text
stringlengths 78
4.36M
| domain
stringclasses 2
values |
---|---|
Dmitri Aleksandrovich Bogayev (; sinh ngày 24 tháng 1 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá người Nga. Anh chơi ở vị trí hậu vệ phải hay tiền vệ phải cho F.K. Zenit Sankt Peterburg.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Anh ra mắt chuyên nghiệp tại Giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia Nga cho F.K. Zenit-2 Sankt Peterburg vào ngày 15 tháng 7 năm 2013 trong trận đấu với F.K. Tosno.
Anh có màn ra mắt cho đội một của F.K. Zenit Sankt Peterburg vào ngày 9 tháng 12 năm 2015 tại trận đấu Vòng bảng UEFA Champions League 2015–16 trước K.A.A. Gent.
Anh ra mắt tại Giải bóng đá ngoại hạng Nga cho Zenit vào ngày 28 tháng 4 năm 2016 trong trận đấu với F.K. Kuban Krasnodar.
Anh rời Zenit vào ngày 5 tháng 7 năm 2016.
Vào ngày 15 tháng 6 năm 2017, sau một mùa giải cùng với F.K. Tosno, anh trở lại Zenit, ký hợp đồng 3 năm.
Vào ngày 6 tháng 2 năm 2018, anh gia nhập FC SKA-Khabarovsk theo dạng cho mượn đến hết mùa giải 2017–18.
Thống kê sự nghiệp
Câu lạc bộ
Tham khảo
Liên kết ngoài
Career summary by sportbox.ru
Sinh năm 1994
Người Akhtubinsky
Nhân vật còn sống
Cầu thủ bóng đá Nga
Cầu thủ bóng đá F.K. Zenit Sankt Peterburg
Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Nga
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Nga
Cầu thủ bóng đá F.K. Tosno
Cầu thủ bóng đá FC SKA-Khabarovsk
Cầu thủ bóng đá nam Nga ở nước ngoài | wiki |
|-
| 14201 - || || 15 tháng 12 năm 1998 || Socorro || LINEAR
|-
| 14202 - || || 17 tháng 12 năm 1998 || Oizumi || T. Kobayashi
|-
| 14203 Hocking || || 25 tháng 12 năm 1998 || Kitt Peak || Spacewatch
|-
| 14204 - || || 12 tháng 1 năm 1999 || Woomera || F. B. Zoltowski
|-
| 14205 - || || 18 tháng 1 năm 1999 || Gekko || T. Kagawa
|-
| 14206 Sehnal || || 15 tháng 2 năm 1999 || Kleť || M. Tichý, Z. Moravec
|-
| 14207 - || || 10 tháng 2 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14208 - || || 12 tháng 2 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14209 - || || 12 tháng 2 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14210 - || || 10 tháng 2 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14211 - || || 12 tháng 7 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14212 - || || 14 tháng 7 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14213 - || || 12 tháng 7 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14214 Hirsch || || 7 tháng 9 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14215 - || || 6 tháng 10 năm 1999 || Đài thiên văn Zvjezdarnica Višnjan || K. Korlević, M. Jurić
|-
| 14216 - || || 4 tháng 11 năm 1999 || Gekko || T. Kagawa
|-
| 14217 Oaxaca || || 10 tháng 11 năm 1999 || Oaxaca || J. M. Roe
|-
| 14218 - || || 3 tháng 11 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14219 - || || 3 tháng 11 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14220 - || || 9 tháng 11 năm 1999 || Catalina || CSS
|-
| 14221 - || 1999 WL || 16 tháng 11 năm 1999 || Oizumi || T. Kobayashi
|-
| 14222 - || || 25 tháng 11 năm 1999 || Đài thiên văn Zvjezdarnica Višnjan || K. Korlević
|-
| 14223 Dolby || || 3 tháng 12 năm 1999 || Fountain Hills || C. W. Juels
|-
| 14224 Gaede || || 6 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14225 Alisahamilton || || 7 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14226 Hamura || || 7 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14227 - || || 7 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14228 - || || 7 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14229 - || || 7 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14230 Mariahines || || 7 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14231 - || || 7 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14232 - || || 5 tháng 12 năm 1999 || Catalina || CSS
|-
| 14233 - || || 10 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14234 Davidhoover || || 12 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14235 - || || 12 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14236 - || || 12 tháng 12 năm 1999 || Socorro || LINEAR
|-
| 14237 - || || 31 tháng 12 năm 1999 || Oizumi || T. Kobayashi
|-
| 14238 d'Artagnan || || 31 tháng 12 năm 1999 || Fountain Hills || C. W. Juels
|-
| 14239 - || || 3 tháng 1 năm 2000 || Oizumi || T. Kobayashi
|-
| 14240 - || || 3 tháng 1 năm 2000 || Oizumi || T. Kobayashi
|-
| 14241 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Đài thiên văn Zvjezdarnica Višnjan || K. Korlević
|-
| 14242 - || || 3 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14243 - || || 3 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14244 Labnow || || 3 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14245 - || || 3 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14246 - || || 6 tháng 1 năm 2000 || Đài thiên văn Zvjezdarnica Višnjan || K. Korlević
|-
| 14247 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14248 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14249 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14250 Kathleenmartin || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14251 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14252 Audreymeyer || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14253 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14254 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14255 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14256 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14257 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14258 Katrinaminck || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14259 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14260 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14261 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14262 Kratzer || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14263 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14264 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14265 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14266 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14267 Zook || || 6 tháng 1 năm 2000 || Anderson Mesa || LONEOS
|-
| 14268 - || || 3 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14269 - || || 7 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14270 - || || 8 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14271 - || || 4 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14272 - || || 5 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14273 - || || 31 tháng 1 năm 2000 || Oizumi || T. Kobayashi
|-
| 14274 Landstreet || || 29 tháng 1 năm 2000 || Kitt Peak || Spacewatch
|-
| 14275 Dianemurray || || 30 tháng 1 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14276 - || || 2 tháng 2 năm 2000 || Oizumi || T. Kobayashi
|-
| 14277 Parsa || || 2 tháng 2 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14278 Perrenot || || 2 tháng 2 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14279 - || || 3 tháng 2 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14280 - || || 6 tháng 2 năm 2000 || Đài thiên văn Zvjezdarnica Višnjan || K. Korlević
|-
| 14281 - || || 6 tháng 2 năm 2000 || Socorro || LINEAR
|-
| 14282 Cruijff || 2097 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14283 - || 2206 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14284 - || 2530 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14285 - || 2566 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14286 - || 2577 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14287 - || 2777 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14288 - || 2796 P-L || 16 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14289 - || 4648 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14290 - || 9072 P-L || 17 tháng 10 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14291 - || 1104 T-1 || 25 tháng 3 năm 1971 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14292 - || 1148 T-1 || 25 tháng 3 năm 1971 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14293 - || 2307 T-1 || 25 tháng 3 năm 1971 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14294 - || 3306 T-1 || 26 tháng 3 năm 1971 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14295 - || 4161 T-1 || 26 tháng 3 năm 1971 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14296 - || 4298 T-1 || 26 tháng 3 năm 1971 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14297 - || 2124 T-2 || 29 tháng 9 năm 1973 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14298 - || 2144 T-2 || 29 tháng 9 năm 1973 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14299 - || 3162 T-2 || 30 tháng 9 năm 1973 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 14300 - || 3336 T-2 || 25 tháng 9 năm 1973 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|- | wiki |
Hạt Đại diện Tông tòa Istanbul (; ) là một Hạt Đại diện Tông tòa của Giáo hội Công giáo Rôma có tòa giám mục đặt tại thành phố Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ. Địa giới của hạt Đại diện Tông tòa bao gồm vùng tây bắc nước này. Đại diện Tông tòa hiện tại là Đức ông Massimiliano Palinuro.
Lịch sử
15/4/1742: Được thành lập dưới tên Hạt Đại diện Tông tòa Constantinopolis.
30/11/1990: Đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Istanbul.
Lãnh đạo
Đại diện Tông tòa Constantinopolis
Gaspar Gasparini, O.F.M. Conv. (31/5/1677 – 22/8/1705 qua đời)
...
Antonio Balsarini (26/8/1730 – 2/1/1731 qua đời)
Francesco Girolamo Bona (18/6/1731 – 16/2/1750 qua đời)
Blaise Paoli (18/3/1750 – )
...
Giuseppe Roverani (10/3/1767 – 2/7/1772 qua đời)
Giovanni Battista Bavestrelli (31/8/1772 – 20/4/1777 qua đời)
Francesco Antonio Fracchia (26/9/1778 – 21/10/1795 qua đời)
Julio Maria Pecori, O.F.M. Ref. (21/10/1795 – 28/2/1796 qua đời)
Nicolao Lorenzo Timoni (3/6/1796 được chỉ định nhưng bổ nhiệm không thành)
Giovanni Battista Fonton, O.F.M. Conv. (16/3/1799 – 26/8/1816 qua đời)
Binkentios Coressi (26/8/1816 – 7/1835 qua đời)
...
Leopoldo Angelo Santanchè, O.F.M. (13/11/1874 – 3/4/1876 được thuyên chuyển làm Tổng giám mục Fabriano và Matelica)
Vincenzo Vannutelli (23/1/1880 – 22/12/1882 được thuyên chuyển làm Sứ thần Tòa Thánh tại Brazil)
Luigi Rotelli (26/1/1883 – 23/5/1887 được thuyên chuyển làm Sứ thần Tòa Thánh tại Pháp)
...
Vincenzo Sardi di Rivisondoli (10/4/1908 – 10/6/1914 từ nhiệm)
...
Gauthier Pierre Georges Antoine Dubois, O.F.M. Cap. (15/11/1974 – 29/5/1989 qua đời)
Antuvan Marovitch (29/5/1989 – 15/12/1991 qua đời)
Đại diện Tông tòa Istanbul
Louis Pelâtre, A.A. (9/7/1992 – 16/4/2016 từ nhiệm)
Rubén Tierrablanca Gonzalez, O.F.M. (16/4/2016 – 22/12/2020 qua đời)
Lorenzo Piretto, O.P., Tổng giám mục, Giám quản Tông tòa (24/12/2020-13/9/2021)
Massimiliano Palinuro (14/9/2021 – hiện nay)
Xem thêm
Công giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ
Hạt Đại diện Tông tòa Istanbul (Công giáo Bulgaria)
Hạt Đại diện Tông tòa Anatolia
Tổng giáo phận Izmir
Tham khảo
Istanbul | wiki |
Tiếng Maleng, còn được gọi là Pakatan hay Bo, là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Việt của Lào và Việt Nam.
Tiếng Maleng được nói chủ yếu ở Khăm Muộn, Lào.
Tiếng Maleng có hệ thống bốn âm vực giống tiếng Thavưng (phân biệt về cả cao độ).
Tiếng Malieng, mặc dù có tên giống với Maleng, là một phương ngữ của tiếng Chứt (Chamberlain 2003, Sidwell 2009).
Phương ngữ
Tiếng Maleng bao gồm ba cụm phương ngữ:
Maleng (Mã Liềng); Kha Pakatan; Malang; Arem/Harème (Rivière 1902). Phương ngữ con gồm Kha Muong Ben and Kha Bo (Fraisse 1950).
Mã Liềng, còn gọi là Pa Leng (Đặng Nghiêm Vạn và cộng sự 1986)
Khả Phong (trước đây là ngoại danh, nay cũng được dùng như danh tự); Maleng Kari; Maleng Bro. Còn gọi là Kha Nam Om (Fraisse 1949). Người Khả Phong sống thành 2 đến 3 làng ở Lào, và một làng ở tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Tiếng kha Phong chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiếng Lào. Maleng Bro đã được ghi lại bởi Michel Ferlus vào năm 1992 (xem Ferlus 1997) và bởi Cuộc thám hiểm ngôn ngữ Nga-Việt 2012-2013.
Phân bố
Tiếng Maleng được nói ở các làng sau của Lào và Việt Nam.
Tỉnh Khăm Muộn, Lào
Nậm Huay
Pưng Kẹt
Song Khôn
Thượng nguồn sông Nrông
Xang Huay E An
Tỉnh Quảng Bình (hơn 500 người) và tỉnh Hà Tĩnh (ở huyện Hương Khê; 133 người vào năm 2012), Việt Nam
Hương Lâm
Hương Liên
Lâm Hóa
Tham khảo
Liên kết ngoài
https://web.archive.org/web/20120321112336/http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=493
Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường
Ngôn ngữ tại Việt Nam
Ngôn ngữ tại Lào | wiki |
Saxophone (gọi ngắn là sax) là nhóm nhạc cụ thuộc họ kèn gỗ. Chúng chủ yếu được làm bằng đồng thau. Tuy làm bằng đồng nhưng vì hình thức tạo âm thanh dùng dăm đơn giống như kèn gỗ clarinet, nên saxophone được liệt kê là nhạc cụ kèn gỗ. Kèn Saxophone được Adolphe Sax, nhà thiết kết nhạc cụ người Bỉ phát minh ra năm 1840. Sau đó, ông được cấp bằng sáng chế vào ngày 28 tháng 6 năm 1846. Saxophone lúc ban đầu sản xuất gồm 2 loạt, mỗi nhạc cụ khác nhau về kích thước và tông độ. Nhưng loại có tông B♭ (si giáng) và E♭ (mi giáng), lúc đầu sản xuất cho nhạc quân đội, hiện nay rất phổ biến và dễ bắt gặp. Những nhạc cụ trong loạt "giao hưởng" thì thường có tông C (đô) và F (fa), loạt này chưa bao giờ được phổ biến rộng rãi, và hiện nay saxophone tông B♭ và E♭ đã thay thế loại tông C và F khi saxophone được sử dụng trong dàn giao hưởng.
Saxophone được sử dụng trong nhạc cổ điển (như hòa nhạc, nhạc thính phòng, và solo repertoire), nhạc quân đội, nhạc hành quân, và jazz (như big band, jazz combo,...).
Tham khảo
Đọc thêm
(translated to English as )
Liên kết ngoài
Instruments In Depth: The Saxophone An online feature with video demonstrations from Bloomingdale School of Music (June, 2009)
Saxophone Fingering Charts
Nhạc cụ Tây phương
Phát minh của Bỉ | wiki |
Vào đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên
Gợi ý
Đại học là bậc học sau phổ thông giúp người học đi chuyên sâu vào một vấn đề khao học nào đó. Có được tấm bằng đại học, người học có cơ hội tìm được việc làm tốt, có thu nhập ổn định,… Chính vì vậy, nảy sinh một quan niệm: Vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên. Có phải vậy chăng?
Thực tế, đa số những người có bằng đại học đều thực sự tìm được công việc phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, có được nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, cũng có một thực tế khác cho thấy: không vào đại học tuổi trẻ vẫn có tương lai.
Thứ nhất, bởi không học đại học, chúng ta vẫn có thể tự học hoặc học nghề. Vì nhiều lí do khác nhau mà có những thanh niên không đủ điều kiện đi học đại học. Nhưng họ thể tự học để bù đắp vào những thiệt thòi vốn có. Nhà văn M. Gorki trước khi nổi tiếng ông không hề học trong bất kì trường đại học nào. Và cũng không ai thắc mắc rằng Bác Hồ đã qua nhũng trường đại học nào mà thành thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới, có được vốn văn hoá uyên thâm đến vậy!…Không học văn hoá, chúng ta vẫn có thể học nghề. Trong những năm trở lại đây, tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" đang xảy ra ở nước ta. Chúng ta cần lắm những người thợ giỏi, có tay nghề cao và vì thế, những người thực sự tâm huyết với nghề nghiệp không bao giờ lo lắng.Xem thêm: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng
Không chỉ vậy, vào đại học cũng chưa phải là tấm vé chắc chắn đưa mọi thanh niên lên chuyến tàu đến tương lai tốt nhất. Có điều này bởi nếu vào đại học nhưng bạn không cố gắng, nỗ lực thì sớm muộn cũng sề bị đào thải. Thực tế cho thấy có nhũng thanh niên sau khi đồ đại học trở nên biếng nhác, đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội,…Hậu quả của nó là những người sinh viên đó bị đuổi học, bị đình chỉ học, bị lưu ban, bị thi lại,…
Như vậy, đại học chỉ là một con đường – dù đó là con đường tốt nhất – trong nhiều con đường để thanh niên tiến vào tương lại. Song nhất định nó không phải là con đường duy nhất để tuổi trẻ, lập nghiệp. Điều quan trọng là dù lựa chọn con đường nào chúng ta cũng cần nỗ lực và cố gắng.
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
JR Bus dùng để chỉ chung hoạt động xe buýt của các công ty thuộc Hãng Đường sắt Nhật Bản (JR Group) tại Nhật Bản. JR Bus được điều hành bởi tám công ty đường sắt khu vực, mỗi công ty thuộc sở hữu của một công ty đường sắt JR. Các công ty xe buýt JR cung cấp dịch vụ xe buýt trong khu vực, đường dài và hợp đồng.
Danh sách các công ty
Lịch sử
Bộ Đường sắt Nhật Bản bắt đầu vận hành tuyến xe buýt đầu tiên tại tỉnh Aichi vào năm 1930 và sau đó dần dần mở rộng các tuyến xe buýt mới. Đường sắt Quốc gia Nhật Bản (JNR), là công ty đại chúng được thành lập vào năm 1949, đã kế thừa các hoạt động xe buýt, sau đó được gọi là Kokutetsu Bus hoặc JNR Bus. Đến năm 1987, JNR được tách ra thành các công ty đường sắt khu vực cùng với các hoạt động xe buýt. Các công ty JR sau đó đã tách hoạt động xe buýt của họ thành các công ty con vào năm 1988 (JR East, JR Central, JR West), 2000 (JR Hokkaido), 2001 (JR Kyushu) và 2004 (JR Shikoku).
Ví dụ về các phương tiện
Phương tiện chạy tại tuyến đường khu vực
Phương tiện chạy tại tuyến đường cao tốc
JR Bus Tohoku, JR Bus Kanto, JR Tokai Bus và Chugoku JR Bus có chung một màu sơn dựa trên màu sơn của JNR Bus.
Liên kết ngoài
https://web.archive.org/web/20151203224900/http://www.kakuyasubus.jp/ (jointly operated by JR Bus companies for promotion of intercity buses)
Tham khảo
Các hãng xe buýt của Nhật Bản
Công ty đường sắt Nhật Bản | wiki |
Em thích con heo con mẹ mới mua về. Hãy viết một đoạn văn ngắn về nó
Gợi ý
Tháng trước, mẹ em mua về một chú heo con rất xinh xắn, bây giờ, chú heo con đã to bằng cái phích nước rồi. Toàn thân chú có màu trắng hồng, lông như những sợi cước bé xíu, trắng mịn. Cái mõm ngắn tũn có hai lỗ mũi rất to, đôi tai chú lúc nào cũng vểnh lên. Không giống với mẹ, chú heo này có cái bụng thon dài, bốn chân cao và đuôi luôn ngoe nguẩy. Mỗi khi mẹ em bưng chậu cám ra, chú lại chạy ngay đến sục mõm vào ăn, vừa ăn vừa kêu ụt ịt và vẫy đuôi thích thú. Em rất yêu chú heo này, em se giúp mẹ chăm sóc để cho chú ta mau lớn.
Vanmau.edu.vn
Xem thêm: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con đường mòn phân chia ranh Giới hai bên nghĩa địa trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn | vanhoc |
Aztreonam, được bán dưới tên thương mại là Azactam cùng với một số các tên khác, là một kháng sinh được sử dụng chủ yếu để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas aeruginosa. Một số các bệnh có thể dùng kháng sinh này như nhiễm trùng xương, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng trong ổ bụng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng huyết. Chúng có thể được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ hoặc hít vào dưới dạng sương.
Các tác dụng phụ thường gặp nếu dùng theo cách tiêm bao gồm đau tại chỗ tiêm, nôn và phát ban. Các tác dụng phụ thường gặp khi hít phải bao gồm thở khò khè, ho và nôn. Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể có như nhiễm trùng Clostridium difficile và các phản ứng dị ứng bao gồm sốc phản vệ. Những người có tiền sử dị ứng với các β-lactam khác có tỷ lệ dị ứng thấp với aztreonam. Sử dụng trong thai kỳ có vẻ là an toàn. Aztreonam thuộc họ thuốc monobactam. Aztreonam thường tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn chặn khả năng tạo thành tế bào của bọn chúng.
Aztreonam đã được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1986. Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế. Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc. Nếu dùng theo dạng tiêm thì chi phí là khoảng 28,20 £ mỗi ngày ở Anh, còn dạng hít có chi phí khoảng 2.182,00 £ cho một đợt điều trị. Thuốc này là một phiên bản hóa học có tinh chỉnh từ một hóa chất từ vi khuẩn Chromobacterium violaceum.
Chú thích
Thuốc thiết yếu của WHO
Kháng sinh Β-Lactam | wiki |
Phân tích bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi.
Hướng dẫn
Phân tích bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi được xem là một nhà văn lớn trên nền trời Việt Nam, ông đã có nhiều đóng góp rất to lớn cho thơ ca, đặc biệt trong đó nổi bật lên là tác phẩm bài thơ côn sơn ca,là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi đã viết bài thơ này trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn trong sạch, thanh cao của mình.
Đầu bài thơ chúng ta đã thấy tác giả vẽ ra một bức tranh thiên nhiên thật đẹp đẽ và hùng vĩ với tiếng thác chảy rì rầm, hình ảnh Côn Sơn hiện ra trước mắt chúng ta thật thơ mộng và lãng mạn với tiếng suối chảy, có đá rêu phong, có rừng thông mọc rậm, có rừng trúc xanh mát. Đó chính là sự hoang dã của thiên nhiên. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt với suối như tiếng đàn, rêu là chiếu, bóng râm là giường. Và trong ngôi nhà ấy ông để cho tâm hồn mình giao hòa với cảnh vật và vẽ lại nó bằng ngọn bút tài hoa của mình:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Với tác giả thì tiếng vang động như vang vọng bên tai, chúng ta như cảm nhận được rằng tác giả đã cảm nhận được tác giả đã hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng hữu tình đó,nó làm cho tam hòn của tác giả bay bổng, thanh thản trước những cảnh tượng đẹp đến nỗi nếu ai gặp chắc chắn cũng phải thốt lên.
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan
Khi Nguyễn Trãi về ở ẩn nhưng tâm trạng vẫn đang lo lắng cho mối an nguy của đất nước,chính vì thế cho nên tác giả muốn tìm đến những nơi vắng vể không vướng bụi trần,nơi đó chỉ có thiên nhiên cây cỏ,có tiếng suối reo cùng bóng trúc tỏa bóng râm mát và hưởng thụ một cuộc sống không có bụi trần.
Sự chiêm nghiệm của nhà thơ đang thấm một nỗi buồn, khi tóc đã bạc chỉ biết làm bạn với mây múi, gió trăng:
“Láng giềng một áng mây bạc,
Khách khứa hai ngàn núi xanh”.
Những nỗi lo toan của Nguyễn Trãi về thanh danh khi về ở ẩn
“Núi gò đài các đó đây
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh”
Triết lí về cuộc đời của Nguyễn Trãi là mang cả một nỗi buồn sâu thẳm lan rộng trong tâm hồn nhà thơ. Từ những chiêm nghiệm về lịch sử của phong kiến,về những thăng trầm cuộc đời, về những nhục vinh từng nếm trải thì ông đã cảm thông cho số kiếp của con người. Chính cái nhìn và suy ngẫm ấy đã mang tính nhân bản sâu sắc cao. Bi kịch Nguyễn Trãi là bi kịch của kẻ sĩ trong xã hội Phong Kiến, bi kịch của lịch sử. Chính vì vậy mà ông đã viết:
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.
Bài ca Côn Sơn là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp qua con mắt của nhà thơ, qua đó nói lên tâm sự của tác giả đối với vận mệnh của đất nước mình. | vanhoc |
Nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Anh Dido đã thu âm các bài hát cho 4 album phòng thu và hợp tác cùng nhiều nghệ sĩ khác trong các bản song ca và các bài nhạc hợp tác trong các album của họ. Sau khi hợp tác cùng anh trai Rollo Armstrong trong album đầu tay thành công của nhóm Faithless, Reverence (1996), cô theo đuổi sự nghiệp đơn ca bằng việc ký hợp đồng cùng Arista Records ngay năm sau đó. Album đầu tay của cô, No Angel được phát hành năm 1999 tại Hoa Kỳ. Sau những thành công không đáng kể, đĩa đơn đầu tiên "Here with Me" được xuất hiện trong loạt phim truyền hình dài tập Roswell, đĩa đơn thứ ba trích từ album, "Thank You" nằm trong phần nhạc phim của Sliding Doors và nằm trong phần nhạc mẫu của bản nhạc ăn khách lúc bấy giờ của rapper Eminem, "Stan". No Angel được tán dương bởi các nhà phê bình âm nhạc, và tiêu thụ hơn 12 triệu bản trên toàn thế giới, cùng chứng nhận 12 đĩa Bạch kim. Album dẫn đầu các bảng xếp hạng âm nhạc tại 13 quốc gia và một trong những trở thành album đầu tay thành công nhất của một nghệ sĩ nữ Anh Quốc.
Năm 2003, Arista Records phát hành album phòng thu thứ hai của Dido, Life for Rent. Đây tiếp tục là một sản phẩm thành công về mặt thương mại, và trở thành album có tốc độ bán nhanh nhất của một nghệ sĩ nữ trong lịch sử Anh Quốc. Đĩa đơn đầu từ album, "White Flag" được đề cử cho Giải Grammy trong hạng mục Trình diễn giọng Pop nữ xuất sắc nhất và giành giải thưởng BRIT Award cho "Đĩa đơn Anh Quốc xuất sắc nhất" và giải Ivor Novello Award cho "Bài hát quốc tế ăn khách của năm".
Trong suốt 5 năm vắng bóng, Dido chuyển đến Los Angeles để sáng tác và thu âm album thứ ba của mình, Safe Trip Home, được phát hành vào năm 2008. Album này là sản phẩm đầu tiên cô hợp tác sản xuất cùng Jon Brion. Đĩa đơn chính thức đầu tiên của album là "Don't Believe in Love". Năm 2010, Dido có hợp tác cùng nhạc sĩ A. R. Rahman và thu âm bài hát "If I Rise" cho bộ phim 127 Hours và nhận được một đề cử cho Giải Oscar trong hạng mục "Bài hát trong phim hay nhất". Dido dự định phát hành album Girl Who Got Away vào năm 2013.
Danh sách bài hát
Tham khảo
Chung
Riêng
Danh sách bài hát của nghệ sĩ
Bài hát của Dido
Dido (ca sĩ) | wiki |
Việt Nam chúng ta là quốc gia đa dạng màu sắc ngôn ngữ, văn hoá. Mỗi một địa phương, vùng miền khác nhau có những phương ngữ riêng biệt, ở vùng miền khác sẽ không hiểu được vấn đề diễn đạt. Để giúp chúng ta nhận biết được các phương ngữ của địa phương chúng ta cùng tìm hiểu bài học trong chương trình ngữ văn lớp 9 “Chương trình địa phương (phần tiếng việt)”. Qua bài học, chúng ta hiểu được sự phong phú của các phơng ngữ trên các vùng để sử dụng từ ngữ điạ phương phù hợp trong giao tiếp nói chung.Từ đó có ý thức sử dụng từ địa phương trong văn cảnh cho phù hợp. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Chương trình địa phương (phần tiếng việt)”
1. Câu 1 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Nhút: món ăn vùng Nghệ Tĩnh làm bằng xơ mít trộn với vài thứ khác.
Đước: loại cây có thể mọc ở vùng nước dùng để đóng cọc làm móng nhà chỉ có ở Nam Bộ.
Vả: một loại cây cùng họ với sung nhưng quả to hơn và cây mọc thấp dùng để chế biến thức ăn (Trung Bộ).
Móm: lá cọ non phơi tái dùng để gói cơm nắm thức ăn (Phú Thọ).
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Bát
Đọi
Chén
Mẹ
Mẹ
Má
Bố
Cha, Bo
Ba, Tía
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa:
Từ ngữ
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Hòm
Dụng cụ để đựng đồ
Quan tài
Quan tài
Bổ
Có ích
Ngã
Té
Mắc
Treo lên
Bận
Đắt
2. Câu 2 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương thứ ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì những từ ngữ ấy chỉ có tính chất địa phương, nó được sử dụng trong một vùng nhất định.
Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện:
3. Câu 3 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): | vanhoc |
Một giáo sư tại Đại học Alberta đã giải thích được một hiện tượng xảy ra với sao đôi tạo ra một vũ nổ lớn tới mức độ sáng của nó gần bằng ánh sáng của một supernova (một số tài liệu dịch là siêu tân tinh), một ngôi sao phát nổ vào cuối đời.
Nhà vật lý thiên văn lý thuyết Natalia Ivanova nói rằng các nhà khoa học đã tranh cãi từ lâu về điều gì sẽ xảy ra khi các sao đôi, những ngôi sao quay quanh nhau, va chạm
“Khi hiện tượng này kết thúc sẽ có hai khả năng: hai ngôi sao sẽ hợp lại thành một ngôi sao hay một hệ sao đôi ban đầu sẽ biến thành một hệ sao đôi lạ trong một thời gian rất ngắn,” theo Ivanova.
Hiện tượng này có thể diễn ra từ vài chục này tới vài trăm năm – một quãng thời gian rất ngắn trong khung thời gian vũ trụ, theo Ivanova.
Hơn nửa các ngôi sao trong vũ trụ là sao đôi, nhưng Ivanova nói chúng ta chưa từng biết một sự hợp nhất sẽ xảy ra như thế nào cho tới bây giờ.
Sau khi nghiên cứu tính chất vật lý của lớp ngoài một sự hợp nhất, các nhà khoa học từ Đại học Alberta tìm ra rằng các vật liệu nóng và bị ion hóa bị hạ nhiệt độ và dãn nở, sau đó giải phóng năng lượng dưới dạng một đợt ánh sáng lớn màu đỏ.
Ivanova nói những vụ giải phóng năng lượng trên lý thuyết này có liên quan tới những sao mới đỏ phát sáng mới được phát hiện, những ngôi sao tồn tại trong thời gian ngắn, sáng hơn sao mới bình thường và chỉ kém sáng hơn sao băng một chút.
“Nghiên cứu của chúng tôi vừa cho biết cách phát hiện những sự hợp nhất và giải thích ánh sáng tạo ra trong các hiện tượng hợp nhất,” theo lời của Ivanova.
Ivanova là Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu về Thiên văn và Thiên văn học vật lý ở Canada và là tác giả chính của nghiên cứu. Bà được trợ giúp bởi Học sinh Tiến sĩ Jose Luis Avendano Nandez. Nghiên cứu này đã được công bố trong tờ Science.
Theo Science Daily | vanhoc |
Quái thú (tiếng Anh: Beast) là một nhân vật hư cấu xuất hiện trong phim điện ảnh hoạt hình thứ 30 Người đẹp và quái vật (1991) của xưởng phim Walt Disney Animation Studios. Quái thú cũng xuất hiện trong hai phần tiếp nối phát hành thẳng lên video Beauty and the Beast: The Enchanted Christmas và Belle's Magical World. Dựa trên nhân vật anh hùng trong truyện cổ tích của nữ nhà văn người Pháp Jeanne-Marie Leprince de Beaumont, Quái thú do nhà biên kịch Linda Woolverton sáng tạo và Glen Keane vẽ minh họa.
Trong tất cả các lần xuất hiện trên phim hoạt hình, Quái thú đều do nam diễn viên người Mỹ Robby Benson lồng tiếng. Phim hoạt hình năm 1991 từng được chuyển thể thành một vở nhạc kịch của Broadway với vai diễn gốc trong vở kịch do nam diễn viên người Mỹ Terrence Mann đảm nhiệm. Dan Stevens là người thủ vai nhân vật này trong bản chuyển thể người đóng năm 2017 từ tác phẩm gốc năm 1991. Tạo hình Quái thú trong Disney khác xa với bản gốc vì theo nguyên tác gốc thì Quái thú là chỉ một con lợn rừng hình người.
Đặc điểm
Quái thú không thuộc về một loài động vật nào, mà là chimera (hỗn hợp của một số loài động vật), có lẽ sẽ được xếp vào bộ ăn thịt nói chung. Anh có cấu trúc đầu và sừng của bò mộng, cánh tay và cơ thể của gấu, lông mày của khỉ đột, hàm, răng và bờm của sư tử, ngà của lợn rừng, chân và đuôi của sói. Anh cũng có nét giống với những con quái vật thần thoại như Minotaur hoặc ma sói. Anh cũng có đôi mắt màu xanh lam, một đặc điểm cơ thể không thay đổi dù là thú hay người.
Trái ngược với nguyên tác ban đầu, Disney đã cho anh ta một bản chất nguyên thủy hơn trong tính cách và cách cư xử, điều này thực sự khai thác nhân vật của anh theo hướng như một động vật chưa được thuần hóa (tức là xen kẽ giữa đi và bò, động vật gầm gừ). Nhà sản xuất Don Hahn đã hình dung ra rằng trạng thái tâm lý của Quái thú càng ngày càng trở nên hoang dã khi anh chịu lời nguyền lâu hơn, đến nỗi anh sẽ dần mất đi tính người và trở nên hoàn toàn hoang dã nếu không thể phá vỡ câu thần chú. Ý tưởng của Hahn không được thể hiện rõ ràng trong bộ phim hoạt hình năm 1991, vì Quái thú chỉ được nhìn thấy trong một cảnh ngắn ngủi sau khi biến hình, khi phần lớn câu chuyện bắt đầu trong giai đoạn sau của lời nguyền.
Trong câu chuyện gốc, Quái thú phần lớn được coi là tốt bụng và giống một quý ông, chỉ đôi khi có xu hướng nóng tính. Sự giải thích của Disney về Quái vật khiến anh thường xuyên tức giận và trầm cảm, do sự xấu hổ từ những hành động không đẹp trong quá khứ dẫn đến sự biến đổi này, và đặc biệt là cuộc đấu tranh để hòa hợp vẻ ngoài gớm ghiếc với con người bên trong khiến anh cảm thấy tuyệt vọng trong việc phá bỏ lời nguyền. Giám sát viên hoạt hình Glen Keane mô tả The Beast là "một chàng trai hai mươi mốt tuổi có tâm trạng bất an, muốn yêu, muốn được yêu, nhưng lại có vẻ ngoài xấu xí và phải vượt qua điều này." Sau khi được Belle cải tạo bằng sự quan tâm của tình yêu, tính cách của anh thay đổi thành tinh tế và điềm đạm hơn, đồng thời trở nên ngây thơ về thế giới bên ngoài.
Để phản ánh tính cách ban đầu, Quái thú được tạo hình cởi trần, với quần chẽn rách , màu xám đen, và một chiếc áo choàng màu đỏ đô cũng rách với móc cài hình tròn màu vàng. Mặc dù màu thực tế của chiếc áo choàng của anh ta là màu đỏ sẫm, chiếc áo choàng của Quái thú thường được cho là có màu tím (trong hầu hết các lần xuất hiện tiếp theo của Quái thú sau bộ phim, chẳng hạn như The Enchanted Christmas,Disney's House of Mouse, hoặc trò chơi Kingdom Hearts, áo choàng của anh ấy là màu tím). Chưa rõ lý do cho sự thay đổi màu sắc này, mặc dù rất có thể là màu tím thường có kết nối với hoàng gia. Sau khi Quái thú cứu Belle khỏi bầy sói, phong cách ăn mặc của anh cũng thay đổi để trở nên chỉn chu và kỷ luật hơn, thể hiện một tính cách tinh tế hơn khi anh cố gắng giành được tình bạn và tình yêu của Belle. Mẫu trang phục được tham khảo nhiều nhất của anh là bộ trang phục dạ hội, gồm một chiếc áo vest màu vàng bên ngoài áo sơ mi trắng với khăn quàng cổ màu trắng, quần âu đen trang trí bằng vàng, và một chiếc áo dạ hội đuôi tôm màu xanh hoàng gia được trang trí bằng vàng, mặc trong phân cảnh khiêu vũ của bộ phim.
Bộ trang phục áo đuôi tôm màu xanh được giữ lại sau khi phục hồi trở lại thành con người, điều này tương phản hoàn toàn với thần thái và áo giáp của hoàng gia mà anh ta được mô tả trước khi bị dính lời nguyền. Hình dạng con người của anh là một thanh niên cao và mảnh khảnh với mái tóc màu nâu vàng và làn da màu kem mềm mại trong khi vẫn giữ được đôi mắt xanh sáng. Khi là một con người, anh ấy đơn giản được gọi là "Hoàng tử", như giám sát viên hoạt hình Glen Keane đã nói mọi người trong quá trình sản xuất quá bận rộn để đặt cho anh một cái tên thay thế, tuy nhiên một số tác phẩm được cấp phép như trò chơi điện tử đố The D Show (1998) đã đặt tên anh là "Hoàng tử Adam". Disney nhanh chóng nắm bắt lấy cái tên này, như được thấy trong nhiều sản phẩm cũng như một tấm bảng treo lên vào năm 2012 (và vẫn được treo ở đó cho đến năm 2017) trong Phòng Hoàng gia Port Orleans Riverside của Walt Disney World có ghi rõ tên của anh ấy là "Hoàng tử Adam."
Tham khảo
Người Pháp giả tưởng
Nhân vật Kingdom Hearts
Vua giả tưởng
Nhân vật CGI của Disney
Nhân vật hư cấu giới thiệu năm 1991
Nhân vật hư cấu có sức khỏe siêu phàm | wiki |
Nasinu F.C. là một câu lạc bộ bóng đá Fiji thi đấu ở giải hạng nhì của Hiệp hội bóng đá Fiji. Đội bóng đến từ Nasinu, nằm ở phía Đông của đảo chính Viti Levu, giữa thị trấn Nausori và thành phố Suva. Sân nhà của đội bóng là Rishikul College Grounds. Trang phục của họ bao gồm áo xanh, quần màu rượu nho và tất xanh. Đội bóng thua trước Savusavu F.C trong trận tranh lên xuống hạng năm 2010
Lịch sử
Nasinu F.C. được thành lập năm 1976, cùng với sự thành lập của Hiệp hội bóng đá Nasinu, để chăm sóc cho dân số đang mở rộng của vùng Nasinu. Chủ tịch đầu tiên của hiệp hội là Subhas Maharaj. Đội bóng bắt đầu từ giải hạng nhì nhưng nhanh chóng lên thi đấu ở giải hạng nhất, và thi đấu xuất sắc.
Thành tích
League Championship (cho các Quận):
Vô địch: 0
Á quân: 0
Giải bóng đá vô địch liên quận:
Vô địch: 1990
Á quân: 1988, 1993, 1996
Battle of the Giants:
Vô địch: 0
Á quân: 1989, 1991
Fiji Football Association Cup Tournament:
Vô địch: 0
Á quân: 2002
Xem thêm
Hiệp hội bóng đá Fiji
Tham khảo
Tiểu sử
M. Prasad, Sixty Years of Soccer in Fiji 1938 – 1998: The Official History of the Fiji Football Association, Fiji Football Association, Suva, 1998.
Câu lạc bộ bóng đá Fiji
Thành lập năm 1976 ở Fiji | wiki |
Đỗ Huy Cảnh (chữ Hán:杜 輝 景, 1792- 1850), húy Ân, tự Huy Cảnh, hiệu Định Hiên; là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử
Đỗ Huy Cảnh sinh giờ Dậu ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Tý (1792) tại làng La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông là thân sinh của Phó bảng Đỗ Huy Uyển và là ông nội của Đình nguyên Đỗ Huy Liêu.
Dưới triều vua Gia Long, khoa Kỷ Mão 1819 tại trường Sơn Nam, Đỗ Huy Cảnh thi đỗ cử nhân.
Là người đầu tiên của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đỗ cử nhân dưới triều Nguyễn; Hoàng giáp Phạm Văn Nghị có câu đối mừng:
Ngô Huyện đương triều khoa hoạn thủy,
Danh gia dịch thế lễ thi tồn.
Ông làm quan trải ba triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, với các chức vị sau:
- Tri phủ Diễn Châu năm 1826
- Công Tố viên ngoại lang rồi Bộ Hộ Lang Trung năm 1830
- Án sát sứ Sơn Tây năm 1832, hàm Chánh Tứ phẩm.
- Bố Chính Sơn Tây năm 1833, hàm Chánh Tam phẩm
- Bố chánh sứ và Tuần Phủ Phú Yên 1837, hàm Tòng Nhị phẩm.
- Tuần Phủ Biên Hòa năm 1840.
Ông mất ngày 13 tháng 3 năm Canh Tuất (1850) thọ 59 tuổi.
Đỗ Huy Cảnh là một vị quan thanh liêm, trong sạch, cư xử đúng mực, hết lòng bảo vệ lẽ phải và bảo vệ dân nghèo. Chính vì vậy trong cuộc đời làm quan của mình, ông đã hai lần bị cách chức lưu quan chỉ vì thương dân mà làm trái lệnh triều đình. Theo bia công đức ở đình Mông Phụ (xã Đường Lâm, nay thuộc Hà Nội), lúc ông làm Bố chính tỉnh Sơn Tây, ông đã có công giúp nhân dân xã Mông Phụ bài trừ một số tệ và cải cách chế độ thuế khóa bất hợp lý, nên được nhân dân tôn kính và phong ông là Phúc thần giáng đản, lập sinh từ và dựng bia cho ông tại đình.
Tác phẩm
Đỗ Huy Cảnh sáng tác nhiều thơ văn, chủ yếu bằng chữ Hán. Tuy nhiên, do chiến tranh bom đạn cháy cả làng La ngạn và nhiều nguyên nhân khác, nên đã bị thất lạc gần hết. Hiện chỉ còn một số bài thơ, câu đối được lưu giữ trong một số tác phẩm của con trai ông là Phó bảng Đỗ Huy Uyển.
Chú thích
Tham khảo
Quốc triều hương khoa lục.
Liên kết ngoài
Người Nam Định
Quan lại nhà Nguyễn
Nhân vật lịch sử Việt Nam
Sinh năm 1792
Mất năm 1850 | wiki |
Olomouc (; phương ngữ Haná Olomóc hay Holomóc, tiếng Đức Olmütz hay Ollmütz, tiếng Ba Lan Ołomuniec, tiếng Latin Eburum hay Olomucium) là một thành phố ở Moravia, phía đông Cộng hòa Séc. Thành phố nằm bên sông Morava. Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc là di sản thế giới UNESCO từ năm 2000.
Tài liệu đầu tiên đề cập một khu định cư ở Olomouc là gần 1000 năm trước, khi Biên niên sử Kosmas mô tả một lâu đài kiên cố nhìn ra pháo đài sông Morava quan trọng trên tuyến đường giữa Kraków và Praha. Giữa thế kỷ 16 và 19, Olomouc có vai trò là một pháo đài quan trọng chiến lược. Thành phố ngày nay là thủ phủ của chính quyền khu vực, các địa hạt tổng giáo chủ Moravia và các trường đại học lâu đời nhất ở Moravia, Đại học Palacky (Università Palackého).
Truyền thuyết cho rằng thành phố được thành lập bởi Julius Caesar. Người ta không chắc rằng Caesar thực sự đích thân viếng thăm nơi này, nhưng người ta biết rằng thành phố đã là một doanh trại quân đội La Mã với tên Julii Mons (đồi Julius). Tên này đã dần dần bị trại đi để hình thức hiện tại của nó, Olomouc - đó là phát âm 'Olo-mowts. Ảnh hưởng La Mã là niềm tự hào của thành phố, và thể hiện trong nhiều lĩnh vực.
Là nơi có Đại học Palacky, Olomouc là thành phố sinh viên lớn nhất của đất nước tính theo tỷ lệ phần trăm dân số. Đại học Palacky là một trong những trường đại học lớn nhất và uy tín nhất trong nước và chỉ có Đại học Charles ở Prague có một lịch sử lâu hơn. Trong năm học, dân số của thành phố là tăng khoảng 20.000 sinh viên, tạo cho thành phố một cảm giác sôi động của cuộc sống và năng lượng. Điều này là quan trọng cần nhớ nếu bạn muốn thưởng thức cuộc sống về đêm thịnh vượng của thành phố - nhiều quán bar và câu lạc bộ phụ thuộc vào số lượng sinh viên và đóng cửa cho kỳ nghỉ mùa hè.
Olomouc đã là trụ sở của Đức Tổng Giám mục Công giáo trong gần 1.000 năm, và do đó có một số các nhà thờ được trang trí đẹp nhất ở Trung Âu - mặc dù họ sẽ không xuất hiện trong nhiều hướng dẫn du lịch.
Tham khảo
Thành phố của Cộng hòa Séc | wiki |
Bệnh viện đa khoa Ninh Bình là bệnh viện lớn với quy mô 700 giường, là bệnh viện hạng I và được xem là bệnh viện tuyến tỉnh hiện đại bậc nhất miền Bắc Việt Nam với tổng vốn đầu tư xây dựng trên 1.400 tỷ. Bệnh viện được xây dựng gần Quốc lộ 1, tại trung tâm thành phố Ninh Bình đảm bảo giảm áp lực quá tải cho các bệnh viện trung ương tại Hà Nội.
Tổng quan
Bệnh viện được thành lập trên cơ sở đầu tư mới có thừa hưởng nguồn lực cán bộ và thiết bị của bệnh viện tỉnh Ninh Bình cũ đến khu vực công trình mới được khánh thành năm 2010. Bệnh viện đa khoa Ninh Bình là một trong những bệnh viện hiện đại ở Việt Nam, có thể đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân Ninh Bình và các tỉnh trong khu vực. Đây là bệnh viện có những trang thiết bị hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính 64 lát cắt trị giá hơn 20 tỷ đồng, có thể phát hiện những khối u nhỏ trong cơ thể, máy xét nghiệm miễn dịch tự động, hệ thống internet có thể kết nối và truyền hình trực tiếp các ca mổ...
Nguồn lực
Năm 2010, toàn bệnh viện có 34 khoa với gần 500 cán bộ, trong đó có hơn một nửa là nghiên cứu sinh, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ và chuyên khoa I. Bệnh viện đã thành lập thêm một số trung tâm, phòng khoa như: Trung tâm xạ trị, khoa nội tiết, đột quỵ, tổ cấp cứu ngoài viện; khoa phẫu thuật thần kinh sọ não; khoa ngoại tiết niệu; khoa nội cơ xương khớp và khoa ung biếu.
Đây cũng là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam thực hiện quản lý tất cả các khâu, ở các khoa phòng, quản lý cán bộ, bệnh nhân bằng hệ thống tin học và mang Lan.
Cơ sở hạ tầng
Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình được thiết kế gồm 1 khu nhà 11 tầng, 2 nhà 5 tầng và 9 đơn nguyên 2 tầng. Tất cả các khu được nối với nhau bởi hệ thống hành lang có mái che. Các phòng bệnh được lắp đặt điều hòa nhiệt độ và các thiết bị hiện đại khác như: hệ thống thông khí, máy báo gọi y tá… Khuôn viên của Bệnh viện có thảm cỏ, cây xanh, vườn hoa, cây cảnh và hệ thống chiếu sáng, đèn trang trí…
Thành tích
Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2012
Huân chương Lao động Hạng Ba năm 1996.
Thông tin thêm
Lịch sử
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ban đầu được xây dựng với quy mô 200 giường bệnh, đã phải di chuyển nhiều địa điểm sơ tán để phục vụ nhân dân và tránh bị tàn phá trong chiến tranh. Năm 1980 Bệnh viện được chuyển về trung tâm thị xã Ninh Bình (hiện là thành phố Ninh Bình). Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và yêu cầu phát triển kỹ thuật, bệnh viện tăng dần quy mô giường bệnh từ 200 đến 500 giường năm 2009. Tuy nhiên tình trạng quá tải người bệnh luôn thường xuyên xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các khoa sản phụ, khoa Nhi, khoa Ngoại, khoa Chấn thương, khoa Mắt, khoa tai mũi họng công suất giường bệnh luôn từ 140% đến 180%. Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, Bệnh viện còn tiếp nhận điều trị cho nhân dân các huyện của tỉnh bạn như Nga Sơn (Thanh Hóa), Lạc Thủy (Hòa Bình), Ý Yên (Nam Định), Thanh Liêm (Hà Nam). Bệnh viện đã và đang thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến để phục vụ nhân dân như phẫu thuật nội soi Ngoại, Sản, Tai mũi họng, Phẫu thuật sọ não, lọc máu nhân tạo, điều trị ung bướu, tán sỏi qua nội soi, xét nghiệm miễn dịch, đơn vị hồi sức sơ sinh, đơn vị điều trị nội tiết - đái tháo đường...
Thông tin xây dựng
Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình được Chính phủ cho phép xây dựng tháng 9/2003, bắt đầu khởi công tháng 12/2005 từ nguồn vốn Trung ương và của tỉnh. Đây là dự án quy mô quốc gia, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, với tổng số vốn 1.399 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 6.500m2, do Ban quản lý Khu công nghiệp Ninh Bình làm chủ đầu tư, Tập đoàn xây dựng Xuân Thành thi công.
Bệnh viện Đa khoa quy mô 700 giường được xây dựng với vốn đầu tư xây lắp cho bệnh viện là gần 1400 tỷ đồng (chưa tính trang thiết bị y tế). Cùng song song đưa Bệnh viện Đa khoa 700 giường đi vào hoạt động, hai bệnh viện chuyên khoa mới được thành lập tại Ninh Bình đó là bệnh viện Sản - Nhi 300 giường và bệnh viện mắt 50 giường bệnh. Từ năm 2010, ngành Y tế Ninh Bình hiện có 7 bệnh viên tuyến tỉnh đó là bệnh viên Đa khoa Ninh Bình, bệnh viện Y học cổ truyền Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện điều dưỡng - PHCN (100 giường), bệnh viện Lao và bệnh phổi Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Tâm thần Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình (200 giường) và bệnh viện Mắt Ninh Bình (50 giường).
Chú thích
Website Bệnh viện đa khoa Ninh Bình
Công bố quyết định xếp hạng Bệnh viện đa khoa tỉnh lên hạng I
Bệnh viện đa khoa Ninh Bình: Tạo khâu đột phá, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh
Bệnh viện đa khoa Ninh Bình: Ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học trong điều trị chăm sóc bệnh nhân
Vui mừng trước những chuyển biến tích cực ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Ninh Bình
Công trình xây dựng ở Ninh Bình
Ninh Bình | wiki |
Sự giáng sinh của Giêsu đề cập đến sự ra đời của Chúa Giê-su, chủ yếu là dựa vào những miêu tả trong hai Phúc âm Luca và Matthew, thứ nữa là từ một số sách ngoài quy điển.
Theo Phúc âm Luca và Mátthêu thì Giê-su được Maria là vợ bác thợ mộc Giuse, sinh ra ở Bethlehem xứ Judea. Theo Luca, Giê-su được sinh ra và đặt nằm trong một máng cỏ vì bà Maria và ông Giuse không tìm được chỗ trọ qua đêm khi đang cùng đoàn người du hành đến Bethlehem. Các thiên sứ loan tin rằng người này sẽ là Đấng cứu thế, và các mục đồng đến chiêm bái. Theo Phúc âm Mátthêu thì các nhà thông thái đã theo hướng một ngôi sao để đến Bethlehem và dâng tặng những phẩm vật lên Chúa hài đồng, vì người sinh ra để làm vua của người Do Thái. Vì âm mưu dùng các nhà thông thái để tìm ra Giêsu thất bại, Hêrôđê Cả đã quyết định tàn sát tất cả các con trẻ ở Bethlehem để tiêu diệt Giêsu bằng được, nhưng gia đình Giêsu đã kịp chạy trốn đến Ai Cập và sau đó định cư tại Nazareth. Các học giả đã tranh luận liệu rằng những thông tin từ 2 cuốn phúc âm này có thể đồng nhất với nhau được hay không, một số quan niệm rằng những miêu tả này không có tính lịch sử. Một số học giả lại có quan điểm chỉ xem những tranh cãi về tính lịch sử của hai bản phúc âm này như là điều thứ yếu mà thôi, cái cốt lõi của những kinh sách này là thần học chứ không phải là những mốc thời điểm theo một trình tự thời gian. Các học giả về truyền thống Kitô giáo khác thì cho rằng hai cuốn phúc âm này không mâu thuẫn với nhau và họ đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa chúng.
