title
stringlengths 3
90
| content
stringlengths 158
41.4k
| url
stringlengths 40
127
|
---|---|---|
Lao tai | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Lao tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lao là một trong những bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam, theo thống kê thì số bệnh nhân tử vong do lao mỗi năm khoảng 17.000 trường hợp. Trong đó, số người mắc mới vẫn tăng hàng năm, đặc biệt tỉ lệ mắc lao kháng thuốc ngày càng gia tăng. Trong khi tỉ lệ điều trị bệnh lao chỉ khoảng 52%.</p>
<p style="text-align: justify;">Lao phổi chiếm tỉ lệ cao nhất tới 60%. Còn lao tai thuộc nhóm lao ngoài phổi ít gặp. Vi khuẩn lao có thể xuất hiện ở tai ngoài, tai giữa hay tai trong. Trong đó, lao tai giữa phổ biến nhất, lao tai trong là biến chứng của lao tai giữa, chưa có trường hợp nào xuất hiện đơn lẻ, lao tai ngoài rất hiếm gặp.</p>
<p style="text-align: justify;">Vì vậy, bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh lao tai ngoài và loa tai giữa.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lao tai ngoài:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Thể bệnh thường gặp của lao tai ngoài đó là lao da luput. Bệnh sẽ xuất hiện ở vành tai và dái tai, các Luput này thường xuất hiện cùng Luput ở vùng khác như mặt, mũi, gây ra những tổn thương trên da có thể từ nông đến sâu, thậm chí vào sụn gay biến dạng vành tai hoặc gây hẹp ống tai. Các thể lao tai ngoài hiếm gặp hơn như lao bòn, lao hạt cơm.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lao tai giữa:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, lao tai giữa có thể gặp thể điển hình là có lao phổi rõ rệt hoặc thể không điển hình là không có lao phổi. Thể không điển hình rất khó chẩn đoán và đòi hỏi phải có thời gian, xét nghiệm đặc hiệu và đặc biệt là bác sĩ giàu kinh nghiệm theo dõi mới phát hiện được.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Lao tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lao tai ở người bị lao phổi</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Đây là thể lao điển hình, lao tai là thứ phát khi lao phổi không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể lây lan đến cơ quan khác, trong đó có tai. Trường hợp lao lai này có thể biểu hiện ở 2 thể đó là: Lao tai thâm nhiễm và lao tai loét sùi:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thể lao tai thâm nhiễm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng của thể lao này tương tự như các trường hợp viêm tai thông thường gây chảy dịch mủ tai: Màng nhĩ sẽ đục, sau đó xuất tiết trong hòm nhĩ, dịch nhiều dần có thể gây thủng màng nhĩ làm chảy dịch mủ. Nếu không được điều trị có thể tiến thành thể viêm tai lao loét sùi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thể viêm tai lao loét sùi:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thể bệnh này thường có diễn biến mạn tính ngay từ đầu, khởi bệnh một cách kín đáo và ít có triệu chứng nên bệnh nhân và bác sĩ thường hay bỏ qua.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng điển hình của lao tai ở người bị lao phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng cơ năng :</p>
<p style="text-align: justify;">Hai triệu chứng điển hình là: chảy dịch tai và điếc</p>
<p style="text-align: justify;">Dịch tai màu vàng, có mùi hôi, dịch đặc và đôi khi không đồng nhất, có thể vón cục. Mùi thối tai trong lao tai rất dai dẳng, thậm chí sau khi vệ sinh tai sạch sẽ, lau hết dịch vẫn còn mùi thối.</p>
<p style="text-align: justify;">Điếc là triệu chứng xuất hiện sớm, tính chất đột ngột khi thính lực thay đổi ngay. Điếc trong bệnh lao tai là điếc tai trong, tức là điếc tiếp nhận.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng thực thể:</p>
<p style="text-align: justify;">Thường khi dịch tai chảy nhiều bệnh nhân mới đi khám bệnh, Lúc này có thể thấy xuất hiện nhiều lỗ thủng trên màng nhĩ. Các lỗ thủng này tròn đều, có bờ mỏng và viền đỏ, phần màng nhĩ còn lại nhạt hơn và có dấu hiệu thâm nhiễm. Khi màng nhĩ bị thủng nhiều thì có thể thành lỗ thủng to. Thông qua lỗ thủng, bác sĩ có thể quan sát thất đáy hòm nhĩ có nhiều nụ sùi màu hồng nhạt, mềm. Khi cắt bỏ các nụ sùi này có thể tái phát lại nhanh. Đôi khi, đáy hòm nhĩ có thể có giả mạc bao hết bên trên và có thể có hiện tượng chạm xương nếu thăm dò bằng que châm. Khi ấn vào sào bào, bệnh nhân sẽ rất đau mặc dù quan sát có thể xương chũm hoàn toàn bình thường. Có thể có hạch phản ứng xuất hiện ở sau tai và trước bình tai.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lao tai giữa ở người không bị lao phổi</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp này rất hiếm, trước đây còn không được đề cập. Đây là tình trạng lao nguyên phát ở thời kỳ hậu sơ nhiễm ở tai.</p>
<p style="text-align: justify;">Thể lao tai nguyên phát thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng tương tự các bệnh viêm tai giữa do các tác nhân khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau các đợt cấp của viêm tai mũi họng. Bệnh nhân có thể có triệu chứng sốt, đau họng, đau tai, ù tai, thủng màng nhĩ và chảy mủ tai, có thể có nổi hạch trước tai.</p>
<p style="text-align: justify;">Lỗ thủng màng nhĩ sẽ to ra một cách nhanh chóng, nụ sùi vùng đáy hòm nhĩ nhợt nhạt và có thể loang rộng thành giả mạc trắng phủ trên bề mặt hòm nhĩ.</p>
<p style="text-align: justify;">Vì bệnh có thể tự khỏi giống các bệnh viêm tai mủ thông thường nên thường ít được chẩn đoán là lao tai.</p>
<p style="text-align: justify;">Đôi khi bệnh có thể có diễn biến kéo dài, mạn tính và gây ra các biến chứng phức tạp như: viêm xương chũm do lao, chảy dịch tai mạn tính. Tuy nhiên thể bệnh này ít khi gây liệt mặt.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Lao tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Lao tai gây ra nhiều biến chứng nặng nề, trong đó có một số biến chứng điển hình sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệt mặt: Đây là biến chứng xuất hiện bất ngờ và thường xuất hiện sớm. Liệt mặt xuất hiện cùng bên lao tai. Đôi khi biến chứng này cũng xuất hiện từ từ tăng dần. Liệt mặt trong lao tai là liệt không hồi phục. Người bệnh sẽ vĩnh viễn bị liệt nên cần điều trị lao tai ngay khi phát hiện, trước khi có biến chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Abces dưới cốt mạc: Abces thường xuất hiện ở mặt ngoài xương chũm, từ đó gây ra các lỗ rò sau vành tai hay trong ống tai ngoài. Các lỗ rò thường bị che lấp miệng lỗ bởi tổ chức hạt, đôi khi tổ chức hạt sùi lên làm bác sĩ nhầm lẫn với ung thư. Aces dưới cốt mạc thường có ít mủ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm mê nhĩ: Đây là biến chứng phổ biến nhất của lao tai. NGuyên nhân của biến chứng này là do mê nhĩ bị viêm bởi độc tố vi khuẩn lao. Mê nhĩ viêm làm cho bệnh nhân bị điếc nặng. Khi khám sẽ không thấy phản ứng mê nhĩ hay có phản ứng quá kích thích.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài nguyên nhân do độc tố vi khuẩn lao, viêm xương cũng có thể gây viêm mê nhĩ. Xương bị viêm có nhiều mủ thối và tổ chức sùi làm che lấp xương, giả mạc che ụ nhô. Thăm dò bằng que trâm thấy xương bị mủn và di động trong hòm nhĩ. Dây thần kinh mặt có thể bị liệt gây ra hội chứng mê nhĩ - mặt.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm mê nhĩ do lao không gây ra viêm màng não như các trường hợp viêm tai xương chũm thông thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng thủng động mạch cảnh tuy ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì có thể có nguy cơ vỡ mạch gây tử vong. Biến chứng này được cảnh báo bởi tình trạng mủ trong hòm nhĩ đập theo nhịp mạch và rỉ máu ra ống tai ngoài.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Lao tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lao có thể lây đến tai qua nhiều đường trong đó lây qua vòi Eustachi là phổ biến nhất. Ở trẻ em thì việc di chuyển của vi khuẩn lao dễ dàng hơn do cấu trúc vòi Eustachi của trẻ em to và ngắn hơn ở người lớn. Ngoài ra ở những người bị lao phổi nặng, lớp mỡ ở loa vòi bị teo khiến cho vòi Eustachi cũng bị rộng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lao cùng các vi khuẩn khác cùng xâm nhập tai từ đường hầu họng.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra vi khuẩn lao cũng có thể tấn công tai thông qua đường bạch huyết từ các hạch, V.A.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số tác giả cho rằng ở những bệnh nhân bị lao kê phổi, vi khuẩn lao cũng tràn vào máu và gây bệnh trên tai</p>
<p style="text-align: justify;">Rất hiếm trường hợp lao tai mà vi khuẩn lây qua đường da. Các vi khuẩn có thể từ Luput xâm lấn dần từ vành tai vào ống tai, màng nhĩ và hòm tai.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc lấy mẫu dịch tai làm xét nghiệm là một thử thách đối với các bác sĩ cũng như việc không bỏ sót lao tai là một điều khó trong thực hành lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lao tai ở bệnh nhân đang bị lao phổi: Dựa vào các triệu chứng: Điếc kiểu tai trong, liệt mặt, màng nhĩ bị thủng nhiều lỗ,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Lao tai không bị lao phổi: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như hạch trước tai, chảy dịch tai mạn tính, abces tai, mục xương,...</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán lao tai:</p>
<p style="text-align: justify;">Việc xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong lao tai đòi hỏi việc lấy mẫu xét nghiệm phải thực sự tốt, người lấy mẫu phải có nhiều kinh nghiệm.</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhuộm soi tìm AFB trong mẫu dịch rửa tai</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm phản ứng lao tố (Mantoux) hoặc IGRA (T-SPOT TB hay Quantiferon)</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm Gene Xpert.</li>
<li style="text-align: justify;">Nuôi cấy lao trong môi trường lỏng (MGIT)</li>
<li style="text-align: justify;">Làm giải phẫu bệnh các nụ sùi trong hòm nhĩ hay sào bào. Qua đó phát hiện nang lao hoặc vi khuẩn lao</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Lao tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;">Đi với người bệnh lao tai có lao phổi:</h3>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp lao phổi đang tiến triển: thì cần trì hoãn việc phẫu thuật trừ khi lao tai đã gây ra những biến chứng nặng nề hoặc ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân, bởi vì phẫu thuật có thể làm cho lao tiến triển nặng hơn. Các biện pháp điều trị bằng thuốc sẽ được ưu tiên hơn. Các thuốc đường uống được sử dụng đó là isoniazid (INH), Rifampicin, Ethambutol, P>A>S, Streptomycin, pyrazinamide,... </p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra cũng có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ như: đặt bấc thấm Heparin và Hydrocortisone hoặc INH, rắc Cloramphenicol dự phòng bội nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp lao phổi ổn định: </p>
<p style="text-align: justify;">Cần có thái độ xử trí rương tự các trường hợp viêm tai xương chũm mạn:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"> Nếu không có hủy xương thì điều trị thuốc giống như đã trình bày phía trên.</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu có hủy xương khi viêm xương nặng thì cần làm phẫu thuật khoét rỗng đá chũm, làm sạch xương mục. Cần phẫu thuật sớm trong các trường hợp viêm tai xương chũm do lao vì có thể gây biến chứng liệt mặt không hồi phục.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Sau phẫu thuật vẫn cần điều trị nội khoa tương tự như trên.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiên lượng điều trị lao tai phụ thuộc vào tổn thương tại phổi cũng như việc điều trị lao phổi.</p>
<h3 style="text-align: justify;">Đối với những trường hợp lao tai không có lao phổi.</h3>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp này thường khó chẩn đoán nên thường được chẩn đoán muộn dẫn đến điều trị muộn. Vì vậy cần xử trí giống như viêm tai thông thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi người bệnh có viêm tai giữa cấp, cần rạch màng nhĩ giải phòng dịch mủ. Nếu phát hiện viêm xương chũm cần phẫu thuật sớm để xử lý bảo tồn và lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tìm vi khuẩn lao cũng như làm giải phẫu bệnh. Lưu ý, chỉ đục rộng xương chũm chứ không nên phẫu thuật khoét rỗng đá chũm.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau phẫu thuật thì nên sử dụng Streptomycin tiêm bắp kết hợp Rimifon đường uống. Ngoài ra cần tăng dường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, nghỉ ngơi hợp lý và làm sạch môi trường sống, cải thiện môi trường sống được thông thoáng và nhiều ánh sáng tự nhiên.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm tai ở trẻ nhỏ thường nhạy với Streptomycin và INH.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm lượng của lao tai nguyên phát tốt hơn so với người có lao phổi kèm theo.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-tai-swncp |
Chứng hôi miệng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Chứng hôi miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ khoang miệng. Cảm nhận về hôi miệng là khác nhau giữa từng người, từng cộng đồng, xã hội. Hôi miệng gây ra sự lo lắng, bối rối, thiếu sự tự tin khi giao tiếp trong xã hội, là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh đến gặp bác sĩ Răng Hàm Mặt.</p>
<p style="text-align: justify;">Hôi miệng chiếm khoảng 25% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_hôimiệng.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Chứng hôi miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng, có thể chia thành 2 nhóm chính là: Hôi miệng có nguồn gốc từ khoang miệng và hôi miệng không có nguồn gốc từ khoang miệng</p>
<p style="text-align: justify;">a. Hôi miệng có nguồn gốc từ khoang miệng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mùi hôi có nguồn gốc từ bản thân thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng như khi ăn hành, tỏi, các thực phẩm có mùi</li>
<li style="text-align: justify;">Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể trực tiếp gây nên tình trạng hôi miệng do các sản phảm khí tạo ra hoặc gián tiếp thông qua các bệnh nha chu mà nó gây ra</li>
<li style="text-align: justify;">Khô miệng: Nước bọt có vai trò tự nhiên trong việc làm sạch khoang miệng. Vì vậy việc khô miệng do giảm tiết nước bọt (do bệnh lý hoặc giảm tiết tạm thời vào buổi sáng) có thể gây nên tình trạng tích tụ mùi hôi</li>
<li style="text-align: justify;">Do vệ sinh răng miệng không tốt, các mảnh vụn thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi khó chịu</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nha chu: Bệnh nha chu (cao răng, mảng bám, viêm quanh răng …) thường xuyên gây ra tình trạng hôi miệng do nó tạo thành nhiều vị trí thuận lợi cho vi khuẩn bám vào phát triển tạo thành sản phẩm có mùi</li>
<li style="text-align: justify;">Do các khí cụ trong miệng như: chất gắn răng giả bị ngấm thức ăn, do hở cổ răng giả, do dắt thức ăn bên dưới gần cầu răng, dắt thức ăn xung quanh khí cụ chỉnh nha, implant</li>
<li style="text-align: justify;">Do các vết loét, viêm nhiễm tại chỗ trong miệng, răng bị hở tủy chết tủy</li>
<li style="text-align: justify;">Lớp cặn ở lưỡi do các bệnh của lưỡi như nấm, viêm lưỡi</li>
<li style="text-align: justify;">Các bệnh lý về xương hàm như viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, các bệnh lý ác tính của xương hàm và lưỡi</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">b. Hôi miệng không có nguồn gốc từ khoang miệng</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Do thuốc: Một số thuốc có thể gián tiếp tạo ra hôi miệng do chúng làm giảm tiết nước bọt. Các loại thuốc khác có thể gây ra mùi khi chúng phân hủy và giải phóng sản phảm qua hơi thở ví dụ như nitrat, nitrit, phenothiazine …</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý mũi họng: Tình trạng viêm nhiễm ở mũi họng như viêm xoang, viêm amidan có thể tạo ra mùi hôi</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý dạ dày: bệnh trào ngược dạ dày thực quản và nhiều bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở hôi</li>
<li style="text-align: justify;">Chế độ ăn kiêng ít cacbonhydrate có thể gây nên hôi miệng do sự phân giải chất béo tạo ra các xeton có mùi</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng mùi cá ươn: là một hội chứng di truyền hiếm gặp do bệnh nhân không chuyển hóa được trimethylamine trong thực phẩm, dẫn đến nó tích tụ trong cơ thể và gây mùi</li>
<li style="text-align: justify;">Ngoài ra, hôi miệng có thể là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân ( môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi) <img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_hoi-mieng.jpg1.jpg"></li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Chứng hôi miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li>Mùi hôi sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Thường thì sẽ rất khó để một người có thể tự đánh giá mùi hôi miệng của chính mình. Tốt nhất nên nhờ một người thân đánh giá mùi hôi miệng của mình</li>
<li>Có một cách khác để phát hiện đó là liếm cổ tay, để khô rồi ngửi. Nếu vùng cổ tay có mùi hôi, rất có thể bạn đã bị chứng hôi miệng</li>
<li>Ngoài ra, trong một số trường hợp, một số người luôn cho rằng mình bị hôi miệng và thiếu tự tin dù họ rất ít hoặc không bị hôi miệng. Tình trạng này có thể gây nên hành vi làm sạch miệng ám ảnh</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Chứng hôi miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Thông thường bác sĩ sẽ đơn giản là ngửi hơi thở của một người nghi mắc chứng hơi thở hôi. Sau đó kết hợp với khám trực tiếp trên miệng để xác định nguyên nhân</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_310-hoi-mieng-1435-5b05.jpg"></p>
<p><em>Đánh răng đúng cách: đánh 2 lần 1 ngày sau ăn để điều trị hôi miệng</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Chứng hôi miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị:</strong> các biện pháp để điều trị chứng hối miệng bao gồm</p>
<p style="text-align: justify;">a. Điều trị tại nhà:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tránh ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi, kiêng hút thuốc lá, đồ uống có cồn ….</li>
<li style="text-align: justify;">Đánh răng đúng cách: đánh 2 lần 1 ngày sau ăn có thể làm giảm sử tích tụ mảng bám cũng như lấy cặn thức ăn thừa trong miệng, qua đó giúp làm giảm sự hình thành mùi hôi. Ngoài ra trong kem đánh răng cũng có các chất có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và trung hòa các chất gây mùi khó chịu. Chú ý chải lưỡi trong lúc đánh răng. Thay bàn chải 3 tháng/lần</li>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng chỉ tơ nha khoa, tăm nước: đây là các biện pháp hỗ trợ, phối hợp cùng chải răng làm sạch thức ăn và mảng bám</li>
<li style="text-align: justify;">Chú ý vệ sinh răng giả, cầu răng, hàm giả tháo lắp hàng ngày theo hướng dẫn của bác sỹ</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh để khô miệng: uống nhiều nước, hạn chế các sản phẩm có cồn, thuốc lá. Nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt</li>
<li style="text-align: justify;">Khám răng hàm mặt định kỳ 06 tháng/lần</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">b. Các biện pháp làm giảm hôi miệng tại bệnh viện:</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu đã vệ sinh răng miệng tốt mà vẫn còn mùi khó chịu, bạn nên đến khám chuyên khoa răng hàm mặt để tìm nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị tại bệnh viện tùy theo nguyên nhân gây mùi, bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Lấy cao răng, mảng bám, vệ sinh răng miệng: Có quá nhiều cao răng trong miệng có thể khiến các biện pháp vệ sinh tại nhà không còn hiệu quả. Việc lấy cao răng sẽ lấy đi các vị trí thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, trực tiếp giúp giảm mùi hôi, đồng thời về lâu dài cũng giúp các biện pháp vệ sinh tại nhà phát huy tác dụng.</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị bệnh lý nha chu: các tổn thương nha chu với túi lợi sâu tạo thành các ổ vi khuẩn gây mùi khó chịu. Thường thì các vị trí này không thể tự làm sạch được tại nhà. Việc điều trị bệnh nha chu sẽ giúp loại bỏ túi nha chu cũng như các ổ vi khuẩn này, làm giảm mùi hôi</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị các vết loét tại chỗ, các tổn thương nội nha gây mùi và các tổn thương khác (nếu có)</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu có các tổn thương toàn thân liên quan, bác sĩ Răng hàm mặt sẽ hướng dẫn bạn đến chuyên khoa phù hợp ( tai mũi họng, tiêu hóa …)</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/chung-hoi-mieng-shntn |
Lao kháng thuốc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện tượng lao kháng thuốc xảy ra khi thuốc được dùng để điều trị bệnh lao không còn có tác dụng nữa, tức là vi khuẩn lao đã kháng lại chính loại thuốc đó. Bệnh lao kháng thuốc vẫn có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành qua không khí nếu có sự tiếp xúc gần trong cùng một không gian, thông qua việc nói chuyện, ho hoặc hắt hơi khiến vi khuẩn văng ra theo giọt bắn, người xung quanh sẽ hít phải vi khuẩn lao và nhiễm bệnh.</p>
<p>Các triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân mắc lao kháng thuốc:</p>
<ul>
<li>Ho;</li>
<li> Sốt;</li>
<li>Khạc đờm;</li>
<li>Sụt cân.</li>
</ul>
<p>Điều đáng chú ý là những triệu chứng này khi điều trị bằng thuốc không hề thuyên giảm, hoặc có giảm trong một thời gian rồi sau đó lại tái phát với các biểu hiện tăng nặng, người bệnh tiếp tục bị sụt cân. Các biểu hiện khi mắc bệnh lao đa kháng thuốc gần như cũng tương tự với bệnh lao thông thường.</p>
<p>Tiêu chuẩn để chẩn đoán các thể lao kháng thuốc được xác định dựa trên kết quả kháng sinh đồ hoặc những xét nghiệm chẩn đoán nhanh dưới sự chứng thực của WHO, cụ thể như sau:</p>
<ul>
<li><b>Lao kháng thuốc: </b>là khi vi khuẩn lao chỉ kháng lại duy nhất 1 thuốc chống lao hàng một khác Rifampicin;</li>
<li><b>Lao kháng nhiều thuốc: </b>vi khuẩn lao kháng từ 2 loại thuốc hàng 1 trở lên, tuy nhiên không kháng với Rifampicin;</li>
<li><b>Lao đa kháng thuốc: </b>vi khuẩn lao có thể kháng lại đồng thời ít nhất 2 loại thuốc chống lao là Rifampicin và Isoniazid;<b> </b></li>
<li><b>Tiền siêu kháng: </b>là trường hợp lao đa kháng còn kháng thêm với bất kỳ loại thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone, hoặc kháng lại ít nhất 1 trong 3 loại thuốc dạng tiêm hàng 2 Amikacin, Kanamycin, Capreomycin (không kháng đồng thời cả 2 loại thêm);</li>
<li><b>Siêu kháng thuốc: </b>xảy ra khi lao đa kháng còn kháng thêm với bất kỳ loại thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone đồng thời kháng bất cứ loại thuốc nào trong 3 thuốc tiêm hàng 2 (Amikacin, Kanamycin, Capreomycin).</li>
</ul>
<p>Có thể nói trong số các bệnh về lao thì lao kháng thuốc là một bệnh vô cùng nguy hiểm, gây nên cuộc khủng hoảng đối với sức khỏe cộng đồng và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không những tiêu tốn nhiều chi phí mà lao kháng thuốc còn kéo dài lâu hơn thời gian điều trị, gây mệt mỏi cho bệnh nhân và gia đình cũng như tăng thêm gánh nặng y tế cho mỗi quốc gia. </p>
<p>Có một thực trạng đáng buồn gióng lên hồi chuông cảnh báo về tính chất nghiêm trọng của bệnh lao kháng thuốc tại Việt Nam:</p>
<ul>
<li>Nước ta thuộc nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về gánh nặng lao đa kháng cao nhất trên thế giới, đứng thứ 13/30 nước có số ca bệnh lao kháng thuốc nhiều nhất (dựa trên báo cáo bệnh lao toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2018);</li>
<li>Có khoảng 130.000 bệnh nhân mắc lao mới hàng năm, trong đó có hơn 5.000 người bị lao kháng thuốc và 7.000 người bị lao đồng nhiễm HIV.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Lao kháng thuốc có thể do các nguyên nhân sau đây gây nên:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Do bệnh nhân không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Đây là nguyên nhân phổ biến nhất do người bệnh dùng thuốc không đúng liều, không đầy đủ hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Có những người bệnh sau một thời gian điều trị thấy các triệu chứng bệnh đã giảm hoặc biến mất, sức khỏe được cải thiện thì cho rằng mình đã khỏi bệnh, dẫn đến việc bỏ ngang điều trị mà không tái khám, không thông báo cho bác sĩ.</p>
<p style="text-align: justify;">Có một thực tế đó là bệnh nhân không ý thức được rằng vi khuẩn lao có “ý chí sinh tồn” rất dẻo dai và mức độ nguy hiểm của chúng rất cao. Sau một thời gian lẩn khuất khi bị thuốc trị lao tấn công, nếu bệnh nhân bỏ điều trị giữa chừng, chúng sẽ chờ thời cơ để vùng dậy và hoạt động trở lại. Khi đó chính là lúc xảy ra hiện tượng lao kháng thuốc, bệnh không những không khỏi mà các triệu chứng còn trở nên nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài việc tự ý cắt liệu trình điều trị do thấy mình đã hết bệnh, có nhiều trường hợp bệnh nhân khi uống thuốc trị lao không chịu được tác dụng phụ của thuốc nhưng không xin tư vấn từ bác sĩ để điều chỉnh mà tự ý bỏ thuốc. Tiến bộ hơn, có bệnh nhân vẫn dùng thuốc trị lao nhưng lại uống không đủ liều, hoặc uống không đều đặn theo đúng phác đồ…</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả những trường hợp trên đều “tiếp tay” cho sự kháng thuốc và kéo dài tuổi thọ của vi khuẩn lao.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Do bản thân vi khuẩn lao</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Chúng ta cũng cần phải biết rằng trên thực tế, vi khuẩn lao được tạo hoá ban cho một “trí thông minh” đáng gờm khi chúng rất dễ đột biến, có thể tái cấu trúc để chống lại thuốc trị lao. Kể cả khi người bệnh đã tiếp nhận và thực hiện điều trị đúng cách, tuân thủ đúng theo phác đồ thì loại vi khuẩn này vẫn tìm được cách kháng lại thuốc chống lao. Do đó, trong suốt quá trình điều trị bệnh nhân cần phải tái khám định kỳ để nếu xảy ra tình trạng lao kháng thuốc thì sẽ được phát hiện và điều chỉnh kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">Một điểm đáng lưu ý khác đó là bệnh nhân hoàn toàn có thể bị lao kháng thuốc trước khi điều trị bệnh. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể nhiễm loại vi khuẩn lao vốn đã bật cơ chế kháng thuốc từ những bệnh nhân khác đã mắc lao kháng thuốc trong cộng đồng, sau đó loại vi khuẩn lao này lại tiếp tục trú ngụ và phát triển trong cơ thể chúng ta. Trong cộng đồng có rất nhiều người mắc lao kháng thuốc nhưng chưa được điều trị, do đó họ là nguồn bệnh khiến lao kháng thuốc lây lan sang những người khoẻ mạnh khác. </p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Do phác đồ điều trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Lao kháng thuốc cũng có khả năng xảy ra nếu bác sĩ lựa chọn phác đồ lao chưa thực sự phù hợp với bệnh nhân: không đủ thuốc cần thiết, không theo dõi đầy đủ khi cho bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc trong thời gian dài,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân mắc lao kháng thuốc:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ho;</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt;</li>
<li style="text-align: justify;">Khạc đờm;</li>
<li style="text-align: justify;">Sụt cân.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Điều đáng chú ý là những triệu chứng này khi điều trị bằng thuốc không hề thuyên giảm, hoặc có giảm trong một thời gian rồi sau đó lại tái phát với các biểu hiện tăng nặng, người bệnh tiếp tục bị sụt cân. Các biểu hiện khi mắc bệnh lao đa kháng thuốc gần như cũng tương tự với bệnh lao thông thường.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con đường lây truyền của bệnh lao là qua đường hô hấp. Phần lớn chỉ những người bệnh bị lao phổi mới có khả năng cao phát tán vi khuẩn lao ra ngoài môi trường và khiến người khác bị nhiễm bệnh. Những bệnh nhân mắc lao ngoài phổi (lao màng não, lao ổ bụng, lao hạch, lao xương,...) hầu như sẽ không lây bệnh lao cho người khác. Tuy nhiên mọi người cũng cần hết sức cẩn trọng do đa số các ca mắc bệnh lao thường sẽ xuất phát từ phổi đầu tiên và gây lao thứ phát tại các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó ngay cả khi bị lao ở bộ phận khác thì khả năng cao vi khuẩn lao tại phổi vẫn tồn tại song song và có thể lây lan ra cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Bản thân những bệnh nhân mắc lao kháng thuốc cũng cần phải ý thức được rằng họ sẽ là nguồn lây lan căn bệnh này cho người khác khi họ chưa và cả khi đang điều trị, thậm chí khi họ tự ý bỏ ngang liệu trình. Trong trường hợp người thân hoặc bạn bè xung quanh chúng ta bị mắc lao kháng thuốc, điều trước tiên cần làm đó là động viên họ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm đem lại hiệu quả tốt đẹp trong suốt quá trình chinh chiến với vi khuẩn lao. Ngoài ra, những ai chăm sóc, gần gũi và thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao kháng thuốc nói riêng và bệnh nhân lao phổi nói chung cần tự trang bị các biện pháp phòng bệnh cũng như đi kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh lao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;">Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao</h3>
<p style="text-align: justify;">Nuôi cấy mẫu bệnh trong môi trường đặc, kết quả có thể nhận được từ sau 3 - 4 tuần. Nếu môi trường nuôi cấy là môi trường lỏng, sau 2 tuần trả kết quả dương tính. </p>
<h3 style="text-align: justify;">Phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB</h3>
<p style="text-align: justify;">Cần tiến hành xét nghiệm đờm để phát hiện lao phổi ở tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc lao. Nhằm tạo điều kiện để bệnh nhân nhận kết quả chẩn đoán ngay trong ngày tới khám, có thể áp dụng ngay xét nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ thay vì phải xét nghiệm 3 mẫu đờm như trước đây. Cần hướng dẫn người bệnh lấy đúng cách mẫu đờm, mẫu 1 và mẫu 2 cần lấy cách nhau ít nhất 2 giờ.</p>
<h3 style="text-align: justify;">Chụp X-quang phổi</h3>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh lao phổi tiến triển biểu hiện trên phim chụp X-quang có thể là thâm nhiễm, hang, nốt, phần trên phế trường bị co kéo ½ , có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên. Biện pháp này có giá trị chẩn đoán cao đến 90% đối với các trường hợp bệnh nhân lao phổi AFB(+)</p>
<h3 style="text-align: justify;">Biện pháp xét nghiệm Xpert MTB/RIF</h3>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao, có thể trả ra kết quả sau khoảng 2 giờ. Đối với những ca bệnh AFB(+) thì phải làm thêm xét nghiệm Xpert để xác định được tình trạng kháng lại thuốc Rifampicin, trước khi áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc chống lao hàng 1. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;">Các mục tiêu cần hướng tới khi điều trị lao kháng thuốc:</h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Ngăn ngừa bệnh tái phát:</b> để đạt được mục tiêu này, bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn vì việc điều trị được thực hiện trong thời gian dài, đồng thời phải tuân thủ theo phác đồ một cách nghiêm ngặt để tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn có khả năng cao khiến bệnh tái phát. Điều trị bằng Rifampicin đóng vai trò chủ đạo để chinh phục mục tiêu này;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Ngăn ngừa vi khuẩn lao biến thể và kháng thuốc: </b>để mục tiêu này thành công, cần sử dụng kết hợp các loại thuốc đã được chứng minh có khả năng ngăn chặn các chủng vi khuẩn lao đột biến và hiện tượng kháng thuốc;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Giảm tải lượng vi khuẩn và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong:</b> để hoàn thành mục tiêu này thì rất cần tới sự trợ giúp của các loại thuốc các tác dụng diệt khuẩn mạnh như isoniazid, đặc biệt là áp dụng trong tuần đầu tiên và kết hợp với Rifampicin.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chỉ cần xuất hiện một chủng lao không đáp ứng với loại thuốc thông thường được dùng để chữa lao thì sẽ xảy ra tình trạng lao kháng thuốc. Do đó cần phải kết hợp thêm với những loại thuốc bậc 2 để điều trị, tuy nhiên hiệu quả trị bệnh sẽ thấp hơn và thời gian điều trị cũng vì thế mà kéo dài hơn. Khi một số loại thuốc không đem lại hiệu quả trong điều trị lao, điều này có nghĩa là bệnh lao đa kháng thuốc đã xảy ra. Vì vậy cần kết hợp nhiều loại thuốc với nhau trong điều trị lao kháng thuốc với thời gian tối thiểu là 9 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các loại thuốc cần thiết được áp dụng trong phác đồ trị lao kháng thuốc đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thuốc kháng sinh fluoroquinolones;</li>
<li style="text-align: justify;">1 loại kháng sinh dạng tiêm như: capreomycin (Capastat), amikacin (Amikin) và kanamycin;</li>
<li style="text-align: justify;">Loại kháng sinh mới hơn: axit para-aminosalicylic, ethionamide (Trecator) và bedaquiline (Sirturo). Chúng sẽ được tiêm kết hợp với những thuốc khác. Ngoài ra thuốc mới như Pretomanid còn được dùng kèm theo linezolid và bedaquiline. Những loại thuốc này vẫn đang cần được nghiên cứu thêm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Một loại bệnh khác cần phải kể đến đó là bệnh lao kháng siêu đa thuốc mặc dù hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Điều này thể hiện vi khuẩn lao có thể kháng lại hàng loạt các loại thuốc phổ biến như Rifampicin, isoniazid, fluoroquinolones và ít nhất 1 trong các loại thuốc kháng sinh đường tiêm.</p>
<h2>Điều trị lao kháng thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ gì? </h2>
<p>Khi người bệnh gặp những dấu hiệu dưới đây khi điều trị lao kháng thuốc, cần đi tái khám để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa:</p>
<ul>
<li>Xuất hiện tình trạng ngứa hoặc phát ban;</li>
<li>Sốt trên 3 ngày;</li>
<li>Buồn nôn, nôn ói hoặc mất cảm giác thèm ăn;</li>
<li>Đau bụng dưới;</li>
<li>Da hoặc mắt chuyển màu vàng;</li>
<li>Tay, chân bị tê, đau nhói hoặc nóng rát;</li>
<li> Chóng mặt;</li>
<li>Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu;</li>
<li> Cơ thể mệt mỏi</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-khang-thuoc-srchq |
Bệnh ho gà | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ho gà là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất dễ lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra . Trong giai đoạn phổ biến trước đây, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em <10 tuổi và thường biểu hiện như một bệnh ho kéo dài với một hoặc nhiều triệu chứng cổ điển: thở rít, ho kịch phát và nôn sau ho.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Ho gà là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất dễ lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_benh-ho-ga-.jpeg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Ho gà là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất dễ lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra</em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">Kể từ khi vắc xin bệnh ho gà ra đời vào cuối những năm 1940, dịch tễ học của bệnh đã thay đổi. Ở Hoa Kỳ trong những năm 1990, hơn một nửa số trường hợp bệnh xảy ra là ở thanh thiếu niên và người lớn. Thanh thiếu niên và người lớn bị nhiễm bệnh đóng vai trò là ổ chứa nhiễm trùng, có thể lây mầm bệnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và gây nên bệnh cảnh nghiêm trọng. Ở thanh thiếu niên và người lớn, các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ho gà thường không đặc hiệu. Tuy nhiên, người lớn > 65 tuổi mắc bệnh ho gà có nhiều khả năng phải nhập viện hơn những người lớn khác (14,8% số người mắc bệnh) hoặc tử vong do ho gà (chiếm 4,8% tổng số ca tử vong liên quan đến ho gà).</p>
<p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, khi chưa thực hiện chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh ho gà thường xảy ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương, nhất là những nơi có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp. Các trường hợp mắc bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do tỷ lệ cao bị các biến chứng của bệnh. </p>
<p style="text-align: justify;">Từ năm 1986, chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên cả nước, sau nhiều năm thực hiện tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh ho gà đã giảm một cách rõ rệt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ho gà do vi khuẩn Bordetella. pertussis gây nên, đây là cầu trực khuẩn gram âm, chỉ được tìm thấy và gây bệnh ở người, không gây bệnh trên những loài động vật khác. Vi khuẩn có sức đề kháng yếu khi ở ngoài môi trường, chỉ sống được vài giờ trong dịch tiết đường hô hấp và cần môi trường nuôi cấy đặc biệt. Có tới 8 loài Bordetella đã được các nhà khoa học định danh, trong đó có 3 loài (B. parapertussis , B. bronchiseptica , và B. holmesii ) có thể gây bệnh đường hô hấp ở người. B. parapertussis có thể gây ra các bệnh khác nhau, bao gồm các bệnh đường hô hấp trên không đặc hiệu cho tới đến bệnh ho gà cổ điển. B. bronchiseptica gây nhiễm trùng đường hô hấp ở nhiều loài động vật có vú, nhiễm trùng ở người thường xảy ra ở vật chủ bị suy giảm miễn dịch và có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Đối với B. holmesii, đây cũng có thể là tác nhân gây nhiễm trùng huyết.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Vi-khuan-ho-ga.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh sau khi phơi nhiễm thường từ 7 đến 10 ngày nhưng có thể là ba tuần hoặc lâu hơn. Nhiều trường hợp nhiễm B. pertussis dường như không có triệu chứng. Ở thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh hoặc người lớn có tiền sử nhiễm trùng trước đó hoặc đã từng tiêm vắc-xin ho gà, các triệu chứng có thể không điển hình.</p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn khởi phát</p>
<p style="text-align: justify;">Kéo dài từ một đến hai tuần, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu bao gồm đau mỏi toàn thân, đau bụng âm ỉ và ho nhẹ. Có thể có tăng nhiệt độ nhẹ, hiếm khi sốt cao. Triệu chứng sớm gợi ý bệnh ho gà là chảy nước mắt nhiều và sung huyết kết mạc. Ở giai đoạn này các xét nghiệm thường chính xác để chẩn đoán ho gà, tuy nhiên triệu chứng chưa điển hình làm bệnh dễ bị bỏ qua.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn toàn phát</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thường bắt đầu trong tuần thứ hai của bệnh. Các cơn ho kịch phát thường xảy ra liên tiếp và nhanh chóng, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường vào ban đêm và gần sáng: Khởi đầu là một cơn ho kéo dài không cầm được, sau cơ ho người bệnh thở rít như tiếng gà kêu, khạc nhiều đờm quánh dính. Ngất hoặc nôn sau cơn ho cũng có thể xảy ra. Nếu không được điều trị, giai đoạn kịch phát thường kéo dài từ hai đến ba tháng sau đó dần dần chuyển sang giai đoạn lui bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn lui bệnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn này có sự giảm dần về tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho, thường kéo dài 1-2 tuần hoặc hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổng thời gian các giai đoạn của bệnh ho gà thường khoảng ba tháng nhưng có thể kéo dài bốn tháng hoặc lâu hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Trẻ nhiễm ho gà, có biểu hiện ho nhiều, kéo dài " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Benh-ho-ga-o-tre-em.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ nhiễm ho gà, có biểu hiện ho nhiều, kéo dài </em></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà ở thanh thiếu niên và người lớn thường ít nghiêm trọng hơn so với trẻ sơ sinh và trẻ em. Nhiễm trùng trong quá khứ hoặc đã từng tiêm phòng bệnh có thể làm giảm triệu chứng bệnh, nhưng không tạo được miễn dịch suốt đời. Vì vậy, ho kéo dài có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng của ho gà có thể liên quan đến bản thân nhiễm trùng</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm phổi, viêm tai giữa</p>
<p style="text-align: justify;">+ Di chứng cơ học của ho nặng (xuất huyết dưới kết mạc, thoát vị thành bụng, gãy xương sườn, tiểu không tự chủ,… )</p>
<p style="text-align: justify;">+ Biến chứng hiếm gặp: Xuất huyết não, đột quỵ do bóc tách động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống, co giật,…</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Thời gian ủ bệnh của ho gà khá dài (1-3 tuần) so với các tác nhân gây viêm đường hô hấp trên khác. Nhiễm trùng ho gà lây lan qua các giọt đường hô hấp, nhất là những giọt bắn ra khi ho kịch phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phần lớn các trường hợp nhiễm mầm bệnh ho gà đều là nhiễm trùng không triệu chứng và những người này là tác nhân truyền bệnh quan trọng với những người tiếp xúc hoặc sống chung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người mắc bệnh ho gà được coi là nguồn bệnh cho tới khi họ được điều trị bằng kháng sinh thích hợp trong vòng 5 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao liên quan đến ho gà là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ sơ sinh (đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng)</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ nhỏ chưa được chủng ngừa vắc xin đầy đủ</p>
<p style="text-align: justify;">- Người lớn tuổi (nghĩa là> 65 tuổi)</p>
<p style="text-align: justify;">- Người béo phì</p>
<p style="text-align: justify;">- Người mắc bệnh hen, COPD</p>
<p style="text-align: justify;">- Giới tính (Nữ > Nam)</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng: Vắc xin ho gà được nghiên cứu ra từ rất sớm, cho đến nay đã có nhiều loại vắc xin ho gà được cải tiến và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở các quốc gia. Ở những nước có chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đã quan sát thấy tỷ lệ mắc bệnh ho gà giảm đáng kể. Vắc xin ho gà thường được tiêm chung với vắc xin phòng bạch hầu và uốn ván trong một mũi để tăng hiệu quả sinh kháng thể chống lại nhiều bệnh tật cùng lúc.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_tiem-vacxin-ho-ga.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng là biện pháp dự phòng an toàn cho sức khỏe </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Dự phòng phơi nhiễm: Những người tiếp xúc gần với người bị ho gà, nhất là những người sống chung nhà và thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao nên được dùng kháng sinh dự phòng, bất kể tiền sử tiêm chủng bởi lẽ kháng thể sinh ra do tiêm phòng vắc xin có thể không đủ để chống lại nguy cơ mắc bệnh do phơi nhiễm</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người bị phơi nhiễm vơi bệnh, đặc biệt là những người có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ, cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ho gà trong ba tuần sau khi tiếp xúc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bệnh nhân mắc bệnh ho gà nên được áp dụng các biện pháp phòng ngừa giọt bắn (ngoài các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn), tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ chưa được chủng ngừa hoặc được chủng ngừa chưa đầy đủ, cho đến khi bệnh nhân được dùng kháng sinh tối thiểu 5 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Ca bệnh lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán ho gà ở thanh thiếu niên và người lớn thường khó vì bệnh không điển hình. Chẩn đoán ca bệnh lâm sàng của bệnh ho gà khi người bệnh có các yếu tố sau đây:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ho kéo dài ít nhất hai tuần mà không rõ nguyên nhân, với một trong các triệu chứng sau:</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Cơn ho kịch phát kéo dài không cầm được</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tiếng thở rít.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nôn sau cơn ho</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trong thời gian và địa điểm dịch tễ bùng phát bệnh ho gà</li>
<li style="text-align: justify;">Có tiếp xúc gần với ca bệnh đã được xác định</li>
</ul>
<p><strong>Ca bệnh xác định</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có ít nhất một xét nghiệm dương tính với vi khuẩn ho gà, bao gồm cả những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm trái ngược nhau (ví dụ: nuôi cấy dương tính với PCR âm tính, nuôi cấy âm tính với PCR dương tính, hoặc huyết thanh dương tính với PCR âm tính) đều được coi là mắc bệnh ho gà.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nuôi cấy: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ho gà, độ nhạy trong thực tế chỉ từ 20%- 80%, nhưng độ đặc hiệu tuyệt đối (100%). Các yếu tố làm giảm độ nhạy của nuôi cấy bao gồm thời gian bị bệnh kéo dài tính đến thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm, đã sử dụng kháng sinh trước đó và đã từng tiêm chủng.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm PCR: Được sử dụng để chẩn đoán bệnh ho gà trong hầu hết các trường hợp. Xét nghiệm PCR vi khuẩn ho gà nhạy hơn nuôi cấy vì nó có thể phát hiện số lượng nhỏ các vi khuẩn dù còn sống hay đã chết, với độ đặc hiệu cao. Xét nghiệm PCR không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng kháng sinh trước đó và kết quả thường có trong vòng một đến hai ngày. Nhược điểm chi phí tương đối cao và khả năng cho kết quả dương tính giả.</li>
<li style="text-align: justify;">Huyết thanh học: Xét nghiệm kháng thể IgA, IgG và IgM với B. pertussis được sử dụng chủ yếu cho mục đích nghiên cứu dịch tễ học hoặc nghiên cứu.</li>
<li style="text-align: justify;">Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp giá thành rẻ và cho kết quả nhanh chóng nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu kém nên không được khuyến khích sử dụng để chẩn đoán.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp kháng sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉ định: Cần điều trị bằng kháng sinh cho tất cả bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng hoặc vi sinh bệnh ho gà và có biểu hiện lâm sàng trong vòng ba tuần sau khi bắt đầu ho. Mặc dù điều trị bằng kháng sinh ở giai đoạn sau của bệnh (đặc biệt là sau giai đoạn toàn phát) có thể không làm giảm triệu chứng, nhưng nó cũng có tác dụng trong việc đào thải vi khuẩn. Ở những đối tượng nguy cơ mắc bệnh nặng như người già và người suy giảm miễn dịch, việc điều trị bằng kháng sinh vấn rất cần thiết tới tuần thứ 6 của triệu chứng bệnh. Ngoài ra nên dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ bệnh mà chưa cần kết quả của xét nghiệm khẳng định.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Phác đồ:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Azithromycin uống trong năm ngày (500 mg ngày 1, tiếp theo là 250 mg ngày 2 đến ngày 5), hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Clarithromycin, 500 mg, uống hai lần mỗi ngày trong bảy ngày, hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trimethoprim- sulfamethoxazole 960mg (TMP-SMX) uống hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (lựa chọn thay thế)</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp hỗ trợ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Xử trí cơn ho: Cơn ho kịch phát của bệnh ho gà có thể nghiêm trọng và kéo dài, là nguyên nhân chính gây ra biến chứng. Có thể sử dụng Dextromethorphan để giảm những triệu chứng khó chịu vì cơn ho, tránh dùng opioid, vì nguy cơ tác dụng phụ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số biện pháp tại nhà có thể áp dụng để làm giảm cơn ho như: Uống nhiều nước, sử dụng máy xông hơi sương, tránh các tác nhân gây ho (ví dụ: khói thuốc, hóa chất mạnh, chất gây dị ứng) và ăn nhiều bữa nhỏ để tránh nôn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bệnh học truyễn nhiễm (2019)- Đại học Y Hà Nội.</li><li>Centers for Disease Control and Prevention: The Pink Book: Pertussis. 2015.</li><li>National Center for Immunization and Respiratory Diseases Division of Bacterial Diseases: 2014 Final Pertussis Surveillance Report. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, năm 2015.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ho-ga-snris |
Bệnh võng mạc đái tháo đường | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh võng mạc đái tháo đường</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh võng mạc đái tháo đường. Trước tiên là thời gian kéo dài của bệnh. Thời gian đái tháo đường càng dài thì càng nhiều khả năng xuất hiện bệnh võng mạc đái tháo đường. Điều này đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu.</li>
<li style="text-align: justify;">Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh võng mạc là kiểm soát đường máu. Nghiên cứu đái tháo đường tương lai của Anh (UKPDS) cho thấy rằng ở đái tháo đường typ 2, với mỗi 1% giảm HbA1c thì có thể giảm 35% nguy cơ bệnh võng mạc.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh võng mạc đái tháo đường được phân chia thành 2 loại chính, không tăng sinh và tăng sinh. Loại không tăng sinh có thể được chia thành nhẹ, trung bình, hoặc nặng (cũng như rất nặng) dựa vào một số đặc điểm của đáy mắt.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh có thể được tách ra thêm một nhóm là bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh nguy cơ cao.</li>
<li style="text-align: justify;">Hệ thống phân loại này phát triển từ hệ thống phân loại trước đây đã sử dụng các thuật ngữ bệnh võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh và bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh.</li>
<li style="text-align: justify;">Tất cả BS nhãn khoa cần phải học và sử dụng hệ thống phân loại mới nhất khi đánh giá bệnh nhân cũng như để chuyển đi hội chẩn chuyên khoa võng mạc</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh võng mạc đái tháo đường" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_benh-vong-mac-dai-thao-duong.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh võng mạc đái tháo đường</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh võng mạc đái tháo đường</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh là do tổn hại các tế bào quanh mao mạch võng mạc (các tế bào ở mặt trong thành mạch võng mạc). Tổn hại này làm yếu thành mao mạch, khiến cho máu và các dịch khác rò qua. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy ở các mao mạch.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh là do tổn hại các tế bào quanh mao mạch võng mạc" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_de-phong-bien-chung-mat-do-dai-thao-duong1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh là do tổn hại các tế bào quanh mao mạch võng mạc</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các tổn thương thành mạch gây giãn phình vi mạch (vi phình mạch)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngoài ra đái tháo đường còn gây biến đổi huyết động theo hướng làm tăng độ quánh của máu, làm giảm khả năng biến đổi hình dạng của hồng cầu nên khó đi qua được các chỗ hẹp, đồng thời tăng độ tập trung hồng cầu; cùng với hiện tượng giảm tiêu fibrin, tăng độ quy tập/tăng độ kết dính tiểu cầu dẫn đến nghẽn mạch và thiếu máu</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh võng mạc đái tháo đường</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ol style="list-style-type:upper-roman;">
<li style="text-align: justify;"><strong>TRIỆU CHỨNG KEYWORD</strong></li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhìn mờ</li>
<li style="text-align: justify;">Mất thị lực</li>
<li style="text-align: justify;">Đau nhức mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Chảy nước mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Ám điểm</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất huyết võng mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Phù gai thị</li>
<li style="text-align: justify;">Tân mạch gai thị</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh võng mạc đái tháo đường</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Kiểm soát tốt đường máu, HbA1C, mỡ máu và huyết áp</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuân thủ chế độ theo dõi, khám định kỳ của BS nhãn khoa</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tuân thủ chế độ theo dõi, khám định kỳ của BS nhãn khoa" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_photo_2018-09-25_09-56-16.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tuân thủ chế độ theo dõi, khám định kỳ của BS nhãn khoa</em></p>
<p> </p>
<p><strong>THEO DÕI </strong></p>
<ol>
<li> Khám lại bệnh nhân bị bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nhẹ là 6-12 tháng/lần, tùy theo mức độ nặng (NHMRC, Guidelines for the Management of Diabetic Retinopathhy, 2008). Chụp ảnh đáy mắt là một công cụ hữu ích để ghi tại các đặc điểm ban đầu, giúp BS nhãn khoa phát hiện các biến đổi sớm của đáy mắt. Chụp mạch huỳnh quang hoặc laser không được chỉ định ở thời gian này. Hơn nữa, cần hướng dẫn bệnh nhân về những biến đổi sớm của đái tháo đường cũng như kiểm soát đường máu thích hợp.</li>
<li>Khám theo dõi những bệnh nhân có bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh trung bình thường là 6 tháng/lần. Các nghiên cứu cho thấy tới 16% số bệnh nhân bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh trung bình có thể tiến triển thành bệnh tăng sinh trong vòng 4 năm, do đó các bệnh nhân này cần được hướng dẫn về tầm quan trọng của việc tuân thủ. Chụp ảnh đáy mắt hữu ích để ghi lại mức độ bệnh võng mạc về để đánh giá biến đổi ở các lần khám sau. Chụp mạch huỳnh quang không được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân, nhưng có thể hữu ích nếu muốn phân biệt dị thường vi mạch trong võng mạc với tân mạch thực sự.</li>
<li>Những bệnh nhân có bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nặng (rất nặng) cần được khám lại sau 3-4 tháng vì các nhà nghiên cứu nhận thấy từ 10% đến 50% số bệnh nhân ở mức này sẽ tiến triển thành bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh trong vòng 1 năm. Chụp mạch huỳnh quang thường không được chỉ định mặc dù có thể hữu ích trong các trường hợp chọn lọc để xác định thiếu máu cục bộ và các vùng tân mạch ẩn. Một số chuyên gia võng mạc khuyên làm quang đông bằng laser toàn võng mạc ở những bệnh nhân này. Do đó, ở mức độ này của bệnh võng mạc, cần chuyển cho chuyên gia võng mạc.</li>
<li>Phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng thường khỏi rất chậm sau điều trị, và bệnh nhân cần được tái khám 3-4 tháng sau điều trị để đánh giá hiệu quả và để xem có cần điều trị thêm không</li>
</ol>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh võng mạc đái tháo đường</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán</strong></h3>
<p style="margin-left: 14.15pt; text-align: justify;">Để chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường cần tiến hành thăm khám kỹ càng và tuần tự như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hỏi tiền sử bệnh, tiền sử các bệnh toàn thân, thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị, …</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đo huyết áp, xét nghiệm đường máu lúc đói, hemoglobin A1c và lipit máu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thăm khám tại mắt: ngoài việc cần thăm khám chức năng thị giác đầy đủ (đo thị lực, đo khúc xạ, đo nhãn áp, RAPD) thì cần đánh giá tổng thể tình trạng các bộ phận của nhãn cầu và tiến hành soi đáy mắt bằng đèn khe và thấu kính 60/90 hoặc kính tiếp xúc soi đáy mắt để loại trừ tân mạch và phù hoàng điểm. Nếu có kính soi đáy mắt gián tiếp thì thuận lợi hơn để đánh giá võng mạc chu biên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dấu hiệu chính của đáy mắt rất đa dạng và được phân biệt theo từng loại bệnh võng mạc đái tháo đường khác nhau.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nhẹ</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nhẹ đặc trưng bằng các vi phình mạch và xuất huyêt chấm/đốm số lượng nhẹ đến trung bình, ở ít hơn 4 góc phần tư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vi phình mạch biểu hiện bằng những chấm đỏ sáng, thường gặp nhiều nhất ở xung quanh các mao mạch bị tắc, và do đó thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh võng mạc. Kích thước của chúng ta có thể từ 12 đến 100, mặc dù chỉ những vi phình mạch lớn hơn 30 mới thấy được trên lâm sàng. Vi phình mạch có thể ở bất kì mức nào giữa hệ thống mao mạch võng mạc nông và hệ thống mao mạch sâu, hoặc thậm chí từ bản thân tuần hoàn hắc mạc. Chụp mạch huỳnh quang có thể thấy nhiều vi phình mạch hơn là khám lâm sàng, bởi vì các vi phình mạch nhỏ nhất chỉ thấy được bằng chụp mạch huỳnh quang.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất huyết chấm/đốm là xuất huyết trong võng mạc xảy ra sau khi vỡ các vi phình mạch, mao mạch hoặc tĩnh mạch. Chúng có dạng chấm/đốm là do nằm sâu trong các lớp võng mạc, thường ở trong lớp rối ngoài và các lớp nhân trong. Trên lâm sàng, xuất huyết chấm có bờ rất rõ và xuất huyết đốm thường có bờ mờ hơn, nhưng sự phân biệt này không có giá trị lâm sàng. Có thể phân biệt xuất huyết chấm/đốm với các vi phình mạch trên chụp mạch huỳnh quang, trong đó các vi phình mạch thường tăng huỳnh quang, và xuất huyết chấm/đốm cản trở huỳnh quang và thường giảm huỳnh quang. Mặt khác, về mặt lâm sàng phân bố giữa xuất huyết và vi phình mạch là không liên quan, bởi vì cả hai đều là dấu hiệu tổn hại sớm của bệnh đái tháo đường đối với mạch máu võng mạc.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất huyết thường rải rác khắp cực sau, nhưng có thể ở bất kỳ vị trí nào. Tuy nhiên, nếu chỉ thấy ở khu chu vi thì cần nghĩ đến các nguyên nhân khác như hội chứng thiếu mãu cục bộ mắt. Xuất huyết chấm/đốm có thể khỏi trong 3-4 tháng mà không ảnh hưởng đến thị lực.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh trung bình</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh trung bình đặc trưng bằng những xuất huyết hoặc vi phình mạch rõ ràng, vết dạng bông, tĩnh mạch hình chuỗi hạt, và dị thường vi mạch võng mạc.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vết dạng bông biểu hiện như những vết màu trắng mịn thường có những đường sọc, và tương ứng với những nhồi máu nhỏ ở lớp sợi TK. Chúng thường tiêu sau 2-3 tháng, mặc dù có thể tồn tại dài hơn, tới 1 năm. Tuy nhiên, vết dạng bông không đặc hiệu cho bệnh ĐTĐ, và có thể gặp trong các bệnh khác như tắc tĩnh mạch, bệnh võng mạc THA, thiếu máu và viêm võng mạc do virus cự bào.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tĩnh mạch hình chuỗi hạt tương ứng với những vùng giãn cục bộ kèm theo mỏng hóa của thành tĩnh mạch. Tĩnh mạch hình chuỗi hạt là những vùng không có máu mao mạch và thiếu máu cục bộ võng mạc, và nhiều nhà nghiên cứu thấy rằng chúng liên quan với tăng khả năng tiến triển đến bệnh tăng sinh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dị thường vi mạch võng mạc là những biến đổi xảy ra ở hệ thống mao mạch bị bệnh và cụ thể nói đến những biến đổi giãn mao mạch xảy ra giữa các động mạch và tĩnh mạch bị bệnh. Chúng xảy ra ở các vùng không có máu mao mạch, và biểu hiện bằng các mạch nhỏ đầy máu ngoằn ngoèo. Trên lâm sàng, chúng thường khó phân biệt với tân mạch sớm, và chụp mạch huỳnh quang có thể là một công cụ hữu ích để chẩn đoán phân biệt. Trên chụp mạch huỳnh quang, dị thường vi mạch võng mạc thường có ít rò rỉ hoặc không có, so với tân mạch thường có rò rỉ nhiều. Giống như tĩnh mạch hình chuỗi hạt, dị thường vi mạch trong võng mạc cũng tương ứng với võng mạc có nhiều nguy cơ bệnh tăng sinh.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nặng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh nặng đặc trưng bằng quy tắc 4-2-1. Tức là nếu bất kỳ một trong số các tiêu chuẩn dưới đây được đáp ứng thì bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh nặng (MHMRC, hướng dẫn điều trị bệnh võng mạch đái tháo đường, 2008).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có nhiều hơn 20 xuất huyết trong võng mạc ở mỗi góc phần tư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tĩnh mạch hình chuỗi hạt rõ ràng từ trên 2 góc phần tư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bất thường vi mạch võng mạc dễ thấy từ trên 1 góc phần tư và không có dấu hiệu của bệnh võng mạc tăng sinh.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh </strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dấu hiệu phân biệt bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh là tân mạch, tân mạch sinh ra từ võng mạc và đĩa thị do thiếu máu cục bộ từ các mao mạch bị tắc nghẽn lâu dài. Các yếu tố khác, như yếu tố phát triển tăng sinh mạch, cũng đóng một vai trò trong sự phát triển tân mạch.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tân mạch có thể được chia thành 2 nhóm: Tân mạch đĩa thị là tân mạch phát triển trên đĩa thị hoặc trong vòng 1 đường kính đĩa thị. Tất cả các tân mạch ở vị trí khác được gọi là tân mạch ngoài đĩa thị. Các tân mạch này thường mỏng manh và yếu, do đó dễ bị vỡ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tân mạch đĩa thị biểu hiện bằng những cuộn mạch máu ở trên đĩa thị hoặc gần đĩa thị. Tân mạch thấy rõ nhất khi quan sát kỹ đĩa thị ở đèn khe với thấu kính 78 hoặc 90 D. Tân mạch ngoài đĩa thị biểu hiện như là một mạng lưới mạch máu nhỏ dạng bánh xe, thường sinh ra từ các tĩnh mạch hoặc mao mạch võng mạc, thấy rõ nhất khi soi đáy mắt gián tiếp hoặc với đèn khe và thấu kính cầm tay.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trên chụp mạch huỳnh quang, cả tân mạch đĩa thị và tân mạch ngoài đĩa thị đều có biểu hiện rõ thuốc nhuộm rõ rệt, trong khi dị thường vi mạch trong võng mạc không có rò thuốc.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những bệnh nhân này cần được chuyển ngay đi hội chẩn chuyên gia võng mạc, thường trong vòng 2 tuần, do hầu hết các nhà lâm sàng khuyến cáo quang đông toàn võng mạc ở giai đoạn này do phương pháp điều trị này có nguy cơ thấp hơn đối với giảm thị lực so với các phương pháp điều trị khác. Nếu laser không được chỉ định vì một nguyên nhân nào đó thì bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ, khám định kỳ 2 đến 3 tháng/lần để đánh giá tiến triển.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp mạch huỳnh quang không phải lúc nào cũng được chỉ định, nhưng có thể hữu ích để phân biệt với tân mạch và dị thường vi mạch trong võng mạc nếu lâm sàng không chắc chắn. Ảnh chụp đáy mắt có thể hữu ích vì giúp đánh giá sự thoái triển tân mạch sau điều trị thích hợp.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh nguy cơ cao</strong></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh nguy cơ cao đặc trưng bằng các đặc điểm sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tân mạch đĩa thị >1/4 đến 1/3 diện tích đĩa thị.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bất kỳ tân mạch đĩa thị nào cùng với xuất huyết trước võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tân mạch ngoài đĩa thị trung bình đến nặng với xuất huyết dịch kính hoặc xuất huyết trước võng mạc.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Những bệnh nhân này có nguy cơ xuất huyết dịch kính nặng và giảm thị lực trong vòng 2 năm nếu không được điều trị thích hợp. Cần hội chẩn ngay với các chuyên gia võng mạc, trong 24 – 48 giờ, và quang đông toàn võng mạc sớm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán đặc biệt</strong></p>
<ol>
<li style="text-align: justify;"><strong>Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh:</strong> cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:</li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc: phù đĩa thị, tĩnh mạch giãn và ngoằn ngoèo hơn, thường không có xuất tiết cứng, thường xảy ra ở một mắt và đột ngột.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc: xuất huyết dọc theo một tĩnh mạch và thường không vượt quá đường ngang giữa.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hội chứng mắt thiếu máu cục bộ: xuất huyết phần lớn ở vùng giữa chu vi và rộng hơn, không có xuất tiết; thường kèm theo đau, phàn ứng tiền phòng nhẹ, phù giác mạc, cương tụ rìa, đồng tử giãn nửa chừng, phản xạ đồng tử kém, tân mạch mống mắt.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh võng mạc tăng huyết áp: xuất huyết ít hơn và thường có hình ngọn lửa, vi phình mạch ít thấy, động mạch co nhỏ và thường kèm theo kèm theo dấu hiệu “AV - nicking”.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh võng mạc do tia xạ: thường xuất hiện sau xạ trị vài năm, ít thấy vi phình mạch.</li>
</ul>
<ol>
<li style="text-align: justify;" value="2"><strong>Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh: </strong>cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:</li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Biến chứng tân mạch của tắc động mạch trung tâm võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc hoặc tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh võng mạc hồng cầu hình liềm: tân mạch võng mạc chu vi, có tân mạch “hình quạt”</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nghẽn mạch do tiêm chích ma túy: ngoài tân mạch chu vi thì có thể thấy các hạt bột talc ở các mạch máu hoàng điểm.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh sarcoid: có viêm màng bồ đào, xuất tiết quanh các tĩnh mạch “hình những giọt nến”, tân mạch võng mạc kèm theo các dấu hiệu toàn thân.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngoài ra, cũng cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như bệnh võng mạc do tia xạ, hội chứng mắt thiếu máu cục bộ, tình trạng tăng đông máu, …</li>
</ul>
<p><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<ul>
<li>Chụp mạch huỳnh quang: để xác định các vùng giảm cấp máu, thiếu máu cục bộ hoàng điểm, vi phình mạc và tân mạch không thấy rõ, đặc biệt là để laser khu trú hoàng điểm.</li>
<li>Chụp OCT: để đánh giá có phù hoàng điểm hay không cũng như đánh giá mức độ phù và theo dõi tiến triển điều trị phù hoàng điểm.</li>
<li>Chụp màu đáy mắt: để phát hiện sớm, theo dõi hiệu quả điều trị, đánh giá giai đoạn bệnh. Nhằm tầm soát sớm bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh nhân đái tháo đường nên được chỉ định chụp màu đáy mắt hàng năm hoặc 6 tháng/lần tùy theo mức độ nguy cơ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Siêu âm B: để loại trừ bong võng mạc ở các bệnh nhân có xuất huyết dịch kính nhiều</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh võng mạc đái tháo đường</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Đối với tình trạng bệnh lý võng mạc đái tháo đường kèm theo đường huyết chưa kiểm soát được thì cần chuyển BS nội khoa hoặc BS chuyên khoa nội tiết để tiến hành điều chỉnh đường huyết từ từ kết hợp kiểm soát mỡ máu và huyết áp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Laser khu trú võng mạc" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200307_022242_788481_momat.max-800x800.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Laser khu trú võng mạc</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Laser khu trú võng mạc</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">được chỉ định cho các tình trạng phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">bệnh nhân phù hoàng điểm cần được khám 3 tháng/lần để xem có phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng hay không, nếu có thì cần hội chẩn chuyên gia võng mạc để điều trị.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng khi:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dày võng mạc ở trong vòng 500 micron (1/3 đường kính đĩa thị) tính từ tâm hoàng điểm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất tiết cứng ở trong vòng 500 micron (1/3 đường kính đĩa thị) và dày võng mạc liền kề</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vùng võng mạc dày lớn hơn 1 đường kính đĩa thị, một phần trong vòng 1 đường kính đĩa thị tính từ tâm hoàng điểm.</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu đáp ứng các đặc điểm này, bệnh nhân cần được chuyển đi điều trị laser hoàng điểm khu trú trong vòng 2 tuần.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không cần thiết chụp mạch huỳnh quang để chẩn đoán phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng, bởi vì chẩn đoán dựa vào khám sinh hiển vi đèn khe với quan sát lập thể bằng các thấu kính cầm tay. Tuy nhiên, chụp mạch huỳnh quang hữu ích khi đã xác định chẩn đoán để giúp định vị điểm rò dịch của vi mạch để laser khu trú.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những tác dụng phụ hiếm gặp gồm có ám điểm cạnh trung tâm, nguy cơ mảng tân mạch hắc mạc, và mất thị lực tức thì do vết đốt laser sai vị trí.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiêm triamcinolone trong dịch kính đã được dùng để điều trị phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng nhất là ở các trường hợp không đáp ứng với laser. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy tiêm triamcinolone trong dịch kính thực tế không tốt hơn laser hoàng điểm khu trú, và laser hoàng điểm khu trú vẫn cần được coi là tiêu chuẩn vàng để điều trị phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Quang đông toàn võng mạc</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Quang đông toàn võng mạc là phương pháp điều trị chính cho bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Về cơ bản, laser được dùng để tác động lên võng mạc, tiêu hủy các phần của mô. Sự tiêu hủy này loại bỏ nhu cầu oxy, do đó giảm kích thích tăng sinh mạch. Việc loại bỏ sự thiếu oxy lại dẫn đến thoái triển sự tăng sinh tân mạch.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuy nhiên, quang đông toàn võng mạc không phải là không có biến chứng, bởi vì những tác dụng phụ có thể bao gồm giảm thị trường, giảm thị lực trong tối, và phù hoàng điểm dạng nang. Một phương pháp điều trị có thể không kết quả, do đó có thể cần nhiều phương pháp điều trị để đạt được tác dụng điều trị mong muốn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hai nghiên cứu riêng biệt (Nghiên cứu bệnh võng mạc ĐTĐ và nghiên cứu điều trị sớm bệnh võng mạc ĐTĐ) cho thấy lợi ích của quang đông toàn võng mạc ở những bệnh nhân có tân mạch, đặc biệt những người có những đặc điểm nguy cơ cao. Tóm lại, các nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ giảm thị lực nặng (5/200 hoặc thấp hơn) giảm khoảng 50% ở các mắt được điều trị so với các mắt không được điều trị.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các nghiên cứu mới hơn đánh giá vai trò của thuốc chống VEGF kết hợp với hoặc thay thế cho quang đông toàn võng mạc. Trong khi một số nghiên cứu nhỏ và các báo cáo trường hợp cho thấy kết quả khả quan, nhưng quang đông toàn võng mạc vẫn là trụ cột của điều trị trong thời gian này.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hiện nay tại khoa Đáy mắt – Màng bồ đào của BV Mắt TƯ vẫn phổ biến sử dụng phương pháp tiêm Avastin nội nhãn để điều trị phù hoàng điểm tỏa lan, ức chế tăng sinh tân mạch trên các bệnh nhân có bệnh võng mạc đái tháo đường.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu quang đông toàn võng mạc không thành công ở những bệnh nhân này thì có thể cần cắt dịch kính hay áp lạnh đông võng mạc.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng (The Wills Eye Manual) – NXB Y học – 2019</li><li>Bệnh phần sau nhãn cầu – Brien Holden Vision Institute – 2019</li><li>Chuyên đề dịch kính võng mạc – PGS. TS Đỗ Như Hơn – NXB Y học – 2013</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-vong-mac-dai-thao-duong-srnmc |
Răng thừa | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Răng thừa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong quá trình phát triển răng, các yếu tố di truyền hoặc yếu tố môi trường (tại chỗ, toàn thân) ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của răng. Các bất thường của răng rất đa dạng, được phân chia thành các loại: bất thường về số lượng, kích thước, hình dạng, cấu trúc, màu sắc, sự mọc răng và thay răng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_rangthua6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Răng thừa là tình trạng số lượng răng vượt quá mức tiêu chuẩn bình thường.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Răng thừa là tình trạng số lượng răng vượt quá mức tiêu chuẩn bình thường, hàm răng sữa là 20 răng (10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới), hàm răng vĩnh viễn là 28 – 32 răng (tùy số lượng răng khôn mọc).</p>
<p style="text-align: justify;">Răng thừa là một trong hai bất thường về số lượng răng, những thay đổi về số lượng răng phát sinh từ các rối loạn trong giai đoạn khởi đầu hay giai đoạn lá răng (sự hủy hoại lá răng hoặc lá răng hoạt động quá mức).</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Hình ảnh 1. Răng thừa vùng cửa giữa hàm trên ở trẻ 7 tuổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Răng thừa xảy ra với tỷ lệ khoảng 0.2 – 0.8% ở hàm răng sữa, 1.5 – 3% ở hàm răng vĩnh viễn; tỷ lệ nam/ nữ là 2:1, hàm trên/ hàm dưới là 5:1. Tỷ lệ người bệnh có răng thừa ở hàm răng sữa thì có tới 30 – 50% nguy cơ có răng thừa ở hàm răng vĩnh viễn.</p>
<p style="text-align: justify;">Răng thừa thường xuất hiện nhiều nhất ở kẽ hai răng cửa hàm trên, tiếp đến là vùng răng hàm (phía má), vùng răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới, có trường hợp đối xứng hai bên cung hàm.</p>
<p style="text-align: justify;">Răng thừa có thể có hình dạng bình thường (gọi là răng thêm), đa số các răng thừa thường nhỏ, dị dạng, có hình chóp hay hình củ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Răng thừa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<div>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay nguyên nhân gây nên tình trạng thừa răng có nhiều giả thuyết khác nhau, liên quan đến những rối loạn trong quá trình hình thành răng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_rangthua3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Do sự tăng trưởng quá mức của lá răng tạo nên các mầm răng thừa.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Do sự tăng trưởng quá mức của lá răng tạo nên các mầm răng thừa hoặc do sự dài ra của các lá răng.</p>
</div>
<div>
<p>- Do sự phân đôi của một mầm răng bình thường:</p>
<p>- Nếu sự phân chia đồng đều thì răng thừa có hình dáng bình thường.</p>
<p>- Nếu sự phân chia không đồng đều thì răng thừa có hình dáng bất thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Răng thừa có liên quan rõ rệt với tình trạng răng lộn vào trong, khe hở môi hàm ếch (40%), hội chứng miệng – mặt – tay, hội chứng loạn sản đòn sọ, hội chứng Gardner: nhiều u xương ở xương hàm, u xơ, nang ở da, polyp ruột. Tỷ lệ mọc thừa răng ở trẻ bị sứt môi là 22.2%, loạn phát xương đòn sọ dao động khoảng 22%.</p>
</div>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Răng thừa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<div>
<p style="text-align: justify;">Răng thừa không phải là trường hợp phổ biến trong cộng đồng, có thể có triệu chứng hoặc không tùy thuộc vào vị trí mọc răng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_rangthu1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Răng thừa có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hay ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ được tình cờ phát hiện khi thăm khám chuyên khoa.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hay ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ được tình cờ phát hiện khi thăm khám chuyên khoa hoặc khi chụp phim X-quang răng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa ở vị trí giữa 2 răng cửa giữa hàm trên thường gặp nhất và biểu hiện sớm ở thời kỳ răng hỗn hợp của trẻ bằng khe thưa bất thường giữa 2 răng cửa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp, răng thừa gây nên tình trạng dắt thức ăn, khó vệ sinh răng miệng có thể dẫn đến sâu răng hoặc viêm lợi vùng kẽ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa ngầm cũng có thể hình thành nang răng, gây đè đẩy và tiêu chân răng lân cận, tiêu xương và ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng ăn nhai, cuộc sống của người bệnh.</p>
</div>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Răng thừa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc răng thừa, bao gồm:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh mọc thừa răng thì nguy cơ đứa con cũng mắc bệnh này rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số nhà nghiên cứu khoa học cho rằng môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh mọc thừa răng, đặc biệt mọc thừa rất nhiều răng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_rangthua4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh mọc thừa răng thì nguy cơ đứa con cũng mắc bệnh này rất cao.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Răng thừa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán chính xác tình trạng răng thừa và đưa ra các phương án điều trị kịp thời, cần phối hợp các phương pháp chẩn đoán sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em><u>Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng</u></em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc thăm khám lâm sàng trực tiếp giúp bác sĩ nắm được các vấn đề gây khó chịu cho bệnh nhân, đồng thời giúp định hướng phương pháp cận lâm sàng phù hợp với tình trạng của người bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị đúng và dự phòng cho bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em><u>Phim X quang răng</u></em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phim X – quang răng là phương tiện chẩn đoán có giá trị và hiệu quả với trường hợp răng thừa.</p>
<p style="text-align: justify;">Phim thường dùng trong chẩn đoán răng thừa:</p>
<p style="text-align: justify;">- Phim cận chóp</p>
<p style="text-align: justify;">- Phim cắn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phim panorama.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phim Cephalometric.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phim CT Conebeam.</p>
<p style="text-align: justify;">Phim CT Conebeam là phương tiện đặc biệt được chỉ định trong các trường hợp răng ngầm, hình ảnh 3D và các lát cắt giúp xác định chính xác vị trí và tương quan của răng thừa ngầm với các tổ chức khác, giúp xử trí điều trị chính xác và hiệu quả.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Răng thừa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc đưa ra quyết định điều trị với răng thừa phụ thuộc nhiều vào vị trí răng mọc, ảnh hưởng của răng hoặc nguy cơ biến chứng đối với các răng lân cận và tổ chức xung quanh. Xử lý răng thừa là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện, không nên xem xét riêng lẻ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chỉ định nhổ bỏ răng thừa</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa vùng cửa gây chậm mọc hoặc chèn ép răng cửa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Có dấu hiệu rõ ràng về việc răng thừa gây nên sự thay đổi mọc răng hoặc chiếm chỗ răng cửa giữa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa gây cản trở khớp cắn, tạo nang, gây bệnh lý khác như sâu răng, viêm lợi…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200215_043840_301555_gayterang.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Răng thừa gây cản trở khớp cắn, tạo nang, gây bệnh lý khác như sâu răng, viêm lợi…</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉnh hình răng của một răng cửa gần răng thừa được dự kiến điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa vùng cửa gây ảnh hưởng đến việc ghép xương ổ răng thứ cấp ở bệnh nhân khe hở môi và hàm ếch.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chỉ định theo dõi không nhổ bỏ răng thừa</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Răng liên quan đã mọc đầy đủ, đúng chỗ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không có kế hoạch điều trị chỉnh hình răng mặt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa không gây biến chứng: cản trở khớp cắn, ảnh hưởng thẩm mỹ, tạo nang, gây sâu răng…</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhổ bỏ răng thừa gây ảnh hưởng xấu tới các răng liên quan hoặc răng kế cận.</p>
<div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lưu ý khi nhổ bỏ răng thừa</strong></p>
</div>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa có thể không biểu hiện triệu chứng gì hoặc có thể gây biến chứng, ảnh hưởng tới ăn nhai và cuộc sống người bệnh. Khi răng thừa có chỉ định nhổ bỏ, cần lưu ý các vấn đề sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Trước khi nhổ răng</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá kỹ vị trí, tương quan, ảnh hưởng của răng thừa với các răng lân cận và tổ chức xung quanh trước khi thực hiện nhổ bỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bác sĩ chỉ định các phương pháp cận lâm sàng cần thiết để đánh giá: chụp phim kiểm tra (trường hợp răng thừa ngầm cần chỉ định chụp phim CT Conebeam), xét nghiệm máu trước nhổ răng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Trong khi nhổ răng</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tùy vị trí răng mọc thừa sẽ có phương án nhổ bỏ phù hợp, nhổ răng thông thường hoặc nhổ răng phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Sau nhổ răng</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chăm sóc sau nhổ răng theo hướng dẫn của bác sĩ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Uống thuốc theo đơn bác sĩ kê, không tự ý sử dụng thuốc hoặc không dùng thuốc theo đơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo dõi các phản ứng bất thường sau nhổ răng như sốt cao, chảy máu kéo dài, đau nhức nhiều… để báo bác sĩ điều trị kịp thời xử trí các vấn đề. </p>
<div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dự phòng </strong></p>
</div>
<p style="text-align: justify;">- Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm những bất thường số lượng răng như thiếu răng hoặc thừa răng, ảnh hưởng tới các răng lân cận hoặc gây biến chứng bệnh lý.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thăm khám kiểm tra răng ngay khi có các triệu chứng bất thường để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng lâu dài.</p>
<div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hyperdontia </strong></p>
</div>
<p style="text-align: justify;">- Hyperdontia là thuật ngữ chỉ tình trạng mọc quá nhiều răng trong miệng. Đây là bệnh hiếm gặp, chiếm 1 – 4% dân số thế giới, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng hyperdontia vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy mối liên quan giữa bệnh hyperdontia và một số rối loạn di truyền sau: Hội chứng Gardner, hội chứng Ehlers – Danlos, bệnh Fabry, khe hở môi và hàm ếch, hội chứng loạn sản đòn sọ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán Hyperdontia dựa vào thăm khám lâm sàng (rất dễ nhận ra khi các răng mọc trên hàm, trong miệng) hoặc dựa vào chụp phim X – quang răng để kiểm tra.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp, hyperdontia không cần điều trị, một số trường hợp khác cần phải nhổ bỏ toàn bộ răng mọc thừa. Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định nhổ bỏ nếu:</p>
<p style="text-align: justify;">- Răng mọc thừa nhiều kết hợp các tình trạng rối loạn di truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không thể ăn nhai được hoặc những răng mọc thừa gây tổn thương niêm mạc, môi má khi ăn nhai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa gây tình trạng đau hoặc khó chịu cho người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khó khăn trong vệ sinh răng miệng (chải răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa), gây sâu răng hoặc viêm lợi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Răng thừa ảnh hưởng tới thẩm mỹ hoặc gây khó chịu cho người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p><!--![endif]----><!--![endif]----></p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/rang-thua-sosmf |
Viêm thị thần kinh | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm thị thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Viêm thần kinh thị là tình trạng viêm của thần kinh thị, nếu xảy ra ở đầu thần kinh thị được gọi là viêm gai thị khi đó đĩa thị bị phù; nếu xảy ra ở phía sau đầu thần kinh thị được gọi là viêm thần kinh thị hậu cầu khi đó đĩa thị bình thường.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Theo ước tính của các nghiên cứu dân số ở Mỹ, tỷ lệ mặc bệnh hằng năm của viêm thần kinh thị là: 5/100.000 người/năm, trong khi tỷ lệ hiện mắc là: 115/100.000 người/năm.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><img alt="Viêm thần kinh thị là tình trạng viêm của thần kinh thị" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_viêmthịthầnkinh1.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><em>Viêm thần kinh thị là tình trạng viêm của thần kinh thị</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Di chứng: giảm thị lực do viêm thị thần kinh có thể vĩnh viễn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chủng tộc: Những người sống ở các vùng ôn đới thường dễ mắc bệnh viêm thị thần kinh hơn, 85% là người da trắng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giới tính: nữ mắc nhiều hơn nam 2 lần.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuổi: thường gặp 20-50 tuổi, tuổi phát hiện mắc bệnh trung bình là 32.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm thị thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><img alt="Bệnh có thể do dinh dưỡng và chuyển hóa: đái tháo đường, thiếu máu ác tính, cường giáp" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viêmthịthầnkinh3.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><em>Bệnh có thể do dinh dưỡng và chuyển hóa: đái tháo đường, thiếu máu ác tính, cường giáp</em></p>
<ul>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Bệnh thoái hóa myelin: xơ cứng rải rác, viêm não tủy sau nhiễm trùng.</li>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Nhiễm trùng toàn thân (vi khuẩn hoặc virus): cúm, quai bị, viêm phổi do các nguyên nhân do vi khuẩn, …</li>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Bệnh do dinh dưỡng và chuyển hóa: đái tháo đường, thiếu máu ác tính, cường giáp.</li>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Các loại u</li>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Viêm thứ phát sau các bệnh: viêm xoang, viêm màng não, lao, giang mai, viêm hắc võng mạc, viêm hốc mắt.</li>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Nhiễm độc: Thuốc lá, rượu, quinin, arsen, salicylate, chì.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm thị thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Đặc điểm lâm sàng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>1.1. Triệu chứng cơ năng</strong></p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Mất thị lực ở những bệnh nhân viêm thần kinh thị mất myelin cấp thường xảy ra từ vài giờ đến vài ngày, thị lực giảm nhanh trong 2-3 ngày và mức độ giảm ổn định trong 7-10 ngày.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Đau nhẹ trong hoặc xung quanh mắt biểu hiện ở trên 90% bệnh nhân. Triệu chứng đau có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với mất thị lực, đau tăng khi vận động nhãn cầu và kéo dài không quá vài ngày.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Rối loạn cảm nhận màu sắc ở mắt bệnh thỉnh thoảng rõ hơn sự giảm thị lực.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Hầu hết các ca thay đổi thị lực kèm với đau mắt hoặc đau hốc mắt, đau thường tăng lên khi cử động mắt. Đau mắt có thể có trước giảm thị lực.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Hiện tượng Uhthoff: là tình trạng giảm thị lực tạm thời khi nhiệt độ cơ thể tăng (điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, tắm nước nóng, hoặc bị sốt), kéo dài 5-60 phút. Hiện tượng này phản ánh tình trạng mất myelin hoặc tổn thương thần kinh thị từ trước. Tỷ lệ hiện tượng Uhthoff trong viêm thần kinh thị gặp khoảng 50%.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Hiện tượng Pulfriol: các vật thể di chuyển trên đường thẳng dường như có vết đuôi hình cong.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Dấu hiệu Lermitte: khi gập cổ BN cảm thấy như có luồng điện chạy dọc theo cột sống lan xuống tới chân.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Có thể kèm các dấu hiệu thần kinh khu trú: mất thăng bằng, run chi, yếu chi, khó tiểu.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Bệnh nhân lần đầu bị VTKT cấp thường là người trẻ khỏe.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>1.2. Triệu chứng thực thể</strong></p>
<p style="text-align: justify;">VTKT trong nhãn cầu hay viêm gai thị</p>
<p style="text-align: justify;">Không có triệu chứng đặc biệt ngoại trừ đồng tử hơi giãn to vì thị lực giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương đồng tử hướng tâm tương đối (RAPD - Relative Afferent Pupillary Defect): được phát hiện trong hầu hết các trường hợp viêm thần kinh thị một bên, là một dấu hiệu của bất thường không đối xứng trong hệ thống thị giác hướng tâm và được phát hiện bằng cách so sánh phản xạ của đồng tử với ánh sáng ở mỗi mắt.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Thị lực giảm nhanh trong 2-3 ngày và mức độ giảm ổn định trong 7-10 ngày." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viêmthịthầnkinh4jpg.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thị lực giảm nhanh trong 2-3 ngày và mức độ giảm ổn định trong 7-10 ngày.</em></p>
<p style="text-align: justify;">RAPD được ghi nhận như một yếu tố gợi ý chẩn đoán viêm thần kinh thị.</p>
<p style="text-align: justify;">Nghiệm pháp được thực hiện trong phòng ánh sáng mờ, bệnh nhân định thị vào một vật ở xa để tránh sự co đồng tử do nhìn gần. Chiếu nguồn sáng mạnh vào mắt trái bình thường tạo ra sự co co đồng tử bằng nhau ở hai mắt do phản xạ trực tiếp và đồng cảm. Chuyển nhanh nguồn sáng sang mắt phải (có tổn thương ở TKT). Xung động thần kinh đến nhân Edinger – Westphal bị giảm nên cả hai đồng tử giãn. Nếu cả hai thần kinh thị bị tổn thương như nhau sẽ không phát hiện được RAPD.</p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Đo thị lực: giảm thị lực từ nhẹ đến mù hoàn toàn.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Mất thị lực trung tâm</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Ám điểm ở thị trường có thể trung tâm, hoặc cạnh trung tâm hoặc điểm mù-trung tâm.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Nhạy cảm sáng tối.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Rối loạn sắc giác: thường gặp rối loạn màu sắc hỗn hợp. Rối loạn kiểu vàng - xanh da trời trong giai đoạn cấp và kiểu rối loạn đỏ - xanh lá ở thời điểm hồi phục của bệnh VTKT. Bệnh nhân có thể chuyển đổi các kiểu rối loạn sắc giác theo thời gian.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Soi đáy mắt:</strong></p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Đĩa thị đỏ, cương tụ bờ hơi mờ và lồi lên thường không quá 2 diop, lõm gai sinh lý không rõ như bình thường.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tĩnh mạch nở to, động mạch bình thường, không có hiện tượng mạch máu uốn khúc.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Xuất huyết và dịch rỉ có thể xuất hiện ở đĩa thị thường không nhiều. Đôi khi phù và dịch rỉ lan rộng ra võng mạc cạnh đĩa thị theo hình quạt về phía hoàng điểm, tạo viêm thần kinh thị võng mạc.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm thần kinh thị sau nhãn cầu:</strong></p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Thường có ở người trẻ, do nhiễm trùng hoặc nhiễm độc báo hiệu bằng cơn đau nhức trong mắt, đau lan cả nửa mặt và nửa đầu cùng bên. Đau có khi âm thầm, có khi nhiều, lan ra sau gáy và tăng lên lúc mắt vận động hoặc đè ấn ngón tay lên nhãn cầu.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Thị lực sụt giảm nhanh và nặng, bệnh nhân chỉ còn thấy ánh sáng ở chu biên do có ám điểm trung tâm to.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Sắc giác bị rối loạn nặng: rối loạn màu sắc đỏ - xanh lá hay gặp hơn vàng - xanh da trời.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Đồng tử giãn to, có triệu chứng đồng tử Marcus Gunn.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Soi đáy mắt: thường không phát hiện thấy dấu hiệu bất thường của đáy mắt, chỉ đôi khi thấy đĩa thị mờ nhẹ, tĩnh mạch hơi giãn nhưng không rõ rang. Sau vài tuần lễ địa thị mới trở nên nhạt màu nhất là nửa phía thái dương. Tóm lại: thị lực giảm rất nhanh, rất nặng nhưng đáy mắt không có dấu hiệu bất thường.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Sau thời gian 1 tháng, các triệu chứng chủ quan lùi dần, ám điểm trung tâm thu hẹp và biến mất, thị lực được hồi phục. Tuy vậy đĩa thị thường bạc màu, nhất là ở phía thái dương. Cũng có trường hợp ám điểm vẫn tồn tại và thị lực giảm sút. Nói chung tiên lượng thường là tốt. thị lực càng giảm đột ngột, thì khả năng hồi phục càng nhanh và hoàn toàn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Đặc điểm cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Sắc giác và độ nhạy tương phản bị ảnh hưởng trong hầu hết các trường hợp và thường không tương ứng với thị lực. Rối loạn sắc giác được ghi nhận trong bệnh lý thần kinh thị là mất phân biệt màu đỏ - xanh lá cây. Giảm độ nhạy tương phản thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở mắt bệnh (thậm chí sau 5 năm vẫn tiếp diễn).</p>
<p style="text-align: justify;">- Mất thị trường: trên kết quả đo thị trường tĩnh có thể quan sát thấy mất thị trường dạng tỏa lan hoặc dạng khu trú.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với viêm gai thị, cần chụp mạch huỳnh quang tìm dấu hiệu tăng quang gai thị lan tỏa.</p>
<p style="text-align: justify;">- MRI: Hiện nay với sự phát của khoa học kỹ thuật, MRI là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong việc theo dõi, tiên lượng bệnh. Trong viêm thần kinh thị, có thể thấy hình ảnh thần kinh thị có cường độ tín hiệu cao hơn bình thường. Nếu có những vùng có giảm độ tương phản (lỗ đen) ở chất trắng, thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển xấu, nguy cơ bị bệnh bệnh xơ cứng rải rác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điện thế gợi thị giác (VEP): là phương tiện quan trọng để đánh giá bệnh nhân nghi ngờ viêm thần kinh thị và có thể có kết quả bất thường ngay cả khi MRI của thần kinh thị bình thường. VEP thường cho thấy thời gian tiềm phục kéo dài và biên độ giảm, mất đáp ứng P100 trong giai đoạn cấp và P100 hồi pục theo thời gian.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"><strong>TRIỆU CHỨNG KEYWORD</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mất thị lực đột ngột</li>
<li style="text-align: justify;">Đau nửa đầu</li>
<li style="text-align: justify;">Nhức mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn sắc giác</li>
<li style="text-align: justify;">Phù gai thị</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh xơ cứng rải rác</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm thị thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left:.25in;">- Sự cải thiện thị lực bắt đầu nhanh sau tiêm Methylprednisolone. Phần lớn bệnh nhân hồi phục thị lực trong 2 – 3 tuần, hồi phục ở mức cao nhất trog vòng 1 – 2 tháng. Sự hồi phục hoàn toàn là không có khả năng. Độ nặng của mất thị lực ban đầu là yếu tố giúp tiên lượng hồi phục thị lực.</p>
<p style="margin-left:.25in;">- Mặc dù thị lực đã hồi phục 10/10, nhưng bệnh nhân vẫn còn than phiền các bất thường thị giác tinh tế ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: giảm độ nhạy cảm tương phản (63-100%), giảm sắc giác (33-100%), thị trường gai thị (60-80%), VEP (63-100%). Bệnh nhân cũng phàn nàn triệu chứng khó chịu hơn khi tiếp xúc nhiệt độ (hiện tượng Uhthoff).</p>
<p style="margin-left:.25in;">- Các yếu tố khác được xem là có thể thúc đẩy cho sự tiến triển của viêm thần kinh thị thành bệnh xơ cứng rải rác bao gồm tuổi trẻ, giới nữ, viêm thần kinh thị tái phát sớm và hình ảnh tĩnh mạch có bao (venous sheathing) qua soi đáy mắt. Nguy cơ này còn cao hơn nữa khi có tổn thương trên MRI ngay tại thời điểm bị viêm thần kinh thị.</p>
<p style="margin-left:.25in;">- Nguy cơ phát triển thành bệnh xơ cứng rải rác sau khi bị viêm thần kinh thị từ 11,5% đến 85%. Trong nghiên cứu ONTT (Optic Neuritis Treatment Trial) tỉ lệ là 30% sau 5 năm và 38% sau 10 năm. Có 2/3 là viêm thần kinh thị hậu cầu thường liên quan đến bệnh xơ cứng rải rác. 74% nữ và 34% nam bị viêm thị thần kinh về sau sẽ phát triển những rối loạn chức năng thần kinh khác và được xếp loại vào nhóm xơ cứng rải rác khi theo dõi sự tiến triển 15 năm. Sau 10 năm, nguy cơ phát triển thành bệnh xơ cứng rải rác ở bệnh nhân viêm thần kinh thị sẽ tăng từ 22% ở những bệnh nhân không có tổn thương trên MRI đến 56% ở bệnh nhân có một hoặc nhiều tổn thương trên MRI.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm thị thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><img alt="Viêm gai thị cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây thiếu máu đầu thần kinh thị trước" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viêmthịthầnkinh2.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><em>Viêm gai thị cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây thiếu máu đầu thần kinh thị trước</em></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm thị thần kinh được chẩn đoán dựa trên việc thăm hỏi tiền sử cặn kẽ, các dấu hiệu chủ quan, các triệu chứng thực thể và đặc biệt với sự hỗ trợ của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng nhiều giá trị như: MRI, chụp mạch huỳnh quang, điện thế gợi thị giác, thị trường, test sắc giác, …</p>
<p style="text-align: justify;">Để củng cố bằng chứng về viêm thị thần kinh cần làm các xét nghiệm máu như: tổng phân tích máu, bilan viêm, tốc độ máu lắng, đường máu, VDRL (tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu ), chức năng gan, chức năng thận, xét nghiệm dịch não tủy (mặc dù hiếm khi phải chỉ định), …</p>
<p style="text-align: justify;">Để xác định nguyên nhân gây bệnh cần làm các xét nghiệm tìm virus (cúm, quai bị, …), vi khuẩn (giang mai, phế cầu,…), xét nghiệm tìm các chất gây ngộ độc, xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp, chụp X-quang phổi, …</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm gai thị cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây thiếu máu đầu thần kinh thị trước</p>
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán phân biệt viêm thị thần kinh hậu cầu với các bệnh khác cần làm thêm các xét nghiệm để loại trừ. Ví dụ bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Lyme có thể biểu hiện giống bệnh xơ cứng rải rác và có dấu hiệu tương tự bệnh viêm thị thần kinh và cần chẩn đoán loại trừ bằng các xét nghiệm máu đặc hiệu. Các xét nghiệm máu để đo kháng thể IgG đặc hiệu cho viêm thị thần kinh (kháng thể aquaporin-4 hay còn gọi là NMO-IgG), … có thể được thực hiện để phân biệt rối loạn đó với bệnh xơ cứng rải rác.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên tắc chung nhất của chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác là tìm thấy sự hiện diện của ba đặc điểm sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tính rải rác trong thời gian, nghĩa là có ít nhất hai đợt bùng phát trở lên;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tính rải rác trong không gian, nghĩa là tìm thấy các triêu chứng chức năng và/hay thực thể chứng tỏ có ít nhất hai vùng khác nhau trở leencuar hệ thần kinh trung ương bị tổn thương;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đã loại trừ được các loại bệnh khác vốn có thể cho bệnh cảnh tương tự.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Trong khi đó, viêm thần kinh thị có thể là biểu hiện đầu tiên (thường BS mắt khám) hoặc xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh xơ cứng rải rác (BS nội thần kinh khám). Vì vậy viêm TKT trong tình huống đầu không thể dựa trên đặc điểm thứ nhất và thứ hai để chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác mà chỉ có thể dựa vào đặc điểm 3 để hướng đến bệnh bệnh xơ cứng rải rác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm thị thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><img alt="Theo nguyên nhân gây nên viêm thị thần kinh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viem-day-than-kinh-thi-giac-chan-doan-dieu-tri-benhvienmatviethan-1.jpg"><em> Theo nguyên nhân gây nên viêm thị thần kinh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tùy theo nguyên nhân gây nên viêm thị thần kinh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">* Nếu nghĩ nhiều đến viêm thị thần kinh do bệnh xơ cứng rải rác tiềm ẩn (đặc biệt ở BN có tổn thương chất trắng trên MRI) thì dùng phác đồ sau đây:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Methylprednisolone tiêm tĩnh mạch 250mg/lần × 4 lần/ngày trong 3 ngày đầu, sau đó chuyển sang dạng uống 1mg/kg/ngày trong 11 ngày tiếp theo. Sau đó giảm liều dần.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trong quá trình điều trị Corticosteroids nên cho thêm thuốc chống loét dạ dày – tá tràng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">* Nếu xét nghiệm hình ảnh cho thấy có viêm xoang bướm sàng ở bệnh nhân viêm thần kinh thị hậu cầu hoặc viêm gai thị có tiền sử cảm sốt trước đó, thị lực không giảm nhiều có nghĩ đến nguyên nhân do siêu vi thì cần phối hợp điều trị cùng với chuyên khoa Tai mũi họng hoặc chuyên khoa Truyền nhiễm. BS chuyên khoa mắt kê đơn theo phác đồ sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Solumedrol 250- 500 mg/ngày (tùy mức độ giảm thị lực) pha trong 50ml NaCI 0,9%, tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 ngày.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng thêm kháng sinh nếu có viêm xoang (theo đơn của CK Tai mũi họng)</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>1. Bệnh học thần kinh nhãn khoa – Lê Minh Thông – NXB Y học – năm 2013</p><p>2. Phác đồ điều trị Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh – NXB Y học – năm 2018</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-viem-thi-than-kinh-sfjkl |
Sỏi mật | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Sỏi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sỏi mật khác phổ biến, đặc biệt là các nước phương Tây. Ở Mỹ, khoảng 6% nam giới và khoảng 9% nữ giới có sỏi mật. Các bệnh nhân có bệnh lý sỏi mật có thể không có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể biểu hiện cơn đau quặn mật hoặc các biến chứng của bệnh lý sỏi mật.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện cơn đau quặn mật hoặc các biến chứng của bệnh lý sỏi mật." src="/ImagePath/images/20210827/20210827_soimật2.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện cơn đau quặn mật hoặc các biến chứng của bệnh lý sỏi mật.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các thuật ngữ cần lưu ý:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sỏi mật (Cholecystolithiasis): thuật ngữ này chỉ các trường hợp có sỏi trong túi mật.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý sỏi mật (Gallstone disease): thuật ngữ này chỉ các trường hợp sỏi mật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý sỏi mật không biến chứng (Uncomplicated gallstone disease): thuật ngữ này dùng chỉ các trường hợp sỏi mật có biểu hiện cơn đau quặn mật mà không có các biến chứng khác liên quan đến sỏi mật</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý sỏi mật có biến chứng (Complicated gallstone disease): thuật ngữ này chỉ các trường hợp có biến chứng liên quan đến sỏi mật, bao gồm: viêm túi mật cấp, nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp do sỏi, tắc ruột do sỏi, hội chứng Mirizzi.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Sỏi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;">1.1. <strong>Sỏi mật không triệu chứng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Phần lớn các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng. Ở các trường hợp này, thường người dân đi khám tình cờ phát hiện sỏi mật qua các phương pháp thăm dò hình ảnh ổ bụng (siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ ổ bụng,...). Phần lớn bệnh nhân tình cờ phát hiện sỏi mật duy trì tình trạng không biểu hiện lâm sàng, khi có biểu hiện triệu chứng thường là cơn đau quặn mật, hiếm khi biểu hiện các biến chứng sỏi mật mà không có biểu hiện cơn đau quặn mật trước đó.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phần lớn các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_soimật1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phần lớn các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng</em></p>
<h3 style="text-align: justify;">1.2. <strong>Sỏi mật có triệu chứng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cơn đau quặn mật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mô tả kinh điển của cơn đau quặn mật là cơn đau xuất hiện liên tục tăng dần, cảm giác mơ hồ không rõ vị trí chính xác, ở vùng hạ sườn phải, thượng vị hoặc có thể sau xương ức, lan ra sau lưng và lên vai phải. Bên cạnh đó, người bệnh có thể biểu hiện một số triệu chứng khác đi kèm như: vã mồ hôi, buồn nôn và nôn. Mặc dù tên triệu chứng là cơn đau quặn mật, tuy nhiên cơn đau này thường hằng định và không có tính chất cơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Đặc điểm cơn đau về thời gian và hình thái tùy thuộc từng bệnh nhân cụ thể. Phần lớn các bệnh nhân xuất hiện cơn đau sau bữa ăn, đặc biệt là các bữa ăn nhiều chất béo, vì đây là yếu tố kích thích gây co túi mật. Cường độ đau không liên quan với vận động, không giảm khi ngồi xổm hay khi đại tiện. Cơn đau điển hình kéo dài ít nhất 30 phút, cường độ đau tối đau trong vòng 1 giờ, sau đó giảm dần và thường kéo dài không quá 6 giờ. Cơn đau quặn mật thường do túi mật co bóp (do kích thích của hormon hoặc kích thích thần kinh) ép viên sỏi vào đường ra túi mật hoặc lỗ túi mật dẫn tới tăng áp lực trong túi mật gây ra cơn đau. Khi túi mật giãn, viên sỏi rơi về túi mật và cơn đau giảm dần.</p>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh nhân sỏi mật không có biến chứng thường không có triệu chứng toàn thân, không có sốt hoặc nhịp tim nhanh. Xét nghiệm (công thức máu, men gan, billirubin, ALP, amylase, lipase) bình thường. Khi thăm khám bệnh nhân trong cơn đau, không có các dấu hiệu bụng cấp cứu bất thường, không có cảm ứng phúc mạc vì túi mật không bị viêm.</p>
<p style="text-align: justify;">Tần suất tái phát cơn đau rất đa dạng, có thể sau vài giờ tới nhiều năm. Khi bệnh nhân có triệu chứng thì có nguy cơ tái phát các triệu chứng này và bệnh nhân có nguy cơ bị các biến chứng của sỏi mật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Sỏi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm túi mật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm túi mật cấp là biến chứng hay gặp nhất của sỏi mật. Viêm túi mật cấp biểu hiện đau hạ sườn phải, sốt, và tăng bạch cầu máu liên quan với tình trạng viêm túi mật, thường do bệnh lý sỏi mật.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm túi mật mạn tính là thuật ngữ chỉ tình trạng thâm nhiễm tế bào viêm mạn tính tại túi mật trên hình ảnh giải phẫu bệnh. Sự thâm nhiễm tế bào viêm này không tương ứng với triệu chứng, một số bệnh nhân có tình trạng thâm nhiễm viêm lan tỏa trên giải phẫu bệnh nhưng biểu hiện lâm sàng các triệu chứng rất ít.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm túi mật cấp là biến chứng hay gặp nhất của sỏi mật" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viem-tui-mat-e1546503676594.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm túi mật cấp là biến chứng hay gặp nhất của sỏi mật</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sỏi ống mật chủ có hoặc không có nhiễm trùng đường mật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sỏi ống mật chủ là thuật ngữ chỉ tình trạng có sỏi trong lòng ống mật chủ. Nhiễm trùng đường mật là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi tam chứng Charcot bao gồm các triệu chứng: sốt, vàng da và đau hạ sườn phải. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường mật là do sự tắc nghẽn đường mật do sỏi tạo điểu kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường ruột xâm nhập ngược dòng từ ống tiêu hóa lên đường mật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tụy cấp do sỏi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sỏi mật di chuyển trong đường mật có thể kích thích gây viêm tụy cấp do tình trạng tắc nghẽn ống tụy hoặc tắc nghẽn bóng Vater, cả 2 cơ chế này đều gây ra tình trạng dịch mật trào ngược vào ống tụy gây viêm tụy cấp. Bệnh nhân viêm tụy cấp trong các trường hợp này có thể có tình trạng tăng các men transaminase, billirubin, ALP khi sỏi gây tắc bóng Vater thoáng qua.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng hiếm gặp khác</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân sỏi mật có thể gặp một số biến chứng hiếm gặp khác như: ung thư túi mật, tắc ruột do sỏi, hội chứng Mirizzi (do sỏi trong túi mật đè ép lên ống mật chủ hoặc ống gan).</p>
<p><strong>Biến chứng</strong></p>
<p>Các biến chứng có thể gặp của sỏi mật bao gồm:</p>
<ul>
<li>Viêm túi mật cấp/mạn</li>
<li>Sỏi ống mật chủ có/không có nhiễm trùng đường mật</li>
<li>Viêm tụy cấp do sỏi mật</li>
<li>Ung thư túi mật</li>
<li>Tắc ruột do sỏi mật</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng Mirizz</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Sỏi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><img alt="Nữ giới có tỷ lệ mắc sỏi mật cao" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_1-70.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nữ giới có tỷ lệ mắc sỏi mật cao</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nữ giới</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuổi từ 40 trở lên</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người gốc Mỹ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thừa cân hoặc béo phì</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lối sống tĩnh tại, ngồi nhiều</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mang thai</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều cholesterol, ít chất xơ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiền sử gia đình bệnh sỏi mật</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đái tháo đường</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có bệnh lý về máu như: thiếu máu do bất thường tế bào máu, bệnh Lơ-xê-mi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dùng thuốc có estrogen như: thuốc tránh thai, liệu pháp hormon</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có bệnh lý gan</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Sỏi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố bảo vệ</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Vitamin C</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Vitamin C có vai trò giúp tăng cường chuyển hóa cholesterol thành acid mật giúp làm giảm tình trạng quá bão hòa cholesterol trong dịch mật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chế độ ăn</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bổ sung chất béo không bão hòa đơn/đa và các loại quả hạch: các chất béo không bão hòa đơn/đa ức chế hình thành sỏi cholesterol và giúp làm giảm nguy cơ bệnh lý sỏi mật. Bổ sung các loại quả hạch trong chế độ ăn hàng ngày có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh lý sỏi mật do các loại thực phẩm này giàu chất béo không bão hòa và thành phần chất xơ cũng như vitamin E.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cà phê: các nghiên cứu cho thấy, dùng cà phê hàng ngày làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật. Cơ chế của tác dụng này hiện chưa hoàn toàn được hiểu rõ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bổ sung protein nguồn gốc thực vật: Có các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung protein nguồn gốc thực vật có liên quan với giảm nguy cơ bệnh lý sỏi mật.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tập luyện thể lực:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu chỉ ra rằng: tập luyện thể dục thể thao làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật cũng như sỏi ống mật chủ có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tập luyện thể dục thể thao làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật cũng như sỏi ống mật chủ có triệu chứng." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190607_062913_808748_tap-the-duc-buoi-sa.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tập luyện thể dục thể thao làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật cũng như sỏi ống mật chủ có triệu chứng.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Statin</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tác dụng của statin đối với giảm nguy cơ hình sỏi mật cho đến nay vẫn chưa được chứng minh qua các nghiên cứu. Tuy nhiên, có các nghiên cứu chỉ ra rằng statin có thể làm giảm tỷ lệ sỏi mật có triệu chứng lâm sàng hoặc biến chứng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp dự phòng sỏi mật</strong></p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;">Chế độ ăn và lối sống</li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chế độ ăn: ăn đủ 3 bữa đảm bảo cân bằng mỗi ngày. Khẩu phần ăn mỗi bữa cần giảm chất béo bão hòa, tăng cường chất xơ và calci để giảm nồng độ acid mật không tan trong nước trong dịch mật.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giảm cân ở những bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật, tuy nhiên, nên giảm cân từ từ (<1,5kg/tháng) để giảm nguy cơ hình thành bùn mật do ứ đọng dịch mật. Các bệnh nhân sụt cân nhanh do chế độ ăn năng lượng rất thất hoặc sau phẫu thuật điều trị béo phì, lượng chất béo hàng ngày cần được cung cấp từ 7 – 10 gam trở lên để đảm bảo co bóp túi mật tốt và đảm bảo chu trình tuần hoàn ruột gan của dịch mật.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong duy trì cân nặng lý tưởng và ngăn hình thành sỏi mật.</li>
</ul>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="2">Dùng acid ursodeoxycholic ở các bệnh nhân đặc biệt</li>
</ol>
<p style="text-align: justify;">Một số trường hợp như các bệnh nhân sụt cân nhanh do phẫu thuật nối tắt dạ dày không có cắt túi mật dự phòng có chỉ định dùng acid ursodeoxycholic để dự phòng hình thành sỏi mật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Sỏi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1.1. Lâm sàng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cơn đau quặn mật: tiền sử hoặc hiện tại có biểu hiện cơn đau dữ dội vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị kéo dài 15 – 30 phút có thể lan ra sau lưng bên phải hoặc vai phải, đáp ứng với thuốc giảm đau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1.2. Cận lâm sàng</strong></p>
<p><strong>1.2.1. Chẩn đoán hình ảnh</strong></p>
<p><strong>Siêu âm ổ bụng</strong></p>
<p>Đây được coi là phương pháp đầu tay giúp phát hiện sỏi mật vì là phương pháp không xâm lấn, dễ áp dụng, chi phí thấp và không liên quan tới tia X.</p>
<p style="margin-left: 36.85pt; text-align: center;"><img alt="Siêu âm giúp phát hiện sỏi mật vì là phương pháp không xâm lấn, dễ áp dụng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_untitled-soi-mat.jpg"></p>
<p style="margin-left: 36.85pt; text-align: center;"><em>Siêu âm giúp phát hiện sỏi mật vì là phương pháp không xâm lấn, dễ áp dụng</em></p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Kỹ thuật:</strong></p>
<p>Nếu không trong tình trạng cấp cứu, nên tiến hành siêu âm ổ bụng khi bệnh nhân nhịn đói ít nhất 8 tiếng vì lúc đó sỏi mật nhìn thấy rõ nhất khi được dịch mật bao quanh tạo khoảng cách với thành túi mật. Cần chú ý đánh giá đường ra của túi mật (túi Hartmann) vì đây là vị trí khó phát hiện sỏi túi mật dễ bỏ sót. Phần cổ túi mật cần được đánh giá kỹ ở vùng cửa gan để loại trừ sỏi ở vùng này. Nếu có khối lồi ra từ túi mật cần phải đánh giá kỹ chân của khối lồi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hình ảnh</strong></p>
<p>Trên siêu âm, sỏi mật có hình ảnh khối tăng âm có bóng cản âm phía sau. Sỏi bùn là hình ảnh cát mịn (nhiều sỏi nhỏ) có tăng âm và có bóng cản. Bùn mật là hình ảnh đám tăng âm nhưng không có bóng cản âm. Bùn mật thấy trên siêu âm thường là các sỏi nhỏ (sỏi cholesterol, hạt bilirubin,...)</p>
<p>Các trường hợp âm tính giả có thể gặp khi túi mật bị lấp đầy sỏi hoặc khi có nhiều sỏi. Trong những trường hợp này, các dấu hiệu có thể khá khó phân biệt với hơi trong bóng tá tràng xẹp một phần, viêm túi mật hoại thư, túi mật hóa sứ, vôi hóa phình mạch. Polyp túi mật có thể có hình ảnh giống với sỏi mật, tuy nhiên polyp túi mật không có bóng cản âm và vị trí không thay đổi khi thay đổi tư thế bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân có triệu chứng cơn đau quặn mật điển hình nhưng siêu âm ổ bụng không phát hiện sỏi ở lần siêu âm đầu tiên, bệnh nhân sẽ được siêu âm lại sau vài tuần (tập trung đánh giá các vị trí dễ bỏ sót), nếu kết quả siêu âm lại vẫn không phát hiện sỏi, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm siêu âm nội soi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Siêu âm nội soi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Siêu âm nội soi có thể giúp phát hiện các sỏi nhỏ bị bỏ sót trên siêu âm ổ bụng. Siêu âm nội soi còn kết hợp giúp loại trừ các nguyên nhân đau bụng khác như loét dạ dày tá tràng. Khi siêu âm nội soi, đầu dò được tích hợp ở đầu dây nội soi tiếp cận sát với thành dạ dày giúp đánh giá chính xác túi mật hơn so với siêu âm ổ bụng vì loại trừ được các yếu tố nhiễu là hơi dạ dày, mô dưới da, gan.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nội soi đường mật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mục đích: tìm các mảnh tinh thể cholesterol nhỏ hoặc muối bilirubin không định hình là các bằng chứng gián tiếp của sỏi nhỏ đường trong dịch mật. Các tinh thể hình thành ở vị trí có sỏi, vì vậy, khi lấy dịch mật cần lấy dịch ở túi mật chứ không phải dịch mật trong gan.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1.2.2. Xét nghiệm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong trường hợp sỏi mật không biến chứng, các chỉ số xét nghiệm bình thường. Khi có bất thường các chỉ số xét nghiệm (tăng bạch cầu máu, tăng men gan, tăng men tụy,..) gợi ý xuất hiện biến chứng của sỏi mật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Sỏi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Sỏi mật không có biến chứng</strong></p>
<p><strong>1.1.1. Điều trị cơn đau quặn mật</strong></p>
<p><strong>Giảm đau</strong></p>
<p>Trong cơn đau, mục tiêu điều trị tập trung vào giảm đau. Các thuốc có thể dùng bao gồm: NSAIDs cho phần lớn các trường hợp, dẫn xuất của nhóm opioid (morphin, meperidine) có thể dùng trong một số trường hợp không đáp ứng.</p>
<p style="margin-left: 54.7pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200110_084244_950156_thuoc.max-800x800.png"></p>
<p style="margin-left: 54.7pt; text-align: center;"><em>Các thuốc có thể dùng bao gồm: NSAIDs cho phần lớn các trường hợp sỏi mật</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị sau đó</strong></p>
<p>Cắt túi mật có chuẩn bị</p>
<p>Các bệnh nhân có biểu hiện cơn đau quặn mật nếu triệu chứng giảm dần thì nên được tư vấn điều trị phẫu thuật cắt túi mật trong lần nhập viện đó hoặc tái khám để cắt túi mật nếu trường hợp phẫu thuật cắt túi mật ngay trong lần nhập viện đó có nhiều nguy cơ. Mặc dù tỷ lệ tái phát cơn đau quặn mật khoảng 1/3 số trường hợp nhưng các bệnh nhân nếu phát hiện sỏi mật và có dấu hiệu cơn đau quặn mật vẫn nên cắt túi mật vì một số trường hợp bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác khi có tái phát cơn đau dẫn tới bỏ sót chẩn đoán và xử trí không kịp thời. Cắt túi mật có chuẩn bị thường dùng phương pháp phẫu thuật nội soi vì có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mở như: giảm đau sau mổ, giảm thời gian nằm viện, đảm bảo tính thẩm mỹ.</p>
<p>Phương pháp khác</p>
<p>Các bệnh nhân không thể phẫu thuật cắt túi mật sẽ được theo dõi sát và được giải thích kỹ về các nguy cơ biến chứng, được tư vấn kỹ về theo dõi các triệu chứng của cơn đau quặn mật cũng như các dấu hiệu của biến chứng để kịp thời tới các cơ sở y tế khi có các biểu hiện nghi ngờ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1.1.2. Điều trị sỏi mật không có triệu chứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bảo tồn theo dõi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh nhân sỏi mật phát hiện tình cờ không có triệu chứng thì không cần điều trị đặc hiệu. Các bệnh nhân này cần được tư vấn và theo dõi các triệu chứng của cơn đau quặn mật và các dấu hiệu của biến chứng. Khi có triệu chứng cơn đau quặn mật hoặc biến chứng thì được chỉ định cắt túi mật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cắt túi mật có chuẩn bị ở một số trường hợp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư túi mật: u tuyến túi mật, túi mật hóa sứ, sỏi lớn (>3cm), có bất thường ống tụy (ống tụy dẫn lưu vào ống mật chủ).</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lý tan máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-soi-mat-sniwf |
Gan nhiễm mỡ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Gan nhiễm mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sự gia tăng trên toàn thế giới về tỷ lệ thừa cân béo phì đã cảnh báo trước sự gia tăng của tổn thương gan liên quan, cụ thể là NAFLD (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phần lớn trường hợp bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_benh-gan-nhiem-mo-doi-tuong-va-cach-dieu-tri1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phần lớn trường hợp bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Người ta ước tính rằng 20–30% dân số trưởng thành ở các nước phát triển có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và tình trạng này rõ ràng cũng đang gia tăng ở trẻ em.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu nên được nghi ngờ ở những người có các dấu hiệu lâm sàng đơn giản thường gặp như thừa cân, béo phì có các dấu hiệu sinh hóa phù hợp với tình trạng kháng insulin.</p>
<p style="text-align: justify;">Phần lớn trường hợp bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, thường được coi là một tình trạng tương đối lành tính, tuy nhiên chúng sẽ tiến triển âm thầm đến các giai đoạn nặng hơn của bệnh gan bao gồm NASH (viêm gan nhiễm mỡ không do rượu) có hoặc không có xơ hóa, xơ gan và đôi khi là ung thư biểu mô tế bào gan.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cũng thường liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường typ 2 và các đặc điểm của kháng insulin như rối loạn lipid máu và rối loạn đường huyết.</p>
<p style="text-align: justify;">Kiểm tra mô học của mô gan vẫn là phương pháp duy nhất được chứng minh để phân biệt giữa nhiễm mỡ đơn thuần và NASH một tình trạng có nhiều khả năng tiến triển thành xơ gan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Gan nhiễm mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Gan nhiễm mỡ thể hiện sự tích tụ mỡ trong mô gan mà không bị viêm nhiễm và là giai đoạn có thể nhận biết sớm nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Chắc chắn chúng ta biết rằng chế độ ăn nhiều chất béo có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh nhiễm mỡ gan. Tuy nhiên, khoảng 60% chất béo trong gan được ước tính là bắt nguồn từ NEFA s (non-esterified fatty acids) lưu hành ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu theo chế độ ăn kiêng bình thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_090011gan-nhiem-mo.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Gan nhiễm mỡ thể hiện sự tích tụ mỡ trong mô gan mà không bị viêm nhiễm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Sự đóng góp của gen đối với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu vẫn chưa được làm sáng tỏ nhưng nghiên cứu trên phạm vi rộng vẫn đang được tiến hành. Thật vậy, phạm vi rộng của kiểu hình NAFLD được tìm thấy ở những cá thể có đặc điểm trao đổi chất tương tự cho thấy sự đóng góp di truyền phức tạp. Ví dụ bao gồm gen protein chuyển triacylglycerol ở microsome và đa hình TNFα. Tuy nhiên, các nghiên cứu di truyền như vậy là nhỏ và cần các nghiên cứu lớn hơn nhiều để xác nhận.</p>
<p style="text-align: justify;">Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân gây ra đề kháng insulin sự hiện diện của tăng lipid nội bào và các sản phẩm phụ của lipid dẫn đến các tác dụng kích thích quan trọng.</p>
<p style="text-align: justify;">Có bằng chứng xác thực về mối liên quan giữa nhiễm mỡ gan và viêm mãn tính, yếu tố quan trọng dường như là NF-κB (yếu tố hạt nhân κB). NF-κB là một yếu tố phiên mã được kích hoạt ngược dòng bởi IKKβ [IκB (ức chế κB) β]. Trên các mô hình động vật, người ta đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo dẫn đến nhiễm mỡ gan dẫn đến tăng tín hiệu NF-κB trong gan. Kích hoạt NF-κB sau đó gây ra sự sản sinh các chất trung gian gây viêm tại chỗ và hệ thống, chẳng hạn như TNF (yếu tố hoại tử khối u) -α, IL (interleukin) -6, IL-1β có thể đóng một vai trò trong sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và cũng dẫn đến kích hoạt tế bào Kupffer và đại thực bào trong mô gan.</p>
<p style="text-align: justify;">NASH (viêm gan nhiễm mỡ không do rượu), giai đoạn tiếp theo, được đặc trưng bởi nhiễm mỡ cộng với tổn thương tế bào gan và tình trạng viêm có hoặc không có xơ hóa; nhóm này có nguy cơ cao hơn nhiều tiến triển thành xơ gan, giai đoạn ác tính nhất. Hiện chỉ có thể phân biệt được các giai đoạn này bằng xét nghiệm mô học nếu không có xơ gan rõ ràng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố nguy cơ</strong></p>
<ul>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Hai yếu tố nguy cơ chính gây tích tụ mỡ thừa trong gan là béo phì / kháng insulin và uống quá nhiều rượu.</li>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Chế độ ăn dư thừa calo, thành phần chế độ ăn uống cũng có thể có liên quan: hàm lượng vitamin E, vitamin C và chất béo không bão hòa đa thấp là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.</li>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Yếu tố gia đình và chủng tộc: con cái của gia đình có bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì thì tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Người gốc Tây Ban Nha nhưng tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn ở người Mỹ gốc Phi</li>
<li style="padding-bottom:6px; text-align: justify;">Bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid; sử dụng thuốc như amiodarone, diltiazem, steroid, oestrogen tổng hợp, tamoxifen và thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao); hội chứng cho ăn, sụt cân nghiêm trọng sau khi cắt bỏ hỗng tràng hoặc dạ dày; loạn dưỡng mỡ; dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch; và tiếp xúc độc hại với dung môi hữu cơ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Gan nhiễm mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng của gan nhiễm mỡ không do rượu bao gồm NASH (viêm gan nhiễm mỡ không do rượu) có hoặc không có xơ hóa, xơ gan và đôi khi là ung thư biểu mô tế bào gan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Gan nhiễm mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: center;"><img alt="Duy trì cân nặng hợp lý. Giảm cân ở người thừa cân, béo phì." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190326_031752_612135_benh-gan-nhiem-mo.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Duy trì cân nặng hợp lý. Giảm cân ở người thừa cân, béo phì.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chế độ dinh dưỡng hợp lý khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo lượng calo hàng ngày cũng góp phần phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào rán, không ăn nội tạng, da động vật. Tăng cường rau xanh hoa quả đảm bảo cung cấp chất vi lượng đầy đủ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Uống đủ lượng nước hàng ngày, tập thể dục thường xuyên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Duy trì cân nặng hợp lý. Giảm cân ở người thừa cân, béo phì.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Quản lý tốt nhóm đối tượng thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường tuyp 2 để phát hiện bệnh lý gan nhiễm mỡ sớm.</li>
</ul>
<div id="gtx-trans" style="position: absolute; left: -7px; top: 621px;">
<div class="gtx-trans-icon"> </div>
</div>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Gan nhiễm mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các bác sĩ lâm sàng thường được cảnh báo về khả năng có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu trên cơ sở thông tin lâm sàng và hóa sinh có sẵn.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì có chức năng gan giảm với đường huyết lúc đói tăng hoặc cao, HDL -cholesterol thấp và triglycerid tăng cao khi đói có khả năng bị NAFLD.</p>
<p style="text-align: justify;">Gan nhiễm mỡ có liên quan đến nồng độ ALT, GGT tăng trong huyết thanh, đây là gợi ý được sử dụng nhiều nhất trong lâm sàng khi kết hợp với các phát hiện lâm sàng của gan nhiễm mỡ, tuy nhiên, không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Gan nhiễm mỡ có liên quan đến nồng độ ALT, GGT tăng trong huyết thanh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_phuong-phap-xet-nghiem-gan-nhiem-mo.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Gan nhiễm mỡ có liên quan đến nồng độ ALT, GGT tăng trong huyết thanh</em></p>
<p style="text-align: justify;">ALT rõ ràng có liên quan đến thừa cân và các yếu tố quyết định mạnh nhất của mối quan hệ này là tăng vòng eo và tăng insulin máu, dấu hiệu của kháng insulin.</p>
<p style="text-align: justify;">GGT là một dấu hiệu tương đối không đặc hiệu của bệnh gan thường tăng cao trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và nó cũng tương quan với các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa. Cả ALT và GGT dường như tương quan với lượng mỡ gan hiện có khi được đo bằng MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc siêu âm ở trẻ em và người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;"> Bệnh gan nhiễm mỡ có thể được chẩn đoán bằng siêu âm, CT (chụp cắt lớp vi tính) hoặc chụp MRI. Siêu âm là lựa chọn rẻ nhất, đã được báo cáo là có độ nhạy 89% và độ đặc hiệu là 93% để xác định gan nhiễm mỡ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, ở bệnh nhân béo phì, hiệu quả của siêu âm giảm hơn đáng kể. Đặc biệt, MRI cho phép định lượng mỡ gan, một chất hỗ trợ hữu ích trong các nghiên cứu lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp mới để phát hiện NASH / xơ hóa là Fibroscan- đây là một kỹ thuật không xâm lấn được sử dụng để đo độ cứng của mô gan và từ đó cung cấp thông tin về mức độ nghiêm trọng của xơ hóa. Tuy nhiên, Fibroscan dường như không đáng tin cậy để chẩn đoán xơ hóa tiến triển ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ hoặc béo phì nội tạng.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Mô học</em></p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù sinh thiết cho phép chẩn đoán, cung cấp thông tin tiên lượng, lựa chọn xét nghiệm giám sát HCC (ung thư biểu mô tế bào gan) và các biến chứng của xơ gan, các nhược điểm cũng phải được xem xét cẩn thận. Hiện tại không có hướng dẫn rõ ràng về sinh thiết trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Sinh thiết gây ra rủi ro lâm sàng ngay cả với những người có kinh nghiệm, khả năng âm tính giả được nhận biết rõ ràng.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tại, dường như hợp lý nhất là giới hạn bệnh nhân được xem xét làm sinh thiết ở những người có nhiều khả năng mắc bệnh gan tiến triển (các yếu tố dự báo bao gồm tuổi> 45 tuổi, tỷ lệ AST / ALT> 1, tiểu đường loại 2 và BMI> 30 kg / m2) và những người với sự gia tăng liên tục của men gan huyết thanh mặc dù đã điều trị đầy đủ cho các đặc điểm riêng của kháng insulin.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Gan nhiễm mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần điều chỉnh chế độ ăn uống để điều trị gan nhiễm mở hiệu quả" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_gan-nhiem-mo-la-gi-benh-gan-nhiem-mo-co-nguy-hiem-khong-al.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần điều chỉnh chế độ ăn uống để điều trị gan nhiễm mở hiệu quả</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tại không có thuốc hoặc thủ thuật phẫu thuật nào được chấp thuận để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và chưa có bằng chứng cho thấy tác động của bất kỳ phương thức điều trị nào từ các thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi tiền cứu đối với các biện pháp quan trọng về kết quả lâu dài, chẳng hạn như xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Do đó, điều trị chính là khuyến khích giảm nguy cơ đái tháo đường trong tương lai (thông qua tăng cường hoạt động và chế độ ăn uống khoa học hơn, có khả năng tạo điều kiện giảm cân nặng hoặc vòng eo) và giảm nguy cơ tim mạch (điều trị rối loạn lipid máu và tăng huyết áp ở những người ở rủi ro tăng cao đáng kể).</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu can thiệp giảm béo phì đã cho thấy sự cải thiện về men gan và mô học cho thấy rằng có khả năng liệu pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có lợi</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Preiss, D., & Sattar, N. (2008). Non-alcoholic fatty liver disease: an overview of prevalence, diagnosis, pathogenesis and treatment considerations. Clinical Science, 115(5), 141–150. doi:10.1042/cs20070402<br></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/gan-nhiem-mo-sihzc |
U ác của môi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác của môi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U ác của môi (hay còn gọi là là ung thư môi) là một bệnh lý thuộc nhóm các biểu hiện của căn bệnh ung thư miệng. Ung thư môi không phải là bệnh phổ biến thế nhưng gần đây việc xuất hiện bệnh này đang dần tăng lên một cách đột ngột gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài các nguy cơ tử vong hay những biến chứng nguy hiểm khác, nếu điều trị khỏi cũng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="U ác của môi là một bệnh lý thuộc nhóm các biểu hiện của căn bệnh ung thư miệng" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_chia-se-ve-benh-ung-thu-moi-tu-b-s-truong-duoc-sai-gon.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U ác của môi là một bệnh lý thuộc nhóm các biểu hiện của căn bệnh ung thư miệng</em></p>
<p style="text-align: justify;">U ác của môi được hình thành do các nhóm tế bào ở môi phát triển một cách bất thường mà không được kiểm soát, nguyên nhân gây ra có thể đến từ tình trạng bệnh lý nền có ảnh hưởng hoặc tác động từ môi trường sống. Các khối u có khả năng phát triển trên mọi vị trí trong môi hoặc trên bề mặt da của môi, hầu hết các ca bệnh xuất hiện triệu chứng nặng hơn ở môi dưới.</p>
<p style="text-align: justify;">U ác của môi hay ung thư môi hay ung thư miệng đều có thể xử lý nếu như bệnh nhân được phát hiện kịp thời và lựa chọn đúng phương pháp điều trị</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác của môi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sự xuất hiện của các khối u ác được hiểu như sau: Do một yếu tố nào đó tác động vào tế bào vùng môi gây đột biến ác tính trong ADN các tế bào này, các nhóm tế bào đột biến có khả năng nhân lên một cách đáng kinh ngạc và không theo quy luật cũng như sự điều khiển của cơ thể gọi là quá sản loạn sản và dị sản. Nhóm các tế bào đột biến này sẽ tích tụ lại tạo thành một khối tế bào lớn và bắt đầu xâm chiếm các khu vực khác nhau cũng như phá hủy các mô hình bình thường của cơ thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các dạng ung thư đều nguy hiểm nếu không được tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_moi-bi-sung-1-cuc-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các dạng ung thư đều nguy hiểm nếu không được tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các dạng ung thư đều nguy hiểm nếu không được tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời. U ác của môi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân chính gây bệnh, tuy nhiên những yếu tố tác động sau đây có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có thói quen hút thuốc lá và thuốc lào.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiếp xúc với ánh sáng từ mặt trời một cách trực tiếp trong thời gian dài</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Uống nhiều đồ uống có cồn như rượu bia</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, những nhóm người sau đây được xem là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những bệnh nhân nhiễm HPV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhóm người có nước da sáng hơn bình thường, đặc biệt là người bị bạch tạng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nam giới có độ tuổi trên 40 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhóm những người bị nghiện thuốc lá, nghiện rượu,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đặc biệt, những đối tượng có thói quen sử dụng thuốc lá đồng thời lại nghiện rượu sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư môi cao nhất hay thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư dạ dày</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác của môi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ung thư môi (u ác của môi) có thể dễ dàng phát hiện những triệu chứng bệnh từ giai đoạn sớm bởi những biến đổi tế bào xuất hiện ngay trên bề mặt da của môi. Tuy nhiên, mọi người thường nhầm tưởng những triệu chứng ung thư môi thành các bệnh lý viêm nhiễm môi thông thường như nhiệt miệng, cho đến khi bệnh đã chuyển biến xấu mới tìm đến các y bác sĩ để trợ giúp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các khối u có thể xuất hiện trên bề mặt môi, trong khoang miệng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ung-thu_oxto.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các khối u có thể xuất hiện trên bề mặt môi, trong khoang miệng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng điển hình của bệnh ung thư môi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bề mặt môi sẽ xuất hiện các vết viêm loét rất khó lành: Các vết loét trên môi thường có dạng cục, màu trắng khá giống với nhiệt miệng, gây đau nhức đặc biệt ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như nói chuyện.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hàm bị sưng tại một vị trí nhất định khiến mặt người bệnh có triệu chứng bị lệch sang 1 bên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các khối u có thể xuất hiện trên bề mặt môi, trong khoang miệng hay thậm chí trong cổ họng người bệnh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vùng khoang mũi họng bị tê và đau</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Răng có biểu hiện lung lay không rõ nguyên nhân, thậm chí rụng răng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các vết loét trên môi khó lành và đôi khi bị chảy máu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sắc tố môi có khả năng bị chuyển dần sang đen hoặc tái nhợt, da môi bị thô cứng và dày hơn bình thường.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất hiện hạch to ở cổ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đôi khi người bệnh cũng có cảm giác môi bị tê, ngứa ran hoặc dị cảm không rõ nguyên nhân.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở môi (đặc biệt là hiện tượng viêm loét và sưng hạch to ở cổ) thì người bệnh cần tìm tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra ngay, tránh tình trạng bệnh tiến triển quá nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng</p>
<p><strong>Các triệu chứng của bệnh:</strong></p>
<ul>
<li>Viêm loét môi khó lành</li>
<li>Hàm sưng gây lệch mặt</li>
<li>Nổi hạch ở cổ</li>
<li>Khoang mũi họng bị tê và đau</li>
<li>Răng bị lung lay không rõ nguyên nhân,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U ác của môi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các khối u ác của môi xuất hiện do các tác nhân ngoại cảnh như thuốc lá, ảnh mặt trời, rượu bia,... Bản thân u ác ở môi không lây truyền từ người sang người được. Nhưng một số trường hợp có thể lây nhiễm virus HPV từ người này sang người kia và khiến người bị lây nhiễm gia tăng nguy cơ bị ung thư môi.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu u ác ở môi được phát hiện và điều trị sớm thì có khả năng điều trị dứt điểm và giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, những tác hại mà bệnh gây ra lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp. Ung thư môi sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm ở vùng da gần môi như toàn bộ khuôn mặt, cổ,... khiến người bệnh luôn cảm giác mất đi sự tự tin vì làn da bị viêm nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư môi gây ra các vết viêm loét ở bề mặt môi, trong khoang miệng hay thậm chí xuất hiện cả trong cổ họng sẽ khiến người bệnh cực kỳ khó khăn trong việc ăn uống. Không thể ăn uống bình thường sẽ khiến cơ thể bệnh nhân dần dần bị suy yếu, thiếu sức sống và giảm thiểu sức đề kháng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh khác.</p>
<p style="text-align: justify;">U ác của môi nếu không được xử lý có thể sẽ di căn đến các vùng cơ quan khác trong cơ thể, hình thành lên nhiều khối u ác tính khó chữa trị, nguy cơ tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư môi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng có khả năng là do ung thư môi thì người bệnh cần tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ sớm nhất có thể. Bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc chống viêm thông thường hoặc các mẹo dân gian không được kiểm chứng, tránh gặp phải các tác dụng phụ không đáng có hoặc thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác của môi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tác nhân gây bệnh ung thư môi lớn nhất chính là thuốc lá và rượu bia. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần tránh xa việc hút thuốc lá (hoặc các chế phẩm tương tự) và hạn chế tối đa sử dụng rượu bia để phòng chống bệnh ung thư môi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tác nhân gây bệnh ung thư môi lớn nhất chính là thuốc lá và rượu bia" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Tong-hop-cac-muc-phat-VPHC-lien-quan-den-ruou-bia-thuoc-la-tu-15-11-2020.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tác nhân gây bệnh ung thư môi lớn nhất chính là thuốc lá và rượu bia</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Luôn chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng để loại bỏ các tác nhân gây hại cho môi cũng như toàn bộ bộ phận trong khoang miệng. Đánh răng đều đặn hàng ngày đúng cách, dùng chỉ nha khoa thay vì tăm, súc miệng bằng nước súc miệng y tế sẽ giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Tia UV từ mặt trời không những làm tổn thương vùng môi mà còn gây hại cho toàn bộ vùng da trên cơ thể.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nên sử dụng son chống nắng cho môi hàng ngày để bảo vệ môi khỏi các tia cực tím.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng cao nhóm vitamin và các chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư môi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chủ động tìm tới các cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ do ung thư môi. Không được chủ quan xem nhẹ các vết viêm loét xuất hiện trên môi.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác của môi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng có khả năng là do ung thư môi thì người bệnh cần tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ sớm nhất có thể. Bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc chống viêm thông thường hoặc các mẹo dân gian không được kiểm chứng, tránh gặp phải các tác dụng phụ không đáng có hoặc thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5.1. Chẩn đoán người bệnh có u ác của môi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng tại vùng môi đồng thời kiểm tra các phần khác có trong miệng nhằm tìm kiếm các dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cần cung cấp các thông tin về tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân và cả gia đình, người bệnh có sử dụng thuốc lá hay rượu bia không, hiện tại có đang sử dụng loại thuốc điều trị nào,...</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư môi thì sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết nhằm xác định chẩn đoán bệnh. Đây là thủ thuật dễ dàng thực hiện và đưa ra kết quả chính xác nhất về tình trạng có u ác tính. Ngay sau có kết quả từ sinh thiết, nếu bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư môi thì bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp xét nghiệm khác nhau nhằm kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh đồng thời xác định nguy cơ di căn ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số phương pháp được chỉ định thực hiện cho bệnh nhân bị ung thư môi là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sinh thiết tế bào bị tổn thương ở môi để tìm kiếm tế bào ung thư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp bằng positron (PET), chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng đầu - cổ: Xác định mức độ lây lan của khối u và nguy cơ di căn hạch .</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp X-quang vùng ngực: Kiểm tra tổn thương và nguy cơ di căn ung thư trong hệ hô hấp.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm công thức máu nhằm tìm gen gây ung thư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nội soi vùng hàm và cổ kiểm tra di căn hạch và các thương tổn khác</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác của môi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư môi là một trong những ung thư có thể chữa khỏi vì môi là bộ phận dễ phát hiện ra bệnh từ sớm, tránh được nguy cơ bệnh phát triển quá nghiêm trọng. Kết quả điều trị sẽ cao hơn rất nhiều so với những loại ung thư nằm bên trong cơ thể con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu y tế đã cho thấy rằng khả năng người bệnh bị mắc bệnh ung thư cổ, đầu hay miệng sẽ cao hơn nếu có tiền sử mắc bệnh ung thư môi. Chính vì vậy, sau khi được điều trị u ác của môi thì người bệnh cũng nên khám bệnh định kỳ để kiểm tra tình hình sức khỏe.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị ung thư môi sẽ được thực hiện bằng một số phương pháp sau đây:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Phẫu thuật</strong>: Phương pháp này có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào ung thư đồng thời cắt bỏ những phần rìa môi khỏe mạnh bao quanh. Sau khi thực hiện loại bỏ tế bào bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình lại môi có thể hoạt động lại bình thường và giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo. Trong trường hợp ung thư đã phát triển nặng thì khả năng cao sẽ cần kết hợp với các bác sĩ thẩm mỹ giúp chỉnh hình để tái tạo môi không bị mất tính thẩm mỹ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xạ trị</strong>: Phương pháp này có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với hóa trị hoặc kết hợp điều trị sau phẫu thuật. Xạ trị là phương pháp xử lý các tế bào ung thư bằng các chùm tia năng lượng mạnh (ví dụ như tia X và proton). Xạ trị được thực hiện trên bề mặt môi nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và loại bỏ các nhóm hạch bạch huyết ở cổ nếu có. Xạ trị được thực hiện bằng máy phát xạ lớn, tuy nhiên trong một vài trường hợp nhất định người bệnh sẽ được thực hiện với phương pháp cận xạ trị - brachytherapy (đưa trực tiếp bức xạ vào môi người bệnh).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Hóa trị</strong>: Đây là biện pháp sử dụng các loại hóa chất để điều trị các tế bào ung thư. Hóa trị thường được kết hợp với xạ trị trong điều trị ung thư môi nhằm có được kết quả cao hơn, đồng thời hóa trị cũng sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh để người bệnh thoải mái hơn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Điều trị trúng đích bằng thuốc</strong>: Phương pháp này sẽ tập trung vào điểm yếu của các tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển. Điều trị trúng đích bằng thuốc thường được sử dụng kết hợp với hóa trị.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20191018_141843_023212_khang-sinh.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị trúng đích bằng thuốc thường được sử dụng kết hợp với hóa trị.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Liệu pháp miễn dịch</strong>: Liệu pháp miễn dịch được hiểu là một dạng điều trị bằng thuốc làm tăng khả năng chống lại các tác nhân ung thư của hệ miễn dịch trong cơ thể. Phương pháp này sẽ được thực hiện trong trường hợp ung thư mỗi đã tiến triển sang giai đoạn nặng nhưng các biện pháp điều trị khác không có kết quả tốt.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Nếu người bệnh được điều trị ung thư môi với phương pháp phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng bệnh nguy hiểm có thể xảy ra. Theo thống kê từ bộ y tế thì khả năng bệnh nhân sống sót sau điều trị và không bị tái phát bệnh sau 5 năm có thể lên tới 90%.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify;">1. Ung thư môi | Hellobacsi</p><p style="text-align: justify;">2. 8 dấu hiệu “mách lẻo” ung thư môi đang là “khách không mời” mà tới | Genvita</p><p style="text-align: justify;">3. Ung thư môi nhận biết như thế nào | Khám từ xa Wellcare</p><p style="text-align: justify;">4. Ung thư môi | ElloDoctor</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-cua-moi-susgp |
Ngộ độc cồn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ngộ độc cồn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rượu ở dạng etanol có trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, chất chiết xuất từ nấu ăn, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng nhất định, được dùng nhiều trong đời sống, y học và công nghiệp. Tình trạng ngộ độc cấp ethanol thường xảy ra khi uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong thời gian ngắn, liều gây ngộ độc phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của người uống. Ở những người nghiện rượu thì liều gây ngộ độc thường rất cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ngộ độc ethanol cấp có thể gây ra hôn mê, suy hô hấp, thậm chí là tử vong" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_Ngo-doc-con-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngộ độc ethanol cấp có thể gây ra hôn mê, suy hô hấp, thậm chí là tử vong</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ngộ độc cồn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>Ngộ độc </em><em>cồn xảy ra khi uống quá nhiều bia rượu, nhất là trong thời gian ngắn, số ít do tự tử bằng bia rượu hoặc các sản phẩm từ bia rượu.</em></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ngo-doc-con-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiều người tìm đến rượu để giải tỏa tâm lý, có nhiều người còn sử dụng để tự tử </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ngộ độc cồn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngộ độc cồn gây ra nhiều rối loạn về tâm thần và thực thể, chủ yếu là do uống quá nhiều bia rượu. Liều gây ngộ độc tùy thuộc vào thể trạng của từng người, thường tăng cao ở người nghiện rượu. Các triệu chứng lâm sàng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn kích thích: Giai đoạn đầu, người uống cảm thấy sảng khoái, hưng phấn thần kinh (vui vẻ), sau đó giảm khả năng kiềm chế (mất điều hòa, kích thích). Giảm phổi hợp vận động: Đi đứng không vững.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn ức chế: tri giác của người uống giảm hẳn, giảm hoặc mất khả năng tập trung, lú lấn. Giảm phản xạ gân xương và trương lực cơ. Giãn các mạch ngoại vi.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn hôn mê: Người bệnh hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở dẫn đến suy hô hấp, giảm khả năng bảo vệ đường thở dẫn đến viêm phổi sặc. Giãn mạch, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, trụy mạch, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, co giật, tiêu cơ vân, rối loạn điện giải, toan chuyển hóa.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nên chủ động theo dõi các triệu chứng khi xảy ra ngộ độ cồn " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Ngo-doc-con-chat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nên chủ động theo dõi các triệu chứng khi xảy ra ngộ độ cồn </em></p>
<p style="text-align: justify;">Lưu ý: Người bệnh có thể hôn mê cả khi đã ngừng uống rượu do sau khi ngừng uống, rượu vẫn tiếp tục ngâm từ hệ tiêu hóa vào máu</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ngộ độc cồn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Bít tắc đường thở: </strong>Người bệnh hít phải chất nôn vào phổi có thể gây bít tắc đường hô hấp (ngạt thở) rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn nước và điện giải: </strong> Nôn nhiều làm cơ thể bị mất nước nhiều, có thể gây mạch nhanh, huyết áp tụt rất nguy hiểm.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Co giật</strong>: thường do hạ đường huyết</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Hạ thân nhiệt</strong><strong>:</strong> Nhiệt độ cơ thể của bạn có thể giảm xuống quá thấp dẫn đến ngừng tim.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn nhịp tim: </strong>Ngộ độc rượu có thể khiến tim đập bất thường hoặc nặng hơn là ngừng đập gây ngừng tuần hoàn dẫn đến tử vong.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương não: </strong>nhiều trường hợp uống rượu nhiều dẫn đến ngộ độc có thể gây tổn thương não không hồi phục</li>
<li><strong>Tử vong.</strong></li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ngộ độc cồn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngộ độc cồn chủ yếu gặp ở những người nghiện rượu. Thường xuất hiện ở ngưởi sau khi uống nhiều rượu bia trong thời gian ngắn, nhất là trong cuộc nhậu</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ngộ độ cồn xảy ra ở những người sử dụng rượu bia nhiều " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Ngo-doc-ruou.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngộ độ cồn xảy ra ở những người sử dụng rượu bia nhiều </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ngộ độc cồn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Không uống bia rượu khi mất kiểm soát.</li>
<li style="text-align: justify;">Đối tượng không nên sử dụng bia rượu: trẻ nhỏ và vị thành niên, phụ nữ (nhất là phụ nữ có thai, đang cho con bú), người đang lái xe, vận hành máy móc, người không kiểm soát được hành vi, mới bỏ rượu, đang điều trị bệnh (cần xin ý kiến bác sĩ điều trị).</li>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng đồ uống có cồn theo khả năng của người uống (căn cứ vào số lượng, tác dụng của bia rượu đến hành vi). Người Việt Nam trưởng thành uống không quá 50 ml rượu 40 độ hoặc không quá 400 ml bia 5 độ.</li>
<li style="text-align: justify;">Ăn đầy đủ trước, trong và sau uống.</li>
<li style="text-align: justify;">Chọn loại rượu bia, thực phẩm an toàn.</li>
<li style="text-align: justify;">Không lái xe, rượu bia sau khi sử dụng đồ uống có cồn.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chủ động bảo vệ bản thân, tránh xa các chất kích thích chứa cồn " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_cach-phong-tranh-ngo-doc-bia-ruou.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chủ động bảo vệ bản thân, tránh xa các chất kích thích chứa cồn </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc cồn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định:</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa vào các yếu tố khai thác bệnh sử: có uống các đồ uống có cồn. Triệu chứng lâm sàng đã mô tả trên và các xét nghiệm:</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, theo dõi ngộ độc rượu ethanol:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Định lượng nồng độ ethanol (khuyến cáo nên làm thêm methanol trong máu, do thường có ngộ độc phối hợp)</p>
<table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tbody>
<tr>
<td style="width:284px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Nồng độ Ethanol huyết thanh (mg/dL)</strong></p>
</td>
<td style="width:340px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:284px;">
<p style="text-align: justify;">20 – 50</p>
</td>
<td style="width:340px;">
<p style="text-align: justify;">Rối loạn ức chế, kích thích nghịch thường, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:284px;">
<p style="text-align: justify;">50 – 100</p>
</td>
<td style="width:340px;">
<p style="text-align: justify;">Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, mất điều hòa vận động biên độ nhỏ, loạn vận ngôn.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:284px;">
<p style="text-align: justify;">100 – 200</p>
</td>
<td style="width:340px;">
<p style="text-align: justify;">Nhìn đôi, bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ, giãn mạch.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:284px;">
<p style="text-align: justify;">200 – 400</p>
</td>
<td style="width:340px;">
<p style="text-align: justify;">Ức chế hô hấp, mất các phản xạ bảo vệ đường thở, giảm thân nhiệt, đái ỉa không tự chủ, tụt huyết áp, hôn mê.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:284px;">
<p style="text-align: justify;">>400</p>
</td>
<td style="width:340px;">
<p style="text-align: justify;">Trụy mạch, tử vong</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;">+ Áp lực thẩm thấu máu: đo trực tiếp bằng máy đo.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khoảng trống ALTT = áp lực thẩm thấu (ALTT) đo được – ALTT ước<br>
tính (ALTT máu ước tính = Na x 2 + Ure (mmol/L) + Glucose (mmol/L).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khoảng trống ALTT tăng nếu >10 mOsm/kg, do rượu gây nên, không cho biết cụ thể là do methanol, ethanol hay glycol.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ước tính nồng độ rượu thông qua khoảng trống áp lực thẩm thấu (Nồng độ rượu ước tính = 4,6 x khoảng trống áp lực thẩm thấu (mg/dL) chỉ có thể áp dụng được khi trong máu chỉ có ethanol đơn thuần không kèm các các chất khác như methanol hay glycol.</p>
<p style="text-align: justify;">Kết hợp khoảng trống thẩm thấu và khí máu trong chẩn đoán và theo dõi: trong ngộ độc ethanol đơn thuần thì khoảng trống thẩm thấu giảm dần và trờ về 0, đồng thời khí máu cũng không có nhiễm toan chuyển hóa (nếu có thường là nhẹ, do nhiễm toan ceton hoặc toan lactic).</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm cơ bản: khí máu, công thức máu, urê, đường, creatinin, điện giải, AST, ALT, CPK, điện tim, tổng phân tích nước tiểu giúp đánh giá tình<br>
trạng các chỉ sổ cơ bản của người bệnh và tiên lượng tình trạng ngộ độc có ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào.</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm khác để tìm tổn thương cơ quan khác hoặc biến chứng bao gồm: Xquang phổi, CT-scanner sọ não, siêu âm bụng, nội soi tiêu hóa….</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Ngộ độc methanol: trong trường hợp này, người bệnh bị toan chuyển hóa thực sự thường do chất chuyển hóa format gây ra; khoảng trống ALTT lúc đầu tăng, khí máu chưa có bất thường, sau đó giảm dần nhưng đồng thời toan chuyển hóa xuất hiện và tăng dần, kết quả là người bệnh tử vong hoặc di chứng hoặc hồi phục nếu được điều trị đúng và kịp thời. Cỏ thể định lượng có methanol trong máu để chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hôn mê do đái tháo đường: Tiền sử có bệnh lý đái tháo đường, quá trình dùng thuốc điều trị, hôn mê do tăng ALTT đi kèm tăng đường huyết; hôn mê hạ đường huyết thì xét nghiệm đường máu giảm hoặc do nhiễm toan.</p>
<p style="text-align: justify;">Hôn mê do ngộ độc thuốc an thần, gây ngủ: tiền sử dùng thuốc an thần, gây ngủ, hôn mê sâu yên tĩnh, xét nghiệm tìm thấy độc chất trong dịch dạ dày, nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn ý thức do các nguyên nhân khác nhau: nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm não hoặc viêm màng não, các tổn thường thần kinh như xuất huyết nội sọ, nhồi máu não,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc cồn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đảm bảo dấu hiệu sinh tồn.</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị triệu chứng và biến chứng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể:</strong> </p>
<p style="text-align: justify;">- Ngộ độc mức độ nhẹ:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nghỉ ngơi nơi yên tĩnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Truyền dịch, truyền glucose và vitamin nhóm B</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bị ngộ độc cồn cần được đưa vào cơ ở y tế để theo dõi và điều trị " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ngo-doc-nhiem-khuan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bị ngộ độc cồn cần được đưa vào cơ ở y tế để theo dõi và điều trị </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ngộ độc mức độ nặng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh hôn mê sâu, co giật, ứ đọng đờm dãi, tụt lưỡi, suy hô hấp, thở yếu, ngừng thở: đặt người bệnh nằm nghiêng an toàn, đặt canyl miệng, hút móc đờm rãi ứ đọng, thở ô xy. Có thể đặt ống NKQ và thở máy tùy tình trạng người bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Tụt huyết áp: bù dịch và điện giải, sử dụng thuốc vận mạch nếu cần.</li>
<li style="text-align: justify;">Dinh dưỡng: truyền glucose 10 – 20% nếu có hạ đường huyết.</li>
<li style="text-align: justify;">Vitamin B1 tiêm bắp với liều lượng 100 – 300 mg (người lớn) hoặc 50 mg (trẻ nhỏ) trước khi truyền đường.</li>
<li style="text-align: justify;">Tiêu cơ vân: truyền dịch theo CVP (áp lực tĩnh mạch trung tâm), cân bằng điện giải, đảm bảo nước tiểu 150 – 200 mL/giờ.</li>
<li style="text-align: justify;">Hạ thân nhiệt: ủ ấm người bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Lưu ý phát hiện và xử trí chấn thương và biến chứng khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tẩy độc và tăng thải trừ chất độc:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đặt sonde dạ dày và hút dịch dạ dày để giảm lượng chất cồn trong đường tiêu hóa nếu bệnh nhân đến trong vòng 1 giờ và bệnh nhân nôn ít. Bệnh nhân đến muộn hơn nhưng uống số lượng lớn vẫn có thể xem xét hút.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tăng thải trừ: trường hợp nặng thở máy thải trừ nhanh ethanol, thận nhân tạo có tác dụng nhưng không cần thiết; có thể cân nhắc chỉ định trong các trường hợp: suy thận, tiêu cơ vân, toan chuyển hóa, rối loạn điện giải nặng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2012), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa”, NXB Y học, Hà Nội.</li><li>Nguyễn Trung Nguyên (2012), “Ngộ độc cấp ethanol và methanol”, Ch<em>ố</em>ng <em>độc cơ bả</em>n, NXB Y học, trang 121-138 </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-con-simuc |
Ngộ độc chất ăn mòn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ngộ độc chất ăn mòn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngộ độc chất ăn mòn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa và ngộ độc, thậm chí tử vong. Thường gặp ở trẻ nhỏ, những người rối loạn tâm thận, có ý định tự tử hoặc say rượu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ngộ độc chất ăn mòn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa và ngộ độc, thậm chí tử vong" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_ngo-doc-o-tre-nho.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngộ độc chất ăn mòn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa và ngộ độc, thậm chí tử vong</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các chất ăn mòn là chất acid hoặc chất kiềm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chất acid (acid) như acid sulfuric, acid chlorhydric, dung dịch đổ bình acquy, acetic acid, chất tẩy rửa kim loại.</li>
<li style="text-align: justify;">Chất kiềm (base) như nước Javel, thuốc tẩy, bột giặt, sút (NaOH), nước tro tàu (KOH)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán xác định mức độ và mức độ tổn thương là nội soi thực quản được thực hiện trong 12-24 giờ đầu tiên sau khi ăn hoặc uống chất ăn mòn. Các biến chứng muộn thường gặp nhất là hẹp thực quản, hẹp hang vị và môn vị, hiếm gặp là ung thư biểu mô đường tiêu hóa trên. Điều trị nhiễm độc ăn mòn cấp tính chủ yếu là điều trị hỗ trợ: trung hòa chất ăn mòn, kháng sinh, liệu pháp chống tiết, hỗ trợ dinh dưỡng, ức chế tổng hợp collagen.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ngộ độc chất ăn mòn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>Ngộ độc chất ăn mòn xảy ra khi ăn hoặc uống các tác nhân gây ăn mòn: </em>axit (hydrochloric, acetic, sulfuric, lactic, oxalic, carbolic), kiềm (natri và kali, xà phòng, chất tẩy rửa), muối kim loại nặng (thăng hoa), formalin, cồn iốt và nhiều chất khác chất hóa học.</p>
<p style="text-align: justify;">Axit gây hoại tử đông; vết loét đóng vảy, hạn chế tổn thương lan rộng. Axit gây tổn thương dạ dày nhiều hơn thực quản. Chất kiềm gây hoại tử lỏng; tổn thương không tạo thành vảy nên tổn thương vẫn tiếp tục lan rộng ra cho đến khi chất kiềm được trung hòa hoặc pha loãng. Chất kiềm gây tổn thương đến thực quản nhiều hơn dạ dày, nhưng ngộ độc với số lượng lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hai.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Do bất cẩn, hoặc sơ ý, có thể bị ngộ độc chất ăn mòn " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ngo-doc-chat-an-mon.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Do bất cẩn, hoặc sơ ý, có thể bị ngộ độc chất ăn mòn </em></p>
<p style="text-align: justify;">Các hóa chất rắn chủ yếu gây tổn thương tại chỗ, ít có khả năng lan rộng vì có các hạt dính vào mô và tổ chức, khó lan ra các mô và tổ chức xung quanh. Chất lỏng không dính, dễ lan rộng, số lượng lớn hơn có thể dễ dàng uống vào, thường tạo ra các tổn thương lan rộng. Chất lỏng khi hít phải, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ngộ độc chất ăn mòn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc ăn mòn ở đường tiêu hóa trên phụ thuộc vào trạng thái vật lý, loại và số lượng của chất ăn mòn. Sau khi ăn chất ăn mòn, bệnh nhân thường đau rát họng, sau đó xuất hiện đau ngực và dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, thường có máu. Những triệu chứng: Tăng tiết nước bọt, khó nuốt kèm theo phù nề, loét hoặc mảng trắng trong khoang miệng, niêm mạc vòm miệng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn phải chất ăn mòn, hoặc chậm lại trong vài giờ sau khi uống và chúng có thể kéo dài hàng ngày và hàng tuần. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ xuất hiện các triệu chứng đau họng, chảy nước bọt, nuốt khó khi bị nhiễm độc " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ngo-doc-chat-an-mon-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ xuất hiện các triệu chứng đau họng, chảy nước bọt, nuốt khó khi bị nhiễm độc </em></p>
<p>Ngay sau uống:</p>
<ul>
<li>Đau họng, chảy nước bọt.</li>
<li>Bỏng, đau rát niêm mạc miệng, họng.</li>
<li>Nuốt khó, nuốt đau.</li>
<li>Buồn nôn, nôn dịch dạ dày, thường lẫn máu.</li>
<li>Thở rít</li>
<li>Tràn khí dưới da.</li>
<li>Suy hô hấp do:</li>
</ul>
<p>- Phù nề thanh quản.</p>
<p>- Tràn khí trung thất, viêm trung thất.</p>
<p>- Lỗ thông, dò khí quản - thực quản.</p>
<p>- Hít sặc chất nôn vào khí quản.</p>
<p>- Hội chứng ARDS.</p>
<p>Dấu hiệu của hẹp thực quản: nuốt khó, nôn không ăn uống được</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ngộ độc chất ăn mòn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngộ độc chất ăn mòn có thể gây nhiều biến chứng sớm và muộn</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Biến chứng sớm:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Biến chứng tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, thủng thực quản dạ dày.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm phổi.</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Biến chứng muộn: là vấn đề lớn trong ngộ độc chất ăn mòn và thường gây ra khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Hẹp và hẹp thực quản</strong>: khó nuốt và cảm giác <strong>đè</strong> nén phía sau xương ức là những triệu chứng phổ biến nhất cho thấy thực quản bị hẹp. Có thể xuất hiện ba tuần sau khi ăn phải chất ăn mòn, trong ba tháng đầu tiên hoặc, thậm chí sau một năm sau khi ăn chất ăn mòn. Chất ăn mòn dạng lỏng khi ăn vào gây hẹp nhiều hơn chất ăn mòn ở dạng tinh thể</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Hẹp lỗ thông và môn vị</strong><strong>:</strong> khởi phát các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, nôn và sụt cân cho thấy có tắc nghẽn dạ dày. Ít xảy ra hơn chứng hẹp thực quản, thường từ 5 đến 6 tuần sau khi uống, có thể xuất hiện thậm chí sau vài năm. Thường được tìm thấy nhất sau khi uống axit.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư biểu mô thực quản và dạ dày</strong>: sự phát triển của ung thư biểu mô có thể xảy ra từ 40 đến 50 năm sau khi ăn phải chất ăn mòn. Ung thư biểu mô dạ dày là một biến chứng rất hiếm gặp sau khi ăn mòn </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ngộ độc chất ăn mòn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, ngộ độc chất ăn mòn chủ yếu gặp ở đối tượng: trẻ nhỏ, những người rối loạn tâm thận, có ý định tự tử hoặc say rượu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ngộ độc chất ăn mòn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng tránh ngộ độc chất ăn mòn là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Để các chất ăn mòn xa tầm tay trẻ nhỏ hoặc trong tủ có khóa.</li>
<li style="text-align: justify;">Không để các hóa chất ăn mòn trong các vỏ chai lọ đồ uống thông dụng: chai nước khoáng, nước ngọt....</li>
<li style="text-align: justify;">Tuyên truyền về tác hại của các hóa chất ăn mòn.</li>
<li style="text-align: justify;">Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ, tư vấn tuân thủ điều trị với người bệnh.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần phải để đồ có chứa chất độc hại ra khỏi tầm với của trẻ " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ngo-doc-hoa-chat-nguy-hiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần phải để đồ có chứa chất độc hại ra khỏi tầm với của trẻ </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc chất ăn mòn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa vào các yếu tố khai thác bệnh sử: có uống các hóa chất ăn mòn. Triệu chứng lâm sàng đã mô tả trên và các xét nghiệm chẩn đoán tổn thương và mức độ. Các xét nghiệm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nội soi thực quản dạ dày:</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Chỉ định: tất cả trường hợp có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thời điểm:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sau khi ổn định tình trạng suy hô hấp của người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thường tiến hành sớm sau khi uống từ giờ thứ 12 đến 24 giờ (sớm quá sẽ không xuất hiện hết các triệu chứng nên có thể bỏ sót tổn thương, muộn quá gây tăng nguy cơ thủng thực quản khi nội soi đặc biệt với ống cứng).</p>
<p style="text-align: justify;">- Đánh giá mức độ tổn thương hầu họng, thực quản, dạ dày.</p>
<p style="text-align: justify;">Phân độ theo kết quả nội soi: Có 5 độ:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Độ 1: phù nề, sung huyết niêm mạc.</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 2a: loét nông, niêm mạc dễ bong, phỏng nuớc.</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 2b: các dấu hiệu của độ 2a + loét chu vi nông.</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 3a: vết loét sâu kèm hoại tử nhỏ.</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 3b: vết loét sâu và hoại tử lan rộng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Lưu ý: không cố găng đẩy ống nội soi qua chỗ hẹp nhỏ vì có thể gây tổn thương nặng hơn hoặc thậm chí thủng.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Công thức máu, men gan, chức năng thận, CRP</li>
<li style="text-align: justify;">Ion đồ.</li>
<li style="text-align: justify;">Khí máu.</li>
<li style="text-align: justify;">X-quang ngực - bụng: phát hiện biến chứng tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, thủng dạ dày.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt: ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat: thuốc diệt cỏ màu xanh, mùi đặc trưng, bỏng loét niêm mạc miệng</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc chất ăn mòn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nguyên tắc điều trị ngộ độc chất ăn mòn:</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị ban đầu: đảm bảo dấu hiệu sinh tồn</p>
<p style="text-align: justify;">- Dinh dưỡng tĩnh mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi thực quản dạ dày đánh giá tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nong thực quản khi có sẹo hẹp thực quản.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị biến chứng.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị:</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Điều trị tình huống cấp cứu: đảm bảo dấu hiệu sinh tồn, tránh làm tổn thương tăng thêm.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hồi sức hô hấp đặt nội khí quản, giúp thở trong trường hợp suy hô hấp hoặc khó thở thanh quản nặng.</li>
<li style="text-align: justify;">Không rửa tiến hành dạ dày vì làm nặng thêm tổn thương niêm mạc thực quản có thể gây thủng thực quản.</li>
<li style="text-align: justify;">Không dùng than hoạt tính vì không tác dụng và gây cản trở, không đánh giá được tổn thương khi nội soi thực quản dạ dày.</li>
<li style="text-align: justify;">Không dùng hóa chất trung hòa vì các chất phản ứng với nhau sinh nhiệt sẽ làm gia tăng tổn thương.</li>
<li style="text-align: justify;">Súc miệng với thật nhiều nước sạch.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân còn uống được: cho uống nước hoặc sữa để pha loãng nồng độ hóa chất ăn mòn, không dùng khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ thủng thực quản, thủng dạ dày, hoặc nôn máu.</li>
<li style="text-align: justify;">Khám Tai Mũi Họng sớm sau khi ổn định dấu hiệu sinh tồn để có chỉ định kịp thời nội soi thực quản dạ dày.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kháng sinh:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Chỉ định:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Biến chứng tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, thủng thực quản dạ dày.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm phổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Bằng chứng nhiễm khuẩn.</li>
<li style="text-align: justify;">Đang điều trị với Corticoid.</li>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương trung bình hoặc nặng trên nội soi (từ độ 2).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh: Cephalosporin 3 có thể kết hợp cùng aminoglycosid.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Corticoid:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Chỉ định:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Có triệu chứng phù nề thanh quản.</li>
<li style="text-align: justify;">Bỏng thực quản: hiệu quả có thể giảm sẹo hẹp thực quản.</li>
<li style="text-align: justify;">Sẹo hẹp có chỉ định nong thực quản: có thể giảm tỉ lệ cần can thiệp phẫu thuật tái tạo thực quản.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Liều lượng: Dexamethason dùng đường tĩnh mạch hoặc prednisolon 1 mg/kg đường uống trong 7-14 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dinh dưỡng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Dinh dưỡng đường miệng hoặc qua ống thông dạ dày sau 24-72 giờ. Nếu có chỉ định đặt sonde dạ dày phải do người có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật đặt nhẹ nhàng tránh làm tăng tổn thương, chảy máu hoặc thủng thực quản.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần hoặc một phần:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc</strong><strong> PPI,</strong><strong> kháng H<sub>2</sub></strong>: khi có tổn thương, xuất huyết dạ dày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị biến chứng.</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Tràn khí trung thất, viêm trung thất: điều trị bảo tồn với kháng sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tràn khí màng phổi: chọc hút dẫn lưu khí màng phổi khi có suy hô hấp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thủng dạ dày: phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nong thực quản khi có sẹo hẹp thực quản.</p>
<p style="text-align: justify;">• Dấu hiệu sinh tồn.</p>
<p style="text-align: justify;">• Dấu hiệu tăc đường thở.</p>
<p style="text-align: justify;">• Dấu hiệu suy hô hấp.</p>
<p style="text-align: justify;">• Nôn máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Phác đồ điều trị nội khoa, tim mạch, ngoại khoa trẻ em - Bệnh viện Nhi Đồng 1</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-chat-an-mon-sjmht |
Loạn trương lực cơ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Loạn trương lực cơ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ là một rối loạn vận động do nguyên nhân thần kinh với đặc điểm nổi bật là sự co thắt cơ không tự chủ, gây ra các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc những tư thế bất thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một cơ, một nhóm cơ hoặc toàn bộ cơ thể với mức độ từ nhẹ đến nặng. Tình trạng này có thể gây nên cảm giác đau đớn, gây tình trạng run, làm cản trở thực hiện động tác trong sinh hoạt và lao động.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Loạn trương lực cơ là một rối loạn vận động do nguyên nhân thần kinh" src="/ImagePath/images/20210919/20210919_loan-truong-luc-co-8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Loạn trương lực cơ là một rối loạn vận động do nguyên nhân thần kinh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tỉ lệ gặp bệnh lí loạn trương lực cơ khoảng 1% dân số, nữ nhiều hợn nam, có thể ở mọi lứa tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh đa số chưa rõ ràng, một số dạng có thể phát hiện do căn nguyên di truyền</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Loạn trương lực cơ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Loạn trương lực cơ nguyên phát: thường do căn nguyên di truyền hoặc vô căn, trường hợp này thường không có bằng chứng thoái hóa não và không rõ nguyên nhân mắc phải. Do đó để chẩn đoán cần loại trừ các nguyên nhân mắc phải có thể gặp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Loạn trương lực cơ thứ phát: thường có mối liên quan đến một nguyên nhân mắc phải đã được nghiên cứu như tiếp xúc với môi trường độc chất: carbon monoxide, xyanua, mangan hoặc methanol; các bệnh như u não, bại não, Parkinson, đột quỵ, <a href="https://youmed.vn/tin-tuc/y-hoc-thuong-thuc-da-xo-cung-o-nguoi-lon/" target="_blank">đa xơ cứng</a>, suy tuyến cận giáp hoặc dị dạng mạch máu; chấn thương não tủy sống; viêm não; phản ứng với các loại thuốc…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190529_081622_032747_trieu-chung-u-nao-va-.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các bệnh như u não, bại não</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Theo vị trí biểu hiện bệnh</strong>:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ cục bộ: Chỉ ảnh hưởng đến một vùng duy nhất trên cơ thể.</li>
<li style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ một đoạn: Hai hay nhiều khu vực tiếp giáp của cơ thể chịu ảnh hưởng.</li>
<li style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ toàn thể: Ảnh hưởng đến một vùng cơ thể và liên quan đến ít nhất một thân trục, một chân.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Loạn trương lực cơ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện bệnh khá đa dạng, có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, khởi phát ở 1 bộ phận cơ thể hay nhiều bộ phận, diễn biến qua nhiều giai đoạn theo thời gian.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Một số biểu hiện thường gặp giai đoạn sớm như: giật cơ vùng cổ, giật cơ mi mắt khó kiểm soát, nói khó, chuột rút… Các yếu tố có thể khởi phát hoặc làm nặng hơn các triệu chứng của loạn trương lực thường là tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20201204_chuot-rut-01.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một số biểu hiện thường gặp giai đoạn sớm như: giật cơ vùng cổ, giật cơ mi mắt khó kiểm soát, nói khó, chuột rút</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các dấu hiệu nhận biết loạn trương lực cơ theo vùng hay gặp:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giật cơ mi mắt (Blepharospasm) thường bắt đầu với tình trạng nháy mắt không tự chủ một bên mắt rồi lan ra cả hai mắt. Tình trạng này khiến mắt nhắm lại tạm thời hoặc vĩnh viễn trong khi thị lực vẫn bình thường.</li>
<li style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ cổ (Cervical dystonia) là dạng loạn trương lực cơ hay gặp nhất, biểu hiện ở các cơ vùng cổ với đặc điểm: đầu bị vẹo, xoay sang bên và có thể bị kéo ra trước hoặc ra sau.</li>
<li style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ vùng sọ (Cranial dystonia) ảnh hưởng đến các cơ vùng đầu, mặt, cổ.</li>
<li style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ lưỡi miệng hàm (Oromandibular dystonia) gây ra co thắt ở hàm, môi và lưỡi gây nuốt và nói khó.</li>
<li style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ thanh quản (laryngeal dystonia) ảnh hưởng đến dây thanh âm, gây khó khăn khi phát âm và nói.</li>
<li style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ “nhà văn” (Writer’s cramp) ảnh hưởng đến các cơ vùng bàn tay và cẳng tay và chỉ xảy ra khi viết.</li>
<li style="text-align: justify;">Các loại loạn trương lực cơ ít phổ biến hơn như:</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ thân mình gây mất trục thân mình, vặn xoắn thân mình.</p>
<p style="text-align: justify;">Loạn trương lực cơ thành bụng gây các đợt co thắt liên tục cơ thành bụng</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Loạn trương lực cơ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh khởi phát càng sớm thì tiên lượng bệnh càng xấu do xu hướng lan rộng sẽ nhiều hơn. Các biến chứng có thể gặp do bệnh loạn trương lực cơ: khuyết tật về thể chất ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, tình trạng đau kéo dài và giảm chất lượng cuộc sống có thể gây trầm cảm, lo lắng.</li>
<li style="text-align: justify;">Hiện tại chưa có phương pháp đặc hiệu giúp điều trị khỏi hoàn toàn loạn trương lực cơ. <strong>Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ có thể giúp giảm đi triệu chứng và làm chậm diễn tiến</strong><strong>.</strong></li>
<li style="text-align: justify;">Có thể áp dụng các biện pháp tại nhà giúp giảm các ảnh hưởng của tình trạng bệnh lên chất lượng cuộc sống:</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Kích thích cảm giác để giảm co thắt. Chạm vào một số bộ phận của cơ thể có thể khiến cơn co thắt tạm thời mất đi.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiệt hoặc lạnh. <a href="https://youmed.vn/tin-tuc/chuom-nong-va-chuom-lanh-ban-co-dang-lam-dung-cach/" target="_blank">Chườm nóng hoặc lạnh</a> có thể giúp giảm đau cơ.</p>
<p style="text-align: justify;">Kiểm soát căng thẳng bằng cách hít thở sâu, thiền, yoga, tập suy nghĩ tích cực và tham gia các hoạt động xã hội</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Loạn trương lực cơ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chủ yếu chẩn đoán loạn trương lực cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng, các thăm dò, xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu giúp phát hiện các bất thường: độc tố, bệnh lí chuyển hóa: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa đồng, ứ động sắt…</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_xet-nghiem-mau-bao-nhieu-tien-03.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu giúp phát hiện các bất thường:</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chụp MRI hoặc CT: có thể xác định những bất thường trong não như u, tổn thương não do đột quỵ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Điện cơ (EMG): đánh giá hoạt động điện thần kinh chi phối các nhóm cơ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Loạn trương lực cơ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Các liệu pháp điều trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu hoặc liệu pháp nghề nghiệp giúp giảm triệu chứng và cải thiện chức năng của cơ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngôn ngữ trị liệu nếu bệnh ảnh hưởng đến giọng nói.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kéo giãn hoặc xoa bóp để giảm đau cơ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kiểm soát căng thẳng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mục tiêu kiểm soát các cơn co thắt băng điều trị nội khó hoặc phẫu thuật</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nội khoa:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sử dụng các nhóm thuốc điều hòa hoạt động của cơ bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Carbidopa-levodopa (Duopa, Rytary: giúp làm tăng nồng độ của chất dẫn truyền thần kinh dopamine.</li>
<li style="text-align: justify;">Trihexyphenidyl và benztropine (Cogentin). Những loại thuốc này hoạt động trên các chất dẫn truyền thần kinh khác với dopamine. Tác dụng phụ có thể bao gồm mất trí nhớ, mờ mắt, buồn ngủ, khô miệng và táo bón.</li>
<li style="text-align: justify;">Tetrabenazine (Austedo, Xenazine). Thuốc có tác dụng chặn dopamine. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, hồi hộp, trầm cảm hoặc <a href="https://youmed.vn/tin-tuc/mat-ngu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/" target="_blank">mất ngủ</a>.</li>
<li style="text-align: justify;">Diazepam (Valium), clonazepam (Klonopin) và baclofen (Lioresal, Gablofen). Những loại thuốc này làm giảm dẫn truyền thần kinh. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ.</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thực hiện tiêm botulinum toxin tại vị trí bị loạn trương lực cơ: cơ chế ngăn chặn việc hoạt hóa acetylcholine, chất làm cơ co thắt giúp các cơn co thắt có thể giảm hoặc các tư thế bất thường sẽ được loại bỏ và cải thiện Do tác dụng nhẹ và tạm thời nên tiêm thường được lặp lại sau mỗi 3 đến 4 tháng. Tác dụng phụ có thể gặp gồm suy nhược, khô miệng hoặc thay đổi giọng nói.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các liệu pháp điều trị</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Vật lý trị liệu hoặc liệu pháp nghề nghiệp giúp giảm triệu chứng và cải thiện chức năng của cơ.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Vat-ly-tri-lieu_21.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vật lý trị liệu hoặc liệu pháp nghề nghiệp giúp giảm triệu chứng và cải thiện chức năng của cơ.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ngôn ngữ trị liệu nếu bệnh ảnh hưởng đến giọng nói.</li>
<li style="text-align: justify;">Kéo giãn hoặc xoa bóp để giảm đau cơ.</li>
<li style="text-align: justify;">Kiểm soát căng thẳng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật</strong>: thường được chỉ định khi các trieejcu chứng bệnh diễn biến trầm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Kích thích não sâu</strong>: Phương pháp dừng các điện cực được cấy vào một vùng cụ thể trong não và kết nối với một bộ kích điện chạy bằng pin được cấy vào ngực. Bộ kích điện sẽ gửi các xung điện đến não giúp kiểm soát các cơn co thắt. Có thể điều chỉnh được tần số và cường độ của các xung điện.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc</strong> : Phẫu thuật này bao gồm việc cắt các dây thần kinh giúp kiểm soát cơn co thắt. Được sử dụng nếu các phương pháp điều trị khác thất bại</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/loan-truong-luc-co-saath |
Viêm tuyến nước bọt mang tai | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm tuyến nước bọt mang tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>1. Tuyến nước bọt là gì?</strong></p>
<ul>
<li>Tuyến nước bọt là các tuyến nằm ở xung quanh khoang miệng, có vai trò tiết nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn.</li>
<li>Mỗi người có ba cặp thuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi) , phân bố hai bên mặt và nhiều tuyến nước bọt phụ nằm rải rác bên dưới niêm mạc miệng. Trong đó tuyến mang tai là tuyến lớn nhất.</li>
</ul>
<p><strong>2. Viêm tuyến nước bọt là gì?</strong></p>
<ul>
<li>Viêm tuyến nước bọt là tình trạng tuyến bị viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn, dị vật, hoặc các phản ứng miễn dịch. Viêm có thể ảnh hưởng đến tuyến hoặc ống tuyến, làm tắc nghẽn, làm giảm. lượng nước bọt tiết vào khoang miệng.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_ung-thu-tuyen-nuoc-bot_13-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm tuyến nước bọt mang tai</em></p>
<p><b>3. Viêm tuyến nước bọt do sỏi</b></p>
<ul>
<li>Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi khá hiếm gặp so với sỏi tuyến dưới hàm (chỉ chiếm 10%), có thể do nước bọt tuyến mang tai rất lỏng, ít mucin mà muối khoáng hơn so với tuyến dưới hàm. 95% sỏi tuyến mang tai gặp ở ống stenon.</li>
<li>Có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, không phân biệt giới tính và lứa tuổi (tuối trẻ ít gặp hơn)</li>
</ul>
<p><strong>4. </strong><b><strong>V</strong>iêm tuyến nước bọt do vi khuẩn thường</b></p>
<ul>
<li>Thường do nguyên nhân từ các vi khuẩn trong khoang miệng viêm ngược dòng vào ống tuyến rồi lan vào tuyến.</li>
<li>Do dị vật (thức ăn …) làm tắc ống tuyến.</li>
</ul>
<p><strong>5. Viêm tuyến nước bọt do vi rút: quai bị</strong></p>
<ul>
<li>Quai bị là một bệnh truyền nhiễm của trẻ em và thiếu niên, đặc hiệu, có tính chất dịch. Biểu hiện lâm sàng bằng viêm tuyến mang tai hai bên, không mưng mủ, do một loại vi rút có tính hướn. động kép cho tế bào tuyến và trục thần kinh.</li>
<li>Bệnh xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè, hay gặp ở trẻ tria hơn trẻ gái, lây truyền qua nước bọt, nhất là trong thời kì ủ bệnh.</li>
</ul>
<p><strong>6. Lao tuyến nước bọt</strong></p>
<ul>
<li>Hiếm gặp lao khu trú ở tuyến nước bọt.</li>
<li>Bệnh tiến triển riêng lẻ, nhưng cũng có thể xuất hiện trên một bệnh nhân đã có tổn thương lao.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm tuyến nước bọt mang tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:</p>
<ul>
<li>Viêm tuyến và ống tuyến (ống stenon) do sỏi hoặc dị vật</li>
<li>Viêm tuyến mang tai do vi rút: quai bị . . .</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200218_quai-bi(1).jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm tuyến mang tai do vi rút: quai bị </em></p>
<ul>
<li>Viêm tuyến mang tai do vi khuẩn thường</li>
<li>Viêm tuyến mang tai do lao (lao tuyến hoặc lao hạch trong tuyến)</li>
<li>Viêm tuyến mang tai trong những bệnh chung trong thể trạng suy mòn hoặc sau phẫu thuật bụng, hố chậu.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm tuyến nước bọt mang tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Viêm tuyến nước bọt do sỏi</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khi sỏi nhỏ có thể không có triệu chứng. Dần dấn sẽ biểu hiện bằng triệu chứng tắc tuyến nước bọt và nhiểm khuẩn quanh ống stenon sau đó là gây viêm cả tuyến nước bọt. Thường không có cơn đau nước bọt..</li>
<li style="text-align: justify;">Đôi khi triệu chứng đầu tiên khiến người bệnh chú ý lại là một đợt viêm tuyến mang tai cấp với lỗ tuyễn stenon nề, có mủ đặc hoặc một áp xe nhỏ ở má.</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể sờ trong miệng, dọc theo đường nối từ cánh mũi đến nắp bình tai (dọc theo ống stenon) phát hiện sỏi hoặc chụp xquang không chuẩn bị với phim đặt trong má, tia mềm và nhanh.</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp xquang có bơm lipiodol đôi khi thấy một chỗ khuyết nhỏ trên đường ống stenon bị dãn không đều.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. </strong><b>Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn thường</b></p>
<p style="text-align: justify;"><em>a. Viêm ống tuyến do dị vật.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm ống tuyến do dị vật rất hiếm gặp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng: lỗ tuyến stenon nề, tắc nước bọt, nhức, đau, sưng vùng miệng và má quanh ống tuyến.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị: lấy dị vật ra khỏi ống</p>
<p style="text-align: justify;"><em>b. Viêm tuyến mang tai cấp tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thường gặp trong các trường hợp:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trong bệnh nội khoa như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng do lỵ, rickettsia, tả, suy mòn.</li>
<li style="text-align: justify;">Trong bệnh ngoại khoa, đặc biệt là sau phẫu thuật lớn vùng chậu, ung thư tiêu hóa, xơ gan.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sưng rõ rệt vùng mang tai, lan ra sau góc hàm, ra gò má, là biến dạng dáy tai, gây nghe kém, khó há miệng.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_viem-tuyen-nuoc-bot.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sưng rõ rệt vùng mang tai</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ở giai đoạn sau có sưng mủ, niêm mạc miệng khô, lỗ ống stenon sưng nề, có mủ lẫn nước bọt, có sốt vừa hoặc cao</li>
<li style="text-align: justify;">Dịch, mủ thường thoát ra qua lỗ ông tuyến stenon, ít khi thoát ra qua ngoài da.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kháng sinh liều cao sau khi làm kháng sinh đồ</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị tại chỗ bằng trích, tháo mủ nếu cần</li>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng thuốc bổ nâng cao thể trạng, vitamin, kích thích tiết nước bọt bằng kẹo gôm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>c. Viêm tuyến mang tai siêu cấp tính.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Là quá trình tiến triển tiếp theo hoặc là biến chứng tức thì của các bệnh kể trên.</li>
<li style="text-align: justify;">Xảy ra trên bệnh nhân suy mòn ở giai đoạn cuối của một bệnh rất nặng như: viêm thận, suy tim, ung thư giai đoạn cuối.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đột nhiên sưng nề nhanh ở một hoặc hai bên tuyến mang tai mà không có triệu chứng báo trước</li>
<li style="text-align: justify;">Da viêm bì, màu hồng hay mà xám tím, sờ lạo xạo do có khí dưới da.</li>
<li style="text-align: justify;">Trong vài giờ thủng và rò ra ngoài da, chảy dịch đen, thối, lẫn tổ chức hoại tử.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm tấy lan tỏa ra vùng cổ trung thất, ống tai</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiên lượng rất xấu</li>
<li style="text-align: justify;">Đây chỉ là triệu chứng báo hiệu giờ cuối cùng của một bệnh chung rất nặng. Không có chỉ định can thiệp ở tuyến.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>d. Viêm tuyến mang tái bán cấp tính ở trẻ em</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân: chưa rõ rệt có thể tổn thương nguyên thủy là một loại dị ứng, gây nên viêm nhiễm theo đường ống lên tuyến. Cũng có thể có tổn thương nguyên thủy ở tại tuyến bịt các lỗ ống nhỏ của tuyến gay viêm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cơn đầu tiên thường xảy ra lúc trẻ còn nhỏ, trước 06 tuổi, không rõ nguyên nhân.</li>
<li style="text-align: justify;">Thường là bị tái phát nhiều lần ở cùng một bên. Nhưng cũng ó khi sau nhiều đợt tái phát lan sang bên đối diện.</li>
<li style="text-align: justify;">Sưng vùng mang tai trong vòng 1-2 ngày kèm sốt cao 38-39<sup>o</sup>C.</li>
<li style="text-align: justify;">Lỗ ông tuyến sưng nền, có thể có mủ</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp phim có tiêm lipiodol thấy có đọng thuốc ở nhu mô mỡ hoặc thấy hình ảnh giãn ống tuyến từng đoạn hay toàn bộ hoặc giãn từng chùm như chùm nho</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị khó khăn, chủ yếu là vệ sinh răng miệng sạch</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng sinh chọn lọc toàn thân hoặc tại chỗ cũng có tác dụng 1 phần</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>e. Viêm tuyến nước bọt mạn tính.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đây là loại viêm tuyến nước bọt hay gặp nhất, thường gặp ở người lớn</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân thường khó xác định. Bệnh tiến triển từ từ và trở thành mạn tính ngay với những đợt viêm nhiễm có tính chất cấp tính.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh không nặng nhưng tiến triển dai dẳng, gây phiền toái cho người bệnh và rất khó điều trị hiệu quả.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sưng tức vùng tuyến mang tai một bên hoặc cả hai bên, đau. Lỗ ống tuyến nề đỏ, có mủ loãng hoặc những sợi nhầy mủ.</li>
<li style="text-align: justify;">Tình trạng này kéo dài một đến hai tuần rồi hết dần dù có điều trị hay không. Tình trạng sưng đau có thể tái phát trở lại sau vài tháng.</li>
<li style="text-align: justify;">Giữ hai đợt sưng tuyến mang tai chỉ hơi sưng, sờ chắc, không đau nhưng vẫn gây khó chịu vifcr ngày (nhất là lúc sáng dậy) nhiều nước bọt hơi mặn trong miệng và xoa vùng tuyến mang tai có thể có mủ loãng, nhất là những sợi mủ màu trắng chảy ra trong miệng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Điều tri:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị rất khó khăn. Chỉ có thể dùng thuốc sát khuẩn bơm qua ống stenon. Thuốc đường toàn thân hầu như không có tác dụng tốt.</li>
<li style="text-align: justify;">Trong trường hợp gây khó chịu nhiều có thể dùng tia liệu pháp làm xơ hóa một phần tuyến hoặc phẫu thuật cắt dây thần kinh tai thái dương làm hạn chế tiết nước bọt. Đôi khi phải phẫu thuật cắt tuyến mang tai bảo tồn dây thần kinh mặt</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Viêm tuyến nước bọt do vi rút: quai bị</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thời kì ủ bệnh: kéo dài 18-22 ngày</p>
<p style="text-align: justify;">- Thời kì xâm nhập: kéo đài 12-26 giờ với nhiệt độ tăng dần, khô miệng, đau miệng đau tai với ba điểm đau (đau khớp thái dương hàm, đau mỏm xương chũm và đau góc hàm).</p>
<p style="text-align: justify;">- Thời kì toàn phát:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sưng đau tuyến mang tai, thường ở một bên, sau vài ngày lan sang bên đối diện.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm nề với da căng bóng làm biến dạng mặt. mới đầu sưng nhẹ chỉ làm mờ rãnh phía sau góc hàm, đẩy dái tai ra ngoài. Sờ căng, hơi nóng, đau.</li>
<li style="text-align: justify;">Há miệng hạn chế, đau. Niêm mạc miệng khô, đỏ. Lỗ ống stenon nề đỏ, đôi khi có vết nhỏ bầm tím xung quanh.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh tiến triển 8-10 ngày rồi tự rút êm lặng, tuye nhiên nhưng biến chứng ở các tuyến nội tiết hay gặp (nhất là tinh hoàn) với ỉ lệ 25%. Có thể gây vô sinh do teo, vô tinh trùng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. </strong><b>Lao tuyến nước bọt</b></p>
<p style="text-align: justify;">Gồm hai thể:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thể khu trú giới hạn rõ: mới đầu sưng tuyến mang tai giới hạn không rõ rệt. sau gom dần thành một khối khu trú, giới hạn rõ, đẩy phồng da.</li>
<li style="text-align: justify;">Thể lan tỏa: sưng phồng vùng tuyến mang tai với hình thể vị trí như tuyến nhưng giới hạn không rõ. Hay có hạch trước tai hay dọc cổ kèm theo, di động dễ, không đau.</li>
<li style="text-align: justify;">Ở cả hai thể, súc khỏe toàn thân vẫn bình thường, không gây rối laonj đến chức năng, da trên khối sưng vẫn bình thường ở giai đoạn đầu. Lỗ đổ tuyến nước bọt bình thường, nức bọt có thể tiết bình thường.</li>
<li style="text-align: justify;">Ở thời kì sau (bã đậu hóa): khối u có thể phá hủy da tạo lỗ rò với mủ áp xe lạnh. Soi mủ có thể thấy trực khuẩn Koch (vi khuẩn lao)</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm tuyến nước bọt mang tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>1. </strong><b>Viêm tuyến nước bọt do sỏi</b></p>
<p>Chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng</p>
<p><strong>2. Viêm tuyến nước bọt do vi rút: quai bị</strong></p>
<p>Dựa chủ yếu vào yếu tố dịch tễ, sốt nhẹ báo hiệu và sưng nề tuyến mang tai hai bên không mưng mủ.</p>
<p><strong>3. </strong><b><strong>L</strong>ao tuyến nước bọt</b></p>
<p>Dựa chủ yếu vào xét nghiệm tổ chức học bằng sinh thiết hoặc phẫu thuật.</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_ungthuthanhquan9.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương pháp phẫu thuật</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm tuyến nước bọt mang tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>1. </strong><b>Viêm tuyến nước bọt do sỏi</b></p>
<ul>
<li>Vệ sinh răng miệng tốt kết hợp với kháng sinh để chống viêm nhiễm trước mắt.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_1-danh-rang-shutterstock_yaey.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh răng miệng tốt kết hợp với kháng sinh để chống viêm nhiễm trước mắt.</em></p>
<ul>
<li>Phẫu thuật lấy sỏi khi đã hết viêm.</li>
</ul>
<p><strong>2. Viêm tuyến nước bọt do vi rút: quai bị</strong></p>
<ul>
<li>Thông thường gồm thuốc an thần, thuốc bổ, vệ sinh răng miệng, họng, nghỉ ngơi và chườm nóng lên mang tai.</li>
<li>Ở thể nặng: Dùng kháng sinh, đắp gạc nóng với thuốc dịu, bất động vùng sinh dục</li>
</ul>
<p><strong>3. </strong><b><strong>L</strong>ao tuyến nước bọt</b></p>
<p>Tiên lượng rất lành. Điều trị tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ tuyến mang tai bảo tồn dây thần kinh số VII.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bài giảng Viêm tuyến nước bọt – Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt tập 1, NXB Y học.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-tuyen-nuoc-bot-mang-tai-sgreq |
Thoái hóa khớp gối | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Thoái hóa khớp gối</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">c là tình trạng thoái triển của khớp, xảy ra chủ yếu ở người nhiều tuổi và đặc trưng bởi tình trạng loét ở sụn khớp, quá sản của tổ chức xương ở bờ khớp tạo thành các gai xương, xơ xương dưới sụn cũng như tổn thương màng khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp được chia làm hai nhóm chính là thoái hóa khớp nguyên phát xảy ra ở người cao tuổi do tiến triển tự nhiên của cơ thể và thoái hóa khớp thứ phát sau chấn thương, các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp- Gút...</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_phan-do-thoai-hoa-khop-goi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bốn giai đoạn của thoái hóa khớp gối</em></p>
<p style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp gặp chủ yếu ở người cao tuổi. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO năm 2013, có 10-15% người lớn trên 60 tuổi mắc thoái hóa khớp và tỉ lệ này tiếp tục gia tăng ở các năm tiếp theo [1]. <a>Nghiên cứu bệnh nặng toàn cầu (Global Burden of Disease Study) năm 2010 cho thấy gánh nặng của bệnh lý cơ xương khớp lớn hơn nhiều so với ước tính trong các đánh giá trước đó và chiếm 6,8% tổng DALY (Disability Adjusted Life Years – số năm sống bị mất đi được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật) và tiêu tốn khoảng 180 tỷ đô la mỗi năm ở riêng nước Mỹ [</a>2]. Đến năm 2050, ước tính có khoảng 130 triệu người bị thoái hóa khớp trên toàn thế giới, trong đó 40 triệu người sẽ bị tàn tật nặng bởi căn bệnh này [3].</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Các yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp gối</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp là một bệnh lý phức tạp, có sự tham gia của đa yếu tố.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Yếu tố nguy cơ không thay đổi được:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- <em><strong>Tuổi </strong></em>càng cao nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn. Ước tính tế bào sụn khớp có khoảng 30-40 lần phân chia trong suốt đời người. Do vậy, tuổi càng cao, các tế bào sụn này càng lão hóa, bề mặt sụn khớp tổn thương dần dần kèm theo tổn thương các thành phần khác của khớp dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp.</p>
