title
stringlengths 3
90
| content
stringlengths 158
41.4k
| url
stringlengths 40
127
|
---|---|---|
Khó thở | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Khó thở</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Khó thở là biểu hiện của chứng bệnh gì? </b></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chứng khó thở</strong> hay còn được mô tả là bị <strong>hụt hơi</strong> hoặc <strong>đói không khí</strong>. Đây là tình trạng khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể bị. Theo khảo sát, trung bình trong 4 người đi khám bệnh đường hô hấp thì sẽ có chừng 1 người mắc chứng khó thở. Bệnh nhân bị khó thở luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu oxy, hô hấp khó khăn, tức ngực và hơi thở đứt quãng. Điều này có thể xảy ra theo cấp độ từ nhẹ tới nặng, nhất thời hoặc dai dẳng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chứng khó thở" src="/ImagePath/images/20210708/20210708_20200806_Met-moi-kho-tho-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chứng khó thở</em></p>
<p style="text-align: justify;">Công tác chẩn đoán cũng như điều trị chứng khó thở cần dựa vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này. mặc dù biểu hiện khó thở khá phổ biến nhưng lại gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, chữa trị, đặc biệt là đối với những trường hợp người bệnh gặp cơn khó thở cấp tính, nghiêm trọng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Khó thở</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đôi khi <strong>khó thở</strong> là biểu hiện bình thường, đó là khi chúng ta tập thể dục và vận động mạnh, các hoạt động như leo núi, chạy việt dã, chạy bền, leo cầu thang hoặc lao động nặng trong thời gian dài mà không có sự nghỉ ngơi giữa chừng. Hiện tượng khó thở có thể tự tan biến sau khi chúng ta ngừng làm những hoạt động trên. Tuy nhiên, nếu khó thở xuất hiện ngay cả khi bạn không vận động hay là m việc gắng sức thì cần phải hết sức lưu ý vì rất có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khó thở có thể xuất hiện khi ta hoạt động gắng sức" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_kho-tho.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khó thở có thể xuất hiện khi ta hoạt động gắng sức</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Có các trường hợp sau đây: </b></p>
<p style="text-align: justify;"><b>1. Nếu bệnh nhân bị khó thở đột ngột sẽ được coi là khó thở cấp tính, lý do vì:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bị dị ứng với đồ ăn, phấn hoa,...;</li>
<li style="text-align: justify;">Lo lắng hoặc căng thẳng quá mức;</li>
<li style="text-align: justify;">Nghẹt thở hoặc bị dị vật chặn đường hô hấp;</li>
<li style="text-align: justify;">Thiếu máu;</li>
<li style="text-align: justify;">Hạ huyết áp - huyết áp thấp;</li>
<li style="text-align: justify;">Tiếp xúc với Carbon monoxide ở nồng độ cao;</li>
<li style="text-align: justify;">Thoát vị gián đoạn;</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Thuyên tắc phổi: máu đóng cục trong tĩnh mạch di chuyển vào phổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Vỡ phổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Mắc bệnh nan y giai đoạn cuối.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>2. Nếu một người bị khó thở kéo dài hơn 1 tháng thì được cho là bị khó thở mạn tính. Nguyên nhân là do: </b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bị bệnh hen suyễn;</li>
<li style="text-align: justify;">Thừa cân, béo phì;</li>
<li style="text-align: justify;">Gặp vấn đề về tim mạch;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh xơ phổi mô kẽ khiến pohori có những vết sẹo.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>3. Các bệnh lý về tim và phổi khác cũng có thể khiến bệnh nhân trải qua tình trạng hụt hơi</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh ung thư phổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương phổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Lao phổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm màng phổi: các mô xung quanh phổi bị viêm;</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm thanh khí phế quản cấp;</li>
<li style="text-align: justify;">Phù phổi: phổi tích tụ quá nhiều chất lỏng;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh Sarcoidosis: những cụm tế bào bị viêm tiến triển trong phổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Tăng huyết áp động mạch phổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh suy tim;</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn nhịp tim;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh về cơ tim: giãn cơ tim, viêm cơ tim,...;</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm màng ngoài tim: mô xung quanh tim bị viêm;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh mạch vành.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khó thở cũng là biều hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phổi" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_kho-tho-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khó thở cũng là biều hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phổi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Khó thở</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp hít vào và thở ra được tính như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trong trạng thái bình thường sẽ là 20 lần/phút (xấp xỉ 30.000 lần/ngày);</li>
<li style="text-align: justify;">Khi vận động mạnh hoặc nhiễm cảm lạnh, nhịp hít và thở có thể nhanh hoặc chậm hơn nhưng không có cảm giác hụt hơi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Cần cảnh giác nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường sau đây khi hít thở:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thở gấp, thở nhanh và thở nông;</li>
<li style="text-align: justify;">Cảm thấy ngột ngạt hoặc bị nghẹt thở;</li>
<li style="text-align: justify;">Thở khò khè;</li>
<li style="text-align: justify;">Tức ngực;</li>
<li style="text-align: justify;">Tim đập nhanh;</li>
<li style="text-align: justify;">Ho.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210708/20210708_tho-gap-la-gi.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng khó thở</em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Khó thở</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tình trạng khó thở là do máu không được cung cấp đầy đủ lượng oxy, tức là nồng độ oxy trong máu thấp. Nếu bệnh nhân không chú ý hoặc bỏ qua những biểu hiện của chứng khó thở, không có biện pháp y tế nào can thiệp sẽ gây ảnh hưởng lớn tới não, khiến não không có đủ oxy để hoạt động bình thường trong thời gian dài. Điều này kéo theo một loạt hệ luỵ như: Suy giảm nhận thức tạm thời hoặc mãi mãi, các biến chứng nghiêm trọng khác là tổn thương não, đột quỵ, hoại tử não,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Khó thở</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngoài những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý về tim hoặc phổi như đã đề cập ở trên, các đối tượng dưới đây nằm trong danh sách dễ bị khó thở đó là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Người mắc các bệnh mạn tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn phát triển của các bệnh lý như đái tháo đường, ung thư, bệnh về gan hoặc thận,... thì có thể sẽ bị chứng khó thở ghé thăm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Phụ nữ mang thai</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mẹ bầu rất hay phải trải qua triệu chứng khó thở trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là sự gia tăng của hormone Progesterone (tiết ra rất nhiều trong thai kỳ) khiến cho thai phụ phải thở nhanh hơn, tim làm việc nhiều hơn, đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ thể tích phổi của mẹ bầu giảm, khiến cho mẹ bầu hay bị khó thở và mệt mỏi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phụ nữ mang thai rất hay phải trải qua triệu chứng khó thở trong suốt thai kỳ" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_kho-tho-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ mang thai rất hay phải trải qua triệu chứng khó thở trong suốt thai kỳ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Trẻ sơ sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tượng khó thở cũng hay bắt gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến là do dị vật, dị tật trong đường thở và viêm nắp thanh quản khiến bệnh nhi bị khó thở.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>*** Lưu ý: </strong>So với người trưởng thành thì nhịp thở của trẻ sơ sinh thường có xu hướng nhanh hơn. Bình thường, trẻ sơ sinh hít thở từ 30 - 60 lần/phút, khi ngủ thì chậm hơn còn 20 lần/phút. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, nhịp thở bình thường sẽ giảm xuống còn từ 25 - 40 lần/phút.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Khó thở</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để ngăn chặn tình trạng khó thở, tránh các biến chứng nghiêm trọng về sau, chúng ta cần nuôi dưỡng và thực hiện một lối sống sinh hoạt lành mạnh:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Tránh xa thuốc lá</strong>: Nếu bạn đang hút thuốc lá, cần phải từ bỏ thói quen này. Nếu người thân hoặc bạn bè sử dụng thuốc lá cũng nên khuyên họ cai thuốc lá do đây là thủ phạm chính gây nên các bệnh nghiêm trọng về tim mạch và phổi;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tránh xa thuốc lá" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_giup-con-tranh-xa-thuoc-la-56-0.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tránh xa thuốc lá</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Duy trì mức cân nặng hợp lý</strong> sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, để không phải đối mặt với các bệnh về huyết áp, tim mạch, thậm chí là bệnh về đường hô hấp;</li>
<li style="text-align: justify;">Khi ra đường nên giữ thói quen <strong>đeo khẩu trang</strong> để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và bụi ô nhiễm tràn vào phổi. Nếu phải sinh sống và làm việc trong môi trường có chất lượng không khí thấp, nên vệ sinh sạch sẽ nơi ở và nơi làm việc, dùng các thiết bị sàng lọc không khí để tránh các bệnh lý về hô hấp cũng như những tác nhân gây dị ứng đường thở.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Khó thở</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán lâm sàng</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Khai thác các dấu hiệu khởi phát và tiền sử bệnh nhân:</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khám lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở " src="/ImagePath\images\20210708/20210708_MED_4340.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh có hút thuốc hoặc chung sống, làm việc với những người hút thuốc lá không;</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh bị mắc các bệnh mạn tính về phổi, tim mạch, dị ứng (thời tiết, thức ăn, thuốc,...);</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn khó thở bất ngờ xuất hiện hay đến từ từ, là khó thở cấp tính, mạn tính hay tái phát lặp lại nhiều lần;</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiến triển bệnh: Khó thở liên tục hay theo từng cơn, liên quan đến thời tiết hay thời điểm ngày hay đêm;</p>
<p style="text-align: justify;">- Hoàn cảnh xuất hiện: Bị khó thở khi nghỉ ngơi hay vận động gắng sức. Vận động mức độ nào thì hiện tượng khó thở xuất hiện;</p>
<p style="text-align: justify;">- Khó thở có thay đổi theo tư thế không: khi nằm, ngồi hay đứng;</p>
<p style="text-align: justify;">- Địa điểm: Khó thở khi ở nhà, nơi làm việc hay ngoài đường, mùa nào hay bị;</p>
<p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu bệnh khác có thể kèm theo: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ho;</li>
<li style="text-align: justify;">Khạc đờm;</li>
<li style="text-align: justify;">Đau ngực;</li>
<li style="text-align: justify;">Đánh trống ngực;</li>
<li style="text-align: justify;">Lúc ngủ có tiếng ngáy to (trước đó không bị);</li>
<li style="text-align: justify;">Tiếng thở rít;</li>
<li style="text-align: justify;">Mệt mỏi, sụt cân;</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt, rối loạn ý thức, tâm thần.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán mức độ khó thở</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Cách phân loại mức độ khó thở theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA):</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Cấp độ 1:</b> Không hạn chế các hoạt động thể lực;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Cấp độ 2:</b> Chứng khó thở xuất hiện khi hoạt động gắng sức;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Cấp độ 3:</b> Bị khó thở ngay cả khi vận động nhẹ và hạn chế nhiều hoạt động thể lực;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Cấp độ 4:</b> Khó thở khi vận động nhẹ, bị cả khi nghỉ ngơi.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán cận lâm sàng</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Ngoài thăm khám các triệu chứng lâm sàng và xác định mức độ khó thở ở người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn một số kiểm tra cận lâm sàng để bệnh nhân thực hiện. Cụ thể như sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Xét nghiệm máu: </b>Để đo nồng độ oxy có trong máu, đánh giá khả năng vận chuyển oxy trong máu. Nếu bạch cầu tăng có khả năng người bệnh bị nhiễm trùng;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp (CT scanner): </b>Giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tim, phổi và các hệ thống khác;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Xét nghiệm đo xoắn ốc: </b>Giúp<b> </b>phát hiện ra những vấn đề của đường hô hấp qua đo luồng không khí cũng như dung tích phổi của người bệnh;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Siêu âm tim:</b> Kỹ thuật này rất hữu ích vì có thể giúp xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng khó thở là do bất thường ở tim hay ở phổi để quyết định phương hướng điều trị. Siêu âm tim bao gồm đánh giá chức năng của tâm thu thất trái, dấu hiệu giảm vận động, hoặc vùng vận động nghịch thường trong nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, siêu âm tim có tác dụng xem xét độ dày của thành tim, độ giãn buồng thất phải, cấu trúc của van tim,...;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Điện tâm đồ (ECG): </b>Nhằm xác định các vấn đề bất thường của tim, bao gồm các dấu hiệu của cơn đau tim.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Khó thở</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để bệnh khó thở được chữa trị dứt điểm, người bệnh cần tự ý thức điều chỉnh lối sống khoa học trước khi thực hiện can thiệp bằng các biện pháp y khoa. Đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Chế độ dinh dưỡng phù hợp:</b></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân bị mắc chứng thừa cân - béo phì, nguyên nhân gây nên hiện tượng khó thở cần có một thực đơn lành mạnh kết hợp tập luyện ở chế độ hợp lý nhằm đưa trạng thái cân nặng trở về giới hạn cho phép, cũng như phù hợp với thể trạng của mình. Ngoài ra, nếu người bệnh bị béo phì và mắc phải bệnh lý mạn tính, cần có tư vấn từ bác sĩ để áp dụng một chế độ dinh dưỡng - vận động cân bằng, hợp lý.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Hồi phục chức năng phổi:</b></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Nếu mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc gặp các vấn đề khác về phổi, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Thở oxy có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở ở bệnh nhân, đồng thời áp dụng liệu trình tập phục hồi chức năng cho phổi, hay được hiểu là tập thể dục cho phổi. Người bệnh sẽ được hướng dẫn kỹ thuật thở giúp phổi hoạt động được hiệu quả hơn, giảm triệu chứng khó thở.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Phục hồi chức năng cho tim:</b></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Nếu nguyên nhân dẫn đến khó thở là do tim mạch người bệnh gặp vấn đề, không bơm đủ lượng máu để cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể thì cần tiến hành phục hồi chức năng tim. Điều này giúp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh suy tim và các bất thường khác của hệ thống tim mạch. Đối với các ca bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng máy bơm nhân tạo cho bệnh nhân khi chức năng bơm máu của tim đã suy yếu.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/kho-tho-sropg |
Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">* Thuật ngữ khác (tên gọi khác) của <strong>điếc</strong> là <strong>nghe kém</strong>.</p>
<p style="text-align: justify;">* <strong>Nghe kém</strong> (điếc) là tình trạng suy giảm khả năng nghe so với ngưỡng nghe bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">* Cấu trúc giải phẫu bình thường của cơ quan thính giác bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Hệ thống dẫn truyền âm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tai ngoài: Vành tai, ống tai ngoài.</li>
<li style="text-align: justify;">Tai giữa: Màng nhĩ, hòm nhĩ (trong hòm nhĩ chứa hệ thống xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp và cửa sổ tròn, cửa sổ bầu dục), vòi Eustachi, các tế bào xương chũm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Hệ thống tiếp nhận âm: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tai trong: Ốc tai có nhiệm vụ chuyển các rung động cơ học của âm thanh thành các xung điện sau đó sẽ được truyền tới dây thần kinh thính giác nằm trong ống tai trong.</li>
<li style="text-align: justify;">Dây thần kinh thính giác nằm trong ống tai trong có nhiệm vụ dẫn truyền xung thính giác từ ốc tai vào thân não để lên vỏ não.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210714/20210714_diec-dan-truyen.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</em></p>
<p style="text-align: justify;">* Tai người nghe bằng cả hai đường, đường khí và đường xương nhưng chủ yếu là nghe bằng đường khí.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đường dẫn truyền sóng âm từ không khí qua vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ, theo chuỗi xương con vào dịch tai trong gọi là đường dẫn truyền khí.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dẫn truyền đường xương: Xương sọ rung động do kích thích âm, các kích thích này không đi theo đường tai ngoài, tai giữa nhưng trực tiếp kích thích lên dịch tai trong và dẫn truyền theo đường mô tả trên.</p>
<p style="text-align: justify;">* Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh có tần số từ 20 - 20000Hz</p>
<p style="text-align: justify;">* Để xác định nghe kém ta cần thực hiện:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đo sức nghe đơn giản: Đo bằng tiếng nói (tiếng nói thầm, tiếng nói thường), đo bằng âm thoa , đo bằng dụng cụ đơn giản (trống, còi, chuông, mõ).</p>
<p style="text-align: justify;">- Đo sức nghe hoàn chỉnh: Còn gọi là đo Thính lực đơn âm (là tìm ngưỡng nghe tức là cường độ âm thanh tối thiểu để có thể nghe được âm đơn ở các tần số khác nhau, theo đường khí và đường xương của từng tai để lập nên Thính lực đồ) bằng thiết bị, máy móc chuyên ngành.</p>
<p style="text-align: justify;">* Ngày nay đo sức nghe bằng máy (đo thính lực đơn âm) được phổ cập và ứng dụng rộng rãi trong chuyên ngành Tai Mũi Họng để chẩn đoán, phân loại và xác định mức độ nghe kém của một bệnh nhân trên lâm sàng</p>
<p style="text-align: justify;">* Người bình thường: Ngưỡng nghe đường xương và đường khí ⩽ 20 dB ở tất cả các tần số đo trên bảng thính lực đồ</p>
<p style="text-align: justify;">* Phân loại nghe kém: Theo dạng các biểu đồ đường khí và đường xương của Thính lực đồ, nghe kém được chia làm 3 loại:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghe kém truyền âm (Nghe kém dẫn truyền) </p>
<p style="text-align: justify;">- Nghe kém tiếp âm (Nghe kém tiếp nhận)</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghe kém hỗn hợp</p>
<p style="text-align: justify;">* Nghe kém dẫn truyền: Là nghe kém với ngưỡng nghe đường xương bình thường ⩽ 20dB, ngưỡng nghe đường khí tăng trên 20dB.</p>
<p style="text-align: justify;">* Nghe kém tiếp nhận: Là nghe kém với ngưỡng nghe đường khí và đường xương đều tăng trên 20dB nhưng đường khí đạo và cốt đạo luôn đi song hành nhau, ở từng tần số khoảng Rinne không vượt quá 10dB .</p>
<p style="text-align: justify;">* Nghe kém hỗn hợp: Là ngưỡng nghe đường xương và đường khí đều tăng trên 20 dB nhưng ở từng tần số khoảng Rinne > 10dB.</p>
<p style="text-align: justify;">* Phân độ nghe kém: Dựa vào sự suy giảm ngưỡng nghe ở các mức độ khác nhau trên Thính lực đồ, ta phân nghe kém thành 4 mức độ:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém mức độ nhẹ: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 20dB đến 40dB</li>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém mức độ trung bình: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 40dB đến 70dB</li>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém mức độ nặng: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 70dB đến 90dB</li>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém sâu: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 90dB đến 120dB</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210714/20210714_nghe-kem.jpg"></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 7.1pt; text-align: justify;">Tất cả các nguyên nhân gây gián đoạn quá trình dẫn truyền âm và tiếp nhận âm đều dẫn đến tình trạng nghe kém: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các nguyên nhân gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền âm ở tai ngoài và tai giữa gây nghe kém dẫn truyền.</li>
<li style="text-align: justify;">Các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận âm, tổn thương hệ thống tiếp nhận âm ở ốc tai và sau ốc tai (dây thần kinh ốc tai, thân não, vỏ não) gây nghe kém tiếp nhận.</li>
</ul>
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="576">
<tbody>
<tr>
<td style="width:246px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></p>
</td>
<td style="width:331px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:246px;height:31px;">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Bệnh tích ở tai ngoài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nút ráy, dị vật ống tai ngoài</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tấy lan tỏa, nhọt ống tai ngoài</p>
<p style="text-align: justify;">- U ống tai ngoài</p>
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương làm hẹp ống tai ngoài</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Bệnh tích ở tai giữa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tắc vòi, bán tắc vòi Eustachi</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa thanh dịch</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa cấp mủ,vỡ mủ</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa mạn tính thủng hoặc không thủng màng nhĩ</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tai xương chũm cấp/ mạn tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Xốp xơ tai</p>
<p style="text-align: justify;">- Dị dạng chuỗi xương con</p>
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương làm gián đoạn chuỗi xương con</p>
</td>
<td style="width:331px;height:31px;">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Bệnh tích ở loa đạo</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm mê nhĩ do nhiễm khuẩn, virus</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc do thuốc (Aminoglycosides , streptomycin, quinin, Salicylates , acetaminophen, erythromycin…) do hóa chất, CO, As</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay đổi áp lực nội dịch: Bệnh Ménière…</p>
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương :</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương âm do tiếng nổ, tiếng ồn trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt , đời sống.</li>
<li style="text-align: justify;">Vỡ xương thái dương</li>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương giao cảm</li>
<li style="text-align: justify;">Rò ngoại dịch</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Di truyền :</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém di truyền không hội chứng: 90% di truyền theo kiểu nhiễm sắc thể lặn, ngoài ra di truyền theo kiểu nhiễm sắc thể trội, X- linked</li>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém di truyền hội chứng: Down, Waardenburg, Alport, Usher, Crouzon, Treacher Collins</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Bất thường tai trong: bất thường Scheibe, bất thường Mondini, hội chứng cống tiền đình giãn rộng</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Tổn thương ở thần kinh thính giác</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">U dây thần kinh VIII</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm do virus (zona, quai bị…) , do nhiễm khuẩn</li>
</ul>
<p style="margin-left: 30.45pt; text-align: justify;">(giang mai, sốt Rocky Mountain do Rickettsia…), bệnh Lyme</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương xương đá đoạn ống tai trong</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Bệnh tích ở thần kinh trung ương</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm não, viêm màng não</li>
<li style="text-align: justify;">U não , áp xe não thùy thái dương</li>
<li style="text-align: justify;">U vùng góc cầu tiểu não chèn ép vào dây thần kinh thính giác</li>
<li style="text-align: justify;">Di căn xương thái dương</li>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương sọ não do tai nạn lao động, sinh hoạt</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh đa xơ</li>
<li style="text-align: justify;">Nhồi máu thân não</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Nghe kém liên quan đến tuổi tác</strong>: Thường gặp > 65 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Bệnh lý xương</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh xốp xơ tai ở giai đoạn muộn</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh Paget </li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Bệnh lý miễn dịch</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Miễn dịch hệ thống</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng Cogan</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm nhiều động mạch dạng hạt</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm đa sụn</li>
<li style="text-align: justify;">U hạt Wegener
<ul>
<li>Miễn dịch nguyên phát tai trong</li>
<li>Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải</li>
</ul>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Bệnh lý mạn tính, rối loạn chuyển hóa</strong>: Xơ động mạch nhỏ và lớn do ĐTĐ, suy giáp bẩm sinh, tăng huyết áp, suy thận , tăng lipid máu làm gia tăng nguy cơ nghe kém tiếp nhận</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190909_045919_670260_diec-dot-ngot.max-1800x1800.jpg"></h3>
<p><em>Người bệnh ù tai, nghe tiếng trầm như tiếng cối xay thóc</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>a. Triệu chứng cơ năng</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ù tai: Tiếng trầm như tiếng cối xay thóc</p>
<p style="text-align: justify;">- Cảm giác nặng tức trong tai đặc biệt khi có nước vào ống tai trong trường hợp nút ráy tai</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghe kém: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nghe được các tiếng nói to, không nghe rõ các tiếng nói thầm hoặc tiếng nói ở khoảng cách xa</li>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém thường xảy ra một tai, có thể cả hai tai</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể kèm tai đau tai, chảy dịch tai cùng bên</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>b. Triệu chứng thực thể</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ống tai sưng nề chít hẹp, có nhọt, có lồi xương hoặc nút ráy tai, nút biểu bì hoặc tổ chức nấm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ màu trắng đục, lõm vào trong, cán xương búa nhô ra,nón sáng bị méo mó, đẩy lên cao</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể thấy màng nhĩ teo mỏng, mất lớp sợi, kèm theo có dịch trong hòm nhĩ thường gặp trong viêm tai thanh dịch</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể thấy sẹo nhĩ cũ hoặc lỗ thủng màng nhĩ ở các kích thước khác nhau</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp Valsava (-) trong trường hợp bán tắc/ tắc vòi nhĩ kèm đọng dịch mủ viêm vòm, Viêm VA, đọng dịch mủ xoang.</p>
<p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ xung huyết, hòm nhĩ có máu đọng, sập thành ống tai ngoài trong trường hợp chấn thương</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Triệu chứng cơ năng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ù tai</li>
<li style="text-align: justify;">Cảm giác nặng tai, đầy tai</li>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém: nghe kém đột ngột hoặc từ từ một hoặc hai tai</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể kèm theo chóng mặt buồn nôn</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Triệu chứng thực thể</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ống tai sạch, màng nhĩ bình thường, hòm nhĩ không có dịch</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="567">
<tbody>
<tr>
<td>
<p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></p>
</td>
<td>
<p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các trường hợp dị vật tai, nút ráy tai, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ không được phát hiện và điều trị ổn định có thể gây viêm hoại tử ống tai ngoài, viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma</li>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém do dị dạng chuỗi xương con hoặc mất liên tục chuỗi xương con do chấn thương nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời có thể nghe kém không hồi phục</li>
</ul>
</td>
<td>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điếc đột ngột nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng điếc vĩnh viễn</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân nghe kém do virus như sau cúm, sốt cao có kèm theo chóng mặt, sau quai bị … tiên lượng nghe kém thường khó hồi phục</li>
</ul>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></h3>
<ul>
<li>Nghe kém dẫn truyền do viêm, nấm ống tai ngoài có thể lây từ người này sang người khác do sử dụng chung bộ dụng cụ vệ sinh tai hoặc lấy ráy tai ở quán cắt tóc, gội đầu.</li>
<li>Nghe kém dẫn truyền trong bệnh xốp xơ tai có thể di truyền.</li>
<li>Tình trạng viêm,nhọt ống tai, viêm tai giữa mạn tính tái phát nhiều lần gây ra do vệ sinh cá nhân không tốt làm lây lan vi khuẩn từ dụng cụ bẩn, tay bẩn vào ống tai.</li>
</ul>
<h3><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3>
<ul>
<li>Nghe kém tiếp nhận có thể gây ra do những bệnh lý mạn tính không lây truyền như: Tăng huyết áp, bệnh lý thận, đái tháo đường, suy giáp…</li>
<li>Nghe kém tiếp nhận do nguyên nhân nhiễm trùng, các tác nhân vi sinh này có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc đường máu do sinh hoạt hoặc quan hệ tình dục không an toàn.</li>
<li>Nghe kém tiếp nhận có thể di truyền.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao viêm mũi, Viêm VA, Viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần.</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ em, người già dễ bị nút ráy tai, dị vật ống tai ngoài</li>
<li style="text-align: justify;">Người có tiền sử viêm tai giữa mạn tính, có nhiều đợt hồi viêm</li>
<li style="text-align: justify;">Người có ống tai nhỏ, hẹp, gấp khúc, có lồi xương ống tai ngoài dễ có nguy cơ viêm, nhọt ống tai.</li>
<li style="text-align: justify;">Người có dị hình vách ngăn, cuốn mũi, tiền sử viêm mũi xoang cấp tái diễn, viêm mũi xoang mạn tính gây tắc hoặc bán tắc vòi Eustaschi.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý xốp xơ tai thường gặp ở nữ giới tuổi 15 - 45 và có yếu tố di truyền</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_120nen-lam-gi-khi-bi-diec-phunutodayvn-2219-phunutoday.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Trẻ em, người già dễ bị nút ráy tai, dị vật ống tai ngoài </em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3>
<ul>
<li>Điếc đột ngột: Tỷ lệ điếc đột ngột xảy ra ở nam tương đương nữ, tai phải tương đương tai trái, xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng thấp hơn ở trẻ em và người cao tuổi, tuổi trung bình thường gặp 40 - 54 tuổi</li>
<li>Nghe kém liên quan đến tuổi tác: Thường gặp ở người cao tuổi > 65 tuổi.</li>
<li>Những người có nghề nghiệp hoặc yếu tố nguy cơ tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài hoặc tiếp xúc với hóa chất, khí độc hại.</li>
<li>Bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm: Nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh lý nền mạn tính (đái tháo đường, bệnh lý thận mạn tính, bệnh lý tim mạch...), bệnh lý miễn dịch hệ thống (lupus, đa xơ …)</li>
