title
stringlengths
3
90
content
stringlengths
158
41.4k
url
stringlengths
40
127
Nhiễm virus đại bào
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cytomegalovirus (CMV) </strong>hay còn gọi là virus đại bào, là một trong những virus gây bệnh ở người đã được biết từ lâu. CMV gây bệnh ở tất cả mọi đối tượng như nhiễm trùng sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành, người suy giảm miễn dịch.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210704/20210704_CMV-1.jpg"></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lây truyền qua nhiều con đường</strong> như tiếp xúc, quan hệ tình dục, truyền máu, mẹ truyền cho con với biểu hiện lâm sàng đa dạng từ không có triệu chứng đến nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nhiều cơ quan,…&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện lâm sàng</strong> phụ thuộc vào từng cá thể vật chủ. Virus có thể tồn tại lâu trong cơ thể vật chủ và gây nhiễm trùng tiềm tàng nhiều năm sau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán nhiễm CMV</strong> dựa vào các biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm như xét nghiệm kháng thể CMV IgM, CMV IgG, PCR CMV đo tải lượng virus, mô bệnh học trong đó mô bệnh học vẫn là tiêu chuẩn vàng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nhiễm CMV </strong>có thể dùng thuốc kháng virus như ganciclovir, valganciclovir. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh được chứng minh hiệu quả, an toàn và được phê duyệt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>CMV (hay HHV-5) </strong>là một trong những virus&nbsp;gây bệnh ở người đã được biết từ lâu. Virus thuộc họ <em>Herpesviridae</em> với vật chất di truyền là DNA sợi xoắn kép, là một trong những virus có kích thước lớn nhất trong họ virus Herpes. Chu kỳ nhân lên của virus khoảng 24 giờ. Sự nhiễm trùng CMV có liên quan đến sự suy giảm chức năng tế bào lympho T. Virus có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể và sống trong tế bào vật chủ, gây nhiễm trùng tiềm tàng, khi gặp yếu tố thuận lợi virus sẽ tái hoạt và gây bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng do CMV biểu hiện có thể đa dạng </strong>từ không có triệu chứng lâm sàng đến nhiễm trùng nhiều cơ quan trong cơ thể, trường hợp nặng gây suy chức năng cơ quan, thậm chí có thể tử vong. Trên lâm sàng, nhiễm CMV có thể gây ra những biểu hiện như:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Tăng bạch cầu đơn nhân do CMV:</strong> Ở những bệnh nhân chức năng miễn dịch bị suy giảm hội chứng này thường gặp. Biểu hiện lâm sàng có thể gặp các triệu chứng như sốt thất thường, sốt kéo dài, người mệt mỏi, sưng hạch ngoại vi, viêm amydan, đau rát họng, tổn thương ban sẩn da. Khi xét nghiệm sẽ ghi nhận tăng bạch cầu lympho, bạch cầu mono trong máu ngoại vi, ngoài ra có thể thấy tình trạng thiếu máu nhẹ, giảm tiểu cầu, kháng thể kháng nhân đôi khi dương tính,…&nbsp; Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus EBV (Epstein - Barr virus), tuy nhiên cần nghĩ đến nguyên nhân do CMV ở những bệnh nhân có hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân mà xét nghiệm căn nguyên EBV âm tính.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nhiễm CMV đường tiêu hóa: </strong>Người bệnh có thể bị viêm đại trực tràng và xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện như tiêu chảy, sốt, đau bụng không điển hình, gầy sút cân, viêm đại trực tràng, đi ngoài phân máu. Nhiễm trùng thường xảy ra thứ phát khi virus bị tái hoạt động. Xuất huyết tiêu hóa nặng hay gặp ở những người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Khi nội soi tiêu hóa có thể quan sát được các hình ảnh tổn thương không điển hình như vết loét, viêm niêm mạc. Cần sinh thiết tổn thương để chẩn đoán. Ngoài ra, CMV còn có thể gây các bệnh đường tiêu hóa khác như viêm thực quản, viêm hỗng- hồi tràng, bán tắc ruột, ….</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Viêm gan</strong>: Người bệnh thường biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, không triệu chứng hoặc mệt mỏi, ăn uống kém,… đến biểu hiện tổn thương và suy giảm chức năng gan rõ rệt. Xét nghiệm các men gan như AST, ALT tăng, bilirubin tăng ở những bệnh nhân nặng. Tình trạng tổn thương gan có thể kéo dài hàng tháng qua hàng năm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nhiễm trùng thần kinh trung ương</strong>: Có thể gặp viêm não, hội chứng Guilain-Barré, viêm tủy cắt ngang, viêm dây thần kinh,… Viêm não do CMV hay gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng như HIV/AIDS. Biểu hiện lâm sàng như rối loạn ý thức từ nhẹ đến nặng, đau đầu, nôn, dấu hiệu thần kinh khu trú,… Cần chọc dịch não tủy làm xét nghiệm và tìm sự xuất hiện của CMV trong dịch não tủy.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Viêm phổi </strong>: Là nhiễm trùng có thể gặp, đặc biệt ở đối tượng giảm chức năng hệ miễn dịch. Lâm sàng có biểu hiện sốt, các triệu chứng hô hấp không đặc hiệu như ho, khó thở, tổn thương phổi trên phim chụp X-quang.</p> <p style="text-align: justify;">-<strong> Viêm võng mạc</strong>: Đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân HIV/AIDS. Người bệnh có biểu hiện đau mắt, nhìn chói, nhìn mờ, cảm giác ruồi bay, có thể mất thị lực nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Soi đáy mắt có thể thấy hình ảnh xuất huyết võng mạc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Biểu hiện tim mạch</strong>: CMV có thể gây viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim. Một số báo cáo ghi nhận huyết khối tĩnh mạch ở những bệnh nhân có nhiễm trùng CMV.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nhiễm trùng do CMV ở trẻ sơ sinh: </strong>CMV là một trong những virus gây bệnh hay gặp ở lứa tuổi sơ sinh. Trẻ có thể nhiễm CMV trong thời kỳ chu sinh với một số dị tật bẩm sinh, thai chậm phát triển. Ngoài ra trẻ có thể lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ khi tiếp xúc với máu và các dịch tiết của mẹ. Trẻ thường sinh non với các biểu hiện bất thường khác như giảm tiểu cầu, thiếu máu, vàng da, gan to, bụng chướng, viêm túi mật, men gan AST, ALT tăng, tổn thương hệ thần kinh như tật đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, giảm trương lực cơ, rối loạn ý thức, giảm thính lực, đục thủy tinh thể, sẹo võng mạc, teo thị giác, mất thị lực, viêm ruột, bệnh lý nội tiết,… Trường hợp nặng có thể gặp nhiễm trùng máu, viêm cơ tim, tổn thương các cơ quan khác đe dọa tính mạng.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210704/20210704_CMV-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm trùng do CMV ở trẻ sơ sinh</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nhiễm CMV ở phụ nữ mang thai: </strong>Nhiễm CMV nguyên phát khi nhiễm virus lần đầu trong thời kỳ mang thai hoặc nhiễm CMV trước thời kỳ mang thai và tái hoạt động khi mang thai. Phần lớn người bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc sốt thất thường, viêm mũi họng, đau đầu, đau khớp,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nếu phụ nữ bị nhiễm virus cytomegalo trong thời kỳ mang thai hoặc virus này tái phát trong thời kỳ mang thai thì có đến hơn 30% khả năng thai nhi cũng sẽ bị nhiễm virus." src="/ImagePath\images\20210704/20210704_cmv-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nếu phụ nữ bị nhiễm virus cytomegalo trong thời kỳ mang thai hoặc bệnh tái phát trong thời kỳ mang thai thì có đến hơn 30% khả năng thai nhi cũng sẽ bị nhiễm virus.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng sơ sinh gây sẩy thai, lưu thai, đẻ non, tử vong sau sinh, chức năng cơ quan bị ảnh hưởng</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương nhiều cơ quan: gan, mắt, thần kinh, tim mạch,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm khuẩn nặng, suy đa chức năng cơ quan, thậm chí tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn do virus CMV" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_cmv.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn do virus CMV</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>+ Lây qua tiếp xúc: </strong>CMV không phải là bệnh dễ dàng lây truyền qua tiếp xúc ngẫu nhiên. Khi tiếp xúc nhiều lần và trong thời gian dài, sự lây truyền mới có thể xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>+ Lây qua quan hệ tình dục:</strong>&nbsp;Ở&nbsp;người trưởng thành, CMV thường lây qua đường tình dục, đặc biệt quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>+ Lây nhiễm mẹ - con</strong>: Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm CMV trong thời kỳ chu sinh hoặc trong quá trình chuyển da khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mẹ có CMV, sau sinh trẻ có thể nhiễm CMV qua sữa mẹ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ nhiễm CMV truyền cho con qua dây rốn" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_nhiem_CMV_khi_mang_thai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ nhiễm CMV truyền cho con qua dây rốn</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>+ Con đường khác</strong>: Truyền máu hoặc các chế phẩm máu có bạch cầu còn sống; cấy ghép mô của cơ thể có nhiễm CMV cũng được ghi nhận.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng do CMV </strong>có thể là nguyên phát, tái nhiễm hoặc virus tái hoạt động. Ở người trưởng thành, nhiễm CMV tăng dần theo tuổi. Bất kỳ đối tượng nào đều có thể nhiễm CMV. Virus có thể tồn tại hàng tháng, hàng năm trong cơ thể vật chủ và gây nhiễm trùng tiềm tàng khi gặp điều kiện thuận lợi, chức năng miễn dịch cơ thể vật chủ suy giảm. Một số đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn như tiếp xúc lâu dài với máu, dịch tiết của người bệnh nhiễm CMV, quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, truyền máu không an toàn, nhận tạng ghép có nhiễm CMV,… Trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm CMV có thể gây nhiễm trùng sơ sinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp phòng ngừa: </strong>Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân đặc biệt vệ sinh tay, quan hệ tình dục an toàn, thực hiện an toàn truyền máu, vệ sinh nơi ở, bề mặt tiếp xúc với dịch tiết ( nước tiểu, nước bọt), sử dụng sữa tiệt trùng đối với trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm CMV,…&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị dự phòng bằng globulin miễn dịch</strong> với CMV hoặc thuốc kháng virus xem xét trong một số trường hợp như người nhận tạng ghép từ người bệnh bị nhiễm CMV. Dự phòng bằng valganciclovir hoặc ganciclovir.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Vắc xin đã được thử nghiệm tuy nhiên chưa có vắc xin được chứng minh hiệu quả, an toàn và được phê duyệt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Biểu hiện lâm sàng nhiễm CMV không đặc hiệu, chẩn đoán cần dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng:</p> <p>+ Xét nghiệm huyết thanh học CMV IgM, CMV IgG</p> <p>+ Xét nghiệm phát hiện DNA hoặc kháng nguyên virus: Xét nghiệm PCR CMV hoặc xét nghiệm kháng nguyên CMV pp65</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lấy máu xét nghiệm phát hiện DNA hoặc kháng nguyên virus CMV" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_MED_7859.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lấy máu xét nghiệm phát hiện DNA hoặc kháng nguyên virus CMV</em></p> <p>+ Nuôi cấy virus</p> <p>+ Mô bệnh học và hóa mô miễn dịch.</p> <p><strong>Đối với trẻ sơ sinh</strong></p> <p>Trước khi sinh: Bệnh phẩm nước ối để nuôi cấy virus, xét nghiệm PCR CMV hoặc xét nghiệm CMV IgM trong máu trẻ sơ sinh. Sau sinh dưới 3 tuần, có thể lấy bệnh phẩm nước bọt hoặc nước tiểu để xét nghiệm nuôi cấy vi rút hoặc xét nghiệm PCR CMV.</p> <p><strong>Đối với trẻ lớn và người trưởng thành</strong></p> <p><strong>+ Xét nghiệm huyết thanh học</strong>: Không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, đặc biệt đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Cơ thể suy giảm miễn dịch có thể không tạo được miễn dịch. Bên cạnh đó, xét nghiệm CMV IgM, CMV IgG dương tính cũng không khẳng định hiện tại người bệnh đang nhiễm CMV hoạt động. Tuy nhiên trên từng người bệnh cụ thể, việc xét nghiệm huyết thanh học sẽ hỗ trợ chẩn đoán.</p> <p><strong>+ Xét nghiệm PCR CMV hoặc xét nghiệm kháng nguyên CMV pp65</strong>: Có giá trị để phát hiện DNA của virus và kháng nguyên virus trong cơ thể. PCR CMV đo được tải lượng virus và được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên&nbsp; CMV có thể tồn tại và gây nhiễm trùng tiềm tàng trong cơ thể nhiều năm, tái hoạt khi gặp điều kiện thuận lợi, dù xét nghiệm CMV pp65 hoặc PCR CMV dương tính cũng không đủ tiêu chuẩn khẳng định virus đang hoạt động. Việc chuẩn hóa ngưỡng tải lượng virus để điều trị còn tranh cãi, cần được cá thể hóa ở mỗi bệnh nhân.</p> <p><strong>+ Mô bệnh học và nhuộm hóa mô miễn dịch</strong>: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm CMV. Hình ảnh đặc trưng của mô bệnh học nhiễm CMV là tế bào mắt cú. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng được khi có thể làm mô bệnh học, không phải tất cả các bệnh nhân đều có thể làm sinh thiết được. PCR CMV vẫn được khuyến cáo trong khi chờ kết quả mô bệnh học. Kết quả PCR CMV thường có sớm hơn và ảnh hưởng đến việc cân nhắc sử dụng liệu pháp kháng virus. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, việc theo dõi tải lượng virus là cần thiết để đánh giá đáp ứng điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm virus đại bào </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa số nhiễm CMV nguyên phát ở người trưởng thành không có triệu chứng và bệnh có thể tự giới hạn sau một thời gian. Thuốc kháng virus thường được chỉ định ở những bệnh nhân có triệu chứng, tổn thương cơ quan, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, trường hợp nặng. Các thuốc thường dùng là ganciclovir, valganciclovir, foscarnet, cidofovir. Bên cạnh đó, cần chú ý tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Ở ngưởi bệnh suy giảm miễn dịch, liệu pháp kháng virus đã được chứng minh hiệu quả và cải thiện triệu chứng lâm sàng. Thời gian điều trị và liều lượng còn phụ thuộc vào từng cá thể người bệnh, có thể từ 7-21 ngày với liều ganciclovir 5 mg/kg/ ngày, valganciclovir 900 mg/ngày. Cần xem xét các tác dụng phụ của thuốc như: độc tính đối với tủy xương (gây ức chế tủy, giảm bạch cầu,...); độc tính trên thận (chỉnh liều theo mức lọc cầu thận).</p> <p style="text-align: justify;">Đối với phụ nữ có thai, chưa có biện pháp nào được chứng minh hiệu quả tối ưu ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ sơ sinh và giảm các di chứng. Cần các nghiên cứu và các thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn trong tương lai.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với nhiễm trùng sơ sinh: Xem xét thuốc kháng virus ở từng cá thể trẻ. Đối với trẻ đẻ non có nhiễm CMV với biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, nhiễm CMV đang hoạt động có thể cân nhắc liệu pháp kháng virus. Thuốc được sử dụng là ganciclovir với liều 5 mg/kg/ ngày hoặc valganciclovir với liều 15 mg/kg/ mỗi 12 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">Trong quá trình điều trị, cần theo dõi tải lượng virus để đánh giá đáp ứng điều trị.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Mohit Gupta;&nbsp;Mahmoud Shorman, Cytomegalovirus, StatPearls [Internet]</p><p>2. Adler S. P. (2015).&nbsp;Prevention of maternal-Fetal transmission of cytomegalovirus.&nbsp;EBioMedicine&nbsp;2, 1027–1028.</p><p>3. Chiopris G., Veronese P., Cusenza F., Procaccianti M., Perrone S., Dacco V., et al. . (2020).&nbsp;Congenital cytomegalovirus infection: update on diagnosis and treatment.&nbsp;Microorganisms&nbsp;8:1516</p><p>4. Davis N. L., King C. C., Kourtis A. P. (2017).&nbsp;Cytomegalovirus infection in pregnancy.&nbsp;Birth Defects Res.&nbsp;109, 336–346.</p><p>5. Navti O. B., Al-Belushi M., Konje J. C., Frcog (2020).&nbsp;Cytomegalovirus infection in pregnancy - an update.&nbsp;Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol.&nbsp;258, 216–222.</p><p>6. Ross S. A., Novak Z., Pati S., Boppana S. B. (2011).&nbsp;Overview of the diagnosis of cytomegalovirus infection.&nbsp;Infect. Disord. Drug Targets&nbsp;11, 466–474</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-virus-dai-bao-sypgz
Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn huyết</strong> là tình trạng <strong>nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân</strong>, gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và các độc tố vi khuẩn trong hệ tuần hoàn. Trong bệnh lý nhiễm khuẩn huyết thường xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là hội chứng sốc nhiễm khuẩn, dẫn đến suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong cao. Các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết phổ biến nhất là vi khuẩn, nhưng cũng có thể do nấm, virus hoặc ký sinh trùng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân rất nguy hiểm, dễ gây tử vong" src="/ImagePath/images/20210704/20210704_xin-ve-nha-cho-chet-vi-dinh-lien-cau-khuan-do-an-tiet-canh-lon.jpgxin-ve-nha-cho-chet-vi-dinh-lien-cau-khuan-do-an-tiet-canh-lon_wkfw.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân rất nguy hiểm, dễ gây tử vong</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</strong>, căn nguyên cũng là vi khuẩn, nên bệnh cảnh mang đặc điểm của nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn nói chung, tuy nhiên, bệnh cũng có những điểm khác biệt về dịch tễ và triệu chứng lâm sàng, làm dấu hiệu để hỗ trợ bác sĩ có thể chẩn đoán xác định và phân biệt với các căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liên cầu</strong> là các vi khuẩn gram dương, gồm nhiều chủng như liên cầu beta gây viêm nội tâm mạc bán cấp, liên cầu nhóm D gây viêm đường tiết niệu, đường vào từ mụn mủ trên da, đường tiết niệu hay hầu họng. Trong nhóm các liên cầu gây bệnh ở người, liên cầu lợn (Streptococcus suis) là tác nhân phổ biến nhất cũng như nguy hiểm nhất gây nhiễm khuẩn huyết, hay nói cách khác, nhắc đến “nhiễm khuẩn huyết do liên cầu”, gần như đồng nghĩa với “nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn”.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Streptococcus suis </em>(liên cầu lợn) </strong>là cầu khuẩn bắt màu gram&nbsp;dương, có hình trứng hoặc thon dài, đứng riêng lẻ, xếp đôi hoặc xếp thành chuỗi ngắn, không di động, thường có vỏ. S. suis có thể mọc trên môi trường hiếu khí hoặc kỵ khí. Ở nhiệt độ 25<sup>o</sup>C, vi khuẩn sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Streptococcus suis&nbsp; (liên cầu lợn)" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_lien-cau-lon.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Streptococcus suis&nbsp; (liên cầu lợn)</em></p> <p style="text-align: justify;">Cho đến nay người ta đã biết đến 35 tuýp huyết thanh của S. suis dựa vào cấu trúc kháng nguyên của vỏ, các tuýp huyết thanh này khác nhau về độc lực và có sự phân bố khác nhau theo vị trí địa lý, trong đó tuýp 2 hay gây bệnh ở người và được nghiên cứu kỹ nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng ổ nhiễm khuẩn khởi điểm</strong></h3> <p style="margin-left: 4.5pt; text-align: justify;">Là triệu chứng tại vị trí liên cầu lợn xâm nhập vào cơ thể. Việc phát hiện ổ nhiễm khuẩn là rất quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ổ nhiễm khuẩn thường trên da và phát hiện được qua thăm khám</li> <li style="text-align: justify;">Triệu chứng hay gặp là biểu hiện viêm nhiễm tại chỗ như sung, nóng, đỏ, đau. Có thể quan sát thấy các tĩnh mạch nông, bạch mạch nổi dưới da quanh ổ nhiễm khuẩn khởi điểm.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên không phải mọi trường hợp nhiễm khuẩn huyết do S. suis đều phát hiện được ổ nhiễm khuẩn khởi điểm, bệnh có thể khởi phát sau khi tiếp xúc với lợn ốm chết hoặc ăn thịt lợn chưa chế biến kỹ.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng của vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào máu</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơn sốt</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đây là dấu hiệu quan trọng, khởi đầu một quá trình nhiễm khuẩn nói chung. Thông thường sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể trong các viêm nhiễm, khi vi khuẩn tràn vào máu gây sốt cao, cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách run các bắp cơ.</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh nhiễm khuẩn huyết do S. suis thường có thời gian ủ bệnh ngắn với các biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau cơ toàn thân, triệu chứng của đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, có ban xuất huyết hoại tử trên da.</li> </ul> <p style="margin-left: 45pt; text-align: center;"><img alt="Ban xuất huyết trên da do liên cầu lợn" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_nkh.jpg"></p> <p style="margin-left: 45pt; text-align: center;"><em>Ban xuất huyết trên da do liên cầu lợn</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các dấu hiệu toàn thân khác</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mạch nhanh, nhịp tim nhanh, thở nhanh</li> <li style="text-align: justify;">Mệt mỏi, miệng đắng, rối loạn tiêu hóa</li> <li style="text-align: justify;">Kích thích hoặc li bì, trẻ em có thể co giật khi sốt cao</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng của hệ liên võng nội mô</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Gan to, mật độ mềm, bờ tù, ấn tức và không đau</li> <li style="text-align: justify;">Lách to, thường to theo chiều ngang</li> <li style="text-align: justify;">Hạch khu vực gần ổ nhiễm khuẩn khởi điểm nổi rõ và đau</li> <li style="text-align: justify;">Bạch cầu máu tăng cao, chủ yếu là đa nhân trung tính. Tuy nhiên trong tình trạng nhiễm độc nặng, số lượng bạch cầu có thể giảm</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng của ổ di bệnh</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn theo dòng máu đến các bộ phận trong cơ thể, tại đó hình thành các ổ áp xe nhỏ và làm xuất hiện các triệu chứng của cơ quan bị di bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn hay có ổ di bệnh là phổi, màng phổi, màng bụng, màng não</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ở phổi: Thường có các triệu chứng lâm sàng của tình trạng viêm phổi. Chụp phim phổi có hình ảnh viêm phổi kẽ, tràn dịch màng phổi</li> <li style="text-align: justify;">Ở màng não: Có hội chứng màng não, dịch não tủy đục</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng nặng nhất và hay gặp nhất của bệnh nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn chính là hội chứng sốc nhiễm khuẩn. Đây là hậu quả của quá trình đáp ứng hệ thống của cơ thể đối với vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn xâm nhập trong dòng máu, dẫn tới tình trạng suy tuần hoàn, thiếu máu tổ chức, kết quả là gây tổn thương đa phủ tạng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn." src="/ImagePath\images\20210704/20210704_lien-cau-lon-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>S. suis</em> cư trú tự nhiên ở đường hô hấp trên, đường sinh dục và tiêu hóa của lợn,</strong> lợn lành mang mầm bệnh là nguồn lây nhiễm quan trọng trong đàn lợn. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang người theo các cách sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Đường tiêu hóa</strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lây sang người do ăn các thực phẩm được chế biến từ lợn chưa được nấu chín kỹ. Điều tra tại miền Nam ở nước ta có tới 70% số ca bệnh có liên quan đến tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc do ăn lòng lợn tiết canh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh lợn&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_lien-cau-lon-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh lợn&nbsp;</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Đường tiếp xúc, giết mổ, chăm sóc</strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết thương trên da, vết trầy xước hoặc do tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh trong quá trình chăm sóc, giết mổ, chế biến. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ mắc liên cầu lợn lại cao ở những người chăn nuôi và giết mổ lợn, hay chế biến thịt lợn hằng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp nghi ngờ có thể bệnh lây qua đường hô hấp, tuy nhiên chưa ghi nhận sự lây truyền giữa người với người.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vì liên cầu lợn có thể lây qua đường tiêu hóa hay qua các vết thương trên da, nên những đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người làm nghề giết mổ lợn</li> <li style="text-align: justify;">Người có thói quen ăn tiết canh, thịt lợn chế biến chưa chín kỹ</li> <li style="text-align: justify;">Người làm nghề chế biến, buôn bán thịt lợn</li> <li style="text-align: justify;">Người nông dân chăn nuôi lợn</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Tuân thủ&nbsp;các nguyên tắc an toàn trong chăn nuôi.</li> <li style="text-align: justify;">Kiểm soát bệnh trên lợn, phối hợp với ngành thú y để phòng chống dịch bệnh trên lợn, kiểm soát chăn nuôi và giết mổ lợn. Tiêm phòng cho lợn trong chăn nuôi.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Tuân thủ&nbsp;các nguyên tắc an toàn trong chăn nuôi" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_lien-cau-lon-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tuân thủ&nbsp;các nguyên tắc an toàn trong chăn nuôi</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khi tiếp xúc với lợn, thịt lợn và dịch tiết của lợn nên có các phương tiện phòng hộ cá nhân.</li> <li style="text-align: justify;">Không giết mổ và chế biến thịt lợn bị bệnh. Không tiếp xúc trực tiếp với lợn bị ốm, chết.</li> <li style="text-align: justify;">Không ăn tiết canh lợn và các thực phẩm chế biến từ lợn chưa nấu chín.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Có tiền sử phơi nhiễm trong vòng 10 ngày trước khi bệnh khởi phát</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, lợn chết hoặc lợn không rõ nguồn gốc trong quá trình chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, giết mổ, chế biến thịt sống</p> <p style="text-align: justify;">+ Ăn thịt lợn ốm chết hoặc thịt lợn không rõ nguồn gốc chưa được nấu chín</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng:</strong> Có bệnh cảnh của thể nhiễm khuẩn huyết điển hình với 4 tiêu chuẩn lâm sàng của tình trạng nhiễm khuẩn huyết</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn khởi điểm</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng của vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào máu</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng của hệ liên võng nội mô</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng của ổ di bệnh.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng:</strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Công thức máu: Bạch cầu máu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Tiểu cầu có thể hạ trong những trường hợp nặng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chỉ số viêm CRP, pro-Calcitonin tăng cao</p> <p style="text-align: justify;">+ Trong thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn có thể thấy</p> <ol> <li style="text-align: justify;">Tình trạng rối loạn đông máu nặng</li> <li style="text-align: justify;">Suy gan, suy thận cấp</li> <li style="text-align: justify;">Toan chuyển hóa</li> </ol> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm xác định căn nguyên</strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Chẩn đoán trực tiếp: Lấy bệnh phẩm từ máu hoăc các cơ quan bị tổn thương, phân lập và xác định S. suis. Trên tiêu bản nhuộm Gram, vi khuẩn có hình cầu hoặc hình trứng, đứng riêng lẻ, xếp đôi hoặc chuỗi ngắn, bắt màu gram dương. Nuôi cấy trong môi trường thích hợp, định danh vi khuẩn S. suis</p> <p style="text-align: justify;">+ Chần đoán gián tiếp: Dùng các kỹ thuật hiện đại như kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, kỹ thuật PCR, kỹ thuật miễn dịch enzyme, ….</p> <h3 style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_xet-nghiem-mau-6.jpg"></h3> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán với các căn nguyên vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn có rối loạn đông máu như E. Coli, K. pneumonia</li> <li style="text-align: justify;">Sốt mò có biến chứng nặng gây suy tuần hoàn và suy hô hấp</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Kết hợp điều trị bằng kháng sinh với điều trị hỗ trợ</p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm các biến chứng nặng như sốc, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng để xử trí kịp thời</p> <p style="text-align: justify;">- Cách ly người bệnh</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Điều trị căn nguyên</p> <p style="text-align: justify;">Những kháng sinh có hiệu quả trong điều trị là nhóm Beta lactamin. Trên thực tế nên sử dụng</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ceftriaxone 4g/ngày, trẻ em liều 100mg/kg/ngày, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chia 2 lần hoặc</li> <li style="text-align: justify;">Ampicillin 12g/ngày, trẻ em 200mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 6 lần</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian điều trị từ 2-4 tuần tùy theo đáp ứng lâm sàng</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Điều trị hỗ trợ</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hỗ trợ hô hấp: thở Oxy hoặc thông khí nhân tạo</li> <li style="text-align: justify;">Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, dùng các thuốc vận mạch khi có chỉ định</li> <li style="text-align: justify;">Điều chỉnh điện giải và thăng bằng kiếm toan</li> <li style="text-align: justify;">Truyền bổ sung tiểu cầu, plasma tươi hoặc hồng cầu khi có rối loạn đông máu nặng</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ol><li style="text-align: justify;">“Bài giảng bệnh truyền nhiễm”. Nguyễn Văn Kính. 2019. Bộ môn Truyền nhiễm - Trường đại học Y Hà Nội</li><li style="text-align: justify;">“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm”-&nbsp; Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế</li><li style="text-align: justify;">bacsinoitru</li></ol> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-khuan-huyet-do-lien-cau-sghfc
Rickettsia - Sốt mò
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Sốt mò là một bệnh nhiễm trùng cấp tính,</strong> cũng có thể diễn biến bán cấp, tác nhân của bệnh do một loài vi khuẩn có tên khoa học là <em>O<strong>rrientia Tsutsugamushi</strong></em> gây ra. <strong>Loài mò Leptotrombidium</strong> trong quá trình sinh trưởng sẽ tạo ra ấu trùng, người bị bệnh là do lây mầm bệnh từ ấu trùng này truyền sang khi đốt người. Bệnh có biểu hiện trên lâm sàng là sốt, có vết loét trên da, phát ban và nổi hạch toàn thân. Nếu để bệnh diễn biến tự nhiên mà không được điều trị, người bệnh sẽ dễ có những biến chứng nặng, điển hình là suy đa tạng và rối loạn đông máu và có thể dẫn tới tử vong. Bệnh thường được gọi tên là bệnh do Rickettsia. Bệnh thường liên quan đến nghề nghiệp và địa lý như làm ruộng, khai hoang, bộ đội hành quân... Bệnh thường có biểu hiện sốt kéo dài, dễ nhầm với các bệnh khác như thương hàn, sốt rét, dịch hạch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sốt mò" src="/ImagePath/images/20210704/20210704_nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-benh-rickettsia-o-cho-sot-mo.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh sốt mò</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh sốt mò lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, các đảo Tây Thái Bình Dương và Úc. Tại Việt Nam, bệnh sốt mò lưu hành ở nhiều nơi như vùng Núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng cao hơn từ tháng 5 đến tháng 11 và bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Vi khuẩn gây bệnh sốt mò <em>Orrientia Tsutsugamushi</em></strong> thuộc họ Rickettsiaceae là vi khuẩn gram âm, kích thước nhỏ, ký sinh bắt buộc trong tế bào. Lớp vảo tế bào của vi khuẩn Orrienta có cấu trúc tương tự như của vi khuẩn, nhưng không chưa các peptidoglycan và lypopolysaccharid. Trong số các Rickettsia, Rickettsia Orrientia có sức đề kháng yếu nhất, dễ bị tiêu diệt nhanh ở nhiệt độ 56<sup>o</sup>C&nbsp;trong vòng 30 phút, điều kiện khô ráo và cả thuốc sát trùng.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra các chủng Rickettsia có cấu trúc kháng nguyên rất khác nhau, vì vậy không gây miễn dịch chéo giữa các chủng <em>Rickettsia. </em>Có 3 tuýp huyết thanh chính: Karps, Gilliam và Kato. Ngoài 3 tuýp huyết thanh trên còn có hơn 30 tuýp huyết thanh khác đã được xác định.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>1.&nbsp;Triệu chứng lâm sàng</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Thời kỳ ủ bệnh: </strong>Dao động từ 6-18 ngày, trung bình là 10-12 ngày kể từ khi bị ấu trùng mò đốt.</p> <p style="text-align: justify;">Do không có triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt, nên điểm mấu chốt để chẩn đoán được ra bệnh trong thời kỳ này là tim được vết do mò đốt. Vị trí vết đốt thường nằm ở khu vực kín đáo, trong các nếp gấp da, thường không đau nên người bệnh không nhận thấy. Vết đốt ban đầu là một sẩn đỏ, có bọng nước ở giữa, sau vỡ ra và tạo thành một vết loét hoại tử, có gờ nổi trên mặt da, đóng vảy đen ở giữa (Eschar). Có hạch to tại chỗ kiểu phản ứng viêm, nhưng không đau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Thời kỳ khởi phát</strong></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện chính là sốt, thường là sốt rét run, nhiệt độ có thể tăng dần trong vài ngày, sau đó tăng lên 39-40 độ C tạo thành nhiệt độ tuyến hình cao nguyên, hoặc sốt cao đột ngột ngay từ đầu. các biểu hiện khác kèm theo như nhức đầu, chóng mặt, đau mỏi cơ, nhức mắt, sung huyết kết mạc mắt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>c. Thời kỳ toàn phát</strong></p> <p style="text-align: justify;">Gồm 4 triệu chứng lâm sàng chính:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sốt là triệu chứng gần như luôn có. Sốt trong bệnh sốt mò mang đặc điểm của một tình trạng sốt cấp tính hoặc bán cấp: Có thể kéo dài từ 1-4 tuần, thường là 2 tuần, nhiệt độ có thể tăng đến 39-40 độ C, sốt nóng là chủ yếu, có thể gai rét. Ngoài ra, người bệnh có thể nhức đầu, đau mỏi người, đau mỏi cơ khớp và rất mệt.</li> <li style="text-align: justify;">Vết loét Eschar là tổn thương do mò đốt. Đây là dấu hiệu có giá trị nhất để chẩn đoán bệnh sốt mò nhưng không phải mọi trường đều phát hiện được dấu hiệu này. Vết loét được mô tả có dạng tròn hoặc bầu dục, không đau, không ngứa, kích thước 0,5-2cm, có viền đỏ và nổi gờ trên mặt da, ở giữa đóng vảy đen. Vị trí kín đáo, hay gặp ở các nếp gấp trên da như nách, bẹn, cổ, khủy tay, khoeo chân, bìu, nếp rốn, mi mắt,...Thường chỉ có một vết loét đơn độc trên người và người thăm khám phải khám rất kỹ mới tìm ra được.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Vết loét (Eschar) do mò đốt" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_mo-dot.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vết loét (Eschar) do mò đốt</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sưng hạch toàn thân: thường xuất hiện muộn vào tuần thứ 2, di động không đau không hóa mủ, kích thước nhỏ hơn hạch tại chỗ gần vết loét</li> <li style="text-align: justify;">Phát ban: Ban xuất hiện bắt đầu tại ngực, sau lan ra toàn thân nhưng ít khi xuất hiện ở lòng bàn tay bàn chân. Ban thường xuất hiện vào ngày thứ 4-5 của bệnh và mang đặc điểm: ban dạng dát sẩn, màu đỏ nhạt, không đau, không ngứa, khi mất đi không để lại dấu vết. Ban thường kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần. Một số trường hợp ban thưa và mờ, hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian ngắn.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt mò" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_noi_ban.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bệnh có thể nổi ban toàn thân</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ngoài ra còn gặp các biểu hiện: Sung huyết kết mạc mắt hoặc bệnh cảnh của viêm phổi không điển hình. Những trường hợp nặng có biểu hiện xuất huyết và đông máu nội mạch. Có biểu hiện thiểu niệu, albumin niệu hồi phục nhanh khi bệnh nhân khỏi bệnh. Gan lách có thể to vào tuần thứ 2.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>d. Thời kỳ lui bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sốt sẽ giảm nhanh sau 1-2 ngày nếu được điều trị thích hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu người bệnh không được điều trị nhưng không xuất hiện biến chứng, sốt cũng sẽ kéo dài từ 2-3 tuần rồi giảm dần, người bệnh thấy cơ thể dần khỏe hơn, tiểu nhiều hơn, tuy nhiên tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài lâu hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% nếu bệnh nhân không được điều trị, nguyên nhân tử vong phần lớn do các biến chứng về tim mạch và viêm phổi. Do đó việc điều trị cho bệnh nhân là rất cần thiết để giảm hẳn nguy cơ tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng, tuy nhiên miễn dịch không bền vững và có thể tái phát</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Công thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc tăng. Tiểu cầu có thể giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh hóa máu: Men gan thường tăng, tăng bilirrubin, giảm albumin. Chức năng thận: xét nghiệm nước tiểu có thể protein và hồng cầu, trường hợp nặng có thể tăng ure và creatinin máu</p> <p style="text-align: justify;">- X-quang ngực: Thường có hình ảnh tổn thương phổi kẽ, tràn dịch màng phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm: Có thể phát hiện ra lách to, tràn dịch màng phổi, ổ bụng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm chẩn đoán bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Phân lập mầm bệnh: Lấy máu bệnh nhân khi đang sốt cao và nuôi cấy. Xét nghiệm này đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt, ngày nay ít dùng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Huyết thanh chuẩn đoán:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phản ứng Weil- Felix: Là xét nghiệm phát hiện kháng thể: Phản ứng cần làm 2 lần, hiệu giá kháng thể lần thứ 2 tăng gấp 4 lần có giá trị chẩn đoán, hoặc tăng trên 1/320. Phản ứng này có hiện tượng phản ứng chéo với một số tác nhân khác, bởi vậy hiện nay ít dùng.</li> <li style="text-align: justify;">Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA): Là kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, chẩn đoán xác định khi có động lực kháng thể &gt;1400 hoặc lần 2 cao hơn gấp 4 lần&nbsp; so với lần 1</li> <li style="text-align: justify;">Miễn dịch men (Immuno- Peroxydase): Là phương pháp chẩn đoán huyết thanh được lựa chọn</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Kỹ thuật chẩn đoán mới: Real time PCR, ELISA, là kỹ thuật hiện đại và chính xác để chẩn đoán Rickettsia và được áp dụng rộng rãi hiện nay.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210704/20210704_20190801_140624_353901_bi-sot-vi-mo-can.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Biến chứng nguy hiểm của sốt mò</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hô hấp: Thường gặp nhất, gồm viêm phổi kẽ, viêm phế quản, nặng có thể có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển</li> <li style="text-align: justify;">Thần kinh: Hay gặp biến chứng viêm não màng não (rối loạn ý thức thường xảy ra ở tuần thứ 2 với các biểu hiện lừ đừ, li bì hoặc kích thích, mê sảng..)</li> <li style="text-align: justify;">Tim mạch: Hạ huyết áp, mạch nhiệt phân ly, loạn nhịp tim. Trường hợp nặng có thể viêm cơ tim, viêm tắc động tĩnh mạch, trụy tim mạch</li> <li style="text-align: justify;">Thận: Viêm cầu thận, suy thận cấp</li> <li style="text-align: justify;">Xuất huyết nặng: Đi ngoài phân đen, ho hoặc nôn ra máu,…</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210704/20210704_lay_nhiem_sot_mo.jpg"></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ổ chứa bệnh chính trong tự nhiên là loài gặm nhấm, chủ yếu là chuột đồng (Rattus, Apodemus,..) ngoài ra còn có nhím, sóc, cầy, cáo,..</li> <li style="text-align: justify;">Ấu trùng mò có mang vi khuẩn gây bệnh đốt người và làm lây truyền bệnh cho con người. Tại mỗi vùng dịch tễ có thể có nhiều loài mò cùng tồn tại và truyền bệnh. Loài mò phát triển theo mùa, chúng thường sinh trưởng mạnh vào mùa mưa, cư trú ở những nơi có cây cỏ thấp, thảm thực vật chuyển tiếp.</li> <li style="text-align: justify;">Con người bị mắc bệnh là do ngẫu nhiên bị mò đốt. Khi ấu trùng mò hút máu vật chủ đã bị bệnh, sẽ nhiễm vi khuẩn <em>Rickettsia</em>, sau đó ấu trùng phát triển thành mò và đẻ trứng. Mò nhiễm vi khuẩn có thể truyền qua trứng. Trong đất mùn trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng bám vào ngọn các loại cây cỏ mọc thấp, khi có điều kiện thuận lợi, ấu trùng mò nhiễm <em>Rickettsia</em> sẽ bám vào động vật để hút máu và truyền vi khuẩn gây bệnh.</li> <li style="text-align: justify;">Ấu trùng mò thường đốt người ở vùng có nếp da mỏng, bệnh cũng có thể lây qua niêm mạc, vết xước da. Bệnh không lây từ người sang người.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở nhiều vùng địa lý khác nhau, tuy nhiên bệnh dễ gặp ở những đối tượng như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nông dân làm ruộng</li> <li style="text-align: justify;">Người làm nghề trong rừng</li> <li style="text-align: justify;">Người khai hoang</li> <li style="text-align: justify;">Kiểm lâm</li> <li style="text-align: justify;">Bộ đội hành quân</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh sốt mò" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_sot-mo-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh sốt mò</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ngươì hay đi du lịch hoặc sống ở vùng nhiều cây cối rậm rạp</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần hạn chế các hoạt động trong rừng khi không cần thiết. Người sống ở vùng dịch tễ của sốt mò cần có các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh bị ấu trùng mò đốt, như mặc đồ che kín cơ thể, tẩm hóa chất diệt côn trùng lên quần áo, chăn màn, xịt thuốc xua đuổi côn trùng trong không gian hoặc bôi lên da,…</p> <p style="text-align: justify;">Giáo dục cộng đồng, kiểm soát động vật gặm nhấm và quản lý môi trường sống là ba trụ cột của chương trình kiểm soát các tác động của bệnh do <em>Rickettsia.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố dịch tễ: Đang sinh sống hoặc đi vào vùng có dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Lâm sàng: Chú ý 4 biểu hiện lâm sàng: Sốt cao, vết loét, nổi hạch, phát ban với các tính chất như mô tả ở trên. Chẩn đoán sốt mò trên lâm sàng cần chú ý vết loét trên da. Trong trường hợp không có vết loét, chẩn đoán đôi khi khó khan do biểu hiện bệnh thường đa dạng và giống với các bệnh sốt cấp tính khác</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm: Các xét nghiệm không đặc hiệu: Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm trong tuần đầu lúc khởi phát. Từ tuần thư 2 có thể tăng số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu đa nhân, tiểu cầu có thể hạ. Xét nghiệm chức năng gan và thận có thể có rối loạn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt mò" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt mò</em></p> <p><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần dựa vào huyết thanh chẩn đoán hoặc RT- PCR</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thương hàn</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn huyết</li> <li style="text-align: justify;">Sốt xuất huyết Dengue</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh do Leptospira</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rickettsia - Sốt mò</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị đặc hiệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chọn một trong các kháng sinh sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Doxyciclin 200 mg/ ngày, thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị sốt mò</li> <li style="text-align: justify;">Tetracylin 25mg/kg/24h</li> <li style="text-align: justify;">Cloraphenicol 50mg/kg/24h</li> <li style="text-align: justify;">Azithromycin chỉ định cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 10 tuổi, những người có chống chỉ định với tetracycline và chloramphenicol. Liều 500 mg/ ngày, dùng trong 3 ngày.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Thời gian điều trị 3-7 ngày trung bình là 5 ngày:</p> <p style="text-align: justify;">- Các kháng sinh có hiệu quả điều trị tốt, sốt sẽ giảm sau điều trị 24-48h. Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và ít tác dụng phụ. Phác đồ điều trị ngắn ngày, người bệnh dễ bị tái phát sau ngừng điều trị vì vậy phác đồ điều trị dài ngày được ưu tiên sử dụng hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cân bằng nước, điện giải, hạ sốt nếu sốt cao, chống loét, vệ sinh thân thể, dinh dưỡng đầy đủ</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị suy hô hấp: Nếu có tình trạng suy hô hấp, cho người bệnh thở Oxy qua sonde mũi hoặc qua mặt nạ, đặt nội khí quản và thở máy tùy theo mức độ suy hô hấp.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị suy tuần hoàn: Bù nước và điện giải kịp thời, kết hợp với các thuốc vận mạch trong trường hợp có sốc và hạ huyết áp.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị suy thận: Bù dịch, lợi tiểu</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ol><li>Drexler NA. Dahlgren FS, Heitman KN, et al. National surveillance of spotted fever group rickettsioses in the United States, 2008-2012,Am J Trop Med Hug, 2016 Jan; 94(1):26-34.</li><li style="text-align: justify;">Centers for disease Control and prevention. Yellow Book, Chapter 4: rickettsial diseases ( including spotted fever and typhus rickettsioses, scrub typhus, anaplasmosis, and ehrlichioses), Jun 2019</li><li style="text-align: justify;">Biggs HM, Beharavesh CB, Bradley KK, et al. Diagnosis and management of tickborne rickkettsial dieases: Rocky Mountain spotted fever and other spotted fever group rickettsioses, ehrlichioses and anapalsmosis- United states. MMWR Recomm Rep. 2016 May 13;65(2):1-44.</li><li style="text-align: justify;"><em>“ Bài giảng bệnh học truyền nhiễm”.&nbsp;</em>Nguyễn Văn Kính. Đại học Y Hà Nội.</li></ol> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/rickettsia-sot-mo-smkxe
Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Virus viêm gan B (Hepatitis B virus - HBV) là một trong những căn nguyên phổ biến gây viêm gan mạn tính ở người, tổn thương gan kéo dài nhiều năm có thể dẫn đến hậu quả xơ gan và ung thư tế bào gan dẫn tới tử vong. Viêm gan B mạn vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu cần quan tâm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Virus viêm gan B là tác nhân gây xơ gan,&nbsp;ung thư gan&nbsp;" src="/ImagePath/images/20210704/20210704_viem-gan-1(1).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Virus viêm gan B là tác nhân gây xơ gan,&nbsp;ung thư gan&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Virus viêm gan D (Hepatitis D virus) hay còn gọi là tác nhân Delta cũng giống như HBV có thể gây viêm gan mạn ở người. Tuy nhiên, HDV liên quan chặt chẽ với HBV, cần vỏ bọc bên ngoài có HBsAg mới tạo thành virus hoàn chỉnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Virus viêm gan D (Hepatitis D virus)" src="/ImagePath/images/20210704/20210704_hepatitis-d.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Virus viêm gan D (Hepatitis D virus)</em></p> <p style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính có thể đồng nhiễm HDV, việc chẩn đoán và điều trị bệnh càng khó khăn. Dựa vào các dấu ấn sinh học của virus HBV, HDV để từ đó chẩn đoán căn nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D phải xem xét đến các yếu tố như mức độ tổn thương gan, tải lượng virus HBV DNA, HDV RNA, các biến chứng,…. Các thuốc kháng virus viêm gan B được sử dụng như tenofovir, entecavir,… hoặc liệu pháp miễn dịch peginterferon được khuyến cáo.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay chưa có vắc xin viêm gan D nên việc tiêm vắc xin viêm gan B có thể phòng bệnh đối với cả HBV và HDV.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>HBV thuộc họ Hepadnavirus</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Có cấu trúc hình cầu, đường kính khoảng 42 nm, bộ gen một chuỗi xoắn kép AND, lớp vỏ nucleocapsid bao bên ngoài. Các dấu ấn sinh học của HBV gồm HBsAg, Anti HBsAg, HBcAg, Anti HBC, HBeAg, Anti HBe, HBV DNA. Ngoài ra gần đây HBcrAg còn là dấu ấn sinh học mới đang được nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng đặc biệt trong quản lý và điều trị, tiên lượng bệnh. HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus, nằm tại lớp vỏ virus, kháng thể tương ứng là anti HBsAg. HBcAg là kháng nguyên nhân, chỉ xuất hiện trong tế bào gan và phát hiện qua sinh thiết gan, kháng thể tương ứng là Anti HBc, trong đó HBc IgM xuất hiện sớm, còn anti HBc IgG xuất hiện muộn hơn. Kháng nguyên HBeAg là kháng nguyên xuất hiện đặc biệt khi virus đang nhân lên, kháng thể tương ứng là HbeAb. HBV DNA&nbsp;cho biết số lượng hay nồng độ của virus trong máu của người bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cấu trúc virus HBV" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_cau-tao-cua-virus-viem-gan-b-the-nao.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu trúc virus HBV</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Virus viêm gan D (Hepatitis D virus - HDV)</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Là virus thuộc họ Viroide, đường kính khoảng 35 nm, là virus không hoàn chỉnh, phần lõi chứa vật chất di truyền RNA được bao bọc bên ngoài bởi lớp vỏ mang HBsAg. Do đó sự xuất hiện đồng thời của HBV là điều kiện cần thiết để tạo virion HDV hoàn chỉnh. Ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn, sự đồng nhiễm HDV có thể xảy ra các trường hợp: đồng nhiễm HDV cấp hoặc đồng nhiễm HDV mạn tính. Các dấu ấn huyết thanh của HDV bao gồm kháng nguyên HDAg, kháng thể tương ứng là HDV IgM, IgG và tải lượng HDV RNA.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cấu trúc virus HBV và HDV" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_20200617_HDV-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu trúc virus HBV và HDV</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng của nhiễm HBV mạn tính có đồng nhiễm HDV không đặc hiệu</strong>. Đa số người bệnh không có triệu chứng lâm sàng hoặc các triệu chứng nghèo nàn như: Mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải,...</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp tổn thương gan nhiều có thể thấy vàng da, ngứa, cổ chướng, xuất huyết dưới da, sao mạch, tuần hoàn bàng hệ nếu có xơ gan,… Thăm khám thực thể có thể thấy gan to đôi khi đau, phù, tràn dịch các màng,…</p> <p style="text-align: justify;">- Các bất thường về mặt xét nghiệm có thể thấy: Men gan AST, men ALT thường tăng, chức năng khác của gan có thể bị suy giảm (albumin giảm, tỉ lệ prothrombin giảm, bilirubin tăng,…).</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể tiến triển nhiều đợt, xen kẽ những đợt bệnh hoạt động là thời kỳ ổn định, nếu không được điều trị và theo dõi hậu quả cuối cùng là xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">+ Xơ gan còn bù hoặc mất bù</p> <p style="text-align: justify;">+ Ung thư biểu mô tế bào gan</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210704/20210704_20200121_023029_344342_ung-thu-gan.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">+ Biến chứng ngoài gan như viêm cầu thận, viêm đa khớp,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Virus viêm gan B tìm thấy trong máu và các dịch cơ thể. HBV đồng nhiễm HDV lây truyền qua các con đường:</p> <p style="text-align: justify;">+ Lây truyền từ mẹ sang con: Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt Nam. Nếu người mẹ mang thai có HBsAg (+) và HBeAg (+) thì khả năng lây cho con có thể là 90%.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lây qua đường máu: truyền máu không an toàn, tiêm chích ma túy, tái sử dụng bơm tiêm, dụng cụ y tế, dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng có nhiễm máu,...</p> <p style="text-align: justify;">+ Lây qua quan hệ tình dục không an toàn</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210704/20210704_180715lay-viem-gan-b.jpg"></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai chưa có miễn dịch bảo vệ đều có thể mắc viêm gan B. HDV cần sự có mặt của HbsAg mới tạo virus HDV hoàn chỉnh. Đối với người bệnh đã có miễn dịch với HBV, khi HBsAb ≥ 10 mIU/ml thì có ý nghĩa bảo vệ. Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao là:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ sinh ra từ bà mẹ mang virus viêm gan B</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vắc xin viêm gan B</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối tượng tiêm chích ma túy, người có nhiều bạn tình, người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ đồng tính nam,..</p> <p style="text-align: justify;">+ Thành viên gia đình có người mắc viêm gan B</p> <p style="text-align: justify;">+ Cán bộ y tế</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân bị bệnh thận mạn, lọc máu, bệnh gan mạn tính khác,..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hiện nay, chưa có vắc xin viêm gan D nên <strong>tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh chủ động và có hiệu quả </strong>để phòng ngừa viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D. Tại Việt Nam việc tiêm chủng mở rộng trong đó có tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ em ngay sau sinh đã làm giảm tỉ lệ mắc viêm gan B xuống đáng kể. Có nhiều lại vắc xin viêm gan B như vắc xin đơn giá và đa giá. Khi tiêm đủ liều vắc xin đa số người bệnh có miễn dịch bảo vệ, Tổ chức y tế thế giới không có khuyến cáo tiêm nhắc lại.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh chủ động và có hiệu quả để phòng ngừa viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_vac-xin-viem-gan-b-la-gi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh chủ động và có hiệu quả để phòng ngừa viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D</em></p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Phòng ngừa sau khi phơi nhiễm</strong>: Chỉ định Gama globulin đặc hiệu với virus viêm gan B (HBIG) để điều trị ngay sau phơi nhiễm với máu hoặc dịch của người mắc viêm gan B. Thời gian tiêm HBIG càng muộn càng không có hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Phòng lây truyền từ mẹ sang con</strong> là biện pháp quan trọng đặc biệt ở những khu vực tỉ lệ bệnh lưu hành cao, con đường lây truyền chính là lây truyền mẹ sang con. Trẻ sinh ra từ bà &nbsp;mẹ có HBsAg dương tính đều phải được tiêm chủng đầy đủ vắc xin viêm gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó trong 24 giờ sau sinh, trẻ cần tiêm HBIG. &nbsp;Khi người mẹ mang thai và có tải lượng HBV DNA &gt; 200.000&nbsp;IU/mL (&gt; 10<sup>6</sup>&nbsp;copies/mL) hoặc HBsAg định lượng &gt; 10<sup>4</sup>&nbsp;IU/mL, tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng virus TDF ( tenofovir ) ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, nếu phát hiện muộn hơn thì bắt đầu điều trị dự phòng ít nhất 4 tuần trước sinh và kéo dài sau sinh ít nhất 4 – 12 tuần tùy từng cá thể. Cần theo dõi sát tải lượng HBV DNA cũng như các xét nghiệm chức năng gan khác sau khi dừng thuốc. Hiện nay không có chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ ở người mẹ viêm gan B mạn, tuy nhiên cần chú ý khi núm vú bị nứt, chảy máu, nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biện pháp phòng nguy cơ lây nhiễm khác như <strong>sàng lọc máu và các chế phẩm máu trước khi truyền</strong>, thực hiện nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, giáo dục và tuyên truyền an toàn tình dục.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán viêm gan virus B mạn khi có: </strong></p> <p style="text-align: justify;">+ HBsAg(+) &gt; 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+)</p> <p style="text-align: justify;">+ AST và ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng</p> <p style="text-align: justify;">+ Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc bằng fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn nguyên khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên HDV</strong></p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Xét nghiệm HDV RNA bằng kỹ thuật RT PCR: Là kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện vật chất di truyền của HDV, từ đó đo được tải lượng virus, xác định được kiểu gen HDV. Trên thực hành lâm sàng, không khuyến cáo việc bắt buộc phải xét định kiểu gen HDV do không ảnh hương nhiều đến quyết định điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm kháng thể HDV IgM, HDV IgG: Kháng thể HDV IgM xuất hiện sớm hơn, có thể xuất hiện từ khoảng 4 tuần đầu kể từ khi phơi nhiễm với HDV, đặc biệt trong nhiễm HDV cấp tính. Kháng thể HDV IgG xuất hiện muộn hơn, giá trị trong các trường hợp nhiễm HDV mạn tính, có mối tương quan với tải lượng HDV RNA của cơ thể. Ở những bệnh nhân điều trị thuốc viêm gan D, HDV IgG giảm dần trong quá trình điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm kháng nguyên HDAg trong huyết thanh: khi người bệnh nhiễm HDV cấp, HDAg xuất hiện sớm, theo thời gian, kháng thể HDV IgM, IgG xuất hiện trung hòa kháng nguyên HDAg nên trong nhiễm HDV mạn kháng thể này thường không phát hiện được, và trên thực tế ít khi được thực hiện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sinh thiết gan và nhuộm hóa mô miễn dịch: phát hiện được kháng nguyên HDAg hoặc HDV RNA trong tế bào gan. Tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn, yêu cầu kỹ thuật cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm virus viêm gan D</strong></p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh VGB mạn tính có thể nhiễm HDV cấp tính hoặc đồng nhiễm HDV mạn tính. Đôi khi phân biệt hai tình trạng này có thể khó khăn. Ở những bệnh nhân này, HBsAg đều dương tính tuy nhiên khi người bệnh VGB mạn nhiễm HDV cấp tính các xét nghiệm HDAg, HDV IgM dương tín và tải lượng virus HDV RNA thường cao do virus HDV đang tăng sinh mạnh mẽ. Ở những bệnh nhân VGB mạn đồng nhiễm HDV mạn tính: HDV RNA thường phát hiện ở mức thấp hơn, HDAg thường không phát hiện được ngay cả khi sinh thiết gan và nhuộm hóa mô miễn dịch khi nhiễm HDV mạn tính, bên cạnh đó có sự hiện diện của HDV IgG, có thể có sự chuyển đảo huyết thanh HBeAg của HBV (HBeAg âm tính, HBeAb dương tính).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Không cần phải đến bệnh viện, xét nghiệm virus viêm gan B, D có thể được thực hiện ngay tạ nhà với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_xet-nghiem-tai-nha-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Không cần phải đến bệnh viện, xét nghiệm virus viêm gan B, D có thể được thực hiện ngay tạ nhà với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo Bộ Y tế năm 2019, điều trị viêm gan B mạn khi:</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với người bệnh có HBeAg dương tính</p> <p style="text-align: justify;">- &nbsp;Tải lượng HBV DNA ≥ 20.000 IU/ml (10^5 copies/ml)</p> <p style="text-align: justify;">- AST, ALT &gt; 2 lần giới hạn bình thường và/hoặc có bằng chứng xơ hóa gan F≥2</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với người bệnh có HBeAg âm tính</p> <p style="text-align: justify;">- Tải lượng HBV DNA &gt; 20.00 IU/ml ( 10^4 copies/ml)</p> <p style="text-align: justify;">- AST, ALT &gt; 2 lần giới hạn bình thường và/hoặc có bằng chứng xơ hóa gan F ≥2</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi không đủ tiêu chuẩn 2 trường hợp trên, cân nhắc điều trị khi người bệnh: Trên 30 tuổi có tăng ALT kéo dài (tăng ít nhất 3 lần trong 24-48 tuần ) và HBV DNA &gt; 20.000 IU/ml bất kể HBeAg âm tính hay dương tính; hoặc gia đình có người bị xơ gan/ HCC; hoặc lâm sàng có các biểu hiện ngoài gan như viêm cầu thận, viêm đa khớp, cryoglobulin máu, … hoặc điều trị khi người bệnh sau khi dừng thuốc kháng virus bị tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc kháng virus có thể được dùng là: Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) liều thường dùng với người lớn là 300 mg/ngày, chỉnh liều khi có suy giảm chức năng thận; Tenofovir alafenamide (TAF) liều thường dùng là 25 mg, không cần chỉnh liều đối với người bệnh suy giảm chức năng thận hoặc chạy thận, Entecavir (ETV) liều thường dùng là 0,5mg/ngày, chỉnh liều khi có suy giảm chức năng thận.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị thuốc kháng virus (NAs) &nbsp;kéo dài suốt đời đối với bệnh nhân xơ gan. Có thể cân nhắc dừng thuốc NAs ở bệnh nhân không có xơ gan khi: Có chuyển đổi huyết thanh HBeAg và tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng hoặc mất HBsAg hoặc HBcrAg âm tính. Cần theo dõi sát lâm sàng, tải lượng HBV DNA và chức năng gan sau khi ngừng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phác đồ điều trị viêm gan D</strong>: Cần đánh giá tải lượng HDV RNA và bằng chứng tổn thương gan mạn tính ( men ALT, đánh giá độ xơ hóa gan,..) trước khi cân nhắc điều trị. Khi nồng độ HDV RNA cao và có bằng chứng viêm gan hoạt động, điều trị càng sớm càng tốt. Thuốc được khuyến cáo là pegylated interferon ( Peg-IFN) alpha trong 48 tuần. Một số thuốc khác đang được thử nghiệm và cần đánh giá hiệu quả lâm sàng nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phác đồ viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</strong>: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2019, điều trị viêm gan D bằng &nbsp;Peg-IFN&nbsp;x&nbsp;48 tuần, điều trị thuốc kháng virus B khi đủ tiêu chuẩn như trên bằng TDF, TAF, ETV. Theo dõi sau điều trị nồng độ HBV DNA, HDV RNA, ALT để đánh giá điều trị và theo dõi.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B” , Bộ Y tế, 2019.</p><p>2. World health organization, hepatitis B: fact sheet, july 2017</p><p>3. Abbas Z, Memon MS, Mithani H, Jafri W, Hamid S, Treatment of chronic hepatitis D patients with pegylated interferon: a real-world experience, Antivir Ther. 2014;19(5):463. Epub 2014 Jan 14.&nbsp;</p><p>4. Sureau C, Negro F, The hepatitis delta virus: Replication and pathogenesis.J Hepatol. 2016;64(1 Suppl):S102</p><p>5. Mederacke I, Bremer B, Heidrich B, Kirschner J, Deterding K, Bock T, Wursthorn K, Manns MP, Wedemeyer H, Establishment of a novel quantitative hepatitis D virus (HDV) RNA assay using the Cobas TaqMan platform to study HDV RNA kinetics. J Clin Microbiol. 2010;48(6):2022. Epub 2010 Mar 29.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-gan-b-man-co-dong-nhiem-viem-gan-d-sttmh
Viêm gan virus C
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: center;">Bệnh <strong>viêm gan virus C</strong> là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu. <strong>Virus viêm gan C</strong> gây ảnh hưởng chủ yếu tại gan, gây viêm gan cấp và mạn, hậu quả có thể dẫn đến <strong>xơ gan, ung thư gan</strong>.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm gan virus C nếu không được điều trị có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan" src="/ImagePath/images/20210704/20210704_viem-gan-1(1).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm gan virus C nếu không được điều trị có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan</em></p> <p style="text-align: justify;">Theo WHO, năm 2015, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 143 triệu người mắc viêm gan C. Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực lưu hành có tỉ lệ nhiễm cao, ước tính khoảng 1-6% dân số. Viêm gan virus C là bệnh truyền nhiễm lây truyền chủ yếu qua đường máu, các con đường khác như quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con ,.... Khi bị nhiễm virus viêm gan C thì khoảng 15% người bệnh biểu hiện viêm gan C cấp và khoảng 85% còn lại tiến triển thành viêm gan C mạn. Nhiều bệnh nhân bị viêm gan C mạn không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt trong giai đoạn đầu, đôi khi được chẩn đoán ở giai đoạn muộn của bệnh với biến chứng xơ gan mất bù, ung thư gan. Ngày nay đã có nhiều thuốc kháng virus trực tiếp và hiệu quả cao trong việc điều trị viêm gan C mạn, đạt được đáp ứng virus bền vững. Các biện pháp phòng ngừa viêm gan C là không đặc hiệu do chưa có vắc xin phòng bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Năm 1989, virus viêm gan C (Hepatitis C virus - HCV) đã được nhóm nghiên cứu của M.Houghton và D.Bradley phát hiện, tuy nhiên phải đến năm 1995, HCV mới được quan sát đầy đủ dưới kính hiển vi điện tử.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cấu trúc virus HCV" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_hcv.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu trúc virus HCV</em></p> <p style="text-align: justify;">HCV là virus gây viêm gan ở người, thuộc họ Flaviviridae, giống Hepacivirus. Virus có đường kính khoảng 40- 60 nm, hình cầu, vỏ envelop và chứa vật chất là RNA sợi đơn xoắn ốc. HCV có cấu trúc bộ gen rất đa dạng, ngày nay 07 kiểu gen ký hiệu từ 1-7&nbsp;và 67 dưới kiểu gen khác nhau đã được xác định. Việc xác định kiểu gen của HCV là đặc biệt quan trọng do sự khác nhau về khả năng gây bệnh, dịch tễ học và hơn nữa là sự đáp ứng đối với điều trị các thuốc kháng virus trực tiếp (DAAs), thuốc điều hòa miễn dịch trước đây. Tại Việt Nam, quốc gia nằm trong khu vực có tỉ lệ bệnh lưu hành tương đối cao, kiểu gen hay gặp nhất là kiểu gen 1 và 6.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiễm HCV mạn tính tức là nhiễm HCV từ 06 tháng trở lên.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian ủ bệnh của HCV thông thường từ 15-160 ngày. Đa số các bệnh nhân nhiễm HCV mạn thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu. Nhiều người bệnh phát hiện HCV ở giai đoạn muộn khi có biểu hiện các triệu chứng của xơ gan mất bù, ung thư gan. Các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, mỏi người, ăn uống kém, không ngon miệng, đầy bụng, khó tiểu, rối loạn đại tiện, đay bụng âm ỉ vùng hạ sườn phải,…Triệu chứng vàng da có thể gặp, đặc biệt khi bệnh nhân có biểu hiện xơ gan. Nhiễm HCV mạn tính gây một số biểu hiện ngoài gan ở các cơ quan khác như thận, huyết học, da, cơ xương khớp như: phát ban trên da, viêm mạch máu, viêm thận cầu thận, hội chứng thận hư, viêm tuyến giáp tự miễn, viêm khớp, bệnh lý thần kinh ngoại biên,… Sau khi điều trị khỏi HCV, các triệu chứng ngoài gan này sẽ mất đi, không để lại di chứng nghiêm trọng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng của người bị nhiễm viêm gan virus C" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_viem-gan-c.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng của người bị nhiễm viêm gan virus C</em></p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương gan do HCV có thể âm ỉ, tiến triển thầm lặng nhiều năm, hậu quả dẫn đến xơ gan còn bù, xơ gan mất bù và ung thư gan. Thăm khám trên lâm sàng sẽ thấy hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Những bệnh nhân này, tiên lượng bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngày nay việc chẩn đoán và điều trị viêm gan C đã có những bước tiến nhất định, đặc biệt sự ra đời của thuốc DAAs. Tuy nhiên, viêm gan C mạn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nhiều các biến chứng như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Biến chứng tại gan: Xơ gan còn bù hoặc mất bù; Ung thư gan.</p> <p style="text-align: justify;">+ Biến chứng ngoài gan: Biểu hiện cryoglobulin máu, biến chứng tại thận, bệnh lý thần kinh ngoại biên, viêm khớp dạng thấp, bất thường về huyết học,….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">HCV lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, lây truyền qua đường máu là con đường chiếm tỉ lệ cao nhất.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền qua đường máu</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Qua tiêm chích ma túy: không chỉ làm lây truyền viêm gan C, còn có thể lây truyền các bệnh khác như HIV, Viêm gan virus B,…</li> <li style="text-align: justify;">Lây truyền qua các chế phẩm máu hoặc can thiệp y tế xâm lấn: tại Việt Nam những bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo chu kỳ và truyền máu nguy cơ mắc HCV cao.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền từ mẹ sang con</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Xảy ra dưới 10% các trường hợp có thai, chưa khẳng định rõ ràng sự lây truyền xảy ra trong quá trình mang thai hay khi sinh con và chưa có bằng chứng cho con bú có thể làm lây lan HCV.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền qua quan hệ tình dục</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Đặc biệt khi quan hệ tình dục không an toàn, tỉ lệ tăng ở nhóm bệnh nhân nhiễm HIV hoặc quan hệ tình dục đồng tính nam hoặc đối tượng đang có các bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục khác.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền qua các con đường khác</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Các dịch vụ thẩm mỹ như xăm mình, bấm khuyên, các thủ thuật nha khoa như làm răng, lấy cao răng cũng có nguy cơ lây nhiễm HCV tuy nhiên tỉ lệ không cao. Các vật dụng sinh hoạt như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ làm móng tay có nhiễm máu cũng có khả năng lây nhiễm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các con đường lây nhiễm viêm gan virus C" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_con-duong-lay-nhiem-viem-gan-c-1-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các con đường lây nhiễm viêm gan virus C</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mọi đối tượng đều có thể nhiễm HCV, tuy nhiên một số nhóm người bệnh có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn như:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thường xuyên phải truyền các chế phẩm máu, can thiệp thủ thuật y khoa xâm lấn như chạy thận chu kỳ;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhân viên y tế thường xuyên phải làm các thủ thuật can thiệp xâm lấn;</p> <p style="text-align: justify;">- Đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, nhiễm HIV, quan hệ đồng tính nam, đối tượng tiêm chích ma túy;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan C là nguyên nhân lây truyền bệnh" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_viem-gan-c-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan C là nguyên nhân lây truyền bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Làm các can thiệp thẩm mỹ không đảm bảo an toàn và vệ sinh;</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng có dính máu của người bệnh nhiễm HCV, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HCV; …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng ngừa HCV. Do đó các biện pháp phòng ngừa là phòng các nguy cơ lây nhiễm. Một số biện pháp như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Sàng lọc máu và các chế phẩm máu trước khi truyền</p> <p style="text-align: justify;">+ Thực hiện các nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện như vô trùng và tiệt trùng, không dùng chung bơm kim tiêm, hạn chế thủ thuật xâm lấn,..</p> <p style="text-align: justify;">+ Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giáo dục và nâng cao sức khỏe.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HCV</strong></h3> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan virus C" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_xet-nghiem-viem-gan-c.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan virus C</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Anti HCV: Là xét nghiệm sàng lọc nhiễm HCV. Khi xét nghiệm dương tính xác định người bệnh đã phơi nhiễm với HCV. Đối với bệnh nhân đang nhiễm HCV hoặc đã khỏi bệnh Anti HCV đều có thể dương tính. Bên cạnh đó, ở những đối tượng suy giảm miễn dịch khi nhiễm HCV, anti HCV có thể âm tính do cơ thể không tạo được miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">+ HCV Core Antigen (HCV Core Ag): Được gọi là kháng nguyên lõi của HCV. Vài ngày sau khi có HCV ARN trong giai đoạn nhiễm cấp, HCV Core Ag có thể phát hiện trong máu ngoại vi. Do đó HCV Core Ag dùng để phát hiện HCV ở giai đoạn cửa sổ.</p> <p style="text-align: justify;">+ HCV RNA: Khi xét nghiệm HCV Ab dương tính đều cần được làm HCV RNA. HCV RNA khẳng định bệnh nhân đang nhiễm HCV.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm kiểu gen của HCV là quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị, theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị. Tuy nhiên nếu định lượng HCV ARN quá thấp thì không thể xác định được kiểu gen.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm hỗ trợ</strong></h3> <p style="text-align: justify;">+ Cần làm xét nghiệm về huyết học, đông máu cơ bản (tỉ lệ prothrombin, INR,..), sinh hóa chức năng gan, ( AST, ALT, bilirubin, albumin, ..) sàng lọc ung thư gan: xét nghiệm AFP, siêu âm ổ bụng, cắt lớp ổ bụng,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Các phương pháp đánh giá độ xơ hóa gan như thông qua chỉ số APRI, FIB-4; Fibro Test, Fibroscan, sinh thiết gan,…</p> <p style="text-align: justify;"><em>Theo “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C” của Bộ Y&nbsp; tế năm 2021, chẩn đoán Viêm gan C mạn khi:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm HCV trên 6 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Có/không có biểu hiện lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm: Anti-HCV dương tính và HCV RNA dương tính hoặc HCV core-Ag dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Có/ không có xơ hóa gan, xơ gan.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm gan virus&nbsp;C mạn khi có anti-HCV dương tính và HCV RNA dương tính hoặc tải lượng HCV RNA trên ngưỡng phát hiện hoặc HCV Core Ag dương tính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm gan virus C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Mục tiêu điều trị</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Đối với HCV mạn tính, điều trị cần loại trừ hoàn toàn HCV ra khỏi cơ thể tức là đạt được đáp ứng virus bền vững (SVR12); ngăn chặn các biến chứng do HCV gây ra bao gồm xơ gan, ung thư gan, các biểu hiện ngoài gan. Bên cạnh đó cần hạn chế lây lan HCV trong cộng đồng.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các thuốc điều trị</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Những năm trước 2011, điều trị HCV mạn sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch có chứa Peg-interferon (Peg-IFN) kết hợp với Ribavirin (RBV) trong thời gian từ 24- 48 tuần, tuy nhiên phác đồ này có nhiều tác dụng phụ. Hiện nay, sự ra đời của nhiều thuốc kháng virus trực tiếp ( DAAs) đã giúp người bệnh nhiễm HCV mạn được điều trị khỏi hoàn toàn và tránh được nhiều biến chứng. Ưu điểm vượt trội của các thuốc DAAs là không chỉ đạt được sự đáp ứng virus bền vững lên tới 95% mà thời gian điều trị được rút ngắn, giảm nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ngày nay, các hướng dẫn, khuyến cáo phác đồ điều trị HCV mạn dựa trên nền tảng là các thuốc DAAs.</p> <p style="text-align: justify;">Cơ chế tác dụng của các thuốc DAAs là tác động vào các protein cần thiết cho quá trình sao chép và nhân lên của virus. 3 nhóm DAAs chính được phân loại dựa vào cơ chế tác dụng: thuốc ức chế NS3/4A gồm Glecaprevir (GLE), Voxilaprevir (VOX), Grazoprevir (GRZ); &nbsp;ức chế NS5A gồm Daclatavir (DAC), Velpatasvir (VEL), Ledipasvir (LDV), Pibrentasvir (PIB), Elbasvir (ELB); ức chế NS5B Polymerase gồm Sofosbuvir (SOF).</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc DAAs không được chỉ định đối với phụ nữ có thai hoặc trẻ chưa đủ 3 tuổi. Ngoài ra, phác đồ phối hợp Ribavirin (RBV) chống chỉ định trên một số đối tượng như thiếu máu nặng với lượng hemoglobin &lt; 8 g/dl, suy tim không kiểm soát được, COPD, nhiễm trùng nặng hoặc bệnh lý nền nặng.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Phác đồ điều trị</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Có nhiều phác đồ phối hợp thuốc để điều trị viêm gan C mạn tính. Các phác đồ chính được WHO khuyến cáo và Bộ Y Tế khuyến cáo như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Bảng 1: Phác đồ chính điều trị viêm gan C mạn tính</strong></em></p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="646"> <tbody> <tr> <td rowspan="2" style="width:208px;height:20px;"> <p align="center">&nbsp;</p> <p align="center"><strong>Từ 12 đến 17 tuổi</strong></p> </td> <td colspan="2" style="width:438px;height:20px;"> <p align="center"><strong>Từ 18 tuổi trở lên</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:214px;height:9px;"> <p align="center"><strong>Không xơ gan</strong></p> </td> <td style="width:225px;height:9px;"> <p align="center"><strong>Xơ gan còn bù</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;height:187px;"> <p align="center">&nbsp;</p> <p align="center"><strong><em>Sofosbuvir/Ledipasvir</em></strong></p> <p align="center">(12 tuần với các genotype 1, 4, 5, 6)</p> <p align="center"><strong><em>Sofosbuvir/Ribavirin</em></strong></p> <p align="center">(12 tuần với genotype 2) <strong><em>Sofosbuvir/Ribavirin</em></strong></p> <p align="center">(24 tuần với genotype 3)</p> </td> <td style="width:214px;height:187px;"> <p align="center">&nbsp;</p> <p align="center"><strong><em>Sofosbuvir/Velpatasvir</em></strong> (12 tuần)</p> <p align="center"><strong><em>Sofosbuvir/Daclatasvir</em></strong> (12 tuần)</p> <p align="center"><strong><em>Glecaprevir/Pibrentasvir</em></strong> (8 tuần)</p> </td> <td style="width:225px;height:187px;"> <p align="center">&nbsp;</p> <p align="center"><strong><em>Sofosbuvir/Velpatasvir</em></strong> (12tuần)</p> <p align="center"><strong><em>Glecaprevir/Pibrentasvir</em></strong> (12 tuần)</p> <p align="center"><strong><em>Sofosbuvir/Daclatasvir</em></strong> (24 tuần)</p> <p align="center"><strong><em>Sofosbuvir/Daclatasvir</em></strong> (12 tuần)*</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>* Cân nhắc tại các khu vực ghi nhận lưu hành kiểu gen 3 &lt; 5%.</p> <p><em><strong>Bảng 2: Phác đồ chính điều trị viêm gan C mạn có xơ gan mất bù</strong></em></p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:139px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:116px;"> <p><strong>SOF+RBV</strong></p> </td> <td style="width:128px;"> <p><strong>SOF+LDV</strong></p> </td> <td style="width:128px;"> <p><strong>SOF+DVC</strong></p> </td> <td style="width:128px;"> <p><strong>SOF+VEL</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:139px;"> <p><strong>Kiểu gen </strong></p> <p align="center"><strong>1,4,5,6</strong></p> </td> <td style="width:116px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>24 tuần hoặc 12 (+RBV)</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>24 tuần hoặc 12 (+RBV)</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>24 tuần hoặc 12 (+RBV)</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:139px;"> <p><strong>Kiểu gen</strong></p> <p align="center"><strong>2</strong></p> </td> <td style="width:116px;"> <p>&nbsp;</p> <p>16 – 20 tuần</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>&nbsp;</p> <p>Không</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>24 tuần hoặc 12 (+RBV)</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>24 tuần hoặc 12 (+RBV)</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:139px;"> <p><strong>Kiểu gen</strong></p> <p align="center"><strong>3</strong></p> </td> <td style="width:116px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>&nbsp;</p> <p>Không</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>24 tuần hoặc 12 (+RBV)</p> </td> <td style="width:128px;"> <p>24 tuần hoặc 12 (+RBV)</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3><strong>Điều trị viêm gan C mạn trên một số đối tượng đặc biệt</strong></h3> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Trẻ em: điều trị khi trẻ trên 3 tuổi: có thể dùng phác đồ SOF/VEL hoặc SOF/LED đối với các kiểu gen 1,4,5,6. Liều lượng phụ thuộc vào cân nặng</p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Đồng nhiễm HCV và HIV: các phác đồ DAAs điều trị tương tự như những bệnh nhân không nhiễm HIV tuy nhiên cần chú ý các tương tác thuốc, đặc biệt đối với các thuốc ARV ( thuốc điều trị HIV).</p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Đồng nhiễm viêm gan B mạn và HCV: điều trị tương tự đối với người nhiễm HCV mạn. Phối hợp điều trị thuốc viêm gan B mạn khi có chỉ định điều trị viêm gan B mạn. Cần chú ý theo dõi sát sau khi ngừng điều trị viêm gan C.</p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Bệnh nhân suy thận mạn: chú ý chỉnh liều thuốc</p> <p>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Đồng nhiễm lao: phác đồ tương tự như nhiễm HCV mạn, tuy nhiên nên điều trị ổn định lao trước. Chú ý sự tương tác thuốc.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi đáp ứng điều trị</strong></h3> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Điều trị khỏi viêm gan C khi người bệnh đạt đáp ứng virus bền vững sau 12 tuần điều trị tức là đạt SVR12. Sau khi ngừng điều trị cần theo dõi các biến chứng xơ gan, biến chứng ung thư tế bào gan và&nbsp; xét nghiệm HCV RNA hoặc HCV Core Ag để đảm bảo bệnh nhân không tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Nếu thất bại điều trị cần xem xét là thất bại do virus học ( tái phát, bùng phát virus, thất bại khi đang điều trị) hay thất bài không do virus học ( người bệnh ngừng điều trị vì nhiều lí do, người bệnh tử vong,…). Khi phác đồ DAAs ban đầu thất bại, cần hội chẩn với chuyên gia để lựa chọn phác đồ thay thế.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liều lượng 1 số thuốc DAAs</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ở người lớn: SOF 400 mg, VEL 100 mg, DAC 60 mg, GLE 300 mg, ELB 50 mg, LDV 90 mg, PIB 120 mg, RBV 200 hoặc 400 mg.. Có dạng viên rời hoặc viêm phối hợp. Giảm liều thuốc khi có chỉ định.</li> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Ở trẻ em: Trẻ dưới 17 kg: SOF 150 mg, LED 33,75 mg, VEL 37,5. Trẻ từ 17 – 35 mg: SOF 200 mg, LED 45 mg, VEL 50 mg, trẻ từ 35 kg dùng như liều người lớn.</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1.”&nbsp;<em>Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C</em>&nbsp;“, Bộ Y&nbsp; tế, 2021.</p><p>2. CDC (2016),”Hepatitis C FAQs for Health Professionals”</p><p>3. WHO (2015), “ Hepatitis C Fact sheet”</p><p>4. Hajira Basit;&nbsp;Isha Tyagi;&nbsp;Janak Koirala, Hepatitis C, StatPearls [Internet]</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-gan-virus-c-syxhd
Viêm gan E cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo thông báo của Tổ chức Y&nbsp;tế Thế giới, <strong>bệnh viêm gan virus là vấn đề sức khỏe toàn cầu</strong>. <strong>Virus viêm gan E (Hepatitis E virus - HEV)</strong> là một trong những virus gây viêm gan ở người đã được biết từ lâu. Bệnh gây viêm gan cấp tính và <strong>lây qua đường tiêu hóa</strong>. Đa số người bệnh nhiễm virus viêm gan E bệnh có thể tự giới hạn sau khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên ở một số người bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến<strong> suy gan cấp và tử vong</strong>, đặc biệt ở <strong>phụ nữ có thai, người suy dinh dưỡng nặng, bệnh nhân suy giảm miễn dịch</strong>.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh viêm gan virus là vấn đề sức khỏe toàn cầu" src="/ImagePath/images/20210704/20210704_viem-gan-E.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh viêm gan virus là vấn đề sức khỏe toàn cầu</em></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, điều trị bệnh chủ yếu là điều trị hỗ trợ, các liệu pháp dùng thuốc kháng virus còn đang tranh cãi. Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu không có sẵn ở các quốc gia trên thế giới, đã ghi nhận tính hiệu quả và sự an toàn của vắc xin viêm gan E tại Trung Quốc, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo tiêm vắc xin viêm gan E rộng rãi. Do vậy, các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu là quan trọng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>HEV là virus thuộc họ Herpesviridae</strong> chứa bộ gen là RNA dương, sợi đơn. Virus hình tứ diện, không có vỏ bọc, kích thước khoảng 27 – 34 nm. HEV có 4 kiểu gen 1,2, 3, 4 trong đó kiểu gen 1 và 2 chủ yếu ở người còn kiểu gen 3 và 4 có thể lây nhiễm cho cả người và động vật. HEV có thể gặp ở các vùng địa lý khác nhau trên toàn thế giới. Genotype 1 thường thấy ở các nước đang phát triển và có thể gây thành dịch tại cộng đồng. Ớ các quốc gia Châu Á, kiểu gen hay gặp nhất là kiểu gen 1 và 2. Châu Á (trong đó có Việt Nam) và châu Phi là các khu vực có tỉ lệ lưu hành nhiễm HEV cao. &nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210704/20210704_20200506_cau-truc-HEV.jpg.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu trúc virus HEV</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân nhiễm HEV, đa số là nhiễm cấp tính, ở những người miễn dịch tốt, tỉ lệ bệnh tự giới hạn cao. Tuy nhiên, ớ một số cơ địa đặc biệt ( ví dụ phụ nữ có thai, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch), nhiễm HEV có thể trở thành suy gan cấp tính, thậm chỉ có thể tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">Đặc điểm lâm sàng của viêm gan E cấp đa dạng, có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đến biểu hiện suy gan cấp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ ủ bệnh</strong> của viêm gan E khoảng 20 -&nbsp;70 ngày, giai đoạn này hầu như không có triệu chứng lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ tiền vàng da</strong> (hay thời kỳ khởi phát) thường kéo dài khoảng 01 tuần với triệu chứng nghèo nàn như sốt nhẹ, hoặc cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, cảm giác đau tức bụng chủ yếu hạ sườn phải, thăm khám thực thể có thể phát hiện gan to. Bệnh nhân có thể có rối loạn đại tiện như đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng nát hoặc táo bón. Một số bệnh nhân có biểu hiện ngứa, đau khớp, nổi mề đay. Cuối giai đoạn này, người bệnh có thể đào thải HEV qua phân, thời gian đào thải có thể kéo dài tới 12 ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện của người bệnh nhiễm virus viêm gan E thời kỳ tiền vàng da: sốt, mệt mỏi..." src="/ImagePath\images\20210704/20210704_viem-gan-E-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện của người bệnh nhiễm virus viêm gan E thời kỳ tiền vàng da: sốt, mệt mỏi...</em></p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm sinh hóa ở thời kỳ tiền vàng da và vàng da sẽ thấy sự gia tăng của các enzyme transaminase AST, ALT tăng cao gấp nhiều lần so với giới hạn bình thường. Bilirubin cũng tăng cao trong trường hợp có vàng da. Ở bệnh nhân có suy gan, các chức năng gan thường giảm, xét nghiệm tỉ lệ prothrombin giảm, albumin giảm, tỉ lệ A/G &lt; 1,… Trong viêm gan E cấp, mô bệnh học gan sẽ cho thầy hình ảnh tổn thương viêm gan virus cấp tính có ứ mật, tổn thương hoại tử tế bào gan, thoái hóa tế bào. Trường hợp nặng, tổn thương nhiều sẽ thấy hình ảnh hoại tử tế bào gan trên diện rộng.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Thời kỳ vàng da</strong>: Biểu hiện vàng da rõ hơn, nước tiểu và phân sẫm màu, đặc biệt ở những bệnh nhân nặng. Các biểu hiện ngoài gan cũng được ghi nhận, bao gồm viêm cầu thận, viêm tuyến giáp cấp tính, thiếu máu, tan máu, giảm số lượng tiểu cầu máu ngoại vi, viêm dây thần kinh ngoại biên.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Thời kỳ lui bệnh</strong> các triệu chứng thuyên giảm dần. Viêm gan cấp thường tự giới hạn sau khoảng 4 -6 tuâng. Mở đầu thời kỳ này bằng một đợt đi tiểu nhiều, nước tiểu trong, vàng da giảm dần dần. Các bất thường xét nghiệm sinh hóa sẽ trở về giới hạn bình thường sau 1- 2 tháng. Trong số rất ít các trường hợp, nhiễm HEV cấp có thể tiến triển thành nhiễm HEV mạn tính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa số các bệnh nhân viêm gan E cấp có thể khỏi hoàn toàn, tiên lượng tốt. Tuy nhiên, trên một số cơ địa đặc biệt, nhiễm HEV cấp vẫn có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp, viêm gan ứ mật hoặc tiến triển nhiễm HEV mạn tính.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Suy gan cấp</strong>: Ở&nbsp;những phụ nữ đang mang thai, người suy giảm miễn dịch, bệnh nhân có bệnh gan sẵn có, … &nbsp;khi nhiễm HEV cấp có thể dẫn đến suy gan cấp tính. Biểu hiện vàng da bởi sự tăng nhiều lần của AST, ALT, xét nghiệm bilirubin tăng cao, sự suy giảm chức năng gan như tỉ lệ prothrombin giảm, albumin giảm,… Trường hợp nặng người bệnh có biểu hiện bệnh lý não gan với sự thay đổi ý thức từ nhẹ cho đến hôn mê, kết quả cuối cùng là tử vong. Cần điều trị tích cực, ghép gan sớm khi có chỉ định.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Viêm gan ứ mật</strong>: Thời kỳ vàng da kéo dài, đặc trưng bởi sự gia tăng kéo dài của bilirubin, có thể kéo dài trên 3 tháng. Việc xuất hiện kháng thể IgG, giảm dần kháng thể IgM kháng HEV cho thấy sự hồi phục. Mặc dù điều trị có thể kéo dài, sau khoảng vài tuần đến vài tháng, bệnh sẽ hồi phục dần dần mà không để lại di chứng gì nghiêm trọng.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Viêm gan E mạn tính</strong>: Một tỉ lệ rất nhỏ viêm gan E cấp tiến triển thành viêm gan mạn tính. Với tổn thương gan kéo dài và âm ỉ, từ đó có nguy cơ gây xơ gan mất bù.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Virus viêm gan E</strong> có thể lây truyền qua các con đường khác nhau như đường tiêu hóa, truyền máu và lây truyền từ mẹ sang con trong đó đường tiêu hóa là con đường lây truyền chính</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền qua đường tiêu hóa</strong>: Nước uống bị nhiễm bẩn, ô nhiễm phân, dễ gây thành dịch. Thực phẩm bị ô nhiễm như thịt lợn chưa được nấu chín, thịt nguôi, xúc xích, một số loại thịt động vật khác bị nhiễm khuẩn. Ở Trung Quốc, cũng ghi nhận 1 số người bệnh nhiễm HEV liên quan đến sữa bò bị nhiễm khuẩn.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền qua đường máu</strong>: ở những vùng lưu hành bệnh cao, HEV có thể lây qua con đường này. Ngoài ra, những người hiến máu có nhiễm HEV cấp cũng có thể là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền từ mẹ sang con</strong>: đã có bằng chứng về việc lây truyền HEV từ mẹ sang trẻ sơ sinh, từ đó làm tỉ lệ tử vong chu sinh tuy nhiên chưa có bằng chứng xác thực về việc làm tăng gánh nặng bệnh tất nói chung. HEV được tìm trong sữa mẹ khi người mẹ nhiễm HEV cấp, tuy nhiên chưa có bằng chứng tin cậy khẳng định HEV có thể lây qua sữa mẹ khi cho con bú.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Đường lây nhiễm virus viêm gan E&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_virut-viem-gan-e-600x337_resize_resize.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đường lây nhiễm virus viêm gan E&nbsp;</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở những đối tượng phơi nhiễm với nguồn nước ô nhiễm nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ở những vùng miền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, khu ổ chuột nguy cơ nguồn nước nhiễm bẩn cao. Do đường lây truyền chính của HEV là đường tiêu hóa, việc thường xuyên không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi đi du lịch đến các vùng miền có dịch đang bùng phát cũng làm tăng khả năng mắc bệnh. Một tỉ lệ thấp nhiễm HEV có thể gây viêm gan mạn tính, khi chung sống cùng nhà với bệnh nhân nhiễm HEV mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh do HEV chủ yếu lây qua đường tiêu hóa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguồn nước dùng đảm bảo vệ sinh</p> <p style="text-align: justify;">+ Thực hiện an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, không dùng các thực phẩm bị ô nhiễm</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210704/20210704_ATTP.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">+ Thực hiện an toàn truyền máu, kiểm soát nhiễm khuẩn tốt</p> <p style="text-align: justify;">+ Vệ sinh cá nhân tốt</p> <p style="text-align: justify;">Việc sử dụng vắc xin phòng bệnh đặc hiệu đối với viêm gan E đã được nghiên cứu, tuy nhiên không có sẵn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay ghi nhận vắc xin viêm gan E tại Trung Quốc, quốc gia này có nhiều bằng chứng về hiệu quả của vắc xin và sự an toàn đối với nam giới, tuy nhiên đối với các đối tượng khác như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, bệnh nhân có bệnh gan sẵn có từ trước, .. chưa có nhiều bằng chứng xác thực. Do&nbsp; đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không khuyến cáo tiêm vắc xin viêm gan E cho tất cả đối tượng, cần cân nhắc trong từng tình huống cụ thể, phân tích dịch tễ, tình hình bệnh tật tại địa phương.</p> <p style="text-align: justify;">Globulin miễn dịch đặc hiệu với HEV: Chưa có bằng chứng lâm sàng về hiệu quả việc sử dụng Globulin đặc hiệu đối với các bệnh nhân sau phơi nhiễm với HEV. &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi nhiễm HEV cấp, các triệu chứng lâm sàng là không đặc hiệu, do đó cần dựa vào các xét nghiệm vi sinh đặc hiệu để chẩn đoán. Xét nghiệm kháng thể HEV IgM/IgG thường được sử dụng. HEV IgM xuất hiện trước ở giai đoạn đầu khi nhiễm HEV, tồn tại vài tháng và thường biến mất sau 4-5&nbsp; tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Một số bệnh nhân mặc dù nhiễm HEV nhưng kháng thể HEV IgM có thể âm tính, đặc biệt ở những bệnh nhân hệ miễn dịch suy giảm. Khi nghi ngờ nhiễm HEV, xét nghiệm HEV IgM âm tính không loại trừ bệnh, cần thêm xét nghiệm và theo dõi tiếp. So với HEV IgM, kháng thể HEV IgG xuất hiện sau, hiệu giá kháng thể tăng dần. HEV IgG có thể tồn tại một thời gian dài sau này. Có bằng chứng nhiễm HEV gần đây khi xét nghiệm HEV IgM dương tính hoặc hiệu giá kháng thể HEV IgG tăng gấp 5 lần sau 02 tuần hoặc phát hiện HEV RNA trong huyết thanh hoặc trong phân. Xét nghiệm HEV RNA cho thấy sự hiện diện trực tiếp của virus, đặc biệt trong những trường hợp xét nghiệm HEV IgM/IgG âm tính. Giai đoạn sớm của bệnh, thời gian khoảng 1 tuần trước khi khởi phát bệnh và khoảng 2-4 tuần sau đó, HEV RNA có thể dương tính. Tuy nhiên kỹ thuật này chưa được áp dụng rộng rãi tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó HEV RNA có thể dương tính một thời gian rất dài ở những bệnh nhân nhiễm HEV mạn tính.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan E" src="/ImagePath\images\20210704/20210704_xetnghiemchandoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan E</em></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt nhiễm HEV cấp với tổn thương gan cấp tính khác như viêm gan virus cấp khác (viêm gan virus A, viêm gan virus B cấp, viêm gan virus C cấp, ..), viêm gan do rượu, ngộ độc thuốc, tổn thương gan trong nhiễm trùng nặng,….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm gan E cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa số các bệnh nhân nhiễm HEV cấp tính theo diễn biến tự nhiên có thể tự giới hạn. Điều trị nhiễm HEV cấp chủ yếu là điều trị hỗ trợ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hỗ trợ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tránh hoạt động thể lực mạnh, không làm việc gắng sức. Khi có triệu chứng lâm sàng cần nghỉ ngơi tuyệt đối.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn: cần hạn chế ăn các chất béo, tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích,</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh sử dụng các chất chuyển hóa qua gan, các thuốc gây độc tế bào gan.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp nặng có thể xem xét nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc hỗ trợ tế bào gan có thể sử dụng.</p> <p style="text-align: justify;">Ở những bệnh nhân có suy gan tối cấp, bệnh lý não gan cần điều trị tích cực, đảm bảo hô hấp, tuần hoàn; điều chỉnh rối loạn đương máu; rối loạn điện giải, rối loạn cân bằng toan -&nbsp;&nbsp;kiềm, chống phù não,… Ghép gan sớm khi có chỉ định và khả năng thực hiện được.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị thuốc kháng virus</strong>: Không có khuyến cáo điều trị thuốc kháng virus ở bệnh nhân viêm gan E cấp mặc dù Ribavirin có thể sử dụng ở một số người bệnh nhiễm HEV mạn tính. Một số thử nghiệm lâm sàng đã sử dụng Ribavirin ở những bệnh nhân nhiễm HEV cấp tính tuy nhiên các bằng chứng còn nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó Ribavirin chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì tác dụng phụ trên thai nhi.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. World Health Organization. Hepatitis E Fact sheet (updated July 2016).</p><p>2. CDC, Hepatitis E FAQs;</p><p>3. Sana Waqar;&nbsp;Bashar Sharma;&nbsp;Janak Koirala, Hepatitis E, StatPearls [Internet].</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-gan-e-cap-soamg
Dị vật trong đường hô hấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Dị vật trong đường hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những dị vật được coi là mắc trong đường hô hấp là những chất hữu cơ hoặc vô cơ kẹt lại tại khu vực thanh quản, khí quản đến phế quản phân thuỳ. Các dị vật thường gặp có thể là đồ ăn như hạt lạc, hạt dưa, hạt ngô, hạt na, hoặc vỏ tôm, cua, mẩu xương động vật, viên kẹo; đồ vật như các mảnh đồ nhựa, kẹp tóc, viên bi, viên thuốc hoặc các loại đồ chơi có kích thước nhỏ,...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dị vật mắc trong đường hô hấp" src="/ImagePath/images/20210707/20210707_163903-di-vat-duong-tho.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dị vật mắc trong đường hô hấp</em></p> <p style="text-align: justify;">Thông thường dị vật trong đường hô hấp sẽ bắt gặp nhiều hơn đối với trẻ em hơn là người lớn (tỷ lệ ở trẻ dưới 4 tuổi là 75%). Vì thói quen hay cho các đồ vật vào miệng trong lúc chơi của trẻ em nên đây là đối tượng dễ bị hóc hơn. Nhưng không vì thế mà các lứa tuổi khác không bị mắc dị vật trong đường thở.</p> <p style="text-align: justify;">Các cấp cứu liên quan đến mắc dị vật trong đường hô hấp rất phổ biến của chuyên ngành tai mũi họng. Nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và xử lý đúng sẽ dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Nếu cứu chữa được nhưng chậm trễ có thể để lại những biến chứng không mong muốn sau này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Dị vật trong đường hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có thể liệt kê một số <strong>nguyên nhân chủ yếu khiến cho dị vật bị kẹt trong đường thở</strong> như sau:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Do trong khi chơi đùa hoặc làm việc có thói quen ngậm đồ trong miệng;</li> <li style="text-align: justify;">Do đang ăn thì mải nói chuyện, khóc hoặc cười đùa;</li> <li style="text-align: justify;">Ở người lớn cũng có trường hợp bị hóc răng giả;</li> <li style="text-align: justify;">Do hít mạnh, hít sâu và hít một cách đột ngột khi đang có vật trong miệng hoặc mũi;</li> <li style="text-align: justify;">Nhiều cha mẹ khi cho trẻ uống thuốc lại để nguyên viên, không bẻ nhỏ hoặc nghiền nát khiến trẻ khi uống thuốc dễ bị hóc;</li> <li style="text-align: justify;">Do bệnh nhân có thể bị gây mê, hôn mê khiến phản xạ họng và thanh quản bị rối loạn;</li> <li style="text-align: justify;">Do uống nước suối có lẫn con tắc te (hay còn gọi là đỉa suối) khiến nó chui vào đường thở và sống ký sinh tại đây.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân chủ yếu khiến cho dị vật bị kẹt trong đường thở" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_di-vạt-duong-tho.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân chủ yếu khiến cho dị vật bị kẹt trong đường thở</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Dị vật trong đường hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc bị mắc dị vật đường thở có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi trẻ đang ăn hoặc đang ngậm, hoặc trẻ đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thì bất ngờ ho sặc sụa, mặt tím tái, có thể bị nghẹt thở trong phút chốc. Điều này chứng tỏ xảy ra hội chứng xâm nhập do dị vật lọt vào thanh quản khiến cho niêm mạc bị kích thích và kích hoạt chức năng bảo vệ đường hô hấp của thanh quản nhằm tống dị vật ra bên ngoài.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hội chứng xâm nhập</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bắt đầu với những tràng ho dữ dội, kịch liệt để dị vật văng ra ngoài;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng của trẻ khi bị mắc dị vật đường thở&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_di-vat-duong-tho-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng của trẻ khi bị mắc dị vật đường thở&nbsp;</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị khó thở, co kéo, thở rít, mặt mũi tím tái và vã mồ hôi;</li> <li style="text-align: justify;">Khàn tiếng</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân là do thanh quản hình thành cơ chế phản xạ co thắt và phản xạ ho để đẩy dị vật bị mắc ra ngoài đường thở.</p> <p style="text-align: justify;">Đặc điểm dị vật và biểu hiện của cơ thể khi ở những vị trí khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;"><b>Dị vật mắc ở thanh quản:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dị vật có hình dáng tròn giống viên thuốc (kích thước đường kính khoảng 5 - 8mm) bị mắc tại buồng Morgagni thanh quản sẽ khiến trẻ bị ngạt thở, thậm chí có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời;</li> <li style="text-align: justify;">Dị vật mỏng giống mang cá, vảy cá có thể nằm dọc đứng theo thanh môn: Người bệnh không hẳn bị khó thở mà khàn tiếng nhẹ, bứt rứt;</li> <li style="text-align: justify;">Dị vật có bề mặt xù xì giống như đốt xương cá: Bệnh nhân cảm thấy khó thở và khàn tiếng, mức độ khó thở còn tùy thuộc vào chỗ thanh môn bị che lấp bởi dị vật;</li> <li style="text-align: justify;">Dị vật to, xù xì hoặc dài có thể vướng hoặc cắm vào vị trí ở giữa hai dây thanh âm, thanh thất Morgagni, băng thanh thất, hạ thanh môn.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><b>Dị vật rơi vào khí quản</b></p> <p style="text-align: justify;">Những dị vật mắc tại khí quản thường có kích thước lớn và có thể cắm vào thành khí quản, thường di chuyển theo chiều dọc, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Người bệnh sẽ bị khó thở theo từng cơn, nghe được tiếng lật phật khi nghe ống khí quản.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210707/20210707_di-vat-duong-tho-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hóc xương cá trong đường thở</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Dị vật ở trong phế quản</b></p> <p style="text-align: justify;">Dị vật sẽ dễ bị mắc vào phế quản bên phải do phế quản này nằm ở vị trí chếch hơn và có khẩu độ to hơn phế quản trai. Bản thân dị vật khi lọt và phế quản sẽ bị hút nước và trương to hơn so với kích thước ban đầu, niêm mạc phế quản sinh phản ứng sưng phù nề khiến cho dị vật bị kẹt lại, nằm cố định bám chắc vào phế quản.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Nếu phát hiện muộn và không xử lý kịp thời dị vật mắc trong đường thở, người bệnh nhất là trẻ em sẽ gặp các triệu chứng như suy hô hấp, thậm chí bị ngừng tim.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Dị vật trong đường hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dị vật là những chất hữu cơ, đồ ăn có thể bị trương to ra do ngấm nước khiến đường hô hấp bị nhiễm trùng, có khi bị ứ đọng xuất huyết vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân càng nhỏ tuổi càng bị đe dọa nhiều đến sức khỏe, nhiều trường hợp kể cả khi đã được gắp dị vật ra nhanh vẫn khiến bệnh nhi tử vong do biến chứng viêm phổi, viêm phế quản nghiêm trọng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm trùng đường hô hấp do mắc dị vật lâu ngày nhưng không được phát hiện kịp thời&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_di-vat-duong-tho-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm trùng đường hô hấp do mắc dị vật lâu ngày nhưng không được phát hiện kịp thời&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Dị vật khi được lấy ra sớm thì sẽ dễ dàng hơn, còn nếu muộn thì dị vật thường bị dịch chuyển, ngâm nước và gây phù nề niêm mạc đường thở khiến vật càng bị kẹt lại khó gắp ra, gây biến chứng nặng và khiến sức chịu đựng của cơ thể bị giảm sút nhiều.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Do vậy, đối với các ca bệnh nhân bị mắc dị vật trong đường hô hấp:</p> <p style="text-align: justify;">Không xử trí kịp thời sẽ để lại biến chứng, thậm chí dẫn tới tử vong do đường thở của bệnh nhân bị bít lấp gây ngạt thở;</p> <p style="text-align: justify;">Dị vật trong đường hô hấp có thể gây nên các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, tràn khí màng phổi, khí phế thũng, xẹp phổi một bên, áp xe phổi một bên, tràn khí trung thất, sẹo hẹp thanh quản,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Dị vật trong đường hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Không đưa những vật hoặc đồ chơi dễ cho vào miệng để ngậm và mút cho trẻ em, đặc biệt là khi không có sự theo dõi, trông nom của người lớn;</li> <li style="text-align: justify;">Tránh ăn các thức ăn dễ bị hóc như các loại hạt. Khi uống thuốc nếu viên thuốc có kích thước quá lớn thì cần phải chia nhỏ hoặc nghiền ra trước khi sử dụng;</li> <li style="text-align: justify;">Nếu thấy trẻ nhỏ đang ăn hoặc ngậm những đồ vật, đồ ăn dễ hóc thì không nên ngay lập tức la hét, mắng mỏ vì như vậy càng khiến cho trẻ bị hoảng hốt và hóc dị vật;</li> <li style="text-align: justify;">Trường hợp bị hóc hoặc nghi mắc dị vật trong đường hô hấp, cần lập tức tới bệnh viện.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Dị vật trong đường hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp chẩn đoán có thể được áp dụng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Khai thác lịch sử bệnh của bệnh nhân:</b></p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể hỏi về những biểu hiện của hội chứng xâm nhập ban đầu. Có thể khi xuất hiện hội chứng xâm nhập thanh quản đã tống được dị vật ra ngoài, nhưng cũng có khi dị vật vẫn ở trong nhưng không biết được về hội chứng xâm nhập (trẻ em khi đang chơi một mình khi bị hóc không ai biết).</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Các biểu hiện lâm sàng:</b></p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp dị vật kẹt ở thanh quản, bệnh nhân khó thở liên tục. Nếu dị vật mắc tại khí quản sẽ bị ho sặc sụa, kéo theo khó thở. Còn dị vật ở trong phế quản thì có thể bị xẹp phổi viêm phế quản - phổi.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Chụp X-quang:</b></p> <p style="text-align: justify;">Đây là kỹ thuật quan trọng giúp xác định được chính xác vị trí, hình dáng, kích thước của dị vật, trong trường hợp bệnh nhân bị hóc dị vật cản quang. Ngoài ra chụp X-quang còn cho biết bệnh nhân có bị xẹp phổi hay không thông qua các dấu hiệu điển hình.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Nội soi phế quản và khí quản:</b>&nbsp;Phương pháp này giúp để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Việc xác định chính xác vị trí, kích thước, tính chất của dị vật là vô cùng quan trọng để giúp bác sĩ có thể đưa ra các phương án xử trí cho bệnh nhân cũng như tiên lượng về sau. Tại BVĐK MEDLATEC, nội soi tai mũi họng ống mềm và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực 128 dãy là lựa chọn tối ưu cho việc xác định dị vật đường thở.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nội soi phế quản và khí quản&nbsp;xác định chính xác vị trí, kích thước, tính chất của dị vật&nbsp;tại BVĐK MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_MED_1212.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nội soi phế quản và khí quản<b>&nbsp;</b>xác định chính xác vị trí, kích thước, tính chất của dị vật&nbsp;tại BVĐK MEDLATEC</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Dị vật trong đường hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>a. Tiến hành cấp cứu tại chỗ</b></p> <p style="text-align: justify;">Có<b> </b>2 tình huống xảy ra là bệnh nhân tỉnh và bệnh nhân bất tỉnh:</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Bệnh nhân tỉnh:</b></p> <p style="text-align: justify;">Nghiệm pháp Heimlich: Để bệnh nhân đứng hoặc ngồi trên ghế có tựa lưng, người cấp cứu sẽ đứng sau bệnh nhân với tư thế hai cánh tay ôm vòng ra trước ngực nạn nhân, một bàn tay nắm lại, bàn tay còn lại cầm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Vị trí đặt bàn tay nắm là ở giữa xương ức và rốn. Sau đó giật đưa người của nạn nhân từ dưới lên trên với mục đích đẩy cơ hoành, giúp tống không khí trong khí quản, phế quản, trong phổi để dị tật bị văng ra ngoài. Mỗi động tác đòi hỏi một lực mạnh và dứt khoát, tái lặp khoảng 10 lần. Trong lúc thực hiện phải chú ý tới miệng của bệnh nhân, nếu dị vật được đẩy bật lên miệng thì phải lập tức lấy ra.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Bệnh nhân bất tỉnh:</b></p> <p style="text-align: justify;">bệnh nhân cần được đặt trong tư thế nằm ngửa. Người cấp cứu sẽ quỳ bên cạnh, đặt bàn tay áp lên bụng của bệnh nhân, vẫn với vị trí dưới xương ức trên phần rốn, bàn tay còn lại đặt lên bàn tay này. Động tác cấp cứu theo hướng đẩy nhanh và mạnh lên trên, lặp lại trong khoảng 10 lần. Vừa cấp cứu vừa theo dõi miệng của nạn nhân và nhanh chóng lấy dị vật ra nếu đã được đẩy lên.</p> <p style="text-align: justify;"><b>b. Trường hợp đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện</b></p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp soi nội quản được tích cực áp dụng đối với những nạn nhân bị mắc dị vật trong đường hô hấp, cụ thể như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Soi thanh quản để gắp dị vật nếu dị vật kẹt ở thanh quản;</li> <li style="text-align: justify;">Soi khí quản nếu dị vật mắc tại đây và gắp nó ra;</li> <li style="text-align: justify;">Soi phế quản trong trường hợp dị vật ở phế quản.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Quan sát nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng là bị khó thở nặng thì cần mở khí quản trước trước khi soi. Nạn nhân cảm thấy mệt nhiều cần được hồi sức trước, không nên soi ngay lập tức. Còn nếu bệnh nhân nhập viện không cảm giác quá khó thở nhưng những cơn khó thở lại đến bất chợt, do nguyên nhân khác chưa thể lấy được dị vật thì có thể mở khí quản trước để giải quyết đường thở cho bệnh nhân, tránh những cơn thở bất thường.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi đã tiến hành gắp bỏ dị vật thành công qua đường tự nhiên, tuy dị vật đã không còn ở trong cơ thể nhưng chỗ bị hóc có thể còn phản ứng sưng viêm và phù nề, cần theo dõi và cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh giảm xuất huyết, chống phù nề, ổn định lại thể trạng.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên cũng có những ca khó khi vật bị hóc có cấu tạo sắc nhọn không thể loại bỏ bằng việc gắp qua đường thở theo cách thông thường như soi nội quản (tình trạng này cũng hiếm gặp). Do đó có thể phải thực hiện biện pháp mở lồng ngực, mở phế quản để lấy dị vật ra.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bệnh học dị vật đường thở | Điều trị</li><li style="text-align: justify;">Dị vật đường thở | benhviendktinhquangninh</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/di-vat-trong-duong-ho-hap-sosqx
Ho kéo dài
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ho kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ho là một phản xạ tất nhiên của đường hô hấp nhằm tống các dị vật, vi sinh vật, chất tiết,... ra ngoài.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ho là một phản xạ tất nhiên của đường hô hấp nhằm tống các dị vật, vi sinh vật, chất tiết,... ra ngoài." src="/ImagePath/images/20210707/20210707_20190613_093710_389604_ho-khan-keo-dai.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ho là một phản xạ tất nhiên của đường hô hấp nhằm tống các dị vật, vi sinh vật, chất tiết,... ra ngoài.</em></p> <p style="text-align: justify;">Có 3 cấp độ của ho:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho cấp tính: Kéo dài dưới 3 tuần;</li> <li style="text-align: justify;">Ho bán cấp: Kéo dài từ 3 - 8 tuần;</li> <li style="text-align: justify;">Ho mạn tính: Trên 8 tuần.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân được coi là bị ho kéo dài là khi thời gian ho dai dẳng trên 3 tuần mà không có dấu hiệu dừng lại, ngay cả khi dùng thuốc cũng không khiến bệnh thuyên giảm. Bất kỳ ai cũng đã từng trải qua các cơn ho trong đời, đặc biệt ho kéo dài là biểu hiện không phải hiếm gặp. Càng vào những thời điểm khi thời tiết giao mùa thì lại càng dễ có nhiều người bị ho kéo dài, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, giấc ngủ và thể chất của người bệnh. Nếu bị nặng hơn, ho kéo dài có thể dẫn tới chóng mặt, buồn nôn, trầm cảm,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ho kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lý do bệnh nhân bị ho kéo dài có thể là do mắc các bệnh lý nguy hiểm trong đường hô hấp, hoặc cũng có thể là do các tác động kích thích từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:</p> <p style="text-align: justify;"><b>a. Nguyên nhân bệnh lý:</b></p> <p style="text-align: justify;"><b>- Nhiễm khuẩn: </b>Bệnh nhân bị nhiễm các virus gây bệnh cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Sau khi được điều trị khỏi thường có biểu hiện ho dai dẳng;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi bị nhiễm các virus gây bệnh cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có thể gây ho" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_benh-cum-a-h1n1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi bị nhiễm các virus gây bệnh cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có thể gây ho</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>- Trào ngược dạ dày: </b>Nhiều trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày, khiến cho dịch từ dạ dày trào lên thực quản gây kích ứng niêm mạc tại đây và sinh ra phản ứng ho. Nếu tình trạng tái lặp nhiều lần sẽ khiến bệnh nhân bị ho kéo dài và không thuyên giảm ngay cả khi sử dụng thuốc trị ho;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Hen phế quản: </b>Bệnh thường xuất hiện theo mùa, sau khi tiếp xúc với không khí lạnh mà không giữ ấm cơ thể, tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc hoá chất, hay bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Viêm mũi xoang: </b>Bệnh xoang khiến cho vùng mũi hoặc xoang tiết ra quá nhiều dịch nhầy. Dịch chảy xuống thành sau họng, kích thích gây nên phản ứng ho;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Viêm phế quản mạn tính: </b>Những bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính thường có thói quen hút thuốc hoặc đã từng hút nhiều thuốc trước đó. Bệnh kéo dài dẫn đến xung huyết, gây khó thở, thở khò khè và ho có đờm dai dẳng;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Các bệnh về phổi:&nbsp;</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)</strong>: Bệnh là hậu quả của hút thuốc trong thời gian dài. Triệu chứng gồm có ho kéo dài, tức ngực, khó thở, thở khò khè, ho kèm chất nhầy và ho nhiều nhất vào buổi sáng;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Viêm phổi bạch cầu ái toan</strong>;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Ung thư phổi</strong>: 65% người bị ung thư phổi có dấu hiệu ho kéo dài kèm dịch nhầy màu đỏ nâu hoặc hồng, bị đau tức ngực, khản tiếng, đau khi nuốt;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Viêm phổi</strong>: Ho dai dẳng và thường bị vào ban đêm. Ho có thể kèm đờm xanh hoặc lẫn máu. Xuất hiện chứng cảm lạnh: sốt cao, khó thở, tức ngực, bệnh có thể kéo dài hơn 2 tuần. Cần đi khám ngay trước khi bệnh tiến triển nặng;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Lao phổi</strong>: Các biểu hiện khởi phát bao gồm ho kéo dài, khó thở, thức ngực, ho có thể kèm máu, sụt cân, suy nhược cơ thể, đồ mồ hôi về đêm,... Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ lây lan sang các cơ quan khác và gây nên những biến chứng nghiêm trọng.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi bị mắc các bệnh về phổi như COPD, viêm phổi, ung thư phổi... thường sẽ dẫn đến ho dai dẳng" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_20201114_dau-hieu-viem-phoi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi bị mắc các bệnh về phổi như COPD, viêm phổi, ung thư phổi... thường sẽ dẫn đến ho dai dẳng</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Các lý do hiếm gặp khác: </b>Tăng cảm thanh quản, nhuyễn sụn khí, phế quản, dị dạng động mạch và tĩnh mạch phổi, phì đại amidan, xơ nang, bệnh sarcoidosis...</p> <p style="text-align: justify;"><b>b. Các nguyên nhân khác:</b></p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm</strong>&nbsp;là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng ho kéo dài, và đây cũng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý kể trên. Những người không nghiện thuốc lá nhưng lại hít thuốc thụ động từ những người xung quanh cũng có nguy cơ bị ho lâu ngày kèm theo những tổn thương về phổi;</p> <p style="text-align: justify;">- Đối tượng phụ nữ, người cao tuổi cũng thường nhạy cảm hơn với các phản ứng ho;</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng các thuốc để điều trị bệnh như: Thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là những thuốc làm ức chế chuyển angiotensin thường gây phản xạ ho khan kéo dài. Khi ngừng thuốc thì sẽ hết ho.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ho kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li>Ho dai dẳng có thể kèm theo: Chất dịch, đờm, máu;</li> <li>Chảy nước mũi, ngạt mũi;</li> <li>Thở khò khè, khó thở, khàn tiếng;</li> <li>Họng có cảm giác đau rát, hắng giọng, ngứa họng và luôn muốn ho;</li> <li>Ho kèm theo ợ chua, miệng hôi.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các cơn ho khác nhau thể hiện điều gì?</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><b>- Ho có đờm:</b></p> <p style="text-align: justify;">Ho có đờm thường đem lại cảm giác nặng ngực, thường ho ra chất nhầy và đờm. Các triệu chứng khác xuất hiện: khó thở, nghẹt thở và mệt lả. Những biểu hiện này càng nặng hơn khi đi bộ hoặc vận động. Ho có đờm trong thời gian dài có thể kèm theo bội nhiễm, nguyên nhân gây ho có đờm kéo dài có thể là do những bệnh lý như ung thư phổi, thực quản, thanh quản, khí quản,...&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Ho khan kéo dài:</b></p> <p style="text-align: justify;">Đây là tình trạng bệnh nhân ho nhiều nhưng không khạc ra đờm. Nhiều khi bệnh nhân hay nuốt ngược đờm vào trong vì không tiện khạc đờm ra. Nếu bị ho khan kéo dài cần nghĩ đến có thể bạn đang mắc những bệnh về thanh quản, bệnh viêm tai hoặc viêm xương chũm mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Ho thành từng cơn:</b></p> <p style="text-align: justify;">Ho thành từng cơn kéo dài có thể là biểu hiện của chứng ho gà. Bệnh nhân bị ho liền một cơn, sau đó hít một hơi dài và tiếp tục bị ho. Những cơn ho như ho gà kéo dài sẽ làm tăng áp lực lồng ngực, tĩnh mạch chủ ứ huyết khiến cho người bệnh ho đỏ mặt, tĩnh mạch ở cổ có dấu hiệu bị phồng lên, ngoài ra còn khiến bệnh nhân có phản xạ nôn, chảy nước mắt. Khi bị cơn ho co bóp quá mức, bệnh nhân bị đau ê ẩm các vị trí ngực, lưng, bụng.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Ho ra máu:</b></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ho kéo dài kèm theo ho ra máu theo mức độ từ nhẹ đến nặng cần lưu ý vì có thể đang mắc phải bệnh ung thư phổi, viêm phổi cấp tính hoặc mạn tính. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị ho ra máu đột ngột khi khoẻ mạnh hoặc sau khi vận động, có thể người bệnh đã bị mắc bệnh lao phổi (có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, ho kéo dài, sụt cân thì phải càng cẩn thận).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ho kéo dài" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_ho-ra-mau-hemoptysis.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ho ra máu kéo dài là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Ho kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho kéo dài nhất là vào buổi đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ người bệnh, khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, kiệt sức;</li> <li style="text-align: justify;">Ho dữ dội mất kiểm soát đôi khi còn khiến bệnh nhân bị buồn nôn;</li> <li style="text-align: justify;">Họng khó chịu, hay muốn ho;</li> <li style="text-align: justify;">Ho khan nhiều lần trong ngày còn khiến phụ nữ bị tiểu không tự chủ, đặc biệt là ở những phụ nữ đang mang thai hoặc người cao tuổi;</li> <li style="text-align: justify;">Hay xuất hiện triệu chứng đau đầu;</li> <li style="text-align: justify;">Nếu tình trạng ho kéo dài, dai dẳng sẽ khiến người bệnh đau họng, tổn thương viêm nhiễm niêm mạc họng, đau ngực, khó thở, kém ăn và mất ngủ thường xuyên.&nbsp;</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Ho kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- Bệnh nhân hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân hút thuốc lào, thuốc lá lâu năm có thể gặp tình trạng ho dai dẳng kéo dài" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_20200529103139-10-thay.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân hút thuốc lào, thuốc lá lâu năm có thể gặp tình trạng ho dai dẳng kéo dài</em></p> <p>- Đối tượng phụ nữ, người cao tuổi;</p> <p>- Những người sử dụng các thuốc để điều trị bệnh như: Thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là những thuốc làm ức chế chuyển angiotensin thường gây phản xạ ho khan kéo dài. Khi ngừng thuốc thì sẽ hết ho.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ho kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào - nguyên nhân gây nên nhiều chứng bệnh nghiêm trọng và làm tổn thương đường hô hấp;</li> <li style="text-align: justify;">Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp: Nhiệt độ thay đổi đột ngột như bước vào phòng điều hoà, các con vật nuôi nhiều lông trong nhà, bụi, không khí ẩm mốc, vào mùa lạnh cần giữ ấm vào mùa lạnh, không ăn và uống những chất kích thích như đồ quá cay hoặc quá nóng;</li> <li style="text-align: justify;">Tiêm vắc xin phòng các bệnh cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_tiem-vaccinephong-benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Bên cạnh việc kết hợp sử dụng thuốc, cần thay đổi thực đơn ăn uống cũng như thời gian ăn uống: ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế ăn các đồ chua, cay, nóng, nhiều gas,... khi nằm ngủ nên kê cao gối;</li> <li style="text-align: justify;">Thường xuyên luyện tập thể dục và có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại virus gây bệnh.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ho kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p>Xác định tình trạng của ho để việc thăm khám được thuận tiện hơn:</p> <ul> <li>Ho bán cấp thường từ 3- 8 tuần;</li> <li>Ho mạn tính kéo dài trên 8 tuần.</li> </ul> <p>Tiếp cận chẩn đoán: Bệnh nhân bị ho kéo dài cần được:</p> <ul> <li>Khai thác tiền sử dùng thuốc ức chế men chuyển;</li> <li>Thăm khám các biểu hiện lâm sàng để phát hiện những bệnh lý đường hô hấp trên</li> </ul> <p>Bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý sau ở bệnh nhân:</p> <ul> <li>Hen phế quản;</li> <li>Giãn phế quản;</li> <li>Lao phổi, lao nội phế quản;</li> <li>Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;</li> <li>Trào ngược dạ dày thực quản.</li> </ul> <p>Ngoài chẩn đoán lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm những thăm dò như: đo pH thực quản, test kích thích phế quản;</p> <p>Trường hợp chẩn đoán chưa xác định rõ bệnh có thể điều trị thử với hỗn hợp thuốc kháng histamin - co mạch trong thời gian từ 1 - 2 tuần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ho kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ho kéo dài có thể chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với các tác động của môi trường bên ngoài, những đây cũng là biểu hiện của một bệnh lý bất thường nào đó. Vì thế chúng ta không nên chủ quan. Cần lưu ý những điểm sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nếu ho kéo dài kèm theo triệu chứng sốt, tím tái, khó thở và ho lâu ngày đến kiệt sức thì cần phải đi khám và tiến hành xét nghiệm. Đi khám ngay nếu tình trạng ho kéo dài trên 5 ngày;</li> <li style="text-align: justify;">Ho kéo dài trên 3 tuần mà không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc, kèm theo biểu hiện sốt, ho có đờm màu nâu hoặc vàng, ho ra máu, đau ngực, thở nông thì phải đi khám để chẩn đoán;</li> <li style="text-align: justify;">Đặc biệt các trường hợp bị ho kéo dài khi bệnh nhân có tiền sử bị lao phổi, hen suyễn, sụt cân và bị đau dạ dày thì phải điều trị các nguyên nhân bệnh lý gây ho kéo dài;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đã từng bị ho kéo dài trước đây cần phải chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời gió, lạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể lao, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;"><em>Tài liệu chuyên môn chẩn đoán điều trị&nbsp;bệnh hô hấp |&nbsp;</em>Thư viện pháp luật</li><li style="text-align: justify;"><em>Ho kéo dài cảnh báo dấu hiệu của bệnh gì? |&nbsp;</em>MEDLATEC</li><li><em>Ho khan kéo dài, chữa mãi không khỏi, phải làm sao?</em>&nbsp;| Vimec</li><li><em>Bị ho dai dẳng có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm</em>&nbsp;| Baosonhospital</li><li><em>Ho khan kéo dài mãi không khỏi - Nguyên nhân và những biến chứng nguy hiểm cần để phòng tránh</em>&nbsp;| viemphoi.online</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ho-keo-dai-svejm
Hội chứng suy hô hấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng suy hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><b>Hội chứng suy hô hấp - Đích đến của mọi loại bệnh phổi nguy hiểm</b></h3> <p style="text-align: justify;">Có thể nói rằng, mọi loại bệnh phổi khi tiến triển nặng đều có nguy cơ dẫn đến hội chứng suy hô hấp. Đây cũng là hậu quả mà không bác sĩ nào muốn đối diện bởi sự nguy hiểm của nó. Vậy, hội chứng suy hô hấp là gì mà đáng sợ như vậy? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn nhé.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng suy hô hấp cấp" src="/ImagePath/images/20210708/20210708_hoi-chung-suy-ho-hap.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng suy hô hấp</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng suy hô hấp là gì?</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng suy hô hấp cấp</strong> là một tình trạng lâm sàng gây giảm chức năng thông khí của hệ thống hô hấp một cách cấp tính, tiến triển nhanh và diễn biến nặng. Sự rối loạn trao đổi khí Oxy và CO<sub>2</sub> sẽ gây thiếu Oxy não, tim, và các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng trên sẽ dẫn đến tử vong. Có hai loại suy hô hấp cấp đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Suy hô hấp cấp do thiếu Oxy và giảm khí CO<sub>2</sub></li> <li style="text-align: justify;">Suy hô hấp cấp do thiếu Oxy không kèm theo ứ khí CO<sub>2</sub></li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng suy hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng suy hô hấp cấp và tất cả được phân loại ra hai nhóm nguyên nhân chính:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân tại phổi:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng</strong>: Khi có những tổn thương phổi lan tỏa do tình trạng nhiễm trùng phổi như viêm phổi nặng do các loại vi khuẩn (Strepcococcus pneumoniae, Haemophylus influenzae, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,...) hoặc các loại virus (Cúm A, Coronavirus như SARS, SARS-CoV-2,...) lao kê, lao siêu kháng,...</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210708/20210708_hoi-chung-suy-ho-hap-1.png"></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Phù phổi cấp</strong>: Do tình trạng lượng máu hay dịch cung cấp đến phổi quá lớn và tăng đột ngột dẫn đến xung huyết, ứ đọng nhiều dịch trong các khoảng kẽ khiến cho dịch thoát vào trong lòng phế nang, cản trở sự trao đổi và lưu thông khí dẫn đến suy hô hấp. Dịch quá nhiều còn khiến bệnh nhân ho cả ra bọt hồng và thiếu Oxy mà tử vong. Phù phổi cấp có nhiều nguyên nhân, có thể do các bệnh lý của tim mạch, do truyền dịch quá nhiều, do chấn thương sọ não hoặc các bệnh lý về não như viêm não hay u não,... Ngoài ra, có thể gặp phù phổi cấp do cúm ác tính, nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, đuối nước, hít phải dịch dạ dày, tắc mạch phổi,...</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Các đợt cấp của bệnh phổi mạn tính</strong>: Tình trạng này thường gặp nhất. Đó là các đợt cấp của hen phế quản nặng hoặc cơn hen ác tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tâm phế mạn</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Hội chứng suy hô hấp còn có thể xảy ra do tình trạng <strong>tắc nghẽn đường thở cấp tính</strong>: Ví dụ như dị vật đường thở, u phế quản, u trung thất hay u thực quản chèn vào phế quản, bị bóp cổ, treo cổ, xẹp phổi cấp do đặt nội khí quản.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Tràn khí hay tràn dịch màng phổi </strong>mức độ nhiều cũng gây ra hội chứng suy hô hấp.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Các chấn thương lồng ngực</strong> hoặc liệt cơ hô hấp cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng suy hô hấp.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng suy hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng suy hô hấp cấp được thể hiện qua các triệu chứng điển hình sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Nhịp thở</strong>: Ban đầu bệnh nhân thở nhanh, tần số thở dồn dập &gt; 30 lần/ phút, có sự co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng. Giai đoạn sau bệnh nhân thở chậm dần, có thể xuất hiện các cơn ngừng thở. Đây là một dấu hiệu tiên lượng rất nặng.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Tím tái:</strong> Khi thiếu Oxy, các vùng da như cạnh mũi, môi, đầu ngón tay sẽ có hiện tượng tím tái, nhợt nhạt. Thậm chí nếu suy hô hấp nặng có thể tím tái toàn thân. Nếu có tình trạng suy hô hấp mạn gây tăng Hemoglobin trong máu, bệnh nhân có tím rõ hơn. Tím tái có thể kèm với vã mồ hôi.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng tuần hoàn</strong>: Mạch nhanh là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất do tình trạng thiếu Oxy máu. Giai đoạn đầu bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp, tăng cung lượng tim. Giai đoạn sau là tim đập chậm và yếu dần, có thể có cơn ngừng tim, hạ huyết áp.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng suy tim phải cấp tính</strong> thường gặp trong các đợt cấp của bệnh phổi mạn tính. Hội chứng này là tập hợp các triệu chứng như gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên là một dấu hiệu nặng.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng suy tim phải cấp tính" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_suy-ho-hap-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng suy hô hấp cấp</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng thần kinh</strong> thường gặp trong suy hô hấp nặng hoặc giai đoạn muộn, khi não bị thiếu Oxy sẽ dẫn đến các triệu chứng vật vã, kích thích rồi đến lơ mơ, rối loạn tri giác và nhận thức. Nặng nhất là hôn mê.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng suy hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Đẻ non</strong>: Do trẻ đẻ non chưa phát triển hoàn thiện hệ thống hô hấp, cũng như cơ hô hấp còn yếu, có thể có cả những bệnh lý tim bẩm sinh nên có nguy cơ rất cao bị suy hô hấp.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ em sinh non&nbsp;có nguy cơ rất cao bị suy hô hấp" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_nguyen-nhan-suy-ho-hap.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ em sinh non&nbsp;có nguy cơ rất cao bị suy hô hấp</em>&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những <strong>người cao tuổi (&gt;65 tuổi)</strong> cũng có nguy cơ có&nbsp; hội chứng suy hô hấp nếu có sức&nbsp; đề kháng yếu, có nhiều bệnh nền, đặc biệt là các bệnh mạn tính ở phổi như hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</li> <li style="text-align: justify;">Những <strong>công nhân làm việc trong các môi trường ô nhiễm</strong> hay nhiều khói bụi hoặc khí độc, hay những công nhân hầm lò làm việc trong môi trường kín, thiếu Oxy cũng có nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp.</li> <li style="text-align: justify;">Những <strong>người nghiện thuốc lá, nghiện rượu bia hoặc người sử dụng chất kích thích</strong>,... là những đối tượng có nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp.</li> <li style="text-align: justify;">Những <strong>người có tiền sử chấn thương lồng ngực</strong> hoặc <strong>tổn thương đường hô hấp</strong> cũng nằm trong nhóm nguy cơ này.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng suy hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Suy hô hấp cấp</strong> cực kỳ nguy hiểm nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể phòng ngừa, ví dụ như suy hô hấp trong các trường hợp chấn thương do tai nạn. Tuy nhiên, phần lớn các nguyên nhân gây suy hô hấp có thể dự phòng trước được như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, các bệnh lý tim mạch,... Vì vậy, các bệnh nhân cần thực hiện các cách dự phòng sau để tránh xuất hiện hội chứng suy hô hấp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cai thuốc lá</li> <li style="text-align: justify;">Tuân thủ điều trị các bệnh nền về hô hấp như COPD, hen phế quản, suy tim,...</li> <li style="text-align: justify;">Tích cực tập luyện thể dục thể thao, tập phục hồi chức năng phổi.</li> <li style="text-align: justify;">Nên đi khám sớm nếu có các biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp như sốt, ho, đau ngực, khó thở,...</li> <li style="text-align: justify;">Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.</li> <li style="text-align: justify;">Tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng phế cầu.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng suy hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán hội chứng suy hô hấp không khó nhưng cần phải xác định nhanh chóng để kịp thời xử trí cấp cứu. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nhanh tình trạng suy hô hấp cấp của bệnh nhân:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Hoàn cảnh xuất hiện</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng lâm sàng như đã nêu ở trên.</p> <p style="text-align: justify;">- Khí máu động mạch: PaO<sub>2</sub> &lt; 60 mmHg, PaCO<sub>2</sub> &gt; 50 mmHg khi thở khí trời.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán nguyên nhân&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- <strong>Chụp X-quang</strong> rất quan trọng để định hướng chẩn đoán: Chụp Xquang có thể phát hiện tràn khí màng phổi, tình trạng khí phế thũng, các tổn thương phổi (đông đặc, thâm nhiễm, u phổi,...), hình ảnh bóng tim,...</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Điện tim và siêu âm tim</strong>: Giúp chẩn đoán các nguyên nhân gây suy hô hấp do bệnh lý tim mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Các <strong>xét nghiệm máu</strong> đặc hiệu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm sinh hóa máu về các chức năng gan, thận, chỉ số viêm (CRP, Procalcitonin), điện giải đồ, phospho hữu cơ, MetHb, Lactat,...</li> <li style="text-align: justify;">Khí máu động mạch</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>- Chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chụp MSCT hệ động mạch phổi, chụp CT lồng ngực</li> <li style="text-align: justify;">Nội soi phế quản đánh giá sự thông thoáng đường thở.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán mức độ của hội chứng suy hô hấp</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Đây là một bước quan trọng quyết định thái độ xử trí của bác sĩ trước một bệnh nhân gặp hội chứng suy hô hấp:</p> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="height:36px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu</strong></p> </td> <td style="height:36px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Suy hô hấp nặng</strong></p> </td> <td style="height:36px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguy kịch</strong></p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;"><strong>Tím tái</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: justify;">++</p> </td> <td> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;"><strong>Vã mồ hôi</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: justify;">+</p> </td> <td> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;"><strong>Khó thở</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: justify;">++</p> </td> <td> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng hoặc&nbsp; tụt huyết áp (trụy mạch)</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: justify;">Không</p> </td> <td> <p style="text-align: justify;">+</p> <p style="text-align: justify;">(Nguy cơ tử vong cao)</p> </td> </tr> <tr> <td rowspan="3" style="height:32px;"> <p style="text-align: justify;"><br> &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn ý thức</strong></p> </td> <td rowspan="3" style="height:32px;"> <p style="text-align: justify;"><br> &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Không</p> </td> <td style="height:32px;"> <p style="text-align: justify;">+</p> <p style="text-align: justify;">(vật vã, kích thích)</p> </td> </tr> <tr> <td style="height:32px;"> <p style="text-align: justify;">++&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">(lơ mơ)</p> </td> </tr> <tr> <td style="height:32px;"> <p style="text-align: justify;">+++&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">(hôn mê)</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng suy hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>a. Nguyên tắc xử trí</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Hỗ trợ hô hấp cấp phối hợp điều trị nguyên nhân</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>b. Xử trí cụ thể</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Xử trí cấp cứu:</p> <p style="text-align: justify;">+/&nbsp;Khai thông đường dẫn khí&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hút đờm dãi, dịch hầu họng hay dị vật, thức ăn,... ở đường hô hấp trên</li> <li style="text-align: justify;">Nâng hàm, đặt đầu ngửa ra sau để đường thở được thẳng nhất, kéo lưỡi khi lưỡi tụt.</li> <li style="text-align: justify;">Nội soi phế quản lấy dị vật đường thở</li> <li style="text-align: justify;">Rửa phế quản nhằm lấy sạch các dị vật hoặc các loại dịch bị hít phải, đờm dãi,...</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+/ Mở khí quản khi bệnh nhân có sự co thắt, phù nề hay viêm loét thanh quản, chấn thương nặng thanh khí quản, bệnh nhân phải thông khí nhân tạo xâm nhập,...</p> <p style="text-align: justify;">+/ Đặt nội khí quản: Có thể đặt nội khí quản qua đường mũi hoặc đường miệng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đặt nội khí quản qua đường mũi có thể không cần đèn soi, giữ được ống thở lâu hơn nhưng còn tùy&nbsp; thuộc&nbsp; vào đường kính của ống mũi và tình trạng niêm mạc mũi. Ngoài ra đặt nội khí quản qua đường mũi cũng có thể gây viêm loét, chảy máu niêm mạc mũi, khó chăm sóc và dễ bị bít tắc nội khí quản hơn đường miệng.</li> <li style="text-align: justify;">Đặt nội khí quản qua đường miệng cần có đèn soi thanh quản mới có thể đặt được, khó vệ sinh răng miệng và dễ bị bệnh nhân cắn vào ống nhưng phương pháp này dễ thực hiện và có thể thực hiện nhanh chóng nên thường được các bác sĩ sử dụng trong các trường hợp cấp cứu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+/ Dẫn lưu màng phổi: Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp tràn dịch màng phổi hay tràn khí màng phổi. Nếu dẫn lưu không hiệu quả sẽ cần phải xem xét phẫu thuật lồng ngực.</p> <p style="text-align: justify;">+/ Oxy liệu pháp: Cung cấp Oxy để đảm bảo duy trì SpO2 90% bằng các phương pháp: Thở qua canuyn mũi, mặt nạ Oxy, mặt nạ Oxy, mặt nạ Venturi, Oxy trong lều hoặc lồng ấp, thở Oxy cao áp.</p> <p style="text-align: justify;">+/ Chống toan máu bằng truyền dung dịch kiềm Natri Bicarbonat hoặc THAM</p> <p style="text-align: justify;">+/ Sử dụng các thuốc kích thích hô hấp</p> <p style="text-align: justify;">+/ Thông khí nhân tạo:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thông khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương: Được chỉ định trong các trường hợp suy hô hấp cấp do phù phổi cấp, đợt cấp nặng của của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay cơn hen phế quản ác tính; suy hô hấp nặng, toan hô hấp,...</li> <li style="text-align: justify;">Phương pháp này có chống chỉ định khi bệnh nhân ngừng thở, huyết động không ổn định, quá nhiều đờm dãi, kích thích, không hợp tác, khung xương mặt không phù hợp gây hở mặt nạ.</li> <li style="text-align: justify;">Thông khí nhân tạo&nbsp;xâm nhập nếu phương pháp trên thất bại hoặc có chống chỉ định</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>c.&nbsp;Điều trị nguyên nhân</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Các thuốc giãn phế quản (cường Beta2-Adrenergic, Ức chế Cholinergic): Được sử dụng khi có sự co thắt phế quản trong các bệnh COPD hay hen phế quản. Các thuốc được dùng qua đường khí dung và truyền tĩnh mạch.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Liệu pháp Corticoid: Chỉ định trong các trường hợp suy hô hấp do hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</li> <li style="text-align: justify;">Kháng sinh: Được chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dự phòng nhiễm trùng.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc lợi tiểu: Được sử dụng trong suy hô hấp do suy tim ứ huyết, phù phổi cấp huyết động hay tình trải quá tải thể tích.</li> <li style="text-align: justify;">Thay huyết tương trong các trường hợp nhược cơ, hội chứng Guillain - Barre.</li> <li style="text-align: justify;">Xử trí các chấn thương ngoại khoa nếu có như: Cố định xương sườn gãy, vết thương ngực hở, phẫu thuật trong trường hợp chèn ép tủy cổ.</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Hội chứng suy hô hấp cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa | VNVC</li><li>Suy hô hấp cấp là gì? | Vinmec</li><li>Chẩn đoán và xử trí suy hô hấp cấp |&nbsp;BVĐK tỉnh Quảng Ninh</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-suy-ho-hap-sysmm
Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh do <strong>Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</strong> là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ mắc ngày càng càng cao và biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có các thương tổn như mụn nước, vết loét sau mụn nước vỡ và sưng hạch lympho quanh khu vực thương tổn. Tương tự nhiễm các chủng virus herpes khác, nhiễm HSV có thể xuất hiện thể ẩn và tái hoạt và tái phát sau đó. Hiện tại, bệnh chưa điều trị khỏi được.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210703/20210703_herpes-sinh-duc1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh do Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</em></p> <p style="text-align: justify;">Đối tượng mắc bệnh chủ yếu ở người trẻ tuổi, đặc biệt nhóm quan hệ tình dục nguy cơ cao. Lây truyền HSV ở trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ có thể tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong; ngoài ra, loét hậu môn sinh dục do HSV làm tăng tỷ lệ lây truyền HIV.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân gây bệnh là Herpes simplex type&nbsp;1 (HSV-1) và herpes simplex type&nbsp;2 (HSV-2)</strong>, thuộc nhóm AND virus. HSV-1 thường gây tổn thương ở da, niêm mạc của mắt, mũi, miệng qua tiếp xúc trục tiếp hoặc nước bọt. HSV-2 thường lây qua quan hệ tình dục, gây tổn thương vùng hậu môn, sinh dục. Tuy nhiên, cả HSV-1 và HSV-2 đều có thể gây loét sinh dục; do biểu hiện kín đáo nên bệnh thường ít khi được phát hiện. Do đó, phần lớn các trường hợp nhiễm HSV có thể lây truyền bệnh cho bạn tình.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210703/20210703_herpes.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh minh họa Herpes simplex type&nbsp;1&amp;2</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Virus HSV</strong> có thể tồn tại ở hạch thần kinh sau nhiễm herpes tiên phát và tái hoạt động khi bệnh nhân gặp tình trạng suy giảm miễn dịch, stress, sang chấn,…Phần lớn các trường hợp mắc herpes sinh dục tái đi tái lại thường do HSV-2. Ngoài ra, nhiễm HSV 2 làm tăng nguy cơ mắc HIV, do:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tồn thương loét sinh dục thường xuyên gây nhiễm trùng tại chỗ và tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tạo thuận lợi cho HIV xâm nhập.</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương loét sinh dục tập trung các tế bào CD4 ở niêm mạc, là mục tiêu của virus HIV.</li> <li style="text-align: justify;">Phân lập được virus nhân lên ở vị trí tổn thương do HSV 2.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của bệnh do Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục đa dạng, phụ thuộc vào từng giai đoạn, gồm: tiên phát, đợt mắc mới và tái phát.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện lâm sàng của bệnh do Herpes simplex" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_herpes-sinh-duc-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện lâm sàng của bệnh do Herpes simplex</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhiễm HSV tiên phát: Tình trạng nhiễm ở bệnh nhân chưa có kháng thể với HSV-1 và HSV-2 trước đó. Thời gian ủ bệnh trung bình của nhiễm herpes vùng sinh dục sau phơi nhiễm 4 ngày (trung bình từ 2 đến 12 ngày). Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HSV tiên phát rất đa dạng. Giai đoạn đầu bệnh nhân có thể đau vùng loét sinh dục, tiểu khó, đau vùng hạch bẹn, sốt và đau đầu. Trong khi đó, một số bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, thoáng qua, thậm chí không có triệu chứng. Cần phân biệt tiểu khó với bí tiểu cấp tính, xảy ra do mất cảm giác vùng thắt lưng cùng do nhiễm HSV nặng gây viêm rễ thần kinh tủy thắt lưng cùng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tổn thương da đặc trưng trong nhiễm HSV là các bọng nước từ 2-4 mm xuất hiện thành đám trên nền ban đỏ. Các mụn nước thành có thể tiến triển thành mụn mủ, vỡ và loét.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đợt mắc mới HSV: Tình trạng nhiễm HSV-1 ở bệnh nhân đã có kháng thể HSV-2 trước đó hoặc ngược lại. Trong trường hợp không phải nhiễm trùng tiến phát, tổn thương thường ít hơn và các triệu chứng ít hơn; có thể do kháng thể của một typ HSV có thể bảo vệ cơ thể với typ còn lại.</li> <li style="text-align: justify;">Tái phát: Đợt tái hoạt động của HSV sinh dục trong đó typ HSV ở tổn thương cùng loại với kháng thể trong huyết thanh. Triệu chứng nhiễm HSV vùng hậu môn sinh dục tái phát thường gặp nhưng thường ít nghiêm trọng. Thời gian tồn tại trung bình của tổn thương là 10 ngày, ngắn hơn nhiễm HSV tiên phát (19 ngày) và thời gian lan truyền của virus là 2 đến 5 ngày. Tái phát thường xảy ra ở bệnh nhân nhiễm HSV 2 và bệnh nhân suy giảm miễn dịch.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trên đối tượng suy giảm miễn dịch, thường xảy ra tình trạng tái hoạt động của virus, với biểu hiện lan rộng tổn thương, hình thái tổn thương đa dạng và hình thành các vết loét mạn tính, tái phát; thời gian lan truyền của virus kéo dài.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng tại chỗ: Bội nhiễm, loét vị trí tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Biến chứng ngoài bộ phận sinh dục (viêm rễ thần kinh, viêm màng não vô khuẩn, bí tiểu,…) thường xảy ra ở nhiễm HSV tiên phát, nhưng cũng có thể tái phát từng đợt</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Biến chứng thần kinh: Viêm màng não (dịch não tủy chủ yếu là tế bào lympho, glucose dịch não tủy bình thường), viêm rễ thần kinh cùng (bí tiểu cấp tính cùng mất cảm giác vùng cùng cụt).</li> <li style="text-align: justify;">Viêm niêm mạc trực tràng: đặc biệt ở đối tượng quan hệ tình dục đồng giới nam. Cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm lậu cầu, giang mai,…</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HSV ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể mắc bệnh và xuất hiện mụn nước lan tỏa, viêm não, màng não, tử vong,…</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sự lây truyền của HSV có thể xảy ra nhanh chóng khi quan hệ với bạn tình mới. Ngay cả khi ở giai đoạn không triệu chứng, sự lây truyền vẫn có thể xảy ra. Tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc tổn thương có thể lây truyền virus, ngay cả khi không có quan hệ tình dục.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh HSV dễ lây truyền qua đường tình dục" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_benh-mun-rop-sinh-duc-co-lay-truyen-qua-quan-he-tinh-duc-duong-mieng11506399370.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh HSV dễ lây truyền qua đường tình dục</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhóm người trẻ tuổi, trong độ tuổi hoạt động tình dục là đối tượng chủ yếu nhiễm Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục. Tỷ lệ mắc bệnh có thể dao động từ 20-80% tùy khu vực, nhóm đối tượng. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở nhóm quan hệ tình dục nguy cơ cao, quan hệ không an toàn. Nhiễm herpes simplex sinh dục làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần được tư vấn về tình trạng bệnh và nguy cơ tái nhiễm. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, cần tư vấn cho bệnh nhân và bạn tình về khả năng lây của HSV ngay cả khi không có các triệu chứng hay tổn thương sinh dục.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210703/20210703_herpes1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tư vấn về sức khỏe an toàn tình dục tại MEDLATEC</em></p> <p style="text-align: justify;">Việc quan hệ tình dục cần tránh nếu xuất hiện tổn thương hay các triệu chứng tiền triệu của nhiễm Herpes do virus dễ lây lan ở giai đoạn này. Do đó, bệnh nhân cần biết về các triệu chứng của nhiễm Herpes như ngứa hoặc đau vùng sinh dục, đau thần kinh vùng mông,… để tránh lây nhiễm cho bạn tình.</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều cách để làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Herpes vùng hậu môn sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục</p> <p style="text-align: justify;">- Tìm hiểu đối tượng bạn tình có mắc bệnh lây qua đường quan hệ tình dục không. Ngoài ra, cần chung thủy một vợ một chồng, tránh quan hệ tình dục với nhiều người để giảm nguy cơ mắc bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn, miệng; việc sử dụng bao cao su đúng cách giúp bảo vệ tránh các bệnh lý lây qua đường tình dục, tránh mang thai ngoài ý muốn.</p> <p style="text-align: justify;">- Các hành vi tình dục gây rách da, tổn thương bộ phận sinh dục khiến nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục cao hơn. Do đó, cần tránh khi quan hệ tình dục</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm vắc xin viêm gan B, sùi mào gà và một số các loại virus khác giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm</p> <p style="text-align: justify;">- Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán sớm người mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và có biện pháp dự phòng phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ hàng ngày và sau khi quan hệ tình dục; không tắm hay ngâm mình ở những nơi nước bẩn. Nếu xuất hiện khí hư bất thường hay nóng rát khi đi tiểu, cần liên hệ khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để <strong>chẩn đoán xác định nhiễm Herpes vùng hậu môn sinh dục</strong>, cần khai thác tiền sử, triệu chứng lâm sàng (nhiều mụn nước trên nền ban đỏ) và dựa vào các xét nghiệm như: nuôi cấy virus, PCR, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp và huyết thanh đặc hiệu.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nuôi cấy virus: Nếu xuất hiện tổn thương sinh dục, có thể lấy dịch phỏng nước để nuôi cấy. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính cao nhất ở giai đoạn sớm của bệnh, khi thương tổn là các mụn nước, và giảm nhanh khi thương tổn bắt đầu lành. Tỷ lệ phân lập virus cũng cao hơn khi mắc bệnh lần đầu và thấp hơn khi bệnh tái phát, đặc biệt khi tái phát không triệu chứng.</li> <li style="text-align: justify;">PCR virus: Nếu nuôi cấy virus là tiêu chuẩn chẩn đoán giúp phân lập virus, HSV PCR là phương pháp có độ nhạy cao để xác định nhiễm HSV từ bệnh phẩm dịch vết loét sinh dục và da niêm mạc, dịch não tủy.</li> <li style="text-align: justify;">Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.</li> <li style="text-align: justify;">Huyết thanh đặc hiệu: Xuất hiện sau vài tuần đầu nhiễm trùng và tồn tại kéo dài.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm chẩn đoán tế bào Tzank: độ nhạy và độ đặc hiệu thấp</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="chẩn đoán xác định nhiễm Herpes vùng hậu môn sinh dục" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán xác định nhiễm Herpes vùng hậu môn sinh dục tại MEDLATEC</em></p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt nhiễm Herpes hậu môn sinh dục với các loét sinh dục khác như giang mai, hạ cam, tổn thương loét do các căn nguyên không nhiễm trùng.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tổn thương trong nhiễm HSV thường số lượng nhiều, nông, vết loét mềm có thể có mụn nước; ngoài ra, nhiễm HSV thường tổn thương tái phát.</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương sinh dục trong giang mai không đau, cứng, đáy vết loét sạch.</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương trong bệnh hạ cam sâu, loét có mủ và thường liên quan đến viêm hạch bẹn.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Herpes simplex vùng hậu môn sinh dục</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa phần các trường hợp nhiễm Herpes simplex sinh dục có thể tự khỏi sau 2 đến 3 tuần. Có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ và thuốc kháng virus để giảm triệu chứng và giảm khả năng lây truyền.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị tại chỗ: Với tổn thương nhẹ, cơ địa bệnh nhân khỏe mạnh có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn (milan, betadin, mỡ tyrosur,…) hoặc bôi acyclovir 6 lần trong ngày (mỗi 3 giờ một lần) trong thời gian 7 ngày ngay khi mụn nước vừa xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị toàn thân: Có thể lựa chọn một trong các phác đồ sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Acyclovir 400mg, uông 03 viên một ngày hoặc acyclovir 200mg, uống 05 viên một ngày (chia đều liều acyclovir trong ngày) trong thời gian 7 đến 10 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Valacyclovir 1g uống ngày 02 lần trong thời gian 7 đến 10 ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Famiciclovir 250mg uống ngày 03 lần trong thời gian từ 5 đến 10 ngày</p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm HSV tái phát, chỉ định điều trị khi bệnh nhân có triệu chứng hoặc trong vòng 2 ngày kể từ khi triệu có triệu chứng. Điều trị tương tự như nhiễm HSV tiên phát giúp giảm mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng, nhưng không ngăn ngừa được tình trạng tái phát những lần sau của bệnh. Có thể sử dụng acyclovir 400mg liều 02 viên/ngày liên tục trong 1 năm để tránh tái phát, giảm lây nhiễm HSV.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục 2013.</li><li>Epidemiology, clinical manifestations, and diagnosis of genital herpes simplex virus infection, Uptodate, 2020</li><li>Prevention of gential herpes virus infection, Uptodate, 2020</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/herpes-simplex-vung-hau-mon-sinh-duc-sujhs
Phong
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mạn tính</strong> đã được biết từ lâu, là một bệnh truyền nhiễm kinh điển gây ra bởi trực khuẩn kháng cồn - kháng toan <strong><em>Mycobacterium leprae</em> (<em>M. leprae</em>)</strong>. Tổn thương trên lâm sàng có thể gặp tổn thương da, niêm mạc với nhiều hình thái đến tổn thương bệnh lý dây thần kinh ngoại biên và có thể gây biến chứng nhiều cơ quan và di chứng tàn tật. Chẩn đoán bệnh phong dựa vào tổn thương trên lâm sàng và bằng chứng vi sinh. Nếu chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể khỏi hoàn toàn.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210703/20210703_20191220_150641_816507_benh-phong.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mạn tính</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Mycobacterium leprae</em> (<em>M. leprae</em>)</strong> là vi khuẩn gây bệnh phong ở người. Ngoài ra, 1 số trường hợp rất hiếm ghi nhận trên loài tê tê. Vi khuẩn gây bệnh là trực khuẩn kháng cồn, kháng toan, hình que, dài từ 1-8micromet, đường kính 0,3micromet. Trong môi trường nôi cấy, trực khuẩn phát triển chậm. Ngoài ra, trong một số báo cáo <strong><em>M. lepromatosis</em></strong>&nbsp;cũng được xác định gây bệnh tại Mexico.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mycobacterium leprae (M. leprae) là vi khuẩn gây bệnh phong ở người" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_bnh-phong-3-638.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mycobacterium leprae (M. leprae) là vi khuẩn gây bệnh phong ở người</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lâm sàng tổn thương nhiều nhất là tổn thương da niêm mạc, tổn thương thần kinh ngoại biên. Ngoài ra có thể gây tổn thương một số cơ quan ít gặp khác.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng ở những người mắc bệnh phong" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_benh-phong(1).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng ở những người mắc bệnh phong</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>&nbsp;+ Thời kỳ ủ bệnh:</strong> Thường khó xác định chính xác thời gian. Thời kỳ này thường&nbsp; kéo dài: trung bình &nbsp;khoảng 3 năm, một số người bệnh thời kỳ này có thể lâu hơn khoảng 5 năm đến 10 năm.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;<strong><em>+ </em>Tổn thương da:&nbsp;</strong>Nhiều hình thái thương tổn.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dát: thường gặp ở bệnh phong thể bất định&nbsp; với đặc điểm tổn thương màu trắng, thâm hoặc hồng. Dát có thể rõ hoặc không rõ ranh giới và thường&nbsp; không thâm nhiễm xung quanh. Đặc điểm không bề mặt thấp, không nổi gồ lên mặt da, kích thước phong phú, các dát to nhỏ không đều, số lượng tổn thương dát thường ít.</li> <li style="text-align: justify;">Củ: gặp ở bệnh phong thể củ (T: Tuberculoid) với đặc điểm tổn thương củ &nbsp;nổi cao hơn so với mặt da, các củ phong ranh giới rõ với vùng da lành xung quanh. Ở trung tâm củ tổn thương lành, lên sẹo. Ở người bệnh phong, các củ có thể có số lượng nhiều, kích thước to nhỏ khác nhau, có thể thành mảng củ.</li> <li style="text-align: justify;">U phong, cục ở bệnh phong thể u (L: Lepromatouse) với đặc điểm tổn thường&nbsp;tính chất lan tỏa và đối xứng, có thể thâm nhiễm sâu. Các thương tổn này thường ranh giới không rõ với vùng da lành xung quanh. Ở người bệnh phong thể củ, số lượng tổn thương thường nhiều</li> <li style="text-align: justify;">Mảng thâm nhiễm ở bệnh phong thể trung gian (B: Borderline) với đặc điểm tổn thương có thể khu trú hoặc lan tỏa.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>+ Tổn thương thần kinh ngoại biên</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm các dây thần kinh ngoại biên, hậu quả nếu không điều trị kịp thời có thể gây liệt và di chứng tàn tật. Tổn thương thường hay gặp ở dây thần kinh như dây trụ, cổ nông, hông khoeo ngoài, giữa và quay. Trên người bệnh phong có thể gặp tổn thương nhiều dây thần kinh ngoại biên.</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn cảm giác hay gặp như mất hoặc giảm cảm giác đau, người bệnh có thể cảm giác lúc nóng lúc lạnh tương xứng với các vùng da do dây thần kinh chi phối bị viêm hoặc tại các tổn thương da</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn bài tiết: người bệnh phong thường có da khô và bóng mỡ. Hậu quả do rối loạn bài tiết mồ hôi</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn dinh dưỡng: người bệnh có thể gặp rụng tóc hoặ&nbsp; rụng lông mày ( hay gặp ở 1/3 ngoài). Ngoài ra có thể gặp các tổn thương như&nbsp; loét ổ gà, xốp xương, tiêu xương.</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn vận động.&nbsp;Ở bệnh nhân phong, tổn thương thần kinh ngoại biên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hậu quả có thể gây teo cơ chi trên, chi dưới như ở cẳng tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân. Người bệnh hạn chế cầm nắm, sinh hoạt, đi lại.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>+ Các biểu hiện cơ quan khác</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mắt: mất phản xạ giác mạc, mắt nhắm không kín hoặc viêm giác mạc.</li> <li style="text-align: justify;">Mũi họng: sụp mũi, nói khàn hoặc viêm mũi.</li> <li style="text-align: justify;">Xương: viêm xương, tiêu xương gây mỏm cụt ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân.</li> <li style="text-align: justify;">Loét bàn tay, bàn chân</li> <li style="text-align: justify;">Viêm tinh hoàn: cơ chế do phản ứng phong</li> <li style="text-align: justify;">Viêm hạch bạch huyết</li> <li style="text-align: justify;">Vú to ở đàn ông</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Có thể tìm thấy trực khuẩn phong tại một số cơ quan như gan, lách, hạch tuy nhiên không gây tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh phong </strong>có thể được phân loại nhiều thể bệnh dựa trên đặc điểm lâm sàng. Các thang điểm được áp dụng là: phân loại Madrid 1953 tại Hội nghị chống phong quốc tế ở Madrid – Tây Ban Nha năm 1953, bảng phân loại theo đáp dứng miễn dịch của Ridley-Jopling và phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại Madrid 1953:</strong></p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">I</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">T</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">B</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">L</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Thay đổi màu sắc các dát</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Củ phong, viêm dây thần kinh ngoại biên</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Thâm nhiễm thương tổn dát, viêm dây thần kinh ngoại biên</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">U phong, thâm nhiễm mảng, viêm dây thần kinh ngoại biên</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Bằng chứng vi khuẩn</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">- Âm tính trong phần lớn bệnh phẩm nước mũi</p> <p style="text-align: justify;">- 30% tìm thấy trong sinh thiết</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">- Âm tính trong phần lớn bệnh phẩm nước mũi</p> <p style="text-align: justify;">- 40% tìm thấy trong sinh thiết</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn nhiều trong nước mũi</p> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn tìm thấy nhiều trong sinh thiết</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">- Cả bệnh phẩm nước mũi và sinh thiết đều rất nhiều vi khuẩn</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Phản ứng Mitsuda</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">-</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Giải phẫu bệnh</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Không đặc hiệu</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Tổn thương hình nang đặc hiệu</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Thâm nhiễm giới hạn và lan tỏa</p> </td> <td style="width:128px;"> <p style="text-align: justify;">Nhiều tố chức bào, thâm nhiễm lan tỏa</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Bảng phân loại theo đáp ứng miễn dịch của Ridley-Jopling</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;+ TT: Củ cục: Đáp ứng miễn dịch tế bào còn tốt.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;+ BT, BB, BL: Thể trung gian</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;+ LL: Thể u cục: Đáp ứng miễn dịch tế bào rất yếu.</p> <p style="text-align: justify;">Phân nhóm theo WHO:&nbsp; Thuận lợi cho điều trị:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm ít vi khuẩn (PB: Paucibacillary): Xét nghiệm vi khuẩn âm tính, số lượng tổn thương da từ 1- 5 tổn thương. Thường gặp ở các thể phong bất định, phong củ hoặc phong trung gian gần củ. Tuy nhiên nếu các thể phong này xét nghiệm vi khuẩn dương tính sẽ được điều trị theo phác đồ nhiều vi khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm nhiều vi khuẩn (MB: Multibacillary): Xét nghiệm vi khuẩn dương tính dù số lượng tổn thương da ít hơn 5 thương tổn hoặc số lượng tổn thương da &gt; 5 thương tổn. Thường gặp ở người bệnh phong thể trung giang, phong trung gian gần u, phong u.</p> <p style="text-align: justify;">Theo phân loại nào, bệnh phong đều có phải điều trị kháng sinh phối hợp và thời gian điều trị lâu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng của bệnh phong</strong> là do hậu quả của tổn thương thần kinh ngoại biên. Người bệnh suy giảm cảm giác đụng chạm, giảm và mất dần cảm giác đau, cảm giác nóng lạnh. Người bệnh có thể vô tình làm tổn thương ngón tay, ngón chân. Nhiều lần lặp lại, từ đó dẫn đến mất ngón tay, ngón chân, tàn phế các chi. Một số dây thần kinh bị tổn thương như dây thần kinh trụ, thần kinh quay,.. từ đó dẫn đến biến dạng chi thể.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng của người bị bệnh phong" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_benh-phong.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng của người bị bệnh phong</em></p> <p style="text-align: justify;">Các cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng. Niêm mạc mũi bị vi khuẩn phá hủy, tổn thương xung huyết, chảy máu mạn tính, nếu không được điều trị sớm và đúng phác đồ, vách ngăn mũi có thể bị ăn mòn, biến dạng. Trực khuẩn phong có thể gây tổn thương mắt với biểu hiện viêm mống mắt, từ đó dẫn đến tăng nhãn áp, giảm hoặc mất cảm giác giác mạc, có thể dẫn đến sẹo giác mạc và mù lòa. Rối loạn dinh dưỡng có thể gây loét bàn chân, từ đó gây đau đớn, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng thứ phát. Bệnh phong có thể gây viêm tinh hoàn, vú to ở đàn ông, ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Người bệnh còn có thể rối loạn cương dương, nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, lâu dài có thể gây vô sinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh phong lây do tiếp xúc trực tiếp và thời gian tiếp xúc lâu dài. </strong>Khoảng 95% số người tiếp xúc với người bệnh phong không bệnh do đã có miễn dịch hiệu quả với bệnh phong. Bệnh thường không lây nếu tiếp xúc thông thường như chạm vào người bệnh hoặc thời gian tiếp xúc ngắn. Bên cạnh đó, vi khuẩn phong được tìm thấy nhiều ở trong 2 thể B là L, các thể khác số lượng vi khuẩn thường ít hơn. Vi khuẩn sinh sản chậm nên hệ miễn dịch của cơ thể có nhiều thời gian để diệt trừ vi khuẩn. Do đố, bệnh phong không phải là bệnh dễ lây. Trước đây, khi chưa hiểu biết nhiều về bệnh phong, nhiều người bệnh phong còn được gọi là bệnh hủi và bị người khác kỳ thị một thời gian dài.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh phong lây do tiếp xúc trực tiếp và thời gian tiếp xúc lâu dài." src="/ImagePath\images\20210703/20210703_benh-phong2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh phong lây do tiếp xúc trực tiếp và thời gian tiếp xúc lâu dài.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như đã biết, bệnh phong thường khó lây. Tuy nhiên, những người sống ở những khu vực có nhiều người mắc bệnh phong, đặc biệt tiếp xúc nhiều với người bệnh thì nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn. Bệnh phong thường tìm thấy ở những nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal hoặc ở Ai Cập. Một số báo cáo cho rằng, ở một nhóm đối tượng dễ mắc bệnh phong có thể có yếu tố liên quan đến di truyền, chẳng hạn người có khuyết tật ở vùng Q25 trên nhiễm sắc thể số 6 có nguy cơ bị bệnh cao hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện tại, chưa có vắc xin phòng bệnh. Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu. Cần phát hiện và chẩn đoán sớm người bệnh mắc phong, điều trị sớm, hiệu quả và tránh tàn tật xảy ra. Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, ăn uống sạch, đầy đủ, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe toàn diện và thường xuyên, đa dạng hình thức để mọi người hiểu rõ về bệnh, không xa lánh, sợ hãi, tránh kỳ thị người bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa vào tổn thương trên lâm sàng và tìm thấy trực khuẩn phong ở tổn thương</p> <p style="text-align: justify;">- Lâm sàng: Tổn thương da, tổn thương thần kinh ngoại biên và các cơ quan khác như mô tả.</p> <p style="text-align: justify;">- Cận lâm sàng: Bằng chứng vi khuẩn phong tại tổn thương. Biện pháp rạch da hoặc sinh thiết. Vi khuẩn phong là những trực khuẩn màu hồng hoặc màu đỏ, tập trung thành đám hoặc rải rác trên vi trường khi &nbsp;nhuộm Ziehl-Neelsen.&nbsp;Ngoài ra có thể quan sát thấy thể đứt khúc, thể bụi khi vi khuẩn phong bị chết. Trên bệnh phẩm sinh thiết, mô bệnh học khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh minh họa vi khuẩn&nbsp;Mycobacterium leprae" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_Mycobacterium-leprae.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh minh họa vi khuẩn&nbsp;Mycobacterium leprae</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Phong </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>- Mục tiêu điều trị: </strong>Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và chăm sóc và đề phòng tàn phế.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nguyên tắc điều trị: C</strong>ần khám và điều trị cả người tiếp xúc nếu có bệnh; uống thuốc đầy đủ, đủ liều, đủ thời gian, đều đặn theo chế độ đa hóa trị liệu; kết hợp vật lý trị liệu với giáo dục sức khỏe cho người bệnh; trong điều trị chú ý theo dõi các phản ứng bệnh phong và các tai biến do thuốc để xử trí kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Liệu pháp kháng sinh:</strong>&nbsp;Đa trị liệu. Có nhiều thuốc hiệu quả như Dapsone ( diaphenylsulfone- DDS); Rifampicin ( REP); Clofazimine (CLF). Một số thuốc khác như ofloxacin, minocycline có thể được sử dụng trong một số trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Đối với người lớn</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Thể ít vi khuẩn: </em></strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">REP 600mg: Uống một lần 1 tháng&nbsp; và có sự giám sát.</li> <li style="text-align: justify;">DDS 100mg/ngày: Uống mỗi ngày 1 lần, người bệnh tự uống</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian điều trị: Đa trị liệu trong 6 tháng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Thể nhiều vi khuẩn</em></strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">REP 600mg: Uống một lần 1 tháng và có sự giám sát.</li> <li style="text-align: justify;">CLF 300mg: Uống một lần 1 tháng và có sự giám sát.</li> <li style="text-align: justify;">CLF 50mg: Uống mỗi ngày một lần, người bệnh tự uống</li> <li style="text-align: justify;">DDS 100mg: Uống mỗi ngày một lần, người bệnh tự uống</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian điều trị: Đa trị liệu trong 12 tháng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Đối với trẻ em</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>-&nbsp;Thể ít vi khuẩn</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ dưới 10 tuổi</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Liều mỗi tháng uống một lần và có giám sát: REP 300mg + DDS 25 mg</li> <li style="text-align: justify;">Liễu mỗi ngày uống một lần: DDS 25 mg</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian điều trị: Đa trị liệu trong vòng 6 tháng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ từ 10-14 tuổi</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Liều mỗi tháng uống một lần và có giám sát: REP 450 mg + DDS 50 mg</li> <li style="text-align: justify;">Liễu mỗi ngày uống một lần: DDS 50 mg</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian điều trị: Đa trị liệu trong vòng 6 tháng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>+ Thể nhiều vi khuẩn</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ dưới 10 tuổi</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Liều mỗi tháng uống một lần và có giám sát: REP 300mg + DDS 25 mg</li> <li style="text-align: justify;">Liễu mỗi ngày&nbsp;uống một lần: DDS 25 mg</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian điều trị: đa trị liệu trong vòng 12 tháng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ từ 10-14 tuổi</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Liều mỗi tháng uống một lần và có giám sát: REP 450 mg + DDS 50 mg</li> <li style="text-align: justify;">Liễu mỗi ngày uống một lần: DDS 50 mg</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian điều trị: Đa trị liệu trong vòng 12 tháng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Với thời gian điều trị kéo dài cho trẻ em và người lớn, cần chú ý một số tác dụng phụ của thuốc như sau:&nbsp; DDS gây dị ứng da có thể gặp, gây tan máu và thiếu máu mức độ nhẹ, hội chứng dapsone gồm viêm tróc da, sốt cao, tăng bạch cầu đơn nhân;&nbsp; REP gây nước tiểu đỏ, ảnh hưởng chức năng gan,.. tuy nhiên trong bệnh phong mỗi tháng chỉ uống một lần; CLF có thể gây da nhuộm nâu, tuy nhiên có thể ổn định sau vài tháng. Cần chú ý chức năng gan, thận khi dùng thuốc kéo dài.&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả chương trình loại trừ bệnh phong tại Việt Nam: Từ năm 2000, Việt Nam được công nhận loại trừ được bệnh phong trên phạm vi quốc gia. Tỉ lệ mắc bệnh phong tính chúng cả nước &lt; 10/10.000. Đến năm 2010, 42 tỉnh thành đã hoàn thành mục tiêu loại trừ hoàn toàn bệnh phong. Tuy nhiên, tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ tỉ lệ mắc bệnh còn cao tương đối, tỉ lệ tàn tật độ 2 ở những người mới mắc còn cao.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu”, Bộ Y Tế, 2015.</p><p>2. Hansen’s disease (leprosy), Centers for Disease Control and Prevention.</p><p>3. Guidelines for the diagnosis, treatment and prevention of leprosy, World Health Organization.</p><p>4. Global leprosy situation, 2012.&nbsp;<em>Wkly Epidemiol Rec.&nbsp;</em>2012;87:317–328.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/phong-somab