Trong thần học Kitô giáo, Giêsu giáng sinh đánh dấu sự ra đời của Giêsu nhằm hoàn thành ý muốn thiêng liêng của Thiên Chúa, để cứu thế giới khỏi tội lỗi. Sự miêu tả nghệ thuật về sự tự nhiên đã là một chủ đề quan trọng đối với các nghệ sĩ Kitô giáo từ thế kỷ thứ 4. Những mô tả nghệ thuật về cảnh Giêsu giáng sinh từ thế kỷ 13 đã nhấn mạnh sự khiêm hạ của Giêsu, phản ánh những thay đổi trong cách tiếp cận sau khi châu Âu trải qua nạn dịch Cái chết Đen. Các dòng Phan Sinh và Đa Minh tập chú vào sự khó nghèo và nhỏ bé của hình ảnh Giêsu Hài Nhi. Đối với các tín hữu, ý niệm về Đấng Tạo Hóa toàn năng bỏ ngoài mọi quyền năng để chinh phục trái tim của con người bằng tình yêu và bằng việc trở nên một hài nhi yếu ớt trong máng cỏ cũng tuyệt diệu và cảm động như việc hy sinh trên thập tự giá nơi đồi Calvariô.
Lễ Chúa Giêsu giáng sinh đóng một vai trò quan trọng trong năm phụng vụ Kitô giáo. Các hội thánh Kitô giáo theo truyền thống Tây phương (bao gồm Công giáo, Anh giáo và nhiều người Tin Lành) bắt đầu kỷ niệm Mùa Vọng từ bốn Chủ nhật trước Giáng sinh. Lễ cử hành truyền thống cho Giáng sinh được đặt vào ngày 25 tháng 12.
Các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cổ Đông phương cử hành một mùa chuẩn bị tương tự để dọn mình đón Giáng sinh, đôi khi gọi là Mùa Vọng nhưng thường được gọi là Mùa Chay Giáng sinh (Nativity Fast), bắt đầu bốn mươi ngày trước đại lễ. Một số Kitô hữu Chính thống giáo (ví dụ người Hy Lạp và Syria) tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12. Chính thống giáo khác (như người Copt, Ethiopia, Gruzia và Nga) tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày (lịch Gregorius) 7 tháng 1 (29 Kiahk theo lịch Coptic) do việc họ tiếp tục giữ lịch Julius, thay vì lịch Gregorius. Trong Chính thống giáo Đông phương, lễ Giáng sinh là lễ quan trọng thứ ba trong năm phụng vụ, sau lễ Phục Sinh và lễ Ngũ Tuần.
Chú thích
}}
G
Chúa Giê-su
Truyền thuyết Kitô giáo
Phúc Âm Mátthêu
Giáng sinh
Phúc Âm Luca | wiki |
Raúl Ricardo Alfonsín (12 tháng 3 năm 1927 - ngày 31 tháng 3 năm 2009) là một luật sư, chính trị gia và chính khách người Argentina. Ông đã làm Tổng thống Argentina từ ngày 10 tháng 12 năm 1983 đến ngày 08 tháng 7 năm 1989. Alfonsín là tổng thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của Argentina sau khi chính phủ quân sự được gọi là Tiến trình Tái tổ chức Quốc gia. Ông đã được trao giải Hoàng tử Asturias cho Hợp tác quốc tế trong năm 1985, ngoài ra còn nhận được nhiều sự công nhận khác.
Alfonsín sinh ra tại thành phố Chascomús, ở phía đông tỉnh Buenos Aires, trong gia đình Ana María Foulkes và Raúl Serafín Alfonsín, và lớn lên trong đức tin Công giáo La Mã. Sau khi học tiểu học của ông, ông theo học tại Trường Quân sự Tướng San Martín, nơi ông tốt nghiệp sau năm năm, quân hàm thiếu úy. Ông trở thành liên kết với Liên minh cấp tiến ôn hòa Civic (UCR) vào năm 1945 trong khi vai trò tích cực trong nhóm cải cách, đổi mới phong trào không khoan nhượng. Ông theo học tại Đại học Buenos Aires Luật Trường, nơi ông tốt nghiệp vào năm 1950 và trở về Chascomús làm luật sư. Ông kết hôn với María Lorenza Barreneche cùng năm đó.
Alfonsín thành lập một tờ báo địa phương (El Imparcial) và được bầu vào hội đồng thành phố vào năm 1951Tổng thống Argentina.
Tham khảo
Tổng thống Argentina
Chết vì ung thư phổi
Mất năm 2009 | wiki |
Ga Wangsimni (Tiếng Hàn: 왕십리역, Hanja:往十里驛) hay Ga Wangsimni (Văn phòng Seongdong-gu) (Tiếng Hàn: 왕십리(성동구청)역, Hanja:往十里(城東區廳)驛) là ga trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2, Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 5, Tuyến Jungang, và Tuyến Bundang. Nó nằm ở Haengdang-dong, Seongdong-gu, Seoul.
Tên của nhà ga, "Wangsimni," có liên quan đến lịch sử Hàn Quốc từ thế kỷ 14. Sau khi thành lập và trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Joseon, Yi Seong-gye trình bày với các nhà sư Phật giáo Muhak và giao cho họ nhiệm vụ tìm địa điểm mới cho thủ đô. Sau khi tìm kiếm được một nơi thích hợp, nhà sư dừng lại và nhìn thấy một ông nông dân đi trên con bò của mình. Người nông dân chỉ về phía Tây Bắc và nói với nhà sư rằng, wangsimni (往十里), nghĩa đen là 'đi thêm mười ri.' Các Muhak hoảng hốt đi về phía Tây Bắc theo lời người nông dân và kết thúc tại hướng nam theo bàn chân của Mt. Bugak, nơi mà Gyeongbokgung hiện nay. Đó là lý do Hanyang (ngày nay Seoul) được hình thành.
Bố trí ga
Tuyến Gyeongui–Jungang, ITX-Cheongchun và Tuyến Suin–Bundang (1F)
Tuyến số 2 (B2F)
Tuyến số 5 (B5F)
Bitplex
Vào tháng 9 năm 2008, ga Wangsimni được tu sửa lại thành một ga tư nhân. Nhà ga này trở thành không gian phức hợp với các chức năng chính sau.
CGV IMAX: rạp chiếu phim với màn hình IMAX lớn nhất ở Hàn Quốc
Bốn mùa: Chỉ trung tâm công viên nước ở Seoul
Lối vào 6: Trung tâm mua sắm quần áo lớn nhất ở Hàn Quốc
E-mart
Sân gôn vòm: sân gôn trong nhà
Vùng lân cận
Thay đổi hành khách
Thư viện
Ga kế cận
Tham khảo
Wangsimni
Wangsimni
Wangsimni | wiki |
Thiên văn học sóng hấp dẫn là một nhánh mới của thiên văn học quan sát sóng hấp dẫn để tạo ra các dữ liệu quan sát về các vật thể như sao neutron, các hố đen, các sự kiện như siêu tân tinh, và các quá trình bao gồm cả những gì của vũ trụ sơ khai ngay sau Big Bang.
Sóng hấp dẫn là biến dạng nhỏ của không thời gian được dự đoán trong thuyết tương đối rộng của Einstein, tiên đoán lần đầu tiên năm 1916. Mặc dù là hệ quả cụ thể của thuyết tương đối tổng quát, chúng là một đặc trưng chung của tất cả các lý thuyết về hấp dẫn tuân theo thuyết tương đối hẹp . Bằng chứng quan sát gián tiếp cho sự tồn tại của chúng lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1974 từ các phép đo pulsar đôi Hulse-Taylor (PSR B1913+16), quỹ đạo của nó phát triển chính xác như dự kiến cho sự phát xạ của sóng hấp dẫn .
Ngày 11 tháng 2 năm 2016 LIGO đã thông báo rằng quan sát trực tiếp sóng hấp dẫn lần đầu tiên thực hiện vào tháng 9 năm 2015. Lần quan sát sóng hấp dẫn thứ hai được thực hiện vào ngày 26 tháng 12 năm 2015 và công bố vào ngày 15 tháng 6 năm 2016 .
Tham khảo
Xem thêm
Thiên văn học
Supernova 1987A
Pulsar đôi Hulse-Taylor (PSR B1913+16)
Quan sát trực tiếp sóng hấp dẫn lần đầu tiên
Antenna không gian giao thoa Laser (LISA, Laser Interferometer Space Antenna)
Liên kết ngoài
LIGO Scientific Collaboration
AstroGravS: Astrophysical Gravitational-Wave Sources Archive
Video (04:36) – Detecting a gravitational wave, Dennis Overbye, NYT, 11/02/2016.
Video (71:29) – Press Conference announcing discovery: "LIGO detects gravitational waves", National Science Foundation, 11/02/2016.
Thiên văn học
Quan sát thiên văn
Phân ngành thiên văn học
Vật lý thiên văn
Thuyết tương đối rộng
Lực hấp dẫn | wiki |
Ái Khanh
Biển Rộng
(04/12/02)
Bà Vân xách bao ny lông rác định đem ra sân để dồn vào thùng rác lớn, nhưng mới ngang qua phòng con trai và con dâu thì bà nghe tiếng gần như quát tháo của con dâu: - Anh nói với mẹ anh nếu cứ đem ba cái mắm ấy về nấu trong nhà hôi hám thế này thì anh với bả dọn ra riêng ở chớ tôi không chịu nổi nữa rồi đó! Bà Vân vội vàng nép mình vào tường, quay lui đặt bao rác xuống cạnh chân bàn, ngồi thở dài ảo não. Không biết đây là lần thứ mấy rồi bà nghe con dâu phàn nàn về về việc nấu nướng của mình. Đang ở với vợ chồng con Thuận ở Việt Nam thật dễ chịu thì hồ sơ bảo lãnh của Tuấn được Mỹ cứu xét và cho bà sang đoàn tụ. Trước đây, Tuấn làm đơn bảo lãnh cả mẹ lẫn em gái, nhưng vì đợi quá lâu nên Thuận sang ngang. Ngày phái đoàn Mỹ gọi phỏng vấn, bà phân vân, nửa muốn đi, nửa không nỡ rời xa con gái. Nhưng Tuấn phôn qua năn nỉ hoài khiến bà mủi lòng. Hồ sơ đang ngon trớn thì diện ODP tạm ngưng để ưu tiên giải quyết cho những người thuộc diện HO và con lai. Và khi bà có tên đi Mỹ cũng là lúc Tuấn cưới vợ đã được một năm. Khi còn ở Việt Nam nghe con báo tin lập gia đình, bà vui đến mất ăn mất ngủ vì bà tưởng tượng ra cảnh gia đình đầm ấm của con trai và con dâu – tối tối chồng đọc báo, vợ thêu thùa, bà nội thì đùa giỡn với cháu... Nhưng đến Mỹ rồi bà mới hoàn toàn tuyệt vọng vì con dâu của bà đã... như Mỹ. Tuấn vì mẹ một phần, một phần căn nhà này không có tên chàng đứng nên luôn luôn chịu lép vế trước vợ. Có lần bà hỏi con vì sao vợ chàng cứ hăm he đuổi chàng và mẹ ra khỏi nhà, thì Tuấn cũng thành thật kể cho mẹ biết là Tuấn và Hân – vợ chàng – đang chuẩn bị mua nhà thì Tuấn bị thất nghiệp do đó để công việc được trôi chảy và lúc đó tiền lời đang hạ, nên buộc lòng để vợ và người em vợ, Như, đứng tên. Sau khi Tuấn có việc lại thì mẹ có tên đi Mỹ trong vài tháng, nên thôi không nghĩ đến việc đổi tên (hơn nữa cũng vì quá bận rộn với công việc mới). Vả lại, chàng nghĩ nhà cửa này là tài sản có được do sự chung sức của hai vợ chồng chàng hàng tháng chứ không phải riêng của vợ và em vợ, chắc cũng không sao. Khi bà Vân đến Mỹ thì hay biết con dâu đang mang thai. Chẳng biết vì thai hành hay tính con dâu của bà... y như Mỹ nên lúc nào cũng coi như không có mặt bà trong nhà này. - Anh giỏi đụng đến tôi xem! Tiếng quát của Hân, con dâu bà, làm bà giật mình, vội vàng xách bịch rác ra sân không dám quay đầu lại. * Suốt đêm không ngủ, bà Vân ngồi thừ người trong nhà bếp với ánh sáng hiu hắt bên ngoài khung kính rọi vào. Tuấn xuống bếp định mở tủ lạnh lấy nước uống, chàng giật mình khi thấy mẹ ngồi đó, chàng thảng thốt la lên: - Mẹ! Cả đêm mẹ không ngủ à? Bà Vân thở dài: - Nghe vợ chồng con gây gổ, mẹ buồn quá, ngủ không được. Tuấn, con ngồi xuống, mẹ muốn nói chuyện với con một lần để giải quyết vấn đề được không? Tuấn vịn vai mẹ, năn nỉ: - Mẹ, mẹ lại muốn ra ở riêng nữa, phải không? Mẹ à, mẹ hiểu và thương con một chút được không? Giọng của bà Vân chùng xuống như khóc: - Không! Mẹ định về lại Việt Nam sống với vợ chồng con Thuận. Ở đây con được yên ổn hơn. Ánh đèn tự dưng bật lên sáng trưng. Hân hiện ra với bộ mặt hần hầm: - Mới sáu giờ sáng, hai người ngồi đây nói hành nói tỏi gì tôi đó? Tuấn run lên vì giận, chàng lại phía vợ, cung tay lên: - Hân! Em thật là quá đáng! Hân thụt lùi, có sợ hãi nhưng vẫn bướng bỉnh: - Nếu không nói xấu tôi sao không mở đèn? Bà Vân vẫn cố giữ giọng ôn tồn: - Mẹ ngủ không được, đang ngồi đây thì chồng con xuống uống nước. Mẹ đang có ý định chờ vợ chồng con thức dậy, mẹ nói chuyện cho cả hai cùng nghe. Bà không đợi cho con dâu hỏi bà, bà nói luôn một hơi: - Mẹ biết mẹ qua đây làm xáo trộn cuộc sống của các con, mẹ sẽ gọi phôn về báo cho vợ chồng con Thuận sắp xếp cho mẹ về Việt Nam ở luôn. Hân lặng thinh trước quyết định của mẹ chồng, nàng nhìn Tuấn dò hỏi, Tuấn lạnh lùng nói lẫy: - Em đối xử với mẹ tốt quá, thôi để anh lo liệu cho mẹ về lại Việt Nam cho rồi. * Từ lúc gọi về Việt Nam để chuẩn bị cho mẹ về lại ở luôn, Tuấn lúc nào mặt mũi cũng buồn rười rượi. Hân biết trước sau gì mẹ chồng cũng đi nên nàng bớt ồn ào trong nhà. Còn hai tháng nữa ở Mỹ, bà Vân ở riết trong phòng, cố đan cho con trai, con dâu những chiếc áo len để dùng mùa Đông sắp tới. Ngoài ra, bà còn đan những đôi găng tay, tất và mũ cho cháu nội tương lai của bà... Bà đến Mỹ theo diện ODP nên không có tiền trợ cấp xã hội, bà chỉ tằn tiện mỗi tháng tiền con trai cho bà dành để mua sắm lặt vặt, bà dùng số tiền đó mua len. Từ khi quyết định trở về, bà đợi con trai và con dâu đi làm, bà lo toan việc nhà xong là ngồi xuống đan. Bà ngậm ngùi khi nghĩ đến ngày bà rời Mỹ, và hy vọng con trai, con dâu và cháu nội mặc những thứ này sẽ nhớ đến bà nhiều hơn. * Chiều nay, bà đang tưới cây, thì người đưa thư đậu xe ngay trước nhà, bà đặt bình nước xuống, đi ra nhận thư. Bà vui sướng khi thấy lá thư có viền xanh đỏ. Đó là thư từ Việt Nam gửi qua. Bà áp vào lòng với tất cả mến thương. Tưới hết bình nước, bà vội vào nhà, khóa cửa lại và mở thư ra đọc. Thư của Thuận, con gái bà. Thuận cho biết sẽ xây thêm phòng để cho mẹ về lại quê hương ở cho rộng rãi. Nàng đang lo liên lạc với phường khóm giải thích về sự trở về của mẹ. Có một đoạn, Thuận ca ngợi chị dâu hết lời. Chị dâu là người tốt, không phải con ruột mà lo lắng cho mẹ mình khiến điều này Thuận cũng thấy thẹn và hứa khi mẹ về nàng cũng sẽ lo lắng cho mẹ thật chu đáo. Bà Vân thở dài vì mấy lá thư trước, Thuận cứ hỏi mãi về tính tình của Hân nên bà đã nói đại là tốt lắm, chăm sóc cho bà chu đáo, bà muốn về vì ở đây suốt ngày trong nhà buồn, vắng vì vợ chồng Tuấn đều đi làm cả. Ra ngoài đi dạo thì quá lạnh, bà không chịu nổi. Bà định bụng sẽ dặn Tuấn điều này vì bà không muốn khi bà về Việt Nam Tuấn kể lại cho Thuận biết lý do mẹ về không phải vậy. Xếp bức thư lại, vừa nhét vào bao thư thì điện thoại reo. Bắt máy lên, bà nghe một tràng tiếng Mỹ và có tên “Li”. Bà hiểu là tên của Hân, họ Lê, người Mỹ hay gọi người khác bằng họ thay vì tên. Thấy bà chỉ ú a ú ớ ở đầu dây, chừng một phút, bên kia đâu dây ngưng. Bà vội quay phôn cho Tuấn. Chiều lòng mẹ, chàng gọi phôn qua sở của Hân mới hay nàng bị té khi bước xuống thang lầu trong giờ ăn trưa. Tuấn báo lại cho mẹ biết và chàng vội vào bệnh viện thăm tình hình của vợ xem sao. Bà Vân cuống cuồng lên khi nghĩ đến cái bào thai trong bụng con dâu. Bà ngồi bên điện thoại, lòng như lửa đốt. Chuông điện thoại chưa dứt, bà vội cầm lên: - A lô! Mẹ hả, con, Tuấn đây! Giọng bà lo âu: - Sao? Vợ con thế nào? - Mẹ yên tâm! Chỉ té nhẹ thôi, nhưng thai bị động. Có thể sẽ sanh sớm vài tuần, không nguy hiểm lắm. Bà không nghe hết câu, đã khóc nức lên. Tuấn an ủi mẹ: - Mẹ, bên Mỹ này có gì đi nữa bác sĩ cũng làm được hết. Mẹ sửa soạn đi, con về chở mẹ vào đây thăm nó. Cúp điện thoại rồi, bà vội vàng đi thay quần áo. Không đầy nửa tiếng đồng hồ thì Tuấn đã về tới, Bà vẫn bồn chồn: - Bây giờ ra sao hả con? - Lúc con đi, bác sĩ đã cho vào phòng sinh để sinh. Bây giờ mình đi ngay đi mẹ! Bà Vân ngồi trên xe lâm râm cầu nguyện. Ngang qua ngã tư, đèn đỏ, Tuấn với tay cầm tay mẹ: - Con không hiểu sao mẹ thương con Hân quá mà nó không biết? Bà cố nở nụ cười cho con yên lòng: - Có lẽ cái số của mẹ vậy con à. Kệ, nay mai mẹ về Việt Nam, tụi con vui vẻ với nhau rồi là mẹ mừng. Vợ chồng con Thuận nó hạnh phúc, mẹ an tâm lắm. Chỉ có con là long đong thôi. Mẹ rất muốn ở với con mà vợ con nó cứ gay gắt với mẹ, gây gổ với con hoài, mẹ đành về để cho tụi con vui vẻ. Mẹ mừng chớ không buồn gì đâu con! * Khi Hân xuất viện, bà Vân chăm chút cho con dâu từng li từng tí, đêm đêm cũng tự bà pha sữa cho cháu nội. Bà ngậm ngùi chỉ vì còn hơn một tháng nữa là bà rời khỏi đây, xa con trai, xa con dâu và xa đứa cháu nội đỏ hỏn sinh thiếu tháng. Những bước đi của Hân khi cần vào nhà vệ sinh bà đều dìu dắt vì nàng còn yếu lắm. Hân phôn cho em gái biết nàng bị tai nạn. Em gái tỉnh bơ: Ở Mỹ này chuyện đó là chuyện chẳng có gì đáng quan tâm, đó cũng như trở bàn tay của bác sĩ thôi! Hân ngỡ ngàng trước thái độ của cô em. Nàng chẳng nói gì. Về giường nằm gác tay lên trán, nước mắt trào ra khi nghĩ tới hai chị em qua Mỹ lẽ ra phải thương yêu nhau lắm, nhưng sao Như lại vô tình như vậy. Bà Vân vào phòng nhìn con dâu, thấy như đang khóc, bà hỏi: - Con sao vậy? Vết mổ cấn đau lắm hả? Hân lắc đầu. Trong lòng có tí chút ăn năn vì đã cư xử không tốt với mẹ chồng. Bà Vân ân cần bước sát đến giường con dâu, nói nhỏ nhẹ: - Con có cần mẹ gọi thằng Tuấn về không? Bà biết tính con dâu bà ương ngạnh. Có lẽ đau lắm nó mới khóc như thế. Bà cố dỗ dành: - Mẹ biết con đau lắm, thôi con cứ gọi nó về coi thử có cần vào bệnh viện lại không, nghe! - Thôi! Mẹ đừng nói nữa. Giọng Hân tự dưng cau có. Bà Vân hoảng hốt đứng nhích ra, im lặng. Một lúc thật lâu, thấy con dâu quay mặt sang hướng khác, bà định bước ra ngoài, không hiểu sao bà lại dừng lại, lên tiếng: - Mẹ biết con không thích mẹ, mẹ cũng sắp về Việt Nam rồi, mẹ muốn giúp con một thời gian để sau này có xa mẹ, vợ chồng con cũng khỏi phải ân hận. Hân quay mặt lại, dịu giọng: - Con hơi đau thôi, Mẹ khỏi gọi anh Tuấn về. * Chiều nay, Tuấn về sớm vì có hẹn với bác sĩ phải đem con vào bệnh viện để tái khám. Chàng bảo vợ: - Em không được khỏe, cứ ở nhà để mẹ ẵm con đi với anh vì hôm nay anh cũng đưa mẹ đi lăn tay chụp hình về Việt Nam luôn. Giấy tờ xong là tuần sau ra đại lý lấy vé. Nghe nói mẹ chồng về Việt Nam, lần đầu tiên Hân hơi đau nhói trong lòng, nhưng rồi nàng vẫn lạnh lùng gật đầu. Tiếng xe đã xa. Hân bước xuống giường, lững thững đi vào phòng mẹ chồng. Nàng không hiểu để làm gì. Bản tính ích kỷ, nàng tò mò muốn biết bà sẽ đem những gì về Việt Nam. Nhìn căn phòng vuông vức, chỉ có cái giường và một cái bàn nhỏ, một tủ quần áo cũ kỹ, lòng Hân hơi nao nao. Mấy cái bao ny lông để nơi góc giường, nàng lấy tay mở ra nhìn vào. Một ít quần áo cũ của nàng vứt bỏ cho từ thiện, mẹ chồng nàng đã lấy bớt lại, chắc định đem về Việt Nam? Một bao khác nhỏ hơn có hai lố dầu xanh (cái mùi dầu mà nàng ghét thậm tệ, không hiểu sao ở Việt Nam ai cũng thích, kỳ thật. Và ít bịch kẹo chocolat . Rồi một bao khác là áo len, mới tinh, nàng kéo ra: một áo đàn bà, một áo đàn ông, một đôi vớ, một đôi găng tay của con nít, một cái nón tất cả đều bằng len, cùng một màu. Nàng tóm gọn lại như cũ. Đến bàn, kéo hộc ra: một lá thư của cô Thuận, em gái của chồng. Hân không nén được tò mò, cô mở ra đọc thật nhanh. Tự dưng Hân nổi gai ốc khi thấy cô em chồng đã ca ngợi mình một cách trìu mến, bằng lời thư rất mộc mạc nhưng nói rất rõ ràng rành mạch là nhờ mẹ cám ơn chị dâu. Hân ngồi phịch xuống giường đọc hết lá thư. Xong nàng bỏ thư vào phong bì cất lại chỗ cũ, định bước ra khỏi phòng, nhưng thuận tay nàng lại kéo hộc bàn thứ hai, rồi hộc thứ ba... một quyển vở có chữ viết chi chít, nàng cầm sát lên để đọc: Hai con Tuấn Hân yêu quý của mẹ, Từ lúc chuẩn bị về Việt Nam, mẹ ngày đêm cố đan nốt một số đồ ấm cho hai con và cháu nội của mẹ. Mẹ biết ở Mỹ này không thiếu thứ gì quần áo đẹp, nhưng mẹ muốn tự tay mẹ lo cho các con một chút quà để khi mẹ đi rồi, mỗi mùa Đông các con và cháu dùng đến , nhớ đến tấm lòng của mẹ dành cho hai con. Mẹ từng ước ao qua Mỹ gặp con trai của mẹ để mẹ lo lắng cho con. Giờ đây con đã có gia đình đàng hoàng thì mẹ rất yên lòng. Mẹ mong khi không còn mẹ ở đây nữa, hạnh phúc ở mãi với hai con. Mẹ dù gì cũng mới xa Việt Nam, hơn nữa từ trước tới giờ nhà mình nghèo mẹ ăn mắm muối quen rồi những món thịt thà bên Mỹ mẹ cố tập cho vui lòng hai con mà mẹ nói thật vẫn chưa quen. Lâu lâu mẹ vẫn thèm mắm nêm, cá kho... Không ngờ điều này đã làm cho hai con lục đục. Thôi thì sau này, hai con sống với nhau là coi như mẹ mừng. Hai con đừng áy náy, buồn phiền gì khi mẹ về Việt Nam và mẹ cũng mãn nguyện là đã sống với các con một thời gian. Mẹ về lại quê nhà có chết cũng được ở gần với ba các con. Hai con của mẹ, nhìn Hân ngủ say sau khi ở bệnh viện về, mẹ mừng nó đã thoát khỏi tai nạn. Mẹ muốn viết thêm vào lá thư này một vài điều căn dặn là sau này mẹ tới Việt Nam rồi, các con đừng nói gì cho hai vợ chồng con Thuận biết chuyện ở đây. Có nói thì toàn chuyện vui không, thôi nghe! Hân đọc đến đó là hết bức thư. Mẹ viết chưa xong. Nàng bỏ quyển vở vào hộc bàn và đóng lại. Trở về phòng mình, Hân ngồi yên lặng. Suy nghĩ. “Có thể nào ta vô tình vô tâm trước một người mẹ như thế sao?” Nàng úp mặt vào lòng hai bàn tay, nàng tự hỏi giờ này mình giữ mẹ lại ở Mỹ còn kịp không? Tiếng mở cửa của Tuấn, tiếng oa oa của con, tiếng âu âu của bà nội khiến Hân mừng rỡ. Nàng tiến ra phòng khách, chưa kịp hỏi gì thì Tuấn lên tiếng trước: - Bác sĩ nói sức khỏe thằng cu tốt lắm em ạ. Tháng sau trở lại tiêm ngừa lần chót. Rồi nhìn mẹ, Tuấn nói luôn: Mẹ đã xong giấy tờ, tuần sau lấy vé. Bây giờ chỉ chờ visa , họ sẽ gọi mình đến lấy. Giọng Tuấn trầm xuống: - Thôi mẹ về Việt Nam cho yên! Hân bước đến bên mẹ, cầm tay bà, nàng lên tiếng: - Mẹ! Mẹ ở lại Mỹ với tụi con! Bà Vân tưởng mình nghe lầm, giương mắt nhìn con dâu đăm đăm. Tuấn hỏi lại: - Em vừa nói gì, nói lại coi! Giọng Hân hạ thấp hơn: - Em muốn mẹ ở lại với tụi mình! Ngày mai anh mua một lò ga để khi nào mẹ muốn ăn cá kho thì nấu ở phía sau nhà. Mẹ! Mẹ có chịu ở lại với con không? Bà Vân nghẹn ngào: - Con nói thật hả Hân? - Dạ, con xin lỗi mẹ. Mẹ trả lời đi! Mẹ ở lại với tụi con, đừng về Việt Nam nữa, nghe mẹ! Bà Vân ấp úng: - Mẹ thích lắm chớ, nhưng mẹ nói sao với con Thuận đây? - Con hứa với mẹ, con sẽ nói hết với Thuận. Lỗi ở con! Mẹ tha lỗi cho con nghe mẹ! Bà Vân ôm chặt cháu nội vào lòng, mắt rưng rưng vì cảm động. Tuấn siết tay vợ, quàng tay qua vai mẹ cười sung sướng: - Từ nay có lẽ con là người đàn ông hạnh phúc nhất trên thế gian này.Tiếng khóc của thằng cu tự dưng ré lên, Tuấn cười bảo: “Nó đang la lên: ba nói đúng quá, ba nói đúng quá!” Cả bà Vân và Hân cùng cười lên, lần đầu tiên ngôi nhà như rực rỡ màu hồng. Bà Vân cười qua màn nước mắt: “Cám ơn Trời Phật đã nghe tiếng tôi cầu nguyện”
Mục lục
Biển Rộng
Biển Rộng
Ái KhanhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: mickey đưa lên vào ngày: 11 tháng 4 năm 2004 | vanhoc |
Thái vương Tứ thần ký (| tiếng Nhật: たいおうしじんき Taiō Shijinki) là một bộ phim được hãng MBC sản xuất năm 2007. Đây là bộ phim có kinh phí sản xuất lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc với tổng số tiền lên đến 43 triệu US$ tương đương với 43 tỉ won.
Nội dung
Bộ phim xoay quanh những ân oán tình thù giữa Hwan Woong (con trai của Thiên đế) và Kajin và Seoh. Kajin, Thần nữ bộ tộc Hổ, nàng sở hữu sức mạnh lửa, cùng bộ tộc Hổ tiêu diệt các bộ tộc khác nhằm thống trị Trái Đất. Một ngày kia, Hwan Woong đã quyết định xuống trần, để thiên hạ thái bình Hwan Woong đã đoạt sức mạnh lửa từ Kajin và trao cho Seoh thuộc bộ tộc Gấu, nàng sau này cũng là vợ của Hwan Woong.
Trớ trêu thay trong một lần bị thương Kajin đã được Hwan Woong cứu, vì vậy mà Kajin yêu Hwan Woong. Kajin giết tộc trưởng bộ tộc Hổ để chạy đến với Hwan Woong, nàng lại tận mất chứng kiến Hwan Woong và Seoh bên nhau, vừa bị mất đi sức mạnh và vừa mất tình yêu Kajin đã ra tay sát hại con của Seoh và Hwan Woong.
Vì nỗi đau mất con, Seoh đã không kiểm soát được sức mạnh của trái tim Chu Tước và phóng thích ra Hắc Chu Tước gieo rắc nỗi bất hạnh cho loài người. Ba vị thần Bạch Hổ, Thanh Long và Huyền Vũ đã cố gắng trấn áp sức mạnh của Chu Tước nhưng không thành công. Cuối cùng Hwan Woong phải dùng đến cung tên của mình để thu phục Hắc Chu Tước, cũng có nghĩa là giết chết Seoh. Mối tình éo le giữa Hwan Woong, Kajin và Seoh đã tạo nên sóng gió cho muôn loài. Seoh chết, Hwan Woong rất đau lòng và quyết định cùng ba vị thần trở về thượng giới. Khi ra đi, Hwan Woong để lại lời tiên tri: "Khi vị vua vĩ đại sinh ra, khi ngôi sao Jooshin tỏa sáng sáng trên bầu trời, bốn vị thần sẽ thức tỉnh!".
Hai ngàn năm sau, ngày vị vua của Jooshin chào đời, ba vị thần Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ cùng thức dậy. Kajin và Seoh tái sinh dưới thân phận hai chị em và cùng nắm giữ sức mạnh của lửa. Họ tái sinh để kết thúc mối ân oán kéo dài từ 2000 năm trước.
Các diễn viên tham gia
Bae Yong-jun vai Hwang Woong và Dam Deok
Lee Ji-ah vai Seoh và Sujini
Moon So-ri vai Kajin và Kiha
Yoon Tae Young vai Yeon Ho Gae
Phillip Lee vai Thanh Long
Oh Kwang Rok vai Huyền Vũ
Park Sang Myun vai Bạch Hổ
Tham khảo
Phim truyền hình MBC, Hàn Quốc
Phim cổ trang Hàn Quốc
Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2007 | wiki |
Đàm Thủy là một xã thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
Địa lý
Đàm Thủy là xã cực đông của huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng khoảng 89 km và cách thị trấn Trùng Khánh khoảng 26 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Trung Quốc và huyện Hạ Lang
Phía tây giáp xã Chí Viễn
Phía nam giáp huyện Hạ Lang và xã Chí Viễn
Phía bắc giáp Trung Quốc.
Xã Đàm Thủy có diện tích 46,60 km², dân số năm 2019 là 5.258 người, mật độ dân số đạt 113 người/km².
Phía đông xã Đàm Thủy có thắng du lịch thác Bản Giốc nổi tiếng, nằm ở biên giới Việt - Trung.
Tỉnh lộ 206 chạy qua địa bàn xã, bắt đầu từ quốc lộ 3 ở thị trấn Quảng Uyên đến thị trấn Trùng Khánh và đến thác Bản Giốc, sau đó vòng về thị trấn Thanh Nhật của huyện Hạ Lang.
Lịch sử
Sau năm 1975, Đàm Thủy là một xã thuộc huyện Trùng Khánh.
Ngày 10 tháng 6 năm 1981, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Chí Viễn vào xã Đàm Thủy.
Đến năm 2019, xã Đàm Thủy được chia thành 20 xóm: Bản Cái, Bản Chang, Bản Dít, Bản Giốc, Bản Gun, Bản Mom, Bản Nưa, Bản Phang, Bản Thuôn, Cô Muông, Đội 1, Đội 2, Đội 3, Đồng Tâm - Bản Rạ, Háng Thoang - Dộc Mạ, Kéo Nà, Kéo Yên, Khuổi Ky, Lũng Niếc, Nà Đeng - Lũng Nọi.
Ngày 9 tháng 9 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về việc:
Sáp nhập hai xóm Cô Muông, Lũng Niếc vào xóm Bản Giốc
Sáp nhập ba xóm Đội 1, Đội 2, Đội 3 thành xóm Lũng Phiắc
Sáp nhập xóm Nà Đeng - Lũng Nọi vào xóm Bản Mom
Sáp nhập hai xóm Háng Thoang - Dộc Mạ và Bản Chang thành xóm Háng Thoang
Sáp nhập xóm Bản Dít vào xóm Đồng Tâm - Bản Rạ
Sáp nhập hai xóm Bản Cái và Bản Nưa thành xóm Bồng Sơn.
Hành chính
Xã Đàm Thủy được chia thành 12 xóm: Bản Giốc, Bản Gun, Bản Mom, Bản Phang, Bản Thuôn, Bồng Sơn, Đồng Tâm - Bản Rạ, Háng Thoang, Kéo Nà, Kéo Yên, Khuổi Ky, Lũng Phiắc.
Kinh tế
Ngoài một vụ lúa mùa, nông dân xã Đàm Thủy còn trồng thêm vụ đông xuân, đưa tổng diện tích gieo trồng lúa, ngô, đậu tương, lạc... lên gần 500ha/vụ. Trên địa bàn xã Đàm Thủy có mỏ mangan Lũng Phiắc, quặng măng gan lộ thiên ngay trong những hốc đá nên thuận lợi trong việc khai thác. Do nằm trên biên giới Việt Trung nên tại xã Đàm Thủy từng xảy ra tình trạng xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc.
Quốc phòng
Trên địa bàn xã có đồn biên phòng Đàm Thủy nằm gần thác Bản Giốc. Đồn quản lý và bảo vệ tuyến biên giới có chiều dài 18,5 km và 60 cột mốc, gồm 2 xã biên giới là Chí Viễn và Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh.
Du lịch
Trên địa bàn xã có hai thắng cảnh nổi tiếng là thác Bản Giốc trên sông Quây Sơn và động Ngườm Ngao
Thác Bản Giốc nằm trên biên giới Việt Nam -Trung Quốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. và là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Thác có 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau.Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc, còn phía Trung Quốc đón gần 1 triệu lượt người.
Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m nằm cách thác Bản Giốc 3 km thuộc bản Gun. Tên "Ngườm Ngao" theo tiếng Tày có nghĩa là "động hổ". Động được phát hiện vào năm 1921 khi các viên quan người Pháp và Việt đi thăm thác Bản Giốc. Động được hình thành cách đây 300 triệu năm trước Công nguyên và có nhiều nhũ đá và măng đá với hình thù sinh động, kì thú.
Chú thích
Xem thêm
Xã, phường, thị trấn biên giới Việt Nam - Trung Quốc | wiki |
Ma-ha-ca-diếp (, tiếng Pali: Mahakassapa) còn gọi là Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp là một người Bà la môn xứ Ma Kiệt Đà, cha tên Ẩm Trạch, mẹ tên Hương Chí. Ông là một trong mười đại đệ tử của Tất đạt đa Cồ đàm (Phật Thích Ca), và cũng là người tổ chức, chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất, nhờ vậy mà Tam tạng pháp bảo của đạo Phật còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Ma-ha-ca-diếp nổi tiếng có hạnh Đầu đà (tu khổ hạnh) nghiêm túc nhất và là người đứng đầu Tăng-già sau khi Tất đạt đa Cồ đàm mất. Phật Thích Ca là người khai sinh và truyền bá đạo Phật, còn người kế thừa di sản của Phật để truyền lại cho đời sau chính là tôn giả Ca Diếp vậy.
Ma-ha-ca-diếp là sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ, được đức Tất đạt đa Cồ đàm truyền tâm ấn. Trong tranh tượng, Ma-ha-ca-diếp cùng với A-nan-đà thường được thể hiện đứng 2 bên Tất đạt đa Cồ đàm.
Cuộc đời
Bối cảnh và gia thế
Về nguồn gốc gia tộc thì Tôn giả Ca Diếp, cũng như hai đại tôn giả là ngài Xá Lợi Phất (Sāriputta) và ngài Mục Kiền Liên (Moggallāna) của Đức Phật. Ông xuất thân từ giai cấp Bà-la-môn. Đại Ca Diếp đã lớn tuổi hơn Đức Phật. Ông sinh ra trong xứ Ma Kiệt Đà (Magadha), tại một làng gọi là Mahātittha (tạm dịch là làng Giao Lưu, nghĩa là nơi đó là ngã tư của các trục giao thông, dân chúng tứ phương có thể qua lại thường xuyên bằng đường bộ lần đường thủy).
Ông là con của đại bá hộ Bà-la-môn tên Kapila, và thân mẫu là bà Sumanadevì. Khi sinh ra, ông được đặt tên là Pipphali (tạm dịch là Thường Tịnh) vì tính khí luôn luôn yên tĩnh ngay từ lúc lọt lòng mẹ của ông. Ngay từ khi ra đời, tôn giả đã hội đủ những quý tướng của một bậc vĩ nhân, trong đó có bảy quý tướng giống với vẻ đẹp của Đức Phật.
Thân phụ của tôn giả có thể xem như một vị tiểu vương, vì làm chủ một lãnh thổ bao trùm đến mười sáu ngôi làng. Chính vì sinh ra trong một gia đình giàu có, Đại Ca Diếp rất được cha mẹ cưng chiều. Khi Đại Ca Diếp lên tám, theo luật lệ của Bà la môn, cậu bé được người cha giàu có của mình mời danh sư về nhà dạy học. Với trí thông minh thiên bẩm, tôn giả Đại Ca Diếp nhanh chóng tiếp thu các môn học rất nhanh và trở nên xuất chúng trong nhiều lĩnh vực như văn học, toán thuật, thi họa, thiên văn,...
Trước khi xuất gia
Tuy thông minh và giỏi giang vô cùng như vậy, nhưng ngay từ khi còn nhỏ, tôn giả Đại Ca Diếp đã tỏ ra rất khác so với những đứa trẻ đồng trang lứa, không thích các trò hoan lạc, ghét những chỗ ồn ào và thường chỉ muốn ở một mình. Cuộc sống của ngài giản dị nhưng trong sạch, không vương hạt bụi nhỏ nào của tình cảm nam nữ thế gian. Đó là những đức tính cao đẹp chỉ hiện diện nơi một bậc Thánh xuất thế trong tương lai.
Khi thấy Đại Ca Diếp đã lớn khôn, trở thành một thanh niên tuấn tú, cha mẹ gọi Đại Ca Diếp đến và nói rằng, ông đã đến tuổi kết hôn và cha mẹ ông sẽ chọn cho ông một cô gái thật xinh đẹp, thùy mị nết na về làm vợ. Nhưng ngay khi nghe đến chuyện lấy vợ, Đại Ca Diếp đã vội vã xua tay nói: "Thưa cha mẹ, con muốn sống một mình để được phụng dưỡng cha mẹ. Và nếu được cha mẹ cho phép con chỉ muốn xuất gia đi tu mà thôi. Nếu như lấy vợ thì sự tu hành của con sẽ không thành".
Tuy vậy, cha mẹ ngài bằng mọi cách ép ngài phải cưới vợ. Mặc dù không thích việc này nhưng vì để vừa lòng cha mẹ, tôn giả Đại Ca Diếp đã đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe và tạc ra bức chân dung một người phụ nữ thật đẹp để làm khó thân mẫu. Nhưng không ngờ rằng với bức tượng đó, cha mẹ ông đã tìm được cô gái ấy và ông buộc phải thành thân. Tên nàng là Bhaddà Kàpilànì.Vì Bhaddà có nghĩa là may mắn, hữu hạnh, còn chữ Kàpilànì ám chỉ một màu sắc thâm trầm giống như màu thẩm chu).
Nhưng một điều trùng hợp lạ lùng, là nàng Bhaddà Kàpilànì cũng không muốn lấy chồng. Nàng chỉ ước ao được xuất gia, sống đời sống phạm hạnh của một nữ đạo sĩ. Vì thế, hai người tuy mang danh nghĩa là vợ chồng nhưng hai vị sống chung với nhau như hai người bạn trong sạch, không chút ái luyến, không chút vẩn đục. Hai vị đã sống cuộc sống thanh cao như thế cho đến ngày xuất gia cầu đạo.
Xuất gia theo Phật
Năm ấy, Đại Ca Diếp đã trên ba mươi tuổi. Người ta nói rằng, ngày ngài rời nhà tìm thầy học cũng là ngày Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo nơi gốc cây bồ đề. Đại Ca Diếp đi nhiều nơi, học qua nhiều thầy nhưng vẫn chưa tìm được thầy ưng ý. Cho tới một hôm, ông nghe có người mách Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mới thực sự là bậc đại giác ngộ hiện thời.
Nghe theo lời đồn đại, Đại Ca Diếp tìm đến đạo tràng Trúc Lâm (Venuvana) nơi Phật Thích Ca cùng các đệ tử đang mở đạo tràng giảng về Phật pháp. Ban đầu, Đại Ca Diếp không đến gặp Đức Phật ngay mà chỉ đi theo những người mộ đạo đến nghe giảng để thử xem có thực Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là một thầy giỏi như lời đồn hay không. Cho tới một hôm, sau khi đến nghe giảng về, giữa đường, Đại Ca Diếp nhìn thấy Đức Phật Thích Ca ngồi dưới một tán cây cổ thụ.
Tự nhiên, Đại Ca Diếp thấy có một sức hút kỳ lạ, ông vội quỳ xuống xin bái Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni làm thầy. Phật Thích Ca lúc này mới nói: "Như Lai nghe nói về ông đã lâu. Như Lai biết rằng, rồi đây thế nào ông cũng đến đây xin theo Như Lai tu học, và hôm nay chính là ngày ông được mãn nguyện. Sự lưu truyền Phật pháp trong tương lai sẽ cần tới ông rất nhiều".
Chứng quả vị A la hán
Sau 7 ngày đến ngày thứ 8 từ khi gia nhập đạo Phật, Ma ha ca diếp đắc quả A la hán, một phẩm Thánh cao nhất, đã giải thoát ông khỏi mọi phiền não thô thiển lẫn vi tế.
Rồi một thời gian khá lâu sau nầy, nhân trong một cuộc nói chuyện với A Nan Đà, Ma ha ca diếp đã thuật lại giai đoạn "vỡ lòng" tu Phật của ông như sau:
"Bảy ngày đầu, bần đạo thọ dụng sự cúng dường của chư tín thí mà thân tâm chưa được giải thoát. Nhưng qua ngày thứ tám, Thánh quả A la hán đã hiện hữu trong tâm!"
Nhập định
Mới ngày nào mà Đức Phật nhập diệt đã trên hai mươi năm. Càng nghĩ, Đại Ca Diếp càng nhớ lại ân sâu như trời biển của Đức Thế Tôn đã vì đời sau mà lưu truyền đại pháp. Lúc bấy giờ Đại Ca Diếp đã ngoài trăm tuổi, tuy trí tuệ sáng suốt nhưng sắc thân tứ đại thì mỏi mòn theo năm tháng. Ngài biết không còn bao lâu nữa thì sẽ nhập diệt nên cố gắng củng cố tăng đoàn và giao phó cho người thừa kế để khỏi phụ lòng của Đức Phật. Ngài liền đến nơi A Nan đang hoằng pháp, phó chúc pháp tạng và yêu cầu A Nan tiếp nối sứ mạng lãnh đạo tăng đoàn. Đây là một trách nhiệm rất quan trọng cho sự hưng thịnh của Phật giáo ngày sau nên ngoài A Nan ra không ai có thể đảm đương nổi. Lúc đó ông đã rất già (có lẽ khoảng 90 - 100 tuổi).
Ông nhập định năm 496 TCN, tại núi Kê Túc sơn chờ ngày đức Di Lặc hạ sanh, để có thể truyền lại tấm áo cà sa vàng của đức Phật Thích Ca cho đức Phật Di Lặc.
Chú thích
Đệ tử Thích-ca Mâu-ni
A-la-hán
Người thọ bách niên Ấn Độ
Thiền sư Ấn Độ
Đại sư Phật giáo
Tăng sĩ Ấn Độ | wiki |
Soạn bài lớp 8: Đi đường
Hướng dẫn
Soạn bài lớp 8: Đi đường
Soạn bài lớp 8: Đi đường do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.
ĐI ĐƯỜNG
(Hồ Chí Minh)
I. VỀ TÁC PHẨM
Đi đường cũng là một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Bác viết bài thơ này để ghi lại cảm hứng lúc đi đường khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, các chú thích để hiểu rõ nghĩa của các câu thơ.
2. Bài thơ này thể hiện rất rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bám theo trình tự kết cấu này sẽ nắm được mạch triển khai tứ thơ:
Câu đầu – câu khai (khởi), mở ra ý thơ: nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan (Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan).
Câu tiếp – câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai: khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở trên hành trình mà người đi phải vượt qua (Trùng san chi ngoại hựu trùng san).
Câu 3 – câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót (Trùng san đăng đáo cao phong hậu).
Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt (Vạn lí dư đồ cố miện gian).
Tình cảm, cảm xúc, các hình tượng nghệ thuật của bài thơ vận động theo kết cấu này. Như thế, cấu thứ ba như là một cái bản lề tạo ra bước ngoặt về ý cho cả bài thơ.
3. Việc sử dụng liên tiếp các điệp từ (tẩu lộ, trùng san) trong cả bản chữ Hán và bản dịch thơ có hiệu quả rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ. Việc lặp lại hai chữ tẩu lộ đã làm nổi bật ý thơ đường đi thật khó khăn gian khổ. Việc lặp lại các chữ trùng san, hựu trùng san cũng vậy. Các chữ này tiếp tục nhấn mạnh cái khó khăn đang nối tiếp, chồng chất khó khăn như tạo ra một cái nền vững chắc để khẳng định cái sức mạnh của tinh thần ở phía sau.
4. Câu thơ thứ hai:
Trùng san chi ngoại hựu trùng san.
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng).
khắc hoạ cái khó khăn chồng chất của người đi đường (vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác). Các dãy núi nối tiếp cứ như bất tận, triền miên. Nhân vật trữ tình như đang cảm nhận một cách rõ ràng hơn cái khó khăn của đường đi nói chung và của con đường cách mạng nói riêng, để từ đó suy ngẫm về tinh thần của người chiến sĩ trước gian nan.
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non).
Con người từ tư thế bị đày đoạ tưởng như không thể nào vượt qua nổi bỗng trở thành một du khách ung dung say ngắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.
Ngoài nghĩa miêu tả, câu thơ thứ hai và câu thơ cuối còn mang nghĩa khác. Những con đường núi gian nan hiểm trở kia gợi ra hình ảnh con đường cách mạng đầy gian nan thử thách, đầy những hi sinh. Và niềm vui ở câu thơ cuối đâu chỉ là niềm vui của con người đã vượt qua bao dãy núi. Nó còn là niềm vui, niềm hạnh phúc của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng thành công sau bao gian khó, hi sinh.
5. Bài thơ không thuộc loại tả cảnh hay tự sự (kể chuyện). Bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Đi đường, vì thế có hai lớp nghĩa: nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó của việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời. Qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công.
Đọc bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, chú ý cách ngắt nhịp và sử dụng thanh điệu ở câu 2:
Trùng san chi ngoại / hựu trùng san
Cả câu thơ chỉ có hai thanh trắc (ngoại, hựu) nhưng lại nằm ngay ở điểm nhấn quan trọng: chỗ ngắt nhịp. Do đó câu thơ như bị kéo trĩu xuống trước khi trở lại trạng thái thăng bằng. Chi tiết này rất gợi hình, gợi cảm. Đọc lên có thể hình dung ra ngay một con đường rừng với những đoạn đèo dốc thăm thẳm.
Câu thơ dịch cũng thể hiện được ít nhiều ấn tượng đó:
Núi cao/rồi lại/núi cao/trập trùng
Nhịp 2/2/2/2 cùng với cách sử dụng thanh điệu đặc biệt (trong mỗi nhịp đều có một thanh trắc đi với một thanh bằng) đã diễn tả phần nào những gian khổ của người tù trên đường đi đày.
Dưới đây là bài soạn bài Đi đường bản đầy đủ nế bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn bài lớp 8: Đi đường
Ngoài việc ôn tập đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới | vanhoc |
Ngọc Giao (1911-1997), tên thật là Nguyễn Huy Giao; là nhà văn Việt Nam, và từng là Thư ký tòa soạn của báo Tiểu thuyết thứ Bảy.
Tiểu sử
Ngọc Giao sinh ngày 5 tháng 5 năm 1911 tại Huế trong một gia đình trung lưu. Quê quán ông ở xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Mẹ ông tên là Nguyễn Thị Dư, sinh ra trong một gia đình hoàng tộc Huế đã sa sút, lấy chồng là Nguyễn Huy Bình lúc bấy giờ do Nhà nước bảo hộ điều từ ngoài Bắc vào làm xếp ga hỏa xa ở Huế. Bố ông quê ở thôn Đào Viên, xã Nguyệt Đức, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngọc Giao ra đời ngày 5 tháng 5 năm 1911 (Tân Hợi), ngay tại kinh đô Huế. Mẹ ông theo chồng con ra Bắc, rồi mất ở tỉnh lỵ Quảng Yên (Quảng Ninh), khi ấy Ngọc Giao mới bẩy tuổi đầu.
Năm 7 tuổi, ông theo gia đình ra Bắc, học ở Quảng Yên rồi Hà Nội. Sau khi đỗ bằng Thành chung (1928), ông ra làm báo và viết văn.
Từ năm 1934 cho đến năm 1945, ông là một trong số cây bút chuyên viết truyện ngắn cho báo Tiểu thuyết thứ Bảy (rồi từng làm Thư ký tòa soạn cho báo này), và cộng tác với nhà xuất bản Tân Dân trong việc in ấn các loại sách báo: Tiểu thuyết thứ Bảy, Những tác phẩm hay, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn, Truyền bá.
Tác phẩm đầu tay của ông là tập truyện ngắn Một đêm vui đăng trên Phổ thông bán nguyệt san số 3 ra ngày 1 tháng 2 năm 1937 .
Ông có quan hệ rộng rãi với các tác gia thời kỳ đó. Họa sĩ Tô Ngọc Vân là anh em cọc chèo với ông.
Thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ông cùng gia đình tản cư về quê và Nhã Nam (Yên Thế, Bắc Giang) một thời gian ngắn, rồi trở lại Hà Nội, lại tiếp tục viết văn, làm báo. Lúc này ông viết cho các tờ: Phổ thông, Thế kỷ, Sinh lực, Lẽ sống, Lên đường, Công tội, Tiểu thuyết thứ Bảy (loại mới)...
Sau 1954, hầu như ông ngừng viết . Ông sống ở 14 phố Đặng Dung. Hàng ngày ông đạp xe đi mua sách báo mới, rồi mang ra quầy sách cho vợ bán, ban đầu ở Gò Đống Đa, sau này ở bến xe Bến Nứa.
Cuối đời
Năm 1989 Nhà xuất bản Văn học cho in lại 1 tập truyện ngắn Cô gái làng Sơn Hạ của ông. Năm 1993, ông được Hội Nhà văn Việt Nam "xác nhận tư cách hội viên từ năm 1957, tức là thuộc thế hệ sáng lập" . Về sau con trai của ông là Nguyễn Tuấn Khanh đã tuyển chọn và cho xuất bản hầu hết các trước tác của ông.
Nhà văn Ngọc Giao mất ngày 8 tháng 7 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 86 tuổi.