<li>Trẻ em hoặc người lớn sử dụng thuốc kháng sinh aminoglycosid, chống nấm, đường toàn thân hoặc nhỏ tai kéo dài.</li>
<li>Phụ nữ có thai trong thai kỳ bị nhiễm các loại virus: Cytomegalovirus, herpes simplex, rubella…. hoặc sử dụng thuốc, hóa chất gây độc cho thai có nguy cơ sinh ra con mắc các hội chứng, dị tật bẩm sinh cơ quan thính giác.</li>
<li>Gia đình có người mắc các bệnh lý di truyền nghe kém.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần đến khám tại các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm nhất có thể ngay khi phát hiện các biểu hiện: ù tai, đau tai, cảm giác nặng tức trong tai, nghe kém đột ngột hoặc chóng mặt để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.</p>
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:567px;" width="567">
<tbody>
<tr>
<td style="width:284px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></p>
</td>
<td style="width:283px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:284px;">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Vệ sinh tai cho trẻ em và người cao tuổi thường xuyên 1 tháng/1 lần</li>
<li style="text-align: justify;">Không tắm ở các sông rạch, hồ ao bẩn, hồ bơi không đảm bảo gây nhiễm trùng tai ngoài.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh vệ sinh tai bằng các vật dụng bẩn, sắc nhọn: que sắt, tăm bông bẩn,móc bằng móng tay, tăm răng, que gỗ, hoặc bộ dụng cụ vệ sinh tai ở các tiệm cắt tóc gội đầu.</li>
<li style="text-align: justify;">Không cho trẻ em chơi cùng các loại đồ chơi nhỏ, hình khối cầu, hoặc góc cạnh : hạt cườm, ngọc trai, hạt vòng…</li>
<li style="text-align: justify;">Định kỳ khám và kiểm tra nội soi Tai Mũi Họng 1 lần 1 năm để phát hiện những bất thường tai mũi họng kịp thời</li>
<li style="text-align: justify;">Vệ sinh mũi họng tốt và điều trị kịp thời, tích cực khi có viêm nhiễm mũi họng , viêm VA cấp . </li>
</ul>
</td>
<td style="width:283px;">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị ổn định các bệnh lý nền: Huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa lipid…</li>
<li style="text-align: justify;">Với các bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng suy giảm cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng và luyện tập để nâng cao sức đề kháng.</li>
<li style="text-align: justify;">Phụ nữ có thai cần tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại và không được tự ý uống thuốc khi chưa có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.</li>
<li style="text-align: justify;">Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có dự định mang thai cần chủ động tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cần thiết : Sởi, quai bị, thủy đậu, Rubella…</li>
<li style="text-align: justify;">Tất cả trẻ em sơ sinh đặc biệt những trẻ sinh ra trong gia đình có người bị điếc bẩm sinh cần được sàng lọc kiểm tra thính lực sớm sau sinh để phát hiện và xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh đến những nơi có tiếng ồn lớn, hoặc cường độ âm thay đổi đột ngột , kéo dài: quán bar, vũ trường…</li>
<li style="text-align: justify;">Những người làm trong môi trường tiếp xúc với tiếng ồn hoặc hóa chất độc hại cần được trang bị đồ phòng hộ đầy đủ , đạt tiêu chuẩn.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh tự ý sử dụng thuốc uống hoặc nhỏ tai tại chỗ khi chưa có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ.</li>
<li style="text-align: justify;">Khi có chấn thương vùng đầu mặt cần kết hợp khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để sàng lọc tổn thương cơ quan thính giác và điều trị kịp thời.</li>
</ul>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định nghe kém chủ yếu dựa vào Thính lực đồ</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>a. Cơ năng: </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ù tai, nghe kém từ từ tăng dần một hoặc hai bên</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể kèm theo đau tai hoặc chảy dịch tai</p>
<p style="text-align: justify;"><em>b. Triệu chứng thực thể:</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ống tai sưng nề chít hẹp, có nhọt, có lồi xương hoặc nút ráy tai, nút biểu bì hoặc tổ chức nấm. </p>
<p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ lõm vào trong, thấy rõ cán xương búa</p>
<p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ teo mỏng, có thể có dịch trong hòm nhĩ</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể có sẹo nhĩ ,lỗ thủng màng nhĩ nhiều kích thước</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp Valsava (-) trong trường hợp bán tắc/ tắc vòi nhĩ kèm đọng dịch mủ viêm vòm, Viêm VA, đọng dịch mủ xoang.</p>
<p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ xung huyết, hòm nhĩ có máu đọng, sập thành ống tai ngoài trong trường hợp chấn thương</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Huong-dan-doc-thinh-luc-do-tanmaithanh-5.png"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Để chẩn đoán, người bệnh cần được đo thính lực đồ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>c. Cận lâm sàng:</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thính lực đồ: điếc dẫn truyền ở các mức độ khác nhau</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><em>a. Triệu chứng cơ năng:</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ù tai, nghe kém từ từ tăng dần hoặc đột ngột một hoặc hai bên</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể kèm theo chóng mặt</p>
<p style="text-align: justify;"><em>b. Triệu chứng thực thể</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ống tai sạch, màng nhĩ sáng, hòm nhĩ không có dịch</p>
<p style="text-align: justify;"><em>c. Cận lâm sàng:</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thính lực đồ: điếc tiếp nhận ở các mức độ khác nhau</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán điếc đột ngột (một bệnh lý điếc tiếp nhận có tính chất điều trị cấp cứu)</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém tiếp nhận thần kinh ≥ 30 dB.</li>
<li style="text-align: justify;">Ở 3 tần số liên tục.</li>
<li style="text-align: justify;">Trong thời gian < 3 ngày </li>
<li style="text-align: justify;">Nghe kém diễn tiến nhanh, đột ngột</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt nghe kém thực sự với giả vờ nghe kém</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Mức độ nghe kém không phù hợp với triệu chứng lâm sàng, không phù hợp giữa ngưỡng nghe lời và trung bình âm đơn. Các xét nghiệm chuyên sâu ABR, OAEs giúp chẩn đoán phân biệt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị nghe kém dẫn truyền và nghe kém tiếp nhận đều phải dựa vào nguyên nhân, nếu có nguyên nhân rõ ràng thì điều trị cụ thể như sau:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị ổn định các bệnh lý viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm tai thanh dịch</li>
<li style="text-align: justify;">Lấy bỏ nút ráy, dị vật ống tai ngoài</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị ngoại khoa:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông khí</li>
<li style="text-align: justify;">Vá nhĩ khi tai khô, màng nhĩ thủng rộng</li>
<li style="text-align: justify;">Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa, tái tạo chuỗi xương con</li>
<li style="text-align: justify;">Phẫu thuật lấy u, gờ xương</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, nạo VA khi viêm tai giữa tái phát nhiều lần</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Kháng sinh với nguyên nhân nhiễm trùng</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngưng sử dụng thuốc độc cho tai</p>
<p style="text-align: justify;">- Do phần lớn không rõ nguyên nhân vì vậy điều trị dựa vào kinh nghiệm</p>
<p style="text-align: justify;">- Quan trọng là không làm bệnh nặng thêm</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị ổn định các bệnh lý nền, bệnh lý toàn thân</p>
<p style="text-align: justify;">- Steroid được sử dụng rộng rãi: Dexamethasone hoặc methylprednisolon đường uống/tiêm hoặc kết hợp tiêm xuyên màng nhĩ</p>
<p style="text-align: justify;">- Cải thiện tưới máu và tăng cường oxy tai trong:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Histamine</li>
<li style="text-align: justify;">Papaverine</li>
<li style="text-align: justify;">Nicotinic acid</li>
<li style="text-align: justify;">Oxy cao áp</li>
<li style="text-align: justify;">Dextran trọng lượng phân tử thấp</li>
<li style="text-align: justify;">Mannitol</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Giới hạn muối: Lợi tiểu</p>
<p style="text-align: justify;">- Kháng virus</p>
<p style="text-align: justify;">- Dùng máy trợ thính: Với các trường hợp không điều trị được như điếc người già, điếc nghề nghiệp, nghe kém do bẩm sinh</p>
<p style="text-align: justify;">- Cấy điện cực ốc tai: Với các trường hợp nghe kém nặng, không có tổn thương thần kinh thính giác, dùng máy trợ thính không có tác dụng.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/diec-dan-truyen-va-diec-tiep-nhan-sbpuu |
Hội chứng Down | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hội chứng Down</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Down </strong>được mô tả lần đầu tiên vào năm 1866 do John Langdon Down, một bác sĩ đến từ Cornwall nước Anh. Cứ 800 trẻ sinh ra trên toàn thế giới thì có 1 trẻ bị Down. Tại Mỹ, trẻ bị Down chiếm 500 ca trên số trẻ sinh hàng năm và có khoảng hơn 200.000 trẻ em và người lớn được chẩn đoán mắc hội chứng Down.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Down" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_benh-down.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh Down</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Down</strong> là một hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST), cụ thể thể là cặp NST số 21 thừa một chiếc gọi là trisomy 21. Sự thay đổi số lượng NST này làm ảnh hưởng đến sự phát triển, tinh thần, trí tuệ và thể chất của trẻ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Hội chứng Down</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bộ nhiễm NST ở người gồm 46 chiếc được chia thành 23 cặp trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Mỗi cặp NST thường gồm 2 chiếc giống hệt nhau được nhận từ bố và 1 chiếc nhận từ mẹ. Ở trẻ bị Down khi cặp NST số 21 có 3 chiếc. Rối loạn NST này được hình thành trong quá trình phân ly, tổ hợp NST khi tạo giao tử. NST số 21 có kích thước rất nhỏ nên sự mất cân bằng gen do thừa NST số 21 không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể và trẻ đa số vẫn có thể được sinh ra và sống được. Sự thừa NST này có thể xảy ra ở toàn bộ các NST (Down thuần) nhưng cũng có thể chỉ ở một số lượng ít dòng tế bào (Down thể khảm).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Down là một hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST), cụ thể thể là cặp NST số 21 thừa một chiếc gọi là trisomy 21" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-down-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh Down là một hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST), cụ thể thể là cặp NST số 21 thừa một chiếc gọi là trisomy 21</em></p>
<p><strong>Phân loại</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo cơ chế hình thành đột biến NST, người ta có thể phân loại hội chứng Down:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tam bội thể 21, chiếm 95%. Trường hợp này bệnh nhân có 3 NST số 21 trong mọi tế bào so với bình thường là 2 NST, được gọi là down thuần, nguyên nhân do sai lệch trong sự phân chia NST khi hình thành phôi thai. Sau rất nhiều nghiên cứu, người ta thấy:</p>
<ul>
<li>Phần lớn các trường hợp, NST số 21 thừa có nguồn gốc từ mẹ</li>
<li>Khoảng 5% NST 21 thừa có nguồn gốc từ bố</li>
<li>Còn lại phần nhỏ do lỗi phân chia tế bào, xảy ra sau giai đoạn thụ tinh, khi phôi thai bắt đầu phát triển.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Down thể khảm (Mosaic Down syndrome). Bệnh nhân Down khảm chỉ có một số dòng tế bào có bất thường 3 NST số 21 trong khi các dòng tế bào khác bình thường. Tỉ lệ Down thể khám rất ít và biểu hiện lâm sàng cũng nhẹ hơn so với Down thuần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Down chuyển đoạn (Translocation Down syndrome). Người mắc Down chuyển đoạn thì bộ NST vẫn có 2 NST số 21 nhưng một đoạn NST 21 khác được đính lên NST còn lại. Bất thường này có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình thụ tinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Hội chứng Down</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những dấu hiệu điển hình bên ngoài có thể rất dễ nhận ra ở trẻ mắc bệnh Down:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mặt dẹt, khờ khạo</li>
<li style="text-align: justify;">Mắt xếch, hai mắt xa nhau</li>
<li style="text-align: justify;">Mũi tẹt, nhỏ</li>
<li style="text-align: justify;">Hình dáng tai bất thường</li>
<li style="text-align: justify;">Đầu ngắn</li>
<li style="text-align: justify;">Cổ ngắn, vai tròn</li>
<li style="text-align: justify;">Gáy dày, phẳng</li>
<li style="text-align: justify;">Miệng trề, luôn luôn há, lưỡi dày thè ra ngoài</li>
<li style="text-align: justify;">Chân- tay ngắn, to bè</li>
<li style="text-align: justify;">Cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh</li>
<li style="text-align: justify;">Cơ và dây chằng yếu</li>
<li style="text-align: justify;">Thiểu năng trí tuệ</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt=" Triệu chứng trẻ bị mắc bệnh Down" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-down-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em> Triệu chứng trẻ bị mắc bệnh Down</em></p>
<p style="text-align: justify;">Có thể bất thường các cơ quan khác như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý tim: 50% số trẻ mắc hội chứng Down có kèm theo dị tật tim bẩm sinh</li>
<li style="text-align: justify;">Vấn đề về hô hấp, răng miệng</li>
<li style="text-align: justify;">Vấn đề tiêu hóa</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý tuyến giáp</li>
<li style="text-align: justify;">Vấn đề thị giác, thính giác</li>
<li style="text-align: justify;">Nhạy cảm với các tác nhân gây viêm, nhiễm trùng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Vấn đề hành vi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ thiểu năng về trí tuệ nên những vấn đề tự chăm sóc cá nhân, tiếp thu kiến thức, học tập không thể như trẻ bình thường. Có những trẻ rất chậm và có những trẻ hoàn toàn cần sự trợ giúp bởi bố mẹ, cô giáo, cần người chăm sóc. Một số trẻ có thể đọc, viết hoặc giải các bài toán đơn giản. Hành vi, giao tiếp của trẻ cũng khác, trẻ rất hạn chế trong khả năng hiểu và giao tiếp với mọi người. Thường trẻ mắc hội chứng Down tính hiền, ngoan. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn có thể có những rối loạn về tâm thần hay gặp như tự kỷ thể tăng động giảm chú ý. Một số hành vi và tâm lý khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Dễ nổi cáu</li>
<li style="text-align: justify;">Những hành vi vô thức bất thường như vỗ tay, cắn tay, cắn quần áo</li>
<li style="text-align: justify;">Rất nhạy cảm với những điều mới lạ như âm thanh, mùi hương, địa điểm hoặc khi thay đổi thói quen của trẻ.</li>
<li style="text-align: justify;">Thường nhìn chằm chằm người khác</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng Down</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sinh con mắc hội chứng Down:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Tuổi của mẹ khi mang thai:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguy cơ sinh con mắc bệnh Down tăng dần theo độ tuổi mẹ.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mẹ 25 tuổi: tỷ lệ con mắc bệnh Down khá thấp, khoảng 1:1200</li>
<li style="text-align: justify;">Mẹ trên 35 tuổi: tỷ lệ là 1:350</li>
<li style="text-align: justify;">Mẹ 40 tuổi: tỷ lệ sinh con Down là 1:100</li>
<li style="text-align: justify;">Mẹ 45 tuổi: tỷ lệ tăng cao 1:30</li>
<li style="text-align: justify;">Mẹ 49 tuổi: tỷ lệ con mắc hội chứng Down rất cao là 1:10</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nguy cơ sinh con mắc bệnh Down tăng dần theo độ tuổi mẹ" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-down-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguy cơ sinh con mắc bệnh Down tăng dần theo độ tuổi mẹ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Tiền sử mang thai hoặc từng sinh con mắc hội chứng Down:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguy cơ cho lần mang thai tiếp theo sinh con Down là 1:100.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Tiền sử của bố mẹ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bố/ mẹ có tiền sử bất thường về nhiễm sắc thể có nguy cơ sinh con mắc bệnh Down cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Hội chứng Down</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng Down là do bất thường ngẫu nhiên khi hình thành phôi thai nên không thể phòng bệnh. Chỉ có cách duy nhất là khi mang thai tất cả các mẹ bầu ở mọi lứa tuổi cần khám, quản lý thai nghén và sàng lọc trước sinh đầy đủ. Sàng lọc phát hiện sớm thai có nguy cơ bị Down thực hiện sớm ngay từ tuần thứ 10 với xét nghiệm NIPT tại các bệnh viện lớn như bệnh viện MEDLATEC. Và nếu các test sàng lọc của bạn cho thấy thai nhi có nguy cơ cao bị Down, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia để được hướng dẫn và lựa chọn phương pháp chẩn đoán tốt nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Down</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Down</strong> có thể được chẩn đoán ngày từ lúc trẻ trong bụng mẹ hoặc ngay sau sinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm NIPT giúp sàng lọc sớm di tật thai nhi ngay từ tuần thứ 10" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_20200725_xet-nghiem-nipt-la-gi-01.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm NIPT giúp sàng lọc sớm di tật thai nhi ngay từ tuần thứ 10</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm chẩn đoán trong thai kỳ</strong>: Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc là dương tính hoặc thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down, bạn cần phải làm xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán. Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sinh thiết gai rau (CVS): Thủ thuật thường được tiến hành sớm, ở tuần thai thứ 10-13. Các tế bào sẽ được lấy từ rau thai và dùng để nuôi cấy và phân tích các nhiễm sắc thể của thai nhi.</li>
<li style="text-align: justify;">Chọc ối: Thời điểm chọc ối tốt nhất là khi thai 16-18 tuần. Mẫu nước ối sẽ được lấy ra thông qua kim nhỏ và thủ thuật được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Mẫu này sẽ được dùng để phân tích nhiễm sắc thể của thai.</li>
<li style="text-align: justify;">Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ: Khi các cặp vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Với những người có nguy cơ cao sinh con bất thường hoặc có bất thường NST có thể lựa chọn xét nghiệm các phôi trước khi cấy. Phôi sẽ được kiểm tra để tìm ra các bất thường về di truyền trước khi được cấy vào tử cung.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán cho trẻ sơ sinh</strong>: Chẩn đoán sau khi sinh thường được hướng tới khi quan sát em bé thấy có những hình thái đặc trưng về kiểu hình ngoài của trẻ bị Down. Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm tế bào máu ngoại vi để xác định bộ nhiễm sắc thể của trẻ có 3 NST số 21 ở tất cả các tế bào hoặc một số tế bào.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Down</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Down là bệnh lý do bất thường NST nên không có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị và cải thiện triệu chứng. Trẻ phải sống chúng với bệnh và cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào người khác. Một số bất thường kèm theo có thể điều trị chuyên khoa như tim bẩm sinh có thể phẫu thuật được, suy giáp điều trị bằng hormone thay thế.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các liệu pháp y tế, phục hồi chức năng cần thiết giúp trẻ trong quá phát triển, dạy trẻ về ngôn ngữ, hành vi.</li>
<li style="text-align: justify;">Gia đình cho trẻ theo học các lớp đặc biệt để trẻ được chăm sóc chu đáo, được dạy từng vấn đề cơ bản, học tập ở mức độ đơn giản.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Việc chăm sóc cho trẻ và người mắc bệnh Down, tạo điều kiện và môi trường sống tốt sẽ giúp người mắc bệnh Down tăng tuổi thọ đáng kể. Một số người mắc hội chứng Down có thể tham gia học tập và tham gia một số lĩnh vực công việc như: người mẫu, họa sĩ, giáo viên, nhà xã hội học…Ngày nay, một số nghiên cứu đã thử áp dụng phương pháp tế bào gốc trong điều trị cho những người được chẩn đoán mắc hội chứng Down. Vấn đề này mặc dù đang được nghiên cứu và giá thành cũng không hề rẻ. Tuy nhiên, những trẻ được điều trị thấy rõ cải thiện và hi vọng trong tương lai nhiều nghiên cứu sẽ làm rõ hơn về hiệu quả điều trị.</p>
<p><strong>Sàng lọc trước sinh với hội chứng Down</strong></p>
<p>Sàng lọc hội chứng Down được tiến hành với tất cả phụ nữ mang thai trên nhiều quốc gia. Các xét nghiệm sàng lọc được khuyến cáo cho tất cả các thai phụ ở tất cả các độ tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Sàng lọc trước sinh cần hiểu bao gồm cả siêu âm hình thái học thai nhi loại trừ những bất thường hình thái đặc trưng của hội chứng Down như dày da gáy, ngón tay út thường có hai đốt, dị tật tim mạch kèm theo</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra là các xét nghiệm sinh hóa như Double hay triple test. </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ba tháng đầu thai kỳ: Test sàng lọc là Double test. Cần phải khai thác các thông tin từ mẹ, lấy máu mẹ đo PAPP-A, free β-HCG và không thể thiếu thông tin siêu âm 4D: đo độ mờ da gáy và chiều dài đầu mông thai.</li>
<li style="text-align: justify;">Ba tháng giữa thai kỳ: Xét nghiệm Triple test cần các yếu tố trong máu liên quan đến thai nghén bao gồm: alpha fetoprotein, estriol- uE3 và HCG.</li>
<li style="text-align: justify;">Với xét nghiệm sàng lọc trước sinh như NIPT (Non – Invasive Prenatal Test): Đây được coi là phương pháp xét nghiệm trước sinh hiện đại nhất, xét nghiệm này dựa trên sự phân tích free- AND của thai nhi trong máu mẹ. Từ đó phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể ở thời điểm rất sớm với độ chính xác lên đến 99%, có thể thực hiện sớm nhất khi thai 10 tuần tuổi. Với việc chỉ lấy máu ở ven tay của mẹ thì xét NIPT hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-down-smqxe |
Bệnh sốt rét | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh sốt rét</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt rét nằm trong danh sách những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người. Sốt rét phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Hàng năm trên thế giới ghi nhận tới 515 triệu người mắc sốt rét, trong đó khoảng 1 - 3 triệu người tử vong và phần lớn là trẻ em sống ở nam sa mạc Sahara và lục địa châu Phi. Căn bệnh này là một trở ngại đáng kể đối với nền kinh tế.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam bệnh sốt rét hoành hành quanh năm. Đầu và cuối mùa mưa ở các tỉnh rừng núi phía Bắc là mùa cao điểm của sốt rét. Tương tự ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam Bộ, sốt rét gây bệnh trong suốt mùa mưa.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt rét nếu được cấp cứu và điều trị đúng cách, kịp thời thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục. Nhưng nếu bệnh trở nặng thì sẽ diễn tiến vô cùng nhanh chóng và khiến người bệnh tử vong chỉ trong vài giờ đồng hồ hoặc trong vài ngày. Do vậy đa số các ca sốt rét thể nặng cần được chăm sóc và điều trị với chế độ đặc biệt, tỷ lệ tử vong khi mắc sốt rét có thể lên tới 20%.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sốt rét nằm trong danh sách những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_20200628_sot-ret.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh sốt rét nằm trong danh sách những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với trẻ em khi bị sốt rét nghiêm trọng sẽ dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não trực tiếp và mất máu do sốt rét thể não. Nếu trẻ may mắn sống sót sau khi bị sốt rét thể não thì vẫn có nguy cơ trải qua di chứng suy giảm nhận thức và thần kinh, động kinh hoặc rối loạn nhận thức về sau.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh sốt rét</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tác nhân chủ yếu gây ra sốt rét là loài ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium. Có 5 loài ký sinh trùng thuộc chi này truyền nhiễm bệnh sốt rét ở người, bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium falciparum: cực kỳ nguy hiểm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium malariae: gây bệnh nhưng nguy cơ tử vong thấp hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium ovale: cũng gây bệnh nhưng ít biến chứng tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium vivax: nguy hiểm ngang với loài Plasmodium falciparum.</p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium knowlesi: gây sốt rét trên loài khỉ, thường hoạt động ở khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn có thể lây bệnh cho con người.</p>
<p style="text-align: justify;">Trung gian chứa ký sinh trùng gây bệnh là muỗi Anopheles. Các loài ký sinh trùng chỉ tồn tại trong cơ thể của muỗi và trong máu người chứ không lưu lạc tự do bên ngoài môi trường. Tổng cộng có tới hơn 422 loài muỗi Anopheles, trong đó có 40 loài là trung gian chính truyền bệnh sốt rét.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Trung gian chứa ký sinh trùng gây bệnh là muỗi Anopheles" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_muoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trung gian chứa ký sinh trùng gây bệnh là muỗi Anopheles</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh sốt rét</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mỗi loài ký sinh trùng khác nhau sẽ có thời gian ủ bệnh tới khi biểu hiện các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Cụ thể:</p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium falciparum: từ 9 - 14 ngày (trung bình là 12 ngày).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Plasmodium falciparum có thời gian ủ bệnh từ 9 - 14 ngày" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_sot-ret-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Plasmodium falciparum có thời gian ủ bệnh từ 9 - 14 ngày</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium malariae: từ 20 đến thậm chí vài tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium vivax: từ 12 - 17 ngày (trung bình là 14 ngày).</p>
<p style="text-align: justify;">- Plasmodium ovale: từ 11 ngày đến 10 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bị sốt rét do lây nhiễm từ việc truyền máu thì thời gian ủ bệnh còn tùy theo lượng ký sinh trùng tồn tại trong máu truyền vào, nhưng trung bình thời gian ủ bệnh khá ngắn chỉ kéo dài trong vài ngày là bắt đầu có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Dựa trên phân loại của Tổ chức Y tế thế giới WHO về bệnh sốt rét, có 2 mức độ lâm sàng của bệnh sốt rét đang lưu hành tại Việt Nam đó là sốt rét thông thường và sốt rét ác tính. Mỗi thể lâm sàng lại có các dấu hiệu khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện của sốt rét thông thường</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sốt rét thông thường là khi bệnh nhân chưa xuất hiện các biến chứng và được nhận diện thông qua các dấu hiệu sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn sốt sơ nhiễm: người bệnh phát giác cơn sốt đầu tiên và thường không đặc trưng, bệnh nhân có thể bị sốt cao kéo dài trong khoảng vài ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn sốt điển hình: người bệnh trải qua 3 giai đoạn của một cơn sốt rét điển hình:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Rét run: toàn thân rét run, nổi da gà, môi tái và giai đoạn này kéo dài từ 30 phút tới 2 giờ đồng hồ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sốt nóng: tình trạng rét run giảm dần, thay vào đó cơ thể nóng lên, đo nhiệt độ có thể lên tới 40 - 41 độ C kèm theo các biểu hiện như thở nhanh, mặt đỏ, mạch nhanh, khát nước, đau đầu, da khô nóng, cảm thấy đau tức nhẹ vùng gan lách. Thời gian kéo dài của giai đoạn này là từ 1 - 3 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vã mồ hôi: thân nhiệt hạ nhanh, khát nước, mạch bình thường, giảm nhức đầu, vã mồ hôi, cảm thấy dễ chịu hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn sốt thể cụt: hay gặp ở những bệnh nhân đã từng bị sốt rét nhiều năm trước đó. Đặc điểm là chỉ thấy rét run, sốt không thành cơn và mỗi lần sẽ bị sốt trong khoảng 1 - 2 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể ký sinh trùng lạnh: hay còn gọi là người lành chứa ký sinh trùng, khi xét nghiệm máu những bệnh nhân này phát hiện thấy có ký sinh trùng nhưng không có biểu hiện sốt. Người bệnh vẫn có khả năng lao động cũng như sinh hoạt bình thường. Thể ký sinh trùng lạnh gặp nhiều ở các khu vực có dịch tễ bệnh sốt rét nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mỗi loại ký sinh trùng sẽ gây nên các chu kỳ sốt rét khác nhau, ví dụ như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt do Plasmodium vivax: cứ cách 1 ngày lại lên cơn sốt 1 lần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt do Plasmodium falciparum: loại này rất nguy hiểm, gây sốt liên tục hàng ngày và cơn sốt thường có tính chất nghiêm trọng, ác tính, nếu không có biện pháp xử lý thì nguy cơ tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt do Plasmodium ovale và Plasmodium malariae: cách 3 ngày lại sốt 1 cơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các dấu hiệu của sốt rét ác tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sốt rét ác tính là khi bệnh nhân đã bộc lộ các biến chứng:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể não: đây là triệu chứng chiếm tới 80 - 95% trong số các ca bị sốt rét ác tính</p>
<p style="text-align: justify;">+ Rối loạn ý thức (mê sảng, li bì hoặc vật vã, nói nhảm), mất ngủ nhiều, sốt cao liên tục, đầu đau nhức dữ dội, nôn mửa hoặc thường xuyên bị tiêu chảy.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hội chứng tâm thần: hôn mê (đột ngột hoặc xảy ra từ từ, dần chìm vào hôn mê sâu), co giật giống như bị động kinh, rối loạn cơ vòng, giãn đồng tử.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Suy thận, đi tiểu ít hoặc vô niệu, nồng độ ure huyết cao, tán huyết ồ ạt gây tiểu huyết sắc tố.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Biến chứng tử vong của thể não khá cao có thể lên tới 20 - 50%.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thể não là triệu chứng chiếm tới 80 - 95% trong số các ca bị sốt rét ác tính" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thể não là triệu chứng chiếm tới 80 - 95% trong số các ca bị sốt rét ác tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thể giá lạnh: huyết áp giảm, ra nhiều mô hôi, toàn thân lạnh, da xanh tái, đau đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể tiểu huyết sắc tố: nguyên nhân là do hiện tượng tán huyết ồ ạt với diễn biến nặng, có thể gây nên suy thận, truỵ tim mạch. Các biểu hiện điển hình bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân sốt dữ dội theo từng cơn.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nôn khan hoặc nôn ra dịch màu vàng kèm theo đau lưng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vàng niêm mạc, vàng da.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nước tiểu màu nâu đỏ, sau chuyển thành màu nước vối đặc hoặc có màu cà phê, tiểu ít dần hoặc vô niệu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Huyết sắc tố và hồng cầu giảm mạnh.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thiếu oxy, thiếu máu cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể gan mật:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Da và mắt chuyển màu vàng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nước tiểu và phân màu vàng chứa nhiều muối mật.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Buồn nôn và nôn.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Rơi vào hôn mê.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể phổi:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh bị thở nhanh, khó thở, tím tái.