text
stringlengths 0
308k
| title
stringlengths 0
51.1k
⌀ | categories
stringlengths 0
57.3k
|
---|---|---|
Đội quân cảm xúc (tên gốc tiếng Anh: The Emoji Movie) là một phim điện ảnh hài hoạt hình máy tính 3D của Mỹ năm 2017 do Tony Leondis đạo diễn và Leondis, Eric Siegel cùng Mike White làm biên kịch, dựa trên xu hướng sử dụng các biểu tượng emoji của giới trẻ. Phim có sự tham gia lồng tiếng của T. J. Miller, James Corden, Anna Faris, Maya Rudolph, Steven Wright, Rob Riggle, Jennifer Coolidge, Christina Aguilera, Sofía Vergara, Sean Hayes và Patrick Stewart. Nội dung phim xoay quanh Gene, một emoji đa cảm xúc đang sống trong điện thoại của một thiếu niên, và cuộc hành trình của cậu để trở thành một emoji meh như cha mẹ của cậu. Do Sony Pictures Animation sản xuất và Columbia Pictures phân phối, Đội quân cảm xúc được ra mắt và ngày 23 tháng năm 2017 tại Regency Village Theatre và được khởi chiếu rộng rãi tại Mỹ vào ngày 28 tháng năm 2017 và tại Việt Nam vào ngày tháng năm 2017. Phim đạt doanh thu thuận lợi 217 triệu USD dù bị nhiều nhà phê bình và khán giả chỉ trích gay gắt. Tại Giải Mâm xôi vàng lần thứ 38, phim giành chiến thắng tại bốn hạng mục bao gồm Phim dở nhất, Đạo diễn tồi nhất, Kết hợp màn ảnh tồi nhất và Kịch bản tồi nhất;; nó trở thành phim hoạt hình đầu tiên "thắng" giải Phim dở nhất trong lịch sử 38 năm của giải này. Bối cảnh lấy hoàn toàn từ cuộc sống hư cấu trong điện thoại di động của một nam chủ nhân điện thoại di động đang học đại học tên là Alex, cùng với nhiều chủ nhân điện thoại di động khác kết nối với nhau qua nhiều phương thức giao tiếp Internet. Tại một thành phố có tên là Textopolis, nằm sâu thẳm bên trong chiếc điện thoại của Alex. đây, mỗi biểu tượng cảm xúc chỉ có một biểu hiện trên khuôn mặt trừ Gene (T.J. Miller), một biểu tượng cảm xúc hồ hở khác hẳn với những thành viên đây, có thể bộc lộ cùng một lúc nhiều biểu hiện trên khuôn mặt của mình, điều đó vô tình gây ra lỗi hệ điều hành, hoạt động sai lệch và Gene bị Smiler, một vị quản lý cộng đồng Textopolis quyết định xóa ra khỏi hệ điều hành vì Quyết tâm để trở thành "bình thường" như các biểu tượng cảm xúc khác, Gene quyết định bỏ trốn, đến nhờ sự giúp đỡ của người bạn thân nhất của mình là Hi-5 (James Corden), tìm gặp một "hacker" tên là Jailbreak (Ilana Glazer), cô nàng vốn là một biểu tượng cảm xúc nàng công chúa được cho là gần như đã bị mất tích. Cùng nhau, họ bắt tay vào tìm hiểu các ứng dụng có thể sửa lại Gene, từ các ứng dụng đời thường vô tình lạc vào nhiều ứng dụng kỳ quái khác và khởi động chúng gây không ít rắc rối cho Alex đang sử dụng chiếc điện thoại đó, dẫn đến một mối hiểm họa lớn hơn đã xảy ra có thể đưa đến sự "diệt vong" cho thành phố icon này khi nam chủ nhân quyết định đến trung tâm bảo hành để xóa hết dữ liệu của chiếc điện thoại. Rất may mắn, Gene và hai người bạn của mình đã lật tẩy được bộ mặt của Smiler, đánh bại được bà ta và tiến hành thuyết phục vị chủ nhân của mình lần cuối trước khi xóa toàn bộ dữ liệu bằng emoji "hòa tất cả cảm xúc lại làm một" vô cùng đặc biệt, vị chủ nhân đó gửi emoji đó cho bạn gái của anh ta, cô hài lòng và vị chủ nhân quyết định hoàn tác toàn bộ dữ liệu và khôi phục lại cả thành phố ảo. Cả thành phố và nam chủ nhân kết thúc bộ phim bằng một bữa tiệc ăn mừng qua bài hát chủ đề "Feel This Moment". T. J. Miller và Kate, vợ của anh, tại buổi ra mắt phim Westwood, Los Angeles T.J. Miller vai Gene Meh James Corden vai Hi-5 Anna Faris vai Jailbreak Maya Rudolph vai Smiler Steven Wright vai Mel Meh Jennifer Coolidge vai Mary Meh Patrick Stewart vai Poop Christina Aguilera vai Akiko Glitter Sofía Vergara vai Flamenca Sean Hayes vai Steven Rachael Ray vai Spam Jeff Ross vai một troll trên Internet Jake T. Austin vai Alex Tati Gabrielle vai Addie McCallister Rob Riggle vai một emoji cây kem Đội quân cảm xúc được lấy cảm hứng từ tình yêu của đạo diễn Tony Leondis với bộ phim Câu chuyện đồ chơi. Với mong muốn phát triển một hướng đi mới cho tưởng này, ông bắt đầu tự vấn, "Sẽ thế nào nếu những đồ chơi mới ngoài kia vẫn chưa được khám phá?" Cùng lúc đó, Leondis nhận được một tin nhắn với biểu tượng emoji, và ông nhanh chóng nhận ra thế giới emoji chính là thứ mà ông muốn khám phá. Để phát triển cốt truyện, Leondis ban đầu nghĩ đến việc cho các emoji khám phá thế giới thật. Tuy nhiên sau đó, nhà sản xuất của ông cho rằng thế giới bên trong chiếc điện thoại có phần thú vị hơn nhiều, điều này tạo cảm hứng cho Leondis tạo ra câu chuyện về thế giới và cái cách mà các emoji chung sống. Với việc Leondis là người đồng tính, ông dễ dàng kế nối với nhân vật Gene qua lý tưởng "trở nên khác biệt trong một thế giới vốn ép buộc ta trở thành một điều gì đó," và đồng thời Leondis cũng nhận định bộ phim này "rất riêng tư". Bộ phim sau đó nhanh chóng được đưa vào sản xuất do có nhiều quan ngại rằng tưởng về emoji có thể nhanh chóng bị lỗi thời. Tháng năm 2015, hãng Sony Pictures Animation chiến thắng trong cuộc chiến bản quyền sản xuất với hai hãng Warner Bros. và Paramount Pictures, và thông báo chính thức được đưa ra tại sự kiện CinemaCon 2016. Nam ca sĩ người Mỹ Ricky Reed có thu âm cho bộ phim một bài hát gốc mang tên "Good Vibrations". Vào Ngày Emoji Thế giới 17 tháng năm 2016, Miller được chính thức công bố sẽ lồng tiếng cho nhân vật chính của phim. Leondis đã tạo ra nhân vật này và nghĩ đến Miller đầu tiên, dù ban đầu Miller hơi lưỡng lự khi được mời vào vai diễn, và chỉ chính thức nhận lời sau khi Leondis tóm tắt sơ qua cốt truyện phim cho anh nghe. Leondis lựa chọn Miller vì "khi bạn nghĩ về sự khó kiềm chế, bạn nghĩ ngay tới TJ. Nhưng đồng thời anh ấy cũng có khả năng khiến trái tim bạn tan chảy". Thêm vào đó Miller cũng có đóng góp trong việc biên kịch lại phần kịch bản. Tháng 10 năm 2016, Ilana Glazer và Corden được xác nhận sẽ tham gia vào dàn diễn viên. Glazer sau đó được thay thế bởi Anna Faris. Theo Jordan Peele, anh ban đầu được đề nghị cho vai diễn Poop, nhưng sau đó vai lồng tiếng này được chuyển sang cho Patrick Stewart. Tháng 11 năm 2015, Sony dự kiến phát hành bộ phim vào ngày 11 tháng năm 2017. Một năm sau, phim bị lùi lịch chiếu xuống ngày tháng năm 2017 để Quái xế Baby được đặt lịch chiếu thế chỗ. Cuối tháng năm 2017, Đội quân cảm xúc được chuyển lên chiếu sớm một tuần tại Mỹ vào ngày 28 tháng năm 2017, thế chỗ cho phim điện ảnh Tòa tháp bóng đêm của Sony Pictures. Đội quân cảm xúc được công chiếu ngoài rạp kèm với Puppy!, một phim ngắn thuộc thương hiệu Khách sạn huyền bí do Genndy Tartakovsky đạo diễn. Đội quân cảm xúc được phát hành dưới định dạng Blu-ray và DVD vào ngày 24 tháng 10 năm 2017 bởi hãng Sony Pictures Home Entertainment. Đội quân cảm xúc đã thu về tổng cộng 86,1 triệu USD chỉ tính riêng tại thị trường Mỹ và Canada và 130,9 triệu USD tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, đưa tổng mức doanh thu toàn cầu lên tới 217 triệu USD, so với kinh phí làm phim 50 triệu USD. Tại thị trường Bắc Mỹ, Đội quân cảm xúc được phát hành cùng ngày với Điệp viên báo thù, và được dự kiến thu về 20 triệu USD từ 4.075 rạp chiếu phim dịp cuối tuần ra mắt. Phim thu về 900.000 USD từ buổi chiếu sớm tối thứ Năm và 10,1 triệu USD trong ngày đầu tiên ra mắt. Cuối cùng, phim ra mắt với doanh thu 24,5 triệu USD, xếp thứ hai về doanh thu phòng vé sau Cuộc di tản Dunkirk. Các nhà phê bình điện ảnh chỉ trích kịch liệt nội dung của Đội quân cảm xúc, gọi bộ phim là "chẳng hề hài hước và hoàn toàn tốn thời gian". Nhiều kênh phê bình nổi tiếng, trong đó có BBC News, xếp hạng Đội quân cảm xúc vào danh sách các phim điện ảnh tệ nhất năm 2017. Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, phim nhận được 9% lượng đồng thuận dựa theo 108 bài đánh giá, với điểm trung bình là 2,7/10. Phần đánh giá chung của trang web hiển thị duy nhất một emoji "🚫" thay vì một câu đánh giá bằng chữ. Trên trang Metacritic, phần phim đạt số điểm 12 trên 100, dựa trên 26 nhận xét, chủ yếu là những lời chỉ trích tiêu cực. Lượt bình chọn của khán giả trên trang thống kê CinemaScore cho phần phim điểm "B" trên thang từ A+ đến F. Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả 2018 Giải Black Reel Diễn viên lồng tiếng xuất sắc nhất Maya Rudolph Giải Mâm xôi vàng Phim dở nhất Michelle Raimo Kouyate Đạo diễn tồi nhất Tony Leondis Kết hợp màn ảnh tồi nhất Bất cứ hai biểu cảm mặt cười nào Kịch bản tồi nhất Tony Leondis, Eric Siegel và Mike White The Razzie Nominee So Rotten You Loved It Đội quân cảm xúc Giải Movieguide 10 phim điện ảnh gia đình xuất sắc nhất năm 2017 Columbia Pictures/Sony Pictures Entertainment Kids' Choice Awards Phim hoạt hình được yêu thích nhất Đội quân cảm xúc | ''Đội quân cảm xúc | Phim năm 2017, Phim 3D năm 2017, Phim hoạt hình máy tính năm 2017, Phim hoạt hình Mỹ thập niên 2010, Phim hài khoa học viễn tưởng Mỹ của thập niên 2010, Phim 3D Mỹ, Phim đôi bạn Mỹ, Phim hài khoa học viễn tưởng Mỹ, Phim hoạt hình máy tính Mỹ, Phim Mỹ, Emoji, Phim hãng Sony Pictures Animation, Phim về trò chơi điện tử, Phim do Tony Leondis đạo diễn |
Jessica Phyllis Lange, (sinh ngày 20 tháng năm 1949) là một nữ diễn viên kịch và điện ảnh người Mỹ, đã đoạt giải Oscar lần và đoạt giải Quả cầu vàng lần. Với sự nghiệp điện ảnh kéo dài 35 năm và đã được đề cử cho giải Oscar lần, cô nổi tiếng nhất khi diễn xuất trong các phim Frances, Tootsie, Sweet Dreams và Blue Sky. Lange sinh tại Cloquet, Minnesota, Hoa Kỳ, là con thứ ba trong số người con của Dorothy Florence (nhũ danh Sahlman) và Albert John Lange, một giáo viên và là người bán hàng. Ông bà ngoại của cô gốc người Phần Lan, còn ông bà nội gốc người Đức và Hà Lan. Cô học nghệ thuật trong thời gian ngắn trường Đại học Minnesota trước khi sang Paris, Pháp học kịch câm với Étienne Decroux. Cô trở lại thành phố New York năm 1973 và học diễn xuất khi làm cô hầu bàn và người mẫu thời trang cho hãng Wilhelmina modeling agency. Năm 1976, Dino De Laurentiis cho cô đóng phim làm lại King Kong. Dù là phim làm lại, King Kong cũng là phim hái ra tiền cho hãng Paramount Pictures. Các nhà phê bình không ưa phim này và Lange không xuất hiện trong phim khác trong năm, tới khi Bob Fosse cho cô đóng phim All That Jazz. Các bài phê bình không có lợi đối với cô trong phim này, nhưng các nhà phê bình đã chú tới vai diễn gây ấn tượng của cô trong phim làm lại The Postman Always Rings Twice (1981) của Bob Rafelson. Vai diễn trong phim sau Frances (1982) của cô là diễn tả nữ diễn viên Frances Farmer, rất được tán dương và cô được đề cử cho Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Cùng năm này, cô cũng được đề cử và đoạt Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho phim Tootsie (1982). Cô tiếp tục diễn gây ấn tượng thập niên 1980 và 1990 trong các phim như Sweet Dreams (1984) (đóng vai ca sĩ nhạc đồng quê/miền tây Patsy Cline), Music Box (1989), Men Don't Leave (1990) và Blue Sky (1994) và chính nhờ vai diễn trong phim này mà cô đã đoạt giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Năm 1992, Lange bắt đầu đóng kịch tại Broadway dối diện với Alec Baldwin trong vở A Streetcar Named Desire của Tennessee Williams. Năm 2000, cô xuất hiện trên sân khấu London vai Mary Tyrone trong vở Long Day's Journey Into Night của Eugene O’Neill. Năm 2005, cô trở lại Broadway trong vở kịch The Glass Menagerie cũng của Tennesee Williams, diễn chung với nam diễn viên Christian Slater. Năm 2011, Lange tham gia Series truyền hình Kinh dị mang tên Truyện kinh dị Mỹ của đạo diễn Ryan Murphy và Brad Falchuk. Bộ phim đạt được thành công vang dội và là một những Series đặc biệt nhất Mỹ Lange kết hôn với nhà chụp hình Paco Grande từ năm 1970 tới 1981. Từ năm 1982, cô sống chung với nam diễn viên kiêm người viết kịch bản Sam Shepard. Cô có ba con: Aleksandra (sinh năm 1981) với nam diễn viên kiêm vũ công Mikhail Baryshnikov, cùng Hannah Jane (sinh năm 1985) và Walker Samuel (sinh năm 1987) với Sam Shepard. Hiện nay cô sống thành phố New York. Lange là đại sứ thiện chí của UNICEF. Cô cũng công khai chỉ trích cựu tổng thống Mỹ George W. Bush, một lần gọi chính phủ của ông là "một chế độ tự phục vụ sự lừa dối, đạo đức giả và hiếu chiến." Năm Phim Vai diễn Ghi chú 1976 King Kong Dwan Giải Quả cầu vàng 1979 All That Jazz Angelique 1980 How to Beat the High Co$t of Living Louise 1981 Notre Dame of the Cross không ghi tên Phim tài liệu 1981 The Postman Always Rings Twice Cora Papadakis 1981 The Best Little Girl in the World phim TV 1982 Tootsie Julie Nichols Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhấtGiải Quả cầu vàng; Đề cử Giải BAFTA 1982 Frances Frances Farmer Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất;Đề cử Giải Quả cầu vàng 1984 Country Jewell Ivy Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất;Đề cử Giải Quả cầu vàng 1985 Sweet Dreams Patsy Cline Đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất 1985 Cat on Hot Tin Roof Maggie Phim TV 1986 Crimes of the Heart Margaret 'Meg' Magrath 1988 Far North Kate 1988 Everybody's All-American Babs Rogers Grey 1989 Music Box Ann Talbot Đề cử- Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất;Đề cử Giải Quả cầu vàng 1990 Men Don't Leave Beth Macauley 1991 Cape Fear Leigh Bowden 1992 O Pioneers! Alexandra Bergson Đề cử Giải Quả cầu vàng 1992 Night and the City Helen Nasseros 1994 A Century of Cinema Herself Phim tài liệu 1994 Blue Sky Carly Marshall Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất; Giải Quả cầu vàng 1995 Losing Isaiah Margaret Lewin 1995 Rob Roy Mary MacGregor 1995 A Streetcar Named Desire Blanche DuBois Giải Quả cầu vàng; Đề cử Giải Emmy 1997 A Thousand Acres (phim) Ginny Cook Smith Đề cử Giải Quả cầu vàng 1997 Off the Menu: The Last Days of Chasen's vai chính mình không ghi tên; Phim tài liệu 1998 Hush Martha Baring 1998 Cousin Bette Cousin Bette 1999 Titus Tamora 2001 Prozac Nation Mrs. Wurtzel 2003 XXI Century Phim tài liệu 2003 Masked and Anonymous Nina Veronica 2003 Big Fish Older Sandra Bloom 2003 Normal Irma Applewood Đề cử Giải Emmy; Đề cử Giải Quả cầu vàng 2004 Peace by Peace: Women on the Frontlines Người thuật chuyện Phim tài liệu 2005 The Needs of Kim Stanley Phim tài liệu 2005 Broken Flowers Carmen 2005 Don't Come Knocking Doreen 2005 Neverwas Katherine Pierson 2006 Bonneville Arvilla 2007 Sybil Dr. Cornelia Wilbur Phim TV 2009 Grey Gardens "Big Edie" Jessica Lange commentary on the Iraq War Jessica Lange biographical page PopMatters.com, Jessica Lange: The Anti-Streep | Jessica Phyllis Lange | Sinh năm 1949, Phim và người giành giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất, Phim và người giành giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Phim và người giành giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất, Phim và người giành giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Người Mỹ gốc Phần Lan, Người Mỹ gốc Hà Lan, Người Mỹ gốc Đức, Người Minnesota, Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ, Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 20, Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21, Nữ diễn viên sân khấu Mỹ, Nữ diễn viên truyền hình Mỹ, Cựu sinh viên Đại học Minnesota, Nhiếp ảnh gia Mỹ, Nhà nhân đạo Mỹ, Nữ hoạt động xã hội người Mỹ, Người giành giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim truyền hình ngắn xuất sắc nhất, Người giành giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phụ phim truyền hình xuất sắc nhất, Nhà hoạt động xã hội HIV/AIDS, Đại sứ thiện chí của UNICEF |
là một chi khủng long, được Kutty Chatterjee Galton Upchurch mô tả khoa học năm 2007. *Danh sách khủng long | null | Khủng long, Pradhania, Động vật tuyệt chủng, Động vật được mô tả năm 2007, Khủng long Ấn Độ và Madagascar, Khủng long kỷ Jura Thể, Dự án Khủng long/Theo dõi |
Đông Hưng Thuận là một phường thuộc Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Phường Đông Hưng Thuận nằm phía nam Quận 12, có vị trí địa lý: *Phía đông giáp quận Gò Vấp *Phía tây giáp phường Tân Hưng Thuận *Phía nam giáp phường Tân Thới Nhất và quận Tân Bình *Phía bắc giáp các phường Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp và Trung Mỹ Tây. Phường có diện tích 2,55 km², dân số năm 2021 là 46.250 người, mật độ dân số đạt 18.137 người/km². Địa danh Đông Hưng Thuận có từ thời Pháp thuộc, khi đó là tên một làng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Làng Đông Hưng Thuận được hình thành trên cơ sở sáp nhập bốn làng có từ thời Nguyễn là Tân Đông Trung, Tân Hội, Thuận Kiều và Trung Hưng. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sáp nhập tổng Bình Thạnh Hạ vào quận Hóc Môn. Sau năm 1956, các làng được gọi là xã, làng Đông Hưng Thuận lúc này cũng được sáp nhập thêm phần đất của làng Tân Đông Thượng thành xã Đông Hưng Tân thuộc quận Hóc Môn. Sau năm 1975, xã Đông Hưng Tân được đổi tên thành xã Đông Hưng Thuận thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 27 tháng năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 136-HĐBT. Theo đó: *Tách 145 ha diện tích tự nhiên và 4.516 người của xã Đông Hưng Thuận (gồm một phần ấp Hàng Sao một phần ấp Tân Hưng); 461 ha diện tích tự nhiên và 4.720 người của xã Trung Mỹ Tây (gồm ấp Đông, ấp Chánh Tây) để thành lập xã Tân Chánh Hiệp *Tách 141 ha diện tích tự nhiên và 631 người của ấp Đồng Tiến thuộc xã Đông Hưng Thuận để sáp nhập vào xã Trung Mỹ Tây. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Đông Hưng Thuận còn lại 428 ha diện tích tự nhiên và 19.807 người, gồm ấp: Hàng Sao, Tân Hưng, Đồng Tiến, Cây Sộp, Chợ Cầu và Bàu Nai. Ngày tháng năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP. Theo đó: *Thành lập Quận 12 trên cơ sở tách toàn bộ diện tích, dân số của xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc và một phần diện tích, dân số của xã: Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn. *Thành lập phường Đông Hưng Thuận trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Hưng Thuận. Sau khi thành lập, phường Đông Hưng Thuận có 428 ha diện tích tự nhiên, dân số là 27.097 người. Ngày 23 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2006/NĐ-CP. Theo đó, thành lập phường Tân Hưng Thuận trên cơ sở điều chỉnh 181,08 ha diện tích tự nhiên và 24.829 người của phường Đông Hưng Thuận. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Đông Hưng Thuận còn lại 255,20 ha diện tích tự nhiên, dân số là 33.068 người. | Đông Hưng Thuận | |
Thạnh Đông là một xã thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Xã Thạnh Đông nằm phía tây huyện Tân Châu, có vị trí địa lý: *Phía đông giáp thị trấn Tân Châu *Phía tây giáp huyện Tân Biên *Phía nam giáp xã Tân Phú *Phía bắc giáp xã Tân Hiệp. Xã Thạnh Đông có diện tích 40,64 km², dân số năm 2019 là 7.506 người, mật độ dân số đạt 247 người/km². Xã Thạnh Đông được chia thành ấp: Thạnh Hiệp, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Thạnh Nghĩa, Thạnh Qưới. | Thạnh Đông | |
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản thi đấu cho FC Gifu. Cập nhật đến ngày 23 tháng năm 2018. Thành tích câu lạc bộ Giải vô địch Cúp Tổng cộng Mùa giải Câu lạc bộ Giải vô địch Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Nhật Bản Giải vô địch Cúp Hoàng đế Nhật Bản Tổng cộng 2015 Kyoto Sanga J2 League 2016 2017 FC Gifu 39 41 Tổng cộng sự nghiệp 46 50 Profile at FC Gifu | null | Sinh năm 1996, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Nhật Bản, Cầu thủ bóng đá Kyoto Sanga FC, Cầu thủ bóng đá FC Gifu, Cầu thủ bóng đá J2 League |
Paladi (tiếng La tinh: là một kim loại hiếm màu trắng bạc và bóng, được William Hyde Wollaston phát hiện năm 1803, ông cũng là người đặt tên cho nó là palladium theo tên gọi của Pallas, một tiểu hành tinh được đặt tên theo tên gọi tượng trưng của nữ thần Athena, có được sau khi vị nữ thần này giết chết thần khổng lồ Pallas. Ký hiệu cho paladi là Pd và số nguyên tử của nó là 46. Paladi cùng với platin, rhodi, rutheni, iridi và osmi tạo thành một nhóm các nguyên tố gọi chung là các kim loại nhóm platin (PGM). Các PGM chia sẻ các tính chất hóa học tương tự, nhưng paladi là kim loại có điểm nóng chảy thấp nhất và nhẹ nhất trong số các kim loại quý này. Đặc biệt, nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển, paladi có thể hấp thụ hiđrô tới 900 lần thể tích của nó, điều này làm cho paladi là chất lưu trữ hiệu quả và an toàn cho hiđrô và các đồng vị của hiđrô. Paladi cũng chống xỉn màu tốt, dẫn điện ổn định và khả năng chống ăn mòn hóa học cao cùng chịu nhiệt tốt. Paladi được William Hyde Wollaston phát hiện năm 1803. Nguyên tố này được Wollaston đặt tên năm 1804 theo tên gọi của tiểu hành tinh Pallas, được phát hiện hai năm trước đó. Wollaston tìm thấy paladi trong quặng platin thô từ Nam Mỹ bằng cách hòa tan quặng trong nước cường toan, trung hòa dung dịch bằng hiđroxide natri và kết của platin dưới dạng cloroplatinat amoni bằng chloride amoni. Ông bổ sung xyanua thủy ngân để tạo ra hợp chất xyanua paladi, rồi nung nóng nó để tách riêng kim loại paladi ra. Paladi là kim loại màu trắng bạc và mềm, trông tương tự như platin. Nó có tỷ trọng riêng nhỏ nhất và điểm nóng chảy thấp nhất trong số các kim loại nhóm platin. Nó mềm và dễ uốn khi tôi và tăng sức bền cũng như độ cứng lên rất nhiều khi gia công nguội. Paladi hòa tan chậm trong acid sulfuric, acid nitric và acid clohiđric. Kim loại này không phản ứng với oxy nhiệt độ bình thường và vì thế nó không bị xỉn màu khi trong không khí. Paladi nung nóng tới 800 °C sẽ sinh ra một lớp oxide paladi (II) (PdO). Nó bị xỉn màu nhẹ trong không khí ẩm có chứa lưu huỳnh. Kim loại này có khả năng bất thường trong việc hút bám hiđrô tới trên 900 lần thể tích của nó khi nhiệt độ phòng. Người ta cho rằng có thể nó tạo ra hydride paladi (PdH2) nhưng vẫn chưa rõ ràng là nó có phải là hợp chất hóa học thật sự hay không. Khi paladi hấp thụ một lượng lớn hiđrô, kích thước của nó sẽ giãn nở một chút. Ái lực của paladi với hiđrô làm cho nó đóng vai trò then chốt trong thực nghiệm năm 1989, còn gọi là nhiệt hạch lạnh. Các trạng thái oxy hóa phổ biến của paladi là 0, +1, +2 và +4. Mặc dù ban đầu thì trạng thái +3 đã được coi là một trong các trạng thái oxy hóa nền tảng của paladi, nhưng không có chứng cứ nào cho thấy paladi tồn tại trạng thái oxy hóa +3; điều này được kiểm tra qua nhiễu xạ tia cho một loạt các hợp chất, chỉ ra cho thấy thực chất chúng chỉ là chất nhị trùng của paladi (II) và paladi (IV) mà thôi. Gần đây, các hợp chất với trạng thái oxy hóa +6 đã được tổng hợp. Các trầm tích quặng của paladi và các PGM khác khá hiếm và trầm tích rộng lớn nhất là trong dải norit phức hệ đá lửa Bushveld tại Transvaal thuộc Nam Phi, phức hệ Stillwater Montana, Hoa Kỳ, Sudbury Ontario, Canada và phức hệ Norilsk Nga. Ngoài việc khai thác mỏ, tái chế cũng là nguồn cung cấp paladi, chủ yếu từ các bộ chuyển đổi xúc tác đã bỏ đi. Hàng loạt các ứng dụng và nguồn cung cấp hạn chế của paladi tạo ra cho nó như một lĩnh vực đầu tư đáng quan tâm. Paladi có thể tìm thấy như là kim loại tự do tạo hợp kim với vàng và các kim loại khác của nhóm platin trong các trầm tích thuộc dãy núi Ural, Australia, Ethiopia, Nam và Bắc Mỹ. Nó được sản xuất quy mô thương mại từ trầm tích niken-đồng tìm thấy Nam Phi, Ontario và Siberia; một lượng lớn quặng được chế biến làm cho việc chiết tách paladi đem lại lợi nhuận cho dù nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các quặng này. Nhà sản xuất paladi lớn nhất thế giới là GMK Norilski Nikel (ГМК Норильский Никель), sản xuất nó từ trầm tích niken Mạch quặng Merensky của phức hệ đá lửa Bushveld Nam Phi chứa một lượng paladi đáng kể cùng các nguyên tố nhóm platin khác. Phức hệ đá lửa Stillwater Montana cũng chứa paladi hàm lượng có thể khai thác. Paladi cũng được sản sinh ra từ các lò phản ứng phân hạch hạt nhân và có thể chiết tách ra từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, xem thêm bài Tổng hợp kim loại quý, mặc dù sản lượng thu được là không đáng kể. Paladi được tìm thấy trong các khoáng vật hiếm như cooperit và polarit. Paladi nguồn gốc tự nhiên là hỗn hợp của đồng vị. Các đồng vị phóng xạ ổn định nhất là Pd107 với chu kỳ bán rã 6,5 triệu năm, Pd103 với chu kỳ bán rã 17 ngày và Pd100 với chu kỳ bán rã 3,63 ngày. Mười tám đồng vị phóng xạ khác cũng được nêu đặc trưng với nguyên tử lượng trong khoảng từ 92,936 (Pd93) tới 119,924 (Pd120). Phần lớn trong số này có chu kỳ bán rã nhỏ hơn nửa giờ, ngoại trừ Pd101 (8,47 giờ), Pd109 (13,7 giờ) và Pd112 (21 giờ). Phương thức phân rã chủ yếu của các đồng vị nhẹ hơn Pd106 là bắt điện tử tạo ra rhodi còn phương thức phân rã chủ yếu của các đồng vị nặng hơn Pd106 là phân rã beta tạo ra bạc. Ag107 do phóng xạ sinh ra là sản phẩm phân rã của Pd107 và lần đầu tiên được phát hiện trong vẫn thạch tại Santa Clara, California năm 1978. Các nhà phát hiện cho rằng the sự hợp nhất và phân chia của các hành tinh nhỏ có lõi sắt có thể xảy ra khoảng 10 triệu năm sau sự kiện tổng hợp hạt nhân. Các mối tương quan giữa Pd107 và Ag được ghi nhận trong các thiên thạch, rõ ràng đã nóng chảy kể từ khi phát triển dần lên của hệ Mặt Trời, phải phản ánh sự hiện diện của các nuclit tồn tại ngắn trong hệ Mặt Trời thời kỳ đầu. giọt Paladi. Năm 2005, Nga là nhà sản xuất paladi hàng đầu thế giới, chiếm trên 50% thị phần, tiếp theo là Nam Phi, Hoa Kỳ và Canada, theo báo cáo của Cục địa chất Anh. Cho tới năm 2000, việc cung cấp paladi của Nga ra thị trường thế giới luôn bị trì hoãn và hủy bỏ do hạn mức xuất khẩu luôn không được cấp đúng lúc vì các lý do chính trị. Điều này làm cho giá cả của paladi trên thị trường cao tới 1.100 USD mỗi oz vào tháng năm 2001. Trong khoảng thời gian này, Ford Motor Company, do ngại việc sản xuất tô có thể bị phá vỡ do thiếu hụt paladi, nên đã tiến hành dự trữ một lượng lớn kim loại này bằng việc mua mức giá gần như cao nhất. Do giá cả sau đó giảm xuống nên Ford đã thua thiệt khoảng tỷ USD. Nhu cầu thế giới về paladi tăng từ 100 tấn năm 1990 tới gần 300 tấn vào năm 2000. Sản lượng paladi do khai thác quặng là khoảng 222 tấn vào năm 2006, theo dữ liệu của USGS. Phần lớn paladi được dùng trong các bộ chuyển đổi xúc tác của công nghiệp sản xuất tô. Các tính chất độc đáo của paladi và các PGM khác giải thích cho sử dụng rộng rãi của chúng. Khoảng một phần tư hàng hóa sản xuất ngày nay hoặc là chứa PGM hoặc là có PGM đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất ra chúng. Trên một nửa nguồn cung cấp paladi và platin được dùng cho các bộ chuyển đổi xúc tác, trong đó chúng chuyển hóa tới 90% các khí độc hại từ khói tô (các hydrocarbon, mônoxide cacbon và các oxide nitơ) thành các chất ít độc hại hơn (nitơ, dioxide cacbon và hơi nước). Chất lượng kim loại quý của paladi và bề ngoài của nó tạo ra một sự tiêu thụ đáng kể trong ngành kim hoàn. Paladi được tìm thấy trong nhiều đồ điện tử như máy tính, điện thoại di động, tụ điện gốm nhiều lớp, mạ hợp thành, tiếp điểm điện áp thấp, và ti vi SED/OLED/LCD. Paladi cũng được sử dụng trong nha khoa, học, tinh chế hiđrô, các ứng dụng hóa học, xử lý nước ngầm và đóng vai trò quan trọng trong công nghệ sử dụng cho các tế bào nhiên liệu, trong đó kết hợp hiđrô và oxy để phát điện, nhiệt và nước. Paladi được sử dụng trong nha khoa, chế tạo đồng hồ, các que thử đường trong máu, trong bu gi tàu bay và để sản xuất các dụng cụ phẫu thuật và các tiếp điểm điện. Chloride paladi đã từng có thời được chỉ định như là vị thuốc điều trị bệnh lao với liều lượng 0,065g mỗi ngày (khoảng miligam trên mỗi kilôgam trọng lượng cơ thể). Việc điều trị này có nhiều tác động phụ tiêu cực vì thế sau này nó đã bị thay thế bằng các loại thuốc khác có hiệu quả hơn. Ứng dụng lớn nhất của paladi trong ngành điện tử là sản xuất tụ gốm nhiều lớp. Paladi (và các hợp kim paladi-bạc) được sử dụng như là các điện cực trong các tụ điện gốm nhiều lớp. Paladi (đôi khi tạo hợp kim với niken) được sử dụng trong các lớp mạ kết nối trong các đồ điện tử tiêu dùng. Nó cũng được dùng trong việc mạ các thành phần của đồ điện tử và trong các vật liệu hàn. Riêng bộ phận điện tử tiêu thụ khoảng 1,07 triệu troy oz paladi (khoảng 33 tấn) vào năm 2006, theo như báo cáo của Johnson Matthey. Hiđrô dễ dàng khuếch tán qua paladi bị đốt nóng; vì thế, nó cung cập một cách thức để tinh chế khí này. Các lò phản ứng có màng với màng lọc bằng paladi vì thế được sử dụng để sản xuất hiđrô. Nó cũng là một phần của điện cực paladi-hiđrô trong các nghiên cứu điện hóa học. Chloride paladi (II) có thể hấp thụ một lượng lớn khí mônoxide cacbon, và được dùng trong các thiết bị dò mônoxide cacbon. Khi được phân chia thành các hạt rất mịn, chẳng hạn như trong paladi trên cacbon, paladi tạo thành một chất xúc tác tốt và được dùng để tăng tốc cho các phản ứng hiđrô hóa và khử hiđrô, cũng như trong cracking dầu mỏ. Một lượng lớn các phản ứng hình thành liên kết cacbon-cacbon trong hóa hữu cơ (như phản ứng Heck và phản ứng Suzuki) được tiến hành thuận lợi bằng xúc tác của các hợp chất chứa paladi. Ứng dụng lớn nhất của paladi hiện nay là trong các bộ chuyển đổi xúc tác. Paladi cũng là kim loại đa năng trong xúc tác đồng nhất. Nó được sử dụng kết hợp với nhiều dạng phối thể cho các phản ứng chuyển hóa hóa học có tính chọn lọc cao. Hydride paladi là paladi kim loại có chứa một lượng đáng kể hiđrô trong lưới tinh thể của nó. nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển, paladi có thể hấp thụ lượng hiđrô tới 935 lần thể tích của chính nó theo một phản ứng thuận nghịch. Tính chất này được nghiên cứu tỉ mỉ do việc lưu trữ hiđrô là đáng quan tâm và để hiểu rõ hơn điều gì xảy ra cấp độ phân tử nhằm có thể dò ra manh mối để tạo ra các hydride kim loại cải tiến. Tuy nhiên, việc lưu giữ hiđrô trên cơ sở paladi là quá đắt tiền, do giá thành cao của kim loại này. Lớp paladi mạ trên khóa thắt lưng. Paladi đôi khi được sử dụng trong ngành kim hoàn như là một kim loại quý, để thay thế cho platin hay vàng trắng. Điều này là do tính chất có màu trắng tự nhiên của nó nên không cần thiết phải mạ rhodi. Nó hơi trắng hơn, nhẹ hơn nhiều và cứng hơn khoảng 12%. Tương tự như vàng, paladi có thể rèn thành các lá mỏng với độ dày cỡ 100 nm (1/250.000 inch). Tương tự như platin, nó sẽ phát triển một lớp gỉ mờ theo thời gian. Tuy nhiên, không giống như platin, paladi bị đổi màu các nhiệt độ cao trong quá trình hàn, nó trở nên cứng hơn khi bị nung nóng và làm nguội lặp đi lặp lại và sẽ phản ứng với các acid mạnh. Nó cũng có thể được dùng để thay thế cho niken trong sản xuất vàng trắng. Paladi là một trong số ba kim loại hay được sử dụng nhất để tạo hợp kim với vàng trong sản xuất vàng trắng. (Niken và bạc cũng có thể được dùng) Hợp kim paladi-vàng đắt tiền hơn so với hợp kim niken-vàng nhưng nó ít gây dị ứng hơn và giữ màu trắng cũng tốt hơn. Tại Hoa Kỳ, khi platin được công bố là nguồn chiến lược của nhà nước trong thời gian diễn ra Đại chiến thế giới lần thứ hai, nhiều vật dụng kim hoàn được làm bằng paladi. Gần đây, như vào tháng năm 2001, paladi là đắt tiền hơn platin và ít sử dụng trong kim hoàn cũng như do các rào cản kỹ thuật trong đúc khuôn. Tuy nhiên, các vấn đề đúc đã được giải quyết và việc sử dụng nó trong ngành kim hoàn đã tăng lên do giá của platin lại tăng và giá của paladi lại giảm. Cho tới năm 2004, sử dụng cơ bản của paladi trong ngành kim hoàn là trong vai trò của hợp kim để sản xuất đồ trang sức bằng vàng trắng, nhưng kể từ đầu năm 2004 khi giá của vàng và platin tăng nhanh chóng thì các nhà sản xuất đồ trang sức tại Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo một lượng đáng kể đồ trang sức paladi. Johnson Matthey ước tính rằng, trong năm 2004 với sự giới thiệu đồ trang sức bằng paladi tại Trung Quốc thì nhu cầu về paladi cho sản xuất đồ trang sức là 920.000 oz, hay khoảng 14% tổng nhu cầu về paladi cho năm 2004, và tăng gần 700.000 oz so với năm 2003. Sự phát triển này còn tiếp tục trong năm 2005, với nhu cầu về paladi cho trang sức toàn thế giới được ước tính là khoảng 1,4 triệu oz, hay gần 21% sự cung cấp paladi ròng và nhu cầu lớn nhất vẫn tập trung tại Trung Quốc. Với công nghệ in ấn in platin, các nhà nhiếp ảnh có thể tạo ra các bản in đen trắng mang tính nghệ thuật cao bằng cách sử dụng các muối platin hay paladi. Thông thường được dùng cùng với platin, paladi là một thay thế cho bạc. Các lá paladi là một trong vài sự thay thế cho các lá bạc được dùng trong các bản thảo viết tay trang kim (sơn son thiếp vàng). Việc sử dụng các lá bạc gây ra một số vấn đề do khuynh hướng bị xỉn màu của nó. Các lá nhôm là sự thay thế không đắt tiền, tuy nhiên nhôm khó gia công hơn nhiều so với vàng hay bạc và tạo ra các kết quả ít tối ưu hơn khi sử dụng các kỹ thuật tạo lá kim loại truyền thống và vì thế các lá paladi được coi là sự thay thế tốt nhất mặc dù giá thành khá cao của nó. Các lá platin cũng có thể dùng để tạo ra các hiệu ứng tương tự như các lá paladi, nhưng nó khó kiếm hơn. Kim loại quý Hợp chất paladi Platin Bảng tuần hoàn Giá hiện tại và lịch sử cho paladi Biểu đồ dự báo giá paladi Paladi sinh học | Paladi | Nguyên tố hóa học, Kim loại chuyển tiếp, Kim loại quý, Khoáng vật tự sinh |
Quốc lộ Ostromice Quốc lộ 3 () là một tuyến đường thuộc mạng lưới đường bộ quốc gia Ba Lan. Con đường cao tốc này nối liền các vùng tây bắc và tây nam của Ba Lan, chạy từ Świnoujście tại biên giới Đức đến Jakuszyce tại biên giới Séc, đi qua Tây Pomeranian, Lubusz và Lower Silesian voivodeships. Quốc lộ là một phần của quốc lộ châu Âu E65. Quốc lộ hiện đang được nâng cấp, tu sửa thành đường cao tốc S3. Sau khi việc tu sửa hoàn tất, đường cao tốc cũ được phân loại lại là đường Gmina. Đường cao tốc cũ này chạy song song hoặc gần các đoạn đường đã hoàn thành của đường cao tốc hiện đại. Świnoujście (đường 93) Goleniów (đường 6) Szczecin (đường 6, 10) Myślibórz (đường 26) Gorzów Wielkopolski (đường 22) Skwierzyna (đường 24) Świebodzin (đường 2) Sulechów (đường 32) Zielona Góra (đường 32) Drożów (đường 12) Lubin (đường 36) Legnica (đường 4, 94) Bolków (đường 5) Jelenia Góra (đường 30) Jakuszyce, biên giới với Cộng hòa Séc | Quốc lộ 3 | Đường Ba Lan |
Trường đua Sachsenring là một trường đua xe chuyên dụng nằm thị trấn bang Sachsen, Đức Trường đua hiện đang đăng cai chặng đua MotoGP Đức của giải đua MotoGP. So sánh trường đua Sachsenring cổ-với trường đua hiện tại (vùng màu xanh phía dưới) Các cuộc đua đường phố bắt đầu được tổ chức khu vực xung quanh Sachsenring từ những năm 1927. Chiều dài vòng đua hơn 8.6 km. Giải đua lớn đầu tiên được tổ chức Sachsenring là giải MotoGP Đức vào năm 1934 (thời điểm này chưa có giải MotoGP vô địch thế giới). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Sachsenring thuộc lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức và từ năm 1958 nó bắt đầu đăng cai giải đua MotoGP Đông Đức. Từ năm 1961-1972, giải đua MotoGP Đông Đức được sắp nhập và trở thành một chặng đua của giải MotoGP vô địch thế giới. Những tay đua chiến thắng nhiều nhất phải kể đến Giacomo Agostini và Mike Hailwood. Sau khi nước Đức thống nhất, trường đua Sachsenring có hai lần cải tạo lớn vào các năm 1996 và 2003, chiều dài vòng đua được rút ngắn xuống còn khoảng hơn 3.6 km. Từ năm 1998-nay (trừ năm 2020 do đại dịch COVID-19), trường đua giành được quyền đăng cai chặng đua MotoGP Đức trở lại. Tay đua chiến thắng nhiều nhất trong giai đoạn này là Marc Marquez. Dưới đây là các kỷ lục vòng chạy của các giải đua được tổ chức trường đua Sachsenring: Giải đua Thời gian Tay đua Xe Sự kiện Kiểu đường Grand Prix 3.645 km (2003-nay) ADAC Formula 1:18.362 Fabio Scherer Tatuus F4-T014 2017 Sachsenring ADAC Formula round GT3 1:18.603 Luca Stolz Mercedes-AMG GT3 2017 Sachsenring ADAC GT Masters round GT1 1:19.602 Nicky Catsburg Chevrolet Corvette C6.R 2011 FIA GT1 Sachsenring round MotoGP 1:21.228 Marc Márquez Honda RC213V 2019 German motorcycle Grand Prix Moto2 1:23.767 Remy Gardner Kalex Moto2 2021 German motorcycle Grand Prix Moto3 1:26.714 Can Öncü KTM RC250GP 2019 German motorcycle Grand Prix TCR Touring Car 1:26.749 Luca Engstler Hyundai i30 TCR 2018 Sachsenring TCR Germany round GT4 1:27.914 Mads Siljehaug KTM X-Bow GT4 2019 Sachsenring ADAC GT4 round MotoE 1:28.322 Niki Tuuli Energica Ego 2019 German motorcycle Grand Prix Trang chủ Sachsenring Sachsenring Sachsenring | Trường đua Sachsenring | |
Jang Su-jeong là nhà vô địch, đánh bại Rebeka Masarova trong trận chung kết, 3–6, 6–3, 6–1. Nuria Párrizas Díaz là đương kim vô địch, nhưng chọn không tham dự. Kết quả vòng đấu chính Swedish Open Đơn | null | |
Gianluigi Buffon (sinh ngày 28 tháng năm 1978), còn có biệt danh Gigi, là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người thi đấu vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Parma tại Serie B. Anh là thủ môn xuất sắc nhất thế giới các năm 2006, 2007, 2017 theo bình chọn của FIFPRO. Buffon được xem như là một trong những thủ môn vĩ đại nhất mọi thời đại. Anh đã cùng đội tuyển vô địch FIFA World Cup 2006. Ngày 15 tháng 11 năm 2008, anh và Peter Schmeichel được IFFHS bầu là thủ môn giỏi nhất trong khoảng 20 năm trở lại (1988 2008). Gianluigi Buffon sinh trong một gia đình theo nghiệp thể thao. Mẹ anh, Maria Stella, là một vận động viên ném dĩa, cha anh, Adriano, là lực sĩ cử tạ, hai chị em gái Veronica và Guendalina chơi bóng chuyền và người bác, Angelo Masocco, là một vận động viên bóng rổ. Anh còn là cháu trai của thủ môn huyền thoại Lorenzo Buffon. Buffon cưới người mẫu Séc Alena Šeredova. Šeredova đã sinh cho anh một con vào ngày 28 tháng 12 năm 2007, đặt tên Louis Thomas. = Buffon ra mắt khán giả Serie vào ngày 19 tháng 11 năm 1995, độ tuổi 17, với màu áo Parma, trong trận mà đội này hòa với AC Milan. Sau bốn mùa bóng tại đây, anh đã đoạt được Cúp UEFA Europa League. = Tập tin:Gianluigi Buffon nhỏ|thế=|Buffon thi đấu trong màu áo Juventus tại Serie mùa giải 2016-2017 Anh được chuyển sang chơi cho Juventus vào năm 2001, với một kỷ lục thế giới về giá chuyển nhượng dành cho một thủ môn: 53 triệu Euro. Năm 2003, anh đoạt danh hiệu cầu thủ giỏi nhất cúp UEFA và thủ môn giỏi nhất, tháng năm sau, anh được vua Pelé ghi tên vào danh sách 125 cầu thủ còn sống vĩ đại nhất. Trong một trận đấu gặp lại Milan vào tháng năm 2005, Buffon va chạm với tiền vệ Kaká của đội bạn trong một pha tranh bóng, khiến anh bị trật khớp vai, phải đi phẫu thuật. Ca mổ thành công, anh trở lại sân bóng vào tháng 11, nhưng chỉ chơi một trận trước khi một chấn thương khác đưa anh ra ngoài đường biên cho đến tận tháng năm sau. Trở lại lần này, anh góp công lớn đưa Juventus giành chức vô địch nước lần thứ liên tiếp, và cũng là lần thứ anh đoạt được danh hiệu này trong màu áo sọc đen trắng. Vào tháng năm 2006, Buffon và thủ môn trước đó của Juventus là Antonio Chimenti, cùng nhiều cầu thủ nữa, bị tình nghi có liên can đến một vụ dàn xếp tỉ số tại Serie trong trận gặp Parma Calcio 1913.Hôm sau khi nghe tin đó, anh tự đến tòa án Torino trả lời tra vấn để bảo tồn danh dự cho mình. Anh thừa nhận là mình có tham dự cá cược trong thể thao, nhưng kiên quyết nói không cá cược trong các trận bóng đá Ý. Nhiều người lo ngại rằng chuyện này sẽ làm ảnh hưởng đến cơ hội tham dự World Cup 2006 của anh, nhưng đến ngày 15 tháng 5, lại thấy Buffon có tên trong danh sách tuyển thủ đến nước Đức. Các cầu thủ dính líu sau đó đều được xóa án vào ngày 27 tháng năm 2007. Tuy vậy, Juventus bị đẩy xuống Serie từ ngày 14 tháng với âm 30 điểm xuất phát, đó là phán quyết đầu tiên sau vụ điều tra dàn xếp tỉ số nổi tiếng; điểm âm sau đó được giảm bớt, còn 17 rồi điểm, song chức vô địch nước gần đây nhất của Juventus bị xóa khỏi bảng thành tích. Người ta đồn rằng Buffon muốn rời đội vì chuyện này, khiến cho rất nhiều câu lạc bộ rất quan tâm. Song anh vẫn lại Juventus sau đó, còn nói rằng: "Serie là một giải đấu mà tôi chưa từng chiến thắng và tôi muốn thử làm điều đó". Phó chủ tịch A.C. Milan lúc này, ông Adriano Galliani lên tiếng chiêu dụ anh từ tháng năm 2007 để thay thế Dida đang xuống phong độ, nhưng sau nhiều tin đồn về sự qua lại, cuối cùng anh lên tiếng bác bỏ. Sau khi Juventus đoạt Cadetti với số điểm cao nhất tại Serie và trở lại giải đấu Serie A, Buffon ký tiếp một hiệp đồng với câu lạc bộ, có thời hạn cho đến năm 2012. Trong trận tứ kết lượt về với Real Madrid tại UEFA Champions League 2017-18, anh bị nhận thẻ đỏ đầu tiên trong sự nghiệp do phản ứng quyết liệt với trọng tài khi trọng tài cho Real hưởng quả phạt 11 của Cristiano Ronaldo sau tình huống Medhi Benatia khiến Lucas Vázquez ngã khu vực cấm địa. Sau mùa này, anh sẽ giải nghệ. Đây là thông báo từ trước của anh. = Ngày 06 tháng năm 2018, Gianluigi Buffon chính thức trở thành người của Paris Saint-German theo hình thức chuyển nhượng tự do, thời hạn hợp đồng năm. Ngày 05 tháng năm 2019, Paris Saint-Germain thông báo chia tay thủ môn Buffon sau khi hết hạn hợp đồng. Buffon đá trận đầu cho đội tuyển quốc gia vào tuổi 19, khi một chấn thương đã làm cho thủ môn số một của đội tuyển lúc đó là Angelo Peruzzi bị loại khỏi danh sách dự France 98. Anh được theo đội tuyển đến Pháp mùa hè năm đó, nhưng chỉ là để nhìn thủ môn Pagliuca đứng vị trí của mình từ đầu đến cuối giải. Anh từng tham dự nhiều trận tại Olympics Atlanta 1996 tại Mỹ, World Cup 2002 và Euro 2004. Hồi Euro 2000, anh được xem là lựa chọn tối ưu cho vị trí thủ môn đội Ý, song một chấn thương tay trận giao hữu với Na Uy trước đó ngày khiến anh phải nhường chỗ cho Francesco Toldo, người sau đó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thay thế. Tại vòng chung kết World Cup 2006, anh thể hiện một phong độ xuất sắc: giữ sạch lưới trong 453 phút sau trận đấu. Tính cả giải này anh chỉ bị lọt lưới bàn, là bàn phản lưới nhà của hậu vệ đồng đội Cristian Zaccardo và bàn kia là cú sút phạt đền của Zidane trong trận chung kết. trận chung kết với Pháp, anh cùng Fabien Barthez, thủ môn đội Pháp, đã chơi rất tốt vai trò của mình trong 120 phút chính thức, song không một ai bắt được quả phạt Penalty nào loạt sút luân lưu. Và một pha sút hỏng của David Trezeguet đã góp phần đưa lên ngôi vô địch thế giới lần thứ 4. World Cup 2006 tại Đức là một giải đấu thành công nhất trong sự nghiệp của Buffon tính cho tới thời điểm đó. Anh được trao giải thưởng Yashin cho thủ môn giỏi nhất giải này. Buffon trở thành đội trưởng tuyển quốc gia cho Euro 2008 sau khi Fabio Cannavaro rút tên khỏi đội hình vì chấn thương. Sau trận đấu đầu tiên đầy thất vọng trước các tuyển thủ Hà Lan (Ý bị thua với tỉ số 3), vượt qua vòng loại trong tình thế cam go. Lúc này, Buffon là người góp công lớn để đưa đội nhà vào vòng của giải đấu, sau khi đỡ được quả phạt đền của Adrian Mutu trong trận gặp Rumani, và giữ sạch lưới trong trận gặp Pháp. Tại World Cup 2010, đội tuyển bị loại ngay từ vòng bảng với hai trận hòa và một trận thua. Sau giải đấu này, đội trưởng Fabio Cannavaro tuyên bố giải nghệ. Buffon đã tiếp quản chiếc băng thủ quân từ tay của Cannavaro. Euro 2012 chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của Italia, khi họ vào đến trận chung kết. Nhưng trong trận chung kết, đội trưởng Buffon và các đồng đội đã thất bại trước các nhà ĐKVĐ châu Âu và thế giới Tây Ban Nha với tỉ số 0-4. Ngày 12/10/2013, trong khuôn khổ Vòng loại World cup 2014 Italia làm khách tại Đan Mạch (hòa 2-2), thủ thành Gianluigi Buffon đã chính thức vượt qua Fabio Cannavaro để trở thành cầu thủ khoác áo đội tuyển Quốc gia Italia với 137 lần Azzuri đã khởi đầu World Cup 2014 với chiến thắng 2-1 trước đội tuyển Anh. Trận này Buffon không thể ra sân do chấn thương, nhưng thủ thành dự bị Salvatore Sirigu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thay thế. Nhưng trận đấu tiếp theo, họ đã để thua Costa Rica với bàn thắng duy nhất của tiền vệ đội trưởng Bryan Ruiz. Trận đấu tiếp theo, do chỉ cần một trận hòa là đi tiếp nên họ khởi đầu vô cùng chậm chạp. Và chính tư tưởng cầu hòa đó đã giết chết Buffon và các đồng đội, khi họ thất bại 0-1 trước Uruguay, với bàn thắng quyết định của Diego Godín. Sau khi đội tuyển thất bại trước với tổng tỉ số 0-1 vòng play-off World Cup 2018 khu vực châu Âu, Gianluigi Buffon tuyên bố chia tay đội tuyển sau 20 năm gắn bó, tổng cộng anh đã thi đấu 176 trận và trở thành cầu thủ có số lần khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất từ trước đến nay. Đội bóng Mùa giải Vô địch quốc gia Cup quốc gia Cúp châu Âu Khác Tổng cộng Hạng đấu Số trận Số bàn Số trận Số bàn Số trận Số bàn Số trận Số bàn Số trận Số bàn Parma 1995–96 Serie 1996–97 27 28 1997–98 32 46 1998–99 34 11 51 1999–2000 32 43 2000–01 34 43 Tổng cộng 168 14 36 220 Juventus 2001–02 Serie 34 10 45 2002–03 32 15 48 2003–04 32 39 2004–05 37 11 48 2005–06 18 24 2006–07 Serie 37 40 2007–08 Serie 34 35 2008–09 23 30 2009–10 27 35 2010–11 16 17 2011–12 35 35 2012–13 32 10 44 2013–14 33 14 48 2014–15 33 13 47 2015–16 35 44 2016–17 30 12 43 Tổng cộng 509 15 124 656 Juventus 2017–18 21 34 Paris Saint-Germain 2018–19 Ligue 17 25 Juventus 2019-2020 Serie Tổng cộng sự nghiệp 699 31 165 11 906 Năm Trận Bàn 1997 1998 1999 2000 2001 2002 12 2003 2004 12 2005 2006 15 2007 2008 2009 11 2010 2011 10 2012 12 2013 16 2014 2015 2016 13 2017 2018 Tổng cộng 176 = Serie A (á quân): 1996-97 Coppa Italia: 1999 Supercoppa Italiana: 1999 UEFA Cup: 1999 = Serie A: 2001–02, 2002–03, 2011–12, 2012–13, 2013–14, 2014–15, 2015–16, 2016–17, 2017–18, 2019–20 :* Tước sau calciopoli: 2004–05, 2005–06 Coppa Italia: 2014–15, 2015–16, 2016–17, 2017–18, 2020–21 Supercoppa Italiana: 2002, 2003, 2012, 2013, 2015, 2020 quân UEFA Champions League: 2002–03, 2014–15, 2016–17 Serie B: 2006–07 = *Ligue 1: 2018–19 *Trophée des Champions: 2018 FIFA World Cup: 2006 UEFA Under-21 European 1996 Giải thưởng Bravo: 1999 FIFA 100 (125 cầu thủ còn sống vĩ đại nhất) Yashin Award (Thủ môn hay nhất FIFA World Cup) 2006 Đội hình ngôi sao World Cup 2006 Quả bóng bạc châu Âu 2006 Thủ môn xuất sắc nhất năm tại Serie A: 1999, 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2012, 2014, 2015, 2016, 2017 :* Về nhì: 1997, 1998 UEFA Club Football Awards (Thủ môn hay nhất) 2003 IFFHS Best Goalkeeper: 2003, 2004, 2006, 2007 FIFPro World XI Award (Best Goalkeeper): 2006, 2007 Onze d'Or (Best Goalkeeper): 2003, 2006 UEFA Team of the Year: 2003, 2004, 2006 FIFPro World XI''': 2006, 2007 Juventus PSG legaseriea.it aic.football.it FIGC Italia1910.com | Gianluigi Buffon | Nhân vật còn sống, Sinh năm 1978, Người Carrara, Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia, Cầu thủ bóng đá, Cầu thủ bóng đá Juventus, Cầu thủ bóng đá Parma Calcio 1913, FIFA 100, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2014, Cầu thủ bóng đá Serie, Cầu thủ bóng đá Thế vận hội Mùa hè 1996, Cầu thủ bóng đá Thế vận hội, FIFA Century Club, Cầu thủ Cúp Liên đoàn các châu lục 2013, Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 1998, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2002, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2006, Cầu thủ bóng đá nước ngoài Pháp, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2010, Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia, Cầu thủ bóng đá Paris Saint-Germain F.C., Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2016 |
