộc phải dùng đến giọng nói. Trong khi ông đang tập sự nghề chụp ảnh, một nhà thôi miên đạo diễn tên là Hart, đi ngang qua Hopskinville và biểu diễn tài nghệ tại nhà hí viện thành phố.Nhà thôi miên Hart khi nghe nói ông Cayce bị chứng bịnh tắt tiếng, mới đề nghị chữa bịnh cho ông bằng khoa thôi miên. Ông Cayce liền vui vẻ nhận lời. Trong giấc thôi miên, ông Cayce tuân theo mệnh lệnh của ông Hart và nói chuyện như thường, nhưng trái lại, khi ông thức tỉnh thì ông lại bị tắt tiếng như trước.Trong những giấc thôi miên kế đó, nhà thôi miên bèn dẫn dụ cho ông nghe rằng: Sau khi thức tỉnh, ông sẽ có thể nói chuyện được như bình thường. Phương pháp này gọi là "Aùm thị thôi miên, " tuy rằng rất hiệu nghiệm và đã từng giúp đỡ được nhiều người thắng được một vài thói quen như tật hút thuốc quá độ chẳng hạn, lại không có kết quả đối với chứng bịnh của ông Cayce. Ông Hart, vì phải di chuyển qua tỉnh khác theo chương trình đã sắp đặt, không thể tiếp tục những cuộc thí nghiệm của ông nữa, nhưng có một người tên là Layne ở cùng một địa phương, đã theo dõi cuộc chữa bịnh cho ông Cayce một cách thích thú. Ông Layne mới đề nghị với ông Cayce để cho ông ta thử điều trị cuống họng của ông. Ông Cayce vì muốn được khỏi bịnh bằng bất cứ phương pháp điều trị nào, liền chấp nhận. Ông Layne mới nảy ra một sáng kiến mới, là dẫn dụ cho ông Cayce trong giấc thôi miên, hãy tự diễn tả căn bịnh của mình.Thất lạ thay, ông Cayce tuân theo lời dẫn dụ đó và làm đúng y theo lời. Bằng một giọng nói bình thường, trong khi ông chịu sự dẫn dụ thôi miên của ông Layne, ông Cayce mới bắt đầu diễn tả trạng thái của những sợi dây thanh âm (cordes vocales) trong cuống họng ông. Ông nói: "A! Chúng ta có thể nhìn thấy cái thể xác này! Vào lúc bình thường, nó không thể nói được vì những thớ thịt phần dưới cuống họng bị liệt bại hết một phần, so một sự căng thẳng thần kinh gây nên. Chứng bịnh này nguyên nhân là do một trạng thái tâm lý gây ra và ảnh hưởng đến phần thể chất. Muốn chữa hết bịnh, phải dùng các dẫn dụ để làm vận chuyển sự lưu thông máu huyết ở bộ phận bị đau, trong khi người bịnh còn nằm trong trạng thái vô ý thức của giấc thôi miên." Ông Layne liền dẫn dụ cho ông Cayce nghe rằng sự lưu thông máu huyết của ông sẽ tăng gia một cách dồi dào ở chỗ cuống họng bị đau và bịnh trạng của ông sẽ thuyên giảm. Lần lần, phần trên của bộ ngực và cuống họng của ông Cayce thay đổi màu sắc, và chuyển từ hồng nhạt sang màu đỏ thắm. Sau đó 20 phút, vẫn trong giấc ngủ thôi miên, ông Cayce bèn ho lên mấy tiếng để lấy giọng và nói: "Tốt lắm, căn bịnh đã dứt. Ông hãy dẫn dụ rằng sự lưu thông máu huyết sẽ trở lại bình thường và thể xác này hãy thức tỉnh." Ông Layne liền làm y theo lời. Ông Cayce bèn thức tỉnh và nói chuyện như thường lần đầu tiên từ trên một năm nay. Trong những tháng sau đó, thỉnh thoảng căn bịnh ông tái phát trở lại một đôi lần. Mỗi lần như thế, ông Layne lại dẫn dụ bằng thôi miên cho máu huyết lưu thông nơi cuống họng, và chứng bịnh lại dứt. Câu chuyện của ông Cayce có lẽ đã chấm dứt với bấy nhiêu đó, nếu ông Layne không nhìn thấy những triển vọng sâu xa của trường hợp đặc biệt này, và tìm cách khai thác trên địa hạt thực tế. Lịch sử của khoa thôi miên là điều quen thuộc đối với ông và ông đã từng biết những trường hợp tương tự đặt dưới sự điều trị của ông De Puysegur ở Pháp, ông này là vị kế nghiệp cho bác sĩ Mesmer, người đã khám phá ra khoa nhân điện học. Ông Layne nghĩ rằng nếu ông Cayce có thể nhìn thấy thể xác của những người khác và khám bịnh cho họ. Ông Layne bèn thí nghiệm điều này với chính mình ông, vì trong thời gian gần đây ông bị chứng đau bao tử. Cuộc thí nghiệm đã thành công mỹ mãn. Trong giấc thôi miên, ông Cayce diễn tả trạng thái bên trong xác thể của ông Layne và đề nghị một vài phép điều trị. Ông Layne lấy làm vui mừng vô hạn: Sự khám nghiệm của ông Cayce hoàn toàn đúng theo những triệu chứng mà chính ông đã nhận thấy và cũng đúng theo sự khám nghiệm của nhiều vị bác sĩ khác. Hơn nữa, cách điều trị của ông Cayce đưa ra gồm có một phép ăn uống hạn chế, kiêng cữ, những thuốc men và những phép tập thể dục chưa từng đem áp dụng cho trường hợp của ông từ trước. Ông Layne bèn áp dụng theo cách điều trị ấy và trong vòng ba tuần, ông nhận thấy rằng bịnh trạng của ông đã thuyêng giảm rất nhiều. Những sự kiện trên đây là cho ông Cayce lưỡng lự phân vân không ít. Nhưng ông Layne lấy làm vô cùng hứng khởi và quyết định thử xem phép điều trị này có thể chữa khỏi bịnh cho những người khác hay không? Hồi mới lên mười tuổi, ông Cayce bắt đầu đọc bộ Thánh Kinh (Bible), và đọc đi đọc lại hàng năm từ đầu đến cuối bộ sách ấy. Ông có ý nghĩ muốn trở nên một nhà chữa bịnh để cứu giúp các bệnh nhân đau khổ, cũng như các vị môn đồ đấng Christ hồi xưa.Về sau, ông có tham vọng trở nên một nhà truyền giáo như đã nói ở trên, nhưng hoàn cảnh của ông không cho phép.Và đến bây giờ thình lình ông nhận thấy cơ hội làm thầy chữa bịnh cho thiên hạ tự nhiên xuất hiện đến với ông. Nhưng ông còn băn khoăn lo ngại không dám nắm lấy cơ hội ấy, vì ông sợ rằng nếu trong giấc ngủ thôi miên, ông lỡ nói một điều gì có hại và nguy hiểm cho tánh mạng kẻ khác, thì sao? Nhưng ông Layne liền bảo đảm rằng ông đừng sợ gì cả; chính ông Layne đã có hiểu biết khá nhiều về Y học để có thể ngăn chận lại những phép điều trị nào xét ra có hại cho bịnh nhân. Ông Cayce liền thăm dò lại bộ Thánh Kinh để tìm lấy một đường lối hành động. Sau cùng, ông bằng lòng giúp đỡ cho những người bịnh nào muốn điều trị theo phương pháp của ông, nhưng ông nói trước một cách dứt khoát rằng đó chỉ là những cuộc thí nghiệm, và ông không đòi hỏi tiền thù lao chi cả. Kế đó, ông Layne mới bắt đầu chép bằng tốc ký những lời mà ông Cayce thốt ra trong giấc ngủ thôi miên và gọi đó là biên bản, hay phúc trình những cuộc "Khán Bịnh Bằng Thần Nhãn." Điều lạ lùng nhất trong những cuộc khán bịnh của ông Cayce, ngoài những giờ hành nghề nhiếp ảnh, ông đã dùng những danh từ đúng đắn về khoa Sinh Lý Học và Cơ Thể Học, mặc dầu trong lúc thức tỉnh, ông không hề biết một điều gì về nghành Y học và không hề đọc các sách về Y khoa. Điều càng lạ lùng hơn nữa đối với ông Cayce, là những bịnh nhân do ông điều trị đều được thuyên giảm rất nhiều. Trường hợp của ông Layne không đủ làm cho ông chịu thuyết phục vì ông cho rằng có lẽ sự tưởng tượng đã làm cho ông Layne tưởng rằng mình khỏi bịnh.Về phần ông Cayce, việc ông đã thu hồi lại được giọng nói không thể cho là sự tưởng tượng, nhưng đó có thể chỉ là một sự ngẫu nhiên tình cờ. Những sự nghi ngờ nó vẫn luôn ám ảnh ông trong những năm đầu khi ông mới bắt tay vào việc khán bịnh bằng Thần Nhãn, đã lần lần giải tán trước sự kiện hiển nhiên là những bịnh nhân do ông điều trị đều được khỏi bịnh, thậm chí đến cả những trường hợp được coi như là nan y và hết phương chạy chữa. Lần lần, quyền năng phi thường của ông Cayce đã được đồn đãi khắp mọi nơi. Một ngày kia, ông được tin điện thoại của ông cựu Thanh tra Giáo dục thành phố Hopskinville mời ông đến chữa cho cô con gái của ông mới lên năm tuổi, và đau ốm đã ba năm nay. Em ấy bị chứng cảm cúm vào năm hai tuổi và từ khi đó đến nay, em bị mất trí khôn. Những vị bác sĩ chuyên môn mà cha mẹ em đã mời đến khám bịnh cho em đều thúc thủ vô sách, không làm sao cứu em khỏi bịnh. Gần đây, em lại bị chứng phong giựt càng ngày càng dữ dội thêm, và một vị bác sĩ chuyên môn đã tuyên bố rằng đó là một chứng bịnh thuộc về óc, không thể chữa nổi. Cha mẹ em đã tuyệt vọng, và đem em trở về nhà để chờ ngày em trút linh hồn. Khi đó, một người bạn mới nói chuyện về cha mẹ em về ông Cayce và quyền năng nhiệm mầu của ông. Khi ông Cayce nghe nói về trường hợp của cô gái nhỏ này, ông bằng lòng di chuyển đến nơi để khám bịnh cho em ấy.Vì tình hình tài chánh của ông không được dồi dào lắm, nên ông phải nhận tiền lộ phí của gia đình bệnh nhân cung cấp: đó là lần đầu tiên mà ông nhận một món tiền về công việc chữa bịnh của ông để giúp đỡ kẻ khác. Ông bèn lên đường, tuy rằng với một sự băn khoăn khó nghĩ trong lòng. Khi cô gái nhỏ được đem đến trước mặt ông, ông càng cảm thấy một cách thấm thía sự mỉa mai của vai trò của ông: Vì ông, con của một gia đình nông dân tầm thường và không biết một chữa về y học, lại tự hào có thể chạy chữa cho một đứa trẻ mà những nhà chuyên môn giỏi nhất trong xứ về nghành Y khoa đã phải chịu bó tay không chữa nổi! Ông cảm thấy hơi run rẩy khi ông nằm trên chiếc sofa trong phòng khách nhà ông Thanh tra, và ngủ mê thiếp đi. Tuy nhiên, trong giấc ngủ thôi miên, ông không còn băn khoăn nghi ngại về ông nữa. Ông Layne có mặt ở một bên để dẫn dụ cho ông, và chép bằng tốc ký những lời ông Cayce thốt ra như thường lệ. Với một sự bình tĩnh và tự tin mà ông vẫn thường biểu lộ trong những cuộc khàn bệnh trước đây, ông Cayce mới bắt đầu diễn tả bịnh trạng của đứa trẻ. Ông cho biết rằng trước khi bị cảm cúm, em bé ấy đã bị té ngã từ trong xe văng xuống đất, và vi trùng bịnh cúm đã đột nhập vào chỗ thương tích do tai nạn gây ra; rằng điều này gây nên chứng phong giựt. Ông cho biết thêm rằng một sự điều trị thích nghi bằng phép nắn xương sẽ có thể làm giảm bớt áp lực và giúp cho em nhỏ được bình phục trở lại như thường. Bà mẹ em bé xác nhận việc em bị ngã xe, nhưng vì không thấy có thương tích, nên bà không hề nghĩ rằng việc ngã xe lại có ảnh hưởng đến bịnh trạng của em bây giờ. Ông Layne bèn áp dụng cách điều trị cho em theo lời dặn của ông Cayce và trong vòng ba tuần, em nhỏ đã hết chứng phong giựt. Tình trạng trí khôn của em đã khá nhiều: Em nói được tên của con búp bê, món đồ chơi thích nhất của em mà em vẫn chơi trước khi bị bịnh; sau đó em gọi tên của cha mẹ em và cha mẹ em lần đầu tiên từ nhiều năm nay. Sau ba tháng, hai ông bà chủ nhà tuyên bố rằng cô con gái nhỏ của ông bà đã hoàn toàn bình phục và đang cố gắng vớt vát lại thời gian đã mất trong những năm đen tối vừa qua. Những sự việc xảy ra như trường hợp này đã đem đến cho ông Cayce một đức tin rằng ông không lầm mà đem sử dụng khả năng lạ lùng của ông để giúp đỡ thế gian. Tiếng tăm của ông càng ngày càng đồn xa. Báo giới đã khám phá ra chỗ ông ở và đã phỏng vấn ông. Kể từ khi đó, hằng ngày ông đều nhận được những cú điện thoại và những bức điện tín của những bệnh nhân tuyệt vọng yêu cầu ông chữa bệnh cho họ. Chính nhờ đó mà ông nhận thấy rằng ông có thể khám bệnh xuyên qua không gian, trong khi ông ở cách xa bệnh nhân đến hằng mấy trăm dặm đường, miễn là trong giấc thôi miên, người ta nói cho ông biết tên tuổi và địa chỉ rõ ràng của bệnh nhân. Ông Cayce thường bắt đầu các cuộc khán nghiệm bịnh nhân ở xa bằng vài lời bình phẩm về thời tiết và hoàn cảnh địa phương chỗ bịnh nhân ở, với một giọng nói thì thầm đại khái như: "Ở đây, sáng nay gió thổi mạnh quá!" "Đây là Winthertur ở Thụy Sĩ. À! Những bộ áo pyjama này đẹp quá!" "Ừ! Bà mẹ đang cầu nguyện ở phòng bên!" ... Những sự tả cảnh đó về sau được xác nhận là đúng, lại càng giúp một bằng chứng xác thực về năng khiếu Thần Nhãn của ôn Cayce. Dầu rằng bịnh nhân ở cách xa, hay ở gần một bên ông trong một gian phòng, thì ông cũng dùng một phương pháp giống nhau không có gì thay đổi. Ông chỉ cần cởi giày, lên nằm trên divan hay trên giường một cách hoàn toàn thoải mái và nghỉ ngơi. Ông nhận thấy rằng ông cần phải nằm day đầu về hướng bắc và quay về hướng nam. Ngoài ra một chỗ nằm và một cái gối để gối đầu, ông không cần dùng một món gì khác. Những cuộc khán nghiệm có thể diễn ra ban ngày cũng như ban đêm, và bóng tối hay sáng đều không có ảnh hưởng gì khác nhau. Vài phút sau khi nằm yên chỗ, ông liền ngủ thiếp đi. Khi đó, ông Layne, hay là vợ ông Cayce, hay bất cứ một người nào khác mà ông tin cậy và giao phó trách nhiệm này, mới đưa ra cho ông những lời dẫn dụ thích nghi. Câu dẫn dụ thông thường là: "Bây giờ, ông sẽ thấy trước mặt ông (tên họ người bệnh), ở tại (địa chỉ: Tên đường thành phố, xứ) Ông sẽ khán nghiệm thân thể người ấy một cách chăm chú và cẩn thận, và ông sẽ nói cho biết bịnh trạng cùng nguyên nhân của chứng bịnh là như thế nào. Ông cũng sẽ nói cách điều trị ra sao để chữa bịnh cho cái thể xác người ấy được thuyên giảm. Và ông sẽ đáp lại những câu hỏi của tôi đưa ra." Vài phút sau, ông Cayce bắt đầu nói, và ông Layne hoặc cô thư ký Gladys Davis chép bằng tốc ký những lời nói của ông Cayce. Sau đó, bản chép tốc ký được đem đánh máy lại rõ ràng. Trong phần nhiều trường hợp, một bổn sao được đưa cho người bịnh hoặc thân nhân của y, hoặc người đỡ đầu hay vị bác sĩ của đương sự, còn một bổn sao bằng giấy màu vàng thì được giữ trong hồ sơ của bệnh nhân. Lời đồn đãi truyền khẩu và những bài tường thuật trên mặt báo chí về năng khiếu Thần Nhãn của ông Cayce không bao lâu đã hấp dẫn sự chú ý của những tay con buôn có óc trục lợi. Một nhà buôn lớn về ngành bông vải đề nghị trả cho ông Cayce mỗi ngày một trăm dollars liên tiếp trong hai tuần để nhờ ông "Xem" giùm giá thị trường bông vải hằng ngày. Mặc dầu lúc ấy ông đang cần dùng tiền, nhưng ông bèn từ chối. Có những người khác muốn nhờ ông chỉ giùm những chỗ chôn giấu kho tàng, hoặc chỉ con ngựa nào về nhứt để đánh trúng giải cá ngựa trong trường đua. Có nhiều lần, ông Cayce đã chịu nghe theo lời thiên hạ thỉnh cầu và làm thử những chuyện kể trên để rút kinh nghiệm và cũng để xem kết quả ra sao. Nhiều lần ông đã thành công và nói đúng kết quả của những cuộc cá ngựa; nhưng nhiều lần ông cũng đã nói sai! Và những lần như thế, sau khi thức tỉnh ông cảm thấy mệt mỏi, bực dọc và bất mãn về mình! Có một lần, người ta thuyết phục được ông hãy thử thời vận và dùng Thần Nhãn để khám phá các mỏ dầu hỏa ở tiểu ban Texas, nhưng ông không thu được kết quả gì đáng kể và đã hoàn toàn thất bại! Sau cùng ông nhận thấy rằng ông chỉ có thể sử dụng năng khiếu thần thông của mình một cách hữu hiệu và chắc chắn vào mục đích chữa bịnh cho nhân loại, vài chỉ vì mục đích duy nhất đó mà thôi, chớ không bao giờ nên dùng Thần Nhãn để giúp cho ai, hay cho chính mình trong việc kiếm tiền và sinh lợi! Chí đến những sự quảng cáo ồ ạt để cầu danh, ông đều dửng dưng không quan tâm đến. Năm 1922, ông Giám Đốc tờ báo Denver Post nghe nói đến ông Cayce và mời ông đến Denver. Sau khi dự kiến một buổi khám bịnh có kết quả hiển nhiên, ông ta liền đề nghị với ông Cayce một việc sau đạy: Ông ta sẽ trả cho ông Cayce mỗi ngày một ngàn dollars, và tự đảm nhiệm lấy công việc tổ chức những cuộc trình diễn lưu động trong xứ, nếu ông Cayce bằng lòng đổi tên họ và khoác lấy một cái tên Ấn Độ, ăn mặc và bịt khăn theo lối Đông Phương, và khán bịnh bằng giấc thôi miên sau một tấm màn che khuất để tránh những cặp mắt tò mò. Nhưng ông Cayce quyết liệt từ chối. Ông David Kahn, Giám Đốc công ty Vô Tuyến Truyền Hình ở Brunswich, và là bạn cũ của ông Cayce, trong những cuộc nói chuyện riêng tư, đã quảng cáo về việc làm của ông Cayce trong các giới bạn bè và các giới kinh doanh thương mãi; nhưng khi ông đề nghị mở một chương trình quảng cáo đại quy mô về công việc của ông Cayce trên đài vô tuyến truyền hình, thì ông Cayce liền từ chối một cách quyết liệt, ai làm bất cứ một sự quảng cáo nào về sự khán bịnh hay về những cuộc diễn thuyết công cộng của ông. Trong các cuộc đàm thoại với những người không được biết ông nhiều, ông không bao giờ nói về năng khiếu đặc biệt của mình, nếu người ta không hỏi ông về vấn đế đó. Có nhiều người ở cùng một tỉnh nhưng không hề biết gì về ông, ngoài ra việc ông làm nghề nhiếp ảnh. Ông sống với một niềm tin tưởng chắc chắn rằng ông chỉ là một khí cụ để giúp đỡ và đem lại sức khỏe cho những kể ốm đau khổ sở, và ông không bao giờ nên làm cho thiên hạ chú ý đến mình. Trong những năm đâù, ông Cayce vẫn tiếp tục hành nghề nhiếp ảnh, và luôn luôn từ chối không nhận tiền thù lao về những cuộc khám bịnh của ông. Về sau, khi số người bịnh đến nhờ ông chạy chữa càng ngày càng đông làm cho ông không thể nào tiếp tục hành nghề nhiếp ảnh được nữa, ông mới có lý do nhận tiền thù lao vì ông còn phải đùm bọc và nuôi dưỡng gia đình. Tuy thế, đối với những người nghèo không đủ sức trả tiền, ông vẫn khám bịnh giùm không lấy tiền. Không bao giờ ông Cayce đòi hỏi hoặc bắt buộc bịnh nhân phải trả tiền thù lao. Những bổn sao các thư từ của ông hiện còn được cất giữ trong các tập hồ sơ ở Virginia Beach, nơi ông đến trú ngụ từ năm 1927, là nhữg bằng chứng hùng biện cho lòng hy sinh, vô kỷ của ông. Mặc dầu trong những bức văn thư ấy có rất nhiều sự thiếu sót về văn phạm, cách chấm câu và cách hành văn, nhưng nó biểu lộ một cách sâu xa lòng mong muốn giúp đỡ và làm giảm bớt những nỗi đau khổ của nhân loại. Trong những năm đầu tiên đó, ông Cayce luôn luôn bị dày vò bởi sự hoài nghi. Có đôi khi, trong những cuộc khán binh, ông Cayce vẫn lặng thinh không nói gì trong giấc ngủ thôi miên. Có lẽ trong những lúc đó, năng khiếu Thần Nhãn của ông bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe hoặc trạng thái bất an của tâm hồn. Mặc dầu lúc thường, ông là một người dịu dàng và hiền lành, nhưng ông có những lúc nóng giận thình lình; và ông thường có sự lo âu về tiền bạc. Một tâm trạng như thế lẽ tất nhiên làm tê liệt mất năng khiếu của ông. Trong những trường hợp khán bịnh mà không có kết quả, người ta phải đình lại một lúc khác để đợi cho tình trạng sức khỏe và tâm lý của ông được phục hồi trở lại, khi đó cuộc khán bịnh sẽ đem lại kế quả mong muốn. Nhưng ông Cayce cũng bị xúc động một cách sâu xa nếu có bịnh nhân nào tỏ vẻ bất mãn vì cuộc khán bịnh không nói đúng theo bịnh trạng của họ, hoặc sự điều trị không có kết quả như mong muốn. Trong những trường hợp đó, ông Cayce xin lỗi một cách khiêm tốn trong những bức thơ dài, và giải thích rằng ông không hề tự hào là Thần Y có thể chữa khỏi bá bịnh; rằng có một phần chi tiết mà ông không được biết rõ, điều này làm cho những cuộc khán bịnh của ông trở nên kém hiệu lực và bất toàn; và đôi khi ông không nhìn thấy rõ ràng mọi sự, cũng như một cái máy thu thanh vô tuyến, nghe khi mờ khi tỏ, chứ không phải lúc nào cũng chạy một cách đều đặn, hoàn toàn. Và trong thơ, ông kết luận: "Mục đích duy nhất của chúng tôi là giúp đỡ ông." Và ông gửi kèm theo trong thơ một ngân phiếu hoàn nguyên số tiền mà ông đã nhận được lại cho vị thân chủ. Thỉnh thoảng, sau nhiều tháng, chính những người thân chủ đó trở lại cho ông hay rằng một cuộc khán bịnh riêng về sau đã xác nhận những gì ông đã nói từ lúc đầu, mà họ đã nghi ngờ là không đúng như bịnh trạng của họ. Cũng có đôi khi ông Cayce nhận thấy rằng những bịnh nhân đã than phiền về sự chữa bịnh không lành, đã tỏ ra cẩu thả không chịu áp dụng đúng theo cách điều trị của ông đưa ra, chẳng hạn như họ quên ăn uống kiên cữ, hoặc không chịu uống thuốc, hoặc xao lãng về phần kỷ luật tinh thần mà ông đã buộc họ phải noi theo. Dầu sao ông cũng biết rằng những cuộc khán bịnh của ông không phải là bá phát bá trúng. Nhưng với thời gian qua, những cuộc khán bịnh của ông càng ngày càng trở nên rõ ràng và đúng đắn hơn trước, vì kinh nghiệm đã giúp cho ông biết cách sử dụng năng khiếu của ông một cách hữu hiệu hơn. Những sự thất bại hoặc sai biệt xảy ra một đôi khi, đã được bù đắp bởi những sự chữa lành bịnh một cách mầu nhiệm. Một vị linh mục Thiên Chúa giáo người Gia Nã Đại đã được chữa khỏi bịnh động kinh; một người trò trường tỉnh ở Dayton (Ohio) đã được chữa khỏi bịnh đau khớp xương; ở New York, một viên nha y đã được chữa khỏi trong hai tuần chứng bịnh nhức đầu kinh niên đã nhiều năm; một thiếu niên ở Philadenlphia mắc chứng bịnh đau mắt có cườm, là một chứng bịnh được coi như là nan y, đã được bình phục khi một vị bác sĩ chữa cho y theo lời chỉ thị của ông Cayce. Chính những trường hợp chữa khỏi bịnh kể trên đã xảy ra rất nhiều lân2, làm cho ông Cayce bình nhật vốn là một người khiêm tốn, do dự, và cẩn thận rất mực, phải tin tưởng nơi cái năng khiếu của ông, mặc dầu thỉnh thoảng vẫn có những sự khó khăn và một vài sự sai biệt nhỏ nhặt không đáng kể; và ông có thể tin rằng đó là một cái thiên tư đặc biệt của trời phú cho. Năm 1942, do các báo chí đua nhau nói về thân thế và sự nghiệp của ông Cayce, tên tuổi của ông đã vang dội khắp nơi ở Hoa Kỳ. Kết quả là hằng triệu thơ từ của người trong xứ ở khắp bốn phương đều được gởi đến nhờ ông chữa bịnh, trong số đó có nhiều trường hợp rất đau thương và vô cùng khẩn cấp. Ông Cayce không bao giờ từ chối việc chạy chữa cho một bịnh bệnh nhân nào và không bao giờ ruồng bỏ một ai, đành phải định ngày khám bịnh cho từng người, và có người ông phải hẹn trước đến mười tám tháng mới đến phiên khám bịnh cho y. Thay vì chỉ khám bịnh hai hay ba lần trong mỗi ngày, có khi ông đã khám bịnh đến tám lần, sớm mai bốn lần và bốn lần vào buổi chiều. Làm việc trong giấc ngủ, có vẻ dường như là một công việc thoải mái dễ dàng, nhưng sự thật, ông Cayce đã phung phí rất nhiều sinh lựcvà sự căng thẳng gây nên bởi sự làm việc quá sức đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông; ông từ trần vào ngày ba tháng giêng năm 1945, hưởng thọ 67 tuổi. Cuộc đời của ông Edgar Cayce đã chấm dứt, nhưng tiếng tăm của ông không bao giờ mất. Nếu một người trở nên bất tử và lưu danh thiên cổ do những công trình phụng sự nhân loại thì người ta có thể nói rằng ông Cayce đã trở nên bất tử với thời gian vậy.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 3
Giải Đáp Cho Những Vấn Đề Bí Hiểm Của Đời Người
Trong khoảng hai mươi năm làm việc chữa bịnh để cứu độ thế gian, ông Cayce đã cứu chữa cho hằng mấy muôn nghìn bịnh nhân, và điều này càng xác nhận sự thật về năng khiếu Thần Nhãn của ông.Với năng khiếu thần thông này, ông Cayce nhìn thấu suốt tận trong ngũ tạng lục phủ của người bịnh, và những bộ phận ẩn giấu trong cơ thể con người, mà trong trường hợp thông thường người ta không nhìn thấy được. Trong nhiều năm sau, người ta mới bắt đầu nghĩ rằng nếu Thần Nhãn có thể soi thấu vào cơ thể con ngươòi, thì chắc nó cũng có thể chuyển hướng ra bên ngoài vũ trụ càn khôn để nhìn thấy những mối liên quan giữa con người và vũ trụ, và tìm sự giải đáp cho những vấn đề bí hiểm của đời người. Việc đó đã xảy ra trong trường hợp sau đây:Ông Arthur Lammers, chủ nhân một nhà in lớn ở Dayton, tiểu bang Ohio, có nghe một người cộng sự với ông nói chuyện về ông Caycẹ Ông lấy làm thích thú và tò mò đến nỗi ông bèn lên đường đi đến tận nơi để quan sát công việc của ông Cayce ở Selma, tiểu bang Alabama, là nơi ông Cayce đang trú ngụ. Sau khi đã quan sát những cuộc khán bịnh của ông Cayce trong nhiều ngày liên tiếp, ông Lammers mới nhìn nhận sự thật về năng khiếu Thần Nhãn của ông này. Ông Lammers là một người thông minh và có kiến thức rộng. Ông bèn nghĩ rằng nếu một người có nhãn quang nhìn thấy những sự vật ẩn dấu đối với cặp mắt phàm, thì người ấy chắc có thể làm sáng tỏ những vấn đề rộng lớn hơn về vũ trụ và nhân sinh, chứ không phải chỉ nhìn thấy có sự hoạt động của lá gan hay bộ máy tiêu hóa của người bịnh mà thôi đâu. Thí dụ như: Trong tất cả mọi nghành triết học và tôn giáo, thì nghành nào gần nhất với Chân Lý? Mục đích của đời người là gì? Thuyết cho rằng linh hồn con người vốn bất diệt có đúng hay không? Nếu là đúng, sau khi chết, con người sẽ đi về đâu? Thần Nhãn của ông Cayce có thể đem đến sự giải đáp cho những vấn đề ấy chăng? Ông Cayce không hề biết một chút gì về những vấn đề ấy. Những vấn đề trừu tượng về linh hồn và mục đích của cuộc đời,... Không hề thoáng qua trong ý của ông. Ông chỉ chấp nhận một cách âm thầm những giáo lý mà người ra giảng cho ông ở Nhà Thờ; mọi sự thảo luận hoặc so sánh những giáo lý đó với triết học, khoa học và các tôn giáo khác đều là hoàn toàn xa lạ đối với ông.Sở dĩ ông đã chịu sự dẫn dụ trong những giấc ngủ thôi miên là vì do lòng mong muốn giúp đõ những kẻ bịnh tật đau khổ. Ông Lammers là người đầu tiên đã nghĩ đến việc dùng Thần Nhãn vào những mục đích khác hơn là chữa bịnh cho nhân loại, và điều này càng làm tăng gia lòng hứng khởi của ông Caycẹ Trong những giấc thôi miên, ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ rất hiếm, ông đã luôn luôn trả lời và giải đáp đúng những câu hỏi nêu ra. Vậy thì không có lý do gì mà ông không thể giải đáp luôn cả những câu hỏi của ông Lammers về các vấn đề vũ trụ nhân sinh khác hơn là vấn đề chữa bịnh.Ông Lammers vì bận công việc kinh doanh không thể kéo dài thời gian ở Selma, nên ông yêu cầu ông Cayce hãy về ở tại nhà ông ở Dayton trong vài tuần. Ông Cayce bằng lòng với ý nghĩ rằng có lẽ đấng Thiên Liêng muốn kêu gọi ông vào những công việc phụg sự khác nữa. Gần đây ông Lammers có chú ý đến khoa Chiêm Tinh. Ông nghĩ rằng nếu khoa Chiêm Tinh đúng với Chân lý, thì đó có thể là một nghành khoa học nối liền con người và vũ trụ mà chúng ta có thể hiểu được rõ ràng. Ông bèn có ý định bắt đầu thí nghiệm Thần Nhãn của ông Cayce về khoa này.Một ngày nọ vào tháng 10, năm 1923, khi ông Cayce nằm trong giấc ngủ thôi miên trong một gian phòng khách sạn Phillips ở Dayton, thì người ta dẫn dụ cho ông hãy lấy một lá số Chiêm Tinh cho ông Lammers. Tuân theo như thường lệ những lời dẫn dụ mà ông nhận được, ông Cayce bèn đưa ra những chi tiết về lá số của ông Lammers bằng một vài câu vắn tắt. Và sau cùng, cũng một lối hành văn ngắn ngủi, vắn tắt như thế ông nói một câu lạ lùng: "Thuở xưa y là một tu sĩ." Câu nói tuy vắn tắt, nhưng đối với ông Lammers là người đã từng đọc nhiều và đã từng quen thuộc với những lý thuyết quan trọng về nhân sinh và định mệnh con người, câu nói ấy làm cho ông giựt mình chẳng khác nào như bị điện giựt!Phải chăng câu ấy có nghĩa là Thần Nhãn của ông Cayce đã xác nhận như một sự thật hiển nhiên cái giả thuyết cổ xưa về vấn đề Luân Hồi? Thay vì làm thỏa mãn sự tò mò của ông Lammers, cuộc khán nghiệm đó lại càng làm cho ông tọc mạch muốn biết thêm. Khi ông Cayce thức tỉnh, ông thấy ông Lammmers đang bàn luận sôi nổi với cô nữ bí thơ Linden Shroyer về những lời nói của ông vừa rồi. Ông Lammers tuyên bố rằng nếu người ta có thể chứng minh thuyết Luân Hồi là có thật, thì điều đó sẽ làm đảo lộn và thay đổi tất cả những quan niệm đã có từ trước về triết học, tôn giáo, và tâm lý học! Nếu ông Cayce cứ tiếp tục thí nghiệm của ông sẽ có thể tiết lộ cho ta thấy rõ ràng luật Luân Hồi hành động bằng cách nào. Thí dụ như những mối liên hệ giữa Luân Hồi và khoa Chiêm Tinh là như thế nào? Hai điều trên đây sẽ giải thích bằng cách nào về linh hồn, về định mệnh, và về đời sống con người? Ông Lammers bèn khẩn khoản yêu cầu ông Cayce lấy làm lưỡng lự phân vân, nhưng ông vẫn nhận lời tiếp tục những cuộc khán nghiệm. Những câu hỏi của ông Lammers đưa ra đã được giải đáp một cách đứng đắn và với đầy đủ chi tiết về những tiền kiếp của ông, cùng những vấn đề bí hiểm của đời người mà ông bắt đầu khảo cứu tìm tòi. Theo những cuộc khán nghiệm đó, khoa Chiêm Tinh có chứa đựng một phần nào sự thật. Thái Dương Hệ đưa đến cho linh hồn đang tiến hóa một cơ hội học hỏi kinh nghiệm trong một chu kỳ nhất định. Con người thâu thập kinh nghiệm ở cõi trần và trên những cõi vô hình khác, mà thuở xưa người ta gọi bằng tên các cầu hành tinh làm trung tâm điểm cho những cõi ấy. Tuy nhiên, khoa Chiêm Tinh mà người ta được biết và thực hành trong thời buổi hiện tại, chỉ là gần đúng với sự thật mà thôi, chứ không phải là hoàn toàn đúng, bởi vì có nhiều yếu tố ẩn tàng mà người đời chưa khám phá ra được một cách đầy đủ trọn vẹn.Những điều đó thật là lạ lùng đối với ông Cayce, nhưng sự tò mò khiến ông cứ tiếp tục những cuộc khán nghiệm mà ông Lammers yêu cầu. Họ tự nghĩ rằng những tài liệu mà họ muốn biết về những tiền kiếp sẽ được đầy đủ hơn nếu họ đừng đòi hỏi lấy một "Lá số, " và nếu ông Cayce nhận một sự dẫn dụ thích nghi hơn. Bởi đó người ta mới đề nghị rằng trong giấc thôi miên ông Cayce hãy đưa ra một lối dẫn dụ thích nghịVà đây là lối dẫn dụ mà ông Cayce đã đưa ra:"Ông sẽ đứng trước mặt (tên của một người nào đó), sinh ngày... Tại... Ông sẽ nói cho biết thân thế và sự nghiệp của y và vai trò của y trong vũ trụ là như thế nào, cùng những khuynh hướng và khả năng của y trong kiếp hiện tại. Ông cũng cho biết những tiền kiếp của y ra sao với những chi tiết về tên tuổi, xứ sở và thời kỳ nào y đã trải qua những tiền kiếp đó.Và ông cũng cho biết luôn những nguyên nhân nào trong mỗi kiếp đã giúp đỡ hoặc làm trì trệ sự tiến hóa của y trong kiếp này."Từ đó những cuộc khán nghiệm đều nhằm rõ rệt vào những tiền kiếp của đương sự. Những cuộc khán nghiệm này được gọi bằng danh từ soi kiếp, để phân biệt với danh từ khán bịnh, chỉ nhằm khán nghiệm thể xác của bịnh nhân vì mục đích chữa bịnh mà thôi. Đối với hai loại khán nghiệm kể trên, ông đều áp dụng một phương pháp giống như nhau, trừ một chi tiết này, là mỗi khi ông Cayce tuần tự soi kiếp cho nhiều người liên tiếp nhau thì ông bắt đầu cảm thấy chóng mặt dữ dội. Chính ông cũng tự khán nghiệm lấy mình để tìm ra nguyên nhân sự chóng mặt, thì ông được cho biết rằng cần phải đổi chiều hướng và quay đấu về hướng bắc, chân về hướng nam trong những cuộc soi kiếp. Còn lý do vì sao cần phải thay đổi chiều hướng như thế, thì không thấy giải thích, mà chỉ thấy nói rằng đó là một vấn đề thuận giòng "Từ điển."Những cuộc soi kiếp cho chính ông Cayce tiết lộ rằng cách đây nhiều thế kỷ, ông đã từng làm một vị cao tăng ở các đền cổ ở bên Ai Cập và có nhiều quyền phép thần thông, nhưng ông đã bị vấp ngã vì tánh kiêu căng và thói ưa sắc dục. Trong một tiền kiếp ở Ba Tư, ông làm một y sĩ. Trong một kiếp khác, có lần ông bị thương trong một trận chiến tranh trên sa mạc và bị bỏ sót lại trên bãi cát, vì những người đồng bọn tưởng rằng ông đã chết. Nằm một mình, không có nước uống, không lương thực và không một mái che ông đã chịu khổ rất nhiều trong ba ngày và ba đêm đến nỗi ông đã làm một cố gắng rất lớn để xuất thần ra khỏi thể xác của ông. Ông đã xuất thần được và chính nhờ việc ấy một phần nào mà ngày nay ông có cái khả năng tự thoát ly ra khỏi những giới hạn của xác thể.Tất cả những đức tánh và thói xấu của ông hiện thời đều được cân nhắc đứng đắn và đều có thể truy nguyên ra ở những kinh nghiệm trong các kiếp trước. Cuộc đời hiện tại là một sự thử thách cho linh hồn ông; ông đã có cơ hội phụng sự nhân loại một cách vị tha, để cứu chuộc những tội lỗi trong quá khứ, là thói kiêu căng, đắm mê vật chất và ưa thích điều sắc dục.Ông Lammers nghĩ rằng những cuộc soi kiếp của ông Cayce có một tầm quan trọng rất lớn, và bởi đó người ta cần thực hiện những cuộc sưu tầm rộng lớn hơn về vấn đề này. Ông yêu cầu ông Cayce hãy đem gia quyến từ Selma về ở Dayton và đề nghị chịu đài thọ mọi khoản tổn phí về sinh hoạt cho cả gia đình ông, gồm cả bà Cayce, cùng hai người con trai và cô bí thư Gladys Davis, cô này từ đó đã trở nên một người thân tín trong gia dình ông. Cả gia đình đều bằng lòng chấp thuận. Khi họ được cho biết về những sự gì xảy ra, thì họ đều có sự phản ứng giống như của ông Cayce: Lúc đầu họ còn ngạc nhiên và nghi ngại, kế đó họ càng trở nên tò mò muốn biết sự thật và sau cùng họ đều lấy làm thích thú cho đến say mệ Ông Cayce bèn soi kiếp cho mỗi người trong gia đình ông. Trong mỗi trường hợp, tâm tính của mỗi người đều được diễn tả một cách công khai và ông cho biết rằng mỗi thói hư tật xấu và mỗi đức tánh tốt đều có nguyên nhân trong những tiền kiếp. Trong cuộc soi kiếp cho một người con trai ông, ông nói: "Trong bốn tiền kiếp con là một nhà khảo cứu khoa học, con đã trở nên có óc duy vật, ích kỷ và vụ lợi." Soi kiếp cho một người nên có óc duy vật, ích kỷ và vụ lợi." Soi kiếp cho một người con khác ông nói: "Con có tánh rất nóng nảy; thói xấu đó đã gây cho con nhiều điều bất lợi trong những tiền kiếp ở Ai Cập và ở Anh Quốc. Kiếp nầy con nên tập lấy sự tự chủ và tánh kiên nhẫn."Những sự diễn tả tánh tình đó đều hoàn toàn đúng đắn và chân thật, dầu cho đương sự là những người thân thích hay những người xa lạ như ông Lammers, cơ Linden Shroyer và những người bạn của ông Lammers, và điều đó càng làm cho ông này thêm phần hứng khởi và tin tưởng.Nhưng ông Cayce cảm thấy thắc mắc về những điều tiết lộ đó, đến nỗi ông đâm ra nghi ngờ về ông và ông đã tự kiểm thảo lương tâm một cách ráo riết. Sau cùng ông đi đến kết luận rằng ông có thể tin cậy nơi năng khiếu Thần Nhãn của mình, bằng những cuộc khán bịnh và soi kiếp, ông đã làm một công việc phụng sự chánh đáng và thiêng liêng chớ không phải là một điều tà vạy. Nhưng những điều tiết lộ của ông lại là những điều quá mới lạ và dường như... "Phản đạo," làm sao ông có thể tin chắc rằng đó là đúng với sự thật? Sự băn khoăn của ông có thể hiểu được dễ dàng: Ông vốn sinh trưởng trong một gia đình Cơ đốc giáo khắt khe và chính thống. Ông không hề được biết một chút gì về những giáo lý của các tôn giáo lớn trên thế giới. Trong lúc này, ông vẫn không biết gì về phần nhiều những điểm tương đồng giữa đạo Cơ đốc với những tôn giáo khác, và ông chưa từng có dịp thưởng thức cái ánh sáng đạo lý nó chiếâu diệu trong những ngọn đèn khác hơn là ngọn đèn Cơ đốc của mình. Ông hoàn toàn dốt về giáo lý căn bản của Ấn Giáo và Phật Giáo nói về vấn đề Luân Hồi.Hơn nữa, danh từ này đối với ông, không được hấp dẫn cho lắm, vì người ta thường có một quan niệm sai lầm về thuyết Luân Hồi. Họ tưởng rằng theo thuyết ấy thì những người tội lỗi sau khi chết, có thể đầu thai trở lại làm kiếp thú, như làm thân trâu ngựa... Chính những cuộc soi kiếp đã giải tán những sự nghi ngờ này cho ông Caycẹ Trong những cuộc khán nghiệm các tiền kiếp, ông Cayce được biết rằng Luân Hồi không phải là đầu thai trở lại làm thú vật; và không phải là một điều mê tín dị đoan. Đó là một giáo lý có căn bản vững vàng về phương diện tôn giáo và triết học. Có hằng triệu người trí thức ở Ấn Độ và ở các xứ Phật giáo tin tưởng nơi thuyết ấy một cách sáng suốt thông minh, và lấy đó làm nền tảng cho mọi cách xử thế trong đời sống hằng ngày của họ. Tự nhiên là có nhiều môn phái ở Ấn Độ và ở các nước Á Châu cũng chủ trương thuyết Thoái Bộ Luân Hồi (metempsychose), tức là con người có thể tái sinh làm kiếp thú, nhưng đó chỉ là một sự chủ trương sai lầm về thuyết Luân Hồi. Vài tôn giáo cũng có những quan niệm lệch lạc về thuyết này, nhưng ta không nên để cho những sự hiểu lầm và thiên lệch đó khép chặt trí óc của ta đối với một điều Chân Lý căn bản và trọng đại.Ông Lammers có thể bổ túc những điều được tiết lộ trong những cuộc soi kiếp. Ông giải thích rằng Luân Hồi có nghĩa là Tiến Hóa: Sự tiến hóa của linh hồn con người trải qua nhiều kiếp đầu thai liên tiếp ở cõi trần, khi thì đầu thai làm đàn ông, khi thì làm đàn bà; khi thì làm thường dân, khi thì làm vua chúa; kiếp này đầu thai làm giống dân này, kiếp kia làm giống dân khác... Cho đến khi linh hồn đạt tới mức hoàn thiện. Linh hồn con người cũng ví như một anh tài tử sân khấu đóng nhiều vai trò khác nhau và mặc những bộ y phục khác nhau từ đêm này qua đêm khác. Hoặc cũng ví như ta mặc một cái áo bằng vải trong một thời gian, và khi nó đã cũ, thì vứt bỏ để đổi lấy một cái áo khác. Nhiều bậc Hiền Triết và các nhà thông thái, trí thức siêu việt của Âu Tây cũng đã chấp nhận thuyết Luân Hồi và đã viết nhiều sách vở về vấn đề này, trong số đó có Pythagore, Platon, Plotin, Giordanno Bruno, Goethe, Whitman, Emerson, và Schopenhauer.Ông Cayce bày tỏ ý kiến: "Những điều đó hẳn là đúng sự thật hiển nhiên rồi; nhưng còn đạo Cơ Đốc thì sao? Nếu tôi chấp nhận thuyết Luân Hồi thì phải chăng điều đó có nghĩa là tôi là phủ nhận đấng Christ thì rõ. Một luật gia trong số những người Pharisiens đã đưa ra câu hỏi đó cho đấng Christ, và Ngài đáp rằng: Ngươi hãy kính yêu Chúa ngươi một cách hết lòng và hết cả tâm hồn. Và ngươi hay thương yêu kẻ đồng loại của ngươi cũng như ngươi vậy. Hai điều răn đó là tất cả giáo luật và lời dạy của các nhà Tiên Trị" (Mathieu 22:35-40.)Những lời dạy giản dị và sâu xa về tình bác ái đó có khác gì với lời dạy về sự tiến hóa và thuyết Luân Hồi? Và nó có khác gì với những giáo lý của bất cứ tôn giáo nào trên thế giới? Đức Phật đã dạy: "Ngươi đừng làm hại kẻ khác nếu ngươi không muốn cho kẻ khác làm hại mình." Và những Thánh Kinh của Ấn Giáo cũng dạy rằng: "Ngươi đừng làm điều gì cho người khác mà ngươi không muốn người khác làm cho ngươi."Ấn Giáo cũng như Phật Giáo, đều không thấy có cái sự khác biệt, dị đồng giữa luật bác ái và luật tiến hóa tâm linh mà người ta gọi là Luân Hồi. Những tôn giáo ấy chỉ nhấn mạnh ở luật Luân Hồi nhiều hơn mà thôi, chớ không cho rằng hai luật ấy tương phản nhau. Nhưng ông Cayce vẫn chưa chịu thuyết phục. Năm lên 10 tuổi, người ta đã cho ông đọc bộ Thánh Kinh (Bible) và ông rất lấy làm say mệ Từ đó, ông nhất định đọc lại bộ sách ấy mỗi năm một lần, suốt đời ông. Trong những năm ấy, ông không hề thấy một lần nào trong sách đó có chữ Luân Hồi. Vậy thì tại sao bộ Thánh Kinh, và điều quan trọng hơn nữa, là đấng Christ lại không hề nói đến vấn đề này? Ông Lammers nghĩ rằng: "Có lẽ đấng Christ có nói về vấn đề Luân Hồi."Trước hết, ta nên nhớ rằng đấng Christ đã truyền dạy cho các vị môn đồ nhiều giáo lý mà Ngài không đem giảng dạy cho quần chúng. Và dầu cho Ngài có dạy thuyết Luân Hồi cho một số đông người, ta đừng quên rằng trải qua nhiều thế kỷ, phần chánh giáo của Ngài đã chịu nhiều sự biến thiên dời đổi do những sự diễn đạt của người đương thời và do sự phiên dịch qua nhiều thứ tiếng. Bởi vậy, có thể rằng nhiều giáo lý nguyên thủy của Ngài đã bị thất truyền. Tuy nhiên, ở một vài đoạn trong Thánh Kinh, người ta thấy có sự ngụ ý về vấn đề Luân Hồi. Đấng Christ có lần nói với các môn đồ rằng Thánh Jean-Bastiste tức là Elie tái sinh (Mathieu 17:12-13). Ngài không có dùng chữ Luân Hồi tái sinh, nhưng Ngài lại nói một cách rõ ràng không úp mở, rằng "Elie đã trở lại... Và khi đó các môn đồ hiểu rằng Ngài nói với họ về Thánh Jean-Bastistẹ" Trong một đoạn khác, các môn đồ hỏi Ngài về một người mù: "Bạch Sư Phụ, ai đã gây tội lỗi? Chính người này hay là cha mẹ y đã phạm tội, khiến cho y sinh ra đã bị mù?" Nhiều đoạn khác trong Thánh Kinh cũng ám chỉ, hoặc hàm xúc ý nghĩa về Luân Hồi. Ta hãy đọc trong thiên Apocalypse, Chương mười ba, câu thứ mười: "Kẻ nào cầm tù kẻ khác sẽ bị kẻ khác cầm tù; kẻ nào sử dụng gươm đao sẽ chết vì gươm đao."Câu ấy ám chỉ rằng có một định luật quả báo hành động từ kiếp này sang kiếp khác. Có điều chắc chắn là phe chính thống của Cơ Đốc giáo đã lần lần góp nhặt và tu chỉnh những phần giáo lý của đấng Christ không có nói về vấn đề Luân Hồi; nhưng làm sao người ta có thể chắc chắn rằng sự diễn đạt và chọn lọc của phe chính thống đối với những giáo lý nguyên thủy là hoàn toàn vô tư và không thiên lệch? Nghiên cứu tiểu sử các vị cố đạo Gia Tô thời cổ, người ta thấy có nhiều vị trong số đó đã nhìn nhận thuyết Luân Hồi trong những tác phẩm của họ, và đã công khai giảng dạy thuyết ấy, như Origene, Jutin Thánh Jerome, Clement d Alexandrie, Plotin và nhiều vị khác nữa. Những vị này đã từng sống vào thời kỳ gần với thời đại của đấng Christ. Phải chăng các vị ấy đã biết và truyền bá những phần giáo lý bí truyền có từ nghìn xưa, mà đấng Christ chỉ dạy riêng cho 12 vị tông đồ thân tín của Ngài mà thôi? Theo ông Lammers, thì đức giám mục Mercier tuy không tin tưởng nơi thuyết Luân hồi, nhưng đã tuyên bố rằng thuyết ấy không trái với những giáo điều căn bản của đạo Gia Tô.Những điều kể trên đã giải tán bớt những nỗi thắc mắc băn khoăn của ông Cayce, vì ông đã tưởng rằng ông dùng những quyền năng lạ lùng của mình một cách trái Đạo, tức là tương phản với tôn giáo gốc của ông. Ngoài ra, ông cũng còn có một vài điểm thắc mắc nghi ngờ về quyền năng của mình, nhưng điều này lại có một tánh cách khoa học. Một thí dụ: Làm sao giải thích sự gia tăng dân số lớn lao trên thế giới hiện nay nếu người ta chấp nhận rằng tất cả những linh hồn đều đã có sống trên mặt đất? Vậy thì số sai biệt phụ trội đó ở đâu mà rả Tất cả gia đình ông Cayce, cùng ông Lammers, các cô bí thư Gladys Davis và Linden Shroyer đều thường họp mặt trong phòng khách để thảo luận về những vấn đề ấy.Khi tất cả mọi người đều cạn ý kiến, thì người ta mới nhớ đến sự khán nghiệm bằng năng khiếu Thần Nhãn của ông Cayce để tìm ra sự giải đáp; và khi những cuộc khán nghiệm đó có những điều đáng ngờ vực, thì họ tham khảo tài liệu ở các sách báo trong thư viện quốc gia.Nói về vấn đề gia tăng dân số trên thế giới, thì tìm ra câu giải đáp cũng không phải là một điều khó. Một người trong nhóm nói rằng dầu sao, chúng ta có chắc rằng quả thật có sự gia tăng dân số hay không? Những cuộc khán nghiệm đã qua có nói về những nền văn minh cổ xưa ở Ai Cập, và ở châu Atlantide nay đã biệt tích. Ở Cao Miên, Mễ Tây Cơ, Ai Cập và ở các xứ Đông Phương, những tàn tích khảo cổ đã xác nhận rằng những nền văn minh lớn cổ xưa đã từng xuất hiện trên những vùng lãnh thổ rộng lớn, mà ngày nay chỉ còn là những bãi sa mạc. Như thế người ta có thể quan niệm được rằng ở vào những thời kỳ khác nhau trong lịch sở, có những lúc mà dân số trồi sụt không đồng đều, nhưng vẫn không hề thay đổi linh hồn trong vũ trụ.Có thể rằng hằng triệu linh hồn vẫn phảng phất trên các cõi vô hình trong những thời kỳ mà hoàn cảnh không thuận tiện cho họ đầu thai xuống cõi trần.Tuy ông Cayce vẫn có óc hoài nghi, nhưng ông đã hài lòng về câu giải đáp hữu lý trên đây. Nhưng còn châu Atlantide cũng lại là một vấn đề nan giải khác nữa. Làm sao chúng ta có thể biết rằng châu Atlantide là có thật? Hay đó chỉ là chuyện hoang đường? Những cuộc khán nghiệm bằng Thần Nhãn của ông Cayce đã đưa ra câu giải đáp cho vấn đề ấy một cách tường tận tỉ mì và với rất nhiều chi tiết:Nhà triết học Platon là người đầu tiên ở phương Tây đã tường thuật sự hiện diện của châu Atlantide, nay đã chìm dưới đáy biển Đại Tây Dương. Và mặc dầu quần chúng ngày nay không chý ý đến, nhưng những nhà địa chất học cũng đã từng quan tâm về vấn đề này. Họ vẫn không đồng ý với nhau, người thì phủ nhận, kẻ thì quả quyết sự hiện diện của châu Atlantidẹ Dầu sao có một số lớn sách vở của những tác giả uyên bác đã nói đến vấn đề này và đã đưa ra rất nhiều bằng chứng lịch sử, văn hóa và khoa học, bổ trợ lẫn cho nhau. Ông Cayce đã đọc một quyển nhan đề "Châu Atlantide, một thế giới của thời kỳ tiền sử" của tác giả Ignatius Donnelly, và rất ngạc nhiên mà nhận thấy rằng nhữõng cuộc khán nghiệm của ông đã diễn tả đúng y như những bằng chứng căn bản nêu trong quyển sách ấy.Những cuộc thảo luận và khảo cứu tài liệu ở các sách vở về lịch sử, khoa học, tôn giáo, đạo lý cổ truyền, về châu Atlantide và về khía cạnh tâm lý của khoa thôi miên, là những vấn đề đã được nêu ra trong các cuộc khán nghiệm bằng Thần Nhãn, đã giúp cho ông Cayce có được một tầm kiến thức rộng rãi về văn hóa và lịch sử mà ông vẫn thiếu sót. Lần lần, ông bớt sợ hãi và thắc mắc về những điều mà ông thốt ra trong giấc ngủ thôi miên, ông cảm thấy rằng những điều ấy có thể chứa đựng một phần nào sự thật. Với một sự tọc mạch xen lẫn với một khối óc phê bình, ông bắt đầu phân tách những cuộc khán nghiệm để kiểm soát cho nó được hoàn toàn đúng đắn. Trước hết ông nhận thấy rằng những cuộc khán nghiệm ấy đều có mạch lạc và liên đới lẫn nhau. Không bao giờ một cuộc khán nghiệm này lại tương phản với một cuộc khán nghiệm khác, dầu là cách nhau bao xa cũng vậy. Bởi đó, một người có thể được khán nghiệm một lần thứ nhì, nhiều tháng hoặc nhiều năm sau lần thứ nhất: Những tài liệu đều ăn khớp với nhau và nối tiếp theo nhau một cách đúng đắn, chẳng khác nào như người ta lật một quyển sách ở chỗ trang đã được làm dấu saün, để đọc tiếp theo đoạn sách đã bỏ dở kỳ trước. Phần nhiều những cuộc soi kiếp đưa ra những tài liệu tổng quát về những thời kỳ cổ xưa, như ở Ai Cập và châu Atlantide.Khi người ta đem đối chiếu những cuộc soi kiếp đó với nhau, thì thấy rằng những chi tiết rời rạc và thiếu sót đã bỏ khuyết lẫn nhau và trở nên hoàn bị hơn: Mỗi cuộc soi kiếp lập lại một phần những gì đã được nói ra trong một lần trước, hoặc thêm vào một chi tiết mới cho toàn thể câu chuyện.Không cuộc soi kiếp đều hòa hợp lẫn nhau, mà còn xác nhận lẫn nhau trên nhiều điểm về những sự việc được ghi chép trong lịch sử, dầu đó là những sự việc bí ẩn tối tăm, thuộc về phần ngoại sử. Thí dụ: Một trong những cuộc soi kiếp nói rằng một người nọ, trong một tiền kiếp, đã từng làm một người "Phóng ghế." Ông Cayce không hề biết "Phóng ghế" nghĩa là gì, và khi tra cứu tự điển, ông mới thấy rằng danh từ đó ám chỉ một phong tục cổ xưa của dân miền Bắc Mỹ: Người ta trói những mụ phù thủy trên những chiếc ghế đẩu và cầm chân ghế chổng ngược để nhận chìm họ xuống ao nước lạnh.Một thí dụ khác: Trong cuộc soi kiếp cho một người thanh niên, ông Cayce nói rằng trong một kiếp trước, y đã sống ở bên Pháp, tại đây y gặp gỡ và làm bạn với nhà bác học Mỹ Robert Fulton và đã giúp đỡ người này trong sự thực hiện một vài phát minh khoa học. Ông Cayce biết rõ Robert Fulton nhưng ông không tin rằng ông này đã sống ở nước ngoài, ngoại trừ nước Mỹ. Sau khi tra cứu một quyển tự điển về tiểu sử các nhân vật ông mới biết rằng ông Fulton đã có ở bên Pháp nhiều năm, và đã được nhiều người quen biết giúp đỡ và khuyến khích trong nghành hoạt động của ông.Ngoài ra những sự xác nhận lịch sử lạ lùng nói trên về những tiền kiếp, còn có rất nhiều bằng chứng khác về kiếp hiện tại. Ông Cayce biết rằng những sự phân tách tâm lý trong những cuộc soi kiếp của ông đều đúng, không những đối với ông và những người trong gia đình, mà cũng đúng đối với những người hoàn toàn xa lạ. Trong những cuộc soi kiếp cũng như trong những cuộc khán bịnh, dầu cho đương sự có quen biết hay không đối với ông Cayce, điều đó không có quan hệ gì cả. Họ ció thể là những người hoàn toàn xa lạ hoặc ở bất cứ nơi nào trên thế giới: Nếu ông có được đầy đủ tên họ, ngày sinh và nơi sinh của những người ấy, ông có thể diễn tả một cách đúng đắn những hoàn cảnh hiện tại cùng những điều bí ẩn trong tâm tính của họ. Ông cũng nói luôn cả những đức tính, khả năng cùng những khuyết điểm của họ, và truy nguyên ra tất cả những điều đó ở các tiền kiếp.Những cuộc soi kiếp cũng đúng dưới một khía cạnh khác. Ông Cayce đã có thể kiểm điểm lại những điều mà cuộc soi kiếp đã tiết lô về tánh chất và khả năng nghề nghiệp tương lai của những đứa trẻ con: Một cuộc soi kiếp ngày sinh của một đứa trẻ tai. Norfolk cho biết rằng sau này nó sẽ là một đứa trẻ bướng bỉnh, cứng đầu và khó dạy. Khi nó lớn lên, những tính nết đó càng ngày càng biểu lộ một cách rõ rệt, và cha mẹ nó cũng không thể làm cách nào để sửa đổi được.Trong trường hợp lý thú hơn nữa là của một đứa trẻ khác mà cuộc soi kiếp cho biết rằng về sau y có thể trở nên một y sĩ có tài. Những thói xấu mà cuộc soi kiếp trước cũng đã bắt đầu biểu lộ sớm, cùng một lượt với sự thích thú đặc biệt về nghành y học. Vào năm tám tuổi, y đã bắt đầu mổ xác những con thú đã chết để xem cơ thể bên trong con thú như thế nào. Chưa đầy mười tuổi, y đã xem một cách say mê những bộ sách tự điển Y Khoa, và năm mười hai tuổi, y cho cha mẹ biết rằng y có ý muốn sẽ vào trường Đại Học John Hopkins để theo nghành Y khoa. Cha của đứa trẻ là một nhà kinh doanh thương mại ở New York; mẹ y là một nữ tài tử. Lúc đầu, cha mẹ y đều phản đối ý định học Y khoa của y và khuyên hãy bỏ ý định ấy. Nhưng đứa trẻ cương quyết giữ lập trường và sau cùng đã thắng mọi trở lực. Hiện nay y đang học lớp dự bị về khoa Lý Hóa Sinh tai. một trường Đại Học lớn ở miền đông Hoa Kỳ. Trường hợp này chứng tỏ một lần nữa về năng khiếu Thần Nhãn thật sự của ông Cayce, vì ông đã nhìn thấy kiếp trước của đứa trẻ và chắc chắn rằng những khả năng đặc biết của y sẽ biểu lộ ra ở kiếp này.Những thí dụ kể trên chỉ rằng những cuộc soi kiếp của ông Cayce có một giá trị rất lớn về sự tiên đoán tương lai, không những của trẻ sơ sinh mà cũng của những người lớn. Một cô điện tín viên ở nhà Bưu điện thành phố New York lấy làm vô cùng ngạc nhiên về những bức điện tín lạ lùng mà cô đã đánh đi nhiều lần về Virginia Beach. Cô ấy mới hỏi thăm về ông Cayce và quyết định yêu cầu ông soi kiếp cho cộ Nhờ đó, cô biết rằng cô sẽ theo đuổi nghề nghiệp điện tín viên, và tốt hơn cô nên học về nghành vẽ quảng cáo, vì trong nhiều kiếp trước, cô đã là một nghệ sĩ có tài về nghành này. Cô ấy không hề có ý nghĩ theo đuổi một nghệ thuật nào, dầu là kỹ nghệ họa hay bất cứ nghành nào khác, nhưng cô ấy có đủ can đảm để học thử và xin ghi tên học ở một trường nọ. Cô lấy làm vô cùng ngạc nhiên mà thấy rằng cô có năng khiếu và đã thành công rất mau chóng với nghành kỹ nghệ họa, đồng thời cô cũng được cải tiến rất nhiều về nhân cách của mình.Với thời gian trôi qua, ông Cayce càng nhận thấy rằng những cuộc soi kiếp của ông đã giúp ích cho rất nhiều người. Ông càng vững đức tin hơn trước, khi thấy rằng công việc của ông làm là chánh đáng vì nó gây nên những kết quả tốt đẹp. Có nhiều người được hướng dẫn theo những nghề nghiệp thích hợp với họ; những người khác nhận được những lời chỉ giáo san bằng mọi sự khó khăn trong đời sống gia đình; những người khác nữa đã tìm cách tự biết mình và tập hòa mình một cách thích nghi với đời sống xã hội.Những điều kể trên đã lần lần thuyết phục ông Cayce về tánh cách chân thật và xác đáng của những cuộc soi kiếp bằng Thần Nhãn cũng như của sự giải thích mà nó đưa ra về định mệnh của con người. Nhưng điều nó làm cho ông tin tưởng hơn hết là cái tinh thần Gia Tô giáo thâm sâu, tiềm tàng trong những điều mà cuộc soi kiếp đã tiết lộ cho ông biết; và hơn nữa, cái tinh thần Gia Tô giáo đó lại được đưa ra một cách dễ dàng và thích nghi trong khuôn khổ của thuyết Luân Hồi.Một cuộc soi kiếp ít khi nào mà không nêu ra một đoạn sách trong Thánh Kinh hay một điều giảng dạy của đấng Christ. Những câu dẫn chứng thông thường nhất là những lời dạy của đấng Christ như sau: "Ngươi gặt hái những gì ngươi đã gieo" và "Hãy làm cho kẻ khác những gì ngươi muốn kẻ khác làm cho ngươi." Đôi khi đó là những câu chú thích theo đúng nguyên văn hoặc phác họa thêm ít nhiều tư tưởng theo nguyên văn, chẳng hạn như:"Ngươi chớ lầm lạc: Không ai có thể kiêu ngạo Chúa Trời! Vì ai gieo giống nào sẽ gặt giống nấy." Và: "Con người luôn luôn là cái hậu quả của chính mình. Ngươi hãy làm điều lành cho những kẻ đã phỉ báng nhục mạ ngươi, rồi ngươi sẽ cứu chuộc được những điều tội lỗi mà chính ngươi đã gây ra cho kẻ khác."Những lời dẫn chứng kể trên là để răn dạy những người bị bịnh tật đau khổ, do hậu quả của những điều tội lỗi mà họ đã gây ra trong một kiếp trước.Khi sự hứng khởi nồng nhiệt lúc ban đầu đã lắng dịu, thì nhóm người chung quanh ông Cayce mới bắt đầu đặt những câu hỏi về những điều đã tiết lộ trong các cuộc soi kiếp của chính họ. Trước hết họ muốn biết tại sao có một vài thời kỳ trong lịch sử luôn luôn tái diễn trở đi trở lại trong các cuộc soi kiếp. Nhiều người lại có chung một bối cảnh lịch sử giống như nhau; nói tóm lại, những điều diễn tả trong các cuộc soi kiếp hình như đều rập theo một khuôn khổ. Các cuộc soi kiếp thường nêu ra một loạt các thời kỳ sau đây: Thời đại Atlantide, Đế quốc La Mã, Thời kỳ Thánh Chiến (Croisades) và lúc khởi đấu thời kỳ khai mở thuộc địa ở Bắc Mỹ. Một loạt khác gồm có: Châu Atlantide, Ai Cập, La Mã, nước Pháp thời Louis 14, 15 và 16, và Giặc Phân Ly (Secession) ở Hoa Kỳ. Lẽ tự nhiên, cũng có những trường hợp khác, gồm có Trung Hoa, Ấn Độ, Cao Miên, Pérou, Bắc Âu, Phi Châu, Trung Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bổn, và nhiều xứ khác; nhưng phần nhiều các cuộc soi kiếp đều noi theo một khuôn khổ lịch sử như nhau.Theo ông Cayce, lý do của sự kiện trên là vì những linh hồn thuộc về một thời kỳ lịch sử nhất định, về sau thường chuyển kiếp đầu thai chung một lượt ở một thời kỳ khác. Trong những thế kỷ ở khoảng giữa, thì những nhóm linh hồn khác lại chuyển kiếp xuống trần theo đúng phiên bản của họ. Sự thay phiên đầu thai từng nhóm một một cách có quy củ, trật tự như vậy cũng giống như sự thay phiên từng toán thợ làm việc trong một cơ xưởng. Bởi đó, phần nhiều những linh hồn đang sống trên thế gian hiện nay, đều đã cùng đầu thai với nhau một lượt ở những thời kỳ quá khứ trong lịch sử. Ngoài ra, những linh hồn có sự liên lạc gia đình, bè bạn hoặc đồng lý tưởng với nhau, có thể đã cùng có những nhân duyên với nhau trong những kiếp trước.Một câu hỏi khác được nêu ra: "Những tài liệu đó do đâu mà có?" Câu trả lời là: Ông Cayce nằm trong giấc ngủ thôi miên, có thể thâu thập những tài liệu đó ở hai nơi. Một là trạng thái vô thức của người đang được soi kiếp. Trạng thái vô thức này giữ lại ký ức của tất cả những kinh nghiệm mà đương sự đã trải qua, không những trong kiếp này mà cũng gồm luôn những kinh nghiệm ở những kiếp trước. Những ký ức thuộc về kiếp trước được che khuất, ẩn tàng trong những chỗ thâm sâu kín đáo nhất của tiềm thức, ngoài vòng hiểu biết và thực nghiệm của khoa Tâm lý học hiện đại.Ngoài ra, tiềm thức của một người là một lĩnh vực dễ thăm dò bằng tiềm thức của một người khác, hơn là bằng trạng thái ý thức, chẳng khác nào như một cảnh hỗn độn của một thành phố lớn, người ta có thể đi từ chỗ này đến chỗ kia bằng đường xe điện ngầm (metro) một cách dễ dàng mau chóng hơn là bằng những phương tiện khác ở trên mặt đất. Bởi lẽ đó, trong trạng thái thôi miên, linh hồn ông Cayce tiếp xúc với linh hồn đương sự một cách trực tiếp bằng tiềm thức. Sự giải thích này có thể được chấp nhận một cách dễ dàng; nó phù hợp, ít nhất là một phần nào, với những sự phát minh của khoa phân giải tâm lý (psychanalyse) về cuộc đời và trạng thái vô thức.Nhưng còn cái nguồn gốc thứ hai đã giúp tài liệu cho ông Cayce, thì dường như rất lạ lùng. Những cuộc soi kiếp gọi đó là những " ký ức của không gian" (Clichés Akashiques). Như thường lệ, mỗi khi nói đến một danh từ lạ và khó hiểu, ông Cayce đánh vần từng chữ trong giấc thôi miên của ông: Akasha: Danh từ; Akashique: Tĩnh từ. Nói tóm tắt, ông Cayce giải thích danh từ ấy như sau:Akasha là danh từ Phạn nhữ (sanskrit) dùng để chỉ chất dĩ thái tinh hoa căn bản của Vũ Trụ. Chất ấy có cái tác dụng như một cái phim ảnh hay một cuốn phim chiếu bóng, trên đó được ghi nhận một cách rõ ràng không bao giờ mất những âm thanh, ánh sáng, cùng mọi hành vi, tư tưởng của con người và tất cả mọi sự gì ra trong vũ trụ kể từ thuở Vô Cực. Chính nhờ đó sự ghi nhận trong ký ức của không gian đó mà những bị có Thần Nhãn có thể nhìn thấy dĩ vãng như đọc một quyển sách phơi bày từng trang trước mặt họ, dầu cho những sự việc xảy ra đã cách xa hằng bao nhiêu thời gian trong quá khứ. Chất Akasha cò thể được coi như một cái máy chụp ảnh vĩ đại của Vũ Trụ. Cái khả năng thấy ký ức của Thiên Nhiên trên chất Akasha đó vốn tiềm tàng ở mọi người trong chúng ta: Nó tùy nơi mực độ nhậy cảm của mỗi người, và tùy nơi chúng ta có thể đặt mình vào một trạng thái thụ cảm thích nghi, cũng ví như khi chúng ta bắt đúng luồn sóng vô tuyến trên máy thu thanh để nghe âm nhạc vậy. Trong khi thức tỉnh, ông Cayce không có thể đặt mình vào trạng thái thụ cảm thích nghi, để "Bắt đúng luồn sóng" như đã kể trên, nhưng trái lại trong giấc ngủ thôi miên ông có thể làm được điều ấy.Trong tất cả những điều bí ẩn mà ông Cayce đã thốt ra trong giấc thôi miên, thì đó là điều mà ông cho là lạ lùng nhất. Tuy thế, đáp lại những câu hỏi hoài nghi về vấn đề này, ông đều luôn luôn trả lời như nhau, có khi thì dùng những danh từ giống nhau, có khi thì thêm vào những chi tiết phụ thuộc. Có nhiều khi, ông nói thêm rằng những sự ghi nhận trên chất Akasha cũng có thể gọi là "Ký ức của Vũ Trụ" hay "Quyển sách Thiên nhiên."Ông Cayce cũng đưa ra những sự giải thích đã có từ nhiều thế kỷ trước về chất Akashạ Nền Triết học cổ Ấn Độ đã từng nói rằng căn bản của vật chất vốn hư không; vật chất là sự kết tinh của một sức mạnh gọi là sinh lực; và cũng nói về sự chuyển di tư tưởng bằng phương pháp Thần giao cách cảm: Và những điều này gần đây đã được khoa học Âu Tây xác nhận. Vậy tại sao chúng ta không có một thái độ cởi mở để chấp nhận ít nhất là tiềm năng của chất Akasha, cũng là một quan niệm khác của Triết học Ấn? Sự giải thích bằng trạng thái vô thức có thể chấp nhận được trong việc soi kiếp cho những người khác, nhưng làm sao giải thích hiện tượng này là ông Cayce đã nói rất nhiều chi tiết đầy đủ, nó tuôn tràn một cách dồi dào như suối chảy trong những cuộc khán nghiệm sưu tầm về những thời đại cổ xưa ở châu Atlantide, Ai Cập, và thời kỳ của đức Chúa Jesus? Có thể nào ông đã góp nhặt tài liệu trong tiềm thức của những người đã từng sống vào những thời kỳ đó chăng? Mặc dầu họ không phải là những người đến nhờ ông soi kiếp? Hay ông Cayce đã khám phá ra những điều đó trong ký ức của Lịch Sử, được ẩn dấu tiềm tàng và giữ gìn nguyên vẹn trong những cõi vô hình huyền bí của Vũ Trụ? Sau cùng ông Cayce đã chấp nhận quan niệm về chất Akasha, không phải vì ông có một bằng chứng tuyệt đối về đều ấy, mà bởi vì nó đã được xác nhận trong những cuộc khán nghiệm bằng Thần Nhãn; và những cuộc khán nghiệm của ông về tất cả mọi vấn đề từ trước đến nay đều đúng đắn và hoàn toàn đáng tin cậy.Có lẽ sự dùng Thần Nhãn để nhìn thấy những sự việc đã xảy ra trong quá khứ cũng có thể được giải thích bằng những cách khác; và cũng có lẽ trong tương lai, một nhà bác học hiện đại nào đó có thể chứng minh sự thật về chất Akasha, và điều này rốt cuộc cũng không phải bí mật lạ lùng gì hơn những hiện tượng đã có, chẳng hạn như luồng sóng vô tuyến, tánh chất phóng quang của chất radium, nguyên tử lực, hoặc trí nhớ của bộ Óc con người, và sự truyền cảm của bộ Thần kinh hệ. Dầu sao, những cuộc soi kiếp của ông Cayce và sự đúng đắn một lạ lùng của nó là một sự thật hiển nhiên. Trong khoảng 22 năm trường, bắt đầu từ năm 1923 trở đi là năm mà ông Cayce bắt đầu soi kiếp và khán bịnh bằng Thần Nhãn, cho đến năm 1945 là năm ông từ trần, ông đã soi kiếp cho tất cả độ 2.500 người. Cũng như những cuộc khán bịnh bằng Thần Nhãn, những cuộc soi kiếp đều được ghi chép trong các tập hồ sơ và được giữ gìn cẩn thận. Nhiều thơ từ văn kiện đã chứng minh cho sự đúng đắn của nhiều cuộc soi kiếp, mỗi khi có đủ bằng chứng xác nhận về sự đúng đắn của những điều đã tiết lộ. Những người nào muốn tìm biết sự thật về những điều này vẫn còn có thể chất vấn nhiều người hiện nay còn sống và đã từng được ông Cayce soi kiếp cho họ.Như vậy, nếu chúng ta có thể tin tưởng nơi tánh cách chân thật của những tập hồ sơ văn kiện lạ lùng đó và sự giải đáp của nó về những bài toán bí hiểm của cuộc đời, thì ta đã có trong tay một số tài liệu khổng lồ và hiếm có về vấn đề này. Trước hết chúng ta có một số bằng chứng cụ thể hiển nhiên về luật Luân Hồi, là một nguyên tắc tiến hóa căn bản của con người. Và tất cả những yếu tố kể trên cũng chưa đủ để hoàn toàn thuyết phục chúng ta, thì ít nhứt nó cũng đáng để cho chúng ta chú ý vì mục đích khảo cứu và sưu tầm khoa học. Có biết bao nhiêu những cuộc phát minh lớn lao vĩ đại, lúc ban đầu cũng chỉ căn cứ trên những giải thuyết lạ lùng và khó tin. Khi người ta hỏi nhà bác học Einstein bằng cách nào ông ta đã phát minh ra thuyết Tương Đối luận, ông đáp:- Tôi chỉ thử đưa một nghi vấn về một định lý.Ngoài ra, chúng ta còn có một số tài liệu rất dồi dào về tâm lý, y lý và triết lý, nó d8em đến cho ta một tầm kiến thức rộng rãi và khác hẳn về cuộc đời.Trong khoảng hai mươi hai năm đó có biết bao nhiêu người đau khổ tuyệt vọng đã tìm đến ông Cayce và đã được ông săn sóc giúp đỡ do sự hiểu biết thâm sâu và năng khiếu Thần Nhãn của ông. Họ bị đủ thứ đau khổ bịnh tật về thể xác lẫn tinh thần, và tất cả đều muốn tìm sự giải đáp cho câu hỏi sau đây:" Tại sao sự đau khổ này lại đến cho tôi?"" Nguyên nhân vì đâu mà tôi bị sự đau khổ này?" Không phải tất cả những trường hợp đó đều là nguy cấp hay tuyệt vọng. Có nhiều người xem ra thì những kiếp trước họ cũng tầm thường như kiếp này, vì không có gì đặc biệt. Nhưng, dầu cho sự đau khổ của họ nặng hay nhẹ, các cuộc soi kiếp đã chỉ cho thấy rằng cái thân phận và hoàn cảnh hiện thời của họ là cái kết tinh của bao nhiêu nhân và quả nối tiếp lẫn nhau như những cái khoen của một sợi dây xích và bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước. Tất cả đều đã được chỉ cho thấy rằng những bịnh tật, thống khổ của họ bây giờ đều có nguyên nhân xa hay gần, do sự hành động của một định luật căn bản gọi là Luật Nhân Quả.Những gì họ đã nghe và học hỏi đã làm cho họ thay đổi cuộc đời; sự hiểu biết thâm sâu về bài học Nhân Quả đã giúp cho họ một nguồn an ủi cùng tìm thấy sự thăng bằng và an tịnh của tâm hồn.Nếu người ta chấp nhận tánh cách chân thật của những cuộc soi kiếp, người ta cũng phải nhìn nhận sự kiện này là nó đã làm đảo lộn trí óc và quan niệm của họ về cuộc đời. Tầm quan trọng của sự việv kể trên không phải là nó đem đến cho ta một giả thuyết mới: đó là một lý thuyết rất cổ xưa và đã từng là một điều tín ngưỡng của nhiều dân tộc rải rác ở nhiều miền lục địa trên quả địa cầu. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce có một tầm quan trọng vì hai điều này:Điều thứ nhất: đây là lần đầu tiên ở Âu Mỹ mà người ta đã có được những bản phúc trình đúng đắn mạch lạc, rõ ràng và đáng tin cậy về những kiếp trước của một số nhiều người.Điều thứ hai: đây là lần đầu tiên trong lịch xử thế giới, những bản phúc trình đó được ghi chép và sắp thành hồ sơ có ngăn nắp, trật tự, để cho mọi người có thể tra cứu, sưu tầm. Ngoài ra, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã hợp nhứt triết lý Đông Tây càng thêm phần sinh sắc.Nhờ đó, chúng ta đã có một sự tổng hợp rất cần thiết giữa hai quan điểm triết học khác nhau của Đông Phương và Tây Phương.Những cuộc soi kiếp bằng Thần Nhãn của ông Cayce cũng đã tổng hợp khoa học cà tôn giáo bằng cách chỉ cho ta thấy rằng cõi giới tinh thần được cai quản bởi những định luật Nhân Quả một các đúng đắn cũng y như cõi giới vật chất. Nó cho ta thấy rằng sự đau khổ của con người không phải là do một sự rủi ro tình cờ theo quan niệm duy vật, mà là do bởi những tư tưởng và cách hành động sai lầm trong quá khứ. Nó chỉ rằng những sự sai biệt và bất đồng giữa thân thế, hoàn cảnh và khả năng của người đời không phải là do ý muốn độc đoán của Thượng Đế hay là do ảnh hưởng mù quáng của sự di truyền, mà nó chỉ là cái kết quả của những hành động và cách xử thế của con người trong kiếp trước.Mọi sự đắng cay, thất bại, buồn rầu đều có một ý nghĩa và mục đích giáo hóa chúng ta về đướng xử thế; những bệnh tật tai ương xảy đến cho ta đều có một nguyên nhân sâu xa về tinh thần. Và tất cả những sự quằn quại đau khổ đều là những bài học quý mà chúng ta thọ lãnh trên trường học lớn của thế gian, ngõ hầu trong tương lai nó sẽ đưa chúng ta đến cái mục đích Minh Triết và Toàn Thiện.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 4