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khạc ra bọt có màu hồng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đáy phổi xuất hiện nhiều ran ngáy, ran ẩm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể tiêu hoá: nôn mửa, đau bụng, hạ thân nhiệt, tiêu chảy cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt rét ở trẻ em:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Những trẻ trên 6 tháng tuổi có nguy cơ cao mắc sốt rét vì không còn khả năng được bảo vệ bởi hệ miễn dịch của mẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện khi trẻ bị sốt rét: nôn, bụng chướng, tiêu chảy, sốt cao liên tục, dấu hiệu màng não thậm chí co giật, gan lách to và khả năng tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt rét ở phụ nữ có thai: đây là đối tượng dễ gặp sốt rét ác tính và nguy cơ cao sẽ dẫn tới sảy thai, thai lưu hoặc bị sinh non.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt rét bẩm sinh:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tình trạng này khá hiếm gặp, thường là do mẹ bị sốt rét khi mang thai khiến cho tế bào nhau thai bị tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trẻ có biểu hiện sốt rét ngay khi chào đời: sốt, quấy khóc, gan lách to, vàng da.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh sốt rét</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Máu là con đường lây truyền chính của bệnh sốt rét, bao gồm 4 phương thức như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Do vật trung gian là muỗi: chiếm đại đa số các ca mắc sốt rét.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Do vật trung gian là muỗi" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-sot-ret.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Do vật trung gian là muỗi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Do nguồn máu được truyền có chứa ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng chung bơm kim tiêm dính máu nhiễm ký sinh trùng sốt rét.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh sốt rét</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các nhân tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Di cư, đi công tác hoặc du lịch tới những vùng sốt rét đang hoành hành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ dân trí thấp không được phổ biến rộng rãi kiến thức về bệnh sốt rét.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tập quán lên rừng canh tác nương rẫy, ngủ qua đêm trên rừng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tập quán lên rừng canh tác nương rẫy, ngủ qua đêm trên rừng" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-sot-ret-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tập quán lên rừng canh tác nương rẫy, ngủ qua đêm trên rừng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Môi trường sống ẩm thấp, ô nhiễm là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của các loài muỗi mang mầm bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh sốt rét</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có thể là các biểu hiện với 4 đặc điểm điển hình sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đang bị sốt trên 37,5 độ C, hoặc đã bị sốt liên tục trong 3 ngày gần nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không rõ nguyên nhân vì sao bị sốt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đã từng hoặc đang ở trong vùng lưu hành sốt rét trong khoảng 9 tháng trở lại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đáp ứng tốt với thuốc điều trị sốt rét trong 3 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một ca được xác định là mắc sốt rét là khi có kết quả dương tính thực hiện bằng các xét nghiệm sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp nhuộm Giemsa: phương pháp này có giá trị trong việc tìm dấu hiệu ký sinh trùng sốt rét khi soi lam máu được nhuộm Giemsa dưới kính hiển vi quang học.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phương pháp nhuộm Giemsa" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_lam-mau-plasmodium-vivax.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương pháp nhuộm Giemsa</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp QBC - Quantitative Buffy Coat: dùng kính hiển vi huỳnh quang để soi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp nhuộm nhanh AO - Acridine Orange: dùng kính hiển vi huỳnh quang để soi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp sinh học phân tử (PCR - polymerase chain reaction): khá nhạy trong việc phát hiện ký sinh trùng/mm3 máu, đồng thời có khả năng giúp chẩn đoán sốt rét tái phát hoặc tái nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các test chẩn đoán nhanh: giúp phát hiện ra kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét tồn tại trong máu dựa trên biện pháp miễn dịch sắc ký.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp phát hiện kháng thể kháng ký sinh trùng sốt rét: phát hiện kháng thể có trong huyết thanh của người bị sốt rét bằng phương pháp miễn dịch gắn men ELISA và phương pháp huỳnh quang gián tiếp IFAT.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra cần chẩn đoán phân biệt sốt rét với các bệnh có tính chất tương tự khác như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân biệt sốt rét thể so nhiễm với sốt xuất huyết Dengue độ 1, sốt mò, nhiễm siêu vi đường hô hấp trên (cúm, Adenovirus), thương hàn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân biệt thể sốt rét tái phát với áp xe gan, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết và viêm đường mật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh sốt rét</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cắt cơn sốt</strong></h4>
<p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax có thể dùng các thuốc: </p>
<p style="text-align: justify;">+ Chloroquine dùng trong 3 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hoặc Artesunat dùng trong 7 ngày (không chỉ định sử dụng cho phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu trừ khi bệnh nhân bị sốt rét ác tính).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hoặc Quinin sulfat dùng trong 7 ngày, uống 3 lần/ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum:</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng thuốc phối hợp có dẫn xuất artemisinin: CV artecan hoặc thuốc viên Arterakine.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liều lượng:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trẻ em < 3 tuổi: 1 viên cho ngày đầu, 2 ngày sau mỗi ngày dùng nửa viên.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trẻ em từ 3 - dưới 8 tuổi: ngày đầu uống 2 viên, 2 ngày sau dùng mỗi ngày 1 viên.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trẻ em, thiếu niên từ 8 - dưới 15 tuổi: ngày đầu uống 3 viên, 2 ngày sau mỗi ngày 1,5 viên.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Từ 15 tuổi trở lên: ngày đầu là 4 viên, 2 ngày sau uống mỗi ngày 2 viên.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Lưu ý: phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không được sử dụng.</p>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị chống tái phát và lây lan</strong></h4>
<p style="text-align: justify;">Điều trị bằng Primaquine dạng viên 13,2mg:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chữa sốt rét nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum: uống trong 1 ngày.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị bằng Primaquine dạng viên" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-sot-ret-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị bằng Primaquine dạng viên</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với ký sinh trùng Plasmodium vivax: uống 10 ngày liên tục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định: không dùng thuốc này cho bệnh nhi dưới 3 tuổi, thai phụ, người thiếu men G6PD và người bị bệnh gan.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cách điều trị sốt rét thể ác tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dùng Artesunat theo đường tiêm tĩnh mạch. Điều trị cho tới khi người bệnh uống được thì dùng thuốc đường uống trong 7 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhìn chung, việc sử dụng thuốc trong điều trị sốt rét bác sĩ sẽ có sự cân nhắc về liều lượng trong từng trường hợp cụ thể, dựa trên các triệu chứng, biến chứng của mỗi loại sốt rét.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-sot-ret-sqlwu |
Bệnh herpes zoster | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm vi rút Varicella-zoster (VZV) gây ra hai bệnh cảnh khác nhau về mặt lâm sàng. Khi nhiễm VZV nguyên phát, người bệnh sẽ mắc bệnh thủy đậu, được đặc trưng bởi các tổn thương mụn nước trên nền ban đỏ ở các giai đoạn phát triển khác nhau,các tổn thương tập trung nhiều nhất ở mặt và thân. Herpes zoster, còn được gọi là bệnh zona, là kết quả của việc tái hoạt động vi rút VZV tiềm ẩn sau khi chúng khu trú lại tại hạch cảm giác sau thời kỳ bệnh thủy đậu. Herpes zoster có đặc điểm là nổi mụn nước một bên, gây nhiều đau đớn cho người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở Hoa Kỳ, herpes zoster xảy ra ở hơn 1,2 triệu người hàng năm, ước tính có khoảng 30% người ở Hoa Kỳ sẽ bị herpes zoster trong suốt cuộc đời của họ. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, có lẽ liên quan đến sự suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào đặc hiệu của virus (VZV). Tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster ngày càng tăng trên khắp thế giới, lý do cho sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster là không rõ ràng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ở Hoa Kỳ, herpes zoster xảy ra ở hơn 1,2 triệu người hàng năm" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ở Hoa Kỳ, herpes zoster xảy ra ở hơn 1,2 triệu người hàng năm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong khi bệnh herpes zoster hay xảy ra ở người trung niên. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra quanh năm tuy nhiên thường gặp hơn vào mùa đông xuân, mức độ mắc bệnh thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh. Dịch bệnh thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như các dịch bệnh có tác nhân vi rút lây qua đường hô hấp khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Herpes zoster có tác nhân gây bệnh là vi rút Varicella-Zoster, thuộc phân họ alphaherpesviridae trong họ Herpesviridae, chi Varicellovirus . Vi rút Varicella-Zoster có đường kính 150-200 nm và chứa bộ gen DNA sợi kép (125 kbp) tuyến tính, được bao bọc bên trong một capsid hình mặt phẳng, và được bao quanh bởi một lớp vỏ phospholipid. VZV phát triển chậm trong các tế bào nguyên bào sợi lưỡng bội của người, và sẽ gắn vào tế bào chủ, dẫn đến các hạt virus ít lưu hành trong máu hơn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Herpes zoster có tác nhân gây bệnh là vi rút Varicella-Zoster" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Herpes zoster có tác nhân gây bệnh là vi rút Varicella-Zoster</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh zona (herpes zoster) là do sự tái hoạt của VZV tiềm ẩn. Nguy cơ bị bệnh zona tăng dần theo tuổi tác, đặc biệt là sau 50 tuổi. Bệnh được đặc trưng bởi sự bùng phát của các tổn thương mụn nước cùng với tình trạng viêm ở vùng da được chi phối bởi rễ lưng hoặc hạch thần kinh cảm giác sọ. Có thể xảy ra hội chứng đau dây thần kinh, đặc trưng bởi cơn đau dai dẳng trên da trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi hết nhiễm trùng. Ở những bệnh nhân bị suy giảm hoặc ức chế miễn dịch, nhiễm trùng có thể lan tỏa liên quan đến các cơ quan nội tạng</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của herpes zoster thường là phát ban và viêm dây thần kinh cấp tính. Dưới 20 % bệnh nhân phát ban có các triệu chứng toàn thân đáng kể, chẳng hạn như nhức đầu, sốt, khó chịu hoặc mệt mỏi.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Phát ban</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Phát ban bắt đầu dưới dạng các sẩn ban đỏ, thường ở một vùng da đơn lẻ hoặc một số vùng da liền kề nhau. Sự phân bố trên da của phát ban mụn nước của herpes zoster tương ứng với các vùng chi phối cảm giác của hạch có liên quan.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong vòng vài ngày, mụn nước được gộp lại thành nhóm là biểu hiện chủ yếu, phát ban sau đó trở thành mụn mủ. Ban có thể xuất huyết ở những người bị ức chế miễn dịch và những người tuổi cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh nổi mụn nước khi nhiễm vi rút Varicella-zoster (VZV)" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh nổi mụn nước khi nhiễm vi rút Varicella-zoster (VZV)</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ở những người có khả năng miễn dịch bình thường, các tổn thương bệnh đóng vảy từ 7 đến 10 ngày và không còn được coi là có khả năng lây nhiễm. Sẹo giảm hoặc tăng sắc tố có thể tồn tại vài tháng đến nhiều năm sau khi herpes zoster đã khỏi. Khi các tổn thương mới vẫn tồn tại hơn một tuần sau khi xuất hiện sẽ là bằng chứng về khả năng suy giảm miễn dịch tiềm ẩn của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mặc dù phát ban có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào, nhưng vùng da ngực và thắt lưng thường gặp nhất. Một số bệnh nhân cũng có thể có một vài mụn nước rải rác, phản ánh sự hiện diện của vi rút varicella-zoster (VZV) sớm trong bệnh herpes zoster.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm giác mạc do herpes zoster</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Hay còn gọi là herpes zoster mắt, có thể do sự tham gia của nhánh nhãn cầu của dây thần kinh sinh ba của sọ não. Zona ở mắt có thể đe dọa đến thị giác của người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm dây thần kinh cấp tính</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đau là triệu chứng phổ biến nhất của herpes zoster. Hầu hết các bệnh nhân mô tả có cảm giác "bỏng rát", "đau nhói" hoặc "như dao đâm". Phần lớn bệnh nhân bị đau trước khi phát ban ở vùng da bị ảnh hưởng. Cơn đau thần kinh có thể liên tục hoặc không liên tục và thường xảy ra trước khi phát ban từ hai đến ba ngày, nhưng khoảng thời gian này có thể dài hơn. Trước khi phát ban, cơn đau thần kinh thường bị lầm tưởng là một bệnh khác, chẳng hạn như đau thắt ngực, viêm túi mật, viêm ruột thừa, bệnh đĩa đệm cột sống hoặc đau quặn thận,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Đau dây thần kinh sau gáy (PHN): Là cơn đau đáng kể kéo dài trong 90 ngày sau khi bắt đầu phát ban. Các triệu chứng cảm giác cũng có thể bao gồm tê, rối loạn tiêu hóa, ngứa và dị ứng ở vùng da bị ảnh hưởng. Khoảng 10-15 % bệnh nhân bị herpes zoster sẽ phát triển PHN</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh mụn rộp ở mắt : Khi bệnh herpes zoster có liên quan đến dây thần kinh sọ V, có thể dẫn đến giảm thị lực và mù lòa</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng Ramsay Hunt (herpes zoster oticus): Bao gồm bộ ba triệu chứng: Liệt mặt hai bên, đau tai và mụn nước trong ống thính giác hoặc trên màng nhĩ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bội nhiễm vi khuẩn</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bội nhiễm vi khuẩn" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bội nhiễm vi khuẩn</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm virus lan tỏa nội tạng</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng thần kinh khác: Viêm màng não, viêm não, bệnh thần kinh vận động, viêm tủy, Hội chứng Guillain-Barré,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những người bị herpes zoster có thể truyền vi rút varicella-zoster (VZV), gây bệnh thủy đậu (thủy đậu) cho những người tiếp xúc chưa từng bị varicella (tức là chưa từng tiêm varicella hoặc vắc xin thủy đậu ).</p>
<p style="text-align: justify;">VZV lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương herpes zoster đang hoạt động hoặc qua đường lây truyền trong không khí từ những người bị herpes zoster khu trú. Các tổn thương được coi là không lây nhiễm sau khi đóng vảy.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Quá trình diễn biến tự nhiên của herpes zoster bị ảnh hưởng bởi tình trạng miễn dịch của vật chủ. Sự tái hoạt của vi rút VZV bị ảnh hưởng bởi quá trình phát sinh miễn dịch liên quan đến tuổi, suy giảm miễn dịch liên quan đến bệnh, hoặc ức chế miễn dịch gây bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuổi: Tuổi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với sự phát triển của herpes zoster. Có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster theo độ tuổi bắt đầu từ khoảng 50 tuổi. Mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng biến chứng cũng tăng lên theo tuổi</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có nguy cơ tái hoạt động VZV tăng lên và tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn vì giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào T. Bao gồm những người cấy ghép tạng, ghép tủy, điều trị hóa chất, xạ trị, bệnh nhân nhiễm HIV.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh tự miễn dịch: Tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster tăng lên ở những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn dịch (viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột), chủ yếu liên quan đến việc sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch</p>