Sốt Q
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Sốt Q </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Sốt Q</strong> là <strong>bệnh do động vật truyền sang người (Zoonoses).</strong> <strong>Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn <em>Coxiella burnetii</em> </strong>thuộc họ <em>Rickettsiae</em> gây ra thông qua vector truyền bệnh là ve (tique). Người bị nhiễm bệnh do hít phải bụi hoặc không khí đã bị ô nhiễm bởi phân động vật, nước tiểu, sữa và các sản phẩm sinh đẻ có nhiễm <em>Coxiella burnetii</em>. Sốt Q có biểu hiện lâm sàng đa dạng với nhiều thể lâm sàng khác nhau. Nhiễm trùng tiên phát được gọi là sốt Q cấp tính khi nó có triệu chứng. Trong 1 số ít các trường hợp, vi khuẩn có thể trốn thoát được sự kiểm soát miễn dịch và gây nhiễm trùng khu trú dai dẳng (sốt Q mạn tính), có thể dẫn đến tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210703/20210703_20191031_133541_625300_Sot-Q.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sốt Q là bệnh do động vật truyền sang người</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Sốt Q </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ bệnh sốt Q</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Bệnh sốt Q được biết đến lần đầu tiên vào năm năm 1935 bởi <a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Edward_Holbrook_Derrick">Edward Holbrook</a> <a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Edward_Holbrook_Derrick">Derrick </a>sau khi có bùng phát dịch sốt trong 1 lò mổ ở Queensland tại Úc. Tác <a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Pathogen">nhân gây</a> <a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Pathogen">bệnh </a>sốt Q được phát hiện vào năm 1937, khi <a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Frank_Macfarlane_Burnet">Frank Macfarlane Burnet </a>và Mavis Freeman phân lập vi khuẩn từ một trong những bệnh nhân của Derrick. Ban đầu người ta không biết bệnh này là bệnh gì nên gọi nó là bệnh sốt Q (Q = Question hay Query nghĩa là “một câu hỏi còn chưa có câu trả lời”). C. burnetii phân bố trên toàn cầu, bao gồm cả vùng nhiệt đới và con người là vật chủ ngẫu nhiên tình cờ, nó có thể trở thành vũ khí khủng bố sinh học (loại B theo CDC). Vì biểu hiện lâm sàng là không đặc hiệu nên việc xác định ca bệnh phụ thuộc vào sự hiểu biết về căn bệnh này và những kĩ thuật chẩn đoán sẵn có của từng vùng, từng quốc gia. Đó là lý do tại sao các con số về tỉ lệ mắc bệnh này thay đổi đáng kể.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguồn lây bệnh sốt Q</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Ổ chứa tự nhiên bao gồm động vật có vú, chim, động vật chân đốt (chủ yếu là ve). Những nguồn phổ biến nhất được xác định là lây nhiễm cho con người là những động vật bị nhiễm bệnh bao gồm gia súc (trâu, bò… đặc biệt là cừu, dê). Những động vật nhiễm mầm bệnh như cừu&nbsp;mèo nuôi… thường không có triệu chứng nhưng thải ra ngoài rất nhiều vi khuẩn trong phân, nước tiểu, đặc biệt là nhau thai sau mỗi lần sinh đẻ. Những chất thải kể trên là những yếu tố truyền vi khuẩn từ súc vật sang người và giữa các súc vật.</li> <li style="text-align: justify;">Ve là vector tham gia chu trình truyền vi khuẩn trong thiên nhiên giữa các loài gặm nhấm, súc vật lớn, chim và còn truyền được mầm bệnh dọc qua đời sau nên ve vừa là vector vừa là chứa bệnh. Chu trình phát triển của vi khuẩn thông qua ve (tique). Vi khuẩn sống và sinh sản trong ruột của ve. Sau đó sẽ theo phân ve đi ra ngoài môi trường. Ve bám trên thân các loại động vật như bò, dê, cừu… Các động vật có vú bị nhiễm bệnh sẽ phóng thích C<em>.</em> <em>burnetii </em>qua nước tiểu, phân, sữa nhưng chủ yếu là từ các sản phẩm của quá trình sinh đẻ (nhau thai, nước ối). Phơi nhiễm ở người là kết quả của hít phải các hạt bụi, không khí bị nhiễm từ các sản phẩm của vật nuôi bị nhiễm bệnh.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Ve vừa là vector vừa là chứa bệnh gây bệnh sốt Q ở người" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_ve-cho1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ve vừa là vector vừa là chứa bệnh gây bệnh sốt Q ở người</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Sốt Q </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">Khoảng 1/2&nbsp;số người bị nhiễm bởi <em>C. burnetii</em> không có triệu chứng và chỉ 2% là sẽ phải nhập viện. Sốt Q có triệu chứng thường gặp ở người lớn hơn là ở trẻ con, nam hơn là nữ. Sốt Q mạn tính được định nghĩa như là 1 nhiễm trùng kéo dài hơn 6 tháng và gặp ở 5% bệnh nhân sau nhiễm trùng tiên phát. Nhiễm trùng cấp tính và nhiễm trùng mạn tính có thể được phân biệt với nhau thông qua biểu hiện lâm sàng và kết quả huyết thanh học. Trước đây, các biểu hiện lâm sàng của sốt Q thường được chia thành sốt Q cấp tính và sốt Q mạn tính.</p> <h3 style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng cấp tính (Sốt Q cấp tính)</strong></h3> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">- Giai đoạn ủ bệnh khoảng 20 ngày (14-39 ngày). Ba thể lâm sàng thường gặp nhất là</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em><strong>Hội chứng giả cúm:</strong>&nbsp;</em>Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của sốt Q là một bệnh cảnh giống như bệnh cúm tự giới hạn. Nói chung, khởi phát thường đột ngột với sốt cao 39-40<sup>o</sup>C, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ là những triệu chứng thường gặp nhất. Ở thể bệnh này, bệnh nhân thường có những cơn đau đầu dữ dội và có thể kèm theo chứng sợ ánh sáng. Các cơn sốt thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sốt Q khởi phát thường đột ngột với sốt cao 39-40oC" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_sot-q.jpeg"></p> <p style="text-align: center;">Bệnh sốt Q khởi phát thường đột ngột với sốt cao 39-40<sup>o</sup>C</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm phổi: </strong>V</em>iêm phổi rất hay gặp và thường biểu hiện mức độ nhẹ. Bệnh nhân có biểu hiện là ho, sốt và bất thường về thính giác không đáng kể. Tuy nhiên đã có những báo cáo về suy hô hấp cấp do sốt Q và tràn dịch màng phổi do sốt Q cũng có có thể gặp một số ca. Xquang phổi có tổn thương không đặc hiệu và có thể giống với viêm phổi do virus hoặc viêm phổi không điển hình giống như tổn thường gây ra bởi <em>Mycoplasma</em>. Ngoài các triệu chứng về hô hấp bệnh nhân thường có các biểu hiện ngoài phổi bao gồm đau đầu dữ dội,đau cơ và đau khớp. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 10 đến 90 ngày, tỷ lệ tử vong thấp (0,5-1,5%).</li> <li style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm gan:</strong> </em>viêm gan cũng là 1 biểu hiện khá phổ biến và có thể gây tổn thường gan không đáng kể, tổn thương mức độ vừa hoặc nặng. Vàng da hiếm khi có. Sốt Q cấp tính có biểu hiện giống như 1 viêm gan u hạt (đặc trưng trên sinh thiết gan).</li> </ul> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">&nbsp;- Các biểu hiện khác</p> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">Những biểu hiện khác của sốt Q cấp tính bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>+ Phát ban dạng dát sẩn hoặc phát ban đỏ.</strong></em></p> <p style="text-align: justify;"><em>+<strong> Viêm màng ngoài tim và/ viêm cơ tim (1%):&nbsp;</strong></em>Viêm cơ tim có thể là 1 biểu hiện nghiêm trọng của sốt Q. Trong 1 báo cáo theo dõi 15 năm ở 1276 bệnh nhân sốt Q thì viêm cơ timchiếm 17%, và có 12 trường hợp tử vong.</p> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;"><em><strong>+ Viêm dạ dày ruột</strong></em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm màng não vô khuẩn và/ viêm não</li> <li style="text-align: justify;">Viêm túi mật cấp</li> <li style="text-align: justify;">Các trường hợp viêm màng bồ đào hoặc viêm dây thần kinh thị giác cũng như các các rối loạn đặc hiệu hiếm gặp khác của các cơ quan liên quan đến các biểu hiện miễn dịch (viêm tuyến giáp ...)</li> </ul> <h3 style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng khu trú dai dẳng (còn được gọi là sốt Q mạn tính)</strong></h3> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">Thể lâm sàng này gặp ở 1-5% số bệnh nhân nhiễm <em>C. burnetii</em> và thường gặp ở những người đang mang thai, bị suy giảm miễn dịch (điều trị corticoid kéo dài, liều cao, điều trị thuốc ức chế miễn dịch), bệnh nhân có bệnh lý van tim, bệnh lý mạch máu hoặc khớp giả. Ở những bệnh nhân này <em>C. burnetii</em> nhân lên trong các đại thực bào và tạo ra những nhiễm khuẩn kéo dài, nồng độ kháng thể tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Viêm nội tâm mạc: </em>Chủ yếu gặp viêm nội tâm mạc có liên quan đến kháng thể kháng phospholipid và ít gặp hơn là phình mạch máu hoặc nhiễm trùng van tim nhân tạo, tất cảnhững thể này đều có liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh. Viêm nội tâm mạc là biểu hiện phổ biến nhất ở những người bị nhiễm trùng khu trú dai dẳng. Ở những bệnh nhân mắc bệnh van tim đặc biệt là van tim nhân tạo, van 2 lá động mạch chủ hoặc hở van 2 lá, sốt Q cấp tính gây viêm nội tâm mạc ở khoảng 40% trường hợp trừ khi được điều trị thích hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Các thể lâm sàng khác: </em></p> <p style="text-align: justify;">Những nhiễm trùng khu trú dai dẳng khác bao gồm:</p> <ul> <li style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">Nhiễm trùng xương và nhiễm trùng khớp thứ phát sau nhiễm <em>C. burnetii</em>. Bệnh nhân thường có sốt, đau khớp tương tự các bệnh nhiễm trùng xương và khớp khác. Chụp cắt lớp bằng đồng vị phát xạ positron, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể xác định được tổn thương.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh viêm gan đơn độc, có thể biến chứng xơ hóa gan hoặc xơ gan.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm hạch mạn tính. Ngoài viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng mạch máu, chụp cắt lớp bằng đồng vị phát Positron (PET) đã cho phép xác định ngày càng nhiều viêm hạch mạn tính (một vài trường hợp hiếm gặp có thể tiến triển thành ung thư hạch).</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Sốt Q </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Lây qua đường hô hấp: </strong>Con người hít phải bụi chứa vi khuẩn bốc lên từ các chất thải của súc vật bệnh trong nhà máy, trên đồng cỏ… Phân tử chứa vi khuẩn có thể bay xa tới trên 1,5 dặm (2,4 km). Có ý kiến cho rằng đây là phương thức lây truyền phổ biến ở các nước đang phát triển. C. burnetii có thể dùng làm vũ khí sinh học dạng khí dung.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Phơi nhiễm nghề nghiệ</strong>p cũng khá thường gặp. Sự lây truyền có thể xảy ra thông qua việc tiêu thụ sữa nguyên chất (chưa qua tiệt trùng), hít phải không khí bị nhiễm vi khuẩn phát sinh từ nhau thai, dịch tiết của chúng… Trong 1 cuộc khảo sát năm 2009 tại Hoa Kỳ xét nghiệm kháng thể kháng C. burnetii ở 508 bác sĩ thú y có 113 bác sĩ thú y (22,2%) có chẩn đoán huyết thanh dương tính.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Tiếp xúc với đất và nước tù đọng</strong> cũng được coi là 1 nguồn nhiễm có thể ở các nước nhiệt đới.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="C. burnetii " src="/ImagePath\images\20210703/20210703_qfever-diagram.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đường lây nhiễm&nbsp;C. burnetii</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Do <strong>tiếp xúc trực tiếp</strong> trong nghề với da, len, thịt, nhau thai, nước ối, nước tiểu, phân của con vật bị bệnh; hoặc tiếp xúc với quần áo, chất thải của bệnh nhân.</li> <li style="text-align: justify;">Do lây<strong> đường ăn uống</strong>: Ăn thịt không chín, hoặc sữa tươi của con vật bị bệnh.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Sốt Q </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kì ai tiếp xúc với động vật bị nhiễm vi khuẩn C. bunertii đều có khả năng mắc bệnh, đặc biệt là những người làm việc trong những trang trại chăn nuôi gia súc. Những công việc có nguy cơ cao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nông dân trang trại chăn nuôi</li> <li style="text-align: justify;">Công nhân lò mổ</li> <li style="text-align: justify;">Bác sĩ thú ý</li> <li style="text-align: justify;">Nhà nghiên cứu động vật</li> <li style="text-align: justify;">Nhân viên phòng xét nghiệm làm việc với các xét nghiệm liên quan đến C. burnetii</li> <li style="text-align: justify;">Những hộ gia đình nằm ở hướng gió từ các trang trại chăn nuôi, rơm và bụi bị ô nhiễm</li> <li style="text-align: justify;">Sống hoặc đi du lịch vào những vùng dịch tễ nguy cơ cao (ví dụ như Guiana tại Pháp)</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Sốt Q </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một loại vắc-xin cho người (Q-VAXTM) được bán ở Úc nhưng không có sẵn ở những nơi khác. Trước khi được tiêm vaccine, mọi người nên được xét nghiệm huyết thanh học và test lẩy da để xác định xem có tiền sử phơi nhiễm với C. burnetii trước đó hay không. Phòng ngừa về cơ bản dựa trên việc hạn chế tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh và các sản phẩm của chúng, đặc biệt là nhau thai. Những biện pháp này đặc biệt áp dụng cho những người có nguy cơ nhiễm trùng mạn tính là bệnh nhân bị bệnh van tim, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Sốt Q </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;"><strong>Các dấu ấn sinh học không đặc hiệu</strong></p> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">Kết quả xét nghiệm trong sốt Q cấp tính không đặc hiệu, bao gồm giảm bạch cầu (25%), giảm tiểu cầu (25%) và tăng men gan (85%) tăng từ 2 đến 10 lần so với giá trị bình thường. Tốc độ máu lắng và creatine phosphokinase tăng lên ở 20% bệnh nhân.</p> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;"><strong>Dấu ấn sinh học đặc hiệu</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Phản ứng chuỗi Polymerase</strong> (PCR) đã được sử dụng thành công để xác định DNA trong cả nuôi cấy tế bào và trong các mẫu bệnh phẩm lâm sàng. PCR có thể được thực hiện trên mô van tim bị cắt bỏ, huyết thanh, dịch não tủy, dịch màng phổi, tủy xương, sinh thiết xương và gan, sữa mẹ, nhau thai và mô bào thai</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Phân lập <em>C. burnetii</em> bằng nuôi cấy</strong> phải được thực hiện trong phòng xét nghiệm có độ an toàn sinh học cấp 3 vì nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến phòng xét nghiệm. Kĩ thuật nuôi cấy bằng ống hoặc lọ đựng mẫu chất lượng cao (tube-bijoux hoặc sell-vial) là kĩ thuật tốt nhất và đơn giản nhất cho phép phân lập được <em>C. bunertii</em> từ máu hoặc mô, bao gồm cả van tim. <em>C. burnetii</em> cũng có thể được phân lập bằng cách tiêm truyền động vật trong trứng phôi hoặc nuôi cấy tế bào. Trong đó kĩ thuật nuôi cấy tế bào dễ dàng và ít nguy hiểm hơn.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (IFA) đánh giá IgG, IgM, và IgA</strong> chống lại các kháng nguyên pha I và pha II hiện đang là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán huyết thanh cho những bệnh nhân sốt Q. Theo dõi huyết thanh học nên được thực hiện ít nhất 6 tháng sau khi bị sốt Q cấp tính đặc biệt ở những người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai và những người mắc bệnh van tim hoặc bất thường mạch máu có nguy cơ tiến triển thành mạn tính cao hơn.</li> </ul> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">- C. burnetii có thể được xác định bằng hóa mô miễn dịch của các mảnh van được cắt bỏ hoặc sinh thiết gan sử dụng 1 kháng thể đơn dòng</p> <p style="margin-left: 0.35pt; text-align: justify;">- Chụp X quang, CT scanner, chụp cộng hưởng từ đôi khi có giá trị trong chẩn đoán 1 số nhiễm trùng khu trú dai dẳng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Sốt Q </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị sốt Q cấp tính phải nhằm vào những bệnh nhân có triệu chứng tại thời điểm chẩn đoán. Doxycyclin 100mg x 2 viên/ngày trong 14 ngày được khuyến cáo cho sốt Q cấp tính có triệu chứng. Quinolon và Macrolid gần đây có thể hữu ích trên lâm sàng và có thể được coi là sự lựa chọn thứ 2 để điều trị sốt Q cấp tính.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị ở phụ nữ mang thai và trẻ em cần rất thận trọng và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.</li> <li style="text-align: justify;">Theo dõi sau điều trị: đối với hầu hết bệnh nhân sốt Q cấp tính, khuyến cáo xét nghiệm huyết thanh học sau 3 và 6 tháng điều trị để tầm soát sớm sốt Q mạn tính. Với những người có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng dai dẳng (khớp giả, phụ nữ có thai hoặc cơ địa suy giảm miễn dịch) thì nên kiểm tra huyết thanh bổ sung vào tháng 12, 18, 24 sau khi điều trị.<p><br></p></li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Raoult D, Daniel J.S, and Barbara H.M (2015). "Clinical manifestations and diagnosis of Q fever". UpToDate, Waltham, MA. (Accessed on August 1, 2014.).</p><p>2. Anderson A, Henk B, Pierre-Edouard F et al (2013). "Diagnosis and management of Q fever - United States, 2013: recommendations from CDC and the Q Fever Working Group". Morbidity and Mortality Weekly Report: Recommendations and Reports 62(3), p 1-29</p><p>3. Frederika D, Wim van der H, Nancy W et al (2012). "The 2007–2010 Q fever epidemic in The Netherlands: characteristics of notified acute Q fever patients and the association with dairy goat farming”.&nbsp; FEMS Immunology &amp; Medical Microbiology, 64(1), p 3-12.</p><p>4.&nbsp;<a href="https://www.eurosurveillance.org/search?value1=M+Georgiev&amp;option1=author&amp;noRedirect=true">Georgiev&nbsp;</a>M,&nbsp;<a href="https://www.eurosurveillance.org/search?value1=A+Afonso&amp;option1=author&amp;noRedirect=true">Afonso&nbsp;</a>A and&nbsp;<a href="https://www.eurosurveillance.org/search?value1=H+Neubauer&amp;option1=author&amp;noRedirect=true">Neubauer&nbsp;</a>H (2013). "Q fever in humans and farm animals in four European countries, 1982 to 2010." Eurosurveillance, 18(8).</p><p>5. Gebremedhin Y, Shallom Mekonen (2018). “Review on Q fever in Small Ruminants and its Public Health Importance”. Biomedical Journal of Scientific &amp; Technical Research. College of Veterinary Medicine, Hawassa University, Ethiopia, p 6914-6922.</p><p>6.&nbsp;<a href="https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-q-fever/abstract/6">Raoult D, Tissot-Dupont H, Foucault C et al (2000). “Q fever 1985-1998. Clinical and</a>&nbsp;<a href="https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-q-fever/abstract/6">epidemiologic features of 1,383 infections”. Medicine (Baltimore), 79, p 109-123.</a></p><p>7.&nbsp;<a href="https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-q-fever/abstract/22">Million M, Raoult D (2015). “Recent advances in the study of Q fever epidemiology,</a>&nbsp;<a href="https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-q-fever/abstract/22">diagnosis and management”. J Infect, 71 Suppl 1:S2.</a></p><p>8.&nbsp;<a href="https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-q-fever/abstract/23">Kampschreur&nbsp; LM,&nbsp; Wegdam-Blans&nbsp; MC,&nbsp; Wever&nbsp; PC&nbsp; et&nbsp; al&nbsp; (2015).&nbsp; “Chronic&nbsp; Q&nbsp; fever diagnosis— consensus guideline versus expert opinion”. Emerg Infect Dis; 21(3), p 1183-1188.</a></p><p>9.&nbsp;<a href="https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-q-fever/abstract/28">Raoult D, Fenollar F, Stein A (2012). “Q fever during pregnancy: diagnosis, treatment,</a>&nbsp;<a href="https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-q-fever/abstract/28">and follow-up”. Arch Intern Med; 162 (6), p 701-704.</a></p><p>10. ePILLY trop (2016). Fièvre Q, Maladies infectieuses et tropicales, ALINÉA Plus, Paris, p 554-560.</p><p>11. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2019). Q fever. Available from</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/sot-q-sgqao
Lao ruột
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao ruột</strong> nằm trong nhóm các bệnh lao ngoài phổi do <strong>trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis</strong> gây nên, gây ra các tổn thương tại ống tiêu hóa.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_benh-lao-ruot-la-gi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em><strong>Bệnh lao ruột</strong> nằm trong nhóm các bệnh lao ngoài phổi do <strong>trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis</strong> gây nên</em></p> <p style="text-align: justify;">Các quốc gia đang phát triển có tỷ lệ bệnh nhân mắc lao ruột nhiều hơn so với những nước phát triển. Đây là bệnh lý <strong>ít gặp</strong> và <strong>rất khó chẩn đoán, điều trị.</strong> Đồng thời bệnh lao ruột cũng để lại những <strong>biến chứng nghiêm trọng</strong>, <strong>tỷ lệ tử vong </strong>ở căn bệnh này là <strong>11%</strong>. <strong>Lao ruột</strong> thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý về đường tiêu hoá và bệnh nhân mắc lao ruột thường cũng bị nhiễm khuẩn lao tại các cơ quan khác trong cơ thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lao ruột ở người đó là lao nguyên phát và lao thứ phát. Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lao ruột nguyên phát:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lao thâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hoá, sinh sôi tại ruột và sau đó lây lan sang những bộ phận khác;</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lao đi vào cơ thể người qua đường ăn uống, đặc biệt là việc sử dụng sữa bò tươi và các chế phẩm từ sữa chứa trực khuẩn lao bò, bú sữa mẹ mắc bệnh lao, tiêu thụ thực phẩm, nước uống chứa loại vi khuẩn này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn lao đi vào cơ thể người qua đường ăn uống" src="/ImagePath\images\20210722/20210722_lao-ruot.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lao đi vào cơ thể người qua đường ăn uống</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lao ruột thứ phát:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Là loại lao ruột thường gặp ở những bệnh nhân đã bị mắc lao phổi, lao màng bụng, lao thực quản hay lao hầu họng. Vi khuẩn lao sẽ di chuyển vào đường ruột qua đường tiêu hoá, chúng phát triển và gây bệnh tại đây, từ đó tấn công sang những bộ phận khác trong cơ thể. Vi khuẩn lao gây bệnh tại ruột có thể là loại vi khuẩn lao người hoặc vi khuẩn lao động vật như trâu, bò, lợn. Không chỉ vào được trong ruột non, vi khuẩn lao có thể len lỏi được cả vào trong hồi tràng do chúng không bị dịch tiêu hoá của dạ dày tác động vì chúng được bảo vệ bởi lớp vỏ phospholipid bên ngoài. Chính nhờ chiếc “áo giáp" chắc chắn này, chúng có thể tiến sâu vào những cơ quan khác thuộc hệ tiêu hoá như tá tràng hoặc hỗng tràng. Khi mô bạch huyết dư thừa, chứa ít vi khuẩn tiêu hoá và bị ứ đọng lại trong hồi tràng sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn lao, gây nên bệnh lao hồi manh tràng.&nbsp;&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao ruột ở giai đoạn đầu thường ít có biểu hiện rõ ràng và thường diễn tiến một cách âm thầm, rất ít trường hợp bệnh nhân phát hiện ra bệnh và đi khám khi ở giai đoạn sớm. Các dấu hiệu người bệnh có thể lưu ý khi nghi ngờ mình mắc bệnh lao ruột:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cơ năng:&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chủ yếu là những dấu hiệu bệnh lý đường tiêu hoá như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, đau bụng toàn phần hoặc từng khu vực và bị đau nhiều nhất ở hố chậu phải;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng cơ năng bệnh lao ruột." src="/ImagePath\images\20210722/20210722_48-benh-lao-ruot-3351-5b0f.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng cơ năng bệnh lao ruột.</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Rối loạn đại tiện: tình trạng tiêu chảy liên tục, kéo dài, phân có thể lẫn máu. Có trường hợp bị táo bón hoặc táo bón xen lẫn tiêu chảy. Tình trạng ỉa chảy xuất hiện nhiều hơn khi bệnh nhân bị loét ruột;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đầy hơi, sôi bụng nhẹ tại vùng hố chậu phải.</li> <li style="text-align: justify;">Đường ruột tắc nghẽn do hẹp sưng, khiến bụng đau quặn và bị sôi bụng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng toàn thân:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bệnh mệt mỏi, sụt cân, suy nhược cơ thể;</li> <li style="text-align: justify;">Sốt nhẹ đặc biệt là vào buổi chiều tối giống biểu hiện của các bệnh lao;</li> <li style="text-align: justify;">Đổ mồ hôi vào ban đêm.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Khi cảm thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi mắc lao ruột, người bệnh nên tới khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời nhằm hạn chế những tác động của biến chứng nghiêm trọng sau này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, lao ruột có thể trở thành một căn bệnh hết sức nguy hiểm với những biến chứng nghiêm trọng như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị lồng ruột;</li> <li style="text-align: justify;">Thủng ổ loét gây viêm phúc mạc;</li> <li style="text-align: justify;">Vỡ mạch máu tại ổ loét có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa nặng;</li> <li style="text-align: justify;">Xuất hiện khối u giống với u đại tràng;</li> <li style="text-align: justify;">Hẹp ruột, gây tình trạng bán tắc hoặc tắc ruột;</li> <li style="text-align: justify;">Hội chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng, gây hiện tượng suy kiệt và dẫn tới tử vong ở người bệnh.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng lồng ruột ở bệnh nhân bị bệnh lao ruột" src="/ImagePath\images\20210722/20210722_benh-long-ruot-o-nguoi-lon4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng lồng ruột ở bệnh nhân bị bệnh lao ruột</em></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp bán tắc ruột khiến cho bệnh nhân bị đau bụng rất nhiều trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu bệnh nhân có thể xì hơi được thì đó là biểu hiện ruột đã được thông lại giúp bệnh nhân bớt bị đau, không cần thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bị tắc ruột hoàn toàn, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội, hễ ăn vào lại bị đau bụng và ói mửa, bụng trướng, không đi đại tiện được, khi ấy cần tiến hành phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tắc ruột như trên là do vi khuẩn lao gây tổn thương ruột. Một khi những tổn thương này ngày càng nghiêm trọng thì sẽ gây nên hiện tượng viêm sưng, dày dính ruột làm cho đường kính lòng ruột bị thu hẹp, nặng thì bị bít lại gây ách tắc không thể lưu thông. Những biến chứng này hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tiêu hoá khác như viêm đại tràng mạn tính hoặc viêm đại tràng kích thích. Tắc ruột do bị lao còn có thể bị nhầm lẫn với bệnh ung thư ruột hoặc ung thư đại tràng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khác với bệnh lao phổi, lao ruột không lây qua đường không khí và tiếp xúc. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, ta có thể biết được rằng lao ruột lây lan và gây bệnh ở người là do ta ăn phải những thực phẩm chứa vi khuẩn lao, nuốt phải các chất dịch như đờm, dãi có chứa vi khuẩn lao của bệnh nhân bị lao ruột; hoặc mắc lao ruột do đã nhiễm lao phổi, vi khuẩn theo đường tiêu hoá gây tổn thương tại ruột.</p> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế, tỷ lệ những người mắc bệnh lao ruột đồng thời cũng bị lao ở những bộ phận khác trong cơ thể là khá lớn nên khả năng vi khuẩn lao bị phát tán ra ngoài môi trường và truyền sang những người tiếp xúc với bệnh nhân lao ruột là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Do đó, nếu đã phát hiện bệnh và đang trong liệu trình điều trị lao ruột, bệnh nhân cần có ý thức trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh khạc nhổ đờm bừa bãi, hắt hơi, ho mà không che chắn cẩn thận khiến cho vi khuẩn lao lây cho những người xung quanh. Nếu sau khi đã hoàn thành phác đồ điều trị, kết quả xét nghiệm và kiểm tra cho thấy bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn thì người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai cũng có khả năng bị nhiễm bệnh lao đường ruột, không ngoại trừ độ tuổi nào. Tuy nhiên, phổ tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh hơn cả là từ 30 - 50 tuổi, những người đang trong độ tuổi lao động. Ngoài ra, các yếu tố dưới đây càng làm tăng nguy cơ nhiễm lao ruột:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân vốn mắc các bệnh lý nền, bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh bạch cầu, ung thư đầu cổ, bệnh Hodgkin (ung thư hạch bạch huyết);</li> <li style="text-align: justify;">Những người mắc bệnh HIV/AIDS do cơ thể những người này vốn đã bị virus HIV gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn lao tấn công cơ thể;</li> <li style="text-align: justify;">Người lao động phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều bụi silic;</li> <li style="text-align: justify;">Người nhẹ cân, suy dinh dưỡng;</li> <li style="text-align: justify;">Những người có tiền sử mắc bệnh lao hoặc thường xuyên chăm sóc, tiếp xúc với người bị bệnh;</li> <li style="text-align: justify;">Những bệnh nhân đang phải điều trị bệnh bằng thuốc corticosteroid, hoặc các loại thuốc chữa các bệnh tự miễn, viêm mạch như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200703_025036_320557_truong-hop-kho-chan-d.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân mắc các bệnh lý nền, bệnh mạn tính như đái tháo đường&nbsp;</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dựa trên con đường và tác nhân gây bệnh, chúng ta có thể phòng tránh lao ruột bằng các biện pháp như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Không uống sữa bò tươi chưa được tiệt trùng hay chưa qua xử lý;</li> <li style="text-align: justify;">Ăn uống và sinh hoạt hợp pahir đảm bảo vệ sinh;</li> <li style="text-align: justify;">Nếu nghi ngờ các biểu hiện của bệnh, cần đến thăm khám, xét nghiệm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để có cơ hội chữa khỏi bệnh sớm, tránh chủ quan làm lây nhiễm bệnh ra cộng đồng và để lại biến chứng nghiêm trọng về sau;</li> <li style="text-align: justify;">Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nếu bắt buộc phải làm việc ở những môi trường này cần mặc đồ bảo hộ, che chắn cẩn thận để bảo vệ phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Nếu đang sử dụng các thuốc chứa thành phần corticoid cần theo dõi chặt chẽ tình trạng miễn dịch của cơ thể.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay ngoài chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm mẫu bệnh phẩm và chẩn đoán hình ảnh để phát hiện bệnh. Bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><strong><i>Xét nghiệm máu</i></strong></p> <p style="text-align: justify;">Thấy được những thay đổi về chỉ số như sau:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị thiếu máu;</li> <li style="text-align: justify;">Tốc độ lắng máu tăng;</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng bạch cầu Lympho tăng cao.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><i>Chụp X-quang ổ bụng</i></strong></p> <p style="text-align: justify;">Kỹ thuật chụp transit ruột có uống thuốc cản quang. Những hình được ghi lại có thể là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hình dáng của đại tràng bất thường, không đều, chỗ to chỗ nhỏ;</li> <li style="text-align: justify;">Khu vực hồi tràng, manh tràng, đại tràng ngấm thuốc cản quang không đều hoặc có hình ảnh đọng thuốc nhỏ. Tại các ổ loét ở ruột non, xuất hiện hình ảnh đọng thuốc cố định, có hình tròn hoặc hình bầu dục;</li> <li style="text-align: justify;">Hình ảnh tiểu tràng biến dạng, chỗ nhỏ, chỗ to.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><i>Phương pháp chụp mạch Lympho bằng X-quang</i></strong></p> <p style="text-align: justify;">Thông qua việc tiêm một chất đục có tên là Gallium citrate để chụp X-quang, biện pháp này giúp kiểm tra hệ thống mạch bạch huyết, qua đó có thể phát hiện ra tình trạng viêm như viêm phúc mạc và viêm thanh mạc .</p> <p style="text-align: justify;"><strong><i>Nội soi tiêu hóa</i></strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nội soi tiêu hóa chẩn đoán lao ruột tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210722/20210722_20200218_noi-soi-truc-trang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nội soi tiêu hóa chẩn đoán lao ruột tại MEDLATEC</em></p> <p style="text-align: justify;">Kỹ thuật nội soi tiêu hóa bằng ống mềm sẽ giúp quan sát các triệu chứng thực thể một cách dễ dàng hơn, nhờ đó đưa ra những kết luận chẩn đoán và phương hướng điều trị phù hợp. Hình ảnh có thể thu lại ở người bệnh:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Có những ổ loét nông với bờ mỏng, màu tím bầm, có thể bị xuất huyết ở các vết loét hoặc bờ ổ loét;</li> <li style="text-align: justify;">Trên niêm mạc xuất hiện rải rác những hạt lao màu trắng như hạt kê;</li> <li style="text-align: justify;">Vùng manh tràng bị thâm nhiễm bởi khối u. Khối u này khiến lòng manh tràng hẹp lại, ống soi không thể đưa qua được.</li> <li style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, thông qua nội soi các bác sĩ có thể sinh thiết hoặc lấy dịch vùng tổn thương để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Hiện tại, BVĐK MEDLATEC&nbsp;đã sử dụng các phương pháp hiện đại nhất như chụp CT ổ bụng 128 dãy, nội soi đại trực tràng bằng ống mềm gây mê, các xét nghiệm tối tân như Quantiferon TB Gold Plus, Gene Xpert, nuôi cấy lao trong môi trường lỏng (MGIT)... để chẩn đoán lao ruột</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lao ruột</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có 2 hướng điều trị bệnh lao ruột đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Trên lâm sàng vẫn thường áp dụng biện pháp điều trị nội khoa là chủ yếu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị nội khoa bằng thuốc như phác đồ điều trị bệnh lao, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như: ăn đủ bữa, đủ chất, đặc biệt là chất đạm, vitamin và hạn chế ăn những thức ăn dạng bột;</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị ngoại khoa: thường được áp dụng trong trường hợp lao ruột xuất hiện biến chứng nặng như bị thủng, tắc ruột. Có hơn 80% trường hợp bị lao ruột gặp biến chứng phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa.</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bệnh lao ruột | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Bệnh lao ruột có nguy hiểm và có lây không? | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Cảnh rác với bệnh lao ruột | Sức khỏe đời sống</li><li style="text-align: justify;">Lao ruột | Wellcare</li><li style="text-align: justify;">Lao ruột dễ nhầm ung thư | Tuổi trẻ</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-ruot-snoab
Lao sinh dục nữ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan cao và gây ra những hậu quả cực kỳ nguy hiểm đối với cơ thể con người, trước đây lao được xếp vào “tứ chứng nan y”. Căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn lao hay còn gọi là vi khuẩn Koch. Bệnh lao có khả năng xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh, đặc biệt phổ biến là lao phổi. Tuy nhiên, ở đối tượng người bệnh là nữ giới thì nguy cơ mắc căn bệnh lao sinh dục cũng cần phải được chú ý nhiều bởi bệnh tình có thể gây ra biến chứng nặng như vô sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lao sinh dục nữ </strong>là một thể lao thứ phát, hay còn được hiểu là dạng biến chứng lây lan từ một vùng cơ quan lân cận (đặc biệt thường do biến chứng từ vùng phúc mạc). Đối tượng mắc bệnh lao sinh dục nữ thường ở độ tuổi đang có khả năng sinh sản (từ 20 - 45 tuổi) và tình trạng bệnh cũng xuất hiện ở nhiều thể khác nhau.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lao sinh dục nữ" src="/ImagePath/images/20210722/20210722_lao-sinh-duc-nu.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lao sinh dục nữ</em></p> <p><b>Các thể lao sinh dục nữ thường gặp:</b></p> <p>Lao phần phụ thường xuất hiện và phát triển một cách âm thầm khiến cho việc phát hiện bệnh và điều trị rất khó khăn. Các tổn thương từ lao có thể khiến việc thụ thai gặp nhiều cản trở, nguy cơ mang thai ngoài dạ con thường xuất hiện ở những người bệnh gặp tình trạng này.</p> <ul> <li><strong>Lao ở ống dẫn trứng</strong>: Tình trạng bệnh này cũng tương tự như thể lao vòi trứng. Ống dẫn trứng khi bị lao xâm nhập sẽ dần trở nên thô cứng, làm tổn thương bề mặt niêm mạc khiến cho thành ống trứng có thể sẽ bị dính liền với nhau, các nang trứng không thể di chuyển qua để tiến hành thụ thai.</li> <li><strong>Lao tử cung</strong>: Người bệnh bị lao dạ con thường là do tình trạng lao vòi trứng và lao ống dẫn trứng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vi trùng lao sẽ di chuyển từ vòi trứng để thâm nhập làm tổn thương vùng dạ con.</li> <li><strong>Lao buồng trứng</strong>: Thể lao sinh dục nữ có khả năng dẫn tới vô sinh cao nhất chính là lao tại buồng trứng. Vi trùng lao đầu tiên sẽ xâm nhập vào những vùng xung quanh buồng trứng gây ra các triệu chứng viêm nhiễm, sau đó sẽ đi sâu vào bên trong làm buồng trứng bị mưng mủ và thậm chí hoại tử một phần hoặc hoàn toàn buồng trứng.</li> <li><strong>Lao âm đạo</strong>: Thể lao ở âm đạo có thể không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe người bệnh bằng các thể lao khác thế nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân cũng như sinh hoạt tình dục. Bệnh nhân sẽ bị viêm loét các vùng phần trên âm đạo, xuất hiện các hạt sần có màu vàng dễ vỡ, gây ra nhiều khó chịu.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bệnh lao sinh dục nữ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều bắt nguồn từ di chứng lây lan từ các vùng cơ quan như: Lao ở màng bụng (hay lao phúc mạc), lao phổi hay bệnh về tiết niệu, đường ruột.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Vi trùng lao có khả năng di chuyển từ các vùng bệnh khác đến các vùng cơ quan sinh dục thông qua tuyến lympho hoặc đường máu. Trường hợp lây lan bệnh được bắt gặp nhiều nhất là các vi trùng lao từ phúc mạc di chuyển tới vùng vòi trứng để gây bệnh, từ vòi trứng bệnh lao rất dễ lây lan tới dạ con, buồng trứng hay âm đạo.</p> <p style="text-align: center;">&nbsp;&nbsp;&nbsp; <img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_laosinhdụcnữ.1jpg.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi trùng lao có khả năng di chuyển từ các vùng bệnh khác đến các vùng cơ quan sinh dục</em></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ người bệnh lao sinh dục nữ có thể lên tới 2% mỗi năm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh <strong>lao sinh dục nữ</strong> thường có ít những triệu chứng bệnh đặc trưng vì vậy người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện cũng như điều trị bệnh. Những dấu hiệu có thể nghi ngờ là do bệnh lao sinh dục gây ra như: Tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, vùng bụng dưới hay bị đau nhức không rõ nguyên nhân,... Các triệu chứng bệnh khá mơ hồ không rõ ràng khiến cho người bệnh chủ quan và nghĩ rằng đây là những biểu hiện bình thường do chu kỳ kinh nguyệt hoặc một số vấn đề nhỏ do nội tiết gây ra.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, vùng bụng dưới hay bị đau nhức không rõ nguyên nhân&nbsp;có thể là biểu hiện của bệnh lao sinh dục." src="/ImagePath\images\20210722/20210722_la8duvd2cqnlfne8ffls-chi-em-coi-chung-lao-tu-cung.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, vùng bụng dưới hay bị đau nhức không rõ nguyên nhân&nbsp;có thể là biểu hiện của bệnh lao sinh dục.</em></p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, việc chẩn đoán bệnh cũng sẽ gặp nhiều cản trở bởi các triệu chứng lâm sàng của bệnh khá giống với các bệnh lý khác. Thậm chí, một số trường hợp chẩn đoán bệnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa thông thường hoặc bệnh lý ung thư.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao</strong> hay <strong>bệnh lao sinh dục nữ</strong> mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng với công nghệ y tế hiện đại ngày nay thì hầu hết các trường hợp đều có thể được chữa trị khỏi. Bệnh nhân cần tìm tới những cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh cũng như tìm được phương hướng điều trị hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc tuân thủ các yêu cầu chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ giúp quá trình chữa bệnh diễn ra thuận lợi hơn và khả năng lây lan cũng thấp hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Dù vậy, bệnh lao sinh dục nữ có thể gây ra những biến chứng hay di chứng khó có thể khắc phục làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh lao sinh dục nữ không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các tình trạng viêm một phần hoặc mất chức năng hoàn toàn buồng trứng có thể xảy ra, tắc nghẽn đường ống dẫn trứng khiến mẹ mang thai ngoài tử cung, dạ con bị lao gây ra tổn thương nặng và không thể mang thai,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lao được xem là một trong những căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao và việc chữa trị bệnh dứt điểm lại khá khó khăn. Cũng giống như những bệnh lao khác thì tình trạng bệnh lao sinh dục nữ cũng có thể lây nhiễm từ người qua người một cách dễ dàng. Vi trùng lao có khả năng xâm nhập vào cơ thể những người tiếp xúc với mầm bệnh thông qua nhiều con đường khác nhau. Lây truyền qua đường ăn uống, nói chuyện trực tiếp với người bị bệnh lao, sử dụng chung đồ đạc cá nhân hay có quan hệ tình dục,... tất cả đều có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về lao, tình trạng bệnh lao sinh dục nữ cũng không ngoại lệ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm lao sinh dục có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về lao&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210722/20210722_lao-sinh-duc-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm lao sinh dục có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về lao&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Chính vì bệnh lao có mức độ lây lan cao cho nên mỗi cá nhân mắc bệnh hay những người thân trong gia đình đều cần chú ý kiêng cữ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Đặc biệt đối với người bị bệnh lao, phải luôn luôn giữ tâm thế bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân cũng như những người thân tiếp xúc cùng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trường hợp bị mắc <strong>bệnh lao sinh dục nữ</strong> chủ yếu là do tiền sử mắc bệnh lao tại một số vùng cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan, bụng,... Chính vì vậy, tất cả những đối tượng đã hoặc đang bị bệnh lao thì đều có nguy cơ mắc bệnh lao sinh dục nữ. Ngoài ra, bệnh lao cũng có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục nam giới chứ không phải chỉ có ở nữ giới.</p> <p style="text-align: justify;">Một vài trường hợp, bệnh nhân không có dấu hiệu mắc bệnh lao hoặc các triệu chứng phát bệnh không biểu hiện rõ ràng khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến xấu một cách âm thầm và nguy hiểm. Cũng có những trường hợp, bệnh nhân bị mắc bệnh lao đã được phát hiện và đang được điều trị, thế nhưng phương pháp điều trị chưa hiệu quả hay không đúng phác đồ hoặc nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc dẫn tới bệnh lây lan bệnh đến vùng các cơ quan sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">Một số nhóm đối tượng sau đây cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao nói chung và bệnh lao sinh dục nữ nói riêng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác;</li> <li style="text-align: justify;">Những đối tượng bị suy giảm miễn dịch;</li> <li style="text-align: justify;">Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá hoặc các chất kích thích;</li> <li style="text-align: justify;">Nhóm người đang sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm không khí.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh lao sinh dục cho nên việc tìm hiểu trước các biện pháp phòng ngừa bệnh cần được ưu tiên, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh và dẫn tới vô sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao có khả năng lây lan cực nhanh vì vậy mỗi người bệnh cần chú ý bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như sức khỏe cho cả gia đình bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mọi người: Không sử dụng chung đồ đạc, không ăn uống chung, hạn chế tiếp xúc nói chuyện trực diện,... với những người đang mắc lao. Bạn nên đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người hoặc những nơi có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh như bệnh viện, trại giam,...</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20201005_quan-he-tinh-duc-an-toan-2.jpg"></p> <p style="text-align: justify;"><em>Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh lao sinh dục cho nên việc tìm hiểu trước các biện pháp phòng ngừa bệnh cần được ưu tiên</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao sinh dục nữ sẽ âm thầm phát triển bệnh vì vậy khi người bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào dù là nhỏ nhất cũng cần tìm hiểu và nhờ đến trợ giúp từ các y bác sĩ.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nên kiểm tra phụ khoa định kỳ để xác định sớm các nguy cơ gây bệnh không chỉ bệnh lao sinh dục nữ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngay khi người bệnh phát hiện cơ thể có những triệu chứng bệnh bất thường tại cơ quan sinh dục thì hãy lập tức tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ có chuyên môn. Mặt dù các triệu chứng bệnh lao sinh dục nữ khá mơ hồ, không xuất hiện đồng loạt thế nhưng người bệnh cũng nên chú ý phát hiện sớm, tuyệt đối không nên chủ quan coi thường các triệu chứng nhỏ nhặt nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao sinh dục nữ sẽ rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác của hệ cơ quan sinh dục như các bệnh lây truyền đường tình dục hay các bệnh thay đổi nội tiết. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ cần kết hợp thực hiện nhiều phương pháp cùng lúc nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh. Một số phương pháp thường được chỉ định thực hiện để phân biệt bệnh như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chụp X-quang vùng bụng dưới</li> <li style="text-align: justify;">Các xét nghiệm nhằm kiểm tra tốc độ lắng máu, thử phản ứng lao, khám xét các vùng cơ quan khác xem có nguy cơ mắc bệnh lao hay không,...</li> <li style="text-align: justify;">Tìm kiếm vi khuẩn lao có trong máu kinh</li> <li style="text-align: justify;">Nạo sinh thiết dạ con</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tại BVĐK MEDLATEC, các bác sĩ sẽ chẩn đoán lao bằng các phương tiện hiện đại nhất như siêu âm đầu dò, chụp cắt lớp vi tính tiểu khung, các xét nghiệm hiện đại nhất như gene Xpert, nuôi cấy lao trong môi trường lỏng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lao sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tương tự như bệnh lao tại các vùng cơ quan khác, lao sinh dục nữ có thể được chỉ định điều trị với các thuốc chống lao theo phác đồ riêng đã được Bộ Y tế khuyến cáo. Bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc chống lao và liều lượng phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh cũng những vấn đề liên quan đến các bệnh lý nền hiện có.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh tình không thuyên giảm do vi trùng lao đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan trong hệ sinh dục. Buồng trứng, tử cung, vòi trứng,... đều có thể bị vi trùng lao xâm chiếm hoàn toàn và không còn khả năng hồi phục vì vậy cần được cắt bỏ để đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Trường hợp phụ nữ mắc bệnh còn rất trẻ, các bác sĩ sẽ cố gắng nhất có thể để bảo tồn các cơ quan duy trì khả năng sinh sản về sau.</p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù tình trạng bệnh lao sinh dục nữ không phải căn bệnh quá phổ biến thế nhưng tác hại mà bệnh gây ra lại rất nghiêm trọng. Chính vì thế, mỗi cá nhân cần tìm hiểu trước những thông tin hữu ích về bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Lao sinh dục nữ: ảnh hưởng tới sinh sản |&nbsp;Bệnh viện 74 Trung ương.</li><li style="text-align: justify;">Bệnh lao sinh dục nữ khiến nhiều phụ nữ không thể có con | Việt Nam mới.</li><li style="text-align: justify;">Lao sinh dục nữ |&nbsp;Sở Y tế tỉnh Hòa Bình.</li><li style="text-align: justify;">Bệnh lao sinh dục và những điều cần biết |&nbsp;VietNamNet.</li><li style="text-align: justify;">Nhận biết các thể lao sinh dục nữ | Sức khỏe và đời sống.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-sinh-duc-nu-sdtgj
Lao xương khớp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao xương khớp</strong> là một bệnh do vi khuẩn lao <strong>Mycobacterium tuberculosis</strong> gây ra tại hệ thống xương khớp của cơ thể con người. Bên cạnh lao phổi, lao xương là một trong các bệnh lao ngoài phổi khá phổ biến, xếp sau lao màng phổi và lao bạch huyết.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210726/20210726_lao-xuong-khop.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">Ngay từ đầu bệnh nhân sẽ không bị mắc lao xương khớp mà thường bị bệnh sau khi đã bị mắc lao phổi. Vi khuẩn lao qua đường không khí, xâm nhập và gây bệnh tại phổi sau đó đi theo đường máu hay đường bạch huyết đến các cơ quan khác, trong đó nó có thể khu trú ở xương gây nên bệnh lao xương khớp.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc lao xương khớp và thường gặp nhất là lứa tuổi từ 20 - 40. Những vị trí như cột sống, hông và gối là những nơi hay bị lao xương nhất. Trong đó hai bộ phận đĩa đệm thắt lưng và thân đốt sống ở cột sống lại là những vị trí dễ bị vi khuẩn lao tấn công và lây bệnh nhất. Các bộ phận khác như đốt sống cổ, xương cùng cũng có thể bị nhiễm lao. Còn xương ức, xương sườn, xương bàn tay, bàn chân, xương đùi, xương chậu,... thì ít bị hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Trong nhiều trường hợp, lao xương khớp không chỉ cố định tại một vị trí mà còn có thể đồng thời xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, khi đó ta gọi là bị lao xương đa ổ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Có một điều đáng lưu ý đó là bệnh lao, bao gồm bệnh lao xương khớp có liên quan chặt chẽ với bệnh HIV/AIDS. Vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS khiến cho hệ miễn dịch ở người bị suy giảm, đó chính là cơ hội để các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lao tấn công vào cơ thể. Ở những nước mà có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao thì xu hướng bệnh nhân mắc lao cũng tăng lên tại các khu vực này.</p> <p style="text-align: justify;">Xét về mặt vi thể, có thể chia lao xương thành 2 loại:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Loại hoại tử tiết dịch hình thành nên các áp xe lạnh;</li> <li style="text-align: justify;">Loại hoại tử tối thiểu, tăng trưởng nhanh (u lao hạt).</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Số liệu về bệnh lao xương khớp:</p> <p style="text-align: justify;">- Lao xương khớp chiếm 10% tổng số bệnh lao ngoài phổi tại Hoa Kỳ;</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ các vị trí mắc lao xương khớp:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Có 60 - 70% trường hợp bị mắc lao cột sống;</li> <li style="text-align: justify;">Có 10 - 15% bệnh nhân bị lao khớp gối;</li> <li style="text-align: justify;">Có 5 - 10% bị lao khớp cổ chân;</li> <li style="text-align: justify;">Có khoảng 5% số người bị lao khớp bàn chân.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong mọi bệnh lý về lao, thủ phạm gây bệnh không ai khác chính là trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong môi trường hoặc từ người bệnh phát tán ra ngoài lây nhiễm cho cộng đồng.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao xương khớp" src="/ImagePath\images\20210726/20210726_lao-xuong-khop-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao xương khớp</em></p> <p style="text-align: justify;">Nếu hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu không đủ sức chống lại vi khuẩn lao, khi vào đến phổi chúng sẽ khu trú, sinh sôi nảy nở ở đó. Tệ hơn, vi khuẩn lao sau khi làm tổn thương phổi, chúng có thể di chuyển theo đường máu và bạch huyết, gây bệnh ở những cơ quan khác (xương khớp, não, hệ sinh dục, hệ tiết niệu, mắt, tai, da,...).&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Tại các bộ phận thuộc hệ xương khớp, vi khuẩn lao bắt đầu thiết lập “cuộc sống mới”, tạo nên những củ lao. Trung tâm củ lao là vùng hoại tử được bao bọc bởi các biểu mô, tế bào đơn nhân, tế bào khổng lồ. Những nơi chúng ưu tiên xâm lược đầu tiên đó là các xương lớn, xốp, đóng vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể khiến cho khung nâng đỡ của cơ thể bị tàn phá và tổn thương nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn đầu, bệnh lao xương khớp thường không biểu hiện hoặc có rất ít triệu chứng rõ ràng gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Chỉ khi đến giai đoạn tiến triển, có các dấu hiệu lâm sàng thì lao xương mới được phát hiện.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210726/20210726_benh-lao-khop-1_resize.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Triệu chứng bệnh lao xương khớp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biểu hiện lâm sàng của bệnh:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt dai dẳng, có thể từ sốt nhẹ đến sốt vừa, sốt về buổi chiều tối;</li> <li style="text-align: justify;">Người mệt mỏi, xanh xao, biếng ăn, sụt cân, hay bị đổ mồ hôi trộm;</li> <li style="text-align: justify;">Những vị trí xương khớp bị vi khuẩn xâm nhập sẽ có dấu hiệu sưng to, cứng tuy nhiên không đỏ, không nóng, không viêm;</li> <li style="text-align: justify;">Các ổ áp xe hình thành do lao xương thường có mủ bên trong, bị hoại tử bã đậu, viêm tủy xương, thân xương chứa các mảnh xương chết. Khi khám lâm sàng sẽ phát hiện ra nốt bùng nhùng bên cạnh khớp. Nếu ổ áp xe vỡ ra sẽ để lại lỗ dò;</li> <li style="text-align: justify;">Đau xương, cơ thể vận động khó khăn. Tuỳ thuộc vào vị trí bị lao xương mà bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vị trí đó, ví dụ: nếu bị lao xương háng thì đau háng, không thể co duỗi chân bình thường, lao xương cột sống thì không thể ngửa người ra hoặc cúi người xuống,...;</li> <li style="text-align: justify;">Các biểu hiện khác: gù - vẹo - gấp khúc cột sống, teo các cơ vận động, đi lệch người hoặc tập tễnh, liệt, tàn phế, ổ áp xe chèn ép tủy sống gây&nbsp;rối loạn cơ tròn.&nbsp;</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lao xương là một bệnh lý nguy hiểm, gây nên nhiều hệ luỵ nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Các biến chứng nghiêm trọng có thể gặp ở người bị lao xương thể nặng đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xương bị biến dạng: Xẹp đốt sống, gù nhọn, gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Lao xương là một bệnh lý nguy hiểm, gây nên nhiều hệ luỵ nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_xuong-bi-bien-dang.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lao xương là một bệnh lý nguy hiểm, gây nên nhiều hệ luỵ nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Biến chứng thần kinh: Người bệnh bị liệt 2 chi dưới hoặc cả tứ chi;</li> <li style="text-align: justify;">Tàn phế do phải cắt cụt chi: Khi lao xương ở mức độ nặng, không được chữa trị sớm sẽ gây nên những thương tổn không thể phục hồi, lúc này bệnh nhân buộc phải bị cắt cụt các chi;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị lao xương khớp bị hạn chế vận động, cuộc sống sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị teo cơ vận động khớp;</li> <li style="text-align: justify;">Áp xe lạnh gây chèn ép tuỷ sống còn dẫn đến liệt cơ tròn;</li> <li style="text-align: justify;">Lao lan rộng: Nếu không được ngăn chặn kịp thời, vi khuẩn lao không chỉ gây nhiễm trùng ở hệ xương khớp mà còn lan sang tấn công các cơ quan khác như mắt, tai, da, màng não, hệ sinh dục, hệ bài tiết,... đe doạ đến tính mạng của người bệnh.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo như nguyên nhân gây nên các bệnh lý về lao là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có khả năng lan truyền qua không khí, đi vào phổi và sau đó di chuyển theo đường máu gây bệnh tại các cơ quan khác trong cơ thể, và hệ xương khớp cũng không ngoại lệ. Các con đường mà bệnh lao xương khớp có thể lây truyền đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh lây qua đường hô hấp: Bệnh nhân bị lao phổi trước, dẫn tới vi việc vi khuẩn lao sinh sôi và phát tán ra môi trường bên ngoài cơ thể thông qua các hoạt động như ho, hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện làm văng nước bọt, dịch tiết ra ngoài và lây cho những người xung quanh;</li> <li style="text-align: justify;">Lây từ mẹ sang con ở những người phụ nữ có thai và đang cho con bú;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lây qua các vết thương hở.&nbsp;</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những người có tỷ lệ cao mắc lao xương khớp đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người từ 20 - 40 tuổi;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ em nhỏ chưa được tiêm phòng vắc xin lao BCG;</li> <li style="text-align: justify;">Tiếp xúc gần và thường xuyên với những bệnh nhân bị lao phổi hoặc với các nguồn lây bệnh lao khác;</li> <li style="text-align: justify;">Đã từng mắc bệnh lao trước đó như: Lao phổi, lao hạch, lao sơ nhiễm, lao tiết niệu,...;</li> <li style="text-align: justify;">Mắc các bệnh lý nền như: Suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, tiểu đường, suy dinh dưỡng, viêm loét dạ dày - tá tràng,...&nbsp;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Những đã&nbsp;từng mắc bệnh lao trước đó như: Lao phổi, lao hạch, lao sơ nhiễm, lao tiết niệu,... dễ có nguy cơ cao mắc bệnh lao cơ xương khớp" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_20201015_chup-x-quang-o-ha-noi-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những đã&nbsp;từng mắc bệnh lao trước đó như: Lao phổi, lao hạch, lao sơ nhiễm, lao tiết niệu,... dễ có nguy cơ cao mắc bệnh lao cơ xương khớp</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chữa bệnh không bằng phòng bệnh. Việc áp dụng các phương pháp phòng chống bệnh lao xương khớp có ý nghĩa quan trọng để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh, cụ thể như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cập nhật kiến thức y khoa cần thiết về bệnh lao nói chung và bệnh lao xương khớp nói riêng;</li> <li style="text-align: justify;">Cho trẻ nhỏ đi tiêm phòng vắc xin BCG;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm phòng lao ở trẻ" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_tiem-vac-xin-phong-lao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng lao ở trẻ</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chủ động cách ly, phòng tránh bệnh lao từ những người bị bệnh lao;</li> <li style="text-align: justify;">Nếu tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao cần phải thực hiện các biện pháp tầm soát lao định kỳ bằng các phương pháp xét nghiệm;</li> <li style="text-align: justify;">Đối với những người bị mắc lao xương khớp và cả những loại lao khác, cần chủ động chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn lao phát tán ra bên ngoài, không tụ tập nơi đông người tránh lây cho cộng đồng và tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ;</li> <li style="text-align: justify;">Có lối sống cũng như chế độ ăn uống lành mạnh: không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích và lạm dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê. Tập tành thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ, ăn đủ bữa và đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn có hại. Hạn chế đến những nơi đông người để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn lao.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Mặc dù ở giai đoạn đầu bệnh còn mơ hồ nhưng cũng giúp ích phần nào cho bác sĩ định hướng;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chụp X-quang phổi, cột sống hoặc các vị trí xương bị tổn thương để phát hiện nhiễm trùng;</li> <li style="text-align: justify;">Chọc hút mẫu bệnh phẩm lấy từ vị trí lao xương và soi vi khuẩn lao;</li> <li style="text-align: justify;">Chụp CT và MRI: Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh giúp quan sát và đánh giá được tình trạng của xương, đồng thời phát hiện ra những biến chứng do bệnh gây nên;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán bệnh lý lao xương khớp" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_20200328_nguyen-ly-chup-cong-huong-tu-04.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán bệnh lý lao xương khớp</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm Mantoux;</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm công thức máu, đo tốc độ lắng máu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lao xương khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc phát hiện và chẩn đoán sớm giúp ích rất nhiều trong công tác điều trị bệnh lao xương khớp, khi đó bệnh nhân sẽ được áp dụng đúng phác đồ điều trị và hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như những biến chứng nghiêm trọng về sau. Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh lao xương khớp có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Mục đích trong điều trị lao xương khớp:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giảm đau do các triệu chứng của vi khuẩn lao gây nên;</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị khu vực bị nhiễm trùng và loại bỏ vi khuẩn lao;</li> <li style="text-align: justify;">Phục hồi và bảo tồn chứng năng của hệ xương khớp và thần kinh;</li> <li style="text-align: justify;">Ngăn ngừa, phòng chống những biến chứng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><b>Có thể áp dụng các biện pháp điều trị như sau:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hoá trị (bằng cách dùng thuốc): Đây là biện pháp điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Phác đồ điều trị bao gồm kết hợp các loại thuốc với nhau trong thời gian từ 6 - 18 tháng. Tại thời gian đầu, bệnh nhân sẽ được theo dõi, giám sát tại nhà để đảm bảo tuân thủ theo phác đồ điều trị, đồng thời tránh lây lan vi khuẩn lao ra ngoài cộng đồng. Phần lớn người bệnh đều đá ứng với biện pháp hoá trị nhưng cũng có những trường hợp khác thuốc, yêu cầu cần thay thế bằng phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.</li> <li style="text-align: justify;">Nghỉ ngơi: Khi bắt đầu áp dụng điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi lại sức từ 4 - 5 tuần. Khuyến khích người bệnh nên nằm giường cứng để mang lại hiệu quả cao hơn so với nằm giường nệm.</li> <li style="text-align: justify;">Vật lý trị liệu: bệnh nhân có thể tập vận động dần dần để tránh bị cứng khớp sau thời gian 4 - 5 tuần nghỉ ngơi tương đối.</li> <li style="text-align: justify;">Thực hiện phẫu thuật: được chỉ định cho những trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa và tập phục hồi chức năng, hoặc bệnh nhân phải chịu biến chứng như biến dạng xương khớp, xuất hiện ổ áp xe lớn, vận động bị hạn chế nhiều,... ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bệnh lao xương | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Biến chứng của lao xương và cách chữa trị | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị lao xương hiệu quả nhất | BVĐK MEDLATEC</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-xuong-khop-sfwyk
Suy thận cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Suy thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Suy thận cấp</strong> là khi cả hai thận ngừng hoặc giảm hoạt động đáng kể một cách đột ngột.&nbsp;Các bác sĩ đôi khi gọi nó là suy thận cấp tính.&nbsp;Diễn biến có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Suy thận cấp&nbsp;là khi cả hai thận ngừng hoặc giảm hoạt động đáng kể một cách đột ngột" src="/ImagePath/images/20210801/20210801_suy-than-song-duoc-bao-nhieu-nam-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy thận cấp&nbsp;là khi cả hai thận ngừng hoặc giảm hoạt động đáng kể một cách đột ngột</em></p> <p style="text-align: justify;">Suy thận cấp không phải lúc nào cũng trở thành suy thận mạn.&nbsp;Nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời và không có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác - thì thận có thể hoạt động trở lại bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Chức năng chính của thận là lọc thải chất độc, thành phần dư thừa sau chuyển hóa ra khỏi&nbsp;máu.&nbsp;Chúng cũng loại bỏ nước thừa ra khỏi&nbsp;máu&nbsp;(chất này trở thành nước tiểu) và kiểm soát&nbsp;huyết áp.&nbsp;Thận&nbsp;giúp tạo ra erythropoietin – hormon tăng sản sinh các tế bào hồng cầu.&nbsp;Thận góp phần không nhỏ điều chỉnh&nbsp;điện giải, và hoạt hóa vitamin D, cân bằng calci – phospho trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Thận không hoạt động hiệu quả khi chúng bị tổn thương.&nbsp;Điều này có thể xảy ra do các nguyên nhân ở các cơ quan khác, chẳng hạn như&nbsp;Tăng huyết áp,&nbsp; Đái tháo đường, Shock,&nbsp;giảm chức năng thận diễn ra trong thời gian dài được gọi là&nbsp;suy thận&nbsp;mạn tính&nbsp;&nbsp;.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Suy thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có ba lý do chính khiến thận của bệnh nhân đột ngột bị hỏng:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân trước thận cản trở</strong><strong> dòng máu đến thận của bệnh nhân</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Nó có thể do:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm trùng tại thận có thể là nguyên nhân gây suy thận cấp" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_nhiem-trung-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm trùng tại thận có thể là nguyên nhân gây suy thận cấp</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Suy giảm chức năng gan</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc&nbsp;(aspirin, ibuprofen, naproxen&nbsp;hoặc chất ức chế COX-2 như&nbsp;celebrex)</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc huyết áp</li> <li style="text-align: justify;">Suy tim</li> <li style="text-align: justify;">Bỏng nghiêm trọng</li> <li style="text-align: justify;">Mất máu hoặc dịch</li> <li style="text-align: justify;">Shock</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân sau thận cản trở </strong><strong>nước tiểu ra khỏi thận</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Ung thư bàng quang, cổ tử cung,&nbsp;đại tràng&nbsp;hoặc&nbsp;tiền liệt tuyến</li> <li style="text-align: justify;">Cục máu đông trong đường tiết niệu</li> <li style="text-align: justify;">Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</li> <li style="text-align: justify;">Sỏi niệu quản, bàng quang, niệu đạo</li> <li style="text-align: justify;">Tồn thương thần kinh bàng quang gây rối loạn bài tiết nước tiểu</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân tại thận </strong><strong>trực tiếp </strong><strong>gây tổn thương thận -&nbsp;cầu thận</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Các cục máu đông</li> <li style="text-align: justify;">Cholesterol&nbsp;lắng đọng</li> <li style="text-align: justify;">Các loại thuốc có thể gây hại trực tiếp cho thận, bao gồm&nbsp;NSAIDs như ibuprofen và naproxen,&nbsp;hóa chất hóa trị&nbsp;và&nbsp;kháng sinh hoặc các chất gây độc cho thận khác.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm cầu thận (bộ lọc thận bị viêm; có thể do nhiễm trùng,&nbsp;bệnh tự miễn dịch (như&nbsp;&nbsp;lupus),&nbsp;đa u tủy xương,&nbsp;xơ cứng bì...</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Suy thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể không có bất kỳ triệu chứng nào của suy thận cấp tính.&nbsp;Bác sĩ có thể phát hiện ra bệnh nhân bị tình trạng này trong khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc trong thăm dò các bệnh lý khác.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng suy thận cấp" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_nhiem-trung-than(1).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng suy thận cấp</em></p> <p style="text-align: justify;">Nếu một bệnh nhân có các triệu chứng, chúng sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận của người đó, mức độ nhanh chóng của bệnh nhân bị mất chức năng thận và lý do dẫn đến suy thận.&nbsp;Các triệu chứng có thể bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đi tiểu ít hơn bình thường</li> <li style="text-align: justify;">Phù chân, mắt cá chân và bàn chân (do thừa dịch)</li> <li style="text-align: justify;">Cảm thấy buồn ngủ hoặc rất mệt mỏi</li> <li style="text-align: justify;">Khó thở</li> <li style="text-align: justify;">Ngứa</li> <li style="text-align: justify;">Đau khớp, sưng tấy</li> <li style="text-align: justify;">Ăn mất ngon</li> <li style="text-align: justify;">Sự hoang mang</li> <li style="text-align: justify;">Buồn nôn, nôn</li> <li style="text-align: justify;">Đau&nbsp;hoặc tức&nbsp;ngực</li> <li style="text-align: justify;">Rung giật cơ</li> <li style="text-align: justify;">Co giật hoặc hôn mê (trong trường hợp nghiêm trọng)</li> <li style="text-align: justify;">Đau bụng, đau lưng</li> <li style="text-align: justify;">Sốt</li> <li style="text-align: justify;">Phát ban</li> <li style="text-align: justify;">Chảy máu mũi</li> </ul> <ul> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Suy thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Suy thận cấp tính đôi khi có thể gây ra các biến chứng.&nbsp;Bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Quá tải dịch</strong>.&nbsp;Suy thận cấp tính đôi khi có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể của bệnh nhân.&nbsp;Nếu chất lỏng tích tụ trong phổi của bệnh nhân, điều này có thể gây ra khó thở.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Đau ngực</strong>.&nbsp;Nếu lớp ngoại tâm mạc của bệnh nhân bị viêm, bệnh nhân có thể bị đau ngực.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm toan chuyển hóa</strong>.&nbsp;Nếu máu của bệnh nhân có quá nhiều acid do suy thận cấp tính, bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn, buồn ngủ và khó thở.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Yếu cơ.&nbsp;</strong>Khi chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể mất cân bằng, bệnh nhân có thể bị yếu cơ.&nbsp;Trong trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến tê liệt và các vấn đề về nhịp tim.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương thận vĩnh viễn</strong>.&nbsp;Suy thận cấp tính có thể trở thành mạn tính và thận của bệnh nhân sẽ ngừng hoạt động gần như hoàn toàn.&nbsp;Đây được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối.&nbsp;Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân sẽ phải chạy thận vĩnh viễn (để lọc máu và loại bỏ chất độc) hoặc ghép thận.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Tử vong</strong>.&nbsp;Suy thận cấp có thể dẫn đến suy giảm chức năng của thận, nặng hơn có thể gây tử vong.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Suy thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết quá trình, suy thận cấp xảy ra cùng với một tình trạng bệnh lý khác.&nbsp;Nếu bệnh nhân thuộc bất kỳ trường hợp nào sau đây, bệnh nhân có thể có nhiều khả năng bị suy thận cấp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân phải nhập viện trong một thời gian dài, đặc biệt là trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU)</li> <li style="text-align: justify;">Đái tháo đường</li> <li style="text-align: justify;">Người cao tuổi</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Người cao tuổi dễ bị suy thận cấp" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_benh-than-thuong-gap-o-nguoi-cao-tuoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người cao tuổi dễ bị suy thận cấp</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bị bệnh mạch vành, tiền sử nhồi máu cơ tim</li> <li style="text-align: justify;">Người bị suy tim hoặc tăng huyết áp</li> <li style="text-align: justify;">Người bị bệnh lý gan&nbsp;hoặc thận mạnn tính&nbsp;&nbsp;&nbsp;.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Suy thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể giảm nguy cơ bị suy thận cấp bằng cách thực hành một số thói quen lành mạnh.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Hãy cẩn thận khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)</strong>.&nbsp;Cho dù bệnh nhân đang dùng thuốc NSAID như aspirin, ibuprofen và naproxen hoặc các loại thuốc giảm đau OTC khác như acetaminophen, điều quan trọng là phải đọc và làm theo hướng dẫn dùng thuốc được khuyến nghị trên bao bì.&nbsp;Nếu bệnh nhân dùng quá nhiều loại thuốc này, bệnh nhân có thể làm tăng khả năng bị suy thận cấp tính.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Làm theo lời khuyên của bác sĩ</strong>.&nbsp;Nếu bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy thận cấp do bệnh thận từ trước hoặc các bệnh lý khác, hãy đảm bảo làm theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị và kiểm soát tình trạng của bệnh nhân.&nbsp;&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Giữ một lối sống lành mạnh</strong>.&nbsp;Tập thể dục, ăn uống điều độ và uống ít hoặc không uống rượu có thể giúp ngăn ngừa suy thận cấp tính một cách lâu dài.</li> </ul> <ul> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Suy thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ bắt đầu&nbsp;khám lâm sàng.&nbsp;Sau đó, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu và chức năng thận của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm </strong><strong>máu</strong><strong>:</strong>&nbsp;Định lượng các chất độc hoặc sản phẩm chuyển hóa dư thừa được đào thải qua thận trong máu của bệnh nhân.&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Creatinine</strong>&nbsp;là một chất thải trong máu được tạo ra bởi hoạt động của cơ bắp.&nbsp;Thông thường, nó được loại bỏ khỏi máu bởi thận.&nbsp;Nhưng nếu thận của bệnh nhân ngừng hoạt động, mức độ creatinin sẽ tăng lên.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm creatinine máu để chẩn đoán bệnh suy thận" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_20190625_094111_153584_creatinine-blood-test.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm creatinine máu để chẩn đoán bệnh suy thận</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>U</strong><strong>rê</strong>&nbsp;là một chất thải khác trong máu.&nbsp;Nó được tạo ra khi protein từ thực phẩm bị phân hủy.&nbsp;Giống như creatinine, thận loại bỏ chất này khỏi máu.&nbsp;Khi thận của bệnh nhân ngừng hoạt động, mức ure sẽ tăng lên.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Kali huyết thanh</strong>&nbsp;là một chất được tìm thấy trong máu giúp cân bằng lượng nước trong máu.&nbsp;Bệnh thận có thể gây ra nồng độ kali cao hoặc thấp.&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Natri huyết thanh</strong>&nbsp;là một chất khác trong máu giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể.&nbsp;Mức natri cao có thể có nghĩa là thận của bệnh nhân không hoạt động bình thường vì cơ thể bệnh nhân không thể loại bỏ lượng natri phù hợp.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm nước tiểu: </strong>Bác sĩ sẽ kiểm tra máu và protein trong nước tiểu.&nbsp;Họ cũng sẽ tìm kiếm một số chất điện giải nhất định.&nbsp;Kết quả giúp bác sĩ hiểu được nguyên nhân gây ra suy thận của bệnh nhân.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Đo lượng nước tiểu:&nbsp;</strong>Phương pháp này đo lượng nước tiểu bệnh nhân thải ra trong 24 giờ.&nbsp;Bệnh nhân sẽ nhận được một thùng chứa để mang về nhà, đi tiểu vào và sau đó quay lại phòng thí nghiệm sau 24 giờ.&nbsp;Nó có thể giúp bác sĩ xác định lý do tại sao bệnh nhân bị suy thận.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Sinh thiết </strong><strong>thận</strong>&nbsp;là một thủ tục mà bác sĩ đẩy một cây kim mỏng qua da của bệnh nhân và lấy một mảnh thận nhỏ của bệnh nhân để xem xét dưới kính hiển vi.&nbsp;Nó có thể cho biết loại hình, mức độ và nguyên nhân gây tổn thương thận.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán&nbsp;hình ảnh:&nbsp;</strong>Một số chẩn đoán cận lâm sàng, chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính, có thể cho biết thận của bệnh nhân có giãn hay có tắc nghẽn trong dòng nước tiểu hay không.&nbsp;Khảo sát mạch thận bằng siêu âm hoặc cắt lớp vi tính dựng hình&nbsp;có thể cho bác sĩ biết nếu&nbsp;động mạch&nbsp;hoặc tĩnh mạch dẫn đến thận của bệnh nhân bị tắc nghẽn.&nbsp;Tương tự đối với cộng hưởng từ.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán bệnh thận tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_20200328_nguyen-ly-chup-cong-huong-tu-04.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán bệnh thận tại MEDLATEC</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Suy thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu không có bất kỳ vấn đề nào khác, thận có thể tự chữa lành.</p> <p style="text-align: justify;">Trong hầu hết các trường hợp, suy thận cấp tính có thể được điều trị nếu phát hiện sớm.&nbsp;Nó có thể liên quan đến thay đổi chế độ ăn uống của bệnh nhân, sử dụng thuốc hoặc thậm chí lọc máu.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Ăn kiêng</strong>:<strong>&nbsp;</strong>Bác sĩ sẽ giới hạn lượng muối và&nbsp;kali&nbsp;bệnh nhân hấp thu cho đến khi thận của bệnh nhân lành lại.&nbsp;Đó là bởi vì cả hai chất này được loại bỏ khỏi cơ thể của bệnh nhân thông qua thận.&nbsp;Thay đổi cách ăn và khẩu phần ăn sẽ không đảo ngược suy thận cấp tính.&nbsp;Nhưng bác sĩ có thể thay đổi chế độ ăn uống của bệnh nhân trong khi họ điều trị các tình trạng gây ra nó.&nbsp;Điều này có thể có nghĩa là điều trị một vấn đề sức khỏe như suy tim, dùng một số loại thuốc hoặc truyền dịch qua đường tĩnh mạch nếu bệnh nhân bị mất nước.&nbsp;Nếu bác sĩ áp dụng chế độ ăn ít kali, bệnh nhân sẽ cần cắt giảm các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai tây và cà chua.&nbsp;Mặt khác, bệnh nhân có thể ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng kali thấp như táo, dâu tây, nho và súp lơ.&nbsp;&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Thuốc</strong>:&nbsp;Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc điều chỉnh lượng phospho và kali trong máu của bệnh nhân.&nbsp;Khi thận của bệnh nhân bị suy yếu, chúng không thể loại bỏ những chất này ra khỏi cơ thể.&nbsp;Thuốc sẽ không giúp ích cho thận của bệnh nhân, nhưng chúng có thể làm giảm một số vấn đề mà bệnh suy thận gây ra.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Lọc máu</strong>: Nếu tổn thương thận đủ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo cho đến khi thận của bệnh nhân có thể lành lại.&nbsp;Lọc máu không giúp thận chữa lành mà đảm nhận công việc của thận cho đến khi chúng hoạt động.&nbsp;Nếu thận của bệnh nhân không lành, quá trình lọc máu có thể diễn ra trong thời gian dài.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nếu tổn thương thận đủ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo cho đến khi thận của bệnh nhân có thể lành lại.&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_loc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nếu tổn thương thận đủ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo cho đến khi thận của bệnh nhân có thể lành lại.&nbsp;</em></p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/suy-than-cap-skcmx
Suy thận mạn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Suy thận mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thận của mỗi người có nhiệm vụ lọc nước dư thừa và các chất độc, chất thải sau chuyển hóa ra khỏi máu.&nbsp;Các chất thải này sau đó sẽ được loại bỏ trong nước tiểu của bệnh nhân.&nbsp;<strong>Suy thận mạn tính</strong> là tình trạng mất chức năng của thận trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.&nbsp;Trong giai đoạn nặng, mức độ nguy hiểm của chất thải và chất lỏng sẽ tích tụ lại trong cơ thể bệnh nhân.&nbsp;Tình trạng này còn được gọi là bệnh thận mạn tính.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Suy thận mạn tính là tình trạng mất chức năng của thận trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.&nbsp;" src="/ImagePath/images/20210728/20210728_suy-than-man-tinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em><strong>Suy thận mạn tính</strong> là tình trạng mất chức năng của thận trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.&nbsp;</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Suy thận mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh tiểu đường và huyết áp cao là những tình trạng phổ biến nhất dẫn đến suy thận mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân khác bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tổn thương chức năng thận</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng thận tái phát</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm trùng thận tái phát là nguyên nhân gây suy thận mạn" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_nhiem-trung-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm trùng thận tái phát là nguyên nhân gây suy thận mạn</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm trong hệ thống lọc của thận của bệnh nhân</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh thận bẩm sinh</li> <li style="text-align: justify;">Tắc nghẽn đường tiết niệu của bệnh nhân</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn tự miễn dịch</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Suy thận mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của suy thận mạn tính, bệnh nhân có thể có hoặc không có triệu chứng.&nbsp;Nhiều dấu hiệu ban đầu của bệnh suy thận có thể bị nhầm lẫn với các bệnh và tình trạng khác.&nbsp;Điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh suy thận" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_suy-than.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh suy thận</em></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng ban đầu bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Buồn nôn và nôn</li> <li style="text-align: justify;">Ăn mất ngon</li> <li style="text-align: justify;">Ngứa</li> <li style="text-align: justify;">Đau ngực</li> <li style="text-align: justify;">Huyết áp cao không kiểm soát được</li> <li style="text-align: justify;">Gầy sút cân</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu tình trạng tổn thương thận trở nên tồi tệ hơn, cuối cùng bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng.&nbsp;Tuy nhiên, điều này có thể không xảy ra cho đến khi tổn thương nghiêm trọng</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng ở giai đoạn sau bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khó giữ tỉnh táo</li> <li style="text-align: justify;">Chuột rút và co giật</li> <li style="text-align: justify;">Tê chân tay</li> <li style="text-align: justify;">Yếu cơ</li> <li style="text-align: justify;">Mệt mỏi</li> <li style="text-align: justify;">Hơi thở hôi – khai</li> <li style="text-align: justify;">Da sẫm màu hơn hoặc sáng hơn bình thường</li> <li style="text-align: justify;">Đau xương</li> <li style="text-align: justify;">Khát</li> <li style="text-align: justify;">Dễ chảy máu và bầm tím</li> <li style="text-align: justify;">Mất ngủ</li> <li style="text-align: justify;">Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường</li> <li style="text-align: justify;">Nấc cụt</li> <li style="text-align: justify;">Bàn chân và mắt cá chân phù nề</li> <li style="text-align: justify;">Không có kinh nguyệt</li> <li style="text-align: justify;">Khó thở</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Suy thận mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh thận mạn tính cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Huyết áp cao</li> <li style="text-align: justify;">Tích tụ chất lỏng trong phổi của bệnh nhân hoặc các khu vực khác</li> <li style="text-align: justify;">Thiếu vitamin d, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương của bệnh nhân</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương thần kinh có thể dẫn đến co giật.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thận mạn tính cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_bien-chung-suy-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh thận mạn tính cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Suy thận mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy thận mạn tính nếu bệnh nhân:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hút thuốc</li> <li style="text-align: justify;">Béo phì</li> <li style="text-align: justify;">Bị bệnh tiểu đường</li> <li style="text-align: justify;">Bị bệnh tim</li> <li style="text-align: justify;">Có cholesterol cao</li> <li style="text-align: justify;">Có tiền sử gia đình bị bệnh thận</li> <li style="text-align: justify;">Là người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Á</li> <li style="text-align: justify;">Trên 65 tuổi</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Suy thận mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể ngăn ngừa suy thận bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh.&nbsp;Dưới đây là một số hướng dẫn chung để sống lành mạnh:</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lối sống lành mạnh giúp phòng tránh bệnh suy thận" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_suy-than-man.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lối sống lành mạnh giúp phòng tránh bệnh suy thận</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phụ nữ và đàn ông trên 65 tuổi không nên uống quá một ly rượu mỗi ngày.&nbsp;Đàn ông dưới 65 tuổi nên dừng lại ở hai ly.</li> <li style="text-align: justify;">Duy trì kiểm soát tốt huyết áp của bệnh nhân.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, hãy kiểm soát lượng đường trong máu.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân thừa cân, hãy cố gắng giảm xuống mức cân nặng hợp lý.&nbsp;Điều này thường có nghĩa là tiêu thụ ít calo hơn và năng động hơn.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc giảm đau không kê đơn có thể gây tổn thương thận.&nbsp;Làm theo hướng dẫn trên bao bì, chỉ dùng thuốc khi cần thiết và thảo luận về việc sử dụng thuốc giảm đau với bác sĩ nếu bệnh nhân có bất kỳ lo lắng nào về thận.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Suy thận mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc một tình trạng khác khiến bệnh nhân có nguy cơ bị suy thận cao hơn, bác sĩ có thể sẽ theo dõi chức năng thận của bệnh nhân.&nbsp;Đảm bảo đi khám sức khỏe định kỳ và thông báo bất kỳ triệu chứng bất thường nào.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Khám </b><b>lâm sàng</b></h3> <p style="text-align: justify;">Tại cuộc hẹn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng cho bệnh nhân.&nbsp;Suy thận có thể khiến nước dư thừa tích tụ trong phổi hoặc tim của bệnh nhân.&nbsp;Bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan này bằng cách nghe chúng bằng ống nghe.&nbsp;Điều này có thể cung cấp cho bác sĩ của bệnh nhân thông tin lâm sàng quan trọng.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Xét nghiệm máu và nước tiểu</b></h3> <p style="text-align: justify;">Nếu bác sĩ cho rằng bệnh nhân có thể bị suy thận mạn tính, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu cho chức năng thận đo mức độ điện giải và chất thải trong máu của bệnh nhân.&nbsp;Họ đo các chất thải như creatinine và urê máu.&nbsp;Creatinine là một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa cơ.&nbsp;Urê trong máu còn lại khi cơ thể bệnh nhân phân hủy protein.&nbsp;Khi thận của bệnh nhân hoạt động bình thường, chúng sẽ bài tiết cả hai chất.</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện để kiểm tra các bất thường.&nbsp;Ví dụ, protein thường chỉ có ở một lượng nhỏ trong nước tiểu của bệnh nhân.&nbsp;Mức protein tăng cao có thể cho thấy các vấn đề về thận vài tháng hoặc thậm chí vài năm trước khi các triệu chứng khác xuất hiện.&nbsp;Cặn nước tiểu và các tế bào được tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân cũng sẽ được kiểm tra khi xét nghiệm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán bệnh thận" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_20190819_044550_392303_xet-nghiem-nuoc-tie.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán bệnh thận</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán hình ảnh</b></h3> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm hình ảnh có thể cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc của thận.&nbsp;Chúng bao gồm siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Sinh thiết</b></h3> <p style="text-align: justify;">Nếu bác sĩ vẫn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh nhân, họ có thể làm sinh thiết.&nbsp;Điều này có thể được thực hiện như sinh thiết kim hoặc sinh thiết mở.</p> <p style="text-align: justify;">Sinh thiết bằng kim là loại sinh thiết thận phổ biến nhất.&nbsp;Trong quy trình này, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ đưa một cây kim đặc biệt vào thận của bệnh nhân.&nbsp;Đây được coi là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Trong quá trình sinh thiết mở, bác sĩ sẽ sử dụng một vết mổ để bộc lộ thận của bệnh nhân.&nbsp;Quy trình này đòi hỏi kỹ thuật vô trùng nghiêm ngặt và gây mê toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi bác sĩ của bệnh nhân thu thập một mẫu mô thận, họ sẽ gửi nó đến phòng thí nghiệm để kiểm tra bằng kính hiển vi.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Kết quả kiểm tra và theo dõi</b></h3> <p style="text-align: justify;">Kết quả khám sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán.&nbsp;Nó cũng có thể giúp họ xác định nguyên nhân gây ra suy thận của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân được chẩn đoán là bị suy thận mạn tính, bệnh nhân sẽ cần xét nghiệm máu thường xuyên.&nbsp;Chúng sẽ được sử dụng để đo các chất khác nhau trong cơ thể bệnh nhân, chẳng hạn như canxi, kali, cholesterol, natri, magiê và phốt pho.&nbsp;Bệnh nhân cũng sẽ cần phải trải qua các xét nghiệm chức năng thận liên tục để tìm mức creatinine và urê.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Suy thận mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Không có cách chữa khỏi bệnh suy thận mạn tính.&nbsp;Tuy nhiên, có những biện pháp bệnh nhân có thể thực hiện để làm chậm sự tiến triển của nó.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Thuốc</b></h3> <p style="text-align: justify;">Suy thận có liên quan đến huyết áp cao, vì vậy bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc điều trị huyết áp.&nbsp;Bệnh nhân cũng có thể cần các loại thuốc trong nhóm statin để giảm mức cholesterol.</p> <p style="text-align: justify;">Thường những người bị suy thận mạn tính sẽ bị thiếu máu.&nbsp;Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bệnh nhân không sản xuất đủ hồng cầu.&nbsp;Bệnh nhân có thể cần bổ sung để giúp tăng sản xuất hồng cầu.&nbsp;Vì cơ thể bệnh nhân cần sắt để sản xuất các tế bào máu, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc hoặc tiêm thuốc sắt.&nbsp;Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần truyền máu để cải thiện sức khỏe hồng cầu của mình.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu vấn đề về thận của bệnh nhân đang gây ra tình trạng giữ nước, thuốc lợi tiểu có thể giúp giảm phù.&nbsp;Thuốc này làm cho bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Bổ sung calci và vitamin D giúp bảo vệ xương của bệnh nhân.&nbsp;Nếu bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính, bệnh nhân sẽ có lượng Vitamin D thấp hơn bình thường, đây là chất cần thiết cho sự hấp thụ canxi.&nbsp;Uống Vitamin D sẽ làm giảm nguy cơ gãy xương.&nbsp;Phosphat tăng cao trong bệnh suy thận và điều này cũng có thể làm giảm sự hấp thụ calci của cơ thể bệnh nhân.&nbsp;Bác sĩ có thể kê đơn chất gắp phospho, một loại thuốc để kiểm soát mức độ phosphat của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc kháng histamine có thể làm giảm triệu chứng ngứa da.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc chống nôn có thể giúp giảm buồn nôn.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Chế độ ăn</b></h3> <p style="text-align: justify;">Thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể cần thiết.&nbsp;Những người bị suy thận mạn tính thường cần giảm lượng protein của họ.&nbsp;Khi cơ thể bệnh nhân chuyển hóa protein, nó sẽ tạo ra các chất thải.&nbsp;Thận của bệnh nhân có trách nhiệm lọc chất thải này.&nbsp;Chế độ ăn ít protein giúp giảm bớt gánh nặng cho thận.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chế độ ăn có ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân bị suy thận" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_suy-than-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn có ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân bị suy thận</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cũng có thể cần theo dõi lượng muối, kali và phospho của mình.&nbsp;Làm việc với chuyên gia dinh dưỡng để biết bệnh nhân nên ăn bao nhiêu trong số những chất này.</p> <p style="text-align: justify;">Tập thói quen đọc nhãn.&nbsp;Ngay cả khi bệnh nhân không thêm muối ăn vào thức ăn, nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như súp đóng hộp hoặc thức ăn nhanh, đã có hàm lượng natri cao.</p> <p style="text-align: justify;">Tìm hiểu thực phẩm nào có nhiều kali và thực phẩm nào thấp.&nbsp;Thận có nhiệm vụ lọc lượng kali dư ​​thừa ra khỏi cơ thể.&nbsp;Khi chúng hoạt động không tốt, chúng sẽ không thể lọc kali đúng cách.&nbsp;Ở những người bị suy thận mạn tính, nồng độ kali cao có thể đe dọa tính mạng.&nbsp;Nó có thể dẫn đến chức năng tim bất thường hoặc ngừng tim.</p> <p style="text-align: justify;">Thận của bệnh nhân cũng có thể không xử lý được phosphat.&nbsp;Phospho cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ calci của cơ thể.&nbsp;Thực phẩm giàu phospho bao gồm cá, các sản phẩm từ sữa, trứng và thịt.&nbsp;Bệnh nhân có thể cần ăn ít những thứ này hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cũng có thể cần hạn chế nước để thận không phải làm việc quá sức.</p> <p style="text-align: justify;">Những người bị suy thận mạn tính thường bị sụt cân.&nbsp;Đảm bảo rằng bệnh nhân đang tiêu thụ đủ calo từ các loại thực phẩm mà chuyên gia dinh dưỡng của bệnh nhân đã phê duyệt và khuyến nghị.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Lối sống</b></h3> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cũng nên tránh hút thuốc và cập nhật thông tin về việc tiêm phòng, bao gồm cả việc tiêm phòng cúm.&nbsp;Thảo luận về chất bổ sung và thuốc không kê đơn với bác sĩ của bệnh nhân trước khi dùng chúng.&nbsp;Nếu bệnh nhân gặp các bác sĩ khác vì các tình trạng khác nhau, hãy luôn thông báo cho họ về tình hình thận của bệnh nhân.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Điều trị giai đoạn cuối</b></h3> <p style="text-align: justify;">Nếu các nỗ lực kiểm soát tình trạng của bệnh nhân thông qua chế độ ăn uống và thuốc không thành công, bệnh nhân có thể phải đối mặt với bệnh thận giai đoạn cuối.&nbsp;Điều này xảy ra khi thận của bệnh nhân chỉ hoạt động ở mức 10 đến 15 phần trăm công suất đầy đủ của chúng.&nbsp;Ở giai đoạn này, thận của bệnh nhân không còn có thể loại bỏ chất thải nhanh như bệnh nhân đang sản xuất.</p> <p style="text-align: justify;">Có hai lựa chọn điều trị cho bệnh thận giai đoạn cuối: lọc máu và ghép thận.Các bác sĩ cố gắng trì hoãn những lựa chọn này càng lâu càng tốt vì cả hai đều mang những rủi ro nghiêm trọng.</p> <p style="text-align: justify;">Lọc máu là một hệ thống lọc các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu của bệnh nhân.&nbsp;Có nhiều hướng khác nhau để làm điều đó.&nbsp;Hai loại lọc máu chính là chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng).&nbsp;Trong chạy thận nhân tạo, máu của bệnh nhân được lọc bên ngoài cơ thể, trong một chiếc máy.&nbsp;Trong thẩm phân phúc mạc, bệnh nhân lấp đầy khoang bụng của mình bằng một dung dịch đặc biệt qua ống thông.&nbsp;Dung dịch này sẽ hấp thụ chất lỏng và chất thải dư thừa trước khi thoát ra khỏi cơ thể bệnh nhân.&nbsp;Bởi vì lọc máu thường cần được thực hiện vài lần một tuần, đó là một sự thay đổi lớn trong lối sống.&nbsp;Chạy thận cũng có nguy cơ nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">Ghép thận thuận tiện hơn lọc máu, nếu bệnh nhân có thể tìm được một quả thận hiến thích hợp.&nbsp;Người hiến tặng cần có cùng nhóm máu với bệnh nhân.&nbsp;Thận từ anh chị em còn sống hoặc người thân khác thường là tốt nhất.&nbsp;Bệnh nhân cũng có thể lấy thận ghép từ một người hiến tặng đã qua đời.&nbsp;Tuy nhiên, cấy ghép thận cũng có nguy cơ nhiễm trùng lớn vì bệnh nhân sẽ cần ức chế miễn dịch suốt đời.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Triển vọng dài hạn cho bệnh nhân bệnh thận mạn tính</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Một số người bị suy thận mạn tính có thể sống được nhiều năm.&nbsp;Điều này chỉ có thể đạt được nếu bệnh nhân giữ cho thận của mình không trở nên tồi tệ hơn bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.&nbsp;Bệnh nhân sẽ cần phải duy trì một chế độ lành mạnh cho thận trong suốt phần đời còn lại của mình.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ phải lọc máu hoặc ghép thận.&nbsp;Nếu không có những biện pháp can thiệp như vậy, căn bệnh này có thể gây tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">Sức khỏe của thận cũng ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống khác của bệnh nhân.&nbsp;Các biến chứng có thể xảy ra của suy thận bao gồm suy tim và gan, tổn thương dây thần kinh, đột quỵ, tích tụ chất lỏng trong phổi, vô sinh, rối loạn cương dương, sa sút trí tuệ và gãy xương.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ bị suy thận có thể không phát triển bình thường vì thận của chúng không thể hoạt hóa vitamin D. Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của xương.</p> <p style="text-align: justify;">Suy thận cũng gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai và thai nhi.&nbsp;Phụ nữ mang thai bị suy thận phải đối mặt với tỷ lệ tiền sản giật cao hơn.&nbsp;Tiền sản giật là tình trạng huyết áp tăng đột biến có thể dẫn đến xuất huyết não hoặc gan ở phụ nữ mang thai.&nbsp;Điều này có thể gây tử vong cho phụ nữ mang thai và thai nhi.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/suy-than-man-slrgn
Viêm bàng quang cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm bàng quang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm bàng quang cấp</strong> là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm đột ngột.&nbsp;Hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.&nbsp;Tình trạng này trước đây thường được gọi là nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm (đường) tiết niệu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm bàng quang cấp" src="/ImagePath/images/20210801/20210801_20190530_033053_091665_viem-bang-quang.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm bàng quang cấp</em></p> <p style="text-align: justify;">Các sản phẩm vệ sinh không đạt tiêu chuẩn hoặc gây kích ứng, biến chứng của một số bệnh hoặc phản ứng với một số loại thuốc cũng có thể gây ra viêm bàng quang cấp.</p> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị viêm bàng quang cấp do nhiễm vi khuẩn là dùng thuốc kháng sinh.&nbsp;Việc điều trị viêm bàng quang không do nhiễm trùng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm bàng quang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân tại hệ tiết niệu bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thận</li> <li style="text-align: justify;">Niệu quản</li> <li style="text-align: justify;">Bàng quang</li> <li style="text-align: justify;">Niệu đạo</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Thận lọc chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu.&nbsp;Sau đó, nước tiểu đi qua các ống được gọi là niệu quản, một bên phải và một bên trái, đến bàng quang.&nbsp;Bàng quang lưu trữ nước tiểu cho đến khi cơ thể sẵn sàng đi tiểu.&nbsp;Sau đó, nước tiểu đi ra ngoài cơ thể thông qua một ống được gọi là niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân</strong> thường gặp nhất của viêm bàng quang cấp là nhiễm trùng bàng quang do <strong>vi khuẩn&nbsp;<em>E.coli</em>&nbsp;</strong>gây ra.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm bàng quang cấp là nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn&nbsp;E.coli&nbsp;gây ra." src="/ImagePath\images\20210801/20210801_20201021_nhiem-vi-khuan-e-coli-tu-nhung-nguon-nao-va-cach-dieu-tri-ra-sao-.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm bàng quang cấp là nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn&nbsp;E.coli&nbsp;gây ra.</em></p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu thường xâm nhập vào niệu đạo và sau đó đi lên bàng quang.&nbsp;Khi đã vào trong bàng quang, vi khuẩn sẽ bám vào thành bàng quang và sinh sôi.&nbsp;Điều này dẫn đến viêm niêm mạc bàng quang.&nbsp;Nhiễm trùng cũng có thể lây lan đến niệu quản và thận.</p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm bàng quang cấp, một số yếu tố khác có thể khiến bàng quang và đường tiết niệu dưới bị viêm.&nbsp;Bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Một số loại thuốc, đặc biệt là các&nbsp;loại thuốc&nbsp;hóa trị cyclophosphamid và iphosphamide</li> <li style="text-align: justify;">Xạ trị vùng chậu</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng lâu dài một ống thông niệu đạo bàng quang (sonde tiểu)</li> <li style="text-align: justify;">Nhạy cảm với các sản phẩm nhất định, chẳng hạn như thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, gel diệt tinh trùng hoặc kem dưỡng da</li> <li style="text-align: justify;">Biến chứng của các tình trạng khác, bao gồm&nbsp;đái tháo đường,&nbsp;sỏi tiết niệu&nbsp;hoặc&nbsp;tăng sản tiền liệt tuyến&nbsp;(phì đại lành tính tuyến tiền liệt).</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm bàng quang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của viêm bàng quang cấp có thể đến đột ngột và có thể rất khó chịu.&nbsp;Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên và mạnh mẽ ngay cả khi bệnh nhân đã làm rỗng bàng quang, được gọi là hội chứng kích thích bàng quang.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng của viêm bàng quang cấp" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_viem-bang-quang-cap-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng của viêm bàng quang cấp</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cảm giác đau đớn hoặc nóng rát khi đi tiểu, được gọi là hội chứng viêm tiết niệu</li> <li style="text-align: justify;">Nước tiểu có mùi hôi</li> <li style="text-align: justify;">Nước tiểu đục</li> <li style="text-align: justify;">Cảm giác áp lực, đầy bàng quang hoặc co thắt ở giữa bụng dưới hoặc thắt lưng</li> <li style="text-align: justify;">Sốt nhẹ</li> <li style="text-align: justify;">Ớn lạnh</li> <li style="text-align: justify;">Sự hiện diện của&nbsp;máu trong nước tiểu</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm bàng quang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang cấp do vi khuẩn đều có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh.&nbsp;Tuy nhiên, bệnh nhân nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng thận.&nbsp;Các triệu chứng của nhiễm trùng thận bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đau dữ dội ở lưng hoặc bên hông, được gọi là đau hạ sườn</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến&nbsp;chứng viêm bàng quang cấp" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_5d0c5b3414a5905d87fc667b_viem-bang-quang-la-gi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến&nbsp;chứng viêm bàng quang cấp</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Một cơn sốt cấp cao hơn</li> <li style="text-align: justify;">Ớn lạnh</li> <li style="text-align: justify;">Buồn nôn</li> <li style="text-align: justify;">Nôn mửa</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang cấp sẽ biến mất mà không có biến chứng nếu chúng được điều trị đầy đủ.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng thận hiếm gặp, nhưng nó có thể nguy hiểm nếu bệnh nhân không được điều trị ngay lập tức.&nbsp;Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc tình trạng thận hiện có có nguy cơ mắc loại biến chứng này cao hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm bàng quang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ dễ bị viêm bàng quang cấp hơn nam giới vì niệu đạo của họ ngắn hơn và gần với khu vực hậu môn, có thể chứa vi khuẩn có hại.&nbsp;Điều này làm cho vi khuẩn dễ dàng đi đến bàng quang. Hơn 1 nửa số phụ nữ trải qua ít nhất một lần nhiễm trùng tiểu thấp trong cuộc đời của họ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nữ giới dễ bị viêm quang cấp hơn nam giới" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_trieu-chung-viem-bang-quang-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nữ giới dễ bị viêm quang cấp hơn nam giới</em></p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm bàng quang cấp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tham gia vào hoạt động tình dục</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng một số loại kiểm soát sinh sản như màng ngăn và chất diệt tinh trùng</li> <li style="text-align: justify;">Lau bộ phận sinh dục của bệnh nhân từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh</li> <li style="text-align: justify;">Trải qua thời kỳ mãn kinh, vì lượng estrogen ít hơn gây ra những thay đổi nội tiết trong đường tiết niệu khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn</li> <li style="text-align: justify;">Bất thường ở đường tiết niệu bẩm sinh</li> <li style="text-align: justify;">Bị sỏi thận, sỏi niệu quản, bàng quang</li> <li style="text-align: justify;">Bị phì đại tuyến tiền liệt</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng kháng sinh thường xuyên hoặc trong thời gian dài</li> <li style="text-align: justify;">Gặp tình trạng làm suy giảm hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như hiv hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch</li> <li style="text-align: justify;">Mắc bệnh đái tháo đường</li> <li style="text-align: justify;">Có thai</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng một ống thông tiểu</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật tiết niệu</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm bàng quang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được bệnh viêm bàng quang cấp.&nbsp;Làm theo những lời khuyên sau để giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và ngăn ngừa kích ứng đường tiết niệu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Uống nhiều nước để giúp đi tiểu thường xuyên hơn và tống vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu trước khi nhiễm trùng bắt đầu.</li> <li style="text-align: justify;">Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục.</li> <li style="text-align: justify;">Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu để ngăn vi khuẩn lây lan sang niệu đạo từ vùng hậu môn.</li> <li style="text-align: justify;">Tránh sử dụng các sản phẩm phụ nữ gần khu vực sinh dục có thể gây kích ứng niệu đạo, chẳng hạn như thụt rửa, xịt khử mùi và phấn.</li> <li style="text-align: justify;">Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa sạch bộ phận sinh dục hàng ngày.</li> <li style="text-align: justify;">Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bằng bồn.</li> <li style="text-align: justify;">Tránh sử dụng các phương pháp ngừa thai có thể làm thay đổi sự phát triển của vi khuẩn, chẳng hạn như màng ngăn hoặc bao cao su được xử lý chất diệt tinh trùng.</li> <li style="text-align: justify;">Đừng trì hoãn việc đi vệ sinh quá lâu nếu bệnh nhân muốn đi tiểu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cũng có thể bổ sung nước ép nam việt quất hoặc các chất bổ sung nam việt quất trong chế độ ăn uống của mình, nhưng bằng chứng hiện tại về hiệu quả của điều này trong việc ngăn ngừa viêm bàng quang nhiễm trùng cấp tính là không thể kết luận.&nbsp;D-mannose có thể là một lựa chọn để cố gắng ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu tái phát, nhưng tại thời điểm này, bằng chứng về hiệu quả của nó trong việc làm như vậy cũng rất hạn chế và không thể kết luận được.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm bàng quang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân.&nbsp;Hãy chắc chắn nói với bác sĩ khi các triệu chứng bắt đầu và nếu bất kỳ điều gì khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.&nbsp;Ngoài ra, hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang dùng hoặc nếu đang mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm nhất định, bao gồm:</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Phân tích nước tiểu</b></h3> <p style="text-align: justify;">Nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm trùng, họ có thể sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, chất thải của vi khuẩn hoặc tế bào máu.&nbsp;Một xét nghiệm khác được gọi là cấy nước tiểu có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm để xác định chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Soi bàng quang</b></h3> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng có đèn chiếu sáng và một máy ảnh gọi là ống soi bàng quang vào bàng quang qua niệu đạo để quan sát đường tiết niệu để tìm các dấu hiệu viêm nhiễm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nội soi bàng quang để&nbsp;tìm các dấu hiệu viêm nhiễm." src="/ImagePath\images\20210801/20210801_noi-soi-bang-quang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nội soi bàng quang để&nbsp;tìm các dấu hiệu viêm nhiễm.</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán h</b><b>ình ảnh</b></h3> <p style="text-align: justify;">Loại chẩn đoán&nbsp;này thường không bắt buộc, nhưng nếu bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh nhân, thì hình ảnh có thể hữu ích.&nbsp;Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc siêu âm, có thể giúp bác sĩ của bệnh nhân xem liệu có khối u hoặc bất thường cấu trúc khác gây ra viêm hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm bàng quang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị bao gồm một đợt kháng sinh từ&nbsp;5 đến 7 ngày&nbsp;nếu viêm bàng quang là do nhiễm vi khuẩn và đây không phải là nhiễm trùng tiết niệu tái phát, có thể cần một đợt điều trị dài hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của bệnh nhân có thể sẽ bắt đầu biến mất sau một hoặc hai ngày, nhưng bệnh nhân nên tiếp tục dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài mà bác sĩ kê đơn.&nbsp;Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng nhiễm trùng đã hoàn toàn biến mất để nó không quay trở lại.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau đường tiết niệu như phenazopyridine trong vài ngày đầu để giúp bệnh nhân giảm bớt sự khó chịu trong khi thuốc kháng sinh có hiệu lực.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị đối với các loại viêm bàng quang cấp không truyền nhiễm (nonSTDs) phụ thuộc vào nguyên nhân chính xác.&nbsp;Ví dụ, nếu bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp với một số hóa chất hoặc sản phẩm nhất định, cách điều trị tốt nhất là tránh hoàn toàn các sản phẩm này.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc giảm đau có sẵn để điều trị viêm bàng quang do hóa trị hoặc xạ trị.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi triệu chứng</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân đang trải qua các triệu chứng của viêm bàng quang cấp, bệnh nhân có thể giúp giảm bớt sự khó chịu tại nhà trong khi đợi thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác có tác dụng.&nbsp;Một số mẹo để đối phó tại nhà bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Uống nhiều nước.</li> <li style="text-align: justify;">Tắm nước ấm.</li> <li style="text-align: justify;">Chườm nóng vùng bụng dưới.</li> <li style="text-align: justify;">Tránh cà phê, nước trái cây họ cam quýt, thức ăn cay và rượu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nhiều người uống nước ép nam việt quất hoặc bổ sung chiết xuất nam việt quất để cố gắng ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu và các dạng viêm bàng quang cấp khác hoặc để giảm bớt các triệu chứng.&nbsp;Một số bằng chứng cho thấy rằng nước ép nam việt quất và các sản phẩm từ nam việt quất có thể chống lại nhiễm trùng trong bàng quang hoặc giảm bớt sự khó chịu, nhưng những bằng chứng hiện tại chưa đủ để kết luận.</p> <p style="text-align: justify;">Một&nbsp;nghiên cứu gần đây&nbsp;ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt bị viêm bàng quang do điều trị bức xạ cho thấy rằng thực phẩm bổ sung nam việt quất làm giảm đáng kể tình trạng đau và rát khi đi tiểu so với những người đàn ông không dùng thực phẩm chức năng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể uống nước ép nam việt quất nếu bệnh nhân nghĩ rằng nó có ích.&nbsp;Tuy nhiên, bệnh nhân nên cẩn thận về lượng bệnh nhân uống vì nước ép trái cây thường rất nhiều đường.</p> <p style="text-align: justify;">D-mannose cũng là một giải pháp thay thế tiềm năng để ngăn ngừa hoặc điều trị viêm bàng quang cấp.&nbsp;Người ta cho rằng khả năng vi khuẩn bám vào thành bàng quang và gây nhiễm trùng tiểu có thể bị cản trở bởi D-mannose.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được thực hiện cho đến nay còn hạn chế và cần phải nghiên cứu thêm để xem liệu có bằng chứng mạnh mẽ nào về hiệu quả của liệu pháp này hay không.&nbsp;Dùng D-mannose cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn như tiêu chảy.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-bang-quang-cap-snvdq
Sán lá phổi
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh sán lá phổi</strong> được phát hiện lần đầu tiên từ khoảng năm 1878 từ trường hợp một con hổ Bengal bị chết. Ngay sau đó, đã có không ít quốc gia phát hiện ra nhiều người bị sán lá phổi xâm nhập cơ thể thông qua đường ăn uống. Tại Việt Nam, trường hợp đầu tiên được phát hiện mắc bệnh sán lá phổi là một người đến từ thị xã Châu Đốc vào năm 1906 và đến nay các con số mắc bệnh sán lá phổi đã tăng lên rất nhiều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh sán lá phổi</strong> được biết đến là một trong những căn bệnh cực kỳ phổ biến ở khu vực Đông nam châu á bởi thói quen ăn uống không lành mạnh (Ăn sống một số loại tôm cua). Mà theo nghiên cứu y học cho thấy rằng có tới 80% loài cua sống ở môi trường nước ngọt có chứa sán lá phổi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sán lá phổi</strong> có rất nhiều loài khác nhau (hơn 40 loài) thế nhưng có 2 loài thuộc nhóm sán lá phổi có mức độ gây hại nhất đó chính là Paragonimus heterotremus và Paragonimus westermani. Các loài sán lá phổi này thường có kích thước khá lớn, độ dài khoảng 8-16mm và có hình dáng như hạt cà phê, màu hoi hồng hoặc màu đỏ bã trầu, vỏ sán có gai nhỏ, mạng lưới ống ruột ngoằn ngoèo,... có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường những con sán đã trưởng thành.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sán lá phổi" src="/ImagePath/images/20210802/20210802_bmjfbenh_truyen_nhiem_san_la_phoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sán lá phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Sán lá phổi sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống sau đó sẽ ký sinh tại các nhóm phế quản trong phổi hoặc ký sinh tại nhu mô phổi. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh hầu như người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào cho tới khi bệnh đã chuyển biến khá nặng mới phát hiện ra. Một vài trường hợp sán lá phổi đã phát triển quá mạnh và kết hợp với bệnh lao có thể gây tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các loại tôm và cua sống trong môi trường nước ngọt đều có nguy cơ có sán lá phổi ký sinh. Chính vì vậy, Người bệnh bị sán lá phổi xâm nhập vào cơ thể chủ yếu đến từ việc ăn uống, cụ thể là ăn các loại tôm cua chưa được nấu chín hẳn hoặc thậm chí ăn sống.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hầu hết các loại tôm và cua sống trong môi trường nước ngọt đều có nguy cơ có sán lá phổi ký sinh." src="/ImagePath\images\20210802/20210802_san-la-phoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hầu hết các loại tôm và cua sống trong môi trường nước ngọt đều có nguy cơ có sán lá phổi ký sinh.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh cũng như các bệnh lý nền kèm theo mà mỗi người bệnh lại xuất hiện những triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng xuất hiện do bệnh sán lá phổi điển hình, hầu hết các trường hợp bị bệnh đều có như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Rối loạn tiêu hóa thường là triệu chứng ban đầu của bệnh: Ngay sau khi nhiễm phải các loại ấu trùng sán thông qua việc ăn uống thì người bệnh sẽ có hiện tượng bị đau bụng dẫn tới tiêu chảy.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn tiêu hóa thường là triệu chứng ban đầu của bệnh sán lá phổi" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_au-bung-dau-hieu-cua-nhung-benh-gi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rối loạn tiêu hóa thường là triệu chứng ban đầu của bệnh sán lá phổi</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ở giai đoạn ấu trùng sán lá phổi đã di chuyển từ dạ dày lên đến vùng phổi thì người bệnh sẽ có triệu chứng tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi.</li> <li style="text-align: justify;">Khi sán đã ký sinh tại phổi và sinh sản thì bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh rõ rệt hơn nữa, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Ho kéo dài, ho khạc đờm có kèm máu, đau tức ngực, sốt nhẹ, cơ thể dần yếu ớt, khả năng hô hấp bị hạn chế,...</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Một vài trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng bệnh khá phức tạp sẽ bị chẩn đoán nhầm giữa sán lá phổi với bệnh lao phổi. Thậm chí người bệnh có thể mắc phải 2 căn bệnh này cùng lúc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh sán lá phổi </strong>là căn bệnh nguy hiểm thế nhưng khả năng phát hiện ra bệnh sớm lại khá khó khăn bởi bệnh thường phát triển âm thầm cho tới khi các ấu trùng sinh sôi nảy nở nhiều mới xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ rệt.</p> <p style="text-align: justify;">Loại sán lá phổi nguy hiểm nhất chính là Paragonimus Westermani, chúng sẽ phát triển lớn tới mức to bằng đầu ngón tay và di chuyển trong phổi gây ra các hốc nang lớn. Thông thường trong mỗi nang trứng sẽ có 2 ấu trùng sống trong môi trường chất dịch màu đỏ, sán mẹ có thể tích tụ nhiều nang trứng thành một hốc nang trứng hoặc một chuỗi dài trong lá phổi. Chính vì vậy, người bệnh sẽ có triệu chứng ho kèm đờm có lẫn màu đỏ (máu cử người bệnh cộng với chất dịch trong nang trứng). Bệnh phát triển mạnh sẽ chuyển thành dạng mạn tính, các cơn ho sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và mức độ ảnh hưởng cũng nghiêm trọng hơn tiến triển thành dạng mạn tính, đặc biệt người bệnh sẽ bị ho nhiều vào sáng sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Loài sán Paragonimus Westermani thậm chí có thể lây lan và ký sinh lên cả các phủ tạng khác và một số cơ quan lân cận. Ở mỗi vị trí sán lá phổi ký sinh lại gây ra những biến chứng khác nhau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ấu trùng Paragonimus Westermani ký sinh ở gan sẽ gây ra tình trạng áp xe gan, viêm gan,...</li> <li style="text-align: justify;">Ký sinh ở phổi sẽ gây ra: Viêm phổi, viêm màng phổi</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh bị nhiễm sán lá phổi&nbsp;sẽ có triệu chứng ho kèm đờm có lẫn màu đỏ" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_benh-san-la-phoi-nhung-dieu-can-biet.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bệnh bị nhiễm sán lá phổi&nbsp;sẽ có triệu chứng ho kèm đờm có lẫn màu đỏ</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ký sinh ở bụng gây viêm ruột, viêm phúc mạc, viêm tinh hoàn</li> <li style="text-align: justify;">Ký sinh ở não là trường hợp nguy hiểm nhất: người bệnh có nguy cơ sẽ bị động kinh và dẫn tới tử vong khá nhanh nếu không kịp phát hiện.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Sán lá phổi còn có thể thay đổi tổ chức của các phế quản nhỏ và tổ chức bình thường gây ra tình trạng biến chuyển tổ chức biểu bì trụ sang tổ chức biểu bì lát tầng, sẽ hình thành các tổ chức xơ xung quanh nang sán.</p> <p style="text-align: justify;">Đặc biệt chú ý trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh lao phổi kết hợp với tình trạng sán lá phổi, đây được xem là trường hợp có nguy cơ gây tử vong cao nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán lá phổi không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thế nhưng có thể lây truyền một cách gián tiếp qua nhiều đối tượng. Cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Sán lá phổi trong giai đoạn ký sinh tại nhu mô hoặc phế quản nhỏ trong phổi sẽ đẻ trứng, những nang trứng này sẽ được thoát ra ngoài môi trường thông qua việc ho ra đờm hoặc thông qua quá trình đại tiện.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngay khi được thoát ra ngoài môi trường, các nang trứng sẽ có thể sống trong môi trường có nước và nở ra thành ấu trùng sau khoảng 16 ngày ở nhiệt độ thời tiết mùa hè.</p> <p style="text-align: justify;">- Các con ấu trùng sán sẽ ký sinh tại các con ốc thuộc giống Melania sau một thời gian sẽ phát triển thành ấu trùng đuôi. Những con ấu trùng đuôi sẽ tiếp tục di chuyển tìm kiếm các con cua, tôm để ký sinh tại đó và phát triển thành nang trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi chúng ta ăn phải các loại tôm cua có chứa những nang trứng này sẽ dễ dàng mắc bệnh sán lá phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chu kỳ phát triển sán lá phổi" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_4(1).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chu kỳ phát triển sán lá phổi</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Loại bệnh lý này thường chỉ xuất hiện khi người bệnh ăn phải các loại động vật có chứa sán, cụ thể là ăn sống tôm cua nước ngọt. Một vài trường hợp bệnh sán lá phổi có thể mắc phải do người bệnh vô tình uống phải nước bẩn có chứa sán. Chính vì vậy, những người được coi là đối tượng dễ mắc bệnh sán lá phổi thường thuộc những nhóm sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người sống ở các vùng sông nước dễ bị ngập lụt.</li> <li style="text-align: justify;">Những người có thói quen ăn đồ tươi sống như gỏi tôm cua, ăn đồ tươi sống kiểu Nhật.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người có thói quen ăn gỏi tôm, cua sống dễ bị nhiễm sán lá phổi" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_san-la-phoi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những người có thói quen ăn gỏi tôm, cua sống dễ bị nhiễm sán lá phổi</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các bệnh nhân có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh hơn, nguy cơ bệnh phát triển cũng nhanh và mạnh hơn.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Cần phát hiện sớm các trường hợp người bệnh sán lá phổi, điều trị dứt điểm nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh.</li> <li style="text-align: justify;">Chú ý tới chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Không nên ăn các loại đồ ăn sống như tôm, cua nước ngọt.</li> <li style="text-align: justify;">Vệ sinh tay và các dụng cụ chế biến thức ăn một cách sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các loại tôm, cua, cá sống.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Vệ sinh tay và các dụng cụ chế biến thức ăn một cách sạch sẽ" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_Ve-sinh-tay-sach-se.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh tay và các dụng cụ chế biến thức ăn một cách sạch sẽ</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Luôn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh nguồn nước.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngay khi người bệnh nhận thấy cơ thể đang có những triệu chứng bệnh nghi ngờ là do sán lá phổi gây ra thì hãy liên hệ ngay tới các cơ sở y tế uy tín để khám bệnh. Các bác sĩ sẽ tìm hiểu các triệu chứng bệnh và tiền sử bệnh tình của người bệnh trước sau đó sẽ chỉ định thực hiện một số biện pháp để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định tình trạng bệnh:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tìm hiểu nguyên nhân có thể gây bệnh như ăn thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín. Chủ yếu là tôm, cua, cá hoặc ốc nước ngọt.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm đờm và phân để xác định có trứng sán lá phổi hay không. Biện pháp này cần thực hiện nhiều lần để tránh tình trạng bỏ sót nguy cơ bệnh.</li> <li style="text-align: justify;">Thực hiện xét nghiệm ELISA máu (một chỉ số xác định người bệnh có dương tính với sán lá phổi hay không)</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu&nbsp;ELISA máu chẩn đoán nhiễm sán lá phổi" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_xetnghiemchandoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu&nbsp;ELISA máu chẩn đoán nhiễm sán lá phổi</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính vùng phổi nhằm xác định mức độ tổn thương đến lá phổi. Một số dạng thương tổn do sán lá phổi gây ra mà có thể xác định qua hình ảnh chụp X-quang và chụp cắt lớp như: Tình trạng tràn dịch hay tràn khí màng phổi, hang, nốt mờ, mờ khoảng kẽ, các kén hình nhẫn,...</li> <li style="text-align: justify;">Các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh: tăng IgE máu ngoại vi, tăng bạch cầu ái toan.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt với các dạng bệnh lý khác:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bệnh bị sán lá phổi ở dạng mạn tính sẽ có nhiều triệu chứng bệnh gần giống với bệnh lao phổi. Bác sĩ cần thực hiện một số biện pháp nhằm phân biệt bệnh sán lá phổi và lao phổi như: Nội soi phế quản, thực hiện xét nghiệm ELISA máu, sinh thiết phổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân mắc cả bệnh lao phổi và bệnh sán lá phổi cùng một lúc.</li> <li style="text-align: justify;">Phân biệt sán lá phổi với ung thư phổi: Dựa vào hình ảnh chẩn đoán các khối u từ phổi, dịch màng phổi và hạch thượng đòn.</li> <li style="text-align: justify;">Ngoài ra, những căn bệnh sau cũng có thể bị nhầm lẫn với sán lá phổi: giãn phế quản, nấm phổi, bệnh phổi biệt lập hoặc các hội chứng bệnh khác (Loeffler, histoplasma, coccidioidomycosis, nocardia).</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tại BVĐK&nbsp;MEDLATEC, các bệnh nhân có nghi ngờ nhiễm sán lá phổi sẽ được tiến hành chụp cắt lớp vi tính phổi 128 dãy phát hiện tổn thương, làm xét nghiệm ELISA máu, xét nghiệm đờm tìm ký sinh trùng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Sán lá phổi </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bệnh nhân mắc bệnh sán lá phổi cần được chẩn đoán bệnh một cách chính xác thì mới có thể lựa chọn phương pháp chữa trị hiệu quả. Hầu hết trường hợp bệnh nhân sán lá phổi được phát hiện kịp thời đều có thể điều trị khỏi bằng các loại thuốc đặc trị sau đây:</p> <ul> <li>Praziquantel: Đây là loại thuốc điều trị sán lá phổi phổ biến nhất hiện nay bởi tính hiệu quả cao cũng như ít tác dụng phụ nhất. Liều dùng thông thường sẽ là 25mg/kg mỗi lần uống, ngày uống 3 lần và thực hiện ít nhất 3 ngày. Loại thuốc này chống chỉ định với phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh sán mắt, gạo, sán tủy sống và những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Trong trường hợp phụ nữ đang cho con bú cần phải điều trị bằng thuốc này thì phải tạm ngừng cho con bú trong khoảng ít nhất 72 giờ sau khi uống thuốc. Tác dụng phụ của thuốc: đau đầu, sốt, chóng mặt, khó chịu, buồn ngủ, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy kèm máu,...</li> <li>Thuốc Triclabendazole: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng với liều 10mg/kg mỗi lần uống, sử dụng 1 - 2 lần/ ngày.</li> <li>Thuốc Bithionol: Liều dùng 30mg/kg/ngày và cần thực hiện uống đều đặn trong vòng 20-30 ngày liên tục.</li> <li>Thuốc Niclosamid: Sử dụng 1 liều duy nhất với liều lượng 2mg/kg. Loại thuốc này mặc dù có tác dụng khá cao nhưng lại được ít sử dụng bởi tác dụng phụ mà thuốc gây ra khá nguy hiểm, có thể dẫn tới tai biến nặng.</li> </ul> <p>Trong quá trình điều trị bệnh sán lá phổi thì người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như kiêng cữ một số loại thức ăn đồ uống như: rượu bia, các đồ ăn chưa được nấu chín.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sán lá phổi |&nbsp;HEALTH VIỆT NAM</li><li>Bệnh sán lá phổi và những điều cần biết |&nbsp;VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH</li><li>Sán lá phổi - căn nguyên gây viêm phổi mạn tính | MEDLATEC</li><li>Chẩn đoán và điều trị sán lá phổi |&nbsp;BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH</li><li>Biến chứng nguy hiểm do ấu trùng sán lá phổi Paragonimus westermani |&nbsp;Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/san-la-phoi-slwru
Sán máng phổi
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh sán máng phổi </strong>(hay thường được gọi là sán máng, sốt ốc, sốt Katayama hay bệnh bilharzia) do một số loài sán thuộc giống Schistosoma gây ra. Căn bệnh sán máng phổi ở người thường xuất hiện ở những đối tượng tiếp xúc nhiều với nước như ngư dân, nông dân. Ngoài ra, tỉ lệ người mắc bệnh sán máng phổi được xác định ở trẻ em rất cao, đặc biệt là những em đến từ các vùng nước ngọt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sán máng phổi&nbsp;hay thường được gọi là sán máng, sốt ốc, sốt Katayama hay bệnh bilharzia" src="/ImagePath/images/20210802/20210802_san-mang-phoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sán máng phổi&nbsp;hay thường được gọi là sán máng, sốt ốc, sốt Katayama hay bệnh bilharzia</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh sán máng phổi </strong>ở người chủ yếu hình thành từ 3 loài sán là S.mansoni, S.haematobium và S.japonicum. Các loài sán này có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua làn da, cụ thể thì những con ấu trùng sán sẽ tiếp xúc với da và tìm cách chui vào bên trong cơ thể và phát triển, sinh sản rồi gây bệnh lây lan ra khắp cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sán máng phổi</strong> được xem là căn bệnh có thể không nguy hại trực tiếp đến tính mạng, thế nhưng những ảnh hưởng mà bệnh gây ra lại rất nghiêm trọng. Bệnh có thể được chữa trị khỏi nếu kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị hợp lý. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân không được điều trị bệnh dẫn tới dạng mạn tính mà lây lan gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác, thậm chí gây nên chứng chậm phát triển ở trẻ em (cả về thể chất và trí tuệ). Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bệnh nào bất thường cho tới khi bệnh đã trở nặng hoặc chủ quan với những triệu chứng bệnh xuất hiện thoáng qua.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chính gây ra bệnh sán máng hay tình trạng sán máng phổi chủ yếu đến từ việc thâm nhập vào cơ thể của những loài sán thuộc giống Schistosoma, đặc biệt phải nhắc tới 3 loại sán gây hại nhiều nhất là S.mansoni, S.haematobium và S.japonicum. Những loài sán này có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua việc chui qua lớp da. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh sán máng phổi bạn cần phải hiểu chu trình sinh nở, phát triển và khả năng gây hại cho cơ thể của các loài sán này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chu kỳ phát triển của sán máng" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_20200506_san-mang-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chu kỳ phát triển của sán máng</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nguồn nước ngọt chính là môi trường thuận lợi nhất giúp sán máng có thể sinh sôi và phát triển. Các nang trứng sán máng xuất hiện trong nước ngọt sẽ nở ra các con ấu trùng có thể bơi, chúng sẽ tìm đến một vật chủ (chủ yếu là các loại ốc nước ngọt) để làm tổ và tiếp tục sinh sản. Các ấu trùng được sinh ra bên trong vỏ ốc sẽ hình thành đuôi và chui ra khỏi vỏ ốc để đi tìm một vật chủ lớn hơn (con người).</li> <li style="text-align: justify;">Khi các ấu trùng đuôi tiếp xúc với da người sẽ dễ dàng chui vào cơ thể thông qua lớp da mỏng, yếu ớt. Chúng sẽ thông qua các mạch máu để di chuyển tới phổi để phát triển và tiếp tục làm tổ. Trong khoảng 7 tuần các ấu trùng đuôi sẽ phát triển thành các con sán trưởng thành có thể tiếp tục sinh nở.</li> <li style="text-align: justify;">Sau một khoảng thời gian sán máng ký sinh ở phổi sẽ sinh sản và tạo ra rất nhiều nang trứng, các nang trứng tiếp tục nở ra các ấu trùng và di chuyển đi khắp các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân phát hiện ra bệnh quá muộn khiến cho nhiều sán máng di chuyển đến tận não bộ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết những bệnh nhân khi bị ấu trùng sán máng tiếp xúc với da và chui vào cơ thể sẽ rất khó phát hiện ra bệnh ngay lập tức bởi những triệu chứng rất mơ hồ. Cảm giác ngứa ngáy vùng da khi bị sán máng xâm nhập chỉ xuất hiện thoáng qua nên rất khó để xác định đấy là một triệu chứng bệnh. Sau khi sán máng xâm nhập vào cơ thể và phát triển một thời gian thì các triệu chứng bệnh mới xuất hiện rõ ràng hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh nhân nhiễm sán máng:&nbsp;Ngứa, phát ban" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_0008726_nhiem-san-mang_800.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh nhân nhiễm sán máng là ngứa, phát ban</em></p> <p style="text-align: justify;">Làn da người bệnh có thể xuất hiện ban đỏ và có cảm giác hơi ngứa khi sán xâm nhập vào cơ thể qua da. Sau khoảng 2 tuần sán máng phổi phát triển trong cơ thể con người thì các triệu chứng rõ ràng đầu tiên có thể xuất hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường không quá rầm rộ vì vậy người bệnh cũng có thể bỏ qua và không tìm hiểu nguyên nhân bệnh. Ho, sốt, ớn lạnh, nổi hạch, đau bụng và tiêu chảy là những triệu chứng bệnh ban đầu của bệnh sán máng phổi. Một số triệu chứng bệnh khác cũng khá phổ biến như: Tiểu tiện buốt, tiểu rắt, đi ngoài phân có màu đen, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tê chân, sưng gan và lá lách,... Tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh cũng như tình trạng bệnh lý nền mà bệnh nhân đang có mà mỗi đối tượng bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau. Những trường hợp bệnh đã chuyển biến khá nặng thì người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, ho kéo dài và thậm chí có kèm máu, đại tiện có máu, ngất xỉu,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người bệnh bị sán máng phổi có thể được chia làm 2 dạng: Cấp tính và mãn tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở dạng cấp tính người bệnh thường ít gặp phải những triệu chứng bệnh quá nghiêm trọng cho nên việc phát hiện và chữa trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi bệnh đã chuyển biến sang dạng mạn tính thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ cao hơn, nguy cơ gặp phải các biến chứng như: Gầy sút cân do tiêu hóa thường xuyên gặp vấn đề, hình thành các khối u ruột dạng polyp, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và hệ thống tĩnh mạch ở phổi, đại tiện hay tiểu tiện kèm máu,...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng gầy sút cân do tiêu hóa có vấn đề ở bệnh nhân nhiễm sán máng" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_hinh-2-1496049744.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng gầy sút cân do tiêu hóa có vấn đề ở bệnh nhân nhiễm sán máng</em></p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp nặng hơn người bệnh sán máng phổi có thể sẽ bị mắc phải các căn bệnh khác do biến chứng như: Bệnh viêm cầu thận, viêm bàng quang, viêm đài thận, sỏi thận, suy thận,... hay các bệnh lý về đại tràng, gan, sinh dục, thần kinh. Trường hợp người bệnh bị mắc bệnh sán máng phổi gây biến chứng đến hệ thần kinh là không nhiều thế nhưng mức độ nguy hiểm lại rất cao: Viêm thần kinh thị giác, động kinh, viêm tủy cắt ngang,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán máng phổi là một căn bệnh dạng ký sinh trùng gây ra vì vậy khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người là không thể nhưng có thể lây truyền gián tiếp. Như bạn đã biết thì sán máng có thể dễ dàng phát triển trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ, đặc biệt là những nơi có nguồn nước tự nhiên như đồng ruộng, ao hồ, mương rạch hay sông ngòi. Chính vì vậy, những người có tiếp xúc với những nguồn nước có chứa ấu trùng sán máng thì rất có thể sẽ bị nhiễm bệnh. Mà ấu trùng sán máng lại có thể bắt nguồn từ chất thải của những người mắc bệnh sán máng phổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh sán máng phổi. Tuy nhiên, căn bệnh này phát triển do một số loài sán từ nước ngọt ký sinh trùng, chính vì vậy những nhóm người sau đây thường được xem là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người sống ở những môi trường quá gần với nguồn nước ngọt tự nhiên như ao hồ, mương rạch,...</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nông dân thường xuyên tiếp xúc&nbsp;nguồn nước ngọt tự nhiên như ao hồ, mương rạch,... là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm sán máng" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_san-mang-phoi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nông dân thường xuyên tiếp xúc&nbsp;nguồn nước ngọt tự nhiên như ao hồ, mương rạch,... là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm sán máng</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ngư dân và nông dân là 2 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sán máng phổi nhất vì phải làm việc hàng ngày tại những vùng nước có thể có rất nhiều sán máng.</li> <li style="text-align: justify;">Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh sán máng phổi cao hơn ở những người đã trưởng thành.</li> <li style="text-align: justify;">Những người đã ăn ốc, tôm, cua chưa chín kỹ hoặc ăn sống. Uống nước chưa đun sôi</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán máng phổi được khuyến cáo từ các chuyên gia y tế như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mọi đối tượng đều cần phải tẩy giun định kỳ nhằm loại bỏ các nguy cơ nhiễm sán và các loại ký sinh trùng khác. Thông thường thì việc tẩy giun nên được thực hiện 6 tháng 1 lần.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Tẩy giun định kỳ giúp phòng ngừa bệnh giun sán" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_20191016_040456_316039_tay-giun.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tẩy giun định kỳ giúp phòng ngừa bệnh giun sán</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường sống.</li> <li style="text-align: justify;">Uống nước đã đun sôi, ăn đồ ăn chín (đặc biệt là các loại thủy sản), vệ sinh sạch sẽ dụng cụ làm bếp, nguồn nước vệ sinh sạch sẽ.</li> <li style="text-align: justify;">Không nên tắm hay bơi lội tại những vùng nước có nguy cơ bị nhiễm sán máng như ao hồ, mương rạch hay sông suối.</li> <li style="text-align: justify;">Các công việc đòi hỏi cần tiếp xúc thường xuyên với các nguồn nước có nguy cơ nhiễm sán thì cần phải trang bị các đồ dùng bảo hộ như găng tay, giày ủng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh tốt nhất thì việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cần được chú ý hơn cả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu nhận biết bệnh sớm nhất có thể và tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ có chuyên môn.</p> <p style="text-align: justify;">Cũng giống như một số căn bệnh về ký sinh trùng khác, bệnh sán màng phổi cần được chẩn đoán thông qua 2 bước đó là: chẩn đoán xác định có bệnh và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng gần giống.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong>: Xác định nguy cơ mắc bệnh (có tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, xuất hiện các triệu chứng bệnh như ho kéo dài,...), Xét nghiệm công thức máu (nhằm xác định lượng bạch cầu ái toan, tiểu cầu,...), chụp X-quang để tìm kiếm các nốt thâm nhiễm, kiểm tra huyết thanh (IgG ELISA test), tìm kiếm các nang trứng trong nước tiểu, phân, đờm hoặc dịch lấy từ phế nang phế quản.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán máng" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_xet-nghiem-mau-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán máng</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong>: Các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm khác nhằm phân biệt tình trạng bệnh sán máng phổi và bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi tăng bạch cầu, bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc phổi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán sán máng phổi, các bác sĩ tại BVĐK MEDLATEC&nbsp;sẽ sử dụng các&nbsp; phương pháp như chụp cắt lớp 1218 dãy, xét nghiệm ELISA, xét nghiệm đờm,... để đem lại kết quả chính xác nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Sán máng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán máng phổi có thể được chữa trị khỏi bởi thuốc. Một số loại thuốc được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Loại thuốc điều trị sán máng phổi thường được chỉ định sử dụng nhiều nhất là thuốc Praziquantel. Đây là loại thuốc có khả năng điều trị khỏi bệnh sán máng phổi được coi là tốt nhất hiện nay, với tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 85 - 90%. Liều dùng sẽ là 40mg/kg vào mỗi lần uống thuốc. Mặc dù loại thuốc này được cho là rất hiệu quả thế nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, da bị mẩn ngứa và tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc cũng chống chỉ định với những người có hệ miễn dịch đã bị suy giảm, những trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc những phụ nữ đang mang thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị sán máng" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_praziquantel-01.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị sán máng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc điều trị sán máng phổi khác có thể được chỉ định sử dụng, tuy có hiệu quả không cao bằng thuốc Praziquantel. Thuốc Oxamniquin được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị sán máng tại đường ruột, chủ yếu là accs loài sán máng châu Mỹ và châu Phi. Thuốc Metrifonat được chỉ định cho bệnh nhân bị sán máng bàng quang. 2 loại thuốc này ít phổ biến hơn nhưng lại mang kết quả cao hơn trong các trường hợp mắc sán máng ở ruột và bàng quang. Ngoài ra, người bệnh sẽ không được uống cùng lúc nhiều loại thuốc cùng lúc, hiệu quả chữa bệnh không những không cao mà còn có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.</p> <p style="text-align: justify;">Song song với việc điều trị bệnh sán máng phổi bằng thuốc đặc trị thì các bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân cần chữa trị các bệnh lý có liên quan. Đặc biệt chú ý đến tình trạng phát bệnh sán máng phổi ở trẻ em bởi biến chứng mà bệnh gây ra rất nghiêm trọng. Kết hợp với đó và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh có cả gia đình nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ lây bệnh gián tiếp.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Chẩn đoán và điều trị sán máng phổi (Pulmonary schistosomiasis) | BVĐK tỉnh Quảng Ninh</li><li>Điều trị sán máng phổi như thế nào? | Vinmec</li><li>Sán máng phổi |&nbsp;123 Good Health – Sức khỏe là vàng</li><li>Phác đồ điều trị bệnh sán máng phổi (Pulmonary Schistosomiasis) | Điều trị</li><li>Sán máng - ký sinh trùng phổ biến nhưng ít được biết đến | MEDLATEC</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/san-mang-phoi-ssnnc
Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay còn được gọi với cái tên viết tắt COPD là một trong những loại bệnh lý gây tử vong cao (5% số ca tử vong trên thế giới mỗi năm). Tại nước ta, lượng người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này cũng đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt đối với những người có độ tuổi ngoài 40. Căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm nhưng có thể duy trì sự sống cũng như cải thiện đáng kể những triệu chứng mà bệnh gây ra. Chính vì vậy, nếu người bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ giảm được nguy cơ tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210802/20210802_copd.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp người bệnh bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra thì không thể điều trị tại nhà mà bắt buộc phải tới bệnh viện. Bệnh nhân sẽ phải chữa trị tại khoa hồi sức khi có xuất hiện tình trạng suy hô hấp đợt cấp có nguy cơ đe dọa tính mạng hoặc những trường&nbsp; hợp có ≥ 2 dấu hiệu nặng trong bảng đánh giá mức nghiêm trọng của bệnh COPD.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá, khối bụi độc hại và các loại thuốc cấm khác. Bên cạnh đó, một số ngành nghề hay thói quen sinh hoạt cũng góp phần hình thành lên căn bệnh phổi nguy hiểm này: Những người thường xuyên phải tiếp xúc một cách thụ động với khói thuốc lá, những người làm việc trong môi trường có quá nhiều hóa chất độc hại hoặc khói đốt cháy từ các nhiên liệu, có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_copd-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá</em></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng có phương pháp hoặc loại thuốc, liều thuốc không phù hợp khiến cho bệnh không những không thuyên giảm mà còn gây ra biến chứng suy hô hấp.</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do một số loại vi khuẩn có hại hoặc vi rút.</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh đang kết hợp sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ cũng có khả năng dẫn tới suy hô hấp.</li> <li style="text-align: justify;">Một số bệnh lý có liên quan đến phổi như tắc mạch phổi, nhiễm trùng não, ổ bụng, suy tim,... đều có thể gây ra tình trạng suy hô hấp nặng ở người bệnh COPD.</li> <li style="text-align: justify;">Một số yếu tố ngoại cảnh như môi trường bị ô nhiễm, người bệnh hít phải khí độc hại, người bệnh đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng vẫn hút thuốc lá,... tất cả đều có thể gây ra biến chứng suy hô hấp nặng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đã từng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất hiệu quả nhưng vẫn gặp phải tình trạng bị suy hô hấp. Chính vì vậy, bệnh nhân đang có nguy cơ bị suy hô hấp (đặc biệt là những đối tượng người bệnh COPD) cần chú ý hơn đến các dấu hiệu suy hô hấp để kịp thời xử lý, tránh rủi ro xảy ra.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bình thường nếu không được chữa bệnh đúng phương pháp thì các triệu chứng bệnh sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do biến chứng từ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì các triệu chứng bệnh cũng sẽ xuất hiện dày đặc và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Một số dấu hiệu điển hình có thể nhận biết tình trạng bệnh là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các cơn khó thở ngày càng tăng lên, thở rít liên tục, người bệnh có nguy cơ ngất xỉu ngay.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh COPD" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_bien-chung-cua-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-la-gi.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh COPD</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho liên tục kèm khạc đờm ra nhiều hơn, đờm cục.</li> <li style="text-align: justify;">Tinh thần bất ổn, không kiềm chế được ý thức, có nguy cơ hôn mê sâu.</li> <li style="text-align: justify;">Một vài trường hợp cơ thể bệnh nhân trở nên tím tái, mồ hôi ra nhiều,...</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, mỗi người bệnh sẽ lại xuất hiện những triệu chứng bệnh khác kèm theo, phụ thuộc vào loại bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải hoặc tình trạng sức khỏe người bệnh tốt hay xấu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trường hợp người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính xuất hiện tình trạng suy hô hấp nặng sẽ có nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể sẽ bị tràn khí màng phổi: Đây là dạng biến chứng rất phổ biến và mức gây hại cho người bệnh cực cao. Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi khi có bệnh nên là phổi tắc nghẽn mạn tính phải lập tức được đưa đi cấp cứu xử lý, tránh nguy hại đến tính mạng.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng bệnh phổi mạn tính COPD" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-nguy-hiem-nhu-the-nao.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng bệnh phổi mạn tính COPD</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tình trạng tắc động mạch phổi có thể sẽ xảy ra</li> <li style="text-align: justify;">Một số dạng bệnh nặng về phổi do quá trình xử lý tình trạng suy hô hấp có thể hình thành như bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy, viêm phổi bệnh viện.</li> <li style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ cần máy thở để trợ giúp. Tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ gặp phải tình trạng phụ thuộc vào máy thở trong khoảng thời gian quá dài. Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ đánh giá tình trạng bệnh thường xuyên để xác định thời điểm thích hợp để người bệnh ngưng dùng máy trợ thở.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hầu hết bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh của người bệnh khi tiếp xúc với thuốc lá thường xuyên hoặc do môi trường sống bị ô nhiễm từ không khí, khói bụi, hóa chất,... Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng được biết đến như một hệ quả của bệnh hen suyễn từ nhỏ hoặc do vấn đề di truyền từ người thân sang đời con cháu. Chính vì vậy, khả bệnh lây truyền là có thể.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lối sống không lành mạnh, hút nhiều thuốc lá gây bệnh phổi COPD" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_copd-3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lối sống không lành mạnh, hút nhiều thuốc lá gây bệnh phổi COPD</em></p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, tình trạng người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có khả năng là do vi khuẩn độc hại hoặc các loại vi rút gây ra cho nên nguy cơ lây truyền từ người sang người có thể xảy ra. Đặc biệt đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kết hợp với các bệnh lý về hệ hô hấp khác sẽ có nguy cơ bị lây truyền bệnh dễ dàng hơn. Hoặc những đối tượng đang gặp phải tình trạng suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ gặp phải tình trạng suy hô hấp nặng sẽ cao hơn nhiều, bởi khả năng chống chọi lại các loại vi khuẩn hay vi rút gây bệnh là không thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân để tránh nguy cơ bị suy hô hấp nặng. Những đối tượng người bệnh COPD gặp phải trường hợp suy hô hấp nặng thường bắt nguồn từ các đối tượng như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bệnh đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không chịu điều trị hoặc điều trị không đúng, nguy cơ bị suy hô hấp nặng là rất cao.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng hoàn toàn sai phương pháp dẫn tới tình trạng bệnh không giảm thiểu mà các biến chứng lại có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn.</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn mà vẫn: Tiếp tục hút thuốc lá hay các chất gây nghiện khác, tiếp xúc với các chất độc hại, sống trong môi trường bị ô nhiễm,...</li> <li style="text-align: justify;">Những bệnh nhân đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và gặp phải nguồn lây nhiễm các bệnh hô hấp khác, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn và nguy cơ xuất hiện biến chứng cao hơn.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để tránh được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay tình trạng suy hô hấp nặng thì mỗi cá nhân cần đặt biệt tránh xa thuốc lá và các chất cấm gây nghiện khác. Giữ gìn môi trường sống lành mạnh không ô nhiễm, chú ý đến việc mang các vật dụng bảo hộ đường thở khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Đặc biệt đối với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị bệnh cần lựa chọn cơ sở uy tín để chữa bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hạn chế hút thuốc lá giúp phòng ngừa bệnh phổi" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_THUOCLA1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế hút thuốc lá giúp phòng ngừa bệnh phổi</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các triệu chứng đặc trưng có thể phát hiện ra bệnh:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khó thở tăng dần</li> <li style="text-align: justify;">Thở rít liên tục</li> <li style="text-align: justify;">Khạc đờm nhiều, đờm cục có màu</li> <li style="text-align: justify;">Đổ mồ hôi</li> <li style="text-align: justify;">Cơ thể tím tái</li> <li style="text-align: justify;">Thần trí bất ổn</li> <li style="text-align: justify;">Có thể bị ngất xỉu, hôn mê</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Chẩn đoán tình trạng suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần trải qua 3 nhóm chẩn đoán là xác định bệnh, chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán phân biệt.</p> <p><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p> <p>- Bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh lý nền của người bệnh (đã được chẩn đoán mắc bệnh COPD hay chưa) và kiểm tra các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân như khó thở, thở rít, ho khạc có đờm cục, đổ mồ hôi nhiều và nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm hoặc ran nổ.</p> <p>- Đo tỉ lệ PaO2, SpO2 và pH thấy giảm mạnh, PaCO2 lại tăng cao.</p> <p>- Chụp X-quang phổi thấy thành phế quản dày, có hình lưới, nốt, phổi quá sáng, thâm nhiễm cả hai bên phổi.</p> <p><strong>Chẩn đoán nguyên nhân gây ra:</strong></p> <p>- Nguyên nhân chủ yếu là do một số loại vi rút hay vi khuẩn như: Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis.</p> <p>- Một số trường hợp bệnh nhân có thể sẽ bị nhiễm lạnh, hít phải khói khí độc hay bụi ô nhiễm gây ra tình trạng suy hô hấp nặng.</p> <p>- Cũng có khả năng bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân chính xác (có thể chiếm tới ⅓ các trường hợp mắc bệnh)</p> <p><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p> <p>- Bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm khác nhau nhằm phân biệt tình trạng bệnh này với các bệnh lý có triệu chứng bệnh tương tự như: Nhồi máu phổi, hen phế quản, tràn khí màng phổi hoặc lao phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thăm khám phổi tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_MED_4340.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thăm khám phổi tại MEDLATEC</em></p> <p>- Tình trạng suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể được chia làm 2 dạng: Nặng hoặc nguy kịch.</p> <p>- Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ có các chỉ số như sau: Mạch đập nhanh trên 120, Tỉ lệ % SpO2 khoảng 87 - 85, PaO2 40 - 50, PaCO2 55 - 65, pH máu 7.25 - 7.30, tần số thở từ 25 - 35 lần/phút, co kéo cơ hô hấp rất nhiều, có triệu chứng ngủ gà, nói khó khăn,...</p> <p>- Trường hợp nguy kịch khi bệnh nhân: Có mạch đập bị loạn hoặc rất chậm, SpO2 &lt; 85, PaO2 &lt; 40, PaCO2 &gt; 65, pH máu &lt; 7.25, tần số thở cực thấp hoặc ngừng thở, Xuất hiện tình trạng thở nghịch thường, hôn mê sâu và không thể nói,...</p> <p>- Dựa vào việc xác định bệnh tình, phân biệt tình trạng suy hô hấp với các bệnh lý có liên quan khác và kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể được thực hiện dựa theo các bước sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện thở oxy qua gọng kính sao cho mức SpO2 giữ trong khoảng &gt; 92%.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng một số loại thuốc giúp giãn phế quản tại chỗ: Thuốc cường beta-2 kết hợp với thuốc kháng cholinergic khí dung qua mặt nạ.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể kết hợp truyền tĩnh mạch bằng tổ hợp thuốc aminophylin và&nbsp;glucose hoặc các loại thuốc cường beta-2 (salbutamol, terbutalin).</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc Corticoid được chỉ định tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh với liều lượng 2mg/kg/24 giờ và phải chia thành 2 đợt tiêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nhóm kháng sinh cũng được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt: Cephalosporin thế hệ 3 (ceftazidim hoặc cefotaxim 3g/ngày), nhóm fluoroquinolon hoặc nhóm aminoglycosid.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể thực hiện trợ thở bằng biện pháp thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập. Trường hợp người bệnh đang có tình trạng bệnh yêu cầu không được đặt ống nội khí quản sẽ không được thực hiện biện pháp thở máy không xâm nhập. Để bệnh nhân hạn chế nguy cơ lạm dụng thở máy thì các bác sĩ cần kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên, nếu xác định người bệnh có khả năng thở bình thường thì phải thực hiện cai thở máy dần.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp có dấu hiệu nguy kịch thì cần phải Kết hợp nhiều biện pháp hơn nữa để giữ mạng sống cho bệnh nhân: Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%, thông khí nhân tạo, đặt ống nội khí quản, hút đờm từ phổi đồng thời xét nghiệm vi khuẩn học, tiêm tĩnh mạch Corticoid kết hợp với các loại thuốc giãn phế quản, một số loại thuốc kháng sinh (nhóm Cephalosporin thế hệ 3, nhóm aminoglycosid hoặc nhóm fluoroquinolon),..</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |&nbsp;THUOCCHUABENH</li><li style="text-align: justify;">Phác đồ điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | Mạng Y tế</li><li>Chẩn đoán và điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | BVĐK tỉnh Quảng Ninh</li><li>Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | TCSuckhoe</li><li>Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) | HelloBacsi</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/copd-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-sywvk
Tâm phế mạn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tâm phế mạn được hiểu là một tổ hợp những bệnh lý từ phổi gây ra tình trạng suy tim phải thứ phát. Bệnh được phát hiện nhiều ở những vùng có tỉ lệ người hút thuốc lá cao và môi trường sống thường xuyên bị ô nhiễm dẫn tới sự hình thành các bệnh lý mạn tính ở phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210802/20210802_20200322_020500_433824_tam-phe-man-nhung-d.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Tâm phế mạn&nbsp;là một tổ hợp những bệnh lý từ phổi gây ra tình trạng suy tim phải thứ phát.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Tâm phế mạn còn được hiểu là tình trạng suy tim phải do tác động từ việc tăng áp lực động mạch phổi. Hiện tượng tăng áp lực chủ yếu là do hệ lụy từ các bệnh lý về nhóm nhu mô hoặc mạch máu ở phổi. Tuy nhiên, tình trạng suy thất phải thứ phát từ bệnh suy thất trái sẽ không được đánh giá là bệnh tâm phế quản. Trường hợp bệnh nhân gặp phải trường hợp bất thường van tim hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh cũng không được liệt vào danh sách các bệnh về tâm phế mạn.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh tâm phế mạn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay bệnh COPD) được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tâm phế mạn. Tuy nhiên, cũng có những căn bệnh khác có thể gây ra bệnh hoặc góp phần khiến bệnh tiến triển nhanh như:</p> <ul> <li>Bệnh hen suyễn: Những người mắc bệnh hen suyễn nhưng không được điều trị hoặc đang điều trị nhưng không kiểm soát tốt tình trạng sẽ có thể gây ra bệnh tâm phế mạn.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người mắc bệnh hen suyễn nhưng không được điều trị hoặc đang điều trị nhưng không kiểm soát tốt tình trạng sẽ có thể gây ra bệnh tâm phế mạn." src="/ImagePath\images\20210802/20210802_hen-suyen.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những người mắc bệnh hen suyễn nhưng không được điều trị hoặc đang điều trị nhưng không kiểm soát tốt tình trạng sẽ có thể gây ra bệnh tâm phế mạn.</em></p> <ul> <li>Tình trạng tăng áp lực phổi tiên phát</li> <li>Bệnh bụi phổi</li> <li>Hậu phẫu thuật chữa các bệnh về phổi hoặc gặp phải các chấn thương trực tiếp đến phổi sẽ làm giảm thiểu một lượng lớn nhu mô phổi, nguy cơ sẽ mắc bệnh tâm phế mạn.</li> <li>Người bệnh gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.</li> <li>Giải phẫu lồng ngực hoặc tình trạng bị vẹo cột sống, gù lưng rất dễ mắc bệnh tâm phế mạn.</li> <li>Bệnh lao phổi, xơ phổi, viêm phổi kẽ hoặc viêm phế quản mạn tính cũng đều là những tác nhân khiến hình thành bệnh tâm phế mạn.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh tâm phế mạn ở giai đoạn đầu thường sẽ là những triệu chứng của những căn bệnh gây ra tâm phế mạn. Chính vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý này trước khi có chuyển biến nặng và dẫn tới tâm phế mạn. Một số triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho nhiều: Có thể ho khan hoặc ho có đờm đặc</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Ho nhiều, ho có đờm đặc có thể là biểu hiện của người bị tâm phế mạn" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_20210402_tam-phe-man-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ho nhiều, ho có đờm đặc có thể là biểu hiện của người bị tâm phế mạn</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khó thở xuất hiện liên tục, đặc biệt là những lúc người bệnh hoạt động mạnh.</li> <li style="text-align: justify;">Một số triệu chứng khác hiếm gặp hơn như: dị dạng lồng ngực hay sốt cao.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân không được điều trị sớm thì bệnh tâm phế mạn đã bắt đầu phát triển đến giai đoạn động mạch phổi bắt đầu bị tăng áp lực. Các triệu chứng lúc này sẽ xuất hiện với mật độ dày đặc hơn và kèm thêm các triệu chứng khác như: móng tay bị khum lại, nhịp tim đập nhanh bất thường, hơi thở nhanh, cơ thể mệt mỏi thường xuyên,...</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh tâm phế mạn khi tiến triển tới giai đoạn suy thất phải thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các cơn khó thở xuất hiện với tần suất cao, đặc biệt khi đang gắng sức.</li> <li style="text-align: justify;">Một số bộ phận trên cơ thể bắt đầu bị phù: Chân, toàn thân, tĩnh mạch cổ nổi, tình trạng cổ trướng có thể xuất hiện.</li> <li style="text-align: justify;">Đau một số vùng ở bụng, đặc biệt là vùng gan.</li> <li style="text-align: justify;">Da dẻ chuyển màu, môi chuyến tím đen</li> <li style="text-align: justify;">Ngón tay dùi trống</li> <li style="text-align: justify;">Tiểu rắt, tiểu ít</li> <li style="text-align: justify;">Mắt có hiện tượng lồi ra và đỏ lên.</li> <li style="text-align: justify;">Nhịp tim bị rối loạn, có lúc đập nhanh.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài các triệu chứng bệnh được kể trên thì người bệnh bị tâm phế mạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác tùy thuộc vào bệnh lý nền hiện có và tình trạng sức khỏe người bệnh. Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu nhận biết bệnh đầu tiên thì bệnh nhân cần tìm tới sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn ngay lập tức để tránh bệnh chuyển biến nặng và khó điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh tâm phế mạn thường sẽ tiến triển một cách từ từ, gây thương tổn đến hầu hết các cấu trúc cũng như chức năng của phổi. Sau đó bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn gây ra suy hô hấp và rồi suy tim phải, trường hợp người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng suy toàn bộ tim sẽ xảy ra rất sớm. Mặc dù nền y học hiện nay đã phát triển rất nhanh thế nhưng với trường hợp người bệnh bị suy tim toàn phần thì nguy cơ dẫn tới tử vong vẫn có thể lên tới 70%.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng suy tim phải hoặc thậm chí tử vong" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_20191118_113212_285733_suy-tim.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng suy tim phải hoặc thậm chí tử vong</em></p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh tâm phế mạn được phát hiện kịp thời khi chưa chuyển biến quá nặng, được hỗ trợ từ các y bác sĩ có chuyên môn cao và lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp thì có khả năng kiểm soát bệnh tốt, tránh cho bệnh tiến triển nặng hơn. Theo thống kê từ một số trung tâm y tế thì những bệnh nhân có kết quả điều trị bệnh tâm phế mạn tốt có khả năng tránh trường hợp suy tim đến 10 hay thậm chí 20 năm sau.</p> <p style="text-align: justify;">Tiên lượng của bệnh tâm phế mạn phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị tốt các bệnh lý phổi nền. Chính vì vậy, ngay từ những dấu hiệu bệnh nhỏ nhất có đe dọa đến chức năng phổi thì người bệnh cũng cần phải khám chữa bệnh ngay, tránh tình trạng bệnh chuyển biến sang dạng xấu hơn như bệnh tâm phế mạn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh tâm phế mạn</strong> xuất hiện từ những bệnh lý về đường hô hấp, cụ thể là bệnh về phổi. Tuy nhiên, các bệnh phổi mạn tính gây ra tâm phế mạn thường là các bệnh lý phổi do khói thuốc, khói bụi độc hại, các bệnh lý tự miễn tại phổi,... mà ít khi do các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy bệnh tâm phế mạn không lây. Tuy nhiên, tình trạng sống chung trong môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá… lại khiến cho những người sống cùng hoặc làm việc cùng bệnh nhân dễ có những bệnh lý phổi tương tự và từ đó cũng có nguy cơ bị tâm phế mạn, tùy theo cơ địa của từng người.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh tâm phế mạn thường xuất hiện ở những nhóm đối tượng sau đây:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người có độ tuổi trên 50 có nguy cơ mắc bệnh khá cao.</li> <li style="text-align: justify;">Những người đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dù đang được điều trị hoặc không điều trị cũng có thể dẫn tới bệnh tâm phế mạn.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dù đang được điều trị hoặc không điều trị cũng có thể dẫn tới bệnh tâm phế mạn." src="/ImagePath\images\20210802/20210802_copd-la-gi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những người đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dù đang được điều trị hoặc không điều trị cũng có thể dẫn tới bệnh tâm phế mạn.</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người đang gặp các vấn về về phổi và tim mạch, đồng thời có hút thuốc lá, thường xuyên hít phải khói thuốc lá hoặc các loại khí độc khác.</li> <li style="text-align: justify;">Tỉ lệ nam giới mắc bệnh tâm phế mạn cao hơn nhiều so với nữ giới do thói quen hút thuốc lá và môi trường lao động khói bụi.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hãy tiêm phòng với các loại vaccine để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị triệt để các bệnh về hệ hô hấp dạng cấp tính. Thường xuyên theo dõi và duy trì điều trị với các bệnh dạng mạn tính, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần phải báo ngay cho các bác sĩ chuyên khoa.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm và các loại khí độc hại khác. Tuyệt đối không tiếp xúc với những người có mầm bệnh về hô hấp, đặc biệt là những người đang mắc các bệnh đường hô hấp dạng mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lối sống khoa học kết hợp với việc chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, có thể dễ dàng đẩy lùi các căn bệnh viêm nhiễm thông thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngay khi người bệnh tìm tới các cơ sở y tế để chữa bệnh thì các bác sĩ sẽ phải kiểm tra các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân xem có phải dấu hiệu bệnh tâm phế mạn hay không, rồi sau đó sẽ làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Ngoài những triệu chứng bệnh dễ nhận biết như ho, khó thở, mệt mỏi,... thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra được các triệu chứng khác nhanh chóng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu ứ đọng máu vùng ngoại biên: Gan bị sưng to gây đau nhức, có triệu chứng phù toàn thân, phản hồi gan tĩnh mạch cổ ra kết quả dương tính, môi và các đầu chi chuyển tím, tiểu ít,...</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe tim thấy tiếng đập bất thường, xuất hiện rale nổ ở phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân sẽ bị đau thắt ngực và có thể dẫn tới ngất xỉu do thiếu máu não hoặc thiếu máu cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">Một số xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được thực hiện để chẩn đoán bệnh tâm phế mạn là:</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang tim và phổi: Hình ảnh chụp sẽ cho thấy các dấu hiệu giãn động mạch phổi, các tổn thương tại nhóm nhu mô phổi, tim có hình giọt nước hoặc bóng tim to,...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-quang tim và phổi chẩn đoán bệnh tâm phế mạn" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_MED_2527.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang tim và phổi chẩn đoán bệnh tâm phế mạn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điện tâm đồ (ECG): Kết quả chỉ ra hiện tượng thất phải dày hơn bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim có thể xác định được: Sự quá tải của thất phải dạng mạn tính (Siêu âm 2D); Kiểm tra được sức cản mạch phổi dựa vào phổ hở van động mạch phổi và van ba lá, tính được áp lực của động mạch phổi (Siêu âm Doppler); Kiểm tra chức năng hoạt động của thông khí phổi và các chức năng hô hấp khác; Thấy xuất hiện toan chuyển hóa, PaO2 giảm và PaCO2 tăng (Khi máu động mạch).</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện các xét nghiệm tế bào máu nhằm xác định xem người bệnh có nguy cơ bị đa hồng cầu hay không. Trường hợp đa hồng cầu có thể là biến chứng từ bệnh tâm phế mạn gây ra nhưng cũng có thể lại là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị tăng áp lực động mạch phổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tâm phế mạn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh tâm phế mạn, thế nhưng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp nhất định để xử lý bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Liệu pháp oxy</b>: Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tâm phế mạn chính là hiện tượng khó thở, do đó việc đầu tiên nên làm đó chính là trợ giúp việc hít thở cho bệnh nhân. Liệu pháp oxy thường được thực hiện bằng cách xông mũi cung cấp lượng oxy vào trong cơ thể người bệnh nhưng phải lưu ý các vấn đề như phải duy trì lượng PaO2 trên 60 mmHg và SaO2 trên 90%, không được cho bệnh nhân thở oxy tới 100% lập tức mà phải kéo dài thời lượng dùng từ 15 - 20 giờ.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Điều trị suy tim</b>: Người bệnh tâm phế mạn có thể bị suy tim phải hoặc suy tim toàn phần, thế nhưng hầu hết tình trạng bệnh khi được phát hiện mới chỉ diễn ra suy tim ở bên phải. Các phương pháp điều trị sẽ là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Lợi tiểu và Digitalis: Có thể sử dụng một số loại thuốc như Furosemide (LASIX) với liều lượng từ 2 - 4 viên 40mg/ngày, thuốc Spironolactone (ALDACTONE) với liều dùng từ 1 - 2 viên/ngày, thuốc Aldactone kết hợp với Alizide, thuốc thuộc nhóm Digitale, nhóm dẫn xuất nitre, nhóm thuốc ức chế men chuyển,...</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Có thể sử dụng một số loại thuốc như Furosemide (LASIX) theo chỉ địn của bác sĩ để điều trị" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_Furosemide-40mg-537.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có thể sử dụng một số loại thuốc như Furosemide (LASIX) theo chỉ địn của bác sĩ để điều trị</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các loại thuốc giãn mạch như: Nhóm thuốc ức chế calci (Nifedipine, Dittiazem), nhóm thuốc ức chế thụ thể endothelin (Bosentan), thuốc Sildenafil (Viagra), thuốc Epoprostenol và truyền tĩnh mạch với thuốc prostacycline.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Sử dụng các loại thuốc nhóm <b>Corticoides</b> nhằm xử lý các trường hợp điều trị đợt cấp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc uống Prednisone 5mg.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc Prednisone 30mg tiêm tĩnh mạch trực tiếp</li> <li style="text-align: justify;">Khí dung dipropionate de beclomethasone.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><b>Một số loại kháng sinh</b> thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh tâm phế mạn như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng bội nhiễm phổi - phế quản dạng nhẹ thì sẽ dùng thuốc: Thuốc Azithromycin 250mg hoặc nhóm thuốc Cefadroxil (Droxyl, Oracefal) hoặc Ciprofloxacin&nbsp; 500mg.</li> <li style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng bội nhiễm phổi - phế quản dạng nặng thì sẽ sử dụng các loại thuốc tiêm trực tiếp vào đường tĩnh mạch như: Một số thuốc trong nhóm Cephalosporine thế hệ I (Cefeloject), thế hệ II (Zinnat), thế hệ III (Claforan), thế hệ IV (Axepim) hoặc nhóm thuốc Fluoroquinolones.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập thở nhằm rút ngắn thời gian hồi phục bệnh và phải tránh xa khỏi các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;">Lưu ý rằng, những phương pháp điều trị ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, việc điều trị cụ thể của bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám trực tiếp, dựa trên bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng mà các bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán, tiên lượng bệnh nhân một cách chính xác nhất để đưa ra phác đồ phù hợp.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Tâm phế mạn: Những điều cần biết | Vinmec</li><li>Bệnh học tâm phế mạn | Điều trị&nbsp;</li><li>Tâm phế mạn | Phổi Việt</li><li>Chẩn đoán và điều trị tâm phế mạn | BVĐK tỉnh Quảng Ninh</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tam-phe-man-sxqwm