<p style="text-align: justify;"><b><i>- </i></b><em><strong>Phụ nữ</strong></em> có tỷ lệ mắc thoái hóa khớp cao hơn nam giới. Điều này có thể do sự khác biệt hormone, cấu tạo xương và dây chằng. Phụ nữ thường có sức mạnh xương- cơ bắp, sự liên kết các dây chằng kém hơn nam giới.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Di truyền</em></strong><strong><em>:</em></strong> Các nghiên cứu gần đây phát hiện ra hơn 80 gen đột biến liên quan đến thoái hóa khớp, trong đó quan trọng nhất là các gen chịu trách nhiệm sửa chữa, duy trì và phát triển các khớp [4]. Sự thoái hóa khớp diễn ra do kết hợp nhiều gen thoái hóa dẫn đến tổng hợp các protein quan trọng. Sự biểu hiện các gen này còn thay đổi do tác động của môi trường bên ngoài.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Chủng tộc</em></strong><strong><em>:</em></strong> Một số nghiên cứu được thực hiện bởi Cuộc khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia I (NHANES I) tại Mỹ cho thấy rằng phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới và người da trắng [5].</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Yếu tố nguy cơ thay đổi được:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Chấn thương</em></strong>: Các chấn thương làm phá vỡ các thành phần của khớp, làm chúng mất tính liên kết cũng như giảm sức mạnh của khớp. Do vậy, tiến trình thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Vận động sai phương pháp</em></strong><strong><em>:</em></strong> Khi chúng ta vận động không đúng, lực tác động lên một phần của khớp sẽ lớn hơn các phần còn lại. Sự phân bố không đều này dẫn đến một số thành phần của khớp tổn thương sớm hơn, tổn thương ở một phần sẽ dấn đến tổn thương những phần còn lại. Vì vậy, khi tập thể thao chúng ta cần có tư vấn từ huấn luyện viên thể thao, bác sĩ y học thể thao để tập luyện đạt hiệu quả tối ưu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Yếu tố nghề nghiệp</em></strong><strong><em>:</em></strong> Yếu tố nghề nghiệp rất quan trọng trong thoái hóa khớp. Ví dụ, những người thợ thủ công đan lát thường bị thoái hóa khớp bàn ngón tay do họ vận động nhiều ở khớp này, nhân viên văn phòng dễ thoái hóa cột sống do ngồi nhiều ít vận động dẫn đến sai tư thế khi ngồi cũng như yếu cơ…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Chế độ ăn</em></strong><strong><em>, béo phì:</em></strong> Nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ ăn uống và dinh dưỡng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Thức ăn nhanh đang ngày càng phổ biến trong đời sống. Chế độ ăn này chủ yếu được tạo thành bởi các chất bảo quản và có hại, chẳng hạn như mỡ động vật và nồng độ đường trong thức ăn cao. Bên cạnh đó lại thiếu các yếu tố dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Các thói quen ăn uống không tốt có thể dẫn đến béo phì, làm tăng tải trọng lên khớp gối, dẫn đến thoái hóa khớp nhanh hơn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Thoái hóa khớp gối</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_thoaihoakhopgoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một số nguyên nhân như chấn thương, yếu tố gây viêm- nhiễm trùng, yếu tố di truyền… gây nên bệnh thoái hóa khớp gối.</em></p>
<p style="text-align: center;">Bình thường, quá trình tổng hợp sụn khớp (anabolic cartilage – đồng hóa sụn) và phá hủy sụn (catabolic cartilage – dị hóa sụn) luôn cân bằng với nhau. Do một tác nhân nào đó như chấn thương, yếu tố gây viêm- nhiễm trùng, yếu tố di truyền… làm tăng phá hủy sụn, giảm quá trình tổng hợp sụn khớp sẽ gây tổn thương bào mòn sụn khớp và các thành phần khác trong ổ khớp [16]. Ban đầu, các khớp của chúng ta sẽ có các cơ chế bù như tăng tổng hợp các thành phần cấu tạo dịch khớp như collagen, proteoglycans, hyaluronate… giúp bảo vệ, bôi trơn khớp. Kèm theo đó, các tế bào sụn trong các lớp sâu phát triển sinh sản giúp duy trì các thành phần của khớp trong 1 thời gian. Nhưng cuối cùng các tế bào sụn mất đi, các phân tử tốt trong dịch khớp giảm dần, người bệnh có biểu hiện của thoái hóa khớp qua các triệu chứng lâm sàng cũng như hình ảnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Thoái hóa khớp gối</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Người bệnh bị thoái hóa khớp thường không có thay đổi về toàn thân: không sốt, không gầy sút cân, không ảnh hưởng các cơ quan khác....</p>
<p style="text-align: justify;"><a>Biểu hiện của thoái hóa khớp ban đầu thường thầm lặng và thay đổi theo từng người bệnh, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương và số khớp bị tổn thương. </a></p>
<p style="text-align: justify;"><a><strong><em>- Các dấu hiệu thường gặp bao gồm đau khớp, cứng khớp và giảm vận động:</em></strong> </a>Là biểu hiện sớm và phổ biến của thoái hóa khớp. Người bệnh đau chủ yếu khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Khi thoái hóa khớp tiến triển hoặc ở giai đoạn nặng người bệnh có biểu hiện đau về đêm và sáng hoặc đau liên tục. Đôi khi người bệnh có thể thấy khớp sưng khi có tràn dịch trong khớp nhưng không nóng đỏ.</p>
<p style="text-align: justify;"><a><strong><em>- Cứng khớp</em></strong></a> thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi kéo dài. Thời gian cứng khớp càng dài thể hiện tình trạng thoái hóa khớp càng nặng. Tuy nhiên, khi cứng khớp kéo dài cần tìm các nguyên nhân khác có thể gây thoái hóa khớp thứ phát.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Giảm vận động</em></strong> do đau, cứng khớp, hẹp khe khớp, tổn thương dây chằng và các thành phần khác của khớp, gây ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Người bệnh có thể thấy khớp không co duỗi được hết tầm như trước. Khi đi lại vận động thấy đau nhiều nên ít vận động hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Lục cục khớp</em></strong><em>:</em> Người bệnh có thể thấy tiếng khớp kêu lục cục khi đi lại. Tiếng lục cục có thể phát hiện trước cả khi người bệnh xuất hiện triệu chứng đau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bác sỹ khám lâm sàng sẽ thấy các biểu hiện sau:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Ở giai đoạn thoái hóa khớp sớm:</em></strong> Các khớp bình thường, không đau, không sưng nề, không nóng đỏ, khả năng vận động không bị ảnh hưởng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Giai đoạn thoái hóa khớp trung bình đến muộn</em>:</strong> Biến dạng khớp (các khớp thay đổi hình dạng, lệch trục, ngắn chi…), đau khi ấn vào khớp, tiếng lạo xạo khi thăm khám, co cứng cơ, giảm khả năng gấp duỗi thụ động.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Đau</em></strong> khớp: Là biểu hiện sớm và phổ biến của thoái hóa khớp. Người bệnh đau chủ yếu khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. </p>
<div>
<div>
<div id="_com_2" uage="JavaScript">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Cứng khớp</em></strong><strong><em>:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Giảm vận động</em></strong>: Do đau, cứng khớp, hẹp khe khớp, tổn thương dây chằng và các thành phần khác của khớp, gây ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Xét nghiệm:</strong> Nếu là thoái hóa khớp nguyên phát, các xét nghiệm không bị thay đổi do thoái hóa. Nếu là thoái hóa khớp thứ phát xét nghiệm thay đổi tùy từng bệnh. (Ví dụ: thoái hóa khớp do bệnh Gút thì xét nghiệm acid uric và chỉ số viêm trong máu tăng, thoái hóa khớp do viêm khớp dạng thấp thì yếu tố thấp RF – anti CCP và chỉ số viêm tăng....)</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Siêu âm:</strong> Hình ảnh siêu âm có thể thấy dịch khớp trong giai đoạn thoái hóa khớp tiến triển, gai xương do thoái hóa. Ngoài ra, siêu âm còn giúp bác sĩ đánh giá các yếu tố kèm theo như hình ảnh đường đôi trong bệnh Gút, dày màng hoạt dịch thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.... Hình ảnh siêu âm thường thay đổi qua các đợt điều trị. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh siêu âm kiểm tra nhiều đợt để theo dõi tiến triển bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- <em><strong>X-quang</strong></em> là phương pháp dễ thực hiện, nhanh chóng, rẻ tiền, giúp bác sĩ đánh giá mức độ thoái hóa cũng như tiên lượng điều trị cho bệnh nhân. Hình ảnh Xquang của thoái hóa khớp cho thấy các gai xương, hẹp khe khớp, biến dạng, lệch trục khớp. Hình ảnh này thường không thay đổi nhiều, vì vậy bác sĩ chỉ chụp lại sau 3-6 tháng thậm chí sau 1-2 năm để đánh giá (nếu không nghi ngờ chấn thương, gãy xương, u xương...). Tuy nhiên, Xquang không phát hiện được thoái hóa khớp ở giai đoạn sớm. Trong giai đoạn này, các biến đổi là quá nhỏ để phát hiện thấy hoặc nếu có chỉ là các dấu hiệu nghi ngờm không rõ ràng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_Chưacótên.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em><strong>Các giai đoạn thoái hóa khớp trên X - quang theo Kellgren và Lawrence.</strong></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>A: Giai đoạn 1. B: Giai đoạn 2. C: Giai đoạn 3. D: Giai đoạn 4.</em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguồn: Sciencedirect.com</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>- Cắt lớp vi tính:</strong></em> Ít ý nghĩa trong chẩn đoán thoái hóa khớp. Có nhiều ý nghĩa trong trường hợp nghi ngờ có chấn thương xương – khớp, u xương. Để đánh giá thoái hóa khớp đơn thuần, thông thường bác sĩ không chỉ định thoái hóa khớp.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>- Cộng hưởng từ khớp gối:</strong> </em>Cộng hưởng từ giúp bác sĩ phát hiện thoái hóa từ giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, phương pháp cộng hưởng từ còn cho thấy các tổn thương của phần mềm xung quanh khớp (gân, cơ, dây chẳng, bao khớp...) với hình ảnh rõ ràng. Tuy nhiên, phim chụp cộng hưởng từ có chi phí cao, thời gian chụp lâu hơn nên chưa phù hợp với nhiều người dân Việt Nam. Nếu bệnh nhân thoái hóa khớp, điều trị cải thiện kém, nên cân nhắc chụp cộng hưởng từ để đánh giá khớp và thành phần quanh khớp kĩ càng hơn.</p>
</div>
</div>
</div>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Thoái hóa khớp gối</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi thoái hóa khớp cũng như dự phòng triệt để bệnh lý này. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp để hạn chế tiến trình thoái hóa.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Duy trì cân nặng ổn định.</li>
<li style="text-align: justify;">Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế chất béo động vật, đồ ăn nhanh.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_b2ap3_large_shutterstock_271251743.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế chất béo động vật, đồ ăn nhanh.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tập thể dục đều đặn hang ngày. Những bài tập cường độ cao cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên thể thao.</li>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế va đập, chấn thương.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh tư thế xấu khi làm việc, vận động.</li>
<li style="text-align: justify;">Khám kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có biểu hiện bất thường tại hệ cơ xương khớp.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Thoái hóa khớp gối</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="595">
<tbody>
<tr>
<td style="width:312px;height:41px;">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Lâm sàng, X - quang và xét nghiệm</em></strong></p>
</td>
<td style="width:283px;height:41px;">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Lâm sàng đơn thuần</em></strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:312px;height:185px;">
<p style="text-align: justify;">1. Đau khớp gối</p>
<p style="text-align: justify;">2. Gai xương ở rìa khớp (X-quang)</p>
<p style="text-align: justify;">3. Dịch khớp là dịch thoái hóa</p>
<p style="text-align: justify;">4. Tuổi ³ 40</p>
<p style="text-align: justify;">5. Cứng khớp dưới 30 phút</p>
<p style="text-align: justify;">6. Lạo xạo khi cử động</p>
</td>
<td style="width:283px;height:185px;">
<p style="text-align: justify;">1. Đau khớp</p>
<p style="text-align: justify;">2. Lạo xạo khi cử động</p>
<p style="text-align: justify;">3. Cứng khớp dưới 30 phút</p>
<p style="text-align: justify;">4. Tuổi ³ 38</p>
<p style="text-align: justify;">5. Sờ thấy phì đại xương</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:312px;height:82px;">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán xác định khi có yếu tố </em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>1,2</em></strong> <strong><em>hoặc</em></strong> <strong><em>1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6</em></strong></p>
</td>
<td style="width:283px;height:82px;">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán xác định khi có yếu tố</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5</em></strong></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><em><strong>Theo Hội thấp khớp học châu Âu EULAR 2009</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ba triệu chứng cơ năng: đau, cứng khớp, hạn chế vận động chủ động.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ba triệu chứng thực thể: dấu hiệu lạo xạo (bào gỗ), hạn chế vận động thụ động, chồi xương .</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán khi có 3 triệu chứng cơ năng và 3 triệu chứng thực thể</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Thoái hóa khớp gối</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị Nội khoa</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>* Điều trị không dùng thuốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giáo dục người bệnh: giảm cân, tránh các tư thế xấu gây lệch trục khớp, hạn chế các động tác gây dồn lực nhiều vào khớp gối như lên xuống cầu thang, quỳ, ngồi xổm,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu: chườm nóng, hồng ngoại, siêu âm...</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>* Điều trị dùng thuốc:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol có hoặc không kết hợp codein theo mức độ đau của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm không steroid (CVKS): sử dụng khi các thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;">- <a>Corticoid:</a> không dùng đường toàn thân. Chủ yếu Corticoid được sử dụng để tiêm nội khớp. Glucocorticoid giúp cải thiện triệu chứng sung đau khớp gối nhưng dùng kéo dài có thể gây tổn thương sụn khớp hoặc gây biến chứng tại chỗ như viêm khớp do tinh thể thuốc.<a href="#_msocom_1" id="_anchor_1" name="_msoanchor_1" uage="JavaScript">[A1]</a> </p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc giãn cơ: khi có co cứng cơ</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm. Đây là nhóm thuốc phổ biến, tác dụng chậm, kéo dài, ít tác dụng phụ. Thuốc có tác dụng giảm sự phá hủy sụn khớp, bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ quá trình tổng hợp sụn khớp. Các thuốc nhóm này bao gồm</p>
<p style="text-align: justify;">+ Glucosamin sulfate: Trên thị trường có nhiều loại Glucosamin. Đa phần các loại này là thực phẩm chức năng, hiệu quả chưa đươc nghiên cứu rõ ràng. Người bệnh nên dùng Glucosamin sulfate theo đơn bác sỹ. Liều lượng thường dùng là 1500mg/ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Diacerein: Liều lượng 100mg/ngày. Thuốc nên được uống cùng bữa ăn hoặc ngay đầu bữa ăn sẽ có hiệu quả hấp thu tốt nhất. Đôi khi dùng thuốc người bệnh có thể thấy nước tiểu sẫm màu, phân mềm- lỏng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thành phần không xà phòng hóa của quả bơ và đậu nành (ASU avocado/soybean unsaponifiables): Liều lượng 300mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Acid hyaluronic (HA): Thuốc có 2 đường dùng là đường uống và tiêm nội khớp. Trong đó, đường tiêm nội khớp có hiệu quả hơn cả. Thuốc có tác dụng bôi trơn, bảo vệ khớp, giảm đau, cải thiện khả năng vận động của khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chondroitine Sulfate (CS): là thành phần chính của chất nền ngoại bào, mô liên kết, sụn. Bên cạnh đó, nó còn ức chế enzyme tiêu sụn. CS chủ yếu dùng đường uống với liều từ 800 đến 1200 mg/ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><a>Huyết tương giàu tiểu cầu được tách chiết từ máu là nguồn yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, đóng vai trò quan trọng điều hoà hoạt động chuyển hoá của sụn khớp, có lợi trong quá trình tái tạo lại sụn khớp. Ngoài ra huyết tương giàu tiểu cầu còn là nguồn cung cấp các yếu tố chống viêm. Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tiêm vào khớp gối không những làm giảm đau, giảm viêm mà còn thúc đẩy sự tăng sinh của sụn khớp. Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu từ máu tự thân đặc biệt có hiệu quả ở những bệnh nhân trẻ tuổi, THK gối giai đoạn sớm.</a><a href="#_msocom_2" id="_anchor_2" name="_msoanchor_2" uage="JavaScript">[A2]</a> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Cấy ghép tế bào gốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguồn tế bào gốc có thể được phân tách từ tuỷ xương hoặc mô mỡ của chính bệnh nhân, sau đó được kích hoạt và tiêm vào ổ khớp. Dưới sự kích thích của các tác nhân tại chỗ, tế bào gốc sẽ phát huy các tác dụng khác nhau bao gồm việc biệt hoá thành tế bào sụn, chống viêm, kích thích mô tại chỗ phát triển thông qua việc tiết ra các yếu tố tăng trưởng. <a>Phương pháp này có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác ở chỗ nó giải quyết được tận gốc tổn thương sụn khớp vốn được cho là nguyên nhân gây THK</a> . Liệu pháp này gồm 2 phương pháp chính</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân (Adipose Derived Stemcell-ADSCs), hiện đã được ứng dụng tại Việt Nam điều trị thoái hóa khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân. Chưa được ứng dụng tại Việt Nam trong điều trị thoái hóa khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều tranh cãi trên thế giới, chi phí đắt, phức tạp, hiện chưa phổ biến ở Việt Nam.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị Ngoại khoa</strong></h3>
<p><strong>- Phẫu thuật nội soi khớp.</strong></p>
<p style="margin-left: 0.75in; text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật khớp." src="/ImagePath\images\20210829/20210829_phau-thuat-khop-15.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.75in; text-align: center;"><em>Phẫu thuật khớp.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp đục xương, chỉnh trục để sửa chữa các trường hợp lệch trục khớp trong các trường hợp hạn chế chức năng nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">- <a>Thay khớp nhân tạo. Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp THK gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.</a></p>
<div>
<div>
<div id="_com_1" uage="JavaScript">
<p style="text-align: justify;"><strong>- Corticoid:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Không dùng đường toàn thân. Chủ yếu Corticoid được sử dụng để tiêm nội khớp. Glucocorticoid giúp cải thiện triệu chứng sưng đau khớp gối nhưng dùng kéo dài có thể gây tổn thương sụn khớp hoặc gây biến chứng tại chỗ như viêm khớp do tinh thể thuốc vì vậy, khi sử dụng thuốc người dân cần lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng đúng liều lượng cho phép.</p>
</div>
</div>
<div>
<div id="_com_2" uage="JavaScript">
<p style="text-align: justify;">Huyết tương giàu tiểu cầu được tách chiết từ máu là nguồn yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, đóng vai trò quan trọng điều hoà hoạt động chuyển hoá của sụn khớp, có lợi trong quá trình tái tạo lại sụn khớp. Ngoài ra huyết tương giàu tiểu cầu còn là nguồn cung cấp các yếu tố chống viêm. Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tiêm vào khớp gối không những làm giảm đau, giảm viêm mà còn thúc đẩy sự tăng sinh của sụn khớp. Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu từ máu tự thân đặc biệt có hiệu quả ở những bệnh nhân trẻ tuổi, THK gối giai đoạn sớm. <a href="#_msoanchor_2">[</a></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác vì giải quyết được tận gốc tổn thương sụn khớp vốn được cho là nguyên nhân gây thoái hóa khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.</p>
</div>
</div>
</div>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Priority Medicines for Europe and the World 2013 Update</li><li>Lozano R1, Naghavi M, Foreman K et al. (2012). Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet. 2012, 380(9859):2095- 128</li><li>United Nations. World Population to 2300.</li><li>Ryder J.J., Garrison K., Song F., Hooper L., Skinner J., Loke Y., Loughlin J., Higgins J.P., MacGregor A.J. Genetic associations in peripheral joint osteoarthritis and spinal degenerative disease: A systematic review. Ann. Rheum. Dis. 2008;67:584–591. doi: 10.1136/ard.2007.073874</li><li>Felson D.T., Lawrence R.C., Dieppe P.A., Hirsch R., Helmick C.G., Jordan J.M., Kington R.S., Lane N.E., Nevitt M.C., Zhang Y., et al. Osteoarthritis: New insights. Part 1: The disease and its risk factors. Ann. Intern. Med. 2000;133:635–646. doi: 10.7326/0003-4819-133-8-200010170-00016.</li><li>Bệnh học Nội khoa 2018. Nhà xuất bản Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Thoái hóa khớp. T196-204. </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thoai-hoa-khop-goi-soqxa |
Mòn răng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Mòn răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mòn răng là sự mất mô cứng của răng do nhiều nguyên nhân toàn thân và tại chỗ. Đây là một quá trình diễn ra liên tục ngay từ khi răng bắt đầu hoạt động chức năng. Tùy theo nguyên nhân, mòn răng được chia làm 04 nhóm: Mòn răng - răng, mài mòn, mòn hóa học, mòn cổ răng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_răng-bị-mòn-men.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mòn răng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Mòn răng - răng (mòn răng sinh lý): Là sự mất mô cứng của răng do tiếp xúc giữa các răng đối đầu dưới tác dụng của các lực nội tại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn: Là một quá trình mòn răng bệnh lý, do lực ma sát từ các tác nhân ngoại lai. ( bàn chải, các hạt mài mòn trong kem đánh răng, do thức ăn …)</p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn hóa học: Mài mòn hóa học là quá trình mòn răng bệnh lý, do các hóa chất mà không có sự tác động của vi khuẩn.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiêu cổ răng: Tiêu cổ răng là tổn thương mô cứng trên bề mặt cổ răng, trong quá trình răng chịu lực uốn.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Mòn răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">a, Mòn răng - răng (mòn răng sinh lý): Mòn răng - răng có thể là một quá trình sinh lý (mòn do ăn nhai lâu ngày) hoặc là một quá trình bệnh lý (do nghiến răng hoặc do rối loạn khớp cắn).</p>
<p style="text-align: justify;">b, Mài mòn: Có rất nhiều tác nhân ngoại lai có thể tác động đến men răng và gây nên các hình thái mòn răng khác nhau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Mòn do bàn chải: Do bàn chải cứng, lực chải quá mạnh, thường sẽ gây mòn ở cô răng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_ban-co-dang-cham-soc-rang-mieng-dung-cach-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mòn do bàn chải: Do bàn chải cứng, lực chải quá mạnh, thường sẽ gây mòn ở cô răng.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Do các hạt độn trong kem đánh răng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Do thói quen cắn các vật cứng, thường mòn ở ngay vị trí cắn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Do thói quen ăn độ ăn xơ cứng, thường mòn ở vị trí răng hàm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn thứ phát sau mài mòn hóa học.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mòn răng do bàn chải: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân: Do lông bàn chải quá cứng,kem đánh răng có tính chất mài mòn nhiều, chải răng không đúng cách</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thường gặp ở cổ răng, trên bệnh nhân có thói quen chải răng ngang</li>
<li style="text-align: justify;">Thường gặp ở mặt ngoài, đối xứng. Bên trái bị nặng hơn ở người thuận tay phải, bên phải nặng hơn ở người thuận tay trái</li>
<li style="text-align: justify;">Thường gặp ở vùng răng hàm nhỏ và răng hàm lớn</li>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương có dạng lõm hình chêm, đáy thuôn, bờ tổn thương rõ, mặt ngà bóng. Có thể có các vét xước tương đối song song trên bề mặt ngà do ma sát với bàn chải.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán: Dựa vào hỏi bệnh và đặc điểm tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn hóa học: Do các chất hóa học có độ pH thấp làm tan các tinh thể hydroxyapatie trong mô cứng của răng. Thường gặp do:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, nôn do boulimie (ăn vặt quá độ, chứng háu ăn)</li>
<li style="text-align: justify;">Do trong quá trình làm việc hàng ngày tiếp xúc nhiều với hóa chất: công nhân làm ắc quy (tiếp xúc với hóa chất), vận động viên bơi lội (nước bể bới có pH thấp) . …..</li>
<li style="text-align: justify;">Do chế độ ăn có nhiều thức ăn có tính a xít (nước ngọt có ga ….)</li>
<li style="text-align: justify;">Nhóm không rõ nguyên nhân: chất lượng nước bọt cũng có thể là nguyên nhân gây mòn hóa học</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu cổ răng: </p>
<p style="text-align: justify;">Thường do răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên (điểm chạm sớm hoặc nghiến răng cũng có thể gây nên hiện tượng này)</p>
<p style="text-align: justify;">Những răng này phải chịu lực uốn tại đường ranh giới men ngà. Các trụ men tại vùng này sẽ bị gãy vỡ để lộ khung hữu cơ. Dưới tác động của lực chải răng khung hữu cơ sẽ bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến quá trình tái khoáng. Hiện tưởng này xảy ra liên tục trong quá trình răng chịu lực nhai gây nên tổn thương lõm hình chêm tiến triên đơn độc trên một răng (răng chịu lực uốn).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Mòn răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Mòn răng - răng (mòn răng sinh lý): </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mòn răng sinh lý có thứ tự mòn tương đối ổn định: Mòn ở các vị trí chịu lực trước. Mòn rìa cắn răng cửa trước, sau đó đến các núm tựa của răng hàm (múi ngoài răng dưới và múi trong răng hàm trên). Đối với răng cửa sẽ mòn rìa cắn theo chiều từ trong ra ngoài ở răng trên và ngược lại đối với răng dưới.</li>
<li style="text-align: justify;">Hình dạng tổn thương: Ở giai đoạn mòn men, tôn thương có dạng phẳng. Khi chuyển sang giai đoạn mòn ngà, tổn thưởng sẽ có dạng lõm đáy chén và chuyển màu nâu do tốc độ mòn của ngà nhanh hơn men.</li>
<li style="text-align: justify;">Các tổn thương ở hai răng đối đầu thưỡng sẽ khớp khít vào nhau.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_mon_rang.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các tổn thương ở hai răng đối đầu thưỡng sẽ khớp khít vào nhau.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><br>
Khi mòn răng quá mức sẽ gây nhạy cảm, kích thích răng. Có thể làm mất tiếp xúc bên, làm các răng dịch chuyển về phía gần.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trong trường hợp mòn do rồi lọa khớp cắn, vị trí mòn sẽ phụ thuộc vào đặc điểm khớp cắn: thường sẽ mòn ở vị trí chạm sớm và các điểm cản trở khớp cắn.</li>
<li style="text-align: justify;">Dưới kính hiển vi: mặt mòn phẳng, giới hạn rõ, có các đường xước song song và chạy theo một chiều duy nhất, tương đồng với tổn thương trên răng đối đầu.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn: Có rất nhiều tác nhân ngoại lai có thể tác động đến men răng và gây nên các hình thái mòn răng khác nhau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mòn do bàn chải: Do bàn chải cứng, lực chải quá mạnh, thường sẽ gây mòn ở cô răng</li>
<li style="text-align: justify;">Do các hạt độn trong kem đánh răng.</li>
<li style="text-align: justify;">Do thói quen cắn các vật cứng, thường mòn ở ngay vị trí cắn.</li>
<li style="text-align: justify;">Do thói quen ăn độ ăn xơ cứng, thường mòn ở vị trí răng hàm.</li>
<li style="text-align: justify;">Mài mòn thứ phát sau mài mòn hóa học.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn hóa học:</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thường thường lan rộng và ít có giới hạn. Vị trí tổn thương nằm ở các răng gần nhau nới bị hóa chất phá hủy mạnh nhất. Tổn thương có thể gặp ở tất cả các mặt răng</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trong hội chứng trào ngược: vị trí mòn là các răng hàm, mặt trong răng cửa trên.</li>
<li style="text-align: justify;">Mòn do hơi a xít chì: thường gặp ở mặt ngoài răng cửa trên, ít gặp ở mặt trong răng cửa dưới.</li>
<li style="text-align: justify;">Tổn trương mòn hóa học làm bề mặt men răng trở nên trong suốt. Với các tổn thương lộ ngà cũng tạo thành hình lóm đáy chén, nhưng có vành trong suốt ở chu vi.</li>
<li style="text-align: justify;">Mòn hóa học thường gây ra hiện tượng mòn thứ phát hủy khoáng men răng và ngà răng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu cổ răng: Tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng tại đường ranh giới men ngà, trên một răng đơn độc.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Mòn răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Mòn răng - răng (mòn răng sinh lý): Đối với trường hợp mòn răng do bệnh lý, dự phòng bằng cách loại bỏ nguyên nhân: kiểm tra loại bỏ các điểm cản trở cắn hoặc điểm chạm sớm, tránh sang chấn tâm lí quá mức.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn: Loại bỏ nhưng thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như: hạn chế ăn đồ cứng, đánh răng đúng cách,…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_maxresdefault(1).jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>hạn chế ăn đồ cứng, đánh răng đúng cách</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn hóa học: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc trong mối trường có tính a xít.</li>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế ăn đồ ăn có tính a xít: nước ngọt qó ga, nước hoa quả chua…</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị các bệnh nội khoa ảnh hưởng tới răng: họi chứng trào ngược dạ dày - thực quản.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu cổ răng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Loại bỏ các điểm chạm sớm, chạm quá mức, các điểm cản trở cắn . . .</li>
<li style="text-align: justify;">Điều chỉnh các răng lệch trục, xoay trục (bằng chỉnh nha).</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Mòn răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Mòn răng - răng: Dựa vào đặc điểm tổn thương như mô tả.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn: Dựa vào đặc điểm tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn hóa học: Dựa vào hỏi bệnh (yếu tố dịch tễ tiếp xúc với chất ăn mòn) và các triệu chứng lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu cổ răng: Dựa vào đặc điểm tổn thương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Mòn răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Mòn răng - răng (mòn răng sinh lý):</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây mòn, bao gồm: </li>
<li style="text-align: justify;">Làm máng chống nghiến.</li>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng các chất chống nhạy cảm ngà ( để chống ê buốt trong trường hợp nhẹ).</li>
<li style="text-align: justify;">Trám composite hoặc bọc chụp trong trường hợp nặng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng sản phẩm chống nhạy cảm ngà nếu có ê buốt</li>
<li style="text-align: justify;">Hàn composite, hoặc phục hình inlay, onlay, chụp toàn bộ nếu mòn nhiều.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_tram-co-chan-rang-1200x833.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hàn composite, hoặc phục hình inlay, onlay, chụp toàn bộ nếu mòn nhiều.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Mài mòn hóa học: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng các sản phẩm chống nhạy cảm nhà nếu ê buốt.</li>
<li style="text-align: justify;">Hàn composite, phục hình inlay, onlay, chụp toàn phần nếu mòn nặng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu cổ răng: Hàn răng bằng composite ( sau khi đã loại bỏ nguyên nhân)</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/mon-rang-sgztc |
Ung thư khẩu cái | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư khẩu cái</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Giới hạn của khoang miệng bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phía sau là khẩu cái mềm gồm cân và cơ; phía sau thông với hầu qua eo họng;</li>
<li style="text-align: justify;">Phía trên là khẩu cái cứng có xương;</li>
<li style="text-align: justify;">Phía dưới là sàn miệng;</li>
<li style="text-align: justify;">Phía trước ổ miệng thông với bên ngoài qua khe miệng;</li>
<li style="text-align: justify;">Hai bên là môi và má.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bài phân tích này sẽ đi chi tiết vào 2 phần của khẩu cái: khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Trên thực tế khẩu cái cứng thuộc một phần của khoang miệng, còn khẩu cái mềm lại thuộc về cơ quan hầu họng. Có thể hình dung 2 phần này qua mô tả như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khẩu cái cứng là một vách ngăn giữa khoang mũi và khoang miệng. Nếu trên khẩu cái có xuất hiện một lỗ hở nhỏ thì đây sẽ trở thành một lối đi mở đường cho khối u di căn từ khoang miệng vào trong khoang mũi do các mạch máu và các dây thần kinh có khả năng đi qua được lỗ này;</li>
<li style="text-align: justify;">Khẩu cái mềm có chức năng đậy kín đường mũi để thức ăn không bị rơi vào mũi trong quá trình nuốt. Nó còn có vai trò trong phát âm ngôn ngữ của cơ thể.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào đặc điểm hình thái của khẩu cái, có thể chia ung thư khẩu cái thành 2 loại:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Ung thư khẩu cái cứng:</strong> hình thành từ phần xương ở trên vòm miệng và là một loại ung thư đầu cổ. Nguyên nhân dẫn tới ung thư này là do các mô xương cấu tạo nên khẩu cái sinh trưởng và nhân lên nhanh chóng, dần dần hội tụ thành khối u và gây tổn thương tại khu vực này. Ở giai đoạn tiến triển nặng hơn, các tế bào ung thư có xu hướng tấn công sang khoang mũi;</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Ung thư khẩu cái mềm: </strong>phát triển từ các tế bào bất thường nằm phần phía trên của miệng, đằng sau răng. Dấu hiệu đặc trưng khi mắc phải loại ung thư này là các vết viêm loét, kéo dài lâu ngày không khỏi</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_chuyenkhoaung-thu-amidan-khau-cai-cach-chan-doan-va-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư khẩu cái</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư khẩu cái</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay nguồn gốc dẫn đến sự phân chia mất kiểm soát của các tế bào ung thư vẫn chưa được giải đáp, có thể đó là những bất thường đến từ di truyền hoặc do môi trường tác động. Dưới đây là một số nhân tố làm tăng khả năng gây nên các đột biến của tế bào ở khẩu cái:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng thuốc lá: đây là một trong những yếu tố hàng đầu tạo điều kiện cho ung thư phát triển ở khẩu cái. Bất kể loại thuốc lá nào (thuốc lá truyền thống, xì gà, thuốc lá điện tử) đều có một đặc điểm chung là gây hại cho sức khoẻ của con người và khiến chúng ta dễ phải đối mặt với căn bệnh ung thư hơn;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_smoking-ban-1515671997253.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc lá:</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn: nếu vừa nghiện rượu vừa hút thuốc lá thì nguy cơ mắc ung thư khẩu cái sẽ tăng gấp đôi;</li>
<li style="text-align: justify;">Người nhiễm virus HPV gây u nhú;</li>
<li style="text-align: justify;">Vệ sinh răng miệng kém khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và khoang miệng gặp tổn thương viêm nhiễm;</li>
<li style="text-align: justify;">Người suy dinh dưỡng;</li>
<li style="text-align: justify;">Hút cần sa;</li>
<li style="text-align: justify;">Hệ miễn dịch yếu do bị HIV/AIDS, hoặc đang phải điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch;</li>
<li style="text-align: justify;">Có thói quen ăn trầu cau: người dân ở khu vực Đông Nam Á có phong tục nhai trầu cau mà không biết rằng hạt của quả cau có chất gây ung thư vòm họng.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư khẩu cái</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu nhận biết nếu mắc ung thư khẩu cái cứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Không giống như những loại ung thư thuộc vùng đầu cổ khác, khi bị ung thư khẩu cái cứng tấn công, bệnh nhân có thể cảm nhận được rõ các triệu chứng bất thường, bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trên vòm miệng xuất hiện các vết loét và nếu khối u phát triển không ngừng, những vết loét này bắt đầu chảy máu;</li>
<li style="text-align: justify;">Thay đổi giọng nói;</li>
<li style="text-align: justify;">Đau nhức quanh răng, răng có dấu hiệu lung lay;</li>
<li style="text-align: justify;">Hơi thở hôi;</li>
<li style="text-align: justify;">Nuốt khó;</li>
<li style="text-align: justify;">Cử động hàm bị hạn chế;</li>
<li style="text-align: justify;">Có một khối u ở cổ: trường hợp này rất có thể khối u đã lan sang các hạch bạch huyết ở cổ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện trên cũng có khả năng đang phản ánh một bệnh lý khác mà không phải là ung thư khẩu cái cứng. Do vậy để tránh nhầm lẫn và có phương án điều trị kịp thời, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán sớm nhất.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư khẩu cái mềm có các biểu hiện như thế nào?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng dưới đây có thể đang cảnh báo nguy cơ bệnh nhân bị ung thư khẩu cái mềm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Gặp khó khăn khi nói và nuốt;</li>
<li style="text-align: justify;">Hơi thở có mùi;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190906_034323_439443_hoi_mieng_2.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hơi thở có mùi</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Vùng miệng và vùng họng chảy máu;</li>
<li style="text-align: justify;">Cảm thấy đau ở miệng, đặc biệt là khi nuốt thức ăn;</li>
<li style="text-align: justify;">Răng lung lay;</li>
<li style="text-align: justify;">Các vết loét trắng xuất hiện trong miệng lâu ngày không khỏi;</li>
<li style="text-align: justify;">Sụt cân không rõ nguyên nhân;</li>
<li style="text-align: justify;">Các hạch có triệu chứng sưng nề, sờ vào thấy đau;</li>
<li style="text-align: justify;">Đau tai.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện trên cũng có khả năng đang phản ánh một bệnh lý khác mà không phải là ung thư khẩu cái cứng. Do vậy để tránh nhầm lẫn và có phương án điều trị kịp thời, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán sớm nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư khẩu cái</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Không nên trở thành khách hàng thân thiết của các hãng thuốc lá;</li>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế uống rượu bia. trong trường hợp vừa nghiện thuốc lá vừa uống nhiều rượu bia thì cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để cai;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_khong-uong-ruou-bia-hinh-anh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hạn chế uống rượu bia</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Nếu bị viêm amidan thì cần đi khám và điều trị triệt để;</li>
<li style="text-align: justify;">Ăn uống lành mạnh, lựa chọn những thực phẩm chứa chất chống oxy hoá;</li>
<li style="text-align: justify;">Thường xuyên tập thể dục nâng cao thể chất;</li>
<li style="text-align: justify;">Đi khám sức khoẻ ít nhất 6 tháng/lần. Đặc biệt là khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư khẩu cái thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư khẩu cái</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cơ hội điều trị thành công sẽ càng cao nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm. Để khẳng định được bệnh cần dựa trên thăm khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Chẳng hạn như nếu một người gặp các dấu hiệu điển hình như các vết tổn thương dạng loét trong khoang miệng kéo dài hơn 2 tuần nhưng không khỏi, trong miệng có những u cục, nốt sần và chảy máu tự nhiên thì cần đi khám ngay. </p>
<p style="text-align: justify;">Những chẩn đoán cận lâm sàng kèm theo bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kiểm tra khẩu cái và sinh thiết:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát khoang miệng của bệnh nhân bằng một chiếc gương hoặc có thể là một ống soi nhỏ, cấu tạo linh hoạt. Khi nghi ngờ những khu vực bất thường, bác sĩ sẽ sinh thiết lấy một mẫu mô nhỏ và chuyển tới phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này có tác dụng giúp xác định xem khối u đó có dấu vết của ung thư hay không.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các loại xét nghiệm hình ảnh:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp X-quang:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mục đích của chụp X-quang là nhằm kiểm tra xem mức độ lan rộng và khả năng di căn của khối u liệu đã tới các cơ quan khác hay chưa. Phương pháp chụp X-quang chỉnh hình giúp ghi lại hình ảnh của toàn bộ khu vực hàm trên và hàm dưới, bác sĩ có thể quan sát được từ tai này sang tai kia và thăm dò khối u đã xâm lấn vào các mô xương hàm hay chưa. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp vi tính cắt lớp - CT: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chụp CT cho phép hiển thị một cách chi tiết những hình ảnh với các góc độ khác nhau của cấu tạo khoang miệng và cổ. Hệ thống chụp vi tính cắt lớp gồm có:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Màn hình vi tính kết nối với máy chụp X-quang;</li>
<li style="text-align: justify;">Thuốc nhuộm: đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để làm nổi bật cấu trúc mô phim và các cơ quan của cơ thể.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp cộng hưởng từ MRI: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Kỹ thuật này còn được biết đến với tên gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân, bao gồm các thiết bị như máy sử dụng sóng vô tuyến, nam châm và máy tính nhằm tạo nên những hình ảnh cụ thể của cấu tạo miệng và họng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm hình ảnh khác:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chụp PET/CT cũng là một phương pháp mới và được áp dụng khá phổ biến trong công tác chẩn đoán cũng như hỗ trợ kiểm soát ung thư khu vực miệng - hàm - mặt;</li>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm: giúp phát hiện và quan sát các dấu hiệu di căn xa của ung thư vào gan</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư khẩu cái</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc và mục tiêu trong việc điều trị ung thư khẩu cái là:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiêu diệt triệt căn bệnh ung thư;</li>
<li style="text-align: justify;">Giữ gìn, duy trì được chức năng của miệng và bảo toàn tính thẩm mỹ;</li>
<li style="text-align: justify;">Ngăn chặn khả năng tái phát ung thư.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp điều trị chính:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Phẫu thuật:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân ung thư khẩu cái cứng thì đây là phương pháp hay được áp dụng, chủ yếu là để cắt bỏ khối u và cả những mô xương đã bị huỷ hoại xung quanh.</p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp khối u có kích thước nhỏ, khu vực vừa phẫu thuật sẽ được khâu lại. Nếu khối u lớn và vùng phẫu thuật không thể khâu lại thì cần phải che bằng một bộ phận giả (gần giống răng giả) để lấp đầy lỗ hở vòm miệng. Khi khối u đã lan rộng và gây bệnh sang các hạch bạch huyết thì các hạch này cũng cần phải được loại bỏ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_anh-chinh-ngoai-khoa.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đối với những bệnh nhân ung thư khẩu cái cứng thì đây là phương pháp hay được áp dụng</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Phương pháp xạ trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biện pháp này tận dụng sức mạnh của các tia xạ để xoá bỏ sự tồn tại của các tế bào ung thư và ngăn chặn chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Hóa trị liệu:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dựa trên các nguyên nhân dẫn tới ung thư khẩu cái, hoá trị có thể được chỉ định thực hiện trong các trường hợp như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kết hợp cùng với xạ trị nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật;</li>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng sau khi phẫu thuật nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát của ung thư;</li>
<li style="text-align: justify;">Trì hoãn sự tăng trưởng của khối u và kiểm soát, giảm nhẹ các triệu chứng nếu ung thư không còn cơ hội được chữa khỏi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biện pháp hóa – xạ trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biện pháp này cho phép kết hợp giữa xạ trị và hoá trị, áp dụng đối với các bệnh nhân ở giai đoạn trung bình và ung thư tiến triển để bảo tồn các chức năng của khẩu cái mềm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Điều trị phục hồi chức năng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi mắc ung thư khẩu cái thì bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi nói và nuốt. Vì vậy cần có các biện pháp giúp phục hồi, cải thiện các chức năng ở những cơ quan bị tổn thương do ung thư, bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trị liệu nuốt;</li>
<li style="text-align: justify;">Trị liệu ngôn ngữ, phát âm;</li>
<li style="text-align: justify;">Tư vấn về chế độ ăn kiêng;</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tập vật lý trị liệu sau khi xạ trị hoặc phẫu thuật.</strong></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul style="text-align: justify;"><li>Ung thư khẩu cái cứng: triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị | YouMed</li><li>Ung thư khẩu cái mềm: triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị | YouMed </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-khau-cai-shzor |
Ung thư phúc mạc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư phúc mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Cấu tạo của phúc mạc:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Phúc mạc là một lớp màng kín che phủ ở mặt trong của thành bụng, đồng thời lớp màng này có khả năng bao bọc lấy toàn bộ các tạng thuộc ống tiêu hoá và cả một số cơ quan khác nằm trong ổ bụng. Phúc mạc được cấu tạo bởi lá thành (mạc nối), lá tạng (mạc treo) và lá trung gian (dây chằng).</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư phúc mạc được chia thành 2 loại: ung thư phúc mạc nguyên phát và ung thư phúc mạc thứ phát (là khi tế bào ung thư di căn từ bộ phận khác đến và gây bệnh ở phúc mạc).</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Ung thư phúc mạc nguyên phát:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Loại này thường hiếm gặp và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 3% trong số các ca ung thư phúc mạc. Nguyên nhân hình thành là do bản thân tế bào ung thư ở phúc mạc tăng sinh đột biến. Có 3 thể mô bệnh học thường gặp của ung thư phúc mạc nguyên phát đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">U tế bào tròn nhỏ xơ hoá - desmoplastic small round cell tumor;</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư biểu mô nhú thanh dịch phúc mạc nguyên phát - primary peritoneal serous papillary carcinoma;</li>
<li style="text-align: justify;">U trung biểu mô phúc mạc ác tính lan tỏa- diffuse malignant peritoneal mesothelioma;</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Ung thư phúc mạc thứ phát:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Loại này chiếm phần lớn trong các ca ung thư phúc mạc, xảy ra khi ung thư di căn từ nơi khác trong cơ thể đến phúc mạc. Các cơ quan có khối u lây lan sang bộ phận này có thể là: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tạng trong ổ bụng:</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư buồng trứng (46%);</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư dạ dày (14%);</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư tuỵ (9%);</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư đại trực tràng (7%).</li>
<li style="text-align: justify;">Tạng ngoài ổ bụng (chiếm 10%), trong đó:</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư vú (41%);</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư phổi (21%);</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư hắc tố (9%).</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_colorectal-cancer-raffles-medical-phnompenh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư phúc mạc</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>4 con đường di chuyển chính của tế bào ung thư:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tế bào xâm nhập trực tiếp vào phúc mạc;</li>
<li style="text-align: justify;">Men theo đường tuần hoàn máu;</li>
<li style="text-align: justify;">Nương nhờ hệ bạch huyết;</li>
<li style="text-align: justify;">Gieo rắc các tế bào ung thư tự do vào phúc mạc</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư phúc mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số các nhân tố sau đây góp phần gây nên bệnh ung thư phúc mạc ở người bệnh đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người mắc hội chứng thừa cân, béo phì có nguy cơ bị ung thư phúc mạc cao hơn so với người có cân nặng tương đối;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_beo-phi-anh-huong-gi-den-cuoc-song-cua-ban.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người mắc hội chứng thừa cân, béo phì có nguy cơ bị ung thư phúc mạc cao</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone sau thời kỳ mãn kinh;</li>
<li style="text-align: justify;">Người cao tuổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Bị lạc nội mạc tử cung;</li>
<li style="text-align: justify;">Ổ bụng tiếp xúc gần và thường xuyên với các bức xạ;</li>
<li style="text-align: justify;">Amiang cũng là một yếu tố phổ biến gây bệnh ung thư phúc mạc;</li>
<li style="text-align: justify;">Những người làm việc trong môi trường chứa các chất độc hại như erionite - đây là một dạng sợi silicat được tìm thấy rất nhiều trong những khu vực khai thác và chế biến khoáng sản;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị viêm phúc mạc mạn tính phát triển thành ung thư;</li>
<li style="text-align: justify;">Thói quen ăn uống: ít ăn rau và tiêu thụ nhiều chất béo có hại</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư phúc mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện của bệnh ung thư phúc mạc thường không xuất hiện rõ ràng và khó phát hiện. Sang đến các giai đoạn sau triệu chứng bệnh tăng dần và bệnh nhân có thể cảm nhận được chúng. Cụ thể như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bụng chướng và phình to lên;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_163.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bụng chướng và phình to lên;</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bụng đau âm ỉ, cơn đau dần lan ra khắp ổ bụng;</li>
<li style="text-align: justify;">Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân;</li>
<li style="text-align: justify;">Chán ăn, ăn có cảm giác nhanh no;</li>
<li style="text-align: justify;">Buồn nôn;</li>
<li style="text-align: justify;">Cơ thể uể oải, mệt mỏi thiếu sức sống;</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt cao.</li>
<li style="text-align: justify;">Khi đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát được các triệu chứng tổn thương bên trong bao gồm:</li>
<li style="text-align: justify;">Sờ nắn thấy có khối u cứng ở thành bụng;</li>
<li style="text-align: justify;">Tràn dịch màng bụng: dịch có thể có màu vàng hoặc dịch máu, thường sẽ là dịch tiết;</li>
<li style="text-align: justify;">Thống kê cho thấy có khoảng 25% tỷ lệ các ca bệnh được chẩn đoán mắc ung thư phúc mạc nguyên phát có sự hiện diện của các tế bào ác tính ở trong dịch ổ bụng;</li>
<li style="text-align: justify;">Dịch ổ bụng có nồng độ Canxi và LDH rất cao;</li>
<li style="text-align: justify;">Phúc mạc có dấu hiệu tấy đỏ, sưng và có nhiều vi huyết quản;</li>
<li style="text-align: justify;">Thâm nhiễm phúc mạc: nội soi cho ra hình ảnh các nối lớn cứng, dày, xù xì, các mảng nằm trên phúc mạc tạng và phúc mạc thành bị thâm nhiễm;</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện các nốt hạt nhỏ, sần, màu trắng đục, có các loại kích thích to nhỏ khác nhau, sần sùi ở trên các mạc nối, quai ruột và trên phúc mạc thành</li>
</ul>
<p><b>Danh sách các triệu chứng:</b></p>
<ul>
<li>Bụng chướng và phình to lên;</li>
<li>Bụng đau âm ỉ, cơn đau dần lan ra khắp ổ bụng;</li>
<li>Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân;</li>
<li>Chán ăn, ăn có cảm giác nhanh no;</li>
<li>Buồn nôn;</li>
<li>Cơ thể uể oải, mệt mỏi thiếu sức sống;</li>
<li>Sốt cao.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư phúc mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện vẫn chưa có biện pháp đặc hiệu để ngăn chặn nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Nhưng dựa trên các yếu tố nguy cơ gây ung thư phúc mạc, chúng ta có thể thực hiện các phương pháp sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Duy trì chỉ số cân nặng hợp lý, chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch cho cơ thể;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_healthy-eating.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn nhiều rau củ quả.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cân nhắc việc sử dụng liệu pháp hormone đối với phụ nữ sau mãn kinh;</li>
<li style="text-align: justify;">Cần có các trang phục bảo hộ khi làm việc trong môi trường chứa chất độc hại như amiang, erionite,...;</li>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bức xạ;</li>
<li style="text-align: justify;">Chế độ ăn nhiều rau củ quả.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư phúc mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Dưới đây là các xét nghiệm cần thiết có thể được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán ung thư phúc mạc ở bệnh nhân:</p>
<p>- <b>Xét nghiệm dịch ổ bụng: </b>có tác dụng hỗ trợ phát hiện tế bào ung thư tự do có trong dịch ổ bụng;</p>
<p>- <b>Siêu âm ổ bụng: </b>kỹ thuật này thường không giúp quan sát rõ những tổn thương có kích thước nhỏ ở phúc mạc. Tuy nhiên siêu âm ổ bụng lại khá hữu ích trong trường hợp phát hiện tràn dịch ổ bụng và các tổn thương ở tạng như lạch, hạch, gan hoặc khối u di căn trong ổ bụng;</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190405_034834_903913_sieu-am-o-bung.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Siêu âm ổ bụng</em></p>
<p><b>- Nội soi ổ bụng sinh thiết: </b>phương pháp nội soi ổ bụng giúp cho ra hình ảnh trực tiếp của khoang phúc mạc, sinh thiết là để lấy mô bệnh đem đi xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Mặc dù biện pháp này có giá trị nhất định trong công tác chẩn đoán xác định ung thư phúc mạc nhưng đây lại là một kỹ thuật xâm lấn, có khả năng gây tai biến;</p>
<p>- <b>Chụp cắt lớp vi tính đa dãy MSCT: </b>chụp cắt lớp vi tính thường có hiệu quả trong việc chẩn đoán tràn dịch ổ bụng và tổn thương ở những vị trí khác, ngoài ra còn giúp phát hiện ra các đặc điểm là dấu vết của ung thư di căn phúc mạc như:</p>
<p>- Thành phúc mạc dày lên và mức độ ngấm thuốc tăng;</p>
<p>- Mạc treo bện xoắn thành từng đám, dày hình nếp gấp, hình sao hoặc thành đám lớn;</p>
<p>- Hình ảnh bánh mạc nối;</p>
<p>- Các nốt hoặc các dải, các mảng tỷ trọng mô mềm;</p>
<p>- Thành ruột có dấu hiệu dày hơn và xuất hiện thương tổn dạng nốt.</p>
<p>Kỹ thuật MDCT thường phát hiện rất tốt những tổn thương có kích thước từ 5mm trở lên (89%), nhưng với các tổn thương nhỏ hơn 5mm thì độ nhạy khá thấp (43%);</p>
<p>- <b>Chụp cộng hưởng từ MRI: </b>giúp phát hiện các thương tổn kích cỡ trên 1cm và hiệu quả tương đương phương pháp chụp MSCT. Đồng thời, chụp CT khi gia tăng độ khuếch tán có tác dụng tăng cơ hội phát hiện những tổn thương dưới 1cm nằm trên phúc mạc, đặc biệt là ở những khu vực mà chụp MSCT khó phát hiện ra như: thành ruột non, dây chằng Treiz hoặc rốn gan;</p>
<p>- <b>Chụp PET/CT: </b>phương pháp chẩn đoán hình ảnh này nếu so với MSCT thì có độ nhạy cao hơn, tuy nhiên độ đặc hiệu trong việc phát hiện các thương tổn ở phúc mạc thì lại tương đương. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư phúc mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Các lựa chọn trong công tác điều trị ung thư phúc mạc</strong></p>
<p>Để tiêu diệt các tế bào ung thư tại phúc mạc, có các phương pháp điều trị thường được ứng dụng phổ biến sau đây:</p>
<p>- <b>Phẫu thuật: </b>khi đã phát hiện được khối u, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật để loại bỏ. Ngoài ra không những khối u chính cần được cắt bỏ mà các vùng mô lây nhiễm xung quanh cũng cần được nạo vét;</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_anh-chinh-ngoai-khoa.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>khi đã phát hiện được khối u, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật để loại bỏ</em></p>
<p>- <b>Hoá trị:</b></p>
<p>Sử dụng hoá chất đơn độc: áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật;</p>
<p>Hóa chất kết hợp với phẫu thuật: liệu pháp này có thể dùng trong thời điểm trước khi phẫu thuật nhằm giúp thu nhỏ kích thước của khối u, trong khi phẫu thuật kết hợp đổ hóa chất vào khu vực ổ bụng để ngăn chặn tế bào ung thư phát tán và lan rộng sang các khu vực xung quanh, dùng hoá chất sau phẫu thuật giúp tiêu diệt nốt các dấu hiệu còn sót lại của tế bào ung thư. Tuỳ vào từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ linh hoạt trong việc ứng dụng hoá chất trong điều trị.</p>
<p>- <b>Xạ trị và điều trị kháng thể: </b>nếu xảy ra hiện tượng cổ trướng căng to thì cần phải tiến hành chọc tháo dịch. Trường hợp thể trạng của bệnh nhân quá gầy yếu, không thể ăn uống được bằng đường miệng thì có thể truyền dịch, truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào cơ thể bệnh nhân.</p>
<p>- <b>Điều trị giảm đau: </b>sử dụng các loại thuốc tuỳ theo mức độ: chống viêm giảm đau không steroid, nhóm paracetamol, chế phẩm opiat.</p>
<p>Dựa trên tình hình sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân, nếu kết hợp đúng cách các biện pháp nêu trên thì sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng sống cũng như kéo dài thêm tuổi thọ cho bệnh nhân. </p>
<p><strong>Các dấu hiệu cho thấy thể trạng sức khỏe của bệnh nhân sau điều trị đã tốt lên và tiên lượng bệnh đã khả quan hơn:</strong></p>
<p>- Người bệnh đáp ứng điều trị tốt khi cổ trướng đã hết dịch sau 3 lần điều trị bằng hóa chất. Thể trạng thay đổi tích cực, bệnh nhân đã có thể tự sinh hoạt bình thường và không gặp nhiều trở ngại;</p>
<p>- Đáp ứng điều trị một phần: dịch cổ trướng đã giảm đi hoặc không còn dấu hiệu tăng cổ trướng. So với trước khi phẫu thuật thì thể trạng của bệnh nhân đã khá hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu sau khi hoàn tất liệu trình điều trị mà bệnh nhân không đáp ứng thì sẽ biểu hiện các triệu chứng sau: tình trạng cổ trướng vẫn tiếp tục tăng, tình hình sức khoẻ không được cải thiện và sau 3 lần điều trị hoá chất thể trạng lại có xu hướng xấu dần.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Tìm hiểu ung thư phúc mạc nguyên phát | Hệ thống Vinmec</li><li>Tìm hiểu về nguyên nhân và hướng điều trị ung thư di căn phúc mạc | Vinmec</li><li>Ung thư di căn phúc mạc | Bệnh viện 108</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-phuc-mac-sfrce |
U ác của dương vật | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác của dương vật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các khối u ác của dương vật thường hình thành từ những lớp biểu mô niêm mạc quy đầu hoặc phần bao quy đầu, ngoài ra cũng có thể bắt nguồn từ các tế bào liên kết của dương vật (hiếm gặp). Đây là một trong những căn bệnh phổ biến ở các nước thuộc châu Phi, Nam Mỹ hoặc châu Á và ít xuất hiện ở các nước châu Âu. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh bị ung thư dương vật có thể lên tới 3,4% trong tổng số các bệnh ung thư.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_23822070_ung_thu_duong_vat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư dương vật là căn bệnh u ác tính thường bắt gặp ở nam giới có độ tuổi ngoài 40</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư dương vật là căn bệnh u ác tính thường bắt gặp ở nam giới có độ tuổi ngoài 40 hoặc những trường hợp người bệnh bị hẹp bao quy đầu. Mắc bệnh ung thư dương vật không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh lý, khả năng sinh sản mà tính mạng người bệnh cũng sẽ bị đe dọa nếu không kịp thời điều trị. Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh và thực hiện được những xét nghiệm chẩn đoán chính xác tình hình bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác của dương vật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sự hình thành các khối u ác tính được xuất phát từ tình trạng phát triển một cách mất kiểm soát của các tế bào đột biến gen (tế bào ung thư). Các tế bào ung thư sinh sản một cách mất kiểm soát tạo thành khối u có hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào vị trí hình thành và loại tế bào ung thư phát triển. Theo thời gian, các tế bào ung thư sẽ xâm lấn các tổ chức xung quanh gây tổn thương và làm mất đi chức năng hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan đã bị xâm chiếm. Nếu khối u và các tế bào ung thư có trong cơ thể người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời thì chúng có thể di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể người bệnh, lúc này sẽ khó có cơ hội điều trị khỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dương vật có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố cấu thành lên như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị hẹp bao quy đầu nhưng không được xử lý sớm: Theo thống kê, có tới hơn 80% bệnh nhân bị ung thư dương vật đều có tình trạng bị hẹp bao quy đầu. Bao quy đầu là lớp da bao bọc phần đầu của dương vật, hầu hết phần bao quy đầu của nam giới sẽ tự động mở rộng dần để đưa được toàn bộ phần quy đầu ra ngoài để vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bao quy đầu quá hẹp khiến người bệnh không thể vệ sinh kỹ phần quy đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, nguy cơ hình thành khối u ác tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Nguyên nhân ung thư dương vật do bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Bệnh sùi mào gà là nguyên nhân điển hình có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dương vật. Sùi mào gà thường bắt gặp ở vùng rãnh quy đầu, bao quy đầu hoặc thân dương vật. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có khả năng lây lan cao thông qua tiếp xúc quan hệ tình dục. Ngoài ra, các căn bệnh khác như giang mai, virus HPV,... cũng thuộc nhóm yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư dương vật.</li>
<li style="text-align: justify;">Có khối u lành tính trong dương vật: Một số khối u xuất hiện ở dương vật (như u mạch máu) không trực tiếp gây hại đến tình trạng sức khỏe người bệnh, tuy nhiên nguy cơ phát triển thành khối u ác tính có thể xảy ra.</li>
<li style="text-align: justify;">Một số yếu tố ảnh hưởng khác: Các bệnh viêm dương vật (đặc biệt là cùng quy đầu), vấn đề vệ sinh cá nhân, yếu tố di truyền, di căn ung thư, môi trường sống</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác của dương vật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của bệnh ung thư dương vật sẽ xuất hiện và phát triển nặng hơn theo từng giai đoạn:</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn mới xuất hiện khối u</b></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn khối u mới hình thành có thể bị nhầm lẫn với một số căn bệnh viêm quy đầu khác. Tuy nhiên, nếu chú ý kỹ càng thì người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện ra bệnh từ rất sớm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Màu sắc da dương vật có sự thay đổi khác với bình thường, da có thể bị sần sùi hơn.</li>
<li style="text-align: justify;">Đau nhói ở dương vật khi bị cọ sát, va chạm, cương cứng hoặc có triệu chứng đau âm ỉ không rõ nguyên nhân.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_dau-dv.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau nhói ở dương vật khi bị cọ sát</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phần bao quy đầu không thể di chuyển lên xuống được, có nguy cơ bị chảy máu dương vật không rõ nguyên nhân (đặc biệt là sau khi quan hệ).</li>
<li style="text-align: justify;">Bắt đầu xuất hiện các khối u nhỏ li ti trên bề mặt da (như mụn cóc) gây ngứa ngáy khó chịu. Trường hợp các nốt mụn bị vỡ ra sẽ có dịch vàng, gây đau rát, mùi hôi khó chịu, viêm loét dương vật,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn phát triển</b></p>
<p style="text-align: justify;">Khi khối u phát triển mạnh hơn sẽ xâm lấn các tổ chức lân cận và gây ra những biểu hiện bất thường và nặng hơn:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các khối u, nổi mẩn dần phát triển to hơn, mức độ viêm loét nghiêm trọng hơn.</li>
<li style="text-align: justify;">Vùng bao quy đầu trở nên mỏng hơn, căng và sáng.</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện các nốt loét phần trên bao quy đầu, nước nhờn chảy ra có màu đục, dịch từ quy đầu tiết ra có mùi hôi,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Ung thư dương vật giai đoạn cuối</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện di căn hạch to và cứng tại hai bên bẹn, sờ không có cảm giác đau.</li>
<li style="text-align: justify;">Các tế bào ung thư đã di căn tới hầu hết các cơ quan tổ chức trong cơ thể, người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng thậm chí nôn ra máu, cơ thể suy nhược trầm trọng, không còn sức sống,...</li>
</ul>
<p><b>Các triệu chứng điển hình khi mới xuất hiện khối u ác của dương vật:</b></p>
<ul>
<li>Dương vật sần sùi, màu sắc da thay đổi</li>
<li>Đau nhói hoặc đau âm ỉ ở dương vật</li>
<li>Phần bao quy đầu không thể di chuyển</li>
<li>Viêm loét quy đầu</li>
<li>Xuất hiện các nốt mụn mủ, dịch có mùi hôi,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U ác của dương vật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các khối u ác tính trong cơ thể có thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân nào và bệnh ung thư dương vật cũng vậy. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng những đối tượng sau đây có nguy cơ bị ung thư dương vật cao hơn bình thường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Không cắt bao quy đầu: Trong một số nghiên cứu nam khoa, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích nam giới cần được cắt bao quy đầu ngay từ nhỏ để tránh nguy cơ gặp phải những căn bệnh viêm quy đầu. Ở các nước châu Âu, hầu như việc cắt bao quy đầu ở trẻ em được thực hiện tương tự như một bước chăm sóc sức khỏe cho nam giới. Chính vì vậy tỷ lệ nam giới ở các nước trong khu vực này mắc bệnh ung thư dương vật là rất thấp.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_607a42ac11006f581a1123d2_cach-chua-hep-bao-quy-dau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không cắt bao quy đầu</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Những người bị hẹp bao quy đầu: Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dương vật chính là tình trạng bị hẹp bao quy đầu dẫn tới viêm quy đầu thường xuyên. Các tế bào ung thư sẽ dễ dàng hình thành và phát triển khi dương vật đang bị thương tổn.</li>
<li style="text-align: justify;">Những đối tượng thường quan hệ tình dục không an toàn: Hầu hết các bệnh sinh dục đều có thể tác động làm tăng nguy cơ ung thư dương vật, do đó việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh ung thư vùng sinh dục (bao gồm cả ung thư dương vật). Virus HPV, giang mai, sùi mào gà…</li>
<li style="text-align: justify;">Ngoài ra, những bệnh lý nền liên quan đến cơ quan sinh dục hoặc người bệnh có tiền sử bị ung thư hoặc có người thân trong gia đình từng bị ung thư đều có thể là đối tượng có nguy cơ ung thư dương vật.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác của dương vật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khám bệnh và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dương vật cao.</li>
<li style="text-align: justify;">Vệ sinh cá nhân thường xuyên, khoa học.</li>
<li style="text-align: justify;">Cắt bao quy đầu trong trường hợp bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.</li>
<li style="text-align: justify;">Không quan hệ tình dục bừa bãi, luôn sử dụng bao cao su đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20201005_quan-he-tinh-duc-an-toan-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không quan hệ tình dục bừa bãi, luôn sử dụng bao cao su đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh ung thư dương vật sau điều trị cần tái khám định kỳ, nhằm kiểm tra các di căn ung thư hoặc tái phát ung thư.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác của dương vật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư dương vật không phải là căn bệnh khó phát hiện bởi những triệu chứng ban đầu đã gây ra những khó chịu nhất định cho người bệnh. Chỉ cần chú ý một chút về những chuyển biến bất thường của dương vật (đặt biệt là vùng quy đầu) người bệnh hoàn toàn có thể được điều trị sớm khi tìm tới sự trợ giúp từ các bác sĩ chuyên khoa.</p>
<p style="text-align: justify;">Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng để xác định các triệu chứng thực tế của người bệnh nhằm chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh gì. Nếu có dấu hiệu nguy cơ bị ung thư dương vật thì những xét nghiệm sau đây sẽ được chỉ định thực hiện để chẩn đoán xác định ung thư:</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Sinh thiết</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sinh thiết là phương pháp điển hình chuyên dành cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Sử dụng các mẫu mô được lấy từ phần thương tổn trên da dương vật để làm sinh thiết sẽ cho phép bác sĩ xác định có tế bào ung thư hay không, loại tế bào ung thư được tìm thấy là loại gì, có thể lựa chọn phương pháp nào để thực hiện điều trị,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Các xét nghiệm thông qua hình ảnh</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm nhằm xác định vị trí, kích thước của khối u tại dương vật, kiểm tra các nốt di căn hạch ở bẹn. Ngoài ra, phương pháp siêu âm cũng có thể xác định một phần mức độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức lân cận.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Siêu âm nhằm xác định vị trí, kích thước của khối u tại dương vật" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_sieu-am-duong-vat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Siêu âm nhằm xác định vị trí, kích thước của khối u tại dương vật</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI) được thực hiện nhằm xác định mức độ xâm lấn của ung thư dương vật khi siêu âm không đưa ra kết quả rõ ràng. Phương pháp này thường được thực hiện khi khối u dương vật xâm lấn dạng xốp, hình ảnh chụp sẽ cho thấy mức độ xâm lấn vùng xương chậu, vùng háng,... ngoài ra các tổn thương khác cũng có thể vô tình được phát hiện.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác của dương vật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư dương vật có chữa khỏi được không? Dương vật có thể hoạt động bình thường sau điều trị hay không? Đây là hai câu hỏi đã được các bệnh nhân hỏi nhiều nhất. Mặc dù ung thư dương vật là căn bệnh rất nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thậm chí dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và lựa chọn được cơ sở y tế uy tín để chữa bệnh thì khả năng chữa trị khỏi bệnh hoàn toàn là có thể, dương vật bệnh nhân sẽ được bảo tồn.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp điều trị chính cho người bệnh bị ung thư chủ yếu là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của khối u, tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh và yêu cầu đặc biệt của người bệnh mà việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ được trao đổi kỹ càng trước khi thực hiện. Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư đều được kết hợp với nhau nhằm mang tới kết quả điều trị cao nhất.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phẫu thuật: Nhiệm vụ chính của phương pháp này chính là cắt bỏ khối u ác tính của dương vật, loại bỏ các phần mô bị tổn thương do ung thư và vét hạch những khu vực bẹn. Trường hợp ung thư dương vật giai đoạn sớm người bệnh sẽ được bảo tồn trọn vẹn dương vật sau phẫu thuật bởi mức độ xâm lấn của khối u chưa nhiều. Trong khi đó, nếu tình trạng bệnh đã tiến triển nặng hơn, khối u phát triển lớn xâm lấn các tổ chức xung quanh, các tổn thương bị hư hỏng hoàn toàn thì khả năng cao phải cắt bỏ toàn bộ dương vật.</li>
<li style="text-align: justify;">Hóa trị: Sử dụng hóa chất nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được thực hiện trước phẫu thuật nhằm làm giảm thể tích khối u và ngăn chặn phát triển của các tế bào ung thư. Một số trường hợp hóa trị còn được sử dụng hậu phẫu thuật để chống nguy cơ di căn ung thư hoặc tái phát bệnh.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng hóa chất nhằm tiêu diệt tế bào ung thư" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_ung-thu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng hóa chất nhằm tiêu diệt tế bào ung thư</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xạ trị: Phương pháp sử dụng các loại tia tử ngoại tiêu diệt các tế bào ung thư thường được thực hiện hậu phẫu thuật, tác dụng loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, xạ trị còn được thực hiện như biện pháp làm giảm các triệu chứng do ung thư gây ra, đặc biệt là những trường hợp di căn ung thư.</li>
<li style="text-align: justify;">Hóa trị kết hợp với xạ trị: Phương pháp này được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân ung thư dương vật đã tiến triển sang giai đoạn cuối không thể chữa trị khỏi hoặc tình trạng sức khỏe người bệnh không cho phép thực hiện phẫu thuật. Phương pháp hóa - xạ trị giữ vai trò như một liều thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư dương vật, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và cố gắng duy trì tiên lượng sống dài hơn một chút.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư dương vật | Hệ thống Vinmec</li><li>Ung thư dương vật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Hệ thống Vinmec</li><li>Dấu hiệu ung thư dương vật và cách điều trị | Chuyên khoa nam học </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-cua-duong-vat-sbtgh |
U ác của tinh hoàn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác của tinh hoàn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư tinh hoàn là căn bệnh ung thư hiếm gặp ở nam giới, tỷ lệ mắc bệnh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số các căn bệnh ung thư ở nam. Ung thư tinh hoàn được biết đến là một trong những căn bệnh ung thư có tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao (trên 90%) trong điều kiện bệnh được phát hiện kịp thời và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư tinh hoàn là căn bệnh ung thư hiếm gặp ở nam giới" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_ung_thu_tinh_hoan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư tinh hoàn là căn bệnh ung thư hiếm gặp ở nam giới</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khối u ác của tinh hoàn hình thành bên trong bìu (túi da bên dưới dương vật) sau đó các tế bào ung thư sẽ xâm lấn tới các tổ chức lân cận trong hệ sinh dục, đặc biệt gây khó chịu cho người bệnh và giảm khả năng sinh sản. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể dẫn tới tử vong nếu ung thư đã chuyển biến sang giai đoạn cuối kết hợp với các bệnh lý nền nghiêm trọng khác. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng bất thường của bệnh và tìm tới các cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh chính là bước đầu quan trọng trong quá trình điều trị ung thư tinh hoàn</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác của tinh hoàn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư tinh hoàn cũng giống như các loại ung thư khác, chịu sự tác động của các tác nhân gây ung thư trong thời gian dài nên rất khó để biết rõ nguyên nhân thực sự gây ra ung thư tinh hoàn ở một người. Sự hình thành các khối u ác tính thực chất là tình trạng các tế bào khỏe mạnh bị đột biến trở thành các tế bào ung thư và tích tụ lại một khu vực. Khối u ác của tinh hoàn thường xuất hiện từ các tế bào mầm sau (tế bào tạo ra tinh trùng) hoặc các phần mô xung quanh tế bào mầm.</p>
<p style="text-align: justify;">Các bác sĩ đã chỉ ra được 2 loại ung thư tinh hoàn phổ biến là: Khối u tế bào mầm (loại ung thư tinh hoàn phổ biến nhất, chiếm hơn 90% ca bệnh ung thư tinh hoàn) và khối u mô đệm (trường hợp ít phổ biến hơn nhưng khả năng điều trị khỏi bệnh cao hơn).</p>
<ul>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác của tinh hoàn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dấu hiệu điển hình nhất mà bệnh nhân có thể phát hiện ung thư tinh hoàn chính là hiện tượng bìu sưng to hơn bình thường hoặc phát hiện có khối u trong bìu có thể sờ thấy. Khối u mới hình thành có thể gây đau nhức hoặc không có biểu hiện đặc biệt gì khiến cho người bệnh chủ quan và xem nhẹ. Một số triệu chứng tiêu biểu khác của bệnh ung thư tinh hoàn là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau hoặc cảm thấy khó chịu một bên tinh hoàn: Hầu như ung thư tinh hoàn chỉ phát triển ở một bên tinh hoàn vì vậy những triệu chứng ban đầu sẽ chỉ cảm nhận đau nhức ở một bên bìu.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đau hoặc cảm thấy khó chịu một bên tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190615_072320_226608_tinh-hoan-lac-cho-c.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau hoặc cảm thấy khó chịu một bên tinh hoàn</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau vùng bẹn, bụng dưới: Các cơn đau thường âm ỉ kéo dài không rõ nguyên nhân cụ thể. Một số trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau lưng.</li>
<li style="text-align: justify;">Bọc bìu có cảm giác nặng nề hơn bởi có tích tụ dịch.</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện hạch ở vùng bẹn</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Một số triệu chứng bệnh khác có thể đi kèm tùy thuộc vào mức độ phát triển của khối u trong tinh hoàn và các bệnh lý nền hiện có của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm tới các cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng sưng tấy tinh hoàn hoặc sờ thấy cục u nghi ngờ là khối u ác của tinh hoàn. Bệnh nhân được chẩn đoán sớm hoàn toàn có thể chữa trị khỏi bệnh, tiên lượng sống sau 5 năm kể từ khi điều trị có thể chiếm tới 95%. </p>
<p><b>Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư tinh hoàn:</b></p>
<ul>
<li>Bìu sưng to hoặc sờ thấy có khối u ở tinh hoàn</li>
<li>Đau, khó chịu tại một bên tinh hoàn</li>
<li>Đau bụng dưới, bẹn hoặc lưng</li>
<li>Có dấu hiệu dịch tích tụ ở bìu</li>
<li>Nổi hạch ở vùng bẹn,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U ác của tinh hoàn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư tinh hoàn bao gồm 4 giai đoạn phát triển chính như sau:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Giai đoạn 0</b>: Đây là giai đoạn mới hình thành của khối u nên có kích thước rất nhỏ, có thể chỉ xuất hiện trong ống sinh tinh và chưa có bất kỳ dấu hiệu lây lan tới cơ quan hay tổ chức nào. Người bệnh hầu như không thể phát hiện triệu chứng bệnh từ giai đoạn này tuy nhiên thực hiện tầm soát ung thư có thể phát hiện ra bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Giai đoạn I</b>: Khối u đã phát triển vượt ra khỏi ống sinh tinh và tiếp cận tới các cấu trúc xung quanh tinh hoàn. Các nhóm hạch bạch huyết và các cơ quan xa chưa bị ảnh hưởng. Cơ thể người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường nhưng không rầm rộ.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn II</b>: Ở giai đoạn này, người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện được ung thư tinh hoàn bởi những triệu chứng bệnh quá rõ ràng như sưng bọc bìu, đau nhức, nổi hạch,... Giai đoạn II được chia thành 3 giai đoạn nhỏ như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn IIA: Khối u đã vượt ra khỏi tinh hoàn và bắt đầu xâm lấn các nhóm hạch bạch huyết lân cận (Không quá 5 hạch). Kích thước khối u phát triển chưa lớn, chỉ dưới 2cm và chưa có dấu hiệu di căn ung thư tới các cơ quan xa.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn IIB: Kích thước khối đã phát triển lớn hơn (khoảng từ 2-5cm) và có khả năng xâm chiếm nhiều hơn 5 hạch bạch huyết vùng lân cận. Chưa có dấu hiệu di căn ung thư tới các cơ quan xa.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn IIC: Khối u tiếp tục phát triển lớn hơn có thể đạt kích thước lớn hơn 5cm và các tế bào ung thư đã lan rộng tới nhiều nhóm hạch bạch huyết. Chưa có dấu hiệu di căn ung thư vùng xa.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn III</strong>: Bệnh nhân ung thư tinh hoàn thường sẽ được xử lý bệnh trước khi chuyển biến đến giai đoạn cuối. Tuy nhiên, một số trường hợp hy hữu bệnh nhân không có cơ hội điều trị bệnh dẫn tới tình trạng di căn ung thư xâm lấn nhiều cơ quan trong cơ thể, có nguy cơ tử vong.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn IIIA: Ung thư có thể xâm lấn một nút hạch bạch huyết ở phổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn IIIB: Nhiều nhóm hạch bạch huyết bên ngoài phổi đều bị tế bào ung thư xâm chiếm.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn IIIC: Các nhóm hạch bạch huyết trên toàn bộ cơ thể hoặc các cơ quan trong cơ thể đều có thể bị di căn ung thư, đặc biệt là phổi</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U ác của tinh hoàn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những người có các yếu tố sau đây được xem là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao hơn bình thường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism): Đây là một căn bệnh bẩm sinh khi tinh hoàn không nằm đúng vị trí (trong bọc bìu) mà bị tắc trên ổ bụng. Thực chất, trong quá trình thai nhi nằm trong ổ bụng người mẹ thì tinh hoàn sẽ nằm trong ổ bụng, trước lúc người mẹ chuyển dạ tinh hoàn mới di chuyển dần qua ống bẹn để xuống bọc bìu. Theo nghiên cứu, nhiệt độ trong ổ bụng cao hơn nhiều so với nhiệt độ trong bọc bìu, vì vậy tinh hoàn nằm trong ổ bụng có nguy cơ bị thoái hóa sớm, giảm khả năng sinh sản của người bệnh. Đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của các tế bào trong tinh hoàn dẫn tới nguy cơ hình thành ung thư.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism): Đây là một căn bệnh bẩm sinh khi tinh hoàn không nằm đúng vị trí (trong bọc bìu)" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ung-thu-tinh-hoan-1.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism): Đây là một căn bệnh bẩm sinh khi tinh hoàn không nằm đúng vị trí (trong bọc bìu)</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh có tinh hoàn phát triển không bình thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao hơn. Một trong những nguyên nhân khiến tinh hoàn phát triển không bình thường chính là do hội chứng Klinefelter (một căn bệnh di truyền gây vô sinh).</li>
<li style="text-align: justify;">Tuổi tác: Bệnh ung thư tinh hoàn có thể xuất hiện ở nam giới với bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh thường gặp lại là những thanh thiếu niên trẻ tuổi (Khoảng từ 15-35 tuổi).</li>
<li style="text-align: justify;">Yếu tố di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư tinh hoàn thì bạn cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Trong một vài nghiên cứu sắc tộc cũng cho thấy tỷ lệ người da trắng mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao hơn người da đen.</li>
<li style="text-align: justify;">Một số yếu tố ảnh hưởng khác: Tiền sử bị tràn dịch màng tinh hoàn, tiền sử bị quai bị, thoát vị bẹn,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác của tinh hoàn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư tinh hoàn đôi lúc vô tình được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe thông thường cho bệnh nhân nam có phát hiện khối u ở tinh hoàn. Một số trường hợp người bệnh phát hiện cơ thể có sự thay đổi bất thường, vùng bìu có triệu chứng sưng to nên đã tìm tới các cơ sở y tế để khám bệnh nam khoa. Ngay sau đó các bác sĩ sẽ khám trực tiếp vùng cơ quan sinh dục và tìm hiểu các triệu chứng bất thường mà bệnh gây ra, nếu có nghi ngờ có khối u trong tinh hoàn thì sẽ tiến hành các xét nghiệm khẳng định như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm tinh hoàn nhằm kiểm tra tính chất khối u: Siêu âm tinh hoàn được thực hiện bằng cách sử dụng sóng âm thanh nhằm tạo ra hình ảnh của tinh hoàn và phần bìu bao bọc xung quanh. Các bác sĩ sẽ sử dụng một loại gel đặc biệt thoa vào phần bìu trước khi thực hiện siêu âm để có được kết quả hình ảnh rõ nét hơn. Hình ảnh thông qua siêu âm sẽ cho thấy mật độ khối u thuộc dạng lỏng hay rắn, kích thước khối u, vị trí khối u ở bên trong hay ngoài tinh hoàn,...</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng - tiểu khung để xác định có tinh hoàn ẩn hay không, kiểm tra các nhóm hạch bạch huyết di căn trong ổ bụng.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu: Trong máu thường có sẵn các chất chỉ điểm ung thư, do vậy việc thực hiện xét nghiệm máu có thể tìm thấy nguy cơ ung thư tinh hoàn. Mặc dù phương pháp xét nghiệm máu không thể khẳng định 100% khả năng bị ung thư nhưng nó có thể giúp các bác sĩ định hướng cho quá trình chẩn đoán.</li>
<li style="text-align: justify;">Thực hiện sinh thiết kiểm tra khối u trong tinh hoàn ở thể ác tính hay lành tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp X-quang ngực nhằm kiểm tra di căn ung thư tới phổi hoặc xạ hình xương nếu có nghi ngờ tổn thương xương.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-quang ngực nhằm kiểm tra di căn ung thư tới phổi" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20201015_chup-x-quang-o-ha-noi-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang ngực nhằm kiểm tra di căn ung thư tới phổi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác của tinh hoàn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của khối u, tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân và những yêu cầu đặc biệt từ người bệnh (người thân) mà các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện điều trị với các phương pháp khác nhau. Thông thường thì các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn có thể thực hiện phẫu thuật thì sẽ được ưu tiên thực hiện phương pháp này hoặc kết hợp phẫu thuật với một số phương pháp bổ trợ khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này được chỉ định thực hiện trong trường hợp:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của ung thư tinh hoàn thì phương pháp phẫu thuật luôn được chỉ định thực hiện cắt bỏ tinh hoàn trước nhằm loại bỏ từ gốc các tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết mổ ở háng để lấy được toàn bộ tinh hoàn sau đó sẽ thay thế bằng một tinh hoàn giả chứa nước muối. Trường hợp khối u mới xuất hiện ở giai đoạn đầu và chưa có biểu hiện di căn hạch thì bác sĩ sẽ không cần thực hiện thêm phương pháp điều trị khác nào nữa.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Phauthuatrohaumon.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phẫu thuật loại bỏ nhóm hạch bạch huyết lân cận: Khi khối u tinh hoàn đã chuyển qua giai đoạn tiến triển và có dấu hiệu di căn hạch thì cần phải xử lý sớm nhất có thể. Một vết mổ ở bụng sẽ được thực hiện nhằm tìm kiếm và loại bỏ các nhóm hạch bạch huyết bị ung thư xâm lấn. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cố gắng tránh gây thương tổn tới các nhóm dây thần kinh và mạch máu bao quanh hạch bạch huyết, mục đích làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng cương cứng dương vật người bệnh sau điều trị.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Xạ trị</b></p>
<p style="text-align: justify;">Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm tia tử ngoại nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Biện pháp trong một số trường hợp có thể thực hiện đơn độc để điều trị ung thư, tuy nhiên hầu hết bác sĩ đều lựa chọn xạ trị kết hợp với hóa trị hoặc bổ trợ cho phẫu thuật nhằm mang lại kết quả điều trị cao nhất. Xạ trị được chỉ định thực hiện sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn và các nhóm hạch bạch huyết nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Xạ trị cũng được thực hiện như một phương pháp điều trị tái phát ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">Tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình xạ trị: Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, da mẩn đỏ, háng và bụng bị kích ứng,... đặc biệt có nguy cơ làm giảm lượng tinh trùng vì vậy bác sĩ cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành thực hiện phương pháp này.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Hóa trị</b></p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối đã có di căn ung thư tới nhiều vùng cơ quan trên cơ thể sẽ được chỉ định sử dụng hóa chất để xử lý các tế bào ung thư (hóa trị). Hóa trị có thể được chỉ định thực hiện đơn độc hoặc bổ trợ quá trình phẫu thuật (hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật).</p>
<p style="text-align: justify;">Tác dụng phụ có thể xuất hiện khi hóa trị: Cơ thể người bệnh mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, nguy cơ nhiễm trùng cao,... một số trường hợp hóa trị có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nguy cơ vô sinh vì vậy người bệnh cần được tư vấn bảo quản tinh trùng trước khi tiến hành điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư tinh hoàn cần được chăm sóc kỹ lưỡng và tuân thủ chỉ định kiêng cữ từ bác sĩ để mau chóng hồi phục sức khỏe. Đồng thời, việc tái khám bệnh định kỳ cũng cần được chú ý nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện nguy cơ tái phát ung thư. </p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul style="text-align: justify;"><li style="text-align: justify;">Ung thư tinh hoàn: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị | Cẩm nang ung thư</li><li style="text-align: justify;">Ung thư tinh hoàn | Điều trị</li><li style="text-align: justify;">Ung thư tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Hệ thống Vinmec</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-cua-tinh-hoan-sminy |
U ác của tuyến tiền liệt | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác của tuyến tiền liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh thường xuất hiện ở nam giới trên 50 tuổi, khả năng gây tử vong đứng thứ 2 trong nhóm bệnh ung thư (chỉ sau ung thư phổi). Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã và đang có dấu hiệu tăng, nam giới độ tuổi thanh thiếu niên cũng có thể có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư tuyến tiền liệt" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_di-can-cua-ung-thu-tien-liet-tuyen.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư tuyến tiền liệt</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tuyến tiền liệt là một loại tuyến chỉ có ở nam giới với chức năng chủ yếu là sản xuất ra tinh trùng và vận chuyển tinh trùng. Tuyến tiền liệt nằm ở vùng dưới bàng quang (bọng đái) và phía trước ruột già (đại tràng), bao quanh niệu đạo. Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt (hay ung thư tiền liệt tuyến) do các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến, phát triển mất kiểm soát dẫn tới sự tích tụ hình thành các khối u. Chỉ khi người bệnh phát hiện được bệnh từ sớm mới có thể điều trị khỏi và kéo dài tiên lượng sống qua nhiều năm, tuy nhiên bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu khối u phát triển nhanh và chuyển biến sang giai đoạn cuối.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác của tuyến tiền liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhắc tới các bệnh ung thư thì rất khó để chỉ ra nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh, chính vì vậy các chuyên gia y tế mới liệt kê ra các yếu tố có khả năng cấu thành nên ung thư hoặc làm tăng nguy cơ bị ung thư. Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành khối u ác của tuyến tiền liệt được liệt kê như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Độ tuổi: Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được thống kê chủ yếu có độ tuổi nằm trong khoảng từ 55 đến 75 tuổi (chiếm tới 64%), trong khi tỷ lệ nam giới trẻ tuổi có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt lên tới 10%.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được thống kê chủ yếu có độ tuổi nằm trong khoảng từ 55 đến 75 tuổi" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ung-thu-tuyen-tien-liet.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được thống kê chủ yếu có độ tuổi nằm trong khoảng từ 55 đến 75 tuổi</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiền sử gia đình: Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng có khả năng di truyền. Mặc dù nói bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện ở lứa người cao tuổi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp những thành viên nhỏ tuổi hơn trong gia đình lại mắc bệnh trước.</li>
<li style="text-align: justify;">Tiếp xúc với nhiều chất phóng xạ có nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt đối với những người làm việc trong môi trường đòi hỏi phải tiếp xúc hàng ngày.</li>
<li style="text-align: justify;">Ăn quá nhiều thịt và mỡ động vật: Chất heterocyclic amines được sinh ra từ việc nấu thức ăn trong nhiệt độ cao hoặc chất polycyclic aromatic hydrocarbons được sinh ra từ việc nướng thức ăn trên lửa, cả hai loại chất này đều thuộc nhóm chất gây ung thư.</li>
<li style="text-align: justify;">Bị bệnh béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số BMI (body mass index) cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn bình thường.</li>
<li style="text-align: justify;">Bị phì đại tiền liệt tuyến có thể là yếu tố góp phần gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt.</li>
<li style="text-align: justify;">Thắt ống dẫn tinh: Trường hợp thắt ống dẫn tinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt sau 20 năm.</li>
<li style="text-align: justify;">Một số ý kiến cho rằng, hoạt động tình dục quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác của tuyến tiền liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn mới hình thành khối u ác của tuyến tiền liệt thường không gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho bệnh nhân, do vậy khả năng phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm rất khó khăn. Ở giai đoạn phát triển tiếp theo, các triệu chứng bệnh thường gặp là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiểu tiện khó khăn: Tuyến tiền liệt bao quanh vùng niệu đạo, vì vậy khi xuất hiện khối u ở tuyến tiền liệt thì có thể việc tiểu tiện hoặc xuất tinh đều gặp trở ngại. Người bệnh sẽ có dấu hiệu buồn tiểu nhưng không thể tiểu hoặc tiểu rắt, đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc đang tiểu tiện thì bị dừng đột ngột,... Một số trường hợp ít hơn, người bệnh gặp phải triệu chứng tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu rắt thường xuyên.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Một số trường hợp ít hơn, người bệnh gặp phải triệu chứng tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu rắt thường xuyên." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ung-thu-tien-liet-tuyen.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một số trường hợp ít hơn, người bệnh gặp phải triệu chứng tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu rắt thường xuyên.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bị đau khi tiểu tiện: Triệu chứng bị đau nhức dương vật khi tiểu tiện có thể chỉ ra nhiều bệnh lý có liên quan đến sinh dục như viêm niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến hoặc ung thư tuyến tiền liệt.</li>
<li style="text-align: justify;">Tiểu tiện có kèm máu: Xuất hiện những vệt màu hồng trong nước tiểu có thể là máu. Nguyên nhân tiểu tiện ra máu có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu, các bệnh viêm nhiễm khác hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Do vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng này người bệnh cần lập tức tìm tới các cơ y tế để được chẩn đoán bệnh chính xác.</li>
<li style="text-align: justify;">Máu trong tinh dịch: Dấu hiệu này thường ít khi được chú ý bởi lượng máu đi kèm có thể rất ít, chỉ làm tinh dịch có màu hơi hồng rất khó phát hiện.</li>
<li style="text-align: justify;">Khó duy trì độ cương cứng: Khối u từ tuyến tiền liệt có thể chèn ép không cho lưu lượng máu lưu thông bình thường, giảm khả năng cương cứng ở dương vật.</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện các triệu chứng đau ở vùng xương chậu, hông, đùi trên, lưng,... </li>
</ul>
<p><b>Tóm tắt các triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tiền liệt:</b></p>
<ul>
<li>Rối loạn tiểu tiện</li>
<li>Đau dương vật khi đi tiểu</li>
<li>Tiểu tiện có kèm máu</li>
<li>Tinh dịch có kèm máu</li>
<li>Khó duy trì độ cương cứng của dương vật</li>
<li>Đau lưng, xương chậu, đùi trên,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U ác của tuyến tiền liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mỗi dạng ung thư lại có những giai đoạn tiến triển khác nhau, tùy thuộc vào vị trí khối u, khả năng phát triển nhanh hay chậm của các tế bào ung thư hay tác động của yếu tố bệnh lý nền. Ở bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thì thường sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển chính như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn I: Khối u mới hình thành nên có kích thước khá nhỏ, chỉ tương đương với một mô tuyến tiền liệt bình thường.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn II: Khối u đã phát triển với kích thước lớn hơn, có thể phát hiện khi thăm khám trực tràng, xét nghiệm PSA trong máu hoặc sinh thiết. Các dấu hiệu nhận biết bệnh dần xuất hiện nhiều hơn, nếu chú ý kỹ thì bệnh nhân hoàn toàn có thể phát hiện được. Khối u chưa có dấu hiệu di căn tới các tổ chức khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn III: Khối u đã phát triển lớn và có hiện tượng xâm lấn sang các nhóm mô xung quanh và gây tổn thương cả túi đựng tinh (chưa có dấu hiệu di căn xa). Các triệu chứng bệnh xuất hiện rầm rộ, sức khỏe người bệnh đang dần bị giảm sút,...</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn IV: Các nhóm hạch bạch huyết, bàng quang, trực tràng, hoặc các vùng cơ quan khác trong cơ thể cũng đã bị di căn ung thư (thường gặp ở gan, phổi và xương).</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác của tuyến tiền liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt cần phải thực hiện tầm soát ung thư, đặc biệt là những người trên 50 tuổi. Một trong những phương pháp có thể dự báo sớm được ung thư chính là biện pháp PSA.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạn chế ăn các loại thịt và mỡ động vật, đặc biệt là các loại thức ăn chế biến nhiều và đồ nướng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giữ cân nặng ở mức ổn định, giảm cân ngay khi có triệu chứng béo phì.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám chữa các bệnh về sinh dục một cách triệt để.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khám chữa các bệnh về sinh dục một cách triệt để." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_tam-soat-ung-thu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Khám chữa các bệnh về sinh dục một cách triệt để.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.</p>
<p> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác của tuyến tiền liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khám trực tràng: Sử dụng ngón tay khám trực tiếp trong trực tràng có thể sờ được khối u của tuyến tiền liệt. Đây là phương pháp được phát hiện từ rất sớm (năm 1956) và đưa ra chẩn đoán khá chính xác, tuy nhiên cần kết hợp thêm nhiều xét nghiệm khác nữa mới có thể xác định ung thư.</li>
<li style="text-align: justify;">Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp PSA (Prostate Specific Antigen): Đây là phương pháp được thực hiện nhằm kiểm tra sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt hoặc có thể sử dụng để xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Dựa vào PSA, bác sĩ thậm chí có thể dự báo được ung thư trước 25 - 30 năm.</li>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm: Siêu âm qua trực tràng sẽ cho thấy vị trí, kích thước của khối u tuyến tiền liệt đồng thời hỗ trợ lấy mẫu sinh thiết. Siêu âm trên xương mu nhằm kiểm tra mức độ lây lan của ung thư tới các tổ chức lân cận.</li>
<li style="text-align: justify;">Sinh thiết: Phương pháp này được thực hiện dựa vào siêu âm trực tràng, kết quả sinh thiết sẽ xác định được các tế bào ung thư và loại tế bào ung thư.</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ tiểu khung (MRI) hoặc chụp PET CT: Xác định xâm lấn của khối u tới các tổ chức và hệ cơ quan lân cận, tìm kiếm di căn hạch, phân bố hệ thống mạch máu (nhằm định hướng phương pháp điều trị phù hợp),...</li>
<li style="text-align: justify;">Xạ hình xương (Scintigraphy osseuse): Phương pháp này được chỉ định thực hiện trước và sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt, mục đích chính là kiểm tra di căn ung thư xương và mức độ tổn thương sau điều trị.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Việc xây dựng lên một phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh đòi hỏi rất nhiều từ kết quả các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Chính vì thế, mỗi biện pháp chẩn đoán đều cần phải thực hiện một cách chính xác nhất, không được sai sót, tránh chẩn đoán sai lệch gây hoang mang cho người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác của tuyến tiền liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, có không ít những phương pháp điều trị ung thư có thể thực hiện với kết quả cao. Tuy nhiên đối với ung thư tuyến tiền liệt thì các chuyên gia y tế khuyến cáo nên lựa chọn kết hợp ít nhất hai biện pháp điều trị để có được kết quả như ý.</p>
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt: Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm chưa có dấu hiệu xâm lấn tới các cơ quan khác thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt để điều trị triệt để ung thư. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật hở hoặc phẫu thuật nội soi để xử lý khối u tuyến tiền liệt tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các yêu cầu đặc biệt của người bệnh. Bên cạnh việc loại bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt thì các bác sĩ còn tiến hành cắt bỏ 2 túi tinh và nạo vét hạch ở vùng chậu nhằm loại bỏ triệt để nguy cơ ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt: Đây không phải là phương pháp chính để điều trị ung thư tuy nhiên sẽ được thực hiện với những hợp người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt (đặc biệt là những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiểu tiện). Phương pháp này được thực hiện thông qua đường niệu đạo tương tự như kỹ thuật điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Phẫu thuật cắt bỏ 2 tinh hoàn, xạ trị và nội tiết trị liệu thường được chỉ định kết hợp thực hiện với phương pháp này mới có thể đạt được kết quả cao nhất.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Phauthuatrohaumon.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt</em></p>
<p style="text-align: justify;">Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng các tia bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư, chính vì vậy xạ trị có thể được thực hiện trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của bệnh. Xạ trị thường được kết hợp điều trị với phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật và loại trừ nguy cơ di căn ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị nội tiết: Nguyên lý cơ bản của phương pháp này nhằm giảm thiểu các nội tiết tố nam trong cơ thể người bệnh để bệnh ngừng phát triển. Trong các loại nội tiết tố nam thì Testosterone sẽ được chỉ định điều trị chính. Các bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ nội tiết tố nam Testosterone bằng cách trực tiếp phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (kết quả cao) hoặc sử dụng thuốc làm giảm nội tiết tố nam (diễn ra lâu hơn và được chỉ định khi người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật).</p>
<p style="text-align: justify;">Một số biện pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác có thể được thực hiện như: Phẫu thuật lạnh (Cryoablation), điều trị bằng chùm vi sóng (Microwave Ablation), điều trị bằng chùm tia xạ ngoài (EBRT - external beam radiation therapy), điều trị bằng chùm siêu âm cường độ cao qua đường trực tràng (HIFU - Transrectal high - intensity focused ultrasound), Điều trị bằng cắm kim nhiệt độ cao (Thermal rods),... Những phương pháp này ít phổ biến bởi kết quả điều trị không cao mà nguy cơ bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ sau điều trị lại nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất các bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp đối với tình trạng sức khỏe người bệnh, giảm thiểu các tổn thương không đáng có trong quá trình điều trị. Người bệnh sau điều trị cần tuân thủ các chế độ kiêng cữ do bác sĩ chỉ định đồng thời thực hiện thăm khám bệnh định kỳ nhằm phát hiện kịp thời nguy cơ di căn ung thư hoặc tái phát bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? | Hệ thống Vinmec</li><li>Chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt | Bệnh viện 108</li><li>Ung thư tuyến tiền liệt: không còn là nỗi sợ hãi | Bệnh viện ung bướu Hà Nội</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-cua-tuyen-tien-liet-sqeds |
U mỡ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U mỡ thực chất là một khối mỡ tích tụ dưới da, chúng sẽ nằm giữa phần cơ và lớp da của cơ thể. Các khối u mỡ thông thường xuất hiện ở vùng lưng, vai, cổ, cánh tay và đùi hoặc thậm chí hình thành bên trong cơ thể chúng ta (ví dụ như u mỡ tại ruột). U mỡ được xem là khối u lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành và hiếm khi xuất hiện ở trẻ em.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_20200214_034417_157110_ung-thu-mo-mo5.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U mỡ là khối u lành tính có thể di chuyển và người bệnh thường không có cảm giác đau nhức khó chịu.</em></p>
<p style="text-align: justify;">U mỡ là khối u lành tính có thể di chuyển và người bệnh thường không có cảm giác đau nhức khó chịu. U mỡ được các bác sĩ phân loại bằng 2 tính chất đặc trưng: Mật độ mềm và có nhiều thùy, trong nhiều trường hợp có kèm chất lỏng bên trong. U mỡ có thể xuất hiện ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nhóm đối tượng thường thấy nhất là những phụ nữ tuổi trung niên.</p>
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh có bị ảnh hưởng bởi khối u mỡ hay không mà các bác sĩ và người bệnh sẽ thống nhất thực hiện loại bỏ u mỡ. Ngoài ra, yếu tố thẩm mỹ cũng tác động tới nhu cầu xử lý khối u mỡ từ người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân hình thành các khối u mỡ chữa được xác định rõ ràng, tuy nhiên yếu tố di truyền được xem yếu tố làm tăng nguy cơ bị u mỡ phổ biến nhất. Rất nhiều trường hợp người bệnh được chẩn đoán có khối u mỡ và phát hiện trong gia đình từng có tiền sử mắc căn bệnh này rồi. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế còn tìm hiểu những tương đồng của bệnh nhân có u mỡ và chỉ ra được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự hình thành các khối u mỡ như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân đang mắc phải hội chứng Gardner (là một kiểu phụ của đa polyp tuyến) hoặc hội chứng đa u lành tính (Cowden). Hai hội chứng bệnh này được xem là nguyên nhân hình thành của rất nhiều khối u lành tính, thậm chí ác tính có thể xuất hiện ở mọi vùng cơ quan trên cơ thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_an-uong-khong-lanh-manh_10000.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn uống không cân bằng (lượng lipid trong khẩu phần ăn quá lớn)</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Người có độ tuổi từ 40 đến 60 có tỷ lệ mắc bệnh u mỡ cao hơn bình thường, và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn ở nam giới.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số nghiên cứu y học cũng cho thấy chế độ ăn uống không cân bằng (lượng lipid trong khẩu phần ăn quá lớn) cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u mỡ dưới da.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U mỡ thực chất là những cục bướu mềm, thường có dạng tròn và không đau nằm dưới bề mặt da. Khối u mỡ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể chúng ta và kích thước của chúng cũng rất đa dạng, có nhiều trường hợp khối u nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng bệnh bất thường nào cho nên bệnh nhân thường không biết bản thân có u mỡ.</p>
<p style="text-align: justify;">Khối u mỡ có thể hình thành ở thể hơi nhão hoặc kết chặt như cao su, có thể rất cứng hoặc mềm. Mặc dù vị trí khối u mỡ không cố định tuy nhiên hầu hết những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán có u mỡ đều được xác định tại vùng lưng, cổ, cẳng tay hoặc cẳng chân. Các khối u có thể dịch chuyển qua lại những khu vực lân cận mà không gây khó chịu cho người bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="U mỡ thực chất là những cục bướu mềm, thường có dạng tròn và không đau nằm dưới bề mặt da" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_u-mo-14.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U mỡ thực chất là những cục bướu mềm, thường có dạng tròn và không đau nằm dưới bề mặt da</em></p>
<p style="text-align: justify;">U mỡ cũng có thể được tìm thấy trong các bộ phận trong cơ thể như ruột, phổi, ngực,... ở mỗi vị trí khác nhau sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh khác nhau. Hầu hết người bệnh không có cảm giác đau nhức tại vùng có khối u mỡ cho tới khi các khối u vô tình đè lên các dây thần kinh xung quanh hoặc khối u có nhiều mạch máu bên trong. Các cơn đau nhức khó chịu sẽ xuất hiện tại vùng có u mỡ, thậm chí lan rộng tới các vùng cơ quan lân cận nếu khối u tiếp tục phát triển lớn hơn chèn ép tới các nhóm dây thần kinh trung ương.</p>
<p style="text-align: justify;">U mỡ có thể nhìn thấy bằng mắt và thậm chí sờ nắn được bởi chúng nổi cộm lên bề mặt da, trường hợp khối u quá nhỏ hoặc khối u nằm bên trong cơ thể thì khả năng phát hiện sớm để xử lý là không thể. Một bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều khối u mỡ trên cơ thể cùng một lúc, các triệu chứng bệnh có thể không xuất hiện rầm rộ và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo nên xử lý khối u mỡ càng sớm càng tốt để tránh những rủi ro không đáng có về sau.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Một số triệu chứng bệnh phổ biến của u mỡ:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khối u dạng tròn, sờ không đau</li>
<li style="text-align: justify;">Khối u mỡ thường xuất hiện ở vùng vai, cổ, lưng, cẳng tay, cẳng chân.</li>
<li style="text-align: justify;">Một người có thể có nhiều khối u mỡ cùng lúc</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể bị đau khi khối u chèn ép dây thần kinh</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn tiêu hóa khi khối u hình thành trong ổ bụng</li>
<li style="text-align: justify;">Khó thở, khó nuốt khi khối u lấn sâu vào hầu họng,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U mỡ thực chất được xem là loại u lành tính, rất hiếm khi gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, nếu bạn vô tình phát hiện ra các khối u hoặc sưng tấy ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể thì hãy tìm tới các bác sĩ để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Những trường hợp sau đây được xem là có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh vì vậy cần được chú ý:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có u mỡ được chẩn đoán là nguy hiểm khi có dấu hiệu phát triển quá nhanh và kích thước khối u lớn (Trong một vài trường hợp kích thước của khối u có thể tăng gấp đôi sau 12 tháng).</p>
<p style="text-align: justify;">- Khối u mỡ phát triển sâu vào trong họng, ngực hay trung thất sẽ gây ra triệu chứng khó thở, khó nuốt. Nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến bệnh nhân bị suy hô hấp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u mỡ hình thành tại vùng đầu cổ hoặc vai gáy có nguy cơ chèn ép lên nhiều nhóm dây thần kinh quan trọng gây đau nhức khó chịu. Nếu u mỡ không được xử lý sớm, các khối u sẽ tiếp tục phát triển với kích thước lớn hơn gây ra hậu quả nghiêm trọng như cản trở các nhóm mạch máu lớn hay chèn ép hệ thần kinh gây liệt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp các khối u mỡ phát triển bên trong ổ bụng sẽ gây nhiều triệu chứng bệnh khác nhau như trướng bụng, đau bụng và thậm chí có thể làm rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan trong ổ bụng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khối u mỡ hình thành và phát triển quá nhanh với kích thước lớn chèn ép lên các tổ chức xung quanh, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="U mỡ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da hoặc bên trong cơ thể" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_u-mo-15.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U mỡ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da hoặc bên trong cơ thể</em></p>
<p style="text-align: justify;">- U mỡ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da hoặc bên trong cơ thể đều có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt trường hợp u mỡ hình thành tại ruột và gan. Bên cạnh đó, vấn đề thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu khối u mỡ xuất hiện tại những vùng da hở như cổ, vai gáy, tay,... chất lượng cuộc sống người bệnh có thể bị ảnh hưởng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn kịp thời phát hiện được các khối u mỡ và hạn chế được những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra:</p>
<p style="text-align: justify;">Thường xuyên kiểm tra sự xuất hiện của những khối u trên cơ thể và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh. U mỡ hầu hết đều vô hại tuy nhiên các khối u khác có biểu hiện tương tự lại có thể là khối u ác tính cần được xử lý sớm nhất có thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu phát hiện khối u mỡ sau phẫu thuật có hiện tượng bị sưng tấy đỏ và ấm thì cần phải liên hệ tới các bác sĩ ngay.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_dấu-hiệu-viêm-bao-hoạt-dịch-khuỷu-tay.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khối u mỡ sau phẫu thuật có hiện tượng bị sưng tấy đỏ</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hậu phẫu thuật điều trị u mỡ cần được tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe người bệnh đồng thời kiểm tra nguy cơ biến chứng hoặc tái phát bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh không được tự ý uống thuốc để điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, trường hợp bệnh nhân đang được chỉ định uống thuốc điều trị thì không được bỏ thuốc giữa chừng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mặc dù biết các khối u mỡ xuất hiện hầu như không gây ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe người bệnh, tuy nhiên để loại trừ được những rủi ro không đáng có có thể xảy ra trong tương lai thì việc tìm tới các bác sĩ để được chẩn đoán bệnh là việc cần thiết. Các bác sĩ sẽ khám với các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trước và tìm hiểu các thông tin bệnh lý nền hiện có của người bệnh nhằm định hướng biện pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Sinh thiết là biện pháp tối ưu nhất trong việc chẩn đoán khối u ở thể ác tính hay lành tính. Một nhóm mô nhỏ sẽ được lấy từ khối u để tiến hành xét nghiệm qua kính hiển vi. Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có khối u mỡ trong ổ bụng thì cần kết hợp phương pháp siêu âm, nội soi hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) nhằm xác định vị trí, kích thước của khối u đồng thời thực hiện sinh thiết nhằm loại bỏ nguy cơ có khối u ác tính (ung thư).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Know-if-You-Have-Lipoma-Step-21-Version-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em> Sinh thiết nhằm loại bỏ nguy cơ có khối u ác tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp khối u mỡ được xác định là khối u lành tính và không có dấu hiệu phát triển lớn gây hại cho người bệnh thì tạm thời không cần điều trị xử lý khối u. Trường hợp bệnh nhân u mỡ được các bác sĩ chỉ định phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u khi:</p>
<p style="text-align: justify;">Khối u phát triển quá nhanh, kích thước tăng liên tục và có dấu hiệu chèn ép tới các dây thần kinh, mạch máu hoặc các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu tại khối u mà các vùng cơ quan lân cận cũng bị ảnh hưởng. Rối loạn chức năng hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể làm cản trở quá trình hấp thu và nuôi dưỡng cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Khối u mỡ bị nghi ngờ là một dạng u nang, áp xe hay thậm chí chuyển biến thành ung thư mô mỡ.</p>
<p style="text-align: justify;">Khối u mỡ hình thành trên những vùng cơ thể nhạy cảm gây mất thẩm mỹ cho người bệnh, chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U mỡ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U mỡ được xếp vào loại bệnh ít ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh vì vậy hầu như không cần tiến hành điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp u mỡ lại có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như: Các dây thần kinh xung quanh khối u bị chèn ép gây liệt, mạch máu lớn bị chèn ép khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng do bị chèn ép bởi khối u,...</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, việc chẩn đoán khối u mỡ cần được thực hiện cẩn thận nhằm loại bỏ khả năng nhầm lẫn với khối áp xe, u nang hay u ác của mô mỡ. Biện pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u mỡ được thực hiện khá dễ dàng và hầu như không có dấu hiệu tái phát bệnh sau đó. U mỡ cũng có thể được xử lý bằng biện pháp hút mỡ nhưng khả năng loại bỏ hoàn toàn u mỡ là không cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau phẫu thuật, người bệnh không cần kiêng cữ bất kỳ loại thức ăn gì nhưng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng mổ. Nếu vệ sinh vết thương không sạch sẽ thì khả năng người bệnh có thể bị nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ u mỡ còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng không mong muốn như: Chảy máu sau mổ, tụ máu sau mổ, tụ dịch,...</p>
<p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc kháng viêm có thể được chỉ định cho bệnh nhân u mỡ sau khi phẫu thuật. Người bệnh cần uống thuốc đúng chỉ định từ bác sĩ và tái khám đúng lịch để kiểm tra tình trạng sức khỏe.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>U mỡ: Khi nào đáng lo? | Hệ thống vinmec </li><li data-tag="h1">U mỡ | Hellobacsi</li><li>U mỡ | Bcare +</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-mo-sibmy |
Tổn thương mắt do bệnh Basedow | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Tổn thương mắt do bệnh Basedow</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh Basedow là một bệnh cường giáp do tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến sản xuất hormon tuyến giáp nhiều hơn bình thường, gia tăng nồng độ hormon trong máu, gây nên các tổn hại về mô và chuyển hóa.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_benh-cuong-giap-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh Basedow là một bệnh cường giáp do tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường gặp ở độ tuổi 21-40, nữ gặp nhiều hơn nam. Tỷ lệ mắc cường giáp nói chung khoảng 1.3% dân số, tỷ lệ này có gia tăng ở những người hút thuốc lá.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh mắt Basedow (cũng được gọi là bệnh mắt liên quan tuyến giáp, bệnh mắt Graves, Thyroid eye disease ) cho tới nay vẫn còn là một thách thức về mặt chẩn đoán và điều trị. Đây là một bệnh do rối loạn cơ chế miễn dịch và cũng là biểu hiện thường gặp của cường chức năng tuyến giáp trong bệnh Basedow.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh mắt Basedow gặp ở khoảng 50% số bệnh nhân Basedow, trong đó có khoảng 3-5% sẽ phát triển thành bệnh mắt mức độ nặng. Đa số biểu hiện ở mắt xuất hiện sau các triệu chứng nhiễm độc giáp 6 tháng. Bệnh thường thuyên giảm theo bệnh lý tuyến giáp, tuy nhiên một số trường hợp bệnh tồn tại ngay cả khi bệnh lý tuyến giáp đã ổn định, thậm chí cả khi suy giáp</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Tổn thương mắt do bệnh Basedow</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong bệnh Basedow người ta tìm thấy tự kháng thể IgG lưu hành trong tuần hoàn. Kháng thể này sau khi kết hợp với Thyroglobulin tạo thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể sẽ di chuyến đến hốc mắt, chúng kết hợp với cơ hốc mắt gây viêm cơ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tại hốc mắt của những người mắc bệnh mắc bệnh lý mắt tuyến giáp có thụ thể của TSH. Các TSH receptor này đóng vai trò kháng nguyên, kích hoạt hàng loạt các phản ứng miễn dịch gây viêm. Kèm theo tình trạng viêm là phù nề, tăng sinh tổ chức liên kết, thâm nhiễm lympho B và tương bào, ứ đọng mucopolysarcarid và một số acid có tính hút nước, hậu qủa gây lồi mắt. Quá trình này được kích hoạt bởi stress, nhiễm khuẩn, chửa đẻ, và thường kết hợp với các bệnh tự miễn khác. Các yếu tố này tác động lên cơ địa có liên quan HLA-B8, kích hoạt quá trình rối loạn miễn dịch bao gồm giảm số lượng và hoạt động tế bào lympho T ức chế, tăng tế bào T hỗ trợ. Các tế bào lympho T hỗ trợ một mặt sản xuất ra interferon γ (IFNγ), mặt khác kích thích tế bào lympho B đặc hiệu sản xuất ra các tự kháng thể kích thích tuyến giáp mà quan trọng nhất là kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb). Đây là kháng thể kích thích tế bào tuyến giáp tăng tổng hợp và giải phóng hormon vào máu gây cường chức năng ở người bệnh Basedow.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Tổn thương mắt do bệnh Basedow</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của bệnh lý mắt tuyến giáp có thể xuất hiện cùng các triệu chứng tuyến giáp hoặc xuất hiện đơn độc.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng có thể gặp như khô mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, chói mắt, cộm như có hạt bụi trong mắt, đỏ mắt, sưng hoặc cảm giác nặng ở mi trên một hoặc cả hai bên mắt. Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy khó di chuyển mắt, đau phía trong hoặc sau mắt, đặc biệt khi nhìn lên, nhìn xuống hoặc liếc sang bên.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_mat-loi-exophthalmos.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng có thể gặp như khô mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, chói mắt, cộm như có hạt bụi trong mắt</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hai dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh mắt Basedow đó là co cơ mi trên và lồi mắt. Lồi mắt là do tăng sinh tổ chức hậu nhãn cầu còn co cơ mi trên là do tình trạng viêm, xơ cơ hoặc co kéo cơ nâng mi. Độ lồi mắt được đo bằng thước chuyên dụng còn gọi là thước Hertel.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số dấu hiệu có thể gặp ở bệnh mắt Basedow như dấu hiệu Stellwag: mi mắt nhắm không kín, dấu hiệu Dalrymple: co cơ mi trên gây hở khe mi, dấu hiệu Von Graefe: mất đồng tác giữa nhãn cầu và mi trên, dấu hiệu Moebius: giảm hội tụ nhãn cầu gây nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, tình trạng co cơ mi trên nhẹ hoặc chậm hạ cơ mi lại là hậu quả của cường thần kinh giao cảm nên có thể gặp ở cả những bệnh nhân cường giáp do những nguyên nhân khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Có khoảng 3-7% bệnh nhân Basedow có triệu chứng nặng đe dọa đến thị lực do loét giác mạc hoặc chèn ép thần kinh thị giác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại bệnh mắt Basedow</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Có nhiều cách để phân loại tổn thương mắt do Basedow, trong đó có hai cách thường được sử dụng nhất là phân độ NOSPECS và phân độ theo thang điểm CAS.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân độ NOSPECS được Werner công bố năm 1977, chia làm 7 độ từ độ 0 đến độ 6. Cách phân độ này có thể đánh giá mức độ nặng nhưng không phân biệt được bệnh mắt đang ở giai đoạn viêm hay không viêm.</p>
<table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="499">
<tbody>
<tr>
<td style="width:89px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Độ</strong></p>
</td>
<td style="width:410px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Biểu hiện</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:89px;">
<p style="text-align: justify;">0</p>
</td>
<td style="width:410px;">
<p style="text-align: justify;">Không có biểu hiện hoặc triệu chứng gì</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:89px;">
<p style="text-align: justify;">1</p>
</td>
<td style="width:410px;">
<p style="text-align: justify;">Chỉ có các dấu hiệu về mắt</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:89px;">
<p style="text-align: justify;">2</p>
</td>
<td style="width:410px;">
<p style="text-align: justify;">Có tổn thương mô mềm</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:89px;">
<p style="text-align: justify;">3</p>
</td>
<td style="width:410px;">
<p style="text-align: justify;">Có lồi mắt ≥ 3mm, có hoặc không kèm theo triệu chứng</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:89px;">
<p style="text-align: justify;">4</p>
</td>
<td style="width:410px;">
<p style="text-align: justify;">Có tổn thương cơ ngoài hốc mắt (thường có nhìn đôi)</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:89px;">
<p style="text-align: justify;">5</p>
</td>
<td style="width:410px;">
<p style="text-align: justify;">Có tổn thương giác mạc</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:89px;">
<p style="text-align: justify;">6</p>
</td>
<td style="width:410px;">
<p style="text-align: justify;">Mất thị lực</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;">- Cách phân độ thứ hai cũng thường được sử dụng là phân độ theo thang điểm CAS được Mourrits đề xuất năm 1989. Thang điểm sử dụng các dấu hiệu cổ điển của viêm cấp để phân biệt bệnh ở giai đoạn cáp với giai đoạn ổn định. Mỗi thông số sẽ được tính 1 điểm. Tổng điểm >3/7 ở lần khám đầu hoặc >4/10 ở lần khám sau cho phép kết luận bệnh đang tiến triển.</p>
<table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="568">
<tbody>
<tr>
<td colspan="2" style="width:568px;height:29px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Khởi đầu chỉ tính thang điểm từ 1-7</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">1</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Đau mắt tự nhiên</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">2</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Đau xuất hiện khi nhìn tập trung vào một chỗ</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">3</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Phù mi được cho là do Basedow</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">4</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Đỏ mi</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">5</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Đỏ kết mạc được cho là do Basedow</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">6</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Viêm giác mạc</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">7</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Viêm bờ mi</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" style="width:568px;height:29px;">
<p style="text-align: justify;">Sau 1-3 tháng theo dõi, đánh giá lại theo thang điểm 10, thêm 3 câu từ 8-10</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">8</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Lồi mắt >2mm</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">9</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Giảm vận động nhãn cầu về một bên bất kì hướng nào >8 độ</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:68px;">
<p style="text-align: justify;">10</p>
</td>
<td style="width:500px;">
<p style="text-align: justify;">Giảm thị lực 1 dòng trên bảng Snellen</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra năm 2016, Hội tuyến giáp Hoa Kì (ATA) đã đưa ra cách phân độ bệnh mắt trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cường giáp như sau:</p>
<table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="573">
<tbody>
<tr>
<td style="width:79px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Mức độ</strong></p>
</td>
<td style="width:72px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Co cơ mi</strong></p>
</td>
<td style="width:92px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Mô mềm</strong></p>
</td>
<td style="width:63px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Lồi mắt</strong></p>
</td>
<td style="width:100px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Nhìn đôi</strong></p>
</td>
<td style="width:87px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Hở giác mạc</strong></p>
</td>
<td style="width:80px;">
<p style="text-align: center;"><strong>TK thị giác</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:79px;">
<p style="text-align: justify;">Nhẹ</p>
</td>
<td style="width:72px;">
<p style="text-align: justify;"><2mm</p>
</td>
<td style="width:92px;">
<p style="text-align: justify;">Liên quan ít</p>
</td>
<td style="width:63px;">
<p style="text-align: justify;"><3mm</p>
</td>
<td style="width:100px;">
<p style="text-align: justify;">Không hoặc thoáng qua</p>
</td>
<td style="width:87px;">
<p style="text-align: justify;">Không</p>
</td>
<td style="width:80px;">
<p style="text-align: justify;">Bình thường</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:79px;">
<p style="text-align: justify;">Vừa</p>
</td>
<td style="width:72px;">
<p style="text-align: justify;"> ≥2mm</p>
</td>
<td style="width:92px;">
<p style="text-align: justify;">Liên quan trung bình</p>
</td>
<td style="width:63px;">
<p style="text-align: justify;">≥3mm</p>
</td>
<td style="width:100px;">
<p style="text-align: justify;">Không thường xuyên</p>
</td>
<td style="width:87px;">
<p style="text-align: justify;">Không</p>
</td>
<td style="width:80px;">
<p style="text-align: justify;">Bình thường</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:79px;">
<p style="text-align: justify;">Nặng</p>
</td>
<td style="width:72px;">
<p style="text-align: justify;"> ≥2mm</p>
</td>
<td style="width:92px;">
<p style="text-align: justify;">Liên quan nhiều</p>
</td>
<td style="width:63px;">
<p style="text-align: justify;">≥3mm</p>
</td>
<td style="width:100px;">
<p style="text-align: justify;">Thường xuyên</p>
</td>
<td style="width:87px;">
<p style="text-align: justify;">Nhẹ</p>
</td>
<td style="width:80px;">
<p style="text-align: justify;">Bình thường</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:79px;">
<p style="text-align: justify;">Nghiêm trọng</p>
</td>
<td style="width:72px;">
<p style="text-align: justify;">-</p>
</td>
<td style="width:92px;">
<p style="text-align: justify;">-</p>
</td>
<td style="width:63px;">
<p style="text-align: justify;">-</p>
</td>
<td style="width:100px;">
<p style="text-align: justify;">-</p>
</td>
<td style="width:87px;">
<p style="text-align: justify;">Nặng</p>
</td>
<td style="width:80px;">
<p style="text-align: justify;">Chèn ép</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Tổn thương mắt do bệnh Basedow</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: FT3, FT4 tăng, TSH giảm, Trab, TSI tăng. Trab tăng cao có giá trị chẩn đoán xác định trong trường hợp bệnh nhân chỉ có tổn thương mắt, các hormon tuyến giáp trong giới hạn bình thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_6-1024x793.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Siêu âm mắt</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, siêu âm mắt, chụp cộng hưởng từ hốc mắt giúp chẩn đoán phân biệt trong những trường hợp triệu chứng không rõ ràng và giúp phát hiện những tổn thương khác kèm theo.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Tổn thương mắt do bệnh Basedow</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị chung</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Kế hoạch điều trị phải được cá thể hóa theo từng bệnh nhân và phải có sự phối hết hợp giữa bác sĩ nội tiết- bác sĩ nhãn khoa- bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ phẫu thuật. Một vấn đề quan trọng trong điều trị là phải đánh giá được nguy cơ tiến triển nặng trước khi xảy ra. Các vấn đề điều trị chung bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa để đạt bình giáp sớm và bền vững</p>
<p style="text-align: justify;">- Bỏ thuốc lá và hoặc tránh khói thuốc lá</p>
<p style="text-align: justify;">- Bảo vệ mắt: tra nước mắt nhân tạo, đeo kính râm, nằm đầu hơi cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp mắt nhắm không kín nên tra thuốc mắt dạng mỡ để bảo vệ giác mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp điều trị cụ thể được quyết định dựa trên mức độ nặng và mức độ tiến triển của bệnh. Đa số các trường hợp bệnh mắt Basedow đáp ứng tốt với các điều trị thông thường. Một số trường hợp bệnh mắt nặng đáp ứng tốt với truyền corticoid. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy Rituximab, một thuốc sinh học có tác dụng làm giảm tế bào B CD20+ cho kết quả khá khả quan trên những bệnh nhân có bệnh lý mắt Basedow nặng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị theo mức độ nặng của bệnh mắt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả các mức độ bệnh đều phải thực hiện các biện pháp điều trị chung như đã trình bày ở trên.</p>
<p style="text-align: justify;">Mức độ nhẹ: bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị thông thường như nhỏ nước mắt nhân tạo, đeo kính râm, nằm đầu cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mức độ nặng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn có viêm</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Dùng Glucocorticoid đường toàn thân được dùng qua các đường uống, đường tại chỗ (tiêm hậu nhãn cầu, tiêm dưới kết mạc), hoặc đường tĩnh 23 mạch. Tuy nhiên dùng Corticoid đường uống kéo dài dẫn tới nguy cơ loãng xương và phải dùng kèm những thuốc chống loãng xương, dùng Glucocorticoids tiêm hậu nhãn cầu hoặc dưới kết mạc không hiệu quả bằng dùng đường uống. Glucocorticoids dùng đường tĩnh mạch theo chế độ pulse được khuyến cáo mang lại hiệu quả tốt hơn so với các đường dùng khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chiếu xạ hốc mắt với tổng liều xạ là 20Gy trên một mắt, chiếu làm 10 lần trong thời gian 2 tuần là liều thường được sử dụng trong điều trị. Tuy nhiên có thể dùng liều 1 Gy/tuần trong 20 tuần cho hiệu quả tốt hơn và ít tác dụng không mong muốn hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số nhóm thuốc đang được nghiên cứu như Rituximab với hy vọng mang lại hiệu quả điều trị tốt và tính an toàn cao.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn ổn định: tiến hành các phẫu thuật</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật giảm áp (lấy mỡ)</p>
<p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật bỏ xương thành bên và giữa</p>
<p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật tạo hội tụ nhãn cầu</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_anh-chinh-ngoai-khoa.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật tạo hội tụ nhãn cầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Sửa mi</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mức độ đe dọa thị lực</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị chèn ép thị thần kinh</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn có viêm: Glucocorticoids liều cao theo chế độ pulses có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ hơn đường uống và tiêm cạnh nhãn cầu. Chiếu xạ hốc mắt chống chỉ định trong trường hợp này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn ổn định: tiến hành phẫu thuật giảm áp hốc mắt</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có tổn thương giác mạc</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Nhỏ thuốc tra mắt liên tục, dán kín mi, khâu cò mi và các biện pháp tạm thời khác cho tới khi tổn thương giác mạc liền.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xem xét điều trị bằng Glucocorticoids toàn thân và phẫu thuật giảm áp hốc mắt khi những biện pháp nêu trên tỏ ra ít hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp thủng giác mạc hoặc có loét nặng cần dùng kháng sinh và keo dán, ghép màng ối hoặc ghép giác mạc có thể được xem xét.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ton-thuong-mat-do-benh-basedow-shkry |
Mắt hột | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Mắt hột</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh mắt hột là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên toàn thế giới. Đây là một bệnh viêm kết mạc mãn tính do nhiễm trùng tái phát, căn nguyên là vi khuẩn Chlamydia trachomatis, con người là vật chủ duy nhất. Bệnh mắt hột hầu như chỉ do C. trachomatis các tuýp huyết thanh A, B, Ba và C gây ra, nhiễm trùng vùng sinh dục thường do các tuýp huyết thanh từ D đến K.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh mắt hột là bệnh đặc hữu ở ít nhất 20 quốc gia, phần lớn ở các khu vực xa xôi, hạn chế về kinh tế trên khắp Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La tinh, Trung Đông và Vành đai Thái Bình Dương. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ nhỏ và giảm xuống mức thấp ở tuổi trưởng thành. Ở những vùng có lưu hành bệnh, thông thường tất cả trẻ em đều bị nhiễm bệnh ít nhất một hoặc nhiều lần.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_nhung-hau-qua-cua-dau-mat-do-keo-dai-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh mắt hột</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đau mắt hột có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực, dẫn đến giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Năm 2016, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 190 triệu người sống ở các vùng cần có sự chăm sóc về bệnh mắt hột, khoảng 3,1 triệu người cần phẫu thuật và 1,9 triệu người bị mù hoặc bị suy giảm thị lực đáng kể do bệnh mắt hột. Tuy nhiên số người ước tính bị ảnh hưởng bởi bệnh mắt hột đã giảm trong những thập kỷ gần đây, có thể là nhờ các chiến lược kiểm soát bệnh mắt hột cũng như những cải thiện về vệ sinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Mắt hột</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">C. trachomatis là một vi khuẩn gram âm nhỏ, sống ký sinh nội bào bắt buộc. Chúng có một vòng đời riêng biệt bao gồm hai giai đoạn chính:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các thể cơ bản nhỏ của vi khuẩn gắn và xâm nhập vào tế bào, chuyển thành dạng hoạt động trao đổi chất, được gọi là cơ thể lưới, trong vòng sáu đến tám giờ. Các hình thức này tạo ra các hạt lớn bên trong tế bào.</li>
<li style="text-align: justify;">Sau đó, các thể lưới tổ chức lại thành các thể sơ cấp nhỏ, và trong vòng hai đến ba ngày, tế bào bị vỡ ra, giải phóng các thể sơ cấp mới hình thành. Việc giải phóng các thể sơ cấp bắt đầu quá trình sao chép, vì đây là dạng có thể lây nhiễm sang các tế bào biểu mô mới. Chu kỳ sinh trưởng dài của vi khuẩn đã giải thích tại sao cần phải điều trị bằng các thuốc có thời gian bán hủy dài hoặc một đợt kháng sinh kéo dài để diệt trừ nhiễm trùng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chlamydia không thể được nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, chúng cần môi trường nuôi cấy mô để phát triển. Các phương pháp nuôi cấy hiện nay được thực hiện trong phòng thí nghiệm chủ yếu với mục đích nghiên cứu, chẩn đoán bệnh phần lớn dựa vào lâm sàng. Một đặc điểm quan trọng của Chlamydia là khả năng miễn dịch đối với nhiễm trùng không tồn tại lâu dài. Do đó, tình trạng tái nhiễm hoặc nhiễm trùng dai dẳng khá phổ biến.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Mắt hột</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của bệnh mắt hột bao gồm hai giai đoạn: bệnh mắt hột hoạt động (viêm kết mạc) và bệnh cicatricial (sẹo kết mạc). Nhìn chung, bệnh mắt hột hoạt động phần lớn xảy ra ở trẻ nhỏ, trong khi bệnh cicatricial và mù lòa xảy ra ở người lớn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Đaumắthộtcónguyhiểmkhông.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mẩn đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và tiết dịch nhầy</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh mắt hột hoạt động (viêm kết mạc): Biểu hiện nhiễm C. trachomatis bị cô lập sớm gây ra viêm kết mạc dạng nang nhẹ, tự giới hạn. Hầu hết bệnh nhân bị đau mắt hột hoạt động không có triệu chứng, ngay cả khi có dấu hiệu viêm rõ rệt. Vì lý do này, hầu hết các trường hợp bệnh mắt hột hoạt động được phát hiện thông qua các chương trình sàng lọc. Các triệu chứng nếu có, thường là điển hình của viêm kết mạc mãn tính, bao gồm: Mẩn đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và tiết dịch nhầy. Phần lớn bệnh mắt hột hoạt động phần lớn gặp ở trẻ em, những người lớn tuổi bị nhiễm C. trachomatis thường không biểu hiện phản ứng dạng nang nhưng có thể phát triển thành u nhú, đặc biệt nếu có nhiễm vi khuẩn thứ phát. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có nguy cơ biến chứng sẹo.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh mắt hột (sẹo kết mạc): Mức độ nghiêm trọng và thời gian nhiễm bệnh mắt hột hoạt động càng lâu thì khả năng tiến triển thành sẹo kết mạc càng lớn. Các đợt nhiễm trùng lặp đi lặp lại gây ra tình trạng viêm kết mạc rõ rệt, dẫn đến sẹo ở mí mắt. Mô sẹo ở mí mắt cuối cùng sẽ co lại và có thể làm biến dạng rìa mí mắt dẫn đến quặm mi (mí mắt cuộn vào trong) và trichiasis (lông mi cọ xát với nhãn cầu). Những người bị bệnh trichiasis có nguy cơ cao dẫn đế mù lòa. Trichiasis được phân thành giai đoạn nhỏ (một đến năm lông mi chạm vào quả cầu) hoặc lớn (sáu hoặc nhiều lông mi chạm vào quả cầu), cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Mắt hột</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">C. trachomatis có khả năng lây nhiễm cao và lây truyền nhanh chóng ở những nơi kém vệ sinh. C. trachomatis được lây qua dịch tiết ở mắt và mũi dính trên ngón tay, bàn tay, khăn lau,…Trong một gia đình, sự lây lan của nhiễm trùng có thể tái phát lên đến 6-12 tháng sau khi điều trị kháng sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh có thể lây lan do ruồi (Musca sorbens ), trong trường hợp này, ruồi đóng vai trò là trung gian truyền bệnh nhưng không đóng vai trò là ổ chứa bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Mắt hột</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơn mắc bệnh mắt hột:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Môi trường sống chật chội, đông đúc</li>
<li style="text-align: justify;">Thiếu nguồn nước sạch</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_ngam-ngui-dung-nuoc-ban-du-da-co-duong-dan-nuoc-den-truoc-cua-nha3.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thiếu nguồn nước sạch</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nữ giới (có lẽ do tiếp xúc với trẻ em nhiều hơn)</li>
<li style="text-align: justify;">Vệ sinh cá nhân kém, nhất là vùng mắt và mặt</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tiếp xúc nhiều với ruồi do môi trường ô nhiễm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Mắt hột</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rất quan tâm đến bệnh mắt hột và đưa ra chiến lược nhằm loại bỏ bệnh mắt hột vào năm 2020, trong đó có đưa ra các khuyến cáo nhằm kiểm soát tốt nhất bệnh đau mắt hột. Khuyến cáo này tập trung vào việc phòng ngừa bệnh, phẫu thuật điều chỉnh trichiasis nhằm ngăn ngừa sự phát triển của đục giác mạc. Sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh da mặt và cải thiện môi trường có thể cắt đứt chu kỳ tái nhiễm.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị kháng sinh hàng loạt đúng và đủ thời gian</li>
<li style="text-align: justify;">Vệ sinh da mặt </li>
<li style="text-align: justify;">Cải thiện môi trường: Cung cấp đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh</li>
<li style="text-align: justify;">Tiêu diệt ruồi nhặng.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_mathot.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh cá nhân sạch sẽ</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Mắt hột</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán xác định</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cần nghĩ đến bệnh mắt hột ở những bệnh nhân bị viêm kết mạc dạng nang hoặc có sẹo kết mạc ở trong vùng đang lưu hành bệnh. Chẩn đoán bệnh mắt hột phần lớn dựa trên các biểu hiện lâm sàng. Các xét nghiệm thường được dành cho các chương trình nghiên cứu. Khi tỷ lệ mắc bệnh mắt hột giảm, giá trị chẩn đoán của các triệu chứng lâm sàng giảm và cần thiết phải có thêm chẩn đoán vi sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (PCR) là các xét nghiệm đặc hiệu và nhạy nhất để chẩn đoán bệnh mắt hột. Các xét nghiệm khác hỗ trợ chẩn đoán nhiễm C. trachomatis bao gồm tế bào học miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, xét nghiệm miễn dịch enzym, soi kính hiển vi (nhuộm Giemsa) mẫu kết mạc và nuôi cấy mô.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán phân biệt</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm kết mạc do vi rút gây ra đỏ, kích ứng mắt, cảm giác sạn trong mắt. Các đặc điểm phân biệt viêm kết mạc do vi rút với bệnh mắt hột bao gồm tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp trên, tiến triển nhanh trong vài ngày và xuất hiện dịch nhầy.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm kết mạc do vi khuẩn khác: Bệnh có biểu hiện đỏ và chảy mủ ở một hoặc cả hai mắt. Chảy dịch xuất hiện ở rìa mi và khóe mắt, sự hình thành nang rất hiếm.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm kết mạc dị ứng: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây đỏ, kích ứng, ngứa mắt. Bệnh nhân thường bị dị ứng và có thể kèm theo chàm, sốt cỏ khô hoặc hen suyễn. Thường gặp dịch nhầy có màu trắng, dạng chuỗi. Các triệu chứng có thể theo mùa. Chẩn đoán được thực hiện trên lâm sàng dựa trên tiền sử lâm sàng gợi ý và các dấu hiệu và triệu chứng nhất quán.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm kết mạc quá mẫn: Tiếp xúc với thuốc, mỹ phẩm dùng cho mắt, xà phòng hoặc các hóa chất khác có thể dẫn đến phản ứng quá mẫn, có thể xuất hiện dạng nang. Tiền sử là rất quan trọng để xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt với bệnh cicatricial (sẹo kết mạc) bao gồm các biến chứng liên quan đến viêm kết mạc do vi khuẩn, chấn thương hoặc chalazion.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Mắt hột</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị bệnh mắt hột bao gồm liệu pháp kháng sinh cộng đồng. Ngoài ra, bệnh nhân bị trichiasis cần được phẫu thuật phù hợp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Liệu pháp kháng sinh</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"> Kháng sinh nên được điều trị cho cả cộng đồng hiệu quả hơn là điều trị cho cá nhân.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Azithromycin (liều duy nhất 20 mg / kg uống, tối đa 1g) dễ dàng dùng cho cả cộng đồng. Thuốc an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.</li>
<li style="text-align: justify;">Azithromycin bôi tại chỗ (1,5%) trong ba ngày (bôi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối) cho hiệu quả tương đương như dùng đường uống.</li>
<li style="text-align: justify;">Tetracycline tại chỗ (thuốc mỡ tra mắt hàm lượng 1%), tra mắt ngày hai lần trong sáu tuần), thuốc an toàn cho phụ nữ có thai nhưng nhược điểm là bệnh nhân khó tuân thủ</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chưa ghi nhận bệnh mắt hột đề kháng với 2 loại kháng sinh kể trên, tuy nhiên, cần điều trị lặp lại hàng năm trong ba năm kế tiếp (hoặc 5 năm ở các khu vực có tỷ lệ hiện mắc cao >30%),</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Phẫu thuật trichiasis</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mục đích của phẫu thuật là ngăn lông mi mài mòn giác mạc, giảm tiết dịch ở mắt, cải thiện thị lực, giảm sự tiến triển của độ mờ đục giác mạc và giảm triệu chứng khó chịu.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_ungthutuimat17.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật trichiasis</em></p>
<p style="text-align: justify;">Để điều trị bệnh trichiasis dạng lớn, nên sử dụng phương pháp xoay eo hai bên (BLTR) hoặc xoay lưng sau (PLTR) do tỷ lệ tái phát thấp</p>
<p style="text-align: justify;">Để điều trị bệnh trichiasis dạng nhỏ, ưu tiên phẫu thuật hơn là nhổ lông (cắt lông mi) nếu phẫu thuật có chất lượng tốt. Việc nhổ lông được thực hiện đúng cách và theo dõi thường xuyên là một giải pháp thay thế hợp lý cho phẫu thuật đối với những người không thể tiếp cận ngay với phẫu thuật hoặc những người không đồng ý phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ tái phát của bệnh trichiasis sau khi phẫu thuật dao động từ 5- 60% trong hai đến ba năm đầu tiên, khả năng tái phát tăng theo mức độ nặng của bệnh trước mổ. Nên phẫu thuật lại nếu có tái phát và điều kiện cho phép.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biến chứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sự tiến triển của bệnh mắt hột phụ thuộc vào các yểu tố tác động qua lại mà thành, các yếu tố này bao gồm : Cơ địa, môi trường và vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Nếu người bệnh biết cách vệ sinh, nguồn nước đảm bảo, môi trường sạch sẽ, bệnh thường diễn biến nhẹ, tự khỏi, ít biến chứng và không lây lan cho cộng đồng. Tuy nhiên, nếu người bệnh vệ sinh kém, nguồn nước không đảm bảo, bệnh mắt hột lây lan mạnh và dễ có biến chứng có thể xảy ra như</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sẹo giác mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm thị thực</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn thị giác</li>
<li style="text-align: justify;">Mù lòa</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ol><li style="text-align: justify;"><a href="https://www.uptodate.com/contents/epidemiology-of-chlamydia-trachomatis-infections/contributors">Katherine Hsu, MD, MPH, FAAP</a>, “Epidemiology of Chlamydia trachomatis infections”, Oct 10, 2019, Uptodate.</li><li style="text-align: justify;"><a href="https://www.uptodate.com/contents/trachoma/contributors">Anna Last</a>, et al, “Trachoma”, Nov 30, 2020, Uptodate.</li><li style="text-align: justify;">https://vnvc.vn</li></ol>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-mat-hot-souru |
Lao tiềm ẩn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao tiềm ẩn hay còn gọi là LTBI</strong> (latent tuberkulos infeksjon) là tình trạng một người mang vi khuẩn lao ở trạng thái không hoạt động. Chỉ có thể phát hiện đượcvi khuẩn lao qua cácxét nghiệm đặc hiệu. Các trường hợp bị lao tiềm ẩn không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Chỉ khi cơ thể suy giảm miễn dịch, lao tiềm ẩn chuyển thành dạng lao hoạt động và gây ra những tổn thương thực tổn tại các cơ quan trên cơ thể thì mới có triệu chứng tùy theo cơ quan biểu hiện bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, ước tính có khoảng<strong> ⅓ dân số thế giới nhiễm lao</strong>. Phần lớn trong số đó là lao tiềm ẩn. Có thể ngăn ngừa việc tái hoạt động của vi khuẩn lao dựa vào điều trị dự phòng. Tuy nhiên, cần cân nhắc và lựa chọn trước khi điều trị lao tiềm ẩn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lao tiềm ẩn hay còn gọi là LTBI (latent tuberkulos infeksjon) là tình trạng một người mang vi khuẩn lao ở trạng thái không hoạt động" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_lao-tiem-an.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh lao tiềm ẩn hay còn gọi là LTBI (latent tuberkulos infeksjon) là tình trạng một người mang vi khuẩn lao ở trạng thái không hoạt động</em></p>
<p style="text-align: justify;">Do chi phí cao và nhiều yếu tố khác nên các xét nghiệm tầm soát lao không được sử dụng để thực hiện hàng loạt.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc quản lý lao tiềm ẩn cần phải thực hiện các biện pháp can thiệp đối với các trường hợp nghi ngờ. Các phác đồ điều trị sẽ được cá thể hóa và cần theo dõi cũng như đánh giá lại kết quả điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tình trạng lao tiềm ẩn được xác định khi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không tìm thấy bệnh lao thực tổn tại bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không lây bệnh lao khi tiếp xúc với người khác</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các xét nghiệm dịch tiết cơ thể đều âm tính với vi khuẩn lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm máu IGRA (Interferon Gamma Release Assay) hoặc phản ứng lao tố ( Mantoux) cho kết quả Dương tính</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khi tiếp xúc gần với người mắc lao, người tiếp xúc sẽ có nguy cơ mắc lao tiềm ẩn. Đặc biệt, những người sống lâu dài trong những vùng dịch tễ lao cao như ở các nước châu Phi, châu Á, Mỹ latinh,... cũng sẽ có nguy cơ mắc lao tiềm ẩn cao hơn các vùng khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc tiêm phòng BCG là vaccine ngừa lao cũng không có nghĩa là bạn sẽ không mắc lao tiềm ẩn. Mặt khác, ở người lớn thì việc tiêm vaccine phòng lao BCG cũng vẫn có thể mắc lao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Lao tiềm ẩn có khả năng tiến triển thành lao bệnh, các trường hợp sau có nguy cơ cao là những trường hợp có hệ miễn dịch yếu kém hoặc nhạy cảm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người nhiễm HIV khiến cho sức đề kháng cơ thể giảm nhiều nên việc mắc lao tiềm ẩn cũng có thể tiến triển thành lao bệnh</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các trường hợp tiêm chích ma túy</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sút cân chưa rõ nguyên nhân (> 10%)</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người mắc lao tiềm ẩn thường sút cân chưa rõ nguyên nhân" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_sut-can.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người mắc lao tiềm ẩn thường sút cân chưa rõ nguyên nhân</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những công nhân bị bệnh bụi phổi Silic</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân bị suy thận hoặc đang chạy thận nhân tạo</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân bị tiểu đường</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân bị cắt dạ dày hoặc ruột non</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân ghép tạng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các bệnh nhân phải điều trị dài ngày bằng Corticoid hay các thuốc ức chế miễn dịch</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các bệnh nhân ung thư, nhất là ung thư đầu mặt cổ</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như theo định nghĩa về lao tiềm ẩn cũng đã nêu rõ rằng người mắc lao tiềm ẩn không thể lây bệnh cho người khác vì vi khuẩn lao ở thể không hoạt động.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch suy giảm, người mắc lao tiềm ẩn lúc ấy là người mắc lao nên có khả năng lây bệnh. Vì vậy, những người mắc lao tiềm ẩn cần phải theo dõi và giám sát chặt chẽ cũng như điều trị nếu nằm trong diện nguy cơ cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các đối tượng cần phải xét nghiệm sàng lọc lao tiềm ẩn là những trường hợp có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi khuẩn lao, gồm các trường hợp sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người tiếp xúc gần với người bệnh lao phổi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người di dân từ các vùng có dịch tễ cao với bệnh lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người làm việc hoặc sống trong các cơ sở có người có nguy cơ cao bị bệnh lao như: các trại tị nạn tập trung, các trại vô gia cư, nhà dưỡng lão, nhân viên y tế của các bệnh viện Lao hoặc HIV</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để dự phòng lao tiềm ẩn, chúng ta cần thực hiện các biện pháp dự phòng như với các bệnh lao khác nói chung, đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Kiểm soát vệ sinh môi trường tại cơ sở y tế và gia đình người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tại cơ sở y tế:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện thông gió tốt, tận dụng ánh sáng mặt trời để diệt vi khuẩn lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thay đổi thói quen xấu của người bệnh bằng cách: hắt hơi, ho khạc vào giấy, ca cốc hoặc thực hiện ở những khu vực riêng, lấy đờm xét nghiệm đúng nơi quy định, thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đối với nhân viên y tế cần sử dụng bảo hộ đồ cá nhân như các loại khẩu trang chuyên dụng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giảm tiếp xúc với nguồn lây bằng các biện pháp: có khu điều trị riêng cho bệnh nhân lao AFB (+), cách ly các trường hợp điều trị lao đối với phạm nhân trong trại giam, có biện pháp phân luồng bệnh nhân tốt và hướng dẫn bệnh nhân cách ho khạc đờm đúng cách cũng như đề nghị ho khạc sử dụng khăn, giấy che miệng khi ho, đeo khẩu trang,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Đối với dự phòng lây nhiễm tại hộ gia đình: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân điều trị lao tại nhà cần tuân thủ điều trị lao theo hướng dẫn của bác sĩ, đeo khẩu trang thường xuyên khi tiếp xúc với người khác. Nếu ho, hắt hơi, khạc đờm cần sử dụng khăn giấy rồi đốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh sạch sẽ nơi ở để đảm bảo thông thoáng và nhiều ánh nắng. Thường xuyên phơi, giặt quần áo và đồ dùng cá nhân.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cần thực hiện tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần thực hiện tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_tiem-vacxin-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần thực hiện tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dự phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị tốt các bệnh nền như đái tháo đường, bệnh thận, cắt dạ dày hay ruột non,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, mở cửa thông khí và đón ánh sáng tự nhiên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nên kiểm tra xét nghiệm tầm soát lao tiềm ẩn định kỳ hoặc kiểm tra ngay khi tiếp xúc với nguồn lây</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện sàng lọc lao tiềm ẩn đối với các trường hợp đi từ vùng dịch tễ có tỉ lệ mắc lao cao.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán lao tiềm ẩn, cần dựa vào các xét nghiệm sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Phản ứng lao tố (Xét nghiệm Mantoux)</i></strong></p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_kham-suc-khoe-chuyen-khoa-ho-hap.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn</em></p>
<p style="text-align: justify;">Người được xét nghiệm sẽ được tiêm dưới da 0,1ml tuberculin unit (TU), purified protein derivative (PPD), sau 48-72h sẽ quay lại đọc kết quả bằng cách đo quầng đỏ ở vùng tiêm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 5mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các nhóm bệnh nhân:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân nhiễm HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người tiếp xúc với nguồn lây là các case có xét nghiệm AFB (+)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 10mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các nhóm bệnh nhân:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người tiêm chích ma túy nhưng âm tính với xét nghiệm HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhân viên y tế làm việc trong môi trường có nguy cơ cao mắc lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các trường hợp chạy thận nhân tạo, tiểu đường, cắt dạ dày, ruột non.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 15mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các những người không có nguy cơ cao mắc lao.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phản ứng lao tố không sử dụng cho các trường hợp đã tiêm BCG, ưu tiên xét nghiệm ở trẻ em < 5 tuổi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Xét nghiệm máu IGRA (Interferon Gamma Release Assay)</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là xét nghiệm đánh giá phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao thông qua tế bào lympho T CD4.</p>
<p style="text-align: justify;">Có 2 loại xét nghiệm IGRA, đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm T-SPOT TB: là xét nghiệm định lượng tế bào Lympho T tiết INF-γ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm Quantiferon-TB: Là xét nghiệm ELISA đo nồng độ IFN- γ</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm này có thể sử dụng đối với những người đã tiêm phòng lao bằng BCG</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Nguyên tắc điều trị</i></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cần đánh giá khả năng kháng thuốc của nguồn lây bệnh nếu biết rõ nguồn lây</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xem xét các bệnh kèm theo</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đánh giá tương tác thuốc</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Các phác đồ điều trị được khuyến cáo:</i></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ sử dụng Isoniazid mỗi ngày trong 6 - 9 tháng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ sử dụng Rifampicin hàng ngày trong 4 tháng liên tục. Phâc đồ này không được sử dụng khi đang điều trị ARV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ phối hợp 2 thuốc Isoniazid và Rifampicin/ ngày trong 3 tháng. Vì có mặt R nên cũng cần tránh sử dụng khi đang điều trị ARV. Phác đồ này thường được ưu tiên sử dụng ở trẻ em từ 1-15 tuổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ phối hợp 2 thuốc Rifabutin và Isoniazid (HP)/ tuần/ 12 tuần. Phác đồ này được chỉ định trong các trường hợp người mắc lao tiềm ẩn > 1 tuổi ở những vùng có tỉ lệ mắc lao cao + mới tiếp xúc với nguồn lây + Xquang có tổn thương cũ nghi lao. Phác đồ này không được dùng trong các trường hợp trẻ dưới 1 tuổi hoặc đang điều trị ARV hoặc nghi ngờ kháng R hay Z, phụ nữ có thai hay có dự định có thai.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các trường hợp hay gặp trong điều trị lao tiềm ẩn:</p>
<p style="text-align: justify;">-Tiếp xúc với nguồn lây trong gia đình hoặc nơi cư trú</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu là trẻ < 5 tuổi: Cần điều trị lao tiềm ẩn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu > 5 tuổi:
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị lao tiềm ẩn khi kết quả test (+) ở các trường hợp sống tại các quốc gia có tỉ lệ lao lao thấp (< 100/100.000 dân)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị ngay lao tiềm ẩn nếu sống ở các quốc gia có tỉ lệ mắc lao cao (> 100/100.000 dân)</li>
</ul>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân HIV:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nếu < 1 tuổi: Cần điều trị ngay lao tiềm ẩn khi tiếp xúc với nguồn lây</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu ≥ 1 tuổi: điều trị ngay lao tiềm ẩn ở mọi trường hợp</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Đối với phụ nữ đang mang thai: Chỉ dùng phác đồ điều trị isoniazid trong 9 tháng mà không đc dùng phác đồ 3HP.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Những trường hợp có nguy cơ cao cần điều trị sớm</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu không có nguy cơ cao thì sẽ điều trị sau sinh</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Đối với các trường hợp lao tiềm ẩn có nguồn lây từ người bệnh mắc lao đa kháng</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện chưa có nhiều bằng chứng về điều trị lao tiềm ẩn ở các trường hợp này. Phác đồ mà Việt Nam vẫn sử dụng đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phác đồ sử dụng Isoniazid trong 9 tháng với người lớn nhiễm HIV</li>
<li style="text-align: justify;">Phác đồ sử dụng Isoniazid trong 6 tháng đối với trẻ em < 5 tuổi có tiếp xúc với nguồn lây hoặc trẻ em đang điều trị HIV</li>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng phác đồ 3HP cho các trường hợp còn lại > 12 tuổi</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<ul>
</ul>
<div id="gtx-trans" style="position: absolute; left: -15px; top: -6px;">
<div class="gtx-trans-icon"> </div>
</div>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-tiem-an-somph |
Tràn dịch màng phổi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Tràn dịch màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Màng phổi là lớp màng rất mỏng bao xung quanh mỗi lá phổi trong lồng ngực. ở giữa hai lớp màng này là một khoang ảo, hay còn gọi là khoang màng phổi và có một lượng nhỏ chất lỏng khoảng vài ml chứa trong khoang nhằm giúp bôi trơn bề mặt phổi, tránh tổn thương khi hai lá phổi cọ xát vào nhau. Từ đó phổi được giãn nở tốt hơn khi chúng ta hít thở.</p>
<p style="text-align: justify;">Tràn dịch màng phổi xảy ra khi phổi bị ứ nước, tức là chất lỏng tích tụ nhiều một cách bất thường trong khoang màng phổi. Thông thường lượng dịch lỏng tại khoang màng phổi chỉ có thể tích từ 10 - 20ml. Tràn dịch màng phổi gây nên các biến đổi trên cơ thể người bệnh như: gây khó thở, tức ngực và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều loại bệnh khác nhau. Nói cách khác, tràn dịch màng phổi không phải là một bệnh mà là một hội chứng do nhiều bệnh khác nhau gây nên.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_tran-dich-mang-phoi.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chất lỏng tích tụ nhiều một cách bất thường trong khoang màng phổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các con số liên quan đến tràn dịch màng phổi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hàng năm, tại Việt Nam có khoảng 1.000 bệnh nhân mắc tràn dịch màng phổi. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng mà có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong ở người bệnh;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh. Trong đó nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi ở các ca bệnh này đó là:
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">500.000 ca do bị suy tim xung huyết;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">300.000 người bị viêm phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">200.000 trường hợp trong thời kỳ thai nghén;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">150.000 bệnh nhân bị tắc mạch phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">50.000 người mắc xơ gan cổ trướng.</li>
</ul>
</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có từ 80 - 90% trường hợp bị tràn dịch màng phổi xác định được nguyên nhân, từ 10 - 20% số bệnh nhân không rõ nguyên nhân gây nên tràn dịch màng phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngoài ra, tại các nước công nghiệp, trung bình cứ 100.000 người thì có 32 người bị tràn dịch màng phổi. Lý do dẫn tới hội chứng này đó là do bệnh về phổi như viêm phổi, tắc mạch phổi, bệnh suy tim hoặc các bệnh lý ác tính khác. Có khoảng 72% trường hợp những người bị suy tim phát hiện chất dịch trong phổi sau khi khám nghiệm tử thi, và từ 36 - 66% bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện bị tràn dịch màng phổi do viêm phổi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Tràn dịch màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ở trên đã tiết lộ các số liệu liên quan đến nguyên nhân gây nên tình trạng tràn dịch màng phổi. Ở phần này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hơn về bệnh lý.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây nên hội chứng tràn dịch màng phổi có thể được chia thành các nhóm dịch như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Dịch tiết: </b>nhiễm trùng tại phổi (do các tác nhân như virus, vi khuẩn, trùng amip, nấm, ký sinh trùng, sán lá gan, sán lá phổi,...), bệnh ung thư, bệnh lao, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ), tắc nghẽn động mạch phổi,...;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Dịch thấm: </b>do các bệnh suy tim, suy dinh dưỡng, suy giáp, xơ gan cổ trướng, u nang buồng trứng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Dịch màng phổi có màu sữa: </b>viêm bạch mạch do giun chỉ, ống dưỡng chấp trong lồng ngực bị tổn thương hoặc chèn ép;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Dịch màng phổi có màu máu: </b>do bị chấn thương lồng ngực, ung thư di căn đến phổi, ung thư màng phổi, tai biến do các thủ thuật thăm dò màng phổi,...</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Những nguyên nhân thường gặp:</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Viêm màng phổi:</b> bệnh nhân bị ho có đờm, đau ngực và sốt cao. Hình ảnh chụp X-quang phổi cho thấy viêm phổi, dịch có thể chứa mủ, có thể tìm được vi khuẩn gây bệnh thông qua phương pháp cấy dịch màng phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Lao màng phổi: </b>khá phổ biến, chiếm 40% trong số các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. Bệnh nhân hay sốt nhẹ về buổi chiều, gầy sụt cân, ho ra máu, dịch màng phổi màu vàng chanh, tìm thấy vi khuẩn lao khi làm xét nghiệm dịch màng phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Suy tim: </b>những người đã từng mắc các bệnh về tim mạch, tiểu ít, phù 2 chân, dịch ít và màu trong, thường tràn dich sang hai bên;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ung thư: </b>phần lớn gặp ở những người lớn tuổi, đã từng hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào và tiếp xúc với khói bụi thường xuyên trong suốt nhiều năm. Dịch màu vàng chanh hoặc có màu đỏ, hút hết dịch thì lại tái phát, sụt cân, cơ thể suy sụp nhanh và khi làm xét nghiệm dịch màng phổi, có thể tìm thấy tế bào ung thư;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Hội chứng thận hư: </b>tiểu ít, phù toàn thân, dịch màu trong;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Xơ gan cổ trướng: </b>bệnh nhân nghiện rượu, có tiền sử bị xơ gan, gan to, dịch trong hoặc có màu vàng chanh.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Tràn dịch màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ho: </b>bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc ho ra đờm, đặc biệt ho nặng hơn khi thay đổi tư thế; </li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Khó thở: </b>đây là biểu hiện điển hình của tràn dịch màng phổi. Mức độ khó thở phụ thuộc vào mức độ tràn dịch, nếu tràn dịch càng nhiều thì bệnh nhân càng thấy khó thở;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Đau ngực: </b>dấu hiệu này thường xuất hiện sớm, khiến người bệnh đau âm ỉ ở bên phổi bị tràn dịch, nếu nằm nghiêng về bên đối diện thì càng đau, đau tăng khi hít thở sâu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Sốt: </b>thường gặp nếu bệnh nhân bị nhiễm độc, nhiễm trùng.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Triệu chứng đau ngực ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_u-ac-tuyen-uc1.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Triệu chứng đau ngực ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Tràn dịch màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phần lớn bệnh nhân sau khi trị liệu sẽ có thể hồi phục trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng, điều này cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. Có những ca bệnh bị biến chứng nghiêm trọng hơn do mắc độ nghiêm trọng của nguyên nhân gây bệnh.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những biến chứng nặng có thể là:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tràn khí dưới da;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xẹp phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phù phổi hoặc tràn dịch phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy hô hấp;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chèn ép tim;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Màng phổi trung thất.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Tràn dịch màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Việc tràn dịch màng phổi có lây hay không còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Cụ thể đó là:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Nếu tràn dịch màng phổi do lao phổi gây nên:</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao gây nên. Đây là loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lan truyền vi khuẩn khi người bệnh giao tiếp, nói chuyện, ho hoặc hắt hơi khiến nước bọt và chất dịch chứa vi khuẩn lao văng ra ngoài môi trường. Nếu chúng tiếp xúc với người lành, rất dễ đi theo đường không khí và gây bệnh. Do vậy, các ca bị tràn dịch màng phổi do lao phổi sẽ có thể lây cho người khác. Bệnh nhân cần có ý thức tự cách ly để chữa khỏi bệnh triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Nếu bệnh nhân bị ung thư phổi dẫn đến tràn dịch màng phổi:</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Thường thì bệnh nhân bị ung thư phổi ở giai đoạn 3 hoặc 4 mới xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi. Bệnh ung thư phổi do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó không có khả năng lây nhiễm sang người khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Tràn dịch màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tràn dịch màng phổi là biểu hiện hoặc biến chứng của rất nhiều loại bệnh liên quan đến phổi khác nhau như viêm phổi, u ác tính hoặc ung thư phổi. Một số bệnh khác có thể kể đến là áp – xe dưới cơ hoành, áp-xe gan, xơ gan cổ trướng… cũng có thể khiến phổi bị tràn dịch. Do đó, để phòng biến chứng, người bệnh cần được khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, một số biện pháp có thể giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hạn chế làm việc, sinh hoạt ở nơi có môi trường ô nhiễm, cải thiện môi trường sống.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm sống chưa qua chế biến nhiệt. không ăn các thực phẩm sống (gỏi cá, tiết canh, nem chua, ăn sống).</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm sống chưa qua chế biến nhiệt" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_an-chin-uong-soi.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm sống chưa qua chế biến nhiệt</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cách ly, giữ khoảng cách an toàn hoặc dùng thuốc dự phòng khi tiếp xúc với bệnh nhân bị lao.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giữ vệ sinh răng miệng và vòm họng hàng ngày, điều trị triệt để viêm nhiễm đường hô hấp trên phòng tránh viêm nhiễm ở phổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bỏ thuốc hoặc hạn chế tiếp xúc với môi trường có người hút thuốc.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Tràn dịch màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khám lâm sàng phát hiện tràn dịch màng phổi qua hội chứng 3 giảm: giảm rung, giảm âm, gõ đục;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiến hành chọc dò màng phổi thấy có dịch, cần xem xét màu sắc của dịch là gì. Những xét nghiệm dịch màng phổi giúp phân biệt dịch tiết và dịch thấm, từ đó xác định được nguyên nhân gây bệnh và có phương hướng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân;</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Kỹ thuật chọc dò dịch màng phổi" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_tran-dich-mang-phoi2.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Kỹ thuật chọc dò dịch màng phổi</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp X-quang ngực: trong trường hợp bị tràn dịch ít, sẽ thấy hình ảnh dịch tràn là tù góc sườn hoành, còn hình ảnh đám mờ đồng nhất ở ⅓ khu vực dưới phế trường là tràn dịch trung bình, tràn dịch nhiều là khi thấy mờ đều ½ phế trường đẩy tim sang bên đối diện;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp cắt lớp vi tính ngực: cho phép cung cấp những hình ảnh chi tiết hơn về vị trí, mức độ tràn dịch và nâng cao khả năng tìm được nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nội soi màng phổi có sinh thiết: trước khi thực hiện người bệnh sẽ được tiến hành gây mê, sau đó bác sĩ rạch một đường nhỏ trên ngực bệnh nhân, vị trí giữa 2 xương sườn. Dịch được lấy bớt ra và một camera nhỏ sẽ được đưa vào khoang màng phổi nhằm kiểm tra, quan sát màng phổi. Tại đây chất dịch, sinh thiết - mô, tế bào sẽ được lấy ra để đem đi xét nghiệm;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Siêu âm màng phổi: đây là phương pháp thăm dò đơn giản và dễ thực hiện, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của bệnh nhân.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán tràn dịch màng phổi, các bác sĩ tại bệnh viện Medlatec sẽ sử dụng các phương pháp như chụp CT 128 dãy, siêu âm màng phổi, chọc dò dịch màng phổi và làm các xét</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Tràn dịch màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cần phát hiện sớm cũng như có biện pháp điều trị kịp thời chứng tràn dịch màng phổi. Để áp dụng được đúng phương pháp điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của hội chứng này, cần tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chọc hút dịch:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân khiến cho phổi bị tràn dịch dù là do bất kỳ lý do gì thì cũng cần chọc hút bớt dịch để cho người bệnh dễ thở hơn và để làm xét nghiệm, sinh thiết. Nếu bệnh nhân bị tràn mủ màng phổi sẽ sử dụng phương pháp dẫn lưu màng phổi. Khi đó một dụng cụ hình ống sẽ dùng để xuyên qua da tiến vào màng phổi và dẫn lưu mủ ra bên ngoài.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nguyên nhân:</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tràn dịch màng phổi do lao: tuân thủ theo liệu trình điều trị bệnh lao, dùng thuốc kháng lao theo phác đồ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy tim, xơ gan, suy thận, hội chứng thận hư: điều trị theo phương pháp của từng bệnh;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư: bệnh này cần điều trị ngoại khoa và dùng hoá xạ trị;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm nhiễm: lựa chọn kháng sinh để đối phó với từng chủng loại vi khuẩn. Dùng thuốc có thể kéo dài trong 4 - 6 tuần.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị khác: </strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nghỉ ngơi nhiều tại giường;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ăn những loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị các triệu chứng sốt, đau ngực bằng Paracetamol;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân bằng vật lý trị liệu: tập thở, thổi bóng và tập những động tác giúp giãn nở lồng ngực, thực hiện trong thời gian dài. </li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trường hợp dịch màng phổi quá nhiều và tái phát nhanh, có thể gây dính màng phổi bằng Povidone. </li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Tràn dịch màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Hệ thống Vinmec</li><li>Tràn dịch màng phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Bệnh viện Tâm Anh</li><li>Chuyên gia giải đáp: Tràn dịch màng phổi có lây không? | Bệnh viện Medlatec</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tran-dich-mang-phoi-sjzwl |
Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tràn khí màng phổi là một tình trạng nguy hiểm nếu như không được phát hiện kịp thời và có phương pháp xử lý đúng cách. Tình trạng tràn khí màng phổi được hiểu là hiện tượng một lượng không khí bị tích tụ trong khoang màng phổi (khoảng không gian giữa phổi và thành ngực). Lượng không khí này có thể bắt nguồn từ bên trong cơ thể (phổi) hoặc đến từ bên ngoài cơ thể và thường do một số tác nhân do bệnh lý gây ra.</p>
<p style="text-align: justify;">Tràn khí màng phổi có tỉ lệ tái phát bệnh khá cao. Hơn thế, trường hợp tái phát tràn khí màng phổi sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng và nguy hiểm hơn so với tình trạng phát bệnh lần đầu. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo thực hiện điều trị dự phòng tái phát tràn khí màng phổi để tránh hậu quả xấu xảy ra.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tràn khí màng phổi có tỉ lệ tái phát bệnh khá cao" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_tran-khi-mang-phoi.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tràn khí màng phổi có tỉ lệ tái phát bệnh khá cao</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Theo thống kê từ Bộ Y tế thì có tới hơn 30% tỷ lệ người bệnh đã từng bị tràn khí màng phổi sẽ bị tái phát bệnh ít nhất một lần. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái phát tràn khí màng phổi có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người bệnh đang mắc phải các bệnh lý mạn tính có liên quan đến hệ hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc một số căn bệnh về phổi khác như: viêm phổi mạn, bệnh lao phổi, xơ nang, bệnh sarcoid, xơ hóa phổi vô căn, ung thư phổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trường hợp bệnh nhân đã được điều trị tràn khí màng phổi nhưng chưa thực hiện đầy đủ các bước dự phòng tái phát tràn khí màng phổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tình trạng bệnh nhân bị tràn khí màng phổi nguyên phát nhưng không được điều trị mà bệnh tự khỏi hầu hết sẽ bị tái phát bệnh bởi màng phổi đã bị tổn thương nhưng không được xử lý.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Một số trường hợp tái phát tràn khí màng phổi có thể đến từ yếu tố công việc như làm việc trong môi trường bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đường hô hấp, làm việc trong môi trường có áp suất cao như hàng không hoặc thợ lặn,...</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Một số trường hợp tái phát tràn khí màng phổi có thể đến từ yếu tố công việc như làm việc trong môi trường bị ô nhiễm" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_o-nghiem-khong-khi.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Một số trường hợp tái phát tràn khí màng phổi có thể đến từ yếu tố công việc như làm việc trong môi trường bị ô nhiễm</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Người bệnh đã từng gặp phải tình trạng bị tràn khí màng phổi sẽ cần chú ý tới những dấu hiệu nhận biết bệnh, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ tái phát cao. Các triệu chứng bệnh điển hình của tràn khí màng phổi là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau tức ngực (cơn đau xuất hiện đột ngột, cảm giác như bị dao đâm)</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hen-phe-quan2.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Cơn đau tức ngực</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó hít thở sâu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho dữ dội</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Huyết áp giảm, choáng váng, ngất xỉu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đổ mồ hôi, chân tay lạnh, tim đập nhanh,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngay khi bệnh nhân phát hiện các triệu chứng bệnh như trên cần tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ sớm nhất có thể, tránh nguy cơ bệnh chuyển biến nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tràn khí màng phổi nếu không được điều trị đúng cách và kết hợp điều trị dự phòng tái phát tràn khí màng phổi thì khả năng cao sẽ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tình trạng rò rỉ khí liên tục mặc dù đã đặt ống dẫn lưu khí</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tràn khí màng phổi gây áp lực lên phổi, lượng oxy được trữ trong phổi sẽ giảm thiểu dẫn tới tình trạng thiếu oxy nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể (có thể dẫn tới tử vong).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tim có thể bị chèn ép nếu tình trạng tràn khí màng phổi kéo dài mà không được xử lý. Nguy cơ tử vong rất cao nếu tình trạng chèn ép tim không được xử lý nhanh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tình trạng tràn khí màng phổi gây chèn ép phổi, thiếu oxy sẽ dẫn tới nguy cơ suy hô hấp hoặc tình trạng Shock. Những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu gặp phải 2 tình trạng trên thì nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguy cơ bệnh nhân từng bị tràn khí màng phổi bị tái phát bệnh là rất cao chính vì vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả những bệnh nhân đã từng hoặc đang bị tràn khí màng phổi đều cần điều trị dự phòng tái phát tràn khí màng phổi. Đặc biệt những nhóm đối tượng sau đây bắt buộc phải điều trị dự phòng tái phát tràn khí màng phổi bởi nguy cơ tái bệnh có thể lên tới 90%:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những bệnh nhân có bệnh lý nền về phổi mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh viêm phổi mạn tính, hen phế quản, giãn phế nang, kén khí phổi...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người làm việc trong môi trường có sự thay đổi áp suất lớn như: Người làm việc trong hàng không (tiếp viên, phi công, phi hành đoàn,...) và những người làm việc trong môi trường biển (thợ lặn chuyên nghiệp, tàu ngầm,...)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhóm đối tượng làm việc trong môi trường có quá nhiều hóa chất độc hại, khí đốt nhiên liệu hoặc khói bụi công nghiệp.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sẽ được kiểm tra lâm sàng với các triệu chứng bệnh điển hình kết hợp với thông tin các bệnh lý nền hiện có. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp X-quang vùng phổi nhằm xác định vùng bệnh gây tổn thương và các yếu tố bệnh khác. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại và các nhóm bệnh lý có liên quan mà các bác sĩ sẽ thực hiện số số phương pháp chẩn đoán khác nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như phân biệt tình trạng bệnh với các bệnh lý khác. Các phương pháp có thể được thực hiện là: Đo điện tâm đồ, soi màng phổi, thực hiện khí máu động mạch, chụp cắt lớp vi tính vùng ngực, xét nghiệm máu,...</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sẽ được kiểm tra lâm sàng với các triệu chứng bệnh điển hình kết hợp với thông tin các bệnh lý nền" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hen-phe-quan4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sẽ được kiểm tra lâm sàng với các triệu chứng bệnh điển hình kết hợp với thông tin các bệnh lý nền</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sẽ được thực hiện theo trình tự sau: Xử lý tình trạng bệnh giai đoạn cấp cứu trước sau đó sẽ tiến hành điều trị dự phòng tái phát tràn khí màng phổi, điều trị các bệnh lý nền có liên quan và điều trị điều trị ngoại khoa trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương. Trong đó, phương pháp xử lý giai đoạn cấp cứu và điều trị dự phòng tái phát bệnh cần được chú ý hơn cả.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị dự phòng tái phát tràn khí màng phổi sẽ được thực hiện thông qua 2 phương pháp chính là: Gây dính màng phổi qua ống dẫn lưu và gây dính màng phổi qua nội soi. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt người bệnh có thể sẽ được chỉ định nội soi lồng ngực (hoặc phẫu thuật mở ngực).</p>
<p style="text-align: justify;"><b><i>Phương pháp này được chỉ định thực hiện trên bệnh nhân tràn khí màng phổi trong các trường hợp như sau:</i></b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đã được thực hiện hút dẫn lưu rút khí 5 ngày nhưng vẫn không hết khí trong khoang màng phổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi tái phát nhiều lần.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân tràn khí màng phổi thứ phát bắt nguồn từ các bệnh lý như xơ phổi, kén khí phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân tràn khí màng phổi làm việc trong môi trường có áp suất cao như phi công, thợ lặn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b><i>Những trường hợp sau đây cần tạm hoãn thực hiện phương pháp gây dính màng phổi:</i></b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị rối loạn huyết động: Nhịp tim cao hơn 100 ck/ph hoặc có huyết áp tối đa < 90 mmHg.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu: Lượng tiểu cầu sẽ nhỏ hơn 60 G/l hoặc tỷ lệ prothrombin nhỏ hơn 60%.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp: SpO2 < 90% hoặc PaO2 < 60 mmHg.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đang có thể trạng yếu, mắc bệnh toàn thân.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những trường hợp trên cần được xử lý tình trạng bệnh trước khi thực hiện phương pháp gây dính màng phổi. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo không được thực hiện phương pháp này với Iodopovidon cho người bệnh cường giáp.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Thực hiện phương pháp gây dính màng phổi qua dẫn lưu với bột Talc hoặc Iodopovidon:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này được thực hiện khá nhiều bởi kỹ thuật đơn giản và chi phí thực hiện không quá nhiều tuy nhiên cơ sở y tế thực hiện cần có khả năng đặt ống dẫn lưu màng phổi. Điểm chưa hoàn chỉnh của phương pháp này chính là khả năng gây dính không quá cao bởi các chất bơm qua ống dẫn lưu vào khoang màng phổi sẽ phân bổ không đều.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân được chỉ định thực hiện phương pháp này cần chú ý các điểm sau: Đã có kết quả chụp X-quang và các xét nghiệm máu cho thấy đủ điều kiện thực hiện dẫn lưu, nên ăn nhẹ trước khi thực hiện thủ thuật, cần được tiêm thuốc giảm đau trước khi thực hiện 15 phút.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện thủ thuật gây dính màng phổi qua ống dẫn lưu là: Lidocain 2% ống 2ml: 10 ống, natriclorua 0,9%: 250ml, paracetamol 1g x 1 lọ, atropin 1/4 mg: 2 ống, methylprednisolon 40mg x 2 lọ, piroxicam 20mg x 2 ống, bột talc y tế vô khuẩn: 5-10 gram, iodopovidon 10%: lọ 125ml.</p>
<p style="text-align: justify;">Các dụng cụ được sử dụng: Găng vô trùng, hộp chống sốc, găng sạch, gạc, cồn trắng 70 độ, cồn iod 1.5%, ống dẫn lưu, bộ dụng cụ mở màng phổi, bơm tiêm 50ml, bơm ăn 50ml, bơm 20ml.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các bước tiến hành đặt ống dẫn lưu: Chọn vị trí đặt - Sát trùng vị trí dẫn lưu - Trải săng vô khuẩn - Gây tê tại chỗ - Đặt và cố định ống dẫn lưu - Hút áp lực âm khoang màng phổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Gây dính màng phổi với iodopovidon (hoặc bột talc) sẽ được thực hiện theo trình tự như sau: Ngâm đầu nối ống dẫn lưu trong dung dịch cồn - pha hỗn hợp thuốc vào dung dịch gây dính (iodopovidone + natriclorua 0,9% + lidocain 2%) - Bơm dung dịch gây dính vào khoang màng phổi thông qua ống dẫn lưu - Kẹp dẫn lưu khoảng 2 giờ - Tháo kẹp dẫn lưu và hút áp lực. Trong giai đoạn kẹp ống dẫn lưu, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thay đổi tư thế nằm cứ 15 phút một lần nhằm tăng hiệu quả thử thuật (nằm ngửa - nằm sấp - nằm nghiêng).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Một số lưu ý sau khi thực hiện thủ thuật gây dính màng phổi:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chú ý đến các biểu hiện lâm sàng xuất hiện như khó thở, đau ngực, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, mạch,...</li>
<li style="text-align: justify;">Kiểm tra lượng khí và dịch trong bình dẫn lưu.</li>
<li style="text-align: justify;">Kiểm tra chân dẫn lưu, đầu nối dẫn lưu kỹ càng nhằm nguy cơ bị rò rỉ.</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp X-quang phổi hàng ngày để kiểm tra hiệu quả của thủ thuật. </li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Phương pháp nội soi màng phổi gây dính với bột Talc</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân được chỉ định thực hiện nội soi màng phổi gây dính với bột Talc sẽ cần lưu ý các điểm sau: Bệnh nhân sẽ được tư vấn và giải thích kỹ về phương pháp và phải ký cam đoan thực hiện nội soi màng phổi, người bệnh cần nhịn ăn buổi sáng ngày thực hiện nội soi màng phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Các vật dụng, thiết bị y tế cần được chuẩn bị cho phương pháp nội soi màng phổi gây dính là: Các dụng cụ nội soi màng phổi, dụng cụ can thiệp trong quá trình nội soi màng phổi, dụng cụ và thiết bị để bơm bột Talc, các dụng cụ gây mê và phẫu thuật, một số loại thuốc,...</p>
<p style="text-align: justify;">Sau quá trình nội soi gây dính màng phổi cần theo dõi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Theo dõi toàn trạng: Huyết áp, mạch, nhịp thở, tình trạng thông khí, nhiệt độ cơ thể,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Kiểm tra lượng dịch và khí trong bình dẫn lưu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Kiểm tra lỗ rò ở ống dẫn lưu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp X-quang để kiểm tra hiệu quả thủ thuật</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp gây dính màng phổi để dự phòng tái phát tràn khí màng phổi được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện bởi hiệu quả mang lại rất cao. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những tác dụng phụ và biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải khi thực hiện các phương pháp này như: Nhiễm trùng khoang màng phổi, suy hô hấp, phù phổi cấp, viêm phổi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Biến chứng có thể gặp của tràn khí màng phổi | Hệ thống Vinmec</li><li>Dự phòng tái phát tràn khí màng phổi như thế nào? | Khỏe đẹp 24h</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/du-phong-tai-phat-tran-khi-mang-phoi-szbiz |
Lao tiết niệu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lao thường được biết đến nhiều với tình trạng lao tại phổi. Tuy nhiên, có những dạng lao phát triển ở những vùng cơ quan khác nữa cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh, trong đó có bệnh lao tiết niệu. Căn bệnh này còn được xem là một hậu quả từ bệnh lao phổi hoặc lao thận gây ra và có khả năng sẽ tiếp tục lây lan sang vùng bàng quang và cả bộ phận sinh dục.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh lao tiết niệu (hay lao sinh dục) thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 - 50 và tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Khả năng trẻ em mắc bệnh lao tiết niệu là rất hiếm, bởi hầu hết bệnh nhân gặp phải tình trạng này thường sẽ có lao sơ nhiễm từ 5 - 15 năm rồi mới phát bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lao tiết niệu" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_lao-tiet-kieu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh lao tiết niệu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán sớm bệnh lao tiết niệu thường khá khó khăn bởi những triệu chứng bệnh không đặc trưng vì vậy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sinh dục khác. Tuy nhiên, nếu căn bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nặng không chỉ ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe người bệnh hiện tại mà còn có nguy cơ khiến người bệnh không thể có con (vô sinh do biến chứng lao).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân Chính gây ra bệnh lao tiết niệu là do vi khuẩn lao họ Mycobacterium tuberculosis, chúng là một trong những loài vi khuẩn lao gây hại nhiều nhất cho cơ thể con người với khả năng sinh tồn tốt trong mọi cơ thể. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này thường phát triển thành bệnh khi cơ thể vật chủ gặp phải một số sự cố về sức khỏe hoặc đang có sự giảm sút hệ miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lao có thể tồn tại bên trong cơ thể người trong rất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nhưng chỉ ở dạng ẩn mình chứ không phát tác gây bệnh, chủ yếu xuất hiện ở phổi. Khi cơ thể suy nhược, vi khuẩn lao có thể phát triển và gây bệnh tại phổi hoặc các cơ quan khác như hạch, xương khớp, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ tiêu hóa,....</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_lao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân Chính gây ra bệnh lao tiết niệu là do vi khuẩn lao họ Mycobacterium tuberculosis</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với lao tiết niệu, vi khuẩn lao sẽ gây bệnh sau một thời gian dài tiềm ẩn. Ban đầu, vi khuẩn lao sẽ tồn tại ở phần vỏ thận và dần dần xâm nhập vào các tổ chức trong thận. Tiếp đó chúng sẽ di chuyển xuống niệu quản và bàng quang và gây bệnh tại đó, vi khuẩn lao cũng có thể lây lan và gây bệnh đến tuyến tiền liệt, tinh hoàn, ống dẫn tinh ở nam giới hay gây hại ở tử cung và buồng trứng ở nữ giới. Người bệnh cần được điều trị lao tiết niệu càng sớm thì sẽ càng tránh được sự lây nhiễm đến các cơ quan khác trong cơ thể. Để có thể thực hiện được điều này thì việc tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh từ sớm là rất hữu ích.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mặc dù bệnh nhân bị lao tiết niệu không có những triệu chứng đặc hiệu nên khó phát hiện bệnh từ sớm. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể, hệ tiết niệu để phát hiện lao sớm. Bệnh lao tiết niệu có triệu chứng khá đa dạng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn nước tiểu chính là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lao tiết niệu. Người bệnh thường có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt cực kỳ khó chịu. Trong một vài trường hợp bệnh tiến triển nặng thì nước tiểu có thể có mủ hoặc máu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau bụng và đau vùng thắt lưng có thể là triệu chứng bệnh lao tiết niệu nhưng người bệnh sẽ khó phân biệt được cơn đau này có phải là do bệnh hoặc do kỳ kinh nguyệt (ở nữ giới).</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_dau-bung-am-i-keo-dai.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Đau bụng và đau vùng thắt lưng</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân kèm theo cảm giác mệt mỏ, chán ăn gầy sút cân, mất ngủ, da xanh nhợt nhạt, suy nhược cơ thể,... Đây là triệu chứng toàn thân có thể gặp ở tất cả các bệnh nhân nhiễm lao dù là lao ở cơ quan nào.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trường hợp bệnh lao tiết niệu - lao sinh dục ở nam giới sẽ khiến phần mào tinh hoàn và tinh hoàn bị đau nhức và có triệu chứng sưng to.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nữ giới bị lao tiết niệu - lao sinh dục sẽ có khả năng bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản như ống dẫn trứng, nội mạc tử cung khiến cho người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt, thậm chí chảy dịch, mủ bất thường từ cơ quan sinh dục. Các cơn đau bụng kéo dài, khí hư nhiều, áp xe vòi trứng, cơ thể mệt mỏi kéo dài,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị lao tiết niệu cần được điều trị kịp thời cũng như có phương pháp điều trị phù hợp để tránh những thương tổn nghiêm trọng. Đầu tiên là vấn đề sức khỏe, người bệnh sẽ vô cùng khó chịu trước những tổn thương mà bệnh gây ra. Viêm nhiễm có thể lây lan các cơ quan khác của cơ thể và gây ra những triệu chứng ở các cơ quan này, các chức năng hoạt động ở hệ sinh sản hay bài tiết đều bị rối loạn. Nặng hơn có thể gây hoại tử tổ chức.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng này sẽ có thể gây nên hậu quả vô sinh hoặc suy chức năng các cơ quan bị nhiễm bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhắc đến bệnh lao chắc chắn ai cũng lo sợ không chỉ bởi vì mức độ ảnh hưởng mà bệnh gây ra mà còn do sức lây lan dễ dàng của bệnh. Bệnh lao tiết niệu cũng không ngoại lệ, khả năng lây lan bệnh cũng có thể xuất phát từ lao phổi trước đó qua đường hô hấp. Cụ thể, khi bạn tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển thì đều có khả năng bị lây truyền bệnh. Mặc dù việc lây nhiễm lao trực tiếp qua đường quan hệ tình dục với người mắc lao tiết niệu cũng có khả năng, nhưng không mạnh mẽ bằng lây truyền gián tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người mắc lao phổi tiến triển.</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết những trường hợp bệnh nhân bị mắc lao tiết niệu đều bắt nguồn từ bệnh lao phổi. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên có liên quan đến lao phổi thì người bệnh cần phải tìm tới các cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ bệnh lây lan rộng hơn, gây bệnh lao tiết niệu dẫn tới nguy cơ vô sinh cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lao tiết niệu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào dù đang mắc bệnh lao phổi hay chưa mắc bệnh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu từ các chuyên gia y tế thì khả năng trẻ em và người cao tuổi ít có nguy cơ mắc bệnh lao tiết niệu hơn mà chủ yếu thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 - 50.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, những nhóm người sau đây còn được xem là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao tiết niệu rất cao:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người có tiền sử bị lao hoặc đang điều trị lao mạn tính.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người đang gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đang mắc các bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những đối tượng sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng rất dễ bị bệnh lao tiết niệu, đặc biệt là ô nhiễm không khí.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trường hợp người bệnh đang hồi phục sức khỏe sau ốm đau hoặc những người suy dinh dưỡng có sức khỏe rất kém đều có nguy cơ mắc bệnh lao.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa bệnh lao tiết niệu thì cũng đồng nghĩa với việc phòng ngừa các bệnh lao nói chung. Người bệnh cần thực hiện được những việc như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giữ lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá và các chất cấm độc hại khác, bảo vệ môi trường sống tránh ô nhiễm, tránh tiếp xúc với các loại khói bụi độc hại và hóa chất.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với bệnh nhân bị lao, không ăn uống chung, không sử dụng chung đồ đạc, quan hệ tình dục an toàn,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh lao cần trang bị đầy đủ vật dụng y tế giúp bảo vệ hệ hô hấp.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Phát hiện sớm và điều trị triệt để bệnh lao dù ở bất kỳ cơ quan nào, đồng thời chữa trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_photo-6-1548817707652396715723.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Giữ lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá và các chất cấm độc hại khác</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán xác định:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đầu tiên các bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng trước nhằm phát hiện những triệu chứng bệnh gợi ý bệnh cũng như tình trạng sức khỏe người bệnh hiện tại.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra AFB. Nước tiểu cần lấy vào buổi sáng và có thể thực hiện xét nghiệm 2 - 3 lần để có được kết quả chính xác nhất. Xét nghiệm tìm AFB trong nước tiểu là một phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh lao tiết niệu, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào một loại xét nghiệm này sẽ không thể đưa ra kết luận chính xác nhất bởi nhiều trường hợp bác sĩ không tìm thấy AFB trong nước tiểu vì không phải lúc nào thận cũng tiết ra mủ lao..</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_xet-nghiem-nuoc-tieu-10-thong-so-la-gi.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra AFB</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp X-quang hay CT - Scan hệ tiết niệu là một phương pháp khá quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lao tiết niệu - lao sinh dục. Dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp, bác sĩ có thể đánh giá các tổn thương hoặc bất thường hệ tiết niệu, sinh dục. Một số trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay khi có dấu hiệu bất thường trên hình ảnh chụp X-quang - CT.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Soi bàng quang vẫn cần được thực hiện ngay cả khi đã có kết luận lao thận. Soi bàng quang có thể sẽ tìm ra được các tổn thương viêm loét mà vi khuẩn lao gây ra và xác định bên thận nào bị ảnh hưởng nhiều hơn (tổn thương bàng quang bên nào nhiều hơn thì đồng nghĩa với thận bên đó sẽ bị tổn thương nặng hơn). Ngoài ra, trong quá trình nội soi các bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết vùng tổn thương nhằm chẩn đoán bệnh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bên cạnh đó, các xét nghiệm nhằm kiểm tra thương tổn lao sinh dục có thể được thực hiện như: Chụp tinh hoàn, chọc dò kết hợp sinh thiết tinh hoàn và mào tinh hoàn, chụp cản quang tử cung và vòi trứng, sinh thiết cổ tử cung và niêm mạc tử cung.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán phân biệt:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân có nguy cơ bị lao tiết niệu sẽ có các triệu chứng bệnh lý khá giống các bệnh như: Viêm nhiễm khuẩn bàng quang do các vi khuẩn thông thường, sỏi thận niệu quản, viêm hoại tử đài thận, ung thư thận, thận đa nang, viêm đường tiết niệu gây mủ do vi khuẩn thường, viêm cầu thận dạng cấp tính hoặc mạn tính.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trường hợp bệnh nhân bị lao sinh dục sẽ dễ nhầm lẫn với bệnh: Viêm tinh hoàn do vi khuẩn thường gây ra hoặc viêm mào tinh hoàn (ở nam giới), bệnh viêm do tạp trùng hoặc các bệnh ung thư cơ quan sinh sản (ở nữ giới).</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Lao tiết niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lao tiết niệu mức độ nhẹ hoặc trung bình sẽ được điều trị bằng thuốc trong khoảng thời gian ít nhất 9 tháng. Các thuốc chống lao được lựa chọn theo phác đồ của Bộ y tế ban hành dựa trên từng bệnh nhân cụ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân mắc lao tiết niệu mức độ nghiêm trọng hơn cần thực hiện điều trị theo phác đồ có thể kéo dài tới 16 tháng. Các loại thuốc được chỉ định trong giai đoạn tấn công (3 tháng đầu tiên) cho nhóm bệnh nhân này sẽ là streptomycin kết hợp với INH, EMB. Tiếp tục điều trị duy trì trong 13 tháng tiếp theo với thuốc INH, EMB và PZA với liều lượng thấp hơn (3 ngày/tuần).</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân gặp tình trạng bị hẹp niệu quản đài thận thì sẽ cần kết hợp với thuốc Corticoid và một số loại thuốc chống viêm khác cho đến khi ổn định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân không có tiến triển khả quan thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh có thể được bổ sung vitamin B1 và B6 nhằm loại bỏ nguy cơ biến chứng tới hệ thần kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ điều trị có thể sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ quả thận đã bị mất chức năng do lao gây ra. Hầu hết bệnh nhân bị lao tiết niệu chỉ xuất hiện ở 1 bên thận cho nên việc phẫu thuật cắt bỏ 1 bên thận bị bệnh có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Bên cạnh đó, những bệnh nhân lao sinh dục cũng có nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống tinh, tiền liệt tuyến,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bệnh học lao hệ tiết niệu sinh dục | Điều trị</li><li>Lao hệ tiết niệu – sinh dục | Nhà thuốc Phương Chính</li><li>Lao hệ tiết niệu-sinh dục | Mạng y tế vì sức khỏe cộng đồng</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-tiet-nieu-sjtkp |
