url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhiem-trung-nam-da-mat-co-nguy-hiem-vi
Nhiễm trùng nấm da mặt có nguy hiểm?
Nhiễm trùng nấm da mặt là do sự phát triển quá mức của nấm candida trong cơ thể. Ở hầu hết các trường hợp nhiễm trùng nấm men trên mặt đi kèm với nhiễm trùng nấm khắp cơ thể. Nhiễm trùng nấm da mặt gây ra những triệu chứng khó chịu nhưng có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc. 1. Nhiễm trùng nấm da mặt Nhiễm trùng nấm da mặt là do sự phát triển quá mức của nấm candida trong cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng nấm men trên da mặt sẽ đi kèm với nhiễm trùng nấm khắp cơ thể. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới nhiễm trùng nấm da bao gồm:Thiếu vệ sinhĐổ quá nhiều mồ hôiSử dụng sản phẩm bị dị ứngKích ứng mô mặt Nấm candida là nguyên nhân gây nhiễm trùng nấm da mặt 2. Tác hại của nhiễm trùng nấm da mặt Nhiễm trùng nấm da mặt gây ra những phát ban đỏ trên da. Phát ban này đôi khi có thể xuất hiện với mụn bọc và mụn mủ. Nếu phát ban nằm ở trung tâm xung quanh miệng bạn có thể bị nấm miệng, hay còn được gọi là nhiễm trùng nấm men ở miệng. Ngoài ra, phát ban cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng như sau:NgứaNóng rátVết loétCác mảng da khôMụn nhọt 3. Nhiễm nấm da mặt có nguy hiểm không? Nhiễm trùng nấm da mặt có thể dễ dàng điều trị nếu được chẩn đoán sớm. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm nấm men bằng cách cạo một số vùng da bị phát ban. Sau đó, họ sẽ soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi tìm tế bào nấm. Nếu không xác định được nguyên nhân gây phát ban, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm nuôi cấy và có thể mất vài ngày hoặc vài tuần mới có kết quả.Khi điều trị phát ban trên da mặt hoặc các tình trạng da bạn phải luôn cẩn thận vì da mặt rất nhạy cảm. Bạn có thể gặp phản ứng với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị. Một số phương pháp điều trị phổ biến cho nhiễm trùng nấm da mặt bao gồm:Kem chống nấm: thường có chứa clotrimazole là thành phần hoạt tính.Kem dưỡng da chống ẩm: thường có tolnaftate là thành phần hoạt tính.Thuốc chống nấm: sử dụng bằng đường uống, thường có hoạt chất là fluconazole.Kem corticosteroid: ví dụ như hydrocortisone.Ngoài ra, để ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men trên da mặt trong tương lai có thể thực hiện một số phương pháp chế độ chăm sóc da phù hợp. Nếu tình trạng nhiễm trùng nấm xảy ra đồng thời với việc sử dụng một số sản phẩm mới thì nên bạn dừng để đảm bảo an toàn. Nhiễm nấm da mặt được chỉ định dùng kem chống nấm 4. Biện pháp khắc phục nhiễm trùng nấm da mặt Một số biện pháp giảm bớt các triệu chứng khi bị nhiễm trùng nấm da mặt bao gồm:Dầu dừa: dầu dừa có nhiều đặc tính chữa bệnh và được biết là có thể giúp giảm các tình trạng da khác nhau. Nó cũng có tác dụng cung cấp ẩm và giữ nước cho làn da của bạn.Dầu cây chè: dầu cây trà có thể được thoa trực tiếp lên mặt hoặc thêm vào kem dưỡng da để giúp giảm nhiễm trùng nấm men trên da mặt.Dầu ô liu ozon hóa: dầu ô liu có khả năng chống nấm có thể làm dịu nhiễm trùng nấm men cũng như làm mịn da của bạn.Tóm lại, nhiễm trùng nấm da mặt có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách. Vì vậy, nếu có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có khoa Da liễu. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://tamanhhospital.vn/chuyen-phoi-kham/
30/03/2024
Nguy cơ khi chuyển phôi khảm? Nên chuyển không? Tỉ lệ thành công?
Với những cặp vợ chồng hiếm muộn đang điều trị thụ tinh trong ống nghiệm luôn tâm niệm có phôi là có hy vọng. Tuy nhiên, cũng khá nhiều bệnh nhân lo lắng sau sàng lọc phôi nếu không có phôi bình thường, toàn bộ đều là phôi khảm thì chu kỳ đó có chuyển phôi được không? nguy cơ khi chuyển phôi khảm là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về việc có nên chuyển phôi khảm không cũng như những nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển phôi khảm trong điều trị hiếm muộn. Mục lụcChuyển phôi khảm là gì?Phôi khảm có chuyển được không?Có nên chuyển phôi khảm không?Chuyển phôi khảm có thành công không?Những nguy cơ khi chuyển phôi khảm có thể xảy ra1. Thứ tự chuyển phôi khảmKhi quyết định chuyển phôi khảm bệnh nhân được tư rõ về lợi ích và nguy cơChuyển phôi khảm là gì? Việc chuyển phôi khảm vào cơ thể người phụ nữ trong chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được cân nhắc kỹ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại khảm, tỷ lệ khảm, số nhiễm sắc thể khảm, chu kỳ điều trị IVF của người phụ nữ không còn phôi nào khác để chuyển… Để trả lời cho câu hỏi nguy cơ khi chuyển phôi khảm, chúng ta cần hiểu phôi khảm là gì? Thể phôi khảm được hiểu là là phôi có sự hiện diện của hai hoặc nhiều dòng tế bào với các bộ nhiễm sắc thể khác nhau trong cùng một cá thể. (1) Sau khi trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành hợp tử. Hợp tử này sẽ được nuôi cấy và phát triển thành phôi thai, quá trình này các tế bào phôi sẽ phân chia theo cấp số nhân. Nếu như có lỗi trong giai đoạn tạo trứng hoặc tinh trùng hoặc tác động bên ngoài có thể gây ra bất thường tế bào phôi. ThS.BS Vũ Thị Ngọc chia sẻ “Chúng ta thường nghe đến thuật ngữ phôi khảm 30% hoặc phôi khảm 40%. Có thể hiểu là xét nghiệm tiền làm tổ mục đích so sánh bộ DNA của phôi với bộ NST chuẩn, nếu lệch <20% là phôi chuẩn bội (bình thường), nếu >80% là lệch bội (bất thường), nếu từ 20-80% được kết luận là thể khảm”. Phôi khảm có chuyển được không? Theo Hiệp hội chẩn đoán di truyền tiền làm tổ thế giới (PGDIS) gần đây cũng đã có khuyến cáo về việc chuyển phôi thể khảm, đây được coi là lựa chọn thứ yếu khi người bệnh không còn sự lựa chọn nào khác khả quan hơn. (2) Có nên chuyển phôi khảm không? Trước kia việc chuyển phôi thể khảm gần như rất hiếm do còn nhiều lo ngại liên quan đến bất thường thai nhi sau này. Tuy nhiên, gần đây khoa học đã chứng minh kết quả phôi thể khảm có tỷ lệ dương tính giả nhất định, chỉ khoảng 1 nửa các trường hợp có kết quả phôi thể khảm là thực sự khảm, hay việc sinh thiết phôi tại vị trí sau này sẽ phát triển thành phần phụ của thai không đại diện cho toàn bộ phôi. Đồng thời dựa trên kỳ vọng vào khả năng tự sửa chữa của phôi bào sau khi chuyển vào cơ thể người mẹ đã góp phần đưa ra quyết định có thể chuyển phôi thể khảm như hiện nay. Tại IVF Tâm Anh, với những trường hợp bệnh nhân cân nhắc đến việc chuyển phôi thể khảm, bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân những thông tin để giải thích những rủi ro dựa trên loại bất thường cụ thể của phôi khảm cũng như những khuyến nghị trong việc có nên chuyển phôi khảm hay không. Chuyển phôi khảm có thành công không? Quá trình chuyển phôi khảm có thành công không là vấn đề nhiều người quan tâm. Trong trường hợp không có phôi bình thường để chuyển, việc chuyển phôi khảm có thể thực hiện dựa trên một số cân nhắc như loại thể khảm: khảm cấu trúc hay lệch bội, tỷ lệ khảm hay số NST bị khảm. Nhiều nghiên cứu về chuyển phôi thể khảm đã được thực hiện trong nhiều năm cho thấy kết quả tương đối khả quan. Điển hình như một công bố năm 2021 dựa trên 1000 phôi thể khảm được chuyển cho thấy tỷ lệ có thai không hề thấp 46,5%, mặc dù tỷ lệ sảy thai cao gấp 2 lần so với chuyển phôi chuẩn bội (bình thường). Đối với nguy cơ sau chuyển phôi có kết quả khảm, một công bố khác dựa trên tổng hợp 25 nghiên cứu về chuyển phôi khảm cho thấy: trong số 2759 phôi khảm được chuyển, chỉ có dưới 1% số trường hợp mang thai thực sự mang bất thường NST giống với kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ PGT-A. Hình ảnh phôi ở giai đoạn phôi ngày 5 có thể tiến hành sinh thiết phôi Hiện nay chưa có đủ dữ liệu liên quan đến sức khỏe của thai kỳ và trẻ sinh ra từ phôi khảm. Theo các nhà nghiên cứu, việc lấy một số tế bào ở phần lá nuôi để thực hiện sàng lọc phôi chưa đại diện được toàn bộ phôi. Vì vậy việc chuyển phôi khảm cần dựa trên những khuyến cáo, cập nhật mới nhất tại thời điểm điều trị. Bác sĩ cũng cần tư vấn kỹ cho người bệnh những rủi ro, lợi ích của việc sàng lọc phôi và có nên chuyển phôi khảm không. Thai kỳ khi chuyển phôi khảm cung cần theo dõi toàn bộ quá trình cũng như sức khỏe của bé sau sinh. Những nguy cơ khi chuyển phôi khảm có thể xảy ra Nguy cơ khi chuyển phôi khảm là vấn đề các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn quan tâm. Một số rủi ro với thai kỳ chuyển phôi khảm cao hơn so với chuyển phôi chuẩn bội có liên quan đến việc thất bại làm tổ, sảy thai, thai lưu, thai sinh hóa, dị tật ở thai nhi và các kết quả chu sinh bất lợi khác. Vì vậy việc chuyển phôi khảm sẽ được cân nhắc kỹ. 1. Thứ tự chuyển phôi khảm Theo khuyến cáo mới nhất của Hiệp hội y học sinh sản Hoa Kỳ – ASRM 2023, những yếu tố sau nên được xem xét khi chọn phôi có kết quả khảm: Tỉ lệ khảm: Phần lớn các nghiên cứu cho thấy phôi khảm thấp đem lại tỉ lệ làm tổ và thai tiến triển cao hơn so với khảm cao. NST bị khảm: Chưa xác định được mối liên quan nào giữa loại NST bị khảm với kết cục sản khoa (cả tỉ lệ thành công lẫn nguy cơ với thai/ trẻ sinh ra). Cho đến nay, một số lượng hạn chế các chu kỳ chuyển phôi khảm NST 13, 18, 21 (những bất thường NST “có thể sống được” ở trạng thái không khảm) đều không ghi nhận bất kỳ tổn thương nào ở thai. Khảm lệch bội và khảm cấu trúc: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có thai sau chuyển phôi khảm cấu trúc cao hơn so với khảm lệch bội. Số lượng NST bị khảm: Các dữ liệu về chuyển phôi khảm cho đến nay cho thấy tỉ lệ có thai giảm khi chuyển phôi khảm từ 3 NST trở lên so với phôi khảm 1 hoặc 2 NST. Tỉ lệ có thai khi chuyển phôi khảm 1 hay 2 NST chưa thấy có sự khác biệt đáng kể. Monosomy và trisomy: Không ghi nhận bất kỳ sự khác biệt nào (cả về tỷ lệ có thai lẫn sảy thai) giữa chuyển phôi khảm monosomy với trisomy. Theo nghiên cứu của Viotti trên 1000 chu kỳ chuyển phôi khảm, thứ tự ưu tiên khi chuyển phôi khảm nên là: Khảm cấu trúc => khảm thấp 1NST => khảm thấp 2 NST => khảm thấp ≥ 3NST => khảm cao 1NST => khảm cao 2 NST => khảm cao ≥ 3NST. Ngoài ra, hình thái phôi cũng là một yếu tố quan trọng giúp tiên lượng khả năng tạo thai của phôi khảm. (3) Kết quả một số nghiên gần đây cho thấy chuyển phôi khảm vẫn có khả năng thành công và sinh ra những em bé khỏe mạnh Khi quyết định chuyển phôi khảm bệnh nhân được tư rõ về lợi ích và nguy cơ Trong trường hợp cân nhắc chuyển phôi khảm, các chuyên gia và tốt nhất là chuyên gia về di truyền lâm sàng cần tư vấn đầy đủ và hướng dẫn chuyên môn cho bệnh nhân ở mức cao nhất. Ngoài ra bệnh nhân cần ký cam kết chuyển phôi sau khi được tư vấn đầy đủ. Sau chuyển phôi và mang thai thành công, bệnh nhân vẫn thực hiện sàng lọc trước sinh bình thường và cần thực hiện chẩn đoán trước sinh đầy đủ, phổ biến nhất là chọc ối ở tuần thứ 16 trở đi. Khuyến nghị thực hiện chọc dịch ối để xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Tại IVF Tâm Anh, với những bệnh nhân lựa chọn nuôi phôi với hệ thống tủ nuôi cấy phôi time-lapse sẽ được theo dõi về quá trình phát triển của phôi cũng như đánh giá của từng phôi. Trong trường hợp bệnh nhân cân nhắc chuyển phôi khảm, các bác sĩ sẽ dựa trên những nghiên cứu, khuyến cáo mới nhất để đưa ra những lợi ích, nguy cơ khi chuyển phôi khảm cho bệnh nhân, đồng thời kết hợp phân tích hình thái phôi để đưa ra lựa chọn phôi chuyển phù hợp nhất cho người bệnh.. IVF Tâm Anh được trang bị đồng bộ hệ thống tủ nuôi cấy phôi hiện đại, kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng phân cực trong việc đánh giá noãn trước thụ tinh, thiết bị xử lý, chọn lọc tinh trùng giúp lựa chọn giao tử tốt trước khi thực hiện tạo phôi, tăng kết quả có phôi ngày 5 chất lượng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858 TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789 Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh Website: https://tamanhhospital.vn Nguy cơ khi chuyển phôi khảm là điều mà nhiều cặp vợ chồng lo lắng. Tuy nhiên trước khi chuyển phôi khảm các cặp vợ chồng sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ càng và chi tiết về từng phôi. Nếu còn thắc mắc về việc chuyển phôi khảm, vợ chồng có thể liên hệ IVF Tâm Anh được được giải đáp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/9-lam-tuong-ve-benh-tram-cam-vi
9 lầm tưởng về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một trong những căn bệnh phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên, những người bị trầm cảm thường phải đối mặt với định kiến ​​do sự kỳ thị gắn liền với các rối loạn sức khỏe tâm thần. Để giúp chống lại định kiến ​​và kỳ thị này, điều quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu sự thật về bệnh trầm cảm. 1. “Trầm cảm không phải là một căn bệnh” Nhiều người lầm tưởng về bệnh trầm cảm chỉ là một nỗi buồn hoặc một điểm yếu của tính cách, chứ không phải một căn bệnh. Nhưng thực tế, trầm cảm là một rối loạn tâm thần phức tạp. Căn bệnh này có nguồn gốc xã hội, tâm lý và sinh học, nó có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau.Mất hứng thú với các hoạt động hoặc cảm thấy buồn bã và mất tinh thần là những triệu chứng đặc trưng cho tình trạng này. Mặc dù hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn hoặc mất tinh thần trong một thời gian ngắn, nhưng người mắc bệnh trầm cảm không chỉ đơn thuần là cảm thấy buồn.Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang bị trầm cảm, đừng suy nghĩ nó như bình thường. Thay vào đó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Họ có thể giúp bạn nhận được sự hỗ trợ cần thiết để kiểm soát tình trạng. 2. "Thuốc chống trầm cảm luôn chữa khỏi bệnh trầm cảm" Bệnh trầm cảm có thể điều trị được. Trong số các biện pháp can thiệp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này làm thay đổi chất hóa học trong não của bạn. Chúng có thể giúp giải quyết các vấn đề sinh học có nguồn gốc sâu xa, góp phần vào việc cải thiện tình trạng của bạn.Nhưng đối với nhiều người, chỉ sử dụng thuốc chống trầm cảm thôi là chưa đủ. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị liệu pháp tâm lý. Kết hợp thuốc với liệu pháp tâm lý là một chiến lược điều trị trầm cảm phổ biến hiện nay. 3. "Bạn có thể chỉ cần thoát khỏi suy nghĩ trầm cảm” Không ai muốn hoặc thích cảm giác chán nản. Một số người lầm tưởng rằng bệnh trầm cảm xảy ra khi bệnh nhân cho phép mình chìm đắm trong đau khổ hoặc buồn bã. Họ có thể nghĩ rằng trầm cảm có thể được chữa khỏi bằng những suy nghĩ tích cực hoặc thay đổi thái độ.Trên thực tế, bệnh trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự tủi thân, yếu đuối hay lười biếng. Đó là một tình trạng y tế trong đó cấu trúc, chức năng và các chất hóa học trong não của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố môi trường hoặc sinh học. Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải tình trạng này, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Người mắc bệnh trầm cảm không chỉ đơn thuần là cảm thấy buồn 4. "Bệnh trầm cảm xảy ra vì một tình huống đáng buồn" Ai cũng từng có lúc trải qua những suy nghĩ buồn bã hoặc bất hạnh. Bạn có thể cảm thấy buồn bã sau sự ra đi của một người thân yêu hoặc sự kết thúc của một mối quan hệ. Những sự kiện như thế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nhưng bệnh trầm cảm không phải lúc nào cũng chỉ do một sự cố tiêu cực gây ra.Bệnh trầm cảm có thể gây ra những giai đoạn tuyệt vọng, buồn bã và thờ ơ không rõ nguyên nhân. Người bị trầm cảm cũng có thể có xu hướng tự tử. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong thời gian dài. Chúng có thể phát sinh đột ngột và không thể giải thích được, ngay cả khi mọi thứ trong cuộc sống của bệnh nhân dường như đang diễn ra tốt đẹp. 5. "Nếu bố mẹ bạn bị trầm cảm thì bạn cũng sẽ bị trầm cảm" Theo cảnh báo của các chuyên gia, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh trầm cảm, bạn có nhiều khả năng tự phát triển chứng bệnh này. Nhưng các chuyên gia không chắc chắn về mức độ quan trọng của yếu tố di truyền trong việc xác định nguy cơ trầm cảm của bạn.Chỉ vì cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh trầm cảm điều đó không có nghĩa là bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.Bạn nên biết về tiền sử y tế của gia đình và hãy tập trung vào các yếu tố mà bạn có thể quản lý như là tránh lạm dụng rượu hoặc ma túy để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. 6. "Thuốc chống trầm cảm sẽ làm thay đổi tính cách của bạn" Thuốc chống trầm cảm thay đổi một số chất hóa học trong não của bạn. Điều này có vẻ đáng sợ. Bạn có thể lo lắng rằng bạn sẽ cảm thấy như một người hoàn toàn khác khi bạn dùng chúng.Thực tế là thuốc chống trầm cảm được thiết kế để chỉ thay đổi một số chất hóa học trong não của bạn. Chúng có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm mà không làm thay đổi tính cách vốn có của bạn.Sau khi dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người bị trầm cảm bắt đầu cảm thấy yêu đời trở lại. Nếu bạn không thích cảm giác của mình khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác dành cho bạn. 7. "Bạn sẽ phải dùng thuốc chống trầm cảm suốt đời" Thuốc chống trầm cảm là một lựa chọn điều trị lâu dài cho nhiều người bị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà bạn được khuyên sử dụng thuốc có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng và kế hoạch điều trị theo quy định của bạn.Bạn có thể không cần dùng thuốc chống trầm cảm trong suốt phần đời còn lại của mình. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp tâm lý cùng với thuốc.Liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn học những cách mới để đối phó với những thách thức trong cuộc sống và có thể giảm nhu cầu dùng thuốc của bạn theo thời gian. Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian dài hơn có thể là lựa chọn tốt nhất cho bạn. 8. "Bệnh trầm cảm chỉ xảy ra với phụ nữ" Do áp lực từ xã hội, nhiều người đàn ông không thoải mái khi thảo luận về cảm xúc của họ hoặc yêu cầu sự giúp đỡ. Do đó, một số người lầm tưởng rằng bệnh trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ.Điều đó là không đúng sự thật. Phụ nữ thường nói về các triệu chứng trầm cảm hơn, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới. Trên thực tế, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nam giới. Nam giới mắc bệnh trầm cảm có nhiều khả năng tự tử hơn phụ nữ. Đó là lý do tại sao việc nhận được sự giúp đỡ là rất quan trọng. Thuốc chống bệnh trầm cảm sẽ làm thay đổi tính cách của bạn 9. "Nói về bệnh trầm cảm chỉ làm cho nó tồi tệ hơn" Một quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh trầm cảm đó là một số người cho rằng việc thảo luận về bệnh trầm cảm chỉ củng cố cảm giác buồn chán và khiến bạn tập trung vào những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống. Nhưng đối với nhiều người, ở một mình với những suy nghĩ đó có hại hơn nhiều so với việc nói chuyện về chúng với người khác.Có thể hữu ích khi bạn nói chuyện với một người nghe ủng hộ, đáng tin cậy và không phán xét về cảm xúc của bạn. Những người thân yêu của bạn có thể sẵn sàng nghe và thông cảm. Nhưng trong nhiều trường hợp, một nhà trị liệu được chứng nhận sẽ là tốt hơn để cung cấp sự hỗ trợ mà bạn cần.Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng vẫn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm xung quanh nó. Một số lầm tưởng này góp phần vào sự kỳ thị người mắc bệnh trầm cảm, cũng như thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý. Nhưng nhận biết khi nào bạn bị trầm cảm và nhận được sự giúp đỡ là điều quan trọng.Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, bác sĩ có thể kê nhiều phương pháp điều trị khác nhau.Thuốc;Tâm lý trị liệu;Thủ tục y tế;Phương pháp điều trị thay thế;Thay đổi lối sống.Tóm lại, bệnh trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự tủi thân, yếu đuối hay lười biếng. Đó là một tình trạng y tế trong đó cấu trúc, chức năng và các chất hóa học trong não của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố môi trường hoặc sinh học. Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải tình trạng này, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cong-nghe-safe-tech-trong-rang-an-toan-va-thanh-cong-cho-nguoi-cao-tuoi-20220622070301868.htm
20220622
Công nghệ Safe Tech: Trồng răng an toàn và thành công cho người cao tuổi
Tại Việt Nam, hầu hết người trên 70 tuổi có hiện tượng mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Việc trồng răng implant nếu không được thực hiện trong môi trường vô khuẩn bởi đội ngũ chuyên môn cao và ứng dụng công nghệ hiện đại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, Nha khoa Lạc Việt Intech đã ứng dụng công nghệ trồng răng implant Safe Tech để giúp người cao tuổi có thể phục hình răng thành công một cách an toàn nhất. Đột phá công nghệ trồng răng implant an toàn, thành công cho người cao tuổi Công nghệ Safe Tech được phát triển bởi Tập đoàn Dental Techonogis USA và được chuyển giao độc quyền cho Nha khoa Lạc Việt Intech. Công nghệ này được phát triển dựa trên nền tảng phức hợp bộ đôi công nghệ: Smart Tech và Stop Hurt. Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc chuyên khoa cấy ghép implant và phục hình răng trong miệng tại Lạc Việt Intech, trồng răng implant là một giải pháp bắt buộc phải khoan vào trong xương hàm. Trong xương hàm chứa đựng nhiều cấu trúc giải phẫu như mạch máu, thần kinh, xoang hàm… một khi bị tổn thương sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với những giải pháp trồng răng implant cũ, việc tầm soát cấu trúc dựa vào chủ yếu là phim CT ConeBeam, có thể tầm soát được cấu trúc giải phẫu đại thể, tránh được những biến chứng lớn nhưng chưa thể tầm soát hết được những cấu trúc vi tế, dẫn tới những thương tổn cấu trúc này trong quá trình phẫu thuật, gây nên tình trạng đau đớn kéo dài hoặc phục hồi lành thương chậm. Khách hàng được chụp CT ConeBeam trước khi trồng răng implant. Về tính an toàn của công nghệ Safe Tech, bác sĩ Dương chia sẻ, Smart Tech giúp các bác sĩ lên phác đồ điều trị an toàn và thành công tới 99,8%, hạn chế tối đa các biến chứng. Safe Tech kết hợp quét mô mềm bằng máy scan Itero hoặc 3shape sau đó hai dữ liệu này được đưa vào xử lý bằng công nghệ số hóa Smart Tech giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị an toàn, duy trì kết quả điều trị dài lâu, triệt tiêu những biến chứng có thể xảy ra. Từ những dữ liệu bác sĩ chọn vị trí đặt implant tại nơi an toàn và chứa nhiều tế bào gốc nhất, giúp răng implant nhanh chóng được tích hợp vào xương rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, biến chứng. Tỷ lệ thành công cao gấp 11 lần phương pháp thông thường Khác hoàn toàn với phương pháp truyền thống phải rạch vạt lợi và xoay mũi khoan theo cơ học, công nghệ Stop Hurt sử dụng sóng siêu âm cao tần nén ép lên mô xương tạo lỗ chờ implant giúp quá trình cấy ghép diễn ra nhẹ nhàng không đau, nhanh lành thương. Đặc biệt, Safe - Tech còn ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quá trình cấy ghép implant giúp bác sĩ thực hiện đúng kế hoạch điều trị ban đầu. Chú Chu Văn Bảy (Thạch Thất, Hà Nội) cho biết: "Tôi biết đến trồng răng implant và quyết định trồng răng tại Lạc Việt Intech vì ở đây có công nghệ trồng răng hiện đại. Tuổi thì cao nên làm cái gì cũng phải cẩn thận, tìm hiểu kỹ lắm mới chọn. Và đúng là không làm tôi thất vọng, bác sĩ làm rất nhẹ nhàng, tôi ước tính chỉ tầm 15 phút là xong 1 trụ mà thật sự là không đau tý nào. Bác sĩ có kê đơn thuốc mà tôi không cần phải uống luôn. Sau khoảng gần 3 tháng là tôi được lắp răng hoàn thiện. Hiện tại tôi như trẻ ra 10 tuổi, ăn uống thoải mái, sức khỏe đi lên nhiều". Cũng tương tự như chú Chu Văn Bảy, cô Nguyễn Thị Thủy chia sẻ: "Răng cô cứ đổ dần, đổ dần. Cô cũng có dùng hàm giả tháo nhưng toàn rơi ra ngoài, lỏng lẻo lắm. Được người thân động viên, cô quyết định đến nha khoa Lạc Việt Intech để trồng răng Implant. Kết quả khiến cô rất hài lòng vì giờ cô đã có hàm răng mới chắc khỏe, ăn uống tốt hơn, đỡ bị hóp má, trẻ hẳn ra. Lúc chưa làm thì cũng lo lắng nhiều thứ nhưng làm xong rồi thì thấy nhẹ nhàng, an toàn mà bác sĩ làm rất cẩn thận". Nhờ những ưu điểm vượt trội, Safe Tech đang là công nghệ trồng răng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Nếu mất răng muốn phục hình lại răng mất bạn có thể đến nha khoa Lạc Việt Intech để được trồng răng bằng công nghệ Safe Tech tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Nha khoa Lạc Việt Intech - trung tâm trồng răng implant công nghệ cao: Cơ sở 1: Số 160 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Cơ sở 2: Số 22 Cao Thắng, phường Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An. Cơ sở 3: Số 107 Tô Hiệu, Lê Chân, TP Hải Phòng. Website: https://lacvietintech.com Hotline: 097.106.6726
https://suckhoedoisong.vn/12-dau-hieu-cua-benh-suy-giap-169175152.htm
06-06-2020
12 dấu hiệu của bệnh suy giáp
Hormon tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất và sử dụng năng lượng và ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan của cơ thể. Suy giáp thường gặp ở phụ nữ và những người trên 60 tuổi. Người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc các bệnh về tuyến giáp. Người từng phẫu thuật tuyến giáp hoặc xạ trị cổ hoặc ngực. Phụ nữ có thai. Hoặc người mắc hội chứng Turner, hội chứng Sjögren, hoặc một số bệnh tự miễn. Vì vậy cần nhận biết các dấu hiệu sau đây để điều trị sớm suy tuyến giáp, tránh các biến chứng. Mệt mỏi Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy giáp. Người bệnh thậm chí có thể luôn trong tình trạng kiệt sức dù nghỉ ngơi hay ngủ đủ giấc cũng không hồi phục. Tăng cân Hormon tuyến giáp giúp điều chỉnh trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn và chuyển hóa chất béo và đường. Những người giảm hormon tuyến giáp có thể bị tăng cân và tăng chỉ số khối cơ thể (BMI). Ngay cả những trường hợp suy giáp nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng cân và béo phì. Nhiều bệnh nhân suy giáp có khuôn mặt sưng húp. Đau cơ và khớp Suy giáp có thể ảnh hưởng đến cơ và khớp: Nhức mỏi, đau, cứng khớp, sưng khớp, co cứng cơ, yếu nhược cơ khớp. Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa rối loạn tuyến giáp và viêm khớp dạng thấp. Thay đổi tâm trạng và trí nhớ Những người mắc bệnh suy giáp không được điều trị thường gặp phải chứng lo âu, phiền muộn, hoặc ngược lại là lãnh đạm, thờ ơ, suy giảm trí nhớ, giảm chú ý và tập trung, trầm cảm, suy nghĩ và nói chậm chạp hơn... Những triệu chứng này diễn ra do não thiếu hormon để hoạt động chính xác. Những thay đổi não này có thể đảo ngược khi được điều trị. Cảm giác lạnh Suy giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể. Do đó, một số người có lượng hormon tuyến giáp thấp có thể luôn cảm thấy lạnh hoặc có khả năng chịu lạnh kém. Táo bón Các nghiên cứu báo cáo rằng tuyến giáp hoạt động kém có thể gây ra vấn đề với hoạt động của dạ dày, ruột non và ruột kết khiến một số người bị táo bón. Cholesterol cao Hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng để loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể qua gan. Nồng độ hormon tuyến giáp thấp khiến gan thực hiện chức năng này khó khăn hơn và mức cholesterol trong máu tăng lên. Nghiên cứu cho thấy rằng có tới 13% người có cholesterol cao cũng có tuyến giáp hoạt động kém. Do đó, những người bị cholesterol cao nên định kỳ kiểm tra bệnh suy giáp. Nhịp tim chậm Những người bị suy giáp cũng có thể có nhịp tim chậm hơn bình thường (dưới 60lần/phút). Mức hormon tuyến giáp thấp ảnh hưởng đến tim gây rối loạn huyết áp, nhịp tim, xơ cứng động mạch. Rối loạn nhịp tim có thể gây yếu, chóng mặt và khó thở. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, có cơn đau thắt ngực hoặc suy tim. Rụng tóc Rối loạn hormon tuyến giáp không được điều trị là một nguyên nhân gây rụng tóc. Điều này là do hormon tuyến giáp rất cần thiết cho sự tăng trưởng và sức khỏe của nang lông. Da khô và tóc và móng tay yếu Tuyến giáp hoạt động kém ảnh hưởng đến da và gây ra các triệu chứng như: da khô, dễ bong vảy, thô, xanh tái, da mỏng,... Những người bị suy giáp cũng có thể gặp tình trạng tóc khô và thô, dễ gãy hoặc móng tay xỉn màu. Bướu cổ Tuyến giáp phát triển gây tình trạng cổ to hơn bình thường gọi là bướu cổ. Các triệu chứng khác bao gồm: ho, khàn tiếng, khó nuốt, nghẹn, khó thở. Thay đổi kinh nguyệt Phụ nữ bị suy giáp dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Suy giáp gây ra những vấn đề này vì nó ảnh hưởng đến các hormon khác có vai trò trong kinh nguyệt, chẳng hạn như: làm giảm quá trình sản xuất estrogen, làm giảm lượng globulin liên kết với hormon giới tính. Khi nào cần đi khám? Nếu bạn bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc có các dấu hiệu, triệu chứng kể trên, hãy đi bác sĩ khám. Chỉ có một số ít trường hợp suy giáp có nguyên nhân do tai biến khi dùng thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc suy giáp thoáng qua do viêm giáp có thể tự hồi phục. Còn lại đa phần các trường hợp suy giáp phải điều trị thay thế bằng hormon tuyến giáp tổng hợp. Những loại thuốc này là an toàn và hiệu quả khi dùng đúng liều.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/da-hon-hop-cach-xac-dinh-va-cach-cham-soc-vi
Da hỗn hợp: Cách xác định và cách chăm sóc
Chăm sóc làn da đúng cách có nghĩa là tìm phương pháp chăm sóc da phù hợp với loại da của bạn. Nhưng sẽ như thế nào nếu bạn có làn da hỗn hợp? Nói cách khác là bạn phải tìm ra phương án chăm sóc phù hợp với cả cho làn da dầu và da khô. Dưới đây là những mẹo để bạn vẫn có thể có được một làn da khỏe mạnh. 1. Yếu tố nào tạo ra làn da hỗn hợp Mặc dù việc chăm sóc da hỗn hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng nhất, nhưng bạn vẫn có thể tìm được một quy trình giúp chống lại các mảng khô và tạo ra sự sáng bóng cho da.Nếu độ nhờn của làn da không nằm ở vùng chữ T như thông thường và nếu da của bạn gặp tình trạng khô ở những vùng khác hoặc nếu bạn gặp các vấn đề khác như nổi mụn và lỗ chân lông to hơn. Thì bạn cũng đừng lo lắng và nó hoàn toàn vẫn có cách giải quyết cho dù bất kể da hỗn hợp của bạn trông như thế nào.Bác sĩ Joshua Zeichner, giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và lâm sàng ở New York cho biết, Di truyền là yếu tố tạo ra loại da của bạn. Và theo Tanya Kormeili, một bác sĩ da liễu ở Santa Monica, California cho biết chúng ta không thể chủ động thay đổi loại da của mình. Nhưng quá trình lão hóa và sự biến động nội tiết tố có thể khiến làn da bị thay đổi. Da của bạn sẽ thường trở nên khô hơn và ít dầu hơn khi về già. Các yếu khác như hormone, tình trạng kinh nguyệt và việc sử dụng các loại thuốc tránh thai cũng có thể ảnh hưởng đến làn da. Chế độ ăn uống, thời tiết và thói quen chăm sóc da hiện tại cũng ảnh hưởng đáng kể đến làn da. 2. Có nhiều loại khác nhau? Không có công thức nào phù hợp với tất cả các loại da hỗn hợp, vì mỗi loại da hỗn hợp của từng người lại có những điểm không giống nhau. Tuy nhiên, da hỗn hợp thường đề cập đến tình trạng bóng dầu ở vùng chữ T và khô trên má. Da có vẻ ngoài sáng bóng là kết quả của sự tập trung nhiều của các tuyến dầu. Do đó, bạn cần chú ý đến làn da của mình để xác định các nhu cầu của nó. Các dấu hiệu của da dầu bao gồm da sáng bóng, lỗ chân lông to hơn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Các dấu hiệu của làn da khô bao gồm như bong da, da có màu đỏ, khi sờ lên da thì có cảm giác thô ráp.Da hỗn hợp cũng có thể rất nhạy cảm nên có thể phát triển các phản ứng bỏng rát, châm chích hoặc các phản ứng khác khi cố gắng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da. Da hỗn hợp không có nghĩa là da mặt bạn sẽ nhờn 50% và khô 50% vì một số người sẽ có thể có vùng da bị dầu nhiều hơn vùng da khô và ngược lại. Sự khác nhau giữa các loại da 3. Có bất kỳ hướng dẫn chung nào không? Khi chăm sóc da, điều quan trọng cần nhớ làn da của bạn là duy nhất và những gì hiệu quả với người khác có thể không hiệu quả với bạn và điều này lại đặc biệt đúng khi nói đến da hỗn hợp. Đây là một trong những loại da khó chăm sóc nhất vì các bộ phận khác nhau trên khuôn mặt có xu hướng cần những yêu cầu khác nhau về kỹ thuật chăm sóc và đây là một vài gợi ý để bạn bắt đầu. 3.1. Phân chia và chinh phục Sẽ hơi khó khăn vì bạn không thể chăm sóc toàn bộ khuôn mặt của mình trong một lần. Bạn nên tìm hiểu kỹ và phân chia khuôn mặt của bạn thành nhiều vùng da khác nhau (nhờn, khô, v.v.) và xử lý từng loại cho phù hợp. 3.2. Đảo ngược quá trình sản xuất dầu và can thiệp cho các vùng da nhờn Để giảm tiết dầu quá mức, bạn sẽ muốn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có khả năng hấp thụ dầu và làm mềm da nhưng những loại sản phẩm này cũng có thể gây kích ứng cho bất kỳ vùng da khô nào, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn áp dụng chính xác vùng da có dầu và chấm chúng lên những vùng cần thiết thay vì thoa khắp mặt. 3.3. Cải thiện và làm mềm da cho các khu vực khô Tương tự như đối với vùng da chứa nhiều dầu, bạn sẽ chỉ thoa các sản phẩm dưỡng ẩm cho những vùng da khô vì nếu chúng tiếp xúc với các mảng dầu thì chúng có thể khiến chúng trở nên nhờn hơn. Thoa sản phẩm dưỡng ẩm vào vùng da khô 3.4. Đừng ngại trộn và kết hợp Bạn nên đánh giá làn da của bạn hàng ngày và thay đổi thói quen để có sự chăm sóc da phù hợp.Ví dụ, nếu bạn đang trải qua một ngày da bị kích ứng thì hãy cắt giảm việc chăm sóc da đang bị khô và thoa kem dưỡng ẩm nhiều hơn. Bạn cũng có thể chỉ sử dụng một số phương pháp điều trị nhất định mỗi tuần một lần hoặc luân phiên giữa các loại sản phẩm khác nhau. 3.5. Biết khi nào nên làm theo tuần tự và khi nào nên bỏ qua Khi sử dụng các sản phẩm tạo lớp nền thì ý tưởng chung là bắt đầu với các công thức mỏng hơn có gốc nước trước khi chuyển sang các loại dày hơn có gốc dầu. Tuy nhiên, một số vùng nhất định trên khuôn mặt của bạn có thể không phù hợp hoặc thậm chí không cần đến trình tự này.Một số thành phần như axit alpha hydroxy và axit beta hydroxy có thể có lợi cho toàn bộ khuôn mặt. Tuy nhiên, các bộ phận nhờn trên khuôn mặt của bạn sẽ có tác dụng từ một chiến lược nhẹ nhàng hơn và đối với da nhạy cảm thì bạn bôi càng ít càng tốt. 3.6. Tránh các sản phẩm có mùi thơm quá mức hoặc các chất gây kích ứng khác Bất kỳ sản phẩm nào bao gồm các thành phần như hương thơm hoặc cồn có thể gây kích ứng cho cả da khô và da dầu. Chúng có thể làm cho những vùng da khô có thể trở nên khô hơn, trong khi những vùng da dầu có thể tiết nhiều dầu hơn và có khả năng dẫn đến nổi mụn. 3.7. Chọn các sản phẩm không gây dị ứng Bạn cần phải lựa chọn và chắc chắn rằng các loại mỹ phẩm của bạn là chất không gây kích ứng và đảm bảo chúng không có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn hay không.Để tránh làm trầm trọng thêm làn da nhờn và mụn trứng cá, hãy thử sử dụng các loại kem dưỡng da và kem dưỡng da không gây dị ứng. Nhưng bạn cũng đừng hoàn toàn tin tưởng theo những lời ghi trên nhãn sản phẩm.Bạn nên kiểm tra danh sách thành phần để tìm ra những loại chất có thể gây ra các vấn đề về dị ứng nha. Một số chất an toàn như isopropyl myristate và lanolins, các chất bổ sung hữu ích, hạt gai dầu và dầu hướng dương. 3.8. Cung cấp đủ nước Ngoài việc thoa các sản phẩm dưỡng ẩm cho da, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Hydrat hóa có thể giúp ngăn ngừa da khô, bong tróc và ngăn da tiết dầu quá mức.Mặc dù vẫn còn một dấu chấm hỏi xung quanh mối liên hệ giữa lượng nước uống vào và làn da ngậm nước, nhưng bạn nên uống ít nhất tám cốc nước mỗi ngày. Nên uống đủ 1500ml đến 2000ml nước mỗi ngày 4. Một thói quen chăm sóc da mụn sẽ như thế nào? Khi tìm ra chế độ chăm sóc da mới thì hãy từng bước thực hiện nó. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ để giúp dưỡng ẩm cho các vùng da khô nhưng không gây bóng dầu. Và khi da bạn có những vấn đề cụ thể thì bạn chỉ cần áp dụng phương pháp điều trị cho những khu vực cần thiết.Các thành phần bạn cần tìm kiếm gồm:Axit hyaluronic là chất lý tưởng cho toàn bộ khuôn mặt, nó hydrat hóa làn da mà không tạo độ nhờn để có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dầu đã có từ trước. Hãy thử dùng Tinh chất Hyaluronic Acid thông thường 2% + B5 hoặc CeraVe Hyaluronic Acid Serum.Axit salicylic là chất có thể điều chỉnh sản xuất dầu và làm thông thoáng lỗ chân lông.Axit lactic là một chất tẩy tế bào chết dịu nhẹ có thể nhẹ nhàng loại bỏ tế bào da chết khỏi những vùng da khô và làm thông thoáng lỗ chân lông.Các chất làm mềm có nhiều loại từ bơ như hạt mỡ đến các loại dầu như dừa. Chúng làm mềm và mịn da khô bằng cách cải tạo các tế bào có vảy.Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của môi trường như tia cực tím. Bạn nên chọn các sản phẩm có vitamin C để duy trì sức khỏe làn da nói chung và cung cấp tác dụng chống viêm. Bạn cũng nên chọn sản phẩm có vitamin E để giữ ẩm và chữa lành vết thương.Buổi sáng:Sữa rửa mặt: Dùng sản phẩm quan trọng vào buổi sáng này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi tích tụ qua đêm.Toner: Loại bỏ bất kỳ loại dầu nào mà sữa rửa mặt của bạn đã bỏ qua và cân bằng độ pH trên da. Bạn nên bỏ qua các loại toner chứa cồn để ưu tiên sử dụng các công thức nhẹ nhàngSerum hoặc điều trị: Đây là những sản phẩm tập trung vào việc cấp ẩm và bảo vệ làn da của bạn vào buổi sáng.Kem dưỡng ẩm: Bạn nên có hai loại kem dưỡng ẩm khác nhau để cung cấp nước và nuôi dưỡng các bộ phận khác nhau trên khuôn mặt của bạn. Công thức dạng kem là rất lý tưởng cho những vùng da khô. Đối với những bộ phận da dầu, hãy thử một sản phẩm dạng nước nhẹ, như Simple Water Boost Hydrating Gel Cream.Kem chống nắng: Điều này giúp làm sạch da và bảo vệ khỏi tác hại của tia UV, nhưng bạn phải chắc chắn chọn đúng sản phẩm để sử dụng.Trang điểm (nếu muốn): Nếu bạn muốn trang điểm, hãy chọn các sản phẩm nhẹ để tạo lớp nền. Để lựa chọn các loại kem che khuyết điểm, bạn hãy tìm các công thức không chứa dầu, không gây dị ứng.Buổi tối:Tẩy trang (nếu cần): Bạn đã trang điểm thì sau đó bạn cần phải loại bỏ nó để giữ cho lỗ chân lông thông thoáng và cho phép làn da của bạn thở.Sữa rửa mặt: Một loại sữa rửa mặt tốt vào ban đêm sẽ loại bỏ mọi tàn dư cứng đầu của lớp trang điểm cũng như bụi bẩn ban ngày, giúp chống tắc nghẽn và làm dịu da khô.Serum hoặc kem dưỡng ẩm: Buổi tối là thời điểm hoàn hảo cho các sản phẩm dưỡng ẩm mạnh hơn. Chọn một loại kem dưỡng ẩm giàu chất làm mềm cho các mảng da khô, một sản phẩm vitamin C phục hồi hoặc thậm chí là một liệu pháp retinol không gây hại để cải thiện kết cấu da.Điều thiết yếuChất tẩy tế bào chết: Tẩy da chết là bước rất quan trọng để làm thông thoáng lỗ chân lông và giảm khô da. Bạn nên sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học nhẹ nhàng và áp dụng ít nhất một lần một tuần hoặc có thể thực hiện lên đến hai hoặc ba lần một tuần nếu cần.Mặt nạ: Bạn hãy sử dụng loại mặt nạ được tạo ra cho da hỗn hợp thay vì đắp một mặt nạ lên khắp mặt. Hãy thử một loại mặt nạ đất sét để kiểm soát dầu và mặt nạ dưỡng ẩm cho các vết khô.Nếu các sản phẩm chăm sóc da không kê đơn của bạn không đạt được mục tiêu mà bạn đang tìm kiếm, hãy hẹn gặp bác sĩ da liễu để được trợ giúp chuyên môn. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ da liễu nếu đang gặp vấn đề trong việc kiểm soát da như mụn trứng cá. Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra kỹ làn da, soi da và phóng đại một số vùng nhất định và nhẹ nhàng chạm vào chúng để xem cảm giác của chúng. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://tamanhhospital.vn/phau-thuat-ban-chan-bet/
14/09/2023
Có nên phẫu thuật bàn chân bẹt? Quy trình và cách chăm sóc sau mổ
Phẫu thuật bàn chân bẹt là phương pháp điều trị dứt điểm, giúp giảm đau và cải thiện dáng đi và hoạt động của bàn chân. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Mục lụcCần biết gì về bàn chân bẹt?Phẫu thuật bàn chân bẹt là gì?Ưu và nhược điểm khi mổ bàn chân bẹtƯu điểmNhược điểmCó nên phẫu thuật bàn chân bẹt?Quá trình phẫu thuật chỉnh hình bàn chân bẹtRủi ro có thể gặp phảiThời gian phục hồi sau phẫu thuật điều trị bàn chân bẹtChi phí thực hiện phẫu thuật là bao nhiêu?Có phải tất cả người bệnh đều cần phẫu thuật?Các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật là gì?Cần biết gì về bàn chân bẹt? Người bệnh bàn chân bẹt sẽ có lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ lõm (vòm gan chân) khi đứng. Tình trạng thừa cân ở một số trẻ cũng khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn con mắc tật bàn chân bẹt. Đa phần trẻ bị dị tật này sẽ tự hết lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt, mềm mại. (1) Thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt (không có vòm, không lõm). Khi đến độ tuổi 2 – 3, vòm bàn chân của trẻ sẽ được hình thành cùng hệ thống dây chằng. Vai trò của vòm bàn chân là giúp cơ thể chịu lực, giữ cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân vận động. Người có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo (bệnh lỏng lẻo đa khớp) thường dễ mắc dị tật bàn chân bẹt. Các xương của bàn chân không được cố định tốt. Khi bàn chân của người bệnh đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy chỗ khuyết như dấu chân bình thường. Phẫu thuật bàn chân bẹt là gì? Phẫu thuật bàn chân bẹt là phương pháp điều trị được chỉ định khi người bệnh kém đáp ứng các phương pháp nội khoa hoặc các biểu hiện lâm sàng ngày càng nghiêm trọng hơn. Phương pháp này giúp giảm đau, tạo ra vòm bàn chân mới, cải thiện hoạt động bàn chân cho người bệnh. Những vị trí đau do tật bàn chân bẹt gây ra thường rất khác nhau. Vì thế, không có phương pháp phẫu thuật nào thống nhất cho tình trạng này. Thông thường, hướng phẫu thuật sẽ dựa trên đánh giá, kinh nghiệm của các bác sĩ. Ngoài ra, phẫu thuật với những trường hợp bàn chân bẹt còn tùy vào độ tuổi, triệu chứng và mức độ dị dạng cấu trúc của bàn chân. Điều trị ngoại khoa có thể giúp cải thiện hiệu quả, gần như dứt điểm những triệu chứng. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ cần nhiều thời gian, thường kèm theo các phương pháp phục hồi chức năng để người bệnh có thể hồi phục hiệu quả. Ưu và nhược điểm khi mổ bàn chân bẹt Phương pháp mổ điều trị tình trạng bàn chân bẹt sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau: (2) Ưu điểm Giảm đau Tạo ra vòm chân mới Cải thiện dáng đi Phục hồi khả năng vận động cho bàn chân Ít xuất hiện biến chứng Nhược điểm Thời gian phục hồi lâu (6 – 8 tuần), sau đó cần tập vật lý trị liệu Phải bó bột sau phẫu thuật ( Trong 1 số trường hợp) Các biến chứng hiếm gặp sau mổ như nhiễm trùng ổ khớp, nhiễm trùng vết mổ, cal lệch (hiện tượng thải ghép xương), cử động mắt cá chân kém, chữa lành tổn thương không đúng hoặc sai cấu trúc giải phẫu, đau bàn chân dai dẳng. Có nên phẫu thuật bàn chân bẹt? Một số trường hợp áp dụng điều trị PHCN không thành công bàn chân không tự chỉnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị phẫu thuật, giúp chân trở lại trạng thái vốn có, bao gồm cả những trường hợp dưới 7 tuổi không đáp ứng tốt điều trị nội khoa hoặc có các tổn thương bất thường về gân gót. Phẫu thuật chỉnh hình thường là lựa chọn điều trị cuối cùng để giúp người bệnh cải thiện hệ xương chân, trở về tính chất ban đầu. Phương pháp này cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín và hiện đại, đủ điều kiện trang thiết bị với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Quá trình phẫu thuật chỉnh hình bàn chân bẹt Khi phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt, đầu tiên, người bệnh sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ tiến hành rạch các đường mổ nhỏ ở bàn chân và mắt cá chân của người bệnh. Quy trình mổ tiếp theo sẽ tùy thuộc phương pháp được chỉ định, cụ thể: Phẫu thuật tái tạo bàn chân: Thông thường ở trẻ vị thành niên với bàn chân bẹt mềm bác sĩ sẽ bắt vít xương gót giúp hãm khớp giữa xương sên và xương gót. Các bàn chân bẹt cứng cần phải can thiệp cắt xương, cân bằng lại phần mềm cổ bàn chân. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết mổ và bó bột cho người bệnh. Rủi ro có thể gặp phải Như đã đề cập, người bệnh khi điều trị phẫu thuật có thể đối mặt với các biến chứng hiếm gặp như nhiễm trùng ổ khớp, nhiễm trùng vết mổ, cal lệch (hiện tượng thải ghép xương), chữa lành tổn thương không đúng hoặc sai cấu trúc giải phẫu và đau bàn chân dai dẳng. Do đó, khi có chỉ định điều trị phẫu thuật, người bệnh nên tới những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại để thực hiện phẫu thuật, giảm thiểu rủi ro. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt Hầu hết người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày phẫu thuật, sau khi được hướng dẫn cách đi lại bằng nạng. Sau mổ, bàn chân của người bệnh sẽ được bó bột để cố định khớp trong tối đa sáu tuần. Người bệnh nên cố gắng để chân được nghỉ ngơi, giảm càng nhiều áp lực lên chân càng tốt, đồng thời kê cao chân để giảm đau. Một tuần sau phẫu thuật, các cơn đau sẽ giảm đáng kể. Người bệnh có thể bắt đầu đi lại một quãng ngắn với sự hỗ trợ của nạng. Sau mổ 5 – 6 tuần, bạn có thể bắt đầu một số bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi, cải thiện thể lực, sự cân bằng, tính linh hoạt và sức mạnh ở chân. Chi phí thực hiện phẫu thuật là bao nhiêu? Chi phí phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt không cố định cho tất cả mọi trường hợp. Bởi ngoài phí khám cố định đã được bệnh viện niêm yết theo quy định, người bệnh có thể phải chi trả cho những khoản dịch vụ khác liên quan đến phẫu thuật. Vì thế, bạn nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình. Có phải tất cả người bệnh đều cần phẫu thuật? Một số người bệnh bàn chân bẹt lựa chọn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Bởi phương pháp này không chỉ giúp họ chấm dứt hoàn toàn cơn đau khó chịu mà còn tạo ra vòm bàn chân. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ không đề xuất phương án này. Vì phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả, phẫu thuật mới được chỉ định thực hiện trong điều trị bàn chân bẹt. Các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật là gì? Trong điều trị bàn chân bẹt, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nội khoa, gồm những phương pháp như: (3) Dùng thuốc: Người bệnh có thể được chỉ định dùng những loại thuốc giảm đau kê đơn như thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAIDs. Vật lý trị liệu: Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số bài tập bàn chân để giúp tăng tính linh hoạt và sức mạnh cho vòm bàn chân. Những kỹ thuật dưới đây cần có sự hướng dẫn bởi những các kỹ thuật viên vật lý trị liệu: Thể dục dụng cụ ở bàn chân: Người bệnh sử dụng ngón chân để xếp đồ vật, nhặt viên bi, viết số lên cát bằng ngón chân cái. Bài tập kéo căng người: Bài tập này giúp kéo dài cơ bắp ở chân và gân gót chân, đồng thời cải thiện tình trạng căng cứng gân khi di chuyển. Tư thế yoga chó úp mặt (downward facing dog): Tư thế này giúp kéo dài và tăng sức mạnh cơ bắp ở chân, gân gót chân cho người bệnh. Massage trị liệu: Người bệnh đặt một quả bóng mềm ở dưới lòng bàn chân và dùng lòng bàn chân để lăn nhẹ. Phương pháp này cải thiện độ linh hoạt ở chân, hỗ trợ giảm đau nhức ở bàn chân. Dụng cụ chỉnh hình: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng dụng cụ chỉnh hình trong vòng vài tuần hay vài tháng. Phương pháp này giúp bàn chân thích nghi với sự thay đổi, đồng thời hạn chế cảm giác đau và khó chịu. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ mới – máy đo bàn chân Podiatech Sidas Medical từ Pháp vào trong quy trình thăm khám và điều trị bàn chân bẹt thường quy tại bệnh viện. Thiết bị này giúp phát hiện và điều trị bàn chân bẹt thông qua việc đo vòm bàn chân, tạo hình vòm bàn chân và in đế giày phù hợp với từng trường hợp. Sau thời gian sử dụng, cấu trúc bàn chân sẽ trở về vị trí cân bằng. Người bệnh bàn chân bẹt sẽ khắc phục tình trạng chạy chậm, dễ té ngã, lật cổ chân, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tương lai. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Phẫu thuật bàn chân bẹt giúp cải thiện các cơn đau nhức khó chịu, tạo vòm chân mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Vì thế, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị, thực hiện phẫu thuật với các bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng các trang thiết bị y tế hiện đại. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả điều trị.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-thu-pham-gay-ung-thu-da-day-can-canh-giac-20221226212004716.htm
20221226
Những thủ phạm gây ung thư dạ dày cần cảnh giác
Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong dạ dày. Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các bệnh ung thư. Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ung thư dạ dày đứng thứ 2 sau ung thư phổi ở nam giới và đứng thứ 3 sau ung thư vú và cổ tử cung ở nữ giới. Những thủ phạm gây ung thư dạ dày Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày (Ảnh: Internet). Nguyên nhân của bệnh đến nay chưa rõ, tuy nhiên bệnh có một số yếu tố nguy cơ đã được xác định như sau: Yếu tố môi trường Người ta nhận thấy những người dân di cư từ nơi có nguy cơ cao đến nơi nguy cơ thấp thì nguy cơ ung thư dạ dày cũng giảm dần. Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, chứa nhiều vitamin C có vai trò bảo vệ chống lại nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ngược lại chế độ ăn nhiều muối, nhiều nitrate làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vi khuẩn HP Helicobacter Pylori (HP) có khả năng gây tổn thương niêm mạc, từ đó gây viêm niêm mạc dạ dày kết hợp cùng với các yếu tố khác dẫn tới dị sản, loạn sản và ung thư. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người hút thuốclá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, nhất là khi đồng thời bị nhiễm HP. Tiền sử bệnh lý tại dạ dày Trong những năm gần đây nhiều tác giả đã thống kê ung thưmỏm cụt dạ dày sau cắt đoạn trong bệnh loét dạ dày chiếm tỷ lệ 0,5 - 17%. Một số bệnh lý được coi là nguy cơ cao gây ung thư dạ dày là: viêm teo dạ dày, vô toan, thiếu máu ác tính Biermer, dị sản ruột, u tuyến dạ dày (polyp có kích thước trên 2cm). Đặc biệt dị sản ruột và loạn sản có khả năng ác tính hóa cao, dị sản ruột có thể coi là tiền ung thư dạ dày. Các yếu tố khác Nguy cơ ung thư dạ dày ở những người có tiền sử trong gia đình có người bị ung thư dạ dày là 1,33 lần so với người bình thường. Sự tăng cân của cơ thể cũng là một yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư tâm vị. Người có nhóm máu A có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Tuổi và giới cũng được ghi nhận là yếu tố nguy cơ quan trọng. Nam giới có tỷ lệ ung thư dạ dày gấp đôi nữ giới ở các thống kê. Tuổi từ 50 trở lên trở lên, càng nhiều tuổi khả năng ung thư dạ dày càng cao.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-che-hoat-dong-cua-dien-tam-do-vi
Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Nguyễn Quốc Việt - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Điện tâm đồ là một xét nghiệm rất phổ biến ở hầu hết các cơ sở y tế hiện nay. Đây là một xét nghiệm cận lâm sàng khá đơn giản, không gây ra các biến chứng đối với bệnh nhân nhưng giá trị chẩn đoán rất cao. 1. Điện tim là gì? Điện tâm đồ (Electrocardiogram - ECG) là đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện bên trong quả tim. Là một Phương tiện cận lâm sàng không xâm lấn, không gây ra các biến chứng và cho kết quả nhanh.Điện tâm đồ thường được sử dụng trong y học, đây là một xét nghiệm phổ biến để phát hiện một số bệnh lý và theo dõi tình trạng của tim trong nhiều tình huống, bệnh lý về tim mạch. Điện tâm đồ cũng là thiết bị tiêu chuẩn trong phòng mổ và trên xe cứu thương. 2. Điện tâm đồ hoạt động như thế nào? Tim co bóp theo nhịp và được điều khiển bởi một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dòng điện của tim tuy rất nhỏ, chỉ khoảng một vài phần nghìn volt nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực của bệnh nhân truyền đến máy ghi. Các điện cực (cảm biến) này thường được giữ trong vài phút. Máy ghi điện sẽ khuyếch đại tín hiệu lên và ghi lại trên máy đo điện tâm đồ.Đường điện tâm đồ được hiển thị là những đường gấp khúc, lên xuống biến thiên theo nhịp co bóp của tim. Khi đo điện tâm đồ, bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, để các bác sĩ gắn những điện cực từ máy đo điện tâm đồ vào các vùng tim, vùng cổ tay, cổ chân bệnh nhân theo các vị trí xác định. Những điện cực này được dính vào da và không gây đau đớn trong quá trình đo. 3. Đo điện tim để làm gì? Đo điện tim là một trong những xét nghiệm thường quy trong bệnh viện. Mục đích của việc kiểm tra điện tâm đồ gồm:Kiểm tra nhịp tim, chẩn đoán các rối loạn về nhịp tim. Kiểm tra nhịp tim Chẩn đoán cơn đau tim (Bệnh lý mạch vành tim)Kiểm tra những vấn đề bất thường như cơ tim dày, dãn...Điện tâm đồ dùng để thăm khám và chẩn đoán các bệnh tim mạch, theo dõi và kiểm tra tình trạng một số bệnh nhân đã được chẩn đoán hở van tim, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, viêm màng tim... với các triệu chứng điển hình như khó thở, đau thắt ngực. 4. Khi nào nên đo điện tim? Đo điện tim có thể được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:Thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch trong những trường hợp có các biểu hiện như: tim loạn nhịp, khó thở, đau tức vùng ngực...Kiểm tra và theo dõi tình trạng của các bệnh nhân được chẩn đoán các bệnh như: suy tim, hở van tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường ...Sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh về tim mạchChuẩn bị phẫu thuật... 5. Những hạn chế của điện tâm đồ Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản và có giá trị. Đôi khi đo điện tim có thể chẩn đoán chắc chắn một bệnh lý tim mạch nào đó. Tuy nhiên, điện tâm đồ có trường hợp không thể loại trừ những tình trạng bệnh tim nghiêm trọng. Ví dụ, một nhịp tim bất thường xuất hiện rồi biến mất, kết quả điện tim lại ghi nhận vào lúc bình thường giữa các lần xuất hiện nhịp bất thường.Ngoài ra, không phải tất cả các cơn đau tim đều có thể được phát hiện bằng điện tâm đồ. Bệnh tim thường gặp như đau thắt ngực cũng không thể được phát hiện bằng điện tâm đồ thường quy. Đo điện tâm đồ chuyên biệt đôi khi giúp khắc phục một số hạn chế của điện tâm đồ thường quy, đó là:Điện tâm đồ gắng sức: thực hiện khi đang gắng sức (chạy bộ trên thảm lăn hoặc đạp xe). Điều này giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn của động mạch vành gây ra bệnh đau thắt ngực.Điện tâm đồ lưu động: bệnh nhân sẽ mang một cái máy nhỏ liên tục ghi lại nhịp tim. Phương pháp này sẽ ghi lại hoạt động điện tim khi đang đi bộ (lưu động) và thực hiện các sinh hoạt bình thường hàng ngày nhằm mục đích phát hiện nhịp tim bất thường, có thể xuất hiện rồi biến mất. Hoạt động điện tim thường được ghi nhận trong 24 - 48 giờ. 6. Lưu ý gì khi thực hiện đo điện tim? Lưu ý gì khi thực hiện đo điện tim? Việc thực hiện điện tâm đồ mất khoảng vài phút.Bác sĩ sẽ đính kèm 10 điện cực với miếng dính vào da ngực, cánh tay và chân.Trong quá trình đo, người được đo sẽ nằm ngửa, máy điện tim tạo ra một đồ thị trên giấy, vẽ các xung điện di chuyển qua tim.Có thể mất khoảng 5 - 10 phút để gắn các điện cực và hoàn thành xét nghiệm nhưng việc ghi đồ thị thực sự chỉ mất vài giây.Bên cạnh đo điện tâm đồ tiêu chuẩn, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các loại khác như: điện tâm đồ di động (kiểm tra hoạt động điện của tim trong 1-2 ngày, 24 giờ/ngày).Sau khi đo điện tâm đồ, bác sĩ Tim mạch sẽ đọc sóng đồ thị được ghi lại trong quá trình kiểm tra để xem các xung có bình thường hay không và cho bệnh nhân biết kết quả trong cùng một ngày thực hiện hoặc vào cuộc hẹn tiếp theo.Bệnh nhân có thể tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi làm điện tâm đồ.Kết quả xét nghiệm điện tâm đồ đòi hỏi phải do bác sĩ có chuyên khoa Tim mạch đọc và đưa ra kết luận, vì vậy vai trò chuyên môn của bác sĩ trong điện tim là rất quan trọng.Khi thực hiện điện tâm đồ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm bởi tại đây không chỉ có quy trình thực hiện bài bản đạt chuẩn, hệ thống máy móc hiện đại mà còn quy tụ đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao trên khắp cả nước, nhờ vậy cho kết quả chẩn đoán chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh.Bác sĩ CKII Nguyễn Quốc Việt đã có hơn 20 kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý tim mạch và Can thiệp Tim mạch (Bao gồm chụp, nong, đặt stent động mạch vành, động mạch thận...), đặt máy tạo nhịp tạm thời, vĩnh viễn...Trước khi công tác tại Khoa khám bệnh & Nội khoa, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, bác sĩ từng có thời gian công tác dài bệnh viện Đà Nẵng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giac-ngu-trua-cua-tre-so-sinh-va-tre-nho-vi
Giấc ngủ trưa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Chúng ta đều biết, trẻ sơ sinh trong khoảng 1 tháng tuổi cần phải ngủ khá nhiều. Điều này có lợi cho sự phát triển của não bộ và đây cũng là thời gian nghỉ ngơi cho cả mẹ. Tuy nhiên, quá trình cho bé ngủ vào ban ngày có thể khác với ban đêm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu những điều cơ bản về giấc ngủ trưa của trẻ sơ sinh. 1. Giấc ngủ trưa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kéo dài bao lâu? Trẻ sơ sinh là đối tượng có giờ giấc ngủ rất thất thường. Đây là giai đoạn các chức năng trong cơ thể đều phát triển nhanh và mạnh mẽ, đặc biệt trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thường ngủ và thức dậy suốt ngày đêm, thời gian ngủ tương đối bằng nhau giữa các lần cho ăn. Vì vậy, phải mất một thời gian để trẻ sơ sinh lập trình cho mình một lịch trình ngủ. Ví dụ:Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi đến 1 năm: Sau thời kỳ sơ sinh, bé có thể sẽ ngủ ít nhất 2 lần/ngày - một lần vào buổi sáng và một lần vào đầu giờ chiều. Một số bé cũng cần một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều muộn. Tuy nhiên, nhiều em bé ngủ tổng cộng ba hoặc nhiều giờ trong ngày;Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Ở độ tuổi này, bé có thể sẽ ngủ trưa và chỉ ngủ trưa vào buổi chiều, thường trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ. Nguyên nhân là giai đoạn này, trẻ không còn thiếu ngủ nhiều nữa mà hoạt động nhiều hơn, khiến giấc ngủ trưa của bé bị rút ngắn lại. Trong quá trình chuyển đổi này, hãy cân nhắc việc di chuyển thời gian ngủ trưa và giờ đi ngủ của bé thêm nửa tiếng để giúp bé điều chỉnh. Hầu hết trẻ em tiếp tục ngủ trưa đến khi 3 tuổi.Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi em bé sẽ có những lịch trình ngủ trưa khác nhau. Vì vậy, bố mẹ không nên ép trẻ ngủ trưa quá nhiều, mà hãy nhẹ nhàng khuyến khích, theo dõi và giúp bé có một lịch trình ngủ trưa hợp lý và khoa học. Trẻ sơ sinh là đối tượng có giờ giấc ngủ rất thất thường Giấc ngủ trưa của trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc bé ngủ ngon như thế nào vào ban đêm. Một thực tế là có bé nhầm lẫn giữa ngủ ngày và đêm, tức là ngủ nhiều hơn vào ban ngày so với ban đêm. Để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy hạn chế những giấc ngủ ngắn vào ban ngày - đặc biệt là những buổi chiều muộn - ở mức không quá ba hoặc bốn giờ mỗi lần. Nếu bé ngủ trưa quá lâu vào cuối ngày, điều đó có thể khiến bé khó ngủ hơn khi đi ngủ. 2. Làm thế nào nếu trẻ sơ sinh khó ngủ trưa? Để giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ trưa, cha mẹ có thể thực hiện một số cách sau:Môi trường xung quanh: Chọn cho trẻ một vị trí ngủ không có ánh sáng quá chói, hơi tối, yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái để khuyến khích bé ngủ;Thời điểm cho trẻ ngủ: Bố mẹ lưu ý đặt bé nằm ngủ nhưng trong trạng thái tỉnh táo. Các dấu hiệu như sụp mí mắt, dụi mắt và quấy khóc cho thấy bé đang mệt mỏi và muốn đi ngủ. Nhưng nếu mẹ để tình trạng này quá lâu mà không cho trẻ đi ngủ, em bé càng trở nên mệt mỏi và quấy khóc, như vậy sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn;Tránh bế khi cho bé ngủ: Đây có thể là cách duy nhất để em bé có thể ngủ. Nếu trẻ có thói quen ngủ trong vòng tay của mẹ sau khi ăn, mẹ hãy làm việc gì đó nhẹ nhàng ngay sau khi trẻ ăn - chẳng hạn như thay tã hoặc đọc một câu chuyện ngắn;Cho trẻ ngủ ở vị trí an toàn: Khi ngủ, trẻ nhỏ không tránh khỏi các hoạt động cựa người, lăn bên nọ bên kia, vì vậy bố mẹ hãy chọn một vị trí chắc chắn an toàn để bé ngủ như: mép trong của giường, cũi hay nôi với các vật dụng mềm như: chăn, gối,...Duy trì lịch ngủ trưa ổn định: Trẻ sẽ duy trì lâu dài thói quen ngủ trưa ngắn nếu được ngủ trưa mỗi ngày và vào cùng một thời điểm. Vì vậy, bố mẹ hãy giúp các bé duy trì thói quen này. Môi trường xung quanh thoải mái giúp bé có giấc ngủ tốt hơn Đa số, trẻ sơ sinh sẽ khóc khi ngủ, nhưng hầu hết sẽ tự im lặng nếu để yên trong vài phút. Nếu tiếng khóc kéo dài hơn một vài phút, hãy kiểm tra lại mọi thứ xem trẻ có khó chịu ở đâu không và vỗ về trẻ. Nếu trẻ thức dậy ngay sau khi bạn đặt ngủ trưa, không gặp phải các vấn đề như bị ướt tã, đói hoặc ốm, mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và khuyến khích để trẻ tự ngủ. Bố mẹ có thể nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho bé, mát-xa hoặc cho con bú trong một thời gian ngắn.Ngoài ra, hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh thường hoạt động trong khi ngủ - co giật tay và chân, mỉm cười, mút tay và nói chung là có vẻ bồn chồn. Rất dễ nhầm lẫn sự khuấy động của em bé là dấu hiệu cho thấy bé đang thức dậy hoặc cần ăn. Thay vì bế bé ngay lập tức, hãy đợi vài phút để xem bé có ngủ lại không.Lưu ý: Một số trẻ sơ sinh và trẻ lớn trải qua các giai đoạn mà không chịu ngủ trưa. Nếu điều này xảy ra, hãy thử điều chỉnh giờ đi ngủ của bé, bằng cách làm cho giờ đi ngủ sớm hơn hoặc muộn hơn, đôi khi có thể giúp bé ngủ trưa tốt hơn trong ngày.Giúp bé ngủ đủ giấc vào ban ngày không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì vậy các mẹ không nên cảm thấy tồi tệ nếu một số ngày khó khăn hơn những ngày khác. Hãy nhớ nhìn và lắng nghe những dấu hiệu cho thấy bé mệt mỏi và cố gắng duy trì thói quen ngủ trưa phù hợp. Nếu bố mẹ có thắc mắc hoặc lo lắng về lịch trình ngủ trưa của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên.Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom,selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org Video đề xuất: Hướng dẫn pha sữa đúng cách cho trẻ Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://vnvc.vn/vac-xin-viem-mang-nao-mo-cau-bc-tiem-cho-tre-may-tuoi/
15/04/2024
Vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi? Quy định ra sao?
Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu được ghi nhận tại nhiều địa phương trên cả nước, xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm vắc xin chưa đầy đủ. Các ca bệnh tập trung chủ yếu trong tình trạng nguy kịch, sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết. Vậy cần tiêm vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nào cho trẻ? Vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi? Quy định ra sao? BS Hà Mạnh Cường, Quản lý Y khoa Vùng 3 – miền Trung – Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Trẻ bị não mô cầu khuẩn xâm lấn có thể tử vong trong vòng 24 giờ. Vi khuẩn não mô cầu có khả năng gây viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim. Ngay cả khi được điều trị tích cực, nhiều bệnh nhân vẫn phải chịu các gánh nặng tàn tật suốt đời như đoạn chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ… Các ca bệnh viêm màng não mô cầu điều trị vô cùng tốn kém, với chi phí có thể từ hàng trăm triệu lên đến hàng tỷ đồng”. Mục lụcVì sao trẻ cần được tiêm ngừa viêm màng não mô cầu?Vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi?Não mô cầu BC tiêm mấy mũi? Khoảng cách các mũi bao lâu?Cần chuẩn bị và lưu ý gì khi cho trẻ chích ngừa não mô cầu BC?Hiệu quả phòng ngừa viêm màng não mô cầu của VA-Mengoc-BCBé không tiêm viêm màng não mô cầu BC có sao không?So sánh viêm màng não mô cầu BC với ACYW-135 và BexseroVì sao trẻ cần được tiêm ngừa viêm màng não mô cầu? Trước khi tìm hiểu về vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi?, bạn hãy tìm hiểu lý do vì sao bé cần được tiêm ngừa viêm màng não mô cầu. Viêm màng não mô cầu được xem là “bệnh tử 24 giờ”. Theo dữ liệu của Bộ Y tế Công cộng Anh, 9/10 trẻ em và thanh thiếu niên tử vong do viêm màng não mô cầu xâm lấn, không qua khỏi cột mốc 24 giờ kể từ khi được chẩn đoán. Hiện các nhà khoa học đã phân lập 13 chủng huyết thanh vi khuẩn não mô cầu, trong đó có 5 nhóm thường gặp và nguy hiểm nhất ở Việt Nam là A, B, C, Y, W-135. Trong đó, não mô cầu khuẩn nhóm B là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất nước ta trong vòng 15 năm qua. [1] Tỷ lệ tử vong do viêm màng não mô cầu có thể lên đến 50% nếu không được điều trị. Dù bệnh nhân nhập viện và điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong cũng có thể lên đến 15%. 20% bệnh nhân sống sót sau điều trị não mô cầu khuẩn xâm lấn phải chịu nhiều di chứng về thể chất và tinh thần như: đoạn chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ…. để lại gánh nặng lớn về sức khỏe, tinh thần, kinh tế cho cả người bệnh và người thân trong gia đình, xa hơn nữa là gánh nặng cho toàn xã hội. 20% bệnh nhân sống sót sau điều trị não mô cầu khuẩn xâm lấn phải chịu các gánh nặng tàn tật suốt đời Vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi? Vắc xin VA-Mengoc-BC (Cuba) phòng các bệnh lý do não mô cầu khuẩn Meningococcal nhóm B và C gây ra, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến người lớn 45 tuổi. Vắc xin do hãng Finlay Institute tại CuBa sản xuất theo công nghệ túi màng ngoài Polysaccharide (OMV: Outer membrane vesicles), chứa một thành phần kháng nguyên nhóm B và polysaccharide nhóm C. Đặc biệt là các bệnh do não mô cầu khuẩn xâm lấn như nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm màng não kết hợp nhiễm trùng máu… Não mô cầu BC tiêm mấy mũi? Khoảng cách các mũi bao lâu? Vắc xin não mô cầu BC có lịch tiêm 2 mũi cách nhau từ 6 đến 8 tuần. Bất kỳ ai cũng có thể là “nạn nhân” của viêm màng não do não mô cầu khuẩn. Tại nước ta, vi khuẩn não mô cầu lưu hành quanh năm và gây bệnh cho cả trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn chưa được tiêm ngừa vắc xin. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, tất cả trẻ em và người lớn nên tiêm vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu đủ mũi, đúng lịch để phòng bệnh. Tuy nhiên, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu BC không tiêm cho phụ nữ mang thai và cho con bú, người quá mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin, người đang sốt hoặc nhiễm khuẩn cấp tính, có tình trạng dị ứng đang tiến triển. Vắc xin não mô cầu BC hiếm khi có phản ứng dị ứng, nhưng cần ngưng liều tiêm thứ hai nếu liều tiêm đầu tiên có dấu hiệu dị ứng. Đây cũng là thông tin quan trọng dành cho bạn sau khi đã tìm hiểu về vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi? Vắc xin não mô cầu BC có lịch tiêm 2 mũi cách nhau từ 6 đến 8 tuần Vắc xin não mô cầu VA-Mengoc-BC có giá dao động trong khoảng 300.000 đồng đến 350.000 đồng. Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, vắc xin có giá 315.000 đồng(*). Vắc xin được nhập khẩu chính hãng, bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế với hàng trăm kho lạnh vắc xin chuyên dụng hiện đại hàng đầu và duy nhất tại Việt Nam. Giá cũng bao gồm các dịch vụ, tiện ích cao cấp tại VNVC như không gian lớn, thoáng mát, hiện đại; tin nhắn nhắc lịch tiêm, sổ tiêm, lưu giữ lịch sử tiêm chủng và miễn phí sử dụng các tiện ích tại trung tâm như khu vui chơi trong nhà cho trẻ em rộng, miễn phí tã/bỉm, khăn giấy ướt, nước uống sạch, wifi, sổ tiêm và tài liệu tiêm chủng… Đặc biệt, tại VNVC, 100% Khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm và tiêm vắc xin với bác sĩ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với Khách hàng, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng và được đào tạo nhiều kĩ năng quan trọng khác. VNVC trang bị hệ thống cơ sở vật chất và quy trình chuyên nghiệp để xử trí phản ứng sau tiêm; hỗ trợ, tư vấn Khách hàng 24/7 qua điện thoại, mạng xã hội… VNVC còn hỗ trợ lãi suất cho Khách hàng trả góp Gói vắc xin đến 24 tháng và nhiều chính sách ưu đãi, tặng quà sinh nhật, quà theo mùa lễ hội, sticker cho khách hàng trẻ em… Đây cũng là vấn đề bạn cần quan tâm ngoài câu hỏi vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi? Vắc xin được nhập khẩu chính hãng, bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế tại VNVC (*) Giá vắc xin có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm. Mời Quý Khách xem giá vắc xin VA-Mengoc-BC mới nhất tại đây. Cần chuẩn bị và lưu ý gì khi cho trẻ chích ngừa não mô cầu BC? Trước khi đưa trẻ chích ngừa não mô cầu BC, ba mẹ nên mang theo: Sổ tiêm chủng/phiếu tiêm chủng, sổ khám bệnh/ thuốc đang dùng trong trường hợp đang có bệnh lý cấp tính/mãn tính đang điều trị. Trong trường hợp ba mẹ quên mang sổ tiêm chủng, VNVC có hệ thống tra cứu thông tin tiêm chủng để hỗ trợ Khách hàng. Tuy nhiên, nên mang đầy đủ sổ tiêm chủng để thông tin và lịch tiêm các mũi tiêm được cập nhật đầy đủ và tránh bỏ sót. Tại VNVC, Khách hàng trước khi tiêm còn được khám sàng lọc và tư vấn miễn phí. Với đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc, điều dưỡng, nhân viên y tế có đầy đủ chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Khi khám sàng lọc, các bác sĩ sẽ tuân theo nội dung hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành, về các vấn đề sức khỏe như: tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh lý nền sẵn có, các loại thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng thức ăn/ thuốc/ vắc xin… Sau khi đánh giá đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tiêm chủng vắc xin phù hợp với độ tuổi, lịch sử tiêm chủng,… và hẹn lịch tiêm tiếp theo. Tại VNVC, Khách hàng trước khi tiêm được khám sàng lọc và tư vấn miễn phí Ba mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng vắc xin phòng viêm màng não mô cầu được khuyến cáo. Tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi giúp bé tăng cường miễn dịch, tránh được nguy cơ mắc và những hậu quả nặng nề, kéo dài của bệnh. Trường hợp bé chưa đạt cân nặng hoặc có các bệnh lý, bác sĩ có thể hoãn lịch tiêm phòng cho bé. Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ mắc bệnh đều phải hoãn tiêm, chẳng hạn trẻ ho nhẹ, khò khè vẫn có thể được tiêm vắc xin bình thường. Ba mẹ nên thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ để bác sĩ xem xét bé đủ điều kiện sức khỏe để tiêm không hay không. Nếu bé gặp phản ứng nặng ở lần tiêm trước, tùy theo tình hình sức khỏe của bé để bác sĩ sẽ kết luận là chuyển tiêm bệnh viện hay chống chỉ định. Điều này cũng quan trọng không kém thắc mắc vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi? Sau tiêm, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, ba mẹ nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút nhằm theo dõi các dấu hiệu bất thường. Giống như tất cả các loại vắc xin/ thuốc khi được đưa vào cơ thể để chống lại virus/vi khuẩn, người được tiêm vắc xin VA-Mengoc-BC có khả năng gặp phải các phản ứng sau tiêm tại chỗ hoặc toàn thân, các phản ứng này thường nhẹ, thoáng qua, tự khỏi và không cần can thiệp y tế. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể, các phản ứng tại chỗ tiêm như sưng đau, có thể tạo cục cứng thường nhẹ, xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu và có xu hướng biến mất trong vòng 72 giờ; phản ứng toàn thân như đau đầu, chóng mặt, sốt từ nhẹ đến trung bình ít khi kéo dài quá 2 ngày. Nếu gặp các phản ứng sau tiêm kể trên hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, ba mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để kịp thời xử trí. Sau 30 phút theo dõi sau tiêm, trẻ được kiểm tra thân nhiệt, vết tiêm, sau đó ba mẹ tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ trong vòng 48 giờ tiếp theo. Nếu có các dấu hiệu bất thường về thân nhiệt, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa hoặc bất thường về sức khỏe, ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời xử trí. Hệ thống tiêm chủng VNVC là nơi duy nhất tại Việt Nam có tổng đài chăm sóc sau tiêm. Quý Khách có thể gọi đến số Hotline 028 7102 6595 để được VNVC tiếp nhận, hướng dẫn xử trí kịp thời với đội ngũ bác sĩ trực 24/7, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp cứu tại địa phương. Hiệu quả phòng ngừa viêm màng não mô cầu của VA-Mengoc-BC Ngoài quan tâm đến vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi? Bạn cũng muốn tìm hiểu về hiệu quả phòng bệnh của vắc xin này như thế nào đúng không? Dưới đây là giải đáp cho bạn. Vắc xin VA-Mengoc-BC có hiệu quả bảo vệ trên 90% (đối với các chủng thuộc não mô cầu nhóm B của người CuBa). Vắc xin không có hiệu quả với các dị chủng não mô cầu B không có trong vắc xin. Bên cạnh việc tiêm vắc xin, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện song song các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: súc miệng, họng bằng dung dịch sát khuẩn thông thường; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, để nhà cửa thông thoáng, đảm bảo vệ sinh. Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và luyện tập, nâng cao thể trạng. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị; đồng thời cần thông báo cho đường dây nóng của y tế địa phương để được điều tra giám sát và xử lý kịp thời. Bé không tiêm viêm màng não mô cầu BC có sao không? Ngoài câu hỏi vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi?, bạn hãy tìm hiểu thêm về các vấn đề có thể xảy ra khi trẻ không được tiêm vắc xin này. Trẻ mắc não mô cầu khuẩn có thể tử vong trong vòng 24 giờ. Ba mẹ có thể thấy sáng trẻ đến trường khỏe mạnh, nhưng tối lại rơi vào nguy kịch. Não mô cầu khuẩn xâm lấn còn có thể gây viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim. Thậm chí ngay cả khi được điều trị tích cực, nhiều trẻ chịu các di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt. Các ca bệnh viêm màng não mô cầu điều trị rất tốn kém. Chi phí điều trị có thể từ hàng trăm triệu lên đến hàng tỷ đồng, đó là chưa kể đến các chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc cho người có các di chứng sức khoẻ nặng sau này,… Tuổi càng nhỏ, chi phí điều trị và theo dõi các di chứng lâu dài càng lớn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, phòng bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn cho trẻ từ sớm là rất quan trọng. Mời bạn xem thêm video: Bệnh do não mô cầu gây ra nguy hiểm như thế nào? So sánh viêm màng não mô cầu BC với ACYW-135 và Bexsero Hiện nay trên thị trường Việt Nam lưu hành chủ yếu 3 loại vắc xin phòng các nhóm huyết thanh não mô cầu nguy hiểm bao gồm: vắc xin não mô cầu B thế hệ mới (Bexsero – Ý); vắc xin phòng ngừa não mô cầu nhóm BC (Mengoc BC – Cuba) và ACYW-135 (Menactra – Mỹ). Sự khác nhau giữa 3 loại vắc xin được thể hiện trong bảng so sánh sau. VA-MENGOC-BC BEXSERO MENACTRA Phòng bệnh Phòng bệnh não mô cầu xâm lấn như: viêm màng não, nhiễm trùng máu, … và các bệnh não mô cầu không xâm lấn như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi… do não mô cầu khuẩn nhóm B và C Phòng bệnh não mô cầu xâm lấn như: viêm màng não, nhiễm trùng máu,… và các bệnh não mô cầu không xâm lấn như viêm họng,viêm tai giữa, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B Phòng bệnh não mô cầu xâm lấn như: viêm màng não, nhiễm trùng máu,… và các bệnh não mô cầu không xâm lấn như viêm họng,viêm tai giữa, viêm phổi… do não mô cầu khuẩn nhóm A, C, Y, W-135 Hãng (nước sản xuất) Hãng Finlay Institute, sản xuất tại CuBa Hãng GSK (Bỉ), sản xuất tại Ý Hãng Sanofi Pasteur (Pháp), sản xuất tại Mỹ Thành phần kháng nguyên Chỉ chứa 1 thành phần kháng nguyên nhóm B (OMV) và polysaccharide nhóm C. Chứa 4 thành phần kháng nguyên protein não mô cầu nhóm B (NHBA, NadA, fHbp, OMV). Chứa 4 thành phần polysaccharide nhóm kháng nguyên A, C, Y, W-135 cộng hợp với protein giải độc tố bạch hầu. Công nghệ sản xuất Công nghệ túi màng ngoài Polysaccharide (OMV= Outer membrane vesicles) ra đời từ những năm 80. Công nghệ mới phiên mã ngược (Reverse vaccinology). Công nghệ polysaccharide cộng hợp: là vắc xin chứa polysaccharide có cộng hợp với phân tử protein (chất mang) Hiệu quả bảo vệ Phổ bảo vệ hẹp do chỉ với 1 thành phần kháng nguyên của não mô cầu nhóm B (OMV) Phổ bảo vệ rộng hơn, với 4 thành phần kháng nguyên của não mô cầu nhóm B (NHBA, NadA, fHbp, OMV), khả năng tiêu diệt hiệp đồng, bao phủ nhiều chủng não mô cầu nhóm B, hiệu quả lên tới 95%. Hiệu quả khoảng 90% phòng các bệnh do não mô cầu nhóm ACYW-135 Đối tượng Tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người lớn 45 tuổi Tiêm sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến người lớn 50 tuổi Tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi Tính rộng rãi Sử dụng tại hơn 17 quốc gia trên thế giới Sử dụng tại 52 quốc gia trên thế giới Sử dụng tại 70 quốc gia trên thế giới Hiện, VNVC là hệ thống tiêm chủng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có đầy đủ cả 3 loại vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu kể trên. Trong đó, vắc xin não mô cầu B thế hệ mới Bexsero (Ý) được sản xuất theo công nghệ mới là tiếp cận dựa trên hệ gen của vi khuẩn não mô cầu (reverse vaccinology). Vắc xin chứa 4 thành phần kháng nguyên (4CMENB) của nhóm B, cung cấp khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao và bao phủ nhiều chủng vi khuẩn não mô cầu nhóm B hơn. Vắc xin có hiệu quả 95% (hiệu quả trên các biến chủng thuộc nhóm B tại Việt Nam, có hiệu quả với cả các dị chủng thuộc não mô cầu nhóm B) phòng các bệnh lý não mô cầu xâm lấn nhóm B gây ra như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi,… Vắc xin Mengoc BC (CuBa) do hãng Finlay Institute tại CuBa sản xuất theo công nghệ túi màng ngoài Polysaccharide (OMV: Outer membrane vesicles), chứa polysaccharide nhóm C và 1 thành phần kháng nguyên nhóm B nên hiệu quả bảo vệ trên nhóm B hẹp hơn. Vắc xin được tiêm cho trẻ em từ 6 tháng đến người lớn 45 tuổi, có hiệu quả bảo vệ trên 90% (đối với các chủng thuộc não mô cầu nhóm B của người CuBa). Vắc xin Menactra (Mỹ) do hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi Pasteur sản xuất theo công nghệ Polysaccharide cộng hợp phòng 4 nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135, có lịch tiêm cho trẻ từ 9 tháng đến người lớn 55 tuổi. Theo số liệu của CDC Mỹ, từ khi đưa vào sử dụng, vắc xin cộng hợp ACYW-135 đã giảm đến 90% số ca mắc bệnh ở các nhóm huyết thanh chính gây bệnh C, Y và W-135. Các vắc xin não mô cầu không có miễn dịch phòng ngừa chéo, nên trẻ em và người lớn cần tiêm sớm và đầy đủ các vắc xin phòng 5 nhóm huyết thanh gây bệnh trên mà không nên trì hoãn hoặc chỉ tiêm loại này mà bỏ qua loại khác. ⇒ Xem thêm: Nên tiêm viêm não mô cầu AC hay BC? Cần tiêm Bexsero không? Để trả lời cho câu hỏi “Vắc xin viêm màng não mô cầu BC tiêm cho trẻ mấy tuổi?”, các chuyên gia khuyến cáo trẻ từ em từ 2 tháng tuổi và người lớn đến 55 tuổi nên tiêm vắc xin não mô cầu thế hệ mới. Tiêm phòng sớm, hiệu quả bảo vệ cao. Bên cạnh đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nghi ngờ nhiễm bệnh, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị; đồng thời cần thông báo cho đường dây nóng của y tế địa phương để được điều tra giám sát và xử lý kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-phe-quan-co-o-tre-em-cach-dieu-tri-vi
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em - Cách điều trị
Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp rất hay gặp. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng, đặc biệt là co thắt phế quản khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 1. Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì? Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh gây ra bởi quá trình viêm nhiễm do các tác nhân khác nhau, gây co thắt phế quản, hậu quả là lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời, khiến trẻ khó thở, thở khò khè.Bên cạnh đó, quá trình viêm nhiễm lan tỏa còn làm các tuyến chế tiết chất nhầy hoạt động quá mức, tăng tiết đàm nhớt và cản trở lưu thông khí trong phổi. 2. Nguyên nhân gây co thắt phế quản khó thở Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em rất đa dạng:Nhiễm virus là nguyên nhân hay gặp và phổ biến nhất. Trong đó, virus hợp bào hô hấp (RSV) chiếm đa số trường hợp bên cạnh các loại virus khác như cúm.Nhiễm vi khuẩn thường là nguyên nhân thứ phát sau khi trẻ nhiễm virus. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae... Đa số các loại vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em đã sống kí sinh thường xuyên ở vùng mũi họng. Một khi sức đề kháng của trẻ suy giảm (sau nhiễm virus) thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh.Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, không thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại siêu vi trùng và gây nên viêm phế quản co thắt ở trẻ em.Một yếu tố cũng góp phần quan trọng gây bệnh chính là cơ địa dị ứng ở một số trẻ. Viêm phế quản co thắt ở trẻ em do yếu tố cơ địa thường khởi phát khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như bụi, lông gia súc, khói thuốc, phấn hoa, thức ăn, các loại thuốc... Vi khuẩn tụ cầu là nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt 3. Đối tượng hay mắc viêm phế quản co thắt Viêm phế quản co thắt hay gặp ở trẻ nhỏ, vì cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch và các cơ quan còn non nớt, dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viêm phế quản co thắt chủ yếu xuất hiện ở các nhóm đối tượng sau:Trẻ sơ sinh: Đặc biệt là các bé sinh non, chức năng phổi chưa được hoàn thiện, còn non yếu nên rất dễ bị các yếu tố gây bệnh xâm nhập, đặc biệt vào thời điểm giao mùa.Trẻ thừa cân: Việc bổ sung thiếu khoa học các dưỡng chất rất dễ dẫn đến béo phì, chính lượng mỡ thừa khiến cơ thể trẻ giảm sức đề kháng cũng như làm hoạt động trao đổi khí gặp nhiều khó khăn.Trẻ trong các gia đình có người hút thuốc: Khói thuốc là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh phổi. 4. Biểu hiện của viêm phế quản co thắt ở trẻ em Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có triệu chứng tương tự với bệnh hen phế quản, do đó dễ chẩn đoán nhầm lẫn và điều trị sai hướng. Các biểu hiện lâm sàng của viêm phế quản co thắt ở trẻ em bao gồm:Khởi phát trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, xuất hiện hội chứng viêm long đường hô hấp trên như chảy nước mũi, ho, hắt hơi. Giai đoạn này biểu hiện rất giống với cảm cúm thông thường;Sau đó trẻ bắt đầu sốt cao hơn, co thắt phế quản khó thở, thở khò khè, thở rít, nhịp thở tăng lên hoặc trẻ thở nhanh nông;Các biểu hiện bù trừ khi trẻ khó thở như co rút lồng ngực, co kéo cơ liên sườn, cơ vùng cổ;Trẻ có thể bị nôn, nôn sau khi bú hoặc sau một kích thích như ho hoặc khóc. Sốt nhẹ là triệu chứng khởi phát của bệnh 5. Phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em Tình trạng co thắt phế quản khó thở nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm để tính mạng của trẻ. Tùy theo mức độ bệnh mà việc điều trị sẽ khác nhau. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng thuốc ngoại trú. Trường hợp nặng, nhất là có suy hô hấp thì phải nhập viện để điều trị. 5.1 Điều trị nguyên nhân Nguyên nhân do virus: hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là hỗ trợ để tránh bệnh diễn tiến xấu hơn.Nguyên nhân do vi khuẩn: sử dụng các loại kháng sinh.Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố như: khói bụi, lông vật nuôi, khói thuốc lá, thức ăn hoặc các loại thuốc gây co thắt phế quản khó thở. 5.2 Điều trị triệu chứng Sốt: dùng thuốc hạ sốt, thường sử dụng nhất là Paracetamol với liều 10 - 15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4 - 6 giờ.Ho tăng tiết đàm nhớt: sử dụng các loại thuốc long đờm.Bù nước điện giải nếu trẻ ăn uống kém hoặc bỏ bú ở trẻ sơ sinh. Có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt cho trẻ 5.3 Điều trị suy hô hấp Nếu co thắt phế quản ở trẻ em gây ra tình trạng khó thở nhiều, kèm theo co rút lồng ngực, tím tái do thiếu oxy... thì cần phải hỗ trợ hô hấp cho trẻ như: thở oxy, thở máy...Phun khí dung các loại thuốc vừa có tác dụng giãn phế quản, vừa tác dụng long đờm và giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn. 6. Chăm sóc và dự phòng viêm phế quản co thắt ở trẻ em Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có thể dự phòng được nếu bố mẹ biết cách áp dụng các biện pháp sau đây:Vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý, đặc biệt là ở trẻ có cơ địa dễ dị ứng...Trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh. Nếu mẹ không đủ sữa thì bổ sung dinh dưỡng bằng sữa công thức phù hợp với lứa tuổi.Khi cho trẻ ăn dặm thì chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ 4 nhóm thực phẩm chính là đường, đạm, mỡ và chất khoáng.Giữ môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ, không gian nghỉ ngơi thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa lạnh.Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé, sau khi đi vệ sinhKhông để bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt khói thuốc lá. Tránh hoặc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc Viêm phế quản co thắt ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay khi trẻ xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị sớm. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe THÔNG PHẾ PHÚC HƯNGHỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm do viêm phế quảnHỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoángThành phần: Cho 250ml chế phẩmTô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20gNgũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20gTỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20gCam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20gCan khương (Zingiber officinalis Ross): 20gBối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20gTrần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20gCát cánh (Radix Platycodi): 15gLá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30gTế tân (Radix et rhizoma Asari): 6gTá dược vừa đủ 250ml.Công dụngHỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản.Giúp đường hô hấp thông thoáng.Cách dùng - Liều dùngNgày uống 2 - 3 lần- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml.- Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml.- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml.Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNGSố 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà NộiLiên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338Website: www.benhhen.vnChi tiết về sản phẩm: https://phuchung.vn/chi-tiet/tpbvsk-thong-phe-phuc-hung.html(Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP) Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào? Các bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-xung-huyet-hang-vi-muc-do-vua-la-gi-vi
Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa là gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Tấn Phúc - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Viêm xung huyết hang vị được chia thành 3 mức độ là nhẹ, vừa và nặng. Ở mức độ vừa, bệnh nhân thường có các biểu hiện như buồn nôn và nôn ói, ợ hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị, khó tiêu, đầy bụng, suy nhược cơ thể,... 1. Tìm hiểu về hang vị dạ dày và viêm xung huyết hang vị dạ dày 1.1 Hang vị dạ dày nằm ở đâu, có chức năng gì?Về mặt giải phẫu, dạ dày được chia thành nhiều phần gồm tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và hang môn vị.Hang vị nằm ở vị trí từ bờ cong nhỏ dạ dày tới lỗ môn vị, có kích thước 3 - 5cm. Hang vị làm nhiệm vụ hỗ trợ cắt thức ăn thành từng mảnh nhỏ, giúp cơ thể dễ dàng chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Thức ăn hầu như luôn chứa ở hang vị nên khu vực này rất dễ bị viêm nhiễm.1.2 Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa là gì?Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm loét, khiến các mạch máu ở vùng đó bị giãn nở do ứ máu và có màu đỏ hơn các vùng khác.Khi các vết loét bị xung huyết ngày càng phát triển mà không được chẩn đoán, điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến chảy máu, có nguy cơ gây thủng hang vị, xuất huyết, thậm chí là ung thư dạ dày, khiến bệnh nhân tử vong.Viêm xung huyết hang vị dạ dày được chia thành các mức độ là nhẹ, vừa và nặng. Viêm xung huyết hang vị vừa là loại tổn thương thường gặp trong các vấn đề ở dạ dày với dấu hiệu vùng hang vị có các vết hồng ban dạng đốm. 2. Triệu chứng bệnh viêm xung huyết hang vị mức độ vừa Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân viêm xung huyết hang vị dạ dày chỉ có triệu chứng nổi bật là đau vùng thượng vị, hiếm khi có các triệu chứng lâm sàng khác. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn vừa, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt như:Buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, chướng bụng: Hang vị dạ dày bị viêm, các mao mạch trong dạ dày phình to khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở. Thức ăn không được phân giải ngay sẽ bị ứ đọng, cùng với lượng axit dư thừa trong dạ dày gây buồn nôn hoặc trào ngược dạ dày - thực quản;Ợ hơi, ợ chua: Bệnh nhân hay bị ợ hơi, ợ chua, xảy ra từng cơn hoặc liên tục. Triệu chứng này khiến vùng ngực và cổ họng bị đau rát, cơ thể mệt mỏi;Đau rát vùng thượng vị: Người bệnh có thể bị đau từng cơn, đau gợn nhẹ hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau tăng lên khi về đêm, sau khi ăn no hoặc khi thời tiết thay đổi. Một số trường hợp bị đau thắt dữ dội, cơn đau có thể lan lên ngực, vai và sau lưng;Da xanh tái: Khi thức ăn không được tiêu hóa một cách bình thường, dạ dày sẽ không thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, khiến cơ thể thiếu chất, da dẻ xanh xao hơn. Đồng thời, viêm xung huyết hang vị dạ dày cũng khiến bệnh nhân dễ bị sụt cân nhanh.Khi nội soi, quan sát niêm mạc hang vị dạ dày, bác sẽ sẽ thấy xuất hiện các vết hồng ban trên niêm mạc hang vị. Đây là triệu chứng cận lâm sàng đặc trưng giúp phân biệt viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa với các bệnh dạ dày khác.Với trường hợp viêm hang vị dạ dày mức độ nặng, các triệu chứng tương tự như bệnh ở mức độ vừa nhưng có tính chất trầm trọng hơn. Bệnh nhân hay bị ợ hơi, ợ chua, xảy ra từng cơn hoặc liên tục 3. Nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori;Căng thẳng tâm lý thường xuyên, trạng thái tinh thần không ổn định;Sử dụng thuốc giảm viêm, giảm đau không đúng cách;Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, cà phê,... làm bào mòn lớp nhầy bảo vệ thành dạ dày và làm tăng dịch vị, khiến niêm mạc hang vị bị viêm;Có chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên bỏ bữa, ăn quá bữa, không tập trung khi ăn uống,... tạo áp lực khiến dạ dày phải tiết nhiều dịch axit để tiêu hóa thức ăn;Nhiễm nấm Candida. 4. Biến chứng của viêm xung huyết dạ dày mức độ vừa Khi mới chớm bị viêm xung huyết dạ dày mức độ vừa, việc điều trị không quá khó khăn nếu bệnh nhân thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu không được điều trị thì vùng hang vị có thể bị chảy máu tùy mức độ như:Chảy máu nhẹ - bình thường: Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, đi ngoài phân màu đen như bã cà phê hoặc màu mận chín, phân có mùi khó chịu;Chảy máu nghiêm trọng: Đau bụng dữ dội, chóng mặt, đổ mồ hôi hột, da tái xanh, tụt huyết áp, có thể bị ngất xỉu hoặc sốc, nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục và đi ngoài ra máu tươi.Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Nếu hang vị chảy máu nghiêm trọng sẽ gây ra tình trạng đau bụng dữ dội, chóng mặt 5. Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa 5.1 Sử dụng thuốc TâyBệnh nhân cần được làm xét nghiệm để xác định xem có bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori hay không. Nếu bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori thì sẽ được điều trị bằng kháng sinh, kết hợp với thuốc trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, thuốc băng se niêm mạc dạ dày và thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày;Đối với trường hợp viêm xung huyết hang vị dạ dày do dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau sai cách thì nên ngừng dùng thuốc hoặc đổi sang sử dụng các loại thuốc khác phù hợp hơn;Với trường hợp hang vị dạ dày bị viêm xung huyết do thói quen ăn uống hoặc tâm lý căng thẳng thì cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh, phòng bệnh tái phát.Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ và không được ngưng điều trị giữa chừng, tự ý đổi thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh tình trạng không thể chữa khỏi bệnh triệt để.5.2 Sử dụng các bài thuốc dân gianNghệ: Trộn bột nghệ với 3 thìa mật ong theo lượng phù hợp, dùng 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn. Duy trì sử dụng bài thuốc này trong khoảng 15 ngày sẽ thấy cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh;Trà gừng: Cho một lát gừng tươi vào cốc nước nóng, hòa thêm một lượng nhỏ mật ong, để khoảng 5 - 10 phút rồi uống khi nước còn ấm. Trà gừng mật ong có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau bụng, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở dạ dày;Mật ong + nha đam: Lột vỏ lá nha đam, chỉ lấy phần gel bên trong, cắt thành miếng nhỏ, xay nhuyễn rồi trộn đều với một chút mật ong. Mỗi ngày sử dụng 2 - 3 lần hỗn hợp trên, mỗi lần 30ml để hỗ trợ điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày. 6. Biện pháp phòng ngừa viêm xung huyết hang vị dạ dày Ăn đúng giờ và điều độ là bước đầu tiên giúp phòng ngừa viêm xung huyết hang vị cũng như đảm bảo sức khỏe tốt cho mỗi người Ăn uống đúng giờ và điều độ, không nên ăn quá nhanh, không ăn quá no và không để bụng đói, ưu tiên các thức ăn mềm, dễ tiêu và uống nhiều nước;Tránh sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, đồ uống có ga,...;Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn;Tránh đồ ăn cay nóng, cứng, nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn;Sau ăn không nên vận động ngay lập tức mà cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới tập luyện;Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, lo âu;Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh.Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tích cực, viêm xung huyết hang vị mức độ vừa có thể tiến triển nặng thêm, làm tăng nguy cơ biến chứng. Do vậy, khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường cảnh báo bệnh, người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/mat-thinh-giac-co-lien-quan-den-chung-mat-tri-nho-169173750.htm
08-05-2020
Mất thính giác có liên quan đến chứng mất trí nhớ
Khoảng 1 trong 3 người ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 65 - 74 bị mất thính lực, theo Viện Y tế Quốc gia.Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Hoa Kỳ cho thấy khoảng 2/3 người trưởng thành từ 70 tuổi trở lên bị khiếm thính có thể ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Mất thính lực có liên quan đến suy giảm nhận thức, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức độ liên kết này. Tiến sĩ Costantino Iadecola, Đại học Y Weill Cornell ở thành phố New York cho biết. Một nghiên cứu năm 2011 của các nhà khoa học cũng cho thấy, những người bị mất thính lực nhẹ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớgần gấp đôiso với những người có thính giác bình thường.Những người bị tổn thất thính lực vừa phải có rủi ro mất trí nhớ cao gấp ba lần, và những người bị tổn thất thính lực nghiêm trọng có nguy cơ cao mất trí nhớ gấp năm lần. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnhHoa Kỳ, có khoảng 5 triệu người ở Hoa Kỳ sống chung vớibệnh Alzheimervà chứng mất trí liên quan vào năm 2014, chiếm khoảng 1,6% dân số. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 13,9 triệu, tương đương 3,3% dân số, vào năm 2060. Chứng mất trí nhớ có thể phát triển vì nhiều nguyên nhân, bao gồm các tình trạng mạch máu, thần kinh... Tuy nhiên, mỗi người lại có một tác động khác nhau đến não. TS Iadecola cho biết. Theo chuyên gia thính học Nicholas Reed, Trường Y tế Công cộng ở Baltimore, mất thính giác liên quan nhiều đến sự cô lập xã hội và sự cô đơn. Từ lâu chúng ta đã biết rằng sự cô lập xã hội và sự cô đơn có liên quan đến các kết quả sức khỏe quan trọng liên quan đến tuổi tác như mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Vì vậy, việc xem xét các phương pháp điều trị thính giác tiềm năng để giảm suy giảm nhận thức ở người cao tuổi là cần thiết.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-benh-crohn-cach-xoa-diu-con-gian-du-cua-da-day-vi
Điều trị bệnh Crohn - Cách xoa dịu cơn giận dữ của dạ dày
Bài được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Crohn là một bệnh không có công thức điều trị chung cho tất cả mọi người. Bạn có thể cần phải thử nhiều giải pháp khác nhau để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với mình. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn dùng bất kỳ một loại thuốc không kê đơn nào hoặc bắt đầu một chương trình tập luyện thể chất. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn điều trị bệnh Crohn. 1. Uống thuốc chống tiêu chảy Tiêu chảy là một trong những triệu chứng bất tiện nhất khi bạn phải cố gắng sống một cuộc sống bình thường với bệnh Crohn. Nó cũng có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe nếu không được điều trị. Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi hoặc chướng bụng như:Loperamide (Imodium A-D).Bismuth-subsalicylate (Pepto-Bismol).Psyllium (Metamucil).Methylcellulose (Citrucel).Trước khi bạn dùng thuốc không kê đơn để xoa dịu dạ dày, hãy xin lời khuyên của bác sĩ. Các triệu chứng của bạn có thể phản ánh tình trạng viêm đang diễn biến nặng hơn và bác sĩ có thể sẽ thay đổi loại thuốc bạn nên dùng. Hãy xin lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng thuốc. 2. Hỏi bác sĩ về thuốc giảm đau Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng acetaminophen (Tylenol) nếu cơn đau dạ dày của bạn đi kèm với đau khớp.Không được dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để chữa đau dạ dày, bao gồm ibuprofen (Motrin IB, Advil) và naproxen (Aleve, Naprosyn). Mặc dù NSAID có thể giúp giảm một số cơn đau khớp nhưng chúng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. 3. Tránh một số loại thực phẩm Bạn có thể phải từ bỏ một số món ăn yêu thích để giữ gìn sức khỏe. Vài loại thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy một loại thực phẩm nhất định là nguyên nhân gây ra chứng viêm liên quan đến bệnh Crohn nhưng một vài trong số chúng có thể có ảnh hưởng không tốt.Hãy cân nhắc việc viết nhật ký thực phẩm để theo dõi những loại thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Sẽ có một số loại thực phẩm cụ thể mà bạn muốn chú ý. Nếu bạn phát hiện ra rằng những loại thực phẩm dưới đây khiến dạ dày của bạn “tức giận”, có lẽ bạn nên tránh chúng hoàn toàn:Các sản phẩm từ sữa.Đồ ăn nhiều chất béo.Thực phẩm giàu chất xơ; chẳng hạn như đậu, bỏng ngô, các loại hạt.Trái cây và rau sống (nên nấu chín để thay thế).Thức ăn cay.Rượu.Cafein. Một số thực phẩm có thể gây ra chứng viêm liên quan đến bệnh Crohn. 4. Quan tâm đến thức ăn nhạt Nếu bạn đang bị đau dạ dày, hãy ăn những thức ăn nhạt, chẳng hạn như:Bánh mì nướng khô.Cơm.Trứng.Chuối.Nước sốt táo.Gà luộc không da. 5. Chia thành các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong ngày Ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì hai hoặc ba bữa ăn lớn. Điều này đảm bảo rằng, cơ thể bạn nhận được đủ chất dinh dưỡng và calo trong ngày mà không gây căng thẳng cho dạ dày của bạn. 6. Hãy thử một phương thuốc thảo dược Một số loại thảo mộc có thể giúp làm dịu dạ dày của bạn. Mặc dù không có nhiều bằng chứng về hiệu quả của những loại thảo mộc này trong việc điều trị bệnh Crohn nhưng dùng chúng theo cách truyền thống có thể giúp giảm viêm bên trong đường tiêu hóa.Các loại thảo mộc và trà thảo mộc có thể có tác dụng phụ và một số loại thảo mộc tương tác với những loại khác. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về các loại thảo mộc và chất bổ sung mà bạn đang dùng.GừngThân và rễ của cây gừng được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Nhưng có thể bạn chưa biết, nó cũng là một thực phẩm bổ sung để điều trị chứng buồn nôn và nôn. Gừng cũng được cho là một chất chống oxy hóa và chất chống viêm. Nó có sẵn ở nhiều dạng; bao gồm tươi, khô, ngâm, bảo quản, kết tinh, kẹo và bột.NghệNghệ là một loại gia vị có họ với gừng. Một hợp chất được tìm thấy trong nghệ được gọi là curcumin được cho là có đặc tính chống viêm và có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh Crohn. Một vài nghiên cứu lâm sàng nhỏ về những người bị bệnh Crohn và các tình trạng viêm nhiễm khác đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn nhưng vẫn cần có các nghiên cứu bổ sung. Bạn có thể tìm thấy nghệ tươi ở cửa hàng tạp hóa. Nó cũng có sẵn dưới dạng bột mà bạn có thể thêm vào bữa ăn của mình hoặc ở dạng viên nang.Bạc hàBạc hà làm dịu các cơ của dạ dày của bạn và đã có bằng chứng cho thấy việc làm dịu cơn đau viêm trong đường tiêu hóa. Bạc hà rất dễ tìm thấy ở dạng trà hoặc viên nang.Cây du trơnVỏ của cây du trơn là chất khử màu - một chất bảo vệ các mô bị viêm. Khi vỏ cây được trộn với nước, nó sẽ biến thành một chất kết dính được gọi là chất nhầy. Chất nhầy bao phủ, làm dịu dạ dày và ruột của bạn. Một nghiên cứu cho thấy cây du trơn có tác dụng chống oxy hóa ở những người bị bệnh Crohn.Để pha trà từ bột vỏ cây du trơn, hãy cho khoảng 2 thìa bột vào cốc nước sôi và ngâm trong vài phút. Cây du trơn cũng có sẵn dưới dạng hình thoi hoặc ở dạng viên nang.Cây dẻoMarshmallow (một loại thảo mộc, không phải loại kẹo dẻo) đã được nghiên cứu về khả năng bảo vệ và làm dịu các mô trong dạ dày, giảm viêm và tiết axit dạ dày. Để pha trà, hãy ngâm 2 đến 5 gam lá khô hoặc 5 gam rễ khô vào 1 cốc nước nóng.Boswellia (Nhũ hương Ấn Độ)Các axit được tạo ra bởi chi Boswellia trong họ Burseraceae được cho là có khả năng chữa bệnh. Qua một nghiên cứu nhỏ ở những người bị viêm loét đại tràng, 14 trong số 20 người tham gia nhận được nhựa kẹo cao su boswellia đã thuyên giảm bệnh của họ. Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2001 cho thấy boswellia cũng có hiệu quả như mesalazine (một phương pháp điều trị bệnh Crohn tiêu chuẩn), trong việc điều trị 102 người tham gia mắc bệnh Crohn. Một số loại thảo mộc có thể giúp làm dịu dạ dày của bạn. 7. Cân nhắc việc sử dụng nước ép Nếu thức ăn đặc làm nặng thêm dạ dày của bạn thì nước ép trái cây là một lựa chọn tuyệt vời để có vẫn nạp đủ chất dinh dưỡng và calo cơ thể cần mà không gây thêm căng thẳng cho quá trình tiêu hóa. Bạn có thể kết hợp các liệu pháp thảo dược như gừng với nhiều loại trái cây và rau quả. Hãy bắt đầu với một công thức đơn giản gồm một quả táo, một củ cà rốt và một miếng gừng nhỏ. Do quá trình ép nước sẽ loại bỏ chất xơ nên các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ dễ dàng. 8. Tìm cách giảm căng thẳng Bụng của bạn có thể “tức giận” vì bạn đang bị căng thẳng quá nhiều. Hãy thử các kỹ thuật sau để giúp bạn thư giãn và giảm mức độ căng thẳng:Yoga.Thiền.Bài tập thở sâu.Bạn có thể dành ra một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để luyện tập hoặc thử các kỹ thuật này. Tập thể dục cũng là một cách tuyệt vời để giảm mức độ căng thẳng của bạn. Ngay cả các bài tập cường độ thấp, như đi bộ trong 30 phút, cũng có thể hữu ích. Tuy nhiên, hãy nhớ hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới. Ngoài ra, nhớ uống thêm nước trước và trong khi tập thể dục để ngăn ngừa tình trạng mất nước. 9. Gặp bác sĩ Giữ liên lạc với bác sĩ là rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh Crohn. Bác sĩ của bạn có thể sẽ muốn theo dõi các triệu chứng để đảm bảo việc điều trị của bạn có hiệu quả. Điều rất quan trọng là bạn phải cởi mở và trung thực với bác sĩ về các triệu chứng này. Nếu cơn đau bụng và tiêu chảy của bạn trở nên nghiêm trọng, hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức. Bạn có thể phải truyền dịch tĩnh mạch để ngăn mất nước.Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác.
https://suckhoedoisong.vn/phau-thuat-u-tuyen-yen-thanh-cong-16960764.htm
30-03-2013
Phẫu thuật u tuyến yên thành công
Ngày 7/3/2013, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận một bệnh nhân tên là Nguyễn Thuận Thành, 27 tuổi, người Quảng Bình. Nguyễn Thuận Thành đau đầu dai dẳng đã gần một năm. Bệnh nhân đã đi khám, chữa nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm. Trước khi đến Bệnh viện Trung ương Huế, ngoài đau đầu, bệnh nhân có triệu chứng mắt nhìn mờ, mắt trái thị lực 2/10, mắt phải thị lực 8/10. Khám thị trường bị thu hẹp phía thái dương hai bên. Nhập viện, Nguyễn Thuận Thành được bác sĩ chuyên khoa ngoại Bệnh viện Trung ương Huế phát hiện bị u tuyến yên. Khối u kích thước khá lớn, xâm nhập vào xoang bướm, chèn vào giao thoa thị giác, do vậy làm giảm thị lực của bệnh nhân. Xét về chức năng, tuyến yên là một tuyến nhỏ, kích thước khoảng bằng hạt đậu nằm ở đáy sọ nhưng có chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể, điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết và ngoại tiết, bao gồm phát triển sinh lý, hoạt động sinh sản, các hoạt động chuyển hóa và cân bằng điện giải của cơ thể. Triệu chứng do khối u tuyến yên phát triển chèn vào các cơ quan lân cận như: đau đầu dai dẳng ở vùng trán ít đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường, nôn hoặc buồn nôn vào buổi sáng, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, thị trường thu hẹp do khối u chèn vào giao thoa thị giác. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể mù cả hai mắt do dây thần kinh thị giác đã bị teo nhỏ, mất chức năng. Trong trường hợp u tuyến yên xuất huyết cấp gây hoại tử tuyến yên sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê gây tử vong rất nhanh gọi là hội chứng ngập máu tuyến yên. Tùy theo từng loại u tuyến yên mà bệnh nhân có thể có một trong hai triệu chứng nói trên hoặc kết hợp cả 2 triệu chứng. Hình ảnh u tuyến yên trước phẫu thuật. U tuyến yên sau phẫu thuật. Về các phương tiện chẩn đoán hiện đại, ngày nay việc chẩn đoán u tuyến yên khá dễ dàng. Tuy nhiên, do bản chất lành tính, tốc độ phát triển khá chậm, đặc biệt nhóm bệnh nhân có u tuyến yên loại không chức năng, bệnh nhân đến khám khá muộn. Thông thường các triệu chứng về thị lực khá nặng nề: giảm thị lực, nhìn đôi, sụp mí, thậm chí đã mù hẳn. Khi nghĩ đến tuyến yên, bệnh nhân được làm các xét nghiệm định lượng hormon máu, khám thị lực, thị trường. Và tiêu chuẩn vàng là chụp cộng hưởng có tiêm thuốc cản từ tĩnh mạch. Chụp cộng hưởng từ không chỉ giúp cho chẩn đoán xác định mà còn giúp cho việc đánh giá kích thước khối u, các cấu trúc giải phẫu lân cận khối u. Đây là yếu tố quyết định trong chiến lược điều trị tuyến yên. Bệnh viện Trung ương Huế thời gian gần đây đã thực hiện thành công lấy u tuyến yên vi phẫu qua xoang bướm. Với bệnh nhân Nguyễn Thuận Thành, khám thị trường thu hẹp phía thái dương hai bên, bác sĩ chuyên khoa đã phát hiện u tuyến yên có kích thước lớn, xâm nhập xoang bướm và có hình ảnh chèn vào giao thoa thị giác trên hình ảnh cộng hưởng từ. Xét nghiệm các hormon trong giới hạn bình thường. Với chẩn đoán u tuyến yên của bệnh nhân Nguyễn Thuận Thành là loại không chức năng, bệnh nhân được lên kế hoạch phẫu thuật lấy u vi phẫu qua xoang bướm. Sau 2 giờ phẫu thuật cho bệnh nhân, kết quả phẫu thuật thành công. Khối u được lấy bỏ hoàn toàn mà không có tai biến xảy ra, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn sau phẫu thuật, thị lực cải thiện rõ rệt, không có biến chứng phẫu thuật. Hiện tại, bệnh nhân đã trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường, ngày 28/3/2013, bệnh nhân đã ra viện với niềm vui hồ hởi. Tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Trung ương Huế, lấy u tuyến yên vi phẫu qua xoang bướm là kỹ thuật được lựa chọn hàng đầu hiện nay do tính hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân, được bệnh nhân tin tưởng. Bài, ảnh: Nguyễn Quang Hà
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-phuong-phap-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-20221017104519057.htm
20221017
Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo Ghi nhận ung thư 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Tuy triệu chứng bệnh âm thầm, nhưng đây lại là căn bệnh có thể phát hiện chủ động nhờ tầm soát ung thư định kỳ. Bác sĩ khuyến khích chị em khám định kỳ theo lịch hẹn, thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV. Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung gồm: Xét nghiệm Pap smear:Đây là xét nghiệm đơn giản, khi khám phụ khoa, soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo để tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm rất đơn giản để tìm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Đây là xét nghiệm quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện có bất thường tế bào hay không để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu, khẳng định bệnh. Xét nghiệm HPV:Là xét nghiệm rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Bởi virus HPV là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), lây truyền qua đường tình dục. Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18. Khi xét nghiệm HPV sẽ cho biết bạn có nhiễm virus này không để bác sĩ đưa ra đánh giá nguy cơ để kiểm soát tốt nhất, phát hiện sớm nhất diễn biến ung thư. Nếu chị em thực hiện tầm soát bằng Papvà xét nghiệm HPV có thể tầm soát và phát hiện sớm bệnh lên tới 90-95%. Ngoài ra còn có những giải pháp để chẩn đoán bệnh là soi cổ tử cung và sinh thiết dưới kính soi. Sau khi có kết quả giải phẫu bệnh tùy theo mức độ, người bệnh có thể được theo dõi hoặc điều trị bằng đốt điện, áp lạnh hay khoét chóp cổ tử cung chẩn đoán và điều trị. Tỉ lệ điều trị khỏi ung thư cổ tử cung là trên 90% ở giai đoạn sớm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/uong-thuoc-dieu-tri-thieu-oxy-nao-nao-vi
Uống thuốc điều trị thiếu oxy não thế nào?
Thiếu oxy não là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tổn thương vĩnh viễn tế bào não không hồi phục. Vậy làm thế nào để nhận biết thiếu oxy lên não và cách điều trị thiếu oxy não như thế nào? 1. Thiếu oxy máu não là gì? Thiếu oxy não là tình trạng lưu lượng máu cung cấp cho các tế bào não bị thiếu hụt, từ đó làm lượng oxy cần cung cấp cho não bộ không đảm bảo. Tế bào não cần khoảng 15% máu từ tim để cung cấp đủ lượng oxy và glucose cần thiết cho các hoạt động sống hàng ngày, nếu lưu lượng máu đến não không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất thì não sẽ bị thiếu oxy.Thiếu oxy não mức độ nhẹ sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Nặng hơn có thể gây choáng váng, da xanh sao, mất ý thức, mất trí nhớ tạm thời, liệt nửa người,... gây khó khăn cho sinh hoạt và công việc. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các di chứng nặng nề như chết mô não, nhồi máu não, đột quỵ,...Các chỉ định cận lâm sàng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng thiếu máu oxy lên não bao gồm: Xét nghiệm máu, Chụp X-Quang phổi, Chụp MRI và CT ở mạch máu não sọ não, Điện tâm đồ đánh giá chức năng tim, Điện não đồ,...Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây thiếu oxy não:Yếu tố nguy cơ từ bên ngoài: hút thuốc lá, hít khói thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, hít phải hóa chất, bụi bẩn.Yếu tố nguy cơ từ bên trong cơ thể: tổn thương ở các cơ quan hô hấp, cơ quan tim mạch.Hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp.Các bệnh lý tim mạch - phổi, các chấn thương tại phổi, khí quản.Bệnh nhân có bệnh lý xơ cứng cột bên teo cơ.Bệnh nhân có các bệnh lý dị tật bẩm sinh ở mạch máu, đặc biệt là dị tật mạch máu não.Bệnh lý thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.Ngoài ra, không quen với việc thay đổi độ cao, làm việc trong môi trường ít thoáng khí, người phải vận động và lao động mạnh với cường độ cao kéo dài, người chơi các môn thể thao như đấm bốc, bóng rổ, bơi lội cũng làm tăng nguy cơ thiếu oxy lên não. 2. Các biểu hiện khi thiếu oxy não Một số triệu chứng có thể gặp gợi ý tình trạng thiếu oxy não:Khó thở nhanh, đau tức ngực, có thể thở khò khè.Cơ thể mệt mỏi kéo dài mà không xác định được nguyên nhân thực thể.Tim đập nhanh dù không thực hiện các hoạt động thể lực mạnh.Đau đầu từng vùng (vùng trán, vùng gáy hoặc đau ở thái dương). Đau tăng khi suy nghĩ, khi tập trung, khi mới ngủ dậy hay khi hoạt động nặng.Hoa mắt, chóng mặt, ù tai,... Các triệu chứng tăng dần về cường độ và tần suất.Suy giảm trí nhớ nhất thời hoặc kéo dài, khó hoặc không thể tập trung trong công việc. 3. Uống thuốc điều trị thiếu oxy não như thế nào? Các nhóm thuốc điều trị thiếu máu lên não bao gồm:3.1. Nhóm thuốc tăng lưu lượng máu lên não và cải thiện triệu chứng thiếu máuTác dụng thay đổi, điều hòa lưu lượng máu đến não, bổ sung máu lên não trong bệnh lý thiếu máu não. Ở các thành động mạch bị hẹp hay bị chèn ép thuốc có thể làm giãn mạch một cách đáng kể, tăng lưu lượng máu lên não. Bao gồm:Cinnarizin: thuốc chẹn canxi chọn lọc, tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông tuần hoàn.Piracetam: đẩy mạnh chuyển hóa oxy và glucose tại não, duy trì khả năng tổng hợp năng lượng ở não, phục hồi tổn thương não, tăng cường khả năng tập trung, cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt,...Ginkgo biloba: hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, lo âu do thiếu oxy não.Cerebrolysin: Biệt hóa, tăng sinh và điều hòa chức năng của các tế bào thần kinh, bảo vệ tế bào não do tình trạng thiếu máu, tăng cường dẫn truyền máu lên não.3.2. Nhóm thuốc cung cấp dưỡng chấtHỗ trợ quá trình điều trị thiếu oxy não do tăng cường các dưỡng chất, tăng cường dinh dưỡng cho tế bào máu và tế bào não. Các thuốc nhóm cung cấp dưỡng chất bao gồm:Các loại vitamin: Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể (sắt là thành phần quan trọng trong tế bào hồng cầu); Vitamin B làm tăng khả năng hoạt hóa các synap thần kinh, tăng quá trình methyl hóa và giảm nồng độ các chất cản homocysteine.Nguyên tố Sắt: Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng giúp bổ sung dưỡng chất, tạo nên các huyết sắc tố ở hồng cầu. Sắt kết hợp với oxy sẽ tạo nên oxyhaemoglobin, hỗ trợ sự lưu thông máu và phân phối oxy đến các tế bào.3.3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thiếu máu nãoSử dụng các loại thuốc phải điều trị thiếu máu não phải dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Không tự ý sử dụng khi chưa được chẩn đoán bệnh hoặc sử dụng thuốc không đúng mục đích.Bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, bệnh nhân động kinh không sử dụng các thuốc tăng tuần hoàn não.Các thuốc điều trị thiếu oxy não chỉ nên được sử dụng ở bệnh nhân mức độ nhẹ, nếu bệnh nhân có các triệu chứng nặng nề hoặc sử dụng thuốc không cải thiện cần kiểm tra lại chẩn đoán và thay đổi phác đồ điều trị khác. 4. Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu oxy não Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu oxy não bao gồm:Bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh hít khói thuốc lá thụ động khi đứng gần người hút thuốc lá.Tập luyện thể dục thường xuyên để cải thiện sức mạnh và sức bền của cơ thể, tăng cường oxy cho tế bào.Cải thiện chế độ ăn uống, tăng cường rau xanh, ngũ cốc, thực phẩm có chất xơ, các loại vitamin các loại trái cây (quả mọng); hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có ga, rượu bia.Tăng cường các loại thực phẩm chứa đạm như thịt nạc, thịt vịt, trứng gà, thịt heo, hải sản,... để tăng số lượng hồng cầu trong máu.Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không để cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.Tóm lại, thiếu oxy não là tình trạng bệnh lý hay gặp đặc biệt là ở những đối tượng bệnh nhân trung niên. Ở những trường hợp bệnh lý nhẹ, có thể cải thiện bằng các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng và tăng tuần hoàn não. Tuy nhiên, nếu bệnh lý kéo dài dai dẳng cần giải quyết nguyên nhân gây thiếu oxy não bằng các biện pháp can thiệp khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-phat-hien-da-oi-khi-mang-thai-vi
Cách phát hiện đa ối khi mang thai
Bài viết bởi bác sĩ CKI Trương Nghĩa Bình - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Nước ối chính là lượng chất lỏng bao quanh và bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ, thai phụ bị chẩn đoán đa ối trong trường hợp lượng nước ối từ 2 lít trở lên, nếu nước ối tăng đến 3 lít thì thai phụ bị đa ối nặng và cần được theo dõi cẩn thận. 1. Tìm hiểu hiện tượng đa ối khi mang thai Đa ối xuất hiện trong khoảng 1% thai kỳ. Chẩn đoán đa ối xác định dựa vào siêu âm. Hầu hết các nhà nghiên cứu định nghĩa: Đa ối khi chỉ số ối (amnionic fluid index: AFI) lớn hơn 24 - 25cm; hay khi lớn hơn vị bách phân thứ 95 hay 97 theo tuổi thai.Cách đo AFI: Chia tử cung thành 4 phần bằng nhau, đo độ sâu lớn nhất của mỗi khoang ối, AFI là tổng 4 số đo trên.Đa ối là một trường hợp thai nghén nguy cơ cao cho sản phụ về nguyên nhân đa ối và cảnh báo nguy cơ sinh non trong quá trình thai nghén. 2. Chẩn đoán đa ối khi mang thai Đa ối cấp có thể diễn tiến mau trong vòng vài ngày với các triệu chứng cấp như đau căng bụng nhiều, khó thở, đôi khi bị tím tái, nhịp tim nhanh, nôn, phù toàn thân (chi, âm hộ, thành bụng, mặt) . Hiếm gặp hơn là tình trạng thiểu niệu do niệu quản bị tử cung chèn ép. Đa ối trong trường hợp phù thai có thể gây ra hội chứng gương ở thai phụ (mirror syndrome), mô tả lần đầu tiên bởi Ballantyne năm 1892: tình trạng của mẹ “bắt chước” thai nhi, như phù, tiểu đạm; và hậu quả là tiền sản giật.Đa ối mạn, dịch ối gia tăng dần nên thai phụ có thể chịu đựng được tình trạng căng chướng bụng. Dấu hiệu đầu tiên trên lâm sàng gợi ý một trường hợp đa ối là tử cung rất to so với tuổi thai, căng, dẫn đến khó khăn khi sờ nắn các phần thai và nghe tim thai. Chẩn đoán phân biệt đa ối với cổ chướng hay u buồng trứng to bằng những hình ảnh trên siêu âm thai. Chẩn đoán đa ối khi mang thai bằng siêu âm 3. Hướng xử trí đa ối khi mang thai Đa ối mức độ nhẹ đến trung bình hiếm khi đòi hỏi các biện pháp can thiệp. Cần thiết nhập viện khi thai phụ khó thở, đau bụng hay đi lại khó khăn.Thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường, lợi tiểu, hạn chế dịch truyền và muối không đem lại hiệu quả rõ rệt. Hút bớt nước ối cũng giúp cải thiện triệu chứng khó thở ở thai phụ đồng thời lấy dịch ối xét nghiệm di truyền hay xác định sự trưởng thành phổi của thai nhi. Thủ thuật này có thể gây tai biến như: Vỡ ối, nhiễm trùng, hay rau bong non.Cần lưu ý đa ối không rõ nguyên nhân trong gần một nửa các trường hợp đa ối là sự gia tăng lượng nước ối không liên quan với bất thường bẩm sinh, tiểu đường ở mẹ, các bệnh lý miễn dịch, nhiễm trùng, khối u của thai nhi hay tình trạng đa thai. Tuy nhiên, thậm chí khi khảo sát hình ảnh học thai nhi bình thường, vẫn nên tiên lượng một cách thận trọng bởi dị tật thai nhi và bất thường nhiễm sắc thể có thể gặp.3.1. Đa ối xuất hiện ba tháng giữa thai kỳChỉ định siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi chuyên sâu để tìm các dị tật bẩm sinh có thể đi kèm.Nghiệm pháp dung nạp đường cho thai 24-28 tuầnHội chẩn trung tâm chẩn đoán trước sinh để tư vấn, cân nhắc tiến hành các xét nghiệm di truyền tìm nguyên nhân bất thường NST, nhiễm trùng thai kỳ.Nên tiếp tục theo dõi, quản lý thai kỳ nguy cơ cao (khám thai tiền sản) Xét nghiệm di truyền khi mang thai 3.2 Đa ối ba tháng cuối thai kỳKiểm tra biểu đồ tăng trưởng thai nhiLoại trừ các nguyên nhân bệnh nội khoa của mẹTùy theo kết quả xét nghiệm sàng lọc quý 1, 2: tư vấn hướng xét nghiệm di truyền cho thai nhiThuốc trưởng thành phổi do nguy cơ đẻ nonCan thiệp (hút bớt dịch ối) khi các triệu chứng đa ối cấp ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh (khó thở, chèn ép tim phổi). Tư vấn các tai biến của thủ thuật cho thai phụ và gia đình.3.3 Chuyển dạHay gặp các nguy cơ đẻ khó như ngôi thai bất thường, đẻ khó do rối loạn cơn co tử cung, tuân thủ chỉ định bấm ối. Đề phòng rau bong non, băng huyết sau sinh. 4. Biến chứng đa ối khi mang thai Những biến chứng thường gặp nhất cho thai phụ ở những thai kỳ có kèm đa ối là nhau bong non, rối loạn cơn gò tử cung hay băng huyết sau sinh. Ngoài ra, còn có biến chứng sa dây rốn, ngôi bất thường, đờ tử cung sau đẻ hay can thiệp phẫu thuật. Thai nhi bất thường thai, chẩn đoán được trong khi mang thai hay sau đẻ Để tránh các biến chứng đa ối khi mang thai, thai phụ nên đến gặp bác sĩ và khám thai định kỳ Các gói thai sản đang bán tại Vinmec
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-nhiem-trung-o-benh-nhan-tieu-duong-vi
Biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể người bệnh. Một trong các biến chứng là nhiễm trùng. Khi đường huyết tăng thì người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng tái phát nhiều lần, việc điều trị gặp nhiều khó khăn. 1. Biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường là gì?Nhiễm trùng là một biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, diễn biến bệnh thường nặng và phức tạp hơn so với những người bình thường. Biến chứng nhiễm trùng là tình trạng mà người mắc bệnh tiểu đường bị nhiễm một loại vi sinh vật nào đó, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn từ nhẹ tới nặng. Thường có tình chất dai dẳng hay tái phát. Theo thống kê thì có tới gần một nửa các bệnh nhân tiểu đường có ít nhất 1 lần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì các bệnh nhiễm trùng.Khi mắc bệnh nhiễm trùng trên nhưng bệnh nhân tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm có nguy cơ diễn biến nặng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người bệnh.2. Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?Các nguyên nhân làm cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm khuẩn gồm:Khi mắc bệnh tiểu đường,nếu không kiểm soát được đường huyết, nồng độ đường cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.Khi bị các vết trầy xước nhỏ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Những vết trầy xước nhỏ khó lành do biến chứng của tiểu đường gây ra Các biến chứng làm ảnh hưởng tới thần kinh cảm giác làm cho bệnh nhân giảm nhận biết cảm giác đau, các tổn thương chậm được xử lý nên khả năng nhiễm khuẩn càng cao.Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường thường bị tổn thương mạch máu ngoại biên, làm giảm lưu lượng máu đến các chi nên làm giảm dinh dưỡng mô, cung cấp oxy và khả năng gắn kết phản ứng miễn dịch hiệu quả. Từ đó việc chống lại vi khuẩn gây bệnh khó khăn hơn.3. Các loại biến chứng nhiễm trùngBệnh nhân có rất nhiều hình thái nhiễm khuẩn có thể xảy ra.3.1 Nhiễm trùng tiết niệuTrường hợp này rất hay gặp, thường ở nữ nhiều hơn nam như:Viêm bàng quang: Biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó. Nước tiểu đục, có cặn, và có khi có máu. Tuy nhiên gần 90% viêm bàng quang không có triệu chứng. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các xét nghiệm nước tiểu.Viêm thận, bể thận: Đau vùng hông, sốt cao, rét run, tiểu đục hoặc có thể tiểu máu.3.2 Nhiễm trùng phổiThường gặp nhất là viêm phổi và lao phổi.Viêm phổi: Sốt cao, ho, khạc đờm có thể lẫn máu, đau ngực, khó thở... Ở bệnh nhân tiểu đường thường tổn thương nhu mô phổi lan tỏa, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết.Lao phổi: Mệt mỏi, chán ăn, ra mồ hôi trộm, gầy sút nhanh, sốt nhẹ về chiều, ho khan có thể có đàm hoặc máu kéo dài dai dẳng, kèm đau ngực, khó thở... Lao phổi ở bệnh nhân tiểu đường thường nặng và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị sẽ dẫn tới suy kiệt và tử vong.3.3 Nhiễm trùng da, mô mềmViêm mô tế bào: Xuất hiện các mảng viêm đỏ đau trên da, có khi kèm sưng các hạch lân cận.Loét chân, bàn chân: Thường gặp ở các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân và lòng bàn chân. Thường có hoại tử ướt, chảy mủ thối kèm theo sưng nề tấy đỏ tại chỗ. Loét lòng bàn chân có hoại tử là một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường gây ra Trên da có nhiều mụn nhọt tác nhân gây bệnh là tụ cầu vàng.Nhiễm nấm: Thường gặp là nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục, nấm ở kẽ giữa các ngón chân có thể gây nên loét bàn chân.3.4 Nhiễm trùng răng miệngNhiễm trùng răng bao gồm: Viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt...Nếu tình trạng nhiễm trùng răng miệng nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết và tử vong.4. Làm sao để phòng biến chứng nhiễm trùng?Để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng nói chung bệnh nhân cần:Kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... bằng cách sử dụng thuốc theo đúng quy định của bác sĩ, chế độ ăn uống lành mạnh và vận động hàng ngày.Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng các loại bàn chải mềm, chải răng thường xuyên và tránh gây ra các tổn thương trong khoang miệng.Luôn trang bị khẩu trang khi đi ra đường, tiếp xúc đông người. Tiêm phòng cúm mùa định kỳ mỗi năm.Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, rửa vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục, không nhịn tiểu và uống nhiều nước.Người bệnh cần luôn vệ sinh da sạch sẽ, không tắm nước nóng (có nguy cơ bị bỏng do rối loạn cảm giác nhận biết)và dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ; giữ da khô ráo ở những vùng hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ các ngón chân; cắt móng chân, móng tay thường xuyên. Với các vết thương, cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện.Phòng biến chứng nhiễm trùng bàn chân:Kiểm tra bàn chân hằng ngày, nếu khó quan sát thì sử dụng gương hoặc nhờ người giúp đỡ.Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm: Không ngâm chân trong nước quá lâu, tránh nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh thử nhiệt độ của nước trước và lau khô các kẽ chân sau khi rửa. Người bệnh lưu ý, không nên ngâm chân trong nước nóng quá lâu Giữ da chân mềm mại, giữ gót chân không bị chaiCắt móng chân thường xuyên; nếu bệnh nhân bị mất cảm giác bàn chân, không nên tự cắt móng mà nên nhờ người giúp đỡ.Luôn mang giày, tất mềm, không mang tất quá chật và thay mỗi ngày: Không đi chân trần trong nhà hoặc ngoài trời, tránh giẫm phải những vật có thể làm tổn thương bàn chân, không sử dụng băng dính trên chân, không cắt những vết chai chân.Thường xuyên luôn cử động cẳng chân, bàn chân hay nhón gót tại chỗ giúp tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân làm cho máu lưu thông tốt hơn.Tập thể dục mỗi ngày 30 – 60 phút nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội...Tránh các hoạt động gắng sức hoặc các hoạt động làm tăng áp lực lên bàn chân như chạy, nhảy. Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất cứ hoạt động nào. Vì đôi khi những hoạt động đó có thể làm nặng thêm tình trạng thương tổn bàn chân.Người bệnh tiểu đường nên chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, chú ý những dấu hiệu nhiễm trùng có thể xảy ra. Đôi khi nếu bị nhiễm trùng dai dẳng có thể là một gợi ý của một người mắc bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán. Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
https://suckhoedoisong.vn/viem-khop-phan-ung-chua-the-nao-169129833.htm
30-12-2017
Viêm khớp phản ứng, chữa thế nào?
Tôi 42 tuổi, vừa rồi bị đau và sưng các khớp, sốt và giảm cân… Tôi đi khám ở phòng khám gần nhà thì được chẩn đoán là viêm khớp phản ứng và khuyên tôi đến khoa cơ xương khớp. Xin cho biết đây là bệnh gì và phải dùng thuốc như thế nào để hết bệnh? Phí Quang Tâm (Thái Bình) Đầu tiên, bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ gần nhà là đi khám bệnh đúng chuyên khoa để được khám và chẩn đoán bệnh cũng như có được phác đồ điều trị đúng nhất. Tuy nhiên, chúng tôi có thể cung cấp kiến thức chung về bệnh viêm khớp phản ứng như sau: Đây là một bệnh lý không thường gặp trong nhóm bệnh lý cột sống, gây đau và sưng ở các khớp. Chứng viêm khớp này cũng gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, sốt, giảm cân, bệnh lý ở tim, đỏ mắt, giảm thị lực và đau nhức mình mẩy. Bệnh có thể phát triển phản ứng với nhiễm khuẩn từ một phần khác của cơ thể như bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, sinh dục hoặc đường tiết niệu. Thường do một số loại vi khuẩn như: Chlamydia, Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, từ 20-40 tuổi. Về điều trị, trước hết là để làm giảm các triệu chứng khó chịu và điều trị bệnh nhiễm khuẩn gây nên viêm khớp phản ứng. Đối với các thuốc điều trị triệu chứng và viêm khớp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc nhóm NSAIDs có thể làm giảm viêm và đau của bệnh, các thuốc thường được sử dụng là ibuprofen, naproxen và aspirin. Nhóm thuốc corticosteroid được sử dụng nhằm ngăn chặn viêm bằng cách tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm. Tuy nhiên, liệu pháp này phải được chỉ định, thực hiện và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Tuyệt đối không được tiêm thuốc này tại nhà hoặc do người không có chuyên môn sâu thực hiện. Ngoài ra, ở một số trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc chẹn TNF (TNF là một protein tế bào hoạt động như một tác nhân gây viêm trong viêm khớp dạng thấp), chẳng hạn như etanercepx và infliximab, để làm giảm viêm và giảm đau và cứng khớp cho một số người bị viêm khớp phản ứng. Biện pháp vật lý trị liệu, tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ cũng giúp cải thiện chức năng khớp. Tùy từng bệnh nhân sẽ có bài tập cụ thể, phù hợp. TS. Bùi Hải
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-ung-thu-buong-trung-169240609163751614.htm
12-06-2024
Thuốc điều trị ung thư buồng trứng
1. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng Các bệnh ung thư hệ thống sinh sản nữ phổ biến bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng thường xảy ra nhất ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc phụ nữ ở độ tuổi 55-75. Giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng và thiếu các công cụ sàng lọc hiệu quả. Vì vậy, khi phát hiện ra hầu hết bệnh nhân ung thư buồng trứng đều đã ở giai đoạn nặng và tỷ lệ tử vong tương đối cao. Có thể nói đây là "kẻ giết người thầm lặng" đối với phụ nữ. Việc điều trị ung thư buồng trứng đã có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, bao bồm hóa trị và sự phát triển của các liệu pháp nhắm mục tiêu, xạ trị, phẫu thuật... Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, tiền sử bệnh và mong muốn điều trị của người bệnh. Ung thư buồng trứng là "kẻ giết người thầm lặng" đối với phụ nữ. - Xạ trị là việc sử dụng bức xạ ion hóa để điều trị các bệnh khối u ác tính, khiến tế bào ung thư mất khả năng sửa chữa, trong khi các tế bào bình thường có thể sửa chữa trở lại. Các tế bào ung thư khác nhau có độ nhạy cảm khác nhau với bức xạ. Các tế bào có khả năng sinh sản cao, thời gian nguyên phân dài và các tế bào không biệt hóa có tác dụng lớn hơn với bức xạ. Độ nhạy của bức xạ cũng liên quan đến quá trình oxy hóa của mô. - Hóa trị đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị của bệnh nhân ung thư buồng trứng, các phương pháp hóa trị không ngừng được phát triển và nghiên cứu. Điều trị ung thư sử dụng hóa trị để giảm kích thước khối u và sau đó phẫu thuật để việc điều trị ung thư có thể đạt được kết quả khả quan hơn. Ngoại trừ bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn Ia và Ib có tế bào ung thư biệt hóa rõ, tất cả các bệnh nhân còn lại đều phải hóa trị. Đối với những bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, hóa trị là một trong những phương pháp điều trị cần thiết. Trước đây, hóa trị được bắt đầu khoảng 2 đến 4 tuần sau khi phẫu thuật và sau đó cứ 3 đến 4 tuần một lần, thực hiện khoảng 4 đến 6 lần. Nhưng hiện nay người ta chú trọng hơn đến việc sử dụng hóa trị liệu sớm (4 đến 5 ngày sau phẫu thuật) và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân có thể tăng lên. 2. Các thuốc hóa trị điều trị ung thư buồng trứng 2.1 Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị ung thư buồng trứng - Cisplatin hoặc carboplatin: Cisplatin và carboplatin đại diện cho một số loại thuốc gây độc tế bào có hoạt tính và là trụ cột của hầu hết các chế độ hóa trị. Các chất tương tự cisplatin và carboplatin là các tác nhân hóa trị liệu được sử dụng rộng rãi trong ung thư. Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng lâm sàng rộng rãi trong nhiều bệnh ác tính, bao gồm ung thư buồng trứng trong số các bệnh ung thư phụ khoa. Carboplatin là lựa chọn thay thế trong những trường hợp chống chỉ định cisplatin, nhưng không phải trong mọi trường hợp. Gemcitabine: Gemcitabine là một loại thuốc hóa trị chủ yếu nhắm vào ung thư phổi hoặc ung thư tuyến tụy tiến triển cục bộ hoặc di căn. Ngoài ra, gemcitabine còn có tác dụng tốt đối với ung thư bàng quang , bệnh ung thư vú , ung thư buồng trứng 2.2 Các thuốc mới điều trị ung thư buồng trứng Do sự tiến bộ của công nghệ sinh học, nhiều loại thuốc mới đã ra đời. Đặc điểm của các loại thuốc này là: Mang lại tia hy vọng cho những bệnh ung thư hiện chưa có phương pháp điều trị. Ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại thuốc mới này chỉ có thể kiểm soát bệnh hoặc kéo dài sự sống cho người bệnh. Các thuốc này bao gồm: - Thuốc điều trị trúng đích ung thư buồng trứng + Bevacizumab: Thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế sự hình thành mạch, bevacizumab đã được chứng minh là có tác dụng thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn muộn, khi sử dụng kết hợp với hóa trị liệu, cho kết quả tốt trong việc thu nhỏ các tổn thương ung thư buồng trứng (hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng). + Chất ức chế PARP: Olaparib, rucaparib và niraparib là những loại thuốc được gọi là chất ức chế PARP (poly(ADP)-ribose polymerase). Olaparib và rucaparib được sử dụng để điều trị ung thư buồng trứng tiến triển , thường là sau khi thử hóa trị. Những loại thuốc này đã được chứng minh là giúp thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn muộn. + Thuốc nhắm vào tế bào bị biến đổi gen NTRK: Một số lượng rất nhỏ bệnh ung thư buồng trứng có những thay đổi ở một trong các gen NTRK và các tế bào có những thay đổi di truyền này có thể dẫn đến sự phát triển tế bào bất thường và ung thư. Larotrectinib và entrectinib là các loại thuốc nhắm mục tiêu ngăn chặn protein do gen NTRK bất thường tạo ra. - Thuốc điều trị nội tiết tố ung thư buồng trứng + Chất chủ vận hormone giải phóng hormone luteinizing (LHRH): Chất chủ vận LHRH (đôi khi được gọi là chất chủ vận GnRH) ngăn chặn việc sản xuất estrogen của buồng trứng. Những loại thuốc này được sử dụng để làm giảm nồng độ estrogen ở bệnh nhân tiền mãn kinh bị ung thư buồng trứng. + Tamoxifen: Tamoxifen là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ung thư vú, nhưng cũng được sử dụng để điều trị các khối u mô đệm buồng trứng và hiếm khi được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tiến triển. Mục đích của việc điều trị bằng tamoxifen là ngăn chặn bất kỳ loại estrogen nào lưu hành trong cơ thể bệnh nhân ung thư buồng trứng kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư buồng trứng. + Chất ức chế Aromatase: Thuốc ức chế Aromatase là thuốc ngăn chặn một loại enzyme gọi là Aromatase và chỉ giúp làm giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư buồng trứng. Những loại thuốc này chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư vú, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị một số khối u mô đệm buồng trứng và mức độ thấp. Việc điều trị ung thư buồng trứng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, tiền sử bệnh và mong muốn điều trị của người bệnh. 3. Tác dụng phụ của thuốc hóa trị Khi điều trị hóa trị, một hoặc nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra cùng lúc. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào loại thuốc được sử dụng và phản ứng của từng cá nhân. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn , nôn, tiêu chảy, rụng tóc, sốt và mệt mỏi nhưng hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất khi ngừng điều trị. Một số tác dụng phụ của hóa trị như mệt mỏi và rụng tóc có thể xuất hiện vài tuần trước khi điều trị và tiếp tục cho đến khi kết thúc điều trị. Các tác dụng phụ khác như buồn nôn, nôn có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi điều trị, nhưng hầu hết các tác dụng phụ sẽ dần biến mất khi ngừng hóa trị. Mặc dù tác dụng phụ rất khó chịu nhưng thuốc chống ung thư có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư vào thời điểm này. 4. Những lưu ý trong quá trình điều trị Đối với người bệnh đang điều trị ung thư buồng trứng, phòng chống nhiễm trùng và chế độ dinh dưỡng là hai việc quan trọng: - Phòng ngừa nhiễm trùng: Nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân đang hóa trị và làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu việc điều trị gây ra tác dụng phụ (như loét miệng) và gây nhiễm trùng thì nhiễm trùng phải được chữa khỏi trước, sau đó mới có thể tiếp tục hóa trị. - Hấp thụ dinh dưỡng: Bất kể bệnh nhân được hóa trị hay xạ trị, các mô bình thường và mô khối u sẽ bị tổn thương do điều trị. Tuy nhiên, do các mô bình thường có khả năng sửa chữa mạnh mẽ nên sau quá trình điều trị, các mô bình thường vẫn có thể duy trì chức năng bình thường trong khi khối u. Trong quá trình điều trị, khi các mô bình thường được sửa chữa, cần phải bổ sung các chất cơ bản cần thiết cho sự hình thành tế bào như chất béo, protein và các chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, khi người bệnh trải qua hóa trị, xạ trị phải tiêu thụ nhiều calo hơn bình thường, đặc biệt là những thực phẩm giàu protein. Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng SKĐS - Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua. Mời xem thêm video được quan tâm: Các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang
https://suckhoedoisong.vn/co-phai-benh-nam-mong-tay-169179812.htm
06-09-2020
Có phải bệnh nấm móng tay?
hiennha@yahoo.com Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các chẩn đoán bệnh nấm nông, là một bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, đầu bếp, làm ruộng, đầu bếp, giặt quần áo, thợ uốn tóc gội đầu, rửa xe, chăn nuôi... Nấm xâm nhập bắt đầu từ bờ tự do hoặc các bờ bên rồi đi vào mầm móng. Bệnh nấm móng do nhiều loại nấm gây nên, có thể kể 3 nhóm chính: Nấm sợi tơ (dermatophytes): microsporum, trichophyton, epidermophyton; Nấm hạt men (candida); Nấm mốc: seopulariopsis, hendersonula... Người bị bệnh này do tay chân thường xuyên bị ướt, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, phát triển và gây bệnh. Khi bị nhiễm nấm ở các móng, nó sẽ nhanh chóng lan rộng khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường thường xuyên ẩm ướt, lây từ ngón này sang ngón khác trên cùng bàn tay, bàn chân hay có thể lan sang bàn tay, bàn chân bên kia và có tiến triển bệnh kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm. Chẩn đoán phải dựa vào xét nghiệm soi dưới kính hiển vi tìm sợi nấm và các đám bào tử nấm. Bệnh nấm móng thường khó điều trị vì phải điều trị thời gian dài và bệnh hay tái phát. Vì vậy, bạn nên đi khám ở khoa da liễu bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng. ThS. Phạm Phương
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/5-loai-vitamin-co-lam-giam-tao-bon-vi
5 loại vitamin có thể làm giảm táo bón
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Táo bón xảy ra khi bạn đi tiêu không thường xuyên hoặc khó đi tiêu. Nếu bạn đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần, bạn có thể bị táo bón. Một số loại vitamin cũng có thể giúp giảm táo bón. Nhiều loại vitamin hoạt động như chất làm mềm phân tự nhiên. Nếu bạn đã dùng chúng hàng ngày, việc tăng lượng uống có thể không giúp ích được gì. Tuy nhiên, bổ sung một số loại vitamin nhất định vào thói quen hàng ngày của bạn có thể giúp giảm đau nếu bạn chưa dùng chúng. 1. Uống các loại vitamin này có thể giúp giảm táo bón của bạn Vitamin CVitamin C là một loại vitamin tan trong nước. Vitamin C không được hấp thụ có tác dụng thẩm thấu trong đường tiêu hóa của bạn. Điều đó có nghĩa là nó kéo nước vào ruột của bạn, có thể giúp làm mềm phân của bạn.Tuy nhiên, quá nhiều vitamin C có thể gây hại. Nó có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và co thắt dạ dày. Nó cũng có thể khiến một số người hấp thụ quá nhiều sắt từ thức ăn của họ. Trong số các tác dụng phụ khác, điều này có thể làm cho tình trạng táo bón của bạn tồi tệ hơn.Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), giới hạn trên của vitamin C mà hầu hết người lớn có thể dung nạp là 2.000 miligam (mg). Giới hạn trên cho trẻ em dưới 18 tuổi là 400 đến 1.800 mg, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng.Liều lượng khuyến cáo hàng ngày thấp hơn nhiều.Vitamin B-5Vitamin B5 còn được gọi là axit pantothenic. Nghiên cứu cũ hơn từ năm 1982: Nguồn tin cậy đã phát hiện ra rằng một dẫn xuất của vitamin B5 - dexpanthenol - có thể làm giảm táo bón. Nó có thể kích thích sự co cơ trong hệ tiêu hóa của bạn, giúp di chuyển phân qua ruột.Tuy nhiên, không có nghiên cứu mới hơn. Bằng chứng hiện tại là không đủ để liên kết vitamin B5 với việc giảm táo bón. Hầu hết tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật đều chứa axit pantothenic, do đó, nói chung không cần thiết phải bổ sung.Tuy nhiên, lượng khuyến cáo hàng ngày cho hầu hết người lớn là 5 mg mỗi ngày. Người mang thai có thể tăng lên 6 mg, trong khi hầu hết phụ nữ cho con bú nên bổ sung 7 mg mỗi ngày.Trẻ em dưới 18 tuổi thường nên nhận được từ 1,7 đến 5mg mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng.Axit folicAxit folic còn được gọi là folate hoặc vitamin B9. Nó có thể giúp giảm táo bón của bạn bằng cách kích thích sự hình thành các axit tiêu hóa.Nếu mức axit tiêu hóa của bạn thấp, việc tăng chúng có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và di chuyển phân qua ruột kết.Khi có thể, hãy ăn thực phẩm giàu folate thay vì uống bổ sung axit folic. Thực phẩm giàu folate thường cũng giàu chất xơ, điều này cũng có thể giúp vận động ruột của bạn.Thực phẩm giàu folate bao gồm:Rau binaĐậu mắt đenNgũ cốc ăn sáng tăng cườngGạo tăng cường Rau bina là một trong những thực phẩm giàu folate giúp giảm táo bón Hầu hết mọi người đều bổ sung nhiều axit folic từ chế độ ăn hàng ngày. Nhưng bạn cũng có thể muốn uống bổ sung.Giới hạn trên mà hầu hết người lớn có thể dung nạp là 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày. Chỉ những người đang mang thai mới có thể chịu đựng được nhiều hơn.Hầu hết trẻ em từ 1 đến 18 tuổi có thể mất tới 150 đến 400 mcg mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng.Vitamin B-12Thiếu vitamin B12 có thể gây táo bón. Nếu táo bón của bạn là do mức B12 thấp, thì việc tăng lượng chất dinh dưỡng này hàng ngày có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn.Bạn có thể thích ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin này hơn là uống thuốc bổ sung. Ví dụ về thực phẩm giàu B-12 bao gồm:Gan bòCá hồiCá ngừNgười ta khuyên rằng hầu hết người lớn nên bổ sung 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Trẻ em dưới 18 tuổi có thể dùng từ 0,4 đến 2,4 mcg, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng.Vitamin B-1Vitamin B1, hoặc thiamine, hỗ trợ tiêu hóa. Khi mức độ thiamine của bạn thấp, quá trình tiêu hóa của bạn có thể bị chậm lại. Điều này có thể dẫn đến táo bón.Hầu hết phụ nữ nên tiêu thụ 1,1 mg thiamine mỗi ngày. Hầu hết đàn ông nên tiêu thụ 1,2 mg mỗi ngày. Trẻ em từ 1 đến 18 tuổi nên dùng từ 0,5 đến 1 mg, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng. 2. Vitamin có thể làm cho táo bón tồi tệ hơn Một số chất bổ sung vitamin bao gồm các khoáng chất canxi và sắt, thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón. Một số thành phần được sử dụng để tạo viên nén vitamin, như lactose hoặc talc, cũng có thể gây táo bón.Nếu bạn nghi ngờ rằng liều lượng vitamin hàng ngày của bạn đang gây ra táo bón, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Họ có thể khuyến khích bạn ngừng bổ sung vitamin, chuyển sang loại khác hoặc giảm liều lượng của bạn.Nếu bạn đang dùng vitamin cho tình trạng sức khỏe mãn tính, đừng ngừng dùng chúng mà không nói chuyện với bác sĩ trước.Phản ứng phụMột số loại vitamin có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi trộn với các loại vitamin, chất bổ sung hoặc thuốc khác.Một số loại vitamin cũng có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý đã có từ trước. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ loại vitamin nào để giảm táo bón. Hãy bác sĩ biết nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.Vitamin có thể không an toàn cho một số người.Vitamin an toàn cho hầu hết mọi người khi được dùng với liều lượng thích hợp. Nhưng một số người có thể cần tránh một số loại vitamin. Một số loại vitamin cũng có thể làm cho tình trạng táo bón của bạn tồi tệ hơn.Như với tất cả các chất bổ sung OTC, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng một loại vitamin mới hoặc tăng liều lượng của bạn. Bác sĩ và dược sĩ của bạn có thể giúp bạn lập kế hoạch chế độ vitamin an toàn và hiệu quả.Vitamin có thể không an toàn hoặc không hiệu quả cho những đối tượng sau:Trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinhNói chuyện với bác sĩ nhi khoa của con bạn trước khi cho con bạn dùng bất kỳ loại điều trị táo bón nào, bao gồm cả vitamin hoặc các chất bổ sung khác. Cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung chất cho trẻ táo bón Những người bị bệnh đường tiêu hóaNếu bạn có tiền sử các vấn đề về đường tiêu hóa, vitamin và các lựa chọn điều trị OTC khác có thể không hiệu quả với bạn.Những người mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh tậtNếu bạn có tình trạng sức khỏe mãn tính, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị táo bón. Nó có thể là một tác dụng phụ của tình trạng hoặc kế hoạch điều trị của bạn. Nó cũng có thể là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn.Trong một số trường hợp, uống một số loại vitamin có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn. Một số vitamin cũng có thể tương tác với một số loại thuốc và chất bổ sung mà bạn có thể đang dùng để điều trị tình trạng của mình.Phòng ngừa táo bónLàm theo những lời khuyên sau để ngăn ngừa táo bón:Bổ sung chất xơĂn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như:ĐậuCác loại ngũ cốcTrái câyRauChất xơ bổ sung lượng lớn phân của bạn, giúp bạn đi qua hệ tiêu hóa.Uống nhiều nước hơnUống nhiều nước, đặc biệt là nước. Khi cơ thể bạn có đủ chất lỏng để tiêu hóa thức ăn đúng cách, nó có thể giúp bạn đi phân dễ dàng hơn.Tập thể dụcTập thể dục thường xuyên để kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện khả năng đi ngoài của phân. Ngay cả việc đi bộ thường xuyên có thể giúp kích thích tiêu hóa.Giảm căng thẳngThực hiện các bước để giảm căng thẳng, có thể cản trở quá trình tiêu hóa của bạn. Ví dụ, tránh các tác nhân gây căng thẳng phổ biến, thực hành các kỹ thuật thư giãn và dành thời gian cho các hoạt động bạn yêu thích.Một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị hầu hết các trường hợp táo bón. Nếu bạn bị táo bón hơn một tuần và không thấy thuyên giảm thông qua thay đổi lối sống hoặc điều trị OTC, hãy hẹn gặp bác sĩ để được hỗ trợ thêm.Kết luậnTáo bón có thể xảy ra với bất kỳ ai. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ hết sau vài ngày. Nếu bạn thử một trong những loại vitamin này như một lựa chọn điều trị, có thể mất 3-5 ngày trước khi bạn thấy kết quả. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị táo bón kịp thời Nếu bạn vẫn không thấy thuyên giảm, có thể đã đến lúc thử dùng thuốc nhuận tràng kích thích hoặc nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn khác. Trong một số trường hợp hiếm hoi, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm rách mô trực tràng hoặc bệnh trĩ.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiêu hóa cụ thể là táo bón. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.Để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm tại Vinmec. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ. Tài liệu tham khảo:Constipation. (n.d.). niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/constipation/Documents/Constipation_508.pdfDL-pantothenic acid. (2016). pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/988#section=TopFolate [Fact sheet]. (2016). ods.od.nih.gov/factsheets/Folate-Consumer/Hanck AB. (1982). Dexpanthenol (Ro 01-4709) in the treatment of constipation. ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6751051Mayo Clinic Staff. (2018). Constipation. mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/symptoms-causes/syc-20354253Mayo Clinic Staff. (2016). Iron deficiency anemia. mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/diagnosis-treatment/drc-20355040Pantothenic acid [Fact sheet]. (2018). ods.od.nih.gov/factsheets/PantothenicAcid-HealthProfessional/
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-bai-tap-nguc-cho-nu-tai-nha-vi
Các bài tập ngực cho nữ tại nhà
Các bài tập ngực cho nữ tại nhà không chỉ giúp tăng kích thước vòng 1, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể tiết kiệm được thời gian và một số chi phí khác. 1. Hiệu quả từ các bài tập ngực tại nhà mang lại Việc tập thể dục thể thao tại nhà có sử dụng các công cụ hỗ trợ như xe đạp tập gym hay máy chạy bộ bằng điện,... không còn quá xa lạ đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người bận rộn với công việc ngày càng nhiều. So với đến phòng tập thì việc tập thể dục thể thao tại nhà sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và một số chi phí khác.Trong các bài tập thể dục thì bài tập phần ngực được coi là một phần quan trọng mà chị em phụ nữ tập trung. Việc thực hiện các bài tập ngực cho nữ tại nhà cũng có hiệu quả cao tương đương như ở các phòng tập thể thao, các bài tập ngực tại nhà sẽ giúp các chị em sở hữu một vòng 1 đầy săn chắc, cơ thể cân đối và quyến rũ hơn. Bên cạnh đó, các bài tập ngực ở nhà cho nữ sẽ giúp chị em:Xua tan những căng thẳng, mệt mỏi và áp lực sau một ngày dài làm việc.Khi thực hiện các bài tập ngực, một số bài tập có thể tác động đến cả phần bụng và mông. Do đó nó giúp thu nhỏ vòng 2 và hỗ trợ tăng kích thước vòng 3. Mang lại thân hình cân đối cho chị em phụ nữ. Trong các bài tập thể dục thì bài tập phần ngực được coi là một phần quan trọng mà chị em phụ nữ tập trung 2. Các bài tập ngực tại nhà cho nữ 2.1 Hít đất với tườngĐây là một dạng bài tập ngực cho nữ tại nhà mang lại hiệu quả cao. Với bài tập ngực này, nữ giới có thể thực hiện hàng ngày và cũng không cần đạo cụ hỗ trợ. Cách tập bài tập ngực hít đất với tường như sau:Tìm một bức tường, sau đó đứng trước bức tường tầm nửa bước chân rồi giơ hai tay chống vào bức tường. Khi tập nên nhớ khoảng cách giữa 2 tay phải rộng hơn vai.Tiếp theo, nghiêng người về phía trước để 2 khuỷu tay tạo thành góc 45 độ, giữ cơ thể trong vòng 3 giây rồi sau đó quay lại vị trí ban đầu.Lặp lại động tác này từ 15 – 20 lần mỗi hiệp, thực hiện trong 3 hiệp. Trường hợp cảm thấy dễ dàng, chị em phụ nữ có thể nâng số lần hoặc số hiệp lênVới bài tập ngực cho nữ tại nhà này sẽ giúp kích thích cơ ngực, sau một thời gian luyện tập, chị em sẽ cảm thấy ngực trở nên săn chắc hơn. Bên cạnh đó, bài tập này cũng giúp cho tay và vai trở nên thon gọn và chắc chắn hơn.2.2 Bài tập ép ngựcÉp ngực là một trong các bài tập ngực cho nữ tại nhà. Bài tập này chỉ cần vài bước cơ bản, tuy nhiên lại giúp cho ngực của bạn luôn ở trạng thái cân đối. Cách tập bài tập ép ngực tại nhà như sau:Đầu tiên giơ 2 tay sang ngang, cánh tay phải vuông góc 90 độ với khuỷu tay, sau đó từ từ đưa tay vào cho đến khi 2 khuỷu tay chạm vào nhau. Lúc này vẫn cần phải giữ khuỷu tay thẳng rồi mới đưa tay về vị trí ban đầu.Lặp lại động tác này khoảng 20 lần cho mỗi hiệp. Lưu ý, khi tập cần thở theo nhịp đóng mở của tay. Trường hợp cảm thấy dễ thì bạn có thể nâng số lần hoặc số hiệp lên. Với bài tập ngực này, nữ giới có thể thực hiện hàng ngày và cũng không cần đạo cụ hỗ trợ 2.3 Bài tập với tạTập với tạ là cách tập ngực ở nhà cho nữ rất dễ thực hiện. Trước khi tập bài tập này, bạn cần chuẩn bị 2 quả tạ 1kg, nếu không có tạ có thể dùng 2 chai nước đầy loại 500ml để thay thế. Cách tập bài tập với tạ tại nhà như sau:Lấy một chiếc ghế vừa lưng và mông, sau đó ngồi xuống ghế và hai chân vuông góc ghế.Tiếp đó đưa 2 tay cầm tạ ở vị trí vuông góc với cơ thể rồi hạ tay xuống ngực nhẹ nhàng sao cho bạn cảm thấy ngực căng thì dừng lại.Lặp lại động tác này khoảng 20-30 lần mỗi hiệp, 2 hiệp 1 ngày. Cũng có thể nâng số lần hoặc số hiệp lên nếu bạn cảm thấy dễ dàng thực hiện nó.2.4 Bài tập PlankBài tập Plank là một bài tập ngực cho nữ tại nhà mang lại hiệu quả cao cũng như dễ dàng để thực hiện. Khi tập bài tập này sẽ giúp các mô cơ ở ngực phát triển nên sẽ cải thiện số đo và vòng 1 của chị em phụ nữ trở nên săn chắc hơn. Cách tập bài tập Plank tại nhà như sau:Tìm một chỗ tập thật thoáng và sử dụng thảm chuyên dụng để thực hiện động tác này.Plank có nghĩa là chống đẩy bằng khuỷu tay. Khi tập bài tập này bạn chỉ cần giữ nguyên tư thế chống đẩy bằng khuỷu tay. Lưu ý là hai tay không cách nhau quá xa và chân thì ép vào nhau.Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây. Bạn có thể đeo thêm balo lên lưng để tăng độ khó, cách này vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả. Bài tập Plank là một bài tập ngực cho nữ tại nhà mang lại hiệu quả cao cũng như dễ dàng để thực hiện 3. Lưu ý khi áp dụng các bài tập ngực cho nữ tại nhà Các bài tập ngực cho nữ tại nhà là phương pháp phổ biến nhất hiện nay bởi vừa tiết kiệm thời gian và chi phí, vừa phát triển và làm săn chắc vòng ngực cũng như giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải cứ tập luyện nhiều thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy, dưới đây là một số lưu ý chị em phụ nữ cần ghi nhớ khi thực hiện các bài tập tăng vòng 1 cho nữ tại nhà:Trước khi áp dụng một bài tập ngực cho nữ tại nhà thì cần phải khởi động kỹ trước để tránh bị chấn thương như bong gân, trật khớp, cơ, xương,...Bổ sung đầy đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện. Đồng thời kết hợp uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày;Việc tập luyện cần phải kiên trì và thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, cung cấp đủ chất thì mới mang lại hiệu quả cao nhất;Quá trình tập luyện cần phải hít thở đúng cách;Cường độ tập luyện cần tăng dần cũng như nên kết hợp nhiều động tác trong một lần tập. Tuy nhiên việc kết hợp phải thực hiện tập đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu tập sai có thẻ bị phản tác dụng;Không nên tập luyện khi cơ thể bị ốm, chấn thương, bụng đói hoặc quá no.