en occitan Òrta Vièla, là một xã, thuộc tỉnh Landes trong vùng Xã này có diện tích 13,94 km², dân số năm 2006 là 826 người. Xã này nằm khu vực có độ cao trung bình mét trên mực nước biển. Le site de la commune d'Orthevielle Orthevielle sur le site du Centre Culturel du Pays d'Orthe Orthevielle trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Orthevielle | Òrta Vièla | |
MaryJane Mwangi, còn gọi là Mary Jane Mwangi, là một giám đốc điều hành công ty người Kenya. Bà là giám đốc điều hành của Tổng công ty dầu quốc gia Kenya, kể từ tháng năm 2017. Bà tốt nghiệp Đại học Nairobi với bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh năm 2006. Bà cũng có bằng Cao học về Quản trị nguồn nhân lực, được Viện Quản lý nguồn nhân lực (IHRM) cấp năm 2013, có trụ sở tại Nairobi, thủ đô và thành phố lớn nhất của Kenya. Bà bắt đầu sự nghiệp lâu năm trong lĩnh vực sản phẩm dầu tiêu dùng năm 1993, làm Giám đốc Xuất khẩu cho Agip Kenya Limited (AGKL), chịu trách nhiệm phân phối nhiên liệu và dầu từ hạ lưu Mombasa đến năm quốc gia trong khu vực Great Lakes của châu Phi, phục vụ cho đến năm 1998. Trong một năm, từ năm 1998 đến năm 1999, bà giữ chức vụ Giám đốc Dịch vụ Khách hàng tại AGKL. Năm tiếp theo, từ năm 1999 đến năm 2000, bà là Giám sát viên LPG tại AGKL. Năm 2000, bà chuyển công ty và chuyển sang Shell BP, với tư cách là Quản lý LPG, có trụ sở tại thành phố ven biển Malindi, phục vụ cho đến năm 2001. Năm 2001, bà chuyển đến Chevron Caltex Kenya Limited, như một Tư vấn kinh doanh bán hàng, giữ chức vụ này trong bảy năm. Năm 2008, bà Mwangi được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Kinh doanh Tiếp thị tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kenya (NOCK), giữ chức vụ này trong năm năm tiếp theo. Vào tháng năm 2013, bà được thăng chức vị Tổng Giám đốc, Hoạt động Downstream tại NOCK, giữ chức vụ này cho đến tháng năm 2016, khi bà được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Điều hành. Sau khi làm Quyền Giám đốc trong vòng một năm, MaryJane Mwangi được xác nhận bởi hội đồng quản trị của Nock, trở thành Giám đốc quản lý nội dung và Giám đốc điều hành, với nhiệm kỳ ba năm, có hiệu lực ngày 01 tháng năm 2017, thay thế Sumayya Hassan-Athmani, người đã từ chức vào tháng 2016. | MaryJane Mwangi | Nhân vật còn sống |
Chi Mỡ vạng (danh pháp khoa học: là một chi thực vật thuộc họ Magnoliaceae. Chi này có các loài sau (tuy nhiên danh sách này có thể chưa đủ): Pachylarnax pleiocarpa Dandy Pachylarnax praecalva, Dandy: Mỡ vạng Pachylarnax sinica (Y.W. Law) N.H. Xia C.Y. Wu | Chi Mỡ vạng | |
areolatus' là một loài cá biển thuộc chi trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830. Tính từ định danh areolatus trong tiếng Latinh có nghĩa là "có vòng", hàm đề cập đến những đốm tròn màu xanh trên cơ thể và các vây của loài này. Từ Biển Đỏ, P. areolatus được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Phoenix (Kiribati) và quần đảo Samoa, băng qua nhiều vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), xa về phía nam đến Úc (từ Tây Úc vòng qua phía bắc đến Queensland); Biển Đông, P. areolatus được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa. P. areolatus sống tập trung những khu vực mà san hô phát triển tốt trên các rạn viền bờ và trong đầm phá, độ sâu được tìm thấy đến ít nhất là 70 m. Số lượng của P. areolatus đang bị suy giảm đáng kể do nạn đánh bắt quá mức, đặc biệt là việc nhắm mục tiêu đánh bắt vào các nhóm sinh sản của chúng. Biến đổi khí hậu cũng tác động tiêu cực đến loài này. Vì những lý do đó, P. areolatus được xếp vào Loài sắp nguy cấp theo Sách đỏ IUCN. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận P. areolatus là 80 cm. Loài này có màu trắng xám, được phủ dày đặc các đốm nhỏ màu xanh lam óng viền đen. Đôi khi có các vệt đen dọc lưng. Vây đuôi có dải trắng mỏng rìa ngoài, gần rìa là một dải đen dày hơn. Số gai vây lưng: 8; Số tia vây vây lưng: 11; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây vây hậu môn: 8; Số tia vây vây ngực: 15–16; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 83–97. Thức ăn của P. areolatus là những loài cá nhỏ hơn. P. areolatus nhiều khả năng là một loài lưỡng tính tiền nữ. Loài này sinh sản theo đàn. P. areolatus có thể sống đến 14 năm. P. areolatus là loài được nhắm mục tiêu đánh bắt trong nghề cá thương mại. Mặc dù là một loài cá thực phẩm, ngộ độc ciguatera đã được báo cáo P. areolatus cũng như nhiều loài khác. | null | Cá Ấn Độ Dương, Cá Thái Bình Dương, Cá biển Đỏ, Cá Ai Cập, Cá Maldives, Cá Ấn Độ, Cá Myanmar, Cá Thái Lan, Cá Việt Nam, Cá Philippines, Cá Nhật Bản, Cá Papua New Guinea, Động vật quần đảo Solomon, Động vật Liên bang Micronesia, Động vật được mô tả năm 1830 |
771 Libera Tên Tên Libera Tên chỉ định 1913 TO Phát hiện Người phát hiện J. Rheden Ngày phát hiện 21 tháng 11 năm 1913 Nơi phát hiện Viên Thông số quỹ đạo KNTV 18 tháng năm 2005 (ngJ 2453600.5) Độ lệch tâm (e) 0.245 Bán trục lớn (a) 2.655 ĐVTV Cận điểm quỹ đạo (q) 2.005 ĐVTV Viễn điểm quỹ đạo (Q) 3.304 ĐVTV Chu kỳ quỹ đạo (P) 4.325 NJ Độ nghiêng quỹ đạo (i) 14.941° Kinh độ (Ω) 218.283° Acgumen (ω) 227.272° Độ bất thường trung bình (M) 75.159° 771 Libera là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được J. Rheden phát hiện ngày 21.11.1913 Viên và được đặt theo tên Libera, một người bạn của J. Rheden (do vợ Rheden đặt tên). Orbital simulation from JPL (Java) Ephemeris Phát hiện Circumstances: Numbered Minor Planets | 771 Libera | |
Alice Frederica Keppel (nhũ danh 29 tháng năm 1868 11 tháng năm 1947) là một nữ tiếp viên người Anh, đồng thời là tình nhân và bạn tâm giao lâu năm của Vua Edward VII. Keppel lớn lên tại lâu đài Duntreath, cơ ngơi của gia đình các Nam tước Edmonstone Scotland. Bà là con út của Mary Elizabeth, nhũ danh Parsons, và Sir William Edmonstone, Nam tước thứ 4. Năm 1891, bà kết hôn với The Honourable George Keppel và sinh cho ông hai người con gái. Bà trở thành một trong những nữ tiếp viên nổi tiếng nhất trong thời đại Edward. Vẻ đẹp, sự quyến rũ và bản tính thận trọng của bà đã gây ấn tượng trong xã hội London thời kỳ bấy giờ và khiến bà được Vua Edward VII tương lai chú đến vào năm 1898, người bà đã kề bên cho đến ngày ông qua đời, giúp vơi đi phần nào tâm trạng uất của Edward VII trong những năm cuối đời và được cho là có ảnh hưởng đáng kể. Thông qua người con gái thứ hai là Sonia Cubitt, Alice Keppel là bà cố của Camilla, Vương hậu Liên hiệp Anh, vợ thứ hai của cháu cố của Edward, Charles III của Liên hiệp Anh. Duntreath Castle Alice Frederica Edmonstone (gia đình gọi là "Freddie") chào đời ngày 29 tháng năm 1868 tại Woolwich Dockyard, Kent. Mẹ bà là Mary Elizabeth, nhũ danh Parsons (1823–1902) và cha là Sir William Edmonstone, Nam tước thứ (1810–1888), giữ cương vị quản lý tại Dockyard lúc bấy giờ. Bên cạnh địa vị Nam tước, cha bà còn là một Đô đốc trong Hải quân Vương thất đã về hưu, ông ngoại bà từng là Toàn quyền của Quần đảo Ionian. Alice là con út trong gia đình có một anh trai và bảy chị gái, trong giai đoạn trưởng thành, bà thân thiết với người anh Sir Archibald Edmonstone (Archie) hơn các chị gái. Alice lớn lên tại lâu đài Duntreath, nơi cư ngụ của gia tộc Edmonstone từ thế kỷ 14. Lâu đài là món quà cưới của Vua Robert III của Scotland tặng cho con gái là Mary Stewart khi bà kết hôn với người chồng thứ tư, Sir William Edmonstone xứ Culloden, vào năm 1425. Mary và Robert có một con trai là Sir William Edmonstone xứ Duntreath. Bà George Keppel và con gái Violet năm 1899 Ngày tháng năm 1891, tuổi 23, Alice kết hôn với George Keppel, con trai của Bá tước thứ xứ Albemarle. Keppel lớn hơn Alice bốn tuổi và đang phục vụ trong quân đội Anh vào thời điểm hai người kết hôn. Gia đình Keppel có lịch sử phục vụ cho vương thất Anh do là hậu duệ của Arnold Joost van Keppel, người đã tháp tùng Vua William III đến Anh vào năm 1688 và được phong tước hiệu Bá tước xứ Albemarle vào năm 1696. The Honourable Sir George Keppel và vợ có hai con gái: Violet Trefusis (6 tháng năm 1894 29 tháng năm 1972) và Sonia Rosemary Cubitt (24 tháng năm 1900 16 tháng năm 1986). Tình trạng nợ nần của chồng khiến Alice Keppel phải qua lại với những người đàn ông giàu có hơn để nuôi sống gia đình theo phong cách sống của xã hội London thời kỳ đó. Keppel bắt đầu mối tình đầu tiên với Ernest Beckett, Nam tước Grimthorpe thứ 2. Các thành viên gia đình Keppel tin rằng Beckett mới là cha ruột của Violet, con gái của Keppel. Keppel cũng có quan hệ tình cảm với Humphrey Sturt, Nam tước Alington thứ 2. Chồng của Keppel từng phát biểu về vợ mình rằng: "Tôi không bận tâm cô ấy làm gì, miễn là sau cùng cô ấy cũng quay về bên tôi." George Keppel biết rõ và quản lý chuyện ngoại tình của vợ mình, và cho dù yêu vợ sâu sắc, George cũng có tình nhân bên ngoài. Nhà sử học Christopher Hibbert nhận định "Chính bản thân George cũng rất hứng thú với phụ nữ nên ông ấy không phản đối mối quan hệ của Thân vương xứ Wales với vợ mình". Bất chấp chuyện ngoại tình của cha mẹ, một trong hai con gái của Alice mô tả hôn nhân của cha mẹ là "cuộc hôn nhân đầy ắp tình yêu và tiếng cười". Keppel trở thành một trong những nữ tiếp viên nổi tiếng nhất thời đại Edward. Bà tiếp đón các khách hàng cực kỳ trọng thị và tử tế. Bà được miêu tả là người phụ nữ dí dỏm, tốt bụng và bình thản. Cô con gái lớn Violet viết về mẹ: "Bà ấy không chỉ có diễm phúc là bản tính vui nhộn mà còn rất giỏi trong việc làm cho người khác hạnh phúc và sung sướng, như một cây thông Noel đầy ắp quà cho mọi người". Nhà văn người Anh Sir Harold Acton mô tả Keppel: "Không ai có thể so với cô vẻ quyến rũ trong vai trò nữ tiếp viên. Cô có thể thủ vai Britannia trong một hoạt cảnh và thể hiện tốt vai ấy." Keppel là nguồn cảm hứng cho nhân vật "Mrs Romola Cheyne" trong tiểu thuyết của Vita Sackville-West, The Edwardians. Bà được ca ngợi là một trong những mỹ nhân của "thập niên 90 hư hỏng", được miêu tả có làn da trắng như ngọc, đôi mắt xanh to tròn, vòng eo nhỏ, mái tóc màu hạt dẻ và vòng một nở nang. Năm 1898, Keppel khi ấy 29 tuổi gặp Edward, Thân vương xứ Wales (sau này là Vua Edward VII), người thừa kế 56 tuổi của ngai vàng Anh. Dù chênh lệch nhau tới 26 tuổi, bà nhanh chóng trở thành một trong những tình nhân của Edward. Keppel sống tại số 30 Portman Square, và Edward thường xuyên đến thăm bà; chồng bà thường tránh mặt đi chỗ khác mỗi khi Thân vương xứ Wales đến thăm vợ mình. Mối quan hệ của bà với Edward kéo dài cho đến khi ông lên ngôi vào năm 1901 và cho đến ngày ông qua đời vào năm 1910. Keppel là một trong số ít người bên cạnh Edward VII có thể làm nhẹ bớt nỗi lòng của ông. Vợ của Edward, Alexandra của Đan Mạch, quý mến Keppel và khoan thứ cho mối quan hệ này. Bà quý Keppel hơn tình nhân trước đây của Edward là Daisy Greville, Nữ bá tước xứ Warwick, người mà Alexandra rất ghét vì sự hớ hênh khi khoe khoang địa vị của mình. Millicent Leveson-Gower, Bà Công tước xứ Sutherland, em gái cùng cha khác mẹ của Lady Warwick, nói rằng Thân vương là "một đứa trẻ vui vẻ hơn nhiều kể từ khi thay tình nhân". Nhờ làm tình nhân của Thân vương xứ Wales, Keppel trở nên giàu có hơn. Nhà Vua cho phép một số người bạn như Sir Ernest Cassel tạo các khoản vốn để giúp Keppel vững về mặt tài chính. Thay vì trích tiền từ Tư khố (Privy Purse) để đưa trực tiếp cho bà, nhà Vua đã cho Keppel cổ phần trong một công ty cao su; nhờ vậy mà sau đó Keppel thu về 50.000 bảng Anh, tương đương khoảng 7,5 triệu bảng Anh ngày nay. Edward giao việc quản lý công việc kinh doanh của Keppel cho các nhân viên ngân hàng và cố vấn tài chính của mình. Ông cũng cho chồng Keppel một công việc tốt với mức lương cao hơn. Theo Christopher Hibbert, "George vui vẻ đến làm việc cho Sir Thomas Lipton, người đã tìm cho anh ta một công việc theo lệnh của Thân vương." Với sức ảnh hưởng của mình, Keppel cũng tìm cho anh trai Archie một công việc trong vương thất: Archie trở thành trong ba năm cuối cùng triều đại Edward VII. Keppel sau đó đã chăm lo cho Archie và gia đình của ông. Alice Keppel trong trang phục vũ hội tại lâu đài Windsor năm 1895. Sau khi Edward lên ngôi vào năm 1901, sự thận trọng của Keppel đã khiến bà trở thành người kết nối giữa nhà Vua và các Bộ trưởng. Bà biết cách trình bày một chủ đề với Edward để ông lắng nghe bà, ngay cả những lúc ông không bằng lòng. Phó vương Ấn Độ từng nói "có một hoặc hai lần Đức Vua bất đồng với Bộ Ngoại giao, và tôi đã thông qua bà ấy để khuyên bảo Đức Vua để Ngài ưng thuận các chính sách đối ngoại của chính phủ." Ảnh hưởng của Keppel được hình thành dựa trên sự quyết đoán, sự sắc sảo và kỹ năng tiếp chuyện của bà. Đóng góp được biết đến nhiều nhất của bà cho chính trị là vai trò của bà với tư cách là một nữ tiếp viên đảng Tự do. vai trò này, Alice Keppel thay mặt Edward ghi nhận những người thuộc đảng Tự do để hỗ trợ cho các mục đích của Edward. Người ta không rõ bà có ảnh hưởng gì trong chính trị, nhưng cho rằng nhà Vua rất nghe theo bà và phụ thuộc vào lời khuyên răn của bà. Nhà viết tiểu sử Raymond Lamont-Brown nhận định: "Ông hoàn toàn tin tưởng Alice và thông qua bà ấy... ông có thể bày tỏ quan điểm chính trị của mình. Chỉ cần một lời nhờ vả Alice cũng đủ để đưa một chủ đề gây tranh cãi vào cuộc bàn luận để xem xét nội dung, sau đó sẽ được trình lên nhà Vua." Thủ tướng Anh H. H. Asquith và phu nhân Margot từng mang ơn bà bởi "lời khuyên khôn ngoan" trong một lá thư. Tuy nhiên, Keppel không muốn người khác công khai nhắc đến sự can thiệp vào chính trị của bà và nhà Vua. Năm 1933, khi cuốn hồi ký của Margot Asquith được xuất bản, Keppel đã rất khó chịu vì bị nhắc tên với tư cách là cố vấn chính trị của nhà Vua. Keppel nổi tiếng với khả năng khuyên nhủ, nhưng nỗ lực của bà trong việc khuyên nhà Vua bỏ thuốc lá và ăn nhiều không thành công. Lo lắng cho sức khỏe của nhà Vua, Keppel đã viết một lá thư cho Bộ trưởng Bồ Đào Nha Marquis de Soveral, vào thời điểm ngay sau khi Edward lâm bệnh: "Tôi muốn Ngài cố gắng đưa Đức Vua đến gặp bác sĩ phù hợp để khám đầu gối.... hãy làm những gì Ngài có thể với bản tính cẩn trọng xưa nay của Ngài và tất nhiên đừng nói với ai chuyện tôi viết thư cho Ngài." Marquis đã đọc lá thư của Keppel nhưng không làm theo. Cái chết của Edward khiến Keppel cuồng loạn đến mức khi ông đang nằm trên giường bệnh, bà đã bị người hầu lôi ra khỏi phòng theo lệnh của Vương hậu Alexandra. Xấu hổ về hành vi của mình, Kepple sau đó đã cố gắng kiềm chế sự xúc động bộc phát của mình, nhưng cuối cùng thừa nhận rằng bà đã không thể kiểm soát được bản thân. Thời đại Edward kết thúc khi nhà Vua băng hà, cũng như thời đại của Keppel với tư cách là tình nhân được sủng ái nhất. Tân vương và tân vương hậu, George và Mary xứ Teck, tổ chức triều đình theo đường lối truyền thống hơn, Keppel từ đó không được mời vào triều nữa. Alice và con gái Violet. Vào tháng 11 năm 1910, gia đình Keppel rời Anh. Bà nói bà rời đi vì chuyện học hành của con cái, nhưng trên thực tế, cái chết của nhà Vua đã làm cuộc đời bà thay đổi. Gia đình Keppel đã dành hai năm du ngoạn vùng Viễn Đông và Sri Lanka. Khi trở về Anh, họ mua một tư dinh mới số 16 phố Grosvenor London. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Keppel đã giúp một người bạn của bà là Lady Sarah Wilson điều hành một bệnh viện dành cho thương binh Boulogne. Năm 1925, Keppel và chồng chuyển đến Ý, họ mua Villa dell 'Ombrellino Bellosguardo gần Florence. Biệt thự từng là nơi cư ngụ của nhà khoa học Galileo, nhà thơ Foscolo và học giả C. E. Norton. Keppel đã ủy quyền cho kiến trúc sư Cecil Pinsent thiết kế sân thượng biệt thự với các lối đi chia làm hai ngã mà bà đặt tên là 'vườn Union Jack'. Sau khi Keppel qua đời, con gái bà, Violet, vẫn lại biệt thự và giữ gìn khu vườn của mẹ. Keppel và chồng tổ chức các buổi họp mặt xã hội tại biệt thự thu hút nhiều người nổi tiếng trong xã hội, trong số đó có thủ tướng Anh, Sir Winston Churchill. Trong thời gian Keppel sống Ý, hai con gái của bà vẫn lại Anh vì cả hai đều đã kết hôn. Keppel và chồng trở về Anh vào năm 1940 do tình trạng Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 11 tháng 12 năm 1936, cháu nội của Vua Edward VII, Edward VIII, thoái vị để kết hôn với Wallis Simpson. Keppel trong khi đang dùng bữa tại một nhà hàng được cho là đã nói: "Thời tôi mọi chuyện được giải quyết tốt đẹp hơn như vậy nhiều." Năm 1946, gia đình Keppel trở về biệt thự và một năm sau, vào ngày 11 tháng năm 1947, Keppel qua đời vì bệnh xơ gan, hưởng thọ 79 tuổi. Chồng bà, George, qua đời sau đó hai tháng rưỡi. Người ta nói ông không thể sống thiếu bà ấy, người mà ông đã kết hôn được 56 năm. Cả hai đều được an táng tại nghĩa trang Cimitero Evangelico degli Allori Florence. *Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh Quốc Award winning television series Edward the Seventh (1975) Justwebit: Commire, Anne, ed. (2007) Dictionary of Women Worldwide. 25,000 women through the ages. vols. Waterford, CT: Yorkin Publications Mrs. Keppel and her daughter Book review | Alice Frederica Keppel | Nhân tình của Edward VII, Socialite Scotland, Gia tộc Keppel, Gia tộc Edmonstone, Con gái của Tòng Nam tước, Người Firenze, Nữ giới thời Victoria, Nữ giới Vương quốc Liên hiệp Anh trong Thế chiến thứ nhất |
Gordon Meredith Lightfoot Jr. (17 tháng 11 năm 1938 tháng năm 2023) là một nghệ sĩ guitar kiêm nhạc sĩ người Canada đã đạt được thành công quốc tế trong âm nhạc dân gian, rock dân gian và nhạc đồng quê. Ông được ghi nhận là người giúp định nghĩa âm thanh nhạc dân gian trong thập niên 1960 và 1970. Ông thường được gọi là nhạc sĩ vĩ đại nhất của Canada và được cả thế giới biết đến như một huyền thoại nhạc rock dân gian. Các bài hát của Lightfoot, bao gồm "For Lovin 'Me", Early Morning Rain", "Steel Rail Blues", Ribbon of Darkness đã được xếp hạng nhất trên bảng xếp hạng quốc gia Hoa Kỳ với bản cover của Marty Robbins vào năm 1965 và "Black Day in July" về cuộc bạo loạn Detroit năm 1967, mang lại cho ông sự công nhận rộng rãi vào những năm 1960. Thành công bảng xếp hạng của Canada với các bản thu âm của riêng mình bắt đầu vào năm 1962 với bản hit số Me) I'm the One", tiếp theo là sự công nhận và biểu đồ nước ngoài trong những năm 1970. Ông đứng đầu bảng xếp hạng Hot 100 của Mỹ hoặc AC với hit If You Could Read My Mind (1970), Sundown" (1974); "Carefree Highway" (1974), Rainy Day People" (1975) và The Wreck of the Edmund Fitzgerald" (1976), và có nhiều bản hit khác xuất hiện trong top 40. Một số album của Lightfoot đã đạt được chứng chỉ vàng và đa bạch kim trên toàn thế giới. Những bài hát của ông đã được các nghệ sĩ nổi tiếng như Elvis Presley, Johnny Cash, Hank Williams Jr., The Kingston Trio, Marty Robbins, Jerry Lee Lewis, Neil Young, Bob Dylan, Judy Collins, Barbra Streisand, Johnny Mathis, Herb Alpert, Harry Belafonte, Scott Walker, Sarah McLachlan, Eric Clapton, John Mellencamp, Jack Jones, Bobby Vee, Roger Whittaker, Tony Rice, Peter, Paul và Mary, Glen Campbell, The Irish Rovers, Nico, Olivia Newton-John, Paul Weller, Nine Pound Hammer, Ultra Naté, The Tragically Hip và The Unintended hát lại. Robbie Robertson của The Band mô tả Lightfoot là "báu vật quốc gia". Bob Dylan, cũng là một người hâm mộ Lightfoot, đã gọi ông là một trong những nhạc sĩ yêu thích của anh và, trong một bài hát tri ân thường được trích dẫn, Dylan đã quan sát thấy rằng khi anh nghe một bài hát Lightfoot anh ước "nó sẽ tồn tại mãi mãi". Lightfoot là một nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc nổi bật tại lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông 1988 Calgary, Alberta. Ông đã nhận được bằng Tiến sĩ Luật (nghệ thuật) danh dự năm 1979 và được nhận huy chương Companion of the Order Canada vào tháng năm 2003. Vào tháng 11 năm 1997, Giải thưởng Nghệ thuật biểu diễn của Toàn quyền, vinh dự cao nhất của Canada trong nghệ thuật biểu diễn, đã được trao cho Lightfoot. Vào ngày tháng năm 2012, Lightfoot đã được Trung tướng Ontario trao tặng Huân chương Kim cương Nữ hoàng Elizabeth II. Tháng năm đó ông được vinh danh tên trong Đại sảnh Danh vọng những người sáng tác nhạc. Vào ngày tháng năm 2015, Lightfoot đã nhận được bằng tiến sĩ âm nhạc danh dự tại quê hương Orillia từ Đại học Lakehead. Ông qua đời tại Trung tâm khoa học sức khỏe Sunnybrook Toronto vào ngày tháng năm 2023, hưởng thọ 84 tuổi. Sức khỏe giảm sút đã khiến anh ấy phải hủy chuyến lưu diễn ba tuần trước đó. | Gordon Meredith Lightfoot Jr. | Nghệ sĩ của Warner Bros. Records, Ca sĩ pop Canada, Mất năm 2023, Sinh năm 1938, Người Canada gốc Anh |
Giải đặc biệt của Ban Giám khảo là một giải của Liên hoan phim Venezia trao hàng năm cho một hoặc hai phim được coi là ít xuất sắc hơn phim đoạt giải Sư tử vàng. Giải này được lập từ năm 1951. 1951 A Streetcar Named Desire của Elia Kazan 1952 Mandy của Alexander Mackendrick 1953-1957 không trao giải 1958 The Lovers của Louis Malle và La sfida của Francesco Rosi 1959 The Magician của Ingmar Bergman 1960 Rocco and His Brothers của Luchino Visconti 1961 Peace to Him Who Enters của Aleksandr Alov Vladimir Naumov 1962 Vivre sa vie của Jean-Luc Godard 1963 The Fire Within của Louis Malle và Introduction to Life của Igor Talankin 1964 Tin Mừng theo thánh Mátthêu của Pier Paolo Pasolini và Hamlet của Grigori Kozintsev 1965 Simon of the Desert của Luis Buñuel, I Am Twenty của Marlen Khutsiev và Modiga Mindre Män của Leif Krantz 1966 Chappaqua của Conrad Rooks và Yesterday Girl của Alexander Kluge 1967 China is Near của Marco Bellocchio và La Chinoise của Jean-Luc Godard 1968 Our Lady of the Turks của Carmelo Bene và Le Socrate của Robert Lapoujade 1969-1980 không trao giải 1981 Sogni d'oro của Nanni Moretti và Eles não usam black tie của Leon Hirszman 1982 Imperativ của Krzysztof Zanussi 1983 Biguefarre của Georges Rouquier 1984 Le favoris de la lune của Otar Ioseliani 1985 Tangos. El exilio de Gardel của Fernando E. Solanas 1986 Cuzaja, belaja rjaboj của Sergei Solov'ëv và Storia d'amore của Francesco Maselli 1987 Hip, Hip, Hurra! của Kjell Grede 1988 Camp de Thiaroye của Sembène Ousmane Thierno Faty Sow 1989 Et la lumière fut của Otar Iosseliani 1990 An Angel at My Table của Jane Campion 1991 A Divina Comédia của Manoel de Oliveira 1992 Morte di un matematico napoletano của Mario Martone 1993 Bad Boy Bubby của Rolf De Heer 1994 Natural Born Killers của Oliver Stone 1995 A Comédia de Deus của João César Monteiro và L'uomo delle Stelle của Giuseppe Tornatore 1996 Brigands của Otar Iosseliani 1997 Ovosodo của Paolo Virzì 1998 Terminus Parabys của Lucian Pintilie 1999 The Wind Will Carry Us của Abbas Kiarostami 2000 Before Night Falls của Julian Schnabel 2001 Dog Days của Ulrich Seidl 2002 Dom Durakov La maison des fous của Andrej Končalovskij 2003 The Kite của Randa Chahal Sabbag 2004 The Sea Inside của Alejandro Amenábar 2005 Mary của Abel Ferrara 2006 Daratt của Mahamat Saleh Haroun 2007 I'm Not There của Todd Haynes The Venice Film Festival at the IMDb'' Venezia | Giải đặc biệt của Ban Giám khảo | Liên hoan phim Venezia, Giải đặc biệt của Ban Giám khảo |
Bagamoyo là một huyện thuộc vùng Pwani, Tanzania. Thủ phủ của huyện Bagamoyo đóng tại Chalinze. Huyện Bagamoyo có diện tích 9842 ki lô mét vuông. Đến thời điểm điều tra dân số ngày 25 tháng năm 2002, huyện Bagamoyo có dân số 228967 người. | Bagamoyo | Vùng Pwani, Huyện của Tanzania |
Taller là một xã, thuộc tỉnh Landes trong vùng Xã này có diện tích 41,07 km², dân số năm 2006 là 406 người. Xã này nằm khu vực có độ cao trung bình 84 mét trên mực nước biển. Taller trên trang mạng của INSEE Plan de Taller sur Mapquest | Taller | Xã của Landes |
Dưới đây là danh sách các chương trình nhắn tin nhanh tại máy khách. *AOL Messenger *Google Talk *ICQ *MSN Messenger *Skype *Windows Messenger *Yahoo! Messenger *VN Messenger *Adium *aMSN *Easy message *Gaim *Trillian *Yamigo (dùng cho điện thoại di động) *Kadu *Licq *mICQ Nhắn tin nhanh | null | |
Lâu đài Zborov (Tiếng Slovak Zborovský hrad, hay còn gọi là Makovica; Tiếng Hungary: Zboró vára) là một tàn tích lâu đài đá theo Kiến trúc Gothic, Phục hưng và Baroque. Lâu đài này nằm phía trên ngôi làng Zborov huyện Bardejov thuộc vùng Prešov, phía đông Slovakia. Cả ngôi làng Zborov và tòa lâu đài Zborov đều nằm trong khu vực cổ của Šariš. Lâu đài đã được Ủy ban Di tích Cộng hòa Slovakia liệt vào danh sách Di sản Văn hóa Quốc gia. File:20180601 Makowica Zborowska 3627 DxO.jpg|Hằng năm, lâu đài được bảo trì vào đầu hè (Tháng năm 2018) File:Zborovský hrad, Máj 2013 cảnh tòa lâu đài nhìn từ xa vào mùa xuân (Tháng năm 2013) cảnh lâu đài nhìn vào đầu mùa xuân (tháng năm 2012) bức tường phía tây Hạ Lâu đài vào đầu tháng (Tháng năm 2012) Lâu đài vào mùa xuân (Tháng năm 2012) giáo phục vụ cho việc bảo trì (Tháng năm 2012) File:Zborov Castle, interior.JPG File:Zborov Castle, Inerior.JPG Zborov municipality official website Zborov Castle official website Maintained by the local castle conservation association. Zborov Castle at castles.sk | Lâu đài Zborov | Lâu đài Slovakia |
Star Wars: The Clone Wars là bộ phim hoạt hình 3D năm 2008 của Mỹ thể loại khoa học viễn tưởng-sử thi không gian được đặt trong vũ trụ Star Wars, dẫn đến loạt truyền hình cùng tên sản xuất bởi Lucasfilm Animation. Bộ phim đặt khoảng năm giữa phần phim Chiến tranh giữa các vì sao: Tập II Sự xâm lăng của người Vô tính (2002) và Chiến tranh giữa các vì sao: Tập III Sự báo thù của người Sith (2005). Được phân phối bởi Warner Bros. Pictures, công ty này cũng giữ bản quyền của bộ phim và phần đầu của loạt truyền hình, bộ phim công chiếu đầu tiên tại rạp Grauman Ai Cập vào ngày 10, tháng năm 2008; Úc vào ngày 14, tháng 8: Mỹ, Canada và Anh vào ngày tiếp theo. Bộ phim được dùng để giới thiệu với khán giả về loạt chương trình đang sản xuất, được chiếu vào ngày 3, tháng 10 cùng năm. Mặc dù nhận nhiều lời phê bình nhưng bộ phim thành công phòng vé, thu về được hơn 68.3 triệu đô la. Vào năm đầu của cuộc Chiến tranh Vô tính, Hiệp sĩ Jedi Anakin Skywalker và thầy Jedi cũ của anh, Obi-Wan Kenobi dẫn đầu một đội quân lính vô tính của Cộng hòa Thiên hà, chống lại đội quân người máy chiến đấu của phe Ly khai trên hành tinh Christophsis. Trong lúc chờ đợi quân tiếp viện, hai Jedi đón gặp một con tàu chở một nữ Jedi trẻ tuổi tên Ahsoka Tano, người luôn nói rằng cô ta được phái đến bởi Sư phụ Jedi Yoda để làm người học việc của Anakin. Anakin ngần ngại chấp nhận việc dạy dỗ Ahsoka và sau đó hai người đã thực hiện thành công nhiệm vụ vô hiệu hóa trường lá chắn của phe Ly khai, trong khi đó Obi-Wan cầm chân tên chỉ huy của đội quân người máy, giúp phe Cộng hòa giành chiến thắng. Ahsoka đã có được lòng tin của Anakin. Sau trận chiến, Yoda tới và thông báo với các Jedi rằng đứa con Rotta của thủ lĩnh tội phạm Jabba the Hutt đã bị bắt cóc. Anakin và Ahsoka nhận nhiệm vụ giải cứu đứa trẻ người Hutt, trong khi Obi-Wan được phái đến Tatooine để thương lượng với Jabba, nhằm có thể có được một hiệp ước giữa tộc người Hutt và phe Cộng hòa. Anakin và Ahsoka theo dõi bọn bắt cóc và Rotta tại hành tinh Teth, đó họ bị mai phục bởi quân đội Ly khai dẫn đầu bởi nữ sát thủ Asajj Ventress là đệ tử của Bá tước Dooku, thủ lĩnh tối cao của phe Ly khai. Các Jedi không biết là vụ bắt cóc thực ra đã được lên kế hoạch bởi Sư phụ Sith của Dooku là chúa tể Darth Sidious, kẻ muốn Dooku gài bẫy vu khống các Jedi mới là những kẻ đã bắt cóc Rotta để khiến cho Jabba liên minh với phe Ly khai và thúc đẩy sự căm ghét Jedi từ tộc người Hutt. Tại hành tinh Teth, Anakin và Ahsoka đã cứu được đứa trẻ và thoát khỏi mai phục cùng với R2-D2, họ lấy trộm được một con tàu vận chuyển và lên đường tới Tatooine. Trong khi đó, Obi-Wan, nhận được tín hiệu của Anakin, tới Teth cùng chi viện quân vô tính và đánh bại Ventress trong một trận đấu tay đôi kiếm ánh sáng, mặc dù đã tẩu thoát được. Trong khi đó, người vợ bí mật của Anakin là Thượng nghị sĩ Padmé Amidala biết được về nhiệm vụ của chồng mình và lo lắng về sự an toàn của anh. Cô quyết định liên lạc đến chú của Jabba là Ziro tại Coruscant, dù được khuyên ngăn bởi Thủ tướng Palpatine của Cộng hòa (thật ra cũng chính là tên chúa tể Darth Sidious). Tên Hutt từ chối hợp tác, dường như tin rằng các Jedi đứng đằng sau mọi chuyện. Tuy nhiên, Padmé sớm phát hiện ra rằng Ziro đã âm mưu với Dooku để khiến đứa trẻ Rotta bị giết, vì vậy Jabba sẽ xử tử Anakin và Ahsoka, khiến cho hắn bị bắt bởi Hội đồng Jedi, và điều này giúp Ziro có được quyền lực tối cao trong tộc người Hutt. Padmé bị người của Ziro phát hiện và bị giam giữ, nhưng một cơ hội tình cờ đã khiến cô liên hệ được với người máy quản gia giúp cô triệu tập một đội lính vô tính đến tấn công, và Ziro đã bị bắt. Trong khi đó, tàu của Anakin và Ahsoka bị bắn hạ bởi lũ người máy chiến đấu vệ binh khi họ đến Tatooine. Anakin dùng mưu tới đối mặt với Dooku với đứa trẻ mồi nhử trên lưng, còn Ahsoka mang Rotta thật tới cung điện của tên Jabba. Trong khi Anakin đấu kiếm với Dooku, Ahsoka bị mai phục bởi lũ người máy vệ binh, nhưng cuối cùng cô cũng đánh bại được chúng. Hai người mang được Rotta trở về an toàn với Jabba, nhưng hắn vẫn ra lệnh xử tử hai Jedi vì cho rằng họ là những kẻ bắt cóc. Tuy nhiên, đúng lúc đó Padmé đã kịp liên lạc được tới Jabba và tiết lộ âm mưu thực sự của Ziro và phe Ly khai mới là những kẻ đứng đằng sau vụ bắt cóc. Jabba nhận ra các Jedi mới là ân nhân và cho phép phe Cộng hòa trừng phạt Ziro vì tội phản bội của hắn, đồng ký hiệp ước trong khi Anakin và Ahsoka được Obi-Wan và Yoda tới đón về. Trong khi đó, Dooku thông báo sự thất bại của âm mưu tới tên Darth Sidious, nhưng hắn đảm bảo rằng cục diện của cuộc chiến vẫn đang nằm trong tay họ. | ''Star Wars: The Clone Wars | Sơ khai điện ảnh, Phim hoạt hình Mỹ thập niên 2000, Phim hành động thập niên 2000, Phim khoa học viễn tưởng thập niên 2000, Phim hoạt hình năm 2008, Phim hoạt hình máy tính năm 2008, Phim sử thi của Mỹ, Phim Mỹ, Phim hành động khoa học viễn tưởng Mỹ, Phim tiếp nối Mỹ, Phim hoạt hình máy tính, Phim tiền truyện, Phim phiêu lưu khoa học viễn tưởng, Phim hoạt hình hãng Warner Bros., Phim của Warner Bros. |
Danh sách thiên thể NGC 1-1000 này gồm 1000 thiên thể, bao gồm các mục sau: Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến Thiên hà xoắn ốc Phi Mã 13.65 Thiên hà xoắn ốc Phi Mã 14.96 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.2 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 16.8 Thiên hà elip Tiên Nữ 14.33 (Bản sao của NGC 20) Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.04 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13.47 Sao đôi quang học Phi Mã 15.2/16.5 Thiên hà xoắn ốc Phi Mã 14.5 10 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13 11 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.5 12 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.5 13 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.2 14 Thiên hà vô định hình Phi Mã 13.3 15 Thiên hà vòng Phi Mã 14.9 16 Thiên hà hình hạt đậu Phi Mã 13.0 17 Cũng được liệt kê là NGC 34 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 18 Sao đôi quang học Phi Mã 14.0 19 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.0 20 Cũng được liệt kê là NGC Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.5 21 Cũng được liệt kê là NGC 29 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.9 22 Thiên hà xoắn ốc Phi Mã 14.9 23 Thiên hà xoắn ốc Phi Mã 12.5 24 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 12.1 25 Thiên hà hình hạt đậu Phượng Hoàng 15.5 26 Thiên hà xoắn ốc Phi Mã 13.9 27 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.5 28 Thiên hà elip Phượng Hoàng 13.8 29 (Bản sao của NGC 21) Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.5 30 Sao đôi quang học Phi Mã 14.8/15 31 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 13.9 32 Khoảnh sao Phi Mã 14 33 Sao đôi quang học Song Ngư 15 34 (Bản sao của NGC 17) Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 35 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 36 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.5 37 Thiên hà hình hạt đậu Phượng Hoàng 13.7 38 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.5 39 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.4 40 Tinh vân hành tinh Tiên Vương 11.7 41 Thiên hà xoắn ốc Phi Mã 14.6 42 Thiên hà hình hạt đậu Phi Mã 15.0 43 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.9 44 Sao đôi quang học Tiên Nữ 14.6 45 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 11.2 46 Sao Song Ngư 11.8 47 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 48 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.0 49 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15.3 50 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 12 51 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.6 52 Thiên hà xoắn ốc Phi Mã 14.6 53 Thiên hà xoắn ốc Đỗ Quyên 12.6 54 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 55 Thiên hà vô định hình Ngọc Phu 8.2 56 Không xác định Song Ngư N/A 57 Thiên hà elip Song Ngư 13.7 58 (Bản sao của NGC 47) Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 59 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.1 60 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.4 61 Tương tác thiên hà Song Ngư 15 62 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 63 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 12.6 64 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.6 65 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.9 66 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.5 67 Thiên hà elip Tiên Nữ 15.7 68 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.5 69 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15.7 70 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.5 71 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.8 72 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.0 73 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 74 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 16 75 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.8 76 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.0 77 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.8 78 Tương tác thiên hà Song Ngư 14.5 79 Thiên hà elip Tiên Nữ 14.9 80 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.7 81 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 17.7 82 Sao Tiên Nữ 14.6 83 Thiên hà elip Tiên Nữ 14.2 84 Sao Tiên Nữ 15.8 85 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15.7 86 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.9 87 Thiên hà vô định hình Phượng Hoàng 14.5 88 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 15.2 89 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 14.6 90 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.7 91 Sao Tiên Nữ 14.4 92 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 14.3 93 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.7 94 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15.6 95 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.4 96 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 17 97 Thiên hà elip Tiên Nữ 13.5 98 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 12.8 99 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.0 100 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.6 Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 101 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 12.8 102 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 103 Cụm sao mở Tiên Hậu 10.3 104 47 Tucanae Cụm sao cầu Đỗ Quyên 5.8 105 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.1 106 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.5 107 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.7 108 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.3 109 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.0 110 Cụm sao mở Tiên Hậu 9.0 111 Không xác định Kình Ngư 112 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.5 113 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.5 114 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.0 115 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 14 116 Không tồn tại Kình Ngư 14.5 117 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.5 118 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 14.9 119 Thiên hà hình hạt đậu Phượng Hoàng 13 120 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.8 121 Cụm sao cầu Đỗ Quyên 11.2 122 Không tồn tại Không xác định Kình Ngư 123 Không tồn tại Không xác định Kình Ngư 124 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.8 125 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.2 126 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.5 127 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.2 128 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.2 129 Cụm sao mở Tiên Hậu 7.3 130 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 15 131 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13.5 132 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.8 133 Cụm sao mở Tiên Hậu 9.4 134 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 11.0 135 IC 26 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 136 Cụm sao mở Tiên Hậu 137 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.2 138 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.8 139 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.5 140 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.2 141 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.4 142 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 143 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 144 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 145 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 12 146 Cụm sao mở Tiên Hậu 9.6 147 Thiên hà elip Tiên Hậu 12.0 148 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 13.1 149 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15.0 150 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 11.8 151 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.2 152 Cụm sao mở Đỗ Quyên 13.1 153 (Bản sao của NGC 151) Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.2 154 Thiên hà Kình Ngư 14 155 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13 156 Sao đôi quang học Kình Ngư 157 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 10 158 Có thể là Sao đôi quang học Kình Ngư 159 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 160 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.7 161 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15 162 UCAC2 4012415 Sao Tiên Nữ 16.0 163 Thiên hà elip Kình Ngư 13 164 Thiên hà Song Ngư 16 165 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 166 Thiên hà Kình Ngư 15 167 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 168 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.9 169 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.7 170 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.5 171 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 172 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.7 173 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.5 174 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13.5 175 (Bản sao của NGC 171) Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 176 Cụm sao mở Đỗ Quyên 13.1 177 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.2 178 IC 39 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 13.0 179 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 180 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.3 181 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.4 182 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.8 183 Thiên hà elip Tiên Nữ 13.8 184 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.5 185 Thiên hà elip Tiên Hậu 11.0 186 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.8 187 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 188 Cụm sao mở Tiên Vương 8.9 189 Cụm sao mở Tiên Hậu 9.1 190 Tương tác thiên hà Song Ngư 15.1 191 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 192 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.9 193 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.2 194 Thiên hà elip Song Ngư 13.9 195 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 196 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.2 197 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.2 198 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.1 199 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 15.0 200 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.0 Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 201 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.7 202 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 15.5 203 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.5 204 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.6 205 Messier 110 Thiên hà elip Tiên Nữ 9.4 206 Đám mây sao Tiên Nữ 207 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.8 208 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.5 209 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.0 210 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 11 211 (Bản sao của NGC 203) Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.5 212 Thiên hà hình hạt đậu Phượng Hoàng 213 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.8 214 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.0 215 Thiên hà hình hạt đậu Phượng Hoàng 216 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.6 217 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 218 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.5 219 Thiên hà elip Kình Ngư 15.6 220 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 14.6 221 Messier 32 Thiên hà elip Tiên Nữ 9.2 222 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.8 223 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.5 224 Messier 31;Andromeda Galaxy Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 4.3 225 Cụm sao mở Tiên Hậu 7.4 226 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.4 227 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.4 228 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.9 229 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.7 230 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 231 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 13.1 232 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.4 233 Thiên hà elip Tiên Nữ 13.8 234 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.5 235 Tương tác thiên hà Kình Ngư 14 236 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.5 237 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.6 238 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 13.1 239 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 240 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.8 241 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 242 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.1 243 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.6 244 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13 245 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.9 246 Tinh vân hành tinh Kình Ngư 11.4 247 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 9.6 248 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Tinh vân phát xạ Đỗ Quyên 249 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Tinh vân phát xạ Đỗ Quyên 250 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.9 251 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.6 252 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.5 