Viêm thận bể thận | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm thận bể thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm trùng thận đột ngột và nghiêm trọng. Nó làm cho nhu mô thận bị viêm tấy lan tỏa toàn bộ và có thể gây ra các tổn thương thận vĩnh viễn. Viêm thận bể thận có thể đe dọa tính mạng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm trùng thận đột ngột và nghiêm trọng" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_viem-dai-be-than-1024x853.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm trùng thận đột ngột và nghiêm trọng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi các đợt tiến triển cấp lặp đi lặp lại hoặc kéo dài dai dẳng, tình trạng này được gọi là viêm thận bể thận mạn tính. Dạng mạn tính hiếm gặp, nhưng thường xuyên được phát hiện hơn ở trẻ em hoặc những người bị tắc nghẽn đường tiểu mắc phải hoặc bẩm sinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm thận bể thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng thường bắt đầu ở đường tiết niệu dưới dưới dạng nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang cấp). Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo và bắt đầu sinh sôi và lan lên bàng quang. Từ đó, vi khuẩn trào ngược qua niệu quản đến thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn như <em>E. coli</em> thường gây ra nhiễm trùng. Tuy nhiên, bất kỳ nhiễm trùng nghiêm trọng nào trong máu cũng có thể lây lan đến thận và gây ra viêm thận bể thận cấp tính.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn như E. coli thường gây ra nhiễm trùng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_vi-khuan-ecoli.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn như E. coli thường gây ra nhiễm trùng</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm thận bể thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng hai ngày kể từ khi nhiễm trùng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sốt trên 38,9°C</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Đau ở bụng, lưng, bên hông hoặc bẹn, thường đau lệch 1 bên</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiểu buốt, đau rát niệu đạo</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nước tiểu đục</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mủ hoặc máu trong nước tiểu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiểu vội tiểu dắt</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nước tiểu có mùi tanh</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh có triệu chứng sốt trên 38,9°C" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_sot-ve-chieu-toi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh có triệu chứng sốt trên 38,9°C</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng khác có thể bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Gai rét, sốt rét run</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Buồn nôn, nôn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cảm giác đau nhức hoặc yếu cơ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mệt mỏi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Da ẩm lạnh, doạ shock hoặc shock</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn tâm thần</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng ở trẻ em và người lớn tuổi có thể khác với những người khác. Ví dụ, rối loạn tâm thần thường gặp ở người lớn tuổi và thường là triệu chứng duy nhất của họ.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị viêm thận bể thận mạn tính có thể chỉ gặp các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí có thể hoàn toàn không có các triệu chứng đáng chú ý dẫn đến bỏ sót tình trạng bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm thận bể thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một biến chứng có thể xảy ra của viêm thận bể thận cấp là bệnh thận mạn tính. Nếu tình trạng nhiễm trùng tiếp tục, thận có thể bị hỏng vĩnh viễn. Nhiễm trùng cũng có thể xâm nhập vào máu. Điều này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết có khả năng gây tử vong cao hơn.</p>
<ul>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Suy thận cấp tính" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Suy-than-la-can-benh-pho-bien-va-nguy-hiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Suy thận cấp tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng khác bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm trùng thận tái phát</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm trùng lan sang các khu vực xung quanh thận</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy thận cấp tính</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Áp xe thận</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Viêm thận bể thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Viêm thận bể thận cấp tính</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Bất kỳ vấn đề nào làm gián đoạn dòng chảy bình thường của nước tiểu đều gây ra nguy cơ viêm thận bể thận cấp tính. Ví dụ, một thay đổi cấu trúc, kích thước hoặc hình dạng bất thường của các thành phần đường tiết niệu có nhiều khả năng dẫn đến viêm thận bể thận cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, vì vậy vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể họ dễ dàng hơn. Điều đó khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng thận và có nguy cơ cao bị viêm thận bể thận cấp.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Khi_huyet_cua_phu_nu_02.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng thận và có nguy cơ cao bị viêm thận bể thận cấp.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Những người khác có nguy cơ cao bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bất kỳ ai bị sỏi tiết niệu hoặc các tình trạng bất thường ở thận, bàng quang khác</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người cao tuổi</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc ức chế, chẳng hạn như những người mắc đái tháo đường, aids / hiv, ghép tạng sử dụng thuốc chống thải ghép hoặc ung thư</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Những người bị trào ngược bàng quang niệu quản do tắc nghẽn hoặc bất thường co bóp bàng quang niệu quản (tình trạng một lượng nhỏ nước tiểu trào ngược từ bàng quang vào niệu quản và thận)</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Những người bị tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố khác có thể khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng sonde tiểu (ống thông niệu đạo bàng quang)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nội soi bàng quang</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật đường tiết niệu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Một số loại thuốc</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tổn thương dây thần kinh hoặc tủy sống</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Viêm thận bể thận mạn tính</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Các tình trạng tiến triển thành mạn tính của viêm thận bể thận thường gặp hơn ở những người bị tắc nghẽn đường tiết niệu mạn tính hoặc bất thường trào ngược bàng quang niệu quản. Những nguyên nhân này có thể do nhiễm trùng tiết niệu, trào ngược dịch niệu quản hoặc dị thường giải phẫu. Viêm thận bể thận mạn tính thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><a name="pregnancy"><b>Viêm thận bể thận ở phụ nữ có thai</b></a></h3>
<p style="text-align: justify;">Mang thai gây ra nhiều thay đổi tạm thời trong cơ thể, bao gồm cả những thay đổi sinh lý ở đường tiết niệu. Tăng progesterone và tăng áp lực lên niệu quản có thể làm tăng nguy cơ viêm thận bể thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm thận bể thận ở phụ nữ mang thai thường phải nhập viện. Nó có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Phụ nữ mang thai được điều trị bằng kháng sinh beta-lactam ít nhất 24 giờ cho đến khi các triệu chứng của họ được cải thiện.</p>
<p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa viêm thận bể thận ở phụ nữ có thai, nên cấy nước tiểu vào giữa tuần thứ 12 và 16 của thai kỳ. Nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng có thể dẫn đến sự phát triển của viêm thận bể thận. Phát hiện sớm nhiễm trùng tiểu có thể ngăn ngừa nhiễm trùng thận.</p>
<h3><strong><a name="in-children">Viêm thận bể thận ở trẻ em</a></strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, tại Hoa Kỳ, hơn một triệu chuyến đi đến bác sĩ nhi khoa được thực hiện mỗi năm cho bệnh nhi nhiễm trùng tiết niệu. Các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trên một tuổi. Trẻ em trai có nguy cơ cao hơn nếu dưới một tuổi, đặc biệt nếu chúng chưa cắt bao quy đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ bị nhiễm trùng tiểu thường bị sốt, đau và các triệu chứng liên quan đến đường tiết niệu. Bác sĩ nên giải quyết những triệu chứng này ngay lập tức trước khi chúng có thể phát triển thành viêm thận bể thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết trẻ em có thể được điều trị bằng kháng sinh uống theo phương thức ngoại trú.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm thận bể thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm thận bể thận có thể là một tình trạng nghiêm trọng. Liên hệ với bác sĩ ngay khi bệnh nhân nghi ngờ rằng bệnh nhân bị viêm thận bể thận hoặc nhiễm trùng tiết niệu. Tình trạng này cần được chăm sóc y tế kịp thời, vì vậy bệnh nhân cần được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">Mẹo phòng tránh:</p>
<ol>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Uống nhiều nước để tăng khả năng đi tiểu và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để giúp loại bỏ vi khuẩn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lau từ trước ra sau khi vệ sinh vùng tiết niệu sinh dục hậu môn.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng niệu đạo, chẳng hạn như thụt rửa hoặc thuốc xịt phụ nữ.</li>
</ol>
<p style="text-align: center;"><img alt="Uống nhiều nước để tăng khả năng đi tiểu và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_un1-1200x676.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Uống nhiều nước để tăng khả năng đi tiểu và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm thận bể thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><b>Xét nghiệm nước tiểu</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá tình trạng sốt, đau bụng và các triệu chứng thông thường khác. Nếu họ nghi ngờ bị nhiễm trùng thận, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu. Điều này giúp họ kiểm tra vi khuẩn, nồng độ, hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu. Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu là cần thiết để xác định chính xác loại vi khuẩn cũng như phổ kháng kháng sinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nếu họ nghi ngờ bị nhiễm trùng thận, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_xet-nghiem-nuoc-tieu-10-thong-so-la-gi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nếu họ nghi ngờ bị nhiễm trùng thận, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán</b><b> hình ảnh</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm để tìm u nang, khối u hoặc các vật cản khác trong đường tiết niệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những người không đáp ứng với điều trị trong vòng 72 giờ, có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu (có hoặc không có thuốc cản quang tĩnh mạch). Thăm dò này giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tắc nghẽn do sỏi, dị vật trong đường tiết niệu cũng như đánh giá sơ bộ chức năng lọc của thận.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Hình ảnh phóng xạ</b><b> (xạ hình thận)</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm acid dimercaptosuccinic (DMSA) có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ xơ hoá thận dẫn đến bệnh thận mạn tính do viêm thận bể thận. Đây là một kỹ thuật hình ảnh theo dõi quá trình chuyển hoá và lọc chất phóng xạ qua thận nhờ hình ảnh bức xạ do DMSA phát.</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ chuyên khoa tiêm vật liệu này qua tĩnh mạch ở cánh tay. Sau đó, vật liệu đi đến thận. Hình ảnh được chụp khi chất phóng xạ đi qua thận cho thấy các khu vực bị nhiễm trùng hoặc có xơ hoá.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm thận bể thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><b>Thuốc kháng sinh</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Thuốc kháng sinh là liệu trình đầu tiên có tác dụng chống lại bệnh viêm thận bể thận cấp. Tuy nhiên, loại kháng sinh mà bác sĩ chọn tùy thuộc vào việc có thể xác định được vi khuẩn hay không. Nếu không, một loại kháng sinh phổ rộng được sử dụng.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù thuốc có thể chữa khỏi nhiễm trùng trong vòng 2 đến 3 ngày, nhưng thuốc phải được uống trong toàn bộ thời gian kê đơn (thường là 10 đến 14 ngày). Điều này đúng ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Các lựa chọn kháng sinh là:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Nhập viện</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Trong đa số các trường hợp tại Việt Nam, điều trị bằng thuốc uống không hiệu quả. Đối với tình trạng nhiễm trùng thận nặng hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết kèm theo, bác sĩ có thể cho bệnh nhân nhập viện. Thời gian lưu trú của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và mức độ đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị có thể bao gồm kháng sinh và truyền dịch tĩnh mạch trong 7 – 14 ngày. Loại kháng sinh được ưu tiên theo kháng sinh đồ. Khi bệnh nhân ở trong bệnh viện, các bác sĩ sẽ theo dõi máu và nước tiểu của bệnh nhân để theo dõi tình trạng nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể sẽ nhận được thuốc kháng sinh uống tiếp tục thêm 10 đến 14 ngày sau khi xuất viện.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng thận tái phát có thể do một vấn đề y tế tiềm ẩn. Trong những trường hợp đó, phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ bất kỳ vật cản nào hoặc để sửa chữa bất kỳ vấn đề cấu trúc nào trong thận. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết để dẫn lưu ổ áp xe không đáp ứng với thuốc kháng sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, phẫu thuật cắt bỏ thận có thể là cần thiết. Trong thủ tục này, một bác sĩ phẫu thuật loại bỏ một phần của thận.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify;">1. Infectious Diseases Society of America, & European Society for Microbiology and Infectious Diseases. International clinical practice guidelines for the treatment of acute uncomplicated cystitis and pyelonephritis in women: A 2010 update by the Infectious Diseases Society of America and the European Society for Microbiology and Infectious Diseases. <em>Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America</em>. 2011.</p><p style="text-align: justify;">2. Johnson JR & Russo TA. Acute Pyelonephritis in Adults. <em>The New England journal of medicine. </em>2018</p><p style="text-align: justify;">3. Bruyère F et al & le CIAFU. Pyélonéphrites aiguës. <em>Progres en urologie : journal de l'Association francaise d'urologie et de la Societe francaise d'urologie</em><em>. 2008.</em></p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-than-be-than-sexec |
U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma) | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Prolactin mà một hormon được tiết ra từ tế bào lactotroph ở thùy trước tuyến yên. Hormon này có tác dụng bài tiết sữa. Trong quá trình mang thai, nồng độ hormon này tăng dần và duy trì nồng độ cao trong suốt quá trình cho con bú. Khác với các hormon khác, quá trình điều hòa prolactin chủ yếu là quá trình ức chế tiết. Vùng dưới đồi thông qua các yếu tố ức chế như dopamin để ức chế tiết hormon này.</p>
<p style="text-align: justify;">U tế bào tiết Prolactin là một trong những khối u chế tiết thường gặp nhất ở tuyến yên. Tỷ lệ mắc mỗi năm khoảng 6/100.000 dân, chiếm 40-50% các khối u ở tuyến yên. U tiết Prolactin được chia làm hai loại: u tế bào tiết prolatin kích thích nhỏ và u tế bào tiết prolactin kích thước lớn.</p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u tiết prolatin kích thước nhỏ (microprolactinoma thường có đường kính < 10mm, gặp đa số ở nữ với tỷ lệ nữ/nam là 20/1. Các khối u tiết prolactin kích thước lớn (macroprolactinoma) có kích thước >10mm và tỷ lệ gặp ở nam và nữ là tương đương nhau.</p>
<p style="text-align: justify;">Đa số các u tế bào tiết prolactin là u lành tính, các khối u ác tính cực kì hiếm gặp. Các khối u ác tính có thể di căn đến xương bướm, xoang hang, di căn xa đến xương, hạch bạch huyết, phổi, gan hoặc tủy sống</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Prolactin mà một hormon được tiết ra từ tế bào lactotroph ở thùy trước tuyến yên" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_UtếbàotiếtProlactin111.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Prolactin mà một hormon được tiết ra từ tế bào lactotroph ở thùy trước tuyến yên</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Biểu hiện lâm sàng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biểu hiện tăng áp lực nội sọ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thường xuất hiện khi khối u có kích thước lớn hoặc khối u ác tính di căn với các biểu hiện:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau đầu</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm thị lực</li>
<li style="text-align: justify;">Khiếm khuyết thị trường</li>
<li style="text-align: justify;">Liệt cơ vận nhãn có thể gặp khi khối u lan rộng và xâm lắm vào xoang hang</li>
<li style="text-align: justify;">Chảy dịch mũi: thường gặp khi khối u xâm lấn vào xoang bướm hoặc xoang sàng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Các biểu hiện ở phụ nữ chưa mãn kinh</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Biểu hiện của suy giảm sinh duch thứ phát: vô sinh, thiểu kinh hoặc vô kinh.</li>
<li style="text-align: justify;">Tình trạng chảy sữa không liên quan đến sinh đẻ gặp 30-80% các trường hợp.</li>
<li style="text-align: justify;">Tình trạng nồng độ hormon prolactin tăng cao phối hợp với tình trạng suy sinh dục có thể gây các cơn bốc hỏa và khô âm đạo.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biểu hiện lâm sàng ở phụ nữ đã mãn kinh</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ở các phụ nữ đã mãn kinh biểu hiện chảy sữa thường ít gặp hơn do nồng độ estrogen thấp. Tình trạng tăng prolactin thường được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm hoặc khi khối u đã to, gây nên tình trạng choán chỗ như đau đầu, giảm thị lực, giảm thị trường…</li>
<li style="text-align: justify;">Một số trường hợp có thể gặp tình trạng tăng tiết bã nhờn hoăc rậm lông</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biểu hiện lâm sàng ở nam giới</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ở nam giới thường gặp biểu hiện của suy sinh dục như giảm hamm muốn, liệt dương, vô sinh do nồng độ prolactin cao gây giảm tiết testosteron. Một số biểu hiện khác như giảm khối cơ, rụng tóc, loãng xương…</li>
<li style="text-align: justify;">Tăng prolatin cũng gây các biểu hiện như vú to thậm chí chảy sữa ở nam giới. Tuy nhiên tình trạng chảy sữa thường ít gặp.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Bio-acimin-Tao-bon-sau-sinh-dieu-tri-nhu-the-nao-2.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tình trạng nồng độ hormon prolactin tăng cao phối hợp với tình trạng suy sinh dục có thể gây các cơn bốc hỏa và khô âm đạo</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Prolactin tăng cao, thông thường >250ng/ml .</li>
<li style="text-align: justify;">Các xét nghiệm loại trừ tăng prolactin sinh lý trong giới hạn bình thường: có thai (beta HCG), suy giáp (T3, FT4, TSH), suy thận (ure, creatinin), suy gan (AST, ALT, GGT).</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp MRI tuyến yên và dưới đồi: phát hiện khối u vùng tuyến yên. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khó phân biệt giữa cấu trúc bất thường và bình thường tại tuyến yên.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>U tế bào tiết prolactin và có thai</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các phụ nữ có u tăng tiết prolactin cần tham khảo ý kiến chuyên gia sản khoa và nội tiết khi có mong muốn có thai.</li>
<li style="text-align: justify;">Các khối u tiết prolactin kích thươc nhỏ thường ít thay đổi khi có thai và sinh nở. Trong khi những phụ nữ có u tiết prolactin kích thước lớn cần điều trị bromocriptin một thời gian đủ dài trước khi có thai để đạt được mức độ giảm kích thước khối u.</li>
<li style="text-align: justify;">Trong quá trình mang thai kích thước tuyến yên sẽ gia tăng kích thước. Tuy nhiên nguy cơ to ra của những khối u tiết prolactin kích thước nhỏ là < 5.5%, tuy nhiên tỷ lệ này có thể lên đến 35.7% ở những khối u kích thước lớn. Do đó việc phẫu thuật cắt bỏ một phần khối u qua đường xương bướm trước khi có thai sẽ làm giảm nguy cơ khối u to lên gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Do thuốc</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các thuốc đối kháng thụ thể Dopamin D2 có thể làm tăng nồng độ Dopamin D2, tuy nhiên cơ chế gây nên tình trạng trên vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Cca thuốc thường gặp như các thuốc điều trị loạn thần: Rispedal, Haloperidol…, một số thuốc điều trị tăng huyết áp như methyldopa, verapamil…</li>
<li style="text-align: justify;">Một số nhóm thuốc khác cũng có thể gây tăng nồng đồ prolactin như thuốc chống trầm cảm ba vòng, nhóm opiat hay cocain.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tăng prolactin do thuốc" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_UtếbàotiếtProlactin1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tăng prolactin do thuốc</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Các nguyên nhân sinh lý</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Có thai</li>
<li style="text-align: justify;">Cho con bú</li>
<li style="text-align: justify;">Kích thích vùng đầu vú</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>3. Quá sản tế bào tiết sữa</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thường xảy ra do chèn ép vùng cuống tuyến yên gây tình trạng các tế bào tiết prolactin bị thoát ức chế. Các tế bào tiết prolactin quá sản, gây tăng nồng độ hormon.</li>
<li style="text-align: justify;">Nguyên nhân thường gặp do u vùng dưới đồi (u sọ hầu, ung thư biểu mô tuyến vú di căn), bệnh sarcoidosis, tình trạng gián đoạn vùng dưới đòi- tuyến yên do chấn thương sọ não hoặc u tuyến yên.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>4. Suy giáp</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Một số bệnh nhân suy giáp có biểu hiện tăng prolactin. Cơ chế dẫn đến tình trạng này hiện chưa rõ ràng.</li>
<li style="text-align: justify;">Việc sử dụng thuốc thay thể hormon giáp giúp đưa nồng độ prolactin về bình thường</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>5. Chấn thương lồng ngực và tổn thương tủy sống</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các chấn thương lồng ngực hoặc tổn thương kích thích vùng ngực (zona thần kinh) kích hoạt phản xạ tương tự như kích thích đầu vú và gây tăng nồng độ prolactin</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>6. Suy thận mạn</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Có chế tăng prolactin trong suy thận thường liên quan đến tình trạng giảm độ thanh thải của hormon.</li>
<li style="text-align: justify;">Ngoài ra suy thận còn làm tăng nồng độ một số thuốc có tác động gây tăng prolactin .</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>7. Xơ gan</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ở những bệnh nhân xơ gan thường có tình trạng tăng prolactin 5-10% so với mức cơ sở. Cơ chế của tình trạng này chưa được nghiên cứu rõ. Một số quan điểm cho rằng tình trạng trên có liên quan đến sự sản xuất Dopamin của vùng dưới dồi.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>8. Suy thượng thận</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Một số glucocorticoid có tác dụng ức chế quá trình sản xuất và giải phóng prolactin. Do đó ở những bệnh nhân suy tuyến thượng thận, do nồng độ glucocorticoid giảm, các tế bào tiết prolactin bị thoát ức chế và gây tăng tiết hormon.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>9. Tăng prolactin không rõ nguyên nhân</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Một số bệnh nhân có nồng độ prolactin cao hơn mức bình thường, tuy nhiên không tím thấy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này. Khoảng 35% các trường hợp này hormon sẽ tự trở về mức bình thưởng, 10-15% nồng độ hormon tăng lên và 50% không thay đổi.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U tế bào tiết Prolactin (Prolactinoma)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Việc chỉ định điều trị phụ thuộc vào kích thước khối u, các triệu chứng do chèn ép và tăng áp lực nối sọ cũng như các triệu chứng do tăng prolactin máu.</p>
<h3><strong>1. Điều trị nội khoa</strong></h3>
<p><strong>Bromocriptin</strong></p>
<ul>
<li>Là thuốc tác dụng đối kháng thụ thể D2 Dopaminergic, dẫn xuất của cựa lúa mạch.</li>
<li>Thuốc được dùng theo đường uống, 1-2 lần/ngày với liều 2.5-20mg/ngày</li>
<li>60-100% các trường hợp có thể đưa nồng độ prolactin về bình thường sau điều trị. Tình trạng chảy sữa cũng cải thiện sau 2-3 tuần.</li>
<li>Tác dụng phụ của thuốc: buồn nôn, nôn, hạ huyết áp tư thế</li>
<li>10-20% trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với Bromocriptin.</li>
</ul>
<p><strong>Carbegolin</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_UtếbàotiếtProlactin11.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh cần được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp bởi bác sĩ chuyên khoa</em></p>
<ul>
<li>Là thuốc tác dụng đối kháng thụ thể D2 Dopaminergic, nhưng không phải dẫn xuất của cựa lúa mạch.</li>
<li>Thuốc có thời gian bán hủy dài hơn nên có thể dùng với liều 0.25-1mg x 2 lần/tuần.</li>
<li>Các tác dụng phụ củ Carbegolin thường ít nghiêm trọng hơn so với Bromocriptin.</li>
</ul>
<h3><strong>2. Phẫu thuật</strong></h3>
<ul>
<li>Chỉ định cho các trường hợp khối u tiết prolactin không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc các trường hợp khối u xâm lán nhanh.</li>
<li>Phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần tuyến yên và dự phòng tình trạng khối u lan rộng (được chỉ định đối với các phụ nữ bị u tế bào tiết prolactin kích thước lớn có nhu cầu có thai)</li>
</ul>
<h3><strong>3. Xạ trị</strong></h3>
<ul>
<li>Phương pháp xạ trị thường ít được sử dụng</li>
<li>Chỉ định: u tế bào tiết prolactin kích thước lớn không đáp ứng với điều trị nội khoa và phẫu thuật.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-te-bao-tiet-prolactin-prolactinoma-srpwf |
Hội chứng thận hư | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hội chứng thận hư </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng thận hư xảy ra khi các hệ thống cấu trúc cầu thận và ống thận bị tổn thương khiến thận để lọt quá nhiều protein trong máu vào nước tiểu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng thận hư" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_hoi-chung-than-hu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hội chứng thận hư</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bản thân hội chứng thận hư không phải là một căn bệnh mà là 1 tập hợp các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. Các bệnh gây ra tổn thương của hệ thống cầu thận và ống thận trong cấu trúc vi thể của thận của bệnh nhân gây ra hội chứng này.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Hội chứng thận hư </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số điều kiện gây ra hội chứng thận hư chỉ ảnh hưởng đến thận. Đây được gọi là những nguyên nhân nguyên phát gây ra hội chứng thận hư. Các tổn thương này bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Xơ </strong><strong>cầu thận ổ cục bộ </strong><strong>(FSGS)</strong><strong>:</strong> Đây là tình trạng các cầu thận bị xơ hóa do bệnh tật, khiếm khuyết di truyền hoặc không rõ nguyên nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh thận màng</strong>: Trong bệnh này, các màng đáy trong cầu thận dày lên. Nguyên nhân của sự dày lên không được xác định, nhưng nó có thể xảy ra cùng với bệnh lupus, viêm gan B, sốt rét hoặc ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh </strong><strong>cầu thận </strong><strong>thay đổi tối thiểu</strong><strong>:</strong> Đối với một người mắc bệnh này, mô thận trông bình thường dưới kính hiển vi. Nhưng vì một số lý do không xác định, nó không lọc đúng cách.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Huyết khối tĩnh mạch thận</strong>: Trong chứng rối loạn này, cục máu đông làm tắc tĩnh mạch dẫn máu ra khỏi thận.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_20210216_163935_064697_huyet-khoi-tinh-mach-.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trong chứng rối loạn này, cục máu đông làm tắc tĩnh mạch dẫn máu ra khỏi thận</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân thứ phát của hội chứng thận hư</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh khác gây ra hội chứng thận hư ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Đây được gọi là những nguyên nhân thứ phát của hội chứng thận hư. Những bệnh như vậy có thể bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh tiểu đường</strong>: Trong căn bệnh này, lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể làm hỏng các mạch máu trên khắp cơ thể của bệnh nhân, bao gồm cả các vi mạch trong thận của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Lupus</strong>: là một bệnh tự miễn dịch gây viêm ở khớp, thận và các cơ quan khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh tăng amyloid</strong>: Căn bệnh hiếm gặp này là do sự tích tụ của protein amyloid trong các cơ quan của bệnh nhân. Amyloid có thể tích tụ trong thận của bệnh nhân, có thể dẫn đến tổn thương thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống nhiễm trùng và thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ), cũng có liên quan đến hội chứng thận hư.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Hội chứng thận hư </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi những điều sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao(protein niệu).</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn chuyển hoá cholestesterol và triglycerid máu (tăng lipid máu).</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm nồng độ của một loại protein gọi là albumin trong máu (giảm albumin máu).</p>
<p style="text-align: justify;">- Phù đặc biệt là ở mắt cá chân và bàn chân, phù mặt đặc biệt là vùng mi mắt của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài các triệu chứng trên, người mắc hội chứng thận hư còn có thể gặp phải:</p>
<p>- Nước tiểu có bọt.</p>
<p>- Tăng cân do tích tụ nước trong cơ thể.</p>
<p>- Mệt mỏi.</p>
<p>- Chán ăn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Hội chứng thận hư </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc mất protein từ máu cũng như tổn thương thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Một số ví dụ về các biến chứng có thể xảy ra mà người bị hội chứng thận hư có thể gặp phải bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Huyết khối</strong>: Protein ngăn đông máu có thể bị mất khỏi máu, làm tăng nguy cơ đông máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Cholesterol và </strong><strong>Triglycerid </strong><strong>cao</strong>: Nhiều cholesterol và chất béo trung tính có thể được giải phóng vào máu của bệnh nhân. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch – mạch vành.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Huyết áp cao</strong>: Tổn thương thận có thể làm tăng lượng chất thải trong máu của bệnh nhân. Điều này có thể làm tăng huyết áp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tổn thương thận có thể làm tăng lượng chất thải trong máu của bệnh nhân. Điều này có thể làm tăng huyết áp." src="/ImagePath\images\20210826/20210826_huyet-ap-cao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tổn thương thận có thể làm tăng lượng chất thải trong máu của bệnh nhân. Điều này có thể làm tăng huyết áp</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Suy dinh dưỡng</strong>: Mất protein trong máu có thể dẫn đến giảm cân, có thể bị che lấp bởi phù.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thiếu máu</strong>: Bệnh nhân bị thiếu tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan và mô của cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh thận mạn tính</strong>: Thận của bệnh nhân có thể mất chức năng theo thời gian, cần phải chạy thận hoặc ghép thận .</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Suy thận cấp</strong>: Tổn thương thận có thể khiến thận của bệnh nhân ngừng lọc chất thải, cần phải can thiệp khẩn cấp thông qua lọc máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Nhiễm trùng</strong>: Những người bị hội chứng thận hư có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, chẳng hạn như viêm phổi và viêm màng não một phần do sự phụ thuộc thuốc ức nhế miễn dịch trong phác đồ điều trin bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tuyến giáp kém hoạt động </strong>(<a href="https://www.healthline.com/nutrition/hypothyroidism-symptoms"><strong>suy giáp</strong></a>): Tuyến giáp của bệnh nhân không sản xuất đủ hormone tuyến giáp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh động mạch vành</strong>: Việc thu hẹp các mạch máu làm hạn chế lưu lượng máu đến tim.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng thận hư </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có một số điều có thể khiến bệnh nhân tăng nguy cơ mắc hội chứng thận hư. Chúng có thể bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Một tình trạng</strong><strong> bệnh không triệu chứng</strong><strong> tiềm ẩn có thể dẫn đến tổn thương thận</strong><strong>:</strong> Ví dụ về các tình trạng như vậy bao gồm những bệnh như tiểu đường, lupus hoặc các bệnh thận khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Nhiễm trùng cụ thể</strong><strong>:</strong> Có một số bệnh nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thận hư, bao gồm HIV, viêm gan B và C và sốt rét .</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thuốc men</strong><strong>:</strong> Một số loại thuốc chống nhiễm trùng và NSAID có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thận hư.</p>
<p style="text-align: justify;">Hãy nhớ rằng chỉ vì bệnh nhân có một trong những yếu tố nguy cơ này không có nghĩa là bệnh nhân sẽ phát triển hội chứng thận hư. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải theo dõi sức khỏe định kỳ và đến gặp bác sĩ nếu bệnh nhân đang có các triệu chứng phù hợp với hội chứng thận hư.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Hội chứng thận hư </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống rất quan trọng để kiểm soát hội chứng thận hư. Hạn chế lượng muối ăn để ngăn ngừa phù và kiểm soát huyết áp. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân uống ít nước hơn để giảm sưng.</p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng thận hư có thể làm tăng mức cholesterol và triglycerid của bệnh nhân, vì vậy chế độ ăn hạn chế hai thành phần chất béo nàu là cần thiết. Điều này cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch - mạch vành hoặc các biến chứng tắc mạch ở bệnh nhân hội chứng thận hư.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_b003edd5-41c3-4a36-9fc5-64eb82510706.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Kiểm tra định kỳ</em></p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù tình trạng này khiến bệnh nhân mất protein trong nước tiểu, nhưng bệnh nhân không nên ăn thêm protein. Một chế độ ăn uống có hàm lượng protein cao có thể làm cho hội chứng thận hư tồi tệ hơn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng thận hư </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Để chẩn đoán hội chứng thận hư, trước tiên bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được hỏi về các triệu chứng của mình, bất kỳ loại thuốc nào bệnh nhân đang dùng và liệu bệnh nhân có bất kỳ tình trạng bệnh mạn tính tiềm ẩn nào không.</p>
<p>Bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng. Điều này có thể bao gồm những thứ như đo huyết áp, khám phù và nghe tim của bệnh nhân.</p>
<p>Một số xét nghiệm được sử dụng để giúp chẩn đoán hội chứng thận hư. Chúng bao gồm:</p>
<p><strong>- Xét nghiệm nước tiểu: </strong>Bệnh nhân sẽ được yêu cầu cung cấp một mẫu nước tiểu. Kết quả này có thể được gửi đến phòng xét nghiệm nghiệm để xác định xem bệnh nhân có lượng protein cao trong nước tiểu hay không . Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được yêu cầu lấy nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_20190829_025545_342204_acid-uric-nuoc-tieu.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm nước tiểu</em></p>
<p><strong>- Xét nghiệm máu: </strong>Trong các xét nghiệm này, một mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay của bệnh nhân. Mẫu này có thể được phân tích để kiểm tra các dấu hiệu máu của chức năng tổng thể thận, nồng độ trong máu của albumin và cholesterol và triglyceride.</p>
<p><strong>- Siêu âm:</strong> Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về thận của bệnh nhân. Bác sĩ có thể sử dụng các hình ảnh được tạo ra để đánh giá cấu trúc của thận của bệnh nhân.</p>
<p><strong>- Sinh thiết thận:</strong> Trong quá trình sinh thiết, một mẫu mô thận nhỏ sẽ được thu thập. Điều này có thể được gửi đến phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh để kiểm tra thêm và có thể giúp xác định điều gì có thể gây ra tình trạng của bệnh nhân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng thận hư </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể điều trị tình trạng nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư, cũng như các triệu chứng của hội chứng này. Nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thuốc huyết áp: </strong>Những thuốc huyết áp tác dụng trên hệ RAA có thể giúp giảm huyết áp và hạn chế lượng protein bị mất trong nước tiểu. Những loại thuốc này bao gồm thuốc ức chế men chuyển ( ACE ) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II ( ARB ).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thuốc lợi tiểu: </strong>Thuốc lợi tiểu làm cho thận của bệnh nhân giải phóng thêm nước, làm giảm phù. Những loại thuốc này bao gồm nhóm furosemide (Lasix) và spironolactone (Aldactone).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Statin: </strong>Những loại thuốc này làm giảm mức cholesterol. Một số ví dụ về statin bao gồm atorvastatin calci (Lipitor) và lovastatin (Altoprev, Mevacor).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thuốc chống đông máu:</strong> Những loại thuốc này làm giảm khả năng đông máu của bệnh nhân và có thể được kê đơn nếu bệnh nhân có cục máu đông hình thành do cô đặc máu hoặc giảm albumin, rối loạn yếu tố đông máu do giảm protein nguyên liệu. Ví dụ bao gồm heparin và warfarin (Coumadin, Jantoven).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch:</strong> Những loại thuốc này giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch và có thể hữu ích để điều trị một bệnh tiềm ẩn như lupus. Một ví dụ về thuốc ức chế miễn dịch là corticosteroid .</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ cũng có thể muốn thực hiện các bước để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Để làm được điều này, họ có thể khuyên bệnh nhân nên chủng ngừa phế cầu khuẩn và tiêm phòng cúm hàng năm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Hull R P & Goldsmith D J. Nephrotic syndrome in adults. <em>BMJ (Clinical research ed.). </em>2008.</li><li style="text-align: justify;">Lombel R M, Gipson D S, Hodson E M & Kidney Disease: Improving Global Outcomes. Treatment of steroid-sensitive nephrotic syndrome: new guidelines from KDIGO. <em>Pediatric nephrology. </em>2013.</li><li style="text-align: justify;">Königshausen E & Sellin L. Recent Treatment Advances and New Trials in Adult Nephrotic Syndrome. <em>BioMed research international</em>, <em>2017.</em></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-than-hu-sgrmd |
U lympho Hodgkin | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U lympho Hodgkin</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U lympho Hodgkin (HL; trước đây được gọi là bệnh Hodgkin) là bệnh ác tính huyết học trong đó các tế bào đơn nhân và đa nhân đặc trưng, lớn, loạn sản được bao quanh bởi các hỗn hợp biến đổi của các tế bào trưởng thành, không phải tân sinh, viêm và xơ.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_UlymphoHodgkin.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U lympho Hodgkin là bệnh ác tính huyết học</em></p>
<p style="text-align: justify;">Có hai loại chính của HL: HL cổ điển (cHL) chiếm khoảng 90 phần trăm ung thư hạch Hodgkin, trong khi HL chiếm ưu thế tế bào lympho (NLPHL) chiếm phần còn lại của các trường hợp. Tuy nhiên, sự phân bố các phân nhóm mô học của cHL thay đổi tùy theo địa lý, các yếu tố kinh tế xã hội, chủng tộc / dân tộc và tuổi tác.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Hoa Kỳ, Châu Âu và các khu vực kinh tế phát triển khác, HL chiếm khoảng 10% tổng số u lympho (phần còn lại là u lympho không Hodgkin), 0,6% của tất cả các bệnh ung thư và 0,2% của tất cả các trường hợp tử vong do ung thư . Tỷ lệ mắc bệnh HL ở những nơi như vậy đã ổn định ở mức 2 đến 3 trường hợp trên 100.000 người trong nhiều thập kỷ; ở Hoa Kỳ, con số này tương ứng với khoảng 8500 trường hợp mới mắc bệnh HL hàng năm, nhưng khoảng 1100 trường hợp tử vong hàng năm cho thấy tỷ lệ tử vong đang giảm dần.</p>
<p style="text-align: justify;">Sự phân bố của các phân nhóm cHL khác nhau ở các môi trường khác và các yếu tố góp phần bao gồm các yếu tố kinh tế xã hội, độ tuổi tiếp xúc với vi rút Epstein-Barr (EBV) và tỷ lệ hiện nhiễm HIV / AIDS.</p>
<p style="text-align: justify;">HL có phân bố theo tuổi theo hai phương thức, với đỉnh cao ở cuối tuổi vị thành niên / thanh niên và cao điểm thứ hai ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, sự phân bố tuổi của bệnh nhân khác nhau dựa trên phân loại mô học:</p>
<p style="text-align: justify;">- HL chiếm ưu thế tế bào lympho (NLPHL) có tỷ lệ mắc cao nhất trong thập kỷ thứ tư và thứ năm của cuộc đời, nhưng cũng gặp ở trẻ em. NLPHL phổ biến ở nam hơn nữ. </p>
<p style="text-align: justify;">- U lympho Hodgkin cổ điển (cHL): Sự phân bố tuổi và giới tính thay đổi theo phân nhóm cHL. NSCHL có tần suất cao nhất trong độ tuổi từ 15 đến 35, trong khi MCCHL có phân bố theo hai phương thức với đỉnh ở người trẻ và đỉnh thứ hai ở người lớn tuổi. Đối với NSCHL, tỷ lệ mắc bệnh là tương đương giữa nam và nữ, nhưng nam giới chiếm ưu thế so với các phân nhóm khác của cHL</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc HL thay đổi tùy theo chủng tộc. Ví dụ, tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau ở người Mỹ da trắng và da đen ở Hoa Kỳ (3,1 trường hợp trên 100.000 nam giới), nhưng tỷ lệ này thấp hơn ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha (2,6), người Châu Á / Đảo Thái Bình Dương, người Mỹ da đỏ và người bản địa Alaska. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U lympho Hodgkin</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngày nay, nguyên nhân gây bệnh u lympho Hodgkin vẫn chưa được làm rõ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ulymphoHodgkin4.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây bệnh u lympho Hodgkin vẫn chưa được làm rõ</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh sinh của cHL - Các cơ chế góp phần vào quá trình sinh bệnh của cHL bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Các đột biến làm biến đổi tế bào lympho B khi chúng đang trong quá trình trưởng thành. </p>
<p style="text-align: justify;">- Tín hiệu tự tiết và nội tiết không bình thường bởi các tế bào HRS (ví dụ, NF-kB, JAK-STAT) thu hút các tế bào viêm, do đó hỗ trợ sự tăng sinh và tồn tại của các tế bào HRS.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự khuếch đại gen liên quan đến nhiễm sắc thể 9p24.1 dẫn đến việc bãi bỏ quy định của ít nhất bốn gen ( JAK2, JMJD2C, PDL1 và PDL2 ) quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của HL. </p>
<p style="text-align: justify;">- Tránh tế bào miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Virus Epstein-Barr (EBV) hiện diện trong một tập hợp con các tế bào cHL và nó góp phần vào quá trình sinh bệnh bằng cách tăng cường sự phát triển và / hoặc ức chế quá trình apoptosis. </p>
<p style="text-align: justify;">U lympho Hodgkin chiếm ưu thế tế bào lympho (NLPHL) : một phần giống với cHL các đặc điểm của tín hiệu không bình thường (ví dụ: NF-kB), kiểu hình kháng dị ứng và mất một phần kiểu hình tế bào B. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh của NLPHL ít được xác định rõ ràng, đặc biệt là về cơ chế né tránh miễn dịch, bởi vì các tế bào LP không biểu hiện các phối tử PD-1.</p>
<p style="text-align: justify;">Các tế bào chiếm ưu thế lympho bào ác tính (LP) của NLPHL có nguồn gốc từ các tế bào trung tâm B (GCB) mầm. Tế bào LP thường được tìm thấy trong các nang tế bào B mở rộng có nhiều tế bào đuôi gai và một quần thể tế bào T CD3 +, CD4 +, CD57 + đặc biệt. Tế bào LP dường như phụ thuộc vào tín hiệu của thụ thể immunoglobulin (Ig) để tăng trưởng và tồn tại.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Một số yếu tố nguy cơ:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ mắc và phân bố các phân nhóm mô học HL bị ảnh hưởng bởi địa lý, các yếu tố kinh tế xã hội, nhiễm HIV và tiền sử gia đình. Mặc dù vi-rút Epstein-Barr (EBV) có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của HL, vi-rút này chỉ được phát hiện trong một nhóm nhỏ các trường hợp và nguy cơ tuyệt đối đối với HL sau khi nhiễm EBV là rất nhỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Việc phát hiện EBV trong tế bào Hodgkin / Reed-Sternberg (HRS) thay đổi theo phân nhóm mô học, vị trí địa lý và khả năng miễn dịch của bệnh nhân. EBV thường được kết hợp với các loại phụ MCCHL và LDCHL, phổ biến hơn ở những cơ sở hạn chế về nguồn lực và gần như luôn được phát hiện ở HL của bệnh nhân nhiễm HIV. </p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ một số rất nhỏ bệnh nhân bị nhiễm EBV sẽ phát triển HL. Khoảng 90 đến 95 phần trăm người lớn trên toàn thế giới có huyết thanh dương tính với EBV, nhưng tuổi nhiễm bệnh thay đổi theo điều kiện kinh tế xã hội. EBV là nguyên nhân gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (IM), và một nghiên cứu ước tính rằng nguy cơ tuyệt đối phát triển HL sau IM là khoảng 1 trên 1000. Trong nghiên cứu bệnh chứng này, có sự gia tăng nguy cơ tương đối (RR) phát triển EBV dương tính sau IM (RR 4,0; KTC 95% 3,4-4,5), nhưng không tăng nguy cơ HL âm tính với EBV. Có thể có nguy cơ phát triển cHL dương tính với EBV cao hơn ở những bệnh nhân có một số đặc điểm di truyền nhất định.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bệnh nhiễm trùng khác: Có tranh cãi về vai trò có thể có đối với herpesvirus 6 ở người (HHV6) trong cơ chế bệnh sinh của HL, nhưng hiện chưa có bằng chứng thuyết phục rằng các loại nhiễm trùng khác có vai trò nhân quả đối với HL. HHV6 được phát hiện trong tế bào HRS của khoảng một nửa số mẫu NSCHL trong một nghiên cứu, dựa trên kỹ thuật phát hiện miễn dịch và phân tử trên các tế bào bị tổn thương siêu nhỏ; HHV6 thường được tìm thấy ở những bệnh nhân trẻ hơn mắc bệnh EBV âm tính. Các nghiên cứu khác cũng đã báo cáo mối liên quan với HHV6 dựa trên huyết thanh học và các kỹ thuật khác, nhưng sự đóng góp của nó vào cơ chế bệnh sinh của HL là không rõ ràng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không có bằng chứng cho thấy cytomegalovirus, virus herpesvirus 7 và 8 ở người, virus polyoma JC, adenovirus loại 5 và 12, và retrovirus 5 ở người có trong HRS. Một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, bao gồm thủy đậu, sởi, quai bị, rubella và ho gà, có liên quan tiêu cực đến nguy cơ mắc bệnh HL. Một nghiên cứu bệnh chứng dựa trên dân số lớn từ Thụy Điển đã báo cáo mối liên quan giữa HL và một số bệnh nhiễm trùng nhất định (ví dụ: viêm xoang, lao, viêm não, herpes zoster), nhưng điều này có thể phản ánh tình trạng suy giảm miễn dịch cơ bản liên quan đến HL chứ không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Địa lý và tình trạng kinh tế xã hội: Sự phân bố của các kiểu phụ HL thay đổi theo địa lý và các yếu tố kinh tế xã hội nhất định.<br>
Sự phân bố của các loại phụ mô học và độ tuổi dường như song song với mức độ phát triển công nghiệp ở các khu vực địa lý khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các yếu tố môi trường khác: Mặc dù các yếu tố môi trường khác có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh HL, nhưng không có mối quan hệ nhân quả nào được chứng minh và một số yếu tố này có thể liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn, trọng lượng cơ thể: Tăng nguy cơ HL liên quan đến béo phì, dựa trên các nghiên cứu dựa trên dân số và phân tích tổng hợp. Ăn nhiều thịt hoặc đồ ngọt có liên quan đến việc tăng nguy cơ cHL. Mối liên quan tích cực giữa không hoạt động thể chất và nguy cơ mắc bệnh HL đã được báo cáo ở 87 bệnh nhân có HL so với nhóm chứng không bị ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- Aspirin: Tác dụng bảo vệ của aspirin đối với sự phát triển HL đã được báo cáo, nhưng kết quả khác nhau giữa các nghiên cứu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cân nặng lúc sinh / cho con bú: Cân nặng lúc sinh cao (sau khi điều chỉnh thứ tự sinh, tuổi mẹ lúc sinh và tuổi mẹ) có liên quan đến tăng nguy cơ HL ở trẻ em (OR 1,23; KTC 95% 1,02-1,48) [ 55 ]. Tác dụng bảo vệ của việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, nhưng không biết liệu điều này có liên quan đến các kháng thể mẹ truyền hay không.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá: Một phân tích tổng hợp phân tích 50 nghiên cứu với gần 5000 trường hợp HL báo cáo rằng tiền sử từng hút thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh HL (ước tính tác động gộp = 1,15, KTC 95% 1,02-1,30); Các mối liên hệ khá lớn đã được quan sát thấy liên quan đến cả hai kiểu phụ NSCHL và MCCHL. Một số nghiên cứu riêng lẻ sử dụng các phương pháp khác nhau đã báo cáo mối liên quan giữa hút thuốc và tỷ lệ mắc bệnh HL.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ức chế miễn dịch: Tỷ lệ mắc bệnh HL tăng lên ở bệnh nhân nhiễm HIV và ở các cơ sở khác có liên quan đến suy giảm miễn dịch. HL trong những quần thể này hầu như dương tính với EBV. Mặc dù có sự gia tăng tỷ lệ HL ở những người bị nhiễm AIDS, nhưng HL không được coi là một bệnh ác tính xác định AIDS. Nguy cơ tương đối của HL đã được báo cáo là tăng từ 5 đến 25 lần ở những bệnh nhân nhiễm HIV. Nguy cơ đối với HL cũng tăng lên ở những bệnh nhân sau khi ghép tạng rắn, ghép tế bào tạo máu và điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ, đối với các bệnh tự miễn).</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn tự miễn dịch: Bệnh nhân có tiền sử rối loạn tự miễn dịch có nguy cơ phát triển HL cao hơn, nhưng không rõ liệu điều này có liên quan trực tiếp đến những tình trạng này hay nó tăng lên do các tác nhân ức chế miễn dịch được sử dụng để điều trị họ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguy cơ gia đình: Có khuynh hướng gia đình đối với HL, nhưng không rõ mức độ ảnh hưởng của tác động này là di truyền so với môi trường. Nguy cơ gia tăng ở những người thân ruột thịt của bệnh nhân HL cao hơn khoảng ba đến năm lần so với tỷ lệ dự kiến nói chung, nhưng nguy cơ có thể thay đổi theo kiểu phụ. Trong một nghiên cứu dựa trên sổ đăng ký, SIR cho cHL là 5,3 (95% CI, 3,0 đến 8,8) và SIR cho NLPHL là 19 (95% CI, 8,8 đến 36) ở thân nhân cấp độ một của bệnh nhân HL. Nguy cơ đối với HL ở anh chị em cao hơn ở cha mẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đặc điểm di truyền: Mối liên quan nhất quán giữa di truyền với nguy cơ HL là sự biến đổi ở phức hợp tương hợp mô chính (MHC) / locus kháng nguyên bạch cầu người (HLA). Tuy nhiên, nguy cơ tăng đối với HL rất có thể là do đồng di truyền của nhiều alen nguy cơ, chứ không phải là một yếu tố quyết định di truyền duy nhất.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây U lympho Hodgkin" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_lympho.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây U lympho Hodgkin</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi ở các locus MHC / HLA cụ thể có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển HL. Có một mối liên quan nhất quán với HLA-A1, và ở mức độ thấp hơn, HLA-B5, HLA-B8 và HLA-B18. Các nghiên cứu liên kết toàn bộ gen (GWAS) đã xác định các biến thể MHC cụ thể có liên quan độc lập với cả cHL âm tính và EBV dương tính với EBV, trong khi một số biến thể MHC nhất định được liên kết độc lập với chỉ cHL dương tính EBV và các biến thể khác chỉ liên quan đến EBV- cHL âm tính. Chưa có sự xác định nhất quán về các locus di truyền khác như là các yếu tố nguy cơ của HL.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U lympho Hodgkin</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">cHL nói chung tiến triển chậm, nhưng nhịp độ của bệnh có thể thay đổi. Nổi hạch, triệu chứng toàn thân, mệt mỏi và / hoặc ngứa thường được ghi nhận là bắt đầu từ vài tuần đến vài tháng trước khi bệnh nhân được đánh giá về cHL. Các khối trung thất có thể khá lớn trước khi gây khó chịu ở ngực hoặc các triệu chứng hô hấp, phù hợp với tốc độ phát triển chậm.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ulymphoHodgkin3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các khối trung thất có thể khá lớn trước khi gây khó chịu ở ngực hoặc các triệu chứng hô hấp, phù hợp với tốc độ phát triển chậm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện điển hình - Hầu hết bệnh nhân cHL có biểu hiện nổi hạch không triệu chứng hoặc một khối trên X-quang ngực. Các triệu chứng toàn thân (triệu chứng "B", tức là sốt, đổ mồ hôi ban đêm hoặc sụt cân ngoài ý muốn) có trong khoảng 40 phần trăm các trường hợp.<br>
Trong một số ít trường hợp, biểu hiện lâm sàng của cHL tương đối không đặc hiệu hoặc không điển hình.</p>
<p style="text-align: justify;">Hạch - Hạch có thể được phát hiện ở hơn 2/3 số bệnh nhân mắc cHL lúc chẩn đoán và các hạch bạch huyết liên quan thường không to và có độ đặc chắc, cao su. Cổ là vị trí liên quan phổ biến nhất, vì 60 đến 80 phần trăm bệnh nhân có hạch vùng cổ và / hoặc hạch thượng đòn. Các hạch nách được tìm thấy ở khoảng 30 phần trăm và các hạch ở bẹn ở 10 phần trăm bệnh nhân. Mặc dù chúng không thể phát hiện được khi khám sức khỏe, các hạch trung thất có liên quan đến 50 đến 60% và các hạch sau phúc mạc ở 30% bệnh nhân. </p>
<p style="text-align: justify;">Đa số tiến triển từ một hạch bạch huyết đơn lẻ đến các hạch bạch huyết lân cận thông qua các kênh bạch huyết trước khi liên quan đến các vị trí và cơ quan xa hơn hoặc không liền kề. Có khả năng cHL có thể lây lan qua ống ngực, có thể theo cả hai hướng, mà không có sự mở rộng trên lâm sàng của các hạch trung thất. </p>
<p style="text-align: justify;">Khối trung thất - Phát hiện khối trung thất trên phim chụp X quang ngực thường quy là một biểu hiện phổ biến khác của cHL; khối này có thể không có triệu chứng hoặc kết hợp với ho, khó thở hoặc đau ngực. Tràn dịch màng tim hoặc màng phổi là không phổ biến, ngoại trừ ở những bệnh nhân có hạch trung thất lớn và biểu hiện của hội chứng tĩnh mạch chủ trên là rất hiếm.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng toàn thân ( B)- Các triệu chứng B đề cập cụ thể đến sốt, đổ mồ hôi ban đêm hoặc giảm cân liên quan đến ung thư hạch. Các triệu chứng B thường đi kèm với nổi hạch, nhưng bệnh nhân đôi khi chỉ có các triệu chứng B. Sự hiện diện của các triệu chứng B thay đổi theo giai đoạn bệnh; Các triệu chứng B xuất hiện ở <20 phần trăm bệnh nhân cHL giai đoạn I / II và lên đến một nửa số bệnh nhân mắc bệnh tiến triển.<br>
Các triệu chứng toàn thân được định nghĩa chính thức như sau:<br>
- Sốt - Nhiệt độ liên tục> 38 ° C (> 100,4 ° F)<br>
- Đổ mồ hôi - Sự xuất hiện của đổ mồ hôi ban đêm<br>
- Giảm cân - Giảm> 10% trọng lượng cơ thể không giải thích được trong sáu tháng qua</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng khác (ví dụ, mệt mỏi, ngứa, đau liên quan đến rượu) không được coi là các triệu chứng B.</p>
<p style="text-align: justify;">Sốt kèm theo cHL thường dễ nhận thấy hơn vào buổi tối và trở nên trầm trọng hơn và liên tục theo thời gian. Sốt Pel-Ebstein đề cập đến một biểu hiện không phổ biến nhưng đặc trưng, trong đó sốt tăng theo chu kỳ và sau đó giảm trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần</p>
<p style="text-align: justify;">Ngứa - Ngứa xảy ra ở khoảng 10 đến 15 phần trăm bệnh nhân khi đến khám và có thể có trước chẩn đoán cHL vài tháng, thậm chí một năm hoặc lâu hơn. Ngứa thường toàn thân và đôi khi đủ nghiêm trọng để gây ra tình trạng gãi dữ dội và nổi da gà. Ngứa không được coi là một triệu chứng B.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện ít phổ biến hơn - Các biểu hiện không điển hình có thể gặp ở bất kỳ bệnh nhân nào, nhưng phổ biến hơn ở những người bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch khác </p>
<p style="text-align: justify;">- Hiếm khi bệnh nhân cHL phàn nàn về cơn đau dữ dội sau khi uống rượu. Cơn đau thường bắt đầu trong vòng vài phút sau khi uống một lượng nhỏ rượu.<br>
- Bệnh gan với biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, chán ăn, các phát hiện không đặc hiệu khác.<br>
- Nổi hạch sau phúc mạc có thể gây khó chịu hoặc đau ở mạn sườn..<br>
- Tổn thương da - Tổn thương da được mô tả có liên quan đến cHL bao gồm bệnh đốm da, bệnh acrokeratosis (hội chứng Bazex), mày đay, hồng ban đa dạng, ban đỏ nốt sần, tổn thương hoại tử, tăng sắc tố và thâm nhiễm da<br>
- Sự tham gia trực tiếp của hệ thần kinh trung ương (CNS) bởi cHL là rất hiếm (ví dụ: ≤0,5 phần trăm khi xuất hiện), bao gồm thoái hóa tiểu não, múa giật, suy nhược thần kinh, viêm não chi, bệnh thần kinh cảm giác bán cấp, bệnh thần kinh vận động dưới bán cấp và hội chứng cứng người đã được mô tả liên quan đến cHL.<br>
- Hội chứng thận hư có thể xảy ra như một hội chứng paraneoplastic ở bệnh nhân cHL giai đoạn đầu. Hình thái bệnh lý thông thường là bệnh thay đổi tối thiểu, nhưng bệnh xơ cứng cầu thận phân đoạn khu trú, cũng có thể xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">NLPHL thường biểu hiện dưới dạng bệnh lý hạch ngoại vi mãn tính, không triệu chứng có thể phát hiện được bằng khám sức khỏe. Các triệu chứng liên quan đến trung thất, lách, gan và tủy xương và các triệu chứng toàn thân (B) là không phổ biến. Hầu hết bệnh nhân biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu (tức là giai đoạn I hoặc II).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U lympho Hodgkin</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Những người sống sót sau HL có nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến điều trị có thể xuất hiện nhiều năm sau khi điều trị (ví dụ, khối u ác tính thứ hai, bệnh tim, suy giáp do bức xạ). </p>
<p>Biến chứng bệnh: di căn, tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U lympho Hodgkin</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Sự phân bố của các kiểu phụ HL thay đổi theo địa lý và trình độ phát triển kinh tế. Trong các cơ sở kinh tế phát triển, NSCHL là loại phụ chiếm ưu thế, tiếp theo là MCCHL, trong khi LRCHL và LDCHL không phổ biến.</p>
<p style="text-align: justify;">- HL thường có phân bố theo tuổi theo hai phương thức với đỉnh cao là khoảng 20 tuổi và 65 tuổi, nhưng tỷ lệ mắc và phân bố tuổi điển hình của các loại HL thay đổi theo kiểu phụ mô học và địa lý.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tỷ lệ mắc và phân bố tuổi điển hình của các loại HL thay đổi theo kiểu phụ mô học và địa lý." src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ulymphoHodgkin6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tỷ lệ mắc và phân bố tuổi điển hình của các loại HL thay đổi theo kiểu phụ mô học và địa lý</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Virus Epstein-Barr (EBV) có liên quan đến sự phát triển của HL, nhưng EBV chỉ được tìm thấy trong một nhóm nhỏ các trường hợp HL; sự tham gia của EBV thay đổi theo độ tuổi, địa lý, dân tộc và loại phụ mô học. Nhiễm EBV phổ biến hơn ở những cơ sở nghèo nàn về nguồn lực và hầu như có liên quan đến HL ở những người suy giảm miễn dịch (ví dụ, HIV / AIDS).</p>
<p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ khác có liên quan đến HL bao gồm tình trạng kinh tế xã hội, ức chế miễn dịch và nguy cơ gia đình / di truyền.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U lympho Hodgkin</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Hiện nay bệnh U lympho Hodgkin chưa có phòng bệnh đặc hiệu.</p>
<p>- Phát hiện và điều trị trường hợp nhiễm bệnh HIV, EBV.</p>
<p>- Quan hệ tình dục an toàn, không hút thuốc lá.</p>
<p>- Nuôi con bằng sữa mẹ, quản lý thai nghén tốt.</p>
<p>- Một lối sống lành mạnh (hạn chế dầu mỡ, thịt đỏ, đồ ngọt, không hút thuốc lá…) góp phần phòng tránh bệnh tật cũng khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Duy trì một lối sống lành mạnh góp phần phòng tránh bệnh tật cũng khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh." src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ulymphoHodgkin11.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Duy trì một lối sống lành mạnh góp phần phòng tránh bệnh tật cũng khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U lympho Hodgkin</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Để chẩn đoán bệnh cần hỏi bệnh và thăm khám tỉ mỉ:</strong></p>
<p>- Bệnh sử nên đánh giá sự hiện diện, thời gian và mức độ của bệnh lý nổi hạch; ho hoặc các triệu chứng hô hấp khác; và sốt không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi, sụt cân, ngứa và đau do rượu. Điều quan trọng là phải ghi lại tiền sử cá nhân về bệnh ác tính trước đây (bao gồm cả các u lympho khác); điều trị trước bằng hóa trị hoặc xạ trị; nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc tình trạng ức chế miễn dịch khác; hoặc tiền sử gia đình về tăng sinh bạch huyết, tăng sinh tủy hoặc các khối u ác tính khác.</p>
<p>- Thăm khám cần đánh giá tất cả các vùng lympho có thể tiếp cận được, bao gồm kích thước, số lượng và các vùng mở rộng hạch bạch huyết, và sự hiện diện của lách to hoặc gan to. Nên khám vòng Waldeyer (amidan, đáy lưỡi, vòm họng), đặc biệt ở những bệnh nhân có hạch ở cổ.</p>
<p><strong>Xét nghiệm cần làm:</strong></p>
<p>- Công thức máu toàn bộ (CBC) với số lượng khác biệt và tốc độ lắng hồng cầu (ESR).</p>
<p>- Hóa chất trong huyết thanh, bao gồm điện giải, xét nghiệm chức năng gan và thận, và albumin.</p>
<p>- Xét nghiệm HIV, viêm gan B, viêm gan C, EBV.</p>
<p><strong>Chẩn đoán hình ảnh: </strong></p>
<p>- Đánh giá chức năng tim và phổi.</p>
<p>- Chụp cắt lớp phát xạ Positron / chụp cắt lớp vi tính (PET / CT).</p>
<p>- Trong một số trường hợp được chọn, CT chẩn đoán, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X quang phổi và / hoặc các thủ thuật khác có thể được sử dụng trong HL phân giai đoạn. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT chẩn đoán giai đoạn tiến triển bệnh" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_Chup-CT-128-day.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp CT chẩn đoán giai đoạn tiến triển bệnh</em></p>
<p><strong>Sinh thiết mô</strong></p>
<p>Được yêu cầu để chẩn đoán cHL và xác định loại mô bệnh học. Nói chung, sinh thiết ngoại vi hạch bạch huyết ngoại vi được ưu tiên hơn, nhưng sinh thiết kim nhiều lõi có thể phù hợp. Tuy nhiên, chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) thường không cung cấp đủ mô cho tất cả các phân tích cần thiết và không cho phép phân loại mô học dứt điểm.</p>
<p><strong>Bệnh lý hạch</strong></p>
<p>- Đối với bệnh nhân không có bệnh lý hạch ngoại vi cần tiếp cận qua siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) có thể xác định vị trí đáng ngờ và / hoặc hướng dẫn sinh thiết mô. </p>
<p><strong>Khối trung thất</strong></p>
<p>- Đối với những bệnh nhân có khối trung thất, nhưng không có hạch khác có thể tiếp cận được qua CT ngực và / hoặc PET có thể xác định vị trí để sinh thiết. </p>
<p>Sinh thiết có thể tiếp cận qua da có hướng dẫn CT, sinh thiết nội phế quản hoặc thủ thuật phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật cắt trung thất trước (thủ thuật Chamberlain), nội soi trung thất hoặc nội soi lồng ngực / sinh thiết có video hỗ trợ (VATS).</p>
<p>Nói chung, chẩn đoán cHL nên được nghi ngờ ở một bệnh nhân nổi hạch hoặc một khối trên phim X quang phổi, có hoặc không có các triệu chứng B (tức là sốt, đổ mồ hôi, sụt cân) hoặc các triệu chứng khác. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của cHL có thể thay đổi và có thể xuất hiện với các triệu chứng không đặc hiệu, chẳng hạn như mệt mỏi, ngứa hoặc các phát hiện lâm sàng khác,như đã mô tả ở trên.</p>
<p><strong>Chẩn đoán cHL yêu cầu những phát hiện hiển vi sau đây cộng với kiểu miễn dịch xác định của tế bào Hodgkin / Reed-Sternberg (HRS):</strong></p>
<p>- Hạch bạch huyết: Tế bào HRS chẩn đoán trong tình trạng thâm nhiễm viêm đa hình của tế bào lympho nhỏ, bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính, mô bào, tế bào plasma và nguyên bào sợi, có hoặc không lắng đọng collagen và xơ hóa. Các tế bào HRS có thể là tế bào Reed-Sternberg (RS) nguyên mẫu hoặc các biến thể Hodgkin</p>
<p>- Chẩn đoán sự liên quan của cHL ở vị trí thứ phát (ví dụ: tủy xương, gan) yêu cầu sự hiện diện của các tế bào đơn nhân CD30 + trong một nền viêm thích hợp.</p>
<p>- Immunophenotype: HRS tế bào của CHL hiện CD30, nhưng không CD45 hoặc CD3. Hầu hết các trường hợp cHL biểu hiện CD15, nhưng sự vắng mặt của CD15 không loại trừ chẩn đoán HL. Tuy nhiên, sự vắng mặt của cả CD15 và CD30 chỉ ra các chẩn đoán khác.</p>
<p><strong>Các đặc điểm sau đây là các thành phần của chẩn đoán NLPHL:</strong></p>
<p>- Mô học: Sự hiện diện của các tế bào chiếm ưu thế tế bào lympho (LP) tân sinh trong nền của mô hình phát triển nốt sần hoàn toàn hoặc một phần.</p>
<p>- Kiểu miễn dịch: Tế bào LP thường là CD20 +, BLC6 +, CD15- và CD30-. Một bộ đánh dấu mở rộng, bao gồm kháng nguyên màng biểu mô (EMA) và các dấu hiệu tế bào B khác, chẳng hạn như CD79a và các yếu tố phiên mã BOB-1 và OCT-2, có thể hữu ích trong những trường hợp không rõ ràng.</p>
<p>- Mô tế bào: Tế bào nền chủ yếu bao gồm các tế bào lympho B nhỏ; Tế bào T CD3 +, CD4 +, CD57 +; và các tế bào đuôi gai dạng nang CD21 +, CD23 +.</p>
<p>Phân loại HL dựa trên phân loại Lugano, được bắt nguồn từ hệ thống phân giai đoạn Ann Arbor với các sửa đổi Cotswolds:</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Lugano.png"></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U lympho Hodgkin</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Việc điều trị bệnh nhân ung thư hạch Hodgkin (HL, trước đây gọi là bệnh Hodgkin) chủ yếu được hướng dẫn bởi giai đoạn lâm sàng của bệnh như được xác định bởi phân loại Lugano.</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ulymphoHodgkin2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương pháp điều trị được căn cứ vào tình trạng và giai đoạn của bệnh</em></p>
<p>Trong khi phần lớn bệnh nhân sẽ được chữa khỏi ung thư hạch, các độc tính liên quan đến điều trị đã trở thành một nguyên nhân cạnh tranh dẫn đến tử vong muộn. Do đó, việc lựa chọn liệu pháp phải cân bằng giữa mong muốn duy trì tỷ lệ khỏi bệnh cao và nhu cầu giảm thiểu các biến chứng lâu dài.</p>
<p><strong>U lympho Hodgkin cổ điển</strong></p>
<p>Bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu (giai đoạn I đến II) thường được điều trị kết hợp giữa hóa trị và xạ trị. Lượng hóa trị và liều xạ trị khác nhau đối với những bệnh nhân có tiên lượng bệnh thuận lợi và không thuận lợi. Hóa trị một mình là một phương pháp thay thế có thể chấp nhận được cho những bệnh nhân có đặc điểm bệnh thuận lợi có nguy cơ biến chứng cao hơn do xạ trị.</p>
<p>- Hóa trị phối hợp là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân HL giai đoạn nặng (giai đoạn III đến IV). Xạ trị có thể được sử dụng cho một số bệnh nhân được chọn để củng cố. </p>
<p>Bệnh nhân mắc bệnh kháng thuốc nguyên phát có thể đạt được các đáp ứng và thuyên giảm lâu dài với hóa trị liệu bậc hai kết hợp các loại thuốc không được sử dụng trong điều trị ban đầu, sau đó là hóa trị liều cao và cứu tế bào tạo máu tự thân. Bệnh nhân bị tái phát lần thứ hai hoặc bệnh tiến triển, kháng thuốc cũng là những ứng cử viên cho hóa trị liều cao và cấy ghép tế bào tạo máu tự thân. </p>
<p><strong>U lympho Hodgkin chiếm ưu thế tế bào dạng nốt (NLPHL)</strong></p>
<p>NLPHL giai đoạn đầu với hạch nhỏ < 10 cm, không có ảnh hưởng cơ quan khác )- xạ trị tại chỗ liên quan (ISRT) hoặc giám sát tích cực (AS) ở những cá nhân được chọn thay vì hóa trị liệu hoặc liệu pháp phương thức kết hợp (CMT; tức là liệu pháp hóa trị cộng thêm xạ trị). </p>
<p>NLPHL giai đoạn đầu với hạch lớn, ảnh hưởng chức năng cơ quan- hóa trị đơn thuần hoặc ISRT đơn thuần (đối với những bệnh nhân có phân bố bệnh phù hợp) hơn là CMT. </p>
<p>NLPHL giai đoạn sau: điều trị nên được hướng dẫn theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng: </p>
<p>- Đối với những bệnh nhân có triệu chứng: liệu pháp hóa trị thay vì ISRT hoặc CMT.</p>
<p>- Không có triệu chứng hoặc ít có triệu chứng: liệu pháp hóa trị, rituximab đơn chất hoặc AS là những lựa chọn có thể chấp nhận được; lựa chọn phương pháp tiếp cận nên được cá nhân hóa để phản ánh sở thích và mối quan tâm của bệnh nhân. </p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Hodgkin lymphoma: Epidemiology and risk factors - UpToDate</li><li>Clinical presentation and diagnosis of classic Hodgkin lymphoma in adults - UpToDate</li><li>Nodular lymphocyte-predominant Hodgkin lymphoma: Clinical manifestations, diagnosis, and staging - UpToDate</li><li>Overview of the treatment of classic Hodgkin lymphoma in adults - UpToDate</li><li>Treatment of nodular lymphocyte-predominant Hodgkin lymphoma - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-lympho-hodgkin-sewkq |
Ho gà | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Ho gà là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất dễ lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra</strong>. Trong giai đoạn phổ biến trước đây, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em <10 tuổi và thường biểu hiện như một bệnh ho kéo dài với một hoặc nhiều triệu chứng cổ điển: thở rít, ho kịch phát và nôn sau ho.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ho gà là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất dễ lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_benh-ho-ga-.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ho gà là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất dễ lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra</em></p>
<p style="text-align: justify;">Kể từ khi vắc xin bệnh ho gà ra đời vào cuối những năm 1940, dịch tễ học của bệnh đã thay đổi. Ở Hoa Kỳ trong những năm 1990, hơn một nửa số trường hợp bệnh xảy ra là ở thanh thiếu niên và người lớn. Thanh thiếu niên và người lớn bị nhiễm bệnh đóng vai trò là ổ chứa nhiễm trùng, có thể lây mầm bệnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và gây nên bệnh cảnh nghiêm trọng. Ở thanh thiếu niên và người lớn, các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ho gà thường không đặc hiệu. Tuy nhiên, người lớn > 65 tuổi mắc bệnh ho gà có nhiều khả năng phải nhập viện hơn những người lớn khác (14,8% số người mắc bệnh) hoặc tử vong do ho gà (chiếm 4,8% tổng số ca tử vong liên quan đến ho gà).</p>
<p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, khi chưa thực hiện chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), <strong>bệnh ho gà thường xảy ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương</strong>, nhất là những nơi có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp. Các trường hợp mắc bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do tỷ lệ cao bị các biến chứng của bệnh. </p>
<p style="text-align: justify;">Từ năm 1986, chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên cả nước, sau nhiều năm thực hiện tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh ho gà đã giảm một cách rõ rệt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh ho gà do vi khuẩn Bordetella. pertussis gây nên</strong>, đây là cầu trực khuẩn gram âm, chỉ được tìm thấy và gây bệnh ở người, không gây bệnh trên những loài động vật khác. Vi khuẩn có sức đề kháng yếu khi ở ngoài môi trường, chỉ sống được vài giờ trong dịch tiết đường hô hấp và cần môi trường nuôi cấy đặc biệt. Có tới 8 loài Bordetella đã được các nhà khoa học định danh, trong đó có 3 loài (B. parapertussis , B. bronchiseptica , và B. holmesii ) có thể gây bệnh đường hô hấp ở người. B. parapertussis có thể gây ra các bệnh khác nhau, bao gồm các bệnh đường hô hấp trên không đặc hiệu cho tới đến bệnh ho gà cổ điển. B. bronchiseptica gây nhiễm trùng đường hô hấp ở nhiều loài động vật có vú, nhiễm trùng ở người thường xảy ra ở vật chủ bị suy giảm miễn dịch và có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Đối với B. holmesii, đây cũng có thể là tác nhân gây nhiễm trùng huyết.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Vi-khuan-ho-ga.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời gian ủ bệnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh sau khi phơi nhiễm thường từ 7 đến 10 ngày nhưng có thể là ba tuần hoặc lâu hơn. Nhiều trường hợp nhiễm B. pertussis dường như không có triệu chứng. Ở thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh hoặc người lớn có tiền sử nhiễm trùng trước đó hoặc đã từng tiêm vắc-xin ho gà, các triệu chứng có thể không điển hình.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn khởi phát</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Kéo dài từ một đến hai tuần, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu bao gồm đau mỏi toàn thân, đau bụng âm ỉ và ho nhẹ. Có thể có tăng nhiệt độ nhẹ, hiếm khi sốt cao. Triệu chứng sớm gợi ý bệnh ho gà là chảy nước mắt nhiều và sung huyết kết mạc. Ở giai đoạn này các xét nghiệm thường chính xác để chẩn đoán ho gà, tuy nhiên triệu chứng chưa điển hình làm bệnh dễ bị bỏ qua.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn toàn phát</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thường bắt đầu trong tuần thứ hai của bệnh. Các cơn ho kịch phát thường xảy ra liên tiếp và nhanh chóng, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường vào ban đêm và gần sáng: Khởi đầu là một cơn ho kéo dài không cầm được, sau cơ ho người bệnh thở rít như tiếng gà kêu, khạc nhiều đờm quánh dính. Ngất hoặc nôn sau cơn ho cũng có thể xảy ra. Nếu không được điều trị, giai đoạn kịch phát thường kéo dài từ hai đến ba tháng sau đó dần dần chuyển sang giai đoạn lui bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn lui bệnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn này có sự giảm dần về tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho, thường kéo dài 1-2 tuần hoặc hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổng thời gian các giai đoạn của bệnh ho gà thường khoảng ba tháng nhưng có thể kéo dài bốn tháng hoặc lâu hơn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ nhiễm ho gà, có biểu hiện ho nhiều, kéo dài " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Benh-ho-ga-o-tre-em.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ nhiễm ho gà, có biểu hiện ho nhiều, kéo dài </em></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà ở thanh thiếu niên và người lớn thường ít nghiêm trọng hơn so với trẻ sơ sinh và trẻ em. Nhiễm trùng trong quá khứ hoặc đã từng tiêm phòng bệnh có thể làm giảm triệu chứng bệnh, nhưng không tạo được miễn dịch suốt đời. Vì vậy, ho kéo dài có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng của ho gà có thể liên quan đến bản thân nhiễm trùng:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm phổi, viêm tai giữa.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Di chứng cơ học của ho nặng (xuất huyết dưới kết mạc, thoát vị thành bụng, gãy xương sườn, tiểu không tự chủ,…)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Biến chứng hiếm gặp: Xuất huyết não, đột quỵ do bóc tách động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống, co giật,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Thời gian ủ bệnh của ho gà khá dài (1-3 tuần) so với các tác nhân gây viêm đường hô hấp trên khác. Nhiễm trùng ho gà lây lan qua các giọt đường hô hấp, nhất là những giọt bắn ra khi ho kịch phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phần lớn các trường hợp nhiễm mầm bệnh ho gà đều là nhiễm trùng không triệu chứng và những người này là tác nhân truyền bệnh quan trọng với những người tiếp xúc hoặc sống chung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người mắc bệnh ho gà được coi là nguồn bệnh cho tới khi họ được điều trị bằng kháng sinh thích hợp trong vòng 5 ngày.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao liên quan đến ho gà là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ sơ sinh (đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ sơ sinh (đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng) là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao liên quan đến ho gà" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_tre-so-sinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ sơ sinh (đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng) là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao liên quan đến ho gà</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ nhỏ chưa được chủng ngừa vắc xin đầy đủ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người lớn tuổi (nghĩa là> 65 tuổi).</p>
<p style="text-align: justify;">- Người béo phì.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người mắc bệnh hen, COPD.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giới tính (Nữ > Nam).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng: Vắc xin ho gà được nghiên cứu ra từ rất sớm, cho đến nay đã có nhiều loại vắc xin ho gà được cải tiến và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở các quốc gia. Ở những nước có chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đã quan sát thấy tỷ lệ mắc bệnh ho gà giảm đáng kể. Vắc xin ho gà thường được tiêm chung với vắc xin phòng bạch hầu và uốn ván trong một mũi để tăng hiệu quả sinh kháng thể chống lại nhiều bệnh tật cùng lúc.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_tiem-vacxin-ho-ga.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng là biện pháp dự phòng an toàn cho sức khỏe </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Dự phòng phơi nhiễm: Những người tiếp xúc gần với người bị ho gà, nhất là những người sống chung nhà và thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao nên được dùng kháng sinh dự phòng, bất kể tiền sử tiêm chủng bởi lẽ kháng thể sinh ra do tiêm phòng vắc xin có thể không đủ để chống lại nguy cơ mắc bệnh do phơi nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người bị phơi nhiễm vơi bệnh, đặc biệt là những người có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ, cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ho gà trong ba tuần sau khi tiếp xúc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bệnh nhân mắc bệnh ho gà nên được áp dụng các biện pháp phòng ngừa giọt bắn (ngoài các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn), tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ chưa được chủng ngừa hoặc được chủng ngừa chưa đầy đủ, cho đến khi bệnh nhân được dùng kháng sinh tối thiểu 5 ngày.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Ca bệnh lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán ho gà ở thanh thiếu niên và người lớn thường khó vì bệnh không điển hình. Chẩn đoán ca bệnh lâm sàng của bệnh ho gà khi người bệnh có các yếu tố sau đây:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ho kéo dài ít nhất hai tuần mà không rõ nguyên nhân, với một trong các triệu chứng sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cơn ho kịch phát kéo dài không cầm được.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ho kéo dài ít nhất hai tuần mà không rõ nguyên nhân" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_ho-ga.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ho kéo dài ít nhất hai tuần mà không rõ nguyên nhân</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Tiếng thở rít.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nôn sau cơn ho.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong thời gian và địa điểm dịch tễ bùng phát bệnh ho gà.</p>
<p style="text-align: justify;">- Có tiếp xúc gần với ca bệnh đã được xác định.</p>
<p><strong>Ca bệnh xác định</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có ít nhất một xét nghiệm dương tính với vi khuẩn ho gà, bao gồm cả những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm trái ngược nhau (ví dụ: nuôi cấy dương tính với PCR âm tính, nuôi cấy âm tính với PCR dương tính, hoặc huyết thanh dương tính với PCR âm tính) đều được coi là mắc bệnh ho gà.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ho gà, độ nhạy trong thực tế chỉ từ 20%- 80%, nhưng độ đặc hiệu tuyệt đối (100%). Các yếu tố làm giảm độ nhạy của nuôi cấy bao gồm thời gian bị bệnh kéo dài tính đến thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm, đã sử dụng kháng sinh trước đó và đã từng tiêm chủng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm PCR: Được sử dụng để chẩn đoán bệnh ho gà trong hầu hết các trường hợp. Xét nghiệm PCR vi khuẩn ho gà nhạy hơn nuôi cấy vì nó có thể phát hiện số lượng nhỏ các vi khuẩn dù còn sống hay đã chết, với độ đặc hiệu cao. Xét nghiệm PCR không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng kháng sinh trước đó và kết quả thường có trong vòng một đến hai ngày. Nhược điểm chi phí tương đối cao và khả năng cho kết quả dương tính giả.</p>
<p style="text-align: justify;">- Huyết thanh học: Xét nghiệm kháng thể IgA, IgG và IgM với B. pertussis được sử dụng chủ yếu cho mục đích nghiên cứu dịch tễ học hoặc nghiên cứu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp giá thành rẻ và cho kết quả nhanh chóng nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu kém nên không được khuyến khích sử dụng để chẩn đoán.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp kháng sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉ định: Cần điều trị bằng kháng sinh cho tất cả bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng hoặc vi sinh bệnh ho gà và có biểu hiện lâm sàng trong vòng ba tuần sau khi bắt đầu ho. Mặc dù điều trị bằng kháng sinh ở giai đoạn sau của bệnh (đặc biệt là sau giai đoạn toàn phát) có thể không làm giảm triệu chứng, nhưng nó cũng có tác dụng trong việc đào thải vi khuẩn. Ở những đối tượng nguy cơ mắc bệnh nặng như người già và người suy giảm miễn dịch, việc điều trị bằng kháng sinh vấn rất cần thiết tới tuần thứ 6 của triệu chứng bệnh. Ngoài ra nên dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ bệnh mà chưa cần kết quả của xét nghiệm khẳng định.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Phác đồ:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Azithromycin uống trong năm ngày (500 mg ngày 1, tiếp theo là 250 mg ngày 2 đến ngày 5), hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Clarithromycin, 500 mg, uống hai lần mỗi ngày trong bảy ngày, hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trimethoprim- sulfamethoxazole 960mg (TMP-SMX) uống hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (lựa chọn thay thế)</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp hỗ trợ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Xử trí cơn ho: Cơn ho kịch phát của bệnh ho gà có thể nghiêm trọng và kéo dài, là nguyên nhân chính gây ra biến chứng. Có thể sử dụng Dextromethorphan để giảm những triệu chứng khó chịu vì cơn ho, tránh dùng opioid, vì nguy cơ tác dụng phụ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số biện pháp tại nhà có thể áp dụng để làm giảm cơn ho như: Uống nhiều nước, sử dụng máy xông hơi sương, tránh các tác nhân gây ho (ví dụ: khói thuốc, hóa chất mạnh, chất gây dị ứng) và ăn nhiều bữa nhỏ để tránh nôn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bệnh học truyễn nhiễm (2019)- Đại học Y Hà Nội.</li><li>Centers for Disease Control and Prevention: The Pink Book: Pertussis. 2015.</li><li>National Center for Immunization and Respiratory Diseases Division of Bacterial Diseases: 2014 Final Pertussis Surveillance Report. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, năm 2015.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-go-ga-sbqwg |
Viêm lưỡi bản đồ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm lưỡi bản đồ hay ban đỏ di chuyển là một tình trạng viêm lành tính của lưỡi. Xuất hiện như những mảng ban đỏ, ranh giới rõ, được bao quanh bởi những đường viền mỏng, gồ lên, màu trắng. Viêm lưỡi bản đồ vô hại và không gây ra bất kì một biến chứng lâu dài nào. Nó không lây nhiễm. Hầu hết các trường hợp không có triệu trứng và cũng không cần thiết điều trị.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_viem-luoi-ban-do1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm lưỡi bản đồ hay ban đỏ di chuyển là một tình trạng viêm lành tính của lưỡi.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh viêm lưỡi bản đồ. Tuy nhiên bệnh này không lây nhiễm. Có một số bệnh lý sau thường hay đi kèm cùng với viêm lưỡi bản đồ:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh vảy nến: Nhiều trường hợp bị mắc viêm lưới bản đồ cũng bị bệnh vảy nến. Tỉ lệ mắc viêm lưỡi bản đồ ở người bệnh bị vảy nến là gấp 4 - 5 lần so với bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng nội tiết tố: Nhiều trường hợp phụ nữ uống thuốc tránh thai bị bệnh viêm lưỡi bản đồ. Việc này có thể liên quan đến tình trạng tăng nội tiết tố do uống thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu hụt vitamin: Viêm lưỡi bản đồ bắt gặp nhiều hơn ở những người bị thiếu vitamin và các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, axit folic, vitamin B6, B12.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dị ứng: Những người mắc bệnh chàm, và các bệnh dị ứng khác có nguy cơ cao hơn bị mắc viêm lưỡi bản đồ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người thường xuyên bị căng thẳng, stress: nhiều bác sĩ đã nhận thấy có mối liên hệ giữa viêm lưỡi bản đồ và sự gia tăng căng thẳng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiểu đường: Nhiếu mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và viêm lưỡi bản đồ đã được phát hiện trên lâm sàng, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường loại 1.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, có thể liên quan đến yếu tố di truyền do nhiều trường hợp các thành viên trong gia đình cùng bị.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_viem-luoi-ban-do2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Là một bệnh lành tính, rất nhiều trường hợp bị viêm lưỡi bản đồ mà không hề có triệu chứng lâm sàng. Thường bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian mà bệnh nhân không hay biết.</p>
<p style="text-align: justify;">Dấu hiệu dễ nhân biết nhất của viêm lưỡi bản đồ là sự xuất hiện của các hoa văn trên lưỡi. Các triệu trứng có thể đến và biến mất một cách thầm lặng, nhưng có khi kéo dài tới vài tháng hoặc vài năm. Việc này gây ra tâm lý bất an, lo lắng đối với người bệnh, và đôi khi chính sự lo lắng bất an đó gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân đến với các tổn thương ở niêm mạc lưỡi do chính bệnh nhân tự gây ra trong quá trình tự tìm cách điều trị tại nhà chứ không phải do viêm lưỡi bản đồ gây ra. Các triệu chứng có thể gặp trong viêm lưỡi bản đồ bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Các mảng đỏ trên lưỡi xuất hiện không có hình dạng cố định (giống như bản đồ) được bao quanh bởi viền trắng hoặc xám hơi gồ cao, ranh giới rõ với phần niêm mạc lành. Mặt trong của mảng đỏ mất hết các nhú lưỡi và mịn hơn rõ rết so với các cấu trúc xung quanh. Các tổn thương này không cố định. Kích thước, hình dạng, vị trí của nó thường thay đổi theo thời gian, thường xuất hiện ở một khu vực, tồn tại một thời gian, sau đó biến mất vài ngày rồi lại xuất hiện ở một vị trí khác. Tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, và thường hay tái phát. Bề mặt lưng lưỡi là nơi thường gặp nhất, tuy nhiên nó vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bề mặt lưỡi như lưng lưỡi, bờ lưỡi nhưng hiếm hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cảm giác bỏng rát: xuất hiện ở một số trường hợp, do yếu tố cơ địa. Thường có cảm rác bỏng rát, đau chói, ngứa ran trên lưỡi, đặc biệt là khi ăn. Cảm giác này thường nhẹ, có thể xuất hiện và biến mất kèm ban đỏ hoặc không, có thể kéo dài vài ngày tới vài tháng tùy cơ địa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các mảng đỏ ở các vùng khác trong khoang miệng: Đôi khi các mảng đỏ có thể hình thành ở vị trí khác trong khoang miệng như ở lợi, niêm mạc má, niêm mạc vòm miệng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Về mặt mô học: Viêm lưỡi bản đồ biểu hiện dưới dạng thâm nhiễm các bạch cầu đa nhân trong biểu mô.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_viem-luoi-ban-do3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các mảng đỏ trên lưỡi xuất hiện không có hình dạng cố định (giống như bản đồ)</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm lưỡi bản đồ là một bệnh lành tính, không có biến chứng lâu dài cho sức khỏe.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm lưỡi bản đồ là bệnh không lây nhiễm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa biết chắc chắn về tỉ lệ viêm lưỡi bản đồ, nó thường xảy ra ở khoảng 3% dân số nhưng có thể phổ biến hơn. Nó có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giới tính, chủng tộc. Tuy nhiên thường gặp ở phụ nữ và người trưởng thành hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm lưỡi bản đồ thường gặp hơn ở những người bị bệnh vảy nến và hội chứng reiter.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân và cũng chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh. Phần lớn các trường hợp bị viêm lưỡi bản đồ là vô hại và không gây ảnh hưởng đến người bệnh. Một phần nhỏ có thể có triệu chứng khó chịu. Trong trường hợp này cần tránh các thực phẩm gây ra cảm giác khó chịu như rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng và đôi khi cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_viem-luoi-ban-do4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần đến khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý liên quan đến viêm lưỡi bản đồ</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>- Chẩn đoán viêm lưỡi bản đồ chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình như cảm giác rát lưỡi, các mảng đỏ di cư.</p>
<p>- Chẩn đoán phân biệt: tùy triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh lý liên quan như vảy nến, ung thư lưỡi, nấm lưỡi.</p>
<p>+ Nấm candida lưỡi: Nấm lưỡi có biểu hiện là các mảng trắng dày ở lưỡi, kèm với cảm giác bỏng rát khó chịu khi ăn (giống như viêm lưỡi bản đồ). Tuy nhiên khác với viêm lưỡi bản đồ, nấm lưỡi tiến triển nặng có thể gây ra những biến chứng như loét lưỡi và miệng, gây chảy máu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, cần phải loại trừ viêm lưỡi do nấm candida trước khi chẩn đoán viêm lưỡi bản đồ. Phương pháp thường sử dụng nhất để chẩn đoán nấm candida là soi tươi mấu bệnh phẩm lấy ở lưỡi để phát hiện sợi nấm.</p>
<p>+ Bệnh vảy nến: Là một bệnh viêm da mạn tính rất thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi trong đó có cả trẻ em. Bệnh biểu hiện dưới dạng những sẩn, mảng đỏ, bong vảy trắng trên da và viêm mạc. Đôi khi, có thể có tăng sản dạng vảy nến ở viêm lưỡi bản đồ. Khi đó, có thể khó hoặc thậm chí không thể phân biệt viêm lưỡi bản đồ và vảy nến. Tỉ lệ bị nhiễm viêm lưỡi bản đồ cao hơn 4 - 5 lần so với bình thường ở người bị vảy nến và một số người tin rằng viêm lưỡi bản đồ là dạng biểu hiện ở miệng của bệnh vảy nến.</p>
<p>+ Bệnh ung thư lưỡi: Ung thư lưỡi là một bệnh ác tính ở lưỡi, bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi và thường gặp ở nam giới hơn. Vị trí thường gặp của ung thư lưỡi là ở 2 bên phần gốc lưỡi, sát các răng hàm lớn hàm dưới. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là đau lưỡi, đau nhiều, cơn đau gây ảnh hưởng rất lớn đến vận động của lưỡi cũng như trong các hoạt động ăn, nói nuốt. Ngoài ra còn có thể có các vết loét phủ giả mạc lâu lành hoặc các mảng trắng bám chặt vào niêm mạc lưỡi. Tại những vị trí này thường bị chảy máu không rõ nguyên nhân. Phân biệt ung thư lưỡi và viêm lưỡi bản đồ chủ yếu ở triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm lưỡi bản đồ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm lưỡi bản đồ là một bệnh lành tính, không cần thiết phải điều trị. Trong trường hợp bệnh gây nên cảm giác bỏng rát khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, điều trị hướng tới giảm các triệu chứng của bệnh: nên hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, hạn chế các chất có cồn. Ngoài ra, nếu cảm giác đau buốt nhiều, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt ăn uống hàng ngày có thể sử dụng các biện pháp khác như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Súc miệng bằng thuống kháng histamin.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng các loại thuốc giảm đau bôi tại chỗ để làm dịu cơn đau.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau đường toàn thân như NSAID. Tuy nhiên việc này cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi uống thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn của NSAID như viêm loét dạ dày, ợ chua, chống đông,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Lưu ý: Bệnh nhân cần tránh tự mua thuốc hoặc làm theo các cách điều trị trên mạng. Việc này có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn và có thể gây ra những tổn thương khác mà đáng lẽ không xảy ra ở viêm lưỡi bản đồ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khi nào cần đến khám bác sĩ?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm lưỡi bản đồ là một tình trạng lành tính và không có biến chứng lâu dài, tuy nhiên vẫn cần đến khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý liên quan khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tổng kết</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm lưỡi bản đồ là một bệnh lành tính, không lây nhiễm và thường không phải điều trị. Tuy nhiên triệu chứng lâm sàng với những mảng đỏ kết hợp với tính dai dẳng dễ tái phát (có thể bị vài tháng đến vài năm) có thể khiến tâm lý người bệnh bất an, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và dễ dẫn đến những hành động tự điều trị một cách thái quá (như cạo lưỡi hàng ngày, trà sát bằng lá thuốc, ngậm rượu thuốc, nước muối đặc,...) gây nên những tổn thương không đáng có ở lưỡi. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần đi khám để loại trừ những bệnh lý khác, cũng như có được lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify;">1. Bệnh học hàm mặt tập 2 - Đại học y Hà Nội</p><p style="text-align: justify;">2. PocketAtlats of Oral Diseases (2006) p22</p><p style="text-align: justify;">3. Path<em>ology of the Head and Neck (2006) p85</em></p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-luoi-ban-do-spcls |
Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua là một quá trình viêm cấp tính, không đặc hiệu, ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp háng. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây đau hông, dáng đi khập khiễng của trẻ em.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh lý này được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1892 bởi Lovett. Ông đã mô tả “một dạng bệnh ở khớp háng thoáng qua biến mất trong vài tháng thay vì vài năm”. Từ đó, bệnh được gọi với nhiều tên như “viêm bao hoạt dịch khớp háng đơn thuần”, “viêm bao hoạt dịch khớp háng tạm thời”, “viêm bao hoạt dịch khớp háng nhiễm độc”… </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua là một quá trình viêm cấp tính" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_viêmmànghoạtdịch.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua là một quá trình viêm cấp tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua thường gặp nhất ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình hàng năm và tổng nguy cơ suốt đời được ước tính lần lượt là 0,2% và 3%. Một nghiên cứu năm 2010 từ Hà Lan báo cáo tuổi trung bình của trẻ mắc bệnh là 4,7 tuổi. Trong khi phần lớn các trường hợp xảy ra ở bệnh nhi trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi, các tài liệu đã chứng minh các trường hợp hiếm gặp ở cả trẻ nhỏ hơn và dân số trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp đôi nữ, và khoảng 1% đến 4% trường hợp bệnh nhân có biểu hiện cả hai bên.</p>
<ol>
</ol>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân gây bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua vẫn chưa rõ ràng. Một số tác giả đã đề xuất căn nguyên do virus (đặc biệt liên quan đến nhiễm trùng Parvovirus B-19 và Herpes simplex virus) vì mối liên quan với nhiễm trùng đường hô hấp trước đó đã được quan sát thấy ở một số trường hợp. Theo Kastrissianakis và Beattie, những bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua có nhiều khả năng đã trải qua các triệu chứng do virus trước đó bao gồm nôn mửa, tiêu chảy hoặc các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Một nghiên cứu trước đó báo cáo rằng những bệnh nhân mắc viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua có nồng độ interferon huyết thanh cao hơn. Các tác giả khác đề xuất nguyên nhân sau chấn thương với sự phát triển tiếp theo của viêm bao hoạt dịch hóa học, và những tác giả khác lại cho rằng khuynh hướng dị ứng có liên quan đến bệnh này. Đến nay, bệnh vẫn chưa được hiểu rõ về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi có tác nhân tác động đến màng hoạt dịch (như virus, chấn thương, dị ứng…) sẽ gây ra tình trạng viêm, phù nề lớp niêm mạc màng hoạt dịch, dẫn đến tình trạng màng hoạt dịch dày và có dịch trong ổ khớp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các nguyên nhân gây bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua vẫn chưa rõ ràng" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_virus-2.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các nguyên nhân gây bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua vẫn chưa rõ ràng</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua có biểu hiện thường gặp nhất là trẻ đau vùng hông là dáng đi khập khiễng. Sở dĩ trẻ đi khập khiễng do khi tì xuống khớp háng bên bệnh trẻ sẽ đau nhiều, vì vậy trẻ có xu hướng nâng vùng hông bên bị bệnh cao hơn, hình thành dáng đi khập khiễng. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói, trẻ có thể quấy khóc, đặc biệt khi thay tã bỉm, thay đổi tư thế.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiền sử gần đây người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Khám bệnh:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh có dáng đi khập khiễng</p>
<p style="text-align: justify;">- Khớp háng thường không sưng nóng đỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạn chế vận động thụ động, đặc biệt là tư thế nằm xấp và xoay trong.</p>
<p style="text-align: justify;">- 1/3 số người bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua không hạn chế vận động khi thăm khám.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Xét nghiệm</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_20200214_khoa-xet-nghiem-22.jpg.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua tại MEDLATEC</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bilan viêm: Tăng chỉ số viêm (máu lắng, CRP).</p>
<p style="text-align: justify;">- Bạch cầu máu: Bình thường</p>
<p style="text-align: justify;">- Bạch cầu dịch khớp: Tăng (5-15G/L)</p>
<p style="text-align: justify;">- Các XN miễn dịch (RF, antiCCP, kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng chuỗi kép…): âm tính</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Chẩn đoán hình ảnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Siêu âm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Là phương tiện chẩn đoán hình ảnh quan trọng nhất khi đánh giá viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua. Đây là phương pháp nhanh chóng, thuận tiện, chi phí rẻ, dễ thực hiện.</p>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh siêu âm giúp xác định tình trạng viêm màng hoạt dịch và tràn dịch khớp háng, cũng như đánh giá bề dày lớp dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, khi lượng dịch nhiều, bác sĩ có thể lựa chọn chọc hút dịch khớp dưới hướng dẫn siêu âm với hai mục đích: Lấy dịch làm xét nghiệm chẩn đoán và giảm đau cho bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bệnh mắc viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua cần được siêu âm kiểm tra lại sau 2 tuần điều trị để đánh giá đáp ứng và tiến triển bệnh.<br>
<br>
<strong>X-quang</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Llà phương pháp cần thiết để đánh giá khớp háng ở những bệnh nhân đau khớp hoặc có dáng đi khập khiễng.</p>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh X-quang của người bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua thường bình thường, đôi khi có thể thấy khe khớp rộng do viêm màng hoạt dịch và tràn dịch khớp háng. X-quang là phương tiện cơ bản, nhanh chóng, rẻ tiền để loại trừ các tổn thương khác ở khớp háng như gãy xương, hư điểm cốt hóa chỏm xương đùi,… Vì vậy, có thể kết quả X-quang bình thường song người bệnh bị đau khớp háng hay dáng đi khập khiễng cần được chỉ định chụp X-quang khớp.<br>
</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh Xqunag ở một trẻ nam 6 tuổi bị viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua chp thấy khe khớp háng trái (mũi tên đỏ) rộng hơn khe khớp háng phải (mũi tên vàng)." src="/ImagePath\images\20210823/20210823_Picture3.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh Xqunag ở một trẻ nam 6 tuổi bị viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua chp thấy khe khớp háng trái (mũi tên đỏ) rộng hơn khe khớp háng phải (mũi tên vàng)</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cộng hưởng từ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong đánh giá viêm màng hoạt dịch khớp háng, tràn dịch khớp háng. Ngoải ra, cộng hưởng từ còn giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác tại khớp háng với sự hiện diện của tình trạng phù tủy xương, gãy xương, tổn thương ổ cối, thâm nhiễm phần mềm… Tuy nhiên, cộng hưởng từ còn chưa phổ biến, chi phí cao nên ít được sử dụng trên lâm sàng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đa phần người bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua khỏi hoàn toàn trong 2 tuần không để lại di chứng. Tuy nhiên, có khoảng 20-25% người bệnh bị tái phát viêm màng hoạt dịch.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dự phòng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hạn chế chấn thương. Khám và kiểm tra định kỳ khi có bất thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190520_152312_313901_kham-tong-quat-nu-1.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện bất thường</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Hiện nay chưa có tiêu chuẩn chấn đoán cụ thể cho viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua. Việc chẩn đoán bệnh dựa trên loại trừ các bệnh lý khác. Bác sĩ cần loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp thiếu niên, chấn thương khớp, hư điểm cốt hóa chỏm xương đùi,… thông qua khai thác triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu và dịch khớp, siêu âm, x-quang, hoặc cộng hưởng từ khớp.</p>
<h3><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3>
<p>Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau:</p>
<ul>
<li>Nhiễm khuẩn khớp</li>
<li>U xương nguyên phát hoặc di căn</li>
<li>Hư điểm cốt hóa chỏm xương đùi (bệnh Legg-Calve - Perthes)</li>
<li>Bệnh Lyme</li>
<li>Viêm khớp cùng chậu</li>
<li>Viêm khớp thiếu niên</li>
<li>Chấn thương khớp</li>
<li>Rối loạn động máu(Hemophilia)</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Điều trị không dùng thuốc:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, không bê vác vật nặng. Tránh tì đè vào bên bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Massage nhẹ nhàng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chườm mát ở hông nếu trẻ đang ở giai đoạn đau cấp tính hoặc có thể chườm ấm ở giai đoạn khi tình trạng viêm giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tập thể dục nhẹ nhàng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tập thể dục nhẹ nhàng." src="/ImagePath\images\20210826/20210826_696_tre-tap-the-duc.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tập thể dục nhẹ nhàng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng nạng khi cần thiết.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Điều trị thuốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Đây là lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua. Tuy nhiên ở trẻ em cần chú ý lựa chọn thuốc, tránh các thuốc không được sử dụng cho trẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Corticoid. Có thể cân nhắc sử dụng corticoid tiêm tại chỗ trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc chống viêm đường uống.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của người bệnh thường cải thiện sau 24 đến 48 giờ điều trị và khỏi sau 1-2 tuần. Nếu người bệnh vẫn đau nhiều sau 7-10 ngày cần tìm các nguyên nhân gây bệnh khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>c. Điều trị phẫu thuật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện không có chỉ định phẫu thuật cho người bệnh mắc viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Dubois-Ferrière V, Belaieff W, Lascombes P, de Coulon G, Ceroni D. Transient synovitis of the hip: which investigations are truly useful? Swiss Med Wkly. 2015;145:w14176.</li><li style="text-align: justify;">Houghton KM. Review for the generalist: evaluation of pediatric hip pain. Pediatr Rheumatol Online J. 2009 May 18;7:10.</li><li style="text-align: justify;">Yagupsky P. Differentiation between septic arthritis and transient synovitis of the hip in children. J Bone Joint Surg Am. 2005 Feb;87(2):459; author reply 459-60.</li><li style="text-align: justify;">Kocher MS, Mandiga R, Zurakowski D, Barnewolt C, Kasser JR. Validation of a clinical prediction rule for the differentiation between septic arthritis and transient synovitis of the hip in children. J Bone Joint Surg Am. 2004 Aug;86(8):1629-35.</li><li style="text-align: justify;">Vijlbrief A, Bruijnzeels M, Van der Wouden JC, van Suijlekom-Smit LWA. Incidence and management of transient synovitis of the hip: a study in Dutch general practice. Br J Gen Pract. 1992;42:426–428.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-mang-hoat-dich-khop-hang-thoang-qua-sgsxx |
Viêm tuyến giáp Hashimoto | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm tuyến giáp Hashimoto</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ. Tuyến giáp tiết ra hai hormon chính là T3, T4, hai hormon này tham gia vào điều hòa hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch, thần kinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_ViêmtuyếngiápHashimoto2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng viêm tuyến giáp mạn tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng viêm tuyến giáp mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng suy giáp dần dần do có sự phá hủy tế bào tuyến giáp qua trung gian miễn dịch liên quan đến quá trình chết theo chu trình (appotisis).</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm tuyến giáp Hashimoto còn được gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp Lymphocytic đặc trưng bởi sự xâm nhập tế bào bạch cầu lympho trong nhu mô tuyến giáp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm tuyến giáp Hashimoto</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cơ chế chính trong bệnh lý viêm tuyến giáp Hashimoto chính là cơ chế miễn dịch. Hệ thống miễn dịch nhận biết “nhầm” một số thành phần của tuyến giáp thành vật lạ (kháng nguyên) và sinh kháng thể để chống lại những thành phần này. Các kháng nguyên chính thường gặp trong bệnh lý viêm tuyến giáp tự miễn là Thyroglobulin (TG), Thyroperoxidase (TPO) và Thyroid Stimuling Hormon (TSH) tương ứng với các kháng thể Anti-Thyroglobulin (Anti-TG), Anti-Thyroperoxidase (Anti-TPO) và Trab.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_ViêmtuyếngiápHashimoto1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơ chế chính trong bệnh lý viêm tuyến giáp Hashimoto chính là cơ chế miễn dịch</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thyroglobulin</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> TG được tổng hợp bởi tế bào nang của tuyến giáp và được tiết vào lòng nang, nơi TG được dự trữ dưới dạng chất keo. TG có bản chất là một glycoprotein, có trọng lượng phân tử khoảng 660 kD, trong cấu trúc của nó có chứa nhiều acid amin Tyrosin. Chính thành phần Tyrosin này sẽ kết hợp với Iod để tạo thành tiền thân của hormon tuyến giáp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thyroperoxidase</strong></p>
<p style="text-align: justify;">TPO là enzym giúp oxy hóa phân tử Iod hữu cơ rồi gắn vào Tyrosin. TPO được tổng hợp ở lưới nội chất, sau đó được vận chuyển đến màng sinh chất ở vùng đỉnh của tế bào tuyến giáp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thyroid Stimuling hormon</strong></p>
<p style="text-align: justify;">TSH là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 28000D. TSH được tiết bởi các tế bào thùy trước tuyến yên, có tác dụng kích thích tế bào nang tuyến giáp tăng sinh, tăng quá trình tổng hợp và giải phóng hormon T3 và T4 của tuyến giáp.</p>
<p style="text-align: justify;">Các kháng thể Anti-TG và Anti-TPO được tìm thấy vói nồng độ cao ở hầu hết các bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto. Ngoài ra các kháng thể này còn tìm thấy ở một số bệnh lý tuyến giáp khác (Basedow) hoặc ở một số bệnh nhân khỏe mạnh nhưng thường với nồng độ thấp. Riêng kháng thể kháng TSH thường xuất hiện trong bệnh Basedow. Trong viêm tuyến giáp Hashimoto, kháng thể này chỉ tăng trong thể viêm teo tuyến giáp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm tuyến giáp Hashimoto</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Trong giai đoạn sớm, quá trình viêm có thể gây rối loạn hoạt động của nang giáp gây tình trang cường giáp thoáng qua trong giai đoạn ngắn, sau đó là giai đoạn bình giáp kéo dài và cuối cùng là suy giáp. Đa số các bệnh nhân phát hiện ra bệnh qua kiểm tra sức khỏe định kì hoặc khi đã đến giai đoạn suy giáp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện toàn thân</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng cân bất thường</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tăng cân bất thường có thể là biểu hiện của viêm tuyến giáp Hashimoto" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_tang-can.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tăng cân bất thường có thể là biểu hiện của viêm tuyến giáp Hashimoto</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Sợ lạnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Mệt nhiều</p>
<p style="text-align: justify;">- Buồn ngủ</p>
<p style="text-align: justify;">- Chán nản, thờ ơ, làm việc không tập trung, thậm chí trầm cảm</p>
<p style="text-align: justify;">- Táo bón kéo dài</p>
<p style="text-align: justify;">- Da khô</p>
<p style="text-align: justify;">- Kinh nguyệt nhiều, kéo dài, thường gặp rong kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biểu hiện thiếu máu: da nhợt nhạt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nói khàn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau cơ, cứng cơ chủ yếu là cơ vai và cơ đùi. Có thể có yếu cơ, chủ yếu gặp yếu cơ chi dưới.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện tại tuyến giáp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn đầu: tuyến giáp hầu như không có biểu hiện gì</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn muộn: tuyến giáp to lan tỏa, mật độ chắc. Tuy nhiên trong thể viêm teo tuyến giáp thì tuyến giáp không to lên mà teo nhỏ nên đôi khi khám tuyến giáp không phát hiện triệu chứng bất thường.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm tuyến giáp Hashimoto</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng của viêm tuyến giáp Hashimoto đều liên quan đến tình trạng suy giáp nặng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng tâm thần kinh: trầm cảm</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng phù niêm, thậm chí hôn mê do phù niêm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng tim mạch: xơ vữa mạch máu liên quan đến tình trạng tăng LDL, suy tim</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng vô sinh do nồng độ hormon tuyến giáp thấp làm ức chế quá trình rụng trứng</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng ở phụ nữ có thai: tùy theo mức độ suy giáp của thai phụ trong quá trình mang thai mà có thể có các nguy cơ thai nhẹ cân, sảy thai, thai lưu, di tật bẩm sinh, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng vô sinh do nồng độ hormon tuyến giáp thấp làm ức chế quá trình rụng trứng ở nữ giới" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_ViêmtuyếngiápHashimoto34.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng vô sinh do nồng độ hormon tuyến giáp thấp làm ức chế quá trình rụng trứng ở nữ giới</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Viêm tuyến giáp Hashimoto</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>- Giới tính: phụ nữ thường mắc viêm tuyến giáp Hashimoto gấp 7 lần so với nam giới. Nguyên nhân có thể liên quan đến việc thay đổi hormon nội tiết qua các quá trình dậy thì, sinh nở.</p>
<p>- Thai kì: việc thay đổi hormon trong thai kì là một trong những yếu tố khởi phát bệnh lý.</p>
<p>- Stress</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Stress có thể dẫn đến viêm tuyến giáp Hashimoto" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_Stress.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Stress có thể dẫn đến viêm tuyến giáp Hashimoto</em></p>
<p>- Yếu tố di truyền: Những đối tượng có người thân mắc các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là viêm tuyến giáp Hashimoto có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn các đối tượng khác.</p>
<p>- Các bệnh lý tự miễn khác: những người mắc các bệnh lý tự miễn (đái tháo đường type 1, lupus…) dễ mắc bệnh lý viêm tuyến giáp Hashimoto hơn.</p>
<p>- Tiếp xúc với bức xạ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm tuyến giáp Hashimoto</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm máu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chức năng tuyến giáp: T3, T4, Ft3, FT4 giảm, TSH tăng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu các hormon chưa có biến động, hoặc chỉ có TSH tăng nhẹ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu tại MEDLATEC chẩn đoán bệnh " src="/ImagePath\images\20210826/20210826_20200214_khoa-xet-nghiem-22.jpg.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu tại MEDLATEC chẩn đoán bệnh </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Kháng thể: Anti-TG, Anti-TPO tăng, trong đó Anti-TG tăng sớm, có thể giảm hoặc về bình thường sau vài năm, Anti-TPO tăng sau và tăng cao kéo dài.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm sinh hóa khác: mỡ máu tăng (chủ yếu tăng cholesterol), thiếu máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đo độ tập trung Iod: độ tập trung iod giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm tuyến giáp: nhu mô tuyến giáp hồi âm không đều.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xạ hình tuyến giáp: hình ảnh tuyến giáp trắng trong đa số trường hợp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm tuyến giáp Hashimoto</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn cường giáp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn cường giáp là giai đoạn các hormon tuyến giáp (T3, T4 hoặc FT3, FT4) tăng và nồng độ TSH giảm. Một số trường hợp chỉ có TSH giảm còn nồng độ các hormon tuyến giáp trong giới hạn bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn cường giáp thường ngắn và thoáng qua, hầu hết không có triệu chứng mà chỉ phát hiện tình cờ thông qua kiểm tra sức khỏe. Do đó chỉ cần theo dõi, kiểm tra nồng độ hormon định kì.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Theo dõi, kiểm tra nồng độ hormon định kì" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_20200720_xet-nghiem-mau-medlatec-05.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Theo dõi, kiểm tra nồng độ hormon định kì</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp có thể gặp biểu hiện của hội chứng cường giao cảm như tim đập nhanh, hồi hộp...Những trường hợp này có thể sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm để làm giảm triệu chứng cường giao cảm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn bình giáp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn bình giáp là giai đoạn các hormon tuyến giáp và TSH đều trong giá trị bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto thường có giai đoạn bình giáp kéo dài. Ở giai đoạn này không có chỉ đinh điều trị. Bệnh nhân chỉ theo dõi nồng độ hormon tuyến giáp định kì để phát hiện sớm giai đoạn chuyển từ bình giáp sang suy giáp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn suy giáp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn suy giáp là giai đoạn hormon tuyến giáp sụt giảm, TSH tăng. Giai đoạn này tuyến giáp không sản xuất đủ hormon để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do đó đến giai đoạn này cần được điều trị thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hai thuốc thường được sử dụng là Levothyroxine (bản chất gần giống T4 trong có thể ) và Liothyronine (bản chất là Triiodothyronine- T3). Liều lượng phụ thuộc vào mức độ suy giáp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số thực phẩm/thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hấp thu thuốc:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Liothyronine:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thuốc Colestyramin làm giảm hấp thu Liothyronine tại ống tiêu hoá.</li>
<li style="text-align: justify;">Các thuốc Carbamazepine, Phenobarbital, Phenytoin, Primidon, Barbituric, Griseofulvin, Rifampicin làm giảm tác dụng của Liothyronine do làm tăng chuyển hóa của thuốc.</li>
<li style="text-align: justify;">Các chế phẩm coa chứa estrogen làm tăng nồng độ Globulin gắn với thyroxine trong huyết thanh.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Levothyroxine</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các thuốc sucralfate, sắt, calci carbonate, kháng acid (nhôm hydroxyt) và một số loại nhựa gắn kết (Cholestyramine), kháng sinh nhóm Ciprofloxacine, Raloxifene làm giảm hấp thu Levothyrox.</li>
<li style="text-align: justify;">Một số thuốc kháng virus như ritonavir, indinavir, lopinavir có thể làm giảm nồng độ Levothyroxine.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-tuyen-giap-hashimoto-sevnm |
Ung thư cổ tử cung | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cổ tử cung nằm giữa âm đạo và tử cung, độ dài là khoảng 5cm. Đầu mở của cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng được tạo từ thành tế bào, đầu này thông với âm đạo.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư cổ tử cung hình thành do tế bào ở đây phát triển đột biến tạo nên khối u ở cổ tử cung. Những tế bào này nhân lên một cách mất kiểm soát mà không chết đi theo quy luật thông thường. Dần dần chúng phát triển tấn công sang những mô lân cận, giai đoạn muộn còn di căn tới những cơ quan khác.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Mô phỏng cấu tạo tử cung ở nữ giới" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_20200302_154935_442863_unang.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mô phỏng cấu tạo tử cung ở nữ giới</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, tỷ lệ nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời ở nữ giới lên đến 80%. Trong đó, HPV là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư cổ tử cung. Phụ nữ ở độ tuổi từ 20 - 30 có tỷ lệ nhiễm cao nhất (20 - 25%).</p>
<p style="text-align: justify;">Ở nước ta trung bình mỗi ngày có thêm 14 ca mắc mới, trong đó có 7 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. So với những biến chứng về thai sản thì con số này cao gấp 2 - 3 lần. Đáng lo ngại hơn, số liệu trên thế giới cho thấy số người chết vì ung thư cổ tử cung lớn hơn rất nhiều lần so với những ca tử vong vì các bệnh lao, HIV và sốt rét cộng lại.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như ở trên đã đề cập, virus HPV là thủ phạm chính gây nên ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Nguyên nhân này chiếm gần 99% các ca bị ung thư cổ tử cung và lưu hành phổ biến nhất là virus HPV type 16 và 18 (chiếm 70% nguyên nhân gây bệnh).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Virus HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_nguyen_nhan_ung_thu_am_dao.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Virus HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung</em></p>
<p style="text-align: justify;">Loại virus này có thể lây lan giữa người với người qua con đường: tiếp xúc da với da, quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn, thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tay.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi HPV lây nhiễm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ làm nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập này. Tuy nhiên nếu hệ miễn dịch bị suy yếu thì các chị em rất có khả năng bị ung thư cổ tử cung trong tương lai vì không phải lúc nào cơ thể cũng đủ khoẻ mạnh để chống lại các loại virus.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Trong giai đoạn đầu bệnh thường diễn tiến rất thầm lặng và không gây ra những biểu hiện điển hình để người bệnh dễ nhận biết. Những triệu chứng dưới đây sẽ cảnh báo một người có đang gặp nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay không: </p>
<ul>
<li><strong>Các bất thường ở dịch tiết âm đạo: </strong>dịch tiết có mùi hôi, màu xám đục và số lượng tiết dịch nhiều hơn bình thường;</li>
<li><strong>Những thay đổi khi tiểu tiện: </strong>đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu rắt;</li>
<li><strong>Chảy máu âm đạo: </strong>đây là một triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết nhất của ung thư cổ tử cung. Hiện tượng này có thể xảy ra sau mãn kinh, sau khi quan hệ tình dục, sau kỳ kinh nguyệt, rong kinh, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt ra quá nhiều máu một cách bất thường;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chảy máu âm đạo và đau vùng chậu bất thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư cổ tử cung" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_dau-kho-chiu-khi-quan-he-tinh-duc-Dau-hieu-som-nhat-canh-bao-ung-thu-ung-thu-ctc-1603251226-750-width660height380.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chảy máu âm đạo và đau vùng chậu bất thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư cổ tử cung</em></p>
<ul>
<li><strong>Chân bị sưng đau: </strong>nguyên nhân là do khối u phát triển quá to làm chèn ép dây thần kinh cũng như mạch máu vùng chậu khiến chân bị sưng đau. Cơn đau còn kéo dài dai dẳng, cũng có thể biến mất trong vài ngày, nhưng sau đó lại đau nặng hơn.</li>
<li><strong>Đau vùng chậu: </strong>là khi khối u đã xâm lấn sang vùng xương chậu. Cần phân biệt với đau vùng chậu trong kỳ kinh nguyệt, đau vì quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh các biểu hiện bất thường gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh, dưới đây là các biến chứng do ung thư cổ tử cung gây nên:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Chảy máu tạng: </strong>khi khối u ở cổ tử cung xâm lấn âm đạo, bàng quang, trực tràng hoặc ruột có thể dẫn đến chảy máu.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Vô sinh: </strong>cổ tử cung vốn là nơi để tinh trùng và trứng phát triển. Nếu bệnh nhân bắt buộc phải cắt bỏ cổ tử cung khi điều trị thì sẽ khiến họ mất đi khả năng làm mẹ. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị mãn kinh sớm nếu bị cắt bỏ buồng trứng.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Suy thận: </strong>có trường hợp khối u cổ tử cung xâm lấn niệu quản, gây chèn ép, cản trở nước tiểu đi ra khỏi thận. Lâu ngày nước tiểu tích tụ sẽ khiến thận bị sưng, gây sẹo làm chức năng thận bị suy giảm.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Ảnh hưởng tâm lý: </strong>ung thư cổ tử cung cũng khiến bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh và gia đình.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những người kèm theo các yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ có khả năng cao bị mắc ung thư cổ tử cung hơn so với người bình thường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Hút thuốc lá: </strong>loại sản phẩm này chứa nhiều nicotine gây suy yếu hệ miễn dịch, làm stress oxy hoá, gây mất cân bằng các gen và dễ sinh ung thư;</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Có quá nhiều bạn tình: </strong>nghiên cứu cho thấy nếu một người phụ nữ có nhiều hơn 7 đối tác quan hệ tình dục trong cuộc đời, hoặc có hơn 2 bạn tình trong vòng 1 năm thì sẽ tăng nguy cơ nhiễm virus HPV. Bên cạnh đó, nếu giao hợp khi tuổi còn vị thành niên cũng có khả năng cao mắc bệnh do ở thời điểm này các tế bào mô cổ tử cung chưa phát triển đầy đủ, chúng đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tổn thương;</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Hệ miễn dịch suy giảm: </strong>hệ miễn dịch được coi là lá chắn bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tàn phá của các tế bào ung thư. Do đó nếu hệ miễn dịch yếu kém sẽ tạo điều kiện cho những khối u phát triển;</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Mang thai khi còn quá trẻ, hoặc mang thai nhiều lần: </strong>khi chưa đủ 17 tuổi mà đã mang thai thì sẽ gây tổn thương cho cơ quan sinh sản vì cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Những người mang thai từ 4 lần trở lên cũng đối mặt với nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn;</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Các nhân tố khác: </strong>lười vệ sinh cá nhân, thường xuyên lạm dụng thuốc tránh thai, nhiễm chlamydia, lạc nội mạc tử cung,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có hy vọng chữa khỏi. Do đó, mỗi chị em phụ nữ cần: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thực hiện tiêm vắc xin phòng HPV khi đủ điều kiện;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_chich_ngua_ut_ctc_euet.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tầm soát ung thư hàng năm;</li>
<li style="text-align: justify;">Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng kín;</li>
<li style="text-align: justify;">Khi quan hệ tình dục cần ý thức sử dụng biện pháp bảo vệ;</li>
<li style="text-align: justify;">Có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện thể dục thể thao điều độ,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ngăn ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung theo Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Dưới đây là các nguyên tắc chị em phụ nữ cần biết để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung đúng cách:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mọi phụ nữ đều nên bắt đầu thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung khi bước vào tuổi 21;</li>
<li style="text-align: justify;">Nữ giới trong độ tuổi từ 21 - 29 nên tiến hành xét nghiệm Pap 3 năm/lần. Khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường thì mới nên thực hiện xét nghiệm HPV ở độ tuổi này;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khi nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn những xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết phát hiện bệnh" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_b003edd5-41c3-4a36-9fc5-64eb82510706.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn những xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết phát hiện bệnh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bước sang tuổi 30, phụ nữ nên kết hợp sàng lọc bằng Pap và HPV 5 năm/lần miễn khi xét nghiệm cho kết quả bình thường, nên duy trì điều này đến năm 65 tuổi. Hoặc còn 1 lựa chọn khác đó là phụ nữ từ 30 - 65 tuổi có thể vẫn làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần;</li>
<li style="text-align: justify;">Trên 65 tuổi, nếu nữ giới đã thực hiện kiểm tra thường xuyên trong vòng 10 năm qua có kết quả bình thường, nên ngưng sàng lọc ung thư cổ tử cung. Còn đối với bệnh nhân đã từng bị ung thư mức độ nặng nên tiếp tục thực hiện sàng lọc ít nhất 20 năm sau, bao gồm cả những người trên 65 tuổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Những người đã mổ cắt bỏ hoàn toàn tử cung (cả cổ tử cung lẫn tử cung) thì không cần sàng lọc, ngoại trừ trường hợp phẫu thuật cắt tử cung để điều trị tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Những người chỉ phẫu thuật cắt tử cung nhưng không loại bỏ cổ tử cung vẫn cần tiếp tục thực hiện sàng lọc ung thư theo hướng dẫn như trên;</li>
<li style="text-align: justify;">Phụ nữ mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch (nhiễm HIV, dùng steroid lâu ngày, trải qua phẫu thuật ghép tạng,...) cần thường xuyên kiểm tra hơn;</li>
<li style="text-align: justify;">KHÔNG thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung HÀNG NĂM đối với mọi lứa tuổi ở nữ giới nếu kết quả Pap là bình thường và bản thân không bị hội chứng suy giảm hệ miễn dịch;</li>
<li style="text-align: justify;">Ngay cả khi đã tiêm vắc xin phòng HPV, chị em phụ nữ vẫn cần theo dõi sức khoẻ và tuân theo các hướng dẫn này theo đúng nhóm tuổi của mình.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những người phụ nữ nếu không có kế hoạch sinh con nữa thì vẫn cần tiếp tục thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung theo hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, khuyến cáo trên lưu ý rằng không nên sàng lọc hàng năm nhưng nếu người nào có kết quả xét nghiệm bất thường, cần làm xét nghiệm Pap (thậm chí cả xét nghiệm HPV) trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm để theo dõi.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Các loại xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm Pap (Papanicolaou): </strong>đây là biện pháp thu lượm những mô tế bào ở cổ tử cung, sau đó quan sát các tế bào này dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu tiền ung thư và ung thư;</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm HPV: </strong>đây là xét nghiệm nhằm kiểm tra chủng HPV gây ung thư cổ tử cung (thường là các chủng phổ biến có nguy cơ cao), bằng cách tìm kiếm, kiểm tra xem trong các tế bào của cổ tử cung có tồn tại các đoạn DNA của chủng virus này không. Có thể thực hiện đồng thời xét nghiệm này với xét nghiệm Pap (tuỳ theo độ tuổi);</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm Pap bất thường: </strong>điều này báo hiệu bệnh nhân có thể mắc ung thư cổ tử cung, từ đây sẽ tiến hành những xét nghiệm sâu hơn để chẩn đoán chính xác ung thư cổ tử cung.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp phẫu thuật loại bỏ ung thư</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Thường thì mổ cắt bỏ hoàn toàn tử cung sẽ được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu, giúp điều trị ngăn chặn sự lan rộng của ung thư và phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên điều này cũng khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh sản.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần dành ít nhất 4 - 8 tuần để nghỉ ngơi phục hồi và trở lại đời sống sinh hoạt bình thường.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Xạ trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Xạ trị hoạt động theo cơ chế tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua chùm tia X hoặc proton có mức năng lượng cao. Liệu pháp này có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng hoá trị để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật cắt bỏ, hoặc sử dụng sau khi phẫu thuật để xoá bỏ nốt những tàn dư của tế bào ung thư còn sót lại. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xạ trị" src="/ImagePath\images\20210825/20210825_xt1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xạ trị</em></p>
<p style="text-align: justify;">Xạ trị có thể khiến cho phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể bị dừng kinh nguyệt và bắt đầu giai đoạn mãn kinh sớm. Bệnh nhân cần có kế hoạch bảo quản trứng trước khi bắt đầu xạ trị nếu có ý định thụ thai sau khi điều trị.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Hóa trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Hoá trị là dùng thuốc đường tiêm để tiêu diệt ung thư. Xạ trị liều thấp có thể kết hợp với hoá trị do hoá trị có khả năng cải thiện hiệu quả của tia bức xạ. Thường ở giai đoạn bệnh tiến triển sẽ cần phải sử dụng liều hoá trị cao hơn.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lưu ý sau khi điều trị ung thư</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Sau khi kết thúc đợt điều trị, bệnh nhân cần tái khám 3 - 6 tháng/lần. Bởi vì ung thư cổ tử cung hoàn toàn có khả năng tái phát sau nhiều năm điều trị. Vì vậy tái khám giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.</p>
<ul>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-co-tu-cung-scpzr |
Đa u tủy xương | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Đa u tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đa u tủy (MM) thường được đặc trưng bởi sự tăng sinh tân sinh của các tế bào huyết tương tạo ra một globulin miễn dịch đơn dòng. Các tế bào huyết tương tăng sinh trong tủy xương và có thể dẫn đến phá hủy bộ xương trên diện rộng với các tổn thương tiêu xương, chứng loãng xương và / hoặc gãy xương bệnh lý.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đa u tủy xương là bệnh ung thư khá phổ biến hiện nay." src="/ImagePath/images/20210822/20210822_dautuyxuong.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đa u tủy xương là bệnh ung thư khá phổ biến hiện nay.</em></p>
<p style="text-align: justify;">MM là một bệnh ung thư tương đối phổ biến, chiếm khoảng 1-2% tổng số các bệnh ung thư và hơn 17% các khối u ác tính huyết học. Bệnh này phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ và phổ biến hơn ở những người gốc Phi. Đây là một căn bệnh không thể chữa khỏi và là nguyên nhân của khoảng 20% trường hợp tử vong do bệnh ác tính huyết học và 2% trường hợp tử vong do tất cả các bệnh ung thư nói chung. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tỷ lệ mắc hàng năm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Dữ liệu từ cơ quan đăng ký Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả Cuối cùng ( SEER ) của Hoa Kỳ ước tính 32.000 trường hợp mới mắc MM và 13.000 trường hợp tử vong do MM hàng năm ở Mỹ. Điều này tương quan với tỷ lệ mắc hàng năm khoảng 7 trên 100.000 nam và nữ mỗi năm. Một tỷ lệ mắc bệnh tương tự đã được báo cáo ở Canada, khu vực Nam Thames của Vương quốc Anh, và ở châu Âu nói chung. Trên toàn thế giới, có khoảng 180.000 trường hợp mắc và 117.000 trường hợp tử vong mỗi năm do MM.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong khi một số báo cáo cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo thời gian, điều này có thể phản ánh việc gia tăng sử dụng các xét nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm, nâng cao nhận thức về MM và nâng cao tính sẵn có và sử dụng các cơ sở y tế, đặc biệt là người lớn tuổi. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân bố theo tuổi và giới tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- MM phần lớn là bệnh của người lớn tuổi. Tuổi trung bình khi chẩn đoán là 65 đến 74 tuổi; tương ứng chỉ có 10% và 2% bệnh nhân dưới 50 và 40 tuổi. MM cũng thường xuyên hơn ở nam một chút so với nữ (khoảng 1,4: 1).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sự thay đổi theo sắc tộc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- MM xảy ra ở mọi chủng tộc và mọi vị trí địa lý. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau tùy theo dân tộc; tỷ lệ mắc bệnh ở người Mỹ gốc Phi và người da đen cao gấp hai đến ba lần ở người da trắng trong các nghiên cứu từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố nguy cơ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nguy cơ mắc MM tăng theo chỉ số khối cơ thể. Ngoài ra còn có mối liên quan giữa phơi nhiễm chất độc da cam và MM. Dữ liệu cũng cho thấy rằng trong số những bệnh nhân mắc bệnh gammopathy đơn dòng có ý nghĩa chưa xác định (MGUS), có sự gia tăng nguy cơ tiến triển thành MM ở những người đã tiếp xúc với chất độc da cam.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguy cơ gia đình</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Một phần nhỏ các trường hợp có tính chất gia đình với ước tính khoảng 3 trường hợp gia đình trên 1000 bệnh nhân mắc MM. Nguy cơ phát triển MM cao hơn khoảng 3,7 lần đối với những người có mức độ đầu tiên tương đối với MM. </p>
<p style="text-align: justify;">MM được cho là phát triển từ giai đoạn tiền ác tính không có triệu chứng của sự tăng sinh tế bào huyết tương vô tính được gọi là bệnh gammopnal đơn dòng không xác định (MGUS). MGUS hiện diện trên 3% dân số trên 50 tuổi, và tiến triển thành u tủy hoặc bệnh ác tính liên quan với tỷ lệ 1% mỗi năm.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong khi MGUS không có triệu chứng, MM được đặc trưng bởi tổn thương cơ quan cuối, bao gồm tăng calci huyết, rối loạn chức năng thận, thiếu máu hoặc tổn thương xương lytic. Ở một số bệnh nhân, có giai đoạn không có triệu chứng sau tiến triển dần thành tiền ác tính trung gian được gọi là đa u tủy âm ỉ (SMM) có thể được nhận biết trên lâm sàng. Những bệnh nhân này có thể đã được chẩn đoán khi đang tiến triển từ MGUS thành MM, hoặc có thể đại diện cho MGUS sinh học với số lượng MGUS cao hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh nhân và môi trường đối với MGUS đã được đề xuất, nhưng nguyên nhân chính xác của sự phát triển MGUS vẫn còn khó nắm bắt.</p>
<p style="text-align: justify;">Các mô hình tương tự của một số bất thường di truyền tế bào nhất định có thể được tìm thấy trong các tế bào huyết tương vô tính của MGUS và MM. Những bất thường về di truyền tế bào này được cho là dẫn đến việc tạo ra một dòng tế bào plasma. Mặc dù sự kiện dẫn đến những thay đổi di truyền này có thể khác nhau, nhưng quá trình có thể xảy ra nhất là phản ứng bất thường của tế bào huyết tương đối với kích thích kháng nguyên.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Đa u tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh học của MM là một quá trình phức tạp dẫn đến sự sao chép của một dòng nhân bản ác tính có nguồn gốc tế bào huyết tương. Trong khi một số bước trong lộ trình này đã được làm sáng tỏ. Hầu như tất cả các trường hợp MM đều có trước bởi rối loạn tăng sinh tế bào huyết tương tiền ác tính được gọi là bệnh gammopnal đơn dòng chưa xác định (MGUS). MGUS hiện diện trên 3% dân số trên 50 tuổi, và tiến triển thành u tủy hoặc bệnh ác tính liên quan với tỷ lệ 1% mỗi năm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cơ chế bệnh học của MM là một quá trình phức tạp dẫn đến sự sao chép của một dòng nhân bản ác tính có nguồn gốc tế bào huyết tương." src="/ImagePath\images\20210822/20210822_dautuyxuong3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơ chế bệnh học của MM là một quá trình phức tạp dẫn đến sự sao chép của một dòng nhân bản ác tính có nguồn gốc tế bào huyết tương</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh sinh của MM có thể được khái niệm là hai quá trình tuần tự:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sự hình thành của MGUS</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- MGUS dường như phát triển do kết quả của các bất thường di truyền tế bào, nhiều trong số đó được cho là sản phẩm của phản ứng bất thường của tế bào huyết tương đối với kích thích kháng nguyên. Kết quả là một dòng tế bào huyết tương tạo ra globulin miễn dịch đơn dòng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiến triển từ MGUS thành MM</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tác động thêm đến dòng tế bào huyết tương, thông qua các bất thường di truyền bổ sung hoặc những thay đổi trong vi môi trường tủy xương, dẫn đến sự tiến triển của MGUS thành MM.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh nhân và môi trường đối với MGUS đã được đề xuất, nhưng nguyên nhân chính xác của sự phát triển MGUS vẫn còn khó nắm bắt.</p>
<p style="text-align: justify;">Các mô hình tương tự của một số bất thường di truyền tế bào nhất định có thể được tìm thấy trong các tế bào huyết tương vô tính của MGUS và MM. Những bất thường về di truyền tế bào này được cho là dẫn đến việc tạo ra một dòng tế bào plasma. Mặc dù sự kiện dẫn đến những thay đổi di truyền này có thể khác nhau, nhưng quá trình có thể xảy ra nhất là phản ứng bất thường của tế bào huyết tương đối với kích thích kháng nguyên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố nguy cơ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Dữ liệu dịch tễ học cho thấy khuynh hướng di truyền cũng như các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm tuổi già, ức chế miễn dịch và tiếp xúc với môi trường. Các yếu tố nội tiết tố có thể đóng một vai trò nào đó, vì phụ nữ có tỷ lệ lưu hành theo độ tuổi thấp hơn đáng kể so với nam giới.<br>
Một khuynh hướng di truyền chủ yếu được hỗ trợ bởi những phát hiện rằng tỷ lệ mắc MGUS thay đổi theo dân tộc và một phần nhỏ, nhưng không rõ, là gia đình. Những trường hợp như vậy có thể do gen chung hoặc do yếu tố môi trường.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiếp xúc với bức xạ, benzen, và các dung môi hữu cơ khác, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt côn trùng cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Tuy nhiên, số trường hợp được báo cáo cho mỗi yếu tố nguy cơ này là nhỏ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bất thường di truyền tế bào</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các bất thường di truyền tế bào nguyên phát dường như đóng một vai trò chính trong sự phát triển của MGUS. Hầu hết, nếu không phải tất cả, các trường hợp MGUS và MM đều có bất thường về nhiễm sắc thể có thể được phát hiện bằng phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ (FISH), tạo mẫu phổ đa sắc, lai bộ gen so sánh hoặc lập hồ sơ biểu hiện gen. Tỷ lệ các trường hợp chứng tỏ mỗi bất thường khác nhau tùy theo phương pháp phát hiện được sử dụng và giai đoạn bệnh. Hầu hết các trường hợp MGUS dường như được khởi phát cùng với sự kiện chuyển vị liên quan đến vị trí chuỗi nặng globulin miễn dịch (IgH) (khoảng 40%) hoặc sự không ổn định di truyền biểu hiện bằng trisomies (khoảng 40%) hoặc cả chuyển vị và trisomies (khoảng 10%).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đáp ứng không bình thường đối với kích thích kháng nguyên</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các sự kiện gây ra các bất thường di truyền tế bào được mô tả ở trên không được biết, nhưng người ta cảm thấy rằng yếu tố kích hoạt những thay đổi đó có liên quan đến kích thích kháng nguyên. Bản chất của kích thích kháng nguyên chưa được biết rõ và có thể khác nhau giữa các trường hợp. </p>
<p style="text-align: justify;">Vì không phải tất cả các bệnh nhân mắc bệnh gammopathy đơn dòng chưa xác định (MGUS) đều phát triển MM, những thay đổi di truyền ban đầu dẫn đến MGUS là cần thiết nhưng không đủ cho sự phát triển của MM. MGUS tiến triển thành MM có triệu chứng với tỷ lệ nhất quán hàng năm cho thấy rằng sự tiến triển này có thể được giải thích bằng mô hình "đánh thứ hai ngẫu nhiên". Nguy cơ tiến triển là tương tự nhau bất kể thời gian đã biết của MGUS tiền căn, cho thấy rằng tác động thứ hai gây ra sự tiến triển là một sự kiện ngẫu nhiên.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số sự kiện tiến triển có thể đóng vai trò thúc đẩy này dẫn đến tăng hình thành khối u:</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thay đổi di truyền bổ sung (ví dụ: đột biến Ras, metyl hóa p16, đột biến p53)</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng sinh tế bào do rối loạn điều hòa chu kỳ tế bào</p>
<p style="text-align: justify;">- Loại bỏ tế bào chết theo chương trình (apoptosis)</p>
<p style="text-align: justify;">- Những thay đổi trong vi môi trường tủy xương</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh học của tổn thương cơ quan cuối</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Khi quần thể tế bào huyết tương vô tính được tạo ra và tiến triển thành MM, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng (ví dụ: tăng canxi huyết, tổn thương xương ly giải, rối loạn chức năng thận và thiếu máu) liên quan đến sự xâm nhập của tế bào huyết tương vào xương hoặc các cơ quan khác hoặc tổn thương thận.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Đa u tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết bệnh nhân bị MM đều có các dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến sự xâm nhập của các tế bào huyết tương vào xương hoặc các cơ quan khác hoặc tổn thương thận do lắng đọng immunoglobulin. Trong khi biểu hiện lâm sàng thường là bán cấp tính, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có biểu hiện cấp tính với những phát hiện cần được quan tâm và can thiệp nhanh chóng (ví dụ: chèn ép tủy sống, suy thận, tăng độ nhớt máu).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_da-u-tuy-xuong-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng và dấu hiệu của đa u tủy xương là thiếu máu và đau xương</em></p>
<p style="text-align: justify;">Một phân tích hồi cứu trên 1027 bệnh nhân tuần tự được chẩn đoán mắc bệnh MM tại một cơ sở duy nhất đã tìm thấy các triệu chứng và dấu hiệu sau khi xuất hiện</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu máu: 73%</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau xương: 58%</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng creatinine: 48%</p>
<p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi / suy nhược tổng thể: 32%</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng calci huyết: 28%</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm cân: 24%, một nửa trong số đó đã giảm được 9 kg</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng và dấu hiệu xuất hiện trong 5% hoặc ít hơn bao gồm: dị cảm (5%), gan to (4%), lách to (1%), nổi hạch (1%) và sốt (0,7%). Tràn dịch màng phổi và lan tỏa phổi do thâm nhiễm tế bào huyết tương rất hiếm và thường xảy ra ở bệnh tiến triển. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thiếu máu</strong>: hiện diện ở 73% khi được chẩn đoán và 97% tại một số thời điểm trong suốt quá trình của bệnh. Thiếu máu thường dẫn đến tình trạng mệt mỏi và xanh xao khi khám sức khỏe.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đau xương: </strong>Bệnh tiêu xương là một đặc điểm chính của bệnh MM có thể dẫn đến đau xương và gãy xương bệnh lý.<br>
Trong cùng một nghiên cứu được mô tả ở trên, đau xương liên quan đến MM xuất hiện tại thời điểm chẩn đoán ở khoảng 60% bệnh nhân. Đau liên quan đến MM thường:</p>
<p style="text-align: justify;">- Liên quan đến khung xương trung tâm (lưng, cổ, vai, xương chậu, hông) chứ không phải tứ chi</p>
<p style="text-align: justify;">- Thường do cử động gây ra và ít gặp hơn vào ban đêm khi ngủ mặc dù có thể xảy ra khi thay đổi tư thế</p>
<p style="text-align: justify;">- Cường độ thường nhẹ hoặc trung bình nhưng nặng lên đến 10 phần trăm.<br>
Chiều cao của bệnh nhân có thể giảm vài inch vì xẹp đốt sống. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thận: </strong>suy thận có thể là biểu hiện của MM.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tăng calci huyết</strong>: Tăng calci huyết có thể xảy ra ở MM do quá trình khử khoáng xương do MM gây ra. Tăng calci huyết được tìm thấy ở 28% của một loạt bệnh nhân bị MM tại thời điểm chẩn đoán, nhưng đa số không có triệu chứng tăng canxi huyết.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thần kinh: </strong>Mặc dù hiếm gặp, nhưng các phát hiện về thần kinh có thể yêu cầu đánh giá khẩn cấp về sự chèn ép tủy sống (liệt nửa người) hoặc tăng độ nhớt máu (chảy máu mũi, mờ mắt, các triệu chứng thần kinh, lú lẫn và / hoặc suy tim).<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Đa u tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Biến chứng hay gặp: đau xương, gãy xương, chèn ép, tủy sống, suy thận, nhiễm trùng và huyết khối, di căn, tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Đa u tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân bố theo tuổi và giới tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">MM phần lớn là bệnh của người lớn tuổi. Tuổi trung bình khi chẩn đoán là 65 đến 74 tuổi; tương ứng chỉ có 10 và 2% bệnh nhân dưới 50 và 40 tuổi. MM cũng thường xuyên hơn ở nam một chút so với nữ (khoảng 1,4: 1).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đa u tủy xương phần lớn là bệnh của người lớn tuổi." src="/ImagePath\images\20210822/20210822_dautuyxuong7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đa u tủy xương phần lớn là bệnh của người lớn tuổi.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sự thay đổi theo sắc tộc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">MM xảy ra ở mọi chủng tộc và mọi vị trí địa lý. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau tùy theo dân tộc; tỷ lệ mắc bệnh ở người Mỹ gốc Phi và người da đen cao gấp hai đến ba lần ở người da trắng trong các nghiên cứu từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố nguy cơ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguy cơ mắc MM tăng theo chỉ số khối cơ thể. Ngoài ra còn có mối liên quan giữa phơi nhiễm chất độc da cam và MM. Dữ liệu cũng cho thấy rằng trong số những bệnh nhân mắc bệnh gammopathy đơn dòng có ý nghĩa chưa xác định (MGUS), có sự gia tăng nguy cơ tiến triển thành MM ở những người đã tiếp xúc với chất độc da cam. Tiếp xúc với bức xạ, benzen và các dung môi hữu cơ khác, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt côn trùng cũng có thể đóng một vai trò nhỏ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguy cơ gia đình</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một phần nhỏ các trường hợp có tính chất gia đình với ước tính khoảng 3 trường hợp gia đình trên 1000 bệnh nhân mắc MM. Nguy cơ phát triển MM cao hơn khoảng 3,7 lần đối với những người có mức độ đầu tiên tương đối với MM.<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Đa u tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, bệnh đa u tủy xương không có phòng bệnh đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tập thể dục tránh thừa cân là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng đa u tủy xương." src="/ImagePath\images\20210822/20210822_1501552470-giam-nguy-co-dot-quy1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tập thể dục tránh thừa cân là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng đa u tủy xương</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hạn chế dầu mỡ, tăng tập thể dục để tránh thừa cân. Hạn chế tiếp xúc ới bức xạ, benzen và các dung môi hữu cơ khác, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt côn trùng.<br>
Những trường hợp nhiễm chất độc da cam, có tiền sử gia đình cần thăm khám định kỳ, phát hiện bệnh sớm nếu có.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Đa u tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><img alt="Tủy sống của bệnh nhân đa u tủy xương." src="/ImagePath\images\20210822/20210822_dautuyxuong4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tủy sống của bệnh nhân đa u tủy xương</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khi nào nghi ngờ MM</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán MM thường bị nghi ngờ do một (hoặc nhiều) <strong>biểu hiện lâm sàng</strong> sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau xương với các tổn thương ly giải được phát hiện trên phim chụp xương thông thường hoặc các phương thức hình ảnh khác</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng tổng nồng độ protein huyết thanh và / hoặc sự hiện diện của protein đơn dòng (M) trong huyết thanh hoặc nước tiểu</p>
<p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu hoặc triệu chứng toàn thân gợi ý bệnh ác tính, chẳng hạn như thiếu máu không rõ nguyên nhân</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng calci huyết, có triệu chứng hoặc được phát hiện tình cờ</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy thận cấp với phân tích nước tiểu hoặc hiếm khi có hội chứng thận hư do nhiễm amyloidosis nguyên phát đồng thời</p>
<p style="text-align: justify;">Khi đánh giá một bệnh nhân nghi ngờ mắc MM, bệnh sử nên thu thập thông tin liên quan đến đau xương, các triệu chứng thiếu máu, các triệu chứng thần kinh và nhiễm trùng. Khám sức khỏe nên bao gồm khám thần kinh chi tiết.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm cận lâm sàng thông thường:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Công thức máu đầy đủ và phân biệt với xét nghiệm lam máu ngoại vi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh hóa: canxi huyết thanh, creatinine, albumin, lactate dehydrogenase (LDH) và beta-2 microglobulin (B2M).</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổng phân tích nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điện di protein huyết thanh (SPEP) với sự cố định miễn dịch và định lượng các globulin miễn dịch. </p>
<p style="text-align: justify;">- Phân tích FLC huyết thanh</p>
<p style="text-align: justify;">- Độ nhớt huyết thanh nên được đo nếu nồng độ protein M cao (nghĩa là> 5 g / dL) hoặc có các triệu chứng gợi ý tăng độ nhớt. </p>
<p style="text-align: justify;">- Chọc hút và sinh thiết tủy xương với phương pháp định kiểu miễn dịch, di truyền tế bào thông thường và lai huỳnh quang tại chỗ (FISH).</p>
<p style="text-align: justify;">- Đánh giá tủy xương được chỉ định cho tất cả bệnh nhân bị MM khi được chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hình ảnh (CT, MRI, PET / CT) được ưu tiên hơn chụp X quang đơn thuần để phát hiện liên quan đến xương ở những bệnh nhân được đánh giá nghi ngờ MM. Một sự lựa chọn trong số này phụ thuộc vào tính khả dụng, chi phí, cơ sở điều trị và các đặc điểm lâm sàng. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn chẩn đoán</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán MM yêu cầu đáp ứng các tiêu chí sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- <em>Tế bào huyết tương tủy xương vô tính ≥10̀ hoặc u tế bào xương hoặc mô mềm đã được sinh thiết chứng minh</em>: Tính vô tính nên được thiết lập bằng cách hiển thị hạn chế chuỗi ánh sáng kappa / lambda trên phép đo dòng chảy, hóa mô miễn dịch hoặc huỳnh quang miễn dịch. Phần trăm tế bào huyết tương tủy xương nên được ước tính từ mẫu sinh thiết. Khoảng 4% bệnh nhân có thể có ít hơn 10% tế bào huyết tương tủy xương vì sự tham gia của tủy có thể là khu trú, thay vì khuếch tán. Sinh thiết tủy xương lặp lại nên được xem xét ở những bệnh nhân như vậy.</p>
<p style="text-align: justify;">Thêm một trong những điều sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- <em>Sự hiện diện của cơ quan có liên quan hoặc suy mô:</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu: Hemoglobin <10 g / dL (<100 g / L) hoặc> 2 g / dL (> 20 g / L) dưới mức bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tăng calci huyết: Calci huyết thanh> 11 mg / dL (> 2,75 mmol / lít). </p>
<p style="text-align: justify;">+ Suy thận: Độ thanh thải creatinin ước tính hoặc đo được <40 mL / phút hoặc creatinin huyết thanh> 2 mg/dL (177 micromol /lít). </p>
<p style="text-align: justify;">+ Tổn thương xương: Một hoặc nhiều tổn thương tiêu xương có kích thước ≥5 mm trên chụp X quang xương, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron / chụp cắt lớp vi tính (PET / CT). Trong trường hợp không có tổn thương tiêu xương, những dấu hiệu sau đây không phải là dấu hiệu đầy đủ của tổn thương xương: tăng hấp thu fluorodeoxyglucose (FDG) trên PET, loãng xương, hoặc gãy chèn ép đốt sống. Khi nghi ngờ chẩn đoán, nên xem xét sinh thiết tổn thương xương.</p>
<p style="text-align: justify;">- S<em>ự hiện diện của một dấu ấn sinh học liên quan đến sự tiến triển gần như không thể tránh khỏi của tổn thương cơ quan cuối: </em>Một hoặc nhiều trong số sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ 60% tế bào huyết tương vô tính trong tủy xương.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tỷ lệ FLC tham gia / không tham gia từ 100 trở lên (với điều kiện mức FLC liên quan ít nhất là 100 mg / L).</p>
<p style="text-align: justify;">+ MRI với nhiều hơn một tổn thương khu trú (liên quan đến xương hoặc tủy xương)</p>
<p style="text-align: justify;">Phân tầng nguy cơ:</p>
<p style="text-align: justify;">- <em>U tủy có nguy cơ cao</em>: ít nhất một trong các tiêu chí lâm sàng hoặc bệnh lý sau đây là có MM nguy cơ cao:</p>
<p style="text-align: justify;">+ t (4; 14), t (14; 16), t (14; 20), del17p13 </p>
<p style="text-align: justify;">+ Mức lactate dehydrogenase (LDH) ≥ 2 lần giới hạn bình thường</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đặc điểm của bệnh bạch cầu tế bào huyết tương nguyên phát (được xác định bởi ≥ 2000 tế bào huyết tương / microL máu ngoại vi hoặc ≥20% trên số đếm khác biệt bằng tay)</p>
<p style="text-align: justify;">- <em>U tủy có nguy cơ tiêu chuẩn</em>: là những bệnh nhân thiếu tất cả các bất thường có nguy cơ cao được mô tả ở trên điều này bao gồm những bệnh nhân bị Trisomies, t (11; 14) và t (6; 14).<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Đa u tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">MM có thể điều trị song không thể chữa khỏi được. Điều trị thường được kết hợp giữa chống viêm steroid, hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu và ghép tế bào tự thân HCT và xạ trị đôi khi được sử dụng để giảm đau do tổn thương xương.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đa u tủy xương có thể điều trị song không thể chữa khỏi được." src="/ImagePath\images\20210822/20210822_dautuyxuong1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đa u tủy xương có thể điều trị song không thể chữa khỏi được</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp cảm ứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Liệu pháp ban đầu cho bệnh nhân MM có triệu chứng phụ thuộc vào phân tầng nguy cơ, khả năng đủ điều kiện để cấy ghép tế bào tạo máu tự thân (HCT) và các nguồn lực sẵn có. Không có thỏa thuận chung nào về phác đồ khởi phát ưu tiên và các chuyên gia khác nhau sử dụng các phác đồ khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xác định tính đủ điều kiện cấy ghép</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả bệnh nhân được đánh giá để xác định tính đủ điều kiện để cấy ghép tế bào tạo máu tự thân (HCT), điều này dường như kéo dài cả thời gian sống không biến cố và tổng thể khi so sánh với các chiến lược không cấy ghép. </p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân đủ điều kiện cho HCT được điều trị cảm ứng từ ba đến bốn tháng trước khi thu thập tế bào gốc để giảm số lượng tế bào khối u trong tủy xương và máu ngoại vi, giảm triệu chứng và giảm tổn thương cơ quan cuối. Sau khi phục hồi từ việc thu thập tế bào gốc, bệnh<br>
nhân có thể tiến hành trực tiếp đến HCT tự thân (chiến lược cấy ghép sớm) hoặc tiếp tục điều trị, thường với cùng một phác đồ được sử dụng để khởi phát, dự trữ HCT tự thân cho đến khi tái phát lần đầu (chiến lược cấy ghép muộn).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cách tiếp cận điều trị trong u tủy nguy cơ tiêu chuẩn </strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân MM nguy cơ tiêu chuẩn đủ điều kiện cho HCT được điều trị bằng phác đồ bộ ba hoá chất trong ba đến bốn tháng trước khi lấy tế bào gốc. </p>
<p style="text-align: justify;">- Sau khi thu thập tế bào gốc, nên làm HCT tự thân sớm hoặc muộn hơn là HCT đơn thuần hoặc HCT đồng sinh</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người tiến hành cấy ghép sớm được cung cấp ít nhất hai năm điều trị duy trì sau khi cấy ghép. Những người chọn trì hoãn HCT cho đến khi tái phát lần đầu tiên hoàn thành tổng cộng 8 đến 12 chu kỳ điều trị bộ ba, sau đó là duy trì dựa trên lenalidomide cho đến khi tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với hầu hết bệnh nhân không đủ điều kiện cho HCT, chúng tôi cung cấp phác đồ bộ ba dựa trên bortezomib trong 8 đến 12 chu kỳ, sau đó là điều trị duy trì dựa trên lenalidomide. Ở những bệnh nhân ốm yếu và không được cho là ứng cử viên của liệu pháp bộ ba, chúng tôi cung cấp liệu pháp bộ đôi với lenalidomide và dexamethasone liều thấp với sự chuyển đổi sang lenalidomide đơn tác nhân sau 9 chu kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>U tủy có nguy cơ cao</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân MM có nguy cơ cao nên được khuyến khích đăng ký tham gia một thử nghiệm lâm sàng để điều tra các chiến lược điều trị mới, chúng kém với tất cả các lựa chọn điều trị thông thường. Đối với những bệnh nhân đủ điều kiện cấy ghép, có thể điều trị cảm ứng sau đó là HCT tự thân sớm và duy trì dựa trên chất ức chế proteasome (Lớp 2C). Những bệnh nhân không đủ điều kiện cấy ghép được cung cấp 8 đến 12 chu kỳ điều trị cảm ứng dựa trên bộ ba, sau đó là duy trì dựa trên chất ức chế proteasome. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp bổ sung</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài liệu pháp hướng vào dòng nhân bản ác tính, việc quản lý hầu hết bệnh nhân bị MM bao gồm các biện pháp phòng ngừa để giảm tỷ lệ biến cố xương, tổn thương thận, nhiễm trùng và huyết khối. Bệnh nhân bị MM cũng có thể yêu cầu các can thiệp cụ thể để kiểm soát tình trạng tăng calci huyết, thiếu máu và bệnh thần kinh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đánh giá đáp ứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nên được đánh giá trước mỗi chu kỳ điều trị để xác định xem bệnh của họ đang đáp ứng như thế nào với liệu pháp</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh tái phát</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết tất cả bệnh nhân bị MM sẽ tái phát và cần điều trị thêm. MM tái phát hoặc kháng trị thường được xác định khi giám sát định kỳ. Các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân bị bệnh MM tái phát hoặc khó chữa bao gồm HCT, điều trị lại phác đồ hóa trị trước đó hoặc thử nghiệm một phác đồ mới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li><span style="text-align: justify;">Multiple myeloma: Pathobiology - UpToDate</span></li><li><span style="text-align: justify;">Multiple myeloma: Clinical features, laboratory manifestations, and diagnosis - UpToDate</span></li><li><span style="text-align: justify;">Multiple myeloma: Overview of management - UpToDate</span><br></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/da-u-tuy-xuong-sxmwy |
Đạm niệu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Đạm niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thận của mỗi người giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách lọc đi những chất thải sau chuyển hóa, chất độc và lượng nước dư thừa ra khỏi máu. Chúng có các cấu trúc màng mao mạch nhỏ gọi là cầu thận. Các cấu trúc này loại bỏ chất thải vào nước tiểu và tái hấp thu protein còn trong máu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thận của mỗi người giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách lọc đi những chất thải sau chuyển hóa, chất độc và lượng nước dư thừa ra khỏi máu. " src="/ImagePath/images/20210826/20210826_than.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thận của mỗi người giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách lọc đi những chất thải sau chuyển hóa, chất độc và lượng nước dư thừa ra khỏi máu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhưng nếu thận của bệnh nhân không hoạt động bình thường, protein có thể bị rò rỉ vào nước tiểu của bệnh nhân. Kết quả là lượng protein cao trong nước tiểu, được gọi là protein niệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Có nhiều loại protein niệu khác nhau, bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Protein niệu cầu thận</li>
<li style="text-align: justify;">Protein niệu ống thận</li>
<li style="text-align: justify;">Protein niệu dòng</li>
<li style="text-align: justify;">Protein niệu sau thận</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, albumin niệu là một loại protein niệu mà protein dư thừa là albumin. Nó liên quan đến protein niệu ở cầu thận. Protein niệu cầu thận là loại đang được thảo luận dưới đây.</p>
<p style="text-align: justify;">Protein niệu có thể liên quan đến các tình trạng tạm thời, như mất nước hoặc tổn thương thận nghiêm trọng hơn. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân có thể gây ra protein trong nước tiểu, cùng với các triệu chứng và cách điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Đạm niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân có protein niệu, hãy lưu ý các triệu chứng khác của bệnh. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân cơ bản.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Mất nước</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Mất nước xảy ra khi cơ thể bệnh nhân mất quá nhiều dịch cơ thể. Đó là một nguyên nhân phổ biến, tạm thời và có hồi phục của protein niệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Cơ thể của bệnh nhân sử dụng nước để cung cấp các chất dinh dưỡng, như protein, đến thận. Nhưng nếu không có đủ nước, thận sẽ hoạt động không hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;">Do đó, thận không thể tái hấp thu protein đúng cách. Thay vào đó, protein sẽ thải ra trong nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng khác tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất nước. Bệnh nhân có thể gặp:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự mệt mỏi</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_dau-dau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đau đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chóng mặt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn khát tăng dần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nước tiểu sẫm màu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm đi tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khô miệng hoặc da.</p>
<p style="text-align: justify;">Mất nước có thể do:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh tiêu chảy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nôn mửa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đổ quá nhiều mồ hôi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Uống không đủ nước.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Huyết áp cao</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Huyết áp cao có thể làm suy yếu các mạch máu trong thận. Điều này làm giảm khả năng tái hấp thu protein bị mất đi qua đường nước tiểu của thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Vì huyết áp cao phát triển chậm, bệnh nhân có thể không có triệu chứng trong nhiều năm. Nhưng nếu nó trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây ra:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khó thở.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chảy máu mũi.</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp huyết áp cao không có nguyên nhân cơ bản. Nhưng ở một số người, huyết áp cao là do:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh thận.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về tuyến giáp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Béo phì, khó thở hoặc ngừng thở khi ngủ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khối u tuyến thượng thận.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc, như thuốc ngừa thai hoặc thuốc thông mũi.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>3. Đái tháo đường</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa khiến lượng đường trong máu tăng cao. Có một số loại bệnh tiểu đường, bao gồm bệnh tiểu đường type 1 và type 2.</p>
<p style="text-align: justify;">Với bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao buộc thận phải lọc máu quá mức. Điều này có thể gây tổn thương thận, tạo điều kiện cho protein rò rỉ vào nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của bệnh tiểu đường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại. Bệnh nhân có thể có:</p>
<p style="text-align: justify;">- Khát và đói tăng lên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đi tiểu thường xuyên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự mệt mỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tầm nhìn mờ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm cân không giải thích được.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>4. Viêm cầu thận</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Protein niệu có thể là dấu hiệu của viêm cầu thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường, khi cầu thận lọc máu, chúng sẽ tái hấp thu protein. Nhưng nếu chúng bị tổn thương, protein có thể đi qua cầu thận và đi vào nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm cầu thận có thể gây ra một loạt các triệu chứng được gọi là hội chứng thận hư. Ngoài protein niệu, điều này bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tăng lipid máu, hoặc nồng độ chất béo và cholesterol trong máu cao</li>
<li style="text-align: justify;">Phù chân, bàn chân hoặc mắt cá chân</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm albumin máu hoặc mức protein trong máu thấp</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Nó cũng có thể gây ra huyết áp cao và tiểu máu, hoặc hồng cầu trong nước tiểu. Điều này làm cho nước tiểu có màu hồng hoặc màu nâu sẫm.</p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường, viêm cầu thận xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công thận. Tình trạng bệnh này có liên quan với:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn</li>
<li style="text-align: justify;">HIV</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh viêm gan B</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm gan C</li>
<li style="text-align: justify;">Lupus</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh thận tiểu đường</li>
<li style="text-align: justify;">Huyết áp cao</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>5. Bệnh thận mãn tính</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thận mãn tính (CKD) là sự mất dần chức năng của thận. Nó có thể gây ra protein niệu trong giai đoạn đầu, nhưng nó thường không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi CKD tiến triển, bệnh nhân có thể gặp:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khó thở</li>
<li style="text-align: justify;">Đi tiểu thường xuyên</li>
<li style="text-align: justify;">Nấc cụt</li>
<li style="text-align: justify;">Sự mệt mỏi</li>
<li style="text-align: justify;">Buồn nôn</li>
<li style="text-align: justify;">Nôn mửa</li>
<li style="text-align: justify;">Khó ngủ</li>
<li style="text-align: justify;">Da ngứa khô</li>
<li style="text-align: justify;">Bàn tay và bàn chân phù nề</li>
<li style="text-align: justify;">Kém ăn</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_cach-chua-benh-paget-xuong.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nếu bệnh nhân mắc bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể và các globulin miễn dịch tấn công các mô của cơ thể</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh sau đây có thể làm hỏng thận và dẫn đến suy thận:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm cầu thận</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh tiểu đường</li>
<li style="text-align: justify;">Huyết áp cao</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh tim</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm thận kẽ</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh thận đa nang</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng thận tái phát</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Nếu CKD tiến triển, nó có thể dẫn đến suy thận .</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>6. Bệnh tự miễn</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Hệ thống miễn dịch thường tạo ra các kháng thể và các globulin miễn dịch để chống lại các sinh vật lạ. Nhưng nếu bệnh nhân mắc bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể và các globulin miễn dịch tấn công các mô của cơ thể. Những chất này được gọi là tự kháng thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu các tự kháng thể làm tổn thương các cầu thận, viêm có thể xảy ra. Điều này dẫn đến tổn thương thận và cuối cùng là protein niệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh tự miễn sau đây có liên quan đến protein niệu:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Lupus ban đỏ hệ thống:</strong> chủ yếu liên quan đến da và khớp, nó cũng có thể ảnh hưởng đến thận.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Goodpasture: </strong> các tự kháng thể tấn công đặc biệt vào thận và phổi.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thận IgA:</strong> xảy ra khi các chất lắng đọng của immunoglobulin A tích tụ trong các cầu thận.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>7. Tiền sản giật</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Trong chứng tiền sản giật , một người mang thai xuất hiện huyết áp cao từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Điều này tạm thời làm suy giảm khả năng lọc protein của thận, gây ra protein niệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng tiền sản giật khác bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tay, chân và mặt phù nề</li>
<li style="text-align: justify;">Đau đầu</li>
<li style="text-align: justify;">Nhìn mờ</li>
<li style="text-align: justify;">Đau bụng bên phải</li>
<li style="text-align: justify;">Tăng cân</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù tiền sản giật thường biến mất sau khi sinh nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến sinh non. Người mang thai bị tiền sản giật cần được theo dõi cẩn thận.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>8. Bệnh ung thư</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp nghiêm trọng, protein niệu là do ung thư. Một số loại ung thư có liên quan đến lượng protein trong nước tiểu cao, bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ung thư biểu mô tế bào thận</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư phổi</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư vú</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư đại trực tràng</li>
<li style="text-align: justify;">U lympho không Hodgkin</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh ung thư gan</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh đa u tủy xương (ung thư plasmo)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Người ta cho rằng tác động gây viêm của ung thư làm thay đổi chức năng thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số điều kiện, như đa u tủy xương, tổn thương thận xảy ra khi các protein bất thường trong máu liên kết với các protein bình thường trong nước tiểu. Khi chức năng thận suy giảm, sẽ có nhiều protein trong nước tiểu hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù các triệu chứng ung thư rất khác nhau, nhưng các triệu chứng chung bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giảm cân không giải thích được</li>
<li style="text-align: justify;">Sự mệt mỏi</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt</li>
<li style="text-align: justify;">Nỗi đau</li>
<li style="text-align: justify;">Thay da</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Đạm niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn đầu của tổn thương thận, bệnh nhân sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là bởi vì chỉ có một lượng nhỏ protein trong nước tiểu của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Buồn nôn là dấu hiệu của tổn thương thận tiến triển" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_buon-non-nhung-khong-non-1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Buồn nôn là dấu hiệu của tổn thương thận tiến triển</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhưng khi tổn thương thận tiến triển, nhiều protein sẽ đi vào nước tiểu của bệnh nhân. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nước tiểu bọt</li>
<li style="text-align: justify;">Phù bàn tay, bàn chân mắt cá chân, mặt hoặc bụng</li>
<li style="text-align: justify;">Đi tiểu nhiều</li>
<li style="text-align: justify;">Chuột rút cơ vào ban đêm</li>
<li style="text-align: justify;">Buồn nôn</li>
<li style="text-align: justify;">Nôn mửa</li>
<li style="text-align: justify;">Kém ăn</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Đạm niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số người có nhiều khả năng xuất hiẹn protein niệu. Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_beo-phi-1_RGSO.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thừa cân béo phì có thể xuất hiện khả năng đạm thận</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Tuổi tác: </strong>Người lớn từ 65 tuổi trở lên dễ bị mất nước và các vấn đề về thận. Những người mang thai trên 40 tuổi có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Huyết áp cao: </strong>Những người bị huyết áp cao có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và rối loạn thận.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Bệnh tiểu đường: </strong>Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của CKD. Nó cũng liên quan đến tiền sản giật và viêm cầu thận.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Lịch sử gia đình: </strong>Bệnh nhân có nhiều khả năng bị protein niệu nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh thận hoặc tiền sản giật.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Một số sắc tộc: </strong>Những người gốc Phi, người La tinh, người gốc Mỹ da đỏ và người gốc Á có nguy cơ mắc các vấn đề về thận cao hơn.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Thừa cân hoặc béo phì: </strong>Huyết áp cao, tiểu đường và tiền sản giật có liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Đạm niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cách duy nhất để chẩn đoán protein niệu là thông qua xét nghiệm nước tiểu , đo lượng protein trong nước tiểu của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm, thông qua máy móc định lượng nồng độ protein trong nước nước tiểu của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bác sĩ cho rằng bệnh nhân có vấn đề về thận, họ sẽ lặp lại xét nghiệm nước tiểu ba lần trong ba tháng. Điều này giúp họ loại trừ các nguyên nhân tạm thời gây ra protein niệu hoặc cũng có thể yêu cầu xét nghiệm protein nước tiểu 24h.</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm sau để xác định nguyên nhân gây ra protein niệu của bệnh nhân:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Thu thập nước tiểu 24 giờ: </strong>Trong xét nghiệm nước tiểu 24 giờ, nước tiểu của bệnh nhân được thu thập trong 24 giờ và gửi đến phòng thí nghiệm.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm máu tỷ lệ lọc cầu thận (GMR): </strong>Xét nghiệm này kiểm tra chức năng thận của bệnh nhân.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm hình ảnh: </strong>Bệnh nhân có thể được siêu âm hoặc chụp Cắt lớp vi tính để chụp ảnh chi tiết về thận và đường tiết niệu của bệnh nhân.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Sinh thiết thận: </strong>Một mẫu thận của bệnh nhân được lấy ra và kiểm tra các dấu hiệu.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Đạm niệu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân có protein niệu gián đoạn hoặc nhẹ, bệnh nhân có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bệnh nhân có protein niệu liên tục, bệnh nhân sẽ cần điều trị tình trạng cơ bản.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_20190926_115722_628232_thuoc.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị bằng thuốc huyết áp và thuốc điều trị tiểu đường khi có triệu chứng đi kèm</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị có thể bao gồm:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Thay đổi chế độ ăn uống: </strong>Nếu bệnh nhân bị bệnh thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao, bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống cụ thể.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Giảm cân: </strong>Giảm cân có thể kiểm soát các tình trạng làm suy giảm chức năng thận.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Thuốc huyết áp: </strong>Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc tiểu đường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm huyết áp.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: </strong>Bệnh nhân có thể cần dùng thuốc hoặc liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường huyết cao.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Lọc máu: </strong>Trong bệnh viêm cầu thận và suy thận, lọc máu được sử dụng để kiểm soát huyết áp cao và chất lỏng.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Königshausen E & Sellin L. Recent Treatment Advances and New Trials in Adult Nephrotic Syndrome. <em>BioMed research international</em>, <em>2017.</em></li><li>Pallet N et al & groupe de travail SFBC, SFNDT, SNP. Typage des protéinuries: comment, pourquoi et pour qui?. <em>Annales de biologie clinique. </em>2019.</li><li>Haynes J & Haynes R. Proteinuria. <em>BMJ (Clinical research ed.). </em>2006.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dam-nieu-sromp |
Ung thư nguyên bào nuôi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư nguyên bào nuôi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nguyên bào nuôi ở thai kỳ (GTD) xác định một nhóm các tình trạng phát sinh từ một sự kiện thụ tinh không bình thường. Khi GTD tái phát hoặc có bằng chứng của bệnh di căn, nó được gọi là ung thư nguyên bào nuôi thai kỳ (GTN).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_UNGTHƯNGUYÊNBÀONUÔI.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nguyên bào nuôi ở thai kỳ (GTD) xác định một nhóm các tình trạng phát sinh từ một sự kiện thụ tinh không bình thường</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư tế bào sinh dưỡng thai (GTN) đề cập đến một nhóm các khối u ác tính bao gồm sự tăng sinh bất thường của các mô tế bào sinh dưỡng và có thể theo sau một thai trứng hoặc không thai trứng. GTN bao gồm các loại mô học sau: Chửa trứng xâm lấn (Invasive mole) ung thư nhau thai (Choriocarcinoma), u nguyên bào nuôi tại vị trí nhau bám (Placental Site Trophoblastic Tumour) (PSTT), u nguyên bào nuôi dạng biểu mô (epithelioid trophoblastic tumor) (ETT).</p>
<p style="text-align: justify;">Khoảng 50% các trường hợp GTN phát sinh từ thai kỳ, 25% do sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung, và 25% do thai đủ tháng hoặc non tháng. Tỷ lệ GTN ước tính sau khi mang thai đủ tháng là 1 trên 150.000 trường hợp mang thai và sau sẩy thai tự nhiên là 1 trên 15.000 trường hợp mang thai. Tỷ lệ chung của GTN sau tất cả các loại thai ước tính là 1 trong 40.000 trường hợp mang thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ chính của sự phát triển bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ (GTD) là mang thai trứng trước, tuổi mẹ cao (> 40 tuổi), và tổ tiên người da đỏ châu Á và Mỹ.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng và dấu hiệu của GTN phụ thuộc vào việc thai kỳ trước là chửa trứng hay không chửa trứng. Biểu hiện lâm sàng có thể bao gồm: tăng gonadotropin màng đệm người (hCG) trong huyết thanh, cường giáp, u nang tế bào vỏ nang lutein ở buồng trứng, chảy máu tử cung bất thường, đau hoặc áp lực vùng chậu, hoặc các triệu chứng của bệnh di căn.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán GTN lâm sàng được thực hiện dựa trên sự gia tăng hCG huyết thanh, sau khi một thai trứng và các căn nguyên khác của hCG tăng cao đã được loại trừ. Các phát hiện hình ảnh về sự to ra của tử cung hoặc bệnh lý phù hợp với GTN, u nang hoàng thể buồng trứng hai bên, hoặc bệnh di căn hỗ trợ chẩn đoán. Không giống như các khối u rắn khác, không cần chẩn đoán mô trước khi điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước khi có sự phát triển của hóa trị liệu hiệu quả cho GTN, phần lớn bệnh nhân bị bệnh khu trú trong tử cung đã được chữa khỏi bằng phương pháp cắt tử cung, nhưng bệnh di căn gần như tử vong. Với việc sử dụng các xét nghiệm định lượng nhạy cảm đối với hCG và xử trí thích hợp bằng hóa trị hiệu quả cao, hầu hết phụ nữ bị GTN có thể được chữa khỏi và chức năng sinh sản của họ được bảo toàn.</p>
<p style="text-align: justify;">Chửa trứng xâm lấn - phát triển sau khi mang thai trứng và được đặc trưng bởi sự hiện diện của nhung mao màng đệm phù nề với sự tăng sinh nguyên bào nuôi xâm nhập vào cơ tử cung. GTN hậu thai kỳ phát triển ở khoảng 15 đến 20% bệnh nhân sau chửa trứng hoàn toàn và ở 1 đến 4 % bệnh nhân sau chửa trứng một phần. Khoảng 15% chửa trứng vẫn còn khu trú trong tử cung, và 5% là di căn. Có thể xảy ra xâm lấn sâu vào nội mạc tử cung, và có thể quan sát thấy các nhung mao trên thanh mạc tử cung. Vỡ tử cung và xuất huyết trong phúc mạc nghiêm trọng có thể xảy ra nếu xâm lấn sâu vào cơ tử cung mà không được điều trị. Di căn của chửa trứng xâm lấn lây lan theo đường máu; phổi và âm đạo là những vị trí phổ biến nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư nhau thai - Choriocarcinoma bao gồm các mô tế bào sinh dưỡng xâm lấn, có mạch máu cao và không sản sinh được tạo thành từ các nguyên bào tế bào và các nguyên bào hợp bào không có nhung mao. Ung thư nhau thai có thể theo sau bất kỳ loại thai kỳ nào. Choriocarcinoma là được đặc trưng bởi sự xâm lấn mạch máu sớm và di căn lan rộng. Biểu hiện lâm sàng của ung thư nhau thai phụ thuộc vào mức độ bệnh và vị trí di căn. Choriocarcinoma di căn theo đường máu. Biểu hiện lâm sàng thường do chảy máu từ vị trí di căn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_images.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nguyên bào nuôi ở thai kỳ (GTD) xác định một nhóm các tình trạng phát sinh từ một sự kiện thụ tinh không bình thường</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khối u nguyên bào nuôi ở vị trí nhau thai - PSTT là ác tính và phát triển từ các nguyên bào sinh dưỡng trung gian, ngoại lai. PSTT xảy ra phổ biến nhất sau khi nạo phá thai hoặc mang thai không trứng, mặc dù nó cũng có thể xảy ra sau khi mang thai trứng. PSTT có thể được chẩn đoán vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi mang thai. Điểm khác biệt chính giữa PSTT và chửa trứng xâm lấn hoặc ung thư nhau thai là nó tiết ra lượng hCG rất thấp. PSTT có liên quan đến ít xâm lấn mạch máu, hoại tử và xuất huyết hơn ung thư nhau thai. Ngoài ra, không giống như ung thư nhau thai, PSTT có xu hướng duy trì khu trú trong tử cung trong thời gian dài trước khi di căn đến các hạch bạch huyết khu vực hoặc các vị trí di căn khác. Khoảng 30% bệnh nhân có biểu hiện của bệnh di căn.</p>
<p style="text-align: justify;">Khối u nguyên bào nuôi biểu mô - ETT là một biến thể hiếm gặp của GTN. Nó phát triển từ quá trình biến đổi tân sinh của các nguyên bào hình trứng ngoại vi kiểu màng đệm. ETT thường biểu hiện dưới dạng một tổn thương rời rạc, xuất huyết, rắn và dạng nang nằm ở đáy, đoạn dưới tử cung hoặc nội mạc tử cung. Giống như PSTT, nó hình thành các nốt khối u trong cơ tử cung. Về mặt vi thể, khối u bao gồm một quần thể tương đối đồng đều các tế bào nguyên bào nuôi trung gian đơn nhân tạo thành tổ và khối rắn. Biểu hiện lâm sàng của ETT tương tự như PSTT. Chẩn đoán thường muộn trong quá trình bệnh do tăng trưởng chậm, ít triệu chứng và sản xuất hCG thấp hoặc không có. Do chẩn đoán muộn, khoảng 50% bệnh nhân ETT có biểu hiện của bệnh di căn. Các tế bào ETT cho thấy sự biểu hiện lan tỏa của các dấu hiệu hóa mô miễn dịch, bao gồm cytokeratin và ức chế A. Khoảng 15% những người được chẩn đoán có nốt sần ở nhau thai không điển hình sẽ phát triển, hoặc có ETT đồng thời trong vòng 16 tháng sau khi chẩn đoán.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư nguyên bào nuôi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khoảng 50% các trường hợp GTN phát sinh từ thai kỳ, 25% do sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung, và 25% do thai đủ tháng hoặc non tháng. Tuy nhiên cho tới ngày nay, nguyên nhân chính xác của GTN vẫn chưa được xác định rõ.</p>
<p style="text-align: justify;">Di truyền - Chửa trứng có sự mất cân bằng hoặc dư thừa vật chất di truyền của người cha so với người mẹ. Các chửa trứng hoàn toàn phát triển do mất vật liệu di truyền từ tế bào trứng, sau đó được thụ tinh bởi hai tinh trùng hoặc một tinh trùng nhân đôi nhiễm sắc thể của nó. Do đó, các chửa trứng hoàn toàn chỉ bao gồm DNA của người cha và phổ biến nhất là lưỡng bội với karyotype 46XX (cũng xảy ra 46XY). Một phần nốt ruồi phát triển do sự thụ tinh của một tế bào trứng bởi hai tinh trùng, tạo ra thể tam bội với hàm lượng DNA của cha và mẹ là 2:1. GTN có thể có sự đóng góp của cả bộ gen của người cha và người mẹ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_UNGTHƯNGUYÊNBÀONUÔI.1png1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân chính xác của GTN vẫn chưa được xác định rõ</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh sinh - Người ta biết rằng dấu ấn có vai trò trong sự phát triển của thai trứng và bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ GTD. Các gen của người cha có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với sự phát triển của nhau thai, trong khi các gen của mẹ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với sự phát triển của phôi thai nhi. Do đó, với các gen của người cha dư thừa, có sự tăng sinh quá mức của nhau thai hoặc tế bào sinh dưỡng. Cũng có sự khác biệt giữa khả năng ác tính của các chửa trứng là dị hợp tử (phát sinh từ hai tinh trùng) và đồng hợp tử (phát sinh từ một tinh trùng duy nhất có sự nhân đôi ADN). Điều này được minh họa trong một nghiên cứu phát hiện chất nhiễm sắc Y chỉ trong 9% thai trứng, nhưng 50% chửa trứng xâm lấn, và 74% ung thư nhau thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số nghiên cứu đã mô tả các con đường phân tử có thể góp phần vào sự phát triển của GTD. Các đột biến điểm xôma và sự không ổn định của DNA ty thể được tìm thấy trong các mẫu chửa trứng xâm lấn và ung thư nhau thai. Sự khuếch đại và biểu hiện quá mức của các sản phẩm gây ung thư khác nhau, chẳng hạn như c-erbB-2, c-myc, c-fms và mdm- 2, đã được chứng minh là có liên quan đến chỉ số tăng sinh cao hơn, hành vi hung hăng hơn và phát triển bệnh ác tính ở GTD. Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) được biểu hiện nhiều ở ung thư nhau thai và chửa trứng hoàn toàn. Điều hòa giảm các gen ức chế khối u, bao gồm p53, p21 và Rb, cũng đã được chứng minh trong GTD. Cuối cùng, hoạt động của telomerase và biểu hiện của các phân tử kết dính tế bào, metalloproteinase, và chất ức chế mô của metalloproteinase được cho là có vai trò.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư nguyên bào nuôi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">GTN có biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào thai kỳ trước, mức độ bệnh và mô bệnh học. GTN có thể xảy ra sau khi mang thai trứng (toàn bộ hoặc một phần) hoặc bất kỳ sự kiện thai kỳ nào khác (sẩy thai, nạo phá thai, thai non tháng hoặc đủ tháng).</p>
<p style="text-align: justify;">GTN thường biểu hiện sau chửa trứng toàn phần, với các đặc điểm sau: kích thước tử cung lớn hơn tuổi thai và mức gonadotropin màng đệm ở người (hCG)> 100.000 mili đơn vị quốc tế / mL. Tăng kích thước buồng trứng hai bên thường xuất hiện khi nồng độ hCG tăng cao rõ rệt. Các dấu hiệu gợi ý GTN sau hoàn thành chửa trứng là tử cung mở rộng, chảy máu tử cung bất thường (AUB), và buồng trứng to hai bên dai dẳng.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngược lại, các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của GTN sau chửa trứng một phần bao gồm chảy máu tử cung bất thường (AUB) dai dẳng và tử cung sa lầy, nhưng không to ra đáng kể, không có bằng chứng về buồng trứng to hai bên. Bệnh di căn hiếm gặp sau chửa trứng một phần.</p>
<p style="text-align: justify;">GTN sau thai đủ tháng hoặc non tháng có thể biểu hiện vô kinh, nhưng thường biểu hiện chảy máu tử cung bất thường do sự xâm lấn của khối u tử cung hoặc chảy máu từ vị trí di căn. Chảy máu do thủng tử cung hoặc tổn thương di căn có thể dẫn đến đau bụng, ho ra máu hoặc phân đen. Bệnh nhân có di căn hệ thần kinh trung ương (CNS) thường có bằng chứng tăng áp lực nội sọ do xuất huyết não, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, co giật hoặc liệt nửa người. Bệnh nhân phát triển di căn phổi rộng có thể có biểu hiện khó thở, ho hoặc đau ngực. Sự phát triển nhanh chóng, phổ biến rộng rãi và xu hướng xuất huyết cao khiến khối u này trở thành tình trạng cấp cứu y tế.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_Bio-acimin-Tao-bon-sau-sinh-dieu-tri-nhu-the-nao-2.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>GTN sau thai đủ tháng hoặc non tháng có thể biểu hiện vô kinh, nhưng thường biểu hiện chảy máu tử cung bất thường do sự xâm lấn của khối u tử cung hoặc chảy máu từ vị trí di căn</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u nguyên bào nuôi ở vị trí nhau thai (PSTT) và các khối u nguyên bào nuôi biểu mô (ETT) hầu như luôn gây chảy máu bất thường hoặc vô kinh, thường kéo dài sau đợt mang thai trước. Có những trường hợp hiếm được báo cáo về hội chứng thận hư và hội chứng nam hóa liên quan đến những tình trạng này. Sau khi mang thai không thai trứng, ung thưnhau thai là loại GTN mô bệnh học phổ biến nhất. Ung thư nhau thai có thể biểu hiện với các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Điều này thường gây ra sự chậm trễ trong chẩn đoán, thường ảnh hưởng xấu đến tiên lượng. Những bệnh nhân phát triển giá trị hCG tăng lên sau khi mang thai không trứng nên được coi là bị ung thư nhau thai cho đến khi được chứng minh ngược lại.</p>
<p style="text-align: justify;">Bất kỳ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nào có nồng độ hCG liên tục hoặc tăng cao không giải thích được đều được coi là có khả năng bị GTN. Nên loại trừ các nguồn khác gây nồng độ hCG dai dẳng, chẳng hạn như mang thai bình thường, hCG tuyến yên, hCG ảo và sản xuất hCG ngoài tử cung từ các khối u khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biểu hiện thường thấy:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tăng gonadotropin màng đệm ở người (hCG) bất thường. Bệnh nhân GTN, đặc biệt là chửa trứng xâm lấn hoặc ung thư nhau thai, có thể có nồng độ hCG cao. Ở mức> 100.000 mili-đơn vị quốc tế / mL, có thể phát triển các triệu chứng của cường giáp, u nang theca lutein ở buồng trứng, và hiếm khi là chứng nôn kéo dài hoặc tiền sản giật.</li>
<li style="text-align: justify;">Chảy máu tử cung bất thường hoặc vô kinh - Chảy máu tử cung bất thường (AUB) có thể là một phần của biểu hiện lâm sàng sau khi mang thai trứng hoặc không. Đối với GTN sau khi mang thai không trứng, AUB hoặc vô kinh thường là triệu chứng xuất hiện. Trong một số trường hợp, chảy máu tử cung do GTN có thể nghiêm trọng.</li>
<li style="text-align: justify;">Đau hoặc ấn vùng chậu - Nếu tử cung mở rộng hoặc u nang buồng trứng, bệnh nhân có thể thấy đau vùng chậu.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các triệu chứng của di căn</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phổi - Khó thở, đau ngực, ho hoặc ho ra máu có thể xảy ra do di căn phổi. Mức độ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do di căn phổi có thể thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào thời điểm phát hiện di căn trong quá trình bệnh. Thuyên tắc nguyên bào nuôi có thể gây tắc động mạch phổi dẫn đến giãn tim phải và tăng áp động mạch phổi, có thể dẫn đến chẩn đoán sai bệnh phổi nguyên phát.</li>
<li style="text-align: justify;">Âm đạo - Di căn âm đạo được xác định ở 4,5 đến 11 phần trăm bệnh nhân GTN và thường có biểu hiện chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo có mủ. Xuất huyết có thể nghiêm trọng. Sự hiện diện của di căn âm đạo không làm tăng nguy cơ đề kháng với hóa trị liệu.</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hệ thống thần kinh trung ương - hệ thống thần kinh trung ương (CNS) tham gia có thể không có triệu chứng ban đầu, nhưng là bước tiến bệnh, bệnh nhân có các dấu hiệu thần kinh và các triệu chứng do tăng áp lực nội sọ hoặc xuất huyết, bao gồm: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nói lắp, hình ảnh rối loạn và / hoặc liệt nửa người. Các triệu chứng thần kinh được báo cáo là xảy ra ở 87 đến 100 phần trăm bệnh nhân bị di căn não.</li>
<li style="text-align: justify;">Gan - Vàng da, thượng vị hoặc đau lưng có thể xảy ra ở bệnh nhân di căn gan, nhưng ít hơn một phần ba số bệnh nhân di căn gan có triệu chứng. Bệnh nhân di căn gan có thể có nguy cơ bị xuất huyết trong ổ bụng nếu các khối u bị vỡ, đây là trường hợp cấp cứu y tế.</li>
<li style="text-align: justify;">Khác - GTN hiếm khi liên quan đến hội chứng thận hư hoặc nam hóa. Nam hóa có thể là do hCG kích thích buồng trứng trong thời gian dài, gây tăng sản tế bào theca với nồng độ testosterone tăng cao sau đó</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư nguyên bào nuôi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Chảy máu, thiếu máu, vỡ tử cung, xuất huyết não, liệt nửa người, hội chứng thận hư, nam hóa, ho ra máu có thể xảy ra do di căn phổi, tắc động mạch phổi, tăng áp động mạch phổi, di căn cơ quan khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng hóa trị, phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_UNGTHƯNGUYÊNBÀONUÔI.png1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chảy máu, thiếu máu, vỡ tử cung là những biến chứng nguy hiểm do ung thư nguyên bào nuôi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư nguyên bào nuôi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã hoặc đang mang thai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguy cơ GTN tăng cao ở những phụ nữ có tiền sử sản khoa bất thường trước đó như chửa trứng, xảy thai tự nhiên; thai lạc chỗ nằm ngoài tử cung...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư nguyên bào nuôi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>- Dinh dưỡng và chăm sóc tốt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.</p>
<p>- Quản lý thai nghén tốt.</p>
<p>Đối với phụ nữ có nguy cơ cao, cần đặc biệt chú trọng dấu hiệu bất thường để chẩn đoán sớm.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_UNGTHƯNGUYÊNBÀONUÔI.pn1g1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ cần khám sức khỏe trước mà định kỳ khi mang thai để có thể phát hiên và xử lý bệnh hiệu quả</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư nguyên bào nuôi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố chính của đánh giá chẩn đoán là xác nhận gonadotropin màng đệm ở người (hCG) tăng cao và đánh giá bệnh di căn hoặc tác động kích thích hCG. Vị trí di căn phổ biến nhất là âm đạo hoặc phổi. Nạo buồng tử cung hoặc các sinh thiết khác có vai trò hạn chế trong chẩn đoán GTN, vì nguy cơ xuất huyết và vì GTN là một chẩn đoán lâm sàng( tiền sử, thăm khám).</p>
<p style="text-align: justify;">Một bệnh sử sản khoa được thực hiện. Tiền sử sản khoa nên bao gồm ngày tháng, thời gian và kết quả của tất cả các lần mang thai. Tất nhiên, tiền sử mang trứng là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với GTN, đặc biệt là thia trứng xâm lấn. Tuy nhiên, như đã lưu ý, GTN có thể xảy ra sau bất kỳ lần mang thai nào, bao gồm sẩy thai tự nhiên hoặc do sảy thai, sinh non hoặc sinh đủ tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi khám bằng mỏ vịt, âm đạo cần được kiểm tra xem có di căn hay không. Những tổn thương này không nên sinh thiết vì chúng cực kỳ mạch máu và có thể xảy ra xuất huyết. Khi kiểm tra bằng tay, tử cung có thể được mở rộng do sự hiện diện của khối u cũng như kích thích hCG. Phì đại tử cung xảy ra trong nhiều tình trạng (ví dụ: mang thai bình thường, u xơ tử cung, các khối u ác tính khác ở tử cung) và cần phải có hình ảnh để đánh giá thêm. Tử cung thường di động hơn là cố định.</p>