https://tamanhhospital.vn/ung-thu-vu-di-can-nao/
06/05/2024
Ung thư vú di căn não có chữa được không? 9+ dấu hiệu nguy hiểm
Khoảng 10%-15% người mắc bệnh ung thư vú giai đoạn IV di căn não [1]. Vậy ung thư vú di căn não có chữa được không? Dấu hiệu nguy hiểm cần nhận biết như thế nào? Bài viết này, thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp thắc về ung thư vú di căn não. Mục lụcUng thư vú di căn não là gì?Dấu hiệu ung thư vú di căn não phổ biếnNguyên nhân ung thư vú di căn não và yếu tố rủi roUng thư vú di căn não có chữa được không?Chẩn đoán ung thư vú di căn nãoBiến chứng rủi ro của bệnh1. Phù não gây động kinh, co giật2. Buồn nôn và ói mửa3. Cơn đau đầu4. Mệt mỏi cực độ5. Các cục máu đông6. Ung thư ở mô xung quanh não và tủy sốngCách điều trị ung thư vú di căn não1. Hóa trị2. Liệu pháp nội tiết3. Liệu pháp nhắm mục tiêu4. Liệu pháp miễn dịch5. Phương pháp điều trị tại chỗTiên lượng điều trị ung thư vú di căn nãoPhòng ngừa ung thư vú di căn nãoKhám, điều trị & chăm sóc giảm nhẹ tại khoa Ngoại Vú – BVĐK Tâm AnhCâu hỏi thường gặp về ung thư vú di căn não1. Tỷ lệ di căn não ung thư vú là bao nhiêu?2. Ung thư vú di căn não có phổ biến không?3. Ung thư vú di căn não sống được bao lâu?Ung thư vú di căn não là gì? Ung thư vú di căn não là tình trạng tế bào ung thư vú đã lan đi theo đường máu đến não và hình hành một hoặc nhiều khối u trong não. Khi khối u vú di căn phát triển sẽ tạo áp lực và làm thay đổi chức năng của mô não xung quanh. Ung thư vú di căn não giai đoạn cuối sẽ có các triệu chứng sau: Đau đầu thường xuyên. Kích động và mê sảng. Thở hổn hển (thở hổn hển xảy ra khi khó thở). Lú lẫn kéo dài. Ảo giác. Ăn mất ngon. Mất thị lực Động kinh Dấu hiệu ung thư vú di căn não phổ biến Dấu hiệu do ung thư vú di căn não gây ra sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u. Ví dụ, di căn ở phần não chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh có thể gây ra vấn đề về thị lực. Mặc dù, triệu chứng ung thư vú di căn não khác nhau tùy theo từng người bệnh nhưng vẫn có một số dấu hiệu ung thư vú di căn não phổ biến, bao gồm: Đau đầu: Đây thường là triệu chứng đầu tiên do khối u chèn ép lên não và hộp sọ. Cơn đau đầu do ung thư vú di căn não thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Tình trạng này có thể không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau và có thể kèm theo buồn nôn hoặc ói mửa. Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu nhiều hơn khi nằm hoặc cúi xuống, chẳng hạn như khi đi tiêu. Động kinh: Cơn động kinh có nhiều dạng khác nhau như tê, ngứa ran, tay và chân cử động không kiểm soát được, khó nói, có mùi hoặc cảm giác lạ, cơn nhìn chằm chằm, cơ thể không phản ứng hoặc co giật. Thay đổi về tính cách: Người bệnh thu mình, ủ rũ hoặc làm việc kém hiệu quả. Người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ, bối rối và không thể suy nghĩ. Đặc biệt nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng trầm cảm, lo lắng và diễn ra đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của khối u não. Ngoài ra, người bệnh còn không thể kiểm soát hoặc cư xử theo cách bản thân chưa từng làm trước đây. Khó nói hoặc nói ngọng: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong vấn đề khó tìm từ ngữ diễn đạt, nói chuyện không mạch lạc và không có khả năng diễn đạt hoặc hiểu ngôn ngữ. Vấn đề về giác quan: ung thư vú di căn não có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe, ngửi hoặc nhìn, có thể xuất hiện dấu hiệu nhìn đôi hoặc nhìn mờ. Thay đổi cảm giác sờ chạm: Người bệnh ung thư vú di căn não sẽ nhận thấy khả năng cảm nhận nóng, lạnh, áp lực, chạm nhẹ hoặc vật sắc nhọn thay đổi. Khó giữ thăng bằng: người bệnh sẽ có dấu hiệu mất thăng bằng hoặc khả năng phối hợp động tác không còn linh hoạt. Vấn đề về tim: người bệnh sẽ nhận thấy nhịp tim hoặc nhịp thở thay đổi. Triệu chứng này xảy ra do khối u ép vào thân não. Vấn đề trực tiếp ở não: một số dấu hiệu trực tiếp ở não khi ung thư vú di căn đến, gồm: Xâm lấn và phá hủy mô não. Gây áp lực lên mô lân cận. Chiếm không gian và tăng áp lực trong hộp sọ. Gây tích tụ chất lỏng trong não. Ngăn chặn sự lưu thông bình thường của dịch não tủy qua khoảng trống trong não. Gây xuất huyết não. Ung thư vú di căn não có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe, ngửi hoặc nhìn,… Nguyên nhân ung thư vú di căn não và yếu tố rủi ro Nguyên nhân gây ung thư vú di căn não xảy ra do tế bào ung thư tách ra khỏi vị trí ban đầu, di chuyển qua dòng máu hoặc hệ bạch huyết và lan đến não. Tại não, tế bào ung thư tiếp tục phát triển, phân chia và lây lan ra mô xung quanh não. Ung thư vú di căn não có chữa được không? Có, ung thư vú di căn não chữa bằng các phương pháp điều trị tại chỗ nhắm vào não chính xác, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc xạ trị. Ung thư vú di căn ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể thường được hóa trị toàn thân bằng thuốc. Tuy nhiên, việc điều trị ung thư vú di căn não có thể gặp nhiều khó khăn do hàng rào máu não – mạng lưới mạch máu và mô giúp ngăn chất có hại đến não. Hàng rào máu não cho phép một số thứ, chẳng hạn như nước, oxy, carbon dioxide và thuốc gây mê đi vào não. Đồng thời, hàng rào máu não cũng ngăn vi khuẩn và chất khác, bao gồm nhiều loại thuốc dùng để điều trị ung thư. Ung thư vú di căn não điều trị gặp nhiều khó khăn do hàng rào não. Chẩn đoán ung thư vú di căn não Bác sĩ chẩn đoán ung thư vú di căn não với áp xe, nhiễm ký sinh trùng, khối u nguyên phát – u thần kinh đệm, bằng cách: Chụp MRI hoặc CT: bác sĩ sử dụng phương pháp chụp MRI, kèm theo dung dịch tương phản để xác định tế bào ung thư vú đã di căn lên não. Dung dịch cản từ là thuốc được tiêm vào cánh tay thông qua đường truyền tĩnh mạch, di chuyển đến não và giúp mô ung thư hiển thị rõ ràng hơn trên hình ảnh. Sinh thiết: một số ít trường hợp, bác sĩ yêu cầu sinh thiết để kiểm tra chính xác xác tế bào ung thư vú di căn não. Bác sĩ sẽ khoan lỗ nhỏ xuyên qua hộp sọ để lấy mẫu mô. Đồng thời, bác sĩ kết hợp với chụp MRI hoặc CT để hướng kim hẹp, rỗng vào vùng não tổn thương và lấy mẫu bệnh phẩm. Sau đó, bác sĩ sẽ gửi mẫu bệnh phẩm đi kiểm tra tại khu giải phẫu bệnh mô bướu. Biến chứng rủi ro của bệnh Một số biến chứng rủi ro của bệnh ung thư vú di căn não, bao gồm: 1. Phù não gây động kinh, co giật Động kinh là giai đoạn ngắn hạn khi não hoạt động bất thường. Thông thường, người bệnh sẽ bất tỉnh và cơ co giật. Cơn động kinh thường xảy ra đột ngột, không có cảnh báo trước và gây sợ hãi cho người chứng kiến. Động kinh xảy ra có thể không co giật nhiều. Thay vào đó, người bệnh nhìn chằm chằm vào khoảng không hoặc không thể nói chuyện. Đôi khi, người bệnh khi lên cơn động kinh một phần với dấu hiệu chỉ có tay hoặc chân bị ảnh hưởng.. Hầu hết, cơn động kinh đều qua đi nhanh chóng và không cần cấp cứu y tế. Tuy nhiên, cơn động kinh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, người bệnh hãy báo bác sĩ nếu có triệu chứng co giật, động kinh để được kê đơn thuốc điều trị và kiểm soát cơn động kinh 2. Buồn nôn và ói mửa Cảm giác buồn nôn và ói mửa có thể do ung thư vú thứ phát trong não hoặc nơi khác trong cơ thể. Ngoài ra, triệu chứng này xuất hiện còn do quá trình điều trị hoặc do tác động về mặt cảm xúc gây ra. Điều quan trọng, bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân để lên liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh. Người bệnh có thể hợp tác với bác sĩ trong việc quyết định đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với bản thân bằng cách ghi lại thời điểm xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn và điều gì khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết, triệu chứng buồn nôn và nôn có thể được kiểm soát và điều trị bằng thuốc chống nôn, steroid hoặc thuốc benzodiazepin – tác động lên não và dây thần kinh để tạo cảm giác xoa dịu. 3. Cơn đau đầu Ung thư vú di căn não làm tích tụ áp lực trong não gây đau đầu. Triệu chứng này có thể khác với cơn đau đầu từng gặp trước đây. Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn, dai dẳng trong nhiều ngày hoặc không biến mất hoàn toàn. Người bệnh có thể kiểm soát cơn đau đầu bằng steroid và thuốc giảm đau. Giảm đau là phần rất quan trọng trong quá trình chăm sóc người bệnh ung thư vú thứ phát. Khi cơn đau được kiểm soát, người bệnh cảm thấy bớt lo lắng và ăn ngủ ngon hơn. Nếu cơn đau không giảm, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được lên liệu trình điều trị giảm nhẹ hoặc kiểm soát triệu chứng. Ung thư vú di căn não gây đau đầu, động kinh, mệt mỏi cực độ,… 4. Mệt mỏi cực độ Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất ở người bệnh ung thư vú thứ phát. Tình trạng mệt mỏi ở mức cực độ và không biến mất dù người bệnh nghỉ ngơi hoặc ngủ. Người bệnh mệt do nhiều nguyên nhân như tác động cảm xúc khi nhận chẩn đoán việc điều trị có xuất hiện tác dụng phụ hoặc tế bào ung thư phát triển và lan rộng. Mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến cách người bệnh đối phó với ung thư và việc điều trị bệnh. Tình trạng mệt mỏi cùng làm cho các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 5. Các cục máu đông Người bệnh ung thư vú có nguy cơ đông máu cao hơn như DVT-huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu người bệnh mắc huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có nguy cơ xuất hiện một phần cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi, gây thuyên tắc phổi (PE). Cục máu đông có thể đe dọa tính mạng nên cần được điều trị nhanh chóng. Nếu người bệnh xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức: Đau, đỏ hoặc đổi màu, nóng và sưng ở vùng da cánh tay hoặc chân. Sưng, đỏ hoặc đau ở nơi đặt đường truyền trung tâm để thực hiện hóa trị như ở cánh tay, vùng ngực hoặc cổ. Hụt hơi. Đau hoặc tức ngực. Ho không rõ nguyên nhân hoặc ho ra máu. 6. Ung thư ở mô xung quanh não và tủy sống Đôi khi ung thư vú lây lan đến mô, dịch bao quanh não và tủy sống được gọi là di căn leptomeningeal. Triệu chứng ung thư ở mô xung quanh não và tủy sống có thể tương tự như ung thư vú di căn não nhưng ít biểu hiện rõ và khó chẩn đoán hơn. Để chẩn đoán bệnh ung thư ở mô xung quanh não và tủy sống bác sĩ thường quét MRI hoặc chọc kim vào cột sống để lấy mẫu chất lỏng kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ điều trị ung thư ở mô xung quanh não và tủy sống bằng steroid, xạ trị và hóa trị. Nếu điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc thuốc trị liệu nhắm mục tiêu, bác sĩ sẽ đưa trực tiếp vào chất lỏng xung quanh não và tủy sống. Nếu muốn hỏi bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào đang xem xét phương pháp điều trị di căn leptomeningeal, người bệnh hãy gặp bác sĩ khoa ung bướu của BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được giải đáp thêm thông tin. Cách điều trị ung thư vú di căn não Một số cách điều trị ung thư vú di căn não, bao gồm: 1. Hóa trị Hiện chỉ có một số loại thuốc hóa trị có thể điều trị ung thư vú di căn não, nhiều loại thuốc hóa trị khác không thể vượt qua hàng rào máu não. Vì vậy, bác sĩ thường kết hợp hóa trị với liệu pháp nhắm mục tiêu-loại thuốc nhắm vào đặc điểm cụ thể của tế bào ung thư để tăng hiệu quả điều trị. 2. Liệu pháp nội tiết Thuốc điều trị nội tiết là liệu pháp nội tiết hoặc liệu pháp kháng estrogen, được sử dụng để thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư vú di căn dương tính với thụ thể hormone. Thuốc trị liệu bằng hormone, bao gồm: Tamoxifen. Arimidex (tên hóa học: anastrozole). Aromasin (tên hóa học: exemestane). Femara (tên hóa học: letrozole). Faslodex (tên hóa học: Fulvestrant). Tuy nhiên, liệu pháp nội tiết tố không có tác dụng với bệnh ung thư vú âm tính với thụ thể hormone. Thuốc trị liệu bằng nội tiết tố điều trị ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết tố theo 2 cách sau: Cách giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể. Cách chặn hoạt động của estrogen trong cơ thể. Ung thư vú di căn não rất hiếm khi xảy ra ở bệnh ung thư vú dương tính với thụ thể hormone nên nghiên cứu còn hạn chế về mức độ hiệu quả của liệu pháp hormone. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn thường dùng liệu pháp nội tiết tố để điều trị ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết tố trong thời gian di căn miễn phương pháp này có tác dụng. Nếu ung thư ngừng đáp ứng với thuốc điều trị nội tiết tố, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh sử dụng thuốc điều trị nội tiết tố khác. 3. Liệu pháp nhắm mục tiêu Liệu pháp nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị nhắm vào đặc điểm cụ thể của tế bào ung thư, chẳng hạn như protein cho phép tế bào ung thư phát triển nhanh hoặc bất thường. Liệu pháp nhắm mục tiêu thường ít có gây tổn hại tế bào khỏe mạnh bình thường hơn hóa trị. Một số liệu pháp nhắm mục tiêu có kháng thể hoạt động giống như kháng thể được tạo ra tự nhiên bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, thuốc này được gọi là liệu pháp nhắm mục tiêu miễn dịch. Liệu pháp nhắm mục tiêu Tukysa (tên hóa học: tucatinib) kết hợp với liệu pháp nhắm mục tiêu Herceptin (tên hóa học: trastuzumab) và hóa trị liệu Xeloda (tên hóa học: capecitabine) đã được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị ung thư vú dương tính với HER2 di căn đến não. 4. Liệu pháp miễn dịch Thuốc trị liệu miễn dịch ung thư là phương pháp giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động mạnh hoặc hiệu quả hơn để chống lại tế bào ung thư. Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ một số cơ quan, mô và tế bào phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập từ bên ngoài có thể gây bệnh. Khi tác nhân gây bệnh hoặc nhiễm trùng, chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng và hoạt động để tiêu diệt tác nhân này. Hệ thống miễn dịch có tác dụng giúp cơ thể không bị bệnh. Liệu pháp miễn dịch sẽ sử dụng chất được cơ thể tạo ra một cách tự nhiên hoặc nhân tạo trong phòng thí nghiệm để tăng cường hệ thống miễn dịch nhằm: Ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngăn tế bào ung thư lây sang bộ phận khác của cơ thể. Tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn. ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang phẫu thuật điều trị cho người bệnh. 5. Phương pháp điều trị tại chỗ Phương pháp điều trị tại chỗ gồm: phẫu thuật và xạ trị có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt vùng ung thư vú di căn trong não. Mục tiêu điều trị tại chỗ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của người bệnh, gồm: Nếu người bệnh chỉ có một vài vùng ung thư trong não, không có nơi nào khác trong cơ thể (bệnh di căn đơn thuần) và nhìn chung người bệnh có sức khỏe tốt. Mục tiêu điều trị cần loại bỏ tất cả tế bào ung thư để khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu ung thư vú đã lan sang nơi khác trong cơ thể hoặc đến phần khác của não. Mục tiêu điều trị là cải thiện triệu chứng và ngăn biến chứng có thể xảy ra do tế bào ung thư phát triển đẩy vào khu vực quan trọng của não. Hầu hết, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tiếp tục điều trị toàn thân, chẳng hạn như liệu pháp hormone, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch. Phương pháp điều trị tại chỗ cho bệnh ung thư vú di căn não gồm: phẫu thuật, xạ phẫu định vị (SRS), xạ trị toàn bộ não (WBRT) nhằm điều trị triệu chứng như phù não và co giật. 5.1 Phẫu thuật bỏ khối u di căn não Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật di căn não nếu có 1-2 tổn thương được loại bỏ an toàn. Bác sĩ có thể chụp MRI não trước khi phẫu thuật để tìm vị trí chính xác của khối u. Đồng thời, bác sĩ còn sử dụng máy quét MRI để hỗ trợ quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, người bệnh có thể chọn hình thức phẫu thuật não ít xâm lấn hơn bằng kỹ thuật nội soi thần kinh. Thay vì mở hộp sọ, bác sĩ có thể phẫu thuật thông qua vết mổ nhỏ hơn bằng dụng cụ chuyên dụng. Người bệnh có thể đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được các bác sĩ chuyên về ung bướu, phẫu thuật tuyến vú, phẫu thuật thần kinh để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn với bản thân. 5.2 Xạ phẫu dưới hướng dẫn định vị 3 chiều trong điều trị di căn não Bác sĩ đề nghị xạ phẫu định vị 3 chiều (SRS) cho người có một hoặc nhiều tổn thương. Kỹ thuật này nhắm mục tiêu bức xạ liều cao chính xác đến khu vực bị ung thư và giảm thiểu bất kỳ sự tiếp xúc nào với mô khỏe mạnh gần đó. Điều này đặc biệt quan trọng khi xạ trị cơ quan quan trọng có liên quan và giảm tác dụng phụ. Khu vực ung thư được lập bản đồ trước bằng cách sử dụng quét hình ảnh để chùm tia có thể được nhắm mục tiêu với độ chính xác cao. Người bệnh có thể nghe xạ phẫu định vị 3 chiều được mô tả bằng tên thương hiệu như CyberKnife hoặc GammaKnife. 5.3 Xạ trị toàn bộ não cho di căn não Xạ trị toàn bộ não (WBRT) cung cấp phương pháp điều trị bằng bức xạ cho toàn bộ não trong khoảng thời gian nhiều tuần. Bác sĩ thường dùng phương pháp này nếu có nhiều hơn một vài vùng ung thư trong não. Xạ trị toàn bộ não giúp thu nhỏ khối u và cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị toàn bộ não thay hoặc bổ sung cho phương pháp xạ phẫu định vị. Tác dụng phụ của xạ trị toàn bộ não bao gồm vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ. Vì vậy, điều quan trọng người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để cân nhắc những rủi ro và lợi ích của phương pháp xạ trị toàn bộ não với cơ thể của mình.. Tiên lượng điều trị ung thư vú di căn não Tiên lượng của ung thư vú di căn não phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: Tuổi. Số lượng và kích thước khối u ung thư di căn. Vị trí của khối u nguyên phát. Vị trí di căn khác. Sự hiện diện của hiệu ứng khối. Độ nhạy bức xạ hoặc hóa học của khối u. Phòng ngừa ung thư vú di căn não Để phòng ngừa ung thư vú di căn, người bệnh cần đến khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám, tầm soát và tư vấn liệu trình điều trị sớm ngay khi phát hiện. Việc người bệnh tiếp nhận điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp kiểm soát được tình trạng tế bào ung thư vú phát triển và di căn, đặc biệt ở não. Khám, điều trị & chăm sóc giảm nhẹ tại khoa Ngoại Vú – BVĐK Tâm Anh Người bệnh hãy đến gặp bác sĩ khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ. Di căn não thường gặp ở người bệnh thuộc giai đoạn tiến triển và có tiên lượng xấu do hàng rào máu não được gây trở ngại lớn trong việc vận chuyển nhiều loại thuốc vào hệ thần kinh trung ương. Phương pháp điều trị tại chỗ bao gồm phẫu thuật, xạ trị định vị và xạ trị toàn bộ não hiện được coi như tiêu chuẩn vàng. Trong khi đó, liệu pháp nhắm mục tiêu mới dựa trên phân nhóm sinh học của ung thư vú đã được phát triển gần đây. Một số loại thuốc có thể vượt qua hàng rào máu não và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Công nghệ mới để phát hiện sớm và điều trị cá nhân hóa di căn được đảm bảo. ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang khám và tư vấn cho người bệnh. Câu hỏi thường gặp về ung thư vú di căn não 1. Tỷ lệ di căn não ung thư vú là bao nhiêu? Khoảng 10%-15% người mắc bệnh ung thư vú giai đoạn IV di căn não. Hầu hết người bệnh ung thư vú di căn não đã lan đến bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, phổi hoặc gan. Chỉ khoảng 17% người bệnh di căn não mắc ung thư vú chỉ đơn thuần có di căn lên não. [2] 2. Ung thư vú di căn não có phổ biến không? Ung thư vú di căn não thường phổ biến nhất với người mắc bệnh ung thư vú nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư vú dương tính với HER2 hoặc ung thư vú bộ ba âm tính. 3. Ung thư vú di căn não sống được bao lâu? Tiên lượng thời gian sống sau điều trị ung thư vú di căn não phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm: loại ung thư, số lượng di căn trong não và phương pháp điều trị được sử dụng. Khả năng sống sót với di căn não thường được tính bằng tháng hoặc vài năm. Một số người có thể sống lâu hơn dự kiến, trong khi người khác có thể chết sớm hơn dự kiến. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục trau dồi các phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, các bất thường bẩm sinh hay mắc phải; các bệnh lý tuyến vú khác; giúp người bệnh lập kế hoạch điều trị toàn diện, hiệu quả và rút ngắn thời gian đáng kể. Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cũng liên tục nhập các máy móc, trang thiết bị tân tiến nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, khoa còn lập nhóm “CLB bệnh nhân ung thư vú bệnh viện Tâm Anh” giúp người bệnh có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng với những người bệnh cùng hoàn cảnh. Ung thư vú di căn não có thể khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Thông qua bài này, người bệnh hiểu và nhận biết được mức độ ung thư di căn não nghiêm trọng như thế nào.
https://vnvc.vn/bi-cho-nha-can-co-sao-khong/
16/12/2023
Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử trí và tiêm phòng thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng, chỉ có chó hoang ngoài đường khi cắn người mới có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại bởi chúng không được chăm sóc cẩn thận, thường xuyên lui tới những khu vực kém vệ sinh, nguy cơ cao tiếp xúc với virus dại. Những ý kiến này cũng khẳng định rằng chó nhà nuôi thường rất sạch sẽ và được chăm sóc cẩn thận, nên nếu chẳng may bị cắn/cào/liếm sẽ không gây ra bệnh dại. Thực hư về những quan điểm này như thế nào? Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử trí và tiêm phòng ra sao? BS Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng TP.HCM, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Dại được mệnh danh là “viên đạn luôn trúng đích” khi tỷ lệ tử vong của căn bệnh này gần như là 100% nếu phát triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh đã có thể phòng ngừa vô cùng hiệu quả bằng vắc xin. Trong vài thập kỷ qua, rất nhiều quốc gia đã loại trừ được căn bệnh chết người này nhờ đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin dại trên toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh và tử vong do bệnh dại tại Việt Nam không có dấu hiệu suy giảm, thậm chí tăng đều qua các năm. Chỉ riêng 3 quý đầu năm 2023, cả nước đã ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại và 69 ca tử vong do căn bệnh này. Do đó, người dân cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại và kết hợp thực hiện cùng các biện pháp dự phòng khác.” Mục lụcChó nhà nuôi có thể bị dại không?Nhận biết khi chó nhà nuôi bị bệnh dạiBị chó nhà cắn có sao không?Xử trí và theo dõi sau khi bị chó nhà cắnPhác đồ tiêm phòng sau khi bị chó nhà cắnĐối với người đã tiêm dự phòng dại trước phơi nhiễmĐối với người chưa tiêm vắc xin dại công nghệ tế bào trước đâyPhòng ngừa bệnh dạiChó nhà nuôi có thể bị dại không? CÓ! Chó nhà nuôi hoàn toàn có thể bị dại. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, chó nhà nuôi là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 99% trong tổng số các trường hợp lây truyền virus dại từ chó sang người. (1) Bệnh dại là bệnh lý truyền nhiễm do virus dại (có tên khoa học là Rabies lyssavirus) gây ra với tỷ lệ tử vong lên đến 100% khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh dại như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, yếu cơ, sốt, sợ nước, sợ gió, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi tính tình, tăng động, dễ bị kích thích,… Bệnh dại có thể lây lan nhanh chóng từ chó nhà nuôi sang người thông qua nước bọt chứa virus dại ở vết cắn hoặc vết trầy xước trên da. Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm TP.HCM, một con chó ngay khi mới mua về nhà nuôi hoặc mới sinh ra cũng có thể đang trong giai đoạn ủ bệnh dại (2). Ngay cả những con chó nhà nuôi đang khỏe mạnh, với đặc tính năng động, thích khám phá môi trường bên ngoài của loài chó, chúng hoàn toàn có thể tiếp xúc với những con chó dại khác, lây nhiễm virus dại rất nhanh chóng và tiến đến thời kỳ ủ bệnh dại. Mỗi năm, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ) ghi nhận được 60 – 70 trường hợp chó nhà nuôi mắc bệnh dại. Bên cạnh đó, có 250 báo cáo về mèo nhà nuôi mắc bệnh dại mỗi năm. Hầu hết tất cả những con vật nuôi này đều chưa được tiêm phòng, bị lây nhiễm virus dại và mắc bệnh dại từ các động vật hoang dã ở môi trường bên ngoài như chồn hôi và gấu trúc. (3) Bởi sự gần gũi, thân thiện, những loài vật nuôi khiến người nuôi chủ quan trong việc dự phòng bệnh dại, khiến chúng trở thành một trong những nguyên nhân hàng dẫn đến bệnh dại ở người hàng năm Nhận biết khi chó nhà nuôi bị bệnh dại Bệnh dại ở chó nhà nuôi thường biểu hiện thông qua một trong hai dạng chính là thể dại điên cuồng hoặc thể dại bại liệt còn gọi là dại câm. Thể dại điên cuồng: có ba thời kỳ phân biệt, bao gồm thời kỳ thay đổi thói quen, thời kỳ kích thích và thời kỳ bại liệt. Trong giai đoạn đầu, chó có thể thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong hành vi, từ sự lo lắng, bứt rứt, cau có, giận dữ đến tâm trạng vui vẻ bất thường hoặc buồn bã và trốn vào nơi kín đáo. Ở thời kỳ kích thích, chó có thể trở nên hoảng loạn, dễ bị kích động và thể hiện sự hung dữ bất thường, thậm chí tấn công người lạ, chó cũng có thể gặp tình trạng sốt cao, mắt đỏ, khó nuốt hoặc không chịu ăn, tiếng sủa khàn, lưỡi thè ra và tiết nhiều nước dãi hơn thông thường. Cuối cùng, khi tiến đến thời kỳ bại liệt, chó có thể trở nên liệt, không thể nuốt thức ăn và nước uống, đau đớn và tử vong trong 3 – 7 ngày sau đó. Thể dại câm: thể hiện qua biểu hiện buồn bã, thích nằm trong bóng tối, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy không kiểm soát, cảm giác suy nhược, không cắn, không sủa, liệt nửa thân hoặc liệt hai chân sau, chó gầy gò, yếu đuối, thể lực giảm sút nhanh chóng, lịm dần và cuối cùng tử vong. Để phân biệt và chẩn đoán bệnh dại, cần theo dõi sát sao biểu hiện và sự thay đổi tính tình, thói quen của chó Bị chó nhà cắn có sao không? CÓ, THẬM RẤT NGUY HIỂM! Chó nhà nuôi hoàn toàn có thể bị dại, nếu chẳng may bị chó nhà nuôi mắc bệnh dại cắn, nạn nhân hoàn toàn có thể bị lây nhiễm virus dại thông qua vết thương hở hoặc vết trầy xước trên da do chó cắn/cào/liếm. Sau một khoảng thời gian ủ bệnh, virus dại tấn công và gây rối loạn chức năng tế bào của hệ thống thần kinh trung ương, lúc này dại phát bệnh thông qua các biểu hiện điển hình của hội chứng viêm não tủy cấp tính và gây tử vong sau 7 – 10 ngày. Trên thực tế, đã có rất nhiều báo cáo về các trường hợp vật nuôi mắc bệnh dại, tấn công người và lây truyền bệnh dại. Theo CDC Hoa Kỳ, có khoảng 5.000 trường hợp mắc bệnh dại hàng năm tại Hoa Kỳ, trong đó có đến 10% trường hợp tử vong do bệnh dại có trung gian lây truyền được xác định là vật nuôi tại nhà. Riêng tại Việt Nam đã có rất nhiều trường hợp bị chó nhà cắn, gây mắc dại và tử vong sau vài ngày, vài tháng, thậm chí sau vài năm ủ bệnh. Chẳng hạn, vào tháng 5/2023, một phụ nữ 38 tuổi tại Vĩnh Phúc đã phát bệnh dại và tử vong sau 3 tháng bị chó nhà nuôi cắn khi đang cho chó ăn (4). Một trường hợp khác được Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận vào tháng 7/2023, một người đàn ông 36 tuổi phát bệnh dại và tử vong sau 6 tháng bị con chó nhà nuôi cắn (5). Xử trí và theo dõi sau khi bị chó nhà cắn Sau khi bị chó cắn, dù là chó nhà hay chó hoang, cần nhanh chóng xử lý vết thương ngay lập tức bằng cách rửa sạch toàn bộ vết thương dưới vòi nước sạch và xà phòng liên tục trong vòng 15 phút. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng iodine hoặc cồn 45 – 70 độ để giảm thiểu số lượng virus dại tại chỗ. Trong những trường hợp không có các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay,… để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong quá trình xử lý vết thương chó cắn, tuyệt đối không làm vết thương bị dập nát khiến tổn thương lan rộng. Sau đó, cần đến ngay các cơ sở tiêm phòng dại uy tín gần nhất để được khám và điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm. Tùy theo tình trạng vết thương và tình hình sức khỏe của chó nhà, có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván. Đồng thời, tránh khâu kín vết thương ngay sau bị bị chó cắn. Trong trường hợp miệng vết thương to, cần phải khâu để cầm máu và hạn chế nhiễm trùng, nên trì hoãn khâu sau vài giờ đến 3 ngày sau khi đã tiêm điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và tiêm huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng các cây thuốc nam, phương pháp điều trị Đông y và các phương pháp dân gian truyền miệng không có cơ sở khoa học về hiệu quả và tính an toàn tại nhà. Trong quá trình điều trị, cần cách ly và chăm sóc y tế đặc biệt với bệnh nhân. Chú ý sát trùng các đồ vật bị nhiễm chất tiết của bệnh nhân bằng hóa chất diệt khuẩn chuyên dụng để hạn chế tối đa trường hợp virus khu trú trên các bề mặt, ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh lây lan cho người khác. Cần thực hiện đầy đủ và tuân thủ nghiêm túc những khuyến cáo và hướng dẫn điều trị, chăm sóc của các chuyên gia y tế Phác đồ tiêm phòng sau khi bị chó nhà cắn Đối với người đã tiêm dự phòng dại trước phơi nhiễm Tên vắc xin Đường dùng Tổng số mũi Liều tiêm Lịch tiêm tiêu chuẩn Verorab (Pháp) Abhayrab (Ấn Độ) Tiêm bắp 2 mũi 0,5ml/1 mũi N0 – N3 Tiêm trong da 2 mũi 0,1ml/1 mũi N0 – N3 Đối với người chưa tiêm vắc xin dại công nghệ tế bào trước đây Cần được theo dõi tình trạng vết thương và tình trạng sức khỏe của con chó để đưa ra chỉ định tiêm vắc xin phòng dại với lịch tiêm phù hợp. Bất kể tình trạng con vật sống sau 10 ngày theo dõi hoặc không theo dõi hoặc bệnh hoặc chết: Tên vắc xin Đường dùng Tổng số mũi Liều tiêm Lịch tiêm tiêu chuẩn Verorab (Pháp) Abhayrab (Ấn Độ) Tiêm bắp 5 mũi 0,5ml/1 mũi N0 – N3 – N7 – N14 – N28 Tiêm trong da 4 mũi 0,1ml/1 mũi x 2 mũi/lần N0 – N3 – N7 – N28 Trường hợp con vật sống sau 10 ngày theo dõi: Tên vắc xin Đường dùng Tổng số mũi Liều tiêm Lịch tiêm tiêu chuẩn Verorab (Pháp) Abhayrab (Ấn Độ) Tiêm bắp 4 mũi 0,5ml/1 mũi N0 – N3 – N7 – N28 Trường hợp con vật chết, bệnh, không theo dõi được; vết thương nặng, sâu, nhiều vệt, gần thần kinh trung ương/vùng có nhiều dây thần kinh…: Tên vắc xin Đường dùng Tổng số mũi Liều tiêm Lịch tiêm tiêu chuẩn Verorab (Pháp) Abhayrab (Ấn Độ) Tiêm bắp 5 mũi + Huyết thanh kháng dại 0,5ml/1 mũi N0 – N3 – N7 – N14 – N28 Có thể thấy, đối với người đã hoàn thành lịch tiêm dự phòng dại trước phơi nhiễm, sẽ sử dụng ít liều vắc xin điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hơn và đặc biệt không cần sử dụng huyết thanh/globulin phòng bệnh dại, vừa tiết kiệm chi phí tiêm phòng, vừa giảm số lần tiêm và cảm giác đau khi tiêm. Dự phòng dại trước phơi nhiễm vừa mang lại hiệu quả bảo vệ cao, vừa mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu Ngoài ra, cần sử dụng trực tiếp huyết thanh kháng dại nếu bị cắn tại một trong các vị trí sau: Vết cắn/cào sâu, nhiều vết Gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ) Vết thương ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục Niêm mạc bị nhiễm nước dãi của chó khi liếm Con vật tại thời điểm cắn có triệu chứng dại hoặc không theo dõi được Đồng thời, cần kiểm tra dị ứng với huyết thanh, nếu kết quả kiểm tra dương tính, tiến hành tiêm huyết thanh dại tại vị trí vết thương theo cách giải mẫn cảm. Lưu ý, vì bệnh dại sẽ diễn tiến tử vong với tỷ lệ 100% nên không có chống chỉ định dự phòng sau phơi nhiễm, kể cả điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng huyết thanh kháng dại. Chỉ không sử dụng huyết thanh kháng dại sau khi đã tiêm vắc xin dại mũi đầu tiên (N0) được 7 ngày. Phòng ngừa bệnh dại Có thể phòng ngừa bệnh dại bằng việc kết hợp thực hiện các biện pháp sau: Chủ động tạo miễn dịch đặc hiệu với virus dại bằng cách tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đây là biện pháp chủ động, hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm nhất trong việc bảo vệ sức khỏe con người trước nguy cơ lây nhiễm bệnh và tử vong do bệnh dại . Tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo nuôi trong nhà và chủ động tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến nghị của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh dại, bảo vệ sức khỏe của vật nuôi và cả cộng đồng. Hạn chế việc thả rông chó, mèo và chú ý đeo rọ mõm cẩn thận cho vật nuôi khi ra đường để hạn chế nguy cơ lây nhiễm thông qua vết cắn của các loài vật khác và ngăn ngừa tình trạng vật nuôi tấn công người khác. Tránh đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Nếu phát hiện động vật nghi ngờ mắc bệnh dại, cần báo cáo ngay với cơ quan thú y để có biện pháp xử lý con vật và ổ dại kịp thời. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, cập nhật và cung cấp thông tin cần thiết cùng những hướng dẫn khoa học về cách phòng chống bệnh dại. Thời gian ủ bệnh dại ở cả động vật và người đều có thể lên đến nhiều năm mới phát bệnh và tử vong, do đó cần chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt Thắc mắc “Bị chó nhà cắn có sao không?” đã được giải đáp. Hoàn toàn trái ngược với những ý kiến cho rằng chỉ có chó hoang mới có thể gây ra bệnh dại, đe dọa đến tính mạng của người bệnh, chó nhà nuôi hoàn toàn có thể mắc bệnh dại và lây truyền dại cho con người thông qua các vết cắn/cào hoặc liếm lên niêm mạc. Thậm chí, chó nhà nuôi còn được xác định là nguyên nhân trung gian hàng đầu gây ra bệnh dại ở người hàng năm trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng bởi sự chủ quan khi tiếp xúc với vật nuôi và thiếu kiến thức dự phòng bệnh dại của người nuôi.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/chien-binh-truyen-cam-hung-chien-thang-ung-thu-cung-niem-tin-vao-khoa-hoc-20220725181517258.htm
20220725
Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư cùng niềm tin vào khoa học
Hứng chịu "bom đạn" giữa thời bình Thời trai trẻ ông Vũ Huy Chương tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam. Những lần vào sinh ra tử nơi lửa đạn đã rèn thép trong con người ông. Cho đến năm 2012, ông bị đau dữ dội ở vùng đầu và xương. Sau khi thăm khám ở bệnh viện tỉnh, ông được giới thiệu ra Bệnh viện Bạch Mai để làm các xét nghiệm chuyên sâu và phát hiện bị ung thư tuyến yên, tệ hơn là khối u đã di căn vào xương. VTV2- Cuộc chiến sinh tử của người lính già Chuyển sang viện K3 điều trị, các bác sĩ cho biết thêm phần xương chậu và chân trái của ông bị tổn thương nặng nề, xương đùi bị gãy và không thể đi lại buộc ông phải ngồi xe lăn. Khối u ngày một to lên làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể, hậu quả khiến ông mắc thêm chứng đái tháo nhạt phiền toái vô cùng. "Dù biết bệnh tật không chừa một ai nhưng lúc phát hiện bệnh tôi thấy buồn và chạnh lòng lắm chứ. Nếu ngày trước chết ở chiến trường thì còn nhiều luyến tiếc nhưng nghĩ lại thì thấy giờ này mình ra đi cũng không còn gì hối tiếc, con cháu đã có đủ cả", ông Chương tâm sự. Bệnh nối bệnh, khó khăn chồng chất khó khăn là thế nhưng vợ con vẫn luôn động viên và sát cánh cùng ông. Do kinh tế gia đình vốn không dư giả gì cộng thêm việc nhiều năm chạy chữa, nay bà Hoa đành bàn với các con bán bớt một phần mảnh đất của gia đình để đưa chồng đi viện. Đã cao tuổi nên ông Chương không chọn phẫu thuật bởi khối u nằm ở não, chỉ một sơ suất nhỏ có thể gây liệt toàn thân. Ông được các bác sĩ tư vấn xạ trị để hạn chế tế bào ung thư. Đến cuối năm 2012, ông đã trải qua 15 mũi xạ trị, chịu tác dụng phụ của xạ trị và quá trình điều trị. Sau 15 mũi xạ trị, ông về nhà, nghĩ rằng mình có thể không qua khỏi bất cứ lúc nào. Trở về nhà, chiếc xe lăn nằm im lìm một góc, ông Chương nằm bệt trên giường. Hàng năm, ông Chương phải đến viện vài lần nhưng những cơn đau do ung thư vẫn hành hạ. Tìm ra giải pháp nhờ niềm tin vào khoa học Cuối năm 2017, khi sức khỏe ngày càng xấu đi, ông đau đầu dữ dội phải nhập viện gấp. Nằm viện hơn 20 ngày, khối u tuyến yên to lên và chèn ép vào các vùng xung quanh, nhịp tim tăng cao, dạ dày bị loét nặng khiến ông phải chịu các cơn đau kéo đến dồn dập. Thời gian này, ông xem được chương trình truyền hình đưa tin Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe GHV KSol. Tìm hiểu thêm về sản phẩm, ông được tư vấn viên của nhãn hàng giới thiệu, GHV KSol có thể giúp bệnh nhân ung thư cải thiện sức khỏe. Ý kiến đánh giá của PGS. TS Trần Đáng về sản phẩm GHV KSol Ông Chương quyết định mua sản phẩm GHV KSol, sử dụng kết hợp ăn uống theo thực đơn lành mạnh, tuân thủ theo điều trị của bác sĩ. Ông chia sẻ: "Tôi thấy các cơn đau thuyên giảm, ăn uống cũng ngon miệng hơn. Vợ và con khuyên tôi tập thể dục đi cho cơ thể khỏe mạnh. Từ việc mỗi ngày phải dùng 6 lần tiêm móc phin, sau 3 tháng tôi không phải dùng giảm đau nữa. Sau 4 tháng cơ thể, sức khỏe ổn định". Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư Nhằm tìm ra và tôn vinh những con người đang hàng ngày giúp đỡ, truyền cảm hứng cho những người bệnh ung thư có thêm nghị lực, vững tin vào khoa học do Dược phẩm GHV và Chuyên trang ung thưBáo điện tửDân trí đã tổ chức. Ông Chương đã vinh dự trở thành 1 trong 10 chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư. Ông chương chia sẻ: "Với tôi, ung thư không hề đáng sợ, có rất nhiều tấm gương đã chiến đấu với căn bệnh ung thư với tinh thần và nghị lực không bao giờ vơi tắt. Những người bệnh như chúng ta không nên quá bi quan, cần có một tinh thần vững vàng, tin vào khoa học, tin vào phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra để có cơ hội để chiến thắng căn bệnh này." Từng là người lính trở về từ chiến trường, mưa bom bão đạn đã tôi luyện ông trở nên kiên cường hơn bao giờ hết khi đứng trước bệnh tật. Bằng sự quyết tâm và kiên trì của người lính bộ đội cụ Hồ, đến nay ông đã vượt qua căn bệnh này một cách ngoạn mục. VTC14: Chuyện người lính chống chọi với ung thư di căn Ông Chương đã có những chuyến đi mơ ước từ lâu mới thực hiện được. Mới đây, với đôi nạng đồng hành, ông Chương đã đặt chân lên đỉnh Fansipan. Hơn một năm nay, ông là thành viên của Hội nhà thơ Việt Nam. Ông Chương cho rằng, bản lĩnh của người lính, chất thép tôi rèn nơi tuyến lửa đã giúp ông luôn lạc quan và không đầu hàng bệnh hiểm nghèo, tích cực tham gia những sinh hoạt cộng đồng và xã hội cũng là cách làm cho cuộc sống của ông vui vẻ và có ý nghĩa từng ngày. Sau khi sức khỏe ổn định, ông Chương đã có những chuyến đi mơ ước từ lâu mới thực hiện được. Ông vượt hàng ngàn cây số cùng các bạn trong Hội Cựu chiến binh thăm lại bạn hữu, chiến trường xưa và nghỉ dưỡng tại Sài Gòn, Đà Lạt, Phú Quốc. Chính nghị lực chiến đấu và vượt qua bệnh tật của ông Chương đã truyền cảm hứng sống rất lớn đến cộng đồng bệnh nhân ung thư. Hơn lúc nào hết, ông biết mình đã may mắn và lựa chọn đúng giải pháp để chiến đấu với ung thư, với mong muốn những người đồng bệnh cũng được may mắn như mìnhvà cũng luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng bệnh tật của mình qua số điện thoại0977 02 1950.
https://suckhoedoisong.vn/khi-qua-tim-chay-cham-16959382.htm
19-02-2013
Khi quả tim “chạy chậm”
“Trái tim có nhịp đập của nó”, nhưng khi trái tim (lúc bình thường) không theo đúng nhịp (nhanh, chậm, loạn nhịp…), hãy coi chừng! Đó có thể là biểu hiện của những chứng bệnh tim không thể coi thường. Thế nào là nhịp tim bình thường Tim của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi đập từ 60 - 80 lần trong 1 phút. Nếu dưới 55 - 60 lần/phút thì được coi là nhịp tim chậm. Trẻ em có nhịp tim sinh lý nhanh hơn người lớn (từ 110 - 130 nhịp/phút), vì thế, nhịp chậm ở trẻ em là khi tim đập dưới 100 lần/phút. Khi nhịp tim chậm coi chừng mắc bệnh nguy hiểm. Tại sao nhịp tim bị chậm? Nhịp tim chậm được coi là bình thường ở những người luyện tập thể lực tốt và ở mọi người khi trong giấc ngủ. Nhiều vận động viên thể thao có nhịp tim lúc nghỉ chỉ từ 45 - 60 lần/phút. Nhịp chậm có thể xuất hiện thứ phát sau một số bệnh lý như suy chức năng tuyến giáp, rối loạn dạ dày-ruột, hội chứng hoàng đảm hoặc sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó. Bệnh nhân tim mạch (chẳng hạn tăng huyết áp), đang được điều trị bằng các thuốc gây chậm nhịp tim như chẹn bêta giao cảm, chẹn kênh calci có thể có nhịp chậm. Nhịp chậm đôi khi là hậu quả nhất thời của nhồi máu cơ tim. Nhịp chậm thường gặp ở người cao tuổi, có hoặc không chứng xơ vữa động mạch và ở trẻ em mắc một số bệnh tim bẩm sinh. Triệu chứng Nhịp tim chậm thường không gây triệu chứng trừ khi dưới 40 - 45 lần/phút. Triệu chứng xuất hiện do cung lượng tim bị giảm, đó là mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và thậm chí ngất. Chẩn đoán Nhịp tim chậm hơn bình thường có thể xác định đơn giản bằng bắt mạch. Ghi điện tâm đồ giúp phân biệt nhịp chậm là do nghẽn tim (block) hay do nguyên nhân khác. Điều trị Nhịp tim chậm không gây triệu chứng thì không cần điều trị. Khi triệu chứng xuất hiện, có thể sử dụng các thuốc làm tăng nhịp tim. Nếu ngất hoặc các triệu chứng nặng vẫn tồn tại sau dùng thuốc, người bệnh cần được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, phải ngừng sử dụng các thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim. Biến chứng Nhịp tim quá chậm (dưới 30 lần/phút) là một cấp cứu vì nó gây thiếu ôxy não trầm trọng dẫn tới ngất. Nhịp chậm có thể dẫn tới tử vong nếu các biện pháp làm tăng nhịp tim không được thực hiện kịp thời. Dự phòng Việc dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp cần phải được tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Một số trường hợp nhịp chậm nguy hiểm là do chứng nghẽn tim hoặc do cơ tim bị thương tổn khi nhồi máu, vì thế, các biện pháp làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch như ngưng hút thuốc lá, kiểm soát huyết áp, tình trạng mỡ máu và luyện tập thể lực thường xuyên tỏ ra có vai trò trong phòng ngừa nhịp tim chậm. ThS. Phan Đình Phong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sa-day-ron-bien-chung-nguy-hiem-voi-thai-nhi-vi
Sa dây rốn: Biến chứng nguy hiểm với thai nhi
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Dây rốn đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho thai nhi. Hiện tượng sa dây rốn là tình trạng sản khoa nguy hiểm, dễ gây suy thai và cần được xử lý kịp thời để tránh gây hậu quả đáng tiếc. 1. Tổng quan về sa dây rốn Sa dây rốn là tình trạng dây rốn sa xuống cổ tử cung, chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi khiến cho dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu hoặc bị sa ra ngoài âm đạo. Việc cung cấp máu của dây rốn cho thai nhi bị ngắt quãng nên nếu không mổ lấy thai ngay sẽ có thể dẫn đến tử vong thai trong vòng 30 phút.Hiện tượng sa dây rốn thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ, với tỉ lệ 1/10 ca sinh gặp phải. Thông thường dây rốn sẽ bị sa khi ối đã vỡ nhưng cũng có trường hợp dây rốn bị sa khi còn nguyên bọc ối. 2. Phân loại sa dây rốn Có 2 loại sa dây rốn là sa bên ngôi và sa trước ngôi. Dưới đây là đặc điểm của từng trường hợp sa dây rốn:2.1. Sa bên ngôi: dây rốn che khuất còn nằm trong tử cungTrong sa bên ngôi, dây rốn bị chèn ép bởi vai hoặc đầu của thai nhi có thể dẫn đến việc tình trạng thiếu oxy máu, nhịp tim thai chậm. Sản phụ sa dây rốn bên ngôi có thể chủ động điều chỉnh tư thế ngồi và hoạt động để giảm bớt áp lực lên dây rốn. Tuy nhiên nếu kiểm tra tim thai vẫn thấy bất thường thì vẫn cần cân nhắc đến phương pháp mổ lấy thai ngay lập tức. Sa bên ngôi là tình trạng dây rốn bị chèn ép bởi vai hoặc đầu của thai nhi 2.2. Sa trước ngôi: dây rốn nhô ra từ âm đạoSản phụ sa dây rốn trước ngôi thường bị rách màng ối và vỡ ối tự nhiên hoặc bị tác động trước khi đầu lọt (thường gặp với ngôi mông hoặc ngôi ngang).Hướng điều trị sa dây rốn trước ngôi nhô ra từ âm đạo bắt đầu bằng việc nâng nhẹ ngôi thai và liên tục giữ nó khỏi dây rốn để phục hồi dần lưu lượng máu của bào thai trong khi thực hiện mổ lấy thai. Đặt thai phụ ở vị trí đầu gối gập vào ngực và tiêm terbutaline 0,25 mg đường tĩnh mạch để giảm các cơn co thắt. 3. Nguyên nhân gây sa dây rốn Hiện tượng sa dây rốn có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ người mẹ, thai nhi và phần phụ của thai:Nguyên nhân từ người mẹ: Hầu hết là ở những phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở khiến sự điều chỉnh của ngôi thai không tốt gây ra bất thường: khung xương chậu méo, hẹp, khối u tiền đạo...Nguyên nhân từ phía thai nhi: ngôi thai không tì được vào cổ tử cung dẫn đến tình trạng ngôi bất thường (ngôi ngang, ngôi ngược...), dây rốn có thể sa trước ngôi, sa một chi khiến dây rốn sa theo.Nguyên nhân từ phần phụ của thai: Đa ối làm ối căng quá mức có nguy cơ vỡ đột ngột kéo dây rốn sa theo; rau bất thường, dây rốn dài bất thường...Chẩn đoán sa dây rốn không khó vì trong quá trình chuyển dạ có thể nhìn thấy dây rốn sa ra ngoài âm hộ hoặc thăm khám âm đạo thấy dây rốn nằm cuộn trong âm đạo hoặc ở cổ tử cung bên cạnh ngôi qua màng ối chưa vỡ (sa dây rốn bên ngôi trong bọc ối), hoặc dây rốn ở trước ngôi trong bọc ối chưa vỡ (sa dây rốn trước ngôi trong bọc ối). Trong các trường hợp cổ tử cung thường chưa mở hết.Hầu hết phụ nữ mang thai ai cũng có thể bị sa dây rốn. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hiện tượng sa dây rốn cao hơn bao gồm:Phụ nữ có khung chậu hẹp hoặc méo.Mang đa thai hoặc song thai. Mang song thai hoặc đa thai làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn Có ngôi thai bất thường: Ngôi mông, ngôi ngang.Bất thường dây rốn: dây rốn quá dài, dây rốn bám rìa dưới.Nhau thai bám thấp.Sinh con nhiều lần.Vỡ ối đột ngột. 4. Biến chứng của sa dây rốn Sa dây rốn là một cấp cứu sản khoa cần được phát hiện và xử lý khẩn cấp để bảo vệ được tính mạng của thai nhi. Sa dây rốn thường gặp nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ (khi thai khoảng hơn 38 tuần tuổi).Sa dây rốn dễ gây suy thai cấp khi sản phụ chuyển dạ nên nếu lấy thai ra chậm bé dễ bị suy hô hấp, tổn thương não do thiếu oxy hoặc thậm chí tử vong. Do vậy nếu phát hiện sản phụ sa dây rốn, cần được cấp cứu trong vòng 30 phút thì mới kịp thời cứu dược trẻ.Lưu ý cho sản phụ sa dây rốn:Khi cảm thấy những dấu hiệu bất thường: dây rốn trong vùng kín, thai nhi đạp ít hoặc đạp nhiều...thì cần gọi xe cấp cứu càng nhanh càng tốt.Không cố đẩy dây rốn trở lại tử cung.Trong lúc chờ xe đến nên tránh chèn ép dây rốn bằng cách duy trì tư thế quỳ gập gối, úp mặt và khuỷu tay, bàn tay xuống sàn nhà.Tránh ăn uống trước khi sinh để chuẩn bị cho cuộc sinh mổ. Sa dây rốn dễ gây suy thai cấp khi sản phụ chuyển dạ Hiện nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào để phòng tránh hiện tượng sa dây rốn. Tuy nhiên nếu phụ nữ nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc sa dây rốn như trên thì sau tuần thai thứ 38 nên thường xuyên đến bệnh viện khám và lưu viện để kịp thời xử trí khi có chuyển dạ. Đặc biệt, 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/viem-gan-virus-a-b-va-c-hieu-dung-benh-xu-ly-dung-cach-169194976.htm
15-06-2021
Viêm gan virus A, B và C: Hiểu đúng bệnh, xử lý đúng cách
Điểm chung của các loại viêm gan virus Viêm gan virus được đặc trưng bởi sự xâm nhập của virus vào các tế bào gan, tái tạo và liên tục gia tăng về số lượng. Kèm theo sự xâm nhập và gia tăng không ngừng của virus sự phá hủy liên tục của các tế bào gan, đe dọa đến các hoạt động bình thường của cơ quan này như: Chức năng giải độc, sản xuất mật, tạo protein máu, chuyển hóa năng lượng về dạng dự trữ,... Triệu chứng của viêm gan virus cũng thường khá giống nhau. Một số triệu chứng thường xuất hiện như: - Sốt - Đau khớp - Mệt mỏi - Ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém - Buồn nôn, nôn - Đau tức ở vùng hạ sườn phải - Vàng da, vàng mắt - Nước tiểu đậm màu - Phân nhạt màu Khi xâm nhập vào cơ thể người lành, thường tình trạng viêm gan cấp sẽ xảy ra. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm gan cấp tính đôi khi không rõ ràng làm cho người mắc không hề biết mình nhiễm bệnh, bỏ qua thời điểm vàng để xử lý. Khi đó, bệnh chuyển thành dạng mạn tính, không có biểu hiện gì trong nhiều năm liền gây ra tình trạng xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Sự khác biệt giữa các loại viêm gan virus A, B, C Mặc dù cùng mục tiêu xâm nhập là lá gan của con người nhưng giữa các dạng viêm gan đều có sự khác nhau rõ rệt: Mức độ phổ biến và lây truyền - Viêm gan A do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tiêu hóa (đường miệng, phân), rất hiếm qua đường máu. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới, tản phát hoặc bùng thành dịch. Trên thế giới hàng năm có khoảng 1,4 triệu ca nhiễm. Tại nước ta, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và nơi vệ sinh không đảm bảo. - Viêm gan B do virus viêm gan B gây ra. Bệnh lây lan nhanh từ người sang người qua đường máu (tiêm, truyền, chung dao cạo dính máu, quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con,...). Đây là dạng viêm gan virus rất phổ biến với khoảng 400 triệu người nhiễm theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. - Viêm gan C do virus viêm gan C gây ra. Cũng như viêm gan B, bệnh lây từ người sang người qua đường máu nhưng ít lây hơn qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Thời gian ủ bệnh - Viêm gan A có thời gian ủ bệnh khoảng từ 15-50 ngày (trung bình khoảng 28 ngày). Sau thời gian này, các triệu chứng có thể xuất hiện. Bệnh mang tính chất cấp tính, ngắn hạn và có thể chữa khỏi. - Viêm gan B có thời gian ủ bệnh khoảng 60-150 ngày (trung bình 90 ngày). Một số trường hợp viêm gan B cấp tính không có triệu chứng. Nhiều trường hợp bệnh chuyển sang mạn tính, các triệu chứng có thể không rõ rệt cho tới khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. - Viêm gan C có thời gian ủ bệnh từ 14 đến 84 ngày, đôi khi có thể kéo dài tới 182 ngày. Một số người trải qua cơn cấp tính của viêm gan C và có thể tự khỏi. Nhưng hơn một nửa số người mắc sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và nặng dần nếu không được khắc phục. Tiên lượng điều trị - Viêm gan A gây ra tổn thương tại gan với các biểu hiện như tiểu nhiều, vàng da, vàng mắt nhưng có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tháng. - Viêm gan B cấp tính có thể xử lý khỏi hoàn toàn. Nhưng với các trường hợp mạn tính thì nhiều người phải sống chung với bệnh suốt đời bằng cách sử dụng thuốc kháng virus. - Viêm gan C: Ở cả hai dạng cấp và mạn tính thì viêm gan C đều có thể khắc phục khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng virus. Hiểu biết rõ về sự khác biệt giữa 3 căn bệnh viêm gan sẽ giúp bạn nắm được các biện pháp điều trị tương ứng cũng như giảm bớt những hoang mang lo lắng khi gặp phải một trong 3 bệnh viêm gan này. Kiểm soát tốt triệu chứng, yếu tố then chốt giúp ổn định bệnh Dù gặp phải tình trạng viêm gan A, B hay C thì chức năng gan đều bị ảnh hưởng do sự tàn phá mà những virus gây ra trên cơ quan này. Đi kèm với đó là nhiều biến chứng khó lường như: - Ngộ độc mạn tính: Sử dụng các thuốc điều trị bệnh, chất dư thừa, chất độc xâm nhập vào cơ thể không được kịp thời chuyển hóa về dạng không độc sẽ gây hại cho gan và các cơ quan khác. - Giảm khả năng bài tiết mật khiến tiêu hóa kém, chán ăn, cơ thể suy kiệt do thiếu năng lượng, mệt mỏi kéo dài. - Suy giảm hệ miễn dịch: Các yếu tố miễn dịch không được tổng hợp kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng lớp rào chắn bảo vệ cơ thể suy yếu. Không chỉ tạo điều kiện cho virus phát triển mà còn khiến cơ thể dễ bị viêm, nhiễm khuẩn,... Ngoài ra, còn nhiều biến chứng khác cũng có thể xuất hiện. Trong khi đó, việc điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm virus và nhiều yếu tố khác như: Thói quen sống, sinh hoạt, uống nhiều rượu bia, thuốc lá,... đều có thể tác động khiến những tổn thương tại gan khó hồi phục, thậm chí làm bệnh nặng hơn. Do đó, việc cải thiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt,... hay chính xác hơn là phục hồi những tổn thương tại gan là rất cần thiết. Chỉ khi những tổn thương này được cải thiện, chức năng gan được nâng cao thì sức khỏe của người bệnh mới được cải thiện. Naturenz Gold - Giải pháp hỗ trợ cho người bị viêm gan đã được chứng minh hiệu quả Mặc dù xuất hiện trên thị trường không lâu nhưng Naturenz Gold lại được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz Gold được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, là sản phẩm công ty cổ phần Dược Hậu Giang – công ty Dược uy tín hàng đầu Việt Nam. Được phát triển dựa trên công trình nghiên cứu của Viện công nghệ sinh học Việt Nam, mỗi một viên Naturenz Gold đều chứa 7 dược liệu “vàng” là nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, hoa marigold, núc nác, đan sâm, nấm bào ngư và hoài sơn. Sự kết hợp của các loại dược liệu và áp dụng phương pháp “định chuẩn hướng gan” tức là định đúng hàm lượng, chiết xuất đúng những thành phần có lợi cho gan giúp đem lại hiệu quả bảo vệ các tế bào gan, hỗ trợ ngăn chặn những tác nhân có hại, giúp gan sớm lấy lại các chức năng chuyển hóa quan trọng. Đồng thời, hỗ trợ hạ men gan, giảm thiểu các triệu chứng xuất hiện do tổn thương chức năng gan như: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu,... Đặc biệt, Naturenz Gold còn rất an toàn khi sử dụng kéo dài. Do đó, đây chính là một lựa chọn đúng đắn để phục hồi chức năng gan khi bị viêm gan virus nói riêng và các tổn thương tại gan nói chung. Naturenz Gold - Giải pháp bảo vệ lá gan của bạn Công dụng: Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm gan. Hỗ trợ giải độc gan, giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Đối tượng sử dụng: Người men gan cao, viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng với các biểu hiện: vàng da, ăn uống khó tiêu, đau tức hạ sườn. Người thường xuyên uống rượu bia, dùng thuốc tây dài ngày gây hại đến gan. Cách dùng: Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Người lớn 2 viên x 2 lần/ ngày. Nên sử dụng tối thiểu 1 tháng để đạt hiệu quả như mong muốn. GPQC số: 3827/2020/XNQC-ATTP Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/cuu-song-benh-nhan-suy-tim-nang-can-ke-cua-tu-169103535.htm
27-08-2015
Cứu sống bệnh nhân suy tim nặng cận kề cửa tử
Tất cả kết quả khám và xét nghiệm cho thấy bệnh nhân Nguyễn Văn Hùng bị hẹp hở van 2 lá nặng, diện tích mổ chỉ còn 0,3cm 2 thay vì 4cm 2 so với người bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân còn mắc chứng hẹp hở van 3 lá, suy tim, thất phải giãn rất lớn - gấp đôi kích thước thất trái, đồng thời bị tăng áp động mạch phổi nặng… Chứng suy tim nặng của bệnh nhân khiến nguy cơ tử vong trong phẫu thuật cao đến 30%. Đội ngũ y bác sĩ buộc phải thực hiện đồng bộ 2 phương pháp mổ: thay van 2 lá và sửa van 3 lá có đặt vòng van. Thời gian diễn ra phẫu thuật cũng được rút ngắn từ 200 phút xuống còn 150 phút nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro biến chứng cho bệnh nhân. Những cố gắng của y bác sĩ cuối cùng cũng mang lại kết quả phẫu thuật thành công tốt đẹp, các chỉ số cho thấy bệnh nhân đang hồi phục một cách nhanh chóng và toàn diện. Việc điều trị thành công cho người có bệnh lý tim phức tạp, thậm chí tỉ lệ tử vong cao đến 30% là trường hợp khá hiếm tại TP.HCM. Bệnh nhân Nguyễn Văn Hùng đã bắt đầu hồi phục sau 24 giờ “Tôi không dám hy vọng là mình sẽ sống sót sau ca phẫu thuật, chỉ nghĩ tới có cơ hội được cứu thì phải trân trọng đến phút cuối cùng” là lời chia sẻ chân thật của bệnh nhân sau 24 giờ thực hiện phẫu thuật. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Hùng bỏ qua việc điều trị dù đã biết căn bệnh của mình từ 3 năm trước. Nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, anh Nguyễn Văn Hùng đã được tài trợ chi phí khám và điều trị toàn bộ cho bệnh lý của mình. Hình ảnh van tim sau khi phẫu thuật cho thấy: van bị vôi hóa dính với dây chằng thành 1 khối, đồng thời có nhiều vết loét trên bề mặt lá van. Bác sĩ Phạm Thế Việt - Trưởng khoa Tim Mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết: “Đây là một ca bệnh khó. Trước khi mổ, bệnh nhân nhập viện vì khó thở, phù phổi cấp, suy thận cấp, suy gan cấp do suy tim. Trong sinh hoạt bình thường, bệnh nhân chỉ di chuyển trong vòng 10m là cảm thấy mệt. Dựa trên các kết quả xét nghiệm, chúng tôi đánh giá nguy cơ tử vong của anh Hùng lên đến 30% nhưng bệnh tình càng không thể vì vậy mà kéo dài. Chúng tôi quyết định làm phẫu thuật sớm cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ cũng rất vui mừng khi ca mổ thực hiện thành công”. Hiện nay, bệnh nhân đã xuất viện về nhà và chỉ cần tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên môn. NGUYỄN NAM Hạ đường huyết, vì sao? Nhà Gươl – Văn hóa truyền thống người Cơ Tu Duy nhất tại Viettel: Khuyến mại 50% thẻ nạp không giới hạn ngoại mạng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-sinh-ra-tu-me-bi-viem-gan-b-vi-sao-can-tiem-vac-xin-phoi-hop-cung-huyet-thanh-khang-viem-gan-b-vi
Trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B: Vì sao cần tiêm vắc xin phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B?
Trong thời kỳ mang thai, viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con với tỉ lệ nhỏ hơn 2%; nhưng trong giai đoạn chuyển dạ thì khả năng lây nhiễm rất cao. Vì vậy, nếu người mẹ bị viêm gan B, cần tiêm vắc xin phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh. 1. Huyết thanh Viêm gan B là gì? Huyết thanh kháng virus viêm gan B là Globulin miễn dịch kháng virus viêm gan B tạo ra miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B. Ngoài mũi vắc xin ngừa viêm gan B, trẻ được tiêm thêm mũi huyết thanh kháng viêm gan B ngay trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh.Khi trẻ phát triển được 15 đến 18 tháng tuổi thì cha mẹ có thể cho bé đến bệnh viện để làm xét nghiệm kiểm tra HBsAg và anti HBs lại đảm bảo chắc chắn là trẻ đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.Khi trẻ được tiêm mũi sơ sinh (mũi 1) và huyết thanh (nếu có) thì trẻ còn được khuyến cáo tiêm 4 mũi vắc xin phòng viêm gan B. Có thể là vắc xin kết hợp dạng 5 trong 1 hay 6 trong 1 với lịch tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia.Ngoài ra, vắc-xin viêm gan B còn có thể tiêm theo phác đồ 0, 1, 2 và mũi thứ 4 lúc trẻ 12 tháng tuổi gồm có mũi sơ sinh, mũi 2 lúc trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 lúc trẻ 2 tháng tuổi và mũi 4 lúc trẻ 12 tháng tuổi.Phác đồ này thường áp dụng đối với trẻ sơ sinh có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B cao do mẹ đã bị nhiễm viêm gan B trước đó. Đối chiếu với lịch tiêm chủng mở rộng thì phác đồ này tiêm sớm hơn 1 tháng và hoàn thành trước 1 tháng; sẽ giúp trẻ tạo ra đợt kháng thể nhanh và nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất để đủ chống lại virus viêm gan B giảm nguy cơ lây nhiễm.Vắc-xin viêm gan B được tiêm cho trẻ là vắc xin đơn giá (chỉ phòng ngừa 1 bệnh) như Euvax B (Hàn Quốc), Hepavax Gene (Hàn Quốc), Engerix (Bỉ). Vắc xin viêm gan B cho trẻ giúp bé phòng ngừa bệnh 2. Vì sao cần tiêm vắc xin phối hợp cùng với huyết thanh kháng viêm gan B? Viêm gan siêu vi B lây truyền qua các con đường là từ mẹ sang con, truyền máu, quan hệ tình dục. Tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị bệnh.Ví dụ: Như mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ có tỷ lệ truyền bệnh sang con là 1%, còn nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng giữa thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh sang con là 10%. Với trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh lên tới 60 đến 70%.Về đường lây bệnh thì viêm gan B chủ yếu lây từ mẹ sang con trong lúc sinh sản. Nghĩa là máu từ nhau thai bong tróc truyền cho bé, sản dịch và máu của mẹ lây cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ sơ sinh hít hay nuốt phải dịch có virus viêm gan B từ người mẹ. Những người mẹ sinh thường hay sinh mổ đều có thể truyền virus viêm gan B cho con của mình trong lúc chuyển dạ.Hiện nay, tại Việt Nam có số bệnh nhân nhiễm Viêm gan B đáng báo động. Trong đó, các trường hợp trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B cũng không ít nên khi trẻ vừa mới sinh ra sẽ được tiêm 1 mũi huyết thanh và 4 mũi vắc xin.Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ sang con, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, viêm gan B lây từ mẹ sang con với tỉ lệ thường không quá 2% nhưng trong giai đoạn chuyển dạ thì khả năng lây nhiễm rất cao. Vì vậy, nếu như người mẹ bị viêm gan B, cần tiêm vắc xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh và tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh. Thời điểm tiêm vacxin cho bé tốt nhất là trong vòng 24h sau sinh 3. Cách chăm sóc và theo dõi bé sơ sinh sau khi tiêm vắc xin Việc theo dõi và chăm sóc trẻ 24 giờ sau tiêm nhằm phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh cao.Sau khi bé đã được tiêm vắc xin viêm gan B, ba mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu về tinh thần, ăn, ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm, ...Trường hợp trẻ có các biểu hiện như:Co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì.Bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái.Nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh, nổi vân tím.Sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng hạ sốt không đỡ, sốt trên 3 ngày, vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước > 2cm, ... thì ba mẹ cần đưa bé đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm đối với trẻ. Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cai-thien-chat-luong-tinh-trung-169183496.htm
04-12-2020
Chế độ ăn cải thiện chất lượng tinh trùng
(Bạn đọc giấu tên) Thông thường, lượng tinh trùng nhiều hay ít, tinh dịch khi xuất tinh của nam giới đặc hay lỏng phần nào phản ánh chất lượng của tinh trùng. Khi tinh trùng yếu có các biểu hiện như: tinh dịch loãng, lượng tinh dịch mỗi lần xuất tinh ít có thể là dấu hiệu gợi ý tình trạng giảm số lượng, chất lượng tinh trùng. Tinh dịch vón cục- xuất hiện những hạt trắng nhỏ như hạt gạo, khi bóp thấy mịn như bột. Tình trạng này ảnh hưởng đến độ nhớt của tinh dịch, khiến tinh trùng dễ bị chết và khó di chuyển. Ở nhiệt độ 37 độ C, tinh dịch từ trạng thái sệt, quánh sẽ hóa lỏng sau khoảng thời gian chưa tới 1 giờ. Nếu tình trạng hóa lỏng không diễn ra hoặc chỉ hóa lỏng một phần là dấu hiệu cho thấy tinh dịch bị đông đặc, tình trạng này khiến tinh trùng khó di chuyển đến gặp trứng, gây ảnh hưởng đến kết quả thụ thai… Để cải thiện tinh trùng có thể sử dụng các thực phẩm như: các loại thịt đỏ ( như thịt trâu bò, dê...); các loại trái cây ( chuối, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, dưa hấu, cà chua, việt quất, óc chó...); thực phẩm giàu kẽm ( hàu, cua, tôm, hạt mè, hạt bí ngô và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên cám); giá đỗ - cung cấp vitamin C, E và protein, kích thích quá trình sản sinh testosterone trong cơ thể. Ngoài ra cần uống đủ nước hàng ngày để đảm bảo khả năng tạo ra lượng tinh dịch đủ cho quá trình thụ tinh. BS. Trịnh Kiên
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-diem-mat-hang-tram-co-so-tham-my-sai-pham-20171213025702331.htm
20171213
TPHCM: Điểm mặt hàng trăm cơ sở thẩm mỹ sai phạm
Thông tin này do Thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố sáng 12-12 sau khi thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về y tế tại các phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ trên địa bàn TP. Đáng chú ý, Sở Y tế chuyển UBND TP ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 110 triệu đồng đối với cơ sở tại địa chỉ 377 Ngô Gia Tự, phường 3, quận 10, TP HCM. Cơ sở này vi phạm các hành vi gồm: Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định. Ngoài ra, còn 92 cơ sở vi phạm khác, thanh tra đề nghị xử phạt 54 cơ sở với tổng số tiền hơn 350 triệu đồng. Trong đó, một số cơ sở bị đề nghị xử phạt từ 30 triệu đồng trở lên như: Công ty TNHH Phẫu thuật thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng(115 Trương Định, phường 7, quận 3), Công ty TNHH Thẩm mỹ JK Nhật Hàn(235 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3), Công ty TNHH Paradise Xuân Trường(12 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3), Công ty TNHH Han Soo(394-396 Cao Thắng Nối Dài, phường 12, quận 10)... Theo Thanh tra Sở Y tế, các cơ sở thẩm mỹ chủ yếu sai phạm không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật; hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu nhưng ghi không đúng so với nội dung ghi trong giấy phép hoạt động; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; không bảo đảm các điều kiện về nhân lực hoặc cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động… Theo Nguyễn Thạnh Người lao động
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chay-mau-tieu-hoa-nguy-hiem-the-nao-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
Chảy máu tiêu hóa nguy hiểm thế nào? Nguyên nhân và triệu chứng
Chảy máu đường tiêu hóa là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa. Đó là hiện tượng máu tại ống tiêu hóa chảy ra khỏi mạch, đi ra ngoài hoặc vào trong lòng mạch. Từ đó sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình, đối với đường tiêu hóa trên, bệnh nhân thường có biểu hiện nôn ra máu, với đường tiêu hóa dưới bệnh khó nhận biết hơn với các biểu hiện âm thầm mà bệnh nhân ít để ý tới, song biểu hiện thường gặp nhất là đi ngoài phân đen. 1. Mức độ nguy hiểm và nguyên nhân gây ra chảy máu đường tiêu hóa dưới Chảy máu ở ruột nonCó thể vì vị trí giải phẫu hoặc diễn biến bệnh mà chảy máu ruột non đã gây ra không ít khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Bệnh nguy hiểm do khó phát hiện, biểu hiện bệnh thường không rõ ràng.Có nhiều bệnh dẫn đến tình trạng chảy máu tiêu hóa tại ruột non trong đó có một số bệnh thường gặp trên lâm sàng như:Viêm ruột xuất huyết: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bởi độc tố của vi khuẩn với các biểu hiện của nhiễm khuẩn (môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi), đau bụng, tiêu chảy, phân có máu tươi hoặc màu đỏ sẫm kèm theo các biểu hiện mất nước.Bệnh thương hàn: Biến chứng chảy máu thường xảy ra sau 1-2 tuần do biến chứng loét ruột, hoặc thủng ruột. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc sẫm.Viêm ruột xuất huyết hoại tử: Bệnh thường xảy ra với trẻ nhỏ. Bệnh nhân có biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40-41 độ C.Bệnh Scholein Henoch: Nguyên nhân gây bệnh được nhắc đến nhiều nhất là miễn dịch dị ứng. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người trẻ tuổi. Bệnh đa dạng với nhiều thể khác nhau,bệnh nhân thường có biểu hiện chảy máu tại ruột ở thể tổn thương tiêu hóa, kèm theo các biểu hiện khác như tình trạng nhiễm khuẩn với sốt, đau khớp, đau bụng.Bệnh Crohn: Vị trí gây hại của bệnh thường ở vùng hồi manh tràng với biểu hiện đau bụng, đại tiện phân lỏng từng đợt kèm theo sốt, máu lắng tăng. Vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh, tổn thương loét gây thủng vách ruột dẫn đến tình trạng chảy máu.Lồng ruột: Vị trí hay gặp là lồng ruột ở hồi - hồi tràng hoặc hồi - manh tràng, bệnh thường xảy ra ở những trẻ em bụ bẫm 8-9 tháng tuổi. Khởi bệnh với đau bụng từng cơn sau đó có dấu hiệu tắc ruột và đại tiện phân nhầy máu.Các bệnh khác có thể gây chảy máu tại ruột non nhưng ít hơn như: lao ruột, ung thư ruột non, sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp...Chảy máu ở đại tràngChảy máu đại tràng xảy ra với tỷ lệ cao nhất trong chảy máu tại đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra trên nhiều đối tượng khác nhau và có biểu hiện trên các bệnh lý nghiêm trọng sau:Lỵ trực tràng: Đối tượng thường gặp là trẻ nhỏ. Bệnh biểu hiện với hội chứng nhiễm khuẩn (có thể nhiễm độc) với sốt cao, đau quặn bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần (15-20 lần/ngày), kèm mót rặn và đau hậu môn, phân lỏng hoặc toàn máu, màu đỏ như nước rửa thịt.Lỵ amip: Biểu hiện lâm sàng với sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị; đại tiện phân nhầy máu, thường máu chỉ dính quanh phân có màu đỏ tươi, kèm mót rặn và đau hậu môn sau đại tiện.Ung thư đại tràng: Bệnh thường gây chảy máu tiêu hóa thấp ở người già. Ung thư đại tràng ở phải và trái có những biểu hiện khác nhau. Ung thư đại tràng phải thường kèm theo đại tiện phân lỏng và máu đỏ sẫm. Ung thư đại tràng trái thường có dấu hiệu táo bón, đại tiện phân máu tươi.Ung thư trực tràng, hậu môn: Bệnh thường kèm theo dấu hiệu kích thích đại tiện nhiều lần hoặc nhiều khi chảy máu hậu môn một cách tự nhiên.Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ với biểu hiện từng đợt bao gồm sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi.Bệnh Crohn đại - trực tràng: Bệnh gây tổn thương Crohn ở các phần khác của ống tiêu hóa nhất là vùng hồi manh tràng. Bệnh xảy ra từng đợt với sốt, máu lắng tăng, thương tổn đại tràng dài hoặc nhiều đoạn.Trĩ nội: Nguyên nhân do vỡ hoặc viêm nhiễm khuẩn búi trĩ, chủ yếu là máu tươi, có thể chảy thành tia hoặc giọt.Polyp đại tràng: Thường chảy máu từng đợt, hoặc chỉ là máu ẩn trong phân, do viêm loét nhiễm khuẩn các polyp, chẩn đoán bằng chụp baryt đại tràng hoặc nội soi. Chảy máu tiêu hóa có thể xảy ra ở đường tiêu hóa dưới 2. Mức độ nguy hiểm và nguyên nhân gây ra chảy máu đường tiêu hóa trên Chảy máu ở thực quảnNguyên nhân chủ yếu gây chảy máu tại thực quản là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Khi gan có các mô xơ, sẹo hoặc huyết khối thì lượng máu về gan giảm, điều này làm máu bị ứ lại ở ngoại biên trong đó có tĩnh mạch thực quản. Các tĩnh mạch này rất nhỏ nên khi lượng máu tăng lên đột ngột sẽ rất dễ vỡ.Ngoài ra còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn như loét thực quản, HC Mallory weiss,... Bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.Chảy máu tại dạ dày - tá tràngChảy máu tại dạ dày - tá tràng chủ yếu là do loét dạ dày-tá tràng. Loét dạ dày thường ở bờ cong nhỏ, vùng tâm vị, hàng vị, mặt sau dạ dày. Tỉ lệ xuất huyết trong loét dạ dày là từ 15-16%. Loét tá tràng thường ở hành tá tràng, tỉ lệ loét tá tràng có biến chứng chảy máu là 25%. 3. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa Triệu chứng cơ năng:Nôn ra máu: Máu tươi, máu đen, máu cục, có thể lẫn với thức ăn, số lượng ít hoặc nhiều.Đi cầu phân đen: Phân thường có màu đen như bã cà phê, mùi thối khắm. Số lượng và tính chất máu phụ thuộc vào thời gian lưu chuyển trong ruột và lượng máu xuất huyết. Trường hợp chảy máu nhiều phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn. Trường hợp chảy máu ít phân vẫn thành khuôn, màu đen như nhựa đường, mùi khắm.Triệu chứng thực thể:Loét dạ dày - tá tràng: Đau thượng vị hay 1⁄4 trên phải.Loét thực quản: Trào ngược thực quản, có rối loạn nuốt trước đây.Mallory weiss: Nôn, buồn nôn, ho nhiều.Vỡ, giãn tĩnh mạch thực quản: Vàng da, yếu ớt, thiếu máu, mệt mỏi,...Những biểu hiện của rối loạn huyết động:Da niêm mạc: Da lạnh, niêm mạc nhợt, trắng bệch.Mạch: Nhanh, khó bắt.Huyết áp: Giảm, hạ huyết áp tư thế.Tri giác: Tỉnh, mệt, li bì, vật vã.Các triệu chứng khác:Sốt.Sốc giảm thể tích.Thuyên tắc phổi: Ít gặpThiểu niệu.Hôn mê gan.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhieu-tre-bi-thieu-lysine-vi-chat-quan-trong-giup-tre-an-ngon-mieng-vi
Nhiều trẻ bị thiếu Lysine - vi chất quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi- Sơ sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Nhiều trẻ bị thiếu lysine khiến cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Việc bổ sung lysine sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, gia tăng chuyển hóa, giúp hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. 1. Vai trò của lysine trong cơ thể Lysine chính là một trong 12 loại axit amin thiết yếu của cơ thể, có tác dụng tăng cường hấp thu canxi, kích thích cơ thể sản xuất collagen. Đặc biệt đây là loại axit amin quan trọng đối với trẻ nhỏ bởi giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Khi bị thiếu lysine, trẻ sẽ có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn, mất tập trung, mệt mỏi... Người lớn khi thiếu lysine sẽ bị rụng tóc, loãng xương, thiếu máu....Lysine giúp tăng cường khả năng hấp thụ và duy trì canxi, đồng thời ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể. Vì vậy, nó có tác dụng tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh loãng xương.Lysine là một thành phần của nhiều loại protein khác nhau, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon, duy trì hệ miễn dịch. Nó cũng ngăn cản sự phát triển của loại vi khuẩn gây bệnh mụn rộp nên thường được bác sĩ kê đơn cho người bị rộp môi hay mụn rộp sinh dục.Ngoài việc giúp tăng cường hấp thu canxi, kích thích sản xuất collagen kéo dài tuổi xuân, lysine còn có nhiều tác dụng khác, bao gồm:Điều trị và ngăn ngừa các vết loét: Lysine đã được sử dụng trong điều trị các nhiễm trùng như herpes (mụn rộp sinh dục), các vết loét miệng..... Nghiên cứu khoa học đã kết luận lysine có thể giúp điều trị vết loét, ngoài ra còn được sử dụng như một loại kem bôi tại chỗ để làm giảm vết loét và viêm.Giảm căng thẳng: Một số nghiên cứu đã cho thấy, lysine có thể giúp giảm lo lắng ở nam giới và căng thẳng ở phụ nữ.Ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ: Theo nhà khoa học Linus Pauling, người từng nhận được hai giải Nobel Y học, lysine còn có tác dụng ngăn ngừa, chữa trị bệnh tim và đột quỵ.Lysine là axit amin cần thiết cho cơ thể và có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nó cũng có một số tác dụng phụ mà bạn cần biết, đặc biệt là với những người bổ sung lysine thông qua thuốc hay các loại thực phẩm chức năng có chứa lysine.Theo các bác sĩ, việc uống lysine đa phần là an toàn nhưng với một người bình thường không cần thiết và không nên bổ sung lysine bằng cách đó, vì nếu bổ sung quá nhiều lysine sẽ gây các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.Hiện vẫn có rất ít nghiên cứu về tính hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lysine ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng thừa lysine không nên uống các loại thuốc bổ sung lysine trong khi bạn đang mang thai mà chỉ cần ăn đủ các loại thực phẩm có lysine.Cần thận trọng khi sử dụng lysine cho người mắc bệnh thận. Một số nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa lượng lysine trong cơ thể và nguy cơ mắc bệnh thận. Do lysine có tác dụng trong việc tăng cường hấp thu canxi, có thể làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng thêm bệnh sỏi thận.Vì vậy bạn chỉ nên bổ sung lysine qua thực phẩm, khi dùng bất cứ loại thuốc, hay thực phẩm chức năng nào hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ. Trẻ thiếu lysine sẽ làm giảm cảm giác ăn ngon miệng 2. Trẻ cần bao nhiêu lysine mỗi ngày? Mỗi một người bình thường mỗi ngày cần 1g lysine. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được chất này mà cần phải được cung cấp thông qua thực phẩm hoặc bổ sung dưới dạng thuốc hay thực phẩm chức năng.Trong khẩu phần ăn của người Việt Nam, lượng ngũ cốc chiếm đến 70-80% nên cả người lớn và nhiều trẻ bị thiếu lysine, đặc biệt là những người ăn chay, vận động viên, bệnh nhân bỏng, mụn rộp.Để cung cấp đủ lysine cho trẻ, bạn cần cân đối lại khẩu phần ăn của trẻ, ăn đủ các thực phẩm như trứng, cá, sữa tươi. Tuy nhiên, lysine trong các loại thực phẩm rất dễ bị phá huỷ trong quá trình đun nấu. 3. Thực phẩm bổ sung lysine cho trẻ Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa lysine, một trong 12 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.Phô mai: Phô mai là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trong các chế phẩm được làm từ sữa, loại thực phẩm này có hầu hết các axit amin thiết yếu, trong đó có cả lysine.Thịt bò nướng: Đây là món ăn rất thơm ngon và có hàm lượng protein cao. Món ăn này cũng chứa nhiều axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể.Thịt gà: Phần lườn gà được nấu chín không chỉ chứa đạm dễ tiêu hóa mà còn có nhiều axit amin trong đó có lysine.Cá ngừ: Hầu hết các loại cá đều rất tốt vì có chứa omega 3, nhưng cá ngừ là loại cá đặc biệt chứa nhiều lysine.Đậu nành: Đây là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng đạm thực vật cao. Đậu nành là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời các axit amin trong đó có cả lysine. Đậu nành là loại thực phẩm giàu lysine Thịt lợn: Đây là một thực phẩm phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với hàng triệu người tiêu dùng hàng ngày. Thịt lợn là thực phẩm giàu protein và nhiều axit amin trong đó có cả lysine.Tôm: Các loại hải sản như tôm, cua đều là những thực phẩm giàu protein axit amin trong đó có lysine.Hạt bí ngô: Loại hạt này rất giàu protein và là một trong số ít thực phẩm từ tự nhiên có nhiều lysine.Trứng: Trứng là thực phẩm yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Trứng có hàm lượng protein cao và rất nhiều lysine.Đậu trắng: Đậu trắng là thực phẩm được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, điều quan trọng là nó rất giàu các axit amin như lysine.Khi đã hiểu được vai trò của lysine và cách dùng lysine, bạn nên cân nhắc và bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày cho con và cần thiết có thể thăm khám để được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.Thiếu lysine làm cho trẻ kém hấp thu và chậm phát triển. Tình trạng thiếu vitamin B1 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin B1 và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, crom, selen, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Nguồn tham khảo: smallseotools.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mo-polyp-mui-co-tai-phat-khong-vi
Mổ polyp mũi có tái phát không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Khi đưa ra quyết định mổ polyp mũi, rất nhiều bệnh nhân đều có chung băn khoăn về tính hiệu quả của phương pháp điều trị này. Mổ polyp mũi có tái phát không và những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện thủ thuật mổ polyp mũi là gì? 1. Polyp mũi là gì? Polyp mũi thường không được xem là một bệnh lý mà là tình trạng bất thường xảy ra ở lớp niêm mạc mũi và các xoang, ở 4 khoang trống phía trên và sau mũi. Hầu hết polyp mũi là hậu quả của phản ứng viêm xảy ra do vi khuẩn hoặc virus, do dị ứng hoặc phản ứng miễn dịch chống lại các vi nấm. Tình trạng viêm nhiễm mãn tính sẽ làm tăng tính thấm mạch máu ở niêm mạc mũi xoang, gây tích tụ nước bên trong tế bào, dần dần dưới tác động của trọng lực, các mô ứ nước này sẽ bị kéo xuống dưới và hình thành polyp mũi. Polyp mũi là hậu quả của các phản ứng viêm xảy ra ở niêm mạc mũi Polyp mũi thường phát triển rất chậm chạp, dẫn đến nghẹt mũi từ một bên hay hai bên. Lúc đầu bệnh nhân ít chú ý cho đến lúc polyp lớn dần gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi bắt buộc phải thở bằng miệng.Phần lớn polyp mũi có biểu hiện rất giống với viêm xoang hay viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy mũi, ngứa ngáy mũi... nhưng đôi khi cũng kèm khó thở và thay đổi về khứu giác. Nếu không được điều trị thì polyp dù lành tính và vô hại đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt với trẻ nhỏ, polyp mũi quá lớn có thể gây chèn ép đường thở, thường chuyển nặng vào ban đêm làm người bệnh không thở được và không ngủ được, đặc biệt có thể nguy hiểm đến tính mạng. 2. Mổ polyp mũi có tái phát không? Mổ polyp mũi là thủ thuật nhằm làm giảm thể tích của khối polyp, giải phóng lỗ thông của xoang khỏi sự tắc nghẽn. Đây có thể là phương án được lựa chọn cuối cùng nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau do khối polyp gây ra. Phần lớn người bệnh sau khi thực hiện mổ polyp mũi đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn do các triệu chứng đã được cải thiện. Tuy nhiên, polyp vẫn có thể tái phát nếu như bệnh nhân không tiếp tục theo dõi và chữa trị thuốc sau mổ. Trường hợp polyp tái phát có thể là do polyp to, không cắt hoàn toàn cuống polyp hoặc do kỹ thuật viên thực hiện phẫu thuật chưa tốt.Mặt khác, để loại bỏ polyp hoàn toàn cần loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh nhưng phẫu thuật đôi khi không giúp giải quyết tận căn nguyên này. Do đó, nguy cơ polyp tái phát trở lại trong vòng một năm là rất cao, vì vậy bệnh nhân vẫn phải chữa trị bệnh thường xuyên và tuân thủ theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. 3. Các biến chứng có thể xảy ra khi mổ polyp mũi Bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng tồn tại một tỷ lệ rủi ro nhất định và biến chứng không mong muốn, mổ polyp mũi cũng tương tự. Nhưng rủi ro và biến chứng có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trang thiết bị, cơ sở y tế, đội ngũ y bác sĩ... Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm thì tỷ lệ thành công sẽ cao và biến chứng sẽ rất thấp và ngược lại. Một số biến chứng có thể gặp sau mổ:Trong mũi có kết vảy tuy nhiên sẽ cải thiện sau đó vài tuần.Người bệnh có thể bị chảy máu cam dai dẳng trong vài tuần đầu sau mổ do cơ chế làm đông máu chưa được kích hoạt trở lại. Sau khi mổ polyp mũi người bệnh có thể bị chảy máu cam dai dẳng trong vài tuần đầu Nhiễm trùng tại vị trí cắt polyp thường là do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch sẽ hoặc do một số yếu tố khác. Khi đó người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm, tránh biến chứng. 4. Mổ polyp mũi có đau không? Mổ polyp mũi có đau không còn tùy vào phương pháp mổ. Mổ polyp theo kiểu truyền thống thường gây đau nhức kéo dài cho đến khi lành vết mồ. Phương pháp mổ nội soi thường ít hoặc không gây đau đớn so với mổ truyền thống, đồng thời mổ nội soi giúp vết mổ nhanh lành hơn. Để lựa chọn phương pháp mổ an toàn, ít biến chứng, ít gây đau, người bệnh cần nhờ bác sĩ tư vấn trước khi quyết định.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng như: viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai và nhiều các căn bệnh khác. Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nội soi bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý tai mũi họng, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng. Mối liên hệ giữa viêm xoang và polyp mũi xoang
https://dantri.com.vn/suc-khoe/lacalut-va-hanh-trinh-100-nam-bao-ve-suc-khoe-rang-mieng-20240305175915880.htm
100
Lacalut và hành trình 100 năm bảo vệ sức khỏe răng miệng
Sứ mệnh bảo vệ răng nướu khỏe mạnh Thương hiệu chăm sóc răng miệng Lacalut đã có từ đầu những năm 1920 của thế kỷ 20. Trải qua nhiều thăng trầm trong hành trình hơn 100 năm phát triển, Lacalut vẫn duy trì sự hiện diện của mình trên thị trường và được công nhận bởi người tiêu dùng tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây, Lacalut Aktiv đã trở thành sản phẩm kem đánh răng bán chạy ở các hiệu thuốc tại Đức và Nga. Năm 2021, Lacalut được trao danh hiệu "Top thương hiệu bán chạy tại thị trường tại Đức". Kem đánh răng Lacalut được hơn 60 quốc gia tin dùng và yêu thích (Ảnh: Lacalut). Đại diện thương hiệu cho biết, các dòng sản phẩm Lacalut đều được khởi phát từ muối khoáng Aluminum Lactate - đã được công ty sản xuất dược phẩm nổi tiếng Boehringer Ingelheim thử nghiệm thành công hiệu quả trên các bệnh nhân bị viêm nướu nặng cách đây gần một thế kỷ. Công dụng rõ rệt trong việc giúp nướu săn chắc và ngăn ngừa nhiễm khuẩn của Aluminum Lactate trong quá trình thí nghiệm là cơ duyên khiến công ty Boehringer Ingelheim cho ra đời sản phẩm kem đánh răng Lacalut đầu tiên trên thị trường vào năm 1928. Hình ảnh nhà máy Lacalut tại Homburg, Saarland, Đức (Ảnh: Lacalut). Trải qua hơn 100 năm phát triển, cho đến nay Aluminum Lactate vẫn là hoạt chất chủ lực trong quá trình phát triển các sản phẩm của Lacalut. Đây là một trong những bí quyết khiến sản phẩm mang sứ mệnh bảo vệ răng nướu được tin dùng và yêu thích tại 60 quốc gia trên toàn thế giới với đa dạng sản phẩm: kem đánh răng, nước súc miệng, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, các sản phẩm chăm sóc răng giả khác… Với mong muốn chăm sóc nướu khỏe mạnh để răng phát triển toàn diện, Lacalut cho hay sẽ tiếp tục nghiên cứu và mở rộng danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng trong tương lai. Chuỗi dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng GMP của nhà máy Lacalut tại Đức (Ảnh: Lacalut). Hành trình chinh phục người tiêu dùng Việt Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2006, sản phẩm kem đánh răng Lacalut nhanh chóng được người tiêu dùng Việt đón nhận và hiện được phân phối tại khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc. Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm kem đánh răng Lacalut chinh phục được các khách hàng Việt Nam, cả những người khó tính với nhiều nhu cầu về chăm sóc sức khỏe răng miệng. 6 dòng sản phẩm chuyên biệt cho từng nhu cầu chăm sóc răng miệng: Aktiv, Aktiv Herbal, White, Extra Sensitive, Flora, Multi-effect đã giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi tìm được người đồng hành trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Nếu như các hoạt chất Aluminum Lactate, Chlorhexidine có trong Lacalut Aktiv giúp hỗ trợ loại bỏ mảng bám vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nướu thì Olaflur trong Lacalut Extra Sensitive hỗ trợ chống ê buốt, bảo vệ răng còn Titanium Dioxide trong Lacalut White lại giúp răng trở nên trắng sáng, mang lại nụ cười tự tin hơn. Bộ sản phẩm của thương hiệu kem đánh răng Lacalut (Ảnh: Lacalut). Ông Trần Mạnh Hiển - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Thương Mại và Dược Phẩm PND Việt Nam (nhà phân phối độc quyền kem đánh răng Lacalut tại thị trường Việt Nam) chia sẻ: "Không chỉ chú trọng tới chất lượng sản phẩm, Lacalut còn đặc biệt quan tâm tới từng trải nghiệm của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm để không ngừng nâng cao và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng khách hàng trên cơ sở lắng nghe và thấu hiểu. Không chỉ mong muốn trở thành trợ thủ nha khoa tại gia đắc lực của mọi nhà trong hành trình chăm sóc sức khỏe răng miệng, Lacalut còn hy vọng sẽ tạo ra một thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách". Hiện Lacalut được phân phối tại các hiệu thuốc và phòng nha trên toàn quốc với các sản phẩm: Lacalut Aktiv và Lacalut Aktiv Herbal bảo vệ răng nướu chắc khỏe; Lacalut Extra Sensitive dành cho răng ê buốt; Lacalut White làm trắng răng; Lacalut Flora thơm miệng và Lacalut Multi - Effect chăm sóc răng toàn diện… Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể dễ dàng mua sản phẩm chính hãng tại các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiktok... và tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm kem đánh răng Lacalut tại: https://lacalutvietnam.vn/. Kem đánh răng bảo vệ răng và nướu Lacalut Website: https://lacalutvietnam.vn/ Hotline: 0989 673 946 Shopee Mall: https://shopee.vn/lacalutvietnam Địa chỉ công ty phân phối: NV 42 Imperia Garden, 143 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuoc-va-cac-bien-phap-giup-ban-thoat-khoi-con-dau-da-day-vi
Thuốc và các biện pháp giúp bạn thoát khỏi cơn đau dạ dày
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Đau dạ dày khá phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng thuốc tây thì cũng có những biện pháp để điều trị cho chứng bệnh này. 1. Thuốc không kê đơn Lời khuyên về thuốc không kê đơn cho bệnh đau dạ dày như sau:Đối với cơn đau do khí thuốc có thành phần simethicone có thể giúp loại bỏ nó;Đối với chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày (GERD) hãy thử dùng thuốc kháng axit hoặc giảm axit;Đối với táo bón thuốc làm mềm phân nhẹ hoặc thuốc nhuận tràng có thể hữu ích;Đối với tiêu chảy các loại thuốc có loperamide hoặc bismuth subsalicylate có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn;Đối với các loại đau khác thì acetaminophen có thể hữu ích. Nhưng tránh xa thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày. 2. Phương pháp điều trị tại nhà Bạn có thể thử chườm nóng để giảm đau bụng. Trà hoa cúc hoặc trà bạc hà có thể giúp ích khí. Đảm bảo uống nhiều nước trong để cơ thể có đủ nước.Bạn cũng có thể làm những việc để giảm bớt nguy cơ đau dạ dày như:Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn;Nhai thức ăn từ từ và nhai kỹ;Tránh xa các loại thực phẩm khiến bạn khó chịu ví dụ như thức ăn cay hoặc chiên;Giảm căng thẳng bằng tập thể dục, thiền hoặc yoga; Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn giúp giảm bớt nguy cơ đau dạ dày 3.Khi nào nên đến gặp bác sĩ Bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị nếu:Bụng đau bụng dữ dội;Bị buồn nôn, sốt và tiêu chảy;Đi đại tiện có máu;Đau khi đi tiểu và có máu trong nước tiểu của bạn;Táo bón;Bị chấn thương ở bụng trong những ngày trước khi cơn đau bắt đầu;Bị chứng ợ nóng không thuyên giảm khi dùng thuốc không kê đơn hoặc kéo dài hơn 2 tuần.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý gây tiêu chảy mạn tính, bệnh Crohn, đau dạ dày...Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, sàng lọc ung thư dạ dày, polyp dạ dày được thực hiện thông qua nội soi dạ dày với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm loét đại tràng, các tổn thương ung thư tiêu hoá giai đoạn sớm... Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ dày, thực quản tại Bệnh viện. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://suckhoedoisong.vn/thuc-pham-sieu-che-bien-co-lien-quan-ung-thu-169155916.htm
14-04-2019
Thực phẩm siêu chế biến có liên quan ung thư?