253 Sculptor Galaxy Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 8.0 254 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 12.7 255 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 11 256 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.8 257 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.7 258 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15 259 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.5 260 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.3 261 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Tinh vân khuếch tán Đỗ Quyên 262 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.0 263 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 264 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 14.9 265 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.5 266 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 12.6 267 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Tinh vTinh vân khuếch tán Đỗ Quyên 268 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.5 269 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 13.0 270 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13 271 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.2 272 Cụm sao mở Tiên Nữ 273 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13 274 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13 275 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 276 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.7 277 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13 278 Thiên hà xoắn ốc Tiên Hậu 10.5 279 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.0 280 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.6 281 Tinh vân phát xạ và Quần tinh Tiên Hậu 7.3 282 Thiên hà elip Song Ngư 14.7 283 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 284 Thiên hà elip Kình Ngư 15 285 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.9 286 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 287 Thiên hà Song Ngư 14.8 288 Cụm sao cầu Ngọc Phu 10 289 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 11.6 290 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.1 291 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 292 Đám Mây Magellan Nhỏ Thiên hà vô định hình Đỗ Quyên 2.8 293 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 294 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.7 295 Không xác định Song Ngư 13.5 296 (Sometimes mistakenly identified as NGC 295) Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.4 297 Thiên hà Kình Ngư 17.3 298 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.5 299 Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.1 300 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 8.7 Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 301 Thiên hà Kình Ngư 15.5 302 Sao Kình Ngư 303 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.5 304 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.0 305 Khoảnh sao Song Ngư 15.4 306 Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.2 307 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.1 308 UCAC2 31096253 Sao Kình Ngư 309 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 310 Sao Kình Ngư 311 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.1 312 Thiên hà elip Phượng Hoàng 313 Hệ thống ba sao Song Ngư 314 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 14.5 315 Thiên hà elip Song Ngư 12.5 316 Sao Song Ngư 317 Tương tác thiên hà Tiên Nữ 14.5 318 Thiên hà Song Ngư 15.2 319 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 15 320 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.0 321 Thiên hà Kình Ngư 16 322 Thiên hà hình hạt đậu Phượng Hoàng 14.1 323 Thiên hà elip Phượng Hoàng 324 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 13.5 325 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15 326 Thiên hà elip Song Ngư 14.9 327 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 328 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 329 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 330 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao cầu Đỗ Quyên 9.8 331 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.2 332 Thiên hà Song Ngư 14.9 333 Tương tác thiên hà Kình Ngư 13.9 334 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 14 335 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.8 336 Tương tác thiên hà Kình Ngư 337 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 11 338 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.0 339 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao cầu Đỗ Quyên 12.0 340 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 341 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.5 342 Thiên hà Kình Ngư 14.5 343 Tương tác thiên hà Kình Ngư 344 Thiên hà Kình Ngư 345 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.5 346 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 347 Thiên hà Kình Ngư 15.5 348 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 349 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.5 350 Thiên hà Kình Ngư 15 351 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.3 352 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.5 353 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.7 354 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.2 355 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15 356 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.5 357 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 358 Khoảnh sao Tiên Hậu 359 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.8 360 Thiên hà xoắn ốc Đỗ Quyên 361 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 12.4 362 Cụm sao cầu Đỗ Quyên 8.0 363 Thiên hà Kình Ngư 15 364 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.6 365 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 12.5 366 Cụm sao mở Tiên Hậu 367 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.3 368 Thiên hà hình hạt đậu Phượng Hoàng 369 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.3 370 Hệ thống ba sao Song Ngư 371 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 372 Hệ thống ba sao Song Ngư 373 Thiên hà elip Song Ngư 374 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.3 375 Thiên hà elip Song Ngư 16.5 376 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 11.2 377 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 378 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 379 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.0 380 Thiên hà elip Song Ngư 13.9 381 Cụm sao mở Tiên Hậu 9.3 382 Thiên hà elip Song Ngư 14.2 383 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.6 384 Thiên hà elip Song Ngư 14.3 385 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.3 386 Thiên hà elip Song Ngư 15.4 387 Thiên hà Song Ngư 17.2 388 Thiên hà elip Song Ngư 15.5 389 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15.0 390 Sao Song Ngư 391 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.6 392 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.9 393 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.3 394 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.8 395 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 396 Thiên hà Song Ngư 16.6 397 Thiên hà elip Song Ngư 15.7 398 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 15.4 399 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.5 400 Sao Song Ngư Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 401 Sao Song Ngư 402 Sao Song Ngư 403 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.3 404 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 11.3 405 Sao đôi quang học Phượng Hoàng 406 Thiên hà xoắn ốc Đỗ Quyên 12.5 407 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.3 408 Sao Song Ngư 409 Thiên hà elip Ngọc Phu 12 410 Thiên hà elip Song Ngư 12.6 411 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 11.0 412 Không xác định Kình Ngư 413 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 414 Tương tác thiên hà Song Ngư 14.5 415 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13 416 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao cầu Đỗ Quyên 11.4 417 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.2 418 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 12.9 419 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao cầu Đỗ Quyên 10.6 420 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.4 421 Không xác định Song Ngư 422 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 13.5 423 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 424 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 12 425 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.5 426 Thiên hà elip Kình Ngư 14.4 427 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 14.9 428 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 11.9 429 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.4 430 Thiên hà elip Kình Ngư 13.6 431 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.0 432 Thiên hà hình hạt đậu Đỗ Quyên 433 Cụm sao mở Tiên Hậu 434 Thiên hà xoắn ốc Đỗ Quyên 13.0 435 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.0 436 Cụm sao mở Tiên Hậu 8.0 437 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.0 438 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 12 439 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 13 440 Thiên hà xoắn ốc Đỗ Quyên 13.7 441 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 442 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.5 443 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.4 444 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.7 445 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.0 446 IC 89 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.8 447 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.0 448 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.2 449 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.5 450 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.0 451 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.5 452 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.0 453 Hệ thống ba sao Song Ngư 454 Tương tác thiên hà Phượng Hoàng 13.4 455 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.9 456 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 14.2 457 Cụm sao mở Tiên Hậu 7.0 458 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 11.9 459 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.7 460 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 461 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13 462 Thiên hà Song Ngư 463 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 15.2 464 Sao đôi quang học Tiên Nữ 465 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Đỗ Quyên 466 Thiên hà hình hạt đậu Đỗ Quyên 467 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.3 468 Thiên hà Song Ngư 15.1 469 Thiên hà Song Ngư 15.0 470 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 12.4 471 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.0 472 Thiên hà Song Ngư 14.2 473 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.4 474 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 12.9 475 Thiên hà Song Ngư 17.4 476 Thiên hà Song Ngư 15.2 477 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.0 478 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.8 479 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.1 480 Thiên hà Kình Ngư 16.3 481 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 482 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 14.5 483 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.0 484 Thiên hà elip Đỗ Quyên 13.0 485 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.2 486 Thiên hà Song Ngư 487 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 488 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 11.4 489 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.4 490 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.6 491 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13.2 492 Thiên hà Song Ngư 15.5 493 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.0 494 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.8 495 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.0 496 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.3 497 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.1 498 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 16 499 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.3 500 Thiên hà Song Ngư 15.2 Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 501 Thiên hà elip Song Ngư 15.2 502 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.8 503 Thiên hà elip Song Ngư 15.1 504 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.0 505 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 15.1 506 Sao Song Ngư 507 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.0 508 Thiên hà elip Song Ngư 14.5 509 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.7 510 Sao đôi quang học Song Ngư 511 Thiên hà elip Song Ngư 15.4 512 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.0 513 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.4 514 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 12.8 515 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.3 516 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.3 517 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.6 518 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.4 519 Thiên hà elip Kình Ngư 15.3 520 Tương tác thiên hà Song Ngư 12.4 521 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.9 522 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.2 523 Thiên hà vô định hình Tiên Nữ 13.5 524 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 11.5 525 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.5 526 Tương tác thiên hà Ngọc Phu 14.5 527 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13 528 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.7 529 Thiên hà elip Tiên Nữ 13.1 530 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.0 531 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.9 532 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.5 533 Thiên hà elip Kình Ngư 13.1 534 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 14 535 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.9 536 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.2 537 (Bản sao của NGC 523) Thiên hà vô định hình Tiên Nữ 13.5 538 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.7 539 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.9 540 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 541 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.6 542 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.4 543 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.0 544 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 15.1 545 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.4 546 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 14.8 547 Thiên hà elip Kình Ngư 14.4 548 Thiên hà elip Kình Ngư 15.1 549 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13 550 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.6 551 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.5 552 (Nhận dạng không chắc chắn) Song Ngư 553 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 554 Tương tác thiên hà Kình Ngư 555 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 556 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 557 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.2 558 Thiên hà elip Kình Ngư 15.0 559 Cụm sao mở Tiên Hậu 9.9 560 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.0 561 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.1 562 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.5 563 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.2 564 Thiên hà elip Kình Ngư 13.8 565 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.5 566 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 14.6 567 Thiên hà Kình Ngư 14 568 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 12.5 569 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.7 570 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.2 571 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 15.0 572 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 15.5 573 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.5 574 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 14 575 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.8 576 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 577 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.3 578 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 11.5 579 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.6 580 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.3 581 Messier 103 Cụm sao mở Tiên Hậu 7.7 582 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.7 583 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.0 584 Thiên hà elip Kình Ngư 12 585 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.4 586 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 587 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.7 588 (Nằm trong the Thiên hà Tam Giác) Tinh vân khuếch tán Tam Giác 11.5 589 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.0 590 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.2 591 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.5 592 (Nằm trong Thiên hà Tam Giác) Tinh vân phát xạ Tam Giác 13.0 593 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 594 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.9 595 (Nằm trong Thiên hà Tam Giác) Tinh vân phát xạ Tam Giác 13.1 596 Thiên hà elip Kình Ngư 11.5 597 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 14.5 598 Messier 33;Triangulum Galaxy Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 6.3 599 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.7 600 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.5 Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 601 Thiên hà Kình Ngư 13 602 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Thủy Xà 603 Hệ thống ba sao Tam Giác 14 604 (Nằm trong Thiên hà Tam Giác) Tinh vân phát xạ Tam Giác 11.5 605 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.3 606 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.5 607 Hệ thống ba sao Kình Ngư 608 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.0 609 Cụm sao mở Tiên Hậu 12.3 610 Không xác định Kình Ngư 611 Không xác định Kình Ngư 612 Thiên hà hình hạt đậu Ngọc Phu 14.2 613 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 10.8 614 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 13.9 615 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 616 Sao đôi quang học Tam Giác 617 Thiên hà Kình Ngư 15.2 618 (Có thể là Bản sao của NGC 614) Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 13.9 619 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 14 620 Thiên hà vô định hình Tiên Nữ 13.9 621 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 14.2 622 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.1 623 Thiên hà elip Ngọc Phu 13.5 624 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 625 Thiên hà vô định hình Phượng Hoàng 12.2 626 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 14 627 (Bản sao của NGC 614) Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 13.9 628 Messier 74 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 10.5 629 Khoảnh sao Tiên Hậu 630 Thiên hà elip Ngọc Phu 13.5 631 Thiên hà elip Song Ngư 15.0 632 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.5 633 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 12.9 634 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.0 635 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 636 Thiên hà elip Kình Ngư 12.5 637 Cụm sao mở Tiên Hậu 8.6 638 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.4 639 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 15.4 640 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15 641 Thiên hà elip Phượng Hoàng 13 642 Thiên hà xoắn ốc Ngọc Phu 13.1 643 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Thủy Xà 644 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 15 645 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.8 646 Tương tác thiên hà Thủy Xà 13.6 647 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15 648 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.4 649 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.7 650 Messier 76;Little Dumbbell Nebula Tinh vân hành tinh Anh Tiên 16.1 651 (Bản sao của NGC 650) Tinh vân hành tinh Anh Tiên 16.1 652 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 14.7 653 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.1 654 Cụm sao mở Tiên Hậu 7.4 655 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 656 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.5 657 Cụm sao mở Tiên Hậu 658 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.6 659 Cụm sao mở Tiên Hậu 8.4 660 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 12.8 661 Thiên hà elip Tam Giác 13.0 662 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.6 663 Cụm sao mở Tiên Hậu 7.8 664 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.9 665 Thiên hà hình hạt đậu Song Ngư 13.5 666 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.6 667 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 668 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.5 669 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 12.9 670 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 13.5 671 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.3 672 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 11.4 673 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.3 674 (Bản sao của NGC 697) Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 12.7 675 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 15.5 676 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 12 677 Thiên hà elip Bạch Dương 14.3 678 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.3 679 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.1 680 Thiên hà elip Bạch Dương 13.0 681 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 682 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13 683 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.8 684 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.2 685 Thiên hà xoắn ốc Ba Giang 12.0 686 Thiên hà hình hạt đậu Thiên Lô 13.0 687 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.4 688 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.3 689 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 14.4 690 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.4 691 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.5 692 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 693 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.5 694 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 13.9 695 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 13.7 696 Thiên hà hình hạt đậu Thiên Lô 13.5 697 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 12.7 698 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 14.5 699 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 700 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15.6 Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 701 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 702 Tương tác thiên hà Kình Ngư 14 703 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.5 704 Tương tác thiên hà Tiên Nữ 14.1 705 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.5 706 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 13.2 707 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 708 Thiên hà elip Tiên Nữ 14.5 709 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 15.2 710 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.3 711 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 14.5 712 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.9 713 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.9 714 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 13.9 715 Thiên hà Kình Ngư 15 716 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.0 717 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.7 718 Thiên hà xoắn ốc Song Ngư 12.8 719 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 14.7 720 Thiên hà elip Kình Ngư 11 721 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.8 722 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.6 723 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.1 724 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 13.1 725 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.3 726 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 14.3 727 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 14.5 728 Hệ thống ba sao Song Ngư 729 (Bản sao của NGC 727) Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 14.5 730 Sao Song Ngư 731 Thiên hà elip Kình Ngư 13 732 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.9 733 Sao Tam Giác 734 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15 735 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.9 736 Thiên hà elip Tam Giác 13.6 737 Sao Tam Giác 738 Thiên hà Tam Giác 15.5 739 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 14.8 740 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.9 741 Thiên hà elip Song Ngư 13.2 742 Thiên hà elip Song Ngư 14.8 743 Cụm sao mở Tiên Hậu 744 Cụm sao mở Anh Tiên 8.4 745 Tương tác thiên hà Ba Giang 14.0 746 Thiên hà vô định hình Tiên Nữ 13.8 747 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 748 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 749 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 750 Thiên hà elip Tam Giác 12.9 751 Thiên hà elip Tam Giác 12.9 752 Cụm sao mở Tiên Nữ 6.5 753 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 12.6 754 Thiên hà elip Ba Giang 755 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 756 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15 757 (Bản sao của NGC 731) Thiên hà elip Kình Ngư 13 758 Thiên hà Kình Ngư 15.1 759 Thiên hà elip Tiên Nữ 13.7 760 Sao đôi quang học Tam Giác 14.5 761 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.5 762 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.5 763 (Bản sao của NGC 755) Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 764 Sao đôi quang học Kình Ngư 765 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.2 766 Thiên hà elip Song Ngư 14.4 767 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 768 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.3 769 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.4 770 Thiên hà elip Bạch Dương 14.2 771 Sao Tiên Hậu 3.95 772 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 11.3 773 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 774 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 14.4 775 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 12.9 776 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.4 777 Thiên hà elip Tam Giác 12.7 778 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 14.2 779 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 780 Thiên hà Tam Giác 14.6 781 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.0 782 Thiên hà xoắn ốc Ba Giang 12.8 783 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 12.8 784 Thiên hà vô định hình Tam Giác 12.1 785 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 13.9 786 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.3 787 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 788 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 789 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.0 790 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.5 791 Thiên hà elip Song Ngư 14.8 792 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 14.6 793 Sao đôi quang học Tam Giác 794 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 14.0 795 Thiên hà hình hạt đậu Ba Giang 796 (Nằm trong Đám Mây Magellan Nhỏ) Cụm sao mở Thủy Xà 797 Tương tác thiên hà Tiên Nữ 13.9 798 Thiên hà elip Tam Giác 14.7 799 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.2 800 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.7 Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 801 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.2 802 Thiên hà hình hạt đậu Thủy Xà 803 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.5 804 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 14.7 805 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 14.7 806 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 807 Thiên hà elip Tam Giác 13.8 808 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.3 809 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 810 Tương tác thiên hà Bạch Dương 15.4 811 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 812 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 12.8 813 Thiên hà hình hạt đậu Thủy Xà 14.6 814 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 815 Tương tác thiên hà Kình Ngư 15.1 816 Thiên hà Tam Giác 15.3 817 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.9 818 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 12.7 819 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.1 820 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.7 821 Thiên hà elip Bạch Dương 12.6 822 Thiên hà elip Phượng Hoàng 13 823 Thiên hà hình hạt đậu Thiên Lô 13.6 824 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 13 825 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.5 826 Thiên hà Tam Giác 15.4 827 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 828 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.0 829 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 830 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.0 831 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.2 832 Sao đôi quang học Tam Giác 833 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 834 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.2 835 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.5 836 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.7 837 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 838 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.0 839 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.7 840 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.7 841 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 12.8 842 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 843 Hệ thống ba sao Tam Giác 844 Thiên hà Kình Ngư 15.0 845 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.5 846 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.2 847 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.2 848 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.0 849 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 15.7 850 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.1 851 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.7 852 Thiên hà xoắn ốc Ba Giang 853 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 13 854 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 13 855 Thiên hà elip Tam Giác 13.0 856 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.4 857 Thiên hà hình hạt đậu Thiên Lô 13.3 858 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 859 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.4 860 Thiên hà Tam Giác 15.1 861 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.8 862 Thiên hà elip Phượng Hoàng 13.7 863 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 864 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.0 865 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.0 866 (Bản sao của NGC 863) Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 867 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.2 868 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.6 869 Persei Cluster Cụm sao mở Anh Tiên 5.7 870 Thiên hà Bạch Dương 16 871 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.6 872 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 873 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.8 874 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 875 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.2 876 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 16.5 877 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 12.5 878 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.8 879 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 15.5 880 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 15.6 881 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.5 882 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 14.9 883 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13 884 Chi Persei Cluster Cụm sao mở Anh Tiên 6.6 885 (Bản sao của NGC 863) Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.0 886 Cụm sao mở Tiên Hậu 887 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 888 Thiên hà elip Thời Chung 889 Thiên hà elip Phượng Hoàng 14.2 890 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 12.6 891 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 10.8 892 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 893 Thiên hà xoắn ốc Phượng Hoàng 13.5 894 (Northwestern arm of NGC 895) Spiral arm Kình Ngư 11.5 895 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 11.5 896 Tinh vân phát xạ Tiên Hậu 897 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 11 898 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.8 899 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 13.3 900 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 15.0 Số NGC Tên khác Loại thiên thể Chòm sao Xích kinh (J2000) Xích vĩ (J2000) Cấp sao biểu kiến 901 Thiên hà Bạch Dương 902 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 903 Thiên hà Bạch Dương 904 Thiên hà elip Bạch Dương 15.0 905 Thiên hà Kình Ngư 15.9 906 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.4 907 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 14.2 908 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 10.9 909 Thiên hà elip Tiên Nữ 14.5 910 Thiên hà elip Tiên Nữ 14.5 911 Thiên hà elip Tiên Nữ 14.0 912 Thiên hà elip Tiên Nữ 15.0 913 Thiên hà elip Tiên Nữ 16.0 914 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.9 915 Thiên hà Bạch Dương 15.0 916 Thiên hà Bạch Dương 14.9 917 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.5 918 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.3 919 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 15.5 920 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.6 921 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 922 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 12.6 923 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.4 924 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 13.8 925 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 10.5 926 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.9 927 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.5 928 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 14.7 929 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15 930 Không xác định Bạch Dương 931 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.9 932 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.7 933 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.5 934 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.4 935 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.6 936 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 11.3 937 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 15.0 938 Thiên hà elip Bạch Dương 13.8 939 Thiên hà elip Ba Giang 14 940 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 13.4 941 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.4 942 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 14 943 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 944 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14 945 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12 946 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.5 947 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 12.9 948 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 949 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 12.0 950 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 951 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 952 Không xác định Tam Giác 953 Thiên hà elip Tam Giác 14.5 954 Thiên hà xoắn ốc Ba Giang 13.3 955 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.0 956 Cụm sao mở Tiên Nữ 8.9 957 Cụm sao mở Anh Tiên 8.3 958 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 959 Thiên hà vô định hình Tam Giác 12.5 960 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 961 Thiên hà vô định hình Kình Ngư 13 962 Thiên hà elip Bạch Dương 14.2 963 Thiên hà Kình Ngư 14.5 964 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 12.5 965 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.3 966 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.1 967 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 13.7 968 Thiên hà elip Tam Giác 13.8 969 Thiên hà hình hạt đậu Tam Giác 13.4 970 Tương tác thiên hà Tam Giác 15.7 971 Sao Tam Giác 972 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 12.1 973 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.7 974 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.9 975 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14.2 976 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 12.9 977 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13 978 Tương tác thiên hà Tam Giác 13.3 979 Thiên hà hình hạt đậu Ba Giang 13.8 980 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.3 981 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 14 982 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 13.2 983 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 14.0 984 Thiên hà hình hạt đậu Bạch Dương 14.5 985 Thiên hà vòng Kình Ngư 14.5 986 Thiên hà xoắn ốc Thiên Lô 11.8 987 Thiên hà xoắn ốc Tam Giác 13.4 988 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 11.4 989 Thiên hà Kình Ngư 15 990 Thiên hà elip Bạch Dương 13.9 991 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 13.4 992 Thiên hà xoắn ốc Bạch Dương 13.5 993 Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.9 994 (Bản sao của NGC 993) Thiên hà hình hạt đậu Kình Ngư 14.9 995 Thiên hà hình hạt đậu Tiên Nữ 14.9 996 Thiên hà elip Tiên Nữ 14.5 997 Tương tác thiên hà Kình Ngư 14.6 998 Thiên hà xoắn ốc Kình Ngư 15.6 999 Thiên hà xoắn ốc Tiên Nữ 14.5 1000 Thiên hà elip Tiên Nữ 15.6 | Danh sách thiên thể NGC 1-1000 | Danh sách các đối tượng thiên văn |
Hemitelia walkerae là một loài dương xỉ trong họ Cyatheaceae. Loài này được C.Presl mô tả khoa học đầu tiên năm 1848. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | ''Hemitelia walkerae | Hemitelia, Unresolved names |
NGC 149 là một thiên hà dạng hạt đậu trong chòm sao Tiên Nữ. Nó được phát hiện bởi Édouard Stephan vào ngày tháng 10 năm 1883. SEDS | NGC 149 | Chòm sao Tiên Nữ |
Thuật toán Chudnovsky là một phương pháp giúp tính toán nhanh số Anh em nhà Chudnovsky đã giới thiệu thuật toán này để tính đến hơn một tỉ chữ số của Thuật toán này nhanh hơn 35% so với thuật toán tương tự của Srinivasa Ramanujan Thuật toán này dựa trên thuật toán của Srinivasa Ramanujan và cho ra 14 chữ số của chữ số mỗi số hạng: | Thuật toán Chudnovsky | |
spinosus' là một loài ếch trong họ Nó được tìm thấy Ecuador và có thể cả Peru. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Coloma, L.A., Ron, S., Nogales, F. Almeida, D. 2004. spinosus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng năm 2007. spinosus | null | Động vật lưỡng cư Ecuador |
Hiệp hội Xe điện Úc (viết tắt là AEVA) là một tổ chức từ thiện, phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2000 nhằm quảng bá xe điện như một chìa khóa để giải quyết sự phụ thuộc vào dầu mỏ và sự nóng lên toàn cầu trong nước và quốc tế. AEVA hình dung rằng hàng triệu xe điện, được sạc bằng điện ngoài giờ cao điểm từ các nguồn năng lượng tái tạo như một cách để giảm đáng kể khí nhà kính phát sinh từ giao thông vận tải. Hiệp hội hoạt động như một liên đoàn của các chi nhánh nhà nước được giám sát bởi một hội đồng quốc gia gồm các thành viên được bầu chọn. Hiệp hội tổ chức đại hội thường niên vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm và tổ chức triển lãm xe điện cùng với cuộc họp. Đại hội và Hội chợ EV 2020 sẽ được tổ chức tại Melbourne vào ngày 10 và 11 tháng 10. | Hiệp hội Xe điện Úc | Công ty thành lập năm 2000, Công ty Úc, Khởi đầu năm 2000 Úc |
Selb là một thị xã huyện Wunsiedel, Upper Franconia, Bayern, Đức. Đô thị này tọa lạc Fichtelgebirge, tại biên giới với Cộng hòa Séc, 20 km về phía tây bắc của Cheb và 23 km về phía đông nam của Hof. Dân số cuối năm 2006 là 16.799 người. | Selb | |
(MEDI-507) là một kháng thể đơn dòng mới với IgG1 người, kappa hướng đến CD2. Tác nhân này đã cho thấy tác dụng điều hòa miễn dịch mạnh, ức chế chọn lọc chức năng của tế bào và NK, và hiện đang được thử nghiệm như một phương pháp điều trị có thể đối với bệnh vẩy nến và trong phòng ngừa bệnh ghép so với vật chủ. | null | |
Bản đồ của Apayao với vị trí của Pudtol Pudtol là một đô thị cấp bốn tỉnh Apayao, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2015, đô thị này có dân số 14.925 người trong. Pudtol, về mặt hành chính, được chia thành 22 khu phố (barangay). Aga Alem Cabatacan Cacalaggan Capannikian Lower Maton Malibang Mataguisi Poblacion San Antonio (Pugo) Swan Upper Maton Amado Aurora Doña Loreta Emilia Imelda Lt. Bilag Lydia San Jose San Luis San Mariano Mã địa lý chuẩn Philipin 2000 Thông tin điều tra dân số Philipin | Pudtol | Đô thị của Apayao |
Tên gọi Chanchu là một tên gọi do Ma Cao đề xuất dùng để đặt tên gọi quốc tế cho các cơn bão trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương kể từ mùa bão năm 2000. Tên gọi "Chanchu" là từ Latinh hóa trong tiếng Ma Cao để chỉ trân châu (珍珠). "Chanchu" cũng có nghĩa là trân châu trong tiếng Quảng Đông. Tên gọi này chỉ được sử dụng để gọi hai xoáy thuận nhiệt đới tại khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Đó là: *Bão Chanchu (2000) được hình thành từ phần còn sót lại của bão nhiệt đới Upana và bị đổi tên một cách nhầm lẫn thành Chanchu, nhưng nó đã không đe dọa tới khu vực đất liền. Siêu bão Chanchu thuộc mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương (2006), đã đổ bộ vào miền đông Trung Quốc, là cơn bão mạnh nhất từ trước đến thời điểm tháng năm 2006 tại khu vực biển Đông. Năm 2007, cái tên "Chanchu" đã bị khai tử và thay thế bằng tên "Sanba". | Chanchu | Bão |
25725 McCormick (tên chỉ định: 2000 AW180) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi dự án Nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất Lincoln Socorro, New Mexico, ngày tháng năm 2000. Nó được đặt theo tên Lydia McCormick, an American high school student whose animal sciences project won first place the 2009 Giải thưởng Khoa học và Kỹ thuật Intel. *Danh sách các tiểu hành tinh: 25001–26000 | 25725 McCormick | |
Vladimir Borisovich Obukhov (; sinh ngày tháng năm 1992) là một cầu thủ bóng đá người Nga. Anh thi đấu cho F.K. Kuban Krasnodar. Anh ra mắt tại Giải bóng đá ngoại hạng Nga cho F.K. Spartak Moskva vào ngày 15 tháng năm 2012 trong trận đấu với F.K. Rubin Kazan. Profile by RFPL | Vladimir Borisovich Obukhov | Sinh năm 1992, Người Bukhara, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Nga, Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Nga, Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Nga, Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Nga, Cầu thủ bóng đá F.K. Spartak Moskva, Cầu thủ bóng đá F.K. Torpedo Moskva, Cầu thủ bóng đá F.K. Kuban Krasnodar |