<p style="text-align: justify;">Các khối ở phần phụ hai bên có thể có nếu u nang lutein buồng trứng đã phát triển do kích thích hCG. Một khối phụ đơn phương gợi ý một loại khối phụ khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Nên khám sức khỏe tổng quát tập trung vào vị trí có khả năng di căn (tức là phổi, gan, hệ thần kinh trung ương [CNS]).</p>
<p style="text-align: justify;">Hiếm khi, GTN liên quan đến nam hóa, có thể bao gồm mọc lông ở nam giới trên cơ thể hoặc đầu, trầm giọng hoặc to âm vật.</p>
<p style="text-align: justify;">Đánh giá trong phòng thí nghiệm: beta HCG tăng cao, chức năng tuyến giáp, chức năng gan thận.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_xetnghiemchandoan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đánh giá trong phòng thí nghiệm: beta HCG tăng cao, chức năng tuyến giáp, chức năng gan thận</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nghiên cứu hình ảnh - Siêu âm vùng chậu được thực hiện ở tất cả phụ nữ nghi ngờ GTN. X quang phổi cũng được chỉ định vì phổi là vị trí phổ biến nhất của di căn. Các nghiên cứu hình ảnh khác được thực hiện nếu chụp X quang ngực hoặc khám âm đạo cho thấy bằng chứng của bệnh di căn, hoặc nếu các vị trí di căn khác được nghi ngờ dựa trên các triệu chứng hoặc phát hiện trong phòng thí nghiệm.</p>
<p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu hình ảnh khác - Nếu có bằng chứng về bệnh di căn khi đánh giá ban đầu, việc đánh giá nên được mở rộng bao gồm: CT bụng và khung chậu, Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp CT não.</p>
<p style="text-align: justify;">Nạo buồng tử cung - Nạo buồng tử cung có vai trò hạn chế trong việc đánh giá GTN. Việc sử dụng nó thường được dành cho những bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết sau sinh hoặc sau khi sinh và nồng độ hCG tăng cao để xác định xem chẩn đoán là GTN hay các sản phẩm thụ thai được giữ lại. Các chỉ định khác bao gồm biểu hiện lâm sàng bao gồm phì đại tử cung hoặc bệnh lý tử cung trên hình ảnh vùng chậu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư nguyên bào nuôi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>- Đối với những bệnh nhân bị GTN nguy cơ thấp:<br>
Hầu hết bệnh nhân GTN nguy cơ thấp được chữa khỏi bằng hóa trị liệu đơn tác nhân, sử dụng methotrexate (MTX) hoặc dactinomycin (ActD). Các hướng dẫn quốc gia và quốc tế từ Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN) và Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế (FIGO) ủng hộ. Do tiên lượng tốt tổng thể, việc điều trị ngay lập tức bằng các phác đồ đa thuốc nói chung là không cần thiết, và theo kinh nghiệm của chúng tôi, hóa trị đơn tác nhân thường được sử dụng để thành công.</p>
<p>- Đối với bệnh nhân có khối u nguyên bào nuôi ở vị trí nhau thai giai đoạn I (PSTT) hoặc khối u nguyên bào nuôi biểu mô (ETT), chúng tôi đề nghị cắt tử cung nguyên phát đơn thuần thay vì hóa trị chính (Độ 2C). Tuy nhiên, cắt bỏ cục bộ là hợp lý ở những bệnh nhân mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản.</p>
<p>- Đối với những người bị ung thư nhau thai giai đoạn I hoặc chửa trứng xâm lấn, cắt bỏ tử cung là một lựa chọn hợp lý. Đối với những người chọn cắt bỏ tử cung, chúng tôi đề xuất một đợt hóa trị liệu đơn tác nhân tại thời điểm cắt bỏ tử cung thay vì không hóa trị (Lớp 2C).</p>
<p>- Đối với những bệnh nhân bị GTN nguy cơ cao: GTN đặc biệt nhạy cảm với hóa trị, đây là phương thức điều trị chính cho những bệnh nhân mắc bệnh có nguy cơ cao. Ngoại lệ đối với trường hợp này là những phụ nữ bị PSTT hoặc ETT, trong trường hợp này, điều trị chính có thể là sự kết hợp của phẫu thuật và hóa trị, chủ yếu vì PSTT và ETT tương đối kháng với hóa trị so với ung thư nhau thai và thai trứng xâm lấn. Đối với những bệnh nhân bị GTN có nguy cơ cao, chúng tôi khuyên bạn nên hóa trị đa tác nhân hơn là liệu pháp đơn tác nhân (Lớp 1B). Chúng tôi đề nghị kết hợp etoposide , methotrexate (MTX), cộng với actinomycin D (ActD) xen kẽ với cyclophosphamide và vincristine (EMA-CO) (Grade 2C).</p>
<p>- Đối với những bệnh nhân có GTN nguy cơ cao và di căn não, cần được tư vấn phẫu thuật thần kinh trước khi điều trị. Chúng tôi đề xuất EMA-CO là phương pháp điều trị toàn thân chính, sử dụng liều MTX cao hơn (1000 mg / m trong 24 giờ) so với liều được sử dụng thường quy khác (Mức độ 2C). Chúng tôi cũng đề nghị xạ trị sọ não (RT) cho những bệnh nhân này (Độ 2C). Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân không muốn tiến hành RT sọ não, chúng tôi đề nghị hóa trị bổ sung bằng cách sử dụng MTX trong khoang (Độ 2C).</p>
<p>Khoảng 50% bệnh nhân GTN di căn, nguy cơ cao sẽ cần phẫu thuật bổ trợ để chữa khỏi, ngay cả khi có sự tham gia của nhiều cơ quan.</p>
<p>Mặc dù không có hướng dẫn được chấp nhận rộng rãi, đối với bệnh nhân PSTT hoặc ETT, chúng tôi đề xuất kết hợp phẫu thuật và hóa trị (Lớp 2C). Các phác đồ đa tác nhân thường được quản lý, bao gồm EMA-CO hoặc EMA cộng với etoposide và cisplatin (EMA-EP).</p>
<p>Cũng như với những phụ nữ được điều trị GTN nguy cơ thấp, tất cả những phụ nữ có GTN nguy cơ cao nên được theo dõi bằng các phép đo nối tiếp gonadotropin màng đệm người (hCG) trong huyết thanh khi bắt đầu điều trị và sau đó là các khoảng thời gian hàng tuần trong khi điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Gestational trophoblastic neoplasia: Epidemiology, clinical features, diagnosis, staging, and risk stratification - UpToDate</li><li>Initial management of low-risk gestational trophoblastic neoplasia - UpToDate</li><li>Initial management of high-risk gestational trophoblastic neoplasia - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-nguyen-bao-nuoi-sirud |
Thận đa nang | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Thận đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh thận đa nang là một bệnh lý bất thường hình thái cấu trúc thận có tính chất di truyền. Người mắc bệnh này hình thành và tồn tại các nang chứa đầy thanh dịch trong nhu mô thận. Bệnh thận đa nang có thể làm suy giảm chức năng thận và cuối cùng gây ra suy thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thận đa nang là nguyên nhân thứ tư gây suy thận. Những người bị bệnh thận đa nang cũng có thể phát triển đa nang trong gan và các biến chứng khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_20201114_than-da-nang-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thận đa nang</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Thận đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Phần lớn các trường hợp bệnh đa nang có di truyền tiên phát. Ngoài ra cũng có thể phát hiện thận nhiều nang không di truyền tiến triển ở những người có các vấn đề về thận nghiêm trọng khác. Có ba loại bệnh thận đa nang.</p>
<h3><strong>Bệnh thận đa nang </strong><strong>di truyền trội nhiễm sắc thể thường</strong></h3>
<p>Bệnh thận đa nang di truyền trội NST thường đôi khi được gọi là bệnh thận đa nang nguyên phát. Theo thống kê National Kidney Foundation, tại Mỹ, thể bệnh này chiếm khoảng 90 phần trăm các trường hợp. Một người nào đó có cha hoặc mẹ bị bệnh thận đa nang có 50% khả năng phát triển tình trạng này.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_than-da-nang.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh thận đa nang di truyền trội NST thường đôi khi được gọi là bệnh thận đa nang nguyên phát</em></p>
<p>Các triệu chứng cơ năng bệnh nhân cảm nhận được đa phần khởi phát muộn, trong độ tuổi từ 30 đến 40. Tuy nhiên, một số người bắt đầu gặp các triệu chứng trong thời thơ ấu.</p>
<h3><strong>Bệnh thận đa nang di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường</strong></h3>
<p>Bệnh thận đa nang di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường ít phổ biến hơn nhiều so với Bệnh thận đa nang di truyền trội. Nó cũng di truyền, nhưng cả cha và mẹ đều phải mang gen bệnh.</p>
<p>Những người thận đa nang di truyền lặn sẽ không có triệu chứng nếu họ chỉ có một gen. Nếu người bệnh thừa hưởng hai gen bệnh, mỗi gen từ bố và mẹ, chúng sẽ phát triển bệnh thận đa nang đầy đủ với triệu chứng và nguy cơ suy thận tương đương với thận đa nang nguyên phát</p>
<p><strong>Có bốn loại bệnh thận đa nang di truyền lặn</strong></p>
<p><strong>- Khởi phát</strong><strong> chu sinh</strong> có khi sinh.</p>
<p><strong>- Khởi phát</strong><strong> sơ sinh</strong> xảy ra trong tháng đầu tiên của cuộc đời.</p>
<p><strong>- Khởi phát</strong> <strong>nhũ nhi </strong>xảy ra khi trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi.</p>
<p><strong>- Khởi phát</strong> <strong>thiếu niên</strong> xảy ra sau khi trẻ được 1 tuổi.</p>
<h3><strong>Bệnh thận đa nang mắc phải</strong></h3>
<p>Bệnh thận nang mắc phải (ACKD) không di truyền. Nó thường khởi phát muộn và triệu chứng tiến triển rất từ từ.</p>
<p>ACKD thường phát triển ở những người đã có các vấn đề bệnh lý về thận khác. Nó thường gặp ở những người bị suy thận hoặc đang chạy thận nhân tạo.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Thận đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Nhiều người có bệnh thận đa nang trong nhiều năm mà không biết, không gặp phải các triệu chứng liên quan đến bệnh. Các nang thường phát triển đến mức 0,5 inch hoặc lớn hơn trước khi một người bắt đầu nhận thấy các triệu chứng. Các triệu chứng ban đầu liên quan đến bệnh thận đa nang có thể bao gồm:</p>
<p>- Đau hông lưng hoặc đau bụng có thể đồng đều 2 bên.</p>
<p>- Máu trong nước tiểu.</p>
<p>- Đi tiểu dắt.</p>
<p>- Nhiễm trùng đường tiết niệu (uti).</p>
<p>- Sỏi thận.</p>
<p>- Đau hoặc nặng ở lưng.</p>
<p>- Da dễ bị bầm tím.</p>
<p>- Màu da nhợt nhạt.</p>
<p>- Sự mệt mỏi.</p>
<p>- Đau khớp.</p>
<p>- Móng tay bất thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_mau-trong-nuoc-tieu-1530602714519144286884.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh máu trong nước tiểu</em></p>
<p>Trẻ em mắc bệnh bệnh thận đa nang lặn trên NST thường có thể có các triệu chứng bao gồm:</p>
<p>- Huyết áp cao;</p>
<p>- Nhiễm trùng tiểu;</p>
<p>- Đi tiểu nhiều tiểu dắt.</p>
<p>Các triệu chứng ở trẻ em có thể giống với các rối loạn khác. Điều quan trọng là phải nhận được sự chăm sóc y tế cho một đứa trẻ gặp bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Thận đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Ngoài các triệu chứng thường gặp với bệnh thận đa nang, có thể có các biến chứng khi u nang trên thận phát triển lớn hơn.</p>
<p>Những biến chứng này có thể bao gồm:</p>
<p>- Các khu vực suy yếu trong thành động mạch, được gọi là chứng phình động mạch chủ hoặc động mạch não được coi là có liên quan di truyền với bệnh thận đa nang nguyên phát.</p>
<p>- Đa nang trên và trong gan.</p>
<p>- U nang trong tuyến tụy và tinh hoàn.</p>
<p>- Túi thừa đại tràng.</p>
<p>- Đục thủy tinh thể hoặc mù lòa.</p>
<p>- Bệnh gan mạn tính.</p>
<p>- Sa van hai lá.</p>
<p>- Thiếu máu.</p>
<p>- Chảy máu hoặc vỡ nang.</p>
<p>- Tăng huyết áp do cầu thận và mạch thận tổn thương.</p>
<p>- Suy chức năng gan.</p>
<p>- Sỏi tiết niệu.</p>
<p>- Bệnh tim mạn tính, bệnh mạch vành.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Thận đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Vì 2 loại hình chính của bệnh thận đa nang là bệnh di truyền, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử gia đình của bệnh nhân. Ban đầu, họ có thể yêu cầu xét nghiệm công thức máu đầy đủ để tìm thiếu máu hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng và phân tích nước tiểu để tìm máu, vi khuẩn hoặc protein trong nước tiểu của bệnh nhân.</p>
<p>Để chẩn đoán cả ba loại bệnh thận đa nang, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tìm u nang thận, gan và các cơ quan khác. Các phương pháp thăm dò hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán bệnh thận đa nang bao gồm:</p>
<p><strong>- Siêu âm ổ bụng: </strong>Thăm dò không xâm lấn này sử dụng sóng âm thanh siêu âm để tái hiện hình ảnh đại thể thận từ đó khảo sát được các nang thận nếu có.</p>
<p><strong>- Chụp </strong><strong>Cắt lớp vi tính ổ</strong><strong> bụng: </strong>Phương pháp này cho hình ảnh cho tiết và sắc nét chứa đựng nhiều thông tin hơn rất nhiều so với siêu âm, có thể phát hiện các nang nhỏ hơn trong thận.</p>
<p><strong>- Chụp MRI ổ bụng: </strong>MRI này sử dụng từ trường để tái hiện hình ảnh cơ thể cơ quan của bệnh nhân nhằm tìm hiểu cấu trúc thận và tìm các u nang.</p>
<p><strong>- Chụp X quang tiết niệu </strong><strong>có cản quang</strong><strong> đường tĩnh mạch: </strong>thăm dò này sử dụng thuốc cản quang để làm cho các mạch máu đường bài xuất tiết niệu của bệnh nhân hiển thị rõ ràng hơn trên phim chụp X-quang, thăm dò được độ thanh thải cản quang từ đó đánh giá sơ bộ được chức năng thận.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_7985a9c5-7ee1-4e94-9616-60eba9314dd2.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính phương pháp này cho hình ảnh cho tiết và sắc nét chứa đựng nhiều thông tin hơn rất nhiều so với siêu âm, có thể phát hiện các nang nhỏ hơn trong thận</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Thận đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Mục tiêu của điều trị bệnh thận đa nang là kiểm soát các triệu chứng và tránh các biến chứng. Kiểm soát huyết áp cao là phần quan trọng nhất của điều trị.</p>
<p><strong>Một số lựa chọn điều trị có thể bao gồm:</strong></p>
<p>- Thuốc giảm đau, ngoại trừ ibuprofen không được khuyến cáo dùng vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh thận và suy giảm chức năng thận.</p>
<p>- Thuốc điều chỉnh hạ huyết áp.</p>
<p>- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tiết niệu thứ phát.</p>
<p>- Một chế độ ăn ít muối.</p>
<p>- Thuốc lợi tiểu để giúp loại bỏ nước dư thừa ra khỏi cơ thể khi chức năng thận suy giảm.</p>
<p>- Phẫu thuật để dẫn lưu u nang và giúp giảm khó chịu khi nang căng quá to doạ vỡ.</p>
<p>Vào năm 2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt một loại thuốc có tên là tolvaptan (tên thương hiệu Jynarque) như một phương pháp điều trị Bệnh thận đa nang di truyền. Nó được sử dụng để làm chậm quá trình suy thận.</p>
<p>Một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn nghiêm trọng của tolvaptan là gây ra tổn thương gan nghiêm trọng, vì vậy bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi sức khỏe của gan và thận của bệnh nhan khi dùng thuốc này.</p>
<p>Với bệnh thận đa nang tiến triển gây suy thận, có thể cần phải lọc máu và ghép thận. có thể cần phải cắt bỏ một hoặc cả hai quả thận.</p>
<h3><strong>Bảo tồn và hỗ trợ bệnh thận đa nang</strong></h3>
<p>Chẩn đoán bệnh thận đa nang đồng nghĩa với việc thông báo cho bệnh nhân và gia đình một tình trạng bệnh mạn tính tiên lượng không tốt và có tính chất di truyền trong gia đình. Bệnh nhân có thể trải qua nhiều cảm xúc khi nhận được chẩn đoán bệnh thận đa nang và khi bệnh nhân thích nghi với tình trạng bệnh.</p>
<p>Tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tâm lý thân thiết gồm gia đình và bạn bè có thể hữu ích.</p>
<p>Bệnh nhân cũng có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Họ có thể đề xuất các bước ăn kiêng để giúp bệnh nhân giữ huyết áp ổn định và giảm gánh nặng cho thận.</p>
<p>Bệnh nhân cũng có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu hoặc trung tâm thận nhân tạo tại khu vực bệnh nhân sinh sống để tìm các hỗ trợ về mặt quản lý bệnh và những lời khuyên sức khoẻ có ích từ chuyên gia.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190520_152312_313901_kham-tong-quat-nu-1.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tâm lý thân thiết gồm gia đình và bạn bè có thể hữu ích</em></p>
<h3><strong>Hỗ trợ sinh sản</strong></h3>
<p>Vì bệnh thận đa nang có thể là một tình trạng di truyền, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên đến gặp chuyên gia tư vấn di truyền. Họ có thể giúp bệnh nhân tìm ra bản đồ di truyền của gia đình bệnh nhân liên quan đến bệnh thận đa nang.</p>
<p>Tư vấn di truyền có thể là một lựa chọn có thể giúp bệnh nhân cân nhắc các quyết định quan trọng, chẳng hạn như khả năng con bệnh nhân có thể bị bệnh thận đa nang hay không</p>
<h3><strong>Suy thận và các lựa chọn cấy ghép</strong></h3>
<p>Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thận đa nang là suy thận. Đây là khi thận không còn khả năng:</p>
<p>- Lọc các chất thải.</p>
<p>- Duy trì sự cân bằng nước điện giải.</p>
<p>- Duy trì huyết áp.</p>
<p>Khi tình trạng bệnh này xảy ra, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về các lựa chọn có thể bao gồm phương pháp điều trị ghép thận hoặc lọc máu.</p>
<p>Nếu bác sĩ đưa bệnh nhân vào danh sách ghép thận, có một số yếu tố quyết định việc xếp bệnh nhân. Chúng bao gồm sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, khả năng sống sót dự kiến và thời gian bệnh nhân chạy thận nhân tạo.</p>
<p>Cũng có thể một người bạn hoặc người thân có thể hiến tặng một quả thận cho bệnh nhân. Bởi vì mọi người có thể sống chỉ với một quả thận với tương đối ít biến chứng, đây có thể là một lựa chọn cho các gia đình có người sẵn sàng hiến tặng.</p>
<p>Quyết định ghép thận hoặc hiến tặng một quả thận cho một người bị bệnh thận có thể là một quyết định khó khăn. Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa thận có thể giúp bệnh nhân cân nhắc các lựa chọn của mình. Bệnh nhân cũng có thể hỏi những loại thuốc và phương pháp điều trị nào có thể giúp bệnh nhân bảo tồn chức năng thận tốt nhất có thể trong thời gian chờ đợi.</p>
<p>Theo Đại học Iowa, ca ghép thận trung bình sẽ cho phép chức năng thận từ 10 đến 12 năm</p>
<h3><strong>Tiên lượng của những người bị bệnh thận đa nang là gì?</strong></h3>
<p>Đối với hầu hết mọi người, bệnh thận đa nang từ từ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Theo National Kidney Foundation, ước tính 50% người mắc bệnh bệnh thận đa nang sẽ bị suy thận ở tuổi 60.</p>
<p>Con số này tăng lên 60% ở độ tuổi 70. Bởi vì thận là cơ quan quan trọng, suy thận có thể bắt đầu ảnh hưởng đến các cơ quan khác, chẳng hạn như gan, tim mạch, xương khớp…</p>
<p>Chăm sóc y tế thích hợp có thể giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng bệnh thận đa nang trong nhiều năm. Nếu bệnh nhân không có các bệnh lý khác ảnh hưởng, bệnh nhân có thể là trường hợp tiên lượng tốt để ghép thận.</p>
<p>Ngoài ra, bệnh nhân có thể cân nhắc nói chuyện với chuyên gia tư vấn di truyền nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh bệnh thận đa nang và đang có kế hoạch sinh con.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bergmann C. Early and Severe Polycystic Kidney Disease and Related Ciliopathies: An Emerging Field of Interest. <em>Nephron. </em>2019.</li><li>Wilson PD. Polycystic kidney disease. <em>The New England journal of medicine.</em> 2004.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/than-da-nang-sulef |
Ung thư vú | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư vú</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư vú xảy ra trong trường hợp đó là u vú ác tính. Bởi vì khối u thì có dạng lành tính (không ung thư) và ác tính (bị ung thư). Phần lớn ung thư vú thường bắt nguồn từ những bất thường ở các ống dẫn sữa, một số trường hợp khác chiếm tỷ lệ nhỏ là phát triển ở các tiểu thuỳ hoặc ở túi sữa. </p>
<p style="text-align: justify;">Nếu phát hiện và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn quá muộn, các tế bào ung thư có thể sẽ di căn sang các khu vực khác của cơ thể khiến bệnh nhân càng thêm đau đớn. Ngược lại, nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, ung thư vú có cơ hội được chữa khỏi khá cao, khoảng 80%.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_20200424_042405_970690_20190325_115506_426.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư vú nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, ung thư vú có cơ hội được chữa khỏi khá cao, khoảng 80%</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Báo cáo về tình hình bệnh ung thư vú ở nữ giới tại Việt Nam:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo ghi nhận của Globocan năm 2020, ung thư vú là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh ung thư mắc ở nữ giới, với 21.555 trường hợp - chiếm 25.8% và xếp thứ 3 sau bệnh ung thư gan và ung thư phổi tính theo cả hai giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở nước ta, cách đây từ 5 - 10 năm thì tỷ lệ bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh ung thư vú ở giai đoạn muộn là hơn 70%. Nhờ công tác tuyên truyền phòng chống bệnh không lây nhiễm được đẩy mạnh nên thời gian qua tỷ lệ những người mắc ung thư, trong đó có ung thư vú đi khám và điều trị sớm tăng dần.</p>
<p style="text-align: justify;">Dưới đây là các giai đoạn của ung thư vú ở nữ giới:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 0 (Giai đoạn đầu)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường ở giai đoạn đầu, ung thư vú sẽ được phát hiện khi khu trú tại những ống dẫn sữa, hay còn được biết đến với tên gọi ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Để ngăn chặn sự di căn lan rộng của ung thư, bệnh nhân sẽ cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp với phương pháp xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn ung thư vú.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 1</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn 1a:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Kích thước của khối u vẫn còn nhỏ (tầm dưới 2cm) và chưa ảnh hưởng tới các hạch bạch huyết xung quanh. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn 1b:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, bên cạnh sự xuất hiện của khối u còn có thể phát hiện ra khối u ở các hạch bạch huyết vùng nách. </p>
<p style="text-align: justify;">2 giai đoạn này vẫn được coi là sớm, bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp phẫu thuật cùng những liệu pháp khác để điều trị ung thư vú.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 2</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bước sang giai đoạn 2, các khối u đã gia tăng kích thước lên thành 2 - 5cm, có thể chia thành 2 giai đoạn nhỏ là 2a và 2b:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn 2a:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chưa có sự xuất hiện của u nguyên phát và có ít hơn 4 hạch bạch huyết. Khối u to khoảng 2 - 4cm và chưa có dấu hiệu lan rộng sang hạch bạch huyết và hạch ở dưới cánh tay.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn 2b:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Kích thước các khối u từ 2 - 4cm, có các cụm tế bào ung thư ở trong 1 - 3 hạch bạch huyết tại vị trí nách hoặc ở gần xương ức. Hoặc cũng có trường hợp khối u đã to đến kích thước 5cm nhưng chưa lan sang các hạch bạch huyết.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp điều trị dành cho giai đoạn này đó là phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và kích thích tố.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 3</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn này khi được phát hiện thì các khối u đã lan rộng sang 4 - 9 hạch bạch huyết ở khu vực nách hoặc các hạch bạch huyết bên trong vú đã có dấu hiệu bị phù.</p>
<p style="text-align: justify;">Liệu pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 3 cùng tương tự như ở giai đoạn 2. Nếu có sự tồn tại của khối u nguyên phát lớn thì người bệnh cần tích cực điều trị bằng biện pháp hoá trị để thu nhỏ kích thước khối u trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư vú đã lan rộng và xâm nhập, tấn công các bộ phận khác trong cơ thể. Những địa điểm mà ung thư vú thường di căn tới đó là não, xương, gan và phổi. Lúc này bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân điều trị toàn thân tích cực và đây cũng là phương pháp hay được áp dụng cho bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư vú.</p>
<p style="text-align: justify;">Bảng dưới đây tiên lượng tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú qua các giai đoạn bệnh:</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư vú</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Ung thư vú ở nữ giới có thể là do các yếu tố sau đây: </p>
<p>- Phụ nữ không có khả năng sinh sản, sinh con muộn hoặc những người không cho con bú;</p>
<p>- Dậy thì có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh quá muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư vú;</p>
<p>- Do gen di truyền: tiền sử trong gia đình đã từng có người thân mắc bệnh ung thư vú;</p>
<p>- Bản thân bệnh nhân đã từng mắc các bệnh liên quan đến vú như u xơ hoặc u nang tuyến vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,...;</p>
<p>- Người bệnh thừa cân, béo phì;</p>
<p>- Những người nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu bia và sử dụng chất kích thích;</p>
<p>- Chế độ ăn nghèo nàn vitamin và thiếu chất dinh dưỡng;</p>
<p>- Đối tượng người bệnh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều hoá chất độc hại và tia bức xạ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư vú</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh nhân bị đau vùng ngực</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Xuất hiện cảm giác đau âm ỉ vùng ngực và không theo quy luật rõ ràng nào. Nếu vùng ngực bị đau kèm nóng rát liên tục trong nhiều ngày, bị đau tăng nặng thì người bệnh nên khẩn trương đi kiểm tra tình trạng sức khoẻ vì rất có thể đây là triệu chứng cảnh báo ung thư vú giai đoạn đầu.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_benh-ung-thu-vu1-1.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau ngực là triệu chứng cảnh báo đầu tiên của bệnh ung thư vú</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bầu ngực trở nên to bất thường</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu người bệnh cảm thấy kích thước của vú to lên bất thường mà không có tác động nào (không phải to do tập gym hoặc sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng kích thước vòng ngực,...), 2 bên vú không cân xứng hoặc có dấu hiệu cương cứng thường xuyên thì cần hết sức cảnh giác vì đây cũng là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư vú.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ngực sưng hoặc nổi hạch </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài các bệnh lý thông thường như nhiễm trùng, cảm cúm thì biểu hiện sưng hạch bạch huyết cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Nếu bệnh nhân phát hiện có vết sưng đau hoặc các khối u sưng đau nằm dưới vùng da, kéo dài trong nhiều ngày mà không xác định được nguyên nhân thì cần đi khám để kiểm tra xem có mắc phải ung thư vú hay không.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bị tụt núm vú và vùng da quanh đầu núm vú có sự thay đổi </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tụt núm vú có thể là một hiện tượng bẩm sinh ở một số trường hợp, nhưng nếu đột nhiên núm vú của bạn bị tụt hẳn vào trong, có cảm giác cương cứng và không thể kéo ra ra được như bình thường, bên cạnh đó vùng da xung quanh trở nên nhăn nheo, co rút, thậm chí hiện diện những hạt nhỏ ở quầng vú gây ngứa ngáy không khỏi, núm vú chảy dịch bất thường,... thì tốt hơn hết bạn nên đi khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thường xuyên bị đau vai, lưng hoặc gáy </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có những trường hợp khi mắc ung thư vú, thay vì đau ngực lại có biểu hiện đau ở lưng, vai hoặc gáy. Vị trí của những cơn đau thường là ở phía lưng bên trên hoặc đau giữa 2 bả vai. Điều này gây nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh về cột sống hoặc là giãn dây chằng.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhìn chung, nếu phát hiện mình có các triệu chứng như da ngực biến đổi tính chất, màu sắc, chảy dịch, cảm giác có u cục dưới da, ngực sưng đau,... xảy ra nhiều ngày không rõ nguyên nhân thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh. Đặc biệt những người phụ nữ chưa từng sinh con, trên 35 tuổi, có các dấu hiệu bất thường ở tuyến vú,... nên đi khám và tầm soát ung thư vú định kỳ 6 tháng/lần.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư vú</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một trong những yếu tố quyết định kéo dài sự sống cho bệnh nhân đó là phát hiện và chữa trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do đó, tất cả mọi người đặc biệt là nữ giới nên tiến hành khám sàng lọc ung thư vú, kiểm tra sức khỏe hàng năm. Trên thực tế, từ 8 - 10 năm được coi là thời kỳ tiền lâm sàng của ung thư vú nên việc khám sàng lọc định kỳ có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_b003edd5-41c3-4a36-9fc5-64eb82510706.jpeg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tầm soát định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện và có hướng xử trí kịp thời ung thư vú</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu của ung thư vú, tỷ lệ chữa khỏi là trên 80%, sang giai đoạn 2 là 60% và có thể bảo tồn được vú cho người bệnh. Ở giai đoạn 3 thì khả năng khỏi hẳn sẽ thấp đi rất nhiều. Giai đoạn cuối thì đã muộn, ung thư không những phá huỷ vú mà còn tấn công sang những bộ phận quan trọng của cơ thể, đồng thời việc điều trị lúc này chỉ còn mang tính chất duy trì sự sống và giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Mỗi chúng ta cần làm tăng vốn hiểu biết về bệnh ung thư vú để lưu ý tới những dấu hiệu bất thường của bệnh, đồng thời cần xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ăn những thực phẩm giàu phytoestrogènes, ăn nhiều rau củ quả;</p>
<p style="text-align: justify;">- Cần lưu ý và cân nhắc sử dụng những loại thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống trầm cảm. Vì những thuốc này làm tăng khả năng mắc ung thư vú;</p>
<p style="text-align: justify;">- Xem xét việc điều trị bằng biện pháp hormon ở giai đoạn mãn kinh: nhiều phụ nữ muốn tăng hàm lượng estrogen cho cơ thể nhưng điều này sẽ khiến tế bào vú gia tăng khả năng phân chia, vô tình kích thích sự sinh trưởng và phát triển của những tế bào bất thường ở vú.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư vú</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để phát hiện bệnh ung thư vú, bệnh nhân cần trải qua những phương pháp chẩn đoán sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Khám lâm sàng:</strong> dựa trên các biểu hiện lâm sàng nêu trên của bệnh nhân, bác sĩ còn có thể khai thác tiền sử bệnh lý đã từng mắc phải liên quan đến tuyến vú, di truyền,... ngoài ra còn phát hiện thêm những bất thường khác ở vú;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Chụp nhũ ảnh: </strong>đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang giúp phát hiện những khối u bất thường có trong vú như u, u nang, mảng lắng đọng canxi;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Siêu âm: </strong>biện pháp này giúp hỗ trợ kiểm tra những khối u bất thường phát hiện trên nhũ ảnh. Bên cạnh đó, nhờ siêu âm ta có thể phân biệt được đâu là khối đặc, có thể là ung thư tiềm ẩn, đâu là u nang chứa dịch đơn thuần không phải là ung thư;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Chụp cộng hưởng từ (MRI): </strong>giúp kiểm tra sâu, kỹ hơn vùng vú đang nghi ngờ có thể chứa tế bào ung thư tiềm ẩn. Thường những bệnh nhân là phụ nữ trẻ có mật độ mô vú cao hơn thì phương pháp này thực sự có hiệu quả đối với họ. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_chup-x-quang-tuyen-vu-3d.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư vú</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư vú</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp phẫu thuật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh ở giai đoạn sớm với khối u có kích thước nhỏ, thường bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật bóc tách. Trong trường hợp tế bào ung thư đã lan rộng, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật đoạn nhũ nhằm cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú gồm tuyến sữa, núm vú và phần da.</p>
<p style="text-align: justify;">Để tạo thuận lợi cho việc tái tạo của tuyến nhũ sau này, bác sĩ sẽ tiến hành đoạn nhũ tiết kiệm da. Ngoài ra để kiểm tra xem ung thư đã di căn tới các hạch hay chưa, bác sĩ sẽ nạo hạch sinh thiết để phân tích tế bào. </p>
<p style="text-align: justify;">Có những trường hợp đề phòng ung thư sẽ lan rộng, bệnh nhân có thể lựa chọn cắt bỏ tuyến vú bên lành, hay còn được gọi là đoạn nhũ dự phòng vì trong gia đình có người đã từng bị ung thư vú, hoặc bệnh nhân có gen đột biến liên quan tới bệnh về vú.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190805_102857_097635_phau-thuat-tai-benh-v.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nếu bệnh ở giai đoạn sớm với khối u có kích thước nhỏ, thường bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật bóc tách</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp xạ trị</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biện pháp này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách sử dụng ảnh hưởng của các chùm tia X và proton có năng lượng cao. Xạ trị thường được áp dụng sau khi bệnh nhân đã đoạn nhũ, nhằm đảm bảo rằng các tế bào ung thư còn sót lại sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, tận gốc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hoá trị liệu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thay vì xâm lấn thì đây là biện pháp điều trị bằng thuốc để xoá bỏ các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Thường các bệnh nhân mà có nguy cơ cao tái phát ung thư hoặc khi ung thư đã di căn sang những cơ quan khác sẽ được điều trị bằng phương pháp này. Tuy nhiên trong trường hợp nhằm thủ nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng phương pháp hoá trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Ung thư vú dấu hiệu, nguyên nhân cách phòng tránh và điều trị | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Breast cancer Gleneagles</li><li style="text-align: justify;">6 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">500 phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú năm 2020 | Suckhoedoisong</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-vu-sibsz |
Đái máu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Đái máu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tiểu máu là một tình trạng bệnh ký đặc thù bởi tình trạng xuất hiện của hồng cầu (máu) trong nước tiểu của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiểu máu là một tình trạng bệnh ký đặc thù bởi tình trạng xuất hiện của hồng cầu (máu) trong nước tiểu của bệnh nhân</em></p>
<p style="text-align: justify;">Một số tiền sử và tình trạng bệnh khác nhau có thể gây ra hồng cầu trong nước tiểu. Chúng bao gồm viêm nhiễm đường tiết niệu như viêm thận bể thận, viêm niệu quản bàng quang niệu đạo, bệnh thận - cầu thận cấp và mạn tính, ung thư trong đường tiết niệu hoặc các ung thư xâm lấn từ vị trí lân cận, rối loạn tan máu bẩm sinh do các bệnh máu hiếm. Máu có thể nhìn thấy hoặc với số lượng ít (vi thể) đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Bất kỳ tình trạng nào có xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu cũng có thể là những dấu hiệu sớm của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi đái máu đột ngột 1 lần duy nhất và sau đó tự ổn định. Bỏ qua chứng tiểu máu có thể dẫn đến sự tiến triển nặng nề hơn của các tình trạng bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc bệnh thận cầu thận cấp mạn tính, vì vậy bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện tình trạng tiểu máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu của bệnh nhân và chỉ định các biện pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân gây tiểu máu và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh cụ thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Đái máu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu máu. Trong một số trường hợp, máu có thể xuất phát từ các nguyên nghân ngoài đường tiết niệu như đường sinh dục, u xâm lấn</p>
<p style="text-align: justify;">Cụ thể, sự xuất hiện của máu trong khi xét nghiệm nước tiểu nhưng xuất phát từ vị trí nằm ngoài hệ tiết niệu như âm đạo ở phụ nữ hành kinh, khi xuất tinh máu ở nam giới hoặc khi đại tiện phân máu ở nam giới hoặc phụ nữ. Nếu máu thực sự xuất phát từ đường tiết niệu của bệnh nhân, có một số nguyên nhân chính sau có thể được xem xét:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Sự nhiễm trùng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tiểu máu. Nhiễm trùng có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu, bàng quang hoặc trong thận – bể thận của bệnh nhân .</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn di chuyển lên niệu đạo - ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể từ bàng quang. Vi khuẩn có thể từ niệu đạo di chuyển ngược dòng hoặc theo đường máu gây viêm cho bàng quan, niệu quản hoặc viêm thận bể thận. Nó thường gây ra tiểu buốt và tiểu dắt. Có thể gặp cả tiểu máu đại thể hoặc vi thể do nguyên nhân nhiễm trùng</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Sỏi tiết niệu</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Một lý do phổ biến khác cho sự xuất hiện của máu trong nước tiểu là sỏi trong đường tiết niệu: bàng quang hoặc thận, niệu quản, niệu đạo. Đây là những tinh thể rắn hình thành do sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu của bệnh nhân. Chúng có thể phát triển bên trong thận hoặc bàng quang, niệu quản của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Những viên sỏi lớn có thể gây ra tắc nghẽn, thường gây ra tiểu máu và cơn đau quặn thận điển hình." src="/ImagePath\images\20210826/20210826_20200426_soi-than-1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Những viên sỏi lớn có thể gây ra tắc nghẽn, thường gây ra tiểu máu và cơn đau quặn thận điển hình</em></p>
<p style="text-align: justify;">Những viên sỏi lớn có thể gây ra tắc nghẽn, thường gây ra tiểu máu và cơn đau quặn thận điển hình.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phì đại tuyến tiền liệt</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Ở nam giới từ độ tuổi trung niên trở lên, một nguyên nhân khá phổ biến của tiểu máu là tăng sản lành tính tiền liệt tuyến. Tuyến này nằm ngay dưới bàng quang và gần niệu đạo.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi tuyến tiền liệt phì đại, thường gặp ở nam giới ở tuổi trung niên, nó sẽ chèn ép vào niệu đạo. Điều này gây ra các vấn đề rối loạn tiểu tiện và có thể khiến bàng quang không thể bài xuất hết nước tiểu. Nước tiểu tồn dư ứ đọng trong bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) với sự xuất hiện của máu trong nước tiểu.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thận</strong><strong> cầu thận</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Một lý do ít phổ biến hơn cũng có tình trạng máu trong nước tiểu là bệnh thận, cầu thận. Bệnh thận cấp mạn hoặc viêm cầu thận có thể gây ra tiểu máu, các tình trạng bệnh lý thận cầu thận có thể tiên phát hoặc thứ phát do đái tháo đường, tăng huyết áp, lupus và các bệnh lý chuyển hoá, tự miễn khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi, viêm cầu thận cấp do liên cầu khá thường gặp trước đây và có thể gây tiểu máu. Rối loạn này có thể phát triển từ một đến hai tuần sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn không được điều trị. Tình trạng này trước đây rất biến nhưng ngày nay nhờ sự phát triển của khác sinh, nhiễm trùng liên cầu có thể nhanh chóng được giải quyết.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh ung thư</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Ung thư bàng quang, thận, tuyến tiền liệt hoặc bất kỳ ung thư nào trong đường tiết niệu có thể gây tiểu ra máu. Đây là một triệu chứng thường xuất hiện trong các trường hợp ung thư giai đoạn muộn. Ung thư cũng có thể từ các vùng lân cận ngoài hệ tiết niệu xâm lẫn vào các tổ chứng thận, bàng quang, niệu quản.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra tiểu máu ở nam giới</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Thuốc</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc có thể gây tiểu máu. Bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Penicillin</p>
<p style="text-align: justify;">- Aspirin</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc chống đông mãu như heparin và warfarin (Coumadin)</p>
<p style="text-align: justify;">- Cyclophosphamide là một loại hoá chất điều trị ung thư</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân ít phổ biến hơn</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Có một số nguyên nhân khác gây tiểu máu không phổ biến. Các rối loạn máu hiếm gặp như thiếu máu hồng cầu hình liềm , hội chứng Alport và bệnh ưa chảy máu có thể gây tiểu ra máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Tập thể dục gắng sức hoặc chấn thương thận cũng có thể làm xuất hiện máu trong nước tiểu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Đái máu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số nguyên nhân gây tiểu máu rất nghiêm trọng, vì vậy bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng này.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu triệu chứng là do ung thư, việc bỏ qua nó có thể dẫn đến sự phát triển của các khối u đến giai đoạn hạn chế điều trị. Nhiễm trùng kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến suy thận .</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng nếu nguyên nhân của tiểu máu là do tuyến tiền liệt phì đại. Việc không điều trị có thể dẫn đến khó chịu khi phải đi tiểu dắt tiểu buốt, đau dữ dội và thậm chí là tiến triển thành ung thư tiền liệt tuyến.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Đái máu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngăn ngừa tiểu máu đồng nghĩa với ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra:</p>
<p style="text-align: justify;">- Để ngăn ngừa nhiễm trùng, uống nhiều nước hàng ngày, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục và thực hiện vệ sinh tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Để ngăn ngừa sỏi, hãy uống nhiều nước và tránh dư thừa muối và một số loại thực phẩm như rau bina và đại hoàng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Để ngăn ngừa ung thư bàng quang, hãy hạn chế hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với hóa chất và uống nhiều nước.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Đái máu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân đi khám bác sĩ vì tiểu máu, họ sẽ hỏi bệnh nhân về số lượng máu, số lượng nước tiểu và thời điểm bệnh nhân thấy máu khi đi tiểu, các hoạt động hoặc tình trạng liên quan ảnh hưởng đến mức độ tiểu máu. Bác sĩ sẽ hỏi về tần suất bệnh nhân đi tiểu, tính chất máu đông, màu sắc nước tiểu, các vị trí và mức độ cơn đau liên quan với tiểu máu và loại các loại thuốc bệnh nhân đang dùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau đó bác sĩ sẽ khám lâm sàng và lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm. Việc phân tích nước tiểu của bệnh nhân có thể xác nhận sự hiện diện của máu và phát hiện vi khuẩn nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Một thủ thuật thăm dò khác mà bác sĩ có thể muốn làm là nội soi bàng quang . Thủ thuật sử dụng một ống nhỏ để đưa camera lên niệu đạo và vào bàng quang của bệnh nhân. Bác sĩ có thể kiểm tra bên trong bàng quang từ và niệu đạo từ hình ảnh nội soi để xác định nguyên nhân gây tiểu máu của bệnh nhân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Đái máu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phương pháp điều trị tình trạng tiểu máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra tiểu máu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc chỉ định kháng sinh tiêm truyền phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiểu ra máu do sỏi thận hoặc niệu quản lớn có thể gây đau đớn nếu không được điều trị. Thuốc theo đơn và phương pháp điều trị can thiệp có thể giúp bệnh nhân loại bỏ sỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một thủ thuật gọi là tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL) để làm tan sỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">ESWL là biện pháp sử dụng sóng âm thanh để phá vỡ sỏi thận thành những mảnh đủ nhỏ có thể đi qua niệu quản của bệnh nhân. Thủ thuật này thường mất khoảng một giờ và có thể được thực hiện dưới gây mê nhẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ cũng có thể sử dụng một ống nội soi để loại bỏ sỏi thận của bệnh nhân. Để làm điều này, họ đưa một ống mảnh gọi là ống nội soi niệu quản qua niệu đạo và bàng quang vào niệu quản của bệnh nhân. Đầu ống nội soi được trang bị một camera để xác định vị trí các viên sỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ đặc biệt để lấy sỏi và loại bỏ chúng. Nếu kích thước sỏi quá lớn, chúng sẽ bị tán vỡ thành nhiều mảnh trước khi loại bỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu tuyến tiền liệt phì đại gây tiểu máu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn alpha hoặc chất ức chế 5-alpha reductase. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là một lựa chọn để giải phóng tắc nghẽn đường tiểu dưới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Fogazzi G B & Ponticelli C. Microscopic hematuria diagnosis and management. <em>Nephron. </em>1996.</li><li style="text-align: justify;">Avellino G J, Bose S & Wang D S. Diagnosis and Management of Hematuria. <em>The Surgical clinics of North America. </em>2016</li><li style="text-align: justify;">Pozzi C. Treatment of IgA nephropathy. <em>Journal of nephrology. </em>2016.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dai-mau-svkvf |
U ác của dạ dày | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác của dạ dày</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dạ dày là một trong những thành phần quan trọng nhất trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Chính vì vậy, khi dạ dày có tổn thương sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Sự hình thành các khối u ác tính trong dạ dày có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động của hệ tiêu hóa và đây cũng là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tại Việt Nam năm 2018, đã có tới 15.065 ca bệnh ung thư dạ dày tử vong (căn ung thư này được xếp thứ 3 trong số các bệnh ung thư thường gặp).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh minh hoạ dạ dày tổn thương" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_105951955-2634794270068134-3979176687774812405-n-1602497800.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh minh hoạ dạ dày tổn thương</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư dạ dày thường hình thành và phát triển âm thầm và mức độ xâm lấn của các khối u ác tính rất nguy hiểm. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn muộn hầu như đã bị xâm lấn tới các tổ chức lân cận và có thể xuất hiện di căn ung thư trên toàn cơ thể, nguy cơ tử vong rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư dạ dày có thể được điều trị khá dễ dàng khi ở giai đoạn đầu, thế nhưng hầu hết những trường hợp bệnh đã chuyển biến rất nặng mới được phát hiện và đưa tới bệnh viện. Theo các chuyên gia y tế thì ung thư dạ dày được xem là dạng ung thư có thể phát hiện triệu chứng bệnh từ sớm để điều trị kịp thời, tuy nhiên người bệnh thường xem nhẹ các triệu chứng về tiêu hóa dẫn tới những rủi ro không đáng có.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác của dạ dày</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều yếu tố cấu thành lên. Dưới đây là tổ hợp các nhóm nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự hình thành các khối u ác tính trong dạ dày:</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thương tổn tiền ung thư: Dạ dày bị viêm nhiễm trong một khoảng thời gian dài không được chữa trị sẽ khiến phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Qua đó, các tế bào ung thư sẽ được hình thành và phát triển lớn dần thành khối u và bắt đầu gây ra các biểu hiện ác tính. Người bệnh có HP trong dạ dày kèm theo loét dạ dày hoặc tiền sử người trong gia đình có người mắc ung thư thì cũng có nguy cơ bị ung thư dạ dày. Nhất là nhiễm chủng HP mang gen CagA gây ung thư dạ dày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các yếu tố ngoại cảnh tác động: Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày sống ở mức kinh tế cao thường có khối u tại vùng tâm vị trong khi những người có mức kinh tế thấp lại có khối u vùng thân vị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân do di truyền: Mặc dù chưa có kết luận chính xác về tính di truyền ung thư dạ dày từ bố mẹ sang con, thế nhưng tình trạng đa polyp lại có tính di truyền. Đa polyp được chứng minh là một trong những nguyên nhân có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, tình trạng đột biến gen CDH1 (gene ức chế phát triển các tế bào dạ dày) cũng là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành các khối u ác của dạ dày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn uống không khoa học có thể dẫn tới nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt những thực phẩm có chứa hàm lượng Nitrat cao (như thịt cá muối, thịt nướng, rau dưa muối,...) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_20191120_085421_373104_thit-do.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thói quen ăn thịt đỏ nhiều có nguy cơ gây tổn thương dạ dày</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác của dạ dày</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khi khối u ác của dạ dày bắt đầu hình thành thì các triệu chứng có thể không xuất hiện hoặc chỉ thoáng qua nên rất khó phát hiện. Khi khối u bắt đầu phát triển lớn hơn sẽ gây ra các triệu chứng bệnh như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau bụng: Vùng thượng vị (phía trên rốn) chính là vị trí của dạ dày vì vậy các cơn đau sẽ bắt đầu từ đây. Các cơn đau thường diễn ra liên tục khi người bệnh đang đói và chỉ đỡ đau một chút khi người bệnh đã ăn no. Cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày nhiều tuần vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ từ sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ợ hơi: Hiện tượng ợ hơi thông thường có thể xuất hiện khi ta uống nước có ga, ăn quá no hoặc ăn đồ cay nóng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ợ hơi xuất hiện liên tục không rõ nguyên nhân thì có thể là dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_daaaaday.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau dạ dày có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh trong đó có bệnh ung thư dạ dày</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nuốt nghẹn, nôn trớ thường xuyên dẫn tới tình trạng sụt cân nhanh: Nếu khối u dạ dày nằm ở vùng tâm vị tiếp giáp với thực quản thì khả năng cao người bệnh sẽ thường xuyên bị nghẹn khi nuốt thức ăn. Ngoài ra, biểu hiện nôn hoặc buồn nôn có thể xuất hiện thường xuyên kèm theo ợ chua. Nhiều yếu tố tác động sẽ khiến bệnh nhân chán ăn dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể, cân nặng giảm nhanh, sức đề kháng suy yếu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh đại tiện ra phân đen, đỏ tươi hoặc nôn ra máu có khả năng cao là do xuất huyết dạ dày. Dấu hiệu này cho thấy tình trạng bệnh nhân đang có chuyển biến rất xấu, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong ngay.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U ác của dạ dày</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn bình thường:</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người có tiền sử bị ung thư, đặc biệt là tình trạng xuất hiện khối u trong hệ tiêu hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân từng có vấn đề về dạ dày và đã được thực hiện phẫu thuật có nguy cơ bị ung thư dạ dày sau 15 - 20 năm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người bị viêm loét dạ dày mạn tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Người béo phì có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người thuộc nhóm máu A có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người cao tuổi bị nghiện rượu, hút thuốc lá và có thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ gặp nhiều vấn đề về dạ dày, khả năng ung thư dạ dày có thể xảy ra.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác của dạ dày</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tránh xa các tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày như: Thuốc lá, rượu bia, đồ ăn chứa nhiều Nitrat,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung hàm lượng chất xơ nhiều, hạn chế các đồ béo gây bệnh béo phì.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung hàm lượng chất xơ nhiều, hạn chế các đồ béo gây bệnh béo phì" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_che-do-an-ung-khoa-hoc.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung hàm lượng chất xơ nhiều, hạn chế các đồ béo gây bệnh béo phì</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, cụ thể là tình trạng viêm nhiễm dạ dày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám và xử lý các khối lolyp và u lành tính có trong dạ dày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giữ cân nặng lý tưởng và tăng cường sức đề kháng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác của dạ dày</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sau khi được bác sĩ chuyên khoa khám các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cùng với việc tìm hiểu các thông tin bệnh lý nền có ảnh hưởng, các xét nghiệm sau đây sẽ được thực hiện nhằm chẩn đoán khẳng định:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi dạ dày, sinh thiết: Nội soi dạ dày sẽ cho thấy vùng niêm mạc bị tổn thương và lấy mẫu tế bào để làm sinh thiết xác định ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm nội soi dạ dày: Siêu âm có thể xác định được mức độ xâm lấn của khối u sang các tổ chức xung quanh đồng thời tìm kiếm di căn hạch trong khu vực.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm ổ bụng: Kiểm tra các tổn thương đến các phần phủ tạng và tình trạng di căn hạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp CT scan: Tìm kiếm, xác định các khối u di căn xa.</p>
<p style="text-align: justify;">Các chất chỉ điểm khối u: CA 72-4, CEA và CA 19-9.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_1-2-1024x684.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư có vai trò trong việc hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán ung thư dạ dày</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác của dạ dày</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Để có thể điều trị ung thư dạ dày có kết quả cao nhất thì cần phải phụ thuộc vào các yếu tố như:</p>
<p>- Giai đoạn phát triển của bệnh (Giai đoạn 4 hầu như không thể điều trị).</p>
<p>- Bệnh lý nền của người bệnh: Một số bệnh lý nền dạng mạn tính không cho phép người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị ung thư.</p>
<p>- Thể trạng, cơ địa của người bệnh.</p>
<p>Các phương pháp được chỉ định thực hiện nhằm điều trị ung thư dạ dày có thể là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị miễn dịch và điều trị đích. Tùy thuộc vào các yếu tố đã nêu trên mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất, vừa xử lý được toàn bộ các tế bào ung thư vừa không làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác.</p>
<p>- Phẫu thuật: Đây là phương pháp chủ yếu chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến ung thư, tuy nhiên một số trường hợp người bệnh không được thực hiện phẫu thuật ngay do thể tích khối u quá lớn hoặc do bệnh lý (hoặc cơ địa) không cho phép tiến hành phẫu thuật. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi EMR, ESD nhằm hạn chế các ảnh hưởng đến các vùng cơ quan khác. Dạ dày sẽ được thực hiện loại bỏ một phần hoặc thậm chí toàn phần nhằm đảm bảo tất cả các tế bào ung thư đều được loại bỏ hết.</p>
<p>- Xạ trị: Phương pháp này thông thường sẽ được thực hiện hậu phẫu thuật nhằm rà soát và loại bỏ nốt các tế bào ung thư còn sót. Trong một một vài trường hợp xạ trị có thể được thực hiện song song với hóa trị.</p>
<p>- Hóa trị: Sử dụng hóa chất nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời ngăn chặn khả năng phát triển của chúng. Phương pháp này thường ít khi được sử dụng đơn độc mà chủ yếu được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật.</p>
<p>- Phương pháp điều trị đích bằng các kháng thể và phương pháp điều trị bằng miễn dịch tự thân là hai thủ thuật mới chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam, thế nhưng trên thế giới đã có rất nhiều ca bệnh ung thư thành công với 2 loại phương pháp này.</p>
<p>Một số lưu ý sau khi điều trị ung thư dạ dày:</p>
<p>- Tái khám định kỳ theo sắp xếp từ bác sĩ điều trị</p>
<p>- Tuân thủ chế độ ăn uống, kiêng cữ trên sự hướng dẫn từ các y bác sĩ chuyên khoa.</p>
<p>- Tránh xa các yếu tố môi trường có tác động xấu đến chất lượng hoạt động của dạ dày.</p>
<p>- Tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe nhưng không được quá sức.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bệnh ung thư dạ dày | Vinmec</li><li>Ung thư dạ dày | Hellobacsi</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-cua-da-day-srxva |
Sốt do chuột cắn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sốt do chuột cắn (RBF) là một bệnh nhiễm trùng toàn thân khá hiếm gặp do nhiễm vi khuẩn Streptobacillus moniliformis, Streptobacillus notomytis hoặc Spirillum minus. Trong đó S. moniliformis gây ra hầu hết các trường hợp bệnh ở Hoa Kỳ. S. minus gây ra RBF chủ yếu ở Châu Á, mặc dù nó có thể gây bệnh trên toàn thế giới. Các báo cáo hiếm khi ddeef cập đến nhiễm S. notomytis.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sốt do chuột cắn là căn bệnh nhiễm trùng toàn thân" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_Chuot-can-sot.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sốt do chuột cắn là căn bệnh nhiễm trùng toàn thân</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tại Hoa Kỳ, bệnh sốt do chuột cắn (RBF) thường do S. moniliformis gây ra. Căn bệnh này rất hiếm, chỉ có một số trường hợp được ghi nhận mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thực sự của nó vẫn chưa được biết rõ vì RBF không phải là bệnh được quan tâm chú trọng và nhiều trường hợp không được chẩn đoán vì những vi khuẩn này khó xác định và có khả năng đáp ứng với liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm thường dùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở Châu Á, RBF được gọi là bệnh Sodoku (so: chuột, và doku: chất độc) và chủ yếu do S. minus gây ra. Loài S. notomytis cũng đã được báo cáo gây bệnh ở Nhật Bản, ban đầu chúng được phân lập từ một con chuột nhảy Spinifex vào năm 1979 và được mô tả đầy đủ vào năm 2015.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- S. moniliformis và S. notomytis có thể được nuôi cấy, mặc dù chúng rất khó phát triển. Ngược lại, S. minus không thể được nuôi cấy.</p>
<p style="text-align: justify;">- S. moniliformis là một trực khuẩn gram âm phân nhánh, nó bắt màu không đều và có thể bị nhầm với vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn là microaerophilic, chúng cần có môi trường cụ thể để phân lập. S. moniliformis phát triển chậm, chúng có thể được xác định bằng cấu trúc axit béo đặc trưng trên sắc ký khí.</p>
<p style="text-align: justify;">- S. notomytis có thể được nuôi cấy tương tự như S. moniliformis , nhưng có thể phân biệt được bằng cách giải trình tự rDNA 16S.</p>
<p style="text-align: justify;">- S. minus, trước đây được gọi là Spirocheta morsus hoặc Sporozoa muris , là một xoắn khuẩn gram âm dày và ngắn, có từ 2 đến 6 vòng xoắn kéo dài từ 0,2 đến 0,5 micromet. Vi khuẩn này không thể được nuôi cấy trên môi trường tổng hợp nhưng có thể được phát hiện bằng nhuộm Giemsa hoặc Wright, hoặc bằng kính hiển vi trường tối.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Lâm sàng của bệnh theo căn nguyên. Có 2 nhóm triệu chứng lâm sàng chính của bệnh tương ứng với 2 loài vi khuẩn gây bệnh chính là S. moniliformis và S. minus.</p>
<p style="text-align: justify;">- S. moniliformis:</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt do chuột cắn có căn nguyên là S. moniliformis thường có mức độ bệnh thay đổi, biểu hiện có thể đơn giản như là một hội chứng cúm đơn thuần hoặc rất nặng do nhiễm nhiễm khuẩn huyết. Nếu không được điều trị, bệnh do căn nguyên S. moniliformis có thể gây tử vong đến 13%.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn đầu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thời kỳ ủ bệnh : Tối đa 7 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc mầm bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng khởi phát: Đột ngột xuất hiện các triệu chứng sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sốt cao</li>
<li style="text-align: justify;">Đau đầu</li>
<li style="text-align: justify;">Đau họng</li>
<li style="text-align: justify;">Đau mỏi người, đau nhức cơ bắp</li>
<li style="text-align: justify;">Đau các khớp theo tính chất đau hết khớp nọ rồi mới đến khớp kia (kiểu di chuyển)</li>
<li style="text-align: justify;">Buồn nôn, nôn (hay xảy ra hơn ở những người nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img alt=" Dấu hiệu cơ bản cảnh báo mắc bệnh " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Chuot-can-sot-cao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Dấu hiệu cơ bản cảnh báo mắc bệnh </i></p>
<p><strong>Giai đoạn kế tiếp:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Phát ban dát sẩn ở tứ chi</p>
<p style="text-align: justify;">- Ban xuất huyết, ban xuất huyết kèm mụn nước</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm đa khớp: Thường viêm khớp gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay, khớp vai, khớp hông theo thứ tự tỷ lệ hay gặp giảm dần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số đặc điểm triệu chứng của bệnh sốt do chuột cắn có căn nguyên là S. moniliformis: Ban thường xuất hiện trên bề mặt duỗi của tứ chi và có thể ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu không được điều trị, các triệu chứng cũng có thể tự giảm dần rồi biến mất, tuy nhiên, sốt và viêm khớp có thể tồn tại dai dẳng và tái phát tới vài năm sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">S. minus</li>
<li style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh: Từ 1-3 tuần</li>
<li style="text-align: justify;">Vết thương do chuột cắn nhiễm S. minus có đặc điểm: Thoái triển ở giai đoạn đầu của bệnh sau đó lại tái phát ở giai đoạn bệnh toàn thân, trở nên phù nề, loét hoại tử và có thể nổi hạch lân cận</li>
<li style="text-align: justify;">Phát ban dạng xuất huyết</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm khớp không phải là biểu hiện hay gặp</li>
<li style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh RBF do căn nguyên S. notomytis cũng được báo cáo trên một phụ nữ ở Nhật Bản với vết thương ở ngón tay: Gây sốt, phát ban và viêm đa khớp.</li>
</ul>
<p><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Không có thay đổi đáng kể trong xét nghiệm ở bệnh nhân RBF:</p>
<p style="text-align: justify;">- Số lượng bạch cầu tăng vừa phải.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tốc độ máu lắng có thể cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm bất thường trong dịch khớp: Tăng bạch cầu trong dịch khớp nhất là khớp gối, cấy dịch khớp có thể dương tính với S. moniliformis.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng xâm lấn nghiêm trọng: Hiếm khi RBF gây biến chứng nhiễm trùng xâm lấn nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm phổi, áp xe khu trú, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp sinh mủ và suy đa tạng. Nguy cơ tử vong do các biến chứng này đã được báo cáo có thể lên đến khoảng 50%.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mầm bệnh tồn tại và phát triển trong hệ thống hô hấp trên (mũi và hầu họng) của chuột hay một số loài gặm nhấm khác. Hầu hết chuột dù mang vi khuẩn trong cơ thể nhưng không có triệu chứng và không có biểu hiện bệnh lý, chỉ một số ít trường hợp chuột bị bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lây từ động vật gặm nhấm sang người thông qua vết cắn hoặc vết xước có dính nước bọt của chúng, nguy cơ lên đến 10%. Thường xuyên tiếp xúc với chuột như người làm việc trong phòng thí nghiệm, buôn bán vật nuôi, sống trong khu vực nhiều chuột sinh sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh RBF lên gấp nhiều lần.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chuột chính là nguồn lây bệnh " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_chuot-can-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chuột chính là nguồn lây bệnh </em></p>
<p style="text-align: justify;">Con đường lây truyển bệnh qua thức ăn và nước uống nhiễm mầm bệnh ít gặp hơn, tuy nhiên cũng không phải là hiếm gặp. Bệnh được lây truyền qua con đường này thường được gọi bằng tên “sốt Haverhill”, nguồn gốc của cái tên này là một địa điểm tại Mỹ, nơi có một đợt dịch bùng phát lớn do lây truyền theo con đường ăn uống.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù bệnh RBF có thể do 3 loài vi khuẩn khác nhau gây nên, tuy nhiên đường lây truyền và cách gây bệnh lại tương tự nhau. Mặc dù vậy gần như không bao giờ gặp bệnh lây truyền qua thức ăn và nước uống ở bệnh nhân bị sốt do chuột cắn với căn nguyên gây bệnh là S. minus và S. notomytis.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh được lây một cách tình cờ, có thể là trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Người bệnh bị chuột cắn đều có thể có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh hay xảy ra ở những nước kém phát triển, những nơi có nhiều chuột sinh sống.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Phòng ngừa chung</strong></p>
<p>- Diệt trừ chuột và gặm nhấm gây hại, nhất là ở các khu vực thành thị dông dân cư.</p>
<p>- Không sử dụng nguồn nước và nguồn thực phẩm có khả năng bị ô nhiễm do sự có mặt của chuột.</p>
<p>- Nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên tại các cửa hàng, trang trại nuôi chuột hoặc gặm nhấm khác cần sử dụng găng tay khi tiếp xúc với động vật, ngoài ra cần làm sạch lồng chuột và vệ sinh xử lý chất thải của chuột đúng quy cách.</p>
<p><strong> Phòng ngừa đặc hiệu</strong></p>
<p>- Với những người thường xuyên phải làm việc, tiếp xúc với chuột và các loài gặm nhấm, cần nâng cao nhận thức của họ về các dấu hiệu và triệu chứng, sự nguy hiểm của bệnh sốt do chuột cắn.</p>
<p>- Sau khi bị phơi nhiễm và có nguy cơ nhiễm mầm bệnh như bị chuột cắn, cào làm xước da, cần uống thuốc dự phòng ngay. Có thể lựa chọn kháng sinh nhóm penicillin và uống trong vòng 3 ngày. Mặc dù vậy, hiệu quả của liệu pháp kháng sinh dự phòng vẫn còn chưa thực sự được kiểm chứng và đảm bảo chắc chắn về hiệu quả.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Do việc phân lập mầm bệnh cũng như chẩn đoán bằng huyết thanh học là khá khó khăn và mất thời gian với cả 3 tác nhân gây bệnh, mặt khác việc chờ đợi kết quả có thể bỏ lỡ thời điểm điều trị và làm bệnh diễn biến nặng hơn, bệnh sốt do chuột cắn thường được chẩn đoán theo ca bệnh nghi ngờ và dựa vào lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Có tiền sử tiếp xúc với chuột và các loài gặm nhấm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt cao chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Sốt tái phát hoặc sốt ngắt quãng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nặng hơn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng của một tình trạng nhiễm khuẩn huyết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phát ban dát sần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm đa khớp hoặc biểu hiện đau nhức đa khớp (đặc biệt là khớp gối và mắt cá chân).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các mẫu máu, dịch khớp hoặc dịch hút từ các ổ áp xe nên được cấy vào môi trường và phòng thí nghiệm vi sinh có các điều kiện môi trường và nuôi cấy cụ thể để tối ưu hóa việc phân lập sinh vật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cấy dịch khớp có thể âm tính trong những trường hợp bệnh không biến chứng vì căn nguyên của viêm khớp có thể là do cơ chế qua trung gian miễn dịch chứ không phải do nhiễm trùng thực sự với sinh vật.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cấy dịch để kiểm tra " src="/ImagePath\images\20210826/20210826_20200421_cay-dich-khop-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cấy dịch để kiểm tra </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm 16S rDNA trên các bệnh phẩm thích hợp như mô (van tim, xương) hoặc dịch khớp có thể hữu ích để chẩn đoán S. moniliformis hoặc S. notomytis . Tuy nhiên độ chính xác vẫn chưa được kiểm chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- S. minus không thể được nuôi cấy và chẩn đoán dựa vào nhuộm Giemsa hoặc Wright hoặc sử dụng kính hiển vi trường tối.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt với các tác nhân gây sốt kèm phát ban khác như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Vi rút: Enterovirus, sởi, parvovirus, HIV, sốt xuất huyết, …</p>
<p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, lậu lan tỏa và não mô cầu, sốt thương hàn, sốt do xoắn khuẩn, các bệnh do Ricketsia…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Sốt do chuột cắn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Xử trí vết thương do động vật cắn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tưới rửa vết thương nhiều lần và đánh giá về sự cần thiết của việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với bệnh uốn ván hoặc bệnh dại.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_dieu-tri-sot-do-chuot-can.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân bị sốt do chuột cắn </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp kháng sinh:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Penicillin là lựa chọn điều trị RBF, và liệu pháp điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng nặng. Tỷ lệ tử vong của RBF là khoảng 13 % ở những bệnh nhân không được điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệu pháp điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm nên được bắt đầu ngay lập tức ở những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng và tiền sử phơi nhiễm phù hợp, vì việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là khó khăn và có thể mất vài ngày. Liều lượng và thời gian điều trị kháng sinh cho RBF phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Penicillin hoặc ceftriaxone đều là những kháng sinh hiệu quả và có thể được lựa chọn</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với người lớn và trẻ em không dùng được kháng sinh nhóm beta-lactam, có thể dùng nhóm tetracyclin (Doxycycline).</p>
<p style="text-align: justify;">- Streptomycin và gentamicin là những thuốc thay thế, tuy nhiên hạn chế dùng vì có nhiều độc tính.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Với nguy cơ bệnh nhân có thể phát triển bệnh xâm lấn nghiêm trọng, cần phải đánh giá cẩn thận đáp ứng với điều trị và điều trị tích cực hơn (ví dụ, cần dùng liều cao hơn hoặc kéo dài của kháng sinh tiêm tĩnh mạch) nếu bệnh nhân không cải thiện dấu hiệu lâm sàng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ol><li style="text-align: justify;">Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Emerging and Zoonotic Infectious Diseases (NCEZID), Division of High-Consequence Pathogens and Pathology (DHCPP).</li><li style="text-align: justify;">Kasuga K, Sako M, Kasai S, Yoshimoto H, Iihara K, Miura H. Rat Bite Fever Caused by Streptobacillus moniliformis in a Cirrhotic Patient Initially Presenting with Various Systemic Features Resembling Henoch-Schönlein Purpura. Intern Med. 2018 Sep 01;57(17):2585-2590.</li></ol>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/sot-do-chuot-can-sqcnp |
Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>U ác của xoang lê là tình trạng xuất hiện tổ chức ác tính bắt nguồn ở vùng xoang lê</strong>, đây là tình trạng phổ biến nhất trong bệnh cảnh của ung thư vùng hạ họng. Khối u hình thành tại vùng xoang lê sẽ phát triển và lây lan tới các vùng lân cận (cụ thể là vùng thanh quản) gây ung thư thanh quản hay ung thư hạ họng. Trong các bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng thì ung thư hạ họng được xem là phổ biến và mức độ gây hại cực kỳ cao, chỉ đứng sau ung thư vòm họng và ung thư mũi xoang.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="U ác của xoang lê là tình trạng xuất hiện tổ chức ác tính bắt nguồn ở vùng xoang lê" src="/ImagePath/images/20210823/20210823_Nguyen-nhan-u-ac-xoang-le.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U ác của xoang lê là tình trạng xuất hiện tổ chức ác tính bắt nguồn ở vùng xoang lê</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc ung thư hạ họng nếu được phát hiện sớm thì nguy cơ chữa trị khỏi bệnh sẽ rất cao. Tuy nhiên, hầu hết những ca bệnh ung thư hạ họng khi được phát hiện đều đã tiến triển tới giai đoạn muộn vì vậy khả năng điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi trung niên và tỉ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn gấp 5 lần so với nữ giới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân chính gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng</strong>, thế nhưng những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường đến từ:</p>
<p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thường xuyên. Thuốc lá không chỉ là tác nhân gây ra bệnh ung thư xoang lê mà nó còn đem đến nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư phổi. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư hạ họng thường sẽ tỉ lệ thuận với mức độ hút thuốc của bệnh nhân. Trường hợp người bệnh hút thuốc lá kết hợp với tình trạng nghiện rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên mức cao nhất, đặc biệt đối với những đối tượng tuổi đã cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vùng hạ họng bị tổn thương thì nguyên nhân dễ nhận thấy nhất chính là do vấn đề vệ sinh răng miệng kém. Vi khuẩn, vi rút sẽ dễ dàng trú ngụ trong khoang miệng khi không được vệ sinh thường xuyên. Chúng sẽ di chuyển xuống vùng hạ họng làm tổn thương các niêm mạc, gây viêm nhiễm vùng họng, các tế bào ung thư sẽ cơ hội tấn công vùng cơ quan đang không khỏe mạnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ô nhiễm môi trường sống hoặc môi trường làm việc. Đặc biệt những trường hợp công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với bụi gỗ hoặc A-mi-ăng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh có tiền sử mắc các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cũng có nguy cơ bị ung thư hạ họng.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Người bệnh có tiền sử mắc các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cũng có nguy cơ bị bệnh" src="/ImagePath\images\20210823/20210823_U-ac-xoang-le-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh có tiền sử mắc các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cũng có nguy cơ bị bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân bị ung thư hạ họng</strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn nuốt: Người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt, cảm giác bị vướng mắc ở họng (nhẹ thì 1 bên sau đó sẽ dần bị cả 2 bên).</p>
<p style="text-align: justify;">- Nổi hạch vùng cổ, nốt hạch có dạng rắn, ít di chuyển và không gây đau nhức.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau họng kéo dài khiến cơn đau có thể lan rộng tới vùng tai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn muộn sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi nói chuyện, thường xuyên bị khó thở và cân nặng thì giảm sút đáng kể.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư hạ họng thường không xuất hiện những triệu chứng bệnh một cách rầm rộ mà chỉ im lặng trong một khoảng thời gian khá dài. Xác định được các triệu chứng bệnh có khả năng dự đoán được vùng cơ quan có khối u và giai đoạn tiến triển của ung thư hạ họng. Dưới đây là các dạng ung thư hạ họng thường gặp nhất:</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Ung thư xoang lê:</b></p>
<p style="text-align: justify;">- Xuất hiện khối u ác của xoang lê được xem là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hạ họng. Cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn hay nuốt nước bọt (chỉ xuất hiện ở một bên họng).</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng đau nhói vùng tai xuất hiện khi cảm giác khó nuốt tăng dần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ho, khạc đờm có thể kèm máu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ho, khạc đờm có thể kèm máu" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_ho-ra-mau-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ho, khạc đờm có thể kèm máu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Khối u phát triển lớn hơn sẽ lan vào vùng thanh quản khiến khả năng nói cũng bị ảnh hưởng, xuất hiện hạch ở cổ.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Ung thư vùng sau nhẫn phễu</b>:</p>
<p style="text-align: justify;">- Khối u có khả năng hình thành và phát triển ở một khu vực khó xác định, thế nhưng phạm vi gây tổn thương sẽ chủ yếu lan rộng xuống miệng thực quản.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng khó nuốt có khả năng xuất hiện một cách từ từ và rất khó phát hiện.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vùng sau nhẫn phễu có hiện tượng gờ lên và có viêm phù nhẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉ khi bệnh đã chuyển biến khá nặng mới xuất hiện hạch ở cổ.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Ung thư miệng - thực quản</b>:</p>
<p style="text-align: justify;">- Hình thành từ phía dưới thực quản, hạ họng và dần lan rộng tới khí quản hoặc tuyến giáp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hầu hết các triệu chứng đều khó phát hiện, cho đến khi bệnh chuyển biến giai đoạn muộn mới phát hiện ra hạch cổ di căn, ảnh hưởng dây thanh quản,... </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Xuất hiện các <strong>khối u ác của xoang lê</strong> được xem là dạng ung thư nguy hiểm nhất xuất phát từ vùng hạ họng. Khối u từ xoang lê có khả năng phát triển cực mạnh gây tổn thương toàn bộ vùng hạ họng và thanh quản của người bệnh. Tuy vậy, việc phát hiện bệnh từ sớm lại gặp nhiều khó khăn bởi các triệu chứng bệnh không xuất hiện nhiều và rầm rộ. Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư hạ họng được phân biệt qua 4 giai giai đoạn bệnh:</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xuất hiện các khối u ác của xoang lê được xem là dạng ung thư nguy hiểm nhất xuất phát từ vùng hạ họng" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_u-ac-xoang-le.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xuất hiện các khối u ác của xoang lê được xem là dạng ung thư nguy hiểm nhất xuất phát từ vùng hạ họng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn 1: Phát triển từ 1 vùng hạ họng (thông thường là xoang lê), tỷ lệ khối u thường nhỏ hơn 2cm và chưa có hiện tượng xâm lấn ra các vùng lân cận, chưa có hạch ở cổ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn 2: Khối u đã phát triển lớn hơn (khoảng từ 2-4cm), đã có hiện tượng xâm lấn sang các vị trí khác trong vùng hạ họng hoặc bắt đầu gây tổn thương thanh quản. Ở giai đoạn này người bệnh cũng chưa xuất hiện hạch ở cổ và chưa có biểu hiện di căn sang các khu vực khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này khối u từ hạ họng có khả năng đã xâm lấn tới thực quản hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh quản hoặc có kích thước khối u lớn hơn 4cm. Hạch cổ bắt đầu xuất hiện ở 1 bên cổ và có kích thước nhỏ hơn 3cm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn 4: Hạch nổi ở cả 2 bên cổ, có di căn xa và hầu hết các phần mềm, xương, sụn đều đã bị các tế bào ung thư gây thương tổn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số nhóm đối tượng được xác định có nguy cơ mắc bệnh ung thư xoang lê khá cao như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đàn ông lớn tuổi có hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người bị nhiễm virus HPV.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân mắc hội chứng Plummer-Vinson.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh khác gây kích thích vùng họng mạn tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh ung thư xoang lê hay ung thư hạ họng cực kỳ nguy hiểm và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào</strong>, do đó mỗi cá nhân đều phải phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh ung thư hạ họng như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Cai thuốc lá và hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, đặc biệt là những người cao tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phòng tránh nguy cơ bị lây nhiễm vi rút HPV bằng cách quan hệ tình dục an toàn và tiêm vắc xin.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhưng khoa học. Chú ý bổ sung nhiều thực phẩm chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, hạn chế thức ăn đã qua chế biến nhiều dầu mỡ động vật và hạn chế các loại thịt đỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị triệt để các bệnh về tai mũi họng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (nếu có).</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngay khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bệnh liên quan đến họng hay hệ hô hấp (ho, khó thở, đau họng, khó nuốt,...) thì phải tìm tới các cơ sở y tế sớm nhất có thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phòng ngừa u ác xoang lê bằng cách thăm khám khi có dấu hiệu bất thường " src="/ImagePath\images\20210823/20210823_U-ac-xoang-le-phong-ngua-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phòng ngừa u ác xoang lê bằng cách thăm khám khi có dấu hiệu bất thường </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán bệnh ung thư xoang lê hay ung thư hạ họng thì những xét nghiệm sau đây sẽ được thực hiện:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi: Các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi vùng hạ họng và thanh quản nhằm xác định vị trí, số lượng và tính chất khối u đồng thời kết hợp thực hiện sinh thiết chẩn đoán ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giải phẫu bệnh: Bấm sinh thiết chẩn đoán ung thư kết hợp chọc tế bào hạch nhằm kiểm tra mức độ xâm lấn hạch của khối u.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính - CT scan vùng cổ: Xác định mức độ lây lan của khối u ác tới các tổ chức xung quanh hoặc hạch cổ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ngoài thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được thăm khám nội soi, giải phẫu bệnh,.." src="/ImagePath\images\20210823/20210823_chan-doan-u-ac-xoang-le.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngoài thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được thăm khám nội soi, giải phẫu bệnh,..</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đánh giá mức độ lây lan của khối u ác xoang lê sẽ dựa vào bảng phân loại ung thư của hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC):</p>
<p style="text-align: justify;"><b>T (Tumor) - khối u nguyên phát</b> được thể hiện như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- T0: Không tìm thấy dấu hiệu của khối u nguyên phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- T1: Khối u chỉ trú ngụ tại một vị trí.</p>
<p style="text-align: justify;">- T2: Khối u có biểu hiện lây lan sang 1 vị trí khác của vùng hạ họng hoặc xâm lấn 1 vùng tiếp giáp nhưng phần thah quản chưa bị cố định.</p>
<p style="text-align: justify;">- T3: Tương tự như T2 nhưng một phần thanh quản đã bị cố định.</p>
<p style="text-align: justify;">- T4: Khối u đã xâm lấn tới xương, sụn hoặc các lớp mô mềm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tis: Ung thư biểu mô tiền xâm lấn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tx: Chưa có đủ các thông số để xác định có tồn tại khối u nguyên phát.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>N (Node) - hạch cổ:</b></p>
<p style="text-align: justify;">- N0: Không thấy dấu hiệu có hạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- N1: Hạch nổi 1 bên, có di động.</p>
<p style="text-align: justify;">- N1a: Hạch di động nhưng chưa có biểu hiện di căn ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- N1b: Hạch di động và đã có biểu hiện di căn ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- N2 : Hạch nổi cả 2 bên, có di động.</p>
<p style="text-align: justify;">- N2a: Hạch di động nhưng chưa di căn ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- N2b: Hạch di động và đã bị di căn ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- N3: Hạch đã bị cố định.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>M (Metastasis) - di căn xa:</b></p>
<p style="text-align: justify;">- M0: Chưa có di căn xa.</p>
<p style="text-align: justify;">- M1: Đã có di căn xa.</p>
<p style="text-align: justify;">Chính bởi vì việc phát hiện bệnh từ các triệu chứng không rõ ràng là cực kỳ khó khăn, cho nên các chuyên y tế thường khuyến khích thực hiện sàng lọc ung thư định kỳ để sớm phát hiện mầm mống ung thư và kịp thời xử lý.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Phương pháp chẩn đoán và điều trị u ác của xoang lê</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rất nhiều người thắc mắc về việc điều trị ung thư hạ họng có chữa được hay không? Các chuyên gia y tế khẳng định bệnh ung thư xoang lê (ung thư vùng hạ họng) chưa có biện pháp điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, với công nghệ y tế hiện đại như ngày nay thì việc kiểm soát tình hình bệnh và giảm nguy cơ chuyển biến nặng là điều có thể thực hiện. Các phương pháp được thực hiện thường sẽ là:</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Phẫu thuật</b>: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và giai đoạn phát triển của khối u mà người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật khác nhau như: Cắt bỏ toàn phần hạ họng và thanh quản, cắt bỏ 1 phần, cắt bỏ nửa thanh quản và hạ họng, cắt bỏ nửa thanh quản và phần hạ họng trên thanh môn. Đồng thời, các nốt hạch ở cổ cũng sẽ được nạo vét triệt để nhất có thể.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tia xạ: Có thể thực hiện xạ trị độc lập hoặc thực hiện sau khi phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thì nên thực hiện kết hợp tia xạ sau mổ và tia trường tại thanh quản, vùng hạ họng và các dãy hạch xuất hiện ở 2 bên cổ. (Lưu ý với phương pháp trị xạ điều trị ung thư xoang lê: Không được sử dụng lượng tia quá 45Gy khi vị trí cần trị xạ nằm gần tủy sống)</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng hóa chất để điều trị ung thư xoang lê (kết hợp điều trị miễn dịch) sẽ được chỉ định cho bệnh nhân ung thư hạ họng giai đoạn cuối.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng hóa chất để điều trị ung thư xoang lê" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_ung-thu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng hóa chất để điều trị ung thư xoang lê</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tiên lượng cho người mắc bệnh ung thư xoang lê (ung thư hạ họng): Trong trường hợp người bệnh có sức khỏe tốt, không mắc phải các bệnh lý nền nghiêm trọng khác và được điều trị bệnh từ giai đoạn sớm thì cơ hội sống sót sau 10 - 15 năm khá cao. Tuy vậy, hầu hết những ca bệnh ung thư hạ họng đều đã chuyển biến đến giai đoạn muộn mới được điều trị cho nên khả năng sống sót sẽ rơi vào khoảng 3-5 năm (chiếm 35%). Nguy cơ tử vong chủ yếu là do bệnh tái phát hoặc di căn ung thư xa hoặc xuất hiện thêm một khối ung thư khác. Chính vì vậy, bệnh nhân đã được điều trị ung thư hạ họng cần phải thăm khám định kỳ theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ nhằm kịp thời xử lý những yếu tố đe dọa tính mạng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bệnh học ung thư hạ họng | Dieutri</li><li>Các giai đoạn và sự tiến triển của ung thư hạ họng | Vinmec</li><li>Cấp cứu thành công ca ung thư xoang lê có tiền sử hút thuốc nhiều năm | BV Ung bướu Hưng Việt</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/phuong-phap-chan-doan-va-dieu-tri-u-ac-cua-xoang-le-shbvk |
Ung thư đại tràng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư đại tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư đại tràng là một căn bệnh phổ biến và gây chết người. Nguy cơ phát triển ung thư đại tràng bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố môi trường và di truyền.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ungthudaitrang.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư đại tràng là một căn bệnh phổ biến và gây chết người</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trên toàn cầu, ung thư đại trực tràng (CRC) là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ ba ở nam và thứ hai ở nữ. Khoảng 149.500 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm ở Hoa Kỳ, trong đó 104.270 trường hợp là ung thư đại tràng, chiếm khoảng 70 phần trăm, phần còn lại của trực tràng. Hàng năm, khoảng 52.980 người Mỹ chết vì CRC, chiếm khoảng 8-9% tổng số ca tử vong do ung thư. Mặc dù tỷ lệ tử vong do CRC đang giảm dần kể từ năm 1990, với tốc độ hiện tại là khoảng 1,6 đến 2,0 phần trăm mỗi năm, nó vẫn là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ ở phụ nữ và là nguyên nhân tử vong thứ hai ở Hoa Kỳ ở nam giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ung thư đại tràng khác nhau rõ rệt trên khắp thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở Úc và New Zealand, Châu Âu và Bắc Mỹ, và tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là ở Châu Phi và Nam Trung Á. Những khác biệt về địa lý này dường như là do sự khác biệt trong chế độ ăn uống và tiếp xúc với môi trường kết hợp với tính nhạy cảm được xác định về mặt di truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">Phần lớn các khối u của đại tràng và trực tràng là ung thư biểu mô. Các loại mô học khác (u thần kinh nội tiết, u mỡ, khối u trung mô, u lympho) tương đối bất thường. Trong số các ung thư biểu mô, hơn 90% là ung thư biểu mô tuyến.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư đại tràng có thể được chẩn đoán khi bắt đầu có các triệu chứng, hoặc thông qua nội soi đại tràng sàng lọc hay test máu ẩn qua phân.</p>
<p style="text-align: justify;">Các tài liệu hiện tại cho thấy rằng hơn 86% những người được chẩn đoán dưới 50 tuổi là có triệu chứng khi chẩn đoán, và thường khối u đã ở giai đoạn tiến triển.<br>
<br>
Những bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn khu trú có tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều so với những bệnh nhân đã lan rộng di căn tại thời điểm chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">Cắt bỏ khối u là phương thức điều trị chính cho ung thư đại tràng giai đoạn đầu (giai đoạn I đến III), và phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiên lượng khả năng chữa khỏi. </p>
<p style="text-align: justify;">Việc sàng lọc các cá nhân không có triệu chứng đối với ung thư đại tràng được các xã hội và các tổ chức chăm sóc dự phòng ủng hộ. Nhiều xét nghiệm sàng lọc có sẵn để phát hiện polyp tuyến và ung thư đại trực tràng (CRC) trước khi chúng có triệu chứng. Trước đây hầu hết các hướng dẫn đều đề nghị bắt đầu tầm soát ở tuổi 50 trừ những người bị bệnh viêm ruột, tiền sử bức xạ ổ bụng, tiền sử gia đình có ung thư đại tràng hoặc hội chứng di truyền dễ mắc; tuy nhiên, vào năm 2021, do tỷ lệ mắc bệnh ở thanh niên ngày càng tăng do đó khuyến nghị bắt đầu tầm soát ung thư ở tuổi 45 ở tất cả người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;">Các loại xét nghiệm để sàng lọc ung thư đại tràng bao gồm xét nghiệm dựa trên phân để phát hiện hemoglobin trong máu có thể đến từ một tổn thương hoặc những thay đổi DNA gợi ý bệnh ác tính; hình ảnh trực tiếp bằng nội soi, với một ống soi cho phép sinh thiết và loại bỏ tổn thương tại thời điểm xét nghiệm hoặc với một máy ảnh nhỏ có thể hình dung các tổn thương khi nó đi qua đường ruột; và chụp X quang để hình dung các tổn thương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư đại tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố môi trường và di truyền có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư đại tràng. Mặc dù tính nhạy cảm do di truyền dẫn đến nguy cơ gia tăng đáng kể nhất, nhưng phần lớn các ung thư đại tràng là rời rạc chứ không phải gia đình.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthudaitrang2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các yếu tố môi trường và di truyền có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư đại tràng.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố chính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và ảnh hưởng đến các khuyến nghị tầm soát là một số dạng ung thư đại tràng di truyền nhất định, tuổi tác, tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc ung thư đại tràng lẻ tẻ (và có thể là u tuyến lớn hoặc tiến triển), bệnh viêm ruột và tiền sử của chiếu xạ ổ bụng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số rối loạn di truyền cụ thể, hầu hết trong số đó được di truyền theo kiểu gen trội của nhiễm sắc thể, có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư ruột kết rất cao. Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP) và hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng không nhiễm trùng di truyền [HNPCC]) là những hội chứng phổ biến nhất trong số các hội chứng ung thư ruột kết gia đình, nhưng hai tình trạng này chỉ chiếm khoảng 5% các trường hợp CRC, phần lớn là Lynch hội chứng. Có tới 10% bệnh nhân ung thư đại tràng mang một hoặc nhiều đột biến gây bệnh trong các gen gây ung thư và phần lớn trong số này không phải là hội chứng Lynch hoặc FAP. Tỷ lệ thậm chí cao hơn (16 phần trăm) các ung thư đại tràng khởi phát sớm (tức là được chẩn đoán trước 50 tuổi) có thể liên quan đến hội chứng di truyền. Hơn nữa, một phần ba trong số những người được phát hiện có đột biến dòng mầm có khả năng gây bệnh không đáp ứng các tiêu chuẩn xét nghiệm di truyền được thiết lập cho gen mà họ bị đột biến. </p>
<p style="text-align: justify;">- Polyp</p>
<p style="text-align: justify;">+ FAP - Polyp u tuyến gia đình (FAP) và các biến thể của nó (hội chứng Gardner, hội chứng Turcot và đa u tuyến gia đình giảm độc lực [AFAP]) chiếm ít hơn 1 phần trăm ung thư ruột kết. Trong FAP điển hình, nhiều u tuyến ruột kết xuất hiện trong thời thơ ấu. Các triệu chứng xuất hiện ở độ tuổi trung bình khoảng 16 tuổi và ung thư ruột kết xảy ra ở 90% số người không được điều trị trước 45 tuổi. AFAP có nguy cơ cao bị ung thư ruột kết (mặc dù mức độ của nó không được xác định rõ ràng), nhưng có đặc điểm là ít u tuyến hơn và tuổi chẩn đoán ung thư trung bình lớn hơn là 54 tuổi. FAP gây ra bởi đột biến dòng mầm trong gen polyposis coli ( APC ) tuyến tính nằm trên nhiễm sắc thể số 5. Cùng một gen có liên quan đến dạng giảm độc lực của FAP, nhưng vị trí của đột biến gen APC khác nhau. Một biến thể gen APC xuất hiện ở khoảng 6 đến 8 phần trăm dân số Do Thái Ashkenazi có liên quan đến nguy cơ ung thư ruột kết tăng gấp 1,5 đến 2 lần mà không kèm theo polyp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Polyposis liên quan đến MUTYH (MAP) - MAP là một hội chứng lặn trên NST thường Kiểu hình của MAP có thể thay đổi, nhưng nó có thể biểu hiện với kiểu hình đa polyp; thường có ít hơn 500 u tuyến. Ngày càng có nhiều báo cáo cho thấy đột biến dòng mầm trong các MUTYH này làm cho kiểu hình của chúng rất khó xác định.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng Lynch hay HNPCC là một hội chứng chiếm ưu thế trên nhiễm sắc thể thường gặp hơn FAP và chiếm khoảng 3% tổng số ung thư biểu mô tuyến đại tràng. Có thể nghi ngờ hội chứng Lynch trên cơ sở tiền sử gia đình mắc CRC, ung thư nội mạc tử cung và các bệnh ung thư khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có tiền sử cá nhân bị ung thư ruột kết hoặc polyp tuyến của đại tràng có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết trong tương lai. Ở những bệnh nhân được cắt bỏ một khối u đơn lẻ, ung thư nguyên phát metachronous phát triển ở 1,5 đến 3 phần trăm bệnh nhân trong năm năm đầu sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh viê ruột: Viêm loét đại tràng, Bệnh Crohn cũng có thể gây gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết đặc biệt là viêm loét đại tràng bắt đầu khoảng 8 đến 10 năm sau khi chẩn đoán ban đầu là viêm đại tràng và từ 15 đến 20 năm đối với viêm đại tràng chỉ giới hạn ở đại tràng trái</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người sống sót sau ung thư được xạ trị abdominopelvic khi còn nhỏ hoặc khi trưởng thành có nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa tiếp theo tăng lên đáng kể, phần lớn là CRC.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị xơ nang có nguy cơ cao mắc CRC.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố có thể điều chỉnh được, bao gồm béo phì, tiểu đường, sử dụng thuốc lá, tiêu thụ quá nhiều rượu, tiêu thụ quá nhiều thịt chế biến và thiếu hoạt động thể chất, đã được xác định một cách nhất quán là các yếu tố nguy cơ trong các nghiên cứu quan sát, nhưng hiện tại, chúng không thay đổi tầm soát khuyến nghị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ khác đã được xác định, bao gồm chủng tộc người Mỹ gốc Phi, giới tính, bệnh to cực chi và tiền sử ghép thận, nhưng ảnh hưởng của chúng đến các khuyến nghị tầm soát là rất khác nhau. </p>
<p style="text-align: justify;">- Một cơ sở ủng hộ tác dụng bảo vệ của aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) đối với sự phát triển của u tuyến ruột kết và ung thư. </p>
<p style="text-align: justify;">- Các yếu tố bảo vệ khác cũng đã được xác định, chủ yếu trong các nghiên cứu quan sát, nhưng sức mạnh của một số mối liên quan này là không chắc chắn. </p>
<p style="text-align: justify;">- Mặc dù không chắc chắn, một chế độ ăn uống bảo vệ có thể được xác định cho các mục đích lâm sàng bao gồm tránh thịt đỏ đã qua chế biến và nướng cháy, bao gồm các loại rau (đặc biệt là họ cải) và các dạng cám lúa mì chưa qua chế biến (còn nhiều tranh cãi), bổ sung đủ lượng folate từ thực phẩm, hạn chế lượng calo và tránh uống quá nhiều rượu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư đại tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư đại tràng có thể biểu hiện theo ba cách: </p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng hoặc dấu hiệu nghi ngờ</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người không có triệu chứng được phát hiện tình cờ qua khám định kỳ </p>
<p style="text-align: justify;">- Nhập viện cấp cứu với tắc ruột, thủng, hoặc hiếm gặp là chảy máu đường tiêu hóa cấp tính</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_20191030_140054_755245_dau-bung.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không có triệu chứng ở phần lớn bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn đầu.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Không có triệu chứng ở phần lớn bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn đầu và những bệnh nhân này được chẩn đoán là qua sàng lọc. Mặc dù việc sàng lọc ung thư đại tràng ngày càng tăng đã dẫn đến nhiều trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn sớm không có triệu chứng, song thực tế hầu hết các trường hợp (70 đến 90% ) được chẩn đoán là sau khi bắt đầu có triệu chứng. Các triệu chứng của ung thư đại tràng thường là do sự phát triển của khối u vào lòng ống hoặc các cấu trúc lân cận, và do đó, khi có biểu hiện triệu chứng thường phản ánh khối u đã tương đối tiên tiến.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng/dấu hiệu điển hình liên quan đến ung thư đại tràng bao gồm xuất huyết tiêu hóa đặc biệt vùng trực tràng hoặc phân đen, đau bụng, thiếu máu do thiếu sắt không rõ nguyên nhân, và / hoặc thay đổi thói quen đi tiêu. Các triệu chứng biểu hiện ít phổ biến hơn bao gồm chướng bụng, và/hoặc buồn nôn và nôn, có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn. Trong một nghiên cứu thuần tập hồi cứu hơn 29.000 bệnh nhân tại một phòng khám phẫu thuật đại trực tràng trong khoảng thời gian 22 năm, biểu hiện các triệu chứng vào những năm 1626, những người cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay đổi thói quen đi tiêu, đây là triệu chứng phổ biến nhất (74%).</p>
<p style="text-align: justify;">- Chảy máu trực tràng kết hợp với thay đổi thói quen đi tiêu, là sự kết hợp triệu chứng phổ biến nhất (51% các trường hợp ung thư và 71% những người có biểu hiện chảy máu trực tràng).</p>
<p style="text-align: justify;">- Khối trực tràng (24,5 phần trăm) hoặc khối ổ bụng (12,5%).</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu máu do thiếu sắt (9,6%).</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau bụng như một triệu chứng đơn lẻ, là triệu chứng ít phổ biến nhất (3,8%).</p>
<p style="text-align: justify;">Trong số những bệnh nhân có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí khối u:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay đổi thói quen đi tiêu là một triệu chứng biểu hiện phổ biến hơn đối với khối u đại tràng bên trái hơn là bên phải. Tính chất trong ung thư đại tràng trái là phân nhầy máu, còn trong ung thư đại tràng phải là phân lỏng nhiều hơn ít có khả năng liên quan đến các triệu chứng tắc nghẽn hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Máu đỏ tươi thường do khối u ở trực tràng gây ra hơn là ung thư đại tràng bên phải. Thiếu máu thiếu sắt là phổ biến ở CRCs bên phải. Các khối u ở manh tràng và khối u đại tràng phải có lượng máu mất trung bình hàng ngày cao gấp 4 lần (khoảng 9 mL / ngày) so với các khối u ở các vị trí đại tràng khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau bụng có thể xảy ra với các khối u phát sinh ở tất cả các vị trí; nó có thể được gây ra bởi tắc nghẽn một phần, lan tỏa phúc mạc, hoặc thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc toàn thể.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khoảng 20 phần trăm bệnh nhân ở Hoa Kỳ mắc bệnh di căn xa tại thời điểm xuất hiện. Ung thư đại tràng có thể lây lan qua đường bạch huyết và máu, cũng như theo đường tiếp giáp và xuyên phúc mạc. Các vị trí di căn phổ biến nhất là các hạch bạch huyết khu vực, gan, phổi và phúc mạc. Bệnh nhân có thể xuất hiện với các dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bất kỳ khu vực nào trong số này. Sự hiện diện của đau hạ sườn phải, chướng bụng, no sớm, nổi hạch thượng đòn thường báo hiệu bệnh đã tiến triển, thường là di căn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư đại tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng hay gặp: Xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, viêm phúc mạc do thủng ruột, di căn, suy kiệt và tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư đại tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tuổi: người từ 45-50 tuổi trở nên có nguy cơ cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Béo phì: Nguy cơ cao nhất đối với những người trong nhóm tăng cân nhiều. Béo phì cũng làm tăng khả năng tử vong do ung thư đại tràng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthudaitrang.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Có nhiều yếu tổ làm tăng khả năng tử vong do ung thư đại tràng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đái tháo đường có liên quan đến nguy cơ tăng ung thư đại tràng vì insulin là một yếu tố tăng trưởng quan trọng đối với các tế bào niêm mạc ruột kết và kích thích các tế bào khối u ruột kết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mặc dù dữ liệu không hoàn toàn nhất quán, nhưng việc tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt chế biến trong thời gian dài dường như có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại tràng, đặc biệt đối với các khối u bên trái. Nấu ăn ở nhiệt độ cao (ví dụ, nướng, áp chảo) được coi là góp phần gây ra rủi ro, có lẽ là do sản sinh ra các hydrocacbon và các chất gây ung thư khác được tạo ra từ protein trong quá trình nung. Thịt nạc đỏ có thể ít rủi ro hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại tràng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mối liên quan giữa việc uống rượu và tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng đã được quan sát thấy trong một số nghiên cứu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lý: mắc bệnh xơ nang, bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, cắt túi mật, ghép thận… tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố gia đình: Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng có thể làm tăng nguy cơ một cá nhân sẽ phát triển ung thư đại tràng trong suốt cuộc đời. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư đại tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Hạn chế lượng thịt đỏ, đồ chiên rán, thực phẩm hun khói trong khẩu phần ăn, thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hạn chế lượng thịt đỏ, đồ chiên rán, thực phẩm hun khói." src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutructrang9.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hạn chế lượng thịt đỏ, đồ chiên rán, thực phẩm hun khói</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hợp lý.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm và điều trị bệnh lý đại tràng đặc biệt là polyp đại tràng.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc sàng lọc các cá nhân không có triệu chứng đối với ung thư đại tràng được các xã hội và các tổ chức chăm sóc dự phòng ủng hộ. Nhiều xét nghiệm sàng lọc có sẵn để phát hiện polyp tuyến và ung thư đại trực tràng trước khi chúng có triệu chứng. Trước đây hầu hết các hướng dẫn đều đề nghị bắt đầu tầm soát ở tuổi 50 trừ những người bị bệnh viêm ruột, tiền sử bức xạ ổ bụng, tiền sử gia đình có ung thư đại tràng hoặc hội chứng di truyền dễ mắc; tuy nhiên, vào năm 2021, do tỷ lệ mắc bệnh ở thanh niên ngày càng tăng do đó khuyến nghị bắt đầu tầm soát ung thư ở tuổi 45 ở tất cả người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;">Các loại xét nghiệm để sàng lọc ung thư đại tràng bao gồm xét nghiệm dựa trên phân để phát hiện hemoglobin trong máu có thể đến từ một tổn thương hoặc những thay đổi DNA gợi ý bệnh ác tính; hình ảnh trực tiếp bằng nội soi, với một ống soi cho phép sinh thiết và loại bỏ tổn thương tại thời điểm xét nghiệm hoặc với một máy ảnh nhỏ có thể hình dung các tổn thương khi nó đi qua đường ruột; và chụp X - quang để hình dung các tổn thương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư đại tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán ung thư đại tràng được thực hiện bằng cách kiểm tra mô học của sinh thiết thường thu được trong nội soi đường tiêu hóa dưới hoặc từ mẫu phẫu thuật. Về mặt mô bệnh học, phần lớn ung thư phát sinh ở đại tràng là ung thư biểu mô tuyến. </p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư đại tràng có thể bị nghi ngờ từ một hoặc nhiều triệu chứng và dấu hiệu được mô tả ở trên hoặc có thể không có triệu chứng và được phát hiện bằng cách sàng lọc định kỳ đối tượng có nguy cơ trung bình và cao. Một khi nghi ngờ ung thư đại tràng, xét nghiệm tiếp theo nên là nội soi đại tràng hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) đại tràng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi đại tràng là xét nghiệm chẩn đoán chính xác và linh hoạt nhất đối với ung thư đại tràng, vì nó có thể xác định vị trí và sinh thiết các tổn thương trên khắp ruột già, phát hiện khối u đồng bộ, xác định đặc điểm của tổn thương là niêm mạc hoặc dưới niêm mạc, và đánh giá sự thông thoáng của lòng mạch, sự hiện diện của chèn ép đại tràng bên ngoài, cắt bỏ polyp trong quá trình soi và kiểm tra đại tràng còn lại sau phẫu thuật. Khi quan sát qua ống nội soi, phần lớn ung thư đại tràng là những khối nội mạc phát sinh từ niêm mạc và nhô ra lòng ống tiêu hóa. Có thể là một khối hay đa khối, tổn thương chảy máu (rỉ máu hoặc chảy máu) có thể thấy với các tổn thương bị mủn nát, hoại tử hoặc loét. Một số ít tổn thương ung thư ở đường tiêu hóa không phải là dạng Polyp mà tương đối phẳng hoặc lõm xuống.</p>
<p style="text-align: justify;">- CT đại tràng giúp đánh giá ở những bệnh nhân có nội soi đại tràng không rõ khối u và là một xét nghiệm chẩn đoán ban đầu ở những bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý ung thư đại tràng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT chấn đoán ung thư đại tràng" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_Chup-CT-128-day.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp CT chấn đoán ung thư đại tràng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiều chất chỉ điểm khối u có liên quan đến ung thư đại tràng, đặc biệt là kháng nguyên carcinoembryonic (CEA). Nồng độ CEA huyết thanh nên được lấy trước phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư đại tràng, đặc biệt là để hỗ trợ cho việc theo dõi sau điều trị. Nồng độ CEA trước phẫu thuật tăng cao mà không bình thường hóa sau phẫu thuật cắt bỏ có thể ngụ ý sự hiện diện của bệnh dai dẳng và cần phải đánh giá thêm. CEA huyết thanh không nên được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng do độ nhạy và độ đặc hiệu thấp đối với bệnh ở giai đoạn đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán giai đoạn phụ thuộc: khối u nguyên phát, hạch vùng, và di căn xa. Chẩn đoán giai đoạn lâm sàng trước điều trị được thực hiện tốt nhất bằng cách khám sức khỏe (đặc biệt chú ý đến cổ trướng, gan to và hạch to), chụp cắt lớp vi tính (CT) vùng bụng và khung chậu, và lồng ngực.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở những bệnh nhân ung thư đại tràng xâm lấn mới được chẩn đoán, chụp CT ngực, bụng và khung chậu trước khi phẫu thuật để đánh giá sự mở rộng của khối u, di căn bạch huyết và di căn xa, và các biến chứng liên quan đến khối u (ví dụ: tắc nghẽn, thủng, hình thành lỗ rò), phát hiện có thể hỗ trợ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. </p>
<p style="text-align: justify;">- Sự cần thiết của CT bụng / khung chậu trước phẫu thuật đối với tất cả bệnh nhân ung thư đại tràng còn nhiều tranh cãi, cũng như lợi ích lâm sàng của CT ngực theo giai đoạn. Tuy nhiên, tại hầu hết các viện thì tất cả bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II, III hoặc IV phải trải qua CT ngực, bụng và khung chậu trước hoặc sau khi cắt bỏ khối u.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ cản quang (MRI) gan có thể xác định được nhiều tổn thương gan hơn là hình ảnh được bằng CT và có thể được chỉ định để xác định thêm mức độ bệnh ở những bệnh nhân nghi ngờ di căn gan trên CT. </p>
<p>- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) dường như không bổ sung thêm thông tin quan trọng cho chụp CT để phân giai đoạn trước phẫu thuật thường quy của ung thư đại tràng. Chụp PET có thể hữu ích cho những bệnh nhân được cho là đối tượng để cắt bỏ di căn gan và phổi của ung thư đại trực tràng, trong đó việc sử dụng PET thường xuyên làm giảm số ca mổ nội soi không điều trị. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư đại tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc lựa chọn phương pháp điều trị trong thư đại tràng phụ thuộc vào vị trí, bản chất khối u, di căn hay chưa và trên từng cá thể. Phẫu thuật là chủ yếu có thể kết hợp hóa trị và xạ trị hoặc cả hai. Chăm sóc giảm nhẹ nên được tiến hành song hành, và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cuối.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuthanhquan9.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất đối với ung thư đại tràng khu trú</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Khoảng 80 phần trăm ung thư khu trú ở thành ruột và / hoặc các hạch khu vực. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất đối với ung thư đại tràng khu trú. </p>
<p style="text-align: justify;">Mục tiêu của phẫu thuật đối với ung thư xâm lấn là loại bỏ hoàn toàn khối u, cuống mạch máu lớn và lưu vực dẫn lưu bạch huyết của đoạn đại tràng bị ảnh hưởng. Phục hồi tính liên tục của ruột bằng cách sử dụng nối thông chính có thể được thực hiện ở hầu hết các bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt bỏ không biến chứng. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt đại tràng đoạn gần tạm thời hoặc cắt hồi tràng có thể cần thiết trong trường hợp viêm phúc mạc lan tỏa hoặc thủng nếu bệnh nhân không ổn định về mặt y tế hoặc đôi khi đối với ung thư đại tràng trái tắc nghẽn, mặc dù điều này còn gây tranh cãi.</p>
<p style="text-align: justify;">Cắt bỏ nội soi có hỗ trợ, thay vì cắt mở, được ưu tiên cho những bệnh nhân không có tắc nghẽn, không có lỗ thông, không tiến triển tại chỗ, ung thư ruột kết chưa phẫu thuật mở rộng vùng bụng trước đó. </p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt bỏ đa vùng là một lựa chọn thích hợp cho các trường hợp ung thư đại tràng nguyên phát tiến triển tại chỗ có khả năng cắt bỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hóa trị liệu bổ trợ (trước phẫu thuật) có hoặc không có hóa trị, thay vì phẫu thuật ban đầu không có sự thống nhất ở bệnh nhân ung thư ruột kết. Những bệnh nhân thích hợp với liệu pháp hóa trị hoặc hóa trị ban đầu bao gồm những người bị ung thư ruột kết không thể cắt bỏ tại chỗ, những người có biên độ cắt bỏ được đánh giá là có khả năng bị tổn thương, hoặc những người không thể phẫu thuật về mặt y tế. </p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ ung thư ruột kết có khả năng chữa khỏi, mục tiêu của hóa trị sau phẫu thuật (bổ trợ) là loại bỏ vi mô, do đó làm giảm khả năng bệnh tái phát và tăng tỷ lệ chữa khỏi. Lợi ích của hóa trị bổ trợ đã được chứng minh rõ ràng nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn III (dương tính với hạch vùng), những người giảm khoảng 30% nguy cơ tái phát bệnh và giảm 22 đến 32% tỷ lệ tử vong với hóa trị hiện đại.</p>
<p style="text-align: justify;">- RT sau phẫu thuật thường không được coi là một thành phần chăm sóc thường quy đối với ung thư ruột kết được cắt bỏ hoàn toàn. Những bệnh nhân được lựa chọn mắc bệnh ung thư ruột kết có nguy cơ tái phát cục bộ cao có thể có lợi từ RT bổ trợ. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng chất lượng cao đề cập đến vai trò của RT bổ trợ (có hoặc không kèm theo hóa trị liệu) ở những bệnh nhân bị ung thư đại tràng tiến triển tại chỗ đã cắt bỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các liệu pháp hỗ trợ là rất quan trọng. Cần chú trọng về dinh dưỡng, vitamin D… Chăm sóc giảm nhẹ nên được tiến hành song hành, và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cuối.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Colorectal cancer: Epidemiology, risk factors, and protective factors - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Clinical presentation, diagnosis, and staging of colorectal cancer - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Tests for screening for colorectal cancer</li><li style="text-align: justify;">Overview of the management of primary colon cancer - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-dai-trang-slcva |
U ác của đáy lưỡi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác của đáy lưỡi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U ác của đáy lưỡi hay bệnh ung thư lưỡi là một dạng ung thư có trong khoang miệng bắt nguồn từ các tế bào ung thư ở lưỡi. Căn bệnh này không phải là một dạng ung thư phổ biến thế nhưng nếu u ác ở môi được phát hiện và điều trị sớm thì có khả năng điều trị dứt điểm và giảm nguy cơ tử vong. Kể từ 2009 đến nay, thế giới đã ghi nhận tỷ lệ tử vong do ung thư lưỡi lên tới hơn 40% tổng số ca mắc bệnh. Tại Việt Nam hiện tại chưa có con số chính xác nhưng những ca mắc bệnh ung thư lưỡi đang dần tăng cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_20191106_070722_246519_k-luoi.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính thường xuất hiện ở vùng miệng - lưỡi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính thường xuất hiện ở vùng miệng - lưỡi, và đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng phát hiện ra bệnh rất khó khăn. Ở giai đoạn đầu bệnh phát triển khá âm thầm cho nên các triệu chứng bệnh xuất hiện khá mơ hồ và chỉ khi bệnh đã chuyển biến tới giai đoạn nặng mới được phát hiện.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác của đáy lưỡi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện tại nền y học vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh ung thư lưỡi, nhưng có thể có những yếu tố tác động tới sự phát triển các khối u ác của đáy lưỡi như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc lá (hoặc các loại biến thể của thuốc lá như thuốc lá điện tử, xì gà, thuốc lào,...)</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thường xuyên sử dụng các loại thuốc lá dễ bị u ác đáy lưỡi" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_hut-thuoc-la.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thường xuyên sử dụng các loại thuốc lá dễ bị u ác đáy lưỡi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nghiện rượu bia</p>
<p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống không khoa học: Lượng rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất không được bổ sung nhiều nhưng lại ăn quá nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc các bệnh ung thư vùng miệng khác</p>
<p style="text-align: justify;">- Bị nhiễm một loại vi rút gây u nhú có tên HPV</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số ý kiến cho rằng việc nhai trầu cũng là yếu tố góp phần hình thành bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Không chăm sóc răng miệng tốt cũng sẽ gây ra nhiều bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng, nguy cơ hình thành u ác của đáy lưỡi cũng có thể xảy ra.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác của đáy lưỡi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Các triệu chứng của bệnh nhân ung thư lưỡi có thể xuất hiện ở những dạng khác nhau, mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo tính chất bệnh và tác động của bệnh lý nền có liên quan. Mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư lưỡi sẽ tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh và kèm theo những triệu chứng bệnh khác nhau:</p>
<p><b>Giai đoạn đầu:</b></p>
<p>Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi, hầu như các triệu chứng bệnh xuất hiện rất ít hoặc khá nhẹ cho nên người bệnh rất khó phát hiện ra. Một số triệu chứng có thể xảy ra như:</p>
<p>- Có cảm giác khó chịu ở vùng lưỡi: Người bệnh đôi lúc sẽ có cảm giác giống như bị một vật nhọn đâm vào lưỡi nhưng chỉ xuất hiện thoáng qua nên thường bị bỏ qua.</p>
<p>- Xuất hiện khối gồ lên trên bề mặt lưỡi: niêm mạc trắng, màu sắc có sự thay đổi, tổn thương rắn, chắc, viêm loét nhỏ hoặc dạng xơ hóa.</p>
<p>- Có thể nổi hạch ở cổ.</p>
<p><b>Giai đoạn toàn phát:</b></p>
<p>Đây là giai đoạn cơ thể người bệnh đã bắt đầu xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh rõ rệt vì vậy khả năng phát hiện ra bệnh khá dễ dàng. Những triệu chứng điển hình của bệnh bắt đầu xuất hiện:</p>
<p>- Đau lưỡi: Bệnh nhân sẽ gặp phải cảm giác đau nhức vùng lưỡi, các cơn đau kéo dài liên tục mà không thuyên giảm. Cơn đau lưỡi sẽ tăng mạnh hơn khi người bệnh nhai thức ăn hoặc nói chuyện (đặc biệt là khi ăn phải thức ăn quá nóng hoặc cay). Cơn đau có thể lan rộng lên cả vùng 2 bên tai.</p>
<p>- Máu tiết ra từ khoang miệng và hòa cùng nước bọt do vậy người bệnh có thể sẽ nhầm tưởng bị ho khạc ra máu.</p>
<p>- Tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường</p>
<p>- Hơi thở có mùi khó chịu do các khối u có thể đã bị hoại tử</p>
<p>- Khó khăn trong việc nuốt thức ăn cũng như nói chuyện</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_20191028_084932_096369_kho-nuot.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau cổ, nuốt vướng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh</em></p>
<p>- Khó ăn uống nên cơ thể dần yếu ớt, sụt cân nhanh</p>
<p>- Cơ thể bị nhiễm khuẩn nên rất dễ dẫn tới mệt mỏi, sốt.</p>
<p><b>Giai đoạn tiến triển:</b></p>
<p>Nếu bệnh nhân chưa đi khám và xử lý ở giai đoạn toàn phát thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt của người bệnh và thậm chí hình thành lên nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Các triệu chứng ở giai đoạn này đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều:</p>
<p>- Các vết viêm loét hình thành nhiều, ăn sâu vào bên dưới lưới và lan rộng sang các vùng xung quanh khoang miệng, bệnh nhân sẽ phải chịu đựng sự đau đớn dữ dội.</p>
<p>- Máu bị chảy nhiều và dễ dàng gây bội nhiễm</p>
<p>- Khối u ác tính sẽ xâm lấn dần sang các nhóm mô xung quanh như amydal, sàn miệng, rãnh lưỡi,...</p>
<p>Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân được khám bệnh thường sẽ phải tiêm thuốc tê trước khi thực hiện vì các cơn đau sẽ cực kỳ dữ dội trong khi bác sĩ khám miệng.</p>
<p><b>Ung thư lưỡi giai đoạn cuối:</b></p>
<p>Khi bệnh ung thư lưỡi đã chuyển biến sang giai đoạn cuối cũng đồng nghĩa với việc tiên lượng người bệnh sẽ giảm đi rất nhiều, thậm chí có nguy cơ tử vong.</p>
<p>- Bệnh nhân thường xuyên phải chịu đựng các cơn đau dữ dội, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống, ăn uống cực kỳ khó khăn, rối loạn tiêu hóa, cân nặng giảm sút nhanh,...</p>
<p>- Tình trạng sốt có thể kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày.</p>
<p>- Hạch di căn, đặc biệt là nhóm hạch dưới hàm, dưới cằm.</p>
<p>- Các khối u ác tính từ lưỡi có thể đã di căn tới các vùng cơ quan khác trong cơ thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U ác của đáy lưỡi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Bệnh ung thư lưỡi (hay tình trạng xuất hiện u ác của đáy lưỡi) có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, thế nhưng những nhóm người được xem là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi cao hơn bình thường là:</p>
<p>- Tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư lưỡi cao hơn nữ giới.</p>
<p>- Nhóm đối tượng trên 50 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá và đồng thời cũng thường xuyên uống rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 15 lần so với bình thường.</p>
<p>- Nhóm đối tượng có tiền sử bị bệnh ung thư có nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi khá cao, đặc biệt là những người từng bị ung thư tế bào biểu mô vảy.</p>
<p>- Những bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ bị ung thư lưỡi.</p>
<p>- Những người phơi nhiễm với các chất như formaldehyde, amiăng và acid sulfuric.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác của đáy lưỡi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Ngăn ngừa sự phát triển của ung thư là việc cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể giảm thiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư bằng việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt:</p>
<p>- Bỏ hút thuốc lá và các loại thuốc cấm khác.</p>
<p>- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là các loại rượu mạnh.</p>
<p>- Tránh nhai trầu.</p>
<p>- Tiêm phòng HPV.</p>
<p>- Hạn chế quan hệ tình dục bằng đường miệng và có thể sử dụng màng chắn.</p>
<p>- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học (Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa).</p>
<p>- Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng đúng cách, sử dụng nước súc miệng y tế, sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm,...</p>
<p>- Thường xuyên kiểm tra tình trạng răng miệng, nếu có triệu chứng bệnh cần được xử lý sớm nhất có thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác của đáy lưỡi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trước khi thực hiện các biện pháp xét nghiệm ung thư lưỡi thì các bác sĩ sẽ kiểm tra lại các triệu chứng lâm sàng hiện có của bệnh nhân (chủ yếu là vùng lưỡi bị tổn thương và hạch ở cổ), các thông tin về tiền sử mắc bệnh cũng như thông tin về các tác nhân có thể gây bệnh như thuốc lá, rượu bia,...</p>
<p style="text-align: justify;">Thực hiện sinh thiết có thể xác định được chính xác khả năng bị ung thư của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần được thực hiện các thủ thuật xét nghiệm khác nhằm kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng có khối u di căn. Một số phương pháp có thể được thực hiện cho người bệnh ung thư lưỡi là: Chụp X-quang vùng xương hàm dưới, chụp CT vùng đầu - cổ, chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng cổ, siêu âm vùng hàm - cổ để xác định di căn hạch, siêu âm và xạ hình toàn thân (nhằm kiểm tra có di căn xa hay không).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng cổ để chẩn đoán bệnh " src="/ImagePath\images\20210826/20210826_20200328_nguyen-ly-chup-cong-huong-tu-04.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng cổ để chẩn đoán bệnh </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác của đáy lưỡi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chính vì việc phát hiện ra các khối u ác của đáy lưỡi ở giai đoạn đầu rất khó khăn vì triệu chứng bệnh khá mơ hồ, hầu hết những trường hợp bệnh nhân tìm đến bệnh viện để khám chữa bệnh ung thư lưỡi đều đã phát triển sang giai đoạn toàn phát hoặc giai đoạn nặng hơn. Các khối u có thể đã lan rộng gây tổn thương đến nhiều vùng trong khoang miệng chứ không còn khu trú tại 1 điểm nhất định nữa.</p>
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể mà bệnh nhân đang gặp phải mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phác đồ điều trị bệnh khác nhau. Một số loại tổn thương như thể nhân, thể nhú sùi, thể loét được phát hiện sớm có thể được chữa trị triệt để bằng phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật. Trường hợp nặng hơn do bệnh được phát hiện khá muộn thì cần phải phối hợp nhiều biện pháp để xử lý tình trạng bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Điều trị ung thư lưỡi bằng phẫu thuật:</b></p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư lưỡi giai đoạn sớm: Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các cuộc tiểu phẫu đơn thuần để triệt bỏ các tế bào ung thư. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào vị trí tổn thương, kích thước khối u,... các bác sĩ sẽ lựa chọn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ những vùng lưỡi như: Phẫu thuật cắt rộng u; Thực hiện cắt lưỡi bán phần (kết hợp vét hạch ở cổ); Cắt nửa lưỡi (kết hợp vét hạch cổ, cắt nửa sàn miệng, cắt xương hàm dưới, tạo hình,...).</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật kết hợp với các biện pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_20190805_102857_097635_phau-thuat-tai-benh-v.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các cuộc tiểu phẫu đơn thuần để triệt bỏ các tế bào ung thư</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Xạ trị nhằm xử lý ung thư lưỡi:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này được xem là rất hiệu quả trong việc chữa trị ung thư lưỡi, thế nhưng kéo theo sẽ là những tác dụng phụ không mong muốn như: Khô miệng, sạm da, loét da, viêm nhiễm vùng miệng, khít hàm,...</p>
<p style="text-align: justify;">Có các dạng xạ trị khác nhau nhằm xử lý các vấn đề khác nhau của bệnh ung thư lưỡi:</p>
<p style="text-align: justify;">- Xạ trị đơn thuần: Chỉ định điều trị triệt căn cho bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn sớm hoặc trường hợp quá giai đoạn phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật: Chỉ định thực hiện cho bệnh nhân đã được thực hiện phẫu thuật trị căn nhưng vẫn còn sót lại một số tế bào ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xạ trị áp sát: Sử dụng nguồn phóng xạ áp sát trực tiếp vào vùng bị tổn thương nhằm tiêu diệt các thương tổn ác tính tại chỗ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xạ trị gia tốc (hay còn được gọi là xạ phẫu bằng dao gamma).</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Điều trị ung thư phổi bằng biện pháp hóa trị:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp đưa hóa chất vào cơ thể người bệnh nhằm xử lý các tế bào ung thư có thể thực hiện bằng đường toàn thân hoặc trực tiếp tại động mạch lưỡi. Liệu pháp thực hiện có thể ở dạng đa hóa trị hoặc đơn hóa trị, tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp hóa trị còn được chỉ định sử dụng trước khi bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm thu nhỏ vùng tổn thương và làm tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp này còn được gọi là hóa trị tân bổ trợ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiên lượng của người bệnh ung thư lưỡi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện bệnh và phương pháp điều trị có hợp lý hay không. Theo thống kê, có tới 80-90% bệnh nhân mắc các bệnh ung thư vùng miệng hầu được phát hiện sớm có thể sống sót sau 5 năm. Thế nhưng, trường hợp bệnh nhân đã có di căn ung thư thì khả năng thành công chỉ khoảng 40%.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Những dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi là gì | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Bệnh ung thư lưỡi | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Các dấu hiệu điển hình của ung thư lưỡi xin đừng bỏ qua | Hellobacsi</li><li style="text-align: justify;">U ác của đáy lưỡi | Khmagiodau</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-cua-day-luoi-sqphn |
Ung thư hậu môn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư hậu môn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư hậu môn: Các khối u phát triển từ bất kỳ loại niêm mạc nào trong số ba loại niêm mạc (mô tuyến, chuyển tiếp và không sừng hóa).</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u phát sinh ở niêm mạc chuyển tiếp hoặc có vảy là ung thư tế bào vảy (SCC). Theo quy ước, hầu hết các loạt bài báo cáo kết quả của "ung thư hậu môn" chỉ đề cập đến những khối u này. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ungthưhậumôn.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư hậu môn đại diện cho phần lớn các bệnh ung thư phát sinh trong ống hậu môn</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư biểu mô dạng bazơ (còn gọi là ung thư biểu mô kết nối hoặc cloacogenic) là một biến thể của SCC phát sinh từ vùng chuyển tiếp của biểu mô. Tuy nhiên, những thuật ngữ này phần lớn đã bị loại bỏ bởi vì những khối u này hiện được công nhận là loại SCC không sừng hóa. Các khối u phát sinh trong ống hậu môn phía trên đường lược thường là các SCC không sừng hóa, trong khi những khối u phát sinh trong ống hậu môn xa đường lược thường bị sừng hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư biểu mô tuyến phát sinh từ các yếu tố tuyến trong ống hậu môn là rất hiếm, nhưng chúng dường như có chung tiền sử tự nhiên với ung thư biểu mô tuyến trực tràng và được điều trị tương tự, bằng cách cắt bỏ cộng với hóa trị liệu trước hoặc sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Thuật ngữ "ung thư hậu môn" thường đề cập đến ung thư tế bào vảy (SCC), đại diện cho phần lớn các bệnh ung thư phát sinh trong ống hậu môn. Ung thư biểu mô tuyến hậu môn ít phổ biến hơn và chúng được phân loại như SCC hậu môn nhưng được điều trị theo cách tương tự như ung thư biểu mô tuyến trực tràng. Mặt khác, các SCC phát sinh trong trực tràng được coi như các SCC của ống hậu môn.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư hậu môn là không phổ biến. Nó chỉ bao gồm 2,7 phần trăm tất cả các khối u ác tính hệ tiêu hóa ở Hoa Kỳ; chỉ có 9090 trường hợp mới được chẩn đoán hàng năm. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư hậu môn trong dân số nói chung đã tăng lên trong 30 năm qua, cả ở Hoa Kỳ và các nơi khác. Tỷ lệ mắc gia tăng có liên quan đến giới tính nữ, nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV), số lượng bạn tình trong đời, mụn cóc sinh dục, hút thuốc lá, quan hệ qua đường hậu môn và nhiễm HIV. Vì vậy, từ quan điểm căn nguyên, ung thư hậu môn giống với các khối u ác tính ở bộ phận sinh dục hơn là ung thư đường tiêu hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">Sự phân bố giai đoạn cũng thay đổi theo khung thời gian này, với tỷ lệ mắc bệnh ở giai đoạn xa tăng gấp ba lần (tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm ở nam giới là 8,6% và ở nữ giới là 7,5%) và tỷ lệ bệnh ở giai đoạn hạch vùng tăng gấp đôi. Phân tích cũng cho thấy tỷ lệ tử vong tăng đồng thời trong cùng khoảng thời gian này (tăng 3,1% mỗi năm), với sự gia tăng đáng kể ở các nhóm từ 50 tuổi trở lên. Nguyên nhân cơ bản của việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong vẫn chưa rõ ràng, nhưng ung thư hậu môn là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ, và nó có thể vượt qua ung thư cổ tử cung để trở thành bệnh ung thư liên quan đến virus gây u nhú (HPV) ở người hàng đầu trong phụ nữ lớn tuổi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư hậu môn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cho tới ngày nay, ung thư hậu môn vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố nguy cơ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Trước đây, ung thư hậu môn được cho là phát triển ở những vùng bị viêm hoặc kích ứng mãn tính tại chỗ liên quan đến các tình trạng lành tính ở hậu môn và quanh hậu môn, chẳng hạn như bệnh trĩ, vết nứt và lỗ rò. Các trường hợp ung thư hậu môn phát triển trong bối cảnh bệnh viêm ruột (IBD) đã được báo cáo dẫn đến kết luận rằng khối u này là kết quả của tình trạng viêm mãn tính theo cách tương tự như sự phát triển của khối u đại trực tràng ở những bệnh nhân có IBD. Tuy nhiên, các nghiên cứu bệnh chứng sau đó cho thấy rất ít hoặc không có tác động của tiền sử bệnh trĩ, lỗ rò và vết nứt đối với sự phát triển của ung thư hậu môn. Hơn nữa, trong một loạt nghiên cứu lớn ở Đan Mạch, không ai trong số 1160 bệnh nhân IBD phát triển ung thư hậu môn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các báo cáo ban đầu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng lên ở nam giới đồng tính luyến ái cung cấp mối liên hệ giữa hoạt động tình dục và sự phát triển của ung thư hậu môn. Mối quan hệ này đã được xác nhận trong các báo cáo tiếp theo, như được minh họa bằng các quan sát sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong một nghiên cứu bệnh chứng dựa trên dân số về ung thư hậu môn, phụ nữ bị ung thư hậu môn có nhiều khả năng hơn đối chứng có tiền sử mắc mụn cóc sinh dục (nguy cơ tương đối [RR] 32,5), herpes simplex 2 (RR 4,1) hoặc chlamydia trachomatis ( RR 2,3), trong khi nam giới bị ung thư hậu môn có nhiều khả năng hơn nhóm chứng là chưa từng kết hôn (RR 8,6), đã tham gia vào hoạt động tình dục đồng giới (RR 50), đã thực hành quan hệ tình dục dễ tiếp nhận qua đường hậu môn (RR 33), và tiền sử mụn cóc sinh dục (RR 27) hoặc bệnh lậu (RR 17). Các nghiên cứu tiếp theo đã xác nhận mối quan hệ giữa ung thư hậu môn và quan hệ tính dục qua đường hậu môn dễ tiếp nhận ở nam giới.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một nghiên cứu bệnh chứng thứ hai, so sánh 417 bệnh nhân bị ung thư hậu môn, 534 bệnh nhân bị ung thư trực tràng và 554 nhóm chứng bình thường. Trong phân tích đa biến, các yếu tố nguy cơ mạnh nhất của ung thư hậu môn ở phụ nữ là từ 10 bạn tình trở lên trong đời (RR 4,5) và tiền sử bệnh sùi mào gà ở hậu môn (RR 11,7), mụn cóc sinh dục (RR 4,6), bệnh lậu (RR 3,3), loạn sản cổ tử cung (RR 2,3), hoặc bạn tình có tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục (RR 2,4). Tiền sử có quan hệ tình dục qua đường hậu môn trước 30 tuổi và có ít nhất hai đối tác giao hợp qua đường hậu môn cũng là những yếu tố nguy cơ đáng kể ở phụ nữ. Trong số những người đàn ông khác giới, phân tích đa biến cho thấy nguy cơ ung thư hậu môn tăng cao đáng kể khi có 10 bạn tình trở lên trong đời (RR 2,5), tiền sử mụn cóc hậu môn (RR 4,9), hoặc tiền sử bệnh giang mai hoặc viêm gan (RR 4,0).</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư hậu môn và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ - Hỗ trợ thêm cho vai trò của hoạt động tình dục trong sự phát triển của ung thư hậu môn bắt nguồn từ các báo cáo chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa ung thư cổ tử cung và ung thư hậu môn ở phụ nữ. Trong dữ liệu ung thư Đan Mạch, tỷ lệ chênh lệch phát triển ung thư hậu môn sau khi được chẩn đoán ung thư cổ tử cung cao hơn đáng kể so với nguy cơ phát triển ung thư dạ dày hoặc ruột kết. Ngoài ra, phụ nữ bị ung thư hậu môn có nhiều khả năng bị ung thư âm hộ, âm đạo hoặc cổ tử cung trước đó.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm vi rút u nhú ở người - Nhiễm vi rút HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục được chẩn đoán phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và gây ra ít nhất một phần mối liên hệ giữa hoạt động tình dục và ung thư hậu môn. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc nhiễm các chủng HPV gây ung thư và nhiều tổn thương tiền ác tính và ác tính ở đường sinh dục, hậu môn và trực tràng. Hơn nữa, nhiễm HPV là mối liên hệ phổ biến giải thích mối liên quan giữa ung thư hậu môn sinh dục nguyên phát và ung thư khoang miệng / hầu họng thứ phát.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuhaumon7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ có nhiều khả năng bị ung thư hậu môn liên quan đến HPV hơn nam giới</em></p>
<p style="text-align: justify;">DNA của HPV đã được phân lập từ 46 đến 100 phần trăm SCC tại chỗ và xâm lấn ở hậu môn, có liên quan đến nhiễm trùng HPV. Phụ nữ có nhiều khả năng bị ung thư hậu môn liên quan đến HPV hơn nam giới. Phổ của các loại HPV trong ống hậu môn tương tự như được mô tả trong cổ tử cung và có liên quan đến các kiểu hình "nguy cơ" giống nhau. Giống như trong ung thư cổ tử cung, HPV 16 là loại thường được phân lập nhất trong các khối u ác tính ở hậu môn. SCC hậu môn liên quan đến HPV 16 có thể được xác định về mặt mô học bằng biểu hiện hóa mô miễn dịch của p16. Ngược lại, các tổn thương tại chỗ mức độ thấp thường liên quan đến các phân nhóm HPV khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng tiền ác tính của tân sinh nội biểu mô cổ tử cung (CIN hoặc tổn thương nội biểu mô vảy [SIL]) liên quan đến nhiễm HPV ở cổ tử cung cũng xảy ra với nhiễm trùng HPV liên quan đến hậu môn (gọi là SIL hậu môn, trước đây được gọi là tân sinh nội biểu mô hậu môn [AIN]). Cả SIL cổ tử cung và SIL hậu môn đều có thể là cấp thấp hoặc cấp cao về mặt hình thái. SIL, đặc biệt là SIL cấp cao, được coi là tiền thân của ung thư hậu môn. Sự tiến triển của SIL cấp độ cao thành SCC xâm lấn qua đường hậu môn liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm độ nhạy cảm với HIV, số lượng CD4 thấp hơn, loại nhiễm HPV và mức độ cao hơn của DNA của các loại HPV nguy cơ cao trong ống hậu môn.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ nhiễm HPV ở MSM, một nhóm có nguy cơ cao mắc cả SIL cấp cao và ung thư hậu môn xâm lấn, cao hơn khi có nhiễm HIV.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vẫn chưa rõ liệu bản thân việc nhiễm HIV có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ung thư hậu môn hay không hay điều này có lây qua trung gian HPV hay không. Dữ liệu hỗ trợ mối quan hệ giữa HIV, HPV và ung thư hậu môn bao gồm các quan sát sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Dữ liệu dịch tễ học chỉ ra rằng tỷ lệ ung thư hậu môn ngày càng tăng ở Hoa Kỳ từ năm 1980 đến 2005 bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch HIV ở nam giới nhưng không phụ thuộc vào sự lây nhiễm HIV ở nữ giới. Ở nam giới, tỷ lệ mắc bệnh tăng 3,4% hàng năm nói chung và 1,7% hàng năm ở nam giới không nhiễm HIV. Ở phụ nữ, tỷ lệ mắc ung thư hậu môn tăng 3,3% hàng năm nói chung và 3,3% hàng năm ở những người không nhiễm HIV.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ mắc SIL và ung thư hậu môn cao hơn rõ rệt ở nam giới nhiễm HIV.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ nhiễm HPV và bệnh ác tính xâm lấn và tiền xâm lấn liên quan đến HPV tăng lên ở bệnh nhân nhiễm HIV, bất kể thực hành tình dục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong số những người nhiễm HPV, tỷ lệ mắc SIL cấp cao và ung thư biểu mô hậu môn cao hơn ở những người đồng thời nhiễm HIV so với những người âm tính với HIV.</p>
<p style="text-align: justify;">Bất chấp những quan sát này, tác động tổng thể của việc nhiễm HIV đối với tỷ lệ mắc ung thư hậu môn vẫn chưa rõ ràng, nhiều nghiên cứu khác chỉ ra sự trái ngược nhau.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các nguyên nhân khác gây ức chế miễn dịch mãn tính, chẳng hạn như cấy ghép tạng đặc, cũng có thể liên quan đến sự phát triển của SIL cấp cao và ung thư biểu mô hậu môn xâm lấn. Ví dụ, trong số những người được ghép thận, nguy cơ ung thư bẩm sinh có thể tăng lên gấp 100 lần; nguy cơ này có liên quan đến nhiễm HPV dai dẳng. Tương tự, liệu pháp glucocorticoid mãn tính để điều trị bệnh tự miễn dịch có thể dẫn đến nhiễm trùng HPV và ung thư hậu môn xâm lấn liên quan đến HPV.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số nghiên cứu bệnh chứng đã ghi nhận nguy cơ ung thư hậu môn có ý nghĩa thống kê ở những người hút thuốc, đặc biệt là những người hút thuốc hiện nay. Trong một loạt bài, hút thuốc lá có liên quan đến nguy cơ ung thư hậu môn tăng đáng kể (RR 1,9 trong 20 năm gói, RR 5,2 trong 50 năm). Hút thuốc lá có liên quan nhiều đến bệnh tân sinh cổ tử cung và được cho là tác nhân gây ung thư cho SCC sinh dục.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư hậu môn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chảy máu trực tràng là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của ung thư hậu môn, xảy ra ở khoảng 45% bệnh nhân. 30% đau hậu môn trực tràng hoặc cảm giác có khối u ở trực tràng, trong khi 20% không có triệu chứng liên quan đến khối u. Chảy máu từ một khối hoặc ở ngay trên cơ thắt hậu môn có thể được chẩn đoán nhầm là do bệnh trĩ và điều này có thể làm chậm quá trình chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuhaumon4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chảy máu trực tràng là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của ung thư hậu môn</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong số những bệnh nhân bị ung thư tế bào vảy hậu môn (SCC), tiền sử u hậu môn trực tràng có ở khoảng 50% nam giới đồng tính nam và dưới 30% phụ nữ và nam giới; các giá trị này lớn hơn nhiều so với các đối chứng bình thường (1 đến 2 %). Các khối u vùng da quanh hậu môn, đặc biệt là bệnh Bowen hoặc bệnh Paget, có thể xuất hiện kèm theo ngứa hậu môn hoặc mảng ban đỏ chảy máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư hậu môn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Biến chứng có thể gặp ở bệnh ung thư hậu môn: Xuất huyết thiếu máu, sút cân, di căn hiếm hơn, và cuối cùng là tử vong.</p>
<p> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư hậu môn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Ở nữ, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng khi nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV), ở nam giới tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở nhóm đồng tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra: số lượng bạn tình trong đời, mụn cóc sinh dục, hút thuốc lá, quan hệ qua đường hậu môn và nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở người lớn tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuhaumon2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng khi nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV) ở nữ giới</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư hậu môn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Không có phòng bệnh đặc hiệu cho ung thư hậu môn. Những đối tượng tăng nguy cơ mắc bệnh, bệnh lý mạn tính vùng hậu môn, bệnh lý lây truyền qua quan hệ tình dục cần được phát hiện sớm, điều trị sớm, triệt để cho những trường hợp này để phòng tránh ung thư hậu môn. Ngoài ra cần thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, kết hợp chế độ ăn uống hợp lí, tập thể dục và nghỉ ngơi khoa học, bỏ hút thuốc lá. Bên cạnh đó, tiêm phòng HPV cho phụ nữ trước độ tuổi quan hệ tình dục, cho đối tượng có nguy cơ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuhaumon8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần tiêm phòng HPV cho phụ nữ, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư hậu môn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán bệnh ung thư hậu môn bao gồm khám lâm sàng, sờ nắn vùng bẹn, kết hợp với chẩn đoán hình ảnh xác định khối u, và sinh thiết khối u nguyên phát để chẩn đoán xác định bệnh và mô bệnh học. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuhaumon.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Để chẩn đoán ung thư hậu môn cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp thăm dò giúp ích cho chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh ung thư hậu môn: Chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực, chụp CT hoặc cộng hưởng từ (MRI) bụng và xương chậu, và phát xạ positron tích hợp chụp cắt lớp (PET) / CT scan.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với phụ nữ, cần thiết phải thăm khám phụ khoa, bao gồm cả tầm soát ung thư cổ tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán giai đoạn theo TNM:</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_ChẩnđoángiaiđoạntheoTNM.png"></p>
<p style="text-align: justify;">- Không xét nghiệm định kỳ bất kỳ chất chỉ điểm khối u nào, kể cả kháng nguyên carcinoembryonic (CEA), trước khi điều trị ở bệnh nhân SCC khu trú ở hậu môn, và điều này phù hợp với hướng dẫn của NCCN và ESMO. Tăng CEA huyết thanh có thể được tìm thấy trong khoảng 20 đến 39 phần trăm các trường hợp. Nếu ban đầu tăng cao, sự gia tăng thêm CEA huyết thanh sau khi điều trị có thể cung cấp một tín hiệu sớm cho thấy bệnh vẫn tồn tại hoặc tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán nhiễm HIV kèm theo là cần thiết ở bệnh nhân ung thư hậu môn, bao gồm hỏi tiền sử kỹ lưỡng, xét huyết thanh học HIV cũng các bệnh truyền nhiễm khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư hậu môn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bốn loại khối u riêng biệt phát sinh ở vùng hậu môn: Ung thư tế bào vảy ở ống hậu môn (phổ biến nhất), ung thư tuyến phát sinh từ các yếu tố tuyến trong ống hậu môn, ung thư da quanh hậu môn và ung thư tế bào vảy ở trực tràng xa. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuhaumon6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tất cả giai đoạn điều trị ung thư hậu môn đều là phẫu thuật</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong lịch sử, tất cả giai đoạn điều trị ung thư hậu môn đều là phẫu thuật. Tuy nhiên ngày nay, hóa trị liệu kết hợp đã nổi lên như một phương pháp điều trị ưu tiên, với xạ trị (RT) được thực hiện vào các vị trí của bệnh nguyên phát và lan rộng ra hạch bạch huyết. Chiến lược này đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tái phát và dẫn đến cải thiện rõ rệt việc kiểm soát bệnh </p>
<p style="text-align: justify;">Lựa chọn liệu pháp hóa trị đồng thời ban đầu thay vì phẫu thuật cho hầu hết bệnh nhân bị ung thư tế bào vảy khu trú ống hậu môn (SCC), ngay cả những người có khối u T1-2N0M0 (Lớp 2B). Hóa trị liệu kết hợp đã nổi lên như một phương pháp điều trị tối ưu vì nó có thể chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân mà vẫn bảo tồn được cơ vòng hậu môn trong 70 đến 85% trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Cắt bỏ cục bộ có thể là một lựa chọn cho những bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận với các khối u xâm lấn rất thuận lợi, nhỏ (<1 cm), đã được cắt bỏ hoàn toàn và có độ xâm lấn màng đáy ≤3 mm và độ lan rộng theo chiều ngang tối đa ≤7 mm. Nếu phương pháp này được lựa chọn, cần phải theo dõi thận trọng, với việc bắt đầu ngay lập tức hóa trị khi bệnh tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;">Sử dụng đồng thời fluorouracil liều chuẩn (FU) với mitomycin trong khi xạ trị (RT) thay vì dùng FU đơn độc hoặc FU cộng với cisplatin cho hầu hết bệnh nhân, bao gồm cả những người có khối u T1N0 ( Lớp 2B ). Sự kết hợp giữa capecitabine và mitomycin là một chất thay thế có thể chấp nhận được. Cần giảm thiểu thời gian gián đoạn điều trị và duy trì thời gian điều trị tổng thể và tổng liều càng nhiều càng tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc quản lý tối ưu sự liên quan đến hạch bạch huyết cạnh động mạch chủ dưới vẫn chưa được xác định. Hóa xạ trị dứt điểm với việc đưa các hạchcạnh động mạch chủ vào trường bức xạ là một cách tiếp cận hợp lý; tuy nhiên, những bệnh nhân này vẫn có nguy cơ cao phát triển thêm bệnh di căn.</p>
<p style="text-align: justify;">SCC hậu môn dai dẳng hoặc tái phát cục bộ sau khi hóa trị liệu có thể được cứu vãn thành công bằng phẫu thuật (thường là APR); tuy nhiên, SCC hậu môn tái phát cục bộ 25-40% trường hợp là một vấn đề lâm sàng khó khăn liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và kiểm soát bệnh lâu dài.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến của ống hậu môn, nên điều trị theo mô hình ung thư trực tràng hơn là FU ban đầu và hóa trị có chứa mitomycin, như được sử dụng cho SCC ở hậu môn (Độ 2C). Đối với hầu hết bệnh nhân, điều này sẽ bao gồm phẫu thuật (thường là APR) và hóa trị liệu dựa trên fluoropyrimidine trước hoặc sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân bị ung thư da quanh hậu môn phân biệt rõ T1N0, hình thành một tổn thương da rời rạc tách biệt rõ ràng với ống hậu môn, chúng tôi đề nghị cắt bỏ cục bộ rộng một mình nếu có thể đạt được bờ âm mà không bị tổn thương cơ thắt (Độ 2C). Đối với những bệnh nhân có đặc điểm mô học nguy cơ cao (ví dụ mô học kém biệt hóa, xâm lấn tầng sinh môn), xạ trị sau phẫu thuật là một lựa chọn. Đối với T2 trở lên, hoặc nếu chức năng cơ vòng có thể bị tổn thương do phẫu thuật, nếu có bằng chứng về sự liên quan của di căn hạch, hoặc nếu không rõ nguồn gốc khối u, chúng tôi đề nghị hóa trị thay vì phẫu thuật ban đầu, với phẫu thuật dành riêng cho những trường hợp dai dẳng hoặc bệnh tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;">SCC trực tràng nguyên phát, rất hiếm, có thể khó phân biệt với ung thư hậu môn, và chúng nên được điều trị theo phương pháp tương tự như SCC hậu môn.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị toàn thân là cách tiếp cận thông thường để điều trị SCC hậu môn di căn. </p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân bị SCC di căn của hậu môn có bệnh tiến triển theo phác đồ hóa trị liệu đầu tay, liệu pháp miễn dịch là một giải pháp thay thế hợp lý cho phác đồ hóa trị độc tế bào bậc hai, tốt nhất là trong bối cảnh thử nghiệm lâm sàng. </p>
<p style="text-align: justify;">Vai trò của liệu pháp khu vực đối với những bệnh nhân có di căn gan riêng biệt, hạn chế vẫn chưa được xác định đầy đủ và phải được giải quyết trong từng trường hợp cụ thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Classification and epidemiology of anal cancer - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Clinical features and staging of anal cancer - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Treatment of anal cancer - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-hau-mon-sgyly |
Ung thư ruột non | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư ruột non</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số khối u có thể phát sinh trong ruột non, cả ác tính: u tuyến, u nội tiết thần kinh, u lympho và sarcoma và lành tính như u tuyến, u bạch cầu, u mỡ. </p>
<p style="text-align: justify;">- Adenocarcinomas đại diện từ 25 đến 40% các khối u ác tính nguyên phát ở ruột non. Họ thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 đến 70, và có một chút ưu thế là nam giới. Tuổi khởi phát có xu hướng thấp hơn ở những bệnh nhân có các bệnh lý dễ mắc, chẳng hạn như bệnh Crohn. Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến cao nhất ở tá tràng và giảm dần trong suốt phần còn lại của ruột non. Trong loạt bệnh nhân đơn lẻ lớn bị ung thư biểu mô tuyến ruột non có 65%-57% trường hợp phát sinh ở tá tràng. Một ngoại lệ đối với vị trí chủ yếu ở gần là ở những bệnh nhân bị bệnh Crohn. có 70% ung thư biểu mô tuyến phát sinh ở hồi tràng, vị trí chính của quá trình viêm.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ungthuruotnon6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tỷ lệ mắc ung thư ruột non dường như đang tăng lên, ít nhất là ở Hoa Kỳ</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u thần kinh nội tiết (NET) của ruột non có hình thái độc đáo và được đặc trưng bởi việc sản xuất các amin hoạt tính sinh học, được lưu trữ trong các hạt bài tiết thần kinh. NET đại diện cho khoảng 40% các khối u ác tính nguyên phát ở ruột non. Chúng đã được báo cáo ở những bệnh nhân từ 20 đến 80 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong những năm 60. NET đường tiêu hóa biệt hóa tốt phát sinh trong ruột non thường được tìm thấy nhiều nhất ở hồi tràng, trong vòng 60 cm của van hồi tràng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư hạch có thể phát sinh như một khối u nguyên phát trong đường ruột hoặc là một thành phần của bệnh hệ thống có liên quan đến đường tiêu hóa. Hồi tràng giàu bạch huyết là vị trí phổ biến nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u trung mô ác tính (sarcomas) đại diện cho khoảng 10% các khối u tân sinh ruột non và phổ biến nhất ở hỗng tràng, hồi tràng và túi thừa Meckel. Loại sarcomas đường ruột phổ biến nhất là u mô đệm đường tiêu hóa (GIST), chiếm 83 đến 86% các trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u ác tính liên quan đến ruột non là rất hiếm. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 11.390 ca mắc mới và 2100 bệnh nhân tử vong do ung thư ruột non. Mặc dù ruột non chiếm khoảng 75 phần trăm chiều dài và hơn 90% diện tích bề mặt của đường tiêu hóa, nhưng khối u ác tính ruột non chỉ chiếm 3% của tất cả các khối u đường tiêu hóa và khoảng 0,6% của tất cả các bệnh ung thư ở Hoa Kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc ung thư ruột non dường như đang tăng lên, ít nhất là ở Hoa Kỳ. Trong các nghiên cứu cũ hơn, tỷ lệ mắc ung thư ruột non được điều chỉnh theo tuổi được báo cáo dao động từ 1 đến 3 trên 100.000 dân. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu phân tích thì tỷ lệ mắc các khối u ruột non tăng lên rõ rệt theo thời gian đã được ghi nhận, với tỷ lệ mắc trong khoảng thời gian gần đây nhất (1994 đến 2000) là 14,8 trường hợp trên 100.000 dân. Phần lớn sự gia tăng dường như được thúc đẩy bởi tỷ lệ gia tăng các khối u thần kinh ruột non (NET).</p>
<p style="text-align: justify;">Tuổi trung bình được chẩn đoán ung thư ruột non là 65 tuổi, với sarcoma và ung thư hạch xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn một chút (60 đến 62) so với ung thư biểu mô tuyến và NET (67 đến 68). Có một chút ưu thế nam giới (tỷ lệ nam / nữ là 1,5: 1), và một số nghiên cứu báo cáo tỷ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân Da đen cao hơn so với bệnh nhân Da trắng.</p>
<p style="text-align: justify;">Những phát gần đây cho thấy rằng các yếu tố di truyền hoặc môi trường tiềm ẩn có liên quan đến quá trình sinh ung thư của ung thư biểu mô tuyến phát sinh ở ruột non. Một số hội chứng ung thư di truyền đã biết có liên quan đến ung thư biểu mô tuyến của cả ruột lớn và ruột non, bao gồm ung thư đại trực tràng không nhiễm trùng di truyền (HNPCC), đa polyp tuyến gia đình (FAP) và hội chứng Peutz-Jeghers.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán các khối u ruột non thường khó khăn do sự hiếm gặp của các tổn thương này và tính chất không đặc hiệu và có thể thay đổi của các dấu hiệu và triệu chứng hiện tại. Vì vậy, việc chậm trễ trong chẩn đoán là phổ biến, có thể dẫn đến việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và kết quả điều trị không tốt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư ruột non</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên của hầu hết các bệnh ung thư ruột non vẫn chưa được biết rõ, mặc dù một số yếu tố nguy cơ và các bệnh lý dễ mắc đã được mô tả, đặc biệt đối với ung thư biểu mô tuyến ruột non.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuruotnon.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Căn nguyên của hầu hết các bệnh ung thư ruột non vẫn chưa được biết rõ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư biểu mô tuyến </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các ung thư biểu mô tuyến ruột non phát sinh từ u tuyến và dữ liệu có sẵn cho thấy một trình tự ung thư biểu mô tuyến được thúc đẩy bởi một quá trình nhiều bước của những thay đổi di truyền cụ thể tương tự như ung thư đại trực tràng, nhưng chưa được hiểu rõ. Các đột biến dòng mầm đơn lẻ, cụ thể là một số hội chứng di truyền phổ biến (ví dụ: bệnh đa polyp tuyến mang tính gia đình [FAP], bệnh ung thư đại trực tràng không nhiễm trùng di truyền [HNPCC]), trong khi các bệnh ung thư lẻ tẻ là kết quả của nhiều đột biến soma, có thể mắc phải do tiếp xúc với chất gây ung thư trong lòng ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">Như đã thấy trong ung thư ruột kết, kích thước ngày càng tăng của u tuyến và sự hiện diện của các lông nhung đều là những yếu tố nguy cơ phát triển ung thư biểu mô xâm lấn trong một u tuyến.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư biểu mô tuyến ruột non có cấu trúc bộ gen khác so với ung thư biểu mô tuyến trực tràng và dạ dày, bao gồm các biến thể về tần suất và các loại biến đổi của KRAS, bệnh polyposis coli (APC), BRAF, yếu tố tăng trưởng biểu bì ở người 2 (ERBB2 / HER2), ERBB3, và các gen khác. </p>
<p style="text-align: justify;">Một số hội chứng ung thư gia đình tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến có liên quan đến các bất thường di truyền cụ thể:</p>
<p style="text-align: justify;">- HNPCC là một tình trạng di truyền có đặc điểm là mất DNA MMR, do đột biến dòng mầm ở một alen của gen MMR và làm bất hoạt alen thứ hai do đột biến, mất tính dị hợp tử. Những người bị ảnh hưởng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng và một số bệnh ung thư ngoại vi, bao gồm ung thư biểu mô tuyến của ruột non. Cũng như ung thư đại trực tràng, HNPCC được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 5 đến 10 phần trăm ung thư biểu mô tuyến ruột non.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng Peutz-Jeghers là một rối loạn đa bội chiếm ưu thế ở ruột non, được đặc trưng bởi nhiều polyp ở mô đệm trên khắp đường ruột và làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến của cả ruột già và ruột non.</p>
<p style="text-align: justify;">- FAP có liên quan đến đột biến dòng mầm trong gen APC thúc đẩy sự hình thành khối u chủ yếu ở ruột già mà còn cả tá tràng. Những bệnh nhân này có nhiều polyp tá tràng, có thể bị biến đổi ác tính thành ung thư biểu mô tuyến. Ngoài ra, những bệnh nhân bị FAP có khuynh hướng phát triển các khối u desmoid, phát triển trong ruột non hoặc mạc treo ruột của nó và thường có số lượng nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố chế độ ăn uống có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư ruột non trong các nghiên cứu bệnh chứng, bao gồm uống rượu, đường tinh luyện, thịt đỏ, thực phẩm hun khói và ướp muối. Sử dụng thuốc lá có liên quan đến nguy cơ ung thư trong một vài nghiên cứu. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa béo phì và bệnh ác tính ruột non đang mâu thuẫn với nhau, một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ gia tăng ở bệnh nhân béo phì, một số giảm nguy cơ, và một số khác không ảnh hưởng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị xơ nang có nguy cơ cao bị ung thư ruột non. </p>
<p style="text-align: justify;">- Một vai trò của viêm mãn tính trong căn nguyên của cả ung thư biểu mô tuyến và ung thư lympho được gợi ý bởi thực tế là các rối loạn ruột non đặc trưng bởi viêm niêm mạc mãn tính dẫn đến bệnh ác tính. Bệnh viêm ruột, đặc biệt là bệnh Crohn, có khuynh hướng dẫn đến ung thư biểu mô tuyến trong khu vực liên quan của ruột non. Nguy cơ tăng lên theo cả mức độ và thời gian. </p>
<p style="text-align: justify;">Tăng nguy cơ ung thư hạch ruột non ở những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch mãn tính và rối loạn tự miễn dịch, bao gồm bệnh celiac. Bệnh nhân mắc bệnh celiac cũng có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tuyến ruột non cao hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ đối với các khối u thần kinh phát sinh trong ruột non hầu như không được biết rõ, ngoài mối liên quan với đa u nội tiết loại I (MEN-I) trong một số trường hợp hiếm gặp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư ruột non</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng phổ biến nhất của khối u ruột non là đau bụng, thường đau quặn từng cơn và đau quặn từng cơn. Các triệu chứng khác bao gồm giảm cân, buồn nôn và nôn, xuất huyết tiêu hóa và tắc ruột. So với những người có khối u lành tính, bệnh nhân có khối u ác tính ruột non thường có triệu chứng hơn, và phần lớn các khối u ruột non có triệu chứng là ác tính.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuruotnon2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất ở ung thư ruột non</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bản chất mơ hồ và không đặc hiệu của các triệu chứng khiến cho việc chẩn đoán sớm khối u ác tính ở ruột non trở nên khó khăn. Có thể có một sự chậm trễ đáng kể từ khi bắt đầu các triệu chứng đến khi chẩn đoán (trong một loạt, trung bình là 30 tuần). Kết quả là, vào thời điểm một bệnh nhân có triệu chứng, bệnh của họ thường đã tiến triển, với sự tham gia của các hạch bạch huyết khu vực hoặc các vị trí di căn xa.<br>
<br>
<strong>Ung thư biểu mô tuyến</strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của ung thư biểu mô tuyến ruột non không đặc hiệu, với triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng. Trong một loạt 491 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến ruột non, các triệu chứng biểu hiện như sau</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau bụng - 43%</p>
<p style="text-align: justify;">- Buồn nôn và nôn - 16%</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu máu - 15%</p>
<p style="text-align: justify;">- Chảy máu đường tiêu hóa quá mức - 7%</p>
<p style="text-align: justify;">- Vàng da - 6%</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm cân - 3%</p>
<p style="text-align: justify;">- Khác hoặc không có triệu chứng - 9%</p>
<p style="text-align: justify;">Một ung thư biểu mô tuyến tá tràng bị tắc nghẽn có thể xuất hiện kèm theo nôn mửa do tắc nghẽn đường ra dạ dày, trong khi ở những người có tổn thương xa hơn, đau bụng quặn dữ dội có thể là triệu chứng xuất hiện.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>U thần kinh nội tiết (NET)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Do sự phát triển chậm chạp của chúng, hầu hết các NET ruột non biệt hóa tốt đều không có triệu chứng khi xuất hiện (tức là không có triệu chứng tắc nghẽn cục bộ hoặc hội chứng carcinoid) và chỉ được tìm thấy một cách tình cờ. Các triệu chứng thường liên quan đến tác động hàng loạt từ các khối u nguyên phát hoặc di căn, hoặc chúng có thể do khối u sản xuất các amin hoạt tính sinh học (hội chứng carcinoid):</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng carcinoid với triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy và da đỏ bừng. Cơn đỏ bừng thường kịch tính và biểu hiện bằng màu tía đậm ở phần trên cơ thể và cánh tay.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở những bệnh nhân không mắc hội chứng carcinoid, đau bụng là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất, xảy ra với tỷ lệ khoảng 40%. Cơn đau thường mơ hồ và không đặc hiệu. Sự tắc nghẽn không liên tục xảy ra ở 25 phần trăm của tất cả các GINET được biệt hóa tốt ở ruột non. </p>
<p style="text-align: justify;">- Đau cũng có thể phát sinh do tổn thương mạch máu thứ phát sau di căn hạch mạc treo lớn, xâm lấn mạch máu mạc treo, và / hoặc di căn vi mạch. Có thể góp phần vào quá trình thiếu máu cục bộ là tác dụng co mạch của serotonin do khối u tạo ra.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>U lymphoma</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, chán ăn và sụt cân. Ít phổ biến hơn, sự xâm nhập của niêm mạc có thể dẫn đến loét và chảy máu, và việc mở rộng đến thanh mạc và các mô lân cận có thể dẫn đến một khối lớn cản trở có hoặc không kèm theo lồng ruột và đau bụng quặn. Nguy cơ thủng phụ thuộc vào vị trí liên quan đến đường tiêu hóa; thủng được thấy ở 9% u lympho ruột non và chỉ 2% u lympho dạ dày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sarcoma</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng biểu hiện phổ biến của sarcoma ruột non, bao gồm GIST: đau, sụt cân, chảy máu, thủng hoặc sờ thấy một khối ổ bụng. Vì chúng có xu hướng to ra bên ngoài, nên hiếm gặp tắc nghẽn và thường là một triệu chứng xuất hiện muộn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư ruột non</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Biến chứng hay gặp: xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, viêm phúc mạc do thủng ruột, di căn, suy kiệt và tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư ruột non</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tuổi: người tuổi cao, đặc biệt trên 60 tuổi có nguy cơ cao</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuruotnon7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người trên 60 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư ruột non</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Giới tính: tỷ lệ mắc ung thư ruột non ở nam giới cao hơn nữ, ỷ lệ nam / nữ là 1,5: 1</p>
<p style="text-align: justify;">- Màu da: người gia đen có tỷ lệ mắc cao hơn người da trắng</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố chế độ ăn uống có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư ruột non trong các nghiên cứu bệnh chứng, bao gồm uống rượu, đường tinh luyện, thịt đỏ, thực phẩm hun khói và ướp muối.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc lá tăng nguy cơ ung thư ruột non</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lý: mắc bệnh xơ nang, bệnh Crohn, bệnh celiac tăng nguy cơ mắc ung thư ruột non.</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố gia đình, di truyền: người trong gia đình mắc các hội chứng ung thư di truyền bao gồm ung thư đại trực tràng không nhiễm trùng di truyền (HNPCC), đa polyp tuyến gia đình (FAP) và hội chứng Peutz-Jeghers tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư ruột non</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Hạn chế uống rượu, giảm lượng đường tinh luyện, thịt đỏ, thực phẩm hun khói và ướp muối trong chế độ ăn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không hút thuốc lá, bỏ thuốc là cần thiết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm và điều trị bệnh lý mắc bệnh xơ nang, bệnh Crohn, bệnh celiac tăng nguy cơ mắc ung thư ruột non.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám định kỳ, chụp xquang ruột non phát hiện sớm ung thư ruột non ở những đối tượng nguy cơ cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư ruột non</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng của ung thư ruột non mơ hồ không đặc hiệu, rất dễ nhầm lẫn trong bệnh lý đường tiêu hóa khác, vì vậy cần khám bệnh đầy đủ, khám sức khỏe và kiểm tra tìm máu ẩn trong phân định kỳ ở đối tượng có nguy cơ, và những người nghi ngờ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuruotnon5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng của ung thư ruột non mơ hồ không đặc hiệu, rất dễ nhầm lẫn trong bệnh lý đường tiêu hóa khác</em></p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm cơ bản bao gồm công thức máu đầy đủ, đo điện giải trong huyết thanh và xét nghiệm chức năng gan.</p>
<p style="text-align: justify;">Không có phương pháp tốt nhất nào để chụp ruột non ở bệnh nhân nghi ngờ có khối u ruột non. Các lựa chọn là chụp X quang (chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp xquang ruột non) hoặc nội soi (nội soi trên, nội soi viên nang video không dây, nội soi đường ruột đẩy, nội soi bóng đôi). </p>
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào tình huống lâm sàng, có thể cần nhiều xét nghiệm để đánh giá đầy đủ ruột non. Chiến lược xét nghiệm tốt nhất và trình tự các xét nghiệm chẩn đoán chưa được thiết lập, và có cuộc tranh luận về việc bao nhiêu công việc chẩn đoán là đủ để loại trừ một khối u ruột non. Nếu nghi ngờ về khối u ruột non cao, một trường phái tư tưởng cho rằng ít nhất hai phương pháp hình ảnh (ví dụ: nội soi qua viên nang video không dây sau đó là nội soi ruột bằng bóng kép) nên được sử dụng để loại trừ bệnh lý ác tính ruột non. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận về vấn đề này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp ảnh X quang: Nhiều cuộc điều tra X quang có sẵn cho những bệnh nhân nghi ngờ có khối u ruột non. Phim thường ổ bụng thường có giá trị hạn chế trừ khi nghi ngờ tắc ruột, một tình trạng không đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp ruột non (UGI / SBFT) có thể cho thấy một tổn thương hàng loạt, khiếm khuyết niêm mạc hoặc lồng ruột. Trong một báo cáo trên 89 bệnh nhân có khối u ruột non, SBFT được chẩn đoán ở 57% các khối u ác tính nhưng chỉ 25% các khối u lành tính nguyên phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính CT bụng và khung chậu có cản quang thường được sử dụng. CT có thể phát hiện bất thường ở khoảng 70 đến 80 phần trăm bệnh nhân có khối u ruột non. Bên cạnh việc xác định khối u nguyên phát, chụp CT có tầm quan trọng quan trọng để đánh giá sự lan rộng khối u đường tiêu hóa đến các vị trí xa và sự tham gia của các hạch bạch huyết trong khu vực. Ngoài ra, các đặc điểm trên hình ảnh CT cụ thể có thể gợi ý chẩn đoán mô học</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) với máy đo phóng xạ 18-F-deoxyglucose (FDG), đặc biệt là PET / CT tích hợp, có thể hữu ích cho chẩn đoán ban đầu của hầu hết các khối u ruột non, phân giai đoạn, đánh giá phản ứng với điều trị và phục hồi sức khỏe vào thời điểm đó. nghi ngờ bệnh tái phát; tiện ích thay đổi tùy theo mô học.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, ngay cả khi kết hợp CT, MRI, và xạ hình cũng có xu hướng đánh giá thấp mức độ di căn phúc mạc, mạc treo và gan ở bệnh nhân NETs ruột non. Phân giai đoạn chính xác có thể đạt được tốt nhất tại thời điểm phẫu thuật mở bụng. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán giai đoạn:</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_chẩnđoángiaiđoạn.png"></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư ruột non</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc lựa chọn phương pháp điều trị trong thư ruột non phụ thuộc vào vị trí, bản chất khối u, di căn hay chưa và trên từng cá thể. Phẫu thuật là chủ yếu có thẻ kết hợp hóa trị và xạ trị hoặc cả hai. Chăm sóc giảm nhẹ nên được tiến hành song hành, và trong giai đoạn cuối.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuruotnon3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư ruột non được điều trị chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư biểu mô tuyến</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các u tuyến xâm lấn khu trú của ruột non được quản lý tốt nhất bằng phẫu thuật cắt bỏ phân đoạn rộng. Cắt bỏ mạc treo, cắt cả hạch chính và hạch vùng có nguy cơ di căn, đồng thời cung cấp thông tin giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định về nhu cầu điều trị bổ trợ. </p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với ung thư biểu mô tuyến khu trú ở phần thứ hai của tá tràng, nên phẫu thuật cắt khối tá tụy hơn là cắt bỏ từng đoạn. Cắt bỏ từng đoạn thay vì cắt khối tá tụy đối với các tổn thương ở phần đầu tiên, thứ ba và thứ tư của tá tràng, miễn là có thể cắt hết tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các ung thư biểu mô liên quan đến hỗng tràng hoặc đoạn gần hồi tràng nên được điều trị bằng cách cắt bỏ rộng rãi khối u ác tính và các mô xung quanh có nguy cơ lây lan tiếp giáp. Các khối u của đoạn xa hồi tràng cần phải cắt bỏ động mạch hồi tràng và các hạch bạch huyết khu vực liên quan. </p>
<p style="text-align: justify;">- Liệu pháp tối ưu sau phẫu thuật không được xác định. Cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá. Một số gợi ý có thể:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với tất cả các bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến ruột non có di căn hạch bạch huyết, có thể cần sáu tháng điều trị hóa chất bổ trợ có chứa oxaliplatin sau phẫu thuật. Một lựa chọn là kết hợp capecitabine với oxaliplatin, dựa trên hoạt tính đáng kể của sự kết hợp này trong bối cảnh di căn. Một giải pháp thay thế hợp lý khác là oxaliplatin cộng với fluorouracil truyền ngắn hạn (FU) và leucovorin (tức là FOLFOX (bàn số 3), vì đây là phác đồ được chứng minh là cải thiện sự sống sót so với FU và chỉ dùng leucovorin ở bệnh nhân ung thư ruột già trong thử nghiệm MOSAIC.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với những bệnh nhân có nguyên nhân tá tràng dương tính với nút, chúng tôi đề nghị hóa trị liệu dựa trên fluoropyrimidine bên cạnh hóa trị toàn thân có chứa oxaliplatin bổ trợ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với những bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến ruột non cắt bỏ hoàn toàn T3 hoặc T4 âm tính, quan sát hoặc sáu tháng hóa trị bổ trợ đều là những lựa chọn có thể chấp nhận được và chúng tôi đưa ra quyết định dựa trên các đặc điểm bệnh học lâm sàng, các yếu tố tiên lượng phân tử như sửa chữa không phù hợp thiếu (dMMR), và nhu cầu của bệnh nhân. Nếu hóa trị bổ trợ được chọn cho bệnh âm tính với hạch, chúng tôi đề nghị dùng fluoropyrimidine đơn thuần ( capecitabine , FU điều chế leucovorin), miễn là khối u có khả năng sửa chữa không phù hợp thành thạo. Trong việc điều trị dMMR, phác đồ có oxaliplatin sẽ được chọn thay vì chỉ dùng fluoropyrimidine. </p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với những bệnh nhân mắc bệnh di căn hoặc không thể điều trị được ở giai đoạn tiến triển cục bộ có khả năng chịu đựng được, chúng tôi đề nghị hóa trị liệu toàn thân hơn là chăm sóc hỗ trợ đơn thuần. Chúng tôi sử dụng chế độ hóa trị dựa trên oxaliplatin, chẳng hạn như capecitabine cộng với oxaliplatin (CAPOX (bảng 5)) hoặc FU / leucovorin tiêm truyền ngắn hạn được sửa đổi cộng với oxaliplatin (ví dụ, mFOLFOX6), như một phác đồ đầu tay. </p>
<p style="text-align: justify;">+ Một lựa chọn khác để điều trị khi đang tiến triển cho những bệnh nhân có khối u tiến triển với dMMR hoặc mức độ không ổn định của tế bào vi mô cao là liệu pháp miễn dịch với chất ức chế điểm kiểm tra miễn dịch nhắm vào thụ thể chết được lập trình-1 (PD-1; tức là pembrolizumab ).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cắt gan là một lựa chọn hợp lý cho những bệnh nhân có khả năng di căn gan có</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sarcoma</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nên cắt bỏ theo đoạn khối u với và vùng quanh quanh khối u thay vì cắt bỏ phúc mạc đối với hầu hết các GIST có thể cắt và các sarcoma nguyên phát khác của ruột non. Chúng tôi đề xuất hóa trị imatinib ban đầu thay vì phẫu thuật trước cho một khối u GIST ruột non có thể cắt được hoặc không thể cắt bỏ nhưng không di căn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khối u thần kinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nên cắt bỏ phân đoạn theo khối u và cắt rộng bao gồm mạc treo và các hạch bạch huyết lân cận đối với các khối u thần kinh ruột non có kích thước bất kỳ thay vì cắt bỏ cục bộ đơn thuần.</p>
<p style="text-align: justify;">Vì khoảng 40% bệnh nhân có khối u thần kinh nội tiết có khối u ác tính ở đường tiêu hóa thứ hai, nên đánh giá toàn bộ ruột và ruột kết trước và trong bất kỳ can thiệp phẫu thuật nào.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lymphoma</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nói chung, cách tiếp cận điều trị u lympho ngoài đường ruột thường tương đồng với cách tiếp cận điều trị của một khối u bạch huyết.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Epidemiology, clinical features, and types of small bowel neoplasms - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Diagnosis and staging of small bowel neoplasms - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Treatment of small bowel neoplasms - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-ruot-non-snobp |
Ung thư thanh quản | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư thanh quản chiếm khoảng một phần tư trường hợp ung thư đầu cổ nói chung. Trên toàn thế giới, hàng năm có trên 180.000 trường hợp mắc ung thư thanh quản và khoảng 100.000 trường hợp tử vong. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 12.600 trường hợp mắc và 3800 trường hợp tử vong do ung thư thanh quản.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ungthuthanhquan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư thanh quản chiếm khoảng một phần tư trường hợp ung thư đầu cổ nói chung</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư thanh quản được chẩn đoán chủ yếu ở nam giới, tỷ lệ mắc cao hơn khoảng 50% ở nam giới người Mỹ gốc Phi, điều này ít nhất một phần phản ánh ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc lá và rượu.</p>
<p style="text-align: justify;">Về mô bệnh học của ung thư thanh quản, ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm 90 đến 95%, chúng có thể được phân loại là các khối u biệt hóa tốt (hơn 75% sừng hóa), biệt hóa vừa phải (25 đến 75% sừng hóa), và các khối u biệt hóa kém (ít hơn 25% sừng hóa). </p>
<p style="text-align: justify;">Thanh quản được chia thành ba vùng theo giải phẫu: thượng thanh môn, thanh môn và hạ thanh môn. </p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư thanh môn, ung thư trên thanh môn và ung thư dưới thanh môn lần lượt chiếm khoảng 2/3, 1/3 và 2% ung thư thanh quản ở Hoa Kỳ và Châu Âu. </p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u của thanh môn thường có biểu hiện khàn tiếng và thường được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị ung thư thanh quản trên thanh môn và dưới thanh môn, cũng như ung thư hầu họng, thường biểu hiện ở giai đoạn bệnh tiến triển do ít triệu chứng, xu hướng mở rộng cục bộ, và nhiều bạch huyết dẫn đến tỷ lệ cao di căn hạch.</p>
<p style="text-align: justify;">Các phương thức điều trị phổ biến nhất đối với ung thư thanh quản giai đoạn đầu là xạ trị (RT) và phẫu thuật bảo tồn thanh quản (ví dụ: phẫu thuật cắt ngang và cắt mở một phần thanh quản) có thể kèm theo xạ trị bổ trợ. Cả hai phương pháp đều có thể chữa khỏi một tỷ lệ cao bệnh nhân và mang lại kết quả tốt về chức năng. Tuy nhiên, mỗi phương thức điều trị có cách quản lý riêng biệt và khác nhau về các nguy cơ và độc tính tiềm ẩn của nó.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với tất cả bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót ước tính sau 5 năm theo từng bệnh cụ thể là cao dựa trên các nghiên cứu quan sát (tương ứng> 90 và 80% đối với bệnh giai đoạn I và II). Đối với các vị trí bệnh cụ thể, tỷ lệ sống sót tổng thể 5 năm là thuận lợi nhất đối với ung thư thanh môn (80 đến 91%) nhưng ít thuận lợi hơn đối với ung thư thượng thanh môn (55 đến 75%) và ung thư hạ thanh môn(50 đến 86%).</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn III và IV nên được thăm khám bởi nhóm đa ngành có kinh nghiệm trước khi quyết định điều trị. Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ và vị trí của khối u, các yếu tố cụ thể của bệnh nhân (ví dụ: tuổi, tình trạng hoạt động, bệnh đi kèm, hỗ trợ tâm lý xã hội), chuyên môn của bác sĩ lâm sàng và sự sẵn có của các dịch vụ phục hồi chức năng. Ưu tiên một chiến lược bảo tồn cơ quan chức năng hơn là phẫu thuật cắt bỏ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cho tới ngày nay, nguyên nhân ung thư thanh quản vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng, một số yếu tố góp phần liên quan tới bệnh sinh của bệnh:</p>
<p style="text-align: justify;">Ở những người hút thuốc lá nặng, nguy cơ ung thư tăng gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc. Dường như có mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng, như được minh họa bằng các quan sát sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Một nghiên cứu bệnh chứng đã so sánh 605 bệnh nhân ung thư đầu và cổ với 756 bệnh nhân chứng. Nguy cơ tương đối (RR) ở những người sử dụng thuốc lá hiện tại là 6,5. RR tăng theo thời gian hút thuốc và giảm dần sau khi ngừng hút thuốc, không có nguy cơ vượt quá sau 20 năm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong một nghiên cứu bệnh chứng khác, những bệnh nhân hút nhiều hơn một bao thuốc mỗi ngày có nguy cơ ung thư đầu và cổ tăng 13 lần. Tuổi bắt đầu hút thuốc (dưới 18 tuổi) và thời gian hút thuốc (trên 35 tuổi) là những yếu tố nguy cơ cao. Việc ngừng hút thuốc có liên quan đến việc giảm RR đáng kể.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuthanhquan2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thuốc là và rượu bia là một trong những yếu tố cao dẫn tới ung thư thanh quản</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Uống rượu một cách độc lập làm tăng nguy cơ ung thư ở đường tiêu hóa trên, mặc dù thường khó tách biệt tác động của hút thuốc và rượu. RR phát triển ung thư đầu và cổ do rượu phụ thuộc vào liều lượng. Ví dụ, một nghiên cứu đã báo cáo nguy cơ ung thư đầu và cổ tăng gấp 5-6 lần khi uống nhiều rượu hơn 50 g / ngày so với ít hơn 10 g / ngày (một ly chứa khoảng 12 g rượu). Uống rượu và hút thuốc lá dường như có tác động tương tác và nhân lên đối với nguy cơ phát triển ung thư đầu và cổ</p>
<p style="text-align: justify;">- Việc sử dụng thuốc phiện có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư thanh quản. Thuốc phiện là một chất bất hợp pháp có nguồn gốc từ cây anh túc, đặc biệt là từ nước ép của vỏ hạt chưa chín, và chứa nhiều ancaloit. Nghiên cứu đoàn hệ Galeston (GCS) trên 50.045 bệnh nhân ở Iran, sử dụng thuốc phiện có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư thanh quản phụ thuộc vào liều lượng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiều chất độc nghề nghiệp hoặc môi trường khác đã được nghiên cứu về mối liên hệ tiềm ẩn với ung thư đầu và cổ. Chúng bao gồm chất làm sạch khô perchloroethylene, amiăng, thuốc trừ sâu, sợi bông thủy tinh khoáng nhân tạo (MMMF), hydrocacbon thơm đa vòng, công nhân dệt, công nhân gỗ, nhà sản xuất khí mù tạt, nhựa và sản phẩm cao su, nhà máy lọc naphthalene, etanol, sương mù axit sulfuric, công nhân da và sơn, cơ khí ô tô, công nhân xây dựng (xi măng), nông dân và công nhân kim loại. Formaldehyde được phân loại là chất gây ung thư vào năm 2004 vì nó có liên quan đến ung thư vòm họng và có thể là ung thư khoang mũi và xoang cạnh mũi. SCC của hầu họng, vòm họng, thanh quản và tuyến giáp cũng có liên quan đến việc tiếp xúc với chất độc da cam.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng liên quan đến ung thư thanh quản phụ thuộc vào vị trí.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuthanhquan10.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ho là một trong những biểu hiện thường gặp ở ung thư thanh quản</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư thanh môn: Hầu hết ung thư thanh môn xảy ra ở hai phần ba phía trước của dây thanh, một số cũng phát triển ở mép trước dây thanh. Khàn tiếng dai dẳng, thường xuyên là triệu chứng người bệnh than phiền, có xu hướng xảy ra tương đối sớm trong quá trình bệnh và khiến ung thư thanh môn được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn so với các bệnh ung thư đầu và cổ khác. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, khó nuốt, đau miệng, đau họng, ho mãn tính, ho ra máu và thở khò khè; đau bụng chuyển sang giai đoạn cuối, ho mãn tính, ho ra máu và nói lắp. </p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư thượng thanh môn, chiếm khoảng một phần ba số ung thư thanh quản, là những khối u ác tính mạnh, giai đoạn đầu dường như không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh nhân ung thư thanh quản thường có biểu hiện của bệnh tiến triển, vì vậy khàn tiếng không phải là triệu chứng sớm. Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở (thở gấp hoặc khó thở khi gắng sức), khó nuốt, đau và / hoặc nổi hạch di căn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u dưới thanh môn nguyên phát là không phổ biến. Những khối u này thường không có triệu chứng cho đến khi tiến triển tại chỗ và có xu hướng biểu hiện ở giai đoạn sau.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, các khối u nhỏ ở giai đoạn đầu đôi khi có thể xuất hiện kèm theo khàn giọng, khó thở hoặc nói lắp. Mở rộng trực tiếp ngoài thanh quản và xâm lấn sụn là những phát hiện lâm sàng thường gặp . Ung thư dưới thanh môn có tỷ lệ tái phát cục bộ cao và khả năng sống sót kém khi so sánh với ung thư thượng thanh quản và ung thư biểu mô và đòi hỏi một phương pháp điều trị tích cực.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng hay gặp của ung thư: di căn, tử vong</p>
<p style="text-align: justify;">- Chảy máu, hẹp miệng nối hạ họng, rò… là biến chứng thường gặp trong phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuthanhquan5.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư thanh quản có thể dẫn tới tử vong</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Giới tính và địa lý: Ung thư thanh quản được chẩn đoán chủ yếu ở nam giới, tỷ lệ mắc cao hơn khoảng 50% ở nam giới người Mỹ gốc Phi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuổi: Tỷ lệ mắc cao hơn người trung tuổi, tuổi cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở những người hút thuốc lá nặng, nguy cơ ung thư tăng gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư đầu và cổ và đặc biệt phụ thuộc vào liều lượng. </p>
<p style="text-align: justify;">- SCC của hầu họng, vòm họng, thanh quản và tuyến giáp cũng có liên quan đến việc tiếp xúc với chất độc da cam.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư thanh quản không có dự phòng đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuthanhquan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư thanh quản cao gấp nhiều lần so với người không hút</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ở những người hút thuốc lá, nguy cơ ung thư thanh quản tăng gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc, chính vì vậy bỏ thuốc lá, không hút thuốc lá là biện pháp phòng bệnh đã được khuyến cáo.</p>
<p style="text-align: justify;">Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư đầu và cổ và đặc biệt phụ thuộc vào liều lượng chính vì vậy hạn chế bia rượu nên được khuyến cáo.</p>
<p style="text-align: justify;">SCC của hầu họng, vòm họng, thanh quản và tuyến giáp cũng có liên quan đến việc tiếp xúc với chất độc da cam nên những người được cho là nhiễm chất độc da cam hoặc những người có bệnh lý mạn tính vùng thanh quản nên thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư thanh quản nếu được chẩn đoán giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi. Ung thư thanh môn triệu chứng khàn tiếng thường xuất hiện sớm nên tỷ lệ phát hiện sớm hơn, tỷ lệ điều trị khỏi cao hơn, trong khi các khối u ở vị trí còn lại của thanh quản thường được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển, di căn do các biểu hiện ban đầu khá kín đáo. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuthanhquan3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư thanh quản nếu được chẩn đoán giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đánh giá ban đầu về khối u nguyên phát dựa trên tiền sử kỹ lưỡng và kết hợp kiểm tra, sờ nắn, soi gián tiếp hoặc soi thanh quản ống mềm trực tiếp. Đối với những bệnh nhân không có tổn thương thanh quản nhưng có tiền sử nghiện rượu hoặc hút thuốc mạnh, nội soi thanh quản linh hoạt thường được thực hiện để hình dung các tổn thương tiềm ẩn khác và ghi lại khả năng di động của dây thanh.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết khối bất thường làm giải phẫu bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Một cuộc kiểm tra di căn với hình ảnh thích hợp được khuyến khích cho tất cả các bệnh nhân ung thư đầu và cổ mới được chẩn đoán, đặc biệt chú ý đến sự lan rộng của hạch bạch huyết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân có khối u ở cổ (hạch cổ di căn) mà không có vị trí nguyên phát sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) thường được sử dụng để chẩn đoán mô ban đầu của ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- Do các kỹ thuật sinh thiết được cải tiến, việc kiểm tra dưới gây mê (EUA) thường được thực hiện nhất để chẩn đoán mô, lập kế hoạch phẫu thuật và tìm kiếm ung thư biểu mô nguyên phát không xác định. EUA có thể đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân có khối u ác tính về thanh quản và hạ họng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các nghiên cứu hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp cộng hưởng từ [MRI], chụp cắt lớp phát xạ positron [PET] và PET / CT tích hợp) rất quan trọng để đánh giá mức độ thâm nhiễm cục bộ, sự tham gia của các hạch bạch huyết khu vực và sự hiện diện của di căn xa hoặc khối u nguyên phát thứ hai. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Theo định nghĩa, bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn đầu có khối u giai đoạn I hoặc II mà không có bằng chứng về sự xâm lấn sụn tuyến giáp hoặc liên quan đến hạch bạch huyết. Bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn đầu được điều trị bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ với mục tiêu điều trị tối ưu tối đa hóa cả kết quả chức năng thanh quản (bao gồm khả năng nuốt, bảo vệ đường thở và chất lượng giọng nói) và khả năng sống sót.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthuthanhquan9.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương thức điều trị phổ biến nhất đối với ung thư thanh quản giai đoạn đầu là xạ trị (RT) và phẫu thuật</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị ban đầu bao gồm những điều sau đây:</p>
<p style="text-align: justify;">- Kích thước, mức độ và vị trí của khối u</p>
<p style="text-align: justify;">- Chức năng thanh quản</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuổi bệnh nhân và các bệnh đi kèm, lựa chọn của bệnh nhân</p>
<p style="text-align: justify;">- Chức năng phổi và nuốt</p>
<p style="text-align: justify;">- Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng</p>
<p style="text-align: justify;">Các phương thức điều trị phổ biến nhất đối với ung thư thanh quản giai đoạn đầu là xạ trị (RT) và phẫu thuật bảo tồn thanh quản (ví dụ: phẫu thuật cắt ngang và cắt mở một phần thanh quản) có thể kèm theo xạ trị bổ trợ. Cả hai phương pháp đều có thể chữa khỏi một tỷ lệ cao bệnh nhân và mang lại kết quả tốt về chức năng. Tuy nhiên, mỗi phương thức điều trị có cách quản lý riêng biệt và khác nhau về các nguy cơ và độc tính tiềm ẩn của nó.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư thanh môn nguyên phát:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân ung thư thanh môn giai đoạn đầu, điều trị tiêu chuẩn là phương pháp bảo tồn thanh quản với vi phẫu laser chuyển tiếp - transoral laser microsurgery (TLM) hoặc xạ trị (RT), vì cả hai phương pháp đều mang lại hiệu quả điều trị ung thư và kết quả sống sót tương tự . </p>
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật - Đối với những bệnh nhân có tổn thương nông và lựa chọn phẫu thuật, chúng tôi cung cấp phương pháp vi phẫu laser xuyên vùng (TLM) để giảm thiểu việc cắt bỏ dây thanh âm và tối đa hóa kết quả chất lượng giọng nói. Đối với những người yêu cầu cắt bỏ nhiều hơn, RT được ưu tiên hơn là phẫu thuật cắt thanh quản mở.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân chọn RT, liệu pháp bức xạ hình ảnh ba chiều (3D-CRT) với liệu pháp xạ trị hướng dẫn bằng hình ảnh (IGRT) là tiêu chuẩn; tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp trị xạ điều biến cường độ (IMRT) với trường RT nhỏ hơn (để dành cho dây thanh quản và động mạch cảnh không được giải phóng bên cạnh) đang trở nên phổ biến hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những người có hạch cổ âm tính về mặt lâm sàng, điều trị chọn lọc ở cổ không được chỉ định, vì rất hiếm khi xảy ra các hạch vùng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>U thượng thanh môn nguyên phát:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân ung thư thượng thanh môn giai đoạn đầu, chúng tôi cung cấp liệu pháp ban đầu bằng RT hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, không giống như ung thư thanh môn, các đợt tái phát có thể khó cứu vãn hơn do sự tiến triển đồng thời của khối u, khả năng di căn hạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân chọn RT, IMRT với IGRT là tiêu chuẩn. </p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với một số bệnh nhân có khả năng di chuyển dây thanh tốt chọn phẫu thuật, chúng tôi đề xuất phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (với đánh giá trước phẫu thuật về khả năng nuốt và dự trữ phổi) thay vì cắt thanh quản trên thanh<br>
quản mở (độ 2C).</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những người không phải là ứng cử viên cho phẫu thuật cắt ngang xâm lấn tối thiểu (ví dụ, những người có tổn thương T2 lớn hơn và / hoặc suy giảm khả năng vận động của dây thanh âm), chúng tôi cung cấp phẫu thuật cắt thanh quản mở hoặc RT phân đoạn.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những người có các hạch cổ âm tính về mặt lâm sàng, chúng tôi khuyên bạn nên điều trị chọn lọc cổ hai bên. Bệnh nhân nhận RT cho khối u nguyên phát cũng nên được điều trị bằng RT cổ tự chọn, trong khi những bệnh nhân được phẫu thuật cho khối u nguyên phát cũng nên được điều trị bằng phẫu thuật bóc tách cổ theo giai đoạn hoặc RT cổ tự chọn sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư dưới thanh môn:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân có khối u dưới thanh quản giai đoạn đầu, chúng tôi cung cấp xạ trị điều biến liều IMRT dưới hướng dẫn hình ảnh IGRT, thay vì phẫu thuật cắt thanh quản ban đầu, vì phương pháp này mang lại cơ hội tốt nhất để bảo tồn thanh quản và không ảnh hưởng lâu dài. Với cách tiếp cận này, ước tính tỷ lệ sống sót sau 5 năm không mắc bệnh và tổng thể là 71 và 86% đối với bệnh ở giai đoạn I và 42 và 50% đối với bệnh ở giai đoạn II [ 12 ]. Bệnh nhân bị bệnh tái phát sau RT ban đầu thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt thanh quản cứu cánh.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những người có hạch cổ âm tính về mặt lâm sàng, chúng tôi khuyên bạn nên điều trị chọn lọc cổ hai bên. Bệnh nhân nhận RT cho khối u nguyên phát cũng nên được điều trị bằng RT hạch tự chọn, trong khi những bệnh nhân được phẫu thuật khối u nguyên phát cũng nên được điều trị bằng bóc tách hạch trước khí quản và hai bên, có hoặc không có RT cổ sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư thanh quản giai đoạn giai đoạn III và IV cần được khám bởi một nhóm đa ngành có kinh nghiệm trong điều trị ung thư đầu và cổ. Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ và vị trí của khối u, các yếu tố cụ thể của bệnh nhân (ví dụ: tuổi, tình trạng hoạt động, bệnh đi kèm, hỗ trợ tâm lý xã hội), chuyên môn của bác sĩ lâm sàng và sự sẵn có của các dịch vụ phục hồi chức năng.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với hầu hết các bệnh nhân có tình trạng hoạt động tốt bị ung thư thanh quản hoặc hạ họng tiến triển tại chỗ (giai đoạn III hoặc IV), chúng tôi khuyến nghị một chiến lược bảo tồn cơ quan chức năng hơn là phẫu thuật cắt bỏ (độ 1B ). Phương pháp tiếp cận tiết kiệm nội tạng có thể cho phép bảo tồn thanh quản nhưng không mang lại lợi thế sống sót so với phương pháp cắt thanh quản toàn bộ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hóa trị đồng thời, hóa trị liệu cảm ứng sau đó là xạ trị (RT) đơn thuần và liệu pháp tuần tự (tức là hóa trị liệu cảm ứng sau đó hóa trị đồng thời) đều được sử dụng như các kỹ thuật bảo tồn cơ quan chức năng. </p>
<p style="text-align: justify;">- Hóa xạ trị đồng thời có thể thích hợp hơn cho những bệnh nhân phù hợp về mặt y tế, và liệu pháp cảm ứng có thể mang lại lợi ích cho những bệnh nhân có nguy cơ di căn xa tương đối cao, chẳng hạn như những bệnh nhân có bệnh hạch tiến triển. </p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt một phần thanh quản và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có thể là những lựa chọn, đặc biệt là những bệnh nhân có khối u nguyên phát tương đối nhỏ. RT hậu phẫu thường được yêu cầu trong những trường hợp này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân không phải là ứng cử viên cho phương pháp bảo tồn cơ quan chức năng, phẫu thuật cắt toàn bộ thanh quản là một giải pháp thay thế tiềm năng. RT đơn thuần có thể được sử dụng như một phương pháp bảo tồn cơ quan chức năng cho những bệnh nhân ung thư thanh quản không được coi là ứng cử viên của hóa trị liệu, mặc dù có nguy cơ tái phát cao hơn và do đó, cần phải phẫu thuật cắt bỏ thanh quản cứu cánh. </p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Treatment of locoregionally advanced (stage III and IV) head and neck cancer: The larynx and hypopharynx</li><li style="text-align: justify;">Treatment of early (stage I and II) head and neck cancer: The larynx - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-thanh-quan-sgfaf |
U ác của hạ hầu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác của hạ hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu là một ống rỗng kéo dài từ phía sau mũi, đi xuống phần cổ và tiếp nối với phần trên cùng của ống gió (hay khí quản) và thực quản. Hầu được xem là con đường lưu thông của tất cả các loại thức ăn cũng như không khí mà ta hít thở từ bên ngoài vào thực quản và khí quản. Hạ hầu chính là khu vực dưới cùng của hầu (hay họng) và cũng là nơi dễ gặp phải những vấn đề viêm nhiễm hoặc các mầm mống bệnh tiềm ẩn nhưng rất khó phát hiện.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_ung-thu-ha-hau5.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hạ hầu chính là khu vực dưới cùng của hầu (hay họng) và cũng là nơi dễ gặp phải những vấn đề viêm nhiễm hoặc các mầm mống bệnh tiềm ẩn nhưng rất khó phát hiện</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xuất hiện khối u trong hạ hầu là tình trạng khá phổ biến</strong>. Trường hợp khối u hình thành từ các tế bào ác tính sẽ xâm lấn các tế bào mô và làm tổn thương mọi tổ chức xung quanh hạ hầu, tình trạng này được xếp trong nhóm ung thư vùng đầu và cổ khá nguy hiểm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác của hạ hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra bệnh <strong>ung thư hạ hầu</strong> là rất khó khăn. Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu về tình trạng bệnh trong quá trình điều trị, tổn thương mà bệnh gây ra và tiền sử bệnh án của các bệnh nhân ung thư hạ hầu thì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến sự hình thành khối u ác của hạ hầu:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc lá và các chất tương tự dạng hút, nhai,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Đồ uống có cồn (thường xuyên sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu).</p>
<p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng không khoa học cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (thiếu chất dinh dưỡng, đồ ăn chế biến không hợp vệ sinh,...)</p>
<p style="text-align: justify;">- Có tiền sử mắc các bệnh lý nền liên quan đến hệ hô hấp.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_unnamed.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc ung thư hạ hầu</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác của hạ hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết <strong>bệnh nhân bị ung thư hạ hầu đều không phát hiện được bệnh sớm</strong> vì các triệu chứng của bệnh khá giống với biểu hiện đau họng thông thường. Chỉ khi các triệu chứng bệnh không thuyên giảm mà thậm chí ngày càng nặng thì mới bắt đầu tìm tới các cơ sở y tế để kiểm tra. Chính điều này đã khiến những ca bệnh ung thư hạ hầu được phát hiện và điều trị đều đã phát triển đến giai đoạn giữa hoặc giai đoạn gần cuối, khả năng chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_quy-trinh-phau-thuat-ung-thu-luoi-1566099644701222859051-crop-15660996493972092817729.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tại họng khác, khi có dấu hiệu bất thường, bạn cần đến khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Một số triệu chứng bệnh khá phổ biến khi bệnh nhân bị ung thư hạ hầu là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Họng bị đau: Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc thi thoảng nhưng sẽ kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau tai: Các cơn đau ở cổ họng có thể sẽ lan rộng tới vùng tai hay thậm chí khiến bệnh nhân đau đầu, chóng mặt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khó nuốt: Nuốt thức ăn, nuốt nước bọt đều gặp khó khăn vì có cảm giác bị vướng mắc trong cổ họng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giọng nói bị biến dạng: U hình thành trong vùng hạ hầu thường rất dễ ảnh hưởng đến thanh quản cho nên người bệnh sẽ có triệu chứng bị biến dạng giọng nói.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xuất hiện khối u phát triển to dần ở vùng cổ.</p>
<p style="text-align: justify;">Để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn thì ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường được nêu trên, người bệnh không được chủ quan tự mua thuốc về nhà uống mà cần phải tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U ác của hạ hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh ung thư hạ hầu.</strong> Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y khoa gần đây thì những nhóm đối tượng được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh có tiền sử bị ung thư tại các vùng cơ quan khác trên cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người được chẩn đoán là nghiện rượu đồng thời có thói quen hút thuốc lá hoặc các chất kích thích tương tự khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người đã hoặc đang mắc chứng bệnh Plummer-Vinson. Đây là một dạng hội chứng rối loạn chức năng hấp thụ sắt dẫn tới thiếu máu ở người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân được chẩn đoán bị suy giảm chức năng miễn dịch cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạ hầu và các dạng ung thư khác ở vùng đầu cổ cao hơn bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư hạ hầu được xem là một căn bệnh khá nguy hiểm có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thế nhưng căn bệnh này không phải là một bệnh lý lây truyền và cũng chưa có nghiên cứu nào xác nhận tính di truyền của bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác của hạ hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Xuất hiện các khối u ác của hạ hầu có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Chính vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này xảy ra thì mỗi cá nhân cần phải chú ý đến các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tránh tiếp xúc với thuốc lá, rượu bia,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Xử lý các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp triệt để nhằm hạn chế tổn thương các nhóm mô vùng hạ hầu sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám bệnh định kỳ khi có tiền sử bị ung thư hoặc người thân bị ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, hạn chế thực phẩm được chế biến quá nhiều.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_che-do-an-eat-clean-2.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, người bệnh đã và đang điều trị bệnh ung thư hạ hầu cần phải chú ý đến các vấn đề sinh hoạt khác như: Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, cai thuốc lá và rượu bia,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác của hạ hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khi người bệnh tìm tới các cơ sở y tế khi có dấu hiệu có khối u ác của hạ hầu thì sẽ được các bác sĩ khám lâm sàng kết hợp tìm hiểu các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh và tiền sử bệnh lý. Ngay khi nhận thấy bệnh nhân có khả năng bị ung thư hạ hầu sẽ tiến hành một số phương pháp xét nghiệm khác nhau nhằm xác định ung thư. Các dạng xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán ung thư hạ hầu cho bệnh nhân là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp CT scan: Người bệnh có thể sẽ được tiêm thuốc cản quang vùng hạ hầu trước khi thực hiện nhằm giúp hình ảnh các lớp mô hay vùng cơ quan bị tổn thương rõ ràng hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não để xác định di căn não</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp xạ hình cắt lớp (PET): Một lượng nhỏ glucose phóng xạ (đường) sẽ được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật. Hình ảnh các tế bào u ác tính thông thường sẽ được hiển thị sáng hơn bình thường do việc hấp thu glucose nhiều hơn các tế bào bình thường. Thủ thuật này có thể thực hiện song song với phương pháp chụp CT scan.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp thực quản cản quang: Đây thực chất là phương pháp chụp x-quang, tuy nhiên người bệnh sẽ được chỉ định uống một lượng chất barium (một dạng hợp chất có màu trắng bạc).</p>