Chuyên gia lo ngại rằng, với thực trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn quá nhiều sẽ gia tăng bệnh tật, nguy cơ ung thư cũng sẽ tiếp tục gia tăng. Nhận biết thực phẩm siêu chế biến Đặc trưng của thực phẩm siêu chế biến là chúng chứa các thành phần lạ, không thường được sử dụng trong nấu ăn hàng ngày, chẳng hạn như các phụ gia để ngụy trang hoặc biến thực phẩm có cảm quan như chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu, bao gồm: casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS)… Tuy nhiên, một điều đáng báo động là trong thực phẩm siêu chế biến từ bánh kẹo cho đến những loại súp đóng hộp có chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất phụ gia, nhưng rất khó để nhận ra và không thể đọc được trong danh sách các thành phần gây hại sinh ra qua quá trình chế biến có trong thực phẩm đó. Thực phẩm siêu chế biến rất hấp dẫn bởi vì chúng thường rẻ hơn và ngon miệng do có hàm lượng đường, muối và chất béo bão hòa cao; được bán rộng rãi trên thị trường, có thể ăn ngay và thời hạn sử dụng dài. Tuy tiện lợi và ngon miệng, nhưng việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến (bao gồm bánh mì tinh chế, cùng với với bánh kẹo và thịt chế biến) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và ung thư. Ăn nhiều thịt chế biến như xúc xích cũng đã được cho là tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trường hợp thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn cũng có nhiều khả năng bị bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn hoặc đái tháo đường. Sử dụng nhiều thực phẩm siêu chế biến có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì và ung thư... Mối liên quan với ung thư? Trước đây, chế biến và sản xuất thực phẩm theo lối công nghiệp đã bị cáo buộc làm giảm chất lượng và độ dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng thấp không phải là một nguyên nhân gây ung thư. Có thể lượng đường, chất béo và muối cao trong thực phẩm siêu chế biến là vấn đề. Hoặc cũng có thể là một chất phụ gia đã được sử dụng. Tác nhân đầu tiên đề cập đến là thủ phạm gây ung thư bao gồm cả các chất có trong bao bì thực phẩm. Một khả năng khác là các hợp chất có khả năng gây ung thư, như acrylamide, sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp. Với lo ngại việc chế biến thực phẩm đã và đang làm biến đổi thuộc tính của chúng, qua đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và nguy cơ sức khỏe của con người trong vài thập niên trở lại đây, trong một nghiên cứu quy mô lớn và mang tính đột phá, các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến với ung thư. Theo đó, cứ mỗi 10% thực phẩm siêu chế biến có trong khẩu phần, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng thêm 12%. Các loại thực phẩm nên hạn chế ăn Khoai tây chiên có thể là một món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này rất có hại cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Khoai tây chiên có chứa hương nhân tạo, màu nhân tạo và chất bảo quản, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa gây tắc động mạch. Ngoài ra, chất béo bão hòa còn làm giảm lượng cholesterol tốt và làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, khoai tây chiên có thể chứa cái loại axit béo gây hại cho cơ thể. Vì thế, tốt hơn hết nên tránh xa loại thức ăn này. Cũng có thể chọn loại khoai tây chiên, bắp rang bơ làm từ ngô xanh hữu cơ - chứa hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa. Tốt hơn nữa, bạn có thể tự làm món ăn vặt gây nghiện này tại nhà. Thịt xông khói và xúc xích: Xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể. Cả thịt xông khói và xúc xích đều là loại thực phẩm được chế biến rất ngon nhưng nó chứa hàm lượng cao natri, chất béo bão hòa và nhiều chất bảo quản, sử dụng nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch và béo phì. Bánh ngọt đóng gói: Những chiếc bánh ngọt đựng trong bao bì nylon có vẻ không hỏng trong nhiều năm thực ra chứa đầy đường và chất bảo quản. Chính vì vậy, nó mới có tuổi thọ lâu đến thế. Hãy dùng các loại bột thay thế giàu dinh dưỡng cho bột mì trắng tinh luyện như đậu gà hay bột hạnh nhân. Ngoài ra, nên cắt giảm lượng đường và bơ bằng cách sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn có sử dụng từ bơ hạnh nhân, yến mạch và quế. Một số loại bánh mỳ: Bạn hẳn đã biết tránh xa các loại bánh mỳ trắng siêu tinh luyện và thay bằng bánh mỳ ngũ cốc giàu chất xơ. Nhưng chọn được đúng ổ bánh mỳ có thể không hề dễ bởi ngay cả những loại có vẻ tốt cho sức khỏe cũng có thể chứa chất phụ gia. Bánh mỳ là một trong những loại thực phẩm mà người dùng rất cần chú ý khi đọc thành phần của nó. Người tiêu dùng nên tìm kiếm loại bánh mỳ nguyên cám hoặc không gluten, không chứa chất phụ gia, chất bảo quản. Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra khu vực thực phẩm đông lạnh. Bởi một số loại bánh mỳ tốt cho sức khỏe nhất cần phải được đông lạnh do chúng không chứa bất cứ chất bảo quản nào. Mì ăn liền: Là món ưa thích của nhiều người, đặc biệt là sinh viên do sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, một gói mì có thể chứa gần 2.000mg natri, cao hơn 500mg so với mức mà cơ thể cần hấp thụ. Do vậy, sử dụng nhiều mỳ ăn liền dễ làm tăng huyết áp và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra trong mì ăn liền có rất ít chất dinh dưỡng. Chất béo có trong mì ăn liền có thể là nguyên nhân khiến cơ thể thừa cholesterol. Nước ngọt có ga: Đã đến lúc nên loại bỏ nước ngọt có ga, kể cả loại dành cho người ăn kiêng, ra khỏi gian bếp của bạn. Ngoài thực tế loại đồ uống này chẳng có chút giá trị dinh dưỡng nào, nó còn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin và sucralose cũng như liên quan tới chứng đau đầu, trầm cảm và tăng nguy cơ đái tháo đường typ 2.
https://tamanhhospital.vn/viem-cau-than-man/
09/11/2022
Viêm cầu thận mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, ngăn ngừa
Viêm cầu thận mạn là một hội chứng lâm sàng xảy ra do một nhóm bệnh thận bao gồm viêm tiểu cầu và viêm các nút mao mạch trong vỏ thận bị tổn thương từ từ, mạn tính ở cả hai thận làm suy giảm dần dần chức năng thận. Biểu hiện lâm sàng là phù từng đợt, tăng huyết áp, protein niệu, hồng cầu niệu thường xuyên. Từ đó gây ra những hậu quả sức khỏe ở người bệnh. Dần dần dẫn đến suy thận mạn ngày càng nặng rồi suy thận giai đoạn. Mục lụcViêm cầu thận mạn tính là gì?5 giai đoạn phát triển của viêm cầu thận mạn tínhNguyên nhân gây viêm cầu thận mạn1. Viêm cầu thận mạn nguyên phát2. Viêm cầu thận mạn thứ phát3. Viêm cầu thận mạn do yếu tố gia đìnhTriệu chứng viêm cầu thận mạn tính1. Triệu chứng cận lâm sàngBiến chứng có thể gặp khi mắc viêm cầu thận mạnKhi nào cần gặp bác sĩ?Những ai thường mắc phải bệnh viêm cầu thận mạn tínhYếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnhViêm cầu thận mạn có chữa được không?Chẩn đoán viêm cầu thận mạn như thế nào?Phương pháp điều trị viêm cầu thận mạn tínhBiện pháp phòng ngừa bệnh viêm cầu thận mạn tínhViêm cầu thận mạn tính là gì? Viêm cầu thận mạn là một hội chứng lâm sàng xảy ra do một nhóm bệnh thận bao gồm viêm tiểu cầu và viêm các nút mao mạch trong vỏ thận bị tổn thương từ từ, mạn tính ở cả hai thận làm suy giảm dần dần chức năng thận. Biểu hiện lâm sàng là phù từng đợt, tăng huyết áp, protein niệu, hồng cầu niệu thường xuyên. (1) Nhưng cũng có thể tiến triển thầm lặng chỉ có protein niệu, hồng cầu niệu mà không có triệu chứng lâm sàng, Từ đó gây ra những hậu quả sức khỏe ở người bệnh. Dần dần dẫn đến suy thận mạn ngày càng nặng rồi suy thận giai đoạn 5 giai đoạn phát triển của viêm cầu thận mạn tính Viêm cầu thận mạn bao gồm hai nhóm triệu chứng: nhóm triệu chứng của bệnh thận mạn dựa trên các bất thường nước tiểu (protein niệu, hồng cầu niệu) và hình ảnh bất thường qua siêu âm thận; nhóm triệu chứng của suy giảm chức năng thận, đặc trưng bởi giảm mức lọc cầu thận. Do đó Hiệp hội Thận Quốc gia Hoa Kỳ NKF (National Kidney Foundation) hướng dẫn phân loại bệnh thận mạn tính làm năm giai đoạn, từ khi bị bệnh thận tới khi suy thận giai đoạn cuối. Việc phân loại này giúp cho xác định chiến lược điều trị thích hợp cho từng giai đoạn và hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Giai đoạn 1: chức năng thận còn bình thường. Bệnh nhân có bệnh thận mạn tính nhưng mức lọc cầu thận còn bình thường (³ 90 ml/phút). Chiến lược điều trị trong giai đoạn này là chẩn đoán xác định bệnh, tìm nguyên nhân bệnh và điều trị làm chậm tiến triển bệnh, làm giảm các nguy cơ tim mạch. Giai đoạn 2: giảm chức năng thận (suy thận nhẹ). Giai đoạn này được đặc trưng bởi bệnh nhân có bệnh thận mạn tính, tổn thương thận đã làm giảm chức năng thận, mức lọc cầu thận 60-89 ml/phút. Chiến lược điều trị trong giai đoạn này là đánh giá tiến triển và điều trị làm chậm tiến triển bệnh. Giai đoạn 3: suy thận vừa. Đặc trưng của giai đoạn này là mức lọc cầu thận còn từ 30-59 ml/phút. Chiến lược điều trị trong giai đoạn này là đánh giá, dự phòng và điều trị các biến chứng. Giai đoạn 4: suy thận nặng. Đặc trưng của giai đoạn này là mức lọc cầu thận giảm nhiều còn 15-29 ml/phút. Kế hoạch điều trị trong giai đoạn này là chuẩn bị điều trị thay thế thận. Giai đoạn 5: suy thận rất nặng (suy thận giai đoạn cuối). Đặc trưng của giai đoạn này là mức độ nặng của các triệu chứng suy thận, mức lọc cầu thận chỉ còn dưới 15 ml/phút. Điều trị trong giai đoạn này là điều trị thay thế thận. Nguyên nhân gây viêm cầu thận mạn 1. Viêm cầu thận mạn nguyên phát Viêm cầu thận mạn nguyên phát là viêm cầu thận mạn không rõ căn nguyên, tổn thương cầu thận là do cơ chế miễn dịch. 1.1 Các hình thức lắng đọng phức hợp miễn dịch ở cầu thận: Phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu rồi lắng đọng ở cầu thận. Như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thận IgA. Bản thân thành phần cấu trúc của cầu thận là kháng nguyên. Kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, phản ứng kháng nguyên-kháng thể xảy ra tại cầu thận. Điển hình cho hình thức này là hội chứng Goodpasture. Trong hội chứng Goodpasture, kháng nguyên là chuỗi a3 của collagen týp IV trong cấu trúc màng nền cầu thận. Kháng nguyên tự do lưu hành trong máu và được “cấy” vào cầu thận, phản ứng kháng nguyên kháng thể xảy ra tại cầu thận. Điển hình cho hình thức này thấy trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Phức hợp histone-DNA là một kháng nguyên trong bệnh lupus, lưu hành trong máu và khi tới bề mặt tế bào và màng nền cầu thận được “cấy” vào tổ chức này. Kháng nguyên này là đích tấn công của kháng thể kháng DNA. 1.2 Kháng nguyên Ngoại trừ các bệnh cầu thận sau nhiễm khuẩn, bệnh kháng thể kháng màng nền cầu thận và bệnh kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đa nhân là đã biết rõ kháng nguyên. Các viêm cầu thận mạn nguyên phát khác chưa xác định được kháng nguyên. Người ta cho rằng có hai nguồn kháng nguyên là kháng nguyên ngoại sinh và kháng nguyên nội sinh. Các kháng nguyên ngoại sinh, có thể là các thành phần của vi sinh vật, các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Các kháng nguyên nội sinh, có thể là các protein bất thường được tạo ra dưới tác dụng của các enzym vi sinh vật, các protein bất thường được sản xuất từ các khối u, hoặc bản thân IgG của người bệnh bị biến đổi trở thành tự kháng nguyên do rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch. Phản ứng kháng nguyên kháng thể tạo ra các phức hợp kháng nguyên-kháng thể (phức hợp miễn dịch) lưu hành trong máu. Nếu ít kháng nguyên và dư thừa kháng thể thì phức hợp miễn dịch tạo thành thường có kích thước lớn, sẽ được các tế bào hệ thống lưới nội mô bắt giữ, tiêu hủy và được loại khỏi hệ tuần hoàn. Nếu ít kháng thể và dư thừa kháng nguyên thì phức hợp miễn dịch tạo thành thường có kích thước nhỏ và lọt qua sự kiểm soát của tế bào hệ lưới nội mô và tồn tại trong tuần hoàn máu. Các phức hợp miễn dịch sẽ lắng đọng ở cầu thận trong quá trình lọc máu của cầu thận. Các vị trí lắng đọng của phức hợp miễn dịch ở cầu thận, tùy theo kích thước và điện tích của phức hợp miễn dịch mà chúng có thể lắng đọng ở các vị trí khác nhau trong cầu thận. Có bốn vị trí lắng đọng phức hợp miễn dịch ở cầu thận, đó là: Lắng đọng phức hợp miễn dịch ở dưới tế bào nội mô (trong khoang giữa tế bào nội mô và màng nền). Lắng đọng phức hợp miễn dịch ở trong màng nền cầu thận làm màng nền dày lên, có thể chia cắt màng nền tạo thành các hình gai (viêm cầu thận màng tăng sinh típ 1 và 3). Nếu lắng đọng chủ yếu ở lớp đặc của màng nền gọi là bệnh lắng đọng đặc (viêm cầu thận màng tăng sinh týp 2). Lắng đọng phức hợp miễn dịch ở dưới tế bào biểu mô (podocyt), phức hợp miễn dịch nằm ở khoang giữa tế bào biểu mô và màng nền. Lắng đọng phức hợp trong khoang gian mạch. 1.3 Quá trình viêm ở cầu thận Quá trình viêm ở cầu thận là quá trình viêm vô khuẩn, do tương tác kháng nguyên-kháng thể và lắng đọng phức hợp miễn dịch ở cầu thận đã hoạt hóa hệ thống bổ thể, hoạt hóa các bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân, tế bào mast, hoạt hóa hệ kinin, hệ đông máu, nhằm loại trừ phức hợp miễn dịch. Hậu quả của quá trình trên là gây viêm và tổn thương cầu thận, làm thay đổi tính thấm của màng nền cầu thận, cầu thận để lọt hồng cầu và protein vào nước tiểu. Quá trình viêm ở cầu thận không chấm dứt được và diễn biến nặng lên từng đợt do người ta chưa biết rõ và chưa loại trừ được kháng nguyên, đồng thời bản thân quá trình viêm ở cầu thận lại làm giải phóng ra các chất trung gian gây viêm (mediators viêm), các chất hóa ứng động bạch cầu, các enzym phân giải, hoặc do rối loạn của hệ thống miễn dịch làm quá trình viêm tiếp tục tiến triển. Phản ứng viêm ở cầu thận biểu hiện bằng tăng sinh các tế bào cầu thận như tế bào gian mạch, tế bào nội mô. Sưng phồng các tế bào nội mô, tế bào biểu mô. Hợp nhất chân tế bào biểu mô. Xâm nhập các tế bào viêm như bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu lympho vào cầu thận. Dày màng nền cầu thận, nở rộng khoang gian mạch và tăng sinh chất gian mạch. Chất gian mạch tăng sinh có thể từ khoang gian mạch tràn vào khoang giữa tế bào nội mô và màng nền cầu thận, tạo thành hình đường viền đôi (hình đường ray) của màng nền cầu thận. Lắng đọng các phức hợp miễn dịch và bổ thể, các fibrin ở cầu thận. Các biến đổi trên dần dần gây xơ hóa cầu thận, các cầu thận xơ hóa bị loại khỏi vòng chức năng. Số lượng cầu thận bị loại khỏi vòng chức năng ngày càng nhiều làm chức năng thận suy giảm ngày càng nặng và không hồi phục, cuối cùng cả hai thận không còn chức năng, bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối 1.4 Một số loại tổn thương mô bệnh học Tổn thương cầu thận tối thiểu Viêm cầu thận ổ đoạn Viêm cầu thận lan tỏa: Viêm cầu thận màng 2. Viêm cầu thận mạn thứ phát 2.1 Bệnh hệ thống Lupus ban đỏ hệ thống Viêm đa cơ và viêm da cơ Xơ cứng bì toàn thể 2.2 Bệnh rối loạn chuyển hóa Đái tháo đường Bệnh nhiễm bột (amyloidosis) 2.3 Bệnh tăng huyết áp Người bị huyết áp cao có thể làm tổn thương mạch máu cung cấp đến thận, lâu ngày huyết áp không kiểm soát sẽ dẫn đến xơ hóa mạch máu, đặc biệt là mạch máu nhỏ tại cầu thận 2.4 Bệnh mạch máu hệ thống Viêm thành mạch dị ứng (Henoch-Schonlein-Purpura) Viêm đa động mạch dạng nút (polyarteritis nodosa) Bệnh u hạt Wegener 2.5 Bệnh thận di truyền Hội chứng Alport Hội chứng móng-xương bánh chè Hội chứng màng nền mỏng 2.6 Một số bệnh thận khác Viêm thận Shunt Hội chứng tan máu- tăng ure máu 3. Viêm cầu thận mạn do yếu tố gia đình Theo thống kê từ Tổ chức Thận Quốc gia tại Mỹ, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận mạn tính đều có điểm chung là có người thân trong gia đình cũng bị những bệnh lý tương tự Vì vậy, viêm thận mạn tính cũng được nghi vấn rằng có ảnh hưởng di truyền giữa những thành viên trong gia đình. Triệu chứng viêm cầu thận mạn tính Viêm cầu thận mạn tính ở những giai đoạn đầu thường không phát triệu chứng. Vì thế, người bệnh nếu không đi khám bệnh khác hoặc thực hiện khám sức khỏe định kỳ sẽ khó có thể phát hiện được viêm cầu thận mạn tính ở những giai đoạn đầu. Người bệnh sẽ bắt đầu nhận biết những dấu hiệu lâm sàng khi cầu thận đã suy giảm rõ rệt chức năng lọc nước và chất thải khỏi máu. Từ đó, người bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng như: Triệu chứng lâm sàng Ngứa ở da Chuột rút cơ bắp Sức khỏe suy yếu rõ rệt Cảm thấy buồn nôn, nôn, đầy bụng, chậm tiêu Giảm nhu cầu ăn Phù ở những vị trí như chân, mắt cá chân và bàn chân, xu hướng tăng dần, nặng dần trong quá trình tiến triển của bệnh Tần suất đi tiểu thay đổi bất thường (Nhiều hơn hoặc ít hơn) xứ hướng ít dần Thiếu máu: giai đoạn đầu nhẹ hoặc chưa có triệu chứng. Khi diễn biến nặng thì mức độ trầm trọng hơn. Có bọt và máu bên trong nước tiểu Khó thở 1. Triệu chứng cận lâm sàng 1.1 Xét nghiệm nước tiểu (2) Protein niệu thường xuyên, trùng bình từ 1-3 g/24 giờ, nếu hội chứng thận hư thì protein niệu nhiều > 3,5 g/24 giờ. Hồng cầu niệu, thường là hồng cầu niệu vi thể, biến dạng, nhăn nheo, méo mó, teo nhỏ Trụ niệu: có thể trụ hồng cầu, trụ hạt 1.2 Xét nghiệm máu (3) Số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm nhẹ. Càng giai đoạn cuối càng giảm nhiều Điện giải đồ thay đổi. Natri máu thường giảm, trong khi kali có thể tăng cao đặc biệt khi tiểu ít Mức lọc cầu thận thay đổi giảm dần theo theo từng giai đoạn của bệnh viêm cầu thận mạn. Và ở giai đoạn cuối phải có giải pháp điều trị thay thế thận. 1.3 Siêu âm thận Kích thước thận bình thường trong giai đoạn đầu và giảm đi khi suy thận giai đoạn cuối Nhu mô thận tăng âm do xơ hóa 1.4 X-quang: Chụp thận thuốc tĩnh mạch có hình ảnh chậm ngấm thuốc và kém bài tiết 1.5 Sinh thiết thận Giai đoan nhẹ có thể cho phép chẩn đoán nguyên nhân và phân loại tổn thương. Nhưng giai đoạn cuối thường xơ hóa Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm cầu thận mạn Những ảnh hưởng sức khỏe đầu tiên khi mắc viêm cầu thận mạn là tích tụ chất thải hoặc chất độc trong máu. Bởi vì khi cầu thận bị giảm khả năng lọc nước tiểu và chất thải do tổn thương sẽ không thể hoạt động hiệu quả bằng cầu thận khỏe mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị ức chế vai trò điều hòa huyết áp của thận, mất protein trong máu và mất hồng cầu. Người bị viêm cầu thận mạn nếu không thực hiện điều trị kiểm soát sức khỏe của cầu thận, dần lâu bệnh sẽ phát triển thành những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Những biến chứng có thể gặp ở bệnh viêm cầu thận mạn gồm: Suy thận mạn và suy thận giai đoạn cuối Huyết áp cao, có thể có cơn tăng HA kịch phát, suy tim ứ huyết Hội chứng thận hư Viêm cầu thận tiến triển nhanh Biến chứng về máu: thiếu máu, xuất huyết Biến chứng về xương Loãng xương, nhuyễn xương Khi nào cần gặp bác sĩ? Viêm cầu thận được xem là một loại bệnh nghiêm trọng vì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi bản thân có những triệu chứng nghi ngờ là viêm cầu thận. Ngoài ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người cần thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ 2 lần/năm. Nói riêng về bệnh viêm cầu thận mạn, bệnh thường không có triệu chứng trong những giai đoạn đầu. Dù vậy, thông qua kết quả của những buổi khám sức khỏe tổng quát, người bệnh có thể nhận biết viêm cầu thận mạn từ các dấu hiệu cận lâm sàng, điển hình như nồng độ protein và máu trong nước tiểu cao hơn bình thường. Từ đó, thực hiện điều trị kịp thời để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Việc phát hiện bệnh viêm cầu thận mạn rất quan trọng. Việc điều trị bệnh ở những giai đoạn đầu sẽ tương đối dễ dàng và dễ kiểm soát hơn. Vì khi đó, chỉ số lọc máu của cầu thận vẫn chưa suy giảm nhiều, và các triệu chứng bệnh chưa ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các bác sĩ có thể tiên lượng sự phát triển của bệnh để đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp, đồng thời hạn chế tối đa khả năng gặp các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh viêm cầu thận mạn. Những ai thường mắc phải bệnh viêm cầu thận mạn tính Viêm cầu thận mạn là bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng thuộc mọi độ tuổi. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận mạn thường có các điểm chung sau: (4) Những người đã từng bị viêm cầu thận cấp Người bị đái tháo đường, huyết áp cao hoặc các bệnh lý về tim mạch Người thân trong gia đình có bệnh sử về thận, đặc biệt là viêm cầu thận Người cao tuổi Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận mạn mà bạn cần lưu ý gồm: (5) Nhiễm khuẩn, nhiễm virus bất cứ vị trí nào cũng có thể làm trầm trọng hơn Người thường xuyên hút thuốc và sử dụng rượu bia Người bị viêm cầu thận cấp kéo dài hoặc tái phát nhiều lần Người thường xuyên sử dụng những loại thuốc có hại cho thận Người có chế độ ăn quá nhiều muối Người bị bệnh béo phì Một số yếu tố về địa lý và chủng tộc như người da đen hoặc người Mỹ gốc Á Người có cấu trúc thận bất thường Viêm cầu thận mạn có chữa được không? Viêm cầu thận mạn là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm vì đây cũng là một biến chứng của viêm cầu thận cấp. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và kết hợp với thuốc hỗ trợ. Người bị viêm cầu thận mạn cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định và tái khám đều đặn để có thể quản lý được sức khỏe và tiến trình của bệnh. Như vậy, có thể duy trì được sức khỏe thận ở mức ổn định và giảm thiểu tối đa các nguy cơ mắc biến chứng. Chẩn đoán viêm cầu thận mạn như thế nào? Hầu hết các trường hợp nghi ngờ viêm cầu thận mạn đều chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm nước tiểu. Protein có trong nước tiểu, từ đó kết luận người bệnh có hiện tượng protein niệu, một dấu hiệu cận lâm sàng điển hình của bệnh, hay không. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm nước tiểu cũng sẽ cho thấy được những chỉ số sau: Lượng hồng cầu có trong nước tiểu, thường là vi thể Phù: thường trong các đợt tiến triển, giai đoạn ổn định có thể không phù Tăng huyết áp Giảm chức năng thận( ure, creatinin máu tăng, mức lọc cầu thận giảm dần Chẩn đoán tính chất mạn Các triệu chứng trên kéo dài trên 3 tháng, kết hợp với siêu âm, hình ảnh học Ở một số trường hợp người bệnh có chỉ số bất thường ở nước tiểu hoặc máu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện sinh thiết thận để kiểm tra trực tiếp dấu hiệu viêm nhiễm của mô thận. Phương pháp điều trị viêm cầu thận mạn tính Không có điều trị đặc hiệu với viêm cầu thận mạn tính, mục tiêu điều trị bao gồm Dự phòng các đợt tiến triển cấp tính Hạn chế tiến triển của tổn thương cầu thận, duy trì chức năng cầu thận Điều chỉnh nội môi Điều trị biến chứng Điều trị bệnh nguyên Thay đổi chế độ ăn phù hợp và lối sống lành mạnh để làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và hiện trạng chức năng lọc chất của thận để đưa ra phác đồ điều trị kiểm soát phù hợp. Hơn nữa, bác sĩ cũng sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng của người bệnh để chỉ định những loại thuốc uống hỗ trợ. Những loại thuốc thường được dùng để thuyên giảm các triệu chứng viêm cầu thận mạn gồm: Thuốc hạ áp Thuốc chống viêm hoặc kháng sinh cho những người bị viêm cầu thận mạn thứ phát do nhiễm trùng Corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch với một số trường hợp cụ thể Thuốc lợi tiểu khi có phù Điều trị thiếu máu Điều trị theo theo nguyên nhân( như Đái tháo đường, Lupus ban đỏ hệ thống…) Với những bệnh nhân giai đoạn cuối, tăng kali không kiểm soát, quá tải dịch không kiểm soát có thể phải tiến hành lọc máu cấp cứu, hay lọc máu định kỳ. Người bệnh cũng cần lưu ý đến những điều sau về chế độ ăn dành cho người bệnh viêm cầu mạn tính. Chế độ dinh dưỡng này cũng có thể áp dụng cho những trường hợp bị bệnh thận mạn tính khác. Hạn chế muối và kali, phốt pho Chỉ nạp protein một lượng vừa đủ, hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm giàu protein Hạn chế ăn các thực phẩm có chất điện giải Chế độ dinh dưỡng này giúp người bệnh có thể cân bằng được nồng độ chất điện giải, khoáng chất và chất lỏng trong cơ thể. Hơn nữa cũng hạn chế sự tích tụ các chất cặn bã trong cơ thể người bệnh. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm cầu thận mạn tính Bệnh viêm cầu thận mạn tính không có phương pháp phòng ngừa triệt để vì bệnh phụ thuộc vào đa dạng yếu tố, trong đó có những tác nhân vô căn. Dù vậy, bạn vẫn có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng những thói quen sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học. Điều quan trọng là giữ vệ sinh bản thân và môi trường sống tối ưu để tránh mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm cầu thận mạn tính gồm: Điều trị dứt điểm khi bị viêm cầu thận cấp tính và hạn chế để bệnh tái phát Tăng cường sức đề kháng và thể lực bằng cách tập thể dục Giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhà cửa Khám sức khỏe định kỳ Uống đủ nước Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn hoặc quá nhiều muối Kiểm soát lượng kali và protein nạp vào cơ thể Ăn những loại thực phẩm hỗ trợ chức năng thận như cá vược, nho đỏ, tỏi, dầu olive,… Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam… Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng. Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. Hội chứng viêm cầu thận mạn là một nhóm bệnh viêm các tiểu cầu và mao mạch bên trong cầu thận. Bệnh làm suy giảm chức năng lọc nước tiểu và chất thải trong máu, thời gian lâu sẽ khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể người bệnh. Viêm cầu thận mạn có thể tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm khác về thận như suy thận, huyết áp cao hoặc hội chứng thận hư. Không có phương pháp cụ thể điều trị viêm cầu thận mạn và cũng không thể điều trị dứt điểm bệnh. Vì thế, người bệnh cần phải kiểm soát, duy trì và cải thiện chức năng lọc của cầu thận chế độ dinh dưỡng, thói quen sống và những loại thuốc hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dai-thao-duong-type-2-va-benh-gan-nhiem-mo-lien-quan-den-roi-loan-chuc-nang-chuyen-hoa-vi
Đái tháo đường type 2 và bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Với tình trạng dịch béo phì ngày càng gia tăng và sự gia tăng của bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa /viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, việc quản lý bệnh nhân bệnh gan mãn tính trở nên khá phức tạp. Bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa /viêm gan nhiễm mỡ không do rượu thường mắc nhiều bệnh, biểu hiện các đặc điểm khác nhau của hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do tim mạch.Trong giai đoạn đầu của bệnh gan không có dấu hiệu xơ hóa gan (bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa), việc quản lý các bệnh đi kèm sẽ hướng dẫn liệu pháp điều trị, trong khi ở những bệnh nhân phát triển viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ hóa gan, các biến chứng liên quan đến gan và tỷ lệ tử vong trở nên có liên quan. 1. Mối liên quan giữa bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa và đái tháo đường type 2 Mối liên quan giữa bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa và đái tháo đường type 2 được thiết lập rõ ràng. Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa và đái tháo đường type 2 thường cùng tồn tại và ngay cả ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nồng độ alanin aminotransferase huyết thanh bình thường, tỷ lệ nhiễm mỡ gan cao. Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ viêm gan nhiễm mỡ không do rượu cao ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, và cũng cho thấy đái tháo đường type 2 có liên quan chặt chẽ với xơ hóa gan. Hai nghiên cứu dựa trên mô học gan cho thấy bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường bị xơ hóa nặng, lần lượt là 40,3% và 41,0%. Các nghiên cứu khác, đánh giá độ cứng của gan bằng phương pháp chụp đàn hồi thoáng qua, cho thấy 17,7% và 5,6% bệnh nhân đái tháo đường bị xơ hóa tiến triển. Điều này có tầm quan trọng cao, vì xơ hóa gan là yếu tố quan trọng liên quan đến kết cục lâu dài ở bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa và thực sự, bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa và đái tháo đường type 2 hiệp đồng dẫn đến tăng tỷ lệ kết quả bất lợi bao gồm cả gia tăng liên quan đến gan và tỷ lệ tử vong chung . Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tỷ lệ gan nhiễm mỡ cao 2.Việc điều chỉnh độ nhạy insulin là cần thiết ở bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa Việc điều chỉnh độ nhạy insulin là cần thiết ở bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa và ngày càng có nhiều bằng chứng về các phương pháp điều trị dược lý có hiệu quả trong điều trị cả bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa.Vai trò của PioglitazonePioglitazone, một chất nhạy cảm insulin, kích thích sự biệt hóa tế bào mỡ bằng chủ nghĩa g của thụ thể kích hoạt peroxisome, đã cho thấy tác dụng có lợi trên bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Pioglitazone làm giảm mức độ nghiêm trọng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu được đánh giá bằng sinh thiết và hàm lượng mỡ gan ở bệnh nhân, nhưng cũng không mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi điều trị ngắn hạn. Hơn nữa, một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy khả năng giải quyết viêm gan nhiễm mỡ không do rượu thường xuyên hơn đáng kể ở những bệnh nhân được điều trị bằng pioglitazone (34%) so với giả dược (19%). Tuy nhiên, quá trình xơ hóa không được cải thiện và tình trạng kháng insulin cũng chỉ giảm một phần, điều này có thể là do liều lượng pioglitazone được sử dụng thấp là 30 mg mỗi ngày. Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên khác ở bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu mắc bệnh đái tháo đường type 2 hoặc tiền tiểu đường, 45 mg pioglitazone mỗi ngày đã cải thiện điểm hoạt động bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu mô học, xơ hóa và độ nhạy insulin. Điều quan trọng là, các tác dụng phụ của pioglitazone bao gồm tăng cân, giữ nước với tăng nguy cơ suy tim sung huyết, cũng như giảm mật độ khoáng của xương, dẫn đến gãy xương không điển hình, cần được kiểm tra tích cực khi kê toa pioglitazone ở bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa .Vai trò của các chất chủ vận thụ thể peptide-1 (GLP-1) giống glucagonCác chất chủ vận thụ thể peptide-1 (GLP-1) giống glucagon cũng đại diện cho một lựa chọn điều trị có giá trị cho bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa, vì chúng cải thiện sự bài tiết insulin phụ thuộc vào glucose, nhưng cũng thúc đẩy giảm cân và giảm mức transaminase ở gan. Trong một thử nghiệm thí điểm, liraglutide tiêm dưới da làm giảm hàm lượng chất béo trong gan và có liên quan đến việc phân giải viêm gan nhiễm mỡ không do rượu thường xuyên hơn, so với giả dược (39% so với 9%) . Ngược lại, metformin, thuốc điều trị đái tháo đường type 2 hàng đầu, không cải thiện liên tục tình trạng nhiễm mỡ hoặc viêm gan ở bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, nhìn chung, các loại thuốc trị đái tháo đường có nhiều hứa hẹn trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa /viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (và giảm cân) nhưng vẫn cần các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên được thiết kế đầy đủ hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-nguyen-nhan-gay-tat-dau-nho-o-tre-so-sinh-vi
Các nguyên nhân gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh được xem là một trong số các căn bệnh vô cùng nguy hiểm về thần kinh ở trẻ nhỏ mà mẹ nên lưu ý. Không phải bậc cha mẹ nào cũng trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức để phòng bệnh cho con. 1. Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là gì? Bệnh đầu nhỏ hay còn gọi hội chứng teo não là một rối loạn thần kinh hiếm gặp khiến vòng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn bình thường và không phát triển đầy đủ. Não bộ của trẻ cũng ngừng phát triển sau khi chào đời. Bệnh có thể xảy ra khi bé vẫn còn trong bụng mẹ hoặc trong vòng vài năm đầu sau khi sinh.Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh có thể là một tình trạng riêng biệt, nghĩa là nó có thể xảy ra mà không kèm theo dị tật bẩm sinh lớn nào khác, hoặc xảy ra kết hợp với các dị tật bẩm sinh lớn khác. 2. Triệu chứng bệnh đầu nhỏ ở trẻ Trường hợp nhẹ thì đầu trẻ bị nhỏ lại nhưng không có những vấn đề gì khác. Phần đầu sẽ phát triển khi trẻ lớn lên, nhưng vẫn nhỏ hơn so với trẻ bình thường.Ở một số trẻ thì não bộ hoạt động bình thường nhưng một số khác sẽ có vấn đề về học tập mà thông thường vấn đề đó cũng ít nhiều được cải thiện khi con lớn lên. 3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh đầu nhỏ? Mẹ mang thai nhiễm virus Zika có nguy cơ sinh con mắc tật đầu nhỏ Đầu nhỏ thường là kết quả của sự phát triển bất thường của não bộ, có thể xảy ra trong tử cung (bẩm sinh) hoặc trong giai đoạn nhũ nhi. Đầu nhỏ có thể mang tính di truyền. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:Dính khớp sọ. Các khớp sọ giữa các tấm xương hình thành nên hộp sọ dính vào nhau quá sớm ở trẻ nhũ nhi làm hạn chế sự phát triển của não bộ. Trẻ cần phẫu thuật để tách các xương dính vào nhau. Nếu không có vấn đề gì trong não, phẫu thuật này cho phép bộ não đủ không gian để lớn lên và phát triển.Bất thường về nhiễm sắc thể. Hội chứng Down và các tình trạng khác có thể dẫn đến đầu nhỏ. Đầu nhỏ bẩm sinh di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Các khiếm khuyết trong gen liên quan tới sự phát triển sớm của não chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh đầu nhỏ thường gặp ở trẻ bị hội chứng Down và các chứng rối loạn di truyền.Thiếu oxy não trong bào thai. Một số biến chứng của thai kỳ hoặc chuyển dạ có thể làm giảm cung cấp oxy cho não của thai nhi.Nhiễm trùng bào thai trong quá trình mang thai. Chúng bao gồm toxoplasmosis, cytomegalovirus, rubella và thủy đậu. Virus rubella, thủy đậu hay virus Zika do bị muỗi đốt. Một số trường hợp tật đầu nhỏ đã được báo cáo ở con của những bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika trong khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho biết có đủ bằng chứng để kết luận nhiễm virus Zika trong khi mang thai là một nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ và những dị tật não của thai nhi nặng khác.Tiếp xúc với ma túy, rượu hoặc một số hóa chất độc hại trong bụng mẹ. Bất kỳ tiếp xúc nào trong số này cũng gây cho trẻ các nguy cơ bất thường về não.Suy dinh dưỡng nặng. Không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.Mất kiểm soát Phenylketonuria còn được gọi là PKU, ở người mẹ. PKU là một dị tật bẩm sinh cản trở việc phân rã các axit amin phenylalanine.Yếu tố môi trường (đầu nhỏ mắc phải).Chế độ ăn thiếu chất;Ngoài ra, có một số nguyên nhân chủ quan cũng khiến trẻ mắc bệnh đầu nhỏ như:Xuất huyết hoặc đột quỵ ở trẻ sơ sinh;Tổn thương não sau khi sinh;Khuyết tật cột sống hoặc não;Gián đoạn nguồn cung cấp máu cho não thai nhi trong giai đoạn phát triển 4. Tật đầu nhỏ nghiêm trọng là gì? Tật đầu nhỏ nghiêm trọng là dạng cực kỳ nặng của tình trạng bệnh này, trong đó đầu của em bé nhỏ hơn nhiều so với dự kiến. Tật đầu nhỏ nghiêm trọng có thể là do bộ não của bé không phát triển bình thường trong thời kỳ mang thai, hoặc ban đầu não phát triển bình thường nhưng sau đó bị tổn thương ở một thời điểm nào đó trong thời gian mang thai. 5. Các vấn đề có thể gặp ở trẻ bị tật đầu nhỏ Trẻ bị tật đầu nhỏ có thể gặp một loạt các vấn đề khác, tùy thuộc vào mức độ nặng của đầu nhỏ Trẻ bị tật đầu nhỏ có thể gặp một loạt các vấn đề khác, tùy thuộc vào mức độ nặng của đầu nhỏ. Tật đầu nhỏ đã được liên hệ với các vấn đề sau đây:Động kinhChậm phát triển, như các vấn đề về nói và những mốc phát triển khác (như ngồi, đứng và đi)Khuyết tật trí tuệ (giảm khả năng học tập và thực hiện các hoạt động hàng ngày)Vấn đề về đi lại và thăng bằngHạn chế về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốtGiảm thính lựcGiảm thị lựcNhững vấn đề này có thể từ nhẹ đến nặng và thường là suốt đời. Vì não của em bé nhỏ và kém phát triển, những em bị tật đầu nhỏ nặng có thể gặp nhiều vấn đề hơn, hoặc gặp khó khăn hơn so với các em bé bị tật đầu nhỏ nhẹ hơn. Tật đầu nhỏ nghiêm trọng cũng có thể đe dọa tính mạng.Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm dị tật đầu nhỏ mà chỉ có thể điều trị những biến chứng do bệnh lý này gây ra. Nếu bé mắc hội chứng đầu nhỏ ở mức độ nhẹ thì cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra thường xuyên mặc dù trẻ vẫn phát triển bình thường về thể chất và não bộ. Nếu bé mắc hội chứng đầu nhỏ nghiêm trọng thì cần phải can thiệp, trị liệu sớm. Bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín, có các bác sĩ chuyên sâu về điều trị dị tật bẩm sinh để có được kết quả điều trị tốt nhất.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đầy đủ hệ thống các chuyên gia bao gồm bác sĩ nhi, chuyên gia thần kinh học trẻ em, các chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ, thể chất và các kỹ năng giúp bé mắc hội chứng đầu nhỏ phát triển, thay đổi hành vi, giảm co giật, cải thiện chất lượng cuộc sống. Bé sẽ được kiểm tra toàn diện: thính giác, thị giác, nhận thức, vận động để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đội ngũ y bác sĩ của Vinmec đều được đào tạo bài bản, chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, hiểu hành vi, tâm lý trẻ nhỏ. Vinmec có đầy đủ trang thiết bị hiện đại giúp quá trình vật lý trị liệu đạt hiệu quả tốt nhất.Nếu có nhu cầu khám và điều trị dị tật đầu nhỏ ở trẻ, bạn vui lòng đặt lịch trực tiếp tại website hoặc liên hệ đến hệ thống hotline để được phục vụ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguy-hiem-neu-benh-nhan-hen-tu-y-bo-thuoc-vi
Nguy hiểm nếu bệnh nhân hen tự ý bỏ thuốc
Hen là căn bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn thế giới, hiện nay ở Việt Nam căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng, tỷ lệ kiểm soát chỉ được 40%. Việc sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản đóng vai trò rất quan trọng. 1. Những điều cần biết về bệnh hen Hen suyễn hay hen phế quản là căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp với tình trạng ống phế quản sưng lên, dễ bị viêm nhiễm và kích ứng mỗi khi lên cơn hen, điều này sẽ làm đường dẫn khí thu hẹp lại, khiến bệnh nhân khó thở, khò khè rất khó chịu.Những biểu hiện của bệnh hen rất đa dạng và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh về phổi như lao, giãn phế quản, COPD... Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận biết căn bệnh thông qua một số dấu hiệu như sau:Ho nhiều về ban đêmThở khò khè hoặc khó thởĐau thắt ngựcThở nhanh và gấpMặt nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôiCó nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh hen suyễn, bao gồm cả các tác nhân kích thích hen suyễn như phấn hoa, nấm mốc trong không khí, các hoạt động thể chất, trào ngược dạ dày thực quản... và các yếu tố nguy cơ như gia đình có người từng mắc bệnh, người bệnh viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, người hút thuốc hoặc tiếp xúc.Đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn nhất là trẻ em, tuy nhiên căn bệnh này vẫn có thể xuất hiện ở nhóm người cao tuổi hoặc sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm như công nhân xây dựng, khai thác khoáng sản...Hen suyễn có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh, những cơn ho vào ban đêm khiến người bệnh ngủ không ngon, ban ngày mệt mỏi dẫn đến không tập trung vào công việc, học tập. Không những thế, hen suyễn có thể gây tử vong hoặc những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi... Đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn nhất là trẻ em 2. Điều trị hen suyễn và phòng ngừa căn bệnh này như thế nào? Hen suyễn là bệnh mãn tính và hiện nay chưa có phương pháp điều trị hen dứt điểm. Việc điều trị hen hiện nay chỉ mang tính chất kiểm soát cơn hen và bệnh nhân phải liên tục theo dõi và điều trị thường xuyên.Một số loại thuốc giúp cắt cơn hen nhanh chóng sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp như thuốc giãn phế quản dạng hít, corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch... Ngoài ra bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc dự phòng hen phế quản hằng ngày, giúp bệnh nhân quản lý được bệnh hen như corticosteroid dạng hít, thuốc ức chế leukotriene, các chất chủ vận beta tác dụng dài...Đối với người mắc bệnh hen, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ vì một vài loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid hay thậm chí là thuốc nhỏ mắt đều có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh hen. Bệnh nhân cũng nên tránh những tác nhân gây hen suyễn như lông của chó, mèo, nên đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua và nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. Người bệnh cũng nên tạo thói quen tập thể dục nâng cao sức khỏe, ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. 3. Nguy hiểm nếu bệnh nhân hen tự ý bỏ thuốc Hiện nay việc điều trị hen vẫn dựa trên việc sử dụng các loại thuốc cắt cơn, thuốc dự phòng hen phế quản chứ chưa có cách nào điều trị dứt điểm căn bệnh này. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân hen suyễn gần như phải sống chung với căn bệnh này suốt cuộc đời hoặc cho đến khi có phương pháp điều trị hiệu quả. Bệnh nhân hen suyễn gần như phải sống chung với bệnh cả cuộc đời Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều bệnh nhân hen suyễn chưa ý thức được sự quan trọng của việc sử dụng thuốc dự phòng hen nên thường bỏ qua sự căn dặn của bác sĩ và thường chỉ sử dụng thuốc cắt cơn mỗi khi lên cơn hen. Việc sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân dễ bị nhờn thuốc, lượng thuốc sử dụng về sau càng ngày càng nhiều hơn, nếu bệnh nhân lên cơn hen cấp mà thuốc cắt cơn không có tác dụng thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh hen rất tốn kém, đặc biệt là chi phí nằm viện, cấp cứu và chăm sóc người bệnh còn cao hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản. Hơn nữa nếu bệnh nhân tuân theo pháp đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản hằng ngày sẽ giúp quản lý bệnh hen toàn diện và triệt để nhất, người bệnh hoàn toàn có thể có cuộc sống như những người bình thường nếu kiểm soát tốt cơn hen.Mục đích của việc sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản bao gồm:Giúp người bệnh không phát tác các triệu chứng hen khi nghỉ ngơiDuy trì sự bình thường của chức năng phổiGiúp bệnh nhân giảm ho về đêm và có giấc ngủ ngonHạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc cắt cơnKiểm soát cơn hen cấp tínhHạn chế tối đa tổn thương đường thở Thuốc dự phòng hen phế quản hằng ngày giúp quản lý bệnh hen toàn diện và triệt để nhất
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-loai-trai-cay-cang-cang-noi-mun-vi
Những loại trái cây càng ăn càng nổi mụn
Trong trái cây có rất nhiều loại vitamin, glucose, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng,... Tuy nhiên không phải những chất này lúc nào cũng tốt cho sức khỏe, một số loại trái cây có tính nóng nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, tăng nguy cơ nổi mụn nhọt,... 1. Quả nhãn Quả nhãn là loại trái cây ưa thích của nhiều người vì nó dễ dùng, ngon, ngọt, thơm,... Tuy nhiên, loại quả nhãn lại thuộc nhóm những loại trái cây ăn dễ nổi mụn. Quả nhãn là nguồn cơn dễ gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai thì nên hạn chế ăn nhãn, vì khi ăn vào, cơ thể nóng trong, gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi sẽ gây ra chảy máu, đau bụng,... 2. Quả mận Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất bổ cho mắt. Hạt mận chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... có tác dụng là giải độc. Tuy nhiên, lạm dụng loại quả này cũng làm nóng trong vì quả mận có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ làm cho cơ thể bị nóng trong, gây ra phát ban, mụn nhọt, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 3. Quả vải Vải là loại quả có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên bà bầu cần hạn chế, không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể. 4. Quả đào Quả đào là quả có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng, không tốt cho người hay bị ho, mẫn cảm, hay bị dị ứng. Vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều đào, khi ăn nên gọt vỏ để tránh ăn phải lông đào. Quả đào là giải đáp thắc mắc những loại trái cây càng ăn càng nổi mụn 5. Quả na Quả na có mùi rất thơm, vị ngọt lịm và là loại quả được nhiều người ưa chuộng vì dễ ăn. Tuy nhiên, quả na được xem là mộttrong những loại trái cây càng ăn càng nổi mụn vì gây nóng cho cơ thể. Nhiều người chỉ cần ăn vài quả cũng có thể gây mụn nhọt nếu đã bị nóng sẵn trong cơ thể. Thậm chí, nhiều người ăn na xong sẽ bị táo bón hoặc mọc mụn trên mặt.XEM THÊM: Quả nhãn và quả vải: Loại quả nào tốt hơn? 6. Quả ổi Quả ổi là loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin C, dễ ăn, gần gũi với người dân Việt Nam. Thực tế, đây cũng là một trong những món khoái khẩu của nhiều người, thậm chí lúc “nghén”, rất nhiều phụ nữ nghiền ổi. Đây là một loại quả có thể ăn được lúc xanh, ương hoặc chín. Bên cạnh đó, quả ổi cũng là loại quả thuộc nhóm những loại trái cây càng ăn càng nổi mụn và là khắc tinh đối với sức khỏe nhiều người, đặc biệt với những người hay táo bón thì không nên ăn. 7. Vú sữa Vú sữa là loại quả thông dụng ở miền Nam hơn ở miền Bắc nhưng vì thơm ngon và dễ ăn nên người dân dù ở bất cứ miền nào cũng rất thích ăn. Thế nhưng, đây cũng là một trong những loại trái cây ăn dễ nổi mụn, vì vú sữa có tính nóng. Khi ăn vú sữa, bạn nhớ tránh phần vỏ, vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra táo bón do có chứa nhiều nhựa chát. 8. Quả xoài Theo Y học cổ truyền Việt Nam, quả xoài không phải loại quả có tính nóng như mọi người vẫn nói mà nó có tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài chín mọng ngọt ngào, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, mẩn đỏ, rôm sảy,... Những người làm việc trí óc nên ăn xoài chín vì có tác dụng bổ não. Quả xoài xanh như xoài tượng chấm với nước mắm đường chứa nhiều vitamin C. Vì vậy, mùa nắng nóng ăn xoài xanh sẽ phòng ngừa được cảm cúm. 9. Quả táo Nước táo có thể chống tiêu chảy hoặc chống táo bón nếu uống khi đói. Nếu uống sau khi ăn, nước táo ép rất tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim, thận. Những người mắc các bệnh tim như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh có liên quan đến thận, bệnh đái tháo đường không nên thường xuyên ăn táo. 10. Trái hồng Quả hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp, nhuận phổi. Tuy nhiên, trái hồng có nhiều nhựa nên không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức thượng vị và khó tiêu. Những người bị táo bón, bụng đói thì không nên ăn hồng. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không được ăn hồng bởi hai thực phẩm này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày. 11. Quả lựu Lựu là loại quả nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Quả lựu có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị chứng viêm họng, tiêu chảy và sa trực tràng. Các chuyên gia nói rằng, lựu không tốt cho răng, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt những người có thể chất yếu cũng không nên ăn lựu. Giải đáp những loại trái cây càng ăn càng nổi mụn 12. Quả hạt dẻ Hạt dẻ chứa nhiều chất bột, protein và nhiều loại vitamin có lợi cho gan và thận, điều chỉnh được chức năng của dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh về thận nên thường xuyên ăn hạt dẻ. Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa nên không ăn quá nhiều trong một lần. 13. Quả mít Nhắc đến việc ăn trái cây gây mụn không thể không nhắc đến trái mít. Đây là một loại trái cây gây nóng, nổi mụn nhọt tức thời. Tuy nhiên, hương vị thơm ngon của loại quả này cũng khiến nhiều người khó cưỡng lại được. Vì thế, vào mùa nóng bạn chỉ nên ăn mít với một lượng vừa phải. 14. Sầu riêng, chôm chôm Sầu riêng và chôm chôm là hai loại quả được liệt vào danh sách những loại trái cây ăn dễ nổi mụn, vì là hai quả này đều có tính nóng. Những loại quả này sẽ làm nóng cơ thể, khi dùng, bạn sẽ khó tránh khỏi mụn nhọt. Vì thế bạn cũng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải.Tóm lại, không phải cứ ăn nhiều hoa quả là tốt bởi vì có thể ăn trái cây gây mụn. Một số loại trái cây có tính nóng như quả mận, vải, nhãn,... là những loại trái cây càng ăn càng nổi mụn. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc hấp thụ một lượng đường đáng kể ở những loại trái cây sẽ cần có hạn mức nhất định. Nếu dung nạp một lượng quá mức những loại trái cây này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Do vậy, bạn cần lưu ý ăn uống điều độ, đặc biệt ở những người có bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,...
https://tamanhhospital.vn/chan-vong-kieng/
11/05/2024
Chân vòng kiềng: Nguyên nhân, phân loại, dấu hiệu, điều trị
Chân vòng kiềng là dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Đa phần dị tật chân vòng kiềng xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu không được can thiệp sớm, tình trạng phát triển xương này có nguy cơ theo trẻ tới khi trưởng thành. Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, hạn chế tầm vận động ở chân của người bệnh. Vậy chân vòng kiềng là gì? Dấu hiệu chân vòng kiềng là gì? Dị tật chân vòng kiềng do đâu? Mục lụcChân vòng kiềng là gì?Nguyên nhân chân vòng kiềng1. Bẩm sinh/ Sinh lý2. Bệnh lýDấu hiệu dị tật chân vòng kiềngKhi nào cần gặp bác sĩ?Chân vòng kiềng có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoánChân vòng kiềng có sửa được không?1. Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ2. Có biện pháp chữa trị kịp thời3. Thực hiện các bài tập dành cho trẻ bị chân vòng kiềng4. Kiểm soát trọng lượng cơ thể trẻBiện pháp phòng ngừaChân vòng kiềng là gì? Chân vòng kiềng hay chân khuỳnh là tình trạng một hoặc hai chân bị cong vòng ra ngoài. Khi hai bàn chân khép sát, hai mắt cá bên trong chạm vào nhau, trục hai chi dưới sẽ tạo thành hình dạng một vòng tròn nên gọi là vòng kiềng. Tình trạng này đôi khi còn được gọi là chân chữ O. Khi đó, sẽ có một khoảng trống rộng giữa hai gối trong tư thế đứng thẳng và cả khi chúng ta đi lại. Chân vòng kiềng gây nhiều vấn đề cho sức khỏe của người bệnh Nguyên nhân chân vòng kiềng 1. Bẩm sinh/ Sinh lý Trẻ sơ sinh thường xuất hiện tình trạng chân vòng kiềng trong những tháng đầu đời do tư thế chật hẹp trong tử cung. Trong giai đoạn trẻ mới biết đi, hiện tượng này cũng phổ biến. Khi trẻ cong chân, đứng khép 2 chân lại, sẽ có một khoảng trống rõ rệt giữa cẳng chân và đầu gối. Đây là tình trạng sinh lý phát triển bình thường của trẻ và thường trở về tư thế bình thường theo thời gian. (1) Xem thêm: Các dị tật cơ xương khớp bẩm sinh thường gặp 2. Bệnh lý Trường hợp chân vòng kiềng ở trẻ sau 2 tuổi, đó có thể là kết quả của bệnh lý : Ở cả trẻ em và người lớn, tình trạng này có thể xảy ra do hậu quả của chấn thương và bệnh tật. Các rối loạn gây ra sự biến dạng của đầu xương và/hoặc sự phát triển của sụn có thể dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng hoặc chân hình chữ X. Tình trạng bệnh lý đó bao gồm một số chứng loạn sản xương (các bệnh lý liên quan đến còi xương), các chấn thương ở sụn tăng trưởng đầu xương và sụn tiếp hợp. Sự biến dạng một bên cũng xem như bệnh lý Các bệnh lý dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng: 2.1. Còi xương Tình trạng còi xương thường xảy ra ở các bé bị thiếu hụt vitamin D, Canci hoặc Photpho kéo dài do không cung cấp đủ dinh dưỡng, thiếu tiếp xúc ánh nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D hoặc do các bệnh lý di truyền. Trẻ bị còi xương sẽ có xương mềm và yếu hơn bình thường, không thể chịu được trọng lượng cơ thể trong các hoạt động hằng ngày, dẫn tới xương bị cong, gây ra tình trạng chân vòng kiềng hoặc các biến dạng khác của xương. Lâm sàng ở trẻ bệnh còi xương chủ yếu qua quan sát trực tiếp. Việc đánh giá chân vòng kiềng được ghi nhận bằng việc đo khoảng cách giữa 2 đầu gối khi đứng với 2 gót chạm vào nhau. Cẳng chân xoay trong cũng thường hay gặp ở trẻ mới tập đi và kết hợp với tình trạng chân vòng kiềng. Biến dạng thường không gây đau đớn, tuy nhiên khi trẻ lớn lên hoặc đến khi trưởng thành, biến dạng chân vòng kiềng có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở hông, đầu gối và/ hoặc mắt cá chân do áp lực bất thường do trục xương không thẳng tác động lên các khớp. 2.2. Bệnh Blount Bệnh Blount (bệnh vẹo trong xương chày – tibia vara) là tình trạng ống chân của trẻ phát triển bất thường. Bệnh Blount có thể các biểu hiện rõ ràng từ sớm. Ở trẻ dưới 2 tuổi, có thể không phân biệt bệnh Blount ở trẻ sơ sinh với bệnh chân vòng kiềng sinh lý. Khi trẻ được 3 tuổi, tình trạng cong vẹo sẽ trở nên trầm trọng hơn và thường có thể thấy rõ ràng khi chụp X – Quang. (2) Bệnh Blount thường gặp ở nữ giới, trẻ em béo phì. Đặc biệt, các bé bắt đầu biết đi sớm sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn. Bình thường, trẻ nên bắt đầu tự đi lại trong khoảng 11 – 14 tháng tuổi. 2.3. Bệnh Paget Bệnh Paget là một bệnh lý chuyển hóa. Bệnh gây ảnh hưởng xấu tới quá trình liền xương, khiến xương không thể phục hồi như ban đầu. Lâu dần, tình trạng này có thể dẫn tới chân vòng kiềng cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bệnh Paget thường gặp ở người lớn tuổi, có khả năng điều trị thành công khi được chẩn đoán và chữa trị sớm. 2.4. Rối loạn xương di truyền hiếm gặp – Loạn sản sụn Bệnh lùn xảy ra là do một tình trạng là loạn sản sụn (achondroplasia). Đây là một dạng rối loạn tăng trưởng xương, dẫn tới tình trạng xương không thể phát triển. Bệnh cũng là nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng. 2.5. Nguyên nhân khác Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ như: Ngộ độc chì. Ngộ độc flo. Gãy xương không được điều trị đúng cách. Loạn sản xương hoặc xương phát triển bất thường. 2.6. Bệnh lý hệ tiêu hóa (Bệnh Celiac) Những nguyên nhân bệnh lý hay tiến triển gây chân vòng kiềng có thể được phòng ngừa thông qua các biện pháp kiểm soát và điều trị tốt bệnh. Tuy nhiên, chân vòng kiềng có thể là do bẩm sinh hay rối loạn tăng trưởng xương, cần được phát hiện và khắc phục sớm để giảm thiểu nguy cơ. Trẻ trên 2 tuổi vẫn bị chân vòng kiềng nếu chưa cải thiện, người nhà nên đưa bệnh nhi đi khám để tìm nguyên nhân, từ đó điều trị sớm và đúng cách, tránh tình trạng này duy trì đến khi trẻ trường thành. Tham khảo: Chân vòng kiềng ở người lớn Dấu hiệu dị tật chân vòng kiềng Chân vòng kiềng trở nên rõ ràng nhất khi trẻ đứng hoặc đi. Khi đứng, đầu gối của trẻ sẽ cong ra xa nhau, không chạm vào nhau, ngay cả khi trẻ đứng với hai mắt cá chân chạm vào nhau. Khi đi, chân vòng kiềng có thể ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ và khiến trẻ đi lại khó khăn. (3) Trẻ mới biết đi có chân vòng kiềng thường không gặp vấn đề gì khi đi lại. Chúng sẽ phát triển bình thường và không gặp bất kỳ vấn đề nào khi phối hợp hoặc học cách đi lại. Cha mẹ của trẻ mới biết đi có thể nhận thấy hình dáng cong như cánh cung của 2 chân trẻ. bên cạnh đó là bàn chân của con mình quay vào trong. Ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiện tượng này có thể là điển hình và sẽ biến mất theo thời gian. Chân thường không gây đau ở trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, chân vòng kiềng có thể gây khó chịu ở hông, mắt cá chân và đầu gối. Tình trạng này cũng diễn ra thường xuyên hơn so với khi trẻ còn nhỏ. Ngoài ra, một vài bệnh nhi sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để bác sĩ loại trừ bệnh còi xương. Trong một số trường hợp, trẻ cần được tiến hành chụp X-quang như: Trẻ mắc chân vòng kiềng từ 3 tuổi trở lên. Tình trạng cong chân ở bệnh nhi ngày càng tệ. Hình dáng vòng kiềng chân ở hai bên không giống nhau. Kết quả xét nghiệm chỉ ra một số vấn đề sức khỏe khác. Trẻ trên 2 tuổi vẫn bị chân vòng kiềng cần được đưa đi khám sớm Khi nào cần gặp bác sĩ? Theo thời gian, tình trạng chân vòng kiềng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, người nhà cũng cần biết khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, cụ thể: Dáng đi khập khiễng. Bệnh nhi khó chịu khi phải chịu áp lực có cường độ từ vừa phải tới nặng. Sau một thời gian, chân trở nên cong hơn. Sau 5-7 tuổi, chân vòng kiềng bắt đầu tiến triển nhanh hơn. Chân vòng kiềng có nguy hiểm không? Khi trì hoãn điều trị, chân vòng kiềng có thể gây ra những biến chứng như: (4) Tăng áp lực lên khớp gối nên sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động đi lại, chạy bộ. Biến dạng chân: Có sự khác biệt về chiều dài chân ở các trường hợp chỉ có một chân bị vòng kiềng. Sự đè ép không đúng cách lên khớp gối gây tổn thương các thành phần bên trong khớp gối dẫn đến việc tổn thương hay đau nhiều vùng khớp gối, dẫn đến các bệnh lý viêm khớp khác. Lỏng khớp gối. Các vấn đề về khớp hông, cổ chân khi vận động. Phương pháp chẩn đoán Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trước tiên BS sẽ quan sát tình trạng cong ở chân trẻ và theo dõi sự điều chỉnh ở chân khi bé lớn hơn, tình trạng di chuyển ở trẻ. Khi trẻ lớn hơn 2 tuổi, nếu tình trạng không cải thiện, Bác sĩ có thể cho người nhà biết mức độ nghiêm trọng và nguy cơ bệnh tật liên quan ở trẻ bằng cách lấy số đo các vòng chân và quan sát bước đi của bệnh nhi. Ngoài ra việc chụp X-quang hay thực hiện những phương pháp chẩn đoán khác là cần thiết để phát hiện những bất thường ở chân và khớp gối. Xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ trẻ bị còi xương hoặc mắc bệnh Paget. Chân vòng kiềng có sửa được không? Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng chân vòng kiềng như: Mặc dù chân vòng kiềng sinh lý sẽ không có triệu chứng đau hay khó chịu nào, nhưng thỉnh thoảng sẽ có các tật đi kèm như bàn chân vẹo trong khiến các ngón chân chạm nhau gây tình trạng té ngã ở trẻ. Ở tình huống đó có thể mang giày, dép ngược bên để hỗ trợ đi lại. Theo sự phát triển sinh lý cơ thể, trục chân sẽ điều chỉnh lại bình thường sau khi bé biết đi. Tuy nhiên, có thể không điều chỉnh được và ngày càng biến dạng nặng hơn trong trường hợp bệnh lý. Vì vậy cần theo dõi và tái khám mỗi 6 tháng để kiểm tra sự cải thiện về mức độ cong. Khi nguyên nhân là bệnh còi xương hoặc bệnh Blount, sự cong vòng sẽ trở nên trầm trọng hơn chứ không cải thiện. Chúng ta cần sử dụng các phương pháp điều trị khác để giải quyết, bao gồm: đeo nẹp, dùng thuốc (cho bệnh còi xương), chỉnh sửa bằng phẫu thuật. Lúc đó ba mẹ nên đưa bé đến BV để được Bác sĩ khám và đưa ra hướng điều trị hợp lý. 1. Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát triển những vấn đề ở xương như dị dạng xương, ngăn chặn khả năng tái phát của những cơn viêm làm phân hủy sụn khớp. Một số chất rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ bị chân vòng kiềng như canxi, vitamin D, đạm, các khoáng chất. Người nhà nên lên thực đơn ăn mỗi ngày cho trẻ đầy đủ dưỡng chất, khuyến khích con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn vặt và tăng cường các hoạt động thể chất với cường độ phù hợp, giúp hạn chế tối đa tình trạng tăng cân quá mức ở bệnh nhi. 2. Có biện pháp chữa trị kịp thời Vậy để giảm thiểu nguy cơ tổn thương, chúng ta có thể dùng miếng lót giày hoặc dụng cụ chỉnh hình (dụng cụ y tế đặt trong giày) để khắc phục điều này. Đeo nẹp vào ban đêm là biện pháp khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ. Biện pháp này thường được bác sĩ nhi khoa chỉ định thực hiện nhằm điều chỉnh sớm cho bệnh nhi. Khi trẻ lớn hơn, đa phần những dạng chân vòng kiềng đều được cải thiện. Xem thêm: Chân vòng kiềng chữa được không? Tuy nhiên, để trẻ phục hồi sớm, người nhà nên đưa bệnh nhi đi điều trị nhiều lần bằng những phương pháp tổng thể. Tập vật lý trị liệu kết hợp với xoa bóp cũng mang lại nhiều lợi ích trong điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, việc bắt đầu thực hiện ở giai đoạn sớm sẽ giảm bớt cong chân khi trẻ lớn lên. 3. Thực hiện các bài tập dành cho trẻ bị chân vòng kiềng Người nhà có thể hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập giúp cải thiện sức mạnh bên trong và khôi phục tư thế đứng, đồng thời tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh ở chân. 4. Kiểm soát trọng lượng cơ thể trẻ Kiểm soát tốt cân nặng của trẻ là biện pháp khắc phục tình trạng chân vòng kiềng hiệu quả. Khi trẻ bị chân vòng kiềng, xương và những mô liên kết đều chịu căng thẳng, áp lực do sự phân bố và khớp nối không đồng đều. Vì thế, xương của bệnh nhi sẽ bị quá tải khi trẻ thừa cân và béo phì, dẫn tới biến dạng chi dưới. Ngoài ra, khớp gối của trẻ có nguy cơ cao bị tổn thương, dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng khi thừa cân quá mức. Nếu trong gia đình của bệnh nhi có người bị rối loạn xương, nguy cơ này sẽ cao hơn. Biện pháp phòng ngừa Đến nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể phòng ngừa tình trạng chân vòng kiềng. Tuy nhiên có thể ngăn ngừa các tình trạng gây ra bệnh. Chẳng hạn, người bệnh có thể ngăn ngừa còi xương bằng cách đảm bảo bổ sung đủ vitamin D, thông qua chế độ ăn và việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Người nhà nên đưa bệnh nhi đi khám khi chân vẫn bị vòng kiềng sau 2 tuổi. Chế độ ăn đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D giúp giảm thiểu nguy cơ mắc chân vòng kiềng Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Chân vòng kiềng không những ảnh hưởng về thẩm mỹ mà còn cả chức năng vận động ở người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phòng ngừa được các tác động xấu từ chân vòng kiềng, cũng như là duy trì chức năng cho hệ cơ xương khớp. Vì thế, để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và hướng xử trí phù hợp, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.
https://tamanhhospital.vn/xet-nghiem-chuc-nang-than/
01/12/2022
Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Ý nghĩa ra sao?