Tràn mủ màng phổi
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tràn mủ màng phổi</strong> là hiện tượng xuất hiện <strong>một lượng mủ lớn tích tụ trong khoang màng phổi</strong>. <strong>Bệnh tràn mủ màng phổi </strong>(còn được nhắc đến với cái tên Empyema) không phải là một dạng bệnh lý phổ biến thế nhưng hậu quả mà bệnh gây ra lại rất nguy hiểm, đặc biệt là sự xuất hiện các di chứng sau này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tràn mủ màng phổi" src="/ImagePath/images/20210802/20210802_20200206_040025_985130_mu-mang-phoi.max-1800x1800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tràn mủ màng phổi</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh tràn mủ màng phổi </strong>có thể bắt nguồn từ một hoặc từ rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau: biến chứng của những căn bệnh liên quan đến phổi, hậu quả từ các chấn thương lồng ngực và một số loại vi khuẩn gây bệnh. Hầu hết những trường hợp người bệnh phát hiện ra bệnh đều đã tới giai đoạn khá nguy hiểm khó có thể chữa trị và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nặng.</p> <p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán bệnh tình và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng cần được chú ý. Không ít trường hợp tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến các nhóm cơ quan lân cận bởi việc điều trị bệnh không phù hợp hoặc bệnh nhân không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân gây bệnh tràn mủ màng phổi</strong> có thể đến từ rất nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng, vì vậy các chuyên gia y tế đã chia ra thành 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tràn mủ màng phổi do mắc <strong>bệnh lý liên quan đến phổi</strong>: Người bệnh mắc các chứng bệnh như viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, áp xe dưới hoành (áp xe gan hoặc tình trạng viêm phúc mạc,...) có nguy cơ bị vỡ cái khóm viêm nhiễm gây tràn mủ vào khoang màng phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Các chấn thương tới lồng ngực</strong>: Các chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến lồng ngực từ tai nạn hoặc hậu phẫu thuật lồng ngực cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn mủ màng phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân gây tràn mủ màng phổi" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_tran-mu-mang-phoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây tràn mủ màng phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện tình trạng tràn mủ trong khoang màng phổi bởi các <strong>vi khuẩn có hại xâm nhập</strong>: Một số loại vi khuẩn bắt gặp thường xuyên ở các bệnh nhân bị tràn mủ màng phổi là loài Streptococcus pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae,... Một vài trường hợp bệnh cũng xuất hiện do nấm hoặc amip.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Tùy thuộc vào loại bệnh lý nền bệnh nhân đang mắc phải hoặc các đặc điểm cơ địa của từng người mà bệnh tràn mủ màng phổi sẽ khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy vậy, vẫn sẽ có những triệu chứng bệnh điển hình mà hầu hết bệnh nhân nào bị tràn mủ màng phổi cũng sẽ gặp phải:</p> <ul> <li>Đau tức ngực vùng bị tổn thương: Các cơn đau ban đầu sẽ khó phát hiện vì chỉ đau thoáng qua rồi hết ngay, khi tình trạng tràn mủ màng phổi đã chuyển biến nặng hơn thì các cơn đau mới rõ ràng.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau tức ngực vùng bị tổn thương có thể là dấu hiệu tràn mủ màng phổi" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_dau-co-nguc-xuat-hien-dot-ngot.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau tức ngực vùng bị tổn thương có thể là dấu hiệu tràn mủ màng phổi</em></p> <ul> <li>Khó thở, thở khò khè: Người bệnh đột ngột sẽ có cảm giác khó thở mặc dù môi trường xung quanh không hề thiếu không khí.</li> <li>Xuất hiện ho (có thể ho khan hoặc ho có đờm đặc như mủ)</li> <li>Sốt cao đột ngột hoặc sốt nhẹ nhưng lại âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày (Trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc có hệ miễn dịch yếu kém thì sẽ dễ bị sốt kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày).</li> <li>Da dẻ bị khô do mất nước, tiểu tiện ít</li> <li>Một vài trường hợp vùng ngực bị tràn mủ còn sưng phồng lên và có thể nhìn thấy.</li> <li>Cơ thể bệnh nhân có triệu chứng giảm sút cân, thiếu máu, mặt mày hốc hác,..</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tràn mủ màng phổi </strong>được xem là một trong những chứng bệnh rất nguy hiểm vì vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo phải chữa trị bệnh nội trú tại bệnh viện. Bên cạnh đó, cơ sở y tế điều trị bệnh cần có khả năng đặt ống dẫn lưu màng phổi và có các bác sĩ có chuyên khoa trực tiếp điều trị. Bởi vì đây là một dạng bệnh lý có thể gây tổn thương đến nhiều hệ cơ quan khác nhau của cơ thể, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh điều trị</li> <li style="text-align: justify;">Ống dẫn lưu màng phổi vẫn tiếp tục bị rỉ mủ, người bệnh có nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm lây lan sang vùng cơ quan khác.</li> <li style="text-align: justify;">Biến chứng thông phế quản hoặc mủ màng phổi</li> <li style="text-align: justify;">Tràn mủ màng phổi dạng ác tính (ung thư màng phổi)</li> <li style="text-align: justify;">Tình trạng tràn mủ màng phổi do lao có thể gây ra tình trạng ổ cặn màng phổi hay dày dính màng phổi. Khuẩn lao có nguy cơ lây lan ra toàn bộ cơ thể.</li> <li style="text-align: justify;">Đã có không ít trường hợp người bệnh phát hiện ra bệnh quá muộn dẫn tới tình trạng vỡ mủ có thể đe dọa đến tính mạng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng tràn mủ màng phổi chính là do các bệnh lý nền có liên quan đến vùng phổi, một số chấn thương trực tiếp đến lồng ngực. Chính vì vậy, khả năng lây truyền bệnh tràn mủ màng phổi là không thể xảy ra mà chỉ có thể là do lây nhiễm các bệnh lý về hô hấp sau đó dẫn tới viêm nhiễm phổi, khả năng bị tràn mủ màng phổi có thể xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">Một vài trường hợp bệnh nhân cũng bị tràn mủ màng phổi do các loại vi khuẩn vi rút hay các loại nấm gây hại. Tuy vậy, khả năng lây bệnh tràn mủ màng phổi do vi khuẩn thường rất hiếm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ bị tràn mủ màng phổi, thế nhưng trường hợp xuất hiện loại bệnh này cũng không phải quá phổ biến. Một số nhóm đối tượng được liệt vào danh sách có khả năng bị tràn mủ màng phổi cao hơn bình thường như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người có độ tuổi lớn hơn 65 dễ mắc các bệnh lý mạn tính, đặc biệt các bệnh về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,...</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ bị tràn mủ màng phổi nhưng những người&nbsp;độ tuổi lớn hơn 65 dễ mắc các bệnh lý mạn tính, đặc biệt các bệnh về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,..." src="/ImagePath\images\20210802/20210802_dau-tim(1).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ bị tràn mủ màng phổi nhưng những người&nbsp;độ tuổi lớn hơn 65 dễ mắc các bệnh lý mạn tính, đặc biệt các bệnh về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,...</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích gây hại cho hệ hô hấp như: thuốc lá, thuốc cấm, rượu bia,...</li> <li style="text-align: justify;">Những đối tượng đã từng hoặc đang mắc phải các chứng bệnh về hệ hô hấp, răng miệng hoặc tai mũi họng.</li> <li style="text-align: justify;">Tỉ lệ đàn ông bị mắc chứng tràn mủ màng phổi cũng cao hơn rất nhiều so với nữ giới.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mỗi cá nhân hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng tràn mủ màng phổi bằng các cách như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tiêm phòng cho những đối tượng mắc các bệnh lý về phổi mạn tính, những người đã cắt lá lách, bệnh nhân suy tim và những người trên 65 tuổi. Loại vaccine được chỉ định là vaccine phòng cúm và vaccine phòng phế cầu.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, phế cầu là cách hiệu quả giúp phòng tránh tràn mủ màng phổi" src="/ImagePath\images\20210802/20210802_synflorix-packshot.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, phế cầu là cách hiệu quả giúp phòng tránh tràn mủ màng phổi</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị dứt điểm các bệnh lý có nguy cơ gây bệnh, và các bệnh có nguy cơ chứa ổ nhiễm khuẩn như: răng hàm mặt và tai mũi họng.</li> <li style="text-align: justify;">Không hút thuốc lá và các chất kích thích khác.</li> <li style="text-align: justify;">Luôn giữ gìn phần cổ và ngực không bị lạnh</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xác định được chính xác tình trạng bệnh tình mới có thể lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Để thực hiện được điều đó, các bác sĩ có chuyên môn sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh thông qua 3 bước cơ bản như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><b>Khám lâm sàng:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tìm hiểu tiền sử bệnh lý có liên quan của bệnh nhân</li> <li style="text-align: justify;">Xác định các triệu chứng bệnh điển hình</li> <li style="text-align: justify;">Xác định các vùng phổi có khả năng tích tụ mủ</li> <li style="text-align: justify;">Chọc chích thăm dò những nơi có nguy cơ tích mủ, nếu dịch màng phổi có màu bất thường như vàng, nâu hoặc xanh thì sẽ xác định bị tràn mủ màng phổi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><b>Khám cận lâm sàng:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu để xác định tỉ lệ bạch cầu</li> <li style="text-align: justify;">Chụp X-quang lồng ngực để xác định chính xác vùng tích tụ mủ trong khoang màng phổi.</li> <li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính: Xác định mức độ tổn thương, tìm kiếm đường để đặt ống dẫn lưu.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính: Xác định mức độ tổn thương, tìm kiếm đường để đặt ống dẫn lưu." src="/ImagePath\images\20210802/20210802_chup-ct-10.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính: Xác định mức độ tổn thương, tìm kiếm đường để đặt ống dẫn lưu.</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Siêu âm, xét nghiệm dịch màng phổi, cấy máu để xác định vi khuẩn có thể gây bệnh,...</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><b>Thực hiện các xét nghiệm phân biệt dạng bệnh:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tràn dịch màng phổi có do lao: Khi có kết quả xét nghiệm dịch đờm dương tính với AFB, PCR-MTB dịch MP có kể quả dương tính, sinh thiết MP đưa kết quả có thương tổn nang lao,...</li> <li style="text-align: justify;">Tràn mủ màng phổi do lao: Đây là một dạng bệnh không phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm. Hàm lượng khuẩn lao có trong mủ màng phổi sẽ gây ra các tổn thương từ các hang lao thông với màng phổi và phần nhu mô phổi. Mủ màng phổi do khuẩn lao thường cho thấy lượng tế bào lympho xuất hiện nhiều hơn cùng với các nhóm khuẩn lao AFB trong dịch mủ.</li> <li style="text-align: justify;">Kết quả các xét nghiệm đưa ra những con số sau đây sẽ cho thấy bệnh nhân đang mắc phải tình trạng tràn dịch màng phổi dưỡng chất: Tỷ lệ triglycerid dịch màng phổi &gt;1, định lượng triglycerid &gt; 110mg/dL, tỷ lệ cholesterol dịch màng phổi &lt;1.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tràn mủ màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị tràn mủ màng phổi hiệu quả nhất thì cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tuyệt đối không nên chủ quan tự mua thuốc chữa bệnh tại nhà. Loại bệnh lý này bắt buộc phải xử lý tại các cơ sở y tế uy tín và phải thực hiện điều trị nội trú.</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện dẫn lưu mủ ra khỏi cơ thể sớm nhất có thể. Kết hợp với việc vệ sinh màng phổi hàng ngày với natriclorua 0,9%. Một vài trường hợp người bệnh cần phải được bơm streptokinase vào khoang màng phổi.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng kháng sinh liều cao nhưng phải phù hợp với tình trạng bệnh tình và giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ. Thời gian sử dụng thuốc được khuyến cáo ít nhất 4 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Đồng thời cần điều trị dứt điểm các bệnh lý nền có liên quan.</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn luôn cung cấp lượng chất dinh dưỡng đầy đủ hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện tập các bài tập vật lý trị liệu sớm nhất có thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Để có được kết quả tốt nhất từ việc điều trị tràn mủ màng phổi thì các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện phối hợp 5 phương pháp sau đây.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Thực hiện phương pháp dẫn lưu mủ:</b></h3> <p style="text-align: justify;">- Bác sĩ sẽ sử dụng một loại ống dẫn lưu chuyên dụng cho phổi và tiến hành hút mủ (có thể sử dụng loại ống 18 - 32F)</p> <p style="text-align: justify;">- Bơm một lượng natriclorua 0,9% để vệ sinh khoang màng phổi và cần thực hiện thao tác này hàng ngày cho tới khi lượng dịch hút ra đã trong. Trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định bơm thêm một lượng streptokinase cùng với natriclorua để quá trình dẫn lưu mủ diễn ra dễ dàng hơn. Lưu ý, không được thực hiện bơm rửa khoang màng phổi trong trường hợp người bệnh bị rò phế quản màng phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi xác định khoang màng phổi không còn dịch thì bệnh nhân sẽ được chỉ định rút ống dẫn lưu ra khỏi cơ thể. Trong một vài trường hợp bệnh nhân chưa có chuyển biến tốt qua 10 ngày thì cần thay ống dẫn lưu mới để đảm bảo tính vệ sinh an toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bị: rối loạn đông máu nặng, có các ổ mủ gần trung thất thì cần phải thực hiện đặt ống dẫn lưu chỉ khi có máy chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Điều trị bằng thuốc kháng sinh:</b></h3> <p style="text-align: justify;">- Một số loại kháng sinh cơ bản thường được sử dụng trong việc chữa bệnh tràn mủ màng phổi là: Thuốc Penicilin G (liều cao), 1 số loại kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, Gentamycin, Amikacin,...</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ do vi khuẩn Betalactamase gây ra thì sẽ được chỉ định dùng thuốc Ampicillin - Sulbactam hoặc Amoxicillin – Acid Clavunalic để thay thế cho Penicilin G.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghi ngờ bệnh do vi khuẩn gram âm thì cần dùng một số thuốc trong nhóm Cephalosporin thế hệ 3 hoặc Imipenem kết hợp với 1 loại kháng&nbsp; sinh&nbsp; nhóm&nbsp; Aminoglycosid.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bệnh được chẩn đoán do vi khuẩn yếm khí gây ra thì sẽ sử dụng thuốc Betalactam - Acid clavunalic; hoặc Cephalosporin thế hệ 3; hoặc Imipenem; hoặc Ampicillin - Sulbactam.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh tình do tụ cầu khuẩn gây ra thì phải sử dụng thuốc Oxacillin hoặc Vancomycin kết hợp với Amikacin.</p> <p style="text-align: justify;">- Tràn mủ màng phổi do amip sẽ cần dùng thêm thuốc Metronidazol</p> <p style="text-align: justify;">- Sau khi có kết quả từ việc sử dụng thuốc kháng sinh, các bác sĩ sẽ xem xét tình hình và thực hiện các phương pháp khác kèm theo.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Điều trị các triệu chứng từ bệnh:</b></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Sử dụng hạ sốt khi cần</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng bình oxy trong trường hợp bị suy hô hấp</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị sốc nhiễm trùng</li> <li style="text-align: justify;">Bổ sung nước, điện giải</li> <li style="text-align: justify;">Nội soi nhằm can thiệp khoang màng phổi</li> <li style="text-align: justify;">Có&nbsp;thể sử dụng thêm vitamin B1 và B6 liều cao cho các trường hợp bệnh nhân có tiền sử uống nhiều rượu.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><b>Điều trị ngoại khoa:</b></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Chỉ thực hiện khi phương pháp đặt ống dẫn lưu và sử dụng kháng sinh không có kết quả tốt sau 4 tuần.</li> <li style="text-align: justify;">Thực hiện bóc vỏ màng phổi trong trường hợp màng phổi đã bị dày dính nhiều khiến khả năng hít thở của người bệnh gặp khó khăn.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><b>Phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh:</b></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu ngay từ sớm để quá trình dẫn lưu mủ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Có thể tập luyện sau khi đặt ống dẫn lưu màng phổi 1 ngày.</li> <li style="text-align: justify;">Chăm chỉ luyện tập hàng ngày theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia.</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Chẩn đoán và điều trị tràn mủ màng phổi | Vinmec</li><li>Tràn mủ màng phổi | Bacsinoitru</li><li>Phác đồ điều trị tràn mủ màng phổi | Dieutri</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tran-mu-mang-phoi-sojnr
Viêm phổi cộng đồng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm phổi cộng đồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng</strong> xảy ra ở ngoài bệnh viện, là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm phế nang, tiểu phế quản tận hay viêm tổ chức kẽ của phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm phổi cộng đồng" src="/ImagePath/images/20210802/20210802_20190916_032315_989021_viem-phoi-mac-phai-co.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm phổi cộng đồng</em></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện ở viêm phổi gồm có viêm phổi đốm, viêm phổi thuỳ hoặc viêm phổi không điển hình. Các thể này có đặc điểm chung đó là xuất hiện hội chứng bóng mờ phế nang và đông đặc phổi hoặc mô kẽ trên hình ảnh chụp X-quang phổi. Tác nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn, nấm,... nhưng không phải là do vi khuẩn lao.</p> <p style="text-align: justify;">Mức độ viêm phổi có thể là từ nhẹ đến nặng, thậm chí là cướp đi cả mạng sống của người bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già trên 65 tuổi và đối tượng bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý nền thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi viêm phổi.</p> <p style="text-align: justify;">Các số liệu về bệnh viêm phổi cộng đồng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 4 triệu người bị nhiễm viêm phổi, trong đó số trường hợp cần phải nhập viện chiếm tỷ lệ 20%;</li> <li style="text-align: justify;">Tỷ lệ tử vong của các ca bệnh nội trú là 15 - 30%, còn trường hợp điều trị ngoại trú chiếm 1- 5%;</li> <li style="text-align: justify;">Chi phí điều trị bệnh viêm phổi hàng năm chiếm khoảng 9,7 tỷ Đô la;</li> <li style="text-align: justify;">Trung bình cứ 1000 người thì có từ 8 - 15 người bị nhiễm viêm phổi cộng đồng;</li> <li style="text-align: justify;">Ở nước ta, giai đoạn 1997 - 2000 tại bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 3.606 bệnh nhân điều trị tại khoa Hô hấp, trong đó có 345 (khoảng 9,57%) trường hợp bị viêm phổi - xếp thứ 4 trong số các bệnh về đường hô hấp.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm phổi cộng đồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm phổi cộng đồng được cho là rất phổ biến, gây ra bởi các yếu tố sau:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Virus: C</b>ác virus có khả năng gây bệnh cúm và cảm lạnh là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Vi khuẩn: </b>Vi khuẩn có tên khoa học Streptococcus pneumoniae chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phổi ở Mỹ. Loại viêm phổi do vi khuẩn này gây nên có thể tự phát tác sau khi người bệnh nhiễm lạnh hoặc cảm cúm, gây ảnh hưởng đến thuỳ phổi, còn được gọi là viêm phổi thuỳ;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Nấm:</b> Thường tấn công những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý mạn tính. Các loại nấm có khả năng gây bệnh viêm phổi có thể tồn tại trong đất hoặc phân chim, tuỳ thuộc vào khu&nbsp; vực địa lý;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Các loại sinh vật giống như vi khuẩn: </b>Mycoplasma pneumoniae cũng có thể gây viêm phổi nhưng các biểu hiện chúng gây ra thường nhẹ hơn khi so với những loại viêm phổi khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm phổi cộng đồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện của viêm phổi mắc phải ở cộng đồng</strong> có thể từ nhẹ đến nặng và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như yếu tố gây bệnh (do virus, nấm hay vi khuẩn, vi sinh), tuổi tác và thể trạng của bệnh nhân. Những triệu chứng nhẹ thường giống với cảm lạnh hoặc cảm cúm nhưng lại kéo dài hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_viêmphổi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện của viêm phổi mắc phải ở cộng đồng có thể từ nhẹ đến nặng</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu cho thấy một người bị viêm phổi cộng đồng </strong>đó là:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho khan hoặc ho có đờm;</li> <li style="text-align: justify;">Khó thở và đau ngực khi thở hoặc ho;</li> <li style="text-align: justify;">Cơ thể mệt mỏi;</li> <li style="text-align: justify;">Bị sốt, người đổ nhiều mồ hôi, run rẩy;</li> <li style="text-align: justify;">Buồn nôn, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy;</li> <li style="text-align: justify;">Nhận thức thay đổi, hay bị nhầm lẫn (thường gặp ở người từ 65 tuổi trở lên);</li> <li style="text-align: justify;">Nhiệt độ cơ thể giảm (đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu và người trên 65 tuổi).</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm phổi cộng đồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Khó thở: </b>nếu bệnh nhân bị viêm phổi nặng hoặc cơ thể đang có những bệnh phổi mạn tính tiềm ẩn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị khó thở và có thể phải sử dụng đến máy thở;</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><b>Nhiễm khuẩn huyết: </b>Vi khuẩn khi xâm nhập vào phổi đi theo đường máu gây bệnh cho những cơ quan khác, khiến suy tạng rất nguy hiểm;</li> <li style="text-align: justify;"><b>Tràn dịch màng phổi: </b>là tình trạng các chất lỏng tích tụ nhiều trong màng phổi do vi khuẩn gây nên;</li> <li style="text-align: justify;"><b>Áp xe phổi: </b>&nbsp;các áp xe hình thành khi một khoang trong phổi có mủ và thường được loại bỏ bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm phổi cộng đồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Có 2 nhóm tuổi dễ phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi;</li> <li style="text-align: justify;">Người cao tuổi ( &gt; 65 tuổi).</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_tranh-viem-phoi-tai-phat-o-tre-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường mắc viêm phổi</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Những yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị viêm phổi cộng đồng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Người nghiện thuốc lá, thuốc lào: </b>hút thuốc sẽ gây tàn phá hệ thống phòng thủ của cơ thể trước sự xâm lăng của virus, vi khuẩn gây bệnh viêm phổi;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Người mắc bệnh mạn tính:</b> các bệnh như hen suyễn, bệnh tim hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm phổi;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Người có hệ thống miễn dịch yếu: </b>bệnh nhân sử dụng steroid, những người được ghép tạng, hoá trị liệu hoặc người bị HIV/AIDS rất dễ bị viêm phổi cộng đồng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm phổi cộng đồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Mỗi năm nên <strong>tiêm vắc xin phòng bệnh cúm</strong>. Đối với những người bị bệnh viêm phổi mạn tính, bị suy tim, tuổi cao trên 65 haowcj đã thực hiện cắt lách thì nên tiêm phòng phế cầu định kỳ 5 năm 1 lần;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Cai thuốc lá, thuốc lào</strong> - những yếu tố kích thích đầu độc hệ hô hấp;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Điều trị</strong> hiệu quả những <strong>ổ nhiễm trùng</strong> khu vực răng hàm mặt, tai mũi họng;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Giữ ấm cổ</strong>, đặc biệt là vùng cổ và ngực trong mùa lạnh.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi cộng đồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3><strong>Chẩn đoán xác định bệnh</strong></h3> <p>- Viêm phổi khởi phát đột ngột, có thể thấy các yếu tố khiến bệnh nhân bị viêm phổi do phế cầu như: suy giảm miễn dịch, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, nghiện rượu lâu năm;</p> <p>- Sốt cao từ 39 - 40 độ C và rét run. Thường cảm thấy đau ngực, ho khạc đờm màu xanh hoặc màu rỉ sét, có mủ, lưỡi bẩn, môi khô, bạch cầu máu tăng cao. Bên cạnh đó còn xuất hiện hội chứng đông đặc phổi: tiếng thổi ống, gõ đục, rì rào phế nang giảm, rung thanh tăng;</p> <p>- Hình ảnh sau khi chụp X-quang phổi: có hiện tượng tràn dịch màng phổi, hội chứng lấp đầy phế nang hoặc hình rãnh liên thuỳ dày. Hình kính mờ thể hiện viêm phổi do vi khuẩn không điển hình.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_viêmphổi111.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu là&nbsp;phương pháp này nhằm xác nhận nhiễm trình và giúp xác định loại vi khuẩn gây bệnh</em></p> <p>Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc viêm phổi, các xét nghiệm sau là cần thiết:</p> <p><b>- Chụp X-quang ngực: </b>&nbsp;giúp bác sĩ có thể chẩn đoán và xác định vị trí nhiễm trùng nhưng không thể hiện loại vi khuẩn mà bệnh nhân mắc phải;</p> <p><b>- Xét nghiệm máu: </b>phương pháp này nhằm xác nhận nhiễm trình và giúp xác định loại vi khuẩn gây bệnh nhưng không phải lúc nào cũng đưa ra câu trả lời chính xác;</p> <p><b>- Xét nghiệm đờm: </b>bệnh nhân sẽ được lấy một ít chất lỏng từ phổi để phân tích nhằm điều tra nguyên nhân nhiễm trùng là do đâu;</p> <p><b>- Nuôi cấy dịch màng phổi: </b>cũng là một phương pháp để giúp tìm ra loại nhiễm trùng, bằng cách đặt một cây kim giữa xương sườn của bệnh nhân tại khu vực màng phổi để phân tích mẫu chất lỏng được lấy ra ở đây;</p> <p><b>- Chụp CT: </b>được tiến hành khi hình ảnh viêm phổi không thể hiện rõ ràng. Chụp CT sẽ giúp thu lại hình ảnh chi tiết hơn về phổi của bệnh nhân.</p> <h3><b>Chẩn đoán nguyên vi sinh</b></h3> <p>- Bệnh nhân bị nặng và nhập viện thì cần được nuôi cây và làm kháng sinh đồ với các mẫu vật như dịch phế quản, đờm, dịch màng phổi nếu có máu;</p> <p>- Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện kháng nguyên hòa tan của vi khuẩn;</p> <p>- Phương pháp gián tiếp: miễn dịch huỳnh quang, test ngưng kết bổ thể và huyết thanh học đặc hiệu với các vi khuẩn hoặc virus khó nuôi cấy.</p> <h3><b>Chẩn đoán phân biệt các loại bệnh về phổi</b></h3> <ul> <li>Lao phổi;</li> <li>Tràn dịch màng phổi;</li> <li>Xẹp phổi;</li> <li>Giãn phế quản bội nhiễm;</li> <li>Viêm phổi với cơ chế tự miễn do dùng thuốc;</li> <li>Tắc mạch phổi gây nhồi máu phổi;</li> <li>Phù phổi bán cấp không điển hình.</li> </ul> <p>Tại BVĐK MEDLATEC, để chẩn đoán viêm phổi cộng đồng, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp hiện đại như CT 128 dãy, cấy đờm tìm vi khuẩn gây bệnh làm kháng sinh đồ, Panel các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm phổi cộng đồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Sớm điều trị bằng kháng sinh cho các bệnh nhân bị viêm phổi do vi khuẩn gây nên;</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng kháng sinh có hiệu quả đối với nguyên nhân gây bệnh và lưu ý việc vi khuẩn kháng kháng sinh;</p> <p style="text-align: justify;">- Khai thác tiền sử tương tác thuốc và dị ứng thuốc của bệnh nhân trước khi dùng thuốc;</p> <p style="text-align: justify;">- Trung bình thời gian dùng kháng sinh là trong khoảng 10 ngày trừ các trường hợp ngoại lệ;</p> <p style="text-align: justify;">- Tuân thủ các nguyên tắc khoa học về việc dùng kháng sinh cho bệnh nhân. Đặc biệt những loại kháng sinh phụ thuộc vào thời gian sử dụng cần duy trì liều lượng như thế nào để đảm bảo việc điều trị luôn đạt hiệu quả tối ưu nhất.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Điều trị cụ thể</b></h3> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị viêm phổi nhằm mục đích là thanh toán nhiễm trùng, ngăn ngừa và điều trị các biến chứng. Phần lớn các trường hợp bị viêm phổi cộng đồng có thể điều trị tại nhà bằng kháng sinh. Hầu như sau khi điều trị khoảng vài ngày hoặc vài tuần thì các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm hoặc biến mất, tuy nhiên biểu hiện mệt mỏi vẫn có thể dai dẳng trong vòng một tháng hoặc lâu hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuổi tác cũng như điều kiện sức khỏe của bệnh nhân mà sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể là:</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Sử dụng kháng sinh: </b>Dùng thuốc nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm phổi. Điều trị theo kháng sinh đồ để đạt hiệu quả cao;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Kiểm soát&nbsp;triệu chứng - giảm đau, hạ sốt: </b>Dùng các loại thuốc như sau: Ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), aspirin, acetaminophen (Tylenol, những loại khác).</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Điều trị tại nhà</b></h3> <p style="text-align: justify;"><b>- Đảm bảo cơ thể không thiếu nước: </b>giữ thói quen uống nước ngay cả khi không khát để làm giãn lỏng chất nhầy chứa trong phổi;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Dành thời gian nghỉ ngơi: </b>không nên quay trở lại vận động mạnh hoặc làm việc, học tập cho tới khi&nbsp; ngừng ho ra chất nhầy hoặc thấy cơ thể không còn dấu hiệu sốt;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Dừng thuốc theo chỉ dẫn: </b>tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng kháng sinh và phác đồ như bác sĩ đã hướng dẫn. Không tự ý bỏ thuốc nếu thấy đã hết triệu chứng viêm phổi vì vi khuẩn có thể nhân cơ hội này mà tiếp tục sinh sôi phát triển.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng | Bạch Mai;</li><li>Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là gì? | Vinmec;</li><li>Chẩn đoán và điều trị viêm phổi cộng đồng | Vinmec;</li><li>Quyết định Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp” | Thư viện pháp luật.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-phoi-cong-dong-sjlip
Viêm phổi do hít hóa chất
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm phổi do hít hóa chất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông thường bệnh viêm phổi xảy ra là do nguyên nhân từ virus hoặc vi khuẩn, nên viêm phổi do hít phải hóa chất là một loại kích thích bất thường ở phổi. Những trường hợp người bệnh bị viêm phổi do hít hóa chất chiếm tỷ lệ khá nhỏ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm phổi&nbsp;viêm phổi do hít hóa chất chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong những trường hợp người bệnh bị viêm phổi" src="/ImagePath/images/20210802/20210802_nhung-dieu-can-biet-ve-viem-phoi-do-hoa-chat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm phổi&nbsp;viêm phổi do hít hóa chất chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong những trường hợp người bệnh bị viêm phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong hoá chất sẽ chứa các loại chất độc, độc tố gây viêm phổi, một số hoá chất có khả năng gây bệnh này phải kể đến: Chất khí, chất lỏng, hạt nhỏ như khói hoặc bụi hay còn được gọi là các hoá chất dạng hạt. Ngoài những chất chỉ gây hại cho phổi thì còn có những hóa chất còn gây hại cho cả những cơ quan khác ngoài phổi như hệ thần kinh, nội tạng,... thậm chí dẫn đến tử vong cho nạn nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phổi do các loại hoá chất</strong> gây nên bởi sự hít thở. Bệnh nhân có thể hít không khí từ ngoài môi trường có nhiễm hoá chất, hoặc hít phải các dịch tiết ra từ miệng hoặc ở dạ dày đi vào phổi. Phản ứng viêm xảy ra là do những tác dụng có hại của enzyme và axit dạ dày hoặc vi khuẩn trên mô phổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm phổi do hít hóa chất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Các yếu tố sau có thể quyết định mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng viêm phổi do hít hóa chất:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Loại hóa chất, liều lượng và mức độ độc tố có trong loại chất hít phải;</li> <li style="text-align: justify;">Hình thái hoá học: hoá chất dạng hơi nước, ga, bui hay chất lỏng;</li> <li style="text-align: justify;">Môi trường khi tiếp xúc: Ngoài trời, trong nhà, nhiệt độ môi trường nóng hay lạnh;</li> <li style="text-align: justify;">Tình trạng sức khoẻ trước đó và độ tuổi của bệnh nhân;</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian tiếp xúc với hoá chất trong khoảng bao lâu;</li> <li style="text-align: justify;">Khi tiếp xúc có hay không sử dụng đồ bảo hộ, loại đồ bảo hộ được dùng khi đó là gì.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm phổi do hít hóa chất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><b>Các biểu hiện ở bệnh nhân khi bị viêm phổi do hít hóa chất bao gồm:&nbsp;</b></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho khan, ho có đờm trong hoặc ngả màu vàng hay xanh lục;</li> <li style="text-align: justify;">Thậm chí bị ho ra máu hoặc trong nước bọt có bọt màu hồng;</li> <li style="text-align: justify;">Cảm thấy nóng rát mắt, mũi, môi, miệng và cả họng. Mắt và lưỡi thậm chí còn bị sưng phồng;</li> <li style="text-align: justify;">Niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản phù nề nhiều khiến giọng bị khàn;</li> <li style="text-align: justify;">Da và môi nhợt nhạt hoặc tím tái;</li> <li style="text-align: justify;">Khó thở, thở nhanh và nông, đau ngực;</li> <li style="text-align: justify;">Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng;</li> <li style="text-align: justify;">Có các dấu hiệu giống như bị cúm: sốt, ốm yếu, mệt mỏi, nhức đầu, đổ mồ hôi;</li> <li style="text-align: justify;">Đau khi thở mạnh, có thể bị viêm màng phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Rơi vào mê sảng, mất phương hướng hoặc bất tỉnh;</li> <li style="text-align: justify;">Trên cơ thể có mùi hoá chất.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_viêm-phổi-hít-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của viêm phổi do hít hóa chất cần đi khám ngay</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của viêm phổi do hít hóa chất, cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Việc nhận định được các yếu tố liên quan đến việc sử dụng hoá chất rất cần thiết trong quá trình chẩn đoán và chữa trị của bác sĩ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm phổi do hít hóa chất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bên cạnh gây nên những biểu hiện tại chỗ, viêm phổi do hít hóa chất cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân:</p> <p>- Ngoài viêm phổi còn gây tổn thương ở các cơ quan khác và gây những biến chứng ngoài phổi khác trong cơ thể như: Hít nhiều thuốc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm còn gây sinh non, dị dạng bẩm sinh, suy giảm chức năng phổi hoặc gây bệnh phổi ở bào thai và trẻ sơ sinh, thậm chí khiến thai chết lưu; đục thuỷ tinh thể;&nbsp;</p> <p>- Biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi bị nhiễm độc do hóa chất đó là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính bao gồm: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản (những nguyên nhân chính gây nên các ca tử vong ở trẻ nhỏ), có mối quan hệ mật thiết với bệnh viêm tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp trên;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_viêmphổi2222.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm phổi do hít hóa chất cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống</em></p> <p>- Sau khi tiếp xúc trong vòng 10 - 14 ngày một số loại hoá chất như nitơ oxit, thuỷ ngân, amoniac, sulfur dioxide, có trường hợp bệnh nhân còn tiến triển sang xơ phổi;</p> <p>- Tiếp xúc nhiều với hoá chất từ khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm vì hóa chất cũng có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);</p> <p>- Biến chứng dài hạn: Viêm phổi tái phát nhiều lần, xơ hóa phổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm phổi do hít hóa chất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người nông dân hay phải làm việc đồng áng sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là dạng phun;</li> <li style="text-align: justify;">Công nhân làm trong nhà xưởng chứa hóa chất, bụi công nghiệp;</li> <li style="text-align: justify;">Những người sống tại nơi có môi trường xung quanh và không khí gia đình ô nhiễm, ví dụ: khói thuốc lá, chì và asen,...;</li> <li style="text-align: justify;">Những nhân viên cứu hoả phải tiếp xúc với đám cháy nhiều khói độc. Đặc biệt các đám cháy xưởng, khi lửa đốt cháy các sản phẩm công nghiệp dễ thải ra những hoá chất vô cùng độc hại.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trong thời đại hiện nay, việc tiếp xúc hóa chất hàng ngày là điều không tránh khỏi. Hoá chất có thể qua nhiều cách khác nhau đi vào cơ thể con người như hít phải, uống, tiếp xúc qua da,... những người mang thai càng nguy hiểm hơn khi hoá chất có thể qua những con đường đó khiến thai nhi bị nhiễm độc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm phổi do hít hóa chất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lối sống sinh hoạt và công việc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh hít phải những hoá chất độc hại gây bệnh viêm phổi. Để đối phó với dạng bệnh viêm phổi hít này, có các cách sau:&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_hoat-dong-cong-nghiep-gay-o-nhiem-moi-truong-642x381.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế đến hoặc sinh sống tại những nơi bị nhiễm hoá chất</em></p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát chất lượng không khí trong gia đình: không để khói thuốc lá ảnh hưởng tới thành viên khác, tốt nhất là nên từ bỏ thuốc lá; lắp đặt máy lọc không khí; Nếu sử dụng những biện pháp xịt côn trùng trong nhà thì cần thực hiện khi không có thành viên nào ở nhà, đợi đến khi thuốc tan hoàn toàn thì mở cửa thông thoáng rồi mới đi vào nhà;</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế đến hoặc sinh sống tại những nơi bị nhiễm hoá chất;</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu ở lại lâu tại môi trường có nhiễm hóa chất trong không khí, trước khi trở về nhà cần loại bỏ nguy cơ nhiễm độc cho bản thân và người khác bằng cách cởi bỏ quần áo, tắm rửa sạch sẽ;</p> <p style="text-align: justify;">- Tạo dựng thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để đề phòng các hóa chất độc hại có cơ hội đi vào cơ thể qua đường hô hấp;</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì thói quen ăn uống, tập luyện lành mạnh để cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh;</p> <p style="text-align: justify;">- Những người làm nghề cứu hộ cần được trang bị đầy đủ những biện pháp bảo hộ (mặt nạ phòng độc,...).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi do hít hóa chất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phụ thuộc vào biểu hiện và triệu chứng của người bệnh, sẽ có sự thay đổi trong phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị viêm phổi do hóa chất. Thường thì ở những ca bệnh có triệu chứng nhẹ và đã nhận diện được loại hoá chất, đánh giá y tế sẽ dễ dàng hơn, tập trung và ngắn gọn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Khám-bệnh-bằng-ống-nghe-1-mặt.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bác sĩ cần xác định loại hoá chất, kiểm tra những tác động của hoá chất này lên phổi cũng như những cơ quan khác trong cơ thể</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bác sĩ cần phải đảm bảo các nhân viên y tế của bệnh viện sẽ không bị phơi nhiễm với hóa chất;</p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp theo, bác sĩ cần xác định loại hoá chất, kiểm tra những tác động của hoá chất này lên phổi cũng như những cơ quan khác trong cơ thể;</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp đối tượng bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng sẽ cần phải áp dụng ngay những thủ tục cấp cứu nhằm cứu sống bệnh nhân như: thông khí nhân tạo, sử dụng những thiết bị duy trì sự sống hiện đại và các biện pháp điều trị nội khoa phức tạp khác. Hầu như bác sĩ cấp cứu sẽ tham khảo ý kiến từ những chuyên gia kiểm soát chất độc để điều trị cho bệnh nhân;</p> <p style="text-align: justify;">- Cần thu thập các thông tin cần thiết để thiết lập một bệnh sử đầy đủ cho bệnh nhân: thời gian và diện tích tiếp xúc với hóa chất, hình thức hoá học và liều lượng hóa chất được sử dụng, các biểu hiện phản ứng với hoá chất cũng như những vấn đề y tế khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như: nhiệt độ cơ thể, đo nhịp tim, huyết áp, nhịp hô hấp, lượng oxy có trong máu, đánh giá tình trạng của mũi, mắt, họng, da, phổi, tim, bụng ở mức tối thiểu;</p> <p style="text-align: justify;">- Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, phụ thuộc vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ có thể đánh giá thêm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm phổi do hít hóa chất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để điều trị viêm phổi do hít hóa chất, cần phụ thuộc vào việc quan sát dó các triệu chứng phát triển theo thời gian, mức độ tổn thương ở mỗi người, mỗi loại hoá chất là khác nhau và cũng không thể nhận biết chỉ trong vài giờ. Trước hết bệnh nhân sẽ được đo nhịp tim, huyết áp, mức độ oxy và kiểm tra nhịp hô hấp. Sau đó được áp dụng các phương pháp điều trị khác bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dùng mặt nạ dưỡng khí hoặc ống thở oxy;</li> <li style="text-align: justify;">Truyền dịch;</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng thuốc hỗ trợ mở đường thở hoặc thuốc giãn phế quản;</li> <li style="text-align: justify;">Uống thuốc chống viêm không có steroid;</li> <li style="text-align: justify;">Dùng thuốc Corticoid bằng đường uống hoặc đường dịch truyền;</li> <li style="text-align: justify;">Thở máy;</li> <li style="text-align: justify;">Dùng thuốc giảm các triệu chứng đau bằng đường uống hoặc đường dịch truyền;</li> <li style="text-align: justify;">Một số trường hợp cũng cần dùng kháng sinh dự phòng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trong các trường hợp nặng gây viêm phổi lan tỏa, suy hô hấp, bệnh nhân có thể phải được hỗ trợ bằng các phương pháp hồi sức tích cực như thông khí nhân tạo, nội soi phế quản, rửa phổi,...</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Điều trị bằng cách tự chăm sóc tại nhà</b></h3> <p style="text-align: justify;">Tùy vào tình trạng và lượng&nbsp; hóa chất hít, có những ca bệnh có thể điều trị được tại nhà thông qua những lời khuyên y tế của bác sĩ. Nếu triệu chứng biểu hiện nghiêm trọng thì bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất. Việc chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng và cần lưu ý những điều sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Khi có biểu hiện nhiễm độc do hít hóa chất, cần ngay lập tức tránh xa khu vực tiếp xúc. Tránh tiếp xúc với những người khác khi cùng sử dụng một loại hoá chất. Khi rời khỏi khu vực nếu có thể hãy loại bỏ khả năng nhiễm độc thêm như cất gọn dụng cụ chứa hóa chất, cởi bỏ quần áo và tắm rửa;</p> <p style="text-align: justify;">- Xác định rõ loại hoá chất mà bản thân hoặc bệnh nhân hít phải;</p> <p style="text-align: justify;">- Thông báo với người nhà, đồng nghiệp và liên hệ tới những cơ quan chuyên trách về tình trạng của bản thân, nghĩ phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Những điều cần biết về viêm phổi do hóa chất | Doctors 24h;</li><li>Bệnh Viêm Phổi Do Hóa Chất&nbsp;| Doctors 24h;</li><li>Viêm phổi do hóa chất | Hellobacsi;</li><li>Tổn thương đương thở do hít phải khí |&nbsp;MSD MANUAL;</li><li>Hoá chất và tác động lên sức khoẻ con người: những điều đã biết và chưa biết |&nbsp;CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-phoi-do-hit-hoa-chat-srzvc
Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Vi khuẩn Haemophilus influenzae là gì?</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Có tổng cộng <strong>6 loại vi khuẩn Haemophilus influenzae</strong> (đặt theo thứ tự bảng chữ cái từ a đến f), ngoài ra còn một số loại không thể nhận dạng khác. Các loại vi khuẩn này khu trú bộ phận mũi và họng người khoẻ mạnh, bình thường chúng không gây hại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chúng có thể di chuyển đến các khu vực khác của cơ thể để gây bệnh, gây nhiễm trùng tại nơi chúng đến.</p> <p style="text-align: justify;">Trong số các tuýp vi khuẩn Haemophilus influenzae thì týp b (Hib) chiếm 90% nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm khuẩn nặng bao gồm viêm màng não và rất nhiều loại bệnh xâm lấn khác xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Do Hib là chủng gây bệnh phổ biến nhất trong số các tuýp vi khuẩn Haemophilus influenzae nên bài viết này sẽ tập trung phân tích về bệnh viêm phổi do Hib.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_20191120_023512_539566_HIB.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn Haemophilus influenzae thì týp b (Hib) chiếm 90% nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm khuẩn nặng</em></p> <p style="text-align: justify;">Khoa học định nghĩa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như thế này là bệnh xâm lấn, xảy ra khi các bộ phận bình thường không có vi trùng nhưng lại bị khuẩn khuẩn xâm nhập vào.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Các bộ phận vắng bóng vi trùng như tuỷ sống cũng có thể bị loại vi khuẩn này tấn công gây nên những bệnh nguy hiểm và các loại bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, do đó cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Một số loại bệnh xâm lấn thường gặp do vi khuẩn Hib gây nên phải kể đến đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng máu;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm mô tế bào (Cellulitis);</li> <li style="text-align: justify;">Viêm khớp nhiễm khuẩn;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm màng não;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm nắp thanh quản (Epiglottitis);</li> <li style="text-align: justify;">Viêm phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Ở trẻ em có thể bị nhiễm trùng tai và ở người lớn là bệnh viêm phế quản do vi khuẩn Haemophilus influenzae.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Các con số biết nói về loại vi khuẩn này và viêm phổi do Hib:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hàng năm, trên thế giới ghi nhận khoảng 8 triệu ca bệnh mắc viêm phổi, viêm màng não mủ. Trong số đó, có 400,000 trẻ em bị tử vong do các bệnh liên quan đến Hib.</li> <li style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, thống kê trong năm 2000 tiến hành bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho thấy Hib khiến 625 trường hợp bị mắc viêm màng não, nhưng có đến 107,565 các ca bị viêm phổi nặng mỗi năm.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn Haemophilus influenzae, trong đó có vi khuẩn Hib có khả năng gây nên nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau, do vậy biểu hiện bệnh phụ thuộc vào bộ phận nào bị nhiễm trùng. Đối với viêm phổi do Hib thì người bệnh có thể sẽ phải gặp các triệu chứng:</p> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_benh-lao-ke-va-nhung-nguy-bien1535512759.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Ho là một trong những triệu chứng của viêm phổi</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho</li> <li style="text-align: justify;">Đau đầu</li> <li style="text-align: justify;">Đau ngực</li> <li style="text-align: justify;">Thở dốc, thở gấp, hụt hơi hoặc khó thở</li> <li style="text-align: justify;">Ớn lạnh, sốt cao</li> <li style="text-align: justify;">Vã mồ hôi</li> <li style="text-align: justify;">Cơ thể mệt mỏi, đau cơ toàn thân, yếu sức</li> <li style="text-align: justify;">Ăn không ngon .</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hàng năm, Việt Nam phải chứng kiến con số lớn những bệnh nhân bị viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng có thể để lại những biến chứng như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Tràn dịch màng phổi:</strong> lượng dịch tăng cao ở màng phổi khiến tình trạng hô hấp trở nên khó khăn, có dấu hiệu kháng thuốc;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng huyết: </strong>là khi Hib gây bệnh viêm phổi xâm nhập và tấn công vào hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng máu, sinh ra phản ứng sốc biến chứng nhiễm trùng. Đây là một biến chứng nghiêm trọng rất khó điều trị và có thể khiến người bệnh tử vong;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Suy hô hấp nặng:</strong> hội chứng suy hô hấp cấp khiến hệ miễn dịch suy giảm, gây viêm phổi mạn tính và áp xe phổi;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Tràn dịch màng tim, truỵ tim: </strong>nếu các triệu chứng của viêm phổi do Hib không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm phổi có thể ảnh hưởng tới tim, bóng tim to, tràn dịch màng tim, thậm chí truỵ tim,...;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Một số biến chứng khác: </strong>viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc,...</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_tran-dich-mang-phoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tràn dịch màng phổi là một biến chứng của&nbsp;viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn Hib tồn tại ở khu vực mũi và họng ở tất cả mọi người. Do đó kể cả người khoẻ mạnh lẫn người đang bị bệnh do Hib đều có thể lây truyền vi khuẩn cho những người khác. Thông qua những hoạt động như giao tiếp, ho, hắt hơi khiến cho nước bọt chứa vi khuẩn văng ra ngoài không khí, người đối diện rất dễ bị lây bệnh khi hít phải những giọt bắn này.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều trường hợp bệnh nhi bị nhiễm Hib nhưng lại không biểu hiện triệu chứng nào. Nếu không được thăm khám và phát hiện thì những trẻ này có thể âm thầm lây bệnh cho trẻ khác và cộng đồng.&nbsp;&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt các bé dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ lớn của các bệnh do vi khuẩn Hib, trong đó có bệnh viêm phổi. Bất kỳ trẻ nào mà chưa được tiêm phòng Hib đều có nguy cơ cao bị mắc các bệnh do vi khuẩn Hib gây nên, nhất là những trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi. Từ 2 tuổi trở lên trẻ sẽ hình thành miễn dịch đối với bệnh vì có tiếp xúc tự nhiên đối với bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Tốt hơn hết là các bậc phụ huynh nên đưa trẻ dưới 2 tuổi đi tiêm sớm và đủ liều vắc xin phòng Hib để trẻ không gặp các biến chứng nghiêm trọng nếu không may bị mắc phải các bệnh lý do Hib từ người khác lây sang.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Tiêm vắc xin</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo, để đề phòng viêm phổi và các bệnh xâm lấn khác do vi khuẩn Hib gây nên, cha mẹ cần cho con dưới 2 tuổi sớm tiêm vắc xin phòng Hib.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Đối với những trẻ lớn hơn 2 tuổi và người trưởng thành thì không cần tiêm vắc xin. Tuy nhiên những người mắc các bệnh làm gia tăng nguy cơ nhiễm những bệnh do Hib thì được khuyến cáo nên tiêm phòng.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20191120_041520_402748_vac-xin-mau.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vắc-xin là công cụ duy nhất có khả năng ngăn ngừa phần lớn các bệnh nặng do vi khuẩn Hib</em></p> <p style="text-align: justify;">Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, vắc-xin là công cụ duy nhất có khả năng ngăn ngừa phần lớn các bệnh nặng do vi khuẩn Hib gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, vắc xin phòng bệnh do Hib được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 2010. Hiện nay có 3 loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn Hib đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1, phòng 6 bệnh:</strong> ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và viêm phổi - viêm màng não do Hib;</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Vắc xin Pentaxim 5 trong 1, phòng 5 bệnh:</strong> ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và viêm phổi - viêm màng não do Hib.</li> </ul> <p style="margin-left: 36pt; text-align: justify;">Hai loại vắc xin này có thể tiêm cho trẻ lúc 2, 3, 4 tháng tuổi, sau đó tiêm mũi thứ 2 nhắc lại khi trẻ 16 - 18 tháng tuổi. Những loại vắc xin phối hợp phòng nhiều bệnh sẽ giúp giảm số mũi tiêm cho trẻ, giúp gia đình tiết kiệm được thời gian.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Vắc xin Quimi-Hib, phòng 2 bệnh:</strong> viêm phổi và viêm màng não mủ do Hib, có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phụ huynh có thể cân nhắc các vắc xin hợp lý để thực hiện tiêm cho con em mình. Đảm bảo trẻ được tiêm đúng lịch, đúng liều để khả năng phòng ngừa các bệnh do Hib ở mức cao nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Tính đến nay tại Việt Nam đã có trên 8 triệu trẻ em đã được thực hiện tiêm vắc xin phòng các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra. Việc tiêm chủng kịp thời và đầy đủ đã góp phần giúp cho hàng triệu trẻ em tránh khỏi nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi nói riêng và những bệnh do Hib khác nói chung, đồng thời tránh được các biến chứng nghiêm trọng và tử vong khi nhiễm bệnh.&nbsp;</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Phòng ngừa bằng kháng sinh&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Do cơ chế lây truyền của vi khuẩn Haemophilus influenzae có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với các giọt bắn của người bệnh nên nếu như đã có tiếp xúc với những người mắc bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae, nên sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài các biện pháp như dùng kháng sinh, tiêm vắc xin để phòng bệnh do Hib, cha mẹ cần thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống để hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Haemophilus influenzae.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ cần phải dựa vào các yếu tố khác bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tiến hành lấy mẫu mủ, máu hoặc là các chất dịch từ cơ thể bệnh nhân để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, mục đích là nhằm chẩn đoán nhiễm trùng;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_m--y-ch---p-x-quang-hi---n------i.jpeg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang phổi chẩn đoán viêm phổi</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chụp X-quang phổi: có thể xuất hiện đám mờ hình tam giác, đỉnh chĩa về phía rốn phổi, đám mờ có thể ở góc sườn hoành;</li> <li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính ngực: có hội chứng lấp đầy phế nang với triệu chứng phế quản hơi, viêm thuỳ phổi, mô kẽ hoặc bóng mờ phế nang, tổn thương xuất hiện ở cả một hoặc hai bên phổi, có thể xuất hiện tràn dịch màng phổi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tại bệnh viện Medlatec, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy để xác định tổn thương, việc xác định loại vi khuẩn sẽ được thực hiện qua các xét nghiệm đặc hiệu về đờm như: Nuôi cấy định danh vi khuẩn, Panel các tác nhân vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp được thực hiện bằng phương pháp Real Time PCR.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhi bị mắc viêm phổi do Hib thì cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng khởi phát ở trẻ, đồng thời cần đưa bé đi viện thăm khám để được chẩn đoán sớm, từ đó mới có thể áp dụng được phác đồ điều trị phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Để điều trị viêm phổi do Hib có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: Cephalosporin, ampicillin,... Thời gian điều trị có thể duy trì từ 1 - 2 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">Đã xuất hiện nhiều trường hợp có phản ứng kháng thuốc nên sẽ dùng những loại kháng sinh khác thay thế như clarithromycin, các cephalosporin phổ rộng, trimethoprim - sulfamethoxazol,... Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh cần phải theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân gặp chứng viêm nắp thanh quản thì có thể áp dụng máy thở, thông đường thở và ngăn chặn viêm tắc đường hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus Influenzae đã được các bác sĩ tại NBVĐK MEDLATEC áp dụng cho rất nhiều bệnh nhân có bệnh này tại viện và đem lại hiệu quả cao, chữa khỏi hoàn toàn cho tất cả các bệnh nhân được điều trị.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bệnh nhiễm khuẩn do Hib |&nbsp;Hội Bác Sĩ Gia Đình TP. Hồ Chí Minh;</li><li style="text-align: justify;">Vi khuẩn h. influenzae (Hib) gây bệnh gì? | Vinmec;</li><li style="text-align: justify;">Vi khuẩn Hib: Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi, viêm màng não ở trẻ | Vinmec;</li><li style="text-align: justify;">Vi khuẩn Hib: Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi, viêm màng não |&nbsp;Tiêm chủng mở rộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương;</li><li style="text-align: justify;">Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp” |&nbsp;THƯ VIỆN PHÁP LUẬT;</li><li style="text-align: justify;">Vắc xin phòng HIB -&nbsp;1 mũi tiêm ngừa 2 bệnh viêm phổi và viêm màng não | VNVC.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-phoi-do-vi-khuan-haemophilus-influenzae-sxojb
Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc)
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) là gì?</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Đó là tình trạng khi chúng ta hít phải một lượng lớn dị vật từ đường thở (miệng, hầu họng, dạ dày,...) và dị vật rơi vào phổi 2 bên. Các dị vật hít phải có thể là nước bọt, thức ăn, hoá chất, chất nôn, axit dịch vị,... Nếu chúng đi lạc vào phổi sẽ kích thích phản ứng viêm của niêm mạc phổi, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc)&nbsp;" src="/ImagePath/images/20210802/20210802_viem-phoi-hit-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc)&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Có 2 nhóm chính của viêm phổi hít:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi do bệnh nhân sặc dị vật là thức ăn, dịch tiết hầu họng,... mà khi tiến vào phổi, chúng sẽ khiến cho phổi bị nhiễm trùng, nhu mô phổi chịu tổn thương do một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập;</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi kèm theo những tổn thương do dịch vị dạ dày trào ngược vào trong phổi. Tuỳ vào số lượng, độ pH và tính chất của axit dịch vị trào ngược vào phổi sẽ quyết định mức độ thương tổn ở phổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra viêm phổi hít là do dị vật đi vào phổi, các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng có thể là nguyên do làm tăng khả năng khiến bệnh nhân bị viêm phổi hít:</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Trạng thái lơ mơ hoặc mất nhận thức</b></h3> <p style="text-align: justify;">Khi rơi vào trạng thái giảm nhận thức, cơ họng của con người có xu hướng giãn ra. Điều này làm tăng nguy cơ bị viêm phổi hít, đặc biệt nếu bệnh nhân đang ở trong những tình huống như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ngất;</li> <li style="text-align: justify;">Chịu ảnh hưởng do thuốc hoặc rượu gây nên;</li> <li style="text-align: justify;">Gây tê, gây mê;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh của hệ thống thần kinh;</li> <li style="text-align: justify;">Đột quỵ;</li> <li style="text-align: justify;">Vấn đề do nuốt.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200225_144712_685190_viem-phoi-hit-do-di.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân chính gây ra viêm phổi hít là do dị vật đi vào phổi</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Số lượng dịch gần phổi gia tăng trong các trường hợp</b></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Các bệnh về nướu răng;</li> <li style="text-align: justify;">Rò khí quản - thực quản. Xuất hiện lỗ rò giữa đường tiêu hoá và đường hô hấp;</li> <li style="text-align: justify;">Trào ngược dạ dày thực quản;</li> <li style="text-align: justify;">Việc sử dụng ống thông dạ dày cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân: thức ăn sẽ được đưa vào cơ thể thông qua ống đi từ mũi tới dạ dày. Hiện nay tình trạng sặc do ống thông này đã được hạn chế nhờ sự cải thiện trong chăm sóc y tế.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><b>Các loại vi khuẩn có thể liên quan</b></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Vi khuẩn do nhiễm tại bệnh viện như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, methicillin-resistant S. aureus (MRSA), Pseudomonas aeruginosa;</li> <li style="text-align: justify;">Các loại vi khuẩn thường trú ở khu vực miệng và họng như Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các dấu hiệu cho thấy ta bắt đầu bị viêm phổi sặc&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Khi mới đầu người bệnh sẽ cảm thấy những biểu hiện giống với bệnh cúm nặng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau đầu;</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ thể mệt mỏi;</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn, chán ăn, sụt cân</p> <p style="text-align: justify;">- Ho sặc sau khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt là triệu chứng điển hình;</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh bị khó thở, thở khò khè, nhịp thở tăng, tụt huyết áp, tím tái, phù phổi,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhịp tim tăng, đau ngực và khó thở tăng khi hít sâu;</p> <p style="text-align: justify;">- Sau khi những chất dịch tiết hô hấp, hầu họng,... lạc vào phổi sẽ có những biểu hiện nhiễm khuẩn như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sốt cao;</li> <li style="text-align: justify;">Đau ngực;</li> <li style="text-align: justify;">Ho khạc đờm xanh hoặc vàng;</li> <li style="text-align: justify;">Kết quả xét nghiệm máu: procalcitonin, bạch cầu, CRP tăng cao;</li> <li style="text-align: justify;">Khám phổi: phát hiện giảm thông khí một vùng phổi, gõ ngực sẽ thấy đục, nghe được tiếng ran nổ hoặc tiếng cọ màng phổi.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_viêmphổi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm phổi hít có các mức độ nặng khác nhau</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi hít có các mức độ nặng khác nhau. Đôi khi triệu chứng bệnh không rõ ràng, đặc biệt với đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi do sự đáp ứng miễn dịch kém ở lứa tuổi này. Ngược lại triệu chứng có khi lại rất nặng khi xảy ra các biến chứng suy hô hấp nặng, viêm phổi áp xe, viêm phổi kèm sốc nhiễm khuẩn,... Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân nhanh xuất hiện triệu chứng thở rít, tím tái, co thắt thanh môn và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh viêm phổi hít có thể là: áp xe phổi (những ổ mủ hình thành bên trong nhu mô phổi), giãn phế quản, suy hô hấp cấp (bệnh nhân gặp tình trạng khó thở và bên trong phổi bị lấp đầy dịch).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những người khoẻ mạnh bình thường rất hiếm khi bị viêm phổi sặc. Tuy nhiên đối với những trường hợp sau đây lại chiếm nhiều khả năng mắc bệnh, thậm chí còn bị đe dọa đến tính mạng vì viêm phổi hít:</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân mắc các bệnh lý như túi thừa Zenker, ung thư, tuyến giáp to, phì đại đốt sống cổ,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Những người mắc các bệnh về viêm lợi, tật lưỡi lớn, tật hàm nhỏ, sâu răng, hẹp môn vị, hẹp tắc đường tiêu hoá, trào ngược dạ dày,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Những người bị tổn thương thần kinh - cơ như nhồi máu não, đa u tuỷ xương, xuất huyết não, bệnh Parkinson, nhược cơ, xơ cứng cột bên teo cơ, sa sút trí tuệ,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh rơi vào tình thế khởi mê để tiến hành mổ cấp cứu gấp mà không có đủ thời gian chuẩn bị, dạ dày chưa tiêu hoá hết thức ăn và còn đầy dịch vị;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_ho-keo-dai.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những bệnh nhân mắc các bệnh lý như túi thừa Zenker, ung thư, tuyến giáp to, phì đại đốt sống cổ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân điều trị trong bệnh viện và phải thực hiện các can thiệp bằng thiết bị y tế như: thở máy, ống thông dạ dày, đặt nội khí quản,... Thực tế cho thấy sau khi đặt lòng ống nội khí quản, sẽ có một màng sinh học chứa hàng triệu vi khuẩn/cm2 bao phủ lên thiết bị này. Chúng sẽ có cơ hội nhân lên một cách nhanh chóng và đi vào gây bệnh tại khí quản. Bên cạnh đó, khi đặt ống thông mũi - dạ dày cũng làm tăng nguy cơ tăng vi sinh vật ký sinh ở khu vực mũi - hầu, kết quả là gây trào ngược dịch dạ dày. Từ dạ dày, vi khuẩn theo đường ống leo lên đường hô hấp trên.</p> <p style="text-align: justify;">- Do tình trạng suy thai, thai nhi hít phải phân su, do thai thiếu oxy kích thích hệ thần phó giao cảm khiến phân su bị tống vào nước ối gây nên hiện tượng suy hô hấp;</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em có thói quen nô đùa, chạy nhảy trong khi ăn làm tăng nguy cơ hít thức ăn, nước bọt, đờm dãi,... vào phổi;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhi mắc hội chứng Down, trẻ sinh non, mắc vấn đề về nuốt như trẻ hở hàm ếch, sứt môi, dị tật thực quản bẩm sinh,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị suy giảm ý thức, không nên ăn và dùng thuốc qua đường miệng. Khi nằm cần nâng cao đầu giường trên 30 độ;</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để bệnh nhân áp dụng những phương pháp tập luyện cụ thể, giảm thiểu tối đa nguy cơ hít sặc;</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với đối tượng bệnh nhân bị chứng khó nuốt do gặp vấn đề vệ hệ thần kinh hoặc bị đột quỵ, cần chế biến món ăn phù hợp để dễ nuốt hơn;</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân mắc chứng khó nuốt nghiêm trọng cần phải sử dụng kỹ thuật mở thông dạ dày hoặc tá tràng qua da;</p> <p style="text-align: justify;">- Vấn đề vệ sinh răng miệng với sự chăm sóc thường xuyên từ nha sĩ cũng hỗ trợ ngăn chặn sự tiến triển của bệnh viêm phổi hoặc các ổ áp xe ở bệnh nhân hít tái diễn.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình thuộc nhóm nguy cơ viêm phổi hít (xem thêm tại mục triệu chứng), bác sĩ có thể xác định được một phần rằng bệnh nhân bị viêm phổi hít. Tuy nhiên các triệu chứng kể trên cũng có thể gây nhầm lẫn với những tình trạng bệnh lý khác. Cần chẩn đoán phân biệt với những tình trạng như:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200416_cay-dom-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấy đờm - xét nghiệm vi trùng để chẩn đoán</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm phế quản;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm nắp thanh quản;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm thanh khí phế quản;</li> <li style="text-align: justify;">Hen phế quản;</li> <li style="text-align: justify;">Dị vật đường hô hấp;</li> <li style="text-align: justify;">Những nguyên nhân viêm phổi khác;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lý về tim mạch hoặc hệ thống tuần hoàn.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện thêm các xét nghiệm để khẳng định liệu mình có bị mắc viêm phổi hít hay không:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu;</li> <li style="text-align: justify;">Cấy đờm - xét nghiệm vi trùng;</li> <li style="text-align: justify;">Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT - Scan ngực.&nbsp;</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán viêm phổi hít, các bác sĩ của BVĐK MEDLATEC sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận trên lâm sàng, nội soi tai mũi họng, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực 128 dãy.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm phổi hít (hay viêm phổi sặc) </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Phương pháp điều trị viêm phổi hít tuỳ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh:</p> <h3><b>Trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi hít do dị vật:</b></h3> <ul> <li>Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoặc rơi vào phổi gây nhiễm trùng cần thực hiện những phương pháp sau:</li> <li>Cố gắng để loại bỏ dị vật: nội soi phế quản hoặc hút khí quản. Khi đặt ống nội khí quản có thể gắn vào máy thở nhằm hỗ trợ thở;</li> <li>Dùng thuốc giãn phế quản để làm giãn đường thở kết hợp tập vật lý trị liệu để tống đờm ra khỏi ngực;</li> <li>Dùng kháng sinh để điều trị, có thể kết hợp kháng sinh nhóm beta lactam và quinolon hoặc aminosid;</li> <li>Bệnh nhân dùng kết hợp thuốc chống viêm, hạ sốt, bù nước điện giải, long đờm;</li> <li>Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.</li> </ul> <h3><b>Trường hợp người bệnh bị trào ngược acid dạ dày vào phổi dẫn đến viêm phổi hít:</b></h3> <ul> <li>Bệnh nhân sẽ bị rối loạn tri giác, không thể tự thở được cần thực hiện kỹ thuật hút hầu họng, đặt nội khí quản và soi rửa phế quản. Trong quá trình thực hiện những biện pháp trên cần chắc chắn rằng bệnh nhân luôn có đủ Oxy để thở;</li> <li>Cần sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng tình trạng viêm phổi diễn biến nặng. Nên sử dụng kháng sinh phổ rộng trước tiên, sau đó điều chỉnh theo kháng sinh đồ sau khi đã có kết quả nuôi cấy.</li> </ul> <h3><b>Trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi hít do rối loạn chức năng nuốt:</b></h3> <p>Điều trị phục hồi chức năng nuốt bằng những biện pháp như:</p> <ul> <li>Hỗ trợ bù khi nuốt thức ăn;</li> <li>Luyện tập tăng cường chức năng của các cơ nhai - nuốt.</li> </ul> <p>Những bài tập này nhằm giảm thiểu khả năng thức ăn bị ứ đọng trong miệng, qua đó hạn chế việc thức ăn bị “đi nhầm” vào trong phổi. Người giữ nhiệm vụ theo dõi và chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn nuốt cần lưu ý những điều sau:</p> <ul> <li>Lựa chọn những thức ăn phù hợp với tình trạng của bệnh nhân;</li> <li>Nếu người bệnh hay bị sặc khi ăn những thức ăn dạng lỏng, nên chuyển sang các món ăn mềm hơn;</li> <li>Nếu bệnh nhân khó nhai nuốt các đồ ăn cứng, nên thay đổi thực đơn bằng các thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt;</li> <li>Nếu người bệnh hay bị sặc khi ăn đồ ăn lỏng thì nên thay bằng đồ ăn đặc;</li> <li>Trước khi ăn cần cho người bệnh nghỉ ngơi 30 phút;</li> <li>Trong quá trình ăn uống cần có sự tập trung, không vừa ăn vừa trò chuyện, cười đùa, đọc sách báo, xem điện thoại hoặc tivi,...;</li> <li>Cần trang bị những kỹ năng sơ cứu khi bệnh nhân đang ăn thì bị sặc.</li> </ul> <p>Việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm phổi hít đòi hỏi những bác sĩ và điều dưỡng viên giỏi, nhiều kinh nghiệm. Tại bệnh viện Medlatec, các bệnh nhân viêm phổi hít sẽ được các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ và xử trí tình huống riêng trên từng bệnh nhân, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ được thực hiện bởi các điều dưỡng giỏi, tận tình và chu đáo.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Những điều cần biết về bệnh viêm phổi hít | Vinmec;</li><li>Viêm phổi và viêm phổi hít |&nbsp;MSD MANUAL;</li><li>Viêm phổi hít |&nbsp;Yhoccongdong.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-phoi-hit-hay-viem-phoi-sac-sgwqb
Viêm trung thất
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trung thất được xem là một phần quan trọng chứa các bộ phận của lồng ngực và tiếp giáp với 2 lá phổi. Trung thất được xác định như một khoang giải phẫu có hình thang với 6 mặt tiếp xúc với các hệ cơ quan khác: Phía dưới là cơ hoành, phía trên là nền cổ, phía trước là các đốt xương sống ở ngực còn 2 bên tiếp giáp với 2 lá phổi. Chính vì vậy, viêm trung thất sẽ được hiểu là tình trạng viêm xuất hiện ở các nhóm mô liên kết cấu trúc trong khoang trung thất và các nhóm mô có liên quan đến màng phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trung thất được xem là một phần quan trọng chứa các bộ phận của lồng ngực và tiếp giáp với 2 lá phổi" src="/ImagePath/images/20210802/20210802_20190929_113001_842235_trung-that.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trung thất được xem là một phần quan trọng chứa các bộ phận của lồng ngực và tiếp giáp với 2 lá phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Vai trò của hệ thống trung thất rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan có trong lồng ngực. Do đó, nếu có tình trạng viêm trung thất không được kịp thời phát hiện để chữa trị thì sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan và thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm trung thất được chia làm 2 dạng bệnh chính là: Viêm trung thất cấp tính và viêm trung thất mạn tính. Viêm trung thất dạng cấp tính thường bắt nguồn từ những tổn thương phế quản, biến chứng từ các cuộc phẫu thuật hoặc do một số loài vi khuẩn gây hại. Viêm trung thất dạng mạn tính thường xảy ra khi các nhóm hạch trung thất đã bị viêm dạng u hoặc trường hợp xơ hóa trung thất, hoặc có thể là do trung thất đã bị kích ứng trong một khoảng thời gian dài trước đó. Trường hợp người bệnh bị viêm trung thất dạng cấp tính thường xuất hiện nhiều hơn dạng mạn tính, tuy vậy dù ở bất kỳ dạng bệnh nào thì viêm trung thất vẫn được xét vào một trong những căn bệnh rất nguy hiểm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tình trạng viêm trung thất có thể xuất hiện do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy các chuyên gia y tế đã phân chia thành các nhóm nguyên nhân gây bệnh chính như sau:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Viêm trung thất do ảnh hưởng từ các cấu trúc bên trong khoang trung thất</strong></h3> <p style="text-align: justify;">·&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Hầu hết các cơ quan nằm bên trong lồng ngực mà bị tổn thương thì phần trung thất cũng sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại. Tuy nhiên, theo những báo cáo về bệnh viêm trung thất cho thấy tình trạng thực quản bị thủng chính là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Thực hiện các phương pháp như nội soi phế quản, đặt nội khí quản hay nội soi đường tiêu hóa trên sẽ có thể gây tổn thương phế quản và dẫn đến viêm trung thất.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các chấn thương bên trong khoang ngực hoặc bên trong ổ bụng đều có thể ảnh hưởng đến trung thất.</li> <li style="text-align: justify;">Tình trạng người bệnh bị viêm tủy xương hoặc bị nhiễm trùng phổi cũng có thể lây lan sang vùng trung thất.</li> <li style="text-align: justify;">Các bệnh thuộc dạng u hạt (bao gồm cả bệnh lao) xuất hiện trong các hạch bạch huyết ở trung thất cũng sẽ là nguyên nhân khiến xuất hiện tình trạng viêm trung thất.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200326_010532_771978_tran-khi-trung-nhun.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm trung thất do ảnh hưởng từ các cấu trúc bên trong khoang trung thất</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Mắc bệnh viêm trung thất do sự hoại tử lan xuống</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm trung thất do các bệnh viêm nhiễm tai mũi họng và răng miệng như: Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, các dạng áp xe (áp xe ở dưới họng, áp xe răng hay áp xe quanh amidan), viêm tai giữa, viêm tuyến nước bọt,...</li> <li style="text-align: justify;">Một số tình trạng nhiễm trùng sau các ca phẫu thuật phần đầu và cổ.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Viêm trung thất do các sinh vật gây bệnh</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Một số loại vi khuẩn có thể xâm nhập và làm viêm nhiễm trung thất như: Staphylococcus spp., Bacteroides spp., Streptococcus spp., Fusobacterium spp., Pseudomonas aeruginosa và Peptostreptococcus spp.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp người bệnh viêm trung thất cũng bắt nguồn từ bệnh lao hoặc bị nhiễm nấm độc hại.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm trung thất được xem là căn bệnh nguy hiểm cần được nhập viện mới có thể chữa trị khỏi. Các triệu chứng bệnh cũng sẽ xuất hiện khá nhiều trước khi phát bệnh một vài ngày, nhưng đôi khi có thể xuất hiện đột ngột trước khi cần nhập viện vài tiếng đồng hồ. Mỗi cá nhân, người thân đều cần nắm được những kiến thức cơ bản để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của bệnh và tìm tới các cơ sở y tế để được chữa trị sớm nhất có thể.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hiện tượng sốt cao kèm các cơn ớn lạnh sẽ xuất hiện khá sớm.</li> <li style="text-align: justify;">Nhịp thở ngắn, thở nông</li> <li style="text-align: justify;">Họng có triệu chứng đau rát và sưng tấy, gây khó khăn trong việc hai nuốt thức ăn.</li> <li style="text-align: justify;">Xuất hiện các cơn ho không rõ nguồn gốc, càng ho lại càng đau tức vùng ngực.&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Trường hợp màng phổi bị viêm sẽ khiến các cơn đau lan rộng khắp vùng ngực, liên sườn hoặc thậm chí đau dần lên vùng cổ.</li> <li style="text-align: justify;">Trong các trường hợp nặng có thể dẫn đến rối loạn thần kinh trung ương như lơ mơ, rối loạn tinh thần,...</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200306_cum-A-sot-40-do-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hiện tượng sốt cao kèm các cơn ớn lạnh sẽ xuất hiện khá sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tình trạng viêm trung thất thực chất có thể điều trị khỏi thế nhưng trong trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng hoặc có phương pháp điều trị chưa hiệu quả thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng do viêm trung thất gây ra là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng huyết nghiêm trọng dẫn đến tình trạng suy đa tạng, nguy cơ tử vong cực kỳ cao.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm trung thất gây viêm màng ngoài tim, viêm phổi thứ phát, tràn dịch màng phổi hay viêm mủ màng phổi,...</li> <li style="text-align: justify;">Tình trạng viêm trung thất còn có thể gây ra tình trạng tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi và tràn khí phúc mạc.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh viêm trung thất hầu hết đến từ các tổn thương từ hệ thống cơ quan trong khoang ngực, chính vì vậy khả năng bệnh lây nhiễm từ người sang người là không thể. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm trung thất cũng bắt nguồn từ các loại vi khuẩn gây hại hoặc bắt nguồn từ các thể bệnh liên quan đến hệ hô hấp nên nguy cơ lây bệnh cũng có thể xảy ra nhưng rất hiếm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh viêm trung thất, thế nhưng những đối tượng sau đây được xem là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:</p> <p style="text-align: justify;">- Theo các thống kê từ bộ y tế thì những bệnh nhân mắc bệnh viêm trung thất hầu hết là nam giới ở độ tuổi trung niên.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm những người gặp phải tình trạng suy giảm miễn dịch và bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị viêm trung thất khá cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích dễ gây nghiện hoặc hút thuốc lá sẽ nằm trong top những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm trung thất cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân đã từng mắc phải các căn bệnh sau đây rất dễ bị viêm trung thất: Nhiễm trùng đường hô hấp phía trên, nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng hầu họng.</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân đã có tiền sử phải thực hiện nội soi phế quản, nội soi đường tiêu hóa hoặc phẫu thuật tim mạch đều có nguy cơ bị viêm trung thất.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190831_155123_410059_hut-thuoc-la.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích dễ gây nghiện hoặc hút thuốc lá sẽ nằm trong top những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm trung thất cao.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để phòng tránh tình trạng bị viêm trung thất hay chính xác hơn là phòng tránh nguy cơ tử vong do viêm trung thất thì mỗi cá nhân cần lưu ý những vấn đề sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện và điều trị dứt điểm các bệnh lý có thể là nguyên nhân gây viêm trung thất: Các bệnh viêm nhiễm răng hàm mặt và tai mũi họng. Bên cạnh đó, những nhóm đối tượng mắc các bệnh dạng mạn tính như lao hay u hạt cần phải duy trì điều trị hiệu quả, không được chủ quan lơ là.</p> <p style="text-align: justify;">- Hậu phẫu thuật các bệnh lý ở ngực cần được chú ý vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh các trường hợp nhiễm trùng xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học kết hợp với việc vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cũng sẽ giúp bệnh nhân tránh được các nguy cơ viêm nhiễm từ môi trường.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc chữa trị bệnh có hiệu quả hay không còn cần phải phụ thuộc vào việc chẩn đoán bệnh tình thật chính xác. Chính vì vậy, ngay từ khi chưa xuất hiện bệnh mỗi cá nhân cần phải tìm hiểu trước các thông tin về cơ sở y tế nào uy tín có khả năng khám chữa bệnh tốt nhất. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh đầu tiên có nghi ngờ là dấu hiệu của viêm trung thất thì người bệnh cần tìm đến sự trợ giúp từ các y bác sĩ có chuyên môn ngay.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190713_064716_843640_20181214_134329_994.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nội soi thực quản nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm trung thất do thủng thực quản</em></p> <p style="text-align: justify;">Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tìm hiểu các triệu chứng bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải để xác định xem đó có phải là triệu chứng bệnh viêm trung thất hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về các bệnh lý có liên quan đến viêm trung thất mà bệnh nhân đã từng mắc hoặc đang gặp phải. Một số biện pháp chẩn đoán hiện nay được sử dụng nhiều nhất để xác định bệnh viêm trung thất là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chụp X-quang thẳng và nghiêng nhằm đánh giá tình trạng trung thất.</li> <li style="text-align: justify;">Chụp CT ngực (trong trường hợp hình ảnh chụp x-quang chưa chỉ ra chính xác tình hình bệnh).</li> <li style="text-align: justify;">Sinh thiết trong trường hợp bệnh nhân đã từng phẫu thuật cắt xương ức.</li> <li style="text-align: justify;">Nội soi thực quản nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm trung thất do thủng thực quản.</li> <li style="text-align: justify;">Siêu âm</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trong một số tình huống tình trạng bệnh bất thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp nhiều biện pháp chẩn đoán bệnh để có được kết quả chính xác nhất.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm trung thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh tình chưa phát tác mà mới chỉ xuất hiện ở dạng triệu chứng sớm thì việc điều trị sẽ diễn ra dễ dàng hơn bởi có thời gian để bác sĩ chẩn đoán bệnh tình chính xác nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bệnh chuyển biến nặng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, việc làm đầu tiên sẽ là sử dụng các biện pháp giúp hồi sức cho bệnh nhân như: Bảo vệ đường thở, cung cấp oxy để duy trì hô hấp, luôn phải đảm bảo thông khí và truyền tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">Các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng kháng sinh và tiến hành phẫu thuật. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng cho các tình trạng nhiễm trùng sẽ được kết hợp với nhau theo các tổ hợp khác nhau: Tổ hợp Ceftazidime + Vancomycin, tổ hợp Piperacillin + Vancomycin hoặc nhóm Vancomycin + Quinolon + Clindamycin. Một vài trường hợp bất thường, bác sĩ sẽ kê thêm một loại kháng sinh nữa thuộc nhóm Aminoglycoside. Các loại thuốc này sẽ được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch với liều lượng cao ngay từ ban đầu và cần theo dõi khả năng nhận thuốc từ bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp người bệnh gặp vấn đề tích tụ quá nhiều dịch nhiễm trùng trong khoang ngực thì sẽ được chỉ định đặt ống dẫn lưu để hút dịch ra khỏi cơ thể. Song song có thể phải điều trị thực quản khi phát hiện có lỗ thủng.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay không có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa trị khỏi được bệnh viêm trung thất ở dạng mạn tính trường hợp viêm xơ hóa trung thất.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Tiên lượng sống ở bệnh nhân bị viêm trung thất</b></h3> <p style="text-align: justify;">Loại bệnh lý này đã cướp đi rất nhiều sinh mệnh bởi mức độ nguy hiểm mà chúng gây ra hoặc do việc chậm trễ khi phát hiện bệnh.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Theo đánh giá từ các chuyên gia y tế thì tỉ lệ tử vong của bệnh nhân viêm trung thất có thể lên tới 11,1% và có thể cao tới 50% đối với một số nhóm đối tượng.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân bị hôn mê trong quá trình nhập viện thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới 67%.</li> <li style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân bị viêm trung thất do hoại tử từ trên lan xuống có tỷ lệ tử vong khoảng 11,1 - 34,9%.</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Trung thất là gì và nằm ở đâu? | Vinmec</li><li>Các phương pháp chẩn đoán và điều trị trung thất | Thuocthang</li><li>Viêm trung thất | elib</li><li>Điều trị và tiên lượng bệnh viêm trung thất |&nbsp;SỞ Y TẾ THANH HÓA - BVĐK TRIỆU SƠN</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-trung-that-sohnl
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng bàng quang tăng hoạt </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) gây ra sự kích thích buồn đi tiểu một cách đột ngột. Nó cũng có thể gây tiểu són tiểu rỉ.. Hội chứng bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng đến khoảng 33 triệu người Mỹ. Phụ nữ chịu ảnh hưởng của hội chứng này nhiều hơn so với nam giới</p> <p style="text-align: justify;">Có thể khó kiểm soát các triệu chứng vì cảm giác tiểu vội trong hội chứng bàng quang tăng hoạt xảy ra đột ngột và không báo trước. Điều này có thể khiến một số người gặp các khó khăn nhất định trong việc tham gia các hoạt động thường ngày của họ. Hội chứng bàng quang tăng hoạt gây ra các rối loạn đường tiểu ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sống. Những lo lắng và căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ khác về tâm lý.</p> <p style="text-align: justify;">Nhưng có một số phương pháp điều trị đơn giản dễ tiếp cận có thể làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng bàng quang tăng hoạt </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thận bài tiết nước tiểu xuống bàng quang. Sau đó, não gửi tín hiệu chỉ huy cơ thể đi tiểu. Cơ sàn chậu và cơ thắt giãn ra cho phép nước tiểu thải ra ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng bàng quang tăng hoạt làm cho cơ bàng quang hoạt động kích thích không theo ý muốn. Điều này mang lại cảm giác mót đi tiểu thường xuyên kể cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng bàng quang tăng hoạt:</p> <p style="text-align: justify;">- Uống nhiều nước</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng các chất lợi tiểu hoặc các thảo dược có tính chất tương tự như râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường tiết niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng caffeine, rượu hoặc các chất kích thích bàng quang khác</p> <p style="text-align: justify;">- Tồn dư nước tiểu bàng quang</p> <p style="text-align: justify;">- Các bất thường khác trong bàng quang, chẳng hạn như sỏi bàng quang</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân cụ thể của hội chứng bàng quang tăng hoạt vẫn chưa được biết rõ. Nguy cơ xuất hiện tình trạng này tăng theo tuổi tác. Một người khi già đi về mặt sinh lý làm tăng nguy cơ nhưng không có nghĩa tình trạng này bắt buộc phải gặp ở tuổi già, nó không được coi là diễn tiến sinh lý bình thường. Nếu có bất kỳ triệu chứng gợi ý nào bệnh nhân cũng nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và được hướng dẫn đến khám khi có các tình trạng nghiêm trọng cần điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Chức năng co bóp của cơ bàng quang chỉ hoạt động bình thường khi cả hệ cơ và thần kinh ở trong tình trạng tốt. Bất kỳ bất thường nào về thần kinh cơ đều có thể dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng bàng quang tăng hoạt </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thỉnh thoảng không kiểm soát được việc đi tiểu không có nghĩa là bệnh nhân có Hội chứng bàng quang tăng hoạt. Tiểu són có thể xảy ra vì những lý do khác, như cười hoặc hắt hơi, ho quá mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng bàng quang tăng hoạt được chẩn đoán khi đáp ứng các tiêu chuẩn tần suất và tính cấp bách của việc đi tiểu. Các triệu chứng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Mót tiểu đột ngột, tiểu vội</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu són tiểu rỉ không cầm</p> <p style="text-align: justify;">- Đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần trong một ngày)</p> <p style="text-align: justify;">- Thức dậy nhiều hơn một lần trong một đêm để đi tiểu</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng bàng quang tăng hoạt là khác nhau ở mỗi người. Biết được các triệu chứng của Hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể giúp bệnh nhân tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhanh hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng bàng quang tăng hoạt </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Hội chứng bàng quang tăng hoạt ở nam giới</b></p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới. Nhưng có đến 1 phần 3 nam giới Hoa Kỳ có các triệu chứng tương tự. Con số có thể cao hơn vì nam giới thường không để ý nhiều và than phiền về các triệu chứng của họ.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều triệu chứng bàng quang tăng hoạt ở nam giới là kết quả của phì đại tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt to lên, nó có thể ngăn cản dòng nước tiểu và gây ra tiểu vội, tiểu khó, tiểu không tự chủ.</p> <p style="text-align: justify;">Khả năng phát hiện phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới tăng dần theo tuổi, vì vậy hội chứng bàng quang tăng hoạt cũng phổ biến hơn ở nam giới lớn tuổi. Các triệu chứng do tiền liệt tuyến gây ra chỉ thuyên giảm nếu được điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hội chứng bàng quang tăng hoạt ở nữ giới</b></p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới. Tỷ lệ triệu chứng ước tính ở nữ giới Hoa Kỳ đến 40%.</p> <p style="text-align: justify;">Không rõ nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt, nhưng tình trạng này nổi trội hơn ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Đó có thể là kết quả của sự suy giảm nồng độ hormone sinh dục nữ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng bàng quang tăng hoạt ở phụ nữ có thể được giải quyết bằng phác đồ thuốc, một số bài tập phục hồi chức năng hoặc các thủ thuật phẫu thật.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em</b></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em là đối tượng thường xuyên có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt nhất. Trong quá trình phát triển hoàn thiện về thần kinh cơ của bàng quang trẻ em thường tự thuyên giảm các triệu chứng Hội chứng bàng quang tăng hoạt, nhưng những phương pháp điều trị tạm thời có thể giúp ngăn ngừa tiểu dắt hoặc các biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Theo độ tuổi, trẻ học cách kiểm soát bàng quang đúng cách và nhận ra các tín hiệu mà chúng cần đi tiểu. Nếu các triệu chứng của Hội chứng bàng quang tăng hoạt dường như không được giải quyết hoặc đang trở nên tồi tệ hơn, hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được các lời khuyên cụ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Giống như người lớn, chiến lược điều trị Hội chứng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em chủ yếu là điều trị bất kỳ nguyên nhân tiềm ẩn nào và các biện pháp giảm triệu chứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng bàng quang tăng hoạt </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe đường tiết niệu. Thực phẩm và các loại nước uống có thể làm kích thích bàng quang, làm tăng nguy cơ khởi phát các yếu tố căn nguyên rối loạn gây&nbsp;bàng quang tăng hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">Các thực phẩm và cách ăn uống có thể có liên quan đến hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đồ uống có gas: nguy cơ gây khởi phát các triệu chứng của hội chứng bàng quang tăng hoạt và kích thích các cơ trong bàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Lượng nước uống mỗi ngày: Uống quá nhiều nước so với nhu cầu có thể làm tăng tần suất đi tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Uống trước khi đi ngủ: nếu uống nước trong vòng hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, bệnh nhân sẽ cần phải thức dậy ban đêm để đi tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhạy cảm với gluten: Bản chất gluten là protein thực vật, có vai trò như một kháng nguyên gây dị ứng ở những người có cơ địa mẫn cảm có thể gặp nhiều triệu chứng Hội chứng bàng quang tăng hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Caffeine: Tác dụng của cafeine vừa có tính chất lợi tiểu vừa kích thích thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Thực phẩm gây kích ứng: Các chất kích ứng niêm mạc miệng như đồ chua, cay, cồn rượu, chất hoá học tạo ngọt, chất bảo quản cũng có thể gây kích ứng bàng quang.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng bàng quang tăng hoạt </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể chỉ định các thăm dò cận lâm sàng để làm rõ hơn tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm và thăm dò chẩn đoán hình ảnh, chức năng thường được sử dụng để chẩn đoán Hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><b>Phân tích nước tiểu</b></p> <p style="text-align: justify;">Tổng phân tích nước tiểu tối thiểu 10 chỉ số sinh hoá huyết học cơ bản của nước tiểu giúp phát hiện các bất thường về tế bào hồng cầu bạch cầu trong nước tiểu, protein, độ đậm đặc và các chỉ số khác.. Xét nghiệm nước tiểu giúp hỗ trợ chẩn đoán &nbsp;nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lý thận – tiết niệu khác.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Khám lâm sàng</b></p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ khám và phát hiện bất kỳ điểm đau nàon ở vùng bụng và thận của bệnh nhân hoặc thăm khám tuyến tiền liệt phì đại qua đường trực tràng.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Siêu âm bàng quang</b></p> <p style="text-align: justify;">Lượng nước tiểu trước và sau khi đi tiểu được đo bằng siêu âm, giúp đánh giá chức năng bài xuất nước tiểu bàng quang và lượng nước tiểu tồn dư.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Đo động học bàng quang</b></p> <p style="text-align: justify;">Thăm dò những chỉ số động học về dòng chảy nước tiểu và áp lực trong đường tiểu theo thời gian và hoạt động đi tiểu, đánh giá chức năng bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Nội soi bàng quang</b></p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ dùng ống nội soi đưa vào bàng quang qua niệu đạo để lấy hình ảnh bên trong bàng quang phát hiện các bất thường niêm mạc bàng quang như viêm, xung huyết, xuất huyết, túi thừa, dò, u cục hoặc sỏi, dị vật có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang. Sinh thiết cũng có thể được thực hiện ngay trong quá trình nội soi.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ tiết niệu có thể chỉ định các cận lâm sàng phù hợp nhất để chẩn đoán xác định bệnh và phân loại được mức độ bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng bàng quang tăng hoạt </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị hiện tại thường được áp dụng từ thay đổi lối sống đến dùng thuốc cuối cùng là các thủ thuật phẫu thuật xâm lấn.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Phục hồi chức năng sàn chậu</b></p> <p style="text-align: justify;">Các bác sĩ phục hồi chức năng niệu khoa sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể dựa trên tình trạng bệnh Thông qua các bài tập nhằm mục tiêu tăng cường tính chủ động và sức bền cơ sàn chậu, có thể giúp cải thiện một loạt các triệu chứng, bao gồm giảm tiểu vội, giảm tần suất đi tiểu và các triệu chứng ban đêm.</p> <p style="text-align: justify;">Tên gọi phổ biến hơn của tập cơ sàn chậu là Kegel. Một bài tập Kegel cơ bản đòi hỏi bệnh phải ép các cơ ở sàn chậu và giữ nguyên tư thế trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu không chắc chắn những cơ bắp nào để cô lập, hãy tưởng tượng cố gắng ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Bài tập nên được thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Thuốc</b></p> <p style="text-align: justify;">Chủ yếu gồm 2 nhóm thuốc, nhóm cải thiện triệu chứng và nhóm cải thiện chức năng. Thuốc thường dùng nhất hiện tại là Solifenacin (Vesicare).</p> <p style="text-align: justify;">Solifenacin là thuốc ức chế hệ thần kinh tự động chọn lọc bàng quang (thụ thể muscarinic M3) nhưng vẫn có thể gặp một số các triệu chứng không mong muốn như giảm tiết nước mắt, nước bọt, giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Botox</b></p> <p style="text-align: justify;">Liều lượng nhỏ Botox phong bế tạm thời một phần dẫn truyền thần kinh và ức chế hoạt động co cơ bàng quang. Khi giảm được co bóp cơ quang và giảm kích thích thần kinh bàng quang các triệu chứng kích thích tiểu vội tiểu nhiều lần sẽ thuyên giảm. Tiêm botox bàng quang thường được nhắc lại liệu trình sau 6 tháng do tác dụng phong bế của thuốc sẽ giảm dần và mất dần theo thời gian.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Kích thích thần kinh</b></p> <p style="text-align: justify;">Thường dùng phương pháp châm cứu hoặc điện châm nhưng không dựa nhiều theo hệ huyệt đông y mà kích thích điện sẽ được hướng nhiều hơn đến các thần kinh chi phối và thụ cảm bàng quang. Mặc dù chưa được khẳng định rõ ràng, một số nghiên cứu đã cho thấy kích thích dẫn truyền thần kinh có thể làm giảm số lần đi tiểu và giảm tiểu vội.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật</b></p> <p style="text-align: justify;">Khi tăng hoạt bàng quang là do hội chứng bàng quang nhỏ (giải phẫu bẩm sinh hoặc hậu phẫu ghép thận ở bệnh nhân vô niệu có bàng quang teo nhỏ) phẫu thuật mở rộng kích thước bàng quang có thể được chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Tiên lượng</b></p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể gây ra những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống có thể giúp bệnh nhân đỡ khó chịu và giảm tần suất đi tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Điều quan trọng nhất bệnh nhân có thể làm nếu bệnh nhân hội chứng bàng quang tăng hoạt hoặc khó kiểm soát nước tiểu là trao đổi với bác sĩ.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">MacDiarmid SA, John MS, Yoo PB. A pilot feasibility study of treating overactive bladder patients with percutaneous saphenous nerve stimulation.&nbsp;<i>Neurourol Urodyn.</i>&nbsp;2018</li><li style="text-align: justify;">Burgio, K.L. Update on Behavioral and Physical Therapies for Incontinence and Overactive Bladder: The Role of Pelvic Floor Muscle Training.&nbsp;<i>Curr Urol Rep</i>. 2013</li><li style="text-align: justify;">Orasanu B, Mahajan ST. The use of botulinum toxin for the treatment of overactive bladder syndrome.&nbsp;<i>Indian J Urol</i>. 2013</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-bang-quang-tang-hoat-skfhx
Xoắn buồng trứng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Xoắn buồng trứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xoắn buồng trứng là một trong những cấp cứu phụ khoa phổ biến, tỷ lệ gặp cao ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Xoắn buồng trứng xảy ra khi buồng trứng bị xoắn lại quanh các dây chằng giữ nó. Tình trạng này làm cho buồng trứng mất đi nguồn máu nuôi dưỡng. Trường hợp không được điều trị kịp thời, buồng trứng có thể bị hoại tử và bắt buộc phải cắt bỏ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xoắn buồng trứng là một trong những cấp cứu phụ khoa phổ biến" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_xoan-buong-trung.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xoắn buồng trứng là một trong những cấp cứu phụ khoa phổ biến</em></p> <p style="text-align: justify;">Tất cả phụ nữ đều có thể bị xoắn buồng trứng tuy nhiên hay gặp nhất ở nhóm phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ và đặc biệt ở những bệnh nhân đã siêu âm hoặc đã được chẩn đoán có u buồng trứng. Ngoài ra những nhóm tuổi khác như mãn kinh, thậm chí cả trẻ em và trẻ sơ sinh đều có thể mắc bệnh xoắn buồng trứng. Thường các nang to khoảng từ 5 cm dễ bị xoắn hơn và người ta thấy tỷ lệ xoắn cao ở những buồng trứng có u nang bì. Phần nhiều xoắn hay gặp ở phần ống dẫn trứng (vòi tử cung).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Xoắn buồng trứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc, vị trí giải phẫu, thể tích khối lượng của buồng trứng đều có thể gây xoắn buồng trứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Những trường hợp có vòi trứng bị bất thường, dị dạng bẩm sinh, những trường hợp vòi tử cung dài có thể là nguyên nhân gây xoắn buồng trứng và thường gặp ở ngay nhóm tuổi trẻ, dậy thì.</p> <p style="text-align: justify;">- Những phụ nữ có tiền sử u buồng trứng có thể xuất hiện xoắn u buồng trứng và chiếm 50% số ca mắc xoắn u buồng trứng. Những u kích thước khoảng trên 5 cm dễ xoắn hơn, cũng không loại trừ u lành hay ác. Tuy nhiên thường u ác ít xoắn hơn do sự tân sinh dẫn đến buồng trứng ít di động hay, khó xoắn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có tiền sử phẫu thuật tại vùng chậu. Những dải dính dây chằng sau phẫu thuật tạo điều kiện cho buồng trứng dễ xoắn.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở phụ nữ mang thai cũng dễ bị xoắn buồng trứng, lí do là buồng trứng khi mang thai kích thước lớn hơn và các mô nâng đỡ xung quanh của buồng trứng lỏng lẻo hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Xoắn buồng trứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xoắn buồng trứng là một cấp cứu sản khoa, người phụ nữ cần biết rõ các triệu chứng của bệnh để phát hiện và đi khám bệnh kịp thời. Tùy theo tình trạng xoắn/ bán xoắn, mức độ xoắn mà triệu chứng của bệnh thay đổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Khởi phát là cơn đau bụng có thể từ đau âm ỉ liên tục hoặc đau từng cơn, cảm giác tức nặng thúc cài xuống bụng dưới. Vị trí đau thường vùng hố chậu hai bên. Cơn đau tăng dần và có thể đau khắp bụng dưới. Nếu trường hợp buồng trứng tự tháo xoắn được thì cơn đau có thể dịu đi. Trường hợp bán xoắn, bệnh nhân có thể thấy đau theo cơn và nếu tình trạng xoắn nặng hơn thì mức độ đau càng tăng và cơn đau sẽ càng dữ dội, tiến triển nhanh trong vài giờ, bệnh nhân có thể uống thuốc giảm đau cũng không đỡ.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210909/20210909_xoan-buong-trung-1.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng nôn và buồn nôn có thể gặp ở 50-70% bệnh nhân bị xoắn buồng trứng, điều này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, bệnh lý đại tràng.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số triệu chứng như rối loạn tiểu tiện: tiếu khó, tiểu nhiều lần, phù chi dưới, táo bón là do khối u to chèn ép các tạng xung quanh như chèn ép bang quang, niệu quản, tĩnh mạch chi dưới, trực tràng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp muộn xoắn có thể dẫn đến tình trạng hoại tử buồng trứng gây nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc, người bệnh có thể có triệu chứng sốt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Xoắn buồng trứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những trường hợp xoắn buồng trứng không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân đến viện muộn, điều trị không kịp thời có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm:</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng buồng trứng không thể tự tháo xoắn được, mất đi nguồn máu nuôi dưỡng, buồng trứng bị hoại tử. Trường hợp hoại tử rõ hoặc tháo xoắn buồng trứng không thể hồng trở lại thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng tránh nguy cơ nhiễm trùng có thể gây áp xe hoặc viêm phúc mạc. Nếu giải phóng được buồng trứng, sau phẫu thuật bệnh nhân cũng cần theo dõi định kỳ để đánh giá hoạt động và chức năng của buồng trứng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trường hợp hoại tử rõ hoặc tháo xoắn buồng trứng không thể hồng trở lại thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_laparoscxoan-buong-trung-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trường hợp hoại tử rõ hoặc tháo xoắn buồng trứng không thể hồng trở lại thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp quá muộn buồng trứng có thể hoại tử nhiễm khuẩn gây viêm phúc mạc, quá trình phẫu thuật và phục hồi của bệnh nhân sẽ cần nhiều thời gian hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Xoắn buồng trứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: buồng trứng ở nhóm tuổi này thường có độ di động cao, kích thước lớn nên dễ xoắn lại. Theo độ tuổi, buồng trứng bị teo nhỏ, tình trạng xoắn sẽ ít hơn. Tuy nhiên, theo thống kê, tuổi mãn kinh cũng có bệnh nhân bị xoắn buồng trứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Buồng trứng kích thước lớn thường trên 4 cm và đặc biệt có u.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử có u buồng trứng: Do khi có u, buồng trứng kích thước thay đổi, cấu trúc có thể thay đổi nên càng dễ xoắn vặn. Có thể gặp các loại u, u lớn, u lành tính. Các u có thể gây xoắn gồm: u nang bì, nang xuất huyết, nang thanh dịch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người tiền sử có u buồng trứng dễ bị xoắn buồng trứng" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_20190111_051100_787703_u-nang-buong-trung.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người tiền sử có u buồng trứng dễ bị xoắn buồng trứng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hỗ trợ sinh sản như kích trứng: Khi sử dụng thuốc kích trứng sẽ làm cho nhiều nang trứng phát triển, kích thước và trọng lượng buồng trứng tăng hơn nên khả năng xoắn là cao. Những hoạt động mạnh: chạy nhảy, uốn dẻo, nhào lộn có thể gây xoắn buồng trứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Những hành bi, hoạt động gây tăng áp lực ổ bụng đột ngột như thể dục hoạt động mạnh, ho, nôn cũng được xem là yếu tố nguy cơ khởi phát tình trạng xoắn buồng trứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Xoắn buồng trứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tất cả phụ nữ từ tuổi trẻ tới mãn kinh, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần đi khám phụ khoa định kỳ thường 1-2 lần/ năm, việc siêu âm phần phụ đánh giá tử cung và hai buồng trứng là không thể thiếu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tất cả phụ nữ từ tuổi trẻ tới mãn kinh, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần đi khám phụ khoa định kỳ thường 1-2 lần/ năm để phòng bệnh" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_MED_2327.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tất cả phụ nữ từ tuổi trẻ tới mãn kinh, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần đi khám phụ khoa định kỳ thường 1-2 lần/ năm để phòng bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">Những đối tượng nguy cơ như phụ nữ có tiền sử u buồng trứng, từng phẫu thuật vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, sử dụng các thuốc kích trứng, phụ nữ có thai cần để ý sức khỏe và thăm khám ngay khi có triệu chứng bất thường khi xuất hiện đau vùng bụng dưới, nôn, buồn nôn, sốt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Xoắn buồng trứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xoắn buồng trứng là trường hợp cấp cứu, chẩn đoán sớm ảnh hưởng rất nhiều đến hướng xử trí và kết quả điều trị. Việc bác sĩ chậm trễ chẩn đoán không nhiều, thường là do bệnh nhân đến muộn. Tất cả những trường hợp có tiền sử u nang buồng trứng, tiền sử phẫu thuật, kích trứng, phụ nữ đang mang thai đều cần phải chú ý loại trừ xoắn buồng trứng khi bệnh nhân đến trong tình trạng đau bụng. Chẩn đoán cần dựa vào các dấu hiệu:</p> <p style="text-align: justify;">Lâm sàng</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cơn đau xuất hiện đột ngột, liên tục, mức độ đau tăng dần, dùng thuốc giảm đau không đỡ, bệnh nhân có thể choáng do đau. Trường hợp bán xoắn hoặc buồng trứng tự tháo xoắn thì cơn đau có thể từng cơn hoặc dịu dần đi.</li> <li style="text-align: justify;">Cảm giác buồn nôn, nôn: Khoảng 50- 70% bệnh nhân xoắn buồng trứng có triệu chứng này. Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý như trào ngược dạ dày- thực quản, viêm dạ dày)</li> <li style="text-align: justify;">Triệu chứng do chèn ép các tạng xung quanh: rối loạn tiểu tiện: tiểu dắt, tiểu khó, táo bón, phù chân.</li> <li style="text-align: justify;">Triệu chứng sốt: thường gặp ở những bệnh nhân đến muộn.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Cận lâm sàng</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Siêu âm: Là kĩ thuật thăm dò được các bác sĩ chỉ định đầu tay. Tất cả các tuyến từ y tế cơ sở đều thực hiện được. Có thể lựa chọn siêu âm đầu dò hoặc siêu âm qua ổ bụng. Trường hợp nghĩ tới xoắn buồng trứng, hình ảnh siêu âm sẽ thấy buồng trứng tăng kích thước, có thể đẩy lên trên và cao hơn tử cung, phù nề. Các tín hiệu đánh giá nguồn mạch nuôi dưỡng buồng trứng bị giảm hoặc mất.</li> <li style="text-align: justify;">Siêu âm Doppler: Khảo sát dòng mạch, các mạch máu, vòng mạch xung quanh buồng trứng có tăng sinh mạch.</li> <li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ MRI là những kĩ thuật chẩn đoán cho hình ảnh có độ phân giải cao, khảo sát được đầy đủ chính xác hơn so với siêu âm. Ngoài ra hai kĩ thuật này giúp chẩn đoán phân biệt trong những trường hợp bệnh nhân đau không rõ ràng, triệu chứng chưa rầm rộ.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ giúp quan sát rõc chẩn đoán&nbsp;xoắn buồng trứng" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_chup-mri-co-duoc-bao-hiem-ho-tro.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ giúp quan sát rõc chẩn đoán&nbsp;xoắn buồng trứng</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Một số các xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt như betaHCG hay tổng phân tích máu, CRP đánh giá phản ứng viêm của cơ thể, các chỉ số sinh hóa máu cần thực hiện trên bệnh nhân xoắn buồng trứng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt:</p> <p style="text-align: justify;">Một số chẩn đoán cần phân biệt với xoắn buồng trứng do những triệu chứng đau, cơn đau, vị trí đau, hoặc dấu hiệu nôn buồn nôn dễ nhầm lẫn:&nbsp; thai ngoài tử cung, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, sỏi thận, sỏi niệu quản… Trong trường hợp khẩn cấp bác sĩ có thể thực hiện nội soi ổ bụng để chẩn đoán và điều trị kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Xoắn buồng trứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi được chẩn đoán xoắn buồng trứng và tiên lượng không thể tháo xoắn được, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Những trường hợp phát hiện sớm kịp thời có thể phẫu thuật nội soi để tháo xoắn cho buồng trứng. Ngoài ra bác sĩ sẽ khảo sát nếu có nguyên nhân thực thể có thể gây xoắn buồng trứng tái phát có thể bác sĩ xử trí luôn như vòi dẫn trứng dài… Trong trường hợp tháo xoắn buồng trứng không hồng trở lại hoặc hoại tử, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ luôn buồng trứng để tránh nhiễm trùng. Trường hợp bán xoắn hoặc tiên lượng có thể tháo xoắn, hoặc bệnh nhân chờ phẫu thuật, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, như giảm đau kháng viêm non steroid, nhóm opioid thường được kê đơn để giảm triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn phải cần được theo dõi để đánh giá hoạt động và chức năng của buồng trứng sau khi đã được phẫu thuật tháo xoắn. Những dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật như sốt, mệt mỏi, vết mổ lâu lành, đau vùng chậu phải nghĩ đến biến chứng nhiễm trùng, buồng trứng tiếp tục bị hoại tử. Bệnh nhân cần quay trở lại viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">Xoắn buồng trứng là một trong những cấp cứu phụ khoa. Kết quả điều trị, tính mạng và sức khỏe sinh sản của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào việc được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời của các y bác sĩ.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/xoan-buong-trung-spyyc
Hội chứng mạch vành mạn tính
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng mạch vành mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Trước đây khi nói đến bệnh lý động mạch vành thường nói đến cơn đau thắt ngực ổn định, bệnh tim thiếu máu cục bộ hay suy vành.</p> <p>Tuy nhiên, từ năm 2019 hội tim mạch châu Âu (ESC) đã thống nhất dùng thuật ngữ hội chứng động mạch vành mạn khi nói đến các bệnh lý mạch vành trên. Đó là các bệnh lý có liên quan đến sự ổn định tương đối của mảng vữa xơ động mạch vành (ĐMV), khi không có sự nứt vỡ đột ngột của mảng xơ vữa hay sau hội chứng mạnh vành cấp hoặc sau khi động mạch vành được can thiệp/phẫu thuật .</p> <p>Hội chứng mạch vành mạn tính được mô tả gồm 6 bệnh cảnh lâm sàng và chia thành 3 nhóm</p> <p><strong>1. Nhóm có biểu hiện, nghi ngờ bệnh mạch vành nhưng chưa được chẩn đoántrước đây gồm:</strong></p> <p>Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực ổn định và/hoặc khó thở.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực ổn định và/hoặc khó thở" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_benh-dong-mach-vanh-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực ổn định và/hoặc khó thở</em></p> <p>Bệnh nhân mới phát hiện suy tim/giảm chức năng thất trái mà nguyên nhân hàng đầu nghi do bệnh động mạch vành.</p> <p><strong>2. Nhóm đã được tái thông ĐMV</strong></p> <p>Bệnh nhân hiện tại có hoặc không có triệu chứng bệnh mạch vành nhưng&nbsp; đã được chẩn đoán hội chứng động mạch vành cấp hoặc đã tái thông động mạch vành &lt; 1 năm .</p> <p>Bệnh nhân có tiền sử điều trị hội chứng mạch vành cấp hoặc đã tái thông động mạch vành &gt; 1 năm.</p> <p><strong>3. Nhóm bệnh lý vi mạch vành, không có triệu chứng</strong></p> <p>Bệnh nhân có cơn đau ngực nghĩ đến do co thắt động mạch vành hoặc bệnh lý vi mạch.</p> <p>Bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng nhưng tình cờ khám và được chẩn đoán bệnh động mạch vành.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng mạch vành mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng cơ năng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Cơn đau thắt ngực</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành. Một só trường hợp đặc biệt có thể không xuất hiện triệu chứng này (bệnh động mạch vành thầm lặng), thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh mạch vành trên nền đái tháo đường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_hoi-chung-mach-vanh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đau thắt ngực điển hình kiểu bệnh mạch gồm 3 tiêu chuẩn:</p> <p style="text-align: justify;">I. Cảm giác đau như bóp nghẹt, đè nặng, ép chặt, rát bỏng vùng sau xương ức hoặc vùng ngực trái, đau có thể lan lên vai, cằm, lan xuống mặt trong cánh tay trái hoặc vùng thượng vị, lan ra sau lưng. Hay gặp hơn cả là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay 4, 5.</p> <p style="text-align: justify;">II. Đau xuất hiện có tính chất quy luật, liên quan đến gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều, hút thuốc... Và cơn đau thường kéo dài 3-15 phút, đôi khí kéo dài hơn.</p> <p style="text-align: justify;">III. Giảm, đỡ đau sau vài phút khi hết tác nhân gắng sức hoặc khi dùng nitroglycerin.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi bệnh nhân chỉ có 2/3 tiêu chuẩn trên thì được gọi là đau thắt ngực không điển hình.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu chỉ có 1 hoặc không có yếu tố nào thì không được coi là một cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành và cần phải đi tìm nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Dựa vào mức độ hoạt động thể lực có thể gây cơn đau ngực, hội tim mạch Canada đã chia đau thắt ngực ổn định thành 4 độ:</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:626px;" width="626"> <tbody> <tr> <td style="width:73px;height:58px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Độ</strong></p> </td> <td style="width:137px;height:58px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Đặc điểm</strong></p> </td> <td style="width:416px;height:58px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Chú thích</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:73px;height:95px;"> <p style="text-align: center;"><strong>I</strong></p> </td> <td style="width:137px;height:95px;"> <p style="text-align: justify;">Cơn đau ngực chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực nặng hoặc gắng sức nhiều</p> </td> <td style="width:416px;height:95px;"> <p style="text-align: justify;">Các hoạt động thể lực rất nhanh, mạnh hoặc các hoạt động bình thường nhưng trong thời gian dài như khi đi bộ, leo cầu thang làm xuất hiện cơn đau thắt ngực.</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:73px;height:134px;"> <p style="text-align: center;"><strong>II</strong></p> </td> <td style="width:137px;height:134px;"> <p style="text-align: justify;">Hoạt động thể lực ở&nbsp; mức trung bình cũng gây ra cơn đau ngực.</p> </td> <td style="width:416px;height:134px;"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân vẫn thực hiện được các sinh hoạt hàng ngày, vẫn leo được dốc, lên cầu thang được hơn 1 tầng với tốc độ bình thường.</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:73px;height:95px;"> <p style="text-align: center;"><strong>III</strong></p> </td> <td style="width:137px;height:95px;"> <p style="text-align: justify;">Cơn đau ngực xảy ra ngay cả lúc hoạt động thể lực ở&nbsp; mức độ nhẹ</p> </td> <td style="width:416px;height:95px;"> <p style="text-align: justify;">Với tốc độ và trong điều kiện bình thường thì bệnh nhân cũng gặp khó khăn để đi bộ được từ 1 đến 2 dãy nhà hay leo cầu thang được 1 tầng.</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:73px;height:77px;"> <p style="text-align: center;"><strong>IV</strong></p> </td> <td style="width:137px;height:77px;"> <p style="text-align: justify;">Đau thắt ngực xuất hiện cả khi không hoạt động thể lực</p> </td> <td style="width:416px;height:77px;"> <p style="text-align: justify;">Cơn đau ngực có thể xảy ra bất kì lúc nào, ngay cả khi đang nghỉ ngơi</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Các triệu chứng khác có thể gặp như:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Khó thở là dấu hiệu quan trọng và hay gặp ở bệnh nhân HCMVM và đã được hội tim mạch Châu Âu năm 2019 đưa vào là một trong các chỉ số đánh giá khả năng mắc bệnh động mạch vành.</p> <p style="text-align: justify;">- Tim đập nhanh/không đều.</p> <p style="text-align: justify;">- Đôi khi, bệnh nhân chỉ có cảm giác tức nặng ngực hoặc đau tức vùng thượng vị. Trường hợp này dễ bị nhầm lẫn với hội chứng dạ dày hoặc GERD.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Triệu chứng thực thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Không có dấu hiệu thực tổn nào đặc hiệu trong HCMVM</p> <p style="text-align: justify;">- Khám lâm sàng trong bệnh mạch vành giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh, các biến chứng, các bệnh đồng mắc như: THA, loạn nhịp tim, bệnh van tim, các dấu hiệu suy tim, bệnh ĐM ngoại vi,....</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây đau ngực khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng mạch vành mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi và quản lý lâu dài ở bệnh nhân hội chứng mạch vành mạn (HCMVM)</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Ở các bệnh nhân đã được chẩn đoán HCMVM cần được tái khám và theo dõi thường xuyên, lâu dài cũng như đánh giá lại nguy cơ của bệnh mạch vành bởi bác sĩ chuyên khoa vì sau khi điều trị ổn định, bệnh nhân có thể xuất hiện các biến cố tim mạch hoặc phải trải qua các can thiệp khác dù có hay không có triệu chứng lâm sàng. Thời gian tái khám hay các thuốc điều trị tiếp theo cần được cá thể hóa ở từng bệnh nhân.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Phòng bệnh</strong></h2> <p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ gây ra các mảng xơ vữa động mạch chình là các biện pháp dự phòng bệnh mạch vành bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Dừng hút thuốc lào, thuốc lá hoàn toàn và không phơi nhiễm với môi trường có khói thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm cân: mục tiêu duy trì BMI từ 18 đến 22,9&nbsp; kg/m2, nam giới duy trì vòng eo dưới 90cm và ở nữ duy trì dưới 80cm.</p> <p style="text-align: justify;">- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế chât đường, chất mỡ</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì thể dục thể thao thường xuyên tối thiểu 30 phút/ ngày và 5 ngày/ tuần</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Duy trì thể dục thể thao thường xuyên để phòng bệnh" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_xay-dung-va-duy-tri-thoi-quen-tap-the-duc-moi-ngay-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Duy trì thể dục thể thao thường xuyên để phòng bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị tốt và ổn định các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế stress, các rối loạn tâm lý.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng mạch vành mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Các thăm dò cận lâm sàng trong hội chứng mạch vành mạn tính </strong></h2> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm máu</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm máu được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân HCMVM gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Tổng phân tích tế bào máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm đánh giá chức năng thận, chức năng gan, điện giải đồ</p> <p style="text-align: justify;">- XN mỡ máu 4 chỉ số</p> <p style="text-align: justify;">- Sàng lọc đái tháo đường</p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá chức năng tuyến giáp nếu lâm sàng nghi ngờ bệnh lý tuyến giáp.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm Troponin hs T/I để loại trừ hội chứng động mạch vành cấp</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Thăm dò chẩn đoán hình ảnh</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Điện tâm đồ(ĐTĐ)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- ĐTĐ lúc nghỉ cần được thực hiện ở tất cả bệnh nhân HCMVM</p> <p style="text-align: justify;">+/ ĐTĐ bình thường gặp &gt; 60% các trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">+/ Sóng Q bệnh lý có thể gặp trê ĐTĐ của bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cũ .</p> <p style="text-align: justify;">+/ Hình ảnh sóng ST chênh xuống, cứng, thẳng đuỗn cũng có thể gặp và là dấu hiệu quan trọng.</p> <p style="text-align: justify;">+/ Các dấu hiệu khác như tăng gánh thất phải, thất trái, tăng gánh nhĩ phải, nhĩ trái, block nhánh, hội chứng WPW, rối loạn nhịp,... cũng được phát hiện trên ĐTĐ.</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu biến đổi sóng T (sóng T âm) và đoạn ST (ST chênh xuống) trên ĐTĐ làm trong cơn đau so với ĐTĐ lúc nghỉ cũng là dấu hiệu quan trọng.</p> <p style="text-align: justify;">- Không loại trừ được HCMVM ở bệnh nhân có ĐTĐ bình thường .</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. X-quang tim phổi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chụp X-Quang tim phổi cần được chỉ định ở bệnh nhân có cơn đau ngực không điển hình của bệnh mạch vành, cần tìm các nguyên nhất khác nhất là khi nghi ngờ bệnh lý hô hấp. Ngoài ra cũng cần chụp để chẩn đoán, đánh giá biến chứng trong một số bệnh tim mạch như suy tim, THA...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-Quang tim phổi cần được chỉ định ở bệnh nhân có cơn đau ngực không điển hình" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_chup-xquang-phoi.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp X-Quang tim phổi cần được chỉ định ở bệnh nhân có cơn đau ngực không điển hình</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Siêu âm tim qua thành ngực</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá cấu trúc và chức năng tim, màng tim, khoang màng tim cũng như tình trạng các van tim từ đó giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh tim khác có triệu chưng đau ngực như hẹp khít van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại có tắc nghẽn đường ra thất trái, viêm màng ngoài tim,....</p> <p style="text-align: justify;">- Thông qua hình ảnh giảm hoặc mất vận động vùng cơ tim để dự đoán được vùng thiếu máu cơ tim cũng như nhánh động mạch vành bị tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Siêu âm tim gắng sức</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trên siêu âm tim gắng sức thể lực như đạp xe, thảm chạy hoặc dùng thuốc (dobutamine) &nbsp;giúp chẩn đoán vùng thiếu máu cơ tim cũng như khả năng phục hồi cơ tim sau đợt cấp hoặc sau khi động mạch vành được can thiệp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) động mạch vành</strong></p> <p style="text-align: justify;">- CLVT động mạch vành từ 64 dãy trở lên có khả năng dự báo âm tính rất cao (độ nhạy 95%, độ đặc hiệu 83%) do đó có khă năng lọai trừ hoặc chẩn đoán tổn thương động mạch vành. Ngoài ra CLVT động mạch vành còn rất có ý nghĩa trong việc phát hiện các bất thường về giải phẫu của mạch vành hoặc đánh giá các cầu nối chủ vành.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định chụp CLVT động mạch vành được khuyến cáo mạnh ở bệnh nhân có khả năng mắc bệnh động mạch vành thấp và trung bình (ESC 2019)</p> <p style="text-align: justify;">- Không áp dụng chụp CLVT động mạch vành ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>6. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh khác gồm:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Holter điện tim 24h, điện tâm đồ gắng sức.</p> <p style="text-align: justify;">- Xạ hình tưới máu cơ tim</p> <p style="text-align: justify;">- Cộng hưởng từ đánh giá thiếu máu cục bộ và sống còn cơ tim trong bệnh lý động mạch vành</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp ĐMV qua da.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Các bước tiếp cận chẩn đoán HCMVM</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Theo hội tim mạch Châu Âu năm 2019, có 6 bước tiếp cận bệnh nhân đau ngực nghi do bệnh mạch vành gồm:</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có 6 bước tiếp cận bệnh nhân đau ngực nghi do bệnh mạch vành" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_mach-vanh-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có 6 bước tiếp cận bệnh nhân đau ngực nghi do bệnh mạch vành</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bước 1: Hỏi triệu chứng cũng như thăm khám thực thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần hỏi đầy đủ các bệnh lý trước đây của bệnh nhân cũng như các yếu tố nguy cơ, nhất là các bệnh có liên quan đến xơ vữa động mạch vành. Ngoài ra, phải thăm khám đầy đủ các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh mạch vành, tính chất của cơn đau ngực cũng như toàn bộ các cơ quan khác để phát hiện các nguyên nhân khác có thể gây ra đau ngực.</p> <p style="text-align: justify;">- Với bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp thì cần xử trí theo phác đồ, các trường hợp còn lại chuyển sang bước 2.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bước 2: Đánh giá các bệnh lý phối hợp và chất lượng cuộc sống</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Việc hỏi bệnh, thăm khám để có cái nhìn tổng thể về sức khỏe cũng như gánh nặng bệnh tật, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là rất quan trọng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiến hành điều trị nội khoa ngay và hạn chế các thăm dò chuyên sâu ở các bệnh nhân mà việc chụp và tái thông mạch vành không đem lại lợi ích.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở các bệnh nhân mà khi thăm khám lâm sàng không nghĩ nhiều đến bệnh mạch vành thì cần làm thêm các thăm dò liên quan đến các bệnh lý khác để tìm nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thăm dò cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ở các bệnh nhân nghi ngờ có bệnh động mạch vành thì các thăm dò cận lâm sàng cần làm ban đầu bao gồm: xét nghiệm máu cơ bàn, điện tim, siêu âm tim, chụp X-quang ngực. Với bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái &lt;50% mà chưa tìm ra nguyên nhân cần tiến hành đánh giá bệnh ĐMV ở bệnh nhân suy tim. Các trường hợp khác chuyển sang bước 3</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đánh giá xác suất tiền nghiệm (PTP) và khả năng mắc bệnh động mạch vành</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá xác suất tiền nhiệm đẻ dự báo khả năng mắc bệnh động mạch vành cần dựa vào 4 yếu tố bao gồm: tính chất cơn đau thắt ngực điển hình hay không điển hình của bệnh mạch vành; tuổi; giới, khó thở. Bên cạnh đó khả năng mắc bệnh mạch vành tăng lên ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch và giảm đi ở các bệnh nhân có điện tim gắng sức bình thường và không có vôi hóa động mạch vành.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có xác suất tiền nhiệm&nbsp;&gt;15% cần được chỉ định các cận lâm sàng tiếp một cách phù hợp nhât để chẩn đoán bệnh mạch vành</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có xác suất tiền nhiệm từ 5 đến 15% có thể cân nhắc để chỉ định các cận lâm sàng không xâm lấn</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có xác suất tiền nhiệm dưới 5% cần phối hợp tìm các nguyên nhân đau ngực khác vì ít có khả năng mắc bệnh mạch vành.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lựa chọn các thăm dò chẩn đoán hình ảnh thích hợp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Dựa vào khả năng mắc bệnh mạch vành cũng như kinh nghiệm, cơ sở vật chất của cơ sở y tế mà lựa chọn các thăm dò không xâm lấn như: điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, MRI, PET-CT hay chụp MSCT động mạch vành. Chụp động mạch vành qua da có thể cân nhắc chỉ định ngay ở bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao, các triệu chứng lâm sàng không được kiểm soát khi điều trị nội khoa hoặc khi các thăm dò không xâm lấn chưa chẩn đoán được.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI tại MEDLATEC để chẩn đoán bệnh mạch vành" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_chup-mri-co-duoc-bao-hiem-ho-tro.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI tại MEDLATEC để chẩn đoán bệnh mạch vành</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị theo triệu chứng và phân tầng nguy cơ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Để dưa ra hình thức điều trị thích hợp nhất thì bệnh nhân cần được phân tầng nguy cơ. Việc chụp và tái thông mạch vành được cho là có lợi ở các bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao, nhóm mà có tỉ lệ tử vong tim mạch trong 1 năm là 3%.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng mạch vành mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Điều trị không dùng thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các bệnh pháp điều trị không dùng thuốc ở bệnh nhân bệnh mạch vành bao gồm:&nbsp;bỏ thuốc lá; kiêng rượu bia, duy trì cân nặng trong ngưỡng cho phép; xây dựng chế độ ăn giảm đường và mỡ; thường xuyên luyện thể dục thể thao; cân bằng tâm lý, hạn chế stress; tránh tiếp xúc, sống ở môi trường ô nhiễm, khói bụi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mục tiêu điều trị ở bệnh nhân mạch vành gòm 2 mục tiêu chính là giảm triệu chứng do thiếu máu cơ tim và phòng ngừa biến cố tim mạch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Các loại thuốc làm giảm triệu chứng bao gồm:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm nitrat gồm các nitrat tác dụng ngắn và nitrat tác dụng kéo dài</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chẹn beta giao cảm: Metoprolol succinate, carvedilol, bisoprolol</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng thuốc điều trị hội chứng mạch vành mạn tính theo chỉ định của bác sĩ&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_hoi-chung-mach-vanh-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc điều trị hội chứng mạch vành mạn tính theo chỉ định của bác sĩ&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chẹn kênh canxi:&nbsp;Gồm&nbsp;2&nbsp;nhóm&nbsp;dihydropyridine&nbsp;(amlodipine,&nbsp;felodipine,&nbsp;lacidipine,&nbsp;nifedipine)&nbsp;và nondihydropyridine (diltiazem và verapamil).</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc khác: Ivabradine, Nicorandil, Trimetazidine.</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều loại thuốc để điều trị triệu chứng đau thắt ngực nhanh chóng cũng như lâu dài tuy nhiên việc lựa chọn và phối hợp thuốc phụ thuộc vào cá thể hóa từng BN.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Các thuốc phòng ngừa biến cố tim mạch bao gồm:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: Aspirin, clopidogrel, Prasugrel, Ticagrelor</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị hạ lipid máu: ưu tiên dùng nhóm statin, nếu chưa kiểm soát được có thể phối hợp với ezetimibe hoặc dùng PCSK9</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc ức chế hệ Renin - Angiotensin - Aldosterone: thường được chỉ định ở các bệnh nhân bệnh nhân có bệnh mạch vành kèm theo tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim có phân suất tống máu dưới 40%, bệnh thận mạn.</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc khác:</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống đông (NOAC or VKA) được chỉ định ở bệnh nhân HCMVM có kèm rung nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc ức chế bơm proton thường phối hợp điều trị trên bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tái thông động mạch vành</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Trước đây, điều trị nội khoa tối ưu trong HCMVM là vấn đề rất quan trọng và được áp dụng ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán còn điều trị tái thông động mạch vành thường chỉ áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại. Tuy nhiên hiện nay việc chỉ định tái thông động mạch vành đã được nới rộng hơn. Lựa chọn phương pháp -&nbsp;thời điểm -&nbsp;vị trí tái thông mạch vành phụ thuộc vào các yếu tố như: tình trạng cụ thể của bệnh nhân, các bệnh lý khác kèm theo,nguyện vọn của bệnh nhân và gia đình, khả năng theo dõi và uống thuốc sau tái thông, kinh nghiệm và trang thiết bị của cơ sở y tế và đặc biệt là vị trí -&nbsp;hình thái -&nbsp;mức độ - số lượng nhánh động mạch vành bị hẹp/tắc.</p> <p style="text-align: justify;">Có 2 hình thức tái thông động mạch vành gồm: can thiệp đặt stent động mạch vành qua da và mổ bắc cầu nối chủ vành.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 23/12/2020 của Bộ Y tế V/v Ban hành tài liệu chuyên môn "Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành".</li><li>Bệnh học nội khoa tập 1 ,2012, trường Đại học Y Hà Nội</li><li>Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu 2015, Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam</li><li>Knuuti J., Wijns W., Saraste A. et al (2019). 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J.</li><li>Cox J, Naylor CD. The Canadian Cardiovascular Society grading scale for angina pectoris: Is it time for refinements? Ann Intern Med 1992; 117(8):677–683.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-mach-vanh-man-tinh-sgofb
Nhiễm nấm cryptococcus
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiễm Cryptococcus là một căn bệnh xảy ra nếu một người hít phải các bào tử nấm có tên là Cryptococcus neoformans lẫn trong đất, không khí, đặc biệt là trong phân chim bồ câu. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, kể cả người khoẻ mạnh hay người có hệ miễn dịch suy yếu. Cùng thuộc họ Cryptococcus còn có 2 loại nấm khác cũng có khả năng gây bệnh đó là Cryptococcus laurentii và Cryptococcus albidus, tuy nhiên vẫn chưa khẳng định được vai trò bệnh học của 2 loài nấm này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm Cryptococcus là một căn bệnh xảy ra nếu một người hít phải các bào tử nấm" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_Cryptococcus.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm Cryptococcus là một căn bệnh xảy ra nếu một người hít phải các bào tử nấm</em></p> <p style="text-align: justify;">Trên lâm sàng, loài nấm Cryptococcus neoformans có ái lực mạnh với tổ chức thần kinh ở người, do đó 2 bệnh lý phổ biến nhất khi nhiễm nấm Cryptococcus là viêm màng não và bệnh viêm não. Triệu chứng điển hình nhất ở người bệnh đó là sốt và nhức đầu, tỷ lệ tử vong ở những người bị viêm não hoặc viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans là rất cao. Ngoài tổ chức thần kinh, loại nấm này cũng có thể gây bệnh ở những cơ quan khác như phổi, máu và da,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh nhiễm nấm Cryptococcus là do bào tử nấm Cryptococcus neoformans gây nên.</p> <p style="text-align: justify;">Vi nấm hạt men Cryptococcus neoformans bao gồm 2 loại đó là Cryptococcus neoformans var.gattii và Cryptococcus neoformans var.neoformans. Cách để phân biệt 2 loại nấm này là dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử hoặc phản ứng sinh hoá. Khi soi dưới kính hiển vi, có thể quan sát thấy bao quanh tế bào nấm Cryptococcus là các thành Mucopolysaccharid rất dày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nấm Cryptococcus neoformans var.gattii:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khác với loại còn lại, nấm Var.gattii không phân bố trong phân chim hoặc trong đất mà chúng tồn tại chủ yếu trong những chất mục nát ở các hốc cây bạch đàn. Vì thế những vùng có trồng nhiều giống cây này thường phát hiện nhiều ca bệnh liên quan tới loại nấm này. Do nấm Var.gattii có khả năng gây bệnh ở những người khoẻ mạnh (không cần phải là người bị suy giảm miễn dịch), nên có thể coi loại nấm này chính là một vi khuẩn gây bệnh thực thụ chứ không phải là một tác nhân cơ hội hay một yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh Cryptococcus.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nấm Cryptococcus neoformans dưới kính hiển vi" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_Cryptococcus-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nấm Cryptococcus neoformans dưới kính hiển vi</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nấm Cryptococcus neoformans var.neoformans:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nấm Var.neoformans có phổ phân bố rộng khắp trên toàn cầu, nơi trú ngụ của loại nấm này là môi trường đất, trên một số loài thực vật, trong phân chim cũ đã khô, cụ thể là phân của chim bồ câu vì nấm Var.neoformans có khả năng chịu khô tốt và chúng biết tìm nguồn dinh dưỡng bằng cách chuyển hóa creatinin có trong phân chim. Nguyên nhân Var.neoformans không phát triển được trong phân chim mới là do vi khuẩn thối rữa làm gia tăng nồng độ pH trong phân khiến Var.neoformans ngừng sinh sôi.</p> <p style="text-align: justify;">Kích thước của các tế bào nấm Var.neoformans rất nhỏ (chỉ khoảng 2 µm), chúng phát tán trong không khí nhờ gió giống như phấn hoa và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp. Không giống như Var.gattii, Var.neoformans thường tấn công những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu như người nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng corticoid kéo dài, người bị ung thư, tiểu đường, Hodgin, hoặc bệnh nhân trải qua phẫu thuật ghép tạng,... Và những trường hợp này khi bị mắc thêm bệnh nhiễm nấm Cryptococcus sẽ khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm nấm Cryptococcus đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ do sự lan rộng của đại dịch HIV/AIDS, cũng như việc sử dụng ngày càng nhiều của các thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh. Có đến ⅓ trên tổng số người bị bệnh AIDS kèm nhiễm nấm Cryptococcus, đây cũng là nguyên nhân tử vong xếp thứ 4 ở những người bệnh AIDS.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông thường, triệu chứng mắc bệnh sẽ rõ rệt hơn ở những bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch so với những người khoẻ mạnh bình thường. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng ở não, khi thăm khám sẽ phát hiện ra các biểu hiện như sưng, kích thích tủy sống và não bộ ở người bệnh. Bên cạnh đó cần lưu ý tới những dấu hiệu khác như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Ho khan.</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau ngực âm ỉ.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau nhức đầu dữ dội.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau nhức đầu dữ dội" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_Cryptococcus-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau nhức đầu dữ dội</em></p> <p style="text-align: justify;">- Lú lẫn, ý thức mơ hồ.</p> <p style="text-align: justify;">- Mắt bị mờ hoặc xuất hiện hội chứng song thị (nhìn thấy 2 hình ảnh khác nhau của cùng 1 vật).</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn.</p> <p style="text-align: justify;">- Cân nặng giảm mà không rõ nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Buổi tối bị đồ mồ hôi nhiều một cách bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên mặt bị nổi mẩn đỏ, loét da.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như chúng ta đã biết, nấm Cryptococcus có khả năng tấn công và gây bệnh ở nhiều cơ quan như não, da, xương, phổi,... Để làm rõ hơn các biến chứng, hãy cùng chúng tôi phân tích theo từng tổn thương do nấm Cryptococcus gây nên ở các khu vực khác nhau như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương ở phổi:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nếu nấm Cryptococcus gây bệnh phổi nguyên phát thì sẽ có những diễn biến đa dạng, bệnh tiến triển âm thầm, biểu hiện thoáng qua và rất khó tiên đoán đặc biệt là ở những người khoẻ mạnh. Cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bị nhẹ, nấm Cryptococcus sẽ gây viêm phổi nhẹ. Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như ho, đau ngực, sốt nhẹ, tiết đờm, chụp X-quang phổi không nhận thấy hình ảnh phổi tổn thương trên phim chụp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tổn thương ở phổi do nhiễm nấm" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_Cryptococcus-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tổn thương ở phổi do nhiễm nấm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nếu tình trạng nhiễm nấm tiên phát không được chẩn đoán và điều trị triệt để, sẽ xảy ra tình trạng xâm nhập sâu hơn của bệnh và dẫn tới biến chứng viêm phổi mạn tính. Người bệnh có thể bị ho, sốt hoặc không có biểu hiện gì. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể tiến triển tạo cơ hội cho nấm lan sang hệ thần kinh trung ương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nấm Cryptococcus gây tổn thương ở da:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương nguyên phát (vi khuẩn tấn công trực diện vào da đầu tiên): thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu, tổn thương biểu hiện qua viêm mô tế bào hoặc là các vết loét. Bệnh có thể tự khỏi nhưng bệnh nhân cần chủ động tái khám và theo dõi định kỳ, đề phòng bệnh diễn tiến âm thầm và gây nên các biến chứng đến hệ thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương thứ phát (vi khuẩn lan tới da sau khi gây bệnh ở cơ quan khác): các tổn thương xảy ra ở cổ, đầu hoặc hậu môn. Hình thái thương tổn: dạng nổi sần, áp xe, cục, vết loét, dạng u Kaposi hoặc Herpes.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thương tổn ở hệ thần kinh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng phổ biến nhất do nhiễm nấm Cryptococcus là viêm màng não, viêm não (chiếm 85% trong các ca bệnh). Khi bị viêm màng não, bệnh nhân có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, lẫn lộn, lơ mơ, buồn nôn và nôn, kích thích, cứng gáy. Khi bệnh tiến triển sang thể nặng, người bệnh thường sốt cao, đau đầu dữ dội, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, có khi còn bị phù gai thị, phù nề, bị liệt dây thần kinh sọ, rơi vào hôn mê và thậm chí là tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">- Có trường hợp bị phát tác thành bệnh u nấm (Cryptococcoma), là các tổn thương giả u rắn và xuất hiện tại tuỷ sống, tiểu não và bán cầu đại não. Khi bị u nấm, người bệnh bị đau đầu, lơ mơ, buồn nôn và nôn, ngủ gà, nói lắp, hôn mê, rối loạn vận động, thậm chí bị liệt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm Cryptococcus gây tổn thương tại các cơ quan khác:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương ở mắt: bị phù gai thị do tăng áp lực hộp sọ.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương ở xương: phần lớn là xương vùng mặt, xương cột sống hoặc xương sọ. Tổn thương ở xương chiếm tầm 10% trong số các thể bệnh lan tràn. Biến chứng tổn thương xương thường là huỷ xương, bệnh nhân bị viêm khớp gối, cảm thấy đau khi vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm bể thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm nội tâm mạc.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm gan.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm xoang.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm thực quản.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn nấm Cryptococcus đi vào cơ thể con người khi bệnh nhân hít phải các bào tử nấm, hoặc chúng cũng có thể xâm nhập nếu bệnh nhân để các vết loét, vết thương hở trên da tiếp xúc trực tiếp với nấm Cryptococcus.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nấm Cryptococcus thể Var.gattii có thể gây bệnh ở người khoẻ mạnh, nhưng những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm Cryptococcus hơn so với người bình thường:</p> <p style="text-align: justify;">- Những người sống ở vùng trồng nhiều bạch đàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nông dân, người nuôi chim cảnh, đặc biệt là chim bồ câu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người nuôi chim cảnh, đặc biệt là chim bồ câu dễ bị bệnh" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_Cryptococcus-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người nuôi chim cảnh, đặc biệt là chim bồ câu dễ bị bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Người bị suy giảm hệ miễn dịch, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị HIV/AIDS.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bị bệnh Hodgkin.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người phải điều trị bằng thuốc corticoid liều cao và sử dụng trong thời gian dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Người đã từng phải cấy ghép nội tạng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các nguồn lây nhiễm nấm: hạn chế hoặc không nuôi chim cảnh, chim bồ câu, không lựa chọn sinh sống ở vùng có nhiều cây bạch đàn,...</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh đi tới những vùng có khí hậu ô nhiễm nhiều khói bụi.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh xa khói thuốc lá.</p> <p style="text-align: justify;">- Uống đủ nước mỗi ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung rau củ quả và chất dinh dưỡng thì thịt, cá, trứng,...</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_chup-xquang-phoi.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường</em></p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng các chất khử trùng, diệt khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bị nhiễm nấm Cryptococcus, cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc ngay cả khi triệu chứng đã được cải thiện.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dựa trên những biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, bao gồm: đờm, máu, mủ, dịch não tuỷ, mô da bị tổn thương, nước tiểu,... đem đi làm xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán bệnh nhiễm nấm Cryptococcus. Các biện pháp chẩn đoán bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang ngực.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CT đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi phế quản.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm trực tiếp test nhanh Cryptococcus:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhuộm mẫu bệnh phẩm với dung dịch nigrosin hoặc mực tàu.</p> <p style="text-align: justify;">- Quan sát dưới kính hiển vi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán nhiễm nấm&nbsp;cryptococcus" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán nhiễm nấm&nbsp;cryptococcus</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hình ảnh hiển thị của nấm Cryptococcus: những tế bào hình bầu dục hoặc là hình tròn, có một lớp vòng sáng bao xung quanh - đây chính là lớp mucopolysaccharide rất dày không bắt màu phẩm nhuộm.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp lấy dịch não tuỷ làm mẫu bệnh phẩm, cần quay ly tâm trước khi nhuộm, như vậy sẽ dễ quan sát vi khuẩn hơn dưới kính hiển vi.</p> <p style="text-align: justify;">- Miễn dịch chẩn đoán: có thể phát hiện kháng thể kháng nấm Cryptococcus từ giai đoạn sớm của bệnh đối với ca bệnh nhiễm nấm cư trú, nhưng hầu như rất ít khi phát hiện được nếu nấm gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương, kể cả những thể lan tỏa khác. Hiện nay người ta thường dùng kỹ thuật ngưng kết hạt latex trong chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy nấm:</p> <p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy mẫu bệnh phẩm trong khoảng từ 2 - 3 ngày trong môi trường Sabouraud, mức nhiệt ủ là 250 độ C hoặc 370 độ C.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu trong bệnh phẩm có nấm tồn tại thì sau thời gian nuôi cấy trên, các vi nấm sẽ phát triển to thành khuẩn lạc nhão, màu vàng nâu nhạt. Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy chúng có nang mucopolysaccharide.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm nấm cryptococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa số những trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên những người bị suy giảm hệ miễn dịch thì cần phải đi khám và điều trị tích cực tại bệnh viện, có khi phải chữa trị suốt đời để ngăn không cho nhiễm trùng có cơ hội lan rộng.</p> <p style="text-align: justify;">Các loại thuốc kháng nấm cần sử dụng trong thời gian dài có thể được chỉ định cho bệnh nhân sử dụng, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Flucytosine.</p> <p style="text-align: justify;">- Amphotericin B.</p> <p style="text-align: justify;">- Fluconazole.</p> <p style="text-align: justify;">Trong đó loại Amphotericin B có thể gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-nam-cryptococcus-sssoj
Nhiễm trùng nấm Aspergillus
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Loài nấm với tên khoa học aspergillus là một loại ký sinh trùng thực vật và có khả năng gây nên nhóm bệnh nhiễm trùng cơ hội Aspergillosis ở người nếu hít phải loài nấm này. Nấm aspergillus có rất nhiều loại, bao gồm: A. flavus, A. fumigatus, A. nidulans, A. Niger,... nhưng loài gây bệnh phổ biến nhất cho con người đó là A. fumigatus và hiếm khi thấy những loại còn lại gây bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nấm Aspergillus" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_nam-Aspergillus.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nấm Aspergillus</em></p> <p style="text-align: justify;">Nơi sinh sống của các loại nấm này là môi trường đất, bụi, thực vật, lá khô và vật liệu xây dựng. Bộ phận sinh sản của nấm mốc được gọi là bào tử nấm có thể phát triển mạnh mẽ ở những nơi như thảm trải sàn, ống của lò sưởi, máy điều hòa không khí, nước máy, một số loài thực vật nhất định, vật liệu cách nhiệt hoặc một số loại thực phẩm.</p> <p style="text-align: justify;">Trên cơ thể người, aspergillus dễ tấn công vào các cơ quan nếu người đó có các yếu tố như: hệ miễn dịch bị suy yếu do nhiễm HIV/AIDS, sử dụng thuốc corticoid trong thời gian dài dẫn tới sự mất cân bằng giữa vi khuẩn với nấm phát triển và nấm hoại sinh, người dùng nhiều kháng sinh hoặc phải phẫu thuật cấy ghép tạng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tác nhân gây bệnh như đã được phân tích là do nấm aspergillus.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tuỳ theo từng loại bệnh mà bệnh nhân phản ứng với nấm aspergillus sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Cụ thể đó là:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Nấm phổi do aspergillus</strong></p> <p style="text-align: justify;">Loại bệnh này có nhiều loại khác nhau như thể phế quản, thể bệnh Hinson, thể u nấm aspergillus trong hang di sót ở phổi, thể bệnh aspergillus phổi xâm nhập. Nấm máu ở những người có hệ miễn dịch suy giảm có thể lan ra phổi, đây là những trường hợp được cho là bị nhiễm khuẩn cơ hội. Đặc trưng của nấm phổi do aspergillus là một khối u lớn được cấu thành từ sợi tơ huyết, sợi tơ nấm và một số lượng ít các tế bào viêm, bao quanh bên ngoài khối u là mô xơ.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thể phế quản:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng khởi phát là gây viêm ở phế quản lớn, trầy xước niêm mạc phế quản rồi sau đó xuất hiện một lớp nấm aspergillus phát triển trên bề mặt niêm mạc.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân bị dị ứng phổi phế quản do aspergillus (hay còn gọi là bệnh Hinson): xuất hiện các dấu hiệu như ho có đờm, sốt lặp đi lặp lại, thở rít khò khè giống như bị hen phế quản và thường những người có cơ địa hen phế quản dễ bị bệnh Hinson.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân nhiễm nấm&nbsp;Aspergillus các dấu hiệu như ho có đờm, sốt lặp đi lặp lại, thở rít khò khè giống như bị hen phế quản" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_nam-Aspergillus-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân nhiễm nấm&nbsp;Aspergillus các dấu hiệu như ho có đờm, sốt lặp đi lặp lại, thở rít khò khè giống như bị hen phế quản</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thể xâm nhập:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Đây là hiện tượng phổi bị nấm xâm nhập, sau đó vi khuẩn lan qua thành phế quản để tiến vào phế nang ngoại vi, aspergillus tấn công mạch máu và nhu mô phổi khiến bệnh lan rộng và gây tổn thương ngoại vi. Trên lâm sàng, bệnh nhân có các biểu hiện như ho, khó thở, sốt cao, có 50% tỷ lệ bệnh nhân bị ho ra máu.</p> <p style="text-align: justify;">Thể xâm nhập thường xảy ra ở những trường hợp mắc bệnh bạch cầu cấp, phải điều trị hoá chất trong thời gian dài.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Bị nhiễm aspergillus phổi mạn tính:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng ở bệnh nhân bị nhiễm aspergillus phổi mạn tính có thể biểu hiện nhẹ, không gây đau mặc dù đã mắc bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thể u nấm aspergillus trong hang phổi:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Là tình trạng trên biểu mô lát mới của một hang ở trong nhu mô phổi có u nấm phát triển, hàng này tương tự như hang lao hay hang áp xe. Người bệnh khi bị u nấm aspergillus trong hang phổi sẽ có các triệu chứng như: ho ra máu - đây là biểu hiện điển hình, nếu những ca bệnh bị xơ phổi kèm ho ra máu lặp lại nhiều lần không khỏi thì có thể nghi ngờ bệnh nhân đã bị u nấm aspergillus.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Thể nhiễm nấm xâm lấn ngoài phổi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng là đối tượng dễ bị nhiễm nấm xâm lấn ngoài phổi. Khởi đầu của bệnh là các thương tổn ở da, viêm xoang hay viêm phổi, có khả năng liên quan tới não, gan, thận hoặc các mô khác. Trường hợp này rất nguy hiểm và dễ khiến người bệnh bị tử vong.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Nhiễm nấm aspergillosis trong xoang</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nấm aspergillus có thể di chuyển vào các xoang. Tại đây chúng hình thành nên những bóng nấm, nấm xoang dị ứng hoặc thể viêm u hạt xâm lấn mạn tính, tốc độ tiến triển chậm và âm thầm với các triệu chứng ban đầu không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm mũi, sốt, đau đầu.</p> <p style="text-align: justify;">Ở thể nặng hơn, người bệnh thường gặp các biểu hiện như loét vòm miệng, tổn thương hoại tử da trên mũi hoặc xoang, viêm nướu răng, tổn thương phổi, có dấu vết của huyết khối xoang hang hoặc các tổn thương lan rộng khác.</p> <p style="text-align: justify;">Những bóng nấm do aspergillus cấu thành lại không biểu hiện triệu chứng rõ rệt, có trường hợp gây ho nhẹ hoặc ho ra máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phụ thuộc vào từng thể nhiễm trùng, nấm aspergillosis có khả năng để lại các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu nặng ở phổi dẫn tới suy hô hấp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chảy máu nặng ở phổi dẫn tới suy hô hấp ở bệnh nhân nhiễm trùng nấm&nbsp;aspergillosis" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_nam-Aspergillus-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chảy máu nặng ở phổi dẫn tới suy hô hấp ở bệnh nhân nhiễm trùng nấm&nbsp;aspergillosis</em></p> <p style="text-align: justify;">- Một biến chứng vô cùng nguy hiểm do aspergillosis là nhiễm trùng toàn thân. Nấm tấn công vào cơ thể và có thể gây nhiễm trùng lan sang nhiều cơ quan như tim, thận và não dẫn tới tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một người bị nhiễm nấm aspergillus có thể là qua 2 con đường sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Hít phải các bào tử nấm aspergillus qua đường hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nấm aspergillus tấn công trực tiếp qua niêm mạc da bị tổn thương do: chấn thương vì bỏng, viêm giác mạc, phẫu thuật mắt,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân đã tiếp nhận phẫu thuật cấy ghép tạng, đặc biệt là ghép tủy xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Người có mức bạch cầu thấp: thường thì những bệnh nhân đã được cấy ghép tạng, trải qua hoá trị liệu hoặc bị bệnh bạch cầu sẽ có mức bạch cầu thấp hơn người bình thường, điều này làm tăng nguy cơ nấm aspergillosis xâm nhập vào cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Người sức đề kháng yếu, bị suy giảm miễn dịch: người mắc HIV/AIDS, đặc biệt là giai đoạn sau của bệnh AIDS; bệnh nhân bị ung thư máu; người được ghép tạng,... phải dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người phải dùng corticosteroid kéo dài để điều trị bệnh: tuỳ vào loại bệnh lý đang được điều trị bằng corticosteroid và những thuốc khác đang dùng thì việc sử dụng corticosteroid trong thời gian dài sẽ khiến aspergillosis có nhiều cơ hội để xâm nhập vào cơ thể, đồng thời tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng tương tự khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tránh xa những nơi trú ngụ của nấm mốc như khu vực ô nhiễm không khí, phân ủ, công trường xây dựng, nơi lưu trữ ngũ cốc,....</p> <p style="text-align: justify;">- Khi ra ngoài luôn đeo khẩu trang hoặc mặt nạ ngăn bụi, đặc biệt là những người bị suy giảm hệ miễn dịch để hạn chế tối đa nguy cơ hít phải aspergillosis cũng như những vi khuẩn, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác có trong không khí.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi ra ngoài luôn đeo khẩu trang đề phòng nhiễm nấm&nbsp;Aspergillus" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_nam-Aspergillus-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi ra ngoài luôn đeo khẩu trang đề phòng nhiễm nấm&nbsp;Aspergillus</em></p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh nhiễm nấm aspergillosis nên được dự phòng bằng thuốc itraconazole hoặc posaconazole (bệnh nhân thuộc đối tượng dễ nhiễm nấm như đã đề cập phía trên).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>1. Biện pháp chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p>- Chụp X-quang ngực.</p> <p>- Chụp CT: nên áp dụng đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao (mắc các bệnh lý về giảm bạch cầu, suy giảm miễn dịch,...), nếu nghi ngờ người bệnh bị nhiễm nấm xoang thì tiến hành chụp CT xoang.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT để chẩn đoán&nbsp;nhiễm nấm&nbsp;Aspergillus" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_chup-ct-cat-lop-02.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT để chẩn đoán&nbsp;nhiễm nấm&nbsp;Aspergillus</em></p> <p>Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện tổn thương đặc trưng đó là bóng nấm trong hang. Ngoài ra có thể nhận thấy hình ảnh hang trong tổn thương do hoại tử, hoặc quầng sáng mờ bao quanh một nốt, thậm chí ở nhiều trường hợp bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng viêm phổi kẽ lan toả.</p> <p><strong>2. Phương pháp xét nghiệm kháng nguyên Galactomannan</strong></p> <p>Mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm là dịch rửa phế quản phế nang và huyết thanh.</p> <p>Đa số bệnh nhân ở giai đoạn đầu bị nhiễm trùng nấm aspergillosis khi xét nghiệm kháng nguyên Galactomannan trong huyết thanh thường cho kết quả có độ nhạy thấp.</p> <p>Đối với trường hợp bị nhiễm nấm aspergillosis phổi thể xâm lấn, xét nghiệm kháng nguyên Galactomannan trong dịch rửa phế quản phế nang cho kết quả nhạy hơn nhiều so với huyết thanh. Đây thường là biện pháp duy nhất áp dụng được cho những người bệnh bị giảm tiểu cầu do không thể chẩn đoán bệnh bằng sinh thiết.</p> <p><strong>3. Nuôi cấy mô bệnh học tổn thương</strong></p> <p>Mẫu bệnh phẩm được lấy bằng cách sinh thiết qua da hoặc nội soi phế quản, riêng bệnh phẩm xoang thì lấy qua nội soi tai mũi họng.</p> <p>Phương pháp nuôi cấy bệnh phẩm cần phải đầu tư thời gian, không những vậy kết quả nhận về có thể cho âm tính giả, do đó cần phải tính đến các bằng chứng lâm sàng khác nữa để đưa ra các quyết định điều trị sao cho hợp lý.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm trùng nấm Aspergillus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Sử dụng thuốc kháng nấm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ dựa trên thể bệnh mà bệnh nhân mắc phải và tình trạng bệnh lý, sức khoẻ của người bệnh để lựa chọn thuốc kháng nấm phù hợp. Một số loại thuốc được dùng hiện nay để kháng nấm aspergillosis:</p> <p style="text-align: justify;">- Voriconazole: thường được áp dụng đối với trường hợp bị nhiễm trùng xâm lấn.</p> <p style="text-align: justify;">- Isavuconazole: dùng đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng xâm lấn, hiệu quả tương tự như Voriconazole nhưng có ít tác dụng phụ hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Amphotericin B (bao gồm cả công thức dạng lipid).</p> <p style="text-align: justify;">- Echinocandins.</p> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế để điều trị dứt điểm bệnh nhiễm trùng nấm aspergillosis, cần phải chấm dứt tình trạng ức chế miễn dịch (ngưng dùng corticosteroid, giải quyết tình trạng giảm bạch cầu trung tính). Nếu tình trạng giảm bạch cầu vẫn tiếp diễn thì nhiễm trùng nấm aspergillosis rất dễ bị tái phát.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Phương pháp phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u nấm aspergillosis, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị ho ra máu.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-trung-nam-aspergillus-sdrdb
Sốt xuất huyết Dengue