Tác phẩm
Đã xuất bản
Tập truyện ngắn và bút ký
Một đêm vui (tập truyện ngắn đăng trên Phổ thông bán nguyệt san, Nhà xuất bản Tân Dân, 1937. Nhà xuất bản Hương Sơn tái bản, 1952)
Phấn hương (tập truyện ngắn và ký, Nhà xuất bản Tân Dân, 1939)
Cô gái làng Sơn Hạ (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Tân Dân, 1942. Nhà xuất bản Văn học tái bản, 1989)
Chuyện người trẻ tuổi (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phổ Thông, 1944)
Ánh điện giải phóng (tập truyện ngắn và bút ký. Cùng viết với Hồng Hà, Trần Duy, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1955)
Truyện thôn Kiều (tập truyện ngắn và bút ký, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1956)
Truyện ngắn và ký (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2001)
Hà Nội cũ nằm đây (tuyển tập gồm nhiều thể loại, do con trai ông là Nguyễn Tuấn Khanh thực hiện, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2010).
Tiểu thuyết
Cơn gió bấc (đăng nhiều kỳ trên Tiểu thuyết thứ Bảy, Nhà xuất bản Tân Dân, 1938)
Đất (Nhà xuất bản Cây Thông, 1940)
Nhà quê (Nhà xuất bản Bách Việt, 1944. Nhà xuất bản Hương Sơn tái bản, 1951)
Con người (Nhà xuất bản Ngày Mai, 1947)
Quán gió (Nhà xuất bản Văn Hồng Thịnh, 1949. Nhà xuất bản Hương Sơn tái bản, 1952)
Mưa thu (Nhà xuất bản Trần Văn Huy, 1953)
Cầu sương (hay Thiếp phụ chàng. Nhà xuất bản Tia Sáng, 1953).
Truyện thiếu nhi, hồi ký
Hiền (truyện thiếu nhi. Tủ sách Truyền Bá số 42, Nhà xuất bản Tân Dân, 1942)
Máu chảy một dòng (truyện thiếu nhi. Nhà xuất bản Đất Mới, Sài Gòn, 1974)
Đốt lò hương cũ (hồi ký về một số nhà văn Việt Nam [1930-1945]. Nhà xuất bản Khánh Hòa, 1992).
Chưa xuất bản
Xóm Rá (phóng sự xã hội Sài Gòn, sáng tác 1953)
Xã Bèo-người của đất (tiếp theo tiểu thuyết Đất)
Phan Đình Phùng (kịch lịch sử, sáng tác 1962. Tác giả tự chuyển thể sang cải lương năm 1963).
Ngoài ra, ông còn sáng tác khoảng hơn 300 truyện ngắn, 14 bút ký, 6 bài chân dung văn học đăng trên các báo. Một số truyện ngắn hay của ông cũng được in trong các Tổng tập và tuyển tập văn học.
Đóng góp cho văn học Việt
Số lượng tác phẩm của Ngọc Giao đóng góp cho văn học Việt không nhỏ, song ông được chú ý nhiều hơn ở thể loại truyện ngắn. Theo nhà văn Vũ Ngọc Phan, thì hầu hết các tác phẩm đó đều là thứ "tình sầu, tình uất". Và nhìn chung, trừ một số truyện ngắn hay, "số còn lại không hẳn đã tác động mạnh đến tâm trí của người đọc, nguyên nhân chủ yếu là do cốt truyện thường đơn sơ, lại thiếu sự hỗ trợ cần thiết với một tỷ lệ thích đáng của tính triết lý hoặc chất thơ" (Văn Tâm).
Sách tham khảo
Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (Tập 2). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989.
Văn Tâm, mục từ" "Ngọc Giao" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
Phong Lê, "Ngọc Giao: Người khỏi bị lãng quên sau gần nửa thế kỷ" in đầu tập truyện Hà Nội của nằm đây của Ngọc Giao. Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2010.
Chú thích
Liên kết ngoài
Ngọc Giao- nhà văn làm báo
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Ngọc Giao
Người Huế
Người Hà Nội
Nhà văn Việt Nam | wiki |
Bảo tàng Nuôi ong ở Stróże (tiếng Ba Lan: Muzeum Pszczelarstwa w Stróżach) là một bảo tàng tư nhân thuộc sở hữu của Janusz Kasztelewicz - chủ sở hữu của công ty "Bartnik Sądecki". Bảo tàng tọa lạc tại làng Stróże, xã Grybów, huyện Nowosądecki, tỉnh Małopolskie, Ba Lan.
Lịch sử
Janusz Kasztelewicz bắt đầu làm nghề nuôi ong từ năm 1973. Ông thành lập công ty "Bartnik Sądecki" vào năm 1991 và thành lập Bảo tàng Nuôi ong vào năm 2000. Bảo tàng được đặt theo tên của người nuôi ong Bogdan Szymusik vì ông là chủ sở hữu của bộ sưu tập về tổ ong đã trở thành cơ sở cho triển lãm tổ ong của Bảo tàng. Bogdan Szymusik là một nhà sưu tập ong ở Kraków. Năm 2000, ông đã tặng cho Bảo tàng bộ sưu tập bao gồm hơn 100 tổ ong.
Triển lãm
Bảo tàng Nuôi ong ở Stróże là một bảo tàng ngoài trời, hiện đang bao gồm các triển lãm sau:
triển lãm "Bí mật của tổ ong": giới thiệu kiến trúc bên trong tổ ong, đời sống của ong và quá trình sản xuất mật ong
triển lãm "Ong và người": giới thiệu lịch sử của nghề nuôi ong, các công cụ được sử dụng bởi những người nuôi ong, và trưng bày một bộ sưu tập các ấn phẩm từ thế kỷ 17 và 19
Giờ mở cửa
Bảo tàng Nuôi ong ở Stróże hoạt động quanh năm, mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Khách tham quan phải trả phí vào cửa.
Tham khảo
Bảo tàng Ba Lan | wiki |
Akil Akeme Anthony Jumaane Grier (sinh ngày 15 tháng 9 năm 1992) là một cựu cầu thủ bóng đá người Anh từng thi đấu ở vị trí tiền vệ.
Sinh ra ở Anh, anh lại đại diện cho Saint Kitts và Nevis ở cấp độ quốc tế.
Cuộc sống ban đầu và cá nhân
Sinh ra ở Birmingham, Anh, Grier attended Aston Manor Academy.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Grier từng thi đấu cho West Bromwich Albion, Halesowen Town,Östersund, Hednesford Town, Stourbridge, Coleshill Town và Radcliffe.
Tại Stourbridge anh có 1 lần ra sân ở Worcestershire Senior Cup vào tháng 7 năm 2015 với tư cách thử việc.
Anh ký hợp đồng với Coleshill Town vào tháng 11 năm 2016.
Sự nghiệp quốc tế
Anh có màn ra mắt quốc tế cho Saint Kitts và Nevis in 2011, và thi đấu ở vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới.
Cuộc sống sau đó
Vào tháng 2 năm 2019, Grier bị kết án 5 năm tù vì tội hiếp dâm.
Tham khảo
Sinh năm 1992
Nhân vật còn sống
Người Anh gốc Saint Kitts và Nevis
Vận động viên Birmingham
Cầu thủ bóng đá Anh
Cầu thủ bóng đá Saint Kitts và Nevis
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Saint Kitts và Nevis
Cầu thủ bóng đá West Bromwich Albion F.C.
Cầu thủ bóng đá Halesowen Town F.C.
Cầu thủ bóng đá Östersunds FK
Cầu thủ bóng đá Hednesford Town F.C.
Cầu thủ bóng đá Stourbridge F.C.
Cầu thủ bóng đá Coleshill Town F.C.
Cầu thủ bóng đá Radcliffe F.C.
Tiền vệ bóng đá
Cầu thủ bóng đá Anh ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Thụy Điển | wiki |
Kể lại truyện Chuỗi ngọc lam (Tiếng Việt 5)
Gợi ý
Đối với cuộc sống con người, tình cảm chân thành thật đáng trân trọng. Đem lại niềm vui cho người khác, mình cũng sẽ có niềm vui. Tôi có ý nghĩ ấy sau khi đọc truyện Chuỗi ngọc lam.
Chuỗi ngọc lam
Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn tìm kiếm thứ gì. Rồi cô bé xin xem chuỗi ngọc lam, sau đó nhờ anh gói lại và nói rằng bé mua để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en, chị đã nuôi bé từ khi mẹ mất.
– Cháu có bao nhiêu tiền?
Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:
– Cháu đã đập con lợn đất đấy!
Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé, gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, và hỏi:
– Cháu tên gì?
– Cháu là Gioan.
Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ cho cô bé và dặn bé đừng đánh rơi.
Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này, Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông khiến họ xa nhau mãi mãi.
Ngày lễ Nô-en tới. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e càng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay. Nhưng anh đã lầm.Xem thêm: Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc đối với em
Cửa lại mở. Một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam:
– Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ?
– Phải.
– Thưa… có phải ngọc thật không?
– Không phải thứ ngọc quý nhất, nhưng là ngọc thật.
– Ông có nhớ đã bán nó cho ai không?
– Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình.
– Giá bao nhiêu ạ?
– Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng.
– Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt, làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?
Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp rằng, cô bé đã trả giá rất cao, bằng toàn bộ số tiền em có.
Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ. Người thiếu nữ thắc mắc tại sao Pi-e lại làm như vậy. Vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái, anh vừa nói:
– Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé.
Trong tiếng chuông đổ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau bước qua một năm mới hi vọng tràn trề.
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
Albeluvisols theo Cơ sở Tham chiếu Toàn cầu về Tài nguyên Đất (WRB) là loại đất có một tầng mặt mỏng, sậm màu, nằm trên một tầng rửa trôi (tầng albic) có những điểm lấn vào tầng tích sét (Bt) phía dưới. Theo phiên bản cập nhật 2014 của WRB, Albeluvisols được thay thế bằng Retisols. Tầng Bt có ranh giới trên không ổn định, ngắt quãng, là hệ quả từ sự xâm lấn của vật chất tầng rửa trôi trực di xuống tầng tích tụ. Albeluvisols tương đương với các nhóm lớn Glossaqualfs, Glossocryalfs và Glossudalfs thuộc bộ Alfisols trong Hệ thống phân loại đất USDA.
Những dạng đất thuộc loại này đa phần hình thành từ các vật liệu trầm tích băng, sông, hồ kém bền, hay từ sản phẩm trầm tích gió như đất hoàng thổ (đất loess). Albeluvisols hình thành ở những đồng bằng mấp mô, dưới tán rừng lá kim hay rừng hỗn hợp trong vùng khí hậu ôn đới và cận bắc cực, với mùa đông lạnh cùng mùa hè mát và ngắn.
Khả năng sử dụng trong nông nghiệp của Albeluvisols bị giới hạn bởi tính axit, hàm lượng dinh dưỡng thấp, cùng những khó khăn trong hoạt động canh tác và thoát nước. Những khu vực phía Bắc cũng có một mùa sinh trưởng và sương muối khắc nghiệt suốt mùa đông dài. Albeluvisols ở khu vực rừng taiga phương Bắc hầu như chỉ có dưới thềm rừng, với một diện tích nhỏ sử dụng làm đồng cỏ chăn nuôi gia súc và tập kết cỏ khô. Ở vùng taiga phương Nam, dưới 10% diện tích đất không có rừng che phủ được sử dụng để phục vụ hoạt động chăn nuôi gia súc. Tại những tiểu khu phía Nam và Tây của vùng taiga nước Nga, có mặt những loại cây trồng nông nghiệp như ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường và ngô làm thức ăn cho gia súc, điều đặc biệt là chúng được canh tác trên những chỗ đất sở hữu tầng đất cái có độ bão hòa base cao.
Đất Albeluvisols chiếm một diện tích khoảng 320 triệu ha thuộc châu Âu, Bắc Á, Trung Á và Bắc Mỹ. Tập trung thành hai vùng chính:
vùng lục địa có tầng đất đóng băng vĩnh cửu từ thế Canh Tân (Pleistocene) ở Đông Bắc châu Âu, Tây Bắc châu Á và miền Nam Canada, cấu thành khu vực phân bố rộng nhất của đất Albeluvisols.
vùng đất cát và hoàng thổ, và vùng đất bồi tích ở vùng ôn đới ẩm, như Pháp, miền Trung Bỉ, Đông Nam Hà Lan và miền Bắc, Đông Bắc Đức.
Xem thêm
Sự hình thành đất
Thổ nhưỡng học
Phân loại đất
Tham khảo
Khoa học đất
Loại đất | wiki |
Đường Sơn đại địa chấn (tiếng Trung: 唐山大地震, tiếng Anh: Aftershock) là một bộ phim điện ảnh Trung Quốc thuộc thể loại thảm họa – chính kịch ra mắt năm 2010 do Phùng Tiểu Cương làm đạo diễn, với sự tham gia của các diễn viên gồm Từ Phàm, Trương Tịnh Sơ, Lý Thần, Lục Nghị, Vương Tử Văn, Trương Tử Phong, Trương Quốc Cường, Trần Cẩn và Trần Đạo Minh. Bộ phim miêu tả những hậu quả của trận động đất Đường Sơn năm 1976.
Bộ phim đã được phát hành ở Trung Quốc vào ngày 22 tháng 7 năm 2010 và là "phim thương mại lớn" IMAX đầu tiên được tạo ra bên ngoài nước Mỹ . Bộ phim đạt được thành công lớn về doanh thu phòng vé và đã thu về hơn 100 triệu đô la Mỹ tại phòng vé Trung Quốc .
Nội dung
Tại một căn hộ nhỏ ở Đường Sơn, cặp vợ chồng Lý Nguyên Ni và Phương Đại Cường sống cùng với hai đứa con Phương Đăng (chị) và Phương Đạt (em). Cuộc sống nơi đây như bao người dân khác, sau mỗi buổi làm việc là cả gia đình cùng trò chuyện vui vẻ với nhau. Một đêm vào ngày 27 tháng 7 năm 1976, sau khi đưa con đi ngủ, Nguyên Ni và Đại Cường làm tình ở đằng sau chiếc xe tải của họ. Một trận động đất bất ngờ nổ ra, khiến cho các tòa nhà sụp đổ và vỡ vụn. Trong khi chạy vội trở lại để cứu các con mình, Nguyên Ni bị kéo về phía chồng, Đại Cường nhanh chóng chạy trước mặt cô để giải cứu con và ngay lập tức bị các mảnh vỡ rơi xuống nghiền nát. Chỉ trong vòng chưa đầy vài giây (theo hình thức slow-motion), căn hộ chung cư của họ bị sập và hai đứa trẻ bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Sau trận động đất, một đội cứu hộ (đa phần là những người dân) thông báo với cô rằng hai đứa sinh đôi của cô bị mắc kẹt dưới một tấm bê tông lớn, mà nếu nâng tấm bê tông bằng bất cứ cách nào sẽ khiến cho một trong hai đứa con của cô bị đè chết, vì vậy cô chỉ có thể chọn một trong hai. Quá đau đớn và tuyệt vọng, Nguyên Ni quyết định hi sinh Phương Đăng để cứu Phương Đạt. Nhưng cô không ngờ rằng mọi chuyện đều đã bị Phương Đăng nghe thấy.
Một thời gian sau, Phương Đăng sống sót thần kỳ. Trong cơn mưa tầm tã ấy, cô được một cặp vợ chồng quân đội là Vương Đức Thanh và Đổng Quế Lan về nhận nuôi vì giờ cô chẳng biết đi đâu. Từ giờ đây, cô được đổi tên là Vương Đăng. Mười năm sau, Phương Đăng ngày nào giờ đã trở thành một thiếu nữ xinh xắn, cô theo học tại một trường y ở Hàng Châu. Tại đây, cô đã gặp Dương Chí (một chàng sinh viên đã tốt nghiệp) và bắt đầu quan hệ mật thiết với anh. Nhiều năm sau, Quế Lan bị bệnh nặng và không thể qua khỏi. Trước khi chết, bà yêu cầu Phương Đăng sử dụng số tiền họ tiết kiệm được để đi tìm gia đình thực sự của cô. Phương Đăng phát hiện ra rằng mình đã có con. Mặc dù Dương Chí ép cô phải phá cái bụng bầu đó, cô từ chối bỏ rơi đứa con của mình và bí mật rời khỏi trường đại học và cắt đứt liên lạc với Dương Chí và cha nuôi của cô.
Ở một diễn biến khác, bà ngoại và dì của Phương Đạt muốn anh sống với họ ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông nhưng cuối cùng anh quyết định ở lại Đường Sơn với mẹ. Trận động đất vừa rồi đã cướp đi cánh tay trái của anh nên sau khi quyết định không tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc (mặc dù mẹ anh khăng khăng muốn anh tham gia), Phương Đạt bắt đầu làm nghề lái xe kéo và trở thành ông chủ của một đại lý lữ hành thành công ở Hàng Châu. Anh lấy Tiểu Hạ làm vợ và có một con trai tên là Điền Điền. Sau bốn năm, Phương Đăng mang theo con gái, cũng tên là Điền Điền, về đoàn tụ với người cha nuôi Đức Thanh. Cô xin lỗi và hòa giải với ông.
Vào dịp tết Nguyên đán, Phương Đăng đã kết hôn với một người nước ngoài và cùng nhau di cư đến Vancouver với con gái. Một lần nọ, Phương Đăng nhìn thấy trận động đất ở Tứ Xuyên trên truyền hình. Cô rất xúc động và ngay lập tức tình nguyện trở về Trung Quốc tham gia cứu hộ. Phương Đạt cũng đã quyết định tình nguyện giúp đỡ ở đây. Tại đây, hai chị em tình cờ gặp lại nhau sau bao năm xa cách. Lúc giờ nghỉ, Phương Đăng nghe lỏm được Phương Đạt nói về trận động đất Đường Sơn. Cô nhận ra và đoàn tụ với em trai, và cả hai quyết định thăm mẹ. Họ chở mẹ tới nghĩa trang. Lúc đầu, Phương Đăng rất bực mình vì mẹ cô đã bỏ rơi cô. Nhưng sau khi nhận ra sự hối tiếc, đau đớn tinh thần và cảm giác tội lỗi mà Nguyên Ni đã phải trải qua, Phương Đăng bật khóc nức nở và tha thứ cho mẹ cô.
Diễn viên
Đội ngũ sản xuất
Giám đốc sản xuất:
Hùng Quốc Tường, Trương Đại Quân, Lữ Huệ Quân, Uông Thiên Vân, Trình Uất Đông, Lưu Diễm Nga, Lợi Nhã Bác, Trần Quốc Ưng, Hàn Hiểu Lê, Khương Đào, Trần Quốc Phú
Tổng cố vấn: Triệu Dũng
Chỉ đạo nhiếp ảnh: Lữ Nhạc
Chỉ đạo mỹ thuật: Hoắc Đình Tiêu
Chỉ đạo tạo hình: Thạch Hải Ưng
Hướng dẫn thu âm: Ngô Giang
Hướng dẫn hiệu ứng đặc biệt: Phil Jones
Giám đốc hiệu ứng đặc biệt: Tưởng Yên Minh
Phó đạo diễn: Trương Trường Chinh, Anh Đồng, Nhâm Vĩnh Cường, Lưu Vi, Lưu Tác Đào
Giám sát kịch bản: Tôn Hạo, Vương Giai Lệ, Duẫn Hải Yến
Tổ trợ lý đạo diễn: Dương Lặc, Tả Ý
Giám đốc điều hành: Trương Thuật
Tổ nhiếp ảnh:
Tổ nhiếp ảnh A: Trần Chúc Tường, Tôn Lực Cương
Tổ tiêu điểm A: Tào Dược Tùng, Trương Quang Khỉ
Tổ ảnh phim A: Trần Kiệt
Tổ cơ giới A: Trần Khải, Tào Nghiễm Ngạn, Bạch Kiếm Phong, Tôn Quần Huy, Triệu Sủng Triêu
Tổ màn hình A: Vương Nguyên Phong, Thạch Vĩ Hào
Tổ nhiếp ảnh B: Vương Mẫn, Hạ Dương, Kha Dục Danh
Tổ tiêu điểm B: Trần Cường, Lương Viên
Tổ ảnh phim B: Mã Manh
Tổ cơ giới B: Tào Cảnh Dương, Trương Dương, Tôn Hiểu Tân, Tào Nhị Dương
Tổ màn hình B: Bùi Dũng Pha
Nhân viên cao cấp: Đại Bằng Bằng, Từ Minh Nguyệt, Diệp Vinh Kiệt
Tổ chiếu sáng:
Hướng dẫn chiếu sáng: Kháng Hiểu Thiên
Phó tổ trưởng chiếu sáng: Tôn Bính Thụy, Tào Đại Vĩ, Trương Đào
Trợ lý ánh sáng: Lý Tòng Lợi, Khang Á Phi, Lý Hải Quân
Thành viên nhóm chiếu sáng: Lý Lục Nghiêu, Tào Cường Vĩ, Bành Thủy Ngạn, Tôn Bính Sơ, Lý Chí Cường, Tào Khánh Vĩ, Khang Á Hi, Duẫn Sang Cử, Tôn Tây An, Tôn San Vĩ
Nhóm thu âm:
Trợ lý ghi âm: Vương Lập Trung, Vương Thánh, Lưu Anh Luân
Nhóm mĩ thuật:
Chấp hành mĩ thuật: Triệu Bân
Phó mĩ thuật: Triệu Thủ Nghệ, Lý Miểu
Trợ lý mĩ thuật: Lý Giai Ninh, Chương Ninh
Vẽ mĩ thuật: Dương Chiêm Gia, Lộ Chí Khuê
Nhóm dựng cảnh:
Trưởng nhóm: Lưu Kim Dũng
Thành viên nhóm dựng cảnh: Vương Tiểu Binh, Lưu Kiện, Triệu Toàn, Duẫn Kiến Long, Lưu Vạn Phúc, Dương Quang, Sử Hải Ba, Lưu Vận
Bằng, Trương Bằng Tú, Vương Xương, Cao Khúc Huy
Tổ đạo cụ:
Chuyên gia đạo cụ: Từ Tiểu Long, Lý Bảo Thái
Nhân viên đạo cụ: Vương Tân Tâm, Đào Tân Kiến
Trợ lý đạo cụ: Trương khải Nghĩa, Thôi Văn Lương, Triệu Tiểu Long
Chuyên gia đạo cụ đặc biệt: Lưu Thiệu Xuân
Nhân viên đạo cụ đặc biệt: Lưu Vĩnh Giang, Tương Vĩnh Quốc, Thái Thế Toàn, Lưu Hồng Hải, Lưu Thiệu Tuấn, Lưu Chí Phúc, Từ Tiểu Cươn, Lý Tiến
Trung, Vương Thần Húc, Đặng Vĩ Đông, Dương Hựu Chương, Ngô Bảo Trình, Ngụy Lập Hải, Trình Phi Long
Tổ phục trang:
Chuyên gia phục trang: Lưu Hiểu Lị
Nhân viên phục trang: Du Cương, Du Quân, Lưu Lăng Huy
Trợ lý phục trang: Lưu Tú Binh, Từ Vệ Bình, Hầu Tiến Binh, Phạm Minh Lai, Dương Hi Tường, Trì Vĩ Vĩ, Chu Hoa Phi, Phượng Quyên, Trịnh Vĩ
Tổ hóa trang:
Chuyên gia hóa trang: Vương Quân
Trợ lý hóa trang: Đào Thiện Anh, Trâu Diễm Lô,i Dư Thuật Dung
Hỗ trợ kỹ thuật: Tăng Hải Binh
Phim tài liệu: Quá Hâm Chu, Hạ Xuân Hiểu
Nhiếp ảnh gia hậu trường: Hứa Phong
Tổ chỉ dạo võ thuật:
Phó chỉ đạo võ thuật: Lưu Minh Triết
Võ Sư: Mao Quốc Khánh, Tô Bình, Lưu Học Thân, Quách Hội Trung, Thạch Chiêm Kiệt, Hồ Lợi Phong, Lý Mỹ Lâm, Vương Minh Linh, Lưu Tinh, Vương Thanh Mai
Diễn viên đóng thế cảnh hành động: Vương Hà
Tổ sản xuất:
Phó chủ nhiệm sản xuất: Dương Đông, Lô Sâm, Chu Thụy Lâm
Sản xuất hiện trường: Duẫn Khôn, Lý Hiểu Lộ
Sản xuất: Chu Tử Lượng, Lý Quân, Tiêu Lực, Lý Lợi, Vi Điền
Trợ lý sản xuất: Trương Dũng Phong, Hác Y Manh
Chủ nhiệm dịch vụ: Lý Vạn Tuấn
Nhân viên dịch vụ: Trương Quân, Trương Chí Kiệt, Thư Hồng, Quách Á Quân
Nhân viên đoàn làm phim: Lô Tân
Trưởng nhóm dịch vụ phim trường: Lục Chấn Ngao
Thành viên nhóm dịch vụ phim trường: Vương Bảo Nguyên, Quách Hải Hâm, Khuất Hồng Đào, Triệu Tiêu Quân, Chu Kim Lon,g Vương Quốc Cường, Ngô Hội Tân, Lưu Quý Thu, Chu Vệ Lượng, Diêm Hải Đông, Mạnh Hồng
Dịch vụ phim trường: Lý Mặc Khôn, Lý Lộ
Giám đốc tài chính: Triệu Chí Quốc, Tiết Tiểu Thanh
Kế toán: Triệu Vệ Hoa
Nhân viên thu ngân: Trương Quốc Lệ
Đầu bếp: Vương Học Chí
Trà: Nhâm Hiểu Long
...
OST
Thượng Văn Tiệp - 23 Seconds, 32 Years
Vương Phi - Tâm Kinh
Giải thưởng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim tiếng Trung Quốc
Phim Trung Quốc
Phim lấy bối cảnh ở thập niên 1970
Phim lấy bối cảnh ở thập niên 2000
Phim IMAX
Phim do Phùng Tiểu Cương đạo diễn
Phim của Hoa Nghị Huynh Đệ | wiki |
Người tiêu dùng sáng tạo (tiếng Anh: creative consumer) mô tả bất kỳ "cá nhân hoặc nhóm nào thích nghi, sửa đổi hoặc chuyển đổi một đề xuất độc quyền". Người tiêu dùng truyền thống chỉ đơn giản là sử dụng và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Người tiêu dùng sáng tạo không chỉ sử dụng và tiêu thụ chúng, họ cũng thay đổi chúng theo một cách nào đó. Xem xét ví dụ như tin tặc George Hotz, người đã mở khóa iPhone gốc và tấn công PlayStation 3 của Sony, anh ta đã cho đi những thiết bị miễn phí này, hoặc Jose Avila, người làm đồ nội thất FedEx cho căn hộ của anh ấy chỉ từ các hộp Federal Express, và Jim Hill, fan Disney, người đã thiết kế và phân phối các hướng dẫn tour du lịch Disneyland không chính thức.
Vào năm 2005, The Economist đã xuất bản một bài viết về tương lai của sự đổi mới mang tên ‘Sự nổi lên của người tiêu dùng sáng tạo’. Bài viết này giải thích rằng các công ty ngày càng thông minh hơn dựa vào việc xác định và tận dụng tiềm năng đổi mới của người tiêu dùng sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều công ty cảm thấy bị đe dọa hoặc khó chịu bởi những hành động của người tiêu dùng sáng tạo. Hotz, Avila và Hill, tất cả đều nhận được tiêu cực, và trong một số trường hợp đe dọa, phản ứng từ các công ty có sản phẩm và dịch vụ mà họ đã sáng tạo. Do đó, nó đã được đề xuất rằng các công ty có thể có bốn lập trường phổ biến về người tiêu dùng sáng tạo. Những điều này được xác định bởi liệu hành động của công ty đối với những người tiêu dùng sáng tạo này có chủ động hay thụ động hay không và liệu thái độ của công ty đối với người tiêu dùng sáng tạo là tích cực hay tiêu cực. Bốn kết quả là:
Lập trường chống lại (chủ động / tiêu cực): hạn chế sự sáng tạo của người tiêu dùng
Lập trường không khuyến khích (thụ động / tiêu cực): chịu đựng hoặc bỏ qua sự sáng tạo của người tiêu dùng
Lập trường khuyến khích (thụ động / tích cực): không chủ động tạo điều kiện cho sự sáng tạo của người tiêu dùng
Lập trường cho phép (chủ động / tích cực): tích cực tạo điều kiện cho sự sáng tạo của người tiêu dùng
Xem thêm
Nhà tiêu dùng
Tham khảo
Thư mục
Hành vi người tiêu dùng
Bán hàng | wiki |
Nhịn ăn gián đoạn, còn được gọi là hạn chế năng lượng gián đoạn, là bất kỳ lịch trình thời gian bữa ăn nào khác nhau xoay vòng giữa nhịn ăn tự nguyện (hoặc giảm lượng calo nạp vào) và không nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Các phương pháp nhịn ăn gián đoạn bao gồm nhịn ăn xen kẽ ngày, nhịn ăn định kỳ và cho ăn có giới hạn thời gian hàng ngày.
Nhịn ăn gián đoạn có thể có tác dụng tương tự như chế độ ăn kiêng hạn chế calo, và đã được nghiên cứu trong những năm gần đây như một cách thực hành để có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống, chẳng hạn như hội chứng chuyển hóa. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tuyên bố rằng nhịn ăn không liên tục có thể giúp giảm cân, giảm đề kháng insulin và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mặc dù tính bền vững lâu dài của nó vẫn chưa được biết rõ. Một đánh giá năm 2019 kết luận rằng nhịn ăn gián đoạn có thể giúp chống béo phì, kháng insulin, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và viêm. Một đánh giá năm 2022 chỉ ra rằng nhịn ăn gián đoạn nói chung là an toàn.
Tác động có hại của việc nhịn ăn không liên tục vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện, khiến một số học giả chỉ ra nguy cơ của nó như một kiểu ăn kiêng. Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Lão hóa tuyên bố rằng không có đủ bằng chứng để khuyến nghị nhịn ăn gián đoạn và khuyến khích nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của một người về những lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với cách ăn uống của một người.
Ăn chay tồn tại trong nhiều thực hành tôn giáo khác nhau, bao gồm Phật giáo, Cơ đốc giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Kỳ Na giáo và Do Thái giáo.
Tham khảo
Liên kết ngoài
The benefits of intermittent fasting Jane E. Brody, The New York Times, 17 February 2020
Intermittent fasting Harriet Hall, Science-Based Medicine, December 2015
Chế độ ăn
Hành vi ăn uống của con người
Nhịn ăn | wiki |
Soạn bài Những công trình mới
Hướng dẫn
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
2.Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” (SGK/87, 88).
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1)Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? (Đọc cả bài)
2)Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
Gợi ý: Tìm những câu thơ có từ so sánh: như, tựa, giống, là.
3)Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sông động, gần gũi.
Gợi ý: Em chú ý những câu thơ có từ ngữ chỉ hoạt động của con người: tựa vào, thở ra, lớn lèn,…
4)Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước chúng ta?
Chọn ý đúng để trả lời:
a)Đất nước ta có nhiều ngôi nhà đẹp.
b)Đất nước ta đang phát triển và thay đổi hằng ngày, hằng giờ.
c)Đất nước ta ngổn ngang như một công trường xây dựng.
Gợi ý:
1) Những chi tiết vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây: giàn giáo, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề huơ cái bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát vữa.
2)Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong.
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ…
3)Ngôi nhà tựa vào…
Thở ra mùi vôi vữa…
… Lớn lên với trời xanh…
4)b.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Nghe thầy cô nêu yêu cầu kể chuyện:
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
Xem thêm: Kể về gia đình em
Gợi ý:
Tham khảo Truyện đọc lớp 5. 5.
5.Nhận xét về cách tả hoạt động trong bài văn tả người.
1)Đọc bài văn “Công nhân sửa đường” (SGK/91).
2)Xác định các đoạn của bài văn và nội dung chính của mỗi đoạn. Ghi lại vào bảng nhóm kết quả thảo luận (SGK/92).
3)Tìm và ghi vào vở những câu văn miêu tả hoạt động của bác Tâm.
Gợi ý:
2)
Các đoạn
Nội dung của mỗi đoạn
Đoạn 1: từ đầu đến loang ra mãi
Tả công việc vá đường của bác Tâm
Đoạn 2: từ Mảng đường đến vá áo ấy!
Tả thành quả lao động của bác Tâm
Đoạn 3: từ Bác Tâm đến khuôn mặt bác.
Tả niềm vui của bác Tâm sau khi xong công việc.
3)Câu 1: Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.
Câu 2: Bác đập búa đều đều xuông những viên đá để chúng ken chắc vào nhau.
Câu 3: Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
6.Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
Gợi ý
Mẹ em, người nội trợ đảm đang của gia đình.
Trước ngực là chiếc tạp dề, tay phải của mẹ xào rau, tay trái nêm gia vị vào nồi canh. Trông mẹ chẳng khác gì nhạc trưởng của một dàn nhạc giao hưởng. Rau xào vừa đặt xong vào đĩa, mẹ đã đảo những con cá chiên vàng hươm sang mặt kia. Thuận tay, mẹ tắt bếp của nồi canh nhưng không quên nhón tí rau nêm vào nồi. Khuôn mặt của mẹ đỏ bừng, mồ hôi lấm tấm trên vầng trán rộng; không biết do mệt hay sức nóng của bếp lửa. Ánh mắt của mẹ sáng lên cùng nụ cười rạng rỡ.
Xem thêm: Soạn bài Tà áo dài Việt Nam | vanhoc |
Lý Nhân Nghĩa (chữ Hán: 李仁義 ?-?) là một đại thần nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông có công phò tá Thái tử Lý Phật Mã (Lý Thái Tông) lên ngôi, trấn áp loạn tam vương.
Tiểu sử
Đi sứ
Lý Nhân Nghĩa không rõ quê quán. Khi nhà Lý mới thành lập, ông giữ chức Viên ngoại lang. Tháng 4 năm Tân Hợi (1011), Lý Nhân Nghĩa cùng Đào Khánh Văn được vua Lý Thái Tổ cử làm sứ giả sang nước Tống để đáp lễ. Trong chuyến đi này, Đào Khánh Văn trốn ở lại Tống.
Tham gia dẹp loạn ba vương
Ngày 1 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), Lý Thái Tổ mất. Triều thần đến cung Long Đức đón Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi. Ba hoàng thân là Đông Chinh vương, Dực Thánh vương, Vũ Đức vương kéo quân vây kinh thành Thăng Long, định làm binh biến bắt đánh úp Thái tử.
Bấy giờ Thái tử Lý Phật Mã nghĩ đến tình thân, có chút chần chừ không quyết, muốn thuyết phục ba vương tự rút quân. Lý Nhân Nghĩa phải ba lần thuyết phục:
Tuy nhiên, Thái tử Lý Phật Mã sau đó vẫn không quyết, khi quân ba vương đánh vào thì Thái tử mới giao quyền cho các đại thần. Lý Nhân Nghĩa cùng các quan viên bèn lạy rằng:
Sau đó các quan dẫn dắt các vệ sĩ ra chống cự. Binh lực giữa quân Thái tử và ba vương chênh lệch lớn, một đối với một trăm. Vũ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu bèn đuổi theo chém chết Vũ Đức vương. Quân ba vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn. Việt sử lược thì ghi rằng: Vua sai Nguyễn (Lý) Nhân Nghĩa ra đánh, quân tam phủ bị bại. Vũ Đức vương bị Lê Phụng Hiểu giết.
Lưu thủ Kinh sư
Sau loạn ba vương, Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi vua, tức Lý Thái Tông. Sau đó Thái Tông thu hàng Đông Chinh vương và Dực Thánh vương. Khai Quốc vương khi đó lại có ý định tự lập, Thái Tông thân chinh đi đánh, cho Lý Nhân Nghĩa giữ Kinh đô Thăng Long. Khai Quốc vương sau đó đầu hàng, đất nước ổn định trở lại.
Tháng 11 năm 1028, Lý Thái Tông thăng chức tước cho các quan lại có công. Lý Nhân Nghĩa được phong Hữu phúc tâm. Tuy có công lớn, nhưng không rõ vì lý do gì, ông lại chỉ đứng hàng cuối trong các đại thần được phong. Đại Việt sử ký toàn thư ghi ông đứng hàng thứ 17 trên 18 người. Việt sử lược thì lược ghi một số tên, nhưng ông lại xếp cuối cùng trong số 10 người. Thậm chí thứ bậc của Lý Nhân Nghĩa còn sau cả Nguyễn Khánh, người về sau âm mưu lật đổ nhà Lý vào năm 1035.
Sử sách sau đó không ghi gì thêm về ông.
Chú thích
Tham khảo
Đại Việt sử ký toàn thư
Đại Việt sử lược
Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Quan lại nhà Lý
Năm sinh thiếu
Năm mất thiếu
Nhà ngoại giao Việt Nam thời Lý | wiki |
Joel T. Schumacher (; 29 tháng 8 năm 1939 - 22 tháng 6 năm 2020) là một đạo diễn, nhà biên kịch và nhà sản xuất người Mỹ hoạt động từ thập niên 1970 đến 2010.
Schumacher được mẹ nuôi dưỡng ở Thành phố New York và bị lạm dụng chất gây nghiện từ nhỏ. Ông trở thành một nhà thiết kế thời trang sau khi tốt nghiệp trường thiết kế Parsons, nhưng sẽ tiếp tục bị lạm dụng chất gây nghiện và mức nợ cao cho đến đầu những năm 1970. Đầu tiên anh tham gia làm phim với tư cách là nhà thiết kế sản xuất và trang phục trước khi đạt được nổi tiếng ở các tác phẩm Car Wash, Sparkle, và The Wiz.
Ông đã nhận được rất ít sự chú ý cho các bộ phim được phát hành lần đầu tiên của mình, The Incredible Shrinking Woman và D.C. Cab, nhưng đã nổi lên sau khi chỉ đạo St. Elmo 'Fire và The Lost Boys. Schumacher được chọn để thay thế Tim Burton làm giám đốc của nhượng quyền Batman và giám sát Batman Forever và Batman & Robin. Sau khi nhượng quyền Batman, Schumacher đạo diễn các bộ phim có ngân sách nhỏ hơn, bao gồm Tigerland và Phone Booth. Ông đã đạo diễn Phantom of the Opera được phát hành cho các đánh giá hỗn hợp đến tiêu cực vào năm 2004. Tác phẩm đạo diễn cuối cùng của ông là cho hai tập House of Card.
Phản ứng phê phán đối với các bộ phim của Schumacher có trong các giải thưởng quan trọng, cho The Lost Boys và Falling Down, đối với sự khinh bỉ phê phán, với Batman & Robin được coi là một trong những bộ phim tệ nhất từng được thực hiện.
Thời trẻ
Joel T. Schumacher sinh ngày 29 tháng 8 năm 1939 tại Thành phố New York, là con của Francis Schumacher, một người Baptist từ Knoxville, Tennessee, người đã chết vì viêm phổi khi cậu bốn tuổi và Marian Kantor, một Người Do Thái Thụy Điển. Anh được mẹ nuôi dưỡng tại Thành phố Long Island, và khi còn trẻ, anh đã sử dụng LSD, methamphetamine, và bắt đầu uống rượu từ năm 9. Năm 1965, anh tốt nghiệp từ Trường Thiết kế Parsons, sau khi học tại Học viện công nghệ thời trang, và sau đó trở thành nhà thiết kế cho Revlon vào năm 1966.
Vào thời điểm mẹ ông qua đời năm 1965, Schumacher tuyên bố rằng "cuộc đời của ông giống như một trò đùa" khi ông nợ 50.000 đô la, mất nhiều răng và chỉ nặng 130 pound. Tuy nhiên, vào năm 1970, anh ta đã ngừng sử dụng ma túy và làm việc tại Henri Bendel. Sau đó, ông tuyên bố rằng "Tôi đã lấy lại lòng tự trọng của mình để có được một ngày tốt lành, trả tiền cho một ngày làm việc tốt".
Tham khảo
Đạo diễn Mỹ
Đạo diễn video âm nhạc Mỹ
Tử vong vì ung thư ở New York
Đạo diễn phim tiếng Anh
Nhà văn đồng tính nam
Người Do Thái LGBT
Đạo diễn LGBT
Nhà sản xuất LGBT
Nhà biên kịch LGBT
Nhà văn LGBT Hoa Kỳ | wiki |
Saône (; ; ) là một con sông miền đông nước Pháp. Đây là phụ lưu hữu ngạn của dòng sông Rhône, bắt nguồn từ Vioménil (tỉnh Vosges) để rồi đổ vào Rhône tại Lyon, ngay phía nam Presqu'île.
Cái tên bắt nguồn từ tên nữ thần sông Souconna trong thần thoại Celt. Tu sĩ trong ghi chép dần dần viết Souconna thành Saoconna, để rồi trở thành từ ngày này. Những cái tên thời cổ khác cho con sông này là và .
Địa lý
Dòng sông Saône bắt nguồn từ chân một con dốc ở Vioménil ở động cao , đổ vào sông Rhône tại Lyon ở độ cao . Độ dài sông là . Phụ lưu lớn nhất là Doubs; ở vùng thượng lưu, khi chưa nhận nước từ Doubs tại Verdun-sur-le-Doubs (thuộc Saône-et-Loire), dòng Saône được gọi là "Petite Saône" (Saône Nhỏ), cho thấy tầm quan trọng của sông Doubs với Saône. Trên thực tế, lưu lượng sông Doubs còn hơi lớn hơn của Petite Saône: so với ; do vậy có người cho rằng sông Saône đổ vào sông Doubs mới đúng. Tuy vậy, Saône có lưu vực lớn hơn Doubs đáng kể: so với .
Với diện tích (xấp xỉ 1/18 Chính quốc Pháp), Saône là dòng sông Pháp không đổ thẳng ra biển có lưu vực lớn nhất.
Nguồn tham khảo
Sông Ain
Sông Côte-d'Or
Sông của Pháp
Sông Auvergne-Rhône-Alpes
Sông Grand Est
Sông tỉnh Rhône | wiki |
Hoàn hồn (tiếng Anh: Alchemy of Souls; ) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc với sự tham gia của Lee Jae-wook, Jung So-min, Go Youn-jung, và Hwang Min-hyun. Kịch bản được viết bởi bộ đôi biên kịch Hong Jung-eun và Hong Mi-ran, miêu tả câu chuyện của các pháp sư trẻ đối phó với trời và đất, và được đạo diễn bởi Park Joon-hwa.
Phim khởi chiếu trên tvN vào ngày 18 tháng 6, 2022 và được phát sóng vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần lúc 21:10 (KST). Đồng thời phim cũng phát trực tuyến trên TVING và Netflix ở các khu vực nhất định.
Bộ phim được chia thành hai phần: Phần 1 được phát sóng từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 28 tháng 8, 2022 với 20 tập, trong khi Phần 2 (Alchemy of Souls: Light and Shadow) được khởi chiếu từ ngày 10 tháng 12, 2022.
Nội dung
Phần 1
Lấy bối cảnh một đất nước hư cấu tên là Daeho không tồn tại trong lịch sử, bộ phim nói về tình yêu và sự trưởng thành của những pháp sư trẻ khi họ vượt qua số phận nghiệt ngã nhờ một phép thuật được gọi là "thuật hoàn hồn", cho phép linh hồn nhập vào cơ thể người khác.
Phim kể về câu chuyện của một sát thủ tên là Nak-su có linh hồn vô tình bị mắc kẹt bên trong cơ thể yếu ớt của Mu-deok - người hầu của Jang Uk.
Phần 2
Ba năm sau thảm kịch khiến Mu-deok chạy loạn và giết hại những người vô tội, do Jin Mu lên kế hoạch, Jang Uk, người đã trở về từ cõi chết nhờ Viên đá băng quyền năng bên trong cơ thể, trở thành một kẻ săn lùng tàn nhẫn những kẻ hoàn hồn và ngày càng trở nên cô lập do quá đau lòng trước cái chết của người mình yêu—Mu-deok. Sau đó, anh gặp người thừa kế bí ẩn của Jinyowon, Jin Bu-yeon, người giống Nak-su.
Diễn viên
Vai chính
Lee Jae-wook vai Jang Uk
Park Sang-hoon vai Jang Uk thời trẻ
Jung So-min vai Mu-deok / Jin Bu-yeon (tên thật)
Go Youn-jung vai Nak-su (trước khi hoàn hồn) / Cho Yeong (tên thật) / Jin Bu-yeon (ở phần 2)
Gu Yoo-jung Nak-su thời trẻ
Hwang Min-hyun vai Seo Yul
Moon Seong-hyun vai Seo Yul thời trẻ
Vai phụ
Gia đình Jang
Oh Na-ra vai quản gia Kim
Joo Sang-wook vai Jang Gang
Bae Gang-hee vai Do-hwa
Jang Tae-min vai Người hầu Lee
Gia đình Seo
Do Sang-woo vai Seo Yun-oh
Songrim
Yoo Jun-sang vai Park Jin
Yoo In-soo vai Park Dang-gu
Lee Ha-yool vai Sang-ho
Sejukwon
Lee Do-kyung vai Heo Yeom
Hong Seo-hee vai Heo Yun-ok
Jung Ji-an vai Soon-yi
vai dược sĩ Seo
Cheonbugwan
Jo Jae-yoon vai Jin Mu
Choi Ji-ho vai Gil-ju
Cha Yong-hak vai Yeom-su
Jinyowon
Park Eun-hye vai Jin Ho-kyung
Joo Seok-tae vai Jin Woo-tak
Arin vai Jin Cho-yeon
Yoon Hae-bin vai Jin Bu-yeon thời trẻ
Gia đình hoàng gia
Shin Seung-ho vai Go Won
Choi Kwang-il vai Go Soon
Kang Kyung-heon vai Seo Ha-sun
Park Byung-eun vai Go Seong
Lee Ki-seop vai Eunuch Oh
Jeong Ji-sun vai Eunuch Kim
Chwiseollu
Park So-jin vai Joo-wol
Nhân vật khác
Im Chul-soo vai Lee Cheol (Master Lee)
Seo Hye-won vai So-yi
Woo Hyun vai Monk Ho-yeon
Lee Ji-hoo vai Cha Beom
Lee Bong-jun vai Gu Hyo
Joo Min-soo vai Han Yeol
Jeon Hye-won vai Ae-hyang
Yoon Seo-hyun vai Cho Chung
Shim Jae-hyun vai Wal-pae
Nhân vật đặc biệt
Yeom Hye-ran vai phụ nữ trung niên bí ẩn
Kim Hyun-sook vai Maidservant Park
Jang Sung-beom vai Kang Gaek-ju
Shim So-young vai Shaman Choi
Sản xuất
Phát triển
Công việc chuẩn bị cho bộ phim, cũng như thảo luận với tvN, bắt đầu vào năm 2019 với tựa đề Can This Person Be Translated ().
Tuyển vai
Vào tháng 1 năm 2021, công ty quản lý của Park Hye-su tiết lộ nữ diễn viên đã thử giọng cho bộ phim. Vào tháng 6, nam diễn viên Joo Sang-wook được mời đóng một vai trong bộ phim.
Vai nữ chính lần đầu được xác nhận là do thủ vai. Tuy nhiên, tháng 7 năm 2021, cô quyết định rời khỏi dự án sau một thỏa thuận với nhà sản xuất. Có thông tin mặc dù Park Hye-eun là một nữ diễn viên mới, cô đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho bộ phim, nhưng cảm thấy gặp nhiều áp lực khi đóng vai chính của một dự án lớn. Vai diễn sau đó được giao cho nữ diễn viên Jung So-min. Cô và đạo diễn Park Joon-hwa trước đây từng làm việc cùng nhau trong bộ phim truyền hình Because This Is My First Life năm 2017.
Đội ngũ các diễn viên chính gồm Lee Jae-wook, Jung So-min, Hwang Min-hyun, Shin Seung-ho, Yoo Jun-sang, Oh Na-ra và Jo Jae-yoon chính thức được tvN công bố vào tháng 3, 2022. Vào ngày 21 tháng 3, Yoo In-soo, Arin, Park Eun-hye, Lee Do-kyung và Im Chul-soo thông báo họ sẽ tham gia bộ phim.
Quay phim
Vào tháng 8 năm 2021, công ty sản xuất Studio Dragon và High Quality đã ký một thỏa thuận với thành phố Mungyeong để xây dựng một phim trường ở Maseong-myeon trị giá 5 tỷ won để sản xuất bộ phim.
Ngày 6 tháng 10 năm 2021, việc quay phim đã bị hủy bỏ sau khi một nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào sáng ngày 5. Tất cả các thành viên trong nhóm sản xuất sau đó đều phải kiểm tra PCR. Một số nhân viên được phân loại là những người tiếp xúc gần đã tự đi vào kiểm dịch, mặc dù họ đã xét nghiệm âm tính.
Có thông tin cho rằng việc quay phần hai của loạt phim đã bắt đầu vào tháng 7 năm 2022 và hoàn thành vào ngày 6 tháng 10.
Nhạc phim
Phần 1
Album đạt vị trí thứ 18 trên Circle Album Chart hàng tuần và tính đến tháng 9 năm 2022, 8.906 bản đã được bán ra.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 2
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Tỷ lệ người xem
Giải thưởng và đề cử
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Liên kết ngoài
Chương trình truyền hình tiếng Triều Tiên
Phim truyền hình TVN (Hàn Quốc)
Phim truyền hình của Studio Dragon
Phim truyền hình lãng mạn Hàn Quốc
Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2022
Phim truyền hình Hàn Quốc kết thúc năm 2023
Tác phẩm truyền hình bị tạm ngừng do đại dịch COVID-19 | wiki |
Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết vào năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2 (bộ sách giáo khoa cánh diều)
Tóm tắt nội dung
Lão Hạc là một người nông dân chất phác, hiền lành. Vợ lão mất sớm, lão còn có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho con. Sau này, người con gái mà con trai lão yêu thương hết mực ấy lại lấy con trai một ông phó lí, nhà có của. Hắn vì phẫn chí đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền theo công-ta (hợp đồng). Lão Hạc luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão.
Lão có một con chó tên là Vàng – con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão coi nó như một người thân trong gia đình. Lão gọi nó là "cậu Vàng" vì lão thật sự trân trọng và rất mực yêu thương nó. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó lại còn trải qua một trận ốm nặng, lão đã kiệt quệ, không còn sức để nuôi nổi bản thân, huống chi là còn có thêm một con chó. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con nên ông lão đành cắn răng bán "cậu Vàng" đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (người hàng xóm thân thiết của lão, và cũng là một nhà tri thức nghèo). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình.
Sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này của mình cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó xin từ Binh Tư. Khi nghe chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo đã hiểu lầm và có đôi chút thất vọng về con người lương thiện ấy. Nhưng rồi, tới khi chứng kiến cái chết dữ dội và đau đớn của lão, ông giáo mới hiểu ra tất cả : " Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”
Ý nghĩa tác phẩm:
Phẩm chất của lão Hạc : thương con hết mực (giữ lại kỉ vật của đứa con trai, nghèo đói sau trận ốm mà vẫn không bán đi mảnh đất chỉ vì để người con khi về đỡ khổ cực); liêm khiết, tự trọng (không thể nào tin được mình đã lừa một con chó, trước khi chết gửi tiền ông giáo lo hậu sự mà nhất quyết không nhờ vả)
Tố cáo xã hội đồng tiền lăn trên đạo đức và hiện thực tàn khốc cho tầng lớp nông dân và trí thức nghèo
Chuyển thể
Năm 1980, Lão Hạc cùng với hai tác phẩm khác của nhà văn Nam Cao là Sống mòn và Chí Phèo đã được dựng thành bộ phim mang tên "Làng Vũ Đại ngày ấy". Vai Lão Hạc lúc đó đã được giao cho nhà văn Kim Lân.
Trong phim, do là sự kết hợp của ba tác phẩm nên một số chi tiết đã được thay đổi so với truyện của Nam Cao, cụ thể như sau (chỉ tính riêng với tác phẩm Lão Hạc):
Bá Kiến vì ham mảnh vườn của Lão Hạc nên đã nghĩ ra nhiều lý do ép Lão Hạc phải bán mảnh vườn cho y như nói dối rằng con lão đang theo phát xít Nhật và bị truy bắt, lão phải bán vườn cho Bá Kiến thì y mới chạy chọt giúp.
Chi tiết Binh Tư là người cho lão Hạc bả chó được thay thế bằng nhân vật Chí Phèo, sau khi Lão Hạc chết Chí Phèo lấy hết tài sản của lão, kể cả mảnh vườn.
Câu chuyện của Lão Hạc đã được thầy giáo Thứ viết và được đăng báo.
Năm 2020, đạo diễn Trần Vũ Thủy làm phim Cậu Vàng với nội dung lấy cảm hứng từ truyện Lão Hạc nhưng phát triển theo hướng khác hẳn, thay vì trung thành với nguyên tác. Phim được phát hành tại các rạp trên toàn Việt Nam vào ngày 8-1-2021. Phim bị chê nhiều lỗi và chỉ thu được 2 tỷ đồng trong tuần đầu công chiếu, phim không tạo được hiệu ứng tích cực và chịu lỗ nặng.