Vài Loại Quả Báo Xác Thân
Những người tàn tật, đui què, câm điếc, những người bị các chứng nan y, đó là những thí dụ rõ rệt nhứt về sự đau khổ của người đời. Đứng trước những cảnh đau khổ đó, chúng ta cảm thấy một lòng trắc ẩn sâu xa và thấm thía. Khi mà một trong những cảnh khổ đó xảy đến cho ta, khi chúng ta gặp phải những cảnh ngộ đắng cay, trái ngược, chúng ta có lẽ đâm ra hoài nghi về lòng nhân từ bác ái của đấng Tạo Hóa. Có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi: "Tại sao tôi bị sự đau khổ này? Và tại sao cảnh khổ này lại xảy đến cho tôi?" Anh X... Là một người hiền lành và đức hạnh hơn người. Anh đã bị mất hết gia tài, sản nghiệp và tất cả mấy đứa con anh đều chết hết; anh chịu đựng những cảnh khổ đó một cách kiên nhẫn và không phàn nàn rên siết. Nhưng khi anh bị một chứng bịnh kỳ quái làm toàn thân anh đều nổi các mụt nhọt lở loét, ghê tởm, thì anh X... Bèn nguyền rủa Thượng Đế lần đầu tiên, và cũng lần đầu tiên, anh la lên trong cơn tuyệt vọng để tìm biết lý do những sự đau khổ đã xảy đến: "Ai có thể nói cho tôi biết, rồi tôi sẽ im lặng và an phận. Tôi đã gây nên những tội lỗi gì?" Nói rằng nguyên nhân sự đau khổ là do bởi những hành động sai lầm, tội lỗi gây ra, thì người thời nay thường cho đó là một điều dị đoan, di sản của những tôn giáo cổ xưa đã lỗi thời. Ít người chịu suy nghĩ và nhìn nhận điều đó. Tuy vậy, theo những cuộc soi kiếp của ông Cayce, thì tội lỗi và đau khổ đi liền với nhau như bóng với hình, và giữa Nhân với Quả vốn có một sự liên quan chắt chẽ. Để hiểu rõ cái quan niệm trên, nó làm nền tảng cho những cuộc soi kiếp của ông Cayce, ta cần hiểu ý nghĩa của danh từ Karma, là danh từ duy nhất giải thích ý nghĩa về vấn đề Nhân Quả. Karma là một danh từ Phạn ngữ, có nghĩa là hành động. Nhưng theo ý nghĩa về triết học, thì nó định nghĩa Luật Nhân Quả, là một định luật cai quản và chi phối mọi hình thức sinh hoạt trong Trời Đất. Ông Emerson là người đã từng hấp thụ và tin tưởng nền Triết học Ấn Độ, gọi đó là Luật Thừa Trừ. Đấng Christ cũng đã nói về luật ấy một cách gọn gàng giản dị trong câu: "Ngươi sẽ gặt những gì ngươi đã gieo." Định lý khoa học của Newton nói rằng: "Mỗi hành động đều gây nên một phản ứng tương đương và ngược chiều," áp dụng trên cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce làm cho người ta thích thú say mê vì nó khám phá ra tận nguồn gốc của những bịnh tật đau khổ trong kiếp hiện tại, truy nguyên ra từ những hành động ở những kiếp quá khứ, và làm sáng tỏ một cách rõ ràng cái quan niệm trừu tượng về Nhân Quả. Một sự nghiên cứu tỉ mỉ về những trường hợp đã khán nghiệm co biết rằng có nhiều loại quả báo khác nhau. Một trong những loại đó có thể gọi là "Quả Báo Dội Ngược," nghĩa là một hành động gây tổn thương cho kẻ khác, kết quả sẽ dội ngược trở về bản thân của đương sự. Trong những tập hồ sơ của ông Cayce, có nhiều thí dụ về loại quả báo này, mà một trường hợp được kể ra như sau: Một vị giáo sư dạy nhạc, lúc mới sinh ra đã bị mù mắt, có nghe nói về ông Cayce trong một chương trình phát thanh "Những Sự Mầu Nhiệm." Ông bèn đến nhờ ông Cayce khán bịnh và sau một thời gian chạy chữa theo sự chỉ dẫn của ông Cayce, ông ta cảm thấy khá nhiều. Ba tháng sau, ông đã thuyên giảm được 10 phần trăm về con mắt bên trái, mà các nhà chuyên môn về bịnh đau mắt cho là đã hoàn toàn hỏng. Kế đó, một cuộc soi kiếp cho thấy rõ ràng tất cả bốn tiền kiếp của ông ta: Kiếp thứ nhất ở Bắc Mỹ hồi thời kỳ Chiến tranh Phân Ly (Secession); kiếp thứ nhì ở Pháp hồi thời kỳ Giặc Thánh Chiến (Croisades); kiếp thứ ba ở Ba Tư vào khoảng 1.000 năm trước Tây lịch; và kiếp thứ tư ở Châu Atlantide trước khi xảy ra cuộc Đại Hồng Thủy. Chính trong kiếp thứ ba ở Ba Tư, ông ta đã gây nên cái nhân ác nó báo ứng bằng sự mù mắt của ông ta trong kiếp này. Hồi đó, ông ta có chân trong một bộ lạc dã man có tục lấy dùi sắt nhọn nung đỏ châm vào mắt những tù binh, và chính ông ta là đao phủ quân hành tội các tù nhân bằng cách đó. Một thí dụ thứ hai đáng được ghi nhớ là trường hợp của một thiếu nữ làm nghề sửa móng tay, bị chứng liệt bại cả hai chân từ khi mới lên một tuổi. Cô này không thể đi đứng gì được, nếu cô không dùng nạng chống và những dụng cụ nối xương nhân tạo. Cuộc soi kiếp tiết lộ rằng nguyên nhân của bịnh trạng cô bây giờ là do một tiền kiếp ở Châu Atlantidẹ Trong kiếp đó, cô đã dùng những phép thuật tà đạo để làm cho kẻ khác bị yếu mềm cả tay chân, trở nên bất lực và chịu để cho cô sai khiến. Bởi vậy trong kiếp này cô phải chịu quả báo về sự tổn thương mà cô đã gây ra cho kẻ khác. (Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce thường dùng chữ "Linh hồn" để chỉ đương sự, vì con người vốn là một linh hồn bất tử đầu thai từ kiếp này sang kiếp khác để học hỏi những bài học kinh nghiệm cần thiết trên đường tiến hóa đưa đến mức Toàn Thiện.) Một thí dụ thứ ba về quả báo dội ngược được kể ra như sau: Một người đàn bà 40 tuổi từ lúc nhỏ bị một chứng bịnh kỳ lạ. Mỗi khi cô ăn một vài thức ăn như bánh mì, hoặc chất ngũ cốc, thì bị nhảy mũi dữ dội như bị chứng sổ mũi hoặc cảm cúm. Khi cô dùng đến một vài thứ đồ vật dụng, nhất là đồ bằng da hay bằng chất nhựa (plastique, ) thì lại cảm thấy đau nhói dữ dội ở bên hông trái. Cô đã đi khám bịnh với nhiều bác sĩ, nhưng không có kết quả, và cho biết rằng cô chỉ thấy bớt trong những cuộc chữa bịnh bằng thôi miên lúc 25 tuổi. Sự thuyên giảm đó kéo dài được sáu năm, nhưng triệu chứng cũ lại tái phát. Cô đến nhờ ông Cayce chữa bịnh. Cuộc soi kiếp tiết lộ rằng: "Trong một tiền kiếp, linh hồn này làm nghề bào chế sư, y đã dùng nhiều chất hóa học để gây tổn thương cho kẻ khác. Bởi đó y bị hành xác bằng những chất hóa học trong kiếp này. Linh hồn này cũng đã dùng một vài chất độc để làm cho kẻ khác bị nghẹt thở, bởi đó ngày nay ông bị nhiễm độc bởi một vài chất kim khí, chất nhựa, và đồ da thuộc bằng chất hóa học... " Một loại quả báo thứ nhì trên địa hạt vật chất có thể được gọi là quả báo về xác thân, theo đó sự lạm dụng cơ thể trong một kiếp sẽ gây nên quả báo thích nghi trong một kiếp sau. Đây là một ví dụ: Một người đàn ông 35 tuổi, từ thuở nhỏ đã bị chứng đau ruột và bộ máy tiêu hóa. Y phải ăn uống kiêng cữ gắt gao và chỉ dùng được một vài thức ăn giản dị mà thôi, và mặc dầu như thế, y cũng tiêu hóa các bữa ăn của y một cách khó khăn, sau nhiều giờ vất vả và mệt nhọc. Chứng bịnh này gây cho y rất nhiều điều bất tiện, và gây trở ngại không ít trong đời sống ngoài xã hội. Cuộc soi kiếp của ông Cayce tiết lộ cho biết nguyên nhân của bịnh trạng này là trong một tiền kiếp dưới trào vua Louis 13 bên Pháp, y làm chức hầu cận của nhà vuạ Y thừa hành chức vụ một cách tận tâm và chu đáo, nhưng y có tật tham ăn và ăn uống quá độ. Trong một kiếp trước nữa, khi y làm nghề y sĩ dưới triều vua nước Ba Tư, y cũng ăn uống vô tiết độ. Như thế trong hai kiếp, y đã phạm cái lỗi về tâm lý là lạm dụng sự ăn uống để tìm khoái lạc của nhục thể. Điều này làm đảo lộn sự quân bình trong trạng thái tâm lý của y, và phải được thừa trừ bằng một cách nào đó trong kiếp hiện tại. Quả báo về xác thân làm cho y bị đau bộ máy tiêu hóa, và bắt buộc y phải hạn chế ăn uống trong kiếp này. Một loại quả báo thứ ba về thân xác mà người ta thường thấy trong nhũng cuộc soi kiếp của ông Cayce, có thể gọi là "Quả báo Tượng Trưng." Đây là một loại quả báo rất lạ kỳ và thú vị nhứt trong các loại quả báo về thể xác. Một trường hợp của loại quả báo này được kể ra như sau: Ông Cayce có soi kiếp cho một người thanh niên bị bịnh thiếu máu từ thuở nhỏ. Y là con của một vị bác sĩ, bởi đó y đã được săn sóc thuốc thang và chạy chữa đủ cách, nhưng vẫn vô hiệu quả. Một chứng bịnh nan y như thế hẳn là phải có một nguyên nhân rất sâu xạ Cuộc soi kiếp cho biết rằng trong một tiền kiếp ở xứ Perou, đã năm kiếp về trước, linh hồn này làm tướng đem quân chiếm đoạt xứ ấy một cách bạo tàn. Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói: "Cuộc chiến tranh đó đã làm cho bao nhiêu đầu rơi máu chảy, gây nên một thảm họa lưu huyết rất lớn. Bởi đó trong kiếp hiện tại của linh hồn nầy, y bị bịnh mất máu, không sao chạy chữa." Chúng ta sẽ hiểu rõ ý nghĩa câu này hơn, nếu chúng ta so sánh với trường hợp quả báo vềt thể xác, vì tội lỗi của người này không phải do sự lạm dụng một bộ phạm nào trong cơ thể của ỵ Đây cũng không phải là một trường hợp "Quả báo dội ngược," vì nếu như thế thì người thanh niên này có lẽ đã là nạn nhân của một cuộc tàn sát hung bạo, chẳng hạn như y có thể là một người lính Ba Lan bị quân Đức Quốc Xã của Hitler sát hại. Trái lại, ở đây chúng ta thấy nghiệp báo ứng vào chính thể xác của y: Nó trở thành một vật khí dụng cho y dùng để trả quả. Bịnh mất máu làm cho cơ thể yếu đuối suy nhược suốt một đời, chính là một cơ hội trả quả nặng nề đau đớn hơn và có một ý nghĩa giáo dục rộng rãi hơn là một cái chết vì đao kiếm trên bãi chiến trường. Linh hồn này đã làm đổ máu cả một dân tộc để làm thỏa mãn tham vọng chinh phục đất đai. Trong kiếp này sự yếu đuối bất lực so bịnh thiếu máu gây nên làm cho y chịu quả báo một cách tượng trưng. Điều này có vẻ hình như hoang đường, nếu chúng ta không quen với những quan niệm thuộc về loại đó, qua sự phát minh gần đây về những sự tương quan giữa linh hồn và thể xác theo khoa Tâm Bịnh Học (Psychosomatique). Trước đây không lâu, người ta vẫn tưởng rằng tất cả mọi chứng bịnh đều so những nguyên nhân về sinh lý. Những sự tiến bộ của khoa chữa bịnh tinh thần (Psychiatrie) đã chỉ rằng ít nhất có vài bịnh trạng nguyên nhân là do bởi những sự xáo trộn tinh thần hoặc xúc động tình cảm gây nên. Từ sự khám phá này mới nảy sinh một ngành Y học mới, gọi là khoa Tâm bịnh học (Psychosomatique, do hai danh từ Hy Lạp: Psyche là linh hồn, và soma là xác thể), khoa này cũng đạt được những kết quả hiển nhiên và không thể chối cãi về sự liên quan giữa xác thể và linh hồn. Khoa Tâm bịnh học đã chứng minh rằng những sự căng thẳng về tình cảm nếu không biểu lộ được bằng lời nói hay hành động, thường tự biểu lộ nơi thể xác một cách tượng trưng bởi một thứ "Tiếng nói của cơ thể." Thí dụ: Nếu người bịnh không nuốt được một cách trôi chảy trong bữa ăn mà người ta không tìm thấy có một nguyên nhân nào thuộc về cơ thể, thì đó có thể là một cái gì trong đời của bịnh nhân mà y "Không thể nuốt được." Sự buồn mửa, nếu không phải là do bịnh tật của cơ thể sinh ra, có nghĩa là người bịnh còn mang trong lòng một cái hận nào đó trong đời sống tình cảm của y. Dường như có một sự tương quan chặt chẽ giữa "Tiếng nói của cơ thể" theo khoa Tâm bịnh học, và điều mà người ta gọi là "Quả báo tượng trưng." Trong các trường hợp sau này, dường như đương sự có một ý thức sâu xa thâm trầm về tội lỗi của mình, và cái ý thức đó biểu lộ ra nơi một bộ phận trong cơ thể. Sự chọn lựa một bộ phận nào sẽ tùy nơi cái ý nghĩa tượng trưng của bộ phận ấy. Dưới đây là một vài thí dụ điển hình trong số rất nhiều trường hợp quả báo tượng trưng mà người ta tìm thấy trong các tập hồ sơ của ông Cayce. Một người bị chứng bệnh suyễn kinh niên, trong lúc soi kiếp được nghe ông Cayce nói rằng: "Anh đã từng đè nén, áp bức kẻ khác, lẽ tự nhiên, nhân quả báo ứng, có lúc anh phải cảm thấy nghẹn ngào khó thở, cũng như chính anh bị kẻ khác đè nén và áp bức vậy." Một người điếc bị cảnh báo rằng: "Như vậy anh đừng bịt lỗ tai làm ngơ trước sự đau khổ của những người cầu xin anh giúp đỡ." Cuộc soi kiếp cho biết người điếc này là một người dòng sang, quý tộc dưới thời Cách Mạng Pháp, nhưng thường ngoảnh mặt làm ngơ trước những tiếng kêu rên siết và những cảnh lầm than khốn khổ của người đương thời. Một người bị chứng bịnh lao trong tủy xương sống, được biết cho rằng: "Linh hồn này đã từng gây chướng ngại khó khăn cho kẻ khác. Nên bây giờ y phải chịu những khó khăn chướng ngại đó trong thân thể của ỵ" Một người bị chứng bịnh rút gân, làm cho hai chân y bị teo bắp thịt, càng ngày càng nhỏ dần, được cho biết rằng: "Đây không phải là bịnh rút gân và teo bắp thịt mà thôi đâu; đó là hậu quả của những gì maà anh đã làm cho kẻ khác trong những kiếp trước." Trường hợp lạ lùng nhất về quả báo tượng trưng trong các tập hồ sơ Cayce là trườnghợp của một trẻ em mười một tuổi có tật đái dầm từ khi mới lên hai tuổi. Trường hợp này được kể ra một cách đầy đủ chi tiết hơn, vì tánh cách đặc biệt của sự điều trị cho em bé ấy. Người thiếu niên này hồi nhỏ rất hiền lành, được cha mẹ y nuôi nấng dễ dàng cho đến khi người mẹ sinh thêm một đứa em gái nhỏ: Từ khi đó, y bắt đầu đái dầm trên giường trong giấc ngủ. Y đái dầm như vậy đều đều mỗi đêm. Cha mẹ y nghĩ rằng có lẽ y cảm thấy bị bỏ rơi khi người mẹ sinh thêm một em nhỏ nữa, nên tiềm thức của y khiến cho y tái diễn thói quen của tuổi sơ sinh để làm cha mẹ y phải chú ý và săn sóc y như thuở ban đầu. Cha mẹ y bèn hết sức cố gắng để tỏ cho y biết rằng tình thương của cha mẹ vẫn không thay đổi vì đứa em gái nhỏ mới sinh, và y vẫn được thương yêu săn sóc như trước, nhưng vẫn không có kết quả. Khi đứa trẻ lên ba tuổi, cha mẹ y bèn nhờ một vị bác sĩ chuyên môn về bịnh thần kinh chạy chữa cho ỵ Sau một năm thuốt thang điều trị, y vẫn không thuyên giảm chút nào, và cha mẹ đành phải chịu vậy. Suốt năm năm trường, y vẫn tiếp tục đái dầm mỗi đêm. Cha mẹ y chạy đủ thầy chuyên môn và thử đủ mọi cách điều trị chứng bịnh vẫn trơ trơ không sao chữa khỏi. Y vẫn đái dầm lên cho đến năm tám tuổi. Một lần nữa cha mẹ y lại chạy chữa với một bác sĩ khác, và cuộc điều trị kéo dài suốt hai năm, nhưng vẫn không hiệu quả. Khi y lên mười tuổi, thấy rằng cuộc điều trị vẫn không ăn thua gì, cha mẹ y mới thôi và đành chịu phép. Khi y lên mười một tuổi, cha mẹ y nghe nói về thuật chữa bịnh của ông Caycẹ Người cha bèn yêu cầu ông Cayce khán bịnh về trường hợp kì lạ này của đứa trẻ. Ông Cayce bèn dùng Thần Nhãn để soi kiếp cho đứa trẻ thì thấy rằng trong kiếp trước, y là một người giáo sĩ đạo Gia Tô trong hồi xử án những kẻ theo tà giáo. Chức vụ của y là trị tội những mụ đồng bóng, phù thủy bằng cách trói họ trên những chiếu ghế đẩu, rồi cầm chân ghế chổng ngược đầu để nhận chìm họ xuống ao nước lạnh. Sau khi tìm ra cái lý do nhân quả nói trên, cuộc soi kiếp cho biết bịnh ấy có hy vọng chữa khỏi. Cha mẹ đứa trẻ được cho biết là hãy áp dụng phương pháp ám thị cho y trong giấc ngủ, và sự ám thị này phải thuộc về tinh thần chớ không phải về thể xác. Vài hôm sau, khi về đến nhà, ban đêm người mê bèn đến ngồi cạnh giường con trai bà. Đợi đến lúc y đã ngủ mê, bà mới bắt đầu nói bằng một giọng trầm trầm và chậm rãi những lời này: "Con là một người hiền lành tốt bụng. Con sẽ làm cho nhiều người được sung sướng. Con sẽ giúp đỡ tất cả những người con gặp trên đường đời của con. Con rất hiền lương và tốt bụng." Bà lặp đi lặp lại nhiều lần câu ấy nhiều lần, và thay đổi với những danh từ khác nhâu, tuy rằng với bấy nhiêu ý tưởng đó trong chừng mười phút trở lại, trong khi con bà đang ngủ mệ Đêm đó, lần đầu tiên từ chín năm nay, đứa trẻ không đái dầm như môi khị Trong nhiều tháng, bà mẹ vẫn theo đuổi phương pháp ámthị đó và cũng vẫn dùng bấy nhiêu lời tương tự. Đứa trẻ không đái dầm một lần nào trong suốt mấy tháng đó. Lần lần, bà mẹ thấy rằng bà chỉ cần ám thị ba ngày một lần, rồi sau đó mỗi tuần một lần là đủ; và sau cùng, sự ám thị cũng không còn cần thiết nữa: Con bà đã hoàn toàn khỏi bịnh. Trường hợp này có nhiều điểm lý thú. Trước hết là cuộc ám thị vừa áp dụng đầu tiên, đã làm dứt hẳn một chứng bịnh kinh niên trong chín năm. Và nếu người mẹ là một người đàn bà không có học thức và đức hạnh; thì có lẽ người ta cho rằng đó là chuyện nói thừa; nhưng bà là một nữ luật sư ở Tòa Án, bà không phải là một người tin nhảm hay dị đoan mê tín, và không có tâm địa bất lương. Điểm thứ hai là trong sự ám thị đó, bà mẹ không hề bảo con là đừng đái dầm. Sự ám thị đó không nhằm vào cái ý thức về vào cái ý thức tâm linh của người thiếu niên. Nói một cách khác, sự ám thị nhắm vào cái ý thức về sự tội lỗimà y đã làm trong kiếp trước, nó đã biểu lộ ra một cách tượng trưng trong thể xác của y do đường tiểu tiện, thận và bọng đái. Kiếp trước y đã nhận người khác xuống ao nước lạnh, hoặc chịu trách nhiệm về cái hành động tàn ác đó; kiếp này, y cảm thấy trong chỗ kín đáo, u uẩn của tiềm thức, rằng y phải trả cái nghiệp ác đó, và cái quả báo đã ứng hiện vào xác thân của y một cách tượng trưng. Mặc dầu trong kiếp này, y không có làm hại ai, nhưng một lớp kín đáo trong tiềm thức làm cho y nghi ngờ về lòng tốt của mình, vì y còn mang nặng trong lòng cái kỷ niệm về sự trừng phạt nặng nề đau khổ mà y đã gây cho kẻ khác trong kiếp trước. Sự ám thị của bà mẹ đã thức động đến cái lớp kín đáo u uẩn đặc biệt đó, làm cho y hiểu rằng sự tội lỗi của y có thể xóa bỏ được bằng những hành động và cử chỉ hiền lương, tốt lành, và bởi đó, cái quả báo tượng trưng kia sẽ không còn là cần thiết nữa. Từ đó người thiếu niên đã bắt đầu sống một cuộc đời mới. Y được mọi người thương mến, y là một người học trò tốt và tỏ ra có khả năng lãnh đạo. Tâm tình tánh chất của y đã thay đổi. Trong một cuộc giảo nghiệm về khả năng tại Viện Đào Tạo Nhân Cách Johnson Ó Connor, y đã được liệt vào hạng những người có triển vọngï thành công về sự giao tế ngoài xã hội. Người mẹ y cho rằng sự thay đổi cá tính của y một phần nhờ bởi sự điều trị thần kinh, và một phần nhờ bởi cuộc khán bịnh bằng Thần Nhãn của ông Caycẹ Hiện nay, vào năm 18 tuổi, theo ý kiến của cha mẹ y, thì người thiếu niên có một đức tính căn bản là rộng rãi khoan dung đối với mọi người. Đối với thói hư tật xấu cua người đời, y đều tìm cách bào chữa và tìm ra một sự giải thích về tâm lý để khoan dung và tha thứ cho họ. Dường như tánh độc ác, khắc nghiệt của y trong kiếp trước, mà chứng bịnh đái dầm là một hình phạt tượng trưng, đã được biến đổi thành một đức tánh khoan dung nhân hậu trong kiếp này. Nhờ đó cán cân nhân quả đã được lập lại sự cân bằng, và căn bịnh quả báo của y cũng đã dứt tuyệt. Nếu chúng ta xét lại những trường hợp nhân quả báo ứng trên, chúng ta có thể thấy rõ một vài nguyên tắc hành động chung của Luật Nhân Quả. Trong những cuộc khán nghiệm và soi tiền kiếp của ông Cayce, ông đã chỉ cho ta thấy rằng mọi hành động trong quá khứ đều gây nên một nghiệp quả hiển nhiên và cụ thể trong hiện tại. Nhưng cái nghiệp quả đó không phải lúa nào cũng báo ứng một cách thật đúng khớp với cái nguyên nhân gây ra, cũng như vay nửa cân trả tám lạng. Thí dụ như trường hợp người nhạc sư bị mù mắt. Kiếp trước ông ta đã lấy dùi sắt nhọn nướng đỏ chọc vào mắt kẻ tù binh; nhưng kiếp này ông ta không có sinh vào làm dân của một bộ lạc dã man đến rồi đến phiên ông bị bắt làm tù binh của bộ lạc cừ địch tàn bạo, dùng dùi sắt nướng đỏ chọc vào mắt ông tạ Ông ta sinh ra đã bị mù lòa, và sinh trưởng trong một xã hội văn minh tân tiến của thế kỷ hai mươi. Những sự việc xảy ra trong kiếp này của ông ta không hoàn toàn đúng hẳn như trong kiếp trước. Thí dụ trên và nhiều thí dụ khác cũng một loại, đã đưa chúng tôi đến cái kết luận chung như sau: "Luật Nhân Quả là một định luật tâm lý, nó hành động trước hết trên địa hạt tâm lý, những hoàn cảnh vật chất chỉ là một phương tiện để đạt tới cái mục đích tâm lý đó mà thôi. Bởi đó, sự báo ứng của nghiệp quả trên bình diện vật chất không hẳn phải là thật đúng khớp và ăn rập theo khuôn mẫu với cái nguyên nhân đã gây ra từ trước, mà chỉ là đúng một cách phỏng chừng. Trên bình diện tâm lý, nghiệp quả báo ứng mới thật đúng khớp hơn, và đầy đủ trọn vẹn hơn." Một nguyên tắc đại cương khác dường như căn cứ trên vấn đề khí cụ của nghiệp quả. Trong các tập hồ sơ Cayce, người ta không hề thấy có trường hợp nào mà sự đau khổ trong kiếp hiện tại lại gây ra bởi một nạn nhân cũ của đương sự trong kiếp trước, và đã gặp lại y trong kiếp này. Trong trường hợp của vị nhạc sư mù từ lúc mới sinh: Không có điều gì chỉ rằng cha mẹ Ông ta vốn là những nạn nhân cũ trong kiếp trước, nay đầu thai lại để hành phạt ông tạ Cô thiếu nữ làm nghề sửa móng tay bị bịnh liệt bại hai chân từ thuở nhỏ không phải là bị trả thù bởi những nạn nhân cũ của cô trước kia ở châu Atlantide. Nói tóm lại, quả báo xảy đến thường là không phải do chính nạn nhân cũ của đương sự gây ra, mà có thể do những người khác, những người này chỉ là những khí cụ của nghiệp quả, cũng chẳng khác nào như những người tay sai đi đòi nợ, để cho y trả những món nợ cũ. Và những người "Tay sai" này cũng chỉ hành động một cách vô ý thức, chứ không hề biết gì cả về cái vai trò "Thiên Lôi" hay "Hung Thần" của mình, tức là cái vai trò làm khí cụ của nghiệp quả.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 5
Quả Báo Của Sự Chế Nhạo
Theo giáo lý Gia Tô, thì tánh kiêu ngạo là một trong bảy điều tội lớn nhất của con người. Cũng như những tính điều khác trong đạo Gia Tô điều này rất lý thú, nhưng dường như hơi cách xa những vấn đề thật tế về sự đau khổ của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta chấp nhận những bằng chứng trong cuộc soi kiếp của ông Cayce, thì sự kiêu ngạo có thể tạo nên nghiệp quả đau đớn xác thân, nhất là khi nó biểu lộ bằng sự chế diễu hay sự khinh bỉ. Một cái cười độc ác hay những lời dèm pha, chỉ trích, chê bai dường như gây một cái nhân tương đương với một hành động bạo tàn, và sẽ mang đến cái quả báo dội ngược: Người chế nhạo sẽ bị một thứ bịnh tật, tai ương, đau khổ giống như của người bị y chế diễu! Những hồ sơ Cayce có ghi chép bảy trường hợp mà những bệnh tật đau khổ nặng nề có thể truy nguyên ra từ những hành động chế nhạo kể trên. Có điều hơi lạ, là sáu trường hợp trong số đó xảy ra trước hết ở La Mã, trong thời kỳ khủng bố đạo Gia Tộ Về điểm này một lần nữa, chúng ta lại thấy những nhóm linh hồn thuộc về một thời kỳ lịch sử, tái sinh trở lại cõi trần đồng một lượt ở một thời kỳ khác. Trong số đó có ba trường hợp về bịnh bại liệt. Trường hợp thứ nhất là của một người đàn bà bốn mươi lăm tuổi, có ba người con; chồng bà ấy làm một nghề tự dọ Năm ba mươi sáu tuổi bà bị bại liệt cả hai chân và không thể đi đứng vận động gì được. Từ khi đó, bà vẫn ngồi trên một chiếc xe lăn và phải có người đỡ mỗi khi muốn cử động. Cuộc soi kiếp cho biết nguyên nhân bịnh trạng của bà là một tiền kiếp dưới thời Đế Quốc La Mã. Hồi đóm bà là một người trong dòng dõi quý tộc của triều đại vua Néron và trực tiếp tham gia khủng bố những người theo đạo Gia Tộ Cuộc soi kiếp nói: "Linh hồn này đã cười khi thấy những người bị hành hình trong vũ trường, và bây giời y phải chịu cảnh đau khổ tương tự như của những người ấy!" Trường hợp thứ hai, có lẽ là trường hợp đau khổ nhất trong tập hồ sơ Cayce, là của một người đàn bà ba mươi bốn tuổi, bị bệnh bại liệt từ lúc sáu tuổi, làm cho bà bị què chân và xiêu vẹo xương sống. Người cha chẳng những rất thản nhiên với bịnh trạng của bà, mà còn lấy hết tiền bạc của bà dành dụm được nhờ nuôi gà vịt kiếm lời. Số phận của bà càng hẩm hiu hơn nữa vì hai cuộc tình duyên đau khổ. Người yêu đầu tiên bị tử trận trong cuộc Thế Chiến Thứ Nhất. Sau đó bà đính hôn với một người đàn ông khác, nhưng người này bị đau nặng và vừa khi khỏi bịnh xong thì liền cưới ngay cô nữ y tá đã săn sóc y trong nhà thương! Ngoài ra những đau khổ về thể xác và tình cảm trên đây, còn thêm nào là đời sống cô độc ở quê, và một lần té ngã trên những bực thang bằng đá, làm cho bà phải nằm liệt giường và bị thêm một tật khác ở xương sống: Người ta không thể tưởng một cuộc đời đau khổ hơn nữa! Nguyên nhân của bệnh trạng này thuộc hai kiếp về trước ở đế quốc La Mã. Cuộc soi kiếp nói: "Linh hồn này thuộc về giòng dõi nhà vua Palatius, và thường đến vũ trường xem những cuộc đấu võ giữa hai tội nhân, hoặc giữa một tội nân với một thú dữ. Sự đau khổ hiện thời một phần lớn là vì bởi y đã cười cợt một cách khinh bỉ trước sự yết đuối bất lực của những kẻ tù nhân bị thú dữ xé xác trong vũ trường!" Trường hợp thứ ba là của một nhà sản xuất phim ảnh, bị chứng liệt bại từ khi lên mười bảy tuổi, và hiện thời hãy còn có tật ở chân. Nguyên nhân cũng là vào thời kỳ chống đạo Gia Tô ở đế quốc La Mã. Cuộc soi kiếp cho biết: "Linh hồn này thuở xưa làm lính đao phủ quân của nhà vua, và đã cười cợt chế nhạo những kẻ tỏ dấu sợ sệt hoặc những người bị ngã quị trong võ trường dưới ngọn đao hành tội của ỵ Y đã gây ác quả không phải vì y làm phận sự của người đao phủ, mà vì y đã khinh bỉ chế nhạo những người theo một lý tưởng tôn giáo. Trong kiếp này, một xác thể tàn tật đem cho y cái kinh nghiệm cần thiết để làm thức động Chân Tánh và phát triển những sức mạnh tâm linh tiềm tàng của ỵ" Dưới đây là bốn trường hợp lý thú mà sự chế nhạo lại bị những quả báo khác hơn là bịnh liệt bại. Một là trường hợp của một thiếu nữ bị chứng lao xương háng. Trong kiếp trước đây, cô có mặt trong nhóm người đầu tiên đến khai thác thuộc địa ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, bịnh trạng của cô được truy nguyên ra ở một kiếp trước nữa ở La Mã. Hồi đó, cô thuộc giồngquý tộc dưới triều vua Néron, và hay mua vui bằng cách đến xem những cảnh hành đội người Gia Tô Giáo trong các vũ trường. Cảnh tượng một thiếu phụ bị móng vuốt sư tử cào rách một bên hông đã làm cho đương sự vô cùng vui thích và cười đùa một cách khoái trá! Đây là một trường hợp khác: Một thiếu nữ kia mới mười tám tuổi đáng lẽ ra có một vẻ đẹp quyến rũ, nếu cô không bị phát phì! Các bác sĩ y khoa nói rằng đó là do bộ hạch óc làm việc quá độ. Cuộc khán bịnh bằng Thần Nhãn của ông Cayce cũng xác nhận có sự sai lệch trong sự hoạt động của hạch và phát phì của cô ta là một chứng bịnh về nhân quả. Hai kiếp trở về trước, cô là một lực sĩ ở thành La Mã, có tiếng về khoa điền kinh và vẻ đẹp cân đối của thân hình. Nhưng y hay chế nhạo những tay lực sĩ khác nặng cân hơn và thua kém y về sự khéo léo lanh lẹ. Trường hợp thứ ba là của một thanh niên hai mười mốt tuổi, theo đạo Gia Tộ Cha mẹ y muốn cho y sau này trở nên một giáo sĩ; nhưng y thấy rằng nghề ấy không đúng với sở thích của ỵ Y bèn từ chối không chịu nghe theo. Tật xấu lớn nhất của y là tật đồng tình luyến ái (yêu bạn trai hay bạn gái cùng đồng một nam tính hay nữ tính với mình: Homosexualité). Y bèn yêu cầu ông Cayce soi kiếp, và được biết rằng trong một tiền kiếp dưới một triều vua ở nước Pháp y là một họa sĩ chuyên môn về lối vẽ hoạt kê hài hước. Bằng một nét bút chì sắc sảo và linh động, y hay vẽ những cảnh tượng luyến ái giữa những người đồng tình với nhau để làm trò cười cho thiên hạ. Cuộc soi kiếp luận như sau: "Anh chớ lên án kẻ khác nếu anh không muốn bị lên án. Anh cười người khác bao nhiêu, anh sẽ phải bị người cười bấy nhiêu, và anh lên án kẻ khác về cái tật nào, thì chính anh sẽ mắc phải cái tật đó!" Trường hợp thứ tư là của một thiếu niên bị tai nạn xe hơi hồi mười sáu tuổi, làm cho y bị đứt tiện ngang tủy xương sống. Các bác sĩ chuyên môn nói rằng y sẽ không thể sống được, nhưng rốt cuộc y vẫn sống sót. Y hoàn toàn bại liệt cả nửa thân mình, từ đốt xương sống thứ năm trở xuống và kể từ khi đó y không hề rời khỏi chiếc xe lăn. Lúc y được 33 tuổi, 17 năm sau khi tai nạn xảy ra, mẹ y yêu cầu ông Cayce soi kiếp cho ỵ Cuộc soi kiếp cho biết rõ hai tiền kiếp: Một kiếp hồi thời kỳ Cách Mạng ở Bắc Mỹ, trong khi đó y phục vụ trong quân đội và tỏ ra là một sĩ quan ưu tú và can đảm. Do kinh nghiệm trong kiếp đó mà kiếp này y có được những đức tính kỷ luật, trật tự, yêu đời và khả năng quyền biến. Trong kiếp trước nữa ở La Mã vào lúc bắt đầu Tây lịch kỷ nguyên, y đã tạo ra cái nguyên nhân của thảm trạng hiện tại. Hồi đó y là một người lính trong đạo binh La Mã và lấy làm khoái trá mà nhìn thấy những sự đau khổ của những người theo đạo Gia Tô bị hành hình ở pháp trường. Y đã từng đấu sức trong vũ trường, và về sau y nhìn xem những kẻ địch thủ của y đối chọi với các thú dữ. Y đã nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng tàn ác, gây sự đau khổ chết chóc, nhưng y không chút động lòng. Kết quả là trong kiếp này y nhìn thấy sự đau khổ ở chính mình, và y cũng phải tập nhìn nó một cách thản nhiên nhưng với một mục đích khác hẳn: Quả báo này có cái tác dụng sâu xa là nhờ sự đau khổ, y sẽ cảm thấy rằng sự tín ngưỡng tôn giáo mà y diễu cợt nhạo báng trước kia, nay đã đột khởi ở trong linh hồn y để bù lại những gì y đã tạo ở kiếp trước. Có điều lý thú là trong những trường hợp kể trên, gồm có ba người bị liệt bại từ nhỏ, một người bị bịnh lao xương háng, một người phát phì, một người có tật đồng tính luyến ái, một người dập tủy xương sống, tất cả là bảy người nhưng không có trường hợp nào là bịnh di truyền. Trong mỗi trường hợp, bịnh trạng chỉ xuất hiện sau khi đương sự đã sinh ra đời, ở vào khoảng giữa năm lên một và năm lên 36 tuổi. Trong một trường hợp, bịnh tật do tai nạn xe hơi gây nên, Dầu rằng thế nào, đằng sau cái nguyên nhân hiển hiện, còn ẩn khuất một nguyên nhân sâu xa hơn. Cái định mệnh lạ lùng nó đặt để rằng trong một tai nạn xe cộ, có người thiệt mạng, có người lại sống sót, có người bị thương tích nặng nề, có người lại không bị một vết trầy da, thường được coi như một sự may rủi, tình cờ. Nhưng nếu ta xét những trường hợp kể trên thì thấy rằng dường như có sự hành động của một bàn tay vô hình, dầu rằng trong sự hỗn loạn của một tai nạn xảy ra bất thình lình, và như thế những quả báo xảy đến đều đúng luật công bình, không mảy may sơ sót. Mới nghe qua những trường hợp kể trên, người ta thấy rằng dường như những quả báo xảy đến có vẻ quá nặng nề đối với một viếc không quan trọng như là một tiếng cười, nhưng nếu chúng ta suy xét kỹ thì sẽ thấy quả có sự công bằng. Một người đùa cợt nhạo báng trước sự đau khổ của kẻ khác tức là y kết án người này về những hoàn cảnh trái ngược của họ mà y không hề hiểu biết được cái lý do ẩn tàng. Y khinh bỉ cái quyền tự do của người khác, dầu cho đó là cái tự do lỗi lầm mà mỗi người đều có thể rút những bài học kinh nghiệm lấy cho mình. Y chà đạp, dày xéo cái nhân vị, cái giá trị và tính cách thiêng liêng của mỗi linh hồn, dầu rằng linh hồn ấy có rơi vào sự đớn hèn, da đọa hay lố bịch chăng nữa. Ngoài ra, y còn tự tôn và cho rằng mình cao hơn kẻ mà y chế diễu đùa cợt. Trong sự chế diễu đùa cợt, có một hình thức tự tôn rá6t bỉ ổi làm cho đương sự cách biệt rất xa với tình bác ái đại đồng giữa nhân loại và vạn vật. Những điều kể trên làm cho ta phải nhớ đến những giáo lý răn dạy người đời, được chứa đựng trong một quyển sách về đạo lý cổ truyền. Chúng ta bắt đầu nhận thấy rằng thật là hữu phước thay cho người nào thoát khỏi được cái thói xấu hay nhạo báng đùa cợt. Tác giả bộ Thánh Thi đã tỏ ra có một bản năng sáng suốt khi người thốt ra những lời này: "Tôi sẽ thắng dây cương ở đôi môi của tôi để khỏi phải gây tội lỗi vì cái lưỡi." "Người chớ xét đoán kẻ khác nếu ngươi không muốn bị người xét đoán! Vì ngươi sẽ bị kết án cũng như ngươi đã kết án kẻ khác vậy." Đức Jesus cũng nói rằng: "Kẻ nào mắng người khác là "Đồ ngu!" sẽ bị thiêu đốt dưới ngọn lửa Địa ngục!" Xét về những trường hợp mà sự chế nhạo đùa cợt bị mang lấy quả báo vô cùng thảm khốc như đã kể trên, thì lời nói của đức Jesus hẳn là có một ý nghĩa sâu xa thâm trầm về phương diện tâm lý vậy.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 6
Vài Cảm Tưởng Về Luật Quả Báo
Những tập hồ sơ Cayce trình bày cho ta thấy biết bao nhiêu những sự đau khổ của người đời, có thể phân tách ra từng nhiều loại, đau khổ bệnh tật về thể xác lẫn cả về tinh thần. Những hồ sơ đó làm nổi bật những khía cạnh trừng ph5t của Luật Nhân Quả, bởi vì những người đến nhờ ông Cayce giúp đỡ, trước hết là những người đau khổ về bịnh tật. Một người đầy đủ sức khỏe không có lý do đến viếng một bác sĩ; và một người sung sướng ít khi thấy cần phải tìm hiểu về mục đích rốt ráo và ý nghĩa của cuộc đời. Chính vì đó mà phần lớn những cuộc khán nghiệm bằng Thần Nhãn của ông Cayce được thực hiện cho những người bị thắc mắc đau khổ về những bịnh tật khó khăn, hoặc có khi là những sự đau khổ tinh thần rất lớn, mà không có một vị y sĩ, một nhà tâm lý, hay một vị mục sư nào có thể tìm ra cách giải quyết. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã thấy giá trị của sự đau khổ trên phương diện luân lý và tinh thần; nhờ thấy rõ lý do và nguyên nhân sự đau khổ, nên nó không còn là một điều khủng khiếp và rùng rợn đối với chúng tạTrái lại, những cuộc soi kiếp đó đã khuyến khích, an ủi, giúp nguồn cảm hứng và xoa dịu những tâm hồn đau khổ một cách sâu xa thâm trầm. Tuy nhiên, một tập hồ sơ thâm trầm của Cayce không phải chỉ gồm có những trường hợp chữa bịnh và giúp đỡ những kẻ bịnh tật khốn khó mà thôi. Trong những Chương sau, chúng ta sẽ thấy sự hành động của Luật Nhân Quả trong việc đào tạo khả năng, đức tính, thiên tài, và những bẩm tính cùng tư chất đủ mọi loại trong con người, làm căn bản cho sự khám phá ra những tài năng ẩn tàng cùng là vấn đề hướng nghiệp, ngõ hầu giúp cho thiên hạ tìm thấy con đường hành động của mình để có thể thành công ở đời. Một hoàn cảnh tốt và một thân thể kiện toàn là do những nghiệp quả tốt đưa đến. Nhưng những cuộc soi kiếp thường không giải thích về nguyên nhân của những quả báo tốt lành, vì người ta cho rằng không phải những người được yên lành sung sướng, mà chỉ có những trường hợp đau khổ mới là đáng được chú ý. Những người được soi kiếp cũng đồng quan niệm với cái khuynh hướng chung của mọi người, là một số phận tốt lành hạnh phúc không cần phải giải thích lý do; mọi người đều cho rằng mình có quyền được hưởng một số phận yên lành tốt đẹp. Chỉ khi nào bị điêu linh khốn khổ, tai họa dập dồn, thì người ta mới bắt đầu tự hỏi lại sao họ lại bị như thế! Một thân hình tốt đẹp cũng là do nghiệp quả tốt gây nên. Những cuộc soi kiếp thỉnh thoảng cũng cho biết rằng một thân hình cân đối mỹ lệ trong kiếp này là kết quả của sự săn sốc giữ gìn thân thể trong kiếp trước. Trong một cuộc soi kiếp, ông Cayce có đưa ra một trường hợp lý thú về sắc đẹp do một lý do nghiệp quả khác hẳn. Đó là trường hợp của một người đàn bà là kiểu mẫu đẹp có tiếng ở New York. Cô có hai bàn tay tuyệt đẹp, và được các hãng buôn mời chụp ảnh làm kiểu mẫu để quảng cáo cho những món hàng trang sức như thuốc nhuộm móng tay, dầu thơm, và đồ nữ trang. Quả báo tốt lành khiến cho cô có sắc đẹp trong kiếp này được truy nguyên từ một kiếp trước trong một tu viện ở Anh Quốc. Trong tu viện, cô đành trọn cuộc đời và dùng hai bàn tay để làm những công việc hèn mọn và thấp thỏi nhất với một tinh thần phụng sự và hoàn toàn hiến dâng. Cái chí nguyện tâm linh ấy đã đem đến cho cô trong kiếp nầy một thân hình mỹ lễ với hai bàn tay đẹp đẽ khác thường. Đây là một triển vọng đáng khuyến khích cho những ai mong muốn có sắc đẹp! Những quả báo đau khổ xảy đến cho ta có lẽ gây cho ta một ấn tượng sâu xa thấm thía hơn là những quả báo tốt lành, nhứt là nó lại càng thấm thía hơn và cần thiết hơn ở vào thời buổi hỗn loạn và suy đồi hiện naỵ Người thời nay trí khôn đã mở rộng, khoa học càng ngày càng phát triển, cuộc đời tinh thần của họ cần căn cứ trên một nền tảng thông minh có thể làm thỏa mãn được lý trí. Một phép xử thế đúng đắn, hạp với lẽ Đạo là cần thiết để đem đến cho con người một đời sống hạnh phúc, an vui và giải thoát. Người ta sẽ nhận thấy tầm quan trọng lớn lao của điều này khi người ta hiểu rõ những định luật Nhân Quả và Luân Hồi. Bởi đó, giáo lý Minh Triết cổ truyền đem đến cho ta một phương thuốc bổ khỏe, thần hiệu để chữa khỏi chứng bịnh liệt nhược tinh thần của nhiều giáo phái hiện naỵ Có lẽ những sự hành phạt đau khổ của luật quả báo mà chúng tôi trình bày trong quyển sách này sẽ không làm nản lòng quá mức những người nào chấp nhận định luật Luân Hồi; trái lại nó còn đem cho họ một niềm hy vọng một sự yêu đời và một đức tinh mới mẻ căn cứ trên sự tin tưởng ở định luật công bình của Vũ Trụ, nó cai quản mọi sự trên thế gian. Những thí dụ kể trên có lẽ sẽ làm cho chúng ta dè dặt cẩn thận hơn trong những hoạt động và cử chỉ của đời sống hằng ngày. Khi chúng ta biết rằng sự tàn nhẫn độc ác có thể gây nên quả báo đui mù tàn tật, bịnh mất máu, bịnh xuyễn hay bịnh liệt bại; sự hoang dâm có thể gây nên chứng bịnh động kinh (épilepsie); sự áp chế đè nén kẻ khác có thể đem đến bịnh liệt bại; thì những điều đó có thể làm cho chúng ta dễ quay đều hướng thiện và cố gắng sống một đời sống tốt lành. Ngoài ra, những trường hợp kể trên đem đến sự giải thích về tình trạng thê thảm của hằng triệu người đau khổ về bịnh tật trên thế gian. Chúng ta không thấy những kẻ tật nguyền, què quặt, đui mù, câm điếc, điên khùng, những người bị các chứng bịnh nan y, liệt bại, động kinh cùi phong, những người cụt tay, cụt chân vì tai nạn hay chiến tranh... Những người xấu số đáng thương ấy, chúng ta không nhìn thấy vì họ Ở ẩn trú trong nhà, hoặc nằm trong các bịnh viện. Chúng ta chỉ tình cờ gặp họ một đôi khi ở ngoài đường phố, và không biết rõ tổng số những người bịnh tật đau khổ ấy lên đến bao nhiêu! Nhưng họ gồm một thành phần rất đông đảo, và số phận của họ rất thảm thương. Sự giải thích thông thường của những giáo sĩ đạo Gia Tô về những thảm trạng đau thương ấy là: "Đó là ý muốn của Chúa Trời!" Nhưng thật khó mà dung hòa cái ý niệm một đấng Cha Lành đầy lòng từ bi bác ái mà lại tạo ra những cảnh đau khổ lầm than đó cho những đức con vô tội của Ngài. Về điểm này, người ta lại nói rằng ý muốn của Chúa Trời là một điều bất khả tư nghị, không thể cân nhắc đo lường, và không thể hiểu được! Nhưng rốt cuộc câu ấy vẫn không giải quyết được sự mâu thuẫn nói trên. Thuyết Luân Hồi đã đưa ra sự giải thích cho vấn đề bí hiểm đó bằng cách chỉ rằng sự vật diễn ra trong vũ trụ không bao giờ do sự ngẫu nhiên tình cờ, mà là do sự hành động của một định luật thiên nhiên rất công bình và hợp lý. Đó là một định luật căn bản trong Trời Đất, theo đó thì những người đau khổ bịnh tật vốn là do những nguyên nhân của họ đã gây ra trong quá khứ, và bây giờ họ phải gánh lấy hậu quả; không một ai có thể bị những cảnh lầm than khốn đốn nếu đó không phải là do những nguyên nhân xa gần mà họ đã tạo nên trong những kiếp quá khứ. Người Tây phương không thể chấp nhận quan niệm về Luân Hồi một cách dễ dàng vì nó khó tin và không thể đem ra thí nghiệm một cách khoa học, hoặc không có gì làm bằng chứng. hTuy nhiên, trong đời có biết bao nhiêu những chuyện khó tin mà chúng ta không hề nghĩ đến! Từ một cái trứng bé nhỏ chui ra một con nòng nọc, nó lội nước như một con cá, rồi lớn dần và rụng đuôi để trở thành con cóc. Một con sâu kết một kén bằng tơ và sau đó ít lâu nó từ trong cái kén một cái kén bằng tơ và sau đó ít lâu nó từ trong cái kén chui ra và trở thành một con bươm bướm màu mè sặc sỡ. Đó chỉ là một vài thí dụ lạ lùng để chỉ cho ta thấy rằng sự sống của một sinh vật có thể thay hình đổi dạng nhiều lần liên tiếp mà vẫn không mất cái cá tính riêng của nó; và chúng ta chấp nhận điều ấy một cách tự nhiên. Nếu ta suy nghĩ kỹ, có lẽ chúng ta sẽ thấy rằng những thí dụ đó cũng không khác gì hơn là việc linh hồn những thể xác khác nhau mà vẫn giữ nguyên vẹn cá tính của nó. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce mà ta có thể chấp nhận được về phương diện tâm lý và luân lý đã giúp cho chúng ta giải tán được sự hoài nghị Những tài liệu lạ lùng đó là một bằng chứng để giúp cho chúng ta có một tầm hiểu biết sâu xa hơn. Có lẽ nó giúp đỡ cho chúng ta thấy rằng ngoài ra những kiếp sống tầm thường, bẩn chật, gò bó của chúng ta trên cái thế giới nhỏ hẹp này, còn có một tầm sinh hoạt rộng lớn bao la hơn nữa, và cuộc đời còn có một ý nghĩa sâu xa thâm trầm hơn những gì mà chúng ta đã có thể tưởng tượng từ trước đến naỵ
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 7
Quả Báo Treo
Một điều lạ lùng mà người ta có thể nhận thấy trong những trường hợp quả báo về xác thân như chúng tôi đã nêu trên, là có đôi khi những quả báo chỉ xuất hiện một hay nhiều kiếp sau khi cái nhân được tạo ra. Người ta tự hỏi tại sao lại có sự đình chỉ đó, và tại sao nghiệp quả không báo ứng ngay tức khắc như một quả banh dội lại ngay sau khi được ném vào tường? Dường như câu hỏi đó có nhiều cách giải đáp. Một là: Linh hồ đã gây nhân tạo nghiệp, phải đợi đến khi có một hoàn cảnh và thời giờ thuận tiện cho quả kia kết thành hình. Có khi phải đợi nhiều thế kỷ mới có một cơ hội thuận tiện và trong khi chờ đợi, thì khoảng thời gian đó được sử dụng để cải thiện cho tâm tính của đương sự. Người ta tìm thấy một thí dụ về loại quả báo treo này trong những tập hồ sơ Cayce về những linh hồn trước kia đã sống ở Châu Atlantide. Khoa học chưa bao giờ có thể xác nhận hay hoàn toàn phủ nhận sự hiện diện của Châu Atlantide vĩ đại và cổ xưa chìm dưới đáy biển Đại Tây Dương, mặc dầu người ta có đủ lý do để tin ở sự kiện lấy trước những bằng chứng lịch sử, khoa học và văn hóa. Một tài liệu lịch sử quan trọng là bộ sách "Crisias Timeus" của Platon trong đó tác giả tường thuật những điều ông đã nghe nói về Châu Atlantidẹ Một trong những bằng chứng khoa học thường được nêu ra là sự khám phá của các nhà bác học, nhân dịp một sợi dây cáp (câble sous marin) đặt ngầm dưới biển Đại Tây Dương bị đứt và chìm xuống đáy biển ở một bề sâu 3.000 thước. Khi sợi dây cáp được vớt lên, thì nó quến theo những mẫu phún thạch (lavạ) Khi người ta quan sát bằng kiếng hiển vi thì thấy rằng những mẫu phún thạch này ngày xưa đã từng đông đặc lại trên đất liền, trước khi chìm xuống đáy biển. Trong những bằng chứng văn hóa đáng kể nhứt, thì trước hết là những chuyện giai thoại về cuộc Đại Hồng Thủy. Người ta gặp chuyện những giai thoại này không những trong bộ Thánh Kinh (Bible), mà còn trong những truyện Thần Thoại tôn giáo và lịch sử của hầu hết tất cả những dân tộc cổ xưa trên thế giới. Kế đó là những điểm tương đồng giữa những ngôn ngữ, văn tự và kiến trúc của Ai Cập và Trung Mỹ, ở vào một thời kỳ mà người ta không thấy có những phương tiện giao thông giữa hai lục địa Mỹ Châu và Phi Châu. Tất cả những bằng chứng kể trên có thể giúp cho người ta tin tưởng nơi sự hiện diện của Châu Atlantide, nhưng vẫn chưa đủ để đưa đến một kết luận chắc chắn. Dầu sao, nếu ta có phải tin nơi những cuộc soi kiếp của ông Cayce, thì châu Atlantide đã từng có một cách hiển nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa. Theo ông Cayce một vài gian phòng bí mật hãy còn khóa chặt trong Kim Tự Tháp lớn ở Ai Cập, một ngày kia sẽ có thể tiết lộ cho chúng ta một kho tài liệu đầy đủ về lịch sử và nền văn minh của châu Atlantidẹ Ông Cayce cho biết rằng những tài liệu đó được đem chôn giấu trong Kim Tự Tháp, do những người dân Atlante ngày xưa di cư qua Ai Cập trong cuộc thiên tai địa chấn lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng đã nhận chìm châu Atlantide xuống đáy biển vào khoảng 9.500 năm trước Tây Lịch kỷ nguyên. Ông Cayce cũng có nói rằng đảo Bimini, ở ngoài khơi tiểu bang Florida bên Hoa Kỳ, nguyên là đỉnh ngọn núi cao ở châu Atlantide ngày xưa. Ông cũng cho biết rằng tại nơi đó, người ta có thể tìm thấy dưới đáy biển một ngôi đền cổ của dân Atlante, mái bầu của ngôi đền được xây cất với những tấm kiếng thủy tinh theo một kiểu kiến trúc đặc biệt để thâu ánh nắng mặt trời. Những cuộc soi kiếp cho biết dân Atlante ngày xưa đã từng đạt tới một trình độ khoa học tiến bộ hơn của chúng ta ngày naỵ Họ đã từng phát triển tới một mực rất cao các nghành điện khí, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình, những phương tiện di chuyển trên không trung, tàu ngầm, cùng phương pháp sử dụng mãnh lực của Mặt Trời và nguyên tử lực. Họ đã từng phát minh những kỹ thuật dùng nhiệt lực, thắp sáng, và chuyển vận tiến bộ hơn của chúng ta ngày nay. Điều đáng ghi nhớ là những cuộc soi kiếp của ông Cayce thường lập đi lập lại nhiều lần rằng dân Atlante ngày xưa bị họa diệt vong vì họ đã lạm dụng những sức mạnh kinh khủng mà họ chế ngự được. Họ dùng điện lực, khoa thôi miên và mãnh lực của tư tưởng để đàn áp, chế ngự kẻ khác, hoặc sai khiến chúng làm việc một cách nô lệ, hoặc để cưỡng hiếp phụ nữ và thỏa lòng háo sắc của họ Nïười ta sẽ hiểu rằng những sự lạm dụng quyền năng và những hành vi trái Đạo kể trên không thể cứu chuộc được một cách đầy đủ và trọn vẹn trong những thời kỳ mà khoa học chưa được phát triển, và người ta chưa có những kiến thức sâu rộng về khoa tâm lý hoặc khoa Huyền Môn. Cuộc thử thách hữu hiệ nhứt để biết xem một người đã thắng được thói ăn uống vô tiết độ hay chưa, là đặt trước mặt y những món cao lương mỹ vị mà y ưa thích, để xem y có biết tự chủ hay không. Người ta không thể biết đượ rằng một người đã hoàn toàn tự chủ về đường sắc dục hay chưa, nếu y không gặp cơn thử thách: Bị cám dỗ mà vẫn không động lòng như Thánh Antoine ngày xưa vẫn thanh tịnh giữa những giai nhân tuyệt sắc, đáng yêu! Cũng giống như thế, những linh hồn đã lạm dụng những quyền năng phi thường và mầu nhiệm nhờ sự phát triển khoa học của châu Atlantide thuở xưa, không chắc là đã từ bỏ thói ích kỷ tham tàn và cải tạo tâm tính, nếu họ chưa gặp những hoàn cảnh tương tự của một thời kỳ phát triển khoa học và kỹ thuật như thời đại này, để thử thách xem họ có biết dùng những phương tiện đó với một tinh thần xây dựng, hay là với mục đích kỷ hại nhân như thuở xưa kia. Sự tiến bộ từng chu kỳ của Lịch sử đã làm cho thế kỷ 20 trở nên thời kỳ phát triển khoa học kể trên; bởi đó những cuộc soi kiếp của ông Cayce tiết lộ cho biết rằng có rất nhiều dân Atlantide thời cổ nay đã đầu thai chuyển kiếp vào thời kỳ hiện tại. Những sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật có thể hiểu được bằng hai cách: Trước hết, đó là do kết quả của những kinh nghiệm về mọi phát minh khoa học mà những linh hồn mới đầu thai đã mang lại từ những kiếp quá khứ của châu Atlantide ngày xưa; thứ hai, thời kỳ này là giai đoạn thử thách cho những linh hồn đó để xem trong những thế kỷ trung gian, họ đã thâu thập được những đức tính gì khả dĩ giúp cho họ chống chỏi lại sự cám dỗ do thói ích kỷ và tàn bạo của thế hệ văn minh khoa học vật chất đưa đến. Bởi đó, cái yếy tố căn bản nó quyết định vấn đề "Quả báo treo" dường như là những linh hồn đã gây sự nghiệp quả xấu phải chờ đầu thai vào một thời kỳ thuận tiện, có một nền văn minh tiến bộ thích nghị Vấn đề này hình như cũng có liên quan đến sự tiến bộ từng chu kỳ của lịch sử, và việc luân phiên của những nhóm linh hồn trong việc chọn lựa những thời kỳ đầu thai chuyển kiếp xuống Trần. Những trào lưu chủng tộc và các sắc dân trên Địa Cầu cũng đầu thai trở lại thế gian theo từng đợt hay từng nhóm, cũng ví như những luồng sóng dập dồn từng thời kỳ, theo định luật Tuần Hoàn của vũ trụ. Tuy nhiên, có nhiều đoạn trong các cuộc soi kiếp của ông Cayce chỉ rằng sự chuyển kiếp của những nhóm thiểu số trong những luồng sóng lớn đó, và thậm chí sự đầu thai của từng cá nhân trong những nhóm ấy, có thể không phải là do tiền định một cách chặt chẽ và máy móc theo từng chu kỳ nhất định. Những linh hồn và từng nhóm linh hồn không phải tái sinh trở lại một cách đều đặn như một việc đã định saün. Về điểm này, cũng như trên những lãnh vực khác của Cơ Trời máy Tạo, con người vốn có quyền tự do ý chí, và một cá nhân hay một nhóm người đều có quyền tự do chọn lựa những thời kỳ đầu thai tùy theo ý muốn. Điều này lại đưa đến một sự phức tạp mới nữa: Nếu một linh hồn cần phát triển một đức tính trong những giao tế của y với một linh hồn hay một nhóm linh hồn khác, có lẽ y sẽ cần trì hoãn sự đầu thai của y trong một thời gian để đợi đến một thời kỳ được chọn lựa cho sự đầu thai chung của những linh hồn ấy. Và nếu đó là một sự trì hưỡn lâu dài, thì trong khi chờ đợi, linh hồn ấy có thể dùng thời gian để cố gắng phát triển một vài đức tính mới, hoặc một khía cạnh mới nào đó về sự tiến hóa của y, và bởi đó mới có cái hiện tượng "Quả báo treo." Những sự kiện kể trên nhắm vào những yếu tố bên ngoài của quả báo treo; nhưng ngoài ra còn có những yếu tố bên trong. Một sự kiện tâm lý sau đây còn có một tầm quan trọng tương đương, nếu không nói là lớn hơn; đó là sức mạnh tinh thần cần thiết để chịu đựng những quả báo xảy đến. Linh hồn phải trả quả cần có cơ hội thâu thập những đức tính cần thiết để đương đầu với quả báo khi nó xảy đến; chứ nếu không thì quả báo nặng nề quá sức chịu đựng cò thể làm cho đương sự bị đè bẹp, thay vì giúp ích cho sự tiến hóa của y. Nhiều người bịnh tật khi được ông Cayce soi kiếp và được cho biết rằng nguồn gốc bịnh trạng của họ được truy nguyên ra từ nhiều kiếp trở về trước, đều lấy làm tò mò muốn biết lý do của sự trì hoãn lâu dài như thế. Những người muốn làm sáng tỏ vấn đề này bằng một cuộc soi kiếp thứ nhì, đều nhận được câu trả lời giống như của cô thiếu nữ què mà chúng tôi đã kể chuyện trong Chương Năm. Cô này hỏi: "Tại sao linh hồn lại đợi cho đến kiếp này mới trả xong nghiệp quả đã gây ra từ thời Đế Quốc La Mã?" Cô ấy được trả lời như sau: "Bởi vì linh hồn ấy không đủ sức trả quả sớm hơn." Câu chuyện ấy chỉ rõ rằng nếu một linh hồn không đủ sức trả quả sớm hơn, đó là vì bởi một lý do bên trong hơn là lý do bên ngoài. Trong trường hợp đó, cũng như những trường hợp bệnh tật khác, một sự nghiên cứu tỉ mỉ về những kiếp trung gian chỉ rằng những kiếp này là những kinh nghiệm cần thiết để giúp cho đương sự có cơ hội thu thập thêm một vài đức tính tốt và để tiến hóa thêm. Thí dụ, nếu chúng ta xét lại trường hợp của người thiếu niên 16 tuổi, bị thương nặng trong vụ tai nạn xe hơi như đã kể trên, chúng ta thấy rằng nguyên nhân của nghiệp quả này là do y đã gieo trong thời kỳ đế quốc La Mã. Tuy nhiên, một kiếp đầu thai vào thời kỳ Cách Mạng ở Bắc Mỹ đã giúp cho họ có cơ hội phát triển một vài đức tính như can đảm, yêu đời, và khả năng khai thác khía cạnh tốt của mọi hoàn cảnh. Những đức tính đó là những điều mà y cần dùng để chịu đựng cảnh khổ trong kiếp hiện tại, khi quả đã chín mùi và đến kỳ phải trả. Một thí dụ sau đây có thể giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này: Một người kia vay năm triệu đồng của ngân hàng để kinh doanh sự nghiệp. Y không thể nào trả hết số tiền đó trong vài ngày hay một tuần lễ, hoặc một tháng sau.Vì lẽ đó, y xin hẹn đến một kỳ hạn nào đó, thí dụ là ba năm để cho y có thời giờ dành dụm lần hồi cho đủ số trước khi trả dứt làm một lần. Ngân hàng không thể bắt y phải trả dứt trong một tuần lễ, vì lẽ tất nhiên là y không đủ sức trả gấp, và đòi nợ một cách gắt gao như thế thật là không có ích gì. Có thể rằng trên địa hạt tâm linh, sự trì hoãn thời kỳ phải trả quả, gọi là quả báo treo, cũng diễn ra với một tinh thần đó. Nếu một ngày kia thuyết Luân Hồi được một số đông người thừa nhận và nếu quan niệm về Nhân Quả được quần chúng Phương Tây cũng như Đông Phương hiểu rõ, ít nhất trên nguyên tắc đại cương, thì vấn đề quả báo treo có lẽ sẽ trở nên một đầu đề lo sợ cho rất nhiều người! Cái ý tưởng rằng một hành động hung dữ độc ác trong quá khứ có thể bị quả báo đui mù, tàn tật trong một kiếp tương lai xa hay gần, làm cho người ta cảm thấy băn khoăn lo sợ. Đối với những người nhậy cảm và nhiều tưởng tượng, thì một món nợ nhân quả mà họ không được biết rõ cũng ví như một lưỡi gươm của Damoclès treo lủng lẳng trên xà nhà và chực rơi xuống đầu họ bất cứ lúc nào. Quả báo treo có thể trở nên một sự đe dọa khủng khiếp rùng rợn trong những năm đầu của thế hệ phổ biến về thuyết Luân Hồi, cũng như Quỷ Satan và lửa Hỏa ngục đã từng là một mối đe dọa sợ hãi cho người đời trong thế hệ đã qua! Để chống lại khuynh hướng sợ sệt đó những nhà lãnh đạo các phái Tư Tưởng Mới có thể đi đến việc phủ nhận toàn bộ vấn đề quả báo treo, cũng như phong trào Khoa Học Công Giáo (Science Chrétenne) phủ nhận tội lỗi, bịnh tật, sự chết, sự lầm lạc và cõi vật chất. Những sự phủ nhận đó có một sức dẫn dụ rất mạnh và có thể đưa đến những kết quả khá lành mạnh về đường tâm linh. Tuy nhiên, phủ nhận vật chất, thế gian, tội lỗi và quả báo, không có nghĩa là giải quyết được vấn đề! Bổn phận của chúng ta không phải là dấu diếm sự thật, cũng như con chim đà điểu vùi đầu xuống đống cát; mà là thắng đoạt, chế ngự và tổ chức lại cõi đời vật chất theo những lý tưởng tâm linh cao cả. Phủ nhận Luật Quả Báo chẳng khác nào như không nhìn nhận những món nợ mà mình phải trả, và những bài học mà mình phải học hỏi, và đó là một thái độ bất lương. Kẻ nào muốn gạt gẫm hay trốn tránh trách nhiệm, dâu đó là những trách nhiệm vật chất hay tinh thần, không thể gây cho người khác lòng mến phục. Thói thường, khi người ta không thích một điều gì, người ta hay lý luận một cách khôn khéo để phủ nhận điều ấy. Đó cũng là một sự tìm cách trốn tránh trách nhiệm. Nhưng chúng tôi không muốn nói rằng sự dẫn dụ (suggestion) là vô ích. Trái lại, sự dẫn dụ có thể rất hữu ích để chữa những bịnh trạng thuộc về tâm lý. Chúng ta đã thấy trường hợp lý thú của một trẻ em bị chứng bệnh đái dầm và phương pháp dẫn dụ để đánh tan ý thức về tội lỗi in sâu trong tiềm thức, đã chữa cho em ấy được khỏi bịnh. Nếu những nhà chữa bịnh tinh thần muốn chữa các chứng bịnh về nhân quả, thì phương pháp điều trị là làm cho bịnh nhân thành thực nhìn nhận những tội lỗi cũ; bày tỏ một ý muốn chân thành cứu chuộc những tội lỗi và sau cùng, tỏ ra một sự cương quyết làm việc phải và hướng thiện theo đường lối ngược chiều với tội lỗi đã gây ra. Như vậy, các quả báo sẽ lần lần tiêu tan, và bịnh sẽ thuyên giảm. Nếu chúng ta chấp nhận thuyết Luân Hồi, thì ta phải nhìn nhận rằng nhân loại chưa được tiến hóa cao về phương diện tâm linh, và bởi đó con người phải chịu quả báo xấu xa trong những kiếp tương lai. Nhưng điều đó không là cho ta quá băn khoăn lo sợ, vì hai lý do: Một là: "Mỗi ngày chỉ chịu đựng vừa đủ sự khổ nhọc của nó!" (A chaque jour suffit sa peinẹ) Câu tục ngữ này có nghĩa là: Ta nên sống mỗi ngày một cách bình tĩnh và không nên quá băn khoăn lo lắng. Chẳng những thế, mỗi kiếp sống cũng vậy; dầu cho ta có bị những khó khăn đau khổ như thế nào, ta cũng phải sống trọn kiếp của mình với một niềm tin tưởng chắc chắn rằng số phận của mỗi người là rất công bình, và ta có đủ sức chịu đựng mọi điều xảy đến. Không bao giờ ta phải trả một quả báo nào mà ta không đủ sức chịu đựng. Hai là: Dầu cho ta có tin ở Luật Nhân Quả hay không, ta cũng phải thấy rằng tương lai là một cái gì mà ta không thể biết một cách chắc chắn. Và ta biết rằng những tai họa xảy đến cho ta là do lẽ nhân quả báo ứng chớ không phải do sự ngẫu nhiên tình cờ, thì những nỗi băn khoăn sợ sệt của chúng ta cũng sẽ giảm bớt, vì lý do giản dị là quả báo xảy đến chỉ do một định luật Công Bằng. Con người thường hay sợ sệt những tai họa sẽ đến, nhưng nếu một sự việc xảy đến một cách công bình, để cho ta học một bài học hay và mở rộng tầm kiến thức của mình thì đó không phải là một điều đáng sợ. Một người lương thiện nếu mắc nợ thì lo trả; y làm việc một cách siêng năng chăm chỉ để trả góp đúng kỳ hạn vào đầu tháng. Y không phải lúc nào cũng lo lắng sợ sệt cái ngày trả nợ sẽ đến. Y đem hết tinh thần, sức lực, cố gắng làm việc để có thể trả dứt nợ nần. Vì bởi tầm ý thức của chúng ta có giới hạn, nên chúng ta không biết được rằng mình đã mắc phải bao nhiêu món nợ quả báo trong thời kỳ dĩ vãng xa xăm. Nhưng chúng ta nên có cái thái độ thẳn thắn của một người lương thiện, để chấp nhận những món nợ của chúng ta với một sự thiện chí và thành thật muốn trả nợ. Sự chấp nhận định luật Nhân Quả và đức tin nơi một sự Công Bằng Thiêng Liêng, phải là cái thái độ của chúng ta đối với mọi quả báo xảy đến. Trong một Vũ Trụ công bằng, trật tự và tốt lành, mà định luật Luân Hồi đã tiết lộ cho chúng ta thấy, thì tuyệt nhiên ta không có gì cần phải sợ sệt hết cả.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 8