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sốt xuất huyết là một bệnh lây truyền do nhiễm một trong bốn loại vi rút gây bệnh sốt xuất huyết (DENV), muỗi Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus đóng vai trò then chốt trong quá trình truyền bệnh. Tình trạng nhiễm vi rút có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện với một loạt các triệu chứng lâm sàng bao gồm sốt nhẹ đến hội chứng sốc đe dọa tính mạng người bệnh. Nhiều yếu tố về vi rút, vật chủ và véc tơ được cho là có tác động đến nguy cơ lây nhiễm, bệnh tật và mức độ nghiêm trọng của bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sốt xuất huyết là một bệnh lây truyền do nhiễm một trong bốn loại vi rút gây bệnh sốt xuất huyết" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_sot-xuat-huyet.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sốt xuất huyết là một bệnh lây truyền do nhiễm một trong bốn loại vi rút gây bệnh sốt xuất huyết</em></p> <p style="text-align: justify;">Khoảng 200 trước đây đã có các ghi chép về một bệnh có vẻ như là bệnh sốt xuất huyết, nhưng mãi cho đến những năm 1940, căn nguyên gây bệnh là vi rút Dengue mới chính thức được tìm ra. Hiện nay, với ước tính khoảng 390 triệu ca nhiễm trùng trên toàn thế giới mỗi năm và hơn 2,5 tỷ người sống trong vùng có nguy cơ bị nhiễm bệnh, DENV vẫn là một loài vi rút lây truyền qua động vật chân đốt quan trong cả về góc độ khoa học và cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, bệnh có xu hướng theo mùa, tập trung vào những tháng 7-8 đến tháng 11-12 ở miền Bắc và xảy ra quanh năm ở miền Nam. Số lượng ca mắc bệnh hằng năm là rất lớn, có những năm gây quá tải cho ngành Y tế, tuy nhiên, nhờ chủ động theo dõi và điều trị bệnh, số ca tử vong hằng năm do sốt xuất huyết Dengue ở nước ta vẫn đang giữ được ở mức khá thấp</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Virus&nbsp;Dengue là một thành viên của họ Flaviviridae, chi Flavivirus. Có bốn loài DENV liên quan chặt chẽ nhưng khác biệt về mặt huyết thanh của chi Flavivirus, được gọi là DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4. Có sự miễn dịch chéo tạm thời giữa bốn loài vi rút, chúng dần yếu đi và biến mất trong nhiều tháng sau khi nhiễm trùng, do đó, những người sống trong vùng lưu hành dịch bệnh sốt xuất huyết đều có nguy cơ nhiễm với cả bốn loài DENV.Tất cả các DENV đều là mầm bệnh do muỗi truyền ở người, chỉ gây nhiễm trùng cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">Muỗi Aedes (Stegomyia) aegypti, là vật trung gian truyền bệnh chính của DENV. Ae. aegypti thường sinh sản trong hoặc gần nhà, đẻ trứng trong cả vật chứa nước nhân tạo và tự nhiên. Ae. aegypti thường hoạt động vào ban ngày, chúng dễ bị gián đoạn trong quá trình kiếm ăn và thường di chuyển sang vật chủ khác, thường lấy nhiều bữa máu trong một chu kỳ sinh sản duy nhất. Do đó, khi một con muỗi mang mầm bệnh, chúng có thể truyền DENV cho một số cá nhân trong gia đình.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Muỗi Aedes. albopictus cũng là vật trung gian truyền bệnh DENV trong tự nhiên" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_Aedes-Albopictus_B.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Muỗi Aedes. albopictus cũng là vật trung gian truyền bệnh DENV trong tự nhiên</em></p> <p style="text-align: justify;">Muỗi Aedes. albopictus cũng là vật trung gian truyền bệnh DENV trong tự nhiên. Loài albopictus có khả năng chịu lạnh tốt hơn và có vùng phân bố địa lý rộng hơn Aedes. aegypti. Tuy nhiên, chúng ít có khả năng truyền vi rút hơn vì chúng không hút máu người thường xuyên như Ae. Aegypti. Cả Aedes. albopictus và Aedes. aegypti cũng là vật trung gian truyền bệnh do vi rút zika và chikungunya, khả năng truyền đồng thời cả vi rút Dengue và Chikungunya của chúng đã dẫn đến sự bùng phát đồng thời của cả hai bệnh ở một số khu vực.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Thời kỳ ủ bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thời kỳ ủ bệnh của nhiễm DENV từ 3 đến 14 ngày, các triệu chứng thường phát triển từ 4 đến 7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Giai đoạn sốt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Giai đoạn sốt của nhiễm DENV được đặc trưng bởi sốt cao đột ngột (≥38,5°C) kèm theo nhức đầu, nhức hai hố mắt, nôn mửa, đau cơ, đau khớp và phát ban dát hoặc dát sẩn thoáng qua. Trẻ em bị sốt cao nhưng nhìn chung ít triệu chứng hơn so với người lớn trong giai đoạn sốt. Giai đoạn sốt kéo dài từ ba đến bảy ngày, sau đó hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh mà không có biến chứng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các biểu hiện của người bị sốt xuất huyết" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_bieu_hien_cua_sxh.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các biểu hiện của người bị sốt xuất huyết</em></p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện xuất huyết có thể xuất hiện trong giai đoạn sốt và (hoặc) giai đoạn nguy kịch với phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện xuất huyết có thể thay đổi.</p> <p style="text-align: justify;">Khám thực thể có thể thấy sung huyết kết mạc, ban đỏ hầu họng, nổi hạch và gan to. Làm “nghiệm pháp dây thắt” bằng cách bơm căng băng quấn huyết áp trên cánh tay đến chỉ số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong 5 phút. Sau khi tháo băng 1-2 phút, kiểm tra các chấm xuất huyết bên dưới băng huyết áp, nghiệm pháp là dương tính khi có từ 10 đốm xuất huyết mới trở lên trên diện tích một inch vuông (khoảng 7.3cm2)</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu trong giai đoạn này có thể thấy giảm bạch cầu và giảm nhẹ tiểu cầu, men gan tăng từ gấp 2-5 lần so với bình thường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Giai đoạn nghiêm trọng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vào khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân (thường là trẻ em và thanh niên) phát triển thành hội chứng tăng tính thấm thành mạch toàn thân, đặc trưng bởi rò rỉ huyết tương, chảy máu, sốc và suy đa nội tạng. Giai đoạn này kéo dài trong 24 đến 48 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể đỡ sốt hơn, nhưng cảm thấy mệt nhiều hơn, xuất hiện các “dấu hiệu cảnh báo” về lâm sàng như li bì hoặc kích thích, đau bụng vùng gan, nôn nhiều, chảy máu cam, chảy máu chân răng,…</p> <p style="text-align: justify;">Chụp X- quang ngực hoặc siêu âm ổ bụng có thể thấy hình ảnh thoát huyết tương gây tràn dịch màng phổi, dịch tự do ổ bụng. Xét nghiệm máu thấy giảm tiểu cầu từ trung bình đến nặng, sau đó số lượng tiểu cầu sẽ cải thiện nhanh chóng trong giai đoạn phục hồi. Rối loạn đông máu thoáng qua cũng cũng có thể được phát hiện trong giai đoạn này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Giai đoạn phục hồi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn này, tình trạng rò rỉ huyết tương và xuất huyết dần được cải thiện, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và dích tích tụ được tái hấp thu. Có thể xuất hiện thêm phát ban ngứa trong giai đoạn này và kéo dài trong vài ngày. Giai đoạn phục hồi thường kéo dài từ hai đến bốn ngày, ở người lớn có thể bị mệt mỏi nhiều ngày đến vài tuần sau khi hồi phục.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng chống, nên bất cứ ai có biểu hiện bệnh, cần được xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi chặt chẽ, nếu không bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng:</p> <p style="text-align: justify;">- Suy tim, suy thận</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất huyết não</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xuất huyết não" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_sot-xuat-huyet-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xuất huyết não</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sốc do mất máu</p> <p style="text-align: justify;">- Tràn dịch màng phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Hôn mê và tử vong</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sự lây truyền của vi rút Dengue được duy trì thông qua chu kỳ giữa người - muỗi - người và liên quan đến giống muỗi Aedes (Stegomyia). Vi rút Dengue cũng có thể lây truyền giữa muỗi và động vật linh trưởng không phải người, nhưng chu kỳ này không có khả năng lây truyền bệnh sang cho người.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_sot-xuat-huyet-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết</em></p> <p style="text-align: justify;">Những người nhạy cảm bị nhiễm bệnh sau khi bị muỗi Aedes cái mang mầm bệnh đốt. Vi rút bắt đầu thấy xuất hiện trong máu người vào cuối giai đoạn ủ bệnh và vẫn tồn tại cho đến khi cơn sốt hạ, thường là 3 đến 7 ngày. Cá thể muỗi Aedes bất kỳ có thể bị nhiễm vi rút Dengue từ người đang nhiễm bệnh nếu chúng hút máu người này khi nồng độ vi rút trong máu người này đủ nhiều. Thời kỳ ủ bệnh của muỗi là 8 đến 12 ngày, sau giai đoạn này, muỗi lại có khả năng truyền vi rút sang người khác. Sau khi bị nhiễm, muỗi mang vi rút suốt đời và vẫn có khả năng lây truyền.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài con đường truyển bệnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi. Vi rút cũng có thê lây qua những con đường ít phổ biến hơn: Vi rút sốt xuất huyết có thể lây truyền qua các sản phẩm của máu, vết thương do kim tiêm và tiếp xúc với niêm mạc, ước tính tỷ lệ truyền DENV qua các sản phẩm máu là 37% . Vi rút cũng có khả năng truyền từ mẹ sang con ở những trường hợp trong khoảng thời gian 10 ngày trước khi sinh (bao gồm cả trường hợp khởi phát triệu chứng vào ngày dự kiến sinh).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong vùng lưu hành dịch, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, dù là nam hay nữ hoặc ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là ở nhưng khu vực nhiều sông ngòi, kênh rạch, cống rãnh và tập trung đông ngươi. Bởi vì có bốn tuýp huyết thanh vi rút Dengue gây bệnh, một người có thể mắc sốt xuất huyết tối đa 4 lần, vì vậy bệnh có xu hướng xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Mặc dù bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng những đối tượng sau đây dễ có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc bệnh;</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em hoặc người lớn có cơ địa béo phì</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sốt xuất huyết có xu hướng xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_sot-xuat-huyet-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh sốt xuất huyết có xu hướng xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ mang thai</p> <p style="text-align: justify;">- Người có bệnh di truyền về máu gây rối loạn yếu tố đông máu hoặc giảm tiểu cầu</p> <p style="text-align: justify;">- Người mắc bệnh xơ gan, đặc biệt là xơ gan mất bù</p> <p style="text-align: justify;">- Người mắc các bệnh mãn tính khác như tiểu đường, tăng huyết áp, COPD,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Bảo vệ cá nhân khỏi nhiễm vi rút</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc chống muỗi để ngăn ngừa muỗi đốt</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng màn, rèm có tẩm hóa chất diệt muỗi</p> <p style="text-align: justify;">- Phun thuốc diệt côn trùng ngoài môi trường</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc quần áo dài để tránh muối đốt</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Kiểm soát muỗi truyền bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xử lý ao tù nước đọng, khơi thông cống rãnh, hạn chế môi trường cho muỗi sinh sôi.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng sinh vật ăn ấu trùng muỗi trong nước như thả cá</p> <p style="text-align: justify;">- Làm cho muỗi A. aegypti bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia, khi đó chúng ít bị nhiễm DENV hơn muỗi A. aegypti hoang dã.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Vắc xin</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đã có nhiều thử nghiệm về vắc xiin nhưng chưa có hiệu quả và chưa được áp dụng rộng rãi</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Lâm sàng: Cần nghi ngờ chẩn đoán nhiễm DENV ở những người sốt với các biểu hiện lâm sàng điển hình (sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, phát ban, biểu hiện xuất huyết, nghiệm pháp dây thắt dương tính) và dịch tễ học có liên quan tiếp xúc (cư trú hoặc đi lại trong vòng hai tuần đến khu vực có muỗi truyền nhiễm DENV).</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm cận lâm sàng: Có thể thấy bạch cầu giảm, hematocrit máu tăng cao, tiểu cầu giảm, men gan tăng tùy mức độ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm công thức máu có thể thấy bạch cầu giảm, hematocrit máu tăng cao, tiểu cầu giảm" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm công thức máu có thể thấy bạch cầu giảm, hematocrit máu tăng cao, tiểu cầu giảm</em></p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên: Chẩn đoán sự có mặt của vi rút Dengue bằng cách phát hiện các thành phần virus trong huyết thanh hoặc gián tiếp bằng huyết thanh học.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong tuần đầu tiên của bệnh, chẩn đoán nhiễm DENV có thể được xác định thông qua phát hiện axit nucleic của vi rút trong huyết thanh bằng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hoặc kháng nguyên NS1 của vi rút trong năm ngày đầu tiên của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm kháng thể: Immunoglobulin (Ig) M có thể được phát hiện sớm nhất là 4 ngày sau khi phát bệnh, xét nghiệm này dương tính khẳng định tinh trạng đang hoặc mới nhiễm sốt xuất huyết Dengue. Kháng thể loại IgG của vi rút Dengue xuất hiện từ tuần thứ 2 của bệnh và thường chỉ có tác dụng xác định tình trạng nhiễm lần đầu hay tái nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra còn có thể nuôi cấy vi rút, nhuộm hóa mô miễn dịch để phát hiện vi rút, tuy nhiên thường không sử dụng vì không có nhiều ý nghĩa về chẩn đoán và điều trị bệnh</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sốt xuất huyết do vi rút khác: Vi rút Ebola, Hantavirus,…</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm vi rút Chikungunya</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt rét</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt thương hàn</p> <p style="text-align: justify;">- Leptospirosis</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm HIV cấp tính</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm gan do vi rút</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm Rickettsia</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng huyết</p> <p style="text-align: justify;">- Cúm</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Sốt xuất huyết Dengue</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue. Xử trí bệnh phần lớn là điều trị hỗ trợ và duy trì đủ thể tích tuần hoàn. Với những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue không có “dấu hiệu cảnh báo” và các tình trạng kèm theo như : Mang thai, trẻ sơ sinh, người già, mắc đái tháo đường, suy thận, bệnh tan máu bẩm sinh, béo phì,.. có thể điều trị ngoại trú và theo dõi. Việc điều trị cơ bản sẽ là: Hạ sốt bằng Paracetamol khi sốt cao trên 38.5 độ C (không dùng Ibuprofen), uống nhiều nước, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Bệnh nhân cần đi khám kịp thời khi có bất kỳ “dấu hiệu cảnh báo” nào sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- Thay đổi về ý thức: Vật vã, kích thích hoặc li bì</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng hạ sườn phải</p> <p style="text-align: justify;">- Nôn nhiều, không ăn uống được</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu ít hơn bình thường</p> <p style="text-align: justify;">- Đau đầu trở nên dữ dội hơn</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện xuất huyết: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, ra máu âm đạo bất thường, tiểu đỏ, đi ngoài phân đen,…</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần điều trị nội trú khi mắc bệnh sốt xuất huyết và có “dấu hiệu cảnh báo” hoặc có các yếu tố tiên lượng diễn biến nặng ở trên. Điều trị bệnh nhân trong bệnh viện có những nội dung chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có tình trạng sốc: Xử trí cấp cứu theo phác đồ sốc trong sốt xuất huyết Dengue.</p> <p style="text-align: justify;">- Xử trí sốt: Parecetamol đường uống hoặc tĩnh mạch (tối đa 60 mg/kg/ngày ở trẻ em, 4 g/ngày ở người lớn).</p> <p style="text-align: justify;">- Bù dịch: Trong trường hợp nhẹ, có thể bù nước bằng đường uống, nếu bệnh nhân mệt nhiều, mất nước nặng hơn và buồn nôn có thể truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo phác đồ.</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền khối hồng cầu cho những bệnh nhân bị chảy máu nặng hoặc hematocrit thấp và không cải thiện được bằng phương pháp truyền dịch thông thường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Truyền khối hồng cầu cho những bệnh nhân bị chảy máu nặng" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_sot-xuat-huyet-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Truyền khối hồng cầu cho những bệnh nhân bị chảy máu nặng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Truyền tiểu cầu khi tiểu cầu giảm thấp và đe dọa xuất huyết, thông thường sẽ cân nhắc truyền khi tiểu cầu giảm từ dưới 50 G/L.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh rối loạn điện giải nếu có rối loạn, hỗ trợ chức năng gan,…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/sot-xuat-huyet-dengue-spmwe
Nhiễm Giardia
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm Giardia</strong> là bệnh do ký sinh trùng đã được biết từ lâu, căn nguyên là trùng roi gây bệnh, chúng ký sinh chủ yếu ở niêm mạc đường tiêu hóa của cơ thể người. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng: bệnh nhân không có triệu chứng hoặc các triệu chứng tiêu hóa cấp tính như đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa khác,..</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm Giardia là bệnh do ký sinh trùng&nbsp;ký sinh chủ yếu ở niêm mạc đường tiêu hóa của cơ thể người." src="/ImagePath/images/20210910/20210910_Giardia-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm Giardia là bệnh do ký sinh trùng&nbsp;ký sinh chủ yếu ở niêm mạc đường tiêu hóa của cơ thể người.</em></p> <p style="text-align: justify;">Một số người bệnh tiến triển mạn tính hoặc trở thành người lành mang trùng. Chẩn đoán xác định bệnh khi soi thấy Giardia trong phân hoặc các bệnh phẩm sinh học khác. Hiện nay các thuốc điều trị ký sinh trùng thường được sử dụng để điều trị bệnh như: tinidazole, nitazoxanide, albendazole, mebendazole, metronidazole,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể có một số biến chứng như rối loạn hấp thu dẫn đến suy kiệt, chậm tăng trưởng, viêm đường mật, viêm gan,….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Giardia là ký sinh trùng cấu tạo đơn bào (Protozoa), thuộc lớp Trichomonas (trùng roi), cấu trúc roi giúp chúng di chuyển dễ dàng, thuận lợi. Trùng roi gây bệnh và ký sinh ở người có 5 loại trong đó Giardia lambia là nguyên nhân gây bệnh hay gặp ở người. Trong cơ thể người và ngoại cảnh, Giardia lambia có thể tồn tại dưới hai kiểu hình thể là thể hoạt động và thể bào nang. Thể hoạt động giống hình mắt kính có hai nhân, có 4 đôi roi, khi gặp điều kiện bất lợi, thể hoạt động tạo thành thể bào nang gồm 2 -&nbsp;4 nhân, có cấu trúc vỏ dày, tránh lại một số tác nhân vật lý, hóa học,…và tồn tại lâu tại ngoại cảnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Giardia là ký sinh trùng cấu tạo đơn bào (Protozoa), thuộc lớp Trichomonas (trùng roi)" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_Giardia-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giardia là ký sinh trùng cấu tạo đơn bào (Protozoa), thuộc lớp Trichomonas (trùng roi)</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong cơ thể người, Giardia lambia ký sinh chủ yếu tại đường tiêu hóa (niêm mạc ruột đoạn đầu ruột non), sống bằng chất dinh dưỡng của vật chủ. Chúng di chuyển nhanh bằng cấu tạo roi, hình thức sinh sản chính là phân đôi theo chiều dọc. Thể bào nang được tạo từ thể hoạt động ở đại tràng và bài xuất hàng ngày theo phân ra môi trường ngoại cảnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Giardia lambia ký sinh tại niêm mạc ruột, hấp thu thức ăn của cơ thể, từ đó gây bệnh tại đường tiêu hóa là chủ yếu. Ký sinh trùng có thể gây bệnh một số cơ quan khác như túi mật, gan,… Triệu chứng lâm sàng đa dạng, phong phú. Một số người bệnh có thể nhiễm ký sinh trùng trong thời gian dài không biểu hiện triệu chứng, dẫn tới khó kiểm soát nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể người bệnh, yếu tố độc lực của chủng ký sinh trùng, số lượng ký sinh trùng bị nhiễm và đáp ứng miễn dịch của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng không có triệu chứng: có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn, người bệnh có thể thải bào nang Giardia lambia nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Các triệu chứng lâm sàng mơ hồ hoặc không có, trẻ em có thể giảm hấp thu, ảnh hưởng đến sinh trưởng của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Giardia lambia cấp tính: thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 7 - 14 ngày, người bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc biệt. Sau đó, bệnh nhân có thể có các biểu hiện sau: tiêu chảy nhiều lần, số lượng phân mỗi lần thường không nhiều, phân thường có bọt, mùi hôi, nhiều hạt mỡ, kèm theo đau bụng âm ỉ, mơ hồ hoặc trội thành cơn, cảm giác bụng chướng hơi, buồn nôn, nôn, người bệnh gầy sút cân, … Một số triệu chứng ít gặp hơn như gây sốt nhẹ, nổi mề đay, táo bón,.. Các triệu chứng này thường kéo dài một đến vài tuần trước khi vào giai đoạn hồi phục hoặc tiến triển thành mạn tính.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân tiêu chảy nhiều lần kèm theo đau bụng" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_Giardia-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân tiêu chảy nhiều lần kèm theo đau bụng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Giardia lambia mạn tính: có thể xảy ra sau giai đoạn nhiễm cấp tính hoặc không. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như: đi ngoài phân nát nhiều đợt, số lượng phân thường ít, phân có nhiều hạt mỡ, người bệnh giảm hấp thu, trẻ nhỏ sinh trưởng kém, gầy sút cân; có hoặc không có triệu chứng đau bụng, kèm theo cảm giác đầy bụng, chán ăn, ợ hơi,… Những triệu chứng này có thể biến mất sau vài tháng, hoặc có thể tiến triển thành từng đợt. Hậu quả dẫn đến tình trạng sụt cân, suy kiệt, rối loạn điện giải, giảm dung nạp đường lactose. Xét nghiệm máu có thể thấy giảm albumin máu, protein máu, thiếu hụt các vitamin như B12, B6,…</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Giardia lambia tại một số cơ quan khác: Giardia lambia có thể từ niêm mạc ruột xâm nhập và gây bệnh tại một số cơ quan khác như: tổn thương ống mật dẫn đến viêm đường mật, viêm túi mật; viêm gan; giảm chức năng tụy ngoại tiết ( giảm trypsin và lipase),… Người bệnh có các biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy từng cơ quan tổn thương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số biến chứng của bệnh Giardia lambia là: rối loạn chức năng hấp thu đường tiêu hóa, trẻ nhỏ chậm sinh trưởng, suy kiệt, sút cân, rối loạn nước – điện</p> <p style="text-align: justify;">giải, viêm đường mật, viêm túi mật; viêm gan; giảm chức năng tụy ngoại tiết (giảm trypsin và lipase), …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Giardia lambia có thể lây truyền từ người sang người bằng nhiều cách thức khác nhau. Người bệnh hoặc người lành mang bào nang đều có thể lây nhiễm cho người khác. Con đường lây truyền chủ yếu là lây qua đường phân -&nbsp;miệng. Thể hoạt động và thể bào nang theo phân bài tiết ra ngoại cảnh, gây nhiễm thức ăn, nước uống,… Khi con người ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm ký sinh trùng, chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa, thể bào nang phát triển thành thể hoạt động gây bệnh. Ngoài ra, có thể lây truyền gián tiếp qua bàn tay bẩn, dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi bị nhiễm ký sinh trùng,... hoặc gián tiếp qua ruồi nhặng. Giardia lambia có thể lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn, đặc biệt là ở đối tượng quan hệ tình dục đồng giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Giardia lambia có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau. Bệnh có thể xảy ra quanh năm và nhiều khu vực trên thế giới. Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: có tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng như sống cùng nhà, làm việc cùng, trẻ cùng nhà trẻ, lớp học,…; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt, sử dụng nguồn nước có nhiễm ký sinh trùng trong sinh hoạt và ăn uống; vệ sinh thân thể chưa tốt đặc biệt vệ sinh tay, môi trường sống, làm việc nhiều ruồi nhặng; khu vực đông dân cư, chật chội, điều kinh sinh hoạt kém; người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ đồng giới nam,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng nguồn nước có nhiễm ký sinh trùng trong sinh hoạt và ăn uống dễ nhiễm&nbsp;Giardia" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_Giardia-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng nguồn nước có nhiễm ký sinh trùng trong sinh hoạt và ăn uống dễ nhiễm&nbsp;Giardia</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như: tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, nâng cao sức khỏe; vệ sinh môi trường sống, môi trường làm việc sạch sẽ, vệ sinh thân thể tốt, đặc biệt chú ý vệ sinh tay; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt và ăn uống, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, hạn chế thói quen ăn bốc, bảo quản thức ăn tốt; diệt ruồi nhặng; nhà vệ sinh hợp lý, xử lý phân đúng, không sử dụng phân tươi để bón cây trồng, quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nói chung; phát hiện sớm và điều trị tốt cho người bệnh, quản lý tốt người lành mang trùng; khi du lịch đến các khu vực có dịch bệnh lưu hành, cần áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh đã nêu trên.a</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng bệnh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_Giardia-7.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng bệnh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên Giardia lambia</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên: có thể sử dụng kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng nguyên của ký sinh trùng. Độ nhạy thường cao hơn xét nghiệm soi phân. Bên cạnh đó có thể sử dụng xét nghiệm này để đánh giá điều trị ( việc xét nghiệm kháng nguyên trong phân có kết quả chuyển từ dương tính sang âm tính sau điều trị). Tuy nhiên xét nghiệm kháng nguyên có thể có nhược điểm như không thể phân biệt được Giardia lambia còn sống hay đã bị tiêu diệt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phản ứng chuỗi polymerase (xét nghiệm PCR): thường áp dụng để phát hiện Giardia lambia trong mẫu phân. Tuy nhiên không sẵn có tại nhiều cơ sở y tế.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm PCR&nbsp;thường áp dụng để phát hiện Giardia lambia trong mẫu phân" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_xet-nghiem-pcr.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm PCR&nbsp;thường áp dụng để phát hiện Giardia lambia trong mẫu phân</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm phân: là xét nghiệm thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh do Giardia lambia. Dễ thực hiện, thời gian trả kết quả nhanh, có thể làm nhiều lần. Soi phân có thể thấy thể hoạt động, thể bào nang của ký sinh trùng. Giúp chẩn đoán xác định. Tuy nhiên cần lấy bệnh phẩm và bảo quản phân đúng cách. Bên cạnh đó kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Có thể thực hiện xét nghiệm phân nhiều lần trong quá trình chẩn đoán và đánh giá đáp ứng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài bệnh phẩm phân có thể sử dụng một số bệnh phẩm khác như dịch hút tá tràng, sinh thiết niêm mạc ruột,…</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm khác: công thức máu ngoại vi thường bình thường, một số ít trường hợp có thể tăng không đặc hiệu số lượng bạch cầu ái toan. Xét nghiệm phân có thể thấy các sợi mỡ, sợi cơ gián tiếp cho thấy sự giảm hấp thu của đường ruột. Một số người bệnh khi nội soi đường tiêu hóa thấy niêm mạc phù nề, tổn thương, có thể có loét,…</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh do Giardia lambia được chẩn đoán dựa vào khai thác yếu tố dịch tễ, nguy cơ mắc bệnh; triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên trong đó chẩn đoán xác định khi tìm thấy thể hoạt động hoặc thể bào nang của ký sinh trùng trong phân hoặc một số bệnh phẩm khác.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt bệnh do Giardia lambia với một số bệnh sau như: nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do các căn nguyên khác, bệnh lỵ amip, bệnh do Cryptosporidium, nhiễm Dientamoeba fragilis, bệnh không dung nạp lactose, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm Giardia</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biện pháp điều trị chính bao gồm điều trị thuốc diệt ký sinh trùng và các biện pháp điều trị hỗ trợ khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị thuốc diệt ký sinh trùng: áp dụng đa số các trường hợp bệnh do Giardia lambia tuy nhiên cân nhắc trong một số trường hợp trường hợp bệnh nhẹ có thể giới hạn hoặc phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc thường được sử dụng là gồm tinidazole liều 2 g/ngày với người lớn, 50 mg/kg/ngày với trẻ trên 3 tuổi và nitazoxanide liều 500mg/lần x 2 lần/ngày với người lớn và trẻ trên 12 tuổi, 200 mg/lần x 2 lần/ngày với trẻ từ 4 đến 11 tuổi, 100 mg/lần x 2 lần/ngày với trẻ 1-3 tuổi. Thời gian điều trị với tinidazole thường là 01 ngày và 3 ngày đối với nitazoxanide.</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc thay thế khác như metronidazole (người lớn: liều 500 mg/lần x 2 lần/ngày hoặc 250 mg/lần x 3 lần/ngày, trẻ nhỏ 15 mg/kg chia 3 lần/ngày, thời gian trong 5 - 7 ngày); albendazole (người lớn 400 mg/ngày x 5 ngày; trẻ nhỏ 10 -&nbsp;15 mg/kg/ngày x 5 ngày), mebendazole (200 mg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày), Paromomycin (10 mg / kg uống ba lần mỗi ngày trong 5 đến 10 ngày),…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng các thuốc thay thế khác như metronidazole để điều trị nhiễm Giardia" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_20201119_123312_365990_metronidazol_250.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng các thuốc thay thế khác như metronidazole để điều trị nhiễm Giardia</em></p> <p style="text-align: justify;">Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc diệt ký sinh trùng khi sử dụng</p> <p style="text-align: justify;">Đối với phụ nữ có thai: cân nhắc lợi ích và nguy cơ, trì hoãn điều trị thuốc diệt ký sinh trùng khi có thể&nbsp;3 tháng đầu của thai kỳ nếu phải chỉ định thuốc điều trị Giardia lambia có thể sử dụng Paromomycin, những tháng sau có thể sử dụng paromomycin, tinidazole, nitazoxanide,&nbsp;hoặc metronidazole.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị hỗ trợ khác: thay đổi chế độ ăn, bổ sung vitamin, điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, tăng cường dinh dưỡng,…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-giardia-snole
Viêm gan A cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm gan A do vi rút viêm gan A (HAV) gây ra. Con người là vật chủ duy nhất được biết đến. Nhiễm HAV thường là một bệnh tự giới hạn và không trở thành mãn tính. Suy gan thường ít khi xảy ra (nhỏ hơn 1% số trường hợp). Người nhiễm vi rút sẽ tạo ra khả năng miễn dịch suốt đời và bệnh có thể phòng ngừa được thông qua tiêm chủng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh viêm gan A do vi rút viêm gan A (HAV) gây ra" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_viem-gan-a-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh viêm gan A do vi rút viêm gan A (HAV) gây ra</em></p> <p style="text-align: justify;">HAV là một thành viên của chi Hepatovirus trong họ Picornaviridae. Từ năm 1947, người ta đã công nhận hai dạng viêm gan trên lâm sàng là viêm gan A và viêm gan B. Sau đó, vi rút gây bệnh viêm gan A đã được xác định chính xác vào năm 1973. Các thuật ngữ khác trước đây được sử dụng cho nhiễm trùng HAV bao gồm vàng da dịch, vàng da catarrhal cấp tính và vàng da chiến dịch.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm HAV có ảnh hưởng trên toàn thế giới. Uớc tính có khoảng 1,4 triệu trường hợp nhiễm HAV mỗi năm trên toàn cầu. Viêm gan A có thể xảy ra lẻ tẻ hoặc thành dịch .</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm vi rút viêm gan A (HAV) còn phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển kém, bệnh có thể được phòng ngừa bằng tiêm chủng, tiêm globulin miễn dịch và vệ sinh đúng cách. Kể từ khi vắc xin viêm gan A có mặt ở Hoa Kỳ vào năm 1995, tỷ lệ lây nhiễm HAV đã giảm 95%.</p> <p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, bệnh còn xảy ra lẻ tẻ, nhất là tại các vùng đồng bằng, miền núi có tập quán ăn uống và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, viêm gan A là một trong những nguyên nhân gây tăng men gan cần được chú ý đến. Bệnh hay gặp ở trẻ em hơn người lớn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">HAV là một vi rút loại RNA có chiều dài 27 nm, sợi đơn, hình tứ diện, thuộc giống Heparnavirus của họ Picornaviridae. HAV có bốn kiểu gen đã được mô tả ở người, nhưng chúng chỉ có một tuýp huyết thanh duy nhất. Virus này ổn định ở pH thấp và nhiệt độ vừa phải, nhưng nó bị bất hoạt bởi nhiệt độ cao, clo và formalin. Những đặc điểm này có liên quan đến các biện pháp phòng ngừa.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="HAV là một vi rút loại RNA có chiều dài 27 nm, sợi đơn, hình tứ diện, thuộc giống Heparnavirus của họ Picornaviridae" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_viem-gan-a-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>HAV là một vi rút loại RNA có chiều dài 27 nm, sợi đơn, hình tứ diện, thuộc giống Heparnavirus của họ Picornaviridae</em></p> <p style="text-align: justify;">HAV thường lây truyền qua đường phân-miệng (qua tiếp xúc giữa người với người hoặc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm). Bệnh thường diễn biến nhẹ, các yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến suy gan nặng có thể bao gồm trên 50 tuổi và bệnh gan tiềm ẩn (đặc biệt là nhiễm vi rút viêm gan C mãn tính)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm HAV cấp tính ở người lớn thường là bệnh tự giới hạn, suy gan tối cấp xảy với tỷ lệ ít hơn 1% số trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thời gian ủ bệnh</strong></em> của nhiễm viêm gan A trung bình là 28 ngày (từ 15- 50 ngày). Bệnh có triệu chứng xảy ra ở khoảng 70% số người lớn. Các triệu chứng không phổ biến ở trẻ em &lt;6 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Các triệu chứng và dấu hiệu khởi đầu:</strong> </em>Bệnh nhân đột ngột xuất hiện:</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn, nôn</p> <p style="text-align: justify;">- Chán ăn</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân chán ăn, sốt có thể là biểu hiện nhiễm virus viêm gan A" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_viem-gan-a-3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân chán ăn, sốt có thể là biểu hiện nhiễm virus viêm gan A</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sốt</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Trong vòng vài ngày đến một tuầnsau đó</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Nước tiểu sẫm màu (bilirubin niệu)</p> <p style="text-align: justify;">- Phân nhạt màu(thiếu sắc tố bilirubin)</p> <p style="text-align: justify;">- Phát ban trên da</p> <p style="text-align: justify;">- Đau khớp</p> <p style="text-align: justify;">- Vàng da và ngứa</p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu thường giảm đi khi vàng da xuất hiện và vàng da thường đạt đến đỉnh điểm trong vòng hai tuần.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Triệu chứng thực thể</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Liệt cứng</p> <p style="text-align: justify;">- Gan to</p> <p style="text-align: justify;">- Đau hạ sườn phải khi sờ nắn</p> <p style="text-align: justify;">- Lách to</p> <p style="text-align: justify;">Ở phụ nữ có thai, nhiễm viêm gan A cấp tính có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non và các biến chứng thai kỳ</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tăng men gan (thường trên 1000 IU /dL), tăng bilirubin huyết thanh (thường ≤10 mg/dL), và tăng phosphatase kiềm (lên đến 400 U/L). Tăng men gan trước khi tăng bilirubin. Alanine aminotransferase (ALT) huyết thanh thường cao hơn aspartate aminotransferase (AST) huyết thanh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tăng men gan (thường trên 1000 IU /dL)" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_tang-men-gan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng men gan (thường trên 1000 IU /dL)</em></p> <p style="text-align: justify;">Các men gan trong huyết thanh đạt đỉnh khoảng một tháng sau khi tiếp xúc với vi rút và sau đó giảm dần sau mỗi tuần. Nồng độ bilirubin huyết thanh thường giảm trong vòng hai tuần sau khi đạt mức đỉnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Viêm gan ứ mật: Ứ mật kéo dài được đặc trưng bởi vàng da kéo dài (trên 3 tháng), xảy ra trong khoàng 5% bệnh nhân bị nhiễm viêm gan A cấp tính. Diễn tiến của viêm gan ứ mật thường được đặc trưng bởi vàng da rõ rệt, ngứa, sốt, sụt cân, tiêu chảy. Xét nghiệm thấy bilirubin huyết thanh tăng rõ rệt (thường&gt; 10 mg / dL) và phosphatase kiềm, tăng nhẹ aminotransferase huyết thanh và tăng cholesterol huyết thanh. Mức bilirubin cao nhất có thể đạt được vào tuần thứ tám hoặc muộn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Tái phát viêm gan: Có khoảng 10% bệnh nhân bị tái phát các triệu chứng trong sáu tháng sau khi bị bệnh cấp tính. Thời gian tái phát về mặt lâm sàng thường ít hơn ba tuần, mặc dù tái phát sinh hóa có thể kéo dài đến 12 tháng. Nguyên nhân của viêm gan tái phát chưa được biết rõ.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm gan tự miễn: Hiếm khi nhiễm HAV có thể là yếu tố kích hoạt phát triển bệnh viêm gan tự miễn ở những người nhạy cảm. Viêm gan tự miễn là một bệnh viêm gan mãn tính được đặc trưng bởi tình trạng tăng globulin huyết, sự hiện diện của các tự kháng thể đang lưu hành (như kháng thể kháng nhân, chống cơ trơn và / hoặc kháng actin), và các thay đổi viêm trên mô học gan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">HAV lây lan chủ yếu qua đường phân-miệng. Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh do đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Trong môi trường nhà trẻ, sự lây lan của HAV thường diễn ra trước khi trường hợp mắc bệnh xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Lây lan giữa người với người</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">+ Lây truyền trong các hộ gia đình</p> <p style="text-align: justify;">+ Lây truyền qua đường tình dục</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm gn A lây truyền qua đường tình dục" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_viem-gan-a-2-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm gn A lây truyền qua đường tình dục</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nhà trẻ, trường mầm non</p> <p style="text-align: justify;">+ Doanh trại quân đội</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêu thụ động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, rau hoặc các loại thực phẩm khác</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm bởi những người xử lý thực phẩm bị nhiễm bệnh</p> <p style="text-align: justify;">+ Truyền máu</p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng ma túy bất hợp pháp</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">HAV thường lây truyền qua đường phân-miệng (qua tiếp xúc giữa người với người hoặc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm). Do đo bệnh hay gặp ở trẻ em, nhưng người sống trong môi trường tập thể và nam quan hệ tình dục đông giới.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm gan A có nguy cơ dẫn đến suy gan tối cấp và những biến chứng nặng với các bệnh nhân có các các yếu tố nguy cơ quan trọng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi &gt; 50</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh gan mãn tính không do nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh gan mãn tính do nhiễm trùng (đặc biệt là nhiễm vi rút viêm gan C mãn tính)</p> <p style="text-align: justify;">- Xơ gan</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư gan</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HAV bao gồm tiêm chủng, tiêm globulin miễn dịch và chú ý đến thực hành vệ sinh trong ăn uống, sử dụng biện pháp bảo vệ trong quan hệ tình dục.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Tiêm chủng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Đối tượng nên được tiêm chủng</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em</p> <p style="text-align: justify;">- Nam quan hệ tình dục đồng giới</p> <p style="text-align: justify;">- Những người sử dụng ma túy bất hợp pháp dạng tiêm hoặc không tiêm</p> <p style="text-align: justify;">- Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm với HAV</p> <p style="text-align: justify;">- Những người chưa được chủng ngừa ở những nơi có ổ dịch có nguy cơ nhiễm HAV hoặc có yếu tố nguy cơ mắc bệnh nặng do HAV</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm HAV hoặc bệnh nặng do nhiễm HAV</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm chủng vắc xin để phòng bệnh viêm gan A" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_viem-gan-a-4.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm chủng vắc xin để phòng bệnh viêm gan A</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Hiệu quả của vắc xin</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Ở những người khỏe mạnh, khả năng tồn tại của kháng thể ở người lớn là trên 95% trong hơn 20 năm sau khi tiêm chủng và ở trẻ em là trên 85% trong hơn 15 đến 20 năm sau khi tiêm chủng.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Lịch tiêm chủng</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Chủng ngừa bằng vắc xin viêm gan A bất hoạt đơn kháng nguyên (HAVRIX hoặc VAQTA) gồm hai liều cho trẻ em và người lớn. Chủng ngừa bằng vắc-xin bất hoạt phối hợp (TWINRIX) bao gồm ba liều cho người lớn (không được chỉ định cho trẻ em). Không cần tiêm phòng nhắc lại HAV sau khi hoàn thành đợt tiêm chủng chính hai liều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Dự phòng sau phơi nhiễm HAV</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những người bị phơi nhiễm HAV trong thời gian gần mà trước đó chưa được tiêm vắc xin HAV, nên tiến hành điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng một liều vắc xin HAV đơn kháng nguyên hoặc globulin miễn dịch càng sớm càng tốt, trong vòng hai tuần kể từ khi phơi nhiễm</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những người khỏe mạnh từ ≥12 tháng tuổi, nên tiêm vắc xin HAV. Tiêm phòng được ưu tiên hơn so với globulin miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với trẻ em &lt;12 tháng và những người chống chỉ định dùng vắc-xin HAV (ví dụ, những người bị dị ứng với vắc-xin), nên tiêm globulin miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Không nên sử dụng vắc xin phối hợp TWINRIX để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Thực hành vệ sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Rửa tay (kể cả sau khi đi vệ sinh, thay tã, và trước khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn).</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh sử dụng nước máy và thức ăn sống ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém.</p> <p style="text-align: justify;">- Ăn thực phẩm đã được nấu chin</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng clo, iốt và các dung dịch khử trùng (thuốc tẩy gia dụng pha loãng 1: 100) có hiệu quả để khử hoạt tính của HAV.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Chấn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán lâm sàng nhiễm HAV cấp tính nên được đặt ra ở những bệnh nhân khởi phát đột ngột các triệu chứng như: buồn nôn, chán ăn, sốt hoặc đau bụng, kết hợp vàng da hoặc tăng nồng độ aminotransferase huyết thanh, đặc biệt khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ lây truyền viêm gan A.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán được xác định bằng cách phát hiện kháng thể IgM kháng HAV trong huyết thanh. Các kháng thể IgM huyết thanh có thể phát hiện được tại thời điểm khởi phát triệu chứng, đỉnh điểm trong giai đoạn cấp tính hoặc giai đoạn đầu của bệnh, và vẫn có thể phát hiện được trong khoảng ba đến sáu tháng sau. Trong số những bệnh nhân bị viêm gan tái phát, kháng thể IgM huyết thanh vẫn tồn tại trong suốt thời gian của bệnh này.</p> <p style="text-align: justify;">Việc phát hiện kháng thể IgM huyết thanh trong trường hợp không có triệu chứng lâm sàng có thể phản ánh tình trạng nhiễm HAV trước đó với IgM tồn tại kéo dài, ở trẻ em có thể gặp kết quả dương tính giả hoặc nhiễm trùng không có triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Các kháng thể IgG huyết thanh xuất hiện sớm trong giai đoạn điều trị của bệnh, vẫn có thể phát hiện được trong nhiều thập kỷ và có liên quan đến khả năng miễn dịch bảo vệ suốt đời. Việc phát hiện anti-HAV IgG trong trường hợp không có anti-HAV IgM thường phản ánh tình trạng nhiễm trùng hoặc tiêm chủng trong quá khứ hơn là nhiễm trùng cấp tính.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chẩn đoán được xác định bằng cách phát hiện kháng thể IgM kháng HAV trong huyết thanh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_xet-nghiem-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán được xác định bằng cách phát hiện kháng thể IgM kháng HAV trong huyết thanh</em></p> <p style="text-align: justify;">Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường không được chỉ định trong chẩn đoán nhiễm trùng HAV. Siêu âm có thể thích hợp để chẩn đoán loại trừ như tình trạng tắc mật.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm gan B, C, D và E: Viêm gan A và E là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây truyền qua đường phân-miệng, trong khi viêm gan B và C có thể biểu hiện</p> <p style="text-align: justify;">cấp tính hoặc mãn tính và lây truyền qua các dịch cơ thể. Nhiễm vi rút viêm gan D có thể dẫn đến viêm gan cấp tính ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B.</p> <p style="text-align: justify;">- Virus Epstein-Barr và cytomegalovirus: Cả virus Epstein-Barr và cytomegalovirus đều có thể có biểu hiện bất thường về chức năng gan cũng như sốt, mệt mỏi và nổi hạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Virus sốt vàng da: Virus sốt vàng da do muỗi truyền ở các vùng lưu hành bệnh, biểu hiện bệnh cấp tính với sốt, vàng da và các biểu hiện tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Virus herpes simplex: Viêm gan là một biến chứng hiếm gặp của nhiễm virus herpes simplex, thường gặp nhất ở những vật chủ bị suy giảm miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Adenovirus: Nhiễm Adenovirus thường liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa, viêm gan có thể là một biến chứng của nhiễm adenovirus ở vật chủ bị suy giảm miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm HIV: Bệnh nhân nhiễm HIV cấp tính có thể bị buồn nôn, tiêu chảy và chán ăn. Các biểu hiện đường tiêu hóa nghiêm trọng hơn như viêm gan có thể xảy ra mặc dù hiếm.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nguyên nhân truyền nhiễm khác gây sốt và vàng da bao gồm: Sốt rét, leptospirosis, bệnh giang mai, sốt Q,…</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh không lây nhiễm với các biểu hiện tương tự như nhiễm trùng viêm gan A bao gồm: Viêm gan do rượu, tổn thương gan do thuốc, hội chứng Budd-Chiari, viêm gan tự miễn, bệnh Wilson,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm gan A cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiễm HAV thường tự giới hạn và điều trị bằng cách chăm sóc hỗ trợ. Cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có thể gây tổn thương gan hoặc chuyển hóa qua gan. Sự phục hồi hoàn toàn về lâm sàng và sinh hóa được quan sát thấy trong vòng ba tháng ở khoảng 85% bệnh nhân, và sự hồi phục hoàn toàn được quan sát thấy sau sáu tháng ở gần như tất cả bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân suy gan tối cấp cần điều trị hỗ trợ tích cực trong khoa hồi sức và nên được chuyển đến trung tâm có khả năng thực hiện ghép gan.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Các biện pháp điều trị hỗ trợ chính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa</p> <p style="text-align: justify;">- Bù nước và điện giải do nôn</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc hỗ trợ và bảo vệ, thanh lọc tế bào gan (Acid amin phân nhánh, Glucose 5%,…)</p> <p style="text-align: justify;">- Vitamin tổng hợp</p> <p style="text-align: justify;"><em>Các biện pháp điều trị tích cực</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh rối loạn đông máu và thăng bằng kiềm toan</p> <p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh rối loạn điện giải</p> <p style="text-align: justify;">- Chống hôn mê gan</p> <p style="text-align: justify;">- Lọc huyết tương loại bỏ bilirubin</p> <p style="text-align: justify;">- Ghép gan</p> <p style="text-align: justify;">Sau khoảng 2-3 tháng, bệnh nhân thường sẽ phục hồi hoàn toàn cả về lâm sàng và xét nghiệm. Nhiễm HAV không trở thành mãn tính, và sau khi phục hồi các bệnh nhân sẽ không bị nhiễm trùng tái nhiễm.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-gan-a-cap-szybm
Xoắn tinh hoàn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Xoắn tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xoắn tinh hoàn là tình trạng bệnh lý diễn ra do thừng tinh bị tác động xoắn quanh trục gây ra hiện tượng tắc nghẽn, phù nền, sung huyết và nếu không được phát hiện điều trị sớm thì dẫn tới bệnh cảnh nặng nề là hoại tử tinh hoàn. Định nghĩa xoắn tinh hoàn chỉ bệnh lý tại cơ quan tinh hoàn, còn theo phân loại giải phẫu thì được gọi là xoắn từng tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu của chuyên khoa thận tiết niệu hay chuyên khoa Nam khoa, bệnh thường gặp ở nam giới trẻ tuổi với tỷ lệ khoảng 1/4000 người nam giới ở độ tuổi dưới 25 tuổi và là những nguyên nhân chính khiến nam giới mổ cắt tinh hoàn do biến chứng hoại tử hàng đầu, sau những chấn thương nặng nền tại cơ quan sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">Xoắn tinh hoàn- thừng tinh hoàn là tình trạng bệnh cấp cứu về mạch máu, do đó cần được khám phát hiện xử trí sớm trước 6 giờ từ khi xuất hiện cưn đau vùng bẹn bìu, nếu xử trí muộn thì hậy quả có thể tinh hoàn sẽ bị hoại tử phải phẫu thuật cắt tinh hoàn, sẽ ảnh hưởng một phần tới khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra có thể ảnh hưởng tâm lý, khiến người nam giới mất tự tin sau này khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, rối loạn cương dương…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh tinh hoàn bình thường và xoắn thừng tinh hoàn" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_Screenshot_5.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh tinh hoàn bình thường và xoắn thừng tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu tinh hoàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tinh hoàn hai bên là một cơ quan nằm trong bìu, hình dáng giống hình trứng. Hai bên tinh hoàn có chiều cao không đều nhau, tinh hoàn bên trái thường thấp hơn tinh hoàn bên phải. Che phủ tinh hoàn bao gồm bao trắng bọc bên trong và lớp màng tinh hoàn bao phủ bên ngoài. Giữa màng tinh hoàn và bao trắng có một khoang ảo nằm giữa vai trò giúp tinh hoàn có thể di động trong bìu một cách thuận lợi</p> <p style="text-align: justify;">Tiếp theo cấu trúc của tinh hoàn là mà tinh hoàn nằm đội phía trên và chạy dọc theo bờ sau của tinh hoàn, có hình chữ C và có chiều dài khoảng 4cm.</p> <p style="text-align: justify;">Thành phần tiếp theo nằm trong bìu là thừng tinh, và trong thừng tinh có chứa các thành phần như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Ống dẫn tinh và bó mạch thần kinh hai bên</p> <p style="text-align: justify;">- Động mạch tinh hoàn hai bên</p> <p style="text-align: justify;">- Tĩnh mạch thừng tinh hai bên</p> <p style="text-align: justify;">- Các sợi thần kinh sinh dục hai bên</p> <p style="text-align: justify;">Đường đi của tinh hoàn: tinh hoàn từ thời kỳ bào thai nằm ở vị trí thắt lưng hai bên và bắt đầu di chuyển dần xuống phía dưới và cố định dưới hai bìu vào những tháng cuối của thai kỳ để tham gia chức năng sinh lý sinh sản sau này. Trong quá trình di chuyển dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động như rối loạn trục hạ đồi tuyến yên tinh hoàn, bất thường dây chằng bìu, ống phúc tinh mạch…làm cho có sự bất thường về tinh hoàn sau này gây nên các bệnh lý tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sinh lý bệnh xoắn tinh hoàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ở nam giới trẻ dưới tuổi trường thành, nhiều trường hợp tinh hoàn di động nhiều, thừng tinh dài cho nên dễ xảy ra tình trạng xoắn tinh hoàn, một số trường hợp có thể tự tháo xoắn nên thường không đi khám.</p> <p style="text-align: justify;">Nam giới trưởng thành đa phần màng tinh hoàn cao hơn bình thường, cùng với cấu trúc dây chằng và ơ thừng tinh bất thường làm tăng nguy cơ xoắn thừng tinh hoàn. Ngoài ra do cấu trúc bất thường trục tinh hoàn nằm ngang, nên nó có thể xoay tự do quanh thừng tinh ở phía trong màng tinh hoàn. Ở nam giới bất thường nay gặp</p> <p style="text-align: justify;">khoảng 10-12%. Trục xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay 180 độ hay 360 độ làm ảnh hưởng tới quá trình cấp máu tới tinh hoàn. Những trường hợp xoắn không hoàn toàn thì xoay trục ít hơn và thường tự tháo xoắn trở về trạng thái bình thường được. Trục của tinh hoàn nằm ngang, khi đó tinh hoàn có thể xoay tự do quanh thừng tinh ở phía trong</p> <p style="text-align: justify;">Cơ chế dẫn tới thiếu máu hoại tử tinh hoàn là do tinh hoàn hay thừng tinh hoàn bị xoắn làm cản trở sự lưu thông mạch máu tới và đi của tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay tiên lượng tình trạng xoắn tinh hoàn được các nhà niệu khoa dựa vào hai yếu tố là thời gain xoắn rất giá trị để quyết định tinh hoàn còn có khả năng hồi phục được không và mức độ xoắn của tinh hoàn là xoắn hoàn toàn hay xoắn không hoàn toàn. Về vấn đề thời gian, với những trường hợp xoắn tinh hoàn phát hiện sớm trước 6 tiếng thì tiên lượng tốt, điều trị bảo tồn được. Còn những trường hợp phát hiện sau 24 tiếng thì tiên lượng điều trị bảo tồn tinh hoàn khó khăn hơn đa phần cắt tinh hoàn do đã hoại tử.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay xoắn tinh hoàn thừng tinh được chia làm 2 nhóm:</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ nhất là xoắn ngoài tinh mạc: loại này thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ. Cơ chế do dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn, tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục tự do trong bìu dẫn tới xoắn.</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ hai là xoắn trong tinh mạc: loại này thì gặp ở nam giới và thanh niên trưởng thành. Do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao làm cho tinh hoàn di động như quả lắc chuông, gây nên nguy cơ xoắn tinh hoàn là rất cao. Ngoài ra theo cơ chế cơ nâng bìu nên đa phần tinh hoàn bên trái sẽ xoắn ngược chiều kim đồng hồ còn tinh hoàn bên phải thì ngược lại xoắn cùng chiều kim đồng hồ.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210908/20210908_Screenshot_6.png"></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Xoắn tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý xoắn tinh hoàn thừng tinh hoàn vẫn chưa được làm rõ. Nó có thể xảy ra khi người nam gặp phải chấn thương, đang nằm ngủ hay đang lao động làm việc. Do đó các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý xoắn tinh hoàng thừng tinh thường gặp như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Bất thường bẩm sinh tại các cấu trúc thừng tinh hoàn</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bất thường bẩm sinh tại các cấu trúc thừng tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xoan-tinh-hoan-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bất thường bẩm sinh tại các cấu trúc thừng tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tinh hoàn di động gặp ở giai đoạn trẻ sau sinh chưa xuống bìu hoàn toàn</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương trong lúc tập luyện hay sinh hoạt hang ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Những thời điểm khí hậu lạnh giá</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Xoắn tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh nhân là sưng và đau một bên bìu, cơn đau xuất hiện đột ngột và tăng dần. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng triệu chứng trên thường xuất hiện khi người nam giới đang ngủ gặp ở 50% các trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Về độ tuổi: bệnh thường gặp ở trẻ em và nam giới trẻ tuổi, rất hiếm gặp ở những người nam giới cao tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau tức vùng bìu: xuất hiện một cách đột ngột, cơn đau dữ dội tăng dần, xu hướng lan dọc theo thừng tinh, ống bẹn và cả hố chậu. Khi cầm đỡ tinh hoàn lên có cảm giác cường độ đau tăng lên.</p> <p style="text-align: justify;">- Bên tinh hoàn bị xoắn có biểu hiện sừng to khác biệt hơn hẳn so với bên còn lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám thực thể</p> <p style="text-align: justify;">+ Bác sĩ sẽ khám sờ thấy tinh hoàn sưng, đau, trục xoay ngang và nằm co rút lên cao hơn so với tinh hoàn còn lại do thừng tinh xoắn bị rút ngắn lại. Khi nâng nhẹ tinh hoàn lên thì người bệnh có cảm giác đau tăng. Ngoài ra khám kỹ có thể sờ thấy vị trí nút xoắn của thừng tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi người bệnh tới sớm trong những giờ đầu, thì bác sĩ khám có thể sờ được mào tinh ở vị trí bất thường là mặt trước tinh hoàn do thừng tinh xoắn làm thay đổi trục tinh hoàn. Tuy nhiên nếu người bệnh đến muốn thì do việc cấp máu bị ngừng trệ khiến thừng tinh hay tinh hoàn sưng lên nhiều, dẫn đến khó xác định được rõ mào tinh hay vị trí nút xoắn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi bệnh nhân đến muộn, tình trạng xoắn kéo dài trên 8 tiếng thì có thể có biểu hiện sốt do nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm: Siêu âm Doppler tinh hoàn là kỹ thuật thực hiện đơn giản, dễ dàng và hoàn toàn có thể phát hiện chẩn đoán sớm được tình trạng xoắn tinh hoàn do phổ doppler sẽ thẩy dòng máu tới tinh hoàn giảm tưới máu hoặc không thấy tín hiệu mạch. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ thì hình ảnh sẽ không điển hình như người nam giới trưởng thành, do đó cần kết hợp trên lâm sàng của trẻ để đưa ra kết quả dự đoán chính xác nhất giúp tiên lượng và điều trị sớm cho người bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Siêu âm Doppler tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xoan-tinh-hoan-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm Doppler tinh hoàn</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Xoắn tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn cấp: Đây là mặt bệnh cũng hay gặp hơn là tình trạng xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên cần phải chẩn đoán phân biệt được do triệu chứng lâm sàng có thể có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên hướng điều trị hoàn toàn khác nhau. Viêm tinh hoàn thì điều trị nội khoa còn xoắn tinh hoàn thì đa phần can thiệp phẫu thuật ngoại khoa sớm, do đó nếu chẩn đoán sai hoặc bỏ sót chẩn đoán thì rất dễ dẫn tới hậu quả nặng nề cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Trên lâm sàng để phân biệt được đau tinh hoàn là do xoắn hay chỉ là viêm tinh hoàn, người bác sĩ có thể áp dụng nghiệm pháp Prehn: dùng tay nhẹ nhàng nâng tinh hoàn bên đau lên, nếu người bệnh cảm thấy đau tăng thêm thì nghĩ nhiều đến bệnh cảnh xoắn tinh hoàn và nếu đau có thể giảm bớt đi thì nghĩ nhiều tới bệnh cảnh chỉ là viêm tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra khi người bệnh đến sớm thì trên siêu âm cũng có thể phân biệt được là viêm tinh hoàn hay nghĩ tới xoắn tinh hoàn. Trường hơp viêm tinh hoàn thì phổ mạch Doppler sẽ thấy nhiều mạch máu tăng sinh, còn trường hợp xoắn tinh hoàn thì sẽ thấy tín hiệu mạch Doppler giảm hoặc mất.</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Đặc điểm lâm sàng</strong></p> </td> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Xoắn Tinh hoàn</strong></p> </td> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Viêm tinh hoàn</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p>Khởi phát bệnh</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Đột ngột, thường về ban đêm</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Đau âm ỉ vài tiếng trước,rồi tăng dần</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p>Vị trí tinh hoàn</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Tinh hoàn bên xoắn cao hơn bên bình thường</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Gần như hai bên không thay đổi</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p>Mào tinh</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Thường là không sờ thấy</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Sờ rõ được ranh giới, mật độ, kích thước</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p>Tiết dịch niệu đạo</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Không có</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Có thể có</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p>Dấu hiệu Prehn</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Đau tăng lên hoặc không thay đổi</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Giảm đau hơn</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p>Sốt</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Thường không có giai đoạn sớm</p> </td> <td style="width:208px;"> <p>Thường có</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">- Xoắn mấu phụ mào tinh</p> <p style="text-align: justify;">Đây là mặt bệnh hiếm gặp ở nam giới. Cấu trúc này do di tích từ thời kỳ bào thai của ống Muller khi bị xoắn cũng có triệu chứng tương tự như xoăn tinh hoàn giai đoạn sớm. Tuy nhiên, đặc điểm đau trong bệnh lý này nó khu trú và có một dấu hiệu điển hình để phân biệt với các bệnh lý khác đó là dấu đốm xanh tím ở dưới da bìu.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra có thể kết hợp siêu âm Doppler để phân biệt. Nếu xác định chính xác là xoắn mẩu phụ tình hoàn thì không cần điều trị phẫu thuật, mà tư vấn hướng dẫn cho người bệnh yên tâm, kèm theo các thuốc chống viêm, giảm nề, giảm đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoát vị bẹn nghẹt</p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh có thể thấy đau tức nặng vùng bẹn bìu một bên, thông thường không đau nhiều như xoắn tinh hoàn hay viêm tinh hoàn. Người bệnh thấy khối căng phồng hoặc một bên bìu to hẳn hơn so với bên còn lại. Khi dấu hiệu đau tức tăng dần và khối phồng không di động được lên xuống thì có nghĩa là có nguy cơ của một tình trạng thoát vị bẹn nghẹt.</p> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán xác định cần kết hợp siêu âm Doppler để đánh giá. Khi đã xác định được tình trạng bệnh là thoát vị bẹn nghẹt thì cũng cần tư vấn cho bệnh nhân cần mổ sớm để đưa tổ chức thoát vị về vị trí bình thường trong ổ bụng (thường là quai ruột, mạc nối) tránh để muộn gây hoại tử tổ chức đồng thời gia cố lại điểm yếu của thành bẹn để tránh tái phát.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Xoắn tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trên thực tế để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm còn gặp nhiều khó khắn, do chủ quan người bệnh đến khám muộn. Trường hợp người bệnh đến khám sớm hoàn toàn có thể tháo xoắn bằng tay, tuy nhiên nguy cơ tái phát của bệnh nhân là rất cao, nên giải pháp tối ưu là phẫu thuật tháo xoắn và cố định thinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tinh hoàn bên còn lại thường cũng sẽ được phẫu thuật viên cố định trong cuộc mổ mục đích phòng ngừa xoắn tinh hoàn bên còn lại về sau.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật xoắn tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xoan-tinh-hoan-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật xoắn tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Với những bệnh nhân phát hiện muộn sau 24 giờ thì việc mổ cấp cứu là điều chắc chắn các bác sĩ niệu nam khoa phải làm, tuy nhiên khả năng điều trị bảo tồn được tinh hoàn này là rất thấp.</p> <p style="text-align: justify;">Trong khi mổ các bác sĩ sẽ cố gắng làm mọi biện pháp để bảo tồn tinh hoàn bên xoắn như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ủ&nbsp;ấm tinh hoàn bằng nước muối sinh lý</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng nhỏ thuốc tê lên thừng tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">+ Rạch bao trắng tinh hoàn giảm áp</p> <p style="text-align: justify;">+ Chỉ phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn khi mọi biện pháp bảo tồn thất bại</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi và tái khám</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng sau mổ</p> <p style="text-align: justify;">+ Hoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn sau mổ tháo xoẵn giữ tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">+ Xoắn tinh hoàn tái phát</p> <p style="text-align: justify;">- Tái khám: sau 1-3-6 tháng, tái khám theo dõi kết quả điều trị, xử lý tai biến chứng theo dõi tinh hoàn còn lại.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/xoan-tinh-hoan-sswig
Vô sinh nam
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Vô sinh nam</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay các cặp vợ chồng sau kết hôn khó thể có thai tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng lên. Đa số những cặp vợ chồng này thường không có tiền sử bệnh lý nào nghiêm trọng liên quan đến khả năng sinh sản. Hầu hết các cặp vợ chồng đều nghĩ rằng khi dừng sử dụng các biện pháp tránh thai thì có thể sẽ có thai trở lại ngay, mặc dù nó đúng với nhiều cặp vợ chồng tuy nhiên cũng nhiều hoàn cảnh khác thì lại không được may mắn như vậy.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vô sinh nam" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_vo-sinh-nam-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vô sinh nam</em></p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê hiện nay, cứ 12 cặp vợ chồng kết hôn sinh con thì có 1 cặp gặp phải vấn đề cần can thiệp để có con, nó chiếm khoảng 8% dân số.</p> <p style="text-align: justify;">Theo WHO 2000 thì vô sinh được định nghĩa là tình trạng 1 cặp vợ chồng kết hôn trên 1 năm, quan hệ thường xuyên liên tục mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào vẫn không thể có con.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra theo WHO vô sinh được chia ra làm 2 loại:</p> <p style="text-align: justify;">+ Vô sinh 1 hay còn gọi là vô sinh nguyên phát nghĩa là trường hợp một cặp vợ chồng chưa từng có thai lần nào sau 1 năm kết hôn và quan hệ thường xuyên, không sử dụng biện pháp tránh thai</p> <p style="text-align: justify;">+ Vô sinh 2 hay còn gọi là vô sinh thứ phát nghĩa là trường hợp một cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần và hiện nay sau 1 năm quan hệ trở lại vẫn không thể có con.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Vô sinh nam</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Quan điểm ngày xưa khi chưa có nhiều bằng chứng khoa học, mọi người hay cho rằng việc không sinh đẻ được chỉ do phía người phụ nữ. Tuy nhiên thực tế hiện nay đã chứng minh thực tế nguyên nhân dẫn tới vô sinh từ hai phía là ngang nhau. Theo WHO nguyên nhân dẫn tới vô sinh về phía nữ chiếm 40%, từ phía nam giới là 40%, 10% xuất phát từ cả hai giới và 10% còn lại là chưa tìm được nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Ở nam giới, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hậu quả vô sinh như rối loạn nội tiết, chấn thương vùng sinh dục, tắc nghẽn ống dẫn tinh, bệnh dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục…nó đều dẫn tới làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng thậm chí ngừng sinh tinh. Ngoài ra còn liên quan tới các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các loại thuốc không được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa…đều có khẳ năng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">Theo hội niệu khoa Châu Âu thì nguyên nhân vô sinh được chia thành các nhóm bệnh sau theo tần xuất từ hay gặp tới ít gặp:</p> <p style="text-align: justify;">- Giãn tĩnh mạch thừng tinh</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Giãn tĩnh mạch thừng tinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_vo-sinh-nam-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giãn tĩnh mạch thừng tinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Không rõ nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý tắc nghẽn đường dẫn tinh: bất sản ống dẫn tinh, tắc ống dẫn tinh, mào tinh…</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý tại tinh hoàn như tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý gây teo tinh hoàn như bẩm sinh hay mắc phải sau quai bị</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân miễn dịch như kháng thể kháng tih trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn xuất tinh như xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng…</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý nội tiết ảnh hưởng tới trục hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý di truyền như Klainefelter (47, XXY)</p> <p><strong>Sinh lý thụ tinh</strong></p> <p>Chu kỳ mỗi tháng một trong hai buồng trứng của phụ nữ sẽ có một nang trứng trội trưởng thành. Sau khi trứng rụng sẽ được loa vòi hút vào và chờ tinh trùng đến để thụ tinh, thường xảy ra ở 1/3 ngoài vòi trứng. Trứng sau khi được thu tinh sẽ tạo thành phôi và di chuyển dần vào làm tổ ở trong buồng tử cung.Nếu hiện thượng thụ tinh không diễn ra thì người phụ nữ sẽ có kinh trở lại và lại bắt đầu lặp lại một chu kỳ kinh mới.</p> <p>Sau quan hệ, thì sẽ có hàng trăm triệu con tinh trùng được nam giới xuất vào trong âm đạo của người phụ nữ. Tuy nhiên, do môi trường âm đạo người phụ nữ là môi trường acid cho nên để đến được vị trú thụ thai thì một lượng lớn tinh trùng đã chết trên đường di chuyển của mình. Khi đến được vị trí gặp trứng thì số lượng còn lại chỉ còn lại vài nghìn con tinh trùng, sau khi tiếp cận được vỏ trứng lại phải hy sinh để phá vỡ lớp vỏ trứng và một tinh trùng may mắn bơi vào trong để thụ tinh. Thời gian sống trung bình của tinh trùng ở cơ quan sinh dục nữ trung bình khoảng 2 ngày, trong khi đó trứng sau khi rụng có thể chờ tinh trùng tới thụ tinh sau 12-24 giờ.</p> <p>- Hiện nay xét nghiệm tinh dịch đồ vẫn là xét nghiệm cơ bản để đánh giá khả năng sinh sản của nam giời, thông qua các chỉ số:</p> <p>+ Thể tích tinh dịch.</p> <p>+ Mật độ và số lượng tinh trùng.</p> <p>+ Độ di động của tinh trùng.</p> <p>+ Hình dạng tinh trùng.</p> <p><strong>Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai</strong></p> <p>Sức khỏe tổng quát nói chung đều có thể làm ảnh hưởng tới khẳ năng sinh sản của người đàn ông. Các yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới khẳ năng sinh sản mà nam giới cần lưu ý:</p> <p>- Hút thuốc lá, thuốc lào: hiện nay các nghiên cứu đều cho thấy rằng thuốc lá ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên hệ hô hấp của nam giới thì nó còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới, cụ thể nếu người nam giới hút thuốc nhiều năm thì có thể làm giảm hình thái bình thường của tinh trùng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hút thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng thụ thai" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_vo-sinh-nam-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hút thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng thụ thai</em></p> <p>- Rượu bia, các chất kích thích có ảnh hưởng tới khẳ năng sinh sản không?</p> <p>Nếu người nam giới chỉ uống rượu vừa phải 1 ly nhỏ một ngày, thì không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng uống nhiều bia rượu thì có thể gây ra những tổn thương đầu tiên ở gan, sau đó ảnh hưởng chung tới sức khỏe nam giới và làm ảnh hưởng tới sản xuất tinh trùng.</p> <p>- Măc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục thì ảnh hưởng như nào?</p> <p>Bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung, cụ thể hay gặp như vi khuẩn lậu, chlamydia không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề ở phụ nữ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nó còn có thể gây viêm mào tinh- tinh hoàn,tuyến tiền liệt, túi tinh,… làm ảnh hưởng tới việc sản xuất cũng như di chuyển của tinh trùng.</p> <p>Do vậy, khi người nam giới thấy có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh lây truyền qua ñường tình dục nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị ngay. Điều này giúp ngăn ngừa việc lây bệnh cho bạn tình và giảm thiểu nguy cơ biến chứng gây bị tắc nghẽn trong đường sinh dục của nam giới. Ngoài ra nên có biện pháp quan hệ tình dục an toàn bằng việc sử dụng bao cao su thường xuyên trong khi chưa lập gia đình hoặc chưa muốn có con.</p> <p>Cả 2 người nên đi kiểm tra bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi muốn có gia</p> <p>đình. Việc này có thể ngăn ngừa bệnh lây lan cho bạn tình hay đứa con. Hiện nay Bệnh viện đa khoa MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như các xét nghiệm cơ bản đến chuyên sâu trong việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các cặp đôi.</p> <p>- Mặc quần lót như nào thì không làm ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục?</p> <p>Theo như các chuyên gia khuyến cáo thì nên mặc quần lót rộng vừa đủ khiến người nam giới cảm thấy thoải mái trong việc di chuyển, lao động hay làm việc. Một số nghiện cứu chỉ ra rằng việc mặc quần lót quá chật khiến nam giới không thoải mái, làm tăng nhiệt độ vùng sinh duc, khiến cơ thể tăng trạng thái stress lên tinh hoàn làm ảnh hưởng tới việc sản xuất tinh trùng.</p> <p>- Môi trường làm việc : hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể về môi trường làm việc ảnh hưởng như nào đến khả năng sinh sản nhưng người ta thường khuyên những cặp vợ chồng muốn có con nên tránh tiếp xúc với bất cứ hóa chất gây hại nào. Các loại thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hay những hóa chất độc hại và phóng xạ đều làm ảnh hưởng chất lượng và số lượng tinh trùng.</p> <p>- Chất bôi trơn âm đạo ảnh hưởng khả năng có thai không?</p> <p>Hiện này có nhiều loại làm bôi trơn âm đạo có tác dụng giết chết tinh trùng. Nếu một cặp vợ chồng đang mong con thì không nên sử dụng các loại chất bôi trơn âm đạo trong thời gian có khả năng mang thai trong chu kỳ kinh của người phụ nữ. Hoặc nếu muốn sử dụng thì phải có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Sản.</p> <p>- Về độ tuổi: khả năng thụ thai sẽ giảm khi người phụ nữ trên 35 tuổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Vô sinh nam</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1 Khám lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Hỏi bệnh: trong việc khám các cặp vô sinh hiếm muộn, thì hỏi bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp bác sĩ hiểu rõ về tiền sử sản khoa của các cặp vợ chồng. Đặc biệt người bác sĩ phải nắm được hành vi, tần suất, thời gian hai vợ chồng quan hệ như thế nào. Tiền sử có can thiệp nạo hút thai trước đây chưa, hay có điều trị các bệnh gì về cơ quan sinh dục phải can thiệp làm tăng nguy cơ biến chứng hẹp niệu đạo hay không? Có từng mổ các bệnh lý bẩm sinh như ẩn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ, xoắn tinh hoàn,…hay không? Môi trường sống, làm việc…có thường xuyên cẳng thẳng kéo dài hay không?</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám thực thể:</p> <p style="text-align: justify;">Đây cũng là một khâu rất quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân vô sinh hiếm muộn của 1 cặp vợ chồng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khám thực thể&nbsp;là một khâu rất quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân vô sinh hiếm muộn của 1 cặp vợ chồng." src="/ImagePath\images\20210908/20210908_vo-sinh-nam-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám thực thể&nbsp;là một khâu rất quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân vô sinh hiếm muộn của 1 cặp vợ chồng.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Khám tổng quát:</p> <p style="text-align: justify;">- Thể trạng, BMI</p> <p style="text-align: justify;">- Các cơ quan bộ phận như: tim mạch, tiêu hóa…</p> <p style="text-align: justify;">- Các đặc điểm khác của nam giới: như hệ thống lông, tóc, khám vú..</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám cơ quan sinh dục:</p> <p style="text-align: justify;">- Hệ thống lông mu nam giới</p> <p style="text-align: justify;">- Khám dương vật mô tả: kích thước, hình dáng, bao quy đầu…xem có bất thường dài hẹp bao quy đầu không? Có bị cong dương vật không? Có dị tật lỗ đái lệch thấp không…</p> <p style="text-align: justify;">- Khám tinh hoàn cần mô tả:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ bám da bìu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kích thước, mật độ của tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám mào tinh cần sờ nắn cẩn thận mào tinh</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám ống dẫn tinh: sờ nắn ống dẫn tinh để kiểm tra xem bình thường hay có bất sản ống dẫn tinh không?</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám thừng tinh xem có giãn tĩnh mạch thừng tinh hay không? Giãn độ mấy?</p> <p style="text-align: justify;">Khám trực tràng: đánh giá tuyến tiền liệt nếu cần</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2 Xét nghiệm cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghệm tinh dịch đồ: đây là xét nghiệm cơ bản trong chẩn đoán và điều trị vô sinh nam. Nam giới được phát một lọ lấy mẫu vô khuẩn và mẫu được lấy bằng hình thức nam giới “thủ dâm” lấy mẫu rồi gửi tới phòng xét nghiệm. Hiện nay xét nghiệm tinh dịch đồ theo chuẩn của WHO-5 hướng dẫn cần mô tả đầy đủ các yếu tố từ đại thể, tính chất vật lý, tới mật độ, tỷ lệ sống, khả năng di động, hình thái bình thường…của tinh trùng.S</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nội tiết: FSH, LH, E2, Testosteron, Prolactin</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm di truyền: Karyotype, Đột biến mất đoạn gen AZF…</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết tinh hoàn: là kỹ thuật an toàn áp dụng chỉ định những trường hợp không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch, cần xác định nguyên nhân xem còn khả năng sinh tinh được hay không để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nước tiểu: tìm tinh trùng trong những trường hợp nghi ngờ có xuất tinh ngược dòng.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tinh hoàn đánh giá kích thước, hình dáng, thể tích tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt lớp vi tính hoặc MRI những trường hợp khó xác định tinh hoàn qua siêu âm trong trường hợp tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc ch</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Vô sinh nam</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1 Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội tiết: bệnh nhân nam giới nếu được chẩn đoán rõ nguyên nhân do rối loạn nội tiết như suy tuyến sinh dục, rối loạn trục hạ đồi-tuyến yên- tinh hoàn, tăng prolactin đơn thuần…đều được chỉ định điều trị nội tiết phù hợp như bổ sung testosterone đường bôi, điều trị tăng prolactin như parlodel, dostinex…</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị kháng thể kháng tinh trùng</p> <p style="text-align: justify;">Nam giới có kháng thể kháng tinh trùng làm cho tinh trùng dù có mật độ tốt nhưng khả năng</p> <p style="text-align: justify;">di động của tinh trùng lại giảm rất thấp. Do kháng thể kháng tinh trùng làm cho tinh trùng bị kết dính với nhau. Điều trị nội khoa kết hợp với hỗ trợ sinh sản được cho là đem lại hiệu quả cao với người nam giới có kháng thể kháng tinh trùng. Thường sẽ được điều trị corticoid một thời gian 3-6 tháng, sau đó nam giới được lọc rửa tinh trùng và thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo là bơm IUI với người vợ của mình.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị viêm nhiễm: một trong những yếu tố dẫn tới vô sinh nam là các bệnh lý viêm nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục như viêm niệu đạo, viêm mào tinh tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt…đa số là do lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn do các vi khuẩn thường gặp như lậu, chlamydia…do đó cần được điều trị sớm và kịp thời tránh gây biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị tốt các bệnh mạn tính như viêm gan B, C, đái tháo đường, basedow…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2 Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị ngoại khoa được chỉ định những trường hợp vô sinh nam do tắc nghẽn ống dẫn tinh, do giãn tĩnh mạch thừng tinh, các bệnh lý ẩn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ, hẹp bao quy đầu….</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_phau-thuat-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật nối ống dẫn tinh</p> <p style="text-align: justify;">- Thủ thuật MESA, PESA, Micro TESE…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hỗ trợ sinh sản đang được áp dụng hiện nay trong điều trị vô sinh Nam</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã giúp rất nhiều cặp vợ chồng có được những đứa con mong đợi bao nhiêu năm. Một số kỹ thuật HTSS hiện nay được áp dụng rộng rãi như:</p> <p style="text-align: justify;">- Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ( IUI)</p> <p style="text-align: justify;">- Thụ tinh với tinh trùng của người cho (DI)</p> <p style="text-align: justify;">- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)</p> <p style="text-align: justify;">- Bơm tinh trùng vào bào tương trứng ( ICSI)</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC có đầy đủ các đội ngũ Bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa, Nam khoa có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh lý vô sinh nam và nữ. Đặc biệt bệnh viện cũng triển khia thực hiện dịch vụ hỗ trợ sinh sản bơm tinh trùng vào buồng tử cung với tỷ lệ thành công cao, có liên kết hợp tác với các đơn vị IVF tại Hà Nội trong việc thực hiện kỹ thuật cao cho các cặp vợ chồng khám vô sinh hiếm muộn tại Bệnh viện.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/vo-sinh-nam-sftyk
Viêm tuyến tiền liệt
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm tuyến tiền liệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng bệnh lý nhiễm trùng cấp tính hay mạn tính của tuyến tiền liệt, với biểu hiện hội chứng lâm sàng đa dạng. Thường gặp bệnh cảnh lâm sàng là hội chứng đau vùng chậu mạn tính hay những người bệnh phát hiện mà không có triệu chứng lâm sàng điển hình.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm tuyến tiền liệt" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_viem-tuyen-tien-liet1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm tuyến tiền liệt</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Loại I: viêm tiền liệt tuyến cấp do vi khuẩn</p> <p style="text-align: justify;">+ Loại II: viêm tiền liệt tuyến mạn do vi khuẩn</p> <p style="text-align: justify;">+ Loại III: Viêm tuyến tiền liệt kèm với hội chứng đau vùng chậu mạn tính</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Loại IIIA: Hội chứng đau vùng chậu mạn tính có phản ứng viêm cấp, có sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu trong dịch tiết của tuyến tiền liệt hoặc trong tinh dịch</li> <li style="text-align: justify;">Loại IIIB: Hội chứng đau vùng chậu mạn tính không có phản ứng viêm cấp, biểu hiện là không có sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu trong dịch tiết của tuyến tiền liệt hay trong tinh dịch.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Loại IV: viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng. Thường không có đặc điểm lâm sàng mà được phát hiện tình cờ khi đi khám vì vô sinh hiếm muộn hoặc xét nghiệm tầm soát có PSA tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ học</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến ở nam giới dưới từ 50 tuổi trở lên hay mắc các bệnh về hệ tiết niệu sinh dục</p> <p style="text-align: justify;">- Xếp hang thứ 3 các mặt bệnh hay gặp ở Nam giới trên 50 tuổi sau bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ nam giới mắc gặp nhiều ở các nước Châu Phi 12,2%, sau đó là các nước Châu Âu 8,6%, cuối cùng là các nước Châu Á chiếm tỷ lệ 7,5%.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm tuyến tiền liệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phần lớn nguyên nhân dẫn tới viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn, ngoài ra cũng có thể gặp qua đường máu, đường bạch huyết hay từ các cơ quan lân cận. Tuy nhiên qua nhiều năm vẫn chưa có nghiên cứu nào chắc chắn đường lây nào cụ thể gây ra bệnh cảnh viêm tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phần lớn nguyên nhân dẫn tới viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-tuyen-tien-liet-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phần lớn nguyên nhân dẫn tới viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn</em></p> <p style="text-align: justify;">Với những nam giới có đời sống quan hệ tình dục thoải mái, tiền sử đã nhiều lần mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt là rất cao.</p> <p style="text-align: justify;">Hình ảnh sinh lý bệnh của viêm tuyến tiền liệt cấp hay mạn tính là có sự xuất hiện của các tế bào viêm trong biểu mô ống tuyến và tuyến của tuyến tiền liệt. Tuy nhiên sự xuất hiện của các tế bào viêm trong dịch tiết tuyến tiền liệt hay trong nước tiểu không phản ánh chính xác hay tương đồng với các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân đang có.</p> <p style="text-align: justify;">Ở những hình ảnh sinh lý bệnh của viêm tuyến tiền liệt mạn tính nguyên nhân do vi khuẩn thì người ta thấy là có nhiều tế bào viêm không đặc hiệu như tế bào lympho, đại thực bào hay các bào tương.</p> <p style="text-align: justify;">Trong viêm tuyến tiền liệt thì hội chứng đau vùng chậu mãn tính chẩn đoán dựa vào các triệu chứng đau vùng chậu của bệnh nhân, ngoài ra có thể có thêm các rối loạn chức năng sinh dục, chức năng thần kinh cơ trong khi kết quả nuôi cấy nước tiểu hay dịch tiết tuyến tiền liệt đều không phát hiện vi khuẩn gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Một số tác nhân gây viêm tuyến tiền liệt do virus có thể kể đến là người bệnh nhiễm virus HIV, CMV, Mycobacteriu hay nhiễm nấm…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường do các vi khuẩn thông thường tại tuyến tiền liệt hoặc ngược dòng từ niệu đạo gây nên.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính thường liên quan tới tình trạng tái phát nhiều lần của các tác nhân gây viêm tại tuyến tiền liệt</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm vi khuẩn gram âm thường gặp như: các Enterobacteriaceae, E.Coli, Klebsiella</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm vi khuẩn gram dương thường gặp như: Enterococci là một trong những vi khuẩn gram dương thường gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm 5 - 10%. Tuy nhiên có 1 số nghiên cứu chưa chứng minh được các vi khuẩn gram dương có thực sự gây bệnh hay chỉ tham gia vào hệ vi khuẩn trong TTL</p> <p style="text-align: justify;">- Các vi khuẩn lây qua đường tình dục như Chlamydia, Gardnerella vaginalis, ure plasma, nấm candida,</p> <p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi sức đề kháng của TTL:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các yếu tố nguy cơ giúp vi khuẩn có thể ký sinh trong TTL: sự trào ngược các ống tiết trong TTL, viêm mào tinh hoàn cấp, hẹp bao quy đầu, quan hệ tình dục không an toàn, đặt sonde tiểu lâu ngày, các can thiệp hay phẫu thuật nội soi qua niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi các thành phần trong dịch tiết TTL: làm suy giảm khả năng kháng khuẩn của TTL, hạn chế khuếch tán của 1 số loại kháng sinh trong nhu mô của TTL.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm tuyến tiền liệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm tuyến tiền liệt có thể gây ra các biến chứng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Bí tiểu hay tiểu khó.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bí tiểu hay tiểu khó" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-tuyen-tien-liet-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bí tiểu hay tiểu khó</em></p> <p style="text-align: justify;">- Với những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch thì có thể dẫn tới áp xe tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh ở nam giới do biến chứng làm viêm xơ hẹp niệu đạo hay ống phóng tinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">- Viên thận bể thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn huyết.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm tuyến tiền liệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nam giới cần tránh quan hệ tình dục không an toàn, nên quan hệ 1 vợ 1 chồng hoặc chung thủy với 1 bạn tình.</p> <p style="text-align: justify;">- Nên duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, thường 2 - 4 lít/ngày, không nên tạo thói quen xấu là nhịn tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,.." src="/ImagePath\images\20210908/20210908_vo-sinh-nam-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,.. để phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt</em></p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày hay sau quan hệ.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường tại cơ quan sinh dục, cần tuân thủ hướng điều trị và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nam khoa, Niệu khoa giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống xét nghiệm hiện đại giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm TTL được dễ dàng và hiệu quả hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm tuyến tiền liệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng cơ năng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân tới khám cần chú ý các triệu chứng lâm sàng sau đây gợi ý tình trạng viêm tuyến tiền liệt cấp tính:</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt, gai rét.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau cơ, đau khớp.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau vùng hạ vị hay vùng đáy chậu.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện tiểu khó.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có thể có tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu nhiều về đêm, tiểu ngắt ngừng, tia tiểu yếu và cảm giác không thoải mái sau đi tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau vùng thắt lưng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiết dịch niệu đạo một cách tự nhiên.</p> <p style="text-align: justify;">Với những bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt mạn tình thì hầu như không có triệu chứng lâm sàng. Có một số biểu hiện có thể là dấu hiệu gợi ý như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu ngắt ngừng hay tiểu khó.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện tắc nghẽn đường tiểu dưới.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử viêm nhiễm tiết niệu tái phát nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">Với những bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt kèm có hội chứng đau vùng chậu mạn tính thường xuất hiện các triệu chứng:</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên hoặc luôn có cảm giác khó chịu vùng chậu như: đau tức vùng tầng sinh môn, đau tức hạ vị, khó chịu ở niệu đạo, tinh hoàn kéo dài 3 - 6 tháng mà trước đó không có biểu hiện hay điều trị về nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng của tắc nghẽn đường tiểu như tiểu nhiều lần, tiểu khó và tiểu không hết bãi.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau cơ quan sinh dục sau khi xuất tinh hoặc khi cương để quan hệ.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện rối loạn cương dương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Khám thực thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chủ yếu khám thăm trực tràng để đánh giá tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Với những bệnh nhân có viêm tiền liệt tuyến cấp tính cần mô tả các dấu hiệu sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuyến tiền liệt có mật độ mềm, sờ nóng, ấn đau tức khi thăm trực tràng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau vùng hạ vị.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có cầu bàng quang do bí tiểu cấp.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên hạn chế xoa bóp để lấy dịch trong trường hợp nghi ngờ viêm tuyến tiền liệt cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Với những bệnh nhân viêm mạn tính do vi khuẩn thì chú ý các dấu hiệu sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám sờ nắn thấy tuyến tiền liệt bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có đau tức hạ vị mà tiền sử có đợt viêm cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân viêm mạn tính kèm hội chứng đau vùng chậu thì ngoài các triệu chứng như trên thì có thể xuất hiện tăng co thắt cơ vùng trực tràng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu cơ bản như tổng phân tích máu, chức năng thận, chức năng gan, PSA.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu cơ bản như tổng phân tích máu, chức năng thận, chức năng gan, PSA." src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xet-nghiem-adn-bao-nhieu-tien.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu cơ bản như tổng phân tích máu, chức năng thận, chức năng gan, PSA.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, cặn nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Cấy nước tiểu hay cấy dịch tiết từ tuyến tiền liệt chẩn đoán xác định nguyên nhân do vi khuẩn gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tổng quát ổ bụng hoặc chụp niệu đạo ngược dòng có cản quang đánh giá lượng nước tiểu tồn dư.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm qua ngả trực tràng giúp đánh giá chính xác và mô tả chi tiết tuyến tiền liệt mà đường bụng hạn chế khảo sát. Tuy nhiên cần phải được làm bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm được đào tạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CT Scanner vùng chậu giúp chẩn đoán rõ hơn các bệnh lý như ung thư tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt…hay các bệnh lý khác liên quan gây đau vùng chậu mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- U phì đại lành tính tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý sỏi niệu quản, sỏi thận hay sỏi bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn cương dương.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý đau mạn tính vùng chậu do chèn ép rễ thần kinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm tuyến tiền liệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1 Viêm tuyến tiền liệt cấp tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Không phải kháng sinh nào điều trị cũng khuếch tán tốt vào nhu mô của tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị kháng sinh bước đầu, nếu chưa có kết quả cấy dịch hay cấy nước tiểu thì cần điều trị theo kinh nghiệm là hướng đến các vi khuẩn gram âm trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh lựa chọn đầu tay là nhóm Fluoroquinilon: hai kháng sinh được hay dùng là Ciprofloxacin 500mg/12 giờ hoặc Levofloxacin 500mg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra nhóm kháng sinh Trimethoprim- sulfamethozazole 960mg/12 giờ cũng có hiệu quả tốt trong điều trị viêm cấp tính tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với nam giới trẻ, quan hệ với nhiều bạn tình có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất cao như vi khuẩn lậu, chlamydia: thì ưu tiên sử dụng kháng sinh Azithromycin 1g liều duy nhất hoặc Azithromycin 500mg/ngày đầu và duy trì 250mg/ ngày trong 7 - 10 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp đặc biệt có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cần được nhập viện điều trị nội trú.</p> <p style="text-align: justify;">+ Levofloxacin IV 500mg/ngày hoặc Ciprofloxacin IV 400mg/12 giờ</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Levofloxacin IV 500mg/ngày hoặc Ciprofloxacin IV 400mg/12 giờ" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_thuoc-tri-viem-tuyen-tien-liet-levofloxacin.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Levofloxacin IV 500mg/ngày hoặc Ciprofloxacin IV 400mg/12 giờ</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể phối hợp với nhóm thuốc aminoglycoside (Gentamycin hoặc tobramycin) nếu chức năng thận bình thường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2 Viêm tuyến tiền liệt mạn tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị ban đầu:</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh được lựa chọn đầu tay cũng giống như điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính vẫn là nhóm Fluoroquinolon và sulfonamide.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liều tương tự như điều trị viêm TTL cấp tính nhưng thời gian điều trị cần tối thiểu 6 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trong những trường hợp vi khuẩn kháng với nhóm kháng sinh Fluoroquinolon có thể đổi: Doxycycline hoặc Azithromycin.</p> <p style="text-align: justify;">+ Fosfomycin cũng cho thấy có khả năng khuếch tán tốt vào nhu mô tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị với những trường hợp tái phát:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm Fluoroquinolon vẫn là nhóm thuốc đầu tay ưu tiên điều trị, tuy nhiên thời gian cần kéo dài ít nhất 6 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm thuốc Trimethoprim - Sulfamethoxazole là thuốc thay thế có hiệu quả trong các trường hợp điều trị tái phát viêm tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời gian điều trị viêm TTL mạn tính tái phát cũng tối thiểu 6 tuần trở lên</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-tuyen-tien-liet-stplr
Viêm túi tinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm túi tinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tinh hoàn là gì?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đóng vai trò là một “nhà máy” sản xuất tinh trùng, tinh hoàn thực hiện chức năng sinh sản và giúp nam giới duy trì nòi giống. Trung bình mỗi ngày tinh hoàn của một người đàn ông trưởng thành trong độ tuổi sinh sản có thể cho ra mắt khoảng 120 triệu tinh binh. Phần lớn các tinh trùng sẽ được dự trữ tại ống dẫn tinh, một phần nhỏ thì được giữ lại ở mào tinh. Khả năng thụ tinh của những tinh binh này có thể duy trì được trong ít nhất là 1 tháng khi ngụ tại nơi dự trữ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tinh hoàn thực hiện chức năng sinh sản và giúp nam giới duy trì nòi giống" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_tinh-hoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tinh hoàn thực hiện chức năng sinh sản và giúp nam giới duy trì nòi giống</em></p> <p style="text-align: justify;">Cơ thể nam giới có tổng cộng 2 túi tinh, đây là một cơ quan có cấu trúc giống như chiếc túi nằm ở vị trí phía sau và dưới đáy bàng quang. Túi tinh được cấu thành từ một lớp cơ màng, lớp cơ này đảm nhận nhiệm vụ bài tiết tinh dịch - một loại chất lỏng giúp làm trung hoà acid, trong thành phần gồm có: protein, fructose và prostaglandin nhằm hỗ trợ cho hoạt động di chuyển của tinh trùng.</p> <p style="text-align: justify;">Loại chất tiết này chiếm tỷ lệ khoảng từ 60 - 70% tổng khối lượng tinh dịch. Số lượng tinh dịch và số lần xuất tinh trong một ngày nhiều hay ít phụ thuộc vào mỗi người.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng bị viêm túi tinh hay viêm túi tinh hoàn xảy ra khi túi tinh gặp nhiễm trùng dẫn tới viêm. Điều này gây nên sự sụt giảm cả về số lượng lẫn chất lượng tinh trùng và khiến cho sức khỏe sinh sản cũng như đời sống tinh thần của nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên quan giữa hiện tượng viêm túi tinh và một số bệnh lý khác như viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, có thể xuất tinh ra mủ hoặc máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm túi tinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm túi tinh, cụ thể đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Do các cơ quan lân cận túi tinh bị nhiễm khuẩn như: viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm màng tinh hoàn, viêm niệu đạo và các hiện tượng này khá phổ biến.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Do các cơ quan lân cận túi tinh bị nhiễm khuẩn như: viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm túi tinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-tui-tinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Do các cơ quan lân cận túi tinh bị nhiễm khuẩn như: viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm túi tinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Do các dị tật bẩm sinh khi lỗ đổ nước tiểu bị sai chỗ, đổ nhầm vào túi tinh khiến cơ quan này bị viêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Do ảnh hưởng từ bệnh lý từ những bộ phận khác trong cơ thể như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản nhưng tình trạng này thường ít gặp.</p> <p style="text-align: justify;">- Sai sót hoặc biến chứng gây ra bới thủ thuật y tế khiến túi tinh hình thành lỗ rò (như nội soi tiền liệt tuyến, đặt ống thông tiểu,...).</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị mắc lao đường tiết niệu sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giảm miễn dịch: những nam giới có sức đề kháng yếu cũng có nguy cơ cao bị viêm túi tinh do vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Quan hệ tình dục không lành mạnh: trường hợp những nam giới thích quan hệ tình dục với nhiều đối tác trong một lần hoặc trong thời gian ngắn, đồng thời không có thói quen sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ thì khả năng rất cao cũng sẽ bị viêm túi tinh. Bên cạnh đó, hoạt động quan hệ tình dục không lành mạnh còn thể hiện ở sự quan hệ thô bạo dẫn tới tình trạng co kéo các sợi mao mạch ở túi tinh, thậm chí là làm vỡ các mao mạch này gây viêm túi tinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm túi tinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng bị viêm túi tinh không đặc hiệu nên dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh lý nhiễm trùng khác. Dưới đây là các biểu hiện người bệnh cần đặc biệt lưu ý và liên hệ tới nguy cơ bị viêm túi tinh để đi khám và được chẩn đoán xác định bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">● Tiểu đau, tiểu buốt thậm chí có thể tiểu ra máu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiểu đau, tiểu buốt thậm chí có thể tiểu ra máu có thể là triệu chứng của viêm túi tinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-tui-tinh-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiểu đau, tiểu buốt thậm chí có thể tiểu ra máu có thể là triệu chứng của viêm túi tinh</em></p> <p style="text-align: justify;">● Đau vùng bụng dưới, đặc biệt mỗi lần đi tiểu hay bị đau ở tầng sinh môn, cơn đau có thể lan tới vùng bìu và cả hậu môn.</p> <p style="text-align: justify;">● Đau mỗi lần giao hợp, đau tăng nặng đặc biệt khi xuất tinh. Biểu hiện đau thường lan dọc theo đường ống dẫn tinh và lan sang vùng chậu.</p> <p style="text-align: justify;">● Gặp tình trạng xuất tinh sớm (khoái cảm khi giao hợp chớp nhoáng), đôi khi bị di tinh hoặc rối loạn cương dương.</p> <p style="text-align: justify;">- Tinh dịch khi xuất không chảy thành dòng như bình thường mà rỉ ra từ từ. Trường hợp bệnh nhân bị viêm túi tinh cấp tính thì sẽ xuất nhiều tinh dịch hơn, nếu bị viêm mạn tính thì số lượng tinh dịch xuất ra giảm.</p> <p style="text-align: justify;">- Tinh xuất ra có lẫn mủ hoặc máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có biểu hiện sốt, rét run, ớn lạnh khi bị viêm túi tinh cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh đau tầng sinh môn nhưng không bị viêm tiền liệt tuyến, đau mào tinh hoàn nhưng lại không có dấu hiệu viêm mào tinh hoàn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm túi tinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mức độ nguy hiểm của hiện tượng viêm túi tinh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người và thời điểm bắt đầu điều trị. Những bệnh nhân khi bị viêm túi tinh hoàn dễ có nguy cơ sụt giảm chức năng sinh dục, thậm chí phải đối mặt với khả năng không thể quan hệ tình dục được nữa. Chính vì thế nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ mất đi chức năng xuất tinh.</p> <p style="text-align: justify;">Chi tiết hơn, các hệ luỵ do viêm túi tinh gây ra kết hợp với sự gia tăng số lượng bạch cầu sẽ góp phần tiêu diệt khá nhiều tinh trùng, từ đó tình hoàn dần teo lại và mất đi khả năng sinh sản. Như vậy, viêm túi tinh là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây ra chứng vô sinh cướp đi thiên chức làm cha tự nhiên của đấng mày râu và ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai sau này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng viêm túi tinh có thể gây vô sinh nam" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_vo-sinh-nam-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng viêm túi tinh có thể gây vô sinh nam</em></p> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế phái mạnh khi cảm nhận được những bất thường của bệnh thường chủ quan và tâm lý ngại đi khám, cho tới khi bệnh trở nặng thì mới đi chạy chữa. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị và hiệu quả sau điều trị thường không cao. Tóm lại, nam giới cần ghi nhớ những biến chứng nghiêm trọng sau để nâng cao cảnh giác với căn bệnh viêm túi tinh nguy hiểm này:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm túi tinh làm gia tăng nồng độ acid và giảm nồng độ pH, gián tiếp giết chết nhiều tinh trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh gây hiện tượng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm và đau đớn khi quan hệ tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm túi tinh còn khiến cho tinh trùng mất khả năng trung hoà trong tinh dịch, các tinh binh dễ bị đông đặc và hoạt động kém hơn, chất lượng tinh trùng yếu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô sinh hiếm muộn.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh đe dọa tới hạnh phúc gia đình.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm túi tinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro bị viêm túi tinh cũng như phòng ngừa bệnh tái phát, các đấng mày râu cần đặc biệt lưu ý những điều sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Bất kể khi nào quan hệ tình dục cũng đều phải sử dụng biện pháp an toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Không quan hệ tình dục phóng khoáng cùng lúc với nhiều người hoặc quan hệ với nhiều người trong thời gian ngắn.</p> <p style="text-align: justify;">- Không nên lạm dụng các động tác thô bạo khi thủ dâm hoặc khi quan hệ với bạn tình để ngăn ngừa khả năng làm tổn thương bộ phận sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng cần được bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin để nâng cao sức đề kháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tích cực tập luyện thể dục thể thao, lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tích cực tập luyện thể dục thể thao, lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_bai-tap-the-duc-tang-cuong-sinh-ly-nam.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tích cực tập luyện thể dục thể thao, lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cần đi kiểm tra sức khỏe bao gồm cả nam khoa định kỳ để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường mà trên lâm sàng không cảm nhận được. Nếu có triệu chứng bệnh lý cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm túi tinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngoài việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ sẽ thu thập cả kết quả xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán, xác định bệnh. Các kỹ thuật bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tinh dịch đồ.</p> <p style="text-align: justify;">- Soi tươi tinh dịch nhằm phát hiện ra các xác bạch cầu và phát hiện vi khuẩn gây bệnh thông qua biện pháp nuôi cấy tinh dịch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Soi tươi tinh dịch nhằm phát hiện ra các xác bạch cầu và phát hiện vi khuẩn gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Soi tươi tinh dịch nhằm phát hiện ra các xác bạch cầu và phát hiện vi khuẩn gây bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm: thực hiện siêu âm túi tinh bằng đầu dò trực tràng hoặc phương pháp siêu âm ổ bụng khi căng tiểu có thể cho ra hình ảnh túi tinh bị giãn lớn, thành túi tinh dày,... từ đó giúp kết luận bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp khó có thể chụp cộng hưởng từ tiểu khung để quan sát toàn diện tiểu khung, bao gồm cả túi tinh và các cơ quan lân cận.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm túi tinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây là biện pháp phổ biến trong điều trị bệnh viêm túi tinh ở nam giới thông qua việc dùng thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh đặc hiệu và các loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng. Khi áp dụng kháng sinh tốt nhất nên tuân theo kháng sinh đồ và dùng loại có phản ứng tốt với tác nhân gây bệnh. Thông thường cần phải kết hợp giữa nhiều loại kháng sinh khác nhau để điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay loại kháng sinh được áp dụng phổ biến nhất là Augmentin, Cefotaxim hoặc Gentamycin và Tobramycin. Thường sử dụng liều cao đường tĩnh mạch, điều trị tấn công trong vòng 7 ngày đầu, sau đó có thể chuyển sang sử dụng bằng đường uống liều lượng trung bình từ 10 - 14 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, tùy trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng kết hợp với loại thuốc kháng viêm corticoid, dùng trong 7 - 10 ngày theo đường uống.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra để giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng đau, có thể dùng thêm Paracetamol, dùng loại thuốc chứa spasfon, spasmaverine nhằm giảm đau cơ trơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị viêm túi tinh tại BVĐK MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_namkhoa2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị viêm túi tinh tại BVĐK MEDLATEC</em></p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân bị viêm túi tinh là do vi khuẩn lao thì sẽ áp dụng thuốc theo phác đồ trị lao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp nam giới viêm túi tinh đến giai đoạn xuất hiện biến chứng áp xe túi tinh, hoặc không cho hiệu quả sau khi đã điều trị tích cực theo kháng sinh đồ thì cần áp dụng phương án điều trị ngoại khoa, có thể dẫn lưu túi tinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi tinh.</p> <p style="text-align: justify;">Một yếu tố khác cần lưu ý tới đó là tình trạng viêm túi tinh thường là hệ quả của viêm tiền liệt tuyến hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế bệnh nhân cần phải chữa trị dứt điểm các bệnh lý này để không phải chịu đựng các biến chứng lan rộng. Bên cạnh đó khi điều trị bằng kháng sinh cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để kết hợp những loại phù hợp với nguyên nhân gây bệnh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-tui-tinh-syhin
Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Cấu trúc của tinh hoàn và bệnh viêm tinh hoàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tinh hoàn ở đàn ông được cấu thành từ các ống sinh tinh và mạch máu. Bình thường nam giới có 1 tinh hoàn bên trái và 1 tinh hoàn bên phải, kích thước chiều dài khoảng 4 - 5cm, nặng tầm 20gr và có một lớp vỏ xơ dày bao bọc phía ngoài, lớp vỏ này màu trắng nên còn được gọi là bao cân trắng. Tinh hoàn ở trong bao cân trắng được phân chia thành 200 - 400 thuỳ nhỏ, và mỗi một thuỳ nhỏ sẽ chứa từ 2 - 4 ống sinh tinh. Các ống này có hình thù cuộn xoắn với nhau và giữa chúng có các vách xơ phân cách, đây chính là bộ phận đảm nhiệm vai trò sản sinh ra tinh trùng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cấu trúc tinh hoàn" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_cau-truc-tinh-hoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu trúc tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">Nhìn chung, sẽ có khoảng 400 - 600 ống sinh tinh chằng chịt trong mỗi tinh hoàn nam, chúng xếp thành các đường vòng cung và cùng nhau tụ lại tại 1 đầu, đầu còn lại sẽ nối với mào tinh.</p> <p style="text-align: justify;">Tinh hoàn có chức năng sản xuất ra tinh trùng và testosterone. Trong đó tinh trùng chính là đội quân đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản, giúp các đấng mày râu duy trì nòi giống, còn testosterone là nội tiết tố sinh dục nam ảnh hưởng nhiều đến định hướng phát triển các đặc tính sinh dục ở phái mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng viêm tinh hoàn xảy ra ở nam giới khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, nguyên nhân có thể là do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào bìu gây nên. Trường hợp một người bị viêm tinh hoàn cấp tính nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ tiến triển thành viêm tinh hoàn mạn tính, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản người bệnh. Tuy nhiên nếu chẩn đoán sớm và được điều trị đúng cách thì bệnh có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn và bệnh nhân vẫn duy trì được khả năng sinh sản.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Mào tinh hoàn là gì và khi nào thì nam giới bị viêm mào tinh hoàn?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cấu tạo của mào tinh hoàn bao gồm có 3 phần chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Phần đầu có kích thước phình to ở trên, nó được liên kết với tinh hoàn thông qua ống xuất.</p> <p style="text-align: justify;">- Phần thân và đuôi nhỏ hơn so với phần đầu.</p> <p style="text-align: justify;">Ở không gian bên trong của đầu mào tinh hoàn là các ống xuất, chúng cuộn lại thành các tiểu thuỳ. Kết thúc ở phần đầu của mào tinh hoàn các ống xuất sẽ cùng đi vào một ống đơn gọi là ống mào tinh. Trong trạng thái duỗi thẳng, chiều dài của ống mào tinh có thể lên đến 4 - 6m.</p> <p style="text-align: justify;">Những tế bào cơ trơn là thành phần bao bọc xung quanh ống mào tinh. Các tế bào này có khả năng co bóp giúp đẩy tinh binh ra khỏi ống mào tinh trong mỗi lần nam giới xuất tinh. Sau khi tinh hoàn sản xuất ra một lượng tinh trùng, đội quân này sẽ được bơm vào mào tinh để được phát triển một cách hoàn thiện. Do đó có thể nói mào tinh không những là nơi chứa tinh trùng mà còn là nơi nuôi dưỡng các tinh binh “khôn lớn". Sau khi hoàn thiện ở mào tinh, tinh trùng sẽ được xuất ra ngoài qua đường ống tinh.</p> <p style="text-align: justify;">Khi bị viêm mào tinh hoàn thì vùng này sẽ bị sưng nề và đau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bắt nguồn từ việc bị nhiễm khuẩn hoặc cũng có thể không phải do tác động vật lý. Có 2 loại viêm mào tinh hoàn đó là viêm cấp tính và viêm mạn tính, điều này dựa trên khoảng thời gian các triệu chứng tồn tại trên cơ thể người bệnh, cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mào tinh hoàn cấp tính: kéo dài dưới 6 tuần. Khi mới khởi phát thì đuôi mào tinh là phần bị ảnh hưởng đầu tiên và sau đó là viêm toàn bộ mào tinh. Trong trường hợp viêm mào tinh điều trị muộn sẽ dễ biến chứng thành viêm dây tinh, viêm toàn bộ tinh hoàn và tiến triển thành dạng viêm mạn tính. Dần dần chức năng sinh dục của nam giới bị ảnh hưởng và hệ quả là sẽ dẫn tới chứng vô sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm mào tinh hoàn" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_viem-mao-tinh-hoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm mào tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mào tinh hoàn mạn tính: biến chứng của loại viêm này là khiến nam giới bị áp xe bìu và vô sinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Viêm tinh hoàn do đâu?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là một số các nguyên nhân gây nên hiện tượng viêm tinh hoàn ở nam giới:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm:</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại tạp khuẩn như E.coli, đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa và Proteus mirabilis khi xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân sẽ di chuyển vào tinh hoàn theo đường máu và gây viêm nhiễm tại đây.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Pseudomonas aeruginosa gây viêm mào tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_Pseudomonas-aeruginosa-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Pseudomonas aeruginosa gây viêm mào tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhiễm khuẩn nam giới mắc phải như viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, viêm thận, viêm bàng quang thường sẽ gây viêm cả ở bộ phận tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng của quai bị: đây là một loại bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm do virus quai bị (tên khoa học là Mumps virus) gây nên. Theo các số liệu thống kê, có đến 20% số bệnh nhân nam bị viêm tinh hoàn bắt nguồn từ biến chứng của quai bị. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến nam giới bị vô sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: nam giới bị nhiễm lậu, giang mai,... khi quan hệ tình dục sẽ bị viêm tinh hoàn do vi khuẩn, virus tấn công vào cơ quan này.</p> <p style="text-align: justify;">- Do chấn thương: đây cũng là một trong những yếu tố khiến phái mạnh bị viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Các nguyên nhân khiến nam giới bị viêm mào tinh hoàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cũng gần tương tự như viêm tinh hoàn, một người sẽ bị viêm ở mào tinh hoàn nếu gặp các tình trạng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm các loại khuẩn: E.coli, lậu cầu, sán lá, trực khuẩn lao, ký sinh trùng giun chỉ, Epididymo-orchitis, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm virus, nấm: nguyên nhân này rất hiếm gặp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn qua đường tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh tim mạch amiodarone.</p> <p style="text-align: justify;">- Do nước tiểu chảy ngược dòng đi vào trong mào tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Do bệnh nhân bị chấn thương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm tinh hoàn cấp tính:</p> <p style="text-align: justify;">- Vùng da bìu có biểu hiện đau nhức, 2 bên bẹn cũng có cảm giác đau và nhức mỏi.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị sốt nhẹ, sau đó sốt cao dần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-mao-tinh-hoan-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phần mào tinh cũng trở nên phù nề, sưng đỏ và đau rát khiến bệnh nhân rất đau khi vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Không rõ ràng ranh giới giữa tinh hoàn và mào tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm tinh hoàn mạn tính:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân khó khăn và đau nhức trong việc di chuyển.</p> <p style="text-align: justify;">- Tinh hoàn và vùng bìu bị đau nhức nặng, mào tinh hoàn sưng tấy.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ thể suy nhược, sốt cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Viêm mào tinh hoàn có triệu chứng ra sao?</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bìu có dấu hiệu ấm nóng, sưng đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau một bên tinh hoàn, đặc biệt đau hơn mỗi khi tiểu tiện.</p> <p style="text-align: justify;">- Tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Ớn lạnh kèm theo sốt cao 39 - 40 độ C.</p> <p style="text-align: justify;">- Bị đau bộ phận sinh dục khi quan hệ và khi xuất tinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Sưng hạch bẹn.</p> <p style="text-align: justify;">- Dương vật có chảy dịch và mủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Vùng bụng dưới và vùng xương chậu cũng có cảm giác đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong tinh dịch có xuất hiện máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên tinh hoàn có khối u.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nam giới cần hết sức cảnh giác đối với bệnh lý này vì những biến chứng nghiêm trọng có thể gặp phải nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Cụ thể là:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị chứng teo tinh hoàn: viêm nhiễm có thể khiến cho 60% nam giới bị teo tinh hoàn gây giảm khả năng tình dục cũng như ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ sinh sản của nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng sinh lý suy giảm: các biểu hiện khi bị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn dễ làm cho bệnh nhân xuất tinh sớm khi quan hệ, khả năng sinh lý bị suy giảm hoặc thậm chí là mất hẳn.</p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe bìu: là tình trạng các mô nhiễm khuẩn có chứa mủ bên trong.</p> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh: tinh hoàn mất khả năng sản xuất ra tinh trùng hoặc chất lượng tinh trùng kém, từ đó khiến nam giới bị vô sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn có thể gây vô sinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_vo-sinh-nam-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn có thể gây vô sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn còn là nguyên nhân dẫn đến một loạt các bệnh lý khác như: viêm thận, ung thư tinh hoàn, bệnh nội tiết, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn có thể bắt gặp ở mọi nam giới trong bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường xảy ra nhất ở người từ 20 - 39 tuổi, hiếm khi gặp ở đối tượng người trung niên và người già. Các yếu tố dưới đây khiến nam giới ở độ tuổi trên dễ mắc bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Quan hệ tình dục thiếu lành mạnh: quan hệ với người mắc bệnh xã hội, có nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Quan hệ tình dục thiếu lành mạnh gây viêm tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_quan-he-khong-an-toan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Quan hệ tình dục thiếu lành mạnh gây viêm tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Người đã từng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới bị các bệnh lý như: nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính, phì đại tuyến tiền liệt,...</p> <p style="text-align: justify;">- Những người chưa thực hiện cắt hoặc không cắt bao quy đầu dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Do các thủ thuật làm ảnh hưởng tới đường tiết niệu (ví dụ như đặt ống thông tiểu).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nam giới nên có thói quen hoạt động tình dục một cách an toàn. Chỉ nên quan hệ với một bạn tình và luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần phối hợp điều trị cùng bạn tình nếu bị viêm tinh hoàn là do bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến nam khoa.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thăm khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến nam khoa" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_namkhoa2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thăm khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến nam khoa</em></p> <p style="text-align: justify;">- Để ngăn ngừa diễn tiến của bệnh cần:</p> <p style="text-align: justify;">- Nghỉ ngơi ở trên giường.</p> <p style="text-align: justify;">- Cố định bìu.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm đau cho bìu bằng cách chườm đá lạnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Không nâng vác vật nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trang bị quần lót hỗ trợ cố định bìu.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiêng quan hệ tình dục cho tới khi tình trạng nhiễm trùng được chữa khỏi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khám lâm sàng tinh hoàn hai bên và hạch bạch huyết ở bẹn. Khám trực tràng và tuyến tiền liệt. Ngoài ra có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm mào tinh hoàn:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu đánh giá tình trạng viêm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu đánh giá tình trạng viêm." src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xetnghiemchandoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu đánh giá tình trạng viêm.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm dịch tiết niệu đạo, nhuộm Gram để phát hiện tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, kháng sinh đồ để giúp chọn lựa kháng sinh thích hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm Doppler để loại trừ xoắn tinh hoàn hoặc khối u tinh hoàn</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Đối với viêm tinh hoàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp nam giới bị viêm tinh hoàn do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các thuốc kháng sinh nhằm diệt khuẩn, tiêu viêm và ngăn không cho vi khuẩn phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu viêm tinh hoàn có kèm theo các chứng viêm nhiễm nam khoa khác thì cần điều trị theo kháng sinh đồ, phối hợp thêm các loại thuốc phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu viêm tinh hoàn do bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần sử dụng phác đồ điều trị theo tác nhân gây bệnh và điều trị cả cho bạn tình để đề phòng trường hợp viêm nhiễm ngược.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể kết hợp với các loại thuốc đông y để bệnh nhân nâng cao sức đề kháng, tránh tình trạng bệnh tái phát trong tương lai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Đối với viêm mào tinh hoàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thông thường sẽ áp dụng điều trị bằng thuốc cho cả viêm mào tinh hoàn cấp tính lẫn mạn tính. Tùy từng trường hợp cụ thể, ví dụ như viêm mào tinh hoàn do mắc bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm. Phần lớn những bệnh nhân sau khi hoàn tất điều trị đều sẽ khỏi bệnh nếu được chỉ định thuốc phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Khi điều trị thuốc cần lưu ý những điều sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị bác sĩ đã hướng dẫn.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng giờ, đủ liều và đủ thời gian.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi nhận thấy các triệu chứng được cải thiện cũng không được tự ý ngưng dùng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thường sẽ có dấu hiệu được cải thiện sau vài ngày điều trị. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm thì cần đi khám lại ngay để được bác sĩ đánh giá lại tình trạng bệnh và có thể điều chỉnh đơn thuốc nếu cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">- Tái khám theo đúng lịch đã hẹn.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số biện pháp điều trị hỗ trợ bao gồm: cố định vùng bìu (bằng cách mặc quần lót chật) tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi dưỡng sức, dùng thêm thuốc giảm đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu có biến chứng áp xe bìu cần phải thực hiện phẫu thuật làm sạch.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-tinh-hoan-va-viem-mao-tinh-hoan-slrll
Tràn dịch màng tinh hoàn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tràn dịch màng tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đặc điểm cấu tạo của tinh hoàn:</p> <p style="text-align: justify;">Tinh hoàn là bộ phận được một túi mô mềm, lỏng lẻo gọi là bìu bao bọc bên ngoài. Vì thế nên chúng ta không thể quan sát được tinh hoàn bằng mắt thường nhưng có thể cảm nhận được nếu sờ nắn bìu. Mỗi tinh hoàn sẽ có gắn một ống dẫn tinh trùng tới dương vật. Thông thường nếu so sánh sẽ phát hiện ra một bên tinh hoàn sẽ nằm cao hơn so với bên còn lại.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đặc điểm cấu tạo của tinh hoàn" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_cau-truc-tinh-hoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đặc điểm cấu tạo của tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">Bìu có nhiệm vụ tiết ra một lượng nhỏ dịch với tác dụng chính là giúp bôi trơn để 2 viên tinh hoàn có thể dễ dàng di chuyển tự do bên trong bìu. Tĩnh mạch trong bìu đảm nhiệm chức năng hấp thụ lượng dịch sản xuất dư thừa, nhưng nếu lượng dịch được tạo ra và lượng dịch phải thoát đi có sự mất cân đối thì sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng dịch và gây nên tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn. Điều này thường chỉ xuất hiện ở một bên tinh hoàn, tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra ở cả 2 bên khiến cho tinh hoàn bị gia tăng kích cỡ và sưng lên bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">Khi một người cảm nhận được các dấu hiệu như đau đớn dữ dội vùng bẹn, cơn đau có lúc quặn lại theo từng đợt, kèm theo đó là 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn đều có biểu hiện phình, sưng to và sa xuống, phần tinh hoàn bị đẩy xuống dưới và da ở phần đầu của bìu căng bóng thì bệnh nhân cần ngay lập tức đi khám vì khả năng cao đây là triệu chứng của bệnh tràn dịch màng tinh hoàn. Hiện tượng này không thể xem nhẹ vì ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ sinh lý cũng như đời sống sinh hoạt của đấng mày râu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tràn dịch màng tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối tượng bị tràn dịch màng tinh hoàn bao gồm cả trẻ sơ sinh nam lẫn nam giới ở độ tuổi trưởng thành. Trường hợp bệnh nhi là trẻ sơ sinh nam gặp hiện tượng này là do trong giai đoạn còn ở trong bụng mẹ, tinh hoàn của thai nhi cần phải di chuyển từ trên bụng của bé đi qua ống phúc tinh mạc xuống dưới bìu. Tuy nhiên khi hoàn tất quá trình di chuyển này, đường ống không được đóng kín làm tràn dịch từ ổ bụng xuống và khiến màng tinh bị ứ đọng nước. Ngoài ra còn có những ca bệnh bị tràn dịch màng tinh hoàn kết hợp với chứng thoát vị bẹn.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với đàn ông trong độ tuổi trung niên, tràn dịch màng tinh hoàn có thể là do các nguyên nhân sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị nhiễm trùng tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn. Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc qua các chấn thương hở.</p> <p style="text-align: justify;">- Bị sưng bìu: nguyên nhân là do các nhiễm trùng hoặc chấn thương xảy ra bên trong bìu.</p> <p style="text-align: justify;">- Mắc bệnh ung thư tinh hoàn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mắc bệnh ung thư tinh hoàn gây tràn dịch màng tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ung_thu_tinh_hoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mắc bệnh ung thư tinh hoàn gây tràn dịch màng tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tràn dịch màng tinh hoàn cũng có thể là do phần nửa dưới cơ thể bệnh nhân bị phù nề.</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề khác xảy ra ở tinh hoàn dẫn tới hiện tượng tràn dịch như: khối u, chấn thương, nhiễm khuẩn tinh hoàn,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tràn dịch màng tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn thường không có biểu hiện phức tạp khi mới khởi phát. Dưới đây là các triệu chứng bệnh nhân cần lưu ý và theo dõi để đi khám kịp thời:</p> <p style="text-align: justify;">- Kích thước của bìu thay đổi: bìu sưng to lên, sa trĩu xuống dưới, da vùng này căng bóng, mới đầu chưa có cảm giác đau đớn. Khi soi đèn pin vào bìu có thể thấy ánh sáng xuyên qua được dễ dàng. Vì bìu to hơn so với bình thường nên sẽ ảnh hưởng nhiều tới các sinh hoạt thường ngày như đi bộ, vận động, thậm chí là khi quan hệ tình dục,...</p> <p style="text-align: justify;">- Tinh hoàn sưng to, cảm giác đau hoặc có triệu chứng cứng như đá.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tinh hoàn sưng to, cảm giác đau hoặc có triệu chứng cứng như đá" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-tui-tinh-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tinh hoàn sưng to, cảm giác đau hoặc có triệu chứng cứng như đá</em></p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh cảm thấy đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc có khi đau dữ dội, đau quặn lên theo từng đợt vùng bìu bẹn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bệnh nhân mắc bệnh viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn thì cũng có thể dẫn đến hiện tượng kích thích màng tinh hoàn tiết xuất dịch. Lúc này bệnh nhân có biểu hiện sưng to tinh hoàn và mào tinh hoàn kèm theo đau đớn dữ dội.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp màng tinh hoàn bị tràn ít dịch thì sẽ khó để phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng. Khi đó cần dựa trên siêu âm để chẩn đoán được nhanh và chính xác hơn. Hình ảnh siêu âm nếu lớp dịch này dày trên 5mm thì mới có giá trị, vì nếu nhỏ hơn thì đây có thể chỉ là loại dịch sinh lý bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện dịch mủ: dấu hiệu của viêm tinh hoàn cấp tính do vi khuẩn gây nên.</p> <p style="text-align: justify;">- Dịch máu có thể do chấn thương hoặc là cảnh báo của tổn thương do ung thư.</p> <p style="text-align: justify;">- Dịch dưỡng chấp: gây ra do giun chỉ: khi dịch này xuất hiện thì sẽ biểu hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh giun chỉ như đái dưỡng chấp, phù chân voi.</p> <p style="text-align: justify;">- Dịch vàng chanh: nguyên nhân xuất tiết dịch này thường là do bệnh toàn thân như ung thư hoặc bị bệnh lao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tràn dịch màng tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì tràn dịch màng tinh hoàn sẽ không có nguy cơ để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì sẽ là mối đe dọa lớn không chỉ đối với chức năng sinh lý của cánh mày râu mà còn ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể người bệnh. Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra trong thời gian dài sẽ làm tinh hoàn bị “ngập lụt" và trì đọng trong một túi nước. Điều này khiến cho các tổ chức quan trọng của cơ quan sinh sản ở nam giới như ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, tinh hoàn bị đình trệ hoạt động sản xuất tinh trùng. Số lượng cũng như chất lượng của&nbsp;tinh trùng vì thế mà giảm đi đáng kể và hệ quả là khả năng sinh sản của bệnh nhân cũng gặp nhiều trở ngại. Hay nói cách khác, người đàn ông có nguy cơ cao phải đối diện với hiếm muộn hoặc thậm chí là bị vô sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Hoạt động quan hệ tình dục không được thuận lợi:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi lượng tinh dịch bị tràn quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng kéo căng vùng da bìu của dương vật khiến khổ chủ phải trải qua những cơn đau đớn và sự khó chịu trong lúc quan hệ tình dục, dần dần nam giới mất đi hứng thú với chuyện chăn gối, tác động tiêu cực tới tâm lý của người bệnh và cả tâm trạng của bạn tình.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hoạt động quan hệ tình dục không được thuận lợi do tràn dịch màng tinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_vo-sinh-nam-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hoạt động quan hệ tình dục không được thuận lợi do tràn dịch màng tinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Gây áp lực cho tinh hoàn:</p> <p style="text-align: justify;">Cũng chính vì lượng dịch bị tràn quá nhiều sẽ làm cho tinh hoàn bị sa xuống và tinh hoàn phải chịu áp lực không nhỏ trong quá trình tuần hoàn máu. Việc này dẫn tới sự suy giảm trong khả năng sản xuất và cung ứng tinh trùng của tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Một số tác nhân làm gia tăng khả năng bị tràn dịch tinh hoàn đó là: nhiễm trùng, chấn thương vùng bìu, các bệnh lây lan qua đường tình dục và thường gặp ở trẻ sinh non và đối tượng nam giới trong độ tuổi 40.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tràn dịch màng tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phương pháp tốt nhất giúp nam giới bảo vệ bản thân khỏi chứng tràn dịch màng tinh hoàn chính là giữ cho vùng bìa cũng như tinh hoàn không bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Trong trường hợp khi tham gia các môn thể thao đối kháng, nam giới cần lưu ý sử dụng các thiết bị bảo hộ vùng dưới.</p> <p style="text-align: justify;">Cần phải sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, tránh quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, nếu phái mạnh phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở bộ phận sinh dục, cụ thể là ở vùng bìu như viêm, sưng và đau tinh hoàn thì cần đi khám nam khoa để kiểm tra, thăm dò và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng sau này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tràn dịch màng tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Thủ tục thăm khám lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trước tiên bác sĩ cần nắm được tổng quan thể trạng của bệnh nhân thông qua các thao tác sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra và đánh giá mức độ đau đớn và mức độ tràn dịch màng tinh hoàn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kiểm tra và đánh giá mức độ đau đớn và mức độ tràn dịch màng tinh hoàn tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_namkhoa2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm tra và đánh giá mức độ đau đớn và mức độ tràn dịch màng tinh hoàn tại MEDLATEC</em></p> <p style="text-align: justify;">- Quan sát kỹ hơn và rõ ràng hơn chất dịch xung quanh tinh hoàn bằng cách chiếu ánh sáng qua bìu.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra tình trạng thoát vị bẹn thông qua việc thăm khám khu vực bìu và thành bụng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2 Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu và nước tiểu: để xác định tình trạng viêm và cố gắng tìm nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch tinh hoàn (ví dụ như bị viêm tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn, nhiễm trùng đường tiết niệu-sinh dục).</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm để phát hiện dấu hiệu của khối u tinh hoàn hoặc hiện tượng thoát vị bẹn (nếu có).</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp lượng dịch bị tràn quá lớn và không thể khám được, bác sĩ có thể tháo dịch bằng kim nhỏ và lấy dịch làm xét nghiệm tìm nguyên nhân (nhiễm trùng, lao, ung thư,...)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tràn dịch màng tinh hoàn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Rất nhiều người khi bị mắc căn bệnh này thường có chung một thắc mắc là tràn dịch màng tinh hoàn có chữa được không và chữa trong bao lâu thì khỏi. Đối với bệnh nhân là người trưởng thành, nếu bệnh không gây nên bất kỳ triệu chứng nào thì có thể chỉ cần điều trị thuốc và các biện pháp bảo tồn mà chưa cần điều trị can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật, thời gian để các triệu chứng biến mất còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến hiện nay được sử dụng trong điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở nam giới:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Điều trị bằng thuốc:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ thuốc phù hợp. Các loại thuốc có thể sẽ được lựa chọn là: Kháng sinh, Corticoid, chống viêm, giảm phù nề, phác đồ điều trị lao (nếu nguyên nhân do lao)...</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Biện pháp phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp lượng dịch tràn lớn và gây khó chịu cho người bệnh. Để tiến hành phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ ở phần bụng dưới hoặc trên bìu. Dịch sẽ được dẫn lưu ra ngoài khu vực này. Tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn vẫn có khả năng tái phát sau phẫu thuật.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật để điều trị tràn dịch màng tinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_phau-thuat-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật để điều trị tràn dịch màng tinh</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Dẫn lưu dịch trong màng tinh hoàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cách để làm giảm lượng dịch màng tinh hoàn đó là dẫn lưu bớt ra ngoài bằng cách sử dụng kim dẫn lưu, nhưng biện pháp này chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng và việc tràn dịch có thể quay trở lại nếu không tìm được nguyên nhân để điều trị</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Thực hiện liệu pháp xơ hóa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh áp dụng kỹ thuật hay dẫn lưu dịch thì bệnh nhân có thể tiêm chất làm xơ, mục đích nhằm tránh tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn tái phát sau khi đã dẫn lưu chúng ra ngoài.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tran-dich-mang-tinh-hoan-shurw
Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến là sự phát triển quá mức của cơ trơn tuyến tiền liệt gây ra sự quá phát và làm rối loạn chức năng cơ năng và thực thể ở cổ bàng quang, đặc biệt là cản trở dòng nước tiểu đi ra từ bàng quang.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_tang-san-tuyen-tien-liet-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh hay gặp ở những người nam giới lớn tuổi, thường từ 45 tuổi trở lên, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan tới chế độ ăn uống hay chủng tộc và những thành phần sống trong xã hội. Hiện nay thế giới có khoảng trên 30 triệu nam giới mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Về hình ảnh đại thể thì tuyến tiền liệt có hình dạng tròn đều gồm có hai thùy bên nằm ở hai bên của niệu đạo, tuy nhiên gây cản trợ nhiều nhất tới lưu lượng dòng tiểu đi ra chính là thùy giữa của tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">Với nam giới trưởng thành trên 30 tuổi, tuyến tiền liệt có trọng lượng trung bình khoảng 20 gram. Trong khi đó với những người nam giới có phì đại tuyến tiền liệt thì trọng lượng trung bình thường là trên 33 gram.</p> <p style="text-align: justify;">- Về mặt vi thể : chủ yếu tuyến tiền liệt phì đại có thành phần tế bào adenomyo fibrome.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân cụ thể của phì đại tuyến tiền liệt hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Các giả thuyết cho rằng hai yếu tố quan trọng của tăng sinh TLT lành tính là yếu tố tuổi cao và chức năng của tinh hoàn. Với những người nam giới lớn tuổi thì có sự thay đổi của nội tiết, chủ yếu là nồng độ hormone testosteon giảm, estrogen tăng tác động gián tiếp lên thụ thể testosterone dihydrotestosterone (DHT) gây lên bệnh tăng sinh TLT. DHT có ái lực mạnh gấp nhiều lần so với testosterone tác động lên các tế bào của tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tỷ lệ tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến ở nam giới 40 tuổi là 8%" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_tang-san-tuyen-tien-liet.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tỷ lệ tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến ở nam giới 40 tuổi là 8%</em></p> <p style="text-align: justify;">Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì tỷ lệ tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến ở nam giới 40 tuổi là 8%, tăng lên 90% ở những người trên 90 tuổi. U phì đại lành tính TLT từ khi xuất hiện sẽ liên tục phát triển, một số giả tuyến cho rằng tuyến tiền liệt ước tính tăng trung bình khoảng trên 20gr trong 10 năm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đây là nhóm triệu chứng thường gặp nhất do khối u phát triển gây tình trạng chèn ép.</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng do bị kích thích :</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu nhiều lần, đặc biệt là về ban đêm gây nên tình trạng mất ngủ của nam giới hay còn gọi là tiểu đêm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiểu nhiều lần, đặc biệt là về ban đêm là triệu chứng bệnh tăng sản tuyến tiền liệt" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_tang-san-tuyen-tien-liet-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiểu nhiều lần, đặc biệt là về ban đêm là triệu chứng bệnh tăng sản tuyến tiền liệt</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu gấp: là tình trạng bệnh nhân đột nhiên có cảm giác buồn tiểu và tiểu luôn ra quần mà không kiểm soát được gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng tiểu buốt thường ít gặp hơn, đa số kết hợp với tình trạng viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng do chèn ép: là tình trạng bệnh nhân khó tiểu, phải rặn, tia tiểu yếu và khi đi tiểu xong cảm giác không được thoải mái vẫn còn cảm giác buồn tiểu tiếp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số triệu chứng khác kèm theo:</p> <p style="text-align: justify;">- Bí tiểu hoàn toàn: gặp khoảng 25% bệnh nhân đến khám vì lý do bí tiểu cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tình hoàn,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng muộn</p> <p style="text-align: justify;">+ Đái khó:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sớm: đa số là do viêm phù nề cổ bàng quang, đôi khi kinh nghiệm phẫu thuật viên mổ chưa lấy được khối u có thể cân nhắc can thiệp lại.</li> <li style="text-align: justify;">Muộn: đa số do viêm, xơ dính cổ bàng quang những trường hợp này thì cần can thiệp lại. Ngoài ra có thể gặp do hẹp niệu đạo, được xử trí nong niệu đạo.</li> <li style="text-align: justify;">Tỷ lệ tái phát u thấp, sau 15 năm là từ 7 - 15%.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Đái khó là biến chứng của bệnh tăng sản tuyến tiền liệt" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_tang-san-tuyen-tien-liet-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đái khó là biến chứng của bệnh tăng sản tuyến tiền liệt</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Đái rỉ:&nbsp;Được chẩn đoán là đái rỉ khi những bệnh nhân tồn tại triệu chứng sau mổ từ 6 tháng trở lên. Nguyên nhân do quá trình phẫu thuật làm tổn thương nhiều hệ thống cơ thắt niệu đạo. Biến chứng này hiếm khi xảy ra. Điều trị đa số là đặt cơ thắt nhân tạo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Khám lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Dựa vào thang điểm quốc tế IPSS để đánh giá mức độ tiểu khó của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mức độ nhẹ: 1 - 7 điểm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mức độ trung bình: 8 - 19 điểm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mức độ nặng: 20 - 35 điểm.</p> <p style="text-align: justify;">Khám cơ quan sinh dục: dương vật, tinh hoàn, cầu bàng quang nếu có,…</p> <p style="text-align: justify;">Thăm trực tràng: Là thao tác bắt buộc để xác định phì đại tuyến tiền liệt hay không và để phân biệt các bất thường khác như các nhóm bệnh lý về hậu môn trực tràng: u trực tràng,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thăm khám định kỳ để chẩn đoán sớm bệnh tăng sản tuyến tiền liệt" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_namkhoa2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thăm khám định kỳ để chẩn đoán sớm bệnh tăng sản tuyến tiền liệt</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm thường quy như công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, cặn nước tiểu, cấy nước tiểu,…</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm: có thể siêu âm qua đường bụng hoặc qua ngả trực tràng phải mô tả được rõ kích thước tuyến tiền liệt, đo thể tích hay trọng lượng, cơ quan lân cận tuyến tiền liệt,…</p> <p style="text-align: justify;">- Marker ung thư tuyến tiền liệt (PSA)</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm này đặc hiệu cho tuyến tiền liệt, có giá trị trong việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt vì khi ung thư PSA thường tăng cao. Do đó nếu hình ảnh siêu âm không rõ ràng mà nồng độ PSA tăng cao hoặc giảm rất thấp thì cũng cần thăm dò chẩn đoán xem có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp niệu đồ tĩnh mạch: hiện nay gần như không áp dụng do ít có giá trị chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">- Soi bàng quang, niệu đạo: mục đích để chẩn đoán phân biệt với các khối u khác không phải u phì đại lành tính tiền liệt tuyến mà cũng gây ra các triệu chứng đường tiểu dưới như u bàng quang, hẹp niệu đạo,…</p> <p><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p> <p>- Ung thư tiền liệt tuyến: Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi với các triệu chứng cơ năng tương tự như phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên cũng có nhiều triệu chứng để phân biệt như:</p> <p>+ Thăm trực tràng: sờ thấy tuyến tiền liệt rắn, chắc, khó di động, lồi về phía lòng trực tràng.</p> <p>+ Siêu âm: hình ảnh âm vang không đồng nhất, nhiều thùy múi, tăng sinh mạch,…</p> <p>+ Xét nghiệm có nồng độ PSA tăng cao.</p> <p>+ Sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt.</p> <p>- Xơ cứng cổ bàng quang:</p> <p>+ Thường gặp ở bệnh nhân nam trên 60 tuổi.</p> <p>+ Tiểu khó, thậm chí bí tiểu phải đặt sonde bàng quang, tuy nhiên khám trực tràng tuyến tiền liệt bình thường.</p> <p>+ Siêu âm: hình ảnh trọng lượng tuyến tiền liệt bình thường.</p> <p>+ Niệu động học chẩn đoán xác định tình trạng tắc nghẽn đường tiểu và hình ảnh xơ cứng chít hẹp cổ bàng quang.</p> <p>- Bàng quang thần kinh</p> <p>+ Bệnh nhân lớn tuổi có tiền sử chấn thương cột sống tủy sống, chấn thương sọ não, tai biến,…</p> <p>+ Đái khó kèm rỉ nước tiểu.</p> <p>+ Khám lâm sàng có cầu bàng quang, thăm trực tràng kích thước tuyến tiền liệt bình thường.</p> <p>+ Siêu âm tuyến tiền liệt bình thường.</p> <p>+ Niệu động học bình thường.</p> <p>- Hẹp niệu đạo:</p> <p>+ Bệnh nhân đến khám vì bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt.</p> <p>+ Bệnh nhân có tiền sử can thiệp cơ quan tiết niệu như mổ tán sỏi niệu đạo, bàng quang, đặt sonde đái, chấn thương,…</p> <p>+ Khám lâm sàng có thể có cầu bàng quang, thăm trực tràng tuyến tiền liệt bình thường, có thể có hẹp bao quy đầu.</p> <p>+ Siêu âm tuyến tiền liệt bình thường.</p> <p>+ Niệu động học cho thấy hình ảnh tắc nghẽn niệu đạo.</p> <p>+ Chụp tiết niệu ngược dòng cho thấy hình ảnh hẹp niệu đạo.</p> <p>- Viêm hoặc áp xe tiền liệt tuyến: ít gặp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên tắc điều trị: Trước khi điều trị cần giải thích rõ cho người bệnh về tình trạng bệnh, căn cứ vào mức độ và các triệu chứng hiện có của người bệnh đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất làm giảm thiểu hay cải thiện các triệu chứng khiến bệnh nhân không thoải mái, ảnh hưởng tới tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.Điều trị không dùng thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hướng dẫn cho bệnh nhân điều chỉnh các sinh hoạt, lối sống. Áp dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn đường tiểu mức độ nhẹ theo thang điểm IPSS.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa và có lịch tái khám định kỳ để đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần thay đổi lối sống hay thói quen xấu như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Không nên uống nhiều nước vào buổi tối, đặc biệt trước lúc đi ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Không sử dụng chất kích thích vào buổi tối như cà phê, nước có gas, bia, rượu,…</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế sử dụng một số nhóm thuốc lợi tiểu, chống trầm cảm,…</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên sử dụng các bài tập làm tăng sức mạnh cơ sàn chậu.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế để táo bón.</p> <p style="text-align: justify;">- Tập phản xạ bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị nội khoa :</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định:</p> <p style="text-align: justify;">+ Những bệnh nhân có triệu chứng bí tiểu mức độ trung bình theo thang điểm IPSS</p> <p style="text-align: justify;">+ Với những bệnh nhân khối u tuyến tiền liệt chưa cản trở nhiều tới bàng quang, lượng nước tiểu tồn dư sau bãi đái &lt;100ml.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chẹn alpha - Adrenergic: có vai trò làm giãn cơ trơn ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt, tuy nhiên nhóm thuốc này có thể làm hạ huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Doxazosin liều 2mg/24h.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tamsulosin liều 0,4 - 0,8 mg/24h.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc tác động lên sự chuyển hóa androgen mục đích làm ngăn cản sự phát triển của tuyến tiền liệt. Ví dụ như thuốc Finasteride giúp ức chế chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosterone (DHT), liều 5mg/24h.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thuốc y học cổ truyền cũng đã được nghiên cứu sử dụng nhiều giúp kìm hãm hoặc giảm sự phát triển của khối u.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Điều trị ngoại khoa:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định trong các trường hợp sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối U kích thước từ 50gram trở lên, gây bí đái mức độ nặng theo thang điểm IPSS, lượng nước tiểu tồn dư sau bãi đái &gt; 100ml.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bí tiểu cấp nhiều lần điều trị nội khoa thất bại.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u to gây tình trạng nhiễm khuẩn tái diễn nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp nội soi niệu đạo ngược dòng cắt u:</p> <p style="text-align: justify;">Áp dụng trong những trường hợp khối u TTL có trọng lượng từ 50 - 70gr.</p> <p style="text-align: justify;">Mục đích: loại bỏ phần u phì đại tuyến tiền liệt ở niệu đạo và long bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">Ưu điểm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đây là phương pháp đơn giản, ít tổn thương sang chấn và được áp dụng phổ biến hiện nay hầu hết tất cả các trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời gian bệnh nhân phải nằm viện sau phẫu thuật ngắn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cải thiện nhanh các triệu chứng ngay sau mổ</p> <p style="text-align: justify;">Biến chứng hay xảy ra với những trường hợp bệnh nhân có khối u kích thước lớn và thời gian mổ kéo dài trên 90 phút gây ra hội chứng nội soi.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ tái phát của khối u sau 5 năm chỉ là 5%.</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp phẫu thuật qua đường trên: được chỉ định cho những trường hợp khối u to trên 75gr hay kết hợp với các bất thường khác như túi thừa bàng quang, sỏi niệu đạo,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Phương pháp Millin : đường vào phẫu thuật sau xương mu.</p> <p style="text-align: justify;">- Rạch da theo đường trắng giữa dưới rốn.</p> <p style="text-align: justify;">- Qua da và tổ chức dưới da vào mặt trước bàng quang và TLT.</p> <p style="text-align: justify;">- Mở mặt trước TLT.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiến hành bốc tổ chức u TLT, khâu cầm máu vị trí cổ bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">- Đặt sonde foley 3 chạc niệu đạo, đóng vết mổ theo từng lớp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phương pháp Hryntchak - đường vào phẫu thuật qua bàng quang. Rạch da qua đường trắng giữa dưới rốn, qua da và tổ chức bộc lộ bàng quang, rạch bàng quang vào khối u tiến hành bóc khối u và đóng bàng quang, đóng cân cơ theo từng lớp.</p> <p style="text-align: justify;">- Chăm sóc và theo dõi sau mổ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Rửa bàng quang liên tục: để tránh máu cục trong bàng quang làm tắc ống dẫn lưu theo dõi sau mổ. Rửa bằng nước muối sinh lý 0.9%, mùa đông nên làm ấm dung dịch. Thời gian rửa và theo dõi tùy thuộc tình trạng chảy máu của bệnh nhân, thông thường sau 3 - 4 ngày nước tiểu trong trở lại bình thường. Nếu máu chảy nhiều có nguy cơ tắc sonde bàng quang, cần kiểm tra bơm rửa bàng quang lấy máu cục.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời điểm rút sonde tiểu với nội soi thường thì sau 3 - 4 ngày, còn đối với mổ đường trên thường sau 7 - 10 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biến chứng sau mổ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chảy máu sau mổ: chảy máu sớm ngay sau mổ thì ít xảy ra, chảy máu muộn sau mổ 10 - 20 ngày do bong các sẹo cầm máu, cần theo dõi sát đa số tự cầm không cần xử trí.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm khuẩn máu sau mổ: biểu hiện sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn hơi thở hôi, đau nhiều vết mổ,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng nội soi: là một biến chứng thường gặp trong phẫu thuật nội soi do hiện tượng tái hấp thu nước trong quá trình bơm rửa. Gây nên tình trạng hạ Na máu, gây phù tổ chức. Hậu quả nặng nề là phù phổi cấp, phù não, hôn mê,…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tang-san-lanh-tinh-tien-liet-tuyen-snlsy
Não nhiễm độc
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Não nhiễm độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các hóa chất có khả năng gây hại cho hệ thần kinh trung ương có mặt ở khắp nơi trong môi trường, đặc biệt là trong các môi trường nghề nghiệp. Nghành công nghiệp có số chất độc thần kinh được biết đến nhiều nhất. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, hơn 65.000 hóa chất thương mại hiện đang được sử dụng ở Mỹ, và 2.000 - 3.000 hóa chất mới được thêm vào sử dụng mỗi năm. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào cung cấp dữ liệu đầy đảu về số lượng các loại hóa chất gây hại cho hệ thần kinh. Mọi người có thể tiếp xúc với những chất độc thần kinh này chủ yếu trong công việc của họ, đôi khi ăn uống sinh hoạt hoặc thông qua các nguồn khác khác (thậm chí do thuốc, hóa chất bảo vệ thực phẩm...).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Não nhiễm độc" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_nao-nhiem-doc.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Não nhiễm độc</em></p> <p style="text-align: justify;">Thần kinh trung ương được bảo vệ khỏi sự phơi nhiễm độc hại ở một mức độ nhất định, nhưng nó vẫn dễ bị tổn thương do tác động của một số hóa chất có trong môi trường. Các chất hòa tan trong lipid dễ dàng xâm nhập thần kinh trung ương hơn, nơi các tế bào thần kinh đặc biệt nhạy cảm do hàm lượng lipid cao và tỷ lệ trao đổi chất mạnh. Cả chất xám và chất trắng đều có thể bị hư hại dễ dàng bởi độc tố thần kinh này.</p> <p style="text-align: justify;">Thuật ngữ "bệnh não nhiễm độc - Toxic encephalopathy" được sử dụng để chỉ rối loạn chức năng não do tiếp xúc với chất độc. Bệnh não nhiễm độc bao gồm một loạt các triệu chứng khác nhau, từ các dấu hiệu chỉ thấy được trên cận lâm sàng đến các rối loạn lâm sàng đày đủ. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh não nhiễm độc có liên quan đến các vùng não bị ảnh hưởng và các loại tế bào</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Não nhiễm độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các chất độc thần kinh rất đa dạng như các nguyên tố kim loại như đồng, chì, thủy ngân và mangan, các hợp chất sinh học như ethanol, độc tố botulinum (Botox), độc tố uốn ván (có trong ngành công nghiệp thực phẩm và y tế), độc tố tetrodotoxin (từ cá nóc), các loại khí phát sinh từ sản xuất như carbon monoxide (CO) hoặc carbon dioxide (CO2), các chất tổng hợp bao gồm nhiều loại thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp và trong y tế, vũ khí hóa (học như Tabun, Sarin và khí VX...)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các chất độc thần kinh rất đa dạng như các nguyên tố kim loại như đồng, chì, thủy ngân và mangan" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nao-nhiem-doc-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các chất độc thần kinh rất đa dạng như các nguyên tố kim loại như đồng, chì, thủy ngân và mangan</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Não nhiễm độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đầu tiên, có một mối tương quan giữa liều lượng và phản ứng cở thể trong bệnh não nhiễm độc. Tức là mức độ phơi nhiễm càng cao thì các triệu chứng càng nghiêm trọng. Tương tự, thời gian phơi nhiễm càng lớn thì khả năng xuất hiện các triệu chứng không hồi phục càng cao. Nói chung, các triệu chứng thần kinh chỉ xuất hiện sau khi tiếp xúc tích lũy đã đạt đến ngưỡng. Tính nhạy cảm của cơ thể với hóa chất cũng khác nhau giữa các cá thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ hai, bệnh não nhiễm độc thường biểu hiện như một hội chứng thần kinh không khu trú hoặc không đối xứng (chẳng hạn như yếu hoặc mất cảm giác của chỉ một chi hoặc chỉ ở một nửa bên của cơ thể nên gợi ý một nguyên nhân khác).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh não nhiễm độc thường biểu hiện như một hội chứng thần kinh không khu trú hoặc không đối xứng" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nao-nhiem-doc-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh não nhiễm độc thường biểu hiện như một hội chứng thần kinh không khu trú hoặc không đối xứng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thứ ba, thường có mối quan hệ chặt chẽ về mặt thời gian giữa phơi nhiễm và khởi phát triệu chứng. Các triệu chứng xuất hiện dần theo thời gian phơi nhiễm. Các triệu chứng này thường giảm dần khi hóa chất được đào thải khỏi cơ thể. Tuy nhiên, sự thiếu sót thần kinh bị trì có thể dai dẳng đôi khi xảy ra sau khi không còn tiếp xúc với chất độc.</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ tư, hệ thần kinh có khả năng hồi phục hạn chế hơn so với các cơ quan khác, chẳng hạn như gan hoặc hệ thống tạo máu. Do đó, nhiều di chứng hơn sau khi loại bỏ chất độc thần kinh, so với các bệnh nhiễm độc của các cơ quan khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ năm, nhiều hội chứng thần kinh có thể xảy ra khi phản ứng với một chất độc thần kinh duy nhất, tùy thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc.</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ sáu, các rối loạn lâm sàng của thần kinh trung ương có các biểu hiện khác nhau, thường liên quan đến một loạt các triệu chứng không đặc hiệu. Hơn nữa, một số độc tố thần kinh khiến bệnh nhân có hội chứng thần kinh không điển hình. Các triệu chứng và dấu hiệu của phơi nhiễm chất độc thần kinh có thể tương đối giống nhiều bệnh tâm thần, chuyển hóa, viêm, ung thư và thoái hóa của hệ thần kinh .</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ bảy, bệnh não nhiễm độc không có triệu chứng lâm sàng là một hiện tượng rất phổ biến. Các rối loạn cận lâm sàng thường hồi phục sau khi hết phơi nhiễm, trong khi các rối loạn lâm sàng thường không hồi phục hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ tám, thời gian phơi nhiễm liên quan đến các giai đoạn phát triển quan trọng của thần kinh trung ương. Ví dụ nổi bật nhất của hiện tượng này là sự nhạy cảm của não trẻ sơ sinh với nhiễm độc thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Cuối cùng, độc tố thần kinh có thể làm giảm chức năng của não, có khả năng làm cho các tế bào dễ bị tổn thương hơn trước tác động của quá trình lão hóa và dẫn đến lão hóa nhanh hơn. Điều này có thể giải thích cho nhận xét rằng trong một số trường hợp, sự suy giảm có thể tiếp tục trong nhiều năm, ngay cả sau khi ngừng tiếp xúc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Não nhiễm độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Qua đường hô hấp</p> <p style="text-align: justify;">- Qua đường tiêu hoá</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi ăn phải thức ăn bị nhiễm độc có thể gây độc cho não" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nao-nhiem-doc-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi ăn phải thức ăn bị nhiễm độc có thể gây độc cho não</em></p> <p style="text-align: justify;">- Qua da</p> <p style="text-align: justify;">- Qua tiêm truyền trực tiếp, vết thương</p> <p style="text-align: justify;">- Qua nhau thai, sữa mẹ gây độc cho thai nhi thông qua nhau thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Não nhiễm độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các hội chứng lâm sàng chính của bệnh não nhiễm độc bao gồm bệnh não nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính lan tỏa, hội chứng tiểu não, parkinson và bệnh não mạch máu</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh não nhiễm độc lan tỏa cấp tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh não nhiễm độc lan tỏa cấp tính phản ánh tình trạng rối loạn chức năng não toàn thể khởi phát nhanh (thường là vài ngày hoặc vài tuần). Các độc tố thần kinh tạo ra bệnh não cấp tính can thiệp vào các chức năng tế bào cơ bản trong não. Hầu hết các tác nhân này xâm nhập được vì chúng hòa tan trong lipid cao và có thể dễ dàng khuếch tán qua hàng rào máu não.</p> <p style="text-align: justify;">Các tác nhân gây bệnh bao gồm dung môi hữu cơ, có thể làm thay đổi chức năng màng tế bào và một số chất khí (ví dụ: thuốc gây mê khí, carbon monoxide, hydrogen sulfide và xyanua), có thể ảnh hưởng lan tỏa đến chức năng não. Kim loại nặng cũng có thể gây ra bệnh não cấp tính; điều này thường được liên kết với các kim loại hữu cơ (ví dụ, metyl thủy ngân, chì tetraetyl và thiếc hữu cơ) hơn là với các kim loại vô cơ (ví dụ, thủy ngân, chì ...).</p> <p style="text-align: justify;">Hầu như bất kỳ dung môi hữu cơ nào cũng có khả năng gây ra bệnh não độc lan tỏa cấp tính, các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào chất độc thần kinh và cường độ tiếp xúc, và có thể từ hưng phấn nhẹ khi khám bình thường, đến rối loạn ý thức, mất định hướng, co giật, hôn mê, và thậm chí tử vong . Nói chung, sự tiếp xúc càng lớn, sự suy giảm chức năng não và ý thức càng nghiêm trọng. Vỏ não nhạy cảm hơn với những chất độc này so với thân não: ngay cả khi mất ý thức, chức năng thân não thường vẫn còn nguyên vẹn (hô hấp, tuần hoàn..).</p> <p style="text-align: justify;">Đối với hầu hết các chất độc thần kinh hoạt động lan tỏa trên não, quá trình phục hồi sau phơi nhiễm cấp tính hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh não nhiễm độc mãn tính:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương não lan tỏa mãn tính do tiếp xúc dộc tố thần kinh kéo dài và tích lũy (thường trong khoảng thời gian vài tháng hoặc nhiều năm), với dung môi hoặc (đôi khi) kim loại nặng. Các biểu hiện lâm sàng của tổn thương não mạn tính thường biểu hiện: suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng tiểu não</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mất điều hòa dáng đi, run, rung giật nhãn cầu... có thể do rối loạn chức năng tiểu não. Nếu một bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng tiểu não, cần có tiền sử chi tiết về nghề nghiệp của họ và phơi nhiễm chất độc thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc metyl thủy ngân (bệnh Minamata)</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm độc metyl thủy ngân gây tổn thương lớp tế bào hạt ở tiểu não, teo tiểu não lan tỏa hai bên, và mất lớp tế bào hạt ở vỏ tiểu não lan tỏa trên kính hiển vi . Các đặc điểm lâm sàng chính của bệnh bao gồm hội chứng tiểu não tiến triển và rối loạn các chức năng cảm giác của vỏ não. Ngoài ra, các tổn thương đối với vỏ não khứu giác, thị giác, thính giác hoặc khứu giác có thể biểu hiện như các vấn đề về khứu giác, suy giảm thị lực, rối loạn thính giác.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc metyl bromua</p> <p style="text-align: justify;">Methyl bromide là một loại khí có độc tính cao, được sử dụng rộng rãi như một chất diệt côn trùng. Nó có thể gây độc cho cả thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi. Phơi nhiễm mãn tính có thể gây ra bệnh đa dây thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh thị giác và rối loạn chức năng tiểu não, đôi khi có rối loạn tâm thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc thiếc hữu cơ</p> <p style="text-align: justify;">Hộp thiếc hữu cơ, chẳng hạn như hợp chất dimetyl và trimetyl, được sử dụng rộng rãi làm chất ổn định polyvinyl-clorua, chất xúc tác và chất diệt khuẩn. Rối loạn chức năng tiểu não có chọn lọc nổi bật nhất khi hồi phục sau hôn mê do nhiễm độc thiếc hữu cơ nặng cấp tính</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng parkinson</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc mangan (mangan)</p> <p style="text-align: justify;">Tiếp xúc quá mức mãn tính với mangan (Mn) có thể ảnh hưởng đến nhân cầu nhạt, dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh parkinson, đôi khi cùng với các đặc điểm tâm thần được gọi là locura manganica hoặc bệnh điên Mn. Trong lịch sử, các thợ mỏ phát triển chứng loạn thần do tiếp xúc với Mn ở mức lên đến vài trăm miligam trên mét khối</p> <p style="text-align: justify;">Tiến trình lâm sàng của bệnh mangan thần kinh có thể được chia thành ba giai đoạn</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có các triệu chứng tâm thần kinh hoang dã như suy nhược, thờ ơ, buồn ngủ, cáu kỉnh, dễ xúc động hoặc tâm thần thẳng thắng</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn thứ hai, hội chứng parkinson cứng não với loạn trương lực cơ, có thể hồi phục, biểu hiện như một đặc điểm lâm sàng chính .</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn cuối đáng chú ý là có dấu hiệu trầm trọng hơn với các dấu hiệu và triệu chứng được mô tả như trên.</p> <p style="text-align: justify;">Tiến triển lâm sàng được phát hiện là không thể đảo ngược và dai dẳng sau khi ngừng phơi nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc carbon monoxide cấp tính có thể dẫn đến hội chứng ngoại tháp chậm bắt đầu từ hai đến ba tuần sau khi hồi phục từ lần tiếp xúc ban đầu. Các đặc điểm parkinson có thể tiến triển và có liên quan đến sự thoái hóa đối xứng của nhân cầu nhạt</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh não mạch máu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ngộ độc carbon disulfide là một bệnh não mạch máu rất điển hình và thường gặp . Bệnh nhân ngộ độc carbon disulfide biểu hiện các đặc điểm lâm sàng khác nhau, bao gồm nhiều nhồi máu não , bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh tim mạch vành, bệnh võng mạc, tăng huyết áp, xơ vữa cầu thận của thận, và các triệu chứng parkinson</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thoái hóa thần kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh xơ cứng teo cơ bên (ALS): Mối liên quan giữa ALS và việc tiếp xúc với dung môi hoặc chì là không rõ ràng, và ngay cả những nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh được thiết kế tốt nhất cũng cho ra kết quả trái ngược nhau.</p> <p style="text-align: justify;">Các bệnh thoái hóa thần kinh khác: việc tiếp xúc với dung môi, nhôm, thủy ngân hoặc thuốc trừ sâu có liên quan đến sự phát triển của bệnh Alzheimer, bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất . Tuy nhiên, bằng chứng cho mối quan hệ nhân quả này còn hạn chế và cần phải có các nghiên cứu sâu hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có thể định lượng được hóa chất: chì và thủy ngân hoặc chất chuyển hóa của nó trong máu hoặc nước tiểu. Đối với hầu hết các độc tố thần kinh, dấu ấn sinh học không có sẵn.</p> <p style="text-align: justify;">Đôi khi trong các xét nghiệm huyết học và sinh hóa cho thấy sự thay đổi tế bào hồng cầu như trong trường hợp ngộ độc chì, hoặc bất thường xét nghiệm chức năng gan như trong trường hợp ngộ độc dung môi hữu cơ. Tuy nhiên, đối với hầu hết các độc tố thần kinh, các xét nghiệm cận lâm sàng không giúp ích cho việc chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trắc nghiệm thần kinh - tâm lý</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây là một phương pháp được chấp nhận để đánh giá tính toàn vẹn chức năng của thần kinh trung ương, đã được sử dụng rộng rãi để đánh giá các tác dụng độc thần kinh cận lâm sàng đối với nhận thức, trí nhớ, sự tỉnh táo, chức năng điều hành, tâm trạng và kỹ năng vận động tâm lý</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điện não đồ (EEG)</strong></p> <p style="text-align: justify;">EEG ghi lại hoạt động điện của não, đã được sử dụng để đánh giá phơi nhiễm chất độc thần kinh nghề nghiệp. Những thay đổi rõ ràng nhất trên điện não đồ, chẳng hạn như chậm lan tỏa, thường liên quan đến bệnh não nhiễm độc. Tuy nhiên, các bất thường quan sát được không đặc hiệu, nghĩa là điện não đồ chỉ có giá trị hạn chế trong việc phát hiện và xác định đặc điểm bệnh não nhiễm độc nhưng có giá trong việc đánh giá chứng động kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thăm dò hình ảnh học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Kể từ khi phát minh ra máy quét CT và MRI, hình ảnh y học của cơ thể người đã đạt được những tiến bộ to lớn. Hình ảnh thần kinh có thể được chia thành hai nhóm: hình ảnh thần kinh (hình ảnh dựa trên giải phẫu) như CT và MRI, và hình ảnh thần kinh chức năng (hình ảnh dựa trên sinh lý học) như quang phổ cộng hưởng từ (MRS), MRI chức năng, hình ảnh căng thẳng khuếch tán (DTI), SPECT và PET: Tùy vào loại hóa chất có thể có tổn thương khác nhau, thường là tổn thương khu trú, phù não trong tổn thương cấp. Tổn thương mạn tính thường lan lỏa, teo não, tiểu não…. Có thể có giảm tưới máu, tổn thương cae chất xám và chất trắng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI&nbsp;để chẩn đoán các tổn thương do nhiễm độc não" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_chup-mri-u-nao-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI&nbsp;để chẩn đoán các tổn thương do nhiễm độc não</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán bệnh não nhiễm độc</strong> có thể được thực hiện sau khi có thông tin về những điều sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">1) Tiếp xúc đủ mạnh hoặc kéo dài với chất độc thần kinh</p> <p style="text-align: justify;">2) Một hội chứng thần kinh thích hợp với các chất độc thần kinh giả định</p> <p style="text-align: justify;">3) Sự tiến triển của các triệu chứng và dấu hiệu trong một quá trình thời gian tương thích</p> <p style="text-align: justify;">4) Loại trừ các rối loạn thần kinh khác có thể gây ra hội chứng tương tự</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Não nhiễm độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Mỗi loại hóa chất khác nhau có điều trị nguyên nhân khác nhau</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị triệu chứng và điều trị di chứng</p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu , phục hồi chức năng</p> <p style="text-align: justify;">- Chăm sóc giảm nhẹ</p> <p style="text-align: justify;">Tóm lại, các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh não nhiễm độc có thể giống triệu chứng bệnh tâm thần, chuyển hóa, viêm, ung thư và thoái hóa của hệ thần kinh. Do đó, tầm quan trọng của việc khai thác bệnh sử, xem xét phơi nhiễm và khám thần kinh toàn diện là rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh não nhiễm độc. Việc nhận biết bệnh não nhiễm độc rất quan trọng vì chẩn đoán chính xác bệnh nghề nghiệp có thể ngăn ngừa những người khác (ví dụ, công nhân làm việc tại cùng một công trường) khỏi bị tổn hại thêm bằng cách giảm mức độ phơi nhiễm của họ với chất độc, và cũng thường cung cấp một số dấu hiệu tiên lượng. Do đó, bác sĩ phải nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh não nhiễm độc, và cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ thần kinh và bác sĩ nghề nghiệp để xác định xem rối loạn thần kinh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc thần kinh nghề nghiệp hay không.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nao-nhiem-doc-sofzx