<p style="text-align: justify;">- Xạ hình xương nhằm xác định di căn xương.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_7985a9c5-7ee1-4e94-9616-60eba9314dd2.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm bệnh u ác hạ hầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi: Khám lâm sàng thông thường sẽ chỉ thấy được một phần họng chứ không thể nhìn thấy rõ tổn thương trong vùng hạ hầu. Chính vì vậy, bác sĩ cần thực hiện nội soi nhằm kiểm tra mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư và đồng thời lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi thực quản và nội soi phế quản cũng có thể được chỉ định thực hiện. Kiểm tra các dấu hiệu bất thường khác và lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết kiểm tra ung thư đã xâm lấn hay chưa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết: Phương pháp này có thể xác định được dấu hiệu ung thư trong các nhóm mô ở vùng hạ hầu, phế quản và thực quản. Kết quả sinh thiết còn cho thấy giai đoạn phát triển của khối u đồng thời kiểm tra được mức độ xâm lấn sang các tổ chức xung quanh hạ hầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác của hạ hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị ung thư hạ hầu. Tuy nhiên, các bác sĩ cần lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Để quyết định phương pháp điều trị hạ hầu phù hợp sẽ dựa trên các yếu tố sau đây:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng sức khỏe người bệnh: Bệnh lý nền hiện có sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị ung thư hạ hầu hoặc cơ thể bệnh nhân có các dấu hiệu chống đối với những loại thuốc điều trị hoặc cơ thể bệnh nhân quá yếu không thể thực hiện một số thủ thuật điều trị,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Bác sĩ phải đảm bảo duy trì được khả năng ăn uống, hít thở và nói chuyện sau khi người bệnh được điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn bệnh phát triển tới mức nào sẽ cần có những thủ thuật điều trị phù hợp nhất hoặc kết hợp rất nhiều phương pháp điều trị cùng lúc.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị ung thư hạ hầu theo giai đoạn phát triển của khối u:</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn I</b>:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hạ hầu đồng thời loại bỏ các nhóm hạch bạch huyết và các nhóm mô xung quanh có ảnh hưởng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng phương pháp xạ trị sau phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót hoặc có thể thực hiện phương pháp này đơn độc.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_20190805_102857_097635_phau-thuat-tai-benh-v.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hạ hầu đồng thời loại bỏ các nhóm hạch bạch huyết và các nhóm mô xung quanh có ảnh hưởng</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn II:</b></p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ hoặc một phần hạ hầu (có thể phải cắt cả thanh quản). Loại bỏ hạch bạch huyết và các nhóm mô bị tổn thương do ung thư. Kết hợp xạ trị và hóa trị hậu phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ haonf toàn các tế bào ung thư còn sót lại và các di căn ung thư ở cổ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện hóa trị trước nhằm kiểm tra khả năng đáp ứng của hóa trị với tế bào ung thư có hiệu quả hay không, sau đó mới thực hiện phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị tiếp.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn III và giai đoạn IV:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn này thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất thấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, các phương pháp thực hiện điều trị cũng cần được xem xét kỹ lưỡng hơn nhằm đảo bảo khả năng thành công cao nhất. Một số nhóm phương pháp có thể được thực hiện như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện xạ trị trước (hoặc sau) phẫu thuật, kết hợp hóa trị hoặc không.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật trước, hóa trị sau hoặc xạ trị trước, hóa trị sau.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kết hợp hóa trị cùng lúc với xạ trị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện song song hóa trị và xạ trị, sau đó tiếp tục tiến hành phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định thực hiện cắt hạ hầu toàn phần hoặc cắt một phần hoặc phẫu thuật tái tạo hầu để người bệnh có thể ăn uống lại bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nếu bị ung thư hạ hầu sẽ có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm một khối u khác ở vùng đầu và cổ. Chính vì vậy, người bệnh và bác sĩ cần phải tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu bất thường sau khi được điều trị ung thư hạ hầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Ung thư hạ hầu | Doctors24h</li><li style="text-align: justify;">Ung thư hạ hầu và cách điều trị hiệu quả | suckhohiendai</li><li style="text-align: justify;">Ung thư hạ hầu | bcare</li><li style="text-align: justify;">Ung thư hạ hầu | phongbenh247</li><li style="text-align: justify;">Ung thư hạ hầu | melib</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-cua-ha-hau-sdolo |
Ung thư tụy | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư tụy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thuật ngữ "ung thư tuyến tụy" thường được sử dụng thường đề cập đến ung thư biểu mô tuyến ống của tuyến tụy (bao gồm cả các loại phụ của nó), đại diện cho khoảng 85% của tất cả các khối u tuyến tụy. Trong số một số loại phụ của ung thư biểu mô tuyến ống, hầu hết đều có tiên lượng dài hạn xấu tương tự, ngoại trừ ung thư biểu mô dạng keo có tiên lượng tốt hơn. Thuật ngữ bao hàm hơn "khối u tuyến tụy ngoại tiết" bao gồm tất cả các khối u có liên quan đến các tế bào ống tụy và tế bào acinar và các tế bào gốc của chúng (bao gồm cả u nguyên bào pancreatoblastoma), và được ưu tiên hơn. Hơn 95% các khối u ác tính của tuyến tụy phát sinh từ các yếu tố ngoại tiết. Các khối u phát sinh từ tuyến tụy nội tiết (tức là khối u tế bào thần kinh nội tiết tụy [tế bào đảo]) chiếm không quá 5% các khối u tuyến tụy.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ungthutuyentuy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thuật ngữ "ung thư tuyến tụy" thường được sử dụng thường đề cập đến ung thư biểu mô tuyến ống của tuyến tụy.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trên thế giới, ung thư tuyến tụy là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ bảy ở cả nam và nữ theo dữ liệu từ cơ sở dữ liệu GLOBOCAN của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và dữ liệu từ Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2017. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 60.430 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy ngoại tiết, và hầu hết tất cả đều được dự đoán là tử vong vì căn bệnh này. Ung thư tuyến tụy là nguyên nhân gây tử vong liên quan đến ung thư đứng hàng thứ tư ở Hoa Kỳ ở cả nam giới và phụ nữ. </p>
<p style="text-align: justify;">Nói chung, ung thư tuyến tụy ảnh hưởng nhiều hơn đến cá nhân sống ở các khu vực phương Tây / công nghiệp hóa trên thế giới; Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất được báo cáo ở Bắc Mỹ, châu Á Thái Bình Dương, Tây và Trung Âu, trong khi những người sống ở Nam Á và đông và trung tâm châu Phi cận Sahara có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất được báo cáo</p>
<p style="text-align: justify;">Căn bệnh này hiếm gặp trước 45 tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh sau đó. Trong dữ liệu từ Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, số trường hợp sự cố đạt đỉnh điểm ở độ tuổi 65 đến 69 đối với nam và 75 đến 79 đối với nữ.</p>
<p style="text-align: justify;">Ít nhất là ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo giới tính và chủng tộc. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ (tỷ lệ nam-nữ 1,3: 1) và ở người da đen so với người da trắng (16,7 trên 100.000 đối với nam da đen so với 14,8 trên 100.000 đối với nam da trắng; con số tương ứng ở nữ là 14,6 so với 11,5 trường hợp trên 100.000).</p>
<p style="text-align: justify;">Trong Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2017, trên toàn thế giới, các ca tử vong liên quan đến ung thư tuyến tụy chủ yếu là do hút thuốc (21%), glucose huyết tương lúc đói cao (8,9%) và chỉ số khối cơ thể cao (BMI; 6,2%).</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các bệnh nhân có triệu chứng với PC đều đã mắc bệnh tiến triển, không thể chữa khỏi khi được chẩn đoán. Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị duy nhất có khả năng chữa khỏi ung thư tuyến tụy ngoại tiết, nhưng do bệnh biểu hiện muộn nên chỉ có 15 đến 20% bệnh nhân là thích hợp cho phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy. Hơn nữa, tiên lượng của ung thư tuyến tụy là kém ngay cả ở những người có bệnh có khả năng cắt bỏ. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm sau phẫu thuật cắt tụy chỉ khoảng 25 đến 30% đối với các khối u chưa di căn hạch vùng và 10% đối với các khối u di căn hạch vùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Ước tính có khoảng 10 đến 15% PC là do nguyên nhân di truyền. PC tập hợp trong một số gia đình và khoảng 5 đến 10% cá nhân mắc PC có tiền sử gia đình mắc bệnh. Những cá nhân có nguy cơ cao mắc PC dựa trên tiền sử gia đình hoặc khuynh hướng di truyền có thể xác định được là mục tiêu tiềm năng để sàng lọc chọn lọc và điều trị hoặc điều trị dự phòng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư tụy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư biểu mô tuyến tụy ngoại tiết được gây ra bởi các đột biến di truyền và mắc phải trong các gen liên quan đến ung thư cụ thể. Theo nguyên tắc chung, nhiều tổ hợp đột biến di truyền thường được tìm thấy trong ung thư biểu mô tuyến tụy. Chúng có thể được chia thành ba loại lớn:</p>
<p style="text-align: justify;">- Kích hoạt đột biến các gen sinh ung thư như KRAS</p>
<p style="text-align: justify;">- Bất hoạt các gen ức chế khối u như TP53, chất ức chế kinase phụ thuộc p16 / cyclin 2A (CDKN2A) và SMAD4</p>
<p style="text-align: justify;">- Bất hoạt các gen duy trì bộ gen như mutL homolog 1 (MLH1), mutS homolog 2 (MSH2) và mutS homolog 6 (MSH6), kiểm soát việc sửa chữa các tổn thương DNA</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuyentuy4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiều tổ hợp đột biến di truyền thường được tìm thấy trong ung thư biểu mô tuyến tụy.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố ảnh hưởng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố rủi ro môi trường có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy, bao gồm sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống, uống rượu và ăn nhiều calo.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy, và tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tụy ước tính do hút thuốc lá là 11 đến 32%. Trong nhiều nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng, nguy cơ tương đối phát triển ung thư tuyến tụy ở những người hút thuốc là ít nhất 1,5. Nguy cơ tăng lên khi lượng thuốc lá tiêu thụ và nó có thể đặc biệt cao ở những người hút thuốc nặng, những người cũng bị loại bỏ gen đồng hợp tử đối với enzym chuyển hóa chất gây ung thư glutathione S-transferase theta 1 (GSTT1).</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa khối lượng cơ thể cao, thiếu hoạt động thể chất và nguy cơ ung thư tuyến tụy. Chỉ số BMI ít nhất 30 kg / m có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng đáng kể so với chỉ số BMI dưới 23 kg / m (nguy cơ tương đối 1,72, KTC 95% 1,19-2,48). Chiều cao cũng liên quan đến tăng nguy cơ (nguy cơ tương đối 1,81, KTC 95% 1,31-2,52). Mối quan hệ nghịch đảo cũng được quan sát thấy đối với hoạt động thể chất vừa phải khi so sánh nhóm cao nhất với nhóm thấp nhất (nguy cơ tương đối 0,45, KTC 95% 0,29-0,70), đặc biệt ở những người có BMI ít nhất 25 kg / m .</p>
<p style="text-align: justify;">- Dữ liệu về tác động của việc uống cà phê và rượu đối với nguy cơ ung thư tuyến tụy đã mâu thuẫn với nhau. Hai phân tích gộp lại cho thấy rằng, nếu có ảnh hưởng của việc uống rượu, thì mức độ nhỏ và hạn chế đối với những người nghiện rượu nặng. Mối quan hệ giữa sử dụng rượu và ung thư tuyến tụy bị nhầm lẫn bởi hút thuốc lá.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tương tự, mối quan hệ giữa uống cà phê và nguy cơ ung thư tuyến tụy đã gây tranh cãi, với một số nghiên cứu chỉ ra nguy cơ tăng cao với mức tiêu thụ cao hơn, và những nghiên cứu khác cho thấy không có mối quan hệ nào. </p>
<p style="text-align: justify;">- Dữ liệu trong phòng thí nghiệm cho thấy tác dụng ức chế có thể có của aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) đối với sự hình thành khối u tuyến tụy. Tuy nhiên, dữ liệu dịch tễ học sẵn có ở người còn mâu thuẫn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mối liên quan yếu nhưng có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm Helicobacter pylori và ung thư tuyến tụy đã được báo cáo.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số báo cáo chỉ ra mối liên quan giữa nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) với vi rút viêm gan C (HCV) và ung thư tuyến tụy. Mức độ rủi ro ít hơn đối với ung thư tế bào gan.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiều nghiên cứu dịch tễ học mô tả mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và ung thư tuyến tụy. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng bệnh tiểu đường có thể là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân của ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, số liệu ngày càng tăng ủng hộ quan điểm rằng chuyển hóa glucose bất thường, kháng insulin, và tăng insulin máu là những yếu tố căn nguyên của ung thư tuyến tụy chứ không phải là kết quả của một bệnh ung thư cận lâm sàng</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố nguy cơ di truyền: có khoảng 10 đến 15 phần trăm PC là do nguyên nhân di truyền. </p>
<p style="text-align: justify;">- PC tập hợp trong một số gia đình và khoảng 5 đến 10% cá nhân mắc PC có tiền sử gia đình mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Có hai loại nguy cơ di truyền đối với PC:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các hội chứng khuynh hướng di truyền liên quan đến PC</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư tuyến tụy gia đình (FPC), được định nghĩa là một gia đình có một cặp họ hàng cấp độ một bị ảnh hưởng (FDRs; cặp cha mẹ-con cái hoặc anh chị em) không đáp ứng tiêu chí cho một hội chứng khuynh hướng di truyền liên quan đến PC đã biết</p>
<p style="text-align: justify;">Ít nhất một số dữ liệu cho thấy rằng đột biến dòng mầm trong gen nhạy cảm với ung thư tuyến tụy không hiếm, ngay cả khi không có tiền sử gia đình đáng kể về bệnh ung thư tuyến tụy. Trong phân tích lớn nhất, trong số 854 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ ung thư tuyến tụy tại một cơ sở duy nhất trong thời gian 15 năm, 33 người được xác định là có đột biến dòng mầm có khả năng gây hại, 31 trong số đó ảnh hưởng đến gen nhạy cảm với ung thư tuyến tụy đã biết (bao gồm BRCA , ATM , PALB2 , CDKN2A và MLH1 ).</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những người mắc bệnh FPC, nguy cơ phát triển PC dao động từ 1,5 đến 13 phần trăm tùy thuộc vào số lượng những người có quan hệ huyết thống bị ảnh hưởng. Hút thuốc lá góp phần vào nguy cơ PC ở bệnh nhân viêm tụy cấp di truyền và FPC, và có liên quan đến chẩn đoán PC sớm hơn khoảng 20 năm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tụy do di truyền là một rối loạn ưu thế NST thường, chiếm một phần nhỏ các trường hợp viêm tụy mãn tính. Viêm tụy cấp di truyền trội tự tử thường liên quan đến đột biến ở gen serine protease 1 (PRSS1) trên nhiễm sắc thể 7q35, mã hóa trypsinogen cation. Hiếm khi, viêm tụy cấp di truyền trội trên NST thường được xác định ở một thể loại không có đột biến PRSS1 có thể xác định được. Phần lớn những người bị ảnh hưởng phát triển viêm tụy mãn tính trước 20 tuổi và thường trước năm tuổi. Tình trạng viêm mãn tính trong viêm tụy do di truyền dẫn đến sự tích tụ đột biến nhanh hơn và sự mở rộng dòng vô tính cần thiết cho sự phát triển của PC. Viêm tụy do di truyền có liên quan đến nguy cơ mắc PC gia tăng rõ rệt, mặc dù nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ các trường hợp PC.</p>
<p style="text-align: justify;">- Từ 4 đến 20% bệnh nhân bị PC có đột biến dòng mầm trong các gen khuynh hướng ung thư đã biết. Các hội chứng nhạy cảm với ung thư di truyền phổ biến nhất và nguy cơ ước tính suốt đời của chúng đối với PC: bao gồm hội chứng ung thư vú-buồng trứng di truyền, hội chứng đa nốt ruồi và u ác tính không điển hình có tính chất gia đình, hội chứng Peutz-Jeghers (PJS), hội chứng Lynch và hội chứng Li-Fraumeni hoặc các đột biến gen khác có liên quan đến tăng nguy cơ của ung thư biểu mô tuyến tụy (ví dụ: gen mất điều hòa-telangiectasia bị đột biến [ ATM ]).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố nguy cơ di truyền khác</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nhóm máu ABO là một đặc tính di truyền có liên quan đến nguy cơ mắc một số bệnh ác tính đường tiêu hóa, bao gồm cả ung thư tuyến tụy. Nhóm máu được xác định bởi sự hiện diện hay vắng mặt của các kháng nguyên nhóm máu người, glycoprotein được biểu hiện trên bề mặt tế bào hồng cầu và một số loại tế bào khác, bao gồm cả tế bào ung thư tuyến tụy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân bị xơ nang (hầu hết trong số họ đã thừa hưởng gen khuynh hướng trong một kiểu lặn trên NST thường) có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn. </p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tụy mãn tính là một yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tụy. Trong một báo cáo từ Nhóm Nghiên cứu Viêm tụy Quốc tế, ví dụ, năm 2015 bệnh nhân bị viêm tụy mãn tính đã được theo dõi trong thời gian trung bình là 7,4 năm, trong đó tổng số 56 trường hợp ung thư tuyến tụy đã được xác định. </p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị u tế bào niêm mạc nhú trong ống tụy (IPMN), là loại u nang tuyến tụy ung thư phổ biến nhất, có nguy cơ thoái hóa ác tính và thường được quản lý bằng giám sát. Khi một IPMN phát triển thành bệnh ác tính xâm lấn, nó thường được gọi là ung thư biểu mô tuyến liên quan đến IPMN. Tuy nhiên, những bệnh nhân này cũng có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy thông thường (ung thư biểu mô tuyến ống đồng thời hoặc riêng biệt), phát sinh từ u nang, cho thấy sự tồn tại của khiếm khuyết trường tụy. Hiện tượng này đã được mô tả ở 2 đến 9 phần trăm bệnh nhân đang được theo dõi IPMN.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư tụy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng biểu hiện phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy ngoại tiết là đau, vàng da và sụt cân. So với các khối u ở thân và đuôi tuyến, khối u đầu tụy thường biểu hiện vàng da, phân mỡ và sụt cân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng biểu hiện phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy ngoại tiết là đau, vàng da và sụt cân." src="/ImagePath\images\20210826/20210826_sut-can.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng biểu hiện phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy ngoại tiết là đau, vàng da và sụt cân.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong một loạt bệnh viện đa khoa gồm 185 bệnh nhân ung thư tuyến tụy ngoại tiết được chẩn đoán trong thời gian 3 năm (62% liên quan đến đầu tuyến, 10% thân, 6% đuôi và phần còn lại không được xác định), các triệu chứng thường gặp nhất ở chẩn đoán là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy nhược - 86%</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm cân - 85%</p>
<p style="text-align: justify;">- Chán ăn - 83%</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau bụng - 79%</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau thượng vị - 71%</p>
<p style="text-align: justify;">- Nước tiểu sẫm màu - 59%</p>
<p style="text-align: justify;">- Vàng da - 56%</p>
<p style="text-align: justify;">- Buồn nôn - 51%</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau lưng - 49%</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu chảy - 44%</p>
<p style="text-align: justify;">- Nôn - 33%</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân mỡ - 25%</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tắc tĩnh mạch - 3%</p>
<p style="text-align: justify;">Đau là một trong những triệu chứng được báo cáo thường xuyên nhất, ngay cả với ung thư tuyến tụy nhỏ (<2 cm). Cơn đau liên quan đến ung thư tuyến tụy thường âm ỉ khi khởi phát, và đã xuất hiện từ một đến hai tháng tại thời điểm xuất hiện. Nó có tính chất gặm nhấm điển hình, và vị trí thường là vùng thượng vị, tỏa ra hai bên và / hoặc thẳng ra phía sau. Nó có thể không liên tục và trở nên tồi tệ hơn khi ăn hoặc nằm ngửa. Nó thường tồi tệ hơn vào ban đêm. Nằm ở tư thế nằm cuộn tròn hoặc nằm nghiêng có thể cải thiện cơn đau. Đau lưng dữ dội nên nghi ngờ khối u phát sinh phần thân và đuôi của tuyến tụy. Hiếm khi cơn đau phát triển rất dữ dội, là kết quả của một đợt viêm tụy cấp do tắc ống tụy chính.</p>
<p style="text-align: justify;">Vàng da, thường tiến triển, thường do tắc nghẽn ống mật chủ bởi một khối ở đầu tụy, gây tăng bilirubin trong máu. Vàng da có thể kèm theo ngứa, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu. Tăng bilirubin máu là đặc trưng của loại ứ mật, với sự gia tăng chủ yếu phần liên hợp của bilirubin.</p>
<p style="text-align: justify;">Vàng da là một dấu hiệu tương đối sớm trong các khối u phát sinh từ đầu tụy, và các khối u tụy có biểu hiện vàng da không đau bụng được coi là một tiên lượng tương đối thuận lợi hơn so với những khối u có biểu hiện đau bụng và vàng da tắc nghẽn. Vàng da thứ phát sau một khối u trong cơ thể hoặc đuôi thường xảy ra muộn hơn trong quá trình bệnh và có thể là thứ phát sau di căn gan.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số ít trường hợp, các nốt dưới da gây đau của hoại tử mỡ dạng nốt, thường nằm ở chân (viêm mô tụy), có thể rõ ràng, đặc biệt ở những bệnh nhân có biến thể tế bào acinar của ung thư tuyến tụy.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm tắc tĩnh mạch nông không giải thích được, có thể là di căn, đôi khi xuất hiện và phản ánh tình trạng tăng đông thường đi kèm với ung thư tuyến tụy. Có một tỷ lệ đặc biệt cao các biến cố huyết khối tắc mạch (cả tĩnh mạch và động mạch), đặc biệt là trong bối cảnh bệnh tiến triển, và bác sĩ lâm sàng nên duy trì một chỉ số nghi ngờ cao. Nhiều thuyên tắc động mạch do viêm nội tâm mạc huyết khối không do vi khuẩn đôi khi có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy. Biến chứng huyết khối tắc mạch xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân có khối u phát sinh ở đuôi hoặc thân tụy.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện ngoài da như là hội chứng cận u có thể có ở một số bệnh nhân. </p>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu của bệnh di căn có thể có khi biểu hiện. Bệnh di căn thường ảnh hưởng nhất đến gan, phúc mạc, phổi và ít thường xuyên hơn là xương. Các dấu hiệu của bệnh nan y, tiến triển bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Một khối ở bụng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cổ trướng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh hạch thượng đòn trái.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một khối hậu môn có thể sờ thấy được hoặc khối ở thềm trực tràng sờ thấy được ở một số bệnh nhân có u lan rộng. Ung thư tuyến tụy là nguồn gốc của di căn da đến rốn trong 7 đến 9% các trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Phát hiện ngẫu nhiên cũng được thấy trong 1 số ít trường hợp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư tụy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thường gặp: tắc mật, suy tuyến tụy, tắc ruột, huyết khối tĩnh mạch, sút cân, di căn, tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư tụy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Các yếu tố nguy cơ chính của ung thư tuyến tụy là:</p>
<p>- Hút thuốc lá.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuyentuy11.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hút thuốc là một trong những nguy cơ chính của ung thư tuyến tụy.</em></p>
<p>- Khối lượng cơ thể cao và thiếu hoạt động thể chất. </p>
<p>- Nhiều nghiên cứu dịch tễ học mô tả mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và ung thư tuyến tụy, mặc dù không rõ liệu chuyển hóa glucose bất thường là hậu quả hay nguyên nhân của ung thư tuyến tụy. </p>
<p>- Các yếu tố nguy cơ di truyền, chẳng hạn như viêm tụy di truyền, các tình trạng thâm nhập cao khác gây ra bởi đột biến dòng mầm trong các gen gây ung thư đã biết và ung thư tuyến tụy gia đình, chưa xác định được một bất thường di truyền cụ thể </p>
<p>- Viêm tụy mãn tính không di truyền.</p>
<p>- U nang tuyến tụy.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư tụy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Không có phòng bệnh đặc hiệu cho ung thư tụy</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuyentuy2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không có phòng bệnh đặc hiệu cho ung thư tụy.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, trong đó hay gặp nhất là ở những người có viêm tụy mạn, u nang tụy, đái tháo đường… hay gia đình có bệnh lý liên quan ung thư di truyền chính vì vậy cần phát hiện sớm, điều trị sớm, triệt để cho những trường hợp này để phòng tránh ung thư tụy</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp ích trong phòng bệnh: tránh thực phẩm nhiều giàu mỡ, ăn ít đường tính bột để giữ cân nặng và mức đường máu ổn định, ăn tăng rau xanh và hoa quả ít ngọt, tập luyện thể dục đều đặn.</p>
<p style="text-align: justify;">Tránh dùng thuốc.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư tụy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Không thể chẩn đoán một cách đáng tin cậy một bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy chỉ dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. </p>
<p style="text-align: justify;">Nói chung, chẩn đoán của một bệnh nhân nghi ngờ ung thư tuyến tụy bao gồm đánh giá huyết thanh học và chụp ảnh ổ bụng. Sau đó, xét nghiệm bổ sung sẽ được hướng dẫn dựa trên những phát hiện của xét nghiệm ban đầu cũng như biểu hiện lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuyentuy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán nghi ngờ ung thư tuyến tụy thông qua đánh giá huyết thanh học.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả các bệnh nhân có biểu hiện vàng da hoặc đau vùng thượng vị nên làm xét nghiệm aminotransferase huyết thanh, phosphatase kiềm và bilirubin để xác định xem có bị ứ mật hay không. Ngoài ra, bệnh nhân bị đau vùng thượng vị nên được đánh giá viêm tụy cấp bằng lipase huyết thanh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm qua ổ bụng được chỉ định ban đầu ở những bệnh nhân có biểu hiện vàng da tắc nghẽn, hoặc đau vùng thượng vị và sụt cân. </p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư biểu mô tuyến tụy thường xuất hiện dưới dạng một khối rắn giảm âm khu trú với bờ không đều. Các ống dẫn mật bị giãn cũng có thể gợi ý sự hiện diện của một khối u tuyến tụy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng là phương pháp phổ biến được chỉ định khi nghi ngờ của ung thư tuyến tụy, mặc dù đôi khi thấy sự phì đại của toàn bộ tuyến. Độ nhạy của CT đối với ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào kỹ thuật và cao nhất (89 đến 97 phần trăm) với hàng CT đa dãy cản quang. Như mong đợi, độ nhạy cao hơn đối với các khối u lớn hơn; trong một nghiên cứu, độ nhạy là 100% đối với khối u> 2 cm, nhưng chỉ 77% đối với khối u có kích thước ≤2 cm. </p>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh CT điển hình của ung thư tuyến tụy ngoại tiết là một khối giảm đậm độ không xác định được trong tuyến tụy, mặc dù các tổn thương nhỏ hơn có thể bị giảm đậm độ, làm cho việc xác định chúng trở nên khó khăn, đặc biệt là trên CT không cản quang.</p>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu phụ của ung thư tuyến tụy (được thấy với nhiều ung thư giảm độ đậm nhạt nhỏ) bao gồm cắt ống tụy, giãn ống tụy hoặc ống mật chủ, teo nhu mô và bất thường đường viền. Sự giãn nở của cả ống tụy và ống mật chủ, thường được gọi là "dấu hiệu ống đôi" có trong khoảng 62 đến 77% các trường hợp ung thư tuyến tụy, nhưng không được chẩn đoán cho bệnh lý ác tính đầu tụy. Khoảng 50 phần trăm ung thư biểu mô ống tủy có dấu hiệu ống dẫn đôi, và đôi khi nó cũng có thể được nhìn thấy cùng với u tuyến lành tính và viêm tụy tự miễn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi ERCP là một công cụ có độ nhạy cao để hình dung cây đường mật và các ống tụy.</p>
<p style="text-align: justify;">Một phân tích tổng hợp ban đầu cho thấy độ nhạy 92% và độ đặc hiệu là 96% để chẩn đoán ung thư tuyến tụy bằng ERCP. Các phát hiện gợi ý khối u ác tính trong đầu tụy bao gồm tắc hoặc tắc ống mật chung và ống tụy (dấu hiệu "ống dẫn đôi"), tắc ống tụy dài hơn 1 cm, tắc nghẽn ống tụy, và sự vắng mặt của những thay đổi gợi ý viêm tụy mãn tính. Hơn nữa, ERCP tạo cơ hội để thu thập các mẫu mô (sinh thiết bằng kẹp, tế bào học bằng bàn chải) để chẩn đoán mô học. Tuy nhiên, độ nhạy để phát hiện bệnh ác tính (khoảng 50 đến 60%) thấp hơn so với FNA hướng dẫn EUS (độ nhạy 92%).</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp mật tụy bằng cộng hưởng từ: Một phương pháp thay thế cho ERCP để chẩn đoán u tụy là MRCP. MRCP sử dụng công nghệ cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh ba chiều của cây tụy mật, nhu mô gan và các cấu trúc mạch máu. MRCP tốt hơn CT để xác định giải phẫu của cây mật và ống tụy, có khả năng đánh giá đường mật cả trên và dưới và cũng có thể xác định các tổn thương khối trong gan. </p>
<p style="text-align: justify;">- Vai trò của chất chỉ điểm khối u: Một số dấu hiệu huyết thanh đối với ung thư tuyến tụy đã được đánh giá, trong đó hữu ích nhất là CA 19-9 (còn được gọi là kháng nguyên liên quan đến ung thư 19-9).</p>
<p style="text-align: justify;">- Kháng nguyên carbohydrate 19-9: Tỷ lệ nhạy cảm và độ đặc hiệu được báo cáo của CA 19-9 đối với ung thư tuyến tụy lần lượt là từ 70 đến 92, và 68 đến 92 phần trăm. Tuy nhiên, độ nhạy có liên quan mật thiết đến kích thước khối u. Mức độ CA 19-9 có độ nhạy hạn chế đối với các bệnh ung thư nhỏ. Hơn nữa, CA 19-9 yêu cầu sự hiện diện của kháng nguyên nhóm máu Lewis (một glycosyl transferase) để được biểu hiện. Trong số các cá nhân có kiểu hình âm tính với Lewis (ước tính từ 5 đến 10% dân số), mức CA 19-9 không phải là một dấu hiệu khối u hữu ích. Mức độ CA 19-9 cũng có độ đặc hiệu thấp. CA 19-9 thường tăng cao ở những bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác ngoài ung thư tuyến tụy và các bệnh rối loạn tuyến tụy lành tính khác nhau. Theo dõi nối tiếp mức độ CA 19-9 (cứ một đến ba tháng một lần) rất hữu ích để theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật có khả năng chữa khỏi bệnh và những người đang được hóa trị cho bệnh tiến triển. Nồng độ CA 19-9 tăng thường xảy ra trước khi xuất hiện trên X quang của bệnh tái phát, nhưng việc xác nhận tiến triển của bệnh nên được theo dõi bằng các nghiên cứu hình ảnh và / hoặc sinh thiết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết và xác định chẩn đoán: Xác nhận mô học là cần thiết để thiết lập chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Sinh thiết một khối tuyến tụy có thể được thực hiện thông qua phương pháp tiếp cận qua da hoặc nội soi. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều yêu cầu sinh thiết trước phẫu thuật và bước tiếp theo trong quá trình điều trị bệnh nhân nghi ngờ ung thư tuyến tụy thường là đánh giá giai đoạn để xác định mức độ bệnh và khả năng cắt bỏ hơn là sinh thiết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết qua da: Sinh thiết FNA qua da của một khối tuyến tụy có thể được thực hiện bằng cách sử dụng hướng dẫn CT. Độ nhạy và độ đặc hiệu của thủ thuật này để chẩn đoán ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào kích thước khối u và chuyên môn của người thực hiện; các giá trị tương ứng trong khoảng 80 đến 90 và 98 đến 100%, được báo cáo.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi siêu âm hướng dẫn sinh thiết - EUS-FNA hướng dẫn là phương thức tốt nhất để đạt được một chẩn đoán mô, ngay cả khi khối u chưa được hình dung bằng cách phương thức hình ảnh khác. Thủ thuật này ít có khả năng gây ra sự lan rộng trong phúc mạc của khối u vì sinh thiết được lấy qua thành ruột chứ không phải qua da. FNA do EUS hướng dẫn có độ nhạy khoảng 90% và độ đặc hiệu là 96% để chẩn đoán ung thư tuyến tụy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đánh giá di căn xa: Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), CT ngực và chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi ổ bụng trong 1 số trường hợp cụ thể để góp phần đánh giá di căn của khối u.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư tụy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị duy nhất có khả năng chữa khỏi. Thật không may, do biểu hiện muộn của bệnh, chỉ có 15 đến 20% bệnh nhân là ứng cử viên cho phẫu thuật, khoảng 40% có di căn xa, và 30 đến 40% khác có khối u tiến triển, không thể cắt bỏ. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuyentuy5.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị duy nhất có khả năng chữa khỏi.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu, chưa di căn, là những ứng cử viên tiềm năng cho phẫu thuật, tùy thuộc vị trí khối u mà có xử trí khác nhau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khối u ở đầu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối ung thư của đầu tụy có thể được điều trị bằng phẫu thuật Whipple (phẫu thuật cắt bỏ khối tá tụy) thông thường hoặc bảo tồn môn vị. </p>
<p style="text-align: justify;">- Không có lợi ích bổ sung nào đạt được khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến hoặc cắt bỏ hạch mở rộng,</p>
<p style="text-align: justify;">- Việc cắt bỏ toàn bộ tuyến chỉ nên được giới hạn trong những trường hợp cần cắt bỏ toàn bộ tuyến để đạt được lợi ích âm tính. </p>
<p style="text-align: justify;">- Mặc dù đây là một lĩnh vực còn nhiều tranh cãi, nhưng cắt bỏ và tái tạo tĩnh mạch là một cách tiếp cận tiêu chuẩn đối với ung thư biểu mô tuyến tụy chủ yếu liên quan đến tĩnh mạch cửa hoặc SMV, với điều kiện là có đầy đủ các tĩnh mạch vào và ra, khối u không liên quan đến động mạch mạc treo tràng trên (SMA) hoặc động mạch gan.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân có biểu hiện vàng da tắc nghẽn, sự không chắc chắn về lợi ích của việc dẫn lưu trước phẫu thuật đã dẫn đến những cách tiếp cận khác nhau. Chúng tôi đề xuất dẫn lưu đường mật cho một số bệnh nhân được lựa chọn mà cuộc phẫu thuật sẽ bị trì hoãn lâu hơn hai tuần và chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng phương pháp này khi có viêm đường mật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khối u ở đuôi / thân: Phẫu thuật cắt bỏ ung thư nằm trong thân hoặc đuôi của tuyến tụy bao gồm phẫu thuật cắt đoạn xa, thường kết hợp với cắt lách. Chúng tôi đề nghị thăm dò nội soi trước khi cố gắng cắt bỏ, vì một tỷ lệ đáng kể sẽ có di căn phúc mạc ẩn (Độ 2B). </p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u liên quan đến toàn bộ tuyến: Đôi khi cần phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ để đạt được biên độ cắt bỏ âm tính trên kính hiển vi. Tuy nhiên, hậu quả chuyển hóa của phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ, bao gồm suy chức năng ngoại tiết vĩnh viễn và bệnh tiểu đường, có tác động bất lợi đến chất lượng cuộc sống và sự tồn tại lâu dài.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với tất cả những bệnh nhân được cắt bỏ ban đầu mà không có liệu pháp bổ trợ ban đầu, bao gồm cả những bệnh nhân có bệnh lý T1N0, chúng tôi đề nghị sáu tháng hóa trị bổ trợ (Lớp 1A ). Điều trị bổ trợ nên được bắt đầu trong vòng tám tuần sau khi phẫu thuật, nếu có thể. </p>
<p style="text-align: justify;">- Liệu pháp bổ trợ ban đầu là một giải pháp thay thế hợp lý cho phẫu thuật cả trước, sau đó là liệu pháp bổ trợ ở những bệnh nhân dường như có các khối u có khả năng cắt lại, miễn là tình trạng hoạt động và bệnh kèm theo đủ để có thể chịu được điều trị. </p>
<p style="text-align: justify;">- Thông thường, những bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy tiến triển, không thể cắt bỏ được có khối u xâm lấn vào các cấu trúc quan trọng lân cận, đặc biệt là động mạch mạc treo ruột và mạc treo tràng trên. Việc quản lý tối ưu những bệnh nhân này còn nhiều tranh cãi và không có phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận. Các lựa chọn điều trị bao gồm xạ trị (RT) đơn thuần, hóa trị và hóa trị đơn thuần. Trong một số trường hợp, đáp ứng với liệu pháp bổ trợ ban đầu sẽ đủ để cho phép cố gắng phẫu thuật cắt bỏ tiếp theo.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân ung thư di căn, hóa trị liệu toàn thân giảm nhẹ có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh và kéo dài thời gian sống thêm. </p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị có khả năng chữa khỏi ung thư tuyến tụy nên tiếp tục được chăm sóc hỗ trợ liên tục để giảm gánh nặng triệu chứng có thể do điều trị, bao gồm đau, chán ăn và giảm cân, trầm cảm và lo lắng, tắc nghẽn mật, suy tuyến tụy và huyết khối tĩnh mạch.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Epidemiology and nonfamilial risk factors for exocrine pancreatic cancer - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Familial risk factors for pancreatic cancer and screening of high-risk patients - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Clinical manifestations, diagnosis, and staging of exocrine pancreatic cancer - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Overview of surgery in the treatment of exocrine pancreatic cancer and prognosis - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-tuy-srdse |
Ung thư trực tràng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư trực tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư đại trực tràng (CRC) là một căn bệnh phổ biến và gây chết người. Người ta ước tính rằng khoảng 149.500 trường hợp ung thư ruột già mới được chẩn đoán hàng năm ở Hoa Kỳ, trong đó khoảng 104.270 trường hợp phát sinh từ ruột kết và phần còn lại từ trực tràng. Khoảng 52.980 người Mỹ được dự đoán sẽ chết vì ung thư ruột già mỗi năm. Mặc dù tỷ lệ tử vong do CRC đang giảm dần kể từ năm 1990, với tốc độ hiện tại là khoảng 1,6 đến 2,0 phần trăm mỗi năm, tuy nhiên nó vẫn là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ ở phụ nữ và là nguyên nhân tử vong thứ hai ở Hoa Kỳ ở nam giới. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ungthutructrang2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư đại trực tràng (CRC) là một căn bệnh phổ biến và gây chết người</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư trực tràng bao gồm ung thư biểu mô tuyến chiếm đa số, với một phần nhỏ ung thư tế bào vảy trực tràng nguyên phát. </p>
<p style="text-align: justify;">Vị trí của ung thư trực tràng được xác định bằng khoảng cách từ bờ hậu môn: Ung thư trực tràng thấp (xa) nằm cách bờ hậu môn 4 đến 8 cm, ung thư trực tràng giữa từ 8 đến 12 cm và ung thư trực tràng trên (gần) từ 12 đến 15 cm . </p>
<p style="text-align: justify;">Khoảng 45.230 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng hàng năm. Phần lớn trong số này là ung thư biểu mô tuyến. Ung thư tế bào vảy trực tràng nguyên phát, rất hiếm, có thể khó phân biệt với ung thư hậu môn và được điều trị theo cách tiếp cận tương tự như ung thư hậu môn, với hóa trị ban đầu (xạ trị kết hợp hóa trị liệu fluoropyrimidine) chứ không phải phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">CRC có thể được chẩn đoán khi bắt đầu có các triệu chứng, hoặc thông qua nội soi đại trực tràng sàng lọc hay phát hiện máu ẩn qua phân. Các tài liệu hiện tại cho thấy rằng hơn 86% những người được chẩn đoán dưới 50 tuổi là có triệu chứng khi chẩn đoán, và thường khối u đã ở giai đoạn tiến triển. Những bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn khu trú có tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều so với những bệnh nhân đã lan rộng di căn tại thời điểm chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">Cách tiếp cận tối ưu để điều trị ung thư biểu mô tuyến trực tràng phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó vị trí khối u trong trực tràng và mức độ bệnh tại chỗ là quan trọng nhất. Cắt bỏ khối u là phương thức điều trị chính cho ung thư trực tràng giai đoạn đầu và phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiên lượng khả năng chữa khỏi. Đối với một số bệnh nhân bị ung thư xâm lấn hạn chế trong một polyp không có đặc điểm bất lợi, chỉ cần cắt polyp là đủ. Đối với những người có khối u lớn, hạch vùng rộng; hoặc xâm lấn rộng xung quanh thì một "phương pháp tiếp cận bổ trợ tổng thể" bao gồm bốn tháng hóa trị liệu trước và hóa trị liệu trình dài hoặc xạ trị liệu trình ngắn trước khi phẫu thuật có thể được thực hiện.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc sàng lọc các cá nhân không có triệu chứng đối với ung thư đại trực tràng được các xã hội và các tổ chức chăm sóc dự phòng ủng hộ. Nhiều xét nghiệm sàng lọc có sẵn để phát hiện ung thư đại trực tràng (CRC) trước khi chúng có triệu chứng. Trước đây hầu hết các hướng dẫn đều đề nghị bắt đầu tầm soát ở tuổi 50 trừ những người bị bệnh viêm ruột, tiền sử bức xạ ổ bụng, tiền sử gia đình có ung thư đại trực tràng hoặc hội chứng di truyền dễ mắc; tuy nhiên, vào năm 2021, do tỷ lệ mắc bệnh ở thanh niên ngày càng tăng do đó khuyến nghị bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng ở tất cả từ 45 tuổi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư trực tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mặc dù dữ liệu ủng hộ quan điểm rằng một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ruột kết hơn là ung thư trực tràng, song nhiều nghiên cứu đặt chúng cùng nhau.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutructrang110.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các yếu tố môi trường và di truyền có thể làm tăng khả năng phát triển CRC</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố môi trường và di truyền có thể làm tăng khả năng phát triển CRC. Mặc dù tính nhạy cảm do di truyền dẫn đến nguy cơ gia tăng đáng kể nhất, nhưng phần lớn các ung thư đại trực tràng là rời rạc chứ không phải gia đình.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố chính làm tăng nguy cơ CRC và ảnh hưởng đến các khuyến nghị tầm soát là một số dạng CRC di truyền nhất định, tuổi tác, tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc ung thư đại tràng lẻ tẻ (và có thể là u tuyến lớn hoặc tiến triển), bệnh viêm ruột và tiền sử của chiếu xạ ổ bụng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng ung thư do di truyền: Hội chứng Lynch - Hội chứng Lynch hay HNPCC là một hội chứng chiếm ưu thế trên nhiễm sắc thể thường gặp hơn FAP và chiếm khoảng 3% tổng số ung thư biểu mô tuyến đại tràng. Có thể nghi ngờ hội chứng Lynch trên cơ sở tiền sử gia đình mắc CRC, ung thư nội mạc tử cung và các bệnh ung thư khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có ung thư đại trực tràng lẻ tẻ hoặc polyp tuyến cũng làm tăng nguy cơ mắc CRC.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bức xạ abdominopelvic: Những người sống sót sau ung thư được xạ trị abdominopelvic khi còn nhỏ hoặc khi trưởng thành có nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa tiếp theo tăng lên đáng kể, phần lớn là CRC.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị xơ nang có nguy cơ cao mắc CRC.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số yếu tố có thể điều chỉnh được, bao gồm béo phì, tiểu đường, sử dụng thuốc lá, tiêu thụ quá nhiều rượu, tiêu thụ quá nhiều thịt chế biến và thiếu hoạt động thể chất, đã được xác định một cách nhất quán là các yếu tố nguy cơ trong các nghiên cứu quan sát, nhưng hiện tại, chúng không thay đổi tầm soát khuyến nghị.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ khác đã được xác định, bao gồm chủng tộc người Mỹ gốc Phi, giới tính, bệnh to cực chi và tiền sử ghép thận, nhưng ảnh hưởng của chúng đến các khuyến nghị tầm soát là rất khác nhau. </p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù không chắc chắn, một chế độ ăn uống bảo vệ có thể được xác định cho các mục đích lâm sàng bao gồm tránh thịt đỏ đã qua chế biến và nướng cháy, bao gồm các loại rau (đặc biệt là họ cải) và các dạng cám lúa mì chưa qua chế biến (còn nhiều tranh cãi), bổ sung đủ lượng folate từ thực phẩm, hạn chế lượng calo và tránh uống quá nhiều rượu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư trực tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể biểu hiện theo ba cách: </p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng và / hoặc dấu hiệu nghi ngờ</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người không có triệu chứng được phát hiện tình cờ qua khám định kỳ </p>
<p style="text-align: justify;">- Nhập viện cấp cứu với tắc ruột, thủng, hoặc hiếm gặp là chảy máu đường tiêu hóa cấp tính</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutructrang3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không có triệu chứng ở phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Không có triệu chứng ở phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu và những bệnh nhân này được chẩn đoán là qua sàng lọc. Mặc dù việc sàng lọc ung thư đại trực tràng ngày càng tăng đã dẫn đến nhiều trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn sớm không có triệu chứng, song thực tế hầu hết các trường hợp (70 đến 90% ) được chẩn đoán là sau khi bắt đầu có triệu chứng. Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng thường là do sự phát triển của khối u vào lòng ống tiêu hóa hoặc các cấu trúc lân cận, và do đó, khi có biểu hiện triệu chứng thường phản ánh khối u đã tương đối tiên tiến.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng / dấu hiệu điển hình liên quan đến ung thư đại trực tràng bao gồm xuất huyết tiêu hóa đặc biệt vùng trực tràng hoặc phân đen, đau bụng, thiếu máu do thiếu sắt không rõ nguyên nhân, và / hoặc thay đổi thói quen đi tiêu. Các triệu chứng biểu hiện ít phổ biến hơn bao gồm chướng bụng, và / hoặc buồn nôn và nôn, có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn. Trong một nghiên cứu thuần tập hồi cứu hơn 29.000 bệnh nhân tại một phòng khám phẫu thuật đại trực tràng trong khoảng thời gian 22 năm, biểu hiện các triệu chứng vào những năm 1626, những người cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay đổi thói quen đi tiêu, đây là triệu chứng phổ biến nhất (74%)</p>
<p style="text-align: justify;">- Chảy máu đỏ tươi qua trực tràng kết hợp với thay đổi thói quen đi tiêu, là sự kết hợp triệu chứng phổ biến nhất (51% các trường hợp ung thư và 71% những người có biểu hiện chảy máu trực tràng)</p>
<p style="text-align: justify;">- Khối trực tràng (24,5 phần trăm) hoặc khối ổ bụng (12,5 phần trăm)</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu máu do thiếu sắt (9,6%)</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau bụng như một triệu chứng đơn lẻ, là triệu chứng ít phổ biến nhất (3,8%)</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư trực tràng có thể gây ra mót rặn, đau trực tràng và giảm khối lượng phân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khoảng 20% bệnh nhân ở Hoa Kỳ mắc bệnh di căn xa tại thời điểm xuất hiện. Ung thư đại trực tràng có thể lây lan qua đường bạch huyết và máu, cũng như theo đường tiếp giáp và xuyên phúc mạc. Bệnh nhân có thể xuất hiện với các dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bất kỳ khu vực nào trong số này. Sự hiện diện của đau hạ sườn phải, chướng bụng, no sớm, nổi hạch thượng đòn thường báo hiệu bệnh đã tiến triển, thường là di căn. giai đoạn muộn bệnh nhân suy kiệt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư trực tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng hay gặp: xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, đường rò, viêm phúc mạc do thủng ruột, di căn, suy kiệt và tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư trực tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tuổi: người từ 50 tuổi trở nên có nguy cơ cao</p>
<p style="text-align: justify;">- Giới: Tỷ lệ nam giới mắc ung thư trực tràng cao hơn nữ giới</p>
<p style="text-align: justify;">- Béo phì: Béo phì cũng làm tăng khả năng mắc bệnh và tử vong do ung thư đại trực tràng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến: Mặc dù dữ liệu không hoàn toàn nhất quán, nhưng việc tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt chế biến trong thời gian dài dường như có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nấu ăn ở nhiệt độ cao (ví dụ, nướng, áp chảo) được coi là góp phần gây ra rủi ro, có lẽ là do sản sinh ra các hydrocacbon và các chất gây ung thư khác được tạo ra từ protein trong quá trình nung. Thịt nạc đỏ có thể ít rủi ro hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng.</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutructrang17.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hút thuốc lá có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Mối liên quan giữa việc uống rượu và tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng đã được quan sát thấy trong một số nghiên cứu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lý: mắc bệnh xơ nang, bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, … tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố gia đình: Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng có thể làm tăng nguy cơ một cá nhân sẽ phát triển ung thư đại trực tràng trong suốt cuộc đời. </p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng ung thư đại trực tràng gia đình có nguy cơ cao </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư trực tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>- Hạn chế lượng thịt đỏ, đồ chiên rán, thực phẩm hun khói trong khẩu phần ăn, thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutructrang9.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hạn chế lượng thịt đỏ, đồ chiên rán, thực phẩm hun khói</em></p>
<p>- Hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá</p>
<p>- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hợp lý</p>
<p>- Phát hiện sớm và điều trị bệnh lý đại trực tràng đặc biệt là polyp đại trực tràng</p>
<p>- Việc sàng lọc các cá nhân không có triệu chứng đối với ung thư đại trực tràng được các xã hội và các tổ chức chăm sóc dự phòng ủng hộ. Nhiều xét nghiệm sàng lọc có sẵn để phát hiện polyp tuyến và ung thư đại trực tràng trước khi chúng có triệu chứng. Trước đây hầu hết các hướng dẫn đều đề nghị bắt đầu tầm soát ở tuổi 50 trừ những người bị bệnh viêm ruột, tiền sử bức xạ ổ bụng, tiền sử gia đình có ung thư đại tràng hoặc hội chứng di truyền dễ mắc; tuy nhiên, vào năm 2021, do tỷ lệ mắc bệnh ở thanh niên ngày càng tăng do đó khuyến nghị bắt đầu tầm soát ung thư ở tuổi 45.</p>
<p>- Các loại xét nghiệm để sàng lọc ung thư đại trực tràng bao gồm xét nghiệm dựa trên phân để phát hiện hemoglobin trong máu có thể đến từ một tổn thương, hình ảnh trực tiếp bằng nội soi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư trực tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến trực tràng được chẩn đoán bằng nội soi sau khi có biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa dưới; trong một số trường hợp, chẩn đoán tình cờ phát hiện tổn thương trong quá trình nội soi kiểm tra định kỳ hoặc tình cờ trên một nghiên cứu hình ảnh được thực hiện vì một lý do khác.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutructrang15.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hầu hết bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến trực tràng được chẩn đoán bằng nội soi sau khi có biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa dưới</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi quan sát qua ống nội soi, phần lớn ung thư trực tràng là những khối nội mạc phát sinh từ niêm mạc và nhô ra lòng ống tiêu hóa. Có thể là khối lồi ra ngoài hay polyp, tổn thương chảy máu (rỉ máu hoặc chảy máu) có thể thấy với các tổn thương bị mủn nát, hoại tử hoặc loét. Một số ít tổn thương ung thư ở đường tiêu hóa không phải là dạng Polyp mà tương đối phẳng hoặc lõm xuống. Nếu khối u được ghi nhận trong quá trình nội soi, sinh thiết nên được thực hiện để đánh giá mô bệnh học.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán giai đoạn trước điều trị là để đánh giá sự hiện diện của bệnh di căn xa và xác định vị trí khối u trong trực tràng và mức độ cục bộ của nó là rất quan trọng. Đánh giá chính xác vị trí và mức độ cục bộ của khối u là cần thiết trước khi điều trị để lựa chọn phương pháp phẫu thuật và xác định những bệnh nhân nào là đối tượng cho liệu pháp ban đầu (hóa trị liệu dài ngày, hóa trị liệu ngắn hạn hay xạ trị [RT] đơn lẻ, liệu trình xạ trị tiếp theo là hóa trị, hoặc kết hợp hóa trị bổ trợ và hóa trị) trước khi phẫu thuật. Các phương pháp có thể dùng để khảo sát như: Kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE), nội soi đại tràng sigma, siêu âm qua trực tràng, siêu âm nội soi qua trực tràng và MRI vùng chậu.</p>
<p style="text-align: justify;">Kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE) và nội soi trực tràng là rất cần thiết cho quá trình ra quyết định phẫu thuật. Trên DRE, có thể đánh giá sự cố định của tổn thương với cơ vòng hậu môn, mối quan hệ của nó với cơ vòng hậu môn trực tràng và sự cố định với cả thành trực tràng và cơ thành chậu (cơ nâng). </p>
<p style="text-align: justify;">Soi trực tràng có thể xác định chính xác khoảng cách giữa bờ xa của khối u, đỉnh của vòng hậu môn trực tràng và đường lược. Đánh giá lâm sàng đầy đủ về sự mở rộng cục bộ của khối u có thể yêu cầu khám dưới gây mê, đặc biệt khi bệnh nhân không thể khám vì đau.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong khi CT bụng và khung chậu trước phẫu thuật là bắt buộc trong việc lập kế hoạch phẫu thuật, hình ảnh DRE, nội soi không hoàn hảo và nó có thể đánh giá thấp mức độ liên quan của các cơ quan địa phương lân cận. Đặc biệt, CT có thể xác định chính xác bệnh khu trú theo vùng và nhu cầu cắt bỏ cơ quan lân cận, nhưng nó ít hữu ích hơn trong việc dự đoán khả năng cắt bỏ khối u tại chỗ.</p>
<p style="text-align: justify;">MRI độ phân giải cao là phương pháp ưu việt hơn CT để đánh giá mức độ của khối u nguyên phát vì nó có thể cung cấp thông tin về ranh giới chu vi cắt bỏ (CRM), cũng như sự xâm lấn đến các cơ quan và cấu trúc khác, và hạch chậu hông. </p>
<p style="text-align: justify;">Siêu âm nội trực tràng hoặc qua trực tràng là một phương pháp thay thế khác nhưng có thể bị hạn chế bởi khối u to và thiếu độ sâu để đánh giá sự xâm lấn của các cơ quan khác. Siêu âm qua nội soi đặc biệt hạn chế đối với các khối u phía sau hoặc bên trong, trong đó không thể ước tính được khoảng cách đến CRM vì thiếu các cấu trúc lân cận cho phép đánh giá CRM.</p>
<p style="text-align: justify;">Đánh giá di căn xa - nên chụp CT ngực, bụng và khung chậu có cản quang cho tất cả bệnh nhân có chẩn đoán mới là ung thư trực tràng xâm lấn ngoại trừ những bệnh nhân có polyp ác tính được cắt bỏ hoàn toàn. không xâm lấn ra ngoài lớp dưới niêm mạc (pT1N0), các đặc điểm mô học thuận lợi và ranh giới rõ ràng. CT vùng chậu không cần thiết ở những bệnh nhân đã trải qua MRI vùng chậu để phân giai đoạn. Đối với những bệnh nhân có chống chỉ định chụp CT có cản quang, MRI bụng và khung chậu có chất cản quang cộng với CT ngực không cản quang là một lựa chọn thay thế. Có thể cần chụp cộng hưởng từ gan để mô tả đầy đủ hơn gánh nặng của di căn gan nếu nghi ngờ mắc bệnh thiểu sản gan. Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) dường như không bổ sung thêm thông tin quan trọng cho chụp CT để phân giai đoạn trước phẫu thuật thường quy của một bệnh ung thư trực tràng mới được chẩn đoán Xác nhận sinh thiết có thể được chỉ định cho những bệnh nhân được chọn có phát hiện trên CT hoặc PET gây nghi ngờ về di căn xa, nếu không có đặc điểm rõ ràng ở hình ảnh cận lâm sàng ban đầu, và đặc biệt nếu có câu hỏi về nguồn gốc của di căn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu khối u lưu hành, chẳng hạn như kháng nguyên carcinoembryonic (CEA), không đủ nhạy hoặc đặc hiệu để được sử dụng để sàng lọc hoặc làm xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nồng độ CEA có giá trị trong việc phân giai đoạn trước điều trị và theo dõi bệnh nhân ung thư đại trực tràng được chẩn đoán:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nồng độ CEA trong huyết thanh có tác dụng tiên lượng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng mới được chẩn đoán. Bệnh nhân có CEA huyết thanh trước phẫu thuật> 5 ng / mL có tiên lượng xấu hơn theo từng giai đoạn, so với những bệnh nhân có mức thấp hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nồng độ CEA trước phẫu thuật tăng cao mà không bình thường hóa sau khi phẫu thuật cắt bỏ ngụ ý sự hiện diện của bệnh dai dẳng và cần phải đánh giá thêm. </p>
<ul>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư trực tràng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vị trí của ung thư trực tràng được xác định bằng khoảng cách từ bờ hậu môn: ung thư trực tràng thấp (xa) nằm cách bờ hậu môn 4 đến 8 cm, ung thư trực tràng giữa từ 8 đến 12 cm và ung thư trực tràng trên (gần) từ 12 đến 15 cm . Ống hậu môn cách miệng hậu môn từ 0 đến 4 cm. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định phẫu thuật để bảo tồn cơ thắt phụ thuộc chủ yếu vào khoảng cách từ viền dưới của khối u đến đỉnh của vòng hậu môn trực tràng (tức là đỉnh của phức hợp cơ thắt) hơn là bờ hậu môn.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuyentuy9.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Phẫu thuật: là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh ung thư trực tràng.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật: là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh ung thư trực tràng. Các thành phần chính của phẫu thuật cắt bỏ bao gồm thực hiện cắt bỏ rộng khối ung thư nguyên phát bằng cách đạt được giới mặt cắt gần và xa không còn tế bào ung thư và thực hiện cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng (TME) bao gồm cắt bỏ các hạch bạch huyết bằng các thủ thuật như phẫu thuật cắt trước thấp [LAR] hoặc cắt cụt trực tràng qua đường bụng- tầng sinh môn [APR].</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với một số bệnh nhân bị ung thư xâm lấn hạn chế trong một polyp không có đặc điểm bất lợi, chỉ cần cắt polyp là đủ. </p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư biểu mô tuyến trực tràng nhỏ xâm lấn (cT1) không thể cắt polyp đơn thuần có thể được quản lý hiệu quả bằng phương pháp cắt bỏ cục bộ (cắt bỏ qua hậu môn, vi phẫu nội soi qua hậu môn [TEM] hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu qua hậu môn [TAMIS]). </p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, đa số bệnh nhân có khối u xâm lấn sâu hơn, không đủ tiêu chuẩn cắt bỏ tại chỗ cũng như những người có khối u cT1 không thể cắt bỏ cục bộ. Những bệnh nhân như vậy sẽ yêu cầu cắt bỏ qua ổ bụng và các kỹ thuật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào mức độ và vị trí của khối u trong trực tràng:</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u ở trực tràng trên và giữa thường có thể được quản lý bằng thủ thuật cắt bỏ cơ vòng, chẳng hạn như LAR, với điều kiện là có thể đạt được phẫu thuật cắt bỏ và bảo tồn đầy đủ chức năng hậu môn trực tràng. </p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u ở dưới trực tràng (tức là các khối u trong vòng 5 cm tính từ bờ hậu môn có thể yêu cầu APR nếu không thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ bằng các thủ thuật cắt bỏ cơ vòng. Các biện pháp thay thế APR cho bệnh nhân có khối u trực tràng dưới đã phát triển và bao gồm những điều sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với những bệnh nhân được chọn có khối u nhỏ dưới trực tràng, các kỹ thuật cắt bỏ cục bộ có thể mang lại tỷ lệ kiểm soát và sống sót tương đương với APR trong khi vẫn bảo tồn chức năng cơ vòng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với những bệnh nhân có khối u trực tràng dưới lớn hơn hoặc xâm lấn hơn, xạ trị trước phẫu thuật (RT) và hóa trị liệu đã được sử dụng để thúc đẩy sự thoái triển của khối u trong nỗ lực chuyển đổi APR theo kế hoạch thành một phẫu thuật tiết kiệm cơ vòng, chẳng hạn như LAR. </p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u tiến triển tại chỗ liên quan đến các cơ quan vùng chậu lân cận có thể yêu cầu cắt bỏ đa vùng, ngay cả khi là một phần của quản lý đa mô thức bao gồm hóa trị trước phẫu thuật có hoặc không có hóa trị trước phẫu thuật, hoặc xạ trị ngắn hạn sau đó là hóa trị.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với những bệnh nhân phẫu thuật qua ổ bụng vì ung thư trực tràng, các rìa phẫu thuật gần, xa và cắt ngang phải không có ung thư về mặt mô học để giảm nguy cơ tái phát cục bộ. Ngoài ra, bác sĩ phẫu thuật cũng nên thực hiện một TME đầy đủ. TME cải thiện khả năng kiểm soát tại chỗ và khả năng sống sót của bệnh nhân trong khi duy trì chức năng sinh dục sau phẫu thuật bằng cách bảo tồn các dây thần kinh tự chủ của vùng chậu. </p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị đa phương thức: Tất cả bệnh nhân bị ung thư trực tràng xâm lấn, ngoại trừ một số bệnh nhân có bệnh cT1N0, nên được thảo luận trong điều trị đa phương thức (phẫu thuật, xạ trị ung thư, hóa trị ung thư nội khoa…). Như đã được chứng minh trong nghiên cứu ung thư trực tràng ở Đức, lợi ích của thuốc bổ trợ ban đầu, hóa trị liệu bao gồm tỷ lệ bảo tồn cơ thắt tốt hơn, tỷ lệ hẹp van nối thấp hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, hóa trị liệu được ưu tiên áp dụng trước phẫu thuật (hóa trị liệu tân bổ trợ) cho các nhóm bệnh nhân sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo giai đoạn lâm sàng T3 hoặc T4, hoặc các khối u di căn hạch vùng. </p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u ở xa, ngay cả khi cT2N0, mà khối u thoái triển có thể cho phép chuyển đổi thành công APR theo kế hoạch thành một thủ thuật phẫu thuật tiết kiệm cơ vòng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật gợi ý sự xâm lấn của mạc treo ruột hoặc một đường cắt vòng quanh bị đe dọa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tại nhiều trung tâm ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á, RT trong phẫu thuật (IORT) đã được sử dụng kết hợp với hóa trị trước phẫu thuật và phẫu thuật cắt bỏ các khối u tiến triển tại chỗ. Nói chung, IORT sẽ không mang lại lợi ích cho những bệnh nhân có tỷ suất cắt bỏ hoàn toàn khối u. </p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư biểu mô vảy trực tràng nguyên phát, rất hiếm, có thể khó phân biệt với ung thư hậu môn và được điều trị theo cách tiếp cận tương tự như ung thư hậu môn, bằng hóa trị ban đầu (CRT) chứ không phải phẫu thuật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Overview of the management of rectal adenocarcinoma - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Colorectal cancer: Epidemiology, risk factors, and protective factors - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Clinical presentation, diagnosis, and staging of colorectal cancer - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Tests for screening for colorectal cancer</li><li style="text-align: justify;">Overview of the management of primary colon cancer - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-truc-trang-smxdm |
Ung thư túi mật | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư túi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư túi mật (GBC) là một bệnh ác tính không phổ biến nhưng gây tử vong cao. Trên toàn thế giới, có sự khác biệt địa lý nổi bật về tỷ lệ GBC tương quan với tỷ lệ hiện mắc bệnh sỏi đường mật. Tỷ lệ mắc bệnh tăng đều theo độ tuổi, phụ nữ bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nam giới từ hai đến sáu lần, và GBC phổ biến ở người da trắng hơn người da đen.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ungthutuimat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư túi mật (GBC) là một bệnh ác tính không phổ biến nhưng gây tử vong cao.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Phần lớn (gần 90%) là ung thư biểu mô tuyến, mặc dù các loại mô học khác đôi khi được tìm thấy, bao gồm ung thư tế bào vảy, khối u thần kinh nội tiết tế bào nhỏ, ung thư hạch và sarcoma.</p>
<p style="text-align: justify;">Có ít hơn 5000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm ở Hoa Kỳ. Phần lớn được phát hiện tình cờ ở những bệnh nhân đang thăm dò sỏi mật; một khối u sẽ được tìm thấy trong 1 đến 2 phần trăm các trường hợp như vậy. </p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ GBC cao được thấy ở các nước Nam Mỹ, đặc biệt là Chile, Bolivia và Ecuador, cũng như một số khu vực phía bắc Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ba Lan. Ở Chile, tỷ lệ tử vong do GBC là cao nhất trên thế giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Bắc Mỹ được coi là khu vực có tỷ lệ mắc bệnh thấp. Các ước tính cho thấy tỷ lệ mắc 1 đến 2 trường hợp trên 100.000 dân ở Hoa Kỳ; tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn nam (1,7 so với 1,0 ca trên 100.000 mỗi năm). Trái ngược với dân số chung, GBC là bệnh ác tính đường tiêu hóa phổ biến nhất ở cả người Mỹ bản địa Tây Nam và người Mỹ gốc Mexico. Mặc dù tỷ lệ GBC nói chung đã giảm ở Hoa Kỳ trong 30 năm qua, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng ở những người trẻ tuổi. Trên toàn cầu, gánh nặng của bệnh ung thư túi mật và các bệnh ung thư đường mật khác đã tăng lên trong 30 năm qua.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, nhiều yếu tố có chung đặc điểm của viêm túi mật mãn tính: bệnh sỏi mật, polyp túi mật và nang đường mật bẩm sinh, dị thường ống tụy và nhiễm trùng mãn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Tương tự như các loại ung thư biểu mô tuyến đường tiêu hóa khác, ung thư biểu mô tuyến túi mật tiến triển từ loạn sản thành ung thư biểu mô tại chỗ, và sau đó là ung thư xâm lấn. Việc thiếu lớp cơ được xác định rõ cho phép xâm lấn mạch máu, bạch huyết và thần kinh sớm. Các khối u thường xuyên mở rộng ra bên ngoài túi mật, xâm lấn các cơ quan lân cận, đặc biệt là gan, khi chúng phát triển.</p>
<p style="text-align: justify;">So với ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào vảy (SCC) có xu hướng ác tính cao hơn, được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hơn và có khả năng sống sót kém hơn, ngay cả khi đã cắt bỏ (bệnh nhân SCC có tỷ lệ dương tính với rìa cao hơn đáng kể, 36 so với 29%).</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân GBC sớm thường không có triệu chứng, hoặc họ có các triệu chứng không đặc hiệu bắt chước hoặc do sỏi mật hoặc viêm túi mật. Vì vậy, GBC có thể được chẩn đoán trước mổ, trong mổ tại thời điểm thăm dò ngoại khoa để tìm các triệu chứng vùng bụng do một quá trình bệnh khác gây ra, hoặc sau mổ khi kiểm tra mẫu túi mật, thường được lấy ra để cắt túi mật do sỏi mật có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Vì nhiều bệnh nhân được chẩn đoán trong mổ tại thời điểm cắt túi mật vì sỏi đường mật, một vấn đề quan trọng là tầm soát những bệnh nhân có triệu chứng bệnh đường mật về khả năng cùng tồn tại GBC. Siêu âm thường là phương pháp sàng lọc ban đầu; tuy nhiên, độ chính xác đối với việc xác định phạm vi cục bộ và xa của GBC còn bị hạn chế.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư túi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tương tự như các loại ung thư biểu mô tuyến đường tiêu hóa khác, ung thư biểu mô tuyến túi mật tiến triển từ loạn sản thành ung thư biểu mô tại chỗ, và sau đó là ung thư xâm lấn. Việc thiếu lớp cơ được xác định rõ cho phép xâm lấn mạch máu, bạch huyết và thần kinh sớm. Các khối u thường xuyên mở rộng ra bên ngoài túi mật, xâm lấn các cơ quan lân cận, đặc biệt là gan, khi chúng phát triển.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuimat15.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư biểu mô tuyến túi mật tiến triển từ loạn sản thành ung thư biểu mô tại chỗ, và sau đó là ung thư xâm lấn.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Có sự khác biệt về mặt phân tử giữa các tổn thương loạn sản và u tuyến có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt cơ bản về sinh học. Đột biến ở catenin beta 1 (CTNNB1) thường gặp ở u tuyến nhưng hiếm gặp ở tổn thương loạn sản / ung thư biểu mô. Như đã đề cập ở trên, đột biến KRAS đã được xác định trong các tổn thương loạn sản và tăng sản liên quan đến bất thường đoạn nối ống tụy mật; biến thể giải phẫu này có liên quan đến nguy cơ đáng kể đối với ung thư biểu mô và những khối u này luôn chứng minh có đột biến KRAS . Mối quan hệ qua lại giữa CTNNB1 và KRAS giữa u tuyến và loạn sản / ung thư biểu mô, sự liên quan thường xuyên của loạn sản với ung thư biểu mô xâm lấn và phát hiện ít phổ biến hơn của u tuyến trong các mẫu ung thư đều cho thấy rằng u tuyến túi mật đại diện cho một quá trình sinh học riêng biệt với khả năng ác tính tương đối thấp, trong khi tổn thương loạn sản do KRAS có tiềm năng ác tính cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, nhiều yếu tố có chung đặc điểm của viêm túi mật mãn tính: bệnh sỏi mật, polyp túi mật và nang đường mật bẩm sinh, dị thường ống tụy và nhiễm trùng mãn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Sỏi mật hiện diện ở 70 đến 90% bệnh nhân GBC, và tiền sử sỏi mật dường như là một trong những yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với sự phát triển của GBC. Ví dụ, trong một nghiên cứu bệnh chứng từ Thượng Hải bao gồm 368 bệnh nhân GBC và 959 bệnh nhân khỏe mạnh đối chứng, những người mắc bệnh túi mật có triệu chứng (sỏi mật hoặc viêm túi mật tự báo cáo) có nguy cơ mắc GBC cao hơn 34 lần. 70 đến 90% các trường hợp cắt túi mật có tiền sử sỏi đường mật.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù tăng nguy cơ GBC ở bệnh nhân sỏi mật, tỷ lệ GBC nói chung ở bệnh nhân sỏi mật chỉ là 0,5 đến 3 phần trăm. Nguy cơ cao hơn với sỏi mật lớn hơn (trong một nghiên cứu, bệnh nhân có sỏi lớn hơn 3 cm có nguy cơ GBC cao hơn 10 lần so với những người có sỏi <1 cm) và thời gian mắc sỏi mật lâu hơn (đặc biệt là độ tuổi > 40).</p>
<p style="text-align: justify;">Túi mật sứ là một biểu hiện không phổ biến của bệnh viêm túi mật mãn tính mà biểu hiện của nó là sự vôi hóa trong khoang của thành túi mật. Nó có liên quan đến sỏi đường mật trong hơn 95% trường hợp. Cũng như các tình trạng khác liên quan đến sỏi<br>
mật, những bệnh nhân này có nguy cơ mắc GBC cao hơn. Tỷ lệ GBC được báo cáo ở những bệnh nhân có túi mật sứ nằm trong khoảng từ 0 đến 60 phần trăm, với các nghiên cứu gần đây hơn cho thấy tỷ lệ khoảng 2 đến 3 phần trăm. Nguy cơ gia tăng có thể chỉ giới hạn ở những bệnh nhân bị vôi hóa niêm mạc chọn lọc hoặc vôi hóa không hoàn toàn.</p>
<p style="text-align: justify;">Polyp túi mật là sự phát triển ra ngoài của thành niêm mạc túi mật, thường được phát hiện tình cờ trên siêu âm hoặc sau khi cắt túi mật. Chúng được phân loại là lành tính hoặc ác tính. </p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương u lành tính phổ biến nhất là u tuyến, một khối u tuyến gồm các tế bào giống biểu mô đường mật. Không rõ liệu các polyp tuyến có phải là một tổn thương tiền ác tính hay không và nếu có, chúng tiến triển thành ung thư biểu mô với tần suất nào. Không giống như GBC, polyp túi mật có xu hướng không xảy ra ở bệnh nhân sỏi đường mật, viêm mãn tính thường không có và những thay đổi phân tử liên quan đến ung thư được thấy ở GBC không được xác định trong u tuyến. Tuy nhiên, các polyp lớn hơn có nhiều khả năng chứa các ổ ung thư xâm lấn hơn, và một số (nhưng không phải tất cả) nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa sự hiện diện của polyp túi mật và nguy cơ GBC.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguy cơ tổn thương túi mật cao hơn được báo cáo trong tình trạng viêm mãn tính liên quan đến viêm đường mật xơ cứng nguyên phát. Trong một nghiên cứu trên 286 bệnh nhân, 6% trường hợp được phát hiện có khối túi mật, trong đó 56% là GBCs. Do đó, nên siêu âm tầm soát túi mật hàng năm ở những bệnh nhân này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng mạn tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong vùng lưu hành, khoảng 1 đến 4% những người bị nhiễm cấp tính trở thành người mang vi khuẩn Salmonella typhi mãn tính không triệu chứng. Một số báo cáo và phân tích tổng hợp 17 nghiên cứu nhóm bệnh và nhóm chứng cho thấy mối liên quan giữa việc nhiễm S. typhi mạn tính có nguy cơ cao mắc GBC. Bởi vì sự chuyển sang nhiễm trùng mãn tính xảy ra thường xuyên hơn ở những người bị sỏi mật, nên khi có sỏi mật được cho là đại diện cho ổ nhiễm trùng đang diễn ra.</p>
<p style="text-align: justify;">Sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter trên biểu mô đường mật (đặc biệt là Helicobacter bilis) có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của bệnh túi mật, bao gồm GBC. Tuy nhiên vấn đề này cần được làm rõ thêm.</p>
<p style="text-align: justify;">U nang đường mật là tình trạng giãn nở nang có thể xảy ra đơn lẻ hoặc nhiều ổ trên khắp đường mật. Ban đầu chúng được gọi là u nang đường mật (liên quan đến ống mật ngoài gan), nhưng phân loại lâm sàng đã được sửa đổi vào năm 1977 để bao gồm cả u nang trong gan. U nang đường mật có thể bẩm sinh hoặc mắc phải, và chúng có liên quan đến một loạt các bất thường về giải phẫu. Một chỗ nối ống tụy bất thường có ở khoảng 70 phần trăm bệnh nhân bị u nang đường mật. Giống như bất thường chỗ nối ống tụy mật, u nang đường mật đặc biệt thường xuyên ở người châu Á. U nang đường mật có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đường mật. Tỷ lệ mắc bệnh ác tính thay đổi theo tuổi ban đầu. Trong một đánh giá năm 1983 về tất cả các loạt u nang đường mật đã xuất bản, tỷ lệ mắc ung thư là 0,7% ở bệnh nhân dưới 10 tuổi, 6,8% ở bệnh nhân từ 11 đến 20 tuổi và 14,3% ở bệnh nhân trên 20 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao tới 50% đã được báo cáo ở những người lớn tuổi. Ít nhất một nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ gia tăng của ung thư biểu mô trong nang đường mật được giới hạn ở những bệnh nhân có chỗ nối ống tụy bất thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Đoạn nối ống tụy bất thường là một biến thể giải phẫu hiếm gặp, trong đó ống tụy đổ vào ống mật chủ. Tình trạng này phổ biến nhất ở người châu Á, chủ yếu là người Nhật Bản. Kênh chung dài có thể dẫn đến trào ngược dịch tụy vào đường mật vì chỗ nối ống nằm bên ngoài cơ thắt Oddi. Cơ vòng tăng áp suất Oddi đã được ghi nhận ở chỗ nối ống tụy bất thường và cũng có thể thúc đẩy trào ngược mật tụy. Kết quả là làm tăng nồng độ amylase trong mật, hoạt hóa trong ống dẫn các enzym phân giải protein, thay đổi thành phần mật, và tổn thương biểu mô đường mật, viêm nhiễm và hình thành u nang.</p>
<p style="text-align: justify;">Bất thường chỗ nối ống tụy mật có vẻ làm tăng nguy cơ ác tính đường mật và tuyến tụy ngay cả ở những bệnh nhân không có nang mật hoặc giãn ống mật. GBC là bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở những bệnh nhân có chỗ nối ống tụy bất thường và không có nang ống mật chủ. Do đó, cắt túi mật dự phòng được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị ảnh hưởng.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc cũng có liên quan đến sinh ung thư đường mật, bao gồm methyldopa, thuốc tránh thai và isoniazid. Tuy nhiên không tìm thấy bằng chứng thuyết phục về mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và GBC.</p>
<p style="text-align: justify;">Bằng chứng đang tích lũy cho thấy việc tiếp xúc với chất gây ung thư cũng có thể liên quan đến căn nguyên của GBC. Nguy cơ GBC gia tăng đã được mô tả ở công nhân trong các ngành công nghiệp sản xuất dầu, giấy, hóa chất, giày, dệt và sợi xenlulo axetat và ở những người thợ mỏ tiếp xúc với radon. Nguy cơ gia tăng cũng đã được ghi nhận ở những người hút thuốc lá và có thể ở những người có mức độ tiếp xúc cao với aflatoxin, một loại độc tố nấm mốc thường gây ô nhiễm ngô, đậu nành và đậu phộng, và có liên quan đến nguy cơ ung thư tế bào gan.</p>
<p style="text-align: justify;">Béo phì luôn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc GBC </p>
<p style="text-align: justify;">Một số báo cáo cho thấy mối liên quan khiêm tốn giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ mắc GBC, nhưng mối liên hệ có thể một phần là do béo phì và nguy cơ sỏi mật cao hơn ở nhóm dân số này.</p>
<p style="text-align: justify;">Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường (làm tăng nồng độ glucose trong máu) và GBC đã được đề xuất trong một phân tích tiền cứu của 70.832 người trưởng thành Thụy Điển. Với thời gian theo dõi trung bình trong hơn 13 năm, sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác, phụ nữ và nam giới trong nhóm tiêu thụ đồ uống có đường kết hợp và vị ngọt nhân tạo cao nhất có nguy cơ mắc GBC cao hơn đáng kể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư túi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân GBC giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, hoặc họ có các triệu chứng không đặc hiệu bắt chước hoặc do sỏi mật hoặc viêm túi mật. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuimat12.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân GBC giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, hoặc họ có các triệu chứng không đặc hiệu.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong số những bệnh nhân có triệu chứng, phàn nàn phổ biến nhất là đau vị trí hạ sườn phải hay trên rốn lệch phải, sau đó là chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Các triệu chứng của GBC tiến triển thường khác với cơn đau quặn mật thông thường và gợi ý nhiều hơn đến bệnh ác tính (ví dụ, khó chịu, sụt cân). Những bệnh nhân có triệu chứng phức tạp gợi ý viêm túi mật cấp tính thường mắc bệnh ở giai đoạn sớm hơn và có kết quả lâu dài tốt hơn những người có biểu hiện khác</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân GBC cũng có thể có biểu hiện vàng da tắc mật, do xâm lấn trực tiếp vào đường dẫn mật hoặc do bệnh di căn đến vùng của dây chằng gan tá tràng. Chẩn đoán nên được nghi ngờ nếu xác định được sự chèn ép của ống gan chung bởi một viên sỏi ở cổ túi mật (tức là hội chứng Mirizzi). Sự xâm lấn của khối u vào vùng dây chằng gan tá tràng cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn tá tràng. Sự hiện diện của tắc nghẽn tá tràng ngụ ý không thể xử lý được.</p>
<p style="text-align: justify;">Khám thực thể có thể sờ thấy thấy túi mật to, đau ở bệnh nhân vàng da. Dấu hiệu Courvoisier hay Courvoisier Law ban đầu được đề xuất là dấu hiệu của bệnh ác tính (tuyến tụy, túi mật) hơn là bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, vì có những ngoại lệ đối với quy tắc này (ví dụ, viêm tụy mãn tính, tắc mật do ký sinh trùng, u nang đường mật bẩm sinh, tắc nghẽn ống gan chung gần chỗ cắt ống nang) nên dấu hiệu này không giúp chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiếm khi bệnh nhân có di căn ngoài ổ bụng (phổi, màng phổi), gan to, sờ thấy một khối, cổ chướng, hoặc hội chứng cận u.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư túi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Biến chứng thường gặp của ung thư túi mật: tắc mật, sút cân, di căn, tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư túi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, trong đó hay gặp nhất là ở những người có viêm túi mật mãn tính: bệnh sỏi mật, polyp túi mật và nang đường mật bẩm sinh, dị thường ống tụy và nhiễm trùng Salmonella mãn tính.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuimat1.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư túi mật ở phụ nữ bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nam giới.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giới tính:</strong> phụ nữ bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nam giới từ hai đến sáu lần</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Béo phì và tăng đường huyết:</strong> Béo phì và tăng glucose máu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc GBC </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tuổi tác:</strong> tỷ lệ mắc tăng đều theo độ tuổi</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dân tộc:</strong> GBC phổ biến ở người da trắng hơn người da đen.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc: </strong>Một số loại thuốc cũng có liên quan đến sinh ung thư đường mật, bao gồm methyldopa, thuốc tránh thai và isoniazid.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiếp xúc với hóa chất độc hại</strong></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư túi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Không có phòng bệnh đặc hiệu cho ung thư túi mật.</p>
<p>Một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, trong đó hay gặp nhất là ở những người có viêm túi mật mãn tính: bệnh sỏi mật, polyp túi mật và nang đường mật bẩm sinh, dị thường ống tụy và nhiễm trùng Salmonella mãn tính… chính vì vậy cần phát hiện sớm, điều trị sớm, triệt để cho những trường hợp này để phòng tránh ung thư túi mật.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuimat19.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không có phòng bệnh đặc hiệu cho ung thư túi mật.</em></p>
<p>Ngoài ra chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp ích trong phòng bệnh: tránh thực phẩm nhiều giàu mỡ, ăn ít đường tính bột để giữ cân nặng và mức đường máu ổn định, ăn tăng rau xanh và hoa quả ít ngọt, tập luyện thể dục đều đặn.</p>
<p>Tránh dùng thuốc, hóa chất độc hại</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư túi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vì nhiều bệnh nhân được chẩn đoán trong mổ tại thời điểm cắt túi mật vì sỏi đường mật, một vấn đề quan trọng là tầm soát những bệnh nhân có triệu chứng bệnh đường mật về khả năng cùng tồn tại GBC. Độ chính xác của siêu âm để phân loại phạm vi cục bộ và di căn xa của một GBC còn hạn chế. Cần có hình ảnh bổ sung (thường là hình ảnh chụp cắt lớp vi tính [CT] hoặc hình ảnh cộng hưởng từ [MRI] / chụp mật tụy cộng hưởng từ [MRCP])) cho những bệnh nhân có hình ảnh siêu âm: vôi hóa, một khối nhô ra trong lòng túi, mất ranh giới giữa túi mật và gan, thâm nhiễm trực tiếp gan, polyp túi mật ≥10 mm, hoặc thành túi mật, thành túi mật dày lên mà không giải thích được do viêm túi mật).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Siêu âm: </strong>Những phát hiện gợi ý nhưng không phải chẩn đoán GBC bao gồm dày hoặc vôi hóa thành, một khối nhô vào lòng túi mật một khối cố định trong túi mật, mất mặt phân cách giữa túi mật và gan, hoặc thâm nhiễm trực tiếp vào gan.</p>
<p style="text-align: justify;">Các tổn thương dạng polyp nhỏ trong túi mật có thể đại diện cho u tuyến, u nhú, cholesterolosis hoặc ung thư biểu mô. Các polyp có đường kính trên 1 cm có nhiều khả năng là ung thư xâm lấn hơn các polyp nhỏ hơn. Trong một nghiên cứu, ung thư được tìm thấy lần lượt ở 23 và 0% các polyp lớn hơn và nhỏ hơn 1 cm. Vì vậy, phẫu thuật cắt túi mật nên được cân nhắc mạnh mẽ đối với những bệnh nhân có polyp túi mật> 1 cm. Mặc dù sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) có thể hữu ích để phân biệt cholesterolosis với GBC, sự phân biệt giữa u tuyến và GBC kém chính xác hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Phát hiện siêu âm đáng ngờ hoặc tình cờ phút hiện ung thư túi mật khi cắt túi mật</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cần chụp CT hoặc MRI / MRCP</strong> cho những bệnh nhân có những phát hiện nghi ngờ trên siêu âm khi khám định kỳ hay khi cắt túi mật vì bệnh lý khác mà có nghi ngờ ung thư. Trong trường hợp này cần có hình ảnh thích hợp và phân tích mô bệnh học chi tiết của bệnh phẩm cắt túi mật để quyết định xử trí tiếp theo như nào. Đối với những người bị GBC cục bộ, hình ảnh CT hoặc MRI giúp xác định giải phẫu của động mạch gan liên quan đến khối u, điều này cần thiết cho phẫu thuật tiếp theo. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần chụp CT hoặc MRI / MRCP cho những bệnh nhân có những phát hiện nghi ngờ trên siêu âm khi khám định kỳ" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_20200328_nguyen-ly-chup-cong-huong-tu-04.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần chụp CT hoặc MRI / MRCP cho những bệnh nhân có những phát hiện nghi ngờ trên siêu âm khi khám định kỳ</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trên CT, GBC có thể xuất hiện dưới dạng một khối polyp nhô ra trong lòng hoặc lấp đầy hoàn toàn, dày lên khu trú hoặc lan tỏa của thành túi mật, hoặc một khối trong hố túi mật với túi mật chính không rõ ràng; xâm lấn gan, nghi ngờ có liên quan đến hạch vùng, hoặc di căn xa có thể được hiển thị. </p>
<p style="text-align: justify;">CT ít hữu ích hơn trong việc phân biệt polyp lành tính với ác tính. Ngược lại, MRI và MRCP động có thể giúp phân biệt lành tính với tổn thương túi mật ác tính trong các trường hợp tương đương và cung cấp thông tin về mức độ bệnh. MRI đặc biệt hữu ích để hình dung sự xâm lấn vào dây chằng gan tá tràng, bao bọc tĩnh mạch cửa và sự tham gia của hạch bạch huyết.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Siêu âm nội soi (EUS)</strong> cho hình ảnh về túi mật chính xác hơn so với siêu âm qua bụng ngoài cơ thể, mặc dù dữ liệu còn mâu thuẫn. EUS hữu ích cả trong việc phát hiện và chẩn đoán phân biệt với polyp túi mật và trong giai đoạn phát triển của khối u.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cholangiography:</strong> Nội soi chụp mật tụy ngược dòng (ERCP) ít sử dụng cho những bệnh nhân nghi ngờ GBC kể từ khi túi mật không được quan sát thấy ở hầu hết các trường hợp. Các thủ thuật này có thể hữu ích khi có vàng da đồng thời và trong việc lập kế hoạch phẫu thuật, vì chúng có thể chỉ ra sự phát triển của khối u trong đường mật trong gan hoặc trong ống mật chủ. Trong trường hợp có vàng da, ERCP có thể cần thiết để xác định mức độ liên quan đến đường mật, cũng như để đặt stent.</p>
<p style="text-align: justify;">Để hoàn thành việc đánh giá phân giai đoạn, các hướng dẫn dựa trên sự đồng thuận từ Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN) và Hiệp hội Ung thư Y tế Châu Âu (ESMO) khuyến nghị chụp CT ngực ở những bệnh nhân ung thư túi mật. Dữ liệu hiện có không đủ để đưa ra khuyến nghị về lợi ích của chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hoặc PET / CT tích hợp trong quản lý bệnh nhân GBC.</p>
<p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thường không có khả năng chẩn đoán; tăng phosphatase kiềm hoặc bilirubin huyết thanh có thể liên quan đến tắc nghẽn ống mật. Các chất chỉ điểm khối u trong huyết thanh như kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) hoặc kháng nguyên carbohydrate 19-9 (CA 19-9, còn được gọi là kháng nguyên ung thư 19-9) thường tăng cao nhưng không hữu ích về mặt chẩn đoán vì chúng thiếu độ đặc hiệu và độ nhạy. Tuy nhiên, nếu phát hiện dấu hiệu khối u tăng cao trước khi phẫu thuật, xét nghiệm nối tiếp sau khi cắt bỏ có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh dai dẳng hoặc tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán giai đoạn TNM</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Khốiunguyênphát(T).png"></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư túi mật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu, chỉ cần phẫu thuật là có thể chữa khỏi. Thật không may, ít hơn 10% bệnh nhân có triệu chứng và chỉ 20% bệnh nhân được chẩn đoán tình cờ bằng phẫu thuật cắt túi mật bị ung thư túi mật giai đoạn đầu.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ungthutuimat17.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư túi mật ở giai đoạn đầu, chỉ cần phẫu thuật là có thể chữa khỏi.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, ngay cả sau khi cắt bỏ hoàn toàn, kết quả vẫn kém, đặc biệt đối với bệnh T3 và / hoặc di căn hạch. Tỷ lệ tái phát tại chỗ và xa cao đã thúc đẩy sự quan tâm đến hóa trị và xạ trị bổ trợ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ sống sót tổng thể sau năm năm đối với tất cả bệnh nhân ung thư túi mật là 20%, trong khi đối với bệnh nhân ung thư khu trú có thể phẫu thuật cắt bỏ, tỷ lệ sống sót tổng thể đạt 65% sau năm năm.</p>
<p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân có chẩn đoán trước phẫu thuật là ung thư túi mật khu trú được đề nghị cắt bỏ dứt điểm, bao gồm cắt bỏ túi mật với mép dưới đáy gan ít nhất 2 cm (cắt bỏ không giải phẫu hoặc cắt bỏ giải phẫu các phân đoạn IVb và V), phẫu thuật cắt bỏ hạch tĩnh mạch cửa và gan tá tràng, và có thể là cắt bỏ ống mật ngoài gan. Đối với các khối u tiến triển cục bộ (T3 / 4), có thể phải cắt bỏ toàn bộ (các) cơ quan lân cận (ví dụ: tá tràng, ruột kết, tuyến tụy). Nếu một tổn thương rõ ràng là ác tính gặp phải trong khi phẫu thuật nội soi cắt túi mật, thì tốt nhất là không nên lấy mẫu tổn thương qua nội soi để giảm nguy cơ lây lan. Các bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật gan mật phức tạp có thể chuyển sang phẫu thuật mở và tiến hành cắt bỏ giống như đối với ung thư túi mật được chẩn đoán trước phẫu thuật; phẫu thuật viên ít kinh nghiệm hơn trong phẫu thuật gan mật phức tạp nên đóng vết mổ có hoặc không cắt túi mật đơn giản và chuyển bệnh nhân đến trung tâm có kinh nghiệm. </p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân có chẩn đoán cuối cùng là ung thư túi mật T1b, T2 hoặc T3 trước đó không được nghi ngờ tại thời điểm cắt túi mật, chúng tôi đề nghị phẫu thuật cắt lại thay vì các phương pháp điều trị khác (Độ 2C). Đối với những bệnh nhân như vậy, việc phẫu thuật lại đòi hỏi phải loại bỏ ít nhất 2 cm rìa của giường gan bên dưới (cắt bỏ không giải phẫu hoặc cắt bỏ giải phẫu các phân đoạn IVb và V), nạo vét hạch cửa và gan tá tràng, và có thể là cắt bỏ ống mật ngoài gan. Bệnh T1aN0M0 được cho là có thể chữa khỏi bằng phương pháp cắt túi mật đơn thuần và không cần phẫu thuật lại.</p>
<p style="text-align: justify;">Cắt bỏ ống mật ngoài gan nên được thực hiện nếu khối u lớn xâm lấn vào ống mật chủ hoặc nếu phân tích phần rìa ống nang cho thấy sự liên quan của khối u. Tuy nhiên, chúng tôi không ủng hộ việc cắt bỏ ống mật thường quy.</p>
<p style="text-align: justify;">Bóc tách hạch bạch huyết được chỉ định cho ung thư túi mật> T1a. Việc mổ xẻ các hạch bạch huyết khu vực thích hợp cho ung thư túi mật bao gồm việc loại bỏ tất cả các hạch bạch huyết trong cổng gan và dọc theo dây chằng tá tràng của gan, bao gồm cả các hạch bạch huyết, ống mật chủ, động mạch gan và tĩnh mạch cửa. Nếu thực hiện cắt bỏ ống mật ngoài gan, thì phẫu thuật cắt bỏ hạch vùng thường được thực hiện cùng với nó. Ở những bệnh nhân không cần cắt bỏ ống mật, phẫu thuật cắt bỏ hạch tĩnh mạch cửa và gan tá tràng nên được thực hiện riêng biệt. Cần loại bỏ tối thiểu sáu hạch bạch huyết để phân giai đoạn ung thư túi mật thích hợp; sự tham gia của các hạch bạch huyết ngoài dây chằng gan tá tràng được coi là di căn xa (M1). </p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư túi mật có di căn gan hoặc phúc mạc, cổ trướng ác tính, di căn đến các hạch bạch huyết ngoài các hạch vùng(ống mật chủ, động mạch gan hoặc tĩnh mạch cửa), sự tham gia rộng rãi của dây chằng gan tá tràng, hoặc sự bao bọc hoặc tắc nghẽn của các mạch máu lớn không thể nối lại được. Những bệnh nhân này nên được hóa trị giảm nhẹ và / hoặc xạ trị. Vàng da trước phẫu thuật được coi là một chống chỉ định tương đối đối với việc cắt bỏ triệt để ung thư túi mật. Các tắc nghẽn đường mật có thể được điều trị bằng các thủ thuật dẫn lưu nội soi hoặc phẫu thuật. Sử dụng thường quy liệu pháp bổ trợ tân sinh để điều trị ung thư túi mật tiến triển tại chỗ nhưng không di căn chưa được dữ liệu chứng minh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Gallbladder cancer: Epidemiology, risk factors, clinical features, and diagnosis - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Surgical management of gallbladder cancer - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-tui-mat-sfake |
Viêm não Nhật Bản ở trẻ em | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi rút viêm não Nhật Bản (JEV), một loại vi rút flavivirus do muỗi truyền, là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh viêm não vi rút ở châu Á dựa trên tần suất và mức độ nghiêm trọng của nó. Với việc gần như xóa sổ bệnh bại liệt, JEV hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm virus và tàn tật thần kinh ở trẻ em ở châu Á.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_20200225_034809_502115_viem-nao-nhat-ban-4.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi rút viêm não Nhật Bản (JEV), một loại vi rút flavivirus do muỗi truyền</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm vi rút JE và viêm não được mô tả sớm nhất vào năm 1871 ở Nhật Bản nhưng dịch lớn được mô tả lần đầu tiên xảy ra vào năm 1924 liên quan đến hơn 6.000 trường hợp. Tiếp theo là một đợt bùng phát lớn vào năm 1935 và sau đó bùng phát hàng năm từ năm 1946 đến năm 1952 (POND và SMADEL 1954). Virus JE được phân lập vào năm 1934 từ não của một trường hợp viêm não tử vong (MITAMURA et al. 1936; MONATH 1988).</p>
<p style="text-align: justify;">Ước tính có khoảng 68.000 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản (JE) xảy ra mỗi năm. JEV là loài đặc hữu ở hầu hết châu Á và một phần của Tây Thái Bình Dương. Đối với du khách đến châu Á, nguy cơ mắc JE là rất thấp nhưng thay đổi tùy theo mùa, điểm đến, thời gian và các hoạt động. Tỷ lệ mắc JE ước tính ở những khách du lịch đến Châu Á từ các quốc gia không có bệnh dịch là <1 trường hợp trên 1 triệu khách du lịch. Rủi ro có thể cao hơn đối với người nước ngoài hoặc du khách có thời gian du lịch dài hơn hoặc có hoạt động ngoài trờ iở các vùng nông thôn. Từ năm 1973 đến năm 2017, 85 trường hợp JE trong số những người du lịch hoặc người nước ngoài đến từ các quốc gia không có dịch bệnh đã được báo cáo. Kể từ khi vắc-xin JE được cung cấp tại Hoa Kỳ vào năm 1993, chỉ có 12 trường hợp JE được báo cáo trong số những người đi du lịch Hoa Kỳ cho đến năm 2017.</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp nhiễm JEV ở người không có triệu chứng hoặc gây ra bệnh sốt không đặc hiệu. Ít hơn 1 phần trăm trường hợp nhiễm JEV dẫn đến bệnh xâm lấn thần kinh có triệu chứng. Biểu hiện lâm sàng được công nhận phổ biến nhất của nhiễm trùng JEV là viêm não cấp tính. Các dạng bệnh nhẹ hơn như viêm màng não vô khuẩn hoặc sốt không đặc hiệu kèm nhức đầu cũng xảy ra. Co giật (thường là co giật toàn thể) rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, khi bệnh thần kinh xảy ra, nó thường rất nặng với tỷ lệ tử vong cao; trong số những người sống sót, di chứng thần kinh là phổ biến ở 30 đến 50 phần trăm bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">JE được chẩn đoán về mặt huyết thanh học bằng cách phát hiện kháng thể JEV-globin miễn dịch (Ig) M đặc hiệu trong dịch não tủy (CSF) hoặc huyết thanh bằng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym. Sự hiện diện của kháng thể IgM đặc hiệu JEV trong CSF xác nhận tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương gần đây. Kháng thể IgM trong huyết thanh gợi ý đến JE nhưng có thể chỉ ra nhiễm trùng không có triệu chứng hoặc chủng ngừa JE gần đây.</p>
<p style="text-align: justify;">Không có điều trị kháng vi-rút cụ thể cho JE. Điều trị bao gồm chăm sóc hỗ trợ với trọng tâm là kiểm soát áp lực nội sọ, duy trì áp lực tưới máu não đầy đủ, kiểm soát cơn co giật và phòng ngừa các biến chứng thứ phát.</p>
<p style="text-align: justify;">JE là loài đặc hữu ở hầu hết châu Á và một phần của khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong vùng dịch tễ của JE, có hai kiểu lây truyền điển hình:</p>
<p style="text-align: justify;">Ở các khu vực có khí hậu ôn đới (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nepal, miền bắc Việt Nam và miền bắc Ấn Độ), hầu hết các trường hợp xảy ra trong khoảng thời gian vài tháng khi thời tiết ấm nhất, thường là sau khi bắt đầu có gió mùa hoặc kết hợp với lượng mưa lớn. Các tháng cao điểm của sự lây truyền và độ dài của mùa thay đổi tùy theo từng nơi. Đôi khi có những đợt bùng phát lớn.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới (bao gồm Campuchia, Indonesia, miền nam Việt Nam và miền nam Thái Lan), bệnh lây truyền quanh năm. Sự gia tăng các trường hợp có thể được quan sát thấy trong mùa mưa.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở những khu vực lưu hành bệnh, JE thường ảnh hưởng đến trẻ em <15 tuổi; trước tuổi trưởng thành, phần lớn dân số có khả năng miễn dịch bảo vệ sau khi tiếp xúc tự nhiên với JEV do lây truyền liên tục trong môi trường. Tuy nhiên, khi vi rút xâm nhập vào các khu vực địa lý mới, nơi chưa có miễn dịch, JE ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Ở những vùng mà các chương trình tiêm chủng cho trẻ nhỏ đã được áp dụng, sự phân bố theo độ tuổi của bệnh dịch chuyển sang độ tuổi lớn hơn. Trong số những du khách chưa có miễn dịch đến các vùng lưu hành của JEV, bệnh có thể ảnh hưởng đến các cá nhân ở mọi lứa tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu đối vùng dịch tễ. Các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa muỗi đốt là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc JE ở những người trong vùng dịch tễ cũng như khách du lịch đến các vùng lưu hành.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Virus JE (RNA sợi đơn, chủng Flavivirus) được phân lập vào năm 1934 từ não của một trường hợp viêm não tử vong. Phân lập vi rút này được đặc trưng là chủng nguyên mẫu (Nakayama) của vi rút JE. Các quan sát về năm 1924 và các vụ dịch sau đó của JE cho thấy rằng nó được lây lan bởi vật trung gian là muỗi và xuất hiện bệnh theo mùa. Véc tơ muỗi sau đó đã được xác nhận bằng cách phân lập vi rút từ muỗi Culex tritaeniorhynchus vào năm 1938.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm não Nhật Bản chủ yếu là một bệnh dịch ở các vùng nông nghiệp nông thôn ở hầu hết các nước Châu Á. Muỗi vectơ truyền bệnh (chủ yếu là Cx. Tritaeniorhynchus) sinh sôi nảy nở kết hợp chặt chẽ với các vật chủ trung gian là động vật có xương sống như lợn, chim di cư (ví dụ và diệc), cũng như chim sáo đá và gà con. Người và ngựa phát triển bệnh nhiễm trùng không có triệu chứng cũng như biểu hiện bệnh trên lâm sàng khi bị nhiễm vi rút do vật trung gian truyền bệnh là muỗi truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">Chu trình lây truyền chính và duy trì của vi rút dựa trên chu kỳ lây nhiễm của muỗi và truyền dọc cho con cái của nó, qua vật chủ trung gian ở chim nước và lợn, và lây nhiễm thêm ở những con muỗi chưa bị nhiễm bệnh. Heo và chim nước có tải lượng virut huyết cao khi nhiễm JE, đây là giai đoạn khuếch đại virut và tăng cường sự lây truyền sang muỗi, dẫn đến việc tiếp tục duy trì chu kỳ này. </p>
<p style="text-align: justify;">Virus JE đã được phân lập từ một số lượng lớn các loài muỗi trong các nghiên cứu thực địa. Chúng bao gồm Cx. tritaeniorhynchus, Cx. gelidus, Mansonia spp., Aedes curtipes, và hỗn hợp Anopheles spp. Có sự khác biệt về mặt địa lý đối với các loại véc tơ muỗi mà JE có thể được phân lập.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_lich-tiem-viem-nao-nhat-ban-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi rút JE có thể lây nhiễm và truyền qua một số lượng lớn các loài muỗi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong điều kiện phòng thí nghiệm, vi rút JE có thể lây nhiễm và truyền qua một số lượng lớn các loài muỗi có Cx. tritaeniorhyelms, Cx. gelidus, Cx pseudovishnui và Cx.fuscocephala và đây được coi là những vectơ có thẩm quyền nhất trong việc truyền vi rút JE.</p>
<p style="text-align: justify;">Culex spp. là những kẻ kiếm ăn ban đêm với hai đỉnh hoạt động được quan sát thấy ở Thái Lan, ngay sau khi mặt trời lặn và một lần nữa sau nửa đêm. Virus JE nhân lên nhanh chóng trong Cx. Vật chủ trung gian của nó là các động vật có xương sống như chim và lợn. Nhiệt độ môi trường và các vũng nước có sẵn như được tạo ra trên các cánh đồng lúa ở hầu hết châu Á cung cấp môi trường lý tưởng cho sự nhân lên của véc tơ và sự nhân lên của vi rút trong vật chủ của muỗi. Điều này tạo ra một lượng lớn vi rút JE trong môi trường để bảo trì từ năm này qua năm khác và lây nhiễm sang người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng được công nhận phổ biến nhất của nhiễm trùng JEV là viêm não cấp tính. Các dạng bệnh nhẹ hơn như viêm màng não vô khuẩn hoặc sốt không đặc hiệu kèm theo nhức đầu cũng xảy ra. Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu và có thể bao gồm sốt, tiêu chảy, nghiêm trọng sau đó là nhức đầu, nôn mửa và suy nhược toàn thân. Trong vài ngày tới, tình trạng tâm thần thay đổi, thiếu hụt thần kinh khu trú (bao gồm liệt, liệt nửa người, liệt nửa người hoặc liệt dây thần kinh sọ) và / hoặc rối loạn vận động. Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê và một số cần hỗ trợ thở máy.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở một số bệnh nhân, biểu hiện ban đầu có thể bao gồm hành vi bất thường hoặc rối loạn tâm thần cấp tính, dẫn đến khả năng chẩn đoán sai. Ví dụ, trong Chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, một số binh sĩ Mỹ có mặt với JE ban đầu được cho là mắc chứng "loạn thần kinh chiến tranh".</p>
<p style="text-align: justify;">Co giật (thường là co giật toàn thân) rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Ở một số trẻ em, co giật cục bộ tinh tế có thể xảy ra biểu hiện bằng co quắp ngón tay chân, giật mắt hoặc thở không đều. Chúng có thể bị bỏ sót nếu không theo dõi điện não đồ. Một biểu hiện lâm sàng rất đặc biệt của JE là hội chứng Parkinson do tham gia của ngoại tháp; các phát hiện bao gồm nét mặt cứng vô hồn, mắt ít nháy, run tay chân, hoạt động cơ năng bị chậm và tăng trương lực cơ.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở một số bệnh nhân nhiễm JEV, biểu hiện có thể là tê liệt cấp tính giống như bệnh bại liệt do tổn thương tế bào sừng trước, mà không có bất kỳ thay đổi nào về ý thức. Sau một cơn sốt ngắn, tình trạng tê liệt xảy ra ở một hoặc nhiều chi, thường không đối xứng và thường gặp ở chi dưới hơn chi trên. Ở những bệnh nhân này, viêm não phát triển sau đó khoảng 30%. Bệnh nhân nhiễm JEV cũng có thể mắc hội chứng Guillain Barré.</p>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm nhiều cơn co giật kéo dài và tăng áp lực nội sọ. Những thay đổi hô hấp, bất thường tư thế cơ gấp và cơ duỗi, và bất thường của phản xạ đồng tử mắt và mắt cũng là những dấu hiệu tiên lượng xấu và có thể phản ánh viêm não thân não có hoặc không có thoát vị đĩa đệm.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Cận lâm sàng</b></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm máu thường xuyên</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm cần được thực hiện thường xuyên trong tất cả các bệnh nhân bị viêm não nghi ngờ bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Công thức máu</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm công thức máu cần được thực hiện thường xuyên trong tất cả các bệnh nhân bị viêm não nghi ngờ" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Xét nghiệm công thức máu cần được thực hiện thường xuyên trong tất cả các bệnh nhân bị viêm não nghi ngờ</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chất điện giải trong huyết thanh, glucose, nitơ urê máu và creatinin</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Kiểm tra chức năng gan (alanine aminotransferase, aspartate aminotransferase, bilirubin toàn phần và trực tiếp)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đông máu cơ bản</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân tích dịch não tủy</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nên được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân nghi ngờ viêm não trừ khi có chống chỉ định (ví dụ, rối loạn đông máu, tăng áp lực nội sọ). Trong hầu hết các trường hợp, cần thiết lập hình ảnh thần kinh trước chọc dịch não tủy để loại trừ chống chỉ định.</p>
<p style="text-align: justify;">Các mẫu dịch não tủy được xét nghiệm tế bào, glucose, protein, nhuộm Gram, nuôi cấy vi khuẩn, và các xét nghiệm kháng thể, PCR tác nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">JE được chẩn đoán bằng huyết thanh bằng cách phát hiện kháng thể JEV-immunoglobin (Ig) M đặc hiệu trong dịch não tủy hoặc huyết thanh bằng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym (ELISA). Sự hiện diện của kháng thể IgM đặc hiệu JEV trong dịch não tủy xác nhận tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương gần đây. Kháng thể IgM trong huyết thanh gợi ý đến JE nhưng có thể chỉ ra nhiễm trùng không có triệu chứng hoặc chủng ngừa JEV gần đây.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi nhập viện, kháng thể JEV IgM trong dịch não tủy có thể được phát hiện ở 70 đến 90% bệnh nhân JE; JEV IgM có thể phát hiện được trong hầu hết các mẫu dịch não tủy được thu thập từ 5 đến 8 ngày sau khi khởi phát triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong khi, kháng thể huyết thanh có thể được phát hiện ở khoảng 60 - 70% bệnh nhân; kháng thể huyết thanh có thể phát hiện được trong gần như tất cả các mẫu huyết thanh được thu thập ít nhất chín ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Nếu nghi ngờ JE và các mẫu trong dịch não tủy là âm tính, cần lấy mẫu huyết thanh để chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">Phân lập vi rút hoặc phát hiện ARN của vi rút bằng xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) có thể cung cấp chẩn đoán xác định, nhưng kết quả dương tính từ dịch não tủy hoặc máu là rất hiếm. Bởi vì con người có mức độ vi rut huyết thoáng qua thấp và mức độ kháng thể trung hòa cao vào thời điểm các triệu chứng lâm sàng đặc biệt được nhận ra, việc phân lập vi rút và NAATs không nhạy cảm đối với việc phát hiện JEV hoặc RNA vi rút JE trong máu hoặc dịch não tủy. Các chủng JEV đã được thu nhận sau khi khám nghiệm từ mô não.</p>
<p style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp điện toán thường được thực hiện để đánh giá những thay đổi cấp tính và chụp cộng hưởng từ được thực hiện khi muốn có thông tin chẩn đoán và tiên lượng chi tiết hơn</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nhập viện là khoảng 20 - 30%. Một số trường hợp tử vong xảy ra sau một đợt điều trị tối ưu ngắn trong khi những trường hợp khác xảy ra sau một thời gian dài hôn mê.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong số những người sống sót sau JE, di chứng lâu dài xảy ra với ít nhất 30 - 50%. Mặc dù tình trạng lâm sàng của nhiều bệnh nhân JE được cải thiện sau khi xuất viện, tình trạng xấu đi trong những tháng sau đợt bệnh cấp tính có thể được quan sát thấy ở khoảng 20% bệnh nhân. Các di chứng thường gặp nhất là giảm vận động chi trên và dưới và các dấu hiệu tiểu não và ngoại tháp. Suy giảm khả năng nhận thức hoặc ngôn ngữ nghiêm trọng, các vấn đề tâm thần và co giật tái phát cũng xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong số những bệnh nhân có vẻ hồi phục tốt, khoảng 50% có thể quan sát thấy những di chứng nhỏ như các vấn đề về học tập hoặc hành vi.</p>
<p style="text-align: justify;">Thông tin về nhiễm JEV trong thai kỳ còn hạn chế. Tại Ấn Độ, bốn ca sẩy thai được báo cáo trong số chín phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh; tất cả phụ nữ đều ở trong ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. JEV được phân lập từ một trong bốn bào thai bị phá bỏ, cho thấy có thể xảy ra lây truyền JEV trong tử cung.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">JEV được truyền theo chu kỳ môi trường liên quan đến muỗi và các vật chủ là động vật có xương sống, chủ yếu là lợn và chim di cư.</p>
<p style="text-align: justify;">Con người là vật chủ ngẫu nhiên trong chu trình lây truyền JEV vì chúng không phát triển đủ lượng vi rút trong máu để lây nhiễm cho muỗi đang kiếm ăn. Vì vậy, muỗi không truyền vi rút trực tiếp từ người này sang người khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Muỗi thuộc phân nhóm Culex vishnui, đặc biệt là Culex tritaeniorhynchus, là vật trung gian truyền bệnh chính của JEV, mặc dù JEV đã được phân lập từ hơn 30 loài muỗi.</p>
<p style="text-align: justify;">C. tritaeniorhynchus thường sinh sản ở ruộng lúa, đầm lầy và các vũng nước nông khác. Đây là loài muỗi đốt vào buổi tối và ban đêm và chủ yếu kiếm ăn ở ngoài trời, ưu tiên đối với các loài động vật và chim và chỉ hiếm khi ở người.</p>
<p style="text-align: justify;">Lợn và chim di cư, chẳng hạn như diệc và chồn, là những vật chủ quan trung gian trọng nhất để duy trì và khuếch đại JEV. Lợn là vật chủ chính vì chúng phát triển nồng độ vi rut trong máu cao, và ở châu Á, số lượng lớn lợn thường xuyên được nuôi gần nơi ở của con người. Nhiễm JEV ở lợn thường chỉ biểu hiện ở cận lâm sàng, nhưng nhiễm trùng trong thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai và thai lưu. Mối liên hệ chặt chẽ về mặt dịch tễ học với lợn trong chu kỳ lây truyền JEV đôi khi dẫn đến quan niệm sai lầm rằng các khu vực không có lợn có khả năng sạch bệnh. Tuy nhiên, sự lây truyền ở những khu vực như vậy cũng đã được ghi nhận, có khả năng thứ phát sau lây nhiễm ở chim di cư.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguy cơ lây nhiễm JEV cao nhất ở các vùng nông thôn, nông nghiệp của Châu Á, vì tất cả các yếu tố của chu trình lây truyền dịch bệnh đều ở gần con người. Tuy nhiên, các trường hợp viêm não Nhật Bản thỉnh thoảng được báo cáo từ các khu vực thành thị hoặc ven đô. Sự lây truyền qua các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh đã được báo cáo.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_1df320e7379650483973194d5c108126.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chu kỳ phát triển bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Địa dư:</strong> JE phân bố rộng rãi khắp châu Á với các trường hợp JE được báo cáo ở Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Miến Điện, Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Siberia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt là ở vùng nông thôn có nhiều muỗi Culex, thiếu màn hoặc thuốc chống muỗi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời gian:</strong> Tỷ lệ mắc bệnh ở người theo mùa và thay đổi theo quốc gia, đỉnh của bệnh thường vào mùa hè và mùa mưa.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tuổi: </strong>thường trẻ dưới 10 tuổi tỷ lệ mắc cao, đặc biệt là người chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_lich-tiem-viem-nao-nhat-ban-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thường trẻ dưới 10 tuổi tỷ lệ mắc cao</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa muỗi đốt là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc JE ở những người du lịch đến các vùng lưu hành. Các biện pháp bao gồm sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo có tẩm chất permethrin, ở trong các phòng có màn che hoặc điều hòa nhiệt độ, hoặc ngủ dưới màn.</p>
<p style="text-align: justify;"> Ngoài ra, vắc xin JE là biện pháp dự phòng tối ưu giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ di chứng và tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm chủng định kỳ cho trẻ em vvà chủng ngừa thích hợp cho khách du lịch tùy thuộc vào (các) điểm đến của họ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ca bệnh nghi ngờ: bệnh nhân có biểu hiện viêm não cấp tính (sốt, nôn, đau đầu, co giật, tri giác xấu dần) kèm theo có yếu tố dịch tễ( đến hoặc ở vùng lưu hành của bệnh) và đặc biệt ở đối tượng chưa có miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay việc chẩn đoán xác định nhiễm trùng JE dựa trên bốn loại xét nghiệm cơ bản: phát hiện JE IgM trong dịch não tủy, trong huyết thanh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Việc chẩn đoán xác định nhiễm trùng JE dựa trên bốn loại xét nghiệm cơ bản: phát hiện JE IgM trong dịch não tủy, trong huyết thanh" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xet-nghiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Việc chẩn đoán xác định nhiễm trùng JE dựa trên bốn loại xét nghiệm cơ bản: phát hiện JE IgM trong dịch não tủy, trong huyết thanh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm não Nhật Bản ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị JE bao gồm chăm sóc hỗ trợ với trọng tâm là kiểm soát áp lực nội sọ, duy trì áp lực tưới máu não đầy đủ, kiểm soát cơn co giật và phòng ngừa các biến chứng thứ phát.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị viêm não nặng (tức là những bệnh nhân bị co giật, tổn thương tim mạch, hôn mê hoặc tổn thương thần kinh nghiêm trọng) nên được chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt với sự theo dõi chặt chẽ, bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng tim mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng thần kinh đặc biệt là theo dõi đánh giá về tri giác.</p>
<p style="text-align: justify;">Cân bằng chất lỏng và chất điện giải - Điều quan trọng là phải theo dõi cân bằng chất lỏng (ví dụ, đầu vào, lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày) và tình trạng điện giải ở bệnh nhân viêm não nặng, như trường hợp của tất cả trẻ bệnh nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">Đảm bảo dinh dưỡng: đặt sonde cho ăn qua đường ruột được sử dụng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho những bệnh nhân không thể cho ăn qua đường miệng. Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch thường được dành cho những bệnh nhân không thể tiếp tục cho ăn qua đường ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">Xử trí các biến chứng</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng tiềm ẩn phải được lường trước bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Co giật</li>
<li style="text-align: justify;">Phù não</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn nước và điện giải</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn tuần hoàn, hô hấp.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Không có điều trị kháng vi-rút cụ thể cho JE. Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược về ribavirin uống ở 153 trẻ em Ấn Độ không cho thấy bất kỳ sự khác biệt nào về kết quả giữa nhóm điều trị và nhóm chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Corticosteroid và interferon-alfa-2a không cải thiện kết quả trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Các nghiên cứu đang được tiến hành để điều tra các tác nhân kháng vi-rút tiềm năng khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>1. Halstead SB, Jacobson J. Japanese encephalitis. Adv Virus Res 2003; 61:103.</p><p>2. Endy TP, Nisalak A. Japanese encephalitis virus: ecology and epidemiology. Curr Top Microbiol Immunol 2002; 267:11.</p><p>3. Japanese encephalitis - UpToDate 2021</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-nao-nhat-ban-svkbv |
U ác thực quản | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác thực quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thực quản có dạng một đường ống chứa các chất lỏng và thức ăn đi từ hầu (họng) xuống dạ dày. Trong quá trình thức ăn di chuyển qua thực quản thì các tuyến trong thực quản sẽ tiết ra một loại chất nhầy giúp thức ăn có thể dễ dàng di chuyển xuống dạ dày. Ống thực quản có độ dài có thể lên tới 25cm ở người trưởng thành.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư thực quản là bệnh ung bướu nguy hiểm, được hình thành từ việc nhân lên của tế bào đột biến gen " src="/ImagePath/images/20210823/20210823_Ung-thu-thuc-quan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư thực quản là bệnh ung bướu nguy hiểm, được hình thành từ việc nhân lên của tế bào đột biến gen </em></p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u hình thành từ việc nhân lên của các tế bào đột biến gen, chúng sẽ phát triển liên tục không theo sự kiểm soát của cơ thể và hình thành các khối u gây cản trở hoạt động của các cơ quan có liên quan. Các khối u ác thực quản thường được hình thành từ các tế bào biểu mô ở thực quản và sau đó sẽ xâm lấn dần sang các tổ chức xung quanh.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư thực quản là một căn bệnh khá phổ biến trong nhóm các bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa. Hầu hết bệnh nhân ung thư thực quản rất khó phát hiện ra bệnh từ giai đoạn sớm vì vậy việc xử lý các khối u cũng gặp rất nhiều khó khăn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác thực quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sự hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính rất khó để có thể tìm hiểu được nguyên nhân chính xác gây ra. Tuy nhiên, dựa theo các nghiên cứu y học kết hợp với tiền sử bệnh án của những bệnh nhân ung thư thực quản thì các chuyên gia đã chỉ ra các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">Độ tuổi có ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư thực quản: Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị ung thư thực quản đều được phát hiện ở nam giới với độ tuổi đã cao (ngoài 60 tuổi).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sự hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính rất khó để có thể tìm hiểu được nguyên nhân chính xác gây r" src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-thuc-quan--nguyen-nhan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sự hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính rất khó để có thể tìm hiểu được nguyên nhân chính xác gây ra</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tính di truyền:</strong> Phần lớn các dạng bệnh ung thư đều có tính di truyền, và tất nhiên ung thư thực quản cũng không ngoại lệ. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán có khối u ác thực quản khi phát hiện người thân trong gia đình mắc bệnh (đặc biệt là từ người bố).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc lá và rượu: </strong>Hai yếu này chính là tác nhân gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa. Các tổn thương từ việc hút thuốc lá thường xuyên và kết hợp uống rượu sẽ làm bàn đạp cho các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ hơn nhiều lần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiền sử ung thư:</strong> Trường hợp bệnh nhân từng được chẩn đoán có khối u tại vùng đầu và cổ có khả năng cao sẽ phát triển thêm 1 khối u trong khu vực tiêu hóa (bao gồm ung thư thực quản).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lý nền: </strong>Người bệnh đã từng hoặc đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa đều có nguy cơ bị ung thư thực quản, Barrett thực quản và một số căn bệnh viêm nhiễm mạn tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác thực quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những triệu chứng ung thư thực quản thường gặp nhất là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nuốt nghẹn: </strong>Ở những giai đoạn sớm của ung thư thực quản, khối u mới hình thành nhưng cũng có thể làm cản trở một phần quá trình thức ăn đi qua. Khối u hình thành không chỉ làm tổn thương phần thực thể chứa khối u mà còn kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm khác, do đó người bệnh thường bị đau và khó nuốt (đặt biệt đối với những loại thực phẩm đặc hoặc cứng).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-thuc-quan-cach-dieu-tri.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dấu hiệu đau tức khi nuốt nghẹn là biểu hiện của ung thư thực quản </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đau họng: </strong>Thương tổn trong ống thực quản sẽ gây ra các cơn đau khi người bệnh cố gắng nuốt thức ăn. Các cơn đau có thể lan rộng sang cả vùng phía sau xương ức, lưng hoặc xương bả vai khi bệnh đã tiến triển nặng hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ho, nôn (có thể kèm máu):</strong> Tình trạng ho hoặc nôn có kèm máu đặc biệt nguy hiểm, do đó người bệnh cần phải tới bệnh viện sớm nhất có thể khi xuất hiện triệu chứng bệnh này. Ho ra máu không chỉ là dấu hiệu tổn thương thực quản mà còn là dấu hiệu nhận biết rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, chính vì vậy các bác sĩ cũng cần lựa chọn các phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất để đảm bảo không bỏ sót nguyên nhân bệnh lý nào.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Một số triệu chứng không phổ biến khác cũng cần được chú ý như: </strong>Khàn tiếng, tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, ho kéo dài, xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn bình thường ở mặt và tay, da bị sạm khô, sút cân nhanh,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U ác thực quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mức độ nguy hiểm của ung thư thực quản sẽ tăng dần theo giai đoạn phát triển của bệnh:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn I:</strong> Khối u mới hình thành trên bề mặt thành thực quản, người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng nguy hiểm gì.</p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn II: Khối u đã bắt đầu xâm lấn sâu hơn trong thực quản, có thể đã bắt đầu xâm lấn tới các tổ chức bạch huyết gần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn III:</strong> Khối u đã xâm lấn sâu bên trong thành thực quản, các tổ chức bạch huyết cạnh thực quản cũng đã bị xâm lấn. Tuy nhiên, khối u chưa xâm lấn đến các bộ phận khác trên cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn IV:</strong> Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều có nguy cơ bị xâm lấn, đặc biệt là phần gan, phổi, xương và cả não bộ.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện bệnh từ giai đoạn I hoặc II thì quá trình điều trị hầu như không gặp khó khăn gì, tiên lượng sống cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong rất cao nếu ung thư đã chuyển biến sang giai đoạn cuối khi các bộ phận khác trên cơ thể đã bị xâm lấn do di căn ung thư. Khả năng xử lý toàn bộ các khối u di căn là cực kỳ khó khăn và đòi hỏi thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ điều trị có kỹ thuật cao và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền U ác thực quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sự hình thành các khối u lành tính hay ác tính đều bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nguyên nhân đến từ các yếu tố ngoại cảnh tác động, các bệnh lý nền nghiêm trọng, các yếu tố về tuổi tác hay thậm chí không có nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư thực quản được chẩn đoán là do di truyền từ bố mẹ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác thực quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị ung thư thực quản:</p>
<p style="text-align: justify;">Hạn chế sử dụng rượu bia, đặc biệt đối với người lớn tuổi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hạn chế sử dụng rượu bia, đặc biệt đối với người lớn tuổi" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_han-che-su-dung-ruou-bia.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hạn chế sử dụng rượu bia, đặc biệt đối với người lớn tuổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Không hút thuốc lá hoặc các loại chất cấm tương tự.</p>
<p style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại thực phẩm xanh chứa vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Không nên ăn các thực phẩm đã được chế biến nhiều lần, chứa nhiều dầu mỡ động vật,...</p>
<p style="text-align: justify;">Điều chỉnh cách ăn uống khoa học, nhai và nuốt từ từ, hạn chế ăn đồ ăn quá nóng hoặc cứng vì dễ gây tổn thương đường tiêu hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">Tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng sẽ nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các yếu tố gây bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc tiêu hóa cần phải điều trị dứt điểm, tránh tình trạng bệnh chuyển biến dạng mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có tiền sử bị ung thư cần phải thăm khám định kỳ theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ điều trị, dự phòng trước khi có những rủi ro không may xảy ra.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác thực quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư thực quản sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp khác nhau tùy theo loại tế bào có liên quan như: Ung thư thế bào tuyến, ung thư tế bào vảy và một số dạng ung thư khác ít gặp hơn (tế bào mầm, hạch, sarcoma, tế bào nhỏ,...). Chính vì vậy, phương pháp chẩn đoán bệnh sẽ vô cùng quan trọng trong việc xác định loại tế bào bị ung thư và giai đoạn phát triển của khối u.</p>
<p style="text-align: justify;">Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng các triệu chứng bệnh hiện có kết hợp với tìm hiểu tiền sử mắc bệnh và các bệnh lý nền hiện có. Nếu có triệu chứng nghi ngờ ung thư thực quản thì sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xác định.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số phương pháp được thực hiện nhằm chẩn đoán ung thư thực quản là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nội soi thực quản:</strong> Xác định các vùng tổn thương do khối u gây ra đồng thời lấy mẫu tế bào để thực hiện sinh thiết.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nội soi thực quản: Xác định các vùng tổn thương do khối u gây ra đồng thời lấy mẫu tế bào để thực hiện sinh thiết." src="/ImagePath\images\20210826/20210826_noi-soi-medlatec.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nội soi thực quản xác định các vùng tổn thương do khối u gây ra đồng thời lấy mẫu tế bào để thực hiện sinh thiết.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sinh thiết: </strong>Xác định có tế bào ung thư hay không</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp X-quang vùng thực quản:</strong> Bệnh nhân có thể được chỉ định uống một loại chất lỏng có tên Bari nhằm làm tăng chất lượng hình ảnh chụp X-quang, phạm vi bị tổn thương sẽ hiện rõ ràng hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, các bác sĩ có thể dựa vào tình trạng phát triển của khối u và chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm toàn thân nhằm kiểm tra di căn ung thư.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác thực quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay với nền y học cực kỳ phát triển thì các phương pháp điều trị ung thư cũng đa dạng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phù hợp nhất còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như: Kích thước của khối u, độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức xung quanh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (bệnh lý nền, triệu chứng nặng của bệnh, cơ địa, dị ứng,...).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư:</strong> Toàn bộ khối u sẽ được cắt bỏ bằng phương pháp này. Đồng thời, để đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn các tế bào ung thư và các tế bào đã bị hư hỏng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần (hoặc toàn bộ) ống thực quản, các tổ chức có liên quan bị tổn thương và các tổ chức bạch huyết lân cận.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xạ trị:</strong> Phương pháp này có thể được thực hiện đơn độc để loại bỏ toàn bộ các tế bào ung thư hoặc tiến hành sau phẫu thuật nhằm sàng lọc các tế bào ung thư còn sót. Trong một số trường hợp khối u quá lớn hoặc có vị trí không thuận lợi cho việc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng biện pháp hóa trị kết hợp với xạ trị nhằm thu nhỏ thể tích khối u và ngăn ngừa sự phát triển lây lan.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hóa trị</strong>: Sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các khối u có thể được thực hiện trên toàn bộ cơ thể khi phát hiện có di căn ung thư hoặc thực hiện bằng đường tĩnh mạch. Hóa trị có thể được thực hiện đơn thuần khi người bệnh không đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật, hoặc được tiến hành như một bước tiền điều trị bằng phẫu thuật, hoặc kết hợp điều trị với xạ trị cùng lúc.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các khối u có thể được thực hiện trên toàn bộ cơ thể" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_dieu_tri_ung_thu_bang_hoa_tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các khối u có thể được thực hiện trên toàn bộ cơ thể</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sử dụng tia laser trong điều trị ung thư thực quản:</strong> Phương pháp này tuy mới nhưng kết quả mang lại khá cao bằng việc thông qua ánh sáng với tần số cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tổ chức bị ung thư và những vùng bị tắc nghẽn đều có thể được xử lý nhanh và hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ung thư thực quản bằng quang động học: </strong>Phương pháp sử dụng các loại thuốc có khả năng hấp thụ bởi các tế bào ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp miễn dịch tự thân:</strong> Phương pháp này khá mới mẻ và chưa thực sự phổ biến ở nước ta, tuy nhiên kết quả điều trị các bệnh ung thư bằng liệu pháp miễn dịch tự thân đã được thực hiện rất nhiều trên thế giới và đem lại kết quả khá khả quan.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh ung thư thực quản sau điều trị cần phải thực hiện kiêng cữ nghiêm ngặt để tình trạng sức khỏe có thể hồi phục một cách nhanh nhất. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá hay uống rượu bia sau khi điều trị ung thư, tuần thủ chế độ ăn uống mà bác sĩ chỉ định, sử dụng thuốc kháng viêm theo đơn đúng cách, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với cơ thể để mau chóng hồi phục,...</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư thực quản cần kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ điều trị nhằm kiểm tra các yếu tố ung thư tiềm ẩn do di căn từ thực quản. Theo số liệu thống kê thì có hơn một nửa số bệnh nhân ung thư thực quản sẽ xuất hiện thêm một khối u nữa trong hệ tiêu hóa.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Ung thư thực quản (Vinmec);</li><li style="text-align: justify;">Triệu chứng ung thư thực quản (Bệnh viện ung bướu Hùng Việt);</li><li style="text-align: justify;">U thư thực quản (Dieutri.vn);</li><li style="text-align: justify;">Dấu hiệu sớm của ung thư thực quản (Bệnh viện 108);</li><li style="text-align: justify;">Nguyên nhân và triệu chứng gây ung thư thực quản (Bệnh viện K).</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-thuc-quan-sqcth |
U lành của các tuyến nước bọt chính | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U lành của các tuyến nước bọt chính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các khối u tuyến nước bọt hầu hết xuất hiện ở dạng lành tính (chiếm khoảng 90% số ca mắc bệnh u tuyến nước bọt). Những khu vực có thường xuất hiện các khối u tuyến nước bọt là vùng mang tai, vùng dưới hàm và một số tuyến nước bọt phụ khác. Các khối u tuyến nước bọt lành tính thường phát triển chậm nhưng có di động, không gây cảm giác đau nhức nhiều, xuất hiện chủ yếu ở dạng nốt đặc ẩn dưới da hoặc niêm mạc.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="U lành tuyến nước bọt chính là căn bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 - 60 tuổi " src="/ImagePath/images/20210823/20210823_u-lanh-tinh-tuyen-nuoc-bot.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U lành tuyến nước bọt chính là căn bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 - 60 tuổi </em></p>
<p style="text-align: justify;">U lành của các tuyến nước bọt chính thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 20 - 60 và có thể điều trị xử lý triệt để mà không để lại bất kỳ di chứng nào cho sức khỏe người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U lành của các tuyến nước bọt chính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong tất cả các dạng khối u hình thành ở vùng đầu và cổ thì u tuyến nước bọt được xem là ít gặp nhất và ít gây hại nhất. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải phát hiện và điều trị bệnh nhằm xác định các khối u ở dạng lành tính hay ác tính, đồng thời xử lý tình trạng bệnh để tránh những tổn thương không đáng có sau này.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay chưa có một thông tin cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân hình thành các khối u tuyến nước bọt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng trường hợp ung thư tuyến nước bọt chỉ xảy ra khi các nhóm tế bào trong tuyến nước bọt phát triển nhanh một cách đột biến làm thay đổi nhóm DNA. Các tế bào bị đột biến sẽ không thể chết đi theo thời gian mà chúng vẫn tiếp tục nhân lên, dần dần sẽ tạo thành các khối u xâm lấn nhóm mô xung quanh. Các tế bào ung thư cũng có thể di căn tới các khu vực khác nhau trong cơ thể con người.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù nguyên nhân chính gây ra các khối u tuyến nước bọt chưa được tìm thấy, thế nhưng các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành bệnh có thể được thống kê. Dưới đây là các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt cao hơn bình thường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">U lành tuyến nước bọt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết các ca bệnh hiện có đều thuộc đối tượng người cao tuổi.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nhóm người làm việc trong môi trường có tiếp xúc thường xuyên với cao su, amiăng,...</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Những bệnh nhân từng mắc bệnh ung thư khu vực đầu và cổ đã được điều trị bệnh bằng bức xạ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Bệnh nhân được điều trị I-131 cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị u tuyến nước bọt.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nhóm đối tượng có tiếp xúc với vi rút RBV hoặc HIV đều có nguy cơ bị u tuyến nước bọt.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Lạm dụng chụp X-quang vùng đầu cổ hoặc chụp X-quang nha khoa sẽ thúc đẩy khả năng mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Những người nghiện rượu, thuốc lá cũng có thể mắc phải loại bệnh này</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Sống trong môi trường bị ô nhiễm đồng thời điều kiện dinh dưỡng yếu kém sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là u tuyến nước bọt.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U lành của các tuyến nước bọt chính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết bệnh nhân có khối u tuyến nước bọt đều không xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh rõ ràng, chính vì vậy việc phát hiện bệnh từ sớm để điều trị là khá khó khăn. Thông thường bệnh nhân sẽ phát hiện có dấu hiệu u nổi cục ở mặt vùng gần mang tai, vùng dưới hàm, vùng cổ hay ở góc hàm. Một số trường hợp các khối u có thể hình thành ở các tuyến nước bọt dưới lưỡi gây sưng tấy ở sàn miệng.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt=" bệnh nhân sẽ phát hiện có dấu hiệu u nổi cục ở mặt vùng gần mang tai" src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-lanh-tuyen-nuoc-bot.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ phát hiện có dấu hiệu u nổi cục ở mặt vùng gần mang tai,... </em></p>
<p>Khối u lành của các tuyến nước bọt chính thường sẽ không gây đau nhức và phát triển rất chậm, tuy nhiên chúng sẽ tăng kích thước nếu người bệnh gặp các vấn đề về viêm nhiễm.</p>
<p><b>Phân biệt u tuyến nước bọt dạng lành tính và ác tính trên lâm sàng:</b></p>
<p><strong>U lành tính:</strong> Khối u có dạng tròn, mật độ chắc, ranh giới khá rõ ràng, có thể di động và không có dấu hiệu xâm lấn da hay ảnh hưởng thần kinh.</p>
<p><strong>U ác tính:</strong> Khối u rất cứng, chắc, khó di động (thường sẽ cố định một điểm và xâm lấn vào vùng xương hàm hoặc các nhóm cơ hàm), ranh giới với các vùng xung quanh không rõ ràng, môi dưới có thể mất cảm giác, một phần da xung quanh có thể bị viêm loét, tế bào ung thư có thể di căn tới phổi, xương và hình thành lên hạch ở cổ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U lành của các tuyến nước bọt chính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các khối u xuất hiện ở các tuyến nước bọt chính thường ở dạng lành tính và ít nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, những triệu chứng hay biến chứng của bệnh sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Một số dạng u lành tính của các tuyến nước bọt chính được thống kê như sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>U lành tuyến đa dạng:</strong> Các khối u thường hình thành ở khu vực các tuyến nước bọt gần mang tai. U tuyến đa dạng thông thường sẽ xuất hiện đơn độc và nằm 1 bên, không gây triệu chứng bệnh rõ rệt và phát triển khá chậm. Tuy nhiên, người bệnh cần xử lý sớm khối u đa dạng vì khả năng u di căn và chuyển thành dạng ác tính là khá cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>U Warthin:</strong> Đây là dạng u lành tuyến nước bọt cũng rất phổ biến và thường được bắt gặp nhiều ở nam giới độ tuổi 50-60. Các khối u lành tính Warthin có thể xuất hiện nhiều ở cả hai bên và kèm theo các triệu chứng bệnh khác nhau tùy thuộc mức độ phát triển của u. Một số trường hợp thành phần biểu mô của nhóm u Warthin chuyển biến thành dạng ác tính rất nguy hiểm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Một số dạng u lành tính của tuyến nước bọt khác như:</strong> U tế bào hạt, u tế bào đáy,...</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù nguyên nhân chính gây bệnh không phải đến từ các loại vi rút hay vi khuẩn dễ dàng lây nhiễm vì vậy tình trạng xuất hiện u lành tuyến nước bọt không thể lây truyền từ người sang người. Một số trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm virus HIV hoặc RBV cũng có thể là tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U lành của các tuyến nước bọt chính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trường hợp xuất hiện các khối u tuyến nước bọt lành tính không phải quá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy vậy, mỗi cá nhân vẫn nên tự phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bởi biến chứng từ bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất cuộc sống. Ngoài ra, một số trường hợp u lành có thể chuyển biến thành dạng ác tính rất khó chữa trị triệt để và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù không biết rõ nguyên nhân chính gây ra các khối u tuyến nước bọt nhưng ta hoàn toàn có thể loại bỏ các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia, giữ môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, thăm khám định kỳ khi đang điều trị các bệnh có liên quan đến ung thư,...</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-tuyen-nuoc-bot-chinh.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U lành tuyến nước bọt có thể phòng ngừa được </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U lành của các tuyến nước bọt chính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mặc dù các biểu hiện lâm sàng của bệnh không thực sự rõ ràng, thế nhưng người bệnh hãy nên tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa từ khi phát hiện trên mặt có dấu hiệu hình thành các khối u trồi lên bề mặt da. Trong trường hợp các khối u tuyến nước bọt hình thành ở dạng lành tính thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để xác định được mức độ lành hay ác của khối u thì cần phải thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Siêu âm:</strong> Phương pháp này sẽ xác định được vị trí khối u nằm trong nhu mô hay nằm ngoài tuyến, u hay là hạch, u thể đặc hay u nang. Trong một số trường hợp, sử dụng biện pháp siêu âm còn chỉ ra được u lành hoặc u ác tính. Nếu mật độ đồng nhất, bờ rõ ràng thì khả năng cao là u lành tính còn với các khối u ác tính sẽ cho thấy sự phân chia ranh giới không rõ ràng, mật độ âm không đồng nhất và đặc biệt có thể thấy phần trung tâm khối u đã bị hoại tử.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT: </strong>Hai dạng phương pháp chẩn đoán bệnh này sẽ cho ra những hình ảnh cụ thể về kích thước khối u, mật độ âm, ranh giới, độ xâm lấn với các tổ chức xung quanh,... Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ sẽ không làm tăng kích thước khối u do tia X, đồng thời đưa ra hình ảnh không gian 3 chiều cực kỳ rõ ràng về u tuyến và các nhóm mô bình thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán u lành tuyến nước bọt tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_chup-cong-huong-tu-4_jpg(3).jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán u lành tuyến nước bọt tại MEDLATEC</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chọc hút tế bào bằng kim (Sinh thiết): </strong>Phương pháp này có thể thực hiện nhằm chẩn đoán phân biệt các khối u với tình trạng viêm tuyến, các hạch lympho vùng lân cận.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U lành của các tuyến nước bọt chính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Xử lý các khối u lành tính của tuyến nước bọt có thể thực hiện một hay kết hợp nhiều phương pháp nhằm tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư. Các biện pháp thường được thực hiện là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị (tùy thuộc vào tính chất bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất)</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật xử lý các khối u tuyến nước bọt:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng các dạng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng của khối u, vì vậy các chuyên gia y tế đã phân chia thành nhiều dạng phẫu thuật khác nhau như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt bỏ một phần tuyến nước bọt đã bị tổn thương</p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt bị ảnh hưởng do khối u quá lớn</p>
<p style="text-align: justify;">- Loại bỏ các hạch bạch huyết (trong trường hợp có xuất hiện hạch ở cổ do khối u tuyến nước bọt)</p>
<p style="text-align: justify;">Sau khi loại bỏ được các khối u tuyến nước bọt bằng các phương pháp kể trên thì người bệnh sẽ được các bác sĩ cố gắng tái tạo lại những khu vực đã bị mổ xẻ, nhằm đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của bệnh nhân như nói chuyện, ăn uống, hít thở,... Trong quá trình phẫu thuật tái tạo, có thể sẽ cần ghép một phần da, mô hoặc các nhóm dây thần kinh đã bị hư hại để đảm bảo các chức năng trong khu vực trong khoang miệng, hàm hay cổ họng có thể hoạt động bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ các khối u tuyến nước bọt là cần thiết thế nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải những tổn thương không đáng có từ phẫu thuật. Bởi vì hầu hết các dây thần kinh quan trọng đều nằm gần khu vực u tuyến nước bọt hay thậm chí nằm rải rác xung quanh khối u. Nếu kỹ thuật các bác sĩ điều trị không tốt thì khả năng bệnh nhân sẽ bị biến chứng sau phẫu thuật như tình trạng bị tê liệt 1 phần trên khuôn mặt hay còn được gọi là tình trạng rủ mặt.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Xử lý khối u của các tuyến nước bọt bằng phương pháp xạ trị:</b></p>
<p style="text-align: justify;">- Xạ trị tiêu diệt các tế bào ung thư bằng chùm tia X và proton</p>
<p style="text-align: justify;">- Xạ trị bằng cách sử dụng các hạt neutron để loại bỏ các khối u tuyến nước bọt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng phương pháp xạ trị sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kết hợp xạ trị với hóa trị để có được kết quả cao hơn</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Hóa trị để điều trị u tuyến nước bọt:</b></p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng một số loại thuốc có hàm lượng hóa chất cao có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kết hợp hóa trị trước khi thực hiện xạ trị nhằm làm tăng khả năng tiêu diệt triệt để các khối u tuyến nước bọt.</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán có u lành tuyến nước bọt và được điều trị kịp thời thì khả năng tái phát bệnh khá thấp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ sau điều trị để kịp thời xử lý những rủi ro không đáng có.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>U tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị (Vinmec)</li><li>Khái quát về u tuyến nước bọt (Bệnh viện Thu Cúc)</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-lanh-cua-cac-tuyen-nuoc-bot-chinh-sfcef |
Ho gà | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan qua đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Một tài liệu tham khảo của Trung Quốc về "cơn ho trong 100 ngày" của Chao Yuanfang vào đầu thế kỷ 7 có thể đề cập đến bệnh ho gà. Năm 1679, Sydenham đặt tên bệnh là ho gà, từ thuật ngữ tiếng Latinh có nghĩa là "cơn ho dữ dội". Những cái tên này mô tả các đặc điểm lâm sàng chính của nhiễm trùng ho gà. Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng cổ điển của nhiễm trùng ho gà (ho kịch phát, thở rít và nôn sau ho) thường không có ở thanh thiếu niên và người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng ho gà thường dẫn đến bệnh kéo dài. Những cơn ho thường xuyên gây cản trở chức năng hàng ngày. Trẻ sơ sinh có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tăng cân kém, ngưng thở, viêm phổi, suy hô hấp, co giật và tử vong. Nếu không điều trị bằng thuốc kháng sinh, đứa trẻ có thể lây lan trong suốt phần lớn bệnh kéo dài.</p>
<p style="text-align: justify;">Có hơn 90% các trường hợp ho gà được báo cáo xảy ra ở trẻ em <10 tuổi. Ở thanh thiếu niên và người lớn, nhiễm trùng có thể dẫn đến ho kéo dài. Ở trẻ em, và đặc biệt là trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh thường nghiêm trọng hơn và bệnh có thể gây tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Trên toàn thế giới, 90% trong số 30 đến 50 triệu trường hợp mắc bệnh ho gà hàng năm xảy ra ở các nước hạn chế về nguồn lực. Khoảng 250.000 - 300.000 trường hợp dẫn đến tử vong, với tỷ lệ tử vong chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh (còn quá nhỏ chưa được tiêm chủng) và trẻ chưa được tiêm chủng. Việc tiêm phòng ho gà rộng rãi cho trẻ em đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đáng kể, từ mức cao nhất là hơn 250.000 trường hợp được báo cáo vào năm 1934 xuống còn 1010 trường hợp vào năm 1976.</p>
<p style="text-align: justify;">Cùng với sự gia tăng liên tục của nhiễm trùng ho gà, các báo cáo cho thấy tính chất tái phát theo mùa với đỉnh điểm xảy ra vào những tháng mùa hè.</p>
<p style="text-align: justify;">Dịch bệnh theo chu kỳ tiếp tục xảy ra từ hai đến năm năm một lần như đã từng xảy ra trong thời đại dịch bệnh thịnh hành. Những vụ dịch này đã được chồng lên bởi tỷ lệ mắc ngày càng tăng ở Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển khác. Mô hình dịch bệnh ho gà theo chu kỳ không thay đổi gợi ý rằng sự lưu hành chung của B. pertussis trong quần thể không bị ảnh hưởng bởi vắc-xin.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm phòng ho gà cho trẻ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ biến chứng, và tỷ lệ tử vong ở trẻ. Song tiêm phòng ho gà ở trẻ em hoặc nhiễm trùng ho gà trước đó không tạo ra khả năng miễn dịch suốt đời. Vì khả năng miễn dịch bảo vệ suy yếu, nên tiêm phòng nhắc lại cho thanh thiếu niên (tốt nhất là 11 hoặc 12 tuổi), người lớn và phụ nữ từng mang thai.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_85eef6fed8183c6814dea5d42d173573e411543c.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Có hơn 90% các trường hợp ho gà được báo cáo xảy ra ở trẻ em <10 tuổi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ho gà do coccobacillus B. pertussis - vi khuẩn gram âm gây ra, một tác nhân gây bệnh nghiêm trọng ở người không có nguồn gốc từ động vật hoặc môi trường. Sinh vật này khó sống, chỉ sống được vài giờ trong dịch tiết đường hô hấp và do đó cần môi trường nuôi cấy đặc biệt.</p>
<p style="text-align: justify;">Tám loài Bordetella bổ sung đã được mô tả: B. parapertussis , B. parapertussis, B. Diepseptica , B. avium , B. hinzii , B. holmesii , B. trematum , và B. petrii. Ba trong số các loài ( B. parapertussis , B. bronchiseptica , và B. holmesii ) có thể gây bệnh đường hô hấp ở người.</p>
<p style="text-align: justify;">B. parapertussis có thể gây ra một loạt bệnh khác nhau, từ bệnh đường hô hấp trên không đặc hiệu đến bệnh ho gà cổ điển (tức là không thể phân biệt được về mặt lâm sàng bệnh do B. parapertussis ). B. bronchiseptica gây nhiễm trùng đường hô hấp ở nhiều loài động vật có vú; nhiễm trùng ở người thường xảy ra nhất ở vật chủ bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với động vật. Không giống như B. pertussis , B. holmesii cũng có thể gây nhiễm khuẩn huyết.</p>
<p style="text-align: justify;">B. ho gà lây truyền qua đường hô hấp dạng giọt bắn nhỏ. Nó tạo ra một số hoạt chất sinh học và các yếu tố độc lực thúc đẩy sự gắn kết tế bào, gây tổn thương mô tại chỗ hoặc các biểu hiện toàn thân, và tác động vào các cơ chế bảo vệ của vật chủ.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau khi hít phải, sinh vật bám vào các tế bào biểu mô có lông mao của đường hô hấp trên và vòm họng. Nhiều loại chất kết dính protein đã liên quan đến quá trình gắn kết. Sau khi được gắn vào, chúng gây ra tổn thương mô cục bộ. Quá trình phá hủy này, làm mất đi các tế bào hô hấp bảo vệ, có thể là nguyên nhân dẫn đến quá trình mất hơi nước và do đó gây ra ho.</p>
<p style="text-align: justify;">Độc tố ho gà là nguyên nhân gây tăng tế bào lympho, cũng có thể gây tăng insulin máu dẫn đến hạ đường huyết ở trẻ nhỏ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng </strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà có thể thay đổi theo độ tuổi và khả năng miễn dịch (do tiêm chủng hoặc nhiễm trùng tự nhiên trước đó).</p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện điển hình - Biểu hiện cổ điển của bệnh ho gà bao gồm các cơn ho kịch phát, tiếng rít khó thở và nôn mửa sau ho. Biểu hiện cổ điển thường xảy ra như một bệnh nhiễm trùng nguyên phát ở trẻ em <10 tuổi chưa được tiêm chủng, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn đã được tiêm chủng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_trieu-chung-benh-ho-ga.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng lâm sàng của bệnh ho ga</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ho gà cổ điển ("cơn ho trong 100 ngày") được chia thành ba giai đoạn:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn catarrhal</strong> - Giai đoạn catarrhal tương tự như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus với ho nhẹ và sổ mũi. Sốt là không phổ biến; nếu có, nó thường là sốt nhẹ. Ngược lại với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus, ho trong bệnh ho gà tăng dần thay vì cải thiện và sổ mũi vẫn còn tiếp tục. Giai đoạn catarrhal thường kéo dài từ một đến hai tuần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn kịch phát</strong> - Trong giai đoạn kịch phát, các cơn ho gia tăng mức độ nghiêm trọng. Ho kịch phát có đặc điểm là một loạt các cơn ho kéo dài, giữa đó có rất ít hoặc không có nhịp hô hấp. Trẻ có thể bị nôn mửa, tím tái và khó thở. Các cơn ho kịch phát có thể phát triển tự phát hoặc kết thúc bởi các kích thích bên ngoài. Họ khó chịu hơn vào ban đêm. Các biến chứng xảy ra thường xuyên nhất trong giai đoạn kịch phát.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiếng thở rít do nỗ lực hít thở cưỡng bức xảy ra sau cơn ho không phải lúc nào cũng xuất hiện. Trong một nghiên cứu giám sát đa trung tâm tiền cứu bao gồm 2137 trường hợp mắc bệnh ho gà B. pertussis trong số những bệnh nhân chưa được chủng ngừa, bệnh khò khè xảy ra ở 79% trẻ em. Trong một đợt bùng phát năm 2010 chủ yếu xảy ra ở trẻ em đã được tiêm chủng, chứng bệnh khò khè xảy ra từ 22 đến 44%; nó xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em <1 tuổi (44 phần trăm).</p>
<p style="text-align: justify;">Nôn trớ sau ho gà có độ nhạy vừa phải và đặc hiệu đối với bệnh ho gà ở trẻ em. Nó phổ</p>
<p style="text-align: justify;">biến hơn ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng so với trẻ lớn hơn. Trong một đánh giá có hệ thống và</p>
<p style="text-align: justify;">phân tích tổng hợp sáu nghiên cứu, nôn sau ho có độ nhạy 60% (KTC 95% 40-77%) và độ</p>
<p style="text-align: justify;">đặc hiệu 66% (KTC 95% 53-77%)</p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn kịch phát có thể kéo dài từ hai đến tám tuần. Các cơn ho tăng dần về tần suất trong một đến hai tuần đầu tiên, giữ nguyên cường độ trong hai đến ba tuần và giảm dần sau đó.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn lui bệnh</strong> - Trong giai đoạn lui bệnh, ho thuyên giảm trong vài tuần đến vài tháng. Trong một nghiên cứu giám sát đa trung tâm tiền cứu (chủ yếu ở trẻ em chưa được tiêm chủng), tổng thời gian ho kéo dài> 4 tuần ở 62% trong số 1548 bệnh nhân. Trong một nghiên cứu khác trên 62 trẻ em (5 đến 16 tuổi) có bằng chứng huyết thanh học của nhiễm B. pertussis , thời gian ho trung bình là 112 ngày (khoảng 38 đến 191). Ho từng đợt có thể tái phát hoặc nặng hơn trong thời gian lui bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp trên theo từng đợt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện không điển hình</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện không điển hình của bệnh ho gà xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ nhỏ và những người đã được tiêm chủng nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào bất kể tuổi tác và tình trạng tiêm chủng. Chúng cũng có thể xảy ra ở trẻ em chưa được tiêm chủng. Các đặc điểm lâm sàng có thể thay đổi theo độ tuổi và khoảng thời gian kể từ lần tiêm chủng cuối cùng (đối với trẻ em đã được tiêm chủng). Các biểu hiện không điển hình có thể góp phần vào việc chẩn đoán chậm trễ về nhiễm trùng ho gà.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ sơ sinh</strong> - Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới bốn tháng tuổi, có thể bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn catarrhal ngắn hoặc không có, trong đó trẻ sơ sinh có thể ho nhẹ và không sốt, sổ mũi trong hoặc hắt hơi</p>
<p style="text-align: justify;">Một giai đoạn kịch phát đặc trưng bởi nôn mửa, thở hổn hển, lồi mắt, tím tái và nhịp tim chậm (hoặc nhịp tim nhanh nếu bệnh nặng); cơn ho có thể kịch phát hoặc không. Các biến chứng bao gồm ngừng thở, co giật, suy hô hấp, viêm phổi và tăng áp động mạch phổi, hạ huyết áp / sốc, suy thận và tử vong khoảng 1%.</p>
<p style="text-align: justify;">Người tiếp xúc gần gũi (thường là thành viên trong gia đình, thường là mẹ hoặc anh chị em ruột) bị ho kéo dài và không sốt.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng </strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm không đặc hiệu cho nhiễm trùng ho gà, biểu hiện thường thấy là tăng bạch cầu do tăng tế bào lympho, mặc dù số lượng bạch cầu có thể bình thường. Số lượng tế bào lympho tuyệt đối thường là ≥10.000 tế bào lympho / micro L..</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một nghiên cứu giám sát đa trung tâm tiền cứu, 72 phần trăm bệnh nhân mắc bệnh ho gà có tăng bạch cầu (số lượng bạch cầu cao hơn mức trung bình theo tuổi) và 76 phần trăm bị tăng tế bào lympho (số lượng tế bào lympho trên mức trung bình theo tuổi). Tăng bạch cầu đôi khi xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể là một dấu hiệu để chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở trẻ sơ sinh, số lượng bạch cầu và số lượng tế bào lympho có tương quan trực tiếp với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tăng bạch cầu rõ rệt (ví dụ,> 60.000 tế bào / micro L) có liên quan đến tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh ho gà, bao gồm viêm phổi ho gà và tăng áp động mạch phổi. Trong một loạt trường hợp trẻ nhỏ <90 ngày cần chăm sóc tích cực để điều trị ho gà, số lượng bạch cầu ≥30.000 tế bào / micro L tại thời điểm xuất hiện và tăng nhanh số lượng bạch cầu lên ≥30.000 tế bào / micro L (trung bình năm ngày sau khi bắt đầu ho ) có liên quan đến tăng mức độ nghiêm trọng và tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong bệnh ho gà không biến chứng, X quang phổi có thể bình thường hoặc cho thấy các bất thường tinh tế, chẳng hạn như co thắt phế quản, thâm nhiễm quanh thận hoặc xẹp phổi, nhưng những phát hiện này không đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Xác định vi khuẩn ho gà: nuôi cấy vi khuẩn, PCR và huyết thanh học</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng ho gà bao gồm ngừng thở, viêm phổi và sụt cân thứ phát do khó bú và nôn sau ho. Những biến chứng này phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng khác bao gồm co giật, bệnh não, tử vong, tràn khí màng phổi, chảy máu cam, xuất huyết dưới kết mạc, tụ máu dưới màng cứng, sa trực tràng, và gãy xương sườn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ngừng thở</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngừng thở hầu như chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh, chủ yếu là trẻ dưới sáu tháng. Ngưng thở thường liên quan đến cơn ho kịch phát nhưng cũng xảy ra tự phát, có lẽ liên quan đến kích thích phế vị. Ở trẻ sơ sinh, ngừng thở có thể là biểu hiện duy nhất của nhiễm trùng ho gà.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một đợt bùng phát năm 2010 bao gồm 968 trường hợp mắc bệnh ho gà có thể xảy ra / đã được xác nhận, chứng ngưng thở xảy ra ở 26% trẻ <6 tháng, 14% trẻ 6 đến 12 tháng và 8% trẻ từ 1 đến 5 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm phổi (nhiễm trùng nhu mô phổi) là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh ho gà.</p>
<p style="text-align: justify;">Tăng bạch cầu quá mức và tăng áp động mạch phổi - Viêm phổi do ho gà nguyên phát có liên quan đến tăng bạch cầu cực độ (ví dụ> 60.000 tế bào / micro L), tăng áp động mạch phổi và tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Các phát hiện bệnh lý của nhiễm trùng B. pertussis gây tử vong được đánh giá trong một nghiên cứu khám nghiệm tử thi trên 15 trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi bị viêm phổi do B. pertussis đã được xác định bằng PCR hoặc nuôi cấy; 12 trẻ sơ sinh có bằng chứng tăng áp động mạch phổi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Co giật và bệnh não</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Co giật mới khởi phát xảy ra ở 1 đến 2 phần trăm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ho gà. Tỷ lệ mắc bệnh não là <1 phần trăm. Ho gà dường như có liên quan đến tăng nguy cơ động kinh, nhưng nguy cơ tương đối là thấp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tử vong</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi. Tỷ lệ tử vong do ho gà ở trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi là khoảng 1 phần trăm, với phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở những trẻ dưới hai tháng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh của B. ho gà từ 1 đến 3 tuần nhưng thường là 7 đến 10 ngày. Điều này trái ngược với thời gian ủ bệnh ngắn hơn (từ một đến ba ngày) đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi-rút kết hợp với ho, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Ho gà lây lan qua các giọt bắn đường hô hấp và có thể lây truyền khi ho, hắt hơi, hoặc dùng chung không gian thở trong thời gian dài. Nguy cơ lây truyền là lớn nhất trong giai đoạn catarrhal biểu hiện viêm đường hô hấp trên.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một nghiên cứu, khoảng một phần ba số người tiếp xúc trong các hộ gia đình phát triển bệnh ho gà. Nhiễm trùng không triệu chứng dường như là phổ biến và có thể góp phần truyền bệnh ho gà giữa những người tiếp xúc trong nhà.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người mắc bệnh ho gà được coi là truyền nhiễm cho đến khi họ hoàn thành năm ngày điều trị kháng sinh thích hợp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến ho gà cao nhất bao gồm trẻ sơ sinh (đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng), trẻ nhỏ chưa được chủng ngừa đầy đủ và người lớn tuổi (nghĩa là> 65 tuổi) .</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một nghiên cứu về bệnh nhân ho gà ở Hoa Kỳ, người lớn> 65 tuổi thường xuyên phải nhập viện (14,8%) và chiếm 4,8% tổng số ca tử vong liên quan đến ho gà. Trong số người lớn và thanh thiếu niên nhập viện vì ho gà thì tỷ lệ cao mắc bệnh hen suyễn và ở người lớn tuổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã được quan sát thấy</p>
<p style="text-align: justify;">Béo phì và bệnh hen suyễn từ trước có liên quan đến khả năng mắc bệnh ho gà cao hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù nguyên nhân là không chắc chắn, tỷ lệ mắc bệnh ho gà ở nữ cao hơn nam, gặp ở tất cả các độ tuổi và các khoảng thời gian khác nhau đã được quan sát thấy ở một số quốc gia.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ho-ga-o-tre-so-sinh-dau-hieu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thời gian mùa hè, xung quanh mùa hè là thời điểm bệnh ho gà tăng cao nhất.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phòng ngừa sau phơi nhiễm</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Điều trị dự phòng bằng kháng sinh sau phơi nhiễm cho tất cả các hộ gia đình và những người tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh và cho những người phơi nhiễm có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà nặng hoặc phức tạp, ngay cả khi người bị phơi nhiễm đã được chủng ngừa đầy đủ. Điều trị dự phòng phơi nhiễm có hiệu quả nhất khi được bắt đầu trong vòng 21 ngày kể từ khi bắt đầu ho ở người được chẩn đoán. Các phác đồ kháng sinh để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm giống với phác đồ được sử dụng để điều trị ho gà.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chủng ngừa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm chủng ngừa ho gà đã làm giảm đáng kể gánh nặng bệnh tật. Tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn (đặc biệt là phụ nữ có thai) là chiến lược phòng ngừa quan trọng nhất. Những người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh mà chưa được chủng ngừa nên chủng ngừa ho gà theo lịch khuyến cáo.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kiểm soát nhiễm trùng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong môi trường ngoại trú, những người có triệu chứng bệnh ho gà nên tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao cho đến khi họ xong năm ngày điều trị dự phòng bằng kháng sinh. Những người tiếp xúc không có triệu chứng đang được điều trị dự phòng bằng kháng sinh không cần thiết phải tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao. Do nguy cơ lây truyền cao, trẻ em bị nhiễm bệnh nên được nghỉ học hoặc không đến nhà trẻ cho đến khi chúng hoàn thành năm ngày điều trị kháng sinh hiệu quả (bất kể chất kháng sinh nào), hoặc, nếu chúng không được điều trị, 21 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người tiếp xúc với một đứa trẻ bị nhiễm bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để phát triển các triệu chứng hô hấp trong ít nhất 21 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với người bị nhiễm bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Đeo khẩu trang và vệ sinh tay góp phần giảm thiểu lây lan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ca bệnh nghi ngờ trên lâm sàng:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ sơ sinh <4 tháng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Cần nghi ngờ bệnh ho gà (bất kể tình trạng tiêm chủng hoặc thở khò khè) ở trẻ <4 tháng bị bệnh ho, thường không sốt đáng kể, trẻ có:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho không cải thiện (trong bất kỳ thời gian nào); cơn ho có thể kịch phát hoặc không</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Chảy nước mũi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngưng thở, co giật, tím tái, nôn mửa hoặc tăng cân kém</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tăng bạch cầu với tăng tế bào lympho (số lượng bạch cầu [WBC] ≥20.000 tế bào / microL với ≥50 phần trăm tế bào lympho)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm phổi</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tiếp xúc trong gia đình có người ho kéo dài</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ sơ sinh ≥4 tháng và trẻ em</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cần nghi ngờ mắc bệnh ho gà (bất kể tình trạng tiêm chủng hoặc thở khò khè) ở trẻ sơ sinh ≥4 tháng tuổi và trẻ bị ho, thường không sốt rõ rệt, có:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho kịch phát không rõ nguyên nhân kéo dài ≥7 ngày (có hoặc không kèm theo nôn trớ hoặc nôn sau ho)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho kèm theo chảy mũi trong</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho kèm theo tiếng rít, ngưng thở, nôn mửa sau ho, xuất huyết dưới kết mạc hoặc rối loạn giấc ngủ</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tím tái</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các cơn vã mồ hôi giữa các cơn kịch phát</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Theo định nghĩa trường hợp của CDC, bệnh ho gà có thể xảy ra có thể được chẩn đoán mà không cần xét nghiệm ở một trong hai trường hợp sau:</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh ho cấp tính ≥2 tuần và có ít nhất một trong các triệu chứng liên quan đến ho gà sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các cơn ho kịch phát</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thở rít</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nôn mửa sau cơn ho</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Ngưng thở, có hoặc không có tím tái</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Bệnh ho cấp tính trong bất kỳ thời gian nào, có ít nhất một trong các triệu chứng liên quan đến ho gà ở trên và có yếu tố dịch tễ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định ho gà qua xét nghiệm - chẩn đoán bệnh ho gà bao gồm nuôi cấy vi khuẩn, PCR và huyết thanh học</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ho gà </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc hỗ trợ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chăm sóc hỗ trợ là phương pháp chính trong quản lý nhiễm trùng Bordetella pertussis.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dịch và dinh dưỡng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh và trẻ em bị ho từng cơn thường xuyên có thể có nhu cầu về dịch và năng lượng tăng lên, có thể khó đáp ứng nếu trẻ ho hoặc nôn trớ. Tình trạng dịch và dinh dưỡng của trẻ cần được theo dõi chặt chẽ, cho dù trẻ được đưa vào bệnh viện hay được chăm sóc tại nhà.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số bệnh nhân nhập viện có thể cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch và cho ăn thông mũi dạ dày. Ống thông mũi dạ dày có thể kích thích phản xạ ho ở một số trẻ sơ sinh; tuy nhiên, nên thử cho ăn qua đường tiêu hóa trước khi nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch đối với những trẻ không thể tăng cân vì những cơn ho dữ dội.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xử trí cơn ho</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cơn ho kịch phát do ho gà có thể nặng và kéo dài; nó là nguyên nhân chính của bệnh ho gà. Nên tránh các tác nhân gây ho kịch phát đã biết (ví dụ: tập thể dục, nhiệt độ lạnh, hút dịch mũi họng) nếu có thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong các thử nghiệm nhỏ và tổng quan có hệ thống, các phương pháp điều trị triệu chứng, bao gồm thuốc giãn phế quản, corticosteroid, thuốc kháng histamine và thuốc chống ho, không được chứng minh là có lợi ở bệnh nhân ho gà. Nói chung, rủi ro của những liệu pháp này lớn hơn lợi ích, đặc biệt đối với thuốc giảm ho opioid, có thể ảnh hưởng xấu đến hô hấp. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm một số bác sĩ lâm sàng có thể thử dùng thử thuốc chủ vận beta dạng hít cho trẻ sơ sinh có tình trạng hô hấp bị tổn thương.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp kháng sinh</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chỉ định</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi được sử dụng sớm trong đợt điều trị (tức là trong vòng bảy ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng), liệu pháp kháng khuẩn điều trị ho gà có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng và giảm lây truyền cho những người tiếp xúc nhạy cảm. Điều trị đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh <6 tháng vì chúng có nhiều nguy cơ bị các biến chứng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lựa chọn phác đồ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các kháng sinh macrolid, erythromycin , azithromycin và clarithromycin là những liệu pháp kháng khuẩn ưu tiên trong điều trị ho gà. Ho gà kháng Macrolide rất hiếm nhưng đã được báo cáo ở Trung Quốc và Iran.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ sơ sinh dưới một tháng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Azithromycin là thuốc kháng sinh macrolide được khuyến cáo để điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi. Nó được ưa thích hơn erythromycin ; clarithromycin không được khuyến cáo.</p>
<p style="text-align: justify;">Cả azithromycin và erythromycin đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ hẹp môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh (IHPS), đặc biệt ở trẻ dưới hai tuần. Nguy cơ của IHPS với clarithromycin chưa được biết. IHPS nên được xem xét ở trẻ sơ sinh bị nôn trớ trong vòng một tháng sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh macrolide. Các trường hợp hẹp môn vị liên quan đến kháng sinh macrolide đường uống nên được báo cáo cho Chương trình Báo cáo Sự kiện Có hại và Thông tin An toàn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ trên một tháng tuổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bất kỳ loại kháng sinh macrolide nào cũng có thể được sử dụng để điều trị ho gà ở trẻ trên một tháng tuổi. Nhưng azithromycin và clarithromycin đều không được FDA cấp phép để sử dụng cho trẻ dưới sáu tháng; tuy nhiên azithromycin thường được sử dụng để điều trị ho gà và dự phòng ở trẻ nhỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">Trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX) là một lựa chọn thay thế cho trẻ em trên hai tháng tuổi có chống chỉ định hoặc không thể dung nạp các thuốc macrolide.</p>
<p style="text-align: justify;">Kháng sinh beta-lactam ( ampicillin , amoxicillin , cephalosporin) có hoạt tính khác nhau đối với ho gà và không được khuyến cáo. Ampicillin và amoxicillin không diệt trừ được ho gà. Cả kháng sinh tetracycline và fluoroquinolone đều không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ vì có thể có những tác dụng phụ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời gian điều trị</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian điều trị phụ thuộc vào tác nhân. Chúng tôi đề nghị 5 ngày đối với azithromycin , 14 ngày đối với erythromycin , 7 ngày đối với clarithromycin và 14 ngày đối với trimethoprim-sulfamethoxazole</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Pertussis infection: Epidemiology, microbiology, and pathogenesis - UpToDate 2021</li><li style="text-align: justify;">Pertussis infection in infants and children: Clinical features and diagnosis - UpToDate 2021</li><li style="text-align: justify;">Pertussis infection in infants and children: Treatment and prevention - UpToDate 2021</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ho-ga-shhma |
Thủy đậu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Varicella-zoster virus (VZV) là một trong tám loại herpesvirus được biết là có thể gây nhiễm</p>
<p style="text-align: justify;">trùng cho người và được phân phối trên toàn thế giới. Nhiễm VZV gây ra hai dạng bệnh khác nhau về mặt lâm sàng: varicella (bệnh thủy đậu) và herpes zoster (bệnh zona). Nhiễm VZV nguyên phát dẫn đến phát ban mụn nước lan tỏa của bệnh thủy đậu, hoặc bệnh thủy đậu. Sự tái hoạt nội sinh của VZV tiềm ẩn thường dẫn đến nhiễm trùng da cục bộ được gọi là herpes zoster, hoặc bệnh zona.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù trẻ em thường bị ảnh hưởng nhất bởi varicella, nhưng đa số trẻ em mắc bệnh nhẹ. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng mô mềm, viêm phổi, viêm gan, hội chứng Reye và viêm não, với tỷ lệ tử vong cao. Những bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao hơn bao gồm trẻ dưới 1 tuổi, thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ có thai và vật chủ bị suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan, với tỷ lệ tấn công hộ gia đình thứ cấp là> 90% ở những người nhạy cảm. Đường lây chủ yếu do tiếp xúc với các giọt bắn từ dịch tiết mũi họng của cá thể bị nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp qua da với dịch mụn nước từ tổn thương da.</p>
<p style="text-align: justify;">Các loại biến chứng cụ thể của bệnh nhân thủy đậu cũng có xu hướng thay đổi theo độ tuổi, với nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở hầu hết trẻ em và viêm phổi thường xảy ra ở người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm ở các vùng ôn đới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh thường cao nhất vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 5. Trước năm 1995, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu hàng năm ở Hoa Kỳ vào khoảng bốn triệu trường hợp, với gần 11.000 trường hợp nhập viện và 100 trường hợp tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở các nước nhiệt đới, bệnh thủy đậu xảy ra chủ yếu ở người trẻ tuổi. Một số nghiên cứu đã xác nhận nhiễm VZV nguyên phát ở những bệnh nhân này sau khi tiếp xúc nhiều với các ca bệnh trong các cơ sở quân đội, bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe. Các cuộc điều tra huyết thanh học đã xác nhận rằng> 20% tân binh nhập ngũ từ bên ngoài 50 tiểu bang của Hoa Kỳ nhạy cảm với VZV.</p>
<p style="text-align: justify;">Dịch tễ học của bệnh thủy đậu đã thay đổi đáng kể kể từ khi có vắc xin thủy đậu vào năm 1995. Tại Hoa Kỳ, việc chủng ngừa thường quy ở trẻ em đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, biến chứng, nhập viện và tử vong ở trẻ em và dân số nói chung, cho thấy khả năng miễn dịch cộng đồng mạnh mẽ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_1-benh-thuy-dau-o-tre-em-rat-pho-bien-thuong-xuat-hien-vao-mua-xuan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ em đối tượng thường bị ảnh hưởng bời varicella "Thủy đậu"</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do vi rút Varicella-zoster. VZV là một vi rút DNA mạch kép, mạch thẳng mã hóa khoảng 75 protein và sở hữu một lớp vỏ chứa lipid với các gai glycoprotein. Sau khi xâm nhập, vi rút trải qua quá trình sao chép khu trú tại một vị trí không xác định với sự sao chép đồng thời trong các hạch bạch huyết lân cận vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6. Tiếp theo là giai đoạn viremic chính với sự hình thành hệ thống lưới nội mô. Giai đoạn nhiễm virus thứ phát xảy ra sau khoảng chín ngày và tồn tại thông qua sự phát triển của các tổn thương da. Sau khi nhiễm varicella nguyên phát, VZV hình thành tiềm ẩn trong các hạch cảm giác và sự tái hoạt của VZV tiềm ẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng herpes zoster trên da gây đau đớn. Herpes zoster thường thấy nhất ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi) và những người bị suy giảm miễn dịch. Một số bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể phát triển nhiễm trùng lan tỏa (ví dụ, tổn thương da nhiều mụn nước phân bố tổng quát ở xa vùng da bị ảnh hưởng bởi phát ban herpes zoster).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_chicken-pox-1-160889776146568258506-0-215-600-1175-crop-1608897790805557146854.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do vi rút Varicella-zoster</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm VZV nguyên phát thường xuyên xảy ra trong thời thơ ấu và thường là một bệnh tự giới hạn lành tính ở trẻ em có khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, bệnh varicella có thể là một bệnh nặng ở thanh thiếu niên, người lớn và những người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải ở mọi lứa tuổi. Các trường hợp nhiễm thứ cấp trong gia đình dường như nghiêm trọng hơn so với các trường hợp ban đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thủy đậu không biến chứng - Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thủy đậu ở trẻ em khỏe mạnh thường phát triển trong vòng mười lăm ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm triệu chứng sốt, khó chịu hoặc viêm họng, chán ăn, tiếp theo là phát ban mụn nước toàn thân, thường trong vòng 24 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;">Phát ban dạng mụn nước của varicella, thường ngứa, xuất hiện trong trong vài ngày liên tiếp. Các tổn thương bắt đầu là các dát đỏ sau đó nhanh chóng trở thành sẩn tiếp đến là các mụn nước đặc trưng; những tổn thương mụn nước này có thể phát triển thành một mụn mủ, khi vỡ thì hình thành các sẩn đóng vảy.</p>
<p style="text-align: justify;"> Bệnh nhân bị thủy đậu thường có các tổn thương da ở các giai đoạn phát triển khác nhau trên mặt, thân và tứ chi. Sự hình thành mụn nước mới thường ngừng trong vòng bốn ngày và hầu hết các tổn thương đã đóng vảy hoàn toàn vào ngày thứ sáu ở các vật chủ bình thường. Lớp vỏ có xu hướng bong ra trong khoảng một đến hai tuần và để lại một vùng giảm sắc tố tạm thời trên da.</p>
<p style="text-align: justify;">Tác động của vắc xin lên các biểu hiện lâm sàng - Khoảng 20 phần trăm trẻ em được tiêm một liều vắc xin varicella vẫn có thể bị nhiễm varicella, nếu tiếp xúc với VZV. Một báo cáo về các đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học của bệnh thủy đậu ở các quần thể có tỷ lệ bao phủ vắc xin ngày càng tăng từ năm 1997 đến năm 2005 đã xác định các xu hướng sau:</p>
<p style="text-align: justify;">Ở trẻ em từ 1 đến 14 tuổi đã được tiêm chủng, biểu hiện bệnh thủy đậu thường có biến đổi và nhẹ hơn hơn so với trẻ em chưa được tiêm chủng (ví dụ, ít sốt hơn và số lượng tổn thương da ít hơn).</p>
<p style="text-align: justify;">Tính chất ban thường không điển hình ở trẻ em được tiêm chủng (ví dụ: dát sẩn).</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng thần kinh (ví dụ, viêm não) hiếm thấy.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm tổng phân tích máu, CRP, chỉ số chức năng cơ quan trong trường hợp có biến chứng</p>
<p style="text-align: justify;">Chụp X quang ngực trong viêm phổi thủy đậu</p>
<p style="text-align: justify;">Phát hiện vi rút sởi xét nghiệm kháng thể IgM sởi trong huyết thanh, PCR sởi, phân lập vi rút sởi trong nuôi cấy từ dịch nốt phỏng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trước khi ra đời vắc xin thủy đậu vào năm 1995, trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh chiếm khoảng 80% trong số 9300 ca nhập viện hàng năm liên quan đến varicella ở Hoa Kỳ. Các biến chứng đã được xác nhận bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn và viêm phổi. Nhiễm trùng da có liên quan đến nhập viện nhiều nhất ở nhóm tuổi trẻ nhất (<15 tuổi); viêm phổi liên quan đến nhập viện ở những người > 19 tuổi. trong một khảo sát được thực hiện từ năm 1990 đến năm 1992 trên 250.000 thành viên của một tổ chức chăm sóc sức khỏe.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng da / mô mềm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm varicella nguyên phát ở trẻ em có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng mô mềm do liên cầu nhóm A. Các biến chứng nhiễm trùng bao gồm viêm mô tế bào, viêm cơ, viêm cân hoại tử và sốc nhiễm trùng nhiễm độc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng thần kinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm não và trước đây chủ yếu là hội chứng Reye, là biến chứng nghiêm trọng nhất của nhiễm VZV, mặc dù chúng ít gặp. Các biến chứng thần kinh khác ít gặp hơn bao gồm đột quỵ thoáng qua, viêm màng não vô khuẩn, viêm tủy cắt ngang, viêm mạch và liệt nửa người</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm não</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong một loạt các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến varicella, viêm não chiếm 20% số ca nhập viện do varicella. Hai dạng viêm não riêng biệt đã được mô tả:</p>
<p style="text-align: justify;">Thất điều tiểu não cấp tính</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm não lan tỏa</p>
<p style="text-align: justify;">Những rối loạn này thường phát triển vào cuối tuần đầu tiên của phát ban, tuy nhiễm có trường hợp tổn thương hệ thần kinh trung ương đã xảy ra trước khi phát ban. Mất điều hòa tiểu não cấp tính thường phát triển ở trẻ em, xảy ra khoảng 1 trong 4000 trường hợp nhiễm varicella ở trẻ em dưới 15 tuổi. Biến chứng này trong một khoảng thời gian và phục hồi hoàn toàn.Viêm não lan tỏa thường xảy ra ở người lớn, nhưng trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm mê sảng, co giật và các dấu hiệu thần kinh khu trú.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ tử vong được báo cáo là 10% và các di chứng thần kinh lâu dài được báo cáo lên đến 15% số người sống sót. Bệnh viêm não do varicella trầm trọng hơn ở những vật chủ bị suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân AIDS và những người được cấy ghép tạng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Reye</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng Reye, một căn bệnh phát triển trong quá trình nhiễm varicella ở trẻ em, thường biểu hiện với một loạt các triệu chứng riêng biệt bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, kích thích, mê sảng và tiến triển đến hôn mê. Kể từ khi sử dụng salicylat được xác định là một nguyên nhân chính cho sự phát triển của hội chứng Reye, biến chứng này hầu như đã biến mất, đồng thời với những lời khuyên không sử dụng salicylat ở trẻ sốt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ở trẻ em bị thủy đậu chưa có đủ miễn dịch, viêm phổi vẫn là một biến chứng không phổ biến; ngược lại, viêm phổi chiếm phần lớn tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người lớn mắc bệnh thủy đậu, mặc dù bệnh này hiếm khi được thấy kể từ khi có vắc xin.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở người lớn không đủ khả năng miễn dịch, viêm phổi do varicella có tỷ lệ mắc được báo cáo là khoảng một trong 400 trường hợp và tỷ lệ tử vong từ 10 đến 30 phần trăm. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân suy hô hấp phải thở máy, tỷ lệ tử vong lên tới 50% mặc dù đã được điều trị tích cực và các biện pháp hỗ trợ thích hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm phổi do varicella thường phát triển âm ỉ trong vòng một đến sáu ngày sau khi phát ban xuất hiện với các triệu chứng thở nhanh, khó thở và ho khan; ho ra máu thỉnh thoảng đã được báo cáo. Bệnh nhân có biểu hiện suy giảm trao đổi khí với giảm oxy máu tiến triển. X quang ngực thường cho thấy thâm nhiễm lan tỏa hai bên; trong giai đoạn đầu có thể có một tổn thương dạng nốt, sau đó có thể bị vôi hóa. Acyclovir tiêm tĩnh mạch kịp thời có liên quan đến cải thiện lâm sàng và giải quyết tình trạng viêm phổi ở một loạt bệnh nhân được chọn.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm gan không phổ biến, nhưng khi nó xảy ra, thường ảnh hưởng đến đối tượng bị suy giảm miễn dịch bao gồm những người được cấy ghép tạng và bệnh nhân AIDS; kết quả thường gây tử vong. Hiếm gặp viêm gan thủy đậu trên lâm sàng ở những người khỏe mạnh mặc dù thực tế là tăng transaminase không có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_benh-thuy-dau-va-cach-xu-tri-3-15248912965601259177556.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiễm varicella nguyên phát ở trẻ em có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng mô mềm do liên cầu nhóm A</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ở những người suy giảm miễn dịch bị viêm gan varicella, biểu hiện phổ biến nhất thường bao gồm tổn thương mụn nước trên da, sốt và đau bụng hoặc đau lưng cấp tính. Tuy nhiên, phát ban có thể xuất hiện trước, xuất hiện trùng hoặc theo sau sự khởi phát của bệnh viêm gan.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng khác</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng khác ở trẻ em và người lớn bao gồm tiêu chảy, viêm họng và viêm tai giữa.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sự lây truyền xảy ra ở những đối tượng cảm thụ do tiếp xúc với các giọt khí bắn từ dịch tiết mũi họng của cá thể bị nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp qua da với dịch của mụn nước từ tổn thương da. Việc lây truyền VZV qua đường không khí cho các nhân viên điều dưỡng mẫn cảm cũng đã được báo cáo tại một bệnh viện.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị thủy đậu thường được coi là truyền nhiễm từ một đến hai ngày trước khi bắt đầu phát ban cho đến khi tất cả các tổn thương đóng vảy. Tỷ lệ tấn công thứ cấp đối với varicella ở những người tiếp xúc trong gia đình nhạy cảm là hơn 90 phần trăm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những người có nguy cơ cao được xác định là những người chưa có miễn dịch với vi rút thủy đậu.</p>
<p style="text-align: justify;">Đặc biệt những vùng có dịch tễ thủy đậu, nơi đông dân cư, trường học…</p>
<p style="text-align: justify;">Phụ nữ mang thai</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh của những bà mẹ mắc bệnh thủy đậu từ năm ngày trước đến hai ngày sau khi sinh</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có tiền sử bệnh ác tính tiềm ẩn, sử dụng steroid hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch, nhiễm HIV hoặc cấy ghép nội tạng dễ bị varicella lan tỏa do suy giảm khả năng miễn dịch tế bào.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị bệnh thấp khớp được điều trị bằng thuốc đối kháng yếu tố hoại tử khối u (TNF) vẫn có nguy cơ mắc chọn lọc đối với nhiễm trùng thủy đậu nguyên phát</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dự phòng sau phơi nhiễm bằng vắc xin thủy đậu đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa nhiễm trùng ở 70 đến 90 phần trăm những người nhạy cảm và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ở những người phát triển bệnh thủy đậu. Một số trường hợp đã chứng minh rằng vắc-xin varicella có hiệu quả trong điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ở những người tiếp xúc trong gia đình với những người mắc bệnh varicella.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Thời gian dự phòng phỏi nhiễm:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>≤5 ngày sau khi tiếp xúc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Vắc xin Varicella có hiệu quả nhất nếu được tiêm trong vòng năm ngày kể từ ngày tiếp xúc.</p>
<p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân bị phơi nhiễm ≥12 tháng tuổi mà trước đó chưa được tiêm chủng nên tiêm liều đầu tiên trong vòng năm ngày kể từ ngày phơi nhiễm. Thời điểm khuyến cáo cho liều thứ hai thay đổi theo tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân phơi nhiễm ≥4 tuổi chỉ được tiêm một liều vắc-xin nên tiêm liều thứ hai trong vòng năm ngày sau khi tiếp xúc với varicella với điều kiện ≥28 ngày đã trôi qua sau liều đầu tiên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>> 5 ngày sau khi phơi nhiễm:</strong> Những bệnh nhân chưa được tiêm chủng có phơi nhiễm đáng kể có biểu hiện> 5 ngày sau khi phơi nhiễm có thể được theo dõi trong 21 ngày để xem bệnh có phát triển hay không và có thể cân nhắc điều trị tại thời điểm đó.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút có thể hợp lý, đặc biệt ở những người có nhiều nguy cơ bị biến chứng do varicella nhưng không đáp ứng các tiêu chí đối với globulin miễn dịch do varicella (ví dụ: người lớn, thanh thiếu niên, trẻ em bị rối loạn da hoặc phổi mãn tính, các trường hợp thứ cấp trong một hộ gia đình ).</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Dự phòng miễn dịch thụ động</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Trong bối cảnh sau phơi nhiễm, dự phòng miễn dịch thụ động chống lại nhiễm VZV thường bao gồm globulin miễn dịch varicella-zoster, được chỉ định cho những người nhạy cảm sau khi tiếp xúc đáng kể nếu họ không đủ điều kiện để dự phòng bằng vắc xin varicella , có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nặng và / hoặc biến chứng, và có thể được điều trị dự phòng miễn dịch trong 10 ngày phơi nhiễm. Liều khuyến cáo để dự phòng varicella là 400 mg / kg, tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất. IVIG nên được coi là một liệu pháp thay thế, vì dữ liệu hạn chế về hiệu quả còn tồn tại.</p>
<p style="text-align: justify;">Phòng bệnh chủ động: Trẻ em và người lớn có biểu hiện mẫn cảm nên được chủng ngừa VZV ngay cả khi được xác định là không có phơi nhiễm đáng kể, vì tiêm vắc-xin varicella được khuyến cáo cho trẻ em ≥12 tháng tuổi, thanh thiếu niên và người lớn không có bằng chứng miễn dịch. Chủng ngừa định kỳ với hai liều vắc-xin varicella có hiệu quả ít nhất 90% trong việc ngăn ngừa nhiễm varicella nguyên phát và 99% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh varicella nặng. Nó cũng làm giảm nguy cơ lây truyền và sử dụng chăm sóc sức khỏe liên quan đến varicella.</p>
<p style="text-align: justify;">Kiểm soát nhiễm trùng - Trong môi trường bệnh nhân nội trú, các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí được chỉ định trong bốn ngày sau khi bắt đầu phát ban ở những bệnh nhân khỏe mạnh khác và trong suốt thời gian bị bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân được đưa đến khu vực chờ riêng hoặc đặt ngay trong phòng riêng. Cả bệnh nhân và nhân viên phải đeo khẩu trang.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_20191127_140515_889180_thuy-da.max-800x800.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nếu không được nhập viện, bệnh nhân nên được yêu cầu cách ly ở nhà cho đến khi nốt phỏng đóng vảy. Vệ sinh tay sạch.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán bệnh thủy đậu nên được xem xét ở một bệnh nhân có biểu hiện sốt, phát ban phỏng nước và các triệu chứng tương thích về mặt lâm sàng, đặc biệt trong bối cảnh tiếp xúc gần đây với một người bị bệnh thủy đậu, đặc biệt khi chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán nhiễm vi rút thủy đậu thường được thực hiện dựa trên ít nhất một trong những điều sau: xét nghiệm huyết thanh dương tính với kháng thể IgM varicella trong huyết thanh, sự gia tăng đáng kể của kháng thể IgG varicella giữa hiệu giá cấp tính và điều trị, phân lập vi rút sởi trong nuôi cấy hoặc PCR varicella.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Thủy đậu </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị thủy đậu thường bị sốt và phát ban có mụn nước, ngứa. Nhiều bệnh nhân cần</p>
<p style="text-align: justify;">được chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các triệu chứng này.</p>
<p style="text-align: justify;">Quyết định bắt đầu điều trị kháng vi-rút phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, sự có hay không</p>
<p style="text-align: justify;">của các bệnh kèm theo và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Mặc dù bệnh varicella thường là một bệnh tự giới hạn, nhưng nếu các biến chứng phát triển, chúng có thể đe dọa tính mạng.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với trẻ em khỏe mạnh dưới 12 tuổi, bệnh thủy đậu thường tự giới hạn nên không khuyến cáo sử dụng liệu pháp kháng vi-rút.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những cá nhân có hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng (ví dụ: thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng, người lớn, phụ nữ mang thai, người bị suy giảm miễn dịch), liệu pháp kháng vi-rút để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và / hoặc giảm nguy cơ biến chứng. Thuốc kháng virus đường uống (ví dụ, valacyclovir hoặc acyclovir ) không có bằng chứng về các biến chứng. Thuốc uống được dung nạp tốt và có ít tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng chúng. Những trường hợp khác, acyclovir tiêm tĩnh mạch được ưu tiên hơn là điều trị bằng đường uống vì sinh khả dụng của liệu pháp tiêm tĩnh mạch tốt hơn so với thuốc uống.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời gian và phác đồ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút nên bắt đầu điều trị trong vòng 24 giờ sau khi phát ban, nếu có thể. Đối với bệnh nhân ≥2 tuổi có chức năng thận bình thường, chúng tôi dùng acyclovir đường uống hoặc valacyclovir như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">Acyclovir - 20 mg / kg mỗi liều (liều tối đa 800 mg) bốn lần mỗi ngày trong năm ngày cho trẻ em từ 2 đến 12 tuổi và thanh thiếu niên.</p>
<p style="text-align: justify;">Valacyclovir - 20 mg / kg mỗi liều (liều tối đa 1000 mg) ba lần mỗi ngày trong năm ngày hoặc lâu hơn nếu các tổn thương chưa khỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">Không có sự nhất trí về liều điều trị uống tối ưu cho trẻ em <2 tuổi. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp sẽ sử dụng acyclovir đường uống với liều lượng tương tự như khuyến cáo cho trẻ em ≥2 tuổi. Acyclovir được ưu tiên hơn so với valacyclovir cho những bệnh nhân như vậy vì tính an toàn và hiệu quả của valacyclovir chưa được thiết lập ở trẻ dưới hai tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với acyclovir tiêm tĩnh mạch, phác đồ kháng vi-rút thay đổi theo độ tuổi, mức độ bệnh, chức năng gan thận:</p>
<p style="text-align: justify;">Người lớn - Acyclovir 10 mg / kg IV mỗi 8 giờ (sử dụng trọng lượng cơ thể lý tưởng [IBW] nếu béo phì</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với người lớn bị bệnh nhẹ (tức là <50 tổn thương) và các xét nghiệm cơ bản bình thường (tức là công thức máu toàn bộ, xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận), bắt đầu điều trị bằng valacyclovir là một lựa chọn nếu bệnh nhân có thể được theo dõi chặt chẽ như một bệnh nhân ngoại trú</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ em ≥ 1 tuổi và thanh thiếu niên - Acyclovir 1500 mg / m mỗi ngày chia ba lần hoặc 30 mg / kg / ngày chia ba lần.</p>
<p style="text-align: justify;">Bắt đầu điều trị bằng valacyclovir (20 mg / kg mỗi liều [liều tối đa 1000 mg] ba lần mỗi ngày) có thể hợp lý ở một số trẻ suy giảm miễn dịch được chọn được coi là có nguy cơ thấp phát triển bệnh thủy đậu nặng nếu bệnh nhân có thể được theo dõi chặt chẽ như một bệnh nhân ngoại trú.</p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian điều trị tiêm điển hình là 7 đến 10 ngày. Liệu pháp tiêm tĩnh mạch được tiếp tục cho đến khi không có tổn thương mới nào xuất hiện. Sau đó, bệnh nhân có thể được chuyển sang liệu pháp uống cho đến khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy.</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả bệnh nhân bị thủy đậu nên được giáo dục về các biến chứng tiềm ẩn, bao gồm cả các bệnh nhiễm khuẩn thứ phát.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_thuy-dau-kieng-gi-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-642x361_chickenpox-1535905501-195-width642height361.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp chung sau đây có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng phát ban và sốt, đồng thời cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số biến chứng:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng histamin rất hữu ích để điều trị triệu chứng ngứa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Móng tay nên được cắt tỉa cẩn thận để tránh làm vỡ mụn nước khi trẻ gãi và tránh nhiễm vi khuẩn thứ cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Acetaminophen nên được sử dụng để điều trị sốt, đặc biệt là ở trẻ em. Thuốc chống viêm không steroid cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp không khuyến khích NSAIDS vì mối liên quan không chắc chắn với bội nhiễm liên cầu. Nên tránh dùng salicylat vì aspirin có liên quan đến việc khởi phát hội chứng Reye.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thuy-dau-scvie |
Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư biểu mô</strong> được hiểu là sự hình thành các khối u bắt nguồn từ các tế bào biểu mô, dạng ung thư này có thể xuất hiện ở những tế bào biểu mô nằm ở mặt bên trong hoặc thậm chí bên ngoài cơ thể. Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng là một trong những dạng ung thư khá phổ biến và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống cũng như vấn đề giao tiếp của người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư khoang miệng</strong> là một bệnh lý trong nhóm ung thư biểu mô đường hô hấp, cụ thể là tổ chức tiêu hóa phía trên (khoang miệng). Thông thường các trường hợp bệnh nhân bị ung thư biểu mô khoang miệng còn có nguy cơ gặp phải tình trạng tương tự tại thực quản và dạ dày.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư biểu mô tại khoang miệng " src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ung-thu-bieu-mo-tai-khoang-mieng.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư biểu mô tại khoang miệng </em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong khoang miệng có rất nhiều tổ chức khác nhau cùng hoạt động và đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô. Lưỡi di động, lợi hàm dưới (hàm trên), sàn miệng, vòm miệng, khe liên hàm, niêm mạc má trong, môi,... với mỗi vị trí khác nhau xuất hiện khối u ác tính thì sẽ có phương pháp điều trị khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khoang miệng là khu vực tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều tác nhân có thể gây bệnh, ví dụ như các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nước uống có chứa các chất kích thích tới các tế bào biểu mô trong khoang miệng hay các loại khí, khói độc hại mà người bệnh trực tiếp đưa vào khoang miệng,... Chính vì vậy, khả năng xuất hiện các khối u ác tính tại các lớp biểu mô trong khoang miệng là rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số tác nhân trực tiếp gây ung thư biểu mô tại khoang miệng do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá (hoặc các loại chất kích thích tương tự), ăn trầu thuốc, vệ sinh răng miệng kém, răng mọc lệch lạc,...</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Một số tác nhân trực tiếp gây ung thư biểu mô tại khoang miệng do thói quen sinh hoạt không lành mạnh" src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-khoang-mieng-nguyen-nhan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một số tác nhân trực tiếp gây ung thư biểu mô tại khoang miệng do thói quen sinh hoạt không lành mạnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố bệnh lý cũng góp phần tạo điều kiện hình thành các khối u ác tính cực kỳ khó chữa trong khoang miệng như: Nhiễm virus HPV, virus Herpes, tình trạng thiếu máu Fanconi, hội chứng Xeroderma pigmentosum,... Bên cạnh đó, các tổn thương khác trong khoang miệng như hồng sản, bạch sản, viêm nấm candida, các vết viêm loét kéo dài liên tục,... tất cả trường hợp trên đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư khoang miệng không phải là một bệnh lý lây truyền. Tuy nhiên, người bệnh có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng khi có tiền sử bị nhiễm virus Herpes hoặc HPV (Hai căn bệnh bị lây truyền từ người sang người thông qua sinh hoạt cá nhân hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh).</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù bệnh ung thư biểu mô của khoang miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân nào, thế nhưng dựa vào những nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng một số nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nam giới tuổi đã cao và bị nghiện rượu đồng thời có hút nhiều thuốc lá.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nhóm bệnh nhân bị nhiễm HPV, Herpes hoặc hội chứng Plummer-Vinson.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Những bệnh nhân có tiền sử có khối u lành tính hoặc ác tính trong khu vực khoang miệng hoặc các tổ chức xung quanh.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Những người có hệ miễn dịch kém, thường xuyên bị viêm nhiễm đường hô hấp.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Người thân trong gia đình có tiền sử bị ung thư.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư khoang miệng hầu hết có thể quan sát được bằng mắt hoặc có biểu hiện bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện một cách từ từ không dồn dập do vậy khả năng phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm là rất khó khăn. Bên cạnh đó, một số triệu chứng ung thư khoang miệng lại khá giống với những biểu hiện của viêm nhiễm thông thường vậy nên người bệnh thường chủ quan xem thường, chỉ đến khi các khối u đã phát triển khá lớn, gây tổn thương nghiêm trọng tới các tổ chức xung quanh thì mới tìm tới các bác sĩ để điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số dấu hiệu nhận biết ung thư khoang miệng khá điển hình như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn hay thậm chí nuốt nước bọt, hoạt động nhai thức ăn cũng khó khăn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó nói chuyện và luôn có cảm giác bị vướng mắc trong khoang miệng.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Lưỡi hoặc hàm không thể cử động bình thường.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trong khoang miệng xuất hiện các tổn thương dạng xơ cứng hoặc dạng chồi bông cải.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Có cảm giác đau tại một số vị trí trong khoang miệng nhưng không liên tục cho nên người bệnh thường không chú ý. Khi bệnh đã chuyển biến nặng sẽ xuất hiện các cơn đau rõ ràng hơn trong khoang miệng và lan rộng sang hai bên tai</p>