Xét nghiệm chức năng thậnđược thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Kỹ thuật này bao gồm nhiều phần khác nhau, giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sức khỏe hiện tại, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Mục lụcXét nghiệm chức năng thận là gì?Xét nghiệm chức năng thận để làm gì?Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận?Xét nghiệm đánh giá chức năng thận gồm những gì?1. Xét nghiệm sinh hóa máu2. Xét nghiệm nước tiểu3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh4. Sinh thiết thậnNhững lưu ý cần biết khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm chức năng thận1. Tác dụng phụ2. Thời gian nhận kết quả3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm chức năng thận4. Việc cần làm sau khi biết kết quả mắc bệnh thậnXét nghiệm chức năng thận là gì? Xét nghiệm chức năng thận là phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, giúp xác định mức độ và hiệu quả hoạt động của cơ quan. Trong đó, hầu hết đều tập trung vào đo mức lọc cầu thận (GFR) nhằm đánh giá khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. (1) Cụ thể, mỗi người đều có hai quả thận nằm ở vị trí hai bên cột sống, phía sau bụng và bên dưới khung xương sườn, mỗi quả có kích thước gần bằng nắm tay. Đây là cơ quan quan trọng, đóng vai trò đặc biệt trong việc duy trì sức khỏe. Thận tiến hành lọc sạch các tạp chất ra khỏi máu, từ đó đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bên cạnh đó, cơ quan này còn thực hiện chức năng kiểm soát lượng nước và các khoáng chất cần thiết khác trong cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất Vitamin D, tế bào hồng cầu và hormone điều hòa huyết áp. Nếu bác sĩ cho rằng thận của người bệnh đang không hoạt động bình thường, xét nghiệm đánh giá chức năng thận có thể được chỉ định. Xét nghiệm chức năng thận để làm gì? Các xét nghiệm chức năng thận được chỉ định thực hiện nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của thận. Thận khỏe mạnh sẽ giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi. Trong khi đó, các tình trạng bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của cơ quan. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp chẩn đoán hoặc loại trừ hiện tượng nhiễm trùng trong cơ thể. (2) Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận? Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận khi người bệnh mắc huyết áp cao, tiểu đường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình đáng lo ngại, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm này: (3) Có máu xuất hiện trong nước tiểu. Đi tiểu đau, khó tiểu. Đi tiểu thường xuyên. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận gồm những gì? Xét nghiệm chức năng thận gồm nhiều phần khác nhau, cụ thể như sau: (4) 1. Xét nghiệm sinh hóa máu Creatinine huyết thanh: Creatinine là một sản phẩm thải ra từ quá trình phân hủy các mô cơ. Nồng độ Creatinine trong máu có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và trọng lượng cơ thể. Theo đó, nếu chỉ số này lớn hơn 1.2 đối với phụ nữ và 1.4 đối với nam giới, nguy cơ cao là dấu hiệu sớm cho thấy thận không hoạt động bình thường. Bệnh càng tiến triển nặng, nồng độ Creatinine trong máu càng cao. Mức lọc cầu thận (GFR): Xét nghiệm này là thước đo để đánh giá mức độ hoạt động của thận trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Kết quả được tính toán dựa trên nồng độ Creatinine huyết thanh theo độ tuổi (giảm xuống khi về già), giới tính. GFR ở mức bình thường là 90 trở lên. GFR dưới 60 là dấu hiệu cho thấy thận đang gặp vấn đề. Đặc biệt khi chỉ số này thấp hơn 15, cơ thể có nguy cơ cao đang bị suy thận, cần tiến hành lọc máu hoặc ghép thận khẩn cấp. Nitơ Urê máu (BUN): Nitơ Urê đến từ sự phân hủy Protein trong thực phẩm ăn uống hàng ngày. Mức BUN bình thường dao động trong khoảng từ 7 – 20. Khi chức năng thận giảm, chỉ số này sẽ tăng lên. 2. Xét nghiệm nước tiểu Lượng nước tiểu yêu cầu trong xét nghiệm sẽ khác nhau tùy vào từng loại, có thể chỉ cần một vài thìa hoặc tất cả lượng chất lỏng thải ra trong vòng 24 giờ. Trường hợp thứ hai thường sẽ cho biết được toàn bộ lượng nước tiểu mà thận sản xuất, từ đó giúp đo lường chính xác hơn về khả năng hoạt động của cơ quan, lượng Protein rò rỉ từ thận vào nước tiểu trong ngày. Các xét nghiệm cụ thể bao gồm: Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này bao gồm kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi và test nhanh bằng que nhúng. Với cách thứ hai, que nhúng là một dải đã được xử lý hóa học. Nếu màu sắc que thay đổi khi tiếp xúc với nước tiểu, điều này cho thấy bất thường liên quan đến dư thừa Protein, máu, mủ, đường, vi khuẩn… Ngoài ra, thông qua xét nghiệm này, bác sĩ còn có thể phát hiện được một số rối loạn liên quan đến thận, đường tiết niệu, bao gồm bệnh thận mạn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bang quang, sỏi thận… Protein niệu: Protein có thể được thực hiện như một phần của xét nghiệm tổng phân ích nước tiểu hoặc tiến hành bằng một thử nghiệm que nhúng riêng biệt. Lượng Protein dư thừa trong nước tiểu được gọi là Protein niệu (pro-TEEN-yu-ree-uh). Thử nghiệm que nhúng dương tính (1+ trở lên) sẽ được tiếp tục xác nhận bằng cách tiến hành các phương pháp cụ thể hơn như: dùng que nhúng Albumin, tỷ lệ Albumin-Creatinine… Microalbumin niệu: Đây là xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện một lượng nhỏ Protein gọi là albumin trong nước tiểu. Đối tượng cần thực hiện là những người có nguy cơ phát triển bệnh thận cao (đang mắc tiểu đường, huyết áp cao…) hoặc que nhúng Protein cho kết quả âm tính. Xét nghiệm albumin nước tiểu hoặc tỷ lệ Albumin/Creatinine (ACR): Đây là xét nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động của thận. Tỷ lệ Albumin/Creatinine (ACR) dưới 30 được coi là bình thường, ACR từ 30 – 300 có nghĩa là Albumin niệu tăng vừa phải và ACR trên 300 là dấu hiệu cho thấy tăng Albumin niệu nghiêm trọng. Xét nghiệm độ thanh thải Creatinine: Xét nghiệm được tiến hành để so sánh mức Creatinine của một mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ với mức Creatinine trong máu, từ đó xác định lượng chất thải lọc được mỗi phút. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu 24 giờ cũng có thể thực hiện nhanh chóng ngay tại nhà. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cung cấp một hộp đựng để chứa chất lỏng. Vào ngày kiểm tra, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: Đi tiểu vào bồn cầu như bình thường ngay sau khi thức dậy lần đầu tiên. Trong những lần đi tiểu tiếp theo trong ngày, người bệnh tiểu vào hộp đựng đã được cấp. Vào ngày thứ hai, người bệnh đi tiểu vào hộp đựng ngay trong lần thức dậy đầu tiên. Hoàn thành xét nghiệm bằng cách gửi mẫu nước tiểu thu thập được đến bác sĩ. 3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh Siêu âm: Đây là xét nghiệm sử dụng sóng âm thanh để thu thập hình ảnh về thận, bao gồm các bất thường về kích thước, vị trí, khối u, sỏi… Chụp CT: Đây là kỹ thuật sử dụng tia X để thu thập hình ảnh về thận, bao gồm những bất thường liên quan đến cấu trúc hoặc sự xuất hiện của sỏi. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể yêu cầu tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch, nên thường gây lo ngại cho người mắc bệnh thận. 4. Sinh thiết thận Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một cây kim nhỏ, có lưỡi cắt sắc để thu thập các mảnh mô nhỏ và mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện sinh thiết nhằm các mục đích sau: Xác định tình trạng bệnh lý cụ thể, từ đó đề xuất phương án điều trị thích hợp. Đánh giá mức độ tổn thương xảy ra trong thận. Xác định nguyên nhân tại sao ghép thận không thành công. Những lưu ý cần biết khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm chức năng thận 1. Tác dụng phụ Các xét nghiệm chức năng thận thường đơn giản và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xét nghiệm máu, một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng sau: (5) Bầm tím. Chóng mặt. Mệt mỏi. Ngoài ra, xét nghiệm máu và nước tiểu thường không gây đau lâu dài hoặc dẫn đến biến chứng. Trong trường hợp nhận thấy dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức không biến mất, người bệnh cần liên hệ sớm với bác sĩ để được xử lý kịp thời. 2. Thời gian nhận kết quả Thời gian nhận được kết quả xét nghiệm chức năng thận có thể là trong ngày hoặc sau một vài ngày tùy thuộc vào từng trường hợp. 3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm chức năng thận Kết quả kiểm tra chức năng thận có thể cho biết hiệu quả hoạt động của cơ quan. Trong đó, hầu hết các xét nghiệm đều hướng đến hai vấn đề chính: GFR dưới 60: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận . Tỷ lệ Albumin/Creatinine nước tiểu (UACR) trên 30: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. 4. Việc cần làm sau khi biết kết quả mắc bệnh thận Nếu xét nghiệm chức năng thận cho thấy kết quả không khả quan, bác sĩ sẽ liên hệ với người bệnh để trao đổi về các lựa chọn điều trị. Một số giải pháp có thể được chỉ định bao gồm: Uống thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh, đặc biệt là thuốc huyết áp. Thực hiện xét nghiệm chức năng thận thường xuyên để theo dõi sức khỏe và tình trạng bệnh lý. Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam… Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng. Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến xét nghiệm chức năng thận. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, điều trị hiệu quả.
https://suckhoedoisong.vn/polyp-tu-cung-co-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san-169240617193935705.htm
19-06-2024
Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
1. Polyp tử cung là gì? Polyp tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những polyp này là sự phát triển quá mức của lớp niêm mạc bên trong tử cung được gọi là nội mạc tử cung . Polyp có kích thước từ vài mm đến vài cm, đơn lẻ hoặc nhiều, có cuống hoặc không cuống và có thể phát triển ở bất cứ đâu trong khoang tử cung. Hầu hết phụ nữ phát triển polyp tử cung thường ở độ tuổi từ 40 đến 50 nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ trẻ hơn. Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều có nhiều khả năng mắc bệnh hơn, đặc biệt là những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang và béo phì, do nồng độ estrogen tăng cao liên quan đến những tình trạng này. Đôi khi, ở những phụ nữ nhạy cảm với phương pháp kích thích rụng trứng để điều trị vô sinh , polyp có thể xuất hiện, rất có thể là do nồng độ estrogen lưu hành cao hơn do kích thích rụng trứng gây ra. Hình ảnh polyp tử cung. 2. Polyp tử cung có cản trở khả năng thụ thai không? Phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến tử cung ít nhiều đều ảnh hưởng đến việc mang thai. Đa số các trường hợp polyp tử cung là lành tính nhưng bệnh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nhiều polyp rất nhỏ (đường kính vài mm) có thể không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, các polyp lớn hoặc nhiều polyp cản trở quá trình sinh sản, gây vô sinh hoặc làm tăng nguy cơ sẩy thai. Các bác sĩ chẩn đoán polyp tử cung ở khoảng 25% tổng số phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân. Ngoài sẩy thai tái phát, người ta cũng tin rằng polyp tử cung còn ngăn cản quá trình thụ tinh bằng cách cản trở tinh trùng và trứng gặp nhau. Hơn nữa, nguy cơ vô sinh hoặc sảy thai liên quan đến polyp tử cung còn phụ thuộc vào kích thước và số lượng polyp trong tử cung. Polyp tử cung ảnh hưởng đến thai kỳ thế nào? ĐỌC NGAY Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mối liên hệ giữa polyp cổ tử cung và vô sinh đôi khi phụ thuộc vào vị trí chính xác của polyp. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như kích thước và mật độ của khối polyp. Polyp có thể cản trở tinh trùng gặp trứng, gây khó khăn cho quá trình thụ thai . Với những khối polyp có kích thước to hơn thậm chí dễ gây ra nguy cơ tắc cổ tử cung. Polyp mọc cao trong cổ tử cung có thể chặn lỗ cổ tử cung và khiến quá trình thụ tinh không thể xảy ra. Ngoài ra, polyp có thể cản trở việc sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Trong quá trình rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung phải mỏng và trơn để giúp tinh trùng thụ tinh với trứng. Nếu chất nhầy dày và dính sẽ ngăn cản quá trình thụ tinh. Nếu không được phát hiện sớm, polyp còn có thể gây vô sinh hiếm muộn; Tăng nguy cơ mắc buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản; Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung do các khối polyp lớn dễ bị hoại tử, gây viêm nhiễm lan rộng tới các bộ phận xung quanh… Chị em nên đi khám sớm khi có triệu chứng bất thường nghi ngờ polyp tử cung. 3. Có thể phát hiện sớm và can thiệp được không? Trên thực tế, nhiều trường hợp chị em không biết mình bị polyp tử cung cho đến khi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ hoặc thực hiện các phương pháp xét nghiệm tình trạng vô sinh. Polyp tử cung có thể không gây bất kỳ triệu chứng nào, nếu gây triệu chứng thì phổ biến nhất là chảy máu âm đạo bất thường. Chảy máu âm đạo bất thường bao gồm: Chảy máu giữa kỳ kinh, chảy máu âm đạo sau mãn kinh và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu phát hiện có triệu chứng bất thường, chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định tử cung có polyp hay không. Bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về chu kỳ kinh thông thường. Đối với phụ nữ mãn kinh, bác sĩ cần biết thông tin về triệu chứng chảy máu bất thường mà chị em gặp phải và các loại thuốc hoặc liệu pháp bổ sung hormone đang sử dụng. Người bệnh có thể cần làm một số xét nghiệm siêu âm, nội soi buồng tử cung, nếu có polyp có thể phẫu thuật cắt bỏ các polyp. Sau khi cắt bỏ polyp tử cung giúp tăng tỷ lệ mang thai. Ngoài ra có thể sinh thiết nội mạc tử cung để phát hiện có vấn đề bất thường hay không. Một vài tổn thương ung thư tử cung hoặc tiền ung thư tử cung như tăng sản nội mạc tử cung cũng có hình dáng giống như một polyp. Vì thế, khi phát hiện có polyp nội mạc tử cung, bác sĩ khuyến khích sinh thiết lấy mẫu để xét nghiệm, kiểm tra kỹ càng loại trừ tổn thương ác tính. Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không? SKĐS - Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ. Xem thêm video đang được quan tâm: Các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung mà bạn cần biết. Thu Phương Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/me-bau-can-nhan-biet-dau-hieu-nghi-ngo-nuoc-oi-it-169230619112010757.htm
20-06-2023
Mẹ bầu cần nhận biết dấu hiệu nghi ngờ thiểu ối
Nhiều mẹ bầu được chẩn đoán là nước ối ít hay còn gọi là thiểu ối hoặc có các triệu chứng của thiểu ối. Thiểu ối xảy ra càng sớm trong thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai càng nghiêm trọng. 1. Nước ối là gì? Nước ối là chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt, không mùi hình thành trong vòng 12 ngày sau khi thụ thai . Túi ối được hình thành từ hai màng, màng ối và màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi phát triển trong tử cung. Nước ối có nhiều chức năng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi chấn thương nếu bụng của mẹ bị tác động, bảo vệ dây rốn, bảo vệ khỏi nhiễm trùng, chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hệ hô hấp và tiêu hóa của thai nhi phát triển, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thai nhi. Thiểu ối gây các biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi. Lượng nước ối trong bụng mẹ thay đổi theo thời gian. Nước ối tăng đều đặn khi em bé lớn lên, đạt đến thể tích cao nhất vào khoảng 34 đến 36 tuần tuổi thai. Tại thời điểm đó, nước ối bắt đầu chững lại, giảm dần khi em bé sắp chào đời. Như vậy, lượng nước ối mẹ bầu có vào cuối thai kỳ đương nhiên là ở mức thấp. Tuy nhiên, nếu lượng nước ối bên trong tử cung quá ít hoặc quá nhiều có nguy cơ xảy ra các biến chứng. 2. Điều gì gây ra thiểu ối? Nước ối ít là một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn. Nó có thể gây ra các biến chứng trong quá trình mang thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai ĐỌC NGAY Nguyên nhân của thiểu ối khác nhau, tùy thuộc cơ thể của thai phụ trong thai kỳ. Trong thời kỳ đầu mang thai, các nguyên nhân thường liên quan đến các yếu tố bất thường từ màng ối, thai nhi và tình trạng sức khỏe thai phụ. Nếu nguyên nhân do mẹ, người mẹ có bệnh lý như tăng huyết áp, tiền sản giật, gan, thận... có ảnh hưởng đến tính thấm của màng ối, chức năng của rau thai gây thai kém phát triển và đến chức năng tái tạo nước ối. Nguyên nhân do thai nhi thường do những bất thường bẩm sinh như: thai vô sọ, não úng thủy, thoát vị não màng não, thoát vị rốn, teo hành tá tràng, giảm sản phổi, tắc nghẽn đường tiết niệu, bất thường thận... Tình trạng thiểu ối còn gặp do thai chậm phát triển, hạn chế tăng trưởng trong tử cung xảy ra sau một tình trạng thiếu oxy của bào thai, giảm tưới máu phổi và giảm tiết dịch, nhiễm trùng thai... Ngoài ra, càng về cuối thai kỳ, khi lượng nước ối thấp phổ biến hơn, mức độ giảm có thể liên quan đến việc thai phụ bị vỡ ối sớm hoặc thai già tháng. 3. Các triệu chứng của thiểu ối Triệu chứng chính của nước ối ít là cử động của thai nhi giảm. Mẹ bầu có thể cảm thấy thai nhi cử động ít hơn bình thường. Chuyển động của thai nhi giảm là một triệu chứng có thể xảy ra và thường là dấu hiệu đầu tiên được chú ý. Khi có ít nước ối hơn sẽ hạn chế không gian mà thai nhi có thể di chuyển. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thai phụ không gặp phải bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Điều này có nghĩa là có thể bị thiếu nước ối mà không nhận ra. Một dấu hiệu khác có thể xảy ra của tình trạng nước ối ít là bác sĩ sẽ dựa vào số đo và chiều cao tử cung của mẹ thiểu ối thường thấp hơn bình thường so với cùng tuổi thai, có chiều hướng đi xuống so với chuẩn. 4. Chẩn đoán thiểu ối Siêu âm là cách chẩn đoán thiểu ối chính xác nhất. Các triệu chứng như giảm chuyển động của thai nhi không phải lúc nào cũng chỉ ra rằng bị thiếu nước ối. Siêu âm là cách chẩn đoán thiểu ối chính xác nhất, siêu âm để đánh giá nước ối là một phần kiểm tra sức khỏe của thai nhi và thường được thực hiện ở thai kỳ có nguy cơ cao, nhất là trong ba tháng cuối thai kỳ. Nếu một kết quả bất thường được ghi nhận, có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung, theo dõi chặt chẽ hơn hoặc thậm chí là sinh nở tùy thuộc vào khoảng thời gian mang thai. 5. Điều trị thiểu ối Việc điều trị thiểu ối phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như thời gian mang thai bao lâu và thai phụ có được chẩn đoán mắc các biến chứng thai kỳ khác hay không. Nếu mẹ bầu gần đủ tháng (thai khoảng 37 tuần), bác sĩ có thể quyết định kích thích chuyển dạ sớm là lựa chọn an toàn nhất cho em bé. 6. Làm thế nào để ngăn ngừa thiểu ối? Không thể làm gì để ngăn ngừa thiểu ối, do đó thai phụ cần đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ và nên cho bác sĩ biết về các triệu chứng như: rò rỉ nước ối từ âm đạo, chảy máu âm đạo , chuột rút hoặc đau vùng chậu , các cơn co thắt, cảm thấy thai nhi di chuyển ít hơn. Theo dõi thai kỳ để đánh giá thai phụ có nguy cơ bị thiếu nước ối hay không là cơ hội tốt nhất để điều trị tình trạng này. Một số nghiên cứu cho thấy uống nước bổ sung có thể giúp tăng lượng nước ối ở thai phụ hoặc truyền nước nếu thiểu ối nặng. Thai phụ nên nói chuyện với bác sĩ về việc tăng lượng nước uống phù hợp nhất như một phương pháp điều trị chứng thiểu ối. Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào? SKĐS – Khi thai phụ bị vỡ ối, túi ối không còn khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Thai phụ và thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng như viêm màng ối và nhiễm trùng huyết. Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Xem thêm video đang được quan tâm: Mẹ bầu nên uống và nên tránh loại nước gì?
https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-di-ung-thuc-pham-169240313144313649.htm
28-03-2024
Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm chủ yếu do thực phẩm có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein "lạ", khi ăn vào sẽ là những kháng nguyên thực sự, kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng. Thứ hai là một số protein có trong thực phẩm chỉ đóng vai trò là một "bán kháng nguyên" hay kháng nguyên không đầy đủ. Loại này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên sẵn có gây nên dị ứng. Ngoài ra, do một số thực phẩm có chứa nhiều chất histamin , khi vào cơ thể cũng gây nên các triệu chứng dị ứng. Các chất gây dị ứng chính có trong thức ăn thường là các protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật, các protein này thường bền vững với nhiệt độ. Mặc dù đã được nấu chín ở nhiệt độ cao nhưng chúng vẫn giữ nguyên cấu trúc và hoạt tính gây dị ứng cho con người. 7 loại thực phẩm có thể gây dị ứng với người bị viêm da cơ địa ĐỌC NGAY Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến da, đường tiêu hóa, hệ hô hấp hoặc tim mạch, đặc biệt nguy hiểm là sốc phản vệ có thể đe dọa tính mạng. Phản ứng dị ứng thực phẩm không phải ai cũng giống nhau. Tuy nhiên có các triệu chứng phổ biến bao gồm: ngứa miệng, cảm giác nóng bỏng ở môi, miệng; sưng miệng, môi, mặt; phát ban trên da; buồn nôn hoặc nôn mửa; khó thở khò khè, tiêu chảy… Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh, diễn tiến nặng lên rất nhanh, bao gồm: hạ huyết áp, ngứa cổ, ngứa da hoặc phát ban lan nhanh và bao phủ phần lớn cơ thể; sưng họng, môi, mặt, miệng; nhịp tim nhanh; nôn mửa; có vấn đề về hô hấp như thở khò khè hoặc khó thở nghiêm trọng; mất ý thức… Một số trường hợp nặng dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ngay khi chúng ta ăn thực phẩm dù chỉ với một lượng nhỏ thức ăn. Vì vậy, việc chủ động thực hiện dự phòng khi ăn uống là rất quan trọng đối với người có tiền sử dị ứng. Dị ứng thực phẩm gây nhiều phản ứng từ nhẹ tới nghiêm trọng. Ảnh minh họa. 2. Một số dưỡng chất nên bổ sung Những lựa chọn thay thế dị ứng thực phẩm này ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng nhất đồng thời sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch: Các loại rau lá xanh bao gồm rau bina, cải xoăn, rau cải rổ, romaine, rau arugula, cải xoong... đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, enzyme. Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ giải độc. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn năm phần trái cây, rau quả trở lên mỗi ngày làm tăng đáng kể phản ứng kháng thể, giúp giảm các triệu chứng dị ứng. Bổ sung enzyme tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa phá vỡ hoàn toàn các mảnh thức ăn, đây được coi là một phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm quan trọng. Việc tiêu hóa không hoàn toàn protein thực phẩm có khi liên quan đến dị ứng thực phẩm, dễ gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa. Thực phẩm giàu probiotic hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, giúp sửa chữa niêm mạc ruột bị tổn thương. Thực phẩm lên men như kefir, dưa cải bắp, kim chi, natto, sữa chua, miso, kombucha sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm sự nhạy cảm quá mức của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng thực phẩm dẫn đến các triệu chứng dị ứng. Vi khuẩn tốt hỗ trợ hệ thống miễn dịch xử lý thức ăn thuận lợi hơn. Một nghiên cứu năm 2001 được công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng cho thấy sự khác biệt về hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh có trước sự phát triển của bệnh dị ứng, vai trò của vi khuẩn đường ruột hội sinh trong việc ngăn ngừa dị ứng. Nghiên cứu này đã dẫn đến giả thuyết rằng men vi sinh có thể thúc đẩy khả năng dung nạp đường uống. Thực phẩm lên men như kefir, dưa cải bắp, kim chi, natto, sữa chua, miso, kombucha... giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nước hầm xương làm từ thịt bò, thịt gà bổ sung cho ruột các acid amin, khoáng chất cần thiết. Nước hầm xương là một trong những thực phẩm có lợi nhất nên tiêu thụ để phục hồi sức khỏe đường ruột, do đó hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch và phản ứng viêm lành mạnh. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy vitamin D, canxi và acid béo omega-3 bị thiếu ở trẻ bị dị ứng thực phẩm. Các nguyên tố vi lượng bao gồm kẽm, selen, magie xảy ra đối với người lớn. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 60% trẻ em từ 4 tuần đến 16 tuổi bị dị ứng thực phẩm không tiêu thụ đủ vitamin D. Họ cũng nhận thấy lượng selen, kẽm, đồng hấp thụ thấp từ các nguồn thực phẩm. Tuy nhiên, việc bổ sung thường xuyên bằng chất bổ sung vitamin tổng hợp/khoáng chất cho trẻ bị dị ứng nhiều loại thực phẩm là điều cần thận trọng, phải theo chỉ định của bác sĩ vì tình trạng thiếu canxi, vitamin D, kẽm, selen là phổ biến. 3. Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn thực phẩm cho người bị dị ứng Chúng ta cần có kiến thức về các loại thực phẩm dễ gây dị ứng; Tránh sử dụng những thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng; Cần đọc kỹ thành phần của các loại thực phẩm trước khi sử dụng; Nhận biết các triệu chứng sớm của phản ứng dị ứng để có biện pháp xử trí kịp thời. Trường hợp sau khi ăn có biểu hiện của dị ứng, cần ngừng ăn loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng để theo dõi các triệu chứng. Nếu xác định được thành phần hoặc thực phẩm cụ thể gây dị ứng bạn cần luôn ghi nhớ tránh ăn thực phẩm đó sau này. Có nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng nhưng có một số loại phổ biến nhất được xác định bao gồm: Sữa, đậu nành, trứng, lúa mì, đậu phộng, hạt cây, cá, động vật có vỏ… Đối với người đã từng bị dị ứng với các loài động vật có vỏ như tôm, cua, sò, mực…, ngoài việc tránh những loại thực phẩm này cần cẩn thận với việc lây nhiễm chéo thực phẩm. Nếu bị dị ứng hạt cây, bạn cần tránh ăn các loại hạt . Nên xem xét cẩn thận thành phần các loại hạt trong thực phẩm chế biến sẵn, bơ, dầu. TIN LIÊN QUAN Dị ứng trứng đột ngột ở người lớn: nguyên nhân và cách xử trí Nếu bị dị ứng với sữa bò, lúa mì hay trứng cũng cần phải tránh; lưu ý đọc thành phần các thực phẩm chế biến sẵn khác thường chứa trứng, lúa mì, các chế phẩm từ sữa…. Đặc biệt, những người có cơ địa dị ứng, tiền sử bệnh hen suyễn, viêm da cơ địa… cần phải lưu ý đến vấn đề dị ứng thực phẩm. Nghiên cứu cho thấy, dị ứng thực phẩm với bệnh hen suyễn có mối liên hệ chặt chẽ. Trên thực tế, những người bị dị ứng thực phẩm có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn cao hơn những người không mắc bệnh. Bị hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ bị dị ứng nghiêm trọng, bao gồm cả một phản ứng toàn thân có nguy cơ đe dọa tính mạng như sốc phản vệ. Khi các triệu chứng hen suyễn xảy ra với dị ứng thực phẩm cấp tính có nguy cơ làm cho phản ứng trở nên trầm trọng hơn, trong một số trường hợp dẫn đến sốc phản vệ. Tình trạng dị ứng thực phẩm cũng xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc bệnh viêm da cơ địa. Viêm da dị ứng cũng được cho là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sự phát triển dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ. Ngoài các đợt bùng phát bệnh viêm da cơ địa, dị ứng thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa và khó thở. Trong chế độ ăn uống hằng ngày của người bị viêm da cơ địa, các chuyên gia cũng lưu ý nên tránh hoặc thận trọng với những thực phẩm dễ gây dị ứng. 4. Một số thực phẩm nên tránh đối với người bị ứng thực phẩm Làm gì khi dị ứng thực phẩm? ĐỌC NGAY Sữa bò Đây là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em. Các trường hợp bị dị ứng với sữa bò thường được thấy ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dị ứng sữa bò không giống với không dung nạp lactose. Những người không dung nạp lactose không bị dị ứng với sữa. Cách phòng, điều trị tốt nhất là tránh uống sữa bò cũng như các sản phẩm có chứa sữa bò như: sữa bột, sữa chua, kem, phô mai… Trứng Trứng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là lòng trắng trứng, vì hầu hết các protein gây dị ứng được tìm thấy trong lòng trắng trứng. Cách tốt nhất là không sử dụng trứng trong chế độ ăn nếu bạn đã có biểu hiện dị ứng trứng. Động vật có vỏ Động vật có vỏ bao gồm 2 loài động vật giáp xác (tôm, cua…) và động vật thân mềm (ngao, trai, sò, sò điệp, mực, bạch tuộc…). Dị ứng động vật có vỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại các protein có trong những động vật này. Có một số người bị dị ứng với một loại động vật có vỏ nhưng một số người khác bị dị ứng với cả hai. Tình trạng này không có xu hướng tự khỏi theo thời gian, vì vậy họ cần phải loại trừ các thực phẩm này trong chế độ ăn uống để phòng ngừa dị ứng. Một số loài động vật có vỏ như tôm, cua, sò... dễ gây dị ứng. Hạt cây Dị ứng hạt cây cũng là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến. Vì vậy, nếu đã bị dị ứng với một loại hạt rất có thể bạn cũng sẽ có phản ứng tương tự với các loại hạt khác. Đậu nành Dị ứng đậu nành thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 3 tuổi, nguyên nhân do một loại protein trong đậu nành hoặc các sản phẩm có chứa đậu nành. Do vậy nếu đã từng ăn đậu nành mà có các dấu hiệu dị ứng như ngứa, chảy nước mũi hoặc khó thở bạn nên tránh ăn đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành. Lúa mì Lúa mì là một loại hạt ngũ cốc, là thành phần chính trong nhiều loại thực phẩm như bánh mì, mì ống, bánh nướng, một số thực phẩm chế biến sẵn. Dị ứng lúa mì xảy ra do người ăn bị dị ứng với protein có trong lúa mì. Gluten là một loại protein cụ thể được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen giúp bột nhào có cấu trúc và độ đàn hồi. Đối với những người bị dị ứng lúa mì, tiêu thụ các sản phẩm có chứa lúa mì làm trầm trọng thêm bệnh chàm hoặc gây ra các triệu chứng khác như phát ban, hen suyễn, các vấn đề tiêu hóa. Dị ứng thực phẩm: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và cách phòng bệnh SKĐS - Dị ứng thực phẩm là một phản ứng của hệ thống miễn dịch xảy ra sau khi ăn một số thực phẩm. Ngay cả một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng cũng có thể kích hoạt một loạt các dấu hiệu và triệu chứng như: phát ban da, tiêu chảy, sưng đường thở đến khó thở...
https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-cac-dau-hieu-som-benh-soi-va-cach-cham-soc-tai-nha-169161259.htm
31-07-2019
Phát hiện các dấu hiệu sớm bệnh sởi và cách chăm sóc tại nhà
Bệnh nhân phân bố tại 100% quận, huyện, tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị nội trú cho khoảng 40 bệnh nhi sởi có biến chứng chủ yếu là viêm phổi, viêm phế quản. Đây đều là bệnh nhân nặng, có biến chứng cần theo dõi sát bởi nhân viên y tế. Thực tế, số khám phát hiện sởi ở Trung tâm và trên toàn BV Nhi còn cao hơn rất nhiều, do được phân loại cho điều trị ngoại trú. Biến chứng suy hô hấp nặng do sởi Bé trai 1 tuổi ở Hải Dương nằm li bì, đang được điều trị tại phòng 304, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương. Chỉ 2 tuần nữa là sinh nhật 1 tuổi, nhưng bé đang bị biến chứng suy hô hấp nặng do sởi, trên nền viêm phổi, thể trạng yếu. Theo lời kể của gia đình, bé có dấu hiệu sởi từ 2 hôm trước, diễn tiến bệnh rất nhanh. Hôm 27/6, bé đã suy hô hấp nặng, nên được chuyển lên đơn nguyên 3, nơi chủ yếu điều trị cho các bệnh nhi nặng, thở máy và dùng thuốc tăng cường miễn dịch, hiện tiên lượng nặng. Bé là một trong nhiều bệnh nhi nằm tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, chưa được tiêm phòng vắc-xin sởi. TS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận, điều trị khoảng hơn 900 bệnh nhi sởi, lúc cao điểm có tới 50-60 bệnh nhi sởi. Khác với các năm trước, sởi thường mắc vào dịp đông - xuân, đến khi nắng lên, virut thường hết. Năm nay, mùa nào Trung tâm cũng tiếp nhận bệnh nhân sởi. Hầu hết bệnh nhi mắc sởi tại đây đều chưa được tiêm phòng vắc-xin sởi hoặc tiêm chưa đủ mũi. Một số bé chưa đến tuổi tiêm (9 tháng) đã mắc bệnh. Tiêm vắc-xin sởi là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ. Ảnh: TM Tại sao bệnh sởi có diễn biến nhanh và nặng? Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng. Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông - xuân. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện... Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư... Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy... có thể gây tử vong. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi Khi mắc bệnh, trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau: Sốt cao trên 39°C; Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng; Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt; Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ hai lngực, lưng, cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay. Chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh tại nhà Khi trẻ mắc sởi, cần đưa trẻ đi khám. Với trường hợp nhẹ, BS có thể hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ; Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành; Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5°C theo chỉ định của bác sĩ; Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh; Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ. Cắt móng tay tránh gãi làm xước da: Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần. Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn. Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ trên 6 tháng). Cách chế biến thức ăn: Chọn thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh. Những lưu ý: Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống. Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin A. Bổ sung vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt: Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trẻ 6-12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp. Trong trường hợp thiếu vitamin A lặp lại sau 4-6 tuần. Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế? Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao liên tục trên 39- 40°C; Khó thở, thở nhanh; Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ...; Phát ban toàn thân mà vẫn sốt. Cần chủ động phòng bệnh Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất. Mũi đầu được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Vệ sinh cá nhân và môi trường: Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi. Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi. Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày. Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-loi-ich-cua-vac-xin-cum-tai-hop-vi
Những lợi ích của vắc-xin cúm tái tổ hợp
Vắc-xin cúm tái tổ hợp nằm trong ba loại công nghệ sản xuất vắc-xin phòng chống cúm hiện nay. Vậy so với các loại công nghệ sản xuất vắc-xin phòng cúm như dựa trên trứng và dựa trên tế bào, thì vắc-xin cúm tái tổ hợp có những lợi ích gì khác biệt? 1. Vắc-xin cúm tái tổ hợp là gì? Vắc-xin cúm tái tổ hợp được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp. Phương pháp này không cần đến virus vắc-xin nuôi trứng và không sử dụng trứng trong quá trình sản xuất. Hiện tại, vắc-xin cúm tái tổ hợp và vắc-xin cúm được dựa trên việc nuôi cấy tế bào là những vắc-xin cúm không có trứng duy nhất được phép sử dụng tại Hoa Kỳ.Trong y học hiện nay có 3 công nghệ sản xuất vắc - xin phòng cúm được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration - FDA) của Hoa Kỳ phê chuẩn, bao gồm:Vắc - xin phòng cúm dựa trên trứng;Vắc - xin phòng cúm dựa trên tế bào;Vắc - xin phòng cúm tái tổ hợp;Vắc-xin tái tổ hợp được sản xuất khác với các loại vắc-xin cúm được phê duyệt trước đó. Vắc-xin cúm tái tổ hợp không sử dụng virus cúm hoặc trứng trong quy trình sản xuất. Vắc - xin phòng cúm tái tổ hợp được sản xuất với công nghệ khác 2. Những lợi ích của vắc-xin cúm tái tổ hợp Do vắc-xin cúm tái tổ hợp được sản xuất không phụ thuộc vào nguồn cung trứng vì vậy quy trình sản xuất vắc-xin cúm tái tổ hợp có thể nhanh hơn so với vắc-xin dựa trên trứng. Điều này được thể hiện rất rõ trong trường hợp không mong muốn là xảy ra đại dịch hoặc thiếu trứng cần thiết để phát triển vi-rút cúm. Vắc-xin cúm tái tổ hợp không bị giới hạn bởi việc lựa chọn virus vắc-xin thích nghi cho sự tăng trưởng trong trứng. Quá trình này cũng tránh được các đột biến có thể xảy ra khi virus phát triển trong trứng, điều này đôi khi có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin thành phẩm.Trong các nghiên cứu lâm sàng, độ an toàn của vắc-xin cúm tái tổ hợp tương đương với vắc-xin cúm tiêm khác. Tuy nhiên, dù an toàn nhưng vắc-xin cúm tái tổ hợp cũng xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn như: đau và đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi và đau cơ hoặc khớp... Nhìn chung, các tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc-xin cúm tái tổ hợp tương tự như các tác dụng phụ của các loại vắc-xin tiêm khác...FDA đặc biệt cân nhắc đối với những trường hợp bị dị ứng với trứng trong quá trình sản xuất vắc-xin phòng cúm. Những người không bị dị ứng trứng có thể nhận được bất kỳ loại vắc-xin cúm nào phù hợp với độ tuổi được khuyến nghị. Những người có tiền sử dị ứng trứng nghiêm trọng (những người có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài phát ban sau khi tiếp xúc với trứng) nên được tiêm vắc-xin trong môi trường y tế và được giám sát bởi các y tá, bác sĩ để nhận biết và kiểm soát các phản ứng dị ứng nghiêm trọng nếu có.Trung tâm vắc-xin - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và chuỗi Bệnh viện, phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng cúm. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe.Tư vấn về vắc-xin phòng bệnh, phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng. Vắc-xin tại Vinmec được bảo quản trong điều kiện tốt theo tiêu chuẩn GSP Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.Nếu có nhu cầu tiêm các mũi vắc-xin lẻ hoặc tiêm vắc-xin trọn gói. Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hanh-phuc-giup-ban-khoe-manh-hon-nhu-nao-vi
Hạnh phúc giúp bạn khỏe mạnh hơn như thế nào?
Tất cả chúng ta đều mong muốn một cuộc sống vui, trẻ, khoẻ. Thật vậy, ta luôn cố gắng tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc và mang lại những điều tích cực cho nhau. Hạnh phúc bao gồm những cảm xúc yêu thương, cảm thông, hy vọng,... Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều lời khuyên trong lối sống hằng ngày để giúp chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.Cùng nhau tìm hiểu về khái niệm và thói quen tạo nên hạnh phúc trong bài viết dưới đây. 1. Hạnh phúc là gì? "Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, nó chính là mục đích tồn tại cuối cùng và xuyên suốt cả cuộc đời của mỗi con người”. Đây là một câu nói của Aristotle- một nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Ông đã nói những lời này cách đây hơn 2.000 năm trước và nó vẫn còn được công nhận cho đến ngày nay.Mỗi người sẽ cảm nhận hạnh phúc theo những cách khác nhau. Đối với bạn, có lẽ nó đơn giản chỉ là sự bình yên khi được sống là chính mình. Mặt khác, có thể là cảm giác an toàn khi ở cùng bạn bè, những người chấp nhận bạn vô điều kiện. Hay được tự do theo đuổi ước mơ cũng chính là một loại hạnh phúc.Hạnh phúc mô tả trải nghiệm của những cảm xúc tích cực chẳng hạn như niềm vui, sự mãn nguyện và sự hài lòng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng hạnh phúc hơn không chỉ khiến bạn trở nên tốt hơn mà còn thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 2. Vậy hạnh phúc giúp cải thiện sức khỏe của bạn như thế nào? 2.1. Hạnh phúc giúp tăng cường hệ thống miễn dịchĐúng vậy. Hệ miễn dịch cực kì quan trọng đối với cơ thể và mỗi khi bạn hạnh phúc, nó sẽ làm cho hệ miễn dịch trở nên “mạnh mẽ” hơn.Một nghiên cứu được thực hiện trên 300 người được tiêm loại virus cảm lạnh thông thường qua thuốc nhỏ mũi và kết quả là những người kém hạnh phúc nhất có nguy cơ bị cảm lạnh thông thường cao gấp ba lần so với những người hạnh phúc hơn họ. Hãy sống vui vẻ để giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn luôn “mạnh mẽ”.2.2. Thúc đẩy lối sống lành mạnhHạnh phúc sẽ giúp bạn có một cuộc sống lành mạnh hơn. Người sống vui vẻ, lạc quan thường có những thói quen tích cực mang lại một cơ thể khỏe mạnh. Những người hạnh phúc có xu hướng ăn những chế độ ăn lành mạnh hơn, họ thích ăn trái cây, rau và các loại thực vật có lợi cho sức khỏe.Trong 7000 người trưởng thành, những người có năng lượng tích cực có khả năng tiêu thụ trái cây tươi và rau quả cao hơn 47% so với những người kém tích cực hơn.Hạnh phúc không chỉ đem lại lối sống lành mạnh như thói quen ăn uống mà nó còn cải thiện giấc ngủ và nhiều thói quan khác. Sống hạnh phúc và sức khỏe của bạn sẽ ngày càng được cải thiện.2.3. Giúp chống lại căng thẳngHạnh phúc sẽ giúp bạn giảm bớt mức độ căng thẳng. Thông thường, căng thẳng quá mức sẽ gây ra sự gia tăng nồng độ cortisol-một loại hormone góp phần gây ra nhiều tác hại của căng thẳng bao gồm rối loạn giấc ngủ, tăng cân, tiểu đường loại hai và huyết áp cao. Ta có thể thấy được hạnh phúc giống như một liều thuốc vô hình chống lại căng thẳng.2.4. Giúp giảm đauHạnh phúc có thể giúp bạn giảm đau khi mắc phải một số bệnh nhất định. Trong đó, có thể nhắc đến căn bệnh viêm khớp. Hạnh phúc giúp người mắc bệnh này có thể giảm chứng đau nhức và một số bệnh có liên quan khác.Ở một nghiên cứu khác, trên 1.000 người bị viêm khớp cho thấy những người hạnh phúc hơn có thể đi bộ nhiều hơn người kém hạnh phúc đến 711 bước mỗi ngày. Hạnh phúc có thể giúp ta cảm nhận nỗi đau theo một cách nhẹ nhàng hơn. Nó thường được thể hiện rõ nhất qua các trường hợp đau mãn tính như viêm khớp.2.5. Bảo vệ trái tim của bạnChắc hẳn bạn cũng đã thấy đâu đó hình ảnh sự tổn thương đã làm ảnh hưởng đến tim như thế nào. Nó có thể làm tim giảm huyết áp đột ngột và đây được xem như một yếu tố, nguy cơ chính gây ra bệnh tim-căn bệnh gây tử vong lớn nhất trên toàn thế giới.Song song với nó, có vẻ như hạnh phúc cũng có thể bảo vệ những người đã mắc căn bệnh này. Một đánh giá có hệ thống về 30 nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng hạnh phúc tích cực hơn ở những người trưởng thành mắc bệnh tim làm giảm 11% nguy cơ tử vong. Hãy để hạnh phúc tham gia một phần vào công cuộc bảo vệ tim của bạn nhé. Cuộc sống hạnh phúc sẽ giúp bảo vệ trái tim của bạn 2.6. Kéo dài thời gian sốngTừ những thói quen tốt cùng cũng như tác động tích cực như trên, chúng ta có thể thấy khả năng mà hạnh phúc giúp một người có thể sống lâu hơn. Hạnh phúc còn giúp ta có xu hướng mở rộng quan điểm, đón nhận và tiếp thu những luồng suy nghĩ và ý tưởng mới, tạo sự mới mẻ và lạc quan cho con người. 3. 10 thói quen giúp bạn hạnh phúc hơn Tự khiến bản thân hạnh phúc hơn sẽ không chỉ cải thiện cuộc sống của bạn mà còn có thể giúp bạn sống lâu hơn. Dưới đây là một số thói quen có thể giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Chỉ cần nhớ rằng phiên bản hạnh phúc của mọi người có một chút khác nhau và con đường đạt được điều đó cũng vậy.3.1. Bày tỏ lòng biết ơnBạn có thể cảm nhận hạnh phúc bằng cách nhận biết và bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người xung quanh. Một tuýp nhỏ dành cho bạn đó chính là viết ra ba điều mà bạn biết ơn vào cuối mỗi ngày và bày tỏ nó bằng những lời nói, hành động chân thành nhất.3.2. Khen ngợiNghiên cứu cho thấy rằng thực hiện các hành động tử tế có thể giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn. Hãy dành lời khen một cách chân thành và nó sẽ là một cách nhanh chóng và dễ dàng để làm thay đổi tâm trạng trong một ngày của ai đó trong khi nó cũng tăng cường hạnh phúc của chính bạn. Cũng đừng quên dành lời khen cho chính bản thân của bạn.3.3. Cười nhiều hơnCười sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc bình yên. Thật vậy, không nên chỉ có khi hạnh phúc mới cười mà đôi khi bạn nên nở một nụ cười vào những lúc lo lắng, thấp thỏm để ổn định tinh thần và tâm bạn trở nên an yên hơn. Tập nở một nụ cười vào mỗi buổi sáng khi đứng trước gương và yêu bản thân bạn nhiều hơn.3.4. Tập thể dụcTập thể dục vào mỗi buổi sáng hoặc đánh cầu lông không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất của bạn mà còn giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Ngoài ra, thể dục nhịp điệu được xem như một bộ môn tốt nhất tốt cho tim mạch và gia tăng cảm giác hạnh phúc.3.5. Ngủ đủ giấcNgủ sớm, ngủ đủ giấc luôn là một lời khuyên chân thành dành cho tất cả mọi người. Suy nghĩ nhiều trước khi ngủ có thể làm bạn có những cảm xúc tiêu cực. Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của bạn.3.6. Dành thời gian bên ngoàiRa ngoài đi dạo trong công viên hoặc làm vườn, hoà mình với không gian và thế giới bên ngoài. Thử dành ra năm phút mỗi ngày tập thể dục ngoài trời bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện đáng kể tâm trạng của bạn.3.7. Ngồi thiềnThiền là một bộ môn có thể làm gia tăng hạnh phúc. Ngoài ra, thiền cũng mang lại một loạt lợi ích khác như cải thiện giấc ngủ hay giảm cân,... Ngồi thiền giúp cuộc sống lành mạnh và khỏe mạnh hơn 3.8. Ăn uống lành mạnhHạnh phúc giúp bạn cải thiện thói quen ăn uống và ngược lại. Các nghiên cứu cho thấy bạn càng ăn nhiều trái cây và rau quả lành mạnh bạn càng hạnh phúc. Hơn thế nữa, ăn uống lạnh mạnh sẽ cải thiện sức khỏe của bạn về lâu dài.3.9. Hít thở sâuMỗi khi căng thẳng, vai của bạn bị siết chặt và bạn cảm thấy như thể bạn có thể “mất nó”. Tất cả chúng ta đều biết và sợ hãi mỗi khi cảm giác đó xuất hiện. Hãy thử nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu và hình dung về một kí ức đẹp hay một lời khuyên đến từ người bạn yêu thương. Đây có vẻ như là một biện pháp ngắn hạn hiệu quả nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.3.10. Thừa nhận sự thậtCó lẽ chúng ta hay tự chấn an và cố gắng tỏ ra tích cực. Điều đó rất tốt nhưng đôi khi trong một số trường hợp nó sẽ làm bạn cảm thấy nặng nề về sau này. Nếu bạn nhận được một số tin xấu, mắc lỗi hoặc chỉ cảm thấy như bạn đang tham gia một cuộc vui, đừng cố gắng giả vờ rằng bạn đang hạnh phúc. Cách tốt nhất là không trốn tránh mà hãy cảm nhận nó và tìm cách điều hướng mình về những niềm vui khác.Nếu một số thói quen trong số này tạo thêm căng thẳng hoặc không phù hợp với lối sống của bạn, hãy từ bỏ chúng. Bỏ một chút thời gian để thực hành, bạn sẽ tìm ra điều gì hiệu quả và điều gì là không phù hợp với mình.Dù bạn có hạnh phúc thực sự đi chăng nữa, thì việc sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, hài lòng hơn là điều nằm trong tầm tay. Một vài điều chỉnh đối với thói quen thường xuyên của bạn có thể giúp bạn đạt được điều đó. Nếu đã từng thử phá bỏ một thói quen xấu có thể bạn đã biết quá rõ chúng khắc sâu như thế nào, đã tổn hại tinh thần bạn như thế nào. Cùng với nó, những thói quen tốt cũng có thể được khắc sâu. Tại sao không bắt tay vào việc biến những thói quen tích cực trở thành một phần trong thói quen của bạn?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cho-con-bu-co-loi-nhu-nao-cho-ban-va-con-ban-vi
Cho con bú có lợi như thế nào cho bạn và con bạn?
Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho trẻ sơ sinh. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ bú sữa mẹ không chỉ tốt cho trẻ mà còn cải thiện sức khỏe, giúp các sản phụ phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là một số lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ. 1. Cho con bú sữa mẹ có những lợi ích nào? Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc song song với sữa công thức đều mang lại lợi ích cho mẹ và bé, bao gồm cả việc giảm nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (sudden infant death syndrome – SIDS), đây là một hội chứng nguy hiểm ở trẻ. Bên cạnh đó, cho con bú sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích như làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh tật và có thể là nguy cơ bị dị ứng. Bên cạnh đó, cho con bú sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh và béo phì ở người mẹ, cũng như trầm cảm sau sinh.Đối với trẻ, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ còn vượt xa chế độ dinh dưỡng cơ bản. Ngoài việc chứa tất cả các vitamin và chất dinh dưỡng mà trẻ sơ sinh cần, sữa mẹ còn chứa các chất chống lại bệnh tật để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.Đó là một lý do mà Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên và bất kỳ thời gian nào cho con bú đều có lợi, kể cả khi kết hợp với bú sữa công thức. 2. Cho con bú làm giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới đều khuyến nghị cho con bú để giúp giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).Một nghiên cứu lớn cho thấy rằng bất kỳ lượng sữa mẹ nào - không cần phải là hoàn toàn đều có tác dụng bảo vệ chống lại SIDS. Cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất hai tháng hoàn toàn hoặc một phần song song với bú sữa công thức làm giảm gần một nửa nguy cơ SIDS. Cho con bú lâu hơn sẽ tăng khả năng bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ này. Cho con bú làm giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) 3. Sữa mẹ giúp bảo vệ con bạn khỏi bệnh tật Lợi ích sức khỏe mang lại cho trẻ tốt nhất thông qua việc nuôi con bằng sữa mẹ là bảo vệ trẻ khỏi rất nhiều bệnh tật trong thời gian trẻ bú sữa mẹ. Các kháng thể, còn được gọi là immunoglobulin, giúp hệ thống miễn dịch của bé chống lại các tác nhân gây bệnh (vi sinh vật như vi rút và vi khuẩn gây bệnh). Những kháng thể này được tìm thấy trong sữa mẹ và không thể được tạo ra trong sữa công thức.Kháng thể chính trong sữa mẹ được gọi là immunoglobulin A (IgA) tiết. IgA tiết ở trẻ sơ sinh chỉ có số lượng thấp và lượng IgA được cung chủ yếu bởi sữa mẹ với nồng độ rất cao, đặc biệt trong sữa non (loại sữa đầu tiên mà cơ thể sản xuất). Theo thời gian, mức độ kháng thể trong sữa mẹ giảm dần khi hệ thống miễn dịch của bé tạo ra nhiều kháng thể hơn.Điều đáng chú ý hơn nữa: Cơ thể mẹ tạo ra IgA tiết ra đặc hiệu để chống lại các mầm bệnh mà người mẹ đã tiếp xúc. Sữa mẹ sẽ truyền theo sự bảo vệ tùy chỉnh này cho trẻ sơ sinh.Vi rút gây bệnh đường ruột, cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp khác, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai và viêm màng não ít xảy ra hơn ở trẻ bú sữa mẹ và mức độ nghiêm trọng cũng ít hơn nếu xảy ra khi trẻ có được những kháng thể này bảo vệ. Ngay cả những em bé thường xuyên ở gần những đứa trẻ khác và tiếp xúc với nhiều vi trùng hơn (ví dụ như ở nhà trẻ) cũng ít bị ốm hơn nếu chúng được bú sữa mẹ. 4. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh về sau Sự bảo vệ của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với bệnh tật trong thời gian về sau, ngay cả khi trẻ không còn bú mẹ.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở trẻ em, chẳng hạn như bệnh bạch cầu cấp. Các nhà khoa học không biết chính xác cách sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng họ cho rằng các kháng thể trong sữa mẹ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.Việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ tránh được một số bệnh phát sinh sau này, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, cholesterol cao và bệnh viêm ruột. Trên thực tế, những đứa trẻ sinh non được bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị cao huyết áp hơn khi chúng ở tuổi thanh thiếu niên. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc cho con bú sữa mẹ bảo vệ chống lại bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh về sau 5. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh dị ứng và bệnh chàm của trẻ Trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử dị ứng sẽ được bảo vệ khỏi dị ứng khi so sánh với trẻ được nuôi bằng sữa bò hoặc sữa công thức đậu nành.Các nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ có nguy cơ bị dị ứng và được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất bốn tháng sẽ có ít nguy cơ bị dị ứng sữa, chàm và thở khò khè trong giai đoạn đầu đời. Các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ về thời gian bảo vệ này và liệu việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại lợi ích ở những em bé không có nguy cơ bị dị ứng. 6. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể tăng cường trí thông minh của trẻ Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc cho con bú và phát triển nhận thức. Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc bú sữa mẹ và khả năng nhận thức đã phát hiện ra rằng trẻ em được bú sữa mẹ có điểm số trong các bài kiểm tra trí thông minh trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên cao hơn những trẻ không được bú sữa mẹ. Nghiên cứu này đã tính toán và loại trừ những sự khác biệt về cách nuôi dạy con cái, môi trường gia đình và chỉ số IQ của các bà mẹLợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sự phát triển não bộ có thể đặc biệt quan trọng đối với trẻ sinh non. Trong một nghiên cứu, cho trẻ sinh non (trước 30 tuần) bú sữa mẹ trong 28 ngày đầu tiên giúp tăng khối lượng não cũng như thành tích học tập và kỹ năng vận động mạnh ở tuổi lớn hơn.Các chuyên gia cho thấy liên kết tình cảm diễn ra trong thời kỳ cho con bú có thể góp phần vào một số lợi ích về trí não, nhưng các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ (đặc biệt là axit béo) có thể đóng vai trò lớn nhất. 7. Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh Các nhà nghiên cứu tiếp tục xem xét mối quan hệ giữa việc cho con bú và chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum depression - PPD). Một số nghiên cứu báo cáo rằng việc cho con bú có thể bảo vệ chống lại hoặc giúp phụ nữ phục hồi nhanh hơn khỏi các triệu chứng của PPD.Các nghiên cứu khác cho thấy bạn có thể có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh nếu bạn gặp vấn đề về cho con bú hoặc muốn cho con bú nhưng không thể. Một nghiên cứu lớn cho thấy rằng những phụ nữ dự định cho con bú và duy trì việc cho con bú có nguy cơ mắc bệnh PPD thấp nhất, trong khi nguy cơ cao nhất được tìm thấy ở những phụ nữ dự định cho con bú nhưng không cho con bú.Bạn có thể được điều trị chứng trầm cảm và vẫn cho con bú. Bạn nên tìm đến các bác sĩ và được tư vấn về các phương pháp điều trị an toàn cho PPD khi cho con bú. Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh 8. Cho con bú có thể làm giảm mức độ căng thẳng của bạn Nhiều phụ nữ cho biết họ cảm thấy thoải mái khi cho con bú. Đó là bởi vì việc kích hoạt giải phóng oxytocin - "hormone tình yêu" khi cho con bú. Oxytocin thúc đẩy co bóp tạo sữa và thư giãn, khi oxytocin tăng lên giúp giảm huyết áp và giảm mức cortisol - "hormone căng thẳng". (Oxytocin được giải phóng trong khi cho con bú cũng giúp tử cung co lại sau khi sinh giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.) 9. Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh của phụ nữ:Bệnh tiểu đường loại 2Loãng xươngViêm khớp dạng thấpBệnh tim mạch (nhờ giảm huyết áp và mức cholesterol)Một số bệnh ung thưPhụ nữ cho con bú càng lâu thì càng được bảo vệ khỏi ung thư vú và ung thư buồng trứng. Cũng có bằng chứng cho thấy việc cho con bú sữa mẹ bảo vệ khỏi ung thư nội mạc tử cung. Đối với bệnh ung thư vú, cho con bú ít nhất một năm dường như có tác dụng bảo vệ tốt nhất.Không hoàn toàn rõ việc cho con bú giúp bảo vệ chống ung thư vú như thế nào, nhưng nó có thể liên quan đến những thay đổi cấu trúc trong mô vú do cho con bú và thực tế là việc cho con bú ngăn chặn lượng estrogen mà cơ thể bạn sản xuất. Các nhà nghiên cứu cho rằng tác động bảo vệ khỏi ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến việc ức chế estrogen.Ngoài ra, cho con bú làm giảm nguy cơ béo phì. Các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ cho con bú có tỷ lệ béo phì thấp hơn. 11. Khoảng thời gian tối thiểu bà mẹ có thể cho con bú mà vẫn mang lại cho con những lợi ích sức khỏe là bao lâu? Nên cho trẻ bú sữa mẹ trong bất kỳ khoảng thời gian nào mà bạn có thể, bởi vì sữa của bạn cung cấp một số biện pháp bảo vệ trẻ. Em bé của bạn sẽ có được những lợi ích từ giọt sữa non đầu tiên. Nếu bạn bị cúm khi đang cho con bú hoặc tiêm phòng cúm khi đang cho con bú, con bạn sẽ nhận được kháng thể từ sữa mẹ trước khi đủ tuổi để tiêm vắc xin cúm khi được 6 tháng.Các lợi ích cũng tăng lên theo thời gian. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn nghĩa là không có thức ăn đặc, sữa công thức hoặc nước trong ít nhất sáu tháng giúp mang lại sự bảo vệ tốt nhất. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng hoặc lâu hơn có khả năng chống lại bệnh tật nhiều hơn so với trẻ được bú sữa mẹ trong khoảng thời gian ngắn hơn.Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá mà không loại sữa nào có thể sánh được. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho trẻ mà còn cải thiện sức khỏe tốt cho cả người mẹ. Nguồn tham khảo: babycenter.com
https://suckhoedoisong.vn/75-ung-thu-phoi-khong-som-phat-hien-duoc-vi-sao-169190241.htm
20-04-2021
75% ung thư phổi không sớm phát hiện được, vì sao?
Đến nay, nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi chưa rõ ràng, tuy nhiên khoảng 90% bệnh nhân là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc lá bị động) trong thời gian dài. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút. Theo PGS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, trên 75% bệnh nhân ung thư phổi tại nước ta được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn và tốn kém cho điều trị, thời gian sống thêm không nhiều. Ung thư phổi rất khó phát hiện sớm do dấu hiệu khởi phát nghèo nàn, chụp Xquang thường không phát hiện được khối u kích cỡ nhỏ. Bệnh gồm 2 loại: Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15-20%) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (chiếm 80-85%), trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ là thể ác tính hơn. Khả năng sống thêm 5 năm với ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ khoảng 6%, ung thư phổi tế bào lớn khoảng 18%. Ung thư phổi diễn biến rất âm thầm, chỉ có triệu chứng ở giai đoạn muộn. Chụp Xquang thông thường không thể phát hiện sớm tổn thương và đến nay cũng chưa có phương pháp nào phát hiện được sớm bệnh thực sự có hiệu quả. Theo thống kê, ngay tại các nước phát triển, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1, 2). Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu ung thư phổi rất nghèo nàn. Các biểu hiện như ho khan dai dẳng, sốt về chiều, sút cân, đau ngực, ho ra máu... đều không phải những dấu hiệu đặc hiệu của ung thư phổi, các triệu chứng này cũng dễ gặp trong viễm nhiễm phế quản phổi. Vì vậy, thường khi chụp Xquang phát hiện ra, khối u đã to 2-10cm. Gần đây đã có thêm những tiến bộ mới trong chẩn đoán bằng chụp CT liều thấp, song việc phát hiện sớm ung thư phổi vẫn là thách thức lớn, ngay cả với nước phát triển. Tại Mỹ, các bác sĩ mới chỉ đưa ra khuyến cáo, chưa có chỉ định tầm soát ung thư phổi bằng CT liều thấp. Đây là phương pháp chụp kết hợp giữa Xquang với phần mềm vi tính, tạo ra nhiều hình ảnh cắt ngang, hỗ trợ diễn giải hình ảnh giúp phát hiện sớm hơn các tổn thương nhỏ với mức sử dụng bức xạ thấp hơn khoảng 80% so với chụp Xquang thông thường. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) hiện khuyến nghị tầm soát ung thư phổi hàng năm bằng phương pháp chụp cắt lớp CT scan ngực liều thấp cho những người từ 55-74 tuổi từng có tiền sử hút thuốc. Ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, phương pháp điều trị nhắm trúng đích và miễn dịch cũng đang rất có triển vọng với ung thư phổi. Đây cũng là xu hướng điều trị ung thư của thế giới trong tương lai. Với thuốc nhắm trúng đích, hầu hết bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, tái phát di căn tại tuyến trung ương đều được sử dụng, tuy nhiên chỉ là các thuốc generic, hiện BHYT hỗ trợ chi trả 50%. Trong điều trị miễn dịch có 2 phương pháp chính. Thứ nhất, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch để tháo bỏ những “chốt” do tế bào ung thư tạo ra nhằm kìm hãm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, chi phí dùng thuốc đắt, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng thấp và chỉ tháo được 15-20% “chốt”, không phải tất cả. Phương pháp thứ hai dùng máu của chính bệnh nhân, tách chiết tế bào miễn dịch lympho T, sau đó nhân lên rồi truyền lại cho bệnh nhân. Liệu pháp này giúp cơ thể tăng cường sức để kháng để “đánh bại” tế bào ung thư, giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống thêm. Phương pháp này đang được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-che-cua-phuong-phap-di-chuyen-bach-cau-hat-bach-cau-don-nhan-trong-dieu-tri-viem-loet-dai-trang-vi
Cơ chế của phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân trong điều trị viêm loét đại tràng
Bài được viết bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Mai Viễn Phương - Trưởng Đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Viêm loét đại tràng (viêm loét đại tràng ) là một tình trạng viêm mãn tính không rõ nguyên nhân và có diễn tiến lâm sàng tái phát. Khoảng một nửa số bệnh nhân có một đợt bệnh nhẹ và dễ dàng quản lý bằng aminosalicylate, trong khi nửa còn lại cần ít nhất một đợt corticosteroid uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Trong số các loại thuốc sau, thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm thiopurines và / hoặc tác nhân sinh học) được yêu cầu trong 75% trường hợp đối với chứng khúc xạ steroid, phụ thuộc steroid hoặc hoạt động bệnh mãn tính.Ngay cả với các loại thuốc mạnh hơn hiện có, chỉ 30% đến 40% trong số những bệnh nhân đó đạt được kiểm soát bệnh thích hợp (tức là thuyên giảm lâm sàng) trong thời gian trung hạn như được đánh giá trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng) và một tỷ lệ lớn trong số đó mất đi lợi ích điều trị ban đầu về lâu dài.Ngoài ra, các thuốc ức chế miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội/nghiêm trọng và ung thư, cũng như các kết quả bất lợi khác, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm suy tim mãn tính và các biến chứng huyết khối tắc mạch, đặc biệt là ở những bệnh nhân cao tuổi khởi phát cao tuổi hoặc lâu năm, viêm loét đại tràng mãn tính và những người mắc các bệnh đồng mắc khác. 1. Điều chỉnh hoạt động và số lượng bạch cầu trung tính niêm mạc có thể là một phương pháp điều trị khả thi trong viêm loét đại tràng Từ quan điểm gây bệnh, bạch cầu trung tính dường như đóng một vai trò quan trọng trong tổn thương mô. Cũng như trong các tình trạng viêm mãn tính khác, rối loạn điều hòa apoptosis của bạch cầu trung tính đã được quan sát thấy ở viêm loét đại tràng. Thâm nhiễm bạch cầu trung tính là một dấu hiệu của viêm loét đại tràng như được nhấn mạnh bởi thực tế, nó là một thành phần quan trọng của việc phân loại mức độ nghiêm trọng của viêm loét đại tràng trong một số điểm mô học.Hơn nữa, sự hiện diện của bạch cầu trung tính trong sinh thiết đại tràng niêm mạc có liên quan đến nguy cơ tái phát lâm sàng và thậm chí là loạn sản, khiến một số tác giả coi sự thuyên giảm mô học là mục tiêu điều trị cuối cùng trong viêm loét đại tràng. Do đó, điều chỉnh hoạt động và số lượng bạch cầu trung tính niêm mạc có thể là một phương pháp điều trị khả thi trong viêm loét đại tràng, mặc dù chưa có loại thuốc nhắm mục tiêu vào các tế bào này. Di chuyển bạch cầu hạt giúp điều trị viêm loét đại tràng 2. Hiệu quả điều trị của phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân (GMA) Hiệu quả điều trị của phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân (GMA) dựa trên việc loại bỏ các bạch cầu trung tính đã hoạt hóa khỏi dòng máu mà không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, do các tế bào chưa trưởng thành được di chuyển từ các bể tạo máu. Tại Nhật Bản, phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân đã được Bảo hiểm Y tế Quốc gia chi trả cho việc điều trị viêm loét đại tràng hoạt động kể từ tháng 4 năm 2000 và nó được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, ngay cả khi là liệu pháp đầu tay cho viêm loét đại tràng hoạt động mức độ trung bình đến nặng trong đơn trị liệu.Tuy nhiên, mặc dù phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân được đánh dấu CE để điều trị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh vẩy nến mụn mủ và bệnh Behçet ở Liên minh Châu Âu nhưng nó hầu như không được sử dụng ở Châu Âu.Các kỹ thuật apheresis khác tập trung vào việc loại bỏ tế bào lympho đã được nghiên cứu trong quá khứ nhưng chúng hiện không có sẵn trên thị trường. Do một số khác biệt về đặc điểm di truyền, dịch tễ học và lâm sàng giữa viêm loét đại tràng phương Tây và Châu Á đã được báo cáo và những điều này có thể dẫn đến sự khác biệt trong phản ứng với các liệu pháp, các tác giả mong muốn đưa ra một cái nhìn tổng quan về cơ chế hoạt động, dữ liệu lâm sàng gần đây và các khía cạnh thực tế của việc sử dụng GMA trong viêm loét đại tràng từ góc độ Châu Âu. 3. Cơ chế hoạt động chọn lọc của phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân Phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân là một kỹ thuật điện di chuyển từ tĩnh mạch đến tĩnh mạch ngoài cơ thể. Thiết bị để thực hiện phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân có sẵn (Adacolumn TM , JIMRO, Takasaki, Nhật Bản) là một cột có chứa 35.000 hạt cellulose diacetate (đường kính 2 mm) như chất mang phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân được ngâm trong nước muối đẳng trương trong vỏ polycarbonate 335 mL.Máu chảy vào cột và trở lại bệnh nhân theo đường ra của cột, thường qua hai ống thông tĩnh mạch ngoại vi. Nhiều nghiên cứu lâm sàng, in vitro và ex vivo đã được thực hiện để xác định cơ chế hoạt động của phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân. Tác dụng chính là loại bỏ có chọn lọc các tế bào hạt, bạch cầu đơn nhân, cùng với một số lượng nhỏ hơn các tiểu cầu khỏi dòng máu, có thể thấy được bằng cách so sánh số lượng của chúng trong cột dòng vào và dòng ra.Các hạt xenlulo hấp thụ các globulin miễn dịch (Ig) G và các đơn vị miễn dịch trong tuần hoàn và kích hoạt sự hoạt hóa các mảnh bổ thể C3a và C5a, cho phép loại bỏ các tế bào hạt và bạch cầu đơn nhân thông qua sự tương tác của IgG và các đơn phân miễn dịch với thụ thể Fc gamma và các vị trí gắn kết của bổ thể bạch cầu, thụ thể (không có trong tế bào lympho). Do đó, các chất mang phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân hấp phụ một cách chọn lọc các bạch cầu từ máu ngoại vi, với các bạch cầu hạt thể hiện ái lực cao nhất đối với các hạt chất mang.Mặc dù loại bỏ bạch cầu hạt, tổng số bạch cầu hạt lưu hành sau khi phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân vẫn ổn định. Trên thực tế, các nghiên cứu đo tế bào dòng chảy trong các dòng cột dòng vào và dòng ra đã quan sát thấy sự giảm CD10 (+) (trưởng thành và hoạt hóa) và sự gia tăng các tế bào hạt CD10 (-) (chưa trưởng thành, chưa hoạt hóa), cho thấy sự gia tăng số lượng của các tế bào này lưu thông.Tương tự, sự giảm đáng kể các tế bào đơn nhân CD14 (+) và CD16 (+) ngoại vi (kiểu hình tiền viêm) đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột được điều trị bằng phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân . Cuối cùng, sự gia tăng đáng kể mức độ lưu hành của kiểu hình CD4+CD25high + / FoxP3 (tế bào T điều hòa chức năng) sau một đợt điều trị phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân cũng đã được báo cáo ở bệnh nhân viêm loét đại tràng. Sơ đồ cơ bản của quy trình điện di chuyển bạch cầu hạt Các cơ chế hoạt động chính của của phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân: Trong bộ lọc hấp thụ Trong máu của bệnh nhân (1) Hấp thụ IgG lưu hành và các đơn giản miễn dịch bởi các hạt xenlulo; (1) Giảm bạch cầu trung tính hoạt hóa và bạch cầu đơn nhân chống viêm (CD14 + CD16 +); (2) Hoạt hóa các đoạn bổ thể (C3a, C5a); (2) Tế bào apoptotic tương tác với tế bào B điều hòa, tạo ra IL-10 và tế bào B điều hòa trưởng thành; (3) Hấp thu bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân qua các thụ thể Fc𝛾 (IgG và immune complexes) và các vị trí liên kết của các thụ thể bổ thể bạch cầu (không có trong tế bào lympho); (3) Sự trở lại của các chất do tế bào hấp phụ giải phóng: IL-1ra và HGF. (4) Tạo ra tế bào apoptotic. Ghi chú: IgG: Immunoglobulin G; IL: Interleukin; HGF: Yếu tố tăng trưởng tế bào gan.Nồng độ Cytokine chống viêm tỷ lệ thuận với số lượng tế bào bám vào chất mang:Ngoài những thay đổi này trong kiểu hình của bạch cầu ngoại vi, các nghiên cứu in vitro sử dụng máu toàn phần của người ủ với chất mang phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân đã đo lượng đáng kể chất đối kháng thụ thể interleukin (IL) -1, yếu tố tăng trưởng tế bào gan và yếu tố hoại tử khối u hòa tan (TNF) thụ thể I và II giải phóng từ bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân bám vào chất mang.Điều thú vị là số lượng các cytokine chống viêm này tỷ lệ thuận với số lượng tế bào bám vào chất mang. Một số cytokine này có thể đến được hệ tuần hoàn của bệnh nhân, có tác dụng có lợi đối với quá trình viêm. Cuối cùng, sự tiếp xúc của bạch cầu trung tính với các hạt cellulose dẫn đến việc tạo ra các tế bào apoptotic và hơn 40% các tế bào apoptotic này tái nhập vào máu của bệnh nhân và có thể tương tác với các tế bào B, tạo ra IL-10 sản xuất các tế bào B điều hòa.Trên đây là một số thông tin về phương pháp di chuyển bạch cầu hạt / bạch cầu đơn nhân trong điều trị viêm loét đại tràng. Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác. Tài liệu tham khảo: Domènech E, Grífols JR, Akbar A, Dignass AU. Use of granulocyte/monocyte apheresis in ulcerative colitis: A practical review from a European perspective. World J Gastroenterol 2021; 27(10): 908-918 [PMID: 33776362 DOI: 10.3748/wjg.v27.i10.908]
https://tamanhhospital.vn/cach-cham-soc-benh-nhan-dat-ong-thong-tieu/
20/09/2023
Cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà bài bản A-Z
Đặt ống thông tiểu hay sonde tiểu là thủ thuật điều trị các bệnh về hệ bài tiết. Do ống thông tiểu đặt trực tiếp từ ngoài vào trong bàng quang qua đường tiết niệu nên khi đặt sonde tiểu liên tục, người bệnh dễ gặp tình trạng nhiễm trùng, do vi khuẩn bên ngoài tấn công vào. Vậy cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà như thế nào? Mục lụcTrường hợp nào cần phải đặt ống thông tiểu?Những điều cần lưu ý sau khi đặt ống thông tiểuHướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu1. Làm thế nào để làm sạch sonde tiểu?2. Cách thay túi đựng nước tiểu3. Cách vệ sinh túi đựng nước tiểu4. Hướng dẫn chungBệnh nhân đặt ống thông tiểu nên ăn gì, kiêng gì?Khi nào cần gặp bác sĩ?Trường hợp nào cần phải đặt ống thông tiểu? Đặt ống thông tiểu được dùng để điều trị chứng bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ. Ống sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tiết niệu, đi trực tiếp đến bàng quang và rút nước tiểu ra ngoài. Bên cạnh 2 nhóm đối tượng này, một số trường hợp cũng được chỉ định đặt ống thông tiểu bao gồm: Người mắc sỏi bàng quang, sỏi thận, có cục máu đông, phì đại tuyến tiền liệt, sẹo gây hẹp đường tiết niệu khiến dòng nước tiểu bị chặn lại. Người có tiền sử phẫu thuật tuyến tiền liệt. Người từng phẫu thuật bộ phận sinh dục để điều trị các tổn thương như gãy xương hông, cắt bỏ cổ tử cung. Tổn thương thần kinh bàng quang. Chấn thương tủy sống. Bệnh nhân rối loạn tâm thần, mất trí nhớ. Người bệnh dùng thuốc làm suy yếu bàng quang, giảm khả năng co bóp bàng quang, nước tiểu không được đẩy ra ngoài và tồn lại bên trong. Tật đốt sống chẻ đôi. Sinh con dưới gây tê ngoài màng cứng. Dẫn lưu bàng quang trước và sau khi thực hiện một số phẫu thuật. Một vài trường hợp, việc đặt ống thông tiểu chỉ tạm thời, sonde tiểu sẽ được rút ra khi bàng quang rỗng. Với một số người bệnh nặng, người mất khả năng đi tiểu tự nhiên có thể phải dùng ống thông tiểu trong thời gian dài. (1) Ống thông tiểu được dùng làm rỗng bàng quang do bệnh nhân mất khả năng đi tiểu tự nhiên Những điều cần lưu ý sau khi đặt ống thông tiểu Người bệnh đặt ống thông tiểu liên tục, trong thời gian dài có nguy cơ nhiễm trùng cao, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bệnh ngoài xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn gây nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang; thậm chí cả thận,… gọi chung là nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiểu. Khi bị nhiễm trùng tiểu, người bệnh thường thấy nước tiểu đục, thay đổi màu sắc, đau vùng bụng dưới, sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh, rùng mình. Không chỉ nhiễm trùng, sonde tiểu còn là nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu đạo, rò rỉ nước tiểu, co thắt bàng quang, tổn thương niệu đạo,… (2) Chưa dừng lại ở đó, khi đặt sonde tiểu người bệnh còn đối mặt với một số rủi ro như: Chấn thương niệu đạo hoặc chấn thương bàng quang do đưa ống thông tiểu vào không đúng cách hoặc ống thông bị kéo tuột ra khi di chuyển. Hẹp niệu đạo do mô sẹo vì đặt và rút ống thông tiểu nhiều lần. Sỏi bàng quang. Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu 1. Làm thế nào để làm sạch sonde tiểu? Ống Foley là loại sonde tiểu được dùng nhiều hiện nay. Cấu tạo của nó gồm 2 đầu, 1 đầu đi vào niệu đạo, đến bàng quang, đầu còn lại có 2 nhánh, 1 nhánh dùng bơm bóng cố định, nhánh còn lại nối với túi đựng nước tiểu. Khi đặt sonde tiểu liên tục, người bệnh cần được vệ sinh hệ thống dẫn lưu này 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. (3) Để làm sạch sonde tiểu bạn cần chuẩn bị: 2 tấm vải sạch. 1 tấm khăn sạch. Xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh. Nước ấm. Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bạn thực hiện thao tác vệ sinh ống thông tiểu theo trình tự như sau: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm. Thấm xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh vào vải. Cố định ống thông bằng 1 tay, lưu ý không kéo mạnh ống thông vì sẽ làm đau bệnh nhân. Lau ống thông bằng 1 miếng vải đã thấm xà phòng. Để hạn chế việc vi khuẩn từ ống thông đi vào cơ thể gây viêm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn bắt đầu lau từ chỗ ống thông đi vào cơ thể hướng ra túi đựng nước tiểu. Dùng 1 tấm vải khác đã được thấm xà phòng và vệ sinh khu vực xung quanh vị trí ống thông đi vào cơ thể. Với nam giới, vị trí này nằm ở đỉnh dương vật, khi vệ sinh phải lau từ đỉnh đến các khu vực khác, vệ sinh luôn cả bao quy đầu. Còn ở nữ, vệ sinh từ vị trí ống thông đi vào cơ thể, vệ sinh âm hộ, lau từ phía âm hộ ngược về hậu môn. Lưu ý khi vệ sinh sonde tiểu chỉ được lau theo một chiều từ vị trí ống thông đi vào cơ thể đến túi đựng nước tiểu. Rửa tay thật sạch, sau đó sử dụng khăn sạch để lau khô ống thông tiểu. Mang các loại khăn, vải đã sử dụng để vệ sinh ống thông đi giặt sạch, diệt khuẩn, chuẩn bị cho lần sử dụng tiếp theo. Rửa lại tay 1 lần nữa với xà phòng. Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt ống thông tiểu nam: Quy trình và lưu ý Trong quá trình vệ sinh ống thông tiểu, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như: vùng da xung quanh ống sonde tiểu sưng đỏ, có mủ, đau nhức. Khi này bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để được hỗ trợ xử lý, nhanh chóng khắc phục tình trạng nhiễm trùng. Rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh ống thông tiểu 2. Cách thay túi đựng nước tiểu Để thuận tiện cho sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, người bệnh thường chọn đeo túi đựng nước tiểu ở chân. Còn khi đi ngủ sẽ treo túi ở chân giường. Những túi đựng nước tiểu này cần được thay thế thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc trào ngược nước tiểu vào bàng quang. Trước khi thay túi đựng nước tiểu, bạn cần chuẩn bị: Một túi đựng nước tiểu mới. Xà phòng. Hai miếng bông gòn đã thấm cồn. Cách thay túi đựng nước tiểu được tiến hành theo các bước như sau: Rửa tay sạch với xà bông. Nếu ống tiểu có van, bạn khóa van ống lại, sau đó mới tháo túi nước tiểu đang dùng ra. Dùng 1 miếng bông gòn thấm cồn lau sạch đầu sonde tiểu. Sử dụng 2 ngón tay nắm đầu của túi đựng nước tiểu mới, dùng miếng bông thấm cồn còn lại lau đầu túi đựng nước tiểu mới. Nối túi đựng nước tiểu mới vào đầu ống sonde tiểu. Kiểm tra xem dây ống thông có bị xoắn hoặc uốn cong không. Sau đó tháo hết nước tiểu trong túi cũ vào bồn cầu, vứt túi đựng nước tiểu vào thùng chứa rác thải y tế. Rửa tay thật sạch. 3. Cách vệ sinh túi đựng nước tiểu Khi thay túi đựng nước tiểu, bạn có thể vứt bỏ túi hoặc giữ lại để tái sử dụng cho các lần tiếp theo. Để vệ sinh túi đựng nước tiểu bạn cần chuẩn bị những dụng cụ như sau: Nước lạnh và nước ấm. Nước xà phòng. Giấm trắng. Các bước vệ sinh túi đựng nước tiểu được thực hiện theo trình tự sau đây: Rửa tay thật sạch với xà phòng và nước ấm. Vệ sinh phần bên trong túi đựng nước tiểu bằng xà phòng và nước lạnh. Rửa túi lại bằng nước lạnh để làm sạch bọt xà phòng. Pha giấm và nước lạnh với tỷ lệ 1:1 (1 chén giấm trắng pha với 1 chén nước lạnh). Cho dung dịch giấm trắng đã pha vào túi đựng nước tiểu và lắc đều khoảng 30 giây. Để túi đứng yên từ 15 – 30 phút, sau đó đổ bỏ hỗn hợp giấm và rửa túi lại với nước sạch. Treo ngược túi lên, để nơi khô ráo, chờ cho túi khô. Rửa tay lại 1 lần nữa. Túi đựng nước tiểu có thể tái sử dụng sau khi được làm sạch 4. Hướng dẫn chung Để giữ cho ống thông tiểu không tắc nghẽn, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, người chăm sóc lẫn bệnh nhân cần tuân thủ một số hướng dẫn chung sau đây: Thường xuyên kiểm tra ống thông xem có uốn cong, bị xoắn khiến nước tiểu khó chảy ra hay không. Khu vực xung quanh ống thông không được sử dụng bất kỳ loại kem bôi hoặc thuốc xịt nào. Xả nước tiểu định kỳ từ 2 – 4 giờ 1 lần hoặc khi nước tiểu đầy một nửa túi chứa. Luôn giữ túi nước tiểu thấp hơn bàng quang để nước tiểu dễ thoát ra ngoài và tránh nhiễm trùng tiểu do trào ngược. Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bất kỳ vị trí nào của hệ thống ống thông tiểu. Bệnh nhân đặt ống thông tiểu nên ăn gì, kiêng gì? Người bệnh đặt ống thông tiểu liên tục nên uống nhiều nước hơn bình thường. Mức khuyến nghị từ các chuyên gia y tế là 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn ống thông tiểu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bệnh kết hợp với chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường trái cây, rau và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày để không bị táo bón. Không ăn quá nhiều cùng lúc, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Vì nếu ruột bị đầy, ống thông tiểu có thể đè lên bàng quang gây ra các vấn đề về thoát nước và rò rỉ xung quanh ống thông. Nếu có thể, hãy cố gắng kết hợp với việc tập luyện các bài tập phù hợp, tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Điều quan trọng nhất trong khi chăm sóc bệnh nhân đặt sonde tiểu tại nhà là uống đủ nước. Khi nào cần gặp bác sĩ? Trong quá trình đặt sonde tiểu, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức: Xuất hiện cơn đau do co thắt bàng quang nghiêm trọng hoặc liên tục. Ống thông bị tắc hoặc nước tiểu rỉ ra quanh khu vực đặt ống. Nước tiểu có lẫn máu hoặc có các cục máu đông. Đi ngoài ra máu đỏ tươi. Có các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu như: đau bụng dưới, sốt cao, rùng mình. Ống thông tiểu rơi ra ngoài. (4) Các bác sĩ sẽ nhanh chóng chẩn đoán tình trạng hiện tại của người bệnh và đưa ra phương án điều trị hợp lý. Nếu đang tìm một bệnh viện uy tín để thực hiện thủ thuật đặt sonde tiểu hay khắc phục những biến chứng, rủi ro sau khi đặt sonde tiểu, hãy đến ngay BVĐK Tâm Anh. Tại Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại bật nhất sẽ giúp bạn được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả các vấn đề sức khỏe. Sống chung với ống thông có thể là một thử thách đối với nhiều bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần nắm rõ cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà, giúp người bệnh hạn chế được các nguy cơ biến chứng, rủi ro khi đặt sonde tiểu.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/giai-doc-gan-tue-linh-plus-dong-hanh-cung-hoi-thao-gan-mat-tuy-20221123121612610.htm
20221123
Giải độc gan Tuệ Linh Plus đồng hành cùng Hội thảo gan mật tụy
Sự kiện do nhãn hàng Giải độc gan Tuệ Linh Plus, Hội gan mật Việt Nam, Phân hội Phẫu thuật gan mật tụy Việt Nam phối hợp cùng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long tổ chức. Điểm nhấn của hội thảo là có hơn 30 báo cáo khoa học đi sâu nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Sự kiện có sự tham gia của hàng trăm bác sĩ chuyên khoa gan mật. Hội thảo cũng cập nhật những tiến bộ mới nhất trong nghiên cứu và điều trị bệnh lý gan mật tụy tại Việt Nam. Giải độc gan Tuệ Linh Plus góp sức vào công cuộc đẩy lùi viêm gan, xơ gan Việt Nam ước tính hiện có 8,7 triệu người viêm gan B mạn và một triệu người có virus viêm gan C, trong đó có ít nhất 3,22 triệu người viêm gan B cần phải điều trị. Viêm gan B chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp chỉ nhằm kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan, ngăn chặn sự tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Hiện nay, tuy đã có nhiều thuốc kháng virus được sử dụng nhưng kèm với đó, người bệnh thường gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Ở thể người lành mang bệnh, người bệnh không có chỉ định dùng thuốc kháng virus lại vẫn đối mặt với nguy cơ bệnh biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Giải độc gan Tuệ Linh Plus là phiên bản cao cấp của Giải độc gan Tuệ Linh. Khi nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của Giải độc gan Tuệ Linh tại các bệnh viện lớn như bệnh viện 108, bệnh viện 09, bệnh viện 354 cho thấy: Giải độc gan Tuệ Linh có tác dụng hỗ trợ kìm hãm virus viêm gan, hỗ trợ ngăn chặn xơ gan tiến triển, phục hồi tổn thương tế bào gan, hỗ trợ hạ men gan và tăng cường chức năng gan. Tại hội thảo nhãn hàng Giải độc gan Tuệ Linh Plus đã trao tặng mỗi bệnh nhân 3 tháng sử dụng sản phẩm cùng tiền mặt, nhằm động viên tinh thần cho các bệnh nhân sớm vượt qua bệnh tật và lấy lại sức khỏe. Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư Lê Trung Hải - Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp của nhãn hàng Giải độc gan Tuệ Linh Plus trong các hoạt động cộng đồng cũng như với người bệnh. Theo ông Hải: "Giải độc gan Tuệ Linh đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả với người viêm gan virus, xơ gan, góp phần không nhỏ vào công cuộc đẩy lùi các căn bệnh này ra khỏi cộng đồng". "Với vị thế của sản phẩm thảo dược hàng đầu cho người bệnh viêm gan virus, xơ gan, Giải độc gan Tuệ Linh Plus mong muốn sẽ luôn là người bạn đồng hành trên hành trình giúp nhiều người dùng vượt qua các bệnh về gan nguy hiểm", đại diện nhãn hàng chia sẻ. Giải độc gan Tuệ Linh có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 00687/2016/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 13/4/2016. Giải độc gan Tuệ Linh Plus có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 1779/2022/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 1/11/2022. Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/truoc-khi-tiem-phong-ung-thu-co-tu-cung-can-biet-nhung-dieu-nay-20221011155413566.htm
20221011
Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần biết những điều này
Vì sao phải tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có tới khoảng 250.000 ca tử vong, chiếm tỉ lệ 50%. Tại Việt Nam, chỉ trong một ngày đã có 14 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và trong số đó có 7 người tử vong. Bệnh thường diễn biến âm thầm trong thời gian dài, từ 5-20 năm, dấu hiệu không đặc trưng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung chủ yếu là do virus HPV. Trong khi đó tỉ lệ nhiễm virus HPV ở phụ nữ là rất cao, có đến 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV một lần trong đời. Tỉ lệ này cao nhất ở độ tuổi từ 20-30 tuổi, ở vào khoảng 20-25%. Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, hiện nay vẫn chưa cho phương pháp đặc trị ung thư cổ tử cung, bệnh chỉ có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine ngừa virus HPV. Vì vậy, tiêm phòng ung thư cổ tử cung là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Đối tượng nào nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Các chuyên gia khuyến cáo độ tuổi thích hợp nhất để tiêm phòng ung thư cổ tử cung là từ 9 đến 26 tuổi. Nên tiêm vaccine trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên để có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn có thể tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Các đối tượng sau đây không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung: - Những người nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của vaccine. - Người bệnh đang bị sốt cao, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Nên điều trị dứt điểm rồi mới bắt đầu tiêm vaccine. - Người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu. - Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. - Người đã nhiễm virus HPV. Những lưu ý khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung Trước khi tiến hành tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bạn nên chú ý những vấn đề sau: - Nên đi khám sức khỏe tổng quát để chắc chắn mình không bị nhiễm bất kỳ chủng virus HPV nào. - Không được tiêm bất kỳ loại vaccine nào khác trong thời gian một tháng trước khi tiêm vaccine ung thư cổ tử cung. - Không sử dụng bất kỳ loại thuốc có tác dụng ức chế khả năng miễn dịch nào, nếu có thì cần báo trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn. - Có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi tiêm. Sau khi tiêm bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: - Vết tiêm thường sẽ hơi sưng và bị đỏ khá lâu, có thể đau tại vị trí tiêm nếu cử động mạnh. - Một số người bị phát ban, nổi mẩn ngứa sau khi tiêm khoảng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường nếu chúng giảm dần và tự biến mất. - Nên ngồi nghỉ ngơi tại khu vực tiêm phòng từ 25 - 30 phút để bác sĩ tiện theo dõi. Sau thời gian này nếu thấy không có gì bất thường thì có thể ra về và sinh hoạt như bình thường.
https://suckhoedoisong.vn/voi-hoa-tuyen-nuoc-bot-nguy-hiem-nhung-de-bi-bo-qua-169161908.htm
13-08-2019
Vôi hóa tuyến nước bọt - Nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua
Vôi hóa tuyến nước bọt thường do canxi có trong nước bọt lắng đọng quanh khối viêm, lâu dần tạo thành sỏi. Viên sỏi này nằm chắn ngay tuyến nước bọt. Khi người bệnh nhai, tuyến bị kích thích và sưng phồng. Sau khi ăn, do nước bọt tiết ra miệng từ từ, tuyến sẽ xẹp xuống. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng bệnh đã tự hết hoặc không nguy hiểm. Đến khi viên sỏi quá lớn, bít cả tuyến nước bọt, gây sưng phồng và đau nhiều bệnh nhân mới chịu đến thầy thuốc. Sự hình thành sỏi tuyến nước bọt Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng tồn tại calci trong lòng ống của tuyến nước bọt gây hiện tượng tắc bán phần hoặc hoàn toàn đường dẫn của tuyến nước bọt vào miệng. Sỏi tuyến nước bọt thường nằm ở những tuyến nước bọt lớn như tuyến nước bọt mang tai, tuyến dưới hàm, dưới lưỡi, đa phần các trường hợp này gồm rất nhiều sỏi. Độ lớn của viên sỏi rất khác nhau từ đầu tăm đến quả trứng gà... Người ta cho rằng hiện tượng sỏi tuyến nước bọt được hình thành do rối loạn chuyển hóa của các thành phần trong dịch tuyến nước bọt trong đấy có calci. Chính vì thế dẫn đến việc tăng độ nhớt của dịch tuyến, tăng lắng đọng canxi trong lòng ống tuyến tạo sỏi. Một số yếu tố nguy cơ được liệt kê bao gồm mất nước, chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, dùng một số thuốc như kháng histamin, các thuốc điều trị tâm thần, thuốc điều trị huyết áp, bệnh lý túi mật, chấn thương tuyến nước bọt. Nguy cơ tạo sỏi cũng cao hơn ở những người bị viêm tuyến nước bọt hoặc hút nhiều thuốc lá. Bệnh dễ bị nhầm lẫn Tổ chức tuyến nước bọt phân bố rộng rãi. Phần lớn các tuyến đều rất nhỏ, chỉ có 3 nhóm lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Sỏi có thể hình thành trong các ống dẫn lớn của 3 tuyến này, đôi khi xuất hiện ở nhiều nơi và có tính chất ở cả hai bên. Tuy nhiên, sỏi thường xuất hiện ở tuyến dưới hàm (80%) và tuyến mang tai. Hầu như không có sỏi ở các tuyến nước bọt phụ. Một số sỏi hình thành trên cơ sở dị vật hoặc vi khuẩn, do viêm nhưng nhiều khi không xác định được nguyên nhân. Khi các ống dẫn của tuyến dưới hàm, dưới lưỡi tắc nghẽn sẽ làm cho nền miệng cứng, thăm khám dễ nhầm với ung thư. Để chẩn đoán xác định sỏi tuyến nước bọt, chiếu X-quang thấy khối mờ và chụp ống dẫn có thể phát hiện ống dẫn bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần. Sỏi tuyến nước bọt hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, rất ít gặp ở trẻ em, nam nhiều hơn nữ. Bệnh rất dễ phát hiện nhưng lại dễ bị bệnh nhân bỏ qua. Cách phát hiện Do dòng chảy nước bọt bị tắc nên bệnh nhân sỏi tuyến nước bọt có thể có các triệu chứng như: Đau, có cảm giác như bị đè nén tại tuyến và ống dẫn, đôi khi đau dữ dội, nhất là khi ăn; vùng tuyến tắc bị sưng; viêm, phù nề quanh vùng ống dẫn; xoa bóp nhẹ tuyến không thấy nước bọt tiết và đôi khi sờ thấy sỏi. Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn có thể kèm theo sốt, nổi hạch ở góc hàm và có thể có mủ. Tổ chức viêm có thể tạo thành ổ áp xe, gây tổn thương dây thần kinh chi phối hoạt động của các cơ mặt, gây liệt mặt. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của sỏi tuyến nước bọt tùy thuộc chủ yếu vào vị trí của viên sỏi trong tuyến. Nếu sỏi ở trong ống tuyến biểu hiện lâm sàng rõ hơn sỏi trong nhu mô tuyến. Lúc đầu sỏi dưới hàm có thể trầm lặng trong thời gian khá lâu. Dần dần, nó biểu lộ bằng những triệu chứng tắc nước bọt và nhiễm khuẩn. Các biến chứng của viêm tuyến nước bọt Nó là một tai biến cơ học, do sỏi di chuyển trong tuyến gây ra với những co thắt của thành ống đẩy sỏi đi. Các nhà nghiên cứu mô tả rằng, giữa bữa ăn, bệnh nhân thấy đau chói ở luỡi và sàn miệng. Đồng thời thấy phồng khá to và rất nhanh vùng trên xương móng, đẩy cao niêm mạc dưới lưỡi. Đau dịu dần và hết khi tống được một tia nước bọt ra khỏi lỗ ống. Sưng bớt dần, đôi khi mấy giờ sau mới hết hẳn. Thường tuyến dưới hàm cũng sưng phồng to và cả lỗ ống Wharton nề, đỏ. Những cơn đau có thể kế tiếp nhau và có khi tự tống ra được qua lỗ ống một vài viên sỏi nhỏ. Khám lúc này, chỉ thấy sàn miệng cương nề, lỗ ống nề đỏ. Sờ dọc ống Wharton đôi khi thấy sỏi cứng thường lẫn trong niêm mạc bị sưng, cương nề, cứng, đau. May nhất là sỏi tự tống ra được hoặc phẫu thuật lấy sỏi ra, thì các triệu chứng kể trên sẽ hết. Không để lại di chứng. Nếu không sẽ xảy ra những hiện tượng nhiễm khuẩn nặng hơn như: Viêm tấy vùng sàn miệng: Bệnh nhân đau dữ dội cả vùng sàn miệng, lan lên tai, không ăn, nuốt, nói được. Đau suốt ngày đêm làm bệnh nhân không ngủ được. Há miệng hạn chế, chỉ bớt khi mủ thoát ra được qua lỗ ống. Bệnh nhân khạc nhổ luôn miệng, đôi khi lẫn cả mủ. Sốt nhẹ hoặc nặng, sức khỏe bị ảnh hưởng vì đau và hạn chế ăn uống. Diễn biến có thể tốt, bệnh bớt dần sau khi mủ thoát ra được cùng với sỏi, và trở thành tình trạng mạn tính. Hiếm hơn, viêm nhiễm lan tỏa cả vùng sàn miệng, tiên lượng nặng nề hơn. Viêm tuyến dưới hàm: Viêm tuyến dưới hàm xảy ra thường do quá trình viêm nhiễm liên tiếp của ống Wharton, hoặc hiếm hơn, do sỏi trong tuyến gây ra. Đột nhiên, bệnh nhân thấy đau dữ dội vùng dưới hàm, có thể lan lên tai, nuốt thấy vướng, đau, có sốt nhẹ, tuyến dưới hàm gồ, sưng đau. Vùng sàn miệng cương đỏ, nề, sưng đau như tả ở trên. Với kháng sinh, triệu chứng bớt dần, diễn biến tới viêm mạn tính, để lại tuyến xơ cứng, to, gồ ghề. Hoặc hiếm hơn viêm lan mạnh, da nóng đỏ, đau, tiến tới mưng mủ, vỡ mủ để lại lỗ rò ngoài da. Phẫu thuật lấy sỏi tuyến nước bọt. Điều trị thế nào? Điều chủ yếu và trước tiên là phải làm vệ sinh răng miệng tốt và dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Đối với sỏi nhỏ, chỉ cần gây kích thích lưu lượng nước bọt bằng cách ngậm chanh hoặc kẹo chua có thể giúp các viên sỏi vượt qua tuyến nước bọt một cách dễ dàng. Trường hợp khác, bác sĩ có thể massage hoặc đẩy viên sỏi ra khỏi tuyến nước bọt. Đối với sỏi có kích thước lớn, việc lấy sỏi sẽ gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ thường rạch một đường nhỏ trong miệng để loại bỏ sỏi. Trường hợp sỏi tuyến nước bọt phức tạp, các bác sĩ hiện đang áp dụng một kỹ thuật mới và ít xâm lấn là nội soi để loại bỏ sỏi. Đối với những người bị sỏi tái phát hoặc tuyến nước bọt đã bị thiệt hại không thể phục hồi, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là cần thiết. Nhưng với những công trình nghiên cứu gần đây, những tuyến nước bọt được gán cho vai trò lưỡng diện, không những chỉ tiết nước bọt cần thiết cho ăn, nuốt nhai, tiêu hóa mà còn có chức năng nội tiết, gần như của tuyến tuỵ, tuy rằng ít quan trọng hơn. Do đó một số tác giả khuyên nên cố gắng tránh phẫu thuật cắt bỏ tuyến. Vì vậy, khi có các dấu hiệu và triệu chứng trên thì cần đi khám ngay. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám khoang miệng và chỉ định chụp X-quang tuyến nước bọt nếu nghi ngờ có bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/con-bo-chua-benh-buou-co-169166755.htm
15-12-2019
Côn bố chữa bệnh bướu cổ
Người ta thấy trong thành phần côn bố có tới 60% Hydrat carbon ( chủ yếu là: algin, lactosan, pentosan, vitamin, protit và một số chất béo, tro toàn phần trong đó có iot, kali, sắt và canxi). Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy côn bố có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, cường tim và hạ đường huyết, chống co giật và ngưng tập tiểu cầu, giảm mỡ máu, chống phóng xạ và ung thư. Theo y học cổ truyền, côn bố có vị mặn, tính hàn, vào kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng điều trị chứng lao hạch, bướu cổ, thủy thũng, làm mềm, tiêu u cục hay là chứng đàm kết thành khối, trị viêm đường tiết niệu, sưng đau tinh hoàn... Dưới đây là một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo và áp dụng trong phòng và chữa bệnh từ côn bố: Chữa chứng sưng đau hạch lympho: Côn bố 10g, huyền sâm 10g, mẫu lệ 15g, hạ khô thảo 15g, cương tằm 5g. Các vị thuốc trên sấy khô, tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g. Chữa tuyến giáp trạng sưng to, đờm tụ thành khối: Côn bố, huyền sâm, bán biên liên, cải rừng tía mỗi vị 16g, sắc uống. Chữa tràng nhạc, lao hạch, đờm hạch và bướu cổ: Côn bố sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 4g, bọc vào miếng bông, dùng giấm hay rượu tốt ngâm, ngậm, nuốt dần nước cốt, hễ hết hơi thuốc lại thay miếng khác; cứ thay đổi 1, 2 lần để ngậm dần dần. Chữa trị viêm phế quản mạn tính: Côn bố 10g, sinh khương 3 lát. Sắc uống, có thể thêm đường cho dễ uống. Hoặc dùng bài: Côn bố 100g, bách bộ 100g, tri mẫu 200g. Các vị thuốc đem sao với mật rồi ngâm với rượu trắng vừa đủ. Sau 10-15 ngày dùng được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml. Chữa trị đới hạ, tinh hoàn sưng đau: Côn bố 12g, quất hạch 12g, mẫu lệ 12g, tiểu hồi 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa thủy thũng, bướu cổ, khí kết tụ ở bàng quang: Côn bố 60g, hành tươi, gừng tươi, vỏ quýt, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn với cơm gạo tẻ. Chữa ung thư (nhọt) sưng cứng, bướu cổ, nuốt vướng (khó): Côn bố 40g, nấu hết mặn, phơi sấy khô, tán nhỏ, dùng 4g bọc bông để tẩm giấm ngậm nuốt nước dần, nhạt thì thay liều khác. Chữa dưới cổ phồng lên túi hơi chắn thành bướu: Côn bố, hải tảo lượng bằng nhau, tán nhỏ, viên với mật hoàn viên, dùng 6g, ngậm nuốt nước. Chữa tuyến giáp trạng sưng to, lâu kết hạch, đờm tụ thành khối: Côn bố, huyền sâm, cải rừng tía, bán biên liên mỗi vị 16g sắc uống.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-gi-khi-nho-rang-xong-bi-sot-vi
Làm gì khi nhổ răng xong bị sốt?