Quả Báo Đối Với Sức Khỏe
Có nhiều người tin tưởng một cách sai lầm về Luật Nhân Quả. Họ nghĩ rằng theo luật ấy, mọi sự đều có tiền định, và điều này làm cho họ có một thái độ thụ động, lười biếng, mất cả chí tiến thủ, và việc gì cũng đổ thừa cho số mạng. Đó là trường hợp của người Ấn Độ, mà sự tin tưởng của Luật Nhân Quả vốn ăn sân dân tộc của họ đã từng nhiều ngàn năm, làm cho phần đông có cái thái độ kể trên. Trình độ sinh hoạt ở Ấn Độ nói chung vẫn ở vào một mực rất thấp thỏi và bi đát. Tình trạng này phần lớn là do óc thụ động, thiếu tranh đấu của người Ấn trong sự chấp nhận nghiệp quả và số mạng của họ. Nếu chúng ta chấp nhận quan niệm về Nhân Quả, thì thái độ của chúng ta đối với luật Quả Báo, cũng như đối với mọi định luật thiên nhiên, phải là an phận và tin tưởng. Nhưng chúng ta không khỏi tự hỏi rằng chúng ta nên chấp nhận sự kiềm tỏa của Luật Quả Báo và bằng lòng an phận đến một giới hạn nào, và đến một mực độ nào? Vấn đề này được nêu ra trong những trường hợp quả báo về xác thân gây nên những bệnh tật đau khổ cho xác thể. Về vấn đề này, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đều rất lý thú vì nó đem đến sự giải đáp rõ ràng và chắc chắn cho những sự tranh luận về thuyết Luân Hồi. Những câu hỏi sau đây đã được nêu ra: - Đối với những ng&ười đau khổ vì một chứng bịnh quả báo, phải dùng phép điều trị như thế nào? Có hy vọng chữa khỏi những chứng bịnh "Nhân quả" đó không? Mỗi cuộc soi kiếp trong tập hồ sơ Cayce đều khuyên ra không nên có một thái độ quá thụ động trong sự trả quả. Luôn luôn trong những cuộc soi kiếp, ông Cayce đều lặp đi lặp lại câu này để nói với bịnh nhân: "Đó là nghiệp quả của anh (hay chị). Và bây giờ, đây là điều mà anh (hay chị) có thể làm để sửa đổi lại." Trong những tập hồ sơ đó, có điều đáng chú ý là trong tất cả mọi trường hợp về bịnh "Nhân quả," luôn luôn đều có những lời khuyên về cách điều trị. Trong nhiều trường hợp về bịnh quả báo, cuộc soi kiếp cho biết có hi vọng chữa khỏi. Trong những trường hợp mà nghiệp quả nặng nề hơn, cuộc soi kiếp nói rõ rằng không nên hy vọng được hoàn toàn chữa khỏi, nhưng bịnh có thể được thuyên giảm nhờ sự cố gắng; và kế đó là sự diễn tả phương pháp điều trị. Đây là một trường hợp lý thú của một người thợ điện, 34 tuổi, bị một chứng bịnh đau mắt có cườm rất nặng, không thể chữa khỏi. Trong ba năm, y không làm việc gì được; y đã quá mù mắt để có thể đọc hay viết; và khi y thử đi vài bước thì y thường bị vấp ngã. Y đã vào nằm nhiều bịnh viện, trong khi đó vợ y làm công trong một cửa hàng lớn để nuôi gia đình và một đứa con năm tuổi. Trong một cuộc khán nghiệm, y được cho biết là một chứng bịnh quả báo, nhưng y không nên tuyệt vọng. Cuộc soi kiếp nói: - À! Chúng ta có cái tthể xác ở đây. (Các cuộc soi kiếp đều bắt đầu bằng một câu này, tuy giản dị mà lạ lùng, trước khi diễn tả căn bịnh của đương sự.) Theo chỗ chúng thấy thì bịnh trạng rất nặng, nhưng anh chớ tuyệt vọng vì sự cứu chữa đã sắp đến. Tiếp theo sau đó là sự diễn tả căn bịnh bằng những danh từ Y học. Kế đó, ông Cayce nói về những mãnh lực hàn gắn tiềm tàng trong thể xác của bịnh nhân; ông nói qua vài điều chỉ rằng nguyên do chứng bịnh này là do quả báo gây ra. Tiếp theo đó là lời khuyên bịnh nhân hãy thay đổi tâm tính, và dẹp bỏ mọi điều oán ghét, thù hận và mọi tư tưởng ác. Cuộc soi kiếp kết thúc bằng một phương pháp điều trị tỉ mỉ từng chi tiết. Độ một năm sau, chính người bịnh nhân ấy viết thơ yêu cầu ông Cayce dành cho một soi kiếp thứ nhì; y cho biết rằng y đã áp dụng cách điều trị một cách đúng đắn và đã thấy khá. Sự thuyên giảm đó kéo dài được bốn tháng, nhưng sau đó bịnh lại tái phát và sức khỏe bị giảm sút. Dường như y chỉ áp dụng phép điều trị về phương diện vật chất, mà không chú ý bao nhiêu đến phương diện tinh thần, vì cuộc soi kiếp lần thứ hai đã cảnh cáo y một cách không úp mở như sau: "À! Chúng ta có cái thể xác ở đây. Thể xác này, chúng ta đã thấy trước đây không lâu. Chúng ta nhận thấy rằng thể xác này đã có nhiều tiến bộ về vật chất, nhưng nó còn rất nhiều điều phải sửa chữa. "Như đã nói ở trên, đây là một chứng bịnh quả báo. Linh hồn này phải thay đổi thái độ đối với cuộc đời, đối với mọi hoàn cảnh và đối với người đồng loại. Bịnh được thuyên giảm một phần nào, do sự áp dụng những phương pháp điều trị về thể chất. Nhưng nếu linh hồn này lấy làm tự mãn, và không chịu thay đổi thái độ về mặt tâm linh; nếu y vẫn còn nuôi lòng thù hận, ích kỷ, độc ác bất công và ganh ghét; nều y vẫn còn nuôi trong lòng nhữn gì trái ngược lại với đức kiên nhẫn, khoan dung, bác ái, thiện cảm, nhân từ, thì bịnh trạng của y không thể nào có thể chữa khỏi. "Linh hồn này còn muốn khỏi bịnh vì mục đích gì?" "Phải chăng là để thỏa mãn những dục vọng của thể xác?" "Hay là để làm tăng trưởng thêm lòng ích kỷ của mình? Nếu như thế, thì tốt hơn là y hãy cứ ở nguyên tình trạng cũ của y bây giờ. "Nếu linh hồn này có sự thay đổi bên trong về thái độ và về đường tâm tính, nếu y biểu lộ sự thay đổi đó trong lời nói và hành động, và nếu y áp dụng cách điều trị đúng như phương pháp đã nêu ra, thì bịnh y sẽ có thể thuyên giảm. "Nhưng trước hết cần phải có một sự thay đổi tánh tình, tâm trạng và mục đích. Tất cả những cách điều trị máy móc mà anh đã áp dụng chỉ có thể đem đến một sự khỏi bịnh hoàn toàn khi nào linh hồn anh và mục đích của anh được tiếp nhận ân đức Thánh Linh. Ân huệ đó, anh muốn nhận lãnh hay từ chối, là tùy ý anh. Chúng tôi không còn gì để xét thêm, trừ phi anh biết tự sửa đổi. Chúng tôi đã chấm dứt cuộc khán bịnh ở nơi đây." Người ta nhận thấy trong những đoạn kể trên đây, rằng hy vọng được khỏi bịnh tùy thuộc nơi sự thay đổi trong tâm hồn và thái độ của bịnh nhân đối với cuộc đời. Anh muốn khỏi bịnh với mục đích gì? Đó là một câu hỏi rõ ràng với một giọng dò xét. Phải chăng là để thỏa mãn những dục vọng của xác thể? Hay là để làm tăng trưởng lòng ích kỷ? Nếu như thế tốt hơn anh hãy ở vào tình trạng cũ! Trải qua trên 15.000 cuộc soi kiếp, ông Cayce không một lần nào từ chối giúp đỡ ý kiến để cho một bịnh nhân tự điều trị lấy, dầu y đã phạm tội lỗi xấu xa nặng nề như thế nào. Nhưng cũng như trong trường hợp kể trên, ông thường nhấn mạnh rằng bịnh tật đau khổ có một mục đích giáo dục để bắt buộc chúng ta quay về đường chính, và sự tội lỗi, tà vạy đã gây nên quả báo bịnh tật cần phải được sửa đổi. Người bịnh cần phải cố gắng bằng đủ cách để cải thiện tình trạng của mình; nhưng đồng thời y phải sửa đổi sự yếu kém bên trong tâm hồn. Những sức mạnh hàn gắn thiên nhiên và những cách điều trị của khoa học hiện đại có thể đem đến một sự thuyên giảm tạm thời, nhưng không thể chữa khỏi bịnh, nói về khía cạnh tinh thần của Luật Quả Báo. Nói tóm lại, sự khỏi bịnh phải là do ở khía cạnh tâm linh, nó phải đến từ bên trong, chứ nếu không, nó sẽ không được lâu bền. Trường hợp sau đây của một người mù, rút trong số hằng trăm trường hợp mù lòa trong các tập hồ sơ Cayce, có thể tiêu biểu cho quan điểm kể trên. Đây là biên bản cuộc khán nghiệm: "Đây cũng là một bịnh quả báo. Sự áp dụng các lý tưởng đạo đức tâm linh trong cách xử thế hằng ngày đã đem đến một sự thay đổi lớn trong cuộc đời của bệnh nhân. Tuy lúc đầu bịnh nhân vẫn không thấy bớt, nhưng chúng tôi thấy rằng cặp mắt bịnh nhân đã lần lần thuyên giảm khi y bắt đầu sửa đổi tâm tánh. Chúng tôi nhận thấy rằng sự cố gắng đầu tiên phải là thuộc về địa hạt tinh thần và bịnh nhân phải cố gắng biểu lộ lòng nhân từ trong những cử chỉ hằng ngày. Hãy tập lấy sự thiện cảm, tình thân hữu, đức kiên nhẫn, dịu dàng, khoan dung, nhân hậu... " Trong hai trường hợp kể trên, người ta thấy rằng cuộc soi kiếp nhấn mạnh trước hết ở sự thay đổi tâm tính và cải tạo tinh thần, và đó là điều kiện cốt yếu để sửa đổi nghiệp quả về xác thân. Nếu chúng ta nhớ rằng mục đích của sự quả báo là giáo dục tâm linh, chúng ta sẽ hiểu rằng phương pháp điều trị kể trên là lẽ tự nhiên vậy. Điều tội lỗi mà luật quả báo sửa đổi, không phải là thứ "Tội lỗi" hiểu theo ý nghĩa dị đoan cổ xưa là làm trái ý hoặc xúc phạm Quỷ Thần, cũng không phải theo ý nghĩa của các nhà Thần học, hay của nền luân lý khiết bạch hồi thời Nữ hoàng Victoria. Đó là tội lỗi theo ý nghĩa tâm lý, nó bao gồm tất cả những gì trái với định luật thiên nhiên. Tội lỗi hiểu theo ý nghĩa đó vốn căn cứ trên lòng ích kỷ, hay khuynh hướng chia rẽ người với ta, và tăng cường bản ngã đó có thể khoác lấy nhiều hình thức. Nó có thể là sự tàn bạo đối với kẻ khác; hoặc sự lạm dụng cơ thể của chính mình do bởi sự vô tiết độ hay sinh hoạt cẩu thả; hoặc nó có thể là do sự kiêu căng, tự tôn tự đại. Những sự lỗi lầm đó sở dĩ có là do bởi một điều lầm lạc chính đại, căn bản về nguồn gốc con người. Vì con người vốn là tinh thần chứ không phải là xác thể. Tội lỗi của con người là do bởi y quên đi cái chân lý căn bản đó và tưởng rằng mình là cái thể xác. Y phải cố gắng loại trừ điều ảo vọng đó; và phương tiện chắc chắn nhứt để đánh đổ điều hư vọng ấy không phải là phủ nhận thể xác một cách tiêu cực, mà là một phương pháp tích cực tự hỗn hợp với tinh thần. Về điểm này, những cuộc soi kiếp của ông Cayce và những giáo lý thần bí khác gọi sự hỗn hợp tinh thần đó là Ân Phước, hay Ơn Trên. Người ta thấy trong những trường hợp kể trên cũng như trong những trường hợp khác về quả báo xác thân trong tập hồ sơ Cayce, rằng lời khuyên răn tối hậu để được khỏi bịnh là bịnh nhân hãy cố gắng làm thế nào để được thấm nhuần Ơn Trên, hay lòng Nhân Từ của đấng Christ. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã dùng những lời lẽ và danh từ Gia Tô Giáo, bởi vì ông Cayce là người theo đạo Gia Tộ Trong lúc bình thường, ý thức của ông đã thấm nhuần những từ ngữ và quan điểm Gia Tô, vì vậy những lời nói do nơi tiềm thức của ông thốt ra trong giấc thôi miên đều phải đi xuyên qua cái bức màn đó. Người ta có thể hiểu rằng nếu ông Cayce sinh trưởng ở một xứ Phật giáo, thì có lẽ ông đã dùng những lời lẽ danh từ trong khuôn khổ tôn giáo và văn hóa địa phương và có lẽ ông đã dùng những danh từ nhà Phật. Nhưng cách biểu lộ tư tưởng của ông, dầu là dưới hình thức nào, cũng không có ảnh hưởng gì đến công việc cứu khổ mà ông vẫn theo đuổi. Dưới đây là một thí dụ về sự khuyên răn của ông cho một người bị chứng bịnh lao tủy xương sống: "Anh hãy nhớ rằng nguồn gốc bịnh trạng của anh là tự anh gây ra: Nó là một chứng bịnh quả báo. Phương diện tốt nhứt là anh hãy cầu nguyện Ơn Trên và hoàn toàn tin tưởng nơi đấng Thiêng Liêng, vì Ngài là Công Bằng, Chân Lý và Ánh Sáng." Ơn Trên ở đây không phải là một độc quyền của đạo Gia Tô hay của những người tin ở đấng Christ: Ơn Trên có thể được ban xuống cho tất cả người nào, dầu y là người Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo hay Gia tô cũng vậy. Được thấm nhuần Ơn Trên, tức là do sự sám hối, ăn năn tội lỗi và quyết chí sửa mình mà được hưởng ân huệ tốt lành nó làm tiêu tan nghiệp chướng do luật Quả Báo đưa đến. Sự suy gẫm, cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, lập hạnh, và làm việc phụng sự giúp đời, là những phương pháp thường được nêu ra trong các cuộc soi kiếp của ông Cayce để sửa đổi tâm tính và tiến bộ tâm linh. Nhưng muốn được hiệu nghiệm, những phương pháp đó phải được thi hành một cách thành thật, chứ không phải là một cách máy móc. Nếu không có một tình thương nhân loại và chúng sinh phát ra tự trong đáy lòng, nếu không có đức nhân ái từ bi, thì những phương pháp thực hành kể trên chỉ là trống rỗng và không có giá trị gì. Chỉ có những kỷ luật đúng đắn, một sức dẫn dụ mạnh mẽ quyết tâm cải tà quy chánh, mới có thể đưa linh hồn vào đúng con đường của nó. Nhưng còn đối với hằng triệu linh hồn hãy còn vào thời kỳ ấu trĩ về phương diện tâm linh, những phương pháp trên không thể nhất thời đưa họ tiến ngay đến mục đích. Không phải tất cả mỗi người đều đã tiến hóa đến một trình độ tâm linh đầy đủ để có thể đạt được trong một kiếp cái tình bác ái rộng rãi bao la nó bao trùm tất cả mọi loài, tức là trạng thái thâm thức đó mới có đủ mãnh lực làm tiêu tan mọi điều tật ách, nghiệp chướng do quả báo dưa đến. Trong trường hợp người thanh niên bị chứng bịnh lao ở tủy xương sống, cuộc soi kiếp dường như biết rõ y không đủ sức thực hiện những điều kể trên. Bởi đó, với sự thẳng thắn của một vị y sĩ biết rõ tiềm lực và khả năng của bịnh nhân và không muốn làm cho y hy vọng những điều quá sức mình, ông Cayce đã cho y biết rõ: "Bịnh anh chỉ có thể giảm bớt phần nào thôi, chứ không thể dứt tuyệt." Tuy nhiên, cuộc soi kiếp không phải đã kết thúc. Trong trường hợp này và những trường hợp khác nữa, cuộc soi kiếp tiếp tục đưa ra cho bịnh nhân những phương pháp điều trị về phần thể chất, để cho bịnh nhân có thể làm những cố gắng cụ thể để tự chữa bịnh lấy mình. Sự kiên nhẫn, bền chí, can đảm và những đức tính khiêm tốn, nhân từ, khoan hậu, mà bịnh nhân cố gắng phát triển và thâu thập được trong thời kỳ đó, sẽ đóng góp phần nào trên phương diện tinh thần, ít nhứt là một cách gián tiếp, để sửa chữa nghiệp quả. Như vậy, thay vì có một thái độ tiêu cực, thụ động đối với vấn đề trả quả, những cuộc soi kiếp của ông Cayce luôn luôn khuyến khích bịnh nhân hãy có một thái độ tích cực tranh đấu để vượt qua nỗi chướng ngại đau khổ của mình. Dưới đây là một khía cạnh quan trọng khác của vấn đề chữa bịnh. Trong những cuộc soi kiếp, ông Cayce luôn luôn đưa ra những điều khuyên răn các bịnh nhân tùy theo trình độ tiến hóa riêng của từng người. Ông đưa ra những phương pháp điều trị thiên hẳn về tinh thần cho những người không thể hiểu được hoặc chống chỏi lại những phương pháp đó. Bác sĩ Alexis Carrel, tác giả hai quyển sách nhan đề: "Con Người, Một Vật Huyền Bí" và "Cuộc Hành Trình Đến Thành Lourdes," cho biết rằng ở Lourdes, nhiều ngườit sâu xa, đã được chữa khỏi ngay tại chỗ về bịnh ung thư và những chứng bịnh nan y khác. Nếu như sự khỏi bịnh ấy quả có thật, thì chắc chắn là việc ấy không thể xảy đến cho những người không có một đức tin và một thái độ tinh thần giống như của những người được khỏi bịnh kể trên. Sự nghiên cứu nhiều cuộc soi kiếp và khán bịnh của ông Cayce chỉ rõ ràng nguồn tài liệu luôn luôn biết rõ giới hạn đức tin của bịnh nhân. Trong nhiều trường hợp, những cuộc soi kiếp biết rằng vài bịnh nhân có thrể được chữa khỏi bằng phương pháp dẫn dụ tinh thần. Trong những trường hợp khác cũng cùng một chứng bịnh nhưng bịnh nhân lại không thể chữa khỏi bằng phương pháp đó, hoặc vì do sự thiếu hiểu biết, hoặc do sự hoài nghi, hoặc vì họ quá thiên về quan niệm vật chất. Đối với những người này, tốt hơn là hãy khuyên họ dùng phương pháp điều trị thể xác. Người ta nhớ một câu chuyện cổ điển Ấn độ nói về một người đệ tử của một người đạo sĩ nọ. Người đệ tử đã trải qua một giai đoạn huấn luyện công phu để có thể chế ngự được vật chất bằng sức mạnh tinh thần. Y là một người đệ tử ưu tú và có nhiều khả năng. Y bèn ẩn mình trong rừng sâu, và sau mười năm tập luyện y mới trở lại gặp Tôn Sự Tôn Sư hỏi: "Con đã làm gì trong suốt thời gian đó?" Người đệ tử đáp lại với một giọng hơi tự đắc: "Con đã luyện tập chế ngự tư tưởng để có thể đi trên mặt nước và bây giờ con có thể vượt qua sông như đi trên đất bằng." Vị Tôn Sư nói với một giọng buồn rầu: "Con ơi! Con đã lãng phí thời giờ vô ích. Con há lại chẳng biết rằng con có thể vượt qua sông mà chỉ trả có một xu cho người lái đò?" Câu chuyện này do một dân tộc đã từng phát triển sức mạnh tâm linh trải qua nhiều thế kỷ để lại, có một ý nghĩa sâu xa để cho chúng ta suy gẫm. Lẽ dĩ nhiên, sự cố gắng để tự chữa bịnh cho mình bằng sức mạnh tinh thần là một cố gắng đáng khen và nó giúp cho ta tự đào luyện tinh thần và ý chí. Khoa học công giáo và những phong trào tôn giáo cùng một loại đã từng phổ biến trước công chúng sự hiểu biết về những quyền năng của tư tưởng, nó là nguồn gốc của nhiều chứng bịnh của người đời, và đồng thời cũng có thể được dùng để chữa bịnh luôn. Tuy nhiên, người ta cần biết rằng có những chứng bịnh nguyên nhân không phải do tư tưởng gây ra; nhiều chứng bịnh, dầu là nguyên nhân nào, có thể điều trị bằng những phương tiện vật chất một cách hữu hiệu hơn là điều trị bằng tinh thần. Những quan niệm về y học của ông Cayce còn có một khía cạnh khác: Những cuộc soi kiếp không cho là một phương pháp điều trị nào lại "Tinh thần" hơn một phương pháp nào. Tất cả những phương pháp điều trị đều có một nguồn gốc thiêng liêng như nhau. Một người phụ nữ kia bị chứng đau lưng rất dữ dội. Bà muốn biết xem nên theo cách điều trị thể xác hay tinh thần. Cuộc khán bịnh của ông Cayce giải đáp câu hỏi đó như sau: "Bịnh trạng của bà phần lớn có thể chữa khỏi bằng tinh thần. Nhưng bà hãy để tự nhiên. Nếu bà thấy đau nhiều, bà hãy theo phép điều trị bằng thuốc men để đáp ứng sự nhu cầu của xác thể. Thật ra hai phương pháp điều trị đều không khác gì nhau, vì là đều do một nguồn gốc mà ra. Hai phương pháp ấy không phải tương phản nhau như vài người tưởng lầm." Một ký giả ở Pittsburg bị bịnh tê thấp đã mười năm, được khuyên nên điều trị bằng cách tắm nước nóng và dùng tử loại tuyến để làm tăng sự lưu thông máu huyết và bài tiết chất độc trong máu. Cuộc soi kiếp nói: "Mọi sự chữa bịnh đều do một Quyền Năng Thiên Liêng. Ai chữa khỏi bịnh cho anh? Đó là cái Nguồn Sống sinh ra muôn loài vạn vật. Bất cứ phương tiện nào người ta dùng để chữa bịnh, dầu cho đó là thuốc men, máy móc dụng cụ, tắm nước nóng, hay là phương tiện nào khác, người ta cũng phải trở về cái Nguồn Sống Duy Nhứt, tức là Thượng Đế vậy."
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 9
Kích Thước Mới Của Khoa Tâm Lý
Người ta có thể học được nhiều việc bằng cách thử giải quyết những vấn đề khó khăn. Sự giải quyết nhiều vấn đề lý thú căn cứ trên một nguyên tắc quan trọng là sự lý luận hay suy gẫm. Vấn đề quan trọng nhứt trong mọi vấn đề bí hiểm của cuộc đời là sự bí mật về con người. Con người là ai? Y từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Để giải đáp vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng một phương pháp khoa học giản dị như sau: Chúng ta đưa cho một người kia sáu cái diêm quẹt và bảo y hãy sắp thành bốn hình tam giác đều cạnh với nhau (triangles équilatéraux.) Người ấy lần mò sắp đặt các diêm quẹt một hồi lâu... Sau cùng y đành chịu thua và bỏ cuộc vì không sao sắp được. Bài toán đố bí hiểm này chỉ có thể giải quyết được nếu người ấy bỏ cái ý nghĩ sắp các diêm quẹt theo hai chiều đo (chiều dài và ngang) trên một mặt bàn bằng phẳng, mà hãy thêm vào một chiều đo thứ ba (3ème dimension), tức là chiều sâu, và sắp thành một khối Kim Tự Tháp (Pyramide). Vấn đề bí hiểm của đời người đại khái cũng giống như cái trò chơi kể trên. Chúng ta chỉ cần thêm vào một bề đo thứ ba, tức là yếu tố thời gian, và chúng ta sẽ có thể hiểu được nguồn gốc và tương lai của con người. Người ta thường cho rằng đời người chỉ là cái kiếp sống của thể xác, kể từ khi bắt đầu sinh ra cho đến khi chết là hết. Nhưng nếu người ta có thể chứng minh một cách khoa học rằng con người không phải là cái thể xác vật chất, mà cũng là một linh hồn; linh hồn ấy đã từng sống trước khi y sinh ra và sẽ tiếp tục tồn tại sau khi y chết, thì sự khám phá đó sẽ làm đảo lộn tất cả khoa tâm lý học hiện naỵ Điều đó chẳng khác nào như một cái ống thăm dò mà người ta cắm xuống tận những lớp sâu trong lòng Trái Đất để tìm mỏ dầu. Khoa Tâm Lý Học hiện đại ví như một cái lỗ sâu có năm phân để trồng một củ hành, so với một cái giếng dầu lửa bề sâu ba ngàn thước tượng trưng cho bề đo vừa nói trên. Trong thời gian gần đây, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu tỉ mỉ về cá tính của con người, và nhờ sự nghiên cứu công phu đó, người ta đã có nhiều sự áp dụng thực tế vào các vấn đề lao động, hướng nghiệp, công tác xã hội... Tuy thế những sự phát minh đó cũng chỉ biết một cách rất nông cạn về con người. Nếu người ta áp dụng thuyết Luân Hồi, thì đó là một ngọn đèn pha sáng rực soi vào những hang ngách tối tăm, sâu thẳm của vấn đề bí hiểm này. Nhờ đó, người ta có thể nhận thấy rõ bằng cách nào được cấu tạo nên những tánh tình, cử chỉ, thái độ, đức tánh, vận mạng cùng thân thế hiện nay của một người. Chúng ta có thể dùng một thí dụ khác: đời người có thể ví như một khối nước đá ngâm dưới nước; chín phần chìm xuống nước chỉ có một phần nổi lên trên. Thuyết Luân Hồi tiết lộ cho ta thấy chín phần khối nước đá chìm dưới mặt nước, còn khoa tâm lý học hiện nay chỉ nghiên cứu một cách vất vả mệt nhọc về một phần nhỏ bé nổi lên trên, mà ta có thể nhìn thấy! Những tập hồ sơ của Cayce còn đưa ra nhiều thí dụ về bề đo "Thời gian" kể trên, và về cách mà nó giải thích cá tính hiện nay của một người. Trong một cuộc soi kiếp, ông Cayce có nói về một người lính Gaulois bị tướng La Mã Annibal bắt làm tù binh và bắt làm nô lệ chèo thuyền ở giữa biển. Người tù binh này bị các tướng da đen ngược đãi và sau cùng, y bị một tên da đen đánh chết. Việc này xảy ra đã từ ba kiếp về trước, nhưng lòng căm thù uất hận về hành động tàn ác này đã ăn sâu vào tiềm thức của y trải qua 22 thế kỷ. Trong kiếp này, y làm nghề nông nghiệp và trồng tỉa ở tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Suốt cả đời, y luôn luôn có một lòng thù ghét sâu đậm đối với dân da đen; thậm chí, y lập nên một Hội bảo vệ chủ quyền của người da trắng. Đó là một thí dụ điển hình về việc người ta giữ nguyên vẹn cá tính từ kiếp này sang kiếp khác. Người ta có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp như thế trong các tập hồ sơ Cayce. Một nhà viết báo nó biểu lộ trong nhiều năm một tinh thần chống Do Thái rất mãnh liệt. Cuộc soi kiếp cho biết rằng thái độ ấy được truy nguyên ra từ một kiếp trước ở xứ Palestine, trong kiếp đó, y thuộc về giáo phái Samaritains, phái này thường có những cuộc xung đột dữ dội với người Do Thái ở nước láng giềng. Một người đàn bà 38 tuổi, độc thân, đã có nhiều mối tình duyên trong đời, nhưng không chịu kết hôn với một người nào vì bà ta có một lòng nghi kỵ rất thâm sâu đối với đàn ông. Sự dè dặt và nghi kỵ này do bởi ở một kiếp trước bà ta đã từng đau khổ vì bị chồng bỏ để đi tùng chinh trong trận Thánh Chiến. Một người phụ nữ nọ có một tinh thần tôn giáo rất rộng rãi khoan dung, được biết rằng cô có đức tính này là nhở bởi kiếp trước có tham dự cuộc Thánh Chiến, và đã từng sống chung với người Hồi Giáo. Trong khi tiếp xúc với những người thuộc một tôn giáo khác hẳn, lần đầu tiên cô dã nhận thức được rằng những người "Ngoại đạo" cũng biểu lộ những đức tính tốt như can đảm, nhân từ, khoan hậu, và lòng sùng tín thiêng liêng. Điều này đem đến cho cô một ấn tượng mạnh mẻ sâu xa đến nỗi nó đã làm cho cô có một ý thức rõ rệt và bền bỉ về đức tính khoan dung đối với người thuộc tôn giáo khác hơn mình. Trái lại, một nhà chuyên môn quảng cáo nọ có óc hoài nghi và không có tín ngưỡng tôn giáo, kiếp trước cũng là một chiến sĩ trong trận Thánh Chiến. Nhưng y cảm thấy có sự khác biệt giữa sự Thuyết Giáo và Hành Đạo trong số những người mà y đã gặp, đến nỗi trong kiếp này y vẫn còn giữ một sự nghi ngờ rất lớn đối với những sự biểu lộ tôn giáo về hình thức bên ngoài. Những thí dụ kể trên gồm ba thái độ khác nhau: Thái độ về vấn đề chủng tộc, đối với người khác phái và đối với vấn đề tôn giáo, mà nguyên nhân là do bởi ở một kiếp trước. Lẽ tụ nhiên trong mỗi trường hợp, đương sự phải gặp những hoàn cảnh địa phương thuận tiện để gây cho y sự phản ứng về các vấn đề đó. Người căm thù dân da đen sinh ra ở miền Nam Hoa Kỳ năm 1853 là thời kỳ mà những phong tục và truyền thống ở xứ này là những hoàn cảnh thuận tiện để gây cho y cái ý niệm kỳ thị chủng tộc da đen. Vấn đề ảnh hưởng của hoàn cảnh địa phương cũng được nêu ra trong những trường hợp khác như đã kể trên, hoặc trong nhiều trường hợp tương tự. Sự kiện rằng có nhiều người cũng ở vào những hoàn cảnh địa phương giống như nhau, nhưng lại có sự phản ứng khác hẳn, dường như chỉ rằng sự phản ứng đó có một nguyên nhân sâu xa hơn là do những hoàn cảnh sinh hoạt ở kiếp này. Các nhà chữa bịnh tâm thần đều đồng thanh cho rằng những thái độ tinh thần của con người vốn từ trong tiềm thức biểu lộ ra ngoài. Nguyên tắc Luân Hồi chỉ nới rộng lĩnh vực tìm thức để gồm luôn cả những kinh nghiệm của những kiếp trước. Cũng như trong nhữg trường hợp bệnh tật của xác thể, người ta đã truy nguyên lý do của mỗi chứng bịnh ở những kiếp trước là do bởi yếu tố thời gian. Đó là nói về những thái độ cử chỉ của con người đối với một vài vấn đề nhất định. Những thái độ đó, cũng như những khuynh hướng, đố kỵ, ưa thích... đều gồm lại làm thành phần cá tính của một người. Những bản năng tự tồn, bản năng sinh sản... đều hỗn hợp một cách chặt chẽ với tất cả những điều ham muốn khác của đời sống con người. Tuy nhiên, ngoài ra những sự nhu cầu căn bản chung của nhân loại, còn có những điều thích thú say mê và hứng khởi đặc biệt, biểu lộ một cách khác biệt nhau rất xa ở một số người. Thí dụ: Trong một gia đình có năm người con, một đứa thích âm nhạc, một đức thích máy móc, một đứa thiên về hội hoạ, một đức thích sưu tầm các loài bướm; đứa sau chùng chơi bời du đãng và phá phách làng xóm. Sự giải thích thông thường của khoa học tâm lý về sự khác biệt giữa những khả năng và tính chất kể trên: Một là do sự di truyền và hai là do những yếu tố tâm lý phân giải (psychanalyse) tùy thuộc nơi vị trí của một người trong gia đình và những kinh nghiệm riêng mà y thâu nhập được. Những tập hồ sơ của Cayce chứa đựng những thí dụ dưới đây về những khuynh hướng đặc biệt của một số người, được truy nguyên ra từ nhiều kiếp trước. Một vị nha y sinh trưởng ở thành phố New York, mặc dầu rất hài lòng về chức nghiệp và đời sống ở thành thị, nhưng thỉnh thoảng lại thấy muốn sống ở ngoài đồng ruộng hoặc trên bờ sông với một khẩu súng đi săn và một cần câu; và cắm trại một mình với một chiếc lều dựng lên giữa bãi sa mạc. Sự thích thú sống gần với thiên nhiên này vốn không phù hợp với tâm tính của một người quen sống ở thị thành, nhứt là gia đình của y đã từng sống ở thành thị trải qua nhiều thế kỷ. Điều này chỉ có thể giải thích được bằng thuyết Luân Hồi. Cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng trong một tiền kiếp, y là một người Đan Mạch di cư sang Bắc Mỹ trong thời kỳ khai thác thuộc địa. Y sống ở New Jersey, trong một vùng có nhiều đầm đìa, hồ ao, sông rạch; y sống với nghề săn bắt, gài bẫy thú rừng, và buôn bán các loại thú. Cuộc đời hoạt động chốn bụi trừng, đầm lạch, sông ngòi, đã đem cho y một sự thích thú đặc biệt vẫn còn tồn tại đến ngày nay, tuy rằng điều ấy còn phải lệ thuộc vào đời sống hành nghề nha sĩ của y trong kiếp này. Có nhiều người cảm thấy yêu mến nồng nàn một xứ hay một vùng địa phương xa lạ. Những cuộc soi kiếp truy nguyên ra sự hấp dẫn này ở một kiếp trước của đương sự, trong kiếp đó y đã từng trải qua một thời kỳ sung sướng và hạnh phúc ở xứ ấy. Thí dụ: Một người đàn bà nọ kinh doanh buôn bán lớn ở vùng bờ biển phía đông xứ Hoa Kỳ, luôn luôn vẫn có ý muốn di cư xuống ở miền Tây Nam xứ ấy. Sau cùng bà ta di cư thật và hiện nay bà làm chủ một khách sạn lớn ở tại New Mexicọ Cuộc soi kiếp cho biết bà đã từng sống trong hai tiền kiếp ở vùng này, và lòng trìu mến của bà đối xử ấy vẫn còn tồn tại trong những thế kỷ trung gian. Có bốn người kia, một người cảm thấy yêu mến những vùng hải đảo miền Nam Thái Bình Dương, một người muốn sống ở tiểu bang New Orleans, một người yêu mến xứ Ấn Độ và một người lại thích ở xứ Trung Hoa. Những cuộc soi kiếp cho biết rằng trong kiếp trước, họ đã từng sống ở các xứ ấy, và đó là lý do của sự hấp dẫn nói trên. Sự thích thú về một môn nghệ thuật hay một nghề nghiệp nào cũng là do ở những kinh nghiệm trong các tiền kiếp. Một thiếu phụ kia yêu thích đến say mê môn khiêu vũ và kịch nghệ Hy Lạp, được biết rằng đó là do kinh nghiệm trong một kiếp trước của y ở Hy Lạp, trong thời kỳ những môn nghệ thuật này phát triển đến cực điểm. Sự thích thú của một thanh niên nọ về hiện tượng thần giao cách cảm được truy nguyên ra từ một kiếp trước ở châu Atlantide, trong kiếp trước y đã dạy môn tâm lý học và chuyển di tư tưởng. Cũng do một kinh nghiệm cũ về nghề hoa tiêu về giám đốc ngành chuyên vận ở châu Atlantide, mà một thiếu nữ nọ cảm thấy rất thích thú về môn lái máy bay và môn kỹ thuật hàng không trong kiếp này. Một người đàn bà nọ ham thích làm việc công tác xã hội phụng sự các trẻ em tật nguyền khốn khổ, được cho biết rằng kiếp trước y đã từng sống ở xứ Palestine, tại đây y chịu ảnh hưởng giáo lý của đức Jusus và bắt đầu hiến dâng cuộc đời để săn sóc cứu chữa những kẻ tàn tật và bịnh hoạn. Một vị kỹ sư nọ đảm nhiệm một cơ quan nghiên cứu, và đã từng làm việc nhiều năm trong phong trào phát triển ngành kỹ thuật, kiếp trước vốn là một người Atlante chuyên coi về ngành Quản trị Khoa học trong xứ ở châu Atlantide. Sự tái diễn những kinh nghiệm và khả năng đặc biệt từ những tiền kié6p, dường như càng biểu lộ rõ rệt trong cuộc đời của những nhân vật tên tuổi. Chúng tôi không căn cứ điều này trên những cuộc soi kiếp của ông Cayce, mà căn cứ trên tiểu sử của những nhân vật ấy. Thí dụ như trường hợp của ông Heinrich Schliemann, nhà khảo cổ Đức đã khám phá ra những di tích cổ của thành phố Troie bị chôn vùi dưới mặt đất, và nhờ đó đã xác nhận tánh cách lịch sử của thiên Anh Hùng Ca "Iliade" của Homèrẹ Ông là con của một vị mục sư nghèo, giảng đạo tại miền Bắc nước Đức nhưng trong lúc thiếu thời ông đã say mê "Iliade", ông nhất định học tiếng Hy Lạp và truy tầm nơi diễn tả sự tích của thiên Anh Hùng Ca bất hủ này. Trong ba mươi lăm năm, ông Schiemann cố gắng dành dụm một số tiền để giúp ông thực hiện công trình khảo cổ này. Ông trở nên một nhà sinh ngữ học ưu tú, nhưng ông lại thích nhất môn sinh ngữ Hy Lạp và tất cả những gì thuộc về xứ ngàn năm vạn vật này. Về sau, ông dùng những cách hành văn Hy Lạp trong khi nói chuyện và nhà chép tiểu sử của ông thuật lại rằng trong dịp làm lễ rửa tội cho con trai ông, ông đặc quyển Anh Hùng Ca của Homère trên đầu con ông và ngâm vang lên những câu thơ bất hủ trong đó trước khi giao nó cho vị linh mục làm phép rửa tội! Điều này chỉ là một trong những cử chỉ lố lăng khác, nó phản ảnh một lòng hâm mộ hâm mộ và say mê nồng nhiệt nền văn hóa cổ xưa của xứ Hy Lạp. Một sự say mê nồng nhiệt như thế có thể hiểu được nếu chúng ta thấy rằng đó chỉ là do ký ức của linh hồn muốn nhắc nhở và sống lại thời kỳ hạnh phúc đã qua trong dĩ vãng. Một thí dụ khác cũng rất lý thú là trường hợp của nhà văn Lafcadio Hearn. Ông sinh ra trên một hòn đảo ở gần Hy Lạp, cha ông là người Ái Nhĩ Lan, mẹ Ông là người Hy Lạp. Ông đi phiêu lưu giang hồ từ Hy Lạp sang Anh quốc, Mỹ quốc, đảo Guadeloupe, Martinique, và sau cùng ông đã tìm thấy "Quê hương tinh thần" của ông ở xứ Phù Tang tại đây ông cưới vợ Nhật, đổi tên Nhật, và dạy học ở một trường Nhật. Sự hiểu biết sâu xa về tâm hồn của người Nhật bổn, tài năng lạ lùng của ông trong sự diễn đạt cái tinh hoa của nước Nhật cho thế giới Âu Tây và diễn đạt tư tưởng Âu Tây cho người Nhật, không làm cho ta ngạc nhiên nếu ta thấy rằng đó chỉ là do những kinh nghiệm cũ của ông ta trong một tiền kiếp ở Nhật Bản. Trường hợp của ông T.E.Lawrence là một thí dụ khác nữa. Ông ta rất đặc biệt khôn khéo trong việc tiếp xúc với người Ả Rập và đã sống chung với họ như một người Ả Rập. Ông không hề cảm thấy thoải mái dễ chịu ở tại quê hương xứ sở hay trong gia đình ông ở Anh quốc. Ông chán nản mọi sự học ở nhà trường, trừ ra lớp học lịch sử cuộc Thánh Chiến (Croisades), và việc nghiên cứu các tòa lâu đài cùng thành lũy thời Trung Cổ. Sự thành công đặc biệt của ông trong vai trò tướng soái chỉ huy quân đội Ả Rập có thể hiểu được như là kết quả của một giai đoạn phiêu lưu ở kiếp trước hồi thời Trung Cổ, trong kiếp đó chính ông ta là người Ả Rập và là một chiến thuật gia, nhưng không đạt được mục đích trước khi ông ta từ trần. Những khuynh hướng đặc biệt kể trên không phải chỉ có những nhân vật tên tuổi của lịch sử mà thôi; mỗi người đều có thể nhận thấy ít nhiều khuynh hướng đó ở chính những bạn bè thân quyến của mình. Những nét riêng hay đặc điểm về cá tính, cũng như những thích thú và cử chỉ cùng thái độ đặc biệt của một người là những yếu tố quan trọng trong việc phân tách tâm lý, và những tập hồ sơ của Cayce đã nêu ra những trường hợp vô cùng lý thú về sự truy nguyên ra những kiếp trước. Bà vợ của một nhà triệu phú nọ Ở miền Tây Hoa Kỳ có một tính chất rất độc tài và chuyên chế. Cuộc soi kiếp cho biết nguyên nhân là vì bởi kiếp trước, y đã từng làm giáo sư ở tiểu bang Ohio, và trong những kiếp trước nữa, y đã từng nắm giữ những chức vụ cao ở Palestine và ở Ẩn Độ. Một thanh niên nọ từ thuở nhỏ đã tỏ ra có tính rất hay tranh luận đôi co, và có thể lý luận mọi sự một cách rất hùng hồn và xác đáng. Nguyên nhân là trong một kiếp trước, y đã từng làm một luật gia và một luật gia và một kiếp trước nữa, y đã làm quan Tòa ở xứ Ba Tư. Một người đàn bà nọ có khuynh hướng trầm lặng và thần bí. Trong kiếp trước, bà ấy đã từng cầm đầu một tu viện kín, vào hồi đầu thế kỷ mười chín. Một thanh niên nọ con nhà giàu có lớn, nhưng lại có tật chè chén say sưa quá độ đến nỗi gây sự thất vọng và đau khổ cho một gia đình trưởng giả. Thói say sưa này được truy nguyên ra do sự chơi bời phóng túng trong kiếp trước, hồi thời kỳ thiên hạ đổ xô nhau đi tìm vàng ở California. Người ta thấy hằng trăm trường hợp tương tự trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce. Khoa tâm lý học hiện đại cho rằng sự khác biệt giữa những người nhân loại được định đoạt trước hết bởi sự di truyền của cha mẹ và sau đó bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh chung quanh. Tuy nhiên, theo quan niệm về thuyết Luân Hồi thì chính sự di truyền và ảnh hưởng của hoàn cảnh cũng là những kết quả báo ứng của những nguyên nhân gây ra từ những kiếp trước, và bởi đó mọi đức tánh của linh hồn đều là do cái công phu đào tạo của từng cá nhân chứ không phải do cha mẹ truyền lại. Đức Phật có nói: "Hành động là kết quả của tư tưởng." Những gì mà chúng ta làm hiện nay là kết quả của những điều ta đã suy ngẫm từ trước. Trong Phật giáo, thuyết Luân Hồi là một giáo lý căn bản; đức Phật dạy rằng những đức tính của con người bây giờ là kết quả của những tư tưởng và hành động của y trong những kiếp trước. Có nhiều người, tuy chấp nhận Nhân Quả, nhưng lại quan niệm luật ấy dưới khía cạnh trừng phạt và đau khổ. Ta nên nhớ rằng danh từ Karma chỉ có nghĩa là hành động, và đó là một danh từ trung lập. Mọi sự vật trong vũ trụ đều có hai phương diện Âm và Dương, và Nghiệp Quả (Karma) cũng không ngoài cái thông lệ đó. Lẽ tất nhiên, một hành động có thể tốt hay xấu, vị kỷ hay vị thạ Nếu cách hành động cư xử của một người là tốt, thì không có gì ngăn trở y cứ tiếp tục làm những điều phải và tốt lành do cái đà tiến hoá tự nhiên của con người. Điều đó có thể gọi là Nguyên Tắc Liên Tục của nghiệp quả. Trái lại, nếu một người có những hành động xấu xa hung dữ độc ác, thì nghiệp quả đó phải được sửa chữa bằng luật Quả Báo; điều này gọi là Nguyên Tắc Thừa Trừ. Do Nguyên Tắc Thừa Trừ, tức là do bởi mãnh lực tạo thế quân bình của Luật Nhân Quả, chúng ta được dìu dắt trở lại con đường chính, là con đường tự tu tiến và cải thiện lấy mình. Còn do Nguyên Tắc Liên Tục, chúng ta cứ từ từ tiến bước một cách đều đặn, không gián đoạn trên con đường chính, tức là con đường Tiến hóa đưa đến mục đích giải thoát vậy.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 10
Những Hạng Người Khác Nhau
Trong sự tiếp xúc hằng ngày với những người chung quanh, chúng ta có thể phân biệt được một vài loại mà chúng ta sắp thành hạng theo một hệ thống riêng. Có hạng người tánh tình cởi mở, xã giao lịch thiệp; có hạng người dè dặt kín đáo, tánh tình trầm lặng; có hạng người ích kỷ, hạng người vị tha... Nhiều nhà tâm lý học đi đến kết luận rằng con người có thể sắp thành hạng, và lập một căn bản khoa học cho việc sắp hạng ấy. Sự phân hạng thông thường nhất là cuả Carl Jung, ông này phân loài người ra làm hai hạng chính: Hạng người có tâm hồn khép chặt (intraverti); và hạng người có tâm hồn cởi mở (extraverti). Hạng người "Khép chặt" tức là hạng người hướng sự chú ý của họ vào bên trong, nghĩa là vào chính bản thân mình; còn hạng người "Cởi mở" tức là hạng người hướng sự chú ý của họ ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, các Đạo gia cho rằng Carl Jung và những nhà tâm lý học khác đều không đưa ra những giải thích mỹ mãn và đích đáng về lý do nào đã khiến cho một người sinh ra đời lại có một tâm hồn khép chặt, và một người khác sinh ra lại có một tâm hồn cởi mở. Ông Carl Jung và những nhà bác học khác cho rằng hai trạng thái tâm lý căn bản này là do những nguyên nhân về sinh lý. Tuy nhiên quan niệm nhà Đạo gia đối với vấn đề này, cũng như các vấn đề khác, là những nguyên nhân về sinh lý kể trên chỉ là phụ thuộc; còn các sinh hoạt cùng thái độ cử chỉ của một người trong một kiếp trước mới là nguyên nhân chính. Những tập hồ sơ Cayce có ghi chép rõ ràng nhiều trường hợp hướng nội, tức là của những tâm hồn khép chặt, nguyên nhân do bởi những kinh nghiệm từ kiếp trước. Xét kỹ những trường hợp này, người ta thấy rằng nguyên tắc liên tục của luật Nhân Quả hành động một cách rõ ràng, và chuyển từ kiếp này sang kiếp khác một vài thái độ hay trạng thái tâm lý của con người một cách liên tục không gián đoạn. Dưới đây là một trường hợp: Một thiếu nữ 21 tuổi, sinh viên, có khiếu về âm nhạc, nhưng có tánh e lệ rụt rè một cách quá đáng. Mặc dầu cô có dung mạo đẹp đẽ, nhưng cô khó tìm bạn và rất buồn mà thấy mình không được nhận vào Câu Lạc Bộ của trường. Người ta không biết gì về những hoàn cảnh gia đình của cô trước khi cô vào trường, vì có thể đó là nguyên nhân gây cho cô cái tánh rụt rè nhút nhát bây giờ. Tuy nhiên, cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng điều này có nguyên nhân ở một kiếp trước. Hồi đó, cô ta là một mệnh phụ dưới triều đình nước Pháp, có tài hoa, sắc đẹp và rất lịch thiệp. Nhưng chồng bà vốn là một người ích kỷ, không muốn cho bà xã giao khéo léo và lịch sự với tất cả mọi người. Bởi đó, ông ta ngăn trở mọi sự giao tế xã hội của vợ bằng một sự áp chế lạnh lùng và khắc nghiệt, thậm chí có khi ông ta đánh đập vợ bằng roi vọt. Điều này làm cho bà vợ e dè sợ sệt, và sự sợ sệt đó hãy còn in sâu vào tiềm thức cho đến bây giờ. Sau đây là một trường hợp cũng có sự áp chế tương tự, tuy rằng trong những hoàn cảnh khác hẳn. Ông Cayce soi kiếp cho một thah niên 28 tuổi, anh chàng này hiếu học và tâm tính "Khép chặt." Ông Cayce cho biết trong một kiếp trước, y bị khủng bố tàn nhẫn trong những vụ xử án các tay phù thủy ở Salem, thuộc tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Kinh nghiệm đó đã bộc lộ bằng hai cách trong tâm tính của y bây giờ. Trước hết y có sự căm hờn đối với mọi hình thức áp chế; và sau đó y có tánh rất hiếu học, nhưng lại muốn giữ những điều hiểu biết riêng cho mình, không muốn thố lộ cho ai. Chúng ta đã thấy rằng cho một con chó hay con mèo mà bị đánh đập tàn nhẫn, chúng cũng biết tự vệ và có lòng đố kỵ với loài người. Lẽ tự nhiên, đối với người thanh niên này, trong tiềm thức của y vẫn còn in sâu một bản năng tự vệ, nó khiến cho y hãy giữ gìn đề phòng những người chung quanh, không chịu tiếp xúc với họ và không chịu thổ lộ với ai những điều hiểu biết của mình. Những tập hồ sơ Cayce còn ghi nhiều trường hợp giống như trên về những vụ án phù thủy ở Salem, mà kết quả là làm cho đương sự có một khái độ khép nép, ẩn độn, dè dặt cũng y như thế. Một vị bác sĩ có tính rất dè dặt kín đáo, không thích giao du, được biết nguyên nhân là vì trong một kiếp trước, y đã giữ giới tịnh khẩu theo kỷ luật của phái Quaker. Một vị giám đốc Thương Vụ Ở New York cũng có tính rụt rè, thiếu xã giao lịch thiệp. Trong một kiếp trước, ông ta là một nhà thám hiểm, sống một cuộc đời cô độc và tự lập ở miền Nam Phi Châu. Một cô nữ sinh nhút nhát và tự ti mặc cảm, được biết kiếp trước cô ta là một người thổ dân da đỏ dưới thời đô hộ của người thực dân da trắng ở Bắc Mỹ Châu và hãy còn giữ thái độ nghi ngờ và giữ mình đối với kẻ khác. Theo sự chứng minh của những trường hợp kể trên và nhiều trường hợp khác trong tập hồ sơ Cayce, thì tính rụt rè ẩn độn vẫn kéo dài một cách liên tục từ kiếp này sang kiếp khác, bắt đầu từ kinh nghiệm đầu tiên khiến cho đương sự có thái độ đó. Nguyên tắc liên tục này cũng áp dụng y như trong trường hợp những người có tánh tình cởi mở. Đây là trường hợp một người đàn bà ngoài ba mươi tuổi, đã hai lần ly dị, có một tâm hồn cởi mở và vẫn còn nghĩ đến một cuộc tái giá lần thứ bạ Cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng cái thái độ hồn nhiên, yêu đời đó được truy nguyên từ hai kiếp về trước: Trong một kiếp, cô làm huấn luyện viên tại một khiêu vũ trường hồi thời kỳ khai mở thuộc địa ở Bắc Mỹ; trong một kiếp trước nữa dưới triều đình vua nước Pháp, cô là một bà ái phi của vua Louis thứ mười lăm. Trong kiếp đó, cô đã phát triển được những khả năng khôn khéo, lịch thiệp và quyến rũ, làm cho người người đều thương mến, từ ông vua cho đến chị bếp trong cung cấm. Trong kiếp làm huấn luyện viên khiêu vũ, cô cũng đã xử dụng và phát triển thêm những khả năng trên đây. Đây là một thí dụ lý thú khác nữa: Một nhà làm trò ảo thuật ở New York có một sức hấp dẫn rất mạnh, xã giao lịch thiệp, và đặc biệt có tài hài hước, được biết rằng những khả năng trên đây truy nguyên từ những kinh nghiệm trong hai kiếp trước. Cuộc soi kiếp cho biết trong một kiếp trước, y là một trong những người khai thác thuộc địa đầu tiên đến vùng Mohawk Valley ở Bắc Mỹ. Những đức tính mà y đã phát triển trong kiếp đó và một kiếp trước nữa, đã giúp cho y có cái khả năng hấp dẫn và chỉ huy kẻ khác trong kiếp này. Sự khôn khéo lịch thiệp và tài lãnh đạo của y được phát triển là do thời kỳ tranh đấu cho lý tưởng ở Bắc Mỹ hồi thuở ban đầu. Sự nhanh trí khôn và tinh thần hài hước của y nảy sinh ra từ một kiếp làm hề dưới triều vua Henri VIII ở Anh quốc. Nói tóm lại, tất cả những trường hợp của những người có tâm hồn cởi mở và xã giao lịch thiệp dường như kết quả của những hoạt động xã hội trong những kiếp trước đó. Trong những tập hồ sơ của Cayce, có nhiều trường hợp thành công hoặc thất bại trong sự giao tế và sống hòa bình với hoàn cảnh xã hội bên ngoài. Một trường hợp là của một người đàn bà có tính chất cởi mở, hoạt động và vị thạ Trước hết, cô có tham vọng trở nên một nữ tài tử, nhưng hoàn cảnh gia đình và một thể xác lùn thấp không làm cho được như y nguyện, cô bèn xoay qua vấn đề kinh doanh. Cuộc soi kiếp cho biết kiếp trước trong thời kỳ Cách Mạng ở Bắc Mỹ, cô đã hưởng thụ rất nhiều, có địa vị xã hội cao, sống một cuộc đời xa hoa lộng lẫy, nhưng thiếu lương thiện và khinh thường đạo lý. Khả năng lôi cuốn hấp dẫn kẻ khác, tinh thần hài hước và khoa ngôn ngữ của cô là do từ kiếp đó mà có; nhưng vì cô đã xử dụng khả năng ấy một cách thiếu đạo đức nên kiếp này bị thất bại trên trường đời. Những trường hợp kể trên chỉ cho ta thấy rằng vấn đề nghề nghiệp vẫn đi đôi với vấn đề đạo đức tâm linh. Người ta thường thấy, cũng như trong trường hợp này rằng sự thất bại về nghề nghiệp, lý do không phải vì thiếu khả năng, mà vì thiếu tinh thần đạo đức; điều này không thể sửa chữa nếu tham vọng về nghề nghiệp của đương sự được thỏa mãn một cách êm đẹp, tốt lành. Cuộc soi kiếp khuyên người thiếu phụ này, lúc ấy mới có ba mươi hai tuổi, hãy hành nghề tài tử hoặc săn sóc trẻ em thiếu nhi hay cô nhi nói tóm lại, cô phải dùng những khả năng của mìn vào những mục đích xây dựng và vị tha. Đây là một trường hợp khác của một người đàn bà, bốn mươi chín tuổi, làm thư ký ở Hoa Thịnh Đốn, vì trong kiếp trước đã lạm dụng những đức tính lịch thiệp xã giao của mình, nên phải chịu những điều kiện tâm lý khắc nghiệt để sửa đổi trong kiếp này. Trong những bức thơ, cô cho biết rằng trong bất cứ mọi giới mà cô cố gắng để tiếp xúc, cô đều cảm thấy rằng không được mọi người hoàn nghinh. Có lẽ đó là vì hồi thuở nhỏ, cô thường bị những người anh và chị trong gia đình ruồng bỏ, nên vẫn còn mang nặng cảm giác ấy kh ra tiếp xúc với đời. Cô viết thơ như sau: "Tôi lớn lên với một sự mặc cảm sợ sệt luôn luôn ám ảnh tôi. Khi tôi đi chơi với một nhóm bạn bè, tôi luôn luôn cảm thấy rằng sự có mặt của tôi không cần thiết, và tôi tự hỏi rằng tôi phải nói gì và phải làm gì. Tôi muốn đi sâu hơn vào các vấn đề, nhưng không biết phải làm sao. Tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng tôi phải cố gắng làm nhiều hơn kẻ khác, để làm cho họ vui lòng. Bởi đó, tôi hy sinh sức khỏe và thời giờ của tôi để làm việc gì cho một người nào đó. Tôi muốn rằng người ta cần dùng đến tôi." Kế đó, cô thuật lại rằng đã bị ba lần thất vọng vì tình, trong đó có hai lần người yêu bỏ đi cưới vợ khác. Cuộc soi kiếp cho biết người đàn bà này trong kiếp trước là một trong những người khai phá thuộc địa đầu tiên ở tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Y đối xử với người khác một cách vui vẻ, lễ độ, nhưng chỉ vì mục đích ích kỷ, trục lợi. Cuộc soi kiếp nói: "Linh hồn này tuy được thỏa mãn về sự thành công của mình, nhưng đã đem lại sự thất vọng cho nhiều người. Những người mà y lợi dụng trước kia, ngày nay trở lại gâu những sự lo âu phiền muộn cho y trong kiếp này. Lợi dụng kẻ kác làm cái đà tiến thân cho mình, tức là tạo nên nghiệp quả xấ mà ngày nay y phải trả." Định luật vũ trụ rất mực công bình: Nó trả lại một cách đúng đắn những gì của ta cho ra. Cũng như một cái gương phản chiếu, những điều kiện sinh hoạt của người đàn bà này phản ảnh những gì y đã gây ra trong cuộc đời kẻ khác. Thật ra, trong kiếp trước cô không mong muốn sự họp bạn với kẻ khác, trừ ra khi nào cô có thể lợi dụng họ. Trong kiếp này, từ thuở nhỏ sống trong gia đình, cô đã bị ngược đãi, làm cô cảm thấy bị ruồng bỏ. Bởi đó cô cảm thấy cuộc đời bấp bệnh và tâm hồn y trở nên khép chặt cho đến lúc trưởng thành cũng vẫn còn. Cô có một dung nhan khá đẹp và những đức tính đầy đủ để có thể hấp dẫn nhiều người, nhưng mặc dầu cô tưởng rằng được mọi người yêu mến, sau cùng cô đã bị thất vọng. Cô nhìn nhận rằng cái cảm giác bị ruồng bỏ và tâm hồn khép chặt của cô đã làm cho cô thay đổi thái độ và cố gắng giúp đỡ kẻ khác để được mọi người yêu mến, và được mọi người cần dùng đến mình. Và đó chính là cách hành động sửa đổi tốt lành của luật Nhân Quả. Sự xã giao khôn khéo mà cô đã lạm dụng do lòng ích kỷ và thiếu thành thật trong kiếp trước, đã đem đến cho cô sự khó khăn trở ngại hiện nay, mà cô chỉ có thể vượt qua được bằng những việc làm vị tha, với một tinh thần thành thật giúp đỡ người khác. Sự lợi dụng lường gạt kẻ khác dường như là một thói xấu thông thường, và thuộc về loại quả báo dội ngược trên bình diện tâm lý. Về điểm này, dưới đây là một đoạn trong cuộc soi kiếp của ông Cayce mà ông đã thốt ra với một giọng không úp mở: "Linh hồn này thường bị kẻ khác làm cho thất vọng. Hãy nghe đây cái định luật căn bản và bất diệt này: Ai gieo giống nào có ngày sẽ gặt giống nấy. Kiếp trước, cô đã phỉnh lừa gạt gẫm kẻ khác. Ngày nay, chính cô bị kẻ khác gạt gẫm phỉnh lừa, làm cho cô bị thất vọng để cho cô học bài học kiên nhẫn, là đức tính đẹp đẽ nhất trong tất cả mọi đức tính." Nói chung, luật Nhân Quả luôn luôn hành động theo nguyên tắc giáo dục, sửa đổi, cải tiến, và lập lại thế quân bình trong tâm tính của con người. Mục đích rốt ráo là làm cho người đời sẽ quay đầu hướng thiện, và cứu cánh sẽ trở nên trọn lành.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 11
Quả Báo Tâm Lý