Lương Sử là một địa danh liên quan đến hai con phố cổ Hàng Đũa và Hàng Cơm đã mất tên thuộc phố cổ Hà Nội. Vào thời pháp thuộc, nhìn vào bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội được ghi chép lại vào năm 1936; có thể thấy và dựa theo vị trí của thời điểm hiện tại thì: Voie 243 là Lương sử B; Voie 244 là Lương Sử A; Voie 245 là Lương Sử C. Bản đồ phố cổ Hà Nội 1936 Về đầu đời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), phía đông Văn Miếu có hai thôn Ngự Sử và Lương Sử,thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là tổng Yên Hòa) huyện Thọ Xương; đến giữa thế kỷ XIX hai thôn này hợp nhất lại, gọi chung là làng Lương Sử thuộc tổng Yên Hòa. Đến thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ XIX, đại bộ phận làng Lương Sử nằm trong bản đồ nội thành Hà Nội, chỉ có một phần nhỏ là đất ngoại thành thì sáp nhập vào thôn Linh Quang thuộc tỉnh Hà Đông (Nay là đoạn giáp ranh đi từ Lương Sử vào làng Linh Quang). (Lương Sử và Linh Quang là vết tích của khu vườn hoa của phủ chúa Trịnh; khu vườn hoa xây dựng về đời Hậu Lê đó nay chỉ còn sót lại một ngôi chùa nhỏ, chùa Tiên Tích, đường Nam Bộ số 100). Có một số bản đồ cổ vào đầu thế kỷ XX; ví dụ như bản đồ vào năm 1911 ghi chép lại thì họ có ghi chú tên làng là "Lương Xử"; điều này không rõ bản chất gốc của tên làng là "Lương Sử" hay "Lương Xử"?. Đất Lương Sử nội thành bên trong lòng phố Sinh Từ cũ (nay là phố Nguyễn Khuyến), tức là bao gồm mấy con phố nằm bao quanh đó ngày nay là Ngô Sĩ liên, Trần Quý Cáp, Nguyễn Như Đổ, Ngô Tất Tố, Quốc Tử Giám,... khu vực này từ lâu mang một tên chung chung là khu "Hàng Đũa", do vào thời điểm này những con phố đó vẫn chưa được quy định một cách rõ ràng và đa số là nó đều có tên phố bằng tên các con chữ số (voie...) Trong khi đó đường phố thì chưa được quy hoạch mở mang xong, người dân chỉ có những ngõ ngách nhỏ hẹp thông qua lại các xóm với nhau, người trong xóm có nghề vót đũa tre. Lương Sử là một xóm làng mà đất thổ cư xen lẫn với ao hồ chi chít quanh co, xóm nọ thông với xóm kia thường phải qua cầu bắc bằng tre và ván gỗ. Không có ruộng cấy lúa, người làng sống chủ yếu bằng nghề thả rau muống trong các hồ ao hái rau phải dùng thuyền thúng; bằng nghề nuôi lợn, chuồng lợn làm ngay trên bờ ao; họ có nghề thủ công là vót đũa tre. Nơi đây có Đình Lương Sử đã gần 1000 năm tuổi, ngôi đình được xây dựng cùng quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đình thờ thành hoàng là Phạm Cự Lượng, một viên tướng công thần của vua Lê Đại Hành. Đình Lương Sử ngày nay ngự ngõ Lương Sử A, phố Quốc Tử Giám; và đồng thời tại đất của làng Lương Sử cũ theo như ghi chép từ xưa để lại, thì hiện nay vẫn còn ngôi Đền Hàng Cà (ngày nay ngự tại số ngách 26 ngõ 62 phố Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội). Lịch sử về ngôi đền Hàng Cà này cũng chưa có nhiều dữ liệu, đa số lịch sử xưa ghi chép lại thì chỉ có thông tin dữ liệu về Đình Lương Sử. Trên đất làng Lương Sử cũ, chỗ thôn Ngự Sử, có di chỉ dinh Đốc học Hà Nội; năm 1882, dân Hà Nội đã làm lễ tang và chôn tạm Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành cạnh dinh Đốc học và lấy dinh đó làm đền thờ Nguyên Tri Phương và Hoàng Diệu gọi là đền Trung Liệt; đền này năm 1884 Hoàng Cao Khải đưa về dựng lại gò Đống Đa bên ngoài ấp Thái Hà. Cuối thế kỷ XVIII đến thời Vua Tự Đức thế kỷ XIX xung quanh Văn Miếu Quốc Tử Giám có khá nhiều trường học. Sở dĩ khu vực này nhiều trường học vì Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, còn Quốc Tử Giám, trường học lớn và uy tín bậc nhất thời đó, thường xuyên tổ chức các buổi bình văn, thuận tiện cho học trò đến nghe. Học trò các tỉnh về theo học rất đông, vì thế dân các làng: Ngự Sử, Lương Sừ (nay là ngõ Lương Sử A, phố Quốc Tử Giám), Tả Biên Giám (nay thuộc phố Văn Miếu), làng Cổ Thành (nay là phố Phan Phù Tiên)… đã mở nhà trọ cho học trò thuê. Họ dựng các dãy nhà lá, chia thành từng gian nhỏ, mỗi dãy có vại nước mưa để uống và đun nước pha chè; tắm rửa thì khách trọ phải ra ao làng. Những năm triều đình mở khoa thi thì sĩ tử thập phương đến trọ đông gấp bội. Có trò mang gạo củi tự nấu nướng (vì thế có câu "cơm niêu nước lọ"), trò con nhà khá giả thì ăn cơm hàng. Để phục vụ cho loại học trò này, các bà, các cô có nghề bán cơm làng Tương Mai đến Tả Biên Giám thuê nhà mở quán bán cơm nên dân Thăng Long gọi là phố Hàng Cơm (nay là đoạn cuối phố Quốc Tử Giám ngã ba giao với phố Văn Miếu). Ngã ba phố Quốc Tử Giám và phố Văn Miếu đầu thế kỷ 20 Do vậy nên làng Lương Sử xưa trước khi được phân chia phố xá như ngày nay, thì khu phố này cũng được gắn liền với hai con phố đã mất tên thuộc khu phố cổ Hà Nội là Hàng Cơm và Hàng Đũa. Ảnh chụp trên cao khu phố cổ Hà Nội TK XX Đến thời Pháp, khi đất làng Lương Sử được đánh tên phố vào bản đồ của thành phố Hà Nội thì cũng có những chương trình quy hoạch mở mang khu tứ giác nằm giữa mấy đường phố dự kiến là Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến) Lý Thường Kiệt (nay là phố Ngô Sĩ Liên) Đinh Tiên Hoàng (nay là phố Trần Quý Cáp). Khu vực này sẽ là khu cư dân mới dành cho người Việt Nam (kế hoạch 1933). Mấy năm sau (1936) lại có dự án mở rộng khu nhà ga Hàng Cỏ, xây lại nhà ga hàng hóa phía Hàng Đũa và mở nhiều đường phố lớn cho xe tải ra vào nơi đây. Năm 1940, thành phố cho xây một trạm cấp nước trên một diện tích rộng 12.500 mét vuông đào hai giếng bơm nước, cung cấp cho khu vực này. Ga Hàng Cỏ Từ khi có nhà ga Hàng Cỏ (năm 1902) đầu thế kỷ 20, thì khu vực Lương Sử tức là khu Hàng Đũa đã bắt đầu sầm uất hơn, tập trung đông dân tứ chiếng các nơi họ đổ dồn về làm đủ các mọi ngành nghề: buôn thúng bán bưng, làm quà rong, bốc vác hàng ngoài ga, kéo xe, có cả bọn băng nhóm lưu manh hành nghề cướp bóc, bảo kê,... Cho mãi đến năm 1945, Lương Sử nói chung vẫn còn là nơi xóm ngõ nghèo, trong làng chưa có mấy thay đổi khác trước. Về sau thêm nhiều nhà quây quần thành mấy xóm, mỗi xóm mở thêm lối đi ra, bấy giờ mới thành ngõ Lương Sử A, Lương Sử B, Lương Sử nằm trên phố Quốc Tử Giám. Năm 1944, máy bay Mỹ oanh tạc khu nhà ga, mấy ngõ Lương Sử cũng bị thiệt hại lây. Cổng chính Ga Hàng Cỏ khi chưa bị đánh phá Trong thời kỳ tạm chiếm (1948-1954) người đến các xóm ngõ thêm đông, người ta làm nhà dọc đường phố Quốc Tử Giám và dọc theo các ngõ đi vào; có mấy ngôi nhà gác mặt đường. Chỗ gần trạm cấp nước có xưởng nhuộm Tô Châu, một xí nghiệp lớn đến lập nghiệp giữa một xóm cư dân nghèo; nhiều nhà kinh doanh cũng tìm chỗ đặt cơ sở kinh doanh khu vực này. Vào những năm giữa thế kỷ 20, dân cư đổ về Lương Sử với mật độ lớn. Hồ bị lấp dần và trở thành phố phường đông đúc. Cho nên đến thời điểm hiện tại thì diện tích của những ngôi nhà trong các con phố, ngõ thuộc Lương Sử ngày xưa đa số là rất rất nhỏ, có những hộ chỉ có vài mét vuông nhưng tới thế hệ (Tứ đại đồng đường) trong một gia đình. Ngõ Lương Sử ngày nay Cũng giống như quanh phố Hàng Cháo, Hàng Bột, khu Lương Sử vào thời Pháp cũ có rất nhiều những gia đình, dòng họ, các phường nghề họ đã sinh sống đây lâu đời; đa số khu vực này tập trung rất đông những người có cùng nguốn gốc vùng sơn nam, tỉnh Hà Nội xưa (nay thuộc địa phận Hà Nam). Gia đình họ hàng, họ đều ra Hà Nội từ rất sớm khoảng vào đầu TK20. Đa số thế hệ ông bà, các cụ khi xưa đều có cùng nguồn gốc, làng nghề ra Hà Nội. Ngày nay khi phố xá đã thay đổi theo thời gian, theo từng thời kỳ, thì di tích làng Lương Sử xưa giờ đây chỉ còn lại là một con ngõ nhỏ mang tên Lương Sử nằm nép mình trong lòng con phố Quốc Tử Giám giữa phố phường đông đúc. Phạm Cự Lượng Những phố 'Hàng' Hà Nội đã mất tên Chuyện cơm bụi xưa Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến Cơm bụi Hà thành xưa và nay Phóng sự 2013 *Hà thành kim cổ ký: Từ Mơ Cơm đến phố Hàng Cơm *Trọ Hà Nội xưa và nay: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến ''(Theo: | Lương Sử | Đống Đa, Đường phố Hà Nội |
Trương Hiến (chữ Hán: 张宪, 1142), tướng lãnh nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông là ái tướng của Nhạc Phi, vì cự tuyệt hãm hại chủ soái mà chịu chết oan. Không rõ tịch quán của Trương Hiến, có thuyết cho biết ông là người Lãng Châu nhưng không thể chứng minh. Không rõ thiếu thời của Hiến, chỉ biết từ niên hiệu Kiến Viêm (1127 1130) thời Tống Cao Tông, ông đã phục vụ dưới quyền của Nhạc Phi. Năm Thiệu Hưng thứ (1132), Hiến theo Nhạc Phi đánh dẹp Tào Thành. Tào Thành thua chạy về Liên Châu, Hiến cùng chư tướng nhận lệnh vừa tiến quân vừa chiêu hàng, được hơn vạn nghĩa quân. Tào Thành lại thua chạy, có Hác Chánh chạy ra Nguyên Châu, đánh tiếng báo thù cho Tào Thành, khiến bộ hạ đều chít vải trắng, quan quân gọi là Bạch cân tặc; Hiến chỉ mất hồi trống là bắt được hắn ta. Quân đội của Nhạc Phi bình định vùng Lĩnh Biểu, sang năm sau tiếp tục đánh dẹp nghĩa quân các quận Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ; Hiến đang chức Thần Vũ phó quân thống lĩnh quan, Vũ công lang, Các môn tuyên tán xá nhân, nhờ công được thăng làm Vũ lược đại phu, Cát Châu thứ sử. Năm Thiệu Hưng thứ (1134), Nhạc gia quân tiến hành cuộc Bắc phạt đầu tiên, Hiến nhận lệnh giành lại Tùy Châu, tướng giữ thành là Vương Tung bỏ trốn. Tiếp đó, Hiến theo Nhạc gia quân tiến đến Đặng Châu, cách thành 30 dặm thì gặp mấy vạn binh ngụy Tề Kim đón đánh; Hiến nhận lệnh cùng Vương Vạn, Đổng Tiên đem kỵ binh đột kích, khiến kẻ địch tan vỡ, Nhạc gia quân thừa thắng giành lại Đặng Châu. Năm thứ (1136), Nhạc gia quân đang đồn trú Tương Dương, vạn binh của tướng ngụy Tề là bọn Tây Kinh thống chế Quách Đức, Ngụy Nhữ Bật, Thi Phú, Nhâm An Trung xâm phạm Đặng Châu, Nhạc Phi sai Hiến cùng bọn Hác Chỉnh, Dương Tái Hưng đem vạn binh nghênh chiến. Giằng co ngày, bọn Hiến vờ thua, dẫn dụ quân Tề vào mai phục mà đánh bại, bắt được Quách Đức, Thi Phú, giành lấy hàng trăm thớt ngựa, thu hàng cả ngàn binh sĩ. Năm thứ (1137), Nhạc Phi về nhà chịu tang mẹ. Trước đó, Nhạc Phi phản bác tất cả đề nghị về nhân sự của Trương Tuấn (tự Đức Viễn), khiến ông ta tức giận. Đến nay, Nhạc Phi muốn Hiến coi thay việc quân, nhưng Trương Tuấn không đồng ý, tâu xin lấy Trương Tông Nguyên làm Tuyên phủ phán quan, giám quân của Nhạc gia quân. Năm thứ 10 (1140), người Kim xé bỏ hòa ước, vì thế Nhạc gia quân lại bắc phạt; Hiến nhận lệnh tấn công tướng Kim là Hàn Thường phủ Dĩnh Xương, đánh bại hắn ta và chiếm được Dĩnh Xương. Vài ngày sau, Hiến thừa thắng chiếm thêm phủ Hoài Ninh. Tiếp đó, Kim soái Ngột Truật đem 12 vạn binh đến huyện Lâm Dĩnh, đánh bại và giết chết tướng Tống là Dương Tái Hưng. Hiến đưa quân chống lại Ngột Truật, đánh bại và giết 8000 kẻ địch. Bộ tướng của Hiến là Từ Khánh, Lý Sơn đánh bại 6000 binh Kim đông bắc Lâm Dĩnh, bắt trăm thớt ngựa, đuổi dài 15 dặm, khiến Trung Nguyên chấn động. Gặp lúc Tần Cối chủ trương nghị hòa, ép Nhạc Phi lui quân, Hiến cũng theo ông ta trở về. Năm thứ 11 (1141), Nhạc Phi chịu mất binh quyền. Tần Cối sai Trương Tuấn (tự Bá Anh) ép buộc bộ tướng của Nhạc Phi là Vương Quý, dụ dỗ Vương Tuấn vu cáo rằng Hiến có mưu đồ khởi sự Tương Dương, hòng giành lại binh quyền cho Nhạc Phi; rồi sai Vương Quý đi bắt Hiến. Hiến còn chưa đến, Trương Tuấn đã sắp sẵn hình cụ để đợi. Trương Tuấn đích thân ép buộc Hiến vu cáo rằng: đã nhận được thư của Nhạc Vân, lệnh cho ông tính kế giành lại binh quyền. Hiến bị tra khảo, cả mình không còn chỗ nào lành lặn, mà vẫn không khuất phục. Vì thế Trương Tuấn tự tay ngụy tạo khẩu cung của Hiến, rồi giao ông cho Đại Lý tự. Tháng 10 ÂL, cha con Nhạc Phi, Nhạc Vân bị bắt vào Đại Lý tự. Tháng 12 ÂL (đã là tháng giêng DL năm 1142), Nhạc Phi chịu ban chết, Hiến cùng Nhạc Vân bị xử trảm chợ của kinh đô Lâm An. Khi ấy, Hiến đang chức Lãng Châu quan sát sứ, Ngự tiền Tiền quân thống chế, Quyền Phó đô thống. Ban đầu Đại Lý tự phán quyết Nhạc Phi đáng chém, Hiến đáng thắt cổ, còn Nhạc Vân không phải chết, nhưng Tống Cao Tông lại giáng chiếu ban chết cho Nhạc Phi, xử chém Hiến và Vân. Thư gởi Hiến của Nhạc Vân không hề được đưa ra, Hàn Thế Trung từng cật vấn Tần Cối, Cối đáp: "Có lẽ có". Hiến chịu tội chết, gia sản bị tịch biên. Năm thứ 32 (1162), Hiến được khôi phục làm Long Thần vệ Tứ Sương đô chỉ huy sứ, Lãng Châu quan sát sứ, tặng Ninh Viễn quân Thừa tuyên sứ, con cháu được lục dụng. | Trương Hiến | Nhân vật quân sự nhà Tống, Năm sinh không rõ, Mất năm 1142 |
Eumetazoa (tiếng Hy Lạp: εὖ eu, rõ μετά metá, sau ζῷον zóon, động vật) là một nhánh bao gồm tất cả các nhóm động vật lớn trừ Porifera, placozoa, và một vài nhóm khác hoặc các dạng đã tuyệt chủng như Dickinsonia. Đặc điểm của nhóm này là có các mô thực sự được sắp xếp thành các lớp màng phôi, và một phôi trải qua một giai đoạn gastrula. Nhánh này thường được cho là gồm ít nhất là Ctenophora, Cnidaria, và Bilateria. Trong khi đó mesozoa và placozoa vẫn còn đang tranh cãi. Bilateria. Tree of Life web project, US National Science Foundation. 2002. ngày tháng năm 2006. Invertebrates and the Origin of Animal Diversity *Evers, Christine A., Lisa Starr. and Applications.'' 6th ed. United States:Thomson, 2006. ISBN 0-534-46224-3. Metazoa: the Animals *Nielsen, C. 2001. Animal Evolution: of the Living Phyla, 2nd edition, 563 pp. Oxford Univ. Press, Oxford. ISBN 0-19-850681-3 Borchiellini, C. Manuel, M., Alivon, E., Boury-Esnault N., Vacelet, J., Le-Parco, Y. 2001. Journal of Evolutionary Biology 14 (1): 171–179. Peterson, Kevin J., McPeek, Mark A., Evans, David A.D. 2005. Tempo mode of early animal evolution: inferences from rocks, Hox, molecular clocks. Paleobiology 31(2, Supplement): 36–55. | Eumetazoa | Phân loại động vật |
Jake Borelli (sinh ngày 13 tháng năm 1991) là một nam diễn viên người Mỹ. Anh được biết đến nhiều nhất qua vai diễn Wolfgang trong loạt phim hài kịch The Thundermans (2015–2018) của Nickelodeon, và vai diễn bác sĩ Levi Schmitt trong phim chính kịch thể loại học của đài ABC Grey's Anatomy (2017–nay). Borelli sinh tại Columbus, Ohio và là con của Linda Borelli và Mike Borelli. Anh có hai anh trai là Ben và Zack. Anh thích vẽ tranh, nghệ thuật và từng cân nhắc đến việc vào học một trường nghệ thuật khi giành chiến thắng trong một cuộc thi nghệ thuật toàn quốc vào năm cuối trung học. Vào năm 2009, anh tốt nghiệp Trường Trung học Upper Arlington và đỗ vào các trường Đại học California tại Los Angeles và Đại học Tiểu bang Ohio, nhưng đã quyết định chuyển đến Los Angeles để theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Trong thời gian Columbus, Borelli cũng biểu diễn trong hơn 12 chương trình tại Nhà hát Thiếu nhi Columbus, với một số vai diễn có thể kể đến như trong Cheaper by the Dozen, The Lion, The Witch and The Wardrobe, Wiley and the Hairy Man and Holes. Sau khi chuyển đến Los Angeles, Borelli nhanh chóng đảm nhận các vai diễn trong các chương trình truyền hình như iCarly, Parenthood, NCIS: Los Angeles, True Jackson, VP, Greek và Anh cũng xuất hiện trong một số bộ phim ngắn... Vào năm 2017, anh đóng một vai diễn trong bộ phim hài kịch, chính kịch Reality High của Netflix. Cũng trong năm này, có thông báo cho biết Borelli sẽ vào vai bác sĩ thực tập Levi Schmitt trong Grey's Anatomy. Borelli công khai là người đồng tính trên Instagram vào tháng 11 năm 2018, không lâu sau khi tập thứ trong mùa thứ 15 của Grey's Anatomy được phát sóng. Trong tập này, vai diễn của anh, bác sĩ Levi Schmitt, cũng công khai là người đồng tính. Năm Tựa đề Vai diễn Ghi chú 2011 Elf Employment Harlan Phim ngắn 2012 Nesting Josh 2015 Bryce Phim ngắn 2017 Reality High Freddie Myers In Searching Jon 2019 A Cohort of Guests The Guest Phim ngắn How's the World Treating You? Gin Phim ngắn Năm Tựa đề Vai diễn Ghi chú 2009 Psych: Flashback to the Teen Years Teenage Shawn Vai chính; tập 2010 iCarly Roy Episode: "iSpace Out" The Forgotten High School Guy Tập "Donovan Doe" Parenthood Steve's Friend Tập "Team Braverman" NCIS: Los Angeles Stefan Maragos Tập "Little Angels" True Jackson, VP Harvey Vai diễn định kỳ; tập 2011 Greek OX Pledge #1 Vai diễn định kỳ; tập Suburgatory Boy Tập "Charity Case" 2012 CeReality Josh Tập "The Breakfast Table of Terror" 2014 Gang Related Andy Schiller Tập "Invierno Cayó" 2015–2018 The Thundermans Wolfgang Vai diễn định kỳ 2016 NCIS Dean Campbell Tập "React" 2017–nay Grey's Anatomy Bác sĩ Levi Schmitt Định kỳ (Mùa 14–15)Chính (Mùa 16–nay)38 episodes 2018 Grey's Anatomy: B-Team Chương trình chiếu mạng của ABC; tập 2018–2019 Station 19 Vai diễn định kỳ; tập 2020 The Thing About Harry Sam Baselli Phim truyền hình | Jake Borelli | Sinh năm 1991, Nhân vật còn sống, Người Columbus, Ohio, Người Mỹ gốc, Nam diễn viên truyền hình Mỹ, Nam diễn viên điện ảnh Mỹ, Nam diễn viên gốc, Diễn viên đồng tính nam Mỹ, Nhân vật giải trí LGBT Hoa Kỳ, Người LGBT Ohio |
Hoạt hình Việt Nam hoặc Hoạt họa Việt Nam () là thuật ngữ mô tả ngành điện ảnh sản xuất phim hoạt họa tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến nay. Việt Nam trước đây, nếu sản xuất một bộ phim truyện có độ dài trung bình, chiếu trên màn ảnh rộng khoảng một tiếng rưỡi (nghĩa là phim phải dài 2100 đến 2500m) thì ít nhất cần thời gian từ đến 12 tháng. Trong khi đó, nếu sản xuất một phim hoạt hình hoặc búp bê có độ dài chừng một đến hai cuộn (tức là 280 đến 500m), thông thường cũng phải mất từ đến 12 tháng, như vậy tương đương với quỹ thời gian làm phim truyện vừa. Con số đó nếu được sự hỗ trợ của trang thiết bị tân tiến và phương thức quản lý hướng theo thương mại, thì rút ngắn xuống còn đến tháng. Như vậy, ngoài đặc điểm khác nhau về quy trình sản xuất của hai thể loại điện ảnh, ngoài yêu cầu khác nhau về vốn và trang thiết bị hỗ trợ, điều đó cho thấy rằng: Làm phim hoạt hình là công việc đòi hỏi các đức tính công phu, tỉ mỉ, kiên nhẫn rất cao. Tập tin:Đáng đời thằng Cáo (Gà và đời thằng Cáo Sản xuất năm 1959, là bộ phim đầu tiên của ngành hoạt họa Việt Nam. Bộ phim đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam là một xuất phẩm thuộc thể loại đồ họa với nhan đề Đáng đời thằng Cáo, có độ dài 300m, được thực hiện trong vài tháng cuối năm 1959. Trước thời gian ấy, tất cả các nhà điện ảnh Việt Nam đều chưa từng quen biết công việc vẽ phim và cũng không có đến một dây chuyền sản xuất phim hoạt hình nào. Tiến trình phát triển của ngành hoạt hình Việt Nam có lẽ luôn gắn liền với hai thực thể: Hà Nội (nơi khai sinh) và Hãng phim hoạt hình Việt Nam (hầu như là đơn vị sản xuất phim hoạt hình duy nhất trong nhiều thập niên). Cũng phải nói thêm rằng, tại Nam phần vĩ tuyến 17 tức phần lãnh thổ do chính thể Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, không có bằng chứng nào cho thấy từng có một ngành hoạt hình đúng nghĩa, ngoài một số hãng phim tư thục chuyên gia công kỹ xảo cho các bộ phim hoặc băng nhạc. Trong suốt thời kỳ chiến tranh Nam-Bắc, ngành hoạt hình Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tồn tại trong các điều kiện hết sức thiếu thốn về cơ sở vật chất, từ những dụng cụ nhỏ bé nhất như bột màu cho đến thứ quan trọng nhất là không gian làm việc. Cốt truyện các bộ phim giai đoạn này đa phần là tuyên truyền chính trị, phần còn lại khai thác những chi tiết tươi vui vụn vặt trong đời sống trẻ em; nhìn chung hoạt hình Việt Nam thời kỳ đầu tiên không có sự đa dạng về nội dung. Tuy nhiên, bù đắp vào đó là những nét vẽ rất khoáng đạt, ảnh cử động linh hoạt đậm phong cách hoạt hình Liên Xô. Kể từ năm 1969 cho đến mọi năm kế tiếp, các bộ phim hoạt hình Việt Nam hoàn toàn được quay bằng những thước phim màu. Tập tin:Mèo Con, phim đồ họa năm 1965. Tập tin:Chuyện ông ông Gióng, phim búp bê năm 1970. Giời sắp mưa (1959) Đáng đời thằng Cáo (1960) Con một nhà (1961) Chú Thỏ đi học (1962) Bi Bô và Hòa Một ước mơ (1963) Em bé nông dân và con hổ Em bé hái củi và chú hươu con Mèo Con (1965) Con sáo biết nói (1967) Những chiếc áo ấm (1968) Chuyện ông Gióng (1970) Chú đất nung Rồng lửa Thăng Long (1973) Lật Đật và Phồng Phềnh (1973) Bàn tay khổng lồ (1975) Sau khi chiến sự kết thúc, ngành hoạt hình Việt Nam có cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh thêm nhờ kế thừa các thiết bị làm phim của Việt Nam Cộng hòa và sự yểm trợ dồi dào của Liên Xô. Hoạt hình Việt Nam thời kỳ này khai thác mạnh mẽ các truyện kể dân gian, đồng thời đưa vào phim sự hồn nhiên, hài hước trong đời sống tinh thần thiếu nhi. Đáng chú là các họa sĩ bắt đầu đưa nét vẽ dân họa cổ truyền vào phim hoạt hình, thậm chí rất nhiều phim được vẽ trên giấy dó. Do đặc thù quan niệm thời này vẫn cho rằng, hoạt hình là lĩnh vực chỉ dành cho trẻ nhỏ, cho nên hầu hết các bộ phim đều phải đảm bảo sự tươi tắn về hình thức, lồng ghép vào nội dung yếu tố giáo huấn và cốt truyện phải thực sự dễ hiểu. Những điều này càng về sau sẽ đưa hoạt hình Việt Nam sa vào bế tắc, nhưng dẫu sao giai đoạn trước Đổi mới vẫn đáng được xem là thời thăng hoa của ngành hoạt hình Việt Nam. Thạch Sanh (1976) Ông Trạng thả diều (1981) Bước ngoặt (1982) Vào thời kỳ Đổi mới, do chính sách bao cấp toàn phần bị tháo gỡ nên các đơn vị sản xuất phim phải tự tìm đến khán giả và sẽ không có sự bù lỗ từ chính phủ như trước. Ngành hoạt hình Việt Nam vốn dĩ quá nhỏ bé so với các lĩnh vực điện ảnh khác, mà hầu như chỉ có một đơn vị sản xuất là Hãng phim hoạt hình Việt Nam; mặc dù có một đơn vị khác là xưởng phim hoạt hình của Xí nghiệp phim tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, song cơ sở này chỉ thực hiện được 20 bộ phim rồi giải thể, cũng không tạo ra được bất cứ ấn tượng nào. Các phim hoạt hình thời kỳ này có sự gia tăng về thời lượng, chất liệu làm phim cũng hết sức phong phú; song nét vẽ và cử động thô vụng, nội dung nặng nề tính giáo huấn nên không thể hòa nhập trào lưu hoạt hình thế giới. Phim sản xuất ra chỉ để tranh giải và trình chiếu cục bộ, cho nên hầu như không ai biết đến ngành hoạt hình Việt Nam. Bởi vậy, có thể xem đây là giai đoạn khủng hoảng, với triết lý cũ và phương thức làm phim cũ. Người thợ chạm tài hoa (1992) Ai cũng phải sợ (1983) Trê Cóc (1993) Phép lạ hồi sinh (1994) Chim Ri và Tu Hú Cất nhà giữa hồ Chiếc vỏ hộp ven đường Tập tin:Xe đạp và đạp và tô, phim cắt giấy năm 2002. Thời kỳ này đánh dấu sự xuất hiện của kỹ thuật đồ họa vi tính, ban đầu là 2D và bây giờ là 3D; kỷ nguyên của các kỹ thuật làm phim thủ công như vẽ tay, búp bê, cắt giấy xem như kết thúc. Các nhà điện ảnh Việt Nam bắt đầu làm quen với việc vẽ phim trên máy vi tính, tuy nhiên hình ảnh vẫn còn thô vụng và nội dung cũng chưa thật đặc sắc. Bên cạnh đó, rất nhiều nhóm làm phim hoặc hãng phim hoạt hình phát sinh ạt, như một sự bù đắp cho khoảng trống mà Hãng phim hoạt hình Việt Nam từ lâu không thể ôm trọn. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự trở lại của các dòng phim tuyên truyền chính trị và có yếu tố lịch sử. Lúc này, do sự cập nhật xu thế hoạt hình quốc tế trở nên rất dễ dàng nên hoạt hình Việt Nam không ngần ngại tiếp thu mọi thứ từ kỹ thuật làm phim cho đến phương thức sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, hình như do chưa từng có nền tảng là một ngành hoạt hình thủ công bền vững, cho nên rất dễ nhận thấy là hoạt hình Việt Nam hiện giờ quá lạm dụng kỹ nghệ cao, truyện phim cũng không mấy đặc sắc. Yếu điểm lớn nhất của hoạt hình Việt Nam là khâu lồng tiếng vẫn chưa bao giờ được khắc phục. Và thực sự nếu đem so với chỉ vài quốc gia lân cận, thì có thể nói rằng ngành hoạt hình Việt Nam còn rất thô sơ và phát triển chậm chạp. Có lẽ, chúng ta vẫn nên đợi thêm nhiều thời gian nữa để thấy một ngành hoạt hình tinh tế và đa dạng tại Việt Nam. Xe đạp (2001) Xe đạp và tô (2002) Chuyện hai chiếc bình (2003) Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng (2003) Tít và Mít (2005) Giấc mơ của Ếch Xanh (2005) Hiệp sĩ Trán Dô (2006) Chú bé đánh giày (2007) Ve Vàng và Dế Lửa (2007) Câu chuyện mùa đông (2009) Lu và Bun (2009) Thỏ và Rùa (2009) Tập tin:Duoi bong cay bóng cây, phim 3D năm 2011. Cùng với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật làm phim trên phần mềm vi tính, hoạt hình Việt Nam âm thầm thực hiện một cuộc tổng cách tân trong lĩnh vực của mình, dần hướng đến gần hơn thị trường và thị hiếu người xem. Rất nhiều nhóm làm phim hoặc hãng phim hoạt hình phát sinh ạt, như một sự bù đắp cho khoảng trống mà Hãng phim hoạt hình Việt Nam từ lâu không thể ôm trọn. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự trở lại của các dòng phim tuyên truyền chính trị hoặc có yếu tố lịch sử. Lúc này, do sự cập nhật xu thế hoạt hình quốc tế trở nên rất dễ dàng nên hoạt hình Việt Nam không ngần ngại tiếp thu mọi thứ từ kỹ thuật làm phim cho đến phương thức sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, do chưa từng có nền tảng là một ngành hoạt hình thủ công bền vững, cho nên rất dễ nhận thấy là hoạt hình Việt Nam lạm dụng kỹ nghệ cao, truyện phim cũng không đặc sắc. Điểm yếu lớn nhất của hoạt hình Việt Nam là khâu lồng tiếng vẫn chưa bao giờ được khắc phục. Và khi so với chỉ vài quốc gia lân cận, dư luận nói rằng, ngành hoạt hình Việt Nam còn rất thô sơ và phát triển chậm chạp. Từ 2016 trở đi, hoạt hình Việt nam chứng kiến sự tiến bộ rõ rệt về công nghệ hoạt hình 3D, nhờ các công ty tư nhân có tâm huyết như Colory Animation hay Red Cat Motion. Bên cạnh đó, công nghệ phim hoạt hình 2D cũng có sự chuyển mình rõ rệt, với ví dụ điển hình là DeeDee Animation Studio. Do chi phí sản xuất hoạt hình tại Việt Nam rẻ hơn so với mặt bằng chung trên thị trường thế giới, nên các công ty Việt Nam thường được lựa chọn làm đối tác cho các dự án outsource trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, sử dụng phim hoạt hình cũng trở thành một phương pháp truyền thông được lựa chọn của một số nhãn hàng lớn tại Việt Nam, điển hình như MILO hay Lifebuoy. Cuối năm 2018, POPS Worldwide cùng nhãn hàng Lifebuoy cho ra mắt series phim hoạt hình thuần Việt "Biệt Đội iOn Bạc", gây hứng thú cho cả trẻ em và người lớn. Đầu năm 2019, hãng phim DeeDee Animation Studio cho ra mắt phim ngắn hoạt hình "Tàn Thể: Tiền Truyện" trên các phương tiện truyền thông. Bộ phim được giới truyền thông báo chí, điển hình như Dân Trí, Vietnamnet, Tiền Phong, v...v…, nhận định là "phim hoạt hình thuần Việt đầu tiên trong lịch sử hướng tới đối tượng xem là người lớn". Trong đó, theo Dân Trí, bộ phim hoạt hình “Tàn Thể: Tiền Truyện” “đã làm thay đổi diện mạo của hoạt hình Việt Nam”. Tháng 10 năm 2019, Foxshelf và Red Cat Motion cho ra mắt cuốn sách về hoạt hình đầu tiên của Việt Nam với tên gọi "Xứ Sở Animation". Cuốn sách này là giáo trình về bộ môn hoạt hình, được biên soạn bởi Leo Dinh (CEO của Red Cat Motion), hợp tác cùng nhiều những cá nhân khác trong ngành hoạt hình trong nước. *Người con của Rồng (2010) *Trên ngọn cây (2010) *Chiếc giếng thời gian (2010) *Dưới bóng cây (2011) *Hiệp sĩ Rồng (2011) *Cô bé bán diêm (2011) *Voi Cà Chua và chim sẻ Su Su (2012) *Đại chiến Bạch Đằng (2012) *Khu đầm có cánh (2013) *Vạn Xuân chiến quốc (2013) *Con Rồng Cháu Tiên (2017) *Tàn thể (2019) *BÌNH NGÔ ĐẠI CHIẾN(2020) Đồ họa 2D Đồ họa 3D Búp bê Cắt giấy Hãng phim hoạt hình Việt Nam DeeDee Animation Studio *Red Cat Motion Glowing Studio Animost Studio Xưởng phim hoạt họa thành phố Hồ Chí Minh Hãng phim Giải Phóng HFL Media Hãng phim Hà Nội Evertoon Animation Studio Armada TNT Việt Nam Biqit Studio Bamboo Animation Colory Animation Studio 7Bom Animatiton Hãng phim Phạm Thùy Nhân Hi Pencil Studio S.18 Animatiton Nhóm Đuốc Mồi VinTaTa Sunrise Animation Hà Huy Hoàng Ngô Mạnh Lân Lê Minh Hiền Hồ Quảng Trương Qua Cao Thụy Mai Long Nguyễn Thị Nghiêm Dung Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Bảo Quang Phan Thị Hà Tô Hoài Nguyễn Hà Bắc Vũ Kim Dũng Đặng Hiền Đinh Trang Nguyên Thái Chí Thanh Nguyễn Nhân Lập Lâm Đình Chiến Trần Trọng Bình Bùi Hùng Lê Khôi Lê Bình Đặng Vũ Thảo Phạm Minh Trí Nguyễn Thị Phương Hoa Phạm Sông Đông Nguyễn Thái Hùng Trần Thanh Việt Phùng Văn Hà Huỳnh Vĩnh Sơn Nguyễn Cao Hoàng Mike Nguyễn Bùi Quốc Thắng Trần Khánh Duyên Doãn Thành Đoàn Trần Anh Tuấn Nguyễn Đắc Hoàng Điện ảnh Việt Nam Hội họa Việt Nam Mạn họa Việt Nam Hoạt hình Việt Nam: Có lắm người tài Bước tiến mới cho phim hoạt hình Việt Nam Hoạt hình Việt Nam: Thiếu sự phi lý Phim hoạt hình 3D Việt Nam: Chập chững đến bao cấp (Báo Phụ nữ Việt Nam) Phim hoạt hình Việt Nam: Cách tân để tồn tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch // 08:34, 25-3-2008 Phim hoạt hình Việt Nam: Bao giờ "bĩ" qua "thái" tới Nhà báo và Công luận // Thứ Bảy, 26-2-2011, 12:30 (AM) Hành trình "hết ngủ đông" của phim hoạt hình Việt Web Phụ Nữ // 1-6-2011 (11:37) Phim hoạt hình Việt Nam: Cần được nhìn nhận công bằng và khách quan Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long // Thứ Năm, 26-1-2012, 19:04:13 (GMT+7) Phim hoạt hình Việt Nam: Mừng nhưng vẫn tiếc... Phim hoạt hình Việt vẫn xa vời giấc mơ ra rạp SGGP Online // Thứ Bảy, 23.11.2013, 21:37 (GMT+7) Phim hoạt hình Việt đứng rất thấp ngay trong khu vực Dân Trí'' // Thứ Bảy, 26.09.2015, 19:51 (GMT+7) | Hoạt hình Việt Nam | Khởi đầu năm 1959 Việt Nam |
Michèle Bennett (sinh ngày 15 Tháng 1950) là cựu Đệ nhất phu nhân của Haiti và vợ cũ của cựu Tổng thống Haiti, Jean-Claude Duvalier. Họ trốn sang Pháp cùng nhau khi ông từ chức năm 1986; họ ly dị năm 1990. Michèle Bennett sinh ra Port‑au‑Prince, Haiti, năm 1950, là con gái của Aurore và Ernest Bennett, một doanh nhân người Haiti và là hậu duệ của của Haiti. Cha bà sở hữu hơn đất đai, trồng chủ yếu là cà phê và sử dụng 1.600 công nhân bất động sản cùng với hơn 900 người trong công việc kinh doanh của mình. Chú của bà là Đức Tổng Giám mục Công giáo La Mã của Haiti, Đức ông Bennetts là con lai da trắng (thuộc chủng tộc hỗn hợp) từ một quốc gia phần lớn là người da đen. Năm 15 tuổi, Bennett chuyển đến New York, nơi bà được giáo dục tại trường St. Mary's Peekkill. Bà tiếp tục làm thư ký tại một công ty dép Khu may mặc của thành phố New York. Năm 1973, bà kết hôn với Alix Pasquet, Jr., con trai của Đại úy Alix Pasquet, một sĩ quan mulatto nổi tiếng và Tuskegee Airman, người năm 1958 đã lãnh đạo một cuộc đảo chính chống lại François Duvalier. Với Pasquet bà có hai đứa con, Alix III và Sacha. Sau khi ly hôn năm 1978 với Pasquet, bà đã có một làm nghề quan hệ công chúng cho Habitation LeClerc, một khách sạn cao cấp Port‑au‑Prince. Những lời buộc tội hoặc liên quan đến tham nhũng đã làm đổ vỡ cuộc hôn nhân của Duvalier và Bennett. Cha của Michèle, Ernest Bennett, đã tận dụng mối quan hệ tổng thống của mình để mở rộng lợi ích cho các doanh nghiệp của mình, từ đại lý BMW, đến các mối quan tâm xuất khẩu cà phê và ca cao, đến Air Haiti, nơi máy bay Bennett bị đồn là vận chuyển ma túy. Năm 1982, Frantz Bennett, anh trai của Michèle, bị bắt Puerto Rico vì buôn bán ma túy, và bắt đầu án tù ba năm. Gia đình của Michèle Duvalier đã tích lũy của cải trong thời kỳ sau của chế độ độc tài Jean‑Claude. Đến cuối năm mười lăm năm trị vì, Duvalier và vợ đã trở nên nổi tiếng vì tham nhũng. Cung điện quốc gia trở thành bối cảnh của những bữa tiệc hóa trang sang trọng, nơi Tổng thống trẻ từng xuất hiện với tư cách là một vị vua Thổ Nhĩ Kỳ để lấy ra mười nghìn viên ngọc quý như giải thưởng xổ số. Trong chuyến thăm Haiti năm 1983, tuyên bố rằng mọi thứ phải thay đổi Haiti, và ông kêu gọi tất cả những người có quyền lực, giàu có và tri thức để họ có thể hiểu trách nhiệm nghiêm túc và cấp bách các anh chị em". Cuộc nổi dậy chống lại chế độ phổ biến bắt đầu ngay sau đó. Duvalier đáp lại với việc giảm 10% giá lương thực chính, đóng cửa các đài phát thanh độc lập, cải tổ nội các và đàn áp các đơn vị cảnh sát và quân đội, nhưng những động thái này đã không làm giảm đà của cuộc nổi dậy đang lan rộng. Vợ và các cố vấn của Jean‑Claude kêu gọi ông hãy dập tắt cuộc nổi loạn để tiếp tục tại vị. Để đối phó với việc mở rộng sự phản đối đối với 28 năm cai trị của Duvalier, vào ngày tháng năm 1986, Duvaliers đã trốn khỏi đất nước bạo loạn trong một chiếc máy bay Mỹ cùng với 19 người khác. | Michèle Bennett | Nhân vật còn sống, Sinh năm 1950 |
Raising Hope (tựa tiếng Việt: Gà Trống Nuôi Con) là chương trình hài kịch tình huống Mỹ, được chiếu trên kênh Fox. Chương trình được sáng lập bởi Greg Garcia, người từng sáng lập chương trình rất ăn khách My Name is Earl. Raising Hope đã bị cancel sau mùa phim Chàng trai 23 tuổi Jimmy buộc phải nuôi một đứa bé gái, tai họa trong một cuộc "tình một đêm" của anh với lại một sát nhân hàng loạt chuyên giết bạn trai. Và bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười xảy ra với gia đình Jimmy kể từ khi đứa bé này xuất hiện. Lucas Neff trong vai Jimmy Chance, ba của Hope Martha Plimton trong vai Virginia Slim Chance, mẹ của Jimmy, bà nội của Hope. Garret Dillahunt trong vai Burt Chance, ba của Jimmy, chồng của Virginia, ông nội của Hope. Shannon Woodward trong vai Sabrina Collins, cô gái Jimmy thầm yêu. Cloris Cleachman trong vai Maw Maw, bà ngoại của Virginia, bà cố của Jimmy, bà xơ của Hope. Bà bị mắc chứng bệnh Alzheimer, một chứng bệnh mất trí nhớ. Gregg Binkey trong vai Barney, quản lý của cửa hàng Howdy, nơi Sabrina làm việc. Baylie và Rylie Cregut trong vai bé Hope, con của Jimmy, cháu của Virginia, Burt và Maw Maw. Vào tháng 6, năm 2009, Greg Garcia dàn dựng một chương trình cho hãng truyền hình Fox, có tựa đề ban đầu là Keeping Hope Alive. Nam diễn viên trẻ tuổi Lucas Neff và nữ diễn viên kì cựu Martha Plimton được chọn vào vai Jimmy và Virginia Chance vào tháng 11. Garret Dillahunt, nam diễn viên nổi tiếng từng đóng hai vai diễn khác nhau trong chương trình Deadwood, được chọn vào vai Burt Chance vào cuối tháng 11. Đầu mùa xuân và tháng năm 2010, Cloris Leachman và Shannon Woodward được chọn vào vai Maw Maw và Sabrina Collins. | ''Raising Hope | Hài kịch Mỹ, Hài kịch, Chương trình truyền hình tiếng Anh, Phim truyền hình hài kịch tình huống Mỹ, Chương trình mạng Fox, Chương trình truyền hình của 20th Century Fox Television |
Bột Hải (, là một vương quốc đa sắc tộc cổ của Triều Tiên tồn tại từ năm 698 đến 926 được lập ra bởi Đại Tộ Vinh (Tae Choyŏng) từ sau khi Nhà nước Cao Câu Ly sụp đổ. Phạm vi lãnh thổ của quốc gia này tương ứng với phần lãnh thổ của nước Đông Phù Dư (ngày nay là hai tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh của Trung Quốc) và một phần vùng Viễn Đông của Nga. Bột Hải được nhắc tới sớm nhất trong tài liệu Cựu Đường thư biên soạn trong năm 941-945. Miền Nam Mãn Châu cùng với cực Bắc của Triều Tiên trước đây thuộc về quốc gia Cao Câu Ly, một trong ba thế lực lớn thời Tam Quốc Triều Tiên. Năm 668, nhà nước Cao Câu Ly diệt vong trước cuộc tấn công của nhà Đường và Tân La. Tân La sáp nhập vùng đất phía Nam sông Đại Đồng vào lãnh thổ của mình và trở thành Tân La Thống nhất, còn nhà Đường thì đoạt lấy vùng lãnh thổ nằm phía Tây Mãn Châu. Trong thời gian này, Đại Trọng Tượng (大仲象, Tae Chungsang), một bộ tướng cũ của Cao Câu Ly và là thủ lĩnh của khối cư dân Cao Câu Ly còn sót lại sau khi quốc gia này bị diệt vong, liên minh với thủ lĩnh của người Mạt Hạt là Khất Tứ Bỉ Vũ (乞四比羽) và cùng khởi nghĩa chống lại nhà Chu của Võ Tắc Thiên vào năm 698. Theo Tân Đường thư, Võ hoàng đã phái sứ giả sắc phong cho Đại Trọng Tượng là Chấn Quốc công và phong cho Khất Tứ Bỉ Vũ là Hứa Quốc công để yên lòng họ. Khất Tứ Bỉ Vũ đã từ chối chức danh Hứa Quốc công này. Võ hoàng phái Lý Giai Cố (李楷固) dẫn quân Chu tấn công Đại Trọng Tượng và Khất Tứ Bỉ Vũ. Cả Đại Trọng Tượng và Khất Tứ Bỉ Vũ đều bị quân Chu của Lý Giai Cố giết chết, nhưng con trai của Tượng là Đại Tộ Vinh (大祚榮, 대조영, Tae Choyŏng), một cựu tướng của Cao Câu Ly tiếp tục lãnh đạo liên quân Cao Câu Ly Mạt Hạt chống lại nhà Chu. Đại Tộ Vinh đặt 1000 địa điểm mai phục, tiến hành đánh du kích, tập kích quân Chu của Lý Giai Cố 1000 lần. Trận đánh giữa Đại Tộ Vinh và quân nhà Chu của Lý Giai Cố rất ác liệt tại Cheonmun-ryeong (tiếng Trung: 天門嶺; Hán-Việt: Thiên Môn Lĩnh; bính âm: Tiānmén lǐng) cùng năm 698, và kết quả là quân của Đại Tộ Vinh đã chiến thắng. Để thực hiện giấc mơ của cha mình, Đại Tộ Vinh giành lấy miền lãnh thổ rộng lớn của Mãn Châu ngày nay, lập ra vương quốc Đại Chấn (Daejin), tự xưng là Chấn vương, niên hiệu là Thiên Thống (Cheontong), xây dựng kinh thành tại gần núi Đông Mưu, nên thành cũng được đặt tên là Đông Mưu (nay thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc). Tin truyền hậu duệ của Cao Câu Ly với chí lực và võ nghệ cao cường đã xây thành núi Đông Mưu và chuẩn bị mở rộng đất đai vừa lan ra thì nhưng tàn dân thuộc vùng đất xưa của Cao Câu Ly liền nhanh chóng tụ tập, tạo nên cốt lõi cho nhà nước mới. Dân số của nước Đại Chấn khi đó là 500.000 người. Chấn vương Đại Tộ Vinh phái sứ giả sang Hãn quốc Hậu Đột Quyết lập liên minh chống nhà Chu với Thiên Thiện Khả hãn Sử Na Mặc Xuyết. Năm 699, Chấn vương Đại Tộ Vinh cho trích lọc những cái hay của các bộ luật, quốc pháp của nhà Đường, nước Bách Tế (Baekje) cũ, nước Cao Câu Ly (Goguryeo) cũ, nhà Chu, nước Tân La (Silla), nước Hãn quốc Hậu Đột Quyết, tộc Khiết Đan, tộc Khố Mạc Hề (Kumo Xi), tộc Bạch Sơn Mạt Hạt và tộc Hắc Sơn Mạt Hạt. Kế đó, Chấn vương Đại Tộ Vinh soạn ra bộ luật cho nước Đại Chấn, gọi là Thiên Thống Luật (Cheontong Lu). Thiên Thống Luật này có vai trò quan trọng trong việc cai trị đất nước, tương tự như Hiến Pháp của các quốc gia ngày nay. Thiên Thống Luật của Đại Tộ Vinh xác định rằng nước Đại Chấn này là hậu duệ của nước Cao Câu Ly (Goguryeo) cũ, coi vua Đông Minh Vương Cao Chu Mông là tổ tiên của nước Cao Câu Ly cũ và nước Đại Chấn. Nước Đại Chấn của Chấn vương Đại Tộ Vinh dùng ngôn ngữ là tiếng Cao Câu Ly, chữ viết là chữ Cao Câu Ly. Vì nước Cổ Triều Tiên (2333 TCN 108 TCN) được khai sinh trên núi Bạch Đầu (Baekdu, nay là núi Trường Bạch) nên Chấn vương Đại Tộ Vinh cử hành các nghi lễ tế tự thờ núi Bạch Đầu như các quốc gia Phù Dư (Buyeo), Cao Câu Ly (Goguryeo) từng thực hiện. Cùng năm 699, Chấn vương Đại Tộ Vinh dẫn quân Đại Chấn đánh chiếm nhiệm sở của An Đông đô hộ phủ là Tân Thành (này là Phú Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc). An Đông đô hộ Bùi Huyền Khê (裴玄珪) phải bỏ Tân Thành chạy trốn. Võ Tắc Thiên đổi nhiệm sở An Đông đô hộ phủ từ Tân Thành đã rơi vào tay Đại Tộ Vinh sang khu vực phía tây của Liêu Đông. Quân đội nhà Chu 200.000 quân do Yên Quốc công Võ Giai Cố chỉ huy tấn công nước Đại Chấn năm 700. Chấn vương Đại Tộ Vinh dẫn quân đến hỗ trợ các thành trì chống quân Chu. Đến năm 701 Đại Tộ Vinh đánh bại quân Chu. Thiên Thiện Khả hãn Sử Na Mặc Xuyết sai sứ sang nước Đại Chấn yêu cầu Chấn vương Đại Tộ Vinh hỗ trợ mình chống lại nhà Chu. Chấn vương Đại Tộ Vinh đồng và gửi cánh quân Đại Chấn sang giúp Sử Na Mặc Xuyết đánh các thành trì nhà Chu. Yên Quốc công Võ Giai Cố nghe tin thì kêu gọi Khả hãn Lý Thất Hoạt của tộc Khiết Đan phía bắc Doanh Châu và tộc Hắc Sơn Mạt Hạt đông bắc nước Đại Chấn cùng tấn công biên giới nước Đại Chấn. Chấn vương Đại Tộ Vinh chia quân làm ba cánh: cánh quân thứ nhất đi trấn áp tộc Hắc Sơn Mạt Hạt phía đông bắc, cánh quân thứ hai đánh đuổi tộc Khiết Đan phía tây bắc và cánh quân thứ ba tấn công các thành Baekam, Liêu Thành của nhà Chu phía tây nam. Cánh quân Đại Chấn thứ nhất đánh tan quân Hắc Sơn Mạt Hạt, chiếm lấy lãnh thổ của họ, chiếm lại ngọn núi đầy muối ven biển vốn thuộc Cao Câu Ly (Goguryeo) ngày xưa. Người Hắc Sơn Mạt Hạt phải chạy lên phía bắc. Cánh quân Đại Chấn thứ hai đánh tan quân Khiết Đan của Khả hãn Lý Thất Hoạt. Lý Thất Hoạt phải lui quân về Liêu Hà phía tây. Cánh quân Đại Chấn thứ ba thì bị Yên Quốc công Võ Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh cầm chân phía bắc Liêu Đông. Trong khi đó Thiên Thiện Khả hãn Sử Na Mặc Xuyết liên tục đánh chiếm các thành trì tây bắc nhà Chu, sắp tiến đến Trường An (nơi Võ Tắc Thiên đang ở). Thấy tình hình nguy cấp, Võ Đán phụng mệnh Võ Tắc Thiên đi đánh dẹp quân Đột Quyết của Sử Na Mặc Xuyết đang tiến sâu vào lãnh thổ nhà Chu, nhưng sau đó quân Đột Quyết của Sử Na Mặc Xuyết lui quân trước. Năm 702, Chấn vương Đại Tộ Vinh gọi cánh quân Đại Chấn đang đánh với quân Chu của Yên Quốc công Võ Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh phía bắc Liêu Đông trở về. Võ Tắc Thiên dường như đang dự tính thêm hành động quân sự phía đông bắc và giao tể tướng Ngụy Nguyên Trung chỉ huy. Thủ lĩnh Phất Niết Mạt Hạt là Lý Đa Tộ được Võ Tắc Thiên phong làm quyền chỉ huy tại Châu (幽州, gần Bắc Kinh ngày nay), với sự hỗ trợ của các tướng Tiết Nột (con trai của Tiết Nhân Quý, nhân gian gọi là Tiết Đinh San) và Lạc Vũ Chỉnh (駱務整). Tuy nhiên, có vẻ như hành động quân sự này đã không được phát động trong năm 702. Năm 704 Yên Quốc công Võ Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh lại dẫn quân Chu tiến đánh nước Đại Chấn của Chấn vương Đại Tộ Vinh. Năm 705 vua Đường Trung Tông giành lại quyền lực từ nữ hoàng Võ Tắc Thiên, lấy lại quốc hiệu Đại Đường khiến Võ Giai Cố đang đánh Chấn vương Đại Tộ Vinh phải đổi cờ xí Đại Chu sang Đại Đường và lấy lại họ Lý (gọi là Lý Giai Cố). Cuối cùng Lý Giai Cố cũng bị Chấn vương Đại Tộ Vinh đánh bại. Tướng Lạc Vũ Chỉnh của quân Đường tử trận. Yên Quốc công Lý Giai Cố cùng 1000 tàn quân Đường rút chạy về Liêu Hà phía tây Liêu Đông. Đại Tộ Vinh dẫn quân Đại Chấn đánh chiếm lại các thành Baekam, Liêu Thành và Ansi từ quân Đường, sau đó bao vây Liêu Hà của nhà Đường. Lý Giai Cố dẫn quân Đường ra quyết chiến với quân Đại Chấn của Đại Tộ Vinh. Kết cục, Yên Quốc công Lý Giai Cố tử trận Liêu Hà, quân đội nhà Đường thua tan tác. Đại Tộ Vinh cho quân rút khỏi Liêu Hà, lui về phía đông để tránh quân đội Tiểu Cao Câu Ly của Cao Câu Ly vương Cao Đức Vũ (Go Deokmu) Liêu Đông. Sau cùng, Đại Tộ Vinh cũng đã có thể xây dựng một quốc gia độc lập tại vùng đất Ấp Lâu (挹婁) cũ. Khi biết Đường Trung Tông đã lật đổ Võ Tắc Thiên, trung hưng lại cơ nghiệp họ Lý Đường, cùng năm 705, Chấn vương Đại Tộ Vinh bèn thay đổi chính sách, hòa giải với nhà Đường. Cùng năm 705, vua Đường Trung Tông dời nhiệm sở của An Đông đô hộ phủ từ phía tây Liêu Đông sang Châu (nay là Bắc Kinh, Trung Quốc), đồng thời gọi An Đông đô hộ Đường Hưu Cảnh (唐休璟) từ phía tây Liêu Đông về Châu. Đại Tộ Vinh sau đó còn thiết lập quan hệ hữu hảo với Tiểu Cao Câu Ly của Cao Câu Ly vương Cao Đức Vũ (Go Deokmu) Liêu Đông vào năm Thiên Thống thứ 10 (năm 707). Chấn vương Đại Tộ Vinh sau đó còn thiết lập quan hệ hòa bình với tộc Khiết Đan của Khả hãn Lý Thất Hoạt (李失活) phía bắc Doanh Châu nhà Đường vào năm Thiên Thống thứ 14 (711). Trong giao tiếp ngoại giao giữa Tân La (đời vua Tân La Thánh Đức vương) và Đại Chấn, vua Tân La Thánh Đức vương đã cố gắng phong cho Chấn vương Đại Tộ Vinh với danh hiệu tương đương với quan chức hạng năm Tân La là "Đại Chấn (Dae Achan)" vào năm 710. Chấn vương Đại Tộ Vinh và người Đại Chấn không biết hệ thống cấp bậc được sử dụng Tân La nên họ đã chấp nhận danh hiệu này. Sau một thời gian, Chấn vương Đại Tộ Vinh nhận ra nghĩa của danh hiệu và tìm cách thay đổi địa vị quốc tế của quốc gia mình. Năm 712, Chấn vương Đại Tộ Vinh đổi lại quốc hiệu từ Đại Chấn (Daejin) sang Bột Hải (Balhae), xưng là Bột Hải vương, sử sách gọi là Cao Vương. Năm 713, vua Đường Huyền Tông phong Bột Hải vương Đại Tộ Vinh làm Bột Hải quận vương (Bột Hải là tên của vùng biển bao quanh Liêu Đông và Sơn Đông nhà Đường). Cả nhà Đường và Tân La đều không công nhận vương quốc Bột Hải là quốc gia kế vị Cao Câu Ly. Nhà Đường coi Bột Hải là một công quốc trong khi Tân La coi Bột Hải là chư hầu của họ. Bột Hải vương Đại Tộ Vinh đối với Tân La cũng giữ quan hệ hòa bình, nhưng thực chất bên trong cũng muốn đánh Tân La vì Tân La từng giúp quân Đường tiêu diệt Cao Câu Ly (quốc gia tiền thân của Bột Hải). Từ năm 713 đến năm 721, Tân La đã xây dựng bức tường phía bắc để duy trì hoạt động phòng thủ dọc biên giới, tránh bị Bột Hải tấn công. Người kế nghiệp Bột Hải vương Đại Tộ Vinh là Bột Hải Vũ Vương sau này là người thay ông, đánh cho nước Tân La tan tác, cũng vì đất nước này trước đây đã hợp với quân Đường diệt Cao Cấu Ly năm 668 nơi mà ông từng sống. Năm 714, vua Đường Huyền Tông dời nhiệm sở của An Đông đô hộ phủ từ Châu (nay là Bắc Kinh, Trung Quốc) sang Bình Châu (nay là Lư Long, Hà Bắc, Trung Quốc), đồng thời gọi An Đông đô hộ Đan Tư Kính (单思敬) về Trường An. Vua Đường Huyền Tông phong cho Hưa Khâm Thấu (许钦凑) làm An Đông đô hộ. Năm 717 Khả hãn Lý Thất Hoạt của tộc Khiết Đan qua đời, Lý Sa Cố (李娑固) kế vị Khả hãn Khiết Đan và cũng duy trì hòa bình với Bột Hải vương Đại Tộ Vinh. Tháng năm Thiên Thống thứ 22 (719), Bột Hải Cao Vương Đại Tộ Vinh băng hà, thọ 74 tuổi. Người con trai trưởng của ông là Đại Vũ Nghệ (Dae Muye) lên ngôi, tức là Vũ Vương nhà Bột Hải. Đại Tộ Vinh đã để lại di chúc rằng “Đừng quên tinh thần Cao Câu Ly, hãy kế thừa tinh thần của Cao Câu Ly”. Vũ Vương truy hiệu cho cha mình là Hiếu Cao đại vương là danh hiệu có tính tượng trưng cho “Vua của Cao Câu Ly”, truyền lại chí mạnh mẽ cho các đời vua Bột Hải sau này. nghĩa ấy được thể hiện trong việc dựng nên đại đế chế rộng lớn từ phía Bắc bán đảo Triều Tiên cho tới tận vùng Siberia của Nga ngày nay, từ phía Đông Bắc Trung Quốc tới bờ biển Thái Bình Dương. Năm 756 vì Loạn An Sử nổ ra, vua Đường Túc Tông bãi bỏ An Đông đô hộ phủ, Liêu Tây Cổ Thành không còn là trú địa của An Đông đô hộ phủ nữa. Năm 762 vua Đường Đại Tông công nhận Bột Hải là một vương quốc, đời vua Bột Hải Văn Vương Đại Khâm Mậu. = Với sự thành lập của Bột Hải Mãn Châu, khu vực Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên đã trở thành cuộc đối đầu giữa Tân La phía Nam và Bột Hải phía Bắc. Tập đồ Tiểu Cao Câu Ly (màu xanh nhạt) và vương quốc Bột Hải (màu xanh đậm) Bột Hải đã bắt đầu mở rộng lãnh thổ và giành lại quyền kiểm soát hầu hết các lãnh thổ cũ của Cao Câu Ly. Vua thứ hai của Bột Hải, Bột Hải Vũ Vương (719-737), dù được vua Đường Huyền Tông sắc phong vương vị là Quế Lâu Vương (Gyeru wang) Vương của tỉnh Quế Lâu (Gyeru) nhưng ông cảm thấy đất nước của mình bị bao vây bởi các thế lực của nhà Đường, Tân La và tộc người Hắc Thủy Mạt Hạt khu vực Hắc Long Giang; ông chủ trương tấn công các nước ấy trước. Bột Hải Vũ Vương tuyên bố niên hiệu Nhân An (In-an) cùng năm 719 (niên hiệu thay thế cho niên hiệu Thiên Thống của vua Bột Hải Cao Vương Đại Tộ Vinh), một hành động nhằm thể hiện tính độc lập với nhà Đường của Trung Quốc dù ông ta đã nhận mọi sắc phong của nhà Đường. Trên một phương diện khác, Bột Hải Vũ Vương thường xuyên cứ sứ thần sang nhà Đường, trong đó có cả con trai và các em trai của ông ta. Nước Tân La cũng quan tâm đến sự nổi lên của vương quốc Bột Hải. Năm 721 vua Tân La Thánh Đức Vương đã