Nhổ răng là thủ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa nhằm loại bỏ các răng bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi. Mặc dù vậy, việc nhổ răng xong bị sốt cũng thường xuyên gặp phải do các nguyên nhân như vi khuẩn tấn công, sót chân răng,... Vậy cần làm gì khi nhổ răng xong bị sốt? 1. Vì sao sau nhổ răng xong bị sốt? Mặc dù là thủ thuật đơn giản nhưng sau khi nhổ răng vi khuẩn vẫn dễ dàng xâm nhập vào trong huyệt răng, dẫn đến nhiễm trùng và sốt. Vì vậy việc sau nhổ răng bị sốt là hiện tượng mà nhiều người bệnh gặp phải và không quá đáng ngại. Một khi vết thương dần lành lại, tình trạng nhiễm trùng suy giảm và sốt cũng giảm dần. Thông thường sau khi nhổ răng bệnh nhân chỉ mất 1-2 ngày bị sốt nhẹ và cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên trong các trường hợp sốt vượt qua ngưỡng 38 độ C kèm với các triệu chứng sau thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:Gặp khó khăn khi nuốt và thở;Chảy máu mũi;Uống thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả;Không cầm được máu;Vết thương ngày càng sưng to hơn;Sốt cao.2. Các nguyên nhân gây sốt sau khi nhổ răngThực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng sốt sau khi nhổ răng như:Nhiễm trùng sau nhổ răng: Vết thương sau khi nhổ răng khôn thường hở ra vô tình khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào gây nhiễm trùng và dẫn tới thân nhiệt tăng caoDo sót một phần chân răng: Là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu thực hiện kĩ thuật sai trong nhổ răng. Việc chân răng sót lại có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu do có dị vật tồn tại ở dưới mô nướu hoặc gây viêm nhiễm nặng. Cơ thể sẽ biểu hiện sốt cao và dai dẳng, nếu để lâu ngày cường độ cơn đau ngày càng tăng, viêm nhiễm càng nặng thậm chí gây biến chứng nguy hiểm như co giật, ảnh hưởng tới các dây thần kinh xung quanhCác nguyên nhân khác: Chăm sóc răng sai cách, mất máu quá nhiều hoặc do căng cơ miệng quá lâu cũng có thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách tăng thân nhiệt. 3. Sốt sau khi nhổ răng có nguy hiểm không? Mặc dù sốt sau khi nhổ răng rất thường gặp nhưng vẫn có thể để lại nhiều tác hại cho cơ thể khiến cơ thể suy nhược, cảm giác mệt mỏi, sức đề kháng bị ảnh hưởng và có nguy cơ gây tai biến cao:Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Nhổ răng khôn bị sốt khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và cơ thể trở nên suy nhược, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân. Ảnh hưởng sức đề kháng: Vì sốt là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để loại bỏ những vi khuẩn, virus gây bệnh nên nếu hiện tượng sốt kéo dài sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Nguy cơ gây tai biến cao: Các trường hợp sốt không được điều trị kịp thời có thể khiến cơ thể mất nước kéo dài, sốc, mê sảng, rối loạn ý thức,... thậm chí là rối loạn dây thần kinh phản xạ, liệt hàm hoàn toàn. 4. Nhổ răng xong bị sốt cần phải làm gì?Tuỳ vào mức độ sốt sau khi nhổ răng mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp:Trường hợp sốt nhẹ:Nếu chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ C thì cũng không cần quá lo lắng và cũng không cần dùng tới thuốc hạ sốt.Người bệnh có thể dùng túi đá chườm lên vùng má ngoài vị trí nhổ răng 1-2 ngày để giảm đau, giảm sưng. Sau đó chuyển sang dùng túi ấm để làm tan máu bầm.Lưu ý tuyệt đối không dùng đá lạnh, nước ấm chườm trực tiếp lên vùng răng đã nhổ bị đau, sưng mà phải dùng một lớp vải mỏng bọc đá lạnh và 1 túi chuyên dụng đựng nước ấm và áp lên má.Trong 24 tiếng đầu tiên tuyệt đối không được chải răng, súc miệng nước muối hay khạc nhổ mạnh .Sau 24 tiếng, bạn có thể chải răng bằng bàn chải lông mềm, nhưng cần tránh chải thực tiếp vào vị trí đã mất răng khiến vết thương bị ảnh hưởng. Ngay cả khi trong huyệt răng có cặn bẩn, thức ăn cũng không dùng lưỡi, ngón tay hay đồ vật sắc nhọn để lấy ra. Thay vào đó hãy súc miệng nhẹ nhàng để làm sạch. Sau khi nhổ răng nên nghỉ ngơi nhẹ nhàng, thư giãn, tránh vận động mạnh Chế độ ăn: Ưu tiến món mềm, dễ nuốt như cháo, súp, đồ ninh nhừ,... Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Hạn chế các món ăn cứng, dai, giòn, quá cay, chua hoặc quá lạnh Trường hợp bị sốt nặng:Các trường hợp sốt cao liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm Người bệnh nên tới gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng và có biện pháp xử trí kịp thời.
https://tamanhhospital.vn/mo-vu-day-dac/
28/04/2023
Mô vú dày đặc là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, ý nghĩa và rủi ro
Nếu lần chụp X quang tuyến vú gần đây cho thấy bạn có mô vú dày đặc, bạn có thể thắc mắc điều này có ý nghĩa gì đối với nguy cơ ung thư vú của bạn. Các bác sĩ cho biết mô vú dày làm cho việc sàng lọc ung thư vú khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ ung thư vú. Vậy mô vú dày đặc là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, ý nghĩa và rủi ro của nó thế nào? Mục lụcMô vú dày đặc là gì?Mật độ mô vú dày ảnh hưởng thế nào?1. Mô vú dày đặc làm khó nhìn thấy ung thư trên nhũ ảnh2. Phụ nữ có mô vú dày đặc có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơnNguyên nhân dày đặc mô vúDấu hiệu và phân loại mô vú dày đặcChẩn đoán mô vú dày thế nào?Điều trị mô vú dày đặccó nguy cơ ung thư vúPhòng ngừa và chăm sóc với tình trạng dày ngực1. Chụp X-quang tuyến vú mỗi nămCâu hỏi thường gặp về mô vú dày đặc1. Mô vú dày đặc có phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú không?2. Phụ nữ có bộ ngực dày có nên tầm soát thêm ung thư vú không?Mô vú dày đặc là gì? Mô vú dày đặc được phát hiện trên chụp X-quang tuyến vú. Đây là một phát hiện bình thường và phổ biến, đặc biệt trên người trẻ còn kinh. Mô vú bao gồm các tuyến sữa, ống dẫn sữa, mô liên kết và mô mỡ. Khi chụp X-quang tuyến vú, phụ nữ có bộ ngực dày có nhiều mô liên kết hơn mô mỡ. Trên phim chụp x quang tuyến vú, mô vú không đặc, màu sẫm và trong suốt. Mô vú dày đặc xuất hiện dưới dạng một vùng trắng đặc trên phim chụp quang tuyến vú, gây khó khăn cho việc phát hiện tổn thương trên vú. Mật độ mô vú dày ảnh hưởng thế nào? Tăng khả năng ung thư vú có thể không bị phát hiện bằng chụp X-quang tuyến vú, vì mô vú dày đặc có thể che giấu ung thư tiềm ẩn. 1. Mô vú dày đặc làm khó nhìn thấy ung thư trên nhũ ảnh Mô vú dày đặc (xơ và tuyến) màu trắng trên phim chụp X-quang tuyến vú. Các khối u và ung thư cũng có màu trắng. Vì vậy, các mô dày đặc có thể gây khó nhìn thấy chúng hơn. Ngược lại, mô mỡ trông gần như đen khi chụp X-quang tuyến vú nên sẽ dễ nhìn thấy khối u màu trắng hơn nếu phần lớn vú là mô mỡ. [1] 2. Phụ nữ có mô vú dày đặc có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao dày mô vú liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Có thể do mô vú dày đặc có nhiều tế bào hơn, phát triển thành tế bào bất thường. [2] Mô vú dày đặc màu trắng trên phim chụp X-quang tuyến vú. Nguyên nhân dày đặc mô vú Không rõ tại sao một số phụ nữ có nhiều mô vú dày đặc và những người khác thì không. Người trẻ: mô vú của bạn có xu hướng trở nên ít dày đặc hơn khi bạn già đi, mặc dù một số phụ nữ có thể bị dày mô vú ở mọi lứa tuổi. Chỉ số BMI thấp: Phụ nữ có ít mỡ trong cơ thể thường có mô ngực dày đặc hơn so với phụ nữ béo phì. Sử dụng liệu pháp hormone: phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone kết hợp để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ mãn kinh có nhiều khả năng có mô vú dày hơn. Dấu hiệu và phân loại mô vú dày đặc Bác sĩ phân tích hình chụp X-quang tuyến vú của bạn sẽ xác định tỷ lệ mô không đặc so với mô đặc và chỉ định mức độ đậm đặc của vú. Mức độ đậm đặc được mô tả bằng Hệ thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh vú (BI-RADS). Mức độ đậm mô vú thường được ghi lại bằng các chữ cái: A – Gần như hoàn toàn là mô mỡ: gần như vú hoàn toàn là mô mỡ. Khoảng 1 trong 10 phụ nữ có kết quả này. B – Mô vú dạng sợi rải rác: các vùng mật độ sợi tuyến rải rác cho nhưng phần lớn mô vú là không đặc. Khoảng 4 trong 10 phụ nữ có kết quả này. C – Mô vú dày đặc không đồng nhất: mật độ không đồng nhất, phần lớn mô vú lại đặc. Khoảng 4 trong 10 phụ nữ có kết quả này. D – Mô vú cực kỳ dày đặc: cực kỳ dày đặc cho thấy gần như tất cả các mô vú đều dày đặc. Khoảng 1 trong 10 phụ nữ có kết quả này. Tóm lại, phụ nữ có bộ ngực được xếp vào loại C hoặc D thì được coi là mô vú dày. Một nửa số phụ nữ chụp X-quang tuyến vú có bộ ngực dày đặc. Mô vú dày đặc làm tăng nguy cơ ung thư vú. Chẩn đoán mô vú dày thế nào? Có một số bằng chứng cho thấy, các xét nghiệm bổ sung có thể làm tăng khả năng phát hiện ung thư ở mô vú dày đặc [3]. Các xét nghiệm bổ sung sàng lọc ung thư vú bao gồm: Chụp X-quang tuyến vú 3 chiều: Tomosynthesis dùng tia X để thu thập nhiều hình ảnh của vú ở nhiều góc độ. Các hình ảnh được máy tính tổng hợp tạo thành hình ảnh 3 chiều. Các trung tâm chụp quang tuyến vú đang chuyển đổi để kết hợp chụp quang tuyến vú 3D như một phần của công nghệ chụp X- quang tuyến vú tiêu chuẩn. Ưu điểm: Ước tính phát hiện thêm khoảng 1 bệnh ung thư trên 1.000 phụ nữ. Thực hiện cùng lúc với chụp X-quang tuyến vú tiêu chuẩn. Giảm nhu cầu kiểm tra bổ sung các khu vực quan tâm không phải ung thư. Hữu ích trong việc đánh giá mô vú dày đặc. Nhược điểm: Tiếp xúc với bức xạ bổ sung, mặc dù mức độ vẫn còn thấp. MRI vú (chụp cộng hưởng từ): thông qua cơ chế sử dụng nam châm để tạo hình ảnh của vú. MRI không sử dụng bức xạ. Những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao, người có đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư được khuyến nghị chụp MRI vú. Ưu điểm: Ước tính phát hiện thêm khoảng 14 bệnh ung thư trên 1000 phụ nữ. Không tiếp xúc với bức xạ bổ sung. Phổ biến rộng rãi. Nhược điểm: Có khả năng tìm thấy những khu vực đáng lo ngại không phải là ung thư, nhưng cần chụp ảnh bổ sung hoặc sinh thiết. Yêu cầu tiêm chất cản quang. Xét nghiệm đắt tiền, có thể không được bảo hiểm chi trả trừ khi có nguy cơ ung thư cao. Siêu âm vú: sử dụng sóng âm thanh để phân tích mô ở những khu vực khả nghi trên chụp quang tuyến vú. Ưu điểm: Ước tính phát hiện thêm 2 – 4 bệnh ung thư trên 1.000 phụ nữ. Không tiếp xúc với bức xạ bổ sung. Phổ biến rộng rãi. Nhược điểm: Có khả năng tìm thấy những khu vực đáng lo ngại không phải phải là ung thư, nhưng cần chụp bổ sung hoặc sinh thiết. Chất lượng phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện. Một nửa số phụ nữ chụp X-quang tuyến vú có bộ ngực dày đặc. Điều trị mô vú dày đặccó nguy cơ ung thư vú Hiện không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy giảm mật độ vú sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú. Với chị em có mô vú dày đặc cần gặp bác sĩ để tư vấn để sàng lọc nguy cơ ung thư vú. Phòng ngừa và chăm sóc với tình trạng dày ngực 1. Chụp X-quang tuyến vú mỗi năm Hầu hết các bệnh ung thư vú có thể được nhìn thấy trên phim chụp X-quang tuyến vú ngay cả ở những phụ nữ có mô tuyến vú dày. Vì vậy, chụp quang tuyến vú thường xuyên rất quan trọng. [4] Ngay cả khi phụ nữ có kết quả chụp quang tuyến vú bình thường thì vẫn nên biết hình dáng và cảm giác bình thường của ngực như thế nào. Bất cứ khi nào có thay đổi, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Tự khám vú giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường của vú. Duy trì cân nặng phù hợp: nếu đang có mức cân nặng bình thường thì cố gắng duy trì. Trường hợp thừa cân nên trao đổi với bác sĩ về các chiến lược giảm cân lành mạnh bằng cách giảm lượng calo dung nạp. Vận động thể chất thường xuyên: cần cố gắng tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu không thường xuyên vận động thể chất thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra lịch trình tập luyện phù hợp. Câu hỏi thường gặp về mô vú dày đặc 1. Mô vú dày đặc có phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú không? Mô vú dày không được coi là tình trạng vú bất thường hoặc bệnh nhưng nó là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Những phụ nữ có mô sợi tuyến dày sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những phụ nữ có bộ ngực nhiều mỡ. Nguy cơ này tách biệt với ảnh hưởng của mô tuyến vú dày đối với khả năng đọc hình chụp quang tuyến vú. [5] 2. Phụ nữ có bộ ngực dày có nên tầm soát thêm ung thư vú không? Tùy vào tình trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ cho chụp siêu âm, chụp nhũ ảnh, MRI để sàng lọc ung thư vú. [6] Hầu hết các bệnh ung thư vú có thể nhìn thấy trên phim chụp X-quang tuyến vú. Vì vậy, các chị em phụ nữ cần quan tâm, tự kiểm tra bản thân và đến thăm khám ngay các cơ sở y tế uy tín để phát hiện kịp thời. Tại khoa Ngoại vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi, với kinh nghiệm lâu năm giúp người bệnh an tâm điều trị. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoạt động theo mô hình chuẩn khách sạn 5 sao nên đảm bảo riêng tư, sạch sẽ, kín đáo và luôn tiên phong trong việc cập nhật phác đồ điều trị tiên tiến thế giới, đầy đủ các loại thuốc đem lại hiệu quả cao, an toàn khi điều trị. Mô vú dày không quá lo lắng nhưng mật độ vú càng cao, nguy cơ mắc ung thư vú càng cao. Hi vọng thông qua bài viết trên, các chị em phụ nữ có thể hiểu hơn nguyên nhân, chẩn đoán về mô vú dày. Đồng thời cũng sẽ biết cách tự kiểm tra, theo dõi và thăm khám định kỳ để điều trị kịp thời bệnh lý tuyến vú liên quan.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cnew-lab-ky-ket-hop-tac-cung-nha-phan-phoi-tai-viet-nam-20230111092616734.htm
20230111
C'New Lab ký kết hợp tác cùng nhà phân phối tại Việt Nam
Đầu tháng 1/2023, Tiến sĩ Lee Ghang Tai - người sáng lập C'New Lab (thương hiệu dược mỹ phẩm cao cấp từ Hàn Quốc) đã có chuyến công tác tại Việt Nam. Dịp này, Tiến sĩ Lee đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Dược phẩm Sun Pharma. Đây là một trong những công ty thuộc Megasun Group - đơn vị phân phối nhiều thương hiệu như Nature's Way, Olympian Lab, Careline, Mason Natural, sữa Hoàng Gia Úc, sữa Nature One Dairy,… Cũng tại buổi gặp gỡ này, Tiến sĩ Lee Ghang Tai cùng đại diện Sun Pharma tiến hành ký kết hợp tác chiến lược nhằm phát triển mạnh mẽ thương hiệu C'New Lab tại thị trường Việt Nam. Theo đó, Sun Pharma của Megausn Group là đơn vị phân phối chính thức các sản phẩm của C'New Lab tại thị trường trong nước. Tại lễ ký kết, Tiến sĩ Lee Ghang Tai chia sẻ: "Tôi rất vui và bất ngờ trước sự tiếp đón của Megasun Group. C'New Lab cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ đơn vị phân phối để phát triển mạnh mẽ các sản phẩm C'New Lab tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm chuyên biệt, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt". Tiến sĩ Lee Ghang Tai là chuyên gia nghiên cứu và sáng chế cấp cao của thương hiệu mỹ phẩm Cosrx. Đây là thương hiệu mỹ phẩm có mặt tại hơn 146 quốc gia. C'New Lab là thương hiệu dược mỹ phẩm đề cao sự đổi mới, theo đuổi các nghiên cứu về công nghệ mỹ phẩm mang đến những đột phá chăm sóc da chắt lọc từ kinh nghiệm cùng sự thấu hiểu về làn da. Sự có mặt của C'New Lab tại thị trường Việt Nam đã mang đến cho chị em phụ nữ thêm một dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp chất lượng. Đại diện nhà sản xuất cho biết, các sản phẩm của C'New Lab được sản xuất từ nguồn nước biển sâu vùng đá nham thạch của đảo Jeju, có nhiều khoáng chất như Vanadi, Urani, Selen. Nguồn nước này còn không bị ảnh hưởng từ môi trường, nhiệt độ quanh năm luôn duy trì trong khoảng 16 -18℃ và độ pH ổn định. Điều này giúp bổ sung độ ẩm, giữ nước cho da và chăm sóc da, hạn chế lão hóa. Bên cạnh đó, các nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm C'New Lab được lấy từ núi Rijisan, mang đến những dưỡng chất tinh khiết cho làn da. Bên cạnh nguồn nguyên liệu tinh khiết, các sản phẩm C'New Lab còn được sản xuất tại nhà máy Corea Cosmedical Center, trụ sở tại Chungbuk, Hàn Quốc. Nhà máy đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như cGMP, ISO 22716, Enterprise Institution... Đây cũng chính là nhà máy ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm dược mỹ phẩm làm đẹp và nước hoa nổi tiếng tại Hàn Quốc như Cosrx, Clio, Tiam, by Wishtrend,… "Với sự chọn lọc về nguyên liệu, công thức và công nghệ, C'News Lab kỳ vọng mang đến những giải pháp đột phá chăm sóc làn da, từ da thường cho đến là da mụn, nhạy cảm với những dòng sản phẩm chuyên biệt", đại diện C'New Lab nói. Tại Việt Nam, thương hiệu dược mỹ phẩm thảo dược Hàn Quốc C'New Lab hiện được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Megasun Group với 3 dòng sản phẩm chính: dòng sản phẩm dưỡng trắng sáng da, dòng sản phẩm trị mụn và dòng sản phẩm dưỡng ẩm da dành cho cả gia đình. Các sản phẩm chính hãng của C'New Lab được phân phối tại các nhà thuốc lớn, các showroom dược mỹ phẩm trên toàn quốc. Công ty Cổ phần Dược phẩm Sun Pharma (Megasun Group) Địa chỉ:A25 khu đấu giá Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội Địa chỉ giao dịch:số 19, lô 1A, ngõ 34 Vũ Phạm Hàm, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Website: http://cnewlab.vn/ Fanpage: C'New Lab - Dược mỹ phẩm thảo dược Hàn Quốc Email liên hệ:cnewlab.info@gmail.com Số điện thoại:096 540 8486 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 20/2023/XNQC-YTHCM do Sở Y tế TPHCM cấp ngày 5/1/2023.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-dau-do-noi-tiet-va-dau-nua-dau-do-kinh-nguyet-vi
Đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu do kinh nguyệt
Nhiều loại đau đầu có liên quan đến sự thay đổi hóc môn estrogen và progesterone. Phụ nữ thường bị đau nửa đầu do kinh nguyệt vào bất kỳ thời điểm nào từ 2 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt đến ngày thứ 3 sau khi sạch kinh. Tuy nhiên, rối loạn nội tiết cũng có thể gây đau đầu không theo chu kỳ. 1. Các nguyên nhân gây đau đầu do rối loạn nội tiết tố và đau nửa đầu do kinh nguyệt Thuốc tránh thai: viên thuốc tránh thai có thể khiến cho chứng đau nửa đầu tệ hơn ở một số phụ nữ hoặc đỡ hơn ở một số ít còn lại. Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày liên tục trong 3 tuần mỗi tháng giúp duy trì nồng độ hóc môn ở mức đều đặn. Khi sử dụng giả dược hoặc không còn dùng thuốc nữa, trong tuần hành kinh, nồng độ hoóc môn estrogen giảm mạnh và người phụ nữ có thể đau đầu nhiều. Nếu bị đau nửa đầu do nội tiết, sử dụng viên thuốc tránh thai có chứa hàm lượng estrogen thấp hoặc chỉ chứa progestin có thể có hiệu quả giảm nhẹ cơn đau.Liệu pháp thay thế hóc môn: phương pháp này thường được áp dụng với những phụ nữ mãn kinh muốn duy trì nồng độ hóc môn ở mức bình thường và nó cũng có thể giảm nhẹ triệu chứng đau đầu. Miếng dán estrogen không khiến triệu chứng đau đầu nặng nề hơn so với những loại estrogen khác bởi vì nồng độ thuốc trong máu thấp và ổn định. Rối loạn nội tiết tố có thể là yếu tố gây khởi phát việc đau đầu Mãn kinh: khi không còn kinh nguyệt, phụ nữ có thể giảm được chứng đau nửa đầu. Nếu sử dụng liệu pháp thay thế hóc môn estrogen và triệu chứng đau đầu quay trở lại nặng nề hơn, bác sĩ có thể chỉ định giảm liều và khuyên nên ngừng thuốc một thời gian hoặc thay đổi thuốc. Miếng dán estrogen thường là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu giữ cho nồng độ estrogen trong máu được ổn định, đau nửa đầu do kinh nguyệt thường ít xảy ra. Tuy nhiên, ở một số người phụ nữ, đau đầu do căng thẳng có thể xuất hiện và nặng nề hơn trong khi chứng đau nửa đầu có biểu hiện thuyên giảm.Chu kỳ kinh nguyệt: khoảng 60% phụ nữ có chứng đau nửa đầu có liên quan đến thể đau nửa đầu do kinh nguyệt. Ngay trước chu kỳ kinh, nồng độ hóc môn estrogen và progesterone sẽ sụt giảm mạnh. Sự rối loạn nội tiết tố này có thể là yếu tố gây khởi phát việc đau đầu.Tiền mãn kinh: trong nhiều năm trước khi mãn kinh, nồng độ estrogen thường thay đổi không theo quy luật nào. Nhiều phụ nữ có thể đồng thời bị đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu trong suốt khoảng thời gian này.Thai kỳ: trong suốt quý 1 thai kỳ, nồng độ estrogen tăng nhanh sau đó giảm dần. Chính sự xáo trộn nội tiết này gây khiến cho chứng đau nửa đầu được cải thiện hoặc mất hẳn sau tháng thứ ba của thai kỳ. Nếu vẫn còn đau đầu, phụ nữ mang thai không nên uống thuốc. Các loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu có thể gây hại cho thai nhi. Các thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn như paracetamol có thể an toàn, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 2. Dấu hiệu nhận biết đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu do kinh nguyệt Bạn bị táo bón có thể là dấu hiệu của đau đầu do nội tiết tố xuất hiện trước khi có kinh Đau nửa đầu hay đau đầu migraine do kinh nguyệt có các biểu hiện tương tự như khi các thể đau nửa đầu khác. Người bệnh có thể gặp:Các aura xuất hiện trước cơn đauĐau nhói ở một nửa đầuBuồn nônNôn mửaNhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.Đau đầu do nội tiết tố có thể xuất hiện trước khi có kinh và biểu hiện bằng những dấu hiệu khác như:Đau đầuMệt mỏiNổi mụnĐau khớpTiểu ítTáo bónThèm ăn nhiều loại thức ăn, đặc biệt là socola, muối hoặc rượu 3. Các loại thuốc điều trị đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu do kinh nguyệt Thuốc ibuprofen được sử dụng để điều trị các chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt NSAIDs: các thuốc kháng viêm không corticoid như ibuprofen đôi khi được sử dụng để điều trị các chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt. Người bệnh có thể tự mua thuốc mà không cần kê đơn hoặc bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc cùng nhóm có tác dụng mạnh hơn. Các thuốc thuộc nhóm NSAIDs có thể giảm triệu chứng đau bụng kinh bên cạnh các dấu hiệu của đau nửa đầu do kinh nguyệt.Triptans hoặc ditans là hai loại thuốc khác. chúng có tác dụng giảm đau nhờ vào khả năng ức chế các tín hiệu từ trong não bộ. Thuốc bắt đầu có tác dụng ngay sau 2 giờ.Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phối hợp cả NSAIDs và triptan để kiểm soát tốt hơn triệu chứng của người bệnh.Nếu chu kỳ kinh nguyệt đều, các thuốc nên được sử dụng một vài ngày trước khi có kinh và tiếp tục trong 1 tuần tiếp theo. Điều này có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu tiếp diễn. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc khác giúp phòng ngừa các cơn đau đầu.GammaCore: đây là một loại thiết bị cầm tay có tác dụng kích hoạt các dây thần kinh. Đặt thiết bị lên một vị trí trên cổ để giúp giảm các triệu chứng đau nửa đầu. 4. Các biện pháp phòng ngừa đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu do kinh nguyệt Không nên sử dụng thuốc viên tránh thai khí xuất hiện chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt Có nhiều phương pháp được các bác sĩ khuyến cáo, bao gồm:Liệu pháp hóc môn: các thuốc tránh thai dạng viên hoặc miếng dán estrogen hay vòng đặt âm đạo có thể giúp giảm tần suất xuất hiện của chứng đau nửa đầu hoặc làm thuyên giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, chúng không thể phát huy tác dụng trong mọi trường hợp. Ở một số người, phương pháp này có thể khiến triệu chứng biểu hiện ở mức nặng nề hơn.Bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng các thuốc viên tránh thai liên tục trong vòng 3 đến 6 tháng mà không dùng các viên giả dược. Điều này giúp người phụ nữ không có kinh nguyệt và có thể ngăn ngừa các cơn đau đầu xuất hiện.Nếu chứng đau nửa đầu xuất hiện kèm với các aura, sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen và progesterone không phải là một sự lựa chọn an toàn, vì làm tăng nguy cơ gặp phải bệnh đột quỵ. Ngoài ra, bác sĩ không khuyên sử dụng thuốc viên tránh thai cho chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt ở các bệnh nhân có:Tiền sử hút thuốc láTăng huyết ápBéo phìĐái tháo đườngNếu các thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc leuprolide acetate. Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, tuy nhiên có một số tác dụng phụ. Vì thế đây thường là sự lựa chọn cuối cùng.Các thuốc phòng ngừa chứng đau nửa đầu: nếu các phương pháp điều trị không tỏ ra có hiệu quả và người bệnh xuất hiện hơn 4 ngày bị đau nửa đầu mỗi tháng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các thuốc phòng ngừa. Người bệnh nên sử dụng các thuốc này thường xuyên để làm giảm tần suất và mức độ nặng của bệnh. Các nhóm thuốc có khả năng phòng ngừa được chứng đau nửa đầu bao gồm: thuốc chống động kinh, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế CGRP.Đau nửa đầu do kinh nguyệt và đau đầu do nội tiết tố là bệnh hay gặp phải, với chị em phụ nữ có thể xuất phát từ các nguyên nhân thay đổi nội tiết tố. Bệnh đau nửa đầu dễ chẩn đoán nhưng cũng dễ tái phát, do đó cần được theo dõi và điều trị kịp thời.Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện nay quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực thần kinh - đột quỵ, sản phụ khoa cùng trang thiết bị hiện đại bao gồm phòng Cathlab, máy chụp DSA full option có đủ các chức năng cho can thiệp thần kinh, là nơi có thể triển khai nhiều kỹ thuật cao về can thiệp các bệnh lý thần kinh - đột quỵ. Nguồn tham khảo: webmd.com XEM THÊMĐau nửa đầu giật giật theo nhịp mạch đập kéo dài: Phải làm sao?Đau nửa đầu khi mang thai và sau sinh con: Những điều cần biếtNhững yếu tố có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu Sự thật thú vị về ngày đèn đỏ ở phụ nữ
https://suckhoedoisong.vn/chu-dong-phong-ngua-4-benh-de-mac-nhat-sau-man-kinh-169231016153756764.htm
17-10-2023
Chủ động phòng ngừa 4 bệnh dễ mắc nhất sau mãn kinh
1. Estrogen suy giảm tăng nguy cơ mắc bệnh gì? Mức độ hormone giữ cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đều đặn có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nếu không có tác dụng bảo vệ của những hormone đó, đặc biệt là estrogen khi giảm đi, phụ nữ sẽ phải đối mặt với những thách thức mới về sức khỏe. Ngoài ra, những thay đổi khác liên quan đến lão hóa, cụ thể như quá trình trao đổi chất chậm hơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim , đột quỵ, loãng xương và nhiều vấn đề khác ở phụ nữ mãn kinh. Bệnh tim - mối nguy hiểm sau mãn kinh Phụ nữ thường nghĩ ung thư vú là mối đe dọa lớn nhất của họ nhưng mối nguy hiểm đáng kể nhất mà chị em phải đối mặt sau thời kỳ mãn kinh thực sự là bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, có gần 1/3 phụ nữ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ đau tim ở phụ nữ bắt đầu gia tăng khoảng một chục năm sau khi mãn kinh. Lý do chính là estrogen giúp giữ cho mạch máu linh hoạt, giúp chúng co lại và giãn ra để phù hợp với lưu lượng máu. Một khi estrogen giảm đi, lợi ích này sẽ mất đi. Cùng với những thay đổi khác như huyết áp tăng cao có thể làm dày thành động mạch, khiến trái tim của phụ nữ trở nên dễ bị tổn thương. Estrogen suy giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ mãn kinh. Một nghiên cứu của Giáo sư Sản phụ khoa JohnF. Randlph tại Đại học Y tế Michigan đã xem xét những thay đổi về thể chất, sinh học, tâm lý và xã hội mà phụ nữ phải trải qua trong những năm tuổi trung niên của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, những phụ nữ có nhiều cơn bốc hỏa sớm hơn trong thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Phát hiện đó cũng được chứng minh trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, những cơn bốc hỏa thường xuyên và dai dẳng ở phụ nữ mãn kinh có liên quan đến bệnh tim mạch trong tương lai. Do đó, những phụ nữ có tiền sử gia đình bị bệnh tim hoặc những cơn bốc hỏa sớm và nghiêm trọng nên thường xuyên theo dõi sức khỏe và tư vấn bác sĩ về sự cần thiết sàng lọc về bệnh tim mạch hay không. AHA cũng khuyến khích phụ nữ theo dõi về huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI)... có thể giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai. Loãng xương Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, trước khi mãn kinh, xương của phụ nữ được bảo vệ bởi estrogen, nhưng vào một năm trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng và tiếp tục trong khoảng ba năm sau đó, xương của phụ nữ bị mất đi nhanh chóng. Bình thường phụ nữ có thể không nhận thấy rằng xương của mình đang yếu đi vì chứng loãng xương có thể không gây ra triệu chứng trong nhiều năm và gãy xương có thể là dấu hiệu rõ nhất của bệnh. Tăng cân, béo bụng Thời kỳ mãn kinh có ảnh hưởng nhất định đến quá trình trao đổi chất của phụ nữ, nó khiến cơ thể tăng mỡ và mất khối lượng mô nạc. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ nhanh chóng phát triển mỡ bụng trong thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, ngay cả khi cân nặng của họ giữ ổn định. Một phần nguyên nhân khiến nguy cơ béo bụng tăng lên là do mất estrogen. Đậu nành rất tốt cho chị em tuổi mãn kinh ĐỌC NGAY Nhiễm trùng đường tiết niệu Sau khi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm có thể khiến mô âm đạo trở nên mỏng và khô hơn. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. 2. Làm gì để giảm nguy cơ sức khỏe khi mãn kinh? Theo BSCKI Hoàng Hường, chuyên Sản phụ khoa, trung bình tuổi mãn kinh của phụ nữ bắt đầu từ 50 tuổi, nhưng dấu hiệu tiền mãn kinh có thể bắt đầu từ 40 tuổi. Khi bước vào giai đoạn này, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết và tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều rối loạn khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy từng trường hợp có thể cần tư vấn bác sĩ để có chỉ định can thiệp phù hợp như dùng thuốc, bổ sung nội tiết tố… Tuy nhiên người phụ nữ nên có sự chuẩn bị về tâm lý, điều chỉnh lối sống lành mạnh, tập luyện thể chất thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Cần có chế độ dinh dưỡng tốt: ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, canxi , vitamin và chất khoáng như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… Những biện pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ tổn thương khớp, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau mãn kinh. Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Để giảm thiểu triệu chứng khó chịu và những nguy cơ sức khỏe thời kỳ mãn kinh, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, tránh căng thẳng. Căng thẳng kéo dài có thể là một yếu tố gây ra mức estrogen thấp. Nguyên nhân do khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone chống stress (cortisol). Nồng độ cortisol cao có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất estrogen và làm giảm estrogen trong cơ thể. Chế độ ăn uống hợp lý cũng rất quan trọng, phụ nữ trong giai đoạn này nên ăn các loại thực phẩm giàu phytoestrogen (có tác dụng tương tự như estrogen nhưng có nguồn gốc từ thực vật) như đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, các loại ngũ cốc nguyên hạt… 8 biện pháp giảm nguy cơ tim mạch sau mãn kinh SKĐS – Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, do thay đổi nội tiết tố và các yếu tố khác. Vậy, những biện pháp nào được khuyến cáo để giảm thiểu rủi ro này và ngăn ngừa biến cố tim mạch khi về già? Xem thêm video đang được quan tâm: Phụ nữ tiền mãn kinh cần biết: 4 yếu tố chính gây giảm ham muốn tình dục.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-dung-thuoc-gi-khi-tre-bi-ham-ta-vi
Nên dùng thuốc gì khi trẻ bị hăm tã?
Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Thị Kim Dung - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Hăm tã là tình trạng đỏ và viêm trên da được che phủ bởi lớp tã/bỉm. Hăm tã là vấn đề thường gặp trên da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ở độ tuổi 9 đến 12 tháng, tuy nhiên hăm tã có thể có ở bất kỳ độ tuổi khác của trẻ có mặc tã/bỉm. 1. Vì sao bé bị hăm tã ? Lý do bé bị hăm tã:Có thể do kích ứng, nhiễm khuẩn vi sinh từ nước tiểu và phân,... hoặc do dị ứng. Hăm tã thường xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy hoặc mới gần đây có dùng thuốc kháng sinh.Da bị kích ứng: là da bị đỏ và nhiễm khuẩn, thường là do nước tiểu và phân trong lớp tã gây ra. Vị trí hăm thường dưới rốn, vùng bụng dưới, trên bắp đùi, vùng bộ phận sinh dục. Vết hăm có thể đỏ và đau, có thể bong tróc vảy và chảy nước.Da nhiễm khuẩn (nấm Candida) thường ở các nếp gấp giữa đùi và da, nếp gấp giữa cơ quan sinh dục. Vị trí da nhiễm nấm thường có màu đỏ sẫm có hoặc không có mủ vàng, có đẩy dịch lỏng có thể vỡ bong ra.Dị ứng da: Có thể do da nhạy cảm dị ứng với thành phần của tã/bỉm như chất nhuộm màu, chất bảo quản của tã/bỉm... Vết dị ứng gây hăm tã thường ngứa, đỏ, lớn và có vảy. Trẻ bị tiểu chảy rất dễ bị hăm tã 2. Điều trị thế nào khi bé bị hăm? Thường trẻ bị hăm được chăm sóc và điều trị tại nhà. Khi tình trạng vị trí hăm của trẻ bị nặng hơn đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, có máu trong phân, da bị nhiễm khuẩn có mủ thì cần được đưa đến bệnh viện để khám chữa.Nguyên tắc điều trị trẻ bị hăm tã tuân thủ nguyên tắc “ABCDE”A – (air out the skin): Làm thoáng khi trên da bằng cách tháo bỏ bỉm/tãB – (barrier): Sử dụng các loại mỡ, kem bôi bảo vệ daC – (clean): Làm sạch daD – (disposable diapers): Trong thời gian trẻ đang bị hăm tã, nên cân nhắc cho trẻ dùng loại tã dùng một lần thay vì dùng tã vải.E – (educate): Học cách phòng tái phát hăm tã cho trẻ nhà mình. Sử dụng các loại mỡ nhằm bảo vệ bé khỏi hăm tã 3. Nên dùng thuốc gì khi trẻ bị hăm tã? Các loại mỡ, kem bôi bảo vệ da cần được bôi mỗi lần thay tã. Các sản phẩm này thường có thành phần là kẽm oxide, petrolatum có tác dụng bảo vệ da khỏi ẩm ướt. Ngoài ra, có thể có thêm các thành phần như lanolin, paraffin, dimethicone.Các thành phần bột có chứa bột talc, bột ngô có thể chống ẩm cho trẻ nhưng không được khuyến cáo để điều trị hăm tã cho trẻ.Các sản phẩm chống nấm có thể được kê đơn để điều trị cho trẻ hăm tã do nhiễm nấm men. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê đơn cho trẻ bôi 2-3 lần/ngày và có thể bôi dưới lớp mỡ kem bảo vệ da. Trường hợp trẻ bị hăm tã nặng có thể bác sĩ chỉ định cho dùng kem bôi chứa thành phần corticoid hoặc kháng sinh.Không nên cho trẻ dùng các loại kem, dung dịch đặc biệt loại có chứa chất bảo quản, chất tạo mùi hoặc các chất phụ gia khác vì có thể làm da trẻ dễ bị dị ứng và kích ứng. Cha mẹ cần đọc kỹ nhãn sản phẩm mỡ, kem bôi trước khi dùng trên da trẻ. Tránh sử dụng các loại kem bôi chứa chất bảo quản, hương liệu gây kích ứng da 4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hăm tã ? Cần tuân thủ nguyên tắc “ABCDE” trong chăm sóc cho trẻ bị hăm tã.Ngoài ra, cần lưu ý dự phòng cho trẻ tái phát hăm tã như sau:Thay tã thường xuyên cho trẻ để giảm tối đa thời gian da tiếp xúc với nước tiểu và phânTrong thời gian trẻ bị hăm tã, nên dùng tã dùng một lần cho trẻ vì tã có độ hấp thu cao và được thiết kế để tránh ướt trên bề mặt tã.Nếu phải dùng tã vải, tránh dùng quần có lớp nilon mặc ngoài tã. Tã vải nên được giặt kỹ với nước nóng và nước tẩy giặt dùng cho trẻ.Lau kỹ vùng da bị hăm nhẹ nhàng bằng nước ấm và vải mềm. Không nên dùng xà phòng có chất tạo mùi, không có cồn. Các sản phẩm Dove cho da nhạy cảm hoặc Cetaphil có thể dùng an toàn cho bé.Với vùng da bé bị hăm đến bong tróc, nên dùng một miếng khăn vải, ngâm vào nước ấm và vắt lên da bé để làm sạch, sau đó dùng một khăn mềm để vỗ khô da. Tránh lau dễ gây ma sát làm tổn thương da hơn. Thay tã thường xuyên để tránh kích ứng da của trẻ Nếu trẻ sốt, phân cứng, tiêu chảy, đi tiểu rắt hoặc có bất cứ dấu hiệu nào xấu hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sỹ khám và điều trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-bai-tap-cho-nguoi-thay-khop-goi-vi
Các bài tập cho người thay khớp gối
Phẫu thuật thay khớp gối được sử dụng khi khớp gối bị tổn thương làm ảnh hưởng tới khả năng vận động, đi lại của bệnh nhân, song việc điều trị bằng các phương pháp nội khoa không đem lại hiệu quả. Vậy thay khớp gối rồi có được tập thể dục không? Bài tập cho người thay khớp gối gồm những những bài tập nào? 1. Thay khớp gối rồi có được tập thể dục không? Ngày nay, thay khớp gối là một phương pháp điều trị hiện đại được chỉ định trong một số bệnh lý khớp gối làm biến dạng và ảnh hưởng đến khả năng đi lại, sinh hoạt, hoặc các bệnh nhân không đáp ứng với biện pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân cần thực hiện các bài tập cho người thay khớp gối dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi khả năng vận động của khớp.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị sau phẫu thuật thay khớp gối:Tăng cường tầm vận động khớp.Tập đứng, tập đi bộ.Tăng cường sức mạnh dẻo dai của cơ.Phục hồi chức năng được áp dụng sớm sau phẫu thuật thay khớp gối để lấy lại chức năng vận động của khớp gối.Thường khoảng 3 - 6 tuần phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối, bệnh nhân có thể trở lại với hầu hết các hoạt động thường ngày, bao gồm cả tập thể dục. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nếu trong quá trình thực hiện các bài tập thể dục sau khi thay khớp gối mà bạn cảm thấy đau, cần dừng lại ngay. Tốt nhất là nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, phù hợp với tình trạng sức khỏe. 2. Các bài tập cho người thay khớp gối 2.1. Các bài tập cho người thay khớp gối trong 1 đến 2 tuần sau mổMục đích của các bài tập cho người thay khớp gối trong giai đoạn từ 1 - 2 tuần sau mổ đó là:Kiểm soát phù nề, giảm đau.Duy trì duỗi gối 0o và gấp 100o.Duy trì sức mạnh của cơ.Di chuyển được với dụng cụ trợ giúp như là nạng, gậy, khung tập đi.Duy trì bài tập tại nhà.Các bài tập cụ thể như sau:Ngày thứ 1 sau phẫu thuật thay khớp gối:Chườm lạnh khớp gối với thời lượng 15 phút/lần, ít nhất 3 lần/ngày. Nếu cảm thấy cần thiết bạn có thể chườm nhiều hơn.Các bài tập trên giường gồm có: Tập co cơ tĩnh, bạn nằm ngửa với chân duỗi thẳng, co cơ tĩnh chân được phẫu thuật, co 5 giây nghỉ 5 giây, tập 10 lần /ngày.Các bài tập khác gồm có: Tập vận động khớp cổ chân và tập trượt gót chân.Tập ngồi dậy, tập thay đổi vị trí trên giường.Vận động chủ động khớp gối từ 0o đến 70o.Có thể sử dụng máy tập CPM từ 0o đến 100o, với thời gian ít nhất 4 giờ/ngày.Ngày thứ 2 sau phẫu thuật:Tiếp tục các bài tập ở trên.Bài tập độc lập trên giường với tần suất 5 lần/ngày.Tập vận động khớp cổ chân.Tập gập, duỗi, dạng, khép khớp háng chủ động hoặc chủ động có trợ giúp.Tập ngồi trên ghế 30 phút, 2 lần/ngày.Tập di chuyển vào buồng tắm, nhà vệ sinh với người trợ giúp.Vận động chủ động khớp gối từ 10o đến 80o.Ngày thứ 3 tới ngày thứ 5 sau phẫu thuật thay khớp gối:Tiếp tục các bài tập ở trên.Tập các bài tập khớp gối: Tập duỗi khớp gối hoàn toàn, mỗi ngày cần tập gấp khớp gối chủ động thêm 10o, đến ngày thứ 5 tầm vận động của khớp gối nên đạt được 100o.Tập sức mạnh cơ đùi, cơ cẳng chân bằng các bài tập có sức cản.Tập đứng chịu lực trên 2 chân, đứng chịu lực lên từng chân, khi chịu được trọng lực thì bạn nên tập giữ thăng bằng khi đứng. Tập dồn trọng lượng cơ thể lên chân phẫu thuật dần dần.Ở tư thế đứng: Tập các bài tập gấp, duỗi, dạng và khép khớp háng chân phẫu thuật thay khớp gối.Tập đi với nạng, khung tập đi.2. 2. Các bài tập cho người thay khớp gối từ 2 đến 5 tuần sau phẫu thuậtMục đích của các bài tập cho người thay khớp gối trong giai đoạn từ 2 - 5 tuần sau phẫu thuật đó là:Giảm đau, giảm phù nề.Gia tăng tầm vận động của khớp gối từ 0o đến 115o.Tăng cường sức mạnh của cơ chân.Thực hiện được các hoạt động chức năng hàng ngày.Bắt đầu tham gia chương trình luyện tập tại nhà.Các bài tập cụ thể như sau:Duy trì các bài tập trên.Tập gấp duỗi khớp gối bằng các bài tập thụ động và chủ động có trợ giúp.Mỗi tuần cần tập gấp gối tăng thêm 5o, sau 5 tuần tầm vận động khớp gối cần đạt 0o đến 115o.Tập kéo giãn thụ động khớp gối do kỹ thuật viên phục hồi chức năng thực hiện.Tăng cường sức mạnh cơ bằng bài tập vận động khớp gối chủ động có sức cản tăng dần.Đến tuần thứ 3, bạn cần bắt đầu các bài tập xuống tấn.Tập di chuyển trên đệm, bước qua các chướng ngại vật ít nguy hiểm có sử dụng nạng trợ giúp.Tập luyện cách di chuyển tại giường, tập sử dụng bồn cầu bệt, nhà tắm, tập đi giày dép.Tập đạp xe đạp với thời lượng 15 phút/lần, 2 lần/ngày.2. 3. Các bài tập cho người thay khớp gối từ 6 đến 8 tuần sau phẫu thuậtTiếp tục cải thiện tầm vận động khớp từ 0 đến 115o –120o.Gia tăng sức mạnh cơ chân.Tập thăng bằng không cần trợ giúp.Trở lại các hoạt động hàng ngày. 3. Các lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp gối Không đứng quá lâuKhông gập gối quá mức.Không lấy chân phẫu thuật để làm chân trụ.Ghế ngồi cần đủ cao đàm bảo gối gấp 90o, ghế có tay vịn.Tránh để nền nhà tắm ẩm ướt, nên sử dụng thảm chống trượt.Quan hệ tình dục có thể bắt đầu sau phẫu thuật 03 tuần.Các bài tập thể dục sau khi thay khớp gối có thể tập luyện bao gồm:Đi bộĐạp xeBơiKhiêu vũĐánh golfTrên đây là các bài tập cho người thay khớp gối, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng theo để sức khỏe xương khớp được cải thiện từng ngày. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này, bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để có những tư vấn chuyên sâu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-nen-cho-tre-uong-mai-1-loai-sua-vi
Có nên cho trẻ uống mãi 1 loại sữa?
“Có nên cho trẻ uống mãi 1 loại sữa không” là thắc mắc mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm, bởi sữa là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Tham khảo bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên. 1. Có nên cho trẻ uống mãi 1 loại sữa? Có nhiều loại sữa khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của trẻ. Trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng cao. Sữa bò là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà trẻ cần để hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Cụ thể, sữa bò là một nguồn cung cấp vitamin B, bao gồm vitamin B12, hỗ trợ các tế bào hồng cầu và B2 giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sữa nguyên kem và các thực phẩm từ sữa khác cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng, canxi và phốt pho giúp trẻ xây dựng xương và răng chắc khỏe. Chất béo trong sữa nguyên kem cung cấp lượng calo quan trọng cho các hoạt động của trẻ nhỏ. Điều này rất quan trọng vì trẻ không có khả năng tiêu thụ một lượng lớn thức ăn nhưng cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của chúng.Đối với những đứa trẻ mới biết đi, việc cung cấp các loại sữa nguyên chất hay sữa nguyên kem là cần thiết. Thường không cần dùng sữa công thức cho trẻ mới biết đi. Không có nghiên cứu nào cho thấy sữa công thức có bất kỳ lợi thế nào so với sữa bò. Protein, chất béo, carbohydrate và canxi trong sữa công thức dành cho trẻ mới biết đi không có ưu thế rõ ràng so với sữa bò ở những đứa trẻ có chế độ ăn dặm hợp lý.Sữa đậu nành (ngoại trừ các sản phẩm đậu nành tăng cường và sữa công thức đậu nành nếu được chỉ định cụ thể) và các loại sữa thay thế khác như sữa dê hoặc sữa cừu, sữa dừa và sữa hạnh nhân không thích hợp cho trẻ em dưới 2 tuổi. Có thể sử dụng sữa gạo và sữa yến mạch sau 12 tháng tuổi. Tuy nhiên các sản phẩm này nên được sử dụng dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Các dạng khác của protein và vitamin B12 cũng phải được bao gồm trong chế độ ăn uống.Khi trẻ lên 2 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ dùng sữa tách béo một phần với điều kiện trẻ ăn uống tốt và đang phát triển với tốc độ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Sữa tách béo toàn phần không được khuyến khích cho đến khi trẻ trên 5 tuổi.Do đó, “có nên cho trẻ uống một loại sữa trong thời gian dài” hay “có nên cho trẻ uống 2 loại sữa cùng 1 lúc không” thì câu trả lời là không nên. Bởi mỗi loại sữa có chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ ở những độ tuổi khác nhau. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, bố mẹ cần biết loại sữa nào an toàn và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. 2. Điều gì sẽ xảy ra khi trẻ uống quá nhiều sữa? Uống quá nhiều sữa có thể gây mất cân bằng theo các cơ chế sau:Quá nhiều năng lượng cho trẻ;Dư thừa nguồn cung cấp canxi;Thiếu hụt chất xơ.Trẻ uống quá nhiều sữa có thể gặp phải các biến chứng sau:Trẻ luôn cảm thấy no vì hàm lượng chất béo cao trong sữa. Vì thế chúng thường ít thích thú với những loại thực phẩm khác mà cơ thể cần cho quá trình phát triển.Trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thu sắt và vì vậy nguồn sắt dự trữ trong cơ thể giảm xuống. Hàm lượng canxi tăng cao từ sữa là nguyên nhân cản trở việc hấp thu sắt.Trẻ tăng nguy cơ táo bón bởi vì sữa thay thế các thực phẩm chứa nhiều chất xơ.Đối với những đứa trẻ trên 12 tháng tuổi, thức ăn đặc nên được xem là nguồn dinh dưỡng chính. Điều này giúp trẻ duy trì được chế độ ăn đa dạng và khỏe mạnh, tương tự như người lớn. Trẻ bị thừa cân và vấn đề có nên cho trẻ uống một loại sữa có sự liên quan với nhau 3. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ Không thể phủ nhận sữa là một loại thực phẩm cung cấp rất nhiên chất dinh dưỡng, tuy nhiên nó chỉ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh mà trẻ cần. Tương tự như người lớn, những đứa trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi cần có sự cân bằng giữa các nhóm chất như carbohydrate, chất béo và protein. Cần đa dạng hóa để bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và ngăn ngừa táo bón.Một số loại thực phẩm giàu carbs có lợi bao gồm:Rau xanh;Ngũ cốc nguyên hạt;Đậu.Thực phẩm giàu Protein nạc như cá, thịt đỏ, thịt gà, trứng và đậu nành rất thích hợp cho trẻ. Còn dầu thực vật, đậu, bơ đậu là nguồn chất béo khỏe mạnh cho trẻ.Tóm lại, cha mẹ không nên cho trẻ uống mãi 1 loại sữa, bởi mỗi loại sữa có chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau, phù hợp với hệ tiêu hóa cũng như giai đoạn phát triển của trẻ. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, bố mẹ cần biết loại sữa nào an toàn và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-viem-than-kinh-thi-giac-1697076.htm
10-06-2008
Thuốc điều trị viêm thần kinh thị giác
Viêm thần kinh thị giác là hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính, xảy ra trên dây thần kinh thị giác, có thể chỉ ở một phần hoặc toàn bộ, tại một điểm nào đó hay toàn bộ chiều dài của dây thần kinh. Người bệnh thấy thị lực giảm sút nhanh hay rất nhanh (trong hình thái cấp tính), hoặc từ vài ba ngày tới vài tuần (đối với hình thái mạn tính). Có thể mù hẳn. Sự nhận biết màu sắc của người bệnh bị rối loạn, thậm chí có trường hợp không còn phân biệt được màu sắc thị giác. Phản xạ ánh sáng giảm. Đồng tử không đồng đều giữa hai mắt. Bên mắt bị bệnh có đồng tử co kém và chậm hơn khi có kích thích ánh sáng. Có thể xảy ra vào tháng thứ 3 sau lần bị bệnh đầu tiên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh: Tại mắt: mọi viêm nhiễm trong nhãn cầu đều có thể gây ra viêm gai thị có những nguyên nhân là các bệnh lý như: Viêm màng bồ đào, viêm hắc mạc, viêm võng mạc do virut cự bào trong bệnh AIDS, viêm nội nhãn... Các ổ nhiễm khuẩn lân cận thị thần kinh như viêm tai, viêm mũi-xoang, viêm họng, viêm amidal, sâu răng Các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân cấp và mạn tính cũng có khả năng dẫn đến viêm thị thần kinh. Ngoài ra, các loại virut (đậu mùa, cúm, thấp khớp, bạch hầu, sốt phát ban, quai bị); nhiễm nấm (nấm Candida albicans thường gây viêm hắc võng mạc kết hợp với viêm gai thị, hay gặp ở người nghiện heroin, suy giảm miễn dịch. Một số nấm khác cũng gây viêm thị thần kinh là cryptoccose, aspergillose, histoplasmose); các nhiễm khuẩn của hệ thần kinh (viêm não, viêm màng não là nguyên nhân của một số trường hợp bị bệnh)... Việc điều trị bệnh chủ yếu là loại trừ nguyên nhân mới khỏi bệnh hoàn toàn. Người bệnh cần được khám bệnh toàn diện và điều trị theo các chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh, truyền nhiễm, dị ứng. Ngừng ngay việc sử dụng các chất gây nhiễm độc thị thần kinh. Tại mắt, cần giải quyết rối loạn tuần hoàn, dinh dưỡng tại dây thần kinh, chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Ngay sau khi có chẩn đoán xác định, người bệnh cần được điều trị ngay bằng corticoid. Thuốc corticoid có thể được chỉ định với liều rất cao, dùng cả đường uống lẫn đường tiêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân bắt buộc phải nằm viện để theo dõi toàn trạng. Các loại kháng sinh có thể được cho dùng tuỳ theo tác nhân gây bệnh là loại nào. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể người bệnh phải dùng tới thuốc ức chế miễn dịch (bệnh Behcet). Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc giãn mạch dùng theo đường toàn thân (uống) và tại chỗ (tiêm cạnh nhãn cầu) cùng các vitamin nhóm B (như B1, B6, B12). Viêm thị thần kinh là một bệnh mắt nặng cần được khám phát hiện bệnh cùng nguyên nhân gây bệnh sớm, điều trị tích cực mới có khả năng phục hồi chức năng thị giác, tránh tái phát cùng các biến chứng và di chứng nặng nề. ThS. BS. Nguyễn Đức Thành
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/yoga-giup-giam-cang-thang-nhu-nao-vi
Yoga giúp giảm căng thẳng như thế nào?