Chúng ta đã thấy bằng cách nào tánh kiêu căng một thói xấu trên địa hạt tinh thần có thể gây nên quả báo cụ thể trên địa hạt vật chất dưới dạng những bịnh tật khốn khó. Những tập hồ sơ Cayce cũng chứa đựng nhiều trường hợp mà những tội lỗi trên địa hạt tinh thần gây nên quả báo thuộc về tâm lý; trong số đó có hai trường hợp đáng kể về quả báo lạc loài cô đơn, mà nguyên nhân là tội bất khoan dung. Trường hợp thứ nhất là của một vị nữ tu trong một tu viện Pháp hồi thời vua Louis mười bốn. Vị nữ tu này rất nghiêm khắc, lạnh lùng và thiếu đức bao dung đối với những sự lầm lạc yếu đuối của người đời, hiểu Thánh Kinh một cách quá chặt chịa, gò bó từng chữ từng cầu, và khinh bỉ những người nào vi phạm những lời răn dạy trong Thánh Kinh. Hậu quả của thái độ khắc nghiệt đó biểu lộ trước hết trong kiếp này bằng một chứng bịnh đau hạch, dây dưa không dứt, làm cho bịnh nhân bị hoại huyết quá nhiều trong lúc có kinh nguyệ. Chứng bịnh này làm cho cô không thể đi học đều đặn, mỗi tháng nằm liệt giường hết hai tuần lễ, làm cho cô trở nên nhút nhát, thích sống cô đơn, và tránh xa các bạn bè đồng lứa tuổi. Những điều này có ảnh hưởng đến cá tính của cô về mọi mặt. Về sau những chứng bịnh kể trên đã lần lần giảm bớt. Nhờ có một thân hình đẹp đẽ, cân đối, cô làm nghề kiểu mẫu ở New York và lập gia đình. Tuy nhiên, cuộc tình duyên của cô không có hạnh phúc. Vợ chồng không hợp ý tâm đầu: Người chồng thì lạnh lùng và khắc khổ, còn cô thì lại khao khát sự yêu đương. Trận Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, người chồng phải vượt biển tùng chinh. Từ đó, cô bắt đầu sống một thời kỳ độc thân, làm cho cô buồn không thể chịu nổi cảnh đơn chiếc, nên phải dọn vào ở trong một trại nghỉ mát. Tại đây, cô bắt đầu uống rượu và sống một cuộc đời bê thạ Lúc đầu cô cảm thấy rằng uống một hai ly rượu giúp cô thoát khỏi sự ám ảnh nặng nề của cơn sầu khổ. Nhưng một khi đã bước vào con đường ấy rồi, cô không thể ngưng lại đượ nữa; càng ngày càng uống rượu nhiều thêm. Có khi cô uống luôn ngày đêm không dứt, trong ba tuần liên tiếp như vậy, và ngủ với bất cứ người nào, lính thủy, lính tập hay phi công, tùy theo lúc cao hứng. Khi cô say rượu thì mất cả mọi sự dè dặt trong cử chỉ, và bất chấp cả áo quần. Cô đi tiểu tiện và đại tiện ngay ở giữa sân nhà chỉ khoác một cái áo choàng để hở, và nếu người ta không ngăn cản thì cô cứ điềm nhiên khỏa thân đi thẳng vào phòng khách lữ quán đang ở trọ. Sau cùng, sức khỏe của cô bắt đầu suy sụp dưới ảnh hưởng chất men rượu nồng. Hai bàn tay bắt đầu run đến một mực mà cô không thể cầm viết ký tên vào những ngân phiếu để lãnh tiền của chồng gởi về. Trong những lúc tỉnh táo và đầy đủ trí khôn,cô quyết định rời khỏi trại nghỉ mát trung tâm quy tựu hằng nửa chục những căn cứ hải quân và đồn trại ở gần bên. Những bức thư cuối cùng cho biết rằng nay cô làm thơ ký với ít nhiều trách nhiệm; nhưng về sau cô vẫn tiếp tục chè chén bê tha, và sau cùng đã ly dị chồng. Dường như sự trụy lạc của cô trước hết là do bởi thần kinh quá căng thẳng, mà điều này lại phát sinh từ chứng bịnh đau hạch mà ra. (Ông Cayce hay nhấn mạnh rằng các bộ phận hạch tủy trong thân người thường là những phương tiện biểu lộ của luật quả báo). Chứng bịnh này lại là cái hậu quả trực tiếp của những hành vi kết án khắc nghiệt của cô đối với kẻ khác và sự thiếu lòng nhân từ của cô ở kiếp trước. Những sự lầm lạc yếu đuối của kẻ khác, mà trước kia cô lên án một cách khắt khe, nghiệt ngã, ngày nay đã trở nên những sự lầm lạc yếu đuối của chính mình. Bằng cách trả quả báo như thế, cô mới hiểu được rằng sự lầm lạc tội lỗi của người đời là đáng thương, và họ là những người mà ta phải thông cảm và giúp đỡ thay vì lên án và chê bai. Cũng như những kẻ chế nhạo, những người chỉ trích chê bai kẻ khác phải chịu nhận lãnh cái số phận của những kẻ mà họ đã lên án. Trường hợp thứ nhì là của một người đàn bà có thói kiêu căng và thành kiến trong hai kiếp trước. Trong một kiếp vào thời kỳ của đấng Christ tại Palestine, cô là vợ của một vị giáo sĩ Do Thái. Với địa vị xã hội này, cô đã tỏ ra khắc nghiệt và khinh bỉ những người thanh niên phóng đãng, tự do, vô tôn giáo. Thời gian trôi qua cũng không làm phai mờ và giảm bớt lòng kiêu căng và tự phụ của cộ Trong kiếp thứ nhì, cô tái sinh ở Salem, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, nhưng vẫn không chừa thói khắc nghiệt và lên án kẻ khác, mà dường như cô càng trở nên khó khăn nghiệt ngã hơn! Cuộc soi kiếp cho biết rằng: Linh hồn này đã gặp phải những người rất khó tính trong kiếp hiện tại, những người khắc khe, soi mói và saün sàng lên án kẻ khác. Trước kia linh hồn này đã gây nhiều đau khổ cho kẻ khác. Khi người ta nhận chìm một vài người xuống nước trong vụ xử án những người phù thủy, cô chứng kiến việc ấy và vỗ tay hoan nghinh. Khi những người khác bị đánh bằng roi vọt, cô cũng biểu đồng tình. Bởi vậy, linh hồn này thường nhớ lại những sự hành phạt đau khổ của những thời kỳ đó trong những khi cô bị loạn trí. Hiện thời cô bị chứng nội thương trong mạch máu và tủy xương sống, do bởi thiếu sự điều hành giữa bộ thần kinh giao cảm và bộ Óc, chứng bịnh này là cho cô có những thời kỳ "Phản ứng thể xác." Sự phản ứng thể xác này là một chứng bịnh thần kinh mà đương sự bị đau từ năm 39 tuổi, và những cơn khủng hoảng thường tái phát trải qua 14 năm kế đó. Cô không có gia đình; nhà ở khu sang trọng tại New York, và sự kiện rằng cô không có làm nghề nghiệp gì dường như chứng tỏ rằng cô có phương tiện và tài sản. Người ta có thể cho rằng sự Ở không, vô sự có thể là một yếu tố quan trọng gây nên những cơn khủng hoảng tinh thần. Nhưng đó chỉ là một nguyên nhân tạm bợ bên ngoài, có tính cách nhất thời mà thôi, chứ không phải nguyên nhân sâu xạ Trong tận thâm tâm của người đàn bà này, có một lòng khắt khe nghiệt ngã đối với nhân loại, một sự thản nhiên lạnh lùng trước những điều nguyện vọng và đau khổ của người đời. Sự khắc nghiệt, bất khoan dung của cô đã làm cho nhiều người thất vọng đau khổ trong những kiếp trước: Bởi vậy, thật là công bình mà thấy cô trải qua kinh nghiệm thất vọng đau đớn trong kiếp này. Người ta có thể tự hỏi rằng tại sao người đàn bà này không bị trả quả báo về sự khắc nghiệt của cô hồi thời ở xứ Palestine, trong kiếp đầu thai ở Salem. Câu hỏi này có thể giải đáp bằng hai cách khác nhau. Trước hết, kiếp đầu thai ở Salem có lẽ có một mục đích khác hơn là sửa chữa tánh khắc nghiệt của cộ Bởi đó, tánh khó khăn này đã bành trướng thêm trong khi cô theo đuổi một công việc quan trọng khác ở kiếp nói trên. Lẽ thứ hai là thái độ khắc nghiệt của cô ở Palestine có thể chưa rõ rệt lắm, và chưa biểu lộ bằng những hành động gây tổn thương cho kẻ khác. Đó chỉ là tánh bất khoan dung lúc mới đầu, chưa đủ mạnh để có thể gây nên một nghiệp quả lớn lao. Ngoài ra, mọi việc xảy ra trong đời cô là một sự thử thách. Trong kiếp sống ở Salem, cô có thể là một người khoan dung hay khắc nghiệt, tùy ý cô chọn lựa con đường tâm tính của mình. Nhưng cô đã thất bại trước sự thử thách đó; cô càng tăng cường thêm tánh khắc nghiệt đã có ở Palestine thay vì sửa chữa lại, và bởi đó cô tạo nên quả báo mà cô phải trả trong kiếp này. Trong những thói xấu đồng một loại với tánh bất khoan dung và nghiệt ngã, có tánh hay chỉ trích. Trường hợp sau đây là một thí dụ lý thú về quả báo gây nên bởi tánh hay chỉ trích. Đó là một người thanh niên 27 tuổi, làm thiếu úy trong quân đội, có tánh tự ti mặc cảm, và luôn luôn nghĩ rằng mình bất lực, không làm nên trò trống gì. Chúng tôi không được biết những lý do nào làm trở ngại sự phát triển cá tính của y thuở thiếu thời. Có thể rằng y đã có một người cha hay người mẹ có thói hay công kích một cách vô lý; hoặc y có một thân hình dị dạng, làm cho bè bạn trong lớp chế diễu nhạo báng. Chúng tôi đưa ra những sự phỏng đoán trên đây là vì căn cứ vào cái quả báo hiện thời của đương sự, vì trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói: "Ai giống nào sẽ gặt giống nấy. Vì anh đã chỉ trích kẻ khác, nên ngày nay anh phải bị chỉ trích lại." Cuộc soi kiếp cho biết rằng người thanh niên ấy trong kiếp trước là một nhà phê bình nghệ thuật, thường có thói quen chỉ trích một cách gắt gao, cay đắng, nghiệt ngã, mọi nghệ phẩm mà y không vừa lòng. Vì trong quá khứ y đã gieo sự ngờ vực trong lòng kẻ khác, làm cho họ mất tin tưởng về khả năng của chính mình, thì ngày nay đến lượt y phải bị cái quả báo tương đương là thói tự ti mặc cảm. Chúng ta thấy ở đây một khía cạnh mới của Luật Nhân Quả vô cùng phức tạp, một khía cạnh rất quan trọng về mặt tinh thần, đáng để cho ta suy gẫm. Tự nhiên những nhà phê bình chuyên môn chỉ gồm một số rất ít, nhưng trên Trái Đất hiện nay người ta đếm có gần hai tỷ rưỡi những nhà phê bình tài tử, tay ngang, nghĩa là không chuyên nghiệp. Có lẽ không một nghề nghiệp nào trên thế gian có nhiều tay hành nghề tài tử như nghề này, họ phê bình và chỉ trích thiên hạ một cách say mê thỏa thích, kể từ ngày họ mới tập nói cho đến ngày mà Thần Chết khóa miệng họ lại dưới nấm mồ! Nghề này không cần bỏ vốn, và dễ làm hơn ăn cơm! Ngoài ra, nó còn khác hẳn với mọi thứ tiêu khiển của người đời, đó là một trò chơi mà người ta có thể thực hành ở ngoài đường hoặc trong nhà, suốt cả năm này qua tháng nọ, mà chỉ cần dùng một khí cụ duy nhất, là một cặp lưỡi sắc bén! Chỉ cần có hai hay ba người tụ họp lại, là cái trò chơi phê bình, chỉ trích này bắt đầu! Tuy nhiên, mặc dầu sự chỉ trích là môt trò tiêu khiển không tốn kém, nhưng nó có thể bắt buộc ta trả một cái giá rất đắt một ngày về sau. Nguồn tài liệu (đó là danh từ mà ông Cayce dùng để ám chỉ cái quyền năng của ông) thấy rõ sự hành động của luật Nhân Quả trải qua giòng thời gian vô tận, thường đưa ra những lời cảnh cáo nghiêm khắc và rõ ràng cho những người nào có cái tật này. Thí dụ sau đây, trong hằng trăm những thí dụ khác, là một bằng chứng hiển nhiên để cho ta dùng làm tài liệu suy gẫm: "Chúng tôi thấy linh hồn này thường tỏ ra quá nghiêm khắc trong sự chỉ trích kẻ đồng loại. Phải tốp bớt lại, vì những gì mà ta chỉ trích ở kẻ khác, sẽ đến với ta dưới một hình thức nào đó." Đó là một lời tuyên bố rõ ràng về luật quả báo, theo đó một nguyên nhân gây ra trên địa hạt tâm lý sẽ mang đến một hậu quả tâm lý tương đương. Điều này nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những lời răn dạy trong Kinh Thánh Gia Tộ Đức Jesus có dạy rằng: "Ta nói cho các ngươi biết, mỗi lời nói vô ích mà mỗi người thốt ra, họ sẽ phải trả lời trong ngày Phán Xét cuối cùng," và kế đó là những lời răn: "Không phải những gì chui vào lỗ miệng của một người, nó làm cho y bị Ô nhiễm, nhơ bợn, mà là những gì từ trong lỗ miệng của y chui ra!" "Ngươi chớ lên án nếu ngươi không muốn bị kẻ khác lên án. Vì ngươi lên án kẻ khác như thế nào, thì đến phiên ngươi sẽ bị lên án cũng y như thế đó!" Lời răn trên đây, đối chiếu với luật quả báo mà chúng ta phải thấy, có một ý nghĩa hùng hồn, mạnh mẽ và hợp lý trên phương diện thực tế mà người ta chớ khá coi thường. Về những trường hợp kể trên, chúng ta nên nhớ rằng chính cái nguyên động lực, và mục đích của mỗi hành động mới là cái sức chuyển vận luật Nhân Quả. Không phải nghề phê bình văn nghệ nó làm cho người thanh niên kia bị sa đọa trong kiếp trước, mà chính là cái thái độ bên trong của y và sự ngờ vực mà y đã gieo trong lòng kể khác về tài năng của họ, trong khi y hành nghề một cách cẩu thả. Người ta thấy một tình trạng tương tự khi người lính La Mã ngược đãi những tín đồ đạo Gia Tô, như đã kể ở Phần 5. Nghiệp của y gây ra không phải là vì y thừa hành chức vụ của người lính gác, mà do bởi hành động tàn ác của y đối với những người không sức tự vệ đặt dưới quyền sinh sát của ỵ Ở đây cũng như mọi trường hợp, chính cái tinh thần bên trong mỗi hành động mới là cái nguyên động lực tạo nên nghiệp quả. Trước đây, chúng ta thấy rằng những khuynh hướng độc tài chuyên chế nguyên nhân là do những kinh nghiệm chỉ huy ở kiếp trước. Khả năng lãnh đạo là một đức tính tốt, nhưng nó thường biến chứng thành thói chuyên chế độc tài. Trong lịch sử, người ta thấy những người có chức vụ cao, nắm quyền thế trong tay, thường lạm dụng quyền hành để thỏa mãn lòng tham vọng riêng của mình. Những trường hợp lạm dụng quyền thế một cách trắng trợn và những quả báo gây ra do những hành động đó, đều được thuật lại rất nhiều trong những tập hồ sơ Caycẹ Thí dụ, đây là trường hợp của một người có quyền thế trong thời kỳ các vụ án phù thủy ở Salem. Y là một trong những viên chức có trách nhiệm trừng trị khủng bố những người đàn bà bị tố giác là hành nghề phù thủy. Tuy nhiên, trong khi thừa hành chức vụ đàn áp khủng bố những người theo tà đạo để bảo vệ thuần phong mỹ tục và bảo vệ tín ngưỡng Gia Tô, con người mô phạm và đạo đức giả này lại lạm dụng quyền hành của mình để thỏa mãn điều sắc dục: Những người phụ nữ bị giam cầm đều bị cưỡng bách phải thất tiết với y! Những tập hồ sơ cho biết nhà đạo đức giả ấy đã đầu thai trở lại kiếp này. Hiện nay y là một thiếu niên 11 tuổi, con của một người đàn bà nghèo khổ, bị chồng bỏ rơi. Y thường bị chứng động kinh rất dữ dội; trong lúc soi kiếp cho y, y đã liệt bại hết nửa thân mình bên trái, và câm không nói được nữa. Y không thể tự mình mặc hay cởi áo quần, hoặc ăn uống hay đi lại, tiểu tiện mà không có người dìu dắt. Hai vai của y đã còng, và sau một cơn động kinh kéo dài suốt nhiều ngày, trong khi đó ông bị chứng phong giựt, mỗi ngày cách khoảng độ nửa giờ, y không thể nào giữ vững đầu trên cổ được nữa, và không thể ngồi dậy được nếu không có người nâng đỡ. Theo ông Cayce, bịnh động kinh thường là quả báo của sự hoang dâm vô độ. Dầu sao, sự lạm dụng quyền hành trong trường hợp này là một yếu tố quan trọng. Sự nghèo khổ và địa vị thấp kém của người mẹ y dường như là một sự đảo lộn địa vị giàu sang quyền thế của y trong kiếp trước. Chứng động kinh là cái hậu quả của sự cưỡng hiếp, dâm dục khi y lạm dụng quyền hành để thỏa mãn thú tính. Trường hợp sau đây là một thí dụ lạm dụng quyền thế trong thời kỳ khủng bố đạo Gia Tô ở La Mã. Có một người tên Romus, làm quân nhân trong đạo binh La Mã. Ngoài ra số tiền lương tháng, với cấp bậc khá cao của y, y đã dùng thế lực để kiếm những món tiền khổng lồ. Cuộc soi kiếp không nói rõ y dùng phương pháp nào, không biết là y biển thủ công quỹ hay dọa nạt để làm tiền; nhưng y đã dùng phương tiện bất chính để mưu lợi, thâu được rất nhiều của cải vật chất, nhưng lại mất mát nhiều về phương diện tâm linh. Trong kiếp hiện tại, Romus bị nhiều đau khổ: Sự nghèo đói, lầm than, không nhà cửa, luôn luôn theo dõi y suốt đời. Nghề thợ may của y không đủ sinh lợi để nuôi một vợ và năm con. Chỉ nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ y mà vợ chồng và gia đình y mới có thể sinh nhai một cách tạm bợ và bấp bênh ở một khu phố nghèo nàn tại Luân Đôn. Trong trường hợp này cũng vậy, kẻ lạm dụng quyền hành đã phải chịu những quả báo tương đương với hành động quả báo của y gây ra. Tình hình tài chánh tuyệt vọng của y phản ảnh những nỗi lầm than khốn khổ mà y gây ra cho kẻ khác trong kiếp trước. Dưới đây là một trường hợp khác về sự lạm dụng quyền hành, cũng đáng được cho chúng ta ghi nhớ: Một người đàn bà nọ thuộc giai cấp trưởng giả hồi thời Cách Mạng Pháp, đã tham gia cuộc nổi loạn chống giai cấp quý tộc. Với tấm lòng thành thật tranh đấu cho một lý tưởng, bà đã thực hiện một sự tiến bộ lớn về đường tâm linh. Nhưng sau cuộc Cách Mạng, khi dịp may đưa đến bà đạt tới một địa vị quan trọng trong chánh phủ, bèn trở nên độc tài và lạm dụng quyền thế chẳng thua gì những người mà bà đã tranh đấu chống lại trước kia. Cuộc soi kiếp nói: "Hậu quả đưa đến, là trong kiếp hiện tại, linh hồn này phải chịu dưới quyền sai khiến của kẻ khác, để đè nén bớt những khuynh hướng độc tài và hách dịch của y trước kiạ" Hiện thời, người đàn bà này sống một cuộc đời rất khó khăn, lúc soi kiếp, bà đã 40 tuổi, góa chồng đã mười năm và có một đứa con gái nhỏ. Bà phải chiến đấu với nghịch cảnh để tư mưu sinh và nuôi con. Bà đã tìm được việc làm trong một cơ sở cứu trợ nạn nhân thất nghiệp của chánh phủ trong một thời gian nhưng tình trạng của bà vẫn bấp bênh. Sự cô đơn và thiếu nguồn vui sống đã làm cho bà tuyệt vọng và chán nản. Tình trạng này không phải là do sự ngẫu nhiên tình cờ: đó là cái phản ảnh đúng đắn của những sự đè nén áp bức mà bà đã gây ra cho kẻ khác, khi lạm dụng quyền hành trong taỵ Xét qua bề ngoài, thì bà là nạn nhân của một tình trạng kinh tế khủng hoảng và một số mạng hẩm hiu; nhưng xét về luật quả báo, thì bà chỉ là nạn nhân của chính mình. Những trường hợp kể trên có thể giúp cho ta một cái tiêu chuẩn quan trọng để tìm hiểu những nỗi khó khăn trắc trở của người đời cùng những nỗi khổ đau của họ, và tìm ra những nguyên nhân xa gần, căn cứ vào quả báo trong hiện tại. Khi nhà hiền triết Eschyle cách đây hai ngàn năm ở Hy Lạp nói rằng: "Số mạng, tức là hạnh kiểm" ông ta đã thốt ra một câu châm ngôn mà nếu ta nói ngược lại cũng vẫn đúng. Vì những trường hợp đã xét qua như trên dường như chỉ rằng số mạng con người ngày nay, tức là phản ảnh cái hạnh kiểm của y trong quá khứ. Đến đây, một vấn đề quan trọng được nêu ra, một vấn đề mà bất cứ người nào học hỏi nghiên cứu và suy gẫm chính chắn về thuyết Luân Hồi, cũng không khỏi nêu ra để tự vấn lấy mình. Nếu như sự nghèo khổ là những quả báo cần thiết để giáo dục sửa đổi những kẻ hung dữ, độc ác, bất công theo định luật Nhân Quả, thì tại sao người ta cần phải cố gắng hoạt động trong những công việc cứu tế xã hội để làm gì. Phải chăng những cố gắng của ta để trợ giúp kẻ khác bần hàn khốn khó, sẽ làm ngăn trở sự hành động của luật Nhân Quả? Chúng ta nên hiểu rằng thuyết Luân Hồi không phải chủ trương một thái độ nhắm mắt buông xuôi đối với những nhu cầu cấp bách của xã hội. Những linh hồn cần phải học bài học nghèo nàn khốn khó, sẽ sinh ra trong một thời kỳ lịch sử và trong một hoàn cảnh địa phương mà sự bất công của xã hội có thể tạo nên cái quả báo nghèo khổ khốn cùng cần thiết cho bài học kinh nghiệm của họ. Nhưng đồng thời, những người nào không cố gắng làm việc để cải thiện đời sống của kẻ đồng loại, tức là họ phạm vào tội "Thờ ơ, chểnh mảng" (omission); còn những kẻ lợi dụng và khai thác kẻ đồng loại vì mục đích ích kỷ, là những kẻ tích cực phạm tội (commision); hai thứ tội lỗi này, có ngày họ sẽ phải trả quả. Thuyết Luân Hồi, nếu hiểu một cách đúng đắn, sẽ không thể dùng làm một thuyết để bào chữa cho những hành vi của kẻ bất lương. Giáo lý mà thuyết ấy cho ta trước hết thuộc về địa hạt tâm lý, bởi vì nó nhắm vào mục đích cải tiến linh hồn người cho tới mức Toàn Thiện. Nhưng giáo lý ấy cũng nằm trong địa hạt xã hội, bởi vì mục đích tối cao của nó là tình thương; và tình thương chính là cái mãnh lực mầu nhiệm làm tiêu tan mọi điều nghiệp chướng và quả báo xấu xa, theo định luật Nhân Quả cai quản sự tiến hóa của con người. Những Đạo gia quả quyết rằng hành động của con người không thể nào sửa đổi được định luật của Vũ Trụ. Định luật Nhân Quả Công Bằng cũng ví như nước, luôn luôn giữ mực bằng phẳng, quân bình. Dầu cho con người gặp hoàn cảnh nào và dưới thời kỳ nào, điều đó không quan hệ, đó chỉ là cái khung cảnh bên ngoài làm nền tảng và bối cảnh cho linh hồn đầu thai để học hỏi kinh nghiệm ở cõi trần. Đối với một linh hồn đã chọn lựa nhũng hoàn cảnh đó, thì luôn luôn có những phương tiện thích nghi để giúp cho họ sửa chữa những khuyết điểm và lầm lạc bên trong của họ.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 12
Nguyên Nhân Của Quái Trạng Tâm Lý
Ngày nay, nhiều người đã quen thuộc với cái tên của bác sĩ Freud và danh từ tiềm thức. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng bác sĩ Freud đã khám phá ra tiềm thức trong khi ông theo đuổi những cuộc sưu tầm về giấc ngủ thôi miên. Vì những người ngủ mê trong giấc thôi miên có thể nhớ lại những sự viếc xảy ra từ thuở nhỏ mà họ đã hoàn toàn quên hẳn trong lúc bình thường, nên ông Freud mới đưa ra giả thuyết rằng trạng thái tiềm thức là một kho ký ức giữ gìn những tài liệu cũ mà người ta không thể nhớ lại bằng cách nào khác. Về sau, ông Freud bỏ không dùng khoa thôi miên như một kỹ thuật chữa bịnh nữa, vì trong nhiều trường hợp, nó không được hoàn mỹ, và ông tiếp tục thí nghiệm những phương pháp khác để thám hiểm những vực sâu thẳm của tiềm thức. Tuy thế, người ta cũng đã coi khoa thôi miên như là nguồn gốc của khoa phân tâm học (psychanalyse). Tron lĩnh vực tâm lý theo thuyết Luân Hồi, khoa thôi miên có thể có một vai trò tương tự. Thần Nhãn của ông Cayce dường như chỉ rằng một người trong giấc thôi miên có thể khám phá những kiếp trước của những người khác. Một sự kiện quan trọng hơn nữa là dường như một người trong giấc thôi miên cũng có thể nhìn thấy và sống lại những tiền kiếp của chính mình. Những kinh nghiệm thụt lùi về quá khứ trong giấc thôi miên chỉ rằng trong tiềm thức của một người, được giữ gìn ký ức của tất cả mọi việc đã xảy ra từ khi y mới sinh. Một người trong giấc thôi miên, thụt lùi về dĩ vãng đến năm y lên mười tuổi, khi người ta truyền lệnh cho y viết tên của y, thì y viết với tuồng chữ của tuổi thơ ấu hồi y lên mười. Khi y thụt lùi về năm lên sáu tuổi y viết với tuồng chữ còn non nớt hơn nữa; khi y thụt lùi lại năm lên ba, y cầm viết chì vẽ nguệch ngoạc vài nét không có ý nghĩa gì cá HIện tượng thụt lùi về quá khứ trong giấc thôi miên kể trên thường được thí nghiệm trong những lớp giảng về khoa tâm lý ở trường Đại Học, và những sinh viên tâm lý học đã quen thuộc với hiện tượng ấy. Nhà bác học Pháp De Rochas hồi thế kỷ mười chín tuyên bố rằng với những kỹ thuật thụt lùi về dĩ vãng như đã kể trên, ông có thể nhớ lại những kỷ niệm đã qua trong quá khứ. Quyển sách của ông nhan đề "Những Kiếp Sống Liên Tục" (Les Vies Successives) không được coi như một quyển sách khoa học, nhưng có lẽ một ngày kia nó sẽ được hoan nghênh như một công trình tiền phong trên địa hạt tâm lý về thuyết Luân Hồi. Những quái trạng tâm lý được xem xét bằng hiện tượng Thần Nhãn của ông Cayce, giải thích tánh chất của trí nhớ và tiềm thức, và có vẻ xác nhận rằng tiềm thức con người thật ra còn thâm sâu hơn là những điều mà các nhà phân tâm học có thể hiểu. Một trong những quái trạng tâm lý lạ lùng nhất là sự sợ hãi. Những nhà phân tâm học định nghĩa điều này như là sự sợ hãi quá độ, mà nguồn gốc là do bởi nhiều tình trạng phức tạp gây nên. Sự sợ hãi dị thường này làm cho con người sinh lòng thù nghịch, gây hấn, hoặc cảm thấy mình có tội lỗi rất nặng nề. Những xúc cảm ẩn tàng này về sau biểu lộ dưới hình thức một sự sợ hãi vô lý và bất thường đối với một vài sự vật ở ngoại cảnh, thí dụ như sợ giông mưa, sấm sét, sợ dao, sợ nước... Có nhiều trường hợp; những kinh sợ đó được truy nguyên từ một việc xảy ra trong một kiếp trước, làm cho y bị đau khổ hay thiệt mạng. Một thí dụ lý thú là trường hợp của một người đàn bà từ thuở thiếu thời đã sợ những gian phòng kín. Ngồi trong rạp hát, cô phải chọn một chỗ ngồi gần chỗ cửa đi ra. Ngồi trên xe buýt, nếu xe chật chỗ và quá đông người, cô bước xuống đợi chuyến xe khác. Trong những khi đi nghỉ hè, đi chơi ở miền núi, cô rất sợ chui vào những hang, động, hầm hố hay bất cứ chỗ nào bốn bể kín mít, không có ngõ ra. Người trong gia đình không ai hiểu lý do của thái độ lạ lùng này, vì không ai có thể nhớ lại hồi thuở nhỏ đã xảy ra việc gì làm cho cô có sự sợ sệt như vậy. Cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng trong một kiếp trước, cô chui vào một cái hang, thình lình hang sụp lở, bị đè bẹp dưới đống đá, sỏi, cát vụn, và chết ngộp. Ký ức về cái chết rùng rợn này ngày nay vẫn còn in sâu trong tiềm thức của cô. Một thí dụ khác là trường hợp của một người đàn bà nọ có hai điều kinh sợ: Sợ dao bén và sợ những loài thú có lông, nhứt là những loài thú nhà. Cô nổi cơn hoảng loạn mỗi khi có một vật bén nhọn ở gần bên mình hay khi thấy ai xử dụng gươm dao... Cuộc soi kiếp cho biết trong một kiếp trước ở Ba Tư, người đàn bà này bị giết vì một lưỡi gươm trong lúc chạy loạn. Còn việc sợ thú có lông thì khó hiểu hơn, vì trong gia đình, người nào cũng có nuôi chó hay nuôi mèo, người anh của cô lại thích nuôi thú. Nhưng mỗi khi cô nhìn thấy con chó hay con mèo thì giựt mình kinh sợ như người gặp phải rắn độc. Hơn nữa, cô không khi nào mặc áo choàng bằng da thú, hoặc cổ áo may bằng lông thú. Những nhà tâm lý học có thể tìm căn nguyên sự sợ sệt của cô trong những sự giao tế với người trong gia đình, thí dụ như lòng ganh ghét đố kỵ đối với người anh ưa nuôi thú chẳng hạn, và giải đáp vấn đề ấy như là sự biểu lộ lòng căm thù nghịch của cộ Tuy nhiên, những cuộc soi kiếp truy nguyên sự sợ sệt này từ một kiếp trước ở châu Atlantide, khi đó cô đã trải qua một kinh nghiệm khủng khiếp về những loài vật có hình thù ghê rợn. Cuộc soi kiếp cũng đã giải thích nhiều quái tượng sợ hãi khác và truy nguyên ra từ những kiếp trước. Sự sợ hãi bóng tối của một người nọ được giải thích rằng trong kiếp trước, y là một chánh trị phạm dưới thời Louis 16 và bị giam cầm trong một đài cao ở Pháp cho đến khi chết bỏ xác trong ngục tối. Một người nữa sợ dao bén. Một người nữa sợ dao bén; đến lúc truy nguyên ra thì được biết rằng kiếp trước y đã trải qua một kinh nghiệm rùng rợn trong một phòng tra tấn ở Pháp, và đã bị tra khảo bằng những thứ hình cụ khủng khiếp, gồm cả sự tra tấn bằng hình cụ bánh xe (rouet). Một người nọ có những cơn hoảng sợ bất thần, dường như y cảm thấy rằng ngày tận thế sắp đến! Cuộc soi kiếp truy nguyên sự sợ sệt này ở một kiếp trước, vào thời kỳ một phần châu Atlantide bị sụp lở chìm xuống đáy biển. Trong khi đó y đang ngồi một mình trên một ngọn đồi cao để xem sách, thình lình cơn động đất làm rung chuyển trọn cả vùng chung quanh như trời long đất lở và y nhìn thấy nước biển dâng lên bốn phía chung quanh ngọn đồi của y. Một người đàn bà kia sợ thú dữ một cách lạ thường. Kiếp trước ở La Mã, người chồng bị tội và bị bắt buộc phải đấu sức với loài thú dữ trong võ trường. Hai người kia sợ nước một cách rất vô lý. Truy nguyên ra thì được biết rằng kiếp trước họ đi tắm sông, bị giòng nước xoáy cuốn đi và bị chết đuối. Một người nữa cũng sợ nước, được biết rằng quái trạng này là do bởi trong tiền kiếp hồi thời đế quốc La Mã, y đã bị đắm tàu chết đuối trong một cơn bão nổi lên ở giữa biển. Khi chúng ta xét kỹ những trường hợp này theo quan điểm tâm lý thông thường, chúng ta có thể tự hỏi rằng phải chăng tất cả những thí dụ trên đây cũng có thể được giải thích một cách thỏa đáng bằng cách tìm ra một nguyên nhân trong kiếp hiện tại. Thí dụ, người đàn bà sợ ngồi trong phòng kín, có thể đã bị nhốt trong một phòng tối lúc lên bốn tuổi, nhưng ngày nay cô đã quên mất việc đó. Do sự khêu gợi trong giấc thôi miên, người ta có thể đào xới việc ấy trong ký ức đã lãng quên từ lâu và nhà tâm lý học có thể căn cứ trên tài liệu đó mà hiểu những vấn đề xúc động thường gây nên các chứng bịnh loạn thần kinh. Nhiều người đã có kinh nghiệm cùng một loại giống như trên, nhưng lại không có sự sợ hãi một các vô lý. Như vậy tại sao có người lại có sự thụ cảm đặc biệt đó? Nếu tất cả những người đã trải qua những cơn xúc động tình cảm đều đâm ra sợ ngồi trong phòng kín, thì trên thế gian, người thuộc về hạng này sẽ nhiều đến nỗi người ta phải đóng cửa tất cả phòng điện thoại, buồng ngủ, những gian phòng độc chiếc, và vài loại hộp đêm, như là những nơi hăm dọa sự thăng bằng của tâm hồ, trí não và sức khỏa công cộng. Trong tập hồ sơ Cayce, vấn đề này được giải đáp như sau: Sự kiện rằng một đứa trẻ tỏ ra thụ cảm hơn một đứa trẻ khác trong một tình trạng xúc động tâm lý nhất định, có thể là do kinh nghiệm ở một kiếp trước. Hoàn cảnh tạo ra trong kiếp này là cái phương tiện làm thức động trở lại cái ấn tượng kinh khủng đã bị vùi lấp trong ký ức. Theo thuyết Luân Hồi, chúng ta thấy rằng tiềm thức cũng ví như một cái hộp có hai đáy, nó vốn thâm sâu hơn là người ta tưởng trong lúc bình thường. Vài nhà tâm lý học, nhứt là Carl Jung, cảm thấy rằng những lớp sâu thẳm trong tiềm thức cần được nêu ra để giải thích những quái trạng về tâm lý mà người ta không thể giải thích được bằng cách nào khác. Theo quan điểm của ông Cayce, mỗi người đều có những ký ức tiềm tàng đột khởi từ một quá khứ xa xăm, do những kinh nghiệm của y đã trải qua trong những tiền kiếp. Tất cả những sự sợ hãi, thù ghét, thương yêu và những tình cảm vô ý thức của y đều là thành phần của một cái sản nghiệp tinh thần mà y tự để lại cho mình, chẳng khác nào như người ta tích trữ của cải ngày hôm nay để dùng lại cho một ngày về sau. Con người văn minh tân tiến ngày hôm nay đã từng là một người dã man mọi rợ trải qua nhiều kiếp trong dĩ vãng, và bởi đó, thật là một điều tự nhiên nếu y vẫn còn một vài thú tính mà y chưa tinh luyện và loại trừ. Trong cái dĩ vãng xa xăm đó, chính y đã từng trải qua những điều sợ hãi khủng khiếp trong rừng rậm, và những sự tàn nhẫn độc ác của loài người. Vậy thì thật là một điều tự nhiên nếu ngày nay, thỉnh thoảng y vẫn cảm thấy những cơn sợ hãi bất thường, vô lý, và những nỗi lo âu phiền muộn vô căn cứ. Chính y đã từng thương yêu, ghét bỏ hay đố kỵ nhiều người khác mà y tiếp xúc trong dĩ vãng: Vậy thì là lẽ tự nhiên nếu ngày nay y cũng lại cảm thấy đối với chính những người đó, đã cùng đầu thai lại trong kiếp này những mối thiện cảm, thương yêu hay thù hận, ghét bỏ một cách vô lý và không thể giải thích được lý do. Những ký ức thuộc về kiếp trước có thể biểu lộ trong kiếp này bằng những phương tiện khác hơn là những sự sợ hãi hay những quái trạng tâm lý. Ông Cayce đã căn cứ trên thuyết Luân Hồi để giải thích hiện tượng về những giấc mộng tái diễn trở lại nhiều lần. Một thí dụ lạ lùng về vấn đề này là của một người đàn bà đưa ra câu hỏi sau đây: "Tại sao hồi thuở nhỏ tôi thường năm mộng thấy cảnh tận thế, với những luồng mây đen bao phủ và tiêu diệt cõi thế gian?" Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce trả lời rằng trong một kiếp trước ở châu Atlantide, người đàn bà ấy đã làm nghề giáo sĩ và y sĩ, và đã chứng kiến một trong những vụ thiên tai kinh khủng làm sụp đổ châu này dưới lòng biển sâu. Cái ấn tượng rùng rợn đó vẫn còn in sâu trong tâm hồn cô đến nỗi nó thường xuất hiện trở lại trong giấc ngủ trong kiếp này. Một trường hợp lý thú khác là của một em gái nhỏ bốn tuổi, thường làm cho mẹ nó lo âu vì mỗi đêm nó đều giựt mình tỉnh giấc, khóc la bài hãi một cách vô cùng sợ sệt. Em nhỏ này đầy đủ sức khỏa và không có bịnh tật chị Mẹ nó bèn viết thơ cho ông Cayce để xin ông giải thích về quái trạng của đứa bé. Cuộc soi kiếp cho biết kiếp trước em chết bất đắc kỳ tử trong trong trận Thế Chiến Thứ Hai ở Pháp. Nhưng chỉ trong chín tháng sau, em đã đầu thai trở lại trong một gia đình ở Bắc Mỹ. Trong khoảng trung gian ngắn ngủi giữa hai kiếp sống, những kỷ niệm rùng rợn về chiến tranh binh lửa vẫn chưa xóa mờ trong ký ức của em và thường xuất hiện trong giấc ngủ. Những trường hợp kể trên không khỏi làm cho chúng ta lại nêu ra câu hỏi về vấn đề trí nhớ. Nhiều người phản đối thuyết Luân Hồi thường đưa ra lập luận này, là nếu có Luân Hồi thì tại sao chúng ta không nhớ lại những kiếp trước? Điều này mới nghe qua thì dường như lạ lùng, nhưng thật ra nó không lạ gì lắm nhưng thật ra nó không lạ gì lắm nếu chúng ta cũng không nhớ được hết những việc gì đã xảy ra trong đời chúng ta lúc còn thơ ấu hay trong thuở thiếu thời. Trí nhớ của con người là một cái gì rất mỏng manh, tế nhị, và những sự việc trôi qua trong đời chúng ta chẳng khác nào như nước chảy giữa dòng, cho nên khi nói rằng ta không nhớ một việc gì, không có nghĩa là việc ấy không có xảy ra. Nếu chúng ta hỏi một người bạn câu này: "Anh đã làm gì vào đúng 10 giờ 26 phút buổi sớm mai ngày 19 tháng 4 năm 1939?" Chúng ta có thể đem hết cả gia tài để đánh cuộc rằng y không thể nhớ từng chi tiết rõ ràng như y đã làm gì vào ngày hôm đó, y mặc y phục như thế nào, nói những chuyện gì, với ai... Việc y không nhớ rõ các việc đã xảy ra trong một ngày giờ nhất định trong đời của y, không có nghĩa là y đã không trải qua những giờ phút đó. Bởi đó, sự phản đối thuyết Luân Hồi bằng những lập luận nói trên không thể đứng vững. Trước hết sự lãng quên là một hiện tượng rất thông thường và rất tự nhiên của con người. Sau nữa, trí nhớ có một tính chất rất đặc biệt là rất chóng quên phần chi tiết, mà chỉ giữ lại cái nguyên tắc đại cương. Thí dụ: Mỗi người có học thức đều có thể nói rằng 7 lần 7 là 49, và 12 lần 12 là 144. Y không nhớ rằng y đã trải qua những giờ mệt nhọc vất vả trong lớp học hồi thuở thiếu thời để làm những bài toán đó, nhưng khả năng suy tính và sự thông hiểu toán pháp hãy còn tồn tại trong trí óc của y. Những sự hiểu biết khác của con người cũng được giải thích bằng cách đó, chẳng hạn như sự cẩn thận đề phòng khi ta đứng gần lửa, sự dè dặt và sợ chó khi bước vào nhà người lạ; khả năng về âm nhạc, khiêu vũ, hay sự thông hiểu, khéo léo của ta về bất cứ một ngành nào. Việc chúng ta biết đi biết đứng chứng tỏ rằng có một thời kỳ chúng ta đã tập đứng, tập đi, nhưng trong một vạn người, không có đến một người nhớ rõ những sự cố gắng vất vả khó khăn mà y đã làm từ thuở ấu thơ để có thể đi đứng tự nhiên được như bây giờ. Như vậy, sự lãng quên về phần chi tiết vẫn không làm mất đi trí nhớ về phần nguyên tắc, và tất cả những khả năng và đức tính của con người trên phương diện luân lý, trí tuệ, đạo đức tâm linh, đều là sự tổng hợp tất cả những kinh nghiệm mà y đã trải qua trong những tiền kiếp, mà ngày nay đã quên mất những chi tiết. Lý luận thứ hai mà người ta dùng để phản đối thuyết Luân Hồi lại càng tế nhị hơn. Họ cho rằng tật không phải lẽ mà bắt buộc một cá nhân phải chịu trách nhiệm về những hành động mà một cá nhân khác đã làm. Họ cho rằng quả báo và sự trừng phạt chỉ có một ý nghĩa là khi nào kẻ phạm tội có ý thức được và nhìn nhận tội lỗi của ỵ Sự trả lời của Đao. gia về lập luận này căn cứ trên điều mà họ gọi sự liên quan giữa cá tính và linh hồn. Linh hồn bất diệt ví như một tài tử ở ngoài vòng sân khấu, có thể nhớ rõ quá khứ, nhưng khi chuyển kiếp làm người, chẳng khác nào như người tài tử đóng một vai trò nhất định, thì sự mầu nhiệm của luật Thiên Nhiê khiến cho y không nhớ điều gì cả ngoài ra phần nguyên tắc đại cương của những kinh nghiệm mà y đã thâu thập được trong các kiếp trước. Ví như anh tài tử khi ngồi tại nhà có thể nhớ rõ tất cả những lớp lang của vở kịch Phụng Nghi Đình mà y đã đóng, nhưng trên sân khấu, khi y đóng một vai trò nhất định, chẳng hạn như vai Lữ Bố, thì y chỉ biết có một vai trò đó mà thôi chứ y không thể nghĩ đến vai trò khác. Cũng y như thế, linh hồn người chứa đựng ký ức của tất cả mọi sự đã xảy đến cho y trong những vai trò của các nhân vật mà y đã từng đóng ở các tiền kiếp. Lúc bình thường thì cá tính riêng biệt của y không nhớ được những kỷ niệm đó ngoại trừ khi nào y dùng những phương pháp đặc biệt và bất thường để rút lấy những kỷ niệm đó trong cái kho ký ức vô tận của linh hồn. Lập luận chống thuyết Luân Hồi kể trên cho rằng thật là không phải lẽ và trái với luân lý nếu một người bị trả quả và đau khổ vì những hành động mà có lẽ y đã làm trong kiếp trước, nhưng ngày nay y đã quên mất, không còn nhớ gì nữa. Lập luận này không thể đứng vững, cũng chẳng khác nào như lý luận cho rằng việc một người lớn bị đau khổ vì những sự xung đột vô ý thức của y từ thuở ấu thơ, cũng không hạp với luân lý. Sự lãng quên, nó che khuất dĩ vãng và chỉ cho chúng ta thấy có một phần hiện tại ngắn ngủi, là một điều cần thiết và che chở đối với chúng tạ Ngoài ra những thí dụ về việc sợ hãi vô lý và những giấc mộng tái diễn nhiều lần, người ta còn thấy trong những tập hồ sơ Cayce những quái trạng tâm lý khác nữa. Thí dụ như những ảo ảnh ẩn hiện chập chờn, trong nhiều trường hợp thường được truy nguyên từ những ký ức bất thường thuộc về kiếp trước. Có một trường hợp, cuộc soi kiếp cho biết rằng những trung tâm bí yếu trong thân người, tiếng Phạn gọi là Chakra (Luân Xa), tình cờ khai mở, làm cho luồng Xà hỏa (Kundalini) đi xuyên qua những Luân Xa và gây nên những ảo ảnh hay ảo giác. (Luồng xà hỏa Kundalini là một mãnh lực thần bí trong cơ thể con người nằm trong đốt cuối cùng của bộ xương sống và có liên quan trực tiếp đến bộ phận sinh dục và năng lực sáng tạo trong châu thân.) Những cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết trong nhiều trường hợp, một sự rối loạn thần kinh có nhiều nguyên nhân hoàn toàn thuộc về thể chất, và đã được chữa khỏi một cách mầu nhiệm bằng các phương tiện sinh lý. Chúng ta đã thấy trong Chương 2, trường hợp của cô thiếu nữ được chữa khỏi bịnh loạn trí nhờ nhổ một cái răng cấm mọc ngược. Một thí dụ hiển nhiên khác là trường hợp của một người thư ký bưu điện bỗng nhiên đổi tánh một cách lạ thường và thình lình trở nên gây gỗ, buồn bực và hung bạo. Gia đình khuyên y đi khán bịnh và vào nằm bịnh viện để điều trị. Các bác sĩ tuyên bố rằng y bị chứng khủng hoảng thần kinh, và người ta bèn để y nằm riêng buồng kín. Vợ y yêu cầu ông Cayce dành cho y một cuộc khán nghiệm bằng Thần Nhãn. Cuộc khán nghiệm cho biết y đã bị té ngã nặng từ nhiều năm về trước, chạm mạnh vào xương hông làm đau tủy xương sống, và điều này đã phản ứng toàn bộ Thần Kinh Hệ. Ông Cayce khuyên y hãy điều trị bằng phương pháp nắn xương và trị bằng điện. Gia đình y nghe theo lời. Trong sáu tuần lễ, bịnh nhân đã bình phục trở lại như thường, và người ta để cho y tự do trở về nhà. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp loạn trí, cuộc khán nghiệm cho biết rằng bịnh nhân bị tà ma nhập xác ám ảnh. Xưa nay người ta vẫn tin rằng một vài chứng bịnh loạn thần kinh nguyên nhân là vì ma nhập. Những người đọc bộ Thánh Kinh đều biết rõ chuyện đấng Christ đã đuổi tà ma ra khỏi xác của một người điên, và những người Gia Tô giáo đều quen thuộc với vấn đề các vị Cố đạo Gia Tô vẫn tiếp tục thực hành những phép đuổi tà (exorcisme). Vấn đề này tự nhiên là hoàn toàn xa lạ đối với khoa Tâm lý học hiện đại, và những nhà chữa bịnh thần kinh ngày nay coi nó như một điều dị đoan đã lỗi thời. Tuy nhiên, nếu người ta chấp nhận rằng linh hồn người vẫn còn tồn tai. sau khi chết, thì không có lý do gì mà cho rằng những linh hồn bất hảo, lưu manh hồi còn sống ở thế gian, sau khi chết lại không ám ảnh, khuấy phá hay nhập vào xác một người khác. Để chữa bịnh tà, ông Cayce thường dùng phép điều trị bằng điện, và khuyên bịnh nhân nên cầu nguyện, và tham thiền quán tưởng. Trong một trường hợp, người bịnh được chữa khỏi trong vài tháng, chấm dứt sự ám ảnh của những giọng nói thì thầm bên lỗ tai y, làm cho y sợ hãi đến phát bịnh. Trường hợp này là do quả báo gây nên: Trong kiếp trước bịnh nhân đã dùng tà thuật để ám hại kẻ khác.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 13
Quả Báo Đối Với Hôn Nhân
Vấn đề hôn nhân là một vấn đề phức tạp và khó khăn nhất trong đời người. Hôn nhân là một nguồn hạnh phúc vô tận nếu nó được thành tựu một cách mỹ mãn, nhưng nếu thất bại, thì đó là một nguồn đau khổ rất lớn. Hôn nhân đem đến cho ta những cái cực đoan về vinh nhục, sướng khổ của đời người, và giữa hai cái cực đoan đóm có cả một loạt những trạng thái trung gian, vừa khổ vừa sướng, vừa vinh vừa nhục. Nói về phương diện pháp lý, hôn nhân là một hợp đồng sống chung giữa hai người nam, nữ. Về phương diện nhân sinh, đó là một sự phối hợp của nam và nữ tính, bản năng thúc đẩy của những nhu cầu sinh lý và tình cảm. Hội Thánh Gia Tô coi hôn nhân như một nghi thức thiêng liêng. Khoa tâm lý coi nó như một vấn đề xử thế và sinh hoạt. Kẻ ngông coi hôn nhân như một cái bẫy chuột mà chỉ có những thằng ngốc mới chui vào. Theo một sự định nghĩa rộng rãi hơn căn cứ trên thuyết Luân Hồi, thì những quan điểm kể trên đều đúng, nhưng chỉ đúng có một phần. Nhà tâm lý học Linhk định nghĩa hôn nhân là khiếm khuyết và bất toàn cùng góp sức với nhau để tranh đấu cho hạnh phúc. Định nghĩa này sẽ gần sát hơn với quan điểm của nền Minh Triết cổ truyền, nếu tranh đấu cho hạnh phúc cũng là cố gắng để tự cải tiến lấy bản thân mình. Theo quan điểm rộng rãi này, thì hôn nhân là một cơ hội cho hai linh hồn bất toàn bổ khuyết và giúp đỡ lẫn nhau để thanh toán những món nợ nhân quả, rèn luyện những đức tính mới của linh hồn và tiến hóa trên đường tâm linh. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã nhiều lần xác nhận rằng không có một sự liên hệ quan trọng nào trong đời người mà lại do sự ngẫu nhiên tình cờ. Vấn đề hôn nhân càng chứng minh cho điều này một cách triệt để. Không có một cuộc hôn nhân nào bắt đầu từ con số không: đó là sự nối tiếp của một câu chuyện đã bắt đầu từ lâu. Các cuộc soi kiếp cho biết rằng bằng cách này hay cách khác, những người kết hôn thành vợ chồng đã có nhân duyên với nhau trong kiếp trước. Đó là một điều lý thú. Trong những cuộc soi kiếp, ông Cayce coi vấn đề hôn nhân như một điều tự nhiên của con người, và ông thường nói: "Ừ! Hôn nhân là một việc tốt. Đối với một linh hồn sống trên thế gian, đó là một cách sinh hoạt tự nhiên." Có người hỏi: "Tôi có nên kết hôn trong lúc này hay không?" Ông Cayce đáp: "Lúc nào cũng nên, nếu anh chọn được người bạn trăm năm thích hợp. Điều đó tùy theo mục đích mà anh theo đuổi khi anh muốn kết hợp với người ấy." Một gia đình ấm cúng, đó là hình ảnh của trạng thái điều hòa hạnh phúc mà tất cả mọi người đều mong muốn. Về điều này, ông Cayce tuyên bố như sau với một người mà ông soi kiếp cho: "Sự thành công của anh phải là cái tổ ấm, vì trên đời không có sự thành công nào lớn hơn nữa. Ít người được thành công về cả hai khía cạnh nghề nghiệp và hạnh phúc gia đình. Nhưng hạnh phúc gia đình mới là sự thành công lớn nhất, và người nào coi thường điều ấy sẽ tự tạo nên những trách nhiệm nặng nề về sau. Vì gia đình, tức là cái biểu tượgn gần nhứt đối với điều nguyện vọng rốt ráo của linh hồn trong tương lai: đó là một đời sống hạnh phúc trên Thiên Đàng. Bởi vậy, anh hãy làm sao cho gia đình anh là cái hình bóng của cõi Thiên Đàng hạnh phúc!" Vì gia đình là nơi người ta cùng theo đuổi một mục đích chung với một mối tình thân hữu, nó là một cơ cấu thể hiện nhũng mối liên quan giữa con người với Tạo Hóa. Đó là bởi gia đình có một mục đích sáng tạo, khi mà những đơn vị gồm trong đó đều hợp nhứt với nhau trong một lẽ sống và một lý tưởng chung. Những quan niệm trên đây không phải là mới lạ gì. Tuy nhiên, những cuộc soi kiếp trình bày một quan điểm vừa tự do vừa tân tiến đối với vai trò và định mệnh của phụ nữ. Có điều lý thú là vấn đề nam nữ bình quyền, và quyền tự do của phụ nữ trong việc sắp xếp cuộc đời của mình, được coi như vấn đề đương nhiên. Ý niệm về sự đương nhiên này biểu hiện rõ hơn trong những cuộc soi kiếp về những trường hợp mà đương sự phải chọn lựa một trong hai điều: Nghề nghiệp và hôn nhân. Thần nhãn của ông Cayce không chấp nhận quan niệm Phát xít và độc tài đặt để vai trò của phụ nữ là ở trong gia đình, thờ chồng và nuôi con. Cũng như trong những cuộc khán bịnh, mà phương pháp điều trị không tùy nơi một đường lối duy nhứt, thì ở đây cũng thế. Không hề có một phép xử thế nhứt định cho tất cả mọi trường hợp về vấn đề hôn nhân. Những nguyên tắc tâm lý và đạo đức bao giờ cũng vẫn giống như thế nhưng sự diễn đạt bằng hành động cử chỉ có thể khác biệt nhau tùy trường hợp. Đối với vài phụ nữ, ông Cayce khuyên nên lập gia đình; nhưng đối với những người phụ nữ khác, ông lại khuyên họ nên theo đuổi một nghề nghiệp. Có vài người, ông khuyên họ nên hành nghề trước đã, rồi sau sẽ lo lập gia đình. Có người thì ông khuyên họ vừa lấy chồng vừa theo đuổi một nghề nghiệp. Đối với những người khác nữa, ông khuyên hãy chọn một trong hai điều; vì họ không thể phụng sự hai chủ cùng một lúc. Một thiếu nữ 18 tuổi, có tánh e lệ rụt rè và bất mãn về cuộc đời, muốn biết xem cô có thể làm gì trong tương lai. Cuộc soi kiếp nhấn mạnh rằng trước khi nghĩ đến hôn nhân, cô nên làm một công việc có tánh cách săn sóc giúp đỡ các trẻ em. Cuộc soi kiếp cho biết: "Nếu linh hồn này tìm cách tiến hóa cho con đường hôn nhân, thì cô sẽ bị thất vọng đau đớn, trừ phi trước khi lấy chồng, cô đã có làm những công tác trợ giúp xã hội và săn sóc trẻ em." Cuộc soi kiếp nói thêm rằng cô có thể giúp các em gái nhỏ trong trại mẫu giáo hay một tổ chức tương tự. Một nhà tâm lý học sẽ nhìn nhận rằng lời khuyên đó rất lành mạnh, theo quan điểm thuần tâm lý. Dạy dỗ các thiếu niên nhi đồng là những linh hồn kém kinh nghiệm hơn mình và làm việc chung với họ, là một phương tiện rất tốt để cởi mở và phát triển tâm tính. Sự chỉ huy và lãnh đạo kẻ khác giúp cho y mở đức tự tin, nếu không thì đức tính ấy không bao giờ có cơ hội phát triển. Hôn nhân có thể hoàn toàn thất bại nếu cô ấy chọn một người bạn trăm năm không xứng đôi vừa lứa, trong cơn tuyệt vọng của một tâm hồn khép chặt và cô đơn. Dầu cho cô được một người chồng xứng đôi, sự thất bại cũng vẫn có thể xảy đến nếu một trong hai người không có đủ sự hòa hợp cần thiết để đương đầu với những vấn đề thích ứng với hoàn cảnh và những sự căng thẳng mà hôn nhân tạo nên. Bởi vậy trong trường hợp này, phương pháp tốt nhất là hãy làm một công tác xã hội và theo đuổi một nghề nghiệp trước khi lập gia đình. Trong một trường hợp khác, một thiếu nữ có khả năng được khuyên nên lập gia đình và đồng thời nên theo đuổi một nghề nghiệp; nhưng cô chỉ nên kết hôn với một người nào mà hoàn toàn thích hợp với cô mà thôi. Trong những kiếp trước, cô đã làm nhiều công việc khác nhau, và có khả năng về các ngành điêu khắc, làm đồ gốm, ngành dệât vải, cùng với khả năng âm nhạc và khiêu vũ,... Với cái di sản tài năng dồi dào đó, cô có đủ điều kiện trở nên một nhà lãnh đạo, và sau khi đã nêu rõ các điều kể trên, cuộc soi kiếp cho biết thêm: "Chúng tôi thấy rằng linh hồn này nên lập gia đình và đồng thời nên theo đuổi một nghề nghiệp, với điều kiện là nghề nghiệp đó phải giải thích ứng với người chồng mà y chọn lựa. Bởi vì nếu người chồng đó không phải là một người hoàn toàn thích hợp với y và góp phần xây dựng vào công việc mà y sẽ làm, thìsẽ có những sự bất đồng ý kiến và những sự thất vọng chua cay đến nỗi nó sẽ in sâu vào tâm hồn y những vết thương nguy hiểm." Trái lại, dưới đây là trường hợp lý thú của một nữ tài tử trẻ đẹp vài tài hoa, cô ấy yêu một người, và muốn biết xem cô có thể vừa thành hôn vừa tiếp tục hành nghề tài tử của cô được không? Cuộc soi kiếp trả lời không úp mở rằng: "Không được! Linh hồn này có đủ những đức tính cần thiết để thành công hoặc trên sâu khấu hoặc trong gia đình; nhưng cô không thể thành công trong hai việc cùng một lúc. Vậy cô hãy tự chọn lựa lấy!" Xem xét tỉ mỉ những cuộc soi kiếp bề trên, thì người ta thấy rằng những lời khuyên luôn luôn nhắm mục đích dìu dắt đương sự hướng về việc phát triển tâm linh. Nếu một phụ nữ muốn theo đuổi một nghề nghiệp với những lý do ích kỷ như là muốn có nhiều tiền, quần áo đẹp, địa vị cao sang, quyền hành chỉ huy, danh vọng cá nhân... Thì nguồn tài liệu biết rõ cái tâm địa ấy và khuyên y nên hướng về việc lập gia đình. Lời khuyên này được đưa ra không phải vì lý do tình cảm hay theo tục lệ truyền thống về tánh cách thiêng liêng của gia đình và vai trò của phụ nữ. Nó được căn cứ trên quan niệm rằng cái nguyên động lực và mục đích là những tiêu chuẩn để xét đoán mọi hành động của con người; rằng một hành vi ích kỷ bao giờ cũng không bằng một hành động vị tha, và những trách nhiệm mà người ta phải gánh vác trong sự kết hôn và lập gia đình, dễ đưa con người ta tìm kiếm để thụ hưởng riêng một mình trong một vài loại nghề nghiệp. Bởi vậy, ông Cayce thường khuyên nhiều phụ nữ, dầu rằng có tài năng, hãy nên tạo lập gia đình và nuôi con; vì đó là cái kỷ luật tốt nhất để giúp đỡ ch họ khai mở những đức tánh tâm linh mà họ còn thiếu sót, để thắng bớt lòng ích kỷ có ý thức hay vô ý thức trong kh họ theo đuổi một sự nghiệp. Một mặc khác, một vài phụ nữ tài năng có thể thành thật muốn đem khả năng của mình để phụng sự nhân loại. Đối với một phụ nữ thuộc về loại này thì một tổ ấm, một người chồng, một gia đình có thể là những chướng ngại cho sự phát triển đầy đủ những khả năng của họ. Bởi vậy ông Cayce thường khuyên họ hãy trì hưỡn việc lập gia đình một thời gian hoặc nên phối hợp việc hôn nhân với việc hành nghề cùng một lúc. Mục đích tối hậu, đối với những người độc thân cũng như đối với những có gia đình, là sự phát triển tâm linh; và dầu là đàn ông hay đàn bà họ đều là những linh hồn bất tử và có quyền chọn lựa một tình trạng gia đình thích hợp nhứt, có thể giúp họ theo đuổi sự phát triển tâm linh. Ông Cayce coi cái quyền tự do sắp đặt cuộc đời của mình không những là một quyền hạn trên địa hạt xã hội mà còn là một cái quyền trên địa hạt vũ trụ. Nói theo danh từ triết học, thì cái quyền đó gọi là quyền tự do ý chí (libre arbitre), nó đã từng là một đầu đề tranh luận gay go sôi nổi trải qua nhiều thế kỷ. Một trong những điểm quan trọng nhất của thuyết Luân Hồi là nó nhấn mạnh về sự hiện hữu của quyền tự do ý chí. Một điều lầm lạc rất thông thường của những người tin tưởng ở thuyết Luân Hồi và Nhân Quả, là họ cho rằng số mạng con người đã được định saün từ trước. Một sự tin tưởng sai lầm như thế có những hậu quả rất tai hại về mặt tâm lý và đạo đức tâm linh, vì nó làm xuống tinh thần và làm tê liệt ý chí tiến thủ của con người. Thái độ buông xuôi, thụ động của người Ấn Độ, là một dân tộc phần đông tin tưởng ở thuyết Tiền Định, đã chứng minh cho điều tai hại của sự lầm lạc kể trên. Chúng ta nên biết rằng mỗi cái hắt hơi, mỗi vết muỗi cắn, hoặc mỗi lần dự tiệc, không phải là đã tiền định hằng bao nhiêu thế về trước. Phần nhiều những chi tiết về cuộc đời chúng ta đều hoàn toàn do chúng ta định đoạt bằng tư tưởng và ý chí ngay trong lúc hiện tại. Thật ra, tất cả những sự việc xảy ra trong đời chúng ta, từ việc quan trọng như việc hôn nhân đến việc nhỏ mọn như việc ăn một cái kem chẳng hạn, đều do chúng ta định đoạt. Những sự khó khăn trắc trở nó đè nặng lên vai chúng ta bây giờ đều là kết quả của những lỗi lầm mà chúng ta đã gây nên trong quá khứ do sự định đoạt của chính mình. Những sự khó khăn đó dường như đến với chúng ta từ bên ngoài, bởi vì chúng ta đã quên những hành động của ta trong dĩ vãng và tầm nhỡn quang của chúng ta quá ngắn ngủi nên chúng ta không thể nhìn thấy sự liên quan giữa những hành động đã qua với cuộc đời chúng ta trong lúc hiện tại. Như thế nếu chúng ta hiểu rõ định luật Luân Hồi, thì sự tranh luận giữa hai vấn đề tự do ý chí và định mệnh đã được giải quyết. Chúng ta sở hữu quyền tự do ý chí chẳng khác nào như một con chó bị buộc dây nơi cổ; nói một cách khác, con chó được hoàn toàn tự do đi đứng, chạy nhảy tùy theo ý muốn trong cái tầm của sợi dây dài hay ngắn. Cũng y như thế, luật Nhân Quả định đoạt cái tầm sợi dây dài hay ngắn của mỗi người trong chúng ta; chúng ta được hoàn toàn tự do trong cái tầm giới hạn đó. Vấn đề tự do ý chí này kêu gọi sự chú ý của những người khảo cứu các tập hồ sơ soi kiếp của ông Cayce về vấn đề hôn nhân và nhất là những cuộc soi kiếp cho những người đưa ra những câu hỏi về bạn trăm năm của mình sau này. Các cuộc soi kiếp luôn luôn cho biết rằng việc hôn phối giữa hai vợ chồng là do những sợi dây duyên nghiệp tạo nên; tức là những cặp uyên ương sắp sửa đi đến hôn nhân đều là những người quen nhau từ kiếp trước, nhưng họ đã quên và ngày nay họ gặp nhau trở lại để cùng thanh toán những món duyên nghiệp nợ nần chung giữa hai người. Tuy nhiên, trong vấn đề hôn nhân cũng như trong tất cả mọi vấn đề khác, luôn luôn vẫn có quyền tự do ý chí và tự do chọn lựa. Dầu cho giữa hai người có một sợi dây duyên nghiệp nó biểu lộ bằng một sự hấp dẫn mãnh liệt, sự phối hợp của họ trong lúc hiện tại không phải luôn luôn là cần thiết hoặc nên khuyến khích. Dưới đây là hai cuộc vấn đáp ngắn để diễn tả sự việc kể trên: 1. - Hỏi: Tôi có nên kết hôn với anh chàng trai trẻ đang tỏ tình với tôi lúc này chăng? Đáp: Hai người vốn có duyên nghiệp với nhau từ trước. Nhưng tốt hơn cô đừng nên làm hôn phối với y. 2.- Hỏi: Cuộc hôn nhân của tôi với F.S. Có thể giúp cho sự phát triển chung của chúng tôi chăng? Đáp: Có thể được, nhưng chúng tôi thấy rằng có nhiều người khác mà cô có thể phối hợp để cùng nhau phát triển một cách điều hòa và phát triển hơn nữa. Đó là những người mà kiếp trước cô đã có tạo nghiệp duyên từ hồi thời kỳ văn minh cổ Ai Cập. Dầu sao, sự chọn lựa phải là ở tự nơi cộ Thật ra, cô có một món nợ nghiệp duyên với F.S. Mà cô cần phải trả cho dứt, nhưng phương tiện dở nhứt là kết hôn với y! Khi mà ông Cayce ngăn cản một cuộc hôn nhân, dầu cho trong những trường hợp hai người có dây duyên nghiệp với nhau, người ta có thể giải thích bằng nhiều cách. Trước hết, có thể rằng trong kiếp này những người ấy cần phải học những bài học kinh nghiệm khác, quan trọng hơn là sự liên hệ giữa vợ chồng. Cũng có thể rằng một người, hoặc cả hai, đều chưa đủ chuẩn bị saün sàng để đối phó với vấn đề hôn nhân. Hoặc cũng có thể rằng cuộc hôn nhân trù liệu là một hành phạt quá nặng nề đối với sự lỗi lầm trước kia của đương sự. Và sau cùng, cũng có thể rằng hai người trong cảnh xa nhau, sẽ học bài tâm linh đó một cách hữu hiệu hơn là trong sự sum họp vợ chồng. Những cuộc soi kiếp thường không nói rõ lý do vì sao trong mỗi trường hợp, đương sự nên đi đến hôn nhân hay là không nên. Dẫu cho trong những trường hợp mà hôn nhân được coi như một giải pháp tốt đẹp, ông Cayce cũng để cho đương sự hãy tự quyết định lấy. Ông ít khi nào đưa ra một quyết định thế cho người trong cuộc. Thái độ căn bản đó đã hiện rõ ràng trong trường hợp dưới đây của một cặp uyên ương đến hỏi ý kiến ông về việc họ có nên kết hôn với nhau chăng? Cuộc soi kiếp cho biết rằng họ đã cùng nhau trải qua hai lần kinh nghiệm về việc vợ chồng, một lần ở Ba Tư và một lần ở Ai Cập. Đó là cái lý do của sự hấp dẫn mãnh liệt nó thu hút hai người lại với nhau trong kiếp này. Về cuộc hôn nhân của họ, cuộc soi kiếâp không nói dứt khoát, mà cho biết rằng: "Nếu giữa hai người có một sự hòa hợp về lý tưởng và mục đích, thì hôn nhân có thể là một kinh nghiệm tốt đẹp." Người thiếu nữ hỏi ông câu này: "Mỗi người trong chúng tôi có thể kết hôn với một người nào khác mà lại có hạnh phúc nhiều hơn là nếu hai chúng tôi kết hôn với nhau chăng?" Ông Cayce đáp: "Nếu cô hỏi như thế, tôi có thể trả lời bằng cách đưa ra cho cô danh sách của hai mươi lăm hay ba mươi người khác. Còn đi đến hôn nhân hay không, thì đó là vấn đề mà cô hãy tự giải quyết lấy." Trong vài trường hợp, lời khuyên được đưa ra một cách dứt khoát như sau: Hỏi: Tôi có nên lập gia đình với người đàn ông đã làm lễ đính hôn với tôi chăng? Đáp: Không nên! Tuy nhiên, trong phần nhiều trường hợp, cuộc soi kiếp vẫn để cho đương sự được hoàn toàn tự do lựa chọn. Nhưng đồng thời, ông Cayce cũng đưa ra những tiêu chuẩn để dìu dắt đương sự trong việc chọn lựa đó. Một người đàn ông hỏi: "Cô M.L. Có thể là người vợ hiền và xứng đôi với tôi chăng?" Ông Cayce đáp: "Điều đó phải tự Ông quyết định, chớ không phải tôi! Ngoài ra sự thích hợp với nhau về phần trí não và thể chất, giữa hai người có sự hòa hợp về khía cạnh tâm linh hay không? Hai người có cùng chung một lý tưởng một mục đích hay không? Nếu không, thì này ông bạn hỡi... Hãy coi chừng?" Trong thí dụ sau đây, một người đàn bà hỏi rằng trong bốn người đàn ông muốn thành hôn với cô, cô nên chọn lựa người nào? Cuộc soi kiếp cho biết: "Điều đó tùy ở nơi lý tưởng mà cô theo đuổi. Mỗi người trong số bốn người đã có liên hệ với cô trong quá khứ, có người thì giúp đỡ nhưng có người lại làm chướng ngại cho bà. Nếu tôi khuyên cô nên tránh người nọ, hoặc nên chọn người kia, thì tức là đặt cô ở vào một vị trí sai lầm, và cũng đặt luôn cả những người kia ở cái vị trí đó nữa. Chính cô phải lựa chọn lấy, và cái tiêu chuẩn phải là hướng về một cuộc đời phụng sự. Cô hãy nhớ rằng tất cả mọi người đều tự dọ" Căn cứ vào những tài liệu kể trên, người ta có thể suy diễn ra cái nguyên tắc chọn lựa người bạn trăm năm của mình. Người ta có thể nói rằng phần nhiều những cuộc hôn nhân đều căn cứ trên sắc đẹp và sự hấp dẫn của thể xác. Theo quan điểm những cuộc soi của ông Cayce, thì sự hấp dẫn về phần trí tuệ và sự hòa hợp tinh thần. Một cuộc hôn nhân có hạnh phúc phải căn cứ trên cái nền tảng tam giác đó, cũng như trên ba cái chân vạc vững chắc. Nếu một trong ba khía cạnh đó bị thiếu sót, thì cuộc hôn nhân ấy bị què hết một chân! Lý tưởng của một người phải tương xứng, hoặc ít nhất là xấp xỉ bằng nhau với cái lý tưởng của người bạn trăm năm, trên mỗi phần của ba phương diện nói trên; nếu không thì ngy cơ sụp đổ và thất bại chua cay đang rình rập hầu kề một bên. Kết hôn một cách vội vàng cẩu thả, không suy nghĩ chín chắn về những điều quan trọng kể trên, tức là tự chuốc lấy điều tai họa, khó khăn trắc trở vậy. Khi chúng ta cảm thấy một sự hấp dẫn mãnh liệt đối với một người khác phái, chúng ta hãy cẩn thận đề phòng. Cẩn thận tức là phải nhìn thấy xa để khỏi tưởng lầm rằng một sự hấp dẫn thể chất và dục tình sẽ trở nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc, và coi chừng kẻo lại vô tình mà châm lửa vào cái ngòi thuốc súng của một tình trạng quả báo sắp sửa nổ bùng!