Xem thêm
Nam Cao
Chí Phèo
Văn học hiện thực
Kim Lân
Tham khảo
Tác phẩm của Nam Cao
Truyện ngắn Việt Nam
Tác phẩm văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam | wiki |
Gnorimoschema là một chi bướm đêm trong họ Gelechiidae.
Các loài
Gnorimoschema alaricella Busck, 1908
Gnorimoschema alaskense Povolný, 1967
Gnorimoschema albangulatum Braun, 1926
Gnorimoschema albestre Povolný, 2003
Gnorimoschema albimarginella (Chambers, 1875)
Gnorimoschema ambrosiaeella (Chambers, 1875)
Gnorimoschema anomale Povolný, 2003
Gnorimoschema assimile Povolný, 2003
Gnorimoschema aterrimum Powell & Povolný, 2001
Gnorimoschema baccharisella Busck, 1903
Gnorimoschema bacchariselloides Powell & Povolný, 2001
Gnorimoschema banksiella Busck, 1903
Gnorimoschema batanella Busck, 1903
Gnorimoschema bodillum Karsholt & Nielsen, 1974
Gnorimoschema brachiatum Povolný, 1998
Gnorimoschema brackenridgiella (Busck, 1903)
Gnorimoschema busckiella Kearfott, 1903
Gnorimoschema clavatum Povolný, 1998
Gnorimoschema collinusella (Chambers, 1877)
Gnorimoschema compsomorpha Meyrick, 1929
Gnorimoschema contraria Braun, 1921
Gnorimoschema coquillettella Busck, 1902
Gnorimoschema crypticum Powell & Povolný, 2001
Gnorimoschema curiosum Povolný, 2003
Gnorimoschema debenedictisi Powell & Povolný, 2001
Gnorimoschema dryosyrta (Meyrick, 1931)
Gnorimoschema dudiella Busck, 1903
Gnorimoschema elatior Povolný, 2003
Gnorimoschema elbursicum Povolný, 1984
Gnorimoschema epithymella (Staudinger, 1859)
Gnorimoschema ericameriae Keifer, 1933
Gnorimoschema ericoidesi Powell & Povolný, 2001
Gnorimoschema faustella Busck, 1910
Gnorimoschema ferrugineum Povolný, 2003
Gnorimoschema florella Busck, 1903
Gnorimoschema foliatum Povolný, 2003
Gnorimoschema gallaeasterella (Kellicott, 1878)
Gnorimoschema gallaesolidaginis (Riley, 1869)
Gnorimoschema gallaespeciosum Miller, 2000
Gnorimoschema geminum Povolný, 2003
Gnorimoschema generale Povolný, 2003
Gnorimoschema gibsoniella Busck, 1915
Gnorimoschema gracile Povolný, 2003
Gnorimoschema grindeliae Powell & Povolný, 2001
Gnorimoschema grisella (Chambers, 1872)
Gnorimoschema herbichii (Nowicki, 1864)
Gnorimoschema hoefneri (Rebel, 1909)
Gnorimoschema huffmanellum Metzler & Adamski, 2002
Gnorimoschema ilyella (Zeller, 1877)
Gnorimoschema inexperta (Meyrick, 1925)
Gnorimoschema intermedium Povolný, 2003
Gnorimoschema interrogationum Povolný, 2003
Gnorimoschema jalavai Povolný, 1994
Gnorimoschema jocelynae Miller, 2000
Gnorimoschema klotsi Povolný, 1967
Gnorimoschema lateritium Povolný, 2003
Gnorimoschema ligulatum Povolný, 1998
Gnorimoschema lipatiella (Busck, 1909)
Gnorimoschema lobatum (Povolný, 1998)
Gnorimoschema marmorella (Chambers, 1875)
Gnorimoschema mikkolai Povolný, 1994
Gnorimoschema milleriella (Chambers, 1875)
Gnorimoschema minor (Busck, 1906)
Gnorimoschema motasi (Povolný, 1977)
Gnorimoschema nanulum Povolný, 1998
Gnorimoschema navajorum Povolný, 2003
Gnorimoschema nilsi Huemer, 1996
Gnorimoschema nordlandicolella (Strand, 1902)
Gnorimoschema nupponeni Huemer & Karsholt, 2010
Gnorimoschema obscurior Povolný, 1998
Gnorimoschema octomaculella (Chambers, 1875)
Gnorimoschema ovinum Povolný, 2003
Gnorimoschema paternale Povolný, 2003
Gnorimoschema pedmontella (Chambers, 1877)
Gnorimoschema penetrans Povolný, 2003
Gnorimoschema perditum Povolný, 2003
Gnorimoschema petiolatum Povolný, 1998
Gnorimoschema pocketosum Povolný, 2003
Gnorimoschema powelli Povolný, 1998
Gnorimoschema radkevichi Piskunov, 1980
Gnorimoschema ramulata (Meyrick, 1926)
Gnorimoschema reichli (Povolný, 1998)
Gnorimoschema robustella (Staudinger, 1871)
Gnorimoschema rotundatum Povolný, 1998
Gnorimoschema salinaris Busck, 1911
Gnorimoschema saphirinella (Chambers, 1875)
Gnorimoschema segregatum (Povolný, 1998)
Gnorimoschema semicyclionella Busck, 1903
Gnorimoschema septentrionella Fyles, 1911
Gnorimoschema serratipalpella (Chambers, 1877)
Gnorimoschema shepherdiae Priest, 2014
Gnorimoschema signatum Povolný, 2003
Gnorimoschema siskiouense Povolný, 1985
Gnorimoschema slabaughi Miller, 2000
Gnorimoschema soffneri Riedl, 1965
Gnorimoschema spinosum Povolný, 1998
Gnorimoschema splendoriferella Busck, 1904
Gnorimoschema sporomochla Meyrick, 1929
Gnorimoschema steueri Povolný, 1975
Gnorimoschema stigmaticum Powell & Povolný, 2001
Gnorimoschema streliciella (Herrich-Schaffer, 1854)
Gnorimoschema subterranea Busck, 1911
Gnorimoschema tediosum Povolný, 2003
Gnorimoschema tenerum Powell & Povolný, 2001
Gnorimoschema terracottella Busck, 1900
Gnorimoschema triforceps Povolný, 2003
Gnorimoschema trilobatum Povolný, 2003
Gnorimoschema triocellella (Chambers, 1877)
Gnorimoschema tunicatum Povolný, 1998
Gnorimoschema valesiella (Staudinger, 1877)
Gnorimoschema vastificum Braun, 1926
Gnorimoschema versicolorella (Chambers, 1872)
Gnorimoschema vibei (Wolff, 1964)
Gnorimoschema wagneri Povolný, 2003
Gnorimoschema washingtoniella Busck, 1904
Loài từng được đặt ở đây
Gnorimoschema gudmannella (Walsingham 1897)
Chú thích
, 2002: A new species of Gnorimoschema Busck, 1900 (Lepidoptera: Gelechiidae: Gelechiinae) from Ohio and Illinois. Fabreries 27 (1): 59-68.
, 1984: Drei neue Arten der Tribus Gnorimoschemini (Lepidoptera, Gelechiidae) aus Asien. Nota Lepidopterologica 7 (3): 264-270.
, 1994: New taxa and records of Gnorischema Busck and Gobipalpa Povolný from Palaearctic Asia (Lepidoptera: Gelechiidae). Entomologica Fennica 5 (1): 57-64. Abstract: .
, 1998: New taxa and faunistic records of the tribe Gnorimoschemini from the Nearctic Region (Lepidoptera: Gelechiidae). Stapfia 55: 327-347.
, 2003: Description of twenty five new Nearctic species of the genus Gnorimoschema Busck, 1900 (Lepidoptera: Gelechiidae). Shilap Revista de Lepidopterologia 31 (124): 285-315.
, 2001: Gnorimoschemine moths of coastal dune and scrub habitats in California (Lepidoptera: Gelechiidae). Holarctic Lepidoptera (Gainesville), 8(suppl. 1): 1–53.
Gnorimoschema
Gnorimoschemini | wiki |
Nghiên cứu của NASA dự đoán lũ lụt kỷ lục vào những năm 2030 do ‘sự dao động ‘ của Mặt trăng
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (
NASA
) cho biết: ‘sự dao động ‘ trên quỹ đạo Mặt trăng sẽ kéo dài 18,6 năm, trong đó có một giai đoạn khuếch đại thủy triều, làm tăng tác động tàn phá của thủy triều lên cao. Chu kỳ này dự kiến sẽ xảy ra vào giữa những năm 2030 và cùng với mực nước biển dâng cao, có thể dẫn đến nhiều trận lũ lụt phiền toái hơn.
Biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết trên Trái đất thay đổi đột ngột, dẫn đến lũ lụt ở nhiều quốc gia, đặc biệt là
Hoa Kỳ
. Nhưng giờ đây, một nghiên cứu mới đã liên kết các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt với người hàng xóm của Trái đất là Mặt trăng.
Nghiên cứu được thực hiện bởi NASA cho biết rằng một ‘sự dao động ‘ trên quỹ đạo của Mặt trăng kết hợp với mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến lũ lụt tàn phá Trái đất.
Nguy cơ lũ lụt đang gia tăng đối với Hoa Kỳ do biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Climate Change [2] vào ngày 21 tháng 6 năm 2021.
Được gọi là ‘lũ phiền toái’, những trận lũ này hiện đang xảy ra ở các vùng ven biển khi thủy triều lên cao hơn mực triều cường trung bình hàng ngày khoảng 2 feet [1] Những sự kiện này gây khó khăn hơn nhiều cho các doanh nghiệp vì chúng gây ngập đường phố và nhà cửa, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Theo nghiên cứu của NASA, những trận lũ lụt gây phiền toái này sẽ trở nên thường xuyên và bất thường hơn vào giữa những năm 2030. Theo nghiên cứu, phần lớn các đường bờ biển của Hoa Kỳ sẽ chứng kiến triều cường tăng gấp 3-4 lần trong ít nhất một thập kỷ.
Nghiên cứu trên cũng cảnh báo rằng những trận lũ này sẽ không trải đều trong năm và dự kiến sẽ tập hợp lại với nhau trong khoảng thời gian chỉ vài tháng.
Quản trị viên của NASA Bill Nelson cho rằng: “Các khu vực trũng thấp gần mực nước biển ngày càng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt gia tăng và nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn,” và “Sự kết hợp giữa lực hút của Mặt trăng, mực nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt ven biển trên các đường bờ biển của chúng ta và trên toàn thế giới”.
Giải thích về tác động của Mặt trăng đối với lũ lụt trên Trái đất, tác giả chính của nghiên cứu là Phil Thompson, trợ lý giáo sư tại Đại học Hawaii, nói rằng: sự dao động trong quỹ đạo của Mặt trăng phải mất 18,6 năm để hoàn thành. Phil Thompson cho biết: Mặc dù sự dao động luôn ở đó, nhưng điều khiến nó trở nên nguy hiểm là nó sẽ kết hợp với mực nước biển dâng cao do hành tinh nóng lên..
Anh Dy
(Chuyển ngữ & chú thích)
Chú thích:
Nhan đề bài báo tiếng Anh: Nasa study predicts record flooding in 2030s due to Moon’s ‘wobble’.
[1]
1foot = 0,3048m.
[2]
Nature Climate Change
=
Biến đổi khí hậu tự nhiên, là tạp chí khoa học chuyên ngành về khí hậu, thời tiết. | vanhoc |
Zakhar Artyomovich Sorokin (; – 19 tháng 3 năm 1978) là một phi công chiến đấu Liên Xô và là một phi công đạt đẳng cấp Ace trong các trận không chiến trên biển từ 1943 đến 1945, dù ông đã bị mất đi chân của mình vào năm 1941 sau khi chiếc máy bay MiG-3 của ông bị rơi. Ông đã được trao tăng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Đế chế Anh vì những thành tích của mình trong các trận không chiến bảo vệ tuyến vận tải trên biển Bắc.
Thiếu thời
Sorokin sinh ngày trong một gia đình Nga thuộc tầng lớp lao động ở làng Glubokoe. Gia đình ông đã chuyển đến Krasnodar năm 1920, nơi ông bắt đàu đi học và trở thành thợ máy trước khi tham gia huấn luyện trong câu lạc bộ hàng không. Sau khi gia nhập hải quân năm 1937, ông đã tốt nghiệp trường Hàng không Hải quân Yeisk năm 1939. Ông được phân công phục vụ trong Trung đoàn Hàng không hỗn hợp số 72 thuộc Hạm đội Biển Đen, đóng tại căn cứ Sevastopol.
Thế chiến thứ hai
Khi chiến tranh nổ ra vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, đơn vị của Sorokin là một trong những số ít đơi vị tham chiến đánh trả quân Đức ngay vào thời điểm chiến dịch Barbarossa bắt đầu. Tháng 7, ông được chuyển sang Hạm đội Biển Bắc, chiến đấu trong đơn vị dưới quyền Boris Safonov. Ông ghi được chiến công đầu tiên của mình vào ngày 19 tháng 7 năm 1941, và đến ngày 18 tháng 10 năm 1941, ông được thăng lên chức vụ phó chỉ huy. Tuy nhiên, chỉ một tuân sau đó, ông buộc phải hạ cánh xuống bình nguyên lạnh giá sau một trận không chiến khốc liệt. Ông đã phải mất 4 ngày để thoát khỏi vùng đất băng tuyết khốc liệt này để trở về với đồng đội, dù ông đã phải bị cắt bỏ đi chân mình do di chứng lạnh giá. Ông được chuyển đến Kirov đế phẫu thuật trước khi bình phục và trở về trung đoàn của mình vào tháng 3 năm 1943. Sau khi trở về đơn vị, ông được phân công làm sĩ quan dẫn đường. Bấy giờ, đơn vị ông đã được đổi tên thành Trung đoàn Hàng không chiến đấu Cận vệ số 2. Ngày 19 tháng 8 năm 1944, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Tháng 12 năm đó, ông được chuyển đến Trung đoàn Hàng không chiến đấu Cận vệ số 11 và một lần nữa tham chiến với tư cách là một phi công cao cấp. Tổng cộng, ông đã bay 267 phi vụ, trong đó có 10 phi vụ bay đơn và chỉ bị bắn rơi duy nhất một lần trong suốt thời gian chiến tranh.
Hậu chiến
Gần như ngay lập tức sau chiến tranh, ông đã được cho giải ngũ do thương tật. Tuy nhiên, ông đã có thể tái nhập ngũ vào năm 1952 và được điều động về Trung đoàn Hàng không chiến đấu 614, nhưng sớm trở lại vị trí dự bị vào năm 1955. Những năm cuối đời, ông sống ở Moskva, gia nhập Hội nhà báo Liên Xô, và là tác giả của 15 cuốn sách. Ông qua đời vào ngày 19 tháng 3 năm 1978 và được chôn cất tại nghĩa trang Kuntsevo.
Xem thêm
Aleksey Petrovich Maresyev
Chú thích
Tham khảo
З. А. Сорокин. Сайт 174-го гвардейского Краснознамённого Печенгского истребительного авиационного полка имени Б. Ф. Сафонова.
Музей ВВС СФ. Фотоальбом об истории музея ВВС СФ.
Захар Сорокин. Сайт о воздушных таранах.
Лётчики-инвалиды.
Документы на сайте «Память народа».
Huân chương Cờ đỏ
Anh hùng Liên Xô
Phi công Liên Xô
Người Nga | wiki |
Cổng Wałowa là một trong bốn cổng vào thành phố thời thời trung cổ còn tồn tại cho đến ngày nay, nằm ở đường Bolesław Chrobry, thành phố Stargard, tỉnh Zachodniopomorskie, là một tỉnh phía tây bắc Ba Lan. Cổng Wałowa đã được công nhận là một di tích lịch sử vào ngày 17 tháng 9 năm 2010 theo Quyết định của Tổng thống Cộng hòa Ba Lan.
Lịch sử
Cổng Wałowa được xây dựng vào năm 1439, từ phía đông bắc của thành phố Stargard, từ hướng Nowogard, Maszewo, Szczecinek và Gdańsk. Đây là một cổng có bố trí phía trước rộng nhất so với các cổng còn lại ở Stargard. Tên của cổng xuất phát từ tên của thành lũy bằng đất trước đây, thành lũy này là bức tường bao bên ngoài thành phố. Năm 1780, phần trước của cổng được thay đổi, tạo thành một cổng vòm và có mái ở trên. Sau khi Thế chiến II xảy ra, cổng đã bị phá hủy nặng nề, sau đó nó đã được xây dựng lại hoàn toàn. Các phần được xây lại theo phong cách tân Gothich, đây cũng là cổng duy nhất theo kiến trúc này.
Hiện tại, cổng là trụ sở của Hiệp hội những người yêu thích nghệ thuật "Cổng" ở Stargard, nơi quy tụ các nghệ sĩ và những người yêu nghệ thuật của Stargard, đồng thời cũng quảng bá nghệ thuật giữa các cư dân của thành phố.
Kiến trúc
Đế của cổng có dạng hình chữ nhật không đều (10 x 11 m) và chiều cao của nó là 19,4 m. Từ bên ngoài, nó được hỗ trợ bởi các trụ lên đến tầng một. Phần mái vát nhọn ở phía hai bên, ở giữa có một chiếc chuông từ thế kỷ 17. Nó được làm bằng gạch, với một tấm rèm, trang trí công phu và đỉnh có một tháp nhọn cao hơn so với phần mái hai bên.
Hình ảnh
Tham khảo
Du lịch Ba Lan | wiki |
Deborah Nowalski Kader, được biết đến với nghệ danh Debi Nova (), là một ca sĩ-nhạc sĩ người Costa Rica cư trú tại Los Angeles.
bà đã tham gia vào sáu dự án được đề cử giải Grammy, bao gồm một bài hát khiêu vũ, "One Rhythm", đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Bài hát Câu lạc bộ Khiêu vũ Hoa Kỳ, được trình bày trong trò chơi video EA FIFA 2005. Bà đã hợp tác với các nghệ sĩ bao gồm Boney James, Mark Ronson, Q-Tip, Sérgio Mendes, Black Eyed Peas, Sean Paul, Ricky Martin, Franco De Vita và nhiều hơn nữa.
Tuổi thơ
Debi sinh ngày 6 tháng 8 năm 1980 tại San José, Costa Rica và là người gốc Do Thá- Ba Lan. Bà bắt đầu chơi piano từ năm bốn tuổi và chơi nhạc cổ điển trong mười năm. Bà trở thành ca sĩ-nhạc sĩ và nhạc sĩ đa nhạc cụ ở tuổi 14. Bà chuyển đến Los Angeles năm 17 tuổi khi ký hợp đồng thu âm đầu tiên. Bà tốt nghiệp LAMA College for Music Professionals.
Sự nghiệp
Nova bắt đầu với tư cách là một giọng ca chính cho Gandhi, người mà bà có cơ hội mở cho Deep Purple. bà cũng đã làm việc với Ricky Martin, người mà bà đã thu âm một phiên bản tiếng Tây Ban Nha của bài hát " I Don't Care ". Nova đã hát giọng hát nền cho Britney Spears trong bài hát "Lace and Leather", từ album Circus của cô.
Năm 2004, bà đã ghi được bài hát số một trên bảng xếp hạng Bài hát Câu lạc bộ Khiêu vũ Hoa Kỳ với "Một nhịp điệu". Một bản phối lại của bài hát đã được giới thiệu trên nhạc nền cho trò chơi video EA Sports FIFA Football 2005.
bà được đặc trưng trong các dự án của Illa J (anh trai của J Dilla) và Sa-Ra cũng như Kỹ thuật nhiệt đới của Urban Legend.
Vào ngày 20 tháng 4 năm 2010, bà đã ra mắt truyền hình Mỹ trên chương trình Dancing with the Stars. Nova cũng tham gia vào chiến dịch Colgate MaxWhite Charge Up The Music.
bà đã phát hành album phòng thu đầu tiên Luna Nueva vào năm 2010, trong đó có đĩa đơn " Drummer Boy ".
Năm 2011, MTV Latin America đã trao cho bà giải thưởng MTV Chiuku cho công việc của bà trong chiến dịch của Liên Hợp Quốc "UNITE chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ" do UN Women tổ chức, và vào tháng 4 năm 2012, bà được bầu làm đại sứ của YUNGA (Liên minh Thanh niên và Liên hợp quốc toàn cầu).
Nova là một phần ba của nhóm "LR1" (tiếng Latin là Một) trong một thời gian, cùng với Jean Shepherd (của ban nhạc funk Latin, Navegante) và Velcro. Đĩa đơn "Maña y Corazón" của họ được sản xuất bởi Andres Levin và phát hành vào ngày 13 tháng 9 năm 2011, để khởi động Tháng Di sản Latino.
Nova đã được chọn là giọng nói chính thức của Đại hội Thể thao Trung Mỹ, San José 2013, với bài hát "Arriba Arriba" (Get Up, Get Up) và cũng được mời tham gia hội nghị TEDx Joven Pura Vida (Youth Pure Life), nơi bà chia sẻ câu chuyện, âm nhạc của mình và khuyến khích những người trẻ tuổi theo đuổi giấc mơ của họ.
Vào ngày 17 tháng 12 năm 2013, bà đã phát hành EP Un Dia a la Vez. Dự án hoàn toàn bằng tiếng Tây Ban Nha và được dùng làm bản xem trước cho album tiếp theo của cô, "SOY", được phát hành vào ngày 24 tháng 6 năm 2014. Album được sản xuất bởi nhà sản xuất đoạt giải Grammy, Cachorro López. Album đã phát hành bốn đĩa đơn, "Un Día A La Vez", "Amor", "Recentencia" và "Cupido". Sau đó được phát hành trong hai phiên bản, một phiên bản có ca sĩ người Puerto Rico Sie7e, và phiên bản còn lại là ca sĩ người Jamaica Reggae / Dancehall Ce'Cile.
SOY đã được đề cử tại Giải thưởng Grammy Latin 2014 trong hạng mục Album nhạc Pop mới hay nhất.
Vào năm 2016, Debi đã giành chiến thắng trong phiên bản Dancing with the Stars đầu tiên của Colombia.
bà đã phát hành album thứ ba Gran Ciudad vào năm 2017, trên Sony Music Latin mà bà được đề cử tại Latin Grammys 2017 trong hạng mục "Album Ca sĩ-Nhạc sĩ xuất sắc nhất". Bà đã biểu diễn đĩa đơn "No Nos Sobran Los Sebastos" tại chương trình tiền Grammy 2017.
Danh sách đĩa hát
Album phòng thu
Luna Nueva (2010)
Soy (2014)
Gran Ciudad (2017)
Đĩa đơn
Tham gia
2002: Bạn sẽ không ở bên cạnh Norman Brown
2003: Ngày mai của Mark Ronson
2004: Đánh giá cao bởi Boney James
2005: Qué Más Da của Ricky Martin
2006: Vượt thời gian của Sergio Mendes
2008: Xiếc của Britney Spears
2014: Những người yêu thích Latin
Phối hợp
2003: Chuyện quốc tế của Sean Paul
2003: Những bà gái Latin của The Black Eyed Peas
2005: Một nhịp điệu (Do Yard Riddim Mix), FIFA Football 2005
2011: Si Quieres Decir Adiós de Franco De Vita
2012: Một người phụ nữ
2018: Thiên đường de Barzo
Buổi biểu diễn quan trọng
2017: Tiếng Latin Latin Grammy Pre-Show
2017: Bài hát Sofar từ một phòng & Ân xá quốc tế
2016: RiseUp AS ONE
2015: Sinh nhật lần thứ 80 của Dal Dal Lama
2015: Giải thưởng Nam Nam
2014: Những bài hát Sofar từ một phòng
2014: Người Latin Grammy của năm
2013: TEDx Pura Vida
2009: Dancing With The Stars
2010: So You Think You Can Dance
2010: Despierta America
2010: LARAS
2010: Hội nghị Giới trẻ Thế giới MX MX
2007: Hoa hậu Costa Rica
2005: Buổi trình diễn thời trang bí mật của Victoria Victoria (với Ricky Martin)
PHIM có nhạc của Debi's
2017: Hombre de Fe: Al Frente
2016: Đệ nhất phu nhân của cuộc cách mạng: Guerrera
2015: Pr1mero de Enero: Volver a Comenzar
2015: Phụ tùng: Guerrero (Fonseca ft. Debi Nova)
2011: Từ Prada đến Nada: Cần 2 B Yêu thương
2006: Americano: Naturale
2005: Thủ tướng: Nằm thấp
2004: Những bà gái trung bình: Hãy để tôi đi
Đóng phim
Phim ảnh
Truyền hình
Phần thưởng và đề cử
Xem thêm
Danh sách các bài nhảy số một (Hoa Kỳ)
Danh sách các nghệ sĩ đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng US Dance
Tham khảo
1. *"5 câu hỏi cho nhạc sĩ Costa Rica Debi Nova - Các Tico Times - February 2018" -" http://www.ticotimes.net/2018/02/17/5-questions-for-costa-rican-musician -debi-nova-2
2. *"Feature - Debi Nova, Costa Rica Hát Sensation - Tạp chí rú - May 2017" http://howlermag.com/2017/05/2516/
3. *"Debi Nova, Costa Rica Ca sĩ-nhạc sĩ - Costa Rica sao - 17 tháng 6 năm 2016" -‘ https://news.co.cr/debi-nova/48029/’
4. *"Debi Nova Trong Tico đề cử tại giải Grammy Latin - Costa Rica tắm - tháng 9 năm 2014" -‘ http://qcostarica.com/debi-nova-among-tico-nominations-at-latin-grammys/’
5. * "LHQ Dia Một LA VEZ" DE Debi NOVA disponible iTunes YA EN - dân Âm nhạc - tháng 12 năm 2013" " http://www.peoplemusic.com/un-dia-a-la-vez-de-debi- nova-disponible-ya-en-itunes / phạm
6. *"Noche de luna purpura - La Nacion - April 2012" -‘ http://wvw.nacion.com/viva/1998/febrero/10/espec1.html’
7. *"Debi Nova, Biography bởi Andy Kellman - Tất cả Âm nhạc - tháng Năm, năm 2010" -‘ https://www.allmusic.com/artist/debi-nova-mn0000677245’
Riêng
Liên kết ngoài
Trang web chinh thưc
Nữ ca sĩ thế kỷ 21
Nữ ca sĩ Costa Rica
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1980 | wiki |
Em hãy kể về tình cảm của em đối với ông em
Gợi ý
Em rất yêu ông nội em. Ông rất chiều em và thường rủ em đi chơi. Ông có cái bụng rất to. Bụng ông trông như bụng mẹ lúc có em bé vậy. Ông rất hay cho em sờ bụng và xoa bụng ông. Hồi nhỏ em không biết, em thường hỏi ông: “Ông ơi! Bao giờ thì ông sinh em bé”? ông chỉ cười và nói: “Hừ cái thằng này!” Bây giờ thì em đã hiểu, em thấy mình thật buồn cười. Những trưa hè em thường gối đầu lên bụng ông mà ngủ. Được đôi bàn tay ông phe phẩy quạt cho nên em ngủ rất ngon. | vanhoc |
Gỗ mềm, còn gọi là gỗ lá kim, là các loại gỗ được lấy từ các thực vật hạt trần hay thực vật có quả nón, tỉ như các thực vật thuộc ngành Thông. Nó cũng được dùng để miêu tả các thực vật hạt trần thuộc dạng cây thường xanh, một số ngoại lệ nổi bật là cây bụt mọc (Taxodium distichum) và thông rụng lá (Larix).
Trong tiếng Việt, định nghĩa về gỗ mềm có một số khác biệt đáng kể và mang nặng nghĩa "mềm cứng" hơn. Các loại gỗ mềm có thể là gỗ của cây lá kim hay lá rộng (nhưng chủ yếu là cây lá kim), có đặc tính là nhẹ, tính chất cơ học thấp, dễ gia công cắt gọt bằng các công cụ thông thường.
Tính chất
Gỗ mềm có thể được xem là một "đối trọng" của gỗ cứng, tức gỗ lấy từ các thực vật hạt kín. Ở đây, do các thực vật hạt trần không có các tế bào sợi (loại tế bào này có vách rất dày) cũng như các tế bào đạo quản, nên nhìn chung gỗ của thực vật hạt trần "mềm" hơn so với gỗ của thực vật hạt kín. Tuy nhiên một cây "gỗ cứng" chưa chắc đã cứng hơn "gỗ mềm" và ngược lại. Nói cách khác, độ cứng mềm của các thành viên trong hai loại này dao động trong một khoảng khá lớn. Một số cây "gỗ cứng" như chân thỏ lại rất mềm, còn mềm hơn cả các cây gỗ mềm thông thường, trong khi các loại cây "gỗ mềm" như thông lá dài (Pinus palustris), linh sam Douglas (Pseudotsuga) và thủy tùng (Taxus) thì cứng hơn rất nhiều so với các loại gỗ cứng thông thường. Những loại cây gỗ cứng bền chắc nhất thì có độ cứng mà không loại gỗ mềm nào sánh được.
Xét cấu trúc vi mô của gỗ mềm, 90% thành phần của loại gỗ này là các quản bào (tracheid) có nhiệm vụ vận chuyển nước, muối khoáng và cũng đảm nhận luôn chức năng về cấu trúc. 10% còn lại là các tế bào mô mềm hay nhu mô có chức năng vận chuyển các chất theo chiều ngang. Một số cây gỗ mềm còn có các đường ống dẫn resin có nhiệm vụ vận chuyển nước.
80% sản lượng gỗ xẻ hiện nay là các loại gỗ mềm. Các trung tâm sản xuất gỗ mềm hiện tại nằm ở vùng Baltic, bán đảo Scandinavia, một số khu vực của Nga và miền Bắc Mỹ. So với gỗ cứng, giá thành của gỗ mềm rẻ hơn và số lượng cũng sẵn có hơn, một trong những nguyên do là các cây gỗ mềm thường lớn khá nhanh, dễ khai thác và có xu hướng ít ảnh hưởng đến môi trường (mặc dù việc sử dụng các chất bảo quản khiến yếu tố này bị giảm đi phần nào). Ngoài ra, do các cây cho gỗ mềm thường mọc thẳng và mọc khá cao, người thợ gỗ cũng có thể dễ dàng chế tạo các thanh gỗ có chiều dài cực lớn từ các cây gỗ mềm. Ngoài ra, tính chất "mềm" về cơ học của nhiều loại gỗ mềm cũng khiến nó khá dễ tạo tác so với gỗ cứng.
Ứng dụng
Do các đặc điểm nói trên, gỗ mềm có mức độ phổ biến khá cao so với gỗ cứng và nó được dùng trong nhiều lĩnh vực, tỉ như:
Xây dựng nhà cửa.
Chế tạo nội thất
Millwork
Chế tạo bột giấy
Chế tạo bản in khắc gỗ
Một số loại gỗ mềm
! style="text-align: left; background: #aacccc;"|Tên
! style="text-align: left; background: #aacccc;"|Hình ảnh
! style="text-align: left; background: #aacccc;"|Tính chất
! style="text-align: left; background: #aacccc;"|Ứng dụng
|-----
|Thông ScotlandPinus sylvestris
|
|Màu nhạt, thớ gỗ thẳng nhưng có nhiều "nút". Khá bền tuy nhiên cũng dễ tạo tác. Rẻ và sẵn có.
|Dùng để chế tác các nội thất giá rẻ, xây dựng nhà cửa, hay dùng trong việc tạo tác đơn giản mà mỗi gia đình đều có thể tự làm lấy
|-----
|Gỗ đỏ châu ÂuPinus sylvestris
|
|Khá khỏe. Bền khi được tẩm chất bảo quản. Giá thành rẻ.
|Dùng để chế tác đồ gỗ thông thường, chén dĩa, tủ, mái nhà.
|-----
|Thông ParanáAraucaria angustifolia
|
|Thớ gỗ thẳng, gần như không có "nút". Rất cứng, khá bền và khỏe. Có màu vàng nhạt với các sọc đỏ, nâu. Giá thành khá đắt.
|Dùng để chế tác các nội thất yêu cầu chất lượng tốt, khỏe bền như cửa, lồng cầu thang, cầu thang gác.
|-----
|Tuyết tùngCedrus
|
|Có mùi thơm và mùi có tác dụng chống sâu bọ, ruồi muỗi. Tỉ trọng thấp, dẫn nhiệt kém. Gỗ có độ bền cơ học rất tốt, chống nứt, co rút khá tốt. Bền ngay cả trong điều kiện ẩm ướt. Màu sắc đa dạng tùy loài và có khả năng giữ màu được lâu. Thớ gỗ thẳng và khá đều.
|Dùng trong xây dựng và chế tác nội thất.
|-----
|Tuyết tùng vàngThuja occidentalis
|
|Thớ gỗ mịn, màu vàng rất nhạt. Tỉ trọng thấp nhưng khá bền và cứng.
|Dùng để chế tác các nội thất, tàu thuyền, gỗ mặt trang trí, mô hình.
|-----
|Tuyết tùng đỏ Bắc MỹThuja plicata
|
|Gỗ màu nâu đỏ với các đường gân thẳng, khít và ín có "nút". Gỗ có mùi thơm có thể chống được sâu bọ, tỉ trọng rất thấp nhưng rất bền và khỏe, chống chịu tốt trước tác độnh phong hóa, ít bị cong vênh và co rút do mất nước. Ngoài ra có khả năng dẫn nhiệt kém và cách âm rất tốt.
|Dùng để chế tác các cấu trúc bề mặt dễ chịu tác động phong hóa (ván ốp, phù điêu,...), xây tổ ong nhân tạo, chế tạo các tàu thuyền tỉ trọng thấp, chế tạo các rương và tủ quần áo, chế tạo phần thùng cho đàn ghi-ta
|-----
|Vân samPicea
|
|Màu trắng kem, thớ gỗ có một số "nút" nhỏ. Không bền lắm.
|Dùng để chế tác các đồ vật dùng trong nhà, các nội thất có màu trắng dùng trong phòng ngủ hay phòng khách.
|-----
|Linh samAbies
|
|Màu nhạt, thường là nâu vàng với tông xám. Gỗ lõi có màu nhạt và không thể phân biệt được với gỗ giác. Nút tròn và cứng. Tỉ trọng trung bình và các đặc tính cơ học tương đối khá, tuy nhiên dễ bị hư hỏng bởi môi trường, dễ xảy ra hiện tượng lõi ướt do nhiễm trùng và nhiễm nấm và hiện tượng thớ gỗ bị nứt. Nói chung gỗ của phần lớn các loài linh sam được coi là kém chất lượng.
|Nhìn chung ứng dụng của linh sam tương đối giống với vân sam, mặc dù hiện nay vân sam được ưa chuộng hơn. Thông thường gỗ linh sam dùng để làm bột giấy hoặc sản xuất gỗ dán và các loại gỗ mộc thô.
|-----
|}
Xem thêm
Tranh cãi về gỗ mềm Hoa Kỳ – Canada
Chú thích
Cước chú
Nguồn dẫn
Gỗ
Lâm nghiệp
Công nghiệp gỗ
Sản phẩm gỗ
Chế biến gỗ | wiki |
Taehung (Hán Việt: Đại Hưng) là một huyện của tỉnh Pyongan Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Huyện giáp với Ryongrim và Tongsin của tỉnh Chagang ở phía tây bắc, giáp với Changjin của tỉnh Hamgyong Nam ở đông bắc, với Yonggwang cùng Hamju và Chongpyon của tỉnh Hamgyong Nam ở phía đông và đông nam, giáp với Yodok của tỉnh Hamgyong Nam ở phía nam và giáp với huyện Nyongwon ở phía tây. Năm 2008, dân số toàn huyện Taehung là 32.915 người (15.584 nam và 17.331 nữ), trong đó, dân cư đô thị là 14.362 người (43,6%) còn dân cư nông thôn là 18.553 người (56,4%).
Sông Đại Đồng chảy qua phần phía bắc của huyện trước khi chảy về phía tây sang Yongwon. Địa hình Taehung cao với nhiều đồi núi hơn bất kỳ nơi nào tại Pyongan Nam. Ba dãy núi chính của huyện là Rangrim, Myohyang, và Puktaebong. với đỉnh cao nhất là Tongdaesan cao 2.094 mét. Nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là các loại cây chịu hạn, với ngô là cây trồng chính. Gỗ xẻ được đưa theo sông Đại Đồng đến nơi chế tạo. Huyện có tài nguyên wolfram, vàng bạc và đồng. Huyện không có đường sắt mà chỉ có đường bộ bằng qua các ngọn núi.
Xem thêm
Phân cấp hành chính Bắc Triều Tiên
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bản đồ tỉnh Pyongan
Bản đồ chi tiết
Pyongan Nam | wiki |
Cứ mỗi buổi sáng em thức dậy thì chiếc đồng hồ báo thức luôn luôn gọi em thức dậy đúng giờ để chuẩn bị đi học. Em luôn coi chiếc đồng hồ này giống như một người bạn tốt, nhờ có nó mà không bao giờ em đi muộn mà còn làm veiejc rất có kế hoạch.
Chiếc đồng hồ báo thức của em thật đẹp, chiếc đồng hồ này có màu hồng. Em đặt chiếc đồng hồ này ở chiếc bàn học ngay gần với giường ngủ của em. Khi có một người bạn chăm chỉ, đúng giờ cũng giúp cho em quý trọng hơn thời gian hơn gấp bội.
Ngắm nhìn chiếc đồng hồ xinh đẹp nằm im lìm trên mặt bàn học của em mới thật thích thú làm sao. Em rất yêu quý chiếc đồng hồ báo thức này chính là một món quà đầu năm học mới mẹ mua cho em. Nhờ có nó mà giúp em biết được giờ giấc đồng thời hẹn giờ để em tỉnh dậy đúng nhất để kịp vệ sinh cá nhân cũng như ăn sáng, mặc đồng phục đến trường. Nó là một chiếc đồng hồ có màu xanh, mặt màu trắng để có thể nhìn rõ ràng nhất kim đồng hồ chỉ là bao nhiêu giờ. Nhìn về màu sắc đồng hồ hài hòa và bắt mắt.
Quan sát những con số trên chiếc đồng hồ lại được đánh dấu bằng chữ số la mã rõ rệt để giúp cho êm nhận biết được lúc này là mấy giờ, mấy phút mà còn chuẩn bị tất cả các công việc. Chính những con số này lại đều có màu đen đậm, kể cả những bạn cận thị thì khi nhìn cũng sẽ nhận ra vô cùng rõ rệt. Hình ảnh chiếc đồng hồ này cũng sẽ được làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn lắm. Nhưng không cẩn thận thì khi bị rơi cũng sẽ bị vỡ, hỏng. Mẹ em luôn căn dặn phải đặt đồng hồ cẩn thận vào phía trong bàn không thì đồng hồ rơi là sẽ bị vỡ, hỏng.
Xem thêm: Dàn ý tả con đường quen thuộc từ nhà tới trường lớp 5
Ngay phần phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng nhất, không cho đồng hồ bị ngã ngửa về sau. Phía sau này còn có một hộp đựng pin nhỏ, mỗi khi hết pin em chỉ cần tháo nhẹ là thay pin một cách dễ dàng nhất.
Chiếc đồng hồ như một người bạn thân thiết, đều đặn nhắc em đúng 6 giờ sáng thức dậy. Chiếc đồng hồ luôn luôn vang lên để gọi em, thúc giục em thức dậy bắt đầu một ngày mới. Tiếng đồng hồ báo thức là một bản nhạc thật hay nên cứ khi nghe thấy bản nhạc quen thuộc thì em biết mình cần phải thức dậy.
Thực sự chiếc đồng hồ báo thức cũng luôn luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của em. Em cũng sẽ luôn nhớ tới vai trò của nó đối với em giống như một người bạn thân thiết và khó tính, luôn nhắc em đúng giờ.
Tả cái đồng hồ báo thức của em
Reng, reng, reng…là một tiếng gọi quen thuộc vào mỗi sớm mai em khi em thức dậy của chiếc đồng hồ báo thức. Em rất yêu thích chiếc đồng hồ mà mẹ em mua tặng cho em này.
Ngắm nhìn thật lâu chiếc đồng hồ báo thức của em thì em nhận ra nó có hình khối tròn mà hình tròn là mặt đồng hồ. Chiếc đồng hồ này có đường kính mười cm, về bề dày bốn xăng-ti-mét. Ở phần vỏ ngoài đồng hồ bằng nhựa cứng chắc lắm và có màu vàng trông thật bắt mắt. Trên đỉnh đồng hồ có nút tắt, mở chuông reo. Còn mặt sau đồng hồ cũng lại làm bằng thép trắng, đã thế lại có cả nút chỉnh giờ và nút chỉnh chuông reo báo thức cho em nữa. Phần mặt đồng hồ màu trắng, còn chữ số màu đen trông vô cùng rõ rệt. Khi đứng dưới số mười hai là hàng chữ ghi hiệu của đồng hồ nổi tiếng đó là JULIUS của nước Hàn Quốc. Em yêu thích và đặt chiếc đồng hồ này thật ngay ngắn trên chiếc bàn học của mình.
Xem thêm: Cảm nghĩ về tình bạn trong cuộc sống
Chiếc đồng hồ báo thức này đúng với tên gọi của nó thì cứ mỗi sáng đúng giờ em đã hẹn thì đồng hồ không quên gọi em dậy. Khi có người bạn này em thực sự không bao giờ lo muộn học. Em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ và thường xuyên lau chiếc đồng hồ báo thức này cho sạch để nó sẽ thật đẹp, thật bền cũng như vẫn báo thức em cho em dậy đúng giờ. | vanhoc |
Đường Văn Cao là một tuyến đường dài khoảng 1 km từ đường bờ phía nam hồ Tây (chỗ giáp ranh ngã ba Nguyễn Đình Thi - Trích Sài), xuyên qua các phố Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám đến đường Liễu Giai, thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ và phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây còn là một trong những tuyến đường đẹp nhất của thủ đô. Đường được đặt theo tên của cố nhạc sĩ Văn Cao, người sáng tác ra Quốc ca Việt Nam.
Đường Văn Cao được chia làm hai làn đường lớn, được ngăn cách bởi một dãy vườn hoa khá rộng, bằng 1/3 chiều rộng đoạn đường, tới gần nút ngã tư Văn Cao- Liễu Giai- Đội Cấn thì thu hẹp lại, nhưng từ năm 2021 trở đi thì dải phân cách đã được thu hẹp lại.
Đặt tên
Sau 10 năm kể từ ngày nhạc sĩ Văn Cao - người sáng tác bài hát "Tiến quân ca" - quốc ca Việt Nam qua đời (10 tháng 7 năm 1995 - 10 tháng 7 năm 2005), Hà Nội dự định sẽ gắn biển tên ông cho một tuyến đường mới ở quận Ba Đình: đường Văn Cao. Thông tin này đã được ông Nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố trực tiếp thông báo với gia đình cố nhạc sĩ.
Bà Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ xúc động nói: "Thủ đô Hà Nội đặt tên đường (phố) Văn Cao hơi muộn hơn so với nhiều thành phố khác. Nhưng việc tên ông được gắn trên đường phố Thủ đô vào đúng dịp 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, cũng là 60 năm ngày bài hát Tiến quân ca ra đời mang một ý nghĩa sâu sắc, là một niềm vui lớn cho cả gia đình chúng tôi".
Trước khi đặt tên đường Văn Cao ở thủ đô, rất nhiều tỉnh thành đã đặt tên tuyến đường Văn Cao. 1 năm sau ngày Văn Cao mất, thành phố Hải Phòng - nơi sinh ra cố nhạc sỹ, đã đặt tên ông cho một con phố rất đẹp ở quận Ngô Quyền. Huế có phố Văn Cao ở phường Xuân Phú. Đà Nẵng có phố Văn Cao ở quận Thanh Khê. Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất nước và Nam Định - quê hương của nhạc sỹ đều đã có phố mang tên ông.
Dự án đường Văn Cao - Hồ Tây
Dự án xây dựng đường Văn Cao – Hồ Tây ngoài việc phục vụ giao thông còn có một ý nghĩa quan trọng khác là tạo thêm một không gian, một cảnh quan Hồ Tây mới cho Hà Nội.
Để ra được đến Hồ Tây, Sở Giao thông công cộng Hà Nội sẽ phải mở một con đường có chiều dài 300m đi qua hai tuyến phố Hoàng Hoa Thám và Thụy Khuê, với tổng mức đầu tư trên 380 tỷ đồng.
Tháng 5 năm 2010, Uỷ ban nhân dân Hà Nội đã dừng dự án trên.. Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2020, tức là sau 10 năm tạm dừng, dự án tiếp tục được triển khai và hoàn thành sau 3 tháng thi công.
Các tuyến xe buýt đi qua
Tuyến 09A: Bờ Hồ - Khu liên cơ quan sở ngành Hà Nội (hết đường)
Tuyến E05: Hết đường
Tham khảo
Văn Cao | wiki |
Tả cơn mưa rào mùa hạ lớp 5
Tả con mưa rào – Bài làm 1
Thực sự thì nếu như mà không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó mất. Trời mưa chính là một điều mong mỏi lớn của mọi vật lúc bấy giờ vì không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng này nữa rồi. May quá! Bầu trời lúc này đây mây đen như cũng đã kéo đến ùn ùn, dự báo một cơn mưa lớn.
Mây đen giăng nối, gió mỗi lúc thổi một to lến và bắt đầu những hạt mưa rơi xuống. Những hạt mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và những cơn gió bắt đầu thổi mạnh. Khi đứng nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ dường như cũng đã phủ kín cả đất trời. Em nhận thấy được ở trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Thế rồi hình ảnh những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ khiến ai cũng phải khiếp sợ cảnh tượng này. Cơn mưa rào rào ầm ập đến. Thế rồi các rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Với cái bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, em như nhận thấy được rặng phi lao này chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa cố gắng bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn.
Mùa hè đến là mùa gắn liền với những cơn mưa rào mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Em thực sự rất yêu cơn mưa rào màu hạ.
Tả con mưa rào – Bài làm 2
Chao ôi! Cái ắng nắng của ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả. Và em cảm nhận thấy được bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng lả tả, bụi bay mù mịt tứ tung như báo hiệu một cơn mưa rào mùa hạ đến.
Em cảm nhận được có những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Thế rồi có cả một cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Những hạt mưa em cảm nhận nó cứ như mau dần lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, thế rồi có cả những hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa. Khi đó thì nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước ở trước mặt. Thế rồi chính những cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện. Em cảm thấy mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, có những người thì mặc áo mưa đi tiếp. Thế rồi ở trên vỉa hè mỗi lúc một đông. Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.
Em nhận thấy sau cơn mưa trời lại sáng. Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường. Cỏ cây lúc này đây dường nhưu cũng lại được tắm gội sạch sẽ. Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi. Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo. Khi đó thì mọi người ồ ạt xuống lòng đường. Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, những con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả. | vanhoc |
Armin van Buuren (; sinh ngày 25 tháng 12 năm 1976) là một nhà sản xuất nhạc trance, DJ và dẫn chương trình radio người Hà Lan.
Từ năm 2001, Van Buuren đã tổ chức một Show radio hàng tuần có tên là A State of Trance, mà hiện nay đã có hơn 20 triệu người nghe hàng tuần tại 74 quốc gia trên hơn 150 đài phát thanh sóng FM chương trình phát thanh này đã giúp anh trở thành ngôi sao và góp phần làm cho nhạc trance được ưa thích trên toàn thế giới.
Van Buuren đã giành được một số giải thưởng. Anh đã được xếp hạng DJ số 1 thế giới bởi Tạp chí DJ trong cuộc bầu chọn của người hâm mộ chọn ra 100 DJ hàng đầu thế giới với một kỷ lục năm lần, 4 năm liên tiếp cho một danh hiệu. Hiện anh đang được xếp hạng thế giới thứ 4 trong danh sách tạp chí DJ của năm 2015. Trong năm 2014, anh được đề cử cho giải Giải Grammy cho Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất cho đĩa đơn "This Is What It Feels Like" gồm Trevor Guthrie, khiến anh là nghệ sĩ trance thứ tư từng nhận được một đề cử Grammy. Tại Hoa Kỳ, anh giữ kỷ lục đối với hầu hết các mục (21) trên bảng xếp hạng Dance/Electronic Albums Billboard album phòng thu của anh năm 2008, Imagine, được xếp vào bảng xếp hạng album Hà Lan ở vị trí thứ 1, lần đầu tiên cho một nghệ sĩ nhạc trance trong lịch sử âm nhạc Hà Lan.
Danh sách đĩa nhạc
Album Phòng Thu
76 (2003)
Shivers (2005)
Imagine (2008)
Mirage (2010)
Intense (2013)
Embrace (2015)
Balance (2019)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Artist Page on ArmadaMusic.com
Sinh năm 1976
Nhân vật còn sống
Người đoạt giải World Music Awards
DJ hộp đêm | wiki |
Kể lại câu chuyện về việc giúp đỡ người gặp khó khăn
Gợi ý
Em vô cùng cảm động khi đọc câu chuyện việc sáu năm cõng bạn đến trường của anh Hồ Văn Sĩ trên báo Thiếu niên Tiền Phong. Sau đây, em xin kể lại cho các bạn nghe và cùng chia sẻ.
Ở xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An có anh Lê Văn Ninh (1984) không may bị tật nguyền. Đôi chân của anh từ nhỏ đã bị teo tóp do hậu quả của một lần sốt cao năm anh 17 tháng tuổi. Từ đó cho đến nay, anh thường xuyên ốm yếu, khẳng kheo.
Tuy vậy nhưng anh rất muốn được đi học. Không biết làm sao, mấy hôm đầu bố mẹ thay phiên nhau cõng anh Linh đi học. Nhưng vì bố mẹ anh còn phải tất bật ngoài khơi đánh cá và chạy chợ kiếm cái ăn hằng ngày nên về sau chị gái đầu, hơn anh hai tuổi gánh trách nhiệm cõng em đi học, Cứ như thế, hết năm này đến năm khác, dù mưa hãy nắng rát bỏng chân, người chị gầy guộc cần mẫn tay xách cặp sách, oằn lưng đưa đón em mỗi ngày. Đến năm Linh học lớp 6, trong lớp có một người bạn tên là Hồ Văn Sỹ,thấy chị Linh người còm nhom mà vẫn cõng em đến trường khiến Sỹ day dứt mãi “Mình phải làm chi đây để giúp bạn?”, rồi Sỹ đến xin bố mẹ Linh để được cõng bạn đến trường. Vợ chồng anh Nguyên nghẹt thở vì xúc động trước lời đề xuất ấy. Người đi đường đã không ít lần rơi nước mắt theo hai cậu học trò choài người trên con đường cát vàng… Năm chuẩn bị lên học cấp ba, cả nhà anh Linh và anh Sỹ lo lắm. Trường THPT Hoàng Mai cách nhà 6 cây số, ngộ nhỡ Sỹ không có điều kiện theo học cấp ba thì Linh chẳng biết đi học sao cả. Nỗi băn khoăn đó đến đầu năm học mới được giải toả bởi Sỹ đạt được mong ước, tiếp tục đi học. Anh xin nhà trường được học cùng lớp với Linh để thuần tiện chăm sóc bạn. Một điều may mắn nữa, dịp ấy Linh được một nhà hảo tâm tặng một chiếc xe đạp. Đó là báu vật, đỡ đần cho đôi bạn mỗi ngày đến trường. Học trường mới với bao nỗi bỡ ngỡ, anh Linh bảo bạn: “Sỹ đưa mình đi học thật sớm nhé, khỏi người ta nhìn thấy”.
Xem thêm: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Đà Lạt
Thế là ngày nào cũng vậy, trước giờ học nửa tiếng, hai anh đã ngồi trong lớp học. Hôm nào học buổi chiều thì Sỹ đến đón bạn giữa trưa nắng chang chang. Từ dưới sân trường, Sỹ đỡ Linh xuống xe rồi cõng bạn lên lớp học trên mãi tận tầng ba. Có hôm hết tiết năm mới tan học, cõng bạn xuống mà bụng đói lả, Sỹ khuỵu chân làm anh sưng đau mấy ngày.
Anh Linh đã không phụ công bạn cố gắng học giỏi. Anh trở thành đề tài trong các buổi sinh hoạt của lớp, của trường về tinh thần học tập. Còn Sỹ và Linh là một biểu tượng đẹp của tình bạn. Năm nay anh Linh đang ôn thi để chuẩn bị thi đại học. Nhưng anh cũng đang lo vì nếu ra Hà Nội học sẽ không ai đưa anh đến giảng đường vì anh Linh thi Đại học Bách Khoa còn anh Sỹ thi Đại học Văn hoá nghệ thuật. Nhưng bố mẹ anh hứa sẽ cố gắng thu xếp ra Hà Nội chăm con. Đọc xong câu chuyện này em rất xúc động vì việc làm quên mình giúp bạn của anh Sỹ cũng như gương học tập của anh Linh. Em tự hứa sẽ cố gắng học thật tốt thật giỏi để không phụ công ơn cha mẹ. Hy vọng các bạn cũng có cùng suy nghĩ với em.