cho xây một bức trường thành tại biên giới phía bắc của Tân La. Chứng tích của bức tường vẫn có thể tiếp cận tại tỉnh Hamgyong Nam ngày nay. Cùng năm 721 vua Bột Hải Vũ Vương xuất quân đánh chiếm 2/3 lãnh địa của bộ lạc Bạch Sơn Mạt Hạt. Cũng trong năm 721, nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) yêu cầu Bột Hải Vũ Vương hỗ trợ quân sự cho nhà Đường chống lại tộc Khiết Đan (đời Khả hãn Lý Úc Vu) nhưng Bột Hải Vũ Vương đã từ chối. Năm 722) vua Đường Huyền Tông đã bổ nhiệm một thủ lĩnh của bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt làm Thái thú Bozhou (ngày nay thuộc Khabarovsk, Nga) để kiểm tra ảnh hưởng của vương quốc Bột Hải. Năm 725), An Đông đô hộ Tiết Thái (薛泰) của An Đông đô hộ phủ tại Bình Châu đề nghị vua Đường Huyền Tông cho đóng quân Đường trong khu vực. Đáp lại, các quan chức nhà Đường đã cử một chính quyền gồm các thủ lĩnh của các bộ lạc nhỏ hơn dưới sự chỉ huy của Thứ sử Châu. Bột Hải Vũ Vương tin rằng bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt và nhà Đường đang âm mưu tấn công vương quốc Bột Hải của mình và Bột Hải Vũ Vương đã yêu cầu một cuộc tấn công phủ đầu. Bột Hải Vũ Vương đã ra lệnh cho em trai mình là Đại Môn Nghệ (大門藝, Dae Mun-ye) dẫn quân Bột Hải đi tấn công bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt. Đại Môn Nghệ, người đã lại kinh đô Trường An nhà Đường làm con tin kể từ khi bắt đầu quan hệ hòa bình giữa Bột Hải và nhà Đường từ năm 705 đến năm 725 mới được về nước, và hiểu nghĩa của việc tấn công đồng minh của nhà Đường, đã miễn cưỡng thực hiện mệnh lệnh. Đại Môn Nghệ đã hai lần khuyên Bột Hải Vũ Vương nên từ bỏ kế hoạch tấn công bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt. Bột Hải Vũ Vương không để đến em trai mình và lấy sự miễn cưỡng của Đại Môn Nghệ làm cái cớ để loại bỏ Đại Môn Nghệ ra khỏi quyền chỉ huy quân đội Bột Hải. Đại Môn Nghệ bỏ trốn sang Trường An nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông). Năm 726, vua Bột Hải Vũ Vương xuất quân đánh chiếm bộ lạc Túc Mạt Mạt Hạt, Bá Đốt Mạt Hạt và Phất Niết Mạt Hạt, chiếm 1/3 lãnh địa của bộ lạc Ngu Lâu Mạt Hạt. Bột Hải Vũ Vương tiêu diệt và sáp nhập vương quốc Dumaknu (hậu duệ của quốc gia Bắc Phù Dư) phía bắc. Vua Bột Hải Vũ Vương còn tấn công bộ lạc Thiết Lợi Mạt Hạt, buộc Thiết Lợi Mạt Hạt trở thành chư hầu của vương quốc Bột Hải. Năm 727, Bột Hải Vũ Vương xuất quân đánh chiếm toàn bộ 1/3 lãnh địa còn lại của bộ lạc Bạch Sơn Mạt Hạt và chiếm nhiều thành của nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) An Đông đô hộ phủ dù vua Đường Huyền Tông đã sắc phong vương vị Quế Lâu Vương cho Bột Hải Vũ Vương. Sự phát triển mạnh mẽ của Bột Hải đã gây ra va chạm với nhà Đường cũng như Tân La phía nam Triều Tiên, Khiết Đan, Khố Mạc Hề (Kumo Xi), Đột Quyết, và một vài bộ lạc Mạt Hạt. Trong khi bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt phía bắc Bột Hải nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của nhà Đường từ năm 727, vua Bột Hải Vũ Vương đã tấn công bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt đông bắc do lo sợ một cuộc tấn công gọng kìm. Để tránh sự cô lập quốc tế, Bột Hải bắt đầu cử sứ thần sang Nhật Bản (đời Thiên hoàng Shōmu) từ năm 727. Đoàn sứ giả Bột Hải gồm 24 người, bao gồm các tướng lĩnh cấp cao như Ko In-ui và Ko Ched-ok. Bột Hải Vũ Vương nhờ đoàn sứ giả Bột Hải gửi 300 bộ lông chồn đến Nhật Bản vừa để thể hiện sự thiện chí vừa là mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Bột Hải với Nhật Bản. Sứ giả Bột Hải còn tuyên bố với triều đình Nhật Bản rằng Bột Hải đã "thu hồi vùng đất Cao Câu Ly (Goguryeo) đã mất và kế thừa những truyền thống cũ của Phù Dư (Buyeo)". Nhật Bản, vốn đã có mối quan hệ căng thẳng với Tân La (đời vua Tân La Thánh Đức vương) đã hoan nghênh vương quốc với vị thế của một Cao Câu Ly (Goguryeo) và Phù Dư (Buyeo) hồi sinh. Ông đã tấn công vào đông bắc nhà Đường bằng bộ binh năm 728. Khi quân Đường chuẩn bị phản công thì quân Bột Hải lui quân. Năm 732 Bột Hải Vũ Vương cử một đoàn sứ giả Bột Hải đến triều đình nhà Đường yêu cầu vua Đường Huyền Tông xử tử Đại Môn Nghệ. Đáp lại, nhà Đường đã bí mật gửi Đại Môn Nghệ đến Trung trong khi thông báo cho Bột Hải Vũ Vương rằng em trai của ông ta đã bị đày đến miền nam nhà Đường. Tuy nhiên, sự thật của các sự kiện đã bị rò rỉ ra ngoài, khiến Bột Hải Vũ Vương vô cùng tức giận. Sau đó Bột Hải Vũ Vương phái Trương Văn Hưu (장문휴, 張文休) dẫn hải quân Bột Hải đi tấn công Đăng Châu (nay là Yên Đài) thuộc bán đảo Sơn Đông nhà Đường cùng năm 732. Hải quân Bột Hải của Trương Văn Hưu đã giết chết quan thái thú nhà Đường bán đảo Sơn Đông là Vĩ Tuấn (偉俊), chiếm đóng Đăng Châu và tiếp tục đi đánh chiếm các thành trì nhà Đường khác Sơn Đông, bắt rất nhiều thủy thủ và thường dân nhà Đường giải về Bột Hải.. Đăng Châu là trung tâm của các tuyến thương mại hàng hải Đông Á, và là địa điểm mà cả sứ thần Tân La và vương quốc Bột Hải đã lại khi đến triều cống cho Hoàng đế nhà Đường. Kết quả là, cuộc tấn công của hải quân Bột Hải vào Đăng Châu không chỉ đơn thuần được thúc đẩy bởi sự trả đũa địa chính trị chống lại nhà Đường mà còn xuất phát từ mong muốn khẳng định sức mạnh hàng hải mới hình thành của mình cũng như ngăn cản Hắc Thủy Mạt Hạt thiết lập quan hệ thương mại với nhà Đường, vốn đã bị suy yếu. Bột Hải thống trị các tuyến đường thương mại phía bắc. Cuộc tấn công thành công của hải quân Bột Hải vào Đăng Châu cũng thể hiện sức mạnh hàng hải đáng kinh ngạc của một quốc gia ba mươi bốn năm tuổi, nơi có các tàu hải quân quân sự có thể vượt biển cũng như các tàu buôn có thể thực hiện các hoạt động thương mại. Lúc đầu vua Đường Huyền Tông cho rằng quân Bột Hải của Trương Văn Hưu chỉ là đám hải tặc hoành hành bờ biển Sơn Đông, đến khi thái thú Vĩ Tuấn bị giết hại, vua Đường Huyền Tông mới nhận thấy đây là hành động gây chiến tranh với nhà Đường của vương quốc Bột Hải. Một thời gian ngắn sau, Trương Văn Hưu cho rút quân chiến thuật ra khỏỉ thành Đăng Châu nhưng quân Bột Hải của Trương Văn Hưu vẫn còn chiếm đóng nhiều thành trì thuộc Sơn Đông nhà Đường. Để đối phó với các cuộc tấn công, nhà Đường đã ra lệnh cho Kim Chungsin, cháu trai của vua Tân La Thánh Đức Vương và là cận thần trong triều đình nhà Đường, quay trở lại Tân La và tổ chức một cuộc tấn công vào vương quốc Bột Hải. Kim Chungsin bào chữa cho yêu cầu này bằng cách yêu cầu lại nhà Đường với tư cách là cận vệ của hoàng đế Đường Huyền Tông. Thay thế vị trí của Kim Chungsin, nhà Đường cử Kim Saran, một nhà ngoại giao cấp thấp của Tân La, và một hoạn quan của nhà Đường. Đại Môn Nghệ cũng được vua Đường Huyền Tông triệu hồi từ Trung về để tuyển binh Châu nhà Đường. Bột Hải Vũ Vương thân chinh dẫn bộ binh Bột Hải tiến đến Mã Đô Sơn (馬都山) tại Du Quan của nhà Đường và tiến hành đánh chiếm nhiều quận huyện của nhà Đường gần đó. Bột Hải Vũ Vương cho quân đi cướp phá thị trấn Matoushan (phía tây bắc Sơn Hải quan ngày nay), và giết chết 10.000 binh lính nhà Đường. Quân Bột Hải còn đột kích và cướp bóc biên giới nhà Đường dọc theo Liêu Hà và bờ biển của Tiểu Cao Câu Ly bán đảo Liêu Đông cũng bị quân Bột Hải đột kích. Cùng năm 732, tướng Đường là Cát Phúc Thuận đánh bại quân Bột Hải một trận lớn Sơn Đông khiến hải quân Bột Hải của Trương Văn Hưu phải rút khỏi Sơn Đông theo đường biển về nước. Năm sau 733, vua Đường Huyền Tông phong cho Tân La Thánh Đức Vương làm Ninh Hải quân sứ (Ninghai junshi 寧海軍使) với lệnh trừng phạt vương quốc Bột Hải. Sau đó, vua Đường Huyền Tông lệnh cho Đại Môn Nghệ (大門藝, Dae Mun-ye) dẫn quân Đường tấn công vương quốc Bột Hải cùng với các lực lượng của nước Tân La (đời vua Tân La Thánh Đức Vương), song đã không thành công. Liên quân Đường Tân La gặp tuyết lớn chặn mọi con đường. Bão tuyết đã giết chết một nửa trong số 100.000 quân Đường Tân La nên buộc bọn họ phải lui quân. Bột Hải Vũ Vương chớp thời cơ xua quân đánh tan liên quân Đường Tân La. Đại Môn Nghệ theo quân Đường rút về nhà Đường. Bột Hải Vũ Vương tiếp tục cố giết em trai Đại Môn Nghệ của mình. Ông cử một thích khách đến Lạc Dương nhà Đường để ám sát Đại Môn Nghệ. Đại Môn Nghệ bị tấn công vào ban ngày gần cầu Tianjin bên ngoài hoàng cung Lạc Dương nhưng không hề hấn gì. Năm 734, vua Tân La Thánh Đức Vương phái quân Tân La tấn công vương quốc Bột Hải của Bột Hải Vũ Vương nhưng bị Bột Hải Vũ Vương đánh bại. Sau đó Bột Hải Vũ Vương liên tục tấn công Tân La của vua Tân La Thánh Đức Vương từ năm 734 đến năm 735, đánh cho nước Tân La tan tác. Trong nỗ lực kiềm chế tham vọng của vương quốc Bột Hải, nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) đã chấp nhận yêu cầu của Tân La (đời Tân La Thánh Đức Vương) là bố trí quân đội Tân La Hwanghae và sông Đại Đồng trong năm Nhân An thứ 17 (năm 735). Điều đó chứng tỏ rằng nhà Đường đã chính thức trao cho Tân La vùng lãnh thổ phía nam sông Đại Đồng, vùng đất được nhà Đường quản lý ít nhất là từ thế kỷ trong các chiến dịch của họ với Tân La nhằm đánh bại Cao Câu Ly. Một biểu hiện cải thiện quan hệ giữa Tân La với nhà Đường. Bối cảnh bất lợi về chiến lược bắt đầu chuyển sang vương quốc Bột Hải vào năm 734 735, khi thủ lĩnh người Khiết Đan là Khả hãn Khuất Liệt, Khả hãn Lý Qua Chiết và Khả Đột Vu và đồng minh Hãn quốc Hậu Đột Quyết (các đời Bì Gia Khả hãn Sử Na Mặc Cức Liên, Nhiên Khả hãn Sử Na Nhiên) của Khả Đột Vu bị quân đội nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) đánh bại. Ngoài ra, một lực lượng gồm 5.000 kỵ binh Khố Mạc Hề (Kumo Xi) đã đầu hàng nhà Đường. Sự thất bại của người Khiết Đan và người Đột Quyết trước nhà Đường, và sự phục tùng của Khố Mạc Hề với nhà Đường đã loại bỏ vùng đệm đã hình thành giữa vương quốc Bột Hải và nhà Đường. Cảm nhận được sự thay đổi trong diễn biến chiến lược, Bột Hải Vũ Vương quyết định cầu hòa với nhà Đường. Hai nước Bột Hải và nhà Đường đã ký hòa ước, với điều kiện Bột Hải phải cống nạp cho nhà Đường. Năm 737, các thủy thủ và thường dân nhà Đường bị giam giữ Bột Hải từ năm 732 được Bột Hải Vũ Vương cho hồi hương về lại nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông). Trong năm 737 Bột Hải Vũ Vương (Đại Vũ Nghệ) qua đời, hưởng thọ 55 tuổi. Con trai thứ ba của ông ta là Đại Khâm Mậu (Dae Heummu) lên kế vị, tức là vua Bột Hải Văn Vương. = Vua thứ ba của Bột Hải là Bột Hải Văn Vương (737-793) mở rộng lãnh thổ của Bột Hải đến lưu vực Hắc Long Giang phía Bắc và khu vực phía Bắc của bán đảo Liêu Đông (nơi vương quốc Tiểu Cao Câu Ly đang cai trị) phía Nam. Trong thời kỳ trị vì của Bột Hải Văn Vương, quan hệ ngoại giao với nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) đã được thiết lập. Năm 738, một đoàn sứ giả từ vương quốc Bột Hải đã yêu cầu nhà Đường (đời vua Đường Huyền Tông) thực hiện các quy tắc nghi lễ và lịch sử triều đại trong một cử chỉ mang tính biểu tượng hướng tới hòa bình giữa Bột Hải và nhà Đường. Đồng thời, rắc rối với Thổ Phiên phía tây đã buộc nhà Đường phải rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi mảnh đất Cao Câu Ly cũ và áp dụng thế phòng thủ trước Bột Hải (trước đó nhà Đường luôn áp dụng thế tấn công trước Bột Hải). Bột Hải Văn Vương cũng cử nhiều du học sinh sang nhà Đường để học tập (giống như nước Tân La đang làm) và nhiều người thậm chí đã vượt qua kỳ thi khoa cử của Trung Quốc. mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo tại Bột Hải. Bột Hải đã tích cực tiếp nhận văn hóa và hệ thống chính trị của nhà Đường tại Trung Quốc. Các nghiên cứu khảo cổ về cách bố trí của các thành phố Bột Hải đã đưa ra kết luận rằng chúng có chức năng tương tự như các thành phố Cao Câu Ly, đồng thời cũng cho thấy Bột Hải có duy trì sự tương dồng văn hóa với nhà Đường sau khi được thành lập. Nguồn gốc chủ yếu của văn hóa Bột Hải là Cao Câu Ly nên các tượng và họa tiết Phật giáo được tìm thấy trong các ngôi chùa Bột Hải phán ảnh rằng nét đặc biệt của nghệ thuật Cao Câu Ly. Ông cũng củng cố quan hệ với Tân La (đời vua Tân La Hiếu Thành Vương, Tân La Cảnh Đức Vương, Tân La Huệ Cung Vương, Tân La Tuyên Đức Vương, Tân La Nguyên Thánh Vương), thế lực đã thống nhất bán đảo Triều Tiên phía nam Bột Hải. Trong thời kỳ trị vì của ông, Tân La đạo (Sillado), con đường giao thương buôn bán giữa Bột Hải với Tân La đã được thiết lập. Ông giám sát sự phát triển của tuyến thương mại được gọi là Tân La đạo (Hangul: 신라도, Hanja: 新羅道) này. Con đường thương mại của Tân La bắt đầu tại Đông Kinh nằm trung tâm tỉnh Yongwon của vương quốc Bột Hải, đi xuống dọc theo bờ biển qua tỉnh Hamgyong ngày nay. Tuyến đường này cũng đi qua Nam Kinh của vương quốc Bột Hải, được thành lập với mục đích tiến hành thương mại giữa vương quốc Bột Hải với Tân La. Kể từ những năm 1980, một số lượng lớn các địa điểm khảo cổ liên quan đến Bột Hải đã được khai quật Bắc Triều Tiên; trong số những địa điểm đó, thành trì tại Bukcheong và địa điểm tu viện tại Omae-ri thành phố Sinpo là những địa phương tham gia vào hoạt động thương mại giữa Bột Hải và Tân La. Con đường dẫn từ Pukchong Nam Kinh của vương quốc Bột Hải, dọc theo bờ biển đến sông Yonghung; bên kia sông là quận Chonjeong (Jeonjeong) của Tân La. Bột Hải cũng tăng cường ngoại giao và thương mại với Nhật Bản (đời Thiên hoàng Shōmu, Thiên hoàng Kōken, Thiên hoàng Junnin, Thiên hoàng Shōtoku, Thiên hoàng Kōnin, Thiên hoàng Kanmu) hòng gây sức ép với địch thủ Tân La mặt Nam. Bột Hải và Nhật Bản giữ vững quan hệ này trong suốt thời kỳ tồn tại của Bột Hải; và trong cả giai đoạn này, Bột Hải đã sai sứ giả sang Nhật Bản cả thảy 34 lần, trong khi Nhật Bản chỉ sai sứ giả sang Bột Hải có 13 lần. Và vì nằm liền kề nhiều thế lực hùng mạnh khác nhau, có thể xem Bột Hải như một cái đệm giữa các thế lực trong vùng. Người Bột Hải tự hào là người thừa kế của Cao Câu Ly. Các thư tín gửi cho Thiên hoàng Nhật Bản chỉ ra rằng các vị vua Bột Hải tự nhận mình là "vua Cao Câu Ly". Tập tin:Hwando Mountain Fortress chỉ tháp canh của Hoàn Đô sơn thành, một thành trọng yếu của vương quốc Bột Hải, nay thuộc Tập An, Cát Lâm. Trong thời kỳ trị vì của mình, Văn Vương đã dời đô vài lần, ổn định và tăng cường quyền quản lý của triều đình trung ương với các bộ lạc thiểu số khác nhau trong vương quốc của mình. Năm 742 Bột Hải Văn Vương dời đô từ Đông Mưu (Dongmo) (nay là Đôn Hóa, phía nam Cát Lâm) sang Trung Kinh (nay là Hòa Long, Cát Lâm). Năm 743, vua Đường Huyền Tông dời nhiệm sở của An Đông đô hộ phủ từ Bình Châu (nay là Lư Long, Hà Bắc, Trung Quốc) sang Liêu Tây Cổ Thành, tương ứng với Doanh Châu, đồng thời gọi An Đông phó Đại đô hộ Cổ Tuần (贾循) từ Bình Châu sang Liêu Tây Cổ Thành. Bột Hải được thành lập trên những phần lãnh thổ sót lại của Cao Câu Ly trước đây cùng một số bộ lạc Tungus Mãn Châu, trong đó có cả người Mạt Hạt. Người Mạt Hạt trong tình trạng nô lệ và phải phục vụ cho giới cầm quyền Cao Câu Ly. Như vậy, họ tạo nên một tầng lớp lao động. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người Mạt Hạt đã gia nhập vào tầng lớp thượng lưu Bột Hải, nhưng họ chỉ được phong các tước vị "suryong", hay "tù trưởng", và chỉ đóng một vai trò nhất định trong tầng lớp cầm quyền. Việc xây dựng những ngôi mộ đầu tiên núi Long Đầu, Cát Lâm bắt đầu từ năm 745. Quần thể lăng mộ cổ núi Long Đầu trở thành một nghĩa trang được sử dụng cho đến khi kết thúc vương quốc Bột Hải. Năm 750, vua Bột Hải Văn Vương xuất quân chinh phạt bộ lạc Ngu Lâu Mạt Hạt và Việt Hỷ Mạt Hạt, buộc hai bộ lạc này trở thành chư hầu của vương quốc Bột Hải. Từ đó ba bộ lạc Thiết Lợi Mạt Hạt, Ngu Lâu Mạt Hạt và Việt Hỷ Mạt Hạt phải triều cống hàng năm cho vương quốc Bột Hải. Năm 753 Thiên hoàng Kōken của Nhật Bản phái sứ giả sang Tân La (đời vua Tân La Cảnh Đức Vương) để bang giao. Tuy nhiên vua Tân La Cảnh Đức Vương lại đối xử kiêu ngạo với các sứ giả Nhật Bản. Tập tin:Bohai shangjing gạch có khắc chữ shangjing 上京, "Thượng Kinh" của vương quốc Bột Hải, được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc Năm 755, vua Bột Hải Văn Vương lập ra thành phố Thượng Kinh, một trong những kinh đô của Bột Hải, tọa lạc tại khu vực gần hồ Kính Bạc Nam phần của tỉnh Hắc Long Giang ngày nay. Năm 756 vua Bột Hải Văn Vương đã cải cách chế độ thống trị và dời đô từ Trung Kinh (nay là Hòa Long, Cát Lâm) sang Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang). Kinh đô Thượng Kinh (Sanggyong) được tổ chức theo kiểu kinh đô Trường An của nhà Đường. Kích thước Thượng Kinh bằng khoảng 1/5 kích thước của Trường An, dài 4,68 kilômét từ đông sang tây và 3,47 kilômét từ bắc xuống nam. Cấu trúc Thượng Kinh bao gồm thành phố bên ngoài, thành phố bên trong và thành phố cung điện bao quanh năm cung điện. Đây là một trong những thành phố thủ đô thời trung cổ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Các khu dân cư dược bố trí hai bên của hoàng cung được bao quanh bởi một bức tường thành hình chữ nhật. Một đột (Ondol) được cấu tạo để hở nằm bên trong thành nội của hoàng cung Bột Hải và nhiều nơi gần kế với nó. Bố cục tương tự cũng được thực hiện bởi các thủ đô của các nước Đông khác vào thời điểm đó. Trong các phủ của vương quốc Bột Hải, các phủ có đất đai nằm trên địa phận tỉnh Hắc Long Giang ngày nay là Thượng Kinh Long Tuyền phủ (上京龙泉府), Thiết Lợi phủ (铁利府), Hoài Viễn phủ (怀远府) và Mạc Hiệt phủ (鄚頡府等). Bột Hải Văn Vương cũng ổn định và tăng cường sức mạnh của triều đình Bột Hải, tăng cường sự khống chế của triều đình trên nhiều dân tộc cùng sống chung trong vương quốc đang được tạm thời mở rộng. Ông cũng là người lập ra Trụ Tử Giám (胄子監, 주자감, chuchakam), học viện quốc gia của Bột Hải dựa trên Quốc tử giám của nhà Đường. Năm 757, nhân nhà Đường (đời vua Đường Túc Tông) đang có Loạn An Sử, vua Bột Hải Văn Vương phái quân Bột Hải đi đánh chiếm ba thành trì của nhà Đường An Đông đô hộ phủ. Năm 758 Thiên hoàng Kōken của Nhật Bản lại phái sứ giả sang Tân La (đời vua Tân La Cảnh Đức Vương) để bang giao. Lần này vua Tân La Cảnh Đức Vương lại từ chối gặp họ. Vua Tân La Cảnh Đức Vương được cho là đã xúc phạm Nhật Bản hai lần. Với hai lần Nhật Bản bị vua Tân La Cảnh Đức Vương xúc phạm, từ sau năm 758, Thiên hoàng Junnin của Nhật Bản yêu cầu vương quốc Bột Hải (đời vua Bột Hải Văn Vương) cùng họ tấn công Tân La. Bột Hải và Nhật Bản đã nhiều lần cho sứ giả đi lại với nhau trong những năm 759 đến năm 761 để lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào Tân La. Vì Loạn An Sử nổ ra vào năm 756 khiến nhà Đường mất quyền kiểm soát vùng đông bắc, vua Đường Túc Tông bãi bỏ An Đông đô hộ phủ trong năm 761, Hầu Hi Dật (侯希逸) không còn làm An Đông đô hộ nữa, Liêu Tây Cổ Thành không còn là trú địa của An Đông đô hộ phủ nữa. Vua Bột Hải Văn Vương của vương quốc Bột Hải yên tâm về việc nhà Đường sẽ không thể tấn công quốc gia của mình vào thời điểm này. Vua Tân La Cảnh Đức Vương có thể đã biết về những kế hoạch của Bột Hải và Nhật Bản muốn tấn công gọng kìm vào Tân La và đã chuẩn bị bằng cách xây dựng sáu lâu đài dọc theo biên giới với vương quốc Bột Hải vào năm Đại Hưng thứ 25 (năm 762). Bột Hải Văn Vương nhiều lần phái quân tấn công biên giới Tân La. Khu vực biên giới Bột Hải và Tân La đã đổi chủ nhiều lần nhưng những tổn thất không được mô tả trong lịch sử chính thức của Tân La, chỉ ghi ngày tháng khi một đội quân Tân La được gửi lên phía bắc. Nhật Bản (đời Thiên hoàng Junnin) đã chuẩn bị một hạm đội để xâm chiếm miền nam Tân La, tuy nhiên kế hoạch không bao giờ thành hiện thực. Cũng trong năm 762 vua Đường Đại Tông công nhận Bột Hải là một vương quốc nhằm khiến cho vua Bột Hải Văn Vương đừng thừa cơ nhà Đường còn loạn An Sử mà xâm phạm biên cương. Mặc dù nhà Đường chỉ công nhận ông là Vương, Văn Vương vẫn tự xưng mình là Hoàng đế, là Thiên tôn (天孫, 천손, Ch'ǒnson), con cháu của Trời. Người phối ngẫu của người cai trị Bột Hải cũng được gọi là hoàng hậu. Tuy nhiên nước Tân La (đời vua Tân La Cảnh Đức Vương) vẫn coi vương quốc Bột Hải là một chư hầu nổi loạn của Tân La dù Tân La có diện tích nhỏ hơn vương quốc Bột Hải. Sau khi nhà Đường công nhận Bột Hải là một vương quốc vào năm 762, từ năm 762, các đoàn sứ giả Bột Hải đến Nhật Bản (đời Thiên hoàng Junnin) bắt đầu coi người cai trị Bột Hải là hậu duệ của Thiên đường, tức là Thiên tử (ý nói rằng các vua Bột Hải có địa vị ngang hàng với các hoàng đế nhà Đường). Các quan chức Nhật Bản đã chỉ trích những bức thư này, sửa đổi chúng và hạn chế các đoàn sứ giả từ Bột Hải đến Nhật Bản. Một văn bia hoàng gia và kinh Phật xác nhận danh hiệu Thiên tử cho người cai trị của Bột Hải. Năm 763 Loạn An Sử nhà Đường (đời vua Đường Đại Tông) kết thúc, tuy nhiên các Tiết độ sứ bắt đầu nổi dậy kiểm soát vùng đông bắc của nhà Đường giáp ranh với biên giới của vương quốc Bột Hải. Mối quan hệ song phương giữa nhà Đường và vương quốc Bột Hải ngày càng thân thiện. Từ năm 766 đến năm 779, có 25 đoàn sứ giả từ vương quốc Bột Hải đến nhà Đường để bày tỏ sự tôn trọng của Bột Hải Văn Vương đối với vua Đường Đại Tông. Năm 776, hoàng hậu của Bột Hải Văn Vương là Hiếu hoàng hậu qua đời. Tập sao văn bia của Trinh Huệ công chúa (737 777), con gái thứ của vua Bột Hải Văn Vương (cai trị từ năm 737 đến năm 793) Ngày 25 tháng năm 777, Nhị công chúa của Bột Hải Văn Vương là Trinh Huệ công chúa qua đời, hưởng thọ 40 tuổi. Theo bia mộ và văn bia, Trinh Huệ công chúa đã kết hôn và có ít nhất một người con trai, nhưng cả chồng và con trai đều chết trước cô. Trong thời gian để tang cô, Bột Hải Văn Vương được cho là rất đau buồn và không đi ra khỏi phòng dù là có công việc triều chính. Năm 780 di cốt của Trinh Huệ công chúa được chôn cất phía tây Trân Lăng (진릉, 珍陵), Seowon (서원, 西原), ngày nay được biết đến như một phần của Lăng mộ cổ tại núi Long Đầu, Cát Lâm, Trung Quốc, cùng với một tượng đài của Trinh Huệ công chúa được dựng lên cùng năm 780 đó. Bia mộ Nhị công chúa của Bột Hải Văn Vương là Trinh Huệ công chúa cũng đã được tìm thấy vào vào tháng năm 1949. Các học giả từ Đại học Diên Biên của Trung Quốc biết được một số thông tin về cuộc đời của Trinh Huệ công chúa sau khi tìm thấy bia mộ và văn bia của cô núi Yujing, Cát Lâm với tất cả các ký tự được bắt chước từ hệ thống chữ viết của triều đại nhà Đường. Theo một số nguồn tin Trung Quốc, lăng mộ của Trinh Huệ công chúa được xây dựng từ một khối đá hình vuông cao 1,5 m, sâu khoảng m, cũng dài 2,8–2,9 từ bắc xuống nam và 2,7–2,8 từ tây sang đông. Năm 785 Bột Hải Văn Vương dời đô từ Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang) sang Đông Kinh (nay là Hồn Xuân, Cát Lâm). Theo phân cấp hành chính của Bột Hải, trên địa phận Cát Lâm tồn tại Áp Lục phủ (鴨綠府) với trị sở tại Tây Kinh (nay thuộc Lâm Giang), Trường Lĩnh phủ (長嶺府) với trị sở đặt tại Hà Châu (nay thuộc Hoa Điện), Phù Dư phủ (夫餘府), Mạc Hiệt phủ (鄚頡府). Tập mộ của Trinh Hiếu công chúa (757 792), con gái thứ của vua Bột Hải Văn Vương (cai trị từ năm 737 đến năm 793) Ngày tháng năm Đại Hưng thứ 45 (năm 792), Tứ công chúa của Bột Hải Văn Vương là Trinh Hiếu công chúa qua đời, hưởng thọ 35 tuổi. Cô được trao thụy hiệu là "Trinh Hiếu" vì cô ấy là người có đạo đức và hiếu thảo. Năm 793 Bột Hải Văn Vương bắt đầu tiến hành việc dời đô từ Đông Kinh (nay là Hồn Xuân, Cát Lâm) về lại Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang). Theo sử sách Trung Quốc, Bột Hải có kinh đô, 15 phủ, và 63 huyện. Cấu trúc triều đình của Bột Hải tương tự như nhà Đường và hệ thống kinh đô của nó bắt nguồn từ cấu trúc hành chính của Cao Câu Ly. Vào cuối thời đại của Bột Hải Văn Vương trong năm 793, các hoàng tử từ hoàng tộc Bột Hải (con cháu của Bột Hải Cao Vương, Bột Hải Vũ Vương và Bột Hải Văn Vương) đang làm lính canh tại triều đình nhà Đường của vua Đường Đức Tông theo muốn của họ. Hòa bình với nhà Đường cho phép vương quốc Bột Hải tiếp tục mở rộng lãnh thổ của mình. Trước đó thế tử của Bột Hải Văn Vương là Đại Hoành Lâm (Dae Goeng-rim) đã chết, còn Nhị hoàng tử Đại Anh Tuấn, Tam hoàng tử Đại Trinh Oát và Tứ hoàng tử Đại Tung Lân đang làm lính canh nhà Đường (đời vua Đường Đức Tông) nên ông phải chọn em trai của ông là Đại Nguyên Nghĩa làm người kế vị của mình. = Trong năm 793, Bột Hải Văn Vương qua đời khi việc dời đô chưa hoàn thành, hưởng thọ hơn 70 tuổi. Em trai của Bột Hải Văn Vương là Đại Nguyên Nghĩa (khi đó đã hơn 60 tuổi) lên kế vị. Vua Đại Nguyên Nghĩa cho dừng việc dời đô từ Đông Kinh (nay là Hồn Xuân, Cát Lâm) về lại Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang). Ông ta tuyên bố đô thành của vương quốc Bột Hải vẫn tiếp tục Đông Kinh (nay là Hồn Xuân, Cát Lâm). Tuy nhiên, khi bước lên ngai vàng, nhà vua Đại Nguyên Nghĩa (Dae Won-ui) đã bộc lộ là một kẻ đố kỵ và tâm tính hung dữ, tàn bạo hiếu sát. Những đại thần có tài trong triều đình Bột Hải đều bị vua Đại Nguyên Nghĩa (Dae Won-ui) đố kỵ. Đại Nguyên Nghĩa tiến hành vu oan cho bọn họ tội mưu phản và giết hại các đại thần đó. Ông ta còn tàn sát hết gia quyến của những đại thần đó. Năm 794, vua Đại Nguyên Nghĩa bị những đại thần Bột Hải còn lại hợp mưu giết chết, hưởng thọ hơn 60 tuổi. Đích tôn của Bột Hải Văn Vương là Đại Hoa Dư (con của cố thế tử Đại Hoành Lâm) được chọn làm người kế vị, trở thành vua Bột Hải Thành Vương. Bột Hải Thành Vương khi đó mới chỉ khoảng 30 tuổi nhưng lại là một người có thế chất yếu ớt, và đã chỉ sống được một vài tháng sau khi được kế vị ngai vàng. Sự kiện đáng chú nhất trong thời gian trị vì của Bột Hải Thành Vương là việc dời đô từ Đông Kinh (nay là Hồn Xuân, Cát Lâm) về lại Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang) trong năm 794. Tâm nguyện cuối cùng của Bột Hải Văn Vương về việc dời đô về lại Thượng Kinh cuối cùng cũng đã được thực hiện. Nghe tin cháu mình là vua Bột Hải Thành Vương thể chất yếu ớt sắp qua đời, Đại Tung Lân đã rời nhà Đường (đời vua Đường Đức Tông) quay về vương quốc Bột Hải trong năm 794. Năm 795 Bột Hải Thành Vương băng hà, hưởng thọ 31 tuổi. Vì Bột Hải Thành Vương không hề kết hôn và cũng không có con cái nên con của Bột Hải Văn Vương là Đại Tung Lân (chú của Bột Hải Thành Vương) lên kế vị, tức là vua Bột Hải Khang Vương. = Trong giai đoạn trị vì của vua Bột Hải Khang Vương, Bột Hải đã kết thúc loạn sau cái chết của vua Bột Hải Văn Vương, vương quốc cũng có các hoạt động thương mại với Nhật Bản (đời Thiên hoàng Kanmu, Thiên hoàng Heizei, Thiên hoàng Saga), nhà Đường (đời vua Đường Đức Tông, Đường Thuận Tông), Tân La (đời vua Tân La Nguyên Thánh Vương, Tân La Chiêu Thánh Vương, Tân La Ai Trang Vương, Tân La Hiến Đức Vương) và cũng thường xuyên cử sứ thần sang ba nước này. Năm 796, sứ giả từ vương quốc Bột Hải (đời vua Bột Hải Khang Vương) đến Nhật Bản (đời Thiên hoàng Kanmu) tuyên bố rằng vương quốc Bột Hải đã khôi phục toàn bộ lãnh thổ Cao Câu Ly cũ và quyền lực của người cai trị Bột Hải giờ đã lan ra bên kia Liêu Hà. Vương quốc Bột Hải đã đến chiếm các lưu vực sông Tùng Hoa và sông Ussuri cũng như toàn bộ vùng ven biển liền kề dọc theo Biển Nhật Bản (Đông Hải). Năm 802 hai bộ lạc Việt Hỷ Mạt Hạt và Ngu Lâu Mạt Hạt giáp biên giới đông bắc vương quốc Bột Hải đã nổi dậy chống lại vương quốc Bột Hải. Vương quốc Bột Hải bị mất đi vài lãnh thổ vùng đông bắc vào tay hai bộ lạc Việt Hỷ Mạt Hạt và Ngu Lâu Mạt Hạt. Bột Hải Khang Vương phải xuất quân từ kinh đô Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang) đi chống cự hai bộ lạc Việt Hỷ Mạt Hạt và Ngu Lâu Mạt Hạt nhằm thu hồi lại lãnh thổ đã mất. Cuối cùng chiến sự kết thúc khi Bột Hải Khang Vương phải cho lui quân Bột Hải về kinh đô Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang) mà không thể tái chiếm lại lãnh thổ đã mất. Năm 809, Bột Hải Khang Vương qua đời, thọ hơn 60 tuổi. Con trưởng của Bột Hải Khang Vương là Đại Nguyên Du (대원유, 大元瑜, Dae Won-yu) lên kế vị, tức là vua Bột Hải Định Vương. = Ngày 11 tháng năm 810, di cốt của Trinh Hiếu công chúa (con gái thứ của Bột Hải Văn Vương, cô của Bột Hải Định Vương, qua đời từ năm 792) được Bột Hải Định Vương cho chôn cất tại Nhiễm Cốc (染谷), Seowon (서원, 西原) thuộc Quần thể lăng mộ cổ núi Long Đầu, Cát Lâm, Trung Quốc. Trong số những thứ khác, lăng Trinh Hiếu công chúa chứa những bức tranh tường chi tiết và hoàn chỉnh đầu tiên được phát hiện bởi các nghệ nhân Bột Hải, và do đó cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các nhà sử học ngày nay. Một nguồn thông tin quan trọng về văn hóa Bột Hải đã được tìm ra vào cuối thế kỷ XX tại Quần thể lăng mộ cổ núi Long Đầu. Trong đó lăng mộ Tứ công chúa của Bột Hải Văn Vương là Trinh Hiếu công chúa được phát hiện vào tháng 10 năm 1980. Những gò đất xếp bằng đá chứng tỏ sự tồn tại của ngôi mộ theo phong cách Cao Câu Ly nhưng trang phục chính thức lại thể hiện phong cách nhà Đường, ngụ rằng Bột Hải đã tích cực tiếp nhận văn hóa nhà Đường. Ban đầu có 12 bức tranh tường mô tả con người trên các bức tường phía sau của lối đi bên trong và các bức tường phía bắc, đông và tây của phòng chôn cất. Căn phòng được bao quanh bởi bốn bức tranh tường trên mỗi bức tường, mô tả mười ba người đang hành động, chẳng hạn như chiến binh, người hầu phòng, nhạc sĩ và người hầu gái, mặc áo choàng màu đỏ, xanh lam, vàng, tím và nâu. Những bức tranh tường lần đầu tiên thể hiện hình ảnh của người Bột Hải một cách hoàn chỉnh. Hầm chôn cất chứa một văn bia bằng đá granit hoàn chỉnh và nguyên vẹn, cao 1,05 mét, rộng 0,58 mét 0,26 mét, hình thổ khuê (土圭), trên đó có 728 ký tự Trung Quốc của nhà Đường, theo kiểu chữ viết thông thường, được ghi trong 18 dòng ngang. Văn bia thuộc loại văn tự kết hợp điển hình, vừa có văn tự biên niên sử về cả cuộc đời của Trinh Hiếu công chúa vừa có văn bi ký thể hiện sự ca ngợi và tưởng nhớ Trinh Hiếu công chúa. Học giả Bột Hải, tác giả của văn bia này, là người có học thức cao trong văn học truyền thống Trung Quốc, thể hiện qua việc sử dụng các dòng thơ được mô phỏng theo các nhà thơ đầu triều đại nhà Đường. Văn bia của Trinh Hiếu công chúa (757 792) ghi rằng cha của cô (Bột Hải Văn Vương) vừa là một "vị vua vĩ đại", vừa còn là một hoàng đế tương đương với hoàng đế nhà Đường. Cô ấy có thể là một người thích cưỡi ngựa, vì phần còn lại của một con ngựa được tìm thấy trong lăng. Những bộ xương còn vương vãi khắp căn phòng khi được các nhà khảo cổ học phát hiện, do nạn cướp bóc trước đó. Tuy nhiên, những kẻ cướp bóc đã bỏ lỡ một số món đồ bằng vàng và đồng, đồ trang sức, đồ gốm và tượng nhỏ. Vật trang trí trong lăng bằng vàng mô tả con chim ba chân là một bằng chứng chứng minh vương quốc Bột Hải là quốc gia kế thừa của Cao Câu Ly. Năm 812, Bột Hải Định Vương qua đời, thọ gần 50 tuổi. Bột Hải Định Vương đã kết hôn và có một vương tử tên là Đại Diên Chân (Dae Yeon-jin). Tuy nhiên có lẽ Đại Diên Chân chưa trưởng thành nên em của Bột Hải Định Vương là Nhị hoàng tử Đại Ngôn Nghĩa lên kế vị, tức là vua Bột Hải Hi Vương. Vua Bột Hải Hi Vương buôn bán tích cực với nhà Đường (đời vua Đường Hiến Tông), và nhập về nhiều nét văn hóa và hệ thống tổ chức cai trị của nhà Đường vào vương quốc Bột Hải. Năm 814, Bột Hải Hi Vương đã gửi những bức tượng Phật đến nhà Đường (đời vua Đường Hiến Tông). Bột Hải Hi Vương còn buôn bán với phản quân Lý Sư Đạo của nhà Đường (đời vua Đường Hiến Tông). Sau đó, vào năm 815, Lý Sư Đạo giới thiệu thêm thương nhân người Tân La đang làm thương mại nhà Đường là Jami phu nhân cùng buôn bán với vương quốc Bột Hải của Bột Hải Hi Vương. Năm 817, Bột Hải Hi Vương băng hà, thọ gần 50 tuổi. Bột Hải Hi Vương từng kết hôn và có người con trai tên là Đại Diên Tuấn (大延俊, Dae Yeon-jun). Tuy nhiên có lẽ Đại Diên Tuấn chưa trưởng thành nên em trai của Bột Hải Hi Vương là Tam hoàng tử Đại Minh Trung lên kế vị, tức là vua Bột Hải Giản Vương. Bột Hải Giản Vương phong Thái thị (태씨, 泰氏) lên làm Thuận Mục hoàng hậu (순목황후, 順穆皇后). Năm 818, Bột Hải Giản Vương qua đời, thọ gần 50 tuổi. Dù Bột Hải Giản Vương có kết hôn với Thuận Mục hoàng hậu Thái thị nhưng ông ta không có con trai. Vì vậy hậu duệ đời thứ tư của Đại Dã Bột (em của Bột Hải Cao Vương) là Đại Nhân Tú (chú họ của Bột Hải Giản Vương, khi đó đã hơn 60 tuổi) lên kế vị, tức là vua Bột Hải Tuyên Vương. Việc này đã kết thúc sự cai trị vương quốc Bột Hải của dòng dõi Bột Hải Cao Vương. Thuận Mục hoàng hậu Thái thị trở thành Thuận Mục thái hậu. = Dưới triều vua thứ mười Bột Hải Tuyên Vương (818-830), Bột Hải nắm quyền kiểm soát một lãnh thổ bao gồm phần phía Bắc bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Mãn Châu và khu vực Primorsky Krai của Nga ngày nay. Bột Hải Tuyên Vương vừa lên ngôi vua Bột Hải thì bốn bộ lạc Thiết Lợi Mạt Hạt, Ngu Lâu Mạt Hạt, Việt Hỷ Mạt Hạt (đời thủ lĩnh Thi Khả Mông) và Hắc Thủy Mạt Hạt cùng phái quân tấn công vào biên giới đông bắc vương quốc Bột Hải. Bột Hải Tuyên Vương đã tái lập quyền lực hoàng gia và làm cho quân đội Bột Hải rất vững mạnh. Sau đó quân đội Bột Hải dưới sự chỉ huy của Bột Hải Tuyên Vương đã đẩy lui cánh quân Mạt Hạt của bộ lạc Thiết Lợi Mạt Hạt, Ngu Lâu Mạt Hạt, Việt Hỷ Mạt Hạt và Hắc Thủy Mạt Hạt ra khỏi biên giới đông bắc vương quốc Bột Hải. Bột Hải Tuyên Vương tập trung nhiều vào việc mở rộng lãnh thổ của vương quốc, và dẫn theo nhiều chiến dịch với kết quả hợp nhất nhiều bộ tộc Mạt Hạt phía bắc. Trong năm 818 Bột Hải Tuyên Vương xuất quân đi xâm chiếm và sáp nhập các bộ lạc Thiết Lợi Mạt Hạt, Ngu Lâu Mạt Hạt và Việt Hỷ Mạt Hạt (đời thủ lĩnh Thi Khả Mông) vào vương quốc Bột Hải của mình. Các bộ lạc khác dọc theo thung lũng Amur phía bắc đều bị sáp nhập hết vào vương quốc Bột Hải của Bột Hải Tuyên Vương. Sau đó Bột Hải Tuyên Vương còn đánh chiếm 2/3 lãnh thổ của bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt. Bản đồ 18 phủ (18 tỉnh) của vương quốc Bột Hải (đời vua Bột Hải Tuyên Vương) với tên gọi theo âm tiếng Trung Quốc và âm tiếng Triều Tiên Bột Hải Tuyên Vương chia vương quốc Bột Hải ra thành 18 phủ (18 tỉnh) gồm: Yongcheon (Longquan, Long Tuyền). Thủ phủ của Long Tuyền phủ này là kinh đô Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Hyeondeok (Xiande, Hiển Đức). Thủ phủ của Hiển Đức phủ này là cố đô Trung Kinh (nay là Hòa Long, Cát Lâm, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Yongwon (Longyuan, Long Nguyên). Thủ phủ của Long Nguyên phủ này là cố đô Đông Kinh (nay là Hồn Xuân, Cát Lâm, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Namhae (Nanhai, Nam Hải). Thủ phủ của Nam Hải phủ này là Nam Kinh (nay là Hàm Hưng, Triều Tiên) của vương quốc Bột Hải. Amnok (Yalu, Áp Lục). Thủ phủ của Áp Lục phủ này là Tây Kinh (nay là Lâm Giang, Cát Lâm, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Jangnyeong (Changling, Trường Lĩnh). Thủ phủ của Trường Lĩnh phủ này là Hà Châu (nay là Hoa Điện, Cát Lâm, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Buyeo (Fuyu, Phù Dư). Thủ phủ của Phù Dư phủ này là Phù Châu (nay là Khai Nguyên, Liêu Ninh, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Makhil (Moxie, Mạc Hiệt). Thủ phủ của Mạc Hiệt phủ này là Mạc Châu (nay là Thành, Hắc Long Giang, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Jeongmi (Dingli, Định Lý). Thủ phủ của Định Lý phủ này là Định Châu (nay là Partizansk, Primorsky Krai, Nga) của vương quốc Bột Hải. Anbyeon (Anbian, An Biên). Thủ phủ của An Biên phủ này là An Châu (nay là Olga, Primorsky Krai, Nga) của vương quốc Bột Hải. Solbin (Shuaibin, Súy Tân). Thủ phủ của Súy Tân phủ này là Hoa Châu (nay là Ussuriysk, Primorsky Krai, Nga) của vương quốc Bột Hải. Dongpyeong (Dongping, Đông Bình). Thủ phủ của Súy Tân phủ này là Châu (nay là Mật Sơn, Hắc Long Giang, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Cheolli (Tieli, Thiết Lợi). Thủ phủ của Thiết Lợi phủ này là Đức Lý trấn (nay là Lan, Hắc Long Giang, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Hoewon (Huaiyuan, Hoài Viễn). Thủ phủ của Hoài Viễn phủ này là Đạt Châu (nay là Đồng Giang, Hắc Long Giang, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Anwon (Anyuan, An Viễn). Thủ phủ của An Viễn phủ này là Ninh Châu Châu (nay là Dalnerechensk, Primorsky Krai, Nga) của vương quốc Bột Hải. Sokju (Suzhou, Túc Châu). Thủ phủ của Túc Châu phủ là Túc Châu (nay là Cửu Đài, Cát Lâm, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Dongju (Tongzhou, Đồng Châu). Thủ phủ của Đồng Châu phủ là Đồng Châu (nay là Uông Thanh, Cát Lâm, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Yeongju (Yingzhou, Doanh Châu). Thủ phủ của Doanh Châu phủ là Doanh Châu (nay là Lâm Khẩu, Hắc Long Giang, Trung Quốc) của vương quốc Bột Hải. Cuối năm 818, Bột Hải Tuyên Vương phái quân Bột Hải đi tấn công Tiểu Cao Câu Ly Liêu Đông và Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương) phía nam. Tiểu Cao Câu Ly này là một quốc gia do những thành viên vương tộc Cao Câu Ly (con cháu của Cao Đức Vũ Go Deokmu, con trai của Bảo Tạng Vương) lập nên tại bán đảo Liêu Đông vào năm 699 sau khi Cao Câu Ly sụp đổ. Quân Tiểu Cao Câu Ly ngăn cản được bước tiến quân của quân đội Bột Hải. Nước Tân La đẩy lui được quân Bột Hải. Năm 819, vua Bột Hải Tuyên Vương mở chiến dịch chinh phục vương quốc Tiểu Cao Câu Ly tại Liêu Đông. Quân đội Bột Hải của Bột Hải Tuyên Vương chiếm nhiều thành trì đông nam của Tiểu Cao Câu Ly rồi sáp nhập vào Nam Hải phủ và Áp Lục phủ của vương quốc Bột Hải. Bột Hải Tuyên Vương lại phái quân Bột Hải đánh phá biên giới phía bắc nước Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương). Năm 820 quân đội Bột Hải của Bột Hải Tuyên Vương tiêu diệt vương quốc Tiểu Cao Câu Ly tại Liêu Đông và sáp nhập vương quốc này vào Bột Hải. Thành Bình Nhưỡng của Tiểu Cao Câu Ly trở thành thành trì của Bột Hải. Bộ sách "Mãn Châu Nguyên Lưu Khảo" (满洲源流考) cung cấp các ghi chép cho thấy vương quốc Bột Hải đã chiếm thành Bisa mũi phía nam của Bán đảo Liêu Đông. "Liêu sử" ghi lại rằng vương quốc Bột Hải đã thành lập các tỉnh tại các thành Sin, thành Gaemo, thành Baegam, thành Yodong và thành Ansi Liêu Đông, cũng như một phần đáng kể của khu vực Liêu Tây. Bột Hải Tuyên Vương lấy lãnh thổ Tiểu Cao Câu Ly vừa chiếm được lập ra phủ Yodong (Liaodong, Liêu Đông) phủ thứ 19 của vương quốc Bột Hải. Con cháu của Cao Đức Vũ (người sáng lập Tiểu Cao Câu Ly) di chuyển đến phía tây của Liêu Tây rồi bị nhà Đường (đời vua Đường Mục Tông) tiêu diệt cùng năm 820. Bột Hải Tuyên Vương cũng ra lệnh mở rộng lãnh thổ về phía nam, tức về phía Tân La. Trong năm 820, một phần của Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương) biên giới phía nam vương quốc Bột Hải bị quân đội Bột Hải chiếm đóng. Bột Hải Tuyên Vương cho sáp nhập phần đất vừa chiếm được từ Tân La này vào Nam Hải phủ của vương quốc Bột Hải. Sức ép từ thế lực Bột Hải đã khiến Tân La phải xây dựng tường thành biên giới phía Bắc giáp với Bột Hải từ năm 712, và quân đội Tân La đây cũng phải thường xuyên trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Khi đó hải tặc Lý Đạo Hình cùng Yeom Mun tiến hành cướp bóc những tàu bè qua lại trên biển giữa Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương) và nhà Đường (đời vua Đường Mục Tông, Đường Kính Tông). Điều này khiến các thương buôn của Tân La và nhà Đường điều hoảng sợ và không dám đi biển nữa. Quan quân Võ Trân Châu (Muju) của Tân La điều bị bọn hải tặc đánh tan. Lý Đạo Hình mở rộng địa bàn trên vùng biển Tây Nam của Tân La (biển Hoàng Hải). Hàng hóa cướp được thì Lý Đạo Hình tiến hành buôn bán với tộc Khiết Đan (đời Chiêu Cổ Khả hãn), bộ tộc Khố Mạc Hề (Kumo Xi). Ngoài ra thủ lĩnh hải tặc Lý Đạo Hình còn buôn bán với Tây Kinh thuộc Áp Lục phủ của vương quốc Bột Hải (đời vua Bột Hải Tuyên Vương). Năm 824, nước Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương) đứng trước họa xâm lăng từ vương quốc Bột Hải của vua Bột Hải Tuyên Vương phương Bắc, Hiến Đức Vương cho xây trường thành dài 300 lý gần sông Đại Đồng, sau này nó thành biên cương phía bắc đất nước Tân La. Bột Hải Tuyên Vương khi đó thường xuyên buôn bán với thương nhân Tân La là Jami phu nhân. Sau đó, cùng năm 824, Jami phu nhân giới thiệu thêm thủ lĩnh hải tặc Lý Đạo Hình đang hoành hành bờ biển tây nam Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương) cùng buôn bán vũ khí, ngựa, lương thực với Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang) thuộc Long Tuyền phủ của vương quốc Bột Hải (đời Bột Hải Tuyên Vương). Năm 826, vua Tân La Hưng Đức Vương vừa mới lên ngôi vua của Tân La thì huy động hàng vạn quân Tân La lên phía bắc để củng cố biên giới với vương quốc Bột Hải (đời vua Bột Hải Tuyên Vương). Tập in đồ vương quốc Bột Hải của vua Bột Hải Tuyên Vương năm 830. Vùng lãnh thổ Bột Hải khi ấy rộng lớn gấp 2.2~2.8 lần tổng diện tích bán đảo Triểu Tiên ngày nay. Nhà Đường của vua Đường Văn Tông còn gửi sứ thần tới, thừa nhận sự tồn tại thực tế cũng như sức mạnh của Bột Hải. Ngoài ra nhà Đường còn gọi Bột Hải là "Hải đông thịnh quốc" (Haedong seongguk, nghĩa là “quốc gia thịnh vượng vùng biển phía Đông”), nhằm công nhận Bột Hải là một xã hội văn hóa tiến bộ. Ngay cả những quốc gia cách xa tới 1.300 km cũng muốn giao dịch với Bột Hải và nhờ cậy bảo hộ. Bột Hải đã phát triển thành một đại cường quốc, đã tập trung sức mạnh vào cả việc phát triển kinh tế và văn hóa, giao dịch thực hiện cả với vùng Ba Tư (Persia) xa xôi, thủ phủ Dongkyeongseong (Đông Kinh thành) thuộc Long Nguyên phủ của vương quốc Bột Hải đã trở thành đô thị mang tầm thế giới thời điểm đó. Do thế tử Đại Tân Đức (con của Bột Hải Tuyên Vương) đã qua đời trước đó, Bột Hải Tuyên Vương phong cho đích tôn của mình (con của thế tử Đại Tân Đức) là Đại Di Chấn làm người kế vị của mình. Trong 12 năm trị vì, Bột Hải Tuyên Vương đã lần cử sứ thần sang Nhật Bản (đời Thiên hoàng Saga, Thiên hoàng Junna), nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như các tuyến thương mại. Các sứ thần Bột Hải giành được sự công nhận thiện chí tại Nhật Bản mặc dù Nhật Bản có cảnh báo Bột Hải rằng Bột Hải cần hạn chế cử các phái đoàn sang Nhật Bản vì chúng mang đến gánh nặng tiếp đón cho Nhật Bản. Tuyến thương mại Bột Hải Nhật Bản qua Biển Nhật Bản trở thành một trong những tuyến thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản, khiến cho Bột Hải trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản. Năm 830, Thuận Mục thái hậu (vợ của vua Bột Hải Giản Vương, cháu dâu họ của Bột Hải Tuyên Vương) qua đời. Không lâu sau, thi hài của bà được Bột Hải Tuyên Vương chôn cất Quần thể lăng mộ cổ núi Long Đầu thuộc Hiển Đức phủ (nay thuộc Cát Lâm, Trung Quốc). Vào những năm 2004 2005, ít nhất 14 ngôi mộ trong thời kỳ Bột Hải đã được khai quật từ núi Long Đầu. Chính phủ Trung Quốc sau đó đã tiết lộ rằng một trong những ngôi mộ có tên là M3 có hình thức là một ngôi mộ đá lớn, chính là lăng mộ của Thuận Mục thái hậu (vợ của vua Bột Hải Giản Vương). Bia mộ của bà bằng đá sa thạch màu nâu đỏ, rộng 34.5 cm, cao 55 cm, dày 13 cm. = Năm 830, vua Bột Hải Tuyên Vương qua đời, hưởng thọ hơn 70 tuổi. Đích tôn là Đại Di Chấn kế vị, tức là vua Bột Hải Trang Tông. Năm 831 vua Đường Văn Tông cử sứ thần sang sách phong cho Bột Hải Trang Tông. Bột Hải Trang Tông mô phỏng nhà Đường, thi hành Mộ binh chế, thành lập thần sách quân tả hữu, tả hữu tam quân, 120 ti. Tương tự như vương quốc Cao Câu Ly khi xưa, vua Bột Hải Trang Tông coi trọng, đề cao và tôn vinh Phật giáo trong vương quốc Bột Hải. Ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi và ngành đánh bắt thủy hải sản trở thành những ngành quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của vương quốc Bột Hải. Một ghi chép vào năm 834 nói rằng vương quốc Bột Hải có hoàng đế và các đại vương dưới quyền. Năm 836, Bột Hải Trang Tông gửi quân đội Bột Hải sang Tân La phía nam hợp quân với Kim Đễ Long và Jami phu nhân giết chết Kim Quân Trinh khi ông này đang trên đường làm lễ đăng cơ. Quân đội Bột Hải cùng Kim Đễ Long, Kim Rihong, Jami phu nhân đưa Kim Minh về kinh đô Kim Thành của Tân La. Con của Kim Quân Trinh là Kim Hựu Trưng và cháu nội của Kim Quân Trinh là Kim Khánh Ưng được Trương Bảo Cao hộ tống đào thoát đến Thanh Hải trấn (Cheonghaejin). Kim Minh đưa Kim Đễ Long lên ngôi vua Tân La, tức là vua Tân La Hi Khang vương. Quân đội Bột Hải sau đó mới rút về nước. Trong thời gian vua Bột Hải Trang Tông cai trị, vương quốc Bột Hải có các hoạt động thương mại với nhà Đường (các đời vua Đường Văn Tông, Đường Vũ Tông, Đường Tuyên Tông), Tân La (các đời vua Tân La Hưng Đức Vương, Tân La Hi Khang Vương, Tân La Mẫn Ai Vương, Tân La Thần Vũ Vương, Tân La Văn Thánh Vương, Tân La Hiến An Vương), tộc Khiết Đan (các đời Chiêu Cổ Khả hãn, Da Lan Khả hãn) và Nhật Bản (các đời Thiên hoàng Junna, Thiên hoàng Ninmyō, Thiên hoàng Montoku). = Năm 857, vua Bột Hải Trang Tông qua đời, kì đệ là Đại Kiền Hoảng lên kế vị. Ông đã cử một số đoàn sứ thần sang Nhật Bản (đời Thiên hoàng Montoku) và nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông) để thông báo việc mình kế vị và bang giao. Ông tiếp tục tiến hành bang giao với vua Đường Tông của nhà Đường và Thiên hoàng Seiwa của Nhật Bản. Ngoài ra, vua Đại Kiền Hoảng còn tiến hành các hoạt động thương mại với tộc Khiết Đan (các đời Da Lan Khả hãn, Tiển Chất Khả hãn) và Tân La (các đời vua Tân La Hiến An Vương, Tân La Cảnh Văn Vương). Năm 871 vua Đại Kiền Hoảng qua đời, kì tôn là Đại Huyền Tích lên kế vị, tức là vua Bột Hải Minh Tông. Vua Bột Hải Minh Tông là vị vua anh minh. Tuy nhiên trong thời kỳ ông cai trị, vương quốc Bột Hải đã bị mất dần lãnh thổ. = Năm 886 bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt đông bắc vương quốc Bột Hải đã đánh chiếm rất nhiều thành trì của vương quốc Bột Hải (đời vua Bột Hải Minh Tông) tại ba tỉnh Hoewon, Anwon và Anbyeon. Cùng năm 886 nước Tân La (đời vua Tân La Định Khang Vương) phía nam vương quốc Bột Hải cũng xuất quân đi đánh chiếm nhiều thành trì của vương quốc Bột Hải (đời vua Bột Hải Minh Tông) tại tỉnh Namhae. = Năm 895 vua Bột Hải Minh Tông mất, thế tử Đại Vĩ Hài lên kế vị ngôi vua Bột Hải. Vua Đại Vĩ Hài đã cử vương tử Đại Phong Duệ cùng đoàn sứ giả người Bột Hải sang nhà Đường (đời vua Đường Chiêu Tông) tiến cống cùng năm 895, ngẫu nhiên lại trùng hợp lúc sứ giả nước Tân La (đời vua Tân La Chân Thánh nữ vương) cũng đến Trường An nhà Đường, điều này phát sinh sự kiện tranh tịch giữa Bột Hải và Tân La. Học giả Tân La là Thôi Trí Viễn ghi rằng Đại Phong Duệ và đoàn sứ giả người Bột Hải Trường An nhà Đường đã tự xưng Bột Hải là "Mạt Hạt", "Túc Mạt Tiểu Phiên", đồng thời nhận nước Tân La là thượng quốc. Bởi lẽ khi đó giới quý tộc gốc Cao Câu Ly trong triều đình Bột Hải đã bị người Mạt Hạt lấn át quyền hành và dân số người Mạt Hạt trong lãnh thổ vương quốc Bột Hải này cũng đã chiếm tỷ lệ cao hơn người gốc Cao Câu Ly. Một số sứ thần Bột Hải cũng đã mang họ Mạt Hạt. Nước Tân La của vua Tân La Chân Thánh nữ vương khi đó đã chìm trong nội loạn, các cuộc khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, trong đó mạnh nhất là thủ lĩnh Chân Huyên và tướng Cung Duệ dưới quyền thủ lĩnh Lương Cát (sang năm 897 Cung Duệ giết thủ lĩnh Lương Cát đoạt quyền lãnh đạo nghĩa quân). Năm 899 thủ lĩnh Cung Duệ phía bắc Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương) đánh chiếm vài thành trì của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Vĩ Hài) tại tỉnh Namhae phía đông thành Bình Nhưỡng. Năm 900 Chân Huyên lập nước Hậu Bách Tế tây nam lãnh thổ Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương). Năm 901 Cung Duệ lập nước Hậu Cao Câu Ly phía bắc lãnh thổ Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương), sử gọi là thời Hậu Tam Quốc. Đây là cơ hội ngàn vàng để vương quốc Bột Hải có thể xâm chiếm Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách Tế và Tân La, thống nhất hết báo đảo Triều Tiên và Mãn Châu, Liêu Đông thành một mối. Tuy nhiên vua Đại Vĩ Hài của vương quốc Bột Hải đã bỏ qua cơ hội ngàn vàng này, chỉ ngồi yên xem ba nước Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách Tế và Tân La đánh nhau. Năm 904 vua Cung Duệ nước Hậu Cao Câu Ly đổi quốc hiệu từ Hậu Cao Câu Ly thành Ma Chấn (Majin) và dời đô về Cheorwon (Thiết Nguyên) vào năm 905. Cùng năm 905 vua Cung Duệ nước Ma Chấn (Majin) đánh chiếm thành Bình Nhưỡng thuộc tỉnh Yodong của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Vĩ Hài) và kêu gọi tiêu diệt nhà nước Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương). = Năm 906 vua Đại Vĩ Hài mất, Đại Nhân Soạn lên kế vị ngôi vua Bột Hải. Năm 909 Lư Long Tiết độ sứ Lưu Thủ Quang của nhà Hậu Lương (đời vua Hậu Lương Thái Tổ) phái quân đi đánh chiếm vùng đất Liêu Đông của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn). Năm 911 Lưu Thủ Quang xưng đế, lập ra nước Yên phía tây nam vương quốc Bột Hải. Năm 914 Tấn vương Lý Tồn Úc của nước Tấn tiêu diệt nước Yên của vua Lưu Thủ Quang, giết Lưu Thủ Quang, đưa biên giới nước Tấn giáp với vương quốc Bột Hải. Tập nhà Hậu Lương (907-923) Tập tin:History of Korea-Later three Kingdoms Period-915 đồ vương quốc Bột Hải (màu tím) của vua Đại Nhân Soạn, Thái Phong (màu cam) của vua Cung Duệ, Hậu Bách Tế (màu xanh lá) của vua Chân Huyên và Tân La (màu xanh dương) của vua Tân La Thần Đức Vương năm 915. Năm 918 Hoàng đế Gia Luật Bảo Cơ của Đại Khiết Đan quốc đánh chiếm Liêu Đông từ nước Tấn của Tấn vương Lý Tồn Úc, bao bọc toàn bộ biên giới phía đông và phía bắc của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn). Năm 924 vua Đại Nhân Soạn xuất quân Bột Hải đánh đuổi quân Khiết Đan của Gia Luật Bảo Cơ ra khỏi Liêu Đông, tái chiếm lại Liêu Đông, đưa biên giới vương quốc Bột Hải giáp với nhà Hậu Đường (đời vua Hậu Đường Trang Tông). Tập bia Bột Hải tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Theo truyền thống, các sử gia tin rằng xung đột sắc tộc giữa những người Triều Tiên nắm quyền lực và người Mạt Hạt đã làm suy yếu vương quốc. Tập tin:Baitou Mountain Trì thuộc núi Trường Bạch Hõm chảo núi lửa lớn nhất thế giới. Các nghiên cứu gần đây khẳng định sự sụp đổ của Bột Hải chủ yếu là do núi Trường Bạch (Baekdu, Bạch Đầu trong tiếng Triều Tiên) đã phun trào núi lửa một cách khủng khiếp vào thế kỷ thứ (có khả năng là đầu năm 925), ngọn núi khi đó nằm trung tâm của vương quốc. Núi Trường Bạch hiện vẫn còn một trong các hõm chảo núi lửa lớn nhất thế giới là Thiên Trì. Tro tàn của vụ phun trào này có thể tìm thấy trên một khu vực rộng lớn, thậm chí là trong lớp trầm tích tại miền bắc Nhật Bản. Vụ nổ đã tạo ra một số lượng rất lớn tro núi lửa, gây thiệt hại nông nghiệp và tính ổn định của xã hội Bột Hải. Cuối cùng, Bột Hải đã không chống đỡ nổi người Khiết Đan, một thế lực nổi lên vùng Liêu Tây (phía đông Bắc Kinh hiện nay). Hoàng đế Gia Luật Bảo Cơ của Đại Khiết Đan quốc xâm lược vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn) vào cuối năm 925. Năm thành trì quan trọng nhất của Bột Hải đã bị thất thủ chỉ trong vòng 10 ngày. Đầu năm 926, kinh đô Thượng Kinh của Bột Hải thất thủ trước người Khiết Đan. Vương quốc Bột Hải bị diệt vong sau 228 năm tồn tại với 15 đời vua. Sau khi diệt Bột Hải vào năm 926, Khiết Đan lập nên vương quốc bù nhìn Đông Đan (926 936), và không lâu sau dó bị sáp nhập vào Liêu năm 936. Một số quý tộc Bột Hải đã chuyển tới Liêu Dương song phần lãnh thổ phía đông của vương quốc vẫn có nền chính trị độc lập. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 927, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra. Những cuộc nổi dậy này cuối cùng đã biến thành các cuộc chiến nhằm phục quốc Bột Hải. Tuy nhiên chỉ có ba là thành công và lập nên các vương quốc: Hậu Bột Hải (927 935), Định An Quốc (925 985), Đại Hưng Liêu đế quốc (1029 1030). Tuy nhiên cả ba sau đó đều bị nhà Liêu tiêu diệt. Năm 934, Đại Quang Hiển (Dae Gwang-hyeon), đã nổi dậy chống lại Khiết Đan. Sau khi thất bại, ông cùng nhiều người dân, gồm cả quý tộc đã chạy trốn tới Cao Ly (đời vua Cao Ly Thái Tổ) phía nam, một thực thể mới cũng tự xưng là kế tục của Cao Câu Ly. Nhiều hậu duệ của hoàng tộc Bột Hải tại Cao Ly đã đổi họ thành Thái (Tae, 태, 太) trong khi Thái tử Đại Quang Hiển đổi sang họ Vương (Wang, 왕, 王), tên của hoàng tộc Cao Ly. Điều này đã dẫn đến việc nhà Liêu cắt quan hệ ngoại giao với Cao Ly song không đe dọa xâm lược. Bột Hải là quốc gia cuối cùng trong lịch sử Triều Tiên nắm giữ bất kể một lãnh thổ đáng kể nào tại Mãn Châu, mặc dù các triều đại Triều Tiên tiếp theo tiếp tục coi mình là người thứa kế của Cao Câu Ly và Bột Hải. Hơn nữa, đó là sự bắt đầu của việc mở rộng lên phía bắc của các triều đại Triều Tiên sau này. Người Khiết Đan nước Liêu (907 1125) cuối cùng cũng bị người Nữ Chân nước Kim (1115 1234) đánh bại vào năm 1125, tức những người là hậu duệ của người Mạt Hạt từng nắm phần quyền lực của Bột Hải (họ đồng thời là tiền thân của nhà Kim và nhà Thanh). Người Nữ Chân tuyên bố nguồn gốc chung của người Bột Hải và Nữ Chân là từ bảy bộ lạc vật cát (勿吉), và tuyên bố"Nữ Chân và Bột Hải là cùng một gia đình". Các hoàng đế thứ 4,5 và của nhà Kim đều có phối ngẫu Bột Hải. Theo thống kê vào thế kỷ XIII của người Mông Cổ miền bắc Trung Quốc, người Bột Hải được phân biệt với các sắc dân khác như Cao Ly, Khiết Đan và Nữ Chân. Điều này cho thấy người Bột Hải vẫn còn lưu giữ bản sắc của mình ngay cả sau khi vương quốc bị chinh phục. Nhà Kim (1115 1234), nhà Hậu Kim (1616 1636) và Nhà Thanh (1636 1912) đều coi Bột Hải là tổ tiên của mình, đưa lịch sử Bột Hải vào dòng lịch sử của người Nữ Chân. Bột Hải được thành lập trên những phần lãnh thổ sót lại của Cao Câu Ly trước đây cùng một số bộ lạc Tungus Mãn Châu, trong đó có cả người Mạt Hạt. Người Mạt Hạt trong tình trạng nô lệ và phải phục vụ cho giới cầm quyền Cao Câu Ly. Như vậy, họ tạo nên một tầng lớp lao động. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người Mạt Hạt đã gia nhập vào tầng lớp thượng lưu Bột Hải ví dụ như Khất Tứ Bỉ Vũ (Gulsabiwu), người đã ủng hộ việc thành lập Bột Hải. Họ chỉ được phong các tước hay"tù trưởng", và chỉ đóng một vai trò nhất định trong tầng lớp cầm quyền. Vào đời vua Đại Vĩ Hài (895 906) giới quý tộc gốc Cao Câu Ly trong triều đình Bột Hải đã bị người Mạt Hạt lấn át quyền hành và dân số người Mạt Hạt trong lãnh thổ vương quốc Bột Hải này cũng đã chiếm tỷ lệ cao hơn người gốc Cao Câu Ly. Một số sứ thần Bột Hải cũng đã mang họ Mạt Hạt. Bởi tất cả các tư liệu thành văn từ Bột Hải đã bị mất, tất cả thông tin liên quan đến vương quốc này phải thông qua khảo cổ hay sử sách Trung Hoa. Sau khi thành lập, Bột Hải đã tích cực tiếp nhận văn hóa và hệ thống chính trị của nhà Đường tại Trung Quốc. Các nghiên cứu khảo cổ về cách bố trí của các thành phố Bột Hải đã đưa ra kết luận rằng chúng có chức năng tương tự như các thành phố Cao Câu Ly, đồng thời cũng cho thấy Bột Hải có duy trì sự tương dồng văn hóa với nhà Đường sau khi được thành lập. Theo sử sách Trung Quốc, Bột Hải có kinh đô, 15 phủ, và 63 huyện. Bột Hải là một xã hội văn hóa tiến bộ, một viên quan nhà Đường đã mô tả Bột Hải là "Hải đông thịnh quốc" (Haedong seongguk, nghĩa là "quốc gia thịnh vượng vùng biển phía Đông"). Cấu trúc triều đình của Bột Hải tương tự như nhà Đường và hệ thống kinh đô của nó bắt nguồn từ cấu trúc hành chính của Cao Câu Ly. Bột Hải, giống như Tân La đã cử nhiều du sinh sang nhà Đường để học tập và nhiều người thậm chí đã vượt qua kỳ thi khoa cử của Trung Quốc. Kết quả, kinh đô Thượng Kinh (Sanggyong) được tổ chức theo kiểu kinh đô Trường An của nhà Đường. Các khu dân cư dược bố trí hai bên của hoàng cung được bao quanh bởi một bức tường thành hình chữ nhật. Nguồn gốc chủ yếu của văn hóa Bột Hải là Cao Câu Ly. Một đột (Ondol) được cấu tạo để hở nằm bên trong thành nội của hoàng cung Bột Hải và nhiều nơi gần kế với nó. Hơn nữa, các tượng và họa tiết Phật giáo được tìm thấy trong các ngôi chùa Bột Hải phán ảnh rằng nét đặc biệt của nghệ thuật Cao Câu Ly. Một nguồn thông tin quan trọng về văn hóa Bột Hải đã được tìm ra vào cuối thế kỷ XX tại Quần thể lăng mộ cổ núi Long Đầu và đặc biệt là Mộ công chúa Đại Trinh Hiếu (Dae Jeong-Hyo) (con gái thứ tư của Bột Hải Văn Vương). Nói về nguồn gốc dân tộc của Bột Hải Cao Vương Đại Tộ Vinh đang là vấn đề mà các sử gia ngày nay bàn cãi, không đi theo một sự thống nhất. Một số nhà sử học Trung Quốc theo sách "Cựu Đường thư" đã cho rằng ông là người Cao Câu Ly. Nội dung rằng sau khi Cao Câu Ly sụp đổ được 30 năm thì ông ấy đánh bại quân Đường Thiên Môn Lĩnh, thành lập quốc gia Đại Chấn, nhờ tộc Khiết Đan che chắn biên giới với nhà Đường và kích động Đột Quyết giao tranh với nhà Đường để ông ấy tranh thủ xây dựng quốc gia, được 14 năm thì đổi tên Đại Chấn thành Bột Hải. Theo nội dung này thì Đại Tộ Vinh và vương quốc Bột Hải thuộc lịch sử Triều Tiên và Hàn Quốc. Nhưng có nhiều người theo sách "Tân Đường thư", cho rằng Đại Tộ Vinh không phải là người Cao Câu Ly, mà là người Mạt Hạt sống tại miền Mãn Châu ngày nay, thời đó từng nội thuộc vào Cao Câu Ly, nhưng sau đó đã tách ra độc lập. Người Mạt Hạt là tổ tiên của người Nữ Chân sau này thành lập nhà Kim, nhà Thanh Trung Quốc nên các sử gia Trung Quốc cho rằng Đại Tộ Vinh và vương quốc Bột Hải thuộc lịch sử Trung Quốc. Các sử gia Liên Xô ngày trước và Nga ngày nay cho rằng Đại Tộ Vinh là người Tungus Mãn Châu ngày xưa nên Đại Tộ Vinh và vương quốc Bột Hải thuộc lịch sử Nga. Các sử gia Nhật Bản cho rằng Đại Tộ Vinh là người Sumo Mãn Châu ngày xưa, vương quốc Bột Hải là tiền thân của Mãn Châu Quốc (1932 1945) do người Nhật Bản thành lập nên Đại Tộ Vinh và vương quốc Bột Hải thuộc lịch sử Nhật Bản. Nhưng nói cho cùng, khả năng Đại Tộ Vinh là người Cao Câu Ly vẫn là cao nhất. Cha của ông Đại Trọng Tượng đã từng lãnh đạo quân người Cao Câu Ly chống lại nhà Đường, nhà Chu, bản thân Đại Tộ Vinh lập ra vương quốc Bột Hải với khẩu hiệu muốn khôi phục lại Cao Câu Ly, luôn chiến đấu chống lại sự xâm lược của các triều đại Trung Quốc. Dưới sự điều khiển của nhà Đường và nhà Chu, người Cao Câu Ly tạm thời ẩn nấu tại Doanh Châu (nay thuộc Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc), sau đó theo Đại Tộ Vinh sáng lập ra Bột Hải. Bột Hải chiếm lấy hầu hết đất đai của cựu vương quốc Cao Câu Ly, cai trị trong 228 năm, dùng ngôn ngữ Cao Câu Ly, chữ viết Cao Câu Ly. Các vua Bột Hải đều tự coi mình như là vị vua kế tục dân tộc Cao Câu Ly vậy. Theo sách "Loại Tụ quốc sử" (類聚國史) được viết tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ IX, cho rằng vương quốc Bột Hải vốn là dân của Cao Câu Ly, nên các vua Bột Hải tất cũng là công dân của Cao Câu Ly. Phần lớn những người dân nước Bột Hải là người Cao Câu Ly, người Mạt Hạt chiếm số ít hơn (nhưng đến thời vua Đại Vĩ Hài thì dân số người Mạt Hạt nhiều hơn người Cao Câu Ly). Khi Bột Hải có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, vua Bột Hải cũng nói rằng mình là người kế nghiệp Cao Câu Ly. Bộ phim Emperor of the Sea của Hàn Quốc có đề cập đến việc phản quân Lý Sư Đạo của nhà Đường, thương nhân Jami phu nhân của Tân La và hải tặc Lý Đạo Hình biển tây nam Tân La có mua bán với Bột Hải. Đặc biệt Jami phu nhân mượn quân đội Bột Hải can thiệp vào việc giành ngôi vua Tân La năm 836: giết Kim Quân Trinh khi ông này đang trên đường làm lễ đăng cơ sau khi vua Tân La Hưng Đức Vương băng hà, đánh đuổi Kim Hựu Trưng chạy ra Thanh Hải (Cheonghae), chiếm kinh đô Kim Thành Tân La đưa Kim Minh trở về, lập Kim Đễ Long lên ngôi vua Tân La rồi rút quân về nước. Bộ phim được phát sóng vào các ngày Thứ tư và Thứ năm hàng tuần trên kênh KBS2 từ ngày 24 tháng 11 năm 2004 đến ngày 25 tháng năm 2005. Phim kiếm hiệp Muyeonggeom (무영검, 無影劍, Vô Ảnh Kiếm) của Hàn Quốc có bối cảnh nói về vị vương tử cuối cùng của Bột Hải là Dae Jeong-hyun cố gắng chiến đấu với người Khiết Đan nhằm khôi phục Bột Hải. Phim công chiếu ngày 18 tháng 11 năm 2005. Dae Jo Yeong một bộ phim 134 tập của Hàn Quốc nói về cuộc đời của Cao Vương cũng đã được phát sóng vào các ngày Thứ bảy và Chủ nhật hàng tuần trên kênh KBS Drama từ ngày 16 tháng năm 2006 đến ngày 23 tháng 12 năm 2007. Bộ phim này được nhiều đề cử và đã đạt rất nhiều giải thưởng các buổi lễ trao giải KBS Drama Awards 2006, KBS Drama Awards 2007, Korean Broadcasting Awards 2008 và Korea Drama Awards 2008. Bộ phim cổ vũ tinh thần yêu nước chống Trung Quốc xâm lược của dân Hàn Quốc, nhắc dân Hàn Quốc không được quên vùng đất của mẹ (ý nói vương quốc Bột Hải) đã mất hoàn toàn vào tay Trung Quốc ngày nay. Bộ phim được dân Hàn Quốc đánh giá là một trong những bộ phim truyền hình hay nhất mọi thời đại của lịch sử phim truyền hình Hàn Quốc. | Bột Hải | Quốc gia cổ trong lịch sử Triều Tiên, Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc, Lịch sử Mãn Châu, Lịch sử Cát Lâm, Lịch sử Hắc Long Giang, Lịch sử Liêu Ninh, Khởi đầu năm 698, Chấm dứt năm 926 |
Đương kim vô địch William Larned giành chiến thắng trong Challenge Round trước Beals Wright 6–1, 6–2, 8–6 để giành chức vô địch Đơn nam tại Giải quần vợt vô địch quốc gia Mỹ 1908. Wright had defeated Fred Alexander trong All Comers' Final. Sự kiện được tổ chức tại Newport Casino in Newport, R.I., Hoa Kỳ. Giải quần vợt vô địch quốc gia Mỹ | null | Giải quần vợt vô địch quốc gia Mỹ theo năm Đơn nam |
Cuộc vây hãm Neu-Breisach là một trận bao vây trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 13 tháng 10 cho đến ngày 10 tháng 11 năm 1870 tại Pháp. Vài ngày sau khi pháo đài Mortier thuộc Neu-Breisach đầu hàng, với một sư đoàn trừ bị, tướng Hermann von Schmeling của Đức đã buộc pháo đài Neu-Breisach (với một đạo quân đồn trú dưới sự chỉ huy của Thượng tá Lostie de Kerhor) phải đầu hàng, và đoạt được không ít chiến lợi phẩm từ tay quân đội Pháp tại đây. Cuộc vây hãm đã thể hiện hiệu quả rất cao của các khẩu đội pháo Baden. Với cuộc đầu hàng của Neu-Breisach, quân đội Đức đã chiếm đoạt khu vực công sự cuối cùng tại Alsace, ngoại trừ Belfort và Bitsch. Sau chiến thắng này, Von Schmeling đã đem các khẩu công thành pháo của ông về hướng tây nam để thực hiện cuộc vây hãm Belfort. Pháo đài Neu-Breisach của Pháp có một đạo quân trú phòng gồm nghìn người, trong khi pháo đài Mortier, nằm gần sông Rhine, được xây dựng cho mục đích phòng ngự độc lập. Vào đầu tháng 10, các chi đội thuộc Sư đoàn Trừ bị số của Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Schmeling đã được lệnh vượt sông Rhine từ Breisgau để tiến hành bao vây Neu-Breisach. Lúc gần tối ngày tháng 10, một cuộc phá vây của quân Pháp từ Neu-Breisach đã bị các đại đội thuộc Trung đoàn Landwehr số 43 của Phổ đập tan, và bị các khẩu đội pháo của Đức gây thiệt hại nặng. Song, một cuộc dội pháo dã chiến của quân Đức cũng không thể buộc người Sĩ quan chỉ huy Neu-Breisach phải đầu hàng, vì vậy Schmeling chuyển trọng tâm sang cuộc vây hãm Sélestat. Sau khi các khẩu công thành pháo của Đức được đưa đến từ Strasbourg, Neu-Breisach đã bắt đầu bị phong tỏa vào ngày tháng 10 năm 1870. Đến các ngày 12 và 13 tháng 10, các cuộc phá vây và giao chiến lẻ tẻ đã bùng nổ nhưng không mang lại kết quả gì. Vào ngày 13 tháng 10 thì vòng vây mới được hoàn tất, khi mà phía trước Neu-Breisach có nghìn quân Phổ. Quân Phổ đã hình thành các chiến tuyến hình bán nguyệt, với các cực điểm nằm ven sông Rhine. Vào ngày 16 tháng 10, một cuộc phá vây của quân Pháp tại Neu-Breisach đã bị quân Đức bẻ gãy. Trong trận vây hãm, mặc dù Neu-Breisach bị hủy hoại nặng nề trước sự pháo kích của người Đức, song người Đức vẫn khó thể hạ Neu-Breisach một cách nhanh gọn. Đến ngày 26 tháng 10 năm 1870, sau khi hạ được Sélestat, Thiếu tướng Von Schmeling với tư cách là người chỉ huy của quân đoàn vây hãm và phong toả Neu-Breisach gồm các đơn vị của Phổ, Bayern và Baden dẫn phần lớn sư đoàn của ông cùng với khẩu công thành pháo đặt trước Sélestat về hướng nam dọc theo sông Rhine để thực hiện cuộc bao vây Neu-Breisach. Ông đã tiến hành vây hãm Neu-Breisach với nỗ lực hết mình, và trong giai đoạn này, lực lượng Bộ binh Đức đã đến gần Neu-Breisach. Vào ngày tháng 11, từ một số địa điểm như Alt-Breisach, các khẩu trọng pháo của Đức bắt đầu nã đạn. Trước sức công pháo dữ dội của quân đội Đức, quân trú phòng Pháp đã kháng cự quyết liệt, mặc dù vào ngày tháng 11 pháo đài Mortier và các công trình của nó đã bị tan nát trong khi một vài khẩu pháo Pháp tại đây bị hư hại. Cuối cùng, vào ngày tháng 11, cuộc công pháo đã có hiệu lực: Đại úy Castelli của Pháp đã đầu hàng tại pháo đài Mortier dưới đống đổ nát. Quân đội Đức đã thu được tù binh và đại bác từ tay Pháp. Quân Pháp phòng ngự tại Neu-Breisach rơi vào tình thế khó khăn. ngày sau khi Mortier thất thủ, Neu-Breisach đầu hàng với các điều khoản tương tự như Sélestat. Sang ngày 11 tháng 11, quân đội Phổ đã chiếm giữ các bức tường thành và một tiếng đồng hồ sau các tù binh của họ đã rời khỏi vị trí của mình. Cuộc vây hãm Neu-Breisach | Cuộc vây hãm Neu-Breisach | Xung đột năm 1870, Cuộc vây hãm liên quan tới Pháp, Các trận đánh trong Chiến tranh Pháp–Phổ, Cuộc vây hãm liên quan tới Phổ, Cuộc vây hãm liên quan tới Đức |
Tiếng Parthia, còn gọi là tiếng Pahlavi Arsacid, với nội danh là một ngôn ngữ Iran Tây Bắc cổ đại nay đã mất, từng hiện diện Parthia, một vùng miền đông bắc cổ Iran. Tiếng Parthia là ngôn ngữ nhà nước của đế quốc Parthia Arsacid (248 TCN 224 CN), cũng như các triều đại phát nguyên ra gồm triều Arsacid của Armenia, triều Arsacid của Iberia và triều Arsacid của Albania Kavkaz. Ngôn ngữ này để lại ảnh hưởng lớn lên tiếng Armenia, một ngôn ngữ mà phần lớn khối từ vựng vay mượn từ các ngôn ngữ Iran. Nhiều từ tiếng Parthia được giữ lại và giờ chỉ còn trong tiếng Armenia. Tiếng Parthia là một ngôn ngữ Iran Tây trung đại. Sự tiếp xúc ngôn ngữ làm nó chia sẻ vài đặc điểm với nhóm Đông Iran, dù những nét chung này được thể hiện chủ yếu từ mượn. Những đặc điểm này cũng còn sót lại trong từ mượn trong tiếng Armenia. Tiếng Parthia là một ngôn ngữ Ấn-Âu trong nhóm ngôn ngữ Iran Tây Bắc, trong khi tiếng Ba Tư trung đại, một ngôn ngữ nổi bật khác, thuộc nhóm ngôn ngữ Iran Tây Nam. Tiếng Parthia được viết bằng chữ Pahlavi, một hệ chữ có hai đặc điểm cốt yếu: một, bắt nguồn từ chữ Aram, thứ chữ của quan cung Achaemenid (để viết tiếng Aram hoàng gia); hai, tần suất cao việc bắt gặp chữ Aram được sử dụng như chữ tượng hay tượng hình, tức là viết là chữ Aram nhưng âm đọc là của tiếng Parthia. Tiếng Parthian là một ngôn ngữ của Satrapy Parthia, của triều đình Arsacid. Những văn kiện tiếng Parthia chính là vài bản khắc từ Nisa và Hecatompolis còn sót lại, văn bản Mani giáo, những bản khắc đa ngữ thời Sasan, và tàn dư văn học Parthia trong văn học tiếng Ba Tư trung đại kế tục. Trong số này, các văn bản Mani giáo, viết không lâu sau sự sụp đổ vương quyền Parthia, đóng vai trò quan trọng trong phục dựng tiếng Parthia. Những văn bản Mani giáo này không có chữ tượng hình. Tiếng Parthia được ghi lại trong: *Chừng 3.000 ostraca (100-29 TCN) Nisā miền nam Turkmenistan. *Một tấm giấy da thế kỷ chép về việc bán đất tại Awraman, tây nam Iran. *Những ostraca thế kỷ Shahr-e Qumis miền đông Iran. *Bài thơ Draxt Asurig *Chữ khắc trên tiền xu của các vua Arsacid, thế kỷ I. *Bản khắc song ngữ Seleucia, nằm cạnh dòng Tigris (150-151). *Bản khắc của Ardavan phát hiện tại Susa (215). *Vài tài liệu thế kỷ III Dura-Europos, cạnh dòng Euphrates. *Bản khắc Kal-e Jangal, gần Birjand Nam Khorasan (nửa đầu thế kỷ III). *Những bản khác của vua và tăng lữ Sassanid thời đầu, bao gồm Ka'ba-ye Zartosht gần Shiraz và Paikuli Kurdistan thuộc Iraq. *Những bản thảo Mani giáo tiếng Parthia không có chữ tượng hình. *Tiếng Avesta *Tiếng Ba Tư cổ *Tiếng Ba Tư trung đại *Văn học Pahlavi Some valuable texts in Parthian including Boyce, Mary The Manichaean hymn-cycles in Parthian (London Oriental Series, Vol. 3). London: Oxford University Press, 1954. ARMENIA AND IRAN iv. Iranian influences in Armenian Language Covers the massive lexical and vocabulary influences of Parthian on Armenian, (R. Schmitt, H. W. Bailey), originally published 1986. | Tiếng Parthia | Ngôn ngữ không còn Tiếng, Văn hóa Ba Tư |
Love, Whitney là album tổng hợp của ca sĩ nhạc pop và R&B người Mỹ Whitney Houston, phát hành năm 2001. Love, Whitney là một bộ sưu tập những bản ballad đã trở thành thương hiệu của cô trong những năm qua và bao gồm bài hát nằm trong top 20 hit. | ''Love, Whitney | Album của Whitney Houston |
hay còn gọi là chi da rắn, chi sa lắc, chi mật cật gai thuộc họ cau dừa bao gồm khoảng 20 loài thực vật có phân bổ tự nhiên Đông Nam tới phía đông Himalaya. các loài thực vật thuộc chi này thường mọc dạng bụi, nhiều gai. Lá đơn thường xẻ thùy lông chim tận gân, tuy nhiên cũng có loài phiến lá nguyên (S. magnifica). Cuống lá của Salacca thường có gai. Quả của chúng thường mọc dưới gốc cây, vỏ quả có màu nâu đến da cam, thường cấu tạo trông như da rắn nên nhiều cây thường được gọi là cây da rắn. Bên trong quả là cơm hạt và hạt, mỗi hạt được bao quanh bởi cơm hạt màu trắng đến ngà vàng, phần cơm hạt thường ăn được và sử dụng làm thực phẩm. Các loài S. zalacca (da rắn/ sa lắc) và S. wallichiana (mây thái/ da rắn qua-lích) thường được trồng trọt rộng rãi để lấy quả. Tập của cây Mây thái (Salacca wallichiana) chúng gọi là Luk rakam (ลูกระกำ) trong tiếng Thái Lan *Salacca affinis Griff. Borneo, Sumatra, Malaysia *Salacca bakeriana J.Dransf. Sarawak *Salacca clemensiana Becc. Borneo, Philippines *Salacca dolicholepis Burret Sabah *Salacca Mogea Kalimantan *Salacca flabellata Furtado Malaysia *Salacca glabrescens Griff. Malaysia, Thái lan *Salacca graciliflora Mogea Malaysia *Salacca griffithii A.J.Hend. Yunnan, Myanmar, Thái lan *Salacca lophospatha J.Dransf. Mogea Sabah apparently extinct *Salacca magnifica Mogea Sabah *Salacca minuta Mogea Malaysia *Salacca multiflora Mogea Malaysia *Salacca ramosiana Mogea Sabah, Philippines *Salacca rupicola J.Dransf. Sarawak *Salacca sarawakensis Mogea Sarawak *Salacca secunda Griff. Assam, Bhutan, Arunachal Pradesh, Myanmar. *Salacca stolonifera Hodel Thái Lan *Salacca sumatrana Becc. Sumatra *Salacca vermicularis Becc. Borneo *Salacca wallichiana Mart. thường gọi là mây thái/ da rắn qua-lích, phân bổ Malaysia, Thái Lam, Việt Nam, Myanmar, Sumatra. Trồng nhiều Thái Lan để lấy quả. *Salacca zalacca (Gaertn.) Voss thường gọi là da rắn/ sa lắc'', phân bổ Java, Sumatra; nhập trồng tại Bali, Lombok, Timor, Malaysia, Maluku, Sulawesi. | chi da rắn | |
Bò Nguni là một giống bò đặc biệt miền nam châu Phi. Giống bò này là một giống bò lai của các giống bò khác nhau Ấn Độ và châu Âu, chúng được đưa đến đây bởi các bộ lạc nói tiếng Bantu đến miền nam châu Phi trong quá trình di cư từ phía bắc lục địa này. Các con bò giống này có kích thước trung bình và thích nghi với chăn thả trên cao. Bò Nguni được biết đến với khả năng sinh sản và khả năng kháng bệnh, là giống ưa thích trong số cộng đồng người nói tiếng Bantu Nam Phi (Nam Phi, Swaziland, Namibia, Zimbabwe, Botswana và Angola). | Bò Nguni | Giống bò |
13652 Elowitz (1997 BV8) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 31 tháng năm 1997 bởi Spacewatch Kitt Peak. JPL Small-Body Database Browser ngày 13652 Elowitz | 13652 Elowitz | |
là một trong hai tông của phân họ Lesbiinae trong họ Chim ruồi (Trochilidae). Tông này có 53 loài, chia thành 14 chi. Tông này có 14 chi: Hình ảnh Chi Các loài 120px Aglaeactis *Aglaeactis aliciae *Aglaeactis castelnaudii *Aglaeactis cupripennis *Aglaeactis pamela 120px *Boissonneaua flavescens *Boissonneaua jardini *Boissonneaua matthewsii 120px Coeligena *Coeligena bonapartei *Coeligena coeligena *Coeligena helianthea *Coeligena iris *Coeligena lutetiae *Coeligena orina *Coeligena phalerata *Coeligena prunellei *Coeligena torquata *Coeligena violifer *Coeligena wilsoni 120px Ensifera *Ensifera ensifera 120px Eriocnemis *Eriocnemis aline *Eriocnemis cupreoventris *Eriocnemis derbyi *Eriocnemis glaucopoides *Eriocnemis godini *Eriocnemis isabellae *Eriocnemis luciani *Eriocnemis mirabilis *Eriocnemis mosquera *Eriocnemis nigrivestis *Eriocnemis vestita 120px *Haplophaedia assimilis *Haplophaedia aureliae *Haplophaedia lugens 120px Heliodoxa *Heliodoxa aurescens *Heliodoxa branickii *Heliodoxa gularis *Heliodoxa imperatrix *Heliodoxa jacula *Heliodoxa leadbeateri *Heliodoxa rubinoides *Heliodoxa rubricauda *Heliodoxa schreibersii *Heliodoxa xanthogonys 120px Lafresnaya *Lafresnaya lafresnayi 120px Loddigesia *Loddigesia mirabilis 120px Ocreatus *Ocreatus addae *Ocreatus peruanus *Ocreatus underwoodii 120px Pterophanes *Pterophanes cyanopterus 120px Urochroa *Urochroa bougueri *Urochroa leucura 120px Urosticte *Urosticte benjamini *Urosticte ruficrissa | null | Họ Chim ruồi |
James Oliver Vaughan (sinh ngày 14 tháng Năm 1988 Birmingham) là một cầu thủ bóng đá người Anh, hiện đang chơi cho CLB Everton. Anh chơi vị trí tiền đạo và là tuyển thủ của U21-Anh. Anh cũng từng đoạt danh hiệu cầu thủ ghi bàn trẻ nhất của giải ngoại hạng Anh. Tập tin:J trong màu áo CLB Leicester City. Vaughan đi học tại một ngôi trường Wolverhampton và được phát hiện tài năng bởi người do thám của Everton trong khi đang chơi bóng tại khu vực Preston. Vaughan cũng là một tài năng trẻ về chạy nước rút, anh từng chạy 100 mét trong 11,5 giây năm 13 tuổi, thời gian chạy nhanh nhất xếp thứ ba tại Anh với lứa tuổi của James Anh gia nhập Học viện bóng đá Everton và đã được bình chọn bởi các đồng đội đồng đội là Cầu thủ dưới-16 tuổi xuất sắc nhất mùa giải 2003-04. Vaughan đã ghi một số bàn thắng quan trọng cho đội dự bị của Everton mùa giải 2004-05. Phút 73 của trận đấu, anh vào sân từ băng ghế dự bị trong trận đấu giữa Eveton với Crystal Palace vào ngày 10 tháng 04 năm 2005, và điều đó giúp Vaughan lập được kỉ lục Cầu thủ trẻ nhất của Everton, vượt qua kỷ lục trước đó được thực hiện bởi Joe Royle cách đó 11 ngày. Kỷ lục này kể từ đó đã bị phá vỡ bởi Jose Baxter. Phút 84 anh ghi được một bàn thắng và nó giúp anh không những lập được kỉ lục Cầu thủ ghi bàn trẻ nhất của Everton, vượt qua Wayne Rooney, mà còn vượt qua cả James Milner để trở thành Cầu thủ ghi bàn trẻ nhất của Premiership. Vaughan đã ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên của mình trong mùa hè năm 2005 với thời hạn hai năm. Đầu mùa giải 2005-06, anh dính phải một chấn thương dây chằng đầu gối trong khi đang thi đấu cho tuyển U18 Anh. Một loạt các biến chứng từ chấn thương đó khiến anh ngồi ngoài trong phần còn lại của mùa giải và anh đã không có cơ hội để thể hiện mình xứng đáng có mặt thường xuyên trong đội hình chính của Everton. Anh đã ghi bàn thắng thứ tại giải đấu của mình phút 93 trong trận thắng 2-0 trước West Ham. Vaughan, mặc dù bị đứt động mạch chân trong trận đấu với Bolton Wanderers, nhưng vẫn vào sân trong trận đấu cuối cùng của mùa giải và thắng Chelsea ngay tại sân Stamford Bridge của đối thủ. Vào cuối mùa giải 2006-07, Vaughan gia hạn hợp đồng với Everton cho đến mùa hè năm 2011. Anh được Evertonfc.com trao giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất mùa giải, tại một lễ trao giải tổ chức tại St George's Hall. Ngày 18 tháng 07 năm 2007, trong một trận đấu giao hữu trước mùa giải, Vaughan bị trật khớp vai sau một pha tranh chấp vô thưởng vô phạt với hậu vệ của Preston North End Youl Mawene. Anh ấy đã ngồi ngoài trong ba tháng trước khi trở lại vào cuối tháng mười trong trận đấu với Birmingham, trong đó anh đã vào sân thay người trong 10 phút cuối. Anh đã ghi được một bàn và đảm bảo tỉ số thắng 3-1 cho Everton. Vaughan tiếp tục ghi bàn thắng trong chiến thắng 3-2 của Everton trước AZ Alkmaar, đội bóng có kỷ lục 32 năm không bao giờ bị đánh bại sân nhà Giải đấu châu Âu. Sau mười chín tháng dưỡng thương, James Vaughan đã trở về ngày 19 tháng 04 trong trận đấu với Manchester United trận bán kết Cúp FA trong giai đoạn đầu tiên của thời gian bù giờ và ghi bàn thắng từ quả đá phạt trong loạt sút penalty, sau đó Everton giành chiến thắng 4-2. Anh đã vào chơi chung kết FA Cup năm 2009, khi vào sân thay người hiệp hai. Trong tháng 09 năm 2009, Vaughan gia nhập câu lạc bộ Giải Hạng Nhất Derby County với một hợp đồng cho mượn trong vòng ba tháng. Tuy nhiên sau đó anh đã được gọi về để phẫu thuật cho một vết nứt nhỏ trong sụn của anh, mặc dù Derby báo hiệu định của họ là phải chấm dứt hợp đồng cho mượn vào tháng Giêng, nhưng anh đã khỏe lại để tiếp tục cống hiến cho CLB. Vaughan sau đó đã ghi bàn thắng đầu tiên của anh kể từ khi anh trở lại từ chấn thương trước Burnley. Ngày 11 tháng 03 năm 2010 Vaughan đã tham gia Leicester City với một thỏa thuận mượn cầu thủ cho đến cuối mùa giải. Ngày 17 Tháng 04 năm 2010, Vaughan ghi bàn thắng đầu tiên cho Leicester sau khi vào thay người trong trận đấu với Watford. Anh trở lại Everton vào cuối mùa giải với một bản báo cáo là triệu bảng Anh để trở lại Leicester vào mùa hè. Sau khi trở về từ một chấn thương trong năm 2006, Vaughan đã được gọi vào đội tuyển U19 Anh. Trong trận đấu cấp U19 gặp Thụy Sĩ, Vaughan đã vào sân thay người hiệp thi đấu thứ hai và ghi một bàn thắng phút 90 giúp U19 Anh thắng 3-2. Vào cuối mùa giải 2006-07, Vaughan đã có tên trong đội hình 23-cầu thủ của Stuart Pearce để cùng U-21 Anh thi đấu Giải vô địch châu Âu cấp U-21. Lần xuất hiện đầu tiên của anh là một sự thay người trong trận hòa 2-2 với U-21 vào ngày 14 tháng 06. Thống kê sự nghiệp CLB Mùa giải Giải Giải quốc nội FA Cup Cúp Liên đoàn Châu Âu Khác Tổng cộng Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn →Leicester City 2009–10 Giải Hạng Nhất →Derby County Everton Giải Ngoại Hạng 11 2008–09 13 15 2007–08 13 2006–07 14 15 2005–06 2004–05 Tổng cộng 53 64 10 Thông tin của James Vaughan tại trang web chính thức của Everton FC | James Oliver Vaughan | Sinh năm 1988, Cầu thủ bóng đá Anh, Cầu thủ bóng đá Everton F.C., Cầu thủ bóng đá Crystal Palace F.C., Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Premier League, Cầu thủ bóng đá Leicester City F.C., Cầu thủ bóng đá Birmingham City F.C., Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Anh |
Độc tố vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm là các độc tố sản sinh từ vi khuẩn có khả năng xâm nhiễm trên thực phẩm và gây bệnh trên cơ thể người. Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh truyền qua thực phẩm. Ngoài cơ chế gây bệnh do ăn vào một lượng bào tử vi khuẩn (nhiễm khuẩn), thực phẩm có thể bị nhiễm bởi độc tố có nguồn gốc từ vi khuẩn, theo hai dạng thức sau: Độc tố tiết ra trực tiếp từ vi khuẩn nhiễm trong thực phẩm. Độc tố sản sinh từ quá trình trao đổi chất của một lượng đủ lớn vi khuẩn khi chúng phát triển trong thực phẩm. Vi khuẩn sinh độc tố rất đa dạng. Chúng có thể sinh bào tử hoặc không sinh bào tử, di động hoặc không di động được, hiếu khí hoặc kị khí hoặc kị khí tùy nghi... Các độc tố do vi khuẩn sản sinh có thể phân loại thành nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố là những độc tố nằm bên trong tế bào vi khuẩn, chỉ được giải phóng ra bên ngoài khi tế bào vi khuẩn bị phá huỷ; chúng chỉ được sản sinh từ các vi khuẩn Gram âm. Còn ngoại độc tố là độc tố do vi khuẩn sống tiết ra môi trường; cả vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương đều có thể sinh ngoại độc tố. Ví dụ: Vi khuẩn Clostridium botulinum sản sinh độc tố botulin (độc tố thịt), vi khuẩn này phát triển trong thực phẩm đến một số lượng đủ lớn rồi mới sinh độc tố. Ngược lại, vi khuẩn Vibrio cholerae sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tiết ra độc tố cholera (cholera toxin) và gây độc. Clostridium botulinum có mặt trong các môi trường đất, nước, trong ruột động vật như cá, gia súc, trong ruột người, trong thịt, rau quả... Từ các nguồn trên, vi khuẩn này có mặt trong đồ hộp thịt và các sản phẩm thịt, trong sản phẩm rau quả chế biến và nhiễm vào cơ thể người, sinh độc tố và gây bệnh. Trong khi đó, Vibrio cholerae chủ yếu có trong môi trường nước biển, trong thủy sản tươi sống và các sản phẩm thủy sản, từ đó nhiễm vào cơ thể người và gây bệnh. Một số vi khuẩn khác có trong phân người, phân động vật sau đó nhiễm chéo vào nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm trước khi đi vào cơ thể người và sinh độc tố. Ngoài ra, một số vi khuẩn sinh độc tố có thể nhiễm trực tiếp từ vật chủ sang cơ thể người mà không qua con đường ăn uống. Một loại thực phẩm có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa. Ví dụ trong các sản phẩm thịt có thể xuất hiện nhiều loài vi khuẩn, trong số đó có nhiều loài sinh độc tố như Clostridium botulinum, Clostridium perfringens, Salmonella spp., aureus, Bacillius cereus, E. coli... Ngược lại, một loài vi khuẩn có thể có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và sản sinh một hoặc nhiều loại độc tố. Ví dụ: các loài Salmonella có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm, chúng có thể sinh các độc tố enterotoxin và cytotoxin. Vi khuẩn gây bệnh và các độc tố của chúng đều gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thực phẩm nhưng nói chung không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cảm quan như các vi nấm và độc tố vi nấm. Ví dụ như hải sản bị nhiễm Vibrio spp. rất khó để nhận diện và phân biệt với hải sản không nhiễm khuẩn về màu sắc, mùi vị, trạng thái; sản phẩm ngũ cốc bị nhiễm Salmonella không thay đổi trạng thái cảm quan nhiều so với sản phẩm ngũ cốc nhiễm các loài vi nấm và độc tố của chúng như aflatoxin, ochratoxin... Tuy nhiên, cũng có trường hợp cá biệt như vi khuẩn C. botulinum phát triển trong đồ hộp thực phẩm có thể gây phồng hộp. Cơ chế gây bệnh của độc tố vi khuẩn khá đa dạng, có thể phân các vi khuẩn gây bệnh thành các nhóm sau đây: Vi khuẩn phát triển trong thực phẩm đến một số lượng đủ lớn rồi mới sinh độc tố: gồm có Bacillus cereus (typ gây nôn), S. aureus và C. botulinum. Vi khuẩn sinh độc tố enterotoxin trong ruột nhưng không gây nhiễm tế bào ruột: gồm có Bacillus cereus (typ gây tiêu chảy), Clostridium perfringens. Vi khuẩn sinh độc tố enterotoxin sau khi bám dính vào tế bào biểu mô nhưng không xâm nhập vào trong tế bào: gồm có các chủng E. coli gây tiêu chảy xuất huyết (EHEC) và gây tiêu chảy chủ yếu trên đối tượng khách du lịch (ETEC), Vibrio cholerae, Vibrio Vi khuẩn xâm nhập và định khu tế bào biểu mô và hệ miễn dịch của ruột và gây độc: gồm có Salmonella spp., Shigella spp., Campylobacter jejuni, Campylobacter coli, Yersinia Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nói chung và gây độc: gồm có Listeria monocytogens, Salmonella typhi, Salmonella paratyphi. Các vi khuẩn gây bệnh có thời gian bệnh khác nhau: trong khi S. aureus bệnh chỉ trong đến thì C. botulinum bệnh trong 12 đến ngày, V. cholerae bệnh trong ngày đến ngày, thậm chí Salmonella typhi bệnh trong 10 ngày đến 21 ngày. Liều gây nhiễm cũng rất khác nhau: C. botulinum gây nhiễm với nồng độ khoảng µg độc tố botulin tương đương với 10 đến 10 đơn vị vi khuẩn/g, EHEC gây nhiễm chỉ với 10 đơn vị vi khuẩn/g trong khi V. cholerae gây nhiễm với liều 10 đơn vị vi khuẩn/g thực phẩm. Tác dụng độc của các độc tố vi khuẩn rất đa dạng. Chúng có thể tác dụng cục bộ hoặc tác dụng hệ thống, tác dụng tức thời hoặc tác dụng chậm, tác dụng độc hình thái hoặc tác dụng độc chức năng. Ví dụ, độc tố của C. botulinum có tính độc cao gấp lần độc tố uốn ván, nó tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương làm giảm sự điều phối của mắt, gây liệt hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và cuối cùng dẫn đến tử vong; còn độc tố của V. cholerae gây tăng tiết nước và clo trong khi làm giảm hấp thu natri khiến cơ thể mất nước, tiêu chảy. Các biện pháp phòng chống ngộ độc do độc tố vi khuẩn gồm các nhóm sau đây: Biện pháp tuyên truyền giáo dục người dân ăn uống hợp vệ sinh: ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn nguội để lâu, thực phẩm khi bảo quản cần để lạnh đủ, đun sôi thức ăn trước khi ăn, vệ sinh nơi ăn, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Biện pháp công nghệ: Các tế bào C. botulinum có thể bị phá hủy nhiệt độ 80 oC sau 30 phút nhưng bào tử của nó chỉ bị tiêu diệt 100 oC sau hoặc 120 oC sau 20 phút. Vì vậy, các biện pháp thanh trùng thông thường không thể tiêu diệt được bào tử C. botulinum trong đồ hộp thịt mà phải sử dụng chế độ tiệt trùng nhiệt độ 115 oC đến 120 oC trong thời gian thích hợp. Một trường hợp khác là S. aureus, vi khuẩn này bị tiêu diệt 80 oC đến 85 oC sau 20 đến 25 phút. S. aureus không tạo được bào tử nhưng độc tố enterotoxin mà nó sinh ra có độc lực mạnh và bền với nhiệt độ, môi trường axit cũng như với các enzym phân giải protein. Phải đun sôi thực phẩm trong ít nhất mới phá hủy được độc tố của S. aureus''. Biện pháp quản lý: áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) cho mỗi dây chuyền sản xuất một sản phẩm thực phẩm nhất định hoặc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 cho chuỗi thực phẩm có liên quan, từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến các khâu thu hoạch, giết mổ, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm. | Độc tố vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm | Độc tố học, An toàn thực phẩm |
Gibbovalva kobusi là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae. Nó được tìm thấy Trung Quốc (Guizhou, Zhejiang, Hunan và Guangxi) và Nhật Bản (Hokkaidō và Honshū). Sải cánh dài 6.5-9.2 mm. Ấu trùng ăn Magnolia kobus. Chúng có thể ăn lá nơi chúng làm tổ. | ''Gibbovalva kobusi | Gibbovalva |
Kishtwar là một thị xã và là nơi đặt ủy ban khu vực quy hoạch (notified area committee) của quận Doda thuộc bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ. Kishtwar có vị trí Nó có độ cao trung bình là 1638 mét (5374 feet). Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Kishtwar có dân số 15.806 người. Phái nam chiếm 61% tổng số dân và phái nữ chiếm 39%. Kishtwar có tỷ lệ 74% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 82%, và tỷ lệ cho phái nữ là 62%. Tại Kishtwar, 11% dân số nhỏ hơn tuổi. | Kishtwar | |
Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (viết tắt GHS) là hệ thống toàn cầu được xây đựng và thừa nhận bởi Liên hiệp Quốc. hệ thống này được xây dựng để thay thế cho các hệ thống phân loại và ghi nhãn hoá chất khác nhau giữa các quốc gia nhằm mục đích thống nhất phù hợp trên phạm vi toàn cầu. Hệ thống bắt đầu phát triển tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc tại Rioat năm 1992. Khi liên đoàn lao động Quốc tế(ILO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các chính phủ và các thành viên khác nhóm họp tại hội nghị Liên hợp Quốc. Hệ thống này áp dụng cho Cộng đồng chung châu Âu (Hiện nay EU hệ thống GHS vào luật EU như là Quy định phân loại, ghi nhãn đóng gói(CLP Regulation) và tiêu chuẩn của cơ quanquản lý an toàn và sức khỏe lao động Hoa Kỳ. Trước khi GHS được ban hành và thực hiện Liên hợp Quốc, các quốc gia khác nhau có các quy định về phân loại hóa chất riêng lẻ. Những quy định này tương tự nhau. GHS được thiết kế để thống nhất các hệ thống phân loại hoá chất thành một quy định chung áp dụng cho các quốc gia chấp nhận GHS (Tuy nhiên, GHS không bắt buộc trong luật của Liên hợp Quốc). Hệ thống này thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng các quốc gia áp dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Dự định lâu dài, hệ thống GHS giúp thúc đẩy hiểu biết về nguy cơ gây bệnh mãn tính của hóa chất và khuyến khích dần dần loại bỏ các hóa chất độc hại, đặc biệt chất gây ung thư, đột biến gen, gây độc sinh sản, hoặc thay thế chúng bằng những hóa chất ít độc hơn. Hệ thống phân loại GHS phức tạp với lượng dữ liệu thu thập từ thử nghiệm, tài liệu, và kinh nghiệm thực tế. | Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals | An toàn hóa học, Phân loại |