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 14
Những Thiếu Phụ Cô Đơn
Khi người ta xét vấn đề hôn nhân theo quan điểm Luân Hồi với những nhân quả, nghiệp duyên từ những kiếp quá khứ xa xôi, người ta không khỏi tự hỏi rằng tại sao có những người lại sống cô đơn mà không lập gia đình? Có nhiều phụ nữ, mặc dầu họ có một dung nhan khá đẹp và những tính nết bình thường, nhưng cơ hội kết hôn không bao giờ đến với họ. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã giải thích vấn đề này như thế nào? Có một câu tục ngữ Pháp nói về vấn đề hôn nhân như sau: "Hôn nhân cũng ví như một thành trì bị bao vây: Những người ở ngoài thì muốn sấn vào, còn những người ở trong thì muốn chạy ra!" Câu này tuy có vẻ trắng trợn, nhưng lại rất đúng. Hôn nhân đã làm cho nhiều người đau khổ, đến nỗi người ta phải ngạc nhiên mà thấy rằng vẫn còn có rất nhiều những kẻ muốn lọt vào lòng, không màng nghĩ đến những điều hăm dọa của nó đối với sự yên tĩnh của tâm hồn, và chỉ nhìn thấy những điều vui sướng mà nó hứa hẹn! Mặc dầu người ta đã biết rằng hôn nhân có những sự khó khăn đau khổ như thế, nhưng những người độc thân nói chung thường cảm thấy rằng họ thiếu mất một cái gì quý báu, và cảm thấy đời sống khô khan, vô vị: Họ đã bỏ lỡ một cuộc đời! Tự nhiên là trong tình trạng đó, yếu tố tình dục đóng một vai trò quan trọng. Sống độc thân, ít nhất ở những xứ gọi là "Văn minh" có nghĩa là hoàn toàn tiết dục, hay tiết dục một cách tương đối với người đàn ông. Ở xã hội Tây Phương ngày nay, sống độc thân, nhất là đối với người đàn bà, là một sự "Lỗi thời" và là một điều "Bất hạnh". Những trường hợp kể ra dưới đây đều là những trường hợp của phụ nữ, vì trong các tập hồ sơ Cayce, phụ nữ tỏ ra băn khoăn thắc mắc về vấn đề này nhiều hơn đàn ông, và những trường hợp đau khổ của họ cũng rõ rệt hơn. Cô đơn! Có một cái gì tẻ lạnh ở trong danh từ này, một cái gì buồn thảm không thể nói ra cho xiết. Cũng như câu "Hội ngộ lần cuối cùng" có lẽ là câu nói buồn nhất trong ngôn ngữ của những kẻ yêu đương, thì câu "Tôi sống độc thân" có lẽ là câu nói buồn nhất mà một người thốt ra về cái hoàn cảnh của mình. Nếu không có một sự soi sáng tâm linh để giải pháp cho vấn đề này, thì sự độc thân có lẽ là một trong những vấn đề khó khăn, tẻ lạnh nhất của đời người. Dưới đây là trường hợp của một người đàn bà luôn luôn cảm thấy khổ sở vì phải sống một cuộc đời quạnh hiu, đơn chiếc. Cô là một người đàn bà Na Uy rất đẹp và duyên dáng, và làm thơ ký ở New York. Cô đã trải qua hai đời chồng, người chồng trước qua đời sau khi thành hôn qua một thời gian rất ngắn; sau đó tái giá một người khác lớn tuổi hơn nhiều, những cuộc hôn nhân này lại không có hạnh phúc, và cuộc ly dị đã đến rất mau. Cô không có con, tất cả những người thân trong gia đình đã qua đời, và chỉ còn trơ trọi có một mình. Nghề làm thư ký giúp cho cô có cơ tiếp xúc với nhiều người, nhưng đó chỉ là những sự xã giao bề ngoài. Cô ước mong tái giá lần nữa, nhưng dịp may không thấy đến và nay chỉ sống cô đơn. Khi yêu cầu ông Cayce soi kiếp, những câu hỏi của cô biểu lộ một tâm sự buồn thảm và đau thương: "Tại sao tôi lại bị cô đơn tẻ lạnh như vầy? Có một lý do đặc biệt nào khiến cho tôi không thể tìm thấy một tấm lòng bầu bạn tri kỷ trong hôn nhân? Tại sao tôi lại bị thất bại như vầy?" Cuộc soi kiếp cho biết rằng tình trạng cô độc này có một nguyên nhân sâu xạ Hai kiếp về trước ở Na Uy, cô đã làm một việc lầm lạc tai hại nó gây nên cái tình trạng bi đát hiện nay: Cô đã tự tử trong một cơn thất chí! Trong kiếp trước đó, cô là mẹ của hai đứa trẻ nhỏ và chồng cô vì một lý do nào đó, bị trục xuất ra khỏi làng. Sau khi sinh con thứ hai, cô quá thất vọng và nhảy xuống vực sâu tự tử. Cuộc soi kiếp nói: "Bởi đó trong kiếp này, cô thường có những lúc hiu quạnh, sầu thảm, hầu như không thể chịu nổi!" Quả báo trong trường hợp này thật là rõ rệt. Trong một lúc thất vọng, người đàn bà này đã tự tử, làm cho chồng con bị thiếu mất đi cái tình trìu mến săn sóc mà họ cần nơi người vợ và người mẹ. Cô đã không đếm xỉa đến bổn phận gia đình, tinh thần danh dự và trách nhiệm đối với chồng con, và bởi đó cô tạo nên cái hoàn cảnh bơ vơ lạc loài trong kiếp này. Chỉ khi nào người ta bị thiếu thốn tình cảm, thì người ta mới biết cái giá trị của nó. Đó là một trường hợp đáng cho ta suy gẫm. Nó không những xác nhận sự minh triết của Hội Thánh Gia Tô về việc cấm đoán tự tử như một tội nặng, mà còn biểu dương sự thật này là chúng ta phải trả lời về mọi hành vi của mình, mọi cử chỉ lãnh đạm, thản nhiên, bơ thờ, khinh bạc, mọi sự lạm dụng và hành vi trái đạo của mình trong đời sống hằng ngày. Trường hợp cô đơn dưới đây cũng gần giống như trường hợp trên, tuy rằng với những chi tiết khác hẳn. Đó là một người đàn bà Anh, dạy học ở một trường mẫu giáo và rất mong muốn lập gia đình. Cha mẹ đã qua đời từ khi cô còn nhỏ; cô được các bà dì nuôi nấng, nhưng trong một bầu không khí lãnh đạm khô khan và nghiêm khắc, mà kết quả là làm cho cô không thể hài hòa với những người cùng đồng một lứa tuổi. Suốt đời cô cảm thấy cô độc đơn chiếc, cách biệt với mọi người, và những khuynh hướng của một tâm hồn khép chặt đã biểu lộ nơi cộ Cô đã trải qua một cuộc tình duyên, nhưng đó chỉ là một sự hấp dẫn về thể chất, và mối tình này đã chấm dứt khi sự khác biệt nhau về tâm tính với người yêu càng ngày càng biểu lộ rõ rệt. Từ đó trở đi, cô cảm thấy cuộc đời dường như trống rỗng và vô vị. Cô làm việc sốt sắng và thành công về phương diện nghề nghiệp; thông minh lanh lợi và biết giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có những lúc cô đắm chìm trong một cơn thất vọng sầu thảm, kéo dài nhiều tuần và khó nguôi. Trong những cơn khủng hoảng đó, cô thường nghĩ đến sự tự vẫn. Người ta không thể tưởng tượng rằng một người đàn bà vừa có nhan sắc vừa khôn ngoan lại có thể bị những cơn thất chí buồn bực sâu xa như thế. Cuộc soi kiếp cho biết rằng bốn kiếp trước, cô sống ở Ba Tư và đã tự tử kh những bộ lạc Ả Rập tấn công xứ này. Trong kiếp đó, cô là con gái của một người tù trưởng trong xứ, và bị bắt làm tù binh của vị vương quốc Ả Rập, cùng một lượt với những người khác. Sau đó, cô bị đem gả làm hầu thiếp cho một viên phó tướng Ả Rập, sinh hạ một đứa con gái, và sau đó ít lâu bị mất trí nên tự vẫn. Đứa con gái nhỏ sống vất vưởng không người nuôi dưỡng giữa bọn tướng giặc, cho đến một khi có một vị giáo sĩ đi hành hương thấy vậy bèn động lòng trắc ẩn đem em bé ấy về nuôi cho đến khi lành mạnh. Cuộc soi kiếp cho biết rằng người mẹ đã tự tử chỉ vì không thể chịu khuất phục theo ý muốn của người khác; và "Linh hồn này đã thất bại trong sự thử thách đó, cô tự tử chỉ vì muốn thỏa mãn lòng tự kiêu của mình, chứ không phải vì lý do tự vệ để bảo tồn trinh tiết, hay giữ gìn lý tưởng." Cuộc soi kiếp không cho biết rằng người đàn bà có tâm địa kiếu căng, ngã mạn, tự tôn và thà rằng cô tự hủy mình chớ không chịu bị đè nén khuất phục, mặc dầu y còn có một trách nhiệm với đứa con gái nhỏ mới sinh ra. Xét về tâm tính của cô trong kiếp này, nó biểu lộ dưới những cử chỉ tự do và hiên ngang như đàn ông, người ta sẽ hiểu rằng có lẽ cái thói tự kiêu của cô trong kiếp sống ở Ba Tư, chính là điều chướng ngại ngăn cách cô với phái đàn ông trong kiếp hiện tại. Chính sự thiếu mềm dẻo, tế nhị, sự cứng cỏi ương ngạnh của cô làm cho bọn đàn ông tránh xa và không muốn làm thân. Điều lạ lùng là trong kiếp này, cô luôn luôn mong muốn có con. Nếu các bà dì của cô không ngăn cản, thì có lẽ cô đã nuôi một đứa con nuôi từ lâu. Có một điều cô mang theo từ kiếp trước, là cô thường nghĩ đến sự tự vẫn. Từ khi có cuộc soi kiếp đưa đến sự giải thích hợp lý về tình trạng của cô, cô không còn coi sự tự vẫn như một lối thoát nữa, vì hiểu rằng những gì mà cô muốn trốn tránh trong lúc hiện tại, sẽ trở lại với cô trong một tương lai về sau. Tuy thế, trong một cuộc soi kiếp nữa, cô được biết rằng cô còn có thể hy vọng một cuộc hôn nhân trong kiếp này, nhưng vào lúc quá tuổi xuân; và trong khi chờ đợi, cô nên giúp đỡ bằng mọi cách những người mà cô tiếp xúc trong đời sống hằng ngày. Khi hỏi rằng còn bao lâu nữa cô mới có được cái hạnh phúc đó, thì được trả lời rằng: "Khi nào cô tỏ ra xứng đáng thì điều đó sẽ đến." Có những lúc khác, cô được biết rằng hiện nay cô đang ở trong một thời kỳ thử thách. Khi cô hỏi: "Tại sao trong khoảng năm năm vừa qua, cô không hề gặp được một người đàn ông nào?" thì câu trả lời đó là: "Đó là để thử thách cái mục đích chính của cô trong kiếp hiện tại." Trên đây là hai trường hợp mà sự tự tử và bỏ con cái bơ vơ trong kiếp trước đã gây nên cái quả báo cô đơn tẻ lạnh, và thất vọng trong sự mơ ước thành lập gia đình trong kiếp này. Trong những tập hồ sơ Cayce, còn có một trường hợp thứ ba; đó là của một nữ giáo sư âm nhạc ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ; bà này cũng ở trong một tình trạng tương tự với những lý do giống nhau: Cô đã tự tử trong kiếp trước dưới thời kỳ quân chủ ở nước Pháp. Tuy nhiên người ta không thể căn cứ vào ba trường hợp để đi đến một kết luận chung về quả báo của những người bị sống trong cảnh cô đơn, độc chiếc, mà sự tự tử có lẽ là nguyên nhân gây ra trong kiếp trước. Ông Manly Hall, tác giả quyển "Luân Hồi: Một lẽ Tuần Hoàn Cần Thiết Của Đời Người," nói rằng quả báo của sự tự vẫn là trong kiếp sau, đương sự sẽ bị chết vào lúc mà y ham muốn sống và yêu đời nhất. Trong các hồ sơ Cayce, không thấy có trường hợp nào xác nhận điều đó, nhưng xét ra thì nó rất hợp lý. Tuy nhiên, sự cô đơn và không chồng trong kiếp hiện tại có thể có nhiều nguyên nhân khác. Thí dụ như trường hợp dưới đây cho ta thấy có một lý do khác hẳn. Xét về trường hợp này, người ta nghĩ đến câu nói của ông Oscar Wilde: "Trong đời chỉ có hai điều khổ: điều thứ nhất là muốn mà không được; điều thứ hai là: được như ý muốn!" Câu nói mâu thuẫn lạ kỳ này căn cứ trên sự kiện rằng con người vì bởi vô minh nên thường xét đoán sai lầm giá trị của cuộc đời. Những chuyện đời xưa kể chuyện một bà tiên cho một người kia được đưa ra ba điều ước nguyện rồi y sẽ được như ý muốn. Câu chuyện ấy chỉ cho chúng ta thấy rằng con người thường có những ước vọng dại dột điên rồ, và phải gánh chịu lấy hậu quả tai hại của sự dại dột ấy. Câu chuyện ấy có một ý nghĩa tượng trưng rất thâm trầm về hai sự kiện này: Một là phần đông người đời không biết rõ họ muốn gì; và hai là sự đau khổ của con người là phần nhiều do bởi những sự ước vọng sai lầm, vì thiển kiến, vô minh, và thiếu óc sáng suốt. Trường hợp sau đây đã xảy ra hồi thời kỳ ở châu Atlantide, và đương sự hãy còn chịu sự quả báo ở kiếp này. Đó là một người đàn bà độ 40 tuổi, có một thân hình nặng nề và thô kệch, nhưng điều này một phần lớn là do bởi sự thiếu thể dục và sinh hoạt cẩu thả. Bà không bao giờ dùng đồ trang sức; quần áo mặc cũng rất xuề xòa, không theo thời trang. Bà chọn y phục theo tiêu chuẩn tiết kiệm và ích lợi hơn là để chưng diện và làm đẹp. Bà có những nét mặt đều dặn và nếu được săn sóc ở mỹ viện thì bà có thể trở thành một phụ nữ rất đẹp. Ngoài ra bà cũng có những cử chỉ duyên dáng, mặn mà, dễ thương. Trình độ văn hóa chỉ đến mức tiểu học; bà làm việc trong các nhà máy và làm việc thủ công để nuôi thân. Trong một cuộc trắc nghiệm tâm lý, bà có điểm cao nhất về mặt giao tế xã hội và tôn giáo, vì những thích thú lớn nhất của đời bà là đọc các sách Thánh Kinh tôn giáo, và làm việc cứu tế xã hội dưới một hình thức nào đó. Tuy vậy, bà vẫn sống một cuộc đời cô độc, đơn chiếc. Những người trong gia đình không ai cùng chia sẻ những quan niệm của bà về tôn giáo; trong đời bà, bà không hề biết có gì gọi là hương vị ái tình, hay tình yêu lãng mạn. Nói về quan điểm tâm lý, người đàn bà này thuộc về một trường hợp rõ rệt của sự "Phản ứng nam tính" (Protestation masculine), nghĩa là từ chối hay phủ nhận vai trò nữ tính của mình. Sự phản ứng này biểu lộ rõ rệt trong cái thái độ hiếu chiến và chống đối những gì thuộc về nữ tính của bà; thí dụ như việc không chịu trang điểm hay làm đẹp để hấp dẫn bọn đàn ông. Khoa tâm lý học có thể đưa ra một giải thích về thái độ đó, nhưng sự giải thích này vẫn còn hãy rất thiếu sót. Cuộc soi kiếp bằng Thần Nhãn của ông Cayce đã đưa ra sự giải đáp cho vấn đề này. Trong kiếp cuối cùng của bà vừa rồi, bà là một thân nhân của Thánh Jean Bastiste, và nhờ đó bà sinh trưởng trong một bầu không khí đạo đức thâm nghiêm. Điều đó cũng là cái nguyên nhân làm cho bà có khuynh hướng tín ngưỡng tôn giáo trong kiếp này. Trong tiền kiếp kế đó, bà sinh làm đàn ông ở xứ Palestine thời cổ, tại đây y làm nghề thợ mộc và thợ đồng; điều này dường như đã để lại cho bà những quan niệm thực tế và những khả năng về máy móc trong kiếp hiện tại. Trong kiếp trước nữa, bà là một người đàn bà có địa vị cao ở châu Atlantide, tại đây, một mối tình dang dở trong đời đã đem đến cho bà một sự xáo trộn tinh thần và nhiều đau khổ. Kết quả là "Inh hồn này quyết định từ nay về sau sẽ không bao giờ yêu một người nào có thể làm cho bà bị thất vọng và gây cho bà những vết thương lòng." Và đó là cái nguyên nhân làm cho bà quyết định sống tự do ngoài vòng trói buộc và đau khổ của tình trường. Bởi đó, tình trạng độc thân và đơn chiếc của bà trong kiếp này không phải là do quả báo gây ra. Trong trường hợp này không có sự liên hệ về nhân quả như trong những trường hợp tự tử đã kể trên, mà chỉ có sự hành động của nguyên tắc liên tục, nó tùy nơi sức mãnh liệt của sự ham muốn. Ngày xưa, bà đã quyết định thái độ là sẽ không bao giờ yêu ai, nhất là không để cho tình cảm lôi cuốn bà đến bọn đàn ông. Bà có quyết định này, không phải do một điều ước nguyện tâm linh hay do lòng bác ái; mà là do ý muốn của bản ngã, quyết không bao giờ để cho bị hạ thấp nhân cách của mình vì ban rải tình yêu cho kẻ khác. Trong giai đoạn trung gian, bà không bao giờ tìm thấy có lý do nào để thay đổi thái độ. Và ngày nay, bà phải chịu những hậu quả hợp lý cua cái quyết định đó, cho đến khi nào bà có thể thay đổi ý định và thái độ xử thế về vấn đề này. Cuộc soi kiếp không cho biết rõ rằng bà có hy vọng thành hôn hay không trong kiếp này. Nhưng ít nhất, bà đã cố gắng để có thể đem sự săn sóc và tình thương cho kẻ khác. Vì thiếu tình yêu, bà mới nhận thấy cái giá trị của nó. Trong sự cô đơn, bà đã thấy sự chai lòng, sắt đá của mình xưa kia là một điều tội lỗi cần phải được sửa đổi. Nhà tâm lý học Carl Jung nói rằng mỗi người đều có đủ hai phần nam tính và nữ tính trong bản chất của mình, nhưng cái nọ có phần trội hơn cái kia, tùy theo trường hợp riêng của mỗi người. Linh hồn người hàm xúc những khả năng tiềm tàng chưa khai mở thuộc về phái đối tượng. Sự kiện tâm lý này, mà ông Carl Jung đã khám phá sau nhiều năm khảo cứu tìm tòi, hoàn toàn phù hợp với quan niệm trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce về nguồn gốc và sự tiến hóa của con người. Nam và Nữ đều có những đặc tính riêng; đại khái như uy lực, cương cường, tranh đấu, hung bạo, thuộc về nam tính; sự hiền từ, dịu dàng, mềm mỏng, thụ động, thuộc về nữ tính. Người thuần Nam tính là một người rất thiếu sót và bất toàn. Bởi đó y cần được bổ khuyết bằng những đức tính thuộc về phái Nữ. Trong hôn nhân, hai tính nam và nữ đều bổ trợ cho nhau đến một mực độ nào đó, do sự hội hiệp của những đức tính tương phản nhau. Trong một cặp vợ chồng, mỗi người đều dung hòa, bổ khuyết, sửa đổi lẫn cho nhau. Nhưng sự sửa đổi này vẫn hãy còn bất toàn. Trong một kiếp sống ở thế gian, một người trội hơn về phần Nam tính không đủ dung hòa bằng những đặc điểm nữ tính của người vợ y, và trái ngược lại. Nhưng nhiều kiếp sống liên tục làm đàn ông và đàn bà giúp cho con người có những kinh nghiệ bổ trợ dung hòa lẫn nhau. Một lần nữa, thuyết Luân Hồi đưa đến cho ta một giải đáp về các vấn đề khó khăn: Chính do nhiều kiếp luân hồi sinh tử mà con người mới có thể phát triển tâm linh một cách hoàn toàn. Bất luận rằng những nguyên nhân của sự cô đơn hiu quạnh là như thế nào, dầu cho đó là sự tự vẫn, sự quyết định không yêu ai, hay một lý do nào khác, người ta phải nhìn nhận rằng tình trạng độc thân là một cơ hội để tu tiến về phần nội tâm và về phương diện tiến hóa tâm linh. Muốn có bạn, ta phải tỏ ra sự thiện chí và tình thân hữu; muốn được yêu, ta phải ban rải tình thương. Bằng cách trau dồi tình thương và lòng bác ái để cho xứng đáng với nguyện vọng mình, những kẻ cô đơn hiu quạnh có ngày cũng sẽ đạt được hạnh phúc của tình yêu.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 15
Thắc Mắc Về Vấn Đề Hôn Nhân
Khi hai người quyết định làm bạn trăm năm với nhau, họ tạo nên một sự phối hợp về nhân quả, và ùng chịu một sự tác động về tâu lý. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce về vấn đề hôn nhân đưa ta những ý niệm tổng quan về việc chọn lựa bạn trăm năm, cùng những sự liên hệ của hôn nhân trong dĩ vãng và tương lai. Chúng ta có thể nói rằng trong vấn đề hôn nhân, cũng như mọi vấn đề khác, mỗi người đều dùng ý chí tự do của mình trong việc lựa chọn bạn trăm năm. Sự lựa chọn này chẳng khác nào như người ta lên xe ô tô buýt, một khi đã lên xe, người ta phải noi theo một lộ trình nhứt định, một chiều hướng đã định saün, khác hẳn với lộ trình và chiều hướng của một chiếc xe khác. Ngoài ra, những hoàn cảnh và tiện nghi trên xe có thể không hoàn toàn đúng với sở thích của chúng tạ Người tài xế có thể là một người cộc cằn thô tục, không khí trong xe nóng nực bực bội, những cánh cửa sổ rất khó mở, hoặc người ngồi bên cạnh nói nhiều quá! Nhiều sự việc bất ngờ có thể xảy ra trên chiếc xe số 92 mà không xảy ra trên chiếc xe số 41. Nhưng thái độ và cách cư xử của chúng ta trong chuyến đi đều tùy ở nơi mình, và dầu cho hoàn cảnh xung quanh diễn ra như thế nào, rốt cuộc chúng ta đều chịu trách nhiệm về cái thái độ và cách xử thế của mình. Có nhiều trường hợp về hôn nhân mà những cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng do nghiệp quả gây nên. Trong trường hợp lạ lùng sau đây, thật không có một bi kịch nào đau thương cho bằng, và bàn tay sắp đặt của định mệnh thật rất công bình và vô cùng mầu nhiệm. Đó là trường hợp của một thiếu phụ rất đẹp, thành hôn vào năm 23 tuổi. Nàng có đôi mắt xanh đẹp, một mái tóc vàng dợn sóng xõa xuống tận vai, một vóc người tầm thước, và một dung nhan mỹ lệ của một nữ tài tử điện ảnh. Dầu cho vào năm 40 tuổi là lúc nàng được ông Cayce soi kiếp, nàng vẫn có một vẻ đẹp tuyệt trần làm cho mọi người phải quay đầu nhìn và trầm trồ khen ngợi mỗi khi nàng bước vào chỗ đông người. Những người bạn trai giàu có sang trọng có lẽ phải lấy làm ngạc nhiên nếu họ biết được cuộc đời tư của nàng. Trong 18 năm kết tình chồng vợ với một nhà kinh doanh thương mãi rất có danh thế và tiếng tăm, nàng đã trải qua một kinh nghiệm rất khó khăn và thất vọng về phương diện tình ái. Chồng của nàng bị chứng bịnh bất lực. Người ta thấy ở đời thường có những người đàn bà không hề cảm thấy dục tình, và không bao giờ ham muốn những sự luyến ái trong khuê phòng; đối với những người ấy thì tình trạng bất lực của người chồng không phải là một điều chướng ngại quan trọng lắm. Nhưng đối với người thiếu phụ kể trên, đẹp đẽ, duyên dáng, lãng mạn đa tình và tràn đầy nhựa sống, thì đó là một cái thảm trạng thật sự! Thảm trạng này có thể giải quyết bằng một cuộc ly dị và sẽ chấm dứt dễ dàng, nhưng người thiếu phụ này lại không thể dùng cái biện pháp dứt khoát đó. Nàng vẫn yêu chồng và không muốn làm cho chồng đau khổ. Trong những năm đầu tiên, có một thời kỳ nàng đâm ra dang díu với những người đàn ông khác, không phải vì muốn phản bội chồng, nhưng chỉ là để thỏa mãn sự nhu cầu về sinh lý và tình cảm. Nhưng lần lần, nàng chế ngự được dục tình, môt phần lớn là nhờ sự học hỏi đạo lý và tập quan thiền quán tưởng. Và cuộc đời nàng cứ trôi qua một cách bình thản như thế từ 18 năm nay, trước khi cơn khủng hoảng xảy đến. Một trong những người yêu cũ của nàng trước kia lại xuất hiện trên bước đường đời của nàng. Trong bức thơ gởi ông Cayce, nàng kể chuyện như sau: "Khi chúng tôi gặp nhau, ngọn lửa tình lại nhen nhúm mãnh liệt trong lòng y, và tôi cũng đáp lại mối tình đó. Nhưng sức khỏe của tôi lại giảm sút trở lại như hồi trước khi tôi bắt đầu học hỏi đạo lý. Có lẽ tôi sẽ không ngần ngại mà tư tình với y nếu y không có gia đình. Tôi không muốn bỏ chồng vì những lý do mà ông có thể hiểu, và cũng vì chồng tôi đã tiến bộ rất nhiều về sự cải tao tánh tình... Có thể rằng những cảm tình của tôi đối với người đàn ông kia không phải là ái tình, mà là do tình trạng đặc biệt của gia đình tôi gây nên. Dầu sao y cũng là người có tính nết khá. Y yêu tôi từ hồi tôi còn nhỏ, nhưng tôi không hay biết gì cả và chỉ nghe mẹ tôi nói lại. Y không tỏ tình với tôi vì y tự thấy còn chưa đủ sức lập gia đình.Nhưng về sau thì đã quá trễ, vì tôi đã đính hôn với chồng tôi. Tất cả những hoàn cảnh cho tôi thấy sự hành động của luật Nhân Quả, dường như có thể truy nguyên từ ba kiếp về trước của chúng tôi. Thỉnh thoảng tôi đã cùng chung chăn gối với y, một lẽ là vì y quá yêu đương và có thể thất vọng đến hủy mình. Sau nữa, tôi hy vọng rằng làm như vậy, y sẽ được thỏa mãn dục tình, để cho y thoát khỏi sự cuồng vọng của yêu đương... Sau cùng tôi đã đoạn tuyệt với y vì tôi không muốn đóng trò giả dối với vợ y và gieo sự rối rắm trong gia đình ỵ Tôi quen biết và cũng có cảm tình với vợ ỵ Xã hội sẽ lên án những mối tình vụng trộm như thế. Tôi không muốn làm khổ một người nào. Y cũng không có sự ác cảm với vợ y, mặc dầu vợ y thường dày vò đay nghiến y suốt nhiều tuần không dứt. Vợ y có thể làm sôi nổi thành to chuyện nếu vợ y biết được câu chuyện ngoại tình này. Chồng tôi biết rằng tôi thỉnh cầu sự giúp đỡ của ông, nhưng y không biết chi cả về chuyện này." Đó là bức thơ của người thiếu phụ để giải bày tâm sự thắc mắc trong cuộc đời của cộ Câu chuyện cũng khá bi ai; nhưng cuộc soi kiếp còn tiết lộ nhiều điều bí ẩn trong cuộc đời quá khứ của người thiếu phụ, nó tạo nên tình trạng hiện nay, và chỉ cho ta thấy hành động của Luật Quả Báo thật là vô cùng đúng đắn và mầu nhiệm. Trong hai kiếp về trước ở Pháp, hồi thời kỳ xảy ra cuộc Thánh Chiến (Croisades), người thiếu phụ này tên là Suzanne Merceilieu, cũng là vợ của người chồng cô bây giờ. Ông Merceilieu, chồng cô trong kiếp đó, là một trong những người có óc phiêu lưu, và cuộc Thánh Chiến ở vùng Cận Đông xa xôi càng nung nấu chí giang hồ của ông. Và cũng như nhiều người khác có lòng tín ngưỡng nhiệt thành, cuộc đời tư của ông lại hoàn toàn tách biệt với những nguyên tắc đạo đức mà ông tin tưởng và đề cao! Theo quan niệm của ông, thì Thánh Địa Jérusalem, nơi an nghỉ cuối cùng của Đấng Cứu Thế, phải được giải phóng khỏi sự xâm lăng của những người "Ngoại đạo." Nhưng còn vấn đề áp dụng tình bác ái mà đấng Cứu Thế đã dạy đối với vợ Ông, thì dường như ông không bao giờ nghĩ đến! Bởi đó, khi ông sửa soạn lên đường tham gia cuộc Thánh Chiến để bảo vệ tôn giáo Gia Tô chống những kẻ "Ngoại đạo," thì đồng thời ông cũng muốn bảo vệ một chuyện khác: đó là sự mất trinh tiết của vợ Ơng. E rằng lòng tín ngưỡng tôn giáo của vợ Ông không đủ nhiệt thành để giúp cho bà ấy có một lòng hy sinh tuyệt đối, cũng như lòng hy sinh của chính ông, và thay vì sự an ủi bằng cách nương mình trong hai cánh tay khỏe mạnh của một gã đàn ông khác, ông ta bèn dùng những biện pháp cần thiết để làm cho một sự "An ủi" như thể không thể thực hiện được. Hồi thế kỷ thứ 12 ở Âu Châu, có một thứ khí cụ rất xảo diệu gọi là cái đai trinh tiết mà về sau người ta cũng được biết ở Pháp vào năm 1935 và ở New York năm 1931, ở tại đây đã xảy ra hai vụ án về việc có những người đàn bà bị chồng bắt buộc đeo cái đai trinh tiết này. Cái đai này gồm có những mảnh sắt và da kết lại, bao bọc phần dưới thân mình của người đàn bà, và được khóa lại bằng một ống khóa với một chìa khóa riêng, để cho người đàn bà không thể giao hợp với người đàn ông nào khác. Chính bằng cách đó mà ông Merceilieu muốn bảo đảm cho vợ Ông khỏi ngoại tình trong khi ông đi vắng. Cuộc soi kiếp của ông Cayce nói về vấn đề này như sau: "Linh hồn này thuộc về hạng người chồng nghi kỵ và bị bắt buộc phải đeo một khí cụ chướng ngại làm cho đương sự rất khổ sở bực bội." Danh từ "Bắt buộc" chỉ rằng bà Merceilieu không thỏa thuận về việc này từ lúc đầu. Câu sau đó chỉ rằng về sau bà ấy còn đau khổ hơn nhiều và "Quyết định sẽ trả thù khi có dịp thuận tiện. Sự cưỡng ép phải giữ gìn trinh tiết làm cho bà ta có những quyết định tai hại; và chính những quyết định này đã gây ra cho bà ta cái tình trạng hiện nay theo sự hành động của luật Nhân Quả." Bây giờ chúng ta hãy phân tách để tìm hiểu sự thưởng phạt công bình của luật nhân quả trong trường hợp này. Người đàn ông trong kiếp trước đã dùng loại khí cụ máy móc để gây sự chướng ngại khó khăn về tình dục cho vợ y, bị trả quả bằng cách chính y bị bịnh bất lực trong kiếp này. Thật không có quả báo nào đích đáng hơn nữa. Mới xem qua thì hình như có sự bất công mà thấy rằng một người đàn bà bị áp chế một cách tàn nhẫn như thế, lại phải chịu thiệt thòi về phương diện sinh lý đến hai lần. Nhưng sự bất công đó chỉ là ở bề ngoài, vì tội lỗi con người gây ra không phải chỉ là do những hành động bên ngoài mà thôi, nó còn do những ý tưởng, âm mưu, ác ý, và trạng thái trong tâm hồn. Người đàn bà này đã bị chồng cưỡng ép một cách bất công. Phản ứng của nàng đối với sự nghi kị và cách đối xử tàn nhẫn đó, là một lòng căm hờn và ý nghĩ trả thù. Theo chỗ chúng ta thấy, thì lòng căm thù đó không biểu lộ ra ngoài bằng cử chỉ, nhưng quyết định trả thù vẫn có. Trong một trường hợp trước đây, chúng ta đã thấy rằng một quyết định có thể tồn tại suốt nhiều thế kỷ. Quyết định trả thù của một người sẽ tạo ra một cơ hội thuận tiện cho nàng thi hành ý định ấy. Trong kiếp này, người thiếu phụ ấy có một sắc đẹp lộng lẫy, yêu kiều, và vô cùng hấp dẫn. Nàng kết hôn với một người đã làm khổ mình trong một kiếp trước, và lần này có đủ mọi yếu tố cần thiết để làm cho chồng phải phát điên lên vì ghen tuông, để hạ nhục chồng trước những bạn bè thân thuộc, hoặc gây sự đau khổ cho chồng bằng một cuộc ly dị. Nàng còn muốn gì hơn nữa? Còn cơ hội nào thuận tiện hơn nữa để trả thù một cách hoàn toàn, đích đáng, và vẻ vang? Nhưng, trong thời kỳ trung gian, nàng đã tiến triển về phương diện tâm linh. Từ nay nàng không thể nào có ác cảm đối với bất cứ một người nào. Những bức thư của nàng từ đầu đến cuối đều tiết lộ sự đa cảm. Nàng có thể ngoại tình dang díu với người tình nhân cũ, một sự ngoại tình mà nàng có thể dấu chồng một cách dễ dàng. Nhưng nàng không thể chịu nổi cái ý tưởng làm khổ người vợ kia, khi người này biết được câu chuyện tình vụng trộm ấy. Bởi đó, nàng cố giữ mình. Sức khỏe về thể chất và tình cảm của nàng cần có sự thỏa mãn sinh lý nhưng vẫn yêu chồng và không đòi ly dị. Nàng hy sinh sự đòi hỏi của dục tình, sắc đẹp và nhựa sống của thời son trẻ để giữ một lòng son sắc và trung thành. Theo lời lẽ bí hiểm nhưng tất có ý nghĩa trong cuộc soi kiếp, "Nàng đã gặp lại chính mình." Trong cái tình trạng hiện tại, nàng đã gặp lại sự quyết định cũ hồi thuở xưa, và đã chuộc lấy lỗi cũ. Nàng đã thành công trong sự thử thách tự đặt cho mình từ sáu thế kỷ về trước. Thánh kinh có nhắc câu Chúa nói như sau: "Sự báo thù là ở trong tay Ta: Ta sẽ trả đủ. Vì mọi sự vay trả đều phải được thanh toán sòng phẳng, và tai họa sẽ đến với kẻ nào chưa thanh toán xong những món nợ cũ!" Hai câu Thánh Kinh trên đây ám chỉ rằng người ta có thể tin cậy vào luật nhân quả để trừng phạt kẻ tội lỗi; rằng người ta không cần phải băng khoăn về sự kẻ đồng loại bằng chính bàn tay của mình. (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xã hội không có quyền tự bảo vệ chống lại kẻ sát nhân. Sự lên án kẻ vi phạm luật pháp là một hành động hợp lý của xã hội để duy trì nền an ninh công cộng và hạnh phúc của số đông người. Đó chỉ là sự áp dụng một cách vô tư; hành động lên án không phải là một cử chỉ báo thù.) Trong tập hồ sơ Cayce còn có một trường hợp khác về thảm kịch gia đình cho việc dùng đai trinh tiết trong một kiếp của đôi vợ chồng nọ hồi thời kỳ Thánh Chiến. Trong trường hợp này, luật quả báo hành động có hơi khác một chút. Theo lời tường thuật của người vợ, thì chồng nàng là một người rất kiên nhẫn, dịu hiền và thông cảm. Tuy nhiên, sau tám năm chung sống gia đình, người đàn bà ấy vừa được 32 tuổi, vẫn luôn luôn sợ hãi sự chung chăn gối với chồng. Người ta có thể hiểu rằng chỉ một sự kiện ấy cũng đủ làm cho tình trạng trở nên khó khăn; nhưng nó còn phức tạp hơn vì người vợ lại thầm yêu trộm nhớ và say mê một anh chàng ca sĩ sân khấu người Ý, bạn của gia đình nàng. Cuộc soi kiếp giải thích lý do sự sợ hãi chung chạ với chồng là do bởi kiếp trước người đàn bà này bị chồng cưỡng ép dùng đai trinh tiết trong hồi thời kỳ người chồng phải đi tùng chinh trong trận Thánh Chiến. Luật quả báo hành động thật đúng đắn vì người đàn ông này phải chịu hậu quả của hành động kể trên bằng cách có một người vợ kém cỏi về đường tình dục và rất sợ không muốn ngủ chung với y! Sự kiện rằng người vợ chịu khổ sở vì những rối rắm trong gia đình gây nên bởi sự khủng hoảng tình dục kể trên cũng là một quả báo của ỵ Đối với việc bị cưỡng ép mang đai trinh tiết hồi kiếp trước, thì phản ứng của nàng là lòng căm thù. Và lòng căm thù tạo nên dây oan nghiệt. Cuộc soi kiếp cho biết: "Những sự nghi nan và sợ sệt trong kiếp này là do bởi lòng thù hận nung nấu tiềm tàng ở kiếp trước. Cái nhân xấu đó phải được tiêu trừ bằng sự thông cảm và lòng ưu ái ở kiếp này. Vì bà phải biết tha thứ, nếu bà muốn được tha thứ. "Sự say mê anh chàng ca sĩ nguyên nhân là do bởi một kinh nghiệm khác: Người ca sĩ này là tình nhân của nàng trong một kiếp trước ở Đông Phương. Đáp lại câu hỏi "Bây giờ tôi phải làm gì?" Cuộc soi kiếp nói: "Bà hãy làm công việc gì phù hạp với cái lý tưởng mà bà đã lựa chọn." Một lần khác, người ta lại thấy có yếu tố sợ hãi trong một trường hợp với một nguyên nhân khác hẳn. Xét về sự đau khổ do quả báo đưa đến thì câu chuyện này thật là bi đát; nhưng theo quan điểm phân tách tâm lý, thì trường hợp sau đây trình bày những tài liệu rất hay để giúp cho ta nghiên cứu sự tương quan của luật Nhân Quả, sự di truyền và ảnh hưởng của hoàn cảnh. Hồi đó vào năm 1926, người đàn bà viết như sau: "Tôi quá đau khổ đến nỗi tôi sắp sửa phát điên và tự tử. Tôi là người đàn bà vô phước nhất đời, và để làm dịu bớt đau khổ, tôi phải dùng chất ma túy. Mẹ tôi là người đã chịu đau đớn vô ngần vì đẻ khó hết sáu lần. Suốt đời tôi đã từng nghe mẹ tôi nói về sự đau đớn khi sinh đẻ. Vì vậy khi tôi có chồng cách 18 năm nay đến giờ, tôi sợ mang thai đến nỗi tôi phải xa chồng yêu quý của tôi vì tôi không thể chung chạ được với ỵ Tôi đã cầu nguyện; tôi đã áp dụng thử khoa tâm lý, khoa chữa bịnh thần kinh, thậm chí đến khoa học Công giáo... Nhưng không kết quả. Ông hãy xem tôi còn hy vọng nào chăng? Tôi muốn có con và tôi vẫn yêu chồng, nhưng sự chung chăn gối làm cho tôi sợ hãi, và bây giờ thì tệ hơn bao giờ hết, vì như tôi đã nói, tôi saün sàng tự tử. Tôi vừa muốn tự vẫn trong tuần này, thì nghe nói về công việc của ông làm... " Cuộc soi kiếp truy nguyên tấn thảm kịch của người đàn bà này ở hai kiếp trước. Trong kiếp đó nàng sống một cách ích kỷ, xa hoa và say mê thú vui vật chất dưới thời hoàng triều nước Pháp. Đó là một cuộc đời nhộn nhịp vui tươi, nhưng nàng đã gieo hột giống cho tấn thảm kịch nối liền theo sau: Cùng với những nhà khai thác thuộc địa đầu tiên đến Bắc Mỹ Châu, nàng sinh hạ được sáu đứa con và về sau nhìn thấy tất cả sáu đứa con bị thiêu sống. Cuộc soi kiếp: "Linh hồn này không dứt sợ sệt suốt đời nàng kể từ khi đó. Nàng đã mất tin tưởng nơi đấng Thiêng Liêng và nuôi lòng oán hận Chúa Trời vì không che chở cho nàng và cho các đứa con. Bởi đó trong kiếp này nàng sợ có con, và chịu mọi hậu quả của sự sợ sệt đó." Tấn thảm kịch xảy ra hồi thời kỳ khai thác thuộc địa ở Bắc Mỹ có thể hiểu được. Vì chúng ta biết rằng chỉ có sự thất bại về vật chất, người ta mới quay trở về những vấn đề tâm linh. Nhưng trong khi nàng đang phải trả quả báo cũ, thì vô tình lại gây thêm nghiệp quả mới. Dầu cho đối với một người đàn bà ích kỷ, việc phải nhìn thấy sáu đứa con chết thiêu là một sự đau khổ rất lớn. Nhưng nàng không vượt qua nổi cơn thử thách đau khổ này. Y phải chọn một trong hai điều phản ứng: Một sự đành cam số phận với một lòng thương nảy nở dồi dào; hoặc một sự sợ hãi với một tấm lòng đầu oán hận; nàng đã chọn lựa cái phản ứng sau này. Trong số những ý nghĩ mà người ta có thể có đối với tai họa xảy đến, chẳng hạn như: "Tai học này đến với ta là do ý muốn của Thượng Đế. Ý muốn đó tuy khó lường, nhưng chắc hẳn là rất công bình." hoặc là: "Tai họa này đến với ta là do sự bất công của một đấng Thượng Đế tàn nhẫn và độc ác." hoặc là: "Do sự tình cờ may rủi của một cái vũ trụ khô khan không mục đích và không có Thượng Đế." thì người đàn bà ấy đã lựa chọn cái ý nghĩ thứ ba và cuối cùng. Và như thế, nàng còn có một bài học cần thiết phải học thuộc là: "Một tình thương bác ái bao la sẽ đánh đuổi sự sợ sệt." Nàng phải dứt bỏ cái quan niệm ích kỷ và duy vật đối với cuộc đời; phải tập mở lòng thương rộng lớn bao la để thương yêu người chồng; để thương yêu những linh hồn sẽ đầu thai thai và chọn nàng làm mẹ; để kính yêu cái quyền năng sáng tạo, thiêng liêng mà trời phú cho người đàn bà làm vợ và làm mẹ. Nói tóm lại, để thương yêu tất cả với tấm lòng bác ái vô biên đến nỗi những sự sợ hãi về sự đau đớn của thể xác không thể nào biểu lộ được nữa.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 16
Ngoại Tình Và Ly Dị
Trong tất cả những xứ theo chế độ một vợ một chồng, thì sự ngoại tình là một việc vẫn thường xảy ra. Sự giải thích căn bản của hiện tượng này có lẽ là vì lý do sinh lý, theo như câu ngạn ngữ dưới đây của một tác gia vô danh đã biểu lộ tình trạng ấy: Higamus, pigamus (Nam đa thê) Hogamus, pogamus (Nữ nhất phu) Trong những nguyên nhân của vấn đề ngoại tình, ngoài ra yếu tố sinh lý lẽ tất nhiên còn có những yếu tố xã hội và tâm lý khác nữa. Những nếu muốn người ta áp dụng thuyết Luân Hồi, thì thật là một điều lý thú mà tìm hiểu xem sự ngoại tình có thể là do vấn đề nhân quả hay không? Những tập hồ sơ của Cayce có ghi chép ba trường hợp đáng kể mà sự ngoại tình dường như do nhân quả gây nên. Trường hợp thứ nhất là của một thiếu phụ có hai con, mà người chồng đi ngoại tình với một người đàn bà khác trong tám năm. Người vợ chỉ biết được việc ấy trong hai năm sau cùng. Trong cuộc soi kiếp, nàn hỏi tại sao phải chịu một sự phụ bạc đau đớn như thế? Câu trả lời là: "Đó là trong kiếp trước bà đã ngoại tình với một người đàn ông khác." Trường hợp thứ hai là của một phụ nữ phản bội chồng một cách trắng trợn trong kiếp trước, dưới thời Hoàng Triều trong nước Pháp. Hiện nay nàng đã sống lại những hành vi tương tự với người chồng nàng bây giờ, người này chính là tình nhân của nàng trong kiếp trước. Trường hợp thứ ba là của một người đàn bà mà người chồng trong năm đầu tiên sau khi thành hôn, bắt đầu chè chén say sưa và chơi bời đàn điếm. Có nhiều lần, y lại đem người đàn bà khác về nhà. Người vợ vẫn trung thành và sống chung với chồng, khi chồng nàng không đem tình nhân về nhà; rốt cuộc nàng lại mắc phải bịnh phong tình do người chồng sang quạ Cuộc soi kiếp truy nguyêncái thảm trạng của người đàn bà này ở kiếp trước. Trong kiếp trước, nàng là đứa con hoang của một người thủy thủ Mỹ và một người đàn bà Nhật. Có lẽ sự kiện này gây cho nàng cái ý niệm rằng nàng là một kẻ ngoài vòng pháp luật. Khi lớn lên, nàng tự thả trôi theo một cuộc đời chơi bời trụy lạc. Không bao lâu, nàng đã gieo rắc bịnh phong tình cho nhiều người đàn ông khác. Cuộc soi kiếp nói: "Bởi những nghiệp xấu gây ra đã đem lại quả báo cho đương sự trong kiếp này." Nói tóm lại, những trường hợp kể trên dường như chỉ rằng sự phản bội của một người chồng hay vợ là do nhân quả gây nên. Những thí dụ đó không phải để chứng minh rằng tất cả mọi trường hợp ngoại tình đều là do quả báo. Việc Dũng phản bội Tuyết có thể do nơi quả báo mà Tuyết phải chịu vì Tuyết đã phản bội Sơn trong một kiếp trước; nhưng dầu sao sự ngoại tình của Dũng cũng có thể do những khuyết điểm trong tâm tính của Tuyết bây giờ. Sự ngoại tình rất có thể chỉ là một phản ứng nhất thời đối với một tình trạng hiện tại. Muốn biết xem một trường hợp ngoại tình có phải là do nhân quả hay không, nếu chúng ta không có Thần Nhãn để xem quá khứ, thì ta cần phải xét cả những yếu tố lỗi lầm hay khuyết điểm của người vợ hay người chồng lúc hiện tại, nó làm cho đương sự đi tìm nguồn an ủi ở một người tình nhân khác. Theo luật nhân quả, nếu một người đã ngoại tình trong quá khứ, thì phải chịu quả báo tương đương trong hiện tại. Chỉ bằng cách đó mà người ta có thể phát triển những đức tánh trung thành và tình thương đối với kẻ khác. Chính vì bởi cái lý do cần thiết đó trong sự giáo dục và đào luyện tâm tính, mà những cuộc soi kiếp của ông Cayce nhiều khi khuyên không nên ly dị. Nếu một người phải học một bài học tâm linh trong một cuộc hôn nhân đau khổ, thì nàng không có lợi gì mà đoạn tuyệt và trốn tránh, vì sớm hay muộn gì, người ấy cũng phải tự tạo lấy một sức mạnh tinh thần cần thiết để đối phó với nghịch cảnh đó. Tuy nhiên, những cuộc soi kiếp không hề ngăn cấm sự ly dị một cách tuyệt đối, mà có nhiều trường hợp lại tán thành sự ly dị. Những tiêu chuẩn để xét đoán xem một trường hợp ly dị là nên hay không nên, dường như có hai loại: Bổn phận đối với những đứa con và bổn phận giữa hai vợ chồng lẫn nhau. Những trường hợp mà ông Cayce khuyên nên ly dị một cách rõ rệt thường là những trường hợp mà hai vợ chồng không có con. Hoặc nếu có con, thì đó là những trường hợp mà sự ly dị sẽ có lợi cho những đứa con; những trường hợp mà bài học nhân quả đã được thấm nhuần; hay là những trường hợp mà một trong hai vợ chồng không đối phó nổi với hoàn cảnh và lôi cuốn cả hai người kia xuống vực sâu. Một trường hợp điển hình là của một người đàn bà ở tiểu bang New Jersey, 49 tuổi, không có con, và trong hôn nhân không có hạnh phúc. Cuộc soi kiếp khuyên nàng nên bỏ chồng và nên dùng khả năng của mìnhd để đi dạy học. Cuộc soi kiếp nói: "Hôn nhân là một việc tốt, đó là một đời sống tự nhiên cho một linh hồn ở trên thế gian. Nhưng khi nào đời sống giữa vợ chồng thiếu sự điều hòa đến nỗi làm ngăn trở sự thực hiện những mục đích căn bản của cuộc đời, nó là cái lẽ sống của một linh hồn ở cõi trần, và nếu sự mất điều hòa ấy quá rõ rệt, không thể sửa đổi được nữa, thì tốt hơn là hai người nên phân ly nhau. Hãy nên biết tự trong thâm tâm rằng bà nên thực hiện công việc mà bà có bổn phận phải làm ở cõi trần. Tuy rằng bà bắt đầu hơi trễ, nhưng bà còn có thời giờ làm được nhiều việc bằng cách dạy dỗ những em gái trẻ thơ... " Một thí dụ trái ngược hẳn với thí dụ trên, là trường hợp của một người đàn bà lớn hơn chồng đến hai mươi tuổi. Giữa hai người có một sự bất hòa rất lớn; người chồng say sưa chè chén quá độ, đánh đập vợ con và có một cách cư xử rất thô bỉ. Cuộc soi kiếp không có nói đến vấn đề quả báo trong trường hợp này, nhưng không khuyên hai người ly dị. Cuộc soi kiếp nói: "Giữa hai người đã xảy ra những xung đột và bất đồng ý kiến. Hai người đừng tìm cách tránh xa nhau, mà hãy có một thái độ thản nhiên, hòa hưõn với nhau. Đừng để ý quá nhiều đến những sự khinh rẻ hay trách móc, giận hờn; mà hãy biết rằng thật ra bà chỉ gặt hái những gì bà đã gieo. Vậy bà hãy cố gắng săn sóc giúp đỡ chồng trong mọi trường hợp và làm cho người chồng tất cả những gì mà bà muốn chồng bà sẽ làm cho bà... " Người ta có thể nghĩ rằng trong trường hợp này, đương sự có một bài học nhân quả cần phải học, hay là một món nợ quả báo cần phải trả. Vì không có đủ bằng chứng soi xét bằng Thần Nhãn về những sự việc xảy ra trong các kiếp trước, người ta nhìn nhận rằng thật không dễ gì mà biết được lúc nào là lúc nên đoạn tuyệt và ly dị. Có một định luật quân bình trong vũ trụ nó hành động một cách thường xuyên, va dầu cho ta có những hành động ích kỷ như thế nào, không có cái lò lửa nào để đốt tan sự ích kỷ đó một cách hữu hiệu hơn là cái lò hôn nhân. Bởi đó, chúng ta hãy chấp nhận những khó khăn, trắc trở trong đời sống vợ chồng với một tinh thần hy sinh và nên biết rằng cái phàm ngã của ta phải chịu những đắng cay, thử thách, để cho cái Chơn Ngã của ta có thể biểu lộ và phát triển. Xét vì người bạn trăm năm đến với ta do bởi dây nhân duyên đã có từ trước; xét vì không phải do sự ngẫu nhiên tình cờ, mà do ý muốn của Chơn Ngã nó dìu dắt ta đến gặp gỡ và sống trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, dầu cho đó là một hoàn cảnh khó khăn trắc trở; xét vì giữa sự bất hòa có một cơ hội cho ta tiến hóa bằng sự quên mình và hành động vị tha, nên chúng ta coi sự ly dị hầu như một điều thiếu sót. Trái lại nếu chúng ta nhìn nhận rằng không có một chế độ nào có quyền cưỡng ép bất cứ một người nào sống trong sự giam hãm trói buộc, nó là nguồn gốc của mọi sự xung đột, bất hòa và trái hẳn với tâm tình tánh chất của y; rằng những viên ngọc quý của một mối tình vị tha không nên đem quăng cho những con lợn ích kỷ, thì chúng ta sẽ hoan nghinh sự ly dị như một biện pháp hợp lý và lành mạnh, cũng như chúng ta hủy bỏ một bản hợp đồng hay khế ước không hợp pháp chẳng hạn. Như thế chúng ta đã trở về với sự quân bình, sự Ôn hòa, và theo cái luật lệ vàng của con người trung đạo.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 17
Nghiệp Quả Giữa Cha Mẹ Và Con Cái
Trong nhiều thế kỷ, gia đình là một tổ chức riêng biệt mà người gia trưởng là người cha, hay người mẹ, theo phong tục ở một vài xứ. Những tổ chức gia đình ấy vẫn luôn luôn tồn tại ở khắp nơi. Theo một quan niệm duy vật, người ta coi những trẻ con như là một sở hữu của cha mẹ của chúng: Chúng sinh ra do bởi sự mang nặng đẻ đau và hy sinh của người mẹ; chúng được nuôi dưỡng do bởi sự làm lụng khó khăn vất vả của cha mẹ. Nói về phương diện vật chất, những người làm cha mẹ có một thể chất khỏe mạnh hơn, già dặn hơn thông minh hơn những đứa con; vì lẽ đó, họ có quyền ngự trị trong gia đình. Nhưng nói về phương diện tâm linh, thì không hề có vấn đề cha mẹ là tuyệt đối cao cả hơn con cái. Tất cả sinh linh trong Trời Đất đều là những đơn vị bình đẳng của toàn thể một cơ cấu rộng lớn. Trên bình diện tâm linh, cha mẹ không có sở hữu con cái, thậm chí cũng không phải là những người sáng tạo ra con cái. Họ chỉ là những phương tiện cho những linh hồn của những đứa con mượn chỗ đầu thai ở cõi thế gian. Một sự vận hành mầu nhiệm trong cơ thể họ khiến cho họ giao hợp với nhau trong một lúc và làm vận chuyển một cơ cấu cũng không kém mầu nhiệm, mà kết quả là sự cấu tạo và sinh sản ra một thể xác hài nhị Cái thể xác đó trở nên chỗ nương ngụ của một linh hồn khác cũng tiến hóa như chúng tạ Linh hồn ấy nhất thời bị yếu kém và không biết nói, trách niệm và bổn phận của chúng ta trong sự nuôi dưỡng cho nó lớn lên, đều là những kinh nghiệm rất quý báu cho tạ Đó là những kinh nghiệm giúp ta khai mở đức hy sinh và bác ái, với một tấm lòng thương cảm và trìu mến sâu xa thâm trầm. Những sự việc tốt lành kể trên chỉ xảy ra khi người làm cha mẹ không có lòng chiếm hữu và áp chế con cái dưới một hình thức nào đó. Trong quyển "The Prophet", ông Khalil Gibran viết như sau: "Con cái của anh sinh ra, không phải là của anh. Chúng nó chỉ là con cái của "Sự sống bất diệt trường tồn" Chúng nó do bởi anh sinh ra, chớ không phải là của anh. Và tuy chúng sống chung với anh trong một nhà, nhưng chúng không thuộc quyền sở hữu của anh. Anh chỉ là những cái cung nhờ đó những đứa con anh lấy đà vùng vẫy, chẳng khác nào như mũi tên bắn ra tận bốn phương trời. Người Cung Thủ kéo sợi dây cung là nhằm mục đích hòa vui, và trong khi Người yeếu cái mũi tên bay, Người cũng yêu cái cung còn ở lại." Đối với con cái, những bậc phụ huynh không nên có một thái độ áp chế của kẻ bề trên, hoặc một thái độ ganh ghét ruồng bỏ. Một thái độ bình thản ôn hòa là thái độ thích nghi nhất của người cha mẹ đối với con cái mà họ có bổn phận nuôi dưỡng chăm nom. Họ chỉ có được thái độ ấykhi nào họ hiểu biết điều chân lý căn bản này, là tất cả chúng sinh, tất cả mọi sinh linh đều bình đẳng với nhau. Nói theo danh từ thường dùng trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những người làm cha mẹ là những con "Kinh vận hà" để cho nguồn sinh hoạt đi xuyên qua, và nhờ đó những linh hồn có phương tiện để đầu thai ở cõi trần. Bởi vậy những cặp nam nữ sắp sửa thành hôn được khuyên nhủ và dặn dò về tánh cách thiêng liêng của sự giao hợp giữa vợ chồng. Quan điểm này đúng với quan điểm triết học Ấn Độ cho rằng vấn đề tình dục và sinh lý giữa nam nữ có một ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Nhưng bất hạnh thay, khoa Thần học cổ truyền của đạo Gia Tô lại coi mọi vấn đề liên quan đến sự sinh dục như là dấu vết của tội lỗi. Do một sự hiểu lầm đáng tiếc về biểu tượng diễn tả trong Chương La Genèse của bộ Thánh Kinh, toàn thể nhân loại bị coi như là kết quả của "Tội lỗi nguyên thủy" gây ra bởi ông Adam và bà Evẹ Tuy rằng lễ hôn phối hợp pháp hóa sự giao hợp giữa vợ chồng, người ta vẫn nghĩa rằng con cái được sinh sản ra trong vòng tội lỗi. Đó là những quan niệm sai lầm về vấn đề sinh lý tự nhiên của cơ thể con người theo như ý muốn của Thượng Đế. Quan niệm sai lầm ấy có những hậu quả tâm lý rất tai hại, gây nên những sự dồn ép sinh lý, ý niệm tội lỗi và những xung đột tâm lý thuộc về loại trầm trọng và tê liệt nhứt. Tuy nhiên, giải pháp đối tượng của vấn đề này không phải là tự do luyến ái, hay tự do thỏa mãn dục tình. Giải pháp thích nghi là sự thông hiểu một cách tường tận rằng cơ năng sinh sản sáng tạo của con người là một quyền năng thiêng liêng. Một cuộc soi kiếp nói: "Ái tình và sự giao hợp với một thể xác tinh khiết là cái kinh nghiệm thiêng liêng cao quý nhất một linh hồn có thể thâu thập trong một kiếp sống ở cõi trần." Quan điểm này được nhấn mạnh trong nhiều cuộc soi kiếp, và người ta nhận thấy nó trong những trường hợp mà một người phụ nữ muốn biết xem nàng có thể nào có con được không? Trong những trường hợp đó đương sự thường yêu cầu một cuộc khán bịnh rằng Thần Nhãn để xem nàng có thể tự chuẩn bị bằng cách nào để thụ thai và sinh sản. Trong những cuộc khán bịnh đó, những phép điều trị về cơ thể nêu ra rất nhiều, nhưng không có gì khác thường. Có khác chăng là sự soi xét bằng Thần Nhãn giúp cho ông Cayce biết rõ nhu cầu của mỗi cơ thể riêng biệt của mỗi người tùy theo trường hợp. Tuy nhiên, những cuộc soi kiếp cũng nhấn mạnh về tánh cách quan trọng của sự chuẩn bị tư tưởng và tâm linh, vì thái độ tinh thần của người mẹ sẽ hấp dẫn những linh hồn cùng có một tâm trạng tương tự, theo luật "Đồng thinh tương ứng; đồng khí tương cầu." Cuộc soi kiếp nói: Linh hồn này hãy nên biết rằng sự chuẩn bị tư tưởng và tâm linh là một việc có tính cách sáng tạo, cũng cần thiết như sự chuẩn bị về thể chất, có lẽ còn cần thiết hơn. Đối với một người đàn bà ba mươi sáu tuổi hỏi ông rằng bà ấy còn hy vọng có con hay không, cuộc soi kiếp nói: "Bà hãy tự luyện mình thành một khí cụ tốt lành hơn về mọi mặt thể chất, trí não, và tâm linh. Người đời thường có thói quen chỉ xem sự thụ thai như một việc làm thuộc về thể chất mà thôi." Một cuộc soi kiếp khác nói: "Do sự giao hợp, con người có dịp tạo nên một đường vận hà để cho đấng Tạo Hóa có thể hành động xuyên qua nàng bằng quyền năng Sáng Tạo của Ngài. Vậy đương sự hãy cẩn thận coi chừgn thái độ của mình và của người bạn trăm năm của mình khi các người tạo nên các cơ hội đó, vì linh hồn đầu thai vào làm con các người sẽ có một tánh tình tùy thuộc một phần nào ở thái độ của cha mẹ." Những cuộc soi kiếp cho biết rằng những mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái không phải do sự ngẫu nhiên tình cờ. Những sợi dây liên lạc thường đã có saün từ những kiếp trước giữa người con với người mẹ hay người chạ Trong những trường hợp rất hiếm mà sợi dây liên lạc đó không có, thì tình trạng gia đình tạo nên cái hoàn cảnh thích ứng với nhu cầu tâm lý của đứa trẻ. Những hồ sơ Cayce cho biết rằng vài đứa trẻ có một sợi dây duyên nghiệp với người cha mà không có với người mẹ, hoặc đảo ngược lại, có duyên nghiệp với người mẹ mà không có người chạ Trong những trường hợp đó, thườgn có một trạng thái dửng dưng giữa đứa con với người cha hay người mẹ mà nó mới quen biết lần đầu tiên trong kiếp này. Những trường hợp dưới đây chỉ cho ta thấy một cách đặc biệt nhiều mối liên hệ khác nhau giữa cha mẹ và con cái. Hai mẹ con người kia có một tình mẫu tử rất khắn khít: Họ đã là hai mẹ con trong kiếp trước. Hai cha con người kia cũng có một tình phụ tử nồng nàn: Trong một kiếp trước họ đã là hai anh em trong một gia đình. Một người mẹ không hạp với con gái của bà: Họ chưa từng có sự liên hệ gì với nhau ở trong kiếp trước. Giữa một người con gái kia với người mẹ của cô ấy, chỉ có một sự dửng dưng lạnh nhạt; cuộc soi kiếp cho biết kiếp trước hai người là hai chị em ruột nhưng lại có một mối bất hòa trầm trọng: Hai người thường xung đột cãi vả lẫn nhau, và vẫn chưa hòa thuận trở lại. Hai cha con người kia kiếp trước là hai vợ chồng. Một người mẹ và con gái thường xugn đột lẫn nhau: Trong kiếp trước, họ là hai bạn gái tranh dành nhau một người đàn ông vàtranh dành địa vị. Trong hai mẹ con người, người con trai hay lấn át người mẹ: Trong kiếp trước, họ là hai cha con, với sự liên hệ gia đình trái ngược lại. Những trường hợp đó chỉ rằng sự hấp dẫn của con cái đến với cha mẹ là do bởi sự hành động của nhiều nguyên tắc. Những nguyên tắc đó nhiều đều ẩn dấu đối với cặp mắt phàm của chúng tạ Những hồ sơ Cayce giúp cho ta có những tài liệu suy gẫm, nhưng không có đầy đủ chi tiết để cho ta có thể dịch ra thành một định luật nhất định. Theo luật hấp dẫn, những người đồng thanh khí và giống nhau về tâm tình tánh chất thường rút lại gần nhau. Nhưng đồng thời, vì những lý do nhân quả, những kẻ thù nghịch cạnh tranh nhau và tâm tính tánh chất đối chọi nhau thường cũng hay rút lại gần nhau. Một thí dụ điển hình là trường hợp một đứa trẻ được ông Cayce soi kiếp khi mới lên năm tuổi. Cuộc soi kiếp cho biết những đặc tính của đứa trẻ là thói ích kỷ, sự thờ ơ lãnh đạm và ngoan cố không chịu phục thiện khi y có lỗi. Y có những khả năng tiềm tàng của một nhà khảo cứu khoa học. Trong một kiếp trước, y là một nhà sưu tầm về tiềm lực của hơi nước như là một khí cụ sản xuất tinh lực. Ở một kiếâp trước, y là một chuyên viên hóa học chế tạo cac loại chất nổ; trong kiếp trước nữa y là một chuyên viên ngành cơ khí; và đi lùi về dĩ vãng một kiếp nữa; người ta thấy y là một kỹ sư điện khí ở châu Atlantidẹ Bốn kiếp dành cho sự hoạt động tích cực về ngành khoa học thực dụng đã làm ch đương sự hoạt động tích cực về ngành khoa học thực dụng đã làm cho đương sự phát triển những khả năng đặc biệt, nhưng y lại quá thiên về giá trị của khoa học vật chất mà khinh rẻ giá trị của tình thương, đức tính mỹ lệ, và sự hợp nhất tâm linh của mọi loài vạn vật. Bởi đó, y có một thái độ thản nhiên lạnh lùng đối với người chung quanh. Cuộc soi kiếp còn cho biết rằng đứa trẻ ấy sẽ thành công vẻ vang trong kiếp này nếu nó theo đuổi ngành kỹ thuật điện khí, hay cơ khí dùng sức mạnh của hơi nước, và gồm một công việc có dùng đến sự tính toán bằng phép đại số. Lời tiên tri đã tỏ ra hoàn toàn đúng. Đứa trẻ ấy bây giời đã trở nên một viên kỹ sư điện khí và những điểm chính trong tánh tình của y đều giống y như cuộc soi kiếp đã tiết lộ, tuy rằng y đã có một sự thay đổi tánh tình nhờ ảnh hưỡng của hoàn cảnh gia đình trong kiếp hiện tại. Nếu nói rằng theo luật đồng khí tương cầu, những người giống nhau sẽ rút lại gần nhau, thì trng trường hợp này có lẽ đứa trẻ đã sinh ra trong một gia đình khoa học trí thức, mà người cha có lẽ là một kỹ sư và người mẹ là một giáo sư toán pháp ở một trườgn Đại Học chẳng hạn. Nhưng trái lại, y lại sinh ra trong một gia đình gồm những người nuôi lý tưởng vị tha, không có óc hoạt động thực tế. Người cha có óc tín ngưỡng tôn giáo và thích hoạt động xã hội; người mẹ tuy rằng bề xã giao hơi kém, nhưng có khuynh hướng hoạt động xã hội do ảnh hưởng của người chạ Người anh cả của đứa trẻ cũng là một người có lý tưởng vị tha, và sự hoạt động chính của y trong đời là giúp đỡ kẻ khác. Xét về bề ngoài, thì sự đầu thai của một đứa trẻ như thế trong gia đình kể trên không thể nói là do nhân quả gây nên. Tuy nhiên, dường như có một nguyên tắc sửa đổi, chấn chỉnh những điều thiên lệch để đem lại sự thăng bằng trong tâm tính của một con người. Có thể rằng linh hồn đứa trẻ đã nhận thấy sự khuyết điểm của mình và đã chọn lựa đầu thai vào một gia đình có lý tưởng vị tha giúp đời, để cho y có cơ hội phát triển khía cạnh vị tha bác ái trong tâm tính của y. Trong kiếp hiện tại, đứa trẻ luôn luôn có dịp tiếp xúc với những người mà mục đích chính trong đời là phụng sự kẻ khác. Óc thực tế của y thường ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình một cách lành mạnh, trái lại, lý tưởng vị tha của họ hằng ngày đều nhắc nhở cho y biết rằng ngoài ra những giá trị thực tế và vật chất của cuộc đời, còn có những giá trị đạo đức tâm linh. Tuy rằng kinh nghiệm đó không có đem đến một sự thay đổi hoàn toàn trong cái giá trị căn bản của cuộc đời y là khoa học thực dụng, nhưng nó đã ảnh hưởng đến con người của y bằng cách làm cho y trở nên bớt ích kỷ khô khan và trở nên cởi mở hồn nhiên hơn về mặt giao tế ngoài xã hội. Như thế, việc chọn lựa hoàn cảnh để đầu thai dường như đã đạt được mục đích sửa đổi tâm tính và cuộc đới của y ít nhất là một phần nào. Những tài liệu hồ sơ Cayce chứng minh một cách đầy đủ rằng những linh hồn sắp sửa tái sinh trở lại cõi trần có ít nhiều tự do trong việc chọn lựa hoàn cảnh và gia đình nào họ muốn đầu thai. Có vài bằng chứng chỉ rằng đối với những linh hồn kém tiến hóa, thì sự tự do chọn lựa ấy có giới hạn, nhưng nói chung thì sự lựa chọn cha mẹ để đầu thai dường như là một cái đặc quyền của mỗi linh hồn. Người ta không dễ hiểu lý do tại sao một linh hồn lại cố tình chịu đầu thai vào một nhà ổ chuột tôi tăm trong ngõ hẻm, với những cha mẹ bần cùng khốn khó, một thể xác yếu đuối bệnh tật, và những hoàn cảnh bất lợi khác. Xét qua bề ngoài thì dường như một sự chọn lựa như thế có vẻ vô lý; nhưng nếu xét kỹ người ta thấy rằng điều ấy cũng có một lý do sâu xa: Có khi một linh hồn cố ý chọn lựa một hoàn cảnh xấu xa bất lợi để làm phương tiện lấy đà, hầu có nỗ lực cố gắng vượt qua mọi chướng ngại và chiến thắng nghịch cảnh. Có một điều lạ là sự tự do chọn lựa ấy dường như là có một ảnh hưởng đến tỷ lệ chết yểu của trẻ con. Nói chung thì khi sinh ra, một linh hồn có thể thoáng thấy một phần nào cái viễn ảnh cuộc đời tương lai của mình ở thế gian, khi y chọn lựa cha mẹ của y và hoàn cảnh để đầu thai. Nhưng vì con người còn có quyền xử dụng ý chí, tự do nên luật Tự Nhiên khiến cho y không thể nào biết trước tất cả mọi việc xảy ra trong tương lai. Sau khi đã chọn lựa cha mẹ và sinh ra ở thế gian, một linh hồn có thể nhận thấy rằng những người làm cha mẹ của y không ứng đáp lại đúng y như nguyện vọng của y sở cầu. Bởi đó, cái mục đích của y nhắm khi đầu thai vào làm con trong gia đình ấy đã hỏng, vì y đã gặp phải những hoàn cảnh khác hẳn, nên linh hồn bèn không muốn sống nữa và tự ý rút lui. Dưới đây là một trường hợp một thiếu phụ mà cuộc soi kiếp cho biết rằng trong một kiếp trước, nàng đã bị chết yểu. Kiếp này nàng đầu thai trở lại một gia đình nọ do bởi sự hấp dẫn của người mẹ, nhưng sau khi sinh ra nàng được ít lâu thì người cha bắt đầu say sưa chè chén, trở nên thô lỗ cộc cằn và đánh đập vợ con. Thất vọng vì cảnh gia đình ấy, linh hồn đứa trẻ bèn quyết định không sống nữa và sau một cơn đau ốm vặt thuộc về bịnh trẻ con, nàng bèn từ giả cõi trần để trở về chốn cũ! Cuộc soi kiếp cho biết rằng những sự "Rút lui" như thế là những hiện tượng rất thông thường. Nếu như vậy, thì sự chết yểu của trẻ con, ít nhất trong vài trường hợp, có thể ví dụ như sư rút lui âm thầm của một khán giả đi xem hát, bị thất vọng khi xem một màn đầu không được hấp dẫn, bèn lẳng lặng đứng dậy bỏ ra về. Trong vài trường hợp như trường hợp kể trên, một sự rút lui như thế có thể là do sự lỗi lầm của những người làm cha mẹ; nhưng trong những trường hợp khác, nó chỉ là do sự xét đoán sai lầm của linh hồn đầu thai. Đôi khi, sự chết yểu của một đứa con vừa sinh ra có thể được coi như một kinh nghiệm đau khổ cần thiết cho những người làm cha mẹ. Đứa con chỉ sinh ra có một lúc ngắn ngủi với một tinh thần hy sinh, để đem lại cho một bài học đau khổ mà họ cần dùng, và nhờ đó họ sẽ có cơ hội tiến hóa về tinh thần. Một điểm lý thú khác đã được xác nhận rõ ràng và nhiều lần trong những tập hồ sơ của Cayce, là lúc thụ thai không phải là lúc linh hồn của đứa trẻ nhập vào trong bụng người mẹ. Những cuộc soi kiếp thường khuyên các bà mẹ có mang hãy giữ gìn tư tưởng trong thời kỳ thai nghén, vì những tư tưởng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến cái bào thai, và quyết định một phần nào về loại linh hồn nào sẽ đầu thai vào làm cho con họ. Dưới đây là một đoạn vấn đáp trong tập hồ sơ Cayce về vấn đề này: Hỏi: "Tôi phải có một thái độ tinh thần như thế nào trong những tháng sắp tới?" Đáp: "Điều ấy tùy nơi loại linh hồn mà bà mong muốn sẽ đầu thai làm con bà. Nếu bà muốn con là nghệ sĩ, nhạc sĩ, bà hãy nghĩ đến âm nhạc, nghệ thuật và mỹ lệ. Bà muốn có con giỏi về máy móc chăng? Như vậy, bà hãy nghĩ đến cơ khí, hoặc làm lụng, hoạt động với các loại máy móc. Bà chớ tưởng rằng điều ấy không có ảnh hưởng gì! Đây là một điều mà các bà mẹ nên biết: Tâm trạng của một người mẹ trong khi thai nghén có ảnh hưởng rất nhiều đến tánh tình của đứa trẻ sẽ đầu thai vào làm con các bà." Theo những tài liệu của ông Cayce thì linh hồn có thể nhập vào bào thai khi còn nằm trong bụng mẹ trước khi sinh ra, hoặc ít lâu sau khi sinh ra, hoặc ngay vừa lúc mới sinh ra. Có thể sau khi sinh ra đến hai mươi bốn giờ đồng hồ, linh hồn mới nhập vào thể xác đứa trẻ; và trong vài trường hợp, cũng có sự thay đổi vào giờ chót về linh hồn nào sẽ nhập ào. Điều này mới nghe qua thì dường như không đúng với thuyết Luân Hồi nếu người ta tin rằng một thể xác có thể sống mà không có linh hồn ngự trị Ở bên trong; nhưng sự thật, điều ấy không phải là hoàn toàn vô lý. Những người Thông Thiên Học gọi thể xác là cái khí cụ của linh hồn. Chúng ta hãy thử lấy thí dụ sau đây để giải thích vấn đề kể trên: Một chiếc xe hơi đã được chế tạo xong, giàn xe đã lắp xong xuôi, bộ đồ đèn lửa đã bắt cháy; chiếc xe đã bắt đầu quay máy và động cơ đã chạy, nhưng người lái xe vẫn chưa xuất hiện và chưa vào ngồi trong xe. Dùng thí dụ đó để so sánh thì ta có thể quan niệm rằng khi hài nhi vừa sinh ra, thể xác của nó đã được cấu tạo đầy đủ, những bộ phận trong cơ thể đã hoạt động, mặc dầu linh hồn của đứa trẻ vẫn chưa nhập vào thể xác. Lẽ tự nhiên, sự lý luận bằng cách so sánh không phải là luôn luôn vững chắc và xác đáng, nêu chúng ta phải dùng cách lý luận đó là vì trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, chúng ta luôn luôn gặp phải những điều lạ lùng như đã kể trên; và bởi vì sự hiểu biết của chúng ta về sự bí ẩn của đời người hãy còn thô thiển và thiếu sót để có thể giải thích một cách xác đáng theo phương pháp khoa học. Có người đưa ra cho ông Cayce câu hỏi này: "Cái gì làm cho thể xác đứa trẻ sống lại được, trước khi linh hồn nhập vào?" Câu trả lời có vẻ bí hiểm, nếu không nói là mơ màng và khó hiểu: "Đó là cái tinh thần. Vì tinh thần là nguồn gốc của vật chất, và đó chính là Thượng Đế vậy." Về điểm này và nhiều điểm khác nữa, người ta cần có những cuộc sưu tầm bằng khả năng khiếu Thần Nhãn. Sự sinh sản không phải là một sự tình cờ, và việc một đứa trẻ lọt lòng mẹ để chào đời không phải là một điều giản dị như người ta có thể tưởng. Về vấn đề này cũng như bao nhiêu vấn đề khác trên địa hạt nhân sinh, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã tỏ ra vô cùng lý thú và hữu ích vì nó hé mở những chân trời mới lạ để dìu dắt những cuộc sưu tầm khảo cứu của người đời nay.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 18
Vài Nghiệp Quả Gia Đình
Một trong những điều buồn thảm nhất của con người là sinh ra một đứa con tàn tật. Về phương diện vật chất, điều này là một gánh nặng về sự phí tổn tiền bạc và công lao săn sóc cho đứa trẻ. Về phương diện kinh tế, đó là một cái gánh nặng của xã hội phải nuôi dưỡng một phế nân có thụ hưởng mà không sản xuất. Về phương diện tâm linh, điều ấy gây cho con người một sự hoài nghi về lòng nhân từ của Thượng Đế, và một sự băn khoăn lo ngại cho hạnh phúc của đứa trẻ. Đối với những cha mẹ đau khổ đó, định luật Luân Hồi có thể đem đến cho họ lòng can đảm và đức tin. Trước hết, theo định luật ấy thì tất cả mọi sự tai ương, tật ách, đau khổ của con người đều là do quả báo gây nên. Trong những tập hồ sơ của Cayce có vài trường hợp những đứa trẻ bị tật nguyền từ khi mới sinh ra, nhưng lại được coi như không phải vì lý do quả báo. Nhưng nói chung thì những phế tật đều là dấu hiệu rõ ràng của sự vi phạm hoặc lỗi lầm trong quá khứ. Kế đó, sự liên hệ giữa cha mẹ và đứa con bị phế tật cũng là do quả báo sinh ra. Những cuộc soi kiếp cho những đứa trẻ bị chứng sưng đầu, câm điếc, chương óc và những tật ách khác, đều luôn luôn nói rằng: "Đó là quả báo, vừa là của cha mẹ, vừa là của đứa trẻ." Một trong những thí dụ xác đáng về loại quả báo này là trường hợp của một cô gái nhỏ người Do Thái mới mười hai tuổi, bị chứng động kinh từ thuở sơ sinh. Chứng bịnh này không những là phiền phức khi cô bị lên cơn, mà còn là một trở ngại rất lớn cho sự phát triển cá tính của cộ Theo cuộc soi kiếp thì người cha, người mẹ và cô gái, ba người đã từng xum họp với nhau trong kiếp trước trong một gia đình ở Bắc Mỹ hồi thời kỳ khởi nghĩa giành độc lập. Trong kiếp đó, cha mẹ cô gái nhận thấy rằng theo chế độ cũ của người Anh có lợi về tiền bạc vật chất hơn là theo phe khởi nghĩa giành độc lập. Trong kiếp đó, nên họ hoạt động để cung cấp tài liệu tin tức cho chế độ Hoàng Gia. Cô gái là một thiếu nữ đẹp và thông minh, nhưng điều này lại là những yếu tố cần thiết có thể giúp ích cho những mưu toan của cha mẹ cộ Thay vì giữ cô trong nhà, cha mẹ cô lại khuyến khích cô dùng những lợi khí sắc bén và quyến rũ kia vào những mục đích chính trị có lợi cho gia đình. Mặc dầu cuộc soi kiếp không nói cho biết kết quả tấn tuồng ám muội kia, nhưng nó đã vạch rõ những hậu quả của hành động ấy trong kiếp hiện tại. Xem xét những hậu quả này, chúng ta mới thấy rằng luật Nhân Quả hành động một cách mầu nhiệm và đúng đắn vô cùng, không hề suy chuyển. Cuộc soi kiếp cho cô gái bắt đầu như sau: "Những người cha mẹ của linh hồn này nên so sánh những kinh nghiệm đã qua của họ bằng một cuộc soi kiếp cho chính họ, để nhìn thấy những bổn phận và triển vọng của họ đối với linh hồn này. Bất cứ người nào nhìn thấy sự đau khổ hiện tại của linh hồn này đều phải nhận thức sự kiện "Nhân nào quả nấy, " và không ai có thể kiêu ngạo Chúa Trời, vì ai gieo giống nào sẽ gặp giống nấy. Sự bành trướng bản ngã và phóng đãng trụy lạc của linh hồn này trong kiếp trước đã in dấu vết trong cơ thể của cô trong lúc hiện tại, vì ai gieo gió ắt sẽ gặp bão. Những người làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm một phần lớn về cuộc đời ô trược đó, nhằm mục đích thực hiện những lợi lộc vật chất. Bởi đó, chính họ phải chịu gánh lấy hậu quả trong kiếp này." Nói tóm lại, người con gái ấy bị chứng động kinh trầm trọng trong lúc hiện tại là để trả quả báo về sự chơi bời dâm đãng trong kiếp trước. Thât là một điều công bình mà thấy cha mẹ cô có trách nhiệm phải nuôi dưỡng săn sóc một người con mà sự sa đọa phần lớn là do sự lỗi lầm của họ gây ra. Một trường hợp lý thú khác là của một thiếu nữ ở New York, bị mù mắt từ khi lọt lòng mẹ. Nhìn qua các tấm ảnh của cô ta thì cũng khá đẹp. Người mẹ yêu cầu ông Cayce khán bịnh cho cô ấy, nhưng vì không có một cuộc soi kiếp nên không rõ tật ách mù lòa này nguyên nhân từ đâu. Dầu sao, người mẹ cô yêu cầu một cuộc soi kiếp cho chính bà ấy, và nhờ đó người ta mới thấy rõ mối liên hệ về nhân quả giữa hai mẹ con bà ấy. Trong một kiếp trước, người mẹ đã từng làm một giáo sự dạy học. Cuộc soi kiếp nói: "Linh hồn này đã lợi dụng một cơ hội để làm tiền và gieo sự rối rắm vào cuộc đời của một người đàn bà khác. Kiếp này hai vợ chồng y phải trả quả báo, vì thuở xưa hai người hành động theo những mục đích ích kỷ mà không kể đến luật Trời." Người ta chỉ có thể phỏng đoán về tánh chất thật sự của tấn bi kịch này, trong đó hình như người cha cũng đóng một vai trò. Tất cả những gì xảy ra, ấy là một vị giáo chức đã khai thác một người đàn bà nọ vì lợi riêng, làm cho người kia buồn rầu và đau khổ. Chính người đàn bà bị khai thác đó, trong một kiếp trước cũng có một nghiệp ác cần phải trả, mà quả báo là tật mù mắt. Trong kiếp này cô bèn đầu thai vào làm con gái của vị giáo chức kia, nhờ đó mẹ cô đã có cơ hội để trả quả báo cũ. Trường hợp thứ ba là một trường hợp rất lý thú về tật khật khùng của người con vì tội lỗi của một người mẹ. Trong một kiếp trước ở Palestine, người đàn bà kia đã chế nhạo những kẻ tàn tật, bởi đó cô gây ra những nghiệp ác làm cho cô sinh ra một đứa con thiếu trí khôn và khật khùng trong kiếp này. Trong một trường hợp khác, đương sự là một thiếu nữ bị chứng to đầu vì trong óc có nước, một chứng bịnh rất kỳ lạ và ít có. Người mẹ đã chết vài ngày sau khi sinh sản, và người cha đã gởi đứa con trong một nhà từ thiện Công giáo. Khi đứa con lên bốn tuổi, người cha đến xin ông Cayce soi kiếp cho nó. Cuộc soi kiếp nói: "Em này rất thông minh, hiểu biết mọi chuyện, biết gọi tên từng người và có thể theo dõi cuộc nói chuyện lý thú. Em ấy không thể đi đứng gì được, vì đầu em quá nặng và lớn quá, và em phải chú ý giữ gìn luôn luôn cho đầu khỏi nghiêng." Vì không có một cuộc soi kiếp nào cho em gái này nên người ta không biết rõ lý do của căn bịnh ấy. Tuy thế ông Cayce đã soi kiếp cho người cha, vì người này muốn biết sự liên hệ giữa ông với đứa con gái trong kiếp trước là như thế nào. Câu trả lời rất vắn tắt và khô khan: "Trong kiếp trước ông có phương tiện giúp đỡ kẻ khác, nhưng ông làm ngơ không chịu giúp ai cả! Vậy ông nên tập lấy tánh biết thương người trong kiếp này." Cuộc soi kiếp không có nói đầy đủ chi tiết để cho ta biết rõ tánh ích kỷ của ông là như thế nào. Chỉ nghe nói rằng kiếp trước, ông là một người lái buôn ở Fort Dearborn, và "Thâu thập được rất nhiều của cải vật chất, nhưng lại rất kém cỏi về phương diện tâm linh." Xét về trường hợp kể trên, người ta thấy rằng nếu chúng ta thản nhiên và làm ngơ trước sự đau khổ của kẻ khác, chính chúng ta sẽ bị định mệnh đem đến cho ta những đau khổ đó. Một người kia có thể không quá độc ác để tích cực gây thương tổn cho kẻ khác, nhưng ông có thể không chịu làm lành cũng như ông không làm ác. Một thái độ thản nhiên bất động như thế trước sự đau khổ của nhân loại có lẽ không phải là một tội ác lớn để gây nên một nghiệp quả tàn tật vào xác thân. Nhưng dầu sao người ta cũng phải học bài học thiện chí và thông cảm. Bằng cách này hay cách khác, người ta phải chú trọng đến những sự lầm than khốn khổ của người đời; nói tóm lại, người ta phải có lòng nhân từ và biết thương xót kẻ khác. Và vì lẽ người ta không bị quả báo tật nguyền vào chính bản thân mình, thì còn có phương tiện nào tốt lành hơn là lãnh lấy cái kinh nghiệm đau thương của người cha sinh ra một đứa con tàn phế? Do sự đau khổ nhìn thấy đứa con bị phế tật, mà người ta mới có dịp thông cảm sự đau khổ của những người làm cha mẹ Ở vào một trường hợp tương tự, và mới hiểu rõ ý nghĩa thế nào là sự đau khổ của người thế gian. Những trường hợp vừa kể trên chỉ cho chúng ta thấy rằng giữa cha mẹ và con cái có những nhân duyên và nghiệp quả ràng buộc lẫn nhau. Ngoài ra cũng có những sợi dây duyên nghiệp giữa những anh em trong một gia đình. Trong những hồ sơ Cayce, có một trường hợp lạ lùng về sự thù nghịch giữa hai chị em nhà kia đã dẫn chứng cho điều nầy. Kể từ khi họ còn thơ ấu, giữa hai chị em nói trên đã có sự ganh ghét, đố kỵ và thù hằn lẫn nhau. Giữa hai chị em, luôn luôn xảy ra những xung đột cãi vã, thường khi chỉ vì những duyên cớ nhỏ nhặt không đâu. Sự thù nghịch đó không có xảy ra giữa những người anh em khác trong gia đình. Xét theo quan điểm tâm lý của Freud, thì sự thù nghịch giữa hai chị em nhà này có thể truy nguyên ra bởi sự tranh giành tình thương của người chạ Nhưng theo sự quan sát bằng Thần Nhãn của ông Cayce thì giữa hai người có một sự ghen tuông sâu xa về tình: Trong một kiếp trước, người chị có chồng và giữa hai chị em đã xảy ra một sự hiểu lầm về sự giao thiệp giữa người em vợ với người anh rể. Để cho những nhân vật của tấn bi kịch này hiển hiện rõ ràng, chúng ta hãy gọi tên cô em là Loan, gọi tên cô chị là Thúy, và Bình là chồng của Loan. Trong cuộc soi kiếp cho cô em (Loan), cô này hỏi về những mối liên hệ trong kiếp trước giữa cô với người chồng và người chị của cô ta thế nào, thì cô nghe thuật lại câu chuyện dưới đây: Ba người đã từng gặp nhau trong kiếp trước, trong kiếp đó, Bình là chồng của Thúy tức là chị của Loan bây giờ. Một khi kia Bình đau nặng, và vì một lý do nào đó không rõ, lúc ấy Bình lại ở cách xa với vợ ỵ Loan làm nghề nữ y tá, và nhờ sự săn sóc của cô nên Bình chóng khỏi bịnh và phục hồi lại sức khỏe. Sự săn sóc của Loan đối với Bình chẳng qua chỉ là bổn phận của một cô điều dưỡng, nhưng sự chăm nom tận tụy của cô đã tạo nên giữa hai người một sự thông cảm, nó làm cho người chị là Thúy phải lấy làm cay đắng khi cô khám phá ra câu chuyện. Sự ghen tuông vô căn cứ ấy không bao lâu đã trở nên lòng thù hận, và sự căm hờn uất hận đã ảnh hưởng sâu xa trong tâm hồn của người đàn bà khó tính ấy đến nỗi sau nhiều thế kỷ, nó vẫn còn biểu lộ nơi tánh của cô trong kiếp này. Dưới đây là một trường hợp thứ hai về nghiệp quả ràng buộc giữa một người anh trai và một người em gái, hai anh em cùng sinh tại Anh quốc. Trong cuộc Thế Chiến Thứ Hai, họ được giao cho một người đàn bà Mỹ săn sóc, người này hồi đó làm giám đốc của một trường học ở tiểu bang New England. Người anh lên mười tuổn, còn cô em mới năm tuổi. Bà mẹ nuôi của hai em biết rõ tâm lý trẻ con bởi sự học về phần lý thuyết và cũng do sự thực nghiệm của một đời làm nghề dạy học. Bà ấy bắt đầu nhận thấy sự thù nghịch rõ rệt giữa hai anh em. Trong hai người thì người anh có vẻ "Ăn hiếp" và dữ nhất. Bà ấy yêu cầu ông Cayce soi kiếp cho cả hai đứa. Cuộc soi kiếp tiết lộ cho biết một sự kiện rất lý thú: Hai đứa trẻ trong kiếp trước là những người thuộc hai bộ lạc đối lập ở xứ Ecosse, hai bộ lạc này đã từng chia rẽ và thù nghịch nhau vì một sự tranh chấp từ lâu đời và đã từng đánh với nhau những trận giao phong ác liệt. Sự thù nghịch ấy tồn tại qua nhiều thế kỷ, và biểu lộ trong kiếp này qua sự thù hằn giữ hai đứa trẻ nhỏ! Hai thí dụ trên đây cũng đủ chứng minh cho thuyết Luân Hồi quả báo và đem lại sự giải đáp cho bài toán bí hiểm về sự thù nghịch vô căn cứ giữa những anh em trong một nhà, làm cho họ bị dày vò khổ sở mà không hiểu lý do vì đâu. Mọi gia đình đều có lý do xung đột căn cứ trên những đụng chạm nhất thời. Tuy nhiên những sự đụng chạm nhất thời đó có thể truy nguyên từ nhiều thế kỷ trước. Việc tìm ra nguyên nhân ở một kiếp trước về sự thù nghịch giữa hai người, không đủ để làm tiêu tan sự thù nghịch ấy. Nếu hai người ấy không muốn kéo dài sự thù nghịch kia từ kiếp này sang kiếp khác, thì trong kiếp này họ phải cố gắng nhẫn nại thay thế sự căm thù ấy bằng tình thương, và thay đổi sự đố kỵ chia rẽ kia trở thành một lòng ưu ái và thiện cảm. Lời khuyên trên đây không những áp dụng cho những anh em trong một nhà mà thôi, nó còn áp dụng cho mọi giao tế ngoài xã hội, cùng mọi sợi dây liên hệ ràng buộc chúng ta với tất cả mọi người trần gian. Xét cho cùng, những sự thay đổi ngôi thường xuyên của chúng ta trong gia đình trải qua nhiều kiếp luân hồi sinh tử, chỉ rằng thật ra chúng ta không phải là những người của một gia đình riêng biệt nào cả. Chúng ta là những phần tử của đại gia đình nhân loại, và trong sự sinh hoạt hằng ngày chúng ta phải luôn luôn sống một cách có ý thức với điều Chân Lý tối trọng đó.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 19
Nhân Quả Đối Với Chức Nghiệp
Tất cả mọi người trong chúng ta đều có mang trên vai một gánh nặng gồm đủ thứ sở trường và sở đoản, cùng những đức tính tốt và thói hư tật xấu, những cái hay và cái dở, ưu điểm và khuyết điểm dồn dập tích tụ từ lâu đời. Điều này hiển hiện rõ ràng trong những cuộc soi kiếp đặc biệt của ông Cayce, nhằm mục đích giúp đỡ trong vấn đề hướng nghiệp cho một số người. Trước đây, ta đã thấy sự hành động của "Nguyên tắc liên tục" trong việc đào tạo khả năng, và vì thế, nguyên tắc ấy đã trở nên một yếu tố quan trọng trong đời người. Một thí dụ điển hình là trường hợp của một thiếu phụ làm nghề sửa sắc đẹp ở New York. Nhà cô là một mỹ viện hạng sanh, chuyên sửa sắc đẹp phụ nữ, uốn tóc, chải đầu, cùng sửa cách ăn nói, điệu bộ. Chính chủ nhân cũng là một người có sắc đẹp và cốt cách yểu điệu. Cuộc soi kiếp cho cô tiết lộ ba kiếp trở về trước, mà dường như là chỉ có hai kiếp là có ảnh hưởng trực tiếp đến khuynh hướng nghề nghiệp của cô bây giờ. Một kiếp đó diễn ra dưới triều đại Pháp hoàng Louis 15, hồi đó cô có một ảnh hưởng lớn đối với nhà vua và hoàng triều. Trong kiếp đó, cô tập sự về nghành giao tế, lễ nghi cùng phép xã giao lịch sự, nghệ thuật trang sức và những bí quyết chưng diện sắc đẹp. Trong kiếp trước nữa, cô sống dưới thời Đế quốc La Mã, và là một trong những người đầu tiên trong hàng quý tộc đã theo đạo Gia Tộ Thụt lùi về dĩ vãng, cô đã sống ở xứ cổ Ai Cập vào khoảng 13.000 năm trước Tây Lịch kỷ nguyên, và đã từng làm việc công quả trong một ngôi đền. Trong một kiếp dưới thời hoàng triều nước Pháp, cô đã thâu thập được những kinh nghiệm về đời sống lộng lẫy xa hoa; cô đã phát triển những khả năng đặc biệt về phép giao tế và phép lịch sự trong đời sống xã hội. Những kinh nghiệm mà cô đã thâu thập được trong một ngôi đền thời cổ Ai Cập cần được giải thích rõ ràng hơn. Dường như thời kỳ đó ở Ai Cập có hai ngôi đền lớn, gọi là Đền Mỹ Lệ và Đền Hy Sinh. Người ta thấy rải rác trong vài chục cuộc soi kiếp những sự mô tả hai ngôi đền này, và do sự góp nhặt những tài liệu đó, người ta có một ý niệm khá đúng về những gì đã xảy ra ở đó. Ngôi đền Mỹ Lệ là một loại học đường hay trường Đại học, nhưng nó không phải lo về mặt trí dục mà thôi, mà còn nhằm đào tạo nhân cách trên một phương diện đồng đều, toàn diện. Tất cả những nghệ thuật và khoa học đều được xử dụng để đào tạo nên một linh hồn cao thượng và một thể xác kiện toàn cho các học viên để chuẩn bị cho họ trở nên những người công dân có khả năng, hầu có tích cực hoạt động cho xứ sở. Ngôi đền này còn là trường huấn luyện về mặt tôn giáo và đạo đức tâm linh. Ngôi đền này có bảy trung tâm đào tạo có kỷ luật, theo quy mô của bảy Luân Xa hay bí huyệt trong trong cơ thể con người. Điều này cho ta thấy rằng chương trình học tập và kiến trúc của ngôi Đền được quan niệm trên sự hiểu biết sâu xa về khoa Huyền Môn. Một trong những ngành hoạt động của ngôi đền Mỹ Lệ là vấn đề hướng nghiệp căn cứ trên nền tảng tâm linh. Nhiều người trong kiếp này chú trọng đến vấn đề hướng thiện, phát triển nhân cách, hoặc đào tạo nhân phẩm bằng nghệ thuật và tôn giáo, khi truy nguyên ra thì được biết rằng trong kiếp trước, họ là những giáo sư hay sinh viên đã từng theo học ở ngôi đền Mỹ Lệ hồi thời cổ Ai Cập. Còn Đền Hy Sinh thì có vẻ giống như một bệnh viện, trong đó người ta áp dụng những kỹ thuật điện khí nhằm mục đích giải phẫu và chữa bịnh (có lẽ do người Atlante truyền lại). Phép chữa bịnh này theo một nguyên tắc chính là kiện toà thể xác và cải tiến giống nòi, vì người ta gọi trung tâm này là Đền, có ngụ ý một sự hướng dẫn tâm linh. Dưới đây là trường hợp của một y sĩ chuyên môn chữa bịnh đau khớp xương. Cuộc soi kiếp cho biết rõ bốn tiền kiếp của ông, mà ba kiếp có ảnh hưởng đến phương diện nghề nghiệp của ông trong kiếp này. Ông đã từng làm y sĩ ở Mỹ Châu lúc ban sơ và có giao thiệp với người thổ dân xứ ấy, nhờ đó mà y học được phép chữa bịnh theo lối tự nhiên và bằng chất thảo mộc. Trong các cuộc soi kiếp, nếu người nào trước kia đã từng có tiếp xúc chặt chẽ với người thổ dân châu Mỹ, hoặc chính họ là những người thổ dân da đỏ trong kiếp trước, đều tỏ ra có khuynh hướng sống một đời sống tự nhiên nơi chốn rừng bụi, ưa thích cảnh thiên nhiên, thích làm những công việc bằng tay chân, và dùng cách chữa bịnh theo phương pháp tự nhiên. Trong kiếp thứ hai, vị y sĩ trông coi các nhà tắm công cộng và chuyên về phép thoa bóp ở La Mã dưới thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên Gia Tộ Trong kiếp thứ ba, y sống ở Ba Tư và trong kiếp thứ tư, đi thụt lùi về dĩ vãng, ông làm nghề ướp xác bằng dầu thơm ở xứ cổ Ai Cập, độ 13.000 năm trước Tây lịch kỷ nguyên. Có lẽ kinh nghiệm của ông trong kiếp đó đã giúp cho ông có sự hiểu biết về những bộ phận bên trong cơ thể con người cùng ảnh hưởng của chất liệu và cỏ thơm đối với da thịt con người. Trường hợp sau đây là của một nhà mỹ nghệ Ở Hollywood, làm giám đốc chuyên môn về màu sắc trong một hãng phim điện ảnh. Cuộc soi kiếp cho biết ông đã từng sống về ngành mỹ thuật trong ba kiếp trước. Tất cả có bốn tiền kiếp đã được soi thấu: Trong một kiếp, ông làm nhà trang hoàng nhà cửa vào cuối thời kỳ khai mở thuộc địa, ở Bắc Mỹ; trong kiếp kế đó, ông làm sĩ quan trong quân đội kỵ binh ở Nga; kế đó nữa ông làm nhà trang trí mỹ thuật cho một bà Hoàng ở xứ Đông Dương; và trong kiếp xa xưa nhất, ông làm người trang hoàng bên trong của Ngôi Đền Lớn ở xứ cổ Ai Cập. Người ta có cảm tưởng rằng nhờ kinh nghiệm trong kiếp làm sĩ quan kỵ binh mà kiếp này ông phát triển những đức tánh linh hoạt, tỉ mỉ, cẩn thận và ham hoạt động, cùng với tánh thích chưng diện và lòng háo thắng. Như vậy, nhiều điểm trong tánh tình nó giúp cho công việc làm của ông ở kiếp này có thêm phần sinh khí và linh động, dường như được truy nguyên từ những kinh nghiệm ở kiếp làm sĩ quan kỵ binh, mà nghề quân nhân lại là một ngành không có liên quan gì đến mỹ thuật. Còn những kỹ thuật sắc xảo về phương diện nghề nghiệp của y thì có thể truy nguyên từ ba kiếp dành cho sự hoạt động về nghệ thuật. Một nhà soạn nhạc tiếng tăm ở New York cũng đã có trong quá khứ những kinh nghiệm về ngành này trong nhiều tiền kiếp. Trong một kiếp trước, hồi thời kỳ khai thác thuộc địa ở Bắc Mỹ, ông đảm nhiệm những lớp dạy âm nhạc và dạy hát trong các trường. Một kiếp khác, ông là người Đức, làm nghề đẽo cây và chế tạo các loại đờn dây. Một kiếp thứ ba, ông làm hề tại triều vua Nabuchodonosor ở xứ Chaldeẹ Kiếp cuối cùng lui về quá khứ, ông là một người dân Atlante đến xứ Ai Cập và lãnh vai trò coi sóc phần âm nhạc trong những cuộc tế lễ ở các đền thờ. Sự thích thú của ông về âm nhạc trong kiếp này dường như là do bỏi kinh nghiệm của ông trong kiếp làm nghề chế tạo đờn. Tánh hài hước và trí óc linh hoạt của ông được truy nguyên ra từ kiếp trước làm hề; và những khả năng về âm nhạc của ông được truyền lại từ hai kiếp làm nhạc sĩ. Đôi khi những thú vui tiêu khiển ngoài vòng hoạt động nghề nghiệp của một người cũng được truy nguyên ra từ những tiền kiếp. Thí dụ như trường hợp của một viên giám đốc ngân hàng, từ thuở nhỏ đã tỏ ra ham thích chơi các môn thể thao, nhứt là chơi môn quần vợt. Khi vị mục sư nhà thờ Baptiste, mà ông là một tín đồ, tỏ ý chống lại việc chơi môn đánh banh vào ngày chúa nhật, thì vị giám đốc ngân hàng liền tức khắc rời khỏi giáo hội! Ngân hàng đã trở nên ngành hoạt động nghề nghiệp của ông và nhờ đó ông đã thâu hoạch được một sản nghiệp lớn. Nhưng ông thường dùng thời giờ rảnh để tham gia một câu lạc bộ đánh quần vợt. Chúng ta hãy thử xét những nghề nghiệp của ông trong các tiền kiếp: Trước hết, ông là một trong những người khai thác thuộc địa đầu tiên, làm nghề xuất nhập cảng ở Bắc Mỹ. Trong kiếp kế đó, ông là người La Mã, đảm nhiệm việc tổ chức các trò du hí công cộng tại các vũ trường. Một kiếp nữa, ông là người tù trưởng của một bộ lạc lưu động ở Ba Tư, chuyên môn tổ chức những trung tâm trao đổi hàng hóa. Trong kiếp thứ tư, ông là quan Thủ Kho ở triều đình xứ Ai Cập thời cổ. Người ta nhận thấy rằng ba kiếp trong số đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến nghề nghiệp và ngành ngân hàng của ông bây giờ. Kiếp thứ hai làm nhà tổ chức các cuộc du hí ở La Mã, đã giúp cho ông có khả năng lãnh đạo, nhờ đó có thể tiến lên địa vị Giám đốc ngân hàng. Đồng thời, kinh nghiệm ở kiếp đó cũng là nguyên nhân sự thích thú của y về các môn điền kinh, thể dục ở kiếp này. Trong các cuộc soi kiếp cề vấn đề hướng nghiệp, ông Cayce thường xuyên một số người nên theo đuổi môn học chữa bịnh bằng điện lực, hóa học hay thủy lực học và âm nhạc. Môn chữa bịnh bằng điện ngày nay đã thịnh hành rất nhiều, những lời khuyên của ông Cayce đối với số người nói trên vốn căn cứ trên những kinh nghiệm trong những tiền kiếp của họ Ở Ai Cập hay ở châu Atlantide. Dường như vào khoảng 10.000 năm trước Tây lịch, hồi thời kỳ tai biến cuối cùng trong ba cơn thiên tai lớn đã tiêu diệt châu Atlantide tị nạn đã di cư sang Ai Cập họ đã đem theo những kiến thức và tiến bộ của họ về nghệ thuật và khoa học. Tuy rằng họ không thể xây dựng trở lại nền văn minh hùng cường và cao của họ nữa, những gì còn sót lại về khoa học và kiến thức của họ đã hỗn hợp với nền văn minh Ai Cập. Trong tất cả những trường hợp mà ông Cayce khuyên đương sự nên theo đuổi ngành chữa bịnh bằng điện lực, đều có một điểm lý thú chung: Tuy rằng ngành này là một ngành hoạt động khá mới mẻ đối với thế giới hiện nay, nhưng nó là một ngành học thuật rất cổ mà ngày xưa cổ nhân đã từng biết rõ. Trong nhiều trường hợp mà các đương sự tỏ ra thích thú say mê ngành hàng không, điện tử, vô tuyến điện ảnh, khoa thôi miên, nguyên tử lực... Sự thích thú này đều được truy nguyên từ những kinh nghiệm của đương sự trong một kiếp trước ở châu Atlantidẹ Bởi đó người ta có thể kết luận rằng khi nào một người có khuynh hướng hoặc tài năng rõ rệt về một môn khoa học hay một ngành hoạt động nào, thì chắc chắn rằng trong một hay nhiều kiếp trước, người ấy đã từng theo đuổi và thực hành môn ấy, hoặc là một ngành hoạt động tương tự. Nhiều trường hợp khác đưa đến một kết luận rằng sự thay đổi nghề nghiệp cũng không phải là một sự thất bại, nếu sự thích thú về nghề mới chọn có căn cứ chắc chắn trong dĩ vãng, và khả năng về nghề nghiệp này đã được phát triển trong kiếp trước. Thí dụ, dưới đây là trường hợp của một người 31 tuổi, mặc dầu đã có gia đình nhưng ông lại quyết định theo đuổi việc học Y khoa. Vì những lý do nào đó, ông không thể theo ngành Y học từ thuở còn niên thiếu, mặc dầu cha ông là một bác sĩ, và ông có hoàn cảnh thuận tiện để học về ngành này. Ông yêu cầu ông Cayce dành cho một cuộc soi kiếp. Ông muốn biết xem quyết định của y có thể thực hiện được không, và sau cùng ông sẽ thành công hay không về nghề y khoa. Cuộc soi kiếp hoàn toàn xác nhận là được, và cho biết rằng sự thích thú của ông về ngành này truy nguyên ra từ hồi thời kỳ khởi nghĩa ở Mỹ quốc. Kiếp đó, y là một người línhh hầu, làm tùy phái đưa thư tín trong quân đội. Dường như nhờ lòng từ thiện chí và khả năng thông cảm nên ông được cấp trên giao cho công tác đi phủ dụ và nân đỡ tinh thần binh sĩ. Chín trong lúc đó, ông nảy sinh ra ý muốn trở nên một y sĩ. Cảnh tượng đau khổ của những thương binh ngoài mặt trận làm cho ông muốn có sự hiểu biết về phương tiện nghề nghiệp của một y sĩ để làm xoa dịu những đau khổ đó. Điều lý thú mà ta nên nhận xét là đương sự đã chọn người cha làm y sĩ để đầu thai vào làm con trong gia đình trong kiếp này. Điều này hẳn là mộ hoàn cảnh thuận tiện để cho ông bước vào nghề y khoa. Tuy rằng người ta không biết rõ lý do vì sao ông quyết định hơi trễ để theo học về ngành này, nhưng có lẽ đó là vì y lập gia đình sớm. Có thể rằng giữa hai vợ chồng y, có một sự hấp dẫn mãnh liệt do duyên nghiệp tạo nên từ kiếp trước, và cuộc hôn nhân đó đã làm cho ông tạm gác lại các mục đích khác, nhưng điều quan trọng là cuộc soi kiếp tiên đoán trước sự thành công của ông trong một ngành mà ông mới theo đuổi lần đầu tiên. Nói tóm lại, việc truy nguyên các khả năng nghề nghiệp của một người chỉ rằng các khả năng đó dường như đã được khai mở từ một hay nhiều tiền kiếp, trong khi đó đương sự đã từng làm nghề nghiệp đó rồi, hay là một nghề tương tự. Một sự thích thú say mê về một ngành hoạt động phụ thuộc chỉ rằng trong kiếp trước, ngành hoạt động đó là nghề nghiệp chính của đương sự. Nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện trên thế giới hiện nay thật ra là sự biến thiên của những nghệ thuật và khoa học của người Atlante và Ai Cập thời cổ. Có vài người dường như mới bước vào một ngành hoạt động mới lần đầu tiên trong lịch trình tiến hóa của họ. Nếu trong dĩ vãng, họ đã từng thích thú và phát triển những khả năng về một nghề nghiệp nào, thì sự thành công trong nghề nghiệp đó ở kiếp này sẽ là một điều chắc chắn.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 20
Phương Châm Trong Việc Chọn Nghề
Những câu chuyện thuật lại về khuynh hướng nghề nghiệ trong các tập hồ sơ của Cayce có thể làm ch người sưu tầm khảo cứu phải nêu ra nhiều câu hỏi. Trước hết, có vấn đề bắt đầu làm một nghề nghiệp, một vấn đề nó làm cho các Triết gia phải lấy làm thắc mắc khi họ cố gắng truy nguyên đến tận gốc, khi linh hồn con người mới xuất hiện lần đầu tiên trên cõi trần gian. Việc gì thúc đẩy một ngành hoạt động này, và một linh hồn khác bước vào một ngành hoạt động khác? Nếu tất cả mọi linh hồn đều do Thượng Đế phát sinh từ lúc nguyên thủy, nghĩa là bình đẳng và không cách biệt, thì tại sao có người lại hướng về nông nghiệp, có người chọn thương mại, người thứ ba chọn nghề dệt cửi, người thứ tư hướng về âm nhạc, và người thứ năm chọn ngành toán học? Phải chăng trong mỗi người đều có một cái động lực tế nhị thuộc về cá tính riêng từng người, nó thúc đẩy họ vươn lên chọn lựa những ngành hoạt động khác nhau? Nếu như thế, thì cái cá tính đó đã biểu lộ bằng cách nào? Trong những hồ sơ của Cayce, không có sự giải đáp rõ ràng những câu hổi nêu trên, nhưng lại có những tài liệu khá mỹ mãn về một điểu khác: Việc gì làm cho một linh hồn thay đổi một nghề nghiệp này qua một nghề nghiệp khác? Người ta thấy trong các hồ sơ của Cayce có nhiều trường hợp thay đổi nghiệp như vậy, và sự phân tách các tài liệu chỉ rằng sự thay đổi đó căn cứ trên hai yếu tố căn bản: Hoặc do lòng ham muốn, hoặc do luật nhân quả. Trong nhiều trường hợp đã kể trên, chúng ta thấy rằng lòng ham muốn cũng có mãnh lực tương đương với việc gây nhân tạo quả. Một linh hồn có thể bắt đầu nảy sinh ra ý muốn có một khả năng hay một đức tính mới, khi họ chung đụng tiếp xúc vởi một người có cái khả năng hay đức tính đó. Theo ông Cayce, nhiều người mục kích tận mắt những công việc cứu độ thế gian của đức Jesus khi Ngài đi thuyết pháp giảng đạo và cứu chữa người đau ốn, tật nguyền, bỗng nhiên họ có sự cảm hứng, chẳng khác như một sự truyền nhiễm, và muốn làm y như Ngài! Cái mãnh lực của ý muốn đó thúc đẩy họ cố gắng trải qua nhiều kiếp để phát triển khả năng giáo dục và chữa bịnh. Đôi khi, lòng ham muốn không phải do nơi ảnh hưởng của một người nào, mà do bởi đương sự cảm thấy bất lực trước một tình trạng nguy cấp mà thiếu khả năng cần thiết, nên y không thể giải cứu hay làm gì được. Dầu rằng lý do như thế nào, lòng ham muốn là một yếu tố quan trọng của vận mạng con người. Lòng ham muốn đó tăng trưởng lên lần lần và nhắm những mục đích càng ngày càng rõ rệt cho đến khi về sau, bởi sự chọn lựa cha mẹ và một hoàn cảnh thích nghi, một linh hồn bắt đầu phát triển một khía cạnh mới trong tánh tình của y cho đến mực hoàn toàn. Có lẽ phải cần đến nhiều kiếp luân hồi sanh tử, cũng như trong các trường hợp tâm tính "Khép chặt" và "Cởi mở", con người mới có thể hoàn toàn thực hiện sự thay đổi một nghề này qua nghề khác dưới mãnh lực của ý muốn. Nếu điều này là đúng, thì đó là một sự khuyến khích quý báu cho những người nào tự thấy kém cỏi trong sự hoạt động nghề nghiệp của mình. Có thể rằng lý do sự kém cỏi của họ, so với tài năng của người khác, là bởi vì họ chỉ mới bắt đầu ngành hoạt động ấy không bao lâu, và chưa đủ thời giờ để phát triển hết mọi tài năng của mình. Ngoài lòng ham muốn, nghiệp quả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định thay đổi nghề nghiệp. Thí dụ: Một quả báo tàn tật về thể xác, khi đến lúc chính mùi và phải trả, có thể làm gián đoạn cuộc đời nghệ sĩ tài bà đang lên của một nhà khiêu vũ, một sự nghiệp mà ông đã dày công luyện tập và cải tiến đến mức tuyệt luân trải qua nhiều tiền kiếp. Một quả báo làm gián đoạn nữa chừng một sự nghiệp như thế, tự nhiên là đưa đến sự thay đổi qua một nghề nghiệp khác, và có thể làm thức động một khả năng tiềm tàng đã bị chôn vùi và quên lãng từ lâu. Đó là trường hợp của một thiếu nữ bị bịnh lao xương háng, như đã kể trong Chương năm. Sau khi mắc phải chứng bịnh này một thời gian rất lâu, thiếu nữ ấy yêu cầu ông Cayce soi kiếp và cho biết xem cô có thể làm nghề gì trở nên hữu ích cho xã hội. Ông Cayce khuyên cô nên học đàn, và cho biết thêm rằng cô có thiêu tư về âm nhạc, vì trong một kiếp trước ở xứ cổ Ai Cập, cô đã từng chuyên môn về loại đờn dây. Người thiếu nữ nghe theo và nhận thấy rằng quả có một khả năng vững chắc về đờn dây, mặc dầu trước kia cô chưa hề học đàn bao giờ. Sau một thời gian, cô đã có thể biểu diễn môn đờn dây trước công chúng, và mặc dầu tài nghệ của cô chưa đủ để làm cho cô được nổi tiếng, nhưng ít nhất cô đã làm một nghề hữu ích để tìm thấy lẽ sống cùng hạnh phúc trong cuộc đời của một phế nhân. Trong những kiếp trước gần đây, cô đã làm những nghề nghiệp khác. Như vậy, trong trường hợp này, một quả báo xác thân đã xuất hiện thình lình để làm gián đoạn một sự nghiệp, và làm sống lại một tài năng đã quên lãng và bỏ phế từ lâu. Một vấn đề khác được nêu ra: Một linh hồn phải có kinh nghiệm về bao nhiêu nghề nghiệp khác nhau trước khi sự tiến hóa của y được coi như là tròn vẹn? Để đi đến mức tuyệt đỉnh của cuộc tiến hóa, mỗi linh hồn phải trải qua rất nhiều kinh nghiệm khác nhau. Trong Thái Dương hệ, không có một linh hồn nào được coi như đã phát triển hoàn toàn về nghệ thuật chẳng hạn, nếu đồng thời y lại hoàn toàn dốt về ngành cơ khí, y học, hay xã hội học. Người ta có thể quan niệm rằng mỗi linh hồn phải trải qua ít nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về tất cả mọi ngành học thuật và hoạt động trong hoàn vũ. Trong rất nhiều trường hợp, có một sự liên hệ chặt cheẽ giữa vấn đề nghề nghiệp và vấn đề tâm linh. Nói một cách khác, trong nhiều trường hợp, một sự khó khăn về nghề nghiệp dường như là có nguyên nhân ở một sự khuyết điểm về tánh tình, cần phải được sửa chữa. Đó là trường hợp của một người đàn ông độc thân, bốn mươi tám tuổi, là nhân viên địa ốc, vì tánh tình khó khăn, nên càng ngày ông càng bị lúng túng trong việc hành nghề của ông. Ông yêu cầu ông Cayce soi kiếp để biết xem y có nên đổi nghề khác hay chăng, và nghề nào sẽ thích hợp với ỷ Ông Cayce cho biết rằng trong một kiếp trước ông đã làm nghề dạy học, nhưng ông có một tánh chất hung bạo, cộc cằn, và độc đoán. Ông đã mang theo cái mầm mống của tánh cah61t cứng rằng và bạo tàng đó qua kiếp này, nó làm cho ông khó hòa mình trong sự giao tiế ngoài xã hội. Ông Cayce khuyên không nên đổi nghề mặc dầu ông đang bị nhiều nỗi khó khăn trong nghề nghiệp. Cuộc soi kiếp nói: "Mặc dầu điều đó không phải dễ làm, nhưng anh đang học một bài học cần thiết." Có nhiều trường hợp tương tự như thế trong tập hồ sơ Cayce, làm cho người ta nhớ lại một tư tưởng của Tolstol. Nhà văn hào này nói rằng những hoàn cảnh trong đời người giống như những giàn tre dùng để cất nhà. Những giàn tre này được dựng lên để làm cái sườn chung quanh, nhờ đó một ngôi nhà lầu được xây dựng lên ở phía trong. Nhưng cái sườn tre bên ngoài vốn không có một giá trị tuyệt đối và trường cửu. Khi ngôi nhà lầu đã dựng lên xong, thì người ta dẹp bỏ cái giàn tre ở phía ngoài. Có lẽ những nghề nghiệp làm ăn của con người cũng có thể được quan niệm bằng cách đó, giống như những cái sườn hay cái khuôn để nung đúc nên những điều kiện cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh. Một mặt khác, những khuynh hướng nghề nghiệp không phải luôn luôn đều có mục đích phát triển đức tính. Nó có thể là cần thiết cũng như bao nhiêu những ngành khác thuộc về cõi giới vật chất, mà con người phải chinh phục bằng tinh thần. Có lẽ nhờ đó mà con người phải chinh phục bằng tinh thần. Có lẽ nờn đó mà con người sẽ tập chế ngự vật chất, hiểu những nguyên tắc và định luật của đời sống và hợp tác với Thiên Cơ. Những tập hồ sơ Cayce chứa đựng nhiều tài liệu về cuộc đời một số người, mà những khả năng đã bị quên lãng từ lâu và chôn vùi trong những chỗ thâm sâu kín đáo của tiềm thức. Cuộc soi kiếp nhắc nhở cho đương sự chú ý đến những khả năng tiềm tàng đó, và trong rất nhiều trường hợp, những khả năng một khi đã thức tỉnh, liền có thể nảy nở mau chóng để trở thành một thiên tư đặc biệt về nghề nghiệp. Người ta có thể truy nguyên khả năng đặc biệt này ở những kinh nghiệm mà đương sự đã thâu nhập được trong những tiền kiếp. Biết được điều này, tức là biết rằng mọi người trong chúng ta có dự trữ trong tiềm thức một số vốn kiến thức hay khả năng chưa được dùng đến, cũng ví dụ thình lình chúng ta được biết rằng trong một thành phố mà chúng ta ở từ thuở nhỏ, chúng ta có một số tiền dự trữ trong ngân hàng, nhưng đã quên hẳng từ lâu. Những sự say mê thích thú của chúng ta về một ngành nào đều có thể truy nguyên từ những hoạt động của ta trong những kiếp trước về ngành ấy. Có người chỉ thích thú đặc biệt về những sự vật của xứ Tây Ban Nha; hoặc có người chỉ ưa thích những sự vật của xứ Trung Hoa, hay Nhật Bổn chẳng hạ; đó chắc là họ đã từng sống kiếp trước ở những xứ ấy. Nếu những người ấy biết trau dồi, khuynh hướng của họ bằng cách học sinh ngữ Tây Ban Nha, hoặc khảo cứu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa hay Nhật Bản, hoặc khảo cứu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa hay Nhật Bản, họ có thể làm thức động những ký ức sâuxa trong tiềm thức và những khả năng đã thâu nhập được trong kiếp trước ở xứ ấy. Nhờ đó, họ cũng có thể tiếp xúc với những người trong những kiếp trước đó. Sự gặp gỡ với những người mà ta đã công nhận duyên cũ từ kiếp trước có thể hoàn toàn làm thay đổi cuộc đời của chúng ta bằng cách mở cửa chúng ta bước vào những địa hạt hoạt động mà chúng ta không hề nghĩ đến. Việc làm đầu tiên trong vấn đề hướng nghiệp là kiểm điểm lại những khả năng của mình chọn lấy khả năng trội nất của đương sự. Nhưng trong những trường hợp khả nghi không quyết đoán, hoặc cần đưa ra cho đương sự những cảnh cáo đặc biệt nào đó, thì ông Cayce thường đưa ra những nguyên tắc đại cương) của họ. Những nguyên tắc đó thường được lặp lại, nhiều lần, đến nỗi ngưòi ta có thể coi đó như những giáo điều căn bản cho việc chọn nghề nghiệp. Nguyên tắc thứ nhất là: Hãy nêu cao một lý tưởng, định rõ mục đích sâu xa của cuộc đời mình, và tìm cách thực hiện lý tưởng đó. Sự nêu cao lý tưởng và một điều quan trọng trong vấn đề hướng nghiệp. Những cuộc soi kiếp đều nhấn mạnh rằng ta nên biết minh bạch rõ ràng về cái lý tưởng của một người thường là phức tạp nhưng chúng ta chỉ có thể đi đúng con đường của mình muốn đi tới. Sự lựa chọn nghề nghiệp phải căn cứ trên vấn đề cao lý tưởng trước nhất. Nguyên tắc hai là: Hãy cố gắng giúp đỡ và phụng sự kẻ khác. Bằng cách nào ta có thể phụng sự nhân loại cho được hiệu quả nhất? Đó là phương châm tối hậu để làm tiêu chuẩn cho việc chọn lựa nghề nghiệp của mỗi người. Ta nên coi mình như những phần tử của nhân loại. "Phụng sự kẻ khác, tức là phụng sự Thượng Đế một cách cao cả nhất." đó là một câu thường được lập đi lập lại trong các cuộc soi kiếp. Một câu khác nữa cũng thường được nhắc lại nhiều lần: "Kẻ nào muốn trở nên cao cả nhứt trong các ngươi, là kẻ chịu làm tôi tớ phụng sự cho tất cả." "Chỉ có một lý tưởng duy nhất, là làm cho mọi lý tưởng của ta đều hỗn hợp với sức mạnh Sáng Tạo của Vũ Trụ; làm cho thể xác, trí tuệ, tâm linh của chúng ta trở nên mãnh lực tích cực hoạt động để bồi đắp, trợ giúp cái sức Sáng Tạo nói trên và cho nhân loại." Đi kèm với phương châm này, ông Cayce còn nói rằng vấn đề tiền bạc, danh vọng ở đời phải đi sau ý muốn phụng sự, và chỉ là những vấn đề phụ thuộc mà thôi. Một đứa trẻ mười ba tuổi có nhiều khả năng và chưa biết nên theo học về ngành nào, đặt câu hỏi: "Tôi phải phát triển khả năng nào để khi đến lúc trưởng thành tôi có thể thành công về phương diện tiền bạc?" Câu trả lời là: "Em hãy quên vấn đề tiền bạc, mà chỉ nên nghĩ rằng em có thể trợ giúp bằng cách nào để làm cho cõi thế gian trở nên một cõi giới tốt lành hơn. Đừng khi nào lãng phí công lao cố gắng chỉ vì vấn đề tiền bạc. Tiền bạc sẽ đến với ta khi ta dùng khả năng của mình để phụng sự nhân loại." Một người khác hỏi: "Tôi nên theo đuổi ngành hoạt động nào để có thể kiếm được nhiều tiền nhất?" Câu trả lời cho ông là: "Anh hãy gác lại vấn đề tiền bạc. Vấn đề tiền phải là cái hậu quả của sự thành thật cố gắng muốn sống cách nào để giúp cho kẻ khác cùng đi trên con đường tiến hóa với mình. Sự thịnh vượng về vật chất phải đi sau lý tưởng phụng sự. Chỉ có Thượng Đế mới cho ta sự phú quý thịnh vượng, nếu ta xứng đáng." Một nhà xuất nhập cảng được lời khuyên sau đây: "Phương cah6m của ông phải là: Tôi muốn phụng sự đồng loại của tôi, để cho họ có thể dùng tôi làm cái đà tiến bước. Tiền tài danh vọng sẽ đến với tôi như những kết quả của một đời tốt lành và phụng sự; chứ ta không nên coi nó như những miếng mồi thơm vì nó mà ta phải hành động trái với lương tâm để chiếm đoạt cho được." Nguyên tắc thứ ba là: "Hãy xử dụng những gì mình đang có trong taỵ Hãy bắt đầu từ chỗ vị trí hiện tại của mình bây giờ." Câu này dường như thừa, vì đó là lẽ hiển nhiên. Tuy vậy, cũng như những sự thật hiển nhiên khác, nó cần được lập lại, vì người ta vốn hay khinh thường những điều giản dị và gần với mình, để đi tìm những chuyện xa vời, khó khăn. Có nhiều người muốn phụng sự nhân loại, nhưng lại có một lý tưởng quá viễn vông, không thiết thực, hoặc không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tron khi họ nhìn thấy cái mục đích cao cả, đáng cho họ theo đuổi, thì họ lại bị mắc kẹt trong một cuộc đời phức tạp mà họ không thể nào thoát ra khỏi. Những trách nhiệm gia đình, hay những trở lực về tài chánh, làm ngăn trở sự thực hiện lý tưởng của họ. Đối với những người này, những cuộc soi kiếp thường khuyên rằng: "Người ta chỉ có thể xử dụng những gì người ta có trong lúc này." Cuộc hành trình dài muôn dặm đường chỉ bắt đầu bằng một bước chân. Bước chân đầu tiên đó, người ta phải làm ngay bây giờ ở chỗ vị trí hiện tại. Một người đàn bà 49 tuổi hỏi ông Cayce: "Tôi phải làm công việc gì trong đời tôi?" Câu trả lời là: "Bà hãy giúp đỡ những kẻ yếu đuối và những kẻ vấp ngã; giúp thêm sức mạnh và can đảm cho những kẻ thất bại." Bà ấyhỏi: "Bằng cách nào tôi có thể làm công việc đó?" Bà hãy bắt đầu với những cơ hội hiện tại. Hãy sử dụng những gì bà đang có và bắt đầu ngay ở chỗ bà đang ở. Bà hãy tin tưởng ở nơi Thượng Đế. Bà đừng nói rằng bà muốn làm công việc gì và ở tại nơi nào, mà hãy nói rằng: Tôi tự hiến dâng cho Ngài. Ngài hãy dùng tôi vào bất cứ công việc gì, và bất cứ nơi nào Ngài muốn." Một người đàn bà khác cũng có sự thắc mắc giống như thế. Bà ấy đã 61 tuổi, vợ của một vị lãnh sự nọ Ở một xứ Bắc Âu. Bà ta đã đi du lịch nhiều nơi ở miền Trung Đông và có nhiều kiến thức sâu rộng. Bà ấy hỏi: "Tôi phải làm gì để phụng sự nhân loại một cách hữu hiệu nhất?" Câu trả lời cũng giống như trường hợp kể trên: "Bà hãy làm bất cứ việc gì đến với bà hằng ngày. Không phải những kẻ làm nên những kỳ công hiển hách, tiếng tăm vang dội lẫy lừng như sóng cồn đại hải, mới là những kẻ làm được nhiều việc nhất; mà chính là những người biết đón nhận những cơ hội phụng sự xảy đến hằng ngày. Khi những cơ hội ấy được tận dụng triệt để, thì những dịp tốt lành hơn sẽ xuất hiện, và những công việc phụng sự lớn lao sẽ đến với họ. Đó là bởi vì khi ta dùng những phương tiện đang có trong hiện tại để phụng sự kẻ khác, thì những phương tiện ấy sẽ không bao giờ mất, mà tự nó sẽ đến với ta một cách dồi dào hơn trước." Một người khác cũng nhận được lời khuyên: "Anh hãy bắt đầu ở chỗ vị trí hiện tại của anh. Và khi anh đã làm xong bổn phận. Ơn Trên sẽ khiến cho anh gặp gỡ những cơ hội tốt lành và lớn lao hơn!" Lời khuyên có vẻ triết lý này không những áp dụng cho những người thình lình giác ngộ và có ý muốn phụng sự nhân loại, mà cũng áp dụng cho cả những người muốn làm những việc to tát, vang dội tiếng tăm, bất cứ trên lĩnh vực hoạt động nào. Dường như sự lập đi lập lại trong các cuộc soi kiếp về việc "Người ta cần phải sử dụng những gì mình đang có trong tay và nên bắt đầu từ chỗ vị trí hiện tại của mình," là để chống lại hai khuynh hướng thường tình của người đời; đó là: Sự tê liệt, không hoạt động vì kiến thức hẹp hòi nông cạn; và sự tê liệt vì một tầm nhãn quang quá bao quát rộng lớn. Có nhiều người biết mục đích mà họ muốn thực hiện trên các địa hạt nghệ thuật, văn hóa, khoa học hay chính trị. Nhưng vì một sự tính toán sai lầm, họ bỏ dở giữa chừng và không làm gì cả: Mục đích của họ dường như không thể thực hiện được. Vì họ không biết rõ về tính cách liên tục của mọi cố gắng và mọi sinh hoạt trong đời sống con người, nên họ không nhận thức rằng thời gian không có quan hệ gì cả, và những gì đã bắt đầu trong một kiếp sẽ đem lại kết quả trong kiếp sau. Họ lầm tưởng rằng vì thời gian ngắn ngủi, nên họ không thể thực hiện được mục đích, thí dụ như trở nên một nhạc sĩ tài hoa trong kiếp này. Họ bị tê liệt cả ý chí tiến thủ, bỏ dở việc học âm nhạc: Bởi đó họ đứng một chỗ không tiến thêm nữa, và trong những kiếp sau họ lại khởi sự học lại từ chỗ bắt đầu! Nhưng nếu họ biết áp dụng lời khuyên đầy minh triết của ông Cayce là hãy bắt đầu từ chỗ vị trí hiện tại và xử dụng những gì mình đang nắm trong tay, thì sự tê liệt kia sẽ không còn, và họ sẽ dùng nghị lực của họ để hoạt động theo đúng đường lối, với nhiều triển vọng tốt đẹp và tin tưởng nơi sự thành công trong tương lai. Ngoài ra, có những người nhờ thuết Luân Hồi đã hé mở cho họ nhìn thấy cái viễn ảnh của một tương lai sáng lạn huy hoàng, nhưng họ lại không diễn đạt cái đức tin đó ra bằng những hành động xử thế hằng ngày. Nhiều nhà triết học và nhân chủng học mãi đắm chìm trong việc học hỏi khảo cứu các định luật thiên nhiên trong Vũ trụ, nó cai quản sự tiến hóa tâm linh của nhân loại, đến nỗi họ quên rằng sự tiến bộ của con người không phải chỉ được thực hiện bằng sự học hỏi suông mà thôi. Họ chẳng khác nào như người du khách mãi lo nghiên cứu lộ trình trên tấm bản đồ một cách chăm chú và say sưa đến nỗi họ không bao giờ cất bước ra đi! Họ mảng lo nhồi sọ với những vấn đề trừu tượng siêu hình đến nỗi khi cần phải thực hiện một sự thay đổi tâm tính hay làm một việc hữu ích để giúp đỡ nhân loại, thì lại thờ ơ chểnh mảng và hoàn toàn vô dụng. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce luôn luôn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng dầu cho chúng ta sống trong hoàn cảnh nào, những hoàn cảnh đó đều hoàn toàn thích hợp với tình trạng tiến hóa tâm linh của chúng ta trong lúc hiện tại. Dầu cho chúng ta gặp phải những hoàn cảnh khó khăn trái ngược, chúng ta cũng nên coi đó như là những cái phương tiện để giúp chúng ta lấy đà tiến bước, chớ không nên coi đó như là những chướng ngại. Khi ta biết vượt qua những khó khăn trở ngại đó, thì chúng ta mới được coi như là xứng đáng nhận lãnh những hoàn cảnh tốt lành và thuận tiện hơn. Trong một cuộc soi kiếp có lời khuyên như sau: "Anh hãy nhớ rằng dầu anh sống trong hoàn cảnh nào, điều đó cũng là cần thiết cho sự tiếp xúc hằng ngày với mọi người, và chính là nhờ sự cải thiện từng ngày, từng giờ, từng phút đó mà anh thực hiện cuộc tiến hóa dài hạn của anh trong tương lai. Chính nhờ xây từng viên gạch nhỏ, mà người ta mới dựng nên một ngôi nhà lầu nhiều tầng. Khi một linh hồn đã chuẩn bị saün sàng để phụng sự, nhờ sự công phu cố gắng cải tiến không ngừng từng giờ từng phút, mà những điều kiện cần thiết cho sự tiến hóa của y sẽ xuất hiện để giúp cho y có thể tiến hóa mau hơn, và gặp những hoàn cảnh cùng cơ hội thuận tiện hơn. "Vậy anh hãy xây dựng tương lai của anh cũng như một toà nhà lầu, với những gì anh có saün trong tay, và tuần tự xây thành những viên gạch nhỏ. Anh chớ nên nóng nảy vội vàng và băn khoăn lo lắng: Tất cả mọi sự xây dựng chẳng phải là công trình sáng tạo thiêng liêng của Ngài ử"