<p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ khác:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giới tính: Tỷ lệ herpes zoster cao hơn ở phụ nữ</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chủng tộc: Tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster thấp hơn đáng kể ở người Mỹ da đen so với người Mỹ da trắng</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chấn thương: Chấn thương thể chất có thể là một yếu tố nguy cơ của herpes zoster, đặc biệt là herpes zoster ở sọ</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các tình trạng bệnh đi kèm</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị herpes zoster có thể truyền vi rút varicella zoster (VZV) cho những người chưa bị thủy đậu và chưa được chủng ngừa thủy đậu . VZV lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc từ các tổn thương da chưa lành. Do đó để phòng bệnh herpes zoster cần phải:</p>
<p style="text-align: justify;">- Che đậy tổn thương cẩn thận, cho người bệnh đeo khẩu trang</p>
<p style="text-align: justify;">- Rửa tay thường xuyên</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tránh để bệnh nhân tiếp xúc với phụ nữ có thai chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm vắc xin thủy đậu , trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, và những người bị suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho những người chưa từng mắc</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ở những người suy giảm miễn dịch, chẩn đoán herpes zoster thường chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng (mụn nước mọc đơn phương hoặc thành cụm, thường đau ở vùng chi phối của dây thần kinh).</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, herpes zoster đôi khi có thể xuất hiện với các tổn thương da không điển hình (ví dụ xuất huyết), đặc biệt là ở những người bị suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm virus herpes simplex có thể phát triển các tổn thương mụn nước theo phân bố có thể bị nhầm lẫn với herpes zoster. Khi biểu hiện lâm sàng không chắc chắn, cần chỉ định thêm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các kỹ thuật chẩn đoán bao gồm xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA) và nuôi cấy vi rút.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm PCR hay được sử dụng vì có độ nhạy cao nhất để chẩn đoán herpes zoster" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_xet-nghiem-pcr.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm PCR hay được sử dụng vì có độ nhạy cao nhất để chẩn đoán herpes zoster</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm PCR hay được sử dụng vì có độ nhạy cao nhất để chẩn đoán herpes zoster (> 95%) và nhanh hơn (≤1 ngày) so với các kỹ thuật nuôi cấy thông thường. Xét nghiệm PCR có thể được sử dụng bệnh phẩm là các tổn thương ở tất cả các giai đoạn, bao gồm cả các tổn thương ở giai đoạn muộn (loét và đóng vảy). PCR cũng chẩn đoán được với bệnh phẩm dịch não tủy, máu và các bệnh phẩm khác (thủy tinh thể, dịch rửa phế quản phế nang).</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi không có xét nghiệm PCR, có thể làm xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA) qua các vết xước từ các tổn thương da mụn nước chưa đóng vảy. Xét nghiệm DFA có kết quả trong khoảng hai giờ. Độ nhạy của DFA thấp hơn đáng kể so với xét nghiệm PCR, chỉ xấp xỉ 55 % so với PCR. DFA thường bị giới hạn bởi chất lượng của bệnh phẩm vì phải có đủ tế bào da bị nhiễm bệnh trên phiến kính để đảm bảo xét nghiệm hợp lệ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy vi rút: Phương pháp này có độ nhạy từ 50- 75 % trong các mẫu dương tính với PCR. Độ nhạy của nuôi cấy phụ thuộc rất nhiều vào tuổi của tổn thương (tổn thương càng gần lành thì khả năng có vi rút nuôi cấy trong tổn thương càng ít); Ngoài ra, nuôi cấy có thể âm tính giả nếu đã bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh herpes zoster</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của herpes zoster không biến chứng thường bao gồm phát ban mụn nước ở da và viêm dây thần kinh cấp tính, trước hoặc xảy ra đồng thời với phát ban. Phát ban thường chỉ giới hạn ở một vùng da, nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng đến hai hoặc ba vùng da lân cận. Một số bệnh nhân cũng có thể có một vài mụn nước rải rác nằm cách xa vùng da có liên quan. Việc điều trị herpes zoster bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>1. Liệu pháp kháng vi rút</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">a, Mục tiêu</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian đau liên quan đến viêm dây thần kinh cấp tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Thúc đẩy nhanh chóng chữa lành các tổn thương da</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngăn ngừa hình thành tổn thương mới</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm sự phát tán của vi rút để giảm nguy cơ lây truyền</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngăn ngừa biến chứng đau sau zona</p>
<p style="text-align: justify;">b, Điều trị cụ thể</p>
<p style="text-align: justify;">- Nên bắt đầu điều trị thuốc kháng vi rút trong vòng 72 giờ sau khi khởi phát triệu chứng để đạt hiệu quả tối ưu</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị: Có thể sử dụng valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir, cả 3 thuốc cho hiệu quả tương đương. Liều được sử dụng để điều trị herpes zoster như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Valacyclovir: 1000mg x 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày</p>
<p style="text-align: justify;">+ Famciclovir: 500mg x 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Acyclovir: 800mg x 5 lần mỗi ngày trong 7 ngày</p>
<p style="text-align: justify;">Các tác dụng phụ không phổ biến có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau đầu.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>2. Điều trị hỗ trợ</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân zona không có biến chứng, không cần thiết sử dụng thường quy các điều trị hỗ trợ. Với những trường hợp có biến chứng như viêm dây thần kinh và đau nhiều, có thể sử dụng các thuốc hỗ trợ</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân bị đau nhẹ, thuốc chống viêm không steroid và acetaminophen có thể là những tác nhân hữu ích để giảm đau.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những người bị đau vừa đến nặng làm rối loạn giấc ngủ, việc xử trí có thể khó khăn hơn và có thể cần thêm các thuốc giảm đau khác tùy theo quyết định của bác sĩ với từng trường hợp cụ thể</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm vi khuẩn bội nhiễm: Kháng sinh kết hợp, thường dùng nhóm tác dụng tốt trên vi khuẩn gram dương và tụ cầu</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>3. Điều trị zona tái phát</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị zona tái phát nên được điều trị bằng liệu pháp kháng vi rút với liều lượng và thời gian tương tự như điều trị đợt đầu. Tuy nhiên, các đợt zona tái phát là không phổ biến. Do đó, cần nuôi cấy vi rút hoặc làm các xét nghiệm phát hiện khác để chản đoán xác định</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-herpes-zoster-spzmx |
Hội chứng liệt nửa người | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hội chứng liệt nửa người</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng liệt nửa người là hội chứng gây nên do tổn thương bó tháp, có thể có hoặc không có tổn thương thần kinh sọ kèm theo với biểu hiện lâm sàng là tình trạng mất vận động hữu ý ở tay và chân cùng bên cơ thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng liệt nửa người" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_liet-nua-nguoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hội chứng liệt nửa người</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Giải phẫu bó tháp: con đường vận động chủ động gồm hai nơron: nơron thứ nhất ở vỏ não (vị trí hồi trán lên), bó tháp được hình thành từ sợi trục của những noron này. Từ vỏ não bó tháp đi qua bao trong xuống thân não. Tại vị trí 1/3 dưới hành tuỷ 9/10 số sợi của bó tháp bắt chéo qua đường giữa sang bên đối diện tạo thành bó tháp chéo để tiếp tục đi xuống tuỳ 1/10 các sợi con lại của bó tháp tiếp tục đi thẳng xuống tuỷ sống được gọi là bó tháp thẳng. Sừng trước tuỷ là vị trí bắt đầu cửa noron vận động thứ 2. Bó tháp thẳng có các sợi bắt chéo qua đường giữa để chi phối nơron vận động ở bên đối diện và bó tháp chéo tách ra các nhánh chi phối các nơron vận động cùng bên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân gây liệt nửa người có thể do tổn thương thần kinh trung ương tại vị trí não bộ hoặc tủy sống. Do tính chất bắt chéo của bó tháp nên tổn thương não sẽ gây ra liệt nửa người bên đối diện, tổn thương tủy sẽ gây liệt cùng bên tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Diễn biến bệnh có thể xảy ra đột ngột, cấp tính hoặc từ từ chậm chạp tùy vào nguyên nhân gây bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Hội chứng liệt nửa người</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân cấp tính: chấn thương não, chấn thương tủy gây chảy máu trong não hay tủy sống, chấn thương cột sống gây chèn ép tủy, đột quỵ não (nhồi máu, xuất huyết), nhồi máu tủy, do viêm não, viêm tủy sống…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210909/20210909_liet-nua-nguoi-1.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân ít cấp tính hơn: u não, u tủy sống, rỗng tủy, bệnh lí não miễn dịch…</p>
<p style="text-align: justify;">Trong đó 1 số yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi tăng nguy cơ gây bệnh như: THA, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, hút thuốc lá, bệnh lí van tim, rối loạn nhịp tim, dùng thuốc tránh thai… tăng nguy cơ đột quỵ não, bệnh lí loạn dưỡng chất trắng, viêm mạch…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Hội chứng liệt nửa người</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Đánh giá tình trạng liệt nửa người gồm: đánh giá cơ lực giúp đánh giá mức độ liệt, trương lực cơ và phản xạ gân xương giúp định hình tính chất liệt cứng hay liệt mềm, đánh giá rối loạn cảm giác đi kèm, rối loạn cơ tròn, các phản xạ tủy khác…</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám vận động: các nghiệm pháp khám như Raimiste (tay), Barré chi trên và chi dưới, Mingazzini ở chi dưới,…</p>
<p style="text-align: justify;">Mức độ liệt thông qua thang điểm đánh giá cơ lực Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Vương quốc Anh như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Độ 0/5 : Không có sự co cơ</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 1/5: co cơ nhìn thấy được nhưng không hoặc gây ra cử động chi rất nhỏ</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 2/5: Có cử động chi nhưng không thắng được trọng lực</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 3/5: Cử động thắng trọng lực nhưng không thắng được sức cản</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 4/5: Cử động thắng được phần nào sức cản của người khám</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 5/5: Cơ lực bình thường</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Liệt chi trên chi dưới có thể đồng đều hoặc không phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Ví dụ tổn thương vùng vỏ não thường liệt không đồng đều, tổn thương vùng bao trong thường liệt đồng đều chi trên và chi dưới.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Liệt chi dưới" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_liet-tu-chi-9319.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Liệt chi dưới</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ở các bệnh nhân bị hôn mê việc thăm khám có thể khó khăn hơn, chủ yếu bằng việc kích thích đau ở từng chi đánh giá mức độ phản ứng xem sức cơ bên nào yếu hơn, nghiệm pháp thả rơi liệt rơi xuống nhanh và nặng nề hơn bên không bị bệnh, hay quan sát tư thế bàn chân bị bệnh thường đổ ngoài…</p>
<p style="text-align: justify;">Trương lực cơ, phản xạ gân xương thường tăng, có thể giảm trong trường hợp choáng tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn cảm giác có thể xảy ra nửa người bên liệt: đánh giá cảm giác nông như đau, nóng lạnh, cảm giác sâu: tư thế, vị trí…với các mức độ giảm, mất.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các phản xạ tủy khác: phản xạ da bụng, da bừu..</p>
<p style="text-align: justify;">- Dinh dưỡng: teo cơ, loét hay không, …</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Hội chứng liệt nửa người</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Để hồi phục bệnh cần có khoảng thời gian nhất định, có sự khác biệt ở từng nhóm nguyên nhân, từng cá thể bệnh. Có các trường hợp có thể hồi phục hoàn toàn như đột quỵ não giai đoạn sớm được điều trị đúng (tiêu sợi huyết, lấy huyết khối..) giúp tái thông hoàn toàn tuần hoàn não, tụ máu não do chấn thương được giải phóng chèn ép… Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp diễn biến bệnh có thể để lại các di chứng yếu liệt không hồi phục, ảnh hưởng đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Phương pháp điều trị phục hồi chức năng hết sức cần thiết để cải thiện di chứng, giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dự phòng:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh (ví dụ tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim… gây nguy cơ đột quỵ, u não….)</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_kham-phoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Khi đã được chẩn đoán bệnh cần tuân thủ điều trị</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chế độ sinh hoạt lành mạnh: không uống rượu bia, không hút thuốc lá, tập thể thao đều đặn, tránh các chấn thương vùng đầu, cổ..</p>
<p style="text-align: justify;">+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, chiên xào rán, kiêng da nội tạng động vật, hạn chế tinh bột đường, hạn chế muối,… uống nhiều nước và tăng cường rau xanh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng liệt nửa người</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các bước chẩn đoán liệt nửa người gồm: chẩn đoán hội chứng, định khu tổn thương, chẩn đoán nguyên nhân</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Chẩn đoán các triệu chứng</strong> được xác định qua thăm khám không quá khó khăn, tuy nhiên cần đánh giá mức độ liệt để có kế hoạch chăm sóc phù hợp</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Chẩn đoán định khu tổn thương</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây liệt nửa người có thể do tổn thương não bộ hoặc tổn thương ở tủy cổ cao cần đánh giá định khu để chỉ định các thăm dò phù hợp tìm nguyên nhân gây bệnh. Do đặc điểm giải phẫu, cấu trúc đường đi bó tháp, các cấu trúc thần kinh khác nhau nên tại mỗi vị trí tổn thương sẽ có đặc điểm lâm sàng riêng biệt. Để chẩn đoán định khu cần có sự đánh giá một cách tỉ mỉ, chính xác và toàn diện các dấu hiệu thần kinh khu trú khác đi kèm.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người do tổn thương vỏ não: tính chất liệt nửa người không đồng đều chi trên và chi dưới, có thể phối hợp liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số VII trung ương, thất ngôn với tổn thương bán cầu ưu thế, rối loạn cảm giác không gian với tổn thương bán cầu không ưu thế…</p>