Viêm đa dây thần kinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm đa dây thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên là bệnh lí khá phổ biến trong thực hành lâm sàng thần kinh với đặc trưng tổn thương viêm và mất myelin ở hệ thống sợi thần kinh khiến cho tốc độ dẫn truyền thần kinh bị giảm sút gây nên các biểu hiện bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Có nhiều cách phân loại bệnh viêm đa rễ dây thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại theo vị trí tổn thương: viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm đa dây thần kinh" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_20210312_viem-da-day-than-kinh-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm đa dây thần kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Phân loại theo diễn biến bệnh được phân loại 2 nhóm chính viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính (HC guilin barre), viêm đa rễ dây thần kinh mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng Guillain Barre: là bệnh cảnh cấp cứu trong thần kinh, với diễn biến cấp tính, có thể gây tử vong do tổn thương thần kinh chi phối các chức năng sống cơ bản: hô hấp, tim mạch. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra sau một tình trạng nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm đa rễ dây thần kinh mạn tính: bệnh diễn biến chậm trong thời gian dài, thường không nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, khả năng lao động.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm đa dây thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh rất da dạng, với mỗi nhóm nguyên nhân khác nhau gây nên các bệnh cảnh tổn thương khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý tự miễn và nhiễm trùng: Hội chứng Guillain Barre thường khởi phát sau tình trạng nhiễm trùng, tiêm phòng vaccin (herpes, thủy đậu, sởi, quai bị…) hoặc can thiệp phẫu thuật với tỉ lệ khoảng 60 %. Cơ chế: hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể bảo vệ để chống lại tình trạng nhiễm trùng, tuy nhiên do sự nhầm lẫn miễn dịch, các kháng thể này đã tấn công bao myelin của sợi trục thần kinh khiến phá hủy chúng. Từ vị trí nút Ranvier, tổn thường huỷ myelin bắt đầu rồi tiến triển hướng tâm về phía tương bào của tế bào Schwann. Phần lớn các trường hợp có thể hồi phục hoàn toàn do tổn thương myelin trước, ít ảnh hưởng tới sợi trục.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, suy thận, thiếu hụt vitamin B12, suy giáp, , nghiện rượu, …trong đó đái tháo đường là nguyên nhân hay gặp nhất. Tổn thương thần kinh do nhiễm độc (chì, asen, các thuốc Allopurinol, colchicin, metronidazol, phenytonin,levofloxacin, statin…)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường gây viêm đa dây thần kinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_dai-thao-duong-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường gây viêm đa dây thần kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nguyên nhân này thường gây nên bệnh cảnh viêm đa dây thần kinh mạn tính. Các trường hợp viêm đa dây thần kinh do chuyển hóa thường ưu thế tổn thương sợi trục nhiều hơn vỏ myelin, biểu hiện tổn thương cảm giác thường sớm hơn tổn thương vận động và tiên lượng hồi phục sẽ kém hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có khoảng 30-40% các trường hợp được gọi là là bệnh thần kinh vô căn do không tìm được nguyên nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm đa dây thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện bệnh gồm các rối loạn cảm giác và yếu cơ tiến triển đến liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng yếu cơ:</p> <p style="text-align: justify;">Đánh giá cơ lực theo thang điểm Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Vương quốc Anh như sau</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Độ 0/5: Không có sự co cơ</li> <li style="text-align: justify;">Độ 1/5: Co cơ nhìn thấy được nhưng không hoặc gây ra cử động chi rất nhỏ</li> <li style="text-align: justify;">Độ 2/5: Có cử động chi nhưng không thắng được trọng lực</li> <li style="text-align: justify;">Độ 3/5: Cử động thắng trọng lực nhưng không thắng được sức cản</li> <li style="text-align: justify;">Độ 4/5: Cử động thắng được phần nào sức cản của người khám</li> <li style="text-align: justify;">Độ 5/5: Cơ lực bình thường</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phản xạ gân xương 2 chi dưới hay tứ chi giảm hoặc mất, vì vậy còn được gọi là tình trạng liệt mềm.</p> <p style="text-align: justify;">&gt;&gt; Đặc điểm của tình trạng yếu cơ: thường đối xứng 2 bên, ưu thế ngọn chi, thường gặp 2 chi dưới nhiều hơn. Tuy nhiên có 1 số trường hợp liệt gốc chi giống như ngọn chi đồng đều, diễn biến từ 2 chân lan lên 2 tay. Đặc biệt liệt các dây thần kinh sọ não như dây số III, IV, VI gây rối loạn vận nhẫn, dây thần kinh IX, X, XII gây nuốt khó, nói khó.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh viêm đa dây thần kinh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-viem-da-day-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh viêm đa dây thần kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Có khoảng 10% trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính biểu hiện liệt mềm diễn biến nặng, liệt cơ hô hấp gây khó thở cần phải hỗ trợ hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn cảm giác: thường biểu hiện rối loạn cảm giác nông như cảm giác đau, dị cảm, cảm giác châm chích ở các chi. Biểu hiện rối loạn cảm giác sâu ít gặp hơn như giảm hoặc mất cảm giác rung, tư thế vị trí, nhận biết đồ vật. Tình trạng tổn thương cảm giác và vận động không phải luôn song hành và với mức độ tương tự nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện rối loạn dinh dưỡng: teo cơ, máy giật cơ….</p> <p style="text-align: justify;">Rối loạn thần kinh thực vật với các triệu chứng tăng tiết dịch phế quản, tăng tiết mồ hôi, nước bọt nhẹ hơn là mạch nhanh, huyết áp hạ, mức độ nặng có thể ngừng tim. Ngòai ra do tăng tiết ADH gây rối loạn điện giải, rối loạn dường huyết…trong 1- 3 tuần đầu hội chứng Guillain Barre.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện bệnh kèm theo khác: chuột rút, đau bắp chân về đêm, phù khi thiếu vitamin PP, vitamin B12; run, bịa chuyện và mất trí nhớ gần trong bệnh cảnh hội chứng Korsakoff ở bệnh nhân nghiện rượu, biểu hiện tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài lỏng trong các trường hợp do nhiễm độc….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm đa dây thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính: bệnh thường có xu hướng xấu đi trong khoảng hai tuần từ khi khởi phát triệu chứng, đạt đỉnh và duy trì ổn định 2- 4 tuần. Có khoảng 30% bệnh nhân cần phải hỗ trợ thở máy do liệt cơ hô hấp trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Khi qua được giai đoạn nguy hiểm, thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 6- 12 tháng. Trình tự hồi phục thường là cảm giác đến vận động.Tiên lượng hồi phục thường rất tốt với khoảng 70% hồi phục hoàn toàn, tỉ lệ để lại di chứng về vận động hoặc cảm giác chiếm khỏang 10%. Các di chứng có thể gặp: liệt vận động không hồi phục, dị cảm da không hồi phục, rối loạn thần kinh thực vật,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các di chứng có thể gặp: liệt vận động không hồi phục" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-viem-da-day-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các di chứng có thể gặp: liệt vận động không hồi phục</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm đa dây thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, tuy nhiên cần chú ý một số nội dung để giảm nguy cơ có thể mắc bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc theo đúng chỉ định: đúng loại thuốc, đúng thời gian, đúng liều lượng. Khi dùng thuốc có bất kì tác dụng không mong muốn nào nên trao đổi lại với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Không lạm dụng rượu, tránh tổn thương thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ các thành phần đặc biệt các vitamin B, E,calci, magie….như ăn tăng cường rau xanh, hoa quả…</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra sức khỏe định kì phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh lí như đái tháo đường, suy thận, suy tuyến giáp…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kiểm tra sức khỏe định kì phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh lí như đái tháo đường, suy thận, suy tuyến giáp" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_MED_4340.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm tra sức khỏe định kì phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh lí như đái tháo đường, suy thận, suy tuyến giáp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tuân thủ điều trị cũng như kế hoạch tái khám nếu đã được chẩn đoán bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm đa dây thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán xác định bệnh cần phối hợp lâm sàng và các tiêu chuẩn cận lâm sàng. …. Triệu chứng lâm sàng có vai trò quan trọng trong việc gợi ý định hướng tổn thương và chẩn đoạn được củng cố bằng các phương tiện thăm dò và xét nghiệm phù hợp</p> <p style="text-align: justify;">+ Lâm sàng: liệt mềm, tính chất đối xứng, ưu thế ngọn chi có thể kèm hoặc không kèm theo rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, teo cơ….</p> <p style="text-align: justify;">+ Cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh: ghi điện thần kinh cơ và xét nghiệm dịch não tủy là 2 kĩ thuật cơ bản để chẩn đoán bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm dịch não tủy: có hiện tượng phân ly đạm tế bào:protein tăng, số lượng tế bào dịch bình thường hoặc giảm. Tuy nhiên thường thấy hiện tượng này sau khi bệnh diễn biến khoảng 1 tuần, với các trường hợp xét nghiệm sớm kết quả dịch não tủy có thể hoàn toàn bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện cơ: kéo dài thời giam tiềm tàng, tốc độ dẫn truyền thần kinh của các rễ và sợi thần kinh bị giảm, biên độ đáp ứng của phức hợp điện thế hoạt động của cơ (CMAP) giảm với các tổn thương sợi trục, phản xạ sóng F kéo dài, giảm hoặc mất với các tổn thương rễ thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có các kĩ thuật sinh thiết thần kinh – cơ, xét nghiệm các tự kháng thể GM1 trong bệnh cảnh beejnhday thần kinh vận động ( Multifocal motor neuropathy), GM1, GD1a trong bệnh cảnh Guillain-Barre, GQ1b trong Miller Fisher.</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp tổn thương thần kinh sọ như Hội chứng Miller Fisher (MFS) cần phối hợp chụp MRI sọ não để loại trừ các bệnh lí vùng thân não ( viêm, u não, đột quỵ…)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI sọ não để loại trừ các bệnh lí vùng thân não" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chup-mri-thoat-vi-dia-dem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI sọ não để loại trừ các bệnh lí vùng thân não</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm sinh hóa khác để tìm kiếm nguyên nhân: đường máu, chức năng tuyến giáp, chức năng thận, vitamin B12….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm đa dây thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Với mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có thái độ xử trí và điều trị khác nhau. Hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cả trong trường hợp cấp tính và mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Với các trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính: nên được theo dõi và điều trị tại các trung tâm hồi sức tích cực.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cần đảm bảo chức năng sống đặc biệt là chức năng hô hấp, điều trị tich cực thở máy nếu có liệt cơ hô hấp. dung tích sống giảm khoảng 30%</p> <p style="text-align: justify;">+ Cần đặt sonde dạ dày với các trường hợp rối loạn nuốt tránh nguy cơ sặc gây nặng hơn tình trạng hô hấp</p> <p style="text-align: justify;">+ Tim mạch: cần theo dõi bằng monitoring nếu nhịp chậm 50 lần/phút thì nên đặt máy tạo nhịp</p> <p style="text-align: justify;">+ Solumedrol 10mg/kg × 5 ngày tuy nhiên hiện tại về hiệu quả điều trị của phương pháp ức chế miễn dịch trên cưa thực sự rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc Immunoglobin liều 0,4g/kg ngày trong 5 ngày. Tổng liều khoảng 2 mg/ kg</p> <p style="text-align: justify;">+ Lọc huyết tương với các trường hợp diễn biến nặng không đáp ứng với điều trị trên</p> <p style="text-align: justify;">+ Dự phòng thuyên tắc mạch chi bằng heparin 5.000 đơn vị tiêm dưới da nhắc lại mỗi 12 giờ</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu có: kiểm soát tốt các bệnh lý toàn thân (đái tháo đường, suy giáp, suy thận…), điều trị tình trạng nhiễm trùng, loại bỏ các độc chất, các thuốc gây độc thần kinh ngoại biên</p> <p style="text-align: justify;">+ Dinh dưỡng thần kinh: Các vitamin nhóm B: B1, B6, B12, các thuốc tăng cường tái tạo myelin như nucleofort, nivalin……, thuốc chống gốc tự do: eckhart Q10, vitamin E…</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm đau thần kinh bằng các nhóm thuốc chống co giật: Pregabalin, Gabapentin,…thuốc chấm trầm cảm Nortriptyline, . Amitriptyline, Doxepin ,Venlafaxine.,….</p> <p style="text-align: justify;">+ Tập vận động phục hồi chức năng nên thực hiện sớm tránh tình trạng cứng khớp, teo cơ…, cần lăn trở thường xuyên tránh loét vùng tỳ đè.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các biện pháp y học cổ truyền, vật lí trị liệu như điện châm, điện xung, hồng ngoại, siêu âm sóng ngắn giúp hỗ trợ điều trị trong giai đoạn hồi phục của bệnh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-da-day-than-kinh-stmly
Nhiễm trùng do tụ cầu vàng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (<em>S. aureus</em>) là bệnh nhiễm khuẩn đã được biết từ lâu. Vi khuẩn gây tổn thương nhiều cơ quan như da, mô mềm, xương khớp, phổi, nhiễm khuẩn huyết,… với biểu hiện lâm sàng đa dạng từ nhọt, chốc lở ngoài da đến tổn thương mô sâu, sốc nhiễm khuẩn thậm chí tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (S. aureus)" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_nhiem-trung-do-tu-cau-vang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (S. aureus)</em></p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương da và niêm mạc là đường vào phổ biến nhất của nhiễm trùng. Nuôi cấy và phân lập tụ cầu vàng trong các bệnh phẩm vô khuẩn như máu, dịch khớp, dịch màng phổi,… là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. Việc lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng phụ thuộc vào vị trí cơ quan nhiễm khuẩn, mức độ nặng của bệnh và tính nhạy cảm kháng sinh của chủng vi khuẩn phân lập được. Các kháng sinh thường sử dụng như kháng sinh nhóm beta-lactame, vancomycin, linezolid,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">S. aureus là vi khuẩn Gram (+), chuyển hóa hiếu kỵ khí, vi khuẩn không có lông, không sinh nha bào, thường đứng tập trung tạo thành hình chùm nho. Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ môi trường cao và có khả năng gây bệnh sau một thời gian dài tồn tại ngoài môi trường. S. aureus là vi khuẩn dễ nuôi cấy, trên môi trường thạch thường tạo khuẩn lạc nhẵn, đường kính 1-2 mm, thường có màu vàng chanh. S. aureus là thành viên của hệ vi khuẩn chí bình thường ở người, tìm thấy ở da, niêm mạc mũi họng, âm đạo,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="S. aureus là vi khuẩn Gram (+)" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem-trung-do-tu-cau-vang-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>S. aureus là vi khuẩn Gram (+)</em></p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố độc lực gây bệnh bao gồm thành phần kháng nguyên vỏ, ngoại độc tố vi khuẩn tiết ra. Ngoài gây nhiễm khuẩn tại cộng đồng, tụ cầu vàng cũng là một trong các căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp, đặc biệt các chủng kháng thuốc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số bệnh cảnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng gặp trên lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: là một trong nhiễm trùng hay gặp do tụ cầu vàng, tổn thương da dạng, phong phú, người bệnh đôi khi chỉ có mụn nhọt, chốc lở đến áp xe dưới da, cơ, viêm mô bào lan tỏa,….</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm xương khớp: S. aureus là vi khuẩn gây bệnh phổ biến của nhiễm trùng xương khớp như viêm tủy xương, viêm khớp tự nhiên và nhiễm trùng khớp giả. Trong một số báo cáo, tỉ lệ này có thể lên tới &gt; 50%.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi: Tụ cầu vàng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi. Viêm phổi do tụ cầu vàng thường xuất hiện sau viêm đường hô hấp do virus hoặc sau nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng methicillin (MRSA) gây khó khăn trong điều trị bệnh, có tỉ lệ tử vong cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do S. aureus: Đa số các chủng tụ cầu vàng đều sinh ra độc tố ruột gây bệnh cảnh ngộ độc thức ăn trên lâm sàng. Các triệu chứng thường khởi phát cấp tinh như buồn nôn, nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy phân lỏng nước nhiều lần,….</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS): TSS được ghi nhận thường có liên quan tới thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dùng bông băng bẩn hoặc ở những người có nhiễm trùng vết thương. Người bệnh diễn biến nhanh, biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc rõ như sốt cao rét run, môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi, kèm theo phát ban trên da, hạ huyết áp, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ bắp, rối loạn chức năng gan thận, suy chức năng cơ quan khác, …</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Tụ cầu vàng là một trong những căn nguyên chủ yếu gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, trong các nghiên cứu tỷ lệ mắc viêm nội tâm mạc do tụ cầu vàng là từ 5-11%. Người bệnh có các triệu chứng như sốt kéo dài, cơn sốt cao, rét run, người mệt mỏi, cảm giác khó thở, đau tức ngực, có triệu chứng thiếu máu, nghe thấy tiếng thổi bất thường tại tim. Trường hợp nặng có thể có thủng van tim, suy tim, mảng sùi có thể di chuyển gây nhồi máu phổi, nhồi máu não, tắc mạch chi,…</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn huyết: Tụ cầu vàng là vi khuẩn Gram dương hay gặp nhất trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết. Đường vào chính của nhiễm khuẩn huyết là từ da, ngoài ra đường vào khác như đường vào từ tử cung, catheter tĩnh mạch, châm cứu, các vết mổ,…. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết không xác định được ổ nhiễm khuẩn khởi điểm hoặc ổ nhiễm khuẩn đã bắt đầu khỏi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem-trung-do-tu-cau-vang-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và phong phú.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh thường gặp triệu chứng sốt, sốt cao, có thể có cơn rét run, người già đôi khi gặp hạ thân nhiệt, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, mệt mỏi,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng hô hấp thường do thâm nhiễm phổi, nhồi máu phổi và áp xe phổi. Người bệnh đau ngực, khó thở, ho khạc đờm, thậm chí có thể ho máu, trường hợp áp xe phổi người bệnh có thể khạc mủ thối. Thăm khám thực thể nghe thấy hội chứng ba giảm khi có tràn dịch, tràn mủ màng phổi, rales nổ, ẩm tại phổi. Chụp Xquang ngực có khối mờ ở phổi đôi khi chẩn đoán nhầm với lao phổi, áp xe phổi, tràn dịch tràn mủ màng phổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng tại tim mạch như viêm nội tâm mạc và viêm ngoại tâm mạc. Biểu hiện của viêm nội tâm mạc là tiếng thổi của tổn thương van hai lá, ít hơn tổn thương van ba lá hoặc van động mạch chủ. Viêm ngoại tâm mạc do tụ cầu ít gặp hơn, chọc hút có mủ ở màng ngoài tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương xương khớp trong nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng với nhiều hình thái tổn thương. Các xương hay bị tổn thương là xương đùi, xương chày, xương cánh tay và cổ tay,...</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương thận có thể là áp xe thận với nhiều ổ áp xe rải rác hai thận hoặc ổ áp xe lớn một bên thận, ngoài ra có thể gặp áp xe tiền liệt tuyến</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương thần kinh do tụ cầu vàng thường là viêm màng não, áp xe não, áp xe tủy. Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não. Cần chọc dịch não tủy khi không có chống chỉ định. Dịch não tủy biến đổi trong bệnh cảnh viêm màng não mủ: áp lực dịch não tủy tăng, dịch lờ đục, số lượng bạch cầu tăng trong đó chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, protein dịch tăng và đường trong dịch não tủy giảm, cần xét nghiệm nhuộm soi và nuôi cấy vi khuẩn để chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các tổn thương khác như viêm cơ, mụn mủ ngoài da, áp xe dưới da, viêm mống mắt, viêm tuyến giáp trạng</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng có thể gây nên tình trạng sốc nhiễm khuẩn với biểu hiện suy chức năng đa cơ quan, tiên lượng tử vong cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng đó là: áp xe các cơ quan như áp xe cơ, áp xe thận, áp xe phổi, áp xe não,…, tràn mủ màng phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết nặng gây suy đa chức năng cơ quan, sốc nhiễm khuẩn, gây tử vong,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đường vào của nhiễm trùng do tụ cầu vàng hay gặp nhất là do tổ chức da hoặc màng nhầy cơ thể bị phá vỡ. Hơn 50% số trường hợp nhiễm khuẩn nặng của các tổ chức sâu cơ thể có đường vào từ các ổ nhiễm khuẩn ở da. Đường vào khác ít gặp hơn là: đường hô hấp, dạ dày ruột, đường vào hệ tiết niệu – sinh dục.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đường vào của nhiễm trùng do tụ cầu vàng hay gặp nhất là do tổ chức da hoặc màng nhầy cơ thể bị phá vỡ" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem-trung-do-tu-cau-vang-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đường vào của nhiễm trùng do tụ cầu vàng hay gặp nhất là do tổ chức da hoặc màng nhầy cơ thể bị phá vỡ</em></p> <p style="text-align: justify;">Việc chế biến thức ăn không đúng cách và không đảm bảo vệ sinh cũng có thể làm lây lan <em>S. aureus</em> từ người chế biến vào thực phẩm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở người khỏe mạnh, tỷ lệ mang tụ cầu vàng từ 20 – 50% và tỷ lệ này cao hơn ở những người có tình trạng suy giảm miễn dịch, tiêm chích ma túy, tiểu đường, người lọc máu, bị các tổn thương ngoài da. Vi khuẩn gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi như da, hệ thống niêm mạc tổn thương, chức năng hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Vi khuẩn gây các ổ nhiễm trùng tại chỗ, tiết các enzyme giúp vi khuẩn dễ xâm nhập vào tổ chức, từ đó gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng các cơ quan khác.</p> <p style="text-align: justify;">Ở một số người suy giảm chức năng tế bào bạch cầu hoặc có rối loạn chức năng về di truyền đều dễ nhạy cảm với <em>S. aureus</em>. Nhiễm khuẩn do <em>S. aureus</em> thường nặng hơn ở trẻ em và người già, những người có bệnh lí nền sẵn có và chức năng hệ thống miễn dịch giảm như xơ gan, đái tháo đường, sử dụng các thuốc corticoid kéo dài, hóa xạ trị bệnh ung thư,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người bị suy giảm chức năng bạch cầu dễ bị nhiễm tụ cầu vàng" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem-trung-do-tu-cau-vang-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bị suy giảm chức năng bạch cầu dễ bị nhiễm tụ cầu vàng</em></p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng là van tim giả, các bất thường về tim, tiêm chích ma túy, nhiễm trùng máu liên tục</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra ở các đối tượng tiêm chích ma túy, việc sử dụng thường xuyên bơm tiêm không đảm bảo vệ sinh dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng như nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Một số biện pháp phòng bệnh như sau:</p> <p>- Thường xuyên vệ sinh cá nhân, đặc biệt vệ sinh tay, vệ sinh miệng họng, vệ sinh cơ quan sinh dục. Giữ sạch sẽ môi trường sống.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thường xuyên vệ sinh cá nhân, đặc biệt vệ sinh tay" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem-trung-do-tu-cau-vang-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thường xuyên vệ sinh cá nhân, đặc biệt vệ sinh tay</em></p> <p>- Sinh hoạt khoa học, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng. Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung bơm kim tiêm.</p> <p>- Khi có vết thương, vết xước da, chấn thương cần xử lý đúng cách</p> <p>- Ăn chín, uống sôi, nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh</p> <p>- Áp dụng các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện tránh các nhiễm khuẩn bệnh viện. &nbsp;&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết học: Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng &gt;12G/l hoặc &lt; 4G/l. Ngoài ra các bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu thay đổi tùy từng tình trạng người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm sinh hóa: tăng men gan, creatinine, bilirubin, các marker viêm như procalcitonin, CRP, tốc độ máu lắng tăng. Các xét nghiệm đánh giá tổn thương các cơ quan khác như: Xquang tim phổi có thể thấy hình ảnh viêm phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi. Siêu âm tim có thể thấy các tổn thương tại các van tim thường gặp do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Dịch não tủy có thể có biến loạn trong trường hợp viêm màng não,….</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn tụ cầu vàng" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20200214_khoa-xet-nghiem-22.jpg.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn tụ cầu vàng</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên tụ cầu vàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhuộm soi: bệnh phẩm dịch phế quản, dịch màng phổi, dịch não tủy, dịch khớp, dịch ổ áp xe,… Nhuộm soi cho kết quả thấy hình ảnh vi khuẩn bắt màu Gram dương, tập trung giống hình chùm nho.</p> <p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Bệnh phẩm máu, dịch sinh học khác,… Kết quả nuôi cấy dương tính với tụ S. aureus. Có thể thực hiện đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh của chủng tụ cầu vàng nuôi cấy được, từ đó giúp ích cho việc lựa chọn kháng sinh điều trị bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">=&gt; Chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu vàng cần dựa vào khai thác các yếu tố tiền sử, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Trong đó, nuôi cấy các bệnh phẩm vô khuẩn (máu, dịch màng phổi, dịch não tủy, dịch khớp,…) cho kết quả dương tính với S. aureus là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm trùng do các căn nguyên vi khuẩn khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm trùng do tụ cầu vàng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp kháng sinh được chỉ định, phụ thuộc vào cơ quan nhiễm trùng, mức độ nặng của bệnh và tính nhạy cảm kháng sinh của chủng vi khuẩn phân lập được. &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Với <em>S. aureus</em> nhạy cảm với methicillin (MSSA):&nbsp;thường khuyến cáo sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactame như nafcillin (2g tiêm tĩnh mạch – tiêm tĩnh mạch mỗi 4h), oxacillin (2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 4h) hoặc 16 flucloxacillin (2g tiêm tĩnh mạch mỗi 6h). Nếu chủng vi khuẩn phân lập nhạy cảm với penicillin thì dùng penicillin (4 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch mỗi 4h), tuy nhiên hiện nay đa số các chủng phân lập đã kháng với Penicillin. Kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 1 như cefazolin (2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8h) có thể chấp nhận được. Đối với các chủng MSSA thì vancomycin thường không được khuyến cáo sử dụng so với các beta-lactam do hiệu quả kém hơn trong nhiều nghiên cứu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactame để điều trị bệnh do tụ cầu vàng" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem-trung-do-tu-cau-vang-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactame để điều trị bệnh do tụ cầu vàng</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Với <em>S. aureus</em> kháng methicillin (MRSA). Vancomycin là kháng sinh diệt khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, là kháng sinh khuyến cáo điều trị đầu tiên với MRSA, liều thường dùng 15 – 20 mg/kg/ mỗi 8 – 12 giờ. Khi sử dụng lâu dài, cần chú ý tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt trên chức năng thận. Khi người bệnh không thể sử dụng vancomycin hoặc chủng vi khuẩn phân lập được đề kháng với vancomycin, có thể thay thế bằng một số kháng sinh khác như linezolid liều thường dùng 600 mg/lần x 2 lần/ngày, <em>teicoplanin liều thường dùng 6 – 12 mg/kg/ mỗi 12 giờ, daptomycin liều dùng 8 – 12 mg/kg/ngày, </em>ceftaroline liều thường dùng 600 mg/ mỗi 8 – 12 giờ. Chú ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian điều trị: đối với nhiễm trùng da và mô mềm thường từ 7 – 14 ngày, một số người bệnh có thể lâu hơn; nhiễm trùng tại phổi thường khoảng 14 ngày, khi có áp xe phổi điều trị trong 3 – 6 tuần; viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thời gian điều trị trung bình 4 – 6 tuần; đối với nhiễm khuẩn huyết nhẹ không có biến chứng thời gian tối thiểu là 2 tuần đề phòng tái phát, trường hợp nhiễm khuẩn huyết phức tạp điều trị lâu hơn trong 4 – 6 tuần; nhiễm trùng khớp do tụ cầu từ 2 – 4 tuần, thậm chí có thể lâu hơn,…</p> <p style="text-align: justify;">- Can thiệp ngoại khoa khi có chỉ định như phẫu thuật chọc hút ổ áp xe, bơm rửa khớp, thay van nhân tạo trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,…</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Tong S. Y., Davis J. S., Eichenberger E. et al (2015). Staphylococcus<br>aureus infections: epidemiology, pathophysiology, clinical manifestations,<br>and management. Clinical microbiology reviews, 28 (3), 603-661</p><p>2. Boucher HW, Corey GR. Epidemiology of methicillin-resistant Staphylococcus aureus.&nbsp;Clin Infect Dis.&nbsp;2008 Jun 01;46 Suppl 5:S344-9</p><p>3. Le KY, Otto M. Quorum-sensing regulation in&nbsp;<em>staphylococci</em>-an overview.&nbsp;Front Microbiol.&nbsp;2015;6:1174</p><p>4. Musser JM, Schlievert PM, Chow AW, Ewan P, Kreiswirth BN, Rosdahl VT, Naidu AS, Witte W, Selander RK. A single clone of&nbsp;<em>Staphylococcus aureus</em>&nbsp;causes the majority of cases of toxic shock syndrome.&nbsp;Proc Natl Acad Sci U S A.&nbsp;1990 Jan;87(1):225-9.</p><p>5. Davis JS, Sud A, O'Sullivan MV, Robinson JO. Combination of Vancomycin andβ-Lactam Therapy for Methicillin-Resistant&nbsp;<em>Staphylococcus aureus</em>&nbsp;Bacteremia: A Pilot Multicenter Randomized Controlled Trial. Clin Infect Dis. 2016 Jan;62(2):173-80. Epub 2015 Sep 8.</p><p>6. Chong YP, Moon SM, Bang KM. Treatment duration for uncomplicated&nbsp;<em>Staphylococcus aureus</em>&nbsp;bacteremia to prevent relapse: analysis of a prospective observational cohort study. Antimicrob Agents Chemother. 2013 Mar;57(3):1150-6. Epub 2012 Dec 17.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-trung-do-tu-cau-vang-skxty
Nhiễm Echinococcus
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm Echinococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiễm <em>Echinococcus</em> là bệnh do sán dây nhỏ gây bệnh, con người là vật chủ phụ, nhiễm bệnh một cách tình cờ, bệnh có thể diễn biến nhiều năm không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc triệu chứng không đặc hiệu.&nbsp; Nang sán gây bệnh tại gan, phổi, cơ, xương, não,… có thể gây chèn ép cơ học, giảm chức năng cơ quan, khi nang vỡ gây nhiều biến chứng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm Echinococcus là bệnh do sán dây nhỏ gây bệnh" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_nhiem-Echinococcus-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm Echinococcus là bệnh do sán dây nhỏ gây bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh cần dựa vào nhiều yếu tố như dịch tễ, tiền sử tiếp xúc, tổn thương nang sán trên chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm huyết thanh IgG đặc hiệu <em>Echinococcus</em>,… Điều trị bệnh cần phối hợp phẫu thuật loại bỏ nang sán và thuốc diệt ký sinh trùng như albendazole, mebendazole,… Bệnh đôi khi chẩn đoán chậm chễ hoặc chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh lý khác, gây khó khăn trong điều trị và dẫn tới nhiều biến chứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhiễm Echinococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sán dây Echinococcus (còn được gọi là sán dây nhỏ, sán dây chó, sán kim,…) thuộc họ Taeniidae. Một số loài gây bệnh hay gặp ở người là E. granulosus, E. multilocularis, E. vogeli, E. oligarthus trong đó E. granulosus, E. multilocularis là hai loài gây bệnh chính. Sán dây nhỏ có kích thước khoảng 3 – 6 mm, cấu tạo cơ thể tương tự các loài sán dây khác, gồm đâu, thân và cuối cùng là các đốt sán chứa nhiều trứng sán. Echinococcus có vật chủ chính chủ yếu là các loài chó như chó nhà, chó hoang, cáo, ít gặp hơn là trâu, bò, lợn, dê,... trong khi con người là vật chủ phụ, nhiễm bệnh một cách tình cờ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm Echinococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi nhiễm ký sinh trùng, các nang sán xâm nhập và gây bệnh tại các cơ quan, tổ chức trong cơ thể nhiều năm. Về phân loại, nang sán Echinococcus ở người có thể tồn tại dưới dạng nang một bọc, nang xương, nang túi. Vị trí thường gặp của các nang sán đa dạng: gan là cơ quan hay gặp nhất, sau đó là phổi, thận, xương, não, cơ, lách, tim, mắt,… Thời kỳ ủ bệnh kéo dài vài năm đến vài chục năm, người bệnh thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Sau đó, các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào cơ quan nang sán ký sinh, đôi khi khó chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sán tại phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">- E. granulosus: thời kỳ đầu của bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng đặc biệt, người bệnh có thể nhiễm ký sinh trùng từ nhỏ nhưng nhiều năm thậm chí hơn 50 năm không có biểu hiện lâm sàng gì. Các biểu hiện lâm sàng nếu có thường phụ thuộc và vị trí nang sán và kích thước của chúng. Các nang sán nhỏ hoặc đã bị vôi hóa thường ít gây triệu chứng, các nang thường phát triển và tăng kích thước mỗi năm, có thể từ 1 – 5 cm/năm. Gan là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là các cơ quan khác như phổi não, cơ , thận, cương, tim,…</p> <p style="text-align: justify;">- Tại gan, thùy phải thường gặp tổn thương nhất, khi kích thước nang sán to ( có thể khoảng 10 cm) thường gây các triệu chứng gan to, đau hạ sườn phải, buồn nôn, nôn,… Nếu nang sán vỡ vào đường mật có thể gây cơn đau quặn mật, vàng da, tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy,… Vị trí tổn thương gần đường mật, tĩnh mạch cửa hoặc trên tĩnh mạch chủ dưới có thể gây ứ mật, tăng áp lực tĩnh mạch cửa,… Trường hợp ít gặp hơn, nang sán có thể vỡ vào phúc mạc gây viêm phúc mạc hoặc vỡ vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Ngoài ra nang sán có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát do vi khuẩn tạo thành ổ áp xe tại gan với biểu hiện sốt, đau bụng, rung gan dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Tại phổi: nang sán tại phổi gây các triệu chứng ho, đau ngực, khó thở, ho ra máu, người bệnh mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, nôn, biến dạng lồng ngực,… Nang sán có thể bị vỡ vào màng phổi, đường khí- phế quản làm nặng thêm tình trạng trên, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp. Nhiễm trùng thứ phát tại nang sán cũng có thể xảy ra, gây áp xe phổi. Vị trí nang sán thường thấy ở phổi phải nhiều hơn, chủ yếu là thùy dưới, số lượng nang sán thường ít, hiếm khi gặp nhiều nang sán tại phổi hơn. Một số người bệnh có cả nang sán ở phổi và ở gan.</p> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Tại các cơ quan khác: Nang sán tại tim gây tổn thương cơ tim, màng tim. Nang sán tại thần kinh trung ương có thể gây co giật, động kinh, tăng áp lực nội sọ, chèn ép tủy sống,… Tại xương có thể gây gẫy xương, xương cột sống và xương dài thường bị ảnh hưởng nhất,…</p> <p style="text-align: justify;">Khi nang sán vỡ, người bệnh có thể có sốt, kèm theo các phản ứng dị ứng, thậm chí phản vệ, cần can thiệp sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Một số nang sán có thể có hiện tượng vôi hóa sau 5 đến 10 năm, đặc biệt nang gan, với nang sán tại phổi hoặc xương ít gặp hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- E. multilocularis: người bệnh thường có triệu chứng sớm hơn, mặc dù triệu chứng không đặc hiệu, chủ yếu biểu hiện tại gan. Người bệnh thường khó chịu, mệt mỏi, gầy sút cân, đau vùng gan. Các triệu chứng vàng da, viêm đường mật, tăng áp lực tĩnh mạch cửa,… Đôi khi người bệnh có thể chẩn đoán nhầm với ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).</p> <p style="text-align: justify;">Ít gặp bệnh ngoài gan hơn, nếu có thường gặp ở các đối tượng suy giảm miễn dịch, suy kiệt,…</p> <p style="text-align: justify;">Nếu không được điều trị tiên lượng thường nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng do các loài Echinococcus khác biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhiều năm và khó chẩn đoán.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm Echinococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số biến chứng như: suy kiệt; nang sán to gây chèn ép và ảnh hưởng chức năng các cơ quan; vỡ nang gây tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, viêm phúc mạc; vàng da tắc mật, tăng áp lực tĩnh mạch cửa; bội nhiễm vi khuẩn gây các ổ áp xe, ... tái phát sau điều trị, thậm chí tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nhiễm Echinococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sán dây nhỏ ký sinh và hút chất dinh dưỡng tại ruột vật chủ chính, sau đó các đốt già chứa nhiều trứng rụng theo phân ra ngoài, trứng sán được giải phóng và gây nhiễm ngoài môi trường. Bên cạnh đó, đốt sán di chuyển tại vùng hậu môn thường gây ngứa, gây nhiễm trứng sán vào lông chó ( đặc biệt khi chó liếm lông), từ đó gây nhiễm vật dụng, môi trường xung quanh. Ở ngoại cảnh, trứng sán có thể tồn tại hàng tuần đến hàng tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Con người nhiễm bệnh khi ăn phải thực phẩm (ví dụ rau sống,…) hoặc uống nước có chứa trứng sán. Ngoài ra khi vuốt ve, chơi đùa với chó bị nhiễm sán dây nhỏ, trứng sán có thể gây nhiễm bàn tay người, từ đó tạo điều kiện thuận lợi xâm nhập cơ thể người. Sau đó trứng phát triển thành ấu trùng, tại ruột, ấu trùng theo dòng máu, đường bạch huyết xâm nhập nhiều cơ quan trong cơ thể, tạo các nang sán gây bệnh, tồn tại rất nhiều năm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm Echinococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán dây nhỏ có thể gặp nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt các khu vực và quốc gia như Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc, Trung Quốc, Việt Nam,…Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể có nguy cơ mắc bệnh cao như: sống và làm việc tại môi trường chật chội, vệ sinh kém, khu dân số đông đúc, dân trí thấp; có thói quen ăn đồ sống, đồ chưa được nấu chín như rau sống, …; có nuôi, chăm sóc,… với chó bị nhiễm bệnh; nhân viên nhà mổ, phân bố thịt chó, cừu, trâu,… bị nhiễm bệnh; sống cùng nhà với người bị bệnh,…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem7.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sống và làm việc tại môi trường chật chội, vệ sinh kém</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm Echinococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Các xét nghiệm cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm công thức máu: các biến đổi thường không đặc hiệu như giảm số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, có thể có tăng bạch cầu ái toan.</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng gan suy giảm khi bệnh nặng, các men aminotransferase (AST, ALT) thường tăng.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm thường thấy hình ảnh u nang tròn, bề mặt nhẵn, giảm âm hoặc âm vang hỗn hợp khó phân biệt với u gan lành, áp xe gan,… Một số nang có thể có vôi hóa trong nang và thành nang.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_maxresdefault.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm gan</em></p> <p style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính: có thể giúp đánh giá nang sán tốt hơn siêu âm về kích thước, vị trí giải phẫu hoặc các biến chứng của nang sán như vỡ nang. Tổn thương có bờ thường không đều, vách khó xác định, đôi khi có hoại tử trung tâm, vôi hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Cộng hưởng từ: có giá trị hơn cắt lớp vi tính khi đánh giá tổn thương đường mật, cột sống, mô mềm,… tuy nhiên chi phí đắt hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm miễn dịch học: khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng, sau một thời gian có thể tạo kháng thể IgG đặc hiệu chống lại ký sinh trùng đó.&nbsp; Xét nghiệm miễn dịch học mục đích xác định kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu với sán dây nhỏ. &nbsp;Kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là kỹ thuật ELISA để xác định kháng thể IgG đặc hiệu với ký sinh trùng. IgG có thể tồn tại rất nhiều năm kể từ khi nhiễm bệnh. Kết quả dương tính có giá trị trong chẩn đoán, kết quả phụ thuộc vào vị trí và tính chất nang sán. Các báo cáo ghi nhận kết quả dương tính trong khoảng 85 – 95% nang sán tại gan, khoảng 65% nang sán tại phổi, nang sán tại não, mắt thường ít khi phản ứng tạo kháng thể có thể phát hiện được, trong khi nang sán tại xương có liên quan đến kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính. Kết quả ít khi dương tính trong trường hợp nang sán đã vôi hóa. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm huyết thanh học của &nbsp;E. multilocularis&nbsp;thường cao hơn E. granulosus. Bên cạnh kết quả xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ chẩn đoán. Một số người bệnh có phản ứng dương tính giả khi có nhiễm các ký sinh trùng khác như sán dây lợn, sán dây châu Á.</p> <p style="text-align: justify;">- Chọc hút nang, sinh thiết nang: thường áp dụng khi xét nghiệm huyết thanh dương tính, dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc cắt lớp vi tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm PCR: kỹ thuật mới, độ đặc hiệu cao tuy nhiên chưa áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Chẩn đoán nhiễm &nbsp;Echinococcus</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh dựa vào các yếu tố khai thác tiền sử dịch tễ, tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nang sán trên chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm huyết thanh học hoặc PCR và chọc hút, sinh thiết nang.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như: u gan lành tính, ung thư biểu mô tế bào gan, u máu tại gan, áp xe gan, áp xe phổi do các căn nguyên vi sinh vật khác, lao phổi, …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm Echinococcus</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp điều trị chính là:</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với E. granulosus: phẫu thuật loại bỏ nang sán trong những trường hợp nang to, phức tạp, chèn ép cơ quan hoặc vỡ nang và thường kết hợp với điều trị nộ khoa. Có nhiều phương pháp phẫu thuật loại bỏ nang sán. &nbsp;Điều trị nội khoa: thuốc diệt ký sinh trùng thường được sử dụng nhất là albendazole. Liều thường dùng là 15 mg/kg/ ngày, chia 2 lần/ngày. Mebendazole với liều 40 – 50 mg/kg/ ngày chia 3 lần/ngày thay thế khi không sử dụng được albendazole. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng người bệnh. Thường điều trị trước khi phẫu thuật khoảng 4 – 30 ngày, và sau khi phẫu thuật ít nhất 01 tháng với albendazole và 3 tháng với mebendazole. Praziquantel có tác dụng trên sán dây nhỏ mặc dù hiệu quả lâm sàng có khác nhau trong nhiều nghiên cứu, có thể đơn trị liệu hoặc kết hợp với albendazole.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem8.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật loại bỏ nang sán trong những trường hợp nang to</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đối với E. multilocularis: phẫu thuật loại bỏ nang sán khi có thể. Lợi ích điều trị thuốc diệt ký sinh trùng trước phẫu thuật còn tranh cãi, sau phẫu thuật nên cùng albendazole hoặc mebendazole hoặc praziquantel như trên. Thời gian dùng thuốc thường kéo dài ít nhất 2 năm. Cần theo dõi và đánh giá sau điều trị. Một số tác giả cho rằng, trường hợp không thể phẫu thuật loại bỏ nang sán, nên điềut trị thuốc diệt ký sinh trùng cả đời để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tăng khả năng sống của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý tác dụng phụ của thuốc diệt ký sinh trùng khi sử dụng trong thời gian dài.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Wen H, Vuitton L, Tuxun T. “Echinococcosis: Advances in the 21st Century”. Clin Microbiol Rev. 2019;32(2) Epub 2019 Feb 13.</p><p>2. Cattaneo L, Manciulli T, Cretu CM. “Cystic Echinococcosis of the Bone: A European Multicenter Study”. Am J Trop Med Hyg. 2019;100(3):617.</p><p>3. StojkovićM, Weber TF, Junghanss T. “Clinical management of cystic echinococcosis: state of the art and perspectives”. Curr Opin Infect Dis. 2018;31(5):383.</p><p>4. Rinaldi F, Brunetti E.” Cystic echinococcosis of the liver: A primer for hepatologists”. World J Hepatol. 2014;6(5):293.</p><p>5. Vuitton DA, Azizi A. “Current interventional strategy for the treatment of hepatic alveolar echinococcosis”. Expert Rev Anti Infect Ther. 2016;14(12):1179. Epub 2016 Oct 8.</p><p>6.&nbsp; Cerda JR, Buttke DE. “<em>Echinococcus</em>&nbsp;spp. Tapeworms in North America”. Emerg Infect Dis. 2018;24(2):230.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-echinococcus-sifbs
Thiếu máu thiếu sắt
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu máu thiếu sắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu: là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu thiếu sắt là khi cơ thể không có đủ lượng sắt để tạo ra hemoglobin vì những nguyên nhân khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Sắt là vi lượng có vai trò quan trọng có mặt ở: trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tổng hợp Hemoglobin (huyết sắc tố- chất chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần 1 số enzyme oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myolobin(sắc tố hô hấp của cơ). Vì vậy thiếu hụt sắt trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hemoglobin, gây thiếu máu do thiếu sắt. đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa của các tế bào do thiếu hụt các enzyme có chứa sắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhu cầu sắt của cơ thể: hàng ngày khoảng 6g hemoglobin được tổng hợp trong cơ thể và cần đến khoảng 20mg sắt chưa kể đến một lương nhỏ cần cho các tế bào khác. Đa số (90-95%) lượng sắt trong được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu chết. Các hồng cầu sau khi già và chết bị thực bào bởi các đại thực bào và sắt phân hủy từ các hemoglobin được tích trữ lại trong các đại thực bào. Do đó lượng sắt mất đi 1 ngày chỉ là 1mg qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. Tuy nhiên lượng sắt được cung cấp hàng ngày trong khẩu ăn không đủ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể khi nhu cầu này tăng lên như: phụ nữ có thai cần sắt để cung cấp cho thai nhi, trẻ 5-12 tháng, thiếu niên tuổi dậy thì cần sắt cho nhu cầu tăng lên của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là bản mô tả nhu cầusắt từ khẩu phần ăn ở 1 số trạng thái sinh lý:</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:728px;" width="728"> <tbody> <tr> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: center;">Nhóm người</p> </td> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Bù lượng sắt mất đi hàng ngày</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">Bù lượng sắt mất đi qua kinh nguyệt</p> </td> <td style="width:86px;"> <p style="text-align: center;">Phụ nữ có thai</p> </td> <td style="width:112px;"> <p style="text-align: center;">Tăng trưởng (trẻ dậy thì)</p> </td> <td style="width:95px;"> <p style="text-align: center;">Tổng nhu cầu</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: center;">Nam giới</p> </td> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">0.5 – 1</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:86px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:112px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:95px;"> <p style="text-align: center;">1</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: center;">Phụ nữ có kinh nguyệt</p> </td> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">0.5 – 1</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">1</p> </td> <td style="width:86px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:112px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:95px;"> <p style="text-align: center;">1</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: center;">Phụ nữ có thai</p> </td> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">0.5 – 1</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:86px;"> <p style="text-align: center;">1</p> </td> <td style="width:112px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:95px;"> <p style="text-align: center;">1&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: center;">Trẻ em ( nói chung)</p> </td> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">0</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:86px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:112px;"> <p style="text-align: center;">0</p> </td> <td style="width:95px;"> <p style="text-align: center;">1</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: center;">Trẻ gái (12- 15 tuổi)</p> </td> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">0.5 – 1</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">0.5 – 1</p> </td> <td style="width:86px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:112px;"> <p style="text-align: center;">0</p> </td> <td style="width:95px;"> <p style="text-align: center;">1.2 – 2.6</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu máu thiếu sắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lí gây thiếu máu thực thể:</p> <p style="text-align: justify;">a. Không cung cấp đủ nhu cầu sắt: do tăng nhu cầu của sắt (Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…),do cung cấp thiếú (Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già…), do cơ thể giảm hấp thu sắt (Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột), do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong trà, cà phê.</p> <p style="text-align: justify;">b. Mất sắt do mất máu mạn tính trong các bệnh lý: loét dại dày tá tràng, polyp đường ruột, u xơ tử cung, chảy máu đường tiết niệu, tiêu hóa kéo dài, rong kinh,..</p> <p style="text-align: justify;">c. Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh: cơ thể không tổng hợp được &nbsp;transferrin vận chuyển sắt.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lí gây thiếu sắt chức năng:</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài các bệnh lý gây thiếu sắt thực thể trên, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến thiếu sắt chức năng, gồm: bệnh lý viêm mạn tính ( lao, cốt tủy viêm, bệnh lý nhiễm trùng mạn tính khác), ung thư, bệnh ác tính hệ tạo máu. Cơ chế do trong các bệnh lý này có tăng số lượng đại thực bào và ái tính với sắt cộng thêm tình trạng tăng tiết interleukin dẫn đến tăng sản xuất hepcidin (một chất ức chế hoạt động hấp thu sắt từ tế bào biểu mô ruột vào máu, ức chế khả năng nhả sắt vào tuần hoàn của đại thực bào quan cơ chế ức chế ferroportin) dẫn đến hậu quả thiếu sắt chức năng nghĩa là sắt vẫn tích tụ và thừa tương đối trong các đại thực bào nhưng không được đưua ra để cơ thể dử dụng cho hoạt động tổng hợp hemoglobin.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu máu thiếu sắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ban đầu chỉ thiếu sắt dự trữ phát hiện qua xét nghiệm máu, chưa có triệu chứng của thiếu máu trên lâm sàng. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây thiếu sắt không được giải quyết và vẫn kéo dài, sẽ gây nên thiếu máu với các biểu hiện chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Da xanh, niêm mạc nhợt. Để đánh giá khách quan triệu chứng này bệnh nhân cần được khám trong điều kiện phòng đủ ánh sáng và khám các vùng da ít sắc tố như: da lòng bàn tay.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi cơ, xương khớp, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), rối loạn kinh nguyệt, rối loạn khả năng tình dục.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_bosungsat.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ bị biếng ăn</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nhip tim nhanh, đánh trống ngực do hệ tim mạch tăng hoạt động để duy trì oxy cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Thiếu sắt còn gây tổn thương biểu mô với biểu hiện: viêm lưỡi không gây đau, viêm góc miệng, khó nuốt do viêm hầu họng, thay đổi khẩu vị một cách bất thường...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu máu thiếu sắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tình trạng thiếu máu nặng dần và không được điều trị có thể gây chậm phát triển thể chất, trí tuệ,&nbsp;suy tim,..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu máu thiếu sắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ hoặc trẻ đẻ non, trẻ đang tuổi lớn (đặc biệt là trẻ gái ở độ tuổi dậy thì).</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_mangthai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Người mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa: trĩ, loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,..</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Người mắc bệnh đường tiết niệu – sinh dục: u xơ tử cung, rong kinh, viêm đường niệu,…</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Những người làm nông nghiêp hay dùng phân tươi để bón ruộng, công nhân hầm mỏ,..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu máu thiếu sắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Bổ sung sắt cho các đối tượng nguy cơ thiếu máu cao như phụ nữ có thai: bổ sung trong suốt thời gian mang thai và trong thời gian cho con bú.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,... Tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_thuphamgiasat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Không nên uống trà , cà phê ngay sau ăn.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Phòng và chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu máu thiếu sắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">a. Chẩn đoán xác định</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">Lâm sàng:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Da xanh xao, niêm mạc nhợt, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_daudau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chóng mặt đau đầu là các biểu hiện thường gặp ở người bị thiếu máu</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Tiền sử có các bệnh lý mạn tính nguy gây nguy cơ thiếu máu kể trên.<br> Xét nghiệm:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Tổng phân tích tế bào máu có thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc.</p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu:</p> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ trưởng thành: Hemoglobin (Hb) &lt;12 g/dL</p> <p style="text-align: justify;">Nam giới trưởng thành: Hemoglobin (Hb) &lt; 13g/dL</p> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ mang thai: Hemoglobin (Hb) &lt; 11 g/dL</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em từ 12-15T: Hemoglobin (Hb) &lt; 12g/dL</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em từ 5T- 12 tuổi: Hemoglobin (Hb) &lt; 11,5 g/dL</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em từ 6 tháng- 5 tuổi: Hemoglobin (Hb) &lt; 11 g/dL</p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chuẩn chẩn đoán hồng cầu nhỏ:</p> <p style="text-align: justify;">Người lớn: MCV&lt; &nbsp; 85 fl</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em MCV &lt; 78 fL</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xét nghiệm sinh hóa máu: Ferritin &lt; 30ng/mL và hoặ độ bão hòa transferrin &lt; 30%.<br> b. Chẩn đoán phân biệt</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Thalassemia: Cần phân biệt giữa thiếu máu thiếu sắt với bệnh lý Thalassemia. Trong thalassemia cũng có tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ, tuy nhiên khác với thiếu máu thiếu sắt là tình trạng giảm sắt trong cơ thể thì ở bệnh nhân thalassemia là sự quá tải sắt. Xét nghiệm điện di huyết sắc tố thì bất thường thành phần hoặc tỷ lệ huyết sắc tố, xét nghiệm sinh học phân tử &nbsp;phát hiện các đột biến giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán thể bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Thiếu máu trong các bệnh viêm nhiễm mạn tính như lao hoặc bệnh ác tính thì biểu hiện thiếu máu cũng có thể là thiếu máu hồng cầu nhỏ, nồng độ sắt huyết thanh giảm giống như thiếu máu thiếu sắt, nhưng ferritin huyết thanh lại bình thường hoặc tăng. Cơ chế bệnh đang được nghiên cứu, có giả thuyết cho rằng chất hepcidin do gan tiết ra để phản ứng với tình trạng viêm ức chế đại thực bào nhả sắt vào tuần hoàn, ức chế quá trình hấp thu sắt.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Ngộ độc chì: Thiếu máu trong ngộ độc chì thường biểu hiện thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc hoặc là tình trạng thiếu máu tan máu. Khi nhuộm Romanowsky thấy nhiều chấm ưa base trên tế bào hồng cầu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Thiếu máu nguyên hồng cầu sắt vòng<br> Đặc điểm của thiếu máu dai dẳng hồng cầu sắt vòng là thiếu máu hồng cầu nhỏ và tăng sắt trong tủy xương dưới dạng các nguyên hồng cầu sắt vòng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu máu thiếu sắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">a. Nguyên tắc điều trị</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng với biểu hiện lâm sàng của thiếu máu lên hệ thần kinh trung ương, thiếu máu gây mất bù về tim mạch hoặc trường hợp mất máu cấp số lượng lớn.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, nên sử dụng thuốc bổ sung sắt đường uống . Chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu nặng</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh lý bẩm sinh;</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Thời gian bổ sung sắt : Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm 3 tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tìm nguyên nhân gây thiếu sắt là quan trọng nhất để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu &nbsp;và tránh tái diễn tình trạng thiếu máu trong tương lai.</p> <p style="text-align: justify;">b. Các chế phẩm thuốc bổ sung sắt</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_sat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bổ sung sắt bằng các chế phẩm thuốc bổ sung sắt</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Dạng uống:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate;</p> <p style="text-align: justify;">+ Liều lượng: 2mg sắt/kg/ngày;</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời gian dùng thuốc: 6 tháng đến 12 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Nên bổ sung thêm vitamin C hoặc uống thêm nước cam, chanh để tăng khả năng hấp thu sắt.</p> <p style="text-align: justify;">Lưu ý :&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc hấp thu tốt nhất khi uống vào lúc đói , tuy nhiên nếu bị kích ứng dạ dày thì có thể uống trong lúc ăn.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi sử dụng chế phẩm chứa sắt thường có các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: nôn hoặc buồn nôn, táo bón,đau bụng.</p> <p style="text-align: justify;">Các tác dụng phụ này có thể được khắc phục bằng cách uống thuốc khi ăn hoặc dùng các chế phẩm chứa hàm lượng sắt ít hơn như gluconat sắt.</p> <p style="text-align: justify;">+ &nbsp;Khi dùng sắt phân thường &nbsp;có màu đen(không phải do xuất huyết tiêu hóa).</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp; Dạng truyền tĩnh mạch:</p> <p style="text-align: justify;">+ Iron sucrose; Iron dextran;</p> <p style="text-align: justify;">+ Cách tình liều lượng thuốc bổ sung sắt dạng tiêm:</p> <p style="text-align: justify;">Tổng liều (mg) = P (kg) x (Hb đích (g/L) - Hb thực (g/L)) x 0,24 + 500 mg</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;P: trọng lượng cơ thể (kg);</p> <p style="text-align: justify;">Hb: nồng độ huyết sắc tố (g/L).</p> <p style="text-align: justify;">c. Điều trị nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;">Phải chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt một cách triệt để, tránh gây thiếu sắt tái phát.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-mau-thieu-sat-sdhba
Thiếu máu, tan máu mắc phải
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu máu, tan máu mắc phải</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>&nbsp;Khái niệm</strong><br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Thiếu máu: là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố trong cơ thể &nbsp;của người bệnh so với những người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Thiếu máu tan máu: là tình trạng thiếu máu do tăng pha hủy hồng cầu, dẫn đến đời sống hồng cầu ( bình thường khoảng 120 ngày) nay bị rút ngắn lại.<br> <strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo cơ chế sinh bệnh, thiếu máu tan máu được chia thành 2 nhóm: tan máu do di truyền (hay còn gọi là bẩm sinh) và tan máu không do di truyền (hay còn gọi là tan máu mắc phải).</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tự miễn dịch: do kháng thể nóng (kháng thể hoạt động mạnh ở nhiệt độ 37 độ) hoặc kháng thể lạnh ( kháng thể hoạt động mạnh ở 4 độ). Trong đó hay gặp nhất là do kháng thể nóng.</li> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Đồng miễn dịch: là tình trạng tan máu do kháng thể từ một cá thể chống lại tế bào hồng cầu của cá thể khác thường gặp trong tai biến truyền máu, tan máu ở trẻ sơ sinh do &nbsp;kháng thể từ mẹ chống lại hồng cầu của con, sau ghép cơ quan, ghép tủy…</li> <li>Bệnh hồng cầu hình cầu, bệnh Wilson, nhiễm khuẩn huyết do clostridium, đái huyết sắc tố kịch phát về đêm: những trường hợp này xét nghiệm Coombs âm tính.</li> <li>Cần phân biệt với Lupus ban đỏ hệ thống nếu bệnh nhân có tan máu kèm với giảm tiểu cầu miễn dịch.</li> <li>Trường hợp tan máu ở bệnh nhân mới truyền máu cần phân biệt với tình trạng tan máu do bất thường nhóm máu( đồng miễn dịch).</li> <li>Trường hợp bệnh nhân ghép cơ quan &nbsp;mà người nhận nhóm máu A, người cho nhóm máu O, có thể tế bào lympho của người cho phản ứng sinh kháng thể chống người nhận gây biểu hiện như tan máu tự miễn cần phải phân biệt.</li> <li>Trong ghép tế bào máu đồng loài, người nhận nhóm máu O, người cho nhóm máu A hoặc B, hồng cầu được sinh ra từ tế bào gốc mảnh ghép có thể bị vỡ do những kháng thể chống A, chống B từ người nhận chưa bị mất.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Giảm huyết sắc tố khi hiếu máu tan máu mắc phải&nbsp;" src="//ckfinder/userfiles/images/_thieu-mau-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Giảm huyết sắc tố khi hiếu máu tan máu mắc phải&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu máu, tan máu mắc phải</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Nguyên nhân do miễn dịch:&nbsp;</strong></p> <ul> <li>Tự miễn dịch: do kháng thể nóng (kháng thể hoạt động mạnh ở nhiệt độ 37 độ) hoặc kháng thể lạnh ( kháng thể hoạt động mạnh ở 4 độ). Trong đó hay gặp nhất là do kháng thể nóng.</li> <li>&nbsp;Đồng miễn dịch: là tình trạng tan máu do kháng thể từ một cá thể chống lại tế bào hồng cầu của cá thể khác thường gặp trong tai biến truyền máu, tan máu ở trẻ sơ sinh do &nbsp;kháng thể từ mẹ chống lại hồng cầu của con, sau ghép cơ quan, ghép tủy…</li> </ul> <p>-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Nguyên nhân không do miễn dịch</p> <ul> <li>Hội chứng mảnh vỡ hồng cầu: ở bệnh nhân van tim, dụng cụ nhân tạo, dị dạng động tĩnh mạch, tan máu ngoại vi (trong hội chứng đông máu rải rác lòng mạch, bệnh lý ác tính, hội chứng HELLP, …)</li> <li>Do nhiễm trùng, kí sinh trùng: như bị sốt rét, closstridium. Do các vi trùng này tác động trực tiếp gây tan máu, giải phóng các độc tố tan máu, hình thành các kháng thể để chống lại hồng cầu.</li> <li>Do tác nhân hóa học hay vật lý: như thuốc, hóa chất công nghiệp, bị bỏng</li> <li>Do đái huyết sắc tố kịch phát về đêm</li> <li>Do đái huyết sắc tố do chạy hoặc đi bộ dường dài hoặc tập thể thao.</li> <li>Do cường lách: khi lách to dẫn đến tăng bắt hủy các tế bào máu bình thường gây nên biểu hiện thiếu máu.</li> </ul> <p><img alt="Nhiễm hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân không miễn dịch gây bệnh" src="/ckfinder/userfiles/images/_hoa-chat-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân không miễn dịch gây bệnh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu máu, tan máu mắc phải</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p>Lâm sàng của người bệnh thiếu máu tan máu gồm có thiếu máu, triệu chứng của tan máu và hoặc có biểu hiện của nguyên nhân tan máu.</p> <p><strong>-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Thiếu máu</strong>: bệnh nhân mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở nhất là khi thay đổi thư thế. Da xanh và niêm mạc nhợt, mạch nhanh, hồi hộp trống ngực. Trường hợp nặng cấp tính có thể có biểu hiện sốc.</p> <p><strong>-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Dấu hiệu của tan máu: </strong>Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt với biểu hiện rét run từng cơn hoặc dai dẳng. Da vàng, cũng mạc mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, trong cơn tan máu cấp có thể tiểu đỏ. Gan to, lách to.</p> <p>-<strong>&nbsp;&nbsp; &nbsp;Triệu chứng liên quan của nguyên nhân tan máu:</strong></p> <p>+ Trong tan máu do sốt rét: bệnh nhân có biểu hiện sốt rét run từng cơn theo chu kì.</p> <p>+ Trong tan máu bẩm sinh: ngoài gan to , lách to người bệnh còn biến dạng xương sọ, xương mặt.</p> <p>+ Trong tan máu bẩm sinh: thường có tiền sử gia đình, những người thân (anh, em, chị, bố, mẹ) cũng có thể bị thiếu máu, vàng da</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Da xanh là triệu chứng của thiếu máu tan máu mắc phải" src="/ckfinder/userfiles/images/bao%20ve%20da%20-%201%20-%20Copy.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Da xanh là triệu chứng của thiếu máu tan máu mắc phải</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu máu, tan máu mắc phải</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trường hợp không được điều trị, bệnh tiến triển nặng, mất máu kéo dài gây suy cơ quan (tim, não,gan,..)Trường hợp nặng có thể tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu máu, tan máu mắc phải</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Những trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con, những bệnh nhân có ghép cơ quan, ghép tủy, người bệnh đặt dụng cụ nhân tạo, bị dị dạng động tĩnh mạch, &nbsp;bị bệnh lý ác tính, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm hóa chất,..<br> &nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu máu, tan máu mắc phải</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khi phụ nữ mang thai cần truyền máu cần xét nghiệm đầy đủ cả xét nghiệm Rh(D) và kháng nguyên rh khác, kháng nguyên hệ Kell.</p> <p style="text-align: justify;">- Để phòng tan máu do truyền máu: cần thực hiện đúng quy trình và quy định về xét nghiệm sàng lọc cho người bệnh, xét nghiệm hòa hợp khi phát máu.<br> &nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu máu, tan máu mắc phải</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp chẩn đoán&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán thiếu máu tan máu mắc phải do tự miễn dịch (trường hợp kháng thể nóng)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào đặc điểm: bệnh nhân không có tiền sử bệnh tan máu bẩm sinh, có dấu hiệu thiếu máu tan máu trên lâm sàng &nbsp;và xét nghiệm Coombs trực tiếp dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt với:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán thiếu máu tan máu mắc phải do đồng miễn dịch</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con: Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm mẫu máu rốn ở tuần thai thứ 18: xét nghiệm kháng nguyên, nồng độ hemoglobin, bilirubin, Coombs, hồng cầu lưới , nồng độ lactat. Trường hợp có tan máu nặng cần xét nghiệm thêm bilirubin nước ối hoặc siêu âm dopler đông mạch não giữa của thai nhi</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán thiếu máu tan máu không do miễn dịch</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Hội chứng tan máu vi mạch: lâm sàng có sốt, thiếu máu do tan máu, giảm tiểu cầu, suy thận. Xét nghiệm có tăng hồng cầu lưới, haptoglobin giảm, hemoglobin niệu dương tính, giảm fibrinogen, giảm tiểu cầu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Do chấn thương: bệnh cảnh xuất hiện sau đặt van tim, trên tiêu bản máu ngoại vi có mảnh vỡ hồng cầu, hồng cầu hình răng cưa, LDH tăng, haptoglobin giảm, có hemoglobin niệu, giảm tiểu cầu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Tan máu, đái hemoglobin do chạy và thể thao: xuất hiện huyết sắc tố trong nước tiểu sau hoạt động thể lực và đã loại trừ đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm và bệnh đái huyết sắc cơ.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Tan máu do nhiễm trùng, kí sinh trùng: sốt rét run, trong nhiễm sốt rét thì sốt có tính chất chu kỳ, nhiễm trùng mạn có lách to. Người bệnh đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, trường hợp nặng có thể có suy tạng. Xét nghiệm ngoài biểu hiện thiếu máu tan máu, có thể phát hiện ký sinh trùng sốt rét trên tiêu bản.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu máu, tan máu mắc phải</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tan máu trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Với thai nhi:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Truyền máu: dựa vào xét nghiệm máu dây rốn lấy qua da. Mục đích truyền máu qua dây rốn để chỉ số thể tích khối hồng cầu (HCT)đạt 40-45%.</li> <li style="text-align: justify;">Trường hợp thai phụ có tiền sử thai sản bất thường như: thai lưu hoặc đã truyền cho thai trước thì phải thực hiện truyền máu cho thai sớm hơn thời điểm lần trước 10 tuần hay trước 10 tuần so với thời điểm sảy thai trước, nhưng lưu ý không sớm hơn 18 tuần tuổi thai+ chỉ số khối hồng cầu duy trì ở mức 20-25% để không gây biến chứng phù thai.</li> <li style="text-align: justify;">Truyền nhóm máu O, Rh âm, xét nghiệm đơn vị máu có kết quả âm tính với các kháng nguyên mà thai nhi có kháng thể, CMV âm tính, tia xạ đơn vị, phản ứng hòa hợp máu mẹ.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Điều trị giảm miễn dịch cho mẹ:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Truyền tĩnh mạch IgG</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng glucocorticoid</li> <li style="text-align: justify;">Tiêm kháng thể AntiD</li> </ul> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Với trẻ sơ sinh</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mục đích: phòng tăng bilirubin quá cao gây nhiễm độc thần kinh ở trẻ</li> <li style="text-align: justify;">Thay máu được chỉ định:</li> <li style="text-align: justify;">Huyết sắc tố máu dây rốn &lt;110g/l</li> <li style="text-align: justify;">Bilirubin &gt; 4.5mg/dl</li> <li style="text-align: justify;">Bilirubin máu dây rốn tăng nhanh ( &gt;0.5 mg/dl/ giờ)</li> <li style="text-align: justify;">Chiếu đèn ở trường hợp tan máu mức độ vừa và nặng hoặc trường hợp bilirubin &nbsp;tăng &gt;0.5 mg/dl/giờ.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hội chứng tan máu vi mạch</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Với bệnh nhân có hội chứng tan máu vi mạch, biện pháp điều trị chủ yếu là theo dõi, quản lý các bệnh nhân có nguy cơ, truyền máu, truyền tiểu cầu.<br> <strong>&nbsp; Điều trị tan máu do chấn thương</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Nếu thiếu sắt, acidfolic thì cần bổ sung. Truyền máu khi có chỉ định, trường hợp nặng cân nhắc điều trị bằng EPO. Sửa hoặc đặt lại van hay mổ nếu không có chống chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tan máu, đái hemoglobin do chạy và thể thao</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Cần tư vấn thay đổi hoạt động</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Bù sắt, acidfolic</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tan máu do nhiễm trùng, kí sinh trùng</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị một cách tích cực.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Những nhiễm trùng cấp tính thường đáp ứng tốt với ciprrofloxacin, chloramphenicol, beta lactam.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li><span style="text-align: justify;">Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh lý huyết học- BYT</span></li><li><span style="text-align: justify;">Bài giảng sau đại học Huyết học – Truyền máu, NXB Y học năm 2019</span><br></li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-mau-tan-mau-mac-phai-solhc
Thiếu men G6PD
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Men G6PD:glucose-6-phosphate dehydrogenase là một loại men giúp duy trì tính bền vững của màng tế bào, đặc biệt là màng hồng cầu, chống lại các chất oxy hóa có trong thức ăn, tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài và stress.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu men G6PD là một tình trạng rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X (tỷ lệ &nbsp;nam &nbsp;nhiều hơn nữ).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế:&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Glucose-6-phosphate dehydrogenase ( G6PD hoặc G6PDH) là một cytosolic enzyme &nbsp;xúc tác các phản ứng hóa học:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">D-glucose 6-phosphate + NADP + + H2O ⇌ 6-phospho-D-glucono-1,5-lacton + NADPH + H +</p> <p style="text-align: justify;">Enzyme này tham gia vào con đường pentose phosphate, một con đường trao đổi chất cung cấp năng lượng cho các tế bào (chẳng hạn như hồng cầu) bằng cách duy trì mức độ của co-enzyme nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADPH). NADPH duy trì mức độ glutathione trong các tế bào này, giúp bảo vệ các tế bào hồng cầu chống lại tác hại oxy hóa từ các hợp chất như hydrogen peroxide.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Về mặt lâm sàng, sự thiếu hụt di truyền liên kết X của G6PD làm cho một người dễ bị thiếu máu huyết tán không do miễn &nbsp;miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Đây là một bệnh lý di truyền phổ biến, ước tính trên thế giới có khoảng 400 triệu người thiếu men G6PD. &nbsp;Tỷ lệ bị bệnh ở Nam giới bi ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ đang ngày càng tăng cao, có tới 2/100 trẻ bị thiếu men G6PD.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Theo nghiên cứu trong năm 2015, thiếu men G6PD được cho là nguyên nhân gây ra tử vong ở 33.000 trường hợp. &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Các vùng&nbsp;mắc tỉ lệ cao bệnh này là Châu Phi, Địa Trung Hải, Trung Đông và ĐÔng Nam Á. Vì có hàng trăm đột biến và amats đoạn gen gây ra do đó người bệnh có hoạt tính enzym khác nhau, thường biểu hiện nhẹ ở người Châu Phi da đen (bằng khoảng 10-15% so với người bình thường), nặng hơn ở người Phương Đông, nặng nhất ở vùng Trung Đông, một số trường hợp nặng có thể gặp ở người da trắng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm thiếu men G6PD" src="/ImagePath/images/20210829/20210829_thieu-men-g6pd.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm thiếu men G6PD</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Một số đột biến theo địa lý. Ở Châu Á gặp nhiều dạng đột biến, cũng thường gặp dạng ở Địa Trung Hải và một số dạng khác như G6-PD canton</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đây là bệnh lý di truyền lặn, do đột biến gen trên nhiễm sắc thể X.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiếu men G6PD do&nbsp;đột biến gen trên nhiễm sắc thể X" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20200222_164116_239298_NST-XY.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu men G6PD do&nbsp;đột biến gen trên nhiễm sắc thể X</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Do trẻ nhận gen lặn bất thường nằm trên NST X từ người bố( NST giới tính XY) hoặc từ người mẹ (NST giới tính XX). Do đó người con trai vì chỉ có 1 NST X nên dễ mắc bệnh hơn, người con gái chỉ mắc bệnh khi nhận cả 2 gen X bất thường =&gt; Tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đa số là bình thường không có triệu chứng, có thể xuất hiện vàng da từ nhỏ, lách to. Cơn tan máu xảy ra khi có tác nhân Stress oxy hóa như: dùng thuốc, nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đậu tằm…. Cơn thường xảy ra đột ngột 1-2 ngày với các biểu hiện: sốt, nhức đầu, đau bụng, đau thắt lưng, vàng da, tiểu ra hemoglobin. Có thể gây suy thận cấp, dễ tử vong nếu không được điều trị kịp thời/</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tan máu, vàng da ở trẻ sơ sinh: &nbsp;Trường hợp mẹ mang gen thiếu G6PD có thể truyền cho những người con của mình. Một số trường hợp, trẻ có thể bị vàng da ngay sau sinh, gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tan máu, vàng da ở trẻ sơ sinh" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190801_091036_906297_thieu-men-g6pd.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tan máu, vàng da ở trẻ sơ sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Vàng da nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh, do vậy cần được điều trị sớm</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi có các biểu hiện thần kinh: li bì, bỏ bú, quấy khóc không rõ nguyên nhân =&gt; nghi ngờ có biến chứng vàng da nhân =&gt; Cần được can thiệp kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau khi điều trị ổn định tình trạng vàng da và được chẩn đoán đoán thiếu men G6PD, cha mẹ cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc trẻ đúng cách để tránh trẻ tiếp xúc với các tác nhân oxy.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Men G6PD là một loại men giúp cho các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường và đảm bảo chức năng vận chuyển oxy. Khi thiếu men G6PD, tế bào hồng cầu dễ bị phá vỡ dưới tác nhân oxy hóa. Dẫn đến tình trang thiếu máu do tan máu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Men G6PD là một loại men giúp cho các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190427_170727_615258_G6PD_deficiency.max-1800x1800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Men G6PD là một loại men giúp cho các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tan máu nhiều dẫn đến tăng chất bilirubin trong máu gây vàng da. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh nặng có thể gây vàng nhân, ảnh hưởng đến thần kinh, trí não.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đây là bệnh lý di truyền, mang tính chất gia đình.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ nam bị nhiều hơn nữ.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Những người mà trong gia đình có bố và mẹ nằm trong trường hợp dưới đây:&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người mà trong gia đình có bố và mẹ bị bệnh thì con sinh ra có khả năng bị bệnh thiếu men G6PD" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_images1469787_1_benh_di_truyen_3_NVOJ.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những người mà trong gia đình có bố và mẹ bị bệnh thì con sinh ra có khả năng bị bệnh thiếu men G6PD</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bố hoàn toàn bình thường và mẹ là người mang gen</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác xuất con gái mang gen: 25% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác xuất con gái hoàn toàn bình thường: 25% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác suất con trai bị bệnh: 25% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác xuất con trai hoàn toàn bình thường: 25% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bố bị bệnh thiếu men G6PD và mẹ &nbsp;hoàn toàn bình thường</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác suất sinh ra con gái mang gen: 50% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác xuất con trai hoàn toàn bình thường: 50% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bố bị bệnh thiếu men G6PD và mẹ là người mang gen:</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác xuất con gái bị bệnh : 25% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác xuất con gái mang gen: 25% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác suất con trai bị bệnh: 25% trong 1 lần sinh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xác xuất con trai hoàn toàn bình thường: 25% trong 1 lần sinh</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi dùng các thuốc như: kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng, thuốc tẩy giun, các vitamin, thuốc chống sốt rét,… (aspirin, quinine và các loại thuốc điều trị sốt rét có nguồn gốc từ quinine , sulfamide, xanh methylen, vitamin C liều cao, hoạt chất chứa naphthalene ,…) cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh &nbsp;dùng các loại thuốc có thể gây tán huyết cho bé bệnh Thiếu G6PD.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tránh ăn đậu tằm (fava) và thức ăn chế biến từ đậu tằm, tránh các tác nhân gây oxy hóa.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Khi nghi ngờ nhiễm vi khuẩn, virus cần đi khám bác sĩ để dùng thuốc đúng và phát hiện sớm tán huyết.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tất cả các trẻ sơ sinh cần được sàng lọc và phát hiện sớm bệnh lý thiếu men G6PD: nhờ các kỹ thuật hiện đại ngày nay, qua việc lấy máu gót chân ở trẻ 2-3 ngày tuổi (Việc lấy mẫu quá sớm trước 24h có thể dẫn đến tình trạng cho kết quả dương tính giả. Ngược lại, việc lấy mẫu muộn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị) &nbsp;đã có thể phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh như: thiếu hụt men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactose, bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanine. &nbsp;Việc tầm và phát hiện sớm những bệnh lý này có vai trò quan trọng trong việc điều trị, &nbsp;hạn chế khởi phát bệnh phòng ngừa các biến chứng của bệnh, trong đó có vàng da nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay tại MEDLATEC&nbsp;có các gói sàng lọc bệnh sơ sinh phù hợp với các nhu cầu, điều kiện của từng gia đình, xét nghiệm được thực hiện trên dàn máy hóa sinh tự động, hệ thống chất lượng được công nhận bởi tiêu chuẩn ISO 15189, kết quả xét nghiệm được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa vô cùng nhanh chóng và kịp thời.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại MEDLATEC đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20200729_xet-nghiem-sang-loc-so-sinh-03.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại MEDLATEC đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Phổ biến kiến thức rộng rãi đến người dân, tư vấn khám sàng lọc tiền hôn nhân: phát hiện người mang gen bệnh, hạn chế kết hôn giữa những người bị bệnh hoặc người lành mang gen thiếu men G6PD. Trường hợp kết hôn thì cần được tư vấn theo dõi cho các thế hệ sau.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Đến khám ngay khi có các triệu chứng bất thường để kiểm soát tốt bệnh và giảm nhẹ các biến chứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng: bệnh diễn biến cấp tính sau khi có tiếp xúc tác nhân: thuốc, tình trạng nhiễm trùng, ăn đậu tằm,.. với các biểu hiện của thiếu máu, tan máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Kết quả cận lâm sàng: có thể giảm hemoglobin, Hình ảnh hồng cầu thể heinz, bilirubin gián tiếp tăng, Xét nghiệm thiếu men G6PD, xét nghiệm PCR có đột biến gen.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Có yếu tố nguy cơ trong gia đình: khi có bố mẹ bị bệnh hoặc mang gen</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán sàng lọc ở trẻ sơ sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Trẻ sơ sinh nên được xét nghiệm sàng lọc tốt nhất trog khoảng 48-72h sau sinh bằng cách lấy máu gót chân trên giấy thấm chuyên dụng chuyển tới Phòng xét ghiệm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ sơ sinh nên được xét nghiệm sàng lọc tốt nhất trog khoảng 48-72h sau sinh bằng cách lấy máu gót chân trên giấy thấm chuyên dụng" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190405_032837_027858_thieu-men-G6PD.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ sơ sinh nên được xét nghiệm sàng lọc tốt nhất trog khoảng 48-72h sau sinh bằng cách lấy máu gót chân trên giấy thấm chuyên dụng</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa chẩn đoán trẻ có mắc bệnh thiếu G6PD hay không</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp tình trạng sức khỏe của bé chưa ổn định hoặc đang mắc bệnh lý khác thì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Có thể được yêu cầu xét nghiệm lại sau khoảng một vài tuần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu men G6PD</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Quan trọng nhất trong điều trị thiếu men G6PD là loại bỏ/hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có thể làm khới phát bệnh, như:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tránh dùng các loại thuốc, các thức ăn trong danh sách &nbsp;được xác định có nguy cơ gây tan máu (theo hướng dẫn của bác sĩ)</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tiêm phòng đầy đủ</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Trong giai đoạn cấp tính, khi xảy ra tan máu có thể chỉ định truyền máu.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trong giai đoạn cấp tính, khi xảy ra tan máu có thể chỉ định truyền máu" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190725_041917_436104_truyen-mau.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trong giai đoạn cấp tính, khi xảy ra tan máu có thể chỉ định truyền máu</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi truyền máu vì tế bào hồng cầu trong máu người cho không xảy ra tình trạng thiếu hụt men G6PD nên thời gian tồn tại lâu hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể =&gt; đây được coi là biện pháp điều trị triệu chứng hiệu quả nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Những trường hợp nặng có hiện tượng suy thận cấp thì &nbsp;phải cần đến lọc máu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Cắt lách là phương pháp điều trị có thể có hiệu quả vì lách là nơi các tế bào hồng cầu bị bắt giữ và phá hủy. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-men-g6pd-svwdp
Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Virus viêm gan B ( Hepatitis B virus -&nbsp;HBV) là một trong những căn nguyên phổ biến gây viêm gan mạn tính ở người, tổn thương gan kéo dài nhiều năm có thể dẫn đến hậu quả xơ gan và ung thư tế bào gan dẫn tới tử vong. Viêm gan B mạn vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu cần quan tâm. Virus viêm gan D ( Hepatitis D virus) hay còn gọi là tác nhân Delta cũng giống như HBV có thể gây viêm gan mạn ở người. Tuy nhiên, HDV liên quan chặt chẽ với HBV, cần vỏ bọc bên ngoài có HbsAg mới tạo thành virus hoàn chỉnh. Ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính có thể đồng nhiễm HDV, việc chẩn đoán và điều trị bệnh càng khó khăn. Dựa vào các dấu ấn sinh học của virus HBV, HDV để từ đó chẩn đoán căn nguyên.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_viem-gan-virus-7.jpg"> Hình ảnh virus viêm gan B và virus viêm gan D</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D phải xem xét đến các yếu tố như mức độ tổn thương gan, tải lượng virus HBV DNA, HDV RNA, các biến chứng,…. Các thuốc kháng virus viêm gan B được sử dụng như tenofovir, entecavir,… hoặc liệu pháp miễn dịch peginterferon được khuyến cáo. Hiện nay chưa có vắc xin viêm gan D nên việc tiêm vắc xin viêm gan B có thể phòng bệnh đối với cả HBV và HDV.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">HBV thuộc họ Hepadnavirus, có cấu trúc hình cầu, đường kính khoảng 42 nm, bộ gen một chuỗi xoắn kép AND, lớp vỏ nucleocapsid bao bên ngoài.&nbsp;Các dấu ấn sinh học của HBV gồm HBsAg, Anti HBsAg, HBcAg, Anti HBC, HBeAg, Anti HBe, HBV DNA. Ngoài ra gần đây HBcrAg còn là dấu ấn sinh học mới đang được nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng đặc biệt trong quản lý và điều trị, tiên lượng bệnh. HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus, nằm tại lớp vỏ virus, kháng thể tương ứng là anti HBsAg. HBcAg là kháng nguyên nhân, chỉ xuất hiện trong tế bào gan và phát hiện qua sinh thiết gan, kháng thể tương ứng là Anti HBc, trong đó HBc IgM xuất hiện sớm, còn anti HBc IgG xuất hiện muộn hơn. Kháng nguyên HBeAg là kháng nguyên xuất hiện đặc biệt khi virus đang nhân lên, kháng thể tương ứng là HbeAb. HBV DNA&nbsp;cho biết số lượng hay nồng độ của virus trong máu của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-gan-virus-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Virus viêm gan B</p> <p style="text-align: justify;">Virus viêm gan D ( Hepatitis D virus - HDV) là virus thuộc họ Viroide, đường kính khoảng 35 nm, là virus không hoàn chỉnh, phần lõi chứa vật chất di truyền RNA được bao bọc bên ngoài bởi lớp vỏ mang HBsAg. Do đó sự xuất hiện đồng thời của HBV là điều kiện cần thiết để tạo virion HDV hoàn chỉnh. Ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn, sự đồng nhiễm HDV có thể xảy ra các trường hợp: đồng nhiễm HDV cấp hoặc đồng nhiễm HDV mạn tính. Các dấu ấn huyết thanh của HDV bao gồm kháng nguyên HDAg, kháng thể tương ứng là HDV IgM, IgG và tải lượng HDV RNA.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng của nhiễm HBV mạn tính có đồng nhiễm HDV không đặc hiệu. Đa số người bệnh không có triệu chứng lâm sàng hoặc các triệu chứng nghèo nàn như: Mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải,... Trường hợp tổn thương gan nhiều có thể thấy vàng da, ngứa, cổ chướng, xuất huyết dưới da, sao mạch, tuần hoàn bàng hệ nếu có xơ gan,…</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-gan-virus-2.png"></p> <p style="text-align: center;">Vàng da có thể là dấu hiệu cảnh báo&nbsp;nhiễm HBV mạn tính có đồng nhiễm HDV</p> <p style="text-align: justify;">Thăm khám thực thể có thể thấy gan to đôi khi đau, phù, tràn dịch các màng,… Các bất thường về mặt xét nghiệm có thể thấy: men gan AST, men ALT thường tăng. Chức năng khác của gan có thể bị suy giảm ( albumin giảm, tỉ lệ prothrombin giảm, bilirubin tăng,…). Bệnh có thể tiến triển nhiều đợt, xen kẽ những đợt bệnh hoạt động là thời kỳ ổn định, nếu không được điều trị và theo dõi hậu quả cuối cùng là xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Xơ gan còn bù hoặc mất bù;</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư biểu mô tế bào gan;</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng ngoài gan như viêm cầu thận, viêm đa khớp,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Virus viêm gan B tìm thấy trong máu và các dịch cơ thể. HBV đồng nhiễm HDV lây truyền qua các con đường:</p> <p style="text-align: justify;">- Lây truyền từ mẹ sang con: Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt Nam. Nếu người mẹ mang thai có HBsAg (+) và HBeAg (+) thì khả năng lây cho con có thể là 90%.</p> <p style="text-align: justify;">- Lây qua đường máu: truyền máu không an toàn, tiêm chích ma túy, tái sử dụng bơm tiêm, dụng cụ y tế, dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng có nhiễm máu,...</p> <p style="text-align: justify;">- Lây qua quan hệ tình dục không an toàn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai chưa có miễn dịch bảo vệ đều có thể mắc viêm gan B. HDV cần sự có mặt của HbsAg mới tạo virus HDV hoàn chỉnh. Đối với người bệnh đã có miễn dịch với HBV, khi HBsAb ≥ 10 mIU/ml thì có ý nghĩa bảo vệ. Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao là:</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ sinh ra từ bà mẹ mang virus viêm gan B;</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vắc xin viêm gan B;</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-gan-virus-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Trẻ không&nbsp;tiêm vắc xin dễ mắc&nbsp;HBV mạn tính có đồng nhiễm HDV</p> <p style="text-align: justify;">- Đối tượng tiêm chích ma túy, người có nhiều bạn tình, người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ đồng tính nam,..</p> <p style="text-align: justify;">- Thành viên gia đình có người mắc viêm gan B;</p> <p style="text-align: justify;">- Cán bộ y tế;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị bệnh thận mạn, lọc máu, bệnh gan mạn tính khác,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay chưa có vắc xin viêm gan D nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh chủ động và có hiệu quả để phòng ngừa viêm gan B mạn có đồng nhiễm viêm gan D. Tại Việt Nam việc tiêm chủng mở rộng trong đó có tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ em ngay sau sinh đã làm giảm tỉ lệ mắc viêm gan B xuống đáng kể. Có nhiều lại vắc xin viêm gan B như vắc xin đơn giá và đa giá. Khi tiêm đủ liều vắc xin đa số người bệnh có miễn dịch bảo vệ, Tổ chức Y&nbsp;tế thế giới không có khuyến cáo tiêm nhắc lại.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-gan-virus-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh chủ động và có hiệu quả</p> <p style="text-align: justify;">Phòng ngừa sau khi phơi nhiễm: Chỉ định Gama globulin đặc hiệu với virus viêm gan B (HBIG) để điều trị ngay sau phơi nhiễm với máu hoặc dịch của người mắc viêm gan B. Thời gian tiêm HBIG càng muộn càng không có hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">Phòng lây truyền từ mẹ sang con là biện pháp quan trọng đặc biệt ở những khu vực tỉ lệ bệnh lưu hành cao, con đường lây truyền chính là lây truyền mẹ - con. Trẻ sinh ra từ bà &nbsp;mẹ có HBsAg dương tính đều phải được tiêm chủng đầy đủ vắc xin viêm gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó trong 24 giờ sau sinh, trẻ cần tiêm HBIG. &nbsp;Khi người mẹ mang thai và có tải lượng HBV DNA &gt; 200.000&nbsp;IU/mL (&gt; 106&nbsp;copies/mL) hoặc HBsAg định lượng &gt; 104&nbsp;IU/mL, tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng virus TDF ( tenofovir ) ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, nếu phát hiện muộn hơn thì bắt đầu điều trị dự phòng ít nhất 4 tuần trước sinh và kéo dài sau sinh ít nhất 4 – 12 tuần tùy từng cá thể. Cần theo dõi sát tải lượng HBV DNA cũng như các xét nghiệm chức năng gan khác sau khi dừng thuốc. Hiện nay không có chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ ở người mẹ viêm gan B mạn, tuy nhiên cần chú ý khi núm vú bị nứt, chảy máu, nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng nguy cơ lây nhiễm khác như sàng lọc máu và các chế phẩm máu trước khi truyền, thực hiện nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, giáo dục và tuyên truyền an toàn tình dục.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán viêm gan virus B mạn khi có:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- HBsAg(+) &gt; 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+)</p> <p style="text-align: justify;">- AST và ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng</p> <p style="text-align: justify;">- Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc bằng fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn nguyên khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên HDV</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm HDV RNA bằng kỹ thuật RT PCR: là kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện vật chất di truyền của HDV, từ đó đo được tải lượng virus, xác định được kiểu gen HDV. Trên thực hành lâm sàng, không khuyến cáo việc bắt buộc phải xét định kiểu gen HDV do không ảnh hương nhiều đến quyết định điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-gan-virus-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên HDV</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm kháng thể HDV IgM, HDV IgG: Kháng thể HDV IgM xuất hiện sớm hơn, có thể xuất hiện từ khoảng 4 tuần đầu kể từ khi phơi nhiễm với HDV, đặc biệt trong nhiễm HDV cấp tính. Kháng thể HDV IgG xuất hiện muộn hơn, giá trị trong các trường hợp nhiễm HDV mạn tính, có mối tương quan với tải lượng HDV RNA của cơ thể. Ở những bệnh nhân điều trị thuốc viêm gan D, HDV IgG giảm dần trong quá trình điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm kháng nguyên HDAg trong huyết thanh: khi người bệnh nhiễm HDV cấp, HDAg xuất hiện sớm, theo thời gian, kháng thể HDV IgM, IgG xuất hiện trung hòa kháng nguyên HDAg nên trong nhiễm HDV mạn kháng thể này thường không phát hiện được, và trên thực tế ít khi được thực hiện.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết gan và nhuộm hóa mô miễn dịch: phát hiện được kháng nguyên HDAg hoặc HDV RNA trong tế bào gan. Tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn, yêu cầu kỹ thuật cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm virus viêm gan D</strong></p> <p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày ở người bệnh VGB mạn tính có thể nhiễm HDV cấp tính hoặc đồng nhiễm HDV mạn tính. Đôi khi phân biệt hai tình trạng này có thể khó khăn. Ở những bệnh nhân này, HBsAg đều dương tính tuy nhiên khi người bệnh VGB mạn nhiễm HDV cấp tính các xét nghiệm HDAg, HDV IgM dương tín và tải lượng virus HDV RNA thường cao do virus HDV đang tăng sinh mạnh mẽ. Ở những bệnh nhân VGB mạn đồng nhiễm HDV mạn tính: HDV RNA thường phát hiện ở mức thấp hơn, HDAg thường không phát hiện được ngay cả khi sinh thiết gan và nhuộm hóa mô miễn dịch khi nhiễm HDV mạn tính, bên cạnh đó có sự hiện diện của HDV IgG, có thể có sự chuyển đảo huyết thanh HBeAg của HBV ( HBeAg âm tính, HBeAb dương tính).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo Bộ Y tế năm 2019, điều trị viêm gan B mạn khi:</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với người bệnh có HBeAg dương tính</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tải lượng HBV DNA ≥ 20.000 IU/ml ( 10^5 copies/ml)</li> <li style="text-align: justify;">AST, ALT &gt; 2 lần giới hạn bình thường và/hoặc có bằng chứng xơ hóa gan F ≥2</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Đối với người bệnh có HBeAg âm tính</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tải lượng HBV DNA &gt; 20.00 IU/ml ( 10^4 copies/ml)</li> <li style="text-align: justify;">AST, ALT &gt; 2 lần giới hạn bình thường và/hoặc có bằng chứng xơ hóa gan F ≥2</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Khi không đủ tiêu chuẩn 2 trường hợp trên, cân nhắc điều trị khi người bệnh: Trên 30 tuổi có tăng ALT kéo dài ( tăng ít nhất 3 lần trong 24 -48 tuần ) và HBV DNA &gt; 20.000 IU/ml bất kể HBeAg âm tính hay dương tính; hoặc gia đình có người bị xơ gan/ HCC; hoặc lâm sàng có các biểu hiện ngoài gan như viêm cầu thận, viêm đa khớp, cryoglobulin máu,… hoặc điều trị khi người bệnh sau khi dừng thuốc kháng virus bị tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc kháng virus có thể được dùng là: Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) liều thường dùng với người lớn là 300 mg/ngày, chỉnh liều khi có suy giảm chức năng thận; Tenofovir alafenamide (TAF) liều thường dùng là 25 mg, không cần chỉnh liều đối với người bệnh suy giảm chức năng thận hoặc chạy thận, Entecavir (ETV) liều thường dùng là 0,5mg/ngày, chỉnh liều khi có suy giảm chức năng thận.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-gan-virus-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Điều trị viêm gan B mạn có thể dùng thuốc uống theo chỉ thị của bác sĩ chuyên khoa</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị thuốc kháng virus (NAs)&nbsp;kéo dài suốt đời đối với bệnh nhân xơ gan. Có thể cân nhắc dừng thuốc NAs ở bệnh nhân không có xơ gan khi: có chuyển đổi huyết thanh HBeAg và tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng hoặc mất HBsAg hoặc HBcrAg âm tính. Cần theo dõi sát lâm sàng, tải lượng HBV DNA và chức năng gan sau khi ngừng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Phác đồ điều trị viêm gan D: cần đánh giá tải lượng HDV RNA và bằng chứng tổn thương gan mạn tính ( men ALT, đánh giá độ xơ hóa gan,..) trước khi cân nhắc điều trị. Khi nồng độ HDV RNA cao và có bằng chứng viêm gan hoạt động, điều trị càng sớm càng tốt. Thuốc được khuyến cáo là pegylated interferon ( Peg-IFN) alpha trong 48 tuần. Một số thuốc khác đang được thử nghiệm và cần đánh giá hiệu quả lâm sàng nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Phác đồ viêm gan virus B mạn có đồng nhiễm viêm gan virus D: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2019, điều trị viêm gan D bằng &nbsp;Peg-IFN&nbsp;x&nbsp;48 tuần, điều trị thuốc kháng virus B khi đủ tiêu chuẩn như trên bằng TDF, TAF, ETV. Theo dõi sau điều trị nồng độ HBV DNA, HDV RNA, ALT để đánh giá điều trị và theo dõi.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B” , Bộ Y tế, 2019.</p><p style="text-align: justify;">2. World health organization, hepatitis B: fact sheet, july 2017</p><p style="text-align: justify;">3. Abbas Z, Memon MS, Mithani H, Jafri W, Hamid S, Treatment of chronic hepatitis D patients with pegylated interferon: a real-world experience, Antivir Ther. 2014;19(5):463. Epub 2014 Jan 14.&nbsp;</p><p style="text-align: justify;">4. Sureau C, Negro F, The hepatitis delta virus: Replication and pathogenesis.J Hepatol. 2016;64(1 Suppl):S102</p><p style="text-align: justify;">5. Mederacke I, Bremer B, Heidrich B, Kirschner J, Deterding K, Bock T, Wursthorn K, Manns MP, Wedemeyer H, Establishment of a novel quantitative hepatitis D virus (HDV) RNA assay using the Cobas TaqMan platform to study HDV RNA kinetics. J Clin Microbiol. 2010;48(6):2022. Epub 2010 Mar 29.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-gan-virus-b-man-co-dong-nhiem-viem-gan-virus-d-slpzp
Suy tủy xương
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Suy tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Suy tủy xương là bệnh lý tế bào gốc với đặc điểm là giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu do sự giảm sinh tế bào máu của tủy.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_tuy-xuong.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Hình ảnh suy tủy xương</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Do tổn thương các tế bào gốc tạo máu hoặc vi môi trường sinh máu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng&nbsp; trong suy tủy tế bào gốc tạo máu bị giảm rất nhiều. Bên cạnh giảm về mặt số lượng chức năng của tế bào gốc cũng bị ảnh hưởng. Các tế bào gốc tạo máu bị bệnh lý không đáp ứng với tác dụng kích thích của các yếu tố kích thích sinh máu ngay cả khi các chất kích thích đó ở nồng độ cao và rất cao.</li> <li style="text-align: justify;">Ngày nay có bằng chứng định hướng suy tủy vô căn có thể là một bệnh lý tự miễn. Nguyên nhân có thể do tăng quần thể tế bào lympho T&nbsp;gây độc tế bào dẫn đến ức chế sinh máu.</li> <li style="text-align: justify;">Ngoài các cơ chế miễn dịch, thuốc, nhiễm trùng, tỷ lệ khoảng 15% bệnh nhân suy tủy có gặp tổn thương&nbsp; do gen telomere bị đột biến.</li> </ul> <p><strong>Dịch tễ học</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, hàng năm có khoảng 2-5 trường hợp bệnh mới/ 1 triệu dân/ trong một năm. Tỷ&nbsp;lệ mắc bệnh có sự thay đổi tùy vùng.</li> <li style="text-align: justify;">Ở nước ta, bệnh suy tủy&nbsp;xương đứng&nbsp;thứ ba trong các bệnh lý về máu và hệ tạo máu, sau bạch cầu cấp&nbsp;và xuất huyết giảm tiểu cầu.</li> <li style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh ở nam, nữ là tương đương nhau.</li> <li style="text-align: justify;">Tỉ lệ bệnh cao nhất ở tuổi 15 - 25 và 65 - 69 tuổi.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Suy tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp suy tủy xương vô căn nguyên nhân còn chưa rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp suy tủy xương mắc phải theo nghiên cứu có một số các yếu tố nguy cơ như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhiễm trùng: Nhiễm virus viêm gan B,C, nhiễm EBV, HIV, lao;</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm phóng xạ, hóa hóa chất độc hai như bên, thuốc diệt cỏ, thuốc nổ, thuốc trừ sâu;</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc chống ung thư, chloramphenicol, thuốc chống lao, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh;</li> <li style="text-align: justify;">Tình trạng mang thai;</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_suy-tuy-xuong.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Phụ nữ mang thai có thể mắc suy tủy xương</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lý miễn dịch như: u tuyến ức, bệnh ghép chống chủ trên bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Suy tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng của suy tủy xương là triệu chứng của giảm các dòng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu do suy tủy gây nên. Khởi đầu bệnh &nbsp;suy tủy có thể diễn tiến từ từ, biểu hiện tùy theo độ nặng của bệnh.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hội chứng thiếu máu: Da xanh xao, mệt mỏi, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực. Trong suy tủy xương thiếu máu thường diễn ra từ từ do đó người bệnh thường có xu hướng thích nghi với tình trạng thiếu máu.</li> <li style="text-align: justify;">Hội chứng xuất huyết: Xuất huyết do giảm số lượng tiểu cầu với biểu hiện: xuất huyết dưới da, chảy máu niêm mạc răng miệng mũi, xuất huyết võng mạc gây tổn thương thị lực,rong kinh ở nữ giới, trường hợp nặng có thể gây xuất huyết não - màng não, xuất huyết tiêu hóa. Trong suy tủy xương mức độ xuất huyết và mức độ giảm tiểu cầu thường tương ứng nhau.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_suy-tuy-xuong-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Suy tủy xương gây xuất huyết da</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hội chứng nhiễm trùng do giảm số lượng bạch cầu hạt trung tính dẫn đến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Hay gặp nhất là nhiễm trùng miệng họng: Sốt, ớn lạnh, ho,.. Trường hợp nặng có thể gây nên nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng gây đe dọa tính mạng người bệnh.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Gan, lách, hạch không to.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi người bệnh có các dấu hiệu kèm theo như: Bất thường về xương, nhiễm sắc tố da, có dấu hiệu tâm thần&nbsp;cần nghi về vấn đề suy tủy xương do bẩm sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài bệnh cảnh suy tủy xương cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, có thể gặp suy tủy xương một dòng đơn độc (chủ yếu là dòng hồng cầu) hoặc giảm 2 dòng tế bào.</p> <p><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giảm 3 dòng tế bào máu ngoại vi.</li> <li style="text-align: justify;">Thiếu máu tính chất bình sắc, tỷ lệ hồng cầu lưới giảm nặng không tương xứng với tình trạng thiếu máu.</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng bạch cầu thấp thường &lt; 1.5G/L</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng tiểu cầuthường &lt; 50G/L</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tủy đồ: Mật độ tế bào tủy xương thường có nhiều mức độ &nbsp;giảm khác nhau. Điển hình là chứa nhiều hạt tủy với khoang trống chứa mỡ và các tế bào máu rất ít.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_tuy-do.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Xét nghiệm tủy đồ</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm các tế bào dòng hồng cầu, mẫu tiểu cầu và bạch cầu.​</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm sinh thiết tủy xương: là bắt buộc để chẩn đoán xác định bệnh. &nbsp;Trong sinh thiết tủy thường thấy hình ảnh rất nghèo tế bào sinh máu, tổ chức sinh máu chủ yếu bị mỡ hóa hoặc có thể xơ hóa, tế bào lymphocyte còn rải rác &nbsp;một số vùng. Không có tế bào lạ hoặc tế bào ác tính.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm khác:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nồng độ các yếu tố tăng trưởng tạo máu như: erythropoietin, thrombopoietin và yếu tố tăng trưởng bạch cầu hạt tăng.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm sắt huyết thanh, ferritin tăng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Suy tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu, thiếu máu kéo dài dẫn tới giảm cung cấp oxy đến não, suy tim.</li> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết do giảm bạch cầu.</li> <li style="text-align: justify;">Xuất huyết não - màng não, xuất huyết tiêu hóa do giam tiểu cầu.</li> <li style="text-align: justify;">Cuối cùng dẫn tới tử vong.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Suy tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">​Những đối tượng có yếu tố nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân kể trên như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhiễm virus viêm gan B,C, nhiễm EBV, HIV, lao.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-gan-virus-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Nhiễm virus viêm gan dễ mắc suy tủy xương</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhiễm phóng xạ, hóa hóa chất độc hai như bên, thuốc diệt cỏ, thuốc nổ, thuốc trừ sâu.</li> <li style="text-align: justify;">Đang dùng các thuốc chống ung thư, chloramphenicol, thuốc chống lao, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh</li> <li style="text-align: justify;">Bị bệnh đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm</li> <li style="text-align: justify;">Bị bệnh lý miễn dịch như: u tuyến ức, bệnh ghép chống chủ trên bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Suy tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Hạn chế tiếp xúc với các nguồn tác nhân gây nguy cơ bệnh như: virus, hóa chất độc hai, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.</li> <li style="text-align: justify;">Ăn uống khoa học, thường xuyên thể dục thể thao</li> <li style="text-align: justify;">Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng- 1 năm/lần để có thể phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Suy tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>a, Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng: Thiếu máu, tình trạng nhiễm khuẩn, tình trạng xuất huyết với kết quả xét nghiệm:</p> <p style="text-align: justify;">- Tổng phân tích tế bào máu: Có ≥ 2 tiêu chuẩn sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Huyết sắc tố&nbsp; dưới 100g/l;</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng tiểu cầu &lt; 50G/L;</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng bạch cầu trung tình &lt; 1,5G/L.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm sinh thiết tủy xương: Mật độ tế bào tủy trên sinh thiết còn &lt; 25%.</li> </ul> <p><strong>b, Chẩn đoán mức độ bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mức độ suy tủy xương thể nặng:</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_suy-tuy-xuong-3.png"></p> <p style="text-align: center;">Sinh thiết tủy xương</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết tủy xương: Mật độ tế bào tủy còn &lt; 25% và</p> <p style="text-align: justify;">- Có ≥ 2 tiêu chuẩn sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Số lượng bạch cầu trung tính &lt; 0,5G/L;</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng Tiểu cầu &lt; 20G/L;</li> <li style="text-align: justify;">Hồng cầu lưới &lt; 20G/L.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Mức độ suy tủy xương thể rất nặng:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn tương tự suy tủy xương thể nặng nhưng</p> <p style="text-align: justify;">- Số lượng bạch cầu trung tình &lt; 0,2G/L.</p> <p style="text-align: justify;">Suy tủy xương thể trung bình: Không có đủ tiêu chuẩn của hai thể trên</p> <p style="text-align: justify;"><strong>c, Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cần phân biệt tình trạng suy tủy xương với các bệnh lý sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn sinh tủy:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Xét nghiệm tủy đồ thấy rối loạn hình thái của các dòng tế bào máu, có thể gặp tỉ lệ blast.</li> <li style="text-align: justify;">Sinh thiết tủy có thể gặp sự khu trú bất thường của các tế bào đầu dòng - ALIPs</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Lơ xê mi cấp</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_suy-tuy-xuong-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi&nbsp;có thể gặp tế bào blast ác tính.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm tủy đồ có tỉ lệ tế bào blast ≥ 20%.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bệnh có biểu hiện đái ra huyết sắc tố ban đêm và tan máu: Tuy nhiên hồng cầu lưới ở máu tăng, tăng bilirubin gián tiếp.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm CD55, CD59 trên màng hồng cầu và bạch cầu hạt &nbsp;giảm (bằng kỹ thuật đếm tế bào dòng chảy)</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Suy tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>a, Điều trị đặc hiệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ghép tế bào gốc tạo máu: Là phương pháp điều trị &nbsp;đặc hiệu hiệu quả nhất hiện tại.</p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trường hợp ngư ời bệnh suy tủy xương ở mức độ nặng hoặc rất nặng.</li> <li style="text-align: justify;">Tuổi ≤ 40 (với trường hợp tuổi &gt; 40 thì kém hiệu quả).</li> <li style="text-align: justify;">Có người cho tế bào gốc phù hợp HLA.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>b, Điều trị ức chế miễn dịch</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc nhiều vào khả năng cung cấp thuốc tại những cơ sở điều trị cũng như điều kiện của người bệnh có thể sử dụng các phác đồ sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid (Methylprednisolon): Dùng liều 1-2mg/kg/ngày, giảm dần liều và sau 3-6 tháng ngừng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Cyclosporin A kết hợp corticoid:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cyclosporin A: Dùng liều 6-10mg/kg/ngày dùng 2 lần mỗi lần cách nhau 12h; Duy trì nồng độ thuốc trong máu từ 200-400ng/dl. Ngừng thuốc sau 6-8 tháng (khi có đáp ứng thì giảm 25% liều sau mỗi 3 tháng).</li> <li style="text-align: justify;">Corticoid: 1-2mg/kg/ngày, giảm liều dần và sau 3-6 tháng thì ngừng thuốc</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- ATG (anti thymocyte globulin) kết hợp cyclosporin A và corticoid</p> <ul> <li style="text-align: justify;">ATG 15-40mg/kg/ngày trong 4 ngày.</li> <li style="text-align: justify;">Cyclosporin A 10mg/kg/ngày dùng 2 lần mỗi lần cách nhau 12h; Duy trì nồng độ thuốc từ 200-400ng/dl, sau6-8 tháng ngừng thuốc</li> <li style="text-align: justify;">Methylprednisolone 1mg/kg/ngày, giảm dần liều và ngừng sau 4 tuần.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>c, Cắt lách</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>d, Điều trị hỗ trợ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bao gồm: Truyền máu, kiểm soát nhiễm trùng, sử dụng các chất kích thích sinh máu, thải sắt, điều trị tác dụng phụ của thuốc.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_suy-tuy-xuong-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Truyền máu điều trị hỗ trợ suy tủy xương&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền máu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Truyền khối hồng cầu khi huyết sắc tố &lt;80g/l, duy trì huyết sắc tố ở mức 90-100g/l.</li> <li style="text-align: justify;">Truyền khối tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu &lt; 10G/L hoặc có xuất huyết trên lâm sàng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát nhiễm trùng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bệnh nằm phòng sạch, cách ly với những người bệnh nhiễm trùng khác.</li> <li style="text-align: justify;">Người &nbsp;bệnh cần được sử dụng kháng sinh phổ rộng sớm đồng thời với việc phân lập vi khuẩn hoặc nấm.</li> <li style="text-align: justify;">Không ăn trái cây và rau quả sống</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng các chất kích thích sinh máu: G-CSF, Androgen.</p> <p style="text-align: justify;">- Các điều trị hỗ trợ khác: Chỉ định thải sắt khi ferritin &gt; 800 ng/dl. Desferrioxamine với liều 20-60mg/kg/ngày hoặc Deferipron 75mg/kg/ngày hoặc Deferasirox liều 10-20mg/kg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị tác dụng phụ của các thuốc.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Bài giảng Huyết học - truyền máu Tập 1</li><li>Suy tủy xương - Bài giảng Huyết học - Truyền máu sau đại học (2006)</li><li>Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý huyết học - Bộ Y tế</li><li style="text-align: justify;">Suy tủy xương - Bệnh viện truyền máu huyết học</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/suy-tuy-xuong-ssmqw
Hạ đường huyết
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hạ đường huyết </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong ngày, do phụ thuộc nhiều yếu tố nên lượng đường trong máu sẽ thay đổi. Nếu ngưỡng dao động trong phạm vi bình thường thì bệnh nhân sẽ không cảm nhận được. Nhưng nếu nó xuống dưới ngưỡng bình thường và không được điều trị thì bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm, ví dụ như hôn mê hoặc tử vong. Thông thường, triệu chứng hạ đường huyết sẽ xuất hiện rõ ràng khi đường máu xuống dưới ngưỡng 3.3mmol/l, khi đường máu xuống dưới 2.7mmol/l thì được coi là hạ đường huyết mức độ nặng, cần phải xử trí cấp cứu.</p> <p style="text-align: justify;">Hạ đường huyết là một tình trạng mà có đặc điểm tương xứng với mức đường huyết thấp bất thường. Điều này thường xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL tương đương với 3,9mmol/l. Tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh nhân tiểu đường hoặc có bệnh lý nền đặc biệt, mức đường huyết tối thiểu cho hoạt động có thể khác ngưỡng này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hạ đường huyết xảy ra khi&nbsp;lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL tương đương với 3,9mmol/l" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_ha-duong-huyet-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạ đường huyết xảy ra khi&nbsp;lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL tương đương với 3,9mmol/l</em></p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng hạ đường huyết có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, kể cả có đái tháo đường hay không đái tháo đường, và hiếm gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không điều trị. Tình trạng này chỉ được coi là một triệu chứng chứ không được đánh giá là một bệnh mặc dù nó có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">Theo ước tính, có tới 2 – 4% người bị đái tháo đường type I tử vong do hạ đường huyết. Cơ chế gây tử vong đột ngột của hạ đường huyết là gây tổn thương thần kinh và chết não, rối loạn nhịp tim, QT kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân đái tháo đường type II, tình trạng hạ đường huyết xảy ra ít thường xuyên hơn. Theo nghiên cứu của Anh, bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị Insulin dưới 2 năm hoặc trên 5 năm có tỷ lệ hạ đường huyết mức độ nặng là 7 – 25%, tần suất là 10 – 70 cơn/ 100 bệnh nhân/năm.</p> <p style="text-align: justify;">Hạ đường máu có triệu chứng lâm sàng có thể gây nguy hiểm do có thể gây té ngã, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, ngoài ra ở những người cao tuổi đái tháo đường type II đã từng có hơn hạ đường huyết mức độ nặng có thể gây suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hạ đường huyết </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân hạ đường huyết có thể chia thành hai nhóm chính:&nbsp;</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Hạ đường huyết lúc đói</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Do thuốc: Chiếm tới 70% nguyên nhân gây hạ đường huyết; trong đó chủ yếu là do các thuốc điều trị đái tháo đường, Insulin, hoặc một số thuốc khác như: salicylat, quinolon, các thuốc chẹn beta giao cảm, ức chế men chuyển, haloperidol</li> <li style="text-align: justify;">Do rượu: gây ức chế quá trình tạo glucose</li> <li style="text-align: justify;">Các bệnh gan thận giai đoạn cuối, các nhiễm khuẩn nặng làm lượng tiêu hao glucose vượt hơn lượng sản xuất dẫn đến tình trạng hạ đường huyết</li> <li style="text-align: justify;">Thiếu hụt một số hormon chống hạ đường huyết: hormon cortisol, GH…</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiếu hụt một số hormon chống hạ đường huyết: hormon cortisol, GH" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ha-duong-huyet-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu hụt một số hormon chống hạ đường huyết: hormon cortisol, GH</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Một số bệnh lý ác tính gây hạ đường huyết: u lympho, u tế bào gan, leucemi,… các bệnh lý này làm chế tiết yếu tố tăng trưởng giống Insulin 2 (IGF-2), chất này làm tăng sử dụng và giảm sản xuất glucose của cơ thể</li> <li style="text-align: justify;">Insulinoma: Đây là một loại u tụy nội tiết bắt nguồn từ các tế bào tiểu đảo tụy. Insulinoma xảy ra ở 1/ 250.000 người với tuổi trung bình là 50. Có tới 80% trường hợp Insulinoma chỉ bao gồm một khối u và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhờ phẫu thuật.</li> <li style="text-align: justify;">Chế độ ăn: Ăn ít tinh bột, ăn kiêng không hợp lý</li> <li style="text-align: justify;">Tập luyện vận động quá sức</li> <li style="text-align: justify;">Thay đổi sinh lý: Ngủ muộn, hành kinh, dậy thì…</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Hạ đường huyết sau ăn</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Thường xảy ra sau bữa ăn khoảng 2 giờ, gặp ở một số trường hợp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cắt dạ dày: Bệnh nhân có tiền sử cắt dạ dày bán phần hoặc cắt ruột non có triệu chứng xuất hiện tái diễn sau ăn 1 đến 2 giờ do sự hấp thu glucose quá nhanh làm cho cơ thể đáp ứng tiết insulin quá mạnh. Việc chia nhỏ bữa ăn, giảm lượng carbohydrat có thể làm giảm triệu chứng</li> <li style="text-align: justify;">Hạ đường huyết do tụy nhưng không phải Insulinoma: Do phì đại tế bào beta của đảo tụy, thường gặp ở nam giới</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hạ đường huyết </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân hạ đường huyết khác nhau tùy từng bệnh nhân và mức đường trong máu của họ, đáp ứng của cơ thể với ngưỡng đường đó</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các triệu chứng phân từ nhẹ đến nặng như sau:</strong></h3> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng hạ đường huyết" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ha-duong-huyet-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng hạ đường huyết</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Run tay chân</li> <li style="text-align: justify;">Cảm giác hồi hộp hoặc lo lắng</li> <li style="text-align: justify;">Đổ mồ hôi, ớn lạnh</li> <li style="text-align: justify;">Khó chịu hoặc thiếu kiên nhẫn</li> <li style="text-align: justify;">Cảm giác oang mang</li> <li style="text-align: justify;">Tim đập nhanh</li> <li style="text-align: justify;">Cảm giác lâng lâng hoặc chóng mặt</li> <li style="text-align: justify;">Đói</li> <li style="text-align: justify;">Buồn nôn</li> <li style="text-align: justify;">Da tái nhợt</li> <li style="text-align: justify;">Buồn ngủ</li> <li style="text-align: justify;">Cảm giác yếu hoặc không có năng lượng</li> <li style="text-align: justify;">Mờ / suy giảm thị lực</li> <li style="text-align: justify;">Ngứa ran hoặc tê ở môi, lưỡi hoặc má</li> <li style="text-align: justify;">Nhức đầu</li> <li style="text-align: justify;">Co giật</li> <li style="text-align: justify;">Hôn mê</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có một số tình trạng hạ đường huyết không có triệu chứng, tình trạng này sẽ để lại một số tác hại như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Làm giảm cơ chế hoạt động của hormon ngăn chặn hạ đường huyết</li> <li style="text-align: justify;">Làm giảm hoặc mất triệu chứng hạ đường huyết ở những lần sau</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hạ đường huyết </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà nắm được các triệu chứng và cách xử trí hạ đường huyết sớm tại nhà, tránh để tình trạng nặng hơn, đặc biệt là ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, nếu xuất hiện các dấu hiệu của cơn hạ đường huyết cần ngưng thuốc hạ đường huyết, bổ sung nước đường, kẹo hoặc các chế phẩm chứa carbohydrat và kiểm tra đường máu mao mạch.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu xuất hiện hạ đường huyết nhiều lần, cần xác định và tìm thời điểm glucose thấp thường xuyên và thay đổi lối sống để tránh tình trạng này.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết, cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn.</p> <p style="text-align: justify;">Kiểm soát đường máu tốt, theo dõi lượng đường trong máu bằng máy test đường máu mao mạch hoặc máy theo dõi đường huyết liên tục CGM để phát hiện sớm các tình trạng hạ đường huyết và xử trí sớm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kiểm soát đường máu tốt, theo dõi lượng đường trong máu bằng máy test đường máu mao mạch" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ha-duong-huyet-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm soát đường máu tốt, theo dõi lượng đường trong máu bằng máy test đường máu mao mạch</em></p> <p style="text-align: justify;">Một số thời điểm nên kiểm tra đường máu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trước và sau bữa ăn</li> <li style="text-align: justify;">Trước và sau khi tập thể dục, đặc biệt là các buổi tập cường độ cao</li> <li style="text-align: justify;">Trước khi đi ngủ</li> <li style="text-align: justify;">Thay đổi liều Insulin, thay đổi lịch làm việc, thói quen sinh hoạt, sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây hạ đường huyết, các bệnh lý cấp tính.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Một số lưu ý khác:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa hoặc trì hoãn bữa ăn, đặc biệt là khi đang sử dụng Insulin.</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng thuốc chính xác theo đơn của bác sĩ.</li> <li style="text-align: justify;">Đem theo vòng tay hoặc vòng cổ nhận dạng y tế để người khác có thể biết bệnh nhân có bệnh tiểu đường.</li> <li style="text-align: justify;">Tập luyện vận động nhẹ nhàng, vừa sức, không vận động quá sức đột ngột.</li> <li style="text-align: justify;">Tránh sử dụng rượu lúc đói.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hạ đường huyết </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm mức đường huyết trong máu tĩnh mạch hoặc mao mạch.</li> <li style="text-align: justify;">Khi nồng độ đường trong máu xuống dưới ngưỡng 3.9mmol/l được coi là hạ đường huyết, còn khi nồng độ đường máu xuống dưới ngưỡng 2.8mmol/l được coi là hạ đường huyết mức độ nặng.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC để xét nghiệm đường máu ngay tại nhà" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20200806_gia-dich-vu-lay-mau-xet-nghiem-tai-nha-04.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC để xét nghiệm đường máu ngay tại nhà</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hạ đường huyết </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Mức độ nhẹ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn này thường bệnh nhân chỉ có một số biểu hiện nhẹ như vã mồ hôi, run tay chân, cảm giác đói và hoàn toàn có thể tự điều trị được.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu tình trạng xảy ra khi đang làm việc hoặc khi lái xe cần ngừng lại nghỉ cho tới khi hết các triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị theo “Quy tắc 15 – 15”</p> <p style="text-align: justify;">Quy tắc 15 -&nbsp;15 tức là dùng 15 gam carbohydrate để tăng lượng đường trong máu và kiểm tra lại sau 15 phút. Nếu kết quả vẫn dưới 3,9 mmol/l (tương đương 70mg/dl) tiếp tục sử dụng 1 lần nữa. Tiếp tục lặp lại các bước này cho tới khi lượng đường trong máu tối thiểu là 3,9 mmol/l và không xuất hiện các triệu chứng nặng hơn. Khi lượng đường máu trở về bình thường, ăn thêm một bữa nhẹ để đảm bảo đường máu không giảm trở lại. Quy tắc này đảm bảo bệnh nhân không ăn quá nhiều đồ ngọt làm cho lượng đường trong máu tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;">Một số chế phẩm có thể dùng: Viên nén hoặc tube glucose định mức, ½ cốc nước trái cây, 1 thìa đường hoặc 1 thìa mật ong, các loại kẹo ngọt, nước đường…</p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ở trẻ em, cần dùng ít hơn 15 gam carbohydrat để chỉnh đường máu: Trẻ sơ sinh cần 6 gam, trẻ mới biết đi cần 8 gam và trẻ nhỏ cần 10 gam/lần.</li> <li style="text-align: justify;">Một số carbohydrat phức tạp (như chocolate) có thể làm chậm quá trình hấp thu glucoce và không nên được sử dụng để điều trị trong trường hợp khẩn cấp.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu tình trạng hạ đường huyết diễn ra thường xuyên cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Mức độ trung bình</strong></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện chủ yếu ở giai đoạn này là tình trạng kém tỉnh táo, mệt lả, đau đầu. Giai đoạn này có thể điều trị bằng cách bổ sung glucose đường uống ở liều lớn hơn nhưng thường hiệu quả không cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Mức độ nặng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Giai đoạn này thường bệnh nhân xuất hiện mất ý thức, các dấu hiệu thần kinh ngoại vi, co giật hoặc hôn mê và cần được đưa đến cơ sở y tế và xử trí càng sớm càng tốt.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng Insulin không chính xác (quá liều hoặc không ăn sau tiêm Insulin) và có nhiều trường hợp xuất hiện cơn hạ đường huyết nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">Lúc này bệnh nhân đã có rối loạn tri giác nên việc sử dụng glucose đường uống có thể làm bệnh nhân sặc vào đường thở. Lúc này buộc phải sử dụng glucose đường tĩnh mạch kèm glucagon tiêm bắp hoặc dưới da.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử&nbsp;dụng glucose đường tĩnh mạch kèm glucagon tiêm bắp hoặc dưới da cho những bệnh nhân hạ đường huyết mức độ nặng" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ha-duong-huyet-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử&nbsp;dụng glucose đường tĩnh mạch kèm glucagon tiêm bắp hoặc dưới da cho những bệnh nhân hạ đường huyết mức độ nặng</em></p> <p style="text-align: justify;">* Truyền glucose tĩnh mạch</p> <ul> <li style="text-align: justify;">10 - 25g (dung dịch Dextrose 50%, hoặc glucose 50%).</li> <li style="text-align: justify;">50 - 100ml dung dịch glucose 30%.</li> <li style="text-align: justify;">Theo dõi sát lượng đường máu và các dấu hiệu sinh tồn, tri giác của bệnh nhân</li> <li style="text-align: justify;">Với trẻ &lt;5 tuổi liều dùng 0,25 - 0,4mg.</li> <li style="text-align: justify;">Tuổi từ 5 - 10 tuổi liều dùng 0,5 - 1,0mg.</li> <li style="text-align: justify;">Trên 10 tuổi liều dùng là 1,0mg.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">* Lưu ý:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cần xét nghiệm đường máu mao mạch ngay đối với tất cả các bệnh nhân mất tri giác, co giật, hôn mê; lấy máu xét nghiệm đường máu tĩnh mạch nhưng khi xác định hôn mê do hạ đường huyết thì cần xử trí cấp cứu ngay, không cần chờ kết quả đường máu tĩnh mạch.</li> <li style="text-align: justify;">Cần tìm các nguyên nhân khác hoặc các tổn thương phối hợp ở bệnh nhân hạ đường huyết.</li> <li style="text-align: justify;">Xử trí triệu chứng, hồi sức tích cực, đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị phối hợp với tìm và xử trí nguyên nhân hạ đường huyết.</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>“Hạ glucose máu”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết – Chuyển hóa, ban hành kèm theo QĐ số 3879/QĐ-BYT ngày 30/09/2014 của Bộ Y Tế</li><li>Cẩm nang điều trị Nội khoa – Nhà xuất bản Đại học Huế năm 2016</li><li>Hypoglycemia – Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ ADA</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ha-duong-huyet-skfrf
Ngộ độc khí CO
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc khí CO</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khí Carbon monoxide (CO) là một chất khí không màu, không mùi, không vị, có khả năng cháy, khuếch tán mạnh, tỷ trọng xấp xỉ với tỷ trọng không khí và có độc tính cao, có khả năng gây nguy hiểm tính mạng. Nồng độ khí CO trong không khí bình thường thường dưới 0,001%, khi nồng độ này tới 0,01% đã có khả năng gây độc cho người hít phải. Trong đời sống, CO được sinh ra từ phản ứng cháy không hoàn toàn các hợp chất hydrocarbon.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khí Carbon monoxide (CO)" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_ngo-doc-khi-co-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khí Carbon monoxide (CO)</em></p> <p style="text-align: justify;">Nguồn tiếp xúc phổ biến như: khói trong các vụ cháy nhà, lò sưởi hoạt động kém, máy phát điện, khí thải xe hơi, khói thuốc lá, xe nâng hàng và các hóa chất như methylen chlorid.</p> <p style="text-align: justify;">Tại Mỹ, mỗi năm, khí CO gây tử vong cho hơn 400 người, khiến hơn 20000 người đến phòng cấp cứu vào hơn 4000 người phải nhập viện điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian bán thải của khí CO trong môi trường khí phòng là từ 4-5h, với 100% oxy là khoảng 1,5h, còn ở oxy cao áp là khoảng hơn 20 phút.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc khí CO</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Do ái lực của CO với Hemoglobin trong hồng cầu mạnh gấp hơn 200 lần so với oxy nên khi hít phải, chúng sẽ chiếm dụng hemoglobin tạo thành carboxyhemoglobin, gây thiếu máu và dịch chuyển đường cong O2-Hb sang trái.</p> <p style="text-align: justify;">- CO có khả năng gắn với cytochrome oxydase của ty thể gây ức chế hô hấp tế bào và làm gián đoạn chuỗi vận chuyển điện tử</p> <p style="text-align: justify;">- CO có khả năng gây độc trực tiếp lên mô tế bào, gây giảm co bóp cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Khí CO có khả năng hoạt hóa nitric oxide synthase làm tăng nồng độ NO gây giãn mạch</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ngộ độc khí CO</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong môi trường kín chứa nhiều khí CO tới mức gây độc, thường những người hít phải đều có khả năng ngộ độc, vì thế hầu hết đều có triệu chứng gần như nhau:</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu đầu tiên thường là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhìn mờ, có thể có rối loạn hành vi, khó tập trung, kích thích, hưng cảm. Ở giai đoạn này nếu bệnh nhân được tách khỏi nguồn CO thì các triệu chứng có thể cải thiện sớm.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở giai đoạn nặng trong trường hợp ngộ độc nhiều (nồng độ CO trong máu thường trên 30%), phát hiện muộn hoặc nhiễm độc ở người già có bệnh mạn tính như bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính, hoặc phụ nữ mang thai do thai nhi nhạy cảm đặc biệt với khí CO. Lúc này thường thì người bệnh đã có tổn thương não, tổn thương tim và cơ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng ngộ độc khí CO" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ngo-doc-khi-co.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng ngộ độc khí CO</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương tim mạch: Thường biểu hiện đau ngực, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim (chiếm 5-6%, chủ yếu là rối loạn tái cực, thay đổi sóng T và đoạn ST), nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim, trụy mạch hay phù phổi cấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương thần kinh: có thể ngất, co giật, biểu hiện một số dấu hiệu ngoại tháp như run tay chân hay rối loạn trương lực cơ, nhìn mờ, hôn mê. Tình trạng hôn mê có thể cải thiện nhanh chóng nhưng cũng có thể để lại di chứng nặng nề ở khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 40 sau khi tiếp xúc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương hệ cơ: thường gặp nhất là tiêu cơ vân nên biểu hiện chủ yếu là triệu chứng của tình trạng này như: đau cơ, căng cơ, sốt, tiểu ít, tiểu sậm, tiểu đỏ, mạch ngoại vi bắt kém.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng nồng độ HbCO bằng máu tĩnh mạch hoặc động mạch càng sớm càng tốt. Giới hạn HbCO bình thường ở người không hút thuốc là từ 3-5%, với người hút thuốc là dưới 10%.</p> <p style="text-align: justify;">Lưu ý nồng độ HbCO trong máu không liên quan với triệu chứng và di chứng thần kinh để lại của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố thời gian tiếp xúc với CO, thời điểm thực hiện liệu pháp oxy sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nồng độ HbCO, cả hai yếu tố này đều có thể gây giảm nồng độ HbCO thực tế của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm biến SpO2 cầm tay có thể không chính xác vì chúng không thể phân biệt giữa HbCO và Hb-O2 nên dễ sai sót gây tăng SpO2 giả tạo khi đánh giá tình trạng bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm khác như: Công thức máu, sinh hóa máu, khí máu có thể cho thấy tình trạng toan chuyển hóa do suy tuần hoàn, toan hô hấp do phù phổi, suy thận cấp, tăng nồng độ CK, CPK do tiêu cơ vân.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện tâm đồ đánh giá các rối loạn nhịp tim, tình trạng thiếu máu cơ tim thường gặp trong ngộ độc khí CO.</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang phổi (nếu nghi viêm phổi do sặc, hít bụi khói, phù phổi).</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não để đánh giá tổn thương não như nhồi máu não, thoái hóa myelin do thiếu oxy, hôn mê kéo dài.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não để đánh giá tổn thương não như nhồi máu não" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20200606_chup-ct-med-4.jpg.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não để đánh giá tổn thương não như nhồi máu não</em></p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra thai với bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh đẻ, theo dõi tim thai khi bệnh nhân có thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện não trong trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu thần kinh, co giật, hôn mê…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Ngộ độc khí CO</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- Thường gặp các biến chứng thần kinh: mất vỏ, vận động bất thường, suy giảm trí nhớ, suy giảm tập trung, liệt, sa sút trí tuệ, Parkinson, các bệnh lý thần kinh ngoại vi,…</p> <p>- Biến chứng tim mạch như: Thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng tim mạch như: Thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ngo-doc-khi-co-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng tim mạch như: Thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc khí CO</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Lắp đặt máy dò khí CO có báo động trong nhà. Kiểm tra pin và tình trạng hoạt động của máy định kỳ. Nên mua máy dò khí CO loại có đầu đọc kỹ thuật số. Máy này có thể cho biết mức độ cao nhất của nồng độ khí CO trong nhà khi chưa đạt mức báo động. Thay thế máy dò 5 năm 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Bảo dưỡng hệ thống sưởi, máy nước nóng và bất kỳ thiết bị đốt bằng khí, dầu hoặc than nào khác do kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn bảo dưỡng hàng năm.</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo các thiết bị gas được dẫn khí đúng cách, các ống thông hơi ngang cho các thiết bị, chẳng hạn như bình nước nóng, nên đi lên một chút khi chúng đi ra ngoài trời. Điều này ngăn không cho CO bị rò rỉ nếu các khớp nối hoặc đường ống không được lắp khít.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đảm bảo các thiết bị gas được dẫn khí đúng cách" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ngo-doc-khi-co-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đảm bảo các thiết bị gas được dẫn khí đúng cách</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khi ngửi thấy mùi gas từ tủ lạnh cần gọi nhân viên sửa chữa đến kiểm tra vì có khả năng bị dò hệ thống dẫn khí của tủ lạnh</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra và làm sạch hệ thống hút khói hàng năm</p> <p style="text-align: justify;">- Không sử dụng bếp than tổ ong trong nhà hoặc không gian kín</p> <p style="text-align: justify;">- Không sử dụng máy phát điện trong tầng hầm, nhà để xe nào mà vị trí thoát khí quá thấp. Nên sử dụng máy dò khí CO khi sử dụng máy phát điện</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra hệ thống xả của ô tô hoặc xe tải hàng năm bởi chỉ một rò rỉ đường ống thoát khí nhỏ cũng có thể tích tụ khí CO trong xe.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần mở cửa nhà để xe trước khi khởi động xe hơi.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi có tình trạng ngộ độc CO, cần tìm rõ nguồn gốc khí CO và sửa chữa trước khi quay trở lại</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc khí CO</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng ngộ độc CO không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác làm cho việc chẩn đoán khó khăn</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân với khí CO (trong đám cháy, khói than tổ ong, khí thải xe hơi, methylen chlorid trong không gian kín; kết hợp thêm các dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng, nồng độ HbCO trên mức bình thường khi xét nghiệm máu</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc mức độ nhẹ: Thường nhầm với tình trạng cảm cúm hoặc nhiễm virus vì biểu hiện chủ yếu là đau mỏi người, đau đầu, nhức cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc mức độ trung bình: Thường nhầm với rối loạn tiền đình, ngộ độc thức ăn vì các biểu hiện chóng mặt buồn nôn, nôn</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc mức độ nặng: Thường nhầm với các bệnh lý tim mạch thần kinh khác vì các biểu hiện đau ngực, co giật, hôn mê, kích thích vật vã, múa vờn…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc khí CO</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Nguyên tắc điều trị</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Mục đích thay thế khí CO trong máu với oxy càng nhanh càng tốt</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị không phụ thuộc nồng độ HbCO mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân</p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm các ngộ độc và các tổn thương kèm theo</p> <p style="text-align: justify;">- Đề phòng sớm các biến chứng xuất hiện sau này</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị cụ thể</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực chứa khí CO:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Làm thoáng không khí bằng cách mở rộng các cửa, đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm trong điều kiện đảm bảo an toàn cho người cứu hộ</p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá toàn trạng bệnh nhân khi đã ra khỏi khu vực nguy hiểm, nếu có tình trạng ngừng hô hấp tuần hoàn cần cấp cứu kịp thời bằng các phương tiện tại chỗ</p> <p style="text-align: justify;">- Lưu ý đeo mặt nạ phòng độc, đề phòng cháy nổ khí CO</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Liệu pháp oxy:&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cho thở oxy càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay sau khi lấy máu xét nghiệm nồng độ HbCO</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cho thở oxy càng sớm càng tốt" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ngo-doc-khi-co-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cho thở oxy càng sớm càng tốt</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thở oxy 100% qua mask hoặc qua lều oxy cho trẻ em giúp cải thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng, áp dụng cho các trường hợp ngộ độc mức độ nhẹ. Thở oxy 100% cho tới khi nồng độ HbCO giảm còn dưới 2%</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể áp dụng thở máy không xâm nhập CPAP với FiO2 100% hoặc BiBAP với FiO2 100% trong tình trạng bệnh nhân ngộ độc mức độ vừa tỉnh táo, hợp tác tốt, không ứ đọng dịch đờm dãi</p> <p style="text-align: justify;"><strong>c. Oxy cao áp:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Oxy cao áp có thể làm giảm thời gian bán thải của khí CO xuống còn khoảng 20 phút</p> <p style="text-align: justify;">- Áp dụng tốt nhất trong 4-5h sau ngộ độc cho các trường hợp:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có triệu chứng thần kinh, mất ý thức, hôn mê, co giật, lẫn lộn, suy giảm nhận thức, ở bất kỳ nồng độ HbCO nào, đặc biệt khi sử dụng Oxy 100% không cải thiện sau 1-2h</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thai và có biểu hiện lâm sàng của ngộ độc khí CO</p> <p style="text-align: justify;">+ Toan chuyển hóa nặng</p> <p style="text-align: justify;">+ Nồng độ HbCO &gt; 25% ở bệnh nhân thường, và ở &gt;10% với phụ nữ mang thai</p> <p style="text-align: justify;">+ Tình trạng bệnh nhân xấu đi trong 5-7 ngày sau ngộ độc</p> <p style="text-align: justify;"><strong>d. Điều trị triệu chứng và hồi sức:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần điều trị các triệu chứng và biến chứng kèm theo</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy hô hấp: Khai thông đường thở, hỗ trợ hô hấp nếu cần thiết như: đặt nội khí quản, thở máy</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy tuần hoàn: Đặt catheter, sử dụng thuốc vận mạch, phát hiện sớm các biến chứng tim mạch để điều trị sớm</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị chống co giật</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị các tình trạng toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, suy thận và các bệnh lý kèm theo nếu có</p> <p style="text-align: justify;">+ Đánh giá toàn trạng, điều trị các ngộ độc đi kèm nếu có</p> <p style="text-align: justify;">+ Theo dõi các chỉ số sinh tồn.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Tài liệu “The Washington Manual of Medical Therapeutics” năm 2014</li><li style="text-align: justify;">Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa” của Bệnh viện Bạch Mai năm 2017</li><li style="text-align: justify;">Tài liệu “Carbon Monoxide Poisoning” của Centers for Disease Control and Prevention năm 2020</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-khi-co-suibl
Xốp xơ tai
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xốp xơ tai là một bệnh rối loạn chuyển hoá xương xảy ra ở vỏ xương mê nhĩ và khớp bàn đạp tiền đình gây giảm khả năng nghe, tiến triển ở cả hai tai do cứng khớp xương con hay gặp nhất là sự cứng dính từ từ xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xốp xơ tai là một bệnh rối loạn chuyển hoá xương xảy ra ở vỏ xương mê nhĩ và khớp bàn đạp tiền đình gây giảm khả năng nghe" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_xop-xo-tai-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xốp xơ tai là một bệnh rối loạn chuyển hoá xương xảy ra ở vỏ xương mê nhĩ và khớp bàn đạp tiền đình gây giảm khả năng nghe</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Yếu tố dịch tễ học: Xốp xơ tai là bệnh</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Mang tính di truyền kiểu gen trội không hoàn toàn và có yếu tố gia đình</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi thường gặp: 14 - 45 tuổi, tuổi trung bình 33</p> <p style="text-align: justify;">- Nữ giới gặp nhiều hơn nam giới với tỷ lệ nữ:nam = 2:1</p> <p style="text-align: justify;">- Diễn biến bệnh ở nữ giới nhanh hơn so với nam giới, ở người trẻ diễn biến nhanh hơn người cao tuổi. Các yếu tố nội tiết cũng có thể có vai trò, xốp xơ tai nặng hơn trong thời kỳ mang thai</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Vị trí ổ xốp xơ tai:</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Thường gặp ở cửa sổ bầu dục</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể gặp: ụ nhô, ống Fallope, lòng bao xương mê đạo</p> <p style="text-align: justify;">- Hiếm gặp ở vùng cửa sổ tròn</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay có một số giả thuyết về nguyên nhân gây xốp xơ tai được công nhận:</p> <p style="text-align: justify;">- Thuyết di truyền gen trội không hoàn toàn: Nếu bố mẹ bị xốp xơ tai thì con cái có nguy có bị xốp xơ tai với tần suất hiện khoảng 40%. Trên thực tế người ta nhận thấy có trên 60% bệnh nhân xốp xơ tai là có yếu tố di truyền.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nếu bố mẹ bị xốp xơ tai thì con cái có nguy có bị xốp xơ tai với tần suất hiện khoảng 40%" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_xop-xo-tai-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nếu bố mẹ bị xốp xơ tai thì con cái có nguy có bị xốp xơ tai với tần suất hiện khoảng 40%</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chủng tộc màu da: Xốp xơ tai gặp nhiều hơn hẳn ở chủng tộc người da trấng so với người da đen. Ở chủng tộc người da trắng tỷ lệ xốp xơ tai khoảng 8-12%, còn ở chủng tộc người da đen tỷ lệ xốp xơ tai khoảng 1%.</p> <p style="text-align: justify;">- Các tác nhân nội tiết: Các nhà khoa học cho rằng xốp xơ tai là bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa của tuyến dưới đồi, gây ảnh hưởng đến tuyến cận giáp, từ đó gây nên sự rối loạn trong quá trình tạo xương và phá hủy xương làm cơ sở hình thành nên bệnh xốp xơ tai.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuyết bào thai học: Thuyết này cho rằng bệnh xốp xơ tai có liên quan đến các đường rò mê đạo bẩm sinh. Đường rò này thường khu trú ở phần trước cửa sổ bầu dục chiếm tỷ lệ 80-90% trong số các đường rò được phát hiện thấy trong bệnh xốp xơ tai, và chỉ có khoảng 10-20% là khu trú ở phần sau cửa sổ bầu dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuyết Ruedi: Ruedi cho rằng xốp xơ tai là do rối loạn vận mạch quanh khớp bàn đạp, tiền đình và bắt đầu bằng hiện tượng giãn các mạch máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuyết tạo xương không hoàn chỉnh: Người ta thường thấy có xốp xơ tai trong hội chứng Vander Hoeve ( củng mạc xanh, xương giòn dễ gãy và bệnh xốp xơ tai).</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh xốp xơ tai là bệnh mà quá trình tạo xương chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu, tức là quá trình tạo xương không hoàn chỉnh sau đó nó được bổ sung xen kẽ bởi quá trình hủy xương và xơ hóa thay thế tổ chức xương hoàn chỉnh. Như vậy quá trình tạo xương không tiến đến hình thành xương hoàn chỉnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuyết tiêu thể của Chevanche: Theo Chevanche, hiện tượng xốp xương xảy ra ở ổ xốp xơ hóa là do sự phá vỡ các tiêu thể ở trong hủy cốt bào làm phóng thích các enzym làm tiêu canxi, tạo nên các ổ xương bị rỗng và xốp hóa, tiếp đến là quả trình hình thành các tổ chức xơ che các chỗ khuyết xương. Như vậy bệnh xốp xơ tai được hình thành.</p> <p style="text-align: justify;">Dù có nhiều giả thuyết về bệnh xốp xơ tai nhưng không có giả thiết nào được chấp nhận hoàn toàn. Tuy nhiên các nhà khoa học thống nhất ở một số diểm chung sau: Xốp xơ tai là một bệnh di truyền gen trội không hoàn toàn, 60% các bệnh nhân xốp xơ tai do di truyền gen trội, 40% bệnh nhân xốp xơ tai là các nguyên nhân khác được mô tả ở trên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn</p> <p><strong>1. Giai đoạn đầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bắt đầu bằng ù tai dần dần xuất hiện nghe kém</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn này nghe kém dẫn truyền đơn thuần</p> <p style="text-align: justify;">- Lúc đầu nghe kém ở mức 15-20dB ở 1 tai sau đó xuất hiện tai thứ hai</p> <p style="text-align: justify;">- Trong những trường hợp điển hình, hiện tượng nghe kém sớm nhất với&nbsp; đường khí tại tần số 2000Hz</p> <p><strong>2. Giai đoạn hai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng cơ năng:</p> <ul> <li>Ù tai tăng lên và thường xuyên hơn.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Ù tai tăng lên và thường xuyên hơn." src="/ImagePath\images\20210902/20210902_xop-xo-tai-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ù tai tăng lên và thường xuyên hơn.</em></p> <ul> <li>Nghe kém tiến triển ở hai tai với mức độ khác nhau.</li> <li>Một số trường hợp xuất hiện chóng mặt, mất thăng bằng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng thực thể:</p> <ul> <li>Màng nhĩ mỏng, bóng sáng, có điểm hổng ở góc sau trên.</li> <li>Ống tai khô và sạch.</li> <li>Nghiệm pháp Valsava (+) cả hai bên.</li> <li>Khám nội soi tai mũi họng có thể không phát hiện dấu hiệu bất thường.</li> <li>Khám bằng âm thoa:</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+/ Thường thấy tam chứng Bezold.</p> <p style="text-align: justify;">+/ Bàng thính Bonnier: hiện tượng tăng dẫn truyền nghe đường xương đến tận các chi như mỏm khuỷu, đầu gối.</p> <p style="text-align: justify;">- Cận lâm sàng</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đo thính lực đơn âm:</li> </ul> <p>+/ Giai đoạn đầu: Nghe kém hỗn hợp thiên về dẫn truyền.</p> <p>+/ Giai đoạn sau: Nghe kém hỗn hợp thiên về tiếp nhận.</p> <ul> <li>Đo thính lực trên ngưỡng: các nghiệm pháp đo trên ngưỡng (SISI,TDT...) không thấy có hiện tượng hồi thính.</li> <li>Đo thính lực lời: Âm thanh không bị suy giảm.</li> <li>Đo phản xạ gân có bàn đạp: có thể gặp hai hình thái</li> </ul> <p>+/ Khi xương bàn đáp chưa cố định hoàn toàn, có thể gặp hiệu ứng ON-OFF.</p> <p>+/ Khi xương bàn đạp được cố định hoàn toàn: không có phản xạ cơ bàn đạp.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhĩ đồ: Type Ad (giai đoạn lỏng khớp, đỉnh nhĩ đồ cao &gt;1,5) hoặc Type As (giai đoạn cứng khớp , đỉnh nhĩ đồ thấp &lt; 0,5).</li> </ul> <p><strong>3. Giai đoạn cuối</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân nghe kém nhiều khó giao tiếp, ù tai nhiều hơn, đo bằng âm thoa có hện tượng nghe kém tiếp nhận, có thời gian nghe đừng xương rút ngắn hoặc mất.</li> <li style="text-align: justify;">Thính lực đồ: đường xương không đo được, đường khí còn vài tần số trầm.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xốp xơ tai gây nên tình trạng nghe kém dẫn truyền tiến triển từ từ, tăng dần hoặc nghe kém hỗn hợp, nghe kém tiếp nhận thần kinh thính giác.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài các biến chứng của bệnh gây nên còn xuất hiện các biến chứng do quá trình phẫu thuật điều trị ngoại khoa bệnh xốp xơ tai gây nên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xốp xơ tai gây nên tình trạng nghe kém dẫn truyền tiến triển từ từ" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_xop-xo-tai-.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xốp xơ tai gây nên tình trạng nghe kém dẫn truyền tiến triển từ từ</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng trong phẫu thuật</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chảy máu.</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương thần kinh VII.</li> <li style="text-align: justify;">Phun trào ngoại dịch.</li> <li style="text-align: justify;">Vỡ/sai vị trí xương đe.</li> <li style="text-align: justify;">Đế xương bàn đạp bồng bềnh không ổn định.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng sau phẫu thuật</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm tai giữa cấp.</li> <li style="text-align: justify;">Thủng màng nhĩ.</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém dẫn truyền.</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém tiếp nhận thần kinh, chóng mặt, ù tai (do chấn thương trong quá trình phẫu thuật, viêm mê nhĩ, u hạt tai giữa, rò ngoại dịch).</li> <li style="text-align: justify;">Liệt dây thần kinh VII.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh do di truyền với gen trội không hoàn toàn nên có khả năng di truyền từ bố mẹ có gen bệnh sang con cái. Bệnh không lây truyền giữa những người không cùng huyết thống theo những con đường thông thường: đường máu, tiếp xúc…</p> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối tượng có nguy cơ cao bị xốp xơ tai là những người ở trong gia đình có người bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Trong những gia đình này, nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nam giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt sớm khi có bất kỳ 1 trong các dấu hiệu chứng sau đây để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghe kém ở một bên hoặc hai bên tai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghe kém tiến triển từ từ, tăng dần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ù tai, chóng mặt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bàng thính: nghe rõ hơn trong môi trường tiếng ồn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt sớm khi có dấu hiệu bất thường" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_khamtai2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt sớm khi có dấu hiệu bất thường</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></h3> <p><strong>1. Bệnh sử:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thường gặp ở nữ giới.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh có yếu tố gia đình: bố mẹ, anh chị em trong gia đình mắc bệnh (đặc biệt là mẹ, chị em gái).</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém tăng dần.</li> <li style="text-align: justify;">Ù tai.</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn tiền đình ( cần loại trừ bệnh Ménière hoặc hở ống bán khuyên).</li> <li style="text-align: justify;">Không có viêm tai giữa, không chảy dịch tai.</li> <li style="text-align: justify;">Không có yếu tố chấn thương vùng đầu.</li> </ul> <p><strong>2. Thăm khám lâm sàng</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Màng nhĩ bình thường.</li> <li style="text-align: justify;">Dấu Schwartze (điểm hồng ở góc sau trên màng nhĩ).</li> <li style="text-align: justify;">Rinne test âm tính ở 256 Hz và 512 Hz.</li> <li style="text-align: justify;">Weber test lệch ngoài với nghe kém dẫn truyền nặng hơn.</li> </ul> <p><strong>3. Cận lâm sàng</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thính lực đồ đơn âm: Nghe kém dẫn truyền, nghe kém hỗn hợp, nghe kém tiếp nhận, khuyết Carhart (nghe kém tiếp nhận ở tần số 2000 Hz là dấu hiệu điển hình của xốp xơ tai), giảm dẫn truyền đường xương 5dB (500Hz) , 10dB (1000Hz), 15dB (2000Hz),15dB (4000Hz).</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Cơ chế: tất cả sóng âm thanh từ tai ngoài và tai giữa đều truyền vào trong ốc tai, nếu chuỗi xương con bị cố định, kém di động thì thì năng lượng sóng âm sẽ không truyền dẫn được hoặc dẫn truyền kém. Tần số 2000Hz là tần số nhạy cảm nhất của tai giữa.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhĩ lượng Type A hoặc As, phản xạ xương bàn đạp không có hoặc không ổn định.</li> <li style="text-align: justify;">CT scan xương thái dương: Các vùng sáng quanh mê nhĩ xương (Dấu hiệu Halo), dày đế xương bàn đạp và các ổ xốp xơ ở nhiều vị trí khác nhau.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT scan xương thái dương để chẩn đoán bệnh xốp xơ tai" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20200606_chup-ct-med-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT scan xương thái dương để chẩn đoán bệnh xốp xơ tai</em></p> <h3><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Gián đoạn chuỗi xương con:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghe kém dẫn truyền 60 dB.</p> <p style="text-align: justify;">+ Màng nhĩ rung động nhiều khi soi tai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhĩ lượng đồ: type Ad.</p> <p style="text-align: justify;">- Cố định xương bàn đạp bẩm sinh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có yếu tố di truyền (khoảng 10%).</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường phát hiện lúc nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kèm dị dạng bẩm sinh khác (25%).</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn sinh xương( Hội chứng Vander Hoeve – de Kleyn)</p> <p style="text-align: justify;">+ Cố định xương bàn đạp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Củng mạc màu xanh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Gãy xương nhiều vùng trên cơ thể do xương giòn dễ gãy.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xương sọ thường biến dạng</p> <p style="text-align: justify;">- Cứng khớp đầu xương búa:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh bẩm sinh kèm theo teo nhỏ vành tai và các dị dạng khác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xơ màng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhĩ lượng đồ: type As.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Paget:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bất thường hệ thống xương toàn cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng alkaline phosphatase.</p> <p style="text-align: justify;">+ CT scan xương thái dương: bất thường hệ thống xương đá (cốt hóa vùng thượng nhĩ và chuỗi xương con).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Xốp xơ tai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa:</strong></h3> <p>1. Chỉ định:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân từ chối phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">- Không có chỉ định phẫu thuật với những bệnh nhân có các bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, nội tiết chưa ổn định.</p> <p style="text-align: justify;">- Điếc tiếp nhận hoặc có triệu chứng tiền đình do bệnh xốp xơ tai gây ra.</p> <p>2. Các phương pháp điều trị:</p> <p style="text-align: justify;">- Máy trợ thính: trong trường hợp bệnh nhân không phẫu thuật hay bệnh nhân không thể phẫu thuật được (có bệnh lý nội khoa hay ngoại khoa chống chỉ định phẫu thuật) bệnh nhân bị xốp xơ tai nặng có thể mang máy trợ thính sau phẫu thuật để gia tăng khả năng nghe.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng máy trợ thính cho bệnh nhân" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_xop-xo-tai-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng máy trợ thính cho bệnh nhân</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc: nhằm giảm sự hủy xương và gia tăng sự tạo xương:</p> <ul> <li>Sodium fluoride: 50-75 mg /ngày/ cho đến khi triệu chứng giảm sẽ dùng liều duy trì 25mg/ ngày.</li> <li>Các thuốc khác: Vitamin D, calci carbonate, bisphosphonate.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa:</strong></h3> <p>1. Chỉ định phẫu thuật:</p> <p style="text-align: justify;">- Sức khỏe tốt. Nghe kém dẫn truyền hoặc nghe kém hỗn hợp thiên về dẫn truyền. Thính lực đồ: Rinne &gt; 30 dB.</p> <p style="text-align: justify;">- Thính lực lời: phân biệt lời tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân muốn phẫu thuật. Dự trữ mê đạo còn tốt (nếu dự trữ mê đạo kém: dự kiến bệnh nhân sẽ mang máy trợ thính sau phẫu thuật).</p> <p style="text-align: justify;">- Lưu ý: những bệnh nhân trẻ sau phẫu thuật vẫn có thể tái phát do quá trình xốp xơ vẫn tiến triển.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Chống chỉ định:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Có dấu hiệu sũng nước mê nhĩ.</li> <li style="text-align: justify;">Có hiện tượng tắc vòi nhĩ.</li> <li style="text-align: justify;">Có Cholesteatoma phối hợp.</li> </ul> <p><strong>3. Có hai phương pháp phẫu thuật chính:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật mở đế đạp: thay gọng xương bàn đạp bằng trụ dẫn nhân tạo (Teflon, Titane…).</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ít chấn thương tới cửa sổ bầu dục.</li> <li style="text-align: justify;">Ít chấn thương đến tai trong.</li> <li style="text-align: justify;">Khi phẫu thuật lại, dễ dàng hơn.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật thay thế xương bàn đạp: thay xương bàn đạp bằng trụ gốm sinh học hoặc bằng trụ ghép xương đồng chủng.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, suy thận mạn tính, viêm khớp dạng thấp, sũng nước mê nhĩ, có hội chứng tiền đình / bệnh Ménière, thủng màng nhĩ có Cholestéatoma, nhiễm trùng.</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Tai mũi họng quyển 1, trang 325-333 (Nhan Trừng Sơn, NXB Y Học)<br></li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/xop-xo-tai-szlly