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 21
Bí Quyết Đào Tạo Khả Năng
Những điều tiết lộ của ông Cayce về những khả năng của con người và sự phát triển khả năng một cách liên tục từ kiếp này qua kiếp khác, có những ảnh hưởng rất sâu sắc về phương diện thực tế. Trước hết, nó trình bày cho ta thấy những triển vọng vô giới hạn về sự tiến hóa của con người, và điều này tùy ở sự cố gắng của từng cá nhân. Nói về những khả năng tiềm tàng được tích tụ từ lâu trải qua thời gian, thì người ta có thể xử dụng lần hồi chẳng khác nào như một số vốn cất trong ngân hàng. Lẽ tự nhiên, những nguồn tài nguyên tiềm tàng về khả năng và đức tánh của mỗi người hoàn toàn tùy thuộc nơi cố gắng mà y đã thực hiện trong dĩ vãng, và đã tích tụ trong kho tàng tâm linh của y. Điều này cũng áp dụng cho những khả năng của ta trong tương lai. Cũng như những khả năng của chúng ta bây giờ là do sự cố gắng tích lũy từ thuở quá khứ, thì những khả năng mà ta sẽ có trong tương lai cũng là do bởi những cố gắng của ta đang làm ngay bây giờ. Những số vốn nghị lực, thời giờ và công phu khó nhọc mà chúng ta dùng để thu thập một khả năng trong kiếp hiện tại sẽ không phải là mất, mà sẽ mang lại kết quả cho ta xử dụng trong những kiếp tương lai. Trên thế gian có hàng nghìn người âm thầm cố gắng theo đuổi một chí hướng nuôi từ thuở nhỏ mặc dầu họ biết chắc rằng họ không bao giờ thực hiện được. Xét theo lối thường tình, thì đó thật là một việc đáng buồn; nhưng sự cố gắng và thích thú say mê của họ thật ra không phải là hoài công vô ích nế người ta xét lại vấn đề dưới ánh sáng của thuyết Nhân Quả Luân Hồi. Một ông lão cố gắng vun trồng những khóm hoa trong vườn nhà ông, có lẽ không mong ước chiếm giải quán quân về cuộc thi trồng hoa đẹp; hoặc được lời khen tặng và biểu dương trong những tạp chí nông nghiệp. Tuy nhiên, trong lúc hiện tại, ông ta đang xây đắp mầm mống cho sự hiểu biết về ngành thảo mộc học, để rồi trong một kiếp tương lai, nó sẽ đâm chồi nẩy lộc thành những kiến thức sâu rộng về ngành này và làm ông ta trở thành một nhà trồng tỉa trứ danh hay một nhà thảo mộc học uyên bác. Những cố gắng thô thiển và vụng về của một người đàn bà đứng tuổi đang tập vẽ tranh, không phải chỉ là một đầu đề chế giễu của bạn bè thân quyến trong gia đình cô mà thôi; nó còn là những bước đầu cho một nghệ thuật già dặn và chắc chắn để làm cho cô có thể trở thành một họa sĩ tài danh trong một kiếp xa gần trong tương lai. Ông giáo sư âm nhạc trải qua nhiều năm tận tụy với nghề dạy đờn dương cầm, vẫn cố gắng hành nghề một cách vô danh, không tên tuổi. Với thời gian trôi qua, năm tàn tháng lụn, ông không còn nuôi hy vọng trở thành một nhạc sĩ tài danh nữa, nhưng có lẽ ông ta sẽ tự an ủi nếu ông ta biết rằng chính ông ta đang lần bước đi trên con đường sự nghiệp vẻ vang trong những kiếp tương lai. Những tiếng đàn du dương gieo vào tiềm thức của ông một ý niệm chắc chắn về nhịp độ; sự lập đi lập lại những bài đàn dạy học trò, trải qua thời gian đã gieo trong tâm hồn ông những vết ký ức sâu đậm không thể phai mờ về nhạc lý. Chỉ trong một, hai, hay ba kiếp nữa, ông sẽ trở thành một thiên tài về đàn dương cầm, làm cho người đương thời phải ngạc nhiên khâm phục về tài năng xuất chúng của ông. Nói tóm lại, theo thuyết Luân Hồi, không có một cố gắng nào là mất đi. Nếu luật Nhân Quả hành động một cách chắc chắn và vô tư để đem lại cho ta sự trừng phạt về những hành vi bất chính của mình, thì nó cũng hành động một cách vô tư chắc chắn để đem lại cho ta phần thưởng về những cố gắng công phu có tính cách xây dựng. Nếu chúng ta thật tin tưởng nơi điều quan trọng này, thì chúng ta sẽ không bao giờ bị thất vọng trên đường đời. Mỗi giờ phút trôi qua, chúng ta đều tự tạo nên tương lai của mình. Cái tương lai đó được tốt đẹp hay không, là tùy nơi trong lúc hiện tại chúng ta có những cố gắng tốt lành và xây dựng, hay là chúng ta lãng phí thời giờ vô ích để tìm những thú vui vật chất phù du giả tạm của cuộc đời trần thế. Hiểu như thế, người ta sẽ không còn cho rằng giai đoạn cuối cùng của đời người, thường gọi là lúc "Tuổi già", là một giai đoạn bất lực và vô dụng, cần phải nghỉ ngơi, an phận, và không làm gì cả. "Tuổi già" hiểu như thế là một sự dị đoan. Theo các cuộc soi kiếp của ông Cayce, ở xứ Ai Cập cách đây độ mười ngàn năm, đời sống trung bình của con người là trên một trăm tuổi. Sự ăn uống tiết độ, đúng phép vệ sinh, và bí quyết giữ cho tư tưởng được lành mạnh trong sạch, giúp cho con người sống rất lâu, và thậm chí đến lúc tuổi già, họ cũng không đến nỗi rung rẩy lụm cụm. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Khoa Tâm bịnh học (Psychosomatiquie) cũng khám phá rằng sự già nua một phần lớn do bởi một bệnh trạng tâm lý của đương sự, theo đó ý nghĩa rằng y là một người vô ích, vô dụng trong xã hội, và đã đến lúc y cần phải được thay thế bởi những người trẻ. Sở dĩ họ có thái độ đó bởi vì họ có cái quan niệm theo "Chiều ngang" về cuộc đời, tức là một thói quen hay so sánh mình với những kẻ khác trên bình diện "Ngang" trong thời gian và không gian. Nhưng theo thuyết Luân Hồi thì quan niệm chân thật về cuộc đời phải là một quan niệm theo "Chiều dọc". Tự so sánh mình với những người trẻ tuổi hơn, không những là một điều chướng, mà còn là vô ích vì chúng ta chỉ hoạt động để tự vươn mình và tiến bộ lấy cho mình, sự tiến bộ của chúng ta không phải là tương đối với kẻ khác, mà là tương đối với chính mình và với Thượng Đế. Hiểu như thế, ta sẽ không còn thắc mắc ganh tị với những người ở vào một hoàn cảnh tốt lành và thuận tiện hơn hoàn cảnh của ta trong hiện tại. Sự ganh tị chỉ là một ảo tưởng vật chất. Trên phương diện tâm linh, ta không đua tranh với ai cả, nếu không là với chính linh hồn mình. Dầu sao, một người đến lúc tuổi già không nên tự coi như một phế nhân, ở ngoài lề xã hội. Trái lại, trong sự tịch mịch âm thầm, y nên dành thời giờ còn lại để trau dồi một vài khả năng mới, và học hỏi thêm những gì mà trước kia vì bận rộn công việc hoặc vì bổn phận gia đình, y không có thời giờ theo đuổi một cách tận tâm và trọn vẹn. Làm như vậy, y sẽ xây đắp nền tảng cho sự tiến bộ tâm linh của y trong những kiếp sau. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce thường nói rằng chúng ta nên sống một cách xây dựng cho đến lúc cuối cùng trong đời tạ Dưới đây là một vài đoạn có ý nghĩa: "Anh hãy có điều độ trong tất cả mọi chuyện; không nên làm điều gì thái quá. Được như vậy, anh sẽ sống đến trăm tuổi, với điều kiện là anh sẽ sống cách nào để xứng đáng với tuổi thọ của anh. Anh có gì để ban rải cho kẻ kkhác? Nếu anh không có gì để cho ra, thì anh có quyền gì để sống cho chật đất?" Hỏi: "Tôi phải làm sao để tự chuẩn bị cho lúc tuổi già?" Đáp: "Cô hãy tự chuẩn bị cho lúc hiện tại. Tuổi già sẽ làm cho cô khôn ngoan già dặn thêm. Cô hãy dịu dàng, dễ thương và biết thương người, nếu cô muốn được trẻ trung mãi mãi... " Hỏi: "Tôi phải làm gì để khỏi sự bị cô đơn khi tuổi già sắp đến?" Đáp: "Anh hãy săn tay áo lên và bắt tay vào làm một việc gì để giúp đỡ một người nào đó. Anh hãy làm cho người khác vui vẻ hạnh phúc, và hãy tự quên mìn để giúp đỡ người chung quanh. Như thế, anh sẽ không còn sợ sệt lo âu về những gì có thể xảy đến cho mình và sẽ không cảm thấy buồn chán, cô đơn." Hỏi: "Tôi phải làm gì để được yên ổn trong lòng và tìm thấy sự an tịnh?" Đáp: "Anh hãy giúp đỡ kẻ khác. Anh hãy quyết định mỗi ngày làm một điều thiện, hoặc giúp một tay nâng đỡ một việc gì cho một người nào đó cần sự giúp đỡ. Thí dụ: Anh có thể đến viếng thăm một người bịnh, và trò chuyện an ủi họ. Như thế anh sẽ thấy trong lòng yên ổn, không thắc mắc, nghĩ ngợi, lo âu." Như vậy, tính cách liên tục của đời người trở nên một sự thật đầy ý nghĩa, xét về vấn đề phát triển khả năng và đức tánh trải qua nhiều kiếp luân hồi sinh tử. Hiểu được chân lý đó, người ta sẽ không còn có sự ganh tị đối với kẻ khac, vì sự ganh tị là một điều vô ích. Triết gia Emerson nói sẽ có lúc người ta nhận định rằng thói ganh tị là do sự vô minh mà ra. Điều ấy rất đúng, nhưng nó chỉ được hiểu rõ là khi nào người ta hiểu thuyết luân hồi. Những kẻ ganhtị là những người không biết rõ sự kiện này, là bất cứ điều gì người khác làm được, ta cũng có thể làm được; tất cả những gì người khác có, như sắc đẹp, tài năng, danh vọng, giàu sang, đức hạnh... Ta cũng có thể có được, với điều kiện chúng ta chỉ cần thực hiện những cố gắng cần thiết mà thôi. Một thái độ xử thế thích nghi về điểm này đã được diễn tả trong cuộc đời của nhạc sĩ trứ danh Paganinị Người ta thuật lại rằng nhạc sĩ này có lần bị hai năm tù vì mắc nợ không trả được. Trong khi bị giam, hằng ngày ông vẫn chơi một cây đàn vĩ cầm cũ, chỉ có ba dây. Sau khi được phóng thích, ông trình diễn đàn vĩ cầm trước công chúng với một ngón đàn sắc xảo tuyệt diệu hơn trước, làm cho cử tọa phải ngạc nhiên về tài nghệ xuất chúng của ông. Ngón đàn đặc biệt của ông là mỗi khi đến những đoạn nhạc khó khăn nhất, thì ông bèn cắn đứt sợi dây dưới của cây đàn vĩ cầm và tiếp tục kéo đàn chỉ có ba dây! Ngón đàn tuyệt luân này, ông đã học được trong thời gian hai năm ngồi tù. Việc bị giam cầm trong khám là một điều chướng ngại khó khăn và là một nghịch cảnh, nhưng Paganini đã phản ứng một cách xây dựng, chứ không thối chí hay thất vọng. Ngày nay con người còn sống ở thế gian, thì ông còn phải bị những cảnh do quả báo đưa đến. Nhưng chúng ta không nên để ch nghịch cảnh đè bẹp hoặc làm cho ta bị điêu đứng khổ sở; mà trái lại, giữa cơn nghịch cảnh, chúng ta cũng vẫn có thể vui sống với một niều hy vọng. Khi nghịch cảnh xảy đến không thể tránh khỏi, chúng ta có thể chấp nhận nó một cách kiên nhẫn, can đảm và vui vẻ; và như thế, chúng ta xây đắp nền tảng cho sự thành công vẻ vang trong tương lai.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 22
Tiềm Năng Của Con Người
Từ những đoạn trên, chúng ta đã thấy rằng luật Nhân Quả gồm có hai khía cạnh: Khía cạnh liên tục và khía cạnh chấn chỉnh, hay sửa đổi. Nói về khía cạnh liên tục của luật Nhân Quả, thì có nhiều khuynh hướng trái ngược từ thuở quá khứ có thể xuất hiện cùng một lượt trong kiếp này, và tạo nên một sự xung đột bên trong tâm hồn của một người. Trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những khuynh hướng về khả năng hay tánh tình của một người có thể truy nguyên từ những kinh nghiệm của ông trong một kiếp trước. Thí dụ: Một người kia có những khuynh hướng về âm nhạc mà ông đã hấp thụ trong một kiếp trước, nhưng đồng thời ông cũng mang theo một khuynh hướng về ngành dạy học, từ một kiếp trước nữa. Thề là ông có cả hai khuynh hướng về hai ngành học thuật khác nhau: Aâm nhạc và giáo dục. Những khuynh hướng trái ngược này gây ra một sự xung đột âm thầm trong tâm hồn ông, khi ông phải chọn lấy một nghề nhứt định. Ông sẽ là một nhạc sĩ hay một giáo sử Trong nhiều năm, ông bị dày vò bởi một sự lưỡng lự phân vân, không biết chọn lấy nghề nào. Sau khi sự xung đột ngấm ngầm này phải được giải quyết bằng cách dung hòa cả hai khuynh hướng, hay là bỏ một nghề mà chỉ chọn lấy một nghề, tùy theo lý tưởng của đương sự đối với cuộc đời, hay là do sự nhu cầu tài chánh. Một sự xung đột còn khó khăn hơn nữa, là trường hợp mà đươngsự chưa diệt trừ xong một tật xấu cũ. Thí dụ: Một người có thói khinh ngạo, di sản từ một kiếp trước, trong kiếp đó ông lạm dụng quyền thế một cách độc tài đối với một dân tộc bị áp chế. Trong một kiếp sau, ông đầu thai làm một đứa trẻ tàn tật sống trong một túp lều nghèo nàn. Thói khinh ngạo của ông đã bị chận đứng vì luật quả báo, và ông đã bắt đầu tập lấy thái độ khoan dung, ôn hoà với mọi người. Nhưng thói khinh ngạo của ông vẫn chưa được diệt trừ tận gốc, và hãy còn biểu lộ một phần nào. Bởi đó trong kiếp này, ông có hai khuynh hướng trái ngược lẫn nhau trong tâm tính, khi thì ông có thái độ khinh ngạo, khi thì có lòng khoan dung. Chính đương sự cũng biết rõ điều này, và mỗi khi ông nghĩ đến tình bác ái đại hồng trong nhân loại, ông sẽ bắt đầu cố gắng diệt trừ thói kinh ngạo còn tiềm tàng trong người. Nhưng phần nhiều, người ta không ý thức được vấn đề này. Các tập hồ sơ Cayce có chứa đựng rất nhiều trường hợp như trên, mà dưới đây là một trường hợp rõ rệt nhất: Một người kia có hai khuynh hướng trái ngược: Khi thì khép chặt, cách biệt, lạnh lùng; khi thì lại hồn nhiên, cởi mở. Theo cuộc soi kiếp, điều này được truy nguyên từ hai loại kinh nghiệm khác hẳn nhau. Trong một kiếp trước, ông là một tu sĩ trong một nhà tu kín bên Anh, chính kiếp này đã tạo cho ông một tâm hồn khép chặt và lánh đời. Trong một kiếp trước nữa, ông là một người tình nguyện tùng chinh trong cuộc Thánh Chiến hồi thời Trung Cổ; kiếp đó đã giúp cho ông có tâm hồn cởi mở và yêu đời. Sự trái ngược đó làm cho mọi người đều xa lánh, vì họ không dám chơi với một người tính khí bất thường, hôm qua vừa mới vui vẻ hồn nhiên, hôm nay đã lạnh lùng cách biệt! Ông Aldous Huxley có thuật chuyện một tu sĩ Y Pha Nho hồi thế kỷ mười bảy tên là Pierre Claver, hy sinh tận tụy suốt một đời để phụng sự những người da đen nhập cảng từ Phi Châu thường bị ngược đãi và đối xử tàn nhẫn. Tu sĩ thường khuyên những mọi da đen này hãy ăn năn sám hối những tội lỗi của họ đã làm. Ông Huxley nói: "Lời khuyên đó có vẻ dường như không đúng chỗ, nhưng biết đâu tu sĩ có lý là vì dầu ở hoàn cảnh nào, con người cũng vẫn luôn luôn cần phải cứu chuộc lại những tội lỗi và sai lầm trong quá khứ mà họ phải chịu quả báo. Những sự ngược đãi, hung ác, bất công của người đời biết đâu chẳng là những cơ hội để nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những hành động hung dữ, độc ác bất công mà chính chúng ta đã làm trong những kiếp trước?" Ông Huxley còn nêu ra một vấn đề quan trọng: đó là điều ảo tưởng nó làm cho ta nghĩ rằng mình là trong sạch và vô tội. Phần nhiều chúng ta khi lâm nghịch cảnh hay bị những nỗi đau khổ bất công, thường nghĩ rằng mình là oan ức, vô tội mà phải bị thiệt thòi, chớ không nghĩa rằng có lẽ mình đã từng gây ra những nỗi bất công đau khổ cho kẻ khác. Chúng ta luôn luôn tưởng rằng mình tốt lành và vô tội. Có lẽ là do thói kiêu căng vốn tự nhiên trong mọi người, nhưng còn một lý do khác, đó là sự lãng quên: Một định luật thiên nhiên đầy nhân từ và bác ái khiến cho chúng ta quên đi một cái dĩ vãng sai lầm và tội lỗi trong những kiếp quá khứ. Một người đàn bà nọ phàn nàn: "Tôi luôn luôn đối xử tốt lành với tất cả mọi người; nhưng người ta đối xử tệ bạc với tôi như vậy. Con người thật là bạc bẽo và vô ơn!" Chúng ta có thể đáp lại như vầy: "Phải, bà đã tốt lành và lương thiện trong kiếp này bởi vì bà nhận thấy rằng về phần thể chất, bà không đẹp; và bà chỉ có thể thâu phục được lòng người bằng những hành động tốt lành và vị thạ Nhưng đó chỉ là một đức tánh mà bà mới tập. Bà hãy nhình lại kiếp trước: Bà rất đẹp, với một nhan sắc đẹp duyên dáng, sắc xảo, mặn mà, nhưng lòng bà rất độc! Ngày nay, bà chỉ gặt hái lấy những gì bà đã gieo trong kiếp trước. Việc bà bị đối xử độc ác và bất công không phải là do bởi sự vô ơn tệ bạc của người đời; mà đó chỉ là những quả báo của những hành vi độc ác mà bà đã gây ra đối với kẻ khác. Bà đã trồng hoa thơm cỏ ngọt suốt đời, nhưng bà chỉ lấy gai nhọn và trái đắng là những thứ mà bà đã gieo trong kiếp trước. Mùa gặt sau, sẽ đem lại cho bà những hoa thơm trái ngọt mà bà đã gieo trong kiếp này. Trong khi chờ đợi, bà hãy vui lòng nhận lãnh những quả đắng và gai nhọn, nhưng bà đừng thối chí và hãy tiếp tục vun trồng hoa thơm trái ngọt một cách can đảm và đầy tin tưởng... "" Những sự đau khổ và nghịch cảnh trong đời đều có một mục đích giáo dục để đào tạo tánh tình, dầu cho đó là những tai nạn bên ngoài như chiến tranh, dịch lệ, động đất, bão lụt; hoặc đó là những mối xung đột ngấm ngầm trong tâm hồn. Khi nào khoa Tâm Lý Học nhìn nhận rằng tất cả mọi sự đau khổ cay đắng, tai ương và nghịch cảnh của người đời đều có một ý nghĩa sâu xa thâm trầm để dìu dắt họ trên con đường tiến hóa, thì chừng đó ngành học thuật ấy đã tiến được một bước khác lớn.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 23
Khía Cạnh Của Luật Nhân Quả
Trước đây, chúng ta đã thấy trường hợp của người nhạc sĩ mù, mà nguyên nhân là do bởi kiếp trước, trong một bộ lạc dã man ở Ba Tư, ông đã lấy dùi sắt nhọn nung đỏ chọc vào mắt những kẻ tù binh để hành tội những người này. Trong trường hợp này, người ta sẽ đặt câu hỏi: "Tại sao ông lại chịu trách nhiệm về những phong tục bổn xứ hồi đương thời? Tại sao một người phải bị quả báo trong khi ông chỉ thừa hành chức vụ mà xã hội giao phó cho ông?" Thí dụ, hồi xưa nước Pháp dùng những đao phủ quân để hành tội những phạm nhân trên đoạn đầu đài. Người đao phủ ấy chỉ là một công chức của Nhà Nước và làm việc ăn lương của chính phủ. Có thể nào người ấy bị quả báo khi ông thừa hành chức vụ chém đầu tội nhân do luật pháp bắt buộc chăng? Nếu là không, thì tại sao người đao phủ của bộ lạc dã man nước Ba Tư hồi thời cổ, lấy dùi sắt nung đỏ chọc vào mắt tù binh của một bộ lạc cừu địch, lại phải chịu quả báo? Trước đây chúng ta đã thấy rằng không phải hành động gây nên nghiệp quả mà chính là cái nguyên nhân làm động lực bên trong cho hành động ấy, chính cái tinh thần bên trong làm chủ động cho mọi việc làm, mới là cái nguyên nhân tạo nên nghiệp quả. Ngoài ra, còn có vấn đề trách nhiệm chung, hay nghiệp quả công cộng, nghĩa là nếu một xã hội có những tập quán xấu xa, độc ác gây nên đau khổ cho nhiều người thuộc về xã hội đó đều phải chia xẻ một phần nào trách nhiệm và quả báo của xã hội ấy gây nên. Theo ý nghĩa của nền luân lý thông thường, nếu những hành vi tàn bạo như sát phạt, giết chóc, gây thương tích cho kẻ khác, tuyệt đối là những điều ác dữ, thì tất cả những người nào thuộc về thành phần của xã hội tàn bạo đó đều phạm tội, nếu không trực tiếp thì cũng gián tiếp. Tội ác đó càng tăng nếu họ biết rằng phong tục tập quán đó là độc ác, mà họ vẫn tiếp tục tán thành và không làm gì để trừ bỏ những thói tàn bạo hung ác ấy. Và nếu họ trực tiếp nhúng tay vào những hành động hung dữ ấy, thì tội ác của họ càng tăng hơn nhiều. Lấy dùi sắt nhọn chọc thủng mắt những người khác chỉ vì họ là tù binh của một bộ lạc cừu địch, dĩ nhiên là một hành động hung ác bạo tàn. Nếu người đao phủ tự trong lòng ông chống đối việc làm hung bạo này, và chỉ thừa hành chức vụ vì bắt buộc phải tuân lệnh thượng cấp, thì có lẽ ông không gây nên nghiệp ác. Nhưng nếu trong khi thừa hành chức vụ, tự trong lòng ông tán thành việc làm hung ác này, nghĩa là ông cũng nuôi trong lòng một sự hung ác tương đương với phong tục bổn xứ của ông, thì chắc chắn là ông phải chịu quả báo. Vấn đề này được giải đáp một cách mỹ mãn trong kinh Bhagavad Gita của Ấn Độ: "Làm mà như không làm, tuy hữu vi mà vô vi, nghĩa là làm một cách vô tư, với một tinh thần giải thoát, không bám víu, không vụ lợi; đó tức là cái bí quyết của sự hành động cao thượng, siêu thoát, và không gây nên nghiệp quả... " Thậm chí đến tình thương cũng phải là một tình thương vô tư, không tha thiết, không chiếm hữu, một tình thương siêu thoát, chứ nếu không, nó sẽ tạo nên những sợi dây trói buộc trong kiếp sau. Nếu người đao phủ xứ Ba Tư kể trên chỉ thừa hành chức vụ với một tinh thần hy sinh theo như việc làm của những nhà hiền triết thời xưa, không thỏa mãn dục vọng riêng, không có lòng hung dữ bạo tàn và đàn áp kẻ khác, thì ông sẽ không gây nên ác quả. Theo lý luận đó, vì lẽ người ấy đã bị quả báo mù mắt trong kiếp này, nên ta có thể kết luận rằng ông đã nuôi thói hung ác trong khi thừa hành chức vụ, theo phong tục bổn xứ của y. Trong chương mười một, chúng ta đã thấy rằng sự hiểu biết về Luật Nhân Quả không khỏi làm cho người ta băn khoăn lưỡng lự trước một vài vấn đề xã hội, và không biết sẽ hành động như thế nào cho hợp lý. Chúng ta đã thấy rằng trong nhiều trường hợp, sự lạm dụng quyền năng trong những kiếp quá khứ đã đưa đến cảnh nghèo khổ, khó khăn trắc trỏ trong kiếp hiện đại. Nếu phần nhiều sự đau khổ buồn rầu của con người đều do bởi những việc làm ác của họ gây nên trong quá khứ thì ta phải đối xử thế nào với những kẻ hoạn nạn khốn cùng? Ta phải có thái độ như thế nào đối với hoàn cảnh khó khăn đau khổ của kẻ khác? Ta có nên ngảnh mặt làm ngơ và nói như thế này chăng: "Này ông bạn ơi, ông bạn đau khổ vì quả báo của ông bạn tự gây ra, chứ không phải oan uổng gì đâu. Tôi không còn quyền can thiệp vào sự hành động của Luật Nhân Quả." Ta có nên nghĩ rằng sự thiện cảm là một thái độ trái mùa, và lòng nhân từ là một điều không phải chỗ của nó trước sự hành động vô tư của Luật Nhân Quả hay chăng? Có lẽ ta không nên giải đáp những câu hỏi đó một cách hấp tấp vội vàng, và với một sự cảm tình bồng bột. Chúng ta biết rằng một kẻ sát nhân nguy hiểm sẽ không học được bài học của y, nếu vì lòng nhân hậu quá đáng, người ta để cho ông được tự do có điều kiện sau một thời gian giam cầm ngắn ngủi. Chúng ta biết rằng một người học trò dốt không thể học hết chương trình lớp học của y, nếu ông giáo sư quá dễ dãi để cho y về sớm ba giờ mỗi ngày. Chúng ta biết rằng một đứa trẻ không thể biết vâng lời, nếu người mẹ luôn luôn bênh vực con, không để cho nó chịu hình phạt nghiêm khắc và roi vọt của người chạ Chúng ta biết rằng những khó khăn trắc trở và đau khổ của người đời, dưới hình thức những tật nguyền, tại nạn, nghèo khổ... Thật ra là sự biểu hiện ý muốn cải thiện và giáo dục của Thiêng Liêng. Như vậy, làm sao ta dám can thiệp vào sự hành động của Thiên Y, và phá luật lệ thiên nhiên? Thí dụ, chúng ra thấy một người kia sống trong cảnh lầm than khốn khổ, nghèo nàn cơ cực, với một thân hình tàn phế, tật nguyền, chúng ta không khỏi động lòng thương hại. Nhưng nếu chúng ta xét mọi sự theo khía cạnh Nhân Quả, chúng ta cũng có thể nhìn thấy con người bất hạnh ấy dưới một hình thức khác. Chúng ta có thể nhìn về dĩ vãng và tưởng tượng người ấy trong một vai trò khác, với một bộ y phục khác và sống trong một thời đại khác hơn bây giờ. Chúng ta có thể tưởng tượng con người vô phước ấy dưới những nét của một vị lãnh chúa nước Nga hồi thời Nga Hoàng; một vị lãnh chúa có một thân hình cao lớn, lực lưỡng, khỏe mạnh, nhưng lại hung tợn, độc ác và vô nhân đạo. Với những tài sản khổng lồ, giàu sang không kể xiết, ông đã tỏ ra lạnh nhạt dửng dưng trước sự đau khổ của những người nông dân đã làm việc cặm cụi suốt đời để làm giàu cho ỵ Với một thân hình tráng kiện, sức khỏe dồi dào, ông ra hiên ngang hống hách, khinh thường những kẻ yếu đuối, đối xử tàn nhẫn với đàn bà, trừng phạt thẳng tay không chút lòng thương xót đối với những kẻ đã làm mất lòng ông. Đó là hình ảnh cho người của ông trong kiếp trước. Nhìn chung quanh ông, ta thấy những nạn nhân của ông đang sống vất vưỡng, dở chết dở sống trên những vùng hoang vu lạnh lẽo ở xứ Tây Bá Lợi Á, do bởi ông đã dùng quyền lực áp chế để đày ải họ sang xứ này. Ta thấy những trẻ con xanh xao gầy còm, mặt mày ngơ ngác vì đói lạnh, bởi cha mẹ chúng là những nông dân nô lệ, suốt đời phục dịch vị lãnh chúa tàn bạo, nhưng vẫn không đủ cơm ăn áo mặc, vợ con phải chịu đói rách quanh năm. Khi chúng ta nhìn thấy cảnh tượng kiếp trước của người ấy như thế, một cảnh tượng có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, trong những thời đại đã qua, thì chúng ta biết rằng ông sẽ có lúc phải trả quả báo về những tội ác của ông đã làm. Và ngày nay, chúng ta đã gặp lại ông trong bộ áo của một kẻ hành khất khốn khổ lầm than, thân hình tàn phế, chúng ta có thể nào còn thương hại ông được chăng? Gặp cảnh này, chúng ta đã đứng trước một vấn đề tâm lý, luân lý và xã hội có một tầm quan trọng rất lớn, một vấn đề mà chúng ta cần phải hiểu rõ trong việc xử thế hằng ngày. Người ta đã tìm thấy một phương pháp giải quyết vấn đề này trong chế độ xã hội của một xứ trên thế giới là xứ Ấn Độ. Vấn đề mà chúng ta nêu ra khi chúng ta vừa mới chấp nhận thuyết Luân Hồi, người Ấn Độ đã từng biết rõ từ bao nhiêu thế kỷ về trước. Người Ấn Độ đã giải quyết vấn đề này bằng cách không can thiệp vào sự hành động của luật nhân quả. Điều này giải thích một phần lớn thái độ thản nhiên của họ đối với những kẻ đau khổ, hoạn nạn, khốn cùng, và cách đối xử đặc biệt mà họ dành cho những người thuộc gia cấp cùng đinh (paria) Chế độ giai cấp ở Ấn Độ vốn căn cứ trên pháp luật của đức Manou, một luật gia và triết gia danh tiếng của Ấn Độ thời cổ. Cũng như Platon, Ngài tuyên bố rằng theo luật tự nhiên, xã hội loài người chia ra từng thành phần, tùy theo công việc hay chức nghiệp của mỗi người. Điều huấn thị này về sau trở nên một tập quán xã hội, và tập quán đó dần dần kết tinh lại thành ra một trật tự về giai cấp. Truyền thống, phong tục và thói dị đoan của một dân tộc gồm đến chín mươi phần trăm những kẻ thất học, đã làm cho tập quán nói trên trở thành bất di dịch, không thể sửa đổi. Gia cấp hạ tiện gồm thành phần những người làm những công việc ti tiện, thấp kém nhất trong xã hội. Giai cấp này về sau trở nên thành phần "Bất khả tiếp xúc" (intouchable), do sự lý luận rằng nếu họ đầu thai làm những người thuộc giai cấp hạ tiện đó, là để trả quả báo về những việc làm xấu xa và tội ác của họ trong một kiếp trước. Bởi sử lý luận đó, người ta không can thiệp vào luật Trời khiến cho họ phải lầm than khổ sở, mà cứ dửng dưng trước sự hành động tự nhiên của Luật Quả Báo. Nếu chúng ta chấp nhận lý lẽ thứ nhứt của người Ấn Độ, theo đó Luật Nhân Quả đặt để ta vào một hoàn cảnh hay thân phận thích nghi, tương xứng với nghiệp quả của mình, và nếu chúng ta cũng chấp nhận luôn lý lẽ thứ hai của họ về đẳng cấp trong xã hội, thì ta thấy rằng lập luận của họ rất vững chắc và rất có lý. Lập luận ấy dầu rằng có cái lý lẽ vững chắc, nhưng nếu nó đưa chúng ta đi đến kết luận là phải dửng dưng trước sự đau khổ của kẻ khác, thì đó thật là một điều đáng buồn! Tuy thế, ta cũng thấy có những người luôn luôn cố gắng hoạt động trong các công trình cứu tế để làm dịu bớt sự đau khổ của nhân loại. Đó là bởi vì họ có lòng nhân từ bác ái đến một mực độ rất cao. Thấy vậy, lòng bác ái tức là tình thương bao la phủ nhận lý luận của những kẻ thản nhiên, bất can thiệp, mặc dầu lý luận này bề ngoài dường như có lý. Chính đó là ý nghĩa lời răn dạy của đấng Christ, vì Ngài đã dành trọn cuộc đời để đi truyền giáo và chữa bịnh cho người thế gian mê lầm và đau khổ. Cuộc đời của đấng Christ đã chứng minh rằng dầu cho tội lỗi của con người nặng đến đâu, ta cũng phải luôn luôn đưa ra một cánh tay cứu giúp. Cuộc đời của ông Edgar Cayce tuy không thể đem so sánh với đấng Christ, nhưng ông cũng là một người cái tinh thần cứu độ chúng sinh giống như đấng Christ, vì trong bốn mươi năm, ông đã hoạt động với một tấm lòng nhiệt thành và bác ái để cứu giúp những người đau khổ từ thể xác đến tinh thần. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đều xác nhận rõ ràng quan niệm này, là đời người bị chi phối và cai quản bởi một định luật rất khoa học, đó là Luật Nhân Quả mà phương Đông đã biết rõ từ lâu đời. Đồng thời, những cuộc soi kiếp đó cũng xác nhận định luật bác ái nhân từ và lý tưởng phụng sự, là những điểm cốt yếu trong giáo lý của mọi tôn giáo. Không cần biết về tội lỗi của người khác ra sao trong những kiếp quá khứ, chúng ra nên cố gắng giúp đỡ họ, và đừng lầm tưởng rằng làm như thế, chúng ta có thể can thiệp vào sự hành động của Luật Nhân Quả. Ngoài ra, chúng ta nên hiểu rằng dửng dưng nguội lạnh trước sự đau khổ của kẻ khác cũng là một tội ác mà chúng ta phải chịu quả báo về sau này. Một khía cạnh khác của vấn đề tế nhị này là con người có quyền tự do ý chí trong mọi hành động, và không phải tất cả mọi việc lớn nhỏ trong đời đều đã được định saün từng chi tiết theo một cái định mệnh bất di dịch. Bởi đó, sự cố gắng của chúng ta để giúp đỡ một người đau khổ hoạn nạn, không phải chỉ là một kinh nghiệm bản thân cần thiết cho ta để tự cải thiện lấy mình trong sự thực hành tình bác ái mà thôi, nó còn là một điều quý báu có thể làm thay đổi cả một thái độ tinh thần, và cả một cuộc đời của đương sự. Xét cho cùng, ta nên hiểu rằng nghiệp quả là do tư tưởng tạo nên. Sự sinh hoạt trái đạo, cách xử thế sai lầm, nguyên nhân là do sự lầm lạc trong tư tưởng. Bởi đó, người ta chỉ có thể hoàn toàn thay đổi thái độ đối với cuộc đời bằng ách hoàn toàn cải tạo tư tưởng. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã tuyên bố một cách rất đúng rằng tư tưởng chính là sức mạnh sáng tạo, và trừ phi có sự thay đổi tư tưởng ở tự nơi mình, người ta không thể nào cứu chuộc và sửa đổi lại những nghiệp quả xấu đã gây từ trước. Hiểu theo một ý nghĩa thần bí, các tôn giáo cho rằng Thượng đề sáng tạo ra con người; những theo ý nghĩa thiết thực thì con người tự sáng tạo lấy mình! Luật Nhân Quả là cái định luật theo đó con người tự tạo nên cái thân phận sang hèn, may rủi, tốt xấu, vui buồn của chính mình. Luật Nhân Quả đặt con người trong sự kiềm tỏa, trói buộc và đặt ông trong vòng kỷ luật để cho ông tự tu tiến lấy bản thân, nhưng đồng thời nó cũng là kẻ giải phóng và là một người bạn tốt. Biết rõ điều này, người Phật tử luôn luôn giữ thái độ hồn nhiên, thanh thoát trước mọi nghịch cảnh, mọi nỗi thăng trầm chìm nổi của cuộc đời và nói: "Phật Pháp là chỗ trú ẩn của tạ" Đối với những người thông hiểu mục đích tốt lành của mọi định luật thiên nhiên trong Trời Đất, thì câu nói đó cũng có ý nghĩa đầy đủ với những tính cách an ủi và khích lệ như câu tương tự của người tín đồ Gia Tô Giáo: "Chúa Trời là niềm vui, là Ánh Sáng, và là đấng Che Chở của tạ"
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 24
Một Phương Châm Xử Thế
Trong thời gian chữa bệnh giúp đời, ông Cayce đã nhận được nhiều thơ tín từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. Đọc những bức thư đó, người ta không khỏi lấy làm buồn tủi, nghẹn ngào và động lòng trắc ẩn trước bao nỗi đoạn trường, đau khổ, lầm than của nhân loại. Ông Cayce đã không quản công lao khó nhọc, làm việc không tiếc thân, bất kể ngày đêm, để giúp đỡ tất cả mọi người bằng những cuộc soi tiền kiếp, giúp đỡ và bày vẽ phương pháp điều trị bịnh tật, cùng phương pháp giải quyết những nỗi khó khăn đau khổ trong cuộc đời của họ. Có những bức thư trình bày những nỗi thắc mắc, băn khoăn của đương sự, chẳng hạn như của một thiếu phụ viết như sau: "Tôi tự hỏi không biết ông có thể dành cho tôi một cuộc soi kiếp để giúp ý kiến về đời sống tình cảm của tôi chăng? Tôi thật không còn biết tính sao? Tôi muốn tái giá và hy vọng có một gia đình ấm cúng, hạnh phúc, nhưng tôi e ngại không biết có lấy được người chồng vừa ý hay không, hay là có lẽ tôi không nên nghĩ đến việc tái giá nữa? Và chắc có lẽ cũng không có ai thương yêu tôi?" Một người đàn bà khác viết: "Làm sao cho chồng tôi thay đổi tính tình, để cho gia đình tôi được sống trong bầu không khí yên vui và hạnh phúc?" Những người viết thơ bày tỏ tâm sự, dầu là thông minh hay dốt nág, giàu hay nghèo, sang hay hèn, tất cả đều tiết lộ cho ta thấy sự thắc mắc băn khoăn của nhân loại. Dầu họ là những người nhút nhát, tánh tình khép chặt, cô đơn, bệnh tật, thất bại trên đường đời hoặc gia đình rối rắm, họ đều có một nguyện vọng chung, là cải tiến tình trạng hiện tại để làm cho số phận của họ trở nên tốt đẹp hơn. Trong hầu hết mọi trường hợp, họ đều được cho biết rằng nguyên nhân tình trạng đau khổ của họ là do chính họ tự gây ra. Đó là điểm đầu tiên mà đương sự phải nhìn nhận. Xét cho cùng, mỗi người tự tạo lấy những khó khăn đau khổ cho mình, và bởi đó chính họ phải tự giải quyết những nỗi khó khăn đau khổ đó. Bất luận sự khó khăn trắc trở đó như thế nào, như khổ về sự cô đơn; hoặc vì người chồng tánh tình xung khắc, không thể cùng nhau hòa hợp; vì một đức con hư hỏng; một hoàn cảnh chật hẹp tù tùng chẳng hạn; chúng ta chỉ có thể vượt qua được sự khó khăn bằng cách tự sửa đổi lấy tâm tính của mình. Điều cần phải sửa đổi, chính là cái thái độ tinh thần và cách xử thế hằng ngày của chúng ta vậy. Hãy dẹp bỏ tánh hay chỉ trích, chê bai, saün sàng lên án những người chung quanh, tánh thù vặt, kiêu căng, ngã mạn, dửng dưng, lạnh lùng. Hãy trừ bỏ thói ích kỷ, khinh mạn, đố kỵ. Những khó khăn chướng ngại của ta chỉ có thể giải quyết được bằng cách tu sửa tánh tình, tập lấy những đức tính tốt lành, nhân đức, thuộc về địa hạt tâm linh. Sự giáo dục tâm linh và thay đổi thái độ trong cách xử thế hằng ngày phải được đặt trong khuôn khổ một sự hiểu biết sâu xa về Vũ Trụ, cùng những mối liên quan về Vũ trụ và Con Người. Quan niệm do biểu lộ rõ rệt trong các tập hồ sơ Cayce và những cuộc soi kiếp mà ông đã thực hiện cho hằng trăm người. Quan niệm ấy gồm có những đường lối đại cương như sau: Có một Quyền Năng Sáng Tạo vô biên mà người ta gọi là Thượng Đế. Mỗi linh hồn là một phần tử của Thượng Đế. Đời người có một mục đích, và diễn ra một cách liên tục. Đời sống con người vẫn tiếp tục luôn luôn sau khi chết. Đời người được cai quản bởi những định luật Luân Hồi và Nhân Quả: "Thực hiện lòng bác ái tức là thuận theo Cơ Trời." "Ý chí con người tạo nên định mệnh" "Tư tưởng có một quyền năng sáng tạo." "Sự giải đáp cho mọi vấn đề khó khăn là ở tự nơi linh hồn mỗi người... " Căn cứ trên những điều ấy, là những điều răn dạy sau đây: "Ta hãy bắt đầu tìm hiểu những mối tương quan giữa mình và những Sức Mạnh Sáng Tạo của Vũ Trụ, hay Thượng Đế." "Ta hãy đặt mục đích và lý tưởng trong đời mình, và hãy cố gắng thực hiện những lý tưởng đó." "Hãy hoạt động, kiên nhẫn, và vui vẻ luôn luôn." "Đừng nghĩ đến kết quả của việc làm, hãy dâng mọi kết quả lên Thượng Đế." "Đừng trốn tránh những khó khăn xảy đến cho tạ" "Hãy làm mọi việc lành để giúp đỡ kẻ khác." Nhiều người phương Tây không chấp nhận quan niệm của những tôn giáo Phương Đông về Vũ trụ và nhân sinh, nhưng quan niệm này đã được những cuộc soi kiếp của ông Cayce xác nhận. Tuy nhiên, mặc dầu họ không thể chấp nhận quan niệm đó vì thiếu bằng chứng khoa học xác đáng, chặt chẽ hơn là những bằng chứng trong hồ sơ Cayce, họ cũng không thể phủ nhận một cách dễ dàng tánh cách đúng đắn, hợp lý và làm thỏa mãn lý trí của thuyết Luân Hồi, cùng lập luận vững chắc và thỏa đáng của thuyết ấy trên các phương diện tâm lý, luân lý và khoa học. Đối với người nào có thể chấp nhận thuyết Luân Hồi, thì nó đem lại cho họ một lẽ sống mới, một kim cỉ nam để soi hướng vàdìu dắt họ trên đường đời, và một sự quả quyết chắc chắn rằng họ sẽ không bị lạc bước trong chốn mê đồ gồm những sức mạnh tối tăm, cuồng loạn, và không mục đích.
Dale Carnegie
Những bí ẩn của cuộc đời
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 25
Kết luận
Trong những trang vừa qua, chúng ta đã đi hết một quãng đường dài, bắt đầu từ một câu chuyện nhỏ xảy ra trong một phòng khách sạn ở Dayton, Ohio, Hoa Kỳ, khi ông Edgar Cayce dùng Thần Nhãn trong lúc thôi miên, lần đầu tiên cho biết Luân Hồi là một điều có thật trong cõi Thiên Nhiên. Câu chuyện ấy và những chuyện tương tự khác nối tiếp theo sau về vấn đề Luân Hồi có vẻ dường như một nền tảng chưa đủ vững chắc để xây dựng trên đó cả một tòa lâu đài tâm lý và triết lý mà chúng ta đã thấy những nét đại cương trong quyển sách này. Tuy nhiên, xét về lịch sử khoa học, người ta thấy rằng những sự phát minh lớn lao làm đảo lộn cả một thế hệ, dường như chỉ bắt đầu bằng những câu chuyện nhỏ nhặt vô lý. Một cái đùi ếch bị điện giựt và một mẩu bánh mì mốc meo dường như là những sự vật quá nhỏ mọn không đủ dùng để phát minh ra bình điện khí và thuốc trụ sinh (Penicilline) nhưng sự thật đó chính là những nguyên nhân đưa đến hai sự phát minh kỳ diệu trên. Một ngọn đèn lồng đưa lủng lẳng trong một nhà thờ cổ ở một làng nhỏ bên Ý đã đưa ông Galilée đến việc phát minh ra một đồng hồ thiên văn. Một bồn nước tràn đã giúp cho ông Archimede tìm ra một định luật quan trọng về áp lực của chất nước. Lịch sử đã đưa đến cho ta nhiều thí dụ tương tự. Chúng ta phải nhìn nhận sự thật có thể tìm ra được từ những chỗ rất giản dị tầm thường, và chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên mà thấy người học thức ít ỏi, không tài ba, thiếu văn hóa, nằm trong giấc ngủ thôi miên, lại có thể đưa ra những bằng chứng quan trọng để chứng minh cho một thuyết căn bản lạ lùng về đời sống con người. Chúng ta hãy tóm tắt những gì đã chứng minh cho sự thật của những cuộc soi kiếp của ông Cayce, ngoài ra vô số những bằng chứng hiển nhiên khác về sự thật của hiện tượng Thần Nhãn. Có tất cả bảy điểm chính sau đây: 1.- Sự phân tách tâm lý và diễn tả hoàn cảnh bên ngoài của những người hoàn toàn xa lạ Ở cách xa hàng trăm cây số; và trong hằng ngàn trường hợp, đã tỏ ra đúng ý như thật. 2.- Sự tiên đoán về những thiên tư, khả năng và những điểm khác của đương sự, đã được chứng thực trong nhiều năm sau, không những cho người lớn, mà cũng cho trẻ sơ sinh. 3.- Những đặc điểm về tánh tình của đương sự được truy nguyên một cách hợp lý từ những kinh nghiệm thâu nhập ở các kiếp trước. 4.- Những lời tiên đoán đều đúng và không hề trái ngược nhau, không những trên nguyên tắc đại cương mà thôi, mà cũng trong từng chi tiết nhỏ nhặt, trong hằng trăm các cuộc soi kiếp khác nhau, và ở những thời ký khác nhau. 5.- Những tài liệu lịch sử lu mờ đã được kiểm điểm lại bằng cách tra cứu các văn khố; những tên tuổi của các nhân vật vô danh đã được tìm thấy tại những địa điểm mà các cuộc soi kiếp đã nêu ra. 6.- Những cuộc soi kiếp cùng những lời khuyên mà đương sự đã chấp nhận và nghe theo, đã giúp cho nhiều người thay đổi cuộc đời của họ về các phương diện tâm lý, nghề nghiệp, và sức khỏe thể chất. 7.- Những lời khuyên nhủ và răn dạy có tính cách triết lý và tâm lý trong các cuộc soi kiếp đều hạp với lẽ Đạo, đúng như nền Đạo lý cổ truyền đã từng đem giảng dạy ở Ấn Độ từ nhiều thế kỷ. Nói tóm lại, đó là bảy điều quan trọng chứng minh cho những cuộc soi kiếp bằng Thần Nhãn của ông Cayce, và xác nhận sự thật về thuyết Luân Hồi. Người ta có thể cho rằng đó chưa phải là những bằng chứng cụ thể và mười phần xác đáng, nhưng nó vẫn có giá trị không kém. Dầu cho lập luận khoa học chứng minh rằng Trái Đất tròn, thì đó cũng chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi, chứ chưa có ai đã thật sự thấy tận mắt hình tròn của Trái Đất. Sự thật về hột nguyên tử cũng chỉ là một sự phỏng đoán, chứ chưa có người nào đã thấy tận mắt một hột nguyên tử. Tuy vậy, căn cứ trên những sự ức đoán đó, người ta đã đi du lịch vòng quanh Trái Đất, và đã chế tạo quả bom nguyên tử, mà ảnh hưởng tàn phá mãnh liệt của nó, không ai có thể chối cãi là không có! Như vậy, thật không phải là một điều không tưởng quá đáng mà nói rằng người ta nên bắt đầu có những cuộc sưu tầm và thí nghiệm khoa học về thuyết Luân Hồi, căn cứ trên những cuộc soi kiếp bằng Thần Nhãn của ông Cayce. Những người chủ trương thuyết Luân Hồi chỉ có thể hy vọng rằng những ai muốn tìm sự giải đáp thỏa đáng cho những điều bí ẩn của đời người, hãy chấp nhận thuyết Luân Hồi như một nguyên tắc cốt yếu cho sự tìm tòi của họ. Họ hãy sống với thuyết ấy, hãy cư xử, hành động thuận chiều với nó trong một thời gian, họ hãy tự xét mình, xét người chung quanh, và nhìn xem cuộc đời thế gian theo những nguyên tắc giản dị nhưng rất có ý nghĩa của thuyết Luân Hồi, rồi họ sẽ nhận thấy rằng đâu là Chân Lý. Nếu quả thật thuyết Luân Hồi là một định luật của nhân sinh, do đó con người tiến hóa và trở nên Toàn Thiện; nếu quả thật đó là Chân Lý giản dị của cuộc đời, và là cái bí quyết then chốt của sự sống và của vấn đề đau khổ, thì đây là một sự kiện mới, có thể làm đảo lộn trào lưu tư tưởng của thế hệ, và làm thay đổi được cuộc đời của một số rất đông người. Sự hiểu biết về định luật Luân Hồi sẽ đem đến cho chúng ta một nguồn khích lệ và can đảm. Nó cũng đem đến cho ta một viễn ảnh mới mẻ, tốt đẹp và huy hoàng về Vũ Trụ Nhân Sinh; một sự hiểu biết sâu xa, tế nhị và thâm trầm về cuộc đời, để giúp chúng ra có thể chịu đựng một cách vui vẻ, bình tĩnh và hồn nhiên, tất cả mọi sự thử thách đắng cay và đau khổ của định mệnh.Hết
Mục lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Những bí ẩn của cuộc đời
Dale CarnegieChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Hận ĐờiĐược bạn: Thất Sơn Anh Hùng đưa lên vào ngày: 25 tháng 1 năm 2004 | vanhoc |
HMS Gardiner (K478) là một tàu frigate lớp Captain của Hải quân Hoàng gia Anh hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó nguyên được Hoa Kỳ chế tạo như là chiếc USS O'Toole (DE-274), một tàu hộ tống khu trục lớp Evarts, và chuyển giao cho Anh Quốc theo Chương trình Cho thuê-Cho mượn (Lend-Lease). Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Anh được đặt tên theo Đại tá Hải quân Arthur Gardiner (? -1758), Hạm trưởng chỉ huy chiến hạm và đã tử trận khi chiếm chiến hạm Pháp Foudroyant vào năm 1758. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu, hoàn trả cho Hoa Kỳ năm 1945 nhưng rút biên chế và xóa đăng bạ ngay sau đó, và cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1947.
Thiết kế và chế tạo
Những tàu frigate lớp Captain thuộc phân lớp Evarts có chiều dài chung , mạn tàu rộng và độ sâu mớn nước khi đầy tải là . Chúng có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn ; và lên đến khi đầy tải. Hệ thống động lực bao gồm bốn động cơ diesel General Motors Kiểu 16-278A nối với bốn máy phát điện để vận hành hai trục chân vịt; công suất cho phép đạt được tốc độ tối đa , và có dự trữ hành trình khi di chuyển ở vận tốc đường trường .
Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo /50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội 1,1 inch/75 caliber bốn nòng và chín pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu.
O'Toole (DE-274) được đặt lườn tại Xưởng hải quân Boston ở Boston, Massachusetts vào ngày 20 tháng 5, 1943; con tàu được đặt theo tên Thiếu úy Hải quân John Albert O'Toole (1916-1942), người phục vụ trên tàu vận tải chuyển quân và đã tử trận tại Morroco vào ngày 8 tháng 11, 1942 khi tham gia Chiến dịch Torch; ông được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 7, 1943, rồi được chuyển giao cho Anh Quốc vào ngày 28 tháng 9, 1943 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS Gardiner (K478) dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Robert Sydney Hopper.
Lịch sử hoạt động
Trong quá trình phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh, Gardiner hoạt động trong vai trò chính là hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương từ năm 1943 đến năm 1945.
Sau khi chiến tranh chấm dứt tại Châu Âu, Gardiner được cho xuất biên chế vào ngày 28 tháng 9, 1943, rồi được hoàn trả cho Hoa Kỳ tại Xưởng hải quân Boston ở Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 2, 1946, nhằm giảm bớt chi phí mà Anh phải trả cho Hoa Kỳ trong Chương trình Cho thuê-Cho mượn (Lend-Lease). Con tàu được bán cho hãng Atlas Steel and Supply Company vào ngày 10 tháng 12, 1946 để tháo dỡ.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Photo gallery of HMS Gardiner (K478)
Navsource Online: Destroyer Escort Photo Archive OToole (DE-274) HMS Gardiner (K-478)
uboat.net HMS Gardiner (K 478)
Lớp tàu frigate Captain
Lớp tàu hộ tống khu trục Evarts
Khinh hạm của Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu frigate trong Thế Chiến II
Tàu được Hải quân Hoa Kỳ chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu thủy năm 1943 | wiki |
Soạn bài tổng kết văn học tiếp theo lớp 9 HK 2
Hướng dẫn
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
Mục này nói về cấu trục của nền văn học, tức là chỉ ra các bộ phận và thành phần hợp thành nền văn học ấy.
Dựa vào bảng thống kê các tác phẩm đã làm, cho biết văn học Việt Nam, cũng như nhiều nên văn học khác, được tạo thành từ hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết.
Các ý chính trong mục này:
Văn học dân gian
– Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung, phát triển trong các thời kì lịch sử tiếp theo. Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian (folkore).
– Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân. Vì không phải là tiếng nói của mỗi cá nhân nên văn học dân gian chỉ chú ý chọn lựa những cái gì tiêu biểu chung cho nhân dân hay mỗi tầng lớp trong quần chúng.
– Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng, thường có hiện tượng dị bản.
– Có vai trò quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của nhân dân và là kho tàng phong phú cho văn học viết khai thác, phát triển.
– Văn học dân gian Việt Nam bao gồm văn học của nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam. Văn học dân gian nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thời đời trung đại, khi văn học viết đã ra đời và phát triển.
– Về thể loại, văn học dân gian Việt Nam có hầu hết các thể loại chủ yếu trong văn học dân gian thế giới, đồng thời lại có một số thể loại riêng (vè, truyện, thơ, chèo, tuồng, đồ…).
Văn học viết
Xuất hiện từ thế kỉ X, trong thời kì giành lại được nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Các thành phần của văn học viết xét về mặt văn tự bao gồm: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ quốc ngữ.
– Văn học chữ Hán: xuất hiện từ buổi đầu của văn học viết và tồn tại, phát triển trong suốt thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đế hết thế kỉ XIX) và còn có một số tác phẩm ở thế kỉ XX.
Văn học chữ hán tiếp thu nhiều yếu tố của văn hóa và tư tưởng Trung Hoa, nhưng vẫn là một thành phần của văn học Việt Nam, mang tinh thần dân tộc, thể hiện đời sống, tư tưởng, tâm lí dân tộc.
– Văn học chữ Nôm: xuất hiện muộn hơn văn học chữ Hán (ở thế kỉ XIII, nhưng tác phẩm cổ nhất còn lại đến nay là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV). Văn học chữ Nôm phát triển song song với văn học chữ Hán và đặc biết mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII – XIX, mà những đỉnh cao tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương.
– Văn học chữ quốc ngữ: chữ quốc ngữ xuất hiện từ thế kỉ XVII, đến cuối thế kỉ XIX mới được dùng để sáng tác văn học. Từ đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi và dần trở thành văn tự gần như duy nhất dùng để sáng tác văn học ở nước ta.
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc, tuy không phải các thời kì văn học đều trùng khít với các thời kì lịch sử.
Văn học Việt Nam (chủ yếu là nói văn học viết) trải qua ba thời kì lớn:
– Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (còn được gọi là thời kì văn học trung đại): Ở thời kì nfay, nền văn học phát triển trong môi trường xã hội phong kiên trung đại qua nhiêu giai đoạn, về cơ bản vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập, tuy phải chống lại nhiều cuộc xâm lượt và cả ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Văn học ở thời kì trung đại có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, về quan niệm thẩm mĩ, về hệ thống nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, về quan niệm thẩm mĩ, về hệ thống thể loại, ngôn ngữ. Văn học trung đại Việt Nam đã có những giai đoạn phát triển mãnh mẽ, kết tinh được thành tựu ở những tác giả lớn, những tác phẩm xuất sắc, cả chữ Hán và chữ Nôm.