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
BMW Open 2022 là một giải quần vợt nam thi đấu trên mặt sân đất nện ngoài trời. Đây là lần thứ 106 giải đấu được tổ chức và là một phần của ATP Tour 250 trong ATP Tour 2022. Giải đấu diễn ra tại Khu liên hợp MTTC Iphitos ở Munich, Đức, từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 năm 2022.
Điểm và tiền thưởng
Phân phối điểm
Nội dung đơn
Hạt giống
Bảng xếp hạng vào ngày 18 tháng 4 năm 2022.
Vận động viên khác
Đặc cách:
Philipp Kohlschreiber
Max Hans Rehberg
Holger Rune
Vượt qua vòng loại:
Egor Gerasimov
Jiří Lehečka
Yoshihito Nishioka
Marko Topo
Thua cuộc may mắn:
Norbert Gombos
Alejandro Tabilo
Rút lui
Trước giải đấu
Alexander Bublik → thay thế bởi Maxime Cressy
Márton Fucsovics → thay thế bởi Norbert Gombos
Tallon Griekspoor → thay thế bởi John Millman
Filip Krajinović → thay thế bởi Alejandro Tabilo
Jan-Lennard Struff → thay thế bởi Emil Ruusuvuori
Nội dung đôi
Hạt giống
Bảng xếp hạng vào ngày 18 tháng 4 năm 2022
Vận động viên khác
Đặc cách:
Yannick Hanfmann / Daniel Masur
Philipp Kohlschreiber / Max Hans Rehberg
Thay thế:
Victor Vlad Cornea / Petros Tsitsipas
Philip Florig / Maximilian Homberg
Rút lui
Alexander Bublik / Ilya Ivashka → thay thế bởi Lloyd Glasspool / Harri Heliövaara
Juan Sebastián Cabal / Robert Farah → thay thế bởi Daniel Altmaier / Oscar Otte
Márton Fucsovics / Mackenzie McDonald → thay thế bởi Victor Vlad Cornea / Petros Tsitsipas
Sander Gillé / Joran Vliegen → thay thế bởi Philip Florig / Maximilan Homberg
Roman Jebavý / Alex Molčan → thay thế bởi Roman Jebavý / Andrés Molteni
Alex de Minaur / David Vega Hernández → thay thế bởi Rafael Matos / David Vega Hernández
Tim Pütz / Michael Venus → thay thế bởi Ivan Sabanov / Matej Sabanov
Nhà vô địch
Đơn
Holger Rune đánh bại Botic van de Zandschulp, 3–4, bỏ cuộc
Đôi
Kevin Krawietz / Andreas Mies đánh bại Rafael Matos / David Vega Hernández, 4–6, 6–4, [10–7]
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Bavarian International Tennis Championships
BMW Open
BMW Open | wiki |
Vòng cổ xoắn Leekrith được tìm thấy ở Leekfrith. Mark Hambleton và Joe Kania tìm thấy bộ trang sức vàng mang tên Vòng cổ xoắn thời đồ sắt Leekfrith trên một cánh đồng đầy bùn đất ở Staffordshire vào tháng 12 năm 2016. Bộ trang sức bao gồm ba chiếc vòng cổ và một chiếc vòng tay làm từ vàng 18 carat gần như nguyên khối.
Tìm kiếm
Các vòng cổ xoắn đã được tìm thấy cách riêng biệt, nhưng ở gần nhau, gần bề mặt của cánh đồng, nơi chúng đã được tìm thấy bằng máy dò kim loại, với sự cho phép của chủ đất. Các máy dò kim loại báo cho một quan chức Portable Antiquities Scheme tại Bảo tàng Birmingham và Phòng triển lãm Nghệ thuật vào ngày hôm sau.
Vòng cổ xoắn
Các nhà khảo cổ sau đó khảo sát các địa điểm, nhưng không tìm thấy các mặt hàng khác. Hàm lượng vàng trong vòng cổ đạt ít nhất 80%, mỗi chiếc vòng nặng từ 31 đến 230 g.
Tham khảo
Phát hiện khảo cổ học năm 2016
Anh năm 2016
Staffordshire thế kỷ 21
Mỹ thuật thế kỷ 3 TCN
Hiện vật thế kỷ 4 TCN
Mỹ thuật Celt
Vật thể bằng vàng
Lịch sử Staffordshire
Phát hiện bằng dò kim loại ở Anh
Vòng cổ xoắn
Kho tàng báu vật ở Anh
Kho tàng báu vật thời đại đồ sắt
Mỹ thuật thời đại đồ sắt | wiki |
Phong trào độc lập Tây Tạng là một phong trào đòi độc lập cho các vùng đất mà người dân Tây Tạng sống và đòi tách biệt về mặt chính trị của những vùng đất này khỏi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Lịch sử
Tây Tạng có một lịch sử lâu đời và tách biệt với Trung Quốc.
Khởi xướng
Chủ yếu do cộng đồng người Tây Tạng ở các nước như Ấn Độ và Hoa Kỳ, và bởi những người nổi tiếng và Phật tử Tây Tạng tại Hoa Kỳ và châu Âu. Phong trào này không được hỗ trợ bởi Đạt Lai Lạt Ma 14, người mặc dù có chủ trương độc lập từ năm 1961 đến cuối những năm 1970, đề xuất một loại cấp cao quyền tự chủ trong bài phát biểu tại Strasbourg năm 1988, và từ đó đã bị giới hạn đề xuất của ông với Khu tự trị Tây Tạng bên trong Trung Quốc.
Để hợp thức tuyên bố độc lập, vận động khẳng định rằng Tây Tạng đã có lịch sử độc lập, mặc dù không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi vì các ý tưởng khác nhau của "Tây Tạng" và "độc lập". Ngoài ra, vận động cho rằng người Tây Tạng hiện đang bị ngược đãi và bị từ chối một số quyền con người, mặc dù chính phủ các tranh chấp này và khẳng định những tiến bộ về nhân quyền. Các tổ chức khác nhau với chồng chéo các chiến dịch cho sự độc lập và quyền con người đã tìm cách áp lực khác nhau để hỗ trợ các chính phủ Tây Tạng độc lập hoặc có hành động trừng phạt chống lại Trung Quốc để chống lại nó, mặc dù hiệu quả của các chiến dịch này đã bị nghi ngờ.
Xem thêm
Chính phủ lưu vong Tây Tạng
Đọc thêm
Dowman, Keith (1988). The Power-Places of Central Tibet: The Pilgrim's Guide. Routledge & Kegan Paul. London, ISBN 978-0-7102-1370-9. New York, ISBN 978-0-14-019118-9.
Dunham, Mikel (2004). Buddha's Warriors: The Story of the CIA-Backed Freedom Fighters, the Chinese Communist Invasion, and the Ultimate Fall of Tibet. Penguin Group, ISBN 978-1-58542-348-4.
Goldstein, Melvyn C.; with the help of Gelek Rimpche. A History of Modern Tibet, 1913-1951: The Demise of the Lamaist State. Munshiram Manoharlal Publishers (1993), ISBN 978-81-215-0582-6. University of California (1991), ISBN 978-0-520-07590-0.
Grunfield, Tom (1996). The Making of Modern Tibet. ISBN 978-1-56324-713-2.
Norbu, Thubten Jigme; Turnbull, Colin (1968). Tibet: Its History, Religion and People. Reprint: Penguin Books (1987).
Pachen, Ani; Donnely, Adelaide (2000). Sorrow Mountain: The Journey of a Tibetan Warrior Nun. Kodansha America, Inc. ISBN 978-1-56836-294-6.
Powers, John (2000). The Free Tibet Movement: A Selective Narrative. Journal of Buddhist Ethics 7
Samuel, Geoffrey (1993). Civilized Shamans: Buddhism in Tibetan Societies. Smithsonian ISBN 978-1-56098-231-9.
Schell, Orville (2000). Virtual Tibet: Searching for Shangri-La from the Himalayas to Hollywood. Henry Holt. ISBN 978-0-8050-4381-5.
Stein, R. A. (1962). Tibetan Civilization. First published in French; English translation by J. E. Stapelton Driver. Reprint: Stanford University Press (with minor revisions from 1977 Faber & Faber edition), 1995. ISBN 978-0-8047-0806-7.
Tamm, Eric Enno. "The Horse That Leaps Through Clouds: A Tale of Espionage, the Silk Road and the Rise of Modern China." Vancouver: Douglas & McIntyre, 2010, Chapter 17 & 18. ISBN 978-1-55365-269-4. See http://horsethatleaps.com
Thurman, Robert (2002). Robert Thurman on Tibet. DVD. ASIN B00005Y722.
Wilby, Sorrel (1988). Journey Across Tibet: A Young Woman's 1900-Mile Trek Across the Rooftop of the World. Contemporary Books. ISBN 978-0-8092-4608-3.
Wilson, Brandon (2005). Yak Butter Blues: A Tibetan Trek of Faith. Pilgrim's Tales. ISBN 978-0-9770536-6-7, ISBN 978-0-9770536-7-4.
Liên kết ngoài
United for Tibet we stand
International Tibet Independence Movement
Tham khảo
Tây Tạng
Ly khai ở Trung Quốc | wiki |
Mười tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh từng được đặt cái tên HMS Blanche:
là một tàu chiến hạng năm 36 khẩu pháo chiếm của Pháp năm 1779 và bị đắm năm 1780
là một tàu chiến hạng năm 32 khẩu pháo hạ thủy năm 1786 tại Bursledon và bị đắm năm 1799 ngoài khơi Hà Lan
là một tàu chiến hạng năm 36 khẩu pháo hạ thủy năm 1800 và bị bốn tàu chiến Pháp chiếm và đốt ngoài khơi Puerto Rico năm 1805
HMS Blanche (1804) nguyên là chiếc tàu chiến Tây Ban Nha Amfitrite, bị Richard Strachan trên chiếc chiếm năm 1804, đưa vào hoạt động như một tàu chiến hạng năm 38 khẩu pháo dưới tên HMS Amfitrite, đổi tên thành HMS Blanche năm 1805 trước khi bị đắm ngoài khơi Ushant năm 1807.
HMS Blanche nguyên là chiếc tàu lùng Pháp Bellone, bị chiếm ngày 9 tháng 7 năm 1806 ngoài khơi Ceylon dưới sự hỗ trợ của . Nó được đưa vào sử dụng như một tàu chiến hạng sáu 28 khẩu pháo dưới tên gọi , và đổi tên thành HMS Blanche năm 1809 trước khi bị tháo dỡ năm 1814
là một tàu chiến hạng năm 46 khẩu pháo hạ thủy năm 1819, được sử dụng như một lườn tàu tại Portsmouth từ năm 1852 cho đến khi bị tháo dỡ năm 1865
là một tàu xà-lúp chiến trận chân vịt gỗ lớp Eclipse hạ thủy năm 1867 và bị bán năm 1886
là một tàu tuần dương lớp Barracouta hạ thủy năm 1889 và bị bán năm 1905
là một tàu tuần dương tuần tiễu lớp Blonde hạ thủy năm 1909 và bị bán năm 1921
là một tàu khu trục lớp B hạ thủy năm 1930 và bị đánh chìm năm 1939
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh | wiki |
Thạch Lam
Những Ngày Mới
Những bông lúa vàng mới cắt xong đều xếp rải rác từng hàng trên bờ ruộng, trong đám cỏ xanh mọc dầy. Mỗi khi gặt được vài lượm lúa người thợ hái ôm sát bó lúa thơm vào người, đem ra xếp vào chỗ lúa trước. Rồi họ lại trở vào ruộng, đứng theo hàng những người bạn gặt. Tiếng hái đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ.Chăm chú vào công việc làm, Tân không để ý gì đến cảnh vật chung quanh. Chàng cũng không thấy mệt nữa, tuy ánh nắng chiếu trên lưng nóng rát, và mồ hôi từng giọt rỏ ở trên trán xuống. Tân chú ý đưa cái hái cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phản phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu. Tân lại cố hết sức gặt, chỉ lo không theo kịp hàng những người thợï khác.Buổi sáng khi Tân ngỏ ý cầm hái xuống gặt, bọn thợ hái chàng mượn đã mấy hôm nay đều trông chàng mà cười. Một cô gái trong bọn, cặp mắt đen nhí nhảnh dưới vành khăn vuông che kín đầu, nói đùa:- Ông để mặc chúng tôi, bộ ông thế kia thì gặt được độ ba nẹn lúa.Mọi người vui vẻ cười làm Tân cũng cười theo.Người già nhất trong bọn, một ông cụ râu tóc đã bạc, nhưng da xém đen và khỏe mạnh, lẳng lặng đem một cây hái ra mài trên bờ ruộng. Khi mọi người sửa soạn xong, ông cụ đưa cho Tân cây hái, lưỡi sáng loáng nói:- Lưỡi sắc thế này thì cắt cứ ngọt như cắt cỏ.Cắt được mấy lượm lúa, Tân thấy cánh tay mỏi rã rời. Chàng tưởng không thể nào gặt được nữa. Tuy vậy, cố hết sức chàng cũng chưa theo kịp bọn thợ gặt. Nhưng được vài bước, Tân lại phải dừng lại để thở. Chàng nhận thấy cô gái ban nãy, tuy tay đưa hái thoăn thoắt nhưng vẫn để ý nhìn chàng. Còn ông cụ già cứ điềm đạm gặt, bên cạnh ông ta, những bông lúa đã xếp thành đống. Tân lại cúi xuống làm việc. Dần dần mềm dẻo, Tân thấy dễ chịu. Chàng luôn đưa lưỡi hái, vui vẻ khi thấy những bông lúa chắc, vàng ngả sát vào người. Tân thấy tâm hồn khoan khoái như không bận một ý nghĩ gì.Từ bờ ruộng đằng xa đi lại, một người đàn bà gánh hai gánh đầy. Ông cụ già thẳng người đứng lên nói vơi các bạn gặt:- Thôi, hãy nghỉ tay ăn quà đi.Tân cũng ngừng tay lại. Chàng đương thích làm việc, nói: "Đã nghỉ rồi cơ à? Sao chống thế". Chàng quên rằng bọn thợ đã gặt luôn bốn giờ đồng hồ chưa nghỉ, họ làm việc từ buổi sáng sớm, trong lúc chàng còn ngủ.Bọn thợ gặt tìm chỗ có bóng mát ở chân đồi nghỉ. Chung quanh đấy, ở các ruộng khác, những thợ hái cũng đều nghỉ cả, mỗi người chọn một chỗ dưới gốc cây, tay cầm bát cơm nếp ăn rất ngon lành. Đấy là bữa quà buổi trưa, vì sáng sớm trước khi ra đồng, người nào cũng ăn cơm cả rồi.Mấy người thợ Tân mượn nhìn chàng ra dáng cám ơn lắm vì Tân rộng rải, bữa cơm sáng đã cho họ ăn một ít cá vụn mà em chàng mua của bọn đánh dậm. Đến lúc đổi đồng, chàng lại cho phép họ được đem lúa đổi lấy một ít chả để ăn với xôi và bao diêm, gói thuốc cho mọi người. Bởi vậy, họ rất sung sướng vì ngày công tám xu của họ còn nguyên không phải tiêu dùng đến.Thấy Tân dễ dãi vui tính, họ cũng vui vẻ trò chuyện trước mặt chàng, không còn ngượng nghịu hay giữ gìn gì nữa. Ông cụ già gọi chàng đến bên cạnh mời hút thuốc lào và uống nước. Cụ rót trong cái vò sành ra một bát nước đỏ thẫm ra đưa cho Tân:- Cậu thử uống bát nụ vối này mà xem. Không có thứ nước nào ngon hơn nữa.Thật đúng như vậy, Tân chưa uống bát nước nào ngon hơn bát nước vối của ông cụ. Chàng nghĩ đến khi còn ở Hà Nội, uống rượu bia và nước chanh ngâm đá, nhưng chưa thấy bao giờ khoan khoái như bây giờ.Ăn xong, trên ven đồi, bọn thợ gặt nằm dài trên cỏ ngủ. Các thợ đàn bà họp nhau lại một chỗ ăn trầu và nói chuyện mùa màng còn ông cụ thì loay hoay buộc lại mấy cái hái để dùng đến buổi gặt chiều.Cánh đồng lúa chín lóe vàng dưới mặt trời buổi trưa. Từng chỗ, ở thửa ruộng nào đã gặt rồi, gốc rạ lấp lánh như dát bạc. Phía xa, làng mạc ở chân trời rung động trong ánh nắng.Tân nằm trên thảm cỏ, nhìn lên. Qua khe lá lung lay, chàng thấy trời xanh trong và mát. Mùi cỏ và mùi lúa thơm bốc lên xung quanh, Tân cảm thấy cái sung sương của một người làm xong công việc. Chàng thấy vui vẻ, một mối tình nảy nở giữa tâm hồn Tân với những người thợ gặt giản dị và mộc mạc chung quanh chàng.Họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sương tuy những lúa gặt không phải là của họ. Tân cũng vậy, chàng biết rằng những bó lúa kia đem bán đi thì có lẽ không đủ tiền trả công người làm. Song những bông lúa ấy đối với Tân quý lắm và như có một ý nghĩa thiêng liêng, đấy là kết quả của cả một năm làm lụng khó nhọc và vất vả.Tân nhìn xuống đồi, ngắm nghía những dải mây trắng lững thững ở phía xa. Từ khi trở về quê, chàng quen nhìn xét những đám mây mà trước kia ở tỉnh chàng không bao giờ để ý đến. Tân nhớ lại tất cả quãng đời niên thiếu của mình đã qua ở tỉnh thành. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cha mẹ chàng đã gởi chàng ở nhà ông chú làm việc trên Hà Nội. Nhà chàng cũng không lấy gì làm giàu có, nhưng cũng vào bậc nhất nhì trong làng. Quanh năm cày cấy mươi mẫu ruộng ở ven đồi vầ chăm bón mấy nương chè, sắn, cũng thừa đủ chi dụng trong nhà.Cũng như tất cả những nhà giàu khác ở trong làng, cái hy vọng của cha mẹ Tân là cho chàng đi học để trở nên thầy thông hay thầy ký... Mà lúc bấy giờ, chí nguyện của Tân cũng chỉ có thế, chàng hết sức chăm học nên năm mười tám tuổi đã đạt được cái hy vọng của gia đình.Tân mỉm cười khi nghỉ đến cái tâm trạng của mình lúc mơi đi làm; nghĩ đến cái anh chàng lúc nào cũng ăn bận chải chuốt như một cô gái, lúc nào cũng nghĩ đến cái quan trọng của mình. Hình như mỗi cử chỉ của thầy ký trẻ tuổi đều có ảnh hưởng đến mọi người.Khi có nạn kinh tế, chàn mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ, vì trong lúc ấy ở nhà quê có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, và giá thóc hơn, nên không có tiền gửi cho chàng.Nhưng một hôm rét mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng?Thế là hôm sau, Tân xách khăn gói về. Rồi từ đấy chàng hoàn toàn là một người nhà quê dễ dãi. Mới đầu Tân cũng thấy nhiều sự thiếu thốn khổ sở. Nhưng dần dần chàng nghiệm ra rằng những cái thiếu thốn đó, không phải là những cái cần dùng cho cuộc đời, mà là những cái thừa. Sự cần dùng là ăn với mặc, chàng đã có đủ. Dần dần chàng mới thấy cái đời chàng sống trước ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì. Chỉ việc có ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát trong những cuộc hành lạc để mua lấy cái chán nản về sau.Tân tiếc hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng.Tân không dửng dưng như trước với những cái chung quanh mình. Tâm hồn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. Chàng có cái cảm giác rằng mình sống...Buổi chiều, thửa ruộng của Tân đã gặt xong. Cả một cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Bọn thợ gặt đều thu xếp liềm háiù để trở về. Trên con đường vào làng, các lực điền gánh những gánh lúa vàng nặng trĩu.Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. "Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì,như cùng kính trọng cái thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.Khi vào đến con đường khuất khúc trong làng, trời nhá nhem tối. Qua hàng rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào. Đâu đâu cũng thấy tiếng cười nói vui vẻ, cảnh đêm trong làng thôn quê vẫn yên lặng âm thầm thì chiều nay hoạt động vô cùng. Mùi lúa thơm vương lại trong các bụi cây hòa lẫn với mùi đầm ấm của phân cỏ, bốc lên khắp cả.Về đến sân nhà, mọi người ăn xong lại bắt đầu làm việc. Đàn bà vừa đập lúa vừa hát, còn bọn thợ hái ngồi quây quần bên chiếc đèn con nói chuyện. Ai cũng cười đùa tự nhiên. Họ đã tận tâm làm việc suốt ngày. Những lượm lúa vàng sẫm đem đến cho họ cái vui của ngày được mùa, cái hình ảnh của sự no ấm trong đời.Tân thấy mình cũng sung sướng như họ, chàng thấy tấm lòng mình rộng rãi ra, tâm hồn thân thiết, và yêu mến với cả mọi người.Sau khi hẹn thưởng cho bọn thợ nồi cơm nếp mới,Tân bước ra ngõ, nhìn xuống dưới đồi. Trên trời, ngàn sao lấp lánh. Gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt và hơi sương lạnh. Cả một vùng đêm rộng rãi và bình tĩnh trên cánh đồng yên lặng.Tân chợt thấy ở chân phía trời xa, cái khỏang ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội...Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...
Mục lục
Những Ngày Mới
Những Ngày Mới
Thạch LamChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: mienĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003 | vanhoc |
Trong hình học Euclid, góc là những gì nằm giữa hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm. Hai đường thẳng được gọi là cạnh của góc. Giao điểm của chúng gọi là đỉnh của góc. Khi hai đường thẳng song song với nhau, không cắt nhau tại điểm nào (hoặc cũng có thể hiểu là cắt nhau tại vô cực), góc giữa chúng bằng không và không có đỉnh xác định (hoặc đỉnh ở vô cực).
Nếu lấy một vòng tròn đơn vị có tâm tại giao điểm O của hai đường thẳng và hai đường thẳng cắt vòng tròn đơn vị tại A1, A2 và B1, B2. Góc giữa hai đường thẳng sẽ là độ dài cung nối giữa Ai và Bj, với i và j bằng 1 hoặc 2 tùy theo quy ước, chia cho đơn vị độ dài để loại bỏ thứ nguyên và nhân với hằng số tỷ lệ tùy thuộc vào đơn vị đo góc.
Trong không gian ba chiều, góc giữa hai mặt phẳng (còn được gọi là góc khối) là phần không gian giới hạn bởi hai mặt phẳng đó, được đo bằng góc giữa hai đường thẳng trên hai mặt phẳng cùng trực giao với giao tuyến của hai mặt phẳng.
Khái niệm góc cũng được mở rộng cho đại số tuyến tính. Để loại bỏ rắc rối trong quy ước tính góc, có thể thay các đường thẳng bằng các véctơ thể hiện không chỉ độ nghiêng mà còn cả hướng. Khi tịnh tiến các véctơ về cùng tâm O và lấy một vòng tròn đơn vị tại tâm này, các véctơ sẽ chỉ cắt vòng tròn này tại hai điểm A và B. Độ lớn góc giữa hai véctơ sẽ là độ dài cung trên vòng tròn nối A và B chia cho đơn vị độ dài.
Dụng cụ đo góc
Thước đo góc
Người ta thường dùng thước đo góc để đo góc. Trên thước ghi các số đo từ 0 đến 180 theo 2 vòng cung ngược nhau để việc đo góc được thuận tiện.
Giác kế
Giác kế ngang
Giác kế ngang dùng để đo góc trên mặt đất. Nó gồm một đĩa tròn được đặt nằm ngang trên giá 3 chân. Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn. Trên mặt đĩa có thanh quay xung quanh tâm đĩa; 2 đầu thanh quay có gắn 2 tấm thẳng đứng, mỗi tấm có một khe hở, 2 khe ở và tâm của đĩa luôn thẳng hàng.
Để đo một góc trên mặt đất, ta đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh của góc cần đo. Sau đó:
Điều chỉnh thanh quay về vị trí 0, rồi đồng thời điều chỉnh mặt đĩa và thanh quay sao cho cạnh thứ nhất của góc thẳng hàng với 2 khe hở.
Giữ cố định mặt đĩa và đưa thanh quay sao cho cạnh thứ hai của góc thẳng hàng với 2 khe hở. Số đo góc cần tìm chính là vị trí mà thanh quay chỉ vào sau bước này.
Giác kế đứng
Giác kế đứng dùng để đo góc theo phương thẳng đứng. Bộ phận chính của giác kế đứng là thước đo góc có thể quay quanh trục O cắm vuông góc với cọc PQ đặt ở vị trí thẳng đứng. Ở 2 đầu của thước ngắm có gắn 2 chiếc đinh tại A và B. Tại O có treo dây dọi OF (trong hình b, E là vạch ứng với điểm 0 trên thước đo góc. Ta có góc hợp bởi OE và OF là góc tạo bởi phương ngắm và phương nằm ngang)
Đơn vị đo lường của góc
Radian
Trong hệ đo lường quốc tế, góc được đo bằng radian.
Một góc bẹt bằng π radian.
Độ
Độ lớn của một góc cũng được đo bằng đơn vị thông dụng là độ, có ký hiệu là °.
Một góc bẹt bằng 180 độ.
Độ được chia thành các đơn vị thấp hơn là phút và giây
1 Độ = 60 phút. Kí hiệu là '
1 Phút = 60 giây. Kí hiệu là "
Vòng
Vòng là một đơn vị đo có độ lớn bằng 1 đường tròn (360 độ).
Các loại góc
Đại số tuyến tính
Trong đại số tuyến tính; góc g; nằm giữa hai véctơ, v1 và v2, được định nghĩa qua phép nhân vô hướng của hai véctơ:
Với
"." là phép nhân vô hướng hai vecto
|vi| là độ lớn của véctơ
cos(g) là hàm cos của góc g.
Khi hai véctơ trực giao, góc giữa chúng là góc vuông, thì:
v1. v2 = 0
Tia phân giác
Tia phân giác của góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. Nó là quỹ tích của các điểm cách đều hai cạnh của góc. Bất kỳ điểm nào nằm trên tia phân giác đều cách đều hai tia đó.
Biến thay thế góc
Giống như giá trị số, số đo góc cũng đó biến thế: α (alpha), β (beta), γ (gamma), δ (delta), ε (epsilon), ζ (zeta), η (eta), θ (theta), ι (iota), κ (kappa), Λ (lambda), μ (mu), ν (nu), ξ (xi), ο (omicron), ρ (rho), τ (tau), υ (upsilon), φ (phi), χ (chi), ψ (psi) và ω (omega).
Các tính chất của góc
Một tia cũng là một góc và có số đo là 0 độ.
Nếu tia OA nằm giữa Oz và Oy thì A nằm trong góc zOy.
Nếu tia Oa nằm giữa Ox và Oy thì: xOa + aOy = xOy.
Tia phân giác Oa của góc xOy khi:
- Oa nằm giữa Ox và Oy (xOa + aOy = xOy)
- Hai góc được chia ra bởi tia bằng nhau (xOa = aOy).
Hai góc kề nhau là hai góc có cạnh chung, hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau.
Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng một góc vuông.
Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng một góc bẹt.
Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau, có số đo bằng 1 góc bẹt
Hai tia đối nhau tạo thành một góc bẹt.
- Các đường thẳng đồng quy tại 1 điểm sẽ tạo ra các cặp 2 góc đối đỉnh nhau. 2 góc đối đỉnh nhau thì có cùng số đo.
Xem thêm
Góc khối
Bài toán chia ba một góc
Liên kết ngoài
Chú thích
Bài cơ bản sơ khai | wiki |
nhỏ|Venustiano Carranza.
José Venustiano Carranza Garza (, 29 tháng 12 năm 1859 - 21 tháng 5 năm 1920) là một trong những nhà lãnh đạo chính của cuộc Cách mạng México, có đội quân cách mạng cách mạng phía bắc, đánh bại chế độ phản cách mạng của Victoriano Huerta 1913-Tháng Bảy 1914) và sau đó đánh bại các nhà hoạt động cách mạng sau khi Huerta bị lật đổ. Ông nắm giữ quyền lực ở Mexico, nắm giữ cương vị người đứng đầu nhà nước 1915-1917. Với việc ban hành Hiến pháp Mê-hi-cô cách mạng mới năm 1917, ông được bầu làm tổng thống, nhậm chức trong giai đoạn 1917-1920.
Được biết đến như là "Primer Jefe" hoặc "Sếp thứ nhất" của các nhà lập pháp, Carranza là một chính trị gia khôn ngoan hơn là một người đàn ông quân sự. Ông ủng hộ thách thức Francisco I. Madero đối với chế độ Díaz trong các cuộc bầu cử năm 1910 và kế hoạch của Madero de San Luis Potosí để hủy bỏ cuộc bầu cử và lật đổ Díaz bằng vũ lực. Ông được Madero bổ nhiệm làm Thống đốc bang Coahuila. Khi Madero bị giết vào tháng 2 năm 1913, Carranza đã lập kế hoạch de Guadalupe, một kế hoạch chính trị thuần túy để trục xuất Huerta. Carranza trở thành lãnh đạo của các lực lượng phía bắc đối lập với Huerta. Ông tiếp tục lãnh đạo phe Lập hiến thành chiến thắng và trở thành tổng thống của Mêhicô.
Tham khảo | wiki |
Đĩa than hoặc Đĩa nhựa (tiếng Anh: gramophone, phonograph, vinyl, còn được gọi tắt là record) là một hình thức đồng bộ tín hiệu âm thanh vào lưu trữ dạng đĩa chất liệu Polyvinyl chloride (trước đây là sơn cánh kiến) và được ghi theo từng rãnh với độ dập nổi khác nhau. Các đường rãnh được đọc từ vòng lớn nhất cho tới tâm của chiếc đĩa. Đĩa than thường được phân loại theo đường kính, đo bằng đơn vị inch (12", 10", 7"), tốc độ quay (16⅔, 33⅓, 45, 78 vòng/phút) và độ dài tương ứng dung lượng (LP – long playing 33⅓ vòng/phút, SP – 78 vòng/phút, EP – 12" đĩa đơn hoặc extended play, 33 hoặc 45 vòng/phút); ngoài ra còn theo chất lượng âm thanh (high-fidelity, orthophonic, full-range, v.v.) và số lượng kênh âm thanh (mono, stereo, quad, v.v.).
Đĩa than là lưu trữ âm thanh chính yếu cho tới tận cuối của thế kỷ 20, thay thế cho lưu trữ âm thanh dạng ống kể từ những năm 1920. Cho tới thập niên 1980, lưu trữ kỹ thuật số, đặc biệt với sự ra đời của CD, chiếm ưu thế trên thị trường, và đĩa than bớt xuất hiện kể từ năm 1991. Tuy nhiên, nó vẫn được sản xuất đều đặn trong thế kỷ 21. Năm 2009, 3,5 triệu đĩa than đã được tiêu thụ tại Mỹ, trong đó bao gồm 3,2 triệu album – con số kỷ lục tính từ năm 1998 chứng tỏ định dạng này vẫn có được chỗ đứng trên thị trường. Đĩa than chủ yếu được sử dụng bởi các DJ cũng như các đài phát thanh cho rất nhiều thể loại nhạc khác nhau.
Theo báo cáo của RIAA vào giữa năm 2020, doanh thu từ các hãng đĩa than lần đầu từ những năm 1980 vượt qua doanh thu của hãng đĩa CD.
Xem thêm
Máy hát
Cassette
Tham khảo
Thư mục
Lawrence, Harold; "Mercury Living Presence". Compact disc liner notes. Bartók, Antal Dorati, Mercury 432 017-2. 1991.
International standard IEC 60098: Analogue audio disk records and reproducing equipment. Third edition, International Electrotechnical Commission, 1987.
College Physics, Sears, Zemansky, Young, 1974, LOC #73-21135, chapter: "Acoustic Phenomena"
Powell, James R., Jr. The Audiophile's Technical Guide to 78 rpm, Transcription, and Microgroove Recordings. 1992; Gramophone Adventures, Portage, MI. ISBN 0-9634921-2-8
Powell, James R., Jr. Broadcast Transcription Discs. 2001; Gramophone Adventures, Portage, MI. ISBN 0-9634921-4-4
Powell, James R., Jr. and Randall G. Stehle. Playback Equalizer Settings for 78 rpm Recordings. Third Edition. 1993, 2001, 2007; Gramophone Adventures, Portage, MI. ISBN 0-9634921-3-6
Đọc thêm
From Tin Foil to Stereo: Evolution of the Phonograph by Oliver Read and Walter L. Welch
The Fabulous Phonograph by Roland Gelatt, published by Cassell & Company, 1954 rev. 1977 ISBN 0-304-29904-9
Where Have All the Good Times Gone?: The Rise and Fall of the Record Industry Louis Barfe.
Pressing the LP Record by Ellingham, Niel, published at 1 Bruach Lane, PH16 5DG, Scotland.
Sound Recordings by Peter Copeland published 1991 by the British Library ISBN 0-7123-0225-5.
Vinyl: A History of the Analogue Record by Richard Osborne. Ashgate, 2012. ISB 978-1-4094-4027-7.
"A Record Changer and Record of Complementary Design" by B. H. Carson, A. D. Burt, and H. I. Reiskind, RCA Review, June 1949
"Recording Technology History: notes revised ngày 6 tháng 7 năm 2005, by Steven Schoenherr", San Diego University (archived 2010)
Liên kết ngoài
The manufacturing and production of shellac records. Educational video, 1942.
Reproduction of 78 rpm records including equalization data for different makes of 78s and LPs.
Lưu trữ âm thanh
Sản phẩm âm nhạc
Âm nhạc năm 1894
Giới thiệu năm 1894
Sáng tạo nhạc hip hop
Xoay bàn đĩa | wiki |
Bài làm
Cuộc sống không phải chỉ có màu hồng, nó chỉ thực sự hoàn hảo nhất khi con người ta được sinh ra và lớn lên trong sự bao bọc của cha mẹ. Còn khi trưởng thành sẽ luôn là một chuỗi những khó khăn và thử thách về cuộc sống, về công việc mà con người ta phải vượt qua. Cần phải vượt qua chính mình, hèn nhát và yếu đuối chỉ khiến cho con người ta bị thụt lùi, điều cần nhất là phải có nghị lực, ý chí mạnh mẽ để vượt lên tất cả
Ý chí chính là một trong những phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, là một trong những người bạn đồng hành cần có trong mỗi con người cho ngưỡng cửa cuộc đời mà ai cũng cần trải qua. Dù bạn là ai, bạn có sung sướng, giàu có, có thế lực nâng đỡ thế nào thì ít nhiều trong suốt quãng đời của mình, bạn cũng phải trải qua những chuyện cần đến ý chí, sức mạnh của ý chí. Ý chí là một phần, một khía cạnh nhỏ có trong lòng dũng cảm. Nó thể hiện bản lĩnh con người để vượt qua khó khăn, thử thách để hướng tới thành công.
Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương sống động về bản lĩnh của một con người có ý chí. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam với ý chí, nghị lực phi thường của bản thân đã đưa đất nước Việt Nam qua được kiếp nạn của sự nô lệ, đau khổ và chia ly. Là tấm gương của thầy Nguyễn Ngọc Kí vẫn thành công dù không được lành lặn như người bình thường, nhưng ở thầy ta thất được sức mạnh của ý chí, bản lĩnh con người là to lớn đến nhường nào. Hay trong văn chương, là tấm gương ý chí vượt khó làm nên những điều kì diệu cho cuộc sống như anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long. Có ý chí là sẽ có bản lĩnh và lòng dũng cảm. Có ý chí con người sẽ thất những thử thách không có gì đáng sợ và dám đương đầu với thử thách, dám nghĩ, dám làm.
Có ý chí nghị lực là có sức mạnh để khắc phục những khó khăn, có niểm tin hướng về tương lai, hướng về những điều tốt đẹp phía trước. Không có mục tiêu nào quá lớn hay quá xa vời với những người có ý chí và nghị lực. Có ý chí con người sẽ có thêm tự tin, động lực sống tốt đẹp cho bản thân, dù thất bại cũng có ý chí vực dậy để không bị nản chí, tiếp tục những hành trình tốt đẹp cho cuộc đời
Trong xã hội còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương vượt khó nhờ ý chí, nghị lực phi thường mà chúng ta cần học hỏi, đáng học hỏi để cho cuộc sống, xa hội trở nên tốt đẹp hơn, nhưng cũng không ít những con người có biểu hiện trái ngược, luôn tự ti về bản thân khi có người chê bai, một chút khó khăn cũng khiến nản chí, luôn có những suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Như vậy là không nên, cần phải có sự thay đổi.
Sống là phải có niềm tin với chính bản thân mình, tin rằng bản thân mình sẽ làm được những điều tốt đẹp, tin vào bản thân mình với ý chí và nghị lực mình có. Ý chí chính là động lực, nhưng cũng chính là niềm tin của con người, là kim chỉ nam giúp con người có thể tiến về phía trước, dám sống hết mình và vươn tới tương lai bằng nhựa sống và nhiệt huyết sục sôi nhất. | vanhoc |
Khuôn mặt thần Shiva mang dấu ấn bản địa với môi dày, mũi thấp.
Mukhalinga Ba Thê thể hiện thần Shiva với môi dày, mũi thấp, mang dấu ấn nhân chủng bản địa rõ rệt.
Bảo vật quốc gia Mukhalinga Ba Thê được phát hiện năm 1986 tại xã Vọng Thê (
H.Thoại Sơn
,
tỉnh An Giang
) và được cán bộ nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh An Giang đưa về trong năm 1986.
Hiện vật cao 91 cm, chất liệu sa thạch hạt mịn màu xám đen, bề mặt có lớp patin màu xám ghi sáng. Hiện vật được xác định niên đại thế kỷ 6, cũng là niên đại sớm nhất đối với điêu khắc thể hiện biểu tượng mukha (khuôn mặt) trong
văn hóa Óc Eo
ở Nam bộ.
Linga có cùng gốc từ với langala có nghĩa là cái cày, là dương vật, là biểu tượng của sự sinh sản, của nguồn sống. Nó cũng tượng trưng cho thần Shiva với tư cách là nguyên lý luân hồi. Linga còn là biểu tượng của trung tâm, cũng là một biểu tượng trục. Vì vậy, linga là vật thờ chính trong một ngôi đền hay nhóm kiến trúc đền, cũng như được đặt vào trong “hố thờ”. Mukha trong tiếng Phạn có nghĩa là khuôn mặt. Mukhalinga là loại linga 3 phần có khuôn mặt, trong đó phần hình trụ tròn có khắc một khuôn mặt thần Shiva dưới dạng phù điêu.
Hồ sơ bảo vật quốc gia cho biết Mukhalinga Ba Thê là một linga 3 phần đều nhau trong tổng thể hình trụ vuông thuôn dài. Phần đầu hiện vật có hình trụ tròn thuôn dài, đầu hình khối tròn đều, thể hiện đường khâu quy đầu của dương vật tả thực với gờ nổi giới hạn với phần nối ra từ đỉnh tỏa cong xuống hai bên. Bên dưới đường khâu là phù điêu thể hiện phần đầu của thần Shiva có búi tóc, trên đỉnh là một đường gờ nổi chạy thẳng lên điểm giao của hai đường khâu quy đầu. Phần giữa hiện vật hình khối trụ bát giác với các mặt làm cân đối và theo đúng các trục phương hướng. Phần dưới cùng của hiện vật là khối hình trụ vuông, hình dạng vuông vắn, cân đối với các bề mặt phẳng đều đặn.
Mặt nghiêng bên trái phía trước của Mukhalinga Ba Thê.
Phù điêu thần Shiva mô tả phần đầu có tóc xếp thành hai nếp tỏa đều ra hai bên, giữa búi tròn, ở trên có đường gờ nhọn nối thẳng lên đỉnh đầu linga biểu thị cho đường quy đầu rất tả thực. Khuôn mặt thần Shiva tròn đầy đặn với các chi tiết mắt, mũi, miệng rõ nét, tai dài có đeo khuyên lớn.
Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, có 15 hiện vật Mukhalinga thuộc văn hóa Óc Eo ở Nam bộ được phát hiện ở các tỉnh An Giang,
Tiền Giang
,
Long An
và
Tây Ninh
. Trong số này, có 14 hiện vật có 3 phần đều nhau. Riêng Mukhalinga Ba Thê về tỷ lệ kích thước có sự khác biệt, với các đoạn cấu thành dài hơn so với chiều rộng tạo cho linga có dáng dài hơn so với những hiện vật cùng loại.
Cũng theo hồ sơ, phần đầu Mukhalinga Ba Thê thể hiện có tính tả thực cao với đường quy đầu là khối chạm nổi nối liền lên đỉnh đầu tròn. Do đó, nó vừa là hiện vật tiêu biểu cho loại hình linga có cấu trúc 3 phần theo quy chuẩn cao của Ấn Độ giáo, song vẫn mang phong cách thể hiện đơn giản của nhóm linga hiện thực.
Theo tư liệu của Bảo tàng An Giang, trong khu vực Đông Nam Á, cùng với Mukhalinga Ba Thê còn có 2 hiện vật khác có cấu trúc linga 3 phần thuôn dài hơn so với bình thường. Đó là hiện vật được phát hiện ở miền Nam Thái Lan Mukhalinga Nong Wai và Ban Khok Wat (niên đại thế kỷ 5). “Như vậy, trên bình diện khu vực thì loại hình linga 3 phần có dáng thuôn dài cũng rất hiếm. Ở Nam bộ nói riêng và VN nói chung, đây là hiện vật duy nhất”, bảo tàng cho biết.
Mặt trước của Mukhalinga Ba Thê. Tư liệu Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL).
Về kích thước thuôn dài khác biệt của Mukhalinga Ba Thê, các nhà khoa học cho rằng đây là “gạch nối” giữa giai đoạn sớm của văn hóa Óc Eo (với các linga hiện thực đơn giản) và giai đoạn tiếp theo (với các linga 3 phần có mức độ quy chuẩn chặt chẽ về mặt tỷ lệ hình học cao hơn hẳn).
Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá cao giá trị của phù điêu thần Shiva trên Mukhalinga Ba Thê. Cụ thể, khuôn mặt thần được thể hiện đầy đặn, nét môi dày với mũi thấp ít, nhiều thể hiện dấu ấn nhân chủng mang tính địa phương hóa hay bản địa hóa rõ rệt. Biểu tượng đầu thần này cũng rất hài hòa với khối cấu trúc toàn thể của Mukhalinga, từ đó phản ánh sự phát triển cao của nghệ thuật tạo hình, điêu khắc đá thời kỳ văn hóa Óc Eo trên miền đồng bằng châu thổ sông Mê Kông.
Trên bình diện khu vực, hiện vật Mukhalinga Ba Thê không giống với những hiện vật cùng loại đã được phát hiện và biết đến ở Đông Nam Á cho đến nay. Chẳng hạn, nếu so với Mukhalinga Nong Wai sẽ thấy sự khác nhau ở dấu ấn địa phương của bảo vật tại Ba Thê, mà khuôn mặt thần Shiva là một ví dụ.
Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, nội dung tôn giáo và hình mẫu thể hiện mang đậm nét ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên Mukhalinga Ba Thê, phản ánh mối quan hệ lịch sử trao đổi văn hóa diễn ra trong thời gian dài và mạnh mẽ giữa văn hóa Óc Eo và nền văn hóa Ấn Độ. Nó cũng góp phần làm rõ nét hơn cho diện mạo khu di tích
Óc Eo – Ba Thê
(tỉnh An Giang) vốn được nhận thức là một trung tâm dân cư, kinh tế, văn hóa phát triển rực rỡ trong thời kỳ văn hóa Óc Eo và
vương quốc Phù Nam
. | vanhoc |
Cuộn Helmholtz, do Hermann von Helmholtz sáng chế ra vào năm 1849, là hai vòng dây dẫn điện có mục đích tạo ra từ trường đều ở giữa hai vòng dây, khi cho dòng điện chạy qua các vòng dây.
Lịch sử
Trước kia, điện kế thường dùng cuộn dây hình vuông hay chữ nhật khiến cho kim nam châm không quay trong một từ trường đều. Để cải thiện điều này, Hermann von Helmholtz đã nghĩ ra một loại điện kế khác. Ông dùng tới hai cuộn dây giống nhau và một kim chỉ thị gắn vào kim nam châm. Tuy nhiên, điều này còn gặp trở ngại vì trọng lượng của kim tăng lên. Sau đó, cũng vào năm 1849, Wilhelm Weber đã dùng tới một gương nhỏ gắn vào kim nam châm, phương pháp này được nhiều người xác nhận là thích hợp.
Mô tả
Cuộn Helmholtz có hai vòng tròn dẫn điện giống nhau đặt đối xứng quanh một trục chung, cách nhau một khoảng cách đúng bằng bán kính của các vòng tròn. Thực ra, một khoảng cách lớn hơn như thế chút xíu giúp làm tăng độ đồng đều của từ trường giữa hai cuộn. Mỗi vòng tròn mang dòng điện giống nhau chạy theo cùng chiều. Vùng có hình trụ nằm tại tâm đối xứng có kích thước khoảng 1/5 đường kính của các vòng tròn sẽ có từ trường khá đều.
Công thức
Từ trường chính xác nằm giữa các cuộn dây có công thức khá phức tạp, liên quan đến các hàm Bessel. Tuy nhiên có thể tính gần đúng từ trường tại tâm đối xứng. Nếu bán kính các vòng là R, số vòng dây trong mỗi cuộn là n còn cường độ dòng điện chạy trong các cuộn là I, thì mật độ từ thông tại điểm chính giữa hai cuộn là B tính bởi
là độ từ thẩm (1,26×10−6 Tm/A)
Ứng dụng
Cuộn Helmholtz, cùng với các thiết kế tương tự như solenoid, cuộn Maxwell,..., được ứng dụng để tạo ra những từ trường theo ý muốn, trong thí nghiệm điện từ học hay trong các máy móc cần đến từ trường được điều khiển ở độ chính xác cao, như trong máy chụp cộng hưởng từ hạt nhân.
Xem thêm
Solenoid
Cuộn Maxwell
Tham khảo
Thiết bị từ học
Hermann von Helmholtz
Helmholtz | wiki |
Lý Vĩ (tiếng Trung giản thể: 李伟, bính âm Hán ngữ: Lǐ Wěi, sinh tháng 9 năm 1960, người Hán) là tướng lĩnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, hiện là Chính ủy Lực lượng Chi viện chiến lược. Ông nguyên là Thường vụ Khu ủy Tân Cương, Chính ủy Quân khu Tân Cương; Chính ủy Tập đoàn quân 21 Lục quân Trung Quốc; Chính ủy Quân khu Nam Tân Cương.
Lý Vĩ là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông có sự nghiệp quân đội thời gian dài công tác ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Tân Cương.
Xuất thân và giáo dục
Lý Vĩ sinh tháng 9 năm 1960 tại địa khu Tân Hương, nay là thành phố cấp phó địa khu Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Tân Hương, theo học các khóa học quân sự tại trường quân sự trong những năm công tác, được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1982.
Sự nghiệp
Các giai đoạn
Lý Vĩ nhập ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 3 năm 1978, là quân nhân ở lực lượng Lục quân Trung Quốc, công tác ở Quân khu Lan Châu. Ông là quân nhân ở các đơn vị cán bộ chính trị, là cán bộ, phó trưởng ban rồi Trưởng Ban Cán bộ chính trị Quân khu Lan Châu những năm 1995. Năm 2000, ông được điều sang Quân khu Tân Cương, nhậm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh cơ giới 6 thuộc phân khu Nam Tân Cương, nay là Sư đoàn Bộ binh hợp thành 6 Lục quân. Tháng 1 năm 2007, ông được điều trở lại Quân khu Lan Châu, nhậm chức Chủ nhiệm Bộ Chính trị Tập đoàn quân 47, được phong quân hàm Thiếu tướng Lục quân vào tháng 7 năm 2008. Sau đó, năm 2010, ông là Phó Chính ủy Tập đoàn quân 47 rồi chuyển tiếp làm Chính ủy Quân khu Nam Tân Cương từ tháng 10 năm 2012.
Tháng 9 năm 2013, Lý Vĩ được bổ nhiệm làm Chính ủy Tập đoàn quân 21. Đến tháng 12 năm 2014, ông đến Tân Cương nhậm chức Chính ủy Quân khu Tân Cương kiêm Ủy viên Đảng ủy, thay thế Lưu Lôi. Ông giữ cương vị này giai đoạn 2014–20, đồng thời là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, phối hợp cùng Tư lệnh Bành Dũng, Tư lệnh Lưu Vạn Long chỉ huy quân đội ở Tân Cương, hỗ trợ Bí thư Khu ủy Trương Xuân Hiền và Trần Toàn Quốc. Ông được phong quân hàm Trung tướng Lục quân vào tháng 7 năm 2016, được bầu làm đại biểu Nhân Đại Trung Quốc khóa XIII từ 2018.
Trung ương
Tháng 12 năm 2020, Lý Vĩ được điều về trung ương, được Quân ủy Trung ương bổ nhiệm làm Chính ủy Lực lượng Chi viện chiến lược Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đồng thời được nhà lãnh đạo Tập Cận Bình phong quân hàm Thượng tướng vào ngày 18 tháng 12 cùng năm. Giai đoạn đầu năm 2022, ông được bầu làm đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn Quân Giải phóng và Vũ cảnh. Trong quá trình bầu cử tại đại hội, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.
Lịch sử thụ phong quân hàm
Xem thêm
Lực lượng Chi viện chiến lược Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX
Chú thích
Liên kết ngoài
Quân Giải phóng Trung Quốc.
Người Hán
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1960
Người Hà Nam (Trung Quốc)
Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Chính ủy Lực lượng Chi viện chiến lược Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX | wiki |
Hakan Şükür (; sinh ngày 1 tháng 9 năm 1971) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu ở vị trí tiền đạo cắm. Có biệt danh là "Bò mộng Bosphorus" và Kral (vua), ông đã dành phần lớn sự nghiệp chuyên nghiệp của mình với Galatasaray, ba lần Gol Kralı (Goal King, danh hiệu và giải thưởng được trao cho cầu thủ ghi bàn hàng đầu hàng năm của Süper Lig), đại diện cho câu lạc bộ trong ba giai đoạn khác nhau và giành được tổng cộng 14 danh hiệu lớn.
Şükür đã đại diện cho Thổ Nhĩ Kỳ tổng cộng 112 lần, ghi được 51 bàn thắng, trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu của quốc gia và hạng 19 thế giới vào thời điểm ông giải nghệ. Là một trong những tiền đạo ghi nhiều bàn thắng nhất trong kỷ nguyên hiện đại, ông đã ghi 383 bàn thắng trong suốt sự nghiệp cấp câu lạc bộ của mình cũng như bàn thắng nhanh nhất từ trước đến nay tại World Cup, vào năm 2002. Ông đã giã từ bóng đá vào năm 2008.
Trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2011, ông được bầu làm nghị sĩ Istanbul cho Đảng Công lý và Phát triển. Ông đã từ chức khỏi đảng vào tháng 12 năm 2013, để phục vụ với tư cách là chính khách độc lập. Ông bị truy nã ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 8 năm 2016 vì là thành viên của phong trào Gülen và đã sống lưu vong ở Hoa Kỳ từ giữa năm 2016.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Sự nghiệp quốc tế
Şükür có lần đầu tiên khoác áo Thổ Nhĩ Kỳ trong trận giao hữu với Luxembourg vào tháng 3 năm 1992 – trận ra mắt của ông được trao bởi huấn luyện viên người Đức Sepp Piontek – ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên trong trận đấu tiếp theo, trước Đan Mạch, và ghi tổng cộng sáu bàn trong 11 lần ra sân đầu tiên. Ông ghi bảy bàn vòng loại cho UEFA Euro 1996 và đá chính tất cả các trận tại vòng chung kết ở Anh, trong đó họ bị loại ở vòng bảng mà không ghi nổi một bàn thắng nào.
Şükür đã ghi tám bàn tại vòng loại cho FIFA World Cup 1998: một nửa số đó trong chiến thắng 6–4 trên sân nhà trước Wales vào ngày 20 tháng 8 năm 1997, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã không lọt vào vòng play-off. Tại Euro 2000, ông ghi hai bàn cho đội vào tứ kết, trong chiến thắng 2–0 ở vòng bảng trước đội đồng chủ nhà Bỉ.
Tại FIFA World Cup 2002, được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản, Şükür đã ghi một bàn cho Thổ Nhĩ Kỳ trong bảy trận đấu, khi đội tuyển quốc gia kết thúc ở vị trí thứ ba. Vào ngày 29 tháng 6, anh ghi bàn thắng nhanh nhất chưa từng có tại FIFA World Cup, vào lưới Hàn Quốc 10,8 giây trong trận play-off tranh hạng ba, mà Thổ Nhĩ Kỳ đã giành chiến thắng 3–2.