Phòng tuyến nước của Hà Lan là một loạt các hệ thống phòng thủ nước được Maurits van Oranje hình thành vào đầu thế kỷ 17 và được người anh em cùng cha khác mẹ là Frederik Hendrik hiện thực hóa. Được kết hợp với lượng nước tự nhiên, tuyến phòng thủ có thể được sử dụng để biến Hà Lan, vùng cực tây của Hà Lan và khu vực tiếp giáp với biển Bắc gần như trở thành một hòn đảo. Vào thế kỷ 19, tuyến phòng thủ này mở rộng để ôm cả Utrecht. Năm 2021, tuyến phòng thủ này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một phần mở rộng của phòng tuyến nước của Amsterdam đã được công nhận trước đó vào năm 1996. Đầu cuộc Chiến tranh Tám Mươi Năm chống lại Tây Ban Nha để giành độc lập, người Hà Lan nhận ra rằng những vùng trũng ngập lụt đã tạo thành một hàng rào phòng thủ tuyệt vời chống lại quân địch. Điều này đã được chứng minh như là trong Cuộc vây hãm Leiden năm 1574, nửa tháng sau của cuộc vây hãm khi tỉnh Hà Lan đã được giải phóng khỏi quân đội Tây Ban Nha, Maurits van Nassau đã lên kế hoạch bảo vệ nó bằng một tuyến phòng thủ đất ngập nước được bảo vệ bởi các pháo đài chạy từ Zuiderzee (hồ IJsselmeer ngày nay) cho đến sông Waal. Năm 1629, Hoàng tử Frederik Hendrik bắt đầu thực hiện kế hoạch. Các cống xả được xây dựng trong các đê bao, pháo đài và các thị trấn phòng thủ được hình thành tại các điểm chiến lược dọc theo tuyến với lớp bao bọc hỏa lực, đặc biệt là các con đê cắt qua dòng nước. Mực nước trong các khu vực ngập lụt được duy trì cẩn thận mức đủ sâu để khó có thể tiến quân bộ nhưng cũng đủ nông để loại bỏ khả năng sử dụng các loại thuyền một cách hiệu quả, trừ xà lan pháo đáy bằng mà quân phòng thủ Hà Lan sử dụng. Dưới mực nước, các chướng ngại vật bổ sung như hào, lỗ chông, (và sau này nhiều hơn nữa là dây thép gai và mìn) đã được che giấu đi một cách cẩn thận. Hàng cây dọc theo đê hình thành con đường duy nhất thông qua các tuyến phòng thủ cũng có thể được dùng làm chướng ngại vật bằng cách đốn hạ trong thời gian chiến tranh. Vào mùa đông, mực nước có thể được điều chỉnh để làm yếu lớp băng bề mặt, trong khi bản thân lớp băng có thể được sử dụng khi bị vỡ ra để tạo thành các chướng ngại vật khiến quân đội đang tiến lên. Tuyến phòng thủ nước của Hà Lan đã chứng tỏ giá trị của nó chưa đầy 40 năm sau khi được xây dựng, đó là trong Chiến tranh Pháp Hà Lan (hoặc Chiến tranh Anglo Hà Lan lần thứ ba) vào năm 1672 khi nó ngăn quân đội của Louis XIV chinh phục Hà Lan, mặc dù khi đó mặt nước bị đóng băng khiến hệ thống phòng thủ gần như trở lên vô dụng. Vào năm 1794 và 1795, quân đội cách mạng của Pháp đã vượt qua chướng ngại gây ra bởi tuyến phòng thủ nước của Hà Lan chỉ bởi sương giá dày đặc đã đóng băng các khu vực ngập lụt. Sau thất bại cuối cùng của Napoléon vào năm 1815 trong trận Waterloo, vương quốc Hà Lan được thành lập. Ngay sau khi vua Willem quyết định hiện đại hóa phòng tuyến nước, dòng nước đã được điều hướng một phần về phía đông của Utrecht. Trong 100 năm tiếp theo, phòng tuyến chính của Hà Lan là đường nước mới. Nó được mở rộng và hiện đại hóa hơn nữa vào thế kỷ 19, với các pháo đài chứa các súng tròn gợi nhớ đến hình ảnh của tháp Martello. Phòng tuyến đã được chuẩn bị nhưng chưa bao giờ bị tấn công trong cuộc Chiến tranh Pháp–Phổ năm 1870 và suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các công sự bằng đất và gạch phòng tuyến quá dễ bị xuyên thủng bởi pháo và bom hiện đại dễ dàng để có thể tiến hành một cuộc bao vây kéo dài. Để khắc phục điều này, một số lượng lớn các công sự bê tông ngầm nhỏ đã được thêm vào. Tuy nhiên, người Hà Lan đã quyết định sử dụng phòng tuyến chính phía đông hơn là phòng tuyến Grebbe, và dành vai trò thứ yếu cho phòng tuyến nước. Khi phòng tuyến Grebbe bị phá vỡ vào ngày 13 tháng 5, đội quân dã chiến được rút về phòng tuyến nước. Tuy nhiên, các chiến thuật hiện đại có thể phá vỡ các tuyến phòng thủ cố định, như đã xảy ra tại phòng tuyến Maginot của Pháp. Trong khi quân đội Hà Lan đang đánh trận tại phòng tuyến Grebbe, quân dù Đức đã bất ngờ đánh chiếm các hướng, tiếp cận từ phía nam vào trung tâm của "Pháo đài Hà Lan", trọng điểm là các cây cầu Moerdijk, Dordrecht, Rotterdam. Khi sự kháng cự không ngừng diễn ra khắp nơi, người Đức buộc người Hà Lan phải đầu hàng bằng cách ném bom Rotterdam, Utrecht và Amsterdam. Từ khi được hình thành vào năm 1815, cho đến lần hiện đại hóa cuối cùng vào năm 1940, số tiền tương đương ước tính khoảng 50 tỷ euro đã được chi cho Phòng tuyến nước mới của Hà Lan. Sau Thế chiến thứ hai, chính phủ Hà Lan đã thiết kế lại tưởng về một đường nước để chống lại một cuộc xâm lược của Liên Xô có thể xảy ra. Phiên bản thứ ba này của phòng tuyến được xây dựng nhiều hơn về phía đông tại IJssel (phòng tuyến IJssel) và Gelderland. Trong trường hợp có cuộc xâm lược, nước của sông Rhein và sông Waal được chuyển hướng vào IJssel, làm ngập sông và các vùng đất giáp ranh. Kế hoạch này chưa bao giờ được thử nghiệm, và nó đã bị chính phủ Hà Lan hủy bỏ vào năm 1964. Ngày nay nhiều pháo đài ít nhiều vẫn còn nguyên vẹn. Có một sự quan tâm mới đối với tuyến nước là vì vẻ đẹp tự nhiên của nó. Các chuyến tham quan bằng xe đạp và đường đi bộ đường dài được tổ chức với chủ đề là tuyến nước. Một số pháo đài mở cửa cho những người đi xe đạp hoặc đi bộ đường dài lại qua đêm. Những công trình khác có mục đích sử dụng khác nhau, chẳng hạn như đại học Utrecht có thảo cầm viên pháo đài Hoofddijk. Do tính chất độc đáo của phòng tuyến, chính phủ Hà Lan đã cân nhắc liệu có nên đề cử toàn bộ phòng tuyến vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO hay không, điều mà họ đã từng làm với Phòng tuyến nước của Amsterdam. Vào ngày 26 tháng năm 2021, phòng tuyến đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Dưới đây là danh sách các cảng, thị trấn phòng thủ và hàng loạt các pháo đài, cứ điểm trọng yếu trên tuyến phòng thủ mới: Các pháo đài, cứ điểm trọng yếu được xây dựng để bảo vệ một thị trấn có liên quan được để trong ngoặc đơn *Pháo binh thường trực De Westbatterij (Muiden) *Lâu đài Muiderslot (Muiden) *Thị trấn phòng thủ Muiden *Thị trấn phòng thủ Weesp *Pháo đài Ossenmarkt (Weesp) *Pháo đài Uitermeer *Pháo đài Hinderdam *Pháo đài Ronduit (Naarden) *Thị trấn phòng thủ Naarden *Đội pháo thường trực tại Karnemelksloot (Naarden) *Pháo đài Uitermeer *Pháo đài Kijkuit *Pháo đài Spion *Pháo đài Nieuwersluis *Pháo đài Tienhoven *Pháo đài aan de Klop (Utrecht) *Pháo đài Gagel (Utrecht) *Pháo đài (Utrecht) *Pháo đài Blauwkapel (Utrecht) *Pháo đài Voordorpsdijk (Utrecht) *Pháo đài Biltstraat (Utrecht) *Pháo đài nhỏ Werk aan de Hoofddijk (Utrecht) *Pháo đài Rhijnauwen (Utrecht) *Lunetten, một loạt pháo đài nhỏ hình bán nguyệt: :*Lunet (Utrecht) :*Lunet II (Utrecht) :*Lunet III (Utrecht) :*Lunet IV (Utrecht) *Pháo đài bij Vechten (Utrecht) *Pháo đài bij 't Hemeltje *Pháo đài bij Jutphaas (Nieuwegein) *Pháo đài nhỏ Werk de Waalse Wetering *Pháo đài nhỏ Werk de Korte Uitweg *Lunet aan de Snel *Pháo đài Honswijk *Wetering Werk aan de Groeneweg *Pháo đài Everdingen *Pháo đài nhỏ Werk aan het Spoel *Pháo đài Pannerden *Pháo đài Boven Lent *Pháo đài nhỏ Werk op de spoorweg bij de Diefdijk *Pháo đài Asperen *Pháo đài de Nieuwe Steeg *Pháo đài Vuren *Thị trấn phòng thủ Gorinchem *Thị trấn phòng thủ Woudrichem *Lâu đài Loevestein *Pháo đài nhỏ Werk aan de Bakkerskil *Pháo đài Steurgat *Pháo đài Uppelse Dijk (Fort Altena) *Pháo đài Giessen Phòng tuyến nước của Amsterdam Tuyến phòng thủ dưới nước Frisia Phòng tuyến Grebbe Phòng tuyến IJssel Phòng tuyến Peel-Raam Phòng tuyến Maas New Dutch Waterline official site (in English; Dutch, German, French also available) Nieuwe Hollandse Waterlinie Knowledge database for the Dutch Waterline (tiếng Đức) Site about the war in May 1940 in the Netherlands (tiếng Anh) | Phòng tuyến nước của Hà Lan | Di sản thế giới tại Hà Lan, Công sự Hà Lan, Lịch sử Noord-Holland, Lịch sử Zuid-Holland, Lịch sử quân sự Hà Lan |
'''Natri là hợp chất hóa học với công thức ((CH3)3Si)2NNa. Hóa chất này, thường gọi tắt là NaHMDS (natri là một base mạnh dùng trong các phản ứng tách proton hay xúc tác base. Ưu điểm là nó có thể tìm thấy dạng rắn và tan được với lượng lớn trong các dung môi không phân cực như THF, đietyl ete, benzen, và toluen bởi nhóm ưa béo TMS. NaHMDS nhanh chóng phân hủy trong nước để tạo ra natri hydroxide và Thông thường các chất cơ kim phân cực thể hiện dưới dạng ion, nhưng NaHMDS lại có rất ít tính chất ion. Cấu trúc phân tử như trên hình là hợp lý hơn cả nguyên tử natri gắn với nguyên tử nitơ thông qua một liên kết cộng hóa trị phân cực. Khi không dung môi hóa, nó là chất rắn dạng trime hóa. NaHMDS được dùng rộng rãi như một base cho các axit C-H. Các phản ứng tiêu biểu: *Tách proton của xeton và este để tạo các dẫn xuất enolat. *Tạo các halocacben như CHBr và CHI bằng phản ứng tách hiđrohalide của CH2X2 (X Br, I). Các cacben này cộng hợp với anken tạo thành dẫn xuất thế của xiclopropan. *Tạo thuốc thử Wittig thông qua phản ứng tách proton các muối photphoni. *Tách proton của xianohiđrin. NaHMDS cũng dùng cho các axit N-H. NaHMDS phản ứng với ankyl halide tạo ra các dẫn xuất amin: :(CH3)3Si)2NNa RBr (CH3)3Si)2NR NaBr :(CH3)3Si)2NR H2O (CH3)3Si)2O RNH2 Quá trình trên được mở rộng lên thành phản ứng aminomwtyl hóa nhờ tác chất chứa một nhóm metoxi không thay thế. *Tách proton các chất đầu để tạo thành các cacben bền. | null | Hợp chất natri, Hợp chất hữu cơ |
Bí tích Thánh Thể, còn gọi là Bí tích Cực Thánh hay Bí tích Mình Thánh Chúa, là một trong bảy Bí tích của Kitô giáo, được cử hành trong phần Phụng vụ Thánh Thể của Thánh lễ. Giáo hội Công giáo Rôma tin rằng, khi người Công giáo lãnh nhận bí tích này, họ được dự phần vào Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô và tham gia vào cuộc tế lễ của Ngài. Bí tích Thánh Thể vô cùng phong phú nên được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau, mỗi danh hiệu gợi lên một số khía cạnh: Bí tích Thánh Thể được gọi là Bữa Ăn của Chúa, vì Hội Thánh tưởng niệm bữa Tiệc Ly khi Chúa cùng ăn với các môn đệ tối hôm trước ngày chịu nạn. Bữa ăn này cũng nói lên sự tiền dự vào Bữa Tiệc Cưới Con Chiên tại Giê-ru-sa-lem trên trời. Bí tích Thánh Thể được gọi là Lễ Tạ Ơn, vì đây chính là việc tạ ơn Thiên Chúa. Tân Ước dùng các từ Hy Lạp eucharistein (x. Lc 22,19; 1Cr 11,24) và eulogein (x. Mt 26,26; Mc 14,22), gợi nhớ lại việc người Do Thái, đặc biệt trong bữa ăn, ca ngợi Thiên Chúa vì những kỳ công Người đã thực hiện: sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa. Bí tích Thánh Thể được gọi là Lễ Bẻ Bánh, vì trong bữa Tiệc Ly (x.Mt 26,26; 1Cr 11,24). Chúa Giêsu dùng nghi thức đặc thù của người Do Thái để chúc tụng Thiên Chúa và chia bánh như người chủ tiệc thường làm (x. Mt 14,19; 15,16; Mc 8,6;19). Nhờ việc bẻ bánh, các môn đệ nhận ra Chúa sau khi Người Phục Sinh (x.Lc 24,13-15). Vì vậy, các Kitô hữu đầu tiên gọi những buổi cử hành thánh lễ là Lễ Bẻ Bánh (x.Cv 2,42.46; 20,7.11). Với thuật ngữ này, họ muốn nói: tất cả những ai cùng ăn một tấm bánh được bẻ ra là Chúa Kitô, thì được hiệp thông với Người và hợp thành thân thể duy nhất trong Người (x. 1Cr 10,16-17). Bí tích Thánh Thể còn được thánh Phaolô gọi là Đồng Bàn (Synaxis), vì được cử hành trong cộng đoàn tín hữu. Cộng đoàn Thánh Thể là hình ảnh hữu hình của Hội Thánh (x. 1Cr 11,17-34). Bí tích Thánh Thể được gọi là cuộc Tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Bí tích Thánh Thể được gọi là Hy Lễ Thánh, vì hiện tại hóa hy lễ duy nhất của Chúa Cứu Thế và bao gồm lễ vật của Hội Thánh. Bí tích Thánh Thể còn được gọi là "hy tế thánh lễ", "hy lễ ca ngợi" (x. Dt 13,15; x. Tv 116, 13.17), hy lễ thiêng liêng (x. 1Pr 2,5), hy lễ tinh tuyền (x. Ml 1.11) và thánh thiện, vì hoàn tất và vượt trên mọi hy lễ trong Cựu Ước. Bí tích Thánh Thể được gọi là phụng vụ thánh thiện và thần linh, vì là tâm điểm và cách diễn tả cô đọng nhất của toàn thể phụng vụ Hội Thánh. Cũng vì thế, Bí tích Thánh Thể được gọi là Mầu Nhiệm Rất Thánh, Bí Tích Cực Thánh, vì là Bí tích trên các Bí tích. Chúng ta dùng thuật ngữ Thánh Thể để chỉ bánh thánh được cất giữ trong Nhà Tạm. Bí tích Thánh Thể còn được gọi là Bí tích Hiệp Thông, vì kết hợp chúng ta với Chúa Kitô, Đấng ban Mình và Máu Người để tất cả trở nên một thân thể (x. 1Cr 10, 16-17). Bí tích Thánh Thể cũng được gọi là Sự Thánh (x. Giáo huấn các Tông đồ 8,13.12; Didaché 9,5; 10,6) theo nghĩa đầu tiên của "mầu nhiệm các thánh thông công" được tuyên xưng trong kinh Tin Kính của các Tông đồ. Ngoài ra, Mình Thánh Chúa còn được gọi là bánh các thiên thần, bánh bởi trời, thuốc trường sinh (x. Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a, thư Ep.20,2), của ăn đàng... Cử hành Bí tích Thánh Thể được gọi là Thánh Lễ, Lễ Mi-sa, do từ Latinh missio nghĩa là sai đi. Thánh lễ kết thúc với lời Hội Thánh sai các tín hữu đi vào đời, để họ thực thi thánh Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Rước lễ là ăn và uống Mình Thánh Chúa qua hình thức bánh mì (không men trong Nghi lễ Latinh, và có men trong hầu hết các Nghi lễ Đông phương) và rượu nho đã được truyền phép. Theo đức tin của người Công giáo, biến đổi từ bánh mì và rượu nho thành Mình và Máu của Chúa Kitô là sự biến đổi thần tính (hoặc biến đổi bản thể) trong khi những tính chất vật lý, hóa học không thay đổi. Họ cũng tin rằng Bí tích Thánh Thể có khả năng nuôi dưỡng linh hồn. Bánh và rượu sẽ trở thành Mình Thánh và Máu Thánh Chúa khi Linh mục đọc lời truyền phép và không còn là Mình và Máu Chúa nữa khi bánh và rượu không còn tính chất của bánh và rượu. Chỉ có Giám mục hay linh mục mới có quyền cử hành Bí tích Thánh Thể. *Tiệc Thánh *Tiệc Ly *Sự kiện đóng đinh Giêsu Nhà tạm là nơi cất giữ Thánh Thể trong nhà thờ (đừng nhầm lẫn với nhà tắm). Bí tích Thánh Thể là "nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu" (x. LG 11). | Bí tích Thánh Thể | Các Bí tích của Giáo hội Công giáo, Bí tích |
Vào ngày 21 tháng năm 2019, một loạt vụ nổ đã xảy ra tại ba nhà thờ và bốn khách sạn các thành phố Sri Lanka, bao gồm thủ đô thương mại Colombo. Ít nhất 258 người (bao gồm cả người nước ngoài) đã thiệt mạng và hơn 500 người bị thương trong các vụ đánh bom. Các vụ đánh bom xảy ra vào đúng ngày lễ Phục sinh tại ba nhà thờ Negombo, Batticaloa và Colombo và tại bốn khách sạn Shangri-La, Cinnamon Grand và Kingsbury, Tropical Inn Colombo. Đây là lần đầu Sri Lanka trải qua một cuộc tấn công khủng bố lớn kể từ khi một vụ xảy ra vào năm 2009 và sau cuộc Nội chiến Sri Lanka. | null | Colombo |
Francine Niyonsaba (sinh ngày tháng năm 1993) là một vận động viên người Burundi, chuyên về cự ly 800 mét. Cô là một huy chương bạc Olympic 2016 trong 800 mét. Huy chương bạc của cô là huy chương Olympic đầu tiên cho Burundi kể từ năm 1996. Niyonsaba về thứ hai trong 800 mét cuộc đua của Diamond League 2016. Cô đã cải thiện khả năng cá nhân tốt nhất của mình lên 1:56,24 tại cuộc họp Herculis 2016. Cô là người giữ kỷ lục quốc gia trong nội dung này, cải thiện kỷ lục của chính mình lên 1: 58,67 vào ngày tháng năm 2012 trong vòng bán kết của sự kiện 800m nữ tại Thế vận hội mùa hè 2012. Đó là một cải tiến 0,01 giây trong hồ sơ trước đây của cô. Hai ngày sau, cô đã hoàn thành thứ bảy (sau đó được nâng cấp lên thứ sáu do sự truất quyền của Elena Arzhakova) trong trận chung kết Olympic 2012. Chưa đầy một tháng sau, cô lại lấy kỷ lục xuống còn 1: 56,59. Cô đã nhanh chóng nổi bật vào năm 2012 khi vẫn còn là một thiếu niên. Lần đầu tiên cô lập kỷ lục là vào cuối tháng năm 2012 trong khi giành chiến thắng trong Giải vô địch châu Phi năm 2012 về điền kinh trong 1: 59.11 trong cuộc đua tranh thứ ba duy nhất của cô. Khi đó, cô đã cải thiện thành tích quốc gia trước đó là 2: 02,13, được thiết lập vòng loại. Trong cuộc đua vòng mở màn, vận động viên thiếu kinh nghiệm đã mở ra 30 mét dẫn đầu gói. Ba tuần sau vào ngày 20 tháng năm 2012, cô đã cải thiện kỷ lục một lần nữa thành 1: 58,68 trong khi hoàn thành thứ hai tại cuộc họp Diamond League 2012 tại Herculis. Niyonsaba giành chiến thắng 800m tại Giải vô địch trong nhà thế giới IAAF 2016 Năm 2016, Niyonsaba đã giành được 800 mét tại Giải vô địch trong nhà thế giới IAAF 2016 trong 2: 00,01. Cuối năm đó, Niyonsaba mang cờ cho Burundi tại Thế vận hội Olympic 2016 Rio. Cô đã kết thúc cuộc thi của mình với huy chương Olympic đầu tiên, một giải bạc nội dung 800m nữ trong thời gian 1: 56,49, sau Caster Semenya của Nam Phi. Vào năm 2017, Niyonsaba đã giành được một kỷ lục quốc gia và thành tích tốt nhất cá nhân mới tại Liên đoàn kim cương Monaco sau khi giành chiến thắng 800m đó trong thời gian 1: 55,47, vào ngày 21 tháng 7. Với lần này, cô là số thế giới bước vào Giải vô địch thế giới 2017 tại London. Tại Giải vô địch thế giới London, cô đã giành được một giải bạc nội dung 800m nữ trong thời gian 1: 55,92. Cô đã dẫn đầu trong phần lớn cuộc đua, nhưng Caster Semenya đã sử dụng cú đá cuối cùng phi thường của mình để một lần nữa vượt qua Burundian trên sân nhà và giành được vàng. Vào năm 2019, nó đã được tiết lộ rằng Niyonsaba được sinh ra với 46, XY karyotype và lưỡng tính trạng sau khi trình độ chuyên môn của mình cho IAAF cạnh tranh của phụ nữ bị ảnh hưởng bởi quy định mới của hiệp hội cho các vận động viên với XY rối loạn phát triển giới tính, mức độ testosterone cao hơn nmol/L và độ nhạy androgen. Thế vận hội Tiền nhiệm Diane Nukuri Người cầm cờ cho viền Burundi Rio de Janeiro 2016 Kế nhiệm Đương nhiệm | Francine Niyonsaba | Người lưỡng tính, Huy chương Thế vận hội Mùa hè 2016, Vận động viên điền kinh Thế vận hội Mùa hè 2016 |
Một sân thượng một tòa nhà Cuba Sân thượng là một phần mở rộng ngoài trời trên mái nhà hoặc mái của tầng cao nhất (tầng thượng) của một tòa nhà trên mặt đất. Một sân thượng nói chung sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với một ban công và sẽ đón nhận một không gian thông thoáng vì tiếp xúc với bầu trời và thường xuyên đón gió. Sân thượng vốn là nơi chịu ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp cả ngày khi hè đến vì vậy chống nóng và nắng cho không gian này cũng chính là làm mát cho cả tổng thể ngôi nhà, nhất là tầng kế dưới. Sân thượng tương đối linh hoạt về chức năng và có thể được sử dụng cho một loạt các hoạt động bao gồm làm vườn, thư giãn, giải trí, tắm nắng, và nướng và bày biện các bữa tiệc. Đôi khi, có một bồn tắm nóng, hoặc một hồ bơi nhỏ cũng có thể được thiết kế trên sân thượng. Cũng có thể có một nhà bếp ngoài trời hoặc các hoạt động nướng thịt nướng (ở phương Tây). Sân thượng cũng thường được dùng là nơi dùng phơi quần áo hoặc phục vụ với nhiều mục đích sinh hoạt khác nhau. Sân thượng cũng là nơi chứa các đồ dùng sinh hoạt như bồn chứa nước, tẹc nước, bồn nước năng lượng mặt trời, bình móng lạnh, máy lạnh... Với những gia đình yêu thích khoảng xanh thiên nhiên, muốn tìm một không gian thoáng đãng ngoài trời thì đây lại là nơi lý tưởng để biến thành góc riêng tư hay là nơi quây quần bên gia đình. Một sân thượng Mỹ Ngày nay, xu hướng làm vườn nhỏ trên sân thượng cũng là biện pháp chống nóng hiệu quả cho mái bằng. Vườn trên sân thượng nên làm theo kiểu vườn "treo", tức là các phần đổ đất trồng cây hoặc hồ nước không bám trực tiếp lên sàn sân thượng mà được làm cách khoảng với sàn hai lớp, có bố trí thoát nước để chống thấm và xử lý kỹ thuật dễ dàng. Góc sân thượng cũng có thể bố trí gạch thẻ, đổ đất trồng hoa mười giờ hoặc cỏ xanh cùng cây lá sáng làm nền. Kiến trúc sư sẽ giúp bạn tính toán trước khoảng lam để treo vài giỏ hoa Vườn trên sân thượng đang là xu hướng phổ biến do không gian nhà ống chật hẹp hiện nay khiến mảng xanh ngày càng trở nên hiếm hoi. Tìm kiếm vị trí thích hợp và tạo lập khoảng xanh thư giãn, đặc biệt trên sân thượng là xu hướng nổi bật hiện nay trong nhà phố. | Sân thượng | |
Tân Hiệp là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Huyện Tân Hiệp nằm phía đông của tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý: *Phía đông giáp huyện Cờ Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh thuộc thành phố Cần Thơ *Phía tây giáp huyện Châu Thành, huyện Hòn Đất và thành phố Rạch Giá *Phía nam giáp huyện Giồng Riềng *Phía bắc giáp huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Huyện Tân Hiệp có diện tích 422,88 km², dân số năm 2020 là 125.858 người, mật độ dân số đạt 298 người/km². Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Cao Lãnh Rạch Sỏi đi qua đang được khai thác. Huyện Tân Hiệp có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Hiệp (huyện lỵ) và 10 xã: Tân An, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Thành, Thạnh Đông, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị. Đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn Tân Hiệp Xã Tân An Xã Tân Hiệp Xã Tân Hiệp Xã Tân Hòa Xã Tân Hội Xã Tân Thành Xã Thạnh Đông Xã Thạnh Đông Xã Thạnh Đông Xã Thạnh Trị Diện tích (km²) 31,98 34,99 40,17 34,01 34,96 44,45 31,88 51,54 46,66 29,08 43,15 Dân số (người) 18.102 7.641 11.175 7.679 6.324 13.725 8.905 15.501 16.338 7.679 12.585 Mật độ dân số (người/km²) 566 218 278 232 181 309 279 301 350 264 292 Số đơn vị hành chính 10 khu phố ấp ấp ấp ấp ấp ấp ấp ấp ấp ấp Thời Pháp thuộc, ban đầu địa bàn huyện Tân Hiệp ngày nay bao gồm làng Tân Hội, một phần làng Mong Thọ (thuộc quận Châu Thành) và một phần làng Thạnh Hòa (thuộc quận Giồng Riềng) lúc bấy giờ cùng thuộc tỉnh Rạch Giá. Sau này, vào khoảng những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân Pháp cho thành lập làng Tân Hiệp thuộc quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá trên cơ sở tách đất từ các làng Tân Hội và Mong Thọ. Về sau, lại lập thêm làng Thạnh Đông trên cơ sở tách đất từ làng Thạnh Hòa. Khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XX, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp lại cho thành lập quận Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá với các làng trực thuộc: Tân Hiệp, Tân Hội, Thạnh Đông. Tên quận được lấy theo tên làng Tân Hiệp vốn là nơi đặt quận lỵ. Năm 1954, đông đảo đồng bào miền Bắc, phần lớn là theo đạo Thiên Chúa đã di cư vào miền Nam và đến đây lập nghiệp, sinh sống cho đến ngày nay. Sau năm 1956, các làng gọi làng xã. Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Tân Hiệp cũ thành quận Kiên Tân thuộc tỉnh Kiên Giang. Trong đó, xã Tân Hiệp vẫn là nơi đặt quận lỵ quận Kiên Tân. Năm 1970, quận Kiên Tân gồm xã: Giục Tượng, Mông Thọ, Tân Hiệp, Tân Hội, Thạnh Đông. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì tên gọi vùng đất này là huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ cho đến đầu năm 1976. Huyện Tân Hiệp khi đó chỉ gồm xã: Tân Hiệp, Tân Hội và Thạnh Đông. Sau ngày 30 tháng năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ cho đến đầu năm 1976. Từ tháng năm 1976, huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Kiên Giang, ban đầu bao gồm thị trấn Tân Hiệp và xã: Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Tân Hội, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B. Huyện lỵ là thị trấn Tân Hiệp, được thành lập do tách đất từ các xã Tân Hiệp và Thạnh Đông trước đó. Ngày 18 tháng năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 23-CP về việc: *Thành lập xã Thạnh Trị trên cơ sở 4.117,56 ha diện tích tự nhiên và 10.294 nhân khẩu của xã Thạnh Đông *Thành lập xã Thạnh Đông trên cơ sở 5.438,06 ha diện tích tự nhiên và 15.169 nhân khẩu của xã Thạnh Đông B. Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP về việc thành lập xã Tân Thành trên cơ sở 3.386,31 ha diện tích tự nhiên và 10.443 nhân khẩu của xã Tân Hội. Ngày tháng năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2004/NĐ-CP về việc thành lập xã Tân An trên cơ sở 3.415,50 ha diện tích tự nhiên và 8.234 nhân khẩu của xã Tân Hiệp A. Cuối năm 2004, huyện Tân Hiệp có thị trấn Tân Hiệp và xã là: Tân Thành, Tân Hội, Tân An, Tân Hiệp B, Tân Hiệp, Thạnh Đông, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị. Ngày tháng năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh 434,71 ha diện tích tự nhiên và 1.232 nhân khẩu của xã Thạnh Đông và 2.671,19 ha diện tích tự nhiên và 13.233 nhân khẩu của xã Thạnh Đông về thị trấn Tân Hiệp quản lý. Ngày 29 tháng năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc thành lập xã Tân Hòa trên cơ sở điều chỉnh 3.524,87 ha diện tích tự nhiên và 8.566 nhân khẩu của xã Tân Hiệp B. Huyện Tân Hiệp có thị trấn và 10 xã trực thuộc. | Tân Hiệp | |
Khlong Yai () là một huyện (amphoe) của tỉnh Trat, phía đông Thái Lan. Trước đây khu vực này thuộc tỉnh Patchanta Khiri Khet (nay là Koh Kong). Không giống các khu vực khác của Koh Kong, khu vực này thuộc Xiêm theo hợp đồng Pháp-Xiêm trong thời trị vì của vua Chulalongkorn, theo đó, Xiêm nhượng các khu vực phía đông sông Mekong cũng như các tỉnh phía tây Campuchia như Battambang, Siam Nakhon và Sisophon. Đơn vị này đã được lập thành một tiểu huyện (king amphoe) năm 1912 và đã chính thức được nâng thành huyện năm 1959. Huyện này là một dải đất hẹp dọc theo bờ vịnh Thái Lan, được tách khỏi Campuchia bằng dãy núi Cardamom. Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) là: Mueang Trat of tỉnh Trat, tỉnh Koh Kong của Campuchia và vịnh Thái Lan. Huyện này được chia thành phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia ra thành 20 làng (muban). Có hai thị trấn (thesaban tambon) Khlong Yai và Hat Lek cả hai nằm trên tambon cùng tên. Có Tổ chức hành chính tambon. STT. Tên Tên Thái Số làng Dân số 1. Khlong Yai คลองใหญ่ 14.877 2. Mai Rut ไม้รูด 4.642 3. Hat Lek หาดเล็ก 4.462 Khlong Yai | Khlong Yai | |
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, cũng là người đứng đầu hành pháp, Chủ tịch nước là một trong những chức vụ chính trị cao nhất tại Việt Nam. Chủ tịch nước cũng là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh kiêm Tổng tư lệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương và cũng là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Nếu một Chủ tịch nước đương nhiệm qua đời, Phó Chủ tịch nước sẽ làm quyền Chủ tịch nước. Chủ tịch nước phải ít nhất 21 tuổi, là công dân Việt Nam và là một đại biểu Quốc hội. Danh sách này chỉ tính những nhiệm kỳ liên tục của một Chủ tịch nước và các quyền Chủ tịch nước, những người đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước sau khi Hiến pháp Việt Nam phê chuẩn. Chức vụ có hiệu lực từ ngày tháng năm 1945. Đã có 11 người nhậm chức Chủ tịch nước (Trong đó, kể từ năm 2016 có Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức). Trong số các cá nhân được bầu làm Chủ tịch nước, có ba người qua đời trong nhiệm kỳ vì bệnh (Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng và Trần Đại Quang), và hai người xin từ chức (Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Phúc). Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất khi nhậm chức là Võ Văn Thưởng tuổi 52 năm 79 ngày và lớn tuổi nhất là Tôn Đức Thắng tuổi 81 năm 34 ngày. Chủ tịch nước sống lâu nhất là Võ Chí Công khi mất tuổi 99 năm 32 ngày và Chủ tịch nước có tuổi thọ kém nhất là Trần Đại Quang khi mất tuổi 61 năm 344 ngày. Tuổi trung bình của Chủ tịch nước khi nhậm chức là 66,4 tuổi. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đầu tiên, đã trở thành Chủ tịch nước vào năm 1945 sau khi Việt Nam độc lập. Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch nước tại nhiệm ngắn nhất với năm 188 ngày từ năm 2021 đến năm 2023 nếu không tính những người tạm quyền. Hồ Chí Minh có thời gian làm Chủ tịch nước dài nhất với 24 năm từ năm 1945 đến khi mất năm 1969. Ông cũng là Chủ tịch nước tại nhiệm qua nhiều nhiệm kỳ nhất với nhiệm kỳ (1945, 1946, 1960, 1964). Trong khi đó, Tôn Đức Thắng cũng là Chủ tịch nước tại nhiệm qua nhiệm kỳ (1969, 1971, 1975, 1976). Hiến pháp quy định, nhiệm kỳ Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ Quốc hội (thường là năm) và không giới hạn số lần tái cử. Tuy nhiên, đa số các Chủ tịch nước đều tại nhiệm trong một nhiệm kỳ. Có hai Chủ tịch nước từng là tướng lĩnh (một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam là Lê Đức Anh và một Đại tướng Công an Nhân dân Việt Nam là Trần Đại Quang) Chủ tịch nước hiện nay là ông Võ Văn Thưởng, nhậm chức ngày tháng năm 2023. STT Chân dung Họ và tên Nhiệm kỳ Thời gian tại nhiệm Đảng phái Ghi chú Quốc hội Bắt đầu Kết thúc Chủ tịch nước (1945 1976) 80px Hồ Chí Minh(1890 1969) tháng năm 1945 tháng năm 1969 Đảng Cộng sản Đông Dương (đến 1951)Đảng Lao động Việt Nam (từ 1951) Chủ tịch nước đầu tiên và là Chủ tịch nước có nhiệm kỳ dài nhất, mất khi đang tại chức 80px Huỳnh Thúc Kháng(1876 1947) 31 tháng năm 1946 21 tháng 10 năm 1946 không đảng phái Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp để đàm phán. 1(1946) 80px Tôn Đức Thắng(1888 1980) tháng năm 1969 22 tháng năm 1969 Đảng Lao động Việt Nam Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch nước Hồ Chí Minh qua đời 3(1964) 80px Tôn Đức Thắng(1888 1980) 23 tháng năm 1969 tháng năm 1976 Đảng Lao động Việt Nam Lớn tuổi nhất khi nhậm chức STT Chân dung Họ và tên Nhiệm kỳ Thời gian tại nhiệm Đảng phái Ghi chú Bầu cử Bắt đầu Kết thúc Chủ tịch nước (1976 1981) 80px Tôn Đức Thắng(1888 1980) tháng năm 1976 30 tháng năm 1980 Đảng Cộng sản Việt Nam Mất khi tại chức 6(1976) 80px Nguyễn Hữu 30 tháng năm 1980 tháng năm 1981 Đảng Cộng sản Việt Nam Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981 1992) 80px Trường Chinh(1907 1988) tháng năm 1981 18 tháng năm 1987 Đảng Cộng sản Việt Nam 7(1981) 80px Võ Chí Công(1912 2011) 18 tháng năm 1987 23 tháng năm 1992 8(1987) Chủ tịch nước (1992 nay) 80px Lê Đức Anh(1920 2019) 23 tháng năm 1992 23 tháng năm 1997 Đảng Cộng sản Việt Nam Đại tướng quân đội duy nhất giữ chức 9(1992) 80px Trần Đức Lương(Sinh 1937) 24 tháng năm 1997 27 tháng năm 2006 Từ chức 80px Nguyễn Minh Triết(Sinh 1942) 27 tháng năm 2006 25 tháng năm 2011 80px Trương Tấn Sang(Sinh 1949) 25 tháng năm 2011 tháng năm 2016 14(2011) 80px Trần Đại Quang(1956 2018) tháng năm 2016 21 tháng năm 2018 Mất khi tại chức, Đại tướng công an duy nhất giữ chức 15(2016) 80px Đặng Thị Ngọc Thịnh(Sinh 1959) 21 tháng năm 2018 23 tháng 10 năm 2018 Đảng Cộng sản Việt Nam Người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch nước 10 80px Nguyễn Phú Trọng(Sinh 1944) 23 tháng 10 năm 2018 tháng năm 2021 Đảng Cộng sản Việt Nam 16(2018) 11 80px Nguyễn Xuân Phúc(Sinh 1954) tháng năm 2021 18 tháng năm 2023 Từ chức, Chủ tịch nước có nhiệm kỳ ngắn nhất Việt Nam 17(2021) 80px Võ Thị Ánh Xuân (Sinh 1970) 18 tháng năm 2023 tháng năm 2023 Đảng Cộng sản Việt Nam Người phụ nữ thứ hai đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch nước 12 80px Võ Văn Thưởng(sinh 1970) tháng năm 2023 đương nhiệm'' Đảng Cộng sản Việt Nam Trẻ nhất khi nhậm chức 18(2023) Ghi chú: ImageSize width:800 height:auto barincrement:18 PlotArea top:3 bottom:120 right:150 left:20 AlignBars late DateFormat= dd/mm/yyyy Period from:1945 till:31/12/2023 TimeAxis ScaleMajor= unit:year increment:5 start:1945 ScaleMinor= unit:year increment:1 start:1945 Colors= id:icp id:wpv id:none legend:Không_có id:cpv Legend= columns:2 left:200 top:80 columnwidth:250 TextData= pos:(20,100) textcolor:black fontsize:M text:"Đảng chính trị:" BarData= bar:HồChíMinh bar:TônĐứcThắng bar:TrườngChinh bar:VõChíCông bar:LêĐứcAnh bar:VõVănThưởng PlotData= width:5 align:left fontsize:S shift:(5,-4) anchor:till bar:HồChíMinh from: 02/09/1945 till:19/02/1951 color:icp from: 19/02/1951 till:02/09/1969 color:wpv text:Hồ Chí Minh from: 29/05/1946 till:21/10/1946 color:none text:Huỳnh Thúc Kháng bar:TônĐứcThắng from: 02/09/1969 till:02/07/1976 color:wpv from: 02/07/1976 till:30/03/1980 color:cpv text:Tôn Đức Thắng from: 30/03/1980 till:04/07/1981 color:cpv text:Nguyễn Hữu Thọ bar:TrườngChinh from: 04/07/1981 till:18/06/1987 color:cpv text:Trường Chinh bar:VõChíCông from: 18/06/1987 till:23/09/1992 color:cpv text:Võ Chí Công bar:LêĐứcAnh from: 23/09/1992 till:24/09/1997 color:cpv text:Lê Đức Anh from: 24/09/1997 till:27/06/2006 color:cpv text:Trần Đức Lương from: 27/06/2006 till:25/07/2011 color:cpv text:Nguyễn Minh Triết from: 25/07/2011 till:02/04/2016 color:cpv text:Trương Tấn Sang from: 02/04/2016 till:21/09/2018 color:cpv text:Trần Đại Quang from: 21/09/2018 till:23/10/2018 color:cpv text:Đặng Thị Ngọc Thịnh from: 23/10/2018 till:05/04/2021 color:cpv text:Nguyễn Phú Trọng from: 05/04/2021 till:18/01/2023 color:cpv text:Nguyễn Xuân Phúc from: 18/01/2023 till:02/03/2023 color:cpv text:Võ Thị Ánh Xuân bar:VõVănThưởng from: 02/03/2023 till:end color:cpv text:Võ Văn Thưởng Tính đến tháng năm 2023, có năm nguyên Chủ tịch nước còn sống. Nguyên Chủ tịch nước còn sống cao tuổi nhất là Trần Đức Lương và trẻ tuổi nhất là Nguyễn Xuân Phúc và Nguyên Chủ tịch nước qua đời gần đây nhất là Lê Đức Anh vào ngày 22 tháng năm 2019 tuổi 98. Dưới đây là danh sách các nguyên Chủ tịch nước còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ: Tran Duc Luong, Nov 17, 2004.jpg|Trần Đức Lương1997–2006 Mr. Nguyen Minh Minh Triết2006–2011 Mr. Truong Tan Sang.jpg|Trương Tấn Sang2011–2016 Kishida Fumio and Nguyen Phu Trong 2022 Phú Trọng2018–2021 Nguyen Xuan Phuc 2022.jpg|Nguyễn Xuân Phúc2021–2023 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chế định Chủ tịch nước Việt Nam Phó Chủ tịch nước Việt Nam Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Danh sách nhân vật Việt Nam, Chính trị Việt Nam, Chính phủ Việt Nam |
Tập tin:Chinese Garden of Trung Hoa Sydney Vườn Trung Hoa là những khu vườn nghệ thuật được xây dựng với mục đích làm cảnh phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch có phong cách vườn cổ của Trung Quốc. Trong vườn cảnh Trung Hoa yếu tố đá và nước được coi trọng hơn cả. đây có một số coi như là nét đặc trưng đó là các non bộ hùng vĩ soi mình xuống hồ nước với đường viền liễu rủ như trong những bức tranh thủy mặc. Những hành lang dài có mái che, những thủy đình giữa hồ với cầu đá khúc khuỷu, theo quan niệm người Trung Hoa, để tránh quỷ dữ vào nhà hoặc các lầu hóng mát, ngắm trăng... Có các khu vườn cảnh điển hình cho phong cách này là các vườn cảnh cổ Tô Châu, Hàng Châu hay Cố Cung Bắc Kinh Trung Quốc. *Vườn Nhật của Hoài Đức, Nhà xuất bản trẻ xuất bản năm 1996. *Trang trí Vườn cảnh của Đỗ Xuân Hải, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1995 *Nghệ thuật Vườn Công viên của Hàn Tất Ngạn, Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản năm 2000. Và từ một số nguồn khác. | Vườn Trung Hoa | Kiến trúc cảnh quan Trung, Nghệ thuật Trung Quốc |
Bồn nước dùng để chứa nước sinh hoạt, tưới tiêu trong nông nghiệp và chăn nuôi, chứa được cả hóa chất hoặc nhiều loại chất lỏng khác. Có nhiều loại vật liệu được dùng để sản xuất bồn nước như polyethylene, thép không gỉ, xi măng, sợi thủy tinh, v.v. Tại Việt Nam, trên thị trường hiện nay, loại bồn nước thông dụng nhất là bồn inox và bồn nhựa. Hiện nay một số sản phẩm bồn nước tự hủy cũng được dùng khá nhiều. các vùng quê, bồn nước nhựa cỡ đại thường được tích trữ nước, hạn chế vấn đề hạn hán hoặc cúp nước. Còn nước dùng sinh hoạt gia đình, bồn nước inox được đặt trên sân thượng hoặc sau nhà. Được sản xuất dựa trên công nghệ xoay ly tâm. Nhựa được đốt nóng và xoay ba chiều trong một khuôn khép kín. Bồn nhựa có khả năng cách nhiệt tốt, thích hợp cho tất cả các nguồn nước, nhất là nước giếng khoan có nhiều khoáng chất, phèn chua. Bồn nhựa có loại bồn đứng và bồn nằm và có nhiều dung tích khác nhau. Bồn nhựa thông thường trên thị trường được bảo hành năm hoặc 12 năm và có giá rẻ hơn bồn inox. Được sản xuất từ thép không gỉ tấm và được hàn lại và tạo gân. Bồn inox được bảo hành khoảng 10 năm và có giá bán cao hơn so với bồn nhựa do giá nguyên liệu đầu vào. Mẫu mã bồn inox đẹp hơn bồn nhựa nhưng bồn inox cũng có nhược điểm là hấp thụ nhiệt mạnh nên mùa hè làm nước nóng, còn mùa đông làm nước lạnh. Ngoài ra, bồn inox không thích hợp cho các vùng nước phèn chua hoặc mặn vì inox dễ bị ăn mòn, gỉ và như thế sẽ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.. Người tiêu dùng cũng nên chú đến chất lượng và kích thước đúng của bồn khi mua. Association of Rotational Molders International | Bồn nước | Sản phẩm inox, Sản phẩm nhựa, Vật dụng chứa, Cơ sở hạ tầng cung cấp nước |
Vetaforma abnormalis là một loài rêu trong họ Vetaformaceae. Loài này được Fulford J. Taylor mô tả khoa học đầu tiên năm 1959. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | ''Vetaforma abnormalis | Vetaforma, Unresolved names |
Sông Đông (tiếng Anh: East River) là một lạch nước mặn thành phố New York. Tuy có tên là "River" nhưng đây không phải là con sông theo đúng nghĩa, mà là lạch nước biển nối Vịnh Thượng New York phía nam và Long Island Sound phía bắc, tức ngăn Long Island và vùng đất liền. Trên Long Island là hai quận Queens và Brooklyn. Còn bên đất liền là the Bronx và Manhattan. Từ Long Island Sound sông chảy về hướng nam nên còn được gọi là Sông Nam. Lạch biển này bị thủy triều chi phối nên dòng nước thay đổi luôn. Khi nước lớn thì chảy ngược lên phía bắc, còn nước ròng thì luồng nước đổ về Vịnh Thượng New York. Một tấm bán đồ từ năm 1781 Eo biển được hình thành khoảng 11.000 năm trước vào giai đoạn cuối của thời kỳ băng hà Wisconsin. Sự thay đổi rõ rệt trong hình dạng của eo biển giữa phần hạ nguồn và thượng nguồn là bằng chứng cho hoạt động băng hà này. Phần thượng nguồn (từ Long Island Sound đến Hell Gate) phần lớn chạy vuông góc với chuyển động của băng; phần này rộng, uốn khúc và có vịnh hẹp sâu hai bờ được tạo nên bởi sự chuyển động của dòng sông băng. Phần hạ nguồn (từ Hell Gate đến Vịnh New York) chạy theo hướng bắc-nam song song với chuyển động của băng. Phần này hẹp hơn nhiều với các bờ thẳng. Vịnh trên tồn tại (hoặc đã tồn tại trước khi bị lấp đầy bởi hoạt động của con người) phần lớn đều rộng và nông. East River NYC from the Greater Astoria Historical Society LIC Community Boathouse site for free paddling on the East River Hydropower turbines destroyed by East River current Western Queens waterfront information page | Sông Đông | |
Seyhan Kurt (sinh ngày 16 tháng 12 năm 1971 tại Pháp) là một nhà văn, nhà xã hội học và nhà nhân chủng học người Pháp gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Ông sinh ra xã Grenoble, Pháp. Ông đã học tại trường Jean Jaurès Lyon, học hội họa Pháp, kịch nghệ và lịch sử nghệ thuật Izmir, học ngôn ngữ và văn học Pháp, xã hội học và nhân chủng học. Ông tốt nghiệp Đại học Selçuk, khoa xã hội học. Năm 1992 và 1993, ông đã trưng bày các bức tranh của mình theo phong cách trừu tượng và kỹ thuật sơn dầu trong hai cuộc triển lãm cá nhân tại Phòng trưng bày mỹ thuật bang Mersin. Ông đã tiến hành nghiên cứu về kiến trúc và văn hóa đô thị và Hy Lạp. Ông đã được nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Ankara, khoa ngôn ngữ, lịch sử và địa lý, khoa nhân chủng học. Vào năm 2020, ông đã biên tập Falih Rıfkı Atay's Coast of Taymis (1934), một bài phân tích chính trị, xã hội học và nhân chủng học về những quan sát của ông trong chuyến du lịch Anh và châu Âu. Trong cuốn sách From Household to Home State, xuất bản năm 2021, do İletişim Publication xuất bản, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của không chỉ kiến trúc, mà còn của các ngành như nhân chủng học và xã hội học, xem xét các thông lệ, quy định và hiện tượng tiêu dùng hàng ngày khi giải quyết khái niệm về "Ngôi nhà Thổ Nhĩ Kỳ". Trong cuốn sách này, ông đã xem xét kiến trúc, cuộc sống hàng ngày và cách sắp xếp của ngôi nhà Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ 19 cho đến ngày nay. Về cuốn sách này, nhà báo Işın Eliçin đã phỏng vấn Seyhan Kurt trên kênh Medyascope. Cuốn sách của ông đã được giới thiệu bởi một bài báo trên tạp chí (The Review of Life Studies) Tokyo bởi Ahmet Testici. Trong nghiên cứu của mình, ông đã áp dụng một phương pháp liên ngành bằng cách sử dụng các lĩnh vực khác nhau từ điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ đến văn hóa truyền miệng. Từ năm 1990 đến 2017, một số bài thơ của ông đã được dịch sang tiếng Pháp, Anh, Đức, Hy Lạp và Estonia. (1993) Kapa Gözlerini "Shut Your Eyes" (1995) Destinos "destiny" (1999) Hüznün Sözyitimleri "Speechlessness of Sadness" (2002) On Jean Baudrillard (unpublished thesis) (2002) El Ilani "Hand-Out" (2004) Bizden Geçen Sular "Waters Running Through Us" (2012) Seyyah "The Voyager" (2017) Herkese ve Hiç Kimseye "To Everyone and No one" (2021) Haneden Ev Haline:"Türk Evi”nde Mimari, Düzenleme, Pratik From Household to Home State: Architecture, Arrangement and Practice in "Turkish House" | Seyhan Kurt | Nhân vật còn sống, Sinh năm 1971, Nhà xã hội học Pháp, Nam nhà văn thế kỷ 20, Nhà nhân chủng học Pháp |
__NOTOC__ là một chi nhỏ của họ Psychidae. Trong đó, nó thuộc về bộ lạc Naryciini, trong này có phân họ Naryciinae phần nào tranh cãi mà đôi khi có trong Một số tác giả xem Diplodoma một từ đồng nghĩa cơ sở của Narycia, nhưng điều này là không chấp nhận rộng rãi. Các loài của Diplodoma gồm: Diplodoma adspersella Heinemann, 1870 Diplodoma (Goeze, 1783) (= D. herminatum, D. Diplodoma taurica Zagulajev, 1986 (2009): Diplodoma. Version 2.1, 2009-DEC-22. Truy cập 2010-MAY-02. (2004): Butterflies và Moths of the World, Generic Names và their Type-species Diplodoma. Version of 2004-NOV-05. Truy cập 2010-MAY-05. (2001): Markku Savela's Lepidoptera và some other life forms Diplodoma Version of 2001-NOV-04. Truy cập 2010-MAY-03. | null | Psychidae |
Onno Hoes (sinh ngày tháng năm 1961) là một chính khách người Hà Lan của Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (VVD) và là doanh nhân. Ông là Thị trưởng của Haarlemmermeer diễn xuất kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2017. Ông là Thị trưởng của Maastricht từ ngày tháng 11 năm 2010 đến ngày 30 tháng năm 2015. Từ ngày 11 tháng năm 2010 đến ngày 12 tháng 10 năm 2014, ông cũng là Chủ tịch của Trung tâm Thông tin và Tài liệu Hà Lan Israel. Trước khi trở thành thị trưởng của Maastricht Hoes đã giữ một số vị trí chính trị. Từ năm 1992 đến 2003, ông là thành viên của quốc hội tỉnh Bắc Brabant, từ năm 1993 đến năm 1998, ông cũng là thành viên của hội đồng thành phố và từ năm 2001 đến 2010, ông là thành viên của ban điều hành tỉnh miền Bắc Brabant, đối phó với các chủ đề khác nhau như phát triển kinh tế, quan hệ quốc tế và sinh thái. Hoes có một phần gốc Do Thái, mẹ là người Do Thái và cha là Công giáo. Ông đã kết hôn với người dẫn chương trình truyền hình Hà Lan Albert Verlinde. Nữ diễn viên Isa Hoes là em gái của ông. Năm 2014 Onno Hoes ly dị Albert Verlinde. Năm 2013 Hoes tiết lộ rằng ông đã có một số vấn đề ngoại khóa kể từ khi được bầu làm Thị trưởng Maastricht. Vụ bê bối diễn ra nơi công cộng dẫn đầu hội đồng thành phố Maastricht để lấy phiếu tín nhiệm. Mặc dù sống sót sau cuộc bỏ phiếu của hội đồng, Onno Hoes tuyên bố từ chức thị trưởng Maastricht vào ngày 10 tháng 12. Trong thông báo, Hoes đề nghị lại cho đến khi một thị trưởng mới được bổ nhiệm. | Onno Hoes | Sinh năm 1961, Nhân vật còn sống, Chính khách đồng tính nam, Chính trị gia Hà Lan thế kỷ 20, Người Do Thái LGBT |
là một chi khủng long, được Ginsburg mô tả khoa học năm 1964. *Danh sách khủng long | null | Khủng long Thể, Động vật tuyệt chủng, Động vật được mô tả năm 1964, Khủng long châu Phi, Khủng long kỷ Jura Thể, Dự án Khủng long/Theo dõi |
là một chi nhện trong họ Pholcidae. Các loài trong chi này gồm: Buitinga amani Huber, 2003 Buitinga asax Huber, 2003 Buitinga buhoma Huber, 2003 Buitinga ensifera (Tullgren, 1910) Buitinga globosa (Tullgren, 1910) Buitinga griswoldi Huber, 2003 Buitinga kadogo Huber, 2003 Buitinga kanzuiri Huber, 2003 Buitinga kihanga Huber, 2003 Buitinga kikura Huber, 2003 Buitinga lakilingo Huber, 2003 Buitinga mazumbai Huber, 2003 Buitinga mbomole Huber, 2003 Buitinga mulanje Huber, 2003 Buitinga nigrescens (Berland, 1920) Buitinga ruhiza Huber, 2003 Buitinga ruwenzori Huber, 2003 Buitinga safura Huber, 2003 Buitinga tingatingai Huber, 2003 Buitinga uzungwa Huber, 2003 | null | Pholcidae |
Zorita del Maestrazgo là một đô thị trong tỉnh Castellón, Cộng đồng Valencia, Tây Ban Nha. Đô thị Zorita del Maestrazgo có diện tích 68,8 kilômét vuông, dân số theo điều tra năm 2010 của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha là 150 người. Đô thị Zorita del Maestrazgo nằm khu vực có độ cao 661 mét trên mực nước biển. | Zorita del Maestrazgo | Đô thị Castellón |
Ammothella stauromata là một loài nhện biển trong họ Ammotheidae. Loài này thuộc chi Ammothella. Ammothella stauromata được miêu tả khoa học năm 1982 bởi Child. *Bamber, R. (2010). Ammothella stauromata Child, 1982. In: Bamber, R.N., El Nagar, A. (Eds) (2010). Pycnobase: World Pycnogonida Database. Gebaseerd op informatie uit het Cơ sở dữ liệu sinh vật biển, te vinden op | ''Ammothella stauromata | Ammothella |
Jaglisko (trước đây là Đức là một ngôi làng thuộc khu hành chính của Gmina Bierzwnik, thuộc hạt Choszczno, West Pomeranian Voivodeship, phía tây bắc Ba Lan. Nó nằm khoảng về phía đông nam Bierzwnik, về phía đông nam của Choszczno, và về phía đông nam của thủ đô khu vực Szczecin. Ngôi làng có dân số 210 người. Trước năm 1945, khu vực này là một phần của Đức. Đối với lịch sử của khu vực, xem Lịch sử của Pomerania. | Jaglisko | |
Đại học Thammasat (Abrv: TU là một trường đại học nghiên cứu công lập Thái Lan với các cơ sở Tha Phra Chan khu vực Quận Phra Nakhon gần Cung điện Hoàng gia trung tâm Bangkok; Rangsit, cách Bangkok 42 km về phía bắc; Pattaya, một thành phố nghỉ mát trên bờ biển phía đông Thái Lan; và tỉnh Lampang. Đại học Thammasat có hơn 33.000 sinh viên theo học tại 33 khoa, cao đẳng và học viện và 2.700 nhân viên giảng dạy. Thammasat là trường đại học lâu đời thứ hai của Thái Lan. Được chính thức thành lập để trở thành đại học quốc gia của Thái Lan vào ngày 27 tháng năm 1934, nó được đặt tên bởi người sáng lập, Pridi Banomyong, Đại học Khoa học Chính trị và Đạo đức (; ). Trường bắt đầu như một đại học mở, với 7.094 sinh viên theo học luật và chính trị trong năm đầu tiên. Vào năm 1952, tên của trường đại học được rút ngắn thành tên hiện nay bởi hội đồng quân sự của Thống chế Plaek người đã trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học. Năm 1960, trường đại học này chấm dứt chính sách chiêu sinh tự do và trở thành trường đầu tiên Thái Lan yêu cầu vượt qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia để được nhận vào học. Thammasat ngày nay cung cấp hơn 240 chương trình học tại 33 khoa và trường cao đẳng khác nhau trên bốn cơ sở. Trong hơn 80 năm kể từ khi thành lập, Đại học Thammasat đã phát triển từ một trường đại học mở về luật và chính trị thành một trường đại học quốc tế cung cấp tất cả các cấp độ học thuật trong nhiều lĩnh vực và ngành học. Nó đã tốt nghiệp hơn 300.000 sinh viên đại học và sau đại học. Các cựu sinh viên của trường bao gồm một số thủ tướng, các chính trị gia hàng đầu và các nhân vật chính phủ, thống đốc Ngân hàng Thái Lan và luật gia. Khu trường sở Tha Phra Chan, khu trường sở ban đầu của trường đại học này, tọa lạc Phra Nakhon, Bangkok. Khu trường sở này gần nhiều địa điểm du lịch và là nơi diễn ra cuộc nổi dậy ngày 14 tháng 10 năm 1973 và vụ vụ thảm sát ngày tháng 10 năm 1976. Khuôn viên Rangsit, nơi tập trung hầu hết các chương trình đại học, nằm Khlong Luang, Pathum Thani. Thammasat có các cơ sở khu vực nhỏ hơn Lampang và Pattaya. Việc chiêu sinh vào Thammasat có tính cạnh tranh cao. Chỉ những ứng viên xếp hạng trong 10 điểm quốc gia hàng đầu mới được chọn để theo học tại Thammasat, đặc biệt là về khoa học xã hội và nhân văn được coi là tuyển chọn nhiều nhất Thái Lan. QS đã trao cho Đại học Thammasat Bốn Ngôi sao QS. Xếp hạng Four QS Star đánh giá "... mang tính quốc tế cao, thể hiện sự xuất sắc trong cả nghiên cứu và giảng dạy. Tổ chức cung cấp một môi trường tuyệt vời cho sinh viên và giảng viên." | Đại học Thammasat | Quận Phra Nakhon |
Takashi Hazama (sinh ngày 23 tháng năm 1972) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản. Takashi Hazama đã từng chơi cho Gamba Osaka. | Takashi Hazama | Sinh năm 1972, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Nhật Bản, Cầu thủ bóng đá Gamba Osaka |
astheniata' là một loài bướm đêm thuộc họ Uraniidae. Nó được tìm thấy Đông Nam Á, từ Ấn Độ đến Fiji, bao gồm New Guinea và phía bắc nhiệt đới của Úc. Sải cánh dài khoảng 60 mm. Ấu trùng ăn Tập astheniata.jpg Australian Insects The Moths of Borneo Thể | null | |
William Hind (tháng năm 1885 30 tháng năm 1963) là một cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu vị trí right half có hơn 190 lần ra sân Football League cho Clapton Orient. Ông cũng thi đấu League Football cho Fulham. Sau khi giải nghệ, Hind phục vụ Ton Pentre với tư cách người huấn luyện và trở lại Clapton Orient vị trí trợ lý huấn luyện. Trước khi trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, Hind làm việc vị trí người làm thạch cao. Ông phục vụ vị trí pháo binh trong Lục quân Anh trong Thế chiến thứ nhất. Clapton Orient *London Challenge Cup: 1911–12 Câu lạc bộ Mùa giải Giải vô địch Cúp FA Tổng Hạng đấu Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Fulham 1907–08 Second Division Clapton Orient 1914–15 Second Division 15 15 Tổng cộng sự nghiệp 18 18 | William Hind | Cầu thủ bóng đá Anh, Cầu thủ bóng đá English Football League, Quân nhân Vương quốc Liên hiệp Anh trong Thế chiến thứ nhất, Cầu thủ bóng đá Leyton Orient F.C., Quân nhân Lục quân Anh trong Thế chiến thứ nhất, Sinh năm 1885, Mất năm 1963, Hậu vệ bóng đá, Người Northumberland, Cầu thủ bóng đá Willington Athletic F.C., Cầu thủ bóng đá Fulham F.C. |