– Từ đầu thế kỉ XX đến 1945: văn học chuyển sang thời kì hiện đại. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp, tiếp đó là cuộc khai thác thuộc địa của chúng đem lại nhiều biến đổi sâu rộng về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng ở nước ta vào đầu thế kỉ XX. Nền văn học vận động theo hướng hiện đại hóa, có những biến đổi toàn diện và mau lẹ, nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa, có những biến đổi toàn diện và mau lẹ, nhanh chóng kết tinh được những thành tựu xuất sắc ở giai đoạn 1930 – 1945, ở cả thơ và văn xuôi.
– Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: nền văn học của thời đại mới – thời đại độc lập, dân chủ và đi lên chủ nghĩa xã hội. Văn học đã trải qua hai giai đoạn: 1945-1975 và từ sau 1975 đến nay.
+ Giai đoạn 1945- 1975: Cả dân tộc phải tiến hành liên tiếp hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Văn học đã phục vụ tích cực cho hai cuộc kháng chiến và các nhiệm vụ cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh, đã sáng tạo những hình ảnh cao đẹp về đất nước và con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến, trong lao động xây dựng.
+ Từ sau 1975: Văn học bước vào thời kì đổi mới. Mở rộng phạm vi tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ – đó có thẻ coi là những đặc điểm nổi bật văn học trong thời kì đổi mới.
Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam
Ở mục này, SGK chỉ nêu một cách khái quát nhất những nét được coi là đặc sắc nổi bật về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết. Về nội dung tư tưởng, chỉ nêu ba điểm nổi bật: tinh thần yêu nước, ý thức cộn đồng, tinh thần nhân đạo, sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan. Về mặt nghệ thuật, chỉ nêu một đặc điểm về quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật.
– Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là truyền thống tinh thần nổi bật của dân tộc ta xa xưa và đã trở thành nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt qua các thời kì phát triển của văn học Việt Nam.
– Tinh thần nhân đạo cũng là một truyền thống tư tưởng sâu đậm của văn học Việt Nam. Tư tưởng ấy có sự phát triển với những biểu hiện phong phú, đa dạng qua các thời kì và mỗi giai đoạn văn học.
– Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan cũng là một nét đặc sắc của văn học Việt Nam, thể hiện sức sống và đặc điểm tâm hồn dân tộc.
– Về quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật: văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác của ta thường được kết tinh trong những tác phẩm gọn, có quy mô không lớn, chú trojgn sự tinh tế mà dung dị có vẻ đẹp hài hòa.
Hướng dẫn học bài
1. Căn cứ vào bảng thống kê tác phẩm đã chuẩn bị ở nhà để làm bài này. Có thể kết hợp làm khi tìm hiểu mục Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
2. Yêu cầu phân biệt được trên những nét chính như sau:
– Văn học dân gian là sản phẩm của quần chúng nhân dân, không mang tính cá thể. Còn văn học viết là sản phẩm trực tiếp của nhà văn, mang dấu ấn cá nhân tác giả.
– Văn học dân gian chỉ chọn lọc, khái quát nhưng cái chung tiêu biểu cho cộng đồng (toàn thể nhân dân hay một tầng lớp, bộ phận trong quần chúng). Trong văn học viết, đặc biệt là ở thời kì hiện đại, văn học không chỉ quan tâm đến những cái chung mà còn chú ý tới số phận, tính cách và mọi vấn đền của cá nhân con người.
– Văn học dân gian được sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, còn văn học thì phải bằng chữ viết và các hình thức ghi chép, lưu giữ lại được (trên thẻ tre, đá, khắc gỗ, trên giấy…).
3. Tìm ảnh hưởng cuqr VHDG đến văn học viết trên nhiều phương diện như: Thể loại, các mô – típ chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh và chi tiết nghệ thuật, thành ngữ tục ngữ, ca dao …. được vận dụng vào văn học viết, Trong Truyện Kiều và thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đã được vận dụng thích hợp. Những bài thơ hiện đại như Con Cò (Chế Lan Viên), khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (Nguyễn Du) là những ví dụ tiêu biểu về việc vận dụng thành công ca dao – dân ca.
B.SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN
Mục này nhăm ôn lại kiến thức về các thể loại của VHDG đã học ở lớp 6 và lớp 7. HS nhắc lại các định nghĩa vắn tắt về từng thể loại, minh họa bằng những tác phẩm VHDG đã học và những tác phẩm quen thuộc khác.
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂ HỌC TRUNG ĐẠI
Mục này trong SGK tập trung vào các thể thơ, ngoài ra còn đề cập đến các thể văn xuôi, truyện thơ và các thể chính luận. Các em hãy trình bày theo nội dung và trình tự tron SGK. Cần lấy những dẫn chứng minh họa từ các tác phẩm đã học. Khi nói về thể thất ngôn bát cú, có thể chép một bài thơ tiêu biểu rồi chỉ ra luận bằng trắc, đối, niêm giữa các câu trong bài thơ.
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Thể loại văn học hiện đại hêt sức đa dạng, lại biến đổi nhanh chóng vì tính chất dân chủ, không bị ràng buộc quá chặt chẽ vào các quy tắc, đề cao sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn trọng nền văn học hiện đại. | vanhoc |
Nguyễn Hiến Lê
Ý Cao Tình Đẹp
Tác giả : Fulton Oursler
Chuỗi Ngọc Lam
Ngày cô bé Joan Grace đẩy cửa bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong phanh câu chuyện đó. Nhưng báo chí không nêu tên mà cũng không kể chi tiết nên hôm nay tôi xin thuật lại tường tận. Pierre đã được ông nội để lại cho một cửa tiệm bán đồ cổ. Trong cái tủ kính nhỏ xíu anh chất đủ các thứ đồ kỳ cục : vòng, mề đay đeo vào dây chuyền có từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ. Buổi chiều, mùa đông hôm đó, một em gái đứng áp trán vào tủ kính, trố mắt ngó kỹ từng vật cổ lỗ đó như muốn kiếm một vật gì. Bỗng em ngững đầu lên, vẻ khoan khoái rồi đẩy cửa bước vào tiệm. Tiệm tối tăm mà còn bừa bãi hơn mặt tiền nữa. Có những ngăn tủ muốn sập vì chất quá nặng : hộp đựng tư trang, súng lục cũ không còn dùng được nữa, đồng hồ chuông đèn; còn trên sàn thì chất đống nào là giá để củi trong lò sưởi, đờn măng-đô-lin và những đồ cũ kỹ khó mà phân loại được. Pierre ngồi ở sau quầy. Mặc dầu mới ngoài ba mươi mà tóc của anh đã hoa râm. Anh ngó cô bé. Em hỏi : - Thưa ông, con có thể coi chuỗi ngọc lam bày ở tủ kính không ạ? Pierre kéo tấm màn, lấy chuỗi ngọc ra đưa cho cô bé xem. Những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trong bàn tay xanh xao của anh. Em đỡ lấy, thốt lên lời khen : Đẹp quá! Xin ông gói lại thành một gói đẹp cho con. Oierre lạnh lùng ngó em : Có ai sai em đi mua hả? Thưa không. Con mua cho chị Hai con. Chị đã nuôi nấng con từ khi má mất. Đây là lễ Noel đầu tiên chị em con được ở gần nhau. Con muốn tặng chị một món quà đẹp. Pierre nghi ngờ hỏi : - Em có bao nhiêu tiền? Em mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm bạc xu, bảo : - Con đã đập con heo của con ra đấy. Pierre Richard ngó em, vẻ trầm tư. Rồi anh ý tứ cầm chuỗi ngọc lên, sợ em trông thấy giá tiền. Nói thẳng cách nào cho em biết được? Cặp mắt xanh đầy tin tưởng của em gợi cho anh nhớ lại vết thương lòng thời trước. Quay lưng lại em, anh bảo : - Em đợi một chút nhé. Rồi vừa lúi húi làm một việc gì đó, anh vừa quay lại hỏi: - Em tên gì? - Thưa, Joan Grace. Khi quay lại thì trong tay anh đã cầm một gói nhỏ bao bằng giấy lụa đỏ và cột bằng một băng lụa màu xanh lá cây. Anh đưa cho em bé và bảo: - Này, coi chừng em đừng đánh rơi nhé. Em Joan mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt về nhà. Anh nhìn theo, một nỗi buồn mênh mông dâng lên trong lòng. Em nhỏ đó và chuỗi ngọc lam khêu gợi lại một vết thương lòng không bao giờ lành hẳn của anh. Tóc em vàng như lúa chín, mắt em xanh như nước biển; mới mấy năm trước, anh đã yêu một thiếu nữ cũng có mớ tóc đó, cặp mắt đó. Chuỗi ngọc đã tính để tặng nàng. Nhưng một chiếc cam nhông trượt bánh trên con đường trơn trợt một đêm mưa đã làm tiêu tan ước mơ. Từ đó anh sống cô độc, ôn lại hoài nỗi khổ tâm. Anh ân cần lễ độ tiếp khách, nhưng ngoài công việc ra, anh thấy đời trống rỗng vô nghiõa một cách khủng khiếp. Lầm lì, không giao thiệp với ai, anh rán quên mà không quên được, nỗi thất vọng như sương mù cứ mỗi ngày mỗi dày đặc. Cặp mắt xanh của em Joan Grace gợi cho anh hình ảnh người yêu. Vào dịp lễ này, khách hàng tới đông, ai cũng bộc lộ niềm vui làm cho anh càng đau lòng. Khách qua đường bước vào tiệm, chuyện trò, sờ mó các món đồ, trả giá lăng xăng. Đêm Noel đã khuya rồi, khi người khách cuối cùng bước ra, Pierre Richard thở phào nhẹ nhàng. Thôi thế là qua được năm nay. Nhưng anh đã lầm. Cửa thình lình mở ra, một thiếu nữ xông vào. Anh thấy nhói ở tim: thiếu nữ có vẻ mặt quen quen nhưng anh không nhớ rõ đã gặp ở đâu, hồi nào. Tóc cô vàng hoe, mắt xanh thăm thẳm. Cô im lặng lấy trong túi xách ra một gói nhỏ bao vội vàng một thứ giấy lụa đỏ, lại có cả cái băng lụa màu xanh lá cây đã mở ra rồi. Và những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trên bàn: Chiếc chuỗi ngọc lam này có phải của tiệm ông không? Pierre ngước mắt lên nhìn cô, nhẹ nhàng trả lời: - Phải. - Phải ngọc thật không? - Nhất định rồi. Không phải thứ ngọc quý nhất nhưng ngọc thật đó. - Ông có nhớ đã bán cho ai không? - Bán cho một cô bé. Tên em là Joan. Em mua để tặng quà Noel cho chị Hai của em. - Giá bao nhiêu? Pierre nghiêm mặt đáp: - Tôi không khi nào nói giá tiền khách hàng đã trả cho tôi. Em Joan chỉ có ít đồng tiền tiêu vặt làm sao em có đủ tiền mua chuỗi ngọc này? Trong lúc đó, Pierre vuốt kỹ lại tờ giấy lụa, gói lại chuỗi ngọc. Anh bảo : Em đã trả đắt hơn hết thảy các người khác. Có bao nhiêu tiền em đưa tôi hết. Hai người làm thinh. Cửa hàng bỗng tĩnh mịch lạ thường. Tiếng chuông từ một giáo đường ở gần đó bắt đầu đổ, văng vẳng đưa lại. Cái gói nhỏ đặt trên bàn, vẻ thắc mắc dò hỏi trong cặp mắt thiếu nữ và cảm giác hồi sinh kỳ dị dồn dập dâng lên trong lòng Pierre, tất cả những cái đó đều là do tình yêu của một em nhỏ. Nhưng sao ông lại làm như vậy? Pierre vừa đưa gói nhỏ đó cho cô vừa trả lời : Hôm nay là ngày Noel. Tôi bất hạnh không có ai để tặng quà. Cô cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Noel vui vẻ với gia đình nhé! Thế là trong tiếng chuông đổ hồi, giữa một đám đông vui vẻ, Pierre Richard và một thiếu nữ mà anh chưa biết tên, cùng nhau bước qua một ngày mới đem lại nguồn hy vọng tràn trề trong lòng mọi người. Tác giả : Fulton OurslerNguyễn Hiến Lê dịch
Nguyễn Hiến Lê
Ý Cao Tình Đẹp
Tác giả: Stefan Zweig
Đừng ngại ngùng
Hồi đó tôi học ở một trường trung học Vienne. Anh bạn giỏi nhất lớp là một học sinh mười sáu tuổi, có thiên bẩm đặc biệt về mọi phương diện. Rất siêng năng, có cao vọng, có giáo dục, đẹp trai, thông minh xuất chúng; hết thảy chúng tôi đều công nhận tương lai của anh sẽ rực rỡ. Vì vậy chúng tôi mượn tên nhà ngoại giao đại tài Metternich để đặt biệt hiệu cho anh. Có lẽ người ta có thể trách anh một điều là anh ăn bận bảnh bao quá, lúc nào cũng tề chỉnh; quần luôn có nếp mới ủi, cà vạt thắt rất có nghệ thuật. Những ngày mưa, người tài xế của thân phụ anh lái một chiếc xe lộng lẫy đưa đón anh. Nhưng mặc dầu sống xa hoa, anh vẫn rất giản dị nên chúng tôi đều quý mến anh. Một buổi sáng, mọi người ngạc nhiên thấy chỗ ngồi của «Metternich» bỏ trống. Tới buổi trưa người ta mới cho hay lý do. Thân phụ anh là một nhà lý tài có tiếng, ông vừa mới bị bắt đêm trước. Công việc làm ăn của ông là một vụ lường gạt đại quy mô. Chỉ hôm trước hôm sau, mấy ngàn người nghèo khó, cực khổ ký cóp trong bao lâu bỗng bị bóc lột hết ráo. Các báo lá cải đăng những tít to tướng làm rùm beng vụ đó lên, in hình thủ phạm và gia đình trong bài tường thuật. Chúng tôi hiểu anh bạn đáng thương đó vì sao nghỉ học. Nhục nhã quá, anh không dám nhìn mặt chúng tôi. Chỗ ngồi của «Metternich» bị bỏ trống hai tuần lễ, trong hai tuần đó báo chí vẫn tiếp tục bêu xấu. Tới tới tuần lễ thứ ba, một buổi sáng, cánh cửa mở ra và «Metternich» bước vô. Anh cúi đầu xuống, đi lại chỗ ngồi, mở sách ra và gục đầu đọc liền. Suốt hai giờ học anh không hề ngước mắt lên tới một lần. Nghe tiếng kiểng, chúng tôi ào ào túa ra hành lang để nghỉ học mười phút. «Metternich» ra trước chúng tôi, quay lưng lại và đứng trước cửa sổ, cô độc, bề ngoài có vẻ chăm chú ngó kẻ qua người lại ở ngoài đường. Chúng tôi biết anh làm bộ « dữ dằn », « nan du » như vậy chỉ để tránh cặp mắt chúng tôi thôi. Anh đứng yên một mình, trong góc của anh. Chúng tôi bỗng nhiên mất vui, thấu nỗi cô độc ghê gớm của anh. Chúng tôi biết rõ anh bạn đáng thương đó đương chờ một cử chỉ thân ái của chúng tôi. Nhưng chúng tôi rụt rè, ngại ngùng không tiến lại gần anh, không biết tỏ thiện cảm với anh cách nào để khỏi chạm lòng tự trọng của anh. Chúng tôi hèn nhát, chần chừ hoài, không dám bước bước đầu. Trong khi còn ngại ngùng do dự không biết nên có thái độ ra sao thì kiểng lại đánh, thế là hết giờ ra chơi. Nghe tiếng kiểng, «Metternich» quay phắt lại, chẳng nhìn ai, vội vã về lớp. Nhăn nhó, bực tức, môi nhợt nhạt, anh ngồi vào bàn rồi lại cúi gầm đầu vào cuốn sách. Tan học buổi sáng, anh hấp tấp ra về liền. Chúng tôi cảm thấy khó chịu về sự nhút nhát của mình, cùng nhau tìm cách cứu vãn. Nhưng đã quá trễ, cơ hội đã bỏ lỡ, không còn trở lại nữa. Sáng hôm sau, chỗ ngồi của anh lại bỏ trống. Chúng tôi kêu điện thoại về nhà anh thì anh không có nhà. Tội nghiệp anh, ở trường về, anh thưa với ba má, anh bỏ học. Và ngay tối hôm đó, anh rời kinh đô Vienne để đến một thị trấn nhỏ, làm công trong một tiệm bán thuốc. Từ đó chúng tôi không gặp lại anh nữa. Nếu anh tiếp tục học thì chắc chắn anh em chúng tôi không ai theo kịp được anh. Hiển nhiên là tại chúng tôi ngần ngại, do dự, không biết ngỏ ít lời an ủi mà lúc đó anh rất cần, nên anh mới bỏ học làm hại tương lai của anh như thế. Buổi sáng đó, chỉ cần một lời thiện cảm, một cử chỉ âu yếm là anh đủ sức vượt qua khỏi cảnh khốn khổ của anh. Chúng tôi không tỏ chút thân tình với anh, hoặc lãnh đạm, hoặc xấu bụng. Không. Chỉ tại chúng tôi thiếu can đảm. Rất nhiều khi chúng ta thiếu can đảm nên không tìm được lời thích hợp để nói đúng lúc. Đành rằng, đến hỏi chuyện một người có lòng tự trọng đang bị thương tổn mạnh là một việc làm khó khăn và tế nhị. Nhưng kinh nghiệm lần đó đã cho tôi bài học là đừng bao giờ do dự, cứ nên theo xúc động đầu tiên của lòng mà cứu giúp một người đau khổ vì chính trong khi người khác đang bị gian nan, một lời nói, một cử chỉ của mình mới có giá trị nhất. Tác giả: Stefan Zweig Nguyễn Hiến Lê dịch
Nguyễn Hiến Lê
Ý Cao Tình Đẹp
Tác giả: Eric Sevareid
Chỉ phải tiến từng cây số một
Hồi đó tôi mới mười bảy tuổi và … bị một cơn sợ ghê gớm. Anh bạn học Walter port và tôi cùng nhau lao vào một cuộc mạo hiểm kỳ thú nhưng cũng thật là ngu xuẩn: chúng tôi muốn cho biết rằng có thể chéo một chiếc xuồng nhẹ từ Minneapolis tới điểm bán da lông của hãng York trên vịnh Hudson. Chúng tôi đã chèo tới được Norway House ở phía cực bắc hồ Winnipeg. Từ đó còn phải chèo một quãng dài 725 cây số nữa qua một miền hoang vu, chỉ gặp được một thị trấn nhỏ ở dọc đường. Những bản đồ chúng tôi mang theo đều sơ sài quá mà hôm đó đã là ngày mồng một tháng chín! … Sông hồ sắp đóng băng. Nhân viên cảnh sát Gia nã đại do dự không muốn cho chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và sau cùng cũng miễn cưỡng cho phép chúng tôi. Cả đêm trước ngày khởi hành chúng tôi thao thức, nghĩ tới nỗi gian nan dọc đường, nửa sợ nửa tự ái. Nếu bị chìm xuồng hoặc bị mắc kẹt vì nước đóng băng thì không hy vọng gì thoát chết được. Mà nếu bỏ nửa chừng thì còn mặt mũi nào trông thấy gia đình, bạn bè nữa? Tòa soạn nhật báo ở Minneapolis tường thuật từng giai đoạn cuộc hành trình của chúng tôi, chủ ý để nêu tên tôi trong bước đầu vào nghề viết văn, sẽ khinh bỉ chúng tôi ra sao? Và chính Walter và tôi sẽ có thái độ ra sao khi làm cho mọi người thất vọng như vậy? Lúc khởi hành, một thợ săn Đan Mạch lực lưỡng tới chúc chúng tôi « thượng lộ bình an ». Ông sít chặt tay chúng tôi bảo : Các cậu chỉ nên nghĩ tới cây số trước mặt thôi, đừng bận tâm đến những cây số ở xa hơn nữa nhé. Như vậy thì sẽ tới đích được. Tôi chưa bao giờ nhận lời khuyên chí lý như lời khuyên đó. Biết bao lần, ban đêm, tôi trằn trọc, lăn qua lăn lại trong cái xắc-mền lạnh buốt, lo lắng về quãng đường dài đằng đặc phải vượt qua mà nhớ lại lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó! Trong bao nhiêu ngày chèo chống lặn lội, khiêng xuồng và đồ đạc, ci đã có dịp nghiền ngẫm về lời khuyên đó, tinh thần chúng tôi thấm nhuần lời khuyên đó. Chúng tôi chỉ nghĩ tới cái thác ở phía trước, tới chỗ cắm trại ở phía trước, tới cây số ở phía trước thôi. Sau cùng, một đêm tối như mực, chúng tôi đã vượt được cây số cuối cùng. Bẩn thỉu, mặt mày hốc hác, quần áo rách tươm, lương thực gần hết nhẵn, chiếc xuồng hư nát tệ hại, chúng tôi kết lên bờ, trong luồng ánh sáng vàng vọt từ điểm bán hàng của hãng York chiếu ra. Từ hồi đó, tôi có nhiều dịp nhận thấy lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó rất đúng : chỉ phải tiến từng cây số thôi. Chẳng hạn, mười ba năm sau, trong thế chiến thứ nhì, tôi và vài anh bạn ngồi trong một chiếc phi cơ chuyên chở của nhà binh. Chúng tôi đang bay trên khu rừng biên giới Ấn độ-Miến điện thì máy bay hư, chúng tôi phải nhảy dù xuống. Nếu có đoàn cấp cứu nào được phái tới thì cũng phải mất hàng tuần mới tới chỗ của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi không thể nào đợi được, đành cực khổ len lỏi lần lần về phía Ấn độ, vượt quãng đường 225 cây số, qua một miền núi non hiểm trở, dưới ánh nắng cháy da và những trận mưa tầm tã. Chúng tôi vừa khởi hành thì chẳng may, chân tôi bị thương vì chiếc đinh trong giày; buổi tối đó, hai bàn chân tôi phuềng lên, rướm máu. Khập khiễng như vầy thì làm sao vượt được hơn hai trăm cây số? Mà các bạn tôi có anh tình trạng còn bi thảm hơn tôi, làm sao đi được cho tới hết đường? Không ai tin rằng sẽ tới nơi được. Không đi hết đường được, nhưng ít ra cũng khập khiễng lết tới đỉnh đồi phía trước, tới làng xóm phía trước tìm một căn nhà xin tá túc; và chúng tôi chỉ mong được bấy nhiêu thôi. Óc tưởng tượng là một con dao hai lưỡi: nhờ nó mà có những công trình lớn lao nhưng cũng vì nó mà lòng can đảm của ta nhụt đi, không thực hiện được những công trình đó. Tôi vốn nhút nhát và đôi khi tự biện hộ vì tôi có óc tưởng tượng mạnh, dễthấy những nguy hiểm sẽ xảy ra nên không được bạo gan. Cho nên đã nhiều lần, khi gặp gian nan về thể xác hay đau khổ về tinh thần, tôi phải nhớ lại quy tắc: “cây số ở trước mặt” rất hữu ích đó. Ngày tôi bỏ chỗ làm có lương cố định để bắt đầu viết một cuốn sách dài hai trăm năm chục ngàn tiếng, tôi rán không để cho công trình lớn lao đó thôi miên tôi. Nếu không, chắc chắn tôi đã phải bỏ dở một tác phẩm làm cho tôi vinh hãnh nhất trong nghề cầm bút của tôi. Tôi rán chỉ nghĩ tới đoạn sau thôi, không nghĩ tới trang sau nữa, lại càng không nghĩ tới chương sau nữa. Thành thử trong sáu tháng tôi chỉ viết từng đoạn từng đoạn một. Và tôi phải thú thực rằng, tác phẩm đó “tự nó thành hình.” Mới mấy năm trước đây, tôi nhận mỗi ngày phát thanh một bài cho một đài nọ. Tới hôm nay, những bài tôi phát thanh đạt tới con số hai ngàn. Nếu hồi đùâ, người ta bảo tôi phải ký hợp đồng cung cấp hai ngàn bài thì chắc tôi đã thụt lùi không dám nhận công việc lớn alo đó. Nhưng người ta chỉ đòi hỏi tôi mỗi ngày một bài thôi và tôi cũng chỉ soạn mỗi ngày một bài thôi. Đức kiên nhẫn có thể thay đức cam đảm được và theo tôi, không có hình thức kiên nhẫn nào bằng hình thức mà người thợ săn Đan Mạch đã khuyên chúng tôi nhớ kỹ rằng chỉ phải tiến từng cây số một. Eric Sevareid Nguyễn Hiến Lê dịch
Nguyễn Hiến Lê
Ý Cao Tình Đẹp
Tác giả:Frederick Van Ryn
Chỉ trăm bước nữa là thành công số một
Hồi đó tôi hai mươi lăm tuổi, thất nghiệp và đói. Đã nhiều lần tôi ở trong tình trạng như vậy tại Constantinople, tại Paris, tại Rome. Nhưng tại New York, ngay cái không khí người ta thở cũng có cái vị của hạnh thông mà thất nghiệp thì thật là tủi nhục. Tôi hoàn toàn không biết xoay xở ra sao, điều đó chẳng có gì lạ. Tôi muốn kiếm ăn bằng ngòi bút nhưng lại không viết được bằng tiếng Anh, nên suốt ngày tôi lang thang ngoài phố, không phải vì thích sinh hoạt mà để bà chủ nhà khỏi bận mắt. Một hôm, trên con đường 42, tôi đụng đầu với một người to lớn tóc hung hung. Tôi nhận ra liền: Féodoe Chaliapine, diễn viên Nga nổi tiếng. Hồi thiếu niên, đã nhiều lần tôi sắp hàng mua giấy hạng bét để nghe ông hát ở rạp Đế Quốc Hí Viện Moscou. Hồi làm báo ở Paris, có lần tôi đến phỏng vấn ông, tôi tưởng ông không nhận ra tôi, không ngờ ông nhận ra. Ông hỏi tôi: Bận lắm không? Tôi đáp lí nhí một câu mơ hồ. Có lẽ ông đoán được tình cảnh của tôi. Theo tôi về khách sạn ở góc đường Broadway và đường 103 nhé? Chúng mình cùng đi bộ Lúc đó đã giữa trưa và tôi đi lang thang đã năm giờ rồi. Nhưng ông Chaliapine ạ, từ đây tới đó năm sáu cây số lận. Ông ta ngắt lời tôi: Điên nào, chưa đầy trăm thước. Tôi ngạc nhiên hỏi : Trăm thước? Thì vậy chứ sao! Tôi không nói là tới khách sạn, dĩ nhiên. Là tới gian bắn ở đại lộ 6 ấy. Tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng cũng đi theo. Một lát chúng tôi tới trước gian hàng đó, đứng ngó hai chú lính thủy bắn vào một cái bia, đều đều, không biết bao nhiêu lần. Rồi chúng tôi lại tiếp tục đi. Ông Chaliapine vui vẻ bảo tôi : Bây giờ còn hơn một cây số nữa. Tôi gật đầu. Một lát sau tới Carnegie Hall, ông Chaliapine bảo ông thích nhìn vẻ mặt của những người tới mua vé nghe hòa nhạc ở Viện Âm Nhạc. Chúng tôi ngừng lại vài phút rồi tiếp tục đi. Lần này ông nhanh nhẩu bảo : Chỉ còn tám trăm thước nữa là tới vườn thú Công Viên Trung Ương. Ở đó có một con đười ươi mặt giống như một ca sĩ có giọng cao mà tôi quen. Chúng tôi lại thăm con đười ươi. Cách đó một ngàn hai trăm thước, về đường Broadway, chúng tôi ngừng trước một tiệm tạp hóa. Trước cửa tiệm có bày một thùng dưa leo, Chaliapine trố mắt ngó dưa leo một lúc : bác sĩ cấm ông ăn dưa leo. Chà, coi ngon quá. Trông thấy mà nhớ tuổi trẻ của tôi. Còn tôi, tôi tự hỏi vì sao ông chưa ngất ngư chứ, mà lại thấy khỏe mạnh hơn bao giờ. Chúng tôi ngừng một lần cuối cùng nữa ở đường 90 để ngắm những hàng trái cây tại ngôi chợ trước trạm xe điện mới sơn lại, góc đường 96 và sau cùng là tới khách sạn. Chaliapine cười bảo tôi : Đường đâu có xa, phải không? Bây giờ tụi mình đi ăn. Sau bữa ăn thịnh soạn, ông mới cho tôi hiểu tại sao ông bắt tôi đi bộ sáu cây số đó. Giọng ông nghiêm trang: Anh sẽ không bao giờ quên lần đi bộ ngày hôm nay đâu. Tôi đã cho anh một bài học nhỏ đó. Đừng bao giờ lo lắng, buồn rầu vì đích còn xa. Chỉ nghĩ tới cái gì ở cách ta một trăm thước thôi. Đừng lo ngại về một tương lai bấp bênh. Chỉ nghĩ tới những cái vui ngày hôm sau thôi, dù nó tầm thường tới mức nào đi nữa. * Nhiều năm đã trôi qua. Ông Chaliapine đã quy tiên nhưng hầu hết những chỗ làm mục tiêu để đi trong lần đi bộ không sao quên được đó nay đã không còn, cảnh vật đã biến thiên. Nhưng trong bao nhiêu năm đó, triết lý thực tế của ông đã giúp tôi rất nhiều. Nó đã giúp tôi khi tôi quyết định học tiếng Anh. Không khi nào tôi tự hỏi: “Phải học bao năm nữa mới viết được thứ tiếng đó?” Trái lại tôi tự nhủ: “Hôm nay trên tờ báo Times có hai mươi tám tiếng mình chưa biết. Ngày mai sẽ còn không tới hai mươi tiếng.” Triết lý đó cũng giúp tôi giữ vững được tinh thần khi vì lầm lỡ của các người hùn vốn, tôi buộc phải trả cho chủ nợ nửa số tiền mà tôi hy vọng kiếm được trong bốn năm sau. Nếu trong hai trăm lẻ tám tuần lễ đó, tôi cứ nghĩ bụng rằng phải sống cực khổ thì chắc chắn tôi đã nản chí mà không kiếm được một đồng nào cả. Nhưng tôi chỉ tự nhủ: “Thứ hai, thứ tư và thứ sáu, mình sẽ làm cho mình.” Nghĩ vậy thì mọi sự sẽ thay đổi hết. Tôi trả được hết nợ và kiếm được đủ sống, không đến nỗi thiếu thốn. Qui tắc trăm bước của Chaliapine là quy tắc vàng. Ai cũng thấy được điều hữu ích mà đi theo. Có thể rằng cái đích ta nhắm còn xa thăm thẳm, nhưng không đầy trăm bước là “tới đại lộ 6”. Như vậy cứ từng chặng từng chặng một, chúng ta chẳng những sẽ tới đích, mà trên đường đi còn được hưởng nhiều cái vui nữa. Frederick Van Ryn Nguyễn Hiến Lê dịch
Nguyễn Hiến Lê
Ý Cao Tình Đẹp
Tác giả: A.J. Cronin
Vẫn Còn Hy Vọng
Suốt mùa đông năm đó, tôi ở làng Castelmare, một làng bị tàn phá gần như hoàn toàn ở gần Livourne (Ý) và sáng nào tôi cũng gặp cụ bà Maria Bendetti. Nhỏ con, mảnh khảnh, nhăn nheo, cụ đi chân không, bận một chiếc áo đen đã bạc, màu đen đã ngã qua màu hung hung đỏ, đầu quấn một chiếc khăn quàng đen, lụm khụm, vai mang nặng một cái gùi nan. Mặt cụ tóp lại, sạm đen, tiều tụy, ưu tư, mang nét đau khổ, rầu rĩ, thất vọng. Cụ bán cá, những loại cá kỳ dị nhưng không ngon của vùng Địa Trung Hải. Dân làng chỉ sống bằng những con cá đó với ít mì ống. Tôi đã biết làng đó thời còn thái bình, dân chúng sung sướng vô tư lự. Bây giờ họ ở trong một công trường nhỏ xíu, nhà cửa đã sập hết vì bom đạn, chỉ còn đống gạch vụn, không nghe thấy tiếng cười, tiếng hát như ngày xưa. Không khí phảng phất mùi hoa trúc đào nên cảnh tượng thê thảm như trong nghĩa địa, làm cho tôi đau lòng. Nơi đó trước kia tôi thích biết bao, bây giờ chết rồi; cảnh tan hoang trần trụi đó thật xót xa, tuyệt vọng. Hầu hết các thanh niên đã bỏ xứ đi nơi khác. Nhưng các người già và trẻ con thì còn ở lại; họ lầm lũi đi như bóng ma trong cảnh đổ nát; có mấy chiếc thuyền và mấy chiếc lưới vá víu bậy bạ, họ cực khổ lắm mới kiếm được miếng ăn, chỉ vừa đủ cho khỏi chết. Trong số những người ở lại có cụ Maria. Đôi khi cụ dắt theo một em bé gái mười tuổi, chắc là cháu của cụ. Gầy ốm, rách rưới, em đi chân không, lon ton bên cạnh cụ, vừa đi vừa rao : « Cá đây, cá tươi đây! » như cố làm cho người ta tin rằng cá mới ở dưới nước lên. Tôi nhận xét hoàn cảnh hai bà cháu mà không khỏi buồn rầu, lo ngại cho họ : họ có vẽ cố bám lấy một dĩ vãng đã qua, qua hẳn rồi! Quả đúng là một ảo vọng! Một buổi sáng, khi họ đi qua công trường tan hoang, tôi hỏi chuyện họ. Trong chiến tranh họ đã thoát chết khi bị dội bom và bây giờ họ sống trong cái hầm ở hẻm Eustacia, khu nghèo nhất của làng không bị tàn phá. Vì trong lòng xót xa, đâm ra bi quan, tôi hỏi cụ : Vì sao cụ không đi nơi khác? Ở đây còn có tương lai gì nữa đâu? … Tàn phá hết rồi … Hết hẳn rồi. Cụ làm thinh một chút rồi chậm chạp lắc đầu : Đây là quê hương của mình. Với lại đâu có hết hẳn. Rồi hai bà cháu bước đi, tôi có cảm tưởng như họ vui vẻ nháy mắt với nhau, ra vẻ hóm hỉnh, biểu đồng tình. Thấy vậy tôi sinh ra tò mò. Mấy ngày sau, tôi bất giác dò xét xem họ đi đâu, không cố ý rình mò. Buổi sáng tôi thấy họ đi làm những công việc hàng ngày như mọi người, nhưng buổi chiều thì không thấy họ đâu hết. Mấy lần, sau bữa trưa, tôi đi qua hẻm Eustasia : căn phòng nhỏ của họ luôn luôn vắng tanh. Có thể rằng hai bà cháu đó không chất phác như tôi tưởng chăng? Tại sao buổi chiều nào họ cũng đi khỏi? Họ có làm gì ám muội không? Buôn lậu hoặc chợ đen? Vì nghi ngờ như vậy, nên một buổi nọ, tôi bỏ hẳn giấc trưa trên bãi biển, lại hẻm Eustasia sớm hơn mọi lần. Tôi núp dưới một cái cổng, rình căn nhà của cụ. Tôi không phải đợi lâu. Khoảng một giờ trưa, hai bà cháu ở trong hầm bước ra, mỗi người đeo một cái giỏ không trên lưng; họ nắm tay nhau vui vẻ, hăng hái lên đường. Tôi đi theo rình họ, như một tên trộm. Hai bà cháu lách qua đám nhà cửa đổ nát. Tới đầu làng, họ tiến vào một con đường mòn cháy nắng đưa xuống lòng sông cạn khô. Tôi đứng trên cao nhìn xuống bờ sông. Tôi ngạc nhiên làm sao, thấy nhiều người cuốc đất, xúc đất trong lòng sông lởm chởm những đá. Hai bà cháu đặt giỏ xuống, rồi bắt đầu làm việc. Mới đầu tôi tưởng họ tìm bảo vật vàng bạc gì đó, rồi tôi thấy đứa cháu gái xúc một giỏ cát, còn bà cụ lựa kỹ từng phiến đá trắng vuông vức bỏ vào giỏ. Khi giỏ đầy rồi, họ gùi lên lưng, chậm chạp leo con dốc dựng đứng để lên bờ. Họ đi ngang sát chỗ tôi núp. Không biết họ có thấy tôi không. Nếu có thì họ cũng không để lộ cho tôi thấy. Đợi cho họ đi qua rồi, tôi mới theo dõi. Con đường đưa tới chỗ cao nhất của làng, tới một cái đồi nhỏ bao quát cả miền chung quanh. Mấy lần đi chơi, tôi chưa bao giờ bước chân tới đó : đó là nơi duy nhất không bị tàn phá. Một nhóm người làng đang làm việc trong bụi cây keo. Họ nói nhỏ nhẹ với nhau, không có những cử chỉ huênh hoang, lặng lẽ trộn hồ, đục những phiến đá nhỏ nhắn, trắng đẹp rồi sắp vào nhau, chồng lên nhau thành những bức tường của một kiến trúc rộng lớn. Mới đầu tôi chưng hửng. Rồi đột nhiên tôi đoán được mục đích của họ, họ tính xây cất cái gì. Tôi nghẹt thở. Những kẻ đó chỉ có một mái nhà đủ che mưa che nắng, còn bao nhiêu đã mất hết. Những ông bà già và trẻ con mà tôi tưởng chỉ là những bóng ma bất lực, hư ảo, vật vờ, đã quyết tâm làm một công tác tập thể đầu tiên là tự lực xây cất một giáo đường mới mẻ, lộng lẫy. Không phải là một nhà thờ nhỏ xấu xí tạp nhạp, mà là một chỗ thờ phụng quy mô, đẹp đẽ hơn tất cả những giáo đường cũ trong miền. Cụ già và đứa cháu trút giỏ cát đá xuống, nghỉ một chút để thở rồi lại trở xuống lòng sông. Khi đi ngang qua sát tôi, mồ hôi nhễ nhại trên trán, cụ già ngó lén tôi : cặp mắt đen và nghiêm nghị của cụ có vẻ tươi cười dịu dàng mà bí mật, bề ngoài thì bình tĩnh mà bề trong ranh mãnh một cách hiền từ. Cụ có vẻ như bảo : « Sao? Có thực là tương lai của chúng tôi hết hẳn chưa? » Tất cả cuộc đời của cụ hiện rõ trong vẻ nhìn đó, từ dĩ vãng, hiện tại tới tương lai. Một cuộc đời can đảm, nhẫn nại, một lòng tin tưởng bền bĩ, không gì lay chuyển nổi, một ý chí cam nhận cái gì không tránh được, nhất là quyết tâm tin tưởng. Tôi xấu hổ đứng trân ra đó, trong khi hai bà cháu đi khuất vào đường mòn. Nghĩ rằng mình đã để cho niềm thất vọng lôi cuốn, tôi thấy đau nhói tim như có mũi dao đâm vào đó. Ừ thì tan hoang, đổ nát đó, nhưng đã làm sao? Nếu những người già lụm khụm như vậy và những người trẻ măng như vậy mà còn lòng tin tưởng mãnh liệt như vậy thì thế giới vẫn còn có thể hy vọng được, hy vọng được ở tất cả. Tôi đứng trên đồi một hồi lâu. Sau cùng khi xuống đồi, lòng đã bình tĩnh, phấn khởi thì ngôi sao hôm hiện lên, tuy còn lờ mờ nhưng đã lấp lánh trên nền trời vô biên và làng xóm chìm dần sau làn sương nhẹ từ biển bốc lên. Nhưng ở « cái nơi tâm lình còn bừng bừng đó » tôi thấy tất cả ngọn lửa chiếu sáng rực rỡ. A.J. Cronin Nguyễn Hiến Lê dịch
Mục lục
Tác giả : Fulton Oursler
Tác giả: Stefan Zweig
Tác giả: Eric Sevareid
Tác giả:Frederick Van Ryn
Tác giả: A.J. Cronin
Ý Cao Tình Đẹp
Nguyễn Hiến LêChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.đánh máy: CaQuynh Nguồn: bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 12 tháng 11 năm 2005 | vanhoc |
Cảng Cát Lái hay Cảng Tân Cảng - Cát Lái (TCCL) nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng trọng điểm của hệ thống cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quản lý của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc phòng. Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 43 dặm và có độ sâu trước bến là 12.5m. Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, lọt Top 25 cảng hàng đầu thế giới với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước.
Lịch sử phát triển
Cảng Cát Lái được xây dựng theo nhiều giai đoạn, bắt đầu từ tháng 6 năm 1996 cho đến 2002, diện tích ban đầu khoảng 170,000 mét vuông, gồm 2 cầu tàu 150m, khả năng đón tàu với trọng tải trên 20,000 DWT. Cùng thời gian đó Cát Lái kết hợp với thành phố xây mở tuyến đường liên tỉnh lộ 25 từ xa lộ Hà Nội đến phà Cát Lái nhằm thu hút khách hàng.
Chuyến tàu đầu tiên cập cảng Cát Lái là Nan Ping San của Trung Quốc vào tháng 3 năm 1998, bốc dỡ hơn 5,000 tấn gạo. Sau khi chuyển sang khai thác container, chuyến tàu đầu tiên là của Hãng tàu RCL, cập cảng Cát Lái vào tháng 10 năm 2002.
Năm 2005, khi cầu Thủ Thiêm hoàn tất xây dựng, Tân Cảng Sài Gòn chuyển toàn bộ các hoạt động đón tàu container từ cảng Tân Cảng sang cảng Cát Lái, từ đó Cát Lái trở thành cảng trọng điểm của khu vực phía Nam.
Hoạt động
Cảng Cát Lái được vận hành bởi Trung tâm Điều độ - công ty Tân Cảng Sài Gòn. Khu vực trong cảng được chia làm 3 terminal A , B và C cùng một khu vực riêng dành cho container lạnh và một bến riêng chuyên dùng tiếp nhận sà lan và đóng hàng gạo. Bên trong Cảng Cát Lái có 3 depot quản lý container rỗng, khu vực bên ngoài có 4 depot liên kết.
Trước năm 2007, Cát Lái sử dụng phương pháp quản lý bãi và container thủ công. Kể từ 2006 đến nay, Công ty Tân Cảng Sài Gòn đăng ký sử dụng phần mềm quản lý Hệ thống thời gian thực TOPX từ Úc, tự động hóa gần như toàn bộ các khâu lập kế hoạch và quản lý bãi.
Sản lượng
Năm 2005, sản lượng thông qua tại Cát Lái đạt 1 triệu TEU và tới năm 2019, sản lượng thông qua Cảng Cát Lái tăng lên 5,2 triệu TEU. Cảng Cát Lái hiện chiếm thị phần trên 90% sản lượng container xuất nhập khẩu thông qua các cảng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, gần 50% thị phần cả nước và lọt vào Top 25 cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất trên thế giới.
Xem thêm
Tân Cảng Sài Gòn
Cụm Cảng Tân Cảng - Cái Mép
Cảng Hiệp Phước
Ghi chú
Cảng Việt Nam
Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh
Sông Đồng Nai
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh | wiki |
Đề bài: Soạn Bài Đặc Điểm Của Văn Nghị Luận Lớp 7 | Văn Mẫu
Bài làm
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận
1. Luận điểm
Xét văn bản Chống nạn thất học:
– Luận điểm chính: chống nạn thất học. Luận điểm này được nêu ra dưới dạng nhan đề, câu khẳng định.
– Câu văn thể hiện luận điểm:
+ “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”
+ “Mọi người Việt Nam thì phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, … mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà,…”
– Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của cả bài.
– Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
2. Luận cứ:
– Lí lẽ:
+ Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân để dễ bề bóc lột nhân dân ta.
+ Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, như thế thì đất nước ta không thể tiến bộ được.
+ Nay chúng ta đã dành được độc lập, vì vậy, một trong những công việc cần thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.
+ Mọi người phải hiểu biết, biết chữ, có kiến thức để hiểu biết những quyền lợi của mình và tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”
+ Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ
+ Chồng dạy cho vợ, anh dạy cho em, con cái dạy cho cha mẹ,…
+ Phụ nữ lại càng cần phải biết chữ để tham gia ứng cử
– Những luận cứ ấy đóng vai trò làm cơ sở cho luận điểm.
– Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
3. Lập luận.
– Văn bản “Chống nạn thất học” lập luận theo kiểu tổng – phân – hợp.
– Trình tự lập luận:
+ Nêu lí do: Vì sao phải chống nạn thất học? Chống nạn thất học để làm gì?
+ Từ các lí do, nêu ra các biện pháp để chống nạn thất học: Chống nạn thất học bằng cách nào?
+ Cuối cùng kêu gọi mọi người sốt sắng giúp sức chống nạn thất học.
II. Luyện tập
Văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” (sgk/9-10)
– Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
– Luận cứ: + Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có những người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa
+ Tạo được thói quen tốt rất là khó. Nhưng nhiễm thói xấu thì dễ
– Dẫn chứng:
+ Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… thói quen tốt
+ Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu
+ Ném chai vỡ, cốc vỡ ra đường gây nguy hiểm
– Lập luận: Tổng – phân – hợp. Theo trình tự: Đưa ra thói quen tốt ->Thói quen xấu (có dẫn chứng cụ thể) và những tác hại của thói quen xấu-> Khuyên mọi người nên xem lại mình và cần tạo ra thói quen tốt. | vanhoc |
Nguyễn Tâm Hùng (sinh ngày 4 tháng 6 năm 1969) là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông mang quân hàm Đại tá, hiện là Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông từng là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nguyễn Tâm Hùng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Quân sự, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có hơn 30 năm sự nghiệp quân ngũ, đa phần phục vụ ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Xuất thân và giáo dục
Nguyễn Tâm Hùng sinh ngày 4 tháng 6 năm 1969 tại phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Đà Nẵng, nhập ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam vào tháng 9 năm 1987, là Hạ sỹ, Học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2, nay là Trường Đại học Nguyễn Huệ, rồi tốt nghiệp Cử nhân Quân sự. Ông học các khóa đào tạo sĩ quan tại Học viện Lục quân gồm học viên đào tạo ngắn cấp Trung đoàn từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 8 năm 2004, là học viên hoàn thiện quân sự địa phương cấp Trung đoàn trong giai đoạn tháng 2–9 năm 2012, hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. Ông cũng học 1 khóa học viên đào tạo ngắn quân sự địa phương cấp chiến dịch – chiến lược giai đoạn tháng 2–7 năm 2016 tại Học viện Quốc phòng. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24 tháng 8 năm 1990 tại trường Lục quân 2, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm.
Sự nghiệp
Tháng 8 năm 1990, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân 2, ông nhận quân hàm Thiếu úy, được điều về Quân khu 7, về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để công tác với vị trí Trung đội trưởng của Đại đội 45, Phòng Tham mưu. Sang tháng 3 năm 1992, ông là Trung úy, Trợ lý Quân báo – Trinh sát của Phòng Tham mưu, thăng lên Thượng úy sau đó 4 năm. Tháng 2 năm 1998, ông là Đại úy, chuyển vị trí là Trợ lý Tác huấn của Phòng Tham mưu, đến tháng 2 năm 2004 thì là Thiếu tá, đi học khóa ngắn hạn, trở tại vào tháng 9 năm 2004. Tháng 11 năm này, ông là Trung tá, được điều về thành phố Vũng Tàu, nhậm chức Bí thư Chi bộ, Phó Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Vũng Tàu. Công tác ở thành phố này 2 năm cho đến tháng 10 năm 2006, ông trở lại tỉnh, là Ủy viên Đảng ủy Phòng Tham mưu, Trưởng ban Tác huấn. Vào tháng 11 năm 2009, ông được điều tới thành phố tỉnh lỵ Bà Rịa, là Ủy viên Đảng ủy Quân sự thành phố, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Bà Rịa, rồi thăng lên Thượng tá, Chỉ huy trưởng, đồng thời được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ Thành ủy Bà Rịa từ tháng 2 năm 2010.
Tháng 10 năm 2013, Nguyễn Tâm Hùng được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, được bầu vào Đảng ủy Quân sự tỉnh, bổ nhiệm làm Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh từ tháng 3 năm 2014. Vào tháng 8 năm này, ông được thăng quân hàm Đại tá, là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, là Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng. Ông giữ vị trí cấp phó trong 7 năm cho đến ngày 16 tháng 3 năm 2021 thì được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, đồng thời được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh. Trong năm này, với sự giới thiệu của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, ông tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Bà Rịa – Vũng Tàu, tại đơn vị bầu cử số 1 gồm thành phố Vũng Tàu và các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 70,38%. Vào ngày 19 tháng 10 năm 2022, ông nghỉ hưu theo chế độ ở tuổi 53, bàn giao các chức vụ cho Đại tá Lê Xuân Bình.
Khen thưởng
Huy chương Quân kỳ quyết thắng;
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang I, II, III;
Lịch sử thụ phong quân hàm
Xem thêm
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu
Danh sách Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV
Chú thích
Liên kết ngoài
Nguyễn Tâm Hùng, Bầu cử Quốc hội.
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1969
Người Đà Nẵng
Cựu sinh viên Trường Đại học Nguyễn Huệ
Cựu sinh viên Học viện Lục quân
Cựu sinh viên Học viện Quốc phòng Việt Nam
Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam | wiki |
Hôn nhân cùng giới và kết hợp dân sự không hợp pháp ở Armenia, mặc dù năm 2017, Bộ Tư pháp phán quyết rằng nước này phải công nhận tất cả các cuộc hôn nhân được thực hiện ở nước ngoài, bao gồm cả hôn nhân giữa những người cùng giới. Hiến pháp giới hạn hôn nhân với các cặp vợ chồng khác giới.
Lịch sử
Năm 2006, một cặp đôi cùng giới đã tổ chức lễ cưới không chính thức tại quốc gia này trong Nhà thờ Etchmiadzin (Tòa thánh của Giáo hội Tông truyền Armenia). Bài báo đăng về cuộc hôn nhân ngẫu hứng này trên tờ báo "168 Zham" (168 giờ) đã gây ra một vụ bê bối và phẫn nộ của các cơ quan truyền thông bảo thủ địa phương, các chính trị gia và quan chức tôn giáo.
Kết hợp dân sự và hôn nhân cùng giới không hợp pháp ở Armenia và có rất ít tranh luận công khai xung quanh các vấn đề. Chính phủ có quan hệ chặt chẽ với Giáo hội Tông đồ Armenia, nơi phản đối hôn nhân cùng giới.
Sau sửa đổi năm 2015, Hiến pháp đọc:
"Điều 35. Tự do kết hôn
1. Một người phụ nữ và một người đàn ông đã đạt được độ tuổi kết hôn sẽ có quyền kết hôn và thành lập một gia đình với sự thể hiện tự do ý chí của họ. Độ tuổi kết hôn và thủ tục kết hôn và ly hôn sẽ được quy định bởi pháp luật.
2. Một người phụ nữ và một người đàn ông có quyền bình đẳng như hôn nhân, trong thời kỳ hôn nhân và khi giải thể.
3. Tự do kết hôn chỉ có thể bị hạn chế bởi pháp luật với mục đích bảo vệ sức khỏe và đạo đức."
Vào ngày 18 tháng 10 năm 2017, Thứ trưởng Tigran Urikhanyan của Thịnh vượng Armenia đã đưa ra một dự luật có thể thay đổi Bộ luật Gia đình để tiếp tục cấm kết hôn cùng giới ở Armenia. Tuy nhiên, vào ngày 15 tháng 11 năm 2018, Chính phủ Armenia đã từ chối dự luật, trích dẫn cả Hiến pháp và Bộ luật Gia đình, đã cấm nó.
Tham khảo
Hôn nhân cùng giới
Quyền LGBT ở Armenia | wiki |
Cự thạch (tiếng Anh: megalith) là các tảng đá lớn được sử dụng để xây dựng các kết cấu hay các di tích, hoặc là đứng một mình hoặc là cùng với các tảng đá khác. Trong ngôn ngữ một số nước châu Âu, người ta dùng từ megalith để chỉ cự thạch. Nó có nghĩa là làm từ những tảng đá như vậy, nhưng sử dụng cơ chế tự khóa mà không sử dụng vữa hay các chất kết dính nào khác. Từ megalith có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ megas nghĩa là lớn và lithos nghĩa là đá.
Sự phân bố của các cự thạch
Thuật ngữ này có thể sử dụng để miêu tả các công trình xây dựng được con người ở nhiều khu vực trên thế giới và thuộc nhiều thời kỳ khác nhau dựng lên. Đầu thế kỷ 20, một số học giả cho rằng tất cả mọi cự thạch đều thuộc về một "nền văn minh cự thạch" toàn cầu (những người theo chủ nghĩa siêu phổ biến, ví dụ Grafton Elliot Smith và William James Perry), nhưng điều này đã bị bác bỏ từ lâu nhờ các phương pháp xác định niên đại hiện đại.
Nabta Playa
Nabta Playa đã từng là một hồ lớn trong sa mạc Nubia, nằm ở khu vực cách 500 dặm về phía nam Cairo ngày nay (xem Nubia). Vào thiên niên kỷ 5 TCN những người sống ở Nabta Playa đã xây dựng thiết bị thiên văn học sớm nhất thế giới mà ngày nay còn biết tới, nó sớm hơn 1.000 năm, nhưng có thể so sánh với Stonehenge xem ở đây .
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nó là một loại lịch tiền sử dùng để đánh dấu chính xác thời điểm diễn ra hạ chí xem ở đây . Các vật tìm thấy chỉ ra rằng khu vực này chỉ có thể sử dụng theo mùa vụ, có lẽ chỉ được trong mùa hè khi hồ này có nước đủ để cỏ phát triển cho việc chăn thả bò xem Nabta , xem thêm .
Các cự thạch ở Tây Âu
Ở Tây Âu và khu vực ven Địa Trung Hải, các cự thạch nói chung được xây dựng trong thời kỳ đồ đá mới hoặc cuối thời kỳ đồ đá và thời kỳ đồng-đá hoặc thời kỳ đồ đồng (khoảng những năm 4500 – 1500 TCN). Có lẽ cự thạch nổi tiếng nhất ở châu Âu là cự thạch nằm ở Stonehenge, Anh, mặc dù còn rất nhiều cự thạch khác cũng được biết đến trên toàn thế giới.
Comte de Caylus (1692–1765) là người đầu tiên miêu tả các di tích ở Carnac. Legrand d'Aussy đã đưa ra các thuật ngữ menhir (cột đá) và dolmen (mộ đá), cả hai đều có nguồn gốc từ tiếng Breton, thành các thuật ngữ về các khối cấu trúc xây dựng bằng đá thời cổ đại. Ông diễn giải các cự thạch như là các mồ mả của người Gôloa.
Tại Anh, các nhà sưu tầm đồ cổ như Aubrey và Stukeley đã chỉ đạo các tìm kiếm sớm nhất đối với cự thạch. Năm 1805, Jacques Cambry đã xuất bản cuốn sách có tên gọi Monuments celtiques, ou recherches sur le culte des Pierres, précédées d'une notice sur les Celtes et sur les Druides, et suivies d'Etymologie celtiques, trong đó ông đề xuất ý tưởng về sự thờ cúng đá của người Celt. Điều này là sự liên kết hoàn toàn vô căn cứ giữa các thầy tu (druid) và các cự thạch và nó đã ám ảnh trí tưởng tượng cộng đồng kể từ đó.
Các dạng cấu trúc cự thạch
Các cấu trúc cự thạch khác nhau bao gồm:
Mộ đá (dolmen hay cromlech trong ngôn ngữ của người Welsh): Đây là các hốc đứng độc lập bao gồm các tảng đá dựng đứng được che phủ bởi một tảng đá phía trên giống như cái nắp đậy. Chúng được sử dụng để mai táng và được che phủ bởi các gò đất đá.
Cột đá (Menhir): Đây là tảng đá dài dựng thẳng đứng.
Phiến đá thẳng (Orthostat): Đây là các phiến đá đứng thẳng tạo thành một phần của các cấu trúc lớn hơn.
Vòng tròn đá
Các hàng đá
Tàu đá
Taula: Đây là cột đá đứng thẳng, ở phía đỉnh chụp thêm tảng đá khác tạo ra hình chữ 'T'.
Trilithon: Kiến trúc bao gồm hai tảng đá dài dựng đứng để đỡ một tảng đá nằm ngang (gọi là lanh tô) ở trên đỉnh của chúng, ví dụ các tảng đá ở Stonehenge.
Mồ mả cự thạch
Nhiều di tích cự thạch cổ đã là các gò đống chôn cất được sử dụng bởi nhiều thế hệ người khác nhau. Các ụ đá hình tháp có khoang riêng là dạng phổ biến của các mồ mả tập thể. Một số trong chúng là các mồ mả có lối đi – nói chung được xây dựng mà vật liệu xây tường không cần hồ vữa và/hoặc có các cự thạch, thông thường với khoang chôn cất hình tròn trong các gò đống tròn và có lối đi thẳng dẫn ra ngoài. Mồ mả có hành lang có các khoang cự thạch dài với các bên song song thông thường ở các gò đống dài và có lối vào ở một đầu.
Thiên văn
Nhiều cự thạch được coi là có mục đích để xác định các sự kiện quan trọng trong thiên văn như các ngày diễn ra hạ chí, đông chí, xuân phân và thu phân (xem thêm cổ thiên văn học). Các dấu đánh trên các cự thạch được một số người coi là đại diện cho các ngôi sao và vì thế để chỉ hướng các chòm sao tại các điểm xây dựng cự thạch.
Các cự thạch thời hiện đại
Có một số các công trình xây dựng kiểu cự thạch thời hiện đại. Coral Castle là một công trình bằng đá kỳ dị được xây dựng những năm thập niên 1920 ở Homestead, Florida bởi Edward Leedskalnin.
Các ví dụ về cự thạch
Các cự thạch khác còn có:
Mộ cự thạch ở Việt Nam
Tổ hợp đá vòng (cromlech) Almendres, Alentejo, Bồ Đào Nha
Ales stenar ở Scania, Thụy Điển
Carnac, Bretagne, Pháp
Đảo Easter
Filitosa, Corse, Pháp
Ġgantija, Gozo, Malta, cấu trúc đá đứng độc lập cổ nhất còn được biết.
Ħaġar Qim, Malta
Mnajdra, Malta
Newgrange, Ireland
Skara Brae, Orkney, Scotland
Stanton Drew, Somerset, UK
Tarxien, Malta
Cloghanmore, hạt Donegal, Ireland
Talayot, Quần đảo Baleares, Tây Ban Nha
Xem thêm
Nghệ thuật tiền sử
Đá nguyên khối (monolith)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Cổng và bản đồ điện tử về cự thạch
Dolmen Path - Các cự thạch ở Nga
the_modern_antiquarian.com
Dólmenes y megalitos del mundo Dolmenes y megalitos de todo el mundo.
Di tích cự thạch
Thời đại đồ đá
Đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ | wiki |
Interkosmos () là một chương trình không gian của Liên Xô, với mục đích giúp các quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt với Liên Xô tham gia vào các chương trình không gian có người lái cũng như không người lái.
Chương trình gồm có các quốc gia Đông Âu thuộc Khối Warszawa / CoMEcon, và các quốc gia xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản khác như Afghanistan, Cuba, Mông Cổ và Việt Nam. Ngoài ra những nước thuộc Phong trào không liên kết như Ấn Độ và Syria cũng được tham gia, thậm chí những quốc gia từng có thời nằm trong khối NATO là Pháp cũng đóng góp vào Interkosmos, thể hiện mối quan hệ chính trị trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Sau Dự án Thử nghiệm Apollo–Soyuz, đã có những cuộc thảo luận giữa NASA và Interkosmos vào những năm 1970 về chương trình phối hợp "Shuttle-Salyut" để gửi tàu con thoi đến trạm không gian Salyut, và những cuộc thảo luận trong thập niên 1980 còn đề cập đến việc phóng tàu vũ trụ Liên Xô thuộc chương trình Buran lên trạm không gian Mỹ trong tương lai.
Tuy chương trình Shuttle-Salyut chưa bao giờ trở thành hiện thực khi chương trình Interkosmos còn tồn tại, sau sự tan rã của Liên Xô, Chương trình Shuttle–Mir đã tiếp nối các bước đi này và mở lối cho sự hình thành Trạm vũ trụ quốc tế.
Chương trình bắt đầu từ tháng 4 năm 1967 với các chuyến phóng vệ tinh nghiên cứu không người lái, và từ tháng 2 năm 1978 bắt đầu các chuyến bay có người lái. Những chuyến bay thuộc Interkosmos đã đưa 14 phi hành gia không phải người Liên Xô lên không gian trong những tàu Soyuz từ năm 1978 đến 1988. Chương trình này cũng giúp đưa công dân đầu tiên của một nước không phải Mỹ và Liên Xô lên không gian là Vladimír Remek của Tiệp Khắc. Interkosmos cũng đã đưa người da đen và cũng là sắc dân nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên, Arnaldo Tamayo Méndez của Cuba, người châu Á đầu tiên, Phạm Tuân của Việt Nam lên vũ trụ. Trong các nước tham gia, chỉ có Bulgaria là quốc gia duy nhất gửi hai phi hành gia lên vũ trụ.
Chuyến bay có người lái
Tham khảo
Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
Khối phía Đông
Quan hệ Đông Đức-Liên Xô
Quan hệ Ba Lan-Liên Xô
Quan hệ Hungary-Liên Xô
Quan hệ Liên Xô-Tiệp Khắc
Quan hệ Cuba-Liên Xô
Quan hệ Liên Xô-România
Quan hệ Liên Xô-Syria
Quan hệ Ấn Độ-Liên Xô
Quan hệ Afghanistan-Liên Xô
Quan hệ Liên Xô-Việt Nam
Quan hệ Bulgaria-Liên Xô | wiki |
Soạn bài kiểm tra về truyện trung đại
Hướng dẫn
A.YÊU CẦU
-Nắm được văn bản tác phẩm, tác giả, nội dung chủ yếu, những đặc sắc nghệ thuật.
-Phân tích giá trị của một văn bản cụ thể.
B.GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
Gợi ý câu hỏi ôn tập và kiểm tra
Câu hỏi 1. Lập bảng thông kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu dưới đây:
Số
TT
Tôn văn bản (đoạn trích, tác phẩm)
Tác giả
Nội dung Chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Gợi ý
STT
Tên văn bản (đoạn trích tác phẩm)
Tác giả
Nội dung Chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn
Du
Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Kết hợp yếu tố hiện thực và kì ảo. Khắc hoạ tính cách nhân vật; kể chuyện sinh động, hấp dần.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tuỳ bút)
Phạm Đình Hổ
Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến.
Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn.
3
Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14)
Ngô Gia Văn Phái
Vỏ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyen Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi ihảrn của lũ vua quan hại nước, hại dân.
Lôi văn trần thuật đặc sắc, kết lìựp với miêu tả chân thực, sinh dộng.
4
Truyện Kiều
Nguyễn
Du
Cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Du; vai trò vị trí của ông trong lịch sử vãn học dân tộc. Tóm tắt nội dung tác phẩm.
Truyện thơ Nôm lục bát.
Tóm tắt giá trị nghệ thuật.
5
Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều)
Nguyền
Du
Ca ngợi vẻ đẹp của chị cm Thuý Kiều.
Nghẹ thuật ước lộ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ dẹp con người.
6
Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều)
Nguyễn
Du
Bức tranh mùa xuân, lỗ hội tươi đẹp, ưong sáng.
Nghệ thuật tả cảnh; lừ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều)
Nguyễn
Du
Tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu dáng thương, dáng trân trọng của Thuý Kiều.
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
8
Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều)
Nguyễn
Du
Vạch trần bản chất con buôn của Mã Giám Sinh và hoàn cảnh đáng thương của Thuý Kiều. Qua dó, tố cáo xã hội phong kiến chà dạp lên phẩm giá con ngươi.
Nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả nhân vật.
9
Thúy Kiều háo ân hảo oán (Truyện Kiều)
Nguyễn
Du
Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: ờhiền gặp lành, ở ác gặp ác.
Nghệ thuật kể chuyện; ngôn ngữ dối thoại; xây dựng tính cách nhân vật.
10
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyền
Đình
Chiểu
Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và vai trò, vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc. Tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên.Ca ngợi phẩm châ"t cao đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Truyện thơ Nôm. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, miêu tả giản dị, mộc mạc, từ ngữ giàu chất Nam Bộ.
11
Lục vận Tiên gập nạn (Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn
Đình
Chiểu
Đối lập giữa Trịnh Hâm với Lục Vân Tiên và gia dinh ông Ngư là sự dối lập giữa cái ác và cái thiện, giữa nhân cách cao cả và sự toan tính thấp hòn. Qua đó, lác giả bộc lộ tình cảm, lòng tin dối với nhân dân lao động.
Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả nhân vật qua hành dộng, ngôn ngữ; lời thơ giàu cảm xúc, bình dị, dân dà, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
Câu hỏi 2. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.
Gợi ý
Vẻ đẹp và số phạn đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều:
-Vẻ đẹp của người phụ nữ: vẻ đẹp về nhan sắc và tài năng (chị em Thuý Kiều); vẻ đẹp tâm hồn, sự hiếu thảo, thuỷ chung (Vũ Nương, Thuý Kiều); vẻ đẹp về khát vọng tự do, công lí (Thuý Kiều).
-Số phận bi kịch: Vũ Nương là một con ngươi hiếu thảo, thuỷ chung nhưng lại phải chịu nhiều khổ đau, oan khuất; Thuý Kiều là người phụ nữ tài sắc nhưg lại phải sống đau khổ, bị chà đạp lôn nhân phẩm, phải “thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”.
Câu hỏi 3. Bộ mặt xấu xa, thôi nát của giai cấp thông trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vù trung tuỳ hút), Quang Trung đại phả quân Thanh (Hoàng Lê nhất thống chí), Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều)?
Gợi ý
Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xà hội phong kiến:
-Ăn chơi xa hoa, truỵ lạc (Chuyện cũ tronỊỊ phủ chúa Trịnh).
-Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).
-Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).
Câu hỏi 4. Phân tích hình tượng các nhân vật:
-Nguyễn Huệ (đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh).
-Lục Văn Tiên (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguỵêt Nga).
Gợi ý
-Nguyễn Huệ: là một người anh hùng lài trí, có lòng ycu nước nồng nàn, căm thù giặc ngoại xâm, ghét bò lũ tay sai bán nước, có nhân cách cao đẹp.
-Lục Vân Tiên: là ngươi cương trực, nghĩa hiệp, có lí tưởng đạo đức cao đẹp.
Câu hỏi 5. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều.
Gợi ý
-Thời đại, gia đinh và cuộc đời Nguyễn Du:
Nguyễn Du (1765 – 1820) que làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống về văn học.
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biên cố lịch sử của giai đoạn cuối thê kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào khởi nghĩa nông dần nổi lên khắp nơi.
Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiêu năm trên đất Bắc, rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, có niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
-Tóm tắt Truyện Kiều (căn cứ vào phần Tóm tắt trong SGK để tóm tắt).
Câu hỏi 6. Qua các đoạn trích Chị em Thuý Kiều, Kiều â lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sình mua Kiều, Thuý Kiều háo ân háo oán, hãy phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
Gợi ý
Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều: Đề cao vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng (trong Chị em Thuý Kiều); tố cáo thô lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm con người (trong Mã Giám Sinh mua Kiều); thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người (trong Mà Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở Lầu Ngưng Bích); ca ngợi tâm lòng nhân hậu, thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa (trong Thuý Kiều báo ân báo oán).
Câu hỏi 7. Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật).
Gợi ý
Thành công nghệ thuật của Truyện Kiểu:
-Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: tinh tố, hàm súc, gợi hình, gợi cảm, vận dụng nhuần nhuyễn lời ăn tiếng nói của quần chúng lao động,…
-Nghẹ thuật tả cảnh: miêu tả ngắn gọn, đặc sắc; cảnh ngụ tình.
-Nghẹ thuật miêu tả nhân vật: dùng bút pháp ước lộ đổ tả chị em Thuý Kiều, tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ để khắc hoạ tính cách Mã Giám Sinh, tả nội tâm thông qua cảnh vật trong Kiều ờ lầu Ngưng Bích, khắc họa tính cách nhân vật thông qua dối thoại trong Thuỷ Kiều háo ân báo oán. | vanhoc |