<p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người do tổn thương vùng bao trong: thường liệt đồng đều chi trên và chi dưới, rối loạn cảm giác bên đối diện, có thể có hoặc không có liệt mặt.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người do tổn thương vùng thân não: biểu hiện điển hình của hội chứng giao bên tức là tổn thương liệt vận động trung ương đối bên tổn thương, liệt thần kinh sọ ngoại vi cùng bên tổn thương hội chứng Weber (có liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện kèm liệt dây III bên tổn thương) do tổn thương cuống não</p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng Millard - Gubler (liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện và liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương).</p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng Schmidt (liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện và liệt dây IX, X, XI kiểu ngoại vi bên tổn thương).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người do tổn thương tủy cổ cao: hội chứng Brown – Séquard với biểu hiện lâm sàng liệt vận động trung ương và cảm giác sâu bên tổn thương, mất hay giảm cảm giác đau và nhiệt bên đối diện dưới mức tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Chẩn đoán nguyên nhân liệt nửa người</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Từ việc định khu tổn thương sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc chỉ định các thăm dò chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh gồm CT và MRI.</p>
<p style="text-align: justify;">Ví dụ: Liệt nửa người xuất hiện đột ngột, CT và MRI có thể giúp phát hiện tổn thương tụ máu do chấn thương, tổn thương đột quỵ não thể nhồi máu hay xuất huyết não, tổn thương do tắc tĩnh mạch não, dị dạng mạch não….</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI chẩn đoán nguyên nhân gây liệt nửa người" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_chup-hinh-MRI-05.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI chẩn đoán nguyên nhân gây liệt nửa người</em></p>
<p style="text-align: justify;">Liệt nửa người xuất hiện từ từ do các khối choán chỗ (u não), viêm não bán cấp ….</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác: sinh hóa máu đánh giá các rối loạn chuyển hóa, rối loạn đông máu… là yếu tố nguy cơ đột quỵ não, thăm dò điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch …giúp đánh giá nguy cơ và nguyên nhân do tim mạch….</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Chẩn đoán phân bệt:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cần phân biệt liệt nửa người với các trường hợp:</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn phân ly: thường xuất hiện biểu hiện bệnh sau sang chấn tâm lý, triệu chứng bệnh thay đổi theo các tác động của yếu tố khách quan, có sự thay đổi trong các lần thăm khám và triệu chứng bệnh không logic.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệt Todd: chứng liệt có thể xuất hiện trong vòng vài giờ trong cơn động kinh cục bộ vận động hoặc cơn động kinh cục bộ toàn bộ hoá thứ phát. Chẩn đoán dựa vào bệnh sử và diễn biến của liệt đặc biệt là tình trạng tái diễn triệu chứng có tính chất định hình, điện não đồ giúp phát hiện các bất thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hiện tượng mất chú ý nửa thân với biểu hiện mất nhận thức nửa thân, phủ định bên bệnh do tổn thương thùy đỉnh bán cầu không ưu thế.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng liệt nửa người</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh cần điều trị nguyên nhân</p>
<p style="text-align: justify;">Ví dụ: do tụ máu chấn thương, u não cần can thiệp ngoại khoa, tai biến đột quỵ não cần điều trị theo phác đồ,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra cần kế hoạch điều trị hỗ trợ quá trình hồi phục:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chăm sóc bên chi thể bị liệt: vật lí trị liệu cần thực hiện cầng sớm càng tốt nếu như không có chống chỉ định để tránh nguy cơ gây teo cơ, cứng khớp…. Luôn để tư thế chi ở trạng thái sinh lí.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vật lí trị liệu cần thực hiện cầng sớm càng tốt cho người bị liệt" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_Vat-ly-tri-lieu_21.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vật lí trị liệu cần thực hiện cầng sớm càng tốt cho người bị liệt</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Chăm sóc da vị trí tỳ đè (lăn trở, massage, nằm đệm nước hay đểm không khí có vách ngăn...) tránh loét</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đề phòng các nhiễm khuẩn cơ hội: nhiễm khuẩn tiết niệu do hạn chế vận động, do rối loạn cơ tròn, nhiễm khuẩn hô hấp do sặc hay do nằm lâu ứ đọng đờm rãi…</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ theo chế độ bệnh lí</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-liet-nua-nguoi-seile |
Bệnh dây thần kinh tam thoa | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Dây thần kinh số V hay được gọi là dây thần kinh tam thoa, là dây thần kinh sọ lớn nhất trong 12 đôi dây thần kinh sọ não. Nhân dây thần kinh số V có 4 nhân: 1 nhân vận động và 3 nhân cảm giác nằm dài tại vùng thân não. Vị trí của nhân vận động nằm ở cầu não, phía trong nhân cảm giác chính, vị trí của nhân cảm giác chính nằm ở mặt bên cầu não, nhân gai tam thoa nằm ở hành não và tủy cổ cao, nhân trung não ở phần cầu não trên và trung não.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Dây thần kinh số V" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_(1280x720)__day-than-kinh-so-v.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dây thần kinh số V</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đường đi của dây thần kinh tam thoa: dây thần kinh chia 2 rễ: rễ cảm giác lớn và rễ vận động nhỏ hơn khi đi ra từ cầu não, băng qua bể trước cầu não đi đến đỉnh xương đá, chui qua chỗ khuyết màng cứng để vào khoang Meckel. Từ đó hạch Gasser được tạo thành do các thân của sợi thần kinh lan rộng sau đó thần kinh số V chia thành 3 nhánh nhỏ bao gồm: Nhánh mắt (V1); Nhánh hàm trên (V2); Nhánh hàm dưới (V3).</p>
<p style="text-align: justify;">- Thần kinh tam thoa được bao quanh bởi nhiều mạch máu tạo thành vòng mạch máu bao quanh ít nhất một nửa rễ thần và vùng vào của rể thần kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh đau dây thần kinh số V có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, thường gặp là 50-70 tuổi, tỉ lệ gặp nữ nhiều hơn nam. Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên, ít khi xảy ra hai bên, tỉ lệ đau dây thần kinh số 5 ở hai bên xảy ra với tỉ lệ khoảng 3-6%</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Thường không xác định rõ được nguyên nhân gây đau dây V, hay được chẩn đoán đau dây V vô căn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong một số trừờng hợp, có thể do:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chèn ép dây thần kinh V</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau dây V do mạch máu tiếp xúc với dây V gây chèn ép dây thần kinh, tỉ lệ có thể gặp khoảng 60%. Nguyên nhân thường hay gặp là do động mạch tiểu não trên chèn ép rễ cảm giác tại vị trí đi vào cầu não.</li>
<li style="text-align: justify;">Đau dây V có thể do chèn ép bởi các khối u nằm ở vùng góc cầu – tiểu não và các vùng lân cận của góc cầu - tiểu như: u màng não, u nang thượng bì, u tuyến yên, các ung thư di căn, do túi phình mạch não gây ảnh hưởng đến các nhánh dây thần kinh tam thoa, tỉ lệ gặp có thể gặp 5- 8 %</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra có ung thư hay u, do amyloid; do nhồi máu nhỏ, u mạch máu ở cầu não hay hành não, viêm màng não có thể là nguyên nhân gây đau. Một số trường hợp có căn nguyên gia đình, bất thường khử myelin nguyên phát ví dụ trong bệnh xơ cứng rải rác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tính chất đau dây thần kinh số V rất đặc thù, cụ thể:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ vài giây</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tính chất đau dây thần kinh số V rất đặc thù" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_day-than-kinh-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tính chất đau dây thần kinh số V rất đặc thù</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Mức độ thường rất nặng, mô tả như: dao đâm, như cắt, sốc điện, nóng bỏng, đau nhói.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tính chất khởi phát đau: tự phát hoặc khi điểm cò súng bị kích thích. Các vị trí phần trung tâm của mặt, quanh mũi và miệng thường được ghi nhận là điểm cò súng. Những kích thích thông thường như gây đau, kích thích nhiệt, sờ nhẹ hay những kích thích rung có thể khởi phát cơn đau. Do đó với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như rửa mặt, cạo râu… cũng có thể gây ra tình trạng khó chịu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên mặt, biểu hiện tại các vùng theo diện chi phối của các nhánh dây thần kinh. Theo nghiên cứu ở Minnesota năm 1945-1984: đau chỉ ở vùng V2 (nhánh hàm trên) chiếm tỉ lệ 35%, chỉ ở vùng V3 (nhánh hàm dưới) chiếm tỉ lệ 29%, ở vùng V1 (nhánh mắt) chiếm tỉ lệ 4%, ở vùng V2 và V3 chiếm tỉ lệ 19%, ở cả V1, V2 và V3 là 1%.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ngoài cơn đau các triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn, bệnh nhân cảm giác bình thường.Tuy nhiên có các trường hợp cơn đau có thể xảy ra từng đợt trong vài giờ với mức độ nặng khiến cho người bệnh cảm giác tính chất cơn đau kéo dài liên tục.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân có thể có nhiều cơn mỗi ngày do triệu chứng bệnh có xu hướng nặng lên theo thời gian, các cơn thường xuất hiện dày hơn và cường độ có thể tăng nặng hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bên cạnh đó có một số trường hợp tính chất cơn đau không điển hình như triệu chứng đau kéo dài, đau có tính chất âm ỷ , đau không có điểm cò súng, không rõ theo sự phân bố diện chi phối của các nhánh thần kinh số V. …có thể do SEP, U, phình động mạch hay do dị dạng động - tĩnh mạch. Vì vậy đã có các trường hợp chẩn đoán nhầm với các bệnh do răng như: sâu răng, viêm tủy răng…</p>
<p style="text-align: justify;">Về thăm khám thực thể thường không có dấu hiệu thần kinh khác. Có thể thấy suy giảm nhẹ cảm chủ yếu là giảm nhẹ cảm giác sờ và nhiệt nhưng không thay đổi cảm giác đau với các kĩ thuật khảo sát định lượng chuyên sâu hơn. Với các trường hợp đau dây V vô căn, phản xạ thần kinh thường bình thường, với các trường hợp không điển hình có thể có một số bất thường.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sau khi giải quyết được nguyên nhân với các trường hợp tìm được nguyên nhân, tiên lượng bệnh thường . Với các trường hợp không xác định được nguyên nhân điều trị nội khoa mang lại hiệu quả cao tuy nhiên có thể phải điều trị kéo dài và dễ tái phát. Do đó trên thực tế lâm sàng thường cần phối hợp nhiều phương pháp trong suốt quá trình điều trị. Bên cạnh đó triệu chứng đau có thể khiến người bệnh luôn có hành vi và tâm lý xã hội bất ổn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng lao động khi các biện pháp nội khoa không còn hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tại chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, nên khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tốt nhất để phát hiện sớm các nguyên nhân gây đau và điều trị kịp thời.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa vô căn là chẩn doán lâm sàng, dựa vào các yếu tố như bệnh sử mô tả tính chất điển hình của cơn đau, khám thực thể bình thường, thường đáp ứng với carbamazepine.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẫn chẫn đoán đau dây thần kinh tam thoa (theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế, 1988)</p>
<p style="text-align: justify;">A. Là các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và < 2 phút.</p>
<p style="text-align: justify;">B. Đau có ít nhất 4 trong các đặc điểm sau: 1. Đột ngột, dữ dội, nhói, nông, như đâm hay nóng bỏng. 2. Phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa. 3. Cường độ nặng. 4. Được kích thích bởi các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, nói, rửa mặt, hay đánh răng. 5. Giữa các cơn đau, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">C. Không có thiếu sót thần kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">D. Các cơn được lặp lại ở mỗi bệnh nhân riêng biệt. E. Loại trừ các nguyên nhân đau mặt khác từ bệnh sử, khám thực thể, và cận lâm sàng đặc biệt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng: </strong>không có các thăm dò đặc hiệu chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa. Các kĩ thuật CĐHA chủ yếu được sử dụng để phát hiện các nguyên nhân có thể gây bệnh như u dây thần kinh số VIII, xung đột thần kinh mạch máu, các khối u vùng góc cầu tiểu não, tổn thương vùng cầu não…..được phát hiện trên MRI sọ não. Hiện tại trước khi can thiệp ngoại khoa, CT Scan và MRI Scan được coi là kĩ thuật bắt buộc phải thực hiện.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện các nguyên nhân có thể gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chup-mri-tam-soat-ung-thu-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện các nguyên nhân có thể gây bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đau thần kinh do Herpes: tổn thương da kiểu mụn nước vùng á niêm mạc, cảm giác đau rát nhiều</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau đầu từng chuỗi (Cluster Headache): điểm khác biệt là dấu hiệu chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi ....đi kèm cùng với tính chất đau đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau co thắt nửa mặt (Hemifacial Spasm): đau thường kèm theo co giật các cơ một bên mặt, tính chất đau thường không dữ dội như đau thần kinh tam thoa, nguyên nhân do thần kinh VII bị kích thích.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Với các trường hợp đau thứ phát có căn nguyên, cần loại bỏ các căn nguyên gây bệnh đó.</p>
<p style="text-align: justify;">- Với các trường hợp đau dây V vô căn hay không xác định được nguyên nhân thì điều trị triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1 Điều trị nội khoa:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thường được ưu tiên và đem lại hiệu quả tới 70%. Tỉ lệ điều trị nội khoa không hiệu quả khoảng 30 % đo không đáp ứng thuốc hoặc gặp các tác dụng phụ không thể dung nạp. Bện cạnh đó còn có khoảng 50% số trường hợp có đáp ứng tốt ban đầu với điều trị nội sau đó không còn hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;">* Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng, có thể điều trị đơn trị liệu hoặc đa trị liệu:</p>
<p style="text-align: justify;">- Carbamazepine được sử dụng là loại thuốc đầu tay dùng để điều trị ngoài ra còn là 1 trong các biện pháp điều trị thử để hỗ trợ chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cơ chế tác dụng: làm giảm sự phóng điện lạc chỗ nhờ khả năng ức chế các neurone bị kích thích thông qua ngăn cản kênh Na+ ở màng tế bào</p>
<p style="text-align: justify;">+ Liều trung bình hiệu quả là 600-1200 mg/ngày, thường bắt đầu với liều thấp khoảng 100-200mg/ngày, tăng dần mỗi 200mg cho đến khi có tác dụng hay tác dụng phụ xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, suy nghĩ lờ đờ, mất thăng bằng, có nguy cơ phản ứng dị ứng thuốc dữ dội.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc khác thuộc nhóm chống co giật như valproate, clonazepam, pimozide, phenytoin, Neurontin ….</p>
<p style="text-align: justify;">- Baclofen là thuốc chọn lựa hàng đầu khi phối hợp với carbamazepine hoặc không dung nạp với carbamazepine. Liều khởi đầu là 5-10mg, dùng ba lần mỗi ngày, sau đó tăng liều 10mg mỗi hai ngày. Liều hiệu quả thường là 50-60mg /ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số thuốc khác có thể dùng như prednisone, kháng viêm không steroid, misoprostol, , amitriptyline tuy nhiên hiệu quả chưa được nghiên cứu rõ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2 Điều trị ngoại khoa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ định điều trị ngoại khoa:</p>
<p style="text-align: justify;">- Áp dụng với các trường hợp đau dây V điển hình tuy nhiên điều trị nội khoa không hiệu quả hay khi điều trị nội khoa có hiệu quả nhưng phải sử dụng liều cao, có tác dụng phụ gây không thể dung nạp thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">Với những trường hợp đau ở mặt không điển hình không nên sử dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa.</p>
<p style="text-align: justify;">a. Phương pháp phá hủy rễ thần kinh V</p>
<p style="text-align: justify;">Phá huỷ rễ thần kinh có thể phá huỷ hoàn toàn (microsurgical rhizotomy) hoặc phá huỷ một phần (phá hủy chọn lọc.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Phá hủy rễ thần kinh V một phần: có 3 kỹ thuật phá hủy rễ thần kinh V bằng Glycerol, bằng bóng áp lực, bằng nhiệt đông.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Phá huỷ hoàn toàn phẫu thuật cắt rễ thần kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">b. Phương pháp phá hủy thần kinh ngoại vi</p>