Căng thẳng và lo lắng luôn hiện hữu ở mọi nơi, có nhiều biện pháp để giúp bạn làm giảm tình trạng này. Yoga là một môn luyện tập về tinh thần và thể chất, kết hợp các tư thế thể chất, nhịp thở có kiểm soát và thiền định hoặc thư giãn, giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp và giảm nhịp tim. 1. Lợi ích của tập Yoga Yoga được coi là một trong những loại phương pháp tiếp cận y học bổ sung và tích hợp. Yoga tập hợp các bộ môn thể chất và tinh thần có thể giúp bạn đạt được sự thanh thản của cơ thể và tâm trí. Điều này có thể giúp bạn thư giãn và kiểm soát căng thẳng và lo lắng.Các lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của yoga bao gồm:1.1 Sự linh hoạtCác tư thế yoga hoạt động bằng cách kéo căng các cơ của bạn, Chúng giúp bạn di chuyển tốt hơn, bớt căng cứng và mệt mỏi.Ở bất kỳ cấp độ yoga nào, bạn cũng đều nhận được lợi ích từ nó chỉ là vấn đề về thời gian nhanh hay chậm thôi. Trong một nghiên cứu, mọi người đã cải thiện độ linh hoạt của họ lên đến 35% chỉ sau 8 tuần tập yoga.1.2 Hình thể đẹp hơnYoga giúp phát triển nhận thức bên trong. Nó tập trung sự chú ý của bạn vào khả năng ở cơ thể bạn với thời điểm hiện tại. Đồng thời, nó giúp phát triển hơi thở, sức mạnh của tâm trí và cơ thể. Yoga không thiên về ngoại hình.Các phòng tập yoga thường không có gương. Điều này giúp mọi người có thể tập trung nhận thức của họ vào bên trong thay vì cách tạo dáng hoặc những người xung quanh trông như thế nào. Các cuộc khảo sát đã phát hiện ra rằng, những người tập yoga nhận thức được cơ thể của họ nhiều hơn những người không tập yoga. Họ cũng hài lòng hơn và ít phê bình hơn về cơ thể của mình. Vì những lý do này mà yoga đã trở thành một phần không thể thiếu trong điều trị rối loạn ăn uống và các chương trình thúc đẩy hình ảnh cơ thể tích cực.1.3 Ăn uống có chọn lọcTập yoga đã được chứng minh là giúp tăng cường chánh niệm, không chỉ trong lớp học mà còn trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống của một người. Các nhà nghiên cứu mô tả việc ăn uống có chánh niệm là nhận thức không đánh giá về các cảm giác thể chất và cảm xúc liên quan đến việc ăn uống như:Ăn ngay cả khi no (ức chế);Nhận thức được hình thức, mùi vị và hương vị của thực phẩm;Ăn để phản ứng với các dấu hiệu môi trường, chẳng hạn như nhìn hoặc ngửi thấy thức ăn;Ăn khi buồn hoặc căng thẳng (ăn theo cảm xúc);Ăn khi bị phân tâm bởi những thứ khác.Họ cũng cho rằng những người tập yoga là những người ăn uống có đầu óc hơn. Cả 2 năm tập yoga và số phút tập mỗi tuần đều có liên quan đến điểm số ăn uống và có tinh thần tốt hơn. Tập yoga giúp bạn nhận thức rõ hơn về cảm giác của cơ thể. Nhận thức được nâng cao này có thể chuyển sang giờ ăn khi bạn thưởng thức từng miếng hoặc từng ngụm, và ghi nhận cách thức ăn có mùi, vị và cảm nhận trong miệng bạn. Tập yoga đã được chứng minh là giúp tăng cường chánh niệm 1.4. Tăng cường giảm cân và duy trì nóNhững người tập yoga và ăn uống có tinh thần hài hòa hơn đối với cơ thể của họ. Họ có thể nhạy cảm hơn với các dấu hiệu đói và cảm giác no.Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tập yoga ít nhất 30 phút mỗi tuần một lần trong ít nhất bốn năm sẽ tăng cân ít hơn khi ở tuổi trung niên. Những người thừa cân thực sự giảm cân. Nhìn chung, những người tập yoga sẽ có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn so với những người không tập yoga. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do chánh niệm. Ăn uống có tâm có thể dẫn đến mối quan hệ tích cực hơn với thực phẩm và việc ăn uống1.5. Tăng cường thể chấtYoga được biết đến với khả năng làm dịu căng thẳng và lo lắng trong tâm trí và cơ thể. Nhưng nó cũng có thể có tác động đến khả năng tập thể dục của mỗi người.Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu một nhóm nhỏ những người người ít vận động và chưa tập yoga trước đó. Sau 8 tuần tập yoga ít nhất 2 lần một tuần với tổng cộng 180 phút, những người tham gia đã có sức mạnh cơ bắp và sức bền, sự linh hoạt của tim và hô hấp tốt hơn.1.6. Lợi ích tim mạchMột số nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra được là yoga có tác động tích cực đến các yếu tố nguy cơ tim mạch: Giúp giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Có khả năng là yoga giúp phục hồi "độ nhạy của cơ quan thụ cảm". Điều này giúp cơ thể cảm nhận được sự mất cân bằng trong huyết áp và duy trì sự cân bằng.Một nghiên cứu khác cho thấy rằng tập yoga cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu ở những bệnh nhân khỏe mạnh cũng như những bệnh nhân đã bị bệnh mạch vành. Nó cũng làm giảm lượng đường trong máu quá mức ở những người mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin và giảm nhu cầu sử dụng thuốc của họ. Yoga hiện đang được đưa vào nhiều chương trình phục hồi chức năng tim mạch do những lợi ích về tim mạch và giảm căng thẳng. Yoga được biết đến với khả năng làm dịu căng thẳng và lo lắng trong tâm trí và cơ thể 2. Yoga giúp giảm căng thẳng như thế nào? Yoga từ lâu được biết đến là một liều thuốc giải stress tuyệt vời. Yoga kết hợp với nhiều kỹ thuật giảm căng thẳng phổ biến, bao gồm tập thể dục và học cách kiểm soát hơi thở, giải tỏa tâm lý và thư giãn cơ thể.Hatha Yoga là môn thực hành thể chất của các tư thế yoga. Có nhiều loại hatha yoga khác nhau: Một số loại tập chậm và tập trung hơn vào việc kéo giãn , một số loại khác thì nhanh và tập luyện hơn. Nếu bạn đang muốn giải tỏa căng thẳng, không có kiểu yoga nào là ưu việt, vì vậy hãy chọn kiểu yoga phù hợp với mức độ thể chất và tính cách của bạn . Bất kỳ bài tập nào cũng giúp giải tỏa căng thẳng bằng cách giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giải phóng endorphin, hormone tự nhiên giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Yoga cũng làm giảm căng thẳng thông qua việc kéo căng cơ. Động tác kéo giãn của yoga giúp giải phóng căng thẳng từ các vùng có vấn đề, bao gồm cả hông và vai, giảm đau thắt lưng.Pranayama hay còn gọi là hoạt động hơi thở, là một phần quan trọng của bất kỳ bài tập yoga nào và là một phần có thể chuyển hóa tốt cho cuộc sống. Chỉ cần học cách hít thở sâu và nhận ra rằng đây có thể là một cách nhanh chóng để chống lại các tình huống căng thẳng sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạcTâm trí của chúng ta liên tục hoạt động, chạy đua từ những lo toan tính toán đến những kế hoạch cho tương lai. Tất cả những công việc trí óc này rất căng thẳng và mệt mỏi. Yoga cung cấp một số kỹ thuật để thuần hóa khí. Mỗi hơi thở đều gắn bó chặt chẽ với giây phút hiện tại. Tập trung vào mỗi lần hít vào và thở ra để loại trừ những suy nghĩ khác là một cách để giải tỏa tâm trí. Đây cũng là một kỹ thuật thiền cơ bản. Ngoài ra, việc thực hiện các tư thế yoga, hay asana, cũng hoạt động như một hình thức thiền định. Các tư thế này rất thư thái và phải được thực hiện với sự tập trung cao độ, để tất cả những suy nghĩ và lo lắng khác được dồn sang một bên, giúp não của bạn được nghỉ ngơi rất cần thiết.Một buổi tập yoga luôn kết thúc với 5 - 10 phút thư giãn trong tư thế savasana - tư thế xác chết. Mặc dù việc thư giãn thực thi này lúc đầu có thể khó khăn, nhưng cuối cùng nó phục vụ mục đích giải phóng toàn diện cho cả cơ thể và tâm trí. Savasana đưa bạn trở lại thế giới với cảm giác sảng khoái và được trang bị các công cụ để chống lại căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Yoga Nidra là một bài tập mang lại cơ hội cho thời gian thư giãn dài hơn, sâu hơn và giới thiệu về thiền định, cũng có thể là một cách giảm căng thẳng tuyệt vời. Nguồn tham khảo: health.harvard.edu, webmd.com, verywellmind.com, mayoclinic.org
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/y-nghia-mot-so-xet-nghiem-can-lam-sang-he-gan-mat-vi
Ý nghĩa một số xét nghiệm cận lâm sàng hệ gan mật
Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tiến Ngọc - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park 1. Khảo sát chức năng bài tiết và khử độc 1.1. BilirubinBilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzyme có chứa hem (95% từ sự thoái biến của hồng cầu)Bilirubin TP: 0,8-1,2 mg% (5-17 μmol/L)Bilirubin GT (gián tiếp): 0,6-0,8 mg% (bilirubin tự do, tan trong mỡ, gắn kết albumin huyết tương, nên không được lọc qua cầu thận, khi đến gan, bilirubin GT được liên hợp với acid glucuronide để trở thành bilirubin TT (bilirubin liên hợp, tan trong nước, bài tiết tiểu quản mật)Vàng da khi Bil TP > 2,5mg% Tăng Bil GT (thường < 15mg%): hiếm khi do bệnh ganTăng sản xuất bilirubin (tán huyết, tạo hồng cầu không hiệu quả, tái hấp thu từ khối máu tụ)Giảm sự bắt giữ bilirubin tại tế bào gan (Hội chứng Gilbert)Giảm sự liên hợp bilirubin do thiếu men glucuronyl transferase (Hội chứng Crigler- Najjar)Tăng Bil TT (trực tiếp): liên quan bệnh lý gan mậtGiảm bài tiết bilirubin vào tiểu quản mậtỨ mật trong gan hay ngoài ganBilirubin niệu: Bili trực tiếpKhi bili trực tiếp tăng cao, một phần bilirubin sẽ gắn với albumin huyết tương nên không bài tiết ra nước tiểu. Do vậy tình trạng vàng da thường giảm chậm hơn sau khi nguyên nhân gây tắc mật đã được giải quyết, phần còn lại không gắn albumin sẽ được bài tiết ra nước tiểu.1.2. UrobilinogenChất chuyển hóa bilirubin tại ruột, tái hấp thu vào máu theo chu trình ruột gan, sau đó cũng được bài tiết qua nước tiểu. Tắc mật hoàn toàn sẽ không có urobilinogen trong nước tiểu.Urobilinogen trong nước tiểu gặp trong trường hợp tán huyết (tăng sản xuất), xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý gan,...BT: 0,2-1,2 đơn vị (pp Watson).1.3. Phosphatase kiềm (Alkaline phosphatase ALP)Nguồn gốc: gan và xương (ruột, thận và nhau thai ít hơn). ALP bt: ít nghĩ nguyên nhân tắc mật. Thời gian bán hủy khoảng 7 ngày (tăng ALP có thể kéo dài > 1 tuần, sau khi tình trạng tắc mật đã giảm và khi bilirubin đã trở về bình thường). Tăng ALP do gan thường đi kèm GGT và 5 ́- NucleotidaseTăng ALP đơn thuần: bệnh gan do thâm nhiễm như: ung thư, áp xe, granuloma,...ALP tăng 2 lần bt: viêm gan, xơ gan, di căn, bệnh bạch cầu, lymphoma,...ALP tăng 3-10 lần: tắc mật trong hoặc ngoài ganALP không đặc hiệu cho gan: tăng trong Paget của xương, hủy xương, di căn xương, tắc ruột non, có thai, tăng trưởng xương trẻ em... (5 ́- Nucleotidase)ALP thấp: suy giáp, thiếu máu ác tính, giảm chất kẽm,...1.4. GGT (Ɣ- Glutamyl transferase)Mặc dù hiện diện ở nhiều cơ quan khác nhưng GGT được tìm thấy ở nồng độ cao trong tế bào biểu mô trụ của ống mật.Nguyên nhân thường gặp nhất của tăng GGT đơn thuần: nghiện rượu mạn tính, tắc mật, thuốc ( acetaminopnen, phenyltoin), NASH (Nonalcoholic Steatohepatitis),...Thời gian bán hủy 7-10 ngày, nhưng ở người uống rượu thời gian này có thể kéo dài 28 ngày. GGT còn tăng trong: suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, ĐTĐ, cường giáp, COPD,...1.5. NH3 máuĐược sản xuất: chuyển hóa bt protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng.Gan giữ nhiệm vụ khử độc NH3, bằng cách chuyển thành ure thải qua thận. Cơ vân giữ vai trò khử độc NH3, gắn với acid glutamic tạo thành glutamin.Bệnh gan nặng thường bị teo cơ do phá hủy, góp phần NH3 tăng cao. NH3 có thể tăng ở bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa nặng hoặc có shunt mạch máu cửa ở gan.Nồng độ NH3 máu động mạch chính xác hơn máu tĩnh mạch vì không bị ảnh hưởng NH3 từ ruột. NH3 có thể trở về bình thường 48-72h trước khi có cải thiện tình trạng thần kinh. 2. Khảo sát chức năng tổng hợp 2.1. Albumin máuGan là nơi duy nhất TH albumin cho cơ thể. Albumin duy trì áp lực keo trong lòng mạch và là chất vận chuyển các chất trong máu đặc biệt là thuốc.Do khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của albumin kéo dài (khoảng 3 tuần), nên albumin máu chỉ giảm trong các bệnh gan mạn tính hoặc khi tổn thương gan rất nặng.Xơ gan cổ trướng (albumin giảm do thoát vào trong dịch báng), mất albumin qua đường nước tiểu (Hội chứng thận hư), hoặc qua đường tiêu hóa (viêm ĐT mạn).2.2. Globulin máu: gồm α1, α2, β, γα1 Globulin (α1 antitrypsin, TBG, transcortin,...)α2 Globulin (haptoglobulin, ceruloplasmin,....)β Globulin (β1 transferrin, β lipoprotein,...)γ Globulin (các kháng thể miễn dịch)Trong xơ gan, các kháng nguyên từ vi khuẩn đường ruột không được tiêu diệt ở gan mà lại đi tắt theo các thông nối cửa - chủ, tạo đáp ứng tăng kích thích ở hệ võng nội mô, làm γ tăng cao ( IgG tăng Viêm gan tự miễn, IgM tăng xơ gan ứ mật nguyên phát,...)A/G < 1: xơ gan, viêm gan mạn tính ( giảm TH albumin, tăng TH γ Globulin)Điện di:Albumin 35-55g/L ( 55-60%)α1 Globulin 2-4g/L ( 4,2-7,2%)α2 Globulin 5-9g/L ( 6,8-12%)β Globulin 6-11g/L ( 9,3-15%)γ Globulin 7-17g/L ( 13-23%) 2.3. Prothrombin hay thời gian Quick (TQ)Thăm dò đường đông máu ngoại sinh, giúp phát hiện do nguyên nhân tại gan hoặc do thiếu vitamin K.Nếu tỷ lệ Prothrombin thấp, cần cho định lượng yếu tố V, là yếu tố được gan tổng hợp không cần sự hiện diện của vitamin K (Yếu tố V ↓: suy gan, V bình thường: Thrombotest Owren: phát hiện bạn có vấn đề liên quan đến Vit K). Vitamin K và các yếu tố đông máu sản xuất tại gan Rối loạn đông máu, chỉ một số ít ảnh hưởng đường ngoại sinh, còn hầu hết ảnh hưởng đường nội sinh (phức hệ prothrombin), đều do gan sản xuất, nhờ có sự hiện diện vitamin K, do vậy khi gặp rối loạn này phải nghĩ đến các nhóm nguyên nhân sau:Bệnh lý gan: chức năng gan giảm sút trong viêm gan, xơ gan, K ganThiếu vitamin K: do ăn uống ( thiếu chất: dầu, mỡ, rau, đậu,mè,..), tắc mật, cắt ruột quá dài, dùng kháng sinh phổ rộng uống thời gian dài, bị chất kháng đông kháng vitamin K (nhóm coumarinic).Suy dinh dưỡng: bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa( K thực quản, ói mửa nhiều, hôn mê,....không ăn uống lâu ngày sẽ ảnh hưởng lên hệ đông máu.Đông máu nội mạch lan tỏa: sản khoa (nhau bong non, thai lưu,..), ngoại khoa (đa thương, dập nát , hoại tử,...), nội khoa: nhiễm trùng huyết gram (-), gram(+), rắn cắn, tai biến truyền máu,...Tiêu sợi huyết (fibrinolysis) 3. Xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan 3.1. TransaminaseEnzyme nội bào, sự tăng enzyme này phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan.AST: cơ tim, cơ vân nhiều hơn ở gan, ngoài ra: thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu.ALT: chủ yếu bào tương tế bào gan. ALT bt: nữ: 19 UI/L, nam: 30UI/LTăng trong hầu hết các bệnh về gan, nhưng không đặc hiệu: nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ vân (viêm cơ, loạn dưỡng cơ), nhược giáp,...Giảm giả tạo: khi có tăng ure máu.Tăng cao (> 3.000 UI/L): hoại tử tế bào gan, viêm gan virus cấp , mạn tính, tổn thương gan do thuốc, độc chất, trụy mạch kéo dài ( mức độ tăng transaminase có tương quan kém với mức độ tổn thương tế bào gan, và không có ý nghĩa nhiều về mặt tiên lượng. Ví dụ: hoại tử tế bào gan rất nặng, men gan tăng cao trong 24- 48h, nhưng sau 3-5 ngày, men giảm nhanh)Tăng vừa (< 300 UI/L): viêm gan do rượu, tăng chủ yếu AST (không quá 2 -10 lần ULN), có thể ALT bt hoặc thấp ( thiếu pyridoxal 5- phosphate, Vitamin B6, cofactor tổng hợp ALT ở gan)Tăng nhẹ (< 100 UI/L): viêm gan virus cấp, bệnh gan mạn tính ( xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan,...) hoặc tắc mật, gan nhiễm mỡ.Tỷ số De Ritis ( AST/ALT) O/P : Tỷ số De Ritis ( AST/ALT) O/P 3.2. LDHKhông chuyên biệt cho gan (tim, cơ, xương, thận, HC, tiểu cầu, hạch bạch huyết)LDH tăng cao, thoáng qua: hoại tử tế bào gan, sốc gan.LDH tăng, kéo dài + ALP: gợi ý tổn thương ác tính ở ganLDH5 tương đối đặc hiệu cho ganTỷ số ALT/LDH: Tỷ số ALT/LDH Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng gói khám sàng lọc gan mật từ tiêu chuẩn đến nâng cao với nhiều ưu điểm:Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men ganĐánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạchTầm soát sớm ung thư ganThực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,CĐánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/chuyen-ay-bang-mieng-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-20230325152555417.htm
20230325
"Chuyện ấy" bằng miệng và những điều ít người biết
Mọi tiếp xúc da kề da với bộ phận sinh dục đều có thể lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều tương tự cũng xảy ra khi tiếp xúc với dịch tiết âm đạo, dương vật hoặc hậu môn. Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Hà Nội) cho biết, bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh có thể lây từ bạn tình qua tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo như HIV, lậu, giang mai... Quan hệ bằng đường miệng cũng có khả năng lây truyền các bệnh qua đường tình dục như quan hệ bằng đường âm đạo hay đường hậu môn. Lý do là các bệnh này chủ yếu lây qua những chỗ bị xây xước. Nhiều bạn trẻ ngày nay khi quan hệ chỉ chăm chăm quan tâm đến chuyện tránh thai mà không chú ý nhiều đến việc tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thực tế, quan hệ không sử dụng bao caosu dù bằng đường nào cũng có thể bị truyền bệnh, thậm chí là HIV. Quan hệ tình dục bằng miệng cũng lây truyền một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cả ở nam và nữ (Ảnh minh họa: Bebodywise). Bác sĩ từng gặp bệnh nhân nữ đi khám vì họng sưng đỏ, mưng mủ tưởng viêm họng song không ngờ lại mắc bệnh lậu. Thậm chí không ít trường hợp mắc lậu nhưng bị chẩn đoán nhầm thành viêm họng. Lý do vì rất ít người, thậm chí là bác sĩ nghĩ đến bệnh lậu khi thấy họng sưng đỏ, mưng mủ, trừ khi làm xét nghiệm. Dưới đây là các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng: Chlamydia Chlamydia là bệnh do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Tại Mỹ, chlamydia được báo cáo thường xuyên hơn bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn nào khác. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, mặc dù chlamydia có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, nhưng nó có nhiều khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo. Chlamydia có thể ảnh hưởng đến: họng, bộ phận sinh dục, đường tiết niệu, trực tràng Hầu hết chlamydia ảnh hưởng đến cổ họng không gây ra triệu chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm đau họng. Chlamydia không phải là bệnh kéo dài suốt đời và có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh phù hợp. Bệnh lậu Lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến do vi khuẩn neisseria gonorrhoeae gây ra. CDC Mỹ ước tính rằng có khoảng 1,14 triệu trường hợp mắc bệnh lậu mới mỗi năm, với khoảng một nửa ảnh hưởng đến những người từ 15 đến 24 tuổi. Cả bệnh lậu và chlamydia đều có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng. Nhưng theo CDC, những rủi ro chính xác rất khó xác định. Những người quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn, điều này có thể gây khó khăn cho việc xác định hoạt động nào gây ra nhiễm trùng. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến: họng, bộ phận sinh dục, đường tiết niệu, trực tràng. Giống như chlamydia, bệnh lậu ở cổ họng thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có các triệu chứng có xu hướng xuất hiện khoảng 1 tuần sau khi tiếp xúc và có thể bao gồm đau họng. Bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, các báo cáo về bệnh lậu kháng thuốc ở Mỹ và trên toàn thế giới đã gia tăng. Giang mai Theo Healthline, giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn treponema pallidum gây ra. Nó không phổ biến như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến: miệng và môi, bộ phận sinh dục, hậu môn, trực tràng. Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh phù hợp. Nếu không điều trị, tình trạng này sẽ vẫn còn trong cơ thể bạn, có thể ảnh hưởng đến mạch máu và hệ thần kinh. Bệnh giang mai có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương cơ quan và hậu quả nghiêm trọng về thần kinh. Một số người không có triệu chứng gì nhưng những triệu chứng thường gặp nhất gồm: sưng hoặc u không đau ở môi, miệng, họng, da, vùng sinh dục hoặc hậu môn; phát banở thân trên, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; các triệu chứng như cảm cúm. HSV-1 Virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc miệng với miệng hoặc miệng với bộ phận sinh dục. Nó có thể gây ra mụn rộp ở miệng, sinh dục và hậu môn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), HSV-1 ảnh hưởng đến khoảng 3,7 tỷ người dưới 50 tuổi trên khắp thế giới. HSV-1 có thể ảnh hưởng đến: môi, miệng, họng, bộ phận sinh dục, trực tràng, hậu môn. Các triệu chứng của mụn rộp miệng bao gồm mụn nước hoặc vết loét. Chúng có thể xuất hiện trên miệng, môi và cổ họng. HSV-1 có thể lây truyền hoặc lây nhiễm ngay cả khi không có triệu chứng. Nó không thể chữa khỏi, nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus có thể dẫn đến ít đợt bùng phát hơn và giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn. HSV-2 Virus herpes simplex loại 2 (HSV-2) lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn. Nó có thể gây mụn rộp miệng, sinh dục hoặc hậu môn. Theo WHO, ước tính HSV-2 ảnh hưởng đến khoảng 491 triệu người từ 15 đến 49 tuổi trên khắp thế giới. Giống như HSV-1, HSV-2 có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng. Các triệu chứng của HSV-2 ở miệng cũng giống như HSV-1 ở miệng. Bạn có thể nhận thấy vết phồng rộp hoặc vết loét trên miệng, môi hoặc lưỡi của mình, mặc dù có thể nhiễm virus và không bao giờ có triệu chứng. HSV-2 có thể bị nhiễm hoặc lây truyền ngay cả khi không có triệu chứng. Mặc dù không có cách chữa khỏi HSV-2, nhưng việc điều trị có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn và dẫn đến ít bùng phát mụn rộp hơn. HPV Virus gây u nhú ở người (HPV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. HPV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn. HPV ảnh hưởng đến: miệng, họng, bộ phận sinh dục, cổ tử cung, hậu môn, trực tràng. Trong một số trường hợp, HPV không có triệu chứng. Một số loại HPV có thể gây u nhú thanh quản hoặc đường hô hấp, ảnh hưởng đến miệng và cổ họng. Các triệu chứng bao gồm: mụn cóc trong cổ họng, thay đổi giọng nói, khó nói, hụt hơi. Một số loại HPV khác ảnh hưởng đến miệng và cổ họng nhưng không gây ra mụn cóc. Tuy nhiên, chúng có thể gây ung thư đầu hoặc cổ. Mặc dù HPV không có cách chữa trị, nhưng phần lớn các trường hợp lây truyền HPV đều được cơ thể tự loại bỏ mà không gây ra các biến chứng khác. Phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác có thể loại bỏ mụn cóc ở miệng và cổ họng, nhưng chúng có thể quay trở lại ngay cả khi điều trị. HIV HIV thường lây truyền qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo và hậu môn. Theo CDC Mỹ, nguy cơ lây truyền hoặc nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bằng miệng là cực kỳ thấp. Nếu bạn nhiễm HIV, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Tuy nhiên, virus ban đầu có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm. HIV không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể quản lý hiệu quả tình trạng này bằng thuốc kháng virus.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nau-chao-hau-sua-giau-dinh-duong-cho-be-vi
Nấu cháo hàu sữa giàu dinh dưỡng cho bé
Các chuyên gia khuyến cáo, những hàm lượng dinh dưỡng cao trong hàu chỉ phù hợp cho các bé từ 7 tháng trở lên, bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng tự chuyển hóa các chất trong hàu thành dưỡng chất, vì vậy cơ thể bé sẽ dễ dàng hấp thu hơn. 1. Dinh dưỡng có trong hàu sữa? Hàu là một loại động vật thân mềm 2 mảnh, sống trong môi trường biển như ở vịnh và đại dương. Đây được xem là một loại động vật quan trọng của hệ sinh thái, bởi chúng có thể lọc các chất bẩn và ô nhiễm ra khỏi nước, cũng như cung cấp môi trường sống cho các loài sinh vật khác.Có rất nhiều loại hàu khác nhau với các loại hương vị khác nhau, chúng được coi là một món ngon và bổ dưỡng trên khắp thế giới bởi rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Trên thực tế, với một con hàu 100gram sẽ cung cấp 68 gam calo, 7 gam protein, 3 gram chất béo, vitamin D, vitamin B1, Niacin, Vitamin B12, Sắt, Magie, Photpho, Kẽm, Đồng, Mangan và Selen.Ngoài ra, hàu có lượng calo thấp nhưng vẫn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Với những thành phần dinh dưỡng như vậy, hàu mang đến giá trị dinh dưỡng sau:Tăng cường hệ miễn dịch: Hàu chứa các khoáng chất khác nhau, vitamin E và C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin E có trong hàu có các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, do đó giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại.Tốt cho sức khỏe tim mạch: Hàu giúp giảm mảng bám tích tụ trong lòng động mạch thông qua cơ chế liên kết với các thành động mạch và mạch máu. Bên cạnh đó, hàm lượng magie và kali cao trong hàu giúp giảm huyết áp và thư giãn các mạch máu.Tốt cho mắt: Hàu chứa nhiều kẽm, đây là một khoáng chất giúp cho sắc tố của mắt được sản xuất đầy đủ trong võng mạc.Cải thiện chức năng não: Trong hàu có chứa vitamin B12, axit béo omega-3, kẽm và sắt, những khoáng chất này rất có lợi cho chức năng của não.Cải thiện tâm trạng: Kẽm được coi là một khoáng chất cần thiết giúp thư giãn tâm trạng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kẽm giúp cơ thể giảm lo âu và giảm trầm cảm.Tốt cho da: Các khoáng chất kẽm có trong hàu giúp tạo ra và thúc đẩy collagen, hỗ trợ cấu trúc da và làm giảm chảy xệ. Đồng thời khoáng chất này cũng giúp duy trì móng tay khỏe mạnh và giữ cho da đầu cũng như tóc khỏe mạnh.Thúc đẩy năng lượng: Trong hàu có chứa một lượng vitamin B12, đây là vitamin giúp tăng cường năng lượng và biến các thực phẩm đi vào cơ thể thành năng lượng. Chất sắt có trong hàu cũng giúp vận chuyển oxy đến các tế bào cơ thể để cung cấp năng lượng.Tốt cho sức khỏe xương: Các khoáng chất như selen, đồng, sắt, kẽm, phốt pho và canxi có trong hàu giúp sức khỏe và mật độ của xương mạnh mẽ hơn. Hàu là một loại động vật thân mềm 2 mảnh, sống trong môi trường biển như ở vịnh và đại dương 2. Có nên cho bé ăn hàu không? Bé mấy tháng ăn được hàu? Hàu là một thực phẩm không thể thiếu trong dinh dưỡng hàng ngày của bé. Thông thường, bước vào tháng thứ 6 bé có thể tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa (ăn dặm), tuy nhiên, hàu là một loại hải sản chứa nhiều đạm nên nó có thể gây dị ứng thực phẩm.Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, những hàm lượng dinh dưỡng cao trong hàu chỉ phù hợp cho các bé từ 7 tháng trở lên, bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng tự chuyển hóa các chất trong hàu thành dưỡng chất, vì vậy cơ thể bé sẽ dễ dàng hấp thu hơn. 3. Một số cách nấu cháo hàu sữa giàu dinh dưỡng cho bé Cháo hàu là một trong những món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để món cháo trở nên hấp dẫn và giàu dinh dưỡng hơn, khi nấu cháo hàu cho bé phụ huynh nên kết hợp với các loại thực phẩm có tính mát để tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là một số cách nấu cháo hàu sữa cho bé ngon và bổ dưỡng:Cháo hàu hạt sen cho béVới món cháo hàu hạt sen, phụ huynh cần chuẩn bị 50gr hàu sữa, 20gr hạt sen, 30gr nấm rơm, 30g gạo, 10gr dầu ăn và gia vị vừa đủ. Sau khi đã chuẩn bị gia vị, đưa gạo vo sạch rồi cho vào 2 chén nước, bỏ tim sen và tách đôi; đối với hàu thì dùng bàn chải chà sạch rồi đem hàu ngâm với nước sạch khoảng 2 tiếng, sau đó tiếp tục dùng bàn chải lớn chà để làm sạch.Sau khi đã sơ chế thực phẩm, đem nấu gạo với hạt sen thành cháo. Còn nấm rơm bỏ gốc và ngâm vào bột năng cho trắng rồi xắt hạt lựu, hàu băm nhỏ. Lấy 10gr dầu ăn, đầu hành lá phi thơm và cho hàu vào xào rồi thả nấm vào. Cuối cùng nêm gia vị vừa ăn, cho phần hàu vừa sào vào cháo đang sôi, đậy nắp trong vòng 10 phút rồi múc ra cho bé ăn.Cháo hàu rau cảiĐể nấu cháo hàu rau cải cho bé, cần chuẩn bị 200gr gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, 2kg hàu sữa, rau cải, 5 củ hành khô và gia vị, dầu ăn. Đầu tiên cần sơ chế hàu giống như cách trên, lách mũi dao vào miệng hàu để tách đôi vỏ hàu. Phần thịt hàu tách riêng còn nước hàu để sử dụng vào nấu cháo.Sau khi đã sơ chế hàu thì đem gạo vo sạch và cho vào nồi rồi đổ nước cho ngập gấp 3 lần gạo, đun nhừ trên bếp. Còn hàu thì xào thơm với hành khô và rau cải. Cuối cùng cho phần hàu vừa xào vào nồi cháo đã ninh nhừ rồi đun trên lửa vừa trong khoảng 10 phút thì múc ra cho bé ăn.Nấu cháo hàu khoai môn cauCần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây để nấu cháo hàu sữa khoai môn cho bé: 200gr hàu sữa, 100gr khoai lang bí, 100g khoai môn cau, gia vị và dầu ăn.Bước đầu tiên cần phải rửa sạch khoai lang bí, khoai môn rồi gọt vỏ và ngâm vào nước cho khỏi đen. Đem 2 loại khoai này thái thành hạt lựu nhỏ. Tiếp đó vo sạch 1 nắm gạo, cho vào nồi nấu cháo cho tới khi gạo nhuyễn. Thêm vào cháo một chút muối, khoai lang bí, khoai môn rồi đem nấu nhừ.Hàu đem ngâm với nước muối pha loãng trong 2 giờ đồng hồ rồi sơ chế như cách trên. Khi đã sơ chế hàu sạch sẽ thì cho chảo lên bếp để xào hàu với hành phi thơm. Cuối cùng là múc cháo ra chén cho hàu và hành ngò vào để trộn đều và cho bé ăn nóng.Cách nấu cháo hàu đậu xanhNhắc đến cách nấu cháo hàu cho bé thì không thể bỏ qua cách nấu cháo hàu đậu xanh. Cách nấu này cũng không quá phức tạp,chỉ cần chuẩn bị 1kg hàu, 200g gạo tẻ, 50g gạo nếp, 3 củ hành khô, rau răm, hành hoa và các gia vị cần thiết.Đầu tiên sơ chế hàu như cách làm trên, gạo nếp thì vo sạch ngâm với nước và đậu xanh cũng phải ngâm nước trước. Sau đó làm sạch các loại rau thơm. Tiếp đến, cho chảo lên bếp và phi thơm hành khô rồi mới cho hàu vào xào nhanh cùng các loại gia vị đã chuẩn bị sẵn. Cho gạo tẻ, gạo nếp cùng với đậu xanh vào nồi ninh trên bếp cho nhừ. Khi thấy cháo đã như thì đổ hàu đã xào vào nấu trong khoảng 10 phút thì múc cháo ra bát, cho rau thơm và trộn đều để cho bé ăn. Cháo hàu là một trong những món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ 4. Lưu ý khi cho bé ăn hàu Nấu cháo hàu sữa cho bé ăn là một thực đơn dinh dưỡng rất tốt, tuy nhiên, khi nấu cháo hàu cho bé cần phải lưu ý một số điều như sau:Khi chế biến hàu để nấu cháo hàu sữa cho bé ăn thì cần phải đeo găng tay. Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ cách sơ chế và chế biến hàu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé.Hàu là nguồn cung cấp protein dồi dào, tuy nhiên khi nấu cần phải nấu chín kỹ, vì bé sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu ăn hàu sống hoặc chưa chín kỹ. Cụ thể nếu ăn hàu sống hoặc chưa nấu chín có thể khiến trẻ bị đau bụng, ngộ độc thực phẩm,... vì hệ miễn dịch của bé còn rất.Khi hấp hay luộc hàu, phụ huynh cần để vỏ hàu mở miệng thì phần thịt hàu mới được nấu chín kỹ.Trong trường hợp nếu bé có bệnh lý đặc biệt, phụ huynh cần phải hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên cho bé ăn hàu hay không.Cháo hàu là món ăn rất tốt để giúp bé tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe sau khi bị ốm. Do vậy, phụ huynh có thể thực hiện theo các cách nấu cháo hàu cho bé như trên để giúp bé ăn ngon miệng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-nho-rang-ham-bi-sau-vi
Quy trình nhổ răng hàm bị sâu
Răng hàm gồm răng số 6, số 7 và số 8, chúng nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm nên thường khó quan sát và vệ sinh sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn uống nếu răng hàm không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ tạo mảng bám và sinh sôi vi khuẩn, dẫn đến sâu răng. 1. Răng hàm là gì? Răng hàm chính là chiếc răng khỏe nhất trong cung hàm và cũng là chiếc răng mọc cuối cùng.Theo các chuyên gia thì răng hàm đầu tiên thường xuất hiện khoảng 6-7 tuổi và những chiếc răng hàm số 7 số 8 thường xuất hiện từ 18 tuổi trở đi.Răng hàm đóng vai trò nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt. Chúng thường có kích thước lớn và bề mặt rộng, có nhiều góc nhọn và thường là các răng làm việc nhiều nhất. 2. Nguyên nhân răng hàm bị sâu Răng hàm đảm nhiệm chức năng nhai chính trong cung hàm nên thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, chất đường,... nên nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, các vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển, tấn công men răng. Nếu để lâu, răng hàm sẽ dần chuyển sang màu đen, men răng và ngà răng bị phá hủy.Ngoài ra, người bệnh không lấy cao răng thường xuyên, sử dụng bàn chải đánh răng cứng, xỉa tăm và súc miệng bằng trà xanh không đủ làm sạch răng miệng.Một nguyên nhân nữa là do men răng yếu bẩm sinh cũng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập tấn công men răng gây sâu răng. 3. Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không? Răng hàm trên và dưới có vị trí khá giống nhau và là một nơi có cấu trúc giải phẫu khá nguy hiểm. Nếu răng hàm bị sâu cần phải phẫu thuật lấy răng mà không được thực hiện đúng quy trình có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng xoang hoàn, gãy lồi cầu xương hàm, tiêu xương hàm... Vì thế để đảm bảo ca phẫu thuật nhổ răng hàm được an toàn, bạn nên ưu tiên lựa chọn những bệnh viện nha khoa có uy tín với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện nhổ răng hàm.Dù răng hàm đóng vai trò rất quan trọng, nhưng trong một số trường hợp, bạn buộc phải nhổ bỏ răng hàm, cụ thể:Răng bị sâu: Răng hàm nằm ở vị trí khuất sâu bên trong khoang miệng nên việc vệ sinh sẽ khá khó khăn, làm gia tăng nguy cơ răng hàm bị sâu. Nếu răng bị sâu nhẹ, bạn có thể điều trị như: trám răng, lấy tủy răng, làm mão răng,... Tuy nhiên khi răng hàm bị sâu quá nặng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ để tránh vi khuẩn tấn công những chiếc răng xung quanh.Viêm nha chu: Đây là bệnh nhiễm trùng ở răng gây viêm nướu và xương xung quanh răng. Viêm nha chu thường xuất hiện khi thức ăn tích tụ trên răng và tạo thành vôi răng, sau đó phát triển dọc đường viền nướu và là nơi sinh sống của vi khuẩn răng miệng có hại, lâu ngày vi khuẩn này sẽ phá hủy cấu trúc răng dẫn đến tình trạng viêm nha chu. Khi bị viêm nha chu các nha sĩ thường tư vấn nhổ bỏ răng hàm nhằm tránh lây lan sang những răng khác.Nhổ răng khôn mọc lệch: Răng khôn hay là răng số 8 thường mọc không theo một quy tắc nào cả, chúng có thể mọc thẳng hoặc mọc nghiêng. Răng khôn mọc lệch sẽ gây áp lực lên răng số 7. Vì thế, nếu răng khôn mọc lệch, bạn cần phải nhổ ngay nhằm ngăn chặn các rắc rối mà nó có thể gây ra. Nếu không nhổ, sẽ có nguy cơ làm vỡ chân răng số 7 và gây ra tình trạng sâu răng.Niềng răng: Trường hợp bạn có nhu cầu niềng răng nhưng kết cấu hàm không đủ không gian để điều chỉnh răng thì nhổ răng khôn là việc cần thiết. Khi răng khôn được nhổ đi, không gian khung xương sẽ được mở rộng và tạo khoảng cách đủ giúp cho răng điều chỉnh đúng vị trí của chúng. 4. Quy trình nhổ răng hàm bị sâu như thế nào? Tùy vào vị trí răng được nhổ, quy trình nhổ răng hàm nhìn chung được thực hiện trong 3 bước:Bước 1: Thăm khám, chụp X Quang và tư vấnBạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra cẩn thận và sẽ hỏi bạn những thông tin liên quan đến tiền sử bệnh: tiểu đường, tim mạch, máu khó đông,...Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X quang để kểm tra tình trạng của xương hàm sau đó sẽ đưa chẩn đoán mức độ khó dễ nhổ răng.Bước 2: Sát khuẩnBước đầu tiên trong việc nhổ răng là sát khuẩn. Nha sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn vị trí răng nhổ để giúp làm sạch và đảm bảo vị trí này không bị nhiễm khuẩn.Bước 3: Gây têGây tê là bước quan trọng trong quy trình phẫu thuật lấy răng hàm. Lý do là vì răng hàm là vị trí răng liên kết với nhiều mạch máu và có xương răng lớn hơn so với những răng khác. Việc gây tê trước khi phẫu thuật sẽ giúp bạn giảm bớt đau đớn.Bước 4: Tiến hành lấy răngQuy trình nhổ bỏ răng hàm diễn ra tùy vào vị trí răng hàm cần nhổ và tình trạng của răng. Đặc biệt là đối với răng khôn mọc lệch và răng khôn mọc ngầm, quy trình nhổ răng sẽ phức tạp và khó khăn hơn.Bước 5: Khâu đóng vết thương lạiSau khi kết thúc quá trình nhổ răng, các bác sĩ se xlamf sạch vết thương bằng nước tinh khiết và khâu vết thương lại bằng chỉ nha khoa.Bạn cần cắn 1 miếng bông gòn để cầm máu sau 45 phút-1 tiếng nhổ răng. 5. Những lưu ý trong việc chăm sóc sau khi nhổ răng hàm Sau khi hoàn tất phẫu thuật, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau để mau khỏi:Ngậm băng gạc để cầm máuUống thuốc theo đơn thuốc bác sĩ kêNghỉ ngơi ít nhất 1 ngày sau khi nhổ răngĂn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ nhai, không nóng hoặc lạnhKhông khạc nhổ quá mạnh, không dùng ống hút tối thiểu 3 ngày sau phẫu thuậtSúc miệng bằng nước muối sau 1 ngày nhổ răngKê đầu nằm cao hơn cơ thể khi đi ngủ để hạn chế chảy máuNếu tại vị trí nhổ răng xuất hiện các dấu hiệu bất thường như có màng trắng xuất hiện, đau dữ dội, chảy máu... bạn cần đi khám ngay.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/vi-bac-si-me-hoc-vi-mong-cuu-duoc-nhieu-benh-nhan-thoat-cua-tu-20220630100612672.htm
20220630
Vị bác sĩ mê học vì mong cứu được nhiều bệnh nhân thoát cửa tử
Trong buổi gặp sau ca bệnh cuối ngày tại khu khám ngoại trú của Bệnh viện FV, bác sĩ Trung không ngừng kể chuyện nghề với sự trăn trở từng ngày để tìm ra những phương pháp mới và cách áp dụng các kỹ thuật điều trị hiện đại với mong muốn cứu chữa tốt nhất cho bệnh nhân của mình. Không ngừng học hỏi để vững vàng trước những ca bệnh sinh tử Bác sĩ Trung đã thực hiện được nhiều ca phẫu thuật khó, trực tiếp cứu sống nhiều bệnh nhân thập tử nhất sinh. Đặc biệt là ca phình động mạch chủ ở ngực đến 83mm của bệnh nhân 62 tuổi người Cần Thơ trong năm 2018. Đây là ca hiếm thấy và cực kỳ nguy hiểm vì có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào. Bác sĩ Trung đã chữa trị ca bệnh này thành công bằng kỹ thuật đặt stent graft nội soi, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh. Hay như năm 2019, anh và ekip cũng đã cứu sống thành công cho người đàn ông Pháp bị "bóc tách động mạch chủ ngực Type B" rất nguy hiểm. Bác sĩ Trung lựa chọn phương án đặt stent graft qua can thiệp nội mạch và ca mổ thành công sau khoảng 2 tiếng rưỡi cân não, giúp bệnh nhân vượt qua lằn ranh sinh tử. Chính sự đầu tư nghiêm túc vào kiến thức và tay nghề, tinh thần ham học vì bệnh nhân, đã giúp bác sĩ Trung đứng vững trước những thử thách lớn. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ y khoa tại Đại học Y Huế năm 2001, bác sĩ Lương Ngọc Trung tiếp tục chương trình Thạc sĩ y khoa và Bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành Ngoại Tổng quát, chuyên môn phẫu thuật tim mạch, lồng ngực cũng tại trường đại học này. Trong quá trình công tác, hễ có cơ hội là bác sĩ Trung liền đăng ký học. Anh tham gia nhiều khóa đào tạo tu nghiệp trong và ngoài nước như chứng chỉ Can thiệp nội mạch động mạch chủ và mạch máu ngoại biên của Đại học Y The Prince of Songkla (Thái Lan); chứng chỉ phẫu thuật tim mạch và lồng ngực tại đại học Y Paul-Sabatier, Toulouse (Pháp), chứng chỉ Thay van động mạch chủ qua da (TAVI), bằngphẫu thuật tim mạch và can thiệp nội mạch cũng của ĐH Y Pierre & Marie Curie (Paris 6). Năm 2014, bác sĩ Trung tiếp tục "cắp sách" đi học và nhận chứng chỉ Phẫu thuật nội soi lồng ngực tại trường Đại học Y Dược TPHCM, trước khi hoàn thành tiếp khóa can thiệp nội mạch phình động mạch chủ (EVAR) tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào tháng 3/2015. Đến năm 2017, khi đang là bác sĩ cấp cao Khoa Phẫu thuật mạch máu của Bệnh viện FV, bác sĩ Trung tiếp tục hoàn thành nhiều chứng chỉ thực hành các kỹ thuật phẫu thuật, điều trị mạch máu bằng thiết bị hiện đại hàng đầu, với tâm niệm phục vụ tốt nhất cho việc cứu chữa hiệu quả cho bệnh nhân. Luôn trăn trở với mong mỏi bệnh nhân được chữa trị kịp thời Bác sĩ Ngọc Trung cho biết bệnh mạch máu là một trong những nguyên nhân gây tử vong và thương tật thường gặp nhất. Với 17 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật mạch máu, đối với bác sĩ Lương Ngọc Trung thì thành công của một ca điều trị còn phụ thuộc rất lớn vào việc người bệnh có thăm khám và được chẩn đoán kịp thời hay không. "Có nhiều trường hợp xuất hiện triệu chứng nhưng lại bỏ qua vì nghĩ là không có vấn đề gì và cứ để tình trạng như vậy. Nhưng bệnh đến giai đoạn cấp tính và chuyển nặng thì đã quá muộn, làm giảm đáng kể hiệu quả điều trị. Dẫn đến việc bệnh nhân phải sống chung với căn bệnh gần như suốt đời, hoặc thậm chí có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Đừng đợi tới khi bệnh trở nặng và không thể cứu chữa hiệu quả", bác sĩ Trung nhắn nhủ. Bác sĩ đưa ra dẫn chứng về một căn bệnh khá phổ biến sau đại dịch Covid-19 là huyết khối tĩnh mạch hai chi dưới (xuất hiện máu đông trong tĩnh mạch). Huyết khối tĩnh mạch là bệnh thường gặp và nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm trong vòng 2 tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của huyết khối như phù một bên chân, thì phải đi khám ngay. Anh cảm thấy đáng tiếc khi người bệnh không được cập nhật kiến thức đầy đủ về căn bệnh này. Nhiều trường hợp thấy sưng, phù chân mà nghĩ là bình thường và để như vậy lâu dài thì sẽ càng khó phát hiện. Từ đó dẫn đến nguy cơ bị hậu huyết khối, sẽ càng khó điều trị và dễ đưa tới hậu quả là chàm da, loét da. Thậm chí bệnh nhân phải đối mặt với việc phải sống chung với căn bệnh suốt đời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bác sĩ Trung cho biết, ngoài vấn đề phổ biến kiến thức đến bệnh nhân, anh cũng kiến nghị bệnh viện áp dụng các kỹ thuật điều trị huyết khối tĩnh mạch thế hệ mới, giúp điều trị bệnh này triệt để hơn. Theo xu thế phát triển và để đáp ứng đúng với sự phát triển tay nghề của anh, hiện Bệnh viện FV đang áp dụng phương pháp hút huyết khối cơ học qua can thiệp nội mạch bằng máy Penumbra Indigo (nhập từ Mỹ), kết hợp truyền thuốc tiêu sợi huyết dưới sự hướng dẫn của máy X-quang hay Cathlab. Đây là kỹ thuật mới được FV tiên phong ứng dụng, đạt hiệu quả điều trị tối ưu hơn so với phương pháp điều trị bằng thuốc chống đông truyền thống. Quan trọng là đem lại sự an toàn cao hơn cho bệnh nhân, do hạn chế được những biến chứng xuất huyết như trước đây. Một vấn đề khác khiến bác sĩ Trung luôn đau đáu trong nhiều năm qua đó là chi phí phẫu thuật bệnh lý về mạch máu khá cao, do phải sử dụng kỹ thuật và thiết bị tối tân để cứu chữa (chẳng hạn như phòng can thiệp tim mạch Cathlab), vô hình trung tạo ra gánh nặng không nhỏ cho bệnh nhân. Tuy nhiên mới đây, Bệnh viện FV đã ký kết với Bảo hiểm xã hội TPHCM để bệnh nhân sử dụng các kỹ thuật khảo sát và điều trị tại phòng Cathlab sẽ được bảo hiểm chi trả. Đây vừa là tâm huyết và sự sẻ chia thiết thực của Bệnh viện với bệnh nhân, vừa là cách để hiện thực hóa mong muốn của FV, trong đó có bác sĩ Lương Ngọc Trung , đó là: "Ngày càng nhiều người dân có thể tiếp cận dịch vụ y tế chuẩn quốc tế tại Việt Nam bằng mức chi phí hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm y tế".
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-dieu-tri-hach-o-co-vi
Cách điều trị hạch ở cổ
Người bệnh bị nổi hạch ở cổ thường do nhiều nguyên nhân, đôi khi cũng chỉ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ đi kèm với các triệu chứng như sưng to kèm với đau nhức, khó nuốt. Chính vì vậy, người bệnh cần biết được các cách điều trị hạch ở cổ để giúp cho cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh bình thường. 1. Hạch nổi ở cổ là tình trạng gì? Hạch là một tổ chức Lympho hay còn gọi là liên võng nội mô, nó có thể nằm ở bất kì vị trí nào khác nhau trên cơ thể như bẹn, dưới da, cổ, ... . Hạch thường chìm và khó có thể sờ được. Tuy nhiên, khi hạch hoạt động mạnh để chống lại một tác nhân có thể gây hại nào đó thì nó sẽ sưng to lên. Chỉ đến khi đó, mắt thường mới có thể nhìn thấy và sờ được.Hạch có những loại gây đau và có cả những loại không gây đau. Đôi khi hạch xuất hiện mà không rõ nguyên nhân và sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, sẽ có những loại hạch xuất hiện là do dấu hiệu của bệnh lý khiến cho người bị lo lắng.Hiện tượng hạch nổi ở cổ là khi vùng cổ xuất hiện các hạch, chúng ta có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Khi sờ tay vào sẽ thấy chúng cứng cứng. Tuy nhiên, ở bên trong hạch có chứa dịch mà bằng mắt thường thì chúng ta không thể nhìn thấy được.Hạch ở cổ thường xuất hiện ở người lớn từ 20-50 tuổi, thậm chí cũng có thể xuất hiện trẻ em. Theo thống kê, nữ giới thường có nguy cơ bị nổi hạch ở cổ cao hơn nam giới gấp 3 lần. 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch ở cổ Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch ở cổ, tùy thuộc vào vị trí thì bác sĩ sẽ có những kết luận nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau:Hạch ở vùng đầu cổ là do:Bị viêm amidan, viêm họngBị sâu răngBị viêm xoangBị viêm da đầuBị nhiệt miệng, viêm lợi, viêm tuyến nước bọtKhi bị nổi hạch do những nguyên nhân này thường sẽ kèm với các triệu chứng như đau, sưng, kích thước hạch nhỏ như hạt đậu. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm nhiễm chấm dứt thì các hạch cũng sẽ biến mất.Hạch ở vùng cổ là do:Bệnh chồi xươngBị u: u mỡ, u nang giáp móng, u bãNgười bệnh không cần lo lắng khi bị nổi hạch do u, vì chỉ có u lành tính mới bị nổi hạch. Tuy nhiên, để có được kết quả chắc chắn, người bệnh cần đi khám bác sĩ để có được kết luận chính xác nhất.Hạch ở cổ do bệnh lao: người bị bệnh lao sẽ khiến vùng cổ xuất hiện nhiều hạch. Lao hạch là một trong những bệnh lý phổ biến, chúng thường dính với nhau thành chùm, sờ vào sẽ thấy nhưng không gây đau. Nguyên nhân có sự xuất hiện của lao hạch là do nhiễm khuẩn.Do bệnh lý ác tính: khi bị nổi hạch ở cổ, rất có thể là do người bệnh đã mắc phải một số căn bệnh ác tính nào, điển hình là các bệnh ung thư như: ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư họng, ung thư khoang miệng, ... . Hạch xuất hiện do ung thư thường đơn lẻ, khi sờ vào có thể thấy chúng cứng hoặc mềm, kích thước của chúng sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.Một số nguyên nhân khác:Do tác dụng phụ của thuốcDo tác dụng phụ sau khi tiêm các loại vaccine như vaccin quai bị, sởi, thường hàn, ...Bệnh lupus đỏ, viêm khớp, HIV/AIDS, ... 3. Triệu chứng thường gặp khi nổi hạch ở cổ Triệu chứng rõ ràng nhất và thường gặp nhất khi nổi hạch ở cổ là người bệnh có thể nhìn thấy cục thịt sưng lên ở vùng cổ của mình. Những cục thịt này có kích thước to bằng hạt đỗ, thậm chí có thể to bằng hạt ngô. Khi sờ tay vào có thể cảm nhận thấy chúng cứng hoặc mềm. Đôi khi những cục hạch này có thể di chuyển sang các vị trí khác.Ngoài ra, từng loại hạch khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau:Hạch do ung thư: kích thước to, rắn, không di động vì có tính tổ chức sâu. Hạch có thể đứng riêng lẻ hoặc cũng có thể dính vào nhau. Người bệnh khi bị hạch này thường có những triệu chứng kèm theo như: phù, sưng đau xung quanh vị trí hạch, đau dây thần kinh, chèn ép mạch máu.Hạch do bệnh bạch cầu: kích thước to, mềm, đau, dễ di động. Nếu người bệnh mắc bệnh bạch cầu thể mạn tính thì hạch sẽ xuất hiện nhiều, bé và có tốc độ phát triển nhanh.Hạch do Hodgkin: hạch rắn, dính vào da, không đau và không hóa mủ. 4. Cách điều trị hạch ở cổ Khi người bệnh phát hiện ra nổi hạch ở cổ cần phải có các biện pháp điều trị kịp thời. Người bệnh cần bình tĩnh và đến các bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân của bệnh.Thông thường, để loại bỏ các cục hạch nổi ở cổ, người bệnh có thể sẽ được dùng một số biện pháp phổ biến như dùng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian.Điều trị hạch nổi ở cổ bằng thuốc Tây yNgười bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau. Đây là loại thuốc giúp giảm đau hiệu quả, giảm tình trạng sưng tấy. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Một số loại thuốc thuốc giảm đau thường được sử dụng như:Thuốc IbuprofenCông dụng: giảm đau, hạ sốt, giúp loại bỏ hạchLiều dùng: sử dụng liều 600 - 800mg/2 lần/ngày với người lớn và sử dụng liều 400mg/2 lần/ngày với trẻ emThuốc Acetaminophen:Công dụng: giảm đau, hạ sốtLiều dùng: sử dụng liều 6 viên/ 3 lần/ ngày với người lớn và 3 viên/3 lần/ ngày với trẻ emCách điều trị hạch nổi ở cổ bằng mẹo dân gianNgười bị nổi hạch ở cổ cũng có thể sử dụng một số loại mẹo dân gian để loại bỏ đi chúng. Tuy nhiên, các biện pháp dân gian này chỉ nên áp dụng với những người nổi hạch không phải do bệnh lý nguy hiểm. Cùng với đó, nếu người bệnh áp dụng một khoảng thời gian mà không có hiệu quả thì cần phải thay đổi phương pháp điều trị khác.Chữa bằng mật ong: trong mật ong có chứa những hoạt chất có tác dụng làm giảm đau nhức, sưng tấy rất tốt. Vì thế, hãy lấy mật ong bôi lên vùng nổi hạch rồi dùng tay massage nhẹ nhàng.Dùng sữa và nghệ: kết hợp hai chất này sẽ giúp làm giảm viêm. Người bệnh có thể pha bột nghệ cùng với sữa để uống hàng ngày.Chữa bằng tỏi: vì trong tỏi có công dụng kháng khuẩn cao, nó sẽ giúp làm dịu đi các cơn đau của hạch bạch huyết. Người bệnh có thể dùng nước ép tỏi để bôi vào phần bị nổi hạch, sau đó massage nhẹ nhàng. Thực hiện vài lần/ngày để thấy được hiệu quả.Cách điều trị nổi hạch ở cổ bằng Đông yVới những người bị nổi hạch ở cổ thì có thể kết hợp các bài thuốc uống từ các loại thảo dược, sau đó kết hợp với chườm nóng và massage. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, người bệnh cần thật kiên trì để có thể đạt được hiệu quả.Bài thuốc uống:Chuẩn bị: 9g cam thảo, 12g cát canh, 30g cây bạc đầuCách thực hiện: người bệnh cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm, đồ nước và đun sôi. Sau đó dùng nước thuốc từ các loại thảo dược này để uống hàng ngày.Bài thuốc chườm nóng: người bệnh dùng một chiếc khăn mềm, nhúng vào nước nóng, sau đó vắt kiệt. Tiến hành lấy khăn chườm lên chỗ nổi hạch. Kiên trì thực hiện vài lần một ngày để giúp làm giảm sưng đau hiệu quả.Bài thuốc massage: người bệnh sử dụng ngón tay, massage nhẹ nhàng chỗ bị sưng, nên thực hiện nhẹ nhàng chuyển động theo vòng tròn.Ngoài ra, còn phải kết hợp với một số biện pháp khác như:Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có thể tăng sức đề kháng cho cơ thểTập luyện thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút để giúp cơ thể khỏe mạnhThực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, không thức quá khuya, không làm việc quá sứcCần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không bị mắc các bệnh liên quan đến răng miệng.Cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ trong quá trình điều trị nổi hạch ở cổ.Khuyến cáo nên tiêm vacxin cho trẻ nhỏ để phòng tránh bệnh lao hạch - một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi hạch ở cổ.Khuyến khích thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để sớm phát hiện ra bệnh.Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thêm được kiến thức về hiện tượng nổi hạch ở cổ và tìm ra được cho mình cách điều trị hạch ở cổ phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bản thân. Để từ đó giúp cho bệnh tình được thuyên giảm và sớm trở lại trạng thái khỏe mạnh tốt nhất.
https://vnvc.vn/bien-the-mu/
26/09/2021
Biến thể Mu là gì? Tại sao Mỹ và Châu Âu lo ngại hơn cả Delta?
Biến thể Mu của virus SARS-CoV-2 được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) nhận định có khả năng vượt qua biến thể Delta, chủng biến thể đang gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả thế giới. Mục lụcBiến thể Mu là gì?Mu có nguồn gốc từ đâu?Triệu chứng của biến thể MuTại sao cả Mỹ và Châu Âu đều lo ngại biến chủng Mu?Biến thể Mu có kháng vaccine không?Các loại vaccine Covid-19 hiện nay có chống lại được Mu không?Biến thể Mu là gì? Biến thể Mu là một trong những biến thể mới của virus Sars-Cov-2, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận vào ngày 30/8, xuất hiện lần đầu tiên tại Colombia. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể Mu được xếp vào nhóm biến thể đáng chú ý (VOI), vì có sự khác biệt về gene so với những phiên bản trước đó của virus. Chính sự khác biệt này có thể khiến biến thể Mu dễ lây lan hơn, gây triệu chứng nặng, trốn tránh phản ứng miễn dịch có được từ vắc xin và kém nhạy cảm với các phương pháp điều trị. Theo ông Marco Cavaleri, người đứng đầu chiến lược vắc xin của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA): “Biến thể Mu có khả năng gây lo ngại nhiều hơn biến thể Delta hiện hành vì khả năng thoát miễn dịch. EMA sẽ tiếp tục thảo luận với các nhà phát triển vắc xin về hiệu quả các liều tiêm hiện tại trong việc chống lại biến thể Mu”. WHO vẫn đang xem xét có nên đặt Mu vào nhóm biến thể “đáng lo ngại” (VOC) hay không. Hiện nay, WHO đang phân loại 4 biến thể virus SARS-CoV-2 ở mức “đáng lo ngại”. Trong đó biến thể Alpha xuất hiện ở 193 quốc gia/vùng lãnh thổ và biến thể Delta tại 170 quốc gia/vùng lãnh thổ. Mu có nguồn gốc từ đâu? Biến thể Mu lần đầu tiên được phát hiện tại Colombia, với tên gọi khác là B.1621. Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, Mu đã nhanh chóng xuất hiện tại 40 quốc gia, song chỉ gây ra khoảng 0.1% số ca nhiễm trên toàn cầu. Sau khi xem xét trình tự gene trong số các mẫu virus được phân tích, giới chức Colombia cho biết 39% trong số đó là biến chủng Mu. Có thể thấy Mu là biến thể phổ biến nhất ở Colombia. Song nước này vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào trong vòng 4 tuần qua. Tại Ecuador, Mu chiếm 13% trong tổng số mẫu virus được phân tích; tại Chile con số này là 40% và tại Anh 45 trường hợp dương tính với Mu, hầu hết là các trường hợp nhập cảnh. Có thể thấy, Mu không chỉ lưu hành trong phạm vi Colombia, mà đã có xu hướng chuyển dần sang các nước Nam Mỹ lân cận. Triệu chứng của biến thể Mu Khi nhiễm biến chủng Mu, người bệnh có các triệu chứng tương tự như khi nhiễm các biến thể khác của virus SARS-CoV-2, như: Sốt; Ho, đau họng; Sổ mũi, hắt hơi; Đau đầu; Mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác. Hầu hết những người nhiễm biến chủng Mu sẽ có ít nhất một trong những triệu chứng trên. Ho, sốt, mất vị giác, khứu giác là những triệu chứng phổ biến khi nhiễm biến thể Mu Tại sao cả Mỹ và Châu Âu đều lo ngại biến chủng Mu? Cơ quan Quản lý dược phẩm Châu Âu (EMA) từng bày tỏ lo ngại về biến chủng Mu. Theo thông tin từ hãng thông tấn AFP, Marco Cavaleri, người đứng đầu chiến lược vắc xin của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết, cơ quan này chủ yếu đang tập trung vào biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng EMA lơ là việc theo dõi các biến thể virus khác đang từng bước đe dọa cuộc sống người dân trên toàn thế giới như biến thể Lambda, biến thể Mu. “Thậm chí, biến thể Mu còn có khả năng gây lo ngại nhiều hơn biến thể Delta vì khả năng thoát miễn dịch và lây truyền cao. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có dữ liệu cho thấy biến chủng này có thể vượt biến chủng Delta về mức độ nguy hiểm”, ông Marco Cavaleri cho biết thêm. Theo các nhà khoa học, biến thể Mu chứa đột biến P681H, được tìm thấy lần đầu tiên trong biến thể Alpha, tăng khả năng lây truyền của virus. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu về vai trò của đột biến P681H với virus hiện vẫn đang còn dang dở và chưa được giới hàn lâm bình xét chính thức, nên không thể kết luận về vai trò của P681H với Mu. Mặt khác, Mu còn mang hai đột biến là E484K và K417N, khiến mầm bệnh trốn tránh kháng thể. Hai đột biến này trước đó đã được tìm thấy trong biến thể Beta và được chứng minh khiến nhiều loại vắc xin kém hiệu quả hơn. Mặt khác, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng từng bày tỏ quan ngại về khả năng thoát miễn dịch của biến chủng Mu. “Khả năng thoát miễn dịch của biến thể Mu làm dấy lên nhiều lo ngại về hiệu quả ngăn chặn khả năng lây nhiễm của biến thể. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu về khả năng thoát miễn dịch của biến thể này”. Các nhà khoa học và các quan chức y tế công cộng rất muốn biết liệu Mu có khả năng lây truyền cao hơn hay gây bệnh nghiêm trọng hơn biến thể Delta đang chiếm ưu thế tại hầu hết các quốc gia trên thế giới hay không. “Dịch tễ học của biến thể Mu ở Nam Mỹ, cùng sự đồng lưu hành của biến thể Delta, sẽ tiếp tục được nghiên cứu và quan sát”, đại diện của WHO cho biết. Cho đến nay, mặc dù không có nhiều cảnh báo như biến thể Delta và Alpha, nhưng Mu vẫn được xếp vào danh sách một trong những biến thể cần được quan tâm, do khả năng lây truyền cao và kháng miễn dịch. Biến thể Mu có kháng vaccine không? Theo Medical News, nhóm chuyên gia Nhật Bản đến từ Đại học Tokyo, Kyoto, Chiba và Tokai đã cảnh báo biến thể Mu có khả năng kháng vắc xin, miễn dịch tự nhiên, thậm chí cao hơn các biến chủng đáng quan ngại (VOC) hoặc đáng chú ý (VOI) khác mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo. Để có được kết quả này, nhóm các nhà nghiên cứu tạo ra các dạng giả virus chứa protein đột biến của Mu hoặc những biến chủng VOI/VOC khác. Các cuộc thử nghiệm trung hòa virus cho thấy chủng Mu có khả năng chống lại kháng thể của 8 bệnh nhân đang điều trị Covid-19, cao gấp 12,4 lần so với chủng virus gốc ban đầu. Ngoài ra, Mu có khả năng kháng huyết thanh cao gấp 7,6 lần ở 10 đối tượng đã được tiêm vắc xin Pfizer. Nếu so sánh với biến thể Beta, các pseudovirus của biến thể Mu có khả năng kháng lại kháng thể tự nhiên ở những người đã khỏi Covid-19 cao hơn đáng kể. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do nhiều loại đột biến mà biến thể Mu có được. Nghiên cứu được công bố trên Wiley Online Library cũng đã cho thấy vắc xin Pfizer kém hiệu quả hơn với Mu. Dù vậy, khả năng bảo vệ của vắc xin trước kháng thể vẫn rất mạnh mẽ. Đầu tháng 8, hãng thông tấn lớn nhất thế giới Reuters cũng đưa tin 7 người được tiêm phòng đầy đủ tại viện dưỡng lão ở Bỉ đã tử vong sau khi nhiễm biến thể Mu. Các cuộc nghiên cứu về biến chủng Mu hiện vẫn còn chưa hoàn chỉnh, nhóm đối tượng nghiên cứu vẫn còn khá hạn chế nên chưa thể kết luận bất cứ điều gì về khả năng lây truyền và kháng vắc xin của Mu. Các loại vaccine Covid-19 hiện nay có chống lại được Mu không? Theo kết quả phân tích, biến thể Mu có 8 đột biến; trong đó, đột biến E484K và K417N có khả năng tránh kháng thể trong vắc xin. Tuy vậy, là một kháng thể mới, cho đến nay vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu khẳng định hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 với biến thể Mu. Tuy nhiên, hầu hết các loại vắc xin phòng Covid-19 đã được cấp phép và lưu hành hiện nay đều có hiệu quả trong việc chống lại các biến thể của virus. Do đó, người dân cần tiêm các loại vắc xin sẵn có để có được sự bảo vệ tốt nhất trước đại dịch. Trong một nghiên cứu của Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE), vắc xin Pfizer giảm 96% tỷ lệ nhập viện điều trị và biến chứng nặng do Covid-19 trong khi đó vắc xin AstraZeneca giảm 92%. Cả hai loại vắc xin đều được chứng minh có khả năng chống lại nguy cơ bệnh chuyển biến nặng là 90%. Mặt khác, theo số liệu nghiên cứu từ chính phủ Anh tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 có thể giảm đến 96% tỷ lệ nhập viện, 79% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng do biến thể Delta. Hầu hết các loại vắc xin phòng Covid-19 đã được cấp phép lưu hành hiện nay đều có hiệu quả trong việc chống lại các biến thể virus SARS-CoV-2 Tính đến ngày 18/9/2021, Bộ Y tế đã cấp phép cho 8 loại vắc xin phòng Covid-19 bao gồm: AstraZeneca (Vương quốc Anh), vắc xin Sputnik V (Nga), Moderna (Mỹ), Pfizer (Mỹ), Vero Cell (Trung Quốc), vắc xin Janssen, vắc xin Hayat-Vax, vắc xin Abdala (Cuba). Trong đó, hợp đồng của Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC và AstraZeneca sẽ mang về 30 triệu liều vắc xin Covid-19 và chuyển giao toàn bộ theo nguyên tắc phi lợi nhuận cho Chính phủ bằng đúng giá với giá mua lại của AstraZeneca. Chi phí rủi ro, bảo quản, vận chuyển,… lên đến hàng chục tỷ đồng sẽ được VNVC chi trả toàn bộ. Để chứng minh năng lực vượt trội, Hệ thống tiêm chủng VNVC liên tục mở rộng quy mô kho bảo quản, cơ sở hạ tầng, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên được đào tạo nghiệp vụ bài bản,… để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu cung ứng vắc xin đến các tỉnh thành trên khắp mọi miền đất nước, làm tiền đề cho việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 khi Bộ Y tế cho phép. VNVC sẽ tiếp tục nỗ lực nhập khẩu nguồn vắc xin chất lượng cao để mang về cho người dân, chung tay cùng ngành y tế sớm chấm dứt đại dịch. Không chỉ có biến thể Mu, rất nhiều biến thể mới gây bệnh Covid-19 đang dần xuất hiện và tấn công người dân trên khắp thế giới. Tiêm phòng đầy đủ là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn những đợt sóng mang tên Covid-19, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-nen-dung-nghe-tri-viem-khop-dang-thap-vi
Có nên dùng nghệ trị viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mạn tính, gây viêm, đau và cứng khớp. Một số nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giảm các triệu chứng của tình trạng này. Vậy người đang điều trị viêm khớp dạng thấp có nên uống tinh bột nghệ không? Có phải nghệ trị viêm khớp? 1. Nghệ - loại gia vị phổ biến trong ẩm thực và y học Nghệ là một thành phần phổ biến trong công thức chế biến nhiều món ăn - đặc biệt là món cà ri. Không những thế, loại gia vị này còn có lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nghệ có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin - với đặc tính chống viêm có lợi cho những người bị viêm khớp dạng thấp. Theo nghiên cứu, curcumin có thể ngăn chặn một số enzym và cytokine gây viêm. Curcumin còn có lợi đối với các bệnh viêm nhiễm, trầm cảm và ung thư - những tình trạng phổ biến ở người bệnh viêm khớp dạng thấp.Tuy nhiên, có một số điều cần cân nhắc khi uống tinh bột nghệ hay bổ sung nghệ vào chế độ ăn thường ngày. Những người mắc bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại gia vị này như một phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp. Điều quan trọng là phải biết cách sử dụng nghệ, cũng như nắm được các tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra. 2. Có phải nghệ trị viêm khớp dạng thấp không? Củ nghệ là một loại gia vị có màu vàng tươi hoặc màu cam, xuất hiện phổ biến trong nhiều món ăn. Củ nghệ cũng có công dụng trong y học cổ truyền, chẳng hạn như sử dụng nghệ để điều trị:Các vấn đề dạ dàyBệnh ngoài daRối loạn máuNhiễm trùng nhẹHoCác vấn đề về gan.Đối với y học phương Tây, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu những lợi ích sức khỏe tiềm năng của nghệ và các hợp chất chứa bên trong. Theo một báo đánh giá năm 2015, kết quả nghiên cứu cho thấy curcumin - một trong những hợp chất hoạt động chính của nghệ, có thể làm giảm lượng đường trong máu và có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô khớp khỏe mạnh. Các cuộc tấn công này gây ra tình trạng viêm nhiễm, cuối cùng dẫn đến tổn thương xương và khớp ở các khu vực bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên của nghệ có khả năng mang lại lợi ích cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số nghiên cứu cho thấy có thể dùng nghệ trị viêm khớp 3. Kết quả từ các nghiên cứu Trong củ nghệ có chứa một số hợp chất khác nhau, bao gồm curcumin. Phần lớn các nghiên cứu khoa học hiện có tập trung đặc biệt vào chất này hơn là củ nghệ nói chung. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng cả nghệ và các hợp chất của bên trong đều hữu ích đối với các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.Một đánh giá năm 2016 đã kiểm tra dữ liệu từ 8 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nhằm điều tra hiệu quả của các chất chiết xuất từ ​​nghệ và curcumin trong việc điều trị viêm khớp. Kết luận: Có đủ bằng chứng cho thấy mỗi ngày uống 1.000 mg curcumin, liên tục 8 - 12 tuần sẽ giúp giảm đau và viêm do viêm khớp, đặc biệt là viêm xương khớp. Chiết xuất curcumin có hiệu quả tương đương với dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen (Advil) và diclofenac (Voltaren).Tuy nhiên, quy mô và chất lượng của các nghiên cứu trên còn hạn chế. Do đó cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận công dụng nghệ trị viêm khớp. Trong khi đó, người bệnh được khuyến cáo nên sử dụng curcumin như một chất bổ sung vào chế độ ăn uống, kết hợp song song với các liệu pháp điều trị viêm khớp thông thường.Một nghiên cứu khác năm 2017 đã cho 36 người bị viêm khớp dạng thấp thử nghiệm một công thức curcumin sinh học. Sau 90 ngày điều trị, họ đã cải thiện đáng kể chứng đau và viêm so với nhóm người chỉ dùng giả dược.Nghiên cứu mới hơn vào năm 2018 đã điều tra tác động của curcumin đối với bệnh viêm khớp dạng thấp của chuột. Kết quả chỉ ra rằng curcumin làm giảm viêm và tấy đỏ khớp ở những con chuột mắc bệnh nhờ cơ chế ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu nội bào.Như vậy, đã có bằng chứng về các đặc tính chống viêm khớp của curcumin và tiềm năng sử dụng nghệ để điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện những nghiên cứu sâu hơn ở người để xác nhận phát hiện này. 4. Cách sử dụng nghệ Củ nghệ được bán rộng rãi trên thị trường dưới dạng bột hoặc nguyên củ. Bột hoặc củ cắt lát có thể bổ sung vào nhiều món ăn, bao gồm cà ri, súp và các món cơm. Nhiều người sử dụng nghệ xay hoặc nghệ trong túi lọc để pha trà thảo mộc. Bạn có thể thêm chanh, mật ong hoặc sữa để thưởng thức loại đồ uống này. Một loại trà thảo mộc ấm nồng, kết hợp nghệ, gừng và quế cũng rất thích hợp cho người bị viêm khớp dạng thấp với công dụng chống viêm và làm dịu cơ thể.Mặc dù bạn có thể thêm nghệ vào chế độ ăn uống theo những cách trên, nhưng phần lớn các nghiên cứu về tác dụng chống viêm khớp của loại gia vị này tập trung vào chất curcumin - có sẵn ở dạng thực phẩm chức năng.Có rất nhiều chất bổ sung curcumin trên thị trường, thường ở dạng viên nang hoặc viên nén. Các nhà sản xuất cũng có thể thêm các thành phần khác, chẳng hạn như piperine (chất có trong hạt tiêu đen), để cơ thể sử dụng hợp chất này hiệu quả hơn.Liều lượng khuyến nghị dùng các chất bổ sung curcumin có thể khác nhau. Một số chuyên gia khuyên bạn nên dùng 1.000 mg curcumin mỗi ngày để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Cũng có nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin an toàn ở liều lượng cao. Đây là một thông tin tốt vì curcumin được cơ thể hấp thụ kém, do đó cần bổ sung với liều lượng lớn mới phát huy tác dụng tích cực.Điều quan trọng là mua thực phẩm chức năng từ các nhà sản xuất có uy tín và làm theo hướng dẫn về liều lượng phù hợp và an toàn được in trên bao bì sản phẩm.Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống tinh bột nghệ hoặc curcumin để làm giảm một số triệu chứng của bệnh viêm khớp. Không được tự ý dừng hoặc thay thế bất kỳ phương pháp điều trị nào khác mà không thông báo với ​​bác sĩ trước. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống tinh bột nghệ 5. Tác dụng phụ và rủi ro Nghệ và curcumin có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa hoặc đau đầu ở một số người. Những người nhạy cảm với chất này hoặc dùng liều rất cao có thể gặp các triệu chứng nặng hơn, bao gồm phát ban, buồn nôn và tiêu chảy.Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng nghệ hoặc chất bổ sung curcumin.Củ nghệ cũng có thể tương tác, làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc. Những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng nghệ hoặc chất bổ sung curcumin để tránh nguy cơ bị cản trở quá trình đông máu.Tương tự như các chất bổ sung khác, uống tinh bột nghệ hoặc curcumin có thể kèm theo nguy cơ bị nhiễm các kim loại nặng, chẳng hạn như chì. Vì vậy điều quan trọng là phải mua những sản phẩm này từ một nhà sản xuất có uy tín.Tóm lại, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy nghệ và các hợp chất bên trong, chẳng hạn như curcumin, có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, người có các triệu chứng của bệnh phải đến gặp bác sĩ để được đánh giá và điều trị. Mặc dù nghệ có thể giảm bớt các triệu chứng viêm khớp, nhưng không có đủ bằng chứng cho thấy chất này có thể thay thế điều trị y tế tiêu chuẩn. Chẩn đoán sớm và điều trị viêm khớp dạng thấp là rất quan trọng để giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp không thể phục hồi. Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung curcumin, đặc biệt là những người hiện đang dùng các loại thuốc khác. Nguồn tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ai-tim-ra-vac-xin-quai-bi-vi
Ai tìm ra vắc-xin quai bị?
Virus quai bị rất dễ lây lan và tốc độ lan truyền rất nhanh. Mắc bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm viêm màng não, viêm tuỵ, viêm tim, sưng tinh hoàn/buồng trứng... Vì vậy, biện pháp dự phòng tốt là tiêm chủng vắc-xin quai bị. Vậy ai là người tìm ra vắc-xin quai bị? 1. Virus quai bị là gì? Virus quai bị là một loại paramyxovirus cùng nhóm với virus parainfluenza và Newcastle. Hai virus này tạo ra các kháng thể phản ứng chéo vào virus quai bị và virus sẽ có bộ gen RNA đơn chuỗiVirus quai bị có thể được phân lập hoặc nhân giống trong môi trường nuôi cấy các mô ở người và khỉ hoặc trong phôi trứng. Nó được phục hồi từ nước bọt, dịch não tủy, nước tiểu, máu, sữa mẹ và các mô bị nhiễm bệnh của bệnh nhân bị quai bị. Virus quai bị nhanh chóng bị bất hoạt bởi formalin, ete, cloroform, nhiệt và tia cực tím.Virus quai bị truyền nhiễm bởi các giọt nước có chứa virus từ người nhiễm bệnh bắn ra bởi các giọt hô hấp. Hoặc có thể truyền virus ở nước bọt, chất nhầy từ miệng, mũi, cổ họng của người bệnh cho người khác bằng cách:Hắt hơi, ho hoặc nói chuyệnChạm vào bề mặt bằng bàn tay chưa rửaVirus quai bị sẽ lây bệnh cao nhất trong vài ngày trước và sau khi bị viêm mũi. Bệnh quai bị có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm viêm màng não, viêm tụy, viêm tim, sưng buồng trứng/tinh hoàn. Virus quai bị là một loại paramyxovirus 2. Vắc-xin quai bị ra đời như thế nào? 2.1. Mô tả đầu tiên về bệnh quai bịĐầu tiên, bệnh quai bị được mô tả như một căn bệnh có thể được tìm thấy từ thế kỷ thế 5 trước Công nguyên. Cha đẻ của y học Hippocrates đã mô tả một đợt bùng phát bệnh quai bị trên đảo Thassos của Hy Lạp vào khoảng 410 BC mà các bác sĩ hiện đại vẫn coi là một tài liệu bậc thầy về căn bệnh này.2.2. Phát hiện căn nguyên bệnh quai bịTrong khi các nghiên cứu khác nhau về căn bệnh này đã được thực hiện trong suốt thế kỷ 19 và 20, thì căn nguyên của virus quai bị cuối cùng cũng đã được phát hiện và ghi lại bởi Claud D. Johnson và Ernest W.Goodpasture vào năm 1934.Johnson và Goodpasture đã phát hiện ra rằng những con khỉ nâu/khỉ rezut bị nhiễm virus tìm thấy trong mẫu nước bọt lấy từ miệng bệnh nhân bị quai bị ở giai đoạn đầu của bệnh. Giai đoạn đầu của bệnh quai bị thì bệnh đã tự phát triển. Do đó, họ đánh giá virus này là nguyên nhân gây bệnh quai bị. Từ đó, cho phép con đường nghiên cứu mới mở ra để phát triển một loại vắc-xin giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.2.3. Phân lập virus quai bị (1945)Năm 1945, virus quai bị được phân lập lần đầu tiên và đến năm 1948 một loại vắc-xin bất hoạt đã được phát triển. Phiên bản vắc-xin quai bị này chỉ có hiệu quả ngắn hạn. Tuy nhiên, với các chế phẩm tiếp theo được sử dụng thêm một loại virus sống đã bị suy yếu, thay vì một loại bất hoạt.Phiên bản vắc-xin này tương đối ngắn và đã bị ngừng sử dụng vào giữa những năm 1970 khi các lựa chọn hiệu quả hơn được phát triển. Virus quai bị được phân lập tìm vắc-xin 2.4. Mumps-vax: vắc-xin Jeryl Lynn (1976)Vào ngày 30 tháng 3 năm 1967, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép cho Mumps-vax-một loại vắc-xin được phát triển bởi Maurice Hilleman tạo ra từ virus quai bị lây nhiễm cho con gái năm tuổi của ông (Jeryl Lynn Hilleman). Vắc-xin Mumps-vax được khuyến nghị sử dụng thường quy ở Mỹ vào năm 1977.Các chủng virus quai bị sống được phát triển ở trứng gà mái và nuôi cấy tế bào phôi gà. Điều này có nghĩa là các chủng virus đã bị suy giảm, do đó có thể sẽ suy giảm khi sử dụng ở tế bào người. Mặc dù điều này không ngăn chặn chủng virus quai bị sống bị suy yếu được phát triển thành vắc-xin có tính khả thi, thì ngày nay chủng “Jeryl Lynn” vẫn được sử dụng trong vắc-xin ở Mỹ.2.5. Phát triển vắc-xin MMR (1971)Vắc-xin MMR được Hilleman phát triển khi đang làm việc tại Viện nghiên cứu trị liệu Merch ở Pennsylvania, Hoa Kỳ và vắc-xin này được ông trộn lẫn các virus sống đã suy yếu của sởi, quai bị, rubella. Hilleman cũng là người tạo ra vắc-xin sởi vào năm 1963 và phiên bản vắc-xin này được cải tiến vào năm 1968.Trong khi Hilleman cũng tạo ra được một loại vắc-xin rubella, thì đối với vắc-xin MMR ông đã sử dụng một phiên bản được phát triển bởi Stanley Plotkin tại Viện Wistar. Plotkin đã sử dụng tế bào người để phát triển vắc-xin rubella của mình, cho nên vắc-xin này có khả năng bảo vệ chống lại bệnh tốt hơn so với loại dựa trên tế bào động vật của Hilleman. Vắc-xin MMR được cấp phép vào năm 1971 và liều thứ hai được giới thiệu vào năm 1989. Vắc-xin MMR Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Nguồn tham khảo: merckvaccines.com; cdc.gov Bảo vệ gia đình bằng cách tiêm phòng đầy đủ và chủ động giữ gìn sức khỏe
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-van-de-co-gap-phai-sau-cat-tui-mat-vi
Các vấn đề có thể gặp phải sau cắt túi mật
Phẫu thuật cắt túi mật là chỉ định bắt buộc để điều trị các bệnh về túi mật và đường mật. Vậy cắt túi mật có an toàn không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không? 1. Phẫu thuật cắt túi mật trong những trường hợp nào? Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:Sỏi mật lớn: Thành phần chính của sỏi mật là canxi, cholesterol và muối mật. Sỏi mật rắn và được hình thành từ cholesterol dư thừa trong dịch mật. Theo thời gian, sỏi mật tăng lên về số lượng và kích thước, có thể gây tắc nghẽn ống mật, viêm túi mật cấp. Trường hợp sỏi mật quá lớn và có nguy cơ tiến triển thành ung thư túi mật sẽ được chỉ định cắt túi mật.Tắc ống mật mãn tính: Tắc nghẽn ống mật mãn tính sẽ khiến dịch mật bị ứ trệ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp, ... Khi đó, người bệnh cần được phẫu thuật cắt túi mật.Polyp túi mật: Trường hợp người bệnh có nhiều polyp túi, kích thước của polyp từ 2 - 4cm, hoặc polyp túi mật ác tính kèm theo sỏi mật, sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật để tránh gây biến chứng nguy hiểm.Vôi hóa túi mật: Vôi hóa túi mật được hình thành từ những đốm, hạt canxi trong thành túi mật. Vôi hóa túi mật khiến cho túi mật không còn khả năng co bóp và lưu thông dịch mật, gây viêm túi mật mãn tính và thậm chí có thể tiến triển thành ung thư túi mật. Do đó, bệnh nhân thường phải cắt túi mật để tránh nguy hiểm. 2. Các vấn đề có thể gặp phải sau cắt túi mật Hầu hết người bệnh buộc phải cắt bỏ túi mật để điều trị các bệnh về túi mật nêu trên gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề có thể gặp phải sau phẫu thuật như:Các vấn đề về tiêu hóa: Sau khi cắt túi mật, gan tiếp tục sản xuất dịch mật với lượng không đổi và dịch mật đổ trực tiếp vào tá tràng, cho nên sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong thời gian đầu và gây ra một số triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, đau bụng, ngứa ngáy, .... Khi đã thích nghi, những triệu chứng này sẽ biến mất.Dịch mật trào ngược gây viêm dạ dày: Dịch mật đổ trực tiếp xuống tá tràng và có thể trào ngược lên dạ dày gây viêm dạ dày, hoặc tràn vào ống tụy và gây viêm tụy.Các vấn đề sau phẫu thuật: Việc phẫu thuật cắt túi mật có thể làm tổn thương ống dẫn mật, mạch máu, ruột, rò rỉ dịch mật gây nhiễm khuẩn phúc mạc. Nhiễm trùng vết mổ cũng có thể xảy ra gây sưng tấy đỏ, sốt, đau xung quanh vết thương. Một số trường hợp còn có thể bị xuất huyết sau phẫu thuật cần phải xử trí can thiệp nội khoa. Bên cạnh xuất huyết, bệnh nhân cũng có khả năng hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu rất nguy hiểm vì cục máu đông có thể di chuyển đến phổi gây tắc mạch và tử vong.Hội chứng sau cắt túi mật: Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật có thể bị vàng da, đau bụng kéo dài. Nguyên nhân được cho là do đường mật bị tổn thương, sỏi mật còn sót, ....Tái phát sỏi mật: Bệnh nhân cắt túi mật do sỏi mật vẫn có thể bị tái phát sỏi mật. Sỏi mật vẫn có thể tiếp tục hình thành và phát triển trong ống dẫn mật chủ hoặc ống gan.Mặc dù bệnh nhân vẫn có thể sống hoàn toàn bình thường sau phẫu thuật cắt túi mật, tuy nhiên nhận biết các vấn đề sau phẫu thuật là rất quan trọng, làm cơ sở để bệnh nhân và gia đình cân nhắc trước khi quyết định can thiệp ngoại khoa này. Bệnh nhân sau khi cắt túi mật có thể bị tái phát sỏi mật 3. Chăm sóc sức khỏe sau cắt túi mật Hiện nay, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi mật là mổ nội soi. Đây là phương pháp hiện đại, nhanh chóng và đơn giản, có tỉ lệ hồi phục nhanh và ít gây ra biến chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học để sức khỏe sớm hồi phục và hạn chế những biến chứng khó chịu do phẫu thuật cắt túi mật gây ra.Các loại thực phẩm nên ăn: Thực phẩm chứa nhiều chất xơ (các loại hạt, đậu, ngũ cốc, ...), thực phẩm giàu vitamin (trái cây, rau xanh), thực phẩm ít béo.Các loại thực phẩm không nên ăn: Các loại thịt nhiều mỡ hoặc được chế biến sẵn, thức ăn chiên xào, sữa và chế phẩm từ sữa, bánh kẹo ngọt, thức uống có gas hoặc chứa nhiều chất kích thích.Sau phẫu thuật cắt túi mật không nên ăn đồ cứng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.Chia thực phẩm thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh khó tiêu, đầy hơi.Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, duy trì cân nặng hợp lý.Sau phẫu thuật từ 7 - 10 ngày, nếu sức khỏe bệnh nhân ổn định, mật và gan không bị tổn thương, không thấy xuất hiện triệu chứng khó chịu nào thì người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt và tập luyện trở lại bình thường.Phẫu thuật cắt túi mật là can thiệp ngoại khoa có khả năng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, lưu ý các vấn đề sau phẫu thuật và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là rất quan trọng để người bệnh sớm hồi phục, có sức khỏe tốt và sinh sống khỏe mạnh, bình thường khi không còn túi mật.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nghe-cham-soc-vien-duoc-dao-tao-chuyen-mon-tai-viet-nam-20230711111338773.htm
20230711
Nghề chăm sóc viên được đào tạo chuyên môn tại Việt Nam
Chăm sóc viên và hành trình đồng hành cùng sự hồi phục của bệnh nhân Gặp gỡ chị Bình hôm nay khó có ai nghĩ, chỉ mới vài tháng trước, chị đã phải cấp cứu trong đêm vì triệu chứng tai biến nhẹ. Dù đôi chân vẫn đi đứng chưa linh hoạt do biến chứng từ trận tai biến nhưng thần sắc chị đã tươi tắn, vui vẻ hơn rất nhiều. Gia đình chị neo người nên khi đổ bệnh không có người bên cạnh túc trực. May mắn là thời gian này có chị Oanh - một chăm sóc viên được đào tạo chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm chăm sóc người bị tai biến đã đồng hành cùng chị Bình. Chị Oanh chia sẻ: "Tôi phải học qua lớp đào tạo và thực hành chăm sóc đủ số giờ, đạt yêu cầu thì mới được cử đi chăm sóc cho bệnh nhân. Nhờ vậy, trường hợp của chị Bình, tôi hiểu tình trạng bệnh nên bên cạnh việc hỗ trợ vệ sinh cá nhân, tôi còn giúp chị Bình vận động nhẹ nhàng tại chỗ và hỗ trợ di chuyển để tránh teo cơ, cứng khớp. Là một chăm sóc viên, nhiệm vụ của tôi là làm sao bệnh nhân được chăm sóc an toàn, đúng cách, hồi phục nhanh và người nhà cảm thấy an tâm". Một đồng nghiệp khác của chị Oanh, anh Minh - người đã bắt đầu công việc chăm sóc từ năm 2019 chia sẻ, anh là người miền Tây, công việc dưới quê chủ yếu là ai kêu gì làm đó, bấp bênh. Anh thấy công việc chăm sóc viên cũng hay nên tham gia học đào tạo và rồi cứ như vậy, tới giờ anh theo nghề cũng gần 5 năm. "Tôi cảm thấy vui với công việc này và chăm sóc khách hàng như người nhà vậy. Hạnh phúc nhất là khi thấy người mình chăm dần hồi phục và khỏe lại. Bên cạnh đó, thu nhập của tôi cũng được cải thiện đáng kể, lo được cho mấy đứa nhỏ đi học dưới nhà nên tôi mừng lắm", anh Minh nói. Chăm sóc viên - nghề nghiệp ý nghĩa, nhưng cần được đào tạo chuyên môn Nghề chăm sóc viên vốn đã có ở Việt Nam từ lâu ở những cơ sở y tế với tên thường gọi là người nuôi bệnh, người chăm bệnh dưới hình thức công việc tự do, tự phát. Do đặc tính này, điểm an toàn, tin cậy và tính hiệu quả vẫn là một dấu chấm hỏi lớn, không chỉ đối với sự phục hồi của bệnh nhân mà còn là sự an tâm với người thân gia đình, an ninh của cơ sở y tế. Nhiều trường hợp bệnh nhân đã khỏe mạnh nhanh hơn nếu không gặp những biến chứng, tai nạn trong quá trình hồi phục vì người chăm sóc chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng. Các chăm sóc viên không chỉ đơn thuần là người hỗ trợ ăn uống hay vệ sinh cho bệnh nhân, họ còn được đào tạo để có kỹ thuật chăm sóc đúng phương pháp, giúp hỗ trợ tối đa cho quá trình phục hồi khi điều trị. Các chăm sóc viên được đào tạo chuyên môn để trở thành những lao động có kỹ năng, kinh nghiệm, có được một công việc chính thức và thu nhập ổn định thay vì những công việc không ổn định, bấp bênh. Đồng thời, đội ngũ này, với kỹ năng chuyên môn được đào tạo, còn giúp giảm thiểu áp lực lên đội ngũ y tế, hỗ trợ họ tập trung hơn vào chuyên môn. Hiện nay, số đơn vị cung cấp chăm sóc viên được đào tạo bài bản trên thị trường vẫn chưa nhiều. Theo đó, WeCare 247 là một trong những đơn vị đã tiên phong cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe cá nhân tại Việt Nam. WeCare247 - một trong những đơn vị tiên phong mang đến dịch vụ chăm sóc viên tại Việt Nam Từ 2017 tới nay, WeCare247 là một trong những đơn vị tiên phong mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân chuyên nghiệp tại nhà riêng và bệnh viện. Trên chặng đường 6 năm hình thành và phát triển, Wecare247 đã mang đến 1.800 chăm sóc viên qua đào tạo chuyên môn, phục vụ hơn 20.000 gia đình Việt và là đối tác của 33 bệnh viện lớn. Bên cạnh đó, đội ngũ tư vấn viên Wecare247 còn hỗ trợ 24/7 tư vấn giải pháp, giải đáp thắc mắc của các gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe. Wecare247 còn có đội ngũ điều dưỡng thăm khám định kỳ và sự tư vấn của các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Tất cả đều tập trung vào sức khỏe và sự hồi phục của từng cá nhân khách hàng. "Chăm sóc viên được đào tạo chuyên môn vẫn là một công việc mới mẻ và còn nhiều thử thách phía trước, WeCare247 hướng tới phát triển mạng lưới chăm sóc viên để mỗi ngày hỗ trợ được nhiều người cần được chăm sóc với thái độ tận tâm, bằng kỹ năng chuyên môn và những phương pháp chăm sóc tốt nhất có thể", đại diện WeCare247 chia sẻ.
https://suckhoedoisong.vn/con-bi-tinh-hoan-an-me-so-can-thiep-anh-huong-khi-den-vien-hoi-han-thi-da-muon-169220606214204483.htm
07-06-2022
Chuyên gia khuyến cáo không nên chủ quan trước bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ
Ngày 6/6, Bác sĩ Hồ Trung Cường - khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 1 nam bệnh nhi 3 tuổi nhập viện cấp cứu lúc nửa đêm trong tình trạng đau đớn và có khối phồng ở vùng bẹn. Khai thác bệnh sử từ phía gia đình của bé ghi nhận, mẹ bé đã biết con bị tinh hoàn ẩn từ trước nhưng ngại không mổ vì sợ con còn nhỏ. Gia đình lo ngại việc phẫu thuật có thể gây ra những tác động không mong muốn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Ngày 29/5, bé bắt đầu có triệu chứng bị đau nhiều và những cơn đau ngày càng nặng thêm, đến mức bé không thể ngủ. Tới ngày 31/5, mẹ bé kiểm tra thì phát hiện khối phồng ở vùng bẹn nên vội đưa con đến bệnh viện kiểm tra ngay trong đêm. Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận vùng bẹn của bệnh nhi có biểu hiện sưng phồng bất thường, đồng thời vùng bìu bên phải của bộ phận sinh dục không có tinh hoàn nghi có thể bé bị xoắn tinh hoàn ẩn. Kết quả siêu âm cho thấy, bệnh nhi bị tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn, cuống mạch máu nuôi tinh hoàn bị xoắn. Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu, mổ hở, tháo xoắn cuống tinh hoàn cho bệnh nhi. Tuy nhiên, tình trạng xoắn đã khiến máu không thể lưu thông nuôi tinh hoàn nên đã dẫn tới hoại tử, không thể phục hồi. Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ tinh hoàn bên phải đã hoại tử, đồng thời cố định tinh hoàn còn lại để không bị xoắn trong tương lai. Xoắn tinh hoàn có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dậy tình, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời khả năng hồi phục chỉ dưới 10%, nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn rất lớn BS Hồ Trung Cường cho biết: "Ở thời kỳ phôi thai, tinh hoàn của các bé trai nằm trong ổ bụng và di chuyển dần xuống bìu. Những trẻ sau khi chào đời không thấy tinh hoàn nằm ở bìu được gọi là tinh hoàn ẩn hoặc tinh hoàn lạc chỗ, đây là một tình trạng khá phổ biến ở các bé trai. Những trường hợp bị tinh hoàn ẩn cần phải được phẫu thuật, đưa tinh hoàn xuống bìu khi bé 6 tháng tuổi. Hiện nay, phương pháp tiếp cận có thể là mổ nội soi hoặc mổ mở tuỳ thuộc vào vị trí của tinh hoàn. Sự chậm trễ phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn tới teo tinh hoàn hoặc chuyển thành ác tính." Trường hợp của bệnh nhi trên là bị xoắn tinh hoàn khiến cuống mạch máu nuôi tinh hoàn bị tắc nghẽn, gây ảnh hưởng tới việc tưới máu của tinh hoàn. Tuy nhiên, do trẻ được phát hiện và nhập viện trễ, tinh hoàn bị thiếu máu kéo dài nên bị hoại tử. Trước đây, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cũng đã tiếp nhận 2 ca bệnh bị xoắn tinh hoàn được phát hiện và nhập viện trễ. Các bác sĩ đã cố gắng điều trị bảo tồn tinh hoàn cho bệnh nhi nhưng không thành công, 2 bé vẫn phải cắt bỏ tinh hoàn sau đó. Các bác sĩ cảnh báo xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng bìu cấp. Biểu hiện ở trẻ bị xoắn tinh hoàn thường dễ bị nhầm lẫn với các nguyên nhân gây đau bìu khác như viêm tinh hoàn , viêm mào tinh hoàn , xoắn mấu phụ tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và tuổi dậy thì. Với những trẻ bị xoắn tinh hoàn nếu được phát hiện sớm, can thiệp phẫu thuật tháo xoắn trong thời gian 6 giờ thì khả năng hồi phục hơn 90%. Tuy nhiên, với những trẻ được phát hiện, can thiệp muộn sau 12 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, khả năng bình phục chỉ còn dưới 10%. Việc cắt bỏ tinh hoàn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ mà còn khiến trẻ tự ti, mặc cảm khi đến tuổi trưởng thành. Để tránh tình trạng trên, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên chú ý quan sát cơ quan sinh dục của trẻ. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như sưng, đau vùng bìu và tinh hoàn, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, có giải pháp can thiệp sớm. Chứng xoắn tinh hoàn: Những điều cần cảnh giác Xoắn tinh hoàn là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuoc-tri-huyet-ap-co-the-giup-kiem-che-ung-thu-tuyen-tuy-20220321125702727.htm
20220321
Thuốc trị huyết áp có thể giúp kiềm chế ung thư tuyến tụy?