<p style="text-align: center; "><img alt="Ung thư khoang miệng hầu hết có thể quan sát được bằng mắt hoặc có biểu hiện bệnh rõ ràng" src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-bieu-mo-tai-khoang-mieng-chan-doan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư khoang miệng hầu hết có thể quan sát được bằng mắt hoặc có biểu hiện bệnh rõ ràng</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vết thương trong khoang miệng khó lành, chảy máu không rõ nguyên nhân. Vết lở loét hình thành nhiều khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn toàn phát, khạc đờm có lẫn máu và mùi hôi thối.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất hiện các mảng da màu bất thường trong khoang miệng (trắng, đỏ hoặc đen).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Răng bị lung lay nhưng không rõ nguyên nhân.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px ">Mọc hạch ở cổ, hàm hoặc dưới cằm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những triệu chứng bệnh cũng có thể xuất hiện ở mức độ khác nhau và tổn thương khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của khối u. Ở giai đoạn đầu, hầu hết các triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện quá nhẹ và thoáng qua hoặc trùng với những biểu hiện viêm nhiễm thông thường. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan trong giai đoạn này, không tới bệnh viện thăm khám mà để kệ tình trạng bệnh như vậy hoặc chỉ mua thuốc kháng sinh đơn thuần để tự điều trị tại nhà.</p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u ác tính trong khoang miệng khi đã phát triển tới giai đoạn toàn phát sẽ gây ra rất nhiều tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh. Triệu chứng chảy máu trong khoang miệng, vết lở loét hình thành nhiều, hơi thở có mùi hôi, rụng răng,... nếu người bệnh không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ ảnh hưởng đến các tổ chức hoạt động trong khoang miệng và các tổ chức xung quanh hay thậm chí đe dọa tính mạng nếu có xuất hiện di căn ung thư.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư khoang miệng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Ở những giai đoạn đầu, có thể bệnh nhân chỉ gặp một số khó khăn khi ăn uống hoặc nói chuyện. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và kéo theo các tổn thương nghiêm trọng khó có thể xử lý như: Sụt cân quá nhanh dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng và suy nhược cơ thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư khoang miệng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt cá nhân của người bệnh: Sụt cân nhanh" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_sut-can.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư khoang miệng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt cá nhân của người bệnh: Sụt cân nhanh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Mất khả năng nói khi khối u đã di căn tới vùng hạ hầu và thanh quản, rụng răng, ảnh hưởng hệ thần kinh,...</p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u ác tính từ khoang miệng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra tình trạng di căn ung thư tới các tổ chức xung quanh hay thậm chí di căn tới các vùng cơ quan khác nhau (đặc biệt là vùng thanh quản và dạ dày). Ngoài ra, ung thư khoang miệng còn làm giảm tiên lượng sống của người bệnh một cách đáng kể nếu bệnh đã chuyển biến tới giai đoạn nghiêm trọng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc tránh các tác nhân gây bệnh chính là biện pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa ung thư khoang miệng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bỏ thuốc lá và hạn chế tối đa sử dụng đồ uống có cồn (đặc biệt là rượu).</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Bổ sung hàm lượng rau củ quả xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho chế độ ăn uống hàng ngày.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Chủ động thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện các bệnh viêm nhiễm trong khoang miệng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, những bệnh nhân có tiền sử có khối u trong cơ thể dù là ác tính hay lành tính thì cũng nên thăm khám định kỳ và làm tầm soát ung thư. Hầu hết những người mắc bệnh ung thư khoang miệng đều có nguy cơ xuất hiện thêm một khối u nữa tại khu vực đầu và cổ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh nhân ung thư khoang miệng sẽ được thực hiện thông qua khám lâm sàng với các triệu chứng bệnh hiện có nghi ngờ có khối u, tìm hiểu tiền sử mắc bệnh và kiểm tra các yếu tố có thể gây ra bệnh. Ngay sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp xét nghiệm nhằm xác định khả năng ung thư, giai đoạn tiến triển của bệnh và một số tổn thương khác có thể có liên quan.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng các phương pháp khám, xét nghiệm để tìm ra bệnh ung thư khoang miệng " src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-bieu-mo-nguyen-nhan-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng các phương pháp khám, xét nghiệm để tìm ra bệnh ung thư khoang miệng </em></p>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp thường được thực hiện để chẩn đoán ung thư khoang miệng là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sinh thiết: </strong>Trong khoang miệng có rất nhiều tổ chức có thể bị tổn thương thế nhưng không phải vị trí nào cũng là do khối u biểu mô gây ra vì vậy phải thực hiện sinh thiết nhiều khu vực. Trong trường hợp khối u đa hình thành khá lớn gây đau đớn cho người bệnh hoặc vị trí khối u ở quá sâu thì bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để làm sinh thiết.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp X-quang:</strong> Khối u phát triển quá nhanh có thể đã xâm lấn tới xương hoặc lấn sâu xuống vùng hạ hầu do vậy cần chụp X-quang để kiểm tra những tổn thương không thể nhìn thấy bằng mắt thường.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI):</strong> Kiểm tra mức độ xâm lấn của khối u tới các nhóm cơ lưỡi hoặc các nhóm tổ chức phía sâu không thể khám lâm sàng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) kiểm tra mức độ xâm lấn của khối u tới các nhóm cơ lưỡi hoặc các nhóm tổ chức phía sâu không thể khám lâm sàng." src="/ImagePath\images\20210826/20210826_Chup-CT-128-day.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) kiểm tra mức độ xâm lấn của khối u tới các nhóm cơ lưỡi hoặc các nhóm tổ chức phía sâu không thể khám lâm sàng.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nội soi </strong>có thể được thực hiện nhằm kiểm tra các tổn thương ở thanh quản, khí quản, thực quản và vùng họng bởi vì nguy cơ bệnh nhân có thêm một khối u thứ hai khi bị ung thư khoang miệng là rất cao. </p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu nội soi vùng họng, thanh quản, thực quản, khí quản để tìm tổn thương vì có đến 5-15% bệnh nhân ung thư khoang miệng, họng hoặc thanh quản có thêm một ung thư thứ 2 tại vị trí khác ở vùng đầu cổ.</p>
<p style="text-align: justify;">Song song với việc chẩn đoán ung thư trong khoang miệng thì bác sĩ còn phải thực hiện các xét nghiệm khác nhằm kiểm tra nguy cơ di căn ung thư hoặc tổn thương do di căn ung thư tại tất cả các vùng cơ quan trên cơ thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư biểu mô tại chỗ của khoang miệng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của khối u (giai đoạn bệnh) và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh (các bệnh lý nền, triệu chứng bệnh, cơ địa,...) các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Có thể thực hiện đơn độc một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc nhằm có được kết quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị thường được thực hiện để xử lý ung thư khoang miệng là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật: </strong>Nếu bệnh nhân được phát hiện ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm thì phương pháp này sẽ được ưu tiên thực hiện nhất bởi khả năng loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khá dễ dàng giúp cho tiên lượng bệnh nhân không bị giảm sút nhiều. Trong trường hợp khối u đã phát triển quá lớn và xâm lấn rộng sang các tổ chức xung quanh thì việc phẫu thuật có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Không chỉ thực hiện phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư và các nhóm mô đã bị hoại tử, các bác sĩ còn phải tạo hình lại hình dáng các bộ phận trong khoang miệng cũng như bên ngoài nhằm đảm bảo duy trì hoạt động cơ bản (nói, nhai, nuốt,...) và cải thiện tính thẩm mỹ cho bệnh nhân sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xạ trị: </strong>Phương pháp này được chỉ định thực hiện khi khối u đã chuyển biến nặng và không thể thực hiện phẫu thuật. Một số trường hợp khác, bệnh nhân sẽ được chỉ định xạ trị hậu phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót hoặc các di căn ung thư mới phát hiện.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hóa trị:</strong> Phương pháp này thường không được khuyến khích sử dụng, tuy nhiên trường hợp bệnh tình đã chuyển biến rất nặng và không thể thực hiện phẫu thuật ngay thì cần phải dùng hóa trị. Bác sĩ có thể thực hiện hóa trị toàn thân hoặc hóa trị động mạch để ngăn cản sự phát triển và giảm thể tích của khối u, sau đó có thể thực hiện phẫu thuật xử lý ung thư.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Điều trị ung thư biểu mô khoang miệng (Bệnh viện K)</li><li style="text-align: justify;">Ung thư biểu mô khoang miệng là gì (Blog sức khỏe)</li><li style="text-align: justify;">Ung thư khoang miệng và những điều cần biết (Vinmec)</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-bieu-mo-tai-cho-cua-khoang-mieng-ssumh |
Sởi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sởi là một bệnh do vi-rút sởi gây ra, rất dễ lây, đặc trưng bởi sốt, phát ban, ho, sổ mũi và viêm kết mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sởi xảy ra trên toàn thế giới và vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Rất khó có được ước tính chính xác về tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới do hệ thống giám sát không đồng nhất và thiếu báo cáo.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sởi rất dễ lây lan; tỷ lệ tấn công ở một người nhạy cảm với bệnh sởi là 90 phần trăm. Thời gian lây nhiễm được ước tính là từ năm ngày trước khi xuất hiện phát ban đến bốn ngày sau đó. Các giọt truyền nhiễm từ dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân mắc bệnh sởi có thể lưu lại trong không khí đến hai giờ. Do đó, bệnh có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sởi là một bệnh do vi-rút sởi gây ra, rất dễ lây, đặc trưng bởi sốt, phát ban, ho, sổ mũi và viêm kết mạc" src="/ImagePath/images/20210823/20210823_20190221_090307_162635_ha-noi-co-mot-ca-tu-v.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sởi là một bệnh do vi-rút sởi gây ra, rất dễ lây, đặc trưng bởi sốt, phát ban, ho, sổ mũi và viêm kết mạc</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm vi rút sởi có thể gây ra nhiều hội chứng lâm sàng, bao gồm:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm trùng sởi cổ điển ở những người chưa có miễn dịch</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Modified measles- là một nhiễm trùng sởi suy yếu xảy ra ở những người có tồn tại miễn dịch sởi trước đó nhưng không đầy đủ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm bệnh sởi không điển hình ở những bệnh nhân được chủng ngừa bằng vắc-xin vi-rút đã bị tiêu diệt</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các hội chứng thần kinh sau nhiễm bệnh sởi, bao gồm viêm não tủy lan tỏa cấp tính và viêm não xơ cứng bán cấp</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm bệnh sởi nghiêm trọng, đặc biệt ở những người không đủ khả năng miễn dịch</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán bệnh sởi nên được xem xét ở một bệnh nhân có biểu hiện sốt phát ban và các triệu chứng lâm sàng thích hợp, đặc biệt ở vùng đang lưu hành dịch sởi và ở những đối tượng chưa có miễn dịch với sởi.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc điều trị bệnh sởi phần lớn là hỗ trợ. Điều trị hỗ trợ bao gồm thuốc hạ sốt, truyền dịch và điều trị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước khi có vắc- xin sởi, hàng năm đã có hơn hai triệu ca tử vong. Sự ra đời của vắc xin phòng bệnh sởi bắt đầu từ những năm 1960 ngay lập tức tác động đến tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong liên quan và thay đổi phân bố toàn cầu. Bệnh sởi chủ yếu xảy ra ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm sởi tự nhiên được cho là có khả năng miễn dịch suốt đời. Khả năng miễn dịch do chủng ngừa bệnh sởi cũng có khả năng bảo vệ cao khỏi nhiễm trùng lâm sàng. Người ta thấy rằng trẻ em của các bà mẹ được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi có nồng độ kháng thể thấp hơn (và do đó mất khả năng bảo vệ bởi các kháng thể của người mẹ ở độ tuổi sớm hơn) so với trẻ em sinh ra từ các bà mẹ có miễn dịch do lây nhiễm tự nhiên.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi rút sởi thuộc họ Paramyxoviridae có hình cầu với đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ tiêu diệt với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và các thuốc khử trùng thông thường… Ở nhiệt độ 56 độ C bị diệt trong 30 phút.</p>
<p style="text-align: justify;">Vi rút sởi có hai kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin) và kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin).</p>
<p style="text-align: justify;">Vi rút sởi sau khi virus xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp hoặc kết mạc, nó bắt đầu nhân lên ở tế bào biểu mô tại chỗ và lây lan đến các hạch bạch huyết trong khu vực. Sau đó, vi rút vào máu (nhiễm virus máu lần thứ nhất) và lan đến lưới nội mô khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Sự phổ biến của vi rút sởi do vi rút trong máu, cùng với sự lây nhiễm liên quan của các tế bào nội mô, biểu mô, bạch cầu đơn nhân và đại thực bào, có thể giải thích sự đa dạng của các biểu hiện lâm sàng và các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm vi rút sởi. Nhiễm virut lần thứ hai xảy ra vài ngày sau lần đầu tiên, trùng với sự xuất hiện của các triệu chứng báo hiệu sự bắt đầu của giai đoạn toàn phát.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_20190323_042355_553501_dich-soi-bung-phat.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi rút gây bệnh sởi thuộc họ Paramyxoviridae có hình cầu với đường kính 120 - 250nm</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Các giai đoạn của bệnh sởi cổ điển</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm vi rút sởi cổ điển có thể được chia thành các giai đoạn lâm sàng sau: ủ bệnh, tiền triệu, ngoại ban, và hồi phục.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời kỳ ủ bệnh của bệnh sởi là 6 đến 21 ngày (trung bình 13 ngày)</strong>: nó bắt đầu sau khi virus xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp hoặc kết mạc. Thời gian lây nhiễm được ước tính là từ năm ngày trước khi xuất hiện phát ban đến bốn ngày sau đó. Các cá thể bị nhiễm đặc trưng là không có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh, mặc dù một số đã được báo cáo là có các triệu chứng hô hấp thoáng qua, sốt hoặc phát ban.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_be-bi-len-soi-1-1e06.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể xuất hiện nội ban đặc trưng bởi các hạt Koplik; đây là những nốt từ 1 đến 3 mm màu trắng, hơi xám hoặc hơi xanh với nền ban đỏ, thường thấy trên niêm mạc lợi đối diện với răng hàm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Sự phổ biến của vi rút sởi do vi rút trong máu, cùng với sự lây nhiễm liên quan của các tế bào nội mô, biểu mô, bạch cầu đơn nhân và đại thực bào, có thể giải thích sự đa dạng của các biểu hiện lâm sàng và các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm vi rút sởi. Nhiễm virut lần thứ hai xảy ra vài ngày sau lần đầu tiên, trùng với sự xuất hiện của các triệu chứng báo hiệu sự bắt đầu của giai đoạn tiền triệu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiền triệu: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn này thường kéo dài từ hai đến bốn ngày nhưng có thể tồn tại lâu đến tám ngày; nó được xác định bằng sự xuất hiện của các triệu chứng thường bao gồm sốt, khó chịu và chán ăn, sau đó là viêm kết mạc, sổ mũi và ho. Mức độ nghiêm trọng của viêm kết mạc có thể thay đổi và cũng có thể kèm theo chảy nước mắt hoặc sợ ánh sáng. Các triệu chứng hô hấp là kết quả của tình trạng viêm niêm mạc do nhiễm virus của các tế bào biểu mô. Thường có sốt. Các kiểu sốt khác nhau đã được mô tả, và sốt cao tới 40oC có thể xảy ra. Các triệu chứng xuất hiện vài ngày trước khi nội ban xuất hiện.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nội ban </strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Khoảng 48 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện ngoại ban, bệnh nhân có thể xuất hiện nội ban đặc trưng bởi các hạt Koplik; đây là những nốt từ 1 đến 3 mm màu trắng, hơi xám hoặc hơi xanh với nền ban đỏ, thường thấy trên niêm mạc lợi đối diện với răng hàm, mặc dù chúng có thể lan rộng đến bao phủ niêm mạc lợi và môi cũng như khẩu cái cứng và mềm. Chúng được mô tả là "hạt muối trên nền đỏ". Các hạt Koplik có thể liên kết lại và thường kéo dài từ 12 đến 72 giờ. Các hạt Koplik thường bắt đầu bong ra khi ngoại ban xuất hiện. Hạt Koplik ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh sởi giúp chẩn đoán lâm sàng sớm bệnh, tuy nhiên, nội ban này không xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh sởi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ngoại ban</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoại ban của bệnh sởi xuất hiện khoảng hai đến bốn ngày sau khi bắt đầu sốt; nó bao gồm các dạng: ban đỏ, dát sẩn, bắt đầu mọc cổ điển từ trên mặt và lan theo chu kỳ và li tâm liên quan đến cổ, thân trên, thân dưới và tứ chi. Trong trường hợp nghiêm trọng, ban có thể biểu hiện dưới dạng xuất huyết. Ở trẻ em, mức độ phát ban thường tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lòng bàn tay và lòng bàn chân hiếm khi có ban. Sự tiến triển của ban từ đầu đến chân là đặc điểm của bệnh sởi.</p>
<p style="text-align: justify;">Các phát hiện đặc trưng khác trong giai đoạn phát ban bao gồm nổi hạch, sốt cao (đỉnh điểm từ hai đến ba ngày sau khi xuất hiện phát ban), các dấu hiệu hô hấp rõ rệt bao gồm viêm họng và viêm kết mạc không mủ. Ít gặp hơn là bệnh nhân mắc bệnh sởi nặng có biểu hiện nổi hạch toàn thân và lách to.</p>
<p style="text-align: justify;">Sự cải thiện lâm sàng thường xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện phát ban. Sau ba đến bốn ngày, ban chuyển màu thành màu nâu (ở bệnh nhân người gốc u da trắng mặc dù không phải bệnh nhân gốc châu Phi) và bắt đầu mờ dần, sau đó là bong vảy mịn. Phát ban thường kéo dài từ sáu đến bảy ngày và mất dần theo thứ tự xuất hiện.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hồi phục và miễn dịch</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ho có thể kéo dài từ một đến hai tuần sau khi mắc bệnh sởi. Sự xuất hiện của sốt sau ngày phát ban thứ ba đến thứ tư gợi ý một biến chứng liên quan đến bệnh sởi.</p>
<p style="text-align: justify;">Cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào đặc hiệu với bệnh sởi đều quan trọng đối với việc thanh thải virus và tạo miễn dịch bảo vệ lâu dài. Trẻ em bị khiếm khuyết về miễn dịch dịch thể, chẳng hạn như bệnh không có Gammaglobulin máu liên kết với nhiễm sắc thể X, thường hồi phục sau bệnh sởi, trong khi những trẻ bị thiếu hụt tế bào T thường bị nhiễm bệnh sởi nặng và tỷ lệ tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Miễn dịch sau khi nhiễm vi rút sởi được cho là suốt đời.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biến thể lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Modified measles- là một nhiễm trùng sởi suy yếu xảy ra ở những người có tồn tại miễn dịch sởi trước đó (từng mắc bệnh sởi hoặc tiêm phòng sởi). Nó tương tự như bệnh sởi cổ điển ngoại trừ các biểu hiện lâm sàng nói chung nhẹ hơn và thời gian ủ bệnh dài hơn (17 đến 21 ngày). Những người mắc bệnh sởi đã biến đổi không có khả năng lây nhiễm cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sởi không điển hình - Bệnh sởi không điển hình đề cập đến tình trạng nhiễm vi rút sởi giữa những người được chủng ngừa bằng vắc xin vi rút đã bị giết, được sử dụng ở Hoa Kỳ từ năm 1963 đến năm 1967; bệnh sởi không điển hình hiện nay rất hiếm. Vắc xin vi rút đã bị giết làm người nhận nhạy cảm với kháng nguyên vi rút sởi mà không cung cấp sự bảo vệ đầy đủ.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người mắc bệnh sởi không điển hình phát triển sốt cao và đau đầu từ 7 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh sởi. Bệnh sởi không điển hình được đặc trưng bởi sốt cao hơn và kéo dài hơn. Phát ban dát sẩn xuất hiện từ hai đến ba ngày sau đó, bắt đầu ở tứ chi (thay vì đầu như bệnh sởi điển hình) và lan ra thân. Phát ban có thể liên quan đến lòng bàn tay và lòng bàn chân và có xu hướng ở phần trên của ngực, cổ và đầu. Phát ban có thể là mụn nước, chấm xuất huyết, ban xuất huyết hoặc mày đay. Sự phân bố và sự xuất hiện đa dạng của phát ban có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">Thường xuất hiện ho khan và đau ngực kiểu màng phổi; viêm phổi có thể nặng. Bệnh sởi không điển hình thường dẫn đến bệnh nặng; nhiều cá thể bị suy hô hấp. Một số cá nhân phát triển phù ngoại biên, gan lách to và / hoặc các triệu chứng thần kinh như dị cảm hoặc tăng kích thích. Những người mắc bệnh sởi không điển hình dường như không truyền vi rút sởi cho người khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một hoặc nhiều biến chứng xảy ra trong khoảng 30 phần trăm các trường hợp mắc bệnh sởi. Tiêu chảy là biến chứng thường gặp nhất; hầu hết các trường hợp tử vong là do biến chứng đường hô hấp hoặc viêm não. Viêm tai giữa xảy ra trong 5 đến 10 phần trăm các trường hợp và phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Nguy cơ biến chứng tăng lên ở những cơ sở hạn chế về nguồn lực, nơi tỷ lệ tử vong trong trường hợp này là 4 đến 10%.</p>
<p style="text-align: justify;">Ức chế miễn dịch và nhiễm trùng thứ phát - Nhiễm vi rút sởi có thể dẫn đến ức chế miễn dịch và nhiễm trùng thứ cấp, là những nguyên nhân quan trọng gây ra tỷ lệ mắc và tử vong liên quan đến sởi. Nhiễm trùng thứ phát và đồng nhiễm có thể bao gồm nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm dạ dày ruột và viêm tai giữa. Các khiếm khuyết miễn dịch liên quan với bệnh sởi có thể làm tăng tỷ lệ tử vong lên đến ba năm sau khi nhiễm bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu chảy là biến chứng thường gặp nhất; nó xảy ra trong khoảng 8 phần trăm các trường hợp. Các biến chứng đường tiêu hóa khác bao gồm viêm nướu, viêm dạ dày ruột, viêm gan, viêm hạch mạc treo ruột và viêm ruột thừa. Ở những nơi hạn chế về nguồn lực, bệnh viêm miệng và tiêu chảy do bệnh sởi có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng giảm sút.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200418_vi-rut-tan-cong-co-the-va-gay-ra-benh-o-con-nguoi-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêu chảy là biến chứng thường gặp nhất</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;">Viêm phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do sởi ở trẻ em; nó xảy ra trong khoảng 6 phần trăm các trường hợp. Nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra thường xuyên nhất ở bệnh nhân <5 tuổi và > 20 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng phổi khi nhiễm vi rút sởi bao gồm viêm phế quản phổi, viêm thanh quản (croup) và viêm tiểu phế quản. Bệnh sởi cũng có liên quan đến sự phát triển của bệnh giãn phế quản, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp tái phát. Bội nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra tới 5% các trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng thần kinh liên quan đến bệnh sởi bao gồm viêm não, viêm não lan tỏa cấp tính và viêm não xơ cứng bán cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm não xảy ra tới 1 trên 1000 trường hợp mắc bệnh sởi. Nó thường xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi phát ban, thường là ngày thứ 5 (từ 1 đến 14 ngày); các triệu chứng có thể bao gồm sốt, nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ, kích ứng màng não, buồn ngủ, co giật và hôn mê. Viêm não cấp do sởi cũng có thể xảy ra trong trường hợp không phát ban. Khoảng 25% trẻ em bị di chứng chậm phát triển thần kinh; bệnh tiến triển nhanh chóng và gây tử vong trong khoảng 15% các trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm não lan tỏa cấp tính (ADEM) xảy ra với khoảng 1 trên 1000 trường hợp mắc bệnh sởi. ADEM được cho là một phản ứng tự miễn dịch sau nhiễm trùng; nó có thể được kích hoạt bởi một số nguyên nhân truyền nhiễm. ADEM xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh sởi, thường trong vòng hai tuần kể từ khi mắc bệnh. Ngược lại, viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE) thường biểu hiện nhiều năm sau khi nhiễm trùng ban đầu. Các biểu hiện lâm sàng của ADEM bao gồm sốt, nhức đầu, cứng cổ, co giật và thay đổi trạng thái tâm thần như lú lẫn, buồn ngủ hoặc hôn mê. Các biểu hiện khác có thể bao gồm mất điều hòa, rung giật cơ, chứng múa giật và các dấu hiệu của viêm tủy, chẳng hạn như liệt nửa người, liệt tứ chi, mất cảm giác, mất kiểm soát bàng quang và ruột. ADEM sau khi nhiễm bệnh sởi có tỷ lệ tử vong từ 10 đến 20%; tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ tử vong do ADEM do các nguyên nhân khác (lên đến 7%). Những bất thường về thần kinh còn sót lại thường gặp ở những người sống sót, bao gồm rối loạn hành vi, suy giảm nhận thức và động kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm não xơ cứng bán cấp - SSPE là một bệnh thoái hóa tiến triển gây tử vong của hệ thần kinh trung ương, thường xảy ra từ 7 đến 10 năm sau khi nhiễm virus sởi tự nhiên. Cơ chế bệnh sinh của nó chưa được hiểu rõ nhưng có thể liên quan đến việc nhiễm dai dẳng với một biến thể của vi rút sởi trong hệ thần kinh trung ương.</p>
<p style="text-align: justify;">Từ năm 1960 đến 1974, nguy cơ mắc SSPE là 8,5 trường hợp trên một triệu trường hợp nhiễm sởi tự nhiên. Từ năm 1970 đến 1980, nguy cơ mắc SSPE giảm xuống còn 0,06 trường hợp trên một triệu người; sự sụt giảm song song với sự sụt giảm của các trường hợp mắc bệnh sởi do tác dụng tiêm chủng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng ở mắt của bệnh sởi bao gồm viêm giác mạc (một nguyên nhân phổ biến gây mù lòa) và loét giác mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng tim của bệnh sởi bao gồm viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh sởi rất dễ lây lan; tỷ lệ tấn công ở một người nhạy cảm với bệnh sởi là 90 phần trăm. Sự lây truyền xảy ra qua tiếp xúc giữa người với người cũng như lây lan trong không khí. Các giọt truyền nhiễm từ dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân mắc bệnh sởi có thể lưu lại trong không khí đến hai giờ. Do đó, bệnh có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người. Sự lây truyền bệnh sởi giữa hành khách đi máy bay trong sân bay và trong chuyến bay đã được mô tả, và các đợt bùng phát lớn có thể xảy ra ở những khu vực đông người như trường học và các cộng đồng dân cư đông đúc.</p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là từ 6 đến 21 ngày (trung bình là 13 ngày). Thời gian lây nhiễm được ước tính là từ năm ngày trước khi xuất hiện phát ban đến bốn ngày sau đó. Thời kỳ lây nhiễm tối đa được cho là trong giai đoạn bệnh nhân sốt và có các triệu chứng về hô hấp.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở các khu vực ôn đới, tỷ lệ mắc bệnh sởi cao nhất xảy ra vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mắc bệnh xảy ra quanh năm và ở một số vùng không thấy có tỷ lệ mắc bệnh theo mùa rõ ràng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những người có nguy cơ mắc bệnh sởi bao gồm trẻ quá nhỏ chưa đến tuổi chủng ngừa, những đối tượng khác chưa được chủng ngừa vì lý do y tế hoặc các lý do khác, những người chưa được chủng ngừa liều thứ hai của vắc-xin sởi và những người không tạo được đáp ứng miễn dịch bảo vệ (một phần rất nhỏ trong số những người được chủng ngừa bằng hai liều vắc-xin).</p>
<p style="text-align: justify;">Du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh sởi hoặc tiếp xúc với những người bị bệnh đến từ các quốc gia này sẽ làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với bệnh sởi.</p>
<p style="text-align: justify;">Các nhóm có nguy cơ cao mắc các biến chứng của bệnh sởi bao gồm bệnh nhân suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, người bị thiếu vitamin A hoặc tình trạng dinh dưỡng kém, và người ở độ tuổi quá cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiêm phòng bệnh sởi, quai bị và rubella:</strong> Để ngăn chặn sự lây truyền rộng rãi, khả năng miễn dịch của cộng đồng phải được duy trì trên 85 đến 95 phần trăm.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20191113_180425_985896_vacxin-uan-van-tiem.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu giúp ngừa bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kiểm soát nhiễm trùng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong môi trường bệnh nhân nội trú, các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí được chỉ định trong bốn ngày sau khi bắt đầu phát ban ở những bệnh nhân khỏe mạnh khác và trong suốt thời gian bị bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân sốt phát ban nên được đưa đến khu vực chờ riêng hoặc đặt ngay trong phòng riêng. Cả bệnh nhân và nhân viên phải đeo khẩu trang / mặt nạ phòng độc thích hợp (mặt nạ cho bệnh nhân để ngăn tạo ra các giọt nhỏ, và mặt nạ cho nhân viên để lọc các hạt trong không khí, bất kể tình trạng miễn dịch).</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu không được nhập viện, bệnh nhân nên được yêu cầu cách ly ở nhà trong bốn ngày sau khi phát ban. Virus sởi có thể lơ lửng trong không khí đến hai giờ; do đó, không nên sử dụng phòng có người nghi ngờ trong vòng hai giờ sau khi bệnh nhân rời đi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán bệnh sởi nên được xem xét ở một bệnh nhân có biểu hiện sốt phát ban và các triệu chứng tương thích về mặt lâm sàng (ví dụ: ho, sổ mũi và viêm kết mạc), đặc biệt trong bối cảnh tiếp xúc gần đây với một người bị bệnh sốt phát ban hoặc đi du lịch đến một khu vực có tỷ lệ lưu hành bệnh sởi cao, đặc biệt khi chưa có miễn dịch với bệnh sởi.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán nhiễm vi rút sởi thường được thực hiện dựa trên ít nhất một trong những điều sau: xét nghiệm huyết thanh dương tính với kháng thể IgM sởi trong huyết thanh, sự gia tăng đáng kể của kháng thể IgG sởi giữa hiệu giá cấp tính và điều trị, phân lập vi rút sởi trong nuôi cấy hoặc phát hiện bệnh sởi RNA của virus bằng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR). Cách tiếp cận chẩn đoán khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ lưu hành bệnh sởi trong khu vực.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có thể quan sát thấy giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm tế bào T trong quá trình nhiễm bệnh sởi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp X quang ngực có thể chứng minh viêm phổi kẽ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phát hiện vi rút sởi xét nghiệm kháng thể IgM sởi trong huyết thanh, PCR sởi, phân lập vi rút sởi trongnuôi cấy.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Sởi </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc điều trị bệnh sởi mang tính chất hỗ trợ; không có liệu pháp kháng vi-rút cụ thể được chấp thuận để điều trị bệnh sởi. Có một vai trò đối với vitamin A trong một số cơ sở nhất định.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_tin115726289396791511042210_2019110482644.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị hỗ trợ bao gồm thuốc hạ sốt, truyền dịch và điều trị bội nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi do vi khuẩn và viêm tai giữa</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xuất bản một hướng dẫn toàn diện về điều trị bệnh sởi. Điều trị hỗ trợ bao gồm thuốc hạ sốt, truyền dịch và điều trị bội nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi do vi khuẩn và viêm tai giữa. Điều trị các biến chứng khác, chẳng hạn như co giật và suy hô hấp, cũng có thể cần thiết.</p>
<p style="text-align: justify;">Dự phòng bằng kháng sinh trong các đợt dịch sởi có thể ngăn ngừa các biến chứng; tuy nhiên cần nghiên cứu thêm.</p>
<p style="text-align: justify;">Vitamin A - Thiếu vitamin A góp phần làm chậm hồi phục và dẫn đến tỷ lệ cao các biến chứng sau bệnh sởi. Ngoài ra, nhiễm trùng sởi có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin A cấp tính. Sử dụng vitamin A cho trẻ em mắc bệnh sởi có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">WHO khuyến cáo rằng nên dùng vitamin A cho tất cả trẻ em mắc bệnh sởi cấp tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Vitamin A để điều trị bệnh sởi được dùng bằng đường uống một lần mỗi ngày trong hai ngày với liều lượng như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trẻ sơ sinh <6 tháng tuổi: 50.000 đơn vị quốc tế</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trẻ sơ sinh từ 6 đến 11 tháng tuổi: 100.000 đơn vị quốc tế</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Trẻ em ≥12 tháng: 200.000 đơn vị quốc tế</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đối với trẻ em có các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của thiếu vitamin A (chẳng hạn như vệt Bitot), nên sử dụng liều vitamin A thứ ba từ bốn đến sáu tuần sau đó.</p>
<p style="text-align: justify;">Ribavirin - Với nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh sởi ở những người thuộc một số nhóm nguy cơ nhất định, một số chuyên gia ủng hộ việc sử dụng ribavirin để điều trị viêm phổi do sởi ở bệnh nhân <12 tháng, bệnh nhân ≥12 tháng bị viêm phổi cần hỗ trợ thở máy và bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nghiêm trọng.</p>
<p style="text-align: justify;"> Liều lượng Ribavirin bao gồm 15 đến 20 mg / kg mỗi ngày uống chia làm hai lần. Thời gian điều trị tối ưu chưa xác định; thời gian từ năm đến bảy ngày có thể hợp lý, được hướng dẫn bởi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân (các triệu chứng hô hấp và phát hiện trên X quang phổi).</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Measles: Epidemiology and transmission - UpToDate 2021</li><li style="text-align: justify;">Measles: Clinical manifestations, diagnosis, treatment, and prevention - UpToDate 2021</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/soi-saryd |
Ung thư đại tràng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư đại tràng </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư đại tràng là một căn bệnh phổ biến và gây chết người. Nguy cơ phát triển ung thư đại tràng bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố môi trường và di truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">Trên toàn cầu, ung thư đại trực tràng (CRC) là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ ba ở nam và thứ hai ở nữ. Khoảng 149.500 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm ở Hoa Kỳ, trong đó 104.270 trường hợp là ung thư đại tràng, chiếm khoảng 70 %, phần còn lại của trực tràng. Hàng năm, khoảng 52.980 người Mỹ chết vì CRC, chiếm khoảng 8-9% tổng số ca tử vong do ung thư. Mặc dù tỷ lệ tử vong do CRC đang giảm dần kể từ năm 1990, với tốc độ hiện tại là khoảng 1,6 đến 2,0 % mỗi năm, nó vẫn là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ ở phụ nữ và là nguyên nhân tử vong thứ hai ở Hoa Kỳ ở nam giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ung thư đại tràng khác nhau rõ rệt trên khắp thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở Úc và New Zealand, Châu Âu và Bắc Mỹ, và tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là ở Châu Phi và Nam Trung Á. Những khác biệt về địa lý này dường như là do sự khác biệt trong chế độ ăn uống và tiếp xúc với môi trường kết hợp với tính nhạy cảm được xác định về mặt di truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">Phần lớn các khối u của đại tràng và trực tràng là ung thư biểu mô. Các loại mô học khác (u thần kinh nội tiết, u mỡ, khối u trung mô, u lympho) tương đối bất thường. Trong số các ung thư biểu mô, hơn 90% là ung thư biểu mô tuyến.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư đại tràng có thể được chẩn đoán khi bắt đầu có các triệu chứng, hoặc thông qua nội soi đại tràng sàng lọc hay test máu ẩn qua phân.</p>
<p style="text-align: justify;">Các tài liệu hiện tại cho thấy rằng hơn 86% những người được chẩn đoán dưới 50 tuổi là có triệu chứng khi chẩn đoán, và thường khối u đã ở giai đoạn tiến triển.</p>
<p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn khu trú có tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều so với những bệnh nhân đã lan rộng di căn tại thời điểm chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">Cắt bỏ khối u là phương thức điều trị chính cho ung thư đại tràng giai đoạn đầu (giai đoạn I đến III), và phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiên lượng khả năng chữa khỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc sàng lọc các cá nhân không có triệu chứng đối với ung thư đại tràng được các xã hội và các tổ chức chăm sóc dự phòng ủng hộ. Nhiều xét nghiệm sàng lọc có sẵn để phát hiện polyp tuyến và ung thư đại trực tràng (CRC) trước khi chúng có triệu chứng. Trước đây hầu hết các hướng dẫn đều đề nghị bắt đầu tầm soát ở tuổi 50 trừ những người bị bệnh viêm ruột, tiền sử bức xạ ổ bụng, tiền sử gia đình có ung thư đại tràng hoặc hội chứng di truyền dễ mắc; tuy nhiên, vào năm 2021, do tỷ lệ mắc bệnh ở thanh niên ngày càng tăng do đó khuyến nghị bắt đầu tầm soát ung thư ở tuổi 45 ở tất cả người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;">Các loại xét nghiệm để sàng lọc ung thư đại tràng bao gồm xét nghiệm dựa trên phân để phát hiện hemoglobin trong máu có thể đến từ một tổn thương hoặc những thay đổi DNA gợi ý bệnh ác tính; hình ảnh trực tiếp bằng nội soi, với một ống soi cho phép sinh thiết và loại bỏ tổn thương tại thời điểm xét nghiệm hoặc với một máy ảnh nhỏ có thể hình dung các tổn thương khi nó đi qua đường ruột; và chụp X quang để hình dung các tổn thương.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-dai-trang-szulk |
U trung thất | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U trung thất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Là một phần trung tâm của ngực, bên trong trung thất có chứa những cơ quan bao gồm thực quản ngực, khí quản, tuyến ức, hạch bạch huyết, dây thần kinh và các mạch máu lớn, tim, màng ngoài tim,... Dưới đây là cấu tạo giải phẫu của trung thất:</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_u-trung-that-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trung thất trong cơ thể con người</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phía trên trung thất là vùng nền cổ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phía dưới là cơ hoành;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Màng phổi ở hai bên;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phía sau được chống đỡ bởi các đốt sống ngực;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phía trước là các sụn sườn và xương ức.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>U trung thất hình thành như thế nào?</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Khi các tế bào tăng sinh phát triển mạnh ở trong các mô thần kinh, mô bạch huyết và mô tuyến ức sẽ tạo nên khối u trung thất. U trung thất là để chỉ những khối u có thể là ác tính hoặc lành tính, u nguyên phát bắt nguồn từ trung thất hoặc u thứ phát xuất hiện từ cơ quan khác lan tới trung thất. </p>
<p style="text-align: justify;">Khối u có thể hiện diện tại khu vực trước hoặc là sau trung thất. Dựa trên nguồn gốc hình thành các u nang thuộc trong hoặc nằm ngoài phạm vi trung thất, bệnh lý u trung thất cũng sẽ được phân thành những loại khác nhau.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U trung thất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân tạo nên u trung thất phụ thuộc vào vị trí hình thành các tế bào bất thường, có thể chia bệnh lý này thành các nhóm như sau:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh u trung thất trước</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>U tuyến giáp: </b>u này thường là u lành tính, ví dụ như bị bướu cổ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>U tuyến ức và u nang tuyến ức: </b>các u tuyến ức phần lớn là u lành tính, có một nang sợi bao quanh u này. Tuy nhiên, tỷ lệ để các u này tiến triển thành u trung thất ác tính là khoảng 30%;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Lymphoma - u Lympho ác tính: </b>có 2 loại Lymphoma thường gặp đó là: u Lympho Hodgkin (hay còn được biết đến là bệnh Hodgkin theo cách gọi trước đây) và u Lympho không Hodgkin;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Tế bào mầm: </b>có đến 60 - 705 những u tế bào mầm là u lành tính, có thể gặp ở cả nam và nữ.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh u trung thất giữa</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>U hạch bạch huyết: </b>do bị phì đại các hạch bạch huyết;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>U thực quản, u khí quản: </b>có thể là khối u lành tính hoặc ác tính;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>U nang phế quản: </b>bắt nguồn từ hô hấp, thường là u lành tính;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>U nang ngoài màng tim: </b>u lành tính nằm ở màng ngoài tim;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Bất thường mạch máu: </b>gồm bóc tách và phình động mạch chủ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Bất thường thực quản: </b>gồm túi thừa và thoát vị hoành, co thắt thực quản.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh u trung thất sau:</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>U hạch bạch huyết: </b>do phì đại các hạch bạch huyết;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Các khối u thần kinh: </b>có 70% các khối u thần kinh là dạng lành tính và đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh u trung thất sau;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Nang thần kinh ruột: </b>khá hiếm, liên quan đến cả hệ tiêu hoá lẫn thần kinh;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Tạo máu ngoài tủy: </b>bắt nguồn từ tuỷ xương phì đại dẫn đến hiện tượng thiếu máu nặng. Nguyên nhân này khá hiếm gặp;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Bất thường mạch máu: </b>do<b> </b>phình động mạch chủ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Bất thường cột sống: </b>bao gồm các u ác tính, tình trạng nhiễm trùng và chấn thương ở đốt sống ngực</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U trung thất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phần lớn bệnh nhân khi bị u trung thất sẽ không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, bệnh tiến triển một cách âm thầm và thường được phát hiện trên hình ảnh chụp X-quang. Các dấu hiệu bệnh thường xuất phát khi khối u gây áp lực lên những cơ quan xung quanh như tim, tuỷ sống, màng ngoài tim. Các triệu chứng có thể là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho, có khi bị ho ra máu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khản tiếng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân đau thắt ngực (hiếm gặp);</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thở rít, khò khè, khó thở tăng nặng khi nằm ngửa;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó nuốt, nuốt sặc do bị khối u chèn vào thực quản;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nấc cụt;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sụt cân bất thường, mệt mỏi, cơ thể suy yếu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm trùng đường hô hấp;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi về ban đêm;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mặt đỏ bừng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tăng huyết áp, rối loạn nhịp thở, tăng tiết nước bọt;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khớp bị sưng phù nề, đau khớp;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Gặp các vấn đề về mắt ở một bên của khuôn mặt như co đồng tử, sụp mí mắt;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm hạch bạch huyết: hạch tăng kích thước vùng cổ, vùng trên đòn, hạch sưng hoặc đau hạch;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mắc hội chứng Pierre Marie: đau các khớp cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân, dày cốt mạc đầu chi, ngón tay dùi trống,...;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các biểu hiện khác tuỳ thuộc vào cơ quan bị khối u chèn ép khiến các chức năng ở những khu vực này và chức năng tuần hoàn bị thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đôi khi có sự bất cân xứng giữa mức độ tổn thương giải phẫu và các rối loạn bệnh lý, vì có trường hợp những u lành tính lại phát giác nhiều triệu chứng rõ ràng và xuất hiện sớm, ngược lại những u ác tính lại phát triển âm thầm và hiếm khi bộc lộ biểu hiện lâm sàng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-trung-that-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng của u trung thất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khối u trung thất sẽ lớn dần theo thời gian, chiếm diện tích gây chèn ép hoặc tấn công sang tổ chức của các cơ quan lân cận như các mạch máu lớn, tim, phổi,... gây cản trở hoạt động hô hấp và tuần hoàn. Các u ác tính thường có nguy cơ cao di căn tới phổi hoặc tim, đe doạ tính mạng người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U trung thất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bất kể bệnh nhân bị mắc u trung thất lành tính hay ác tính đều cần phải được theo dõi điều trị sát sao. Vì ngay cả khi mắc u trung thất lành tính, vẫn có một tỷ lệ nhất định chúng sẽ phát triển thành u ác tính nếu không được kiểm soát từ sớm. </p>
<p style="text-align: justify;">Đối với các u trung thất lành tính, khi chúng phát triển theo thời gian sẽ gây chèn ép những bộ phận lân cận và làm ảnh hưởng đến chức năng của những cơ quan đó. Còn khi bị u trung thất ác tính, các tế bào có khả năng di căn sang các vùng khác của cơ thể, nếu chúng tấn công vào tim và cách mạch máu ở tim sẽ đe doạ tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra u còn có thể tấn công cột sống, chèn ép tuỷ sống.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi áp dụng các biện pháp điều trị bằng xạ trị và hoá trị, người bệnh có khả năng sẽ phải trải qua các tác dụng phụ như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thiếu máu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rụng tóc;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất huyết;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tiêu chảy;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Táo bón;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Buồn nôn hoặc ói mửa;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau đớn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mệt mỏi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thay đổi khẩu vị;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sưng tấy;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm trùng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thay đổi về da: khô da, da bong tróc, ngứa ngáy, da bị phồng rộp, nổi mụn nước,... do những tác dụng của tia bức xạ.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U trung thất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U trung thất được coi là một bệnh lý hiếm gặp và đối tượng có thể bị u trung thất nằm trong độ tuổi từ 30 - 50, tuy nhiên khả năng nó hiện diện ở mọi lứa tuổi là hoàn toàn có thể xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u trung thất có thể có mặt tại nhiều vị trí khác nhau tùy theo độ tuổi của người bệnh:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ở trẻ em: </b>thường mắc bệnh u trung thất sau, phần lớn là các khối u lành tính;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ở người lớn: </b>thường mắc u trung thất khu vực phía trước, hầu hết là các khối u hạch bạch huyết hoặc u tuyến ức ác tính;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Người cao tuổi: </b>tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự hình thành những bệnh ung thư nói chung. Phần lớn khi con người sau 65 tuổi thường dễ bị ung thư hơn so với khi còn trẻ. Tuy nhiên u trung thất có thể bắt gặp ở cả trẻ em lẫn người già, mọi lứa tuổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Những người hay phải tiếp xúc với các chất hóa học: </b>người làm các công việc như công nhân xây dựng, thợ sơn, công nhân trong nhà máy hóa chất,... sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư hơn. Nghiên cứu đã cho thấy những đối tượng hay tiếp xúc thường xuyên với các chất như nickel, benzene, animang, benzidine, vinyl chloride hay cadmium,... tại nơi làm việc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư khá cao. Vì thế để hạn chế tối đa nguy cơ mắc ung thư do hóa chất, cần trang bị các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc, cẩn thận khi sử dụng hoá chất như dầu động cơ, thuốc trừ sâu, các loại hoá chất hay dung dịch khác,...</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-trung-that-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiếp xúc với hóa chất độc hại có nguy cao mắc ung thư</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Tiếp xúc với các bức xạ ion hoá: </b>tế bào của cơ thể con người rất dễ bị tổn thương trước các bức xạ ion hoá, dẫn đến bệnh ung thư. Thường ta sẽ tìm thấy loại bức xạ này tồn tại trong tia X, khí radon, tia chiếu xuống bầu khí quyển của Trái Đất, hay một số nguồn khác.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Người nghiện thuốc lá: </b>theo báo cáo, mỗi năm có đến hơn 180.000 ca tử vong tại Mỹ do các bệnh ung thư liên quan đến khói thuốc lá. Những người tiêu thụ nhiều thuốc lá có nguy cơ bị ung thư cao hơn nhiều so với người không hút. Những loại ung thư này có thể là: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư họng và các bệnh ung thư khác,..</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U trung thất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trên thực tế không có biện pháp phòng ngừa tối ưu đối với những khối u trung thất. Tuy nhiên bệnh nhân có thể giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng cũng như cải thiện chất lượng điều trị bằng cách phát hiện bệnh từ sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">Để phát hiện bệnh sớm, cần theo dõi sức khoẻ sát sao, nếu thấy bản thân có các biểu hiện như ho, khó thở, sốt, kèm theo những biểu hiện như chúng tôi đã để cập phía trên thì cần đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời;</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó mỗi người cần có thói quen tầm soát ung thư và đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần;</p>
<p style="text-align: justify;">Duy trì nếp sống lành mạnh: bỏ hút thuốc hoặc tránh xa nguồn khói thuốc; ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng;</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu phải làm việc tại những nơi có nồng độ hóa chất cao, cần trang bị bảo hộ đầy đủ, hoặc có thể chuyển nghề nghiệp khác nếu có thể;</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U trung thất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để xác định bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành những xét nghiệm cần thiết sau đây:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang ngực, chụp cộng hưởng từ MRI ngực, chụp cắt lớp vi tính CT ngực;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-trung-that.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X - quang ngực phổi</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm hô hấp nhằm đánh giá chức năng phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Siêu âm;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm máu giúp tìm nguyên nhân hình thành khối u;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sinh thiết: thực hiện bằng cách dùng kim hoặc chọc hít;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nội soi trung thất kết hợp với sinh thiết;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nội soi phế quản: chẩn đoán phân biệt các bệnh lý, kèm theo sinh thiết khối u để xét nghiệm mô học bằng cách sinh thiết phế quản hoặc xuyên thành phế quản;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nội soi thực quản: nhằm chẩn đoán phân biệt giữa u trung thất và u thực quản.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra cũng có các xét nghiệm khác trước khi tiến hành phẫu thuật được bổ sung vì có thể cần thiết để áp dụng cho những trường hợp khác nhau. Điều này hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật cắt bỏ u trung thất được diễn ra an toàn, hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U trung thất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân dù có bị u trung thất lành tính hay ác tính thì đều có nguy cơ gặp biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Phần lớn những khối u phát triển trong trung thất đều được chỉ định áp dụng kỹ thuật sinh thiết, cắt bỏ, hoặc điều trị bằng xạ trị, hoá trị nếu phát hiện đó là các tế bào ung thư.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp sinh thiết</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Đây là hình thức chiết một phần mẫu mô khối u ra từ cơ thể bệnh nhân, đem soi dưới kính hiển vi để biết được đó là u lành hay u ác trước khi có chỉ định phẫu thuật. Trong một số trường hợp sinh thiết qua ngực cũng giúp loại bỏ khối u hoàn toàn. Để hạn chế tối đa tổn thương và tăng tốc độ phục hồi nhanh chóng cho bệnh nhân, các bước sinh thiết thường được thực hiện bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp phẫu thuật</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Thông thường kỹ thuật cắt bỏ khối u trung thất được áp dụng nếu khối u gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người bệnh. Ca phẫu thuật có phức tạp hay không còn phụ thuộc vào những yếu tố như: kích cỡ khối u, vị trí khối u nằm ở đâu, liên quan như thế nào với những cấu trúc khác trong lồng ngực, hay thể trạng của người bệnh,...</p>
<h3 style="text-align: justify;">Phương pháp xạ trị, hoá trị</h3>
<p style="text-align: justify;">Hai biện pháp này được coi là hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhân bị u ác tính, hay ung thư trung thất khi không thực hiện được phẫu thuật cắt bỏ khối u.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>1. U trung thất có nguy hiểm? | Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec</p><p>2. Điều trị u trung thất thế nào? | Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec</p><p>3. Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất? | Hello Doctor</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-trung-that-soxaa |
Lao tiềm ẩn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lao tiềm ẩn hay còn gọi là LTBI (latent tuberkulos infeksjon) là tình trạng một người mang vi khuẩn lao ở trạng thái không hoạt động. Chỉ có thể phát hiện được vi khuẩn lao qua các xét nghiệm đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Các trường hợp bị lao tiềm ẩn không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Chỉ khi cơ thể suy giảm miễn dịch, lao tiềm ẩn chuyển thành dạng lao hoạt động và gây ra những tổn thương thực tổn tại các cơ quan trên cơ thể thì mới có triệu chứng tùy theo cơ quan biểu hiện bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, ước tính có khoảng ⅓ dân số thế giới nhiễm lao. Phần lớn trong số đó là lao tiềm ẩn. Có thể ngăn ngừa việc tái hoạt động của vi khuẩn lao dựa vào điều trị dự phòng. Tuy nhiên, cần cân nhắc và lựa chọn trước khi điều trị lao tiềm ẩn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_lao-tiem-an-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lao là bệnh nguy hiểm không nên chủ quan</em></p>
<p style="text-align: justify;">Do chi phí cao và nhiều yếu tố khác nên các xét nghiệm tầm soát lao không được sử dụng để thực hiện hàng loạt.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc quản lý lao tiềm ẩn cần phải thực hiện các biện pháp can thiệp đối với các trường hợp nghi ngờ. Các phác đồ điều trị sẽ được cá thể hóa và cần theo dõi cũng như đánh giá lại kết quả điều trị.</p>
<h3><b>Khi nào một người được xác định là Lao tiềm ẩn?</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng lao tiềm ẩn được xác định khi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không tìm thấy bệnh lao thực tổn tại bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không lây bệnh lao khi tiếp xúc với người khác</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các xét nghiệm dịch tiết cơ thể đều âm tính với vi khuẩn lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm máu IGRA (Interferon Gamma Release Assay) hoặc phản ứng lao tố ( Mantoux) cho kết quả Dương tính</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khi tiếp xúc gần với người mắc lao, người tiếp xúc sẽ có nguy cơ mắc lao tiềm ẩn. Đặc biệt, những người sống lâu dài trong những vùng dịch tễ lao cao như ở các nước châu Phi, châu Á, Mỹ latinh,... cũng sẽ có nguy cơ mắc lao tiềm ẩn cao hơn các vùng khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc tiêm phòng BCG là vaccine ngừa lao cũng không có nghĩa là bạn sẽ không mắc lao tiềm ẩn. Mặt khác, ở người lớn thì việc tiêm vaccine phòng lao BCG cũng vẫn có thể mắc lao.</p>
<ul>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Lao tiềm ẩn có khả năng tiến triển thành lao bệnh, các trường hợp sau có nguy cơ cao là những trường hợp có hệ miễn dịch yếu kém hoặc nhạy cảm:</p>
<p style="text-align: justify;">Những người nhiễm HIV khiến cho sức đề kháng cơ thể giảm nhiều nên việc mắc lao tiềm ẩn cũng có thể tiến triển thành lao bệnh</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các trường hợp tiêm chích ma túy</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sút cân chưa rõ nguyên nhân (> 10%)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những công nhân bị bệnh bụi phổi Silic</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân bị suy thận hoặc đang chạy thận nhân tạo</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân bị tiểu đường</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân bị cắt dạ dày hoặc ruột non</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân ghép tạng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các bệnh nhân phải điều trị dài ngày bằng Corticoid hay các thuốc ức chế miễn dịch</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các bệnh nhân ung thư, nhất là ung thư đầu mặt cổ</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như theo định nghĩa về lao tiềm ẩn cũng đã nêu rõ rằng người mắc lao tiềm ẩn không thể lây bệnh cho người khác vì vi khuẩn lao ở thể không hoạt động.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch suy giảm, người mắc lao tiềm ẩn lúc ấy là người mắc lao nên có khả năng lây bệnh. Vì vậy, những người mắc lao tiềm ẩn cần phải theo dõi và giám sát chặt chẽ cũng như điều trị nếu nằm trong diện nguy cơ cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các đối tượng cần phải xét nghiệm sàng lọc lao tiềm ẩn là những trường hợp có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi khuẩn lao, gồm các trường hợp sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người tiếp xúc gần với người bệnh lao phổi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người di dân từ các vùng có dịch tễ cao với bệnh lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người làm việc hoặc sống trong các cơ sở có người có nguy cơ cao bị bệnh lao như: các trại tị nạn tập trung, các trại vô gia cư, nhà dưỡng lão, nhân viên y tế của các bệnh viện Lao hoặc HIV</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để dự phòng lao tiềm ẩn, chúng ta cần thực hiện các biện pháp dự phòng như với các bệnh lao khác nói chung, đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">Kiểm soát vệ sinh môi trường tại cơ sở y tế và gia đình người bệnh.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Tại cơ sở y tế:</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện thông gió tốt, tận dụng ánh sáng mặt trời để diệt vi khuẩn lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thay đổi thói quen xấu của người bệnh bằng cách: hắt hơi, ho khạc vào giấy, ca cốc hoặc thực hiện ở những khu vực riêng, lấy đờm xét nghiệm đúng nơi quy định, thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đối với nhân viên y tế cần sử dụng bảo hộ đồ cá nhân như các loại khẩu trang chuyên dụng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giảm tiếp xúc với nguồn lây bằng các biện pháp: có khu điều trị riêng cho bệnh nhân lao AFB (+), cách ly các trường hợp điều trị lao đối với phạm nhân trong trại giam, có biện pháp phân luồng bệnh nhân tốt và hướng dẫn bệnh nhân cách ho khạc đờm đúng cách cũng như đề nghị ho khạc sử dụng khăn, giấy che miệng khi ho, đeo khẩu trang,...</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Đối với dự phòng lây nhiễm tại hộ gia đình:</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân điều trị lao tại nhà cần tuân thủ điều trị lao theo hướng dẫn của bác sĩ, đeo khẩu trang thường xuyên khi tiếp xúc với người khác. Nếu ho, hắt hơi, khạc đờm cần sử dụng khăn giấy rồi đốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh sạch sẽ nơi ở để đảm bảo thông thoáng và nhiều ánh nắng. Thường xuyên phơi, giặt quần áo và đồ dùng cá nhân.</li>
<li style="text-align: justify;">Cần thực hiện tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_lao-tiem-an-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng vắc xin là giải bảo chủ động bảo vệ trẻ</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dự phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị tốt các bệnh nền như đái tháo đường, bệnh thận, cắt dạ dày hay ruột non,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, mở cửa thông khí và đón ánh sáng tự nhiên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nên kiểm tra xét nghiệm tầm soát lao tiềm ẩn định kỳ hoặc kiểm tra ngay khi tiếp xúc với nguồn lây.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện sàng lọc lao tiềm ẩn đối với các trường hợp đi từ vùng dịch tễ có tỉ lệ mắc lao cao.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán lao tiềm ẩn, cần dựa vào các xét nghiệm sau:</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_lao-tiem-an-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán lao tiềm ẩn</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phản ứng lao tố (Xét nghiệm Mantoux)</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Người được xét nghiệm sẽ được tiêm dưới da 0,1ml tuberculin unit (TU), purified protein derivative (PPD), sau 48-72h sẽ quay lại đọc kết quả bằng cách đo quầng đỏ ở vùng tiêm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 5mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các nhóm bệnh nhân:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân nhiễm HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người tiếp xúc với nguồn lây là các case có xét nghiệm AFB (+)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 10mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các nhóm bệnh nhân:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người tiêm chích ma túy nhưng âm tính với xét nghiệm HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhân viên y tế làm việc trong môi trường có nguy cơ cao mắc lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các trường hợp chạy thận nhân tạo, tiểu đường, cắt dạ dày, ruột non.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 15mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các những người không có nguy cơ cao mắc lao.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phản ứng lao tố không sử dụng cho các trường hợp đã tiêm BCG, ưu tiên xét nghiệm ở trẻ em < 5 tuổi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm máu IGRA (Interferon Gamma Release Assay)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là xét nghiệm đánh giá phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao thông qua tế bào lympho T CD4.</p>
<p style="text-align: justify;">Có 2 loại xét nghiệm IGRA, đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm T-SPOT TB: là xét nghiệm định lượng tế bào Lympho T tiết INF-γ</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm Quantiferon-TB: Là xét nghiệm ELISA đo nồng độ IFN- γ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm này có thể sử dụng đối với những người đã tiêm phòng lao bằng BCG</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Lao tiềm ẩn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Khi nào cần điều trị Lao tiềm ẩn?</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Theo tổ chức y tế thế giới, việc chọn đối tượng để chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn cần phải cân nhắc kỹ. Việc điều trị lao tiềm ẩn để làm giảm nguy cơ chuyển sang lao thực tổn sẽ giúp ngăn chặn nguồn lây bệnh, kiểm soát bệnh lao. Vậy các trường hợp sau đây sẽ cần phải điều trị lao tiềm ẩn, đó là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh nhân HIV</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những trường hợp tiếp xúc với nguồn lây</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đang dùng thuốc sinh học TNF</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân phải ghép tạng hay ghép tủy</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Bệnh nhân bụi phổi Silic</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bên cạnh đó, sẽ cân nhắc điều trị đối với các trường hợp sau:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Những người đến từ các quốc gia có tỉ lệ mắc lao mới cao (> 100/100.000 dân) hoặc từ các vùng có gánh nặng lớn về bệnh lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các phạm nhân đang cải tạo</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhân viên y tế làm việc trong môi trường có nguy cơ cao mắc lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người vô gia cư</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người nghiện ma tú</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Để chẩn đoán lao tiềm ẩn, cần dựa vào các xét nghiệm sau:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phản ứng lao tố (Xét nghiệm Mantoux)</p>
<p style="text-align: justify;">Người được xét nghiệm sẽ được tiêm dưới da 0,1ml tuberculin unit (TU), purified protein derivative (PPD), sau 48-72h sẽ quay lại đọc kết quả bằng cách đo quầng đỏ ở vùng tiêm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 5mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các nhóm bệnh nhân:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân nhiễm HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người tiếp xúc với nguồn lây là các case có xét nghiệm AFB (+)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 10mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các nhóm bệnh nhân:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người tiêm chích ma túy nhưng âm tính với xét nghiệm HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhân viên y tế làm việc trong môi trường có nguy cơ cao mắc lao</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các trường hợp chạy thận nhân tạo, tiểu đường, cắt dạ dày, ruột non.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu đường kính quầng đỏ ≥ 15mm thì sẽ được chẩn đoán là dương tính với các những người không có nguy cơ cao mắc lao.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phản ứng lao tố không sử dụng cho các trường hợp đã tiêm BCG, ưu tiên xét nghiệm ở trẻ em < 5 tuổi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu IGRA (Interferon Gamma Release Assay)</p>
<p style="text-align: justify;">Đây là xét nghiệm đánh giá phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao thông qua tế bào lympho T CD4.</p>
<p style="text-align: justify;">Có 2 loại xét nghiệm IGRA, đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm T-SPOT TB: là xét nghiệm định lượng tế bào Lympho T tiết INF-γ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm Quantiferon-TB: Là xét nghiệm ELISA đo nồng độ IFN- γ</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm này có thể sử dụng đối với những người đã tiêm phòng lao bằng BCG</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị Lao tiềm ẩn như thế nào?</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Nguyên tắc điều trị</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cần đánh giá khả năng kháng thuốc của nguồn lây bệnh nếu biết rõ nguồn lây</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xem xét các bệnh kèm theo</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đánh giá tương tác thuốc</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các phác đồ điều trị được khuyến cáo:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ sử dụng Isoniazid mỗi ngày trong 6 - 9 tháng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ sử dụng Rifampicin hàng ngày trong 4 tháng liên tục. Phâc đồ này không được sử dụng khi đang điều trị ARV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ phối hợp 2 thuốc Isoniazid và Rifampicin/ ngày trong 3 tháng. Vì có mặt R nên cũng cần tránh sử dụng khi đang điều trị ARV. Phác đồ này thường được ưu tiên sử dụng ở trẻ em từ 1-15 tuổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ phối hợp 2 thuốc Rifabutin và Isoniazid (HP)/ tuần/ 12 tuần. Phác đồ này được chỉ định trong các trường hợp người mắc lao tiềm ẩn > 1 tuổi ở những vùng có tỉ lệ mắc lao cao + mới tiếp xúc với nguồn lây + Xquang có tổn thương cũ nghi lao. Phác đồ này không được dùng trong các trường hợp trẻ dưới 1 tuổi hoặc đang điều trị ARV hoặc nghi ngờ kháng R hay Z, phụ nữ có thai hay có dự định có thai.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-tiem-an.png"></p>
<p style="text-align: justify;">Các trường hợp hay gặp trong điều trị lao tiềm ẩn:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiếp xúc với nguồn lây trong gia đình hoặc nơi cư trú</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nếu là trẻ < 5 tuổi: Cần điều trị lao tiềm ẩn</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu > 5 tuổi:</li>
</ul>
<ol>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị lao tiềm ẩn khi kết quả test (+) ở các trường hợp sống tại các quốc gia có tỉ lệ lao lao thấp (< 100/100.000 dân)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị ngay lao tiềm ẩn nếu sống ở các quốc gia có tỉ lệ mắc lao cao (> 100/100.000 dân)</li>
</ol>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với bệnh nhân HIV:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu < 1 tuổi: Cần điều trị ngay lao tiềm ẩn khi tiếp xúc với nguồn lây</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu ≥ 1 tuổi: điều trị ngay lao tiềm ẩn ở mọi trường hợp</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với phụ nữ đang mang thai: Chỉ dùng phác đồ điều trị isoniazid trong 9 tháng mà không đc dùng phác đồ 3HP.</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những trường hợp có nguy cơ cao cần điều trị sớm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu không có nguy cơ cao thì sẽ điều trị sau sinh</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với các trường hợp lao tiềm ẩn có nguồn lây từ người bệnh mắc lao đa kháng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện chưa có nhiều bằng chứng về điều trị lao tiềm ẩn ở các trường hợp này. Phác đồ mà Việt Nam vẫn sử dụng đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ sử dụng Isoniazid trong 9 tháng với người lớn nhiễm HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phác đồ sử dụng Isoniazid trong 6 tháng đối với trẻ em < 5 tuổi có tiếp xúc với nguồn lây hoặc trẻ em đang điều trị HIV</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng phác đồ 3HP cho các trường hợp còn lại > 12 tuổi</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Cập nhật chẩn đoán – điều trị lao tiềm ẩn( latent tb infection) | Hội hô hấp TP HCM</li><li>Lao tiềm ẩn là gì? Lao tiềm ẩn có lây không? | Hệ thống vinmec</li><li>Điều trị lao tiềm ẩn | Bệnh viện phổi Đà Nẵng</li><li>Hướng dẫn phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn | Thư viện pháp luật</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-tiem-an-svxsi |
Viêm thanh quản cấp | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm thanh quản cấp </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thanh quản có dạng hình ống nằm ở trước cổ ngang mức đốt sốngcổ từ C1 đến C6 . Giới hạn trên của thanh quản là bờ trên của sụn giáp, ở dướilà bờ dưới của sụn nhẫn. Ở phía trên thanh quản thông với họng dưới, ở dưới thông với khí quản.</p>
<p style="text-align: justify;">Thanh quản có các chức năng rất quan trọng là: chức năng hô hấp, chức năng phát âm và chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới.</p>
<p style="text-align: justify;">Chức năng hô hấp: đây là chức năng quan trọng nhất có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể. Các tình trạng bệnh lý làm cho thanh môn không mở rộng hoặc làm bít tắc thanh môn sẽ dẫn đến tình trạng khó thở gây nguy hiểm tính mạng đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời bằng phẫu thuật mở khí quản cấp cứu</p>
<p style="margin-left: 0.75in; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_khan-tieng-do-viem-thanh-quan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm thanh quản cấp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Chức năng phát âm: Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hộivì nó góp phần căn bản vào việc tạo giọng nói, giọng hát để con người có thể giao lưu trao đổi, truyền đạt nhũng kiến thức, kinh nghiệm cho người khác . Dưới tác động củaluồng khí từphổi đi lên trong thì thở ra làm rung động hai dây thanh. Khi phát âm hai dây thanh khép lại gần sát nhau và rung lên. Cao độ (tần số) của âm thanh phát ratừ hai dây thanh đang rung động phụ thuộc vào độ dày, độ dài và độ căng của hai dây thanh. Âm thanh phát ra từ dây thanh của người phụ nữ trưởng thành thường cao hơn âm thanh phát ra từ dây thanh của người đàn ông trưởng thành vì dây thanh của phụ nữ thường ngắn hơn, mỏng và căng hơn là dây thanh ở nam giới</p>
<p style="text-align: justify;">Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới: đáy lưỡi thành sau họng và các cột trụ amidan khẩu cái đều tham gia vào quá trình nuốt. Khi cử động nuốt diễn ra thức ăn được đưa xuống thanh quản được nâng lên trên và ra trước. Lúc này nắp thanh quản che kín lối vào thanh quản và thức ăn đi tiếp xuống thực quản, không lọt vào thanh quản được. Mặt khác sự ho phản xạ mỗi khi có dị vật lọt vào thanh quản để lấy dị vật ra ngoài đường hô hấp cũng là một phản ứng bảo vệ giusp tống dị vật ra ngoài</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm thanh quản (VTQ) nói chung là tình trạng bệnh lý ở thanh quản do các loại vi sinh gây ra, bao gồm: VTQ do virut, VTQ do vi khuẩn và VTQ do ký sinh trùng...Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, hay gặp trong mùa lạnh, trong và sau các đợt cảm cúm hoặc viêm mũi họng, họng cấp. Viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, ngược lại viêm thanh quản mạn thường gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ em. Viêm thanh quản có thể tiến triển trong thời gian ngắn (dưới 3 tuần) được gọi là viêm thanh quản cấp> Viêm thanh quản có thể diễn biến kéo dài (trên 3 tuần) gọi là viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản cấp có biểu hiện lâm sàng khác nhau theo lứa tuổi mắc bệnh nên được chia ra: viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp ở người lớn. Viêm thanh quản mạn tính được hcia ra: viêm thanh quản mạn tính xuất tiết viêm thông thường, viêm thanh quản quá phát, viêm thanh quản nghề nghiệp và viêm thanh quản đặc hiệu</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm thanh quản cấp </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Hay gặp ở các nguyên nhân nhiễm khuẩn, một hay nhiều loại. Ngày nay các nguyên nhân do virut ngày càng gặp nhiều hơn> Các loại virut thường gặp như: Influenza, virus A.P.C, v.v</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Influenza-Flu-Viruses.png"></p>
<p>Niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nếu niêm mạc thanh quảnphù nề 1mm thì đường kính của thanh quản bị hẹp đi còn một nửa, nên khó thở thanh quản hay gặp trong viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm thanh quản cấp </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Ở trẻ nhỏ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng cơ năng: thể điển hình là viêm thanh quản cấp đơn thuần, thường gặp do cúm với các triệu chứng cơ năng như khàn tiếng, ho nhưng không có khó thở. Không có triệu chứng toàn thân</p>
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng thực thể: khám thanh quản thường thấy viêm phù nề đỏ ở vùng thượng thanh môn. Tiền đình thanh quản và hai dây thanh sung huyết đỏ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ở người lớn</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>- Toàn thận:</strong> </em>thường bắt đầu bằng cảm giác ớn lạnh, gai rét, đau người, giống như triệu chứng của cúm. Hiếm khi gặp sốt thực sụ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Cơ năng:</em></strong> bắt đầu là cảm giác khô họng, nuốt rát. Tiến nói trở nên khàn và có khi mất hoàn toàn. Kèm theo đó bệnh nhân có ho, lúc đầu ho khan không có đờm, sau có ho ít đờm trắng trong. Nếu có kèm theo viêm khí phế quản thì sẽ có nhiều đờm, có màu vàng hoặc xanh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Triệu chứng thực thể:</em></strong></p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Viêm mạc sung huyết: thanh thiệt, băng thanh thất và dây thanh hai bên đỏ, sung huyết.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Thanh thiệt, sụn phễu, khe liên phễu phù nề làm cho dây thanh hai bên không khép kín khi phát âm.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tăng xuất tiết ở thanh quản, có nhiều dịch mở mép sau, mặt trên hai dây thanh</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Nếu không điều trị bệnh có thể giảm dần sau 3-4 ngày, sau 1 tuần hoạc 10 ngày giọng có thể trong trở lại nhưng có khi bệnh không tự khỏi mà dẫn tới viêm khí quản, viêm phế quản.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Viêm thanh quản cấp </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Viêm thanh quản cấp đều sảy ra ở người lớn và trẻ em</p>
<div id="gtx-trans" style="position: absolute; left: -3px; top: -6px;">
<div class="gtx-trans-icon"> </div>
</div>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm thanh quản cấp </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Để phòng viêm thanh quản cấp thông thường, cần lưu ý không để bị lạnh, ẩm kéo dài. Nhất là khi đi trời mưa về, cần lau khô người, thay quần áo, không rất dễ bị lạnh.</p>
<p>Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc; khói thuốc làm khô họng và gây kích ứng dây thanh âm. Uống nhiều nước, nước giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch. Hạn chế rượu và cà phê để đề phòng khô họng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_viem-thanh-quan-cap-tinh-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm thanh quản cấp</em></p>
<p>Khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi nên đeo khẩu trang vừa có tác dụng tránh bụi, lại tránh được cả lạnh. Khi có những triệu chứng sớm của viêm mũi, viêm họng cấp cần được điều trị ngay. Như thế bệnh sẽ không tiến triển nặng hơn, việc điều trị nhanh đem lại kết quả hơn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm thanh quản cấp </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán ở trẻ</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong> khàn tiếng đi kèm với các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, ngạt mũi, chảy dịch mũi, đau họng. Soi thanh quản tháy sung huyết phù nề ở thượng thanh môn, tiền đinh thanh quản và dây thanh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_Picture1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các thể lâm sàng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Viêm thanh quản cấp tính ngạt thở</strong>: biểu hiện theo nhiều bệnh cành khác nhau, thường gặp nhất là viêm thanh quản hạ thanh môn.</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Viêm thanh quản hạ thanh môn</strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm thanh quản hạ thanh môn là bệnh lý ngày càng tăng, chủ yếu ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi</p>
<p style="text-align: justify;">+ Là một cấp cứu trong tai mũi họng vì hay gây ra khó thở thanh quản, dễ đưa tới biến chứng viêm đường hô hâp dưới. Bệnh thường xuất hiện trong hoặc sau quá trình viêm nhiễm mũi họng hoặc cũng có thể không có tiền triệu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nguyên nhân thường do virus: Myxovirus, virus á cúm (parainfluenza)..Cũng có trường hợp do vi khuẩn như liên cầu tan huyết nhóm A, tụ cầu vàng, phế cầu và Hemophylus influenzae, thường tiến triển rất nhanh và nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thể điển hình: Viêm thanh uqanr hạ thanh môn thường phát hiện vào ban đêm, trên một trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản: khó thở chậm, khó thỏ vào, có tiếng rít và co kéo cơ hô hấp. Tiếng ho cứng và ông ổng, giọng nói gần như bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trẻ có sốt vừa 38°C-38,5°C. Chẩn đoán xác định rất khó trong trường hợp này vì không soi được thanh quản trực tiếp, không biểu hiện trên phim chụp phổi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xử lý:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Liệu pháp Corticoid: solumedrol 0,5mg/kg/ngày hoặc depersolon 1mg/kg/ngày</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Cho thở không khí ấm và ẩm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Kháng sinh phòng bội nhiêm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Tránh khám và vân động trẻ nhiều dẫn đến tình trạng khó thở nặng hơn phải mở khí quản.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Không được dùng thuốc an thần</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Phải theo dõi sát tình trạng khó thở</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Nếu tình trạng khó thở giảm thì tiếp tục điều trị kháng sinh và corticoid đường uống.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Hạ sốt nếu cần thiết</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Điều trị viêm mũi họng bằng nhỏ mũi</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những thể không đáp ứng với corticoid, thường là do vi khuẩn, bệnh nhân ơhair được nằm viện và theo dõi chặt chẽ, nếu khó thở tiến triển theo chiều hướng nặng thêm phải đặt nội khí quản theo đường mũi hoặc tốt nhất mà mở khí quản.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản giả bạch hầu</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Viêm và phù nề khu trú vùng hạ họng</strong>. Co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở, thường xảy ra nửa đêm về sáng, cơn khó thở và ngạt thở, thở rít, gọng khàn, ho ông ổng, có kéo cơ hô hấp và các cơ liên sườn, cơn khó thở có thể qua đi trong nửa giờ nhưng cũng có thể tái diễn cơn khó thở khác. Không sốt, không có dấu hiệu toàn thân khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Viêm thanh quản thượng thanh môn (viêm thanh thiệt)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thanh thiệt bị sứng nề, bệnh nhân có nuốt đau, khó thở, tăng tiết nhiều nước bọt, cổ ngả về phía trước, khó thở tăng khi nằm ngửa. Hiện nay ít gặp hơn nhờ tiêm phòng Hib</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Viêm thanh quản bạch hầu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm thanh quản bạch hầu ngày càng hiếm gặp nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng. Nguyên nhân do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả.Bệnh thường thứ phát sau bạch cầu họng. bach hầu thanh quản nguyên phát rất hiếm</p>
<p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng: Trẻ bị bạch hầu họng thông thường có sốt nhẹ, đau họng, có hạch cổ, da mặt tái xanh, sau đó xuất hiện khàn tiếng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Gia đoạn đầu: trẻ ho,, khàn tiếng, nói trong, tiếng nói khàn. Khó thở khi gắng sức (khó thở thanh quản độ I)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn thứ hai: trẻ mất tiếng hoàn toàn và tiếng ho rè, bệnh nhân khó thở thanh quản độ 2 điển hình (khó thở chậm, khó thở vào và có tiếng rít thanh quản rõ). Khó thở thường kèm theo những cơn co thắt làm cho bệnh nhân ngạt thở, trợn mắt, tím tái người.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn thứ ba: ngoài triệu chứng khó thở bệnh nhân còn có triệu chứng nhiễm độc và suy nhược các trung tâm hô hấp. Bệnh nhân nằm lả người, thở nhanh và nông, không có tiếng rít, co lõm cùng giảm. Toàn thân trẻ xanh nhợt, đầu ngón tay ngón chân đều tím và lạnh, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, khó thở cấp độ 3 và nhiễm độc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tiên lượng rất nặng, nếu không được điều trị bệnh bạch hầu sẽ đưa tới tử vong vì ngạt thở, vì trụy tim mạch vì nhiễm độc và phế quản phế viêm.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ở Người lớn</strong></h3>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_Picture2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm thanh quản ở người lớn</em></p>
<p><strong>Chẩn đoán xác định:</strong> Triệu chứng cơ năng quan trọng nhất là khàn tiếng kèm thoe ho, chảy mũi, đau họng. Khám thanh quản thấy niêm mạc sung huyết, phù nề, tăng xuất tiết ở thanh quản.</p>
<p><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p>
<p>Viêm mũi họng cấp: bệnh nhân có ngạt, chảy mũi, ho có thể khàn tiếng do ho nhiều, khi soi thanh quản không thấy hiện tượng sung huyết, phù nề ở thượng thanh môn mà chỉ thấy phù nề nhẹ ở dây thanh hai bên.</p>
<p><strong>Thể lâm sàng:</strong></p>
<p><strong>- Viêm thanh quản cúm:</strong></p>
<p>Là viêm thanh quản do virus cúm đơn thuần hoặc virus cúm phối hợp với vi khuẩn. Bệnh ít khi khu trú ở thanh quản mà thường lan tràn đến khí quản và phế quản.</p>
<p>Triệu chứng: Viêm thanh quản do cúm tiến triển thất thường tùy theo các loại vi khuẩn phối hợp gây bệnh và tùytheo sức đề kháng của từng cá thể.</p>
<p><strong>Thể xuất tiết</strong>: triệu chứnggiống viêm thanh quản xuất tiết thông thường nhưng thường bệnh nhân có sốt, mệt mỏi kéo dài. Khám thanh quản đôi khi thấy có các điểm xuất tiết dưới niêm mạc. Đó là dấu hiệu đặc biệt của viêm thanh quản cúm.</p>
<p><strong>Thể phù nề:</strong> Đó là giai đoạn tiếp theo của xuất tiết. Phù nề thường khu trú ở thanh thiệt và mặt sau sụn phễu. Bệnh nhân nuốt rất đau đôi khi có khó thở, tiếng nói ít thay đổi.</p>
<p><strong>Thể loét:</strong> soi thanh quản sẽ thấy có những vết loét nông, bờ đỏ, sụn phễu và sụn thanh thiệt bịphù nề.</p>
<p><strong>Thể viêm tấy:</strong></p>
<p>+ Triệu chứng: toàn thân nặng: sốt cao, mạch nhanh, mặt hốc hác.</p>
<p>+ Triệu chứng cơ năng rõ rệt: khó nuốt, đau họng nhói lên tai, giọng khàn đặc hoặc mất hẳn, khó thởthanh quản.</p>
<p>+ Triệu chứng thực thể: vùng trước thanh quản viêm tấy, sứng to, ấn đau. Sau khi hết viêm, bệnh để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản.</p>
<p><strong>Thể hoại tử: </strong>màng sụn bị viêm và bị hoại tử. các tổ chwusc liên kết bị lỏng lẻo, ở cổ bị viêm tấy cứng hoặc viêm tấy mủ. Thanh quản bị sưng to và có màng giả che phủ. Bệnh nhân khó nói, nuốt đau và khó thở. Triệu chứng toàn thân rầm rộ, sốt cao, mạch nhanh, yếu, khó thở nhanh nông, huyết áp thấp, nước tiểu có protein. Tiên luongj rất xấu, bệnh nhân dễ tử vong do phế quản phế viêm, trụy tim mạch.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm thanh quản cấp </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>- Quan trọng nhất là kiêng nói. Tránh lạnh</p>
<p>- Khí dung mũi họng bằng các loại tinh dầu, kháng sinh kết hợp hydrocortison..</p>
<p>- Bơm thuốc thanh quản bằng các loại thuốc giảm viêm như hydrocortison..</p>
<p>- Thuốc toàn thân: các thuốc giảm ho, đặc biệt là kháng histamin thế hệ I, II</p>
<p>- Vitamin và hoa quả để tăng cao sức đề kháng</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-thanh-quan-cap-swldi |
Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ống ngực ở người có đường kính khoảng 2 - 3mm, dài khoảng 35-45cm. Ống ngực đi từ ổ bụng, sau động mạch chủ xuyên qua cơ hoành, dựa theo phía trước cột sống và đến tĩnh mạch dưới đòn. Ống ngực có nhiệm vụ vận chuyển chất béo được hấp thu từ đường tiêu hóa vào hệ tuần hoàn.</p>
<p style="text-align: justify;">Dịch dưỡng chấp có các thành phần chính đó là các chất béo như Triglycerid, Cholesterol, acid béo,... ngoài ra còn có Protein, Protein, Immunoglobulin, các yếu tố đông máu, các tế bào bạch cầu,... Vì vậy, nếu tràn dịch dưỡng chấp có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn đông máu và điện giải.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi dưỡng chấp từ ống ngực bị rò vào khoang màng phổi thì được gọi là tràn dịch dưỡng chấp màng phổi.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_tran-dich-duong-chap-mang-phoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh dịch dưỡng chấp màng phổi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch dưỡng chấp màng phổi. Trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính đó là: tràn dịch dưỡng chấp do chấn thương hở của ống ngực và tràn dịch dưỡng chấp do chèn ép hoặc hủy hoại ống ngực</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tràn dịch dưỡng chấp do chấn thương</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân gây tổn thương ống ngực khiến cho dưỡng chấp tràn vào màng phổi như sau phẫu thuật lồng ngực, mổ tim hở, sau xạ trị, dị vật đường thở hoặc đường tiêu hóa gây chọc rách ống ngực.</p>
<p style="text-align: justify;">Đôi khi những thủ thuật nội khoa như đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn cũng có thể có biến chứng chọc vào ống ngực gây tràn dịch dưỡng chấp màng phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Các trường hợp hiếm gặp hơn đó là do vết thương thấu ngực trong lao động hay sinh hoạt, do ho.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tràn dịch dưỡng chấp không do chấn thương</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân hay gặp nhất gây tràn dịch dưỡng chấp không phải do chấn thương là Lymphoma (70% các trường hợp), thuyên tắc tĩnh mạch chủ trên do hạch hoặc khối u chèn ép, bệnh Sarcoidosis, Amyloidosis, do ký sinh trùng (giun sán,...), tình trạng bướu giáp thòng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các trường hợp hiếm gặp hơn như bệnh Lymphangioleiomyomatosis (LAM), bệnh Haemangiomatosis.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch dưỡng chấp màng phổi mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu các trường hợp tràn dịch dưỡng chấp do ung thư gây ra thì việc điều trị là rất khó khăn và phức tạp cũng như có nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân. Các trường hợp này thường gây tràn dịch dưỡng chấp tái đi tái lại nhiều lần, gây chèn ép phổi cũng như gây ra các hậu quả khác liên quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng.</p>
<p style="text-align: justify;">Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi mức độ nhiều có thể ảnh hưởng đến hô hấp của bệnh nhân, gây thiếu Oxy hay suy hô hấp, chèn ép phổi hoặc các cơ quan trong lồng ngực, nguy hiểm nhất là gây chèn ép tim.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu điều trị ổn tràn dịch dưỡng chấp màng phổi cũng có thể để lại một số di chứng như dày dính màng phổi, viêm mủ màng phổi hay ổ cặn màng phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Các di chứng này đều gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_tran-dich-duong-chap-mang-phoi-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi mức độ nhiều ảnh hưởng đến hô hấp của bệnh nhân</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dự phòng bệnh bằng cách điều trị căn nguyên gây ra tràn dịch</p>
<p style="text-align: justify;">Dự phòng biến chứng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Chú ý sử dụng kháng sinh dự phòng bội nhiễm dịch màng phổi và nhiễm khuẩn huyết. Cần điều trị kháng sinh tích cực trong các trường hợp nhiễm khuẩn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Chú ý đảm bảo đủ dinh dưỡng tránh suy kiệt</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Dự phòng tái phát bằng theo dõi định kỳ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Tập phục hồi chức năng phổi sớm ngay trong quá trình điều trị tràn dịch.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán tràn dịch dưỡng chấp màng phổi đôi khi khó khăn nếu các bác sĩ lâm sàng không có nhiều kinh nghiệm hoặc cơ sở y tế không có đủ phương tiện hay xét nghiệm chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">Khó khăn nhất trong chẩn đoán tràn dịch dưỡng chấp là chẩn đoán nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân không do chấn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán tràn dịch dưỡng chấp phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào căn nguyên gây tràn dịch dưỡng chấp mà triệu chứng lâm sàng có những biểu hiện khác nhau. Triệu chứng chính sẽ là các biểu hiện của tràn dịch dưỡng chấp và triệu chứng của căn nguyên gây bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân tràn dịch dưỡng chấp có thể có tình trạng khó thở tăng dần, tăng lên khi nằm. Lượng dịch dưỡng cấp trong khoang màng phổi sẽ quyết định mức độ khó thở của bệnh nhân. Nếu lượng dịch > 2 lít, bệnh nhân sẽ khó thở rõ rệt, phải ngồi dậy để thở. Nếu tràn dịch quá nhiều có thể gây suy hô hấp.</p>
<p style="text-align: justify;">Tràn dịch dưỡng chấp có thể gây tràn dịch một bên hoặc có khi tràn dịch cả hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi thăm khám có thể thấy hội chứng 3 giảm, đó là: Gõ đục, rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có thể có các triệu chứng khác kèm theo đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Ho khan hoặc ho có đờm, có trường hợp ho máu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Sốt: Có thể sốt âm ỉ kéo dài hoặc sốt cao thành cơn,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Đau ngực</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Khó thở</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, thiếu máu cấp hay mạn tính,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Có thể có tràn dịch dưỡng chấp đa màng (màng ngoài tim, màng bụng,...)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Đối với các trường hợp tràn dịch dưỡng chấp do khối u có thể có các hội chứng cận u</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Với các trường hợp tràn dịch dưỡng chấp do chấn thương thì có thể có tràn máu hoặc các tổn thương ngoài da hay tổn thương lồng ngực khác kèm theo.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Đối với tràn dịch dưỡng chấp kéo dài có thể thấy các triệu chứng của suy dinh dưỡng như gầy sút cân, teo cơ,...</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng của tràn dịch dưỡng chấp màng phổi:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán tràn dịch dưỡng chấp màng phổi, ngoài triệu chứng lâm sàng còn cần dựa vào các kết quả cận lâm sàng:</p>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh Xquang phổi: sơ bộ cho thấy hình ảnh của lồng ngực, các tổn thương phổi, trung thất,...</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_x-quang-phoi-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh Xquang phổi chẩn đoán bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính lồng ngực: Đây là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ có các nhìn tổng quát toàn diện các cơ quan trong lồng ngực cũng như phát hiện các bất thường như hạch trung thất, khối u phổi, trung thất, mức độ dịch dưỡng chấp màng phổi, đường rò của ống ngực. Đặc biệt, chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang giúp bác sĩ phân biệt được các bệnh lý ác tính và các bệnh lý khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Siêu âm dịch màng phổi giúp đánh giá mức độ, tính chất và số lượng dịch màng phổi cũng như xác định vị trí chọc dịch thuận lợi nhất cho bác sĩ lâm sàng tiến hành chọc dò dịch màng phổi cho bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Siêu âm tim, điện tim: Giúp đánh giá chức năng và hoạt động của quả tim với các trường hợp phẫu thuật tim hay phẫu thuật lồng ngực, cũng như loại trừ các trường hợp tràn dịch màng ngoài tim, phát hiện các dấu hiệu chèn ép tim.</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu,... giúp đánh giá tổng quan cơ thể và sơ bộ tìm hay loại trừ các nguyên nhân gây tràn dịch dưỡng chấp màng phổi. Đặc biệt, trong xét nghiệm máu thì có thấy Protein máu, Natri và Calci máu giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">Chọc dò dịch màng phổi: Đây là chỉ định quan trọng nhất để giúp bác sĩ chẩn đoán xác định tràn dịch dưỡng chấp màng phổi cũng như qua đó lấy dịch làm xét nghiệm tìm căn nguyên gây tràn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">Dịch dưỡng chấp là dịch có màu trắng sữa, đôi khi phớt hồng, tính chất đặc quánh. Xét nghiệm chẩn đoán xác định dịch có phải dưỡng chấp hay không khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Triglyceride: >1.24mmol/l (110mg/dl)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cholesterol: < 5.18 mmol/l (200mg/dl)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chylomicron: +</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định tràn dịch dưỡng chấp màng phổi khi:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Lâm sàng có hội chứng ba giảm ở phổi</p>
<p style="text-align: justify;">- Xquang hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực có hình ảnh tràn dịch màng phổi</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm có dịch màng phổi</p>
<p style="text-align: justify;">- Chọc dò màng phổi có dịch đục như sữa với tính chất đặc quánh và vô trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm dịch màng phổi có 1 trong 3 yếu tố sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Triglyceride: >1.24mmol/l (110mg/dl)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cholesterol: < 5.18 mmol/l (200mg/dl)</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Chylomicron: +</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi, vì vậy, tràn dịch dưỡng chấp màng phổi cần phân biệt với các trường hợp tràn dịch màng phổi khác, như:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tràn dịch màng phổi do lao:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tiền sử tiếp xúc với nguồn lao. Dịch màng phổi có màu vàng chanh, dịch tiết với tổng phân tích dịch chủ yếu là tế bào Lympho, các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong dịch màng phổi phát hiện vi khuẩn lao</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tràn mủ màng phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng rõ. Chọc dịch màng phổi trắng đục hoặc vàng nâu, thành phần dịch chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính, Glucose giảm, LDH tăng, nuôi cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn gây bệnh</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tràn máu màng phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh có hội chứng thiếu máu. Chọc dò màng phổi có máu đỏ tươi hoặc máu đông. Trường hợp này cần xử trí cấp cứu cầm máu hoặc phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Áp xe màng phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng, trên Xquang hay CT phổi có đám dịch khu trú, tăng tỉ trọng, siêu âm dịch có hình ảnh ánh sao, vỏ kén áp xe, chọc dẫn lưu thấy dịch mủ.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị tràn dịch dưỡng chấp màng phổi cần phải dựa vào nguyên nhân gây tràn dịch để có thể lựa chọn phương án tối ưu. Có điều trị nội khoa bảo tồn và điều trị ngoại khoa.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị cần đảm bảo:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Kiểm soát hô hấp</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Hỗ trợ và điều chỉnh dinh dưỡng:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Bệnh nhân cần nhịn ăn hoàn toàn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Thay thế bằng dinh dưỡng tĩnh mạch: Truyền đạm, Lipid, vitamin qua đường tĩnh mạch, bù nước và điện giải</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Chọc dò, chọc tháo khoang màng phổi, đặt ống dẫn lưu giải áp: Cần chọc tháo từ từ, mỗi lần không vượt quá 10ml/kg cân nặng, nếu dịch tái phát trở lại nhanh hoặc gây chèn ép phổi nhiều thì cần dẫn lưu dịch liên tục bằng cách đặt ống dẫn lưu màng phổi. Vì lượng dịch bị mất đi nhiều nên cần chú ý bù đủ dịch và điện giải cho cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch. Cần đảm bảo nguyên tắc vô trùng khi thực hiện thủ thuật để tránh bội nhiễm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Bơm dính khoang màng phổi đối với các trường hợp tràn dịch dưỡng chấp do nguyên nhân bệnh lý ác tính phải điều trị hóa xạ trị.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Điều trị bằng Octreotide</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Điều trị tích cực các bệnh kèm theo</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bằng Octreotide (Sandostatin) có 2 cách sử dụng:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Tiêm dưới da 20-70 μg/kg/ngày, chia 3 lần, hoặc:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Truyền tĩnh mạch: khởi đầu bằng liều 1-4 μg/kg/giờ, tăng dần lên đến 10 μg/kg/giờ tùy theo tình hình dịch màng phổi và thể trạng bệnh nhân.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Dựa vào lượng dịch dưỡng chấp giảm dần khi dẫn lưu mà sẽ duy trì dùng Octreotide từ 3-21 ngày, trung bình là điều trị 12 ngày.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> Chú ý cần bổ sung lipid đầy đủ cho bệnh nhân nếu sử dụng Octreotide dài ngày.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị Ngoại khoa:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tràn dịch dưỡng chấp màng phổi:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu sau 1 tuần điều trị nội khoa không đạt hiệu quả (lượng dịch vẫn ra > 10ml/kg/ngày) đối với các trường hợp có chấn thương hoặc sau 4 tuần đối với các trường hợp không có chấn thương thì cần phải can thiệp ngoại khoa. Hoặc cần phải can thiệp ngay đối với các trường hợp tràn dịch dưỡng chấp màng phổi có biến chứng trước đó</p>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Phẫu thuật nội soi lồng ngực hay phẫu thuật mở lồng ngực</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Gây dính màng phổi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Thắt ống ngực, bóc cặn màng phổi, sử dụng Povidine hoặc bột Talc để gây dính màng phổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Đặt shunt dẫn lưu hoặc mở thông từ màng phổi xuống ổ bụng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị căn nguyên</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch dưỡng chấp màng phổi mà cần phải lựa chọn điều trị phù hợp:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Các bệnh lý ác tính như Lymphoma, u trung thất: Phẫu thuật hoặc hóa - xạ trị</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Ký sinh trùng như giun, sàn: Điều trị bằng liệu trình tẩy giun sán</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Vết thương ngực hở hoặc biến chứng sau phẫu thuật: Cần phẫu thuật tái tạo lồng ngực.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">1. Chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng phổi dưỡng chấp / Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch</p><p style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">2. Phác đồ điều trị tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ em / Phác đồ chữa bệnh</p><p style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">3. Chuyên đề tuần 7: Tràn dịch dưỡng chấp khoang bụng / Thực tập ngoại khoa BV115</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tran-dich-duong-chap-mang-phoi-sawmq |
U ác của lợi răng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác của lợi răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư khoang miệng nằm trong top 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay và căn bệnh này nhanh chóng trở thành vấn nạn về sức khoẻ trên toàn thế giới. Trong các trường hợp bị ung thư khoang miệng thì tại thời điểm được chẩn đoán có tới 53% số người bệnh xuất hiện dấu hiệu ung thư lan tràn tại vùng hoặc đã có hiện tượng di căn xa. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mắc ung thư khoang miệng có tỷ lệ tử vong khá cao. Các loại ung thư hình thành trong khoang miệng đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư lợi răng: bao gồm cả lợi ở hàm trên và hàm dưới</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_tảixuống.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"> <em> Ung thư khoang miệng nằm trong top 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư môi: gồm có mép, môi trên và môi dưới;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư khẩu cái mềm;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư khẩu cái cứng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư lưỡi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Một loại ung thư điển hình của ung thư khoang miệng đó là ung thư lợi răng do niêm mạc miệng có sự biến đổi ác tính, bất thường. Phần lớn các tế bào ung thư lợi răng đều hình thành và phát triển ngay trên bề mặt của lợi và đây cũng được coi là một dạng khác của ung thư da (hay còn gọi là carcinoma tế bào vảy).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ở giai đoạn mới chớm, các tế bào ung thư có thể biểu hiện dưới dạng một vết thương chưa lành hoặc một ổ loét ở trong khoang miệng. Màu sắc thường là màu trắng, hoặc màu đỏ, giống như một khối lợi bị sưng lên. Các răng tại khu vực ổ loét có dấu hiệu lung lay hơn so với những chỗ bình thường.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trên thực tế, tỷ lệ nam giới mắc phải ung thư lợi răng cao hơn so với nữ giới và bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở lứa tuổi trên 40.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư khoang miệng nằm trong top 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay và căn bệnh này nhanh chóng trở thành vấn nạn về sức khoẻ trên toàn thế giới. Trong các trường hợp bị ung thư khoang miệng thì tại thời điểm được chẩn đoán có tới 53% số người bệnh xuất hiện dấu hiệu ung thư lan tràn tại vùng hoặc đã có hiện tượng di căn xa. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mắc ung thư khoang miệng có tỷ lệ tử vong khá cao. Các loại ung thư hình thành trong khoang miệng đó là:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư lợi răng: bao gồm cả lợi ở hàm trên và hàm dưới;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư môi: gồm có mép, môi trên và môi dưới;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư khẩu cái mềm;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư khẩu cái cứng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư lưỡi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Một loại ung thư điển hình của ung thư khoang miệng đó là ung thư lợi răng do niêm mạc miệng có sự biến đổi ác tính, bất thường. Phần lớn các tế bào ung thư lợi răng đều hình thành và phát triển ngay trên bề mặt của lợi và đây cũng được coi là một dạng khác của ung thư da (hay còn gọi là carcinoma tế bào vảy).</p>
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn mới chớm, các tế bào ung thư có thể biểu hiện dưới dạng một vết thương chưa lành hoặc một ổ loét ở trong khoang miệng. Màu sắc thường là màu trắng, hoặc màu đỏ, giống như một khối lợi bị sưng lên. Các răng tại khu vực ổ loét có dấu hiệu lung lay hơn so với những chỗ bình thường.<br>
<br>
Trên thực tế, tỷ lệ nam giới mắc phải ung thư lợi răng cao hơn so với nữ giới và bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở lứa tuổi trên 40.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác của lợi răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vẫn còn là một ẩn số để giải thích được gốc rễ tại sao các tế bào ở lợi răng lại phát triển đột biến dẫn tới ung thư. Tuy nhiên nếu xét tới một vài các yếu tố nguy cơ, có thể nhận ra sự liên quan giữa những yếu tố này với căn bệnh ung thư lợi răng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nam giới từ 40 tuổi trở lên;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chế độ ăn nghèo nàn chất xơ từ rau củ và vitamin từ trái cây;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người bị nhiễm virus HPV;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo cơ hội cho sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-ac-cua-loi-rang2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các kích ứng mạn tính trong khoang miệng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không sử dụng răng giả đúng cách khiến niêm mạc bị kích thích trong thời gian dài;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có một số trường hợp dùng thuốc kích thích mô nướu tăng trưởng khiến cho răng bị lợi bao phủ, dẫn tới việc vệ sinh răng miệng kém.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác của lợi răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Không giống như những bệnh lý ung thư khác, bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra những triệu chứng của ung thư lợi răng, do đó bệnh có cơ hội được phát hiện từ sớm và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời. Nếu cảm nhận được sự bất thường trong khoang miệng, bệnh nhân hãy đặc biệt lưu ý các triệu chứng như sau:<br>
<strong>Các tổn thương ở lợi răng:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lợi bị chảy máu;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-ac-cua-loi-rang9.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lợi bị chảy máu</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tổn thương lâu lành gây khó chịu, đau nhức và hơn 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lợi bị sưng và thay đổi màu sắc: không còn là màu hồng như bình thường, lợi chuyển sang màu đỏ hoặc trắng kèm theo các biểu hiện như chân răng bị chảy mủ dịch trắng, chảy máu, hơi thở có mùi hôi,...;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất hiện khối u ở lợi: do sự phát triển không kiểm soát của khối u ác tính dẫn tới sự hình thành của khối u ở lợi răng. Khối u này có đặc điểm điển hình là nổi cục, đau nhức và màu đậm hơn so với các vùng khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Răng vùng loét:</strong> yếu dần và lung lay do lợi bị tổn thương không giữ được chân răng. Tuy nhiên đây cũng là một trong các triệu chứng của bệnh viêm chân răng, do đó bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lưỡi:</strong> bị lở loét và đau do ảnh hưởng của khối u trên lợi răng. Điều này khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Vị giác thay đổi;</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sụt cân bất thường;</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hạch bạch huyết vùng hầu họng hoặc vùng cổ sưng to kéo dài (> 2 tuần).</strong></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U ác của lợi răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mặc dù không khó để nhận ra các dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư lợi răng, nhưng trên thực tế có nhiều bệnh nhân lầm tưởng đó là các biểu hiện của bệnh răng hàm mặt thông thường nên thường chủ quan, không đi điều trị sớm. Việc khối u tiến triển và không được loại bỏ kịp thời sẽ gây nên những biến chứng sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khối u ăn vào xương hàm khiến cho khu vực này bị chảy máu, thậm chí là hoại tử;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Bệnh nhân không thể nhai nuốt, dần dần cơ thể suy kiệt và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-ac-cua-loi-rang5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân không thể nhai nuốt</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tỷ lệ tử vong cao.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U ác của lợi răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Người hay hút thuốc lá;</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-ac-cua-loi-rang10.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người hay hút thuốc lá tăng nguy cơ măc bệnh</em></p>
<p><strong>Người có thói quen bảo vệ răng miệng không đúng cách như: </strong>vệ sinh răng miệng kém khiến cho khoang miệng trở thành một ổ vi khuẩn, dùng răng giả không đúng hướng dẫn gây kích thích niêm mạc miệng,...;</p>
<p><strong>Người cao tuổi hay ăn trầu;</strong></p>
<p><strong>Những bệnh nhân hay nghiến răng khiến lợi dễ bị tổn thương;</strong></p>
<p><strong>Người bị HIV/AIDS</strong>, hoặc tiền sử mắc bị dị sản, bạch sản vùng khoang miệng;</p>
<p>Ngoài ra những người hay phải làm việc ngoài trời tiếp xúc nhiều với ánh nắng, uống ít nước cũng có nguy cơ cao bị ung thư khoang miệng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác của lợi răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên từ 2 - 3 lần/ngày:</strong> chải răng đúng cách kết hợp với súc miệng diệt khuẩn để làm sạch khoang miệng, ngăn chặn sự tấn công và sinh sôi của vi khuẩn;</p>
<p style="text-align: justify;">Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó cần hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có cồn do những sản phẩm này chứa chất kích thích, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lợi răng cũng như những bệnh lý ác tính khác;</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm vắc xin HPV theo hướng dẫn của Bộ Y tế;</p>
<p style="text-align: justify;">Bổ sung các thực phẩm chứa chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa và đẩy lùi ung thư có lợi cho cơ thể như rau xanh, củ quả tươi,...;</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-ac-cua-loi-rang8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bổ sung các thực phẩm chứa chất chống oxy hoá</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư để kịp thời phát hiện ung thư sớm;</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu gặp các biểu hiện bất thường như viêm lợi, sưng đau nướu, lở loét lưỡi,... trong thời gian dài không khỏi cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm, xác định đúng bệnh và điều trị đúng cách, ngay cả khi đó là bệnh răng hàm mặt thông thường.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Danh sách các triệu chứng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><br>
<strong>Các tổn thương ở lợi răng:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Lợi bị chảy máu;</li>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương lâu lành gây khó chịu, đau nhức và hơn 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm;</li>
<li style="text-align: justify;">Lợi bị sưng và thay đổi màu sắc: không còn là màu hồng như bình thường, lợi chuyển sang màu đỏ hoặc trắng kèm theo các biểu hiện như chân răng bị chảy mủ dịch trắng, chảy máu, hơi thở có mùi hôi,...;</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện khối u ở lợi: do sự phát triển không kiểm soát của khối u ác tính dẫn tới sự hình thành của khối u ở lợi răng. Khối u này có đặc điểm điển hình là nổi cục, đau nhức và màu đậm hơn so với các vùng khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Răng vùng loét: yếu dần và lung lay do lợi bị tổn thương không giữ được chân răng. Tuy nhiên đây cũng là một trong các triệu chứng của bệnh viêm chân răng, do đó bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh;</li>
<li style="text-align: justify;">Lưỡi: bị lở loét và đau do ảnh hưởng của khối u trên lợi răng. Điều này khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống;</li>
<li style="text-align: justify;">Vị giác thay đổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Sụt cân bất thường;</li>
<li style="text-align: justify;">Hạch bạch huyết sưng to kéo dài (> 2 tuần).<br>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác của lợi răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để xác định được chính xác tình trạng của bệnh lý, bác sĩ sẽ kết hợp cả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khám tai mũi họng</strong>: nhằm phát hiện tất cả các tổn thương trong khoang miệng;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sờ nắn hạch</strong>: khám hệ thống hạch ở 2 bên cổ, hạch dưới cằm và hạch dưới hàm;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp X-quang</strong>: để tìm ra những tổn thương đã xâm lấn vào xương hoặc xâm nhập sâu;</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-ac-cua-loi-rang11.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Sinh thiết tế bào</strong>: bệnh nhân cần được gây tê hoặc gây mê để tiến hành sinh thiết, đặc biệt là đối với các trường hợp u ở sâu hoặc u thâm nhiễm;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Chụp CT hoặc MRI</strong>: áp dụng bổ trợ để rà soát những khối u đã lan rộng, xâm nhập vào các cơ lưỡi hoặc ở những khu vực khó phát hiện khi chỉ khám lâm sàng;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Khám toàn thân</strong>: nhằm kiểm tra xem khối u đã di căn sang các bộ phận khác hay chưa và đánh giá khả năng điều trị cho từng trường hợp bệnh nhân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác của lợi răng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Cơ hội cho những bệnh nhân bị ung thư lợi răng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Ngày nay, nhờ sự cải tiến không ngừng của kỹ thuật y khoa mà có thể kết hợp được các biện pháp khác nhau trong điều trị ung thư lợi răng. Cụ thể như sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp phẫu thuật:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là một kỹ thuật phổ biến giúp loại bỏ khối u và cả những mô xung quanh khu vực lợi răng đã bị tổn thương bởi tế bào ung thư. Đối với những khối u nhỏ, bác sĩ sẽ cắt bỏ vùng nướu nhỏ, còn khối u lớn cần được mở rộng sang nhiều vùng khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Hóa trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khác với việc loại bỏ khối u bằng cách xâm lấn như phẫu thuật cắt mổ, biện pháp hoá trị tận dụng sức mạnh của hoá chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hoá trị có thể được dùng riêng lẻ hoặc dùng nhiều loại với nhau, kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng tính hiệu quả trong điều trị ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xạ trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Xạ trị là một kỹ thuật áp dụng tia X có năng lượng cao để truy quét và “thủ tiêu" các tế bào ung thư và thường người ta sẽ ứng dụng phương pháp này khi bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của ung thư lợi răng. Xạ trị có thể được sử dụng kết hợp với hoá trị nhằm tăng cường khả năng đánh bại ung thư cho bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_u-ac-cua-loi-rang7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xạ trị là một kỹ thuật áp dụng tia X có năng lượng cao để truy quét và “thủ tiêu" các tế bào ung thư</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Các phương pháp điều trị ung thư có thể gây nên tác dụng phụ gì? </strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tình trạng xuất huyết không kiểm soát;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chán ăn, khả năng ăn uống và nói chuyện bị hạn chế;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sau điều trị, ung thư vẫn có khả năng bị tái phát;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Mất răng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khối u di căn: lan sang những vùng lân cận, những cơ quan khác của cơ thể, di căn vào các hạch bạch huyết vùng cổ,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp điều trị bổ sung:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một số phương pháp khác cũng có thể đi kèm với phác đồ điều trị chính với mục đích là bổ trợ và giúp giảm thiểu những tác dụng phụ khi điều trị, nhờ đó bệnh nhân cảm thấy bớt đau đớn cũng như tình trạng sức khỏe được cải thiện tích cực hơn:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu trong quá trình điều trị xuất hiện tình trạng nôn mửa, có thể kê thêm thuốc chống nôn cho bệnh nhân;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Truyền máu bổ sung nếu người bệnh bị thiếu máu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng thuốc giảm đau;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật tái tạo để làm tăng tính thẩm mỹ cho những cấu trúc bị cắt bỏ sau điều trị;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tư vấn chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để phục hồi thể lực cho bệnh nhân;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các liệu pháp y học cổ truyền: xoa bóp, châm cứu, uống trà thảo dược, tập yoga,... có giá trị đáng kể đối với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của người bệnh.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p><span style="text-align: justify;">1. Ung thư lợi | Youmed</span><br style="text-align: justify;"><span style="text-align: justify;">2. Ung thư nướu răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả | GHV Ksol</span><br style="text-align: justify;"><span style="text-align: justify;">3. Ung thư lợi dễ nhầm đau răng | VnExpress</span><br></p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-cua-loi-rang-simhs |
Ung thư xương | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư xương còn có tên gọi tiếng Anh là Bone Cancer, xét trong số các bệnh lý ung thư thì ung thư xương khá hiếm gặp. Nguồn gốc hình thành ung thư xương là do bất thường ở các tế bào trong cấu trúc xương. Những tế bào này tăng sinh không theo quy luật bình thường, khi đã hết tuổi đời chúng không những không hề chết đi mà còn gia tăng đột biến về số lượng cũng như tốc độ phát triển, tạo nên các khối u ác tính và gây bệnh ở xương. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ung-thu-xuong_1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư xương</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh này được liên kết từ 3 loại tế bào: tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương. Thông thường ung thư xương tiến triển chậm chạp và không có biểu hiện rõ ràng, vì thế đa số các trường hợp bị ung thư xương đều phát hiện bệnh khi đã bước sang giai đoạn muộn. Đối tượng thanh thiếu niên từ 12 - 25 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong số các trường hợp bị ung thư xương và bệnh phát triển mạnh mẽ ở nam giới hơn so với nữ giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Cần phải lưu ý là thuật ngữ ung thư xương không bao hàm các bệnh ung thư di căn từ bộ phận khác trong cơ thể đến xương. Những ca bệnh ung thư di căn sẽ được đặt tên bằng vị trí nơi các tế bào ung thư bắt đầu hình thành, ví dụ như ung thư phổi, ung thư vú di căn xương,...</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư xương thường phát triển tại những vị trí sau đây:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu dưới xương quay;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tập trung ở những phần xương dài, một số trường hợp gặp ở xương dẹt như xương bả vai, xương chậu.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Có 3 loại ung thư xương chính, đó là: </strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Sarcoma sụn:</strong> ung thư phát triển ở mô sụn và phần lớn xuất hiện ở các khu vực như xương vai, xương đùi và xương chậu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Sarcoma xương:</strong> tập trung ở những mô dạng xương (những mô này có cấu trúc gần giống với xương) nhưng lượng khoáng chất ở các mô này thường ít hơn. Các tế bào ung thư thường được phát hiện ở vị trí cánh tay và đầu gối;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Ung thư mang tính chất gia đình - Ewing Sarcoma:</strong> ung thư phát triển ở xương hoặc các mô mềm (mô mỡ, mô sợi, cơ, mạch máu hoặc ở các mô nâng đỡ khác). Nơi tìm thấy ung thư là ở cẳng chân, cánh tay, xương chậu hoặc dọc xương sống.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tuỳ thuộc vào thể ung thư mà bệnh nhân mắc phải cũng như mức độ lan rộng của khối u sẽ quyết định tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Trên thực tế, đa phần các trường hợp bị ung thư xương đều có khả năng sống sót được trên 5 năm nếu bệnh được phát hiện sớm và bệnh nhân đáp ứng điều trị. Thống kê về tỷ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư xương theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 1:</strong> 80%;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 2:</strong> 70%;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 3:</strong> 60%;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 4:</strong> 20 - 50%.<br>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện vẫn chưa nghiên cứu được nguyên nhân vì sao có sự đột biến của các tế bào dẫn tới ung thư xương. Tuy nhiên cũng cần xét đến các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư xương ở người, cụ thể đó là: </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Độ tuổi:</strong> những thanh thiếu niên đang ở trong độ tuổi phát triển xương là đối tượng chủ yếu dễ bị ung thư xương, phần lớn là các bạn trẻ trong lứa tuổi từ 12 - 25;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Do tính di truyền:</strong> tiền sử trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư liên quan tới sụn hoặc xương. Hay người nhà bị hội chứng u nguyên bào võng mạc, Rothmund-Thomson, Li-Fraumeni,...;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mắc bệnh Paget xương</strong>: đây là hiện tượng gãy xương hoặc rối loạn tạo xương, sau đó một tổ chức xương mới được hình thành nhưng lại có cấu trúc bất thường;</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-xuong8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mắc bệnh Paget xương</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trước đây đã từng tiếp nhận điều trị bằng xạ trị: </strong>khi bệnh nhân tiếp xúc thường xuyên với bức xạ ion hoá trong khi thực hiện xạ trị có thể dẫn tới sự biến đổi của các tế bào trong cơ thể, trong đó bao gồm cả các tế bào và mô ở xương làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư xương;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Những người từng bị phơi nhiễm với chất phóng xạ;</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đã hoặc đang bị hình thành nhiều khối u trong sụn;</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Gặp chấn thương:</strong> mặc dù yếu tố này có tỷ lệ khá thấp nhưng vẫn có khả năng góp phần gây nên bệnh ung thư xương, đặc biệt trong trường hợp tổ chức xương gặp va chạm mạnh hoặc bị các nhân tố ngoại cảnh tác động trong thời gian dài.<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có 3 cấp độ tiến triển của ung thư xương: nhẹ trung bình và nặng. Tuỳ xem các tế bào ung thư đã phát triển tới giai đoạn nào mà sẽ biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau. Thường thì bệnh sẽ khó phát hiện ra ở giai đoạn đầu do ít có dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng sẽ dần lộ diện và người bệnh sẽ dễ dàng cảm nhận được:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đau đớn</strong>: đây là triệu chứng điển hình và xuất hiện sớm nhất, cảnh báo rằng bệnh nhân có nguy cơ mắc phải ung thư xương. </p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn đầu: cảm thấy đau nhức nhẹ và các cơn đau không xuất hiện triền miên, liên tục;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn sau: các cơn đau xảy ra thường xuyên với mức độ đau nặng hơn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thời điểm ban đêm là lúc bệnh nhân bị đau nhiều nhất, do đó bệnh nhân thường ngủ không yên giấc;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuy nhiên rất khó để định vị rõ ràng vị trí của cơn đau do nó xảy đến rất mơ hồ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sưng hoặc nổi u cục: </strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn đầu: là khi khối u mới hình thành, người bệnh có thể sờ nắn và cảm nhận được sự biến dạng cũng như sưng to của xương;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn tiến triển: nếu sưng ngày càng nặng thì sẽ đẩy cho mô xương trồi ra ngoài, bề mặt của tổn thương có đặc điểm là trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khối u sẽ khiến cho vùng xương bị sưng có cảm giác bứt rứt và đau nhức, đồng thời vùng da bao phủ thường ấm nóng và có màu hồng.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-xuong6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khối u sẽ khiến cho vùng xương bị sưng có cảm giác bứt rứt và đau nhức</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện bị nén ép: </strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu khối u ác tính sinh trưởng ở trong khoang mũi hoặc khoang sọ thì sẽ đè vào tổ chức não và mũi, gây nên triệu chứng áp lực não chậm và cản trở chức năng hô hấp;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khối u trong tủy xương gây chèn ép có khả năng làm tê liệt cột sống;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khối u phát sinh ở vùng chậu sẽ chèn ép các cơ quan như ruột, bàng quang, trực tràng dẫn tới chứng khó tiểu.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn chức năng xương:</strong> chức năng xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các cơn đau và tình trạng viêm sưng gây ra, đồng thời kèm theo những biểu hiện teo cơ tương ứng;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến dạng cơ thể:</strong> khi hệ xương chi bị ảnh hưởng do khối u phát triển mạnh sẽ làm biến dạng cấu trúc cơ thể, thay đổi bất thường ở các chi và gây nên dị tật;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đau nhức toàn thân:</strong> bệnh nhân bị chán ăn, khó ngủ, bơ phờ, sút cân, da dẻ xanh xao,...</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Gãy xương:</strong> những vùng xương bị khối u xâm chiếm thường gặp tổn thương nghiêm trọng, nếu va chạm xảy ra ở các vị trí này thì rất dễ bị gãy, thậm chí là bị liệt;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Suy nhược cơ thể trầm trọng: </strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn cuối: xương bị phân tán vào máu làm tăng nồng độ canxi trong máu khiến cho cơ thể mệt mỏi, bệnh nhân chán ăn, chóng mặt, buồn nôn và suy nhược;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu ung thư di căn sang những cơ quan khác như gan sẽ gây vàng mắt, vàng da, gan to, nước tiểu sậm màu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư di căn vào phổi sẽ khiến bệnh nhân khó thở, ho lâu ngày không khỏi, tràn dịch màng phổi.<br>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đáng tiếc là hiện nay vẫn chưa có biện pháp đặc hiệu giúp phòng ngừa sự tấn công của các tế bào ung thư xương. Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện những cách sau để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh:</strong> bổ sung nhiều rau củ quả xanh, trái cây nhiều vitamin trong thực đơn hàng ngày. Ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi và hạn chế tiêu thụ đồ ăn có nhiều chất béo;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tập thể dục đều đặn;</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-xuong5.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư xương</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tránh tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với tia UV từ ánh sáng mặt trời;</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại và những nơi chứa hàm lượng phóng xạ cao;</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư xương.</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Danh sách các triệu chứng:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau đớn;</li>
<li style="text-align: justify;">Sưng hoặc nổi u cục;</li>
<li style="text-align: justify;">Biểu hiện bị nén ép;</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn chức năng xương;</li>
<li style="text-align: justify;">Biến dạng cơ thể;</li>
<li style="text-align: justify;">Đau nhức toàn thân;</li>
<li style="text-align: justify;">Gãy xương;</li>
<li style="text-align: justify;">Suy nhược cơ thể trầm trọng.<br>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các kết quả của phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng sau đây sẽ hỗ trợ công tác chẩn đoán xác định ung thư xương:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp X-quang xương thẳng nghiêng:</strong> có tác dụng giúp xác định vị trí, số lượng, ranh giới của tổn thương và đánh giá sự lan rộng, xâm lấn phần mềm;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp CT:</strong> giúp đánh giá mức độ lây lan của khối u trong cấu trúc xương, ngoài xương hay trong tuỷ xương;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp MRI:</strong> đánh giá mức độ lan rộng của khối u trong xương, tuỷ xương, mạch máu, xâm lấn thần kinh, mô mềm;</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-xuong3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI đánh giá mức độ lan rộng của khối u</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp PET/CT:</strong> nhằm phát hiện và theo dõi các thể ung thư xương như sarcoma phần mềm, sarcoma cso biểu hiện tái phát hoặc di căn xa, đồng thời giúp phân biệt đâu là khối u lành tính, đâu là u ác tính;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chụp xạ hình xương:</strong> giúp nhận định giới hạn của tổn thương, theo dõi tốc độ tiến triển và đánh giá hiệu quả điều trị;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sinh thiết tế bào:</strong> chẩn đoán, xác định và phân biệt mức độ nghiêm trọng của khối u;</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm liên quan khác:</strong> chụp X-quang phổi, siêu âm ổ bụng để tìm kiếm dấu hiệu di căn của tế bào ung thư.<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tương tự như biện pháp đẩy lùi các bệnh lý ung thư khác, bệnh nhân mắc ung thư xương cũng có thể được áp dụng 3 loại hình điều trị phổ biến hiện nay đó là: phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hình thức phẫu thuật:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là phương pháp điều trị triệt căn giúp loại bỏ khối u ác tính;</p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên tắc phẫu thuật: nạo vét toàn bộ tổn thương ung thư và cả những mô đã bị khối u xâm lấn;</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu không thể bảo tồn được cấu trúc xương, bệnh nhân buộc phải thực hiện cắt cụt chi.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-xuong4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn giúp loại bỏ khối u ác tính</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hóa trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biện pháp này sẽ áp dụng bằng cách đưa hoá chất vào cơ thể nhằm tiêu diệt sự hiện diện của khối u;</p>
<p style="text-align: justify;">Giúp khối u ngừng phát triển và thu nhỏ kích thước khi áp dụng trước phẫu thuật;</p>
<p style="text-align: justify;">Sau phẫu thuật sử dụng hoá trị để dọn dẹp tàn tích tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn nguy cơ ung thư tái phát trong tương lai.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xạ trị: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tận dụng sức mạnh từ tia X để phá vỡ quá trình phát triển của tế bào ung thư;</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoại trừ thể Sarcoma Ewing đáp ứng điều trị bằng xạ trị thì đa số ung thư xương đều không phản ứng với xạ trị</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể ứng dụng xạ trị trong việc cải thiện triệu chứng như chống đau đớn, chống gãy xương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Ung thư xương | Bệnh viện Tâm Anh</li><li style="text-align: justify;">Ung thư xương: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị | Bệnh viện Đa khoa Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Dấu hiệu và nguy cơ ung thư xương: Bệnh viện Đa khoa Vinmec</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-xuong-sohrf |
Ung thư niệu quản | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư niệu quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1.Cấu tạo bộ phận niệu quản </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Niệu quản là phần thuộc hệ thống tiết niệu, bắt đầu từ chỗ nối với thận ở khu vực bể thận. Nó có nhiệm vụ vận chuyển lượng nước tiểu do thận sản xuất tới bàng quang. Tuỳ thuộc vào giới tính, chiều cao của cơ thể, vị trí của bàng quang và thận mà độ dài của niệu quản ở mỗi người có thể khác nhau. Vào tuổi trưởng thành ở người, chiều dài trung bình của niệu quản khoảng từ 25 - 30cm, đường kính tầm 3 - 4mm, có thể lên đến 5mm khi căng lên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1.1 Ung thư niệu quản</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư niệu quản được hình thành và lan rộng do những bất thường của các tế bào lót bên trong niệu quản. Đây là một loại ung thư ít gặp so với những loại ung thư khác. Thường thì những người trước đó đã bị ung thư bàng quang sẽ có nguy cơ bị ung thư niệu quản. Ngược lại, những bệnh nhân nếu đã được chẩn đoán mắc ung thư niệu quản cũng có khả năng cao bị ung thư bàng quang.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_ung-thu-nieu-quan8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư niệu quản</em></p>
<p style="text-align: justify;">So với độ tuổi khác, đối tượng người cao tuổi chiếm tỷ lệ bị ung thư niệu quản cao hơn và để điều trị căn bệnh này, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật, ngoài ra có thể kết hợp áp dụng xạ trị, hoá trị hoặc tiến hành cả 2 loại hình này trước và sau khi phẫu thuật.<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư niệu quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện chưa thể biết rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh ung thư niệu quản. Nhưng cũng tương tự như những bệnh ung thư khác, ung thư niệu quản hình thành bắt đầu từ những đột biến của tế bào ở lớp niêm mạc trong niệu quản. Sự đột biến này khiến nó nhân lên không kiểm soát và không tuân theo quy luật chết đi như những tế bào bình thường khác. <br>
Hậu quả là chúng sẽ bồi đắp nên một khối u ở niệu quản. Khối u này lớn lên từng ngày, gây chèn ép và tắc nghẽn niệu quản. Điều đáng lưu ý là chúng không “yên phận" ở nguyên một vị trí mà có thể lan rộng và gây bệnh sang những khu vực khác của cơ thể.<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư niệu quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu một người mắc ung thư niệu quản thì cần phải hết sức lưu ý khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Tiểu ra máu</strong>: trong nước tiểu bệnh nhân có lẫn máu là một dấu hiệu điển hình nhất của ung thư niệu quản. Tuỳ vào tình trạng vết loét ở niệu quản mà lượng máu có thể ít hoặc nhiều. Nếu bệnh nhân là nam giới thì trong tinh dịch cũng có thể lẫn máu và tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người mà lượng máu trong tinh dịch có thể khác nhau;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-nieu-quan1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trong nước tiểu bệnh nhân có lẫn máu</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Khó tiểu, tiểu rát:</strong> bàng quang và ống nước tiểu sẽ bị chèn ép khi khối u phát triển ngày càng lớn, kéo theo hiện tượng kích thích bàng quang nhưng do khối u chặn đứng đường truyền nên sẽ khiến cho nước tiểu khó lưu thông, người bệnh bị tiểu khó, đau khi tiểu, tiểu đứt quãng, có khi còn bị tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Đau rát mỗi lần đi đại tiện</strong>: khối u khi phát triển to dần không những chèn ép vào bàng quang mà còn có thể đè nén cả trực tràng. Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy rất vất vả mỗi lần đi đại tiện, lúc thì bị táo bón khi thì tiêu chảy theo từng cơn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Sút cân:</strong> cơ thể mệt mỏi, chán ăn dẫn tới sụt cân nhanh chóng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Sưng bàn chân;</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Đau lưng:</strong> dấu hiệu này xảy ra thường là khi khối u lan rộng khiến cho niệu quản bị bít tắc, nước tiểu không thể lưu thông như bình thường mà trào ngược từ bàng quang về thận dẫn tới tổn thương thận.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân khi phát hiện ra mình có những biểu hiện trên, đừng ngần ngại hãy ngay lập tức đi khám tại bệnh viện vì việc điều trị sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều nếu bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, đúng cách khi ở giai đoạn sớm.<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư niệu quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những tác hại do ung thư niệu quản gây nên đối với cơ thể, điển hình như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Gặp khó khăn và đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi giải quyết các nhu cầu cơ bản như đi tiểu tiện, đại tiện;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Sụt cân, mệt mỏi lâu ngày khiến người bệnh suy giảm sức khỏe nhanh chóng, hệ miễn dịch suy yếu tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng tấn công cơ thể;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Ung thư niệu quản nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.<br>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư niệu quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rủi ro bị ung thư niệu quản thường gia tăng ở những đối tượng có những đặc điểm sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Nghiện thuốc lá</strong>: điều đáng báo động đó là có tới 60 - 70% những bệnh nhân bị ung thư niệu quản có thói quen hút thuốc lá. Như chúng ta vẫn biết, trong thuốc lá chứa rất nhiều các chất độc hại đe dọa tới sức khoẻ của nhiều cơ quan trong cơ thể, không chỉ ung thư niệu quản mà còn khiến bệnh nhân bị viêm phổi, ung thư phổi, mắc bệnh lý về tim mạch,...;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Tuổi tác và giới tính</strong>: thường những người trong độ tuổi từ 50 - 70 phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư niệu quản cao hơn so với những người trẻ tuổi. Ngoài ra bệnh cũng xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Sống trong môi trường ô nhiễm</strong>: Các chất thải công nghiệp, chất nhuộm công nghiệp hoặc chất hoá học độc hại như benzidine có trong môi trường sống sẽ gây nên nhiều tác hại đối với con người, trong đó chúng có thể gây bệnh ung thư niệu quản;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-nieu-quan2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sống trong môi trường ô nhiễm</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Tác dụng phụ một số loại thuốc điều trị.</strong></li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư niệu quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>8. Những cách hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư niệu quản</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Không hút thuốc lá:</strong> tránh xa khói thuốc lá là một cách hiệu quả để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các loại ung thư;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Chế độ ăn uống, sinh hoạt</strong>: tiêu thụ ít chất béo, đồ ăn có hàm lượng calo cao trong khẩu phần ăn. Ngoài ra mỗi người cần tích cực tập thể dục đều đặn tránh béo phì giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Tích cực bổ sung nước:</strong> thói quen này rất có lợi cho việc thanh lọc các chất độc tích tụ trong cơ thể;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Thăm khám sức khỏe định kỳ:</strong> theo dõi sức khỏe định kỳ có tác dụng phát hiện sớm các bệnh lý mà có thể bạn đang mắc phải, bao gồm cả bệnh ung thư. Từ đó kịp thời lựa chọn được phương pháp điều trị sớm và hợp lý.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Danh sách các triệu chứng:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Tiểu ra máu</strong>: trong nước tiểu bệnh nhân có lẫn máu là một dấu hiệu điển hình nhất của ung thư niệu quản. Tuỳ vào tình trạng vết loét ở niệu quản mà lượng máu có thể ít hoặc nhiều. Nếu bệnh nhân là nam giới thì trong tinh dịch cũng có thể lẫn máu và tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người mà lượng máu trong tinh dịch có thể khác nhau;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Khó tiểu, tiểu rá</strong>t: bàng quang và ống nước tiểu sẽ bị chèn ép khi khối u phát triển ngày càng lớn, kéo theo hiện tượng kích thích bàng quang nhưng do khối u chặn đứng đường truyền nên sẽ khiến cho nước tiểu khó lưu thông, người bệnh bị tiểu khó, đau khi tiểu, tiểu đứt quãng, có khi còn bị tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Đau rát mỗi lần đi đại tiện</strong>: khối u khi phát triển to dần không những chèn ép vào bàng quang mà còn có thể đè nén cả trực tràng. Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy rất vất vả mỗi lần đi đại tiện, lúc thì bị táo bón khi thì tiêu chảy theo từng cơn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Sút cân</strong>: cơ thể mệt mỏi, chán ăn dẫn tới sụt cân nhanh chóng;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-nieu-quan3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơ thể mệt mỏi chán ăn</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Sưng bàn chân;</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px"><strong>Đau lưng:</strong> dấu hiệu này xảy ra thường là khi khối u lan rộng khiến cho niệu quản bị bít tắc, nước tiểu không thể lưu thông như bình thường mà trào ngược từ bàng quang về thận dẫn tới tổn thương thận.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư niệu quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ mắc ung thư niệu quản, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp sau để xác định chính xác tình trạng mà người bệnh đang gặp phải. Cụ thể là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khám lâm sàng </strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Thu thập các thông tin thực tế về những biểu hiện bất thường bệnh nhân đang trải qua;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Các thông tin liên quan tới lối sống, sinh hoạt, môi trường sinh sống và làm việc, bệnh lý đang mắc phải (nếu có), các loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Cho bệnh nhân thực hiện một số bài kiểm tra thể chất.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm nước tiểu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biện pháp phân tích nước tiểu qua xét nghiệm sẽ giúp tìm kiếm những tế bào ung thư lẫn trong mẫu nước tiểu của người bệnh. Xét nghiệm nước tiểu có thể bao gồm cả kỹ thuật xét nghiệm tế bào học nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-nieu-quan7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm sẽ giúp tìm kiếm những tế bào ung thư lẫn trong mẫu nước tiểu của người bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm hình ảnh:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT niệu quản,... có tác dụng đối với việc kiểm tra và đánh giá mức độ ung thư niệu quản ở bệnh nhân. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể cần phải thực hiện thêm chụp MRI nếu chẩn đoán qua chụp CT không thể xác định rõ bệnh lý.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp nội soi niệu quản</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Nhằm quan sát toàn bộ cấu tạo bên trong của niệu quản, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ có gắn camera nhỏ ở phần đầu và đưa vào niệu đạo của bệnh nhân. Chiếc ống để nội soi này được đưa qua đường bàng quang và luồn vào niệu quản.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px">Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp sinh thiết để lấy mô bệnh trong quá trình nội soi. Sau đó đưa mẫu bệnh tới phòng thí nghiệm để kiểm tra, tìm kiếm dấu hiệu ung thư qua phương pháp phân tích đột biến gen liên quan tới ung thư niệu quản.<br>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư niệu quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dựa trên kích thước cũng như vị trí của khối u mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân. Bên cạnh đó một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quyết định điều trị là mục tiêu và nhu cầu của chính bệnh nhân. Tương tự như phác đồ điều trị của đa số các bệnh lý ung thư khác, có 3 cách để tiêu diệt ung thư niệu quản: phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật cắt bỏ khối u</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thường khi bệnh nhân mới đang ở giai đoạn sớm của ung thư niệu quản, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần nhỏ của niệu quản khi tổn thương chưa lan rộng ra toàn bộ niệu quản và những tổ chức xung quanh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_ung-thu-nieu-quan5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật cắt bỏ một phần nhỏ của niệu quản</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên khi ung thư niệu quản đã bước sang thời kỳ tiến triển và có dấu hiệu tấn công lan toả, bệnh nhân có khả năng phải cắt bỏ phần niệu quản bị ảnh hưởng hoặc thậm chí là toàn bộ niệu quản, các cơ quan khác như thận và bàng quang cũng có thể sẽ bị cắt một phần nơi tế bào ung thư xâm lấn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hóa trị liệu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là phương pháp không xâm lấn, tiêu diệt tế bào ung thư trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc triệt tiêu những tế bào ung thư còn sót sau khi phẫu thuật. Đối với những ca ung thư niệu quản tiến triển nhanh, có thể áp dụng hoá trị liệu để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xạ trị</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp xạ trị được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong phác đồ điều trị ung thư. Bằng cách sử dụng chùm tia X năng lượng cao chiếu vào các tế bào ung thư, biện pháp này giúp bổ trợ tiêu diệt khối u vào thời điểm trước hoặc sau khi phẫu thuật. Phần lớn ở các ca ung thư niệu quản tiến triển, xạ trị và hoá trị thường được áp dụng đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ thành công giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh này.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p><span style="text-align: justify;">Ung thư niệu quản những điều cần biết | youmed</span><br></p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-nieu-quan-sgaio |
ung thư bàng quang | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan ung thư bàng quang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Cấu tạo và chức năng của bàng quang:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Bàng quang là một cơ quan rỗng, ở mặt trong được bao phủ một lớp tế bào vảy và tế bào chuyển tiếp, lớp cơ được cấu tạo từ các bó vòng và bó dọc đan chéo với nhau. Ở trẻ em (dưới 6 tuổi), bàng quang nằm trong khoang bụng và khi đến tuổi trưởng thành khi mà khung chậu đã phát triển đầy đủ thì bộ phận này sẽ chuyển sang khu trú trong vùng chậu. </p>
<p style="text-align: justify;">So với các loài động vật khác, bàng quang ở người có chức năng vượt trội hơn hẳn và nó ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển cơ thể từ khi còn là một đứa trẻ cho tới khi trưởng thành. Bàng quang có công dụng chứa nước tiểu và tống xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể thông qua đường niệu đạo. Nước tiểu khi được sản xuất tại thận sẽ đi qua ống niệu quản và “dừng chân” tại bàng quang. </p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù đây không phải là một cơ quan sinh tồn nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người vì bàng quang hỗ trợ thải độc cho cơ thể, giúp chúng ta sinh sống và làm việc một cách thoải mái, thuận tiện.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư bàng quang:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Ung thư bàng quang là loại bệnh ác tính và đứng thứ nhì trong số các bệnh lý ung thư thuộc hệ tiết niệu, chỉ xếp sau bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tại Việt Nam, số trường hợp mắc ung thư bàng quang có xu hướng ngày càng gia tăng, nguyên nhân cũng do xuất phát từ lối sống và môi trường làm việc.</p>
<p style="text-align: justify;">Các loại ung thư bàng quang:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp: </b>đây là trường hợp thường gặp và chiếm tỷ lệ cao nhất (>90%) trong các ca bệnh ung thư bàng quang. Khối u được hình thành xuất phát từ các tế bào lót ở mặt trong bàng quang.Vai trò chính của các tế bào này đó là giúp bàng quang có thể giãn rộng khi nước tiểu đầy, đồng thời thu hẹp lại khi nước tiểu đã được thải hết ra ngoài cơ thể;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ung thư biểu mô tế bào vảy: </b>chỉ chiếm khoảng 8% tỷ lệ các ca ung thư bàng quang. Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc loại ung thư này là những người bị viêm bàng quang hoặc bị nhiễm ký sinh trùng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ung thư biểu mô tuyến: </b>trường hợp này hiếm gặp hơn so với 2 loại trên và ung thư hình thành do những tế bào tạo chất tiết, chất nhầy ở trong bàng quang</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_ung-tthu-bang-quang.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư bàng quang là loại bệnh ác tính và đứng thứ nhì trong số các bệnh lý ung thư</em></p>
<h2 style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px;"><strong>Ung thư bàng quang chia thành giai đoạn, bao gồm:</strong></span></h2>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Giai đoạn 1: </b>ung thư bắt đầu hình thành ở trong lớp nội mạc của và chưa có dấu hiệu lan rộng đến lớp cơ thành bàng quang;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Giai đoạn 2: </b>tế bào ung thư đã xâm lấn đến cơ thành bàng quang nhưng chưa phát triển sang các cơ quan lân cận;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Giai đoạn 3: </b>từ thành bàng quang, khối u gây bệnh sang các mô ở khu vực quanh nó, ví dụ như tử cung ở nữ giới và ở nam thì là tuyến tiền liệt;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Giai đoạn 4: </b>hạch bạch huyết là điểm đến tiếp theo của ung thư, ngoài ra ung thư còn có khả năng di căn tới các bộ phận như gan, xương, phổi,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân ung thư bàng quang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tương tự với căn nguyên dẫn tới các bệnh lý ung thư khác, ung thư bàng quang xuất phát từ sự sinh sôi đột biến của các tế bào bất thường ở bàng quang. Thay vì chết đi theo quy luật như những tế bào bình thường khác, những tế bào đột biến tích tụ thành khối u ác tính và châm ngòi cho sự phát triển của một loại bệnh lý nguy hiểm. </p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới sự bất thường này ở các tế bào, nhưng ta vẫn có thể liên hệ tới các yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Khói thuốc lá:</b> những người nghiện thuốc lá chiếm tỷ lệ ung thư bàng cao gấp 3 lần so với người không hút;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Tiếp xúc với hóa chất độc hại: </b>các hoá chất như beta-naphthylamine và benzidine trong ngành công nghiệp cao su, sơn, dệt may, in ấn,... nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây nên các bệnh ung thư, trong đó có ung thư bàng quang. </li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-bang-quang1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiếp xúc với hóa chất độc hại</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Uống quá ít nước: </b>chúng ta đều biết ích lợi của nước đối với cơ thể. Nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua hoạt động tiểu tiện. Do đó nếu bệnh nhân không uống đủ nước cần thiết mỗi ngày thì sẽ có khả năng cao bị ung thư bàng quang;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Dùng thuốc liều cao: </b>theo khuyến cáo của FDA - Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thì những bệnh nhân dùng các thuốc chứa axit Aristolochic, pioglitazone (Actos®) điều trị tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư biểu mô, bao gồm ung thư bàng quang;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Trong nước uống chứa hóa chất: </b>nếu nguồn nước sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt trong thời gian dài có chứa Asen thì cũng dễ gây bệnh ung thư bàng quang ở người;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Yếu tố khác: </b>ung thư bàng quang còn phụ thuộc vào các yếu tố về giới tính, tuổi tác, chủng tộc, dị tật bẩm sinh, vùng sinh sống,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng ung thư bàng quang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trên lâm sàng các biểu hiện của ung thư bàng quang khá mờ nhạt. Tuy nhiên nếu để ý kỹ có thể nhận thấy một số các bất thường ở giai đoạn sớm như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau mỗi khi tiểu tiện;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Chán ăn, gầy sút cân, mệt mỏi;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-bang-quang2.gif"></p>
<p style="text-align: center;"><em> Chán ăn, gầy sút cân, mệt mỏi; Chán ăn, gầy sút cân, mệt mỏi</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiểu khó, tiểu rắt, có khi tiểu không tự chủ, nước tiểu sậm màu: các biểu hiện này xuất hiện ngay từ sớm do sự giảm thể tích ở bàng quang hoặc khi nó bị kích thích;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiểu ra máu: triệu chứng này rất hay gặp, biểu hiện đa dạng như tiểu máu đại thể, toàn bãi, tiểu máu từng đợt;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu do có cục máu đông chèn ép hoặc khối u xâm lấn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư bàng quang khi bước sang giai đoạn muộn:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Đau hạ vị;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Đau trên xương mu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Đau hông lưng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Đau đầu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Đau xương;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Đau tầng sinh môn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ ung thư bàng quang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đàn ông có tỷ lệ bị ung thư bàng quang cao hơn so với phụ nữ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người cao tuổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do di truyền: người thân đã từng mắc ung thư bàng quang có khả năng cao di truyền cho thế hệ sau;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người bị nhiễm ký sinh trùng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người hay hút thuốc lá, bao gồm cả chủ động lẫn bị động;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-bang-quang8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người hay hút thuốc lá</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người công tác trong ngành nghề phải tiếp xúc nhiều với hoá chất như thợ làm tóc, da thuộc, làm cao su, thợ dệt, thợ in, thợ kim khí,...;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mắc các bệnh lý mạn tính: viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần hoặc bệnh nhân phải dùng ống thông đường tiểu lâu ngày;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc chống ung thư cyclophosphamide cũng có khả năng khiến bệnh ung thư bàng quang tái phát.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa ung thư bàng quang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhằm ngăn chặn khả năng bị ung thư bàng quang, mỗi người nên áp dụng các cách sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không hút thuốc lá. Nếu có thói quen này nên từ bỏ sớm;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tăng cường uống đủ nước (ít nhất 2 lít/ngày);</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-bang-quang6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tăng cường uống đủ nước</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tránh tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với các nguồn hoá chất độc hại hoặc các nguồn nước chưa rõ độ an toàn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất, nhiều rau xanh và hoa quả tươi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư hàng năm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Danh sách các triệu chứng:</b></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ở giai đoạn sớm:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau mỗi khi tiểu tiện;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chán ăn, gầy sút cân, mệt mỏi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiểu khó, tiểu rắt, có khi tiểu không tự chủ, nước tiểu sậm màu: các biểu hiện này xuất hiện ngay từ sớm do sự giảm thể tích ở bàng quang hoặc khi nó bị kích thích;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiểu ra máu: triệu chứng này rất hay gặp, biểu hiện đa dạng như tiểu máu đại thể, toàn bãi, tiểu máu từng đợt;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu do có cục máu đông chèn ép hoặc khối u xâm lấn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư bàng quang khi bước sang giai đoạn muộn:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau hạ vị;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau trên xương mu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau hông lưng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau đầu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau xương;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau tầng sinh môn.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán ung thư bàng quang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sau đây để chẩn đoán xác định bệnh đối với những trường hợp nghi ngờ ung thư bàng quang:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Xét nghiệm nước tiểu: </b>lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân và phân tích dưới kính hiển vi để tìm kiếm dấu hiệu ung thư;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Sinh thiết: </b>lấy một mẫu mô bệnh trong bàng quang và thực hiện soi để phát hiện ung thư;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Soi bàng quang: </b>ống nội soi sẽ được đưa vào niệu đạo, phát hiện các bất thường bằng cách kiểm tra toàn bộ bàng quang;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-bang-quang4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>ống nội soi sẽ được đưa vào niệu đạo, phát hiện các bất thường</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Chụp CT: </b>tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch và chụp CT giúp quan sát tốt hơn bộ phận đường tiết niệu cũng như các mô lân cận.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Trong trường hợp bệnh nhân đã được xác định mắc ung thư bàng quang, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán bệnh nhân đang ở giai đoạn nào và mức độ của bệnh ra sao:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Chụp X-quang ngực;</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Chụp cộng hưởng từ MRI;</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Chụp cắt lớp vi tính CT;</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xạ hình xương.</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị ung thư bàng quang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tin mừng đối với các bệnh nhân bị ung thư bàng quang đó là ngày nay cơ hội chữa khỏi căn bệnh này là rất cao nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Có 3 hình thức điều trị chủ yếu, thường được áp dụng không chỉ đối với ung thư bàng quang mà còn vận dụng ở những bệnh lý ung thư khác:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật </strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Kỹ thuật này rất phổ biến, bao gồm các thủ thuật: cắt bỏ u ác bàng quang niệu đạo, cắt bỏ các hạch tổn thương lân cận, cắt bỏ bán phần bàng quang, cắt bỏ triệt để bàng quang, cắt bỏ một phần niệu đạo,...</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu ung thư lan rộng sang cấu trúc xung quanh, ở nam giới có thể phải cắt bỏ túi tinh kèm một phần ống dẫn tinh, cắt bỏ tuyến tiền liệt. Còn ở phụ nữ thì cắt bỏ buồng trứng, tử cung, vòi trứng hoặc một phần âm đạo.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc phẫu thuật cắt bỏ khối u hay các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư phụ thuộc vào tình trạng của bệnh và từng trường hợp cụ thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-bang-quang5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>phẫu thuật là phương pháp phổ biến</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Hóa trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Biện pháp này sử dụng hoá chất để đưa vào cơ thể, tiêu diệt tế bào ung thư. Tuỳ thuộc vào từng ca bệnh mà hoá trị có thể áp dụng riêng biệt hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác nhằm tối ưu hiệu quả loại bỏ ung thư. Trong trường hợp ung thư bàng quang vẫn còn hiện diện trên bề mặt, sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u bác sĩ sẽ đưa hoá chất vào bàng quang qua đường niệu đạo.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Xạ trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Trước khi tiến hành phẫu thuật, xạ trị có thể được chỉ định nhằm giảm kích cỡ của khối u, giúp cho việc loại bỏ khối u sẽ dễ dàng hơn. Xạ trị còn giúp tiêu diệt triệt để các dấu vết của tế bào ung thư chưa được loại bỏ hết sau khi phẫu thuật. Nếu bệnh nhân không đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật thì có thể áp dụng phương pháp xạ trị trong và xạ trị ngoài.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bằng miễn dịch</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh phẫu thuật, hoá trị và xạ trị, hiện nay đã phát triển thêm một phương thức bổ trợ khác trong điều trị ung thư bàng quang, đó là: điều trị sinh học - điều trị bằng miễn dịch. Biện pháp này chống lại các tế bào ung thư bằng cách sử dụng chính hệ thống miễn dịch sẵn có của cơ thể, áp dụng sau phẫu thuật cắt u trên bề mặt bàng quang thông qua đường niệu đạo. Biện pháp này có tác dụng phòng ngừa ung thư bàng quang tái phát trong tương lai. </p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify;">1. Ung thư bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Bệnh viện Vinmec</p><p style="text-align: justify;">2. Ung thư bàng quang | Bệnh viện Tâm Anh</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-bang-quang-stsjw |
Ung thư não | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện tượng các tế bào ở não vì một nguyên nhân nào đó bắt đầu phát triển đột biến tạo thành khối u ác tính được gọi là bệnh ung thư não. Những tế bào này liên tục gia tăng số lượng và sinh trưởng, sau đó lấn chiếm và thủ tiêu dần dần những tế bào lành tính ở khu vực xung quanh.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn nặng, ung thư não thậm chí không chỉ gây bệnh ở não mà còn có khả năng di căn xa tới các cơ quan khác, gây gián đoạn chức năng sống bình thường của cơ thể và đe dọa tới tính mạng người bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_ung-thu-nao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>các tế bào ở não vì một nguyên nhân nào đó bắt đầu phát triển đột biến tạo thành khối u ác tính</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư não có 2 dạng đó là:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Ung thư não nguyên phát: </b>dạng này chiếm đa số các ca ung thư não (75%). Gọi là nguyên phát vì não là nơi đầu tiên các tế bào ung thư hình thành;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Ung thư não thứ phát: </b>khoảng 25% các trường hợp ung thư não là ung thư thứ phát, tức là não bị ung thư do khối u ác tính di chuyển từ cơ quan khác ngoài não tới và gây bệnh tại đây.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Có đến 40% số ca bệnh ung thư não là bắt nguồn từ sự bất thường ở các tế bào thần kinh đệm. U tế bào thần kinh đệm gồm: </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>U nguyên bào tuỷ;</strong></li>
<li style="text-align: justify;"><strong>U nguyên bào thần kinh đệm;</strong></li>
<li style="text-align: justify;"><strong>U thần kinh đệm ít nhánh;</strong></li>
<li style="text-align: justify;"><strong>U tế bào sao;</strong></li>
<li style="text-align: justify;"><strong>U màng não thất.</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ung thư não thứ phát thường là do các tế bào ung thư di căn từ những bộ phận như thận, phổi, vú, đại tràng, da. Mặc dù ung thư não khó có thể phòng ngừa được nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì cơ hội chữa khỏi là hoàn toàn có thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân khiến các tế bào não gặp đột biến và sinh trưởng thành khối u. Ung thư não không phải là một bệnh mang tính truyền nhiễm nhưng yếu tố di truyền lại có liên quan tới căn bệnh này. </p>
<p style="text-align: justify;">Những hội chứng kể sau được xác định là dường như có mối liên hệ với ung thư não:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Hội chứng Neurofibromatosis: </b>đây là một bệnh di truyền khiến cho bệnh nhân bị rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng tới tuỷ sống, não và dây thần kinh;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Hội chứng Turcot: </b>hội chứng này phát triển các hạt polyp lành tính ở đại tràng, kèm theo khối u ác tính ở não;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Nhiễm virus: </b>người bệnh nhiễm<b> </b>virus<b> </b>CMV<b> (</b>Cytomegalovirus) và EBV (Epstein-Barr virus) cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư não;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Tiếp xúc với phóng xạ: </b>nếu bệnh nhân làm việc hoặc sinh sống trong môi trường chứa chất phóng xạ trong thời gian dài, hay trước đó đã từng xạ trị vùng đầu, mặt, cổ, hoặc sử dụng nhiều hoá chất độc hại khi làm việc (dầu khí, nhựa vinyl, hóa chất cao su, thuốc trừ sâu, dung môi hoà tan,...) thường có nguy cơ bị ung thư não cao hơn so với người bình thường.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Kích thước của khối u:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện điển hình nhất ở bệnh nhân bị ung thư não đó là gia tăng áp lực hộp sọ do: khối u gia tăng về thể tích, ứ đọng dịch não tuỷ, não bị phù.</p>
<p style="text-align: justify;">Vì thế phần lớn bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đau đầu và động kinh do khối u lớn dần và đè vào hộp sọ. Do vậy không thể xem nhẹ các biểu hiện do tăng áp lực hộp sọ gây nên. Cụ thể như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Đau đầu:</b> là dấu hiệu phổ biến chiếm tới 80 - 90% tỷ lệ các ca mắc ung thư não, người bệnh thường bị đau đầu toàn thể hoặc cục bộ. </li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-nao1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>đau đầu là dấu hiệu phổ biến chiếm tới 80 - 90% tỷ lệ các ca mắc ung thư não</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân:</strong> như đã phân tích, hiện tượng này xảy ra là do theo thời gian khối u não phát triển kích thước gây đè nén lên các xoang tĩnh mạch và dây thần kinh sọ não, dẫn tới phản xạ co thắt các mạch máu não. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đặc điểm:</strong> những cơn đau có thể xuất hiện mơ hồ, âm ỉ không rõ vị trí, hoặc có khi lại đau dữ dội. Người bệnh đau đầu lâu ngày không khỏi và ngày càng đau nặng hơn, đặc biệt vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, đau tăng nặng khi ho, hắt hơi, uống thuốc cũng không đỡ.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Động kinh: </b>chiếm tới 40% trong số những trường hợp bị ung thư não. bệnh nhân có thể bị co giật 1 bên hoặc 2 bên;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Buồn nôn hoặc nôn: </b>triệu chứng nôn có khi xảy ra bất ngờ, không do tác động nào như nôn vọt không đang trong bữa ăn, không có biểu hiện đau bụng trước và sau khi nôn;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Phù gai thị: </b>nội sọ bị gia tăng áp lực đè nén lên các bó mạch thần kinh thị giác dẫn tới hiện tượng phù hoặc teo gai thị. Điều này khiến cho bệnh nhân bị thay đổi thị lực, chuyển động mắt bất thường, ngày càng nhìn mờ kèm theo buồn nôn và đau đầu;</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Các triệu chứng khác:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Buồn ngủ;</li>
<li style="text-align: justify;">Co giật, giật cơ;</li>
<li style="text-align: justify;">Ngất xỉu;</li>
<li style="text-align: justify;">Tay chân có cảm giác tê hoặc ngứa ran;</li>
<li style="text-align: justify;">Tính cách thay đổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Gặp vấn đề về giọng nói;</li>
<li style="text-align: justify;">Không giữ được thăng bằng, đi lại khó;</li>
<li style="text-align: justify;">Trí nhớ suy giảm, mất tập trung và gặp khó khăn trong việc suy nghĩ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biểu hiện định khu tổn thương:</strong> có thể biểu hiện theo mức độ từ nhẹ đến nặng như bị liệt dây thần kinh đơn độc, giảm trí nhớ, tay chân yếu và giảm thị lực:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>U thuỳ thái dương: </b>xuất hiện tình trạng ảo thị, ảo thính, ảo khứu và rối loạn ngôn ngữ, bệnh nhân không thể nhận định và gọi chính xác tên đồ vật. Ngoài ra người bệnh còn có khả năng bị sụp mi, giãn đồng tử nếu khối u chèn vào dây thần kinh vận nhãn chung.</li>
<li style="text-align: justify;"><b>U thuỳ đỉnh: </b>biểu hiện chủ yếu qua hiện tượng rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, xúc giác và cảm giác suy giảm, đồng thời không định vị được vị trí, không gian;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>U thuỳ trán: </b>người bệnh có dấu hiệu giảm sự chú ý và suy giảm trí nhớ. Ngoài ra bệnh nhân còn gặp các vấn đề như teo dây thần kinh thị giác, mất khứu giác, rối loạn hoặc thậm chí mất ngôn ngữ trong trường hợp u nằm phía sau thuỳ trán;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>U não thất: </b>xuất hiện các cơn đau đầu theo từng đợt, đau có thể gia tăng và có các triệu chứng của tăng áp lực hộp sọ;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>U thuỳ chẩm: </b>gây giảm thị lực và sớm xuất hiện dấu hiệu gia tăng áp lực hộp sọ do khối u chèn ép cống não;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>U tuyến yên: </b>bệnh nhân có biểu hiện giảm thị lực, đau đầu và rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra còn có các triệu chứng bất thường khác như uống nhiều, ăn nhiều và tiểu nhiều. Sự bất thường trong sinh hoạt dẫn tới chứng béo phì, đầu ngón tay và đầu ngón chân to hơn, hoặc thể trạng khổng lồ và bị thiểu năng sinh dục;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>U tiểu não: </b>hội chứng tăng áp lực hộp sọ biểu hiện rõ ràng hơn, rối loạn thăng bằng, đi lại không vững;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>U góc cầu tiểu não: </b>thính lực giảm, chóng mặt, tai ù, lưỡi và vùng mặt bị tê do khối u chèn vào dây thần kinh số V.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Độ tuổi: mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư não nhưng phần đa vẫn là đối tượng trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 12 và người lớn từ 40 - 70 tuổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người bị mắc các bệnh ung thư vú, ung thư phổi,... giai đoạn di căn dễ xâm lấn vào não;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người đã từng tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ hoặc sử dụng biện pháp xạ trị vùng đầu, mặt, cổ;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-nao5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Người đã từng tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ cao bị bệnh</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do di truyền;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người gặp các yếu tố nguy cơ khác đã được đề cập ở trên.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu ngăn chặn căn bệnh ác tính này. Do đó mỗi người cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ của bản thân, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn ói, đau đầu thường xuyên không khỏi, nói khó, rối loạn thính giác, thị giác, đột nhiên bị liệt nửa người,... thì cần đi khám ngay.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-nao3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>khám bệnh khi có các biểu hiện bấtt thường</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Danh sách các triệu chứng:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Đau đầu:</b> là dấu hiệu phổ biến chiếm tới 80 - 90% tỷ lệ các ca mắc ung thư não, người bệnh thường bị đau đầu toàn thể hoặc cục bộ. </li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Động kinh: </b>chiếm tới 40% trong số những trường hợp bị ung thư não. bệnh nhân có thể bị co giật 1 bên hoặc 2 bên;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Buồn nôn hoặc nôn: </b>triệu chứng nôn có khi xảy ra bất ngờ, không do tác động nào như nôn vọt không đang trong bữa ăn, không có biểu hiện đau bụng trước và sau khi nôn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Phù gai thị: </b>Nội sọ bị gia tăng áp lực đè nén lên các bó mạch thần kinh thị giác dẫn tới hiện tượng phù hoặc teo gai thị. Điều này khiến cho bệnh nhân bị thay đổi thị lực, chuyển động mắt bất thường, ngày càng nhìn mờ kèm theo buồn nôn và đau đầu;</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Các triệu chứng khác:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Buồn ngủ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Co giật, giật cơ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Ngất xỉu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Tay chân có cảm giác tê hoặc ngứa ran;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tính cách thay đổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Gặp vấn đề về giọng nói;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Không giữ được thăng bằng, đi lại khó;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Trí nhớ suy giảm, mất tập trung và gặp khó khăn trong việc suy nghĩ.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dựa vào những biểu hiện trên lâm sàng và xét nghiệm, bác sĩ sẽ kết hợp các kết quả để đưa ra kết luận bệnh nhân có mắc ung thư não hay không. Những xét nghiệm cần thiết bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Điện não đồ: </b>ghi nhận các sóng bất thường ở não;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Chụp CT: </b>hỗ trợ trong việc thăm dò vị trí, đo đạc kích thước và mức độ lan rộng của khối u, đánh giá được tình trạng phù não và tăng áp lực nội sọ ở bệnh nhân;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-nao2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp CT</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Chụp MRI: </b>khẳng định vị trí chính xác của khối u, đồng thời so sánh khối u với các tổ chức xung quanh;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Chụp PET - CT: </b>kiểm tra và đánh giá chuyên sâu hơn về tình trạng bệnh;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Chụp động mạch não: </b>có thể nhận ra dấu hiệu xâm chiếm của khối u não, dẫn đến hình ảnh tăng sinh và xô đẩy các mạch máu não.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Phân biệt mức độ tiến triển của ung thư não sẽ dựa trên 4 cấp độ như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ung thư não độ 1: </b>khối u não phát triển chậm, chưa có dấu hiệu lan rộng và có thể cắt bỏ bằng biện pháp phẫu thuật;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ung thư não độ 2: </b>tỷ lệ tiến triển và di căn của khối u thấp, tuy nhiên có khả năng cao sẽ tái phát sau điều trị;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ung thư não độ 3: </b>các tế bào phân chia với tốc độ nhanh chóng khiến khối u phát triển rất nhanh;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Ung thư não độ 4: </b>khối u có kích thước lớn, có biểu hiện xâm lấn, đè nén các mạch máu, mô xung quanh và tiến triển lan rộng.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có 3 phương thức điều trị chủ yếu đối với người bị ung thư não: phẫu thuật, hoá chất và xạ trị:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Phẫu thuật: </b>mục đích nhằm loại bỏ khối u nhưng không làm tổn thương tới tổ chức xung quanh. Không phải lúc nào cũng loại bỏ được triệt để toàn bộ khối u mà còn phụ thuộc vào vị trí, mức độ “cắm rễ" nông hay sâu, giới hạn của khối u và trình độ phẫu thuật, trang thiết bị,... Đối với các khối u khu trú ở gần mạch máu lớn, nằm sâu trong hành não, thân não thì rất khó để loại bỏ do những vị trí nằm gần trung tâm tim mạch, hô hấp và rất khó cầm máu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Xạ trị: </b>thường được chỉ định dùng bổ trợ sau phẫu thuật để triệt tiêu nốt các tế bào ung thư còn sót, hoặc dùng để đối phó với các u ác tính nằm ở sâu mà không thể áp dụng phẫu thuật;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-nao4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xạ trị</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Hoá trị: </b>cũng là phương pháp hỗ trợ dùng sau xạ trị và phẫu thuật. Biện pháp này không xâm lấn, sử dụng hoá chất để kìm hãm sự phát triển của các u lớn, Astrocytoma độ III và độ IV, các Glioblastoma.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Điều trị đích: </b>có thể bổ sung những thuốc có tác động tới yếu tố tăng sinh mạch, tác dụng vào protein và gen như Laorotrectinib và Bevacizumab,...</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Ung thư não | Vinmec</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Tìm hiểu về bệnh ung thư não | BVĐK tỉnh Phú Thọ</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Tổng quan về ung thư não | kingfucoidan</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Ung thư não | Hellobacsi</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-nao-sesac |
Viêm mô bào | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm mô bào là 1 trong các bệnh thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng mô mềm bao gồm: Viêm quầng, viêm mô bào, viêm cân cơ hoại tử.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm mô bào là tình trạng viêm cấp tính không hoại tử của da và mô dưới da, thường không liên quan đến cân cơ.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm mô bào được đặc trưng bởi tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau trên da, ranh giới không rõ, không có loét, hình ảnh lâm sàng giống với bệnh viêm quầng, nhưng khác ở chỗ, thương tổn của viêm mô bào thì lan sâu xuống tổ chức dưới da, ranh giới không rõ ràng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm mô bào" src="/ImagePath/images/20210826/20210826_viem-mo-bào.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm mô bào</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm mô bào khá phổ biến trong số các bệnh lý ở da, có thể gặp ở mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, nam nữ có tỷ lệ như nhau.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm mô bào là: Liên cầu nhóm A và tụ cầu vàng.</p>
<p style="text-align: justify;">Liên cầu thường gây tình trạng viêm mô bào không sinh mủ, không xác định rõ yếu tố đường vào. Còn viêm mô bào có mủ (nhọt, nhọt cụm hoặc áp xe,...) thường do tụ cầu vàng gây nên.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Liên cầu nhóm B" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_viem-mo-bào2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Liên cầu nhóm B</em></p>
<p style="text-align: justify;">Một số vi khuẩn khác có thể gây nên tình trạng Viêm mô bào, tuy nhiên chúng ít gặp hơn:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Liên cầu nhóm B;</li>
<li style="text-align: justify;">Phế cầu;</li>
<li style="text-align: justify;">Não mô cầu;</li>
<li style="text-align: justify;">Trực khuẩn Gram âm: trực khuẩn mủ xanh...</li>
<li style="text-align: justify;">Nấm men và nấm mốc;</li>
<li style="text-align: justify;">E.coli, các vi khuẩn đưởng ruột khác và vi khuẩn kỵ khí.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Viêm mô bào thường có các triệu chứng sau:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Sốt, gai rét, mệt mỏi</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị Viêm mô bào thường có biểu hiện toàn thân trước đó như: sốt có gai rét, mệt mỏi.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Sưng, nóng, đỏ, đau</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Một vài ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng toàn thân, bệnh nhân xuất hiện thêm các thương tổn: Da căng bóng, sưng tấy, sờ vùng thương tổn mềm, nóng, đỏ da ngày một lan rộng, kèm cảm giác đau tại vùng thương tổn và khó xác định được ranh giới tổn thương.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Da căng bóng, sưng tấy, sờ vùng thương tổn mềm, nóng, đỏ da ngày một lan rộng" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_viem-mo-bào1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Da căng bóng, sưng tấy, sờ vùng thương tổn mềm, nóng, đỏ da ngày một lan rộng</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Mụn nước, bọng nước, mụn mủ</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Trong trường hợp tình trạng viêm mô bào nặng có thể xuất hiện thêm các mụn nước, bọng nước, mụn mủ hoặc thậm chí hoại tử.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Hạch </strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị viêm mô bào có thể sẽ có hạch ngoại biên kèm theo, thường là hạch viêm phản ứng: Hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Vị trí viêm mô bào</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trẻ em thường hay bị ở vùng đầu mặt cổ;</li>
<li style="text-align: justify;">Người lớn thường bị ở các chi, đặc biệt đối tượng tiêm chích ma túy hay bị ở chi trên.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm mô bào thường rất ít khi để lại biến chứng. Tuy nhiên, một số biến chứng của bệnh Viêm mô bào có thể gặp là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm cầu thận cấp (khi nguyên nhân là Nephritogenic streptococci- Liên cầu gây bệnh ở thận).</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm hạch.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm tủy xương.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm khớp.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn<strong>.</strong></li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn huyết</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm tắc tĩnh mạch</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các tác nhân gây bệnh như đã nói có thể xâm nhập vào da thông qua các tổn thương trên da như: vết nứt, vết thương hoặc vết cắn của côn trùng, từ đó gây nên tình trạng viêm mô bào.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp không xác định được đường vào, khi đó tình trạng viêm mô bào có thể xảy ra do những vi chấn thương ngoài da hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">Ví dụ: Viêm mô bào vùng mặt có thể xảy ra sau 1 đợt viêm răng lợi.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số ít trường hợp, viêm mô bào có thể có nguồn gốc từ những ổ nhiễm khuẩn khác trong cơ thể, những ổ nhiễm khuẩn này sẽ lây lan theo đường máu tới da gây nên viêm mô bào.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Lây qua vết thương hở trên da" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_viem-mo-bào3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lây qua vết thương hở trên da</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Vậy, bệnh viêm mô bào liệu có lây ?</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm mô bào thường không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu bạn có vết thương hở trên da và nó chạm vào vùng viêm mô bào của người bị bệnh thì bạn có thể bị viêm mô bào.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm mô bào có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh mà bệnh viêm mô bào có thể gặp ở các đối tượng khác nhau như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh: Thường viêm mô bào do liên cầu nhóm B.</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ em dưới 3 tuổi: Thường bị viêm mô bào ở má do H influenzae type B hoặc Viêm mô bào quanh hậu môn do liên cầu nhóm A.</li>
<li style="text-align: justify;">Người trên 50 tuổi : Thường bị viêm mô bào ở chi dưới.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có các yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, cortioid kéo dài;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân cao tuổi, nằm viện kéo dài, đặt đường truyền tĩnh mạch;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đái tháo đường;</li>
<li style="text-align: justify;">Những người mắc bệnh lý ngoài da như chốc, chàm, nấm da chân. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào da thông qua các vết nứt mà những bệnh này gây ra;</li>
<li style="text-align: justify;">Những bệnh nhân bị tắc nghẽn bạch huyết, suy tĩnh mạch, loét tỳ đè và béo phì thì tình trạng viêm mô bào hay bị tái phát.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Có thể phòng ngừa viêm mô bào bằng cách giữ cho da sạch nếu bị đứt tay hoặc vết thương hở khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu bạn bị vết thương hở trên da, hãy vệ sinh ngay và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Băng vết thương bằng băng, gạc. Thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương khô, đóng vảy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Để ý vết thương có tấy đỏ, chảy dịch hoặc đau không. Nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần đi khám sớm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nên chủ động thăm khám sớm, tránh để tình trạng bệnh diễn biến phức tạp " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-mo-bao-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nên chủ động thăm khám sớm, tránh để tình trạng bệnh diễn biến phức tạp </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau nếu bạn có các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm mô bào:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Dưỡng ẩm cho da để hạn chế khô da, nứt nẻ.</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị kịp thời các tình trạng gây nứt nẻ, tổn thương trên da viêm da cơ địa, nấm da chân, zona, thủy đậu, chốc...</li>
<li style="text-align: justify;">Kiểm tra da của bạn hàng ngày để tìm các dấu hiệu bị thương hoặc nhiễm trùng.</li>
<li style="text-align: justify;">Mang thiết bị bảo hộ khi bạn làm việc hoặc chơi thể thao.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định dựa vào</strong><em>:</em></p>
<p style="text-align: justify;">Toàn thân: Bệnh nhân có thể mệt mỏi, sốt nhẹ, kèm gai rét.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại chỗ: Tổn thương sưng, nóng, đỏ, đau, ranh giới tổn thương không rõ với vùng da lành.</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm tìm nguyên nhân:</p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp viêm mô bào nặng hoặc triệu chứng không điển hình cần tiến hành thêm các xét nghiệm xác định nguyên nhân như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhuộm Gram, nuôi cấy vi khuẩn tại tổn thương: tỷ lệ vi khuẩn mọc thấp.Tuy nhiên, nếu bệnh phẩm được lấy từ rạch tổn thương và dẫn lưu dịch từ ổ áp xe để làm xét nghiệm thì tỷ lệ nuôi cấy dương tính trên 90%.</li>
<li style="text-align: justify;">Sinh thiết da vùng thương tổn có thể loại trừ tổn thương không do nhiễm trùng, tuy nhiên xét nghiệm này không được chỉ định rộng rãi.</li>
<li style="text-align: justify;">Cấy máu cần được chỉ định trong trường hợp: Có phù bạch huyết kèm theo thương tổn ở các vị trí đặc biệt như vùng mặt nhất là mắt;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị động vật cắn.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân suy giảm miễn dịch.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có khối u ác tính đang điều trị hóa chất, giảm bạch cầu…</li>
<li style="text-align: justify;">Soi tươi và nuôi cấy nấm: làm trong trường hợp Viêm mô bào tái phát nghi do nấm da hoặc nấm móng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, 1 số xét nghiệm có thể làm để gợi ý chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Công thức máu: thể hiện tình trạng nhiễm khuẩn có bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Máu lắng tăng.</li>
<li style="text-align: justify;">CRP tăng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể làm được đầy đủ các xét nghiệm trên để phục vụ tốt nhất cho việc chẩn đoán bệnh Viêm mô bào.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ trang thiết bị phục vụ xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm mô bào " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_benh_vien_da_khoa_medlatec_dia_chi_xet_nghiem_.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ trang thiết bị phục vụ xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm mô bào </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán phân biệt</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trên thực tế, có nhiều bệnh lý có tổn thương dễ nhầm lẫn với bệnh Viêm mô tế bào, bởi vậy ta cần phân biệt:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm quầng</em></strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">Giống nhau: 2 bệnh đều có</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương sưng nề, nóng đỏ.</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể kèm mệt mỏi, sốt nhẹ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khác nhau: Viêm quầng có</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ranh giới tổn thương rõ ràng.</li>
<li style="text-align: justify;">Sờ vùng tổn thương cứng, không mềm như trong bệnh Viêm mô bào.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Hồng ban đa dạng:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giống nhau: 2 bệnh đều có</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương ban đỏ, sẩn phù.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khác nhau: Hồng ban đa dạng</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điển hình có tổn thương hình “bia bắn”.</li>
<li style="text-align: justify;">Chủ yếu ở các chi.</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện sau khi dùng thuốc hoặc nhiễm virus.</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể kèm tổn thương niêm mạc.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Hội chứng Well</em></strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">Giống nhau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ban đỏ phù nề.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khác nhau: Hội chứng Well</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kèm theo các thương tổn hình nhẫn, mảng hoặc dạng nốt.</li>
<li style="text-align: justify;">Trên tiêu bản sinh thiết có hình ảnh “ngọn lửa" thâm nhiễm bạch cầu ái toan, mô bào và mảnh vỡ của BCAT giữa các bó sợi collagen.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Hội chứng Sweet</em></strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">Giống nhau: 2 bệnh đều có</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Biểu hiện đau , kèm sốt.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu có tình trạng nhiễm khuẩn: tăng bạch cầu đa nhân trung tính.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khác nhau: Hội chứng Sweet</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thương tổn dạng sẩn, mảng đỏ tím.</li>
<li style="text-align: justify;">Vị trí thương tổn chủ yếu vùng mặt, cổ, chi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm da tiếp xúc dị ứng</em></strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">Giống nhau: cả 2 bệnh đều có thể có</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương sẩn, mụn nước trên nền da đỏ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khác nhau: Viêm da tiếp xúc</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thương tổn xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc dị nguyên.</li>
<li style="text-align: justify;">Ngứa nhiều.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ngứa nhiều" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_viem-mo-bào4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngứa nhiều</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm mô bào</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh Viêm mô bào không được điều trị nó có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp điều trị chính trong Viêm mô bào là dùng Kháng sinh. Kháng sinh có hiệu quả đến hơn 90% các trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Tùy theo biểu hiện lâm sàng, tình trạng bệnh nhân, tuổi, bệnh lý đi kèm cũng như nguyên nhân gây Viêm mô bào mà có phác đồ điều trị cụ thể khác nhau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm mô bảo không tạo áp xe</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân thường do Liên cầu. Kháng sinh thích hợp là nhóm Beta lactam.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú bằng: Dicloxacillin, Amoxicillin hoặc Cephalexin.</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân dị ứng với Penicillin có thể thay thế bằng Clindamycin hoặc một kháng sinh nhóm Macrolid (Clarithromycin hoặc Azithromycin).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm mô bào tái phát</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị Viêm mô bào tái phát thường có các yếu tố: tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc bạch huyết</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nguyên nhân thường do liên cầu. Có thể hiệu quả với các kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin hoặc Erythromycin.</li>
<li style="text-align: justify;"> Đôi khi nguyên nhân có thể do nấm, cần dùng thuốc kháng nấm tại chỗ hoặc toàn thân.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, 274 bệnh nhân bị trên 2 đợt viêm mô tế bào vùng chân, điều trị Penicillin liều thấp trong 12 tháng giúp ngăn ngừa Viêm mô bào tái phát.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thời gian trung bình Viêm mô bào tái phát lần đầu là 626 ngày ở những bệnh nhân dùng Penicillin (250 mg hai lần mỗi ngày), so với 532 ngày ở nhóm dùng giả dược.</li>
<li style="text-align: justify;">Trong giai đoạn dự phòng, 22% số bệnh nhân của nhóm dùng Penicillin tái phát bệnh so với 37 % ở nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ dần dần giảm đi khi điều trị bằng thuốc chấm dứt.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tùy theo biểu hiện lâm sàng, tình trạng bệnh nhân, tuổi, bệnh lý đi kèm cũng như nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị cụ thể khác nhau" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-mo-bao-dikham.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tùy theo biểu hiện lâm sàng, tình trạng bệnh nhân, tuổi, bệnh lý đi kèm cũng như nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị cụ thể khác nhau</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm mô bào nghiêm trọng</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nguyên nhân thường do Tụ cầu hoặc Liên cầu khuẩn, có thể điều trị bằng Cefazolin, Cefuroxim, Ceftriaxon, Nafcillin, hoặc Oxacillin</li>
<li style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân dị ứng với Penicillin, có thể lựa chọn Clindamycin hoặc Vancomycin.</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng sinh phổ rộng hoặc phối hợp kháng sinh để điều trị cả vi khuẩn Gram dương, Gram âm, và vi khuẩn kỵ khí để điều trị nhiễm trùng kết hợp với loét ở bệnh nhân Đái tháo đường</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu viêm mô bào có liên quan đến nhọt, áp-xe, hoặc sau phẫu thuật, cần dùng thuốc hết sức thận trọng trong thời gian chờ đợi kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tất cả những trường hợp có áp xe dù nhỏ nhất vẫn cần dẫn lưu, giải phóng ổ áp xe. Nếu áp xe tương đối biệt lập, ít ảnh hưởng tới mô xung quanh, có thể không cần dùng thuốc kháng sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Viêm mô bào sẽ ổn trong vòng 7 đến 10 ngày khi điều trị. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể lâu hơn nếu tình trạng nhiễm trùng nặng do Viêm mô bào kéo dài hoặc hệ thống miễn dịch của người bệnh suy giảm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Bệnh học Da Liễu tập 2 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường.</li><li style="text-align: justify;">Everything You Need to Know About Cellulitis (Healthline).</li><li style="text-align: justify;">Cellulitis: All You Need to Know (CDC).</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-mo-bao-swnal |
Mất ngủ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Mất ngủ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Ngủ là một hành vi có ở tất cả các loài động vật, trong đó bao gồm cả con người. Giấc ngủ là một nhu cầu không thiếu của con người và nhu cầu đó khác nhau giữa các lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.</p>
<p>Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe, nhờ có giấc ngủ mà sau 1 ngày con người có thể có hoạt động bình thường vào ngày hôm sau. Rối loạn giấc ngủ là một chứng rất thường gặp trong các bệnh lý chuyên khoa tâm thần và chuyên khoa thần kinh. Trong 1 năm, có tới 30-45% số người trưởng bị rối loạn giấc ngủ ở các dạng khác nhau. Thường gặp ở người trưởng thành , người lớn tuổi và không khác nhau tỷ lệ nam nữ, xu hướng ngày càng tăng trong xã hội hiện đại.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Mất ngủ đang dần trở thành căn bệnh của xã hội hiện đại " src="/ImagePath/images/20210829/20210829_mat-ngu-la-gi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mất ngủ đang dần trở thành căn bệnh của xã hội hiện đại </em></p>
<p>Rối loạn giấc ngủ có thể chỉ là triệu chứng duy nhất của bệnh, gặp trong mất ngủ tiên phát. Cũng có thể một triệu chứng trong các bệnh tâm thần khác như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nghiện chất, lo âu lan tỏa… Theo “Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần Hoa Kỳ, Phiên bản Thứ năm (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5) là bản cập nhật năm 2013” rối loạn giấc ngủ được phân chia:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn giấc ngủ tiên phát gồm: Mất ngủ và ngủ nhiều, không phải là hậu quả hay triệu chứng bệnh tâm thần hoặc tổn thương thực tổn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn giấc ngủ thứ phát gồm: Mất ngủ và ngủ nhiều mầ đây là hậu quả hay triệu chứng bệnh tâm thần, lạm dụng chất gây nghiện hoặc tổn thương thực tổn,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn cận giấc ngủ: Hành vi bất thường trong lúc ngủ hoặc lúc chuyển từ trạng thái ngủ snag trạng thái thức như ác mộng ,mộng du, nghiến răng trong khi ngủ, nói trong khi ngủ…</li>
</ul>
<p>Rối loạn giấc ngủ (đặc biệt là mất ngủ) sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng lao động, học tập và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Rối loạn giấc ngủ dù là tiên phát hay thứ phát nếu không được điều trị đều có thể tiến triển mạn tính, vì thế phải điều trị kiên trì nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí kéo dài suốt đời.</p>
<h3><strong>Các giai đoạn giấc ngủ: Giấc ngủ phân thành 2 giai đoạn:</strong></h3>
<p>Ngủ không có vận nhãn cầu nhanh (NREM): Chia 4 giai đoạn từ I đến IV, giai đoạn này khi làm điện não đồ và điện nhãn cầu không ghi nhân hoặc rất ít vận động của các nhãn cầu.</p>
<p>Hầu hết các chức năng sinh lý của giấc ngủ đều thấp hơn trong giai đoạn ngủ NREM, ở người bình thường: Nhịp tim giảm từ 5-10 nhịp/phút, nhịp thở, huyết áp, trương lực cơ giảm nhẹ so với thức. Trong giai đoạn này có nhiều vận động không chủ ý.</p>
<p>Nếu con người tỉnh dậy đột ngột giai đoạn III, IV giấc ngủ NREM có thể bị rối loạn định hướng, suy nghĩ lộn xộn, nhưng sáng hôm sau thì sẽ dễ quên hết các sự kiện đó.</p>
<p>Các rối loạn giấc ngủ: Đái dầm, mộng du, ác mộng thường xảy ra giai đoạn III, IV.</p>
<p>Ngủ có vận động nhãn cầu nhanh (REM): Giai đoạn này khi làm điện não đồ và điện nhãn cầu có vận động của các nhãn cầu.</p>
<p>Các hoạt đông các sóng điện não của não và hoạt động điện cơ giống khi đang thức, nhịp thở, tần số mạch, huyết áp có thể cao hơn cả khi đang thức.</p>
<p>Điều đáng chú ý trong giai đoạn REM là thưỡng xuất hiện giấc mơ (thường giác mơ không thực tế).</p>
<p>Trong 1 đêm sẽ luân phiên giữa giấc ngủ REM và NREM khoảng 4 – 6 chu kỳ với mỗi chu kỳ kéo dài trung bình khoảng 90 phút và dao động trong khoảng 70 – 110 phút.</p>
<p>Tuy nhiên giai đoạn 3 và 4 của NREM chỉ chiếm ưu thế trong 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, ít xuất hiện lại trong đêm. Giai đoạn REM đầu tiên ngắn nhất (khoảng 10 phút) và tăng dần thời gian ở các chu kỳ sau ( khoảng 15-40 phút ). Do vậy sau 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, có thể không ngủ sâu lại được nữa mà phần lớn thời gian chỉ là giấc ngủ REM.</p>
<p>Với giấc ngủ trưa có thể thay đổi về tỷ lệ giấc ngủ NREM và REM và tỷ lệ này khác nhau theo các lứa tuổi. Ở người già thời gian ngủ giảm dần ở cả 2 giai đoạn NREM và REM.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nhịp thức ngủ</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Cũng như chu kỳ ngày – đêm thì chu kỳ giấc ngủ là 24 giờ. Trong 24 giờ, người lớn cần ngủ 1 lần hoặc 2 lần (ngủ tối và ngủ trưa). Chu kỳ thức ngủ của trẻ sơ sinh là chưa có nhưng sẽ được hình thành trong 2 năm đầu của cuộc đời.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nhu cầu giấc ngủ: </strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Mỗi độ tuổi khác nhau và mỗi cá thể khác nhau sẽ có nhu cầu khủ khác nhau</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Tuổi: Nhu cầu giấc ngủ giảm dần theo lứa tuổi.</p>
<ul>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify; padding-bottom:6px">Trẻ mới sinh thường cần đến 20 giờ/ngày, khi trẻ được 6 tuổi cần khoảng 10 - 12 giờ/ngày để ngủ;</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify; padding-bottom:6px">Thanh thiếu niên cần ngủ 8 - 9 giờ/ngày;</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify; padding-bottom:6px">Người trưởng thành cần ngủ 6 - 8h giờ/ngày;</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify; padding-bottom:6px">Người già (trên 60 tuổi) cần 5 - 6 giờ/ngày để ngủ.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210826/20210826_mat-ngu3.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><em>Trẻ mới sinh thường cần đến 20 giờ/ngày, khi trẻ được 6 tuổi cần khoảng 10 - 12 giờ/ngày để ngủ.</em></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Nhu cầu thời gian ngủ trong ngày khác nhau giữa các cá thế: Giấc ngủ tăng lên khi người lao động thể lực tăng, khi bị bệnh (đặc biệt bệnh cấp tính, bệnh mạn tính có xu hướng mất ngủ), căng thẳng tâm lý ( có thể tăng hoặc giảm)...</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Sự điều hòa sinh lý giấc ngủ: </strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Giấc ngủ được điều hòa bởi các trung tâm trong não, tuy nhiên cơ chế này đến nay chưa được hiểu rõ.</p>