Trong số 112 lần ra sân cấp cao của ông, Şükür đeo băng đội trưởng Thổ Nhĩ Kỳ ở tuổi ba mươi. Sau khi xuất hiện ở một số Vòng loại Euro 2008, đáng chú ý là ghi bốn bàn vào lưới Moldova trong chiến thắng 5–0 trước Frankfurt, Đức, ông không được chọn vào vòng chung kết, trận đấu cuối cùng của ông là trận thua 0–1 trên sân nhà trước Hy Lạp ở tuổi 36 (17 tháng 10 năm 2007).
Đời tư
Şükür có nguồn gốc Albania. Cha mẹ anh đều là người nhập cư từ Nam tư, cha ông sinh ra ở Pristina, và mẹ ông ở Skopje. Họ của ông được đánh vần là "Shykyr" trong tiếng Albania. Người vợ đầu tiên của ông, Esra Elbirlik, kết hôn với ông trong một buổi lễ được truyền hình trực tiếp, được khởi xướng bởi Thủ tướng Tansu Çiller và được thực hiện bởi Thị trưởng Istanbul Recep Tayyip Erdoğan.
Cặp đôi ly hôn sau bốn tháng, Elbirlik và gia đình cô ấy chết trong trận động đất ở İzmit năm 1999. Şükür có ba người con với người vợ thứ hai, Beyda. Năm 2010, sân vận động bóng đá Sancaktepe được đặt theo tên ông. Vào tháng 4 năm 2014, tên của ông lại bị xóa.
Chính trị
Vào ngày 18 tháng 6 năm 2011, Şükür đã được bầu làm nghị sĩ quốc hội vào Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2011, từ Đảng Công lý và Phát triển (AKP), đại diện cho khu vực bầu cử thứ 2 của Tỉnh Istanbul.
Vào ngày 16 tháng 12 năm 2013, Şükür, được biết đến với mối liên hệ với phong trào Gülen Hồi giáo của giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gülen, đã từ chức để phản đối sau sự ngăn cấm của hệ thống "dershane" của nhóm, và quyết định tiếp tục làm việc với tư cách là một nghị sĩ độc lập. Sau đó, ông tiếp tục làm chuyên gia bóng đá cho Tập đoàn Phát thanh và Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ.
Truy tố và đày ải
Vào tháng 2 năm 2016, Şükür bị buộc tội xúc phạm tổng thống Recep Tayyip Erdoğan trên Twitter. Vào tháng 8, lệnh bắt giữ ông được ban hành vì ông bị buộc tội là thành viên của phong trào Gülen, được chỉ định là một tổ chức khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Şükür trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11 năm 2017, sống lưu vong ở San Francisco, California và dự định trở thành chủ nhà hàng ở Palo Alto. Ông bỏ nghề vì "người lạ cứ vào bar".
Vào tháng 1 năm 2020, Şükür nói với Welt am Sonntag của Đức rằng ông đang làm tài xế Uber và bán sách ở Hoa Kỳ. Ông cũng nói rằng nhà cửa, cơ sở kinh doanh và tài khoản ngân hàng của ông ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị chính phủ tịch thu.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dường như vẫn rất nhạy cảm với chủ đề này. Vào tháng 12 năm 2022 trong buổi phát sóng của TRT của trận đấu World Cup giữa Canada và Maroc, bình luận viên Alper Bakircigil đã bình luận về bàn thắng ở phút thứ tư của Hakim Ziyech về kỷ lục do Şükür nắm giữ, người đã ghi bàn thắng nhanh nhất trong lịch sử World Cup với 10,8 giây, trong trận tranh hạng ba với Hàn Quốc tại World Cup 2002. Anh ta đã bị loại khỏi chương trình phát sóng vào giờ nghỉ giữa hiệp và bị đuổi việc vào cuối ngày hôm đó. Các tài khoản tin tức suy đoán rằng việc anh bị sa thải là do chủ của anh ta (TRT do nhà nước điều hành) phản ứng với việc nhắc đến cái tên này.
Thống kê sự nghiệp
Danh hiệu
Đọc thêm
Tham khảo
Danh mục
Liên kết ngoài
Sinh năm 1971
Người còn sống
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2002
Cầu thủ bóng đá Blackburn Rovers F.C.
Cầu thủ bóng đá Bursaspor
Cầu thủ bóng đá Galatasaray S.K.
Phong trào Gülen
Cầu thủ bóng đá Inter Milan
Nhân vật còn sống
Cầu thủ bóng đá Parma Calcio 1913
Cầu thủ bóng đá Premier League
Cầu thủ bóng đá Serie A
Cầu thủ bóng đá Süper Lig
Cầu thủ bóng đá Torino F.C.
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
Người Thổ Nhĩ Kỳ lưu vong
Cầu thủ vàng UEFA | wiki |
Bình luận về nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Gợi ý
"Vợ chồng A Phủ" là một trong ba truyện ngắn của tập "Truyện Tây Bắc" của nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1953. Truyện kể về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ những ngày ở Hồng Ngài trong nhà thống lý Pá Tra và sau khi sang Phiềng Sa nên vợ nên chồng, gặp gỡ Cách mạng và trở thành chiến sĩ du kích. Trong đó, A Phủ là một nhân vật gây ấn tượng khá sâu sắc.
Tác giả cho A Phủ xuất hiện khá đột ngột trong một hoàn cảnh đánh nhau với A Sử, bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn ở nhà thống lý Pá Tra, rồi mới kể về lai lịch của nhân vật. Đó là một người nghèo khổ đã mất hết cả mẹ cha và anh em trong một trận đậu mùa khủng khiếp đã phải sống kiếp bơ vơ khi còn rất nhỏ và "người làng đói bụng đã bắt A Phủ đưa xuồng bán đổi lấy thóc của người Thái ở dưới cánh đồng". Không cam chịu cuộc sống khôn khổ, mới 10 tuổi đầu A Phủ đã tự khẳng định tính cách gan góc: một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề "biết đúc lưỡi cày lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo". Khi lớn lên, A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khoẻ hơn người. "Công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng", "A Phủ chạy nhanh như ngựa". Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vấn sống một đời sống tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu chính nghĩa, tự tin của tuổi trẻ. "Đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như nhiều trai làng khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng trên cổ. A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn con quay và quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng". Vì vậy, A Phủ trở thành niềm mơ ước của biết bao cô gái Mèo. Họ kháo với nhau "Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu". Tuy vậy với tập tục khắc nghiệt của xã hội phong kiến miền núi đương thời. A Phủ chẳng những bị khinh thường mà thực tế cũng chẳng bao giờ anh kiếm đủ tiền đề làm nhà và cưới vợ.Xem thêm: Suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Việt Nam và con đường phát triển khoa học công nghệ
Đau khổ hơn, A Phủ là đứa con của núi rừng tự do mà vẫn không sao thoát khỏi kiếp sống nô lệ. Sự việc xảy ra vào đêm hội mùa xuân. A Phủ dám đánh lại con nhà quan phá đám chơi "Chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kẹp dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp". Hành động dữ dội đó của A Phủ có nguyên cớ sâu xa từ mối hận thù giai cấp. Sau đó, bị tay chân nhà Pá Tra đánh đập rất dã man, A Phủ đã chứng tỏ mình là con người bất khuất, cứng rắn gan dạ. A Phủ không hề khóc lóc van xin trái lại "A Phủ quỳ, chịu đòn, chỉ im như tượng đá". Cuối cùng trong cảnh xử kiện quái gở khi kẻ phát đơn kiện cũng là người ngồi ghế quan toà, A Phủ đã bị Pá Tra buộc làm nô lệ không công suô’t đời để trừ nợ. Đó là kiếp sống bị khinh rẻ, bị ngược đãi và phải gánh vác những công việc nặng nhọc, nguy hiểm nhất như "cày ruộng, cuốc nương và săn bò tót, bẫy hổ, chăn ngựa quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò bãi, nương rừng".
Tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tạy tàn bạo của thống lý Pá Tra. Chỉ vì để hổ bắt mất bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói vào cọc "bằng dây mây quấn từ chân lên vai". Và nếu bọn A Sử không bắt được hổ về thì chắc chắn A Phủ sẽ phải chết "chết đau, chết đói, chết rét"- Như Mị từng chứng kiến những cảnh tương tự.Xem thêm: Nghị luận xã hội về môn lịch sử- Văn 12 Tuy vậy, với tình yêu cuộc sống mãnh liệt, bản chất gan góc, bất khuất, sẵn có, A Phủ không cam chịu chết mà tìm mọi cách tự giải thoát: "Đêm đến, A Phủ cúi xuống, nhay đứt hai đầu dây, nhích dần dây trói một bên tay". Và với sự trợ giúp của Mỵ, A Phủ đã được tự do. Hai người trốn khỏi Hồng Ngài, tới khù du kích ở Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu. A Phủ và Mị lần lượt trở thành chiến sĩ du kích, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh để giải phóng hoàn toàn cuộc đời mình, giải phóng bản làng quê hương, từ đấu tranh tự phát, A Phủ và Mị đã tiến dần đến cuộc đấu tranh tự giác.
Cùng với Mỵ, cuộc đời và tính cách của A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của người dân vùng cao Tây Bắc. Từ trong bóng tốì của cuộc đời đầy đau khổ, tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm và tự do, ánh sáng của Cách mạng. Đấy cũng là giá trị nhân đạo, mới mẻ sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells - MSC) là các tế bào đa nhân được tìm thấy trong nhiều mô trưởng thành của con người bao gồm tủy xương, mô hoạt dịch và mô mỡ. Vì chúng có nguồn gốc từ trung bì, chúng đã được chứng minh là có thể phân biệt thành xương, sụn, cơ và mô mỡ. MSC từ các nguồn phôi có nhiều khả năng phát triển khoa học trong khi tạo ra tranh cãi đáng kể. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào các tế bào gốc trưởng thành, hoặc tế bào gốc được phân lập từ người trưởng thành có thể được cấy ghép vào mô bị tổn thương.
Nhờ khả năng đa năng của chúng, các dòng tế bào gốc trung mô (MSC) đã được sử dụng thành công trong mô hình động vật để tái tạo sụn khớp và trong mô hình của con người để tái tạo xương. Nghiên cứu gần đây chứng minh rằng sụn khớp có thể được sửa chữa thông qua việc giới thiệu các tế bào gốc trung mô (MSC) qua da.
Nghiên cứu hiện tại
Nghiên cứu về MSC đã bùng nổ trong những năm gần đây. Một ví dụ cụ thể, một tìm kiếm PubMed năm 1999 cho thấy khoảng 90 bài báo được xuất bản dưới tiêu đề MESH "Tế Bào Gốc Trung Mô", một tìm kiếm tương tự được thực hiện trong năm 2007 cho thấy hơn 4.000 mục. Nguồn MSC được sử dụng phổ biến nhất là hút tủy xương. Hầu hết tủy xương trưởng thành bao gồm các tế bào máu trong các giai đoạn biệt hóa khác nhau. Các thành phần tủy này có thể được chia thành huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu và tế bào có nhân. Phần tế bào gốc trưởng thành có mặt trong các tế bào có nhân của tủy. Hầu hết các tế bào này là các tiền thân heme CD34 + (được phân biệt thành các thành phần máu), trong khi rất ít tế bào thực sự có khả năng biệt hóa thành xương, sụn hoặc cơ. Kết quả là, điều đó khiến cho số lượng rất nhỏ của MSC trong tủy là các tế bào có khả năng phân biệt thành các mô quan tâm để bảo tồn khớp. Đáng chú ý, đây có thể là một trong những lý do khiến các hệ thống máy ly tâm có bán trên thị trường tập trung các tế bào có nhân tủy không cho thấy nhiều hứa hẹn trong nghiên cứu động vật để sửa chữa sụn khi các phương pháp tiếp cận được mở rộng trong nuôi cấy của MSC.
Ứng dụng tế bào gốc trung mô
Các tế bào có nhân tủy được sử dụng mỗi ngày trong chỉnh hình tái tạo. Kỹ thuật phẫu thuật vi mô đầu gối dựa vào việc giải phóng các tế bào này thành tổn thương sụn để bắt đầu sửa chữa xơ hóa trong các khiếm khuyết xương khớp. Ngoài ra, quần thể tế bào này cũng đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ việc sửa chữa các ca gãy xương không liên kết. Đối với ứng dụng này, ly tâm phía giường thường được sử dụng. Một lần nữa, các kỹ thuật này tạo ra một quần thể MSC rất loãng, thường là sản lượng 1 trên 10.000.0001.000.000 của các tế bào có nhân. Mặc dù số lượng thấp của MSC, các tế bào hạt nhân tủy xương bị cô lập cấy vào các khớp ngoại biên của con người bị thoái hóa đã cho thấy một số lời hứa để sửa chữa khớp. Vì số lượng MSC có thể được phân lập từ tủy xương khá hạn chế, hầu hết các nghiên cứu về tái tạo sụn đã tập trung vào việc sử dụng các tế bào mở rộng nuôi cấy. Phương pháp này có thể mở rộng số lượng tế bào gấp 100-10.000 lần trong vài tuần. Một khi các MSC này đã sẵn sàng để tái tạo, chúng thường được chuyển với các yếu tố tăng trưởng để cho phép tiếp tục phát triển tế bào và cấy ghép vào mô bị tổn thương. Tại một số điểm, một tín hiệu được đưa ra (trong nuôi cấy hoặc sau khi cấy vào mô bị tổn thương) để các tế bào phân biệt thành mô cuối (trong cuộc thảo luận này, sụn).
Phát triển gần đây
Cho đến gần đây, việc sử dụng tế bào gốc trung mô nuôi cấy để tái tạo sụn chủ yếu được nghiên cứu với các mô hình động vật. Tuy nhiên, hiện nay có hai báo cáo trường hợp được công bố về kỹ thuật trên đang được sử dụng để tái tạo thành công sụn khớp và sụn khớp ở đầu gối của con người. Kỹ thuật này vẫn chưa được chứng minh hiệu quả trong nghiên cứu liên quan đến một nhóm bệnh nhân lớn hơn, tuy nhiên một nhóm các nhà nghiên cứu trên đã công bố một nghiên cứu an toàn lớn (n = 227) cho thấy ít biến chứng hơn so với thông thường trong các thủ tục phẫu thuật.
Một nhóm khác đã sử dụng một kỹ thuật tương tự để chiết tách tế bào và mở rộng ex vivo nhưng các tế bào được nhúng vào gel collagen trước khi được phẫu thuật cấy ghép lại. Họ đã báo cáo một nghiên cứu trường hợp trong đó một khiếm khuyết độ dày đầy đủ trong sụn khớp của đầu gối người đã được sửa chữa thành công.
Trong khi việc sử dụng các tế bào gốc trung mô nuôi cấy đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn, một nghiên cứu gần đây sử dụng các sản phẩm của MSC không được nuôi cấy đã cho kết quả đầy đủ, sự tái phát của sụn hyaline được xác nhận về mặt mô học. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá chất lượng của sụn đầu gối sửa chữa sau phẫu thuật vi phẫu thuật nội soi (cũng được gọi là vi lọc) sau khi tiêm tế bào tiền thân máu ngoại vi tự trị (PBPC) sau phẫu thuật kết hợp với axit hyaluronic (HA).
Tham khảo
Ghép mô tạng | wiki |
Antôn Cả (k. 251 – 356 CN), cũng được gọi là Antôn miền Ai Cập, Antôn Ẩn sĩ, Antôn Sa mạc hay Antôn, Viện phụ, là một vị thánh Kitô giáo người Ai Cập. Ông là nhà lãnh đạo nổi bật trong số các giáo phụ sa mạc. Tiểu sử về thánh Antôn viết bởi thánh Athanasiô thành Alexandria đã giúp phổ biến khái niệm về đan tu, đặc biệt tại Tây Âu qua các bản dịch tiếng Latinh. Antôn thường bị nhầm là tu sĩ đầu tiên nhưng tiểu sử và các nguồn khác cho thấy rõ ràng rằng trước đó đã có nhiều tu sĩ khác. Tuy nhiên, Antôn là vị tu sĩ đầu tiên chuyển đến sống tại hoang mạc (khoảng 270-271). Sau này nhờ một giấc mơ, ông đã đến Thebes tìm gặp Phaolô Ẩn Tu, được coi là ẩn sĩ Kitô giáo đầu tiên. Các chuyện kể về việc Antôn chịu cám dỗ siêu nhiên trong suốt giai đoạn sống trong Sa mạc miền Đông Ai Cập đã tạo cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật phương Tây.
Xem thêm
Tu viện Thánh Antôn Cả
Chú thích
Thánh Kitô giáo
Thánh Ai Cập
Ẩn sĩ Ai Cập
Sinh thập niên 250
Mất năm 356
Tu sĩ Kitô giáo
Chính thống giáo Đông phương
Chính thống giáo Cổ Đông phương | wiki |
Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI () là một thuật ngữ chính trị dùng để mô tả việc giải thích các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội chủ trương đầu tiên bởi Heinz Dieterich vào năm 1996 và sau đó là các nhà lãnh đạo Mỹ Latin như Hugo Chávez của Venezuela, Rafael Correa của Ecuador, Evo Morales của Bolivia, và Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil. Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI cho rằng cả hai thị trường tự do công nghiệp chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XX đã thất bại trong việc giải quyết các vấn đề khẩn cấp của nhân loại, như nghèo khổ, nạn đói, bóc lột, áp bức kinh tế, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, sự hủy diệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và sự vắng mặt của một nền dân chủ có sự tham gia (Participatory democracy) thực sự. Do đó, vì những điều kiện lịch sử đặc thù của địa phương, chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI thường trái ngược với các ứng dụng trước đó của chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia khác và nhắm tới sự phân cấp nhiều hơn và có sự tham gia của người dân trong quá trình lập kế hoạch kinh tế. Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI có những yếu tố xã hội dân chủ, nhưng chủ yếu là giống chủ nghĩa xét lại chủ nghĩa Mác.
Nền tảng lịch sử
Sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế chuyển dịch cơ cấu một loạt các khoản vay cho các quốc gia đang phát triển và nợ vào những năm cuối thế kỷ XX, châu Mỹ La tinh đã trải qua một sự gia tăng đáng kể về sự bất bình đẳng. Từ năm 1990 đến năm 1999, hệ số Gini gia tăng ở hầu hết các nước châu Mỹ Latinh. Vật giá gia tăng và lạm phát dẫn đến sự bất mãn. Năm 2000 chỉ có 37% người Mỹ Latin đã hài lòng với các nền dân chủ của họ (20 điểm ít hơn so với châu Âu và 10 điểm ít hơn so với tiểu vùng Sahara châu Phi). Trong bối cảnh này, một làn sóng phong trào chính trị-xã hội cánh tả đòi hỏi cho quyền người thổ dân, cocaleros (người trồng cây coca), quyền lao động, quyền phụ nữ, quyền sử dụng đất, và cải cách giáo dục nổi lên cuối cùng cung cấp động lực cho việc bầu cử các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI dựa trên truyền thống bản địa về quản trị địa phương và các phong trào xã hội chủ nghĩa và cộng sản Mỹ Latinh trước đây, bao gồm những người như Salvador Allende, Fidel Castro, Che Guevara, quân đội Giải phóng Quốc gia Zapatista (ở Chiapas, Mexico), và Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista (ở Nicaragua).
Khái niệm
Cuốn sách đầu tiên có tựa là Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI là của Alexander Buzgalin, một nhà Marxist người Nga vào năm 1995, và được dịch ra tiếng Tây Ban Nha năm 2000. Cuốn sách của Heinz Dieterich, giáo sư người Đức dạy tại đại học Mexico, xuất bản một năm sau đó tại Venezuela nhưng từ ngày 30 tháng 1 năm 2005 phổ biến hơn, một phần là nhờ tổng thống Venezuela, Hugo Chávez, đã đề cập tới tại Diễn đàn Xã hội Thế giới lần thứ 5.
Mô hình của Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI chỉ dựa một phần vào Triết học và lý thuyết kinh tế Mác. Đặc biệt, nền kinh tế tương đương (Economy of Equivalence) là từ một tác giả phi Mác-xít, nhà khoa học Bremen Arno Peters, đã làm nên tên tuổi của ông như là nhà địa lý và sử gia, trước khi ông phát triển lý thuyết về nền kinh tế tương đương (Äquivalenzökonomie).
Và cả các phương pháp cho sự phát triển của nền dân chủ hướng tới một sự tham gia trực tiếp của các công dân thực sự không là tư tưởng Marx, nhưng là một cách tiếp cận lý thuyết dân chủ. Như vậy sự phối hợp các lý thuyết có nguồn gốc khác nhau của Dieterich thành chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI có tính cách chiết trung hơn là theo chủ nghĩa Marx.
Heinz Dieterich nói tới trong cuốn sách của ông "chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" về luận án của Karl Marx, lịch sử của nhân loại là lịch sử của đấu tranh giai cấp. Dieterich phân tích trên tiền đề này, kinh nghiệm hiện tại với chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu mà không còn tồn tại. Cả hai phương pháp không thể giải quyết những vấn đề cấp bách của nhân loại, chẳng hạn như nghèo đói, áp bức, phá hủy các nguồn lực và sự tham gia thực sự của người dân trong việc đưa ra những quyết định trong các nền dân chủ.
Trọng điểm tư tưởng của Dieterich là một yếu tố thiết yếu của lý thuyết tương đương, theo đó sự đóng góp của một người để thu thập và nâng cao sự thịnh vượng trong xã hội không còn được đo theo giá trị trao đổi (= tiền, vốn), mà dựa trên sự cung cấp lao động. Theo đó, một giám đốc hay là chủ sở hữu của một nhà máy chỉ được trả tiền nhiều hơn một trong những anh công nhân, nếu ông đã bỏ ra nhiều thời gian hơn để làm việc. Ở Đức đã có các nhóm trong không gian riêng tư, đang cố gắng để thực hiện điều này.
Ý tưởng cốt lõi thứ hai của Dieterich đề cập đến khả năng được cung cấp bởi Internet cho nền dân chủ: Lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại mỗi người có thể có tất cả các thông tin có sẵn, mà họ cần cho các quyết định chính trị. Không tốn thêm chi phí hoặc trì hoãn, bất cứ loại chính trị quan trọng nào có thể được quyết định với sự tham gia của tất cả các công dân thông qua Internet. Tất cả các lý luận cho tới bây giờ chống lại dân chủ trực tiếp như sự thiếu hiểu biết của người dân, tốn thêm chi phí và chậm trễ bất lợi của các quyết định sẽ trở nên lỗi thời theo Diedrich nhờ có Internet. Do đó theo ông không còn lý lẽ lôgic chống lại dân chủ trực tiếp (Basisdemokratie) hay dân chủ có sự tham gia (Partizipative Demokratie), ngoại trừ vấn đề quyền lực.
Khác biệt với chủ nghĩa xã hội truyền thống
Thay vì theo hệ thống chính quyền chuyên chính vô sản, nên xây dựng một nền dân chủ rộng rãi, nơi mọi người dân đều được tham gia vào các quyết định chính trị.
Theo chủ nghĩa xã hội truyền thống và Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Mác-Lênin, để xóa bỏ sự bóc lột lao động, cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Những người xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" không cho rằng cần phải nhà nước hóa hoàn toàn tư liệu sản xuất, tất nhiên là ngoại trừ những ngành chiến lược, nhưng họ ủng hộ việc dân chủ hóa tất cả các tư liệu sản xuất, hay nói cách khác là việc phân bổ chúng một cách công bằng.
Quan điểm Heinz Dieterich
Heinz Dieterich được xem (không chính thức) là nhà tư tưởng và cố vấn chính trị cho quá trình phát triển Bolivar của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Theo như Dieterich, "chủ nghĩa tư bản công nghiệp" cũng như "chủ nghĩa xã hội hiện thực " trong quá khứ đã không thành công trong việc giải quyết "các vấn đề khẩn cấp của nhân loại như nghèo đói, bóc lột, đàn áp kinh tế, phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và sự thiếu sót một nền dân chủ mà người dân thực sự tham gia. " Cả hai hệ thống đã bị "các điều kiện phát triển khách quan áp đảo tương tự". Dieterich nêu ra trong số những vấn đề, việc cần phải tích lũy vốn, chủ nghĩa Ford (việc sản xuất dây chuyền), thị trường thế giới, cuộc cạnh tranh giữa các hệ thống cũng như "các các cấu trúc nhà nước, xã hội và đảng phái phi dân chủ, thu hẹp mức độ tự do của sự phát triển của cả hai hệ thống chống lại ý chí của nhân vật chính của nó một cách không thương tiếc".
Thời đại hiện nay đứng dưới hai "dấu hiệu lịch sử thế giới": "sự cạn kiệt của các dự án xã hội của giai cấp tư sản và của giai cấp vô sản lịch sử và quá trình chuyển đổi hiện tại của văn minh tư sản đến một xã hội thế giới phi tư bản: Nền dân chủ cơ bản phổ quát". Dieterich đòi hỏi việc thiết lập bốn tổ chức cơ bản của thực tế mới của nền văn minh hậu tư bản:
Nền kinh tế tương đương phi thị trường, dựa theo Học thuyết giá trị lao động của Marx, được xác định bởi những người trực tiếp tạo ra giá trị, thay vì nguyên tắc thị trường, kinh tế;
Dân chủ của đa số, trong đó người dân quyết định các vấn đề xã hội cần thiết;
Chính quyền dân chủ cơ sở là đại diện của các lợi ích chung nhưng vẫn bảo vệ các nhóm thiểu số và
Công dân với trách nhiệm tự xác định sự hợp lý-đạo đức-thẩm mỹ.
Vì xã hội hiện thời phải được thay thế bởi một hệ thống trái ngược, chương trình của Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI cần thiết phải có tính cách cách mạng."
Tuy nhiên khái niệm về nền kinh tế tương đương đã bị Marx chỉ trích trong "Phê phán kinh tế chính trị" cho đó là một sự hiểu lầm. Ông cho là, giá trị vật chất không thể làm cơ sở của một hệ thống kinh tế, bởi vì nó không thể đo lường được.
Venezuela
Tại Venezuela, Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của tổng thống Chavez lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Bolivar, tư tưởng nhân đạo Thiên chúa giáo làm nền tảng tư tưởng. Về kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước và kinh tế Hợp tác xã giữ vai trò chủ đạo; thực hiện quốc hữu hoá nền kinh tế quốc dân. Về xã hội, thực hiện phân phối công bằng của cải xã hội; giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hoá giàu nghèo. Về đối ngoại, thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; lấy hợp tác thay thế cạnh tranh; đấu tranh cho một thế giới đa cực và dân chủ.
Xem thêm
Chủ nghĩa Bolivar
Tham khảo
Đọc thêm
Báez, Michelle and David Cortez. "Buen Vivir, Sumak Kawsay" (2012). University Bielefeld - Center for InterAmerican Studies.
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội dân chủ
Khẩu hiệu chính trị
Xã hội Venezuela
Chính trị Venezuela | wiki |
Vào ngày 13 tháng 3 năm 2016, lúc 18:35 (EET), một vụ đánh bom xảy ra tại Kızılay, Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. 34 người đã thiệt mạng và 125 người bị thương, 19 bị thương nặng. Một chiếc xe chất chất nổ được sử dụng cho các cuộc tấn công, nhắm vào mục tiêu các xe buýt chở dân thường. Vụ đánh bom diễn ra ở đại lộ Ataturk, gần Güvenpark, tại một điểm mà nhiều điểm dừng xe buýt được bố trí, và nhiều tòa nhà và xe hơi bị hư hại. Theo báo cáo ban đầu, một xe buýt bị đốt cháy hoàn toàn, cùng với hàng chục chiếc xe . Khu vực này sau đó đã được sơ tán để đề phòng bị khả năng tấn công khác nữa.
Thủ phạm
Theo một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ được trích dẫn bởi Reuters, một trong những thủ phạm của vụ tấn công là một thành viên PKK, sinh năm 1992 ở Kars. Cô được cho là đã tham gia tổ chức này vào năm 2013. Tờ báo Sözcü tường thuật rằng thủ phạm "gần như chắc chắn" là Seher Çağla Demir, một thành viên PKK đang theo học tại Đại học Balıkesir. Demir đã bị xét xử, cùng với bốn người bạn khác, tuyên truyền cho PKK. The Guardian nhận xét, nếu PKK tuyên bố chịu trách nhiệm cho vụ tấn công, vụ này sẽ đại diện cho một sự thay đổi chiến thuật chính , bởi vì cho đến giờ PKK đã chỉ trực tiếp tấn công các lực lượng an ninh và tuyên bố rằng nó không nhằm vào thường dân.
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc xe được sử dụng là một kiểu xe BMW năm 1995 đã bị đánh cắp ở Viranşehir vào ngày 10 tháng 1 và đưa đến Diyarbakır trong ngày đó. Theo tường thuật, nó đã được gắn một biển số Istanbul và được sở hữu bởi một người phụ nữ lớn tuổi. Vào ngày 26 tháng Hai, xe đã được đưa đến Ankara.
Tổ chức quá khích Kurden Teyrêbazên Azadîya Kurdistan (TAK) đã tuyên bố chịu trách nhiệm cho vụ này, cho là để trả đũa cho những hành động quân đội Thổ chống lại người Kurden tại miền đông nam Thổ. TAK là một nhóm đã tách ra khỏi tổ chức PKK..
Trả đũa
Sau cuộc tấn công, 9 chiếc phản lực F-16 và 4 chiếc F-4 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các cuộc không kích vào 18 mục tiêu, bao gồm các kho đạn dược và lều trại tại dãy núi Qandil (căn cứ của giới lãnh đạo PKK) và Gara. 36 người bị tình nghi là thành viên của PKK hay KCK đã bị bắt trong 45 cuộc khám xét ở vùng Adana.
Phản ứng
Sau vụ tấn công, người ta cho rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt các hạn chế với truyền thông: Các nhà báo cho biết một số phương tiện truyền thông phát sóng là đối tượng của một lệnh cấm đăng tải các khía cạnh của cuộc tấn công, và cơ quan phát thanh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ RTÜK ban hành một lệnh cấm đưa tin các khía cạnh của vụ nổ. Các nhà phân tích cũng cho biết rằng việc truy cập đến các trang web mạng xã hội như Facebook và Twitter là "cực kỳ chậm hoặc bị chặn sau vụ nổ" do các phương tiện truyền thông xã hội ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị người ta cho là đã bị chặn với sự biện minh rằng chúng có chứa các hình ảnh đồ họa của các vụ nổ.
: Bộ Ngoại giao cho biết: "Canada kinh hoàng trước cuộc tấn công vô tri mới đây tại Ankara. Chúng tôi chia buồn những người bạn và đồng minh của chúng tôi, Thổ Nhĩ Kỳ."
: Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao đã lên án vụ đánh bom ở Ankara, nói rằng đất nước này "ủng hộ những người Thổ Nhĩ Kỳ ở thời điểm quan trọng này", tuyên bố tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của "cộng đồng quốc tế phải kề vai sát cánh để đối đầu với các hiện tượng của chủ nghĩa khủng bố và nhổ bỏ nó đi".
: Đại diện cấp cao Ngoại giao Federica Mogherini và Ủy viên Chính sách Láng giềng và Mở rộng châu Âu Johannes Hahn cảm thông với nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ trong một tuyên bố chung và tái khẳng định cam kết của Liên minh trong việc tăng cường các nỗ lực quốc tế chống lại chủ nghĩa khủng bố.
: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên án các vụ tấn công và nói rằng ông chia buồn với các gia đình của các nạn nhân và chúc những người bị thương hồi phục nhanh chóng.
: Trong một tuyên bố của phát ngôn viên Dmitry Peskov, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án vụ tấn công và gửi lời chia buồn tới người dân Thổ Nhĩ Kỳ.
: Ban hành một tuyên bố lên án các vụ đánh bom.
: Tổng thống Petro Poroshenko nói rằng ông "bị sốc với một cuộc tấn công khủng khiếp ở Ankara", và "Sự khủng bố không thể được biện minh, cần phải bị lên án, Ukraina đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ và người dân nước này".
: Thủ tướng Anh David Cameron đã cho rằng "Tôi chia buồn với tất cả những người bị ảnh hưởng", nói rằng ông "sửng sốt" bởi vụ đánh bom.
: Nhà Trắng phát hành một tuyên bố lên án vụ tấn công khủng bố. Tuyên bố nói: "Chúng tôi chia buồn cầu nguyện cho những người thiệt mạng và bị thương cũng như những người thân của họ. Hành động khủng bố này chỉ là đợt gần gần đây nhất của nhiều cuộc tấn công khủng bố gây ra đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ ". Và: "Hoa Kỳ kề vai sát cánh cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh NATO và đối tác quan trọng, như chúng ta đương đầu với tai họa của chủ nghĩa khủng bố."
Chú thích
Ankara
Vụ khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016
Giết người hàng loạt năm 2016 | wiki |
Dracon (; , Drakōn) (? - ?) là nhà lập pháp Hy Lạp cổ đại đầu tiên của thành bang Athena, sống vào thế kỷ thứ 7 TCN. Ông là người đã thay thế toàn bộ hệ thống luật pháp truyền miệng lâu đời bằng một thứ luật pháp thành văn cực kỳ hà khắc được một quan tòa duy nhất thực thi. Từ những việc Dracon làm, sau này tiếng Anh có thêm từ "draconian" để chỉ sự tàn bạo được sử dụng nhằm mô tả những đạo luật hà khắc.
Tiểu sử
Trong suốt kỳ Thế vận hội Hy Lạp cổ đại lần thứ 39, vào năm 621 TCN, nhà lập pháp Dracon đã cho ban hành một bộ luật hợp pháp thành văn đầu tiên tại thành bang Athena. Những nguồn tài liệu cổ xưa lẫn hiện nay đều không biết rõ chi tiết về cuộc đời của ông. Có giả thuyết nêu rằng ông thuộc về giới quý tộc Hy Lạp ở deme (thành phố nhỏ ở Attica vào thời Hy Lạp cổ đại) với tên gọi là Eupatridae. Bộ thư tịch cổ Suda có ghi chép về ông vào thế kỷ 10, trước thời đại của Bảy nhà hiền triết Hy Lạp. Nó cũng có liên quan đến câu chuyện dân gian về cái chết của ông tại nhà hát Aegina. Trong buổi phê chuẩn chính thức một buổi biểu diễn theo truyền thống Hy Lạp cổ đại, những người ủng hộ ông đã "ném khá nhiều mũ, áo và áo choàng trên đầu Dracon khiến ông ta chết ngạt, và được chôn cất tại đó cùng một nhà hát". Aristotle còn ghi rõ Dracon đã trình bộ luật hợp pháp mới này trước các quan chấp chính của Aristaechmus (Ἀρισταίχμος) vào năm 621 TCN.
Đạo luật hà khắc
Bộ luật (θεσμοί - thesmi) mà ông ban hành chính là bộ luật thành văn đầu tiên của Athena. Vì không có ai biết rõ sự tồn tài của bộ luật mới này, nên chúng được dán lên một cái bảng gỗ (άξονες - axones), tự xoay quanh trục để mọi người có thể đọc được bất kỳ mặt nào, chúng được lưu giữ suốt khoảng hơn hai thế kỷ, trên một tấm bia đá hình chóp (κύρβεις - kirvis).
Hiến pháp này có vài điểm mới như sau:
Thay thế cho luật pháp bằng miệng được biết đến với việc tự ý áp dụng và giải thích tất cả các đạo luật được viết ra do đó làm cho mọi công dân biết đọc biết viết có thể kháng cáo những bất công của họ lên Areopagus (Hội đồng Hy Lạp).
[...] Đạo luật do Dracon ban hành, khi những quy tắc của nó được soạn thảo. (Aristotle: Hiến pháp Athena, Phần 5, Tiết 41)
Luật còn phân biệt giữa tội giết người và vô ý giết người.
Tuy nhiên bộ luật này đặc biệt cực kỳ khắc nghiệt. Ví dụ như con nợ nào có địa vị thấp hơn so với chủ nợ thì bị buộc làm nô lệ, hình phạt tỏ ra khoan dung hơn đối với những khoản nợ của một thành viên thuộc tầng lớp thấp hơn. Ngoài ra nó còn dành án tử hình cho cả những tội nhỏ nhất tới mức người ta nói rằng luật pháp của Dracon được viết bằng máu chứ không phải mực. Liên quan đến việc tự do sử dụng án tử hình trong luật pháp của Dracon, Plutarchus ghi lại rằng:
Khi có người hỏi vì sao lại ban hành những đạo luật hà khắc như vậy, Dracon trả lời: Chúng ta cần án tử hình để ngăn chặn những tội ác nhỏ, còn những tội lớn hơn thì ta chưa nghĩ ra hình phạt nào nặng hơn thế..
Về sau nhà lập pháp Solon đã cho hủy bỏ luật pháp của Dracon, chỉ giữ nguyên án tử hình đối với tội giết người.
Tham khảo
Đọc thêm
Carawan, Edwin. Rhetoric and the Law of Draco. New York: Oxford University Press, 1998.
Gagarin, Michael. Drakon and Early Athenian Homicide Law. New Haven: Yale University Press, 1981.
Gagarin, Michael and David Cohen., eds. The Cambridge Companion to Ancient Greek Law. Cambridge: Cambridge University Press, 2005.
Maine, Sir Henry Sumner. Ancient Law. Boston: Beacon Press, 1963.
Phillips, David. Avengers of Blood: Homicide in Athenian Law and Custom from Draco to Demosthenes. Stuttgart: Steiner, 2008.
Stroud, Ronald S. Drakon's Law on Homicide. Berkeley: University of California Press, 1968.
Liên kết ngoài
Thông tin về Dracon
Người Athena cổ đại
Nhà lập pháp
Pháp luật Hy Lạp cổ đại
Nhân vật Hy Lạp thế kỷ thứ 7 trước công nguyên
Chính quyền Athena cổ đại
Athena cổ đại
Năm mất không rõ
Năm sinh không rõ | wiki |
Park Neung-hoo (Hangul: 박능후; Hanja: 朴淩厚; Hán-Việt: Phác Lăng Hậu, sinh ngày 24 tháng 6 năm 1956) là một học giả phúc lợi xã hội Hàn Quốc hiện đang giữ chức Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi kể từ khi được Tổng thống Moon Jae-in in bổ nhiệm vào tháng 7 năm 2017. Ông trước đây là giáo sư của Bộ Phúc lợi Xã hội tại Đại học Kyonggi. Park đang dẫn đầu các nỗ lực chống lại sự lây lan của COVID-19 tại Hàn Quốc.
Tiểu sử
Park chào đời tại huyện Haman, tỉnh Gyeongsang Nam, Hàn Quốc vào năm 1956. Ông tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul bằng Cử nhân Kinh tế và Thạc sĩ về khoa học chính trị. Năm 1998, ông lấy bằng Tiến sĩ về phúc lợi xã hội từ Đại học California, Berkeley. Park đã nghiên cứu vấn đề nghèo đói và phúc lợi xã hội trong hơn ba thập kỷ ở học viện. Nhờ sự bổ nhiệm này, Tổng thống Moon đã hoàn thành việc thành lập nội các đầu tiên của mình vào năm 2017. Tính đến năm 2020, ông đang lãnh đạo một trong ba bộ mà người đứng đầu không thay đổi kể từ khi nhiệm kỳ tổng thống của Moon bắt đầu, cùng với Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Kim Hyun-mee và Bộ trưởng Ngoại giao Kang Kyung-wha.
Tranh cãi
Ngày 2 tháng 12 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Park đã đưa ra những nhận xét gây tranh cãi về một vụ lạm dụng tình dục trẻ em trong đó một bé gái năm tuổi bị một bé trai năm tuổi khác lạm dụng tình dục. Park nói rằng đó là “hành vi tự nhiên qua các giai đoạn phát triển”, xuất hiện bên cạnh hung thủ, gây ra sự phản đối công khai. Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc đã xin lỗi nạn nhân, gia đình cô bé và những người khác bị tổn thương bởi những lời phát biểu của Park, thay mặt cho bộ trưởng.
Ngày 26 tháng 2 năm 2020, những lời phát biểu của Park Neung-hoo gây ra tranh cãi khi ông đổ lỗi cho công dân Hàn Quốc vì đã phát tán COVID-19, nói rằng “nguyên nhân lớn nhất là người Hàn Quốc chúng ta rời khỏi Trung Quốc”. Park cũng tuyên bố rằng Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm Hàn Quốc đã không đề xuất lệnh cấm nhập cảnh vào các quốc gia bị nhiễm bệnh, điều này là không chính xác. Các nhà lập pháp đối lập cho rằng Tổng thống Moon Jae-in nên sa thải Park.
Tham khảo
Sinh năm 1956
Người Haman
Chính trị gia Hàn Quốc
Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc
Cựu sinh viên Đại học Quốc gia Seoul
Nhân vật còn sống
Chính khách Hàn Quốc | wiki |
Hạt Cát
Vầng Trăng Lặng Lẽ
Dòng sông đi qua xóm làng heo hút. Những bến bờ hiu quạnh, lác đác những bụi lau thưa. Ðêm trăng sáng, nước chấp chới ánh trăng, cả một vùng sông màu trắng bạc, thấy mênh mang một nỗi buồn. Bầu trời đêm thăm thẳm, cô độc một vầng trăng. Cả những đốm sao nhấp nháy thường nhật cũng lặng trốn mất rồi. Chẳng hiểu sao cứ mỗi lần ngắm vầng trăng mười sáu ấy, tôi lại hay nghĩ ngợi về sự cô đơn của con người. Trăng đẹp quá mà sao lặng lẽ quá! Trăng vung vãi khắp nơi ánh sáng của mình, rồi trăng sẽ lại ra đi mất hút ở chân trời. Tôi thẫn thờ đi dọc triền sông, trên những bờ cỏ đẩm ướt. Tôi cũng chẳng biết là nước sông hay ánh trăng đã làm cỏ ướt, chỉ thấy những giọt lóng lánh vỡ tan dưới gót chân mình, thấm lạnh. Ðầu kia, dưới tán một cây sung, là cái chòi tranh đơn độc của “Bà Tiên”. Người đà bà sống dưới căn chòi ấy cũng lặng lẽ và cuốn hút như vầng trăng vậy. Có lẽ bà đã già lắm rồi, mái tóc đã bạc trắng và vầng trán đã nhiều nếp nhăn. Không ai biết tên của bà, chỉ bằng vào cái dáng đi thanh thoát nhẹ nhàng của bà, cái tính tình hiền dịu dễ mến của bà, người ta đã gọi bà là “Bà Tiên”, chẳng biết tự bao giờ. Những đêm trăng, tôi thích đến chỗ bà trò chuyện, nuôi lớn ước mơ của mình bằng những câu chuyện cổ tích. Bà sống lặng lẽ, ít tiếp xúc với mọi người, nhưng đặc biệt rất thích những đứa học trò. Ðối với bọn trẻ chúng tôi, bà kể chuyện say sưa. Giọng kể của bà thật hấp dẫn, lôi cuốn đến nỗi có nhiều câu chuyện tôi nghe đã thuộc làu mà vẫn cứ mê mẫn. Một đôi khi cao hứng bà còn nhắc về những kỷ niệm đẹp đẽ của một thời tuổi trẻ của bà. Những lúc ấy, khuôn mặt bà sáng lên, thấm đẫm ánh trăng, tưởng như vầng trăng đã rơi xuống mắt bà lóng lánh. Tôi cứ mường tượng như ngày xưa, bà đã từng là một cô giáo, không chỉ bởi tầm hiểu biết rất rộng của bà, mà ở cả phong thái của bà nữa. Ðến gần cái chòi tranh của “Bà Tiên”, tôi hơi ngạc nhiên vì sao hôm nay nó im vắng thế? Chỉ có chút ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu lọt qua khe cửa. Có lẽ “Bà Tiên” hôm nay bị mệt, không ra ngắm trăng như mọi bữa. Tự nhiên tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng như vừa mất đi cái gì mà mình cũng không rõ. Mà nào có phải riêng tôi, những cành lá sung cũng rũ xuống, lặng buồn, chấp chới một màu trắng ảm đạm. Chẳng hiểu sao khung cảnh nơi đây cứ mang mãi một nét buồn man mát bâng khuâng. Có bàn tay ai đó đặt nhẹ lên vai tôi. Tôi quay lại, giật mình thảng thốt. Một người đàng ông trung niên đứng sau lưng tôi tự bao giờ. Tôi đã định la lên, nhưng nụ cười hiền lành của ông ta như đã xóa tan sự ngỡ vực trong tôi. Tôi ấp úng: - Ông là... Ông ấy cười xòa: - Là người chứ không phải là ma đâu! Rồi ông vỗ nhẹ lên vai tôi thật thân mật. - Hôm nay, bà bị mệt. Hãy để bà nghỉ. Chú cháu mình ra bờ sông nói chuyện. Tôi riu ríu bước theo ông. Người đàn ông này chắc là có liên quan rất mật thiết với “Bà Tiên”. Có lẽ hôm nay, mình được biết thêm đôi điều về bà. Chúng tôi ngồi xuống ở bờ cỏ sát mép nước. Ðêm thật yên tĩnh. Gió từ mặt sông đưa lên mát rượi, ngai ngái một mùi hương cỏ dại. Tôi nhìn vầng trăng trôi nổi trên sông với một cảm xúc bồng bềnh khó tả. Giọng người đàn ông trầm ấm bến tai: - Chắc em ngạc nhiên lắm khi biết tôi là học trò cũ của cô giáo? Cô muốn giấu kín tung tích của mình, điều ấy cũng có lý do. Nhưng hẳn mọi người cũng phần nào nhận ra khi gọi cô là “Bà Tiên”. - Vâng, bà ấy thật hiền dịu, dễ mến... Dường như vầng trăng đang trôi trên dòng sông ký ức. Ðêm nay tôi được nghe câu chuyện của một người học trò về cô giáo của mình. oOo... Hồi ấy, chú đang học năm cuối bậc trung học. Tuổi trẻ bồng bột cộng bới sự ỷ lại vào một gia cảnh sung túc đã biến chú thành một đứa học trò ngổ ngáo, ương ngạnh. Hầu như chú chẳng để tâm mấy đến việc học hành mà chỉ lo nghĩ đến những trò vui chơi nghịch phá. Năm ấy cô Tâm mới ra trường, còn rất trẻ. Buổi đầu tiên cô đến lớp, nhìn nét mặt còn rất ngượng ngùng e ấp với giọng nói hãy còn run run của cô, chú nghĩ ngay đến những trò đùa tai quái với bà cô còn “mới toanh” này. Chú ngước nhìn cô với một thái độ khinh khỉnh, mỗi lần cô liếc về phía chú. “Tôi mới bắt đầu sự nghiệp dạy học của mình. Chắc rằng sẽ có nhiều thiếu sót và vấp váp trong cách diễn đạt, mong các em thông cảm. Tôi sẽ cố gắng khắc phục dần”. Ðó là những lời chân tình của cô trong tiết học đầu tiên, nhưng lúc ấy, chú nào đâu có để ý tới. Chú chỉ chờ những lúc cô lúng túng, nhầm lẫn để phá lên cười. Những đứa bạn trong đám “quậy phá” của chú cũng lập tức hưởng ứng theo. Cô thoáng đỏ mặt nhưng cố gắng lấy lại bình tĩnh để tiếp tục giảng bài. Có lần cả lớp còn nhao nhao không dứt về một sơ sót nhỏ của cô, mặc cho cô cứ gõ mãi cây thước lên bàn và nói như van xin: “Các em yên lặng giùm cô. Có điều gì các em hãy đứng lên phát biểu từng người”. Chẳng ai chịu nghe cô cả. Chán nản, cô buông phấn, bỏ lớp về văn phòng. Chúng tôi sung sướng thu dọn sách vở ra về, không hề biết rằng, nơi một góc văn phòng trường, cô đang ngồi thẫn thờ với những giọt nước mắt lăn dài trên má. Biết gia cảnh cô rất nghèo, đi dạy với một chiếc xe đạp cọc cạch cũ kỹ, chú còn nghĩ ra những trò đùa táo tợn hơn. Một lần, chú lén xả xẹp lốp xe của cô. Vậy là giữa trưa đứng bóng cô phải dắt chiếc xe đạp cà tàng của mình đi bộ cả đoạn đường dài. Chú còn cố ý lái chiếc Honda 67 còn láng bóng của mình lượn qua lượn lại trước mặt cô để chọc tức. Chỉ thấy cô nhìn theo và khe khẽ lắc đầu. Lại có lần chú lén bỏ vào xách cô cả một ổ chuột con còn đỏ hỏn. Khi giở xách lấy giáo án, cô chỉ kịp hét lên một tiếng rồi ngất xỉu luôn. Trong lúc cả lớp chộn rộn đưa cô đi cấp cứu thì chú thản nhiên đứng nhìn, cảm thấy thích thú với trò nghịch của mình. Sau lần ấy nhà trường yêu cầu cô truy tìm thủ phạm để đưa ra Hội đồng kỷ luật. Cô đã nhìn chú rất lâu với ánh mắt dò xét, nghi ngờ. Nhưng rồi cô đã bỏ qua luôn, không nhắc nhở gì đến chuyện ấy nữa. Vậy mà chú chẳng hề hối hận. Trái lại, chú cho rằng cô ngấm ngần “trả thù” mình khi cô cứ thường xuyên kiểm tra bài vở của chú. Những lần ấy, cô vẫn nhìn chú với ánh mắt đầm ấm chân tình: “Em quên năm nay là năm thi sao? Em không hề nghĩ đến tương lai của mình à?” Trời ơi, cô đúng là còn quá non trẻ, cô đâu biết rằng ba má chú có đủ tiền tài và thế lực để lo cho chú một chỗ đứng ngon lành. Sự ỷ lại đã làm chú trở nên hợm hĩnh như vậy. Khi cô hỏi chú: “Sao chẳng bao giờ em chịu học bài?” Chú đã khinh khỉnh trả lời: “Em chẳng cần phải học làm gì cho mệt!” Cô buồn buồn nhìn chú lắc đầu: “Kiến thức bao giờ cũng cần em ạ. Dù sau này có làm gì em cũng sẽ cảm thấy lúng túng vì thiếu hiểu biết”. Mặc cho cô kiên nhẫn khuyên nhủ, thuyết phục bằng cả một tấm lòng nhân hậu, chú vẫn phớt lờ. Ðiều tất yếu phải đến là cuối năm học chú không đủ điểm để được xét thi tốt nghiệp. Trong khi ba chú lo chạy chọt nâng điểm chú thì cô lại dứt khoát không đồng ý. Cô bảo: “Ở lại học thêm một năm đối với em cũng không muộn màng gì. Còn để cho em vào đời với những lỗ hổng kiến thức như thế lại càng nguy hiểm hơn”. Lúc ấy chú hận cô ghê lắm. Chú cho rằng cô quá cao ngạo và nhỏ nhen. Chú rắp tâm “sẽ cho cô biết tay”. Vậy là chú xúi ba chú dùng ảnh hưởng của mình làm áp lực đổi cô đi xa. Ba chú đang lúc bị chạm tự ái vì lần đầu tiên có người không chịu nghe theo lời ông, lại quá nuông chìu con cái, đã làm mọi cách “tống cô đi cho khuất mắt” theo lời của chú. Cuối cùng thì chú cũng đạt được mục đích của mình: Cô đã phải chuyển đến dạy ở một trường xa lắc xa lơ ở tận một miền quê heo hút. Lẽ ra chú đã hoàn toàn thỏa mãn với thành công của mình, nếu không có bức thơ cô để lại sau đó: “... Cô biết rằng em vẫn còn rất ghét cô. Cũng bởi vì cô đã quá quan tâm đến em, mong em tiến bộ. Cô lấy làm tiếc cho em vì cô biết em rất thông minh và năng nổ, nhưng lại quá ỷ lại và thiếu suy nghĩ. Dù đi xa, nhưng cô vẫn hằng ước mong em sẽ có lúc hồi tâm và biết tìm ra con đường đi đúng đắn nhất của mình. Ðược như vậy cô sẽ rất mừng...” Chú đọc bức thư mà lòng chợt xao động. Có cái gì đó như niềm ân hận đang trỗi dậy từ trong tiềm thức. Vậy ra mình đã hiểu lầm... oOoNgười đàn ông ném một hòn sỏi xuống dòng sông. Ánh trăng tỏa ra trên mặt nước, vỡ tan thành từng mảnh nhỏ. - Vậy đó. Cô đi mà chẳng mang theo một chút bất mãn hay chán nản. Nhiều năm sau chú được nghe cô là một giáo viên dạy giỏi nổi tiếng và rất nhân hậu ở cái ngôi trường hẻo lánh ấy. Còn chú, từ nỗi niềm ân hận đã vượt qua được bậc học phổ thông và những năm đại học để có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Chú mong có ngày sẽ tìm đến thăm cô để xin lỗi cô và khoe với cô những thành quả của mình ... - Nhưng rồi sao cô lại về sống âm thầm ở đây? - Ừ, cô lại tiếp tục đi từ ngôi trường này đến ngôi trường khác để gieo tấm lòng nhân hậu của mình. Rồi khi không còn đủ sức nữa, cô đã lui về trong âm thầm lặng lẽ... Tôi chợt nhìn lên vầng trăng, buột miệng: - Như vầng trăng vậy... - Phải, như một vầng trăng... Tôi nhìn ánh trăng bàng bạc khắp nơi, lòng dậy lên một niềm cảm xúc bâng khuâng. Vần trăng đang trôi... Hôm nay có một người học trò cũ về thăm cô. Còn bao nhiêu người học trò nữa mà cô hết lòng thương yêu, dạy dỗ, có bao giờ nhớ đến cô không? Vầng trăng vẫn đang trôi... xa dần... xa dần, trong lặng lẽ, cô đơn... Hạt Cát
Mục lục
Vầng Trăng Lặng Lẽ
Vầng Trăng Lặng Lẽ
Hạt CátChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Thời áo trắngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003 | vanhoc |
Động vật ăn đất (Geophagia) hay còn gọi là động vật ăn sỏi là hành vi ăn uống của động vật trong đó chúng có biểu hiện việc tiêu thụ các loại đất, đá hay sỏi. Hành vi này được lý giải trong giới động vật là một dạng động vật tự chữa bệnh, cũng như góp phần hỗ trợ cho dạ dày co bóp thức ăn ở một số loài điểu cầm, chẳng hạn như gà. Đất sét từng được phát hiện có khả năng hấp thu vi khuẩn và làm dịu chứng tiêu chảy ở heo vòi, voi rừng và khỉ đột sống trên núi.