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) và ức chế men chuyển (ACE) là những nhóm thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp. Những người bị ung thư tuyến tụy dùng ARB có nguy cơ tử vong thấp hơn 20% trong thời gian nghiên cứu và những người dùng chất ức chế ACE giảm 13% nguy cơ tử vong khi so sánh với những người bị ung thư không dùng các loại thuốc trị huyết áp này. Vị trí của tụy. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã khai thác cơ sở dữ liệu của 3,7 triệu người ở miền Bắc nước Ý, trong đó có hơn 8.150 người bị ung thư tuyến tụy. Gần một nửa số bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy cũng đang dùng thuốc ức chế ACE hoặc ARB để kiểm soát huyết áp cao. Khoảng 86% những người mắc bệnh ung thư tuyến tụy đã chết trong vòng 6,4 tháng sau khi được chẩn đoán. Nghiên cứu cho thấy những người dùng thuốc huyết áp sống lâu hơn những người không dùng thuốc. Nguy cơ thấp hơn liên quan đến thuốc ACE giảm dần sau ba năm, trong khi nguy cơ thấp hơn liên quan đến thuốc ARB vẫn còn. Hơn nữa, việc giảm thiểu rủi ro ở những người dùng ARB thậm chí còn lớn hơn nếu họ cũng phẫu thuật ung thư. Nghiên cứu cho thấy. Tác giả nghiên cứu, GS Scott Keith, Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia cho biết: Đây là những loại thuốc rẻ tiền, ít tác dụng phụ, được bán rộng rãi và rất có thể cải thiện khả năng sống sót của những người bị ung thư tuyến tụy. Mặc dù còn quá sớm để đề xuất rằng tất cả những người bị ung thư tuyến tụy nên bắt đầu dùng những loại thuốc này với hy vọng có được lợi thế sống sót, nhưng các nghiên cứu in vitro (trong ống nghiệm) và in vivo (trên cơ thể sống) đã gợi ý rằng những loại thuốc này có thể cải thiện cách thức hoạt động của hóa trị liệu hoặc thay đổi cách các khối u được cấu tạo để làm chậm sự phát triển của chúng. Các nhà nghiên cứu đề xuất, cần một thử nghiệm quy mô lớn, trong đó cho người bị ung thư tuyến tụy dùng thuốc ức chế ACE hoặc ARB và so sánh với nhóm dùng giả dược để có thể cung cấp một ước tính thực sự chắc chắn về thời gian trung bình mà bệnh nhân ung thư tuyến tụy sẽ sống sót so với những người không dùng những loại thuốc này. Hình ảnh ung thư tuyến tụy Đối với ung thư tuyến tụy chỉ khoảng 10% số người sẽ sống sót trong 5 năm, trừ khi được phát hiện sớm. Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy lại hiếm khi được phát hiện sớm, khi các triệu chứng giai đoạn đầu rất mơ hồ và tuyến tụy nằm sâu trong ổ bụng, không thể dễ dàng nhìn thấy hoặc cảm nhận được nó trong quá trình kiểm tra. Phẫu thuật mang lại cơ hội, nhưng hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy khi bệnh đã ở giai đoạn sau và phẫu thuật không còn là một lựa chọn. Nghiên cứu đã được công bố trực tuyến gần đây trên tạp chí BMC Cancer. Tiến sĩ Aaron Sasson, Giám đốc Trung tâm Ung thư tuyến tụy tại Stony Brook Medicine ở New York cho biết: Đây là một bài báo thú vị cần được xác nhận thêm. Chúng ta đã và đang đạt được nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư, nhưng đây vẫn là một căn bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn đồng thời bị ung thư tuyến tụy và huyết áp cao, hãy nói chuyện với bác sĩ về những loại thuốc này. Không có lý do gì để không thử, nếu bạn cần một loại thuốc hạ huyết áp và đồng thời mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
https://suckhoedoisong.vn/7-dau-hieu-canh-bao-co-the-dang-thieu-i-ot-169182273.htm
01-11-2020
7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu i-ốt
Điều quan trọng là phải chú ý đến cơ thể, đặc biệt nếu bạn đang có các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân.Những dấu hiệu này cho thấy bạn có thể bị thiếu i-ốt, cần được giải quyết ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng có thể gây tử vong. Ví dụ: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp tăng lượng vi chất dinh dưỡng quan trọng này và cải thiện sức khỏe tổng thể. 7 dấu hiệu sau cảnh báo cơ thể bị thiếu hụt i-ốt: Cảm thấy yếu đuối Thiếu i-ốt và suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất, có nghĩa là bạn đốt cháy ít calo hơn để tạo năng lượng.Điều này dẫn đến giảm năng lượng. Năng lượng ít hơn có nghĩa là cơ bắp của bạn không hoạt động hiệu quả, khiến bạn cảm thấy yếu ớt. Cảm thấy mệt Tốc độ trao đổi chất chậm hơn cũng có thể khiến bạn mệt mỏi.Mệt mỏi không phải lúc nào cũng cho thấy thiếu i-ốt, đặc biệt là nếu bạn không ngủ đủ giấc mỗi đêm.Nhưng nếu tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của việc thiếu i-ốt. Cảm thấy lạnh Thiếu i-ốt gây ra thiếu hormone tuyến giáp, có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất.Khi sự trao đổi chất của bạn chậm lại, cơ thể bạn tạo ra ít năng lượng hơn, khiến cơ thể cảm thấy lạnh. Tăng cân không giải thích được Suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất.Nếu quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại, calo có nhiều khả năng được lưu trữ dưới dạng chất béo, có thể dẫn đến tăng cân… Rụng tóc Tóc rụng một cách tự nhiên, nhưng nếu bạn khỏe mạnh, tóc của bạn cuối cùng sẽ được thay thế bằng các nang mới.Rụng tóc ám chỉ sự thiếu hụt i-ốt vì hormone tuyến giáp hỗ trợ sự đổi mới của các nang tóc. Sưng cổ Thiếu i-ốt có thể gây sưng hoặc nổi cục ở cổ.Điều này là do tuyến giáp của bạn, nằm ở cổ, khiến cổ to lên. Các vấn đề về học tập hoặc trí nhớ Hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ.Thiếu i-ốt có liên quan đến việc thiếu các hormone này, có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ và học tập.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-hu-nhung-dieu-can-biet-vi
Hội chứng thận hư: Những điều cần biết
Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy - Bác sĩ Nội thận - Lọc máu - Ghép thận - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Hội chứng thận hư là một rối loạn ở thận làm cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Hội chứng thận hư xảy ra khi màng lọc của cầu thận bị viêm và tổn thương (đơn vị lọc của thận). Màng lọc cầu thận có tác dụng lọc máu trong cơ thể khi đi qua thận. 1. Tổng quan về hội chứng thận hư Hội chứng thận hư xảy ra khi những đơn vị lọc của thận (cầu thận) bị tổn thương. Tổn thương này cho phép protein (chất đạm) – bình thường được giữ lại trong huyết tương – rò rỉ vào nước tiểu với số lượng lớn, làm giảm lượng protein trong máu của bạn. Vì protein trong máu giúp giữ nước trong lòng mạch máu, nay số lượng protein giảm thấp trong máu dẫn đến nước từ mạch máu sẽ dịch chuyển vào trong các mô lân cận dẫn đến sưng nề, hay còn gọi là phù. Tình trạng phù này thấy rõ ở chân khi bạn đứng hoặc ở mi mắt, mặt khi bạn thức dậy vào sáng sớm. Thậm chí, tình trạng phù chân này có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày, hoặc phù ở những phần khác của cơ thể. Bạn cũng có thể thấy nước tiểu của mình có nhiều bọt hơn bình thường do lượng lớn protein trong đó. 2. Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thận hư Tiểu đạm đại lượng (>3.5gam/ 24 giờ)Phù xung quanh mắt, mặt, bàn chân, mắt cá hoặc bụngTăng cân nhanh (do ứ nước)Nước tiểu nhiều bọtKhông ngon miệngTăng cholesterol máu, giảm protein, albumin máu Một trong số các triệu chứng của hội chứng thận hư đó là tăng cholesterol máu, giảm protein, albumin máu 3. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư Hội chứng thận hư có thể có nguyên nhân hoặc nguyên phát (không rõ nguyên nhân):Nguyên phát: Các sang thương có thể có (chẩn đoán qua sinh thiết thận) như Sang thương tối thiểu, xơ chai cầu thận khu trú từng vùng, bệnh thận màng, bệnh thận IgA...Nhiễm trùng, nhiễm virus (viêm gan B, C, HIV...), nhiễm ký sinh trùngBệnh hệ thống: Lupus ban đỏ...Đái tháo đường, tăng huyết ápMột số loại ung thư 4. Chẩn đoán hội chứng thận hư Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán hội chứng thận hư gồm:Xét nghiệm máu và nước tiểu cần cho chẩn đoán xác định hội chứng thận hư (đạm niệu 24 giờ, điện di đạm máu, đạm niệu, bộ mỡ) và xác định nguyên nhân nếu có.Siêu âm thận và xét nghiệm chức năng thận.Đa số cần làm sinh thiết thận để xác định loại sang thương thận, nguyên nhân (trừ khi bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp lâu năm và không có nguyên nhân nào khác được nghĩ đến).Xét nghiệm gen do một số bệnh thận có tính chất di truyền. Xét nghiệm máu và nước tiểu cần cho chẩn đoán xác định hội chứng thận hư và xác định nguyên nhân nếu có 5. Điều trị hội chứng thận hư Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn để giảm lượng muối và nước ứ trong người, giảm thải đạm qua nước tiểu và giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra bác sĩ còn cho thuốc ức chế hệ miễn dịch để giảm phản ứng viêm tại cầu thận, thuốc này không được ngừng đột ngột và cần chỉnh liều tùy theo tình trạng và giai đoạn bệnh, do đó bạn cần tái khám đúng theo hẹn. Một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng dẫn đến suy thận nặng, bác sĩ có thể cho bạn chạy thận tạm thời chờ thận hồi phục. Trường hợp thận không hồi phục thì bạn phải tiến hành chạy thận chu kỳ hoặc ghép thận.Bạn có thể giúp cho việc điều trị của bản thân bằng cách:Giảm lượng muối ăn vào theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc ăn lạt sẽ được duy trì suốt càng lâu càng tốt.Hạn chế lượng nước uống hoặc trong thức ăn nếu bạn vẫn còn phù. Theo dõi cân nặng hàng ngày để biết mình đã giảm hay tăng cân.Bạn cần theo chế độ ăn giảm protein nếu có tình trạng suy thận.Kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết. Vì huyết áp và đường huyết cao có hại cho thận.Giảm cân nếu bị thừa cân. Vì béo phì có thể gây tăng huyết áp và đái tháo đường, có hại cho thận.Bạn có thể thảo luận với bác sĩ tiết chế dinh dưỡng về lượng nước bạn có thể dùng hàng ngày, chế độ ăn phù hợp cho bạn.Không hút thuốc, uống rượu bia, tập thể thao thường xuyên.Thảo luận với bác sĩ thận của bạn trước khi dùng thuốc kê toa từ bác sĩ khác hoặc thuốc không kê toa, vitamin, khoáng chất, thuốc giảm cân hoặc những thực phẩm chức năng cho thể thao.Nếu cần làm chẩn đoán hình ảnh có tiêm thuốc, cần yêu cầu làm xét nghiệm chức năng thận của bạn trước thực hiện.Thảo luận với bác sĩ về ngừa thai và thai kỳ nếu là bệnh nhân nữ.Không bỏ hẹn tái khám với bác sĩ.Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám, sàng lọc bệnh lý tiết niệu giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Khi lựa chọn Gói khám, sàng lọc bệnh lý tiết niệu tại Vinmec, khách hàng sẽ được:Khám chuyên khoa ngoại tiết niệuSiêu âm hệ tiết niệuĐịnh lượng PSA toàn phầnĐịnh lượng PSA tự doCấy nước tiểuĐể giúp phát hiện sớm khả năng có thể mắc các bệnh tiết niệu. Đặc biệt là các bệnh lý về tiền liệt tuyến (phì đại lành tính tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến) và các bệnh lý sỏi tiết niệu.... từ đó giúp khách hàng có những biện pháp dự phòng bệnh. Nguồn tham khảo: kidney.org
https://suckhoedoisong.vn/4-sai-lam-thuong-gap-trong-dieu-tri-viem-phe-quan-khien-benh-tro-nang-169230714105355898.htm
16-07-2023
4 sai lầm thường gặp trong điều trị viêm phế quản, khiến bệnh trở nặng
TS. BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Hô hấp - Dị ứng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, viêm phế quản chủ yếu do virus gây ra như Adenovirus, Corona virus, hoặc một số vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae. Một số virus cúm A, B cũng có thể gây bệnh viêm phế quản .‏ ‏Người bệnh viêm phế quản có thể có các biểu hiện ho (có thể ho khan , ho có đờm); sổ mũi , chảy nước mũi, thở khò khè ; một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn, ăn kém… ‏ ‏Trên thực tế, không ít trường hợp thấy triệu chứng nhẹ, có tâm lý chủ quan, không điều trị sớm hoặc mắc phải những sai lầm khi tự chữa viêm phế quản tại nhà dẫn đến các biến chứng như viêm phổi , giãn phế quản… ‏ ‏1. Tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ‏ ‏Hầu hết các trường hợp viêm phế quản do virus gây ra, do đó việc sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Thuốc kháng sinh chỉ dùng để trị các bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng với các bệnh do virus gây ra. ‏ ‏Việc tự ý mua kháng sinh để trị bệnh mà không có đơn của bác sĩ về lâu dài có thể làm tăng tình trạng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị về sau. Thay vào đó, nên đi khám bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định. Thông thường trong điều trị viêm phế quản, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc long đờm ( phổ biến trong nhóm thuốc này là guaifenesin), hạ sốt (paracetamol, ibuprofen...), và không cần dùng kháng sinh. ‏ ‏Tự ý dùng kháng sinh để trị bệnh mà không có đơn của bác sĩ về lâu dài có thể làm tăng tình trạng kháng kháng sinh.‏ ‏2. Dùng thuốc giảm ho khi chưa cần thiết‏ ‏TS. BS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, ho là một phản ứng có lợi của cơ thể để tống xuất đờm ra khỏi đường hô hấp, khai thông đường thở. Do đó, việc dùng thuốc ho khi chưa cần thiết, có thể vô tình ngăn chặn phản ứng này, kết quả là đờm không được tống ra ngoài, bị giữ lại đường hô hấp và làm gia tăng tình trạng khó thở , thở khò khè.‏ ‏‏Thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng trong trường hợp ho quá nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc ho tại nhà, đặc biệt là cho trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, cần có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.‏ ‏Khi chăm sóc người bệnh viêm phế quản tại nhà , nên cho người bệnh uống nhiều nước, sử dụng mật ong chanh… để giảm ho một cách tự nhiên. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. TS. BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Hô hấp - Dị ứng, Bệnh viện Hữu Nghị thông tin về điều trị viêm phế quản. 3. Chữa bệnh bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng‏ ‏Không nên tự ý chữa viêm phế quản tại nhà bằng các phương pháp dân gian không được kiểm chứng. Bệnh viêm phế quản do virus gây ra và có thể tự khỏi. Nếu các triệu chứng bệnh như ho kéo dài trên 5 ngày không thuyên giảm, sốt cao (từ 38.5 độ C trở lên), khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. ‏ ‏Tại đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị, trong trường hợp cần thiết người bệnh có thể phải nhập viện để điều trị. ‏ ‏Trẻ mắc viêm phế quản cần được đưa đi khám để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.‏ ‏4. Ngưng sử dụng thuốc giữa chừng khi thấy các triệu chứng giảm nhẹ‏ ‏Tự ý dừng thuốc giữa chừng khi thấy các triệu chứng viêm phế quản giảm nhẹ là một trong những sai lầm điển hình mà người bệnh mắc phải. Điều này khiến bệnh không được điều trị dứt điểm, có thể tái đi tái lại với các triệu chứng trầm trọng hơn, khó điều trị. Sử dụng kháng sinh không đủ phác đồ cũng làm gia tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.‏ ‏Vì vậy, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định liều lượng của bác sĩ. Thông thường người bệnh sẽ được kê đơn thuốc trong 7 ngày hoặc kéo dài hơn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh. Bệnh viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? SKĐS - Viêm phế quản cấp là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. ‏ Mời bạn đọc xem tiếp video: Viêm tai giữa cấp: Triệu chứng và phương pháp điều trị | SKĐS Minh Tâm Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-uong-ngay-tet-can-nam-nhung-dau-hieu-canh-bao-ngo-doc-thuc-pham-20230116082827900.htm
20230116
Ăn uống ngày Tết cần nắm những dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Tết Nguyên đán Quý Mão đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, nem, chả, bánh chưng, bánh tét, bánh ngọt, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, và thậm chí còn trà trộn thực phẩm không an toàn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh kỹ năng lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, việc trang bị khả năng nhận biết các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm và cách xử trí cũng là điều cực kỳ quan trọng, để đảm bảo sức khỏe và đón Tết an lành. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm Nôn là một trong những triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Getty). Theo Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, khi có các biểu hiện dưới đây, cần nghĩ đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm: - Bệnh liên quan nhiều tới việc ăn uống: Người bệnh mới ăn xong và bị bệnh. Có hai người trở lên có biểu hiện bệnh tương tự nhau sau khicùng ăn một loại thực phẩm, người không ăn thì không bị bệnh. - Các triệu chứng gợi ý: đau bụng, nôn, ỉa chảy. - Thực phẩm có biểu hiện nghi ngờ. Biểu hiện bệnh cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây nên: - Người bệnh chỉ có biểu hiện bệnh ở đường tiêu hóa (đau bụng, nôn, ỉa chảy) có thể có các biểu hiện của mất nước (thường có khát nước), nhiễm trùng (thường có sốt): Nguyên nhân thường do vi sinh vật. - Các biểu hiện bệnh phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà ở các cơ quan khác ví dụ thần kinh, tim mạch…, thực phẩm được biết là loại không có chất độc tự nhiên: Nguyên nhân thường do hóa chất. - Bệnh xuất hiện sau khi ăn loại thực phẩm nhất định trong tự nhiên được biết có thể có độc tố, ví dụ: sắn, măng, cá nóc, cóc…: Do chính các loại thực phẩm này vốn có độc tố. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tình trạng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các biểu hiện bệnh nặng ở đường tiêu hóa hoặc mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện: - Các triệu chứng thần kinh, đặc biệt nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê, liệt cơ, co giật, đau đầu. - Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở. - Có máu hoặc chất nhày trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng. - Sức đề kháng của cơ thể kém: Trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, đang dùng các thuốc gây giảm miễn dịch (thường dùng trong bệnh khớp, ung thư, dị ứng), suy dinh dưỡng, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố. Xử trí thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm? - Người dân cần lưu ý tới các biểu hiện bệnh nặng và sơ cấp cứu tùy theo từng tình trạng: bất tỉnh, thở yếu, ngừng thở, khó thở, co giật… - Có thể uống nước gây nôn nếu: Người bệnh từ 2 tuổi trở lên, còn tỉnh táo, mới ăn trong vòng một vài giờ và chưa nôn. - Gọi điện đến cơ sở y tế để được tư vấn. - Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ nếu bệnh nặng, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. - Các động tác khác nên làm: Giữ lại thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả nhãn mác, thậm chí chất nôn của người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Khi thấy có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm: Thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nhân lực đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt. Các cơ quan chức năng có thể ngăn chặn kịp thời ngộ độc thực phẩm tiếp diễn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trieu-chung-lam-sang-giai-doan-tien-man-kinh-vi
Triệu chứng lâm sàng giai đoạn tiền mãn kinh
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Hồng Chính - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city. Tiền mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra khi có sự suy giảm hoặc thiếu hụt Progesterone, FSH, LH tăng. Là giai đoạn chuyển tiếp trước giai đoạn kinh nguyệt bình thường sang giai đoạn kinh nguyệt ngừng hẳn (giai đoạn mãn kinh). Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2- 5 năm. 1. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh Trong giai đoạn tiền mãn kinh, người phụ nữ có thể xuất hiện các dấu hiệu như:Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều, có thể thay đổi chu kỳ dài ra hay ngắn lại, thay đổi về lượng máu kinh ít đi hoặc nhiều lên và gây khó chịu cho người phụ nữ nếu kinh nhiều, kéo dài làm mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt.Xuất hiện hội chứng tiền kinh: Tăng cân, căng thẳng, lo âu...Chất nhờn cổ tử cung trong và lỏng suốt chu kỳTăng tính thấm thành mạch: Đau vú, dễ bị phùCác vòng kinh trong giai đoạn này thường không phóng noãnKhả năng sinh đẻ của phụ nữ giảm hẳnRối loạn tâm lý: Lo lắng căng thẳng, mất ngủ, hay quên ... Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu thường thấy khi giai đoạn tiền mãn kinh bắt đầu 2. Chẩn đoán tiền mãn kinh Các bác sĩ sẽ chẩn đoán phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm nội tiết tố không có ý nghĩa vì thời kỳ này nội tiết đã trong tình trạng không ổn định. 3. Điều trị tiền mãn kinh Việc điều trị sẽ căn cứ vào tình trạng và cơ địa của mỗi người:Có nhu cầu ngừa thai bằng thuốc: Thuốc ngừa thai kết hợp, đặc biệt loại thế hệ mới.Không có nhu cầu ngừa thai bằng thuốc: Điều trị bằng Progestins dùng trong 10 ngày mỗi tháng.Điều trị hỗ trợ: Chế độ ăn uống hợp lý tăng cường rau củ tươi, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp, bổ sung các loại vitamin, calcium. Đảm bảo giấc ngủ, tránh lo âu. 4. Làm thế nào để giảm nhẹ triệu chứng giai đoạn tiền mãn kinh? Thường xuyên tập thể dục để giảm nhẹ các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh Tiền mãn kinh là một quá trình diễn ra tự nhiên và bắt buộc phải trải qua trong vòng đời của người phụ nữ. Tuy nhiên, một số người sẽ mãn kinh sớm là do một bệnh nào đó hoặc bởi tác dụng phụ của thuốc. Để giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu mà giai đoạn tiền mãn kinh đem lại thì mỗi người hãy thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách:Ngủ đủ giấcThường xuyên tập thể dục, cố gắng có những vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn.Giữ tinh thần luôn luôn vui vẻ, thoải mái, tránh để bị stress: có thể tập yoga hoặc thiền, các bài tập dưỡng sinh,...Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn sức khỏe tuổi tiền mãn kinh. Khi đăng ký gói khám, khách hàng sẽ được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa; Thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng nội tiết tố như:Khám chuyên khoa Phụ khoaKhám phụ khoa, khám vúSiêu âm tử cung, buồng trứng qua đường bụngLấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạoChụp Xquang tuyến vú (2 bên)Đo độ loãng xươngThực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện các bệnh lý tiền mãn kinh nếu có. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 có phải dấu hiệu mãn kinh?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trac-nghiem-ban-co-biet-cac-moc-sieu-am-thai-4d-khong-vi
Trắc nghiệm: Bạn có biết các mốc siêu âm thai 4D không?
Trắc nghiệm: Bạn có biết các mốc siêu âm thai 4D không? Siêu âm 4D là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn, an toàn và mang lại nhiều giá trị trong khảo sát hình thái thai nhi. Vậy bạn có biết các mốc siêu âm 4D trong suốt thai kỳ không? Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời. Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Nguyễn Thị Mai , chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh , Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Nguyễn Thị Mai Bác sĩ chuyên khoa I, Chẩn đoán hình ảnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu
https://suckhoedoisong.vn/nhung-sai-lam-khi-chua-rom-say-cho-be-169100878.htm
16-07-2015
Những sai lầm khi chữa rôm sảy cho bé
Pha nước tắm chứa nhiều chanh và muối, mát-xa bằng tinh dầu, lạm dụng phấn rôm ... là những lỗi mẹ thường mắc phải. Mùa hè oi bức và nóng ẩm là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da, đặc biệt là rôm sảy. Rôm sảy không quá nguy hiểm, nhưng lại khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc. Việc nhanh chóng chữa khỏi bệnh là cần thiết, song, mẹ không nên quá lo lắng mà mắc phải những sai lầm dưới đây. Lạm dụng phấn rôm Phấn rôm có thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất tạo mùi... Bột talc có khả năng hút ẩm, nên thường được sử dụng để thoa vào các vùng da dễ bị hăm và ẩm ướt như cổ, nách, bẹn... Lạm dụng phấn rôm có thể làm tăng tình trạng rôm sảy ở trẻ. Theo chuyên gia, mẹ có thể dùng phấn rôm để rắc lên các vùng da bị rôm sảy của bé, sau khi tắm và lau khô để làm dịu cơn ngứa. Tuy nhiên, dùng phấn rôm sai cách có thể gây hại. Phấn rôm hỗ trợ điều trị rôm sảy, nhưng lạm dụng nhiều có thể gây bít lỗ chân lông, khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn. Trường hợp trẻ gãi trầy xước da, tuyệt đối không dùng phấn rôm để tránh gây nhiễm trùng và kích ứng da. Mẹ nên chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây kích ứng với làn da nhạy cảm của bé. Mát-xa bằng tinh dầu Mát-xa giúp lưu thông máu, khiến trẻ thư giãn và dễ chịu hơn. Vì vậy, nhiều mẹ áp dụng cách này để giúp trẻ khống chế cơn ngứa. Tuy nhiên, không nên mát-xa vùng da rôm sảy và sử dụng các loại tinh dầu (ôliu, dầu dừa) vì dễ gây nhờn rít, bít tắc nang lông, làm tình trạng rôm sảy và nhiễm trùng thêm nặng. Tự ý dùng thuốc Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ không nên tự ý mua thuốc về chữa cho bé (thuốc thoa tại chỗ và thuốc uống giảm ngứa), khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này rất nguy hiểm vì làn da của trẻ còn non nớt và nhạy cảm. Nếu mẹ nóng lòng chữa cho bé mà tự ý dùng thuốc, bệnh có thể trầm trọng hơn, thậm chí để lại biến chứng trên da. Nếu trẻ mẩn ngứa nhiều, có mụn mủ, rôm sảy dày đặc, đỏ và kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì nên đưa ngay tới bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị. Pha nước tắm sai cách Mẹ không nên dùng quá nhiều nước chanh hay muối loãng để tắm rửa cho trẻ, bởi làn da kích ứng và viêm đỏ của bé rất nhạy cảm. Các loại nước tắm tự chế này dễ gây hiện tượng đỏ rát, kích ứng da. Không nên pha nhiều chanh, muối vào nước tắm cho trẻ. Ảnh: Shutterstock. Ngoài chanh và muối, nhiều mẹ còn nấu nước trà xanh để tắm cho bé. Trong lá trà xanh có chứa chất catechin, giúp kháng và diệt vi khuẩn có hại trên da. Tuy nhiên, lá trà cũng chứa chất tannin gây chát, có thể làm khô da nếu dùng thường xuyên. Vì vậy, mẹ chỉ nên tắm lá trà xanh cho trẻ mỗi tuần một lần, chọn mua nơi có nguồn cung cấp rõ ràng, không chứa thuốc trừ sâu và hóa chất gây hại; rửa sạch, ngâm qua nước muối trước khi đun. Trong trường hợp da trẻ gãi trầy xước hoặc mưng mủ, tuyệt đối không dùng nước lá tắm cho trẻ, để tránh gây kích ứng và nhiễm trùng da. Dùng sai sữa tắm rôm sảy Nhiều mẹ dùng sữa tắm người lớn, thậm chí dung dịch vệ sinh phụ nữ pha loãng để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, chúng chứa độ kiềm cao, gây khô, kích ứng, làm suy yếu hàng rào bảo vệ và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da. Để chữa rôm sảy, mẹ cần chọn dung dịch tắm chuyên dụng chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn mà vẫn dịu nhẹ với làn da của bé. An San Mắc võng nằm ngủ, người phụ nữ bị trụ gạch đè chết 6 cách đơn giản tránh nhiệt miệng bạn cần làm ngay Thu Phương lần đầu nói về tin đồn Phương Thanh đánh ghen Hà Hồ "hộ" mình
https://suckhoedoisong.vn/thuyen-tac-oi-bien-chung-san-khoa-nguy-hiem-co-phong-ngua-duoc-khong-169230725232432132.htm
28-07-2023
Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm
1. Các trường hợp thuyên tắc ối được cứu sống Trường hợp sản phụ V.H.T.T. (26 tuổi, ngụ TP.HCM) sinh con lần 2, được phẫu thuật mổ lấy thai. Trước mổ, sản phụ được tiến hành các xét nghiệm tiền phẫu về sinh hóa, huyết học, điện tâm đồ đều bình thường, tiền căn mổ lấy thai với phương pháp vô cảm là gây tê tủy sống. Ca sinh mổ diễn ra bình thường, em bé được lấy ra an toàn, khóc lớn. Tuy nhiên, khi đang chuẩn bị thực hiện "da kề da", đột nhiên, sản phụ trở nên tím tái, mất ý thức, đồng tử giãn. Các bác sĩ xác định nguyên nhân là thuyên tắc ối. Trong quá trình đó, bệnh nhân đã ngưng tim 3 lần nhưng được sốc điện, hồi sức ngưng tim, ngưng thở, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, sử dụng các thuốc vận mạch adrenalin và noradrenalin để duy trì huyết áp; truyền máu, các chế phẩm máu để ổn định huyết động và điều chỉnh rối loạn đông máu . Song song với đó, các bác sĩ tiến hành siêu âm tim ngay tại bàn mổ, phát hiện tim bệnh nhân bị hở 3 lá nặng và giãn thất phải, qua đó củng cố thêm chẩn đoán ban đầu bệnh nhân bị thuyên tắc ối. Sau hơn 10 giờ phối hợp cấp cứu và hồi sức, sản phụ T. bắt đầu có dấu hiệu diễn tiến theo chiều hướng tích cực: có phản xạ ánh sáng, đồng tử co nhỏ, kích thích đau đáp ứng. Thuyên tắc ối là một trong những biến chứng xảy ra trong quá trình sinh nở. Còn sản phụ N.H.T. (19 tuổi, Hải Dương) nhập viện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) do ối vỡ sớm, thai lần đầu, song thai 35 tuần. Rất nhanh chóng, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, 2 bé gái chào đời khỏe mạnh với cân nặng 2.150g và 2.058g. Tuy nhiên, 2 tiếng sau phẫu thuật, sản phụ có diễn biến nặng: mạch nhanh, huyết áp tụt, mệt mỏi, nôn mửa… Các bác sĩ chẩn đoán sản phụ T. bị thuyên tắc ối gây rối loạn đông máu. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho sản phụ, có khoảng 500ml máu loãng và máu cục. Kết quả giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào nước ối trong máu của sản phụ (máu được lấy từ tĩnh mạch trung tâm). Các bác sĩ đã xử trí và bảo toàn tử cung cho sản phụ. Sau phẫu thuật, sản phụ được theo dõi, điều trị tích cực. Hiện tại, sức khỏe sản phụ đã ổn định và được xuất viện. 2. Thuyên tắc ối là gì? Những dấu hiệu mẹ bầu bị đa ối và cách xử trí giúp thai kỳ an toàn ĐỌC NGAY Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thuyên tắc ối là hội chứng phản vệ khi mang thai, là một biến chứng thai kỳ gây ra các tình trạng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như suy tim ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi. Thuyên tắc ối xảy ra khi nước ối hoặc các tế bào, tóc, lông tơ hoặc các mảnh vụn khác của thai nhi xâm nhập vào máu của thai phụ, thông qua hệ thống tĩnh mạch nơi nhau thai bám gây ra một số phản ứng. Bệnh thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ, hoặc ngay sau khi sinh ở cả sinh thường và sinh mổ, sảy thai , chấn thương bụng, chọc nước ối, sau sinh hoặc sau mổ lấy thai. Thời điểm mạch ối bị tắc nghẽn xảy ra khác nhau tùy trường hợp. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. 3. Triệu chứng thuyên tắc ối Giai đoạn đầu tiên của thuyên tắc mạch ối thường gây ngừng tim và suy hô hấp nhanh chóng. Ngừng tim xảy ra khi tim ngừng hoạt động, mất ý thức và ngừng thở. Suy hô hấp nhanh xảy ra khi phổi không thể cung cấp đủ oxy cho máu hoặc loại bỏ đủ carbon dioxide khỏi máu khiến thai phụ rất khó thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Suy thai , dấu hiệu cho thấy em bé không khỏe, bao gồm thay đổi nhịp tim của thai nhi hoặc giảm cử động trong bụng mẹ. Buồn nôn, nôn Co giật Lo lắng, kích động Tím tái đột ngột Sau khi vượt qua được các triệu chứng ban đầu, thai phụ có thể bước vào giai đoạn nguy hiểm tiếp theo là giai đoạn xuất huyết, chảy máu nhiều ở vị trí dính nhau thai hoặc tại vết rạch mổ lấy thai trong trường hợp sinh mổ, đờ tử cung và đông máu rải rác trong lòng mạch. Thậm chí, có những thai phụ có biểu hiện tim ngừng đập, ngừng thở trong vài phút đầu tiên và có thể tử vong trong vòng 2 - 3 giờ sau đó. Thuyên tắc mạch ối có thể gây tử vong, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên. Trong khoảng 50% trường hợp, thai phụ tử vong trong vòng 1 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu do thai phụ ngừng tim đột ngột, mất máu quá nhiều, suy hô hấp cấp tính, suy đa tạng . Các triệu chứng của thuyên tắc ối tương tự như các biến chứng khác khi sinh con, như vỡ tử cung, nhau bong non và sản giật. Điều này làm cho việc chẩn đoán thuyên tắc ối trở nên khó khăn hơn. 4. Điều gì làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối? Đa ối làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối ở thai phụ. Các yếu tố rủi ro đối với thuyên tắc nước ối rất khó dự đoán vì hiếm gặp. Tuy nhiên, một số yếu tố rủi ro có thể xảy ra, bao gồm: Thai phụ tuổi cao trên 35 tuổi; Thai phụ mang đa thai hoặc sinh con nhiều lần; Nhau thai bất thường: Khi mang thai nếu cấu trúc trong tử cung phát triển bất thường; Thai phụ mắc chứng tiền sản giật : Những thai phụ mắc chứng tiền sản giật, huyết áp tăng cao và protein niệu sau tuần 20 của thai kỳ; Mổ lấy thai, hoặc đẻ đường dưới có sự can thiệp của thủ thuật Forceps, giác kéo, chọc hút nước ối: Việc dùng kẹp hoặc các thủ thuật giác hút lấy thai có thể phá vỡ hàng rào vật lý giữa thai phụ và thai nhi. 5. Điều trị thuyên tắc ối Tổ chức Y tế thế giới cho biết, cứ 20.000 đến 30.000 ca sinh nở thì có 1 ca bị thuyên tắc ối, tỷ lệ tử vong của mẹ từ 70 - 90%. Nếu qua khỏi, hơn 85% bà mẹ bị chấn thương thần kinh do tình trạng thiếu oxy não. Riêng thai nhi, con số tử vong dao động từ 20 - 60% và nếu may mắn sống sót, 50% trẻ bị những di chứng thần kinh nặng nề. Còn theo kết quả cuộc điều tra tử vong mẹ và trẻ sơ sinh Việt Nam, Bộ Y tế cho thấy có 71,5% các trường hợp mẹ tử vong là do các tai biến sản khoa, trong đó tỷ lệ tử vong do thuyên tắc ối lên đến 34,7%. Thuyên tắc mạch ối khi sinh là tai biến sản khoa nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, cả thai phụ và thai nhi có sống sót. Các phương pháp điều trị bệnh khẩn cấp gồm: Đối với thai phụ: Điều trị bao gồm kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa thuyên tắc mạch ối dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Cung cấp oxy hoặc máy thở có thể giúp thai phụ thở dễ dành, đảm bảo mẹ nhận đủ oxy là rất quan trọng để thai nhi cũng có đủ oxy. Đặt ống thông động mạch phổi để bác sĩ có thể theo dõi tim. Sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp. Trong nhiều trường hợp, cần truyền nhiều máu, tiểu cầu và huyết tương để thay thế lượng máu bị mất trong giai đoạn xuất huyết. Đối với trẻ sơ sinh: Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi, thai nhi rất có thể sẽ chào đời ngay sau khi tình trạng của thai phụ ổn định. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi chặt chẽ. 6. Các biến chứng của thuyên tắc ối BS. Nguyễn Tuấn Anh cho biết, biến chứng của thuyên tắc ối xảy ra đột ngột, diễn tiến cực kỳ nhanh, tỷ lệ cứu sống rất thấp mà lại không hề có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào, thuyên tắc ối gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi. Đối với thai phụ: Suy tim và phổi Mất ý thức Co giật Chảy máu quá nhiều Đông máu nội mạch lan tỏa - một loại vấn đề về đông máu. Đột quỵ ngừng tim, tổn thương não gây mất trí nhớ Tử vong Đối với thai nhi: Thai nhi có nguy cơ bị biến chứng tùy thuộc vào thời điểm xảy ra thuyên tắc nước ối. Có thể cần phải sinh khẩn cấp nếu các triệu chứng bắt đầu trước khi thai nhi được sinh ra. Em bé được sinh ra khi thuyên tắc nước ối đã bắt đầu có nguy cơ không nhận đủ oxy. Thiếu oxy có thể gây ra suy yếu trong hệ thống thần kinh nhẹ hoặc nặng và bại não. 7. Phòng tránh thuyên tắc mạch ối Hiện vẫn chưa có phương pháp dự phòng tai biến sản khoa nguy hiểm này. Tuy nhiên, thai phụ cần đi khám định kỳ, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ có thể phát hiện sớm các các dấu hiệu bất thường, ngăn ngừa và xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nếu đã bị từng bị thuyên tắc ối và có dự định sinh con, trước tiên phụ nữ nên đi khám nói chuyện với bác sĩ sản khoa để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi quá trình mang thai và có những dự phòng cho cuộc sinh. Mẹ bầu cần nhận biết dấu hiệu nghi ngờ nước ối ít SKĐS - Thiểu ối là có ít nước ối trong thai kỳ, nếu bị thiểu ối có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi trong thai kỳ. Xem thêm video đang được quan tâm: Đái tháo đường thai kỳ, thai nhi có bị ảnh hưởng không? Bảo Châu Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/be-gai-5-tuoi-duoc-phau-thuat-thanh-cong-u-nang-bi-buong-trung-169186617.htm
08-02-2021
Bé gái 5 tuổi được phẫu thuật thành công u nang bì buồng trứng
BS CKI Phạm Đăng Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: “Cháu Nguyễn B.L. được đưa đến BV Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng đau bụng cơn liên tục vùng hạ vị và hố chậu phải, kèm nôn trớ thức ăn và được chuyển vào Khoa Ngoại để các bác sĩ theo dõi. Tại Khoa Ngoại, trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết, siêu âm Doppler và chụp X-quang. Sau khi có kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chúng tôi có chẩn đoán sơ bộ ban đầu là trẻ bị u nang buồng trứng phải xoắn và mời các bác sĩ Khối Sản là BS CKII Thân Ngọc Bích - Trưởng Khoa Sản I; BS CKII Hoàng Vân Yến - Trưởng Khoa Đẻ hội chẩn và thống nhất chẩn đoán xác định cháu Nguyễn B.L. mắc u nang bì buồng trứng phải xoắn. Các thầy thuốc phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho cháu B.L. 5 tuổi Khối u to với kích thước 6 x 8 cm chiếm gần trọn tiểu khung và hố chậu phải. Đồng thời có chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cắt bỏ khối u bằng phương pháp gây mê nội khí quản và cố gắng bảo tồn buồng trứng cho trẻ. Với phương pháp phẫu thuật nội soi này giúp giảm chấn thương, giảm chảy máu, hạn chế nguy cơ dính ruột, tắc ruột sau mổ, vết mổ mang tính thẩm mỹ hơn và giúp bệnh nhi phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật được thực hiện bởi BS CKII Thân Ngọc Bích - Trưởng Khoa Sản I tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho bệnh nhi B.L. bằng các dụng cụ nội soi qua 3 lỗ Trocar. Quan sát trong ổ bụng bệnh nhi thấy buồng trứng phải có khối u nang kích thước 6 x 8 cm xoắn 1,5 vòng, kèm theo xoắn cả buồng trứng và vòi trứng phải, khối tổ chức bị xoắn đã chuyển màu tím sẫm. BS CKII Thân Ngọc Bích tiến hành tháo xoắn và bóc tách, cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải, bảo tồn được vòi trứng, loa vòi trứng và phần buồng trứng lành cho bệnh nhi. Mẫu bệnh phẩm lấy ra từ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn của bệnh nhi B.L. có chứa các cấu trúc như: da, tóc, răng, xương và một số tổ chức giống bã đậu... Khối u nang bì buồng trứng phải xoắn kích thước 6 x 8 cm đã chuyển màu tím sẫm trong ổ bụng của bệnh nhi 5 tuổi Sau hơn 2 tiếng phẫu thuật, ca phẫu thuật đã được thưc hiện thành công. Sau 6 tiếng được theo dõi sát sao trong Phòng Hồi sức hậu phẫu, cháu Nguyễn B.L. được chuyển về điều trị tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Hai ngày sau ca phẫu thuật, sức khỏe cháu B.L. phục hồi tốt, da niêm mạc hồng hào, ăn ngủ tốt, có thể vận động nhẹ nhàng được. Và 01 tuần sau mổ là cháu B.L. được xuất viện về nhà với gia đình. Theo các bác sĩ: U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng và thường có 03 loại: u nang nước, u nang bì và u nang nhầy. U nang buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ em gái, 90% khối u được phát hiện ở trẻ là lành tính. U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng. Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh nhi B.L 05 tuổi là bé gái thứ 03 và nhỏ tuổi nhất bị u nang buồng trứng
https://tamanhhospital.vn/chan-thuong-cot-song-co-quan-he-duoc-khong/
02/11/2023
Chấn thương cột sống có quan hệ được không? Ảnh hưởng gì không?
Chấn thương cột sống có quan hệ được không là lo lắng của hầu hết người bệnh. Tình trạng cột sống có thể làm ảnh hưởng phần nào đến ham muốn và khả năng sinh sản. Dù vậy, người bị chấn thương cột sống vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng cần biết lưu ý về cường độ và tư thế quan hệ để không ảnh hưởng xấu đến cột sống. Mục lụcChấn thương cột sống có quan hệ được không?Ảnh hưởng của chấn thương cột sống đến hoạt động tình dục ở nam và nữNhững lưu ý dành cho bệnh nhân chấn thương cột sốngBiện pháp phòng ngừa để tránh chấn thươngChấn thương cột sống có quan hệ được không? Chấn thương cột sống hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường nếu điều trị tốt và không có những biến chứng liên quan đến chức năng tình dục. Người bệnh chỉ cần lưu ý những tư thế phù hợp để hoạt động tình dục không ảnh hưởng xấu lên cột sống. Bên cạnh đó, người bệnh cần bảo vệ cột sống, hạn chế tạo sức ép lớn lên cột sống sau chấn thương trong các hoạt động hằng ngày. Chấn thương cột sống thường đến từ tai nạn đột ngột, gây chấn thương tủy sống hoặc xương, các mô mềm và mạch máu, các dây thần kinh ở cột sống. Có hai dạng chấn thương cột sống là: (1) Chấn thương có tổn thương tủy Chấn thương không có tổn thương tủy Triệu chứng của chấn thương cột sống cũng tùy thuộc vào nguyên nhân và loại chấn thương. Triệu chứng điển hình là cơn đau buốt ở vị trí chấn thương, gây tê đường đi của dây thần kinh, liệt tạm thời khả năng vận động và đôi khi gây khó thở cho người bệnh. Chấn thương cột sống rất khó điều trị triệt căn, đặc biệt những người có bệnh lý khác về cơ xương khớp. Chấn thương cột sống đòi hỏi ý thức giữ gìn sức khỏe xương tốt, tích cực hồi phục và cải thiện chức năng cột sống lâu dài. Vì thế, các bác sĩ thường sẽ kết hợp vật lý trị liệu cùng với phương pháp điều trị chính khác. Cột sống là một bộ phận trung tâm của cơ thể, kết nối những bộ phận khác trong hệ thống xương. Do vậy, cột sống và tủy sống chịu trách nhiệm ổn định cũng như kiểm soát mọi chuyển động của con người, trong đó bao gồm quan hệ tình dục. Đối với hoạt động quan hệ tình dục, nếu người bệnh đã chữa khỏi chấn thương, cũng như loại bỏ được những triệu chứng bệnh thì hoàn toàn có thể thực hiện bình thường. Nên thực hiện những tư thế có dùng lực cánh tay để nâng đỡ phần lưng, đưa lưng về độ cong tự nhiên, giúp người bệnh thoải mái, giảm áp lực lên cột sống. (2) Một số tư thế quan hệ giúp đảm bảo được sức khỏe cột sống gồm: tư thế truyền thống, tư thế úp thìa… Chấn thương cột sống không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục Ảnh hưởng của chấn thương cột sống đến hoạt động tình dục ở nam và nữ Chấn thương cột sống không ảnh hưởng đến hoạt động quan hệ tình dục, nhưng ảnh hưởng đến chức năng tình dục ở cả nam lẫn nữ. Vì tủy sống có liên quan đến bàng quang thần kinh. Vì vậy, chấn thương cột sống có thể gây ra hệ lụy suy giảm chức năng bàng quang, tiết niệu. (3) Vấn đề chung trong hoạt động tình dục mà cả nam giới và nữ giới đều gặp phải sau chấn thương cột sống là giảm ham muốn và khó đạt ngưỡng khoái cảm. Điều này không xảy ra ở mọi trường hợp, mà tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và các triệu chứng mắc phải. Đối mặt với cơn đau lưng và những di chứng hậu chấn thương khiến người bệnh căng thẳng, suy nhược sức khỏe, dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Điều này cũng khiến quan hệ tình dục trở nên khó khăn hơn. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2022 bởi Thư viện Y khoa Quốc gia tại Mỹ, tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương dương sau chấn thương cột sống là 75%. Đi cùng với đó là tình trạng rối loạn chức năng tình dục khác như: chất lượng tinh dịch kém, giảm khả năng sinh sản, rối loạn xuất tinh,… Với nữ giới, chấn thương cột sống có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như: rong kinh, cường kinh, thiểu kinh, vô kinh hoặc thống kinh. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào xác nhận về chấn thương cột sống sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nữ giới cũng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe khác như: Giảm khả năng bôi trơn tự nhiên của âm đạo khiến việc quan hệ khó khăn và đau đớn hơn Tăng nguy cơ bị huyết khối Tăng nguy cơ bị chấn thương do tỳ đè khi mang thai Chấn thương cột sống gây ra các vấn đề rối loạn chức năng tình dục ở cả nam lẫn nữ Những lưu ý dành cho bệnh nhân chấn thương cột sống Người bị chấn thương cột sống vẫn có thể quan hệ tình dục sau khi đã điều trị khỏi bệnh dù vẫn tồn tại những hạn chế nhất định do mối liên kết giữa tủy sống và bàng quang thần kinh như đã đề cập. Tuy nhiên, người bệnh chỉ cần quan sát và nắm được tình trạng sức khỏe của mình, những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt để hoạt động quan hệ được diễn ra suôn sẻ. (4) Người bệnh nên trao đổi với đối tác của mình về tình trạng cột sống. Việc này giúp quá trình quan hệ không bị gián đoạn, làm mất sự gắn kết với đối tác và quan trọng nhất là không tác động xấu đến chức năng cột sống. Bên cạnh đó, người bệnh nên đề cao tính kết nối và tận hưởng với đối tác tình dục thay vì cố khám phá những điều mới mẻ nhưng không phù hợp với sức khỏe hiện tại. Như vậy, đời sống tình dục của người bệnh cũng sẽ được cải thiện tốt hơn, không gặp những cản trở do căng thẳng, tự ti sau chấn thương cột sống. Để hoạt động quan hệ tình dục được diễn ra tốt hơn, tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng cột sống, người bệnh nên chuẩn bị trước những điều sau: Làm trống bàng quang trước khi quan hệ Thực hiện các tư thế quan hệ phù hợp, không gây áp lực lên cột sống Sử dụng các vật hỗ trợ như gối, khăn hoặc đệm xốp để làm điểm tựa cho thắt lưng Sử dụng chất bôi trơn nếu nữ giới bị giảm khả năng bôi trơn tự nhiên Người sau chấn thương cột sống cần kiên trì, và tích cực phục hồi chức năng cột sống. Giảm thiểu được các cơn đau lưng, tăng cường sức mạnh cột sống giúp người bệnh không gặp các trở ngại trong hoạt động hằng ngày. Giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống. Vì vậy, dù quan hệ tình dục là một nhu cầu thiết yếu, nhưng người bệnh vẫn cần đề cao yếu tố sức khỏe chung lên hàng đầu. Đặc biệt là với người sau chấn thương cột sống, cần bảo vệ cột sống để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương Không có biện pháp nào có thể giúp bạn hoàn toàn ngăn ngừa chấn thương cột sống, bởi vì hầu hết những chấn thương đều đến từ tai nạn đột ngột. Thường gặp nhất là ở các vận động viên và người làm các công việc tay chân. Đối với các vận động viên, thực hiện đúng kỹ thuật không chỉ giúp quá trình luyện tập được tăng tiến tốt hơn mà còn giúp phòng tránh những tai nạn thể thao. Tương tự những người lao động khuân vác vật nặng cần cố định phần lưng dưới để hạn chế chấn thương cột sống. Có thể sử dụng đai lưng để hỗ trợ thẳng lưng, bảo vệ cột sống. Giữ sức khỏe tốt, hệ cơ xương chắc khỏe cũng giúp cải thiện được chức năng cột sống, có độ linh hoạt cao. Tăng khả năng phục hồi sớm nếu chẳng may gặp tai nạn chấn thương cột sống. Những thói quen giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp mà bạn có thể tham khảo: Tập thể dục đều đặn 2 – 3 lần/tuần Chú trọng vào những bài tập cho cơ lưng dưới, cơ trọng tâm, cơ liên sườn Kiểm soát cân nặng tốt, không để bị thừa cân béo phì Chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất Bổ sung canxi mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe xương Sử dụng đai lưng giúp hỗ trợ bảo vệ cột sống Những cơn đau, triệu chứng bệnh cũng làm giảm ham muốn, khó đạt được khoái cảm cho cả nam và nữ. Người bệnh chỉ cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình để điều chỉnh thói quen tình dục cho phù hợp và kiên trì đảm bảo sức khỏe cột sống. Nếu có những thay đổi bất thường, hãy đến khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và can thiệp y khoa kịp thời. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Tham khảo: Những bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Chấn thương cột sống có quan hệ được không là nỗi trăn trở của hầu hết người bệnh. Các chuyên gia khẳng định rằng, chấn thương cột sống không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Nhưng tủy sống tổn thương có ảnh hưởng đến bàng quang tiết niệu, gây ra những vấn đề sức khỏe về rối loạn chức năng tình dục, nhất là ở nam giới.
https://tamanhhospital.vn/phuc-hoi-sau-mo-buou-giap/
25/08/2022
Những điều nên làm để phục hồi sau mổ bướu giáp
Chăm sóc vết thương, hoạt động phù hợp, sử dụng nhóm thực phẩm hỗ trợ quá trình phục hồi sau mổ bướu giáp… là điều cần lưu ý cho người bệnh. Thạc sĩ bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP HCM chia sẻ: 80% trường hợp bị bướu tuyến giáp là bướu cổ lành tính (y học gọi là bướu cổ đơn thuần hay phình giáp). Bệnh xuất hiện với tình trạng tuyến giáp sưng lên, kích thước tăng bất thường. Các phương pháp điều trị bướu giáp hiện nay gồm: mổ hở, mổ nội soi, mổ bằng robot, sóng cao tần RFA. Người bệnh được phẫu thuật khi bướu ngày càng lớn, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng; bệnh nhân bị cường giáp tái phát nhiều lần, bệnh không giảm dù đã điều trị bằng thuốc hay iốt phóng xạ; bướu tuyến giáp có nguy cơ ác tính; bướu tuyến giáp ác tính… Mục lụcPhục hồi sau mổ bướu giáp1. Thời gian xuất viện2. Chăm sóc vết mổ3. Tập vật lý trị liệu4. Bổ sung canxiDinh dưỡng sau phẫu thuật bướu giáp1. Thực phẩm chứa vitamin C2. Thực phẩm chứa kẽm3. Thực phẩm chứa canxiPhục hồi sau mổ bướu giáp 1. Thời gian xuất viện Nếu cắt bỏ một phần tuyến giáp hay toàn bộ tuyến giáp, người bệnh thường nằm lại bệnh viện theo dõi 24 giờ sau mổ. Ngay sau mổ, cổ người bệnh có thể bị sưng, cứng và tê. Đây là tình trạng bình thường của ca mổ và sẽ dần hồi phục khi vết thương lành. (1) Sau phẫu thuật 4 – 5 ngày, người bệnh có biểu hiện đau từ mức độ nhẹ đến trung bình Những biểu hiện thường gặp khác bao gồm: mệt mỏi, đau họng, đau nhức, tuy nhiên mức độ đau sẽ giảm dần trong khoảng 1 – 2 tuần. 2. Chăm sóc vết mổ Tùy vào phương pháp phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết thương. Người bệnh có thể được khuyên không tắm bồn, vòi hoa sen hoặc bơi cho đến khi vết thương cổ lành hẳn. Ở cổ có thể xuất hiện vết bầm tím hoặc sưng nhẹ xung quanh vết sẹo, biểu hiện này là bình thường. Vết sẹo mổ dần chuyển sang hồng, kèm biểu hiện cứng khi sờ. Độ cứng của vết sẹo có thể “đạt đỉnh” vào khoảng 3 tuần sau mổ, nhưng giảm dần sau khoảng 2-3 tháng. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng lượng nhỏ kem dưỡng ẩm không mùi bôi lên vết sẹo giúp làm mềm mịn da, giảm ngứa khi vết thương lành. 3. Tập vật lý trị liệu Thực hiện động tác quay đầu mà không cảm thấy đau, người bệnh có thể bắt đầu trở lại công việc hàng ngày, bắt đầu bằng động tác nhẹ nhàng. Bác sĩ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng có thể sẽ đề nghị người bệnh thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng cho cổ và vai sau phẫu thuật. Những bài tập này giúp ngăn tình trạng cứng khớp có thể xảy ra. Nếu người bệnh vẫn bị đau hoặc cứng khớp, cần tái khám để bác sĩ. (2) Về giọng nói, người bệnh cũng có thể gặp phải vấn đề về giọng nói như không thể nói to, giọng khàn hơn, khó khăn khi nói chuyện. Nguyên nhân có thể do các dây thần kinh thanh quản bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khắc phục sau thời gian ngắn. 4. Bổ sung canxi Sau mổ bướu cổ, người bệnh dễ hạ canxi trong máu do tổn thương các tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu thiếu canxi như tê, chuột rút, co thắt cơ, đau đầu, lo lắng, trầm cảm, cảm giác ngứa ran ở môi, bàn tay và lòng bàn chân. Việc bổ sung canxi trong vài ngày sẽ giúp người bệnh trở lại bình thường. Dinh dưỡng sau phẫu thuật bướu giáp Trước phẫu thuật, người bệnh được yêu cầu ngừng ăn uống từ đêm trước ngày mổ Khi ca hoàn thành, thuốc gây mê hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy đói. Do đó, người bệnh cần sử dụng thức ăn dạng lỏng, nước, sinh tố… cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho quá trình hồi phục. Chúng có thể bao gồm: (3) 1. Thực phẩm chứa vitamin C Vitamin C cần cho việc chữa lành vết thương và hình thành mô sẹo. Vitamin C tan trong nước nên người bệnh thuận lợi để sử dụng trong các loại trái cây và rau quả như nước cam, chanh, dâu tây, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông ngọt, cà chua… Thực phẩm chứa vitamin C hỗ trợ quá trình hồi phục sau mổ. 2. Thực phẩm chứa kẽm Kẽm là một khoáng chất vi lượng được tìm thấy trong các tế bào trải khắp cơ thể. Kẽm đóng vai trò thiết yếu trong việc chữa lành vết thương và hệ thống miễn dịch. Hai yếu tố này đều quan trọng với người bệnh sau mổ. Thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt là nguồn chứa kẽm tuyệt vời. Với người ăn chay trường hoặc chế độ ăn ít protein, người bệnh cần nguồn kẽm ở dạng bổ sung, vì trái cây và rau củ không chứa nhiều kẽm. 3. Thực phẩm chứa canxi Do các tuyến cận giáp bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật nên người bệnh có thể bị tụt giảm lượng canxi trong máu. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề tạm thời, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc bổ sung canxi trong vài ngày. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu canxi bao gồm: tê và cảm giác ngứa ran ở môi hay bàn tay và lòng bàn chân; cảm giác như kiến bò trên da, chuột rút và co thắt cơ, đau đầu, lo lắng và trầm cảm; tiêu lỏng… Thu nạp thực phẩm chứa canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… Bác sĩ Trâm lưu ý, người bệnh nên ăn thức ăn mềm và dễ nuốt, ăn chậm, uống thêm nước trong và sau bữa ăn. Những kỹ năng này giúp làm mềm thức ăn, tránh tình trạng mắc nghẹn, giảm đau khi nuốt. Phục hồi sau mổ bướu giáp là một việc nên làm. Người bệnh nên tuân thủ lịch tái khám để kiểm tra nồng độ hormone và đánh giá tình trạng hồi phục của vết thương. Nếu cần, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ xem xét việc điều chỉnh liều thyroxin phù hợp. Ngoài ra, khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường như vết thương ngày càng sưng to hơn, người bệnh đi khám lại vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-tang-chieu-cao-toi-da-cho-tre-tu-khi-con-nho-vi
Cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ từ khi còn nhỏ
Các thành phần dinh dưỡng, khả năng vận động, môi trường sống, giấc ngủ... là những yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của trẻ. Do đó, để tăng chiều cao cho trẻ một cách tối ưu, hiệu quả nhất, cha mẹ nên tìm hiểu các cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ và có thể áp dụng trong các trường hợp trẻ không có di truyền chiều cao tốt. 1. Sự hình thành và phát triển bộ xương của con người Ở những trẻ mới được sinh ra, bộ xương sẽ được phân chia thành 3 phần cơ bản là xương đầu, xương thân và xương chi. Trong đó bao gồm 4 loại xương là xương dài, xương ngắn, xương dẹt và xương hình dạng bất định. Giữa các xương có phần tiếp giáp lẫn nhau được gọi là các khớp.Ở trẻ sơ sinh, đa phần các xương cấu tạo bằng chất liệu sụn và trong quá trình phát triển các chất sụn dần dần chuyển đổi thành các xương rắn chắc thông qua tiến trình cốt hóa.Sự phát triển của xương trải qua các quá trình sau:Xương to ra về chiều ngang là nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương để tạo ra tế bào mới, đẩy các tế bào cũ vào phía trong trong rồi hóa xương;Xương dài ra thông qua quá trình phân bào của các sụn tăng trưởng (còn gọi là điểm cốt hóa xương).Các điểm cốt hóa ban đầu bản chất là tổ chức sụn không cản quang và từ từ được cốt hóa mới xuất hiện trên phim chụp X quang. Với mỗi sụn tăng trưởng sẽ có thời điểm cốt hóa khác nhau trong tuổi đời của mỗi người.Chiều cao trẻ tăng trưởng khi các xương phát triển ngày càng dài và to ra. Đối với các xương dài, sự tăng trưởng này diễn ra chậm và không xảy ra trên toàn bộ chiều dài xương mà chỉ gặp là ở hai đầu xương do sự phân bào của các sụn tăng trưởng.Đặc biệt ở tuổi dậy thì, sự phát triển chiều cao sẽ đột phá ở cả nam và nữ. Sau đó đến độ tuổi thanh niên, sự phát triển của xương diễn ra chậm lại và cuối cùng không phát triển dài ra nữa. Nguyên nhân là vì các sụn tăng trưởng không còn khả năng cốt hóa nên chiều cao trẻ không tăng thêm.Xem ngay: Chế độ ăn tăng chiều cao cho trẻ dậy thì 2. Những cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ từ nhỏ Yếu tố di truyền góp phần rất quan trọng trong việc định hình chiều cao ở trẻ, tuy nhiên đây lại là yếu tố không thể thay đổi, vì vậy bố mẹ cần tập trung vào các yếu tố khác giúp tăng chiều cao cho trẻ bao gồm: 2.1. Chú ý các thực phẩm tăng chiều cao cho bé Dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ (tỷ lệ ảnh hưởng lên đến 32%). Do đó, bắt đầu từ thời kỳ mang thai và tiếp diễn đến khi cho con bú, chế độ dinh dưỡng của mẹ phải đầy đủ các loại thực phẩm tăng chiều cao cho bé (trong đó đặc biệt chú ý đến chất đạm), bổ sung vi chất cho trẻ đầy đủ (bao gồm sắt, i-ốt, canxi, phospho), axit folic, vitamin D, các axit béo không no...Trẻ sau sinh cần được bú mẹ hoàn toàn, tối thiểu trong 6 tháng đầu tiên vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dồi dào canxi tốt cho sự phát điên của xương, với ưu điểm dễ hấp thu nên canxi trong sữa mẹ rất hiệu quả để tăng chiều cao cho trẻ.Chế độ dinh dưỡng của bé cần được xây dựng một cách khoa học dựa theo độ tuổi và khẩu phần ăn thích hợp, đặc biệt chú ý vấn đề bổ sung vi chất cho trẻ. Tình trạng cung cấp không đủ các dưỡng chất quan trọng thiết yếu là yếu tố dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc ngược lại cung cấp quá nhiều lại gây thừa cân, béo phì.Bữa ăn của bé nên được chế biến với đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm tinh bột (có trong cơm, bánh mì, khoai, ngô...), chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, đậu phụ...), chất béo (dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa...) và các loại vitamin và khoáng chất. Trong đó nhu cầu từng nhóm chất như sau:Chất đạm: Nhu cầu bổ sung chất đạm ở những trẻ độ tuổi dậy thì cao hơn ở người trưởng thành. Bên cạnh khả năng phát triển cơ bắp, chất đạm là thành phần giúp hình thành, phát triển các nội tiết tố về giới tính. Nhu cầu chất đạm mỗi ngày cho trẻ là khoảng 70 đến 80g thông qua các loại thực phẩm như đậu, tôm, cua, trứng...Tinh bột: Tinh bột là chất dinh dưỡng thiết yếu để tạo ra năng lượng phục vụ các hoạt động của cơ thể, nhu cầu tinh bột mỗi ngày cần cung cấp từ 300 đến 400g.Chất béo: Chất béo là dung môi hòa tan một số các vitamin tan trong dầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và hệ xương khớp. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp từ 50 đến 60g chất béo, trong đó quan trọng là những chất béo có nguồn gốc thực vật.Vitamin và khoáng chất: Bên cạnh 3 nhóm chất trên, cha mẹ cần chú ý bổ sung vi chất cho trẻ. Trong đó, các loại thực phẩm tăng chiều cao cho bé thường phải dồi dào canxi (có trong tôm cua, đậu phụ, các loại rau màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa...). Tuy nhiên, để quá trình hấp thụ và sử dụng canxi hiệu quả, cha mẹ nên bổ sung cho con trẻ đủ lượng vitamin D cần thiết. Chú ý các thực phẩm tăng chiều cao là cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ 2.2. Cho con vận động thường xuyên để tăng chiều cao cho trẻ Vận động vừa phải, phù hợp với thể trạng giúp kéo dài các cơ và giúp xương chắc khỏe. Do đó, để trẻ vận động thường xuyên là một cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ. Bên cạnh đó, vận động kích thích cơ thể sản xuất nhiều hormone tăng trưởng GH nên rất có lợi trong việc tăng chiều dài xương, kích thích sụn tăng trưởng phát triển.Đặc biệt, sau thời gian vận động phù hợp, cơ thể của trẻ còn được giải phóng năng lượng, từ đó kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn, giấc ngủ chất lượng hơn và cơ thể phát triển toàn diện hơn.Lưu ý những trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ nên khuyến khích bé tham gia các trò vận động tay chân. Với bé lớn hơn, cha mẹ dần tập cho bé chuyển sang các môn thể thao kích thích tăng chiều cao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ... từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. 2.3. Giấc ngủ cũng góp phần tăng chiều cao cho trẻ Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và mức độ vận động, một số thói quen hằng ngày có thể có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tăng chiều cao cho trẻ, trong đó đặc biệt nhất chính là giấc ngủ.Hệ xương của trẻ nhỏ phát triển mạnh mẽ khi ngủ, đặc biệt là những giấc ngủ từ 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng, đạt đỉnh cao nhất lúc 0 giờ. Sở dĩ như vậy là do đây là những thời điểm mà hormone tăng trưởng (GH) được bài tiết nhiều nhất. Do đó, cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ đơn giản nhất là tập thói quen ngủ sớm, trước 21 giờ với trẻ chưa đi học và trước 22 giờ với trẻ đã đi học. Để con có được giấc ngủ chất lượng, cha mẹ nên lưu ý đến không gian phòng ngủ, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.Một thói quen rất xấu hiện nay là việc lạm dụng các thiết bị điện tử. Nếu xảy ra vào ban đêm có thể khiến bé mất ngủ và ức chế tiết hormone tăng trưởng chiều cao. 2.4. Tạo môi trường sống tốt giúp tăng chiều cao cho trẻ Cha mẹ tránh để trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử vì vừa có thể gây nghiện vừa gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng chiều cao cho trẻ. Thay vào đó cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ học tập và vui chơi ngoài trời với các hoạt động bổ ích.Bên cạnh đó, một cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ dễ dàng áp dụng là tạo môi trường sống vui vẻ, hạnh phúc, không khí trong lành cho con trẻ. Khi đó, bố mẹ cần hạn chế hoặc không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích, hạn chế căng thẳng, xung đột gia đình, quan tâm trẻ bằng tình yêu thương thay vì la mắng, đòn roi.Theo nghiên cứu, những trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường thoải mái, không bạo lực gia đình hay ức chế tâm lý sẽ phát triển chiều cao tự nhiên tốt hơn.Bên cạnh đó, ở những trẻ tuổi dậy thì, cha mẹ nên lắng nghe những chia sẻ khi con trẻ gặp phải vấn đề đặc biệt và từ đó đưa ra những lời khuyên hợp lý nhất. Đây không những là cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ mà còn giúp chúng phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. 2.5. Cải thiện tư thế Các thói quen về tư thế chuẩn từ nhỏ rất quan trọng trong việc hình thành vóc dáng lý tưởng của trẻ sau này. Trẻ ngồi sai tư thế khi học bài, đeo vác cặp xách quá nặng sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, gây cong vẹo cột sống, gù lưng... đây đều là những yếu tố dẫn đến khó phát triển chiều cao ở trẻ.Bố mẹ nên lưu ý điều chỉnh tư thế đứng của con trong các hoạt động thường ngày, luyện cho trẻ đứng thẳng, ngồi thẳng để tạo nên những thói quen tốt ngay từ khi trẻ còn nhỏ.Xem ngay: Cân nhắc khi dùng liệu pháp hormone tăng chiều cao cho trẻ Cải thiện tư thế khi học bài là cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ 3. Một số quan niệm sai lầm về việc tăng chiều cao cho trẻ Mỗi đứa trẻ đều có các mốc trưởng thành và phát triển khác nhau. Chế độ ăn uống quá kiêng khem ở lứa tuổi thanh thiếu niên không được khuyến khích, vì đây chính là giai đoạn cần nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất để tăng trưởng chiều cao. Nếu trong giai đoạn phát triển trẻ có tăng cân thì cha mẹ đừng vội áp dụng các biện pháp ăn kiêng khắt khe mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp.Hiện nay có rất nhiều thuốc hoặc thực phẩm chức năng được quảng cáo với công dụng giúp tăng chiều cao cho trẻ, tuy nhiên hầu hết các thuốc tăng chiều cao cho trẻ đều chứa thành phần chính là Canxi, vitamin D3, vitamin K2. Ngoài ra một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng còn có thành phần hormone tăng trưởng cân hết sức lưu ý khi dùng.Hormone tăng trưởng (GH) do thùy trước tuyến yên tiết ra, hormon này giúp kích thích quá trình tăng trưởng của các tế bào, làm tăng kích thước và kích thích quá trình phân bào... quá trình này được cơ thể tự điều hòa theo từng giai đoạn phát triển. Do đó các thuốc chứa hormone tăng trưởng được chỉ định trong một số bệnh, trong đó có làm tăng chiều cao cho trẻ tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn nhưng có nồng độ GH máu thấp khi xét nghiệm, tuy nhiên chỉ sử dụng ở mức rất hạn chế.Với những trẻ có chiều cao khiêm tốn nhưng nồng độ GH máu bình thường thì dùng thuốc chứa hormone tăng trưởng không có hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nếu dùng với liều cao hoặc kéo dài: giữ nước, phù, sưng ngón tay, to vú (gặp ở bé trai), nhức đầu, ngủ gà, sưng đau khớp, đầy bụng. Nếu dùng thuốc chứa hormone tăng trưởng lâu dài ở người đã hết thời kỳ phát triển có thể gây ra chứng to đầu chi, tăng tần suất bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng nguy cơ xuất hiện các khối u ác tính ở đường tiêu hóa...Do đó không phải thuốc chứa hormone tăng trưởng đều tốt và có tác dụng tăng chiều cao cho trẻ, bố mẹ cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào cho con trẻ. Đặc biệt bố mẹ không tự ý dùng hormone tăng trưởng cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.Khi đến giai đoạn sụn tăng trưởng đã biến thành xương, không xảy ra quá trình cốt hóa, lúc này trẻ đã hết phát triển chiều cao, các thực phẩm tăng chiều cao cho trẻ không còn hiệu quả và chỉ có thể làm tăng chiều cao bằng phương pháp phẫu thuật kéo dài chân.Ngoài ra, để giúp trẻ phát triển chiều cao ở "giai đoạn vàng", cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-va-chan-doan-polyp-buong-tu-cung-vi
Dấu hiệu và chẩn đoán polyp buồng tử cung
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Đa số polyp buồng tử cung đều là lành tính, tuy nhiên, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sinh hoạt hằng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 1. Polyp buồng tử cung là gì? Polyp buồng tử cung là một trong những là một bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ. Polyp tử cung là một khối u gắn liền với thành trong của tử cung và lồi vào trong khoang tử cung. Các khối polyp buồng tử cung được hình thành chủ yếu do các tế bào trong nội mạc tử cung phát triển quá mức. Các polyp này phần lớn là lành tính, nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời và gây xuất huyết tử cung bất thường. Hiện tại chưa có tỷ lệ chính xác người mắc bệnh do một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng.Do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung (NMTC) - nằm bao quanh bên ngoài một lõi mạch máu và mô liên kết, khiến các polyp hình thành. Polyp có kích thước từ vài milimet (mm) đến vài centimet (cm), một hoặc đa polyp, có cuống hoặc không có cuống, và có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong khoang tử cung.Polyp buồng tử cung được chia thành 2 dạng (theo vị trí):Polyp buồng tử cung (đôi khi được gọi tắt là polyp tử cung) là một khối u phát triển ở trong buồng tử cung.Polyp buồng cổ tử cung là những u li ti, xuất phát từ cổ tử cung ngoài hoặc từ cổ tử cung trong và thò ra lỗ ngoài cổ tử cung. Polyp buồng tử cung và polyp buồng cổ tử cung 2. Dấu hiệu polyp buồng tử cung Triệu chứng phổ biến nhất của polyp buồng tử cung là kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau :Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, rong huyết.Chảy máu bất thường: Chảy nhiều bất thường trong kỳ kinh; chảy máu giữa kỳ kinh; hoặc chảy máu sau khi mãn kinh....Khô âm đạo.Có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu.Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, được phát hiện tình cờ khi đi khám hiếm muộn, hoặc qua xét nghiệm tế bào học CTC, sinh thiết buồng tử cung...Xuất huyết tử cung bất thường (AUB), 64 – 88% trường hợp polyp lòng TC có AUB. Tính chất xuất huyết: thường giữa chu kỳ, rỉ rả, hoặc xuất huyết nặng hơn trong chu kỳ (cường kinh). 3. Chẩn đoán polyp buồng tử cung Để chẩn đoán polyp buồng tử cung thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:Siêu âm: Trong đó siêu âm đầu dò âm đạo là lựa chọn đầu tiên để đánh giá bệnh lý phụ khoa, Siêu âm bơm nước buồng tử cungSiêu âm vùng chậu, trong đó siêu âm đầu dò âm đạo (Transvaginal ultrasound-TVUS) là lựa chọn đầu tiên để đánh giá bệnh lý phụ khoa ở những trường hợp có AUBSiêu âm bơm nước buồng TC (saline infusion sonogram-SIS)Siêu âm 3D buồng tử cung: Siêu âm 3D cho kết quả độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương với siêu âm bơm nước buồng tử cung và tránh tối đa can thiệp, nhiễm trùng vào buồng tử cung.Nội soi buồng tử cung chẩn đoán: Siêu âm bơm nước buồng tử cung và nội soi buồng tử cung giúp chẩn đoán hình dạng tổn thương polyp, vị trí rõ ràng hơn so với siêu âm đầu dò âm đạo. Ngoài ra, trong quá trình nội soi buồng tử cung, bác sĩ có thể can thiệp điều trị cắt bỏ khối polyp. Nội soi buồng tử cung là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán với tỉ lệ độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn siêu âm, siêu âm 3D, siêu âm bơm nước buồng tử cung. Siêu âm đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán polyp buồng tử cung Tuy nhiên, polyp buồng tử cung có thể chẩn đoán nhầm với u xơ tử cung dưới niêm vì vậy, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp để siêu âm bơm nước BTC hoặc nội soi BTC chẩn đoán phân biệt. Đặc điểm của polyp lòng TC: có màu đỏ thẫm, mỏng hơn, mô bở hơn dễ rách khi chạm dụng cụ. Trong khi đó u xơ tử cung mô chắc hơn và có mạch máu tăng sinh bề mặt. Ngoài ra cần phân biệt polyp với các bệnh lý tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung.Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa khác, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
https://tamanhhospital.vn/dau-dau-kho-tho/
23/03/2024
Đau đầu khó thở là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Đau đầu khó thở có thể xảy ra với bất kỳ ai và vào mọi thời điểm. Người bệnh bị đau đầu khó thở hay nhức đầu khó thở kéo dài cần được thăm khám, chữa trị, phòng tránh biến chứng. Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Mục lụcĐau đầu khó thở là bệnh gì?Triệu chứng đau đầu khó thởNguyên nhân khó thở đau đầu1. Các vấn đề về tim mạch2. Các bệnh về thần kinh3. Các bệnh về hô hấp4. Bệnh lý khácTình trạng đau đầu khó thở khi nào cần gặp bác sĩ?Cách chẩn đoán bệnh đau đầu khó thở1. Chẩn đoán lâm sàng2. Chẩn đoán cận lâm sàngCách điều trị tình trạng nhức đầu khó thởCách phòng ngừa nhức đầu khó thởĐau đầu khó thở là bệnh gì? Đau đầu khó thở hay khó thở đau đầu là tình trạng hay dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề rối loạn liên quan đến hệ thống thần kinh, tim mạch, hô hấp… Tình trạng này có thể tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm, nếu người bệnh chủ quan bỏ qua có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe tổng thể. Triệu chứng đau đầu khó thở Tình trạng đau đầu có thể xảy ra riêng lẻ, ở một bên đầu hoặc đau tại vùng thái dương. Nhưng cũng có người bị đau đầu kèm theo các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn… Trong đó, chứng đau đầu khó thở hay nhức đầu khó thở có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp vấn đề sức khỏe ở hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp… Biểu hiện của chứng nhức đầu khó thở ở mỗi người bệnh có thể khác nhau. Người bệnh cần theo dõi và nên đi khám sớm tại cơ sở y tế. Người bị đau đầu khó thở nên đi khám sớm Nguyên nhân khó thở đau đầu Tình trạng đau đầu và khó thở có thể đến từ một số nguyên nhân dưới đây: (1) 1. Các vấn đề về tim mạch Những vấn đề về tim mạch sau đây có thể dẫn đến tình trạng khó thở đau đầu: Thiếu máu: Người bệnh thiếu máu bị suy giảm khả năng vận chuyển oxy đến những cơ quan quan trọng, khiến họ cảm thấy khó thở và thường xuyên mệt mỏi, đau đầu. Nếu không tiến hành chữa trị, tình trạng này có thể dẫn đến chứng chóng mặt, tim đập nhanh. Tăng huyết áp: Thành mạch máu bị chèn ép mạnh, tuần hoàn não bị cản trở, gây đau đầu, khó thở. Nếu không được chữa trị, tình trạng này có thể gây ra những cơn đau tim, đột quỵ. 2. Các bệnh về thần kinh Một số bệnh về thần kinh có thể dẫn đến chứng đau đầu khó thở: Thiểu năng tuần hoàn não: Suy giảm tuần hoàn não thường gây ra chứng nhức đầu khó thở, có thể diễn ra trầm trọng hơn do căng thẳng. Tình trạng này thường tác động đến những người trung niên, đặc biệt là nhóm người làm công việc trí óc. Hệ thống thần kinh suy nhược: Khiến người bệnh dễ bị đau đầu âm ỉ, gây chóng mặt, đỉnh điểm gây ra tình trạng thở nông, đánh trống ngực nếu không được chữa trị. Chứng đau nửa đầu: Triệu chứng này có thể tấn công bất kỳ ai vào mọi thời điểm với tần suất, cường độ khác nhau. Khi tình trạng đau nửa đầu khởi phát sẽ khiến cơ thể và tinh thần mệt mỏi, căng thẳng. Dấu hiệu cảnh báo ban đầu thường là đau đầu dữ dội, kèm theo một loạt những triệu chứng khác gồm có chóng mặt, buồn nôn, thậm chí khó thở. Độ nhạy cảm cao với âm thanh và ánh sáng càng làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn. Đau đầu do căng thẳng: Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu diễn ra phổ biến. Những yếu tố có thể góp phần dẫn đến chứng đau đầu do căng thẳng là căng thẳng gia tăng, thiếu ngủ, bệnh lý, mất nước, thay đổi trường học/nơi làm việc/nhà ở… (2) Mệt mỏi mạn tính: Tình trạng kiệt sức do vận động kéo dài trong hơn 4 tháng được gọi là chứng mệt mỏi mạn tính. Bệnh lý này kéo theo một loạt các triệu chứng không mong muốn như đau đầu khó thở, giảm khả năng tập trung, đau cơ. Rối loạn giấc ngủ: Một tập hợp những rối loạn giấc ngủ như hội chứng chân không yên, mất ngủ, nghiến răng… có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ. Sự gián đoạn giấc ngủ này theo thời gian có thể làm phát sinh các cơn đau đầu và khó thở (kèm theo). Hormone cortisol dần phát triển mạnh khi một người ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tâm lý. Trầm cảm: Trầm cảm có thể làm tâm trạng của người bệnh bị sa sút, khiến năng lượng hao mòn, kéo theo các tác động sâu rộng. Trầm cảm kéo dài có thể gây ra đau đầu hay nhức khó thở, chán ăn, mệt mỏi. Theo thời gian, sự gián đoạn giấc ngủ có thể làm phát sinh các cơn nhức đầu khó thở 3. Các bệnh về hô hấp Một số bệnh về hô hấp có thể dẫn đến chứng khó thở đau đầu, bao gồm: Hen suyễn: Người mắc bệnh hen suyễn có đường thở bị thu hẹp, gây ra tình trạng khó thở hơn bình thường. Viêm phế quản: Tình trạng viêm này xuất hiện tại niêm mạc phế quản, trong các mạch mang không khí đến/đi từ phổi, có thể gây khó thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Đây là nhóm bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy rất khó thở, ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Người bị phổi tắc nghẽn mạn tính, mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể gặp tình trạng thiếu oxy khi ngủ. Vấn đề này có thể dẫn đến chứng đau đầu cùng một loạt những triệu chứng khác. (3) Cúm, cảm lạnh: Ngay cả bệnh cúm, cảm lạnh thông thường cũng có thể khiến người bệnh bị đau đầu nhẹ, kèm theo một loạt những triệu chứng như khó thở, đau họng, sốt, sổ mũi, ho. Sự hội tụ của những bệnh lý này tác động đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. 4. Bệnh lý khác Ngoài những bệnh lý điển hình kể trên còn có một số bệnh/vấn đề sức khỏe khác có thể dẫn đến chứng khó thở nhức đầu: Tác dụng phụ khi dùng thuốc: Việc dùng thuốc đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ. Người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu, huyết áp… không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng khó chịu, đau đầu khó thở. Viêm tai trong: Viêm tai trong có thể khiến người bệnh bị mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu… Cơn hoảng loạn: Những cơn hoảng loạn có thể dẫn đến cảm giác khó thở, kèm theo triệu chứng đau đầu. Xem thêm bài viết: Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khó thở là triệu chứng bệnh gì? Tình trạng đau đầu khó thở khi nào cần gặp bác sĩ? Chứng đau đầu khó thở, tim đập nhanh, run tay, chóng mặt… có thể xảy ra khi một người làm việc quá sức, mệt mỏi, căng thẳng. Thế nhưng, nếu tình trạng trên xảy ra thường xuyên ngay cả khi tâm lý ổn định, đang nghỉ ngơi thì người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám. Người bệnh có thể cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, Tim mạch, Hô hấp… tùy vào từng trường hợp cụ thể. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ thăm khám, chữa trị các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, hô hấp… được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và được trang bị hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu. Người bị đau đầu khó thở thường xuyên cần đến gặp bác sĩ thăm khám sớm Cách chẩn đoán bệnh đau đầu khó thở Cách chẩn đoán chứng nhức đầu khó thở có thể không giống nhau giữa các ca bệnh. Việc chẩn đoán còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh. Nhìn chung, việc chẩn đoán bệnh đau đầu khó thở có thể được thực hiện như sau: 1. Chẩn đoán lâm sàng Để chẩn đoán tình trạng đau đầu và khó thở, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về những đặc điểm của cơn đau, bao gồm: tần suất, mức độ đau, thời gian cơn đau kéo dài… Bác sĩ cũng hỏi người bệnh về những yếu tố có thể kích hoạt cơn đau đầu như lượng caffeine, rượu bia đã tiêu thụ, sự kiện đau buồn/căng thẳng, tính chất công việc, thói quen ngủ… Bác sĩ cũng muốn biết có ai trong gia đình người bệnh bị tình trạng đau đầu khó thở tương tự hay không, triệu chứng khó thở diễn ra như thế nào… Ngoài việc mô tả những triệu chứng lâm sàng của cơn đau đầu khó thở, người bệnh cũng cần cho bác sĩ biết về tiền sử chữa trị trước đó và những loại thuốc đã/đang sử dụng. Sau khi đã tìm hiểu về các triệu chứng và đánh giá lịch sử y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện những bước thăm khám, xét nghiệm cần thiết để có thể xác định nguyên nhân gây nhức đầu khó thở. 2. Chẩn đoán cận lâm sàng Để có thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng như: Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm máu Chụp X-quang phổi, ngực, hộp sọ, xoang, cột sống cổ… Chụp động mạch não Chụp CT/MRI đầu Ghi điện não Thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ở các cơ quan như tim mạch, phổi… Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chụp CT đầu để chẩn đoán nhức đầu khó thở Cách điều trị tình trạng nhức đầu khó thở Tùy từng trường hợp hay nguyên nhân gây đau đầu khó thở, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh (ví dụ điều trị về tim mạch, thần kinh, hô hấp…). Bên cạnh tuân thủ điều trị, dùng thuốc, tái khám của bác sĩ (nếu có), người bệnh có thể thực hiện thêm các cách có thể hỗ trợ giảm bớt triệu chứng đau đầu khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống: Chườm mát: Đây là biện pháp đơn giản giúp làm giảm chứng khó thở và đau đầu. Người bệnh có thể sử dụng túi nước đá, khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh để chườm đầu, trán, cổ nhằm giúp giảm cảm giác đau. Nghỉ ngơi, thư giãn: Tránh căng thẳng, thực hiện nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ, ngủ đủ giấc, thư giãn trong môi trường yên tĩnh, tập thiền, thở sâu có thể xoa dịu tình trạng nhức đầu, khó thở. Dùng thuốc không kê toa: Để giúp làm giảm đau nhanh chóng, người bệnh có thể cân nhắc dùng những loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen… Những loại thuốc giảm đau này có thể giúp làm giảm cơn đau đầu khó thở khi tình trạng vừa xuất hiện. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể được dùng để cải thiện cơn đau đầu ở mức độ nhẹ đến trung bình. Lưu ý, người bệnh cần tuân theo những khuyến nghị của bác sĩ. Cách phòng ngừa nhức đầu khó thở Mỗi người có thể chủ động áp dụng các cách dưới đây để góp phần phòng ngừa chứng đau đầu khó thở: Vận động nhẹ nhàng: Cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động giúp cơ thể mạnh khỏe hơn. Luyện tập nhẹ nhàng kích hoạt cơ thể sản xuất endorphin – hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, hạn chế tình trạng đau đầu. Chế độ ăn khoa học, tiêu thụ dưỡng chất tốt cho não: Sử dụng thực phẩm giàu magie như rau lá xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp hạn chế tình trạng đau đầu. Những loại thực phẩm này hoạt động như phương thuốc tự nhiên. Chủ động bổ sung các hoạt chất thiên nhiên từ Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) hỗ trợ điều hòa máu não, tăng cường dưỡng chất lên não, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu não, mất ngủ, đau đầu. Ngủ đủ giấc: Người trưởng thành ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi đêm có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Ngủ quá nhiều hay thiếu ngủ đều có thể dẫn đến tình trạng đau đầu vào buổi sáng. Vì thế, duy trì lịch trình ngủ khoa học là tiền đề giúp bạn tránh khỏi những cơn đau đầu. Quản lý cân nặng: Kiểm soát cân nặng góp phần ngăn ngừa tình trạng dư thừa cholesterol, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch. Áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều rau xanh để hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa, béo phì. Quản lý cân nặng ở mức hợp lý góp phần làm giảm tình trạng đau đầu, nâng cao sức khỏe tổng thể. Dùng thực phẩm giàu magie như rau lá xanh đậm có thể giúp hạn chế chứng đau đầu Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Tình trạng đau đầu khó thở hay nhức đầu khó thở kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám sớm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ca-phe-keto-co-giup-ban-giam-can-vi
Cà phê Keto có thể giúp bạn giảm cân?
Keto là loại cà phê mới có chứa protein nên việc uống loại cà phê này có béo và có giảm cân được hay không được rất nhiều người quan tâm. 1. Keto là gì? Keto hay còn gọi là ketogenic là một chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo tốt cho cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ carbohydrate thì sẽ rơi vào trạng thái ketosis. Đối với những người ăn kiêng, họ lựa chọn cà phê Keto, bởi đây là một phiên bản bột cà phê để đạt được trạng thái ketosis nhanh hơn. Nhiều người vẫn nghĩ rằng cà phê Keto sẽ giúp họ giảm cân nhưng nó không thực sự như thế, thậm chí việc thêm cà phê Keto vào chế độ ăn kiêng thông thường sẽ không dẫn đến giảm cân mà còn xảy ra tác dụng ngược lại. 2. Tác dụng của cà phê keto là gì? Cà phê Keto dựa trên nguyên tắc chế độ ăn nhiều chất béo giúp cơ thể đạt được ketosis nhanh hơn. Ketosis là trạng thái trao đổi chất nơi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Vì thế, nó là mục tiêu của nhiều người thực hiện chế độ ăn keto, họ hy vọng sẽ nhanh chóng giảm cân. Cà phê Keto nhiều chất béo tốt cho cơ thể Thực tế, chế độ ăn keto là chế độ ăn giàu chất béo, ít carb, protein vừa phải. Nó buộc cơ thể đốt cháy chất béo để lấy nhiên liệu thay vì glucose, nguồn năng lượng cơ thể được sản xuất từ ​​carbs. Khi carbs bị hạn chế, như trường hợp của chế độ ăn keto, cơ thể bắt đầu phân hủy các chất béo trong khi gan tạo ra ketone, một hợp chất hữu cơ có thể được sử dụng làm nguồn nhiên liệu dự phòng. Khi cơ thể đốt cháy ngày càng nhiều chất béo để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày thì sẽ bắt đầu giảm cân.Cà phê Keto được đóng gói với bơ và chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT). Gan sản xuất ketone từ những chất béo này nhưng chỉ trong thời gian hạn chế lượng carbohydrate. Vì vậy, chúng không nhất thiết phải chuyển đổi ngay lập tức thành ketone. Ngoài ra, những MCT đó giúp những người ăn kiêng cảm thấy no và no lâu hơn, điều này có thể ngăn ngừa ăn quá nhiều trong suốt cả ngày. Sự kết hợp với caffeine trong cà phê, có thể khiến người ăn keto cảm thấy tinh thần minh mẫn, tỉnh táo hơn, nhiều năng lượng hơn, ít đói hơn và khả năng tập trung cao hơn. Điều quan trọng cần lưu ý là những thay đổi này là kết quả của caffeine trong cà phê hơn là chất béo được thêm vào. Cà phê quá nhiều Keto có thể có tác dụng ngược lại. Những người ăn kiêng nên ăn uống một cốc mỗi ngày và uống nó thay cho bữa ăn, không phải là đồ uống để ăn cùng với bữa sáng.Về tiêu chuẩn, một bữa ăn thay thế nên chứa khoảng 300 calo và có một số chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê có thêm chất béo có thể không chỉ dẫn đến tăng cân, mà còn gây khó chịu đường tiêu hóa. Nhiều người giảm cân đang lầm tưởng về cafe keto 3. Ketone được lấy từ đâu? Mặc dù thực tế rằng cà phê tự nhiên là một chất tăng cường chuyển hóa calo thấp và cà phê keto cũng tương tự như vậy. Nhưng trong cà phê keto có thêm chất bơ và MCT - giúp những người ăn keto có được phần lớn lượng calo hàng ngày và xâm nhập vào ketosis. Mặc dù vậy, cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để đạt được ketosis là hạn chế nghiêm ngặt lượng carbohydrate.Quan điểm chủ đạo của chế độ ăn ketogenic để giảm cân là tạo ra ketone từ chất béo của cơ thể và từ một nguồn ngoại sinh. Hầu hết những người ăn kiêng sẽ tạo ra một điểm nhận ketone từ cả cơ thể và chất béo từ chế độ ăn uống. Tiêu thụ quá nhiều chất béo không chỉ có thể hạn chế lượng chất béo mà cơ thể bạn đốt cháy mà còn tăng lượng mỡ dự trữ. 4. Bạn có nên thử Keto Coffee? Cà phê đen, với sữa ít béo hoặc sữa hạt không đường vẫn là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết những người đang muốn giảm vài cân. Tuy nhiên, nếu tuân thủ chế độ ăn keto nghiêm ngặt, cà phê Keto vẫn có thể giúp ích cho cơ thể bạn. Nếu được tiêu thụ đúng cách, cà phê giàu chất béo có thể giúp một số người ăn kiêng tăng lượng chất béo và đạt được mức độ ketosis sâu hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bơ và MCT được coi là nguồn chất béo bão hòa. Theo hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại thì vẫn khuyến cáo nên hạn chế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống để có sức khỏe tối ưu. Cà phê Keto cần được sử dụng đúng cách Bất kể, cho dù cơ thể tiêu thụ bao nhiêu cà phê Keto, thì cũng cần có thời gian để đạt được ketosis và đảm bảo độ sâu của ketosis, và chúng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố gen, cường độ luyện tập và sự tuân thủ chế độ ăn kiêng đã đặt ra.Nguồn tham khảo: healthline.comXEM THÊM:Cafein – sự thật và ngộ nhậnBí quyết giảm cân7 dưỡng chất cần thiết cho chế độ ăn kiêng khỏe mạnh Uống cafe nhiều có tác hại gì tới tim mạch không?