<p style="text-align: justify;">Phá hủy thần kinh ngoại vi có thể thực hiện bằng phẫu thuật cắt thần kinh V ngoại vi hoặc tiêm Alcohol.</p>
<p style="text-align: justify;">c. Phương pháp không làm tổn thương dây V</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp giải áp vi mạch (Microvascular decompression): được áp dụng do căn nguyên đau dây V do xung đột thần kinh mạch máu với kĩ thuật vi phẫu tách xa động mạch khỏi dây thần kinh V sau đó chèn một giải cơ vào</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-day-than-kinh-tam-thoa-suhge |
Hội chứng loạn sản tủy xương | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hội chứng loạn sản tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng loạn sản tủy xương có tên tiếng anh là Myelodysplastic syndromes (MDS), đây là một tổ hợp các rối loạn trong tủy xương. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng loạn sản tủy xương là do sự rối loạn tế bào gốc tạo máu (hay các tế bào máu chưa trưởng thành).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng loạn sản tủy xương là do sự rối loạn tế bào gốc tạo máu" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_shutterstock_126428768.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng loạn sản tủy xương là do sự rối loạn tế bào gốc tạo máu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng loạn sản tủy xương hay loạn sản sinh tủy (MDS) bao gồm các rối loạn điển hình như: rối loạn sinh các tiền thân tạo máu, giảm các tế bào máu ngoại vi, tăng tế bào tủy xương,... tất cả các tác động xảy ra có thể chuyển hóa sang tình trạng bệnh nguy hiểm hơn là lơ xê mi cấp dòng tủy (AML). Người mắc bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng bệnh gây tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe như nhiễm trùng thường xuyên, sốt cao, dễ chảy máu hoặc bầm tím cơ thể,...</p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng loạn sản tủy xương (MDS) là căn bệnh phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt phổ biến ở những người lớn tuổi trên 70. MDS còn được biết đến như một biến chứng hậu điều trị các bệnh ung thư có sử dụng phương pháp xạ trị và hóa trị. Một số ý kiến khác còn cho rằng, tình trạng loạn sản tủy xương là mầm mống của căn bệnh ung thư máu, cụ thể là ung thư bạch cầu cấp tính. Tuy nhiên, khả năng MDS chuyển hóa thành ung thư máu rất hiếm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Hội chứng loạn sản tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vai trò chính của tủy xương là sản xuất ra 3 loại tế bào gốc sinh máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi loại tế bào lại mang một nhiệm vụ khác nhau như: bạch cầu giữ vai trò chuyên vận chuyển oxy, bạch cầu mang nhiệm vụ chống nguy cơ máu nhiễm khuẩn và tiểu cầu giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu. Hội chứng loạn sản tủy xương xuất hiện sẽ khiến cho chức năng hoạt động vốn có của tủy xương bị ảnh hưởng, cụ thể là giảm lượng sản sinh 1 hoặc cả 3 loại tế bào máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chưa được nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên những yếu tố sau đây có thể tác động làm tăng nguy cơ gây bệnh:</p>
<p style="text-align: justify;">- Vấn đề giới tính và tuổi tác: Bệnh MDS thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới, những người trên 60 tuổi ít có nguy cơ mắc bệnh hơn người trẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn bẩm sinh: Những bệnh nhân mắc phải các căn bệnh gây rối loạn bẩm sinh như bệnh thiếu máu Fanconi, hội chứng Down có nguy cơ bị loạn sản tủy xương cao hơn bình thường. Các căn bệnh này đều có nguyên nhân chính đến từ hiện tượng đột biến gen từ ba mẹ, vì vậy có thể nói hội chứng loạn sản sinh tủy có liên quan đến tính di truyền.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bị hội chứng Down có nguy cơ bị loạn sản tủy xương cao hơn bình thường" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_loan-san-tuy-xuong-6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bị hội chứng Down có nguy cơ bị loạn sản tủy xương cao hơn bình thường</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân từng được điều trị ung thư bằng biện pháp xạ trị hay hóa trị đều có nguy cơ cao mắc bệnh loạn sản sinh tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phơi nhiễm hóa chất (benzen, thuốc trừ sâu, khói thuốc,...) hoặc phơi nhiễm kim loại nặng (chì và thủy ngân) hoặc phơi nhiễm phóng xạ (tai nạn phản ứng hạt nhân, nổ bom nguyên tử,...) cả 3 trường hợp này đều có liên quan đến hội chứng loạn sản tủy xương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Hội chứng loạn sản tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng bệnh MDS sẽ xuất hiện ở mỗi đối tượng bệnh là khác nhau, mức độ nặng nhẹ cũng tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh. Ban đầu, những biểu hiện của bệnh thường không biểu hiện nhiều hoặc thậm chí không xuất hiện triệu chứng bất thường. Trường hợp phát hiện hội chứng loạn sản tủy xương ở giai đoạn sớm hầu như là do tình cờ khi kiểm tra máu định kỳ phát hiện công thức máu giảm. Hầu hết những bệnh nhân loạn sản tủy xương chỉ biểu hiện những triệu chứng rõ rệt khi tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số triệu chứng thường thấy của bệnh nhân loạn sản tủy xương biểu hiện như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Luôn có cảm giác mệt mỏi, da dẻ xanh xao thiếu sức sống, hay bị chóng mặt buồn nôn, khó thở,... các dấu hiệu của tình trạng thiếu tế bào hồng cầu (thiếu máu).</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh có thể bị sốt cao đột ngột, dễ bị nhiễm trùng hoặc các vùng bị viêm nhiễm tiến triển nặng hơn, thường xuyên bị nhiệt miệng, cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém... các dấu hiệu thiếu tế bào bạch cầu (giảm bạch cầu).</p>
<p style="text-align: justify;">- Thường xuyên gặp tình trạng bị thâm tím hoặc xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu nướu,... do không có đủ lượng tiểu cầu trong máu (do tình trạng giảm tiểu cầu).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thường xuyên gặp tình trạng bị thâm tím hoặc xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu nướu" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_home-remedy-bruises.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thường xuyên gặp tình trạng bị thâm tím hoặc xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu nướu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, hội chứng loạn sản tủy xương có xu hướng chuyển biến thành ung thư nếu không được xử lý kịp thời. Các triệu chứng bất thường khác có thể sẽ xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiến triển của bệnh loạn sản tủy xương</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả các tế bào máu có chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể đều được tạo ra từ tủy xương, hay nói cách khác các tế bào gốc tạo ra máu được sinh ra từ tủy xương và sẽ phát triển thành các loại tế bào chức năng khác nhau. Tình trạng loạn sản tủy xương sẽ khiến cho quá trình sản sinh các tế bào gốc gặp vấn đề, các tế bào gốc bình thường có thể bị đột biến chuyển thành các tế bào ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">Các tế bào ung thư sẽ liên tục nhân bản gây rối loạn quá trình sản sinh các tế bào máu chức năng, hiện tượng này còn được gọi là nhân bản loạn sản. Các tế bào máu nuôi dưỡng cơ thể (hồng cầu), các tế bào máu bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh (bạch cầu) và các tế bào máu giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu (tiểu cầu) tất cả đều bị giảm do tình trạng loạn sản và dị sản gây ra. Thiếu hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu đều gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị bệnh sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong khi đó, các tế bào nguyên bào tủy xương (tế bào blast) được sản sinh ngày càng nhiều chiếm chỗ của các tế bào máu chức năng. Nếu tình trạng tế bào nguyên bào xuất hiện quá nhiều trong máu sẽ dẫn tới bệnh bạch cầu cấp tính, hay còn được hiểu là bệnh ung thư máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn phát triển của hội chứng loạn sản tủy xương</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với đa số các trường hợp bệnh ung thư được chẩn đoán giai đoạn đều dựa trên mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư, hoặc dấu hiệu di căn. Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc phải hội chứng loạn sản tủy xương thì các đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo hệ thống tính điểm International Prognostic Scoring System (IPSS-R) thì các yếu tố nhằm xác định giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ dựa trên các chỉ số của:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỉ lệ tế bào gốc tạo máu có trong tủy xương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các số lượng nhiễm sắc thể bất thường trong tế bào.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉ số hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu trong máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Dựa theo kết quả đo các chỉ số kể trên, các bác sĩ sẽ xác định được nguy cơ mắc bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng loạn sản tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Theo hệ thống ghi điểm của tổ chức y tế thế giới (WHO), xác định nguy cơ mắc bệnh và kiểm tra mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ dựa trên 3 yếu tố:</p>
<p style="text-align: justify;">- Loại loạn sản tủy xương phát triển (theo phân loại của WHO).</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân loại các bất thường nhiễm sắc thể theo nhóm tốt, trung bình hoặc kém.</p>
<p style="text-align: justify;">- Có cần truyền máu thường xuyên hay không.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài việc xác định nguy cơ mắc bệnh loạn sản tủy xương (MDS), các biện pháp trên còn cho thấy nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư máu cao hay thấp. Bác sĩ sẽ có định hướng điều trị bệnh phù hợp đối với từng trường hợp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng loạn sản tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị loạn sản tủy xương (MDS) có thể được phát hiện nguy cơ mắc bệnh bởi có công thức máu bất thường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp có xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường nên tìm tới các xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Một số trường hợp có xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường nên tìm tới các xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_benh-vien-da-khoa-medlatec-dia-chi-xet-nghiem-cho-ket-qua-chuan-xac-nhat-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một số trường hợp có xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường nên tìm tới các xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm các chỉ số hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu thì chưa thể chẩn đoán bệnh nhân bị loạn sản tủy xương. Một số căn bệnh khác cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm công thức máu bất thường như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng thiếu máu bất sản.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu của ung thư (như khối u hạt lớn dạng lympho hay ung thư bạch cầu cấp tính).</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân dương tính với HIV virus.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có hệ miễn dịch quá mẫn cảm.</p>
<p style="text-align: justify;">Để lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp thì kết quả chẩn đoán bệnh phải chính xác. Lựa chọn tối ưu nhất để chẩn đoán hội chứng loạn sản tủy xương (MDS) là thực hiện sinh thiết tủy xương. Các xét nghiệm sau đây sẽ được chỉ định thực hiện:</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tế bào học di truyền: Tìm kiếm các nhiễm sắc thể bị biến đổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tế bào dòng chảy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm hóa mô miễn dịch: Kiểm tra các tế bào gốc tạo máu có trong tủy xương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm gene phân tử.</p>
<p style="text-align: justify;">Quá trình sinh thiết có thể diễn ra trong khoảng 15 - 20 phút, và bệnh nhân sẽ được tiêm gây tê cục bộ. Khi có kết quả sinh thiết bác sĩ có thể khẳng định bệnh nhân có bị loạn sản tủy xương hay không. Tuy nhiên, để xác định được thể MDS đang có trong người bệnh thì phải cần thêm một vài các xét nghiệm máu và tủy xương khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng loạn sản tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh nhân loạn sản tủy xương cần phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, loại MDS, độ tuổi và sức khỏe thực tế của người bệnh. Tùy thuộc vào mỗi đối tượng mà phương pháp điều trị có thể sử dụng thuốc, tiến hành cấy ghép tủy xương hay chỉ cần theo dõi tình trạng bệnh tại nhà mà không cần điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp bệnh nhân bị loạn sản tủy xương nhưng vẫn có sức khỏe tốt, các triệu chứng bệnh xuất hiện không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì có thể được tư vấn không cần chữa trị mà chỉ cần theo dõi tình hình bệnh tại nhà. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường xảy ra thì sẽ liên hệ ngay tới các bác sĩ điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân loạn sản tủy xương là Azacitidine hoặc Deoxy Azacitidine. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh khó chịu, giảm nguy cơ chuyển biến sang lơ xê mi và cải thiện thời gian sống cho bệnh nhân. Ngoài ra, các loại thuốc hỗ trợ sinh máu cũng có thể được chỉ định như:</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân loạn sản tủy xương là Azacitidine" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_loan-san-tuy-xuong-8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân loạn sản tủy xương là Azacitidine</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc Erythropoietin: được chỉ định cải thiện tình trạng thiếu máu, thuốc sẽ được sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với G-CSF (hiệu quả khi nồng độ erythropoietin huyết thanh <5 mU/mL).</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng yếu tố làm kích thích tạo cụm hạt nhằm cải thiện triệu chứng giảm bạch cầu hạt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chất chủ vận của thrombopoietin có tác dụng điều trị tình trạng giảm tiểu cầu. Ngoài ra, các nhóm chức năng tủy khác cũng được cải thiện với loại thuốc này.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số trường hợp bệnh nhân được truyền máu để xử lý tình trạng thiếu máu, lượng sắt trong máu có thể bị dư thừa và tích tụ không tốt cho sức khỏe vì vậy các loại thuốc đào thải sắt có thể được chỉ định. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh cũng được sử dụng nhằm xử lý các trường hợp nhiễm trùng trong quá trình mắc bệnh MDS.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp cấy ghép tủy xương và thay thế tế bào gốc có thể sẽ được chỉ định thực hiện khi tình trạng bệnh phát triển quá nặng hoặc có dấu hiệu biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phương pháp cấy ghép tủy xương và thay thế tế bào gốc" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_Cấy-ghép-tủy-xương-Cấy-ghép-tế-bào-gốc-là-gì-1280x720.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương pháp cấy ghép tủy xương và thay thế tế bào gốc</em></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này liên quan tới việc sử dụng hóa trị liều cao để tiêu diệt các tế bào máu bất thường, và kết hợp thay thế các tế bào máu gốc khỏe mạnh mới được hiến tặng. Cấy ghép tủy xương và tế bào gốc là phương pháp điều trị loạn sản tủy xương hiệu quả nhất cho tới thời điểm hiện tại, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp thực hiện.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-loan-san-tuy-xuong-sajwm |
Bệnh do Toxoplasma | "<div class=\"description\">\n\n\n\n <section id=\"disease-causes\" c(...TRUNCATED) | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-do-toxoplasma-smwnr |
Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng | "<div class=\"description\">\n\n\n\n <section id=\"disease-descriptio(...TRUNCATED) | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-dam-roi-than-kinh-that-lung-snsbr |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
No dataset card yet
Contribute a Dataset Card- Downloads last month
- 14