Viêm mũi dị ứng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm mũi dị ứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- Viêm mũi dị ứng là bệnh miễn dịch - di truyền qua trung gian kháng thể IgE, xảy ra do niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên trong không khí. Bệnh có các biểu hiện bệnh lí đặc trưng bởi các triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi và/hoặc ngứa mũi. Các triệu chứng này kéo dài thường ít nhất hai hay nhiều ngày liên tiếp hoặc nhiều hơn một giờ trong hầu hết mọi ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm mũi dị ứng" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_20200508_viem-mui-di-ung-01.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm mũi dị ứng</em></p> <p>- Kháng nguyên xâm nhập vào đường thở sẽ được đại thực bào xử lý, sau đó đại thực bào sẽ trình diện kháng nguyên lên bề mặt, đồng thời tế bào lympho T sẽ tiết ra Interleukin (IL) 4 và IL13 - yếu tố phát triển tế bào lympho B, làm cho tế bào lympho B biệt hóa có chức năng sản xuất ImmunoGlobulin E (IgE). IgE sẽ gắn lên bề mặt tế bào mast, khi IgE gắn kết với kháng nguyên đặc hiệu, phức hợp kháng nguyên -&nbsp;kháng thể sẽ hoạt hóa tế bào mast dẫn đến giải phóng các hóa chất trung gian (histamin, proteases, leukotrienes…) gây tình trạng viêm, phù nề và xuất tiết niêm mạc mũi&nbsp;.</p> <p>- Phân loại viêm mũi dị ứng:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210902/20210902_viem-mui-di-ung-2.jpg"></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm mũi dị ứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các dị nguyên gây bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">Những người có cơ địa dị ứng khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài môi trường sẽ khởi phát các phản ứng dị ứng trong cơ thể gây nên các triệu chứng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Các tác nhân dị nguyên gây khởi phát viêm mũi dị ứng thường gặp được chia thành hai nhóm:</p> <p style="text-align: justify;">- Dị nguyên ngoài nhà</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khói bụi giao thông, khói bụi công nghiệp</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Khói bụi giao thông, khói bụi công nghiệp gây viêm mũi dị ứng" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_viem-mui-di-ung-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khói bụi giao thông, khói bụi công nghiệp gây viêm mũi dị ứng</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phấn hoa</li> <li style="text-align: justify;">Nấm mốc</li> <li style="text-align: justify;">Hóa chất</li> <li style="text-align: justify;">Các loại virus đường hô hấp cấp thường gặp: virus cúm, virus hợp bào hô hấp</li> <li style="text-align: justify;">Mùi lạ</li> <li style="text-align: justify;">Khói thuốc lá</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Dị nguyên trong nhà</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bọ nhà</li> <li style="text-align: justify;">Lông vật nuôi: chó, mèo…</li> <li style="text-align: justify;">Thực phẩm: các loại thức ăn</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm mũi dị ứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lâm sàng: theo kinh điển bao gồm tam&nbsp;chứng hắt hơi, ngạt mũi và chảy mũi xuất hiện thành từng cơn và nhiều cơn trong một đợt, ngoài cơn có thể hoàn toàn bình thường.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cơ năng gồm:</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Ngứa mũi: Thường là triệu chứng báo hiệu, mức độ tùy từng bệnh nhân, có thể lan lên mắt hoặc xuống họng.</p> <p style="text-align: justify;">- Hắt hơi: Thành từng tràng, liên tục (5 - 10 lần liên tiếp).</p> <p style="text-align: justify;">- Ngạt tắc mũi: thường không điển hình, có thể ngạt từng lúc, từng bên hay tắc mũi hoàn toàn cả 2 bên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ngạt tắc mũi" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_viem-mui-di-ung-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ngạt tắc mũi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chảy nước mũi: là triệu chứng cơ năng quan trọng xuất hiện sau cơn ngứa mũi, hắt hơi. Thường chảy nước mũi loãng, trong như nước lã, khi có bội nhiễm thường là dịch nhày đục.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác như ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa tai, ù tai.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng trên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống làm người bệnh luôn có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Do đó bệnh nhân có thể có&nbsp; hạn chế về hoạt động thể lực, rối loạn cảm xúc, rối loạn tinh thần .</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể:</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Niêm mạc mũi nhợt nhạt&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Cuốn mũi phù nề nhất là cuốn mũi dưới. Đây là nguyên nhân gây ngạt tắc mũi.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hốc mũi nhiều dịch xuất tiết nhày trong.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm mũi dị ứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm mũi dị ứng là yếu tố thuận lợi gây nên các bệnh lý:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mũi xoang cấp</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến viêm xoang cấp" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_viem-mui-di-ung-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến viêm xoang cấp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa ứ dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm thanh quản</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phế quản</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm mũi dị ứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có yếu tố di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm mũi dị ứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những người có cơ địa dị ứng hoặc người có yếu tố gia đình bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột có tiền sử mắc các bệnh lý dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng thì có yếu tố nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm mũi dị ứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3><strong>Chẩn đoán xác định</strong></h3> <p>Theo ARIA 2010 (Hiệp hội viêm mũi dị ứng quốc tế), chẩn đoán VMDU chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm chỉ có vai trò hỗ trợ chẩn đoán.</p> <p>- Tiền sử:</p> <ul> <li>Cá nhân: dị ứng thuốc, hen phế quản, chàm.</li> <li>Gia đình : có bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột mắc viêm mũi dị ứng hoặc hen phế quản.</li> </ul> <p>- Lâm sàng: Tiêu chuẩn chẩn đoán:</p> <ul> <li>Có ít nhất 2 trong 5 triệu chứng cơ năng: &nbsp;ngứa mũi, hắt hơi thành tràng, ngạt tắc mũi, chảy dịch mũi, ngứa mắt /tai / họng.</li> <li>Xảy ra thường xuyên, kéo dài ít nhất 1 giờ / ngày</li> <li>Triệu chứng thực thể qua khám nội soi TMH</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng của VMDU" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_viem-mui-di-ung-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng của VMDU</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Test lẩy da, test nội bì : có thể cho kết quả dương tính với một hoặc nhiều dị nguyên đường hô hấp.&nbsp; Đây là phương pháp phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể bằng cách đưa dị nguyên qua da. Dị nguyên cho kết quả dương tính có thể coi là nguyên nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Test kích thích mũi với dị nguyên</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu</p> <p style="text-align: justify;">+ Định lượng IgE đặc hiệu trong dịch mũi có giá trị đặc biệt hữu ích cho chẩn đoán. Xét nghiệm này bổ xung và khẳng định chẩn đoán dị nguyên đặc hiệu, đồng thời phát hiện được phản ứng dương tính giả cho test lẩy da.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Định lượng IgE toàn phần trong huyết thanh: ở người bình thường hàm lượng IgE toàn phần trong máu dao động rất lớn từ 0- 135UI/ml, IgE &gt; 1500UI/ml dược coi là cao. Tuy nhiên có tới 50% bệnh nhân VMDU có mức IgE toàn phần bình thường, do vậy xét nghiệm này ít có giá trị đặc hiệu trong chẩn đoán.</p> <h3><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3> <p>- Viêm đường hô hấp trên</p> <ul> <li>Viêm mũi không dị ứng (Viêm mũi vận mạch)</li> <li>Viêm mũi họng cấp, viêm mũi xoang</li> </ul> <p>- Các khối u mũi xoang như:</p> <ul> <li>Khối u lành tính: u nhú, u nhày.</li> <li>Ung thư mũi xoang...</li> </ul> <p>- Dị dạng bẩm sinh mũi xoang</p> <ul> <li>Vẹo vách ngăn.</li> <li>Dị dạng lỗ mũi, cuốn mũi.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm mũi dị ứng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">VMDU và HPQ là bệnh dị ứng, điều trị nằm trong nguyên tắc chung là dựa vào cơ chế của bệnh. Cơ chế bệnh có thể tóm tắt theo sơ đồ sau&nbsp;:</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="height:79px;"> <p style="text-align: center;">Dị nguyên</p> <p style="text-align: center;">(hoặc&nbsp; hapten)</p> </td> <td style="height:79px;"> <p style="text-align: center;">Kháng thể</p> <p style="text-align: center;">Dị ứng</p> </td> <td style="height:79px;"> <p style="text-align: center;">Các hoạt chất</p> <p style="text-align: center;">trung gian</p> </td> <td style="height:79px;"> <p style="text-align: center;">Triệu chứng</p> <p style="text-align: center;">lâm sàng</p> </td> </tr> <tr> <td style="height:21px;"> <p style="text-align: center;">(I)</p> </td> <td style="height:21px;"> <p style="text-align: center;">(II)</p> </td> <td style="height:21px;"> <p style="text-align: center;">(III)</p> </td> <td style="height:21px;"> <p style="text-align: center;">(IV)</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị chia làm hai nhóm: đặc hiệu (tác động vào khâu I, II) và không đặc hiệu (tác động vào khâu III, IV).</p> <p style="text-align: justify;">Mục tiêu điều trị:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Kiểm soát triệu chứng</li> <li style="text-align: justify;">Ngăn ngừa tái phát các cơn dị ứng</li> <li style="text-align: justify;">Giảm số lần khám bệnh</li> <li style="text-align: justify;">Giảm thời gian bị bệnh</li> <li style="text-align: justify;">Giảm sử dụng thuốc chữa triệu chứng</li> <li style="text-align: justify;">Cải thiện chất lượng cuộc sống</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Điều trị đặc hiệu</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Các biện pháp tránh tiếp xúc với dị nguyên&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Được khuyên dùng như biện pháp ban đầu đối với điều trị VMDU, bằng cách thay đổi nơi ở, nơi làm việc hoặc đổi nghề, thay đổi thuốc, thay đổi chế độ ăn... nhằm loại bỏ các dị nguyên tiếp xúc có thể gây phản ứng dị ứng cho bệnh nhân. Phương pháp này không dễ thực hiện vì nó làm đảo lộn cuộc sống người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Miễn dịch trị liệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh dị ứng nói chung cũng như VMDU. Nguyên lí<em>‎</em> là cho chủ thể dị ứng hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm đạt được giải mẫn cảm, tức là giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm trở lại với chính dị nguyên đó. Đây là phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ. Hiện nay miễn dịch trị liệu được sử dụng chủ yếu với hai đường đưa dị nguyên vào cơ thể là đường dưới da (SCIT) và dưới lưỡi (SLIT) với hiệu quả điều trị ngang nhau nhưng đường dưới lưỡi có ưu điểm là ít tác dụng phụ hơn và sử dụng thuận tiện hơn. Do đó hiện nay miễn dịch trị liệu đường dưới lưỡi có xu hướng sử dụng rộng rãi hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị không đặc hiệu&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mục đích của điều trị không đặc hiệu nhằm vô hiệu hóa các hoạt chất trung gian (khâu III) hay điều trị các triệu chứng lâm sàng (khâu IV) bằng các loại thuốc khác nhau.</p> <p><strong>a. Các thuốc điều trị</strong></p> <p>- Corticoid&nbsp;</p> <p>Corticoid là thuốc điều trị và phòng ngừa VMDU bởi tác dụng ngăn chặn quá trình viêm của đường hô hấp. Có hai đường dùng toàn thân và tại chỗ nhưng đường dùng tại chỗ - corticoid xịt mũi (intranasal corticosteroid-INS) được sử dụng phổ biến hơn để hạn chế các tác dụng phụ của corticoid.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_thuoc-khang-sinh.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng</em></p> <p>- Thuốc kháng leukotrienes</p> <p>- Thuốc kháng histamin:</p> <p>Các kháng histamin H1 thế hệ 2 có tác dụng tốt ở cả pha sớm và muộn của VMDU, được đánh giá có hiệu quả hơn các thuốc làm bền vững tế bào mast nhưng lại ít hiệu quả hơn các thuốc corticoid xịt mũi INS.</p> <p><strong>b. Các biện pháp khác</strong></p> <p>- Thuốc làm bền vững màng tế bào mast, hạn chế giải phóng các hóa chất trung gian</p> <p>- Các liệu pháp kết hợp Đông y và Tây y</p> <p>- Các liệu pháp vật lí trị liệu, khí hậu liệu pháp, thể dục liệu pháp...</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. ARIA-WHO (2010). “Allergic rhinitis and its impact on asthma 2010 revision” ( Full Online version- published in the Journal of allergy and Clinical Immunology)&nbsp;<em>Guidelines : 8, 21-153</em></p><p>2. Phác đồ điều trị nội trú Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh, PGS.TS.Trần Phan Chung Thủy - NXB Y Học 2018</p><p>3. Viêm mũi xoang (PGS.TS.Đặng Xuân Hùng &amp; GVC.BS. Huỳnh Khắc Cường- NXB Y Học 2016)</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-mui-van-mach-viem-mui-di-ung-smwuw
Amip ăn não
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh amip ăn não hay bệnh do <em>Naegleria fowleri</em> là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng, tổn thương não nặng nề, chẩn đoán bệnh thường khó và chậm chễ, dẫn đến tiên lượng tử vong cao. Bệnh hiếm gặp, amip xâm nhập vào não bộ của cơ thể qua đường mũi. Người bệnh có các triệu chứng của viêm não – màng não, tiến triển nhanh, khó phân biệt với viêm màng não do căn nguyên vi khuẩn. Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các yếu tố khai thác tiền sử phơi nhiễm, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên như tìm amip trong dịch não tủy, xét nghiệm PCR xác định DNA của amip,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh amip ăn não" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_Amip-An-Nao-Nguoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh amip ăn não</em></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh còn tranh cãi, một số thuốc đã được sử dụng như amphotericin B, miltefosine,… tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu, đánh giá thêm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Naegleria fowleri được gọi là amip “ăn não” người, là ký sinh trùng đơn bào, thuộc lớp chân giả, là loài Naegleria duy nhất gây bệnh ở người. Amip là vi sinh vật khá ưu nhiệt, sống được ở nhiệt độ trên 30 độ C và chịu được nhiệt độ lên đến 45 độ C, trong môi trường tự nhiên, amip có thể tìm thấy ở trong môi trường nước ngọt đặc biệt môi trường nước ấm như suối nước nóng, đất ẩm, chưa có bằng chứng ghi nhận ký sinh trùng có thể tồn tại trong môi trường nước biển. Amip gây bệnh cho người khi gặp điều kiện thuận lợi. &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Naegleria fowleri được gọi là amip “ăn não” người" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_Amip-An-Nao-Nguoi-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Naegleria fowleri được gọi là amip “ăn não” người</em></p> <p style="text-align: justify;">Chu kỳ sinh học của amip tồn tại 3 thể là thể nang, thể tư dưỡng và thể roi. Chúng phả hủy và ăn các tế bào não của cơ thể người, gây bệnh lý viêm não màng não do amip (<a href="http://en.wikipedia.org/wiki/Primary_amoebic_meningoencephalitis" title="Primary amoebic meningoencephalitis">primary amoebic meningoencephalitis</a> – PAM)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện bệnh thường cấp tính, tỉ lệ tử vong tương đối cao. Trong một số báo cáo, tỉ lệ này có thể lên đến 99%. Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 7 ngày, trung bình khoảng 5 ngày, người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt. Thời gian tử vong sau khi bất đầu khởi phát triệu chứng thường trong 1 đến 12 ngày, thời gian tử vong kể từ khi phơi nhiễm với nguồn bệnh khoảng 6 đến 17 ngày. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán bệnh qua khám nghiệm tử thi.</p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh biểu hiện các triệu chứng lâm sàng viêm não -&nbsp;màng não: sốt cao, sốt nóng hoặc sốt rét run kèm theo đau đầu dữ dội, đau tăng khi thay đổi tư thế, sợ ánh sáng và sợ tiếng động mạnh. Bệnh nhân buồn nôn, nôn nhiều, nôn dữ dội, nôn dễ dàng không liên quan đến bữa ăn. Các bất thường cơ năng khác như thay đổi hoặc giảm khứu giác có liên quan đến đường xâm nhập của amip; thay đổi hành vi nhận thức, có hành vi bất thường; tình trạng tâm thần bị thay đổi; người bệnh có thể có các cơn co giật.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng lâm sàng viêm não -&nbsp;màng não: sốt cao, sốt nóng hoặc sốt rét run kèm theo đau đầu dữ dội" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_Amip-An-Nao-Nguoi-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng lâm sàng viêm não -&nbsp;màng não: sốt cao, sốt nóng hoặc sốt rét run kèm theo đau đầu dữ dội</em></p> <p style="text-align: justify;">Thăm khám thực thể thấy hội chứng màng não với các biểu hiện như gáy cứng, vạch màng não dương tính, dấu hiệu kernig dương tính,… các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt các dây thần kinh sọ,... Người bệnh thường tiến triển bệnh rất nhanh, các triệu chứng nặng lên, ý thức và tri giác thay đổi nhanh dẫn tới hôn mê, hội chứng tăng áp lực nội sọ biểu hiện rõ. Một số người bệnh có thể ghi nhận rối loạn nhịp tim.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Cần chọc dịch não tủy khi không có chống chỉ định. Áp lực dịch não tủy thường tăng, trường hợp nặng tăng rất cao; màu sắc biến đổi từ trắng vàng đến xám, sau đó là dịch xuất huyết khi người bệnh tiến triển. Số lượng bạch cầu dịch não tủy tăng, trung bình từ vài trăm đến vài chục nghìn tế bào/ mm3 trong đó bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế. Số lượng tế bào hồng cầu dịch não tủy tăng, khoảng 200 đến 30.000 tế bào/mm3. Đường dịch não tủy giảm rõ rệt, đôi khi còn vết giống viêm màng não do vi khuẩn. Nồng độ protein dịch não tủy tăng. Khi xét nghiệm các căn nguyên vi khuẩn như nhuộm soi, nuôi cấy thường âm tính. Tuy nhiên đã ghi nhận có bội nhiễm trực khuẩn Burkholderia cepacia ở những bệnh nhân bị bệnh amip ăn não.</p> <p style="text-align: justify;">Trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não và cộng hưởng từ sọ não thấy tổn thương viêm não, hoại tử lan rộng, phù nề nhu mô não và xuất huyết nhu mô não hoặc nhồi máu não, não úng thủy. Các tổn thương có xu hướng ở thùy trán, thùy thái dương, vùng thân não, tiểu não, đoạn đầu của tủy sống. Phim cộng hưởng từ sọ não có độ nhạy tốt hơn so với cắt lớp vi tính trong đánh giá mô mềm của não.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh amip ăn não là bệnh hiếm gặp, khó chẩn đoán và điều trị, các biến chứng của bệnh thường là tổn thương nhu mô não gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng não bộ, ý thức, tri thức người bệnh, phù não, tăng áp lực nội sọ gây hậu quả tụt kẹt não, … cuối cùng người bệnh tử vong. Tỉ lệ tử vong rất cao. Người bệnh sống sót với nhiều di chứng về như động kinh, nhận thức kém, tình trạng tâm thần thay đổi, liệt vận động,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh amip ăn não người có thể dẫn đến biến chứng tử vong" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_Amip-An-Nao-Nguoi-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh amip ăn não người có thể dẫn đến biến chứng tử vong</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Amip xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường chính là qua đường mũi. Từ mũi, amip di chuyển đến nhu mô não và ký sinh tại đó. Con người khi bơi, tắm tại các hồ bơi nước ngọt, suối nước nóng, vùng nước ấm như sông, hồ, hoặc nước bẩn vào mũi trực tiếp bằng các con đường khác như sử dụng nước bẩn để rửa mũi,… có thể bị amip xâm nhập. Con người không bị nhiễm bệnh khi uống các nguồn nước bị nhiễm bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Amip xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường chính là qua đường mũi." src="/ImagePath\images\20210902/20210902_Amip-An-Nao-Nguoi-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><em>Amip xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường chính là qua đường mũi.</em></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay chưa ghi nhận bằng chứng bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành bằng các con đường thông thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><em>Naegleria fowleri</em> là vi sinh vật ưa nhiệt, do đó có thể tìm thấy rất nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên không phải tất cả các đối tượng tiếp xúc với amip đều gây bệnh. Hàng ngày có hàng triệu người tiếp xúc với nguồn nước có thể chứa amip, tuy nhiên số ca mắc bệnh amip ăn não hàng năm rất ít người. Theo số liệu thống kê của CDC, ghi nhận 34 ca mắc bệnh tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2018, trong đó trẻ nhỏ và người trẻ dễ bị ảnh hưởng nhất. Nguyên nhân vẫn chưa được lý giải được. Một số các yếu tố có thể có nguy cơ mắc bệnh đó là: bơi/tắm ở sông, ao, hồ nước ngọt, suối nước nóng; sử dụng hồ bơi/ tắm chưa được khử trùng; sử dụng trực tiếp nước bị nhiễm bệnh xịt mũi, rửa trực tiếp mũi,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện không có các biện pháp phòng tránh bệnh đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh chung là hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa mũi với nguồn nước có nguy cơ: có thể hạn chế các hoạt động ở suối nước nóng, hồ/ao/sông nước ấm; hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước bị ô nhiễm; sử dụng các phương tiện bảo vệ mũi khi có thể; không được sử dụng trực tiếp các nguồn nước bẩn, nước ô nhiễm xịt rửa mũi,..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần nghĩ đến bệnh lý amip ăn não trong trường hợp viêm não màng não cấp tính, tiến triển nhanh với kết quả nhuộm soi và nuôi cấy âm tính với các vi khuẩn thông thường, biện pháp xác định căn nguyên vi rút hay gặp âm tính. Yếu tố dịch tễ có phơi nhiễm với nguồn nước nguy cơ cũng gợi ý chẩn đoán tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp đều khai thác được.</p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp phát hiện amip gây bệnh thường không dễ thực hiện tại nhiều cơ sở y tế.</p> <p style="text-align: justify;">Naegleria fowleri có thể phát triển trong một số môi trường trong phòng thí nghiệm như các đĩa thạch agar không có chất dinh dưỡng được phủ bởi các vi khuẩn như E.Coli. Điều kiện ủ các đĩa thạch thường ở nhiệt độ 37 độ C trong phòng thí nghiệm, cần quan sát hàng ngày để đánh giá và xác định thể tư dưỡng của amip đã ăn vi khuẩn. Ngoài ra phát hiện amip thông qua các phương pháp kiểm tra hình thái học, hóa sinh khác.</p> <p style="text-align: justify;">Phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase PCR có thể giúp phát hiện vật chất di truyền (DNA) của amip trong dịch não tủy. Thời gian trả lời kết quả thường sau vài tiếng. Tuy nhiên phương pháp này không có sẵn ở rất nhiều cơ sở y tế, yêu cầu kỹ thuật và máy móc hiện đại.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm dịch não tủy chẩn đoán bệnh amip ăn não" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20200720_xet-nghiem-mau-medlatec-05.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm dịch não tủy chẩn đoán bệnh amip ăn não</em></p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm huyết thanh học không được đánh giá cao trong chẩn đoán. Trong một số báo cáo, tỉ lệ người có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với amip gây bệnh có thể lưu hành trong cộng đồng, tuy nhiên số người bệnh mắc bệnh amip ăn não lại cực hiếm. Bên cạnh đó, kết quả có thể dương tính với một số loài amip khác.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương nhu mô não trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chụp cổng hưởng từ thường không đặc hiệu&nbsp;&nbsp;&nbsp; .</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh amip ăn não cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như: viêm màng não mủ (thực hiện nhuộm soi và nuôi cấy vi khuẩn dịch não tủy,…), tổn thương viêm não do các căn nguyên khác,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Amip ăn não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, chưa có phác đồ được cho là tối ưu và khuyến cáo hàng đầu đối với bệnh nhân mắc Naegleria fowleri, các phác đồ đơn trị liệu hoặc phối hợp thuốc vẫn còn đang tranh cãi. Bên cạnh đó, bệnh thường tiến triển nhanh, thường được chẩn đoán chậm hoặc chẩn đoán nhầm với viêm màng não do vi khuẩn. Tỉ lệ tử vong rất cao, người bệnh sống sót thường có nhiều di chứng. Trên lý thuyết, phác đồ điều trị cần sử thuốc diệt amip (đơn trị liệu hoặc phối hợp thuốc) có thể ngấm tốt qua hàng rào máu não. Một số thuốc đã được sử dụng để điều trị bệnh đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Amphotericin B được chứng minh có hiệu quả diệt amip trong in vitro mặc dù trên lâm sàng tiên lượng còn dè dặt. Liều thường dùng là 0,7 – 1 mg/kg/ lần tiêm truyền tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Rifampin liều 10 mg/kg/ngày mặc dù hiệu quả trên in vitro với amip ăn não là không chắc chắn.</p> <p style="text-align: justify;">- Fluconazole 10 mg/kg/ngày đường tĩnh mạch</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_Amip-An-Nao-Nguoi-6.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">Sự phối hợp giữa amphotericin B với Rifampin hoặc Fluconazole cũng được nghiên cứu. Tuy nhiên số lượng người bệnh sống sót sau khi điều trị phác đồ kết hợp thuốc trong các báo cáo với cỡ mẫu rất thấp, cần đánh giá thêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Miltefosine liều 50 mg/ lần x 2 lần/ ngày với người bệnh dưới 45 kg, liều 50 mg/lần x 3 lần/ ngày với người bệnh trên 45 kg. Nhiều tác giả ủng hộ việc sử dụng miltefosine trong điều trị bệnh amip ăn não do đã ghi nhân tác dụng chống lại amip trên in vitro và in vivo ở chuột, trên người bệnh vẫn còn tranh cãi.</p> <p style="text-align: justify;">- Azithromycin có tác dụng trên mô hình in vitro và in vivo ở động vật, được cho có tác dụng hiệp đồng với amphotericin B.</p> <p style="text-align: justify;">- Posaconazole có khả năng ức chế amip trong vòng 12 giờ trên in vitro và được kỳ vọng trong tương lai có thể là thuốc hữu ích trong điều trị bệnh amip ăn não. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu đánh giá hơn.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li><i><a href="http://www.cdc.gov/parasites/naegleria/faqs.html" style="">Naegleria&nbsp;- Frequently Asked Questions (FAQs)"</a>.</i> Centers for Disease Control and Prevention. July 5, 2011.&nbsp;<a href="http://www.cdc.gov/parasites/naegleria/faqs.html" style="">http://www.cdc.gov/parasites/naegleria/faqs.html</a>. Retrieved 2011-08-17</li><li>Bauman, Robert W. (2009). <i>"Microbial Diseases of the Nervous System and Eyes"</i>.&nbsp;Microbiology, With Diseases by Body System&nbsp;(2nd ed.).&nbsp;San Francisco: Pearson Education. p.&nbsp;617</li><li>Capewell LG, Harris AM, Yoder JS, Cope JR . Diagnosis, Clinical Course, and Treatment of Primary Amoebic Meningoencephalitis in the United States, 1937-2013. J Pediatric Infect Dis Soc. 2015;4(4):e68. Epub 2014 Oct 23</li><li>Gharpure R, Bliton J, Goodman A. Epidemiology and Clinical Characteristics of Primary Amebic Meningoencephalitis Caused by&nbsp;Naegleria fowleri: A Global Review. Clin Infect Dis. 2021;73(1):e19.&nbsp;</li><li>Linam WM, Ahmed M. Successful treatment of an adolescent with&nbsp;Naegleria fowleri&nbsp;primary amebic meningoencephalitis. Pediatrics. 2015;135(3):e744. Epub 2015 Feb 9.&nbsp;</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/amip-an-nao-sqjro
Sán dây
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán dây là bệnh truyền nhiễm đã được biết từ lâu, là bệnh lây truyền từ động vật ( lợn, trâu, bò) sang con người. Ở Việt Nam gặp 3 loài sán dây chủ yếu là sán dây lợn, sán dây bò, sán dây Châu Á. Con người nhiễm bệnh chủ yếu khi ăn phải trứng sán hoặc ấu trùng sán dây trong thịt lợn, thịt bò, thịt gạo chưa được nấu chín. Sán dây trưởng thành đều ký sinh tại ruột, thường tồn tại rất nhiều năm, người bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt hoặc triệu chứng tiêu hóa mơ hồ, không đặc hiệu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sán dây" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_san-day.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh sán dây</em></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định bệnh khi tìm thấy trứng sán dây hoặc đốt sán dây trưởng thành trong phân. Các thuốc tẩy sán dây thường dùng như praziquantel, albendazole, niclosamide. Bệnh sán dây thường đáp ứng tốt với thuốc tẩy sán, tuy nhiên người bệnh có thể tái nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng bệnh quan trọng như đảm bảo nguồn thịt sạch, hạn chế thói quen sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, phát hiện sớm và điều trị sớm với người bệnh,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Sán dây lợn có tên khoa học là T. solium, Sán dây bò tên khoa học là Taenia saginata, sán dây châu Á tên khoa học là T. asiatica. 3 loài sán trên đều thuộc Animanlia, ngành Platyhelminthes, lớp Cestoda, bộ Cyclophyllidae, họ Taeniidae, chi Taenia.</p> <p style="text-align: justify;">- Sán dây lợn ký sinh và hút chất dinh dưỡng tại ruột. Ký sinh trùng dài khoảng 4 – 8 m, có khoảng 900 đốt, cơ thể gồm 3 phần là đầu, cổ và thân. Số lượng trứng trong mỗi đốt khoảng 4000 trứng. Đốt già rụng từng khúc 3 – 6 đốt theo phân ra ngoài, không di động. Sán dây lớn trưởng thành chỉ sống ký sinh ở người trong khi ấu trùng của nó có thể ký sinh trên cả con người và lợn.</p> <p style="text-align: justify;">- Sán dây bò ký sinh tại ruột người, dài khoảng từ 4 – 12 m, thân dẹt, cấu tạo cơ thể gồm 3 phần: đầu, cổ, thân. Sán trưởng thành có khoảng từ 1000 – 2000 đốt sán, đốt già chứa khoảng 80.000 – 100.000 trứng, theo phân hoặc chủ động bò ra ngoài hậu môn,… Con người là vật chủ chính của sán dây bò trưởng thành, vật chủ trung gian là các trâu, bò. Ở người hầu như không gặp bệnh ấu trùng sán dây bò.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sán dây bò ký sinh tại ruột người, dài khoảng từ 4 – 12 m" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_san-day-bo.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sán dây bò ký sinh tại ruột người, dài khoảng từ 4 – 12 m</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sán dây châu Á thường gặp ở Châu Á, chủ yếu ở Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Chúng cũng sống ký sinh tại ruột người, cấu tạo cũng tương tự như sán dây bò và sán dây lợn, đốt già chứa nhiều trứng bài tiết ra phân.</p> <p style="text-align: justify;">- Chu kỳ phát triển của các loài sán dây trên: sán trưởng thành ký sinh tại ruột người, các đốt già chứa nhiều trứng rụng theo phân bài xuất ra ngoài môi trường, hàng nghìn trứng sán được giải phóng tại ngoại cảnh. Trâu, bò, lợn ăn phải trứng sán, tại ruột động vật, trứng phát triển thành ấu trùng, từ đó vào hệ tuần hoàn đến các cơ vận tạo thành các nang ấu trùng ( lợn gạo, gạo bò,…).</p> <p style="text-align: justify;">Con người ăn phải thịt lợn, thịt trâu bò bị nhiễm ấu trùng sán dây chưa được nấu chín, tại ruột, ấu trùng phát triển thành sản trưởng thành sống ký sinh trong cơ thể con người hàng chục năm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa số các bệnh nhân mang sán dây trưởng thành không có triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt, nhiều người bệnh có thấy cảm nhận sự di chuyển của đốt sán qua hậu môn hoặc nhìn thấy đốt sán trong phân của mình. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 – 3 tháng, người bệnh không có các triệu chứng bất thường gì. Khi sán trưởng thành ký sinh và hút chất dinh dưỡng tại ruột người, các triệu chứng tiêu hóa thường mơ hồ, không đặc hiệu như: buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị, người bệnh có thể kèm theo rối loạn đại tiện như đi ngoài phân nát, phân lỏng, đôi khi táo bón, thi thoảng có ngứa hậu môn,… Triệu chứng toàn thân thường không có sốt, đôi khi người bệnh có lo lắng, nhức đầu, sụt cân hoặc nổi mề đay. Rất hiếm khi các đốt sán di chuyển đến các vị trí khác như ruột thừa, ống mật chủ, ống tụy,… tuy nhiên về lý thuyết khi lạc chỗ ký sinh trùng có thể gây tắc nghẽn cơ học.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh nhân nhiễm sán&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_benh-san-day-lon-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh nhân nhiễm sán&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Một số người bệnh khi xét nghiệm công thức máu ngoại vi thấy tăng số lượng bạch cầu ái toan, tuy nhiên bất thường này có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Tăng nồng độ IgE huyết thanh có thể gặp ở người bệnh nhiễm sán dây, tuy nhiên không đặc hiệu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán dây đôi khi khó chẩn đoán hoặc chẩn đoán chậm chễ tuy nhiên nhìn chung đáp ứng tốt với các thuốc tẩy sán. Khi bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn, ầu trùng có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan như thần kinh trung ương, cơ,… gây diễn biến nhiều năm, các bất thường về thần kinh như động kinh, liệt nửa người, não úng thủy,…, thậm chí có thể có nguy cơ tử vong. Các biến chứng khác của bệnh sán dây là: suy dinh dưỡng, tắc nghẽn cơ học như tắc ống mật, tắc ruột nếu ký sinh trùng lạc chỗ, tái nhiễm,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán dây là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Lợn, trâu, bò ăn phải trứng ấu trùng sán dây trong thức ăn, phân bị ô nhiễm,… hình thành các nang trong cơ bắp hoặc các mô khác. Con người nhiễm bệnh khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có trứng sán dây hoặc ấu trùng sán dây (như thịt lợn gạo, gạo bò) chưa được nấu chín. Người bị nhiễm sán dây có thể tự lây nhiễm trứng và phát triển thành các nang sán. Những người sống với người bị nhiễm sán dây tại ruột có nguy cơ cao mắc bệnh do nuốt phải trứng sán trong thực phẩm và nước uống bị ô nhiễm (lây truyền qua đường phân – miệng).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chù kỳ nhiễm sán dây lợn" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20200505_san-day-lon-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chù kỳ nhiễm sán dây lợn</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới. Tỉ lệ chăn nuôi lợn và tiêu thụ thịt lợn cao và thuộc vùng dịch tễ chính của bệnh sán dây lợn và ấu trùng sán dây lợn. Bên cạnh đó, thịt trâu, thịt bò cũng là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng hàng ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người chăn nuôi lợn, bò có nguy cơ cao bị bệnh" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_san-day-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người chăn nuôi lợn, bò có nguy cơ cao bị bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">Có rất nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm sán dây từ người sang người như: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu; vệ sinh môi trường, vệ sinh hộ gia đình và vệ sinh cá nhân chưa tốt; tiếp xúc với thành viên trong gia đình hoặc cộng đồng có tiền sử thải ra đốt sán; sử dụng chung vật đựng thịt sống, dao thớt chế biến thức ăn hàng ngày; thường xuyên cung ứng thịt lợn, nhiều ruồi nhặng và thói quen sử dụng phân người bón rau. Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm sán dây từ người sang lợn, trâu, bò như: nuôi lợn thả rông ( đặc biệt người dân tại khu vực trung du, miền núi); nhà vệ sinh không đảm bảo, cửa lấy phân hố xí gần chỗ nuôi lợn tạo điều kiện lợn có thể ăn, tiếp xúc với phân người ở môi trường hoặc hố xí; sử dụng phân người, nước thải bón rau nuôi lợn; người chăn nuôi lợn, trâu, bò, giết mổ lợn, trâu, bò, cung cấp thịt cho người tiêu dùng bị nhiễm sán dây. Nhiều nguy cơ lây bệnh từ lợn, trâu, bò sang người: tập quán ăn thịt sống, thịt tái; kiểm soát thị thường thịt còn kém; công tác kiểm soát thú y chưa thực sự chặt chẽ,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng bệnh đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân.</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện an toàn thực phẩm: sử dụng nguồn thực phẩm&nbsp; thịt lợn, thịt bò, thịt trâu có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thịt lợn gạo, không ăn các loại thịt tái, thịt lợn, thịt trâu, bò chưa được nấu chín, …</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế các tập quán không đảm bảo vệ sinh như sử dụng phân tươi để bón cây trồng, nuôi lợn thả rông, nhà xí chưa đảm bảo, …</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh nhiễm sán dây cần được phát hiện và điều trị sớm.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi có dịch, không nhập/xuất thịt gia súc bị bệnh qua biên giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định bệnh sán dây khi tìm thấy trứng hoặc đốt sán trong phân. Trứng các loài sán dây trên khó phân biệt với nhau về mặt hình thái khi soi dưới kính hiển vi điện tử. Trứng và đốt sán đôi khi bài xuất không liên tục, bên cạnh đó xét nghiệm phân còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người đọc kết quả, do dó nên lặp lại xét nghiệm phân nhiều lần nếu nghi ngờ bệnh do sán dây. Ngoài ra trứng sán dây bò có thể tìm thấy vùng quanh hậu môn có thể phát hiện bằng cách sử dụng gạc để lấy bệnh phẩm ở hậu môn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Soi phân tìm nang, trứng sán" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20210622_xet-nghiem-phan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Soi phân tìm nang, trứng sán</em></p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm miễn dịch và sinh học phân tử cũng được áp dụng. Khi cơ thể nhiễm một loài ký sinh trùng, sau một thời gian cơ thể có thể tạo kháng thể IgG đặc hiệu với loài ký sinh trùng đó. Tuy nhiên xét nghiệm tìm kháng thể IgG với các loài sán dây có thể phản ứng chéo với một số loài ký sinh trùng khác như giun đũa, sán lá,… Bên cạnh đó, ở các khu vực bệnh thường xuyên lưu hành, kết quả xét nghiệm có thể dương tính do có người bệnh đã từng phơi nhiễm với ký sinh trùng trước đó, do vậy không thể chẩn đoán người bệnh đang nhiễm hay đã nhiễm từ trước. Trong bệnh lý nhiễm ấu trùng sán dây lợn, kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính cũng không loại trừ chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">Kỹ thuật PCR nhằm xác định đoạn DNA đặc hiệu với các loài sán dây, có thể giúp phân biệt giữa 3 loài sán trên, tuy nhiên không thể áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Đây là kỹ thuật mới yêu cầu máy móc và kỹ thuật hiện đại, cần nghiên cứu và đánh giá thêm.</p> <p style="text-align: justify;">Một số người bệnh có thể tình cờ phát hiện sán trưởng thành ký sinh tại đường tiêu hóa khi nội soi tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán dây cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh giun tại ruột như giun đũa, giun móc,… đau bụng và rối loạn tiêu hóa do một số căn nguyên khác như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng mạn tính,….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Sán dây</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biện pháp điều trị chính là chỉ định các thuốc tẩy sán thông thường. Các thuốc thường được sử dụng đó là praziquantel, albendazole, niclosamide. Trong các thuốc trên, Niclosamide không vượt qua được hàng rào máu não, liều thường dùng từ 5 – 6 mg/kg/ liều, cần uống nhiều nước khi sử dụng thuốc. Praziquantel có một số tác dụng phụ như khó chịu, đau nhức đầu, chóng mặt, có thể gây đau bụng, buồn nôn, đôi khi nổi mề đay. Liều thường dùng là 15 – 20 mg/kg/ liều x 01 liều duy nhất. Albendazole liều thường dùng là 15 mg/kg/ngày, là thuốc thường được sử dụng trong&nbsp; điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc điều trị sán" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_6357-thongtin-praziquantel-thuoc-tri-nhiem-san-la-1280x720.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc điều trị sán</em></p> <p style="text-align: justify;">Cần theo dõi sau điều trị: sau khi điều trị thuốc tẩy sán, người bệnh giảm dần các triệu chứng lâm sàng nếu có, không còn thấy đốt sán theo phân (thường sau vài tháng). Xét nghiệm phân để đánh giá đáp ứng điều trị. Cần giải thích, tư vấn với người bệnh đặc biệt thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp phòng tránh để phòng tái nhiễm.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Silva CV, Costa-Cruz JM. A glance at Taenia saginata infection, diagnosis, vaccine, biological control and treatment.&nbsp;Infect Disord Drug Targets.&nbsp;2010 Oct;10(5):313-21.</p><p>2. Tanowitz HB, Weiss LM, Wittner M. Tapeworms.&nbsp;Curr Infect Dis Rep.&nbsp;2001 Feb;3(1):77-84</p><p>3. Philips CA, Sahney A. Taenia solium.&nbsp;N Engl J Med.&nbsp;2017 Jan 26;376(4):e4.</p><p>4. Okello AL, Thomas LF. Human taeniasis: current insights into prevention and management strategies in endemic countries.&nbsp;Risk Manag Healthc Policy.&nbsp;2017;10:107-116</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/san-day-sbfou
Nang tụy
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nang tụy</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Cấu tạo và chức năng của tuỵ</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Tụy là một loại tuyến pha, nghĩa là tuyến này vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là tuyến nội tiết, nằm ở phía trên, đằng sau ổ bụng, cụ thể là sau dạ dày. Tụy bao gồm 3 phần chính đó là phần đầu, phần thân và phần đuôi. Đầu của tuyến tụy ở kế bên ống mật chủ (ống mật chủ là nơi dẫn lưu mật từ gan) và tá tràng (thuộc phần đầu của hệ thống ruột).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tuyến tụy có vai trò bài tiết, sản sinh men nhằm tiêu hoá thức ăn" src="/ImagePath/images/20210907/20210907_nang-tuy.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tuyến tụy có vai trò bài tiết, sản sinh men nhằm tiêu hoá thức ăn</em></p> <p style="text-align: justify;">Tuyến tụy có vai trò bài tiết, sản sinh men nhằm tiêu hoá thức ăn (men này được dẫn thẳng từ ống tuỵ vào ruột non). Đồng thời tuỵ cũng là một cơ quan thuộc hệ nội tiết giúp điều chỉnh lượng đường có trong máu thông qua việc sản xuất ra insulin đưa vào hệ tuần hoàn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nang là gì? Thế nào là nang tụy?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nang có đặc điểm giống như một túi kín và được cấu tạo từ các mô. Trong nang thường chứa chất dịch hoặc loại chất bán đặc. Các nang tụy được hình thành là do sự phát triển dạng nang hoặc xảy ra một phản ứng viêm nào đó ở trong hoặc trên tuỵ.</p> <p style="text-align: justify;">Thực tế phần lớn các trường hợp mắc nang tụy đều là lành tính, ít gây triệu chứng và không gây ung thư nhưng cũng có trường hợp nang tụy là dấu hiệu của tiền ung thư hoặc phát triển thành ung thư.</p> <p style="text-align: justify;">Cần phân biệt giữa nang tụy và loại nang giả tuỵ. Trong khi nang tụy là các nang thật sự có một lớp tế bào lót đặc biệt, và lớp tế bào này tạo nang bằng cách tiết ra một chất dịch lỏng. Còn nang giả tuỵ chỉ là các nang giả và không có sự hiện diện của các tế bào lót đặc biệt như ở nang thật. Những nang giả tuỵ thường sinh trưởng trong các khoang trống ở tụy, không có biểu mô và có các mô sợi bao bọc xung quanh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nang tụy</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cho đến nay vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây nên nang tụy thật. Có những nghiên cứu chỉ ra rằng sự hình thành của các nang tụy có thể liên quan tới bệnh thận đa nang, hoặc là các bệnh di truyền ít phổ biến như bệnh Von Hippel - Lindau, đây là một chứng rối loạn di truyền gây ảnh hưởng tới thận, tuyến tụy, tuyến thượng thận và thậm chí là não.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân gây nang giả tụy có thể do&nbsp;bệnh nhân mắc chứng viêm tụy cấp tính" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_benh-nang-tuy-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây nang giả tụy có thể do&nbsp;bệnh nhân mắc chứng viêm tụy cấp tính</em></p> <p style="text-align: justify;">Đối với trường hợp các nang tụy giả, nguyên nhân giải thích cho sự hình thành của chúng là do bệnh nhân mắc chứng viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh này gây đảo lộn chức năng của các enzyme tiêu hoá trong tuỵ, chúng sẽ được hoạt hoá sớm và quay lại tiêu hoá chính các tế bào ở tuỵ. Chất dịch lỏng được tìm thấy trong các nang giả có thành phần là các mô tuỵ chết, các enzyme tiêu hoá và các tế bào viêm đã bị hóa lỏng. Viêm tuỵ phát triển ở bệnh nhân thường là do bị chấn thương vùng bụng, sỏi mật, trải qua phẫu thuật hoặc người bệnh nghiện rượu lâu năm. Thực tế chứng minh rằng sau khi bị viêm tuỵ cấp, có khoảng từ 5 - 16% các trường hợp hình thành nang tụy giả, và ở người bị viêm tụy mạn tỷ lệ này chiếm từ 20 - 40%.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nang tụy</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bình thường thì bệnh nhân sẽ ít khi cảm nhận được sự hiện diện của các nang tụy và nang giả tuỵ, đa phần là sẽ phát hiện ra chúng khi thực hiện siêu âm hoặc tiến hành chụp cắt lớp vi tính vùng bụng khi đang chẩn đoán bệnh lý khác.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp rất hiếm nang tụy có kích thước lớn gây chèn ép tuyến tụy hoặc ảnh hưởng các cơ quan xung quanh thì có thể có các biểu hiện sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Bắt đầu chán ăn và sút cân;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện chán ăn và sút cân có thể do&nbsp;nang tụy có kích thước lớn gây chèn ép tuyến tụy" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_benh-nang-tuy-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện chán ăn và sút cân có thể do&nbsp;nang tụy có kích thước lớn gây chèn ép tuyến tụy</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác buồn nôn và nôn ói;</p> <p style="text-align: justify;">- Các nang tuỵ khi phát triển sẽ gây chèn ép sang tá tràng hoặc dạ dày, dẫn tới hiện tượng chướng bụng;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có dấu hiệu sưng phía phần bụng trên, sờ nắn thậm chí cảm nhận được có khối u tại vùng thượng vị;</p> <p style="text-align: justify;">- Bụng đau kéo dài, có khi đau lan ra phía sau lưng vì nang tụy đè vào các mô và dây thần kinh xung quanh. Đặc biệt càng đau tăng nặng trong khi ăn uống;</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng nhiễm trùng nang;</p> <p style="text-align: justify;">- Các nang tụy lớn dần còn có khả năng làm tắc nghẽn ống mật, dẫn tới các hiện tượng như vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu hơn;</p> <p style="text-align: justify;">- Các nang làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nang tụy</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nang tuỵ nếu phát triển đến một mức độ nhất định sẽ bị vỡ ra, khi đó nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh và gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Phá huỷ hệ thống mô và mạch máu lân cận dẫn tới nhiễm trùng máu, viêm phúc mạc, xuất huyết tràn lan (đặc biệt là khi nang tụy gây vỡ động mạch lách);</p> <p style="text-align: justify;">- Nang tụy còn gây tắc ruột và tắc mật khi chèn ép vào 2 cơ quan này;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nang tuỵ nếu phát triển đến một mức độ nhất định sẽ bị vỡ ra, khi đó nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_nang-tuy-bien-chung.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nang tuỵ nếu phát triển đến một mức độ nhất định sẽ bị vỡ ra, khi đó nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các biến chứng nguy hiểm khác khi nang bị vỡ bao gồm: tim đập nhanh, sốt cao kéo dài dai dẳng, đau nặng ở vùng thượng vị, đau lan ra sau lưng, ngất không rõ nguyên nhân, nôn ra máu,... khi gặp tình trạng này cần ngay lập tức phải đưa bệnh nhân vào viện để được cấp cứu kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nang tụy</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những người dễ có khả năng bị bệnh nang tuỵ đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Người nghiện rượu;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người nghiện rượu dễ có khả năng bị bệnh nang tuỵ" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_benh-nang-tuy-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người nghiện rượu dễ có khả năng bị bệnh nang tuỵ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Người đã trải qua phẫu thuật vùng bụng;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị sỏi mật;</p> <p style="text-align: justify;">- Người gặp chấn thương vùng bụng;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị viêm tuỵ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nang tụy</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nhằm hạn chế tối đa khả năng bị nang tụy thì cần kiểm soát nguy cơ mắc viêm tụy bằng cách từ bỏ hoặc hạn chế rượu bia, đặc biệt là các trường hợp trước đây đã từng nghiện rượu hoặc từng mắc bệnh viêm tụy;</p> <p style="text-align: justify;">- Áp dụng chế độ ăn cân bằng, khoa học ít chất béo. Không nên uống nhiều các loại trà, cà phê, không ăn nhiều nội tạng động vật, thịt cá nhiều dầu mỡ, lòng đỏ trứng. Cần tăng cường bổ sung chất đạm, hoa quả, rau xanh, protein từ thịt như nạc bò, nạc thăn lợn, cá chép, cá quả, thực phẩm chứa nhiều Vitamin B và C nhằm giảm thiểu nguy cơ tích tụ sỏi mật;</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu sỏi mật đang gây viêm tụy thì cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nang tụy</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng và thông tin về tiền sử bệnh như các chấn thương vùng bụng mà bệnh nhân đã từng gặp phải, bệnh nhân có bị viêm tụy hay không,... và các kết quả cận lâm sàng để giúp xác định bệnh. Những chỉ định chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng có thể được áp dụng trong trường hợp này bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CT/ MRI ổ bụng có tiêm thuốc cản quang/ chất đối quang từ: kỹ thuật này có tác dụng cung cấp hình ảnh và thông tin một cách chi tiết về cấu trúc cũng như kích thước, tình trạng phát triển của nang tụy và các cơ quan khác.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI ổ bụng có tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_20200328_nguyen-ly-chup-cong-huong-tu-04.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI ổ bụng có tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">trong ổ bụng. Đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của nang tụy đối với các cơ quan xung quanh.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm ổ bụng: giúp sơ bộ sàng lọc và đánh giá hình thái nang tụy.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm nội soi (EUS): bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật này bằng cách đưa ống nội soi trên đỉnh có gắn một đầu dò kích thước siêu nhỏ qua thực quản, tới dạ dày đến tá tràng. Tại đây sẽ hiển thị được đầy đủ hình ảnh của gan, tụy và túi mật. Ngoài ra bằng phương pháp nội soi có thể thực hiện chọc hút dịch hoặc mô của nang tụy bằng kim mỏng, những mẫu này sau khi thu thập được sẽ đưa tới phòng thí nghiệm để phân tích, tìm kiếm dấu hiệu ung thư.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt dạng nang tụy:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dựa trên các cơ sở như độ tuổi, giới tính người bệnh và đặc điểm cũng như vị trí của các nang tụy sẽ xác định được loại nang tụy mà bệnh nhân đang mắc phải. Các dạng nang thường gặp có thể là:</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Nang giả tuỵ</strong>: như đã phân tích ở trên, đây là dạng nang chủ yếu do viêm tụy gây nên và không gây ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Nang thanh dịch</strong>: trong nang này thường chứa chất dịch lỏng và mỏng. Tuy khá lành tính và hiếm khi tiến triển thành ung thư nhưng loại nang này có khả năng gia tăng kích thước rất lớn, khiến cho các cơ quan xung quanh dễ bị nó chèn ép, từ đó gây nên những hiện tượng như đầy bụng và đau bụng. Chúng thường hiện diện ở vị trí thân hoặc đuôi tuyến tụy và phụ nữ trên 60 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải dạng nang này;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Nang nhầy</strong>: tương tự như nang thanh dịch, u nang nhầy thường xuất hiện ở phần thân và đuôi của tuyến tụy, chỉ gặp ở phụ nữ và đặc biệt là lứa tuổi trung niên. Khác với u nang thanh dịch, tính chất của dịch trong nang nhầy có phần dày và nhớt hơn, đồng thời dạng nang này báo hiệu tiền ung thư, thường khi phát hiện ra các nang nhầy có kích thước lớn là khi bệnh đã bị ung thư hoá;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>U đặc giả nhú tuỵ</strong>: thân và đuôi tuỵ là hai khu vực ưa thích của loại nang này. U này thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ dưới 35 tuổi, tuy nhiên khá hiếm gặp và cũng có nguy cơ tiến triển thành ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>U nhú nhầy trong ống tụy (IPMN)</strong>: vị trí thường phát hiện ra u nhú nhầy là trong ống tụy hoặc là các nhánh của ống tụy. Cả nam giới và nữ giới (phổ biến là trong độ tuổi trên 50) đều có khả năng bị IPMN, u này cũng là dấu hiệu của tiền ung thư hoặc ung thư. Tùy vào vị trí của nang mà sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật trong điều trị;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>U thần kinh nội tiết:</strong> u này thường có đặc điểm là u đặc nhưng cũng có thể ở dưới dạng giống nang tụy, sự hiện diện của u thần kinh nội tiết là lời cảnh báo tiền ung thư hoặc ung thư.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nang tụy</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân dựa trên kích thước, tính chất, đặc điểm, vị trí và triệu chứng (nếu có) của nang tụy. Có thể kể đến những phương pháp như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Theo dõi</strong>: nếu u nang được chẩn đoán là dạng lành tính và không gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống người bệnh thì có thể chưa cần can thiệp bằng phẫu thuật, trừ trường hợp nang to dần và gây các triệu chứng khó chịu. Tất cả những bệnh nhân bị nang tụy đều phải được kiểm tra định kỳ, theo dõi bằng chọc dò, siêu âm nội soi phòng khi nang tiến triển thành ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Dẫn lưu</strong>: nếu nang tụy gia tăng kích thước, chèn ép các mô xung quanh và gây ra nhiều triệu chứng thì nên được dẫn lưu. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đưa vào miệng, qua dạ dày và ruột non bệnh nhân một ống nội soi mềm và nhỏ. Ở đầu của ống nội soi có gắn thiết bị đầu dò siêu âm kèm theo một cây kim nhỏ để hút dịch từ các nang, đôi khi dẫn lưu cũng có thể được triển khai qua da;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<strong>Phẫu thuật</strong>: đối với trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, thể chất khoẻ mạnh mà nang tụy lớn trên 2cm và gây nên các triệu chứng thì nên phẫu thuật loại bỏ nang. Còn những người cao tuổi, nang tụy lớn trên 2cm và có kết quả chẩn đoán nang tụy là dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư hoá thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật tuyến tụy.</p> <p style="text-align: justify;">Đa phần những người có nang tụy giả thì chúng sẽ tự biến mất hoặc không phát triển lớn hơn hoặc không gây ảnh hưởng gì nguy hiểm thì không cần can thiệp. Nhưng cũng có trường hợp các nang này tăng trưởng với kích cỡ lớn trên 6cm, bộc lộ các biểu hiện dai dẳng, gây ảnh hưởng tới chức năng của tuyến mật hoặc tuyến tụy thì có thể cân nhắc phẫu thuật.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nang-tuy-sprya
Toan hóa ống thận
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Toan hóa ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận (nhiễm toan ống thận) xảy ra khi thận không loại bỏ acid từ máu vào nước tiểu như bình thường. Nồng độ acid trong máu sau đó trở nên quá cao, máu có tính chất toan và được gọi là nhiễm toan chuyển hóa. Một số loại acid trong máu là bình thường do cân bằng acid – base nội môi, nhưng quá nhiều acid có thể làm rối loạn nhiều chức năng của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Có ba loại toan hóa ống thận chủ yếu:</p> <p style="text-align: justify;">- Type 1 (ống lượn xa), xảy ra khi có vấn đề bài tiết ion hydro ở ống lượn xa cầu thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Type 2 (ống lượn gần), xảy ra do rối loạn tái hấp thu bicarbonat ở ống lượn gần.</p> <p style="text-align: justify;">- Type 4&nbsp;(toan hóa ống thận tăng kali) xảy ra khi các ống thận không thể bài tiết đủ ion kali, hậu quả cản trở khả năng bài tiết acid khỏi máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Type 3&nbsp;hiếm khi được sử dụng như một phân loại hiện nay vì nó được cho là sự kết hợp cơ chế của type 1 và type 2.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Toan hóa ống thận (nhiễm toan ống thận) xảy ra khi thận không loại bỏ acid từ máu vào nước tiểu như bình thường" src="/ImagePath/images/20210907/20210907_toan-hoa-ong-than.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Toan hóa ống thận (nhiễm toan ống thận) xảy ra khi thận không loại bỏ acid từ máu vào nước tiểu như bình thường</em></p> <p style="text-align: justify;">Hình trên cho thấy cấu trúc đại thể thận bình thường với các mũi tên cho thấy đường máu chưa lọc vào thận và máu sau lọc rời khỏi thận. Chất thải và nước dư thừa lọc được ở thận qua niệu quản đến bàng quang dưới dạng nước tiểu. Một hình ảnh phóng đại của đơn vị cầu thận cho thấy vị trí của ống lượn gần, ống lượn xa và ống góp mà qua đó nước tiểu rời khỏi tiểu đơn vị cầu thận.</p> <p style="text-align: justify;">Các cấu trúc trong thận được gọi là cầu thận có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ chất thải, chẳng hạn như acid.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Toan hóa ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Toan hóa ống thận type 1</strong></p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận type 1 có thể do di truyền. Các nhà nghiên cứu đã xác định được ít nhất ba gen khác nhau có thể gây ra tính trạng di truyền của bệnh. Những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc hội chứng Ehlers-Danlos, cũng được di truyền, có thể phát sinh toan hóa ống thận type 1 trong vòng đời.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Toan hóa ống thận type 1 có thể do di truyền" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_di-truyen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Toan hóa ống thận type 1 có thể do di truyền</em></p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, type 1 có thể phát sinh do một bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như hội chứng Sjögren hoặc lupus, có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quang trong cơ thể. Những bệnh này có thể cản trở việc loại bỏ acid khỏi máu.</p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận type 1 cũng có thể được gây ra bởi một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc giảm đau, các thuốc điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tăng calci niệu, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc thải ghép thận.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Toan hóa ống thận type 2</strong></p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận type 2 có thể được di truyền hoặc kèm theo các tình trạng bệnh si truyền sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Cystinosis, một căn bệnh hiếm gặp trong đó tinh thể cystine được lắng đọng trong xương và các mô khác</p> <p style="text-align: justify;">- Không dung nạp fructose di truyền</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh wilson</p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận type 2 cũng có thể được gây ra bởi ngộ độc chì cấp tính hoặc tiếp xúc mãn tính với cadmium. Nó cũng có thể xảy ra ở những người được điều trị bằng một số loại thuốc được sử dụng trong hóa trị và điều trị HIV, viêm gan virus, tăng nhãn áp, đau nửa đầu và co giật.</p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận type 2 hầu như luôn xảy ra như một phần của hội chứng Fanconi. Các đặc điểm chính của hội chứng Fanconi bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Bài tiết bất thường glucose, acid amin, citrate, bicarbonate và phosphat vào nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">- Nồng độ kali trong máu thấp</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu hụt vitamin d</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Toan hóa ống thận type 4</strong></p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận typ 4 có thể xảy ra khi nồng độ hormone aldosterone trong máu thấp hoặc khi thận không đáp ứng với hormone. Aldosterone điều khiển thận trong chuyển hóa natri, và cũng ảnh hưởng đến nồng độ clor và kali trong máu.</p> <p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc ngăn cản vận chuyển điện giải giữa máu và nước tiểu của thận cũng có thể gây ra toán hóa ống thận type 4. Một số bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc huyết áp nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs)</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết không làm giảm kali trong máu</p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc chống đông máu</p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc ức chế miễn dịch và chống thải ghép</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm không steroid (nsaid)</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và tiêu chảy</p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận type 4 cũng có thể xuất hiện kèm theo các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến hoạt động của thận, chẳng hạn như</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh addison</p> <p style="text-align: justify;">- Suy thượng thận bẩm sinh</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu enzym tổng hợp aldosterone</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng gordon</p> <p style="text-align: justify;">- Amyloidosis</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận đái tháo đường</p> <p style="text-align: justify;">- Hiv/aids</p> <p style="text-align: justify;">- Thải ghép thận</p> <p style="text-align: justify;">- Lupus ban đỏ hệ thống</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh hồng cầu hình liềm</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc nghẽn đường tiết niệu</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Toan hóa ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu chính của toan hóa ống thận type 1 và type 2 là nồng độ kali và bicarbonate máu thấp. Nồng độ kali giảm nếu thận bài tiết quá nhiều kali vào nước tiểu thay vì tái hấp thu trở lại máu.</p> <p style="text-align: justify;">Bởi vì kali giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh và cơ bắp và nhịp tim, nồng độ kali thấp có thể gây ra</p> <p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi</p> <p style="text-align: justify;">- Nhịp tim không đều</p> <p style="text-align: justify;">- Liệt cơ, chuột rút</p> <p style="text-align: justify;">- Tử vong</p> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu chính của toan hóa ống thận type 4 là kali cao và nồng độ bicarbonate thấp trong máu. Các triệu chứng của type 4 bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng</p> <p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi kéo dài</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mệt mỏi kéo dài" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_toan-hoa-ong-than.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mệt mỏi kéo dài</em></p> <p style="text-align: justify;">- Yếu cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Không cảm thấy đói</p> <p style="text-align: justify;">- Sụt cân</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Toan hóa ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Toan hóa ống thận type 1</strong></p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận type 1 không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ em phát triển chậm hơn bình thường. Người trưởng thành sẽ xuất hiện bệnh thận tiến triển và các bệnh lý về xương. Người lớn và trẻ em không được điều trị có thể hình thành sỏi thận vì sự lắng đọng calci bất thường tích tụ trong thận. Những lắng đọng này ngăn trở thận hoạt động bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý và tình trạng khác liên quan đến toan hóa ống thận type 1 bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Điếc di truyền</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nang tủy thận</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu hồng cầu hình liềm</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Ehlers-Danlos</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường tiết niệu</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Toan hóa ống thận type 1 không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_bien-chung-toan-hoa-ong-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Toan hóa ống thận type 1 không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Toan hóa ống thận type 2</strong></p> <p style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận type 2 không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ em phát triển chậm hơn bình thường. Ngoài ra, tình trạng này còn gây còi xương ở trẻ em và loãng xương ởngười lớn. Hạ kali máu nghiêm trọng có thể là hậu quả trong quá trình điều trị bằng kiềm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Toan hóa ống thận type 4</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ở những người có toan hóa ống thận type 4, nồng độ kali cao trong máu có thể dẫn đến yếu cơ hoặc các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như nhịp tim chậm hoặc không đều và có thể dẫn đến ngừng tim.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Toan hóa ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một người có nhiều khả năng bị toan hóa ống thận type 1 nếu người đó thừa hưởng các gen cụ thể từ cha mẹ hoặc có một số bệnh tự miễn dịch như hội chứng Sjögren, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu một người mắc hội chứng Fanconi hoặc đang dùng thuốc để điều trị HIV, viêm gan virus, người đóc ó nhiều khả năng bị toan hóa ống thận type 2. Type 2 cũng có thể có tính chất di truyền. Ở người lớn, toan hóa ống thận type 2 cũng có thể là một biến chứng hoặc tác dụng phụ của đa u tủy xương, tiếp xúc với độc tố hoặc một số loại thuốc đặc biệt. Trong một số ít trường hợp, toan hóa ống thận type 2 xảy ra ở những người bị đang có tình trạng thải ghép thận mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân có nồng độ hormone aldosterone trong máu thấp, không thể đi tiểu tự nhiên do tắc nghẽn hoặc ghép thận, họ có nhiều khả năng mắc toan hóa ống thận type 4. Cứ 5 người có tình trạng thải ghép thận mạn tính thì có 1 người mắc toan hóa ống thận type 4.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Toan hóa ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các type toan hóa ống thận di truyền không thể ngăn ngừa được, và hầu hết các rối loạn có tính chất gia đình hoặc tự miễn dịch gây ra toan hóa ống thận thứ phát cũng không thể phòng ngừa được.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Toan hóa ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử và diễn biến bệnh của bệnh nhân và chỉ định xét nghiệm máu, nước tiểu, đánh giá mức độ acid, bazơ và kali và các điện giải khác. Nếu máu của bệnh nhân có tính acid cao hơn mức bình thường và nước tiểu có xu hướng kiềm hóa, toan hóa ống thận có thể là nguyên nhân, nhưng bác sĩ sẽ cần phải loại trừ các nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc toan hóa hóa ống thânhj, thông tin về nồng độ natri, kali và clorua trong nước tiểu của bạn và nồng độ kali trong máu sẽ giúp xác định type bệnh và điều trị phù hợp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Toan hóa ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối với tất cả các loại toan hóa ống thận, uống hoặc tiêm truyền dung dịch natri bicarbonate hoặc natri citrate sẽ làm giảm nồng độ acid trong máu. Liệu pháp kiềm hóa này cơ thể ngăn ngừa hình thành sỏi tiết niệu và cân bằng chức năng hoạt động của thận hạn chế dẫn đến suy thận.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh bị toan hóa ống thận type 1 có thể cần bổ sung kali, nhưng trẻ lớn và trưởng thành hiếm khi phải bù kali vì liệu pháp kiềm hóa đơn thuần đã giúp hạn chế thận bài tiết kali vào nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em bị toan hóa ống thận type 2 cũng sẽ uống dung dịch kiềm (natri bicarbonate hoặc kali citrate) để giảm nồng độ acid trong máu, ngăn ngừa rối loạn xương và sỏi thận. Một số người trưởng thành bị type 2 có thể cần bổ sung vitamin D để giúp ngăn ngừa các vấn đề về xương.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ em bị toan hóa ống thận type 2 cũng sẽ uống dung dịch kiềm (natri bicarbonate hoặc kali citrate) để giảm nồng độ acid trong máu" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_nuoc-uong-tinh-kiem-1024x576.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ em bị toan hóa ống thận type 2 cũng sẽ uống dung dịch kiềm (natri bicarbonate hoặc kali citrate) để giảm nồng độ acid trong máu</em></p> <p style="text-align: justify;">Những người bị toan hóa ống thận type 4 có thể cần các loại thuốc khác để giảm nồng độ kali trong máu của họ.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu toan hóa ống thận là thứ phát do các tình trạng khác, bác sĩ sẽ cố gắng xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Mustaqeem R, Arif A. Renal Tubular Acidosis.&nbsp;<i>StatPearls.</i>&nbsp;2021</li><li><span style="font-size: 0.875rem;">Primary Distal Renal Tubular Acidosis.&nbsp;</span><i style="font-size: 0.875rem;">National Organization for Rare Disorders</i><span style="font-size: 0.875rem;">. 2019</span></li><li>Adrenal insufficiency &amp; Addison’s disease.&nbsp;<i>National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases</i>.&nbsp;<i>2021</i>.</li><li>Watanabe T. Improving outcomes for patients with distal renal tubular acidosis: recent advances and challenges ahead.&nbsp;<i>Pediatric Health, Medicine, and Therapeutics</i>. 2018</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/toan-hoa-ong-than-sbcmd
Viêm thận - cầu thận cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm thận - cầu thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thận là cơ quan đảm nhận trách nhiệm lọc máu trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Hai thận có hình dáng hạt đậu với kích thước thông thường từ 10 đến 12cm, chúng là một hệ thống cấu trúc rất phức tạp với chức năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa khỏi máu của mỗi người. Theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Đái tháo đường, Tiêu hóa và Thận (NIDDK) 2 thận tiếp nhận và xử lý 120 đến 150 lít máu mỗi ngày và loại bỏ tới 2 lít chất thải và nước dư thừa.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm cầu thận cấp hoặc có thể gọi là viêm thận là tình trạng tổn thương viêm một cách cấp tính và có thể hồi phục của cầu thận. Viêm cầu thận cấp thường do các nguyên nhân đặc hiệu, có thể tìm được nguyên nhân. Nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời Viêm cầu thận cấp có thể gây ra biến chứng suy thận và bệnh thận gai đoạn cuối. Một trong những tên gọi cũ của viêm cầu thận cấp từng được sử dụng trong thập niên 80 - 90 là Hội chứng Bright.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm cầu thận cấp" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_viem-cau-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm cầu thận cấp</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size:14px;">Phân loại viêm thận – cầu thận cấp</span></strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm thận - cầu thận cấp thường được phân loại dựa trên đặc điểm và vị trí tổn thương của thận - cầu thận</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm thận kẽ</p> <p style="text-align: justify;">Mô kẽ là các mô liên kết không có tác dụng lọc máu, nằm xen kẽ giữa các cấu trúc chức năng nephron (tổ chức búi mạch cầu thận - bao bowman - ống thận). Viêm thận kẽ khi tổn thương viêm ở các mô kẽ này, gây phù nề chèn ép và thâm nhiễm vào hệ thống ống thận, dẫn đến các dấu hiệu lâm sàng cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm thận - bể thận cấp</p> <p style="text-align: justify;">Viêm bể thận thường do vi khuẩn ngược dòng từ dường tiết niệu. Nguồn gốc vi khuẩn phần lớn từ đường tiết niệu dưới trào ngược do tắc nghẽn hoặc rối loạn chức năng thần kinh cơ bàng quang niệu quản. Niệu quản dẫn nước tiểu từ bể thận đến bàng quang, dạng ống và có nhu động xuôi chiều. Viêm bể thận đã được trình bày trong nội dung viêm thận bể thận cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cầu thận cấp</p> <p style="text-align: justify;">Đây là loại viêm thận cấp tính với tổn thương chính là phản ứng viêm các cầu thận. Mỗi thận cấu trúc bởi hàng triệu vi mạch sắp xếp thành các cầu thận. Cầu thận cấu tạo bởi các búi mạch trong bao bowman, vai trò như các đơn vị có chức năng lọc. Nếu 1 cầu thận bị tổn thương viêm cấp tính thì chức năng lọc máu của bản thân cầu thận đó sẽ bị rối loạn. Nếu số lượng cầu thận tổn thương đủ lớn, chức năng của toàn bộ thận sẽ bị ảnh hưởng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm thận - cầu thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các thể bệnh viêm thận - cầu thận cấp có các nguyên nhân đặc hiệu khác nhau</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm thận kẽ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thường gặp nhất kèm theo tổn thương ống thận do các loại thuốc hoặc kim loại nặng gây độc cho thận, hoặc dị ứng thuốc. Phản ứng dị ứng là phản ứng cấp tính nhằm bảo vệ các cơ quan trước các dị nguyên gây hại đặc hiệu. Bác sĩ có thể đã kê đơn thuốc để điều trị bệnh, nhưng cơ thể xem nó như một dị nguyên có hại. Điều này khiến cơ thể tự tấn công, dẫn đến tăng phản ứng viêm và lắng đọng quá mức các phức hợp miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">Một nguyên nhân khác gây ra viêm thận kẽ là hạ kali máu. Kali góp phần vào chức năng điện giải của cơ thể, trong đó nhịp tim và chuyển hóa chung.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài viêm thận kẽ cấp, nhiễm độc thận liều nhỏ trường diễn cũng không làm cơ chế tổn thương thay đổi, hệ thống ống thận và mô kẽ vẫn bị tổn thương trước các thuốc độc thận và kim loại nặng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm thận kẽ&nbsp;thường gặp nhất kèm theo tổn thương ống thận do các loại thuốc hoặc kim loại nặng gây độc cho thận, hoặc dị ứng thuốc" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-cau-than-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm thận kẽ&nbsp;thường gặp nhất kèm theo tổn thương ống thận do các loại thuốc hoặc kim loại nặng gây độc cho thận, hoặc dị ứng thuốc</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm bể thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">2 tác nhân vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm nhiễm tiết niệu, viêm thận - bể thận là proteus và E.coli. E.coli bản chất là vi khuẩn cư trú hoặc gây bệnh trong đường tiêu hóa, tải lượng cao ở khu vực hậu môn trực tràng. Viêm đường tiết niệu thấp có kèm theo tắc nghẽn hoặc rối loạn thần kinh cơ có thể dẫn đến viêm tiết niều cao (viêm thận - bể thận)</p> <p style="text-align: justify;">Đa phần viêm thận bể thận cấp phải có tác nhân vi khuẩn nhưng có những yếu tố khác nếu không đảm bảo vô khuẩn cũng có thể gây ra:</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi bàng quang hoặc đặt sonde tiểu gây chấn thương niệu đạo, niệu quản</p> <p style="text-align: justify;">- Các phẫu thuật tiết niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Sỏi tiết niệu</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm cầu thận cấp</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chính của tổn thương thận này vẫn còn đang được tìm hiểu. Tuy nhiên, một số điều kiện có thể khởi phát tình trạng này, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- 1 tình trạng giao thoa giữa viêm kẽ thận và viêm cầu thận cấp là HC viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu, cơ chế do phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng liên cầu tại các cơ quan khác gây ra lắng đọng phức hợp miễn dịch cấp tính tại cầu thận dẫn đến tình trạng viêm cầu thận cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề bất thường trong hệ thống miễn dịch hay còn gọi là bệnh tự miễn</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử ung thư</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cầu thận trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm thận - cầu thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ trầm trọng của bệnh cũng như các yếu tố cá thể khác mà triệu chứng của viêm thận - cầu thận cấp rất đa dạng. Các triệu chứng hay gặp nhất là:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng hạ vị âm ỉ</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-cau-than-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Đau bụng hạ vị âm ỉ có thể là triệu chứng viêm cầu thận cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu đau buốt</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu kích thích nhiều lần (tiểu rắt)</p> <p style="text-align: justify;">- Nước tiểu đục</p> <p style="text-align: justify;">- Máu hoặc mủ trong nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">- Đau ở vùng thận hoặc bụng</p> <p style="text-align: justify;">- Phù thường ở mặt, chân và bàn chân</p> <p style="text-align: justify;">- Nôn mửa</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt</p> <p style="text-align: justify;">- Huyết áp cao</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm thận - cầu thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm thận cầu thận cấp có thể hay gặp hơn ở những cá nhân có các yếu tố nguy cơ thuận lợi cho việc phát triển bệnh. Các yếu tố nguy cơ của viêm cầu thận cấp có thể kể đến như:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận và nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống</p> <p style="text-align: justify;">- Lạm dụng kháng sinh hoặc thuốc giảm đau chống viêm</p> <p style="text-align: justify;">- Hậu phẫu tiết niệu</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm thận - cầu thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tiền sử và bệnh sử sẽ được bác sĩ khai thác để định hướng chẩn đoán, viêm cầu thận cấp không chỉ dựa trên lâm sàng mà phải cần đến các thăm dò cận lâm sàng, xét nghiệm để xác định chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm được chỉ định để xác định hoặc loại trừ sự hiện diện của tình trạng viêm ở các tổ chức thận cầu thận. Các xét nghiệm thường được chỉ định như tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm cặn tế bào nước tiểu bao gồm số lượng và hình dạng hồng cầu, vi khuẩn và bạch cầu niệu. Sự hiện diện đáng kể của những thành phần này có thể xác định và định hướng phân loại tổn thương cầu thận.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_20200214_khoa-xet-nghiem-22.jpg.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài xét nghiệm nước tiểu, các xét nghiệm máu cũng góp vai trò trong chẩn đoán. hai chỉ số đánh giá chức năng thận cơ bản nhất là ure và creatinin máu. Đây là những chất dư thừa sau chuyển hóa được các cơ quan đào thải vào máu, thận lọc máu và đào thải 2 chất này cùng các chất độc sau chuyển hóa khác. Sự gia tăng những chỉ số này cho thấy chức năng đào thải và lọc máu của thận thận đang bị suy giảm.</p> <p style="text-align: justify;">Các phương tiện thăm dò chẩn đoán hình ảnh có thể cho thấy tắc nghẽn đường bài xuất, viêm phù nề nhu mô thận hoặc viêm niệu quản bàng quang. Các thăm dò dễ tiếp cận nhất là XQ hệ tiết niệu, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính.</p> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán xác định phân loại và mức độ tổn thương viêm thận - cầu thận, sinh thiết thận thường được chỉ định. Thủ thuật này là phương pháp đánh giá hình ảnh vi thể dưới các loại kính hiển vi phức tạp một mẫu mô có chứa các cầu thận được lấy trực tiếp từ thận. Không phải bênh nhân viêm thận - cầu thận nào cũng có chỉ định sinh thiết thận. Sinh thiết chỉ được thực hiện nếu cần phân loại và đánh giá mức độ tổn thương giúp tối ưu phác đồ điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm thận - cầu thận cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây viêm thận cầu thận cấp sẽ quyết định phương pháp điều trị</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thông thường, Nếu có tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu viêm thận cấp do nhiễm trùng, tỷ lệ có nhiễm khuẩn huyết kèm theo là cao và</p> <p style="text-align: justify;">bệnh nhân cần nhập viện điều trị nội trú. Thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch có xu hướng hoạt động nhanh hơn so với thuốc kháng sinh ở dạng thuốc viên uống, sinh khả dụng cao hơn, đào thải qua thận và phát huy tác dụng tại chỗ tốt hơn. Viêm thận bể thận có thể gây đau cấp tính giống như cơn đau quặn thận. Các thuốc giảm đau được sử dụng nhằm giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân</p> <p style="text-align: justify;">Nếu tổn thương cầu thận do phản ứng miễn dịch quá mức, phản ứng viêm thận tại chỗ quá trầm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn ức chế miễn dịch corticosteroid.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hỗ trợ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi có suy giảm hoặc tối loạn chức năng thận, cân bằng nội môi, tan kiềm và điện giải sẽ bị rối loạn. Các chất điện giải, cơ bản nhất là kali, natri và clo chủ yếu tồn tại trong máu dưới dạng ion. Các phản ứng sinh hóa của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào cân bằng của điện giải. Nếu mức natri, kali quá cao, truyền dịch đẳng trương đường tĩnh mạch kết hợp với lợi tiểu phù hợp sẽ cân bằng lại nồng độ điện giải. Nếu chất điện giải thấp, bệnh nhân có thể cần phải uống hoặc truyền tĩnh mạch bổ sung. Calci, kali và phospho thường thấp ở tùy các thể bệnh. Chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng mà bệnh nhân áp dụng phải được bác sĩ hướng dẫn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lọc máu</strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nếu chức năng thận bị suy giảm đáng kể do viêm thận – cầu thận cấp, bệnh nhân có thể phải lọc máu bằng thận nhân tạo cấp cứu" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-cau-than-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nếu chức năng thận bị suy giảm đáng kể do viêm thận – cầu thận cấp, bệnh nhân có thể phải lọc máu bằng thận nhân tạo cấp cứu</em></p> <p style="text-align: justify;">Nếu chức năng thận bị suy giảm đáng kể do viêm thận – cầu thận cấp, bệnh nhân có thể phải lọc máu bằng thận nhân tạo cấp cứu. Đây là một quá trình đặc biêt, máy lọc máu và màng lọc (quả lọc) sẽ thay thế chức năng thận của bệnh nhân. Phải lọc máu cấp cứu không có nghĩa là phải thận nhân tạo chu kỳ vĩnh viễn. Thận nhân tạo chu kỳ được chỉ định khi bác sĩ xác định tổn thương thận đã ảnh hưởng không hồi phục đến chức năng thận gây suy thận mạn giai đoạn cuối.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chế độ ăn uống sinh hoạt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi bị viêm thận câu thận cấp, việc phục hồi chức năng thận cần thời gian. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi trên giường trong quá trình hồi phụ. Bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên tăng lượng nước uống vào làm tăng lượng máu lọc qua thận và tăng hiệu quả đào thải các chất không cần thiết</p> <p style="text-align: justify;">Nếu tình trạng viêm cầu thận đã gây suy thận, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn giảm kali. Nhiều loại trái cây và rau củ có chứa nhiều kali quá mức cần thiết. Thông tin về các loại thực phẩm có quá nhiều hoặc hạn chế kali sẽ được bác sĩ cung cấp.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ cũng có thể khuyên bệnh nhân nên cắt giảm các loại thực phẩm quá mặn chứa quá nhiều muối. Khi có quá nhiều natri trong máu, thận sẽ giữ nước. Ứ đọng muối và nước có thể gây tăng huyết áp và quá tải dịch cơ thể. Để hạn chế lượng muối natri, bệnh nhân có thể tham khảo những phương pháp sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thực phẩm tươi thay cho đồ hộp đồ đóng gói. Thực phẩm ăn liền luôn thường chứa nhiều muối hơn các thực phẩm tươi sống</p> <p style="text-align: justify;">- Chọn thực phẩm được dán nhãn “ít natri” hoặc “không có natri” bất cứ khi nào có thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi ăn ở ngoài, hãy yêu cầu đầu bếp hạn chế thêm muối vào các món ăn.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Oda T et al. The role of nephritis-associated plasmin receptor (NAPlr) in glomerulonephritis associated with streptococcal infection.&nbsp;<i>J Biomed Biotechnol</i>. 2012</li><li>Boumitri C et al. Cryoglobulinemic Glomerulonephritis as a Presentation of Atypical Post-Infectious Glomerulonephritis.&nbsp;<i>J Clin Med Res</i>. 2016</li><li>Karmarkar MG et al. Antibodies to group A streptococcal virulence factors, SIC and DRS, increase predilection to GAS pyoderma.&nbsp;<i>BMC Infect Dis</i>. 2015</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-than-cau-than-cap-svwss
Viêm cầu thận
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm cầu thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Là cấu trúc trong thận của mỗi người được tạo thành từ các mạch máu nhỏ kèm theo màng đáy và khoảng chứa nước tiểu đầu được gọi là bao bowman. Viêm cầu thận là tình trạng các cấu trúc cầu thận bị tổn thương do phản ứng viêm. Các cấu trúc dạng búi mạch máu này giúp lọc các chất chuyển hóa dư thừa, các chất độc ra khỏi máu và loại bỏ lượng dịch cơ thể dư thừa. Nếu quá nhiều cầu thận bị tổn thương, thận của bệnh nhân sẽ hoạt động không còn được như bình thường, và có thể dẫn đến biến chứng suy thận cấp hoặc mạn tính tùy theo mức độ cũng như tính chất cấp tính của tổn thương cầu thận.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm cầu thận mạn tính" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_viem-cau-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm cầu thận mạn tính</em></p> <p style="text-align: justify;">Đôi khi viêm cầu thận có kèm theo các tổn thương mô kẽ hoặc cấu trúc ống thận được gọi là viêm thận, đặc biệt là trong các bệnh tự miễn hệ thống. Viêm cầu thận là một bệnh nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng nặng nề thậm chí đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị tích cực hiệu quả ngay từ khi mới phát hiện. Về diễn tiến của viêm cầu thận, phụ thuộc vào thời gian khởi phát và tính chất cấp tính của tổn thương, người ta xếp viêm cầu thận thành ba nhóm: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận tiến triển nhanh và viêm cầu thận mạn, hoặc thường xuyên hơn là chia thành hai nhóm cấp và mạn. Viêm cầu thận cấp trước đây được biết với cái tên bệnh Bright</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm cầu thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào tình trạng viêm cầu thận cấp hay mạn tính mà có các nguyên nhân đặc trưng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm cầu thận cấp</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm cầu thận cấp có thể là lắng đọng cấp phức hợp miễn dịch mới xuất hiện tại thận phản ứng với các nhiễm trùng đặc hiệu như viêm hô hấp cấp do nhiễm liên cầu. Đa phần các nghiên cứu giải thích tình trạng này xảy ra do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có vấn đề khi phản ứng quá mức với nhiễm trùng. Một số trường hợp viêm cầu thận cấp tự thuyên giảm mà không cần đến các phác đồ cụ thể nào. Nếu tình trạng không thuyên giảm, các phương pháp điều trị đặc hiệu một cách kịp thời là cần thiết để ngăn ngừa tổn thương trầm trọng hơn và giảm nguy cơ để lại biến chứng mạn tính cho thận của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm cầu thận cấp thường có liên quan đến một trong các nguyên nhân sau</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm hô hấp cấp do nhiễm liên cầu</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm cầu thận cấp" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-cau-than-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm cầu thận cấp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Lupus ban đỏ hệ thống</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Goodpasture (viêm cầu thận tiến triển nhanh type 2 còn gọi là hội chứng thận -&nbsp;phổi), tương đối hiếm gặp, do các tự kháng thể kháng màng màng đáy cầu thận gây cả tổn thương tại phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Amyloidosis,lắng đọng bất thường của protein amyloid trong các mô cơ quan</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh u hạt Wegener’s granulomatosis, có tổn thương viêm mạch máu do các tự kháng thể</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đa nút, một bệnh hệ thống do các tế bào miễn dịch tự tấn công vào hệ thống động mạch của bệnh nhân</p> <p style="text-align: justify;">- Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid nhóm ibuprofen (khác với nhóm paracetamol gây độc chủ yếu trên gan) Bệnh nhân không nên vượt quá liều lượng và thời gian điều trị ghi trên bao bì mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm cầu thận mạn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng mà bệnh nhân có thể nhận thấy được thường xuất hiện muộn, viêm cầu thận mạn tiến triển âm thầm. Tình trạng này có thể gây tổn thương không thể hồi phục cho thận của bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn.</p> <p style="text-align: justify;">Thường sẽ không làm rõ được nguyên nhân cụ thể gây ra viêm cầu thận mạn. Một số yếu tố có tính chất gia đình hoặc di truyền đôi khi có thể gây ra viêm cầu thận mạn. Viêm cầu thận di truyền đặc trưng khi kết hợp với các thương tật khác như mù hoặc điếc bẩm sinh. Viêm cầu thận có thể liên quan đến một số các tình trạng như</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh tự miễn</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh ung thư có rối loạn miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp xúc với một số hydrocarbon thơm dạng dung môi</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có dạng viêm cầu thận cấp có thể có nhiều khả năng phát triển thành viêm cầu thận mạn nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm cầu thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc thể bệnh và mức độ tiến triển của bệnh, các triệu chứng thường khác nhau ở các bệnh nhân</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm cầu thận cấp</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thường có các triệu chứng khởi phát đột ngột</p> <p style="text-align: justify;">- Phù mắt phù hai chân</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phù mắt phù hai chân là biểu hiện viêm cầu thận" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-cau-than-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phù mắt phù hai chân là biểu hiện viêm cầu thận</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu ít, thiểu niệu vô niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Sự xuất hiện của máu trong nước tiểu của bệnh nhân, có thể vi thể không nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc đại thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu của bệnh nhân từ hồng, đỏ đến màu gỉ sẫm</p> <p style="text-align: justify;">- Ứ đọng của dịch trong phổi của bệnh nhân, gây ra ho</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm cầu thận mạn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng mà bệnh nhân có thể nhận thấy được thường xuất hiện muộn, viêm cầu thận mạn tiến triển âm thầm. Tình trạng này có thể gây tổn thương không thể hồi phục cho thận của bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn. máu hoặc protein niệu có thể rất ít và chỉ phát hiện được khi xét nghiệm nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">- Huyết áp cao</p> <p style="text-align: justify;">- Phù chân, phù mặt</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu nhiều hơn bình thường</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu bọt</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng do dịch ổ bụng</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu mũi có thể gặp do tình trạng bất thường protein đông máu</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Suy thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nếu không được điều trị kịp thờ và hiệu quả, các tổn thương cầu thận cấp và mạn có thể đạt được số lượng nhất định so với các cầu thận còn lành lặn, các cầu thận tổn thương này không có khả năng hoạt động như bình thường dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận. Một số triệu chứng khi có suy giảm chức năng thận có thể gặp như:</p> <p style="text-align: justify;">- Sự mệt mỏi, thiếu sức sống</p> <p style="text-align: justify;">- Chán ăn, ăn không tiêu</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn và nôn</p> <p style="text-align: justify;">- Mất ngủ, bồn chồn kích thích, chóng mặt đau đầu</p> <p style="text-align: justify;">- Da ngứa khô, xạm</p> <p style="text-align: justify;">- Co cơ cấp tính ban đêm do rối loạn kali máu</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm cầu thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng đầu tiên hay gặp nhất của viêm cầu thận là hội chứng thận hư. Bệnh nhân đối mặt với tình trạng giảm protein trầm trọng do mất qua nước tiểu. Nước và muối khoáng không được bài tiết hiệu quả dẫn đến phù và rối loạn điện giải. Dẫn đến nhiều rối loạn chức năng cơ quan khác bao gồm tăng huyết áp, cholesterol cao và phù toàn thân. Phác đồ ưu tiên khởi đầu điều trị hội chứng thận hư thường là Corticoid. Nếu không được điều trị và nhanh chóng đáp ứng, hội chứng thận hư sẽ dẫn đến suy thận và bệnh thận giai đoạn cuối.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm cầu thận cũng có thể trực tiếp gây ra các biến chứng như</p> <p style="text-align: justify;">- Suy thận cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận mạn</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm cầu thận có thể trực tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm tại thận" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-cau-than-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm cầu thận có thể trực tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm tại thận</em></p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn điện giải, chủ yếu là rối loạn tăng hoặc giảm natri, kali tùy từng giai đoạn bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đường tiểu niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Suy tim sung huyết do ứ đọng muối và quá tải dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Phù phổi do quá tải dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp kịch phát kháng trị</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ nhiễm trùng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm cầu thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Các yếu tố tiên lượng lâu dài của viêm cầu thận?</strong></p> <p>Nếu phát hiện sớm, viêm cầu thận cấp có thể hồi phục. Viêm cầu thận mạn có thể tiến triển chậm lại nếu được điều trị sớm và hiệu quả. Nếu tình trạng viêm cầu thận của bệnh nhân trầm trọng hơn, nó có thể dẫn đến giảm chức năng thận, suy thận mạn và bệnh thận giai đoạn cuối.</p> <p>Tổn thương thận nặng, suy thận và bệnh thận giai đoạn cuối có thể phải chạy thận nhân tạo và ghép thận.</p> <p>Sau đây là các bước tích cực để phục hồi viêm cầu thận và ngăn chặn các đợt tái phát, tiến triển khi một người đã xuất hiện tình trạng viêm cầu thận:</p> <p>- Duy trì cân nặng hợp lý.</p> <p>- Chế độ ăn giảm muối vừa phải</p> <p>- Chế độ ăn giảm đạm</p> <p>- Hạn chế kali trong chế độ ăn uống phụ thuộc vào mức độ kali máu hiện có.</p> <p>- Từ bỏ hút thuốc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm cầu thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bước đầu tiên trong việc thăm dò chẩn đoán là khám bệnh và hỏi bệnh lâm sàng, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phân tích nước tiểu để khẳng định cũng như định hướng tình trạng bệnh. Hông cầu niệu và protein niệu là những xét nghiệm quan trọng gợi ý tình trạng bệnh. Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc tổng phân tích nước tiểu khi khám một tình trạng bệnh khác cũng có thể dẫn đến việc phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận, nhất là khi bệnh còn trong giai đoạn tiến triển âm thầm.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể cần xét nghiệm khác liên quan đến chức năng thận bằng máu&nbsp;hoặc nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">- Độ thanh thải creatinin (bao gồm creatinin máu – một trong những xét nghiệm chức năng thận cơ bản nhất)</p> <p style="text-align: justify;">- Protein trong nước tiểu (có thể chỉ định liên tục trong 24h nếu nghi ngờ)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cần xét nghiệm khác liên quan đến chức năng thận bằng máu&nbsp;hoặc nước tiểu để chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xetnghiemchandoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần xét nghiệm khác liên quan đến chức năng thận bằng máu&nbsp;hoặc nước tiểu để chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tế bào hồng cầu bạch cầu trong cặn nước tiểu, khi có các hồng cầu biến dạng hoặc trụ hồng cầu, bạch cầu có thể chẩn đoán xác định tổn thương là ở cầu thận, phân biệt với các tình trạng đái máu hoặc viêm đường tiết niệu khác</p> <p style="text-align: justify;">- Áp lực thẩm thấu niệu</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu:</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu, thiếu hoặc giảm chất lượng hồng cầu</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm albumin máu</p> <p style="text-align: justify;">- Ure máu cao</p> <p style="text-align: justify;">- Creatinine máu cao</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm miễn dịch huyết thanh cũng có thể được chỉ định:</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng thể kháng màng đáy cầu thận (antiGBM) thường gặp trong viêm cầu thận tiến triển nhanh type 1 (hội chứng Goodpasture)</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng thể kháng bào tương bạch cầu trung tính (ANCA)</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng thể kháng nhân hoặc kháng thể kháng chuỗi kép</p> <p style="text-align: justify;">- Nồng độ bổ thể (thường giảm trong các đợt cấp bệnh lý tự miễn)</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả của xét nghiệm này có thể cho thấy hệ thống miễn dịch của bệnh nhân đang sản sinh các tự kháng thể chống lại các cấu trúc cầu thận và các mô khác của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Đôi khi việc chẩn đoán xác định bệnh và thể bệnh sẽ cần đến vai trò của sinh thiết thận. Quá trình này bao gồm việc phân tích trên kính hiển vi điện tử, hiển vi miễn dịch huỳnh quang đặc hiệu một mẫu mô thận nhỏ có trên 20 cầu thận được lấy tại vỏ thận của bệnh nhân bằng kim sinh thiết xuyên qua da.</p> <p style="text-align: justify;">Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh khác có thể được chỉ định như:</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm thận</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV)</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt lớp vi tính hệ tiết niệu</p> <p style="text-align: justify;">- X quang hoặc CLVT ngực để đánh giá các hội chứng thận phổi hoặc tổn thương mô kẽ phổi trong các bệnh lý tự miễn có tổn thương thận – cầu thận.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm cầu thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các phác đồ điều trị cụ thể mà bác sĩ lựa chọn sẽ phụ thuộc vào phân loại tổn thương, mức độ trầm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Một trong những phương pháp điều trị không đặc hiệu được chứng mình là có thể hạn chế protein niệu và bảo vệ cầu thận khổi thương tổn là các thuốc huyết áp nhóm ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin, đặc biệt nếu tăng huyết áp là nguyên nhân cơ bản của viêm cầu thận. Khi có suy thận, huyết áp có thể rất khó kiểm soát (hay còn gọi là tăng huyết áp kháng trị). Các thuốc huyết áp bao gồm thuốc ức chế men chuyển vừa giúp cải thiện và bảo vệ cầu thận, vừa kiểm soát huyết áp:</p> <p style="text-align: justify;">- Captopril</p> <p style="text-align: justify;">- Lisinopril (Zestril)</p> <p style="text-align: justify;">- Perindopril (Aceon)</p> <p style="text-align: justify;">Hoặc nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin</p> <p style="text-align: justify;">- Losartan (Cozaar)</p> <p style="text-align: justify;">- Irbesartan (Avapro)</p> <p style="text-align: justify;">- Valsartan (Diovan)</p> <p style="text-align: justify;">Các phác đồ có thể bao gồm Corticosteroid ức chế hệ thống miễn dịch quá mức gây tổn thương thận và lắng đọng bất thường tại câu thận. Một phương pháp khác để hạn chế tình trạng tự kháng thể hoạt động mạnh trong máu và lắng đọng tại mô cơ quan là thay thế huyết tương (Plasma Exchange). Quá trình này loại bỏ phần phần vô hình trong máu của bạn</p> <p style="text-align: justify;">(phân biệt các thành phần hữu hình là các tế bào máu), được gọi là huyết tương, và thay thế nó bằng dịch thay thế hoặc huyết tương đã tách bỏ kháng thể. Hiện phương pháp này còn khó tiếp cận.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với viêm cầu thận mạn, bệnh nhân ăn uống theo chế độ giảm protein, muối và kali trong khẩu phần hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân phải xem lượng chất lỏng – nước uống vào mỗi ngày. Nếu xảy ra tình trạng phù do tiểu ít, thuốc lợi tiểu sẽ được cân nhắc, có thể bổ sung calci nếu thiếu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể cho chế độ ăn uống của bệnh nhân</p> <p style="text-align: justify;">Nếu tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến suy thận, bệnh có thể cần phải điều trị thay thế chức năng thận tạm thời băng thận nhân tạo. Trong quy trình này, một máy lọc máu làm việc thay thế chức năng đào thải chất chuyển hoá độc và nước dư thừa. Cuối cùng, nếu thận tổn thương không hồi phục bệnh nhân có thể cần đến ghép thận để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm phụ thuộc vào thận nhân tạo.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Glomerulonephritis. National Kidney Foundation. 2021</li><li>Glomerulonephritis.&nbsp;<i>nhs.uk</i>. 2014</li><li>Couser WG. Pathogenesis and treatment of glomerulonephritis-an update.&nbsp;<i>J Bras Nefrol</i>. 2016</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-cau-than-snliz
Viêm niệu đạo
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Niệu đạo là một cơ quan dạng ống nhỏ xuất phát từ bàng quang. Niệu đạo có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Cấu trúc giải phẫu của niệu nam và nữ là khác nhau. Viêm niệu đạo là một tình trạng mà niệu đạo bị viêm nhiễm và kích ứng gây ra đau buốt khi đi tiểu và tiết dịch bất thường. Niệu đạo cũng là đường dẫn tinh dịch từ túi tinh ở nam giới tại ngã đổ tại tiền liệt tuyến và thông qua đoạn trong dương vật để ra ngoài.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm niệu đạo&nbsp;" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_viem-nieu-dao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm niệu đạo&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Viêm niệu đạo thường gây hai triệu chứng khó chịu chính mà bệnh nhân cảm nhận được là đau buốt khi đi tiểu và tăng cảm giác buồn đi tiểu kể cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang (tiểu dắt). Nguyên nhân chính dẫn đến viêm niệu đạo thường là các viêm nhiễm do các tác nhân đặc hiệu thường chỉ gặp ở niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">Phân biệt Viêm niệu đạo khác với nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) bằng các khác biệt của tác nhân gây bệnh. Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở niệu đạo thường do các tác nhân vi sinh cụ thể (thường gặp nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục), trong khi nhiễm khuẩn tiết niệu là nhiễm trùng đa phần ở bàng quang và đường tiết niệu trên (bể thận – niệu quản) do các tác nhân vi khuẩn thông thường có thể gặp ở cơ quan khác trong cơ thể. Viêm niệu đạo và Viêm đường tiết niệu dưới có các triệu chứng tương đối giống nhau. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà viêm niệu đạo được điều trị bằng các phác đồ kháng sinh khác nhau. Mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể bị viêm niệu đạo. Tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ bị viêm niệu đạo cao so với nam giới. Một phần giải thích được do niệu đạo của nam giới bao gồm một đoạn dài nằm sau và trong dương vật, dài hơn đáng kể so với niệu đạo nữ giới. Theo giải phẫu, trung bình niệu đạo nữ giới chỉ có độ dài khoảng 4cm. Do cấu tạo ngắn và đơn giản như vậy mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo hơn, dễ gây viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang ở nữ giới hơn so với nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê của Antimicrobe, Mỗi năm có khoảng 4 triệu người Mỹ mắc viêm niệu đạo. Trong đó chiếm khoảng 80% là viêm niệu đạo thông thường (không phải do lậu cầu).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm niệu đạo được phân loại chủ yếu bằng tác nhân gây viêm. Thường phân thành 2 nhóm chính là lậu niệu đạo và viêm niệu đạo không do lậu.</p> <p style="text-align: justify;">- Lậu niệu đạo (hay lậu tiết niệu) là do cùng một loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu sinh dục (lậu cầu - Neisseria gonorrhoeae). Lậu niệu đạo chiếm khoảng 20% trong tổng số các bệnh nhân viêm niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm niệu đạo không do lậu mà do các vi sinh vật gây viêm nhiễm khác. Chlamydia là một trong những tác nhân thường gặp nhất trong nhóm này. Các tác nhân gây bệnh truyền qua tình dục khác cũng có thể gây ra tình trạng này.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, Viêm niệu đạo cũng có thể không liên quan đến các tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Một số trường hợp hay gặp bao gồm chấn thương niệu đạo, đặt sonde tiểu, các tổn thương khác vùng dương vật, sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">Trong khi các bệnh nhân viêm niệu đạo khác nhau có các tác nhân vi khuẩn khác nhau, các tác nhân khác nhau này lại có thể xuất hiện đồng thời trên cùng một bệnh nhân. Tình trạng này được gọi là đồng nhiễm, thường gặp ở những người thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhìn chung, hầu hết các trường hợp viêm niệu đạo là do nhiễm các tác nhân virus, vi khuẩn điển hình hoặc nấm. Vi khuẩn là tác nhân phổ biến nhất gây viêm niệu đạo. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường cũng có thể xâm nhập gây viêm niêm mạc niệu đạo. Các vi khuẩn cư ngụ ở vùng sinh dục cũng có thể gây viêm niệu đạo nếu chúng xâm nhập theo đường lân cận vào đường tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) các tác nhân vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm niệu đạo bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu) gây viêm niệu đạo" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-nieu-dao-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu) gây viêm niệu đạo</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chlamydia trachomatis</p> <p style="text-align: justify;">- Mycoplasma genitalium</p> <p style="text-align: justify;">- Gardnerella vaginalis</p> <p style="text-align: justify;">- Trichomonas vaginalis</p> <p style="text-align: justify;">- Ureaplasma urealyticum/parvum</p> <p style="text-align: justify;">Thuật ngữ mầm bệnh ám chỉ tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm) gây bệnh. Các tác nhân lây nhiễm gây ra các bệnh tình dục cũng có thể gây viêm niệu đạo. Chúng bao gồm lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae), chlamydia, trichomonas (trùng roi) và ureplasma.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra các virus cũng có thể cư trú và gây ra viêm niệu đạo. Các tác nhân chính có thể gặp là Human papyloma (HPV), Herpes simplex (HSV) và Cytomegalo (CMV).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm niệu đạo nam giới</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nam giới bị viêm niệu đạo có thể có các các triệu chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu buốt</p> <p style="text-align: justify;">- Ngứa, rát quy đầu gần lỗ niệu đạo ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất tinh máu hoặc đái máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy dịch bất thường từ lỗ niệu đạo ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu rắt (Kích thích buồn tiểu ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các triệu chứng ở phụ nữ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số triệu chứng của viêm niệu đạo ở phụ nữ bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Kích thích buồn tiểu, tiểu dắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Dòng nước tiểu đầu gây nóng rát hoặc kích ứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau tức vùng hạ vị sinh dục khi đi tiểu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau tức vùng hạ vị sinh dục khi đi tiểu" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-nieu-dao-4.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau tức vùng hạ vị sinh dục khi đi tiểu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chảy dịch bất thường âm đạo, niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiết dịch bất thường từ âm đạo cũng có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể viêm niệu đạo diễn biến âm thầm và không có bất kỳ triệu chứng nào quá khó chịu. Đặc biệt là ở phụ nữ. Ở nam giới bị viêm niệu đạo do chlamydia hoặc trichomonas, các triệu chứng có thể không rõ ràng hoặc rất nhẹ, khó phát hiện nếu không thật sự chú ý</p> <p style="text-align: justify;">Vì lý do trên, điều quan trọng khi bệnh nhân muốn tầm soát loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là phải kiểm tra các xét nghiệm đặc hiệu phát hiện các tác nhân gây viêm niệu đạo thường gặp. https://medlatec.vn/tin-tuc/xet-nghiem-phat-hien-9-tac-nhan-lay-benh-qua-duong-tinh-duc-s58-n10963</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiều tác nhân gây viêm niệu đạo có thể lây truyền sang người khác thông qua quan hệ tình dục. Bởi vậy, quan hệ tình dục an toàn rất quan trọng trong phòng bệnh. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tình dục:</p> <p style="text-align: justify;">- Chung thủy một vợ một chồng, tránh quan hệ với nhiều đối tác tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng bao cao su đúng cách</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để phòng ngừa bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chup-xquang-phoi.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để phòng ngừa bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bảo vệ người khác. Nếu phát hiện ra bản thân bị bệnh tình dục có lây, hãy thông báo cho những người khác có nguy cơ lây nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh quan hệ tình dục an toàn, có những cách khác để tăng cường sức đề kháng và hạn chế các bệnh đường tiết, làm giảm nguy cơ viêm niệu đạo và một số tình trạng khác ảnh hưởng đến hệ sinh dục tiết niệu. Uống nhiều nước tiểu tiện sau khi quan hệ tình dục. Tránh các loại thực phẩm có tính quá acid -&nbsp;chua. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với chất diệt tinh trùng hoặc bất kỳ sản phẩm nào có thể gây kích ứng niệu đạo đã biết từ trước.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử, diễn biến bệnh theo triệu chứng của bệnh nhân. Họ cũng có thể sẽ thăm khám trực tiếp vùng sinh dục để tìm dịch tiết bất thường từ lỗ niệu đạo ngoài, tình trạng đau, các vết loét sinh dục và bất kỳ dấu hiệu thực thể nào của các bệnh lây qua đường tình dục. Điều này giúp bác sĩ có thể sơ bộ định hướng được chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm phân tích mẫu nước tiểu hoặc dịch niệu đạo, âm đạo cũng có thể được chỉ định. Nếu bác sĩ nghi ngờ một bệnh lây truyền qua đường tình dục cụ thể, các xét nghiệm bệnh tình dục đặc hiệu giúp phát hiện hoặc loại trừ các tác nhân lây qua đường tình dục sẽ được chỉ định. Có thể xét nghiệm các các bệnh lây truyền qua đường tình dục và đường máu khác thường gặp như HIV, viêm gan B, C, giang mai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm các các bệnh lây truyền qua đường tình dục và đường máu để chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xet-nghiem-mau-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm các các bệnh lây truyền qua đường tình dục và đường máu để chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào bác sĩ và các chỉ định phương pháp xét nghiệm, bệnh nhân sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sớm nhất có thể, đặc biệt là các xét nghiệm tốn thời gian như xét nghiệm kết hợp PCR 12 tác nhân bệnh tình dục. Việc chẩn đoán sớm và chính xác tác nhân gây bệnh cho phép các bác sĩ bắt đầu phác đồ điều trị điều trị đặc hiệu càng sớm càng tốt và quyết định việc đối tác tình dục của bệnh nhân có cần được kiểm tra và điều trị tương tự hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị viêm niệu đạo chủ yếu là các phác đồ kháng sinh đặc hiệu cho tác nhân gây bệnh. Một số phác đồ điều trị viêm niệu đạo hay dùng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Doxycyclin uống ngày 2 lần trong bảy ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Azithromycin liều một lần duy nhất</p> <p style="text-align: justify;">- Erythromycin ngày 4 lần trong bảy ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Levofloxacin uống mỗi ngày một lần cho bảy ngày</p> <p style="text-align: justify;">Đơn thuốc cụ thể sẽ được bác sĩ quyết định khi kê đơn và hướng dẫn cho bệnh nhân dựa trên các kết quả xét nghiệm và kinh nghiệm của bác sĩ</p> <p style="text-align: justify;">Nếu tác nhân gây bệnh có lây truyền qua đường tình dục, một điều rất quan trọng là đối tác tình dục của bệnh nhân phải được thăm khám, xét nghiệm và điều trị tương tự. Việc đồng thời điều trị ngăn chặn sự lây truyền ngược dai dẳng của bệnh và tái nhiễm trên chính bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rất sớm ngay từ 1-3 ngày đầu sau khi bắt đầu liệu trình điều trị nhưng họ vẫn phải hoàn thành liệu trình theo khuyến cáo của bác sĩ, hoặc chấp nhận tình trạng bệnh có thể trở nên nghiệm trọng và kém đáp ứng với thuốc hơn. Những người bị viêm niệu đạo nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dùng thuốc và kéo dài chế độ này đến một tuần sau khi kết thúc điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, viêm nhiễm tại niệu đạo có thể xâm nhập sang các bộ phận khác của đường tiết niệu như viêm thận bể thận, viêm bàng quang. Các tình trạng nhiễm trùng không được điều trị này có thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của hệ thận tiết niệu, cũng có thể lan truyền vào máu và dẫn đến nhiễm trùng huyết, là một bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, các bệnh tình dục thường gặp gây viêm niệu đạo cũng có thể gây tổn thương hệ thống cơ quan sinh sản. Phụ nữ có thể bị viêm vùng chậu (PID) do lây lan từ niệu đạo. Tình trạng này gây đau đớn nhiều và có thể dẫn đến vô sinh. Triệu chứng chính là đau vùng chậu liên tục hoặc đau khi quan hệ tình dục. Phụ nữ bị bệnh tình dục không được điều trị cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung (GEU) cao hơn bình thường, GEU là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.</p> <p style="text-align: justify;">Nam giới có thể tiến triển đến viêm, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, hoặc chít hẹp niệu đạo do sẹo, dẫn đến tắc nghẽn, bí tiểu và các rối loạn chức năng đường tiểu khác. Vì những lý do này, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của viêm niệu đạo.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-nieu-dao-svgdz
Viêm cột sống dính khớp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm cột sống dính khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm cột sống dính khớp (AS) là một bệnh viêm khớp mãn tính ở cột sống, khớp cùng chậu và đôi khi có sự tổn thương các khớp ngoại vi (vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay, khớp hán, khớp gối, cổ chân, bàn ngón chân…). Bệnh có thể gây xơ hóa, vôi hóa các dây chằng, gân dẫn đến giảm khả năng vận động cột sống, mất tính linh hoạt cho người bệnh, các đốt sống thẳng như “cây tre”.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm cột sống dính khớp (AS) là một bệnh viêm khớp mãn tính ở cột sống" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_viem-cot-song-dinh-khop.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm cột sống dính khớp (AS) là một bệnh viêm khớp mãn tính ở cột sống</em></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc viêm cột sống dính khớp có mỗi tương quan rõ ràng với tỷ lệ dương tính với kháng nguyên bạch cầu người HLA-B27 trong các quần thể cụ thể. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trong các quần thể dương tính với HLA-B27, tỷ lệ lưu hành viêm cột sống dính khớp là 5 –6%. Trong một cuộc khảo sát quốc gia năm 2009 ở Hoa Kỳ, tỷ lệ dân số dương tính với HLA-B27 khác nhau ở các cộng đồng dân tộc khác nhau, với 7,5%, 4,6% và 1,1% tương ứng với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Mexico và không phải gốc Tây Ban Nha, người da đen. Trong tài liệu, nam giới được báo cáo là chiếm phần lớn các trường hợp mắc viêm cột sống dính khớp có tổn thương ở hình ảnh điện quang, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là tương tự nhau trong việm cột sống dính khớp chưa có tổn thương ở hình ảnh điện quang (Xquang hoăc MRI. Một phân tích tổng hợp bao gồm tám nghiên cứu bao gồm 236 bệnh nhân mắc viêm cột sống dính khớp có tổn thương ở hình ảnh điện quang và 242 bệnh nhân chưa có hình ảnh tổn thương cho thấy nam giới chiếm 70,4% bệnh nhân có hình ảnh tổn thương và 46,5% bệnh nhân không có hình ảnh tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm cột sống dính khớp thường được chẩn đoán ở những người dưới 40 tuổi và khoảng 80% bệnh nhân phát triển các triệu chứng đầu tiên khi họ dưới 30 tuổi. Rất ít khi người bệnh bắt đầu khởi phát bệnh ở tuổi sau 45 (5%). Bệnh có nguy cơ gia tăng ở những người có tiền sử trong gia đình có người mắc viêm cột sống dính khớp. (Có quan hê huyết thống).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm cột sống dính khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm cột sống dính khớp là một bệnh tự miễn, nó phát triển thông qua các tương tác phức tạp giữa di truyền và các yếu tố môi trường.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố di truyền</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố di truyền đã được thừa nhận là rất quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp. Mối tương quan giữa viêm cột sống dính khớp và di truyền đã là một chủ đề muôn thuở kể từ khi các yếu tố di truyền lần đầu tiên được xác nhận trong các gia đình vào năm 1961. Một trong những yếu tố di truyền quan trọng nhất là alen HLA-B27 thuộc phức hợp hòa hợp mô chủ yếu lớp I, được phát hiện vào năm 1973. Mặc dù cơ chế bệnh học không rõ ràng, HLA-B27 có liên quan đến sự phổ biến của viêm cột sống dính khớp ở các quần thể khác nhau trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90% –95% bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có HLA-B27 dương tính, bệnh cạnh đó 1% –2% quần thể dương tính với HLA-B27 phát triển thành viêm cột sống dính khớp. Con số này tăng lên 15% –20% đối với những người có người thân cấp độ I mắc bệnh. Ngoài mối liên quan với bệnh viêm cột sống dính khớp, bệnh nhân dương tính với HLA-B27 thường khởi phát bệnh sớm với tần suất viêm màng bồ đào trước cấp tính cao hơn so với bệnh nhân HLA-B27 âm tính. HLA-B27 có mức độ đa hình cao. Cho đến nay, hơn 100 kiểu phụ đã được xác định, 19 kiểu với tỷ lệ lưu hành khác nhau giữa các dân tộc khác nhau, đặc biệt là giữa những người gốc Đông Á và Da trắng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các yếu tố di truyền đã được thừa nhận là rất quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-cot-song-dinh-khop-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các yếu tố di truyền đã được thừa nhận là rất quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố miễn dịch và vi sinh vật</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm vi sinh vật hoạt động như một yếu tố kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh của vật chủ và sự phát triển viêm cột sống dính khớp. Con chuột chuyển gen HLA-B27 không phát triển được các đặc điểm của viêm cột sống dính khớp trong môi trường không có vi trùng, điều này đã thay đổi khi vi khuẩn được đưa vào các mô hình cho thấy có thể có tương tác giữa HLA-B27 và hệ vi sinh vật. Klebsiella pneumoniaehoạt động như một mầm bệnh cơ hội trong ruột người bình thường, và các nghiên cứu đã gợi ý rằng nó có thể là một tác nhân làm trầm trọng thêm quá trình tự miễn dịch của viêm cột sống dính khớp. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng Klebsiella pneumoniae ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển viêm cột sống dính khớp thông qua tác động qua lại với HLA-B27. Ngoài ra, nhiễm vi sinh vật đường ruột một phần là do sự thiếu hụt tương đối của các thành phần miễn dịch, dẫn đến các phản ứng miễn dịch có cường độ cao hơn và thời gian kéo dài hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Những yếu tố khác</p> <p style="text-align: justify;">Đầu năm 1973, mối liên hệ giữa các yếu tố nội tiết và viêm cột sống dính khớp được đưa ra giả thuyết vì sự hiện diện của HLA-B27 và viêm cột sống dính khớp khác nhau theo giới tính. Quan sát hơn cho thấy nam giới chiếm ưu thế, khởi phát đỉnh điểm ở tuổi trẻ và tăng số lượng các biểu hiện đầu tiên của bệnh sau khi mang thai, ngụ ý rằng các hormone sinh dục đóng một vai trò trong viêm cột sống dính khớp.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin D cũng có thể liên quan đến sự phát triển của viêm cột sống dính khớp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh sinh chính xác của viêm cột sống dính khớp vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Sự phát triển của viêm cột sống dính khớp thông qua nhiều cơ chế và con đường bệnh lý. Các cơ chế này song hành và phối hợp nhau dẫn đến tổn thương các cơ quan, chủ yếu là cột sống, khớp cùng chậu và các khớp ngoại vi.</p> <p style="text-align: justify;">Dưới tác động của vi sinh vật, ảnh hưởng của gen mã hóa yếu tố TNF và HLA-B27 gây kích hoạt hệ thống miễn dịch. Các tế bào lympho T và đại thực bào được hoạt hóa sản xuất các cytokine viêm như IL-17, IL-23, TNF-α,…. Các cytokine tấn công cột sống, dây chằng, khớp cùng chậu, màng hoạt dịch của các khớp ngoại vi gây ra tình trạng viêm và cứng khớp cũng như xơ hóa dây chằng cột sống.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm cột sống dính khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng phổ biến nhất của viêm cột sống dính khớp là đau thắt lưng và / hoặc đau cột sống cổ. Người bệnh thường đau âm ỉ liên tục. Bên cạnh đó, cứng khớp vào buổi sáng và các cử động hạn chế được cải thiện khi tập thể dục và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi cũng là triệu chứng đặc trưng gợi ý đến bệnh viêm cột sống dính khớp. Các bệnh nhân da trắng, triệu chứng tại cột sống rất phổ biến. Trong khi đó, tại Việt Nam, người bệnh viêm cột sống dính khớp thường đau các khớp ngoại vi như khớp vai, khớp háng, khớp gối, cổ chân- cổ tay…Đôi khi người bệnh đau vùng mông âm ỉ gợi ý đến tình trạng viêm khớp cùng chậu.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm gân là triệu chứng thường gặp sau đau cột sống và khớp ngoại vi. Một số người bệnh có biểu hiện ban đầu là viêm gân tái phát nhiều lần mà không phải là đau cột sống hoặc đau khớp. Gân thường bị viêm là gân Achilles.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm màng bồ đào cũng có thể gặp ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. Bệnh nhân thường có biểu hiện nhìn mờ thậm chí là mất thị lực.</p> <p style="text-align: justify;">Một số biểu hiện hiếm gặp hơn ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp là hạn chế hô hấp do tổn thương phổi và giảm độ giãn lồng ngực, tổn thương hệ tim mạch (động mạch chủ…)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">a. Xét nghiệm</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm viêm CRP, máu lắng. Hầu hết các bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có chỉ số viêm tăng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm viêm CRP, máu lắng tăng" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm viêm CRP, máu lắng tăng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp có thể xuất hiện thiếu máu, giảm calci, giảm vitamin D.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết thanh: RF, anti CCP, kháng thể kháng nhân ANA, kháng thể kháng chuỗi kép dsDNA âm tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm di truyền: 90% người bị viêm cột sống dính khớp có yếu tố HLA-B27 dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">b. Chẩn đoán hình ảnh</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang</p> <p style="text-align: justify;">Xquang là phương pháp nhanh chóng, chi phí thấp, thuận tiện để đánh giá viêm côt sống dính khớp. Song, khi đã có tổn thương trên Xquang thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi nghi ngờ bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, bác sỹ thường chỉ định người bệnh chụp Xquang khớp cùng chậu (mặc dù có thể bệnh nhân không đau vùng mông hay không có dấu hiệu viêm khớp cùng chậu trên lâm sàng) và xquang cột sống.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp cùng chậu, xơ hóa dây chẳng cột sống, đốt sống vuông- thẳng như “đốt tre” là hình ảnh điển hình của viêm cột sống dính khớp.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210907/20210907_viem-cot-song-dinh-khop.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh Xquang cột sống thắt lưng trong bệnh viêm cột sống dính khớp.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cộng hưởng từ</p> <p style="text-align: justify;">Cộng hưởng từ là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để đánh giá tổn thương cột sống, phần mềm và khớp. Rất nhiều trường hợp hình ảnh xquang bình thường song cộng hưởng từ đã phát hiện ra tổn thương. Tuy nhiên, cộng hưởng từ còn chưa phổ biến cũng như chi phí chụp cao hơn Xquang nhiều lần nên chụp Xquang vẫn là lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm giúp đánh giá tình trạng viêm màng hoạt dịch, dịch khớp, viêm gân. Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng, dễ thực hiện và chi phí rẻ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm cột sống dính khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người bệnh khởi phát bệnh sớm thường có diễn biến nặng hơn, dễ biến chứng và tàn tật. Hầu hết các bệnh nhân vẫn còn đầy đủ chức năng và có thể làm việc. Bệnh nhân mắc bệnh nặng, lâu năm có tỷ lệ tử vong cao hơn so với dân số chung, chủ yếu là do các biến chứng tim mạch.</p> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng của viêm cột sống dính khớp bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau mãn tính và tàn tật</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương động mạch chủ</p> <p style="text-align: justify;">- Xơ phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng đuôi ngựa</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tâm lý</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm cột sống dính khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện không có phương pháp dự phòng bệnh. Người bệnh cần khám sớm khi có biểu hiện bất thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm cột sống dính khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Tiêu chuẩn New York 1984 đã điều chỉnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chẩn lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">a. Đau và cứng vùng cột sống thắt lưng kéo dài trên 3 tháng với đặc điểm: cải thiện khi vận động, không giảm khi nghỉ ngơi</p> <p style="text-align: justify;">b. Giới hạn vận động cột sống thắt lưng cả 2 hướng trước sau và sang bên</p> <p style="text-align: justify;">c. Giới hạn vận động lồng ngực so với tuổi và giới</p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chuẩn hình ảnh học:</p> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp cùng chậu ≥ độ 2 ở cả 2 bên hoặc ≥ độ 3 ở 1 bên</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán viêm cột sống dính khớp khi có 1 tiêu chuẩn hình ảnh học và ít nhất 1 tiêu chuẩn lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, tiêu chuẩn này hầu như chỉ chẩn đoán được bệnh vào giai đoạn muộn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Tiêu chuẩn ASAS</strong></p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td colspan="4"> <p align="center"><strong>Tiêu chuẩn ASAS: chẩn đoán VCSDK khi</strong></p> </td> </tr> <tr> <td colspan="3"> <p>Trường hợp đau lưng mạn tính kéo dài trên 3 tháng và tuổi khởi phát &lt; 45</p> </td> <td> <p>Trường hợp chỉ biểu hiện triệu chứng ngoại biên</p> </td> </tr> <tr> <td> <p>Viêm khớp cùng chậu trên hình ảnh học: MRI, Xquang, CT scan, xạ hình(2) kèm theo ≥ 1 tiêu chuẩn bên dưới</p> <p>&nbsp;</p> </td> <td> <p>Hoặc</p> </td> <td> <p>HLA-B27 (+) kèm theo ≥ 2 tiêu chuẩn bên dưới</p> <p>&nbsp;</p> </td> <td> <p>Viêm khớp hoặc viêm gân kèm theo ≥ 1 tiêu chuẩn sau:</p> <p>&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="3"> <p>-&nbsp;Đau lưng kiểu viêm: cải thiện khi vận động, không giảm khi nghỉ ngơi</p> <p>-&nbsp;Viêm khớp</p> <p>-&nbsp;Viêm gân</p> <p>-&nbsp;Viêm màng bồ đào</p> <p>-&nbsp;Đáp ứng với NSAIDs</p> <p>-&nbsp;Có người thân bị VCSDK</p> <p>-&nbsp;HLA-B27 (+)</p> <p>-&nbsp;CRP tăng&nbsp;</p> </td> <td> <p>-&nbsp;Viêm màng bồ đào</p> <p>-&nbsp;HLA-B27 (+)</p> <p>-&nbsp;Viêm khớp cùng chậu trên hình ảnh Xquang hoặc MRI.</p> <p>&nbsp;</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đau thắt lưng cơ học (cho chấn thương, sai tư thế,…)</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh hẹp ống sống thắt lưng (do thoát vị đĩa đệm, u…)</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cột sống nhiễm khuẩn</p> <p style="text-align: justify;">- Lao cột sống</p> <p style="text-align: justify;">- Đau tủy xương</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp dạng thấp</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm cột sống dính khớp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Điều trị bằng thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mục đích của điều trị viêm cột sống dính khớp là cải thiện và duy trì sự linh hoạt của cột sống và duy trì tư thế bình thường, giảm các triệu chứng, giảm các hạn chế về chức năng và giảm biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_viem-cot-song-dinh-khop-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)</em></p> <p style="text-align: justify;">NSAID giúp cải thiện chứng đau cột sống, đau khớp ngoại vi và chức năng trong bệnh viêm cột sống dính khớp. Không có loại NSAID riêng biệt nào ưu thế tuyệt đối trong điều trị viêm cột sống dính khớp. Quyết định sử dụng NSAID nào phải dựa trên từng cá thể bệnh nhân, cần cân nhắc các yếu tố nguy cơ, đặc biệt đối với bệnh đường tiêu hóa và tim mạch. Thuốc giảm đau, bao gồm paracetamol và opioid, có thể được xem xét khi chống chỉ định hoặc không dung nạp NSAID.</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid</p> <p style="text-align: justify;">Tiêm corticosteroid trong khớp hoặc quanh khớp để điều trị viêm khớp cùng chậu, viêm gân, các khớp ngoại vi đã được chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm nhỏ. Không nên dung corticoid đường uống hoặc tĩnh mạch để điều trị bệnh, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt và có ý kiến của bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi bệnh (DMARDs)</p> <p style="text-align: justify;">Sulfasalazine, Methotrexate là loại thuốc cổ điển đã được sử dụng nhiều năm và có một số nghiên cứu cho thấy thuốc có hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh thuốc cổ điển, các thuốc sinh học (thuốc điều trị đích) cho hiệu quả cao hơn, người bệnh đáp ứng với thuốc tốt hơn. Các thuốc nhóm này có hiệu quả tốt với viêm cột sống dính khớp như thuốc kháng TNF-α, thuốc ức chế IL-17, ức chế IL-12/23, ức chế CD20,… Tuy nhiên, do giá thành cao nên thuốc này chưa phổ biến tại Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Vật lý trị liệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây là yếu tố quan trọng trong điều trị. Vật lý trị liệu và tập thể dục hợp lý sẽ giúp duy trì tầm vận động của khớp, giảm đau, giảm co cứng cơ, và hạn chế biến chứng của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>c. Phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một tỷ lệ lớn bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có viêm, tổn thương khớp háng dẫn đến hạn chế vận động nhiều. Khi đó, cần cân nhắc thay khớp háng cho bệnh nhân nếu không cải thiện khi dùng các phương pháp nội khoa.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó phẫu thuật còn giúp ổn định cột sống khi bị biến dạng hoặc chèn ép thần kinh nhiều, gãy đốt sống do loãng xương.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-cot-song-dinh-khop-srwnq
Ngộ độc thuốc Acetaminophen
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc thuốc Acetaminophen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Acetaminophen (Anacin-3, Liquiprin, Panadol, Paracetamol, Tempra, Tylenol và nhiều nhãn hiệu khác) là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi được tìm thấy trong nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc hạ sốt phổ biến.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Acetaminophen&nbsp;là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi được tìm thấy trong nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc hạ sốt phổ biến" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_Acetaminophen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Acetaminophen&nbsp;là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi được tìm thấy trong nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc hạ sốt phổ biến</em></p> <p style="text-align: justify;">Acetaminophen có nhiều chế phẩm phối hợp các chất khác bao gồm diphenhydramine, codeine, hydrocodone, oxycodone, dextromethorphan hoặc propoxyphen để điều trị nhiều bệnh khác nhau song cũng vì thế trong trường hợp quá liều hoặc ngộ độc, các triệu chứng nghiêm trọng hơn do các thuốc khác gây ra có thể che lấp các triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu do ngộ độc acetaminophen đến sớm, do đó dễ gây bỏ sót chẩn đoán và chậm điều trị antidot. Các chế phẩm phổ biến chứa acetaminophen như: Efferagal, Hapacol, Pamin, Coldacmin, Panadol, Alaxan, Decolgen, Acemol, Darvocet, Excedrin ES, Lorcet, Norco, NyQuil, Percocet, Unisom Dual Relief Formula, Sominex 2, Tylenol PM, Tylox, Vicks Formula 44-D, Vicodin….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc thuốc Acetaminophen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Cơ chế gây độc của Acetaminophen</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương gan: Khoảng 90% acetaminophen được chuyển hóa tại gan qua con đường sulphat hoá và glucuronide hoá. 10% còn lại được chuyển hóa nốt bởi enzym cytochrome P – 450 tại gan tạo thành N – acetyl – p – benzoquinone imine (NAPQI). Chất NAPQI này có khả năng gắn với màng tế bào gan và gây tổn thương lớp lipid kép của tế bào nhưng khi chất này được sinh ra sẽ lập tức bị glutathion trong tế bào gan trung hòa. Do đó trong trường hợp sử dụng acetaminophen đúng hướng dẫn, các sản phẩm này hầu như không gây độc cho gan. Tuy nhiên trong trường hợp quá liều, NAPQI được sinh ra vượt quá khả năng trung hòa của glutathion dẫn đến việc cạn kiệt chất này trong gan và làm lượng NAPQI dư thừa không được chuyển hóa gây hại cho tế bào gan. Các tổn thương chủ yếu xảy ra ở phân thùy 3 vì nồng độ chất oxy hóa là lớn nhất, trường hợp nặng có thể gây hoại tử cả vùng 1 và vùng 2.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ngộ độc thuốc Acetaminophen" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ngo-doc-thuoc.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ngộ độc thuốc Acetaminophen</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương thận: Cơ chế gây tổn thương thận của acetaminophen cũng giống như ở gan do NAPQI gây hoại tử ống thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có thai sử dụng quá liều acetaminophen làm tăng tỷ lệ tử vong ở thai nhi và sẩy thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Nồng độ acetaminophen huyết thanh cao có thể gây toan lacetaminophenic và làm thay đổi trạng thái tâm thần có khả năng do rối loạn chức năng ti thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dược động học của acetaminophen</strong></p> <p style="text-align: justify;">Acetaminophen được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau uống 30 tới 60 phút. Thời gian bán thải từ 1,5 tới 3 giờ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liều độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">1. Ngộ độc cấp tính: sử dụng 200mg/kg với trẻ em hoặc 6 – 7g ở người lớn</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em dưới 10 – 12 tuổi có khả năng nhiễm độc gan nhẹ hơn do lượng acetaminophen được cytochrome P – 450 chuyển hóa ít hơn so với người lớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngược lại, những bệnh nhân nghiện rượu hoặc đang sử dụng các thuốc CYP2E như isoniazid có khả năng làm tăng tác dụng độc của acetaminophen với tế bào gan. Các trường hợp suy dinh dưỡng, nhịn ăn cũng có tỷ lệ tăng tác dụng độc của acetaminophen do lượng glutathion của cơ thể giảm đi.</p> <p style="text-align: justify;">2. Ngộ độc mãn tính: Trung tâm kiểm soát độc chất Hoa Kỳ (AAPCC) đưa ra khuyến cáo với những trường hợp sử dụng trên 150mg/kg/ngày hoặc 6g/ngày cần được đánh giá y tế.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trẻ em, việc sử dụng 100 – 150mg/kg/ngày trong 2 – 8 ngày có khả năng gây ngộ độc. Do đó AAPCC đưa ra khuyến cáo trẻ em sử dụng từ 150mg/kg/ngày trong ít nhất 2 ngày hoặc 100mg/kg/ngày trong 3 ngày liên tiếp trở lên cần gặp bác sĩ. Ngoài ra có một báo cáo về trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm độc gan khi sử dụng 72mg/kg/ngày trong 10 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Những trường hợp nghiện rượu hoặc đang sử dụng các thuốc tương tác làm tăng tác dụng độc của acetaminophen với gan sẽ có khả năng làm nặng hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ngộ độc thuốc Acetaminophen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc thời gian uống acetaminophen</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 1</strong> (giai đoạn sớm, trong vòng 24h đầu sau dùng acetaminophen):</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thường không có triệu chứng, có thể gặp chán ăn, buồn nôn, nôn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể gặp chán ăn, buồn nôn, nôn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ngo-doc-thuoc-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể gặp chán ăn, buồn nôn, nôn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trong rất hiếm các trường hợp trường hợp sử dụng lượng acetaminophen quá cao có thể gặp hạ huyết áp, toan chuyển hóa hoặc kéo dài thời gian prothrombin/INR</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 2</strong> (từ 1 – 3 ngày đầu)</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện của tình trạng hủy hoại tế bào gan như đau vùng hạ sườn phải, tăng các men AST, ALT của gan tăng nhanh và đạt nồng độ đỉnh sau 48 – 72h, có thể tăng đến 15000 – 2000 UI/l.</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn này bệnh nhân có thể có rối loạn đông máu, tỉ lệ prothromin giảm, tăng thời gian prothrombin và INR, tăng bilirubin máu và suy thận cấp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 3</strong> (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 4): Trường hợp nặng có thể diễn biến thành suy gan tối cấp với biểu hiện: vàng da vàng mắt, bệnh não gan, rối loạn đông máu và toan chuyển hóa nặng có thể gây tử vong.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 4</strong> (từ ngày thứ 5 đến 2 tuần): là giai đoạn phục hồi khi các tế bào gan dần khôi phục, hoạt động cơ thể dần trở lại bình thường</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp ngộ độc acetaminophen mãn tính, bệnh nhân thường có biểu hiện buồn nôn, nôn và có dấu hiệu tổn thương gan âm thầm từ trước khi đến khám.</p> <p><strong>CẬN LÂM SÀNG</strong></p> <p>- Định lượng nồng độ acetaminophen huyết thanh hoặc định tính acetaminophen trong dịch dạ dày</p> <p>- Các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, các chỉ số sinh hóa như đường máu, GOT, GPT, Bilirubin, ure, creatinin, điện giải đồ, khí máu động mạch, các xét nghiệm đông máu, tổng phân tích nước tiểu.</p> <p>- Nếu bệnh nhân có tăng men gan cần tìm các nguyên nhân khác trước khi kết luận viêm gan nhiễm độc tránh tình trạng bỏ sót tổn thương</p> <p>- Định lượng nồng độ acetaminophen huyết thanh hoặc định tính acetaminophen trong dịch dạ dày</p> <p>- Các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, các chỉ số sinh hóa như đường máu, GOT, GPT, Bilirubin, ure, creatinin, điện giải đồ, khí máu động mạch, các xét nghiệm đông máu, tổng phân tích nước tiểu.</p> <p>- Nếu bệnh nhân có tăng men gan cần tìm các nguyên nhân khác trước khi kết luận viêm gan nhiễm độc tránh tình trạng bỏ sót tổn thương</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc thuốc Acetaminophen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khuyến cáo không sử dụng act quá liều 10 – 15mg/kg/lần và không quá 3 gam/ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý nền hoặc trong trường hợp có nguy cơ cần sử dụng act theo đơn của bác sĩ</p> <p style="text-align: justify;">- Không phối hợp các loại thuốc cùng chứa act</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc thuốc Acetaminophen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hỏi tiền sử sử dụng thuốc, tên loại thuốc, liều lượng đang dùng, số lượng đã uống, số lần đã uống, tìm vỏ thuốc trong nhà và hỏi người sống cùng tránh trường hợp bệnh nhân không hợp tác, cung cấp thông tin không chính xác hoặc có rối loạn tri giác (hôn mê, lơ mơ hoặc co giật) do sử dụng các loại thuốc khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng lâm sàng biểu hiện tình trạng ngộ độc acetaminophen theo giai đoạn</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng acetaminophen trong huyết thanh sau 4 giờ sau uống, xét nghiệm định lượng acetaminophen huyết thanh trước 4 giờ thường phản ánh không chính xác tình trạng của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm máu khác có thể tăng AST, ALT, có rối loạn đông máu hoặc các rối loạn khác tương ứng giai đoạn ngộ độc acetaminophen</p> <p style="text-align: justify;">- Áp dụng đồ thị Rumack-Matthew để đánh giá sơ bộ khả năng gây độc gan (áp dụng với trường hợp rõ ràng thời điểm sử dụng act)</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210907/20210907_Screenshot_1.png"></p> <p style="text-align: justify;"><em>Lưu ý:</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Nồng độ huyết thanh trước 4 h không đại diện cho nồng độ đỉnh.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Biểu đồ chỉ được sử dụng đối với một lần uống duy nhất</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc thuốc Acetaminophen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Đảm bảo chức năng sống của bệnh nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phần lớn ngộ độc act không gây các tổn thương cấp tính về tri giác nên bệnh nhân thường tỉnh táo khi đến bệnh viện. Nhưng trong trường hợp ngộ độc đồng thời các chất khác có khả năng rối loạn tri giác hoặc bệnh nhân ngộ độc act đến muộn hoặc ngộ độc liều cao, bệnh nhân cũng có thể suy gan cấp, có hội chứng não gan hoặc toan chuyển hóa nặng. Lúc này cần dùng các biện pháp hồi sức tích cực đảm bảo ổn định chức năng sống của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Biện pháp loại bỏ chất độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Gây nôn: Nếu phát hiện bệnh nhân ngộ độc ngay khi vừa uống act có thể áp dụng biện pháp kích thích gây nôn bằng cách cho uống 100 đến 200ml nước sạch rồi lập tức dùng tăm bông kích thích họng, cúi thấp đầu nôn.</p> <p style="text-align: justify;">- Rửa dạ dày: Trường hợp ngộ độc act đến sớm thường trước 1h và không ngộ độc các dung dịch có tính ăn mòn kèm theo có thể rửa dạ dày loại trừ chất độc kết hợp sử dụng than hoạt đơn liều với liều 1 – 2g/kg ở trẻ em và 50 – 100g ở người lớn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rửa dạ dày loại bỏ độc chất" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ngo-doc-thuoc-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rửa dạ dày loại bỏ độc chất</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Sử dụng thuốc giải độc N- acetylcystein (NAC)</strong></p> <p style="text-align: justify;">* Đối với ngộ độc cấp (Uống một lần cấp tính hoặc quá liều tiêm tĩnh mạch)</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu nồng độ act huyết thanh ở ngưỡng điều trị theo đồ thị Rumack – Matthew cần sử dụng NAC sớm. Hiệu quả của NAC khi sử dụng càng sớm sau ngộ độc càng có tác dụng tốt, và hiệu quả nhất khi bắt đầu điều trị NAC trong vòng 8 tới 10 giờ và giảm dần giá trị sau 12 tới 16 giờ. Nếu bệnh nhân bị nôn sau khi sử dụng NAC có thể truyền NAC tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp trên đồ thị Rumack – Matthew, nồng độ act huyết thanh ở ngưỡng sát vạch điều trị có thể sử dụng NAC trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tăng độc tính của act như nghiện rượu hoặc đang sử dụng các thuốc hoạt hóa CYP2E1 như isoniazid; hoặc trường hợp bệnh nhân quá liều nhiều lần hoặc ngộ độc bán cấp và thời gian uống không chắc chắn</p> <p style="text-align: justify;">- Khi sử dụng các viên nén giải phóng chậm cần định lượng lại act sau 8 giờ hoặc 12 giờ và cẩn trọng cân nhắc điều trị NAC sớm trước 8 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">* Đối với ngộ độc mãn tính (bệnh nhân uống nhiều liều trong 24 giờ hoặc hơn)</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trường hợp này đồ thị Rumack – Matthew không biểu hiện chính xác nguy cơ nhiễm độc act. Nên điều trị NAC khi lượng act uống vào nhiều hơn 200mg/kg trong 24 giờ, 150mg/kg/ngày trong 2 ngày, 100mg/kg/ngày trong 3 ngày trở lên, men gan tăng cao, có act trong huyết thanh hoặc bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngừng điều trị NAC khi không thấy act trong máu, các chức năng gan trở về bình thường, không có rối loạn đông máu.</p> <p style="text-align: justify;">* Cách dùng NAC:</p> <p style="text-align: justify;">- Uống 18 liều trong 72 giờ: Bolus liều đầu là 140mg/kg, tiếp đó dùng 17 liều với mỗi liều là 70mg/kg; các liều cách nhau 4 giờ, cần pha thuốc với nước ở nồng độ dưới 5%.</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền tĩnh mạch NAC trong 12 giờ: Liều đầu 100mg truyền trong 2 giờ và tiếp theo truyền 200mg/kg trong 10 giờ</p> <p style="text-align: justify;">* Tác dụng phụ của NAC:</p> <p style="text-align: justify;">- Đường uống: Gây buồn nôn, gây nôn với tỷ lệ 33%, tỷ lệ sốc phản vệ với NAC 2 – 3%</p> <p style="text-align: justify;">- Tĩnh mạch: Có khả năng gây đỏ da vùng truyền, sẩn ngứa, co thắt phế quản, sốc phản vệ có tỷ lệ 10 – 20%</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Các điều trị khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nếu có các ngộ độc khác hoặc các tổn thương kèm theo cần chú ý điều trị cùng lúc, tránh bỏ sót tổn thương</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi các chỉ số sinh tồn, các dấu hiệu lâm sàng, các xét nghiệm chức năng gan thận, đông máu, khí máu động mạch khi điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp suy gan cấp hoặc tối cấp có thể tiến hành lọc máu liên tục hoặc thay huyết tương nhằm cải thiện chức năng gan.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp cần ghép gan cũng cần tiếp tục duy trì NAC truyền tốc độ 6,25mg/kg/giờ</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-thuoc-acetaminophen-svxpm
Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi sinh vật.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_ngo-doc-thuoc.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân</em></p> <p style="text-align: justify;">Tính từ khi Penicillin được phát hiện tới nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra hàng trăm loại kháng sinh khác nhau. Sự ra đời của kháng sinh đã bắt đầu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cũng cứu sống vô số người bệnh khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm.</p> <p style="text-align: justify;">Các kháng sinh được phân loại dựa trên cấu trúc hóa học, dẫn đến chúng có chung phổ kháng khuẩn và cơ chế tác dụng. Các nhóm kháng sinh hiện tại bao gồm</p> <p style="text-align: justify;">- Beta-lactam: Gồm các penicillin, các cephalosporin, các chất ức chế beta-lactamase, carbapenem, monobactam…</p> <p style="text-align: justify;">- Aminoglycosid</p> <p style="text-align: justify;">- Macrolid</p> <p style="text-align: justify;">- Lincosamid</p> <p style="text-align: justify;">- Phenicol</p> <p style="text-align: justify;">- Tetracyclin: thế hệ 1 và thế hệ 2</p> <p style="text-align: justify;">- Peptid: Glycopeptid, polypeptid, lipopeptid</p> <p style="text-align: justify;">- Quinolon: các thế hệ 1, fluoroquinolon thế hệ 2, 3, 4</p> <p style="text-align: justify;">- Vài nhóm kháng sinh khác: Sulfonamid, Oxazolidinon, 5-nitroimidazol</p> <p style="text-align: justify;">Do tính phổ biến của kháng sinh nên hiện tại việc sử dụng quá liều hoặc ngộ độc kháng sinh cũng thường xảy ra, trong đó chủ yếu là quá liều và ngộ độc đường tiêm truyền, đường uống cũng có thể xảy ra song hiếm khi xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Do kháng sinh có rất nhiều loại với nhiều tác dụng khác nhau nên tác dụng độc hại của chúng cũng không giống nhau nhưng đa phần là do tác dụng dược lý ở mức độ mạnh hơn và kéo dài hơn của loại thuốc gây độc. Hơn nữa việc tương tác thuốc cũng có thể làm tăng hoặc giảm độc tính của thuốc.</p> <p>Liều độc cũng tùy thuộc từng loại thuốc, có thể gặp các phản ứng dạng dị ứng kèm theo gây nguy hiểm tính mạng ở những người quá mẫn cảm</p> <p><strong>Bảng một số kháng sinh và tác dụng độc của chúng</strong></p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:728px;" width="728"> <tbody> <tr> <td style="width:149px;"> <p align="center"><strong>LOẠI THUỐC</strong></p> </td> <td style="width:97px;"> <p align="center"><strong>THỜI GIAN BÁN THẢI</strong></p> </td> <td style="width:154px;"> <p align="center"><strong>LIỀU ĐỘC HOẶC NỒNG ĐỘ TRONG HUYẾT THANH GÂY ĐỘC</strong></p> </td> <td style="width:328px;"> <p align="center"><strong>TÁC DỤNG ĐỘC</strong></p> </td> </tr> <tr> <td colspan="4" style="width:728px;"> <p>Aminoglycosides</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Amikacin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>2 – 3h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Tùy từng trường hợp</p> </td> <td rowspan="6" style="width:328px;"> <p>- Thường gặp: suy giảm thính lực do gây tổn thương tế bào ốc tai, suy thận. có thể gây điếc không hồi phục, hoại tử ống thận hoặc viêm thận)</p> <p>- Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ (có thể gây nhược cơ)</p> <p>- Tiêm tĩnh mạch trực tiếp ở nồng độ cao có thể gây liệt cơ hô hấp</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Gentamicin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>2h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Tùy từng trường hợp</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Kanamycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>2 – 3h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&gt; 30 mg/L</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Neomycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>2 – 3h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>0,5 – 1 g/ngày</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Streptomycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>2.5h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&gt; 40 – 50 mg/L</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Tobramycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Tùy từng trường hợp</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="4" style="width:728px;"> <p>Antimycobacterials</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Bedaquiline</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>4 – 5 tháng</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>QT kéo dài, ngộ độc gan</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Ethambutol</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>4h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>15mg/kg/ngày và cao hơn</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Viêm dây thần kinh thị giác, mù màu, bệnh lý thần kinh ngoại vi</p> <p>- Nguy cơ tác dụng phụ trên mắt tăng theo liều: 1% ở 15 mg/kg/ngày, 5% ở 25 mg/kg/ngày, 18% ở 35 mg/kg/ngày</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Ethionamide</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>1.92 ± 0.27 h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Tác dụng mãn tính</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>Buồn nôn, nôn, viêm gan, suy giáp, hạ đường huyết, tăng nhạy cảm với ánh sáng, gây độc thần kinh</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Isoniazid (INH)</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>0.5–4 h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Uống 1 – 2g</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>Co giật, toan chuyển hóa, hạ huyết áp, suy gan cấp tính; nhiễm độc gan và bệnh thần kinh ngoại vi khi sử dụng kéo dài</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Pyrazinamide</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>9–10 h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>40-50mg/kg/ngày kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>Nhiễm độc gan, tăng uric máu</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Rifampin,</p> <p>rifabutin,</p> <p>rifapentine</p> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>1.5–5h,</p> <p>36 h,</p> <p>13 h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>100mg/kg/ngày</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Gây đổi màu nước tiểu, nước mắt, mồ hôi thành màu đỏ cam</p> <p>- Ngộ độc cấp tính có thể gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, phù mặt, ngứa</p> <p>- Gây giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán, ức chế sinh tủy</p> <p>- Ngộ độc nặng gây bao gồm suy gan cấp tính, tổn thương thận cấp, co giật, ngừng tim</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="4" style="width:728px;"> <p>Carbapenems</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Doripenem</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>1h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td rowspan="4" style="width:328px;"> <p>- Viêm tại chỗ</p> <p>- Rối loạn tiêu hóa</p> <p>- Khoảng 2% bệnh nhân dùng Imipenems xuất hiện co giật</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Ertapenem</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>4h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Imipenems/&nbsp;cilastatin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>1h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Meropenem</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>1h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="4" style="width:728px;"> <p>Cephalosporins</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;height:44px;"> <p>​Cefazolin</p> <p>Cephalothin</p> </td> <td style="width:97px;height:44px;"> <p>90 – 120 phút</p> </td> <td style="width:154px;height:44px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;height:44px;"> <p>Cefazolin có thể gây rối loạn đông máu</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Cefaclor</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>0,6 – 0,9 h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>Giảm bạch cầu trung tính</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Cefoperazone</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>102 – 156 phút</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>2 – 4 mg/L</p> </td> <td rowspan="5" style="width:328px;"> <p>- Viêm gan</p> <p>- Rối loạn đông máu</p> <p>- Nhóm này có chuỗi bên N-methylthiotetrazole có thể gây ức chế aldehyde Dehydrogenase tác dụng giống Disufiram</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Cefamandole</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>30 – 60 phút</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Cefotetan</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>3 – 4,6 h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Moxalactam</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>114 – 150 phút</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Cefmetazole</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>72 phút</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Ceftriaxone</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>4,3 – 4,6 h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Bolus tĩnh mạch 3 - 5 phút</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Tạo sỏi bùn túi mật</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Cefepime</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>2h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Giảm bạch cầu trung tính</p> <p>- Hạ huyết áp, giãn mạch, lú lẫn</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Chloramphenicol</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>4h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&gt; 40 mg/L</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Giảm bạch cầu lưới</p> <p>- Hội chứng Gray baby</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Clindamycin</p> <p>Lincomycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>​2.4 - 3h</p> <p>4.4 - 6.4h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Hạ huyết áp</p> <p>- Tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây ngừng tim</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Daptomycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>8 – 9h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Mệt mỏi, đau cơ, có thể tăng CK</p> <p>- Tiêu cơ vân</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Trimethoprim</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>8 – 11h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Methemoglobin</p> <p>- Tăng kali máu</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Fosfomycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>12h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Buồn nôn, nôn</p> <p>- Ảnh hưởng thính giác và vị giác</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Vancomycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>4 – 6h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Cấp: &gt; 80mg/L</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Độc cho thận</p> <p>- Phát ban, đỏ da</p> <p>- Có thể ảnh hưởng đến tai</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Azithromycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>68h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Phát ban, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa</p> <p>- Giảm thính giác có hồi phục</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Clarithromycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>3 – 4h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Rối loạn tiêu hóa, ứ mật, rối loạn chức năng gan</p> <p>- Điếc</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Erythromycin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>1.4h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Đau bụng, tăng men gan</p> <p>- Ù tai</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Metronidazole</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>6 – 14h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td rowspan="2" style="width:328px;"> <p style="margin-left:-.25pt;">- Động kinh, bệnh thần kinh ngoại biên</p> <p style="margin-left:-.25pt;">- Phản ứng giống như disulfiram với etanol</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Tinidazole</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>12 – 14h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="3" style="width:399px;"> <p>Penicillins</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Phản ứng quá mẫn</p> <p>- Dùng liều cao có thể gây co giật</p> <p>- Dùng kéo dài gây rối loạn chứng năng thận</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Ampicillin,&nbsp;</p> <p>amoxicillin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>1.5h</p> <p>1.3h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>Suy thận cấp</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Methicillin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>30 phút</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>Viêm thận kẽ, giảm bạch cầu</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Penicillin G</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>30 phút</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Tĩnh mạch 10 triệu UI</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>Trụy mạch</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Carbenicillin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>1.0 – 1.5h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&gt;300mg/kg/ngày</p> </td> <td rowspan="2" style="width:328px;"> <p>- Hạ kali máu</p> <p>- Giảm tiểu cầu gây chảy máu</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Piperacillin/tazobactam</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>0.6 – 1.2h</p> <p>0,6 – 1,2h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&gt;300mg/kg/ngày</p> <p>&gt;275mg/kg/ngày</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Ciprofloxacin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>4h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Cấp: 7.5g</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Đái máu khi dùng liều cao</p> <p>- Ức chế CYP1A2 - tương tác với theophyline và caffeine.</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Levofloxacin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>6 – 8h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Gây độc cho gan</p> <p>- Suy giảm thị lực</p> <p>- Thiếu máu tan máu</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Moxifloxacin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>12h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- QT kéo dài</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Ofloxacin</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>6 – 9h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Rối loạn tâm thần</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Dapsone</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>10 – 50h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Viêm gan</p> <p>- Thiếu máu tan máu</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Sulfamethoxazole</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Chưa rõ</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Suy thận cấp</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Doxycycline</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>12 – 20h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>Dùng kéo dài</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Loét thực quản</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:149px;"> <p>Tetracycline</p> </td> <td style="width:97px;"> <p>6 – 12h</p> </td> <td style="width:154px;"> <p>&gt; 1g/ngày với trẻ sơ sinh</p> </td> <td style="width:328px;"> <p>- Lắng đọng ở răng xương</p> <p>- Độc cho thận</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa phần các bệnh nhân ngộ độc kháng sinh đường uống thường khởi đầu bằng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra bệnh nhân có thể có triệu chứng đặc hiệu của ngộ độc với từng loại kháng sinh được liệt kê theo bảng trên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn, dùng đúng liều dùng, thời điểm dùng theo chỉ định của bác sĩ</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân nội viện cần kiểm tra kỹ y lệnh và thực hiện chính xác</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Việc chẩn đoán ngộ độc kháng sinh phần lớn dựa trên khai thác bệnh sử, tiền sử sử dụng thuốc, bằng chứng vỏ thuốc kèm theo bên cạnh bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc kháng sinh có thể xét nghiệm nồng độ trong máu hoặc nước tiểu để đánh giá mức độ độc.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm nồng độ thuốc trong máu hoặc nước tiểu để đánh giá mức độ độc" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ngo-doc-thuoc-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm nồng độ thuốc trong máu hoặc nước tiểu để đánh giá mức độ độc</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc thuốc kháng sinh toàn thân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Cấp cứu ban đầu ổn định chức năng sống của bệnh nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đánh giá toàn trạng của bệnh nhân, cần giải quyết ngay khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp, tuần hoàn, thần kinh</p> <p style="text-align: justify;">* Hô hấp: Một số loại kháng sinh có thể gây suy hô hấp do nhiều cơ chế khác nhau như suy hô hấp do sặc, liệt cơ hoặc tổn thương phổi. Lúc này cần khai thông đường thở, đảm bảo thông khí cho bệnh nhân</p> <p style="text-align: justify;">Biện pháp: Thở oxy, hút đờm dãi, đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu cần thiết.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cấp cứu ban đầu ổn định chức năng sống của bệnh nhân" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_20200322_025053_037162_Lieu_phap_oxy.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấp cứu ban đầu ổn định chức năng sống của bệnh nhân</em></p> <p style="text-align: justify;">* Tuần hoàn: có thể có tình trạng loạn nhịp tim và tụt huyết áp</p> <p style="text-align: justify;">+ Loạn nhịp tim: Làm điện tim cấp cứu, xem xét xử trí dựa trên loại loạn nhịp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tụt huyết áp: do giảm thể tích tuần hoàn, do mất dịch qua đường tiêu hóa, do phản vệ,… Nếu cần có thể đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc đặt đường truyền tĩnh mạch nếu tình trạng nhẹ. Trường hợp tụt huyết áp không mất dịch lòng mạch cần sử dụng các loại thuốc vận mạch như</p> <p style="text-align: justify;">+ Dopamin (5 – 15 mcg/kg/phút) hoặc</p> <p style="text-align: justify;">+ Dobutamin liều khởi đầu 10 mcg/kg/phút</p> <p style="text-align: justify;">+ Noradrenalin liều khởi đầu 0,05 mcg/kg/phút</p> <p style="text-align: justify;">*Thần kinh: Có thể xuất hiện tình trạng co giật hoặc hôn mê</p> <p style="text-align: justify;">- Co giật: Cần cắt cơn co giật bằng các loại thuốc an thần:</p> <p style="text-align: justify;">+ Seduxen 10mg tiêm tĩnh mạch nhắc lại cho tới khi cát được con giật, sau đó chuyển truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cách quãng phòng co giật trở lại;</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiopental tĩnh mạch 2 – 4mg/kg, nhắc lại cho tới khi cắt cơn giật và duy trì 2mg/kg/giờ</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi tình trạng co giật tái phát có thể cân nhắc uống Gardenal liều duy trì.</p> <p style="text-align: justify;">- Hôn mê: Đặt nội khí quản, sonde dạ dày, thông khí nhân tạo, dinh dưỡng tĩnh mạch đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Sử dụng các thuốc giải độc đặc hiệu nếu có</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc trimethoprim hoặc Pyrimethamine: dùng leucovorin</p> <p style="text-align: justify;">- Quá liều Dapsone: dùng xanh methylen đối với methemoglobin trên 20% hoặc thấp hơn và có triệu chứng thiếu máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Biện pháp hạn chế hấp thu chất độc đường uống</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Gây nôn: Khi mới uống, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, hợp tác tốt.</p> <p style="text-align: justify;">Cách làm: Cho bệnh nhân uống khoảng 200ml sau đó kích thích họng, để bệnh nhân cúi thấp nôn, tránh sặc vào phổi, cần lưu lại một phần chất nôn, đặc biệt là phần có màu của chất độc để gửi xét nghiệm</p> <p style="text-align: justify;">Biện pháp này không thực hiện trên các bệnh nhân rối loạn tri giác, không hợp tác.</p> <p style="text-align: justify;">- Rửa dạ dày:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hiệu quả nhất sau uống trong 60 phút, sau 6h không còn chỉ định rửa dạ dày nữa, đặc biệt không áp dụng cho các bệnh nhân hôn mê, co giật</p> <p style="text-align: justify;">+ Đặt bệnh nhân nằm nghiêng trái, đầu thấp, đặt sonde dạ dày, đưa nước ấm sạch có pha thêm 5g muối/lít vào cơ thể mỗi lần 200ml với người lớn và 50 – 100ml với trẻ em, sóc bụng rồi tháo nước này ra, cần lưu lại mẫu dịch rửa lần đầu gửi xét nghiệm độc chất.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau khi rửa dạ dày xong, cho bệnh nhân uống Sorbitol 1 – 4g/kg trộn cùng than hoạt liều 1g/kg với tổng liều bằng nửa liều Sorbitol trong 100ml nước ấm hoặc bơm qua sonde dạ dày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rửa dạ dày" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ngo-doc-thuoc-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rửa dạ dày</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Biện pháp bài niệu tích cực:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các kháng sinh đều có thể bài tiết qua nước tiểu, nên việc duy trì lượng nước tiểu sẽ làm giảm tác dụng độc của kháng sinh lên cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra có một số loại kháng sinh như Sulfonamide, Ampicillin, Amoxicillin có tác dụng gây suy thận cấp, việc đảm bảo lưu lượng nước tiểu cũng có thể tránh được tình trạng này.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng dung dịch đẳng trương (thường là Glucose 5% và Natri clorua 0,9%)</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền dịch tốc độ 150 – 200ml/giờ ở người lớn và 20 – 100ml/ giờ với trẻ em.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi lượng nước tiểu, nếu không đạt 100 – 200ml/giờ với người lớn và 2 – 4ml/kg vưới trẻ em thì cần bổ sung thuốc lợi tiểu Furosemid.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-thuoc-khang-sinh-toan-than-sredx
Ngộ độc thuốc phiện và dẫn xuất opioid