<p>Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở trong não, có chức năng tiết ra melatonin. Đây là một loại hormone giúp điều chỉnh nhịp sinh học và được sản xuất theo lượng ánh sáng mà cơ thể tiếp xúc. Vào ban đêm , tuyến tùng giải phóng một lượng melatonin lớn hơn khiến cơ thể con người có cảm giác buồn ngủ.</p>
<p>Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh nguồn gốc từ L-tryptophan, được sản xuất trong hạt nhân Raphe ở cuống não, hệ thống tiêu hóa. Các bệnh nhân mất ngủ tiên phát, trầm cảm , lo âu nó nồng độ serotonin trong não giảm hơn so với người bình thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Mất ngủ là ngủ ít hơn so với bình thường trên 2 giờ" src="/ImagePath/images/20210826/20210826_mat-ngu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mất ngủ là ngủ ít hơn so với bình thường trên 2 giờ</em></p>
<p>Các tế bào thần kinh ở nhân đỏ sản xuất norepinephrin (còn gọi là noradrenaline). Norepinephrine được giải phóng thấp nhất trong khi ngủ, tăng lên trong lúc thức giấc. Tác dụng lên hệ thần kinh, norepinephrine làm tăng hưng phấn và tỉnh táo, thúc đẩy sự cảnh giác, tăng cường sự hình thành và phục hồi trí nhớ, và tập trung sự chú ý. Các thuốc kính thích tế bào sản xuất norepinephrine sẽ làm giảm giấc ngủ REM.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo hội tâm thần học Hoa Kỳ thì mất ngủ là ngủ ít hơn so với bình thường trên 2 giờ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Mất ngủ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Có 3 loại mất ngủ :</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Mất ngủ tiên phát</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Triệu chứng:</em> Bệnh nhân thường than phiền khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ. Các triệu chứng thường xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần và ít nhất trong 3 tháng mà không có mối liên quan đến các bệnh cơ thể, không liên quan thuốc, chất gây nghiện chất hay các bệnh tâm thần khác. Mất ngủ tiên phát được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu: Khó vào giấc ngủ và hay thức giấc trong đêm</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc: bệnh nhân có thói quen đi ngủ vào giờ nhất định nhưng họ nằm mất thời gian lâu mới ngủ được, tuy nhiên bệnh nhân dễ tỉnh giấc trong đêm. Mất ngủ đầu giấc ngủ thường gặp ở người trẻ tuổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân có thể mất ngủ giữa giấc ngủ: bệnh nhân có thể dễ hoặc hơi khó vào giấc ngủ nhưng nửa đêm bệnh nhân thường tỉnh giấc và phải mất nhiều thời gian hơn (có thể đến 1 -2 giờ sau) mới ngủ tiếp được , thường gặp ở người trung niên.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_mat-ngu1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mất ngủ</em> <em>thường gặp ở người trung niên.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mất ngủ cuối giấc ngủ: bệnh nhân thường vào giấc ngủ dễ dàng sau đó nửa đêm bệnh nhân tỉnh dậy và không ngủ tiếp được, và thường gặp người cao tuổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mất ngủ hoàn toàn rất hiếm gặp trong mất ngủ tiên phát.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do mất ngủ nên bệnh nhân thường biểu hiện lo lắng tình trạng mất ngủ, hay cáu gắt, giảm tập trung trong công việc, giảm chất lượng cuộc sống, đôi khi có đau đầu (không xuất hiện nếu đêm trước bệnh nhân ngủ đủ giấc và không giải thích được bằng bệnh lý thần kinh khác).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng của bệnh lý khác, không có tiền sử sử dụng chất gây nghiện để kết luận mất ngủ là hậu quả của bệnh lý cơ thể hoặc tiền sử sử dụng chất.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>Bệnh sinh rối loạn giấc ngủ tiên phát</em></p>
<p style="text-align: justify;">Serotonin được chứng minh có vai trò quan trọng trong rối loạn giấc ngủ và đặc biệt mất ngủ tiên phát.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong mất ngủ tiên pháp nồng độ serotonin trong dịch não tủy giảm xuống rõ rệt so với người binh thường cùng lứa tuổi, có thể giảm tới 20-30% so người bình thường. Tuy nhiên nông độ serotonin trong dịch não tủy không giảm sâu như trong trầm cảm, do vậy trong mất ngủ tiên phát không triệu chứng trầm cảm.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Tiêu chuẩn chấn đoán mất ngủ thiên phát theo DSM-5</em></p>
<ol style="list-style-type:upper-alpha;">
<li style="text-align: justify;">Không thỏa mãn về thời lượng và chất lượng giấc ngủ, phối hợp với ít nhất 1 trong các triệu chứng.</li>
</ol>
<ol>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó vào giấc ngủ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó giữa giấc ngủ, đặc trưng bởi hay thức giấc và khó ngủ lại.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thức dậy sớm và không thể ngủ dậy được.</li>
</ol>
<ol style="list-style-type:upper-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="2">Mất ngủ ảnh hưởng xấu đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.</li>
<li style="text-align: justify;" value="3">Mất ngủ ít nhất 3 lần mỗi tuần.</li>
<li style="text-align: justify;" value="4">Mất ngủ tồn tại ít nhất 3 tháng.</li>
<li style="text-align: justify;" value="5">Mất ngủ xảy ra dù bệnh nhân có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.</li>
<li style="text-align: justify;" value="6">Mất ngủ không nằm trong phạm vi một rối loạn giấc ngủ khác</li>
<li style="text-align: justify;" value="7">Mất ngủ không phải là hậu quả của một bệnh thực tổn hoặc một chất (lạm dụng thuốc hoặc chất gây nghiện).</li>
<li style="text-align: justify;" value="8">Nếu có các rối loạn tâm thần khác hoặc bệnh cơ thể phối hợp thì các bệnh này không đủ giải thích cho mất ngủ.</li>
</ol>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Mất ngủ thứ phát</em></strong></p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Mất ngủ có triệu chứng rất đa dạng có thể là hậu quả của bệnh lý khác " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_mat-ngu-la-gi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mất ngủ có triệu chứng rất đa dạng có thể là hậu quả của bệnh lý khác </em></p>
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng rất đa dạng trong đó mất ngủ chỉ là 1 triệu chứng, là hậu quả của bệnh lý khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh cơ thể: tai biến mạch não, Alzheimer, Parkinson, ung thư, basedow,…</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh tâm thần: Trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn lo âu lan tỏa,…</li>
<li style="text-align: justify;">Nghiện chất: rượi, ma túy,…</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Mất ngủ tự phát</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Là loại mất ngủ khởi phát sớm trong đời, đôi sinh sau sinh ra và kéo dài cả đời. Cả tên gọi và căn nguyên của bệnh chưa được tìm ra. Tuy nhiên dạng mất ngủ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và hôm sau bệnh nhân thấy hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân chỉ than phiền nhu cầu ngủ hơn rất ít so với mọi người.</p>
<div id="gtx-trans" style="position: absolute; left: -8px; top: 27.2031px;">
<div class="gtx-trans-icon"> </div>
</div>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Mất ngủ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mặc dù mất ngủ là bệnh thường gặp tuy nhiên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tới sức khỏe nên người bệnh rất cần khám và tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh .</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Mất ngủ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Điều trị :</strong> </em>Mất ngủ tiên phát điều trị thường khó hơn so với các điều trị mất ngủ khác. Bệnh cần được phối hợp nhiều phương pháp điều trị:</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Thuốc:</em> Các thuốc chống trầm cảm, đặc biệt thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amytriptylin...), đa vòng (mirtazapin..) có hiệu quả cao trong điều trị mất ngủ tiên phát do có tác dụng ức chế thụ thể serotonin dẫn đên tăng nồng độ serotonin trong dịch não tủy. Nhóm này có ưu điểm là không gây phu thuộc thuốc, ít độc với gan, thận ... nên có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên thường gặp các tác dụng phụ như: cảm giác khô miệng, táo bón, mệt mỏi...</p>
<p style="text-align: justify;">Những thuốc tác dụng ngắn (zolpidem, triazolam…) được sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ giai đoạn đầu giấc ngủ nhưng thường được sử dụng dưới 2 tuần để tránh gây nghiện.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Một số thức ăn giàu melatonin, L-tryptophan</em> về mặt lý thuyết có tác dụng tốt với mất ngủ nhưng trong điều trị mất ngủ tiên phát còn nhiều hạn chế.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Vệ sinh giấc ngủ</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Có thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày: Nên có thói quen ngủ vào giờ cố định (tốt nhất khoảng 22h) và thức dậy vào giờ cố định dù đêm trước đó mất ngủ, không cố nằm trên giường để ngủ cho đủ thời gian.</li>
<li style="text-align: justify;">Không nên sử dụng các chất kích thích thần kinh (cà phê, trà, thuốc lá, rượu...) vào buổi chiều, đcặ biệt bảo buổi tối.</li>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt tránh xem phim kinh dị.....vào buổi tối, đặc biệt thời điểm gần giấc ngủ.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh ngủ nhiều ban ngày, nên ngủ trưa khoảng 15 phút.</li>
<li style="text-align: justify;">Tập thể dục buổi sáng đều đặn, phù hợp theo lứa tuổi. Có thể tập thể dục sôi nổi vào buổi sáng , tập những bài thể dục nhẹ nhàng có tính chất thư giãn trước khi ngủ</li>
<li style="text-align: justify;">Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút có thể tắm nước ấm.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh những bữa ăn giàu năng lượng hay ăn quá nó gây khó tiêu gần giờ đi ngủ.</li>
<li style="text-align: justify;">Phòng ngủ cần thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh</li>
<li style="text-align: justify;">Phòng ngủ cần thoáng khí, hạn chế để chất gây mùi như nước hoa, sáp hương ...cũng như hoa trong phòng ngủ</li>
<li style="text-align: justify;">Phòng ngủ nên không có động vật (chó, mèo..) hay có trẻ em ngủ cùng (nếu có thể).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị mất ngủ thứ phát cần điều trị nguyên nhân, trong những bệnh lý khác nhau thì thuốc điều trị triệu chứng mất ngủ cũng được lựa chọn khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;">Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC người bệnh sẽ luôn được quan tâm chăm sóc và chia sẻ tận tình bởi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh ( với GS, BS chuyên khoa sâu) cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong thời gian tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-parkinson4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC</em></p>
<p style="text-align: justify;">Thông tin liên hệ:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC</li>
<li style="text-align: justify;">Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.</li>
<li style="text-align: justify;">Tổng đài: 1900 56 56 56.</li>
<li style="text-align: justify;">Website: www.medlatec.vn * Email: <a href="mailto:info@medlatec.com">info@medlatec.</a>com</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p><span style="font-size: 0.875rem;">Giáo trình thần kinh học, bộ môn Thần kinh, trường Đại học Y Hà Nội</span><br></p><p>Rối loạn giấc ngủ. GS. TS Bùi Quang Huy, Nhà xuất bản Y học 2019</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/mat-ngu-sqjco |
Hội chứng bong vảy da do tụ cầu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (SSSS) là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở da gây nên do ngoại độc tố của tụ cầu vàng nhóm 2.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da phồng rộp, đỏ trông giống như vết bỏng hoặc phỏng nước.</p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng bong vảy da do tụ cầu còn được gọi với các tên gọi khác như: Ly thượng bì cấp tính do tụ cầu, Hội chứng Ly thượng bì cấp tính do tụ cầu, Pemphigus trẻ sơ sinh, bệnh Ritter von Ritterschein, bệnh Ritter.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở tất cả các quốc gia, nhưng phần lớn ở các nước đang phát triển:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi</li>
</ul>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">Bởi vậy, bệnh có xu hướng thành dịch tại các cơ sở trông coi trẻ hoặc phòng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ở người lớn: hiếm gặp hơn.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">Qua số liệu thống kê trên thế giới, chỉ có khoảng 50 trường hợp được báo cáo và chỉ gặp trên những người có suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, ung thư giai đoạn cuối hoặc suy thận).</p>
<p style="text-align: justify;">Tỉ lệ tử vong của Hội chứng bong vảy da do tụ cầu:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ở trẻ em, tỷ lệ tử vong do Hội chứng bong vảy da do tụ cầu thấp: < 5%.</li>
<li style="text-align: justify;">Ở người lớn, tỷ lệ này lên đến 60% do nhiễm trùng huyết hoặc do có bệnh nặng đi kèm. </li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210825/20210825_bong-vay-da-do-tu-cau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vảy nến</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng bong vảy da do tụ cầu gây nên do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) nhóm 2. Chúng tiết ra ngoại độc tố, các ngoại độc tố này theo đường máu đến xâm nhập vào da khiến da bị phồng rộp, hình thành nên các bọng nước và cuối cùng là hiện tượng bong tróc da.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Người bị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu có những triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào thể và giai đoạn của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><em> Thể khu trú:</em></p>
<p style="text-align: justify;">Có thể thấy các thương tổn:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ban đỏ</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">dạng tinh hồng nhiệt, ban mềm, tập trung chủ yếu ở các nếp gấp, các ban này không tiến triển thành bọng nước.</li>
<li style="text-align: justify;">Ở trẻ sơ sinh, những ban đỏ này có thể xuất hiện quanh rốn hoặc vùng hăm kẽ, vùng đáy chậu, tầng sinh môn.</li>
<li style="text-align: justify;">Ở trẻ lớn, các ban đỏ thường thấy ở vùng da khác: vùng mặt, tay chân, thân mình.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: center;"> <img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_bong-vay-da-do-tu-cau1.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: center;"><em> Hình ảnh minh họa trẻ bị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Thể lan tỏa (Còn gọi là bệnh Ritter):</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sốt và phát ban đỏ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khởi đầu của Hội chứng bong vảy da do tụ cầu thể lan tỏa, bệnh nhân thường có sốt và phát ban đỏ dạng tinh hồng nhiệt:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh sốt cao kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, kích thích.</li>
<li style="text-align: justify;">Các ban đỏ ban đầu có dạng các nốt nhỏ màu đỏ, đều nhau và trơn bóng, mịn, nhìn chưa rõ, lan tỏa ở các hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng hoặc các nếp gấp nách, bẹn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong> Bọng nước</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong vòng 24-48 giờ từ lúc bệnh diễn biến, các thương tổn ban đỏ lan rộng và hình thành nên các bọng nước.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sau đó, các nếp nhăn trên da được hình thành làm da trông thô sần và ráp, sờ như tờ giấy nhám.</li>
<li style="text-align: justify;">Các vùng da đỏ lan rộng nhanh, trên bề mặt xuất hiện bọng nước mềm, nông, nhẽo, ranh giới không rõ, chúng liên kết với nhau thành mảng rộng, dễ tuột ra khi va chạm và thường vô khuẩn.</li>
<li style="text-align: justify;">Các bọng nước sau khi trợt vỡ để lại nền da đỏ ẩm ướt, vảy bong ra mỏng, cuộn lại như giấy cuốn thuốc lá và rất đau.Tổn thương niêm mạc ít gặp.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu Nikolsky</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dấu hiệu Nikolsky dương tính trong hầu hết các trường hợp Hội chứng bong vảy da do tụ cầu thể lan tỏa, thậm chí cả khi chưa có bọng nước.</p>
<p style="text-align: justify;">Cách làm dấu hiệu Nikolsky: dùng đầu ngón tay miết nhẹ trên vùng da bình thường cạnh bờ bọng nước sẽ làm trợt một phần lớp thượng bì hoặc dùng ngón tay xé màng bọng nước sẽ thấy da bị lột thành một dải dài lan ra cả ra phần da lành).</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ nhỏ: mệt mỏi, khó chịu (cáu kỉnh), bú kém, kích thích .</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có thể thấy các biểu hiện nhiễm tụ cầu ở cơ quan khác như viêm phổi, áp xe, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm cơ…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_bong-vay-da-do-tu-cau2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh da bong tróc, lột thành dải</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không thành công, các biến chứng có thể bao gồm:</p>
<p>+ Ở trẻ nhỏ, Hội chứng bong vảy da do tụ cầu có thể gây tử vong do trẻ bị mất lớp da bảo vệ, gây hạ nhiệt độ, mất nước, nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng lan tỏa. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5%.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ở người lớn, tiến triển của bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của người bệnh, mức độ đáp ứng khi điều trị và sự xuất hiện các biến chứng, các bệnh mạn tính đã có từ trước như suy thận, suy giảm miễn dịch hay bệnh ác tính góp phần làm tăng các diễn biến xấu: nhiễm trùng huyết...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trẻ có thể bị nhiễm tụ cầu vàng từ người mẹ bị áp xe vú do tụ cầu hoặc từ những người chăm sóc trẻ có nhiễm tụ cầu. Bởi vậy, các đợt bùng phát của Hội chứng bong vảy da do tụ cầu thường xảy ra ở các cơ sở trông giữ trẻ.</li>
<li style="text-align: justify;">Khoảng 15-40% người khỏe mạnh là người mang vi khuẩn</li>
</ul>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">Staphylococcus aureus, tức là họ có nhiễm tụ cầu trên da mà không có bất kỳ biểu hiệu nhiễm trùng nào.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Staphylococcus aureus cũng thường được tìm thấy trong các bệnh nhiễm trùng ở cổ họng, tai và mắt.</li>
<li style="text-align: justify;">Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể lây lan một cách dễ dàng và nhanh chóng giữa người với người thông qua những tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, chạm vào các đồ vật nhiễm khuẩn như tay nắm cửa, các vật dụng công cộng như ở phòng gym... và qua hít phải các hạt nước hắt hơi mang khuẩn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Tụ cầu xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào?</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào da khi hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ (qua các vết thương hở, trầy xước, viêm nhiễm trên da hay thủy đậu) rồi sản sinh độc tố tại vị trí xâm nhập. Kháng thể kháng độc tố do người bệnh sản xuất ra có khả năng khống chế sự lan tràn của độc tố nên bệnh chỉ xuất hiện ở một vùng nào đó trên cơ thể và có tính khu trú.</li>
<li style="text-align: justify;">Trường hợp độc tố tụ cầu được sản xuất từ các cơ quan khác của cơ thể, có thể bắt đầu từ mũi, mắt, mỏm cụt rốn, vòm họng hoặc từ một vết thương, hay tình trạng nhiễm trùng nặng như viêm phổi, viêm tủy xương, viêm nội mạc. Người bệnh không có hoặc lượng kháng thể sản xuất ra ít thì chính là điều kiện thuận lợi cho độc tố lan nhanh trong máu, qua mao mạch tới da gây nên các tổn thương bọng nước, rộp, bong tróc trên da.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng bong vảy da do tụ cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt là trẻ sơ sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Những người có hệ thống miễn dịch yếu: người nhiễm HIV, người có bệnh lý ác tính giai đoạn cuối...</li>
<li style="text-align: justify;">Những bệnh nhân bị thận mạn tính hoặc suy thận.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu có đợt bùng phát Hội chứng bong vảy da do tụ cầu ở các cơ sở chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc nhà mẫu giáo, cần điều tra khả năng có người mang tụ cầu trong vùng lân cận.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xác định nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc trẻ em, cha mẹ hoặc khách đến thăm bị nhiễm Staphylococcus aureus là chìa khóa để xử lý vấn đề.</li>
<li style="text-align: justify;">Sau khi xác định được những cá thể này nên được điều trị để tiêu diệt mầm bệnh.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_bong-vay-da-do-tu-cau4.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Thường xuyên lau dọn nhà bếp và khu vực ăn uống, khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4 độ C.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, ở các khu vực như bệnh viện, các khu cộng đồng. cần giữ sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với các bề mặt nhiều người sử dụng như các tay nắm cửa, các <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2i_n%C6%B0%E1%BB%9Bc">vòi nước</a>, mặt bàn ...</p>
<p style="text-align: justify;">Tại các cơ sở y tế, nếu có thể, bệnh nhân nên được tầm soát tụ cầu vàng và nếu phát hiện thì họ cần được cách ly để tránh lây lan cho mọi người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán xác định</em></strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">Dễ dàng chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng, hoặc 1 số xét nghiệm có thể gợi ý chẩn đoán: Công thức máu, máu lắng, cấy máu, PCR, nuôi cấy dịch : mũi, bọng nước, ổ mủ trên da, phân... tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cấy máu thường cho kết quả âm tính ở trẻ nhỏ, dương tính ở người lớn.</li>
<li style="text-align: justify;">Theo nghiên cứu của Ladhani S trên 72 trẻ bị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu thể lan tỏa phân lập được tụ cầu vàng cho thấy chỉ có 35% trường hợp PCR cho kết quả dương tính với độc tố bong vảy.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, tại Bệnh viện MEDLATEC có thể làm được tất cả các xét nghiệm trên để phục vụ tốt nhất cho việc chẩn đoán và điều trị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán phân biệt: </em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trên thực tế, có khá nhiều bệnh lý có triệu chứng tương tự như xuất hiện các bọng nước, tình trạng viêm đỏ, bong tróc da, hoại tử da, bởi vậy cần phải phân biệt với các bệnh lý này:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chốc bọng nước, viêm da liên cầu, bỏng nắng, bỏng do hóa chất, bỏng nhiệt, viêm quầng</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh Kawasaki, sốt phát ban, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, shock do nhiễm độc.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khi được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng. Các thương tổn da sẽ khô lại trong vòng 5-7 ngày, bong vảy da và khỏi không để lại sẹo.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu nên được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện là tốt nhất.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Tại chỗ</em></strong>:</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_DUNGDICH.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Dùng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh, làm sạch thương tổn, loại bỏ các thương tổn hoại tử, bong vảy: thuốc tím, nước muối sinh lý 9%, Milian...</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mỡ kháng sinh dự phòng bội nhiễm vùng thương tổn: mupirocin, bactroban...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> <strong><em>Toàn thân</em></strong>:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kháng sinh chống tụ cầu: có thể 1 trong những loại sau: Dicloxacillin, Nafcillin, Oxacillin hoặc Vancomycin.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">Đôi khi dùng Clinclamycin do cơ chế ức chế ngoại độc tố (exotoxins)</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Corticosteroid làm chậm quá trình chữa lành và do đó không được dùng cho bệnh nhân bị Hội chứng bong vảy da do tụ cầu</li>
<li style="text-align: justify;">Trường hợp nặng: mất nước, rối loạn điện giải, bệnh nhân cần được bồi phụ thêm nước, điện giải.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác cho bệnh nhân SSSS bao gồm:</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thuốc hạ sốt và giảm đau nếu có sốt, đau</li>
<li style="text-align: justify;">Chăm sóc da: thoa dầu khoáng để giữ ẩm cho da</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi SSSS thường được giữ trong lồng ấp.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Staphylococcal scalded skin syndrome (Dermnetnz)</li><li style="text-align: justify;">Bệnh học Da Liễu tập 2 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-bong-vay-da-do-tu-cau-scorc |
Tiêu chảy rota | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Tiêu chảy rota</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rotavirus trong lịch sử là nguyên nhân phổ biến nhất trên toàn thế giới gây viêm dạ dày ruột nặng ở trẻ em <5 tuổi; ước tính hàng năm gây ra khoảng 440.000 ca tử vong, 2 triệu ca nhập viện và 25 triệu ca ngoại trú trên toàn thế giới ở trẻ em <5 tuổi. Tuy nhiên, ở các quốc gia đã tạo miễn dịch thành công cho một phần lớn trẻ sơ sinh chống lại virus rota, bệnh viêm dạ dày ruột do virus rota đã giảm đáng kể.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm rotavirus cấp tính có liên quan đến mức độ giảm của các enzym đường viền bàn chải ruột như maltase, sucrase và lactase, dẫn đến kém hấp thu D-xylose và lactose trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính. Tiêu chảy thẩm thấu có thể xảy ra do sự phá hủy tế bào biểu mô lông nhung dẫn đến thiếu hụt enzym viền bàn chải và kém hấp thu đường phức tạp.</p>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình ở trẻ em bị nhiễm virus rota bao gồm nôn mửa, tiêu chảy không có máu và sốt. Trong trường hợp nghiêm trọng, mất nước, co giật và tử vong có thể xảy ra. </p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết trẻ lớn hơn và người lớn đều có kháng thể trong huyết thanh đối với vi rút rota, dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc chủng ngừa trong quá khứ. Nhiễm trùng lặp lại ở trẻ lớn hơn và người lớn thường không có triệu chứng hoặc mức độ nhẹ đến trung bình nhưng có thể nặng trong một phần nhỏ trường hợp mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Trẻ bị tiêu chảy có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi rút rota " src="/ImagePath/images/20210825/20210825_tre-bi-tieu-chay-rota.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Trẻ bị tiêu chảy có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi rút rota </p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi rút rota. Viêm dạ dày ruột do virus rota nặng thường xảy ra ở trẻ em chưa được chủng ngừa, chưa được chủng ngừa về mặt miễn dịch từ sáu tháng đến hai tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả mọi người, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm bệnh đều có nguy cơ bị nhiễm trùng (thường ở mức độ nhẹ đến trung bình) và có thể xảy ra nhiễm trùng bệnh viện. Những người khác có nguy cơ nhiễm vi rút rota bao gồm bệnh nhân suy giảm miễn dịch và những người cư trú tại các cơ sở chăm sóc dài hạn, những người này bệnh có thể nặng hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Rotavirus liên kết với kháng nguyên nhóm máu (HBGA) trên bề mặt niêm mạc thông qua tương tác protein-HBGA của virus P cụ thể. Tỷ lệ lưu hành loại HBGA trong quần thể có thể ảnh hưởng đến loại vi rút rota lưu hành; ví dụ, tỷ lệ nhiễm P6 cao hơn ở Châu Phi một phần có thể là do tỷ lệ nhiễm kiểu hình âm tính Lewis trong quần thể này cao hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Sự lây truyền Rotavirus xảy ra qua đường phân-miệng, với thời gian phơi nhiễm <20 phút và thời gian ủ bệnh dưới 48 giờ. Phân của người bệnh có thể chưa rất nhiều virus. Virus thải ra trong phân kéo dài khoảng 10 ngày. Viêm dạ dày ruột do Rotavirus có thể liên quan đến bệnh ở những người tiếp xúc trong gia đình. Trong một nghiên cứu giám sát đa trung tâm, 16% số người tiếp xúc hộ gia đình với 829 trẻ em bị viêm dạ dày ruột cấp tính dương tính với virus rota đã báo cáo bị viêm dạ dày ruột cấp tính; những người tiếp xúc dưới 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt. Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính phổ biến hơn ở những người tiếp xúc trong gia đình có trẻ em bị viêm dạ dày ruột dương tính với virus rota so với trẻ em bị viêm dạ dày ruột âm tính với virus rota (35 so với 20%).</p>
<p style="text-align: justify;">Ở các vùng nhiệt đới, sự lây nhiễm xảy ra quanh năm. Ở các vùng khí hậu ôn đới, nhiễm rotavirus đạt đỉnh điểm trong những tháng lạnh hơn (ví dụ, trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 ở Hoa Kỳ). Tại Hoa Kỳ và Châu u, các ca nhiễm vi rút rota lây</p>
<p style="text-align: justify;">lan trên toàn quốc theo làn sóng từ tây sang đông mỗi năm; lý do cho điều này không được hiểu đầy đủ. Liệu những đợt lây nhiễm như vậy có còn xảy ra ở những vùng được tiêm chủng hàng loạt hay không vẫn chưa được biết.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Tiêu chảy rota</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rotavirus là một loại virus RNA sợi đôi trong họ Reoviridae. Capsid bên ngoài chứa hai protein xác định các kiểu huyết thanh của rotavirus: protein G (VP7) và protein P (VP4). Năm kết hợp GP chiếm khoảng 90 phần trăm số rotavirus ở người lưu hành trên toàn thế giới: G1P, G2P, G3P, G4Pvà G9P, nhưng tỷ lệ lưu hành kiểu huyết thanh thay đổi theo thời gian và tùy từng thời điểm nơi này đến nơi khác vì những lý do không được hiểu rõ.</p>
<p style="text-align: justify;">Ít nhất ba yếu tố được cho là đóng một vai trò trong cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy do rotavirus gây ra: mất enzym viền bàn chải, tác động trực tiếp của rotavirus enterotoxin NSP4, và kích hoạt hệ thần kinh ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm rotavirus cấp tính có liên quan đến việc giảm mức độ các enzym đường viền bàn chải ruột như maltase, sucrase và lactase, dẫn đến kém hấp thu D-xylose và lactose trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính. Tiêu chảy thẩm thấu có thể xảy ra do sự phá hủy tế bào biểu mô lông nhung với kết quả là thiếu hụt enzym viền bàn chải và kém hấp thu đường phức tạp. Sự thành công của việc bù nước bằng đường uống trong những trường hợp này có thể phản ánh tổn thương có liên quan đến niêm mạc.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Rotavirus có thể kích hoạt hệ thống thần kinh ruột, dẫn đến tiết dịch ruột và chất điện giải" src="/ImagePath\images\20210825/20210825_tre-so-sinh-bi-tieu-chay-sau-khi-uong-Rota.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rotavirus có thể kích hoạt hệ thống thần kinh ruột, dẫn đến tiết dịch ruột và chất điện giải</em></p>
<p style="text-align: justify;">Protein NSP4 của rotavirus đã được chứng minh là có tác dụng gây độc trực tiếp trên niêm mạc đường tiêu hóa, và kháng thể đối với protein này có thể liên quan đến việc bảo vệ khỏi tiêu chảy do rotavirus. Tuy nhiên, sự biến đổi trình tự trong gen NSP4 không phải lúc nào cũng tương quan với sự khác biệt về độc lực giữa các chủng hoặc với mức độ nghiêm trọng lâm sàng của nhiễm trùng. Protein NSP4 đã được chứng minh là có thể điều chỉnh cân bằng nội môi canxi và sự nhân lên của vi rút ngoài tác dụng như một độc tố ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">Các protein khác có liên quan đến quá trình sinh bệnh của virus là enzyme giới hạn (ảnh hưởng đến mức độ sao chép RNA của virus), protein capsid bên ngoài (cần thiết để bắt đầu lây nhiễm) và protein NSP1, có chức năng như một chất đối kháng interferon.</p>
<p style="text-align: justify;">Rotavirus có thể kích hoạt hệ thống thần kinh ruột, dẫn đến tiết dịch ruột và chất điện giải. Hiệu quả của thuốc racecadotril (một chất ức chế enkephalinase đường ruột) trong điều trị tiêu chảy do rotavirus hỗ trợ giả thuyết rằng hệ thần kinh ruột có vai trò trong tiêu chảy do rotavirus. Sự giải phóng serotonin do sự kích thích của virus rota đối với các tế bào enterochromaffin có thể đóng một vai trò trong việc nôn mửa dữ dội liên quan đến nhiễm trùng này.</p>
<p style="text-align: justify;">Các mô tả về mô bệnh học của bệnh viêm dạ dày ruột do rotavirus đã thu được từ sinh thiết ruột non quanh miệng được thực hiện từ 24 đến 129 giờ sau khi phát bệnh. Khi sinh thiết ruột non được thực hiện từ một đến năm ngày sau khi phát bệnh, niêm mạc hỗng tràng và tá tràng có những vết loang lổ không đều bao gồm lông nhung ngắn lại cũng như thâm nhiễm lớp đệm với các tế bào đơn nhân. Kính hiển vi điện tử cho thấy có nhiều hạt rotavirus trong tế bào biểu mô. Sinh thiết thu được từ bốn đến tám tuần sau khi phát bệnh chứng tỏ mô học bình thường. Kháng nguyên virut có thể được chứng minh bằng miễn dịch huỳnh quang trong tế bào chất của các tế bào biểu mô lông nhung giai đoạn cuối ở tá tràng và niêm mạc hỗng tràng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Tiêu chảy rota</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm Rotavirus xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em nhưng cũng xảy ra ở người lớn. Vật chủ bị suy giảm miễn dịch có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nặng và kéo dài.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ em</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> - Các triệu chứng và dấu hiệu điển hình ở trẻ em bị nhiễm vi rút rota bao gồm nôn mửa, tiêu chảy phân lỏng không máu và sốt. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra mất nước, co giật và tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_trebino.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ bị nôn mửa</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng mất nước có thể bao gồm: Ít tã ướt hơn, hoặc nước tiểu màu vàng sẫm hoặc nâu; không có nước mắt khi một đứa trẻ khóc; miệng trẻ khô hoặc môi nứt nẻ; mắt trũng sâu vào mặt, thóp trũng" (ở trẻ sơ sinh).</p>
<p style="text-align: justify;">- Thời gian trung bình của các triệu chứng được quan sát thấy trong một nghiên cứu về trẻ em nằm viện là tám ngày. Tuy nhiên, bệnh nhẹ có thể kéo dài chỉ trong vài ngày và ngược lại, bệnh kéo dài có thể xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu và triệu chứng về hô hấp có thể được quan sát thấy ở 30 đến 50 phần trăm trẻ em bị nhiễm vi rút rota, mặc dù các triệu chứng này có phải do vi rút rota gây ra hay không là không rõ ràng và nếu có, có thể phản ánh tình trạng nhiễm toan tiềm ẩn. Cũng có thể xảy ra nhiễm đồng thời cả virus đường hô hấp và đường tiêu hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng thần kinh xảy ra ở 2 đến 3 phần trăm trẻ em bị viêm dạ dày ruột do virus rota.</p>
<p style="text-align: justify;">Động kinh là biểu hiện thường gặp nhất; ít phổ biến hơn, vi rút rota có thể gây ra bệnh não cấp tính hoặc viêm não cấp. Một cuộc khảo sát tại bệnh viện ở Nhật Bản ghi nhận khoảng 41 trường hợp viêm não / bệnh não do rotavirus mỗi năm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Người lớn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm Rotavirus ở người lớn thường nhẹ và thường xảy ra ở các thành viên trong gia đình có trẻ em bị ảnh hưởng. Rotavirus được coi là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy của du khách và trong các đợt bùng phát bệnh viêm dạ dày ruột ở các trường cao đẳng và viện dưỡng lão.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biểu hiện lâm sàng ở người lớn tương tự như ở trẻ em nhưng thường ít nặng hơn. Tiêu chảy nặng kèm theo giảm thể tích tuần hoàn ở người lớn đã được mô tả.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em bị suy giảm miễn dịch ví dụ những trẻ bị suy giảm miễn dịch tế bào T, suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng [SCID] hoặc ung thư; những người nhận cấy ghép tế bào tạo máu hoặc cơ quan đặc có nhiều khả năng mắc bệnh nặng (sốt cao, nhiễm toan, mất nước) và / hoặc bệnh dai dẳng với sự bài tiết virus kéo dài hơn so với những trẻ có khả năng miễn dịch tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">Rotavirus không phải là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy nặng hoặc dai dẳng ở bệnh nhân nhiễm HIV</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng tiêu hóa kéo dài: Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn sau viêm dạ dày ruột do rotavirus. Trong một số trường hợp, các triệu chứng dai dẳng như tiêu chảy kéo dài hoặc liệt dạ dày đã được quan sát thấy. Ngoài ra, tình trạng không dung nạp carbohydrate hoặc lactase có thể vẫn tồn tại sau khi tiêu chảy do rota.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm dạ dày ruột do Rotavirus đã được quan sát thấy có liên quan đến các hội chứng lâm sàng khác, bao gồm viêm ruột hoại tử, lồng ruột, suy mật và liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Không chắc chắn liệu virus rota có phải là căn nguyên của những các bệnh lý này hay không.</p>
<p style="text-align: justify;">Cận lâm sàng</p>
<p style="text-align: justify;">Các chỉ số xét nghiệm cơ bản thường là bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm có thể hữu ích cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm toan chuyển hóa, rối loạn điện giải, và không dung nạp lactose nghiêm trọng và / hoặc kéo dài. Mất nước với máu tăng cao nitơ urê và nhiễm toan chuyển hóa là những phát hiện phổ biến. Hạ calci huyết cũng có đã được quan sát.</p>
<p style="text-align: justify;">Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi thường bình thường trong các trường hợp không biến chứng, điều này có thể hữu ích phân biệt nhiễm rotavirus với một số nguyên nhân vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột, trong đó có thể quan sát thấy bạch cầu trung tính ở dạng chưa trưởng thành.</p>
<p style="text-align: justify;">Tăng nhẹ aspartase aminotransferase (AST) trong huyết thanh đã được quan sát thấy trong bệnh cấp tính mà không có bằng chứng khác về tổn thương gan; nồng độ cao này có thể phản ánh tổn thương tế bào biểu mô ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">Số lượng bạch cầu trong phân từ tối thiểu đến trung bình được nhìn thấy trong khoảng một phần ba mẫu. Một số lượng cao bạch cầu trong phân có thể gợi ý nhiễm trùng hoặc đồng nhiễm với mầm bệnh xâm nhập như Salmonella, Campylobacter, hoặc Shigella.</p>
<p style="text-align: justify;">Các kỹ thuật phát hiện vi rút rota trong phân bao gồm các xét nghiệm dựa trên miễn dịch (chẳng hạn như xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym [ELISA] và xét nghiệm ngưng kết latex) và xét nghiệm axit nucleic, chẳng hạn như phản ứng chuỗi polymerase (PCR). ELISA và ngưng kết latex là những xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất. PCR là phương pháp nhạy cảm nhất nhưng có thể phát hiện vi rút ở trẻ được tiêm chủng vacxin gần đây, dẫn đến chẩn đoán nhầm.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc phát hiện sự phát triển của virus thông qua ELISA song song với sự phát triển bệnh tật theo thời gian. Virus có thể được phát hiện từ một đến hai ngày trước khi phát bệnh. Sau một đến bốn ngày mắc bệnh, nó có thể được phát hiện trong 94 phần trăm trường hợp và, sau bốn đến tám ngày bị bệnh, vi rút có thể được phát hiện trong 76 phần trăm trường hợp. Trong một số trường hợp, virus có thể được phát hiện sau 2 tuần kể từ khi hết bệnh, và các đợt tiêu chảy nặng có thể liên quan đến sự phát tán virus trong 25 đến 30 ngày. Kháng nguyên rotavirus cũng có thể được phát hiện trong huyết thanh.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một nghiên cứu bao gồm 70 trẻ em, kháng nguyên huyết thanh có thể được phát hiện trong 43% trường hợp và đạt đỉnh điểm từ một đến ba ngày sau khi bắt đầu các triệu chứng. Tình trạng dương tính với kháng nguyên có liên quan đến sốt cao hơn và nôn mửa dữ dội hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Sự phát tán virus có thể được phát hiện qua PCR trong một thời gian dài hơn so với ELISA; ý nghĩa lâm sàng của vấn đề này là không rõ ràng. Sự bài tiết của virus rota qua phân ở những người không có triệu chứng là tương đối phổ biến và hầu hết có thể đóng một vai trò trong việc lây truyền.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thông qua lâm sàng và cận lâm sàng ta có thể thấy rõ các triệu chứng mắc bệnh ở trẻ " src="/ImagePath\images\20210825/20210825_virus-rota-dieu-tri.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thông qua lâm sàng và cận lâm sàng ta có thể thấy rõ các triệu chứng mắc bệnh ở trẻ </em></p>
<p style="text-align: justify;">Rotavirus có thể được phân lập trực tiếp từ mẫu phân trong nuôi cấy tế bào; Nói chung, kỹ thuật này tốn nhiều công sức và không được sử dụng thường quy để chẩn đoán lâm sàng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Tiêu chảy rota</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng cấp hay gặp của tiêu chảy rota là mất nước nặng có thể dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn, sốc và tử vong. Rối loạn điện giải nặng có thể ảnh hưởng tới toan kiềm, rối loạn nhịp tim.</p>
<p style="text-align: justify;">Suy dinh dưỡng</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhiễm trùng kèm theo</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Tiêu chảy rota</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Độ tuổi: tỷ lệ mắc cao và mức độ nặng thường gặp ở trẻ từ sáu tháng đến hai tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lý: Trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch tăng nguy cơ mắc bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm chủng: Trẻ chưa được chủng ngừa văc xin</p>
<p style="text-align: justify;">- Thời gian: Ở các vùng nhiệt đới, sự lây nhiễm xảy ra quanh năm. Ở các vùng khí hậu ôn đới, nhiễm rotavirus đạt đỉnh điểm trong những tháng lạnh hơn</p>
<p style="text-align: justify;">- Dịch tễ: gia đình đang có người mắc rota</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều kiện kinh tế: bệnh tăng cao ở vùng có điều kiện kinh tế thấp, an toàn thực phẩm và vêj sinh không tốt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Tiêu chảy rota</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc tổ chức các biện pháp can thiệp thích hợp trong bệnh tiêu chảy ở trẻ em là nhằm giảm các đợt tiêu chảy tiếp theo, suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất và tinh thần. Ngoài các biện pháp can thiệp được liệt kê ở trên, các khuyến nghị của WHO để ngăn ngừa tiêu chảy bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến sáu tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú mẹ cùng thức ăn bổ sung cho đến khi trẻ được hai tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đảm bảo an toàn lương thực thực phẩm,</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng nguồn nước sạch. Nếu có, nước được đun sôi lăn tăn trong ít nhất năm phút là tối ưu để chuẩn bị thức ăn và đồ uống cho trẻ nhỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi đại tiện. Rửa tay sạch khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_tieu-chay-rota.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Có thể tiêm phòng cho trẻ để giúp phòng ngừa bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng nhà tiêu hợp lý là rất quan trọng</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm chủng: Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của WHO đã khuyến cáo rằng vắc xin rota cho trẻ sơ sinh phải được đưa vào tất cả các chương trình tiêm chủng quốc gia và đặc biệt khuyến nghị việc sử dụng vắc xin này ở các quốc gia nơi tử vong do tiêu chảy chiếm ≥10% tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Có 2 loại vắc-xin rotavirus chính. Tùy thuộc vào loại vacxin mà bé sẽ cần tiêm 2 hoặc 3 liều.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Tiêu chảy rota</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Việc chẩn đoán xác định bệnh viêm dạ dày ruột do rotavirus cần phát hiện virus rota ở những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng.</p>
<p>- Chẩn đoán mức độ mất nước cũng cần đặt ra, dựa vào biểu hiện lâm sàng: sự khát nước, toàn trạng, mắt trũng, nếp véo da mất chậm…</p>
<p>- Chẩn đoán phân biệt nhiễm vi rút rota bao gồm nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn và không do nhiễm trùng. Một số lượng cao bạch cầu trong phân có thể gợi ý một mầm bệnh xâm nhập như Salmonella , Campylobacter hoặc Shigella.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Tiêu chảy rota</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị chính bao gồm điều chỉnh sự mất nước và rối loạn điện giải, sử dụng thuốc thích hợp, dinh dưỡng và quản lý các tình trạng bệnh đi kèm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều chỉnh mất nước và điện giải</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Quản lý dịch bao gồm hai giai đoạn: thay thế và duy trì. Mục tiêu của liệu pháp thay thế là bổ sung lượng nước và chất điện giải bị thiếu hụt. Giai đoạn thay thế được tiếp tục cho đến khi tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của sự suy giảm thể tích vắng mặt và bệnh nhân đã đi tiểu; lý tưởng là điều này đạt được trong bốn giờ đầu tiên của liệu pháp. Điều trị duy trì phản ánh tình trạng mất nước và điện giải liên tục; giai đoạn này là tiếp tục cho đến khi hết các triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hầu hết trẻ em bị tiêu chảy cấp nên được điều trị bằng Dung dịch bù nước qua đường uống (ORS), hỗn hợp nước, muối và glucose, trong cả giai đoạn thay thế và bảo dưỡng. Vì trẻ bị mất nước nghiêm trọng, giai đoạn thay thế nên bắt đầu bằng dịch truyền tĩnh mạch (IVF).</p>
<p style="text-align: justify;">Mất nước trong tiêu chảy cấp tính có thể là thiếu natri máu, hạ natri máu hoặc tăng natri máu. Các lợi thế của việc điều chỉnh sự mất cân bằng natri với ORS là việc hiệu chỉnh xảy ra tương đối dần dần, giảm nguy cơ biến chứng thần kinh do thay đổi nhanh độ thẩm thấu có thể xảy ra với dịch truyền tĩnh mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">Mất kali trong phân thường dẫn đến hạ kali máu. Mất kali là thường được thay thế bằng ORS, mặc dù một số dịch truyền tĩnh mạch đẳng trương chứa lượng kali cao hơn để thay thế những thất thoát này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cách bù dịch và chất điện giải phụ thuộc vào mức độ mất nước:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Không có dấu hiệu mất nước: mất nước <5 phần trăm lượng dịch cơ thể thì không yêu cầu điều trị giai đoạn thay thế và có thể bắt đầu điều trị duy trì. Những bệnh nhân như vậy thường không yêu cầu nhập viện và có thể được cho về nhà sau một thời gian ngắn theo dõi để xác minh rằng họ dung nạp chất lỏng duy trì bằng miệng tốt. Lý tưởng nhất là ORS được quản lý cho chất lỏng duy trì để chống lại sự thất thoát chất lỏng và chất điện giải đang diễn ra. Nếu lượng phân ít, ORS có thể không cần thiết và cho ăn liên tục cùng với chất lỏng bổ sung có thể là đủ. Trẻ em dưới hai tuổi nên nhận được khoảng 50 đến 100 mL ORS cho mỗi đợt tiêu chảy hoặc nôn mửa và trẻ em trên hai tuổi phải nhận 100 đến 200 mL ORS cho mỗi đợt.</p>
<p style="text-align: justify;">Có mất nước: mất nước từ 5 đến 10 phần trăm lượng dịch cơ thể. Những đứa trẻ này cần được điều trị thay thế với ORS trong cài đặt được giám sát. Nếu tình trạng mất phân liên tục diễn ra, thì cung cấp dịch trong khoảng thời gian bốn giờ đầu tiên. Chất lỏng thay thế nên được tiếp tục dưới sự giám sát cho đến khi hết các dấu hiệu mất nước ban đầu và bệnh nhân đã đi tiểu được. Khi tình trạng mất nước đã được khắc phục, chất lỏng duy trì để chống lại tổn thất đang diễn ra có thể được quản lý như đối với bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước. Trẻ em bị đi ngoài nhiều phân liên tục hoặc nôn mửa nhiều không uống được không cố gắng bù nước bằng đường uống vì có thể tiến triển đến tình trạng mất nước nghiêm trọng; điều này xảy ra ở khoảng 3 đến 5 phần trăm bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Mất nước nặng: mất nước> 10 phần trăm lượng dịch cơ thể. Mất nước nặng là một cấp cứ và cần được xử trí khẩn cấp bằng dịch truyền tĩnh mạch trong bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng không nên truyền dịch qua đường tĩnh mạch, hoặc truyền với tốc độ rất chậm. Mục tiêu của việc bù nước bằng dịch truyền tĩnh mạch là ổn định tuần hoàn ngay lập tức. Điều này đòi hỏi dịch đẳng trương phải được truyền càng nhanh càng tốt, thường là qua nhiều vị trí tiếp cận tĩnh mạch. Đối với các cơ sở hạn chế về nguồn lực, WHO khuyến cáo rằng nên truyền một lượng dịch tinh thể đẳng trương 30 mL / kg trong 30 phút (hoặc một giờ ở trẻ sơ sinh <12 tháng), sau đó là bổ sung dịch đẳng trương để điều chỉnh phần lớn lượng dịch thiếu hụt còn lại, bằng cách cho 70 mL / kg tinh thể đẳng trương trong 2,5 giờ (hoặc 5 giờ đối với trẻ sơ sinh).</p>
<p style="text-align: justify;">Điều quan trọng là sử dụng các chất lỏng tinh thể đẳng trương như dung dịch Ringers 'Lactate hoặc nước muối thông thường. Chất cao phân tử, sản phẩm máu có thể có hại và không nên dùng. ORS nên được bắt đầu bổ sung ngay khi bệnh nhân có thể uống, vì các dung dịch truyền tĩnh mạch đẳng trương thương mại chủ yếu thay thế nước và natri nhưng không thay thế glucose, kali hoặc các chất điện giải khác. Nếu xuất hiện co giật (và nghi ngờ hạ đường huyết), nên truyền nhanh một lượng đường tĩnh mạch nhanh sau đó bổ sung 5% glucose vào dịch truyền tĩnh mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số dịch truyền tĩnh mạch đẳng trương được chuẩn bị tại chỗ có chứa lượng kali cao hơn để thay thế lượng kali bị thất thoát, nhưng những chất lỏng này không có sẵn trong nhiều cơ sở lâm sàng. Ở những nơi không có sẵn dịch truyền tĩnh mạch hoặc không thể thiết lập đường vào tĩnh mạch, bệnh nhân có thể được hồi sức bằng cách truyền dịch qua ống thông mũi dạ dày; những bệnh nhân như vậy nên được theo dõi về tình trạng chướng bụng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dinh dưỡng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Mục tiêu của quản lý dinh dưỡng cho bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng là khuyến khích cho ăn đầy đủ cả trong và sau đợt bệnh tiêu chảy để ngăn ngừa sự phát triển của suy dinh dưỡng và bệnh ruột mãn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ nhỏ bị tiêu chảy nên được khuyến khích bú mẹ càng nhiều càng tốt. Trẻ không được bú sữa mẹ nên được khuyến khích tiếp tục uống sữa công thức không pha loãng ít nhất ba giờ một lần, ngoài ORS. Đối với trẻ bị mất nước, điều này nên bắt đầu sau khi hoàn thành việc bù nước. Trẻ bị tiêu chảy nên được khuyến khích ăn thức ăn đặc ngay sau khi tình trạng mất nước ban đầu được khắc phục; trì hoãn việc bắt đầu một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Khi bệnh tiêu chảy vẫn còn, nên cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và vi chất dinh dưỡng thường xuyên (ít nhất sáu bữa một ngày). Sau khi hết tiêu chảy, nên tiếp tục ít nhất một bữa ăn phụ mỗi ngày trong tối thiểu hai tuần, hoặc cho đến khi bệnh nhân trở lại cân nặng so với chiều cao bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Sữa không đường lactose là một lựa chọn đối với trẻ ăn sữa công thức khi mắc tiêu chảy rota</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Vitamin và các khoáng chất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Kẽm - Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung kẽm làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian tiêu chảy và giảm tỷ lệ mắc các đợt tiêu chảy tiếp theo trong vài tháng. Dựa trên những nghiên cứu này, WHO khuyến nghị bổ sung kẽm cho trẻ dưới 5 tuổi khi bị tiêu chảy (10 mg / ngày cho trẻ dưới 6 tháng và 20 mg / ngày cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi, mỗi lần 10 ngày).</p>
<p style="text-align: justify;">- Vitamin A - Trẻ em bị tiêu chảy ở các nước hạn chế về nguồn lực có nguy cơ cao bị thiếu vitamin A và cần được bổ sung liều cao với vitamin A.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị khác: men vi sinh cũng có thể được sử dụng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ol><li style="text-align: justify;">Clinical manifestations and diagnosis of rotavirus infection - UpToDate 2021</li><li style="text-align: justify;">to the child with acute diarrhea in resource-limited countries - UpToDate 2021</li></ol>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tieu-chay-rota-sklyv |
Loạn dưỡng giác mạc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Loạn dưỡng giác mạc </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Loạn dưỡng giác mạc còn được gọi là Corneal Dystrophy. Bệnh làm mất đi tính trong suốt của giác mạc do bị lắng đọng chất màu trắng đục, gây giảm thị lực nghiêm trọng. Tuổi xuất hiện của bệnh tùy thuộc vào đặc điểm ảnh hưởng đến thị lực của từng loại loạn dưỡng và thay đổi trong khoảng 10 năm đến 40 năm đầu đời.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath/images/20210826/20210826_loan-duong-giac-mac.jpg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Loạn dưỡng giác mạc</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh tiến triển, điển hình ở hai mắt, không có viêm hoặc tâm mạch giác mạc. Không liên quan với các yếu tố môi trường hoặc toàn thân. Phần lớn di truyền trội NST thường, ngoại trừ loạn dưỡng dạng vết, loạn dưỡng dạng lưới Typ 3, và loạn dưỡng nội mô bẩm sinh (di truyền NST thường).</p>
<p style="text-align: justify;">Loạn dưỡng giác mạc thường được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn do bệnh tiến triển thầm lặng, thị lực giảm dần mà không kèm theo các triệu chứng khác. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phân loại loạn dưỡng giác mạc</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Theo phân loại loạn dưỡng giác mạc của ủy ban quốc tế (IC3D) mô tả các loạn dưỡng theo lớp chính bị bệnh: biểu mô, dưới biểu mô, lớp Bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô. Các loạn dưỡng có một cơ sở di truyền chung cũng được xếp cùng một nhóm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Các loạn dưỡng biểu mô và dưới biểu mô</strong></p>
<ul>
<li value="1.1">Loạn dưỡng màng đáy biểu mô (loạn dưỡng bản đồ - chấm - vân tay):</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Là loại loạn dưỡng phía trước thường gặp nhất. Biểu hiện bằng những mảng màu xám tỏa lan (bản đồ), những nang màu trắng như kem (chấm), hoặc những đường mảnh óng ánh (vân tay) ở biểu mô giác mạc, thấy rõ nhất khi chiếu hậu hoặc một chùm sáng rộng chiếu chếch từ phía bên.</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể xuất hiện đau do tróc giác mạc tự phát, đặc biệt là lúc mở mắt khi ngủ dậy. Có thể gây giảm thị lực, song thị một mắt và ảnh có bóng mờ.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;" value="1.2">Loạn dưỡng Messmann: </li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Loạn dưỡng biểu mô hiếm gặp, thấy ở những năm đầu đời, nhưng thường chỉ có triệu chứng khi đến tuổi trung niên.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi chiếu hậu sẽ thấy sự xuất hiện những bọng nước biểu mô rất nhỏ, riêng rẽ, kích thước đồng nhất, đứng riêng rẽ, có hình tròn hoặc bầu dục trong lớp biểu mô giác mạc. Bọng biểu mô ở khắp giác mạc nhưng chủ yếu tập chung ở vùng khe mi. Khi bệnh tiến triển, các bọng nhỏ này di cư dần lên bề mặt giác mạc và vỡ ra gây nên từng đợt trợt biểu mô giác mạc gây các triệu chứng đau nhức, bận cộm, nhậy cảm với ánh sáng và mờ mắt.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_loan-duong-mat-nguyen-nhan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Loạn dưỡng giác mạc </em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường không cần điều trị, nhưng kính tiếp xúc băng hoặc đốt laser giác mạc nông (PTK) có thể có ích nếu sợ ánh sáng hoặc giảm thị lực nhiều.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;" value="1.3">Loạn dưỡng lớp Bowman: Reis- Bucklers và Thiel –Behnke</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh di truyền trội NST thường, xuất hiện sớm trong đời. Những vết đục dưới biểu mô dạng lưới màu xám ở màng Bownman và lớp nhu mô nông, chủ yếu thấy ở giác mạc trung tâm. Các tổn thương này sắp xếp thành vòng tròn và liên kết với nhau như tổ ong hoặc lưới đánh cá.Thường có những đợt đau do tróc biểu mô tái diễn và cần điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể ghép giác mạc để cải thiện thị lực, nhưng loạn dưỡng thường tái phát trên mảnh ghép. Phẫu thuật PTK có thể là điều trị thích hợp trong nhiều trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Các loạn dưỡng nhu mô</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi các bệnh này gây giảm thị lực thì cần ghếp giác mạc hoặc phẫu thuật PTK.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;" value="2.1">Loạn dưỡng dạng lưới</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh di truyền trội nhiễm sắc thể thường, có biểu hiện bằng sự lắng đọng các chất bất thường dạng sợi đan vào nhau như lưới, tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm giác mạc. Tổn thương có xu hướng tiến triển ra trước, nhu mô giác mạc giữa các tổn thương đục dần, bản chất là do lắng đọng chất dạng tinh bột (amyloid) trên nhu mô giác mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">Có 4 hình thái trên lâm sàng gồm typ 1, 2, 3, 4 với đặc điểm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Typ 1 (thường gặp nhất): Các đường nhiều nhánh óng ánh, những chấm trắng dưới biểu mô và sẹo nhu mô giác mạc ở trung tâm, thấy rõ nhất khi chiếu hậu. Thường có tróc giác mạc tái diễn. Vùng chu vu giác mạc thường trong. Thường tái phát trong vòng 3 đến 5 năm sau phẫu thuật PTK hoặc ghép giác mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Typ 2 (hội chứng Meretoja): Liên quan với thoái hóa dạng tinh bột toàn thân, vẻ mặt bất động, những bất thường ở tai, liệt các dây thần kinh sọ và ngoại vi, da khô và chùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Typ 3 và 4: Các triệu chứng xuất hiện muộn ở tuổi 50 đến 70 tuổi.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Loạn dưỡng dạng hạt</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Loạn dưỡng giác mạc dạng hạt thường xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi nhưng ít khi có triệu chứng ở trước tuổi trưởng thành. Bệnh biểu hiện trên lâm sàng bằng sự lắng đọng màu trắng ở nhu mô của giác mạc trung tâm, kích thước khác nhau, ranh giới rõ, cách nhau bởi những khoảng xen kẽ trong suốt (những vết đụng dạng vụn bánh mì). Vùng chu vi giác mạc không bị ảnh hưởng.Ít khi có tróc giác mạc. Cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật PTK hoặc sau ghép giác mạc trong vòng 3 đến 5 năm.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;" value="2.2">Loạn dưỡng dạng vết</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những vết đục nhu mô giác mạc màu trắng xám với bờ không rõ đi từ rìa bên này tới rìa bên kia với các khoảng gian cách mờ đục. Có thể ở toàn bộ chiều dày nhu mô, nông hơn ở trungt âm và sâu hơn ở chu vi. Gây giảm thị lực muộn, thường có tróc biểu mô tái diễn. Có thể tái phát nhiều năm sau ghép giác mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">Di truyền lặn nhiễm sắc thể thường.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;" value="2.3">Loạn dưỡng Schnyder</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những tinh thể nhỏ của nhu mô trước màu trắng vàng, nằm ở giác mạc trung tâm được thấy ở một sửa số bệnh nhân. Về sau xuất hiện đục trung tâm toàn bộ chiều dày và một vòng mỡ tuổi già. Các xét nghiệm baop gồm định lượng cholesterol và triflycerid huyết thanh lúc đối do liên quan với rối loạn lipid toàn thân. Ít khi ảnh hưởng thị lực đến mức cần phẫu thuật PTK hoặc ghép giác mạc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Loạn dưỡng màng Descemet và nội mô</strong></p>
<ul>
<li value="3.1">Loạn dưỡng nội mô Fuchs</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh di truyền trội nhiễm sắc thể thường, xuất hiện muộn ở khoảng tuổi từ 50 đến 60 tuổi. Bệnh ở hai mắt nhưng triệu chứng lâm sàng xuất hiện không cân xứng hai mắt. Bệnh nhân có thể thấy chói mắt, nhìn mờ,nặng hơn khi thức dậy, có thể tiến triển đến đau nặng do các bọng nước vỡ ra. Dấu hiệu chính điển hình khi khám là phát hiện các tổn thương hạt Guttata giác mạc với phù nhu mô. Ngoài ra c ó thể quan sát được các dấu hiệu khác như: Bụi sắc tố mịn trên nội mô, phù biểu mô trung tâm và các bọng nước, các nếp gấp ở màng Descemet, đục dưới biểu mô, hoặc sẹo.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Loạn dưỡng mặt sau đa hình</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những biến đổi ở màng Descemet, bao gồm những bọng nước sắp xếp theo kiểu dường thằng hoặc kiểm nhóm, đục xám, hoặc các dải rộng có bờ dạng vỏ sò, không đều. Có thể có bất thường mống mắt, bao gồm: dính mống mắt – giác mạc và lệch đồng tử, đôi khi kèm theo phù giác mạc. Có thể có Glocoma.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị bao gồm xử trí giác mạc phù, ghép giác mạc cho những trường hợp nặng.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Loạn dưỡng nội mô bẩm sinh di truyền</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đây là hình thái loạn dưỡng giác mạc hiếm gặp, di truyền lặn NST thường. Đây là hình thái loạn dưỡng giác mạc hiếm gặp với hai hình thái lâm sàng di truyền lặn và trội. Phù giác mạc hai mắt (thường không cân đối), đường kính giác mạc bình thường, nhãn áp bình thường, và không có Guttata giác mạc. Có từ khi sinh ra, không tiến triển, kèm theo rung giật nhãn cầu. Có thể có đau hoặc sợ ánh sáng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Loạn dưỡng giác mạc </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết loạn dưỡng giác mạc được đặc trưng bởi sự xói mòn giác mạc tái phát. Lớp biểu mô, lớp ngoài cùng của giác mạc, liên tục không dính vào mắt đúng cách. Điều này khiến bệnh nhân có thể bị khó chịu hoặc đau dữ dội, cảm giác bận cộm (như bụi bẩn hoặc lông mi) ở mắt, nhạy cảm bất thường với ánh sáng (sợ ánh sáng), hoặc mờ mắt.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Loạn dưỡng giác mạc thường được đặc trưng bởi sự xói mòn giác mạc tái phát" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_loan-duong-giac-mac-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Loạn dưỡng giác mạc thường được đặc trưng bởi sự xói mòn giác mạc tái phát</em></p>
<p style="text-align: justify;">Với loạn dưỡng giác mạc có hình mờ đục giác mạc bên trong (độ mờ đục là một khu vực mờ đục, tức là không thể nhìn xuyên qua). Đây có thể được nhìn thấy bằng mắt thường nhưng thường được phát hiện bởi một bác sĩ trong quá trình kiểm tra mắt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Loạn dưỡng giác mạc </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h4 style="text-align: justify;">Chỉ định điều trị bệnh phụ thuộc vào triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể quyết định hoãn điều trị và theo dõi thường xuyên để biết được tiến triển của bệnh.</h4>
<h4 style="text-align: justify;">Điều trị bảo thủ cho tình trạng này có thể gồm thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Loạn dưỡng giác mạc tái phát có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt bôi trơn, thuốc mỡ, thuốc kháng sinh, thuốc muối hypertonic hoặc kính sát tròng.</h4>
<p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_loan-duong-giac-mac-2.jpg"></em></p>
<h4 style="text-align: center;"><em>Loạn dưỡng giác mạc tái phát có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ và thuốc mỡ tra mắt</em></h4>
<h4 style="text-align: justify;">Nếu bệnh tiến tiển, với các triệu chứng nặng, có thể lựa chọn phương pháp điều trị phẫu thuật ghép giác mạc, còn được gọi là keratoplasty. Phương pháp này có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng của chứng loạn dưỡng giác mạc, tuy nhiên vẫn có nguy cơ mảnh ghép giác mạc có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh này.</h4>
<h4 style="text-align: justify;">Đối với bệnh loạn dưỡng giác mạc di truyền, phác đồ điều trị cụ thể thường là:</h4>
<h4 style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa: Đặt ra để điều trị những triệu chứng xuất hiện trong quá trình tiến triển của bệnh hoặc khi có bội nhiễm là chính. Những thuốc thường dùng là kháng sinh, chống viêm, các chất dinh dưỡng giác mạc (như Keratin và vitacic,..), các vitamin nhóm A,B,C.</h4>
<h4 style="text-align: justify;">- Điều trị phẫu thuật: tính đến nay, phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp duy nhất có hiệu quả điều trị các hình thái loạn dưỡng giác mạc di truyền với tỷ lệ loại mảnh ghép rất thấp và hầu như không có loạn dưỡng tái phát trên mảnh ghép. Tùy tình trạng bệnh tiến triển để có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc xuyên hay ghép giác mạc lớp sâu hoặc ghép nội mô giác mạc.</h4>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_BS-MEDLATECkhámmat.jpg"> </p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh </em></p>
<h4 style="text-align: justify;">- Điều trị bằng gen: Phương pháp điều trị này đây đang được nghiên cứu, với mục đích thay thế những gen bệnh bằng gen lành.</h4>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi: </strong>Khám 3 đến 12 tháng/ lần để kiểm tra nhãn áp và đánh giá phù giác mạc. bệnh tiến triển chậm và thị lực thường còn tốt khi chưa có phù nhu mô, phù biểu mô hoặc sẹo giác mạc.</h4>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Loạn dưỡng giác mạc / Bệnh viện mắt quốc tế - DND</li><li style="text-align: justify;">Loạn dưỡng giác mạc / Bệnh viện mắt Sài Gòn</li><li style="text-align: justify;">Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh mắt ở phòng khám và phòng cấp cứu / Nhà xuất bản y học </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/loan-duong-giac-mac-sauzz |
Tắc động mạch võng mạc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Tắc động mạch võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tắc động mạch võng mạc là tình trạng tắc nghẽn động mạch nuôi dưỡng võng mạc. Người bệnh không thấy đau và tự nhiên mất thị lực đột ngột một mắt hoặc 2 mắt (thường chiếm tỉ lệ thấp 2%).</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_tac-dong-mach-vong-mac-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Tắc động mạch võng mạc là bệnh nguy hiểm</p>
<p style="text-align: justify;">Tắc động mạch trung tâm võng mạc là bệnh cấp cứu trong nhãn khoa, thường gặp ở bệnh nhân khoảng 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ. Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc nếu không được xử lí kịp thời có thể dẫn đến tổn thương thị lực vĩnh viễn. Nếu được can thiệp điều trị kịp thời có thể tăng khả năng phục hồi thị lực, tuy nhiên tiên lượng vẫn nặng. Tắc động mạch trung tâm võng mạc là dấu hiệu báo trước của bệnh toàn thân cần được khám và điều trị sớm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Tắc động mạch võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cục nghẽn mạch có 3 loại chính là cục nghiễn cholesteron, cụ nghẽn canxi và cục nghẽn tiểu cầu - fibrin. Tất cả đềy thấy ở trong mạch máu. Cục nghẽn cholessterol(mảng Hollenhorts) thường óng ánh màu da cam và thấy ở chỗ phân nhánh mạch máu VM. Chúng xuất hiện từ các mảng vữa bị loét, thường từ các DM cảnh. Cục nghẽn canxi có màu trắng và thường gây ra nhồi máu võng mạc ở chu vi. Thường xuất hiện từ các van tim. Cục nghẽn tiểu cầu - fibrin có màu trắng đục và thường xuất hiện từ các mảng vữa ở các động mạch cảnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Huyết khối</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_tac-dong-mach-vong-mac-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Huyết khối là hiện tượng hình thành nên cục máu đông</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm động mạch tế bào khổng lồ: Có thể gây tắc động mạch trung tâm võng mạc, tắc động mạch mắt, hoặc bệnh TTK thiếu máu cục bộ.</li>
<li style="text-align: justify;">Các bệnh mạch máu colagen khác: Lupus ban đổ hệ thống, viêm đa động mạch nút, ..v..vv.</li>
<li style="text-align: justify;">Tình trạng tăng đông máu: Bệnh tăng hồng cầu, bệnh đa u tủy, hội chứng kháng photpholipid, đột biến prothrombin, tăng cryoglobulin huyết, yếu tố Vleiden, kháng protein C hoạt hóa, tăng homocytein huyết, thiếu protein C và S, dột biến antithrombin II,…</li>
<li style="text-align: justify;">Các nguyên nhân hiếm gặp: bệnh migrain, bệnh Behcet, giang mai bệnh hồng cầu hình liềm.</li>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Tắc động mạch võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có biểu hiện mất thị lực đột ngột ở mộ mắt, không đau nhức. 94% số mắt thị lực chỉ còn ĐNT đến phân biệt sáng tối. Xảy ra trong vài giây, có thể có tiền sử mù thoáng qua.</p>
<p style="text-align: justify;">20% trường hợp có bó hoàng điểm - gai thị được nuôi dưỡng bởi động mạch thể mi - võng mạc, thì còn thị lực trung tâm.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_tac-dong-mach-vong-mac-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Máy chụp OCT kiểm tra mắt</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khám:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phản xạ đồng tử liên đới hướng tâm tổn thương nặng ( đồng tử Marcus Gunn)</li>
<li style="text-align: justify;">Đáy mắt:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thu nhỏ đọng ,mạch và tĩnh mạch. Cọt máu ở động mạch và tĩnh mạch bị ứ trệ tuần hoàn và phân đoạn ( hình ảnh toa xe chở thú : cattle –trucking).</li>
<li style="text-align: justify;">Võng mạc phù trắng lan rộng.</li>
<li style="text-align: justify;">Hoàng điểm màu anh đào “Dấu hiệu Chery - red spot” màu đỏ da cam của vùng hấc mạc, tại hoàng điểm võng mạc mỏng, tương phản với vũng võng mạc nhạt màu xung quanh.</li>
<li style="text-align: justify;">20% có nhánh động mạch thể mi - võng mạc: hoàng điểm còn giữ màu bình thường.</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nếu thị lực sáng tối âm tính: gợi ý đến thiếu máu hắc mạc d tắc động mạch mắt phối hợp với tắc động mạch trung tâm võng mạc.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Làm ngay tốc độ máu lắng, protein phản ứng C và tiểu cầu để loại trừ viêm ĐM tế bào khổng lồ nếu người bệnh > 55 tuổi. Nếu bệnh sử và kết quả xét nghiệm phù hợp với viêm động mạch tế bào khổng lồ thì bắt đầu steroid toàn thân liều cao.</li>
<li style="text-align: justify;">Kiểm tra huyết áp</li>
<li style="text-align: justify;">Các xét nghiệm máu khác: Đường máu lúc đói, hemoglobin A1C, công thức máu, PT/PTT. Ở những bệnh nhân dưới 50 tuổi hoặc có những yếu tố nguy cơ hoặc khám toàn thân có bất thường thì cần xét nghiệm lipid máu, ANA (kháng thể kháng nhân), yếu tố dạng thấp, các test giang mai (RPR hoặc VDRL và FTA-ABS haowcj xét nghiệm kháng thể giang mai đặc hiệu), điện di protein huyết thanh, điện di hemoglobin, hoặc đánh giá tình trạng tăng đông máu.</li>
<li style="text-align: justify;">Đánh giá động mạch cảnh bằng siêu âm Doppler 2 chức năng.</li>
<li style="text-align: justify;">Khám tim và ghi điện tim, siêu âm tim, theo dõi bằng máy Holter.</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể chụp mạch huỳnh quang, OCT và/ hoặc điện võng mạc để xác định chẩn đoán.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Tắc động mạch võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc chung:</strong></h4>
<ul>
<li>
<h4 style="text-align: justify;">Tìm nguyên nhân gây bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh là chính.</h4>
</li>
<li>
<h4 style="text-align: justify;">Điều trị tại mắt.</h4>
</li>
</ul>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể:</strong></h4>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nếu phát hiện thấy cục nghẽn mạch tại động mạch võng mạc thì cần chuyển người bệnh ngay cho bác sĩ nội khoa hoặc thần kinh để xử lí đôt quỵ, làm đầy đủ các xét nghiệm như ở trên tìm nguyên nhân và điều trị theo các nguyên nhân.</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu nghi viêm động mạch tế bào khổng lồ: cần dùng ngay steroid toàn thân liều methylprednisolone 250mg tiêm tĩnh mạch 6 giờ/ lần cho 12 liều, sau đó chuyển sang prednison 80 đến 100 mg/ ngày. Cần lấy bệnh phẩm sinh thieeys động mạch thái dương trong vòng 1 tuần sa khi bắt đầu dùng steroid.</li>
<li style="text-align: justify;">Để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng ở mắt, các biện pháp dưới đây được coi là có thể cải thiện nếu được thực hiện sớm trong vòng 90-120 phút sau khi xảy ra tắc mạch trung tâm võng mạc. Tuy nhiên, không có biện pháp nào tỏ ra hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, do đó không nên coi là tiêu chuẩn của chăm sóc.</li>
</ul>
<ol>
<li style="text-align: justify;">Xoa bóp nhãn cầy ngay bằng kính tiếp xúc soi đáy mắt hoặc ngón tay.</li>
<li style="text-align: justify;">Chọc tiền phòng</li>
<li style="text-align: justify;">Hạ nhãn áp bằng Acetazolamid 500mg tiêm tĩnh mạch hoặc uống 2 viên 250mg, hoặc một thuốc chẹn beta (td. Timolol hoặc levobunolol 0,5% 1-2 lần/ ngày).</li>
</ol>
<p><b>Tiên lượng</b></p>
<ul>
<li>Bệnh có tiên lượng xấu do thiếu máu võng mạc. Chỉ khoảng 30% trường hợp thị lực cải thiện có thể nhìn thấy, nếu điều trị sớm trong vòng 90-120 phút.</li>
<li>Sau vài tuần võng mạc phù trắng và hoàng điểm màu anh đào mất dần đi mặc dù động mạch vẫn thu nhỏ.</li>
<li>Những lớp màng trong của võng mạc teo dần cuối cùng gây teo gai và mất thị lực</li>
<li>Có thể xuất hiện tân mạch mống mắt, cần làm laser PRP, khoảng 2% có tân mạch gai thị.</li>
</ul>
<p><b>Theo dõi</b></p>
<ul>
<li>Theo chỉ dẫn của các bác sĩ nội khoa và/hoặc thần kinh.</li>
<li>Khám lại mắt dau 1 đến 4 tuần, kiểm tra phát hiện tân mạch ở móng mắt/đĩa thị/góc tiền phòng/võng mạc, nó xuất hiện ở 20% bệnh nhân với thời gian trung bình 4 tuần sau khởi phát. Nếu có tân mạch thì quang đông võng mạc và/hoặc dùng thuốc kháng VEGF.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc | Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Tắc động mạch võng mạc | Cẩm nang Y khoa trực tuyến (MSD Manuals)</li><li style="text-align: justify;">Tắc động mạch trung tâm võng mạc | Bệnh viện mắt quốc tế - DND</li><li style="text-align: justify;">Sách nhãn khoa tập 3 (Giáo trình đào tạo sau đại học) | Nhà xuất bản y học.</li><li style="text-align: justify;">Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh mắt ở phòng khám và phòng cấp cứu (The Wills eye Manual) | Nhà xuất bản y học xuất bản lần thứ 7</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tac-dong-mach-vong-mac-soclk |
Sa sút trí tuệ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Sa sút trí tuệ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><span style="color:#000000;">Tổng điều tra dân số của Việt Nam năm 2019 là 96.208.984 người, như vậy chúng ta là </span><a><span style="color:#000000;"> quốc gia đông dân thứ ba tại khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Cũng theo tổng điều tra dân số người cao tuổi (> 60 tuổi ) chiếm gần 10% dân số. Mô hình bệnh tật người già</span></a><span style="color:#000000;"> với các bệnh thường gặp như nhóm bệnh lý về mạch máu ( tăng huyết áp, tai biến mạch máu não..) các bệnh về chuyển hóa (đái tháo đường…) vấn đề rối loạn nhận thức đặc biệt là sa sút trí tuệ (nguyên nhân do bệnh Alzheimer và mạch máu) là rất thường gặp.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Sa sút trí tuệ</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo <em>Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm t</em><em>hần (hội tâm thần học Hoa kỳ), p</em><em>hiên bản Thứ ba</em>, DSM – III: Sa sút trí tuệ là sự suy giảm trí nhớ ở một đối tượng vượt mức dự kiến so với lứa tuổi của đối tượng đó và ít nhất có thêm rối loạn một lĩnh vực nhận thức khác như chú ý, ngôn ngữ, kỹ năng thị giác - không gian hoặc giải quyết vấn đề. Ngoài ra không kèm theo rối loạn ý thức như mê sảng hoặc lú lẫn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210826/20210826_sa-sut-tri-tue.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sa sút trí tuệ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sự khác nhau giữa sa sút trí tuệ và tình trạng giảm trí nhớ ở người lớn tuổi</strong></p>
<ul style="list-style-type:circle;">
<li style="text-align: justify;">Không gây giảm hoạt động chức năng hàng ngày</li>
<li style="text-align: justify;">Tiến triển chậm hơn</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể nhớ lại</li>
<li style="text-align: justify;">Thường là quên trí nhớ ngắn hạn</li>
<li style="text-align: justify;">25-35% tiến triển thành sa sút trí tuệ trong vòng 18 tháng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Alzheimer</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong. Căn bệnh này được đặt theo tên ông.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường xảy ra ở người trên 60 tuổi (khi biểu hiện lâm sàng đầy đủ), gặp ở cả nam và nữ, tỷ lệ mới phát hiện tăng dần theo lứa tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh được biểu hiện bởi sự có mặt của các mảng bám amyloid beta ngoại bào và các đám rối tơ thần kinh nội bào, làm suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh và gây chết tế bào theo chương trình. Theo nghiên cứu dọc vủa bệnh nhân khỏe mạnh tiến triển thành Alzheimer cho thấy sự thoái hoá thần kinh này được ước tính bắt đầu từ 20 - 30 năm trước khi bất kỳ có biểu hiện lâm sàng nào của bệnh trở nên rõ ràng. Tuy nhiên mật độ và vị trí của mảng bám amyloid không tương quan với các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của Alzheimer. Các nghiên cứu về giải phẫu học cho thấy các thay đổi bệnh lý lan rộng toàn bộ vỏ não và các cấu trúc xung quanh, đặc biệt là vùng đồi thị .</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp, bệnh nhân Alzheimer có tính chát gia đình di truyền trên gen trội. Trong gia đình bênh nhân Alzheimer thấy có nhiều trường hợp mắc hội chứng Down</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh thường bắt đầu từ từ (triệu chứng đầu tiên có từ rất lâu trước khi được chẩn đoán) và tiến triển nặng dần theo thời gian. Đây là nguyên nhân của 60–70% các trường hợp sa sút trí tuệ. Triệu chứng ban đầu phổ biến nhất là khó nhớ các sự kiện gần đây. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm các vấn đề về ngôn ngữ, mất phương hướng (bao gồm cả dễ bị lạc), thay đổi tâm trạng, mất động lực, bỏ bê bản thân và các vấn đề về hành vi. Khi tình trạng này tăng dần, họ thường rút lui khỏi gia đình và xã hội. Dần dần, các chức năng của cơ thể bị mất đi, cuối cùng dẫn đến tử vong. Mặc dù tốc độ tiến triển có thể khác nhau, nhưng khi các triệu chứng này bộc lộ đầy đủ, thì người bệnh thường sống được khoảng 7 năm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Sa sút trí tuệ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul style="list-style-type:circle;">
<li style="text-align: justify;">Bệnh Alzheimer chiếm 55%</li>
<li style="text-align: justify;">Nguyên nhân mách máu chiếm 20%</li>
<li style="text-align: justify;">Sa sút trí tuệ thể Lewy chiếm 15%</li>
<li style="text-align: justify;">Nguyên nhân khác chiếm 5-10%</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Sa sút trí tuệ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>Tiến triển của bệnh Alzheimer</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn tiền lâm sàng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bắt đầu 10-20 năm trước khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dấu hiệu đầu tiên là giảm trí nhớ, là đặc trưng chính của suy giảm nhận thức nhẹ. Kết quả hoàn toàn bình thường khi khám lâm sàng cũng như trắc nghiệm trí nhớ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không có bất thường gì trong tư duy cũng như hoạt động hàng ngày.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn nhẹ</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong ngôn: Nói quanh co, khó tìm từ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong tri: Nhầm lẫn vị trí quen thuộc (dễ lạc đường)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong hành: Không chú ý đến trang phục, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc hàng ngày</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó khăn trong quản lý tiền nong, hóa đơn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thay đổi khí sắc và nhân cách, lo âu</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn vừa :</strong> bệnh nhân thường được phát hiện giai đoạn này</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy giảm trí nhớ nặng hơn: Quên cả hiện tại và quá khứ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong ngôn: Ngôn ngữ mất tính lưu loát, nói sai ngữ pháp</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong tri: Lạc cả trong môi trường quen thuộc</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong hành: Làm sai các công việc hàng ngày như mua sắm. nấu ăn, mặc quần áo…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các triệu chứng loạn thần và hành vi của bệnh nhân sa sút trí tuệ</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn nặng :</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trí nhớ: Mất trí nhớ nặng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngôn ngữ: Mất ngôn ngữ, không giao tiếp được</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong tri: Không nhận ra người thân và môi trường</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong hành: Phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các triệu chứng là biến chứng của sa sút trí tuệ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Triệu chứng loạn thần : kích động, trầm cảm, vô cảm, rối loạn hành vi ban đêm</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo tổ chức Y tế Thế giới - WHO (2016): 47,5 triệu người mắc sa sút trí tuệ và 7,7 triệu trường hợp mới mắc mỗi năm trên thế giới</p>
<p style="text-align: justify;">Theo tổ chức Y tế Thế giới - WHO (2016): 47,5 triệu người mắc sa sút trí tuệ và 7,7 triệu trường hợp mới mắc mỗi năm trên thế giới</p>
<p style="text-align: justify;">Theo nghiên DELPHI của Tổ chức Quốc tế về bệnh Alzheimer dự kiến tới năm 2040 sẽ có thể là 81,1 triệu bệnh nhân sa sút trí tuệ .</p>
<p style="text-align: justify;">Tổng điều tra dân số của Việt Nam năm 2019 là 96.208.984 người, trong đó người cao tuổi (> 60 tuổi ) chiếm gần 10% dân số.</p>
<p style="text-align: justify;">Sa sút trí tuệ là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên 70 % nguyên nhân sa sút trí tuệ là do Bệnh Alzheimer.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-alzheime3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Sa sút trí tuệ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não như: Trí nhớ (trí nhớ ngắn hạn và dài hạn…), định hướng (không gian và thời gian), khả năng học tập tính toán, chức năng phán đoán, chức năng điều hành, thị giác – không gian.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thường kèm theo các triệu trứng về rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi như khó kiểm soát cảm xúc, dễ nóng giận, kích động giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ và thờ ở vô cảm ở giai đoạn muộn…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh gây ra suy giảm chức năng não bộ " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_sa-sut-tri-tue.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh gây ra suy giảm chức năng não bộ </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Không bị rối loạn ý thức (rối loạn ý thưc là bệnh nhân mất hoặc giảm khả năng định hướng không gian, thời gian, bản thân và môi trường xung quanh, thường gặp trong bệnh lý có tổn thương não cấp tính).</p>
<p>- Có thể xảy ra trong bệnh Alzheimer, tai biến mạch não và các bệnh khác ảnh hưởng tới não.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Sa sút trí tuệ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Thay đổi thói quen sinh hoạt kiểm soát nguy cơ trong dự phòng bệnh </strong><strong>Alzheimer</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Học vấn: ở những đối tượng lao động trí óc có tỷ lệ mắc Alzheimer thấp hơn nhóm khác. Tiếp tục thực hiện các hoạt động trí tuệ khó (ví dụ: học các kỹ năng mới, giải các câu đố ô chữ…..) khi đến tuổi già.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý từ khi còn trẻ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tâm lý: tránh lo lắng căng thẳng stress sút trí tuệ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể lực.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_sa-sut-tri-tue1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể lực.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Sa sút trí tuệ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Theo <i>Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (hội tâm thần học Hoa kỳ), phiên bản Thứ năm</i>, DSM – IV, đã đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">1. Giảm trí nhớ</p>
<p style="text-align: justify;">2. Giảm ít nhất một lĩnh vực nhận thức khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mất ngôn ngữ</li>
<li style="text-align: justify;">Mất dùng động tác</li>
<li style="text-align: justify;">Mất nhận biết</li>
<li style="text-align: justify;">Mất khả năng suy luận / chức năng điều hành</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_sa-sut-tri-tue4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mất khả năng suy luận / chức năng điều hành</em></p>
<p style="text-align: justify;">3. Các rối loạn trên gây giảm hoạt động hàng ngày và /hoặc nghề nghiệp</p>
<p style="text-align: justify;">4. Tiến triển nặng dần</p>
<p style="text-align: justify;">5. Các rối loạn trên không diễn ra trong cơn mê sảng, không phù hợp với chẩn đoán các bệnh tâm thần khác</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Cận lâm sàng để chẩn đoán</b></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Cần làm các xét nghiệm cơ bản về huyết học</em></strong>: công thức máu, sinh hóa (máu, nước tiểu), vi sinh y học (xét nghiệm giang mai, HIV…), định lượng nồng độ vitamin B<sub>12</sub>, chức năng tuyến giáp, cortisol máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Thăm dò chức năng</em></strong>: điện tim, điện não đồ …</p>
<p style="text-align: justify;">Điện não đồ thấy những sóng chậm bất thường trong dải tần số Theta và delta xuất hiện rải rác và lan tỏa, giai đoạn cuối có thể có các sóng nhọn. Các sóng này xu hướng tập trung nhiều ở vùng trán – thái dương hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Hình ảnh học</em></strong>: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ ( chụp MRI sọ não được ưu tiên): đánh giá teo não lan tỏa của bệnh Alzheimer, đặc biệt phát hiện teo thùy thái dương trong trong chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm. Cũng như chấn đoán phân biệt Alzheimer với các bệnh khác như tai biến mạch máu não hoặc tổn thương não ( u não..).</p>
<p style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn – SPECT thấy có sự giảm tưới máu não ở vùng đỉnh và thái dướng sau cả hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Xét nghiệm dấu ấn sinh học</em></strong>: Xét nghiệm dịch não - tủy và huyết thanh, đo nồng độ bêta - amyloid 1-40 và bêta - amyloid 1–42.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Trắc nghiệm tâm lý</strong>: </em>đánh giá mức độ sa sút trí tuệ trong bệnh lý Alzheimer</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Test tâm thần tối thiểu (Mini Mental State Examination – MMSE do Folstein đề xướng và hiện rất thông dụng trong lâm sàng</strong>): có thể phát hiện sớm các trạng thái suy giảm nhận thức nhẹ và các trạng thái sa sút trí tuệ với có độ nhạy từ 75 - 92% và độ đặc hiệu từ 81 - 91%. Trắc nghiệm gồm các câu hỏi với mỗi câu trả lời đúng được cho 1 điểm với tối đa là 30 điểm. Nếu đạt trên từ 24 điểm là bình thường</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Từ 20 đến 23 điểm có thể là suy giảm nhận thức nhẹ</li>
<li style="text-align: justify;">Từ 14 đến 19 điểm có thể là suy giảm nhận thức vừa</li>
<li style="text-align: justify;">Từ 13 điểm trở xuống có thể là sa sút trí tuệ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thang điểm Hachinski</strong>: Bệnh nhân được đánh giá qua 13 đặc điểm lâm sàng với tối đa 18 điểm.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nếu tổng điểm trên 7 có thể là sa sút trí tuệ do mạch máu.</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu đạt từ 0 đến 4 điểm có khả năng là bệnh Alzheimer.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Sa sút trí tuệ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, sa sút trí tuệ căn nguyên do bệnh Alzheimer chưa điều trị khỏi được mà chỉ có điều trị triệu chứng, do vậy còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chất ức chế cholinesterase cải thiện một cách khiêm tốn chức năng nhận thức và trí nhớ ở một số bệnh nhân.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc đối kháng thụ thể <em>N</em>-metyl-d aspartate, dường như cải thiện được nhận thức và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer từ vừa đến nặng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị các thuốc hướng thần: trong các trường hợp rối loạn tâm thần và hành vi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị các bệnh nội khoa đồng diễn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hiệu quả của vitamin E liều cao (1000 IU lần/ ngày): Vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình thoái hoá myelin.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> <em>Ginkgo - biloba</em> (cao bạch quả) có tác dụng tăng tuần hoàn não, làm giảm nguy cơ huyết khối và bảo vệ tế bào thần kinh (cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ ).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Vấn đề người chăm sóc</strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">Người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer là rất quan trong đặc biệt giai đoạn vừa và giai đoạn nặng. Cần giải thích rõ người chăm sóc và người nhà bệnh nhân về tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị bệnh. Do vậy cần:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhận thức được bệnh của bệnh nhân</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khuyến khích tính độc lập của bệnh nhân, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhận thức được vấn đề của bệnh nhân, học cách thoả hiệp với bệnh nhân</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thiết lập mạng hỗ trợ giữa gia đình các bệnh nhân Alzheimer, và hỗ trợ cộng đồng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chuyên khoa Thần kinh tại MEDLATEC</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có biêu hiêu giảm trí nhớ hay biểu hiện sớm của Alzheimer cần sớm được chẩn đoán và tư vấn điều trị bởi Bác sỹ chuyên khoa Thần kinh. Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC người bệnh sẽ luôn được quan tâm chăm sóc và chia sẻ tận tình bởi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh (với GS, Bs chuyên khoa sâu) cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong thời gian tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thông tin liên hệ:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tổng đài: 1900 56 56 56.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Website: www.medlatec.vn * Email: <a href="mailto:info@medlatec.com">info@medlatec.com</a></li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-parkinson4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>Giáo trình thần kinh học, bộ môn Thần kinh, trường Đại học Y Hà Nội<br></p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/sa-sut-tri-tue-swcbn |
Tắc tĩnh mạch võng mạc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Tắc tĩnh mạch võng mạc </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tắc tĩnh mạch võng mạc là ngừng trệ lưu thông tuần hoàn trở về của tĩnh mạch trung tâm võng mạc hoặc nhánh của tĩnh mạch, là bệnh rối loạn mạch máu võng mạc đứng thứ hai sau bệnh võng mạc đái tháo đường. Tỷ lệ mắc bệnh là 0,7% người trên 50 tuổi, nam nữ như nhau, mắt thứ 2 bị bệnh là 7%.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tắc tĩnh mạch võng mạc " src="/ImagePath/images/20210827/20210827_tac-tinh-mach-vong-mac-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tắc tĩnh mạch võng mạc </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các hình thái:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc có thiếu máu cục bộ: Nhiều vết dạng bông ( thường > 5), xuất huyết võng mạc diện rộng, thiếu máu mao mạch diện rộng trên chụp mạch huỳnh quang. Thường có tổn hại ơharn xạ đồng tử hướng trâm và thị lwucj thường 20/400 hoặc kém hơn kèm theo thị trường thu hẹp. Điện võng mạc thấy giảm biên độ sống B.</li>
<li style="text-align: justify;">Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc không có thiếu máu cục bộ: BIến đổi đáy mắt nhẹ, không có tổn hại phản xạ đồng tử hướng tâm và thị lực thừng trên 20/400.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Tắc tĩnh mạch võng mạc </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc có thiếu máu cục bộ:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chiếm tỷ lệ 25%. Đa phần các bệnh nhân tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc có thiếu máu cục bọ trên 65 tuổi. Có biến chứng tạo tân mạch võng mạc.</li>
<li style="text-align: justify;">Thị lực giảm đột ngột nặng nề 1 bên mắt, thường 20/400 hoặc kém hơn.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc gây giảm thị lực đột ngột" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_bong-vong-mac-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc gây giảm thị lực đột ngột</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm, dấu hiệu Marcus Gunn (+)</li>
<li style="text-align: justify;">Đáy mắt: Dãn xoắn và ứ máu ở các nhánh của tĩnh mạch trung tâm, nhiều vết dạng bông ( thường > 5), xuất huyết võng mạc diện rộng, thiếu máu mao mạch diện rộng trên chụp mạch huỳnh quang. Thị trường thu hẹp. Điện võng mạc thấy giảm biên độ sóng B</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc không có thiếu máu cục bộ:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thể này hay gặp</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện đột ngột nhìn mờ 1 mắt, thị lực thừơng trên 20/400.</li>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương phản xạ đồng tử liên đới hướng tâm mức độ: không có</li>
<li style="text-align: justify;">Đáy mắt: Biến đổi đáy mắt nhẹ</li>
<li style="text-align: justify;">Dãn và xoẵn các nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc.</li>
<li style="text-align: justify;">Xuyết huyết hình nến và xuất huyết đốm toàn bộ võng mạc, nhiều nhất ở ngoại vi.</li>
<li style="text-align: justify;">Đôi khi có xuất tiết mềm dạng bông.</li>
<li style="text-align: justify;">Hay gặp phù võng mạc trung tâm và gai thị mức độ nhẹ hoặc trung bình.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tại mắt:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chụp mạch huỳnh quang: nguy cơ tân mạch tỉ lệ với mức độ thiếu máu cục bộ.</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp OCT: dùng để giúp phát hiện sự có mặt và mức độ của phù hoàng ideerm cũng như để theo dõi đáp ứng điều trị</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu chẩn đoán chưa chắc chắn, đo áp lực động mạch mắt hoặc đo áp ực động mạch võng mạc có thể giúp phân biệt tắc TM trung tâm VM với bệnh ĐM cảnh (nhưng ít được làm). Áp lực ĐM mắt thấy trong bệnh ĐM cảnh nhưng bình thường hoặc tăng trong tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Toàn thân:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu: đưỡng máu lúc đối và hemoglobin A1c, công thức máu, tiểu cầu, PT/PTTT, tốc độ lắng máu, lipid máu,…</li>
<li style="text-align: justify;">Những bệnh nhân trẻ cps thể điện di hemoglobin, xét nghiệm giang mai, ANA, cryoglobulin, kháng thể kháng photpholipid, điện di protein huyết thanh. Xquang ngực,…</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Tắc tĩnh mạch võng mạc </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tuổi cao là yếu tố quan trọng nhất: Trên 50% gặp ở bệnh nhân trên 65 tuổi</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh toàn thân bao gồm: Tăng huyết áp đóng vai trò khoảng 50% trong các tường hợp tắc nhánh tĩnh mạch/ Tăng mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc là và béo phì.</li>
<li style="text-align: justify;">Tăng nhãn áp (chiếm tỉ lệ 23% đến 32% các trường hợp tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Cơ chế cho rằng: Tăng nhãn áp chèn ép vào lá sàng đè tới tĩnh mạch trung tâm gây tắc. Ngoài ra, khi tăng nhãn áp cũng gây ảnh hưởng tới dòng chảy, tổn thương nội mô và hình thành cục tắc nghẽn.</li>
<li style="text-align: justify;">Drusen đĩa thị.</li>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương sọ não hoặc tiêm hậu nhãn cầu: Có thể gây tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc do chèn ép lên lá sàng.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý viêm nhãn cầu như: Bệnh behcet và bệnh srcodosis có thể gây viêm thành mạch võng mạc.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lý viêm nhãn cầu có thể gây viêm thành mạch võng mạc" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Behcets.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh lý viêm nhãn cầu có thể gây viêm thành mạch võng mạc</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tăng độ quánh các thành phần trong máu như: Tăng hồng cầu hoặc protein huyết tương (như u tủy, bệnh tăng Globulin miễn dịch Waldenstrom).</li>
<li style="text-align: justify;">Các rối loạn huyết khối mắc phải như: Tăng homocystein huyết và hội chứng kháng thể kháng photpholipid.</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn chức năng tiểu cầu.</li>
<li style="text-align: justify;">Các bệnh huyết khối do di truyền có thể phối hợp với tắc tĩnh mạch ở người trể tuổi. Nguời bệnh nhân ngày có tăng cao các yếu tố động máu VII và Ĩ, thiếu các yếu tố chống đông như antithrombin III, protein C và S và đề kháng với protien C hoạt hóa. </li>
<li style="text-align: justify;">Thuốc: thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu,…</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh hốc mắt: Bệnh mắt tuyến giáp, u hốc mắt, rò động tĩnh mạch,…</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh migraine: hiếm gặp.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Tắc tĩnh mạch võng mạc </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng</p>
<p style="text-align: justify;">Lâm sàng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thị lực giảm đột ngột</li>
<li style="text-align: justify;">Khám đáy mắt:</li>
<li style="text-align: justify;">Tĩnh mạch dãn to, ngằn ngoèo</li>
<li style="text-align: justify;">Phù: gai thị và võng mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất huyết võng mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất tiết mềm dạng bông</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Cận lâm sàng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chụp mạch huỳnh quang: vùng võng mạc thieey smaus không có huỳnh quang</li>
<li style="text-align: justify;">OCT võng mạc: Đánh giá chiều dày của VM</li>
<li style="text-align: justify;">Các xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh toàn thân: sinh hóa máu, huyết học, HIV,….</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_benh_vien_da_khoa_medlatec_dia_chi_xet_nghiem_.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thực hiện xét nghiệm cho phép chẩn đoán chính xác bệnh hơn </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng thiếu máu cục bộ (hoặc bệnh tắc động mạch cảnh): Các tĩnh mạch giãn và không đều, không ngoằn ngoèo. Xuất huyết võng mạc ở vũng giữa, chu vi thường có nhưng phù đĩa thj và xuất huyết không phải là đặc trưng. Tân mạch đĩa thị có ở 1/3 các trường hợp. Bệnh nhân có thể có tiền sử mù thoáng qua, các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đau hốc mắt.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh võng mạc đái tháo đường: Xuất huyết và vi phình mạch tập trung ở cực sau. THường hai mắt. Chụp mạch huỳnh quang giúp phân biệt bệnh này với tắc tĩnh mạch trung tâm.</li>
<li style="text-align: justify;">Ứ phù gai: Phù 2 mắt bới những vết xuất huyết hình ngọn lửa quanh gai thị</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh võng mạc do tia xạ: tiển sử xạ trị. Phù đĩa thị, có thể có bệnh hoàng điểm do tia xạ và tân mạch võng mạc. Vết dạng bông là một đặc điểm nổi bật hơn xuất huyết.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Tắc tĩnh mạch võng mạc </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc chung:</strong></h4>
<h4 style="text-align: justify;">- Tìm nguyên nhân gây bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh là chính.</h4>
<h4 style="text-align: justify;">- Điều trị tại mắt.</h4>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể:</strong></h4>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị theo nguyên nhân</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngừng cso thuốc tránh thai, thay đổi thuốc lợi tiểu sang thuốc điều trị tăng huyết áp khác nếu có thể.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm nhãn áp nếu có nhãn áp cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu có tân mạch ở mống mắt hoặc góc tiền phòng thì quang đông võng mạc ngay. Có thể quang đông võng mạc nếu có tân mạch ở đĩa thị hoặc ở võng mạc. Không nên quang đông dự phòng cho võng võng mạc thiếu máu trừ phi việc theo dõi không đảm bảo. Các thuốc ức chế VEGF tiêm dịch kính rất hieeujq ủa trng việc tạm thời ngăn chặn hoặc đảo ngược sự phát triển của tân mạch ở phần tước hoặc phần sau nhãn cầu. Các thuốc này có thể bổ sung hữu ích cho quang đông võng mạc, đặc biệt là khi cần đảo ngược nhanh sự phát triển tân mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nên dùng aspirin uống 81 đến 325 mg/ ngày, nhưng cho đến nay không có thử nghiệm lâm sàng nào chứng tỏ hiệu quả và nó có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ranibizumab 0,5mg và aflibercept 2mg tiêm dịch kính đã được FDA chấp thuận cho điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.</li>
<li style="text-align: justify;">Ozurdex 9 ( một thuốc dạng viên chứa 0,7 mg dexamethason khi tiêm vào dịch kính sẽ giải phóng thuốc ra từ từ) đã được FDA chấp thuận cho điều trị phù hoàng điểm doa tắc TM võng mạc. Steroid tiêm dịch kính được dùng không chính thức và đã tỏ ra hiệu quả tring cả cải thiện thị lực và giảm mất thị lực ở những bệnh nhân có phù hoàng điểm do tấc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Những biến chúng bao gồm đục T3 và tăng nhãn áp.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Ban đầu mỗi tháng 1 lần, giảm dần khoảng cách giữa các lần khám tùy theo thị lực, sự có mặt của phù hoàng điểm, và đáp ứng với điều trị.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khám mắt là cần thiết để theo dõi tiến triển của bệnh " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_khoamat2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám mắt là cần thiết để theo dõi tiến triển của bệnh </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ở mỗi lần khám đánh giá phần trước để tìm tân mạch mống mắt và soi góc không giãn đồng tử để tìm tân mạch góc tiền phòng, sau đó khám cẩn thận đáy mắt để tìm tân mạch võng mạc và đĩa thị. Nếu có tân mạch mống mắt hoặc góc tiền phòng thì cần quang đông võng mạc ngay và/ hoặc tiêm thuốc kháng VEGF và khám lại 1 tháng/ 1 lần đến khi tân mạch ổn định hoặc thoái triển</p>
<p style="text-align: justify;">- Cần cho bệnh nhân biết rằng cso 8%- 10% nguy cơ xuất hiện tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc hoặc tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc ở mắt bên kia.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Sách nhãn khoa tập 3 (Giáo trình đào tạo sau đại học) / Nhà xuất bản y học.</li><li style="text-align: justify;">Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh mắt ở phòng khám và phòng cấp cứu ( The Wills eye Manual) / Nhà xuất bản y học xuất bản lần thứ 7.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tac-tinh-mach-vong-mac-sffiy |
Viêm tổ chức hốc mắt | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm tổ chức hốc mắt </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tổ chức hốc mắt là viêm của phần mô mềm trong hốc mắt.</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm tổ chức hốc mắt gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em thường gặp sau các bệnh lý chắp, lẹo hoặc phối hợp cùng các bệnh lý khác như viêm đường hô hấp trên và viêm xoang. Ở người lớn hay gặp ở những người đái tháo đường, người suy giảm miễn dịch hay do dị vật nằm trong hốc mắt. Bệnh viêm tổ chức hốc mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong cao, viêm dây thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực hay áp xe hốc mắt, viêm màng não,..</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm tổ chức hốc mắt hay gặp ở cả trẻ em" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_viem-to-chuc-hoc-mat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm tổ chức hốc mắt hay gặp ở cả trẻ em</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm tổ chức hốc mắt </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Lan rộng trực tiếp từ viêm xoang cạnh mũi (Đặc biệt là viêm xoang sàng), viêm hốc mắt khu trú ( như lẹo nhiễm trùng, viêm tuyến lệ, viêm túi lệ, viêm toàn nhãn), hoặc viêm răng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Di chứng của chấn thương hốc mắt (như: gãy xương hốc mắt, chấn thương xuyên, tồn tại dị vật hốc mắt). Thường gặp ở những người đồ bảo hộ lao động kém, như công nhân xây dựng, thợ hàn xì,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Di chứng của phẫu thuật mi nhãn cầu, hốc mắt và xoang cạnh mũi. Viêm tổ chức hốc mắt cũng có thể gặp trong sau viêm nội nhãn sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lan rộng theo mạch máu ( như từ nhiễm khuẩn huyết toàn thân hoặc lan rộng cục bộ từ viêm ở mặt qua những chỗ nối thông tĩnh mạch).</p>
<p style="text-align: justify;">- Lan rộng từ huyết khối xoang hang nhiễm khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch. Điều kiện thuận lợi này thường gặp ở người lớn. </p>
<p style="text-align: justify;">- Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ như sử dụng thuốc corticoids kéo dài gây ức chế miễn dịch, sử dụng kháng sinh không theo chỉ dẫn gây nên kháng thuốc,...</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tác nhân gây bệnh viêm tổ chức hốc mắt:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Do vi khuẩn: Thường gặp các vi khuẩn Gram âm là Staphylococcus aurreus (tụ cầu vàng), Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), nhóm Streptococcus anginosus/millieri (nhóm liên cầu khuẩn), Heamophilus influenzae type b (liên cầu tan huyết nhóm b), vi khuẩn kị khí,... ngoài ra còn có các vi khuẩn khác. Ở người lớn hay gặp loài tụ cầu, liên cầu, loài Bacteroides. Trẻ em hay gặp H.influenzae (hiếm gặp ở trẻ em đã tiêm chủng). Những trường hợp chấn thương hay gặp trực khuẩn Gram âm. Apxe răng thường gặp hỗn hợp vi khuẩn ưa khí và kị khí.</li>
<li style="text-align: justify;">Do virus: thường hay gặp nguyên nhân do virus herpes.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Virus herpes gây viêm tổ chức hốc mắt" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_virus-herpes.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Virus herpes gây viêm tổ chức hốc mắt</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Do nấm: 2 loại nấm sợi (fusarium, aspergillus) và nấm men. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm nấm xâm nhập vào cơ thể do như nguyên nhân sử dụng corticosteroid kéo dài gây suy giảm miễn dịch, vệ sinh môi trường kém, thói quen sử dụng kháng sinh bừa bãi.</li>
<li style="text-align: justify;">Do kí sinh trùng.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm tổ chức hốc mắt </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mắt đỏ, đau, nhìn mờ, song thị, sưng mi và/ hoặc quanh hốc mắt, ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu kiểu viêm xoang, đau răng, đau dưới và/ hoặc trên hốc mắt hoặc tăng cảm giác.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng cảnh báo viêm tổ chức hốc mắt" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viem-to-chuc-hoc-mat-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng cảnh báo viêm tổ chức hốc mắt</em></p>
<p style="text-align: justify;">Dấu hiệu chính: Phù mi, đỏ, nóng và nhạy cảm đau. Phù và cương tụ kết mạc, lồi mắt, hạn chế vận nhãn và thường có đau khi mắt vận động. Có thể có các dấu hiệu của bệnh thị thần kinh ( như tổn hại phản xạ đồng tử hướng râm, rối loạn sắc giác) trong những trường hợp nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">Khác: Giảm thị lực, cương tụ tĩnh mạch võng mạc, phù đĩa thị, tiết tố mủ, giảm cảm giác quanh hốc mắt, sốt. Chụp CT thường thấy viêm xoang sát cạnh (điển hình là viêm xoang sàng), có thể có tích tụ dịch dưới màng xương hốc mắt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm tổ chức hốc mắt </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm tổ chức hốc mắt là bệnh nặng, diễn biến phức tạp và có thể gây biến chứng nặng. Tuy nhiên, nếu điều trị tốt bệnh cũng có thể khỏi không để lại di chứng gì.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm tổ chức hốc mắt là bệnh nặng" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-to-chuc-hoc-mat-13.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm tổ chức hốc mắt là bệnh nặng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Những biến chứng có thể xảy ra là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong hoặc tắc xoang hang.</li>
<li style="text-align: justify;">Áp xe hốc mắt.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm màng não.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm thị thần kinh giảm thị lực.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm tổ chức hốc mắt </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị tích cực những viêm nhiễm của vùng mi và viêm phần trước vách phòng lan vào tổ chức hốc mắt.</li>
<li style="text-align: justify;">Phòng tốt những bệnh đường hô hấp trên, hoặc viêm xoang ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh lý kể trên cần được điều trị và theo dõi cẩn thận để những biến chứng không xảy ra.</li>
<li style="text-align: justify;">Quản lý theo dõi và điều trị tốt những người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, viêm xoang, viêm răng, suy giảm miễn dịch, …</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị dự phóng các biến chứng của viêm tổ chức hốc mắt.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm tổ chức hốc mắt </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chụp CT hốc mắt và xoang cạnh mũi ( có thể có thuốc cản quang) để xác định chẩn đoán và loại trừ tồn lưu dị vật trong trường hợp chấn thương, apxe hốc mắt hoặc dưới màng xương, bệnh xoang cạnh mũi, huyết khối xoang hang, hoặc phát triển vào nội sọ.</li>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm có hình ảnh viền dịch quanh nhãn cầu. Giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm: Công thức máu (bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao trong phản ứng viêm), chỉ số CRP tăng trong nhiễm khuẩn, và cấy máu nếu nghi ngờ hoặc có nhiễm trùng máu.</li>
<li style="text-align: justify;">Thăm dò và cắt lọc vết thương xuyên nếu có. Lấy bệnh phẩm ở hốc mắt hoặc mủ ở ổ áp-xe làm các xét nghiệm: soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn để chẩn đoán nguyên nhân và để điều trị.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Lấy bệnh phẩm ở hốc mắt hoặc mủ ở ổ áp-xe làm các xét nghiệm soi tươi" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lấy bệnh phẩm ở hốc mắt hoặc mủ ở ổ áp-xe làm các xét nghiệm soi tươi</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp chẩn đoán viêm tổ chức hốc mắt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định:</p>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào triệu chứng lâm sàng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau đầu, đau quanh mắt, đau khi liếc mắt.</li>
<li style="text-align: justify;">Lồi mắt.</li>
<li style="text-align: justify;">Phù mi và kết mạc.</li>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế vận nhãn.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm hắc mạc hoặc viêm thị thần kinh, phù gai.</li>
<li style="text-align: justify;">Tăng nhãn áp do chèn ép.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">CT thấy hình ảnh viêm xoang, hình siêu âm có hình ảnh viền dịch quanh nhãn cầu ảnh ổ áp xe hay dị vật.</li>
<li style="text-align: justify;">Công thức máu: bạch cầu đa nhân trung tính cao.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm tố chức hốc mắt cần chẩn đoán phân biệt với những trường hợp lồi mắt khác như lồi mắt do bệnh Basedow, lồi mắt viêm giả u, viêm tuyến lệ: lồi mắt những không đau khi vận nhãn. Chụp CT có thể giúp chẩn đoán phân biệt.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT hốc mắt" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_chup-ct-10.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp CT hốc mắt</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Do khối u hốc mắt, ung thư nguyên bào võng mạc xuất ngoại, ung thư cơ vân. Chụp CT thấy hình ảnh khối u hốc mắt. </li>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm có thể thấy hình ảnh khối u nội nhãn có ổ canxi. </li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh sarcoidose: bệnh toàn thân có biểu hiện ở hốc mắt. Chụp XQ phổi và xét nghiệm miễn dịch giúp chẩn đoán phân biệt.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm tổ chức hốc mắt </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h4 style="text-align: justify;"><span style="font-weight: normal; font-size: 14px;">Nguyên tắc chung: </span></h4><span style="font-size: 14px;">
</span><h4 style="text-align: justify;"><span style="font-weight: normal; font-size: 14px;">- Phải có thái độ điều trị cấp cứu viêm tổ chức hốc mắt cấp tính để phòng biến chứng viêm màng não, tắc xoang hang và nhiễm khuẩn huyết.</span></h4><span style="font-size: 14px;">
</span><h4 style="text-align: justify;"><span style="font-weight: normal; font-size: 14px;">- Người bệnh phải được điều trị nội trú. </span></h4><span style="font-size: 14px;">
</span><h4 style="text-align: justify;"><span style="font-weight: normal; font-size: 14px;">- Điều trị theo kháng sinh đồ.</span></h4><span style="font-size: 14px;">
</span><h4 style="text-align: justify;"><span style="font-weight: normal; font-size: 14px;">- Tìm các ổ viêm phối hợp như viêm xoang, viêm đường hô hấp trên để điều trị.</span></h4><span style="font-size: 14px;">
</span><h4 style="text-align: justify;"><span style="font-weight: normal; font-size: 14px;">- Điều trị ngoại khoa khi cần thiết.</span></h4><span style="font-size: 14px;">
</span><h4 style="text-align: justify;"><span style="font-weight: normal; font-size: 14px;">Điều trị cụ thể:</span></h4><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Cho bệnh nhân nhập viện và hội chẩn chuyên khoa bệnh nhiễm trùng và tai mũi họng.</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Dùng kháng sinh phổ rộng tiêm tĩnh mạch liều cao trong giai đoạn sớm cho các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, và kị khí trong 48 đến 72 giờ, sau đó là thuốc uống trong ít nhất 1 tuần và kháng sinh đặc hiệu sau khi đã có nuôi cấy phân lập được vi khuẩn.</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><ul><span style="font-size: 14px;">
</span><li style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Ở những bệnh nhân từ cộng đồng, không có tiền sử mới nằm viện: Ampicilin–sulbactam 3g tiêm tĩnh mạch 6 giờ/ lần ở người lớn, 300mg/kg/ngày chia 4 lần ở trẻ em, liều tối đa mỗi ngày là 12g ampicilin–sulbactam (8g ampicilin). Hoặc Piperacilin–tazobactam 4,5g tiêm tĩnh mạch 8 giờ/ lần hoặc 3,375g 6 giờ/ lần ở người lớn: 240 mg Piperacilin/ kg/ ngày chia 3 lần ở trẻ em, liều tối đa mỗi ngày là 18g piperacilin.</span></li><span style="font-size: 14px;">
</span><li style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Ở những bệnh nhân nghi tụ cầu àng kháng methicillin liên quan đến nằm viện hoặc những người nghi viêm màng não, thêm vancomycin 15mg/kg tiêm tĩnh mạch 12024 giwof/ lần ở người lớn chức năng thận bình thường và 40mg/kg/ngày chia làm 2 đến 3 lần ở trẻ em, với liều tối đa mỗi ngày là 2g. Đối với người lớn dị wunsg với penicilin nhưng có thể dung nạp cephalosporin, dùng vancomycine với liều như trên cộng với ceftriaxone tiêm tĩnh mạch 2g/ ngày, và metronidazol 500mg tiêm tĩnh mạch 6-8 giờ/ lần (không quá 4g/ ngày).</span></li><span style="font-size: 14px;">
</span><li style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Đối với người lớn dị ứng với penicilin/ cephalosporin, điều trị bằng phối hợp một fluoroquinolon tiêm tĩnh mạch (cho bệnh nhân > 17 tuổi, moxiflocacin 400mg/ ngày hoặc ciprofloxacine 400mg 12 giờ/ lần được levofloxacin 750 mg/ ngày) và metronidazol 500mg, 6 đến 8 giờ/lần.</span></li><span style="font-size: 14px;">
</span></ul><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Thuốc xịt chống sung huyết mũi nếu cần, có thể dùng 3 ngày. Cũng có thể thêm thuốc xịt có corticosteroid để cho viêm xoang khỏi nhanh hơn.</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc xịt chống sung huyết mũi" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viem-to-chuc-hoc-mat-2.jpg"></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: center;"><em><span style="font-size: 14px;">Thuốc xịt chống sung huyết mũi</span></em></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Thuốc mỡ erythromycine hoặc bacitrcin 4 lần/ ngày cho hở I và phù kết mạc nếu cần.</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Nếu hốc mắt căng cso bệnh thị thần kinh hoặc nhãn áp cao, cần mở góc mắt hoặc cắt gân gốc mắt ngay.</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Việc dùng corticosteroid trong điều trị viêm tổ chức hốc mắt vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược. Nếu cần dùng corticosteroid toàn thân, an toàn nhất là chờ 24 đến 48 giờ để cho nạp đủ kháng sinh đường tĩnh mạch ( 3 đến 4 liều).</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Theo dõi</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Bệnh nhân viêm tổ chức nội nhãn cần được khám lại ít nhất 2 lần/ ngày ở bệnh viện trong 48 giờ đầu. Trường hợp nhiễm trùng nặng cần khám nhiều lần mỗi ngày. Đánh giá cải thiện lâm sàng có thể cần 24 giờ đến 36 giờ. Theo dõi tiến triển bệnh dựa vào:</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Các triệu chứng của bệnh nhân như:</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><ul><span style="font-size: 14px;">
</span><li style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Thị lực và đánh giá chức năng thị thần kinh</span></li><span style="font-size: 14px;">
</span><li style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Vận nhãn 9 hướng</span></li><span style="font-size: 14px;">
</span><li style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Độ lồi mắt và chệnh lệch nhãn cầu ( lệch nhiều có thể chỉ ra một áp xe).</span></li><span style="font-size: 14px;">
</span><li style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Nhiệt độ và số lượng bạch cầu</span></li><span style="font-size: 14px;">
</span></ul><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Bệnh nhân cần được khám giác mạc phát hiện dấu hiệu hở mi</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Kiểm tra nhãn áp</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Khám võng mạc và thị thần kinh để tìm dấu hiệu chèn ép phía sau, viêm hoặc bông võng mạc do xuất tiết.</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">- Khi viêm tổ chức hốc mắt cải thiện rõ rệt thì có thể chuyển sang kháng sinh uống (tùy theo kết quả nuối cấy và kháng sinh đồ) cho hết đợt điều trị 14 ngày.</span></p><span style="font-size: 14px;">
</span><p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 14px;">Bệnh nhân được khám lại vài ngày 1 lần đến khi khỏi và được yêu cầu quay lại ngay nếu các dấu hiệu và triệu chứng nặng lên.</span></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Viêm tổ chức hốc mắt / Health Việt Nam</li><li style="text-align: justify;">Brook I (2009) “Microbiology and antimicrobial treatment of orbital and intracranial complications of sinusitis in children and their management.” Int J Pediatr Otorhinolaryngol.;73(9):1183-6</li><li style="text-align: justify;">Greenberg MF, Pollard ZF (1998) “Medical treatment of pediatric subperiosteal orbital abscess secondary to sinusitis.” J AAPOS. 2(6):351-5</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-to-chuc-hoc-mat-shwia |
Viêm phế quản mạn tính | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm phế quản mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Viêm phế quản mạn tính</strong> là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sản xuất dịch nhầy trong lòng phế quá mức, điều này gây kích thích ho khạc đờm thường xuyên. Một bệnh nhân được coi là <strong>viêm phế quản mạn tính</strong> khi ho khạc đờm kéo dài ít nhất 2 năm liên tiếp, mỗi năm 3 tháng liên tục và mỗi tháng 3 tuần liền. Triệu chứng trên đã được loại trừ các nguyên nhân khác cũng gây ho khạc đờm kéo dài như <strong>lao phổi, COPD, suy tim, ung thư phổi.</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm phế quản mạn tính" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_viem-phe-quan-man-tinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm phế quản mạn tính </em></p>
<p><strong>Viêm phế quản mạn tính</strong> có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới và bệnh tiến triển từ từ, có thể tăng dần nếu không được điều trị tích cực. Bệnh cũng có thể tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở các trường hợp bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá nhiều năm.</p>
<p>Bệnh viêm phế quản mạn tính thường được chia ra làm 3 loại là:</p>
<p>- Viêm phế quản mạn tính đơn thuần (không tắc nghẽn): Loại này thường có tiên lượng tốt, triệu chứng chủ yếu tập trung ở các phế quản lớn, ít có sự kích ứng đường thở</p>
<p>- Viêm phế quản mạn tính dạng hen (Có tắc nghẽn - co thắt): Loại viêm phế quản mạn tính này có thể tiến triển thành hen phế quản và có liên quan chặt chẽ tới tình trạng dị ứng.</p>
<p>- Viêm phế quản mạn tính dạng khí phế thũng: Trường hợp này tiên lượng không tốt vì đây là biểu hiện của tình trạng tắc nghẽn đường thở nhỏ, có nguy cơ cao sẽ tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm phế quản mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mạn tính như: Hút thuốc lào, thuốc lá nhiều năm, làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, khí độc, bụi mịn, bụi công nghiệp, nhiễm khuẩn mạn tính, cơ địa dị ứng,...</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Thuốc lá:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản mạn tính. Chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản mạn tính" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hut-thuoc-la.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản mạn tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể không biểu hiện bệnh ở giai đoạn tuổi trẻ mà thường xuất hiện các triệu chứng sau khoảng 45 - 50 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở độ tuổi này, do sự tích tụ của các chất độc từ khói thuốc là và sự viêm mạn tính trong nhiều năm khiến các tổ chức liên kết thành phế quản bị tổn thương, đứt gãy và lỏng lẻo dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dần hình thành và nặng lên, từ đó gây giảm chức năng hô hấp (FEV1 giảm ~ 50 ml/ 1 năm)</p>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng tổn thương ở phổi có thể liên quan đến thời gian hút thuốc, số lượng thuốc được hút, hàm lượng nicotin có trong thuốc lá của từng loại thuốc hay cấu trúc của đầu lọc thuốc lá.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc bỏ thuốc lá sẽ giúp làm chậm hơn tốc độ giảm FEV1 hàng năm, mặc dù chức năng hô hấp không thể hồi phục như ban đầu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Khói bụi và ô nhiễm môi trường</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc đô thị hóa cùng với phát triển công nghiệp cũng làm gia tăng tình trạng khói bụi và ô nhiễm môi trường từ các nhà máy, công trường và khu vực đông dân cư,...Các chất hay khí độc hại có thể gây tổn thương niêm mạc đường thở, kích hoạt quá trình viêm mạn tính tương tự như việc hút thuốc lá. Nếu tình trạng tiếp xúc với các phân tử khí độc hại trong thời gian dài sẽ dẫn tới viêm phế quản mạn tính và nặng hơn là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Các yếu tố dị nguyên gây dị ứng:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong nhiều trường hợp viêm phế quản mạn tính, người ta thấy có tình trạng tăng tính nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các kháng nguyên gây dị ứng. Tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, các trường hợp có tiền sử dị ứng cơ địa, người hút thuốc lá,... Sự tăng mẫn cảm của niêm mạc phế quản sẽ kích hoạt cơ chế viêm dị ứng của đường thở với sự tham gia của các tế bào mastocyte, bạch cầu ái toan,... gây giải phóng các chất trung gian hóa học làm co thắt các cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhầy đường hô hấp gây ho và khó thở trong bệnh viêm phế quản mạn tính dạng hen.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thỉnh thoảng có ho hen " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_ho-viem-phe-quan-man-tinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thỉnh thoảng có ho hen </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Độ tuổi:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh lý viêm phế quản mạn tính. Mặc dù bệnh viêm phế quản mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nhưng ở các trường hợp trẻ nhỏ chúng ta thấy có sự xuất hiện nhiều hơn của tình trạng viêm phế quản mạn tính dạng hen, còn ở người lớn tuổi có hút thuốc lào, thuốc lá nhiều năm thì thường gặp viêm phế quản mạn tính dạng khí phế thũng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Yếu tố xã hội:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm phế quản mạn tính liên quan nhiều tới khói bụi công nghiệp và tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, ở nhiều nước công nghiệp và các nước đang phát triển, tỉ lệ bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có xu hướng tăng dần. Nhóm dân số có thu nhập thấp cũng có tỉ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính cao hơn so với nhóm dân cư có thu nhập cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Giới tính:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Do có liên quan đến yếu tố thuốc lá nên nam giới thường có tỉ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính cao hơn so với nữ giới.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Thời tiết - Khí hậu:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh về đường hô hấp nói chung đều có bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết. Yếu tố này cũng tác động mạnh đến bệnh viêm phế quản mạn tính. Sự thay đổi của thời tiết có thể gây ra tình trạng ho, tăng tiết đờm và co thắt phế quản</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Tình trạng nhiễm trùng:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là một yếu tố gây ảnh hưởng nặng nhất tới viêm phế quản mạn tính. Nhiễm trùng tái phát nhiều lần có thể làm phá hủy tổ chức nhu mô phổi, giảm chức năng hô hấp hay nặng hơn là viêm phổi, suy hô hấp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm phế quản mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh viêm phế quản mạn tính diễn biến trong một thời gian dài,</strong> ban đầu các triệu chứng thường nhẹ và ít được để ý, diễn biến từ từ và tăng dần sẽ khiến ảnh hưởng đến sinh hoạt khi bệnh nặng hơn. Sau cùng sẽ là các biểu hiện do các biến chứng của bệnh gây ra.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ho: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý đường hô hấp. Triệu chứng ho trong bệnh viêm phế quản mạn tính thường là ho kéo dài, đôi khi chỉ thúng thắng, thỉnh thoảng xuất hiện thành cơn khi có yếu tố bất lợi như gặp lạnh, dị ứng, khói bụi,... Có thể ho thường xuyên, kéo dài liên tục hoặc ho ngắt quãng. Thời gian đầu bệnh nhân thường ho vào nửa đêm gần sáng, về sau thì ho cả những khi có yếu tố kích thích, giai đoạn cuối là ho kéo dài.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ho là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý đường hô hấp" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ho-ra-mau-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ho là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý đường hô hấp</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Khạc đờm: Thường là khạc đờm trắng, nhầy, dính. Trong các đợt bội nhiễm, bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có thể xuất hiện đờm vàng, xanh, nâu, mủ,... thậm chí có máu. Thời gian đầu số lượng đờm thường ít, sau đó tăng dần, ở nhiều bệnh nhân có thể ho 200ml đờm/ ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khó thở: Thường xuất hiện ở giai đoạn sau của viêm phế quản mạn tính. Khó thở từ từ, tăng dần thỉnh thoảng xuất hiện thành cơn khó thở nhiều. Chức năng hô hấp càng ngày càng suy giảm. Nếu đo chức năng hô hấp có tình trạng rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau test hồi phục phế quản thì sẽ chuyển sang một bệnh lý khác là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính dạng hen, khó thở thường gặp thành cơn khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng hoặc khi thay đổi thời tiết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở các bệnh nhân viêm phế quản dạng khí phế thũng, sự khó thở có thể diễn ra thường xuyên hoặc khi gắng sức.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm phế quản mạn tính tiến triển từ từ và tăng dần trong thời gian dài. Trong quá trình diễn biến thường có các đợt cấp do các yếu tố bất lợi gây nên. Khi đó, bệnh nhân có thể có các biểu hiện tăng nặng hơn như: Ho tăng, khạc đờm tăng, khó thở tăng. Ngoài ra có thể có các đợt bội nhiễm khiến cho bệnh nhân có sốt, thay đổi màu sắc đờm thành màu vàng, xanh, nâu,... khi nghe phổi có thể có rales ẩm, ralres rít, rales nổ,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm phế quản mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm phế quản mạn tính thường tiến triển từ 5 - 20 năm, xen kẽ vào đó alf các đợt cấp của bệnh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn thành khí phế thũng, tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay suy hô hấp:</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh viêm phế quản mạn tính có thể tiến triển nặng hơn thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh viêm phế quản mạn tính có thể tiến triển nặng hơn thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng khí phế thũng thường xuất hiện dưới dạng trung tâm tiểu thùy, thường gặp ở những người hút thuốc lá nhiều năm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng áp động mạch phổi dẫn đến tâm phế mạn: Đây là hậu quả của sự giảm thông khí phế nang làm giảm Oxy phế nang gây co mạch và phá hủy các đường mạch máu phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Suy tim, tâm phế mạn và suy hô hấp là những vấn đề nặng nề và nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Viêm phế quản mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm phế quản mạn tính là bệnh mắc phải do các yếu tố không lây, vì vậy bản thân bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên các yếu tố như khói, bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường,... lại ảnh hưởng đến một nhóm người, nhóm cư dân hay một cộng đồng dân cư nên viêm phế quản mạn tính lại có thể gặp ở nhiều người trong một cộng đồng có điều kiện sống và làm việc tương tự nhau.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Viêm phế quản mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm phế quản rất thường gặp bởi các nguyên nhân gây ra nó rất phong phú và vẫn hay gặp trong cuộc sống. Các đối tượng nguy cơ bị viêm phế quản mạn tính thường là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người hút thuốc lá: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ hàng đầu bị viêm phế quản mạn tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người có cơ địa dị ứng, viêm mũi xoang mạn tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Những cư dân sống trong môi trường ẩm thấp, nhiều ô nhiễm, sống gần các công trường, nhà máy sản xuất có nhiều khói bụi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Những cư dân sống trong môi trường ẩm thấp, nhiều ô nhiễm, sống gần các công trường, nhà máy sản xuất có nhiều khói bụi có nguy cơ cao bị bệnh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_nhieu-khoi-bui.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Những cư dân sống trong môi trường ẩm thấp, nhiều ô nhiễm, sống gần các công trường, nhà máy sản xuất có nhiều khói bụi có nguy cơ cao bị bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Các công nhân làm việc thường xuyên trong môi trường khói bụi như: công nhân các nhà máy sản xuất than đá, xi măng, công nhân công trường xây dựng, công nhân nhà máy dệt, luyện kim,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người có sức đề kháng yếu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bệnh nhân suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm phế quản mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Lâm sàng:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân viêm phế quản mạn tính thường có các tiền sử tiếp xúc khói bụi lâu dài, hút thuốc lào, thuốc lá nhiều năm cơ địa dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng điển hình của bệnh: Ho khạc đờm mạn tính kéo dài trên 2 năm vối mỗi năm 3 tháng, có thể có khó thở, tức ngực.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám phổi có thể có tình trạng lồng ngực hình thùng, khí phế thũng, có tình trạng giảm thông khí phổi hoặc có ralres ẩm, rales nổ, rales rít ở các đợt cấp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>Cận lâm sàng:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Để hố trợ cho chẩn đoán bệnh viêm phế quản mạn tính, các bác sĩ sẽ tiến hành thêm các chỉ định như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang lồng ngực để xác định tình trạng của phổi và loại trừ các bệnh lý khác</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-quang lồng ngực để xác định tình trạng của phổi" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20201015_chup-x-quang-o-ha-noi-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang lồng ngực để xác định tình trạng của phổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đo chức năng hô hấp giúp chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị và tiên lượng bệnh. Ngoài ra đo chức năng hô hấp rất quan trọng trong việc đánh giá sự tắc nghẽn của phổi. Nếu kết quả của bệnh nhân là tình trạng rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục sau test hồi phục phế quản thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim: Giúp đánh giá tình trạng của thất phải và áp lực động mạch phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm hóa sinh như: Khí máu động mạch, IgA, IgE, cũng với các xét nghiệm vi sinh là: Cấy đờm, Realtime PCR,... giúp đánh giá tình trạng dị ứng và nhiễm khuẩn của bệnh nhân</p>
<p style="text-align: justify;">- Việc nội soi phế quản ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính ít được đề ra. Tuy nhiên phương pháp này có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán loại trừ các trường hợp ung thư phế quản, lao, hít phải dị vật,... Việc quan sát niêm mạc phế quản trong quá trình nội soi cũng giúp bác sĩ đánh gái được tình trạng viêm trong lòng phế quản.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán viêm phế quản mạn tính không quá khó khăn, đặc biệt là với một cơ sở có các chuyên gia đầu ngành về hô hấp cùng các trang thiết bị hiện đại như bệnh viện Medlatec. Tại Medlatec đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đi khám và phát hiện bệnh viêm phế quản mạn tính, thậm chí có nhiều trường hợp phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏ</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm phế quản mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Mục tiêu điều trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị triệu chứng, tăng cường lưu thông đường thở, giảm tiết đờm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phòng ngừa các yếu tố gây khởi phát đợt cấp của viêm phế quản mạn tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị tích cực đợt cấp của bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Dùng kháng sinh phù hợp khi có tình trạng nhiễm khuẩn</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Loại bỏ các yếu tố nguy cơ:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Cai thuốc lá</p>
<p style="text-align: justify;">- Tránh khói bụi độc hại</p>
<p style="text-align: justify;">- Đeo khẩu trang khi ra đường haowjc khi tiếp xúc với khói bụi</p>
<p style="text-align: justify;">- Tránh lạnh, giữ ấm cơ thể khi có thay đổi thời tiết lạnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Tránh các yếu tố dị nguyên gây dị ứng</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng phế cầu, HI</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bằng thuốc:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng kháng sinh: Chỉ điều trị kháng sinh trong các đợt nhiễm khuẩn có bằng chứng rõ ràng trên lâm sàng (sốt, ho khạc đờm đổi màu vàng, xanh, mủ,... khó thở) và cận lâm sàng (Bạch cầu tăng, CRP tăng, Procalcitonin tăng, nuôi cấy hoặc định danh được vi khuẩn gây bệnh,...), hoặc dùng kháng sinh để dự phòng cho đợt cấp của những bệnh nhân suy hô hấp nặng hoặc suy giảm miễn dịch, có nguy cơ bội nhiễm cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc long đờm như: acetylcystein, carbocystein, bromhexin,...</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị bệnh bằng các loại thuốc" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thuoc-khang-sinh.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị bệnh bằng các loại thuốc</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc giãn phế quản: <a href="https://www.benhhen.vn/tintuc/theophylline.html">theophylin</a>, <a href="https://www.benhhen.vn/tintuc/cong-dung-tac-dung-cua-thuoc-salbutamol.html">salbutamol</a>, terbutalin,... được dùng trong các trường hợp co thắt phế quản gây khó thở.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm Corticoid đường uống hoặc phun, hít, xịt,... Cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phục hồi chức năng hô hấp:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là một điều hết sức quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong điều trị viêm phế quản mạn tính. Phục hồi chức năng hô hấp có thể thực hiện thông qua các bài tập đơn giản như: Đi bộ, tập chạy chậm, tập leo dốc, tập ho, tập thở bụng,...</p>
<p style="text-align: justify;">Tận dụng một số phương pháp dân gian trong điều trị viêm phế quản mạn tính:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng gừng có thể chống lại các cơn cảm, tăng cường miễn dịch, chống viêm</p>
<p style="text-align: justify;">- Mật ong: Giúp kháng khuẩn, tăng sức đề kháng, làm dịu cổ họng, chống viêm, giảm nề,... rất có lợi cho người bệnh viêm phế quản mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỏi: Là loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên nên có thể hỗ trợ người bệnh viêm phế quản mạn tính chống lại cúm và các đợt bội nhiễm</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghệ: Có tính kháng khuẩn cao, giảm ho, long đờm,... nên khá hữu ích trong điều trị viêm phế quản mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ô mai: Rất tốt để làm dịu và giảm ngứa rát họng, cũng như sát trùng họng. Sử dụng ô mai cũng là một lựa chọn tốt cho việc hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Viêm phế quản mạn tính | Hellobacsi</li><li style="text-align: justify;">Bệnh viêm phế quản mạn tính | Benhhen</li><li style="text-align: justify;">Bài giảng viêm phế quản mạn | Điều trị</li><li style="text-align: justify;">Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Phân loại và điều trị viêm phế quản mạn tính ở người lớn | Thầy thuốc Việt Nam</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-phe-quan-man-tinh-sotmv |
Viêm phổi do phế cầu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn phế cầu được mệnh danh là một sát thủ vô hình khi có thể gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất phải kể đến đó là viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa và viêm phổi. Không chỉ có vậy, loại vi khuẩn này còn gây ra những biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, đặc biệt là đối với các ca phế cầu xâm lấn tuy không thường gặp nhưng một khi người bệnh đã mắc phải thì rất khó khăn trong việc điều trị do bệnh cảnh phức tạp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm phổi do phế cầu" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_viem-phoi-do-phe-cau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm phổi do phế cầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, vi khuẩn phế cầu ngày càng tăng mạnh sức đề kháng đối với nhiều loại kháng sinh hiện có, gây áp lực điều trị đồng thời tạo gánh nặng cho y tế, xã hội và bản thân bệnh nhân vì di chứng của các loại bệnh do phế cầu có thể rất nặng, ví dụ như điếc, liệt, mù hoặc chậm phát triển tâm thần kinh. Chi phí để chữa bệnh cũng vì thế mà tốn kém và mất nhiều thời gian.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm phổi do phế cầu khiến cho đường hô hấp bị nhiễm khuẩn và gây nhiễm trùng tại phổi, khiến cho phổi dễ bị viêm và tổn thương. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các số liệu liên quan đến bệnh viêm phổi do phế cầu:</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm phổi do phế cầu đang đe dọa mạng sống của hàng triệu người trên toàn cầu. Trong đó Việt Nam nằm trong 15 quốc gia có 75% gánh nặng về viêm phổi của thế giới, đây chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thống kê cho thấy, trung bình cứ 20 giây, 1 trẻ em bị giết bởi viêm phổi do phế cầu. Con số bệnh nhân ở Việt Nam hàng năm là 2,9 triệu ca, trong đó số ca tử vong ở trẻ nhỏ là 4,000 em.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phế cầu khuẩn (tên khoa học: Streptococcus pneumoniae) thuộc chi Streptococcus là một vi khuẩn Gram dương, thường trú ngụ tại vị trí mũi và họng của tất cả những người bình thường khoẻ mạnh. Có khoảng 50% trẻ em khỏe mạnh mang vi khuẩn này trong cơ thể, ngay khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công và gây bệnh ở trẻ. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phế cầu khuẩn (tên khoa học: Streptococcus pneumoniae)" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_phe-cau-khuan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phế cầu khuẩn (tên khoa học: Streptococcus pneumoniae)</em></p>
<p style="text-align: justify;">Do đây là loại vi khuẩn thường tồn tại sẵn trong cơ thể chúng ta nên các bệnh do phế cầu, đặc biệt là viêm phổi rất dễ xảy ra đối với những bệnh nhân vốn có hệ miễn dịch kém như trẻ em dưới 5 tuổi, người mắc bệnh hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh mạn tính,...</p>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh phế cầu xâm lấn như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết thường gây nên nhiều di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao ở những người mắc phải. Còn bệnh phế cầu không xâm lấn: viêm phổi, viêm tai giữa có khả năng mắc phải rất cao, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của bệnh nhân, đối với trẻ em thì bị ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như tương lai sau này của trẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước những mối đe dọa từ viêm phổi do phế cầu, Liên minh toàn cầu phòng chống viêm phổi trẻ em đã phát động lời kêu gọi cần có những hành động cấp thiết để giảm thiểu và chấm dứt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây nên, mong muốn xoá sổ bệnh vào năm 2030.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Giống như triệu chứng khi nhiễm các loại vi khuẩn, virus đường hô hấp khác, vi khuẩn phế cầu gây bệnh sẽ gây tổn thương phổi, viêm nhiễm và người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu cấp tính như ho nhiều, đau ngực, sốt cao,... </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các dấu hiệu cấp tính như ho nhiều, đau ngực, sốt cao" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ho.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các dấu hiệu cấp tính như ho nhiều, đau ngực, sốt cao</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ em khi bị viêm phổi sẽ có nguy cơ cao diễn tiếng nhanh và nặng. Ban đầu sẽ là các biểu hiện như sốt cao, ho nhiều, bỏ bú, khóc quấy và thở nhanh (khoảng 40 - 50 lần/phút). Trường hợp nặng em bé có thể phải cần đến thở máy, tiềm ẩn thêm nhiều yếu tố đe dọa tới sức khoẻ của trẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi người lớn bị viêm phổi thì cũng sẽ bị sốt cao, ớn lạnh, ho dữ dội và ho nhiều, đau đầu, đau tức ngực, đau tai, cứng cổ,... Khi bệnh trở nặng người lớn có thể phải đối mặt với những tổn thương phổi nghiêm trọng, kém tỉnh táo, bị lú lẫn và nguy cơ tử vong là rất lớn. </p>
<p style="text-align: justify;">Cũng giống với các triệu chứng nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp thông thường khác, khi vi khuẩn phế cầu tấn công gây viêm phổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện cấp tính như sốt cao, đau ngực, ho nhiều… Khi bị viêm phổi, trẻ nhỏ dễ có nguy cơ diễn tiến nặng, triệu chứng ban đầu thường là ho nhiều, sốt cao, khóc quấy, bỏ bú, trẻ có biểu hiện thở nhanh (40-50 lần/phút). Một em bé nếu mắc viêm phổi nặng có suy hô hấp có thể phải vào thở máy sẽ thêm nhiều yếu tố đe dọa.</p>
<p style="text-align: justify;">Như vậy, điểm chung của các triệu chứng bệnh viêm phổi do phế cầu ở các đối tượng bệnh nhân bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ho nhiều, đau tức ngực;</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt cao và ớn lạnh;</li>
<li style="text-align: justify;">Đau tức ngực;</li>
<li style="text-align: justify;">Thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều đặc biệt nguy hiểm ở căn bệnh này đó là diễn tiến của bệnh thường nhanh, nếu không cứu chữa kịp thời thì khả năng cao sẽ để lại những di chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng người bệnh. Kể cả khi được chữa khỏi thì những biến chứng như điếc, mù, chậm phát triển thần kinh cũng có thể xảy ra. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng tại chỗ:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi là biến chứng của viêm phổi do phế cầu" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_dau-hieu-tran-dich-mamg-phoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi là biến chứng của viêm phổi do phế cầu</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tràn dịch màng ngoài tim</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng sau này:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm phúc mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm nội nhãn</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm khớp nhiễm khuẩn</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm màng não</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh sự lây nhiễm nhanh trong cộng đồng, diễn tiến bệnh lý nhanh, biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao,... mà phế cầu khuẩn còn kháng nhiều loại kháng sinh, điều này khiến cho công tác điều trị gặp rất nhiều khó khăn, gây nên gánh nặng lâu dài cho xã hội, ngành y tế vì không có loại thuốc kháng sinh nào hiệu quả để đẩy lùi căn bệnh này.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm phổi do phế cầu trở thành một căn bệnh phổ biến và mức độ nguy hiểm cao là do tính lây truyền trong cộng đồng rất dễ dàng và nhanh chóng của nó. Thông qua các hoạt động như giao tiếp, nói chuyện, ho, hắt hơi,... khiến cho nước bọt văng ra từ cơ thể người bệnh làm cho vi khuẩn phế cầu bám vào các vật dụng xung quanh hoặc bám vào người khác. Đặc biệt trong các không gian có nhiều người như khu công nghiệp, lớp học, lễ hội,... sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn lây truyền diện rộng, xâm nhập vào cơ thể mọi người và gây ra bệnh viêm phổi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm phổi do phế cầu lây truyền trong cộng đồng rất dễ dàng và nhanh chóng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-lao-phoi-co-lay-khong.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm phổi do phế cầu lây truyền trong cộng đồng rất dễ dàng và nhanh chóng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Số liệu chỉ ra rằng vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm phổi ở người (chiếm khoảng 35 - 50% trong số các trường hợp bị viêm phổi).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm phổi do vi khuẩn phế cầu có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng cũng có những đối tượng bệnh nhân lại chiếm tỷ lệ mắc cao hơn so với người khác. Tình trạng sức khoẻ hoặc độ tuổi cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Cụ thể như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Theo thống kê cho thấy, trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 54 - 64 tuổi là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ mắc phế cầu khuẩn cao hơn cả, đặc biệt là những người trên 85 tuổi.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người trên 85 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_cum.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người trên 85 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Những người có tình trạng sức khoẻ yếu như:</li>
<li style="text-align: justify;">Mắc các bệnh mạn tính về tim, phổi, hen suyễn, gan hoặc thận, đái tháo đường,...</li>
<li style="text-align: justify;">Bị mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, bệnh ung thư, bị hư hoặc cắt lách,...</li>
<li style="text-align: justify;">Rò rỉ dịch não tuỷ hoặc cấy ốc tai (bị thoát dịch xung quanh não và tuỷ sống)</li>
<li style="text-align: justify;">Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: nghiện chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khi đã có những bệnh nền kể trên và hệ miễn dịch suy yếu, nếu phế cầu khuẩn tấn công thì người bệnh rất dễ bị hạ gục, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến bệnh nhân bị tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trước khi vắc xin được chế tạo thành công, viêm phổi do phế cầu để lại rất nhiều hệ lụy cho xã hội: trẻ em bị bệnh thì đau đớn kéo dài và nhiều di chứng bất lợi cho sự phát triển sau này, người lớn giảm sức lao động, nếu nặng thì tử vong, còn được chữa khỏi thì biến chứng nặng nề gây tốn kém thời gian, tiền bạc, áp lực tinh thần và trở thành gánh nặng cho y tế, xã hội,...</p>
<p style="text-align: justify;">Để bảo vệ cộng đồng khỏi mối đe dọa của viêm phổi do phế cầu thì môi trường sống cần được đảm bảo, lành mạnh, không bị ô nhiễm bởi khói bụi công nghiệp, hoá chất. Ngoài ra trẻ em cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Phương pháp hữu hiệu để bảo vệ mọi người khỏi viêm phổi do phế cầu đó là tiêm vắc xin phòng ngừa. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phế cầu cho cả đối tượng trẻ em và người lớn, đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Vắc xin Synflorix (xuất xứ từ Bỉ): trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi cho thể tiêm được;</li>
<li style="text-align: justify;">Vắc xin Prevenar 13 (xuất xứ từ Anh): trẻ 6 tuần tuổi trở lên, người lớn, người cao tuổi và những người bị mắc các bệnh lý mạn tính có thể tiêm được loại vắc xin này. Lịch tiêm là chỉ cần 1 mũi duy nhất.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phương pháp hữu hiệu để bảo vệ mọi người khỏi viêm phổi do phế cầu đó là tiêm vắc xin phòng ngừa" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_tiem-vacxin.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương pháp hữu hiệu để bảo vệ mọi người khỏi viêm phổi do phế cầu đó là tiêm vắc xin phòng ngừa</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số biện pháp bác sĩ có thể chỉ định thực hiện khi bệnh nhân bị phế cầu khuẩn xâm lấn:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiến hành lấy mẫu máu hoặc dịch não tuỷ để xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm trùng máu hoặc bị viêm màng não do phế cầu tấn công.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu vi khuẩn phế cầu gây nên các bệnh lý này, bác sĩ có thể đưa vi khuẩn đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy chúng nhằm mục đích:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xác nhận sự tồn tại của vi khuẩn trong cơ thể bệnh nhân</li>
<li style="text-align: justify;">Xác nhận loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh là gì</li>
<li style="text-align: justify;">Quyết định loại kháng sinh để điều trị tốt nhất đối với tình trạng bệnh</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Còn đối với các bệnh do phế cầu khuẩn không xâm lấn (nhiễm trùng tai hoặc xoang), thường bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh án, kèm theo kết quả khám lâm sàng và chẩn đoán nhiễm trùng phế cầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán viêm phổi do phế cầu đòi hỏi phải có bác sĩ có trình độ nhất định cùng các trang thiết bị hiện đại để có thể phát hiện ra bệnh. Tại BVĐK MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia đầu ngành về chuyên ngành hô hấp cũng các bác sĩ giỏi có nhiều kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị cho nhiều trường hợp viêm phổi do phế cầu. Đặc biệt với sự trợ giúp của máy CT 128 dãy, các xét nghiệm đặc hiệu như Panel tác nhân vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp (phương pháp Realtime PCR), cấy đờm,... rất nhiều bệnh nhân đã được chẩn đoán chính xác viêm phổi do phế cầu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hệ thống trang thiết bị hiện đại tại BVĐK MEDLATEC giúp chẩn đoán chính xác bệnh " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200618_chup-ct-128-day-02.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hệ thống trang thiết bị hiện đại tại BVĐK MEDLATEC giúp chẩn đoán chính xác bệnh </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm phổi do phế cầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như đã đề cập, thường đối với viêm phổi do phế cầu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay loại vi khuẩn này kháng lại hầu hết các loại kháng sinh vốn dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm phổi do phế cầu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thuoc-khang-sinh.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm phổi do phế cầu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ở các bệnh nhiễm trùng phế cầu xâm lấn mà được điều trị bằng kháng sinh sẽ là loại kháng sinh phổ rộng, cho đến khi có kết quả về thử nghiệm độ nhạy. Loại kháng sinh này chống lại các loại vi khuẩn khác nhau. Khi đã biết được vi khuẩn nhạy cảm với loại kháng sinh nào thì bác sĩ sẽ lựa chọn ra một loại kháng sinh có tính ức chế vi khuẩn mạnh hơn để điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra có thể sử dụng vắc xin phế cầu liên hợp bên cạnh kháng sinh. Với sự thành công của loại vắc xin này thì tình trạng kháng kháng sinh cũng rất hiếm xảy ra. Khi kết hợp với các thuốc kháng sinh hợp lý, bệnh nhân có hy vọng bệnh nhiễm trùng sẽ diễn tiến chậm lại.</p>
<p style="text-align: justify;">Với việc chẩn đoán chính xác viêm phổi do phế cầu bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và các trang thiết bị, máy móc xét nghiệm hiện đại, BVĐK MEDLATEC cũng đã điều trị thành công rất nhiều ca bệnh viêm phổi do phế cầu được phát hiện tại viện. Bên cạnh đó, bệnh viện còn là đơn vị có thể tiến hành tiêm phòng phế cầu cho khách hàng có nhu cầu tiêm tại viện.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Viêm phổi do phế cầu chẩn đoán và điều trị | Dieutri</li><li>Viêm phổi do phế cầu | Hellobacsi</li><li>Viêm phổi do phế cầu khuẩn biến chứng và cách phòng ngừa | VNVC</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-phoi-do-phe-cau-sggqb |
Cơn hen phế quản ác tính | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Cơn hen phế quản ác tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Cơn hen phế quản ác tính </strong>là một nỗi ám ảnh không chỉ cho riêng người bệnh bị hen phế quản mà còn là tình trạng cấp cứu mà bất cứ bác sĩ nào cũng không muốn gặp phải trong điều trị cho bệnh nhân hen. Vậy ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao mà cơn hen phế quản ác tính lại đáng sợ như vậy nhé.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hen phế quản</strong> là một bệnh khá phổ biến trên thế giới (tỉ lệ 1 - 4% dân số). Hen phế quản thông thường ở mức nhẹ đến vừa. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không được điều trị hoặc không tuân thủ điều trị hay có tác nhân kích hoạt cơn hen thì có thể tiến triển thành cơn hen nặng hoặc cơn hen phế quản ác tính.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cơn hen phế quản ác tính là một nỗi ám ảnh cho người bệnh và bác sĩ" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_hen-phe-quan-ac-tinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơn hen phế quản ác tính là một nỗi ám ảnh cho người bệnh và bác sĩ</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cơn hen phế quản ác tính là một cơn hen nặng, không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản cắt cơn thông thường, tiến triển nặng gây suy hô hấp cấp và suy tim cấp. Cơn hen thường kéo dài trên 1 ngày khiến bệnh nhân bị khó thở liên tục với cảm giác như “chết đuối trên cạn”.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cơn hen phế quản ác tính</strong> được gây ra bởi việc đường thở bị hẹp lan tỏa do sự co thắt cơ reissessen phối hợp cùng sự phù nề, xung huyết niêm mạc phế quản và xuất tiết dịch nhầy trong lòng phế quản gây hẹp và tắc nghẽn đường thở, từ đó sẽ gây ra tình trạng giãn phế nang cấp tính toàn bộ hai phổi. Cơ chế gây ra tình trạng trên là do sự giải phóng các chất trung gian hóa học từ các dưỡng bào (mastocyt) như histamin, leucotrien, prostaglandin,... và do phản xạ ở các đầu mút thần kinh thực vật đến phế quản gây tăng tiết acetylcholin cùng với sự ức chế thụ thể Beta 2 gây cường giao cảm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Cơn hen phế quản ác tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn hen ác tính như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Hít phải dị nguyên gây dị ứng đường hô hấp</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng toàn thân và ảnh hưởng đến phổi</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm mũi xoang dị ứng</p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng gắng sức</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Khói thuốc lá cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây khởi phát cơn hen.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_con-hen-phe-quan-ac-tinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt cơn hen như: Aspirin, Betaloc, thuốc chống viêm giảm đau nonsteroid, các thuốc gây nghiện,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Thời tiết lạnh hoặc hít phải không khí lạnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không tuân thủ điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ.</p>
<p style="text-align: justify;">Có hai dạng khởi phát cơn hen ác tính, đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Khởi phát chậm: Cơn hen bắt đầu có thể nhẹ nhưng sau đó nặng dần và kéo dài > 6 giờ. Cơn hen nặng dần và không đáp ứng nhiều với các thuốc giãn phế quản thông thường và trở thành cơn hen ác tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khởi phát đột ngột: Cơn hen khởi phát một cách nhanh, bất ngờ hoặc sau khi tiếp xúc hay hít phải dị nguyên, gắng sức,... Bệnh nhân khó thở nhiều, đột ngột và sẽ suy hô hấp nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Cơn hen phế quản ác tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Với đặc tính là một cơn hen rất nặng, nguy kịch và không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản, cơn hen ác tính là một cấp cứu y khoa đòi hỏi bác sĩ phải sớm nhận biết và chẩn đoán để xử trí kịp thời. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu triệu chứng của cơn hen ác tính như thế nào nhé</p>
<p style="text-align: justify;">Cơn hen ác tính có thể diễn ra qua một giai đoạn khởi phát chậm trước đó với cơn hen mức độ nhẹ và nặng dần lên với các triệu chứng như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân khó thở và nặng lên, cơn hen không dứt</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân khó thở và nặng lên, cơn hen không dứt" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hen-phe-quan-ac-tinh-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân khó thở và nặng lên, cơn hen không dứt</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân tím tái, vật vã, vã mồ hôi toàn thân</li>
<li style="text-align: justify;">Nói ngắt quãng hoặc không nói được do tình trạng khó thở</li>
<li style="text-align: justify;">Thở khò khè, co kéo cơ hô hấp.</li>
<li style="text-align: justify;">Nhịp thở tăng trên 30 lần/ phút</li>
<li style="text-align: justify;">Mạch nhanh > 100 - 120 lần/phút, huyết áp có thể tăng, cũng thường gặp mạch nghịch > 25 mmHg.</li>
<li style="text-align: justify;">Đo SpO2 giảm, có thể < 90%</li>
<li style="text-align: justify;">Nghe phổi đầy tiếng rít toàn phổi</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Cơn hen phế quản ác tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Với tính chất nguy kịch của mình, cơn hen ác tính để lại những hậu quả khôn lường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tràn khí màng phổi là biến chứng thường gặp khi phổi bị căng giãn quá mức trong cơn hen, có thể gặp cả tràn khí trung thất hay tràn khí dưới da, thậm chí tràn khí sau phúc mạc.</li>
<li style="text-align: justify;">Ở những bệnh nhân phải đặt nội khí quản có thể có biến chứng dò khí - thực quản.</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, suy tim hay nhồi máu cơ tim.</li>
<li style="text-align: justify;">Có thể xẹp phổi khi bị tắc đờm hoặc bị phù nề niêm mạc phế quản quá mức.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm phổi</li>
<li style="text-align: justify;">Ngộ độc do quá liều thuốc giãn phế quản Aminophylline</li>
<li style="text-align: justify;">Toan hô hấp</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn điện giải</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Cơn hen phế quản ác tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cơn hen ác tính có thể gây nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân hen phế quản bất cứ lúc nào và không phải khi nào bệnh nhân cũng ở gần cơ sở y tế hay đến cơ sở y tế nhanh và kịp thời. Vì vậy, những bệnh nhân hen phế quản cần luôn luôn phải có ý thức phòng cơn hen phế quản, nhất là cơn hen ác tính. Các biện pháp phòng ngừa gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Dùng thuốc đúng phác đồ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp.</li>
<li style="text-align: justify;">Với người bệnh có tiền sử hen phế quản nên thận trọng trong việc sử dụng các thuốc có nguy cơ kích hoạt cơn hen như: thuốc Aspirin, thuốc giảm đau không steroid (Ibuprofen), naproxen,, thuốc long đờm Acemuc,... hoặc thậm chí một số loại thuốc nhỏ mắt. Vì vậy, khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thăm khám bác sĩ để được lắng nghe những lời khuyên hữu ích" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_tham-kham-bac-si.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thăm khám bác sĩ để được lắng nghe những lời khuyên hữu ích </em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tránh tiếp xúc các dị nguyên gây dị ứng hoặc gây khởi phát cơn hen phế quản như: lông động vật, bọ, mạt, rệp, gián, phấn hoa, nấm mốc, các loại thức ăn đã từng dị ứng (như tôm, cua, nhộng tằm,...), khói thuốc lá,...</li>
<li style="text-align: justify;">Nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi hoặc khí độc hại khi ra đường.</li>
<li style="text-align: justify;">Nên tẩy giun, sán định kỳ</li>
<li style="text-align: justify;">Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để phá bỏ nơi cư ngụ của các loại bọ hay sinh vật gây bệnh như bọ, gián,...</li>
<li style="text-align: justify;">Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.</li>
<li style="text-align: justify;">Bổ sinh các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, các loại khoáng chất và vitamin</li>
<li style="text-align: justify;">Trong các mùa lạnh hoặc những ngày thời tiết đổi mùa, cần giữ ấm cơ thể.</li>
<li style="text-align: justify;">Đi khám sức khỏe định kỳ là việc cần thiết để kiểm soát bệnh hen phế quản cũng như kiểm tra các bệnh lý đồng amwsc khác có thể gây khởi phát cơn hen ác tính./.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Cơn hen phế quản ác tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán cơn hen phế quản đối với bác sĩ có thể khá dễ dàng thông qua các câu hỏi về tiền sử hen phế quản, sử dụng thuốc và thăm khám lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ vừa tiến hành cấp cứu cơn hen ác tính vừa thực hiện xét nghiệm như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm khí máu: Đây là xét nghiệm quan trọng cho phép bác sĩ biết được nồng Oxy và CO2 và các chất điện giải trong máu của bệnh nhân. Dựa vào xét nghiệm khí máu, bác sĩ còn đánh giá được tình trạng toan hô hấp của bệnh nhân từ đó nhận định mức độ nặng của cơn hen ác tính và đưa ra phương án xử lý phù hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đo lưu lượng đỉnh (PF: Peak flow): Đây là phương pháp thường đưỡ sử dụng ở mức độ hẹn nhẹ hoặc vừa, còn trong cơn hen ác tính thì bệnh nhân không thể thực hiện động tác đo. Tuy nhiên nó cũng có giá trị ở giai đoạn đầu của cơn hen ác tính khởi phát chậm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang tim phổi: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bắt buộc phải thực hiện ở bất kỳ bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp, nhất là khi có cơn hen. Bệnh nhân có cơn hen ác tính có thể được chụp Xquang tim phổi tại giường. Chụp X-quang tim phổi cho phép bác sĩ đánh giá được tình trạng giãn nở của phổi, phát hiện tràn khí màng phổi, đánh giá hình chiếu của tim có to hay không, hoặc phát hiện các tình trạng viêm hay những đám mờ bất thường tại phổi,...</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-quang tim phổi: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bắt buộc phải thực hiện ở bất kỳ bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20201015_chup-x-quang-o-ha-noi-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang tim phổi: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bắt buộc phải thực hiện ở bất kỳ bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tại BVĐK MEDLATEC, các dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho việc chẩn đoán cơn hen ác tính đề đầy đủ và sẵn sàng để giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của người bệnh có cơn hen ác tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Cơn hen phế quản ác tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị cơn hen ác tính là một điều trị tích cực đòi hỏi phải thực hiện nhanh chóng và kịp thời, với các nguyên tắc như sau:</p>
<ul>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Nhanh chóng tái lưu thông đường thở</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Cung cấp đầy đủ Oxy cho bệnh nhân</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Sử dụng thuốc Corticoid</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Sử dụng thuốc giãn cơ trơn phế quản tích cực</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Hỗ trợ bằng thông khí nhân tạo tùy thuộc vào SpO2 và kết quả khí máu.</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Cân bằng kiềm toan và kiểm soát, hỗ trợ tim mạch.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Cụ thể như sau:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong><em>Thở Oxy:</em></strong> </h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đây là việc làm cần phải thực hiện ngay đầu tiên để cung cấp Oxy cho bệnh nhân. Để bệnh nhân nằm đầu cao và thổ Oxy liều cao liên tục (4-6 lít/ phút, có gtheer 10 lít/ phút), sau đó chuyển giảm liều Oxy còn 3 lít/ phút khi bệnh nhân đã đỡ khó thở.</strong></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong><em>Sử dụng thuốc cắt cơn hen ác tính:</em></strong></h3>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Các thuốc giãn phế quản:</strong></h4>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc giãn phế quản được sử dụng tích cực cả ở đường truyền và đường khí dung, phun, hít, xịt. Các thuốc được sử dụng cắt cơn hen ác tính đó là:</p>
<ul>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Salbutamol hoặc Terbutalin cùng với Atroven. Thuốc được sử dụng qua việc khí dung trực tiếp hay qua dụng cụ phun, hít, xịt. Nếu bệnh nhân thở máy thì có thể sử dụng khí dung qua máy thở.</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Song song với khí dung, Salbutamol và Terbutalin, Diaphyllin còn được sử dụng qua việc pha cùng nước muối sinh lý, truyền qua tĩnh mạch.</li>
</ul>
<h4 style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thuoc-khang-sinh.png"></h4>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản</em></p>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Các thuốc chống viêm:</strong></h4>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Depersolon là ưu tiên hàng đầu với việc sử dụng qua khí dung cùng các thuốc giãn phế quản</li>
<li style="text-align: justify;">Thuốc cũng được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch trực tiếp mỗi 6 giờ hoặc truyền tĩnh mạch nhỏ giọt liên tục với liều an toàn nếu chưa cắt được cơn hen ác tính.</li>
</ul>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Các thuốc khác:</strong></h4>
<p style="text-align: justify;">+ Thuốc lợi tiểu: Furrosemid được sử dụng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trong trường hợp có suy tim phải.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bổ sung nước và điện giải cho bệnh nhân có cơn hen ác tính qua đường truyền tĩnh mạch</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các thuốc long đờm: Một số thuốc long đờm gây tăng co thắt phế quản như Acetyl cystein (Acemuc) nên chống chỉ định trong cơn hen phế quản. Tuy nhiên có thể sử dụng các loại thuốc long đờm khác như Mucosolvan để giúp bệnh nhân loãng đờm hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các thuốc trợ tim cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân lên cơn hen ác tính có suy tim. Tuy nhiên, cần tránh các thuốc chẹn beta giao cảm.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị viêm phổi hoặc dự phòng bội nhiễm phổi. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà có thể dùng đường uống hoặc tiêm hay truyền tĩnh mạch.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong><em>Thông khí nhân tạo trong cơn hen ác tính:</em></strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Đây là giải pháp cuối c ùng để cứu chưa một bệnh nhân có cơn hen ác tính. Bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản để thở máy nếu có các dấu hiệu sau:</p>
<ul>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Oxy máu thấp < 60 mmHg dai dẳng</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">CO2 máu tăng > 55 mmHg kéo dài hoặc có xu hướng tăng dần mỗi giờ > 5 mmHg</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Kiệt sức, mệt cơ hô hấp</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Rối loạn ý thức hay tri giác</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Các rối loạn tim mạch nguy hiểm</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Hiện tượng hôn mê hoặc có cơn ngừng thở</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Việc thông khí nhân tạo cần chú ý tai biến tràn khí màng phổi vì bệnh nhân có áp lực cuối thì thở ra cao.</p>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi tiến triển của cơn hen ác tính</strong></h4>
<p style="text-align: justify;">Việc theo dõi cơn hen ác tính là rất cần thiết để đánh giá đáp ứng điều trịvà có hướng xử trí tiếp theo.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh cần được theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, ý thức, SpO2,... 30 phút - 1 giờ/ 1 lần. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện nặng trở lại như khó thở, tím tái, trụy tim mạch, hôn mê,... cần phải tiến hành thông khí nhân tạo.</p>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tiếp tục cơn hen ác tính</strong></h4>
<p style="text-align: justify;">Việc duy trì điều trị trong cơn hen ác tính nhằm giữ cho cơn hen không trở lại và dần cắt hẳn cơn hen ác tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp như hỗ trợ Oxy, dùng các thuốc giãn phế quản và Corticoid đường khí dung, phun, hít, xịt,... cần phải duy trì 4h - 6h một lần. Các thuốc giãn phế quản đường truyền cần duy trì cho đến khi người bệnh thoát hẳn cơn hen ác tính. Các thuốc Corticoid đường tiêm cần phải nhắc lại mỗi 6h hoặc 12h.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC đã cấp cứu cho rất nhiều bệnh nhân có cơn hen ác tính bởi các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ bởi hệ thống xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao và hệ thống trang thiết bị cấp cứu đầy đủ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Cấp cứu hen ác tính | Phác đồ chữa bệnh</li><li>Cấp cứu cơn hen ác tính | Hà Hoàng Kiêm</li><li>Cơn hen phế quản ác tính | Điều trị</li><li>Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ác tính | Hệ thống Vinmec</li><li>Hen ác tính | Bệnh viện phổi Bình Thuận</li><li>Hen phế quản và cách phòng ngừa cơn hen phế quản | Bệnh viện Phú Thọ</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/con-hen-phe-quan-ac-tinh-saive |
Hen phế quản | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hen phế quản (suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh được phát hiện là do cơ thể con người phản ứng với các tác nhân dị ứng nguyên, do di truyền hoặc các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Hiện nay hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_hen-phe-quan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hen phế quản</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh hen phế quản gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động về thể lực của người bệnh. Mặc dù không thể chữa khỏi hen suyễn dứt điểm nhưng việc tuân theo các quy tắc điều trị giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây nên. </p>
<p style="text-align: justify;">Các con số đáng lưu ý liên quan đến bệnh hen phế quản:</p>
<p style="text-align: justify;">Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến năm 2025 số trường hợp mắc hen phế quản có thể lên đến 400 triệu người; Hàng năm có khoảng 250,000 người trên khắp thế giới tử vong do hen phế quản.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo thống kê, chi phí để điều trị cho bệnh nhân mắc hen phế quản chiếm từ 1% - 3% trên tổng chi phí dành cho y tế tại hầu hết các nước.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở người trưởng thành là 4,1% nhưng chỉ có khoảng 29,1% trong số này là được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen phế quản. Đối tượng người trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất (11,9%), và nhóm mắc thấp nhất là tầm 21 - 30 tuổi (1,5%). <em>(Số liệu từ Báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010”).</em></p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hen phế quản gây ra khó chịu cho người bệnh" src="/ImagePath/images/20210829/20210829_con-hen-phe-quan-ac-tinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hen phế quản gây ra khó chịu cho người bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hen phế quản (suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh được phát hiện là do cơ thể con người phản ứng với các tác nhân dị ứng nguyên, do di truyền hoặc các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Hiện nay hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh hen phế quản gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động về thể lực của người bệnh. Mặc dù không thể chữa khỏi hen suyễn dứt điểm nhưng việc tuân theo các quy tắc điều trị giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây nên. </p>
<p style="text-align: justify;">Các con số đáng lưu ý liên quan đến bệnh hen phế quản:</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến năm 2025 số trường hợp mắc hen phế quản có thể lên đến 400 triệu người; Hàng năm có khoảng 250,000 người trên khắp thế giới tử vong do hen phế quản.</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo thống kê, chi phí để điều trị cho bệnh nhân mắc hen phế quản chiếm từ 1% - 3% trên tổng chi phí dành cho y tế tại hầu hết các nước.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở người trưởng thành là 4,1% nhưng chỉ có khoảng 29,1% trong số này là được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen phế quản. Đối tượng người trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất (11,9%), và nhóm mắc thấp nhất là tầm 21 - 30 tuổi (1,5%). <em>(Số liệu từ Báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010”)</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay vẫn chưa thực sự rõ ràng về nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản. Các chuyên gia cho rằng là do sự phối hợp giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây ra bệnh. Có thể là do phơi nhiễm với các dị nguyên khiến các triệu chứng của bệnh hen phế quản khởi phát trên lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố khởi phát khiến cho cơ thể phản ứng lại, từ đó gây nên một số bất thường về đường hô hấp như viêm phế quản, tăng tiết dịch nhầy và co thắt phế quản,...</p>
<p style="text-align: justify;">Có nhiều yếu tố gây hen khác nhau, tùy theo từng bệnh nhân có thể kể đến như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh bị căng thẳng, cảm xúc mạnh</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hen-phe-quan1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tập luyện thể lực hoặc lao động gắng sức</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không khí lạnh</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do hạt bụi, hóa chất độc hại hoặc khói thuốc lá bay trong không khí</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px ">Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen, ức chế beta, naproxen</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các loại thức ăn người bệnh ăn phải cũng có thể gây phản ứng hen như: bia, rượu, trái cây sấy khô, tôm,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng của bệnh thay đổi tuỳ vào từng bệnh nhân. Có những trường hợp sẽ phải đối mặt thường xuyên với các cơn hen, nhưng cũng có người thì các triệu chứng hen suyễn sẽ tới sau khi vận động thể lực.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số biểu hiện lâm sàng của hen phế quản đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thở nhanh, thở dốc, thở rít và khò khè. Biểu hiện thở rít còn xuất hiện vào buổi đêm</li>
<li style="text-align: justify;">Có cảm giác đau ngực hoặc bị bóp nghẹt</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hen-phe-quan2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Có cảm giác đau ngực hoặc bị bóp nghẹt</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khi trải qua cơn khó thở, phổi có biểu hiện ran rít, ran ngáy rải rác</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân bị ho, khạc đờm, nặng hơn thì bị nhiễm trùng đường hô hấp trên</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn giấc ngủ, khó thở gây ra tiếng ngáy</li>
</ul>
<p style="text-align: justify; ">Tần suất của các cơn hen phế quản sẽ ngày càng dày đặc khi bệnh diễn tiến ngày một nặng hơn. Bệnh nhân sẽ thở một cách nặng nề hơn trước, khi ấy cần cho bệnh nhân sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên. </p>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu của cơn hen phế quản nặng người bệnh cần hết sức lưu ý bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các triệu chứng của bệnh đột nhiên xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bị thở rít, thở dốc tiến triển nhanh chóng hơn, nặng nề hơn so với bình thường</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sau khi đã sử dụng các thuốc bằng đường hít nhằm giãn phế quản tác dụng nhanh tại nhà như albuterol nhưng triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của bệnh hen phế quản về cơ bản là cũng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên căn bệnh này cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần phải theo dõi hơi thở hàng ngày cũng như tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong trường hợp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng kém, có thể xảy ra những vấn đề như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Căng thẳng, lo âu, có thể bị trầm cảm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức hay hứng thú làm việc gì</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm trùng phổi (hoặc viêm phổi)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu bị nặng thì sẽ gây phiền phức lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh như ngủ không ngon, hạn chế hoạt động thể lực, cản trở công việc hàng ngày</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khi cơn hen nặng ập tới rất dễ phải nhập viện</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trẻ em bị hen không kiểm soát tốt sẽ có khả năng bị chậm phát triển</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Biến chứng do tác dụng phụ của các thuốc điều trị hen phế quản</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cơn hen nặng có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hen phế quản là bệnh về đường hô hấp nên nhiều người nghĩ rằng bệnh có thể lây qua tiếp xúc giữa người với người. Tuy nhiên, tác nhân gây nên bệnh lại không phải do virus, vi khuẩn hoặc các ký sinh trùng nên hen suyễn hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm. Do đó việc tiếp xúc thân mật như bắt tay, sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt với người bị bệnh hen phế quản sẽ không khiến cho người khác cũng bị lây bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hen phế quản có căn nguyên từ di truyền " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_hen-phe-quan.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hen phế quản có căn nguyên từ di truyền </em></p>
<p style="text-align: justify;">Như đã đề cập trước đó, căn nguyên gây bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và tác nhân môi trường bên ngoài, cho thấy hen phế quản là loại bệnh mang tính di truyền và trên thực tế cho thấy có trường hợp nhiều thành viên trong cùng một gia đình đều bị mắc bệnh hen phế quản.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có những yếu tố nguy cơ được xác định là có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản. Khi đã chỉ ra được các yếu tố này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm các triệu chứng cũng như thay đổi lối sống tích cực hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố có khả năng làm tăng khả năng mắc hen phế quản đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh mắc chứng thừa cân, béo phì</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hen-phe-quan6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh mắc chứng thừa cân, béo phì</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có thói quen hút thuốc lá (cả chủ động và thụ động - hay phải tiếp xúc với khói thuốc lá từ người khác)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có người thân bị mắc bệnh hen</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đã có tiền sử bị dị ứng: viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các bé gái có tỷ lệ mắc hen suyễn thấp hơn các bé trai. Nhưng đến tầm tuổi 20, tỷ lệ bị hen suyễn lại tương đương nhau giữa 2 giới và sau 40 tuổi trở đi thì phụ nữ chiếm tỷ lệ bị hen suyễn nhiều hơn đàn ông</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố môi trường như khói bụi, các hoá chất dùng trong xây dựng, nông nghiệp.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện không có biện pháp để phòng tránh mắc căn bệnh này, chỉ có các phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh hoặc dự phòng các cơn hen, ví dụ như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiến hành tiêm vắc xin phòng cúm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguyên nhân gây hen</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tự nhận diện sự thay đổi bất thường trong khi thở, dự báo trước của cơn hen, thở rít, thở dốc để phòng bị thuốc khi cần dùng khẩn cấp</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thăm khám, điều trị sớm các cơn hen suyễn để bệnh không trở nên nghiêm trọng và để lại biến chứng</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hen-phe-quan4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thăm khám, điều trị sớm các cơn hen suyễn</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuân theo phác đồ điều trị. Không tự ý ngưng thuốc hoặc đổi thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất hiện cơn hen nặng cần gặp bác sĩ ngay</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu người bệnh phải tăng tần suất dùng loại thuốc dạng hít để cắt cơn nhanh thì phải hết sức lưu ý vì điều này cho thấy bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán các ca hen suyễn, thường cần phải kết hợp giữa thông tin tiền sử bệnh, khám lâm sàng và thực hiện các loại xét nghiệm cận lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các thông tin này sẽ giúp bác sĩ phân biệt được triệu chứng của hen phế quản với các bệnh lý về đường hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.</p>
<p style="text-align: justify;">Dưới đây là tên một số các xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán bệnh, bao gồm: </p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X - quang phổi: nhằm phát hiện ra biến chứng hoặc các bệnh lý khác</p>
<p style="text-align: justify;">- Hô hấp ký: kiểm tra thể tích và tốc độ khí thở sau khi bệnh nhân hít thở sâu để đánh giá mức độ hẹp phế quản. Các chỉ số hô hấp ký cơ bản như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">PEF (Peak Expiratory Flow): lưu lượng đỉnh</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">VC (Vital Capacity): thể tích khí toàn bộ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">FVC (Forced Vital Capacity): toàn bộ thể tích khí trong một lần thở khi thở ra gắng sức </li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">FEV1 (Forced expiratory volume in one second): thể tích thở ra trong giây đầu. Thông qua hô hấp ký có thể đánh giá và xác định được bệnh nhân thuộc kiểu rối loạn thông khí nào. Hầu như những người bị hen suyễn thường có kiểu rối loạn thông khí tắc nghẽn, chỉ số thể hiện sẽ là: FEV1 giảm, giảm chỉ số Tiffeneau FEV1/VC, VC và FVC cũng có thể giảm; Sau khi test giãn phế quản có biểu hiện hồi phục - chỉ số FEV1 tăng trên 12% hoặc tăng 200ml khi so sánh với thời điểm trước khi làm test.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đo lưu lượng đỉnh (PEF): chỉ số PEF giảm chứng minh chức năng phổi đang bị suy yếu, hen phế quản có xu hướng nặng dần</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện các xét nghiệm miễn dịch để tìm ra các nguyên do gây hen phế quản như:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xác định nồng độ IgE</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Test da: dùng để phát hiện các yếu tố khiến bệnh nhân bị hen phế quản như lông thú cưng, phấn hoa, mạt nhà,...</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hen-phe-quan7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X - quang phổi nhằm phát hiện ra biến chứng hoặc các bệnh lý khác</em></p>
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán hen phế quản đôi khi khá dễ nếu có triệu chứng điển hình, nhưng cũng nhiều khi là khó khăn nếu người bệnh chỉ có những triệu chứng mơ hồ, không điển hình. Chính vì vậy, nếu có nghi ngờ hen phế quản, bạn cần phải tới những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh viện Medlatec có đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, xét nghiệm chính xác sẽ chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân hen phế quản.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Hen phế quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thực tiễn cho thấy hen suyễn khó có thể điều trị được dứt điểm, tuy nhiên các triệu chứng thì có thể kiểm soát được, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh đến đời sống sinh hoạt người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các mục tiêu điều trị hen suyễn bao gồm:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhận diện, xác định và phòng tránh các yếu tố gây khởi phát các cơn hen</li>
<li style="text-align: justify;">Cần lựa chọn đúng thuốc điều trị để đảm bảo đẩy lùi được cơn hen, kiểm soát được triệu chứng bệnh</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Những loại thuốc được chỉ định dùng trong điều trị hen phế quản:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (SABAS): tác dụng làm giãn phế quản và cắt cơn hen</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAS): có tác dụng giống với nhóm thuốc SABAS. Tuy nhiên tác dụng trong thời gian lâu hơn nhằm kiểm soát cơn hen phế quản </li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc kháng Leukotriene: thuốc này ít có tác dụng phụ, được chỉ định dùng cho hen nhẹ và phối hợp với các thuốc khác</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc Omalizumab (Xolair): dùng cho các trường hợp hen dị ứng do giảm lượng igE tự do</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc corticoid dạng hít: loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị hen có tác dụng giảm viêm phế quản do các tác nhân dị ứng gây nên</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc corticosteroid dạng uống: Có tác dụng ngắn, cắt cơn hen nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nếu dùng lâu dài</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc Theophylline: tác dụng giúp làm giãn phế nang và phế quản, hiện ít được sử dụng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Liệu pháp miễn dịch: giải mẫn cảm cho bệnh nhân đối với các tác nhân gây dị ứng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kiểm soát triệu chứng hen phế quản nêu trên, người bệnh cũng cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, thay đổi lối sống tích cực hơn. Tránh xa các dị nguyên gây bệnh để việc điều trị có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Ngày hen toàn cầu năm 2020-những cái chết do hen phế quản đã quá đủ | Nghành Y Tế Thành Phố HCM</li><li>Hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Hệ thống Vinmec</li><li>Hen suyễn có phải bệnh lây truyền không? | Hệ thống Vinmec</li><li data-tag="h1">Hen suyễn (hen phế quản) | Hellobacsi</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hen-phe-quan-snhjj |
Thai trứng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Thai trứng </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thai trứng hay còn gọi là chửa trứng là một hiện tượng thai nghén không bình thường mà không chị em phụ nữ nào mong muốn xảy ra khi có thai. Vậy, cùng bác sỹ chuyên khoa tìm hiểu về thai trứng cũng như cách phòng ngừa thai trứng để chị em phụ nữ có được niềm vui trọn vẹn khi biết mình có thai.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_thai-trung-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Thai trứng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thai trứng là gì?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có thể nói, thai trứng trong cơ thể người phụ nữ là một bệnh lý của tế bào nuôi, do các gai rau thoái hóa, sưng mọng lên tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho, thường thì toàn bộ tử cung chứa các túi dịch trông giống như trứng ếch.</p>
<p style="text-align: justify;">Về phân loại, có 2 loại thai trứng, cụ thể:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai trứng hoàn toàn: là loại chửa trứng mà tất cả các gai rau phình to thành các túi chứa dịch, không có tổ chức thai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai trứng bán phần : là loại chửa trứng gồm cả trứng và thai, thai còn sống hoặc đã chết, hoặc một phần thai, màng ối.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ thai trứng thường gặp nhiều ở các nước Đông Nam Á, như ở Malaysia tỷ lệ 2.8:1.000 người có thai, Việt Nam tỷ lệ 1:500 người có thai. Nhưng nguyên nhân gây thai trứng, hiện nay các chuyên gia khoa học cũng chưa xác định được chính xác. Một số yếu tố có nguy cơ gây lên bệnh lý này như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuổi của người mẹ. Theo nghiên cứu, nếu tuổi người mẹ mang thai trên 40 tuổi thì có nguy cơ mang thai trứng gấp 5.2 lần so với người mẹ mang thai ở độ tuổi 21 đến 35, và ngược lại nếu người mẹ mang thai dưới 20 tuổi cũng tăng đáng kể nguy cơ thai trứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp có tiền sử thai nghén bất thường cũng làm tăng nguy cơ thai trứng như: có tiển sử mang thai trứng,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra còn một số các trường hợp khác như: suy dinh dưỡng (thiếu đạm và thiếu vitamin A), hệ miễn dịch của cơ thể bất thường,…</p>
<p style="text-align: justify;">Theo đó, khi mang thai ở độ tuổi đã cao hoặc có tiền sử thai nghén bất thường thì bạn nên tới cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe thai kỳ thường xuyên, định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ đồng thời quá trình thăm khám có thể hiểu được các dấu hiệu khi chửa trứng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Thai trứng </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khi có dấu hiệu chậm kinh, hẳn rất nhiều chị em phụ nữ rất vui mừng vì mình đã có thai, tuy nhiên, không phải ai cũng có một quá trình mang thai bình thường như bao các mẹ bầu khác, một số mẹ bầu chỉ khi đi khám thai ở những lần mang thai đầu tiên hoặc có triệu chứng bất thường đi khám được bác sỹ chẩn đoán thai trứng. Vậy những dấu hiệu nào gợi ý của bệnh thai trứng?</p>
<p style="text-align: justify;">- Ra máu âm đạo hay còn gọi là rong hyết: đây có lẽ là triệu chứng xảy ra sớm nhất sau khi có dấu hiệu chậm kinh một vài tuần. Ra huyết trong chửa trứng thường là máu đen hoặc đỏ, ra dai dẳng kéo dài dẫn đến mẹ bầu có thể bị thiếu máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_thai-trung-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Chị em nên thận trọng khi bị rong huyết</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghén nặng với các biểu hiện nôn nhiều, da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, có thể xuất hiện phù , xét nghiệm nước tiểu có protein niệu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một biểu hiện hay gặp nữa của thai trứng là mẹ bầu thấy bụng mình to nhanh, không phù hợp với tuổi thai, khi sờ nắn thấy bụng mềm. Siêu âm thì không thấy hoạt động của tim thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Không phải trường hợp thai trứng cũng có đầy đủ các dấu hiệu điển hình như trình bày ở trên, các dấu hiệu này cũng có thể gặp trong các bệnh lý khác như: u xơ tử cung, chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai, thai chết lưu,… Vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý và có hướng xử trí kịp thời, các mẹ bầu khi xuất hiện các dấu hiệu như trên cần phải đến ngay cơ sở y tế để khám. Bác sỹ chuyên khoa sẽ thực hiện các xét nghiệm, thăm dò để chẩn đoán thai trứng như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Định lượng Beta-HCG huyết thanh: trong thai trứng nồng độ Beta-HCG máu tăng rất cao, thường trên 100.000 đơn vị U/ L hay gặp trong thai trứng hoàn toàn, đối với thai trứng bán phần nồng độ Beta-HCG máu có thể giống như thai bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Định lượng Estrogen huyết thanh: nồng độ Estrogen máu trong thai trứng thường thấp hơn so với thai thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm đầu dò ngả âm đạo: trong thai trứng hoan toàn siêu âm sẽ thấy có hình ảnh tuyết rơi, hoặc hình ảnh ruột bánh mỳ, đối với thai trứng bán phần sẽ thấy hình ảnh túi ối. Không thấy hình ảnh của âm vang thai cũng như tim thai. Có thể sờ thấy nang hoàng tuyến ở một hoặc hai bên buồng trứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thăm khám âm đạo: bác sỹ thường thấy tử cung to hơn so với tuổi thai, mật độ mềm, không sờ thấy các bộ phận thai. Ngoài ra, có thể thây nhân di căn ở âm đạo, nang hoàng tuyến ở hai bên phần phụ, di động.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Thai trứng </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vì các dấu hiệu của thai trứng rất đa dạng, dễ nhầm lẫn với ở các bệnh lý khác.Do vậy, thai trứng nên không được chẩn đoán sớm và có hướng xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này. Các biến chứng thường gặp của thai trứng như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Băng huyết do sảy thai trứng: đây là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thủng tử cung: trong quá trình tiển triển của thai trứng do các gai rau ăn sâu vào các lớp cơ tử cung, hậu quả gây thủng tử cung, gây chảy máu trong ổ bụng, nếu không được xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng,</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư nguyên bào nuôi: Khoảng 15 - 27% trường hợp thai trứng có biến chứng ác tính.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_thai-trung-3.png"></p>
<p style="text-align: center;">Ung thư nguyên bào nuôi</p>
<p style="text-align: justify;">Vậy khi có thai trứng cần phải xử trí như thế nào để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm như trên?</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Thai trứng </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa hiện tượng chửa trứng, bạn nên lưu ý một số điều bên dưới đây:</p>
<p style="text-align: justify;">- Không nên để mang thai ở độ tuổi quá sớm (trước 20 tuổi) hoặc quá muộn (sau 40 tuổi).</p>
<p style="text-align: justify;">- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi mang thai và trong quá trình mang thai, đặc biệt là acid folic và vitamin A.</p>
<p style="text-align: justify;">- Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là việc làm hết sức cần thiết để sàng lọc các vấn đề liên quan đến di truyền và miễn dịch.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_thai-trung-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là vô cùng cần thiết</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, có một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý thì bạn cũng cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya,... giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy nhựa sống.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Thai trứng </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mẹ bầu khi được chẩn đoán xác định chửa trứng cần phải được xử trí càng sớm càng tốt để phòng biến chứng băng huyết do sẩy thai trứng hoặc thủng tử cung gây ra, cũng như phát hiện sớm biến chứng ung thư nguyên bào nuôi:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nạo hút thai trứng là phương pháp được sử dụng hiện nay bằng máy hút dưới áp lực chân không trong quá trình nạo hút, ngoài ra kết hợp với truyền dịch huyết thanh ngọt đẳng trương 5% pha với 5 đọn vị oxytocin có tác dụng giúp tử cung co hồi tốt, tránh làm thủng tử cung khi nạo và cầm máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sau 2 - 3 ngày, tiến hành nạo lại lần thứ 2.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sau nạo hút thai trứng, người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh để tránh nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh phẩm thu được sau khi nạo trứng cần được gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh lý để biết được thai trứng lành tính hay ác tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp nạo hút thai trứng được sử dụng phổ biến cho những phụ nữ còn trẻ tuổi, vẫn còn nhu cầu có con. Đối với những phụ nữ trên 40 tuổi, không muốn có con, bác sỹ có thể tư vấn phương pháp điều trị là cắt tử cung. Vì theo một số nghiên cứu nhận thấy rằng cắt tử cung dự phòng sau nạo trứng đã giảm tỷ lệ biến chứng ác tính khoảng 3.6% trong số 20% phụ nữ được mổ sau nạo trứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy vậy sau nạo thai trứng hoặc sau cắt tử cung vẫn không thể loại trừ được biến chứng ác tính, do đó bác sỹ vẫn khuyến cáo theo dõi nồng độ HCG trong máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cần theo dõi sau nạo thai trứng như thế nào?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Sau nạo hút thai trứng, chị em phụ nữ cần phải theo dõi sự co hồi tử cung , tình trạng chảy máu âm đạo, tình trạng nhiễm trùng như : sốt, đau bụng dưới,... Nếu thấy bất thường, cần phải báo ngay với bác sỹ chuyên khoa đang điều trị và theo dõi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo dõi nồng độ HCG trong máu trong 1 năm cụ thể : định lượng HCG trong máu bằng xét nghiệm beta-HCG 1-2 tuần/ 1 lần sau khi làm thủ thuật cho đến khi nồng độ HCG trong máu âm tính ba lần liên tiếp. Sau đó, cứ hai tháng xét nghiệm một lần cho đến hết 12 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phải tránh thai tuyệt đối trong vòng 1 năm. Vì nếu có thai trước thời điểm này, nồng độ HCG trong máu sẽ tăng lên và bác sỹ sẽ không thể dự đoán được liệu mô bất thường có quay trở lại không.</p>
<p style="text-align: justify;">Bởi vậy, khi mắc phải hiện tượng chửa trứng, bạn cần chú ý thực hiện đúng căn dặn của bác sĩ và tái khám định kỳ, không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc điều trị tại các cơ sở y tế kém uy tín điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sức khỏe sinh sản của bạn sau này.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu có bất thường nên thăm khám ở đâu?</p>
<p style="text-align: justify;">Với hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là một trong những địa chỉ gợi ý về việc khám sức khỏe sinh sản, khám sức khỏe tiền hôn nhân và đặc biệt khám các vấn đề Nam - Sản khoa hoàn hảo cho bạn. Bởi MEDLATEC có:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề, quan tâm, lắng nghe tâm tư, chia sẻ nguyện vọng với bệnh nhân như người thân trong gia đình.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển như Anh, Đức,... hỗ trợ trực tiếp quá trình thăm khám cho kết quả nhanh chóng, chính xác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổng đài 1900 56 56 56 sẵn sàng phục vụ bạn 24/7 để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tích kiệm và tối ưu chi phí cho bệnh nhân thông qua chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh của gần 40 đơn vị bảo hiểm.</p>
<p style="text-align: justify;">Thông qua nội dung trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được thai trứng là gì và cách phòng ngừa bệnh lý này. Nếu có bất cứ vấn đề gì trong thăm khám Sản phụ khoa, bạn có thể liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc đặt lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56 các chuyên gia Sản khoa của bệnh viện luôn sẵn sàng phục vụ, chăm sóc sức khỏe của bạn.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thai-trung-serdd |