Biểu hiện
Một số loại thực phẩm loài vẹt đuôi dài ăn trong tự nhiên có chứa chất độc hại mà chúng có thể tiêu hóa. Người ta cho rằng vẹt đuôi dài ở lưu vực sông Amazon ăn đất sét từ bờ sông, để trung hòa các chất độc này. Trong hàng trăm con vẹt đuôi dài và vẹt khác ở phía tây Amazon xuống đến bờ sông tiếp xúc với tiêu thụ đất sét hầu như hàng ngày ngoại trừ những ngày mưa.
Những con gà khi lớn chúng thường có thỏi quen mổ và ăn một số hạt sỏi vào trong mề gà, điều này giúp chúng hỗ trợ trong việc tiêu hóa, các hạt sỏi sẽ giúp mề gà có thể nghiền nát các loại thức ăn cứng, đặc biệt như các dạng hạt.
Những con vẹt đuôi dài đỏ và xanh ăn cao lanh (đất sét trắng để làm đồ gốm, sứ) để giải quyết những vấn đề tiêu hóa. Hành động này được coi là một chiến lược "khử độc". Chế độ ăn của vẹt đuôi dài vùng Amazon chủ yếu gồm các hạt, nên chúng có thể ngốn ngấu cả các quả nhỏ hoặc những thứ độc hại khác giống hạt, nhiều con vẹt đuôi dài liếm đất sét dưới đáy sông để có được các khoáng chất khử độc và chống lại các hợp chất tannin cũng như alkaloid vị đắng, tồn tại trong nhiều loại hạt này.
Tham khảo
Động vật
Nhân học văn hóa
Hành vi ăn uống
Tập tính học | wiki |
Frédéric Auguste Bartholdi (2 tháng 8 năm 1834, Colmar, Haut-Rhin - 4 tháng 10 năm 1904) là một nhà điêu khắc người Pháp nổi tiếng với việc thiết kế Tượng Nữ thần Tự do.
Những công trình nội bật khác của Bartholdi gồm một loạt các bức tượng ở Clermont-Ferrand tại Paris và ở những nơi khác. Tác phẩm bao gồm:
1852: Francesca da Rimini;
1863: Đài tưởng niệm Martin Schongauer;
1870: LeVigneron;
1876 (thạch cao, phiên bản năm 1874): Frieze và bốn thiên thần thổi trompet trên tháp của nhà thờ Brattle Square, Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ;
1876 (thực hiện năm 1872, đúc năm 1873 [2]): tượng Marquis de Lafayette, tại Quảng trường Union, Thành phố New York, Hoa Kỳ;
1878: Đài phun nước Bartholdi ở công viên Bartholdi, Vườn Botanic Hoa Kỳ, Washington, DC, Hoa Kỳ;
1880: The Lion of Belfort, tại Belfort, Pháp, một bức tượng sư tử khổng lồ được khắc vào một cạnh của núi, miêu tả sự chống cự quyết liệt của quân đội Pháp trong cuộc vây hãm Belfort của quân đội Phổ và các bang miền Nam Đức vào cuối chiến tranh Pháp-Phổ. Bartholdi là một sĩ quan trong thời kì này, cùng với Giuseppe Garibaldi.
1889: Switzerland Succoring Strasbourg, tại Basel, Thụy Sĩ, là một món quà từ thành phố Strasbourg của Pháp để tri ân sự giúp đỡ của Thụy Sĩ dành cho Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ.
1892: Fontaine Bartholdi, tại Place des Terreaux, Lyon, Pháp.
1895: tượng đài Lafayette và Washington tại Place des États-Unis, Paris, và một bản sao tương tự ở công viên Morningside, Thành phố New York, Hoa Kỳ.
1903: tượng Vercingetorix cưỡi ngựa tại Clermont-Ferrand.
Xem thêm
Tượng Nữ thần Tự do
Tham khảo
Ghi chú
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Tiểu sử
Đài phun nước Bartholdi và công viên Bartholdi - Washington, DC
Bảo tàng Bartholdi
Sinh năm 1834
Mất năm 1904
Tượng Nữ thần Tự do
Chết vì bệnh lao
Người Pháp gốc Ý | wiki |
Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
Hướng dẫn
Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
Bài làm
Thế Lữ (1907-1989), bút hiệu này là lấy từ tên thật Thứ Lễ nói trại lại, ẩn ý chỉ là “Quán trọ thế nhân”. Ông viết bài thơ theo cảm xúc về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Tường Tam, …thật mãnh liệt to lớn đầy hoài bão, nhưng không bắt nắm đượccơ hội hay thời cơ, để rồi trở thành con hổ bị nhốt vào chuồng thú “làm trò lạ mắt, thứđồ chơi.”
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Thái độ của con hổ bị giam là một sự tha hóa lãng mạn cho chính nó, khi bốnbức tường vây nhục nhã, không thoát, chỉ còn một chỗ nương ẩn là nhớ về một thuở“hồng hoang”, nơi đó ẩn hiện vóc dáng “hùm thiêng” cái thời mà:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng…/ nhưng: …Giữa chốn thảo hoa,không tên không tuổi”, sao mà cô đơn lạnh lùng, khi mà quyền uy đạt đến điểm caonhất, Thì chính nó trở thành “Đỉnh gió hú”, chỉ còn lại mình ta “không tên khôngtuổi”, đã làm cho vạn vật bị tan biến…Thì chính lúc ta quay về với chốn trơ vơ cùng tận.Cùng thời, Xuân Diệu cũng có những vần thơ lưu đậm dấu vết như trong bàithơ “Hi Mã Lạp Sơn”, chỉ ra cái bi kịch, khi tưởng mình trên đỉnh cao, thì chính là lúcta “rơi ngoài”, hiện tượng này ai trải qua đều thấy:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
…
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!
Cái thi vị ẩn dụ nằm trong “thơ mới” là để chỉ ra cái tính bó rọ của “thơ cổ”,như đời người của một thời đoạn trong đó sự tác động tính người chỉ là sự “có đến thìphải có đi”, cố níu kéo thì nó bị vây hãm như con hổ kia, rồi sẽ bị nhận chìm…, quantrọng ở đó nếu không biết nắm bắt sẽ không tồn tại, như thơ mới/thơ cũ tranh luận…,của nền thi ca Việt trước 1945, có những cằn cựa làm nền cho sáng tạo tiến bộ quanhững thời kỳ hạn định, mà con người tác động như một lữ khách trong cuộc hànhtrình trường kỳ “không thủy không chung!?” nhưng nối liền, trong một tiến trình phóng tới, không có thắng bại mà sự kế thừa của giai đoạn dồn nén năng lực của cái trước đẩy ùa cho cái sau:
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Sự biến động liên hồi của thế quang, con hổ của Thế Lữ nhớ lại giang sơn xưa như một hoài niệm và đâu đây vang vọng của “một thời vang bóng” đã phủ trùm màn đêm “ Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu” rồi đây theo luật tuần hoàn di dịch cũng phải đi qua!….Dùng một con vật hoang dã để nói về cuộc đời của con người là điều không hềdễ dàng gì. Trong cái bối cảnh xã hội đầy biến đổi, chỉ có những nghệ sĩ là có nhữngcảm nhận tinh tế bậc nhất, mà chúng được thể hiện đầy đủ trong thơ văn, ca từ. ThếLữ đã tạo một cảm giác bất ngờ, khi đọc lên những vần thơ “Nhớ Rừng”, mà trong đó,chú cọp ngông nghênh đang bị nhốt …Rõ ràng là lời của một chú hổ được nhân hóa kể lại:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Trong cổ chú có một “cục” – rất to lớn – cục tức trong họng. Cái cục tức đó trấnáp cả cái tâm của chú hổ. Để rồi chú nằm dài, chẳng biết làm việc gì để “nhìn thờigian trôi”. Một kẻ tù đày lại còn tâm trạng để “khinh rẻ” lũ người “ngạo mạn”? Chúhổ cảm thấy mình rất vĩ đại, không bao giờ chịu ngang hàng với “bọn gấu, bọn báo”trong khi bị tù hãm. Trong thế giới con người, chúng đều là những loài vật rừng,không hề có sự so sánh khác biệt đến thế. Nhưng ta không biết được, từ sâu thẳmlòng, chúng đã biết mình là một phần không thể không có của vũ trụ.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Chú nhớ, nhớ đến tất cả những gì chú thống trị, là cả một giang sơn rộng lớn.Tất cả đều là những biểu tượng của một vị chú tể muôn loài. Tù đày, biết làm chi đây? Lúc trước tự do, ta đây có thể làm tất cả những điều mình thích, bất kì kẻ nào cũngphải phục tùng. Một chút tinh tế pha vào lời văn: “uống trăng tan”. Quả thực, ảnh trăng vàng chiếu bóng xuống nước, đến nỗi chú hổ “lỡ” uống vào. Không hiểu đó làsự chinh phục to tát, hay là sự ngây ngô của chú hổ chúa tể? Một lời than ai oán, “thời oanh liệt nay còn đâu”. Rõ ràng là chú còn rất nhiều hoài bão cần thực hiện, nhưng chỉmột gian tù đã làm chú khổ sở mọi bề …
Sống những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Trong lòng của chú, một nỗi niềm nữa lại cất lên. Đó là lời mơ mộng của mộtchú cọp, hay đúng hơn là một vị chúa tể. Chú cất tiếng gọi giang sơn của mình, nhưngchú biết những điều mà chú tơ tưởng sẽ không bao giờ hiện thực hóa được. Chỉ còncách tự bản thân cảm nhận được cái hồn của giang sơn, để tự mình cai quản. Để ấp ủ bao ước vọng …Một con người thực thụ, phải chăng? Dù trong cảnh tù đày, nhưng hãy biết hi sinh và làm gì đó trong khoảng thời gian này, để cuộc sống thêm ý nghĩa, không nhạt màu đi | vanhoc |
Trần Lê Thanh Hà dịch từ Internet Cổ tích Châu Phi
Ba Sợi Lông Sư Tử
Mẹ của Segab chết khi cậu mười một tuổi. Cha cậu cưới một người vợ khác tên Bizunesh. Segab không thích Bizunesh. Nhưng Bizunesh bắt đầu yêu thương cậu và cố gắng làm một người mẹ tốt của cậu. Bà nấu những bữa ăn sáng, chiều và tối ngon, nhưng cậu không ăn . Bà mua cho cậu nhiều quần áo đẹp, nhưng cậu không mặc. Bà mua giày mới cho cậu , cậu mang ra sông và ném xuống sông. Khi bà nói chuyện với cậu , cậu luôn luôn bỏ chạy.Một ngày kia người đàn bà đáng thương ấy nói với Segab : “Mẹ luôn luôn muốn có một đứa con trai và bây giờ mẹ có con, Segab ạ. Mẹ rất yêu con, con trai của mẹ!”.Nhưng Segab giận dữ nói : “Tôi không phải là con trai của bà, và bà không phải là mẹ tôi. Mẹ tôi chết rồi. Tôi không yêu bà. Tôi sẽ không bao giờ yêu thương bà”.Bizunesh rất đau khổ và khóc suốt đêm . Sáng hôm sau bà quyết định đi gặp một cụ già thông thái. Bà kể ông nghe chuyện Segab không thương bà.Ông già nói: “Ông có thể giúp cháu. Nhưng trước hết cháu phải mang cho ông ba sợi lông sư tử ”.“Nhưng làm sao cháu lấy được? Con sư tử sẽ giết cháu”.“Ông không trả lời được. Ông cần ba sợi lông sư tửû. Hãy cố lấy cho được”.Bizunesh đi ra ngoài nghĩ cách lấy được lông sư tử. Bà đi rất xa và đến một nơi có một con sư tử sống. Con sư tử rất lớn và đang gầm lên giận dữ vì đói. Bizunesh sợ nó, bà bỏ chạy ngay. Nhưng ngày hôm sau bà trở lại mang theo một ít thịt cho con sư tử. Bà đặt thịt không xa chỗ nó rồi bỏ chạy.Con sư tử thấy thịt và đến gần. Nó ăn hết thịt rất nhanh. Ngày hôm sau bà lại mang thịt cho con sư tử và đặt gần hơn một chút, con sư tử lại ăn hết. Mỗi ngày Bizunesh đều mang thịt cho con sư tử và không bao lâu sau nó hiểu người phụ nữ này là bạn nó. Nó tỏ ra vui vẻ khi thấy bà.Đến một ngày Bizunesh đến rất gần con sư tử và đưa thịt cho nó ăn. Cùng một lúc bà nhổ ba sợi lông trên lưng nó. Con sư tử không giận. Bizunesh chạy đến gặp cụ già thông thái và đưa ba sợi lông đó cho ông. “Cháu phải làm gì với những sợi lông này?” Bà hỏi.“Không làm gì hết” cụ già trả lời. “Nhưng cháu đã biết cách đến gần một con sư tử, dần dần, từng bước một. Hãy làm giống như vậy với Segab và ông chắc chắn nó sẽ yêu thương cháu”.Trần Lê Thanh Hà ( dịch từ Internet )
Mục lục
Ba Sợi Lông Sư Tử
Ba Sợi Lông Sư Tử
Trần Lê Thanh Hà dịch từ Internet Cổ tích Châu PhiChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy :Trần Lê Thanh Hà Nguồn: Vnthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 4 tháng 10 năm 2005 | vanhoc |
Tả chiếc bàn học của em
Tả chiếc bàn học của em – Bài làm 1
Vào cuối năm học lớp 3 của em thì bố em cũng đã mu acho em một chiếc bàn mới để hai chị em cùng học bài. Chiếc bàn này sẽ mang đến cho hai chị em em một chỗ ngồi thật đẹp và thoải mái học hành nữa.
Ngắm nhìn chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng và tiện lợi nữa. Chiếc bàn này thật rộng đủ chỗ cho cả hai chị em em học bài. Phần mặt bàn là một tấm gỗ tự nhiên và theo bố em nói thì chiếc bàn dùng gỗ tự nhiên này càng dùng lâu càng cảm thấy láng bóng hơn cả. Và khi mới mua về người ta đã đánh cho nó véc-ni dễ chịu nữa, em thích lắm. Cứ mỗi lúc được học bài mệt mỏi thì em thường gối má lên mặt bàn để có thể cảm nhận được ở chiếc bàn này thật tươi mát và có hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài thoang thoảng bay. Ở ngay dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, cái ngăn bàn này đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng rất nhiều sách vở nhưng lại thật ngăn nắp, gọn gàng lắm.
Bố em đặt chiếc bàn này ở góc học tập của hai chị em và mẹ lại còn đặt một lọ hoa nho nhỏ xinh xinh trên đấy. Em rất yêu thích chiếc bàn học này và sẽ giữ gìn chiếc bàn này thật cẩn thận.
Tả chiếc bàn học của em – Bài làm 2
Khi lên lớp 5 thì có rất nhiều bài tập về nhà chính vì thế mà bố em đã mua cho em một chiếc bàn học mới để em đựng thêm sách vở và có chỗ ngồi thoải mái nhất để làm bài tập về nhà.
Hình ảnh chiếc bàn được làm bằng gỗ công nghiệp, tuy chưa phải là gỗ tốt nhưng cũng chắc chắn lắm. Chiếc bàn này được đánh véc-ni phủ nên rất bóng loáng trông thật đẹp biết bao nhiêu, thế rồi cùng màu nâu sẫm như ghế và cái giá sách cũng được đặt cẩn thận. Phần mặt bàn hình chữ nhật có bề dài đúng một sải tay em thêm với đó thì bề rộng vừa đủ ba gang. Mặt bàn lại hơi hơi xuôi về phía em đặt ghế, để tạo ra được một tư thế thoải mái khi em ngồi viết bài.
Ngắm nhìn chiếc bàn có độ bóng của véc-ni lúc này đây cũng lại càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Thế rồi chính với mép bàn phía trước có một đường rãnh dài, và đường dải này như được lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy… khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Ngay ở bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng rãi để em có thể để vào đó sách vở cũng như đồ dùng học tập. Chiếc bàn có hai ngăn một ngăn em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật và cả hộp phấn, giẻ lâu,…còn ngăn còn lại em để sách vở như vậy em dễ tìm và bảo quản được tốt hơn. Chiếc bàn có 4 chân chắc chắn lắm, kê gọn vào góc học tập. Mặt bàn thì rộng giúp cho em học thật thoải mái và để sách vở lên đó học bài. Cứ mỗi khi em học xong em lại thu dọn thật sạch sách vở để gọn trong ngăn bàn. Hôm nào học xong là em soạn sách cho ngày mai đến lớp luôn. Chính vì thế bàn học của em lúc nào cũng gọn gàng và sự sạch sẽ, ngăn nắp giúp em học tập tốt hơn.
Minh Minh | vanhoc |
Macworld là một trang web dành riêng cho các sản phẩm và phần mềm của Apple Inc., được Mac Publishing xuất bản, có trụ sở tại San Francisco, California. Nó bắt đầu như một tạp chí bản in vào năm 1984 và có số lượng phát hành được kiểm toán lớn nhất (cả tổng số và sạp báo) của các tạp chí tập trung vào Macintosh ở Bắc Mỹ, nhiều hơn gấp đôi đối thủ cạnh tranh gần nhất của nó, MacLife (trước đây là MacAddict). Macworld được David Bunnell (nhà xuất bản) và Andrew Fluegelman (biên tập viên) thành lập. Đây là tạp chí Macintosh lâu đời nhất vẫn được xuất bản, cho đến ngày 10 tháng 9 năm 2014, khi IDG, công ty mẹ của nó tuyên bố ngừng phát hành bản in và sa thải hầu hết nhân viên, trong khi vẫn tiếp tục giữ phiên bản trực tuyến.
Lịch sử
Năm 1997, ấn phẩm được đổi tên thành Macworld, kết hợp MacUser (tên được phản ánh một cách tinh tế trên trang Mục lục của tạp chí) để phản ánh sự hợp nhất của tạp chí MacUser do Ziff-Davis sở hữu vào Macworld của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế trong trong liên doanh Mac Publishing mới giữa hai nhà xuất bản. Năm 1999, công ty kết hợp cũng đã mua ấn phẩm trực tuyến MacCentral Online, vì Macworld không có một thành phần tin tức trực tuyến mạnh mẽ vào thời điểm đó. Vào cuối năm 2001, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) đã mua lại cổ phần của Nhà xuất bản Mac của Ziff-Davis, biến nó thành công ty con thuộc sở hữu của IDG.
Tạp chí được xuất bản ở nhiều quốc gia, bởi các công ty con IDG khác hoặc bởi các nhà xuất bản bên ngoài đã cấp phép thương hiệu và nội dung của nó. Các phiên bản này bao gồm Úc, Đức (Macwelt), Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển (MacWorld), Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Hà Lan và Indonesia. Nội dung của nó cũng được tích hợp vào một số ấn phẩm IDG khác.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Macworld (US)
Macworld UK
Archived Macworld magazines on the Internet Archive
Tạp chí xuất bản hàng tháng tại Hoa Kỳ
Tạp chí xuất bản hàng tháng tại Hoa Kỳ
Tạp chí máy tính xuất bản tại Vương quốc Anh
Tạp chí máy tính xuất bản ở Đức
Tạp chí xuất bản ở Indonesia
Tạp chí máy tính xuất bản ở Ý
Tạp chí Macintosh
Tạp chí thành lập năm 1984
Tạp chí xuất bản ở San Francisco
Tạp chí trực tuyến với các ấn bản in không còn tồn tại
Tạp chí máy tính xuất bản tại Úc
Tạp chí máy tính xuất bản ở Tây Ban Nha
Tạp chí máy tính xuất bản ở Thụy Điển
International Data Group | wiki |
Mikhail Mikhailovich Ippolitov-Ivanov (tiếng Nga: Михаил Михайлович Ипполитов-Иванов) (1859-1935) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Nga.
Cuộc đời và sự nghiệp
Mikhail Ippolitov-Ivanov học âm nhạc ở Nikolay Rimsky-Korsakov tại thành phố Sankt Petersburg. Năm 1894, Ippolitov-Ivanov nổi tiếng với tổ khúc cho dàn nhạc giao hưởng Những phác họa Caucase. Sau đó, ông trở thành giáo sư môn sáng tác và hòa thanh tại Nhạc viện Moskva vào các năm 1893-1935, là giám đốc của Nhạc viện từ năm 1905 đến năm 1922. Đồng thời, ông còn là nhạc trưởng các nhà hát opera Mamontov (1898-1906), Bolshoi (từ năm 1925).
Các tác phẩm
Ông viết 6 vở opera, nổi bật có: Ụ chiến đầu cuối cùng (1933), các bản giao hưởng, giao hưởng thơ, cantata, các tác phẩm nhạc thính phòng
Danh mục tác phẩm
Caucasian Sketches
Suite No. 1, Op. 10 (1894)
Suite No. 2, Op. 42 (Iveria) (1896)
Symphony No. 1 in E minor, Op. 46 (1908)
Yar-khmel (Spring Overture), Op. 1 (1882)
Violin Sonata, Op. 8 (published by D. Rahter of Leipzig, 1887, Score from Sibley Music Library Digital Scores Collection)
Quartet for piano and strings, Op. 9
String Quartet No. 1 in A minor, Op. 13 (published 1890 or so)
Ballade Romantique for violin and piano, Op. 20 (published by Universal Edition in 1928)
Symphonic Scherzo, Op. 2
Three Musical Tableaux from Ossian, Op. 56
Lake Lyano
Kolyma's Lament
Ossian's Monologue on Contemporary Heroes
Liturgy of St. John Chrysostom, Op. 37
Vespers, Op. 43
Jubilee March, Op. 67
Armenian Rhapsody on National Themes, Op. 48
Turkish Fragments, Op. 62 (1930)
Turkish March, Op. 55 (1932)
An Episode from the Life of Schubert, Op. 61 (1920)
Chú thích
Liên kết ngoài
Mikhail Mikhaylovich Ippolitov-Ivanov image
Lyrics for some of his songs at the Lied and Art Song Texts Page
Brief Biography
Sinh năm 1859
Mất năm 1935
Nhà soạn nhạc Nga
Nhà sư phạm Nga
Nhà soạn nhạc Liên Xô
Nhà sư phạm Liên Xô
Nam nhạc sĩ thế kỷ 20 | wiki |
Chiều hôm qua (22/07/2012), mặc dù trời nắng gắt, 30 bạn trẻ vẫn có mặt tại buổi tọa đàm giới thiệu lớp thiên văn học cơ bản do Tổ chức giáo dục Khai Sáng và CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam phối hợp thực hiện. Ngoài việc tìm hiểu và đăng kí lớp học, đây cũng đã là một buổi giao lưu thú vị nơi các bạn tìm hiểu được thêm nhiều kiến thức mới cho mình.
Thời tiết những ngày hè tại Hà Nội với cái nóng lên tới 38 độ C là một cản trở lớn đối với những người trẻ tuổi tìm đến với khoa học. Tuy vậy số lượng các bạn tới với tọa đàm ngày hôm qua cũng lên tới 30 người, chiếm gần hết số ghế trong gian phòng của Ngũ Cung club.
Tọa đàm bắt đầu lúc 14h30 với người dẫn dắt kiêm diễn giả chính xuyên suốt chương trình là anh Đặng Vũ Tuấn Sơn: nhà nghiên cứu thiên văn, chủ tịch CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam, cố vấn Vật lý/thiên văn tổ chức Giáo dục Khai Sáng và là giảng viên chính của khoa học sẽ tổ chức.
Phần mở đầu của buổi trò chuyện khá cởi mở, các bạn trẻ được tự do nêu lên ý kiến của mình, xoay quanh một câu hỏi đơn giản "Bạn nghĩ gì về thiên văn học". Hầu hết các bạn được hỏi đều nói rằng điều quan tâm nhất chính là các hành tinh và các ngôi sao trong vũ trụ cùng các tính chất của chúng, một vài bạn khác lại quan tâm tới các lỗ đen bí ẩn và không-thời gian, cũng có bạn chỉ đơn giản là yêu thích vẻ đẹp của bầu trời với những ngôi sao và chòm sao, bạn khác lại quan tâm tới việc nghiên cứu quá trình chiếu sáng của Mặt Trời phục vụ cho những công trình xây dựng ...
Sau khi nghe các bạn chia sẻ những suy nghĩ của mình về thiên văn học, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn cũng chia sẻ với các bạn một số vấn đề về thiên văn với những câu đố vui về các chòm sao, về dải Ngân Hà vài điều về thế giới rộng lớn của chúng ta. Thật bất ngờ và đáng tiếc vì trong tọa đàm với hơn 30 người có mặt chỉ có 3 bạn từng nhìn thấy dải sáng Ngân Hà, có lẽ do cả sự ô nhiễm không khí lẫn nhịp sống của một thành phố lớn như Hà Nội.
Anh Sơn cũng chia sẻ về quá trình hoạt động thiên văn học tại Việt nam, từ khi CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam ra đời năm 2002 tới nay với những hoạt động và sự kiện đã làm, trong đó có lớp học đã từng tổ chức trước đây. Các bạn tham gia đều rất quan tâm tới khóa học này và rất nhiệt tình đóng góp ý kiến cho lớp học.
Giờ giải lao giữa giờ trở nên sôi động hơn với phần giao lưu văn nghệ giữa ban tổ chức và các bạn tham gia.
Anh Tùng Quân, một người bạn của ban tổ chức, mở màn bằng ca khúc "Khám Phá", khơi dậy khát vọng khám phá thế giới tự nhiên của mỗi người
Diễn giả chính, anh Tuấn Sơn cũng tham gia với một ca khúc tiếng Anh êm đềm hơn, Nothing's gonna change my love for you
Một bạn gái rất say mê với thiên văn học và có một giọng hát rất tuyệt vời cũng lên tham gia song ca cùng một thành viên ban tổ chức.
Ca sĩ chính nhóm nhạc Ngũ Cung, Hoàng Hiệp kết thúc buổi giao lưu trong giai điệu sôi động của "It's my life"
Sau giờ nghỉ, các bạn có mặt tiếp tục tham gia vào phần trao đổi kiến thức thiên văn. Rất nhiều bạn có nhiều câu hỏi về thiên văn và cùng mang ra hỏi đáp, trao đổi như: Tại sao Pluto không còn là hành tinh nữa, Higgs boson vừa phát hiện có ý nghĩa gì, các ngôi sao trong một chòm sao chúng ta nhìn thấy có mối liên hệ gì không ....
Buổi tọa đàm kết thúc lúc 17h00 trong không khí cởi mở giữa tất cả người tham gia. Nhiều bạn cũng đã kịp đăng kí tham gia lớp học thiên văn.
Thứ bảy này, lúc 15h15 lớp học thiên văn đầu tiên sẽ bắt đầu, học trong hai chiều cuối tuần thứ bảy và chủ nhật. Hiện ban tổ chức vẫn đang tiến hành tuyển sinh thêm một vài học viên cho lớp này vá các học viên cho lớp thứ hai học hai ngày giữa tuần là chiều thứ ba và thứ năm.
Các bạn muốn đăng kí tham gia có thể trực tiếp liên hệ với anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, giảng viên chính của lớp để biết thêm chi tiết và tới đăng kí trước ngày 26 tháng 7 này theo các thông tin sau:
Điện thoại: 0915301116
E-mail:
Y!M: darkknight_r2000
Facebook:
Trân trọng cám ơn!
Tổ chức Giáo dục Khai Sáng
CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam | vanhoc |
Tránh nhầm lẫn với Thủy triều hồng
Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu. Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy nhanh chóng trong các cột nước. Thủy triều đỏ dễ dàng nhận biết nhanh chóng bằng trực quan khi nước biển thường có chất dính và mùi tanh hôi.
Những tảo này, đặc biệt là thực vật phù du, là những sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.
Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Không phải tất cả việc nở rộ tảo đều dày đặc đủ để làm cho nước đổi màu, và không phải tất cả những nước đổi màu có liên quan đến nở rộ tảo đều đỏ. Ngoài ra, thủy triều đỏ không thường gắn liền với hoạt động thủy triều của nước, do đó tốt hơn là tham khảo các nhà khoa học để dùng từ nở rộ tảo.Một số thủy triều đỏ có liên quan đến việc tăng sản xuất các độc tố tự nhiên, sự giảm oxy hòa tan hoặc các tác hại khác, và thường được mô tả như tảo nở hoa gây hại. Các hậu quả dễ thấy nhất của thủy triều đỏ là làm chết các loài động vật ở biển và các loài sống ven biển như cá, chim, động vật có vú biển, và các sinh vật khác.
Định nghĩa
Thủy triều đỏ là một thuật ngữ thông dụng được dùng để chỉ một trong một loạt các hiện tượng tự nhiên được gọi là tảo nở hoa gây hại hay HABs (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Harmful Algal Blooms). Thuật ngữ Thủy triều đỏ được sử dụng đặc biệt để đề cập đến sự nở hoa của một loài tảo có tên là Karenia brevis. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để chỉ tới nhiều dạng loại tảo nở hoa khác.
Thuật ngữ Thủy triều đỏ đang dần được loại bỏ trong giới nghiên cứu vì những lý do như sau:
Thủy triều đỏ không nhất thiết phải có màu đỏ và trong rất nhiều trường hợp không hề có sự đổi màu nào xảy ra cả.
Chúng không liên quan đến chuyển động của thủy triều.
Thuật ngữ này thiếu độ chính xác khi được dùng để chỉ cho nhiều dạng tảo nở hoa.
Những thuật ngữ thay thế có độ chính xác hơn bao gồm một thuật ngữ khái quát chung tảo nở hoa gây hại dành cho các dạng sinh vật gây hại và tảo nở hoa dành cho các sinh vật tảo không nguy hại.
Nhân tố gây ra thủy triều đỏ
Năm 1985, nhà hóa học Koji Nakanishi tại Đại học Columbia đã đề xuất một chu trình sinh ra thủy triều đỏ, theo đó các phản ứng hóa học xảy ra theo từng bước, nhờ đó nhóm tảo dinoflagellates sinh ra thành phần độc tố chính trong thủy triều đỏ là brevetoxin cùng các độc tố khác. Theo các nhà khoa học, phản ứng ban đầu được kích hoạt bởi một enzyme và nước có thể là thành phần liên hệ trực tiếp với quá trình sinh ra độc tố hoặc đóng vai trò quan trọng do tảo dinoflagellates là một thực thể sống của biển.
Sự xuất hiện của thủy triều đỏ tại một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên (tảo nở hoa theo chu kỳ mùa như kết quả từ hiện tượng nước trồi dọc bờ biển vốn là hệ quả tự nhiên của sự di chuyển của các dòng hải lưu nhất định) trong khi trong các trường hợp khác chúng xuất hiện là do kết quả của việc gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước từ các hoạt động của con người. Sự phát triển của phù du thường sẽ bị giới hạn bởi sự có mặt nitrat và phosphat vốn có thể được gia tăng do thất thoát từ các hoạt động nông nghiệp cũng như trong khu vực xuất hiện hiện tượng nước trồi. Những yêu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ. Một số sự kiện tảo nở hoa tại bờ biển Thái Bình Dương được cho là có mối liên hệ với sự xuất hiện của các biến đổi khí hậu quy mô lớn, ví dụ như các sự kiện El Nino. Trong khi thủy triều đỏ ở vịnh Mexico đã được ghi nhận bởi các nhà thám hiểm thời kì đầu như Cabeza de Vaca, vẫn chưa rõ ràng điều gì làm khởi phát cho sự nở hoa của tảo cũng như mức độ của các tác nhân của tự nhiên lẫn con người đóng vai trò lớn tới đâu trong sự phát triển của chúng. Và ngoài ra vẫn còn có những cân nhắc rằng Sự gia tăng của Sự kiện thủy triều đỏ về tần suất và mức độ nghiêm trọng của sự nở hoa của tảo trong các phần khác nhau của thế giới liệu có thực sự đang diễn ra trong thực tế hay đó chỉ là do sự gia tăng của những nỗ lực quan sát đi cùng những tiến bộ trong phương pháp nhận dạng loài.
Có nhiều nguyên nhân gây ra Thủy triều đỏ (TTD), như sử dụng các hoạt chất hóa học nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tác động biến đổi khí hậu, tác động do chất thải các khu công nghiệp như công nghiệp Sắt Thép cũng gây ra hiện tượng Tảo nở hoa (TTD).
Chứng bệnh liên quan
Nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ bao gồm chuỗi mắt xích dài gồm 6 mạch vòng móc nối với nhau liên tiếp tạo thành những hợp chất cao phân tử và đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.
Những sự cố đáng chú ý
1793: Trường hợp đầu tiên được ghi nhận xảy ra ở British Columbia, Canada.
1840: Không có trường hợp tử vong của con người đã được quy cho thủy triều đỏ tại Florida, nhưng người dân có thể bị kích ứng đường hô hấp (ho, hắt hơi và chảy nước mắt) khi các sinh vật thủy triều đỏ (Karenia brevis) hiện diện dọc theo bờ biển và gió phát tán đi những chất độc lơ lửng trong không khí của chúng vào bầu không khí. Việc bơi lội vẫn an toàn song kích ứng da hay tồi tệ hơn là cháy da có thể xảy ra trong khu vực tập trung cao của thủy triều đỏ.
1972: Thủy triều đỏ xuất hiện ở New England bởi một loài tảo độc có tên Alexandrium (Gonyaulax) tamarense . Thủy triều đỏ gây ra bởi tảo Gonyaulax là nghiêm trọng bởi vì sinh vật này tạo saxitoxin và gonyautoxins sẽ tích tụ trong động vật có vỏ và nếu ăn vào có thể dẫn đến ngộ độc gây liệt cơ (PSP) và cuối cùng dẫn đến tử vong.
1976: Trường hợp đầu tiên có biểu hiện của ngộ độc liệt cơ là ở Sabah, Borneo nơi 202 nạn nhân đã được báo cáo có tình trạng trên, 7 người đã tử vong.
Đợt thủy triều đỏ bùng phát năm 2005 tại bang New England (Mỹ) đã giết chết 30 con lợn biển dọc theo bờ biển bang Florida trong mùa xuân và làm ngành công nghiệp chế biến sò của New England thiệt hại hàng triệu đô-la Mĩ
2011: Bắc California
2011: Vịnh Mexico
2013: Tháng Một, một đợt thủy triều đỏ xảy ra một lần nữa tại bờ biển Đông thuộc bang Sabah nằm trên đảo Borneo của Malaysia. Hai trường hợp tử vong đã được báo cáo sau khi họ tiêu thụ một dạng động vật có vỏ đã bị nhiễm độc tố từ thủy triều đỏ.
2013: Tháng Một, một đợt thủy triều đỏ xảy ra ở bãi biển Sarasota - chủ yếu tại chuỗi đảo Siesta Key, Florida gây ra hiện tượng cá chết gây ra tác động tiêu cực đối với khách du lịch, và gây ra các vấn đề về đường hô hấp cho du khách
2014: Vào tháng 8 một đợt thủy triều đỏ không lồ xảy ra tại Florida có độ dài 90 dặm (khoảng 145 km) và rộng 60 dặm (khoảng 96 km).
2015: Tháng Sáu, 12 người nhập viện ở Bohol do ngộ độc thủy triều đỏ
2015: Tháng Tám, xảy ra ở một số bãi biển Hà Lan giữa Katwijk và Scheveningen..
2015: Tháng Chín, thủy triều đỏ xảy ra tại Vịnh Mexico, ảnh hưởng đến Đảo Padre (Đảo Bắc Padre và Đảo Nam Padre) ở Texas
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tin tức về Rong mơ (tảo nước mặn) có hại và Hồng Triều tại Trung tâm nghiên cứu bờ đại dương (Coastal Ocean Institute), Viện nghiên cứu hải dương học Woods Hole
Hoa độc: Am hiểu về Hồng Triều , chuyên đề báo cáo của Viện nghiên cứu hải dương học Woods Hole
Hồng Triều và Vùng chết vịnh Mê-hi-cô (Gulf of Mexico Dead Zone)
Tin cập nhật về Hồng Triều tại vịnh bờ biển Florida cung ứng bởi Mote Marine Laboratory tại Sarasota, FL
Chuyên đề về giám sát và theo dõi PhycoToxins khoanh vùng địa phương tại California , Sở y tế California và Trường Đại Học California, Santa Cruz
Hồng Triều thường thức , Viện nghiên cứu sinh thái và thủy sản Florida (Florida's Fish and Wildlife Research Institute)
Tin tức về Hồng Triều tại Florida Một tổ hợp các báo cáo của nhân dân, báo chí, và chính quyền về vị trí và mức nguy hiểm của sự nở hoa Hồng Triều.
Hồng Triều tại Florida Một chuyên nhóm dân sự chú tâm vào việc bố cáo, tuyên tryền nhằm gây thức tỉnh trong nhân dân về ảnh hưởng của Hồng Triều, thông giải những bí truyền về nó, giáo dục quần chúng và thực thi các hành động nhằm nâng cao và duy trì tình trạng sức khỏe của đại dương, đồng thời giúp đỡ việc ngăn ngừa Hồng Triều.
Nghiên cứu của NIEHS về ảnh hưởng trong không khí của Hồng Triều tại Florida
Chương trình nghiên cứu về sinh độc tố của các loài sò hến
Tiến trình cứu giúp đang được vận hành sau cái chết của con cá heo thứ năm
abs-cbnnews.com, Tái công bố về chủ trương cấm ăn các loài sò hến trong năm tỉnh thành phố của BFAR
Tảo
Thủy sinh thái học
Khoa học thủy sản
pl:Zakwit wody | wiki |
Joseph Pulitzer ( ; sinh 10 tháng 04 năm 1847 – mất 29 tháng 10 năm 1911), tên lúc sinh là Pulitzer József, là một nhà xuất bản báo người Mỹ Do Thái đến từ Hungary, là chủ của St. Louis Post Dispatch và New York World.
Ông đã lập giải Pulitzer theo di chúc năm 1904 ông để lại cho Trường Đại học Columbia 2 triệu USD, ông muốn ba phần tư số tiền đó được sử dụng vào việc lập ra Phân viện Báo chí, phần tiền còn lại dùng để lập ra giải thưởng báo chí. Một năm sau ngày Pulitzer mất, Phân viện Báo chí được thành lập tại Trường Đại học Tổng hợp Columbia. Còn giải Pulitzer bắt đầu được trao hàng năm từ năm 1917.
Tiểu sử
Joseph Pulitzer sinh ngày 10 tháng 4 năm 1847 tại thị trấn Makó ở Hungary trong gia đình thương gia bánh mì giàu có và mộ đạo gốc Do Thái. Mẹ ông là người Đức theo Công giáo và cũng rất mộ đạo. Khi Joseph còn nhỏ, gia đình họ đã chuyển đến Budapest, nơi cậu bé đã được gửi vào học trong một trường tư. Năm 17 tuổi, Pulitzer đã đầu quân ở lần lượt ba quốc gia: Áo, Anh và Pháp. Tuy nhiên, vì thị lực và sức khỏe kém nên anh đã không thực hiện được ước mơ làm người lính của mình. Pulitzer đã quyết định đầu quân cho quân đội Mỹ và đã gia Trung đoàn Kị binh số 1 của New York. Tuy nhiên, tới năm 1865, nội chiến ở Hoa Kỳ chấm dứt, Pulitzer phải ra quân. Sau chiến tranh, Pulitzer trở lại thành phố New York một thời gian ngắn. Bị phá sản, ông ngủ trong toa xe trên đường phố. Ông làm nghề giữ ngựa ở quán trọ con la tại Barracks Benton. Rồi làm bồi bàn tại Tony Faust, một nhà hàng nổi tiếng trên Fifth Street, Ông đã bị sa thải sau khi làm trượt khay bia. Tháng ba 1867, ông từ bỏ lòng trung thành của mình với Đế quốc Áo-Hung và trở thành một công dân Mỹ. Năm 1868, Pulitzer được nhận vào quán bar, rồi làm phóng viên cho Westliche. Ông làm việc 16 giờ một ngày. Ông gia nhập Đảng Cộng hòa vào năm 1869, Pulitzer tham dự cuộc họp của đảng Cộng hòa ở St Louis Turnhalle lúc anh mới 22 tuổi, Năm 1872, ông là một đại biểu cho hội nghị Cincinnati của đảng Cộng hòa đề cử và Pulitzer, thất vọng với tham nhũng trong đảng Cộng hòa, chuyển sang đảng Dân chủ. Năm 1880, ông là một đại biểu cho hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ. Vào năm 1872, Pulitzer mua một phần trong Westliche với giá 3000 $, và sau đó vào năm 1878 ở tuổi 31, Pulitzer kết hôn Katherine "Kate" Davis (1853 - 1927), một người phụ nữ thông minh từ bi có địa vị xã hội cao từ một gia đình giàu có tại Mississippi. Cô trẻ hơn ông năm tuổi. Họ có bảy người con, năm người trong số họ sống đến tuổi trưởng thành: Ralph, Joseph II, Constance, Edith và Herbert. Ngày 31 tháng 12 năm 1897, con gái lớn của họ, Lucille Pulitzer, đã qua đời ở tuổi 17 vì bệnh sốt thương hàn. Năm 1883, Pulitzer, bây giờ là người đàn ông giàu có, mua tờ New York World từ Jay Gould. Năm 1884, ông được bầu vào Hạ viện Mỹ. Năm 1887, ông đã tuyển dụng các nhà báo điều tra nổi tiếng. Năm 1895 thế giới đã phổ biến truyện tranh The Yellow Kid Richard F. Outcault, truyện tranh tờ báo đầu tiên in màu. Dưới sự lãnh đạo của Pulitzer, nó là tờ báo lớn nhất trong nước. Vào năm 1909, Pulitzer bị buộc tội phỉ báng Theodore Roosevelt và JP Morgan. Tòa án bác bỏ bản cáo trạng. Vấn đề sức khỏe của Pulitzer (mù, trầm cảm, và nhạy cảm tiếng ồn cấp tính) làm ông buộc phải rút lui khỏi việc quản lý hàng ngày của tờ báo. Khi con trai của Pulitzer đã nhận trách nhiệm hành chính trong năm 1907 thì Pulitzer từ chức và đi một tour du lịch sáu tuần châu Âu để khôi phục lại tinh thần của mình. Khi trở về Cobb thì Pulitzer chết. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Woodlawn ở Bronx, New York.
Tham khảo
Sinh năm 1847
Mất năm 1911
Nhà báo Mỹ | wiki |
là Thiên hoàng thứ 66 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống
Triều đại của Nhất Điều kéo dài từ năm 986 đến năm 1011.
Tường thuật truyền thống
Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân của mình (imina) là Kanehito -shinnō. Kanehito -shinnō là con trai đầu tiên của Thiên hoàng En'yū và Fujiwara no Senshi, con gái của Fujiwara no Kaneie. Do các hoàng hậu trước của En'yū không có con, mà hoàng hậu cuối cùng thuộc dòng Fujiwara lại sinh ra đứa con duy nhất (hoàng tử Kanehito), nên Kanehito là con một của Thiên hoàng En'yū này
Ichijō có năm hoàng hậu và nhiều phu nhân. Họ sinh ra cho ông tổng cộng năm người con trai và con gái
Lên ngôi Thiên hoàng
Nam 984, ông được Thiên hoàng Kazan bổ nhiệm làm Thái tử. Có tin đồn rằng ông ngoại của Kanehito là Fujiwara no Kaneie đã âm mưu cho người chú của ông là Kazan Thiên hoàng phải "nghỉ hưu" để đoạt ngai vàng cho cháu.
Ngày 31 tháng 7 năm 986, Thiên hoàng Kazan tuyên bố thoái vị và người em họ của ông lãnh chiếu lên ngôi.
Ngày 1 tháng 8 năm 986, người cháu chính thức lên ngôi Thiên hoàng và lấy hiệu là Ichijō. Ông lấy lại niên hiệu của chú mình, đổi thành niên hiệu Kanna nguyên niên (8/986 - 4/987).
Sau khi lên ngôi, Thiên hoàng đã phong Thân vương Iyasada, một người chú khác của Thiên hoàng làm Thái tử. Fujiwara no Kaneie được cử giữ chức Nhiếp chính quan bạch. Sau khi Kaneie chết năm 990, con trai của ông ta là Fujiwara no Michitaka (chú của Thiên hoàng Ichijō) được bổ nhiệm làm Nhiếp chính quan bạch.
Trong thời gian trị vì của Ichijō, nước Nhật Bản bước vào thời kỳ thịnh vượng:
- Đó cũng là thời kỳ đỉnh cao của dòng họ Fujiwara đang lũng đoạn chính trị Nhật Bản. Fujiwara no Michinaga, một người anh trai của Fujiwara no Michitaka đã chủ động gả hai con gái của mình cho Thiên hoàng Ichijō; nhờ đó tạo được chỗ đứng vững chắc để lũng đoạn chính quyền Thiên hoàng.
- Trong thời Ichijō, văn hóa Nhật Bản thời Heian phát triển rất mạnh. Được sự khuyến khích của hoàng triều, trong đó có hai phu nhân của Thiên hoàng vốn là người yêu nghệ thuật. Sei Shōnagon, một nữ tỳ của hoàng hậu Sadako (vợ của Thiên hoàng Ichijō) đã sáng tác tùy bút Makura no Shoshi (Sách gối đầu). Murasaki Shikibu, một nữ tỳ khác của hoàng hậu Akiko (vợ của Thiên hoàng Ichijō) đã viết tiểu thuyết Genji Monogatari dâng tăng triều đình.
Bản thân Ichijō là người rất yêu văn học và âm nhạc. Vì lý do này, các đại thần đã cho mời các nữ quan về để dạy học và trình diễn các tác phẩm của họ. Đặc biệt ông rất thích thổi sáo. Thiên hoàng thường gặp các người thổi sáo hay và thổi cùng họ, thưởng thức tiếng sáo hay....
Trong suốt Triều đại của ông, hoàng triều Nhật Bản tổ chức các chuyến thăm viếng các đền thờ lớn như Kasuga, Ōharano, Matsunoo và Kitano. Trong những năm tiếp sau đó, triều đình lại viếng thăm tiếp các đền thờ và ba người khác: Kamo, Iwashimizu và Hirano.
Ngày 16 tháng 7 năm 1011, Thiên hoàng Ichijō tuyên bố thoái vị và truyền ngôi cho người anh là Thân vương Iyasada, hiệu là Thiên hoàng Sanjō.
Ngày 25 tháng 7 năm 1011 (ngày 22 tháng 6, niên hiệu Kanko thứ 8): Thiên hoàng Ichijō băng hà hưởng dương 31 tuổi.
Các hậu, phi, hoàng tử và hoàng nữ
Hoàng hậu (Kogo): Fujiwara no Sadako (藤原定子) (977-1001) còn có tên gọi khác là Fujiwara no Teishi, con gái cả của Fujiwara no Michitaka (藤原道隆). Bà sinh ra:
Công chúa Shushi (脩子内親王) (997-1049)
Hoàng tử Atsuyasu (敦康 親王) (999-1019)
Công chúa Bishi (1001-1008)
Trung cung (Chūgū): Fujiwara no Akiko (藤原彰子) (988-1074) còn có tên gọi khác là Fujiwara no Shōshi, con gái của Fujiwara no Michinaga (藤原道長); được biết đến là Nyoin (女院) 'Jōtō-mon Trong' (上東門院). Bà này sinh ra:
Hoàng tử Atsuhira (敦成親王) (1008-1036), lên ngôi lấy hiệu là Thiên hoàng Go-Ichijō
Hoàng tử Atsunaga (敦良親王) (1009-1045), lên ngôi lấy hiệu là Thiên hoàng Go-Suzaku
Nữ ngự (Nyōgō): Fujiwara no Gishi (藤原義子) (974-1053), con gái của Fujiwara no Kinsue (藤原公季)
Nữ ngự (Nyōgō): (? -) Fujiwara no Genshi (藤原元子), con gái của Fujiwara no Akimitsu (藤原顕光); sau đó, kết hôn với Minamoto no Yorisada (源 頼 定)
Nữ ngự (Nyōgō): Fujiwara no Sonshi (藤原尊子) (984-1022), con gái của Fujiwara no Michikane (藤原道兼); sau đó, kết hôn với Fujiwara no Michitō (藤原 通 任) năm 1015
Mikushige-dono-no-Bettō): con gái thứ tư của Fujiwara no Michitaka (? -1002) (藤原道隆の娘)
Tham khảo
Thiên hoàng | wiki |
Người Canada gốc Hà Lan là người Canada có tổ tiên toàn bộ hoặc một phần từ người Hà Lan. Theo Điều tra dân số năm 2016, có 1.035.965 người Canada gốc Hà Lan, bao gồm cả những người có tổ tiên hoàn toàn hoặc một phần. Con số này đã tăng lên 1.111.655 vào năm 2016.
Lịch sử
Những người Hà Lan đầu tiên đến Canada là người Mỹ gốc Hà Lan trong số Những người trung thành với Đế chế Thống nhất. Làn sóng lớn nhất là vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi một lượng lớn người Hà Lan giúp định cư phía Tây Canada. Trong thời kỳ này, một số lượng đáng kể cũng định cư ở các thành phố lớn như Toronto. Trong khi bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc di cư này đã quay trở lại vào những năm 1920, nhưng một lần nữa bị dừng lại trong Đại khủng hoảng và Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số lượng lớn người nhập cư Hà Lan đã chuyển đến Canada, bao gồm một số cô dâu chiến tranh của những người lính Canada đã giải phóng Hà Lan. Chính thức có 1.886 cô dâu chiến tranh Hà Lan đến Canada, đứng thứ hai sau cô dâu chiến tranh Anh. Trong chiến tranh, Canada đã che chở cho Công chúa Juliana và gia đình bà. Lễ hội hoa tulip Canada hàng năm được tổ chức vào tháng 5 để tưởng nhớ cô với một số lượng lớn hoa tulip đến từ Hà Lan. Do những liên kết chặt chẽ này, Canada đã trở thành một điểm đến phổ biến cho những người nhập cư Hà Lan. Chính phủ Canada khuyến khích điều này, tuyển dụng những người lao động có tay nghề cao. Làn sóng hậu chiến này chủ yếu đến các trung tâm đô thị như Toronto, Ottawa và Vancouver. Với sự phục hồi kinh tế của Hà Lan trong những năm sau chiến tranh, việc nhập cư vào Canada đã chậm lại.
Là một trong những nhóm thiểu số lớn nhất ở Canada, người Canada gốc Hà Lan có xu hướng hòa nhập nhanh chóng và có tương đối ít các tổ chức và phương tiện truyền thông của người Canada gốc Hà Lan. Một tổ chức quan trọng là Giáo hội Cải cách Kitô giáo giáo ở Bắc Mỹ, với hầu hết các giáo đoàn được thành lập trên khắp Alberta, British Columbia và Ontario. Viện Nghiên cứu Kitô giáo ở Toronto, Đại học King ở Edmonton, và Đại học Redeemer ở Ancaster, Ontario có liên quan đến giáo phái Cải cách/Calvin này của Hà Lan. Trường Kitô giáo quốc tế, Hiệp hội Lao động Kitô giáo Canada và Hiệp hội Nông dân Kitô giáo Ontario là các tổ chức có nguồn gốc Hà Lan-Canada mạnh mẽ.