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc thuốc phiện và dẫn xuất opioid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thuốc phiện là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ cây anh túc. Morphine và Codeine là các dẫn xuất thuốc phiện được sử dụng rộng rãi trong y học. Heroin là chất bán tổng hợp gây nghiện, là loại ma túy phổ biến nhất.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc phiện là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ cây anh túc" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_Thuoc_Morphine.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc phiện là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ cây anh túc</em></p> <p style="text-align: justify;">Thuật ngữ opioid để chỉ thuốc phiện và các dẫn xuất bán tổng hợp của thuốc phiện trong tự nhiên (morphin, heroin, codein và hydrocodone) cũng như các ma túy tổng hợp mới (fentanyl, butorphanol, meperidine và methadone).</p> <p style="text-align: justify;">Các dẫn xuất opioid được ứng dụng rộng rãi trong y khoa. Chúng nằm trong nhóm các thuốc giảm đau gây ngủ và có đặc tính gây nghiện, được xếp vào nhóm độc bảng A, không được kê đơn quá 7 ngày, được chia thành 2 nhóm lớn:</p> <p style="text-align: justify;">- Opiat: là các dẫn xuất của thuốc phiện, thuộc tính giống morphin</p> <p style="text-align: justify;">- Opioid: là các chất tổng hợp, bán tổng hợp có tác dụng giống morphine hoặc có thể gắn được vào các receptor của morphin</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bảng một số thuốc nhóm opiat và opioid</strong></p> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:558px;" width="558"> <tbody> <tr> <td style="width:142px;height:51px;"> <p align="center"><strong>TÊN THUỐC</strong></p> </td> <td style="width:170px;height:51px;"> <p align="center"><strong>LIỀU DÙNG (mg)</strong></p> <p align="center"><strong>(tương đương 10mg Morphin)</strong></p> </td> <td style="width:104px;height:51px;"> <p align="center"><strong>THỜI GIAN BÁN THẢI (h)</strong></p> </td> <td style="width:142px;height:51px;"> <p align="center"><strong>THỜI GIAN TÁC DỤNG GIẢM ĐAU (h)</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Buprenorphine</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">2–8</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">20–70</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">24–48</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Butorphanol</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">2</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">5–6</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">3–4</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Codeine</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">60</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">2–4</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">4–6</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Fentanyl</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">0.2</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">1–5</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">0.5–2</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Heroin</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">4</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;">&nbsp;</td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">3–4</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Hydrocodone</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">5</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">3–4</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">4–8</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Hydromorphone</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">1.5</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">1–4</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">4–5</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Loperamide</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">4 – 16</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">9–14</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;">&nbsp;</td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Meperidine</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">100</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">2–5</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">2–4</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Methadone</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">10</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">20–30</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">4–8</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Morphine</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">10</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">2–4</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">3–6</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Nalbuphine</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">10</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">5</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">3–6</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Oxycodone</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">4.5</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">2–5</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">4–6</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Oxymorphone</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">1–10</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">7 – 11</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">3–6</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Pentazocine</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">50</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">2–3</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">2–3</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Propoxyphene</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">100</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">6–12</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">4–6</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Tapentadol</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">50–100</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">4</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">4–6</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:142px;height:25px;"> <p>Tramadol</p> </td> <td style="width:170px;height:25px;"> <p align="center">50–100</p> </td> <td style="width:104px;height:25px;"> <p align="center">6–7.5</p> </td> <td style="width:142px;height:25px;"> <p align="center">4–6</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Từ năm 1999 tới 2019, đã có tới gần 500000 người tử vong vì sử dụng quá liều các chất opioid, bao gồm cả sử dụng theo đơn và bất hợp pháp. Trong đó, số ca tử vong do sử dụng ma túy đã tăng gần 5% từ 2018 và đến 2019 đã tăng gấp 4 lần so với năm 1999. Theo CDC, sự ra tăng số ca tử vong do sử dụng opioid có thể chia ra thành ba đợt:</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng những năm 1990, số ca tử vong tăng do việc kê đơn thuốc chứa opioid tăng cao</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng năm 2010 do sự gia tăng của số người sử dụng Heroin</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng năm 2013 với sự gia tăng sản xuất bất hợp pháp các opioid, đặc biệt là fentanyl và các dẫn xuất của nó.</p> <p style="text-align: justify;">Cho đến nay, việc sử dụng ma túy bất hợp pháp vẫn là một vấn nạn của toàn cầu. Hầu hết các quốc gia đều đưa ma túy vào danh mục cấm tàng trữ, sản xuất và sử dụng trái phép. Song theo CDC, tính từ 2018 tới 2019 thì:</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ tử vong liên quan opioid đã tăng hơn 6%</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ tử vong liên quan opioid theo đơn thuốc giảm gần 7%</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ tử vong liên quan đến heroin giảm hơn 6%</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ tử vong liên quan đến các chất dạng thuốc phiện tổng hợp (không bao gồm methadone) tăng trên 15%</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế gây độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Opiat và Opioid có ít nhất 4 receptor tại thần kinh trung ương, bao gồm mu, kappa, sigma, và delta. Một số trung tâm bị ức chế (trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tâm ho) trong khi một số trung tâm khác lại được kích thích gây co đồng tử, nôn, nhịp tim chậm.</p> <p style="text-align: justify;">- Dược động học: Thường thì opiat và opioid đạt đỉnh sau sử dụng 2 – 3 giờ, nhưng do quá trình hấp thu qua đường ruột, thời gian tác dụng của các opioid có thể kéo dài hơn. Một vài chế phẩm giải phóng chậm của morphin, oxymorphone hoặc oxycodone có thể khởi phát chậm và thời gian tác dụng kéo dài hơn. Miếng dán fentanyl hấp thu qua da cũng có thể tác dụng khi đã bỏ miếng dán đi. Ngoài ra tốc độ thải trừ các chế phẩm này cũng thay đổi, ví dụ từ 1 – 2 giờ với fentanyl và 15 tới 30 giờ với methadone</p> <p style="text-align: justify;">- Liều độc: Liều độc của các chất cũng rất khác nhau, ví dụ một số dẫn xuất mới của fentanyl có hiệu lực hơn morphin tới khoảng 2000 lần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc thuốc phiện và dẫn xuất opioid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, tỷ lệ người ngộ độc morphin theo đơn đã rất ít. Chủ yếu là do sử dụng trái phép ma túy dẫn đến ngộ độc. Người ngộ độc có thể do cố tình, do tăng liều để tạo khoái cảm hoặc do bị đầu độc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc thuốc phiện và dẫn xuất opioid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tích cực tuyên truyền giáo dục về phòng chống ma túy.</p> <p style="text-align: justify;">Quản lý chặt chẽ việc kê đơn, mua bán và sử dụng các thuốc chứa nhóm opiat và opioid.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc thuốc phiện và dẫn xuất opioid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng: </strong>Có 3 triệu chứng chính</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Ức chế thần kinh trung ương:</strong> Tùy vào mức độ ngộ độc mà bệnh nhân có rối loạn tri giác từ lơ mơ, ngủ gà cho tới hôn mê. Số ít bệnh nhân có thể có co giật, thường gặp ở trẻ em hoặc khi ngộ độc một số chất như: codeine, dextromethorphan, kratom, meperidine, methadone, propoxyphen và tramadol hoặc sử dụng meperidine ở bệnh nhân có tổn thương thận cũ do sự tích tụ của chất chuyển hóa normeperidine.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tùy vào mức độ ngộ độc mà bệnh nhân có rối loạn tri giác từ lơ mơ, ngủ gà cho tới hôn mê" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ngo-doc-thuoc-gay-nghien.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tùy vào mức độ ngộ độc mà bệnh nhân có rối loạn tri giác từ lơ mơ, ngủ gà cho tới hôn mê</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Đồng tử co nhỏ:</strong> Gặp ở hầu hết các bệnh nhân ngộ độc nhóm opiat và opioid do tác dụng của nhóm này lên thần kinh phó giao cảm của đồng tử.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Ức chế hô hấp:</strong> Tùy vào mức độ ngộ độc, bệnh nhân đầu tiên sẽ có tình trạng giảm tần số thở, sau đó xuất hiện tím tái và có cơn ngừng thở. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra một số bệnh nhân có thể có phù phổi cấp không do tim. Đây chính là một biến chứng nặng của ngộ độc ma túy, biểu hiện thở nhanh nông thay vì thở chậm như ngộ độc opiat và opioid đơn thuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Opioid gây giảm huyết áp tâm thu và tâm trương. Tình trạng thiếu oxy cũng có thể gây rối loạn nhịp tim. Ở một số bệnh nhân có thể có kèm theo viêm nội tâm mạc và có biểu hiện tâm phế do tăng áp lực động mạch phổi do ngộ độc các chất phụ gia trong heroin.</p> <p style="text-align: justify;">- Số ít bệnh nhân có thể gặp hội chứng sốc do độc tố khi tiêm trực tiếp chất độc vào lòng mạch gây sốc, trụy mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên tiêu hóa, bệnh nhân sử dụng opiat và opioid có giảm nhu động ruột và tăng trương lực cơ thắt làm bụng chướng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, khí máu động mạch, glucose, ure, creatinin, GOT, GPT, CK, điện giải đồ, HIV, viêm gan</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng opiat và opiat xác định sự có mặt của ma túy. Đồng thời xét nghiệm một số độc chất khác cũng gây triệu chứng tương tự hoặc nghi ngờ ngộ độc nhiều chất.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện tim: Trường hợp ngộ độc methadone có thể gây QTc kéo dài, Propoxyphene gây ức chế kênh natri dẫn đến phức bộ QRS rộng.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp Xquang tim phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CT hoặc MRI não để phát hiện một số hình ảnh tổn thương não như dấu hiệu “chasing the dragon”.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp&nbsp;MRI não để phát hiện một số hình ảnh tổn thương não" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chup-mri-co-duoc-bao-hiem-ho-tro.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp&nbsp;MRI não để phát hiện một số hình ảnh tổn thương não</em></p> <p style="text-align: justify;">- Làm các xét nghiệm khác để phát hiện các tổn thương kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Chẩn đoán xác định:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hỏi được tiền sử sử dụng ma túy. Nhiều trường hợp không khai thác được bệnh sử do bệnh nhân rối loạn tri giác, không hợp tác, không có người thân đi cùng…</p> <p style="text-align: justify;">- Tìm thấy dấu hiệu sử dụng thuốc đường tĩnh mạch (như vết kim tiêm)</p> <p style="text-align: justify;">- Có biểu hiện của ngộ độc thuốc phiện (ức chế thần kinh, đồng tử co nhỏ và ức chế hô hấp) đồng thời bệnh nhân mau chóng tỉnh lại sau khi dùng naloxone</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nước tiểu có dấu hiệu của ma túy. Một số dẫn xuất của fentanyl, tramadol hoặc một số opioid khác không thể phát hiện bằng cách này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương não, đặc biệt là xuất huyết não diện rộng gây rối loạn tri giác nhanh chóng, ức chế hô hấp, có thể co nhỏ đồng tử do thiếu oxy</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử sử dụng một số chất gây co đồng tử như carbamat</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc một số chất có tác dụng lên hệ thần kinh khác như rượu, các thuốc an thần (phenobarbital, seduxen…)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc thuốc phiện và dẫn xuất opioid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Hồi sức cấp cứu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ổn định chức năng sống của bệnh nhân: Khai thông đường thở, hỗ trợ thông khí cho bệnh nhân như thở oxy, đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bệnh nhân có tình trạng tụt huyết áp cần dùng vận mạch, theo dõi sát tình trạng cân bằng dịch tránh rối loạn cân bằng nước điện giải.</p> <p style="text-align: justify;">- Đặc biệt ở các bệnh nhân có phù phổi cấp kèm theo:</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo thông khí tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Naloxon 0,8 – 1,2mg tiêm tĩnh mạch mỗi 5 phút cho tới khi bệnh nhân tỉnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý theo dõi khí máu, điện tim. Lợi tiểu và digitalis không có nhiều tác dụng trong trường hợp này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Thuốc giải độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">* Naloxon: là chất đối kháng đặc hiệu cho các trường hợp ngộ độc opiat và opioid, Naloxon có tác dụng lên cả 4 receptor mu, kappa, sigma, delta của opiat và opioid và cần được sử dụng sớm cho các trường hợp nghi ngộ độc nhóm opiat và opioid.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng thuốc giải độc&nbsp;Naloxon" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_naloxon.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc giải độc&nbsp;Naloxon</em></p> <p style="text-align: justify;">- Liều dùng</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêm tĩnh mạch: Thường dùng 1 đến 5 ống (0,4 – 2mg) tĩnh mạch. Sử dụng kết hợp việc đánh giá tri giác của bệnh nhân. Nếu sau tiêm không cải thiện tri giác thì tiêm tiếp 2 mg, sau 2 đến 3 phút có thể tiêm lại cho tới khi</p> <p style="text-align: justify;">đạt tổng liều 10mg. Trường hợp bệnh nhân đã tỉnh có thể tiêm lại sau 15 phút.</p> <p style="text-align: justify;">+ Truyền tĩnh mạch: Liều 4mg/lít với tốc độ 400mcg/giờ hoặc 4mg/1000ml Glucose 5% truyền tốc độ 100ml/ giờ với người lớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Do thời gian tác dụng của naloxon (1 – 2h) ngắn hơn nhiều thuốc trong nhóm opiat và opioid, nên cần theo dõi sát bệnh nhân ít nhất 3 – 4 giờ sau khi sử dụng liều naloxon cuối cùng. An toàn nhất là đưa bệnh nhân nhập viện theo dõi ít nhất 6 – 12 giờ và 24 giờ nếu ngộ độc heroin.</p> <p style="text-align: justify;">* Nalmefene: Là một chất đối kháng opioid có thời gian tác dụng lâu hơn (3 – 5 giờ)</p> <p style="text-align: justify;">- Nalmefene thường được dùng liều 0,1 – 2mg đường tĩnh mạch, có thể lặp lại đến 10 – 20mg</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù thời gian tác dụng của nalmefene dài hơn naloxone nhưng vẫn ngắn hơn nhiều so với methadone nên trường hợp ngộ độc methadone, cần lưu bệnh nhân tại bệnh viện tối thiểu 8 – 12 giờ sau liều nalmefene cuối cùng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Các điều trị khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Với ngộ độc opioid đường uống, có thể cho uống than hoạt khi bệnh nhân ngộ độc sớm, hạn chế rửa dạ dày</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp nuốt cả gói ma túy, cân nhắc rửa toàn bộ ruột hoặc phẫu thuật nếu có tắc, hạn chế nội soi gắp để tránh vỡ gói thuốc</p> <p style="text-align: justify;">- Do đã có các thuốc giải độc nên ít khuyến cáo áp dụng bài niệu cưỡng bức</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp ngộ độc propoxyphen, có thể sử dụng thêm natri bicarbonat trong trường hợp có QRS rộng và hạ huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị các tổn thương kèm theo nếu có</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-thuoc-phien-va-dan-xuat-opioid-snlwg
Tăng tiểu cầu tiên phát
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tăng tiểu cầu tiên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Khái niệm :</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tăng tiểu cầu tiên phát là một bệnh lý huyết học hiếm gặp, nằm trong hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính (bao gồm bạch cầu kinh dòng hạt, tăng tiểu cầu tiên phát, đa hồng cầu nguyên phát và xơ tủy vô căn). Biểu hiện của bệnh là tình trạng tăng sinh dòng tiểu cầu ở tủy xương và máu ngoại vi và những biến chứng do tình trạng tăng sinh mất kiểm soát này gây nên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tăng tiểu cầu tiên phát" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_tang-tieu-cau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng tiểu cầu tiên phát</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Tổng quan</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hồng cầu, bạch cầu , tiểu cầu là những thành phần chính của máu được tạo ra từ trong tủy xương, tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm- đông máu của cơ thể, giúp cầm máu các vết thương, tổn thương, ngăn ngừa sự mất máu quá mức của cơ thể .</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tiểu cầu là một rối loạn của cơ thể khi mà cơ thể bạn sản xuất quá nhiều tiểu cầu, vượt quá giới hạn bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tiểu cầu được chia thành 2 nhóm chính: tăng tiểu cầu tiên phát và tăng tiểu cầu thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng tiểu cầu tiên phát ( được nhắc đến chính trong bài viết này) là tình tăng tiểu cầu không rõ nguyên nhân, nghi ngờ về cơ chế đột biến gen.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng tiểu cầu thứ phát (hay còn gọi là tăng tiểu cầu phản ứng): là tình trạng hay gặp hơn cả, được hiểu là do tủy xương tăng sinh phản ứng, tăng quá mức tiểu cầu để đáp ứng lại với một bệnh lý nào đó như: chảy máu, nhiễm khuẩn. Và khi căn nguyên chính được điều trị thì xét nghiệm số lượng tiểu cầu trở về giới hạn bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, người bệnh có thể phát hiện được tình trạng tăng tiểu cầu, và sau đó bác sĩ sẽ cho các chỉ định để tìm nguyên nhân gây nên tăng tiểu cầu và có hướng điều trị phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Dịch tễ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tiểu cầu tiên phát là một căn bệnh không phổ biến với tỷ lệ mắc trong 100.000 người dân/năm thì tỷ lệ mắc mới là 0.1-1.5.</p> <p style="text-align: justify;">- Độ tuổi thường gặp là độ tuổi trung niên trên 50 tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù đây không phải là bệnh lý di truyền liên quan tới giới tính, nhưng thực tế lâm sàng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn ở nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">- Có những trường hợp nữ giới ở độ tuổi 30 tuổi cũng mắc bệnh lý này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tăng tiểu cầu tiên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh sinh: do đột biến gen JAK2V617F, đột biến này dẫn tới tăng sinh các tế bào tạo máu mẫu tiểu cầu và hồng cầu, đột biến JAK2V617F dương tính ỏ 50% bệnh nhân bị bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đột biến gen JAK2V617F gây tăng tiểu cầu tiên phát" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_tang-tieu-cau-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đột biến gen JAK2V617F gây tăng tiểu cầu tiên phát</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tăng tiểu cầu tiên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện bệnh thường chủ yếu là xuất hiện tình trạng tắc mạch một vài trường hợp thì có cả triệu chứng của xuất huyết;</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc mạch có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào, chủ yếu là tắc mạch vừa và lớn tắc mạch mãu não gây tình trạng đột quỵ nhồi máu não, tắc mạch vành ở tim gây nhồi máu cơ tim, tắc mạch tĩnh mạch sâu gây triệu chứng đau phù chân, tắc mạch ngoại biên,…);</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể gặp khoảng 20% trường hợp bệnh nhân có tình trạng tắc mạch tái diễn nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng chảy máu thì thường ít gặp; và theo nghiên cứu thì tỷ lệ biến chứng chảy máu tăng lên khi số lượng tiểu cầu tăng trên 1.000 G/L;</p> <p style="text-align: justify;">+ Biến chứng chảy máu có thể xuất hiện ở đa dạng các vị trí như: xuất huyết da niêm mạc gây chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hoá gây tình trạng nôn ra máu, đau bụng, đi ngoài phân đen, xuất huyết sau phẫu thuật; - Ngoài ra còn có các triệu chứng do rối loạn vận mạch: thiếu máu não thoáng qua, xây xẩm, đột ngột giảm hoặc mất thị lực từng bên , đau đầu, đau nửa đầu. Thiếu máu đầu ngón tay, chân; đau, tê bí đầu ngón,</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: có số lượng tiểu cầu tăng trên 450G/L, kèm theo tăng cả số lượng bạch cầu, lượng huyết sắc tố bình thường hoặc giảm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tủy đồ: thấy hình ảnh tăng sinh chủ yếu dòng mẫu tiểu cầu, có thể gặp mẫu tiểu cầu còi cọc hoăc các mẫu tiểu cầu khổng lồ, có tăng sinh cả dòng bạch cầu hạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết tủy xương: xuất hiện tình trạng xơ tủy, tăng sinh reticulin.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tìm đột biến gen JAK2V617F hoặc MPLW515K/L (khi JAK2V617F âm tính) là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán - Trường hợp XN gen JAK2V617F âm tính cần xét nghiệm gen BCR-ABL để loại trừ bệnh lý bạch cầu kinh dòng hạt .</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tăng tiểu cầu tiên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hai biến chứng phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân gây tử vong ở những bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát đó là tắc mạch và chuyển bạch cầu cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc mạch: tắc mạch mãu não gây tình trạng đột quỵ nhồi máu não, tắc mạch vành ở tim gây nhồi máu cơ tim, tắc mạch tĩnh mạch sâu gây triệu chứng đau phù chân, tắc mạch ngoại biên</p> <p style="text-align: justify;">- Bạch cầu cấp: trên nền bệnh nhân đang điều trị tăng tiểu cầu đột ngột xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý bạch cầu cấp như: nhiễm khuẩn do giảm bạch cầu, thiếu máu nặng, xuất hiện tế bào non ác tính ở tế bào máu ngoại vi và tủy xương,..&nbsp;Tiên lượng những trường hợp này là rất dè dặt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Tăng tiểu cầu tiên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Là những trường hợp có các đột biến gen gây giảm chức năng tự ức chế sinh sản của tế bào</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tăng tiểu cầu tiên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa tăng tiểu cầu nguyên phát. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện các điều sau để giảm nguy cơ biến chứng như : kiểm soát các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông do cholesterol trong máu cao , huyết áp cao , tiểu đường và hút thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy bỏ thuốc lá, áp dụng thói quen sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao và trao đổi với bác sĩ để quản lý các yếu tố nguy cơ của bạn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để phát hiện sớm trường hợp bất thường về máu" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_MED_2327.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để phát hiện sớm trường hợp bất thường về máu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để phát hiện sớm trường hợp bất thường, đặc biệt là tăng tiểu cầu để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tăng tiểu cầu tiên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Chẩn đoán xác định:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh được chẩn đoán xác định khi có đầy đủ cả 4 tiêu chuẩn sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Có tình trạng tăng số lượng tiểu cầu lớn hơn bằng 450 G/L hằng định kéo dài;</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết tủy xương: Không có sự tăng đáng kể hay chuyển trái của dòng bạch cầu hạt hoặc dòng hồng cầu, tăng sinh chủ yếu ở dòng mẫu tiểu cầu với các mẫu tiểu cầu kích thước lớn, trưởng thành (&gt; 4 mẫu tiểu cầu/ 1 vi trường 40)</p> <p style="text-align: justify;">- Loại&nbsp;trừ được các bệnh lý: xơ tủy vô căn, hội chứng rối loạn sinh tủy, bạch cầu kinh dòng bạch cầu hạt, đa hồng cầu nguyên phát và các bệnh lý ác tính khác dựa theo các tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới WHO</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm đột biến JAK2V617F hoặc dấu ấn đơn dòng khác dương tính, trường hợp đột biến JAK2V617F hoặc dấu ấn đơn dòng khác âm tính thì phải loại trừ được đó không phải là tăng tiểu cầu thứ phát.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm đột biến JAK2V617F hoặc dấu ấn đơn dòng khác để chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_trung-tam-xet-nghiem-medlatec.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm đột biến JAK2V617F hoặc dấu ấn đơn dòng khác để chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tiểu cầu tiên phát cần được chẩn đoán với các bệnh lý: xơ tủy vô căn , hội chứng rối loạn sinh tủy, bạch cầu kinh dòng bạch cầu hạt, đa hồng cầu nguyên phát và các bệnh lý ác tính khác dựa theo các tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới WHO</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tiểu cầu tiên phát cần đƣợc chẩn đoán phân biệt với tình trạng tăng tiểu cầu thứ phát do các bệnh lý sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chảy máu cấp tính và mất máu</p> <p style="text-align: justify;">+ Ung thư</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu sắt</p> <p style="text-align: justify;">+ Cắt lách</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu tan máu - một loại thiếu máu trong đó cơ thể bạn phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn so với việc tạo ra chúng, thường do một số bệnh về máu hoặc rối loạn tự miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn viêm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh sarcoidosis hoặc bệnh viêm ruột</p> <p style="text-align: justify;">+ Phẫu thuật hoặc loại chấn thương khác</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tăng tiểu cầu tiên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Đánh giá nguy cơ</strong></p> <p style="text-align: justify;">a. Nguy cơ cao:</p> <p style="text-align: justify;">Là khi người bệnh có số lượng tiểu cầu trên 1500G/L hoặc người bệnh cao tuổi ( trên 60 tuổi) hoặc đã có tiền sử tắc mạch, chảy máu, có các yếu tố nguy cơ tim mạch: tiểu đường, béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, hút thuốc lá lào. b. Nguy cơ thấp</p> <p style="text-align: justify;">Là khi người bệnh đáp ứng được cả 3 tiêu chí sau: số lượng tiểu cầu dưới 1500G/Lvà người bệnh dưới 60 tuổi và không có tiền sử tắc mạch , chảy máu, không có các yếu tố nguy cơ tim mạch: tiểu đường, béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, hút thuốc lá lào.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">a. Thuốc điều trị</p> <p style="text-align: justify;">- Hydroxyurea + Với liều khởi đầu 15-30 mg/kg/ngày. Bác sĩ sẽ chỉnh liều để không làm giảm số lượng bạch cầu mà vẫn duy trì số lượng tiểu cầu trong giới hạn bình thường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dùng thuốc điều trị bệnh tăng tiểu cầu tiên phát theo chỉ định của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_tang-tieu-cau.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dùng thuốc điều trị bệnh tăng tiểu cầu tiên phát theo chỉ định của bác sĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Interferon-D + Liều trung bình 3.000.000 IU/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Pipobroman + Liều khởi đầu 0,7-1 mg/kg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Anagrelide + Liều dùng 2-3 mg/ngày (0,5-1 mg x 4 lần/ngày),và không được dùng quá 10 mg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">b. Phác đồ điều trị</p> <p style="text-align: justify;">- Căn cứ vào yếu tố nguy cơ (theo các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tắc mạch của nhóm nguy cơ thấp là 1,9/100; khác biệt không đáng kể so với 1,5/100 ở nhóm chứng bình thường) để đưa ra chỉ định điều trị diệt tế bào và/hoặc kết hợp với aspirin:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm nguy cơ thấp: người bệnh có thể được chỉ định dùng aspirin liều thấp (75-100 mg/ ngày) mà không cần dùng đến hóa chất.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm nguy cơ cao hoặc có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch (hút thuốc, béo phì, tăng huyết áp, tăng mỡ máu): Điều trị đơn hoá trị liệu bằng hydroxyurea.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị chống tắc mạch:</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng clopidogrel, Aspirin liều thấp, warfarin (với các người bệnh có tắc tĩnh mạch).</p> <p style="text-align: justify;">+ Gạn tách tiểu cầu bằng máy.</p> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ có thai: Không dùng hydroxyurea hoặc anagrelide, lựa chọn dùng interferon-D và/ hoặc aspirin liều thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Với tình trạng xơ tủy thứ phát sau tăng tiểu cầu tiên phát thì có thể dùng thuốc nhắm đích.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Với người bệnh bị tăng tiểu cầu nguyên phát thì tương lượng bệnh phụ thuộc vào việc người đó thuốc nhóm nguy cơ nào. Tiên lượng sẽ là tương đối tốt, thời gian sống thêm gần với người bình thường cùng lứa tuổi nếu người đó thuộc nhóm nguy cơ thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở bệnh nhân tăng tiểu cầu nguyên phát thì biến chứng: tắc mạch và biến chứng chuyển thành bạch cầu cấp là 2 biến chứng chính gây nên tử vong.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tang-tieu-cau-tien-phat-scglc
Nang ống mật chủ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nang ống mật chủ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nang ống mật chủ (BDC) là dị tật bẩm sinh hiếm gặp của đường mật được đặc trưng bởi sự giãn nở nang của đường mật ngoài gan và / hoặc trong gan dạng cầu hay dạng thoi mà không có sự tắc nghẽn nguyên phát của ống mật chủ. Nang ống mật chủ chiếm khoảng 1% trong tất cả các bệnh lý đường mật lành tính. Chúng xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em và phụ nữ. Khoảng 80% u nang ống mật chủ được xác định thời thơ ấu.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phân loại u nang ống mật chủ được phân loại dựa trên vị trí, mức độ và hình dạng của sự bất thường của nang trong hệ thống ống mật. Hiện nay, sự sửa đổi của Todani trong phân loại Alonso-Lej được sử dụng phổ biến nhất, bao gồm cả u nang ống mật chủ ngoài gan và trong gan cũng như các biến thể của bệnh Caroli. Sự phân loại này bao gồm năm loại: loại I (nang ống mật chủ đơn thuần: một dạng đơn độc hoặc dạng giãn của ống gan chung và ống mật chủ); loại II (một túi thừa của ống gan chung hoặc ống mật chủ); loại III (còn được gọi là choledochocele, sa ống mật chủ); loại IV (nang đường mật trong và ngoài gan (IVA), hoặc nhiều u nang ngoài gan (IVB); loại V (nang đường mật trong gan, bệnh Caroli).</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Nang ống mật chủ (BDC) là dị tật bẩm sinh hiếm gặp của đường mật" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_nang-ong-mat-chu.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Nang ống mật chủ (BDC) là dị tật bẩm sinh hiếm gặp của đường mật</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Việc phân loại nang ống mật chủ rất quan trọng vì nó hướng dẫn xử trí lâm sàng và có thể cung cấp thông tin tiên lượng. U nang ống mật chủ loại I thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em. U nang loại IV phổ biến hơn ở người lớn, cho thấy tầm quan trọng tiềm tàng của các yếu tố căn nguyên mắc phải. Trong một đánh giá gần đây của y văn, tần suất tương đối của u nang ống mật chủ theo phân loại Todani là loại I (78%), loại II (3%), loại III (3%), loại IV (15%) và loại V (1%). Chụp cộng hưởng từ cholangio-pancreatography hiện là nghiên cứu hình ảnh trước phẫu thuật chính xác nhất để đánh giá giải phẫu u nang và phân loại bệnh theo phân loại tiêu chuẩn của Todani.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Giải pháp chính của điều trị là cắt bỏ u nang để ngăn ngừa liên quan đến u nang biến chứng hoặc bệnh ác tính. Tiến bộ kỹ thuật trong thiết bị nội soi và kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật đã dẫn đến mối quan tâm ngày càng tăng đối với các phương pháp tiếp cận xâm lấn tối thiểu trong việc quản lý các nang ống mật chủ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nang ống mật chủ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sự phát triển của nang ống mật chủ có liên quan đến cả yếu tố bẩm sinh và mắc phải.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một số giả thuyết đã được công nhận về căn nguyên của u nang ống mật chủ; tuy nhiên, lý thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất có liên quan đến sự phát triển ống mật là&nbsp; ngã ba tụy bất thường bẩm sinh( Congenital anomalous pancreatic junction APBDJ). Sự biến đổi giải phẫu này với một kênh chung dài hoặc ống dẫn lưu cho phép trào ngược dịch tiết tụy vào đường mật thúc đẩy viêm ống mật chủ và cuối cùng là sự giãn nở. Mặc dù vậy, tỷ lệ APBDJ và nang ống mật chủ được báo cáo thay đổi từ 21-90%. Ngoài ra, không phải tất cả bệnh nhân APBDJ đều phát triển nang ống mật chủ, cho thấy phải có các yếu tố căn nguyên khác.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một số lý thuyết căn nguyên khác của u nang ống mật chủ bao gồm: rối loạn chức năng cơ vòng Oddi, rối loạn chức năng tuyến tụy hoàn toàn hoặc một phần, các yếu tố di truyền, và vô hạch trong phần hẹp của u nang.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nang ống mật chủ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nang ống mật chủ có thể không có triệu chứng và được xác định tình cờ trên hình ảnh vì những lý do không liên quan. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều có các dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến u nang ống mật chủ, điều này giúp đánh giá lâm sàng và chẩn đoán sau đó.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị u nang ống mật chủ có triệu chứng biểu hiện thường là đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, sốt và vàng da nhẹ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nang-ong-mat-chu1.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân bị u nang ống mật chủ có triệu chứng biểu hiện thường là đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng khác nhau theo độ tuổi. Trẻ em có nhiều khả năng bị vàng da hơn và người lớn có các triệu chứng ở bụng và viêm đường mật.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Sờ thấy một khối vùng hạ sườn phải nhiều khả năng được xác định ở trẻ em; nhưng sự hiện diện của nó ở người lớn sẽ làm dấy lên nghi ngờ về một bệnh ác tính liên quan đến nang đường mật.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh lý gan mật hoặc tuyến tụy đồng thời thường gặp ở người lớn và có thể làm phức tạp việc đánh giá và xử trí.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các biến chứng liên quan đến u nang xảy ra ở 80% người lớn bị u nang ống mật chủ bao gồm: sỏi nang ống mật chủ, sỏi gan, viêm túi mật, viêm tụy, áp xe trong gan, xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và ung thư đường mật.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nang ống mật chủ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng liên quan đến u nang xảy ra ở 80% người lớn bị u nang ống mật chủ bao gồm: sỏi nang ống mật chủ, sỏi gan, viêm túi mật, viêm tụy, áp xe trong gan, xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và ung thư đường mật.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ngoài ra biến chứng sau mổ có thể gặp: chảy máu, nhiễm trùng, tụ dịch dưới gan, xì miệng nối mật ruột, ruột, tắc ruột.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nang-ong-mat-chu2.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Áp xe trong gan</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nang ống mật chủ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Gia đình: tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở thành viên trong gia đình có người mắc bệnh.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh lý về mật tụy như rối loạn chức năng cơ vòng Oddi, rối loạn chức năng tuyến tụy hoàn toàn hoặc một phần, ống mật chủ đôi, APBDJ tăng nguy cơ mắc bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nang ống mật chủ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nang ống mật chủ không có phòng bệnh đặc hiệu. Quản lý tốt nhóm đối có nguy cơ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nang ống mật chủ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán u nang ống mật chủ cần dựa vào biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Triệu chứng đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, vàng da, sờ thấy khối hạ sườn phải thường không đầy đủ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nang-ong-mat-chu3.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Triệu chứng đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, vàng da</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Vì vậy chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán xác định và phân loại bệnh.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Siêu âm: thường là phương thức hình ảnh đầu tiên được sử dụng cho những trường hợp nghi ngờ bệnh đường mật, có thể xác định chính xác vị trí và mức độ của u nang ống mật chủ ở hầu hết bệnh nhân. Nó hữu ích nhất trong việc xác định u nang ống mật trong hay ngoài gan.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính (CT) cung cấp chi tiết về u nang ống mật và các biến chứng liên quan đến u nang.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Chụp đường mật gián tiếp hoặc trực tiếp là bắt buộc đối với tất cả các nang ống mật chủ để đảm bảo đánh giá giải phẫu kỹ lưỡng và phân loại u nang. Cũng như đánh giá giải phẫu của ngã ba tụy mật là bắt buộc để tránh tổn thương ống tụy trong quá trình cắt bỏ nang, xác định sỏi ở xa và loại trừ các khối u ở xa.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Chụp MRI đường mật (MRC) là một phương pháp không xâm lấn ngày càng được sử dụng rộng rãi. Kinh nghiệm gia tăng với phương thức này và độ phân giải hình ảnh được cải thiện đã cung cấp hình ảnh MRC tương đương hoặc vượt trội so với chụp đường mật thông thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nang ống mật chủ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị phẫu thuật u nang ống mật chủ tập trung vào hai mục tiêu chính: Ngăn ngừa hoặc điều trị các biến chứng liên quan đến u nang hoặc điều trị bệnh ác tính liên quan đến u nang.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_nhiem8.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị phẫu thuật u nang ống mật chủ</em></p> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trước khi can thiệp phẫu thuật dứt điểm nang ống mật chủ, phải hoàn thành ba nhiệm vụ thiết yếu: u phải được xác định bằng chụp đường mật, mô tả giải phẫu đường mật và ống tụy, và kiểm soát nhiễm trùng đường mật.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Cắt bỏ hoàn toàn nang được khuyến cáo cho tất cả các nang ống mật chủ, trừ trường hợp có thể có nang ống mật loại III, có thể được điều trị bằng cách nội soi cắt túi mật kết hợp cắt cơ vòng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Những ưu điểm tiềm năng của việc cắt bỏ hoàn toàn so với cắt bỏ một phần hoặc dẫn lưu nang-ruột bao gồm giảm tỷ lệ biến chứng liên quan đến nang (sỏi, hẹp, viêm đường mật) và bệnh ác tính trong túi mật. Nếu việc cắt bỏ hoàn toàn không khả thi do các yếu tố tại chỗ, thì việc cắt bỏ một phần u nang bằng phương pháp phẫu thuật cắt u nang Roux-en-Y được ưu tiên hơn. Kết quả của việc cắt bỏ hoàn toàn u nang bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gan Roux-en-Y là tuyệt vời; phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâu dài.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các khối u ác tính liên quan đến nang ống mật chủ xảy ra trong nang ống mật chủ, đường mật không phải nang, gan và tuyến tụy. U ác tính nội nang chiếm 57%, và việc cắt bỏ hoàn toàn u nang được kỳ vọng sẽ làm giảm tỷ lệ mắc các khối u ác tính này. Việc cắt bỏ u nang dự phòng trong thời thơ ấu có làm giảm tỷ lệ bệnh ác tính hay không cũng chưa được biết rõ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">U nang loại I được điều trị bằng cách cắt bỏ hoàn toàn u nang và phẫu thuật cắt gan bằng phương pháp Roux-en-Y. Việc cắt bỏ u nang ở người lớn thường phức tạp hơn ở trẻ em do các thủ thuật cắt u nang trước đó và tình trạng viêm liên quan đến viêm đường mật tái phát và viêm tụy. Mức độ viêm cấp tính và mãn tính gặp phải có thể giống như bệnh ác tính. Việc bóc tách cẩn thận u nang khỏi tuyến tụy được thực hiện với sự chú ý đặc biệt để cắt bỏ hoàn toàn phần phía xa trong khi tránh làm tổn thương ống tụy.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">U nang ống mật loại II, hoặc túi thừa ống gan ngoài gan, được điều trị bằng cách cắt bỏ hoàn toàn nang. Thường thì cổ nang có thể được thắt và cắt bỏ nang mà không cần tái tạo lại ống gan chung hoặc ống mật chủ như yêu cầu đối với túi thừa miệng rộng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">U nang loại III (nang choledochoceles) trước đây đã được điều trị bằng cắt bỏ tá tràng và tạo hình cơ vòng với kết quả tốt. Nguy cơ ác tính thấp được quan sát thấy và kết quả tuyệt vời chỉ với phẫu thuật cắt cơ vòng đã thúc đẩy việc chấp nhận phẫu thuật cắt cơ thắt qua nội soi như một phương pháp điều trị ưu tiên.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">U nang loại IV được phân loại thành u nang trong và ngoài gan (IVA) và nhiều u nang ngoài gan (IVB). Đối với cả hai loại, cắt bỏ các thành phần nang ngoài gan bằng phương pháp phẫu thuật cắt gan bằng phương pháp Roux-en-Y được ưu tiên hơn. Kỹ thuật cắt bỏ tương tự như đối với u nang loại I. Đối với u nang loại IVB, thành phần choldochocele được điều trị bằng phẫu thuật tạo hình cơ vòng xuyên tá tràng. Chỉ điều trị (các) u nang ngoài gan là đủ với điều kiện là u nang trong gan không phức tạp do tắc ống mật chủ, sỏi gan, áp xe gan hoặc nghi ngờ bệnh ác tính. Đối với những u nang trong gan phức tạp hoặc những u chỉ giới hạn ở một thùy, cắt gan có thể được chỉ định. Ở những bệnh nhân có nang ống mật kép phức tạp hoặc ở những bệnh nhân bị xơ gan, đãn lưu giảm áp là cần thiết. Những bệnh nhân này nên được đánh giá để ghép gan.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul dir="ltr"><li>Kendrick, M. L., &amp; Nagorney, D. M. (2009). Bile duct cysts: contemporary surgical management. Current Opinion in Gastroenterology, 25(3), 240–244. doi:10.1097/mog.0b013e328329887c</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nang-ong-mat-chu-siqkc
Suy dinh dưỡng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Suy dinh dưỡng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Suy dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới: Nó liên quan đến 45% tổng số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Suy dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_suy-dinh-duong-10.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Suy dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Suy dinh dưỡng cấp tính&nbsp;</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Khoảng 32,7 triệu trẻ em (4,8% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới) gầy còm ở mức độ trung bình (cho thấy suy dinh dưỡng cấp tính vừa phải [MAM]). Thêm 14,3 triệu trẻ em trong độ tuổi này bị gầy còm trầm trọng (biểu hiện suy dinh dưỡng cấp tính trầm trọng [SAM]). MAM và SAM là một vấn đề ở các khu vực kém phát triển và đặc biệt là Nam Á (bao gồm Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal) và châu Phi cận Sahara. Chúng không phổ biến ở Bắc Mỹ, Úc và các nước phát triển khác.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Suy dinh dưỡng mãn tính&nbsp;</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Nhiều trẻ em hơn (144 triệu; khoảng 21%) bị thấp còi (giảm tốc độ tăng trưởng tuyến tính), phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính. Tỷ lệ SDD thể thấp còi đã giảm dần ở hầu hết các vùng trong ba thập kỷ qua (từ 39,3% năm 1990 xuống còn 21,3% năm 2020), gắn liền với sự cải thiện về giáo dục, tình trạng kinh tế xã hội, điều kiện vệ sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ SDD thể thấp còi vẫn ở mức cao ở nhiều khu vực, đặc biệt là Nam Á và châu Phi cận Sahara, nơi ảnh hưởng đến hơn 30% trẻ em. Tỷ lệ thấp còi ở châu Phi cận Sahara tiếp tục tăng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các dạng suy dinh dưỡng chính là marasmus (gầy còm) và kwashiorkor (suy dinh dưỡng phù nề), có hoặc không kèm theo tình trạng còi cọc. Trẻ em suy dinh dưỡng cũng có thể bị nhiều biến chứng liên quan, bao gồm mất nước, nhiễm trùng và thiếu vitamin. Đánh giá lâm sàng của trẻ bị suy dinh dưỡng bao gồm phân biệt giữa các loại này, đánh giá mức độ nghiêm trọng của chúng và xác định các biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng, bao gồm nhiễm trùng huyết và mất nước cấp tính.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Marasmus được đặc trưng bởi sự giảm sút khối lượng cơ và cạn kiệt nguồn dự trữ chất béo trong cơ thể. Đây là dạng suy dinh dưỡng protein-năng lượng phổ biến nhất và gây ra bởi sự hấp thụ không đủ của tất cả các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nguồn năng lượng từ chế độ ăn uống (tổng lượng calo). Trẻ em bị ảnh hưởng thường bị còi cọc ở một mức độ nào đó (cho thấy suy dinh dưỡng mãn tính), cũng như gầy còm.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Kwashiorkor (suy dinh dưỡng phù nề) được đặc trưng bởi phù ngoại vi hoặc toàn thân, teo cơ rõ rệt với lượng mỡ cơ thể bình thường hoặc tăng. Bởi vì bất kỳ mức độ phù nề nào ở trẻ suy dinh dưỡng đều làm xấu đi đáng kể tiên lượng của trẻ, kwashiorkor theo định nghĩa là suy dinh dưỡng nặng. Trẻ em bị ảnh hưởng thường bị gan to và có thể bị biếng ăn, da đầu và tóc thay đổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Suy dinh dưỡng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr">Thiếu năng lượng thường xuyên kéo dài dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.</p> <p dir="ltr">Nguyên nhân thiếu năng lượng: cung cấp thiếu (giảm cung cấp trong khẩu phần ăn, nhu cầu tăng cao), giảm hấp thu (bệnh lý đường ruột ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng), mất năng lượng( bệnh lý cấp và mạn tính).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Suy dinh dưỡng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr">- Marasmus được đặc trưng bởi cân nặng thấp so với chiều cao và giảm chu vi vòng cánh tay MUAC, phản ánh sự giảm khối lượng cơ và cạn kiệt nguồn dự trữ chất béo trong cơ thể. Đây là dạng suy dinh dưỡng protein-năng lượng phổ biến nhất và được cho là do hấp thụ không đủ tất cả các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nguồn năng lượng từ khẩu phần ăn(tổng lượng calo).</p> <p dir="ltr">Các biểu hiện khác:</p> <p dir="ltr">- Đầu có vẻ lớn so với cơ thể, với đôi mắt nhìn chằm chằm</p> <p dir="ltr">- Vẻ ngoài hốc hác và yếu ớt</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_suy-dinh-duong1.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Vẻ ngoài hốc hác và yếu ớt</em></p> <p dir="ltr">- Vẻ mặt khó chịu và bực bội</p> <p dir="ltr">- Nhịp tim chậm, hạ huyết áp và hạ thân nhiệt</p> <p dir="ltr">- Da khô, mỏng</p> <p dir="ltr">- Tay, đùi và mông bị teo lại, có các nếp da thừa do mất lớp mỡ dưới da</p> <p dir="ltr">- Tóc mỏng, thưa, dễ nhổ</p> <p dir="ltr">Kwashiorkor (suy dinh dưỡng phù nề) - Kwashiorkor được đặc trưng bởi phù thũng ngoại vi đối xứng bắt đầu ở những vùng thấp và tiến triển nghiêm trọng theo thời gian, thường liên quan đến vùng mắt cá, bàn chân, cơ quan sinh dục và vùng quanh mắt, có hoặc không có anasarca (phù nặng toàn thân). Có biểu hiện teo cơ rõ rệt với lượng mỡ cơ thể bình thường hoặc thậm chí tăng lên.</p> <p dir="ltr">Các biểu hiện khác:</p> <p dir="ltr">- Thờ ơ, bơ phờ</p> <p dir="ltr">- Sự nổi bật tròn trịa của má ("mặt trăng")</p> <p dir="ltr">- Da mỏng, khô, bong tróc với các vùng tập trung của tăng sừng và tăng sắc tố</p> <p dir="ltr">- Tóc khô, xỉn màu, giảm sắc tố, rụng hoặc dễ gãy</p> <p dir="ltr">- Gan to (do thâm nhiễm gan nhiễm mỡ)</p> <p dir="ltr">- Bụng chướng với các quai ruột giãn</p> <p dir="ltr">- Nhịp tim chậm, hạ huyết áp và hạ thân nhiệt</p> <p dir="ltr">- Mặc dù bị phù nề toàn thân, hầu hết trẻ em đều có nếp gấp da vùng bẹn bên trong lỏng lẻo</p> <p dir="ltr">Phù trong suy dinh dưỡng được phân loại theo cách sau:</p> <p dir="ltr">- Nhẹ (1+):&nbsp;Phù chỉ liên quan đến bàn chân</p> <p dir="ltr">- Trung bình (2+): Phù liên quan đến bàn chân và cẳng chân và / hoặc các chi trên</p> <p dir="ltr">- Nặng (3+): Phù toàn thân hoặc phù trung bình cộng với phù mặt</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Suy dinh dưỡng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với trẻ suy dinh dưỡng, bước đầu quan trọng là xác định xem trẻ có biến chứng mất nước và / hoặc sốc nhiễm trùng hay không. Tình trạng mất nước nặng, nhiễm trùng huyết đều có thể dẫn đến tử vong ở trẻ suy dinh dưỡng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cũng là hậu quả tất yếu của suy dinh dưỡng: Thiếu vitamin A, vitamin D, thiếu thiamin, thiếu kẽm…</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tiêu chảy kéo dài, chậm tăng trưởng, giảm chiều cao, còi xương.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_suy-dinh-duong2.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Tiêu chảy kéo dài, chậm tăng trưởng, giảm chiều cao, còi xương.Tiêu chảy kéo dài, chậm tăng trưởng, giảm chiều cao, còi xương.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Suy dinh dưỡng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Nước kém phát triển, vùng nông thôn tỷ lệ trẻ mắc suy dinh dưỡng cao hơn</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Phương thức nuôi ăn chưa đúng: không cho trẻ ăn sữa mẹ, ăn bổ sung không đúng cách, kiêng khem quá mức, cai sữa sớm</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Trẻ bị mắc bệnh lý cấp tính, mạn tính: tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, suy tim...</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_suy-dinh-duong3.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Trẻ bị mắc bệnh lý cấp tính, mạn tính: tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, suy tim...</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Suy dinh dưỡng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Quản lý thai nghén tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vi chất cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Trẻ bắt đầu ăn bổ sung từ 6 tháng tuổi. Ăn đa dạng nguồn thức ăn, cung cấp đầy đủ nhóm thực phẩm theo ô vuông thức ăn: đường, đạm, lipid, cung cấp rau xanh hoa quả, và đủ lượng nước hàng ngày.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bổ sung vitamin D từ sau 1 tuần tuổi tới 18 tháng ở trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa công thức &lt; 1000ml/ ngày.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bổ sung vitamin A theo chương trình quốc gia</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_suy-dinh-duong4.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Bổ sung vitamin A theo chương trình quốc gia</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Tiêm phòng đầy</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Đảm bảo nguồn thực phẩm, nguồn nước sạch, an toàn, vệ sinh ăn uống.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Theo dõi biểu đồ tǎng trưởng cho trẻ để phát hiện sớm và xử trí sớm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng,</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Suy dinh dưỡng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Việc xác định suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em dựa trên nhân trắc học đơn giản và không yêu cầu bất kỳ loại xét nghiệm hoặc nghiên cứu hình ảnh nào trong phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm kèm theo giúp đánh giá biến chứng của suy dinh dưỡng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nhân trắc học: Nhân trắc học hệ thống để theo dõi tình trạng suy dinh dưỡng bao gồm đánh giá chính xác các thông số sau:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Chiều cao, lý tưởng nhất là sử dụng bảng chiều dài cứng có độ chính xác ít nhất là 0,5 cm gần nhất.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Cân nặng, lý tưởng nhất là đo trần trụi bằng cân kỹ thuật số chính xác đến ít nhất 0,1 kg .</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Chu vi vòng cánh tay (MUAC), được đo bằng giấy dẻo hoặc băng nhựa, chính xác đến 0,1 cm</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Đánh giá phù nề hai bên bàn chân</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tiêu chuẩn chẩn đoán: WHO đã xây dựng các tiêu chí phân loại suy dinh dưỡng trung bình</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">hoặc nặng ở trẻ em. Các tiêu chí này dựa trên mức độ gầy còm, thấp còi và sự hiện diện</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">của phù nề có hay không.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với nhóm tuổi từ 6 đến 59 tháng này, tiêu chuẩn chẩn đoán là:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- SAM :</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ MUAC &lt;115 mm, hoặc</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Điểm Z– score trọng lượng theo chiều dài &lt;-3, hoặc</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Phù hai bên</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Suy dinh dưỡng cấp tính vừa phải (MAM) :</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ MUAC 115 đến 124 mm, hoặc</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Điểm số Z– score theo chiều dài -2 đến -3</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Thấp còi (biểu hiện suy dinh dưỡng mãn tính):</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Thấp còi trung bình: Chiều cao hoặc chiều dài Z-score -2 đến -3</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Thấp còi nghiêm trọng: Chiều cao hoặc chiều dài Z-score &lt;-3</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh &lt;6 tháng: Đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi, không có tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ suy dinh dưỡng nặng. Cả Z-score theo trọng số theo chiều dài và MUAC đều có những ưu điểm và nhược điểm trong dân số này. Cách tiếp cận phổ biến nhất ở nhóm tuổi này là xác định suy dinh dưỡng nặng khi điểm Z theo chiều dài &lt;–3 hoặc sự hiện diện của phù hai bên.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Đối với trẻ em trên 5 tuổi và thanh thiếu niên, WHO khuyến nghị sử dụng chỉ số khối cơ thể Z-score theo tuổi để tầm soát suy dinh dưỡng. Ngoài ra, các biểu đồ điểm Z -score của MUAC cho trẻ em từ 5 đến 19 tuổi đã được phát triển.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ngoài chẩn đoán về suy dinh dưỡng, mức độ, giai đoạn suy dinh dưỡng thì chẩn đoán về biến chứng là rất quan trọng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phân biệt nhiễm trùng huyết với mất nước: Đối với trẻ suy dinh dưỡng, bước đầu quan trọng là xác định xem có bị mất nước và / hoặc sốc nhiễm trùng hay không. Việc phân biệt giữa các tình trạng này có thể khó nhưng rất quan trọng, đặc biệt ở trẻ mỏng manh bị suy dinh dưỡng phù nề.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Suy dinh dưỡng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể được điều trị một cách hiệu quả và an toàn như những bệnh nhân ngoại trú trong một chương trình cho ăn bổ sung có hướng dẫn.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một tỷ lệ nhỏ trẻ em bị MAM, nói chung là những trẻ mắc các bệnh lý cấp tính đồng thời, biếng ăn hoặc dưới sáu tháng tuổi, nên được quản lý ban đầu tại cơ sở điều trị nội trú, sau đó được chuyển sang chăm sóc ngoại trú khi các tình trạng bệnh lý cấp tính đã ổn định.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Tư vấn và giáo dục dinh dưỡng: Khả năng phục hồi và duy trì phục hồi lâu dài rất dễ xảy ra nếu chế độ ăn tại nhà của trẻ được cải thiện bao gồm đủ số lượng và đa dạng các loại thực phẩm phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Cho ăn bổ sung bao gồm bột trộn tăng cường hoặc hỗn hợp chất dinh dưỡng dạng lipid được gọi là thức ăn bổ sung dùng ngay (RUSF). Những thực phẩm này cung cấp sự kết hợp cân bằng giữa các vi chất dinh dưỡng và đa lượng để bổ sung vào chế độ ăn thông thường tại nhà. Thực phẩm điều trị dùng sẵn (RUTF) có thể được sử dụng thay thế cho đơn giản, mặc dù chi phí của nó cao hơn.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_suy-dinh-duong5.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Cho ăn bổ sung bao gồm bột trộn tăng cường hoặc hỗn hợp chất dinh dưỡng dạng lipid</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Theo dõi thường xuyên: Trẻ em được điều trị trong các chương trình ăn bổ sung cần được nhân viên y tế tại cộng đồng theo dõi và giám sát thường xuyên, thường là một đến hai tuần một lần, đánh giá mức độ tăng cân và tư vấn để tránh tái phát. Hầu hết trẻ em phục hồi trong vòng bốn đến sáu tuần.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Những trẻ không tiến bộ trong vòng hai đến ba tuần, hoặc không đạt được mục tiêu nhân trắc học trong vòng 12 tuần, cần được đánh giá lại để xác định nguyên nhân.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Đối với trẻ nhập viện chăm sóc, bước đầu tiên là đánh giá và điều trị bất kỳ tình trạng bệnh lý cấp tính nào, bao gồm hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, mất nước và nhiễm trùng cấp tính. Trẻ em nhập viện phải được bổ sung dinh dưỡng giống như trẻ em được điều trị trong chương trình cho ăn bổ sung ngoại trú. Nếu điều này là không thể, thì thực phẩm điều trị hoặc công thức được sử dụng cho SAM có thể được sử dụng một cách an toàn để thay thế.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trẻ mắc SAM phức tạp hoặc biếng ăn, và hầu hết trẻ dưới sáu tháng, nên được quản lý ban đầu trong môi trường bệnh nhân nội trú sau đó được chuyển sang chăm sóc ngoại trú khi các biến chứng cấp tính đã được giải quyết và bắt đầu phục hồi dinh dưỡng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Cung cấp thực phẩm (RUTF)</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Liệu trình ngắn về kháng sinh uống theo kinh nghiệm</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Trẻ em được điều trị trong các chương trình CMAM nên được nhân viên y tế tại cộng đồng theo dõi và giám sát thường xuyên, thường là một đến hai tuần một lần.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Hầu hết trẻ em phục hồi trong vòng sáu đến tám tuần. Những trẻ không tiến bộ trong vòng hai đến ba tuần, hoặc không đạt được mục tiêu nhân trắc học trong vòng 12 tuần, cần được đánh giá lại để xác định nguyên nhân. Trong hầu hết các trường hợp, những trẻ này nên được nhập viện để điều trị nội trú.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Trẻ mắc SAM được điều trị nội trú thường cần bù nước, được thực hiện bằng cách bù nước bằng đường uống thay vì qua đường tĩnh mạch, khi có thể, để giảm nguy cơ mất nước và suy tim. Giải pháp tối ưu để bù nước ban đầu là ReSoMal.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul dir="ltr"><li style="text-align: justify;">Malnutrition in children in resource-limited countries: Clinical assessment – UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Management of moderate acute malnutrition in children in resource-limited countries – UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Management of uncomplicated severe acute malnutrition in children in resource-limited countries – UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Management of complicated severe acute malnutrition in children in resource-limited countries - UpToDate</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/suy-dinh-duong-skfex
Thiếu vitamin A
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu vitamin A</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Vitamin là một số họ chất hữu cơ không liên quan về mặt hóa học mà con người không thể tổng hợp được và phải được đưa vào chế độ ăn với số lượng nhỏ để tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Chúng được chia thành các vitamin tan trong nước và tan trong chất béo.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_benh-thieu-vitamin-a.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt</em></p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Vào cuối những năm 1920, thông qua nỗ lực của một nhà khoa học Thụy Sĩ tên là Karrer và các đồng nghiệp của ông, đã phân lập được hợp chất tan trong chất béo trong gan và được gọi là vitamin A.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Vitamin A là một phân lớp của họ các hợp chất hòa tan trong lipid được gọi là axit retinoic. Vì vitamin A từ nguồn động vật hoặc thực phẩm bổ sung (ví dụ: retinol) đã được tạo sẵn nên nó có nhiều khả năng gây độc hơn so với vitamin A từ nguồn thực vật (ví dụ, beta-carotene ).</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các nguồn thực phẩm phổ biến của vitamin A (retinol) đã được định dạng sẵn là gan, thận, lòng đỏ trứng và bơ. Provitamin A ( beta-carotene ) chủ yếu được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, khoai lang và cà rốt.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Vitamin A rất quan trọng đối với sự biệt hóa và tính toàn vẹn của tế bào trong mắt, và sự thiếu hụt sẽ gây ra chứng bệnh về mắt (khô mắt, sẹo giác mạc). Vitamin A cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình truyền quang, và sự thiếu hụt sẽ gây ra bệnh quáng gà.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thiếu vitamin A cũng liên quan đến sự phát triển xương kém, các vấn đề da liễu không đặc hiệu (ví dụ, tăng sừng) và suy giảm chức năng miễn dịch</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Sự thiếu hụt vitamin A là phổ biến trong dân số ở các nước hạn chế về tài nguyên và các phương pháp thay thế hiệu quả đã được xác định cho các nhóm dân số có nguy cơ. Liều bổ sung được tiêm cho những người mắc bệnh viêm mắt hoặc trẻ em có nguy cơ thiếu vitamin A cao, chẳng hạn như những người bị bệnh sởi, tiêu chảy, bệnh đường hô hấp hoặc suy dinh dưỡng nặng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Chẩn đoán thiếu vitamin A thường được thực hiện bằng các phát hiện lâm sàng nhưng có thể được hỗ trợ bằng cách đo nồng độ retinol trong huyết thanh hoặc tỷ lệ retinol: các protein liên kết retinol (RBP); một tỷ lệ mol &lt;0,8 cho thấy sự thiếu hụt.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ở những quần thể có chế độ ăn uống đủ vitamin A , không có bằng chứng nào cho thấy việc bổ sung vitamin A là hữu ích để ngăn ngừa bệnh tim mạch và việc bổ sung thậm chí có thể có tác hại đối với tỷ lệ tử vong do tim mạch, ung thư và sức khỏe của xương. Do đó, ở các quốc gia giàu tài nguyên nơi mà chế độ ăn uống nói chung là đủ vitamin A, chúng tôi khuyến nghị không bổ sung vitamin A để phòng bệnh</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nhiễm độc vitamin A cấp tính xảy ra ở người lớn khi uống một liều duy nhất&gt; 660.000 đơn vị (&gt; 200 mg) vitamin A. Độc tính mãn tính xảy ra khi uống vitamin A trong thời gian dài với lượng cao hơn 10 lần Mức cho phép Chế độ ăn uống Khuyến nghị (RDA). Vitamin A đã được tạo sẵn có thể có tác dụng gây quái thai trong ba tháng đầu của thai kỳ, với liều lượng chỉ gấp vài lần RDA. Nồng độ vitamin A lưu thông không phản ánh nhất quán lượng vitamin A dự trữ, bởi vì hầu hết vitamin A được dự trữ trong gan; do các este retinyl huyết thanh có thể hữu ích.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu vitamin A</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu vitamin A là do chế độ ăn uống cung cấp quá ít vitamin A sinh học khả dụng để hỗ trợ nhu cầu sinh lý trong những hoàn cảnh phổ biến. Ngoài ra sự thiếu hụt vitamin A có thể do giảm hấp thu, chế độ ăn thiếu lipid.</p> <p style="text-align: justify;"><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thiếu hụt vitamin A xảy ra ở nước kém phát triển, những vùng nghèo, cung cấp vitamin A thiếu qua thực phẩm.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các bệnh nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Sởi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi và nhiễm giun nặng, gây thiếu vitamin A.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_suy-dinh-duong2.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Các bệnh nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Sởi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh nhân đã được làm phẫu thuật liên quan đến tuyến tụy hoặc tá tràng, 69% bị thiếu vitamin A</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thiếu hụt vitamin A có thể gặp ở các nước phát triển ở những bệnh nhân bị rối loạn liên quan đến kém hấp thu chất béo, chẳng hạn như xơ nang và các nguyên nhân khác gây suy tụy, bệnh celiac, bệnh gan ứ mật như viêm đường mật nguyên phát, bệnh Crohn, hội chứng ruột ngắn và ở những bệnh nhân đã trải qua một số loại phẫu thuật cắt ruột. Hay bệnh lý suy dinh dưỡng cũng thiếu vitamin min trong đó có vitamin A.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Quáng gà cũng đã được báo cáo ở những người có rối loạn sức khỏe tâm thần. Những bệnh nhân mắc các chứng rối loạn này hoặc các rối loạn khác liên quan đến kém hấp thu chất béo có những thay đổi về thị giác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu vitamin A</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Khô mắt mô tả một quang phổ của các bệnh về mắt do vitamin A thiếu hụt. Nó được đặc trưng bởi tình trạng khô kết mạc và giác mạc bệnh lý, gây ra bởi chức năng không đầy đủ của các tuyến lệ và được biểu hiện bằng các đốm Bitot (các khu vực tăng sinh tế bào vảy bất thường và sừng hóa của kết mạc), tiến triển thành bệnh xơ hóa giác mạc (khô) và keo sừng (mềm).</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin A cũng gây ra bệnh quáng gà và bệnh võng mạc vì vitamin A là chất nền cho các sắc tố thị giác cảm quang trong võng mạc.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Xương kém phát triển.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Các vấn đề về da liễu không đặc hiệu, chẳng hạn như tăng sừng, tăng sừng nang lông, và sự phá hủy các nang lông và thay thế chúng bằng các tuyến tiết chất nhờn.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Suy giảm hệ thống miễn dịch qua trung gian dịch thể và tế bào do tác động trực tiếp và gián tiếp lên tế bào thực bào và tế bào T dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng: tiêu chảy, viêm phổi…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu vitamin A</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- Thiếu vitamin A gây chứng bệnh về mắt (khô mắt, quáng gà, sẹo giác mạc, mù lòa). Vitamin A cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình truyền quang, và sự thiếu hụt sẽ gây ra bệnh quáng gà.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_thieu1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu vitamin A gây chứng bệnh về mắt (khô mắt, quáng gà, sẹo giác mạc, mù lòa)</em></p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin A cũng liên quan đến sự phát triển xương kém, các vấn đề da liễu không đặc hiệu (ví dụ, tăng sừng) và suy giảm chức năng miễn dịch</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu vitamin A</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Nước kém phát triển, vùng nông thôn, gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trẻ nhỏ đặc biệt trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thói quen ăn kiêng, ăn chay trường</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_thieu-vitaminA2.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Thói quen ăn kiêng, ăn chay trường</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh lý: xơ nang, suy tuyến tụy, bệnh celiac, bệnh gan ứ mật như viêm đường mật nguyên phát, bệnh Crohn, hội chứng ruột ngắn và ở những bệnh nhân đã trải qua một số loại phẫu thuật cắt ruột tăng nguy cơ thiếu vitamin A.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu vitamin A</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bổ sung vitamin A qua ăn uống đủ chất dinh dưỡng và thực phẩm giàu vitamin A. Các nguồn thực phẩm phổ biến của vitamin A (retinol) đã được định dạng sẵn là gan, thận, lòng đỏ trứng và bơ. Provitamin A ( beta-carotene ) chủ yếu được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, khoai lang và cà rốt.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_suy-dinh-duong4.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Bổ sung vitamin A qua ăn uống đủ chất dinh dưỡng và thực phẩm giàu vitamin A</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm hợp lý. Tiêm phòng đầy đủ</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bổ sung vitamin A đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cho con bú theo khuyến cáo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu vitamin A</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán thiếu vitamin A thường được thực hiện bằng các phát hiện lâm sàng đặc biệt là khám mắt nhưng có thể được hỗ trợ bằng cách đo nồng độ retinol trong huyết thanh (mức dưới 20 microgam / dL [0,7 micromol / L] cho thấy sự thiếu hụt).</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Nồng độ caroten huyết thanh thường thấp ở những bệnh nhân thiếu vitamin A, và caroten huyết thanh thấp có thể được sử dụng như một dấu hiệu đại diện cho tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Nồng độ vitamin A trong huyết thanh không phản ánh tổng lượng vitamin A dự trữ trong một số điều kiện nhất định: Nồng độ retinol trong huyết thanh có thể thấp một cách giả tạo (tức là đánh giá thấp lượng dự trữ vitamin A) trong bối cảnh bệnh viêm toàn thân nặng và suy dinh dưỡng nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu vitamin A</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với các quần thể mà tình trạng thiếu vitamin A là phổ biến , WHO khuyến nghị các phương pháp thay thế sau:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Khuyến cáo bổ sung định kỳ cho các quần thể đặc hữu về tình trạng thiếu vitamin A, với liều lượng sau (trong đó 1 microgram retinol = 3,3 đơn vị quốc tế):</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi: 1 liều 100.000 đơn vị quốc tế bằng đường uống (tương đương 30 mg retinol)</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Trẻ em từ 12 đến 59 tháng tuổi: 1 liều 200.000 đơn vị quốc tế bằng đường uống (tương đương 60 mg retinol). Liều lặp lại sau mỗi bốn đến sáu tháng</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phụ nữ có thai sống ở những nơi có vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng liên quan đến thiếu vitamin A nên được bổ sung vitamin A để ngăn ngừa bệnh quáng gà; bổ sung nên được cung cấp dưới dạng liều nhỏ thường xuyên không quá 10.000 đơn vị quốc tế hàng ngày hoặc 25.000 đơn vị quốc tế, được cung cấp hàng tuần trong tối thiểu 12 tuần trong thời kỳ mang thai cho đến khi sinh.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Đối với trẻ em có nguy cơ thiếu vitamin A cao , chẳng hạn như trẻ mắc bệnh sởi, tiêu chảy, bệnh đường hô hấp hoặc suy dinh dưỡng nặng, những người sống trong quần thể có nguy cơ thiếu vitamin A và không được bổ sung trong thời gian trước đây để bốn tháng, WHO khuyến nghị bổ sung vitamin A với liều lượng cụ thể theo độ tuổi sau đây:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Trẻ sơ sinh &lt;6 tháng tuổi: 50.000 đơn vị quốc tế bằng đường uống</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị quốc tế bằng đường uống</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">+ Trẻ em&gt; 12 tháng: 200.000 đơn vị quốc tế bằng đường uống</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">-&nbsp; Đối với trẻ em mắc bệnh sởi đang sống ở những vùng có tỷ lệ tử vong do mắc bệnh sởi cao và / hoặc trẻ mắc bệnh sởi nặng và phức tạp, nên bổ sung vào hai ngày liên tiếp. Nếu có biểu hiện thiếu vitamin A ở mắt , nên tiêm liều thứ ba sau đó hai đến bốn tuần.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Quáng gà: Vitamin A được bổ sung ba liều với liều lượng cụ thể theo độ tuổi. Liều cho thanh thiếu niên và người lớn là 200.000 đơn vị quốc tế theo đường uống. Liều đầu tiên được bổ sung ngay khi được chẩn đoán, liều thứ hai vào ngày hôm sau, và liều thứ ba ít nhất hai tuần sau đó. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc đang mang thai và bị quáng gà nên được điều trị bằng vitamin A liều nhỏ thường xuyên, thay vì dùng liều cao cho người lớn khác. Phụ nữ mang thai có các dấu hiệu nặng của bệnh viêm giác mạc hoạt động (tức là tổn thương giác mạc cấp tính) nên được điều trị với liều cao tương tự như những người lớn khác.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị xơ nang hoặc hội chứng Shwachman-Diamond được điều trị thường xuyên bằng bổ sung các vitamin tan trong chất béo, cung cấp liều cao hơn nhiều lần so với RDA. Bệnh nhân bị viêm tụy mãn tính thường không phát triển tình trạng kém hấp thu đáng kể về mặt lâm sàng và thiếu hụt vitamin liên quan cho đến khi hầu như toàn bộ chức năng của tuyến tụy bị mất.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bệnh gan mãn tính: thường được điều trị bằng một viên vitamin tổng hợp tiêu chuẩn bao gồm vitamin A . Nếu phát hiện thiếu hụt vitamin A ở những bệnh nhân này, nên cho dùng các liều thay thế tiêu chuẩn. Mức độ tiêu thụ rượu cao dường như làm tăng tác dụng thải độc gan của vitamin A. Những người bị ứ mật rõ rệt có thể cần liều lượng vitamin A cao hơn và các vitamin tan trong chất béo khác để duy trì mức độ thích hợp. Trẻ em bị bệnh gan ứ mật thường cần từ 5000 đến 25.000 đơn vị quốc tế (1500 đến 7500 microgam retinol) mỗi ngày vitamin A dạng hòa tan trong nước. Đối với những bệnh nhân được điều trị bằng những liều vitamin A cao này, nên theo dõi các bằng chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm về độc tính của vitamin A (thường được xét nghiệm dưới dạng các este retinyl huyết thanh ở trạng thái đói)</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Hội chứng ruột ngắn: Đối với những người bị hội chứng ruột ngắn, nhu cầu bổ sung vitamin phụ thuộc vào mức độ kém hấp thu chất béo và liệu bệnh nhân có được nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa hay đường ruột hay không. Việc bổ sung vitamin nên được hướng dẫn bằng cách đánh giá thường xuyên tình trạng dinh dưỡng của từng bệnh nhân, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi khỏi chế độ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch .</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bệnh Crohn: Bệnh nhân bị bệnh Crohn và có liên quan đến tổn thương ruột non rộng có nguy cơ bị thiếu vitamin tan trong chất béo. Bệnh nhân bị bệnh crohn hoạt động có thể cần theo dõi dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin khi cần thiết</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bệnh celiac: Bệnh nhân mắc bệnh celiac mới được chẩn đoán có thể bị thiếu hụt vitamin. Việc đánh giá khi chẩn đoán nên bao gồm sàng lọc trong phòng thí nghiệm để tìm các thiếu sót và bổ sung tạm thời khi cần thiết. Sau khi họ đã được điều trị hiệu quả bằng chế độ ăn không có gluten, nhu cầu vitamin của họ phải giống như đối với một quần thể khỏe mạnh.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul dir="ltr"><li style="text-align: justify;">Overview of vitamin A - UpToDate</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-vitamin-a-shhzm
Thiếu vitamin B1
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu vitamin B1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vitamin B1 là một số họ chất hữu cơ không liên quan về mặt hóa học mà con người không thể tổng hợp được và phải được đưa vào chế độ ăn với số lượng nhỏ để tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Chúng được chia thành các vitamin tan trong nước và tan trong chất béo.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thiamine, hoặc vitamin B1, là loại vitamin đầu tiên được xác định cách đây nhiều năm, là vitamin tan trong nước. Nó hoạt động như một chất xúc tác trong việc tạo ra năng lượng thông qua quá trình khử carboxyl hóa các axit amin chuỗi nhánh và alpha-keto acid và hoạt động như một coenzym cho các phản ứng transketolase ở dạng thiamine pyrophosphate. Thiamine cũng đóng một vai trò không xác định trong việc lan truyền các xung thần kinh và tham gia vào quá trình duy trì vỏ myelin.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thiamine chủ yếu được tìm thấy trong các loại thực phẩm như men bia, các loại đậu, thịt lợn, gạo lứt và ngũ cốc làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, thiamine có rất ít trong gạo trắng hoặc ngũ cốc trắng đã xay, kể cả bột mì vì quá trình chế biến loại bỏ thiamine. Phân tử thiamin bị biến tính ở pH cao và nhiệt độ cao. Do đó, nấu, nướng và đóng hộp một số thực phẩm cũng như quá trình thanh trùng có thể phá hủy thiamine. Các sản phẩm sữa, trái cây và rau quả là những nguồn nghèo thiamine. Sự thiếu hụt thiamin được báo cáo phổ biến nhất ở các quần thể trong đó chế độ ăn uống chủ yếu bao gồm gạo trắng hoặc ngũ cốc trắng xay xát. Ngoài ra, một số sản phẩm thực phẩm như trà, cà phê, cá sống và động vật có vỏ có chứa thiaminase - enzym phá hủy thiamine.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Thiếu vitamin B1" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_thieu-vitamin-B1.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Thiếu vitamin B1</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trên toàn thế giới, sự thiếu hụt thiamin chủ yếu là do chế độ ăn uống không đủ chất, đặc biệt là trong chế độ ăn chủ yếu bao gồm gạo và ngũ cốc xay xát kỹ. Ở các nước phương Tây, nó thường xuất hiện ở những bệnh nhân nghiện rượu hoặc bệnh mãn tính. Các nhóm cá nhân đặc biệt cũng có nguy cơ thiếu hụt thiamin bao gồm phụ nữ mang thai, những người cần được cha mẹ nuôi dưỡng, những người đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u, những người có tình trạng dinh dưỡng kém và bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu mãn tính vì nó làm tăng mất nước tiểu.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thiếu hụt thiamin có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, thần kinh và miễn dịch, như thường thấy ở bệnh Beriberi ướt, bệnh Beriberi khô hoặc hội chứng Wernicke-Korsakoff. Trên toàn thế giới, nó được báo cáo rộng rãi nhất trong các quần thể nơi gạo và ngũ cốc xay xát kỹ là nguồn thực phẩm chính và những bệnh nhân lạm dụng rượu mãn tính. Beriberi khô biểu hiện như bệnh thần kinh ngoại biên đối xứng, trong khi beriberi ướt biểu hiện suy tim ứ huyết cao. Hội chứng Wernicke-Korsakoff (WKS) có thể biểu hiện với các triệu chứng thần kinh trung ương như thay đổi dáng đi, thay đổi trạng thái tâm thần và bất thường ở mắt.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tiên lượng chung cho những bệnh nhân thiếu thiamine là tốt vì nó có thể dễ dàng điều trị được, và hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu hụt sẽ giải quyết hoàn toàn khi bổ sung thiamine. Rối loạn chức năng tim gặp ở bệnh beriberi ướt có thể được cải thiện trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Các triệu chứng của bệnh beriberi khô có thể cải thiện hoặc hết. Thật không may, một khi sự thiếu hụt đã tiến triển thành hội chứng Korsakoff, bệnh nhân có thể cho thấy sự cải thiện tối thiểu trong quá trình điều trị ban đầu và các triệu chứng còn lại có thể là vĩnh viễn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu vitamin B1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sự thiếu hụt thiamin có thể liên quan đến: giảm cung cấp, tăng nhu cầu, giảm hấp thu, tăng mất vitamin do bệnh lý mắc phải.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các đột biến trong gen SLC19A2, mã hóa chất vận chuyển thiamine, là nguyên nhân gây ra hội chứng thiếu máu nguyên bào khổng lồ, đái tháo đường và điếc thần kinh giác quan. Rối loạn có xu hướng biểu hiện lâm sàng giữa trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên và đáp ứng với liều cao thiamine.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Hội chứng rối loạn chức năng chuyển hóa thiamin loại 2: Các đột biến trong gen SLC19A3, mã hóa một chất vận chuyển thiamine khác , đã được báo cáo ở một số người bị bệnh não từng đợt.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Ăn uống kém</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Chế độ ăn chủ yếu có nhiều gạo đánh bóng / ngũ cốc chế biến</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Nghiện rượu mãn tính</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch mà không bổ sung đầy đủ thiamine</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Phẫu thuật dạ dày</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Hấp thụ kém</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Suy dinh dưỡng</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Hội chứng kém hấp thu</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Tăng mất mát</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Bệnh tiêu chảy</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Người bị bệnh tiêu chảy có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B1" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_thieu-vitamin-B1-1.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Người bị bệnh tiêu chảy có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B1</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Chứng nôn nghén</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Sử dụng lợi tiểu</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Liệu pháp thay thế thận</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Tăng sử dụng thiamine</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Thai kỳ</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Cho con bú</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Cường giáp</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Hội chứng cho ăn</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Thuốc có thể dẫn đến thiếu thiamine</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Thuốc lợi tiểu</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu vitamin B1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng ban đầu của thiếu B1 bao gồm chán ăn, cáu kỉnh và khó ghi nhớ ngắn hạn. Khi thiếu thiamine kéo dài, bệnh nhân có thể bị mất cảm giác ở tứ chi, các triệu chứng của suy tim bao gồm sưng bàn tay hoặc bàn chân, đau ngực liên quan đến thiếu máu cục bộ hoặc cảm giác chóng mặt, nhìn đôi và mất trí nhớ.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng ban đầu của thiếu B1 bao gồm chán ăn, cáu kỉnh và khó ghi nhớ ngắn hạn" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_thieu-vitamin-B1-2.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng ban đầu của thiếu B1 bao gồm chán ăn, cáu kỉnh và khó ghi nhớ ngắn hạn</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Beriberi trẻ sơ sinh: Bệnh beriberi ở trẻ trở nên rõ ràng trên lâm sàng trong độ tuổi từ hai đến ba tháng và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ của phụ nữ với một chế độ ăn uống thiếu thiamin. Các đặc điểm lâm sàng có thể thay đổi và có thể bao gồm hội chứng tim tối cấp với tim to, nhịp tim nhanh, tím tái, khó thở, nôn mửa và tăng áp động mạch phổi. Trẻ lớn hơn có thể có các triệu chứng thần kinh giống như viêm màng não vô khuẩn, bao gồm kích động, tiếng kêu thất thanh (không thành tiếng), nôn mửa, rung giật nhãn cầu, cử động không chủ đích, thay đổi ý thức và co giật, không có bất thường về phân tích dịch não tủy.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Beriberi người lớn: Bệnh beriberi ở người lớn có hai kiểu hình lâm sàng, mô tả là "khô" hay "ướt".</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Beriberi khô xảy ra khi có sự tham gia của hệ thần kinh trung ương. Các đặc điểm thần kinh bao gồm suy giảm phản xạ và suy giảm vận động đối xứng và cảm giác ở tứ chi. Mất myelin được nhìn thấy mà không có bất kỳ viêm cấp tính nào.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một biến thể khác của bệnh beriberi khô là bệnh não Wernicke. Tình trạng này biểu hiện theo các bước được xác định rõ ràng, bắt đầu bằng buồn nôn và nôn, sau đó là rung giật nhãn cầu ngang, liệt dây thần kinh mắt, sốt, mất điều hòa và suy giảm tâm thần tiến triển, cuối cùng dẫn đến hội chứng Korsakoff. Chỉ có thể cải thiện nếu bệnh nhân không phát triển hội chứng Korsakoff. Ít hơn 50% bệnh nhân cho thấy sự phục hồi đáng kể sau khi điều trị.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Beriberi ướt có mặt khi hệ thống tim mạch có liên quan. Tim không hoạt động được dẫn đến phù nề và giữ nước. Beriberi ướt là một trường hợp cấp cứu y tế và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tử vong trong vài ngày. Thiamine có thể giúp hồi phục một cách từ từ, nhưng hầu hết bệnh nhân cần có các biện pháp hỗ trợ tích cực trong điều kiện ICU.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu vitamin B1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng của thiếu vitamin B1 thường gặp: bệnh lý thần kinh ngoại vi, bệnh cơ tim giãn, suy tim ứ huyết, bệnh não Wernicke, suy giảm trí nhớ, tâm thần…</p> <p><meta charset="utf-8"></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu vitamin B1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ đẻ ra ở bà mẹ thiếu vitamin B1.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Trẻ suy dinh dưỡng</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Phụ nữ có thai, cho con bú không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B1" src="/ImagePath\images\20210903/20210903_thieu-vitamin-B1.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B1</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Nước kém phát triển, vùng kinh tế khó khăn.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Chế độ ăn chủ yếu có nhiều gạo xay xát kỹ / ngũ cốc chế biến sẵn</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Nghiện rượu mãn tính</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Chán ăn tâm thần hoặc bệnh tâm thần khác dẫn đến ăn kém.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Cho ăn qua đường tĩnh mạch (IV) kéo dài mà không được bổ sung thích hợp.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Nhịn ăn hoặc nhịn đói kéo dài, hoặc dinh dưỡng không cân bằng, đặc biệt là khi cho ăn lại</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- Bệnh hoặc phẫu thuật</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu vitamin B1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần được giáo dục về chế độ ăn uống lành mạnh, cai thuốc lá và kiêng rượu.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Vitamin tan B1 có nhiều trong thịt, thịt bò, thịt lợn, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Cần tăng cường nhóm thực phẩm này ở các đối tượng tăng nhu cầu vitamin B1.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm hợp lý. Tiêm phòng đầy đủ</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bổ sung vitamin B1 đối với các đối tượng có nguy cơ cao theo khuyến cáo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu vitamin B1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi đánh giá tình trạng thiếu thiamine, tiền sử điển hình có thể bao gồm ăn uống kém dinh dưỡng, uống quá nhiều rượu, hoặc bệnh nhân thuộc nhóm dân số đặc biệt của những người đã đề cập trước đây (phụ nữ có thai, người phẫu thuật bọng đái, bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu kéo dài, bất kỳ ai có tổng thể kém tình trạng dinh dưỡng, v.v.).</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các triệu chứng ban đầu của thiếu B1 bao gồm chán ăn, cáu kỉnh và khó ghi nhớ ngắn hạn. Khi thiếu thiamine kéo dài, bệnh nhân có thể bị mất cảm giác ở tứ chi, các triệu chứng của suy tim bao gồm sưng bàn tay hoặc bàn chân, đau ngực liên quan đến thiếu máu cục bộ hoặc cảm giác chóng mặt, nhìn đôi và mất trí nhớ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Beriberi khô:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Bằng chứng về bệnh lý thần kinh ngoại vi đối xứng với những thay đổi về vận động và cảm giác</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Phản xạ kém</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Beriberi ướt: tổn thương tim mạch liên quan đến suy giảm chuyển hóa năng lượng cơ tim và rối loạn chuyển hóa máu:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Bệnh cơ tim giãn</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Nhịp tim nhanh</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Suy tim sung huyết</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Phù ngoại vi</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Beriberi ướt và khô thường có các đặc điểm chồng chéo lên nhau, và trong cả hai tình trạng, dị cảm có thể là một đặc điểm biểu hiện.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh não Wernicke (WE) là một bộ ba cổ điển của các bất thường về mắt (rung giật nhãn cầu, đau mắt), lú lẫn và thay đổi dáng đi như mất điều hòa.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh não của Wernicke với các triệu chứng mất trí nhớ và rối loạn tâm thần kèm theo rối loạn phù hợp với WKS.</p> <h3 dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm đánh giá</strong></h3> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Thử nghiệm enzym chức năng về hoạt động của men transketolase. Hoạt động của men transketolase được đo trước và sau khi bổ sung thiamine pyrophosphate; &gt; 25% đáp ứng kích thích là bất thường.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Thử nghiệm enzym chức năng về hoạt động của men transketolase" src="/ImagePath\images\20210903/20210903_20200214_khoa-xet-nghiem-22.jpg.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Thử nghiệm enzym chức năng về hoạt động của men transketolase</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Đo thiamine hoặc các este được phosphoryl hóa của thiamin trong huyết thanh hoặc máu bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">- &nbsp; Nhiễm toan chuyển hóa có thể xảy ra khi thiếu thiamine do sự tích tụ của lactate.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Xem xét các nghiên cứu chẩn đoán khác dựa trên biểu hiện và các tình trạng bệnh đi kèm.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">IMR sọ não: các bất thường phổ biến nhất được thấy với WE là những thay đổi đối xứng ở đồi thị, cơ quan hành não…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu vitamin B1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị chứng thiếu Thiamine cấp tính với các dấu hiệu / triệu chứng về tim mạch hoặc thần kinh 200mg thiamin tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc uống (PO) ba lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng biến mất hoặc cải thiện cao độ, lúc đó bệnh nhân nên chuyển sang thiamine uống 10mg / ngày cho đến khi phục hồi hoàn toàn.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một lựa chọn khác trong cơn khủng hoảng cấp tính là tiêm bắp 50mg trong 2-4 ngày, sau đó là điều trị duy trì bằng đường uống</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Điều trị Thiếu Thiamine với S WKS:&nbsp; 500mg IV thiamine truyền trong 30 phút ba lần vào ngày 1 và 2 của liệu pháp 250mg thiamine IV hoặc tiêm bắp vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của liệu pháp</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Luôn cho thiamine trong thời gian cho ăn lại ở bệnh nhân nghiện rượu để ngăn ngừa tình trạng thiếu thiamine cấp tính do nhiễm toan lactic.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul dir="ltr"><li>Vitamin B1 Thiamine Deficiency - StatPearls - NCBI Bookshelf</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-vitamin-b1-scoeg
Ung thư tim
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư tim</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư tim </strong>là một bệnh lý ác tính xuất phát từ các mô mềm (sarcoma) của cơ thể. Các tế bào ở tim phát triển bất thường và không tuân theo quy luật tự nhiên dẫn đến việc hình thành khối u ác tính tại cơ quan này. Số trường hợp bị u ác tính xuất phát ở tim không nhiều, một nghiên cứu khám nghiệm được tiến hành trên 12.000 tử thi đã phát hiện trong số này chỉ có khoảng 7 người phát hiện ung thư tim.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư tim là một bệnh lý ác tính xuất phát từ các mô mềm (sarcoma) của cơ thể" src="/ImagePath/images/20210905/20210905_ung-thu-tim.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư tim là một bệnh lý ác tính xuất phát từ các mô mềm (sarcoma) của cơ thể</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Có 2 loại ung thư tim chủ yếu bao gồm:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tim nguyên phát: Xảy ra khi nơi khối u ác tính khởi phát ban đầu là ở tim và đây là hiện tượng khá hiếm gặp. 0,25% là tỷ lệ phát triển khối u ở tim và trong số đó phần lớn là các khối u lành tính (chiếm đến 90%). Nguyên nhân là do chính các tế bào cơ tim đã được biệt hoá hoàn toàn, do đó chúng hầu như không phân chia trong suốt chặng đường tồn tại cũng như phát triển của tim. Một khi khả năng phân chia đã rất thấp thì tỷ lệ để hình thành khối u tự phát ở đây cũng không cao;</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tim thứ phát: Xảy ra khi các tế bào ung thư di căn từ những bộ phận khác trong cơ thể tìm đến tim và gây bệnh ở đây. Phần lớn các ca ung thư tim là ung thư thứ phát. Các khối u thường bắt đầu di chuyển ở những khu vực gần tim, những tế bào này phá huỷ các mô ở cơ quan ban đầu của nó, sau đó xâm lấn tới các mô bao quanh tim và cả cấu trúc tim. Các bệnh ung thư được ghi nhận là có nguy cơ cao ảnh hưởng tới tim gồm có ung thư vú, ung thư phổi, ung thư hạch, ung thư thực quản, bệnh bạch cầu và ung thư thận,...</p> <p style="text-align: justify;">So với ung thư tim thứ phát, ung thư tim thể nguyên phát tuy tỷ lệ mắc rất ít nhưng một khi đã bị thì tiên lượng sống của bệnh nhân rất xấu. Giải thích cho điều này có thể là do các nguyên nhân như:</p> <p style="text-align: justify;">- Những người mắc ung thư tim nguyên phát thường dễ lẫn lộn triệu chứng với các bệnh lý thường gặp về tim mạch, do đó đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị;</p> <p style="text-align: justify;">- Cũng vì các tế bào ở tim hoàn toàn đã được biệt hoá nên những tế bào này nếu gặp tổn thương thì rất khó để thay thế và hồi phục. Những thương tổn này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng và có khả năng gây di chứng vĩnh viễn cho tim.</p> <p style="text-align: justify;">Còn những trường hợp mắc ung thư tim thứ phát thì khi phát hiện cũng đã ở giai đoạn muộn của bệnh ung thư ở cơ quan khác. Do vậy tiên lượng của thể bệnh này cũng không khả quan hơn so với ung thư tim nguyên phát.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư tim</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân thực sự khiến cho các tế bào tim tăng sinh mất kiểm soát vẫn chưa được tìm ra, tuy vậy các tác nhân sau đây cũng phần nào dẫn tới khả năng ung thư tim hình thành:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Do yếu tố di truyền:</b> phần lớn xảy ra ở các bệnh nhi bị xơ cứng ống tim do mắc khối u ở tim. Hội chứng này do đột biến trong DNA gây nên;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Tổn thương hệ miễn dịch: </b>Không có nhiều bắng chứng về mối liên quan giữa việc suy giảm miễn dịch tới ung thư tim, tuy nhiên trên lâm sàng thường thấy những người có sức đề kháng yếu thường có nguy cơ bị ung thư tim cao hơn so với người khoẻ mạnh bình thường;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Bệnh nhân có lối sống thiếu lành mạnh: </b>nói chung các bệnh lý về ung thư đều ít nhiều bị gây nên bởi chủ thể có lối sống không khoa học như thức khuya, dậy muộn, ưa thích đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc những thức ăn được chế biến với nhiệt độ cao như thịt nướng, thịt xông khói, và ăn loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Kết hợp với chế độ ăn này là thói quen lười vận động, ít tập thể dục thể thao. Đặc biệt, nghiện thuốc lá là tác nhân gây ung thư của rất nhiều cơ quan, trong đó có ung thư tim.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có lối sống thiếu lành mạnh ăn nhiều đồ ăn nhanh, béo phì là nguyên nhân gây ung thư tim" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_ung-thu-tim-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có lối sống thiếu lành mạnh ăn nhiều đồ ăn nhanh, béo phì là nguyên nhân gây ung thư tim</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư tim</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các ca ung thư tim thường rất khó để phát hiện sớm ở giai đoạn đầu mới khởi phát. Đến khi các biểu hiện đã rõ ràng hơn thì thường gây nhầm lẫn với những dạng bệnh lý về tim mạch khác. Dưới đây là các triệu chứng bất thường mọi người cần lưu ý vì rất có thể đó chính là lời cảnh báo của bệnh ung thư tim:</p> <p style="text-align: justify;">- Ho, có khi ho ra đờm kèm bọt và màu hồng;</p> <p style="text-align: justify;">- Ngực đau tức, hồi hộp đánh trống ngực;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau tức ngực có thể là triệu chứng bệnh ung thư tim" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_ung-thu-tim-3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau tức ngực có thể là triệu chứng bệnh ung thư tim</em></p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn nhịp tim;</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt không rõ nguyên nhân;</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ thể mệt mỏi;</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng hoặc sụt cân;</p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu của phù trong suy tim như: Đầu ngón tay dày và sưng lên như dùi trống; Bị sưng mắt cá chân và cả bàn chân;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân khó thở, triệu chứng này tăng nặng đặc biệt khi nằm;</p> <p style="text-align: justify;">- Phản xạ và ý thức thay đổi (không điều khiển được bản thân, ngất lịm);</p> <p style="text-align: justify;">- Chóng mặt, đau đầu, ảo giác, thậm chí là mê sảng;</p> <p style="text-align: justify;">- Móng tay hoặc đầu ngón tay thay đổi màu sắc thành màu xanh tím;</p> <p style="text-align: justify;">- Liệt một bộ phận của cơ thể hoặc liệt toàn thân;</p> <p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp bị u tim nguyên phát có thể gặp các triệu chứng như: Sốt kèm ớn lạnh, vã mồ hôi về ban đêm, kiệt sức, đau khớp, ngực đau tức dữ dội nhất là khi hít thở, sút cân nhanh,...</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của ung thư tim không đặc hiệu và thường sẽ có biểu hiện của các biến chứng của nó như suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,… Vì vậy bệnh rất dễ được chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót.</p> <p style="text-align: justify;">Ung thư tim gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Do vậy nếu phát hiện bản thân hoặc người nhà gặp phải những dấu hiệu kể trên, hãy ngay lập tức tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa ở cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.</p> <h2><strong>Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư tim</strong></h2> <p>Dựa vào mức độ phát triển về kích thước của khối u trong tim và khả năng lây lan của các tế bào ung thư mà ung thư tim được chia thành 4 giai đoạn tiến triển chính bao gồm:</p> <p>- <b>Giai đoạn 1: </b>khối u ở giai đoạn này kích thước còn khá nhỏ và đang phát&nbsp; triển tại chỗ, chưa lan rộng sang khu vực khác. Khối u bám rễ tại tim gây ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của các mạch máu ở đây dẫn đến những biểu hiện như nhức đầu, ho, sốt, thở khò khè, tim bị viêm nhẹ. Rất khó để xác định tình trạng ung thư ở giai đoạn 1;</p> <p>- <b>Giai đoạn 2: </b>sang tới giai đoạn 2 khối u đã bắt đầu manh nha xâm lấn tới các mô xung quanh tim, bao gồm các hạch bạch huyết, lớp trong mạch máu, tổ chức trong tim, phế quản chính. Kích thước khối u có dấu hiệu gia tăng lên khoảng 2cm;</p> <p>- <b>Giai đoạn 3: </b>ở giai đoạn 3 hoạt động và chức năng tim đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự phát&nbsp; triển của khối u. Nó cũng gây tổn thương sâu rộng hơn tới các hạch bạch huyết và những cơ quan khác trong cơ thể;</p> <p>- <b>Giai đoạn 4: </b>ung thư tim đã thâm nhập vào nhiều bộ phận khác. Khối u tan fphas nghiêm trọng chức năng tim khiến cho máu ở các buồng tim bị trộn lẫn vào nhau. Do thiếu máu nuôi hệ thần kinh và các tổ chức khác nên cơ hội sống sót của bệnh nhân là vô cùng thấp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư tim</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh các thăm khám lâm sàng, hỏi về triệu chứng thường gặp và tình hình bệnh sử của bệnh nhân thì các phương pháp sau sẽ được chỉ định để hỗ trợ chẩn đoán ung thư tim:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu: Không có xét nghiệm máu đặ chiệu để có thể chẩn đoán xác định ung thư tim. Tuy nhiên, việc kiểm tra các xét nghiệm máu cơ bản như: Tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan -&nbsp;thận, men tim (như Troponin T-hs, CK total, CK-MB), điện giải đồ, Lactat,… và một số xét nghiệm khác tùy tình trạng của bệnh nhân sau khi được thăm khám cũng giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về sức khỏe cơ thể người bệnh. Từ đó có những điều chỉnh và chỉ định phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim, điện tim: Hai phương pháp này sẽ giúp đánh giá được hình thái, chức năng và sự hoạt động nhịp học của tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CT và MRI để thăm dò, kiểm tra giai đoạn tiến triển của bệnh: Hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện về quả tim và các tổn thương có thể có.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI để thăm dò, kiểm tra giai đoạn tiến triển của bệnh" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_chup-mri-tam-soat-ung-thu-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI để thăm dò, kiểm tra giai đoạn tiến triển của bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đặt ống thông mạch vành hoặc ống thông tim để xác định xem đâu là mạch máu nuôi dưỡng khối u, từ đó cung cấp thêm thông tin phục vụ cho việc điều trị phẫu thuật;</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết: tùy trường hợp cụ thể, cấp thiết mới dùng tới do kỹ&nbsp; thuật này có thể gây tắc mạch máu tim dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư tim</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần xem xét loại ung thư tim mà bệnh nhân mắc phải là u lành tính hay ác tính, thứ phát hay nguyên phát và giai đoạn tiến triển để quyết định phương thức điều trị sao cho phù hợp. Hầu hết các ca ung thư tim đều cần phải thực hiện phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Đối với khối u lành tính: </b>nếu cắt bỏ được hoàn khối u thì bệnh nhân có cơ hội hồi phục. Trong trường hợp kích thước của khối u quá lớn hoặc số lượng khối u nhiều, nên thực hiện loại bỏ một phần các tế bào tăng sinh ở tim vì như vậy sẽ giúp cải thiện hoặc điều trị khỏi hẳn các triệu chứng. Cũng có trường hợp theo dõi định kỳ tim hàng năm cho bệnh nhân thay vì thực hiện phẫu thuật;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Đối với khối u ác tính: </b>loại u này thì khó điều trị hơn so với u lành vì tính chất tăng sinh với tốc độ nhanh chóng cũng như khả năng xâm lấn sang các tổ chức khác của khối u ác tính. Hai phương pháp thường được áp dụng đối với các ca bị u tim ác tính là xạ trị hoá trị, có tác dụng cản trở và hạn chế sự phát&nbsp; triển của tế bào ung thư cũng như làm giảm các biểu hiện của bệnh, cải thiện chức năng và chất lượng sống cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật ghép tim hoặc thay tim: tùy tình hình bệnh cảnh bác sĩ sẽ có chỉ định riêng;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật ghép tim hoặc thay tim để điều trị cho bệnh nhân ung thư tim" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_ung-thu-tim-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật ghép tim hoặc thay tim để điều trị cho bệnh nhân ung thư tim</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng bằng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt và luyện tập điều độ;</p> <p style="text-align: justify;">- Phối hợp với các liệu pháp điều trị thay thế khác như đông y, yoga, châm cứu, các bài thuốc dân gian giúp bồi bổ sức khỏe cho người bệnh,...</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-tim-siiir
Ung thư gan di căn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư gan di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sự tăng sinh và phát triển không kiểm soát của các tế bào đột biến ở gan sẽ dẫn đến <strong>ung thư gan</strong>. Theo ghi nhận của Globocan năm 2018, ở Việt Nam ung thư gan là bệnh lý ác tính dẫn đầu cả về số lượng ca mới mắc và cả tỷ lệ tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư gan di căn ạ" src="/ImagePath/images/20210905/20210905_ung-thu-da-day-di-can-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư gan di căn ạ</em></p> <p style="text-align: justify;">Các tế bào ung thư không chỉ khu trú ở gan mà còn lan sang cả những mô và bộ phận khác của cơ thể. Chúng di chuyển tới những khu vực này bằng cách bám theo hệ tuần hoàn máu và hệ bạch huyết. Ung thư gan được xem là bước sang giai đoạn di căn khi khối u đã tấn công vào các mô xung quanh và cơ quan ở gần gan (giai đoạn 3C, 4A) và&nbsp; khi tế bào ung thư gan lây lan tới ít nhất 1 cơ quan nằm ngoài gan như phổi hoặc đại tràng (giai đoạn 4B).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư gan di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Những người mắc bệnh xơ gan: </b>có đến 80% các trường hợp bệnh nhân bị xơ gan tiến triển thành ung thư gan. Nguyên nhân dẫn tới xơ gan có thể là do việc lạm dụng đồ uống có cồn như bia rượu, xơ gan thứ phát do bị virus tấn công (viêm gan B, viêm gan C) sau đó dần hình thành ung thư gan sau khoảng 20 - 40 bị xơ gan, hoặc xơ gan vì nhiễm sắt. Tuy nhiên cũng có những ca bị viêm gan B, viêm gan C chưa biến chứng thành xơ gan nhưng đã bị ung thư gan;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="80% các trường hợp bệnh nhân bị xơ gan tiến triển thành ung thư gan" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_ung-thu-gan-di-can-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>80% các trường hợp bệnh nhân bị xơ gan tiến triển thành ung thư gan</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài: </b>tác dụng phụ của thuốc tránh thai nếu sử dụng kéo dài đó là phát triển thành Adenoma (u tuyến) trong gan, sau này dễ dẫn tới ung thư biểu mô tế bào gan;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Nhiễm nấm Aspergillus: </b>nếu thường xuyên ăn phải các loại hạt như đỗ, lạc bị mốc sẽ có nguy cơ bị ngộ độc chất Aflatoxin có trong nấm Aspergillus ở các loại hạt này và đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư gan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư gan di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là các triệu chứng bất thường của gan và toàn cơ thể:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sốt;</li> <li style="text-align: justify;">Buồn nôn và hay nôn mửa;</li> <li style="text-align: justify;">Giảm cân mặc dù chế độ ăn không có sự thay đổi;</li> <li style="text-align: justify;">Không có cảm giác thèm ăn;</li> <li style="text-align: justify;">Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt;</li> <li style="text-align: justify;">Đau vùng bụng bên phải phía trên;</li> <li style="text-align: justify;">Sưng bụng, hay còn được gọi là cổ trướng;</li> <li style="text-align: justify;">Phân màu trắng;</li> <li style="text-align: justify;">Nước tiểu đậm màu;</li> <li style="text-align: justify;">Gan và lách to lên;</li> <li style="text-align: justify;">Đầy hơi;</li> <li style="text-align: justify;">Vàng da, vàng mắt rõ rệt</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh các triệu chứng toàn thân kể trên, tuỳ vào vị trí những cơ quan mà ung thư gan di căn tới sẽ bộc lộ các biểu hiện khác. Cụ thể như sau:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư gan di căn sang phổi:</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Chiếm khoảng 52% các ca di căn, phổi là cơ quan dễ bị khối u ở gan tấn công nhất do có rất nhiều các mạch máu nhỏ tập trung tại đây. Tế bào ung thư từ gan có thể xâm lấn trực tiếp hoặc di chuyển theo hệ thống tuần máu, hệ bạch huyết vào phổi.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư gan di căn sang phổi" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_ung-thu-da-day-di-can-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư gan di căn sang phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Phần lớn những bệnh nhân bị ung thư&nbsp; gan di căn sang phổi có tiên lượng sống rất thấp. Nguyên nhân là do khi xâm nhập vào phổi, các tế bào ung thư nhanh chóng phát triển thành khối u ác tính mới khiến chức năng phổi bị suy giảm nghiêm trọng. Trong khi phổi là một cơ quan lớn, đóng vai trò sinh tồn quan trọng của cơ thể, nếu pổi bị tổn thương do khối u di căn sẽ khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng, trao đổi khí bị rối loạn. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến toàn thân. Những triệu chứng điển hình tại phổi ở những bệnh nhân ung thư gan di căn phổi đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho kéo dài, lâu ngày không khỏi;</li> <li style="text-align: justify;">Ho ra máu hoặc ho ra đờm có màu hồng;</li> <li style="text-align: justify;">Vùng ngực bị đau thắt;</li> <li style="text-align: justify;">Khó thở liên tục do khối u gia tăng về kích thước, chèn ép mạch máu và cản trở sự hô hấp của bệnh nhân;</li> <li style="text-align: justify;">Sốt kéo dài và cơ thể nhanh chóng gặp tình trạng mệt mỏi, suy nhược.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đa số những bệnh nhân bị ung thư gan di căn vào phổi sẽ hình thành nên các khối u nhỏ nằm rải rác trong phổi, do đó việc cắt bỏ hoàn toàn các khối u bằng phẫu thuật là rất khó khăn.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư gan xâm lấn đến tổ chức xương:</strong></h3> <p style="text-align: justify;">So với di căn sang phổi thì tỷ lệ khối u tại gan lây lan đến hệ xương thấp hơn (khoảng từ 3 - 20% trong tổng số các ca bệnh bị ung thư gan di căn xa). Các khu vực trong hệ xương có nguy cơ bị xâm lấn bởi tế bào ung thư gan bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cột sống;</li> <li style="text-align: justify;">Các xương sườn;</li> <li style="text-align: justify;">Xương sọ;</li> <li style="text-align: justify;">Vùng xương chậu;</li> <li style="text-align: justify;">Các xương dài.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Những vị trí bị khối u tìm đến và phá huỷ sớm nhất là vùng cột sống, xương sườn và xương chậu. Cơ chế hoạt động của các tế bào ung thư khi di căn từ gan đến tổ chức xương đó là hình thành nên những khối mô mềm và ly giải, chia rẽ các tế bào xương.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Sự can thiệp trái quy luật tự nhiên này sẽ gây nên những cơn đau xương kéo dài, âm ỉ&nbsp; cho người bệnh. Hậu quả là dẫn đến tình trạng loãng xương, xương dễ bị gãy và hiện tượng gia tăng nồng độ Canxi trong máu do sự giải phóng Canxi ồ ạt vào máu khi xương bị phân huỷ.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ sống sót trong 5 năm ở bệnh nhân bị ung thư gan di căn xương là rất thấp (dưới 1%).</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư gan di căn sang những cơ quan khác:&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;">4 khu vực như não, phổi, xương, các hạch bạch huyết chiếm khoảng 73,2% trong số các ca ung thư gan di căn. Bên cạnh 2 cơ quan có tỷ lệ di căn cao là phổi và xương thì tỷ lệ di căn tới não và các hạch bạch huyết chiếm ít hơn. Mặc dù hiếm gặp nhưng nếu bệnh nhân ung thư gan bị di căn tới não thì tiên lượng bệnh rất xấu do những biến chứng nguy hiểm mà các khối u gây nên đối với hệ thần kinh tại cơ quan này.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, khối u ác tính ở gan còn có khả năng xâm lấn tới những bộ phận khác như phúc mạc, tuyến thượng thận nhưng tỷ lệ rất ít gặp.</p> <p style="text-align: justify;">Nhìn chung, mắc ung thư gan đã phải đối mặt với một bệnh lý vô cùng nguy hiểm nhưng khi ung thư bước vào giai đoạn di căn từ gan sang những vị trí khác của cơ thể thì lúc này cánh cửa đến với hy vọng sống sót của bệnh nhân lại càng hẹp hơn. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình huống ung thư gan di căn lan rộng, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, phát hiện sớm ung thư gan và thực hiện điều trị triệt căn ngày từ giai đoạn đầu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ung thư gan di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cách cơ bản nhất để không bị ung thư gan di căn đó là tránh xa các yếu tố dẫn tới bệnh ung thư gan. Mỗi người nên vận dụng những biện pháp sau để hạn chế tối đa rủi ro mắc ung thư gan trong tương lai:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm vắc xin ngừa virus viêm gan B; kiểm tra định kỳ các bệnh lý viêm gan Virus như A, B, C, D, E để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm nếu có chỉ định, tránh biến chứng nguy hiểm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm vắc xin ngừa virus viêm gan B" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_ung-thu-da-day-di-can-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin ngừa virus viêm gan B</em></p> <p style="text-align: justify;">- Không nên uống đồ uống có cồn do đây là tác nhân gây xơ gan. Nếu đã bị xơ gan do rượu, người bệnh cần điều trị sớm và tham khảo ý kiến bác sĩ về biện pháp để cai rượu hiệu quả;</p> <p style="text-align: justify;">- Ăn uống khoa học và duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tốt cân nặng của mình;</p> <p style="text-align: justify;">- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở gan. Nếu mắc các bệnh lý về gan cần tích cực điều trị dứt điểm.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư gan di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dựa trên những biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân cần kết hợp tiến hành các biện pháp sau để chẩn đoán chính xác những khu vực bị ảnh hưởng khi ung thư gan đã tiến triển sang giai đoạn di căn:</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán hình ảnh: Đây là phương pháp hiệu quả nhất rà soát di căn trên cơ thể. Tùy từng cơ quan mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp phù hợp như siêu âm, chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), xạ hình xương, chụp PET-CT,… Mỗi phương pháp trên đều có ưu nhược điểm và phù hợp với từng cơ quan trên cơ thể:</p> <p style="text-align: justify;">+/ Siêu âm: Giúp đánh giá các mô mềm trên cơ thể, với giá thành rẻ và hình ảnh đem lại khá chính xác, siêu âm có giá trị cao giúp sàng lọc sơ bộ di căn các cơ quan trong ổ bụng, màng phổi, tuyến giáp, hạch, phần mềm,…</p> <p style="text-align: justify;">+/ Chụp CT: Phương pháp này rất quan trọng trong việc khảo sát hình ảnh các cơ quan như phổi, ổ bụng, mạch máu,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT rất quan trọng trong việc khảo sát hình ảnh các cơ quan như phổi, ổ bụng, mạch máu,…" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_chup-ct-co-duoc-bao-hiem-khong-02.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT rất quan trọng trong việc khảo sát hình ảnh các cơ quan như phổi, ổ bụng, mạch máu,…</em></p> <p style="text-align: justify;">+/ Chụp Cộng hưởng từ: Phương pháp này cũng đem lại hình ảnh rõ nét của các cơ quan trong ổ bụng, đặc biệt quan trọng trong khảo sát di căn sọ não và cột sống.</p> <p style="text-align: justify;">+/ Xạ hình xương: Giúp khảo sát di căn ở xương.</p> <p style="text-align: justify;">+/ Chụp PET-CT: Là phương pháp hiện đại, cao cấp nhất giúp bác sĩ có thể khảo sát di căn toàn cơ thể. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí rất cao nên cần cân nhắc lựa chọn sử dụng khi đã khảo sát các cơ quan bằng các phương pháp khác mà vẫn còn nghi ngờ.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài việc khảo sát ung thư di căn, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, MRI,… còn hỗ trợ trong việc định hướng sinh thiết đúng vị trí, từ đó giảm sai lệch trong kết quả giải phẫu bệnh, tăng xác suất tìm thấy tế bào ung thư trong bệnh phẩm được sinh thiết, giúp tránh bỏ sót bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu: sàng lọc các vấn đề về gan bằng xét nghiệm alpha -fetoprotein (AFP). Thông thường ở những bệnh nhân bị ung thư gan thường có biểu hiện gia tăng lượng alpha - fetoprotein trong máu. Bên cạnh đó việc kiểm tra nồng độ alpha - fetoprotein cũng có tác dụng giúp định hướng kế hoạch điều trị và quan sát mức độ lan rộng của tế bào ung thư, kiểm tra xem ung thư có quay lại hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư gan di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở thời điểm di căn, ung thư gan không có cơ hội được điều trị khỏi hoàn toàn và các liệu pháp điều trị lúc này chỉ đóng vai trò kìm hãm quá trình di căn và giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn.</p> <p style="text-align: justify;">Tuỳ theo các yếu tố như số lượng khối u, cơ quan khối u di căn đến, thể trạng của bệnh nhân, tình trạng tổn thương gan,... mà bác sĩ sẽ lập ra một kế hoạch điều trị phù hợp bằng cách ứng dụng một số phương pháp sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Xạ trị: sử dụng năng lượng tia X để tiêu diệt khối u ác tính;</p> <p style="text-align: justify;">- Hoá trị: đưa hoá chất vào cơ thể để hạn chế sự lây lan của các tế bào ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">- Kết hợp các loại thuốc điều trị mệt mỏi, giảm đau và các triệu chứng khác.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian sống của các bệnh nhân ở giai đoạn ung thư gan di căn thường không dài. Thống kê cho thấy nếu người ung thư gan di căn được chẩn đoán và điều trị sớm thì có khoảng 7% là sống được thêm 5 năm. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị ung thư gan trên nền xơ gan thì tỷ lệ sống sót sẽ giảm đi đáng kể.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-gan-di-can-scmmm
U xương lành tính
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan U xương lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tình trạng các tế bào ở xương liên tục sinh trưởng và phát triển bất thường sẽ hình thành nên các khối mô hoặc u nang ở trong cấu trúc xương. Khi khối u gia tăng về kích thước sẽ chiếm dụng diện tích và phá huỷ dần các mô khoẻ mạnh, từ đó làm cản trở các hoạt động của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Khối u xương có thể phát&nbsp; triển ở bất cứ loại xương nào trên cơ thể và chúng có thể mọc ở một vị trí bất kỳ ở xương, từ bề mặt tới trung tâm. U xương có thể là lành tính hoặc ác tính (tiến triển thành bệnh ung thư).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="U xương có thể&nbsp;tiến triển thành bệnh ung thư" src="/ImagePath/images/20210905/20210905_u-xuong-lanh-tinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>U xương có thể&nbsp;tiến triển thành bệnh ung thư</em></p> <p style="text-align: justify;">Những khối u xương được coi là lành tính khi không đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên chúng vẫn có khả năng gây đau đớn cho bệnh nhân do chèn ép các tổ chức mô xương và gây nên nhiều hệ lụy trong tương lai, ảnh hưởng tới chất&nbsp; lượng cuộc sống của người bệnh.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân U xương lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học vẫn đang đi tìm lời giải cho căn nguyên gây nên bệnh u xương lành tính vì vẫn chưa biết lý do tại sao các tế bào bình thường lại trở nên tăng sinh đột biến và tạo thành khối u như vậy.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài xét tới nguyên nhân gốc rễ của u xương lành tính, các tác nhân sau đây cũng là yếu tố khiến một người dễ có nguy cơ phát triển loại u này trong cơ thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Người bị gãy xương (xương gãy vì bị yếu do u xương không được phát hiện sớm);</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm phóng xạ quá liều sau khi xạ trị;</p> <p style="text-align: justify;">- Do di truyền;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Một người bị u xương có thể có nguyên nhân do di truyền" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-xuong-lanh-tinh-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Một người bị u xương có thể có nguyên nhân do di truyền</em></p> <p style="text-align: justify;">- Do ung thư di căn từ bộ phận khác tới xương;</p> <p style="text-align: justify;">- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ung thư ở trẻ em cũng có thể dẫn tới hình thành u xương;</p> <p style="text-align: justify;">- Những người đã từng có thời điểm điều trị gãy xương bằng việc ghép các thanh kim loại vào xương cũng có xu hướng dễ bị u xương hơn người khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng U xương lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thoạt đầu có thể bệnh nhân sẽ không cảm nhận được rõ rệt những triệu chứng của khối u phát triển trong xương. Giai đoạn sớm u xương chỉ được tình cờ phát hiện nếu được chẩn đoán bằng các xét nghiệm hình ảnh.&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân phát hiện các dấu hiệu bất thường như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác đau âm ỉ ở xương. Cơn đau không thường xuyên, dần dần đau tăng nặng và xuất hiện nhiều hơn. Thậm chí bệnh nhân không thể ngủ vì đau xương vào ban đêm;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cảm giác đau âm ỉ ở xương có thể do bị mắc bệnh u xương lành tính" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-xuong-lanh-tinh-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cảm giác đau âm ỉ ở xương có thể do bị mắc bệnh u xương lành tính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sốt;</p> <p style="text-align: justify;">- Đổ mồ hôi vào ban đêm;</p> <p style="text-align: justify;">- Các khối u nhỏ có khả năng được phát hiện khi xảy ra các chấn thương ở xương, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác mệt mỏi hoặc đau nhẹ khi vận động.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Có những loại u xương lành tính nào?</strong></h2> <h3 style="text-align: justify;"><strong>U xương sụn</strong></h3> <p style="text-align: justify;">U xương sụn có tên y khoa là osteochondroma khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 35 - 40% trong số các dạng u lành tính ở xương. Trẻ đang độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ cao bị u xương sụn hơn so với lứa tuổi khác.</p> <p style="text-align: justify;">Đa phần trong các trường hợp thì u xương sụn thường phát triển ở những phần xương dài (xương chân, xương cánh tay). Cụ thể là các phần như đoạn trên xương cánh tay, phần trên xương cẳng chân và phần dưới xương đùi. Khối u xương sụn không chỉ dừng lại ở con số 1 mà còn có khả năng phát triển thành nhiều khối trong xương.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="U xương sụn có tên y khoa là osteochondroma khá phổ biến" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-xuong-sun-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>U xương sụn có tên y khoa là osteochondroma khá phổ biến</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khối u sụn</strong></h3> <p style="text-align: justify;">U sụn (hay còn được gọi bằng cái tên Enchondroma) thường phát triển bên trong tủy xương dưới dạng u nang sụn ở trẻ em, và ảnh hưởng đến tận lúc trưởng thành. Vị trí phát triển của loại u này thường nằm ở bàn chân, bàn tay hoặc loại xương dài như xương đùi và xương cánh tay. Không chỉ có vậy, khối u sụn còn thuộc một phần của hội chứng Maffucci và Ollier.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Dạng u sợi đơn bào không phát triển</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Đây là một dạng u xương lành tính đơn độc và cũng có xu hướng phát triển ở trẻ em và đối tượng thanh thiếu niên tuổi dậy thì, thường khu trú ở khu vực xương chân.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khối u tế bào khổng lồ</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Tên tiếng Anh của dạng u xương này là Giant cell tumors. khác với các loại u xương lành tính ở trên thì khối u tế bào khổng lồ thường tăng trưởng với tốc độ rất nhanh ở người trưởng thành. Đây là dạng u xương lành tính hiếm gặp và chủ yếu ảnh hưởng tới phần cuối tròn ở xương,&nbsp;</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nang xương phình mạch</strong></h3> <p style="text-align: justify;">HIện tượng các khối u bất&nbsp; thường sản sinh trong hệ thống mạch máu, cụ thể ở đây là tuỷ xương được gọi là tình trạng nang xương phình mạch. Dạng u xương này phát triển khá nhanh, có khả năng phá huỷ các mô xương khỏe mạnh và cản trở đến năng lực tự chữa lành thương tổn của xương.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Loạn sản xơ xương</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Tình trạng này dường như ít phổ biến gây ra bởi hiện tượng đột biến gen, hậu quả là khiến cho xương trở nên xơ và dễ bị gãy. Khi bị loạn sản xơ xương, bệnh nhân cần phải điều trị khắc phục cả đời để ngăn chặn những biến chứng liên quan.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng U xương lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bệnh nhân có u xương lành tính sau khi kết thúc liệu trình phẫu thuật vẫn có thể gặp các rủi ro như:</p> <p>- Nhiễm trùng khớp;</p> <p>- Chảy máu;</p> <p>- Khối u tái phát;</p> <p>-&nbsp;Cứng khớp;</p> <p>- Chấn thương thần kinh;</p> <p>- Viêm khớp nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng viêm khớp nhiễm trùng&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_viem-khop-nhiem-trung.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng viêm khớp nhiễm trùng&nbsp;</em></p> <p>Do vậy kể cả khi phẫu thuật loại bỏ khối u cho kết quả khả quan, bệnh nhân vẫn cần tái khám theo lịch hẹn để đề phòng trường hợp biến chứng không đáng tiếc xảy ra.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ U xương lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng mắc u lành tính ở xương. Điều đặc biệt là chỉ có khoảng 1% tỷ lệ các trường hợp mắc u xương ác tính nguyên phát, còn lại phần lớn là u xương lành tính. Cần phải lưu ý là những bệnh lý ung thư ở cơ quan khác có thể di căn và gây bệnh ở xương, lúc này được gọi là ung thư xương thứ phát.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa U xương lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">U xương lành tính có cơ hội kiểm soát được bằng cách thực hiện những biện pháp như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên tái khám sau khi đã được điều trị bằng phẫu thuật để theo dõi những thay đổi bất thường nếu có và kiểm tra tình trạng khối u có tái phát&nbsp; hay không. Từ đó can thiệp kịp thời để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng;</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh các vận động mạnh hoặc mang vác vật nặng thường xuyên để tránh gây tổn thương cho xương.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán U xương lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trước tiên bác sĩ cần kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân, cụ thể là kiểm tra vị trí nghi ngờ có khối u xương, sau đó loại trừ các nguyên nhân khác dẫn đến triệu chứng đau xương (ví dụ như do nhiễm trùng hoặc gãy xương) bằng cách kiểm tra độ mềm của xương và khả năng chuyển động của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh khám lâm sàng, một số xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện thêm bao gồm:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán&nbsp;hình ảnh</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- <strong>X-quang </strong>sẽ là phương pháp đầu tiên được yêu cầu thực hiện nhằm thăm dò vị trí và kích cỡ của khối u. Tuỳ thuộc vào kết quả hiển thị trên phim chụp X-quang sẽ cần tiến hành thêm các chẩn đoán hình ảnh kèm theo như:</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Chụp CT: </b>kỹ thuật tận dụng năng lượng từ tia X để thu thập hình ảnh của nội quan cơ thể một cách chi tiết, nhờ đó mà có thể phát hiện và kiểm tra được tình trạng của khối u rõ ràng hơn;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Chụp động mạch: </b>có tác dụng cung cấp hình ảnh của tĩnh mạch và động mạch thông qua hình ảnh X-quang;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Chụp MRI: </b>cũng là một loại kỹ thuật giúp hiển thị chi tiết cấu trúc khu vực cần kiểm tra, phương pháp này ứng dụng sóng radio và từ trường để hỗ trợ chẩn đoán;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI chẩn đoán ung thư xương tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_chup-mri-tam-soat-ung-thu-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI chẩn đoán ung thư xương tại MEDLATEC</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Chụp PET: </b>trước khi thực hiện loại hình xét nghiệm này, một lượng nhỏ đường phóng xạ sẽ được bác sĩ truyền vào tĩnh mạch, qua đó phản ánh và định vị nơi khối u khu trú. Xét nghiệm này đặc biệt có tác dụng trong trường hợp đó là khối u xương ác tính do các tế bào ung thư có một đặc điểm là hấp thụ nhiều glucose hơn các tế bào bình thường.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp xét nghiệm máu và nước tiểu</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm kiểm tra sự thay đổi về lượng protein khi xuất hiện khối u trong xương. Bên cạnh đó, nếu tổ chức mô trong xương có sự thay đổi bất thường thì sẽ hiện diện một lượng lớn enzyme Alkaline phosphatase trong máu. Vì vậy xét nghiệm Alkaline phosphatase rất cần thiết trong chẩn đoán khối u ở xương và kỹ thuật này cũng được ứng dụng rất phổ biến.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Sinh thiết mô xương</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Để thực hiện sinh thiết, một mẫu mô nhỏ sẽ được bác sĩ lấy ra từ khối u bằng một chiếc kim đâm vào xương. Do quá trình này có thể gây đau nên bệnh nhân sẽ được tiêm tê cục bộ. Để đảm bảo tính chính xác của sinh thiết, các kỹ thuật hỗ trợ hướng dẫn kèm theo có thể là X-quang, MRI hoặc CT.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết mở để loại bỏ mô qua vết rạch và bệnh nhân cần được gây mê toàn thân trước khi sinh thiết.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị U xương lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một khối u xương cần được theo dõi để cập nhật tình trạng tiến triển, đồng thời bệnh nhân cần phối hợp ngăn chặn sự phát&nbsp; triển của các khối u&nbsp; này bằng cách tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe một cách khoa học. Nếu khối u gây nhiều trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, một số biện pháp có thể hữu ích, bao gồm:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị không xâm lấn</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Phụ thuộc vào phân loại, vị trí, kích cỡ của khối u cũng như độ tuổi của bệnh nhân mà sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương án điều trị khối u xương lành tính. Có những loại u không cần tới điều trị cũng tự lành (ví dụ như khối u hình thành sau khi bị gãy xương).</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra cũng có trường hợp bị u xương lành tính được điều trị khỏi bằng việc uống thuốc mà không cần loại bỏ bằng phẫu thuật.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị xâm lấn bằng phẫu thuật</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Ở một số ca bệnh nhất định, nhằm tránh nguy cơ gãy xương hoặc biến chứng tàn tật cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ khuyến cáo nên phẫu thuật cắt bỏ khối u xương lành tính. Sau phẫu thuật cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ để kích thích mô xương khỏe mạnh tái tạo tại vị trí khối u đã được cắt bỏ. Chỉ có khoảng dưới 5% số ca bệnh bị tái phát sau phẫu thuật.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật cắt bỏ khối u xương lành tính" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-xuong-lanh-tinh-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật cắt bỏ khối u xương lành tính</em></p> <p style="text-align: justify;">Những dạng khối u xương dạng xương sẽ được phẫu thuật loại bỏ bằng hoại tử nhiệt&nbsp; hoặc cắt đốt vô tuyến cao tần.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-xuong-lanh-tinh-sojgw
U lành tính ở phổi
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan U lành tính ở phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi tế bào ở một khu vực trong cơ thể bắt đầu có hiện tượng phân chia bất thường và phát triển trái quy luật sẽ tích tụ thành những khối u. Chúng có thể xuất hiện ở đường hô hấp dẫn tới phổi hoặc trong mô phổi. Các khối u này có khả năng là ác tính (bệnh ung thư) hoặc là lành tính (không phải ung thư).</p> <p style="text-align: justify;">U lành tính ở phổi thường là những khối u phát triển chậm, không có dấu hiệu xâm lấn sang những tổ chức khác và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra loại u này cũng có thể bắt nguồn từ việc biến đổi cấu trúc của phổi nhưng cũng không gây nguy hiểm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="U lành tính ở phổi thường là những khối u phát triển chậm, không có dấu hiệu xâm lấn sang những tổ chức khác" src="/ImagePath/images/20210905/20210905_u-lanh-tinh-o-phoi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>U lành tính ở phổi thường là những khối u phát triển chậm, không có dấu hiệu xâm lấn sang những tổ chức khác</em></p> <p style="text-align: justify;">Một thuật ngữ khác cần được chú ý đến là nốt phổi. Hiện tượng này dễ dàng được quan sát trên các phim chụp X-quang hoặc CT, chúng thường đứng đơn lẻ một mình và cũng có khi hội tụ thành những đám san sát nhau. Những nốt phổi này được coi là lành tính khi:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân đang ở độ tuổi dưới 40;</p> <p style="text-align: justify;">- Trong nốt phổi là tổ chức vôi hóa;</p> <p style="text-align: justify;">- Kích thước của nốt phổi nhỏ, xếp loại Lung Rads 1-2</p> <p style="text-align: justify;">Phân biệt với nốt phổi, khối u phổi thường lớn hơn với đường kính từ 3cm trở lên. Nếu sinh thiết khối này làm giải phẫu bệnh thấy thành phần tạo nên khối u là các tế bào bình thường, không di căn thì đây là khối u lành tính.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân U lành tính ở phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu ra nguyên nhân thực sự dẫn tới sự tăng sinh của các tế bào hình thành nên các khối u phổi lành tính. Có thể chúng chính là kết quả của những tình trạng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Do người bệnh thường xuyên hút thuốc lá;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh thường xuyên hút thuốc lá có thể gây u phổi" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-lanh-tinh-o-phoi-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bệnh thường xuyên hút thuốc lá có thể gây u phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân nhiễm virus gây u nhú;</p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe phổi: thường là do vi khuẩn khiến phổi có những vết nhiễm trùng bên trong chứa đầy mủ; Khi khối áp xe được giải phóng và hồi phục có thể tạo thành sẹo phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- U hạt: do nhiễm nấm (ví dụ như bệnh cầu trùng hoặc bệnh nấm histoplasmosis), nhiễm vi khuẩn (vi khuẩn lao) tạo ra các chùm nhỏ tế bào bị viêm ở phổi;</p> <p style="text-align: justify;">- Các dị tật bẩm sinh như sẹo phổi, u nang phổi hoặc dị dạng về phổi khác;</p> <p style="text-align: justify;">- Mắc các bệnh lý gây viêm như u hạt Wegener, sarcoidosis hoặc viêm khớp dạng thấp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng U lành tính ở phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi mới hình thành, bệnh nhân thường sẽ hiếm khi cảm nhận được rõ rệt các cơn đau hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào do các khối u lành tính gây nên. Có một số ít các trường hợp khối u to dần và chèn ép các cấu trúc xung quanh, khi đó bệnh nhân dễ bị đau vùng ngực một cách dữ dội, thậm chí ảnh hưởng cả sang bả vai lẫn vùng sau lưng. Đặc biệt khi người bệnh vận động mạnh hoặc ho thì cơn đau càng trở nên dữ dội hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu nghi ngờ trong phổi bệnh nhân có u lành tính bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Ho kéo dài, có khi bị ho ra máu;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh nhân bị u phổi là sốt, ho kéo dài" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-lanh-tinh-o-phoi-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh nhân bị u phổi là sốt, ho kéo dài</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thở khò khè, khó thở;</p> <p style="text-align: justify;">- Sụt cân, mệt mỏi;</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt, kèm theo cả viêm phổi;</p> <p style="text-align: justify;">- Khàn tiếng.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Sự khác biệt giữa khối u ác tính và khối u lành tính ở phổi</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Dựa vào những đặc điểm dưới đây sẽ giúp phân biệt được đâu là ung thư và đâu chỉ là khối u lành tính:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Tuổi khởi phát: </b>thường thì đối tượng người cao tuổi sẽ dễ bị ung thư hơn. Nhưng u lành tính lại có khả năng xuất hiện ở mọi lứa tuổi;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Tốc độ phát triển: </b>Khối u lành tính thường phát triển với tốc độ khá chậm, có nhiều trường hợp còn thu nhỏ kích thước theo thời gian. Trái lại, những khối u ác tính lại có xu hướng tăng trưởng rất nhanh, trung bình một khối u ác tính sẽ chỉ mất khoảng 4 tháng để nhân đôi;</p> <p style="text-align: justify;">- <b>Sự xâm lấn: </b>không giống như ung thư, khối u lành tính không xâm lấn và gây bệnh lan sang những mô lân cận;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Nguy cơ tái phát: </b>sau khi được cắt&nbsp; bỏ cả 2 loại u này đều có nguy cơ tái phát nhưng u ác tính thì có thể tái phát ở nhiều vị trí khác so với ban đầu, còn u lành thì chỉ mọc lại ở chỗ cũ;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Rủi ro đối với sức khỏe: </b>khi nhắc tới ung thư phổi thì hầu hết chúng ta đều biết rằng tỷ lệ sống sót của người bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều so với mắc u lành tính, đồng thời hiệu quả điều trị cũng còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện ung thư sớm hay muộn. Đối với những khối u lành tính, khả năng kiểm soát và loại bỏ triệt để cao hơn, chúng thỉ thực sự nguy hiểm nếu xuất hiện ở các mạch máu lớn vùng ngực (ví dụ như động mạch chủ).</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Có những loại u lành tính ở phổi nào?</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Danh sách các tên gọi khối u phổi lành tính thường gặp:</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hamartomas:</b></p> <p style="text-align: justify;">- Đây là một loại nốt phổi lành tính dễ gặp nhất. Trên tổng số các loại u phổi lành tính, chúng chiếm khoảng 55% và 8% trong số các loại u phổi. Tỷ lệ tìm thấy Hamartomas ở phần ngoài mô liên kết của phổi là 80%, phần còn lại nằm trong các ống phế quản (hay còn được gọi là các đường dẫn khí tới phổi);</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới trong độ tuổi từ 50 - 70 là đối tượng dễ bị Hamartomas;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hamartomas&nbsp;là một loại nốt phổi lành tính dễ gặp nhất" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-lanh-tinh-o-phoi-4.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hamartomas&nbsp;là một loại nốt phổi lành tính dễ gặp nhất</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nguồn gốc của Hamartomas: chúng được hình thành từ chất béo, mô liên kết, mô sụn và cơ với số lượng bất thường. Có thể quan sát hình ảnh của chúng trên phim chụp X-quang sẽ thấy chúng có kích thước đường kính vào khoảng dưới 4cm, hình thù là một nốt tròn giống đồng xu hoặc bỏng ngô hay dạng lông cừu. Điều đáng mừng là Hamartomas chỉ khu trú trong một phạm vi có giới hạn chứ không phát triển lan rộng sang các mô xung quanh nó;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Papillomas (u nhú): </b></p> <p style="text-align: justify;">- Papillomas là một loại u lành tính ít phổ biến và thường xuất hiện trong các ống phế quản và nhô ra khỏi niêm mạc nơi chúng neo đậu. Có 3 loại Papillomas đó là:</p> <p style="text-align: justify;">+/ U nhú tuyến: thường xảy ra ở người trưởng thành, dạng nốt và “đóng đô" ở trung tâm của phổi. Hiện vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân dẫn tới u nhú dạng tuyến;</p> <p style="text-align: justify;">+/ U nhú dạng vảy: phổ biến hơn u nhú tuyến và cả trẻ em lẫn người lớn đều có khả năng bị dạng u này. Nguyên nhân là do nhiễm phải virus u nhú phát triển ở người. Đáng chú ý là có một số trường hợp u nhú dạng vảy có thể phát triển thành u ác tính;</p> <p style="text-align: justify;">+/&nbsp; U nhú hỗn hợp: là những u chứa cả mô u nhú dạng tuyến và dạng vảy.</p> <p style="text-align: justify;"><b>U tuyến phế quản: </b>đây là u lành tính phổ biến và thường xuất hiện trong ống phế quản hoặc trong tuyến nhầy của phổi;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Các khối u lành tính khác ở phổi: </b>một số loại u lành tính hiếm gặp khác đó là lipomas, chondromas, neurofibromas và fibromas. Nguồn gốc của các u này bắt nguồn từ mô mỡ hoặc mô liên kết.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa U lành tính ở phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kể là u lành tính hay ác tính, không có khối u nào vẫn là tốt nhất. Để hạn chế nguy cơ tạo cơ hội cho các khối u phát triển trong phổi, mỗi người nên:</p> <p style="text-align: justify;">- Không hút thuốc lá và không tiếp xúc gần với khói thuốc: đây là tác nhân dẫn tới 90% các bệnh lý về phổi, kể cả u lành tính. Do đó cần loại bỏ sản phẩm này ra khỏi cuộc sống hàng ngày ngay lập tức;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Không hút thuốc lá và không tiếp xúc gần với khói thuốc" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-lanh-tinh-o-phoi-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Không hút thuốc lá và không tiếp xúc gần với khói thuốc</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài hoặc ở trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn và hóa chất độc hại để giữ cho lá phổi luôn luôn được sạch sẽ;</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên tập thể dục đều đặn: nên dành ít nhất tầm 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để vận động cơ thể, giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về phổi, ung thư, tiểu đường tim mạch,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ, chất béo có hại, không nên tiêu thụ thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời nên ăn nhạt (dưới 5g muối/ngày). Cần bổ sung các chất xơ và vitamin cho cơ thể;</p> <p style="text-align: justify;">- Trang bị đồ bảo hộ đầy đủ nếu tiếp xúc với hóa chất: nhằm tránh trường hợp hít phải nhiều khói độc cần phải mặc đồ bảo hộ khi ở trong môi trường chứa đầy các chất độc hại. Những hoá chất&nbsp; có liên quan tới bệnh u phổi bao gồm crom, niken, silic, thạch tín,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán U lành tính ở phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh việc khai thác các thông tin về bệnh sử và thăm khám sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, chụp X-quang sẽ là biện pháp được bác sĩ chỉ định nhiều lần. Nếu trong vòng ít nhất 2 năm mà nốt phổi giữ nguyên kích thước thì được coi là lành tính. Tuy nhiên theo định kỳ hàng năm bệnh nhân cần phải theo dõi và kiểm tra lại để đảm bảo rằng trong vòng 5 năm nó vẫn là u lành.</p> <p style="text-align: justify;">Còn nếu nốt phổi hoặc khối u phổi có sự biến đổi về hình dáng hoặc kích thước, các xét nghiệm khác sẽ được áp dụng để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này đồng thời loại trừ khả năng ung thư phổi. Cụ thể là:</p> <p style="text-align: justify;">- Quan sát đường thở bệnh nhân thông qua nội soi phế quản;</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm lao trên da để xác định bệnh lao;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;CT phát xạ ảnh đơn - SPECT;</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp PET;</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp MRI (tùy trường hợp bệnh cảnh);</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI để chẩn đoán u lành ở phổi" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_kham-suc-khoe-tai-medlatec.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI để chẩn đoán u lành ở phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết tế bào. Mẫu bệnh sẽ được quan sát dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm để kiểm tra xem đó là khối u ác tính hay lành tính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị U lành tính ở phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối với các trường hợp bệnh nhân mắc u lành tính, người bệnh sẽ được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách sử dụng thuốc để kìm hãm sự tiến triển của khối u và thu nhỏ kích thước của nó. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ (ít nhất 6 tháng/lần) để theo dõi và thăm dò những thay đổi bất thường của khối u.</p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp bệnh nhân thuộc các đối tượng sau, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u:</p> <p style="text-align: justify;">- Người nghiện thuốc lá và khối u có nguy cơ cao sẽ tiến triển thành ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">- Kết quả xét nghiệm báo hiệu khối u có khả năng trở thành u ác tính;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân hay bị khó thở hoặc gặp các dấu hiệu khó chịu khác về đường hô hấp;</p> <p style="text-align: justify;">- Các nốt phổi hoặc khối u ở phổi phát triển liên tục không ngừng.</p> <p style="text-align: justify;">Phụ thuộc vào phân loại và vị trí của khối u sẽ quyết định phương thức phẫu thuật phù hợp. Khối u có thể được bác sĩ loại bỏ một phần nhỏ, một hoặc đa phần của một thuỳ, một hoặc nhiều thuỳ của phổi hoặc thậm chí là toàn bộ lá phổi. Tất nhiên bác sĩ sẽ ưu tiên giữ lại càng nhiều cấu trúc phổi càng tốt để giảm thiểu sự loại bỏ các mô phổi.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-lanh-tinh-o-phoi-ssolk
U máu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan U máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>U máu</strong> đa phần được chẩn đoán là khối u lành tính, bệnh thường xuất hiện từ khi mới sinh ra và có thể thoái triển dần qua nhiều năm. Khối u máu hình thành thực chất là do quá trình tăng sinh máu mất kiểm soát. U máu có thể xuất hiện ở bề mặt da hoặc ở các tổ chức bên trong cơ thể như ruột, gan, cột sống, các cơ quan hô hấp và hệ thống thần kinh trung ương. Tuy nhiên, trường hợp u máu được chẩn đoán ở thể ác tính thường rất hiếm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>U máu </strong>là khối u thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh với biểu hiện là những vết bớt có hình dáng như trái dâu nên được gọi là strawberry marks. Tỷ lệ u máu xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể lên tới 10% và thường gặp ở bé gái nhiều hơn ở các bé trai. Mặc dù phát hiện có u máu ở trẻ sơ sinh nhưng không phải lúc nào cũng cần được điều trị bởi khối u sẽ mất dần sau một khoảng thời gian. Trong một vài trường hợp u máu có ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong cơ thể bé thì sẽ được chỉ định điều trị nhằm giảm thiểu biến chứng nguy hiểm xảy ra.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="U máu đa phần được chẩn đoán là khối u lành tính và thường gặp ở trẻ sơ sinh" src="/ImagePath/images/20210905/20210905_u-mau-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em><strong>U máu</strong> đa phần được chẩn đoán là khối u lành tính và thường gặp ở trẻ sơ sinh</em></p> <h2><strong>Phân biệt các loại u máu</strong></h2> <p><strong>Dựa vào cơ chế hình thành khối u sẽ được chia làm 2 loại chính:</strong></p> <p>- U máu tế bào nội mạc mạch máu: Đây là loại u máu xuất hiện ngay khi trẻ mới chào đời, khối u phát triển khá nhanh và có thể thoái triển khi trẻ đến 5 - 7 tuổi. Sự hình thành u máu là do sự tăng sinh của các tế bào nội mạc và các tế bào lát thành mạch máu tạo thành các ống mạch máu mới. Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao gấp 3 lần so với bé gái.</p> <p>- U dị dạng mạch máu: Đây là tình trạng u máu do các nhóm động - tĩnh mạch và các bạch mạch bị dị dạng. Tình trạng này thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Bệnh hình thành từ các tế bào nội mạc không tăng sinh và không tạo ra các ống mạch máu mới. Trường hợp trẻ em bị dị dạng mạch máu mà không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như nhiễm trùng, viêm loét, suy tim, một số vùng bị hoại tử vì không có máu nuôi dưỡng, tắc nghẽn đường thở,...</p> <p><strong>Dựa vào vị trí hình thành khối u được chia làm 2 loại:</strong></p> <p>- U máu trên da: Đây là loại u máu thường xuất hiện trước khi em bé ra đời, các mạch máu tích tụ bất thường tại một vùng trên hoặc dưới bề mặt da. Thông thường u máu sẽ xuất hiện ở vùng cổ, mặt hoặc sau tai. Biểu hiện đặc trưng của u máu trên da là những nốt nổi trên bề mặt da có màu đỏ giống như một nốt ruồi son, tuy nhiên kích thước của chúng sẽ tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Một số trường hợp các nốt đỏ nhỏ có thể phát triển thành các khối u lớn hoặc các mảng da màu đỏ. U máu trên da thường biểu hiện ở 2 dạng là u máu thể hang và u máu mao mạch.</p> <p>- U máu nội tạng: Là những khối u máu xuất hiện tại các cơ quan trong cơ thể, hầu hết xuất hiện tại gan. U máu có thể nằm trong gan hoặc trên bề mặt gan. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng u máu trên gan nhạy cảm với nội tiết tố estrogen, vì vậy việc sử dụng thuốc tránh thai trong khi đang mang thai có thể làm tăng kích thước của khối u máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân U máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sự hình thành các khối u máu là do nhiều mạch máu tập trung lại một khu vực nhất định đan xen với nhau tạo thành một đám lớn. Nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này chưa được hiểu rõ, tuy nhiên dựa vào các đặc điểm chung của những bệnh nhân từng bị u máu thì các bác sĩ đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng nguy cơ u máu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Người mẹ bị tăng huyết áp trong quá trình mang thai</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người mẹ bị tăng huyết áp trong quá trình mang thai&nbsp;có thể tác động làm tăng nguy cơ u máu ở trẻ sơ sinh" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-mau-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người mẹ bị tăng huyết áp trong quá trình mang thai&nbsp;có thể tác động làm tăng nguy cơ u máu ở trẻ sơ sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ bầu bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn khi mang thai</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Mẹ bầu mang đa thai hoặc mang thai khi tuổi đã ngoài 40</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ sinh non, nhẹ cân, da trắng,...</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố di truyền: Bố hoặc mẹ u máu đã thoái triển nhưng em bé sinh ra lại có tiến triển u máu nặng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn hormone, rối loạn miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Tác động của các loại hóa chất động hại tới mẹ bầu hoặc trẻ em mới sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ sinh ra có bất thường về mạch máu bẩm sinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng U máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các khối máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể tuy nhiên bề mặt da tại các vùng như đầu, mặt, lưng hay ngực. Ngoài ra, một số trường hợp ít gặp hơn gây ảnh hưởng các cơ quan nội tạng (gan, dạ dày,...) hoặc hô hấp hoặc não bộ. Hầu hết trẻ em bị u máu đều chỉ xuất hiện 1 khối u, trường hợp xuất hiện nhiều hơn 1 khối u được gọi là u máu đa ổ. Nếu người bệnh có khối u máu trên 5 vị trí sẽ có nguy cơ xuất hiện u máu nội tạng.</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu nhận biết ban đầu của khối u máu trên da: Ban đầu sẽ có dạng vết bớt màu đỏ, u phát triển dàn thành bướu xốp (giống cao su) và có màu đỏ tươi nhô hẳn ra khỏi bề mặt da.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng khối u máu xuất hiện trên da của trẻ" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-mau-3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng khối u máu xuất hiện trên da của trẻ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp khối u bị hở do có kích thước lớn hoặc vị trí đặc biệt dễ tổn thương thì nguy cơ chảy máu hay lở loét khá cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Tùy thuộc vào vị trí có khối u mà những triệu chứng bệnh khác có thể xuất hiện. Ví dụ như u máu ở gan hoặc ống tiêu hóa có thể khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, chán ăn, cảm giác bị đầy bụng,...</p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các bé có u máu đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trẻ em bị u máu tại những vị trí đặc biệt hoặc khối u quá lớn sẽ làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, hay thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Một số biến chứng nguy hiểm khi bị u máu:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Người bệnh bị lác, lão thị sụp mí mắt,... nếu khối u hình thành tại vùng mí mắt hoặc hốc mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u máu có thể hình thành từ rất sớm trong thai kỳ vì vậy khi em bé được sinh ra thì khối u đã phát triển quá lớn ở tuyến mang tai gây biến dạng khuôn mặt (mặc dù không ảnh hưởng đến các dây thần kinh mặt).</p> <p style="text-align: justify;">- U máu có thể xuất hiện ở vùng hàm răng nếu không được chẩn đoán và điều trị triệt để thì khả năng cao sẽ bị chảy máu niêm mạc xung quanh 1 răng bị sưng tấy và đau. Việc xử lý sẽ rất khó khăn bởi nếu nhổ chiếc răng đó sẽ khiến máu máu dữ dội, nguy cơ dẫn tới tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp trẻ sơ sinh bị u máu tại vị trí dưới sụn nắp thanh quản thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi u máu trên da, thở khò khè, khó thở,... tình trạng kéo dài có thể dẫn tới tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán U máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông thường, nếu u máu nằm ở vị trí không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì có thể bỏ qua các bước xét nghiệm chuyên sâu mà chỉ cần thăm khám lâm sàng là đủ. Trường hợp nghi ngờ về mức độ nguy hiểm của khối u máu thì các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu với mục đích kiểm tra tình trạng thâm nhiễm và biệt hóa của khối u máu: Xác định các yếu tố tăng trưởng beta nguyên bào sợi trong nước tiểu và xác định các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) trong nước tiểu và máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm nhằm mục đích: Xác định vị trí u máu trong các cơ quan bên trong cơ thể; Phân biệt các khối u máu với các dạng tổn thương khác như hạch bạch huyết, u nang bạch huyết; Phân biệt khối u máu với các bất thường khác liên quan tới hệ thống mạch máu như tình trạng dị dạng mạch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) xác định vị trí u máu trong các cơ quan bên trong cơ thể" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_chup-hinh-MRI-05.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) xác định vị trí u máu trong các cơ quan bên trong cơ thể</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị U máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trường hợp các khối u máu phát hiện ở bề mặt da, có kích thước tương đối nhỏ và không nằm ở những vị trí nguy hiểm thì không cần thiết đến sự trợ giúp từ nhân viên y tế. Một số khối u có thể biến mất dần theo thời gian hoặc phát triển lớn hơn, chính vì vậy các em bé có khối u máu cần được bố mẹ chú ý theo dõi. Trường hợp khối u gây ra biến chứng nứt nẻ, chảy máu hoặc lở loét nhiễm trùng thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị loại bỏ khối u để tránh tổn thương rộng hơn tới các cơ quan, tổ chức xung quanh.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị các khối u máu sẽ được thực hiện chủ yếu với thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu người bệnh có những khối u máu với kích thước lớn gây mất thẩm mỹ hoặc hình thành tại những vị trí đặc biệt như hàm trên hoặc hàm dưới, xung quanh mắt,... thì phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định nhằm loại bỏ khối u.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Sử dụng steroid đường uống</b>:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Phương pháp này dễ dàng thực hiện tuy nhiên hiệu quả điều trị chỉ đạt mức 30%, người bệnh có thể phải kết hợp thêm với 1 phương pháp điều trị khác nữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Steroid sẽ được chỉ định dùng trong 4 tuần với liều dùng 2 mg/kg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như nấm miệng, chậm phát triển tinh thần, tăng huyết áp, đái tháo đường,...</p> <p style="text-align: justify;"><b>Tiêm xơ điều trị u máu</b>:</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp này có độ hiệu quả cao nhưng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành tiêm xơ Scleremo hoặc Trombovard 1%, 3% tại các vị trí đặc biệt như vùng mặt, cổ, đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc interferon 2b (Heberon) có thể được sử dụng điều trị u máu cho trẻ em từ 1.5 tháng tuổi cho đến 14 tuổi. Trong đó, đối tượng từ 1 - 5 tuổi đạt tỉ lệ thoái triển u máu cao hơn.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Liều dùng: 3 triệu UI/ngày, pha thuốc với 1ml nước cất, thực hiện tiêm dưới da mỗi ngày trong vòng 6 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng không mong muốn: Nôn, sốt 1 - 2 ngày đầu, chán ăn, mệt mỏi,...</p> <p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật loại bỏ khối u máu: </b>Nhằm loại bỏ các khối u máu do nằm tại vị trí đặc biệt, loại bỏ nguy cơ biến chứng nặng có thể xảy ra. Ngoài ra, những trường hợp u máu đã bị teo nhỏ lại (thoái triển) nhưng vẫn để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ cũng sẽ được tư vấn phẫu thuật chỉnh sửa.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật loại bỏ khối u máu" src="/ImagePath\images\20210905/20210905_u-mau-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật loại bỏ khối u máu</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Liệu pháp laser</b>: Nhằm cải thiện làn da sau khi các khối u đã teo đi nhưng lại gây ra tình trạng giãn mạch hoặc giúp giảm đau cho người bệnh đang bị tổn thương viêm loét.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, để điều trị các khối u dị dạng mạch máu có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp phương pháp nút mạch, liệu pháp laser, phẫu thuật.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn khối u máu hình thành thì lớp da tại vị trí khối u sẽ bị căng vì vậy nếu khối u nằm ở vị trí đặc biệt như môi, đường tiết niệu sinh dục,... thì có thể sẽ bị chảy máu và viêm loét. Chính vì vậy, việc chăm sóc bệnh nhân cần được chú ý đặc biệt đến vấn đề vệ sinh, giảm nguy cơ nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân u máu như sau:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Luôn giữ độ ẩm nhất định cho những vùng da xung quanh khối u máu nhằm giảm thiểu nguy cơ nứt nẻ chảy máu. Có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc các loại thuốc bôi da không gây kích ứng (ví dụ như: Pomat, Ointment, Aquaphor,...).</p> <p style="text-align: justify;">- Các vết thương tổn do bị chảy máu cần được làm sạch bằng nước và xà phòng diệt khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể sử dụng các loại kháng sinh bôi tại chỗ để tránh nhiễm trùng da.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các triệu chứng viêm loét tại khối u cần phải báo ngay cho bác sĩ.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-mau-sqbqs
Xơ gan
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xơ gan là bệnh lý tổn thương nhu mô gan hay gặp, là hậu quả của rất nhiều tổn thương gan do nhiều căn nguyên như tổn thương gan do rượu, viêm gan virus B mạn tính, viêm gan virus C mạn tính,... Nhu mô gan lành bị xơ hóa, tạo các dải xơ, các tiểu thùy&nbsp;gan giả thay thế tiểu thùy gan lành, gây rối loạn tuần hoàn tại gan. Tổn thương xơ hóa tiếp tục nhiều năm, tổn thương không hồi phục, cuối cùng toàn bộ nhu mô gan bị xơ hóa lan tỏa.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xơ gan là bệnh lý tổn thương nhu mô gan hay gặp" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_xo-gan.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xơ gan là bệnh lý tổn thương nhu mô gan hay gặp</em></p> <p style="text-align: justify;">Xơ gan được phân loại thành xơ gan còn bù và xơ gan mất bù, biểu hiện lâm sàng gồm hai hội chứng chính là hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Giai đoạn đầu thường gặp xơ gan còn bù, diễn ra có thể rất nhiều năm, chức năng gan chưa bị suy giảm nhiều, người bệnh thường không có biến chứng. Theo tiến triển thời gian, sự xơ hóa tăng, chức năng gan bị suy giảm nhiều, gây xơ gan mất bù với rất nhiều biến chứng. Chẩn đoán xơ gan cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm trong đó sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định. Việc điều trị xơ gan gồm nhiều biện pháp, trong đó cần loại trừ nguyên nhân gây xơ gan, dự phòng và điều trị các biến chứng,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xơ gan là hậu quả tổn thương gan trong thời gian dài do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân gây xơ gan đã được biết nhiều như:</p> <p style="text-align: justify;">- Rượu bia: việc sử dụng rượu bia với số lượng nhiều trong thời gian dài gây tổn thương gan, ban đầu là gan nhiễm mỡ, sau đó là viêm gan do rượu, cuối cùng là xơ gan do rượu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="việc sử dụng rượu bia với số lượng nhiều trong thời gian dài gây tổn thương gan" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_xơgan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Việc sử dụng rượu bia với số lượng nhiều trong thời gian dài gây tổn thương gan.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Virus viêm gan mạn: virus viêm gan B và virus viêm gan C là hai virus gây tổn thương gan mạn hay gặp nhất. Tổn thương viêm tế bào gan nhiều năm, nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả dẫn tới xơ gan và ung thư gan.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương gan do thuốc, độc chất: một số thuốc dùng trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan mạn tính, tạo điều kiện cho quá trình xơ hóa gan như thuốc điều trị bệnh lý về tâm thần ( clopromazin), thuốc điều trị lao,... Các độc chất khác có thể là căn nguyên gây bệnh như aflatoxin, dioxin,..</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương gan do căn nguyên ký sinh trùng: toxocara, sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ,…</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc mật gây biến chứng xơ gan mật,…</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Banti: xơ gan, lách to,…</p> <p style="text-align: justify;">- Xơ gan mật nguyên phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý khác do rối loạn chuyển hóa di truyền như: bệnh Willson, thiếu hụt anpha-1-antitrypsin, bệnh rối loạn chuyển hóa pocphyrin,…</p> <p style="text-align: justify;">- Một số bệnh mạch máu hoặc gan bị sung huyết như bệnh lý tắc tĩnh mạch gan, tĩnh mạch trên gan, hội chứng Budd-Chiari,..</p> <p style="text-align: justify;">- Một số người bệnh xơ gan không thể xác định được nguyên nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, biểu hiện lâm sàng của xơ gan bao gồm hai hội chứng chính là hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng suy tế bào gan: có thể gặp trong rất nhiều các bệnh lý về gan, các triệu chứng đa dạng như người bệnh thấy mệt mỏi, làm việc ít hiệu quả, ngủ không ngon giấc, chán ăn, ăn không ngon, ăn kém, dẫn tới có thể gầy sút cân, người bệnh rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng mơ hồ vùng gan, chướng hơi,… Trường hợp nặng hơn có thể có vàng mắt, vàng da, sao mạch, xuất huyết da và niêm mạc, sốt nhẹ, phù tay chân, tiểu vàng sẫm,…</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: cũng là hậu quả của nhiều nguyên nhân, trong bệnh lý xơ gan gặp trong xơ gan mất bù, áp lực tĩnh mạch cửa tăng gây ra nhiều hậu quả. Trên lâm sàng có các biểu hiện: lách to, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ, giãn tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết tiêu hóa,…</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng của bệnh xơ gan đa dạng, tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh như xơ gan còn bù hoặc xơ gan mất bù. Giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh xơ gan đôi khi không biểu hiện rõ triệu chứng trên lâm sàng hoặc triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu, rất khó phân biệt với một số bệnh lý khác. Người bệnh đôi khi thấy mệt mỏi, khó làm việc tập trung, cơ thể trong tình trạng thiếu năng lượng, ăn uống không thấy ngon miệng, ăn kém đi, thi thoảng có thể buồn nôn, nôn, sút cân nhẹ, có rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, khó tiêu,…</p> <p style="text-align: justify;">Theo tiến triển thời gian, các triệu chứng trên thường rõ ràng và nghiêm trọng hơn, bên cạnh đó, bệnh nhân có nhiều triệu chứng của xơ gan mất bù như: người bệnh vàng mắt, vàng da rõ, kèm theo tiểu vàng đậm; ngứa da do ứ đọng sắc tố mật; xuất hiện sao mạch vùng cổ, xuất huyết dưới da và niêm mạc, bầm tím vị trí va chạm mạnh, vị trí tiêm truyền; lòng bàn tay son; phù chân, phù tay; ảnh hưởng đến ham muốn tình dục; tuần hoàn bàng hệ; cổ chứng nhiều mức độ, thậm chí có thể gây thoát vị rốn; hội chứng não gan gây ảnh hưởng đến tinh thần, ý thức; xuất huyết tiêu hóa như nôn máu, đi ngoài phân máu, khi nội soi thấy giãn tĩnh mạch thực quản nhiều mức độ; tiểu ít, suy thận khi có hội chứng gan thận,… Nếu không được chẩn đoán, xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh, xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính&nbsp; mạng như xuất huyết tiêu hóa cao trong giãn tĩnh mạch thực quản, hội chứng gan thận, sốc nhiễm khuẩn,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng của xơ gan bao gồm: tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xuất huyết tiêu hóa, cổ chứng và phù, nhiễm trùng dịch cổ trướng, nhiễm trùng cơ quan bộ phận khác, sốc nhiễm khuẩn, hội chứng não gan, hội chứng gan thận, hội chứng gan phổi, ung thư biểu mô tế bào gan,… hậu quả cuối cùng là tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_tang-ap-tinh-mach-cua.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhìn chung, bệnh xơ gan do một số nguyên nhân như rượu bia, thuốc và độc chất, xơ gan mật nguyên phát,… không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây từ người sang người. Một số căn nguyên gây bệnh khác như viêm gan virus B, viêm gan virus C có thể lây truyền từ người sang người qua các con đường như: đường máu qua truyền máu không an toàn, thực hiện một số thủ thuật trong y khoa không đảm bảo nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn; qua tiêm chích ma túy; lây truyền mẹ - con; lây qua quan hệ tình dục không an toàn;… Một số bệnh rối loạn chuyển hóa có tính chất gia đình, di truyền.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh xơ gan có thể gặp ở nhiều đối tượng, cả hai giới nam và nữ, nhiều lứa tuổi khác nhau. Một số đối tượng, nguy cơ mắc bệnh như: người sử dụng rượu bia nhiều, lạm dụng rượu bia và nghiện rượu; bệnh nhân bị viêm gan virus B mạn tính, viêm gan virus C mạn tính, đặc biệt được chẩn đoán và điều trị muộn, người có quan hệ tình dục không an toàn, truyền máu không an toàn, tiêm chích ma túy, gia đình có người bị mắc bệnh viêm gan virus B mạn tính, có thể tăng nguy cơ nhiễm virus gây viêm gan mạn, từ đó tăng nguy cơ xơ gan; việc sử dụng thuốc và độc chất trong thời gian dài, tạo điều kiện cho tổn thương gan mạn tính, hậu quả có thể dẫn tới xơ gan; trong gia đình có người bị một số bệnh gan do rối loạn chuyển hóa, có tính chất gia đình, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh,…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20190901_150742_620522_viem-gan-b.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân bị viêm gan virus B mạn tính</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xơ gan là bệnh rất khó để chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có thể phòng bệnh xơ gan bằng một số biện pháp như: tuyên tuyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và nâng cao sức khỏe; dự phòng lây truyền viêm gan virus B từ mẹ sang con, tiêm phòng một số vắc xin phòng viêm gan virus như vắc xin viêm gan B; sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm hợp vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện sinh hoạt lành mạnh, không hút thuốc lá, tập thể dục, tránh béo phì, quan hệ tình dục an toàn; không tiêm chích ma túy; không lạm dụng rượu bia, sử dụng rượu bia hợp lý; không sử dụng các thuốc điều trị bệnh lý khác mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được bác sĩ khuyến cáo sử dụng; thực hiện an toàn truyền máu, các thủ thuật xâm lấn cần tuân thủ nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn; thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe; phát hiện sớm và điều trị sớm người mắc các bệnh lý về gan,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm phòng một số vắc xin phòng viêm gan virus" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_tiem-vac-xin-ngua-viem-gan-b-cho-nguoi-lon-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng một số vắc xin phòng viêm gan virus</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xơ gan cần dựa vào nhiều yếu tố như khai thác tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó sinh thiết gan có xơ gan là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Khai thác tiền sử bệnh và tiền sử gia đình</strong>: người bệnh có thường xuyên sử dụng rượu bia?, bệnh lý gan trước đó?, tiền sử sử dụng thuốc?,.. gia đình có mắc các bệnh lý di truyền, gia đình có ai bị viêm gan virus B, C,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong>: các triệu chứng của xơ gan còn bù và xơ gan mất bù</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm cận lâm sàng</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Công thức máu: giai đoạn đầu có thể bình thường, ở người bệnh nghiện rượu nhiều năm có thể có thiếu máu, giai đoạn xơ gan mất bù thường thấy số lượng tiểu cầu giảm. Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng, số lượng bạch cầu tăng trong đó ưu thế là bạch cầu đa nhân trung tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm đông máu: giai đoạn đầu, chức năng gan chưa suy giảm nhiều, các xét nghiệm đông máu cơ bản thường bình thường; giai đoạn sau thấy giảm tỉ lệ prothrombin, chỉ số APTT kéo dài, Fibrinogen giảm nhiều,…</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm sinh hóa: khi chức năng gan bị suy giảm thấy nồng độ albumin giảm, tỉ lệ A/G giảm, men AST, ALT, GGT tăng, bilirubin tăng thậm chí tắc mật mức độ nặng, NH3 thường tăng, rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn điện giải đồ, ure và creatinin tăng nếu có suy thận, alpha-fetoprotein tăng đặc biệt khi có ung thư gan,…</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm chẩn đoán một số căn nguyên gây xơ gan: các marker viêm gan virus B mạn, virus C mạn được chỉ định. Viêm gan virus B mạn tính với kháng nguyên HBsAg tồn tại trên 6 tháng, HBcAg total tăng, HBeAg âm tính hoặc dương tính và nồng độ HBV DNA tăng; viêm gan C mạn tính thường thấy HCV Core Ag dương tính, HCV RNA tăng và HCV Ab dương tính,… Xét nghiệm về các nguyên nhân ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ dương tính,… Trong bệnh Wilson: lượng Cu<sup>2+</sup> tăng trong máu và nước tiểu, ceruloplasmin giảm trong máu;… Thiếu hụt nồng độ alpha-1 antitrypsin huyết thanh,….</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Siêu âm ổ bụng: thấy nhiều hình thái tổn thương như: nhu mô gan tăng âm, nhu mô gan thô, trường hợp nặng thấy gan teo, khi có ung thư gan thấy khối bất thường nhu mô gan; bờ gan không đều, lách to, huyết khối tĩnh mạch cửa, dịch tự do ổ bụng nhiều mức độ,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Cắt lớp vi tính ổ bụng hoặc cộng hưởng tử ổ bụng: đánh giá tổn thương nhu mô gan tốt hơn siêu âm ổ bụng trong một số trường hợp, đặc biệt cộng hưởng từ ổ bụng đánh giá tốt tổn thương đường mật,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cắt lớp vi tính ổ bụng" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200603_chup-CT-med-1.jpg.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cắt lớp vi tính ổ bụng</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nội soi mật tụy ngược dòng chỉ định trong một số trường hợp để phát hiện các bệnh lý bất thường về ống mật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nội soi tiêu hóa: phát hiện và đánh giá mức độ giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa khác,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Fibroscan: đánh giá mức độ gan bị xơ hóa, từ F0 đến F4. Tuy nhiên một số yếu tố có thể gây nhiễm như: trẻ nhỏ, mức độ vàng da nặng,…</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết gan: là phương pháp xâm lấn, khó thực hiện tại tất cả các cơ sở y tế, tuy nhiên có thể chẩn đoán xác định xơ gan hoặc ung thư gan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Xơ gan</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên tắc điều trị: điều trị nguyên nhân gây xơ gan nếu có thể, tăng cường chức năng gan, dự phòng các biến chứng và điều trị biến chứng nếu có.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nguyên nhân: một số căn nguyên gây gan xơ hóa và xơ gan có thể điều trị như: dùng thuốc kháng virus (tenofovir, entecavir,…) với viêm gan virus B mạn, thuốc ức chế virus trực tiếp (sofosbuvir, velpatasvir, daclatasvir, ribavirin,…) với viêm gan virus C mạn; ngừng sử dụng rượu bia với xơ gan do rượu,…</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường chức năng gan: trong giai đoạn xơ gan mất bù, yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối; chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và chất đạm, bổ sung hoa quả tươi và vitamin, bổ sung các acid amin cần thiết; trường hợp có cổ trướng cần giảm lượng muối cung cấp vào; truyền các chế phẩm máu như huyết tương tươi đông lạnh, Cryo,… khi có chỉ định. Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc hỗ trợ tế bào gan, lợi tiểu, tăng thải trừ mật,…</p> <p style="text-align: justify;">- Dự phòng biến chứng và điều trị một số biến chứng nếu có:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cổ trướng và phù: người bệnh cần ăn giảm lượng muối đưa vào (ăn nhạt, hạn chế truyền muối,…), chỉ định thuốc lợi tiểu (furosemide, Verospiron&nbsp;hay&nbsp;Spironolacton, bổ sung albumin,… Chọc dẫn lưu ổ bụng khi điều trị nội khoa cải thiện ít, nối thông cửa- chủ để giảm áp lực tĩnh mạch cửa,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân cổ trướng" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20191231_021010_857740_co-truong-750x400.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân cổ trướng</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa và thuốc dự phòng giãn tĩnh mạch thực quản. Thắt tĩnh mạch thực quản khi nội soi đường tiêu hóa có chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị nhiễm trùng: bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng dịch cổ chướng, nhiễm trùng phổi, nhiễm khuẩn huyết. Lựa chọn kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm trước khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng não gan: thụt Lactulose, sử dụng thuốc tăng thải trừ NH3, chống phù não, lọc thay thế huyết tương,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị ung thư gan: nút mạch, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị,…</p> <p style="text-align: justify;">- Ghép gan: là biện pháp hiệu quả tuy nhiên tìm được nguồn gan ghép là khó khăn.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Wen-Ce Zhou, Quan-Bao Zhang, Liang Qiao Pathogenesis of liver cirrhosis&nbsp;World J Gastroenterol 2014 Jun 21;20(23):7312-24</p><p style="text-align: justify;">2. Bashar Sharma; Savio John. Hepatic Cirrhosis. StatPearls [Internet].</p><p style="text-align: justify;">3. Fred F Poordad. Presentation and complications associated with cirrhosis of the liver. Curr Med Res Opin 2015 May; 31(5):925-37</p><p style="text-align: justify;">4. Hiroki Nishikawa, Yukio Osaki. Liver Cirrhosis: Evaluation, Nutritional Status, and Prognosis. Mediators Inflamm 2015; 2015:872152</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/xo-gan-svwdb