Ung thư phổi di căn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư phổi di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Là cơ quan có vai trò quan trọng bậc nhất trong hệ hô hấp, phổi giống như một cỗ máy cho phép con người có thể hít thở và tồn tại được. <strong>Ung thư phổi</strong> xảy ra khi các tế bào đột biến ở 1 hoặc cả 2 phổi gặp tình trạng sinh trưởng không kiểm soát và những tế bào này thường thuộc lớp niêm mạc đường thở. Chúng không giống như các tế bào bình thường khác là sẽ phát triển thành những mô phổi khỏe mạnh phục vụ cho nhà máy phổi, sau đó dần chết đi để nhường chỗ cho các tế bào mới “trẻ khỏe” hơn, thay vào đó chúng phân chia nhanh chóng và hình thành nên khối u ác tính khiến chức năng của phổi gặp sự cố nghiêm trọng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_ung-thu-phoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư phổi</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Số liệu thực tế về bệnh ung thư phổi:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Năm 2018, theo báo cáo từ Globocan thì trên thế giới trong số các bệnh lý ung thư phổ biến nhất, ung thư phổi chiếm đến 11,6%, song song với đó cũng là tỷ lệ chết chóc cao nhất trong các loại ung thư (18,4%);</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tại Singapore, ung thư phổi là bệnh ung thư thường gặp đứng thứ 2 ở đàn ông và phổ biến thứ 3 ở phụ nữ. Trong đó tỷ lệ nam giới có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 3 lần so với nữ giới;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Ở Việt Nam, có một thực tế giật mình đó là nếu xét cả về tỷ lệ mắc lẫn tỷ lệ tử vong thì ung thư phổi chỉ xếp sau ung thư gan. Cũng theo số liệu năm 2018, 2 tỷ lệ này ở ung thư phổi lần lượt là 14,4% và 18%. Đa số các trường hợp mắc ung thư phổi tại thời điểm được chẩn đoán thì đã bước sang giai đoạn tiến triển hoặc di căn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ung thư phổi khi ở những ca bệnh phát hiện đã di căn sang những khu vực khác có thể là đã có dấu hiệu di căn ngay tại thời điểm chẩn đoán, hoặc sau khi bệnh nhân đã tiếp nhận điều trị trong một thời gian nhưng ung thư phổi không những không được chữa khỏi mà còn tiến triển nặng hơn. Các bộ phận ung thư phổi có thể di căn tới bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Não;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Xương;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Hạch bạch huyết;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Gan;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tuyến thượng thận;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px"> Tuyến tụy, dạ dày, đại trực tràng, thận: hiếm hơn các cơ quan trên.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa ung thư phổi tái phát và ung thư phổi di căn. Ung thư phổi tái phát là tình trạng ung thư lại xuất hiện ở vị trí cũ loanh quanh trong phổi sau khi đã kết thúc 1 liệu trình điều trị, ngược lại nếu ung thư có nguồn gốc từ phổi và phát triển tại một vị trí mới thì đó chính là ung thư phổi di căn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư phổi di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trên thực tế, bệnh nhân sẽ khó cảm nhận được các triệu chứng rõ ràng khi ung thư phổi di căn, nếu có thì những dấu hiệu này cũng dễ bị nhầm sang các thể bệnh khác. Dưới đây là các triệu chứng người bệnh có thể gặp khi ung thư phổi di căn sang các cơ quan khác nhau:</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-phoi6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư phổi di căn</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư phổi di căn tới não </strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Thống kê cho thấy có từ 20 - 35% số trường hợp mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ bị di căn tới não. Khi tế bào ung thư phổi gây bệnh tại não, bệnh nhân sẽ xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Mệt mỏi, đau nhức đầu;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Ho lâu ngày không khỏi, thay đổi giọng nói;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Cảm thấy buồn nôn hoặc thường xuyên bị nôn mửa;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Thị lực giảm;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Rối loạn vận động và hành vi, suy giảm ý thức, có những người còn bị động kinh.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư phổi di căn đến tuyến thượng thận</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Thông thường nếu ung thư phổi lan sang tuyến thượng thận sẽ không biểu hiện các triệu chứng rõ ràng. Một điều cần lưu ý đó là nồng độ hormone ở tuyến thượng thận có thể bị sụt giảm, lâu ngày khiến cho người bệnh dần thấy ốm yếu và mệt mỏi.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư phổi di căn tới gan</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu ở một người ung thư gan di căn từ phổi bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Ăn không còn cảm giác ngon miệng;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Đau dưới xương sườn phải;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Hay bị buồn nôn sau khi ăn.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Vàng da: đây là biểu hiện rất phổ biến khi gan gặp tổn thương. </li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư phổi di căn vào hệ xương</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ người bị ung thư phổi di căn vào xương khá cao (từ 30 - 40%) và một số biểu hiện thường gặp ở các trường hợp này đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Đau nhức xương, đặc biệt cơn đau càng nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân vận động;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Đau đớn vùng lưng - vai - gáy, nhất là vào buổi đêm. Triệu chứng này xảy ra khi khối u ác tính ở phổi di căn vào khu vực cột sống;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nghiêm trọng nhất là tế bào ung thư phổi vắt kiệt các chất dinh dưỡng ở mô xương, ăn mòn cấu trúc xương khiến xương bệnh nhân suy yếu và dễ dàng bị gãy;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Do tế bào ung thư gây ra hiện tượng xương tan rã, phân huỷ dần khiến một lượng lớn canxi bị giải phóng vào trong máu dẫn tới tình trạng cơ bắp yếu, hay bị buồn nôn ở bệnh nhân.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư phổi di căn đến hạch ở cổ</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Khi khối u ác tính ở phổi di căn tới các hạch bạch huyết vùng cổ, những hạch này sẽ bị sưng lên nhưng cần phải suy nghĩ đến bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự.</p>
<p style="text-align: justify;">Không chỉ gây sưng hạch ở cổ, ung thư phổi khi di căn cũng có thể khiến các hạch ở dạ dày hoặc nách bị sưng tấy.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Ung thư phổi di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có 2 cách phổ biến ung thư phổi thường lựa chọn để di căn:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tế bào ung thư lây lan trực tiếp vào các mô khoẻ mạnh lân cận;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tế bào ung thư tách lẻ ra khỏi khối u chính, sau đó theo đường máu và hệ bạch huyết di cư tới những cơ quan khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cơ chế di căn của ung thư phổi qua phân tích sau:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lây lan và gây bệnh ở các mô xung quanh</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Khối u phổi khi bước sang giai đoạn tiến triển có khả năng xâm lấn vào các mô bình thường ở gần nó, và rồi tiếp tục sinh trưởng ở những vị trí mới. Sự bén rễ của các tế bào ung thư sẽ gây tắc nghẽn hệ thống mạch máu nhỏ ở khu vực mô mà chúng xâm chiếm. Điều này dẫn đến sự suy giảm lượng oxy và máu cung cấp cho các mô khoẻ mạnh, hậu quả là các mô này chết dần và cứ thế ung thư phổi tiếp tục hành trình di căn sang nhiều mô khác.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư phổi di căn bằng cách “quá giang” hệ thống máu và bạch huyết</strong> </h3>
<p style="text-align: justify;">Không những lây lan từ từ sang những khu vực lân cận, các tế bào ung thư còn có thể phân tách ra từ khối u chính (khối u nguyên phát) để đi vào đường máu hoặc hệ thống bạch huyết. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng những tế bào ung thư này tự kích thích khả năng di chuyển của mình bằng cách tiết ra một chất có tên là exosome.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong quá trình luân chuyển ở đường máu, các tế bào ung thư phổi sẽ dính vào một mạch máu nhỏ bất kỳ, sau đó thâm nhập vào những mô mà mạch máu này đi qua. Khi đã xác định được mục tiêu, chúng sẽ tạm dừng chân và thiết lập một khối u mới, gây bệnh ngay tại khu vực mà chúng vừa đến.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư phổi di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Không hút thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử). Nếu đang có thói quen này thì cần từ bỏ sớm để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh ung thư phổi nguyên phát;</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-phoi3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không hút thuốc lá</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tránh xa khói thuốc lá từ người xung quanh, đồng thời không tiếp xúc với các hoá chất độc hại như khí radon, amiang;</p>
<p style="text-align: justify;">Vận động cơ thể thường xuyên, duy trì chế độ tập luyện kết hợp nghỉ ngơi khoa học;</p>
<p style="text-align: justify;">Uống nhiều nước;</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêu thụ những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, an toàn. Không nên ăn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc đã quá hạn sử dụng;</p>
<p style="text-align: justify;">Tầm soát ung thư phổi định kỳ: việc phát hiện sớm căn bệnh ung thư phổi có ý nghĩa rất lớn đối với công tác điều trị sau này, giúp bệnh nhân gia tăng cơ hội sống sót. Những người có các yếu tố dưới đây nên thực hiện sớm tầm soát ung thư phổi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người đang hút thuốc;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người trên 55 tuổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người có người thân đã từng mắc ung thư phổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người nghiện thuốc lá từ 15 năm trở lên.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư phổi di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Nếu đã nghi ngờ bệnh nhân đã bước sang giai đoạn di căn của ung thư phổi, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số xét nghiệm để khẳng định kết quả chẩn đoán có chính xác hay không. </p>
<p>Việc kiểm tra cần phải tiến hành thăm dò ở những vị trí và cơ quan đích mà ung thư phổi thường di căn tới. Điều này còn phụ thuộc vào những triệu chứng lâm sàng cũng như những kết quả xét nghiệm trước đó của người bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán có thể bao gồm:</p>
<ul>
<li style="padding-bottom:6px">Chụp X-quang;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-phoi1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp x-quang phát hiện bấtt thường</em></p>
<ul>
<li style="padding-bottom:6px">Chụp CT;</li>
<li style="padding-bottom:6px">Chụp MRI;</li>
<li style="padding-bottom:6px">Quét xương;</li>
<li style="padding-bottom:6px">Xét nghiệm máu.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư phổi di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Đa phần khi đã ở giai đoạn di căn của ung thư phổi, việc điều trị chữa khỏi là rất khó mà chủ yếu mang ý nghĩa kiểm soát các triệu chứng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh hoạt cho người bệnh. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giúp bệnh nhân ổn định tinh thần </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu như khi nghe tin mình bị ung thư phổi di căn, bệnh nhân sẽ có những cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, suy sụp, đau buồn, bối rối và thậm chí là giận dữ. Vì vậy, để giải tỏa căng thẳng và trấn an cho người bệnh, gia đình và bác sĩ cần phối hợp, cho bệnh nhân lời khuyên để tiếp tục sống và điều trị:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Trò chuyện, chia sẻ với họ nhiều hơn để bệnh nhân không cảm thấy cô đơn, bất lực trước bệnh tật;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thư giãn tinh thần bằng các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo nhẹ nhàng, xem phim,...</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-phoi4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trò chuyện, chia sẻ với họ nhiều hơn để bệnh nhân không cảm thấy cô đơn, bất lực trước bệnh tật</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ</strong> </h3>
<p style="text-align: justify;">Thường thì để điều trị ung thư phổi, nguyên tắc điều trị sẽ tập trung vào việc giải quyết triệt để khối u và ngăn chặn sự lây lan rộng rãi của các tế bào ung thư. Tuy nhiên đối với ung thư phổi di căn thì rất khó để có thể loại bỏ hoàn toàn những tế bào này. Các biện pháp điều trị hay được áp dụng đối với bệnh nhân ở giai đoạn này đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xạ trị</strong>: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư phổi di căn xương, hoặc khi xương có nguy cơ cao bị gãy;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Hoá trị;</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Liệu pháp sinh học;</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Điều trị bằng laser;</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Kết hợp với các thuốc giảm nhẹ triệu chứng: thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, nhóm thuốc steroid,...</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Người thân cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để có thể lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh, cân nhắc xét tới những yếu tố như: thể trạng của bệnh nhân và khả năng đáp ứng điều trị,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Ung thư phổi di căn | Kiến thức ung thư</li><li style="text-align: justify;">Ung thư phổi di căn những điều cần biết | Genlab</li><li style="text-align: justify;">Điều trị bệnh nhân mắc 2 loại ung thư phổi di căn não, di căn xương và ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối | Bạch Mai</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-phoi-sklxp |
Ung thư dạ dày di căn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư dạ dày di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư dạ dày xuất phát từ nguyên nhân phát triển của các tế bào bất thường ở dạ dày. Chúng không ngừng sinh sôi và dần tạo nên những khối u ác tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Khối u không những gây bệnh tại chỗ mà còn có khả năng lây lan sang những khu vực khác như các mô, hạch bạch huyết và các cơ quan xung quanh hoặc thậm chí ở xa dạ dày. Đây là giai đoạn cuối của bệnh, hay còn gọi là ung thư dạ dày di căn</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_ung-thu-da-day.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư dạ dày</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư dạ dày di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Vi khuẩn HP: </b>vi khuẩn này có khả năng phá huỷ niêm mạc dạ dày, tạo ra các ổ viêm loét dẫn tới những thương tổn tiền ung thư;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Các tổn thương tiền ung thư: </b>xảy ra khi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tế bào niêm mạc dạ dày có sự biến đổi về mặt cấu trúc và cơ thể đánh mất quyền kiểm soát những tế bào này (loạn sản);</li>
<li style="text-align: justify;">Teo niêm mạc dạ dày;</li>
<li style="text-align: justify;">Biến đổi hình thái tế bào niêm mạc dạ dày giống như các tế bào ở đại tràng và ruột (chuyển sản ruột);</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Di truyền: </b>gia đình có người từng mắc ung thư dạ dày thì xác suất thế hệ sau cũng có nguy cơ bị ung thư dạ dày sẽ cao hơn;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Béo phì: </b>cân nặng cũng là một yếu tố khiến một người thừa cân dễ bị ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư phần tâm vị;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật dạ dày: </b>những người từng trải qua phẫu thuật về dạ dày cũng dễ gặp tổn thương dẫn tới ung thư dạ dày, cần phải lưu ý trong khoảng thời gian từ 15 - 20 năm sau phẫu thuật;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Nhóm máu: </b>so với các nhóm máu O, B, AB thì người nhóm máu A chiếm tỷ lệ bị ung thư dạ dày cao hơn;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Độ tuổi: </b>người trên 50 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tấn công bởi ung thư dạ dày;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Giới tính: </b>tỷ lệ nam giới bị ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với nữ giới</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-da-day3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ung thư dạ dày di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đối với các trường hợp bị ung thư dạ dày di căn thì tiên lượng thời gian có thể sống sót còn lại phụ thuộc vào mức độ lan rộng của tế bào ung thư cũng như vị trí của khối u. </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nếu khối u mới di căn tới hạch bạch huyết thì người bệnh vẫn có cơ hội được chữa khỏi;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nếu ung thư dạ dày di căn tới các bộ phận khác như não, phổi, gan, xương,... thì tỷ lệ sống của bệnh nhân rất thấp (chỉ khoảng dưới 5%) và các biện pháp điều trị chỉ có ý nghĩa hạn chế sự lây lan rộng hơn của khối u và giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Cũng có những ca bị ung thư dạ dày di căn nhưng vẫn có thể sống được thêm 5 năm nhờ tích cực điều trị và có thái độ sống lạc quan, vui vẻ, kết hợp hiệu quả các liệu pháp hỗ trợ điều trị. Thống kê cho thấy tỷ lệ sống trung bình trong khoảng 5 năm của bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày di căn là 5 - 10%.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư dạ dày di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để giảm thiểu tỷ lệ di căn của bệnh ung thư dạ dày, người bệnh nên:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thường xuyên theo dõi tình trạng của dạ dày. Nếu gặp các dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Chế độ ăn lành mạnh: hạn chế ăn những thực phẩm có hại đối với dạ dày như đồ nướng, đồ hun khói, chiên rán, đồ ăn mặn;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và chất kích thích;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tập thể dục, thể thao điều độ;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị ung thư dạ dày, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm các chuyển biến xấu;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Không nên buông xuôi, từ bỏ khi phát hiện bị ung thư, thay vào đó nên giữ tinh thần lạc quan và tích cực điều trị bệnh.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Danh sách các triệu chứng:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện của ung thư dạ dày di căn phụ thuộc vào vị trí khối u xâm lấn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-nao3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đi khám khi thấy có dấu hiệu bất thường</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư dạ dày di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trên lâm sàng, bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu bất thường như sau: </li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Đau bụng;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Hay bị ợ nóng;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Bụng to trướng;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Cơ thể uể oải, mệt mỏi, chán ăn;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Sút cân;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nôn ra máu;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Đi ngoài phân đen hoặc có thể thấy trong phân lẫn máu.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-da-day2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau bụng dữ dội</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu nhận thấy những triệu chứng trên, bệnh nhân cần đi thăm khám ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định xem bệnh nhân có khả năng mắc ung thư dạ dày hay không nhờ dựa trên các biểu hiện này kết hợp với những xét nghiệm dưới đây:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Siêu âm ổ bụng;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nội soi dạ dày;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Chụp CT;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Sinh thiết tế bào để tìm dấu hiệu ung thư;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Xét nghiệm máu;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Xét nghiệm phân.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-da-day4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu giúp phát hiện bấtt thường</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư dạ dày di căn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các cơ quan mà tế bào ung thư dạ dày có thể di căn tới:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Hạch bạch huyết: </strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Đây thường là điểm đến đầu tiên khi ung thư dạ dày bước vào giai đoạn di căn. Tuỳ vào giai đoạn tiến triển sẽ ảnh hưởng tới số lượng của các hạch bạch huyết bị xâm lấn bởi ung thư (ít thì tầm 1 - 2 hạch, nhiều là từ 7 - 15 hạch).</p>
<p style="text-align: justify;">4 nhóm hạch chính hội tụ ở thân tạng và ống ngực thường bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư dạ dày bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Hạch cạnh tâm vị;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Hạch tuỵ, lách;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Hạch vị trái;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Hạch ở trên và dưới môn vị.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khi ung thư dạ dày lan tới các hạch này, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Sốt cao > 39 độ C, mất nước;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Ngứa họng, ho dai dẳng đặc biệt vào buổi đêm, nuốt đau;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Buồn nôn khi ăn, chán ăn;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Xuất hiện các nốt hạch lớn ở cổ họng, dưới xương hàm hoặc mang tai. Hạch cứng, di động, không cảm giác đau khi ấn vào nhưng có thể bị vỡ loét.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp để điều trị ung thư dạ dày di căn hạch còn hạn chế do tính phức tạp của các khối u này. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp như: phẫu thuật, xạ trị, hoá trị giúp giảm đau và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù các biến chứng do ung thư dạ dày di căn tới các hạch bạch huyết gây nên không quá nghiêm trọng nhưng cần lưu ý một điều đó là hệ thống hạch bạch huyết chính là cầu nối giúp các tế bào ung thư di chuyển tới những khu vực khác trong cơ thể.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phổi:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Ung thư dạ dày có thể bắt đầu di căn sang phổi từ giai đoạn 3. Phổi tuy là cơ quan nằm xa dạ dày nhưng lá phổi trái lại ở dần dạ dày hơn. Có khoảng 15% trường hợp khi ung thư dạ dày di căn sẽ tìm tới phổi và một điều khá nguy hiểm đó là ung thư dạ dày di căn phổi thường song song với di căn gan.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Gan:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Có thể nói gan là cơ quan dễ bị tế bào ung thư ở dạ dày “truy lùng” nhất. Nguyên nhân có lẽ là do đây là bộ phận gần với dạ dày, khi khối u gây tổn thương thành dạ dày sẽ lan sang gan và hoành hành tại đây. Trường hợp thứ 2 là do tế bào ung thư men theo hệ thống bạch huyết để đi từ dạ dày tới gan.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo báo cáo, có đến 48% tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư dạ dày di căn tới gan trên tổng số các ca ung thư dạ dày di căn. Phần lớn khối u ác tính xuất phát từ dạ dày được tìm thấy cả ở gan khi người bệnh đã bước sang giai đoạn cuối. </p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện của người bị ung thư dạ dày di căn gan bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Buồn nôn, nhai nuốt kém, ăn không ngon;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đại tiện ra phân đen;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vàng mắt, vàng da;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nôn ra máu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chướng bụng;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Nước tiểu có màu lạ;</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Đổ mồ hôi, sốt cao;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sụt cân bất thường;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau ở vai bên phải và vùng bụng phải trên rốn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bề mặt gan cứng, lổn nhổn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đối với những trường hợp ung thư dạ dày di căn gan thì cần điều trị bằng những biện pháp sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Phẫu thuật loại bỏ khối u:</b> mục tiêu là nhằm cắt bỏ nhưng thương tổn ở dạ dày và gan nơi khối u di căn tới;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Xạ trị:</b> dùng năng lượng tia X để tiêu diệt khối u;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Hoá trị: </b>cho bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc để thủ nhỏ kích thước khối u. Thường những bệnh nhân thể trạng yếu hoặc đang ở giai đoạn nặng sẽ áp dụng phương pháp này;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Thuyên tắc mạch gan: </b>giúp ngăn chặn sự nuôi dưỡng tế bào ung thư của các mạch máu, kết hợp với hoá chất và xạ trị để loại bỏ khối u.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-phoi5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>dùng năng lượng tia X để tiêu diệt khối u</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Hệ xương:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ số ca bệnh ung thư dạ dày bị di căn sang xương chiếm 12% và thường xảy ra vào giai đoạn cuối. Thông qua hệ bạch huyết, những tế bào ung thư lan tràn mạnh mẽ tới các mô xương, gây ra rất nhiều cơn đau đớn cho người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng ở bệnh nhân ung thư dạ dày di căn xương:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau xương nghiêm trọng, có khả năng thấy được cả hạch ngoại vi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xương yếu và dễ gãy;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khối u sinh trưởng và lan rộng gây chèn ép tuỷ sống, rễ thần kinh cột sống;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Canxi phân giải vào máu khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, bệnh nhân chán ăn và dễ bị táo bón;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sút cân, suy nhược cơ thể;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuỷ xương bị tổn thương khiến người bệnh bị thiếu máu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiểu cầu suy giảm dẫn tới xuất huyết;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sức đề kháng yếu dần gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Quan sát hình ảnh chụp X-quang phát hiện ổ tiêu xương.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khi đã xác định bệnh nhân bị ung thư dạ dày di căn xương, bác sĩ có thể sẽ chỉ định những liệu pháp điều trị như sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Điều trị thiếu máu: </b>tiêm erythropoietin, truyền khối hồng cầu để tăng lượng máu trong cơ thể bệnh nhân;</p>
<p style="text-align: justify;">·<b>Điều trị tăng canxi máu: </b>giảm lượng canxi có trong máu bằng cách truyền NaCl 0,9%, corticoid, calcitonin hoặc các thuốc bisphosphonat qua đường tĩnh mạch trung tâm;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Ngăn chặn và làm chậm quá trình tiêu xương: </b>sử dụng thuốc, xạ trị, chất phóng xạ hoặc các thuốc kháng cathepsin K (chống hủy xương), các phương pháp quang động học;</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Giảm đau: </b>giúp bệnh nhân bớt đau đớn bằng các loại thuốc giảm đau như morphin, codein, hoặc thuốc chống viêm (tuyệt đối không được có steroid).</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phúc mạc:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Là màng thanh mạc lớn nhất trong cơ thể, phúc mạc có chức năng bao bọc xung quanh các cơ quan ở đáy chậu và ổ bụng. Tuy vậy phúc mạc có cấu trúc khá mỏng manh và rất dễ gặp tổn thương, đặc biệt là khi xảy ra va chạm mạnh. Cũng vì vị trí ngay kế dạ dày nên các tế bào ung thư có thể di căn từ dạ dày qua phúc mạc là điều không thể tránh khỏi, tỷ lệ này là khoảng 32% trong số các ca ung thư dạ dày di căn.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, ung thư thư dạ dày di căn sang phúc mạc chủ yếu là do phẫu thuật gặp tai biến. Chính vì thế nhiều trường hợp sau khi được cho là đã phẫu thuật thành công nhưng sau một thời gian bệnh lại tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán ung thư dạ dày di căn sang phúc mạc đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px "><b>Chụp CT: </b>giúp kiểm tra và đánh giá tình trạng cổ trướng, ung thư thâm nhập phúc mạc,...;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Xét nghiệm dịch ổ bụng: </b>bệnh nhân bị ung thư dạ dày di căn sang phúc mạc nếu phúc mạc tiết ra dịch có dính máu hoặc màu vàng, hoặc dịch ổ bụng có chỉ số LDH cao, hoặc phát hiện có tới 25% tế bào ung thư dạ dày hiện diện trong dịch ổ bụng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Soi ổ bụng: </b>giúp xác định vị trí tổn thương của phúc mạc, đánh giá mức độ xâm lấn của khối u tại đây. Soi ổ bụng có thể cho ra hình ảnh phúc mạc bị xuất huyết, sần sùi, dày cứng, có nhiều hạt màu trắng đục; </li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><b>Sinh hoá máu: </b>có thể thấy nồng độ LDH và Canxi trong máu tăng cao.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khi ung thư dạ dày di căn phúc mạc ở giai đoạn cuối thì các biện pháp điều trị đa phần là giúp làm giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Những phương pháp truyền thống được dùng bao gồm: xạ trị, hoá trị, sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau,...</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Tụy:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ ung thư dạ dày di căn sang tuỵ là rất lớn do đây cũng là một cơ quan ở vị trí gần với dạ dày. Nguyên nhân dẫn tới việc các tế bào ung thư có thể dễ dàng xâm lấn qua tuỵ có thể là do trong tế bào ung thư rơi vào phúc mạc quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc tế bào ung thư tự tìm tới tuỵ. Từ tuỵ, khối u có thể xâm lấn sang phúc mạc bụng.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Khu vực khác:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh những cơ quan kể trên, ung thư dạ dày còn có khả năng di căn tới những vị trí khác như não, túi mật, ở nữ giới thì là buồng trứng, ở nam là tuyến tiền liệt,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify;">1. Ung thư dạ dày di căn có chữa được không? | Dược phẩm Phú Đô</p><p style="text-align: justify;">2. Sự nguy hiểm của Ung thư dạ dày di căn | Dr.NguyenAnhTuan</p><p style="text-align: justify;">3. Tìm hiểu về tiến trình Ung thư dạ dày di căn | Kiến thức Ung Thư</p><p style="text-align: justify;">4. Ung thư dạ dày và những điều bạn cần biết để phòng ngừa, tầm soát phát hiện sớm | Bệnh viện K</p><p style="text-align: justify;">5. Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày | Phòng khám Đa khoa Hoàng Long</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-da-day-swukj |
Ung thư gan | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư gan là căn bệnh do sự tăng trưởng và phát triển quá mức của các tế bào ung thư trong gan. Ung thư gan được xem là căn bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong cao nhất tại Việt Nam trong các bệnh lý về ung thư (theo Globocan 2018). Mặc dù bệnh ung thư gan rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao, thế nhưng với sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện nay thì khả năng điều trị khỏi bệnh là có thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_ung-thu-gan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư gan là căn bệnh do sự tăng trưởng và phát triển quá mức của các tế bào ung thư trong gan</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư gan nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ quyết định khả năng sống sót cao hay thấp. Ngoài ra, giai đoạn tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và các yếu tố ngoại cảnh khác cũng sẽ góp phần đánh giá khả năng chữa trị thành công ung thư gan.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh lý nền, phương pháp chẩn đoán bệnh và phác đồ điều trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư gan. Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đủ khả năng khám chữa các bệnh ung thư cần được quan tâm hàng đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Có rất nhiều thắc mắc về cụm từ “nguyên phát” và “thứ phát” trong bệnh ung thư gan. Cụ thể:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Ung thư gan nguyên phát</strong>: Đây là loại ung thư gan bắt nguồn từ sự hình thành các tế bào ung thư trong gan. Các tế bào ung thư có thể xuất hiện từ bất kỳ thành phần nào có trong gan và dần phát triển lan rộng xâm lấn toàn bộ gan. Ung thư tế bào gan và ung thư tế bào ống mật là hai dạng ung thư gan thường được nhắc tới nhiều nhất.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Ung thư gan thứ phát:</strong> Đây là hình thái di căn của một cơ quan hay tổ chức khác bị ung thư nhưng chưa được điều trị. Ung thư phổi và ung thư dạ dày chính là 2 nguyên nhân chính dẫn tới di căn ung thư tới gan.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Việc tìm hiểu nguồn gốc khối u là nguyên phát hay thứ phát đóng vai trò quan trọng quyết định sự lựa chọn phác đồ điều trị bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng bệnh điển hình của ung thư gan là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Vàng mắt, vàng da</strong>: Đây là triệu chứng ung thư gan thường gặp nhất. Khối u hình thành trong gan gây tắc nghẽn đường mật (nguyên nhân vàng da), cụ thể thì một lượng muối mật (bilirubin) có trong đường mật bị trào ra các xoang gan và đi vào trong máu, tích tụ ở da. Củng mạc mắt chuyển vàng sậm thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan, có thể xuất hiện trước hoặc cùng lúc với hiện tượng vàng da.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vàng mắt, vàng da</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Triệu chứng phân bạc màu, nước tiểu có màu sẫm hơn</strong> (như nước vối) thường xuất hiện đồng thời với triệu chứng vàng da. Nguyên nhân là do hiện tượng tắc nghẽn đường mật trong gan, ống mật chủ làm cho sắc tố mật không đào thải qua phân và nước tiểu được.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Cảm giác ngứa trên toàn bộ bề mặt da:</strong> Hiện tượng này có thể xuất hiện sau hoặc đồng thời với triệu chứng vàng da, nguyên nhân chủ yếu là do lượng acid mật tích tụ tại da gây kích thích tổ chức thần kinh cảm giác. Mặc dù có nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng các loại thuốc da liễu điều trị cũng không khỏi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Đau bụng: </strong>Các cơn đau bụng sẽ tập trung vùng gan do tình trạng tắc mật gây ra, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân không có dấu hiệu đau ở giai đoạn sớm.</li>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Giảm cân nhanh:</strong> Trường hợp cân nặng bị giảm sút không chỉ do vấn đề chế độ thức ăn mà còn là do quá trình tiêu hóa gặp trục trặc, cụ thể là lượng dịch mật giúp tiêu hóa thuận lợi bị ứ đọng không thể chuyển xuống ruột. Ngoài ra, người bệnh cũng có cảm giác chán ăn do cơ thể có nhiều thay đổi bất thường.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào điển hình dễ phát hiện, do vậy người bệnh khi đến khám bệnh do có triệu chứng bất thường thì khả năng ung thư đã tiến triển tới giai đoạn giữa hoặc cuối. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích thực hiện khám bệnh định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tầm soát ung thư định kỳ đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Không uống nhiều rượu bia</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không uống nhiều rượu bia</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tránh lây nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C</p>
<p style="text-align: justify;">Không ăn các thực phẩm đã bị hỏng, bị mốc (đặc biệt là nấm mốc Aspergillus)</p>
<p style="text-align: justify;">Giữ vệ sinh môi trường sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học,...</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh </b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vàng da</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vàng mắt</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phân bạc màu, nước tiểu đậm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau bụng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngứa không rõ nguyên nhân</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư gan được chia thành nhiều giai đoạn bệnh khác nhau như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn I: Khối u chỉ hình thành đơn độc tại gan mà chưa xuất hiện di căn hạch hoặc di căn tới các cơ quan khác.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn II: Khối u tại gan phát triển lớn hơn và đã có dấu hiệu xâm lấn tới các tổ chức xung quanh khối u nhưng vẫn nằm trong gan, các mạch máu tân tạo dần hình thành. Chưa có dấu hiệu di căn ung thư sang các cơ quan khác.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn III: Giai đoạn này được chia thành 3 cấp độ nhỏ được gọi là IIIA, IIIB và IIIC tùy thuộc vào kích thước và khối lượng khối u trong gan. Ở giai đoạn IIIC, bệnh nhân đã có xuất hiện di căn hạch hoặc di căn ung thư tới các vùng cơ quan khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh (Viêm gan B, viêm gan C, uống rượu nhiều, tiếp xúc hóa chất độc hại,...). Sau đó, sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư gan như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp CT ổ bụng có cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có tiêm chất đối quang từ: Hình ảnh chụp từ CT hoặc MRI còn có thể cho thấy mức độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức và cơ quan lân cận. Xác định được kích thước khối u, di căn hạch hoặc di căn các cơ quan khác (nếu có).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu nồng độ AFP > 400 ng/ml hoặc AFP < 400 ng/ml nhưng cao hơn bình thường (có nhiễm virus viêm gan B,C) thì khả năng có tế bào ung thư trong gan.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện sinh thiết tế bào ung thư gan để có được kết quả chính xác hơn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ung thư gan được chia thành nhiều giai đoạn bệnh khác nhau như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn I: Khối u chỉ hình thành đơn độc tại gan mà chưa xuất hiện di căn hạch hoặc di căn tới các cơ quan khác.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn II: Khối u tại gan phát triển lớn hơn và đã có dấu hiệu xâm lấn tới các tổ chức xung quanh khối u nhưng vẫn nằm trong gan, các mạch máu tân tạo dần hình thành. Chưa có dấu hiệu di căn ung thư sang các cơ quan khác.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giai đoạn III: Giai đoạn này được chia thành 3 cấp độ nhỏ được gọi là IIIA, IIIB và IIIC tùy thuộc vào kích thước và khối lượng khối u trong gan. Ở giai đoạn IIIC, bệnh nhân đã có xuất hiện di căn hạch hoặc di căn ung thư tới các vùng cơ quan khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh (Viêm gan B, viêm gan C, uống rượu nhiều, tiếp xúc hóa chất độc hại,...). Sau đó, sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư gan như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp CT ổ bụng có cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có tiêm chất đối quang từ: Hình ảnh chụp từ CT hoặc MRI còn có thể cho thấy mức độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức và cơ quan lân cận. Xác định được kích thước khối u, di căn hạch hoặc di căn các cơ quan khác (nếu có).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu nồng độ AFP > 400 ng/ml hoặc AFP < 400 ng/ml nhưng cao hơn bình thường (có nhiễm virus viêm gan B,C) thì khả năng có tế bào ung thư trong gan.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện sinh thiết tế bào ung thư gan để có được kết quả chính xác hơn.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-tthu-phoi5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp CT cản quang</em></p>
<p> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết trường hợp bệnh nhân ung thư gan giai đoạn sớm đều được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Các dạng phẫu thuật được thực hiện như sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật cắt gan:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân ung thư gan không có tiền sử bị xơ gan sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt gan nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong và duy trì thời gian sống dài hơn. Đối với bệnh nhân có tiền sử bị xơ gan thì quyết định phẫu thuật cắt gan cần được xem xét kỹ lưỡng, hạn chế nguy cơ suy giảm chức năng gan hậu phẫu thuật. Thông thường, người bệnh phải thực hiện cắt thùy phải của gan sẽ có nguy cơ bị suy giảm chức năng gan cao hơn so với việc phẫu thuật cắt thùy trái.</p>
<p style="text-align: justify;">Ba phương pháp cắt gan có kế hoạch thường gặp nhất là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Phương pháp Lortat – Jacob</strong>: Bác sĩ thực hiện tách các mạch máu ở cuống gan và trên gan trước sau đó mới cắt gan. Phương pháp này thực hiện khá khó khăn và mất thời gian lâu hơn các phương pháp khác cho nên người bệnh có nguy cơ mất máu nhiều.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Phương pháp Tôn Thất Tùng</strong>: Sau khi bóp nhu mô gan trực tiếp bằng tay, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành thắt đường mật và cắt gan bằng cầm máu (trong quá trình phẫu thuật cuống gan sẽ được cầm máu tạm thời).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Phương pháp Bismuth</strong>: Phương pháp này được thực hiện bởi sự kết hợp 2 phương pháp được kể trên nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Thực hiện tách các thành phần cuống Glisson dựa theo phương pháp Lortat – Jacob nhưng chỉ cặp lại để kiểm soát tình trạng chảy máu. Tiếp đó, phương pháp Tôn thất Tùng sẽ được thực hiện đồng thời kiểm soát cuống Glisson, tĩnh mạch gan và cắt nhu mô gan.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trường hợp bệnh nhân ung thư gan không có tiền sử bị xơ gan sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt ga</em>n</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể sử dụng dao siêu âm trong điều trị ung thư gan nhằm giảm thiểu mất máu, hạn chế tổn thương tới các tổ chức lân cận, bảo tồn những phần gan lành,... Ngoài ra, trong trường hợp khối u nằm tại vị trí thuận lợi và có kích thước không quá lớn thì phương pháp cắt gan nội soi có thể được thực hiện.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Thắt động mạch gan:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân ung thư gan không còn cơ hội thực hiện cắt gan. Bác sĩ thực hiện thắt một phần hoặc toàn bộ các mạch máu dẫn tới gan nhằm mục đích ngăn chặn nguồn sống cho lá gan bị ung thư dẫn tới hoại tử ở trung tâm khối u. Khối u sẽ dần teo lại và các triệu chứng bệnh cũng dần được cải thiện. Bệnh nhân có tiên lượng sống không cao, chỉ khoảng 28% người bệnh ung thư gan có thể sống sau 6 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Ghép gan:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này được hiểu là cấy ghép gan mới khỏe mạnh cho người bệnh từ người hiến tạng. Kết quả cuộc đại phẫu có thành công hay không đòi hỏi khả năng sống và tiên lượng sống sau phẫu thuật của cả người bệnh và người hiến tạng. Mặc dù phương pháp này có tỷ lệ thành công rất cao thế nhưng chỉ có những bệnh nhân có đủ các yếu tố sau đây mới được thực hiện phẫu thuật ghép gan: Khối u gan có kích thước dưới 5cm, số lượng khối u không quá 3 khối, kích thước dưới 3cm và chưa có biểu hiện xâm lấn mạch máu. Gan người ghép phải phù hợp và không bị đào thải trong cơ thể người nhận.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh các phương pháp điều trị ung thư gan điển hình là phẫu thuật thì một số trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện điều trị khác (do không thể thực hiện phẫu thuật):</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xạ trị ung thư gan</strong>: Thực hiện xạ trị bên ngoài hoặc xạ trị tại chỗ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Phá hủy u gan qua da (dưới hướng dẫn của siêu âm)</strong>: Phương pháp này thường được thực hiện thông qua 2 quá trình chính là tiêm hóa chất vào khối u sau đó đốt khối u bằng nhiệt lạnh (hoặc vi sóng, sóng cao tần, tia laser,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Một số phương pháp ít phổ biến hơn như:</strong> Liệu pháp miễn dịch, nút mạch bằng hạt vi cầu phóng xạ (TARE hoặc SIRT), nút mạch hóa chất qua đường động mạch TACE, hóa trị,...</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify;">1. Các phương pháp điều trị ung thư gan | ệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec</p><p style="text-align: justify;">2. Tổng hợp các cách điều trị ung thư gan đang được áp dụng hiện nay | CYSINA</p><p style="text-align: justify;">3. Ung thư gan: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-gan-swlhm |
ung thư đường mật trong gan | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan ung thư đường mật trong gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư đường mật là một loại ung thư không phổ biến vì vậy thường không được mọi người chú ý. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm bởi sự ác tính và tiến triển nhanh của bệnh có thể dẫn đến tử vong nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư đường mật là kết quả của sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư trong các ống dẫn mật từ gan xuống ruột non. Thông thường dịch mật sẽ được sản sinh và chuyển tới ruột non để hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng giai đoạn cuối trong chuỗi tiêu hóa. Do vậy, đường mật bị tổn thương đồng nghĩa với hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, các tổ chức và cơ quan có liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ,...</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư đường mật có thể xuất hiện bên trong gan hoặc bên ngoài gan, trong mỗi trường hợp lại cần có phương pháp điều trị khác nhau nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất trong quá trình xử lý khối u ác tính trong đường mật chính là kịp thời phát hiện bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư đường mật là một căn bệnh ác tính trong hệ thống đường mật. Bệnh có thể bắt nguồn từ vùng đường ống mật bên trong gan hoặc bên ngoài gan, vùng hợp lưu bóng mật - tụy cũng không ngoại lệ. </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_ung-thu-tui-mat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư đường mật</em></p>
<p style="text-align: justify;">Dựa theo vị trí giải phẫu thì bệnh ung thư đường mật sẽ được chia thành 3 nhóm bệnh chính là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Ung thư đường mật bên trong gan</strong>: Hình thành các khối u trong các đường mật nằm bên trong gan, đây là dạng ung thư không phổ biến nhưng tổn thương mà bệnh gây ra lại rất nghiêm trọng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Ung thư đường mật vùng ngoài gan</strong>: Bao gồm những khối u nằm trong khoảng vùng trên của tụy đến vùng hợp lưu của bóng Vater (mật - tụy).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Ung thư đường mật vùng rốn gan</strong>: Hình thành ngại tại ngã ba đường mật (điểm giao giữa ống gan phải và ống gan trái).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp ung thư đường mật đều thuộc loại ung thư biểu mô tuyến ống (chiếm đến 95%) và thường bắt gặp ở bệnh nhân ung thư đường mật vùng rốn gan. Bệnh nhân ung thư đường mật ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện bệnh thế nhưng tình hình chuyển biến bệnh lại rất nhanh, do vậy hầu hết trường hợp chẩn đoán bệnh đều ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị khỏi bệnh vô cùng khó.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân ung thư đường mật trong gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dịch mật được sản xuất từ gan sẽ thông qua các ống dẫn lưu (ống mật hay đường mật) vận chuyển đến túi mật và dẫn xuống ruột non nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở giai đoạn cuối cùng. Ung thư đường mật chính là do sự hình thành các tế bào đột biến gen (tế bào ung thư) tại thành ống mật, các tế bào này sản sinh và phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể hình thành lên những khối u gây tắc nghẽn ống mật.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số nguyên nhân chính dẫn tới ung thư đường mật như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người bệnh mắc phải những căn bệnh viêm nhiễm vùng gan mạn tính như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan mạn tính do rượu bia, xơ gan, viêm đường mật xơ cứng tiên phát,... tất cả đều có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành khối u ác trong đường mật.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Gan bị nhiễm trùng do có ký sinh trùng gây ra cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đường mật trong gan.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tình trạng có sỏi trong mật không phải là nguyên nhân gây ung thư đường mật nhưng nếu có sỏi trong gan thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật trong gan.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Một số căn bệnh bẩm sinh cũng được coi là yếu tố gây ung thư đường mật là: Hội chứng Lynch II (bệnh về đại trực tràng, cây mật,...) và hội chứng Caroli (xơ gan, tăng huyết áp và u nang đường mật).</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-tui-mat1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Gan bị nhiễm trùng do có ký sinh trùng gây ra cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đường mật trong gan.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả mọi người đều có thể là đối tượng mắc bệnh ung thư đường mật trong gan, tuy nhiên những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chính là: Những người cao tuổi và có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, người nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ gan, những người mắc bệnh béo phì, những người mắc bệnh viêm gan mạn tính, những bệnh nhân có tiền sử bị ung thư hoặc có người thân bị ung thư,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng ung thư đường mật trong gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn mới hình thành khối u đường mật thì hầu như người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường gì. Cho tới khi khối u đã phát triển lớn và có dấu hiệu gây tắc nghẽn đường mật thì các triệu chứng bệnh mới xuất hiện rõ ràng.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vàng da, vàng mắt: Đây là dấu hiệu cho thấy tế bào gan gan bị tổn thương hoặc đường mật trong gan có sự tắc nghẽn. Sắc tố mật bị ứ trệ trong gan, xâm nhập vào máu và thẩm thấu đến da, từ đó gây ra hiện tượng vàng da. Vàng da do ung thư đường mật trong gan thường là vàng sậm, da bị sạm nhiều, vàng da toàn thân và không có dấu hiệu suy giảm nếu sử dụng thuốc bổ gan hay lợi mật. Vàng da thường đi kèm với tình trạng đại tiện có phân bạc màu và nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vàng da, vàng mắt</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Triệu chứng ngứa ngáy có thể bắt nguồn từ việc Bilirubin bị tích tụ dưới da gây ra.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau bụng vùng gan (hạ sườn phải) do dịch mật bị tắc nghẽn, ứ đọng (trong một vài trường hợp gan sẽ bị sưng to lên thậm chí có thể sờ thấy trên bề mặt da bụng).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cân nặng bị giảm sút đột ngột nhưng không rõ nguyên nhân: Gan là cơ quan quan trọng tham gia quá trình tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy, mọi bệnh lý tại gan đều tác động không nhỏ tới quá trình hấp thụ, trao đổi chất của cơ thể. Trong ung thư gan, dịch mật bị tắc nghẽn, tế bào gan bị phá hủy làm rối loạn quá trình thải độc và điều hòa chuyển hóa đường, mỡ,... của gan, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa đạm vì gan là cơ quan duy nhất có khả năng tổng hợp Albumin cho cơ thể. Tất cả những yếu tố đó đều khiến cho cơ thể dần bị kiệt quệ, người bệnh có khả năng suy dinh dưỡng nặng trong thời gian ngắn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Một số triệu chứng ung thư đường mật khác ít phổ biến hơn như: Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa ung thư đường mật trong gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thực hiện tầm soát ung thư định kỳ đối với những đối tượng có nguy cơ bị ung thư đường mật cao (Bệnh nhân viêm gan B, C, người cao tuổi mắc các bệnh viêm gan mạn tính, người có tiền sử mắc bệnh ung thư,...). Điều trị viêm gan B, viêm gan C theo phác đồ nếu có chỉ định điều trị</p>
<p style="text-align: justify;">Không uống quá nhiều rượu bia và thiết lập chế độ ăn uống khoa học.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không uống quá nhiều rượu bia và thiết lập chế độ ăn uống khoa học.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe. Đặc biệt đối với những người thừa cân cần phải giảm cân sớm để tránh gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư đường mật và các bệnh lý khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vàng da, vàng mắt</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngứa da</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau bụng vùng hạ sườn phải</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sụt cân,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> </li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thực hiện tầm soát ung thư định kỳ đối với những đối tượng có nguy cơ bị ung thư đường mật cao (Bệnh nhân viêm gan B, C, người cao tuổi mắc các bệnh viêm gan mạn tính, người có tiền sử mắc bệnh ung thư,...). Điều trị viêm gan B, viêm gan C theo phác đồ nếu có chỉ định điều trị</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không uống quá nhiều rượu bia và thiết lập chế độ ăn uống khoa học.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe. Đặc biệt đối với những người thừa cân cần phải giảm cân sớm để tránh gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư đường mật và các bệnh lý khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vàng da, vàng mắt</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngứa da</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau bụng vùng hạ sườn phải</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sụt cân,...</li>
</ul>
<p> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán ung thư đường mật trong gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các giai đoạn ung thư đường mật:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 0</strong>: Tế bào ung thư xuất hiện tại lớp niêm mạc trong cùng của đường ống mật.Chưa có hiện tượng xâm lấn sâu vào lớp niêm mạc hay thành ống mật.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn IA:</strong> Khối u đã có ở thành đường mật nhưng chưa phát triển hết. Các hạch bạch huyết và các tổ chức xa hơn chưa bị xâm lấn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn IB</strong>: Khối u đã phát triển và ăn sâu vào thành ống mật nhưng chưa có dấu hiệu xâm lấn các tổ chức xung quanh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn IIA</strong>: Các cấu trúc lân cận như tuyến tụy, gan và túi mật đều đã bị xâm lấn. Hoặc các nhóm tĩnh mạch, động mạch nhỏ xung quanh đã bị tổn thương nhưng các vị trí khác trên cơ thể và các nhóm hạch bạch huyết chưa bị xâm lấn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn IIB:</strong> Các hạch bạch huyết lân cận bị xâm lấn nhưng chưa lan rộng tới hệ bạch huyết.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn III</strong>: Các nhóm động - tĩnh mạch chính trong gan đều có thể bị tế bào ung thư xâm nhập. Một phần túi mật, ruột non, dạ dày hoặc đại tràng có thể bị ung thư xâm nhập tuy nhiên chưa xuất hiện di căn ung thư vị trí xa.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn IV: Các tổ chức, cơ quan phía xa cũng đã bị di căn ung thư (xương, gan và phổi,...)</p>
<p style="text-align: justify;">Tổng hợp các phương pháp có thể được chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán ung thư đường mật:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm sinh hóa máu</strong>: Tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan, thận, độc tố gan, các xét nghiệm về chuyển hóa đường, mỡ, đạm (Protein, Albumin),...</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-tui-mat3.jpg"> </p>
<p style="text-align: center;"><em>Tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan, thận, độc tố gan, các xét nghiệm về chuyển hóa đường, mỡ, đạm </em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xét nghiệm (CEA và CA19-9)</strong>: Nếu hàm lượng carcininochromicine (CEA) và CA19-9 có trong máu ở mức cao thì có khả năng có sự xuất hiện của ung thư đường mật.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Sinh thiết</strong>: Sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để xác định khối u là lành tính hay ác tính.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Siêu âm:</strong> Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được vị trí khối u. Nếu thực hiện siêu âm nội soi đường mật sẽ xác định được chi tiết vị trí chính xác khối u, kích thước, khối lượng và thậm chí các vùng tổn thương xung quanh cũng được kiểm tra.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Nội soi ổ bụng</strong>: Kiểm tra mức độ xâm lấn của ung thư tới các tổ chức và cơ quan lân cận như vùng đường ống mật bên ngoài gan, túi mật, gan,... Kết hợp lấy mẫu mô để thực hiện xét nghiệm và làm sinh thiết xác định tế bào ung thư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng có tiêm thuốc đối quang từ hoặc CT - Scan ổ bụng có tiêm thuốc cản quang nhằm xác định vị trí, kích thước, tính chất ngấm thuốc của khối u, cũng như tình trạng xâm lấn tổ chức xung quanh hay di căn trong ổ bụng của khối u.</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Ngoài ra, để đánh giá tình trạng di căn xa của khối u, cần phải thực hiện các biện pháp tầm soát toàn thân như:</strong> Chụp cộng hưởng từ sọ não có tiêm thuốc đối quang từ, chụp CT-Scan phổi, chụp xạ hình xương, chụp PET-CT toàn thân,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị ung thư đường mật trong gan</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, các bác sĩ cần phải thông qua ba yếu tố quan trọng: Vị trí khối u và giai đoạn ung thư đường mật, yêu cầu của bệnh nhân và tình trạng sức khỏe thực tế, những tác dụng phụ của phương pháp thực hiện điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật ung thư đường mật được lựa chọn nhằm loại bỏ hoàn toàn các khối u và các nhóm mô bị hư hỏng. Trong trường hợp khối u không thể cắt bỏ hoàn toàn thì sẽ thực hiện phẫu thuật loại bỏ một phần khối u nhằm giảm thiểu các triệu chứng nặng từ bệnh, giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các loại phẫu thuật ung thư đường mật:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật cắt bỏ đường mật:</strong> Loại bỏ toàn bộ các khối u có trong đường mật nếu chưa có dấu hiệu lan rộng ra bên ngoài. Kết hợp tách các nhóm hạch bạch huyết lân cận để thực hiện giải phẫu tìm kiếm di căn ung thư.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật cắt gan bán phần</strong>: Trường hợp ung thư đường mật bên trong gan thì người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần gan nhằm loại bỏ khối u và các tổ chức đã bị xâm lấn xung quanh. Sức khỏe người bệnh đã cắt bỏ một phần gan sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi chức năng gan vẫn hoạt động bình thường và gan có thể tự tái tạo lại.</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật Whipple</strong>: Phương pháp này được thực hiện khi khối u đường mật nằm bên ngoài gan tiếp giáp với tá tràng và tụy. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tụy, một phần dạ dày, phần đầu tá tràng và toàn bộ đường mật. Phương pháp đại phẫu thuật này có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng không đáng có như nhiễm trùng nặng, rò dịch tụy và mật, thậm chí gây tử vong trong khi thực hiện phẫu thuật.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật cắt bỏ đường mật</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><b>Hóa trị</b></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc, hóa chất đưa trực tiếp vào cơ thể nhằm loại bỏ các tế bào ung thư. Trường hợp thực hiện hóa trị khi: Bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật do nguyên nhân sức khỏe, vị trí khối u hoặc bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn muộn (phẫu thuật và các phương pháp khác không có tác dụng nữa). Hóa trị cũng có thể được phối hợp cùng các phương pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị để làm tăng hiệu quả điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc có thể được chỉ định điều trị ung thư ống mật: Gemcitabine (Gemzar), Fluorouracil (5-FU, Adrucil), Cisplatin (Platinol), Capecitabine (Xeloda), Paclitaxel (Taxol). Tác dụng phụ của việc sử dụng biện pháp hóa trị có thể xuất hiện ở mỗi đối tượng là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe thực tế (các bệnh lý nền). Người bệnh có thể bị mệt mỏi, hay chóng mặt buồn nôn, bị nhiễm trùng thứ phát, ảnh hưởng hệ thần kinh, rụng tóc,...</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Xạ trị</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này chính là việc sử dụng tia X với tần số cao đánh trực tiếp vào các tế bào ung thư và tiêu diệt. Phương pháp xạ trị được thực hiện bằng cách xạ trị trong (xạ trị áp sát), xạ trị ngoài và xạ trị tắc mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">Xạ trị có thể loại bỏ hoàn toàn khối u có trong đường mật hoặc tiêu diệt một phần các tế bào ung thư nhằm cải thiện cuộc sống cho người bệnh (giảm thiểu tác hại từ các triệu chứng và các cơn đau). Quá trình xạ trị sẽ khiến bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ như: Đau dạ dày, cơ thể mệt mỏi, mất nhu động ruột,... tuy nhiên các triệu chứng này có thể mất dần sau khi hoàn thành quá trình điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify;">1. Ung thư đường mật - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Khoa Học TV</p><p style="text-align: justify;">2. Ung thư biểu mô đường mật trong Gan thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu, làm sao để tầm soát bệnh | Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức</p><p style="text-align: justify;">3. Ung thư đường mật (ống mật): Những điều cần biết | Bệnh viện Vinmec</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-duong-mat-trong-gan-spkuf |
U ác tuyến ức | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác tuyến ức</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tuyến ức là một thành phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuyến ức bao gồm hai thùy giống hệt nhau nằm ở phía trước của trung thất, trước tim và phía sau xương ức. Trong mỗi thùy của tuyến ức sẽ được chia thành 2 phần chính là vỏ ở ngoại vi và tủy trung tâm, 2 thành phần này được bao bọc lại thành dạng một viên nang. Khối u hình thành ở tuyến ức phần lớn bắt nguồn từ các lớp biểu mô bao bọc tuyến ức.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư tuyến ức là một căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên ảnh hưởng mà bệnh gây ra lại rất nghiêm trọng. Ung thư tuyến ức được chia thành hai dạng chính là: Ung thư biểu mô tuyến ức (Thymic carcinomas) và u tuyến ức ác tính (Thymomas). Cả hai dạng đều có thể dẫn tới tử vong cao nếu không được kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp, tuy nhiên những bệnh nhân ung thư dạng Thymic carcinomas lại có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều. Bệnh nhân ung thư tuyến ức có tiên lượng sống sau 5 năm có thể lên tới 90% đối với trường hợp được phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_u-ac-tuyen-uc3.gif"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tuyến ức là một thành phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác tuyến ức</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp khối u ác tính hình thành đều không thể tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Các tế bào ung thư sẽ tự sản sinh do một số yếu tố tác động và dần phát triển, nhân lên với số lượng lớn không thể kiểm soát. Tập hợp các tế bào ung thư tích tụ tại một điểm được gọi là khối u ác tính, chúng có thể tiếp tục phát triển và lan rộng ra các tổ chức xung quanh nhằm xâm lấn và gây thương tổn. Nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý khối u hoàn toàn sẽ dẫn tới tính trạng di căn ung thư tới các tổ chức và hệ cơ quan khác nhau trên cơ thể, nguy cơ tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Ung thư tuyến ức là căn bệnh ung thư chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh, tuy nhiên những yếu tố về tiền sử bệnh lý có ảnh hưởng lớn nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê, có tới hơn 40% những bệnh nhân ung thư tuyến ức có tiền sử mắc các bệnh nhược cơ (hay bệnh tự miễn dịch): Bệnh viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm giáp, Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjögren,...</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-ac-tuyen-uc5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>những yếu tố về tiền sử bệnh lý có ảnh hưởng lớn nguy cơ mắc phải căn bệnh này.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, một số bệnh máu ác tính như bệnh suy giảm gamma globulin và chứng bất sản hồng đơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Phân loại u tuyến ức</b></p>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào tổ chức y tế thế giới (WHO) thì khối u tuyến ức sẽ được phân loại thành các loại như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Loại A:</strong> Khối u lành tính nhưng rất hiếm gặp, chúng có dạng hình bầu dục hoặc hình trục chính. Tiên lượng sống của người bệnh thường trên 15 năm.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Loại AB</strong>: Khối u tuyến ức hỗn hợp (lành tính). Tiên lượng sống của bệnh nhân trên 15 năm khoảng 90%.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Loại B1</strong>: Khối u tuyến ức giàu tế bào lympho (lành tính). Tiên lượng sống của bệnh nhân trên 20 năm khoảng 90%.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Loại B2</strong>: Khối u chứa nhiều tế bào lympho, các tế bào biểu mô lớn nhưng phần nhân tế bào phát triển bất thường. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 20 năm khoảng 60%.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Loại B3:</strong> Những khối u tuyến ức biểu mô, u tuyến ức dạng vảy, u tuyến ức không điển hình hoặc ung thư biểu mô tuyến ức biệt hóa. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 20 năm chỉ chiếm khoảng 40%.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Loại C</strong>: U tuyến ức ác tính (ung thư biểu mô tuyến ức), chứa các tế bào đột biến gen tích tụ và gây tổn thương cho tuyến ức. Nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì khả năng khả năng sống sót sau điều trị khá cao, tuy nhiên tiên lượng sống qua 5 năm chỉ chiếm khoảng 30%.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Loại AB và loại B2 là hai trường hợp phổ biến nhất của u tuyến ức và loại C là trường hợp nặng nhất của u tuyến ức (ung thư). Trong một vài điều kiện thuận lợi, các khối u tuyến ức dạng lành tính nếu không được xử lý có thể tiến triển thành ác tính trong một khoảng thời gian nhất định, chính vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm các khối u tuyến ức cần được quan tâm hàng đầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác tuyến ức</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Ở giai đoạn đầu hình thành khối u tuyến ức hầu như không xuất hiện triệu chứng bệnh rõ rệt, thậm chí một vài trường hợp bệnh nhân không hề có triệu chứng cho đến khi khối u đã tiến triển nặng. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư tuyến ức là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Đau tức ngực</strong>: Cơn đau có thể xuất hiện thoáng qua nhưng nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì cơn đau sẽ kéo dài, thậm chí gây đau nhức khó chịu toàn bộ cơ thể.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-ac-tuyen-uc1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơn đau tức ngực</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Khó thở</strong>: Khối u phát triển lớn dần sẽ chèn ép hay thậm chí xâm lấn các bộ phận trong trung thất khiến bệnh nhân có cảm giác khó thở, nếu cố gắng hít thở sẽ bị đau tức ngực.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Ho ra máu</strong>: Các tế bào trong khu vực trung thất bị xâm lấn gây thương tổn sẽ dẫn tới tình trạng ho ra máu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như khàn tiếng, khó nuốt, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, hội chứng Horner (sụp mi, co đồng tử, giảm tiết mồ hôi), sốt, loạn nhịp tim, sụt cân,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U ác tuyến ức</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dựa vào hình thái khối u và mức độ lây lan của ung thư tuyến ức có thể chia thành 4 giai đoạn chính như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 1: </strong>Khối u chỉ nằm trong phạm vi tuyến ức và chưa có dấu hiệu xâm lấn tới bất kỳ tổ chức xung quanh nào.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 2:</strong> Khối u đã phát triển lớn hơn, xâm lấn qua nang bao tuyến ức và lây lan tới vùng niêm mạc khoang ngực hoặc phần mỡ quanh tuyến ức. Không có dấu hiệu di căn hạch hay di căn ung thư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 3:</strong> Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan tới các tổ chức, cơ quan lân cận trong khoang ngực như túi quanh tim, phổi hoặc các nhóm mạch máu lớn. Có dấu hiệu di căn hạch tại các vùng lân cận nhưng chưa có dấu hiệu di căn ung thư xa.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 4A:</strong> Khối u phát triển cực lớn hoặc đã lan rộng toàn bộ phổi hoặc bao quanh tim.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 4B:</strong> Khối u đã lây lan sang toàn bộ các tổ chức xung quanh và di căn ung thư tới các vùng xa hơn trên cơ thể thông qua hệ thống máu hoặc các hạch bạch huyết.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tại giai đoạn 1 và giai đoạn 2, triệu chứng bệnh không xuất hiện rõ ràng nên khả năng bệnh nhân tự phát hiện bệnh là rất khó khăn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người bệnh có thực hiện chụp X-quang hoặc các loại chẩn đoán hình ảnh có liên quan vùng ngực có thể vô tình phát hiện ra khối u tuyến ức và kịp thời chữa trị. Người bệnh được phát hiện khối u tuyến ức càng sớm thì khả năng chữa trị khỏi sẽ càng cao, tiên lượng sống sau 5 năm đối với khối u ác tính có thể lên tới 60% (đối với giai đoạn 1 và 2).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác tuyến ức</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân tìm tới các cơ sở h (CT): Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện sau chụp x-quang để bổ sung thêm thông tin cho chẩn đoán bệnh. Kích thước khối u, mức độ xâm lấn và nguy cơ lây lan tới các tổ chức xung quanh có thể xác định được. Đồng thời, thông qua chụp cắt lớp vi tính bác sĩ sẽ có thể định hướng thực hiện sinh thiết như thế nào cho hiệu quả nhất.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Chụp cộng hưởng từ (MRI)</strong>: Trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ với u thần kinh hoặc có tiền sử có u xơ và đã được xạ trị trước đó thì sẽ được chỉ định thực hiện biện pháp chụp cộng hưởng từ nhằm chẩn đoán phân biệt.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-ac-tuyen-uc2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>chụp cộng hưởng từ( MRI)</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Chụp PET/CT (Positron Emission Tomography/ Computer Tomography)</strong>: Phương pháp này được chỉ định thực hiện cả trước và sau khi điều trị ung thư tuyến ức. Chụp PET/CT trước điều trị để kiểm tra cụ thể hơn về tình trạng khối u, giai đoạn phát triển và xác định vị trí chính xác để thực hiện sinh thiết. Chụp PET/CT sau điều trị nhằm kiểm tra kết quả điều trị, nguy cơ tái phát hay di căn ung thư,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xạ hình</strong>: Bệnh nhân ung thư tuyến ức được chỉ định xạ hình xương và xạ hình thận với máy SPECT, SPECT/CT. Xạ hình xương nhằm kiểm tra mức độ thương tổn do di căn xương, theo dõi đáp ứng điều trị và kiểm tra nguy cơ tái phát, di căn. Xạ hình thận nhằm đánh giá chức năng hoạt động của thận trước và sau điều trị.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Siêu âm</strong>: Thực hiện siêu âm qua ngực hoặc tiến hành siêu âm đầu dò thực quản để xác định tổn thương do khối u tuyến ức gây ra.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Nội soi:</strong> Có thể thực hiện nội soi trung thất hoặc nội soi lồng ngực nhằm kiểm tra mức độ lây lan của khối u tuyến ức, kết hợp lấy mẫu sinh thiết tế bào ung thư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các xét nghiệm như sinh hóa máu, công thức máu, xạ hình,... đều phục vụ cho sinh thiết xác định tế bào ung thư và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác tuyến ức</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư tuyến ức là loại ung thư phát triển không quá nhanh, do đó việc điều trị bệnh từ giai đoạn sớm sẽ có cơ hội chữa trị khỏi đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục sau điều trị. Tương tự như các dạng ung thư khác, khối u ác tuyến ức sẽ được xử lý dựa vào 3 phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của khối u, tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân và yêu cầu đặc biệt từ người bệnh mà phác đồ điều trị có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Phẫu thuật:</strong> Phương pháp này chủ yếu nhằm can thiệp trực tiếp vào khối u ở tuyến ức để loại bỏ các tế bào ung thư. Thông thường, phần tuyến ức sẽ được loại bỏ hoàn toàn đồng thời tìm kiếm và loại bỏ các tế bào ung thư đã xâm lấn tới các tổ chức xung quanh. Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến ức đều phải thực hiện kết hợp phẫu thuật với xạ trị hoặc hóa trị mới có được kết quả điều trị cao nhất, đồng thời hạn chế tái phát ung thư.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>phẫu thuật tuyến ức</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xạ trị:</strong> Khối u ác tuyến ức được cho là loại u nhạy cảm với tia, chính vì vậy biện pháp xạ trị rất phù hợp trong điều trị bệnh nhân ung thư tuyến ức. Thông thường, xạ trị sẽ được chỉ định thực hiện sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót và các di căn ung thư. Ngoài ra, phương pháp xạ trị còn được chỉ định thực hiện cho bệnh nhân tái phát ung thư tuyến ức.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Hóa trị:</strong> Hóa trị cũng là phương pháp cho tỷ lệ đáp ứng điều trị khối u ác tuyến ức khá cao, tuy nhiên hóa trị thường không được ưu tiên thực hiện bởi sự xuất hiện nhiều tác dụng phụ trong quá trình điều trị cho người bệnh. Hóa trị sẽ được chỉ định nếu khối u quá lớn cần làm giảm thể tích khối u và ngăn chặn quá trình phát triển nhanh của khối u trước khi thực hiện phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán không thể thực hiện phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật phát hiện có di căn vùng xa thì sẽ được chỉ định hóa trị bổ trợ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị ung thư tuyến ức hầu hết đều có vấn đề bệnh lý mạn tính, chính vì vậy trong quá trình điều trị ung thư người bệnh sẽ được chỉ định điều trị hỗ trợ các bệnh lý kèm theo.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (Azathioprin và Corticosteroid) và thuốc kháng men cholinesterase cho bệnh nhân bị các bệnh nhược cơ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh giảm sinh hồng cầu sẽ được cải thiện nếu tuyến ức tổn thương được cắt bỏ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân có khối u ác tuyến ức:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau tức ngực</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó thở</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho ra máu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khàn tiếng, khó nuốt, loạn nhịp tim, sốt,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hội chứng Horner (sụp mi, co đồng tử, giảm tiết mồ hôi)</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>1. Ung Thư Tuyến Ức | Phác Đồ Điều Trị</p><p>2. Chẩn đoán u tuyến ức trên phim chụp x-quang được thực hiện thế nào | Bệnh viện Vinmec</p><p itemprop="headline">3. Ung Thư Tuyến Ức: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị | Central Pharmacy</p><p style="text-align: justify;">4. Ung Thư Tuyến Ức | Health Việt Nam</p><p style="text-align: justify;">5. Ung Thư Tuyến Ức | Hello doctor</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-tuyen-uc-simfu |
U ác khí quản | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U ác khí quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khí quản chính là một ống dẫn khí có hình lăng trụ kéo dài từ điểm cuối của thanh quản đến hệ phế quản của phổi. Vai trò chính của khí quản chính ra dẫn khí vào ra, đồng thời điều hòa lượng không khí để làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi. Khí quản được coi là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống hô hấp của cơ thể con người cho nên tổn thương khí quản cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ hô hấp bị ảnh hưởng. </p>
<p style="text-align: justify;">Khối u có trong khí quản là trường hợp hiếm gặp tuy nhiên nếu có xuất hiện thì khả năng cao sẽ là khối u ác tính rất khó chữa trị. Trường hợp bệnh nhân bị ung thư khí quản thông thường sẽ được xếp chung vào nhóm bệnh ung thư phế quản - phổi, bởi tính liên kết khăng khít với ống khí quản.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_u-ac-khi-quan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ung thư khí quản</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp khối u ác hình thành trong khí quản thường xuất hiện từ nhóm biểu mô tế bào vảy hoặc nhóm biểu mô tuyến nang (hai trường hợp này chiếm khoảng 70% tổng số ca mắc bệnh ung thư khí quản). Khối u hình thành một cách âm thầm cho tới khi kích thước khối u lớn gây tắc nghẽn đường thở, hô hấp người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong nếu không kịp thời phát hiện và xử lý.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U ác khí quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư khí quản là căn bệnh hiếm gặp nhưng ảnh hưởng mà bệnh mang tới lại rất nghiêm trọng. Mỗi căn bệnh cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và lựa phương pháp điều trị phù hợp, thế nhưng không phải lúc nào cũng có thể xác định được một nguyên nhân cụ thể. Ung thư khí quản chưa được xác định nguyên nhân chính gây bệnh nhưng ta hoàn toàn có thể dựa vào những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Hút thuốc lá</strong>: Tiếp xúc với khói thuốc lá hay một số loại hóa chất độc hại khác đều có thể gây hại cho đường hô hấp, ung thư khí quản cũng là một trong những bệnh lý có thể xảy ra. Theo thống kê, có tới 90% trường hợp bệnh nhân ung thư khí quản đều có tiền sử hút thuốc lá hay thậm chí là nghiện thuốc lá. Rất nhiều hợp chất độc hại có trong khói thuốc lá, trong đó phải kể tới 2 loại hóa chất gây ung thư tiêu biểu là carbon monoxide và oxit nitơ.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-ac-khi-quan6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiếp xúc với khói thuốc lá hay một số loại hóa chất độc hại khác đều có thể gây hại cho đường hô hấp, gây ung thư khí quản</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Di truyền:</strong> Một số nghiên cứu y học cho thấy rằng tỉ lệ di truyền của bệnh ung thư khí quản không quá cao nhưng vẫn được xét vào danh sách có nguy cơ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Nguyên nhân bệnh lý nền</strong>: Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp mạn tính có nguy cơ bị ung thư khí quản cao hơn bình thường. Tiêu biểu là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh lao, khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ung thư khí quản được nhận định là một căn bệnh không thể lây truyền từ người sang người một cách trực tiếp. Tuy nhiên, một số tác nhân quan trọng gây gia tăng nguy cơ ung thư khí quản như khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp, amiăng, ô nhiễm môi trường,... có thể tác động đến một nhóm người hoặc một quần thể người có cùng môi trường sống. Vì vậy Ung thư đường hô hấp nói chung và ung thư khí quản nói riêng có thể xuất hiện ở nhiều cá thể trong một vùng có cùng hoàn cảnh và môi trường sống. Mặt khác, một số tác nhân vi sinh vật như lao, các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm,... gây bệnh đường hô hấp cũng có thể lây truyền và làm gia tăng các biến cố tại phổi.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U ác khí quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết trường hợp bệnh nhân ung thư khí quản khi được chẩn đoán bệnh đều đã chuyển sang giai đoạn giữa hoặc muộn. Nguyên nhân chủ yếu là do các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường không rầm rộ mà chỉ xuất hiện thoáng qua. Tần suất các triệu chứng xuất hiện sẽ tăng dần và mức độ cũng nặng hơn khi khối u phát triển lớn và xâm lấn nhiều tổ chức xung quanh.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Khó thở:</strong> Đây là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư khí quản bởi khi khối u hình thành sẽ xâm lấn đường dẫn khí vào phổi, người bệnh sẽ có cảm giác cơ thể bị thiếu hụt Oxy nên phải luôn gắng sức để thở. Tình trạng khó thở sẽ tăng dần khi khối u phát triển lớn hơn chèn ép đường thở.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Ho ra máu:</strong> Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu trong đường thở nên buộc phải ho hắt ra. Các cơn ho sẽ xuất hiện dày đặc hơn khi bệnh tiến triển xấu đi, ho có thể kèm theo dịch nhầy có máu do tổn thương đường hô hấp nghiêm trọng.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-ac-khi-quan2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ho ra máu</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Gây viêm đường thở: </strong>Khí quản bị tổn thương có thể kèm viêm nhiễm và lây lan tới các tổ chức xung quanh. Bệnh nhân có thể thở khò khè, cò cử liên tục tăng dần.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khối u phát triển lớn sẽ chèn ép ống thực quản, thanh quản, các dây thần kinh và mạch máu ở vùng cổ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác như: Khó nuốt, khàn tiếng, bầm tím cổ, đau đầu,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U ác khí quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư khí quản cũng giống như các bệnh ung thư khác đều sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển của bệnh. Tùy thuộc vào mức độ phát triển của khối u và mức độ xâm lấn hay di căn tới các vùng cơ quan khác mà các chuyên gia đã chỉ ra được 5 giai đoạn chính của bệnh ung thư khí quản.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 0</strong>: Khối u bắt đầu hình thành tại các lớp tế bào biểu mô tuy nhiên chưa có sự xâm lấn sâu hơn vào các nhóm mô hoặc lây lan sang các tổ chức lân cận.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn I</strong>: Khối u đã phát triển những kích thước vẫn nhỏ (chỉ dưới 2cm) và đã bắt đầu xâm lấn lớp mô xung quanh. Tuy nhiên, chưa có sự tổn thương tới các hạch bạch huyết lân cận chính vì vậy khả năng chữa trị khỏi trong giai đoạn này rất cao.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn II</strong>: Khối u đã phát triển hơn nhiều, kích thước có thể lên tới 7cm và chưa có dấu hiệu lây lan tới các hạch bạch huyết lân cận; Hoặc khối u nhỏ hơn 5cm nhưng đã có sự xâm lấn tới các nhóm hạch bạch huyết xung quanh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn III</strong>: Khối u đã ăn sâu vào trong thành ống khí quản và xâm lấn nhiều nhóm hạch bạch huyết lân cận. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu di căn ung thư tới các cơ quan khác.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn IV</strong>: Khối u phát triển một cách mất kiểm soát, xâm lấn các vùng mô và hạch bạch huyết lân cận. Hầu hết các tổ chức, hệ cơ quan lân cận hoặc xa đều có thể bị di căn ung thư thông qua đường máu. Phế quản, phổi và gan là những đối tượng dễ bị lây lan nhất, sau đó sẽ di căn đến não, xương,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết những bệnh nhân được chẩn đoán trước giai đoạn III có thể được điều trị khỏi và tiên lượng sống cao. Trường hợp ung thư khí quản giai đoạn muộn hơn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mới quyết định được phương pháp điều trị cũng như khả năng sống sót sau điều trị của người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ U ác khí quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số đối tượng có nguy cơ bị ung thư khí quản cao hơn bình thường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người cao tuổi (trên 65 tuổi) có tiền sử hút thuốc lá, mắc bệnh hô hấp mạn tính,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân từng điều trị ung thư vùng ngực có sử dụng biện pháp xạ trị sẽ có nguy cơ bị ung thư khí quản cao hơn bình thường.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người có người thân trong gia đình tiền sử bị ung thư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa U ác khí quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khám bệnh và tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư khí quản cao.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cai thuốc lá</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng các thiết bị bảo vệ đường hô hấp khi làm việc trong môi trường có nhiều khí độc hại từ hóa chất.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khám chữa dứt điểm các bệnh về đường hô hấp.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe,...</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-ac-khi-quan4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cai thuốc lá</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị ung thư khí quản:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-botom:6px">Khó thở</li>
<li style="text-align: justify; padding-botom:6px">Ho (có thể kèm máu)</li>
<li style="text-align: justify; padding-botom:6px">Viêm nhiễm đường hô hấp</li>
<li style="text-align: justify; padding-botom:6px">Khàn tiếng, khó nuốt, đau đầu, đau họng,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U ác khí quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tổng hợp những phương pháp có thể được chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh nhân ung thư khí quản :</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Chụp X-quang lồng ngực</strong>: Cho thấy hình ảnh cây khí quản bị tổn thương, lượng khí trong phổi bị giảm so với thông thường.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Chụp cắt lớp vi tính vùng ngực:</strong> Xác định được vị trí khối u, kích thước và mức độ lây lan tới các tổ chức xung quanh. Kiểm tra tình trạng tổn thương do di căn ung thư tại phổi (nếu có). Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não nếu có nghi ngờ di căn ung thư tại não (có thể thực hiện với phương pháp chụp cộng hưởng từ não bộ cũng cho kết quả tương tự).</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-ac-khi-quan5.jpg"></p>
<p style="text-align: justify; padding-botom:6px><strong>Siêu âm ổ bụng:</strong> Kiểm tra di căn ung thư.</li>
</ul>
<p style=;text-align: center;"><em>Siêu âm ổ bụng kiểm tra di căn</em></p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px><strong>Siêu âm ổ bụng:</strong> Kiểm tra di căn ung thư.</li>
</ul>
<p style=;text-align: justify;">Nội soi khí quản: Quan sát trực tiếp được các thương tổn tại ống khí quản, kích thước và vị trí chính xác của khối u. Kết hợp lấy mẫu tế bào mô tổn thương để làm sinh thiết chẩn đoán khối u ác tính hay lành tính.</p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px><strong>Siêu âm ổ bụng:</strong> Kiểm tra di căn ung thư.</li>
</ul>
<p style=;text-align: justify; padding-bottom:6px">Bên cạnh các phương pháp chẩn đoán ung thư khí quản thì người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các thủ thuật xét nghiệm khác nhằm phân biệt bệnh như: Xét nghiệm tế bào học qua bệnh phẩm và sinh thiết để phân biệt bệnh lao; Chụp CT scan và nội soi khí phế quản để phân biệt bệnh áp xe vùng khì quản; Nội soi khí quản có thể xác định được có khối u thanh quản hoặc ung thư phế quản hay không;...</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xạ hình xương</strong>: Xác định nguy cơ di căn xương, kiểm tra mức độ tổn thương để đánh giá mức độ tiến triển của ung thư (Đặc biệt chú ý nhóm xương sườn, xương cột sống và xương chậu).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> <strong>Xạ hình chức năng thận</strong>: Đánh giá chức năng thận trước và sau khi điều trị ung thư khí quản.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Xét nghiệm tế bào học thông qua bệnh phẩm (dịch rửa phế quản, đờm, tế bào hạch thượng đòn,...) nhằm tìm kiếm tế bào ung thư.</strong></li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Sinh thiết để xác định tế bào ung thư.</strong></li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U ác khí quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cũng tương tự như các bệnh ung thư khác thì phương pháp điều trị chủ yếu sẽ nằm trong 3 thủ thuật chính: Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của khối u, tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh và những yêu cầu đặc biệt của người bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật</b></p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp khối u mới hình thành và chưa có sự xâm lấn diện rộng sang các tổ chức xung quanh thì phẫu thuật sẽ là phương pháp hàng đầu được các bác sĩ ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp khối u quá lớn, có sự xâm lấn nhiều và nằm tại vị trí không thuận lợi thì sẽ không được chỉ định thực hiện phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp này chủ yếu nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u có trong khí quản, đồng thời loại bỏ các phần mô bị hư hại do tế bào ung thư xâm lấn và đặc biệt chú ý không làm tổn thương các tổ chức lành xung quanh. Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần ống khí quản có khối u thì người bệnh sẽ phải đối mặt với một số rủi ro trong quá trình phục hồi: Cử động cổ khó khăn, có thể ho ra đờm kèm máu do khí quản chưa ổn định, khả năng nói bị ảnh hưởng,... Chính vì vậy, các bài tập vật lý trị liệu cần được bệnh nhân thực hiện nghiêm ngặt sau phẫu thuật nhằm cải thiện tình hình nhanh nhất có thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Xạ trị</b></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp xạ trị có thể được thực hiện đơn độc cho bệnh nhân ung thư khí quản không thể thực hiện phẫu thuật hoặc xạ trị hậu phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót.</p>
<p style="text-align: justify;">Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia phóng xạ với mục đích nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thủ thuật này cũng không hề ít: Cơ thể mệt mỏi, sạm da, rụng tóc, buồn nôn, chán ăn, đau đầu,... Các triệu chứng khó chịu trong quá trình xạ trị có thể biến mất dần sau đó, mức độ nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Hóa trị</b></p>
<p style="text-align: justify;">Hóa trị là biện pháp sử dụng các loại hóa chất đưa vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể thực hiện độc lập nhưng hầu hết các trường hợp điều trị ung thư đều thực hiện kết hợp với xạ trị hoặc phẫu thuật để có được kết quả cao nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>1. Khối u khí quản: Những điều cần biết | Bệnh viện Vinmec</p><p style="text-align: justify;">2. Ung thư khí quản – sát thủ thầm lặng | King Fucoidan</p><p data-editable="true" data-role="title">3. Các phương pháp điều trị ung thư khí quản bệnh nhân nên biết | Sức khỏe hàng ngày</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-ac-khi-quan-sweop |
U trung biểu mô | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan U trung biểu mô</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U trung biểu mô là một trường hợp ung thư hiếm gặp, chúng xuất hiện ở phần mô bao quanh nội tạng (mesothelioma). Mức độ tổn thương và khả năng lây lan của bệnh tiến triển cực nhanh, do vậy nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;">U trung biểu mô được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào phần nào của mesothelioma bị ảnh hưởng: U trung biểu mô bao quanh phổi (hay ung thư biểu mô màng phổi) là trường hợp phổ biến nhất, ngoài ra cũng có thể xuất hiện trường hợp u trung biểu mô vùng xung quanh tim, vùng bụng và vùng xung quanh tinh hoàn.</p>
<p style="text-align: justify;">U trung biểu mô là một căn bệnh có thể gây chết người vì vậy việc phát hiện và lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời sẽ có cơ hội chữa trị khỏi hoặc làm giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, u trung biểu mô cũng tương tự như các dạng ung thư khác, hầu hết các triệu chứng ở giai đoạn đầu không xuất hiện rầm rộ hoặc gây nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác dẫn tới tình trạng người bệnh phát hiện ung thư khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_ung-trung-bieu-mo.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U trung biểu mô</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân U trung biểu mô</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ung thư nói chung đều bắt nguồn từ sự thay đổi xảy ra trong chuỗi tế bào DNA (hay còn được hiểu là hiện tượng đột biến gen). Các tế bào đột biến xuất hiện và liên tục nhân lên số lượng lớn không thể kiểm soát, sau đó sẽ tích tụ lại tạo thành một khối u. Các tế bào ung thư không dừng lại mà tiếp tục lây lan sang các tổ chức và các hệ cơ quan xung quanh nhằm thay thế các tế bào lành lặn thành các tế bào ung thư. Chỉ khi kịp thời xử lý các tế bào ung thư trước khi chúng lan rộng ra toàn bộ cơ thể mới có thể cứu sống được người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp người bệnh bị ung thư đều không tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh cụ thể nào vì tác động đến sự hình thành khối u ác tính có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố ảnh hưởng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Các yếu tố ảnh hưởng có thể đến từ yếu tố di truyền, vấn đề bệnh lý mạn tính hoặc các yếu tố ngoại cảnh từ môi trường tác động tới như các chất hóa học hay khí độc hại, ô nhiễm môi trường,...</p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp u trung biểu mô màng phổi (loại phổ biến nhất) được các chuyên gia y tế cho rằng sự hình thành khối u bắt nguồn từ các yếu tố ảnh hưởng như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiếp xúc với bụi amiăng (asbestos): Bụi Asbestos được biết đến là một loại chất khoáng tự nhiên được sử dụng phổ biến như một chất cách ly có thể chịu được lửa và nhiệt. Loại chất này dễ dàng được tìm thấy tại các nhà máy, các công trình xây dựng, xưởng đóng tàu hay phanh thắng xe máy,... Asbestos sẽ đi vào không khí dưới dạng vi phân tử sợi dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người để tác động hình thành ung thư.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-trung-bieu-mo1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>môi trường làm việc ô nhiễm</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người không trực tiếp làm việc tại vùng có chứa Asbestos, nhưng có tiếp xúc với người bị nhiễm Asbestos vẫn có thể có nguy cơ bị ung thư, đặc biệt là bệnh u trung biểu mô.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tính di truyền: Bố mẹ hoặc anh chị em ruột trong gia đình nếu có tiền sử bị u trung biểu mô thì nguy cơ bạn cũng có thể mắc bệnh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Yếu tố bệnh lý: Người bệnh có tiền sử bị ung thư, đặc biệt là ung thư vùng ngực và có điều trị bằng xạ trị sẽ có nguy cơ mắc bệnh u trung biểu mô cao hơn bình thường.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng U trung biểu mô</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">U trung biểu mô là dạng ung thư rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm bởi các triệu chứng không xuất hiện nhiều hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào. Chỉ khi khối u phát triển lớn hơn, có dấu hiệu xâm lấn tới các tổ chức xung quanh thì người bệnh mới bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi bất thường trong cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp u trung biểu mô tại màng phổi thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Ho:</strong> Ban đầu, các cơn ho không xuất hiện nhiều nên người bệnh không chú ý cho tới lúc bệnh tiến triển nặng hơn thì biểu hiện ho sẽ kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm. Người bệnh u trung biểu mô có thể xuất hiện hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm (một vài trường hợp có kèm máu) tùy thuộc vào vùng cơ quan bị tổn thương và mức độ tổn thương.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-trung-bieu-mo3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>ho kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Khó thở</strong>: Triệu chứng khó thở xuất hiện do các tế bào ung thư khiến màng phổi bị co cứng lại, hoạt động của lồng ngực bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng hô hấp khó khăn. Các cơn khó thở thường đi kèm với triệu chứng đau tức ngực, càng gắng sức hít thở sâu sẽ càng bị đau nhiều hơn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Đau ngực</strong>: Cơn đau tức ngực thường xuất hiện khi người bệnh gắng sức hít thở, ngoài ra vùng lưng phía trên cũng có thể bị đau do ảnh hưởng của hô hấp không ổn định.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Khối u trung biểu mô phát triển lớn hơn sẽ gây chèn ép tới các dây thần kinh, mạng lưới tĩnh mạch bao quanh hay tủy sống,... người bệnh có triệu chứng sưng tấy vùng cổ và mặt.</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp u trung biểu mô xuất hiện ở vùng bụng (hiếm gặp) sẽ có những triệu chứng bệnh như: Đau bụng, sưng bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân,...</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng của u trung biểu mô: </strong>Khi u trung biểu mô màng phổi đã có dấu hiệu lan rộng ra toàn bộ các tổ chức trong lồng ngực thì các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Các cơn đau không chỉ xuất hiện ở vùng ngực và lưng mà có thể lan rộng tới đầu hoặc toàn thân khi các nhóm dây thần kinh bị chèn ép quá mức. Hoạt động hô hấp hay tiêu hóa đều bị ảnh hưởng nhiều, nguy cơ tràn dịch màng phổi cao, khối u phát triển quá lớn sẽ gây chèn ép phổi nghiêm trọng dẫn tới tình trạng khó thở hoặc ngừng thở và có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời,...</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng U trung biểu mô</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn I:</strong> Khối u mới hình thành và chỉ nằm trong một phần của các lớp lót ngực, chưa có dấu hiệu xâm lấn đến bất kỳ tổ chức xung quanh nào. Người bệnh thường không có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện một vài dấu hiệu thoáng qua không rõ ràng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn II:</strong> Khối u trung biểu mô đã phát triển lớn hơn, có dấu hiệu lan rộng vượt ra ngoài lớp lót ngực và chạm tới một bên thùy phổi hoặc cơ hoành. Chưa có di căn hạch hoặc di căn ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn III</strong>: U trung biểu mô có thể đã xâm lấn một số cấu trúc trong khoang ngực, có xuất hiện tổn thương các nhóm hạch bạch huyết, tổn thương bắt đầu tăng mạnh gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu di căn ung thư xa.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn IV: </strong>Hầu hết các tổ chức, cơ quan có trong lồng ngực đều bị tổn thương. Các nhóm hạch bạch huyết ở gần hoặc xa đều có nguy cơ bị xâm chiếm bởi các tế bào ung thư, di căn ung thư tới các hệ cơ quan khác trên cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh u trung biểu mô màng phổi thì còn có các loại u trung biểu mô vị trí khác như bụng hay bao quanh tim, tuy nhiên những trường hợp này thường hiếm gặp hơn rất nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết người bệnh được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trong giai đoạn từ I-III, còn trường hợp bệnh nhân đã chuyển biến sang giai đoạn cuối thì khả năng điều trị cực kỳ khó khăn thậm chí không có cơ hội sống sót sau 6 - 9 tháng. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp mới có thể giảm nguy cơ tử vong đồng thời kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán U trung biểu mô</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán u trung biểu mô màng phổi thì bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trước, nếu có dấu hiệu nghi ngờ mới thực hiện các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng tìm hiểu thêm về các yếu tố có nguy cơ ung thư như bệnh lý nền, tính di truyền trong gia đình và các tác nhân ung thư mà bệnh nhân đã tiếp xúc.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán thông qua hình ảnh:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp X-quang vùng ngực: Kiểm tra độ dày và các nốt vôi hóa xuất hiện ở bờ phổi, xác định có dịch tích tụ ở ngực hay không, mức độ xâm lấn của khối u tới các cấu trúc lân cận.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Hình ảnh CT scan sẽ cho thấy hình dạng, kích thước và vị trí chính xác của khối u. Đồng thời kiểm tra được mức độ tổn thương của các cơ quan lân cận.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp cắt lớp positron (PET scan): Sử dụng một loại chất đường phóng xạ đưa vào máu, sau đó sử dụng kỹ thuật chụp định vị phóng xạ để cho thấy hình ảnh khối u và các xâm lấn của ung thư rõ ràng hơn (Tế bào ung thư hấp thụ đường nhiều hơn bình thường).</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng sóng từ trường để tái tạo hình ảnh rõ nét hơn, kiểm tra được hình ảnh khối u và vùng tế bào ung thư xâm lấn rõ ràng hơn.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_u-trung-bieu-mo4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>chụp X-quang kiểm tra độ dày và các nốt vôi hóa xuất hiện ở bờ phổi,</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><b>Xét nghiệm mô học và các dịch cơ thể:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm tế bào học: U trung biểu mô gây kích thích nghiêm trọng ở thành ngực dẫn tới tràn dịch màng phổi. Các bác sĩ sẽ chọc dịch màng phổi nhằm kiểm tra tế bào ung thư có trong dịch màng phổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sinh thiết bằng kim: Trường hợp có các nhóm mô lớn nằm sát với thành ngực thì có thể thực hiện phương pháp sinh thiết bằng kim thông qua hình ảnh chụp CT scan. Tìm kiếm tế bào ung thư trong mẫu mô được sinh thiết.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sinh thiết qua phẫu thuật: Trong một vài trường hợp bắt buộc phải lấy mẫu mô nhiều hơn để chẩn đoán ung thư thì phải thực hiện sinh thiết dưới quá trình phẫu thuật nội soi lồng ngực. Kết quả của mẫu sinh thiết qua phẫu thuật sẽ cho ra chẩn đoán chính xác cao nhất.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị U trung biểu mô</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị u trung biểu mô đòi hỏi bác sĩ cần xác định được vị trí khối u, giai đoạn tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân, sau đó mới lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Để lựa chọn được phương hướng điều trị phù hợp nhất cho người bệnh, các bác sĩ cần trao đổi cụ thể hơn với người bệnh (hoặc người thân) về các phương pháp điều trị, tác dụng phụ có thể xảy ra sau điều trị và tỉ lệ thành công sau điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Điều trị u trung biểu mô thông qua phẫu thuật</b></p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp khối u trung biểu mô mới hình thành và chưa có dấu hiệu phát triển lan rộng thì việc thực hiện phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư. Trường hợp bệnh nhân đã chuyển biến sang giai đoạn cuối thì khả năng thực hiện phẫu thuật hầu như không có tác dụng chữa khỏi bệnh mà chỉ có thể làm giảm thiểu các triệu chứng nặng cho người bệnh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-gan4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;">Các lựa chọn phẫu thuật điều trị u trung biểu mô là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xử lý tràn dịch màng phổi: Thực hiện dẫn lưu dịch màng phổi đồng thời gây dính màng phổi bằng Betadine hoặc bột Talc để ngăn chặn nguy cơ tràn dịch màng phổi tái diễn.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật nhằm loại bỏ các nhóm mô tổn thương xung quanh phổi: Phương pháp này được hiểu là cắt bỏ màng phổi nhằm giảm thiểu các triệu chứng nặng gây ra cho người bệnh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật cắt bỏ lá phổi: Trong trường hợp lá phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi thì biện pháp cắt bỏ hoàn toàn một lá phổi sẽ được chỉ định. Kết hợp loại bỏ các nhóm mô xung quanh lá phổi đã bị tổn thương.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b>Điều trị u trung biểu mô bằng hóa trị và xạ trị</b></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết những bệnh nhân ung thư đều được khuyến cáo thực hiện phẫu thuật để điều trị sẽ mang lại kết quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật hoặc chưa thể thực hiện phẫu thuật vì khối u quá lớn. Hóa trị và xạ trị sẽ được bổ sung vào phác đồ điều trị nhằm nâng cao khả năng thành công.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hóa trị là biện pháp sử dụng các hóa chất đưa trực tiếp vào cơ thể người bệnh nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình phát triển của khối u đồng thời làm giảm kích thước của khối u để có thể tiến hành phẫu thuật. Bên cạnh đó, hóa trị cũng có thể được thực hiện song song với xạ trị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xạ trị là biện pháp sử dụng các loại tia tử ngoại chiếu trực tiếp vào các tế bào ung thư nhằm loại bỏ chúng. Xạ trị thông thường sẽ được chỉ định thực hiện sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót hoặc điều trị ung thư tái phát giai đoạn sớm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Hóa trị và xạ trị đều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình điều trị, chính vì vậy không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng muốn thực hiện 2 biện pháp điều trị ung thư này.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tóm tắt các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân u trung biểu mô:</b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho kéo dài</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho khan hoặc ho có đờm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó thở</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> Đau tức ngực và lưng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sưng tấy cổ và mặt</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tràn dịch màng phổi,...</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p style="text-align: justify;">1. U trung biểu mô: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Macherie</p><p style="text-align: justify;">2. U trung biểu mô màng phổi | Hellodoctors</p><p style="text-align: justify;">3. U trung biểu mô – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết | khoe - online</p><p style="text-align: justify;">4. U trung biểu mô | Điều trị</p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-trung-bieu-mo-sbmga |
Ung thư tuyến giáp | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ung thư tuyến giáp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Vai trò của tuyến giáp</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Tuyến giáp có nhiệm vụ tiết ra những hormone quan trọng, đưa chúng vào máu để vận chuyển tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp có chức năng đặc biệt hỗ trợ quá trình chuyển hoá, giúp ổn định các cơ quan như tim, não và cả những bộ phận khác. Nhờ có tuyến giáp, thân nhiệt cơ thể được điều hoà, giữ ấm và tận dụng năng lượng.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư tuyến giáp</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khi các tế bào tuyến giáp phát triển một cách bất thường tạo nên khối u ác tính ở vùng tuyến giáp thì sẽ gây nên bệnh ung thư tuyến giáp. Có 4 dạng ung thư tuyến giáp đó là:</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư nhú: thường chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng tiên lượng tốt nhất;</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư nang;</li>
<li style="text-align: justify;">Thể tuỷ;</li>
<li style="text-align: justify;">Ung thư không biệt hóa: đây là loại nguy hiểm và khó điều trị nhất.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_ung-thu-tuyen-giap.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi các tế bào tuyến giáp phát triển một cách bất thường tạo nên khối u ác tính ở vùng tuyến giáp thì sẽ gây nên bệnh ung thư tuyến giáp</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Nếu tính trong tất cả các loại ung thư nói chung, ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ từ 1 - 2% và chiếm tới 90% trong nhóm ung thư thuộc tuyến nội tiết. Tuy nhiên, khả năng căn bệnh này được chữa khỏi lên tới 90% và đây cũng là một tỷ lệ chữa khỏi cao nhất trong tất cả các loại ung thư, nhất là khi đã được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường nữ giới có khả năng mắc ung thư tuyến giá cao hơn nam giới. Trong số các loại ung thư xảy ra ở nữ giới thì ung thư tuyến giáp xếp thứ 9, ở nam giới xếp thứ 20. Mỗi năm có hơn 160.000 ca bệnh nhân nữ bị ung thư tuyến giáp, trong khi đó đối với nam giới là gần 50.000 ca/năm. Đáng lưu ý, Việt Nam là một trong những quốc gia chiếm tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao trên toàn thế giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Dựa trên từng mô bệnh học cụ thể mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Do bệnh thường tiến triển chậm, đáp ứng với điều trị iod và có thể phẫu thuật được nên bệnh có tiên lượng khá tốt. Ngoài ra, cũng có những trường hợp bệnh nhân không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn quá muộn nên người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Do đó, mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để kịp thời phát hiện khi bệnh mới khởi phát, nhờ đó nâng cao cơ hội được chữa khỏi bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ung thư tuyến giáp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Ung thư tuyến giáp có thể là do những nguyên nhân hoặc các yếu tố nguy cơ sau đây:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Do bị rối loạn hệ miễn dịch: H</b>ệ miễn dịch gặp rối loạn dễ làm suy giảm chức năng sản sinh ra kháng thể để chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus. Tuyến giáp cũng là “nạn nhân" của các đợt tấn công này, lâu ngày sẽ gây nên bệnh ung thư tuyến giáp;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Do mắc bệnh về tuyến giáp:</b> Những bệnh nhân bị bệnh basedow, viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp hoặc suy giảm hormone tuyến giáp sẽ dễ bị ung thư tuyến giáp hơn so với người bình thường;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Người bệnh bị nhiễm phóng xạ:</b> Phóng xạ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá rất có thể dẫn tới bệnh ung thư tuyến giáp;</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-tuyen-giap1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phóng xạ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Do di truyền: </b>Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh ung thư tuyến giáp thì có đến 70% khả năng thế hệ sau cũng mắc phải căn bệnh này;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Yếu tố tuổi tác, thay đổi về hormone: </b>Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50 có tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao gấp 2 - 4 lần so với đàn ông. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do hormone ở phụ nữ có xu hướng kích thích sự phát triển bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Lâu dần chúng sẽ phát triển thành bệnh ung thư;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Do tác dụng phụ của thuốc: </b>Có những trường hợp bệnh nhân phải điều trị bệnh tuyến giáp bằng i ốt phóng xạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phát triển bệnh ung thư tuyến giáp;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Nguyên nhân khác: </b>Do người bệnh lạm dụng đồ uống có cồn, nghiện thuốc lá, thiếu i ốt, mắc chứng béo phì,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ung thư tuyến giáp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cũng giống như những bệnh lý khác, nếu các triệu chứng càng được phát hiện sớm thì cơ hội được chữa khỏi bệnh ung thư tuyến giáp lại càng cao. Bệnh này thường xuất hiện từ từ, sau đó tần suất triệu chứng biểu hiện tăng dần, rõ ràng hơn. Cụ thể:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện giai đoạn sớm:</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện khối u ở vùng cổ: Do tuyến giáp nằm ngay vị trí vùng cổ nên không khó để phát hiện ra sự bất thường này. Đặc điểm của khối u: Cứng, bề mặt nhẵn nhụi hoặc gồ ghề, bờ rõ, chuyển động theo nhịp nuốt;</li>
<li style="text-align: justify;">Sờ thấy hạch ở vùng cổ: Hạch có kích cỡ nhỏ, mềm, di động được và phát triển cùng bên với khối u.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_hach-co.jpg"></p>
<h3 style="text-align: center;">Biểu hiện của ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm</h3>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu giai đoạn muộn:</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khối u rắn, gia tăng kích thước và cố định trước cổ;</li>
<li style="text-align: justify;">Khối u chèn ép vào thực quản gây nên hiện tượng nuốt vướng, khó nuốt;</li>
<li style="text-align: justify;">Khối u có thể chèn vào cả thanh quản và khí quản khiến cho bệnh nhân bị khàn tiếng và khó thở;</li>
<li style="text-align: justify;">Tình trạng thâm nhiễm, sùi loét chảy máu ở da vùng cổ.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ung thư tuyến giáp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phòng ngừa ung thư tuyến giáp chúng ta cần:</strong></h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống lành mạnh: sử dụng muối i ốt và ăn những thực phẩm chứa nhiều i ốt như rong biển, tảo biển, hải sản, các thực phẩm có nhiều magie như hạnh nhân, hạt điều,... rất có lợi cho tuyến giáp;</li>
<li style="text-align: justify;">Duy trì cân nặng hợp lý tránh bệnh thừa cân, béo phì;</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu trong nhà có người thân bị ung thư tuyến giáp thì cần tầm soát định kỳ để được chẩn đoán sớm cũng như điều trị kịp thời;</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh tiếp xúc với các chất phóng xạ;</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: tăng cân đột ngột, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, vùng cổ nổi hạch,... cần phải đi khám càng sớm càng tốt.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-tuyen-giap3.jpg"><br>
<br>
<em>Duy trì cân nặng hợp lý tránh bệnh thừa cân, béo ph</em>ì</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Danh sách các triệu chứng</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện giai đoạn sớm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xuất hiện khối u ở vùng cổ: do tuyến giáp nằm ngay vị trí vùng cổ nên không khó để phát hiện ra sự bất thường này. Đặc điểm của khối u: cứng, bề mặt nhẵn nhụi hoặc gồ ghề, bờ rõ, chuyển động theo nhịp nuốt;</li>
<li style="text-align: justify;">Sờ thấy hạch ở vùng cổ: hạch có kích cỡ nhỏ, mềm, di động được và phát triển cùng bên với khối u;</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Dấu hiệu giai đoạn muộn</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khối u rắn, gia tăng kích thước và cố định trước cổ;</li>
<li style="text-align: justify;">Khối u chèn ép vào thực quản gây nên hiện tượng nuốt vướng, khó nuốt;</li>
<li style="text-align: justify;">Khối u có thể chèn vào cả thanh quản và khí quản khiến cho bệnh nhân bị khàn tiếng và khó thở;</li>
<li style="text-align: justify;">Tình trạng thâm nhiễm, sùi loét chảy máu ở da vùng cổ.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư tuyến giáp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ cần kết hợp nhiều biện pháp như khám lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng để xác định bệnh. Chi tiết như sau:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Dựa trên những triệu chứng giai đoạn sớm và muộn của bệnh nhân để chẩn đoán, đồng thời khai thác các thông tin cần thiết, ví dụ như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Thói quen sinh hoạt:</b> có hút thuốc, uống nhiều rượu bia không?</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Tính di truyền: </b>gia đình đã từng có người mắc ung thư tuyến giáp?</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Bệnh nền:</b> Khai thác tiền sử bệnh lý và tình trạng dùng thuốc của bệnh nhân;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Các biểu hiện lâm sàng dễ nhận thấy:</b></li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Khối u tuyến giáp</strong>: có các đặc điểm đặc trưng khi mới nhú (cứng, bề mặt nhẵn hoặc sần sùi, di động được) và khi chuyển sang giai đoạn sau (to, cứng, cố định, sùi loét, đỏ da, chảy máu da);</li>
<li style="text-align: justify;"><strong>Hạch cổ:</strong> đa số cùng bên khối u hoặc có thể ở cả 2 bên.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán cận lâm sàng:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh thăm khám lâm sàng, trước khi đưa ra kết luận bệnh nhân có bị ung thư tuyến giáp hay không cần phải vận dụng tới sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng đó là:</p>
<p style="text-align: justify;"><b> Xét nghiệm máu: </b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Định lượng nồng độ Calcitonin có trong máu giúp bác sĩ chẩn đoán được ung thư tuyến giáp, đặc biệt hiệu quả đối với ung thư biểu mô dạng tuỷ;</li>
<li style="text-align: justify;">Định lượng TSH và T3 có tác dụng chẩn đoán phân biệt giữa ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ.</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Sinh thiết (tế bào học): </b>rất có giá trị trong việc tìm các tế bào ung thư trong tuyến giáp.</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Siêu âm màu tuyến giáp: </b>công dụng của kỹ thuật này là giúp đánh giá số lượng, tính chất của hạt giáp cũng như phát hiện hạch cổ. Nếu phát hiện có rất nhiều hạt giáp khi siêu âm thì khả năng cao bệnh nhân đã mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên nếu chỉ siêu âm đơn thuần thì chưa thể khẳng định chắc chắn được đây là u ác tính hay u lành tính.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-tuyen-giap2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Siêu âm giúp đánh giá số lượng, tính chất của hạt giáp cũng như phát hiện hạch cổ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Chọc hút tế bào: P</b>hương pháp này có khả năng chẩn đoán phân biệt đâu là nhân giáp lành tính, đâu là nhân ác tính và có độ chính xác cao, lên tới 95%. Các bước thực hiện:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ dịch và tế bào trong nhân bằng cách sử dụng kim nhỏ chọc vào tuyến giáp; </li>
<li style="text-align: justify;">Sau đó đem soi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi nhằm xác định xem đó có phải là tế bào ung thư hay không.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Thường những người có nhân giáp kích cỡ > 1cm, hoặc khi siêu âm hay xạ hình tuyến giáp phát hiện thấy có bất thường ở nhân giáp thì sẽ chỉ định thực hiện phương pháp chọc hút tế bào.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Xạ hình tuyến giáp: </b>Đây là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và hữu ích trong việc đánh giá chức năng tuyến giáp, tình trạng nhân tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Dược chất phóng xạ được bác sĩ sử dụng để ghi hình tuyến giáp là Technetium - 99m (Tc99m) hoặc l-131. Hiện nay phương pháp này đang được áp dụng ở các bệnh viện uy tín tại Việt Nam, giúp hỗ trợ rất nhiều trong công tác chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ung thư tuyến giáp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phương pháp hiệu quả nhất để “xử lý" ung thư tuyến giáp đó là phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, trong đó tối ưu nhất là mổ cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch ở cổ và thường được chỉ định đối với các trường hợp sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Ung thư tuyến giáp biệt hoá: </b>chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp nếu tiên lượng xấu hoặc ung thư tái phát. Bên cạnh đó cần vét hạch cổ nếu trên lâm sàng phát hiện thấy hạch, dựa trên việc thăm khám cũng như các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra và đánh giá tổn thương trong phẫu thuật;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Ung thư giáp trạng không biệt hoá: </b>cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp nếu đủ khả năng phẫu thuật sau khi đã đánh giá kỹ lưỡng. Tuy nhiên nếu nhận thấy không còn khả năng phẫu thuật thì cần phải áp dụng các biện pháp phẫu thuật để điều trị triệu chứng như mở khí quản hoặc mở thông dạ dày, sau đó dùng tia xạ kết hợp hoá trị liệu;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Ung thư tuyến giáp thể tủy: </b>là mức độ ác tính và phần lớn gây tổn thương đa ổ, nguy cơ tái phát tại chỗ cao, đồng thời có thể di căn hạch vùng từ giai đoạn sớm. Vì vậy cần phải tiến hành cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ, kết hợp với xạ trị. </li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh những ca bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân cũng có thể xem xét tới chỉ định cắt gần như toàn bộ tuyến giáp, hoặc cắt thuỳ và eo giáp. Ngoài ra những phương pháp dưới đây cũng nằm trong danh sách lựa chọn cho điều trị ung thư tuyến giáp:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Điều trị I131:</b> Thường được chỉ định trong điều trị hỗ trợ giúp “dọn dẹp" những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật cắt giáp, hoặc những tổn thương giai đoạn di căn xa;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Liệu pháp hormone: </b>Áp dụng sau khi điều trị I131 giai đoạn hậu phẫu, hoặc dùng trong trường hợp di căn lan rộng nếu bị thất bại khi điều trị triệt căn;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Xạ trị và hoá trị: </b>Ứng dụng đối với ung thư tuyến giáp thể tủy và thể không biệt hóa;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_ung-thu-tuyen-giap5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xạ trị và hoá trị</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân:</b> liệu pháp này giúp “vực dậy" hàng rào miễn dịch cho bệnh nhân, giúp các tế bào miễn dịch nhạy bén hơn với các tế bào ung thư và giúp cơ thể tiêu diệt chúng, làm tăng hiệu quả điều trị.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-tuyen-giap-staly |
Sản giật | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bất kỳ thai phụ nào cũng đều có nguy cơ đối diện với các biến chứng khi mang thai.Một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm đến cả tính mạng mẹ và thai nhi đó là: sản giật. Vì vậy, việc phát hiện sớm đưa ra những biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời sản giật đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả mẹ thai phụ và thai nhi.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_san-giat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sản giật là nỗi ám ảnh với các mẹ bầu</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sản giật là gì ?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sản giật có tên tiếng Anh là Eclampsia, đây là một biến chứng của tiền sản giật nặng, biểu hiện thai phụ xuất hiện các cơn co giật nặng hoặc hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. Cơn co giật có thể xảy ra trước khi sinh, khi thai kỳ được 20 tuần, trong lúc sinh hoặc sau khi sinh, đặc biệt là những thai phụ trước đó có dấu hiệu của tiền sản giật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Huyết áp cao</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Huyết áp cao trong tiền sản giật gây ảnh hưởng đến áp lực của máu lên thành động mạch, làm tổn thương động mạch và các mạch máu khác, dẫn đến hạn chế lưu lượng máu , gây sưng tấy các mạch máu trong não và thai nhi . Lưu lượng máu bất thường này qua các mạch máu này làm ảnh hường đến khả năng hoạt động của não thì co giật có thể xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Protein niệu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bình thường, thận có chức năng lọc chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu từ những chất thải này. Ngoài ra, thận cũng có chức năng giữ lại các chất dinh dưỡng trong máu, chẳng hạn như protein, để phân phối lại cho cơ thể. Trong tiền sản thường ảnh hưởng đến chức năng của thận dẫn đến bộ lọc của thận,hay còn được gọi là cầu thận bị tổn thương, protein bị bài tiết vào nước tiểu( còn được gọi là protein niệu). Đây là một dấu hiệu thường thấy của tiền sản giật và sản giật</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vì tiền sản giật có thể dẫn đến <a href="https://hongngochospital.vn/san-giat-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/" target="_blank">sản giật</a>, mẹ bầu có thể có các triệu chứng của cả tiền sản giật và sản giật.</p>
<p><strong>Các triệu chứng của tiền sản giật:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Huyết áp cao</li>
<li style="text-align: justify;">Sưng ở mặt hoặc tay của bạn</li>
<li style="text-align: justify;">Đau đầu</li>
<li style="text-align: justify;">Tăng cân quá mức</li>
<li style="text-align: justify;">Buồn nôn và ói mửa</li>
<li style="text-align: justify;">Các vấn đề về thị lực, bao gồm các giai đoạn mất thị lực hoặc nhìn mờ</li>
<li style="text-align: justify;">Khó đi tiểu</li>
<li style="text-align: justify;">Đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng trên bên phải</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_san-giat-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một số triệu chứng của tiền sản giật</em></p>
<ul>
</ul>
<p><strong>Các triệu chứng của sản giật</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Co giật: Trên lâm sàng mỗi cơn giật điển hình thường trải qua 4 giai đoạn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn xâm nhiễm</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khoảng 30 giây đến 1 phút.</li>
<li style="text-align: justify;">Đặc điểm: có những cơn kích thích ở vùng mặt, miệng, mí mắt nhấp nháy, nét mặt nhăn nhúm sau đó cơn giật lan tràn xuống hai tay.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn giật cứng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khoảng 30 giây</li>
<li style="text-align: justify;">Biểu hiện bằng những cơn giật cứng lan toả khắp người. Toàn thân co cứng, các cơ thanh quản và hô hấp co thắt lại làm cho bệnh nhân dễ ngạt thở vì thiếu oxy.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn giật gián cách</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kéo dài khoảng 1 phút</li>
<li style="text-align: justify;">Sau cơn giật các cơ toàn thân giãn ra trong chốc lát, rồi liên tiếp những cơn co giật toàn thân, lưỡi thè ra thụt vào nên rất dễ bị cắn lưỡi, mặt tím do ngưng thở, miệng sùi bọt mép.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn hôn mê</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các cử động co giật nhẹ và thưa dần rồi ngưng. Bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Tuỳ theo tình trạng nhẹ, nặng mà bệnh nhân có thể hôn mê nhẹ hoặc hôn mê sâu.</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu nhẹ thì 5-7 phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại, nếu hôn mê sâu có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. Bệnh nhân mất tri giác, đồng tử dãn rộng, rối loạn cơ vòng đại tiểu tiện.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Về phía mẹ</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cắn phải lưỡi khi lên cơn giật;</li>
<li style="text-align: justify;">Ngạt thở;</li>
<li style="text-align: justify;">Phù phổi cấp;</li>
<li style="text-align: justify;">Xuất huyết não - màng não;</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm gan cấp, viêm thận cấp;</li>
<li style="text-align: justify;">Mù mắt, thong manh, ngớ ngẩn;</li>
<li style="text-align: justify;">Để lại di chứng cao huyết áp mãn, viêm gan, viêm thận mãn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-gan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Biến chứng viêm gan ở phụ nữ sản giật</p>
<p><strong>Về phía con</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thai kém phát triển trong tử cung;</li>
<li style="text-align: justify;">Đẻ non do phải can thiệp sản khoa;</li>
<li style="text-align: justify;">Thai chết lưu trong tử cung.</li>
</ul>
<ul>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngoài những thai phụ bị tiền sản giật có nguy cơ cao bị sản giật. Các yếu tố nguy cơ khác sẽ dẫn đến sản giật trong thai kỳ bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tăng huyết áp thai kỳ hoặc mãn tính (huyết áp cao);</li>
<li style="text-align: justify;">Trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi;</li>
<li style="text-align: justify;">Mang thai đôi hoặc sinh ba;</li>
<li style="text-align: justify;">Mang thai lần đầu;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh tiểu đường hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến mạch máu;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh thận.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tập thể dục thường xuyên: </strong>Mẹ bầu thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Những lợi ích bao gồm: duy trì cân nặng khỏe mạnh, củng cố hệ miễn dịch, giảm viêm, thúc đẩy cơ thể chống lại căng thẳng, có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ, trong đó có tiền sản giật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Uống đủ nước: </strong>goài việc uống đủ nước (khoảng 8 ly/ngày), mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ các thức uống chứa caffeine, rượu bia. Nguyên do là các loại thức uống này làm tăng số lần đi tiểu, có thể gây mất nước.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ngủ đủ giấc: </strong>Mỗi ngày, mẹ bầu nên ngủ từ 8 giờ trở lên. Ngoài ra, bạn nên tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa để cơ thể và đầu óc được thư giãn</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khám thai định kỳ: </strong>Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ hoặc đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường (đau bụng dữ dội, mắt mờ, thở nhanh, mệt mỏi quá mức…) để kịp thời phát hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_lao-dong-nhiem-hiv-2.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường, mỗi khi bạn khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp, xét nghiệm protein trong nước tiểu, xét nghiệm máu… để đánh giá xem bạn có nguy cơ bị tiền sản giật hay không.</p>
<p style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật. Để ngăn ngừa huyết áp cao, bạn nên ăn nhạt, ăn nhiều thực phẩm giàu kali, tránh dùng kali ở dạng bổ sung.</p>
<p style="text-align: justify;">Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả tươi nhằm giúp cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cùng lượng chất điện giải cao, bao gồm cả kali. Bơ, chuối, khoai lang, dưa chuột… là những thực phẩm mà bạn nên ưu tiên để ngăn ngừa tiền sản giật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Duy trì cân nặng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bổ sung vitim và các khoáng chất cần thiết: Để bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể uống viên bổ sung vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm: các vitamin C, B, E; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi…</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với sức khỏe mẹ bầu, các vitamin nhóm B rất quan trọng giúp tăng khả năng sinh sản và thoát khỏi tình trạng ốm nghén. Trong khi đó, trái cây họ cam quýt là một nguồn giàu vitamin C và E, giúp tăng sức đề kháng…</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/san-giat-sdflf |
Sảy thai | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Sảy thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thông thường, các ông bố nào cũng mong muốn có được niềm hạnh phúc trọn vẹn khi biết vợ mình có thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được niềm hạnh phúc lớn, tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu đang có xu hướng gia tăng trong cuộc sống ngày nay.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_say-thai-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sảy thai là nỗi lo của các cặp vợ chồng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và cần phải có hướng xử trí như thế nào để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản sau này. Cùng các bác sỹ chuyên khoa tìm hiểu về bệnh lý này nhé.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Sảy thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để biết được những nguyên nhân gây nên hiện tượng sảy thai, mẹ bầu trước tiên cần phải tìm hiểu được khái niệm sảy thai là gì? Theo y văn từ trước, sảy thai là hiện tượng thai bị tống ra ngoài buồng tử cung trước tuổi thai 20 tuần. Có 2 loại sảy thai đó là :</p>
<p style="text-align: justify;">- Sảy thai tự nhiên;</p>
<p style="text-align: justify;">- Sảy thai liên tiếp: sảy thai này kế tiếp nhau, tái phát, thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">Vậy những nguyên nhân nào có thể để gây sảy thai như vậy? Thực tế cho thấy, để xác định được nguyên nhân gây sảy thai là rất khó, bác sỹ chuyên khoa cẩn phải hỏi rất kỹ tiền sử bản thân và gia đình, quá trình sảy thai kết hợp với thăm khám, các xét nghiệm và phương pháp thăm dò để tìm nguyên nhân gây sảy thai. Các nguyên nhân thường hay nghĩ đến:</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn nhiễm sắc thể được coi là nguyên nhân đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây sảy thai như: thừa nhiễm sắc thể (47 nhiễm sắc thể ) như tam thể ở các nhóm A,B,C,E,F thì các thai này thường hay bị sảy sớm. Hoặc thiếu nhiễm sắc thể (45 nhiễm sắc thể) ở nhóm D,G hay thiếu nhiễm sắc thể giới tính XO( hội chứng Turner) đều gây sảy thai.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_say-thai-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rối loạn nhiệm sắc thể là nguyên nhân gây sảy thai</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Do nguyên nhân nội tiết: thiếu hụt hormon nội tiết estrogen và progesteron, có khi thiếu riêng biệt một hormon, có khi giảm đồng thời cả hai hormon.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các nguyên nhân do tử cung như: hở eo tử cung, u xơ tử cung, tử cung kém phát triển, dị dạng tử cung,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý nhiễm trùng cấp tình do virus, do vi khuẩn, do ký sinh trùng như: cúm, giang mai, toxoplasma,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Người mẹ mắc các bệnh lý toàn thân như : đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh tim mạch, bệnh thận,… Người mẹ nghiện rượu hoặc sử dụng các chất kích thích như : hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ gây sảy thai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bất đồng yếu tố Rh giữa mẹ và thai nhi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Do sang chấn cũng là nguyên nhân có thể gây sảy thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Cho dù mẹ nằm trong nguyên nhân nào ở trên đây thì cũng cần được thăm khám, tư vấn và trao đổi thẳng thắn với bác sĩ tình trạng bản thân đã gặp phải từ trước đó để có được lời khuyên xác đáng nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Sảy thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vì sảy thai thường diễn biến theo 2 giai đoạn: dọa sảy và sảy thai thực sự. Nếu ở trong giai đoạn dọa sảy thai thì tiên lượng vẫn giữ được thai. Do vậy mẹ bầu cũng cần phải nhận biết được các dấu hiệu của sảy thai để đi khám và được điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu trong giai đoạn dọa sảy thai: Ra máu âm đạo, ra máu đỏ hay máu có màu đen và thường lẫn với dịch nhầy, số lượng máu ra ít một nhưng liên tiếp. Mẹ bầu không có dấu hiệu đau bụng hoặc chỉ có cảm giác đau tức bụng dưới.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_say-thai.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Dấu hiệu trong giai đoạn dọa sảy thai cần lưu ý</p>
<p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu trong giai đoạn sảy thai thực sự: Máu âm đạo ra nhiều, mầu đỏ tươi, máu loãng lẫn với máu cục, kèm theo là tình trạng đau bụng dưới nhiều, thành từng cơn, liên tục. Ở giai đoạn đoạn này, tiên lượng xấu, không giữ được thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Cho dù mẹ có dấu hiệu nào đi chăng nữa thì khi có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay bác sĩ sản khoa để được thăm khám kịp thời.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Sảy thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sảy thai là tai biến mà các mẹ bầu không ai mong muốn xảy ra với mình. Vậy để dự phòng hiện tượng này xảy ra, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chế độ dinh dưỡng</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_say-thai-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dinh dưỡng tốt giúp mẹ và bé khỏe mạnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với bất kỳ ai trong số chúng ta, để có một cơ thể khỏe mạnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thai thì cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối khi có bầu. Ngoài thực hiện ăn uống đầy đủ, mẹ bầu nên uống bổ sung viên sắt và axit folic. Những thực phẩm này nhằm hỗ trợ cơ thể mẹ bầu không bị thiếu máu, đồng thời việc thiếu axit folic chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thiếu dinh dưỡng của em bé trong thai kỳ và gây nên hiện tượng sảy thai.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khám sức khỏe định kỳ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khám sức khỏe định kỳ là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Đặc biệt hơn đối với mẹ bầu nên thực hiện khám tại những cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Nếu trong quá trình thăm khám có phát hiện thấy một số bất thường như hở eo tử cung,... thì sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khâu vòng eo cổ tử cung từ sớm (hầu hết được thực hiện ở tuần 14 - 15 của thai kỳ) nhằm tránh gây nên hiện tượng bị sảy thai. Việc thực hiện khâu eo cổ tử cung là một trong những thủ thuật khá đơn giản, người bệnh không phải nằm lại viện lâu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thai có hiện tượng bất thường</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường khi mang thai như: Đau bụng, ra máu âm đạo (dù là ra ít) cũng cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_kham-thai.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Khi xuất hiện triệu chứng bất thường thai phụ nên đi khám càng sớm càng tốt</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Vệ sinh cá nhân sạch sẽ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nên giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp để tránh tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục. Đây cũng là nguyên nhân gây sảy thai.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nghỉ ngơi hợp lý</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi mang thai, mẹ bầu nên để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều, không nên thực hiện các hình thức lao động nặng nhọc và đặc biệt không nên ngâm mình dưới nước ao tù.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, khi mang bầu mẹ không nên mang theo những đôi giày cao gót vì chúng có thể dễ gây nên té ngã. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuố lá và nên tránh xa các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm vải, mực in,...</p>
<p style="text-align: justify;">Một điều cần tuyệt đối kiêng kỵ đó là mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, mặc dù là thuốc cảm thông thường hay thuốc bổ. Mẹ nên tuyệt đối ghi nhớ sử dụng thuốc cần có chỉ dẫn của bác sĩ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ không nên lo âu, buồn phiền khi mang thai và cần tránh tiếp xúc với người xung quanh nếu họ có mắc bệnh cảm cúm hoặc những bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Đặc biệt lưu ý đối với những chị em phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp (từ 2 lần trở lên) thì cả vợ và chồng đều cần được đi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đầy đủ và có sự tư vấn tỉ mỉ, cẩn thận của bác sĩ trước những lần mang thai tiếp theo. Đây chính là hành trang giúp gia đình bạn có thể đón chào những em bé khỏe mạnh, vui vẻ nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Sảy thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng xử trí trong giai đoạn dọa sảy thai</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc điều trị trong giai đoạn dọa sảy thai có ý nghĩa rất lớn đối với người phụ nữ mang thai. Vì trong giai đoạn này nếu được xử trí sớm, đúng, tích cực thì việc giữ được thai là rất cao, tiên lượng tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đầu tiên, bác sỹ cần phải xác định xem thai còn sống hay không bằng siêu âm và xét nghiệm máu Beta-HCG.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khuyến cáo mẹ bầu nên được nghỉ ngơi tuyệt đối.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, dễ tiêu, không ăn thức ăn tái sống.</p>
<p style="text-align: justify;">- Uống đủ nước mỗi ngày: Khuyến cáo 1.5 - 2 lít nước/ ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_say-thai-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Phụ nữ mang thai nên uống đủ nước</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng các thuốc giảm co thắt để chống các cơn co tử cung như: spacmaverin,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Progesterone đường uống, đường đặt âm đạo hay tiêm bắp cũng như liểu lượng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng, tình trạng thai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kháng sinh trong trường hợp có bằng chứng về viêm nhiễm đường sinh dục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc hỗ trợ khác như: Acid folic, vitamin,…</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể thấy đây là các hướng xử trí trong giai đoạn dọa sảy đặc biệt quan trọng mà bác sỹ sản khoa nào cũng cần thực hiện đối với mẹ bầu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng xử trí trong giai đoạn đang sảy thai</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu sảy thai tự nhiên thì mẹ bầu không cần phải can thiệp gì, chỉ theo dõi tình trạng ra máu âm đạo và đau bụng. Thông thường, sảy thai tự nhiên máu âm đạo ra như chu kỳ kinh nguyệt và sau 2 tuần thai tự sảy ra ngoài.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với trường hợp bọc thai đã nằm trong âm đạo hoặc nằm ở ống cổ tử cung, bác sỹ sẽ tiến hành gắp bọc thai bằng kìm quả tim, sau đó nạo buồng tử cung để đảm bảo không bị sót tổ chức rau.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với sảy thai nhiễm khuẩn thì cần phải điều trị kháng sinh trước khi nạo buồng tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">Chính bởi thế khi mẹ thấy hiện tượng bất thường lời khuyên đầu tiên là đến gặp bác sĩ sản khoa để được thăm khám, hướng dẫn điều trị hợp lý nhất giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_say-thai-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Mẹ bầu thấy hiện tượng bất thường hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được thăm khám</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương hướng xử trí với sảy thai liên tiếp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc điều trị dựa theo nguyên nhân gây sảy thai như trình bày ở trên, như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị nguyên nhân toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị nguyên nhân do rối loạn hormon nội tiết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khâu vòng cổ tử cung đối với hở eo tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Với những trường hợp do rối loạn nhiễm sắc thể nên tham khảo lời khuyên của các bác sỹ di truyền trước khi mang thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Chính bởi thế việc khám, xét nghiệm tiền hôn nhân hoặc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang bầu là điều vô cùng quan trọng đối với những người phụ nữ chuẩn bị làm mẹ. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc không chỉ đối với nữ giới mà nên thực hiện ở các cặp vợ chồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Trên đây là một số thông tin tổng quan về hiện tượng sảy thai ở các mẹ bầu, để được thăm khám, tư vấn chi tiết về chuyên khoa sản hoặc thực hiện các xét nghiệm tiền hôn nhân, bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng lắng nghe, đặt lịch tư vấn giúp bạn 24/7.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/say-thai-swgrs |
Tiền sản giật | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Tiền sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một trong những tai biến sản khoa mà các mẹ bầu nào cũng đều có nguy cơ đối diện ở bất kỳ thời kỳ nào của thai kỳ đó là tiền sản giật. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị đóng một vai trò rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_tien-san-giat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thế nào là tiền sản giật?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tiền sản giật là bệnh lý được đặc trưng bằng tăng huyết áp và có protein trong nước tiểu, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên ở một vài trường hợp có thể gặp tiền sản giật ngay trong giai đoạn sớm sau khi đẻ. Đây là một trong những biến chứng sản khoa gặp phải khoảng 12-20%, và đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho khoảng 17% mẹ bầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Tiền sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay chưa có nguyên nhân rõ ràng gây tiền sản giật trong thai kỳ. Theo các chuyên gia sản khoa , khi có một yếu tố làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan nuôi dưỡng thai nhi là bánh rau thì sẽ sảy ra rối loạn tiền sản giật.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số yếu tố nguy cơ tác động đến giảm lưu lượng máu đến bánh rau gây tiền sản giật và sản giật ở phụ nữ mang thai như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiền sản giật thường thấy ở những người phụ nữ lần đầu tiên sinh con.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiền sản giật cũng thường gặp ở những người phụ nữ đẻ nhiều lần;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuổi mẹ cao trên 35 tuổi hoặc mang thai quá sớm dưới 20 tuổi;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mẹ bị tăng huyết áp mạn tính;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_tien-san-giat-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Mẹ bầu tăng huyết áp mạn tính có nguy cơ cao mắc tiền sản giật</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mẹ có mắc các bệnh lý nền như :bệnh lý về thận, bệnh mô liên kết, đái tháo đường, các bệnh lý về mạch máu (như: viêm mạch,…);</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có tiền sử gia đình về sản giật, tiền sản giật;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mẹ béo phì, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Tiền sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một trong những dấu hiệu đầu tiên thường gặp của tiền sản giật là tăng huyết áp khi mang thai( tức là: huyết áp vượt quá 140/90mmHg.) Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, đa phần được phát hiện trong quá trình khám thai. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên lưu ý một số dấu hiệu sau gợi ý bệnh lý tiền sản giật.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Huyết áp cao;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tăng cân nhiều;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phù: thường gặp phù ở mặt, tay, chân;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_tien-san-giat-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Phụ nữ mang thai bị phù nên thận trọng</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau đầu dữ dội;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau bụng trên, thường là đau bên phải dưới xương sườn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Buồn nôn và nôn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đi tiểu ít;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiều trường hợp có cảm giác khó thở, tức ngực do có dịch trong phổi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để được theo dõi huyết áp, cân nặng. Và cũng nên chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo trên. Nếu thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu đó, đặc biệt : đau đầu dữ dội, mất thị lực, đau bụng,… cần đến bệnh viện ngay.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Tiền sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng có thể xảy ra với thai nhi:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đẻ non;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy tử cung rau cấp tính làm rau bong non dẫn đến suy thai, thai chết lưu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy tử cung rau mạn tính làm thai kém phát triển;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đa ối.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_da-oi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Đa ối gây nguy hiểm cho thai nhi</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng có thể xảy ra với mẹ:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Gây co giật, phù não;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy thận cấp;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phù và tụ máu dưới bao gan;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đông máu nội quản rải rác trong lòng mạch (DIC);</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Gây giảm tiểu cầu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phù phổi cấp huyết động;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hội chứng HELLP gặp khoảng 10%.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Tiền sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Khám và quản lý thai định kỳ: theo dõi huyết áp, nước tiểu, dấu hiệu phù;</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám thai và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai;</p>
<p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không nên ăn mặn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Uống nhiều nước: khoảng 1500ml/ngày;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ nướng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vận động, thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe mình như : đi bộ, bơi lội, yoga;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_tien-san-giat-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Chế độ luyện tập thể chất ở mẹ bầu cần phù hợp</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không nên đứng hoặc ngồ quá lâu, có thể kê chân cao hơn khi nằm ngủ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không sử dụng các chất kích thích như: uống rượu, bia, chất có Cafein.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Tiền sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật sớm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc phát hiện sớm cũng như có biện pháp điều trị dự phòng sớm tiền sản giật có vai trò vô cùng quan trong trong bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Với sự tiến bộ của nền y học hiện nay, việc tầm soát tiền sản giật có thể thực hiện từ những quý đầu của thai kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">Cơ sở khoa học của phương pháp này dựa vào sự thay đổi của tỷ số nồng độ của 2 chất sFlt-1/PlGF trong máu của thai phụ. sFlt-1 là yếu tố kháng tân tạo mạch và PlGF là yếu tố tân tạo mạch. Nồng độ hai yếu tố này có sự thay đổi, trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật, dẫn đến tỷ số sFlt-1/PlGF tăng. Do vậy, bác sỹ có thể xem xét sự thay đổi nồng độ này để tiên lượng sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật thường được thực hiện từ tuần 11 đến 13 tuần 6 ngày cùng với xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test. Đây là xét nghiệm máu không xâm lấn, nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra để xác định mẹ bầu có bị tiền sản giật không, bác sỹ cần phải dựa vào các phương pháp chẩn đoán khác như :</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm nước tiểu : Để định lượng protein có trong nước tiểu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm máu : Tổng phân tích máu, chức năng gan , thận, mỡ máu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Siêu âm thai: Đánh giá tình trạng thai như trọng lượng thai, lượng nước ối, đo các xung động mạch tử cung,…</li>
</ul>
<p>Mẹ phải hiểu biết về các biến chứng nói chung và các triệu chứng của tiền sản giật, sản giật nói riêng trong từng thời kỳ mang thai.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Tiền sản giật</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc xử trí:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền sản giật, để điều trị sớm, theo dõi và đề phòng biến chứng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khi có triệu chứng dù là thể nhẹ cũng nên được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa và được quản lý, theo dõi thai và sản phụ chặt chẽ.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_lao-dong-nhiem-hiv-2.png"></p>
<p style="text-align: center;">Khi nghi ngờ tiền sản giật mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đối với tiền sản giật thể nặng có biến chứng: Cần phải nhập viện sớm và hội chẩn các chuyên khoa khi cần thiết, theo dõi và điều trị tại các phòng hồi sức sản khoa.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trong quá trình chuyển dạ hoặc khi có dấu hiệu nặng, biến chứng: Bác sỹ cần tiên lượng kịp thời để can thiệp phẫu thuật bảo tồn tính mạng mẹ, lấy thai khi có chỉ định.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc điều trị</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc chống co giật: Magie sulfat 15%;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ huyết áp nếu thai phụ có tăng huyết áp: Methyl dopa là thuốc được lựa chọn hàng đầu.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tien-san-giat-srcjd |
Viêm cổ tử cung | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Viêm cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp của chị em phụ nữ ở mọi độ tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất ở độ tuổi sinh sản. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mà nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_viem-co-tu-cung-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm cổ tử cung rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm cổ tử cung là gì?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung bị viêm nhiễm, lở loét khi bị các tác nhân nhiễm khuẩn tấn công. Viêm cổ tử cung là tổn thương lành tính và có thể điều trị hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm. Ngược lại, nếu để lâu, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Viêm cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do quan hệ tình dịch không an toàn: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh lý phụ khoa và cũng là con đường nhanh nhất, ngắn nhất và dễ lây nhiễm nhất tình trạng bệnh viêm phụ khoa nói chung và viêm cổ tử cung nói riêng. Việc quan hệ tình dục sớm, quan hệ không sử dụng bao cao su, quan hệ quá thô bạo, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ với bạn tình đang mắc bệnh xã hội như lậu, giang mai, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do thói quen sinh hoạt, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do viêm âm đạo: Viêm âm đạo nếu không chữa trị kịp thời có thể tạo cơ hội cho tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công lên cổ tử cung và gây ra viêm nhiễm, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_viem-co-tu-cung-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm âm đạo có thể gây viêm cổ tử cung</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do nạo phá thai hoặc các thủ thuật phụ khoa: nạo hút thai thường gây ra những tổn thương ở cổ tử cung . Vì thế, các tác nhân gây nhiễm khuẩn sẽ dễ dàng, tấn công gây viêm cổ tử cung.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dị ứng: Khi sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chứa nhiều hóa chất, có tính tẩy rửa cao, rất dễ khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, gây ra các kích ứng ở âm đạo. Sự mất cân bằng của môi trường âm đạo làm các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Viêm cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rất nhiều chị em phụ nữ không biết mình bị viêm cổ tử cung vì không hề có các dấu hiệu hay triệu chứng gì, chỉ vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe hoặc do bệnh lý khác có liên quan đến phụ khoa. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều dấu hiệu giúp chị em nhận biết được mình có bị viêm cổ tử cung hay không:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dịch tiết âm đạo (hay còn gọi là huyết trắng, khí hư) nhiều, có màu và mùi lạ: Bình thường, huyết trắng thường có màu trắng trong như lòng trắng, không mùi hoặc có mùi tanh nhẹ đặc trưng. Nếu bị viêm cổ tử cung, huyết trắng sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, sẽ có màu vàng, xanh hoặc xám với mùi hôi khó chịu;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đau bụng dưới, đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục. Nếu viêm nhiễm kéo dài có thể lan ngược vào trong bàng quang gây đau khi đi tiểu, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ra máu âm đạo bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_viem-co-tu-cung-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Viêm cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, giảm khả năng thụ thai: Khi bị viêm cổ tử cung,dịch âm đạo tăng tiết nhiều hơn, và bất thường, sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng, từ đó làm giảm khả năng thụ thai;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tăng nguy cơ vô sinh- hiếm muộn: viêm cổ tử cung nếu không điều trị sớm sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng lên vòi trứng, buồng trứng,.. dễn đến dính tắc vòi trứng, viêm buồng trứng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung: Theo thống kê cho thấy, những người mắc viêm cổ tử cung thường có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn gấp 10 lần người bình thường. Nguyên nhân có thể do viêm cổ tử cung tái phát nhiều lần làm biến đổi các tế bào ở cổ tử cung, phát sinh các tế bào ung thư;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nguy cơ sảy thai, sinh non: Khả năng đàn hồi của cổ tử cung bị giảm dần khi bị viêm nhiễm cổ tử cung kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: đau rát, khó chịu khi quan hệ, khí hư có mùi,… gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tình dục của vợ chồng.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_tien-san-giat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm cổ tử cung biến chứng sảy thai, sinh non</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Viêm cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Quan hệ tình dục an toàn : Luôn sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su (dành cho bạn nam), vòng tránh thai,... và dùng đúng cách, hạn chế giao hợp với nhiều người, không sử dụng chất kích thích;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giữ gìn vệ sinh vùng kín: Thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh,dùng nước sạch, hoặc dùng dung dịch vệ sinh phù hợp, rửa âm hộ đúng cách trước và sau khi giao hợp, thay băng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt, lựa chọn chất liệu quần lót phù hợp và thay quần lót thường xuyên hơn;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không nên nạo phá thai: Nên lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để làm thủ thuật phá thai an toàn, cũng như các thủ thuật phụ khoa khác;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, tăng cường thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ các nhóm chất. Uống nhiều nước;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nói không với các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,…</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_viem-co-tu-cung-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ nên hạn chế uống rượu, bia</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chủ động đi khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa và có biện pháp xử lý sớm;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm cổ tử cung, nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Viêm cổ tử cung</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc kháng sinh đường uống khi bị viêm cổ tử cung cấp tính, hoặc viêm cổ tử cung do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Lậu cầu , chlamydia,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc đặt âm đạo;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc kháng vi rút trong trường hợp viêm do HPV, herpes;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đốt điện hoặc áp lạnh cổ tử cung trong trường hợp viêm cổ tử cung mạn tính, kéo dài điều trị nội khoa không có kết quả.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-co-tu-cung-sdsla |
Não úng thuỷ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Não úng thuỷ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Não úng thủy</strong> là một rối loạn do có quá nhiều dịch não tủy (CSF) tích tụ trong não thất và/ hoặc khoang dưới nhện, dẫn đến giãn não thất và tăng áp lực nội sọ (ICP).</p>
<p>Hầu hết các trường hợp não úng thủy ở trẻ em là do sự tích tụ dư thừa của dịch não tủy (CSF) do sự tắc nghẽn cấu trúc của dòng chảy dịch não tủy trong hệ thống não thất (gọi là não úng thủy tắc nghẽn hoặc không thông). Não úng thủy thông thường ít gặp hơn và xảy ra khi dịch não tủy tích tụ do suy giảm khả năng hấp thụ hoặc hiếm khi do sản xuất dịch não tủy quá mức.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210824/20210824_A2frSph.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân phổ biến của não úng thủy bẩm sinh bao gồm xuất huyết não thất và dị tật ống thần kinh, bao gồm u màng não tủy</em></p>
<p>Não úng thủy tắc nghẽn (còn gọi là não úng thủy không thông thường) đề cập đến sự tích tụ quá mức của dịch não tủy (CSF) do sự tắc nghẽn cấu trúc của dòng chảy CSF trong hệ thống não thất. Đây là dạng não úng thủy phổ biến nhất ở trẻ em và hầu như luôn liên quan đến tăng áp lực nội sọ (ICP).</p>
<p>Não úng thủy giao tiếp (không tắc nghẽn) đề cập đến sự tích tụ dịch não tủy do suy giảm khả năng hấp thụ xảy ra trong khoang dưới nhện. Hiếm khi CSF tích tụ vì sản xuất quá nhiều. Não úng thủy giao tiếp cũng thường liên quan đến tăng ICP. Nhiều nguyên nhân gây ra não úng thủy có cả thành phần cản trở và hấp thụ, và thành phần hấp thụ của não úng thủy có thể thay đổi theo thời gian.</p>
<p>Não úng thủy áp lực bình thường - Trong não úng thủy áp lực bình thường (NPH), não thất giãn rộng, nhưng ICP không tăng cao. NPH thường thấy nhất ở người lớn trên 60 tuổi</p>
<p>Tỷ lệ mắc bệnh não úng thủy bẩm sinh và trẻ sơ sinh được báo cáo ở Hoa Kỳ và Châu dao động từ 0,5 đến 0,8 trên 1000 trẻ sơ sinh sống và chết. Khoảng 15 đến 25 phần trăm các trường hợp này có liên quan đến u xơ tủy (tật nứt đốt sống). Nguyên nhân phổ biến nhất của não úng thủy mắc phải ở trẻ sơ sinh là xuất huyết, thường là do sinh non. Các nguyên nhân phổ biến khác của não úng thủy mắc phải bao gồm khối u và nhiễm trùng. Các yếu tố bổ sung liên quan đến tăng nguy cơ não úng thủy ở trẻ sơ sinh bao gồm nhẹ cân, sinh non, bệnh tiểu đường ở bà mẹ, tình trạng kinh tế xã hội thấp, giới tính nam, chủng tộc/dân tộc (nguy cơ giảm ở người châu Á) và tiền sử gia đình.</p>
<p><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_nao-ung-thuy-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Nguyên nhân phổ biến nhất của não úng thủy mắc phải ở trẻ sơ sinh là xuất huyết, thường là do sinh non</p>
<p>Não úng thủy không được điều trị bắt đầu từ khi còn nhỏ trước khi đóng khớp sọ thường dẫn đến đầu to ra rõ rệt và mô não ít bị tổn thương hơn so với não úng thủy phát triển nặng. Điều này là do hộp sọ mở rộng, giảm bớt một phần áp lực nội sọ. Khi não úng thủy tiến triển, phù nề và thiếu máu cục bộ phát triển trong mô não quanh não thất, dẫn đến teo chất trắng.</p>
<p>Nguyên nhân phổ biến của não úng thủy bẩm sinh bao gồm xuất huyết não thất và dị tật ống thần kinh, bao gồm u màng não tủy. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, dị tật di truyền (não úng thủy liên kết X ), chấn thương, khối u và quái thai. Những rối loạn này được phân loại là bẩm sinh hoặc mắc phải và có thể được phân nhóm lại theo cơ chế gây bệnh chính (tắc nghẽn so với hấp thụ).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Não úng thuỷ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Sinh lý dịch não tủy: Dịch não tủy (CSF) được sản xuất chủ yếu bởi đám rối màng mạch. Nó lưu thông qua hệ thống não thất, sau đó qua khoang dưới nhện đến nhung mao màng nhện, và từ đó nó được hấp thu vào hệ tuần hoàn máu.</p>
<p>Sản xuất CSF - đám rối màng mạch chịu trách nhiệm sản xuất 60 đến 80% CSF. Phần còn lại của dịch não tủy được tạo ra bởi mô não, nơi tiết dịch não tủy trực tiếp ra không gian ngoại bào. Chất lỏng này chảy qua lớp đệm vào não thất hoặc ống trung tâm cột sống.</p>
<p>Tỷ lệ sản xuất dịch não tủy không đổi trong điều kiện sinh lý trừ khi đạt đến mức áp lực nội sọ (ICP) cực cao. Do đó, sự hấp thụ của dịch não tủy nói chung phù hợp với tốc độ sản xuất để thích ứng với khối lượng dịch não tủy được hình thành mỗi ngày. Ở người lớn, tốc độ sản xuất dịch não tủy là khoảng 20 mL / giờ, dẫn đến việc dịch não tủy hoàn toàn luân chuyển ba hoặc bốn lần mỗi ngày. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tốc độ sản xuất dịch não tủy tỷ lệ thuận với kích thước của não. Các ước tính về tốc độ sản xuất dịch não tủy ở trẻ sơ sinh và trẻ em được lấy từ các phép đo sản lượng hàng giờ của dịch não tủy từ các đường dẫn lưu ngoài não thất. Những nghiên cứu này cho thấy sản lượng dịch não tủy tăng theo logarit theo tuổi và trọng lượng cơ thể, dao động từ 0,1 đến 26,5 mL / giờ. Sản lượng tăng nhanh trong giai đoạn sơ sinh; đến hai tuổi, sản lượng xấp xỉ 2/3 mức người lớn.</p>
<p>Tổng thể tích dịch não tủy ở trẻ sơ sinh là khoảng 50 mL, so với 125 đến 150 mL ở người lớn khỏe mạnh. Ở người lớn, khoảng 25% dịch não tủy nằm trong hệ thống não thất.</p>
<p>Lưu thông dịch não tủy - Dịch não tủy có nguồn gốc trong đám rối màng mạch và trong mô não lưu thông qua hệ thống não thất vào khoang dưới nhện. Hệ thống não thất bao gồm một cặp não thất bên, mỗi não thất bên kết nối với não thất thứ ba qua một lỗ liên não thất (lỗ Monro). Không có kết nối trực tiếp giữa hai não thất bên vì chúng được ngăn cách bởi một lớp màng (vách ngăn). Não thất thứ ba được nối với não thất thứ tư ở đường giữa bằng cống Sylvius. Dịch não tủy thoát ra từ tâm thất thứ tư vào khoang dưới nhện qua ba lỗ: lỗ bên ghép đôi của Luschka và một lỗ tuyến giữa của Magendie. Các khu vực mở rộng tập trung của khoang dưới nhện được gọi là bể chứa nằm ở đáy não. Các bể chứa ở hố sau kết nối với các khoang dưới nhện trên lồi cầu não thông qua các con đường cắt ngang qua gian lều. Các bể chứa cơ bản kết nối các khoang dưới nhện tủy sống và nội sọ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_nao_ung_thuy_la_gi-1-1024x603.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Não úng thủy là kết quả của sự mất cân bằng giữa dòng chảy của dịch não tủy nội sọ (CSF) vào và ra</em></p>
<p>Hấp thu dịch não tủy - Dịch não tủy được hấp thu vào hệ tuần hoàn tĩnh mạch chủ yếu qua nhung mao màng nhện vào các kênh tĩnh mạch của các xoang chính. Các nhung mao màng nhện bao gồm một cụm tế bào chiếu từ khoang dưới nhện đến lòng xoang; chúng được bao phủ bởi một lớp nội mạc với những chỗ nối chặt chẽ liên tục với lớp trong của xoang. Cụm này hoạt động như một van một chiều, cho phép hấp thụ thụ động CSF theo gradient áp suất; nếu áp lực dịch não tủy nhỏ hơn áp lực tĩnh mạch, các nhung mao màng nhện đóng lại và không cho máu đi vào hệ thống não thất. Tốc độ hấp thụ tương đối tuyến tính trong phạm vi sinh lý. Một số sự hấp thụ của dịch não tủy cũng xảy ra trên lớp lót bên trong của não thất và đám rối màng mạch, cũng như từ khoang dưới nhện tủy sống đến các khoang dưới màng cứng.</p>
<p>Ngoài các cơ chế vận chuyển được mô tả rõ ràng này, các con đường khác có thể tham gia vào sự di chuyển của dịch não tủy bao gồm các con đường quanh mạch và các mạch bạch huyết liên quan đến màng cứng. Tuy nhiên, vai trò của các con đường bạch huyết này vẫn chưa được làm sáng tỏ.</p>
<p>Não úng thủy là kết quả của sự mất cân bằng giữa dòng chảy của dịch não tủy nội sọ (CSF) vào và ra. Nguyên nhân là do tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy, do dịch não tủy hấp thụ không đầy đủ, hoặc (hiếm khi) do sản xuất quá mức dịch não tủy. Bất kể nguyên nhân nào, thể tích dịch não tủy quá mức đều gây tăng áp lực não thất và dẫn đến giãn não thất.</p>
<p>Người ta ngày càng nhận thấy nhiều trường hợp não úng thủy có cả thành phần cản trở và giảm hấp thu.</p>
<p>Tắc nghẽn - Cơ chế phổ biến nhất của não úng thủy là tắc nghẽn về giải phẫu hoặc chức năng đối với dòng chảy của dịch não tủy (được gọi là não úng thủy tắc nghẽn hoặc không thông). Sự tắc nghẽn xảy ra tại các lỗ hổng của Monro, tại ống dẫn nước của Sylvius, hoặc tại não thất thứ tư và các cửa ra của nó. Sự giãn nở của hệ thống não thất xảy ra gần chỗ tắc nghẽn. Não thất ngay gần chỗ tắc nghẽn thường giãn ra rõ ràng nhất. Những ví dụ bao gồm:</p>
<p>- Sự tắc nghẽn của ống dẫn nước Sylvius gây ra sự giãn nở của não thất bên và não thất thứ ba, trong khi kích thước của não thất thứ tư vẫn tương đối bình thường. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến của não úng thủy ở trẻ sơ sinh và trẻ em.</p>
<p>- Sự tắc nghẽn ở thân của não thất bên gây ra sự giãn nở của sừng thái dương xa và tâm nhĩ.</p>
<p>- Sự tắc nghẽn của một bên của Monro gây ra sự giãn nở của não thất bên ở bên đó.</p>
<p>- Sự tắc nghẽn của dòng chảy ra từ não thất thứ tư gây ra sự giãn nở của cả bốn não thất.</p>
<p>- Suy giảm khả năng hấp thụ - Ít phổ biến hơn, não úng thủy là do sự hấp thu của dịch não tủy bị suy giảm, được gọi là não úng thủy giao tiếp. Điều này thường do viêm nhung mao dưới nhện nhưng cũng có thể do suy giảm hấp thu dịch não tủy hoặc tăng áp lực trong xoang tĩnh mạch. Dấu hiệu chụp X quang của não úng thủy giao tiếp là sự giãn nở của toàn bộ hệ thống não thất, bao gồm cả não thất thứ tư. Sự hấp thụ dịch não tủy bị suy giảm cũng có thể xảy ra khi áp lực xoang tĩnh mạch sọ tăng cao.</p>
<p>Sản xuất quá mức - Sản xuất quá nhiều dịch não tủy là một nguyên nhân hiếm gặp của não úng thủy. Tình trạng có thể xảy ra với u nhú đám rối màng mạch chức năng. Nó dẫn đến sự mở rộng của toàn bộ hệ thống não thất và của các khoang dưới nhện, với Hình ảnh X quang tương tự như não úng thủy giao tiếp do các nguyên nhân khác.</p>
<p>Sinh lý bệnh của não úng thủy phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, tốc độ tình trạng phát triển và sự hiện diện hoặc vắng mặt của các cơ chế bù đắp:</p>
<p>Não úng thủy bắt đầu ở trẻ sơ sinh trước khi liền các khớp sọ, nếu không được điều trị, thường dẫn đến đầu to hơn rõ rệt và mô não ít bị tổn thương hơn. Điều này là do hộp sọ mở rộng, giảm một phần áp lực nội sọ (ICP). Ngoài ra, lực lượng của ICP được phân bố trên diện tích bề mặt lớn hơn của một hệ thống não thất mở rộng, vì vậy có ít áp lực hơn lên nhu mô não so với não úng thủy phát triển trong hệ thống não thất không được mở rộng trước đó.</p>
<p>Nếu não úng thủy xảy ra cấp tính hoặc xảy ra sau khi đóng các khớp sọ, đầu không to. Điều này dẫn đến ICP tăng lên đáng kể và phá hủy mô não nhanh hơn.</p>
<p>Tiến triển của giãn não thất thường không đồng đều. Sừng trán và sừng chẩm thường to đầu tiên và đến mức lớn nhất. Sự mở rộng nhanh chóng của chúng làm gián đoạn lớp lót bên trong của tâm thất, cho phép dịch não tủy (CSF) di chuyển trực tiếp vào mô não. Điều này làm giảm áp lực dịch não tủy nhưng cũng dẫn đến phù nề tổn thương mô não và chất trắng.</p>
<p>Khi não úng thủy tiến triển, phù nề và thiếu máu cục bộ phát triển trong mô não quanh não thất, dẫn đến teo chất trắng. Mất rãnh não, xóa sạch không gian dưới nhện trên các bán cầu. Chiều rộng của lớp vỏ não có thể bị giảm đáng kể; chất xám được bảo quản tốt hơn chất trắng, kể cả trong giai đoạn phát triển. Hệ thống mạch máu bị nén, và áp lực tĩnh mạch trong xoang màng cứng tăng lên.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_20190803_034152_447563_f5cdo-vong-dau.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Não úng thủy bắt đầu ở trẻ sơ sinh trước khi liền các khớp sọ, nếu không được điều trị, thường dẫn đến đầu to hơn rõ rệt và mô não ít bị tổn thương hơn</em></p>
<p>Não úng thủy có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Cả hai loại đều bao gồm một nhóm điều kiện đa dạng:</p>
<p><strong>Bẩm sinh</strong></p>
<p>Não úng thủy bẩm sinh có thể do dị dạng hệ thần kinh trung ương (CNS), nhiễm trùng, xuất huyết não thất, dị tật di truyền, chấn thương và quái thai. Một nguyên nhân hiếm gặp của não úng thủy là tắc nghẽn do khối u thần kinh trung ương bẩm sinh, đặc biệt nếu nằm gần đường giữa. Các rối loạn có thể được phân nhóm theo cơ chế gây bệnh chính (tắc nghẽn hay giảm hấp thu).</p>
<p>Dị tật ống thần kinh - Đa số bệnh nhân mắc bệnh myelomeningocele (thoát vị tủy- màng tủy) bị não úng thủy. Trong trường hợp này, não úng thủy là do dị dạng Chiari II cản trở dòng chảy của dịch não tủy (CSF) từ não thất thứ tư và / hoặc chảy qua hố sau. Ngoài ra, thường kèm theo hẹp ống dẫn dịch.</p>
<p>Encephalocele (thoát vị não) là một khuyết tật ống thần kinh tương đối phổ biến khác, trong đó não và / hoặc màng não thoát vị do khiếm khuyết trong hộp sọ. Có đến 50 phần trăm số người mắc bệnh não chẩm có kèm theo bệnh não úng thủy.</p>
<p>Não úng thủy đơn độc - Não úng thủy đơn độc thường do hẹp ống dẫn nước. Điều này có thể là do ống dẫn bị hẹp bẩm sinh hoặc có thể do viêm nhiễm do nhiễm trùng trong tử cung.</p>
<p>Não úng thủy liên kết giới tính X - Dạng di truyền phổ biến nhất của não úng thủy bẩm sinh là não úng thủy liên kết X do hẹp ống dẫn Sylvius, chiếm khoảng 5% các trường hợp não úng thủy bẩm sinh. Khoảng 50% trẻ trai bị ảnh hưởng có thừa ngón tay, điều này rất hữu ích trong việc chẩn đoán. Một số có các bất thường thần kinh trung ương khác như quá trình lão hóa (hoặc rối loạn sinh) của thể vàng, thân não nhỏ, rãnh rộng, dị dạng hồi não, hoặc không có đường hình chóp.</p>
<p>Rối loạn này là do đột biến trong gen mã hóa L1, một phân tử kết dính tế bào thần kinh thuộc siêu họ globulin miễn dịch và đó là điều cần thiết cho sự phát triển thần kinh. Các đột biến ở L1 cũng dẫn đến các tình trạng khác, được gọi là phổ L1, được đặc trưng bởi các bất thường về thần kinh và chậm phát triển trí tuệ.</p>
<p>Dị dạng thần kinh trung ương - Dị dạng thần kinh trung ương thường liên quan đến não úng thủy.</p>
<p>Trong dị tật Chiari, thường đi kèm với khiếm khuyết ống thần kinh, các phần của thân não và tiểu não bị dịch chuyển theo chiều dọc vào ống sống cổ. Điều này cản trở dòng chảy của dịch não tủy ở hố sau, dẫn đến não úng thủy.</p>
<p>Dị tật Dandy-Walker bao gồm một u nang lớn ở phía sau liên tục với não thất thứ tư và sự phát triển khiếm khuyết của tiểu não, bao gồm sự vắng mặt một phần hoặc hoàn toàn của vermis. Não úng thủy phát triển ở 70 đến 90 phần trăm bệnh nhân bị dị tật Dandy-Walker và do chứng mất trương lực của Luschka và Magendie gây ra. Dị tật Dandy-Walker là một rối loạn không đồng nhất. Một số bệnh nhân có dạng hội chứng với các dị tật bẩm sinh liên quan bao gồm rối loạn hình thành thể vàng, dị dạng xương hàm, và các bất thường bẩm sinh về tim, hệ sinh dục và tiêu hóa.</p>
<p>Dị dạng tĩnh mạch Galen là một nguyên nhân hiếm gặp của não úng thủy. Não úng thủy ở những bệnh nhân này chủ yếu gây ra bởi áp lực động mạch trong hệ thống tĩnh mạch hơn là do nén của ống dẫn. Biểu hiện trong giai đoạn sơ sinh thường bao gồm suy tim khó chữa.</p>
<p>Các hội chứng - Não úng thủy có thể là một phần của hội chứng liên quan đến các đặc điểm rối loạn chức năng và với các bất thường bẩm sinh khác. Các rối loạn di truyền tế bào thường gặp nhất bao gồm tam bội 13, 18, 9 và 9p, cũng như thể tam bội.</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_nao-ung-thuy-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Bất thường bẩm sinh - tam bội 13</p>
<p>Nhiễm trùng trong tử cung - Nhiễm trùng trong tử cung như rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis, viêm màng não mô tế bào lympho (LCM), giang mai và vi rút Zika có thể dẫn đến não úng thủy bẩm sinh. Cơ chế là viêm màng đệm của hệ thống não thất và màng não trong khoang dưới nhện. Điều này có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ của CSF và / hoặc cản trở dòng chảy của CSF qua ống dẫn hoặc bể chứa đáy.</p>
<p>U nhú đám rối màng mạch hoặc ung thư biểu mô - U nhú hoặc ung thư biểu mô của đám rối màng mạch có thể gây tràn dịch não do tăng tiết dịch não tủy. Rối loạn này thường có thể được xác định bằng MRI.</p>
<p><strong>Não úng thủy mắc phải</strong></p>
<p>Não úng thủy sau xuất huyết - Một nguyên nhân quan trọng khác là xuất huyết vào khoang dưới nhện hoặc ít gặp hơn là vào hệ thống não thất do vỡ phình mạch, dị dạng động mạch, chấn thương hoặc rối loạn chảy máu toàn thân. Xuất huyết gây ra phản ứng viêm, sau đó là xơ hóa. Cơ chế chính của não úng thủy là làm suy giảm khả năng hấp thụ của dịch não tủy, mặc dù cũng có thể xảy ra một số cản trở dòng chảy của dịch não tủy.</p>
<p>Não úng thủy sau xuất huyết thường xảy ra ở trẻ sinh non bị xuất huyết não thất (IVH), đặc biệt sau IVH cấp III hoặc nhồi máu não thất. Nó có thể gây cản trở, giao tiếp hoặc cả hai và có thể thoáng qua hoặc kéo dài, với sự tiến triển chậm hoặc nhanh.</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_nao-ung-thuy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Não úng thủy sau xuất huyết thường xảy ra ở trẻ sinh non bị xuất huyết não thất (IVH)</p>
<p>Các khối u thần kinh trung ương - Các khối u thần kinh trung ương (đặc biệt là u nguyên bào tủy xương sau, u tế bào hình sao, và u tuyến ức) là nguyên nhân phổ biến của não úng thủy mắc phải ở trẻ em. Cơ chế thường liên quan đến việc khối u cản trở dòng chảy dịch não tủy; tuy nhiên, sự hấp thu dịch não tủy bị suy giảm cũng có thể xảy ra. Não úng thủy có thể gặp ở lần xuất hiện ban đầu hoặc có thể xảy ra như một biến chứng sau này.</p>
<p>Nhiễm trùng thần kinh trung ương - Não úng thủy có thể xảy ra do hậu quả của nhiễm trùng thần kinh trung ương (ví dụ, viêm màng não do vi khuẩn hoặc nhiễm vi rút như quai bị). Cơ chế có thể liên quan đến việc cản trở dòng chảy dịch não tủy và/hoặc suy giảm khả năng hấp thụ dịch não tủy.</p>
<p>Não úng thủy do áp suất thấp - Đây là một thực thể không phổ biến ở trẻ em và rất khó quản lý. Nó được chẩn đoán khi đạt được sự cải thiện thần kinh bằng dẫn lưu não thất ra ngoài. Bệnh nhân thường có triệu chứng phình to não thất và áp lực nội sọ rất thấp. Tình trạng này có thể do các khối u, não úng thủy mãn tính, xuất huyết dưới nhện và nhiễm trùng. Xử trí bằng shunt áp suất thấp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Não úng thuỷ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Biểu hiện trên lâm sàng của não úng thủy phần lớn phụ thuộc vào mức độ tăng áp lực nội sọ. Chính vì vậy giai đoạn chưa tăng áp lực nội sọ thường không có triệu chứng trên lâm sàng.</p>
<p>Các triệu chứng có thể thấy: giãn khớp sọ (thớp rộng), kích thước vòng đầu lớn, chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển vận động hơn trẻ cùng lứa tuổi.</p>
<p>Triệu chứng tăng áp lực nội sọ ở trẻ sơ sinh có thể bắt gặp như trẻ kích thích, quấy khóc cơn, nôn nhiều thậm chí nôn vọt và thóp phồng.</p>
<p>Hay có biểu hiện như: đau đầu, giảm thị lực, suy giảm thần kinh khu trú… có thể bắt gặp ở trẻ lớn. Dấu hiệu cuối cùng của tăng áp lực nội sọ là phù gai thị có thể nhận biết trên lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa.</p>
<p>Các triệu chứng khám kèm theo thường kiên quan tới hội chứng, dị tật thần kinh trung ương.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_nhin-bo-phan-nay-de-doan-tinh-hinh-suc-khoe-tre-so-sinh-1024x682.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện trên lâm sàng của não úng thủy phần lớn phụ thuộc vào mức độ tăng áp lực nội sọ. Chính vì vậy giai đoạn chưa tăng áp lực nội sọ thường không có triệu chứng trên lâm sàng</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Não úng thuỷ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Yếu tố nguy cơ tăng mắc bệnh não úng thuỷ ở trẻ:</p>
<p>- Trọng lượng thai: Trọng lượng sơ sinh <1500 g tăng nguy cơ mắc</p>
<p>- Tuổi thai: Sinh non (tuổi thai ≤30 tuần) tăng nguy cơ mắc não úng thủy</p>
<p>- Bệnh lý bà mẹ: Bà mẹ mắc bệnh tiểu đường</p>
<p>- Tình trạng kinh tế xã hội thấp</p>
<p>- Giới tính: nam mắc nhiều hơn nữ</p>
<p>- Chủng tộc / dân tộc: nguy cơ giảm ở người Châu Á</p>
<p>- Gia đình: tăng nguy cơ trẻ mắc não úng thủy ở gia đình có tiền sử bệnh</p>
<p>- Bệnh lý: Nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm màng não do vi khuẩn hoặc nhiễm vi rút như quai bị; u thần kinh trung ương; xuất huyết não ở trẻ sơ sinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Não úng thuỷ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Khám thai định kỳ, quản lý thai nghén tốt</p>
<p>Phát hiện bệnh và theo dõi và điều trị sớm.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210824/20210824_20200417_155147_976099_Kham_tien_gay_me.max-800x800.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám thai định kỳ để sớm phát hiện bất thường ở trẻ</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Não úng thuỷ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Dấu hiệu sớm để gợi ý trước khi thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần lưu tâm đó là dấu hiệu giãn khớp sọ, thóp phồng, vòng đầu lớn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.</p>
<p>Chẩn đoán xác định, chẩn đoán mức độ não úng thủy cũng như 1 phần nguyên nhân là dựa vào chẩn đoán hình ảnh: siêu âm (có thể phát hiện từ thời kỳ bào thai, trẻ sơ sinh có thể phát hiện bằng siêu âm qua thóp), chụp cắt lớp vi tính sọ não và MRI sọ não.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Não úng thuỷ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Những bệnh nhân không có triệu chứng không có các dấu hiệu gợi ý tăng ICP (ví dụ, phù gai thị, thóp phồng), đang đạt được các mốc phát triển dự kiến và không bị phình to nặng hoặc tắc nghẽn rõ ràng đường dẫn lưu dịch não tủy trên hình ảnh thần kinh có thể được quản lý bằng cách chờ đợi theo dõi. Trẻ sơ sinh nhỏ tuổi được theo dõi với các phép đo đầu nối tiếp, siêu âm đầu hàng tháng hoặc hai tháng một lần và đánh giá các kỹ năng vận động thô.</p>
<p>Hầu hết các trường hợp não úng thủy đều tiến triển, có nghĩa là tình trạng suy giảm thần kinh sẽ xảy ra nếu não úng thủy không được điều trị hiệu quả và liên tục.</p>
<p>Đối với hầu hết bệnh nhân, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật dẫn lưu não thất. Ngoài ra có thể đặt van não thất, hoặc chọc dịch não tùy từng trường hợp.</p>
<p>Các trường hợp ngoại lệ hiếm gặp bao gồm các trường hợp não úng thủy do dị dạng tĩnh mạch Galen, trong đó thuyên tắc dị dạng có thể thích hợp hơn dẫn lưu bằng phẫu thuật</p>
<p>Hiếm khi não úng thủy không tiến triển do các con đường hấp thụ dịch não tủy thay thế (CSF) phát triển hoặc do các cơ chế bình thường để xử lý dịch não tủy được thiết lập lại. Đây được gọi là "não úng thủy bị bắt giữ". Trong trường hợp này, shunting là không cần thiết.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Hydrocephalus in children: Physiology, pathogenesis, and etiology - UpToDate 2021</li><li>Hydrocephalus in children: Management and prognosis - UpToDate 2021</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nao-ung-thuy-sislf |
Rối loạn chức năng tiền đình | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Rối loạn chức năng tiền đình</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cơ quan tiền đình là một trong các cơ quan tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể. Rối loạn chức năng tiền đình là tình trạng rối loạn hoạt động chức năng của cơ quan tiền đình là bệnh lý khá thường gặp trên lâm sàng có ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và tâm lý của người bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cơ quan tiền đình là một trong các cơ quan tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể" src="/ImagePath/images/20210824/20210824_roi-loan-tien-dinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơ quan tiền đình là một trong các cơ quan tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong các triệu chứng chủ quan thì chóng mặt là triệu chứng đặc trưng hay gặp và là lý do khiến bệnh nhân đi khám . Chóng mặt là một cảm giác mà khi đó bệnh nhân cảm thấy mình chuyển động xoay tròn xung quanh các đồ vật trong không gian, hoặc các vật chuyển động xoay tròn xung quanh mình.</p>
<p style="text-align: justify;">Cơ quan tiền đình bao gồm hai hệ thống:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cơ quan tiền đình ngoại vi bao gồm: hệ thống ống bán khuyên, bóng bán khuyên, soan nang, cầu nang, nhánh tiền đình dây thần kinh số VIII</li>
<li style="text-align: justify;">Cơ quan tiền đình trung ương bao gồm: nhân tiền đình ( ở ranh giới hành - cầu não ), thùy nhung nút của tiểu não.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Rối loạn chức năng tiền đình</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rối loạn tiền đình thường do nhiều nguyên nhân gây nên, căn cứ vào vị trí tổn thương có thể có các nguyên nhân chính sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a, Tổn thương tiền đình trung ương:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân mạch máu: Nhồi máu thân não (hội chứng Wallenberg), nhồi máu tiểu não, thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch cột sống - thân nền, thiếu máu não cục bộ tạm thời, Migraine</p>
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương sọ não gây tổn thương cơ quan tiền đình trung ương</p>
<p style="text-align: justify;">- Đột quỵ não</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đột quỵ não" src="/ImagePath\images\20210824/20210824_roi-loan-tien-dinh-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rối loạn tiền đình thường do nhiều nguyên nhân gây nên đột quỵ não</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b, Bệnh lý u não:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- U củ não sinh tư</p>
<p style="text-align: justify;">- U hành cầu não / u góc cầu tiểu não</p>
<p style="text-align: justify;">- U não hố sọ sau,</p>
<p style="text-align: justify;">- U trên lều tiểu não</p>
<p style="text-align: justify;">- U tiểu não, áp xe tiểu não</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>c, Bệnh thần kinh trung ương:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh xơ não tủy rải rác</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh rỗng hành não</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh Tabès</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh thất điều di truyền</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>d, Tổn thương tiền đình ngoại vi</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Do bệnh lý mê đạo</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lý thạch nhĩ</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính</li>
<li style="text-align: justify;">Thiểu sản thạch nhĩ</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc tiền đình</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Nhiễm độc mê nhĩ: do ruợu, khí CO2, CO … </li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Ngộ độc các thuốc : thuốc kháng lao, aminoside, thuốc chống sốt rét ….</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Dò ngoại dịch tai trong:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Chủ yếu do chấn thương vỡ xương đá</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Viêm tai xương chũm có cholesteatoma</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Sau viêm mê nhĩ do lao, giang mai</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Rò ngoại dịch tự phát thường xảy ra vào những đợt có tăng áp lực nội dịch tai trong</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Tai biến do phẫu thuật: do sang chấn vào vùng khớp bàn đạp tiền đình như thay thế xương bàn đạp bằng một trụ dẫn quá dài</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Sau một kích thích âm thanh quá mạnh</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh chuyển hóa</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thuốc lợi niệu</li>
<li style="text-align: justify;">Rượu</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn chuyển hóa lipid máu</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Viêm mê nhĩ do vi khuẩn (lao, giang mai, do viêm tai xương chũm cấp hoặc mạn tính ), virus</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng Ménière</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh xốp xơ tai</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân sau mê đạo</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm thần kinh tiền đình</p>
<p style="text-align: justify;">- U dây thần kinh số VIII</p>
<p style="text-align: justify;">- U góc cầu tiểu não: u màng não, phình mạch, u nang</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân tâm lý</strong></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Rối loạn chức năng tiền đình</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3><strong>Triệu chứng cơ năng</strong></h3>
<p>- Chóng mặt</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn thăng bằng</p>
<p style="text-align: justify;">- Rung giật nhãn cầu ( nystagmus )</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn thần kinh thực vật như da tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh…</li>
<li style="text-align: justify;">Triệu chứng tiêu hóa: nôn, đau bụng…</li>
<li style="text-align: justify;">Đau đầu</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_roi-loan-chuc-nang-tien-dinh-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Triệu chứng đau đầu thường gặp trong rối loạn tiền đình</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Rung giật nhãn cầu: có thể gặp rung giật nhãn cầu ngang , dọc hoặc xoay tròn</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn thăng bằng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px"> Dấu hiệu Romberg (+): Người bệnh ở tư thế đứng hai chân khép lại thấy bệnh nhân nghiêng về một bên</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px"> Nghiệm pháp dáng đi hình sao Babinski - Weill (+): Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, bước tới 5 bước sau đó lùi lại 5 bước lập lại nhiều lần khoảng 30 giây. Nêu giảm chức năng tiền đình một bên bệnh nhân có khuynh hướng lệch về một bên (bên bệnh) khi tiến lên và lệch theo hướng ngược lại khi lùi ra sau vẽ nên hình ngôi sao. </li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px"> Nghiệm pháp lệch ngón tay (+)</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Rối loạn chức năng tiền đình</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rối loạn tiền đình thường hay tái phát. Rối loạn tiền đình ngoại vi thường tiên lượng tốt, thoái lui nhanh; rối loạn tiền đình trung ương thường dai dẳng, cần thời gian điều trị khá dài.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Rối loạn chức năng tiền đình</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các bệnh lý viêm mê nhĩ, viêm thần kinh tiền đình ốc tai do nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể lây lan qua đường hô hấp hoặc dịch tiết mũi họng, dịch tai giữa gây ra bởi các tác nhân vius hoặc vi khuẩn: Cúm, hợp bào hô hấp, á cúm, phế cầu, Moraxella catarrhalis, Hemophillus influenza , Haemophilus, Proteus, não mô cầu, Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas,…</p>
<p style="margin-left: 54pt; text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Rối loạn chức năng tiền đình</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Trẻ em hoặc thanh thiếu niên dễ có nguy cơ viêm mê nhĩ do dễ bị viêm tai xương chũm có biến chứng viêm mê nhĩ.</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Có thể gặp ở mọi lứa tuổi.</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Bệnh Ménière thường gặp ở cả nam và nữa với tỷ lệ ngang nhau , thường gặp trong độ tuổi 20 - 50 tuổi.</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường gặp ở nữ giới, tỉ lệ Nữ : Nam = 2:1, độ tuổi trên 40 tuổi.</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch sống nền, thiếu mãu não cục bộ tạm thời có thể gặp ở những người. thoái hóa cột sống cổ hoặc người cao tuổi có mắc các bệnh lý nền: Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu,…</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Đột quỵ não có thể xảy ra ở những những đối tượng nghiện rượu, thuốc lá, người cao tuổi mắc các bệnh lý nền.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Rối loạn chức năng tiền đình</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Hạn chế uống rượu bia;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Tránh tiếp xúc với các nguồi khí độc hại: CO2, CO;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Điều trị tốt các bệnh lý mạn tính: Rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý thận;</li>
</ul>
<p style="text-align: justify; pading-bottom:6px"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_tang-huyet-tap.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Điều trị tốt các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Không tự ý mua thuốc uống, chỉ uống thuốc khi có chẩn đoán và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Điều trị ổn định các bệnh lý viêm tai giữa mạn tính, tránh những đợt cấp tái phát;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Khi có các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nôn, rối loạn thăng bằng, động mắt… cần đưa bệnh nhân đến các cơ; sở y tế khám càng sớm càng tốt để điều trị xử trí cơn chóng mặt và tìm nguyên nhân.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Rối loạn chức năng tiền đình</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng tiền đình điển hình thường có các triệu chứng sau đây:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chóng mặt</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn thăng bằng: Nghệm pháp Romberg (+), nghiệm pháp dáng đi hình sao (+)</p>
<p style="text-align: justify;">- Rung giật nhãn cầu (nystagmus): Dọc, ngang, xoay</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Rối loạn thần kinh thực vật như da tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh… </li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Triệu chứng tiêu hóa: Nôn, đau bụng…</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Đau đầu</li>
</ul>
<h3><strong>Chẩn đoán n</strong><strong>guyên nhân</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào thời gian cơn chóng mặt người ta có thể chẩn đoán một số nguyên nhân như:</p>
<p style="text-align: justify; pading-bottom:6px">- Kéo dài không quá một phút: Thường do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính;</p>
<p style="text-align: justify; pading-bottom:6px">- Kéo dài vài phút: Thường do thiểu năng hệ sống nền thoảng qua;</p>
<p style="text-align: justify; pading-bottom:6px">- Kéo dài vài giờ: Thường hay gặp ở bệnh Ménière;</p>
<p style="text-align: justify; pading-bottom:6px">- Kéo dài vài ngày: Thường do tổn thương thần kinh tiền đình hoặc tổn thương não.</p>
<p style="text-align: justify;">Từ đặc điểm của triệu chứng chóng mặt và các triệu chứng khác, người ta phân biệt tổn thương tiền đình trung ương hay ngoại biên:</p>
<table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tbody>
<tr>
<td style="width:200px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Đặc điểm lâm sàng</strong></p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Tiền đình trung ương</strong></p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p style="text-align: center;"><strong>Tiền đình ngoại vi</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:200px;">
<p>1.Vị trí tổn thương</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Nhân tiền đình, đừơng liên hệ trong thân não</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Tai trong, dây thần kinh tiền đình</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:200px;">
<p>2.Chóng mặt</p>
<p>Thời gian</p>
<p>Tính chất</p>
<p> </p>
<p> </p>
<p>Cường độ</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Thường xuyên</p>
<p>Cảm giác bồng bềnh, tròng trành, mất cảm giác thăng bằng (chóng mặt không hệ thống)</p>
<p> </p>
<p> </p>
<p>Vừa phải</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Từng đợt, đột ngột</p>
<p>Cảm giác xoay tròn hoặc đồ đạc xoay xung quanh mình (chóng mặt có hệ thống)</p>
<p> </p>
<p> </p>
<p>Rất nặng</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:200px;">
<p>3.Rung giật nhãn cầu</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Theo chiều dọc</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Theo chiều ngang hoặc xoay</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:200px;">
<p>4.Rối loạn thăng bằng ( chiều ngã khi làm nghiệm pháp Romberg )</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Không phù hợp với chiều của rung giật nhãn cầu</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Cùng chiều với chiều của rung giật nhãn cầu</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:200px;">
<p>5.Các triệu chứng khác</p>
<p>Hội chứng tiểu não</p>
<p>Hội chứng giao bên</p>
<p>Tổn thương mắt phối hợp</p>
<p>Ù tai, giảm thính lực</p>
<p>Đau đầu</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p> </p>
<p>Thường gặp</p>
<p>Có thể có</p>
<p>Có thể liệt nhìn</p>
<p>Hiếm</p>
<p>Có</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p> </p>
<p>Không</p>
<p>Không</p>
<p>Không</p>
<p>Thường gặp</p>
<p>Không</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:200px;">
<p>6.Tiến triển</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Chậm, lâu khỏi</p>
</td>
<td style="width:200px;">
<p>Thoái lui nhanh</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;"><strong>* Rối loạn tiền đình ngoại biên</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thường gặp ở nữ giới độ tuổi trên 40 tuổi</p>
<p style="text-align: justify;">- Lâm sàng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Các cơn chóng mặt ngắn < 1 phút khi thay đổi tư thế của đầu: đang nằm, ngồi dậy hoặc khi nằm và xoay người, cúi người hoặc xoay đầu</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Triệu chứng thường nặng về buổi sáng và giảm dần trong ngày</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Có thể có rung giật nhãn cầu thường, không có ù tai và giảm thính lực</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Nghiệm pháp Dix – Hallpike (+)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>Bệnh Ménière:</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thường gặp ở cả nam và nữ , độ tuổi từ 20 - 50 tuổi</p>
<p style="text-align: justify;">- Lâm sàng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Các cơn chóng mặt, nặng tai, ù tai tiếng trầm, giảm thính lực một bên tai, thường kèm theo nôn, buồn nôn, tiêu chảy kéo dài vài giờ.</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Sau khi lui bệnh thính lực có thể trở về bình thường, bệnh thường tái phát sau một thời gian, nếu tái phát thính lực bên tổn thương sẽ giảm dần, lâu dài sẽ điếc đặc.</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Nghe kém tiếp nhận hoặc hỗn hợp.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>Viêm thần kinh tiền đình</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử: Đang có biểu hiện viêm đường hô hấp trên cấp tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chóng mặt vài giờ thường kèm theo nghe kém.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>U dây thần kinh số VIII</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Điếc tiến triển từ từ, giảm hoặc mất cảm giác ống tai ngoài và nửa mặt cùng bên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ù tai không thường xuyên, chóng mặt không điển hình, thường có cảm giác mất thăng bằng.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_u-tai.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Ù tai không thường xuyên</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Dò ngoại dịch</em></p>
<p style="text-align: justify;">Sau viêm tai xương chũm mạn tính có cholesteatome.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Ngộ độc tiền đình</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tiền sử sử dụng các thuốc chống lao, thuốc chống sốt rét, aminoside.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>*Tổn thương tiền đình trung ương</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thiểu năng tuần hoàn động mạch cột sống thân nền</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Tường gặp ở người trên 50 tuổi , có bệnh lý mạn tính THA, ĐTĐ, rối loạn chuyển hóa lipid máu;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Chóng mặt đột ngột kéo dài vài phút, kèm theo buồn nôn, nôn;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Loạng choạng mất thăng bằng, tê bì mặt, song thị.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify; pading-bottom:6px"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_roi-loan-chuc-nang-tien-dinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Tổn thương tiền đình trung ương đi loạng choạng mất thăng bằng</p>
<p style="text-align: justify; pading-bottom:6px">- Xơ hóa não rải rác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Có thể xuất hiện ở lứa tuổi 20-50 , thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40, nữ : nam = 2:1;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Có yếu tố di truyền và chủng tộc;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Rối loạn màu sắc ( đỏ và xanh), đột ngột giảm thị lực một mắt;</li>
<li style="text-align: justify; pading-bottom:6px">Nhược cơ, khó phối hợp vận động và thăng bằng, động mắt, mệt mỏi, tê bì, đau cơ, co thắt cơ, cảm giác kiến; bò, giảm tập trung, giảm trí nhớ, trầm cảm, hoang tưởng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lý khối u: Chẩn đoán xác định qua chụp MRI, CT scanner sọ não</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/roi-loan-chuc-nang-tien-dinh-skzbt |