Người Canada gốc Hà Lan, do có chung di sản văn hóa và tôn giáo, có xu hướng hình thành các cộng đồng gắn bó chặt chẽ. Điều này đã dẫn đến một trò đùa được gọi là Dutch bingo, nơi người ta nói rằng một người Canada gốc Hà Lan có thể tìm ra mối liên hệ của mình với một người Canada gốc Hà Lan khác bằng cách đặt câu hỏi về họ của người kia, thị trấn nơi sinh, nhà thờ và trường đại học mà họ đã theo học.
Xem thêm
Quan hệ Canada–Hà Lan
Người Mỹ gốc Hà Lan
Người Canada gốc Âu
Tham khảo
Người Canada gốc Hà Lan
Canada gốc Hà Lan
Người Hà Lan hải ngoại theo quốc gia
Canada gốc Âu
Nhóm sắc tộc ở Canada | wiki |
Thiện ác đối đầu (tựa tiếng Anh: The Equalizer) là một bộ phim hành động tội phạm Mỹ năm 2014 do Antoine Fuqua đạo diễn và Richard Wenk viết kịch bản, dựa trên loạt phim truyền hình nổi tiếng cùng tên. Phim có sự tham gia của Denzel Washington, Chloë Grace Moretz, Marton Csokas, David Harbour, Bill Pullman và Melissa Leo.
Phim bắt đầu bấm máy vào tháng 6 năm 2013 ở những địa điểm khác nhau của Massachusetts. Đây là bộ phim đầu tiên có hợp đồng tài trợ hợp tác của Village Roadshow Pictures và Sony Pictures Entertainment kể từ phim Saving Silverman năm 2001. Phim đã có buổi công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto vào ngày 7 tháng 9 năm 2014. Phim được công chiếu trên toàn thế giới vào ngày 26 tháng 9 năm 2014.
Phim đã nhận được nhiều đánh giá trái chiều từ giới phê bình và đạt tổng mức doanh thu phòng vé trên toàn cầu khoảng 192 triệu USD.
Phần tiếp theo của nó là Thiện ác đối đầu 2, công chiếu vào ngày 20 tháng 7 năm 2018, và phần thứ ba của nó là Thiện ác đối đầu 3, sẽ công chiếu vào ngày 1 tháng 9 năm 2023.
Nội dung
Robert McCall là một cựu đặc vụ CIA, ông sống tại Boston và đang làm nhân viên ở siêu thị Home Mart gần nhà. Những đêm khuya khó ngủ thì ông ra quán cà phê ngồi đọc sách, từ đó ông kết bạn với Alina - một cô gái mại dâm tuổi teen đang làm việc cho tổ chức mafia Nga.
Bọn ma cô Nga đánh đập Alina đến nỗi cô phải nhập viện. Thương xót cho hoàn cảnh của Alina, Robert đã đem tiền đến chỗ bọn ma cô Nga để đổi lấy sự tự do cho Alina, nhưng bọn Nga từ chối mà còn sỉ nhục ông. Robert sau đó dùng kỹ năng cận chiến của mình giết hết bọn mafia này.
Vladimir Pushkin, ông trùm lớn bên nước Nga, đã cử tên thuộc hạ thân tín Nicolai Itchenko đến Mỹ để điều tra cái chết của bọn ma cô Nga. Trong lúc này Robert cũng trừng trị hai tên cảnh sát tham nhũng trong khu vực, bắt chúng trả lại số tiền mà chúng đã trấn lột của người dân.
Sau một thời gian điều tra, Itchenko nghi ngờ Robert là hung thủ giết bọn ma cô Nga, hắn cho thuộc hạ bám theo ông. Nhưng Robert thông minh hơn và ông đã chạy thoát. Ngày hôm sau Robert đến Virginia để thăm hai vợ chồng người cộng sự cũ, nhờ vậy ông biết thêm thông tin về tổ chức tội phạm của Pushkin.
Quay trở về Boston, Robert tra tấn tên cảnh sát tham nhũng Frank Masters bằng khí gas để ép buộc hắn hợp tác với ông. Robert sau đó giúp cảnh sát triệt phá một kho chứa tiền của Pushkin. Robert đến gặp Itchenko ở nhà hàng, ông thề rằng sẽ lật đổ tổ chức tội phạm của Pushkin. Khi Robert cho nổ tung con tàu chở hàng của Pushkin, Pushkin tức giận ra lệnh cho Itchenko giết Robert ngay. Pushkin còn nói nếu Itchenko không giết được Robert thì đừng quay về Moscow nữa.
Itchenko dẫn đám thuộc hạ đến siêu thị Home Mart, bắt đồng nghiệp của Robert làm con tin và buộc ông ra đầu hàng. Robert lẻn vào giải cứu các đồng nghiệp, rồi ông tiêu diệt từng tên mafia Nga. Robert đã bắn chết Itchenko bằng khẩu súng bắn đinh.
Ba ngày sau, Robert sang tận Moscow và giết chết ông trùm Pushkin bằng cách cho ông ta bị điện giật. Alina bây giờ đã hồi phục sức khỏe và có công việc mới, cô cám ơn Robert vì ông đã giúp cô có cơ hội làm lại cuộc đời. Robert tiếp tục dùng những kỹ năng của mình đi giúp đỡ mọi người xung quanh.
Diễn viên
Denzel Washington vai Robert McCall
Chloë Grace Moretz vai Alina / Teri
Marton Csokas vai Nicolai Itchenko / Teddy Rensen
Melissa Leo vai Susan Plummer
Bill Pullman vai Brian Plummer
Johnny Skourtis vai Ralphie
Haley Bennett vai Mandy
David Harbour vai Frank Masters
Vladimir Kulich vai Vladimir Pushkin
David Meunier vai Slavi
Alex Veadov vai Tevi
James Wilcox vai Pederson
Mike O'Dea vai Remar
Anastasia Mousis vai Jenny
Robert Wahlberg vai Thám tử Harris
Timothy John Smith vai Thám tử Gilly
Shawn Fitzgibbon vai Little John Looney
Vitaliy Shtabnoy vai Andri
Phần tiếp theo
Phần tiếp theo của nó là Thiện ác đối đầu 2, công chiếu vào ngày 20 tháng 7 năm 2018, và phần thứ ba của nó là Thiện ác đối đầu 3, sẽ công chiếu vào ngày 1 tháng 9 năm 2023.
Tham khảo
Liên kết ngoài
sách súng trong phim.
Phim năm 2014
Phim Mỹ
Phim tiếng Anh
Phim hành động Mỹ
Phim hành động giật gân Mỹ
Phim tâm lý Mỹ
Phim giật gân Mỹ
Phim Columbia Pictures
Phim hãng Columbia Pictures
Phim IMAX
Phim xã hội đen
Phim tội phạm
Phim về tội phạm
Phim về mại dâm
Phim về giết người
Nhạc nền phim của Harry Gregson-Williams
Phim hành động thập niên 2010
Phim hành động giật gân thập niên 2010
Phim lấy bối cảnh ở thập niên 2010 | wiki |
Giovanni Vincenzo "Gianni" Infantino (; sinh 23 tháng 3 năm 1970) là nhà quản lý bóng đá người Thụy Sĩ-Ý, hiện đang là chủ tịch FIFA. Ông cũng từng là Tổng thư ký UEFA từ 2009-2016 và giữ cả hai quốc tịch Thụy Sĩ và Ý.
Ngày 26 tháng 10 năm 2015, Infantino nhận được sự ủng hộ của Ủy ban chấp hành UEFA ra tranh cử chủ tịch FIFA. Cùng ngày, ông xác nhận và đưa ra lời vận động tranh cử.
Ngày 26 tháng 2 năm 2016, Infantino được bầu làm chủ tịch mới của FIFA trong Đại hội bất thường FIFA 2016 ở Zürich, Thụy Sĩ thay thế người tiền nhiệm Sepp Blatter đã phải từ chức do có dính líu đến các vụ tham nhũng và rửa tiền.
Tiểu sử
Gianni Infantino sinh ngày 23 tháng 3 năm 1970 tại Brig, Thụy Sĩ. Ông là người gốc Ý đến từ Calabria và Lombardy. Ông học luật tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) có thể nói được tiếng Ý, Pháp, Đức, Anh, và Tây Ban Nha. Trước khi gia nhập UEFA, Gianni Infantino là Tổng thư ký của Trung tâm nghiên cứu thể thao quốc tế (CIES) ở trường Đại học Neuchâtel, đã từng là cố vấn cho một loạt các cơ quan bóng đá tại Ý, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ Ông đã kết hôn và có bốn người con.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Biography on UEFA website
Sinh năm 1970
Nhân vật còn sống
Thành viên Ban chấp hành UEFA
Chủ tịch FIFA
Người Thụy Sĩ
Người Ý | wiki |
James William Fulbright (9 tháng 4 năm 1905 – 9 tháng 2 năm 1995) từng là nghị sĩ Thượng viện Hoa Kỳ, đại diện cho bang Arkansas từ 1945 đến 1975.
Fulbright là một đảng viên Đảng Dân Chủ, đồng thời cũng là người trung thành với chủ nghĩa đa phương. Ông đã ủng hộ việc sáng lập ra Liên Hợp Quốc và cũng là người giữ chức chủ tịch lâu nhất trong lịch sử Ủy ban đối ngoại của Thượng viện (Senate Foreign Relations Committee). Fulbright đã phản đối chủ nghĩa McCarthy và Ủy ban Phi Mỹ Hạ viện (House Un-American Activities Committee - HUAC), sau đó ông trở nên nổi tiếng khi phản đối những dính líu của Mỹ tới chiến tranh Việt Nam. Những nỗ lực của ông trong việc thiết lập một chương trình trao đổi quốc tế cuối cùng đã đem đến kết quả là việc ra đời một chương trình học bổng hữu nghị mang tên ông, chương trình Fulbright.
Tổng thống Bill Clinton đã tuyên dương ông là một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Vào ngày 5 tháng 5 năm 1993, Tổng thống Bill Clinton đã trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống cho Fulbright tại lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông,
Vinh danh và di sản
Năm 1996, Đại học George Washington đã đổi tên một khu nội trú theo tên ông. Hội trường J. William Fulbright (Fulbright Hall) này đã được công nhận là một di tích lịch sử của Quận Columbia vào ngày 28 tháng 1 năm 2010 và được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 6 năm 2010. Một Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học tại Đại học Arkansas cũng mang tên ông (J. William Fulbright College of Arts and Sciences).
Tượng của ông cũng được dựng trong khuôn viên Đại học Arkansas. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2002, trong một bài phát biểu tại sự kiện khánh thành tượng tại Đại học Arkansas, người cùng xuất thân từ Arkansas là Bill Clinton đã nói:
Trong quá trình dỡ bỏ các tượng đài trong các cuộc biểu tình George Floyd, di sản của Fulbright đã được cộng đồng Đại học Arkansas kiểm tra lại, vì một bức tượng trong khuôn viên trường và tên của Trường Cao đẳng Khoa học và Nghệ thuật J. William Fulbright. Fulbright từng là một cựu sinh viên năm 1925, giáo sư và hiệu trưởng trường đại học từ năm 1939-41. Một cuộc tranh luận sôi nổi đã thảo luận về tiếng tăm của ông như một kẻ phân biệt chủng tộc, người bảo vệ sự phân biệt chủng tộc và đã ký vào Tuyên ngôn miền Nam (Southern Manifesto) năm 1956. Những người bảo vệ ghi nhận hồ sơ của ông về các vấn đề quốc tế và giáo dục, đặc biệt là Chương trình Fulbright. Một người viết tiểu sử Fulbright từng biết Fulbright khẳng định ông không phải là người phân biệt chủng tộc, nhưng ủng hộ các chính sách phân biệt đối xử được mong đợi đối với một thượng nghị sĩ miền Nam vào thời điểm đó, trong khi một người viết tiểu sử khác tóm tắt di sản của Fulbright là "một người khổng lồ chính trị ở Arkansas, theo cả hai cách tốt và xấu". Một hội đồng đại học đã bỏ phiếu để dỡ bỏ bức tượng và đổi tên trường, nhưng Hội đồng Quản trị Hệ thống Đại học Arkansas (mà Fulbright từng làm chủ tịch UA) đã bỏ phiếu để giữ cả hai do luật tiểu bang yêu cầu Đại hội đồng Arkansas phê duyệt để dỡ bỏ tượng đài.
Chương trình Fulbright
Chương trình Fulbright được thành lập vào năm 1946 theo luật do Thượng nghị sĩ lúc bấy giờ là J. William Fulbright của Arkansas đưa ra. Chương trình Fulbright được tài trợ bởi Cục Văn hóa và Giáo dục của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Khoảng 294.000 "Fulbrighter", 111.000 từ Hoa Kỳ và 183.000 từ các quốc gia khác, đã tham gia vào Chương trình kể từ khi bắt đầu hơn 60 năm trước. Chương trình Fulbright trao khoảng 6.000 khoản tài trợ mới hàng năm.
Hiện tại, Chương trình Fulbright hoạt động tại hơn 155 quốc gia trên toàn thế giới.
Tham khảo
Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống
Mất năm 1995
Chính khách Mỹ thế kỷ 20 | wiki |
Một trường đại học được cấp đất (hay trường cao đẳng được cấp đất hoặc cơ sở giáo dục được cấp đất) là một cơ sở giáo dục bậc cao tại Hoa Kỳ được một bang chỉ định để hưởng các lợi ích của Các đạo luật Morrill năm 1862 và 1890.
Các đạo luật Morrill tài trợ cho các tổ chức giáo dục bằng cách cấp đất do liên bang kiểm soát cho các bang và cho phép các bang bán đi nhằm gây quỹ để thành lập các trường cao đẳng "được cấp đất". Theo Đạo luật năm 1862, sứ mệnh của các tổ chức giáo dục này là tập trung giảng dạy các ngành nông nghiệp, khoa học, khoa học quân sự và kỹ thuật mang tính thực hành (mặc dù vẫn "không loại trừ...các ngành nghiên cứu truyền thống") để đáp ứng cho cuộc cách mạng công nghiệp và sự thay đổi giai cấp của xã hội. Chúng sẽ bổ sung cho các cơ sở giáo dục truyền thống thường tập trung giảng dạy các môn khai phóng. Đạo luật được mở rộng vào năm 1994 để trao quyền nhận quỹ đất cho một số trường cao đẳng và đại học của bộ lạc.
Về sau, hầu hết các trường cao đẳng được cấp đất đều trở thành những trường đại học công lập lớn giảng dạy đầy đủ các ngành nghề. Tuy vậy, vẫn có một số trường được cấp đất là trường tư thục, như Đại học Cornell, Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Tuskegee.
Lịch sử
Khái niệm về các tổ chức giáo dục được nhà nước tài trợ, chuyên đào tạo về nông nghiệp và kỹ thuật, bắt đầy gây được sự chú ý tại Mỹ từ những cuộc vận động của Jonathan Baldwin Turner vào cuối những năm 1840. Dự luật quỹ đất đầu tiên được Hạ nghị sĩ Justin Smith Morrill của Vermont giới thiệu lên Quốc hội vào năm 1857. Dự luật này được Quốc hội thông qua năm 1859, nhưng đã bị Tổng thống James Buchanan phủ quyết. Morrill một lần nữa giới thiệu dự luật của mình vào năm 1861 và nó được ban hành thành luật vào năm 1862.
Sau khi luật cấp đất của liên bang được thông qua năm 1862, Iowa là bang đầu tiên chấp nhận các điều khoản của Đạo luật Morrill vào ngày 11 tháng 9 năm 1862. Iowa sau đó đã chỉ định Trường Cao đẳng Nông nghiệp Bang (nay là Đại học Bang Iowa) là trường đại học được cấp đất vào ngày 29 tháng 3 năm 1864. Trên thực tế, trường đầu tiên được thành lập nhờ Đạo luật cấp đất là Đại học Bang Kansas, được thành lập vào ngày 16 tháng 2 năm 1863 và khai giảng vào ngày 2 tháng 9 năm 1863. Trường lâu đời nhất vẫn còn giữ tình trạng được cấp đất cho đến nay là Đại học Rutgers, thành lập năm 1766 và được chỉ định là trường đại học được cấp đất của New Jersey vào năm 1864. Trường lâu đời nhất từng được cấp đất là Đại học Yale (thành lập năm 1701), được chỉ định làm trường được cấp đất của bang Connecticut vào năm 1863. Bang Connecticut sau này thu hồi quyết định của mình vào năm 1893 do sự phản đối của dân chúng và chuyển quyền nhận cấp đất cho trường mà hiện nay là Đại học Connecticut.
Đạo luật Morrill thứ hai được thông qua vào năm 1890 nhằm vào các bang phía Nam cũ. Đạo luật này yêu cầu các bang này phải chọn trường không tuyển sinh dựa trên chủng tộc, nếu không thì chỉ được chỉ định quyền được cấp đất cho những trường dành riêng cho người da màu. Trong số bảy mươi trường cao đẳng và đại học được phát triển từ Đạo luật Morrill, có một số trường cao đẳng và đại học trước đây chỉ dành cho người da đen. Mặc dù Đạo luật năm 1890 đã cấp tiền mặt thay vì đất đai, các trường được hưởng lợi ích từ Đạo luật này có cùng địa vị pháp lý với các trường đại học theo Đạo luật 1862; do đó thuật ngữ "trường đại học được cấp đất" vẫn áp dụng đúng cho cả hai nhóm.
Sau này, các trường khác như Đại học Đặc khu Columbia và "các trường cao đẳng được cấp đất năm 1994" dành cho người Mỹ bản địa cũng được Quốc hội trao tiền mặt thay cho đất và vẫn được xem là "được cấp đất".
Tương tự như các trường đại học được cấp đất có chương trình đào tạo tập trung về nông nghiệp và kỹ thuật, Quốc hội về sau cũng thành lập những chương trình trường cao đẳng được cấp biển (nghiên cứu thủy sinh, năm 1966), trường cao đẳng được cấp không gian (nghiên cứu không gian, năm 1988) và trường cao đẳng được cấp mặt trời (nghiên cứu năng lượng bền vững, năm 2003).
Đại học Bang West Virginia, một trường đại học trước đây dành cho người da đen, là trường đại học duy nhất bị tước quyền cấp đất (khi trường này bỏ chế độ phân biệt chủng tộc khi tuyển sinh dẫn đến việc bị cắt tài trợ từ tiểu bang năm 1957) và sau đó lấy lại được quyền được cấp đất vào năm 2001.
Hệ thống các trường đại học được cấp đất được xem là đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Mỹ mà nhờ đó Mỹ đã vượt mặt Vương quốc Anh để trở thành một siêu cường về kinh tế, theo một nghiên cứu bởi giảng viên của Đại học Bang New York.
Ba sứ mệnh của trường đại học được cấp đất tiếp tục được phát triển qua thời gian. Các sứ mệnh ban đầu là "giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ" đã được đổi thành "học tập, khám phá và dấn thân" bởi Ủy ban Kellogg về Tương lai của các Trường đại học Bang và Được cấp đất, rồi đổi một lần nữa thành "tài năng, phát kiến và vị trí" bởi Hiệp hội các trường đại học công và được đất cấp (Association of Public and Land-Grant Universities, APLU).
Tiền lệ pháp luật bang
Trước khi có Đạo luật Morrill năm 1862, Đại học Bang Michigan được chỉ định là cơ sở giáo dục nông nghiệp được cấp đất theo luật của bang Michigan vào ngày 12 tháng 2 năm 1855, với tên gọi Trường Cao đẳng Nông nghiệp của Bang Michigan, được nhận số tiền tương ứng với đất thuộc sở hữu của bang. Trường Trung học của Nông dân Pennsylvania (sau này trở thành Đại học Bang Pennsylvania) cũng là một trường nông nghiệp được cấp đất vào ngày 22 tháng 2 cùng năm.
Hai trường này về sau được hai tiểu bang chỉ định là trường cao đẳng được cấp đất cấp liên bang vào năm 1863.
Các trường đại học lâu đời hơn - như Đại học Georgia, được thành lập với một khoản trợ cấp đất vào năm 1784 - cũng được tài trợ thông qua việc sử dụng các khoản trợ cấp đất của bang. Việc trợ cấp đất cho các tổ chức giáo dục là một thông lệ thừa hưởng từ châu Âu, và có nguồn gốc từ xã hội thời cổ đại Hy Lạp - La Mã. Tuy nhiên, những trường lâu đời này có "sứ mệnh" hoàn toàn khác với sứ mệnh giáo dục thực hành của các cơ sở giáo dục được cấp đất theo Đạo luật Morrill (hoặc cơ quan lập pháp Michigan).
Đạo luật Hatch và Đạo luật Smith-Lever
Sứ mệnh của các trường đại học được cấp đất được mở rộng bởi Đạo luật Hatch năm 1887, nhằm cung cấp ngân sách liên bang cho các tiểu bang để thành lập một loạt các trại thí nghiệm nông nghiệp dưới sự chỉ đạo của mỗi trường đại học được cấp đất của bang, cũng như chuyển giao công nghệ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực khoáng sản và tăng trưởng thực vật. Nhiệm vụ tiếp cận cộng đồng đã được mở rộng hơn nữa bởi Đạo luật Smith-Lever năm 1914 khi nó đưa thêm nhiệm vụ mở rộng hợp tác, cử nhân viên về nông thôn để giúp mang kết quả nghiên cứu nông nghiệp đến nông dân. Ngoài các khoản trợ cấp từ đất ban đầu, mỗi trường đại học được cấp đất nhận được các khoản tiền hàng năm từ liên bang cho nghiên cứu và hợp tác với điều kiện số tiền đó sẽ được các bang đối ứng.
Mở rộng
Trong khi các trường đại học được cấp đất ngày nay ban đầu được gọi là trường cao đẳng được cấp đất, chỉ một số trong số hơn 70 cơ sở giáo dục phát triển nhờ Các đạo luật Morrill là còn giữ lại chữ "Cao đẳng" (College) trong tên chính thức; hầu hết là các trường đại học (University).
Đại học Đặc khu Columbia được trao địa vị là trường được cấp đất vào năm 1967 và nhận khoản tài trợ trị giá 7,24 triệu đô la thay cho việc cấp đất. Trong bản Sửa đổi Giáo dục Đặc biệt năm 1972, Samoa thuộc Hoa Kỳ, đảo Guam, Micronesia, Bắc Maryas và Quần đảo Virgin mỗi nơi nhận được 3 triệu đô la.
Vào năm 1994, 29 trường cao đẳng và đại học của bộ lạc đã trở thành các cơ sở giáo dục được cấp đất theo Đạo luật Cải thiện Trường học của Mỹ năm 1994. Tính đến năm 2008, 32 trường cao đẳng và đại học bộ lạc nhận được tư cách được cấp đất. Hầu hết các trường cao đẳng cung cấp chương trình hai năm. Sáu trường là các tổ chức giáo dục bốn năm, và hai trường cung cấp chương trình thạc sĩ.
Tên gọi
Không nền nhầm lẫn các trường đại học được cấp đất với các trường cao đẳng cấp biển (chương trình được thành lập năm 1966), trường cao đẳng cấp không gian (được thành lập năm 1988), hoặc trường cao đẳng cấp mặt trời (được thành lập năm 2003). Ở một số bang, sứ mệnh nghiên cứu và hợp tác nông nghiệp của tổ chức giáo dục được cấp đất được chuyển sang một cơ quan đại diện cho hệ thống đại học của toàn tiểu bang thay vì một trường đại học được cấp đất cụ thể; ví dụ như Hệ thống Đại học Texas A&M với các sứ mệnh nông nghiệp, trong đó có trường đại học nông nghiệp tại khuôn viên chính của hệ thống, hiện nằm dưới sự bảo trợ của Texas A&M AgriLife.
Tham khảo
Trường đại học và cao đẳng công lập Hoa Kỳ
Trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ theo loại | wiki |
SummerSlam (2015) là một sự kiện pay-per-view đấu vật chuyên nghiệp và sự kiện của WWE Network sản xuất bởi WWE, diễn ra ngày 23 tháng 8 năm 2015, tại Barclays Center ở Brooklyn, New York. Là sự kiện thứ 28 trong chuỗi sự kiện SummerSlam, đây là sự kiện đầu tiên kể từ năm 2008 được tổ chức bên ngoài Los Angeles vì Trung tâm Staples là chủ nhà độc quyền của SummerSlam từ năm 2009 đến năm 2014, và là SummerSlam thứ 8 tổ chức ở New York metropolitan area. Izod Center ban đầu được lựa chọn để tổ chức SummerSlam, nhưng vì đóng cửa vào tháng 4 năm 2015, sự kiện được chuyển sang Barclays Center. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi SummerSlam có chiều dài 4 tiếng, chiều dài trước đây chỉ để dành cho WrestleMania.
Sự kiện của đêm tiếp theo được xem là "triple-header" tại Barclays Center, với việc NXT TakeOver: Brooklyn diễn ra đêm hôm trước, và Raw vào đêm hôm sau. Có 10 trận đấu diễn ra ở sự kiện, with no pre-show. Trong sự kiện chính, The Undertaker đánh bại Brock Lesnar trong trận đấu gây tranh cãi; Lesnar đưa Undertaker vào Kimura lock và người giữ chuông đánh chuông sau khi thấy Undertaker có vẻ như muốn đập tay, nhưng vì trọng tài chưa thấy sự đập tay và chưa bao giờ dừng trận đấu, nên trận đấu được tiếp tục. Sự rối loạn giúp Undertaker gây Lesnar bất ngờ với đòn low blow trước khi khóa anh vào Hell's Gate, khiến Lesnar bất tỉnh và giúp Undertaker thắng cuộc.
Kết quả
Trận đấu loại
Tham khảo
Liên kết ngoài
2015
Sự kiện của WWE Network năm 2015
Jon Stewart
Sự kiện ở New York City
Đấu vật chuyên nghiệp ở New York City
Sự kiện pay-per-view của WWE năm 2015 | wiki |
Một máy điện thoại 3G của hãng Nokia, sử dụng hệ điều hành Symbian, có giao diện người dùng là Series 60 phiên bản 2, Chiếc Nokia 6680, có tính năng Bluetooth, chụp hình độ phân giải 1.3 megapixel, camera mặt trước VGA (0.3 megapixel), hỗ trợ thẻ nhớ DV-RS-MMC, âm thanh stereo, màn hình hiển thị rộng 2.1 inch, 176x208 pixel, 262,144 màu.
Họp báo ra mắt vào tháng 2 năm 2005, và được tung ra thị trường vào tháng 5 năm 2005.
6680 là máy điện thoại 3G. Đây là một điện thoại thông minh có hỗ trợ quản lý các tập tin văn phòng và quản lý cá nhân, bao gồm cả việc tương thích với phần mềm Microsoft Office. Tuy nhiên, máy điện thoại này lại có quá nhiều lỗi, thường xuyên bị treo và mắc các lỗi bảo mật. Người ta cũng phê bình bộ nhớ của nó quá nhỏ.
Máy hoạt động trên mạng GSM 900/1800/1900, và UMTS 2100 của mạng 3G.
Khi phát triển, máy 6680 được gọi là Milla.
Máy này giống người tiền nhiệm của nó, Nokia 6630. Những thay đổi chính là chế độ "chờ linh hoạt", khả năng cung cấp các cuộc gọi video, đèn flash khi chụp hình, màn hình đẹp hơn và kiểu cách được cải tiến hơn.
Đây là khởi sự của N-Series, máy tiếp theo nó là N70.
Nền tảng ứng dụng phần cứng của máy là Omap 1710.
Biến thể
Nokia 6681 và Nokia 6682 cũng là các máy điện thoại GSM của Nokia, sử dụng giao diện người dùng Series 60 trên nền hệ điều hành Symbian.
Khác biệt duy nhất giữa máy 6681 và máy 6682 là máy 6681 dành riêng cho thị trường châu Âu, với 3 băng tần GSM 900/1800/1900, trong khi đó thì máy 6682 chỉ dành cho thị trường Hoa Kỳ, hỗ trợ băng tần 850/1800/1900.
Hơn nữa, đặc tính kỹ thuật của hai máy này hầu như là giống hệt máy 6680, ngoại trừ việc chúng không hỗ trợ mạng 3G, nghĩa là không hỗ trợ UMTS, gọi điện thoại video, vì thế chúng không có camera ở mặt trước.
Nền tảng ứng dụng phần cứng của máy là Omap 1710. Độ phân giải màn hình là 176x208.
Điện thoại liên quan
Nokia N70
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website sản phẩm
Nokia 6680 Official product page
Nokia 6681
Nokia 6682
Rui Carmo's 6680 first impressions
OCW's 6680 review
6680 review and specifications roundup
Texas Instruments OMAP 1710
Texas Instruments OMAP 1710
Diễn đàn Nokia
Nokia 6681
Nokia 6682
Nokia 6680
Điện thoại thông minh
6680 | wiki |
Jüri Ratas (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1978) là chính trị gia người Estonia. Ông hiện là lãnh đạo Đảng Trung tâm Estonia. Ông từng là Thủ tướng Estonia cho đến nâm 2021. Ông đóng vai trò là Phó Chủ tịch Quốc hội Estonia từ năm 2007 đến năm 2016 và Thị trưởng Tallinn từ năm 2005 đến năm 2007. Với tư cách là thị trưởng thành phố Tallinn, ông khởi xướng chương trình thủ đô xanh châu Âu.
Trong cuộc bầu cử quốc hội Estonia năm 2015, Ratas tái đắc cử vào quốc hội với 7,932 phiếu bầu cá nhân. Tháng 3 năm 2015, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Thứ hai Quốc hội Estonia.
Ngày 5 tháng 11 năm 2016, Ratas được bầu làm lãnh đạo Đảng Trung tâm Estonia, kế nhiệm Edgar Savisaar.
Sau khi nội các thứ hai của Taavi Rõivas chia rẽ vào tháng 11 năm 2016 do đấu tranh nội bộ, cuộc đàm phán liên minh bắt đầu giữa Đảng Trung tâm, Đảng Dân chủ Xã hội và Liên minh Pro Patria và Res Publica. Ngày 19 tháng 11, ba đảng đồng ý với các điều kiện của liên minh mới do Ratas lãnh đạo. Ratas tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Estonia vào ngày 23 tháng 11 năm 2016.
Đời sống cá nhân
Jüri Ratas đã kết hôn và có một con gái và ba con trai. Cha của ông là chính trị gia Đảng Trung tâm Estonia, Rat Ratas.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sơ lược tiểu sử của Ratas tại Tallinn.ee
Sơ lược tiểu sử của Ratas tại Parliament web
Thủ tướng Estonia
Thị trưởng Tallinn | wiki |
Trại lao động là một khu vực trại tập trung được xây dựng để làm một cơ sở giam giữ tù nhân và buộc những đối tượng này phải tham gia vào lao động hình sự (Lao động cưỡng bức). Các trại lao động có nhiều khía cạnh thông thường được ví với chế độ nô lệ và với nhà tù. Điều kiện tại các trại lao động khác nhau tùy thuộc vào các nhà khai thác, sử dụng tù nhân.
Một số nước trên thế giới
Ở Liên Xô cũ có các trại cải tạo lao động của Liên Xô, thường được gọi là Gulag.
Ở Albania có các trại lao động cưỡng bức trong chiến tranh thế giới thứ II hoạt động một số các trại lao động sau chiến tranh. Trong hội nghị Yalta đã được nhất trí rằng việc lao động cưỡng bức đối với người Đức đã được sử dụng như một kiểu bồi thường chiến phí. Đa số các trại ở Liên Xô, nhưng trên 1.000.000 người Đức đã bị buộc phải làm việc trong mỏ than đá ờ Pháp và nông nghiệp ở Anh.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã điều hành các trại lao động nhiều đối với một số loại tội phạm. Nhiều nhà lãnh đạo của Trung Quốc bị đưa vào các trại lao động sau khi cuộc thanh trừng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Đức Quốc xã trong Thế chiến II cũng có một số trại lao động sử dụng thường dân Do Thái bị bắt
Nhật Bản: Trong những năm đầu thế kỷ 20, Đế quốc Nhật Bản sử dụng lao động cưỡng bức của hàng triệu dân thường từ các nước bị chinh phục và tù nhân chiến tranh, đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và Chiến tranh Thái Bình Dương
Bắc Triều Tiên được biết đến để vận hành các trại tù lao động thuộc địa ở thung lũng miền núi xa xôi với khoảng từ 150.000 - 200.000 tù nhân.
Việt Nam có các trại cải tạo chuyên sử dụng sức lao động của các tù nhân chế độ cũ bị bắt. Ngày nay có một số cáo buộc cho rằng chính quyền Việt Nam đã bóc lột lao động đối với những người trong các trại giam, trại cai nghiện, trại phục hồi nhân phẩm, trung tâm bảo trợ xã hội.... Báo cáo của Human Rights Watch "The Rehab Archipelago: Forced Labor and Other Abuses in Drug Detention Centers in Southern Vietnam" đã nêu lên một trường hợp điển hình.
Tham khảo
Giam giữ
Lao động cưỡng bức
Trại giam | wiki |
Long Thành Bắc là một phường thuộc thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Địa lý
Phường Long Thành Bắc nằm ở phía bắc thị xã Hòa Thành, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp xã Trường Hòa
Phía tây giáp phường Long Hoa
Phía nam giáp phường Long Thành Trung và xã Trường Tây
Phía bắc giáp thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu.
Phường Long Thành Bắc có diện tích 4,97 km², dân số năm 2019 là 18.255 người, mật độ dân số đạt 3.673 người/km².
Hành chính
Phường Long Thành Bắc được chia thành 5 khu phố: Long Đại, Long Mỹ, Long Tân, Long Thời, Sân Cu.
Lịch sử
Phường Long Thành Bắc trước đây là xã Long Thành Bắc thuộc huyện Hòa Thành, được thành lập vào năm 1979 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Long Thành cũ, gồm các thôn: Long Tân, Long Thời, Long Mỹ và Long Đại.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, thành lập phường Long Thành Bắc thuộc thị xã Hòa Thành trên cơ sở toàn bộ 4,97 km² diện tích tự nhiên và 18.255 người của xã Long Thành Bắc.
Chú thích
Tham khảo | wiki |
Mô khí là một mô xốp hình thành các không gian hoặc kênh không khí trong lá, thân và rễ của một số loại cây, cho phép trao đổi khí giữa chồi và rễ. Các kênh của khoang chứa đầy không khí (xem hình bên phải) cung cấp một con đường bên trong có sức đề kháng thấp để trao đổi khí như oxy và ethylene giữa các loài cây trên mặt nước và các mô chìm. Aerenchyma cũng phổ biến trong các loài thực vật thủy sinh và đất ngập nước phải phát triển trong đất thiếu oxy.
Sự hình thành mô khí và thiếu oxy
Khi đất bị ngập, thiếu oxy sẽ phát triển, vì các vi sinh vật trong đất tiêu thụ oxy nhanh hơn quá trình khuếch tán. Sự hiện diện của đất thiếu oxy là một trong những đặc điểm xác định của vùng đất ngập nước. Nhiều loài thực vật đất ngập nước sở hữu khí dung, và trong một số, chẳng hạn như hoa súng, có luồng không khí trong khí quyển qua lá và thân rễ. Có nhiều hậu quả về mặt hóa học khác của tình trạng thiếu oxy. Ví dụ, quá trình nitrat hóa bị ức chế khi oxy thấp xảy ra và các hợp chất độc hại được hình thành, vì vi khuẩn kỵ khí sử dụng nitrat, mangan và sulfate làm chất nhận điện tử thay thế. Khả năng oxy hóa khử của rhizhosphere giảm và các ion kim loại như sắt và mangan kết tủa. Mô khí là một sửa đổi của nhu mô.
Nói chung, oxy thấp kích thích cây và thực vật sản xuất ethylene. Ethylene làm chậm sự kéo dài và hình thành rễ chính dài ra.
Ưu điểm
Các hốc lớn chứa đầy không khí cung cấp một con đường bên trong có sức đề kháng thấp để trao đổi khí giữa các cơ quan thực vật trên mặt nước và các mô chìm. Điều này cho phép thực vật phát triển mà không phải chịu chi phí trao đổi chất của hô hấp kị khí. Một số oxy được vận chuyển qua khí dung rò rỉ qua lỗ chân lông vào đất xung quanh. Các rhizosphere nhỏ của đất có oxy xung quanh các rễ riêng lẻ hỗ trợ các vi sinh vật ngăn chặn dòng các thành phần đất có khả năng gây độc như sulfide, sắt và mangan.
Tham khảo
Đất ngập nước
Tế bào thực vật
Sinh lý học thực vật | wiki |
Hướng dẫn
Đề 1. Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
I – Tìm hiểu đề:
– Thể loại: tự sự ( kết hợp với miêu tả và biểu cảm ).
– Nội dung: kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè, sau 20 năm xa cách.
– Hình thức: một lá thư gửi bạn học cùng lớp.
– Yêu cầu: Người viết phải tưởng tượng mình đã trưởng thành,đóng vai một người có một vị trí, một công việc nào đó, nay trở lại thăm ngôi trường. Cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ Lí do về thăm trường cũ là gì?
+ Thăm trường vào thời gian nào? Với ai?
+ Đến trường gặp ai? Thấy quang cảnh trường thế nào? Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình học ra sao?
+ Những gì gợi lại cho em những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?….
* Chú ý:
– Bài viết cần tự nhiên, chân thành.
– Để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn, trong quá trình làm bài, cần kết hợp các yếu tố miêu tả (hình ảnh ngôi trường với những hang cây,mái ngói, cột cờ, lớp học…) và yếu tố biểu cảm ( tâm trạng bồi hồi, xúc động khi nhớ lại kỉ niệm xưa bên thầy cô, bạn bè; xúc động khi bất ngờ gặp lại thầy(cô) giáo cũ…)
II – Dàn ý chi tiết:
1. Đầu thư:
– Thời gian, địa điểm viết thư.
– Lời chào gửi đầu thư.
– Lí do viết thư.
2. Nội dung bức thư:
– Hỏi thăm tình hình trong những năm qua ( học tập, cuộcsống, công tác của bạn và một số bạn khác trong lớp ).
– Giới thiệu về hoàn cảnh hiện tại của bản thân ( công việc,gia đình…)
– Kể lại tình huống về thăm trường:
+ Lí do về thăm trường cũ ( đi ngang qua, có chủ định về thăm…)
+ Thời gian ( mùa hè); đi một mình hay đi với ai?
+ Tâm trạng trước khi về thăm ( nếu là chủ định ): bồi hồi,xúc động, hồi hộp…
– Quang cảnh ngôi trường khi đếm thăm:
+ Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy trường.
+ Cảnh vật, thiên nhiên, sự thay đổi của cảnh vật ( hàng cây, cổng trường…)
+ Quang cảnh ngôi trường khi đến thăm: miêu tả đôi nét về ngôi trường ( các dãy nhà, các phòng học, phòng chức năng, cơ sở vật chất của trường…)
+ Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy cô ( những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò…)
( Chú ý: Lồng cảm nghĩ và nhận xét về sự thay đổi của ngôi trường)
– Kể lại những cuộc gặp gỡ: đã gặp ai ( thầy cô, bạn bè…)?Nói chuyện gì? (tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong quá khứ…)? Cảm nghĩ sau buổi trò chuyện?
– Kết thúc buổi thăm trường: cảm xúc về buổi thăm trường;những suy tưởng; tình cảm; những động lực thúc đẩy bản thân trong tương lai…
3. Cuối thư:
– Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn.
– Ký tên.
Đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
I – Tìm hiểu đề:
– Thể loại: tự sự ( kết hợp với miêu tả và biểu cảm):
– Nội dung: kể lại một giấc mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
– Hình thức: bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, và kết bài.
– Yêu cầu: Đề bài đưa ra giả định em có một người thân đã xa cách lâu ngày, nay trong mơ được gặp lại. Người đó phải là người có những gắn bó sâu nặng, quen thuộc và thân thiết với em, nay đang đi công tác xa hoặc chuyển đến nơi ở khác hoặc đã mất từ lâu… Cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ Giấc mơ ấy diễn ra khi nào?
+ Người ấy là ai? Bây giờ ở đâu? Làm gì?
+ Hoàn cảnh gặp lại là gì?
+ Hình dáng, nét mặt, cử chỉ, lời nói… của người ấy khi em gặp lại như thế nào?
+ Khi tỉnh dậy, tâm trạng của em như thế nào?
* Chú ý:
– Đây là dạng bài kể chuyện sáng tạo, người viết cần thể hiện được trí tưởng tượng của mình trong quá trình kể, tưởng tượng nhưng vẫn phải phù hợp, gần gũi với thực tế cuộc sống.
– Câu chuyện về cuộc gặp gỡ ấy phải thể hiện một ý nghĩa nào đó đối với người viết hoặc đối với độc giả ( nhằm ca ngợi một điều gì đó tốt đẹp, khẳng định những ảnh hưởng tích cực mà nhân vật hay cuộc gặp gỡ ấy tác động tới…)
– Để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, người viết nên sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả ( hình dáng, nét mặt, cử chỉ của người thân; khung cảnh nơi gặp gỡ;…), yếu tố biểu cảm (tâm trạng, cảm xúc khi được gặp lại người thân, khi giấc mơ qua đi,…)
II – Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
– Giới thiệu về giấc mơ, về người thân được gặp trong giấc mơ.
2. Thân bài:
* Kể lại hoàn cảnh diễn ra giấc mơ:
– Giấc mơ ấy diễn ra khi nào? Vì sao lại có giấc mơ ấy ( do được gợi nhớ bởi một điều gì đó, do hôm ấy là ngày có liên quan đến người thân…)? Thời gian của giấc mơ?
– Gặp ai? (Người ấy còn sống hay đã mất? Khoảng cách về địa lí? Tình cảm của mình đối với người thân ấy?Đã bao lâu không gặp?)
– Bối cảnh của giấc mơ( không gian, thời gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ).
– Gặp người thân như thế nào? (Người ấy bỗng xuất hiện hay tình cờ gặp nhau?).
* Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
– Chào hỏi giữa mình và người thân đó.
– Miêu tả người thân: khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, dáng điệu, lời nói, cử chỉ ( thay đổi nhiều hay vẫn nguyên vẹn như trong tiềm thức của mình)
– Nội dung cuộc trò chuyện:
+ Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại của người thân ( của mình )
+ Nhắc lại kỉ niệm ( sự gắn bó ) giữa mình và người thân đó.
+ Lời động động, khích lệ, nhắc nhở, dặn dò của người thân với mình.
+ …
* Kể lại tình huống khiến mình tỉnh giấc:
– Chợt tỉnh dậy, nhận ra là mơ.
– Những hình ảnh vẫn còn đọng lại, những chi tiết về giấc mơ in sâu vào tâm trí.
3. Kết bài:
– Cảm xúc, suy nghĩ ( nhớ người thân, mong gặp người ấy…)
– Hứa hẹn với bản thân, với người thân về một điều gì đó trong tương lai.
Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
I – Tìm hiểu đề:
– Khi làm bài văn này, người viết cần kể lại được chi tiết,các sự việc chính. Đó là trận chiến đấu nào? Diễn biến của trận chiến ấy ra sao? … Đó phải là một trận chiến đầu có ý nghĩa to lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta hoặc của các dân tộc yêu chuộng hòa bình khác trên thế giới. Lời kể phải tự nhiên, chân thực như em đã từng được tham gia hoặc trực tiếp chứng kiến.
– Để bài viết hay và sinh động hơn, các em nên sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả ( quang cảnh cuộc chiến, hành động của “các nhân vật”…)kết hợp với biểu cảm ( cảm xúc, suy nghĩ của em). Việc miêu tả ( trang phục, vũ khí…) cũng như sử dụng từ ngữ xưng hô cũng phải phù hợp với thời kì lịch sử mà trận chiến diễn ra.
II – Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
– Đất nước ta đã có bao nhiêu trận chiến đấu các liệt với những chiến công hiển hách.
– Trận chiến đấu… đã để lại cho em những cảm xúc khó phai.
2. Thân bài:
– Kể khái quát về trận chiến đấu:
+ Diễn ra vào năm nào? Ở đâu? Ở thời kì nào? Chống giặc ngoại xâm nào? Mục đích của trận chiến đấu?
+ Em đã được biết về trận chiến ấy từ ông (bà) kể lại haysau khi học môn Lịch sử hoặc sau khi xem phim?
– Kể lại diễn biến chính của trận chiến đấu qua các giai đoạn:
+ Chuẩn bị, phòng ngự.
+ Tấn công: tư thế chủ động, tinh thần dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của quân ta; sự chống trả của địch…
( Kết hợp miêu tả tư thế, hành động của ta, của địch; tả quang cảnh của trận chiến… Khi kể, chú ý làm nổi bật vai trò của vị chỉ huy tài giỏi, anh dùng và một vài chi tiết thể hiện tinh thần quả cảm của quân ta).
– Kể lại kết quả của trận chiến đấu:
+ Quân ta: chiến thắng ( kết hợp với miêu tả không khí chiến thắng, nét mặt, nụ cười của những người lính) và những hi sinh mất mát…
+ Quân địch: thất bại ( kết hợp với miêu tả không gian hoang tàn sau trận chiến, hình ảnh những tên lính còn sống sót…)
– Ý nghĩa của trận chiến đấu trong lịch sử.
3. Kết bài:
– Cảm xúc, suy nghĩ của em về trận chiến đấu ác liệt ấy.
– Tự hào về lòng yêu nước của các thế hệ cha ông, về những trang sử vàng của dân tộc ta.
– Suy nghĩ, liên hệ tới bổn phận của cá nhân và thế hệ sau.
Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ ( hoặc anh,chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Yêu cầu chung: HS nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự có kết hợp miêu tả. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải làm được các yêu cầu sau đây:
1. Mở bài:
– Giới thiệu về buổi đi thăm mộ người thân cùng bố, mẹ…
– Ấn tượng chung của bản thân về buổi đi thăm đó.
2. Thân bài:
* Kể, tả về sự chuẩn bị cho buổi đi thăm: ( thu xếp thời gian, mua sắm lễ vật,…)
* Xuất phát: mấy giờ, đi xe gì? Quang cảnh trên đường đi,tâm trạng lúc đó?
* Đến thăm mộ:
– Miêu tả cụ thể quang cảnh xung quanh.
– Kể lại những việc làm trong buổi đi thăm mộ:
+ Dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ.
+ Bày các đồ cúng lễ ( hoa quả, vàng hương…)
+ Thắp hương và làm lễ khấn vái ( nói lên ước nguyện của gia đình, bản thân, như là tâm sự với người đã khuất…)
+ Bố, mẹ ( hoặc anh,chị) đã kể lại những kỉ niệm gì về người thân đã khuất. Kết hợp với miêu tả cảnh hương cháy và tâm trạng của mọi người trong gia đình.
– Nỗi xúc động, thể hiện tình cảm của bản thân với người thân đã mất.
– Kết thúc buổi viếng thăm như thế nào? ( hóa vàng và tiền âm phủ, tưới rượu lên mộ, thắp hương cho những ngôi mộ xung quanh…)
3. Kết bài:
– Khẳng định lại tình cảm của bản thân đối với người thân đã mất. | vanhoc |
Yamal (tiếng Nga: полуо́стров Яма́л) là một bán đảo thuộc huyện tự trị Yamal-Nenets, nằm ở vùng Tây Bắc Siberia của Nga. Bán đảo Yamal chạy dài khoảng 700 km (435 dặm) từ bắc đến nam, giáp biển Kara, Vịnh Baydaratskaya về phía Tây, và vịnh Ob về phía Đông.
Tên gọi
Trong tiếng Nenets (ngôn ngữ của cư dân địa phương), "Yamal" có nghĩa là "End of the World".
Địa chất
Bán đảo bao gồm chủ yếu là các tầng đất đóng băng vĩnh cửu, địa chất kiến tạo ở đây tương đối trẻ, chưa đến 10.000 năm tuổi.
Sinh vật
Tại Liên bang Nga, bán đảo Yamal là nơi có truyền thống chăn nuôi tuần lộc với quy mô lớn được bảo tồn tốt nhất. Trên bán đảo, hàng ngàn người Nenets và người Khanty chăn nuôi khoảng nửa triệu con tuần lộc. Đồng thời, Yamal là nơi sinh sống của vô số các loài chim di cư.
Khoáng sản
Theo thăm dò của chính phủ Nga, bán đảo Yamal là nơi có trữ lượng khí đốt nhiều nhất nước, dự kiến sẽ được khai thác độc quyền bởi cty Gazprom của Nga trong năm 2011 - 2012. Dự án khai thác khí đốt ở Yamal đã đặt tương lai của việc chăn thả tuần lọc vào một nguy cơ tuyệt diệt.
Cơ sở hạ tầng
Một ước tính cho là dự trữ khí đốt ở đây đạt 55 nghìn tỷ m3, đây là nơi có dữ trữ khí đốt lớn nhất thế giới và dự án năng lượng lớn nhất của Nga trong lịch sử. Khu vực này phần lớn chưa phát triển, nhưng các công trình đang được tiến hành xây dựng với ba dự án hạ tầng lớn - đường sắt Obskaya-Bovanenkovo với chiều dài 572 km sẽ được hoàn thành vào năm 2011, ống dẫn khí, và một số cầu đường.
Liên kết
Ялмал, статья ЭСБЕ
Статья БСЭ Great Soviet Encyclopedia
Yamal Culture
Tham khảo
^ a b Yamal peninsula: The world's biggest gas reserves
^ Ice Baby — National Geographic Magazine, May 2009
^ Baby mammoth unearthed in Yamal is 37,000 years old - scientists
^ NY Times ngày 11 tháng 7 năm 2007 Story
Location: [1]
Bán đảo châu Á | wiki |
Hướng dẫn
Kể về buổi phát động Cuộc thi viết thư UPU
YÊU CẨU
DÀN BÀI
MỞ BÀI
Giới thiệu về buổi lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU ở trường. Hằng năm, trường em đều tổ chức lễ phát động cuộc thi này.
THÂN BÀI
KẾT BÀI
Nêu cảm nghĩ về buổi lễ.
Xem thêm Trong vai Sơn Tinh, hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh tại đây.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Năm nào cũng vậy, cứ đến đầu tháng 12, trường em lại tô chức lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU. Năm nay, trường em tô chức phát động cuộc thi lần thứ 36.
Hôm đó là một buổi sáng thứ hai đẹp trời, em bước vào cổng trường và thật bỡ ngỡ: sao hôm nay trưòng mình lại đông vui, tấp nập thế này. Thật ngạc nhiên, xung quanh em bao nhiêu là cờ hoa, có cả bóng bay nữa. Một khẩu hiệu lớn căng trước cửa văn phòng nhà trường: Lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 36. Em vui lắm, vì em biết ngày hôm nay chính là ngày mà em đã mong đợi. Em muốn được thử sức về môn Ngữ văn, về trí tưởng tượng của mình. Em vội chạy vào lớp cất cặp rồi mang ghế ra xếp hàng. Vừa lúc bác bảo vệ đánh ba hồi trống, chúng em đứng nghiêm trang làm theo mệnh lệnh của chị liên đội trưởng. Đầu tiên, chung em chào mừng các đại biểu tham dự. Khi đại biểu ngồi xuống, cô Yến, Tổng phụ trách, mới lên giới thiệu từng người một, có cả các cô Hiệu trưởng đã về hưu đến tham dự, rồi chúng em ngồi xuống chỗ của mình. Em vô cùng hồi hộp không biết đề thi lần này sẽ như thế nào. Khai mạc buổi lễ là màn biểu diễn văn nghệ của các bạn trong đội văn nghệ của nhà trường. Các bạn hát, múa làm cho không khí buổi lễ thêm trang trọng và sôi nổi hơn. Sau màn biểu diễn văn nghệ, chúng em đứng nghiêm trang làm lễ chào cò, mắt hướng về lá cò Tổ quốc. Kết thúc lễ chào cờ, cô Yến lên giới thiệu chương trình của buổi lễ. Sau đó là phần chúng em mong đợi nhất, bác Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, lên phát động cuộc thi và thông báo đề thi lần thứ 36: “Hãy tưởng tượng bạn là một động vật hoang dã, chỗ ở của bạn đang bị đe doạ, bạn hãy viết thư gửi con người xem họ có thể giúp gì cho bạn được không”.
Nhà trường cử một đại biểu của một chi đội lên phát biểu cảm tưởng và hứa sẽ tham gia cuộc thi thật tôt để không phụ lòng mong mỏi của mọi người. Cuối cùng, cô Tổng phụ trách lên nói lời kết thúc buổi lễ, cô chúc chúng em sẽ làm bài thật tốt.
Mặc dù đã kết thúc buổi lễ, nhưng em vẫn rất náo nức và phấn khởi. Em hứa sẽ tập trung tưởng tượng, suy nghĩ để làm bài thật hay, để mang giải cao về cho trường, cho bố mẹ.
NHẬN XÉT
KỂ CHUYÊN TƯỞNG TƯƠNG | vanhoc |