Antiochos V, dòng chữ Hy Lạp ghi ΒΑΣΙΛΕΩΣ ANTIOXOY ("của vua Antiokhos") Antiochos Eupator (tiếng Hy Lạp: Αντίοχος 'Ευπάτωρ, khoảng 173 TCN 162 TCN), là vua người Hy Lạp của vương quốc Seleukos, cai trị từ 164 162 TCN. Tiền tố Hy Lạp Ευπάτωρ có nghĩa là "của Thượng đế". Tuy nhiên, điều này không giúp ích được gì cho triều đại quá ngắn ngủi của ông, vốn chỉ kéo dài được năm. Sau khi vua cha Antiochos IV Epiphanes mất tại Ba Tư năm 164 TCN, Antiochos lên ngôi khi chỉ mới tuổi. Nhiếp chính của ấu chúa là Lysias, tổng trấn Syria thời tiên vương Epiphanes. Tuy nhiên, Lysias đã bị thử thách bởi các tướng lĩnh khác và luôn trong tình trạng mong manh. Để làm cho tình trạng tồi tệ hơn, Viện nguyên lão La Mã đã giữ bắt Demetrios, Thái tử con Seleukos IV Philopator làm con tin. Viện nguyên lão cũng ra sức đe dọa triều đình nhà Seleukos. Cuộc nổi dậy chống nhà Seleukos của nhân dân Do Thái đã kết thúc bằng một thỏa hiệp nhu nhược của quân Seleukos, bất chấp dân Do Thái vừa bại trận, cho thấy bọn chỉ huy Seleukos vẫn còn bị cuộc nổi dậy Do Thái ám ảnh. Một sứ thần La Mã lúc đi dọc theo các thành phố xứ Syria, đã đánh đắm các tàu chiến và hạn chế số voi chiến của quân đội Seleukos theo hiệp ước tại Apamea năm 188 TCN, khiến cho quân Seleukos trở nên yếu hẳn. Tuy Lysias không tỏ ra chống La Mã, nhưng sự quỵ lụy quá mức của Lysias trong vấn đề Syria cũng không làm cho sứ thần La Mã là Gnaeus Octavius (chấp chính quan năm 165 TCN) thỏa mãn, nên hắn cho ám sát Lysias Laodicea năm 162 TCN. Antiochos cũng bị giết chết cùng với một cận vệ của mình. Với thời cơ này, Demetrios trốn thoát khỏi La Mã, được nhân dân Syria đón chào và tôn làm vua. Antiochus Eupator entry in historical sourcebook by Mahlon H. Smith | Antiochos Eupator | Sinh năm 173 TCN, Mất năm 162 TCN, Lịch sử Do Thái thuộc Hy Lạp cổ đại Antiochos 05, Vua bị giết, Vua chết trẻ, Mất năm 161 TCN, Mất thập niên 160 TCN, Năm 161 TCN, Năm 173 TCN |
'Cyclosorus là một loài dương xỉ trong họ Loài này được Lorence A.R.Sm. mô tả khoa học đầu tiên năm 2011. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | null | Cyclosorus, Unresolved names |
Đội tuyển Davis Cup Guam đại diện Guam giải đấu quần vợt Davis Cup và được quản lý bởi Liên đoàn quần vợt Guam. Guam tham gia Nhóm III khu vực châu Á/Thái Bình Dương. Guam tham gia kì Davis Cup đầu tiên năm 2018. Guam bắt đầu thi đấu như một phần của đội Thái Bình Dương (1995-2017) nhưng vận động viên quần vợt duy nhất của Guam tham gia là Daniel Llarenas (2011-2016). Daniel Llarenas Christopher Cajigan Jean Pierre Huynh Mason Caldwell Guam Davis Cup Davis Cup | Đội tuyển Davis Cup Guam | |
Shin Dong-hee (, Thân Đông Hi, sinh ngày 28 tháng năm 1985), thường được biết đến với nghệ danh Shindong (, thần đồng), là một nam ca sĩ, rapper, diễn viên, MC và DJ radio người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc nam Super Junior do SM Entertainment thành lập và quản lý. Anh cũng là thành viên của hai nhóm nhỏ Super Junior-T và Super Junior-Happy và là một trong những thành viên nhảy chính của Super Junior. Shindong, tên khai sinh là Shin Dong Hee, sinh ra tại Suwon, Gyeonggi vào ngày 28 tháng năm 1985. Anh có một người em gái cùng mẹ khác cha tên là Ahn Da Young vấn đề này đã từng được giữ kín kể từ khi anh ra mắt cho đến tận năm 2011 và trước đó thì ai cũng nghĩ anh là con một, kể cả fan của Super Junior. Do niềm đam mê nhảy của mình, Shindong đã tham gia vào cuộc thi "2002 Goyangsi Youth Dance contest" và giành được giải vàng. Một năm sau, anh lại tham gia cuộc thi và lại dành giải vàng. Năm 2004, Shindong tham dự Mnet "Epi Contest" và giành được Giải vàng cùng với Popularity award cho tiết mục được yêu thích nhất. Năm 2005, Shindong tham dự "SM Best Youth Contest" và giành được giải nhất cho Nghệ sĩ hài xuất sắc nhất. Sau đó, anh đã ký hợp đồng với SM Entertainment để trở thành học viên của công ty và được đào tạo nhằm phát triển thêm kĩ năng nhảy của anh. Vài tháng sau khi gia nhập công ty, Shindong đã được đặt vào một nhóm nhạc nam với số thành viên đông nhưng sẽ được thay đổi luân phiên có tên là Super Junior 05, là thế hệ đầu tiên của Super Junior. Anh quyết định sử dụng nghệ danh "Shindong" do tên khai sinh của anh là Donghee nghe khá giống tên của thành viên Donghae. "Shindong" được tạo thành từ hai chữ đầu trong họ tên của anh, tạo nên một từ có nghĩa là "Thần đồng". Shindong ra mắt chính thức cùng 11 thành viên khác của nhóm nhạc dự án Super Junior 05 vào ngày tháng 11 năm 2005 trên chương trình âm nhạc Inkigayo của đài SBS, trình diễn đĩa đơn đầu tay "Twins (Knock Out)". Album ra mắt của nhóm là SuperJunior05 (Twins) đã được phát hành một tháng sau đó vào ngày tháng 12 năm 2005 và đã đứng vị trí thứ #3 trong bảng xếp hạng album tháng 12 của MIAK K-pop. Vào tháng năm 2006, SM Entertainment bắt đầu tuyển thành viên cho thế hệ Super Junior tiếp theo.Tuy nhiên, kế hoạch thay đổi khi công ty tuyên bố tạm dừng việc hình thành các thế hệ tương lai của Super Junior. Với việc thêm vào thành viên thứ 13 Kyuhyun, nhóm đã từ bỏ hậu tố "05" và trở thành một nhóm chính thức có tên Super Junior. Nhóm mới đã phát hành CD single đầu tiên "U" vào ngày tháng năm 2006, và trở thành đĩa đơn thành công nhất của họ cho đến khi "Sorry, Sorry" được phát hành vào tháng năm 2009. Trong quá trình hoạt động cùng Super Junior, Shindong đã được đặt vào hai nhóm nhỏ. Tháng năm 2007, anh ra mắt cùng nhóm nhỏ chuyên hát nhạc Trot Super Junior-T và phát hành mini-album Rokkugo. Một năm sau, anh lại trở thành thành viên của Super Junior-Happy, mini-album Cooking? Cooking! của nhóm nhỏ này đã được phát hành vào tháng năm 2008. Tháng 9, 2007, Shindong cùng Super Junior phát hành album phòng thu thứ hai của nhóm là Don't Don. Bài hát chủ đề Don't Don có rất nhiều đoạn rap, và đã được thể hiện bởi Eunhyuk, Shindong, Donghae, Kibum, Leeteuk và Heechul. Cuối năm 2008, Shindong đã cùng các thành viên Super Junior-T khác phát hành phiên bản tiếng Nhật cho Rokkugo có tên là ROCK&GO, với sự tham gia của bộ đôi nghệ sĩ hài Nhật Bản là Moeyan. Trong những album đầu của nhóm, Shindong không được hát nhiều. Và thực sự là trong album ra mắt của nhóm là (Twins)" không hề có giọng hát của anh. Anh vốn chỉ hay đảm nhận những đoạn rap của album cùng với Eunhyuk và Donghae mà không được nhiều cho lắm. Cho đến tận năm 2011, anh bộc lộ một lý do hóm hỉnh cho việc giảm cân của mình, đó là vì anh đã được nhận nhiều phần hơn trong album vol "Mr. Simple" nên muốn mình trở nên đẹp trai hơn. Vào ngày 27 tháng năm 2011, Shindong đã cùng với thành viên Yesung và Eunhyuk thay thế cho thành viên đã nhập ngũ Heechul để biểu diễn trên sân khấu Music Bank và Show! Music Core cho đĩa đơn mới nhất của Kim Jang-hoon, "Breakups are So Like Me". Heechul đã cùng Kim Janghoon ghi âm và quay MV cho ca khúc này chỉ ngày trước khi anh bước vào quân ngũ, do đó các thành viên đã thay anh giúp đỡ tiền bối trên sân khấu âm nhạc. Vào tháng năm 2012, Shindong đã trở lại cùng Super Junior với album thứ sáu của nhóm, Sexy, Free Single ra mắt ngày tháng năm 2012. Bức hình teaser của Shindong cho album này đã được phát hành vào ngày 24 tháng 6. Shindong là một người có khả năng nhảy tốt nên anh và Eunhyuk đã cùng nhau sáng tạo ra vũ đạo cho nhiều màn trình diễn của nhóm. Hầu hết vũ đạo cho các bài hát quảng bá của Super Junior từ vol SuperJunior05 (Twins) đến đĩa đơn và vol Don't Don đều do hai người tạo nên. Trong những buổi công diễn của nhóm, anh cũng là một trong những người biên đạo cho các điệu nhảy của các thành viên khác. Shindong yêu thích lối nhảy đường phố. Ngoài Super Junior, anh còn thành lập hẳn một nhóm nhảy của mình lấy tên là "Shin's Family". Trong thời gian quảng bá cho ca khúc "Oppa, Oppa" của hai thành viên Donghae và Eunhyuk vào tháng 12 năm 2011, Shindong đã cùng với Shin's Family tham gia nhảy phụ họa cho bộ đôi này. Trong chương trình Immortal Song phát sóng ngày tháng năm 2012 với sự tham gia của thành viên cùng nhóm Ryeowook, Shindong đã là nhà biên đạo cho màn trình diễn của Ryeowook, và tham gia nhảy nền cho tiết mục của thành viên này cùng với Eunhyuk và Shin's Family. Chỉ ngày sau khi Super Junior ra mắt, Shindong đã trở thành MC cho chương trình âm nhạc M!Countdown cùng với Leeteuk và Kangin. Cả ba đã cùng dẫn chương trình cho đến cuối năm đó cho đến khi Kangin được thay thế bởi Eunhyuk. Ba thành viên này dẫn chương trình lần cuối tại đây vào ngày 27 tháng năm 2008. Shindong còn nổi tiếng với vai trò MC và DJ radio cho chương trình "BoBoBo Ai Joa" và "KMTV's Green Apple Sound" của đài MBC, bước đầu tạo nên hình ảnh DJ Shindong. Sau đó, Shindong đã rời Green Apple Sound để dẫn chương trình MBC cùng Kim Shin-young. Từ 2009, Shindong, cùng với Eunhyuk và Leeteuk, trở thành khách mời thường xuyên của chương trình Strong Heart đài SBS, chuyên đảm nhận một phân đoạn đặc biệt của chương trình là Học viện Boom (hay Boom được dẫn đầu bởi nghệ sĩ hài Boom. Vào ngày 28 tháng năm 2012, SM Entertainment thông báo rằng Shindong sẽ rút khỏi chương trình này. Trong chương trình phát sóng ngày 10 tháng năm 2012, cùng với sự thay đổi MC và sự vắng mặt của Shindong, chương trình đã có bước thay đổi mới với sự có mặt của vị khách mời cố định gồm Leeteuk và Eunhyuk, Kim Hyo Jin, Jung Ju Ri và Yang Se Hyung. = Ngày Tên Ghi chú 10 tháng 11 năm 2005 đến 27 tháng năm 2008 M.NET M!Countdown cùng Leeteuk, Eunhyuk 2007 đến 2009 MBC BoBoBo Ai Joa Tháng 4, 2007 đến 15 tháng năm 2008 KMTV DJ Green Apple Sound tháng năm 2008 đến tháng năm 2008 ComedtyTV Unbelievable Outing Season cùng Super Junior-Happy, 10 tháng năm 2008 đến tháng 10 năm 2008 MBC Idol Show Season cùng Super Junior-Happy tháng năm 2009 đến 2010 SBS Miracle cùng Eunhyuk, Leeteuk, Sungmin, Kangin 16 tháng năm 2009 đến 2010 MBC Lord of the Ring cùng Eunhyuk, Leeteuk = Ngày Tên Ghi chú tháng năm 2008 đến nay MBC Shimshimtapa ("Stop the Boring Time") cùng Kim Shin-young (sau này là cùng Park Gyuri của Kara) Shindong cũng tham gia đóng phim. Sự nghiệp diễn xuất của anh bắt đầu với một vai diễn trong bộ phim "Attack on the Pin-Up Boys" (Tấn công trai đẹp) của Super Junior được công chiếu vào ngày 26 tháng năm 2007. Trong cùng năm, anh cũng tham gia lồng tiếng cho bộ phim "Alvin and the Chipmunks" phiên bản Hàn Quốc. Năm 2008, anh đảm nhiệm một vai phụ trong phim truyền hình dài tập "Single Dad in Love" (Câu chuyện tình yêu) và đồng thời tham gia soundtrack của bộ phim. Anh và người bạn cùng dẫn chương trình radio của mình, Kim Shin Young đã xuất hiện trong một tập bộ phim truyền hình nổi tiếng của đài MBC "Queen of Housewives" (Vợ tôi là số 1). = Thời gian Tựa đề Vai diễn Ghi chú 2007 Attack on the Pin-Up Boys Thành viên nhóm nhảy Ultra Junior phát hành giới hạn Hàn Quốc Alvin and the Chipmunks Theodore Lồng giọng Tiếng Hàn 2010 Super Show 3D Shindong Phim 3D buổi công diễn 2012 I AM. SM Town Live World Tour in Madison Square Garden Shindong Phim tài liệu về nghệ sĩ của SM Town = Thời gian Tựa đề Vai diễn Ghi chú 2008 Single Dad in Love Oh Chil Gu 2009 Queen of Housewives Diễn viên khách mời cùng Kim Shinyoung 2010 Gia đình yêu thương Gu Shin-dong Diễn viên khách mời (tập 43, 44) 2007: "Flight Girl" Magolpy 2011: "Oppa, Oppa" Super Junior Donghae và Eunhyuk (Phiên bản do Shindong sản xuất) Năm Giải Đề cử Kết quả MBC Drama Awards 2009 Diễn viên mới xuất sắc Shindong SBS Entertainment Awards 2010 MC mới xuất sắc Strong Heart 2011 Nghệ sĩ xuất sắc (Talk Show Division) Strong Heart Vào ngày 19 tháng năm 2007, gần hai tháng sau khi Super Junior-T phát hành album "Rokkugo, Shindong đã phải nhập viện sau một tai nạn giao thông nghiêm trọng vào khoảng giờ sáng khi đang trên đường trở về nhà từ chương trình "Super Junior Kiss the Radio' cùng với thành viên khác của Super Junior là Leeteuk, Eunhyuk và Kyuhyun. Shindong và Eunhyuk chỉ có vài vết thương nhỏ, và đã được xuất viện ngày 23 tháng năm 2007 trong khi Kyuhyun và Leeteuk bị thương nặng. Vào tháng năm 2010, Shindong đã công khai giới thiệu bạn gái cùng với sự phát hành của album thứ Bonamana (một việc vốn được coi là không thể đối với một thần tượng của Hàn Quốc). Anh đã viết bằng mật mã trong phần "Thanks to" của album để bày tỏ tình cảm tới người bạn gái Jung Nari: "Chúng ta kết hôn nhé! Anh sẽ mãi mãi yêu em". Anh cũng đã nói về chuyện kết hôn trên nhiều chương trình khi được hỏi tới, và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía các fan, thậm chí anh còn cho biết rằng hai bên gia đình đã có buổi gặp mặt. Nhưng cho đến hiện tại thì hai người vẫn chưa tiến hành đám cưới. Shindong là một người yêu thích công nghệ. Anh đã mở một tiệm cà phê internet 24h, có tên là Shindong’s DraQra PC Castle tại Jamsil-dong thuộc Songpa-gu, Seoul. Anh luôn là thành viên đầu tiên tạo lập một tài khoản trên những trang mạng xã hội và lôi kéo các thành viên khác của nhóm cùng tham gia hiện nay anh đang có tài khoản Cyworld, blog me2day trên Naver, twitter, facebook, youtube và rất thường xuyên cập nhật chúng. Anh cũng thích khám phá các tính năng và ứng dụng mới của điện thoại, và thường xuyên đăng tải những đoạn clip vui nhộn khi sử dụng các ứng dụng ấy. Anh thích chụp ảnh, anh đã từng đăng lên twitter một hình về bộ máy ảnh của anh gồm rất nhiều loại mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay dùng. Và anh cũng yêu thích việc sản xuất âm nhạc anh đã từng khoe trên twitter về phòng chỉnh sửa nhạc mini của riêng anh, và còn đích thân sản xuất một MV cho ca khúc Oppa, Oppa cho hai thành viên cùng nhóm là Donghae và Eunhyuk. Shindong là sinh viên của Đại học nghệ thuật Baekche. Anh thích làm trò cười và đôi khi tham gia vào những show hài hoặc có những màn trình diễn hài hước tại các show khác. Vì muốn đem đến một hình ảnh mạnh mẽ tới các fan của mình, năm 2008 anh đã ăn kiêng và giảm được 19 kg. Vào đầu năm 2009, Shindong lại giảm thêm 10 kg nữa sau khi Leeteuk phát biểu trong chương trình "Super Junior's Kiss the radio" rằng Shindong sẽ còn giảm nhiều cân hơn nữa vì các fan. Năm 2011, Shindong lại một lần nữa giảm cân cho album mới của nhóm. Trong vòng tuần, anh đã liên tục cập nhật cân nặng của mình lên blog cá nhân và còn tiết lộ thực đơn ăn kiêng của mình, thành công trong việc giảm 15 kg. Cùng với đó, ngay sau khi album "Mr. Simple" ra mắt, anh thậm chí còn đi phẫu thuật mắt từ một mí thành hai mí vì muốn mình trở nên đẹp trai và quyến rũ hơn trong album này. Việc nghệ sĩ Hàn Quốc có người yêu hoặc đi phẫu thuật thẩm mĩ thường sẽ bị các fan phản đối kịch liệt hoặc thậm chí tẩy chay, nhưng Shindong được coi là một trường hợp đặc biệt khi anh đã làm cả hai việc mà vẫn được các fan ủng hộ. Ngày 12 tháng 11 năm 2021, Shindong đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Đến đầu tháng năm 2022, anh lại một lần nữa tái dương tính với chủng virus corona mới, khiến anh không thể đến tham dự buổi fan meeting của nhóm Super Junior Nhật Bản. Anh là thành viên duy nhất trong nhóm từng bị dương tính với virus corona hai lần. a.'''. Chi tiết về vụ tai nạn xin xem thêm Kyuhyun và Leeteuk. Trang chủ SM Entertainment Trang chủ Super Junior Trang chủ Super Junior tại Avex Trang chủ Super Junior-T Trang chủ Super Junior-Happy Twitter của Shindong Blog tiếng Hàn của Shindong Trang Youtube của Shindong | Shin Dong-hee | Sinh năm 1985, Nhân vật còn sống, Nam diễn viên truyền hình Hàn Quốc, Nam diễn viên điện ảnh Hàn Quốc, Nam thần tượng Hàn Quốc, Nam ca sĩ Hàn Quốc thế kỷ 21 |
Kinh tế của Cộng hòa Áo có đặc điểm của nền kinh tế thị trường xã hội, tương tự như cấu trúc kinh tế của Đức. Cộng hòa Áo có mức sống rất cao, trong đó chính phủ có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân kể từ năm 1945. Năm 2004, Áo là nước giàu thứ Liên minh châu Âu, với GDP (PPP) bình quân đầu người vào khoảng 27.666 euro, cùng với Luxembourg, Ireland và Hà Lan là các nước dẫn đầu trong danh sách. Viên là thành phố giàu thứ trong châu Âu với GDP bình quân đầu người đạt 38.632 euro, chỉ sau London, Luxembourg, Vùng thủ đô Brussel và Hamburg. Áo có mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây từ 2002-2006, với tỉ lệ tăng trưởng từ đến 3,3%. Do vị trí địa lý của Áo trung tâm châu Âu nên nó trở thành một cửa ngõ quan trọng với các nước thành viên EU mới. GDP và tốc độ tăng trưởng từ 2002 2006 (ước tính): Năm GDP tỉ USD (PPP) Tỉ lệ tăng GDP (%) 2002 238.134 1,0 2003 244.315 1,4 2004 254.095 2,4 2005 267.053 1,9 2006 279.285 2,2 Sản lượng điện: 58,75 TWh (2001) Sản lượng điện theo các nguồn: Dầu mỏ: 31.46% hydro: 65.92% hạt nhân: 0% khác: 2.62% (1998) Tiêu thụ điện: 54,85 TWh (2001) Xuất khẩu điện: 14,25 TWh (2001) Nhập khẩu điện: 14,47 TWh (2001) Sản phẩm nông nghiệp: ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, rượu vang, rau quả; sản phẩm khô, gia súc, lợn, gia cầm; gỗ Áo Áo | Kinh tế của Cộng hòa Áo | |
Quận Núi Thánh (tiếng Ý: Municipio III Monte Sacro) là quận hành chính thứ ba của thủ đô Roma, Ý. Quận được thành lập vào ngày 11 tháng năm 2013, thay thế cho Quận cũ. *Roma | Quận Núi Thánh | Roma, Quận của Roma |
Polypodium contractum là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được Desv. mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | ''Polypodium contractum | Polypodium, Unresolved names |
Tập tin:Xi Jinping lãnh đạo của Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2019. Vào tháng năm 2016, một lá thư nặc danh đã được gửi đi, có tựa đề Thư ngỏ yêu cầu đồng chí Tập Cận Bình thôi giữ các chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước () từ "các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc trung thành giấu tên". Vụ việc được cho là đã dẫn đến sự kiện bắt giữ hàng chục công dân Trung Quốc, bao gồm (tạm thời) sáu người thân của hai nhà bất đồng chính kiến nước ngoài. Phương tiện truyền thông Trung Quốc được quản lý chặt chẽ; cơ quan kiểm duyệt của chính phủ thường xóa nội dung trên các trang web và phương tiện truyền thông xã hội. Đến năm 2015, Trung Quốc có 49 phóng viên ngồi tù, theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo; Freedom House đã xếp hạng quốc gia này là quốc gia lạm dụng quyền tự do internet tồi tệ nhất thế giới. Vào tháng năm 2016, Tập Cận Bình đã đến thăm các cơ quan truyền thông nhà nước trong một chuyến công du được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm kiềm chế hơn nữa các nhà báo và xóa bỏ quyền tự do ngôn luận. Đầu năm 2016 chứng kiến một loạt các sự cố kiểm duyệt được công khai và đàn áp các nhà báo, luật sư và những người bất đồng chính kiến. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt giữ người thân của các nhà văn bất đồng chính kiến sống nước ngoài để gây áp lực buộc các nhà văn phải tự kiểm duyệt. Thư ngỏ yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (lãnh đạo tối cao và lãnh đạo Đảng), đã được đăng tải lần đầu tiên trên Canyu. Nó đã tiếp tục đăng lại bởi các trang tin tức khác, đáng chú nhất là Watching.cn (còn được gọi là Tin tức Ngũ Kết) được liên kết với nhà nước, nhưng đã nhanh chóng bị gỡ xuống khỏi Watching. Bức thư đã cáo buộc ông Tập là một nhà độc tài và phạm phải những sai lầm nghiêm trọng về kinh tế và ngoại giao. "Tác giả bức thư" đã viết bức thư vì lo lắng cho "sự an toàn cá nhân" của Tập và gia đình ông, đây có thể là một mối đe dọa ngầm. Tờ báo Wall Street Journal suy đoán rằng bức thư ngỏ thực sự có thể đã được viết bởi những người trong cuộc không hài lòng trong Đảng Cộng sản cầm quyền, vì không giống như các tuyên ngôn bất đồng chính kiến điển hình, bức thư sử dụng biệt ngữ của Đảng và không có những lời kêu gọi cải cách dân chủ đáng kể nào. Giáo sư Xiao Qiang của Đại học California, Berkeley, đồng rằng cách diễn đạt này là bất thường: "Bịp bợm hay sự thật, giọng điệu này giống như những kẻ âm mưu đảo chính nói chuyện với nhà lãnh đạo mà họ muốn phế truất, hơn là một bức thư ngỏ với những quan điểm chính trị bất đồng." Mặt khác, bức thư có thể là chứa những âm mưu phức tạp; không có bằng chứng độc lập về âm mưu đảo chính. Nhà báo nổi tiếng của Trung Quốc Jia Jia đã bị giam giữ trong mười ngày. Chang Ping, một nhà văn Trung Quốc theo chủ nghĩa tự do sống Đức, nói rằng hai em trai và một em gái đã bị "cảnh sát Trung Quốc bắt cóc" sau khi Chang chỉ trích việc giam giữ Jia. Chính phủ cũng bắt giữ cha mẹ và em trai của một nhà văn theo chủ nghĩa tự do khác của Trung Quốc, Wen Yunchao, người hiện đang sống Hoa Kỳ. Cả ba nhà văn đều phủ nhận bất kỳ liên quan nào đến bức thư ngỏ. Vào ngày 30 tháng năm 2016, Deutsche Welle báo cáo rằng tất cả những người thân bị giam giữ của cả hai nhà bất đồng chính kiến đã được trả tự do. Ouyang Hongliang, chủ tịch của Watching, cũng bị giam giữ. Theo BBC, một nhân viên của Watching cho biết ít nhất 15 người khác làm việc tại Watching hoặc một công ty công nghệ liên quan đã bị "bắt đi". Báo cáo rằng mười trong số những nhân viên bị giam giữ làm việc cho công ty công nghệ đã làm dấy lên suy đoán rằng có lẽ bức thư đã được một tin tặc đăng trên Watching, hoặc là bởi một số loại phần mềm thu thập dữ liệu web xuất bản lại nội dung. Toàn văn thư ngỏ bằng tiếng Trung. Bản dịch thư ngỏ bằng tiếng Anh. | ''Thư ngỏ yêu cầu đồng chí Tập Cận Bình thôi giữ các chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước | Phong trào dân chủ Trung Quốc |
OxygenOS () là một phiên bản tùy chỉnh của hệ điều hành Android được phát triển bới hãng sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc OnePlus cho thị trường nước ngoài. Cũng có một phiên bản khác của HĐH được thiết kế dành riêng cho thị trường nội địa Trung Quốc gọi là (). Các tính năng nổi bật hiện tại của phiên bản 2.0 và 2.1.1 bao gồm các quyền truy cập cho ứng dụng, Waves MaxxAudio, bàn phím SwiftKey, cử chỉ ngoài màn hình, các biểu tượng tùy chỉnh, chế độ tối, chế độ máy ảnh bằng tay, và hỗ trợ định dạng ảnh RAW cho các ứng dụng bên thứ ba, như Camera FV-5 2.75. Ngày 14 tháng năm 2016, OnePlus giới thiệu phiên bản OxygenOS 3.0 mới. Nó cơ bản là phiên bản Android gốc cùng với một vài điều chỉnh và sửa chữa, như Cử chỉ, Giá và một chế độ tối bởi OnePlus. Phiên bản 1.0 được dựa trên Android 5.0.1 và chỉ được phát hành cho OnePlus One qua dạng tập tin ZIP được cung cấp thông qua website của OnePlus. Phiên bản 2.0 tới 2.2.1 được dựa trên Android 5.1.1 và được cài đặt sẵn trên OnePlus và OnePlus X. Chiếc OnePlus One đã nhận được phiên bản 2.1.4 qua một tập tin cài đặt ZIP thông qua website Oneplus. Vào ngày tháng năm 2016, OnePlus bắt đầu nhận phiên bản 2.2.2 của OxygenOS. Phiên bản 3.0.2 dựa trên Android 6.0.1 được phát hành cho OnePlus 2. Phiên bản 3.2.1 dựa trên Android 6.0.1 được phát hành cho OnePlus 3. Vào ngày 25 tháng năm 2016, phiên bản 3.2.2 được phát hành. Ngày 12 tháng năm 2016, phiên bản 3.2.4 được phát hành và hiện tại là phiên bản phát hành mới nhất. Ngày 24 tháng năm 2016, phiên bản beta 3.5 được phát hành, trở thành bản dựng cộng đồng đầu tiên và mới nhất. | OxygenOS | Android (hệ điều hành), Firmware Android tùy chỉnh |
Saisy là một xã thuộc tỉnh Saône-et-Loire trong vùng miền đông nước Pháp. *Xã của tỉnh Saône-et-Loire INSEE What's On in Burgundy Saisy Rambling Association Hospices de Beaune website Burgundy Wines City council website Burgundy Today Chateau De La Rochepot Visiting Autun (tourist map and photos) The Morvan National Park guide to Burgundy Bienvenue Beaune Saisy sur le site du Quid Communes les plus proches de Saisy Localisation de Saisy sur une carte de France Plan de Saisy sur Mapquest Sunset in Saisy from Saisy le Bourg Sunset at Saisy Church at Saisy Madonna at Saisy Lady at Saisy Image:Statue at Saisy le Bourg.jpg|Holy Card for Saisy Statue Image:Holy Card for Saisy Statue.jpg|Holy Card for Saisy Statue Image:Sunset at Saisy.JPG|The View from the Statue at Sunset Image:The View from the Madonna at Saisy.jpg|The View from the Statue Image:Village Houses at Houses at Saisy | Saisy | Xã của Saône-et-Loire |
Giải bóng đá vô địch châu Âu 2000 hay Euro 2000 là Giải vô địch bóng đá châu Âu thứ 11 của UEFA, một giải đấu được tổ chức thường niên bốn năm một lần, giải đấu được tổ chức bởi UEFA, cơ quan điều hành bóng đá châu Âu. Euro 2000 là giải đấu được đồng tổ chức bởi Bỉ và Hà Lan (lần đầu tiên trong lịch sử Euro) từ 10 tháng đến tháng năm 2000. Giải đấu có sự tham gia của 16 đội tuyển quốc gia. Trong đó trừ hai nước chủ nhà Bỉ và Hà Lan, 14 đội còn lại phải vượt qua được vòng loại để tới vòng chung kết. Pháp là đội vô địch giải đấu này, sau chiến thắng 2-1 trước trong trận chung kết, bằng bàn thắng vàng. Còn Đức trở thành đội đương kim vô địch thứ ba bị loại ngay từ vòng bảng (sau lần đầu tiên vào năm 1984 cùng với Đan Mạch 1996). 16 đội tham dự vòng chung kết UEFA Euro 2000. Vòng loại diễn ra trong suốt thời gian từ 1998 đến 1999. 49 đội tuyển được chia thành bảng và gặp từng đối thủ trong mỗi bảng theo thể thức lượt đi và về (sân nhà, sân khách). đội đứng đầu bảng và đội thứ nhì xuất sắc nhất giành quyền vào vòng chung kết. đội đứng thứ nhì còn lại sẽ chia thành cặp thi đấu loại trực tiếp để quyết định tấm vé cuối cùng. Bỉ và Hà Lan được miễn thi đấu vòng loại do là nước chủ nhà. 16 đội tham dự vòng chung kết (chủ nhà) (đương kim vô địch) (chủ nhà) (lần đầu tham dự) (lần đầu tham dự) Tự động Nhóm Nhóm Nhóm (đồng chủ nhà) (đồng chủ nhà) Bỉ Hà Lan Bruxelles Brugge Amsterdam Rotterdam Sân vận động Nhà vua Baudouin Sân vận động Jan Breydel Amsterdam Arena Sân vận động Feijenoord Sức chứa: 50.000 Sức chứa: 30.000 Sức chứa: 52.000 Sức chứa: 51.000 200px 200x200px 200px 200x200px Liège Charleroi Eindhoven Arnhem Sân vận động Maurice Dufrasne Sân vận động Pays de Charleroi Sân vận động Philips GelreDome Sức chứa: 30.000 Sức chứa: 30.000 Sức chứa: 33.000 Sức chứa: 30.000 200px 200px 200x200px 200x200px *Gamal Al-Ghandour () *Günter Benkö () *Kim Milton Nielsen () *Graham Poll () *Gilles Veissière () *Markus Merk () *Pierluigi Collina () *Dick Jol () *Vítor Melo Pereira () *Hugh Dallas () *José Garcia Aranda () *Anders Frisk () *Urs Meier () Giờ địa phương Đội giành quyền vào vòng trong. 12 tháng năm 2000 1–1 3–2 17 tháng năm 2000 0–1 1–0 20 tháng năm 2000 2–3 3–0 10 tháng năm 2000 2–1 11 tháng năm 2000 1–2 14 tháng năm 2000 2–0 15 tháng năm 2000 0–0 19 tháng năm 2000 2–0 2–1 13 tháng năm 2000 0–1 3–3 18 tháng năm 2000 1–2 0–1 21 tháng năm 2000 3–4 0–0 11 tháng năm 2000 3–0 1–0 16 tháng năm 2000 1–2 0–3 21 tháng năm 2000 0–2 2–3 ---- ---- ---- ---- ---- Vô địch Euro 2000border thứ hai ;5 bàn Patrick Kluivert Savo Milošević ;4 bàn Nuno Gomes ;3 bàn Thierry Henry Sérgio Conceição Zlatko Zahovič ;2 bàn Vladimír Šmicer Alan Shearer Youri Djorkaeff David Trézéguet Sylvian Wiltord Zinédine Zidane Filippo Inzaghi Francesco Totti Frank de Boer Marc Overmars Boudewijn Zenden Gaizka Mendieta Alfonso Pérez Hakan Şükür ;1 bàn Bart Goor Émile Mpenza Karel Poborský Steve McManaman Michael Owen Paul Scholes Laurent Blanc Christophe Dugarry Mehmet Scholl Antonio Conte Alessandro Del Piero Marco Delvecchio Luigi Di Biagio Stefano Fiore Ronald de Boer Steffen Iversen Costinha Luís Figo João Pinto Cristian Chivu Ionel Ganea Viorel Moldovan Dorinel Munteanu Miran Pavlin Joseba Etxeberria Pedro Munitis Raúl Henrik Larsson Johan Mjällby Okan Buruk Ljubinko Drulović Dejan Govedarica Slobodan Komljenović ;phản lưới nhà Dejan Govedarica (trong trận gặp Hà Lan) Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo F. Toldo F. Barthez F. De Boer A. Nesta F. Cannavaro M. Desailly L. Blanc Luís Figo B. Zenden Z. Zidane E. Davids P. Vieira J. Guardiola P. Kluivert F. Totti Nuno Gomes T. Henry S. Milošević Đội 13 +6 15 +5 13 Bị loại bán kết 13 +10 13 10 +6 12 Bị loại tứ kết −1 −2 13 −5 Bị loại vòng bảng''' 10 11 −1 12 −3 13 −1 14 −2 15 −4 16 −8 Trang chủ của UEFA 2000 | Giải bóng đá vô địch châu Âu 2000 | Bóng đá Bỉ, Giải đấu bóng đá quốc tế tổ chức bởi Hà Lan |
Jean Kasusula Kiritsho (sinh ngày tháng năm 1982 Kisangani, Zaire) là một cầu thủ bóng đá người CHDC Congo, hiện tại thi đấu cho TP Mazembe. Vào tháng năm 2015 có thông báo rằng Kidiaba và đồng đội Robert Kidiaba sẽ đại diện National Party for Democracy và Development tại cuộc bầu cử sắp tới. Jean Kasusula ghi một bàn thắng Giải bóng đá Cúp câu lạc bộ thế giới 2009. | Jean Kasusula Kiritsho | Sinh năm 1982, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Cộng hòa Dân chủ Congo, Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Dân chủ Congo, Hậu vệ bóng đá, Cầu thủ bóng đá TP Mazembe, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Phi 2011, Cầu thủ Cúp bóng đá châu Phi 2013, Cầu thủ Cúp bóng đá châu Phi 2015 |
4994 Kisala (1983 RK3) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày tháng năm 1983 bởi H. Debehogne Đài thiên văn Nam Âu. JPL Small-Body Database Browser 4994 Kisala | 4994 Kisala | |
Quan Thắng (關勝), tên hiệu là Đại Đao (大刀)là một nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Ông là một trong 36 Thiên Cang Tinh, một trong Ngũ hổ tướng Lương Sơn. Đồng thời ông cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Quan Thắng xuất thân giữ chức Tuần kiểm phủ Bồ Đông (Phổ Đông) nằm trong phạm vi quản hạt của Bắc Kinh (Đại Danh), thuộc dòng dõi danh tướng Quan Vân Trường nhà Thục Hán. Quan Thắng từ nhỏ đã thích đọc kinh thư, lại giỏi về võ nghệ, có sức khỏe muôn người không địch nổi. Quan Thắng giao du kết nghĩa với các tướng Bồ Đông là Hác Tư Văn, Đường Bân. Quân Lương Sơn Bạc tấn công phủ Đại Danh, Lưu thủ Lương Trung Thư nghe lời Lý Thành cho người gửi thư đến cho Thái sư Thái Kinh xin cứu viện. Khi Thái Kinh họp văn võ Khu Mật Viện bày kế cứu nguy thì đồng hương của Quan Thắng là Quận mã Tuyên Tán tiến cử ông. Quan Thắng được Thái Kinh phong làm Lãnh binh, cùng Tuyên Tán, Hác Tư Văn, Đoàn Thường chỉ huy 1.500 binh mã tiến công Lương Sơn Bạc, thực thi kế "vây Ngụy cứu Triệu". Tống Giang đang vây thành buộc phải lui binh về cứu viện, bị quân Tuyên Tán chặn lại. Quan Thắng bày mai phục bắt được các tướng Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Thất. Sau đó Quan Thắng đối trận với quân Tống Giang, một mình đánh với hai tướng Tần Minh, Lâm Xung sắp thua. Tống Giang thưởng thức Quan Thắng, bèn cho thu quân, khiến tư tưởng Quan Thắng bị dao động. Sau Ngô Dụng bày kế cho Hô Diên Chước trá hàng, Quan Thắng bị bắt, bèn đầu phục Lương Sơn. Quan Thắng. Quân Lương Sơn vây thành Đại Danh lần thứ hai, Quan Thắng xin làm tiên phong, đánh với Sách Siêu hơn 50 hiệp. Lần thứ ba vây đánh thành Đại Danh, Ngô Dụng lập kế công thành vào lễ Nguyên tiêu, Quan Thắng cùng các tướng Hoàng Tín, Tuyên Tán, Hác Tư Văn chỉ huy đạo quân tấn công cửa Tây. Đại Danh Phủ thất thủ, Thái Kinh tâu với Tống Huy Tông xin cho hai tướng Lăng Châu là Đan Đình Khuê và Ngụy Định Quốc. Quan Thắng bèn xin đi đánh Lăng Châu. Ban đầu, quân Lương Sơn bị thua, Tuyên Tán, Hác Tư Văn bị bắt. Sau Quan Thắng thu phục Đan Đình Khuê, nhưng xuất quân lại bị hỏa công của Ngụy Định Quốc làm thất bại, phải lui 40 dặm. May khi đó Lý Quỳ thu phục thảo khấu Khô Thụ Sơn là Tiêu Đĩnh, Bao Húc cùng Tuyên Tán, Hác Tư Văn đánh chiếm thành Lăng Châu, buộc Ngụy Định Quốc phải chạy sang huyện Trung Lang. Quan Thắng bèn cho Đan Đình Khuê sang thuyết phục, thu hàng được Ngụy Định Quốc. Sau trận Tăng Đầu Thị lần thứ hai, để phân định ngôi thứ trong sơn trại, Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa chia binh đánh hai phủ Đông Bình, Đông Xương. Quan Thắng dưới sự chỉ huy của Lư Tuấn Nghĩa tiến công phủ Đông Xương nhưng đụng độ với tướng Đông Xương là Trương Thanh có tài ném đá khiến nhiều tướng bị thương. Chu Đồng, Lôi Hoành cùng xông lên cũng bị đánh bại. Quan Thắng phóng ngựa Xích Thố ra cứu thì phi thạch bắn tới bèn lấy đao đỡ, viên đá va chạm với thanh đao thì tóe lửa, bèn rút lui. Sau khi phân định ngôi thứ, Quan Thắng đứng thứ trong các sao Thiên Cương, được phong chức Mã quân Hổ tướng, cùng Từ Ninh, Tuyên Tán, Hác Tư Văn chỉ huy Chính Tây Trại ngoài sau quan. Quan Thắng đã lập nhiều chiến công trong trận đánh với triều đình Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp. Khi về kinh được trao chức Tổng quản Binh mã phủ Đại Danh. Sau này Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, lúc say rượu, sẩy chân ngã ngựa, lâm bệnh rồi mất. Trong tiểu thuyết Thuyết Nhạc Toàn Truyện (bản dịch tiếng Việt là Nhạc Phi diễn nghĩa), nhân vật Quan Linh, một bộ tướng của Nhạc Phi, là con trai Quan Thắng. Tại hồi 22, Quan Thắng lĩnh nghìn binh mã, suốt ngày đêm dẫn quân đến cứu Thanh Chân Sơn. Trong lần đầu xuất mã, Quan Thắng đại chiến với Vân Thiên Bưu chiến tướng mạnh nhất của phe Đãng Khấu. Biết không thể dùng sức mà hạ được Quan Thắng, Vân Thiên Bưu định dùng kế đà đao, nhưng Quan Thắng vốn là danh tướng Bồ Châu, còn lạ gì Đà Đao. Phó Ngọc bèn hiến kế dùng chùy lưu tinh nấp dưới cờ đánh lén. Hôm sau, Quan Thắng đến trước trận kiêu chiến, Vân Thiên Bưu lập tức xuất trận. Một trận chiến kinh thiên động địa đã diễn ra, hai bên đánh nhau hơn 200 hiệp không phân thắng bại, hai thanh đao như hai vùng sáng lạnh loang loáng dưới tuyết, quả thực là kỳ phùng địch thủ, quả là trận chiến ác liệt và hay nhất nhì trong truyện. Thiên Bưu biết không hạ nổi Quan Thắng, bèn đánh vờ một đao, giả thua chạy về trận. Quan Thắng thét lớn: Thất phu đừng giở kế đà đao, ta không sợ ngươi đâu". Rồi phi ngựa đuổi theo. Phó Ngọc đứng dưới cửa cờ, chỉ chờ có vậy liền tung một phát phi chùy. Quan Thắng chỉ để đến kế đà đao, không hề biết có kẻ đánh lén, chỉ thấy phi chùy đã bay đến nơi, vội vàng né tránh không kịp, bị phi chùy đánh trúng ngực, xuýt ngã ngựa, liền quay ngựa chạy. Về đến trại, cởi áo giáp ra thì lá giáp trước ngực đã vỡ nát, bị thương rất nặng, không ngừng nôn ra máu. Tuyên Tán, Hách Tư Văn lo lắng suốt ruột đến nỗi chân tay lóng ngóng, nước mắt như mưa. Quan Thắng nghiêm mặt nói: "Các đệ đừng có như đàn bà thế, ta không may trúng phải gian kế, chết thì đã chết rồi, tuy nhiên, việc quân khẩn cấp, hãy mau vỗ về an ủi ba quân, đừng để lòng quân hỏng loạn. Thiên Bưu tất sẽ đến cướp trại, ta hãy tương kế tựu kế, giả như ta đã chết, treo cờ phướn, phát tang dụ chúng". Quả nhiên Vân Thiên Bưu không dám tấn công nữa. Mấy ngày sau, quân tiếp viện của Lương Sơn đến, Quan Thắng được đưa về sơn trại nghỉ ngơi. Tuy nhiên vết thương quá nặng, mấy tháng sau đã qua đời. Tống Giang nghe tin kêu to một tiếng, ngã vật xuống đất, các đầu lĩnh cấp cứu mãi mới tỉnh, khóc lóc kêu than: "Trời hạ ta rồi!", rồi đập đầu bứt tóc, khóc lóc mãi không thôi, các đầu lĩnh ai ai cũng xót thương. Quan Thắng là mãnh tướng số của Lương Sơn, trăm trận chưa từng chiến bại, đánh Liêu, dẹp Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp, đều hăng hái đi đầu lập vô số chiến công, áp đảo nhiều tướng giặc, trí dũng nhân nghĩa đủ cả, số ít trong các tướng Lương Sơn có thể tự dẫn quân. Thiết nghĩ, nếu Vân Thiên Bưu không theo gian kế của Phó Ngọc cũng chẳng thể thắng nổi Đại Đao Quan Thắng. Trong lịch sử, Quan Thắng (?-1127) là tướng trấn thủ thành Tế Nam. Theo Kim sử, trong sự biến Tĩnh Khang, ông cố thủ thành Tế Nam chống lại quân Kim, bị Lưu Dự sát hại. Trong bộ phim truyền hình Thủy Hử phiên bản năm 1998, vai Quan Thắng do diễn viên Lý Chấn Khởi thủ vai. Trong phiên bản năm 2011, vai Quan Thắng do diễn viên Bảo Lực Cao đảm nhiệm. | Quan Thắng | Nhân vật quân sự nhà Tống, Mất năm 1127, Nhân vật Thủy hử |
Hố va chạm là một vùng trũng hình tròn hoặc gần tròn trên bề mặt của một hành tinh, vệ tinh tự nhiên hay các thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời được hình thành từ sự va chạm với vận tốc cực cao của các thiên thể nhỏ vào bề mặt của các thiên thể lớn hơn. Khác với miệng núi lửa là kết quả của các vụ nổ hoặc sự sụp đổ từ bên trong các hố va chạm đặc biệt nhô cao các rìa và đáy có địa hình thấp hơn địa hình xung quanh Các hố va chạm có nhiều kích thước khác nhau như các vùng trũng nhỏ, đơn giản có dạng chén đến các bồn trũng lớn, phức tạp và có nhiều vòng tròn. Các hố va chạm do thiên thạch có lẽ là một ví dụ về hố va chạm nhỏ phổ biến nhất trên bề mặt Trái Đất. Trên Trái Đất các hố va chạm được nghiên cứu gồm: Hố va chạm Barringer, aka Meteor Crater (Arizona, Hoa Kỳ) Hố va chạm Chesapeake Bay (Virginia, Hoa Kỳ) Hố va chạm Chicxulub (Mexico) Clearwater Lakes (Quebec, Canada) Hố va chạm Gosses Bluff (Lãnh thổ Bắc Úc, Úc) Hố va chạm Haughton (Nunavut, Canada) Hố va chạm Kaali (Estonia) Hố va chạm Karakul (Tajikistan) Hố va chạm Lonar (Ấn Độ) Hố va chạm Manicouagan (Quebec, Canada) Hố va chạm Manson (Iowa, Hoa Kỳ) Hố va chạm Mistastin (Labrador, Canada) Nördlinger Ries (Đức) Hố va chạm Pingualuit (Quebec, Canada) Hố va chạm Popigai, (Xibia, Nga) Hố va chạm Shoemaker (Tây Úc, Úc) Siljan Ring (Thụy Điển) Bồn Sudbury (Ontario, Canada) Hố va chạm Vredefort (Nam Phi) Hố va chạm Wolfe Creek (Tây Úc, Úc) Xem thêm Earth Impact Database trang web với hơn 170 hố va chạm trên Trái Đất đã được nhận dạng. Tập tin:Balanchine crater in Caloris không tên Bồn Caloris, MESSENGER chụp năm 2011. Mare Orientale (Mặt Trăng) Cực Nam Bồn Aitken (Mặt Trăng) Bồn Caloris (Sao Thủy) Hố va chạm Petrarch (Sao Thủy) Bồn Skinakas (Sao Thủy) Bồn Hellas (Sao Hỏa) Hố va chạm Herschel (Mimas) Tycho Brahe (hố Sao Hỏa) Tập tin:PIA09819 Tirawa hố va chạm Tirawa trên vệ tinh Rhea, phía dưới bên phải. Bồn North Polar/Bồn Borealis (tranh cãi) Sao Hỏa Đường kính: 10,600 km South Pole-Aitken basin Mặt Trăng Đường kính: 2,500 km Bồn Hellas Sao Hỏa Đường kính: 2,100 km Bồn Caloris Sao Thủy Đường kính: 1,550 km Bồn Imbrium Mặt Trăng Đường kính: 1,100 km Isidis Planitia Sao Hỏa Đường kính: 1,100 km Mare Tranquilitatis Mặt Trăng Đường kính: 870 km Argyre Planitia Sao Hỏa Đường kính: 800 km Rembrandt Sao Thủy Đường kính: 715 km Mare Serenitatis Mặt Trăng Đường kính: 700 km Mare Nubium Mặt Trăng Đường kính: 700 km Beethoven Sao Thủy Đường kính: 625 km Valhalla Callisto Đường kính: 600 km, với vành đai là 4,000 km Hertzsprung Mặt Trăng Đường kính: 590 km Turgis Iapetus Đường kính: 580 km Apollo Mặt Trăng Đường kính: 540 km Engelier Iapetus Đường kính: 504 km Mamaldi Rhea Đường kính: 480 km Huygens Sao Hỏa Đường kính: 470 km Schiaparelli Sao Hỏa Đường kính: 470 km Rheasilvia Vesta Đường kính: 460 km Gerin Iapetus Đường kính: 445 km Odysseus Tethys Đường kính: 445 km Korolev Mặt Trăng Đường kính: 430 km Falsaron Iapetus Đường kính: 424 km Dostoevskij Sao Thủy Đường kính: 400 km Menrva Titan Đường kính: 392 km Tolstoj Sao Thủy Đường kính: 390 km Goethe Sao Thủy Đường kính: 380 km Malprimis Iapetus Đường kính: 377 km Tirawa Rhea Đường kính: 360 km Mare Orientale Mặt Trăng Đường kính: 350 km, với vành đai là 930 km Evander Dione Đường kính: 350 km Epigeus Ganymede Đường kính: 343 km Gertrude Titania Đường kính: 326 km Telemus Tethys Đường kính: 320 km Asgard Callisto Đường kính: 300 km, với vành đai là 1,400 km Hố va chạm Vredefort Trái Đất Đường kính: 300 km Powehiwehi Rhea Đường kính: 271 km Mead Sao Kim Đường kính: 270 km Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen Sự kiện va chạm Độ sâu va chạm Traces of Catastrophe sách của Lunar and Planetary Institute đề cập đến việc nghiên cứu các vụ va chạm Nemesis (hypothetical star) Hố va chạm Rampart Ray system Peter H. Schultz Charles A. Wood and Leif Andersson, New Morphometric Data for Fresh Lunar Craters, 1978, Proceedings 9th Lunar and Planet. Sci. Conf. Bond, J. W., "The development of central peaks in lunar craters", Earth, Moon, and Planets, vol. 25, December 1981. Melosh, H.J., 1989, Impact cratering: geologic process: New York, Oxford University Press, 245 p. Baier, J., Die Auswurfprodukte des Ries-Impakts, Deutschland, in Documenta Naturae, Vol. 162, 2007. ISBN Study of South Carolina crater The Geological Survey of Canada Crater database, 172 impact structures Aerial Explorations of Terrestrial Meteorite Craters Impact Meteor Crater Viewer Google Maps Page with Locations of Meteor Craters around the world Solarviews: Terrestrial Impact Craters Lunar and Planetary Institute slidshow: contains pictures | Hố va chạm | Vùng trũng |
Nephrodium asperulum là một loài dương xỉ trong họ Loài này được Copel. mô tả khoa học đầu tiên năm 1905. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | ''Nephrodium asperulum | Nephrodium, Unresolved names |
Ida () là bộ phim điện ảnh chính kịch năm 2013 do Paweł Pawlikowski đạo diễn, Pawlikowski và Rebecca Lenkiewicz viết kịch bản. Bối cảnh phim Ba Lan năm 1962, kể về một cô gái trẻ sắp trở thành một nữ tu Công giáo. Mồ côi khi còn thơ trong suốt khoảng thời gian bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến II, giờ cô phải gặp được dì của mình. Người dì là một cựu công tố viên của chính quyền Cộng sản và là người thân duy nhất còn sống của cô, bà đã kể cho cô rằng cha mẹ cô là người Do Thái. Hai người phụ nữ bắt đầu một chuyến đi đến vùng nông thôn Ba Lan để tìm hiểu số phận của gia đình họ. Ngoài là một"kiệt tác nhỏ gọn"và"phim có con đường đẹp một cách kỳ lạ", bộ phim còn được cho là"chứa đựng một thế giới tội lỗi, bạo lực và đau đớn", ngay cả đối với những sự kiện lịch sử (Đức chiếm đóng Ba Lan, Holocaust và Chủ nghĩa Stalin) không được kể đến:"không có sự kiện nào trong số này được đề cập, nhưng có thể nói là tất cả đều được đưa vào bầu khí quyển: đất nước cảm thấy chết chóc, dân số thưa thớt". Ida đoạt giải Oscar năm 2015 dành cho phim ngoại ngữ hay nhất, trở thành bộ phim Ba Lan đầu tiên đoạt giải này. Trước đó, nó cũng được European Film Academy chọn là phim hay nhất năm 2014 và British Academy of Film and Television Arts (BAFTA) chọn là phim không nói tiếng Anh hay nhất năm 2014. Năm 2016, bộ phim được vinh danh vị trí thứ 55 là phim hay nhất trong thế kỷ 21, từ một cuộc bầu chọn của 177 nhà phê bình phim trên khắp thế giới. Agata Kulesza vai Wanda Gruz Agata Trzebuchowska vai Anna Ida Lebenstein Dawid Ogrodnik vai Lis Adam Szyszkowski vai Feliks Skiba Jerzy Trela vai Szymon Skiba Joanna Kulig vai một ca sĩ Thu về hơn $3.8 triệu tại phòng vé Bắc Mỹ, bộ phim được mô tả là một"thành công vượt bậc", đặc biệt là đối với một bộ phim bằng tiếng nước ngoài. Gần 500,000 người đã xem phim Pháp, biến nó trở thành một trong những bộ phim bằng tiếng Ba Lan thành công nhất từng được chiếu đó. Bộ phim thu về gần $3.2 triệu Pháp, gần bằng Hoa Kỳ. Bộ phim đạt doanh thu $0.3 triệu Ba Lan, và dưới $0.1 triệu Đức. Ida được chiếu trong phần Lời giới thiệu Đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Toronto năm 2013 nơi mà nó đoạt giải FIPRESCI. Trong những liên hoan phim khác, Ida đoạt giải Phim hay nhất tại Gdynia, Warszawa, London, Bydgoszcz, Minsk, Gijón, Wiesbaden, Kraków. Bộ phim cũng được công nhận về phần diễn xuất của Agata Kulesza và Agata Trzebuchowska, và kỹ thuật thu hình của Ryszard Lenczewski và Łukasz Żal. Bộ phim được Viện hàn lâm điện ảnh Ba Lan vinh danh là phim hay nhất năm 2013, thắng ba hạng mục khác nhau, và được đề cử thêm bảy hạng mục. Viện hàn lâm điện ảnh châu Âu đề cử bộ phim trong bảy hạng mục, thắng 5, gồm phim châu Âu hay nhất và Giải khán giả bầu chọn, tại Giải điện ảnh châu Âu lần thứ 27. Viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học thu hình Tây Ban Nha gọi Ida là phim châu Âu hay nhất tại Giải Goya lần thứ 29. 68th British Academy Film Awards, bộ phim đã giành giải phim hay nhất không nói tiếng Anh. Tại Giải Oscar lần thứ 87, nó thắng giải phim ngoại ngữ hay nhất, và cũng được đề cử giải quay phim hay nhất. Bộ phim nhận được một đề cử từ Hiệp hội báo chí nước ngoài Hollywood tại Giải Quả cầu vàng lần thứ 72 cho phim ngoại ngữ hay nhất, và từ International Press Academy tại Giải Satellite lần thứ 19 cho phim ngoại ngữ hay nhất. Ida được phát hành dưới dạng DVD cả khu vực và khu vực với phụ đề Anh ngữ. Nó cũng được phát hành cùng với phụ đề của vài ngôn ngữ khác. Tháng 12 năm 2014, bộ phim được Nghị viện châu Âu trao giải Lux Prize; giải này hỗ trợ dịch phụ đề của bộ phim thành tất cả 23 ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu. tại Music Box Films | ''Ida | Phim Ba Lan, Phim tiếng Ba Lan, Phim về tự sát, Phim về Holocaust, Phim giành giải BAFTA, Phim giành giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất, Phim về trẻ em mồ côi, Phim trắng đen của Ba Lan |
Masao Suzukita (, 1845 tháng năm 1905) là một nhà báo Nhật Bản hoạt động dưới thời đại Minh Trị. Ông sinh ra Edo. Ông gia nhập Yomiuri Shimbun, một trong những tờ báo lâu đời nhất Nhật Bản, được thành lập bởi Koyasu Takashi và những người khác vào năm 1871. Năm 1874, ông là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo Sau khi rời khỏi công ty vào năm 1880 và trở thành một nhà báo độc lập, ông theo học Kido Okamoto và tham gia vào việc biên soạn và xuất bản "Ukiyo Shinbun". Ông cũng tự thành lập ra Suzukida Shimbun, và đồng thời trở thành biên tập của nó. Sau đó, ông tham gia vào việc biên tập tờ "Tohoku Jiyu Shimbun" và "Gunma Shimbun". Ông nghỉ hưu và qua đời không lâu sau đó. | Masao Suzukita | Nhà báo Nhật Bản thế kỷ 19, Người Tokyo, Sinh năm 1845, Mất năm 1905 |