Nang thận đơn độc
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nang thận đơn độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h2 style="text-align: justify;"><b>Nang thận đơn độc là gì?</b></h2> <p style="text-align: justify;">Có nhiều loại nang thận khác nhau.&nbsp;Nang thận&nbsp;đơn độc&nbsp;là một túi tròn gồm mô nhẵn, thành mỏng hoặc một túi kín thường chứa đầy chất lỏng.&nbsp;Một hoặc nhiều có thể hình thành trong&nbsp;thận.&nbsp;U nang dịch đơn thuần là loại nang thận đơn độc phổ biến nhất và chúng thường không gây hại.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Nang thận đơn độc không liên quan đến bệnh&nbsp;thận&nbsp;đa nang&nbsp;(PKD).&nbsp;Bệnh thận đa nang di truyền ở những bệnh nhân cùng huyết thống và gây ra bởi một số lượng lớn các u nang phát triển trong thận của bệnh nhân.&nbsp;Điều này làm cho căng dãn tăng kích thước thận và làm tổn thương mô thận.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nang thận&nbsp;đơn độc&nbsp;là một túi tròn gồm mô nhẵn, thành mỏng hoặc một túi kín thường chứa đầy chất lỏng" src="/ImagePath/images/20210918/20210918_nang-than-don-doc-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nang thận&nbsp;đơn độc&nbsp;là một túi tròn gồm mô nhẵn, thành mỏng hoặc một túi kín thường chứa đầy chất lỏng</em></p> <p style="text-align: justify;">Theo thời gian, thận của bệnh nhân bệnh thận đa nang sex suy giảm dần chức năng và có thể tiến triển dẫn đến&nbsp;suy thận.&nbsp;Đôi khi bệnh thận đa nang có thể hình thành u nang trong gan hoặc ở các tạng đặc dạng nhu mô khác của cơ thể.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nang thận mắc phải là một tình trạng khác khiến nhiều u nang phát triển trong thận của bệnh nhân.&nbsp;Nó không có tính chất di truyền như bệnh thận đa nang mà mắc phải do các tổn thương sinh lý bệnh bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối.&nbsp;Nang thận thứ phát không làm cho thận của bệnh nhân tiến triển trầm trọng hơn hoặc dẫn đến đa nang ở các bộ phận khác của cơ thể.&nbsp;Nó thường không gây ra triệu chứng và không cần điều trị.&nbsp;&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nang thận đơn độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các bác sĩ không hiểu đầy đủ về nguyên nhân gây ra nang thận đơn độc, nhưng chúng dường như không phải là di truyền.&nbsp;Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh hơn phụ nữ.&nbsp;Và gần một nửa số người từ 50 tuổi trở lên có một hoặc nhiều u nang đơn giản trong thận.&nbsp;Kích thước của những u nang này cũng có thể tăng lên theo độ tuổi và có thể tăng gấp đôi sau 10 năm.</p> <p style="text-align: justify;">U nang thận đơn giản là cực kỳ phổ biến, và tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi tác. Khoảng 25% những người từ 40 tuổi trở lên và khoảng 50% người từ 50 tuổi trở lên có u nang thận đơn giản. U nang thận đơn giản có thể tăng gấp đôi kích thước trong 10 năm. U nang thận đơn độc thường được phát hiện tình cờ và thường không có triệu chứng. Nhiều u nang thận thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính khi lọc máu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khoảng 25% những người từ 40 tuổi trở lên và khoảng 50% người từ 50 tuổi trở lên có u nang thận đơn giản" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_nang-than-don-doc-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khoảng 25% những người từ 40 tuổi trở lên và khoảng 50% người từ 50 tuổi trở lên có u nang thận đơn giản</em></p> <p style="text-align: justify;">Sinh lý bệnh chính xác cho u nang thận là không rõ ràng. Diverticula trên ống distal của nephron có thể là điểm khởi đầu cho sự hình thành u nang. Màng cơ bản không tự động với tuổi tác, kết hợp với một mức độ tắc nghẽn tiết niệu, có thể dẫn đến sự hình thành u nang đơn giản.</p> <p style="text-align: justify;">U nang thận đơn giản thường chứa đầy dịch huyết thanh và có niêm mạc biểu mô đơn giản. Chúng có thể có một lớp biểu mô lập thể hoặc dẹt. Một u nang đơn giản có thể có một lớp biểu mô teo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nang thận đơn độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nang thận đơn độc thường không gây ra triệu chứng.&nbsp;Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ vô tình tìm thấy chúng khi&nbsp;siêu âm&nbsp;hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) được chỉ định khi thăm dò một tình trạng bệnh khác hoặc khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.&nbsp;Nếu bệnh nhân có các triệu chứng, chúng có thể bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu nang thận to và chèn ép các tổ chức xung quang, triệu chứng đau tức vùng hông lưng là thường gặp nhất</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt, rét run hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác</p> <p style="text-align: justify;">- Có máu trong nước tiểu của bệnh nhân</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có máu trong nước tiểu của bệnh nhân" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_nang-than-don-doc-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có máu trong nước tiểu của bệnh nhân</em></p> <p style="text-align: justify;">- U nang lớn chèn ép vào đường bài xuất hoặc hệ thống mạch thận gây ra các triệu chứng thứ phát tương ứng(hiếm gặp nhưng cũng là chỉ định phải chủ động xử lý nang thận sớm)</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giảm chức năng thận (hiếm gặp)</p> <p style="text-align: justify;">Nang thận đơn độc có liên quan đến&nbsp;huyết áp cao&nbsp;, nhưng không rõ mối liên hệ giữa hai tình trạng bệnh này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nang thận đơn độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiếm khi, u nang đơn giản có thể bị nhiễm trùng và cần điều trị kháng sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, các u nang đơn giản hiếm khi trở nên lớn đến mức gây ảnh hưởng khối lượng lên các cơ quan khác và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Điều này sẽ đòi hỏi dẫn lưu u nang bằng liệu pháp xơ cứng hoặc loại bỏ nội soi bằng phẫu thuật.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nang thận đơn độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">U nang đơn giản thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chúng thường được phát hiện ngẫu nhiên trong một nghiên cứu phóng xạ được thực hiện vì những lý do khác như đau bụng. U nang đơn giản thường không can thiệp vào chức năng thận và thường không ảnh hưởng đến các xét nghiệm chức năng thận. Trong những trường hợp hiếm hoi, u nang đơn giản có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận. Hầu hết mọi người không nhận thức được việc có chúng. Hiếm khi, một u nang đơn giản có thể vỡ và chảy máu, bị nhiễm trùng hoặc phát triển quá lớn đến nỗi nó gây ra ảnh hưởng hàng loạt đến các cơ quan khác và đau bụng và khó chịu. Có một mối liên hệ giữa u nang đơn giản và huyết áp cao, nhưng mối quan hệ nhân quả chưa được chứng minh.</p> <p style="text-align: justify;">Cùng với khám lâm sàng và tiền sử bệnh gia đình, bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để giúp họ chẩn đoán nang thận đơn độc.&nbsp;Bao gồm các xét nghiệm:</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chẩn đoán nang thận đơn độc bằng phương pháp&nbsp;chụp cắt lớp vi tính (CT) tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_20200603_chup-CT-med-1.jpg.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán nang thận đơn độc bằng phương pháp&nbsp;chụp cắt lớp vi tính (CT) tại MEDLATEC</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu để đo mức độ hoạt động của thận</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi xuất hiện một nang thận đơn độc, việc đầu tiên cần làm là phân biệt trên siêu âm với Áp xe thận, U thận (U lành tính hoặc ác tính dạng mô đặc). Khi đã xác định là U nang thì bước tiếp theo là phân biệt u nang đơn giản và u nang thận phức tạp, phân biệt quan trọng nhất là loại trừ u nang ác tính hóa.</p> <p style="text-align: justify;">U nang thận phức tạp cần được phân biệt dựa trên các tiêu chí hình ảnh để đánh giá nguy cơ ác tính. Năm 1986, Morton Bosniak đã phát triển một phân loại u nang thận dựa trên những cắt lớp vi tính đã trở thành tiêu chuẩn để xác định u nang phức tạp nào có tỷ lệ mắc bệnh ác tính cao và cần phẫu thuật hoặc theo dõi chặt chẽ. Phân loại Bosniak hiện đang được sử dụng bởi cả bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ thận tiết niệu để quản lý u nang thận phức tạp. Ban đầu nó dựa trên cắt lớp vi tính nhưng cũng đã được mở rộng sang cộng hưởng từ. Nang đơn giản rơi vào loại Bosniak 1 và không yêu cầu bất kỳ thăm dò nào thêm.</p> <p style="text-align: justify;">Để đánh giá các u nang thận phức tạp bằng chụp CT hoặc MRI, Đánh giá CT bao giờ cũng gồm 2 thì chụp, chụp sơ bộ và chụp có cản quang. Hệ thống phân loại Bosniak được sử dụng để hướng dẫn điều trị:</p> <p style="text-align: justify;">- Bosniak I: Nang thận đơn độc</p> <p style="text-align: justify;">Mật độ nước từ 0 đến 20 đơn vị Hounsfield. Đồng nhất. Thành mỏng. Không ngấm thuốc</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: Tổn thương Bosniak trong loại I là nang lành tính và không cần can thiệp thêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Bosniak II: Nang thận phức tạp</p> <p style="text-align: justify;">Thành mỏng, vôi hóa thành nang, dịch có thể vẩn đục nhẹ. không ngấm thuốc rõ ràng,&nbsp; đường kính dưới 3 cm.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: Tổn thương Bosniak trong loại II là nang lành tính và không cần can thiệp thêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Bosniak IIF: Nang thận phức tạp với nhiều vách mỏng trong nang</p> <p style="text-align: justify;">Thành mỏng có vách và có vôi hóa, ngấm thuốc tối thiểu (10-15 đơn vị Hounsfield) trên CT.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: Tổn thương Bosniak loại IIF, F là viết tắt của follow-up. Theo dõi hình ảnh CT cản quang định kỳ 6 tháng, 12 tháng và sau đó hàng năm trong 5 năm. Nếu các tổn thương phát triển về kích thước và ngấm thuốc, chúng trở thành tổn thương loại III và cần điều trị phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương Bosniak III</p> <p style="text-align: justify;">Ngấm thuốc trên 15 đơn vị Hounsfield. thành dày không đều và nhiều vách.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: Tổn thương Bosniak loại III cần điều trị bằng phẫu thuật. Tỷ lệ ác tính 50% đến 80%.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương Bosniak IV: Ác tính</p> <p style="text-align: justify;">Thâm nhiễm mô thành nang và trong nang, ngấm thuốc rõ trên CT cản quang.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: Tổn thương Bosniak loại IV cần&nbsp; điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ. Tổn thương loại IV của Bosniak có nguy cơ ác tính cao hơn 90%..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nang thận đơn độc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu u nang của bệnh nhân không gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng, bệnh nhân không cần điều trị.&nbsp;Đối với một thận nang mắc phải đơn giản, bệnh nhân có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp hiếm hoi mà bệnh nhân có các triệu chứng, bệnh nhân có thể cần điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể có một quy trình được gọi là liệu pháp điều trị u nang bao gồm các bước sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Một bác sĩ chọc vào u nang bằng một cây kim dài đâm qua&nbsp;da, sử dụng siêu âm để hướng dẫn.</p> <p style="text-align: justify;">- Bác sĩ hút (hút) u nang và sau đó có thể đổ dung dịch chứa cồn vào nang rỗng;&nbsp;điều này làm cho mô thành nang xơ hóa lại và giảm khả năng u nang tái phát.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị u nang thận" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_nang-than-don-doc-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị u nang thận</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp, nang thận có thể tái phát và tăng lượng chất dịch trong nang.&nbsp;Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật thông dụng nhất hiện tại là mổ nội soi sau phúc mạc (đường mổ nhỏ ở lưng bên thận có nang, sau đó ống nội soi phẫu thuật tiếp cận nang thận qua vùng lưng, dịch trong nang sẽ được hút ra ngoài kèm theo các thủ thuật tránh tái phát nang như triệt đốt thành trong nang hoặc dẫn lưu chỏm nang trực tiếp vào trong ổ bụng). Một phương pháp khác cũng hay được áp dụng là chọc hút nang bằng kim nhỏ sau phúc mạc (vùng lưng) dưới hướng dẫn siêu âm, tránh tái phát bằng cách bơm các chất vào nang thận làm xơ hóa thành nang sau khi chọc hút.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể phải ở lại bệnh viện trong một hoặc hai ngày sau khi phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">So sánh giữa chọc hút nang thận và phẫu thuật nội soi: Chọc hút nang thận mang lại hiệu quả thấp hơn, tỷ lệ tái phát cao hơn nhưng là 1 thủ thuật đơn giản, ít biến chứng và không cần gây mê. Phẫu thuật nội soi có hiệu quả điều trị tốt hơn, gần như không tái phát nhưng là 1 phẫu thuật đầy đủ, cần đến gây mê toàn thân và tỉ lệ tai biến phãu thuật, tai biến gây mê cao hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Khi bác sĩ đã hiểu rõ về tình trạng nang thận đơn độc của bệnh nhân, cân nhắc trên nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sau khi tư vấn rõ ràng cho người bệnh về lợi ích nguy cơ giữa các phương pháp.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Terada N, Arai Y, Kinukawa N, Yoshimura K, Terai A. Risk factors for renal cysts.&nbsp;<em>BJU International</em>. 2004</p><p style="text-align: justify;">2. Rule AD, Sasiwimonphan K, Lieske JC, Keddis MT, Torres VE, Vrtiska TJ. Characteristics of renal cystic and solid lesions based on contrast-enhanced computed tomography of potential kidney donors.&nbsp;<em>American Journal of Kidney Diseases</em>. 2012</p><p style="text-align: justify;">3. Zerem E, Imamović G, and Omerović S. Simple renal cysts and arterial hypertension: does their evacuation decrease the blood pressure?&nbsp;<em>Journal of Hypertension</em>. 2009</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nang-than-don-doc-swtei
Thất điều di truyền
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thất điều di truyền</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thất điều (Mất điều hòa - Ataxia) là một thuật ngữ chỉ một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến sự phối hợp động tác, rối loạn thăng bằng và lời nói.</p> <p style="text-align: justify;">Thất điều có rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có di truyền. Thất điều di truyền bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Các thất điều di truyền trội nhiễm sắc thể thường, điển hình với:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_F3.medium.gif"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thất điều từng đợt (Episodic ataxia - EA)</p> <p style="text-align: justify;">- Các kiểu hình di truyền lặn nhiễm sắc thể thường, điển hình với:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thất điều Friedreich (Friedreich ataxia - FA)</p> <p style="text-align: justify;">+ Chứng thất điều - giãn mạch (Ataxia - telangiectasia)</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các thất điều di truyền thường gặp</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc toàn cầu của SCA khoảng 1 đến 5 trên 100000 dân và tỷ lệ phổ biến ở Châu Âu nói chung là 0,9 đến 3 trên 100000 dân. Các nước châu Á ít có số liệu công bố về tỉ lệ mắc SCA. SCA là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển di truyền trên gen trội nhiễm sắc thể thường chủ yếu ảnh hưởng đến tiểu não.</p> <p style="text-align: justify;">Cho đến nay, hơn 40 tuýp SCA di truyền riêng biệt đã được xác định được phân loại theo các locus di truyền để xác định. Các loại phổ biến là SCA1, SCA2, SCA3 và SCA6 chiếm hơn một nửa số trường hợp và các biến thể hiếm gặp khác tạo thành các trường hợp còn lại. SCA không có nghĩa là nó chỉ có tổn thương ở tiểu não và tủy sống. Nó cũng có thể liên quan đến các phần khác của hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như nhân cầu, dây thần kinh ngoại vi, vỏ não, hạch nền...&nbsp;</p> <p><strong>Thất điều Friedreich (Friedreich ataxia – FA)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thất điều Friedreich là thất điều di truyền phổ biến nhất. Nó chiếm tới một nửa số trường hợp mất điều hòa di truyền nói chung. Tần suất mắc khoảng 1/30.000 - 1/50.000 ở người da trắng. Thất điều Friedreich được tìm thấy chủ yếu ở các cá thể có nguồn gốc Châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông hoặc Ấn Độ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thất điều di truyền</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các nhiễm sắc thể bình thường với một lần lặp lại CAG ổn định có từ 6 đến 34 đơn vị lặp lại, hơn 36 lần lặp lại dẫn đến một alen gây bệnh. Sự lặp lại CAG nhiều quá mức tạo ra protein đạt được chức năng mới, không phải do protein mất chức năng bình thường. Trong đó có xu hướng lại lại tăng của CAG lặp lại qua các thế hệ liên tiếp. Sự mở rộng lặp lại CAG xảy ra ở SCA1, 2, 3, 6, 7, 8, 12 và 17.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Các nhiễm sắc thể bình thường với một lần lặp lại CAG ổn định có từ 6 đến 34 đơn vị lặp lại, hơn 36 lần lặp lại dẫn đến một alen gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_415_2018_9076_Fig1_HTML.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Các nhiễm sắc thể bình thường với một lần lặp lại CAG ổn định có từ 6 đến 34 đơn vị lặp lại, hơn 36 lần lặp lại dẫn đến một alen gây bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tương tự, SCA 10 là do sự mở rộng ATTCT. SCA 31, 36, 37 liên quan đến sự khuếch đại TGGAA , GGCCTG&nbsp;và ATTTT tương ứng. Các kiểu phụ SCA khác hiếm hơn và liên quan đến sự mở rộng lặp lại khác hoặc các biến thể nucleotide đơn lẻ.&nbsp; SCA5, SCA13, SCA14 và SCA19 tham gia vào đột biến sai lệch và SCA15, SCA20 và SCA39 liên quan đến việc xóa hoặc sao chép gen.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế bệnh sinh chính xác của SCA vẫn chưa được biết. Nhưng nhiều loạt nghiên cứu đã công bố rằng các cơ chế phổ biến của SCA là đột biến gen gây ra các sản phẩm protein bất thường. Các Protein này gây thoái hóa tế bào thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tế bào chính liên quan đến quá trình thoái hóa là tế bào Purkinje&nbsp;và các tế bào khác. Tế bào Purkinje có vai trò điều hòa các vận động và phối hợp cơ. Vì vậy, sự thoái hóa của các tế bào Purkinje có liên quan nhiều đến chứng mất điều hòa.</p> <p style="text-align: justify;">- Mô bệnh học bệnh nhân SCA cho thấy teo tiểu não và phì đại não thất bên, đặc biệt là ở SCA2, SCA3 và SCA7, teo thân não và vỏ não.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thất điều Friedreich (Friedreich ataxia - FA)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- FA là do đột biến mất chức năng ở gen frataxin (FXN) nằm trên nhiễm sắc thể 9q13. Phần lớn bệnh nhân có sự lặp lại bộ ba GAA của gen FXN quá mức bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Số lần lặp lại GAA có thể thay đổi từ 66 đến 1700, so với 7 đến 34 ở các alen bình thường. Hầu hết các bệnh nhân có số lần lặp lại từ 600 đến 1200 lần bộ ba GAA. Các con số lặp lại từ 34 đến 100 hiếm khi dẫn đến bệnh nhưng có thể mở rộng trong các thế hệ tiếp theo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thất điều di truyền</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thất điều di truyền</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Lâm sàng</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;SCA rất phức tạp để hiểu cả về kiểu gen và kiểu hình nên rất khó để mô tả tất cả các biến thể cùng một lúc.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình rất quan trọng và không nên bỏ sót.</p> <p style="text-align: justify;">- Khởi phát và thời gian của các triệu chứng có thể thay đổi: bệnh thường khỏi phát từ từ và tiến triển chậm trong nhiều năm để biểu hiện ở mức độ đầy đủ. Các đặc điểm lâm sàng có thể khác nhau đáng kể giữa các thành viên riêng lẻ của một gia đình. Biểu hiện lâm sàng thường nặng hơn và khởi phát sớm ở trẻ em và thanh thiếu niên.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nghiên cứu kết luận rằng: Số lượng CAG lặp lại trên các alen mở rộng càng nhiều thì tuổi khởi phát càng sớm và bệnh càng nặng. Ngoài triệu chứng thất điều thì một số &nbsp;triệu chứng khác nhau&nbsp; giữa các tuýp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi khám thần kinh, biểu hiện yếu, tê và đau (bệnh thần kinh ngoại vi) phù hợp hơn với SCA1, 2, 3, 4 và 18, nhưng bệnh thần kinh cảm giác là đặc trưng nhất với SCA4. Thoái hóa điểm vàng và suy giảm thị lực phù hợp hơn với SCA7.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Triệu chứng lâm sàng&nbsp;các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_maxresdefault.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng lâm sàng&nbsp;các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Tương tự như vậy, yếu cơ mắt, cử động mắt không tự chủ (rung giật nhãn cầu), mắt lồi, rối loạn cơ và parkinson là điển hình cho SCA1, 2 và 3. SCA10 phổ biến hơn với co giật động kinh, SCA14 với co giật cơ (myoclonus), cử động không tự chủ bất thường (múa giật) và run ở&nbsp; SCA12, 27. Chậm phát triển trí tuệ&nbsp; phổ biến SCA 13.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Chuẩn đoán hình ảnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hình ảnh thần kinh cho thấy teo tiểu não tổng thể nổi bật nhất trong SCA2 và mở rộng não thất, và teo các phần khác của não.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số chứng teo khu trú hoặc khu vực cụ thể&nbsp; trong một số SCA nhất định: teo tiểu não với sự mở rộng tâm thất thứ tư trong SCA3, teo thân não ở SCA5, teo tiểu não cô lập ở SCA6, teo tiểu não và bán cầu ở SCA8,...</p> <p style="text-align: justify;"><em>Xét nghiệm di truyền:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khi có dấu hiệu định hướng SCA cần có những xét nghiêm di truyền để khẳng định chẩn đoán: sự lặp lại quá mức bình thường của bộ ba CAG.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thất điều Friedreich (Friedreich ataxia - FA)</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Lâm sàng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện lâm sàng chính của FA là rối loạn chức năng thần kinh, bệnh cơ tim và bệnh đái tháo đường. Sự lặp lai GAA lớn hơn tương quan với tuổi khởi phát sớm hơn, thời gian mất khả năng vận động ngắn hơn, tần suất bệnh cơ tim lớn hơn và mất phản xạ ở chi trên sớm hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi khởi phát thất điều Friedreich thường ở tuổi vị thành niên.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng thần kinh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thất điều tiến triển ở cả tứ chi: thường biểu hiện ở tuổi thiếu niên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các phản xạ gân cơ bị mất ở khoảng 90% bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu cơ liên quan đến bàn chân và chân, tiếp theo sau đó là yếu liên quan đến bàn tay và cánh tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất cảm giác: chủ yếu liên quan đến cảm giác rung, cảm giác đau và nhiệt độ thường được giữ lại.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chứng khó nuốt xảy ra ở khoảng 1 nửa tổng số bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn chức năng bàng quang: với tình trạng tiểu gấp và&nbsp; sau đó của tiểu không kiểm soát.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số triệu chứng thần kinh ít gặp: giảm thị lực do tổn thương thần kinh thị, rung giật nhãn cầu ngang, giảm thính lực…</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh cơ tim .</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng liên quan đến sự liên quan đến tim bao gồm đánh trống ngực do loạn nhịp tim và khó thở khi gắng sức do bệnh cơ tim gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ tim dường như không tương quan với chức năng thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Đái tháo đường: Đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp glucose xảy ra ở gần 1/3 bệnh nhân FA.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số triệu chứng khác ít gặp biến dạng bàn chân, cong vẹo cột sống, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Hình ảnh thần kinh&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong bệnh mất điều hòa Friedreich thường cho thấy tủy sống và tủy bị teo. Teo tiểu não trên MRI là không phổ biến, đặc biệt là giai đoạn đầu của bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong bệnh mất điều hòa Friedreich thường cho thấy tủy sống và tủy bị teo" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-mri-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong bệnh mất điều hòa Friedreich thường cho thấy tủy sống và tủy bị teo</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh cơ tim: Các&nbsp; bất thường về điện tim và siêu âm tim là đặc điểm của bệnh cơ tim phì đại thường là bệnh mất điều hòa Friedreich.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Xét nghiệm di truyền</em></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh mất điều hòa Friedreich dựa trên các phát hiện lâm sàng nhưng cần được xác nhận bằng xét nghiệm di truyền: sự lặp lại quá mức bình thường của bộ ba GAA.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thất điều di truyền</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thất điều tủy - tiểu não (Spinocerebellar ataxias - SCA)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù phải mất một thời gian dài để đánh giá được đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh hầu như không thể đảo ngược một khi đã rõ ràng. Tuy nhiên bệnh không có điều trị căn nguyên, điều trị triệu chứng có thể cải thiện tiên lượng. Khả năng sống sót phụ thuộc vào mức độ lặp lại CAG. Một nghiên cứu thuần tập theo chiều dọc kết luận rằng tỷ lệ sống sót trung bình 10 năm của SCA1 chỉ là 57%, trong khi của SCA6 là 87%.&nbsp;Hầu hết bệnh nhân cần sự hỗ trợ của xe lăn từ 10 đến 15 năm khởi phát bệnh, nhưng vật lý trị liệu có thể trì hoãn việc yêu cầu xe lăn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hầu hết bệnh nhân cần sự hỗ trợ của xe lăn từ 10 đến 15 năm khởi phát bệnh" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Bệnh-Ataxia.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hầu hết bệnh nhân cần sự hỗ trợ của xe lăn từ 10 đến 15 năm khởi phát bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thất điều Friedreich (Friedreich ataxia - FA)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Không có liệu pháp điều trị bệnh cụ thể cho chứng mất điều hòa Friedreich. Một chương trình vật lý trị liệu nên được bắt đầu sớm.</p> <p style="text-align: justify;">- Tư vấn về di truyền và tâm lý cũng rất quan trọng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần đánh giá chức năng tim định kỳ. Tương tự, bệnh nhân cần được theo dõi sự phát triển của chứng khó nuốt, cong vẹo cột sống, giảm thị lực, giảm thính lực, rối loạn chức năng bàng quang, ngưng thở khi ngủ và đái tháo đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian trung bình từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi sử dụng xe lăn từ 11 đến 25 năm . Hầu hết bệnh nhân tử vong trong độ tuổi từ 30 đến 40, với tuổi trung bình là 37 tuổi trong một số nghiên cứu, mặc dù một số bệnh nhân sống sót cho đến thập kỷ tám . Với thất điều Friedreich khởi phát muộn, tiến triển của bệnh thường chậm hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân tử vong chính là do rối loạn chức năng tim, điển hình là suy tim sung huyết hoặc rối loạn nhịp tim . Ít thường xuyên hơn, tử vong xảy ra do các nguyên nhân không liên quan đến tim.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/that-dieu-di-truyen-soari
Hôi miệng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hôi miệng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ khoang miệng. Cảm nhận về hôi miệng là khác nhau giữa từng người, từng cộng đồng, xã hội. Hôi miệng gây ra sự lo lắng, bối rối, thiếu sự tự tin khi giao tiếp trong xã hội, là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh đến gặp bác sĩ Răng Hàm Mặt.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210917/20210917_chung-ngai-giao-tiep-xa-hoi2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hôi miệng gây ra sự lo lắng, bối rối, thiếu sự tự tin khi giao tiếp trong xã hội</em></p> <p style="text-align: justify;">Hôi miệng chiếm khoảng 25% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hôi miệng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng, có thể chia thành 2 nhóm chính là: Hôi miệng có nguồn gốc từ khoang miệng và Hôi miệng không có nguồn gốc từ khoang miệng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hôi miệng có nguồn gốc từ khoang miệng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khoảng 90% hôi miệng có nguồn gốc từ trong khoang miệng. Chúng được sản sinh chủ yếu do sự phân hủy các protein thành các aminoacid và các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Một số nguyên nhân thường gặp là:</p> <p style="text-align: justify;">- Mùi hôi có nguồn gốc từ bản thân thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng như khi ăn hành, tỏi, sầu riêng, các thực phẩm giàu đạm hoặc thực phẩm có mùi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mùi hôi có nguồn gốc từ bản thân thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_mui-hoi-co-the-1-1591947293162130592755.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mùi hôi có nguồn gốc từ bản thân thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khô miệng: Nước bọt có vai trò tự nhiên trong việc làm sạch khoang miệng. Vì vậy việc khô miệng do giảm tiết nước bọt (do bệnh lý hoặc giảm tiết tạm thời vào buổi sáng) có thể gây nên tình trạng tích tụ mùi hôi.</p> <p style="text-align: justify;">- Do vệ sinh răng miệng không tốt, các mảnh vụn thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi khó chịu</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nha chu: Bệnh nha chu (cao răng, mảng bám, viêm quanh răng…) thường xuyên gây ra tình trạng hôi miệng, do nó tạo thành nhiều vị trí lắng đọng thức ăn thuận lợi cho vi khuẩn bám vào phát triển tạo thành sản phẩm có mùi.</p> <p style="text-align: justify;">- Do các khí cụ trong miệng như: chất gắn răng giả bị ngấm thức ăn, do hở cổ răng giả, do dắt thức ăn bên dưới gần cầu răng, dắt thức ăn xung quanh khí cụ chỉnh nha, implant.</p> <p style="text-align: justify;">- Do các vết loét, viêm nhiễm tại chỗ trong miệng, răng bị hở tủy chết tủy.</p> <p style="text-align: justify;">- Do vệ sinh lưỡi không sạch: Lưỡi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Nhất là những trường hợp lưỡi có lớp cặn bám, giả mạc màu trắng che phủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý về xương hàm như viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, các bệnh lý ác tính của xương hàm và lưỡi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hôi miệng không có nguồn gốc từ khoang miệng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Do thuốc: Một số thuốc có thể gián tiếp tạo ra hôi miệng do chúng làm giảm tiết nước bọt. Các loại thuốc khác có thể gây ra mùi khi chúng phân hủy và giải phóng sản phảm qua hơi thở ví dụ như nitrat, nitrit, phenothiazine …</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý mũi họng: các ổ áp xe ở mũi họng như viêm xoang, viêm amidan có thể là một trong những nguyên nhân nhỏ của hôi miệng.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý dạ dày: bệnh trào ngược dạ dày thực quản và nhiều bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở hôi.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn kiêng ít cacbonhydrate có thể gây nên hôi miệng do sự phân giải chất béo tạo ra các xeton có mùi.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng mùi cá ươn: là một hội chứng di truyền hiếm gặp do bệnh nhân không chuyển hóa được trimethylamine trong thực phẩm, dẫn đến nó tích tụ trong cơ thể và gây mùi.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, hôi miệng có thể là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân (môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hôi miệng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Mùi hôi sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tùy vào cảm nhận của mỗi người. Thường thì sẽ rất khó để một người có thể tự đánh giá mùi hôi miệng của chính mình. Tốt nhất nên nhờ một người thân đánh giá mùi hôi miệng của mình.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mùi hôi sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tùy vào cảm nhận của mỗi người" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_cach-tri-hoi-mieng-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mùi hôi sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tùy vào cảm nhận của mỗi người</em></p> <p style="text-align: justify;">- Có một cách khác để phát hiện đó là liếm cổ tay, để khô rồi ngửi. Nếu vùng cổ tay có mùi hôi, rất có thể bạn đã bị chứng hôi miệng.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, trong một số trường hợp, một số người luôn cho rằng mình bị hôi miệng và thiếu tự tin dù họ rất ít hoặc không bị hôi miệng. Tình trạng này có thể gây nên hành vi làm sạch miệng ám ảnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hôi miệng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông thường bác sĩ sẽ ngửi hơi thở của một người nghi mắc chứng hơi thở hôi. Sau đó kết hợp với khám trực tiếp trên miệng để xác định các bệnh lý nguyên nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hôi miệng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị chứng hôi miệng là điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng kết hợp với các biện pháp hỗ trợ tạo ra hơi thở thơm mát. Các biện pháp để điều trị chứng hôi miệng có thể chia thành điều trị tại nhà và điều trị tại bệnh viện, các biện pháp này bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tại nhà</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tránh ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi, kiêng hút thuốc lá, đồ uống có cồn.</p> <p style="text-align: justify;">- Chải răng đúng cách: chải răng 2 lần 1 ngày (sau ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ) có thể làm giảm sự tích tụ mảng bám cũng như lấy cặn thức ăn thừa trong miệng, qua đó giúp làm giảm sự hình thành mùi hôi. Ngoài ra trong kem đánh răng cũng có các chất có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và trung hòa các chất gây mùi khó chịu. Chú ý chải lưỡi trong lúc chải răng. Sau một thời gian, vi khuẩn sẽ bám vào bàn chải gây giảm hiệu quả vệ sinh răng miệng, vì vậy cần phải thay bàn chải 03 tháng một lần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kem đánh răng có&nbsp;tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và trung hòa các chất gây mùi khó chịu" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_cong-dung-cua-kem-danh-rang-al.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kem đánh răng có&nbsp;tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và trung hòa các chất gây mùi khó chịu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng chỉ tơ nha khoa, tăm nước: đây là các biện pháp hỗ trợ, phối hợp cùng chải răng làm sạch thức ăn và mảng bám tại các vị trí mà bàn chải khó làm sạch được như kẽ răng hàm, gầm cầu răng giả, qua đó giúp giảm tình trạng hôi miệng.</p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý vệ sinh răng giả, cầu răng, hàm giả tháo lắp hàng ngày theo hướng dẫn của bác sỹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Làm sạch bề mặt lưỡi: Khi đánh răng cần chú ý làm sạch bề mặt lưỡi, nhất là lưng lưỡi một cách nhẹ nhàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh để khô miệng: uống nhiều nước, hạn chế các sản phẩm có cồn, thuốc lá. Nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám răng hàm mặt định kỳ 06 tháng/lần, hoặc 3 - 4 tháng/lần với người có nguy cơ cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp làm giảm hôi miệng tại bệnh viện</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nếu đã vệ sinh răng miệng tốt mà vẫn còn mùi khó chịu, bạn nên đến khám chuyên khoa răng hàm mặt để tìm nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị tại bệnh viện tùy theo nguyên nhân gây mùi, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Lấy cao răng, mảng bám, vệ sinh răng miệng: Khi có nhiều cao răng trong miệng sẽ tạo nên những vị trí thuận lợi cho khuẩn phát triển mà không thể tự làm sạch tại nhà được. Việc lấy cao răng sẽ lấy đi các vị trí thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, trực tiếp giúp giảm mùi hôi, đồng thời về lâu dài cũng giúp các biện pháp vệ sinh tại nhà phát huy tác dụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị bệnh lý quanh răng: các tổn thương nha chu với túi lợi sâu tạo thành các ổ vi khuẩn gây mùi khó chịu. Thường thì các vị trí này không thể tự làm sạch được tại nhà. Việc điều trị bệnh nha chu sẽ giúp loại bỏ túi nha chu cũng như các ổ vi khuẩn này, làm giảm mùi hôi.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị các vết loét tại chỗ, các tổn thương nội nha gây mùi và các tổn thương khác (nếu có).</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu có các tổn thương toàn thân liên quan, bác sĩ Răng hàm mặt sẽ hướng dẫn bạn đến chuyên khoa phù hợp (tai mũi họng, tiêu hóa,...).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổng kết</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chứng hôi miệng là một vấn đề thường gặp, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Phần lớn nguyên nhân gây ra hôi miệng là do các vi khuẩn tại khoang miệng, ngoài ra còn có thể do các bệnh ở vị trí khác như tai mũi họng, tiêu hóa, bệnh toàn thân gây nên.</p> <p style="text-align: justify;">Vệ sinh răng miệng tốt kết hợp giữa chải răng đúng cách, chỉ tơ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng là những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp làm giảm hôi miệng. Ngoài ra đi khám răng hàm mặt cũng rất cần thiết nếu các biện pháp tại nhà không phát huy tác dụng. Các bác sỹ sẽ giúp phát hiện nguyên nhân và có những biện pháp điều trị phù với từng nguyên nhân để đạt hiệu quả cao nhất.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Rosenberg, M (2002). “The science of bad breath”</li><li style="text-align: justify;">Nachnani, S (2011). “Oral malodor: Causes, assessment, and treatment”</li><li style="text-align: justify;">Tonzetich, J (1977). “Production and origin of oral malodor: A review of mechanisms and methods of analysis”</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-mieng-smzul
Tăng huyết áp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tăng huyết áp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, tăng huyết áp (THA) vẫn là một vấn đề lớn đối với sức khỏe của con người với tỉ lệ số người mắc ngày càng tăng cao ở cả các nước phát triển cũng như đang phát triển. Tỉ lệ mắc THA ở các quốc ga trên thế giới khoảng 30 đến 45%. Theo thống kê năm 2015 trên thế giới có khoảng 1,13 triệu người mắc THA. THA cũng là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh như bệnh mạch vành, suy thận, xơ vữa mạch ngoài vi và cũng là nguyê nhân gây tử vong hàng đầu, năm 2015 có khoảng 10 triệu người tử vong trong đó có 3.5 triệu do tai biến và 4,9 triệu do thiếu máu cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch, từ đó máu được đưa đi muôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp phụ thuốc vào 4 yếu tố gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Sức co bóp của cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Độ nhớt của máu, thể tích máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Sức cản của thành mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh giao cảm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_huyet-ap.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch</em></p> <p style="text-align: justify;">Huyết áp gồm 2 loại là huyêt ap tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr). HATT là áp lực của máu lên thành của động mạch khi tm bóp. HATTr là áp lực của máu tác động lên thành của động mạch khi tim giãn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Định nghĩa tăng huyết áp</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các hiệp hội tim mạch đều đưa ra các khuyến cáo về THA, trong đó phần lớn các hiệp hội trong đó có hội tim mạch Việt Nam, hiệp hội THA quốc tế đều khuyến cáo rằng THA &nbsp;khi HA tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc HA tâm trương &nbsp;≥ 90mmHg do nhân viên y tế đo ở điều kiện tiêu chuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- THA khi HA tự đo tại nhà ≥ 135/85mmHg.</p> <p style="text-align: justify;">- THA khi đo HA bằng holter huyết áp 24h &nbsp;≥ 130/80mmHg.</p> <p style="text-align: justify;">Các thể tăng huyết áp:</p> <p style="text-align: justify;">- THA tâm thu đơn độc khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr &lt; 90 mmHg.</p> <p style="text-align: justify;">- THA tâm trường đơn độc khi HATT &lt; 140 mmHg và HATTr ≥ 90 mmHg.</p> <p style="text-align: justify;">- THA áo choàng trắng: HA bình thường khi đo tại nhà hay đo liên tục bằng holter huyết áp, ngược lại HA đo tại phòng khám lại cao.</p> <p style="text-align: justify;">- THA ẩn dấu:&nbsp; HA đo tại nhà hay đo HA liên tục thì cao nhưng đo HA tại phòng khám lại bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh THA hay THA nguyên phát.</p> <p style="text-align: justify;">- THA thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">- THA giao động.</p> <p style="text-align: justify;">- THA cơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tăng huyết áp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng trên mắt: THA làm tổn thương mạch máu ở võng mạch, làm thành ĐM cứng và dày lên gây hẹp lòng mạch. Ngoài ra THA còn gây xuất huyết kết mạc, võng mạc, phù gai thị gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa.</p> <p style="text-align: justify;">- Biên chứng trên tim mạch: THA làm tổn thương lớp nội mạc&nbsp;gây xơ vữa mạch máu nhất là ở BN THA kết hợp mỡ máu cao, đái tháo đường&nbsp;làm hẹp, tắc lòng mạch nhất là mạch vành. THA còn lại phì đại thành tim dẫn đến&nbsp;suy tim.</p> <p style="text-align: center;"><img alt=" THA làm tổn thương lớp nội mạc&nbsp;gây xơ vữa mạch máu" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_00.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>THA làm tổn thương lớp nội mạc&nbsp;gây xơ vữa mạch máu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng trên thận: THA làm tổn thương màng lọc của các tế bào cầu thận, xuất hiện protein niệu và lâu dần có thể gây suy thận. Ngoài ra THA có thể làm hẹp động mạch thận dẫn đến&nbsp;suy thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Biên chứng trên mạch máu ngoại vi: THA có thể làm giãn, phình, lóc tách động mạch, đặc biệt là động mạch chủ có thể gây tử vong. Bên cạnh đó THA còn làm hẹp, tắc các động mạch ngoại vi do tổn thương lớp nội mạc.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng trên não: THA có thể gây ra xuất huyết não, nhồi máu não, thiếu máu não …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Tăng huyết áp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguy cơ tim mạch (nguy cơ tim mạch tổng thể) là nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch trong khoảng thời gian nhất định, thường trong vòng 10 năm.</p> <p style="text-align: justify;">Đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể dựa vào các yếu tố:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chí số HA tâm thu và HA tâm trương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương cơ quan đích có hoặc không có triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đái tháo đường.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh thận mạn hoặc bệnh tim mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Dựa vào 5 yếu tố trên chia thành 4 mức độ nguy cơ: nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ vừa và nguy cơ thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ rất cao khi có một trong các biểu hiện sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có các bệnh tim mạch như: bệnh động mạch vành hoặc tái tưới máu động mạch khác, đột quỵ, lóc tách động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại vi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguy cơ tăng huyết áp&nbsp;rất cao khi có biểu hiện&nbsp;bệnh động mạch vành" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-dong-mach-vanh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguy cơ tăng huyết áp&nbsp;rất cao khi có biểu hiện&nbsp;bệnh động mạch vành</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh tim mạch được chẩn đoán trên hình ảnh: hẹp ≥ 50% lòng mạch khi chụp mạch hoặc siêu âm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đái tháo đường có tổn thương có quan đích:&nbsp;Protein niệu, THA độ 3, tăng cholesterol.</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy thận với MLCT &lt;30ml/phút.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguy cơ tim mạch tổng thể trong 10 năm≥10% theo thang điểm SCORE.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ cao khi có một trong các biểu hiện sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Sự gia tăng rõ của một yếu tố nguy cơ tim mạch như: Cholesterol &gt; 8mmol/l, THA độ 3 (HA ≥ 180/110 mmHg).</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh nhân ĐTĐ chưa có tổn thương cơ quan đích.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dày thất trái do THA.</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy thận mức độ vừa với mức lọc cầu thận từ 30-59 ml/phút.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguy cơ tim mạch tổng thể trong 10 năm từ 5-10% theo thang điểm SCORE.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ vừa:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguy cơ tim mạch tổng thể trong 10 năm từ 1% đên 5% theo thang điểm SCORE.</p> <p style="text-align: justify;">+ THA độ 2.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người trung niên.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ thấp: Nguy cơ tim mạch tổng thể trong 10 năm &lt;1% theo thang điểm SCORE.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tăng huyết áp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Dự phòng tăng huyết áp ở người lớn chính là các biện pháp điều trị thay đổi lối sống.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra cần giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh THA để từ đó phát hiện điều trị sớm THA để hạn chế các biến chứng do THA gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân được chẩn đoán THA cần được tư vấn, giải thích để hiểu về bệnh, từ đó tích cực thay đổi lối sống, tuân thủ các thuốc điều trị để dạt được cũng như duy trì được HA mục tiêu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh THA để từ đó phát hiện điều trị sớm" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_tang-huyet-ap.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh THA để từ đó phát hiện điều trị sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tăng huyết áp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các phương pháp đo huyết áp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đo huyết áp tại phòng khám: là đo huyết áp tại cơ sở y tế, do nhân viên y tế đo. Tuy nhiên để chẩn đoán tăng HA cần phải thực hiện nhiều lần đo ở nhiều lân thăm khám trừ trường hợp HA tăng cao từ độ 3 trở lên (≥180/110 mmHg).</p> <p style="text-align: justify;">- Đo huyết áp ngoài phòng khám gồm dao huyết áp tại nhà do bệnh nhân tự đo và đo holter huyết áp 24 giờ (đo HA liên tục). Đây là phương pháp rất quan trọng để chẩn đoán các thể THA ẩn dấu hay THA áo choàng trắng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các máy đo huyết áp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Máy đo HA tự động/ bán tự động; máy đo huyết áp thủy ngân hoặc đồng hồ (sử dụng tai nghe) đều có thể sử dụng. Tuy nhiên các máy đo huyết áp này cần được kiểm chuẩn định kỳ (thường 6 tháng/lần) và băng cuốn của máy đo HA phải phù hợp với kích cỡ chu vi cánh tay (bao hơi bao quanh 80% chu vi cánh tay).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Máy đo huyết áp sử dụng tai nghe" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20190706_031437_983536_do-huyet-ap.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Máy đo huyết áp sử dụng tai nghe</em></p> <p style="text-align: justify;">- Kỹ thuật đo HA đúng cũng là vấn đề rất quan trọng để đưa ra chỉ số HA đúng để từ đó chẩn đoán và điều trị đúng cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn chẩn đoán THA</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán THA có thể dựa vào đo HA tại phòng khám, đo HA tại nhà hoặc đo HA liên tục và trong nhiều trường hợp cần phối hợp các phương pháp đo này với nhau.</p> <table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Huyết áp</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">HATT/HATTr (mmHg)</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">HA tại phòng khám</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">≥140 và/hoặc ≥90</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">HA đo tại nhà</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">≥135 và/hoặc ≥85</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="2"> <p style="text-align: center;">Holter huyết áp</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">HA trung bình 24 giờ</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">≥130 và/hoặc ≥80</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">HA trung bình ban ngày</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">≥135 và/hoặc ≥85</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">HA trung bình ban đêm</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">≥120 và/hoặc ≥70</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân độ tăng huyết áp</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo hội tim mạch Việt nam năm 2018, HA được chia thành các mức độ sau:</p> <table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:182px;"> <p align="center">&nbsp;</p> </td> <td style="width:142px;"> <p align="center">HA tâm thu (mmHg)</p> </td> <td style="width:95px;"> <p align="center">&nbsp;</p> </td> <td style="width:136px;"> <p align="center">HA tâm trương (mmHg)</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:182px;"> <p align="center">Tối ưu</p> </td> <td style="width:142px;"> <p align="center">&lt;120</p> </td> <td style="width:95px;"> <p align="center">và</p> </td> <td style="width:136px;"> <p align="center">&lt;80</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:182px;"> <p align="center">Bình thường</p> </td> <td style="width:142px;"> <p align="center">120-129</p> </td> <td style="width:95px;"> <p align="center">và/hoặc</p> </td> <td style="width:136px;"> <p align="center">80-84</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:182px;"> <p align="center">Bình thường cao</p> </td> <td style="width:142px;"> <p align="center">130-139</p> </td> <td style="width:95px;"> <p align="center">và/hoặc</p> </td> <td style="width:136px;"> <p align="center">85-89</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:182px;"> <p align="center">THA độ 1</p> </td> <td style="width:142px;"> <p align="center">140-159</p> </td> <td style="width:95px;"> <p align="center">và/hoặc</p> </td> <td style="width:136px;"> <p align="center">90-99</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:182px;"> <p align="center">THA độ 2</p> </td> <td style="width:142px;"> <p align="center">160-179</p> </td> <td style="width:95px;"> <p align="center">và/hoặc</p> </td> <td style="width:136px;"> <p align="center">100-109</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:182px;"> <p align="center">THA độ 3</p> </td> <td style="width:142px;"> <p align="center">≥180</p> </td> <td style="width:95px;"> <p align="center">Và/hoặc</p> </td> <td style="width:136px;"> <p align="center">≥110</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:182px;"> <p align="center">THA tâm thu đơn độc</p> </td> <td style="width:142px;"> <p align="center">≥140</p> </td> <td style="width:95px;"> <p align="center">và</p> </td> <td style="width:136px;"> <p align="center">&lt;90</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Nếu HATT và HATTr không cùng mức thì chọn mức của HATT hay HATTr cao nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tăng huyết áp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chiến lược điều trị THA theo nguy cơ tim mạch</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dựa vào phân tầng nguy cơ tim mạch cũng như phân độ THA (đã trình bày trên):</p> <p style="text-align: justify;">- HA bình thường cao: cần tư vấn thay đổi lối sống. Cân nhắc dùng thuốc ở các trường hợp nguy cơ tim mạch rất cao, nhất là bệnh mạch vành.</p> <p style="text-align: justify;">- THA độ 1:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch thấp: nếu không kiểm soát được HA sau 1 đến 3 tháng thay đổi lối sống thì cân nhắc điều trị thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao, cao, hoặc có bệnh thận, có tổn thương cơ quan đích cần điều trị thuốc ngay, kết hợp với thay đổi lối sống và mục tiêu điều trị cần đạt được sau 1 đến 3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- THA từ độ 2 trở lên: Cần điều trị thuốc ngay kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống và cần đạt dược mục tiêu điều trị sau 1 đến 3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mục tiêu HA cần đạt được:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần thiết: HA cần giảm xuống được thấp nhất là 20/10 mmHg tiến tới đạt mức &lt;140/90 mmHg trong vòng 1-3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tối ưu:</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; Bệnh nhân dưới 65 tuổi: mục tiêu HA cần đạt &lt;130/80 mmHg và &gt;120/70 mmhg</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Bệnh nhân &gt;65 tuổi: mục tiêu HA cần đạt &lt;140/90 mmHg</p> <p style="text-align: justify;">- Tuy nhiên mức HA mục tiêu cần cá thể hóa trên từng bệnh nhân cũng như các bệnh kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giảm cần: duy trì BMI từ 18-23 kg/m2 và vóng eo ở nam &lt;94cm, nữ &lt;80cm</p> <p style="text-align: justify;">- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Tăng cường chất xơ, vitamin, cac thức ăn giảu kali (trừ trường hợp suy thận). Hạn chế ăn mặn (&lt;5g muối/ngày), các chất kích thích, các loại mỡ động vật…</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường rèn luyện thể thao: đi bộ, chạy bộ, bơi, Yoga, đạp xe… tối thiểu 30/ ngày và 5-7 ngày/ tuần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tăng cường rèn luyện thể thao" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_the-luc-la-gi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng cường rèn luyện thể thao</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế rượu, bia</p> <p style="text-align: justify;">- Kiêng thuốc lào, thuốc lá, tránh môi trường khói bụi.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm căng thẳng, lo âu</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo khuyến cáo điều trị của phân hội tăng huyết áp quốc tế năm 2020, điều trị THA gồm: điều trị thiết yếu và điều trị tối ưu.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị thiết yếu:</p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ áp nào sẵn có, ưu tiên các thuốc kiểm soát được HA trong 24 giờ, chi phí vừa phải và dung nạp tốt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng phối hợp với tự chọn khi không có sẵn viên phối hợp hoặc viên phối hợp đắt vượt khả năng chi trả của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi thuốc lợi tiểu giống thiazide không có sẵn thì có thể dùng thuốc lợi tiểu thiazide.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thay thế thuốc chẹn kênh calci DHP nếu không dung nạp được hoặc không có sẵn bằng các thuốc chẹn kênh calci không DHP như diltiazem hoặc verapamil.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị tối ưu: Sử dụng viên thuốc phối hợp ngay từ đầu:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bước 1: phối hợp liều thấp của 2 loại thuốc gồm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể với chẹn kênh calci.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bước 2: phối hợp liều đầy đủ của 2 loại thuốc gồm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể với chẹn kênh calci.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bước 3: Phối hợp 3 loại thuốc gồm: ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể + chẹn kênh calci + lợi tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bước 4: THA kháng trị cần phối hợp 4 loại thuốc gồm: ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể + chẹn kênh calci + lợi tiểu + spironolatone.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Bộ Y Tế (2020), “Hướng dẫn điều trị Tăng huyết áp 2020”.</p><p style="text-align: justify;">2. Hội tim mạch Việt Nam (2018), “ Khuyến cáo điều trị Tăng huyết áp 2018”.</p><p style="text-align: justify;">3. Bryan Williams, et al (2018) “ 2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension: The Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Society of Hypertension (ESH)”</p><p style="text-align: justify;">4. Thomas Unger, et al (2020), “2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines”</p><p style="text-align: justify;">5. Bài giảng “chẩn đoán và điều trị tăng huyết ap” của PGS Nguyễn Thị Bạch Yến.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tang-huyet-ap-syjox
Ung thư màng phổi
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Màng phổi được cấu tạo từ 2 lớp mô mỏng và bao bọc bên ngoài phổi, ở giữa chứa dịch để bôi trơn tránh ma sát và giảm đau những khi phổi co lại hoặc nở rộng. Không riêng gì phổi mà hầu hết các cơ quan khác trong cơ thể con người đều được bao bọc bởi một loại màng tương tự như màng phổi. Trong từ điển y khoa, chúng có tên gọi là lớp mesothelium.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Màng phổi được cấu tạo từ 2 lớp mô mỏng và bao bọc bên ngoài phổi" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_1-ung-thu-mang-phoi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Màng phổi được cấu tạo từ 2 lớp mô mỏng và bao bọc bên ngoài phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Ung thư màng phổi bắt nguồn từ sự tăng sinh vô độ của các tế bào cấu thành nên lớp trung biểu mô màng phổi. Chúng có khả năng phân chia với tốc độ rất nhanh và theo thời gian sẽ tạo nên những khối u ác tính - một cách gọi khác của ung thư màng phổi. Dựa trên nguồn gốc mà ta có 2 loại ung thư màng phổi, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư màng phổi nguyên phát:<b> </b>các tế bào đột biến khởi phát từ khoang màng phổi nhưng trường hợp này tương đối hiếm gặp.</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư màng phổi thứ phát:<b> </b>là khi ung thư di căn từ những khu vực khác trong cơ thể tới màng phổi. Các tế bào này có khả năng men theo đường máu hoặc hệ thống bạch huyết để xâm nhập và chiếm đóng ở nhiều cơ quan khác nhau. Đây thường là giai đoạn muộn của một bệnh lý ung thư nào đó ví dụ như: ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tinh hoàn,...</p> <p style="text-align: justify;">Những số liệu đáng lưu ý liên quan tới bệnh ung thư màng phổi theo báo cáo của Globocan năm 2018:</p> <p style="text-align: justify;">- Toàn cầu có khoảng 30.443 số ca mắc ung thư màng phổi, trong đó có đến 25.576 số bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này.</p> <p style="text-align: justify;">- Hàng năm tại Hoa Kỳ, trung bình có khoảng 3.300 trường hợp bị ung thư biểu mô màng phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư màng phổi có chiều hướng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại Australia và Vương quốc Anh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sau khi hít phải amiang thì có lẽ phải mất tới từ 10 - 50 năm để kịp nhận ra các biểu hiện của ung thư màng phổi do các tế bào ung thư tăng sinh trong khoang màng phổi thường ít gây ra các triệu chứng trên lâm sàng ở giai đoạn đầu. Cho tới khi&nbsp; bệnh đã bước sang giai đoạn cuối thì mới bộc lộ những dấu hiệu đáng chú ý. Điển hình nhất là các triệu chứng liên quan tới hệ hô hấp, đặc biệt là tràn dịch màng phổi (hiện tượng có chất&nbsp; dịch chứa đầy trong khoang màng phổi).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điển hình nhất là các triệu chứng liên quan tới hệ hô hấp, đặc biệt là tràn dịch màng phổi." src="/ImagePath\images\20210916/20210916_tràndịchmàngphổi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điển hình nhất là các triệu chứng liên quan tới hệ hô hấp, đặc biệt là tràn dịch màng phổi.</em></p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Ngực đau: các cơn đau có thể âm ỉ kéo dài và tăng dần, kèm theo đó là cảm giác nặng ngực;</p> <p style="text-align: justify;">- Ho khan. Ở thể nặng thậm chí ho ra máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Khó nuốt;</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng dịch tràn nhiều và khối u chèn ép đường thở còn dẫn tới chứng khó thở;</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng toàn thân:</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ thể mệt mỏi;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Ăn mất ngon;</p> <p style="text-align: justify;">- Sụt cân nhanh chóng;</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể bị sốt hoặc không;</p> <p style="text-align: justify;">- Người gầy yếu xanh sao;</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Đổ mồ hôi về ban đêm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư màng phổi thường nằm trong độ tuổi trên 60 và phần lớn trong số họ đã từng chịu tác động của những nhân tố sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- Phơi nhiễm với amiang: khoảng 70 -&nbsp;80% ca ung thư màng phổi có mối liên quan trực tiếp tới loại hạt khoáng chất này;</p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp xúc với bức xạ ion hóa;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm virus Simian 40;</p> <p style="text-align: justify;">- Do di truyền liên quan tới gen BAP1.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian gần đây nhờ sự nhận thức rõ được mối liên hệ giữa ung thư màng phổi và amiang nên các ca bệnh tại những nước phát triển có dấu hiệu giảm dần.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trên lâm sàng những triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân ung thư màng phổi thường không điển hình và phải tới giai đoạn muộn mới phát hiện ra. Do đó để xác định được bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như sau:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Chụp X-quang ngực: </b>giúp nhận biết tình trạng tràn dịch màng phổi, đôi khi sẽ quan sát được màng phổi có độ dày không đều, phát hiện các tổn thương của khối màng phổi trên phim chụp. Ngoài ra đây cũng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ cập nhất, có thể dùng để sàng lọc bước đầu các bệnh lý về phổi nên được tiến hành đầu tiên để xác định khối u và kiểm tra giai đoạn của bệnh đã di căn hay chưa;</p> <p style="text-align: justify;">- <b>Chụp cắt lớp vi tính CT lồng ngực: </b>trong chẩn đoán các khối u ác tính tại màng phổi, chụp CT có độ nhạy là 68% và độ đặc hiệu 78%. Tuy vậy, kỹ thuật chụp CT không có tác dụng phân biệt giữa tổn thương do ung thư màng phổi nguyên phát và ung thư di căn đến màng phổi. Ngoài ra chụp CT còn có tác dụng trong việc hướng dẫn nội soi và sinh thiết màng phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính CT lồng ngực" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chup-ct-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính CT lồng ngực</em></p> <p style="text-align: justify;">- <b>Chụp PET CT: </b>có thể được sử dụng vào thời điểm trước điều trị để hỗ trợ chẩn đoán khối u nguyên phát và tình trạng bệnh, sau điều trị giúp theo dõi đáp ứng điều trị, nguy cơ tái phát&nbsp; và di căn của khối u, đồng thời lập kế hoạch xạ trị.</p> <p style="text-align: justify;">- <b>Siêu âm màng phổi: </b>biện pháp này giúp hiển thị hình ảnh của các tổn thương ở cơ hoàng và ngay trên màng phổi, đồng thời đánh giá lượng dịch màng phổi. Khi cần chọc hút dịch và sinh thiết dịch màng phổi cũng có thể thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm;</p> <p style="text-align: justify;">- <b>Xét nghiệm công thức máu, sinh hoá máu: </b>hỗ trợ tìm dấu ấn của tế bào ung thư, giúp chẩn đoán phân biệt ung thư màng phổi với tình trạng bệnh lý khác;</p> <p style="text-align: justify;">- <b>Nội soi lồng ngực và Sinh thiết: </b>sinh thiết màng phổi có thể được tiến hành qua sinh thiết mù hoặc qua nội soi màng phổi. Mẫu mô bệnh được lấy ra sẽ được chuyển tới phòng thí nghiệm phục vụ cho việc chẩn đoán xác định loại tế bào, giai đoạn tiến triển của khối u; Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư màng phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- <b>Xạ hình xương, xạ hình thận: </b>phương pháp này sử dụng máy SPECT, SPECT/CT nhằm chẩn đoán và đánh giá tình trạng di căn tới xương, thận của các tế bào ung thư màng phổi trước điều trị. Sau khi điều trị vẫn có thể áp dụng tiếp để kiểm tra hiệu quả điều trị, đánh giá khả năng di căn và tái phát.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư màng phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo các chuyên gia y tế, công tác điều trị bệnh ung thư màng phổi còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do biện pháp phẫu thuật thường không được ưu tiên áp dụng đối với khối u tại khu vực này. Mục đích điều trị chủ yếu là loại bỏ khối u màng phổi ác tính, hạn chế sự bành trướng không kiểm soát của khối u, giảm nhẹ đau đớn cho bệnh nhân, nâng cao sức đề kháng và giúp người bệnh kéo dài thêm tuổi thọ.</p> <p style="text-align: justify;">Có 3 biện pháp phổ biến thường được sử dụng trong điều trị ung thư màng phổi bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xạ trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp này điều trị bằng cách tận dụng tia bức xạ ion hoá năng lượng cao để tác động lên các tế bào ung thư. Có 3 loại xạ trị trong danh sách lựa chọn đó là: xạ trị trong, xạ trị ngoài và xạ trị toàn thân.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xạ trị&nbsp;điều trị bằng cách tận dụng tia bức xạ ion hoá năng lượng cao để tác động lên các tế bào ung thư" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20190610_121053_173517_xa-tri-ung-thu-gan.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xạ trị&nbsp;điều trị bằng cách tận dụng tia bức xạ ion hoá năng lượng cao để tác động lên các tế bào ung thư</em></p> <p style="text-align: justify;">Điểm chung ở cả 3 biện pháp này là đều có tác dụng giúp phá huỷ tế bào ung thư, ngăn ngừa sự sinh sôi của các tế bào đột biến mới cũng như chặn đứng sự lan rộng của các tế bào ung thư cũ. Ngoài ra với những trường hợp được chẩn đoán đã ở giai đoạn cuối của ung thư màng phổi, xạ trị còn có nhiệm vụ giúp bệnh nhân giảm thiểu các cơn đau do khối u gây nên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hoá trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có công dụng như một loại vũ khí thiện chiến trong việc điều trị ung thư màng phổi, hoá trị là phương pháp ứng dụng hoá chất để loại bỏ ung thư. Các thuốc dùng để chữa trị cho bệnh nhân có thể được dùng theo đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Mục đích của việc sử dụng hoá chất bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Thu nhỏ kích thước của khối u;</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế nguy cơ ung thư màng phổi xâm lấn rộng rãi sang khu vực xung quanh và di căn tới bộ phận khác;</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm số lượng của các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Hoá trị thường được áp dụng theo từng liệu trình. Giữa các liệu trình, bệnh nhân sẽ có một khoảng thời gian nghỉ và phải tuân thủ chặt chẽ theo từng phác đồ cụ thể với mục đích là dành thời gian để các tế bào khỏe mạnh có cơ hội phục hồi. Khoảng nghỉ này cũng phải đảm bảo đủ lâu để các tế bào ung thư chưa có cơ hội được trỗi dậy.</p> <p style="text-align: justify;">Các tác dụng phụ bệnh nhân có khả năng phải trải qua khi hoá trị đó là: rụng tóc, mệt mỏi, táo bón, buồn nôn, tâm trạng dễ thay đổi. Tùy từng trường hợp các tác dụng phụ có thể không giống nhau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật hút dịch màng phổi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một trong các triệu chứng/biến chứng dễ gặp nhất của ung thư màng phổi là tràn dịch màng phổi. Do vậy trong quá trình điều trị cần phải lưu ý và kiểm soát biến chứng này. Để hút dịch màng phổi, hầu hết các ca bệnh đều phải tiến hành phẫu thuật lồng ngực, hoặc thường xuyên đặt ống thông dẫn lưu để chất lỏng được loại bỏ giúp bệnh nhân dễ thở hơn và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan do tràn dịch màng phổi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dường như phần lớn người mắc bệnh đều có chung một câu hỏi là bị ung thư màng phổi thì sống thêm được bao lâu. Các chuyên gia y tế đều nhận định rằng thời gian sống thêm của các ca ung thư màng phổi còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, cụ thể là:</p> <p style="text-align: justify;">- Loại tế bào hay mô bệnh học mà bệnh nhân mắc phải;</p> <p style="text-align: justify;">- Độ tuổi và giới tính của bệnh nhân;</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư đã tiến triển đến giai đoạn nào: nếu ung thư màng phổi được chẩn đoán và điều trị từ sớm khi khối u ác tính chưa xâm lấn và nhân rộng thì hiệu quả điều trị cao hơn, từ đó bệnh nhân được kéo dài tuổi thọ;</p> <p style="text-align: justify;">- Thể trạng của người bệnh: trong quá trình điều trị ung thư màng phổi bệnh nhân sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt tế bào ung thư và phải chịu đựng các tác dụng phụ của những phương pháp này. Chính vì thế nếu có một tinh thần lạc quan và sức đề kháng tốt sẽ giúp bệnh nhân vượt qua các đợt điều trị và tăng thời gian sống.</p> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế, ung thư màng phổi ở giai đoạn muộn thường có xu hướng di căn vào các hạch bạch huyết ở phía đối diện hoặc ở cột sống,... gây nên hiện tượng tràn dịch và ăn mòn sức khỏe của bệnh nhân. Thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân sau khi được chẩn đoán là từ 9 - 17 tháng. Trường hợp không được điều trị thì thời gian sống trung bình chỉ khoảng 6 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, nhờ có sự cải tiến không ngừng của các phương pháp điều trị, kỹ thuật hiện đại đã giúp các bệnh nhân bị ung thư màng phổi có cơ hội sống sót cao hơn, đặc biệt là phẫu thuật kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-mang-phoi-srlrl
Ung thư thận
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thận nằm ở vị trí phía sau thành bụng, có hình dáng giống hạt đậu và nhiệm vụ chính của thận là lọc máu và tạo nước tiểu. Ngoài chức năng này, thận đóng một vai trò quan trọng đối với các quá trình khác diễn ra trong cơ thể như sản xuất tế bào máu, cân bằng nước và điện giải, điều chỉnh huyết áp và giữ cho xương luôn khoẻ mạnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="nhiệm vụ chính của thận là lọc máu và tạo nước tiểu" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_chuc-nang-cua-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiệm vụ chính của thận là lọc máu và tạo nước tiểu</em></p> <p style="text-align: justify;">Ung thư thận hình thành từ sự phát triển đột biến, bất thường của các tế bào tại cơ quan này. Các tế bào không chế đi theo chu kỳ mà tăng trưởng theo thời gian tạo nên các khối u lành tính hoặc ác tính. Trường hợp u ác tính được gọi là ung thư thận.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Những số liệu phản ánh điều gì về căn bệnh này?</p> <p style="text-align: justify;">- Theo bảng xếp hạng thì ung thư thận nằm ở vị trí thứ 9 trong tỷ lệ mắc ung thư ở người trưởng thành (chiếm tầm 2%), đồng thời xếp thứ 3 trong số các bệnh ung thư thuộc hệ tiết niệu (đứng sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang). Tuy nhiên đây lại được coi là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao nhất;</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới có nguy cơ bị ung thư thận cao gấp 2 lần so với nữ giới;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thường tiến triển ở những người trong độ tuổi từ 60 - 70 và khá hiếm khi phát hiện ở bệnh nhân dưới 50 tuổi;</p> <p style="text-align: justify;">- Tuy nhiên trên thực tế vẫn ghi nhận khoảng 5% các ca ung thư thận ở trẻ em nằm trong khoảng từ 3 - 4 tuổi, trong đó từ 1 - 2% ca bệnh có yếu tố di truyền. Đáng chú ý là các ca bệnh nhi mắc ung thư thận thường kèm theo các dị tật khác như phì đại nửa người, tật không mống mắt hay dị tật tiết niệu,,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Trong khoảng hơn 20 năm qua, số các ca mắc ung thư thận có xu hướng tăng nhẹ nhưng kéo theo đó là tỷ lệ sống sót cũng tăng lên. Nguyên nhân là nhờ sự cải tiến không ngừng của ứng dụng công nghệ trong y khoa giúp hỗ trợ đáng kể trong chẩn đoán cũng như điều trị ung thư thận.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là một số yếu tố khiến ung thư thận dễ có cơ hội tấn công cơ thể con người:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Những người hay phải tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất độc hại: kim loại nặng hay thuốc nhuộm aniline;</p> <p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá: những người gắn bó lâu dài với khói thuốc sẽ có nguy cơ bị ung thư thận cao gấp 2 lần so với người không nghiện thuốc lá;</p> <p style="text-align: justify;">- Người béo phì, thừa cân;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người béo phì, thừa cân&nbsp;khiến ung thư thận dễ có cơ hội tấn công" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_ung-thu-than-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người béo phì, thừa cân&nbsp;khiến ung thư thận dễ có cơ hội tấn công</em></p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư thận do di truyền: chiếm chưa đến 5% trong tổng số các trường hợp bị ung thư thận. Các hội chứng có khả năng dẫn tới ung thư thận đó là bệnh xơ hoá củ, hội chứng Birt-Hogg-Dube hay hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL syndrome).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">3 triệu chứng điển hình nhất thể hiện một người đang có nguy cơ bị ung thư thận đó là đau nhức vùng thắt lưng, khối u vùng bụng và đi tiểu ra máu:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau vùng thắt lưng: xuất hiện các cơn đau liên tục kéo dài và âm ỉ, cũng có người bị đau dữ dội. Khối u thường râm ran ở vùng hông lưng và một bên sườn;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau vùng thắt lưng" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200413_115857_469570_bat-ngo-dau-that-lu.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau vùng thắt lưng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khối u vùng bụng: phần lớn các khối u thận đều ở sâu trong ổ bụng nên khó sờ được, đa phần là phát hiện bằng các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT;</p> <p style="text-align: justify;">- Đi tiểu ra máu: khi tiểu tiện, bệnh nhân có thể quan sát màu nước tiểu thay đổi bất thường như có màu nâu, hồng hoặc thay đổi nhẹ trong màu sắc;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Những triệu chứng khác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, rối loạn thị giác, ngứa tê các chi;</p> <p style="text-align: justify;">+ Hoại tử trong thận hoặc do các chất sinh nhiệt của tế bào ung thư thận dẫn tới tình trạng sốt dai dẳng kéo dài;</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân nhanh chóng bị sút cân, chán ăn, cơ thể suy nhược, tốc độ máu máu tăng;</p> <p style="text-align: justify;">+ Động mạch thận bị chèn ép hoặc khối u tiết nhiều renin dẫn tới hiện tượng tăng huyết áp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Gan lớn, nhẵn, không có biểu hiện đau, kèm theo tỷ lệ prothrombin giảm,&nbsp; phosphatase kiềm tăng, albumin máu giảm (hay còn gọi là hội chứng Stauffer);</p> <p style="text-align: justify;">+ Phát hiện giãn tĩnh mạch tinh cùng bên với khối u ở thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện khi khối u đã ở giai đoạn di căn tới những khu vực khác ngoài thận: trường hợp này tuỳ vào các cơ quan mà tế bào ung thư thận di căn tới (như gan, xương, phổi,...) sẽ có những biểu hiện điển hình khác nhau. Để xác định chính xác bệnh nhân cần tiến hành kết hợp các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm siêu âm, chụp niệu đồ tĩnh mạch, chụp phổi, chụp CT,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là những đối tượng có khả năng mắc ung thư thận cao hơn so với người bình thường:</p> <p style="text-align: justify;">- Người bị thừa cân, béo phì;</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới và đã nghiện hút thuốc lá trong nhiều năm;</p> <p style="text-align: justify;">- Những người hay phải sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài;</p> <p style="text-align: justify;">- Người lao động làm việc ở trong môi trường chứa nhiều các hoá chất công nghiệp độc hại, kim loại nặng;</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử mắc ung thư thận trong gia đình.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông qua các triệu chứng trên lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh nhân đó có đang mắc ung thư thận hay không. Một số xét&nbsp;nghiệm thường được ứng dụng trong việc phát hiện ung thư thận đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CT/MRI ổ bụng có tiêm thuốc cản quang/chất đối quang từ: thuốc cản quang hoặc chất đối quang từ được đưa vào cơ thể bệnh nhân nhằm đánh giá các đặc điểm, dấu hiệu của ung thư thận như: vị trí, kích thước, số lượng, tình trạng, mức độ xâm lấn tổ chức xung quanh và di căn xa của khối u. Chụp MRI còn có giá trị trong việc chẩn đoán phân biệt đâu là khối u ác tính, đâu là u nang, u đặc, đồng thời phát&nbsp; hiện ra sự tồn tại của các huyết khối có trong tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch thận.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI còn có giá trị trong việc chẩn đoán phân biệt" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chup-mri-tam-soat-ung-thu-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI còn có giá trị trong việc chẩn đoán phân biệt</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chụp xạ hình xương: nhằm thăm dò xem ung thư thận đã di căn tới hệ xương hay chưa;</p> <p style="text-align: justify;">·- Chụp X-quang/ CT phổi: nhằm phát hiện tình trạng di căn phổi;</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết tế bào: sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy ra một phần mô thận nghi ngờ ung thư, sau đó gửi làm xét nghiệm hoặc giải phẫu bệnh; Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đây là một biện pháp phổ biến có khả năng phát hiện ra hình ảnh của các khối u nhỏ chưa có triệu chứng lâm sàng;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u có thể được biểu hiện qua hình ảnh là một khối tăng âm. Chức năng chính của siêu âm là giúp đo đạc kích cỡ, định vị nơi khối u trú ngụ và đánh giá tình trạng xâm lấn cũng như hình thái đài bể thận;</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra, siêu âm còn có khả năng sơ bộ phát hiện tình trạng di căn của các tế bào ung thư từ thận đi tới những tạng khác như hạch, gan, huyết khối ở tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch thận,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu và nước tiểu: đánh giá toàn trạng, phát hiện các bất thường khác trong máu và nước tiểu, nhất là kiểm tra, phát hiện có máu trong nước tiểu hay không:</p> <p style="text-align: justify;">+ Công thức máu: ít thấy có sự thay đổi;</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu khối u gây bội nhiễm sẽ thấy dấu hiệu tăng bạch cầu;</p> <p style="text-align: justify;">+ Huyết sắc tố giảm, hồng cầu giảm nếu tình trạng tiểu máu xảy ra lâu ngày;</p> <p style="text-align: justify;">+ Các xét nghiệm sinh hoá: thay đổi ít. Tình trạng gia tăng nồng độ Canxi trong máu khả năng là do các tế bào ung thư tiết ra những chất giống với hormon tuyến cận giáp, hoặc khối u đã xâm nhập phá huỷ các mô xương làm giải phóng một lượng lớn Canxi vào máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị: kiểm tra hình thái của bóng thận có thể thấy bóng thận không đều, kích thước to hơn bình thường, kèm theo hiện tượng vôi hoá;</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp thận thuốc tĩnh mạch (UIV):&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể cho ra hình ảnh các đài thận bị chèn ép, đẩy chệch hướng, kéo dài;</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp u hiện diện tại cực dưới thận còn khiến cho niệu quản bị chèn ép;</p> <p style="text-align: justify;">+ Phim UIV giúp phản ánh khả năng bài tiết thuốc cũng như lưu thông thuốc của từng bên thận. Nếu khối u ở thận phát triển quá mức sẽ tàn phá hầu hết các nhu mô thận, hình thành máu cục chèn ép đài bể thận hoặc gây nên hiện tượng tắc nghẽn tĩnh mạch thận, từ đó thận sẽ không thể tiết thuốc cản quang vào khu vực đài bể thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp động mạch thận: kỹ thuật này có ý nghĩa quan trọng đối với chẩn đoán ung thư thận, cho phép quan sát được sự tưới máu rất mạnh, hình ảnh vô mạch do hoại tử, hình ảnh tăng sinh của các hồ máu cùng hệ động mạch và thời gian máu quay trở về tĩnh mạch nhanh. Có khoảng 10% các trường hợp tế bào ung thư thận ít được tưới máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dựa trên từng giai đoạn tiến triển của khối u mà sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư thận thời kỳ sớm (1, 2):</p> <p style="text-align: justify;">+ Phương pháp phẫu thuật: căn cứ vào tình trạng và tính chất của khối u, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ nửa phần hoặc toàn bộ thận. Có một số trường hợp cắt cả tuyến thượng thận;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật ung thư thận" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_phau-thuat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật ung thư thận</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra có thể can thiệp bằng kỹ thuật xâm lấn bằng nhiệt để loại bỏ khối u.</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư thận giai đoạn 3:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêu diệt khối u ác tính ở thận bằng phẫu thuật đồng thời điều trị bổ trợ toàn thân;</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với những khối u đã di căn xa, có thể cắt bỏ để làm giảm các triệu chứng cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư thận giai đoạn cuối:</p> <p style="text-align: justify;">+ Phẫu thuật loại bỏ, giải phóng những u mô gây chèn ép (nếu có);</p> <p style="text-align: justify;">+ Ứng dụng xạ trị nhằm giảm đau và ngăn tình trạng chèn ép;</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị giảm đau, cải thiện chất&nbsp; lượng cuộc sống cho người bệnh;</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị đích và điều trị miễn dịch.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-than-sgvek
Ung thư thần kinh ngoại biên
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư thần kinh ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hệ thần kinh được chia làm 2 phần, đó là phần hệ thần kinh trung ương và phần ngoại biên. Thần kinh trung ương bao gồm toàn bộ phần não bộ và tủy sống, thần kinh ngoại biên bao gồm các vùng tổ chức chi phối chức năng vận động và cảm giác của con người.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="thần kinh ngoại biên bao gồm các vùng tổ chức chi phối chức năng vận động và cảm giác của con người" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_viem-day-than-kinh-ngoai-bien-la-gi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thần kinh ngoại biên bao gồm các vùng tổ chức chi phối chức năng vận động và cảm giác của con người</em></p> <p style="text-align: justify;">Khối u hình thành gần các nhóm dây thần kinh ngoại biên sẽ gây ra những tổn thương thần kinh và hạn chế hoạt động thông thường của các khu vực lân cận. Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác đau nhức khó chịu, tổn thương da, các cơ quan mất đi khả năng hoạt động thông thường, ảnh hưởng thẩm mỹ,...</p> <p style="text-align: justify;">Khối u hình thành và phát triển ở&nbsp; các dây thần kinh ngoại biên có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể con người. Mặc dù khối u thần kinh ngoại biên hầu hết là lành tính có thể chữa trị khỏi, tuy nhiên không ít trường hợp khối u thần kinh ngoại biên xuất hiện ở thể ác tính và rất khó chữa trị nếu không kịp thời phát hiện. Các khối u thần kinh ngoại biên sẽ gây tổn thương đến vùng cơ quan, tổ chức có liên quan vì vậy việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh nếu được thực hiện sớm sẽ làm giảm tác động xấu sức khỏe người bệnh và tránh được nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Các khối u phát triển lớn sẽ chèn ép nhiều nhóm dây thần kinh, mạch máu xung quanh có thể dẫn tới liệt một vùng cơ thể. Trường hợp u thần kinh ngoại biên ác tính, các tế bào ung thư có thể xâm lấn tới nhiều vùng cơ quan tổ chức lân cận hay thậm chí di căn ung thư tới các cơ quan khác, nguy cơ tử vong cao nếu không được kịp thời xử lý.</p> <p style="text-align: justify;">Xử lý khối u ác thần kinh ngoại biên thường được tiến hành bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp laser. Bệnh có thể được chữa trị nhanh và mang lại kết quả tốt nếu được phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh bị ung thư thần kinh ngoại biên có nguy cơ tái phát bệnh rất cao (trên 65%) vì vậy sau điều trị cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo sự hướng dẫn từ các y bác sĩ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư thần kinh ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sự hình thành các khối u ác tính hầu hết là do biến đổi gen của một số tế bào bình thường, sau đó các tế đột biến sẽ liên tục nhân lên nhiều lần và phát triển thành các khối u xâm lấn các tổ chức xung quanh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sự hình thành các khối u ác tính hầu hết là do biến đổi gen của một số tế bào bình thường" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20190905_131934_969624_u-ac-tinh-khac-u-la.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sự hình thành các khối u ác tính hầu hết là do biến đổi gen của một số tế bào bình thường</em></p> <p style="text-align: justify;">Các nhóm dây thần kinh ngoại biên đều có một lớp tế bào bao bọc bên ngoài nhằm bảo vệ sự xâm nhập từ bên ngoài ảnh hưởng đến dây thần kinh. Trường hợp hình thành khối u ác tính xuất hiện là do các tế bào ở lớp bảo vệ dây thần kinh bị đột biến, các tế bào đột biến không chỉ xâm lấn vào bên trong chèn ép dây thần kinh mà còn lây lan ra các nhóm mô lân cận. Người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng bệnh khi khối u phát triển lớn hơn và có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh ngoại biên.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư thần kinh ngoại biên vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia y tế đã liệt kê ra các yếu tố ảnh hưởng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh ung thư và được điều trị bằng phương pháp xạ trị. Theo một số nghiên cứu về trường hợp tái phát bệnh hoặc biến chứng sau xạ trị đã cho thấy rằng khoảng 10 - 20 năm sau xạ trị có thể phát triển khối u thần kinh ngoại biên ác tính tại khu vực đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có tiền sử có khối u thần kinh ngoại biên lành tính nhưng không được theo dõi và điều trị bệnh triệt để có nguy cơ phát triển thành ung thư. Mặc dù trường hợp u thần kinh ngoại biên lành tính chuyển biến thành ung thư không xuất hiện nhiều nhưng vẫn có khả năng xảy ra, điển hình là khối u xơ thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố di truyền: Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng di truyền ung thư thần kinh ngoại biên, tuy nhiên trường hợp bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ác tính ở hệ thần kinh ngoại biên (điển hình là bệnh u sợi thần kinh loại 1).</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư thần kinh ngoại biên cũng có thể là một dạng di căn ung thư từ các vùng cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Chính vì vậy, những người có tiền sử bị ung thư hoặc đang được điều trị ung thư đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư thần kinh ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khối u thần kinh ngoại biên có thể hình thành ở mọi vị trí trên cơ thể con người, vì vậy các triệu chứng bệnh xuất hiện ở mỗi đối tượng và mức độ nặng nhẹ là khác nhau tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u.</p> <p style="text-align: justify;">- Các khối u thần kinh ngoại biên ác tính có mức độ phát triển nhanh hơn so với khối u lành tính. Dấu hiệu sưng tấy hoặc u cục mọc lên dưới lớp da chính là triệu chứng khối u thần kinh ngoại biên đang phát triển với kích thước lớn dần.</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác đau rát hoặc tê bì, ngứa ran tại khu vực có xuất hiện khối u. Triệu chứng này có thể xuất hiện trước khi khối u hiện rõ trên bề mặt da.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có thể bị chóng mặt hoặc đi đứng mất thăng bằng do các dây thần kinh ngoại biên đã bị khối u chèn ép.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể bị chóng mặt hoặc đi đứng mất thăng bằng" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20190718_104154_871623_vertigo.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể bị chóng mặt hoặc đi đứng mất thăng bằng</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Chức năng hoạt động tại khu vực bị khối u ảnh hưởng sẽ bị yếu đi, thậm chí mất hoàn toàn cảm giác (tê liệt).</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng bệnh có thể được cải thiện sau khi khối u được loại bỏ, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khối u phát triển quá nhanh gây chèn ép nghiêm trọng nhưng không được xử lý, có thể dẫn tới tình trạng hư hỏng hoàn toàn hệ thống thần kinh của một khu vực và không có khả năng hồi phục. Trường hợp khối u thần kinh ngoại biên là ác tính thì nguy cơ di căn ung thư có thể xảy ra, đặc biệt là phổi. Ung thư thần kinh ngoại biên có dấu hiệu di căn sẽ xuất hiện ở phổi đầu tiên và có nguy cơ xâm lấn đến toàn bộ phủ tạng, nguy cơ tử vong cao nếu không được xử lý kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ung thư thần kinh ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để hạn chế được những rủi ro không đáng có khi ung thư tiến triển quá nhanh gây biến chứng nghiêm trọng thì mỗi người cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân từng điều trị ung thư bằng xạ trị cần phải tái khám định kỳ nhằm kiểm tra nguy cơ tái phát bệnh hoặc di chứng do ung thư để lại để kịp thời xử lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân được chẩn đoán có khối u thần kinh ngoại biên lành tính nếu có nghi ngờ có thể chuyển biến thành ung thư thì phải tiến hành xử lý khối u sớm nhất có thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về tính di truyền ung thư thần kinh ngoại biên, tuy nhiên người bệnh cũng cần thăm khám tầm soát ung thư định kỳ nếu phát hiện người thân trong gia đình có tiền sử bị ung thư.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư thần kinh ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sự hình thành các khối u thần kinh ngoại biên có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh về da liễu vì có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu hay nổi cục u bên dưới lớp da. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng các triệu chứng bệnh trước đồng thời tìm hiểu thêm về tiền sử khám chữa bệnh ung thư, sau khi có nghi ngờ bệnh nhân có khối u thần kinh ngoại biên thì sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm chẩn đoán thông qua hình ảnh: Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) là 3 phương pháp chẩn đoán khối u phổ biến nhất. Thông qua hình ảnh, các bác sĩ sẽ xác định được vị trí chính xác của khối u, kích thước của khối u và phạm vi xâm lấn của khối u đến các tổ chức xung quanh. Ngoài ra, trước đó, với các khối u ở da các bác sĩ có thể khảo sát trước bằng siêu âm để có thể đánh giá sơ bộ khối u.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI)" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chup-mri-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán khối u&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết: Dựa vào vị trí khối u được xác định thông qua các chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào trong khối u để tiến hành sinh thiết. Sinh thiết tế bào là phương pháp chẩn đoán ung thư chính xác nhất, kết quả sinh thiết còn cho thấy rõ loại tế bào ung thư và từ đó giúp bác sĩ lựa chọn được phác đồ điều trị hợp lý nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Khi có kết quả chẩn đoán bệnh ung thư thần kinh ngoại biên, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dựa trên nhiều yếu tố như: Tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh, tiền sử điều trị ung thư, các bệnh lý nền có liên quan, yêu cầu đặc biệt từ người bệnh,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư thần kinh ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân được chẩn đoán có khối u thần kinh ngoại biên ác tính thường sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân sau đây được khuyến cáo không nên tiến hành phẫu thuật:</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân có tình trạng toàn thân nặng hoặc có dị tật nghiêm trọng như gù vẹo cột sống nặng, biến chứng tim mạch,...</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân có khối u có kích thước quá lớn, đã có dấu hiệu xâm lấn mạch máu,... hoặc các vùng có đám rối thần kinh. Nếu tiến hành phẫu thuật sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn khối u đồng thời có nguy cơ để lại nhiều di chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị ung thư thần kinh ngoại biên:</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị các bệnh về ung thư phổ biến nhất bởi quá trình điều trị không kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, hiệu quả điều trị cao và thời gian phục hồi sức khỏe nhanh. Mục đích chính của phương pháp phẫu thuật chính là loại bỏ hoàn toàn các khối u thần kinh ngoại biên ác tính ra khỏi cơ thể, đồng thời nạo vét các nhóm mô đã bị tổn thương xung quanh. Trong trường hợp khối u có kích thước quá lớn thì bác sẽ sẽ cố gắng loại bỏ các tế bào ung thư nhiều nhất có thể sau đó sẽ tiến hành kết hợp điều trị với các biện pháp khác.</p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật điều trị ung thư thần kinh ngoại biên cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm, bởi nguy cơ tàn tật có thể xảy ra nếu bác sĩ làm tổn thương đến các nhóm dây thần kinh. Trường hợp khối u phát triển quá lớn và có vị trí tại cánh tay hay cẳng chân thì có thể phải tiến hành cắt cụt chi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật điều trị ung thư thần kinh ngoại biên" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200204_111141_461461_dau-than-kinh-ngoai.max-1800x1800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật điều trị ung thư thần kinh ngoại biên</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, phương pháp xạ trị và hóa trị cũng có thể được áp dụng trước khi tiến hành phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u và ngăn ngừa mức độ phát triển bệnh, hoặc áp dụng sau khi phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">- Xạ trị: Phương pháp này nhằm xử lý khối u thần kinh ngoại biên ác tính bằng các chùm tia năng lượng cao được chiếu thẳng vào vị trí có tế bào ung thư. Tia X và proton là 2 loại tia năng lượng thường thấy điều trị ung thư bằng xạ trị. Phương pháp điều trị ung thư bằng xạ trị có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hóa trị: Đây là biện pháp sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư có trong cơ thể. Thông thường, hóa trị sẽ được chỉ định cho bệnh nhân đã bị các tế bào ung thư xâm lấn nhiều cùng cơ quan trong cơ thể. Hóa trị sẽ giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh. Hóa trị thường được chỉ định thực hiện kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị, hiếm khi được chỉ định thực hiện đơn độc.</p> <p style="text-align: justify;">Thực hiện phương pháp xạ trị và hóa trị thường sẽ đi kèm với một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt cao, mệt mỏi, chảy máu,... Các triệu chứng có thể biến mất dần khi quá trình điều trị hoàn tất.</p> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp laser có thể được thực hiện điều trị ung thư thần kinh ngoại biên.</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi phẫu thuật điều trị bệnh thì các bài tập vật lý trị liệu sẽ được chỉ định nhằm giúp sức khỏe bệnh nhân mau chóng hồi phục. Đặc biệt đối với bệnh nhân có khối u ở tay hoặc chân được chỉ định cắt bỏ chi cần được chăm sóc và tập luyện để có thể duy trì được khả năng di chuyển.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-than-kinh-ngoai-bien-sctfk
Thai chết lưu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thai chết lưu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thai chết lưu là khái niệm về những trường hợp thai đã chết trước mà vẫn còn lưu lại trong buồng tử cung, không bị đẩy ra ngoài ngay. Thời gian thai lưu lại trong tử cung từ lúc chết trong buồng tử cung tối thiểu là 48h trở đi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thai chết lưu" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_Thaichếtlưusửa.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thai chết lưu</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê, tại Châu Á, tỷ lệ thai chết lưu chiếm khoảng 25 –40/1000 trường hợp đẻ sống, Việt Nam tỷ lệ này là 10/1.000 ca đẻ sống. Tỷ lệ này cao ở nhóm phụ nữ 20 –30 tuổi (59,9%) và nhóm phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào ( khoảng 39,7%).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thai chết lưu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thai lưu do nhiều nguyên nhân khác nhau được chia theo nhiều nhóm. Tuy nhiên, phân loại nguyên nhân phổ biến nhất là: nguyên nhân từ người mẹ, có thể từ thai hoặc các phần phụ thai như dây rốn, bánh rau. Thực tế lâm sàng cũng cho thấy có tới 20 - 50% số trường hợp thai chết lưu không tìm được nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân thai lưu từ phía mẹ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ mắc các bệnh lý mạn tính: suy gan - suy thận, nguyên nhân thiếu máu, viêm phổi, bệnh lý tim, tăng huyết áp...</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ mắc các bệnh liên quan đến nội tiết: Basedow, suy giáp, bệnh lý tuyến thượng thận, đái tháo đường…</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm: ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm vi khuẩn, virus (thuỷ đậu, virus quai bị, TORCH…)</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ bị nhiễm độc cấp tính/ mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có sử dụng một số thuốc gây độc cho thai hoặc phơi nhiễm với các chất phóng xạ, hóa chất độc hại…</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có bất thường cấu trúc sinh dục: tử cung dị dạng, dính buồng tử cung, tử cung nhi hóa…</p> <p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố khác của người mẹ ảnh hưởng đến thai kì: độ tuổi (những người mẹ trên 40 tuổi nguy cơ thai chết lưu cao gấp 5 lần so với nhóm phụ nữ trẻ, hoặc quá trẻ tuổi: dưới 15 tuổi), chế độ dinh dưỡng, các hoạt động lao động gắng sức …</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân từ phía thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bất thường thai nhi liên quan đến rối loạn thể nhiễm sắc:&nbsp;Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây thai lưu trong quý I. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền hoặc do đột biến ngẫu nhiên trong quá trình hình thành và phát triển phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng dần theo tuổi của mẹ, gặp nhiều ở thai phụ lớn tuổi (trên 40).</p> <p style="text-align: justify;">- Dị tật lớn ở thai: thai vô sọ, phù thai rau…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thai vô sọ" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thai-vo-so-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thai vô sọ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bất đồng nhóm máu, miễn dịch mẹ con do yếu tố Rh, tăng nguy cơ thai lưu lần sau.</p> <p style="text-align: justify;">- Đa thai: hội chứng truyền máu có thể gặp trong song thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Thai già tháng: bánh rau bị canxi hoá, không bảo đảm nuôi dưỡng thai, là nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu nếu không được xử trí kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân từ phía phần phụ thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Dây rau: Bất thường như: dây&nbsp;rau thắt nút, dây rau bám màng ảnh hưởng đến tuần hoàn mẹ - thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Bánh rau:&nbsp;Bánh rau canxi hoá, rau bong non, u máu bánh rau.</p> <p style="text-align: justify;">- Nước ối:&nbsp;Những trường hợp nước ối quá nhiều hoặc thiểu ối.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thai chết lưu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Thai lưu dưới 20 tuần:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đa số giai đoạn sớm, thai lưu thường không có triệu chứng, việc chẩn đoán sớm gặp nhiều khó khăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có các dấu hiệu có thai: chậm kinh, triệu chứng mệt mỏi, nôn nghén, test thử thai dương tính, siêu âm có thể thấy thai và tim thai dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Sau đó, bệnh nhân tự nhiên thấy ra máu âm đạo, số lượng thường ít, hầu như không đau bụng, máu thường màu nâu, đen, thẫm màu.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi khám thấy tử cung bé hơn so với tuổi thai thực, mật độ tử cung có thể chắc hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ra máu âm đạo khi mang thai có thể là dấu hiệu thai chết lưu" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thai-chet-luu-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ra máu âm đạo khi mang thai có thể là dấu hiệu thai chết lưu</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thai lưu trên 20 tuần</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu chính là bệnh nhân không thấy thai máy, thai cử động nữa và đây là nguyên nhân làm cho người mẹ phải đi khám. Dựa vào đó, bác sĩ có thể dự đoán được thời gian bị lưu thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Hai vú tiết sữa non cũng là triệu chứng thường gặp, bệnh nhân có thể cảm nhận được bụng không to lên nữa hoặc thậm chí bé đi.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể tự nhiên thấy ra máu âm đạo nhưng triệu chứng này hiếm gặp ở thai lưu hơn 20 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Người mẹ có thể có một số triệu chứng: chóng mặt, sốt cao, chuột rút…</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có thể thấy giảm ốm nghén, hết thèm ăn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bác sĩ thăm khám thấy:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tử cung bé hơn so với tuổi thai, hoặc kích thước tử cung giảm đi ở hai lần đo khác nhau và đặc biệt lại do một người đo.</p> <p style="text-align: justify;">- Bác sĩ thăm khám, sờ nắn khó thấy phần thai như thai thường, không nghe dược tim thai bằng ống nghe gỗ/ Doppler cầm tay.</p> <p style="text-align: justify;">- Tử cung co cứng hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thai chết lưu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý người mẹ:</p> <p style="text-align: justify;">Do tâm lý mang cái thai đã chết trong người, hậu quả tâm lý nghiêm trọng ở những người mẹ đang điều trị vô sinh hiếm muộn. Bác sĩ cần an ủi, giải thích động viên người mẹ đặc biệt trước thời điểm can thiệp lấy thai ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng rối loạn đông máu</p> <p style="text-align: justify;">Thai lưu gây kích hoạt quá trình đông máu, gây đông máu rải rác nội mạch và làm tiêu sợi huyết. Hiện tượng thromboplastin có thể xuất hiện trong máu người mẹ xảy ra khi tử cung có cơn co và khi thực hiện thủ thuật can thiệp vào tử cung. Quá trình đông máu rải rác trong lòng mạch ở thai chết lưu thường diễn biến chậm, từ từ. Các nghiên cứu cho thấy nếu thời gian thai chết trên 4 tuần và tuổi thai càng lớn thì nguy cơ gây rối loạn đông máu xảy ra càng cao. Tình trạng chảy máu thường xuất hiện sau khi can thiệp vài giờ nên các bác sĩ chuyên khoa luôn luôn cần cảnh giác cao.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đông máu rải rác trong lòng mạch" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_đôngmáurảiráctronglòngmạch.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đông máu rải rác trong lòng mạch</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn khi ối vỡ lâu</p> <p style="text-align: justify;">Khi màng ối còn thì không sợ có tình trạng nhiễm khuẩn. Nhưng khi đã vỡ ối, tình trạng nhiễm khuẩn thường xuất hiện nhanh và tiến triển nặng. Các vi khuẩn hay gặp là: tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, proteus..., có thể gặp một số vi khuẩn yếm khí như Clostridium…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thai chết lưu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Mẹ từng có tiền sử bị thai chết lưu</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ lạm dụng chất kích thích: rượu hoặc ma túy.</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ hút thuốc lá.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phụ nữ mang thai hút thuốc lá có nguy cơ cao thai lưu" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thai-chet-luu-7.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ mang thai hút thuốc lá có nguy cơ cao thai lưu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ thể trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi mẹ quá trẻ dưới 15 tuổi hoặc mẹ lớn tuổi trên 35.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thai chết lưu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trước khi mang thai:</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ cần khám sức khỏe tiền sản để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị các bệnh lý mạn tính như gan, thận, tiểu đường, huyết áp cao,...</p> <p style="text-align: justify;">- Ngưng hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích</p> <p style="text-align: justify;">Trong khi mang thai:</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_chất-kích-thích-1280x720.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý đến những dấu hiệu bất thường: đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, giảm nôn nghén, tiết sữa nôn, thai giảm máy, giảm cử động thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm các bệnh như virus…</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng cân đối, nghỉ ngơi lao động hợp lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám thai định kỳ đầy đủ và khám nagy khi có bất thường</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung đầy đủ vitamin, acid folic để giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tìm nguyên nhân thai lưu?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trước lần mang thai sau, người mẹ cần tìm tới bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa sản để tư vấn, khám và tìm nguyên nhân thai lưu: đánh giá sức khỏe tổng quát của người mẹ, khám phụ khoa. Loại trừ các nguyên nhân như bệnh lý của mẹ: gan, thận, suy giáp, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp; bất đồng nhóm máu, tăng đông liên quan đến tự miễn; các bệnh lý nhiễm trùng vi khuẩn, virus; các nguyên nhân di truyền, bất thường nhiễm sắc thể. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn dự phòng cho thai lần sau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thai chết lưu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Khám lâm sàng</strong> có dấu hiệu:</p> <p style="text-align: justify;">- Không thấy thai máy,thai đạp.</p> <p style="text-align: justify;">- Tử cung của người mẹ nhỏ hơn so với tuổi thai, đặc biệt có ý nghĩa khi đo bề cao tử cung lần sau nhỏ hơn lần trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Khó sờ nắn thấy các phần thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Không nghe thấy tiếng tim thai bằng Doppler cầm tay.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm thai: là phương tiện khảo sát cho kết quả chính xác giúp chẩn đoán sớm và chính xác. Các dấu hiện khi thai nhỏ có thể là không thấy âm vang thai, không thấy tim thai. Thai to thì không thấy cử động thai, không thấy tim thai, biến dạng vòm sọ( chồng khớp sọ, đầu thai nhi méo mó); thiểu ối hoặc cạn ối.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Siêu âm thai định kỳ để đảm bảo thai nhi luôn phát triển khỏe mạnh" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200321_sieu-am-thai-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm thai định kỳ để đảm bảo thai nhi luôn phát triển khỏe mạnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng Fibrinogen trong máu: đánh giá rối loạn đông máu do tình trạng lưu thai gây ra, có ý nghĩa khi quyết định xử trí thai lưu.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định một số xét nghiệm mục đích tìm nguyên nhân có thể gây thai chết lưu: tùy từng trường hợp có các xét nghiệm chuyên biệt khác nhau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thai chết lưu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi phát hiện và chẩn đoán chính xác thai đã chết lưu, việc làm ngay là thai phải được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ sớm. Nếu thai lưu càng lâu càng xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người mẹ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng có thai lần sau.</p> <p style="text-align: justify;">Với đa số các trường hợp thai lưu, nếu bác sĩ xác định sức khoẻ mẹ ổn định thì có thể theo dõi chuyển dạ tự nhiên hoặc kích thích chuyển dạ bằng thuốc. Trường hợp sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, bác sĩ cần chỉ định lấy thai ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hiếm khi thai chết lưu được lấy ra bằng mổ lấy thai để giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và sự toàn vẹn của tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Cần giải quyết tình trạng rối loạn đông máu nếu có trước khi can thiệp lấy thai ra:</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền tĩnh mạch fibrinogen hoặc máu toàn phần hoặc sử dụng heparin.</p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp lấy thai ra:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nong cổ tử cung, nạo buồng tử cung:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Áp dụng cho các trường hợp thai chết lưu nhỏ, thường 3 tháng đầu. Chú ý khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ cần giảm đau thật tốt cho bệnh nhân, sử dụng thuốc tăng co và kháng sinh. Theo dõi tình trạng chảy máu âm đạo sau thủ thuật, tránh nguy cơ chảy máu, băng huyết.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nong cổ tử cung" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_Nongcổtửcung.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nong cổ tử cung áp dụng cho các trường hợp thai chết lưu nhỏ</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Gây chuyển dạ sinh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Áp dụng cho thai lưu trên 3 tháng:</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp Stein cải tiến: dùng estrogen 10mg/ngàyx 3 ngày, ngày thứ tư truyền oxytocin tĩnh mạch(30UI/ngày), mỗi đợt truyền 3 ngày liên tục, các đợt cách nhau 7 ngày. Đa số thai được sổ ra sau 1- 2 ngày đầu tiên truyền oxytocin.</p> <p style="text-align: justify;">Truyền oxytocin tĩnh mạch đơn thuần: giống phương pháp Stein cải tiến nhưng không dùng estrogen. Ưu điểm của phương pháp này thời gian khi điều trị ngắn, hiệu quả tương đương phương pháp Stein.</p> <p style="text-align: justify;">Dùng Prostaglandin: Sử dụng phổ biến là prostaglandin E2. Đường dùng có thể là đặt trong âm đạo, đặt vào đường hậu môn hoặc ngậm thuốc dưới lưỡi; liều dùng phụ thuộc vào tuổi thai.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thai-chet-luu-saxdh
Thiểu ối
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiểu ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nước ối là toàn bộ chất lỏng bao quanh thai nhi, nuôi dưỡng và giúp thai nhi phát triển và ổn định thân nhiệt trong suốt thai kỳ. Nước ối cũng có tác dụng như màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương, sang chấn khi ở trong bụng mẹ. Nước ối phần lớn có nguồn gốc từ thai nhi, thai nhi uống vào, bài xuất nước tiểu tạo ra.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nước ối cũng có tác dụng như màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương, sang chấn khi ở trong bụng mẹ" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_20200910_nuoc-oi-mau-gi-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nước ối cũng có tác dụng như màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương, sang chấn khi ở trong bụng mẹ</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi siêu âm, để khảo sát số lượng nước ối bác sĩ thường sử dụng chỉ số AFI (chỉ số ối), bình thường khi đo AFI tổng bốn góc nếu nằm trong khoảng 8 - 15 cm là bình thường. Khi chỉ số AFI giảm là dưới 8 cm, nếu AFI đo được dưới 5 cm được coi là thiểu ối và khi AFI chỉ đo được không quá 3 cm là cạn ối cần can thiệp lấy thai ra ngay.</p> <p style="text-align: justify;">Phần lớn thiểu ối thường gặp ở những trường hợp thai già tháng, thai tăng trưởng chậm, và thường xuất hiện hiện những tháng cuối thai kỳ. Khi thiểu ối xuất hiện càng sớm sẽ tiên lượng càng xấu vì lúc này không có môi trường, không có không gian cho thai phát triển. Thai dễ bị thiểu sản phổi không phát triển được, dây rau thường dễ bị chèn ép gây suy thai, cứng chi cứng khớp thai nhi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiểu ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây lượng nước ối của thai phụ ít hơn so với bình thường. Thực tế cho thấy khoảng 30% không tìm thấy nguyên nhân. Trong các nguyên nhân được chia thành 3 nhóm:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhóm nguyên nhân từ người mẹ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ mắc các bệnh lý mạn tính như: huyết áp cao, suy gan suy thận, nhiễm độc thai nghén dẫn tới thai chậm phát triển và ảnh hưởng tới quá trình tạo ối.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm độc thai nghén" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_nhiem-doc-thai-nghen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm độc thai nghén</em></p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc người mẹ sử dụng: thuốc điều trị ung thư, thuốc nhóm ức chế men chuyển…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhóm nguyên nhân từ phía con:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thai nhi có bất thường di truyền, bất thường bẩm sinh như: bất thường về nhiễm sắc thể. Bất thường các cơ quan quan trọng như hệ thần kinh: thai vô sọ, não lộn ngoài; cơ quan tiêu hoá: dò thực quản, teo tá tràng; thiểu sản phổi; liên quan đến thận tiết niệu như đa nang thận, thận móng ngựa, thiểu sản thận…</p> <p style="text-align: justify;">- Những trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung do bệnh lý của mẹ hoặc do thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng thai nhi: nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Thai già tháng, thai quá 40 tuần tuổi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhóm nguyên nhân do phần phụ nuôi thai:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- U máu bánh rau, bánh rau canxi hoá sớm.</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền máu trong trường hợp song thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Ối vỡ sớm trước khi cổ tử cung mở hết, ối vỡ non trước chuyển dạ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiểu ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thực tế thiểu ối thường không có triệu chứng rõ ràng và đặc hiệu. Do lượng nước ối giảm hơn so với bình thường nên có thể có những dấu hiệu:</p> <p style="text-align: justify;">- Người mẹ thấy giảm cử động thai nhi, thai máy ít do không gian buồng tử cung ngày càng chật hẹp. Thai cử động yếu. Khi bác sĩ thực hiện 4 dấu hiệu Leopol sẽ có thể cảm giác thấy rõ các phần thai nằm ngay sát dưới bàn tay bác sĩ mà không cảm thấy có nước ối ở giữa, di chuyển đầu thai nhi sẽ khó khăn hơn do ít ối.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người mẹ thấy giảm cử động thai nhi, thai máy ít do không gian buồng tử cung ngày càng chật hẹp" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thieu-oi-7-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người mẹ thấy giảm cử động thai nhi, thai máy ít do không gian buồng tử cung ngày càng chật hẹp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tử cung không to nhiều và thậm chí nhỏ hơn so với các thai phụ mang cùng tuần thai tương đương. Bề cao tử cung thường nhỏ so với tuổi thai tương đường và giảm so với tiêu chuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi nghi ngờ thiểu ổi, bác sĩ siêu âm cần đo chính xác số đo bốn góc ối của buồng tử cung để ra chỉ số AFI. Chỉ số ối thường thường dưới đường percentile thứ 5 khi so với tuổi thai tương đương. Hoặc AFI ≤ 5cm khi thai trên 35 tuần, hoặc đo góc ối sâu nhất chỉ ≤ 2 cm là thiểu ối.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiểu ối khi AFI đo 3-5 cm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cạn ối khi AFI &lt; 3 cm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiểu ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Với những trường hợp thiểu ối xuất hiện muộn ở 1 - 2 tháng cuối và lượng nước ối giảm từ từ thì thường tiên lượng sẽ tốt hơn những ca thiểu ối xuất hiện ngay từ quý I hay quý II và diễn tiến nhanh. Đây là giải đoạn quan trọng giúp thai nhi hình thành các cơ quan như phổi, cơ xương khớp, thận tiết niệu và tiêu hóa ở thai nhi nên thiểu ối sẽ ảnh hưởng rất nhiều và nặng nề tới thai nhi. Bác sĩ cần tư vấn những trường hợp thiểu sản không phát triển phổi, dị dạng xương khớp, dính khớp…</p> <p style="text-align: justify;">Khi nhắc tới thiểu ối thì nguy cơ bất thường của thai nhi hay gặp nhất là thiểu sản phổi vì: Khi nước ối ít dần, thai nhi sẽ bị bó ép, lồng ngực cũng bị ép làm giảm hoạt động phổi, hoạt động thở của thai nhi cũng bị hạn chế làm giảm sự phát triển của hai lá phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiểu sản phổi" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thiểusảnphổi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiểu sản phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Ở mỗi giai đoạn khác nhau thiểu ối có thể gây ra các biến chứng và nguy cơ khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;">- Trong quý I: thiểu ối ngay trong quý 1 được tiên lượng nặng nhất có thể gây thai lưu/ sảy thai rất cao 65-80%</p> <p style="text-align: justify;">- Trong quý II: gây những dị tật về các cơ quan: phổi, xương khớp, khuôn mặt.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong quý III: thiểu ối thường làm cho thai chậm tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng bào thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số các biến chứng nặng nề khác của thiểu ối:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng tới sự phát triển, gây thai chậm tăng trưởng trong tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Co cứng khớp, biến dạng chi đặc biệt hai chi dưới.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiểu sản phổi, sự phát triển phổi bị kém.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ sinh mổ do thai nhi không chịu được thử thách của cuộc chuyển dạ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thậm chí thai có thể chết lưu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiểu ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Các mẹ có bệnh lý nền hoặc bệnh mạn tính như: huyết áp cao, bệnh lý của cơ quan gan thận, điều trị các thuốc như prostaglandin hoặc thuốc điều trị ung thư…</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ mang đa thai (thai đôi, thai ba).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ mang đa thai (thai đôi, thai ba)" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thieu-oi-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ mang đa thai (thai đôi, thai ba)</em></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ mang thai quá ngày sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thói quen, sinh hoạt và lao động của người mẹ: ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng, uống ít nước (không đủ 2l nước/ ngày), lao động nặng…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiểu ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Do các nguyên nhân đa số liên quan tới bệnh lý mẹ và thai hoặc 1/3 là không rõ nguyên nhân nên thực tế cũng không có cách phòng ngừa thiểu ối hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">Chủ yếu vẫn là sàng lọc điều trị các bệnh lý mạn tính của mẹ trước và trong khi mang thai nếu có. Khám, siêu âm thai định kỳ phát hiện các bất thường của thai nhi, bất thường của bánh rau- ối- dây rau sớm để có hướng theo dõi và sử trí phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Người mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh lao động quá sức, đảm bảo uống đủ 2l nước/ ngày để tốt cho tuần hoàn mẹ con.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý." src="/ImagePath\images\20210915/20210915_Ngườimẹcầnlưuýchếđộănuống,dinhdưỡng,nghỉngơihợplý.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.</em></p> <p style="text-align: justify;">Sự thay đổi chỉ số ối, bánh rau thường diễn ra nhanh và không có triệu chứng đặc biệt trong 3 tháng cuối nên thai phụ cần đi khám sát hơn theo đúng hẹn của bác sĩ chuyên khoa sản.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiểu ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi siêu âm hoặc khám sản nghi ngờ thiểu ối, bác sĩ cần thực hiện:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Khám lâm sàng</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sức khoẻ tổng quát cho mẹ loại trừ các nguyên nhân từ phía mẹ như bệnh lý nội khoa, các nhiễm trùng khi mang thai, hỏi tiền sử bệnh tật các thuốc người mẹ đang điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sản khoa: Cần thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng: đo bề cao tử cung, vòng bụng, thực hiện dấu hiệu Leopol. Đánh giá cử động thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi nghi ngờ ối ít, bác sĩ bắt buộc phải thăm âm đạo để loại trử nguyên nhân rỉ ối, ối vỡ sớm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm đo chỉ số ối, đánh giá bánh rau, dây rau,&nbsp;hình thái học thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm Doppler để khảo sát động mạch tử cung, động mạch não/ rốn thai giúp đánh giá sự phát triển thai nhi, loại trừ thai</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Siêu âm Doppler" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_sieu-am-doppler-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm Doppler</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tìm nguyên nhân từ phía mẹ: Tổng phân tích máu, sinh hoá máu chức năng gan, thận, tuyến giáp, nhóm máu…</p> <p style="text-align: justify;">- Bác sĩ có thể chỉ định chọc ối lập Karyotyp cho thai nhi nếu nghi ngờ thiếu ối liên quan tới bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiểu ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân khác nhau và thiểu ối xảy ra ở các thời điểm thai kỳ khác nhau có thể gây các biến chứng và mức độ ảnh hưởng tới thai nhi là khác nhau. Chính vì vậy cần điều trị theo nguyên nhân và ùy từng thời điểm cụ thể của thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Quý đầu thai kỳ: Có thể nhận thấy nguyên nhân thiểu ối của ba tháng đầu phần lớn do bất thường phôi thai hoặc thai nhi bệnh lý. Cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân từ phía mẹ hay phía thai và cố gắng điều trị theo nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Quý II thai kỳ: Cần đánh giá, thiểu ối 3 tháng giữa có liên quan đến sự phát triển các cơ quan như tiêu hóa, tiết niệu của thai nhi hay không. Siêu âm thai đánh giá hình thái học thai nhi, đánh giá các nguyên nhân gây thiểu ối có hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Quý III của thai kỳ: Cần theo dõi xem quá trình giảm nước ối diễn ra nhanh hay từ từ, theo dõi sát bằng siêu âm có thể 1-2 lần/ 1 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">Khi xác định ối giảm liên tục, thai trên 34 tuần thì bác sĩ nên cân nhắc có thể tiêm corticoid trợ phổi cho thai nhi, phòng trường hợp cần chấm dứt thai kỳ sớm lấy em bé ra ngay.</p> <p style="text-align: justify;">Biện pháp truyền nước vào môi trường ối hiện nay rất ít thực hiện vì nguy cơ tai biến như nhiễm khuẩn ối, vỡ ối là rất cao. Nếu bác sĩ chuyên khoa quyết định truyền nước vào buồng ối sẽ cần tư vấn và giải thích kỹ cho thai phụ và gia đình về những ích lợi, nguy cơ và biến chứng của phương pháp điều trị này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>&nbsp;</em>Các phương pháp chấm dứt thai khi có chỉ định trong thai kỳ thiểu ối:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Với những trường hợp cạn ối hoặc vô ối là khi chỉ số ối AFI 2 - 3 cm hoặc AFI giảm nhưng có biểu hiện suy thai, dây rau chèn ép thì bác sĩ có quyết định cần dừng thai kỳ, kích thích chuyển dạ. Bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ, dành thời gian để dùng thuốc trợ phổi cho thai nhi trước khi đưa ra quyết định ngừng thai nghén.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mẹ bầu nên làm gì khi được chẩn đoán thiểu ối?</strong></p> <p>Về cách khắc phụ đặc hiệu để tăng nước ối là không có. Ngoài theo dõi sát lượng nước ối qua siêu âm theo hẹn của bác sĩ. Những việc bạn có thể lưu ý thêm:</p> <p>- Uống nhiều nước: Mặc dù không phải thai phụ uống nhiều nước là làm tăng nước ối. Tuy nhiên, khi uống nhiều nước sẽ giúp tăng tuần hoàn rau - thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ&nbsp;bầu nên uống nhiều nước sẽ giúp tăng tuần hoàn rau - thai" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thieu-oi-9.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ&nbsp;bầu nên uống nhiều nước sẽ giúp tăng tuần hoàn rau - thai</em></p> <p>- Theo dõi sát hoạt động của thai mỗi ngày, để ý thai máy và cử động thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi thấy có dấu hiệu bất thường như ra máu ra nước âm đạo, tử cung nhỏ hơn hoặc không thấy tăng kích thước, cử động thai nhi giảm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám, tư vấn và hướng dẫn chị theo dõi tiếp thai kỳ.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-oi-stxgp
Vô sinh nữ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Vô sinh nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong xã hội hiện nay, tỷ lệ vô sinh ngày càng gia tăng do rất nhiều nguyên nhân. Điều đó ảnh hưởng khá nặng nề đến cuộc sống vợ chồng. Nhưng với tiến bộ của nên y khoa hiện nay, rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh đã vỡ òa hạnh phúc khi được chào đón những đứa con của mình.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vô sinh là gì ?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vô sinh thường được định nghĩa là không thể có thai sau 1 năm quan hệ tinh dục mà không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào. Mặc dù, vô sinh thường được coi là vấn đề của người phụ nữ, nhưng đó là quan điểm sai lầm, vô sinh có thể là vấn đề của cả nam giới và nữ giới, thậm chí trong xã hội hiện đại ngày nay, vô sinh không tìm thấy nguyên nhân.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vô sinh nữ" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_vo-sinh-nu-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vô sinh nữ</em></p> <p style="text-align: justify;">Vô sinh được chia làm 2 loại :</p> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh nguyên phát: được định nghĩa là chưa bao giờ có thai sau 1 năm quan hệ tình dục mà không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào.</p> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh thứ phát: được định nghĩ là không thể có thai sau 1 năm quan hệ tinh dục mà không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào, mặc dù trước đã đã có con hoặc đã từng có thai.</p> <p style="text-align: justify;">Vô sinh nữ là tình trạng vô sinh nhưng nguyên nhân là do người phụ nữ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Vô sinh nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để có thể thụ thai thành công, các bước trong hoạt động sinh sản của con người phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, chính xác.&nbsp;Các bước bao gồm là:</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Một nang trứng (đôi khi có thể là 2 nang trứng) trưởng thành được giải phóng từ một trong hai buồng trứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển đến vào dẫn trứng và dừng lại ở đoạn 1/3 ống dẫn trứng để chờ thụ tinh với tinh trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Tinh trùng sau khi xuất tinh khỏi bộ phận sinh dục nam giới vào trong âm đạo sẽ di chuyển lên cổ tử cung, qua tử cung và vào ống dẫn trứng để gặp trứng để thụ tinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Trứng sau khi đã hoàn thành quá trình thụ tinh sẽ di chuyển nhờ sự giúp đỡ của các lông mao trong ống dẫn trứng để đến tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Trứng đã được thụ tinh thành công sẽ làm tổ trong buồng tử cung và phát triển thành thai trong tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Ở phụ nữ, khi các nguyên nhân có thể làm gián đoạn quá trình trên thì sẽ gây ảnh hưởng đến việc có thai. Vậy đâu là nguyên nhân nào gây ra vô sinh ở nữ giới?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn rụng trứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp vô sinh.&nbsp;Rối loạn điều hòa hormone sinh sản của hệ thống dưới đồi - tuyến yên hoặc những bất thường ở buồng trứng đều là tác nhân gây ra rối loạn quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):<strong>&nbsp;</strong>PCOS&nbsp;gây rối loạn cân bằng hormone, cụ thể là làm tăng nồng độ LH và Androgen, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng.&nbsp;Kháng insulin là tình trạng có liên quan đến PCOS và tăng cân, lông mọc nhiều ở mặt hoặc 2 chi và mọc nhiều mụn trứng cá.&nbsp;Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây vô sinh ở nữ giới.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_hoi-chung-buong-trung-da-nang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Rối loạn chức năng hạ đồi:<strong>&nbsp;</strong>Tuyến yên chịu trách nhiệm sản xất ra 2 hormon có tác dụng kích thích phát triển trứng và rụng trứng hàng tháng - hormone FSH giúp nang trứng phát triển và hormone LH giúp nang trứng trưởng thành, rụng trứng và tạo hoàng thể .&nbsp;Khi Trạng căng thẳng thường xuyên, kéo dài , chỉ số BMI quá cao hoặc thấp, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột,… có thể làm ảnh hưởng đến việc chế tiết các hormone của tuyến yên, từ đó ảnh hưởng đến quá trình triển của nang trứng và rụng trứng.&nbsp;Rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh là những dấu hiệu thường gặp do rối loạn này gây ra.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Suy buồng trứng nguyên phát:<strong>&nbsp;</strong>Còn được gọi là suy giảm hoạt động buồng trứng sớm, nguyên nhân có thể là do những phản ứng tự miễn gây ra hoặc do suy giảm trứng sớm từ buồng trứng, là hậu quả của di truyền từ mẹ hoặc điều trị hóa trị.&nbsp;Buồng trứng bị suy giảm số lượng trứng dẫn đến làm giảm sản xuất hormon estrogen ở phụ nữ trước 40 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng prolactin:&nbsp;Prolactin được sản xuất qua mức gây dư thừa ở tuyến yên (còn được gọi là tăng prolactin máu), ức chế buồng trứng sản xuất hormon estrogen và có thể là ngyên nhân gây ra vô sinh.&nbsp;Việc sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc thần kinh,…cũng có thể là nguyên nhân gây tăng prolactin.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương vòi trứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vòi trứng bị tổn thương(như: viêm, ứ dịch ống dẫn trứng ) hoặc bị dính tắc cả hai bên khiến tinh trùng không di chuyển được lên vòi trứng để gặp trứng hoặc cản trở đường di chuyển của trứng đã được thụ tinh vào tử cung.&nbsp;Các nguyên nhân gây tổn thương vòi trứng có thể bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Các Bệnh lý nhiễm khuẩn vùng chậu như: nhiễm trùng buồng tử cung hoặc ống dẫn trứng do các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do lậu cầu, chlamydia,…</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử trước đó có phẫu thuật ở ổ bụng hoặc khung chậu, như phẫu thuật: chửa ngoài tử cung,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lạc nội mạc tử cung</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi các mô niêm mạc ở trong tử cung bám vào những cơ quan khác ở ngoài tử cung và phát triển thành các khối u thì được gọi là lạc nội mạc tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Sự phát triển của các khối lạc nội mạc tử cung hoặc biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung có thể gây ra sẹo dính ở tử cung, hoặc làm tắc vòi trứng làm ngăn cản việc di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân do tử cung hoặc do cổ tử cung</strong></p> <p style="text-align: justify;">Những bất thường từ tử cung hoặc cổ tử cung cũng là nguyên nhân có thể cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh hoặc làm tăng nguy cơ sẩy thai:</p> <p style="text-align: justify;">- U xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, polyp tử cung hoặc cổ tử cung, có thể ảnh hưởng đến việc câm nhập của tinh trùng vào trong buồng tử cung, vòi trúng, hoặc ảnh hưởng đến sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh.&nbsp;Nhiều trường hợp phụ nữ bị u xơ tử cung hoặc polyp tử cung vẫn có thể mang thai bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Các dị dạng bẩm sinh ở tử cung như: tử cung nhi hóa, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, không có tử cung,….&nbsp; gây khó khăn đến việc mang thai hoặc duy trì thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Chít hẹp ống cổ tử cung &nbsp;có thể do dị tật bẩm sinh sau khi sinh hoặc sau các thủ thuật, nhiễm khuẩn làm cổ tử cung bị chít hẹp.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm nhiễm ở cổ tử cung như : viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến cho tăng tiết dịch ở cổ tử cung, âm đạo có thể gây cản trở di chuyển của tinh trùng qua cổ tử cung vào tử cung.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vô sinh không tìm được nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong nhiều trường hợp, không tìm được nguyên nhân của vô sinh.&nbsp;Tuy nhiên, việc không xác định được nguyên nhân vô sinh cũng không có nghĩa là bạn mất hy vọng hoàn toàn trong việc tìm kiếm con yêu, vợ chồng bạn vẫn có con nhờ sự vào cuộc của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ngoài ra, &nbsp;tỷ lệ vô sinh gia tăng còn có thể do một số yếu tố có nguy cơ sau:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Những yếu tố nguy cơ làm cho vô sinh ở nữ giới cao hơn, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi:&nbsp;hoạt động của buồng trứng bao gồm chất lượng và số lượng bắt đầu suy giảm dần theo tuổi tác.&nbsp;Từ 30 tuổi trở đi, tốc độ rụng trứng tăng nhanh và chất lượng trứng kém đi. Đồng nghĩa với việc thụ thai trở nên khó khăn hơn, và nếu thụ thai được thì nguy cơ sẩy thai cũng tăng lên.</p> <p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá:&nbsp;Phụ nữ nghiên hút thuốc lá cũng được cho là nguyên nhân làm cho hoạt động buồng trứng của người phụ nữ kém đi và làm rụng trứng sớm.&nbsp;Bác sỹ khuyến cáo phụ nữ không nên hút thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Cân nặng:&nbsp;Việc rụng trứng cũng bị ảnh hưởng từ cân nặng của ngừa phụ nữ( béo phì hoặc thiếu cân).&nbsp;Cân nặng hợp lý kết hợp với sức khỏe tốt có thể làm tăng khả năng rụng trứng, từ đó tăng khả năng thụ thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Lịch sử tình dục: Các bệnh nhiễm trùng qua quan hệ tình dục không bảo vệ như nhiễm khuẩn chlamydia và lậu cầu,… có thể làm viêm hoặc tắc ống dẫn trứng.&nbsp;Không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tinh dục&nbsp; hoặc có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Rượu:&nbsp;Uống rượu quá mức có thể làm suy giảm khả năng thụ thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Vô sinh nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- Duy trì cân nặng hợp lý.&nbsp;Phụ nữ béo phì và cân nặng thấp dễ bị rối loạn rụng trứng hơn.&nbsp;Nếu bạn cần giảm cân, nên có chế độ tập thể dục hợp lý, khoa học.&nbsp;Tập thể dục với cường độ cao, liên tục trong nhiều giờ có thể giảm rụng trứng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phụ nữ béo phì và cân nặng thấp dễ bị rối loạn rụng trứng hơn" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_thua-can-beo-phi-anh-huong-den-kha-nang-mang-thai-nhu-the-nao11550645089.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ béo phì và cân nặng thấp dễ bị rối loạn rụng trứng hơn</em></p> <p>- Dừng việc hút thuốc.&nbsp;Thuốc lá có tác động rất lớn đến khả năng thụ thai, cũng như đến sức khỏe của người phụ nữ và thai nhi.&nbsp;Bác sỹ khuyến cáo nếu bạn đang mong có thai, hãy dừng ngay việc hút thuốc lá.</p> <p>- Nói không với uống rượu.&nbsp;Uống nhiều rượu có thể gây hậu quả làm giảm khả năng sinh sản.&nbsp;Và uống rượu bia nào trong khi đang mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.&nbsp;Nói không với rượu,bia khi đang mong có thai và không uống rượu khi đang mang thai.</p> <p>- Giảm căng thẳng.&nbsp;Một số giả thuyết cho rằng căng thẳng có thể gây rối loạn rụng trứng khiến cho quá trình điều trị vô sinh không được như mong đợi.&nbsp;Trước khi mang thai hãy giảm bớt sự căng thẳng trong công việc và cuộc sống.</p> <p>- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Vô sinh nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để có được câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ giới, bác sỹ chuyên khoa cần phải :</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám lâm sàng: hỏi tiền sử sức khỏe sinh sản như: chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử viêm nhiễm phụ khoa trước đó, đã từng nạo hút thai hay chưa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiền sử người phụ nữ cũng như tiền sử gia đình có mắc các bệnh lý đặc biệt gì không</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Khám bộ phận sinh dục : cổ tử cung, âm hộ, âm đạo…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khám bộ phận sinh dục : cổ tử cung, âm hộ, âm đạo…" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20200320_chi-phi-kham-phu-khoa-het-bao-nhieu-tien-phu-thuoc-vao-quy-trinh-kham.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám bộ phận sinh dục : cổ tử cung, âm hộ, âm đạo…</em></p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm phần phụ qua ngả âm đạo, siêu âm ổ bụng đánh giá những bất thường ở cơ quan lân cận</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang tử cung - vòi trứng: đánh giá hình thái tử cung và sự thông thoáng của hai vòi trứng</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm soi dịch âm đạo, Chlamydia</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung : xét nghiệm HPV , tế bào âm đạo- cổ tử cung(PAP-Smear)</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm nội tiết hormone nữ: LH, FSH, Progesterone, Prolactin, Estradiol, Testosteron.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng: AMH</p> <p style="text-align: justify;">+ Các xét nghiệm máu các bệnh lây truyền qua con đường tình dục như: VGB, HIV, giang mai,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Vô sinh nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tốt nhất căn cứ vào nguyên nhân gây vô sinh nữ để điều trị:</p> <p style="text-align: justify;">- Điều hòa lại chu kỳ kinh nếu nguyên nhân do chu kỳ kinh không đều hoặc vô kinh</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc kích thích sự lớn lên của nang noãn và rụng trứng</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dùng thuốc kích thích sự lớn lên của nang noãn và rụng trứng" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_tiem-thuoc-kich-trung.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dùng thuốc kích thích sự lớn lên của nang noãn và rụng trứng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật</p> <p style="text-align: justify;">Nếu sau khi điều trị theo nguyên nhân mà vẫn chưa thụ thai hoặc những trường hợp vô sinh không tìm thấy nguyên nhân thì bác sỹ có thể sử dụng đến các biện pháp hỗ trợ sinh sản như: bơm tinh trùng vào buồng tử cung( IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF),…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/vo-sinh-nu-shtow
Phù chân khi mang thai
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Phù chân khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thật là diệu kỳ khi một ngày nào đó bạn đón nhận một tin vui khi có một mầm thai bé nhỏ đang phát triển trong bụng mình. Cùng với niềm vui đó, là bao sự biến đổi về cơ thể của bạn trong suốt quá trình mang. Có những sự biến đổi không gây khó chịu, đau đớn nhưng cũng có những biến đối khiến cho bạn thấy khó chịu, đau đớn. Một trong những cảm giác gây khó chịu mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai là bàn chân bị phù nề.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_20190304_080728_671730_phu-chan-khi-mang-tha.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai</em></p> <p style="text-align: justify;">Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là gặp vào những tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng đó có thể là do sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khi mang thai như: tiền sản giật, sản giật…Do vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin như: vì sao bạn bị phù chân, khi nào cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa, các phương pháp điều trị đơn giản hữu ích để bạn có thể áp dụng tại nhà.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Phù chân khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi nào thì bàn chân của bạn bắt đầu phù nề lên?&nbsp;Vâng, câu trả lời là nó thường xảy ra từ những tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ.&nbsp;Vì vậy, bạn sẽ khó có thể nhận ra bàn chân của mình bị phù ở những giai đoạn đầu của thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Tam cá nguyệt thứ nhất:</p> <p style="text-align: justify;">Mức độ tăng nhanh của hormone progesterone trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến người mẹ bị rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, chướng bụng, tích nước một chút ở mắt cá chân hoặc mặt, nhưng không nhiều. Nếu không chú ý kỹ thì mẹ bầu rất khó có thể nhận ra hiện tượng phù nề đó. Nhưng nếu mẹ bầu nhận thấy phù nhiều phù sớm ở trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất này, đặc biệt là có đi kèm với các triệu chứng như đau đầu hoặc đau bụng hoăc ra máu âm đạo, bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ngay.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tam cá nguyệt thứ nhất - 3 tháng đầu thai kỳ" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_tam-ca-nguyet-thu-nhat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tam cá nguyệt thứ nhất - 3 tháng đầu thai kỳ</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Tam cá nguyệt thứ hai:</p> <p style="text-align: justify;">Tam cá nguyệt thứ hai được bắt đầu tính từ khi thai ở tuần 13 của thai kỳ (khoảng đầu tháng thứ tư).&nbsp;Trong thời kỳ này, thường vào khoảng tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu có thể nhận thấy bàn chân của mình bị sưng phù, đặc biệt khi mẹ bầu đứng hoặc đi lại nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân là do thể tích máu và chất lỏng trong cơ thể mẹ bầu ở thời kỳ này ngày càng tăng.&nbsp;Thể tích máu của mẹ bầu có thể tăng khoảng 50% trong cả quá trình mang thai, và điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ bầu sẽ giữ nước nhiều hơn. Lượng máu và chất lỏng &nbsp;bổ sung này sẽ giúp làm mềm cơ tử cung để chuẩn bị cho việc sinh nở.&nbsp;Vài tuần sau khi sinh, lượng máu và chất lỏng này sẽ trở về nình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Tam cá nguyệt thứ ba:</p> <p style="text-align: justify;">Được tính bắt đầu khi thai ở tuần 28 của thai kỳ, thời kỳ này đa phần các mẹ bầu đều thấy bàn chân của mình bị sưng phù rõ.&nbsp;Đặc biệt là khi gần đến những ngày dự kiến sinh, các ngón chân và bàn chân của mẹ bầu có thể sưng phù nhiều hơn, các ngón chân cảm giác giống như những chiếc xúc xích nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Lý do do thể tích máu và chất lỏng đang tiếp tục tăng nên nhiều trong cơ thể của mẹ bầu, việc giữ nước sẽ nhiều nên và bàn chân sẽ bị sưng phù nhiều hơn.&nbsp;Tử cung của mẹ bầu cũng trở nên nặng hơn cũng với sự lớn lên của thai nhỉ, tử cung to lên chèn ép vào các mạch máu ở dưới chân cũng làm cho lưu lượng máu trở về tim chậm hơn, khiến mẹ bầu cảm giác khó chịu, không thoải mái. Mẹ bầu cũng không nên lo lắng vì đây là sinh lý tự nhiên khi mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, còn có các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ phù nề ở bàn chân như:</p> <p style="text-align: justify;">- Thời tiết nóng bức</p> <p style="text-align: justify;">- Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng nhiều caffeine</p> <p style="text-align: justify;">- Uống không đủ nước</p> <p style="text-align: justify;">- Đứng lâu, đứng trong một thời gian dài</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Phù chân khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phù chân là một hiện tượng rất bình thường của thai kỳ . Nó cho thấy cơ thể mẹ bầu đang làm việc chăm chỉ để nuôi dưỡng thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, phù chân trong nhiều trường hợp lại là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nghiêm trọng hơn.&nbsp;Đó có thể là tiền sản giật và/ hoặc sản giật.&nbsp;Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp trong thai kỳ và gây ra tăng huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;">Mẹ bầu cần phải đến gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Phù tay, chân, mặt hoặc quanh mắt&nbsp;đột ngột</p> <p style="text-align: justify;">- Phù ngày một tăng</p> <p style="text-align: justify;">- Chóng mặt hoặc mờ mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Đau đầu dữ dội</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tâm thần</p> <p style="text-align: justify;">- Khó thở</p> <p style="text-align: justify;">- Hoặc nếu mẹ bầu chỉ thấy phù một bên chân và kèm theo hiện tượng sưng, đau, đỏ hoặc nóng, cũng có thể nghĩ đến bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Vì: phụ nữ khi mang thai nguy cơ bị rối loạn đông máu cao hơn so với phụ nữ không mang thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_bệnhlýhuyếtkhốitĩnhmạchsâu(DVT).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Phù chân khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mặc dù phù chân khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị đau hoặc không, nhưng chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu, không thoải máu cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp sau giúp giảm bớt được hiện tượng phù bàn chân:</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm lượng natri</p> <p style="text-align: justify;">Một cách để giảm phù chân khi mang thai là mẹ bầu nên hạn chế lượng natri (thường có trong muối) ăn vào.&nbsp;Muối sẽ làm cho cơ thể mẹ bầu giữ nước, gây ra phù.</p> <p style="text-align: justify;">Hạn chế sử dụng các &nbsp;thực phẩm ăn nhanh, đóng hộp …, vì các thực phẩm này chứa nhiều muối.&nbsp;Cũng thay đổi thói quen khi nấu ăn &nbsp;không cho thêm muối.</p> <p style="text-align: justify;">Thay bằng sử dụng các loại thảo mộc có vị mặn như cỏ xạ hương, hương thảo và rau kinh giới vừa để tăng thêm hương vị cho món ăn, vừa để làm giảm lượng muối không cần dùng đến trong quá trình nấu ăn của mình.</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung thêm kali</p> <p style="text-align: justify;">Kali có tác dụng cân bằng lượng chất lỏng có trong cơ thể mẹ bầu. Do vậy, nếu không bổ sung đủ lượng kali sẽ làm cho tình trạng giữ nước của cơ thể nhiều lên và làm cho tình trạng phù chân khi đó cũng tăng lên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kali có tác dụng cân bằng lượng chất lỏng có trong cơ thể mẹ bầu" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_Kalicótácdụngcânbằnglượngchấtlỏngcótrongcơthểmẹbầu.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kali có tác dụng cân bằng lượng chất lỏng có trong cơ thể mẹ bầu</em></p> <p style="text-align: justify;">Kali có nhiều trong một số thực phẩm như: khoai tây hoặc khoai lang còn vỏ, chuối tiêu, rau chân vịt. đậu lặng, củ cải, cá hổi, sữa chua… một số loại nước hoa quả từ quả lựu, cam, cà rốt và chanh dây.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Giảm lượng caffeine có trong cà phê</p> <p style="text-align: justify;">Trong qua trình mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng một chút cà phê nhưng không &nbsp;không thường xuyên và không có hại cho thai kỳ. Nhưng nếu sử dụng&nbsp;quá nhiều cà phê thì lại không tốt cho thai nhi.&nbsp;Caffein trong cà phê khi sử dụng nhiều cũng khiến cho tình trạng phù chân trở tăng lên.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, Caffeine còn có tác dụng lợi tiểu, khi uống nhiều khiến mẹ bầu phải đi tiểu liên tục. Thay vì uống cà phê nguyên chất, mẹ bầu có thể sử dụng cà phê hòa tan sữa hoặc thay cà phê bằng rà thảo mộc để giúp mình tỉnh táo và thêm năng lượng cho mình.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường lượng nước đưa vào cơ thể bằng đường uống.</p> <p style="text-align: justify;">Nghe hơi mâu thuẫn nhưng uống&nbsp;nhiều&nbsp;nước&nbsp;hơn&nbsp;thực sụ có tác dụng làm giảm phù chân, nhưng nó thực sự có tác dụng.&nbsp;Khi cơ thể &nbsp;nhận được tín hiệu đang bị mất nước, nó sẽ cố gằng bù lại lượng nước mất bằng cách giữ lại nhiều chất lỏng hơn trong cơ thể, vì vậy sẽ gây tích nước và gây ra phù.</p> <p style="text-align: justify;">Vì vậy, hãy cố gắng uống từ 1.5-2l nước trở lên mỗi ngày vừa giúp cho thận đào thải những chất độc hại ra ngoài cơ thể và vừa giúp cho cơ thể bạn không bị nhận những tín hiệu về việc cơ thể đang bị mất nước.</p> <p style="text-align: justify;">- Nâng cao chân và nghỉ ngơi</p> <p style="text-align: justify;">Việc ngồi và đứng liên tục không tốt cho quá trình tuần hoàn. Do vậy, vào cuối ngày mẹ bầu có thể ngồi tư thế thả lỏng, gác chân lên cao hơn một chút, có ý nghĩa &nbsp;&nbsp;giúp lượng chất lỏng tích tụ ở dưới chân sau một ngày được lưu thông. Nên thay đổi tư thế thường xuyên 30 phút/ lần khi bạn ngồi hoặc đứng quá lâu.</p> <p style="text-align: justify;">Nên dành khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc liên tục. Sau mỗi 30 phút làm việc, mẹ bầu có thể đi lại, thư giãn,</p> <p style="text-align: justify;">- Lựa chọn các trang phục rộng rãi vàthoải mái</p> <p style="text-align: justify;">Mặc các trang phục chật, bó sát, đặc biệt là bó sát quanh cổ tay, vòng bụng và ở mắt cá chân, sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu trở về tim, khiến cho tình trạng phù nề tăng lên.</p> <p style="text-align: justify;">Vì vậy, mẹ bầu nên chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái. Gợi ý: Vào mùa hè, mẹ bầu nên lựa chọn những chiếc váy phom rộng hoặc váy bầu hoặc vào mùa đông lựa chọn những chiếc áo len dáng thụng hay áo len với quần co giãn vào mùa đông vừa thoải mái mà vẫn kín đáo, lịch sự.</p> <p style="text-align: justify;">- Giữ bình tĩnh</p> <p style="text-align: justify;">Khi mang thai, việc thay đổi cảm xúc của mẹ bầ là không tránh khỏi. Do vậy, nên tránh những cảm xúc mạnh hoặc đột ngột. Mẹ bầu nên có thái độ thật bình tĩnh và bình tĩnh đón nhận trước những sự việc hoặc hoàn cảnh không hay có thể xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Mang tất cao đến thắt lưng</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bàn chân mẹ bầu bị phù nề liên tục hoặc mẹ bầu phải đi lại nhiều thì nên lựa chọn các loại tất bó sát nhưng đàn hồi&nbsp;cao đến thắt lưng&nbsp;. Loại tất này bóp nhẹ vào bàn chân để giúp máu và chất lỏng lưu thông dễ dàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Đi bộ</p> <p style="text-align: justify;">Đi bộ mỗi ngày 30 phút, chia làm nhiều lần, mỗi lần từ 5-10 phút, giúp tuần hoàn máu, và giảm phù nề. Đi bộ phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu là bài tập thể dục an toàn trong thai kỳ. Đi bộ cũng giúp mẹ bầu có thời gian thư giãn sau những giờ làm việc.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Đi giày hoặc đi dép thoải mái</p> <p style="text-align: justify;">Mẹ bầu nên đi giầy thấp gót, hoặc những đôi dép vừa vặn với bàn chân của mình, không nên đi giầy cao gót.&nbsp;Việc mang giày thoải mái, vừa vặn sẽ giúp giảm phù chân.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Bơi lội</p> <p style="text-align: justify;">Một số mẹ bầu cảm thấy cơ thể giảm phù nề khi họ đứng thả lỏng hoặc vận động nhẹ nhàng trong bể bơi ( có độ sâu gần đến cổ), mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng áp lực nước làm giảm phù nề khi mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Mát- xa</p> <p style="text-align: justify;">Mát-xa giúp các chất lỏng tích tụ ở bàn chân của mẹ bầu được lưu thông tốt hơn, do đó sẽ làm giảm phù nề. Mẹ bầu cũng có thể ngâm chân kết hợp với mat-xa nhẹ nhàng bạn chân trong nước ấm có nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc oải hương từ 15-30 phút mỗi ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nằm ngủ nghiêng sang bên trái</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Nằm nghiêng về bên trái có tác dụng giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là mạch máu lớn đưa máu về tim, giúp cải thiện lưu lượng máu, giúp giảm phù chân.</p> <p style="text-align: justify;">Phù chân là hiện tượng sinh lý hết sử bình thường trong thai kỳ.&nbsp;Phù là do khối lượng cơ thể cơ thể mẹ bầu tăng lên, cũng như giảm lưu thông tuần hoàn trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu mẹ bầu thấy phù chân đột ngột hoặc phù ngày một nghiêm trọng, hãy đến khám bác sỹ chuyên khoa ngay, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nguy hiểm hay gặp trong thai kỳ là tiền sản giật.&nbsp;Mẹ bầu có thể làm giảm phù chân bằng cách thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn uống khoa học và thư giãn.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/phu-chan-khi-mang-thai-skflg
Rò âm đạo
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rò âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Rò âm đạo là hiện tượng hình thành lỗ rò bất thường giữa phần đại tràng - trực tràng - âm đạo.&nbsp;Khí hoặc phân cũng như các chất khác từ trong ruột có thể rò rỉ vào âm đạo qua các lỗ rò.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rò âm đạo là hiện tượng hình thành lỗ rò bất thường giữa phần đại tràng - trực tràng - âm đạo" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_ro-am-dao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rò âm đạo là hiện tượng hình thành lỗ rò bất thường giữa phần đại tràng - trực tràng - âm đạo</em></p> <p style="text-align: justify;">Lỗ rò âm đạo được hình thành có thể do:</p> <p style="text-align: justify;">- Các sang thương sau khi.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh viêm đường ruột Crohn.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị các ung thư vùng chậu bằng xạ trị</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử phẫu thuật vùng chậu có biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Rò âm đạo gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu hoc âm đạo</strong>: âm đạo&nbsp;là một cơ quan thuộc đường sinh sản của nữ giới.&nbsp;Nó là một ống cơ sợi kéo dài ra phía sau từ lỗ âm đạo đến cổ tử cung..</p> <p style="text-align: justify;">Âm đạo có liên quan mật thiết đến nhiều cơ quan trong vùng chậu: Thành trước liên quan với bàng quang và niệu đạo, Thành sau liên quan đến túi hậu môn, trực tràng và ống hậu môn, thành bên liên quan đến niệu quản và cơ thắt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Rò âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lỗ rò âm đạo có thể được hình thành do những nguyên nhân sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Các chấn thương sau sinh: Các chấn thương sau khi sinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây rò âm đạo như: rách tầng sinh môn, nhiễm trùng vùng tầng sinh môn sau khi khâu….&nbsp;Những tổn thương này thường xảy ra sau một cuộc chuyển dạ khó, kéo dài.&nbsp;Ngoài ra, rò âm đạo có thể do chấn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ vòng ở đoạn cuối trực tràng có vai trò giữ phân.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các chấn thương sau khi sinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây rò âm đạo" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chấnthươngsaukhisinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các chấn thương sau khi sinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây rò âm đạo</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý Crohn: đứng thứ hai sau nguyên nhân các chấn thương sau sinh, đây là bệnh gây niêm mạc đường tiêu hóa .&nbsp;Phụ nữ khi bị bệnh Crohn sẽ làm tăng nguy cơ hình thành lỗ rò âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Các khôi ung thư ở vùng chậu hoặc điều trị bằng xạ trị: Các khối u ác tính ở vùng chậu như:trực tràng, âm đạo, cổ tử cung, tử cung hoặc ống hậu môn có thể biến chứng hình thành nên lỗ rò âm đạo.&nbsp;Việc điều trị bằng xạ trị cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành nên lỗ rò âm đạo.&nbsp;Thông thường, sau khi điều trị bằng xạ trị trong vòng 6 tháng đến 2 năm sau mới hình thành lỗ rò âm đạo</p> <p style="text-align: justify;">- Các phẫu thuật ở vùng hậu môn - trực tràng hoặc vùng đáy: (Như phẫu thuật cắt tử cung), các tai biến trong khi phẫu thuật hoặc biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật có thể&nbsp; hình thành một lỗ rò. Tuy nhiên thường rất hiếm khi xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nguyên nhân khác: Các nhiễm trùng ở vùng hậu môn- trực tràng như: viêm túi thừa trực tràng, viêm loét đại trực tràng, táo bón kéo dài cũng có thể hình thành các lỗ rò ở đường sinh dục. Ngoài ra, những chấn thương ở âm đạo trong sinh hoạt hàng ngày cũng gây ra các lỗ rò.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rò âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng có thể từ nhẹ cho đến nặng phụ thuộc vào kích thước và vị trí của lỗ rò.&nbsp;Rò âm đạo có các triệu chứng có thể gặp sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Thấy có khí, phân ở trong âm đạo thông qua lỗ rò.</p> <p style="text-align: justify;">- Khí hư ở âm đạo có mùi lạ (hôi) gây viêm âm đạo</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên bị tái phát nhiễm khuẩn đường niệu hoặc viêm âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Âm hộ, âm đạo và vùng đáy chậu hay bị kích ứng và đau.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Âm hộ, âm đạo và vùng đáy chậu hay bị kích ứng và đau" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_ro-am-dao-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Âm hộ, âm đạo và vùng đáy chậu hay bị kích ứng và đau</em></p> <p style="text-align: justify;">- Quan hệ tình dục thấy đau.</p> <p style="text-align: justify;">Bạn cần phải đi khám ngay, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của rò âm đạo.&nbsp;Bác sỹ kiểm tra, tìm nguyên nhân gây ra lỗ rò từ đó đưa ra pháp pháp điều trị đạt hiểu quả tốt nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Rò âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng gặp trong rò âm đạo:</p> <p style="text-align: justify;">- Không kiểm soát được sự bài tiết phân.</p> <p style="text-align: justify;">- Gặp nhiều vấn đề vệ sinh</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên tái phát các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc viêm âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Vùng âm hộ-âm đạo hoặc vùng đáy chậu thường xuyên bị kích ứng và gây đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Áp - xe lỗ rò, nếu không được điều trị sớm và dứt điểm có thể gây nhiễm trùng huyết, gây đe dọa đến tính mạng nếu nhiễm trùng nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tạo các đường rò tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">Những người phụ nữ bị mắc bệnh Crohn có kèm đường rò âm đạo, khả năng biến chứng cao như: Việc điều trị sẽ kém hiệu quả hoặc một lỗ rò khác hình thành sau đó.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người phụ nữ bị mắc bệnh Crohn có kèm đường rò âm đạo, khả năng biến chứng cao" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_bệnhCrohn.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những người phụ nữ bị mắc bệnh Crohn có kèm đường rò âm đạo, khả năng biến chứng cao</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Rò âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong khi chờ phẫu thuật hoặc nếu xác định phải sống chung với các lỗ rò bạn nên vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh bộ phận sinh dục tốt để tránh được viêm âm đạo hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu do lỗ rò âm đạo gây ra .&nbsp;Ngoài ra, còn các các biện pháp phòng ngừa khác như:</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng nước sạch: Sử dụng nước sạch và âm đạo khi tắm hoặc vệ sinh vùng sinh dục ngoài mỗi khi thấy tiết dịch hoặc phân ở trong âm đạo. Chú ý: cần vệ sinh nhẹ nhàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng ở vùng kín: như xà phòng có mùi thơm hoặc dung dịch vệ sinh hoặc băng vệ sinh có mùi thơm, vì chứng có thể gây khô và kích ứng da tại vùng kín. Tuyệt đối không tự thụt rửa nước hoặc dung dịch vệ sinh vào âm đạo vì sẽ gây nhiễm khuẩn ở âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Giữ khô ráo bộ phận sinh dục ngoài: Sau khi tắm hoặc vệ sinh vùng sinh dục ngoài nên sử dụng khăn sạch có chất liệu tự nhiên, thấm hút tốt nhẹ nhàng lau khô.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vệ sinh vùng kín đúng cách" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_ve_sinh_vung_kin_dung_cach.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh vùng kín đúng cách</em></p> <p style="text-align: justify;">- Không chà xát mạnh vùng kín bằng giấy vệ sinh khô:&nbsp;Nên sử dụng khăn sạch có chất liệu tự nhiên, thấm hút tốt được làm ẩm trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên có tác dụng bảo vệ độ ẩm cho da, giúp da vùng kín không bị kích ứng do các chất lỏng hoặc phân từ lỗ rò.&nbsp;Ngoài ra , bạn cũng có thể sử dụng bột talc. Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng các sản phẩm trên theo yêu cầu bác sĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Không mặc quần lót chặt, sử dụng quần lót bằng vải cotton: Quần lót chật làm hạn chế sự lưu thông không khí ở vùng sinh dục ngoài và dễ gây kích ứng da tại vùng đó.&nbsp;Thường xuyên thay đồ lót.&nbsp;Ngoài ra, các sản phẩm như: quần lót lót dùng một lần , miếng lót thấm hút không mùi, quần tã dành cho người lớn có thể được khuyên dùng nếu bạn thường xuyên bị chảy dịch hoặc phân ra ngoài âm đạo, nhưng phải chắc chắn rằng tất cả các sản phẩm đó phải thấm hút tốt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Rò âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để hướng tới chẩn đoán rò âm đạo, bác sỹ sẽ cần phải khai thác các thông tin cần thiết như:</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng nghi ngờ rò âm đạo bắt đầu khi nào?</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng này có liên tục, thường xuyên hay không?</p> <p style="text-align: justify;">- Mô tả các triệu chứng của bạn?</p> <p style="text-align: justify;">- Bạn cải thiện các triệu chứng khó chịu đó như thế nào?</p> <p style="text-align: justify;">- Những tác nhân hoặc yếu tố gì tác động khiến các triệu chứng của bạn có thể trở nên trầm trọng hơn?</p> <p style="text-align: justify;">- Bạn có thể đi đại tiện thường xuyên không?</p> <p style="text-align: justify;">- Bạn có bị són phân hoặc việc kiểm soát phân của bạn có dễ dàng không hay bạn không kiểm soát được?</p> <p style="text-align: justify;">- Bạn có thường xuyên bị táo bón hoặc táo bón kéo dài không?</p> <p style="text-align: justify;">- Bạn đã sinh con chưa, đặc biệt là sinh thường qua đường âm đạo không?&nbsp;Trong quá trình chuyển dạ hoặc sau sinh bạn có phải cắt tầng sinh môn không? Có bị các chấn thương hoặc biến chứng nhiễm trùng gì ở tầng sinh môn không?</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử đã từng phẫu thuật các cơ quan ở vùng chậu chưa?</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử có bị ung thư các cơ quan ở vùng chậu không,phương pháp điều trị các khối ung thư đó là gì? có phải điều trị xạ trị không?</p> <p style="text-align: justify;">- Bạn đã từng phải xạ trị ở vùng chậu chưa?</p> <p style="text-align: justify;">- Bạn có đang bị mắc các bệnh lý nào khác không,&nbsp; như bệnh viêm ruột Crohn?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Khám vùng chậu</strong>: bác sỹ sẽ dùng tay có đeo găng để thăm khám vùng âm đạo, hậu môn và đáy chậu, giúp xác định vị trí lỗ rò âm đạo, các khối u, ổ áp- xe khác. Với những lỗ rò nằm thấp trong âm đạo, bác sỹ chỉ cần dùng mỏ vịt cũng có thể dễ dàng nhìn thấy lỗ rò.</p> <p style="text-align: justify;">- Các phương pháp thăm dò khác giúp xác định lỗ rò như :</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp Xquang vùng âm đạo: sử dụng các chất cản quang để giúp hiển thị âm đạo và ruột trên hình ảnh xquang. Phương pháp này giúp xác định các lỗ rò nằm phía trên trực tràng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thử nghiệm xanh Metylen: Tiến hành đặt vào âm đạo của bạn một miếng Tampon , sau đó tiến hành tiêm thuốc xanh Methylen vào trực tràng. Nếu thấy Tampon bị nhuốm màu xanh của Methylen thì cho thấy có lỗ rò âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) vùng ổ bụng và vùng xương chậu; Chụp CT giúp xác định vị trí lỗ rò và nguyên nhân gây ra lỗ rò.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT giúp xác định vị trí lỗ rò và nguyên nhân gây ra lỗ rò" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chup-ct-03.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT giúp xác định vị trí lỗ rò và nguyên nhân gây ra lỗ rò</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) vùng ổ bụng và vùng chậu: giúp xác định vị trí lỗ rò, các cơ quan vùng chậu khác có liên quan hoặc xác định các khối u khác</p> <p style="text-align: justify;">+ Siêu âm hậu môn - trực tràng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nội soi đại tràng nếu nghi ngờ có bệnh viêm ruột. Nội soi đại tràng kết hợp với sinh thiết xác định có bị bệnh Crohn hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rò âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị có hiệu quả tốt hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm được nguyên nhân gây lỗ rò, kích thước và vị trí của lỗ rò cũng như lỗ rò đó có gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Các triệu chứng của rò âm đạo có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, nhưng việc điều trị lại đem lại hiệu quả rất tốt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc có tác dụng điều trị lỗ rò hoặc chuẩn bị trước cuộc phẫu thuật. Bao gồm :</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng sinh: nếu lỗ rò có nhiễm trùng hoặc sử dụng cho những người bị bệnh Crohn có kèm theo có lỗ rò hoặc sử dụng trước khi phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">- Infliximab: giúp giảm viêm và chữa lành lỗ rò ở người bị bệnh Crohn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật đóng hoặc sửa chữa lỗ rò là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mục đích phẫu thuật: là tìm và phá vỡ các đường rò và đóng các lỗ rò bằng cách khâu các mô còn lành lại với nhau. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sỹ chuyên khoa cần phải đảm bảo rằng da và các mô lành xung quang không bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="là phương pháp điều trị hiệu quả nhất" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_phau-thuat-ro-hau-mon-7.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật đóng hoặc sửa chữa lỗ rò&nbsp;là phương pháp điều trị hiệu quả nhất</em></p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Khâu đóng các lỗ rò hoặc sử dụng những miếng dán mô nhân tạo có bản chất sinh học dán vào lỗ rò&nbsp;để mô mới phát triển vào miếng vá và đóng các lỗ rò lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng các vạt mô lành được lấy từ các cơ quan lân cận có bản chất giống với mô ở lỗ rò để đóng lại lỗ rò.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị dứt điểm các tổn thương ở cơ vòng hậu môn hoặc chấn thương mô do điều trị xạ trị&nbsp;hoặc điều trị dứt điểm bệnh lý Crohn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong những trường hợp lỗ rò phức tạp, có nhiều lỗ rò nên phẫu thuật cắt đại tràng cuối trước khi thực hiện sửa chữa các lỗ rò,&nbsp;điều hướng phân đi qua lỗ mở trong bụng thay vì qua trực tràng.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ro-am-dao-skrzi
Viêm cổ tử cung
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm cổ tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp của chị em phụ nữ ở mọi độ tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất ở độ tuổi sinh sản. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mà nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung hẹp và mở nối vào âm đạo).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_1228.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;">Viêm cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung bị&nbsp;viêm nhiễm, lở loét khi bị các tác nhân nhiễm khuẩn tấn công. Viêm cổ tử cung là tổn thương lành tính và có thể điều trị hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm.&nbsp;Ngược lại, nếu để lâu, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm cổ tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Thông thường, viêm cổ tử cung là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia hoặc bệnh lậu. Những cũng có những viêm cổ tử cung cũng có thể phát triển từ các nguyên nhân không lây nhiễm.&nbsp;Điều trị thành công bệnh viêm cổ tử cung bao gồm việc điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm cổ tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Các triệu chứng có thể có của viêm cổ tử cung bao gồm ra máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, đau khi giao hợp hoặc khi khám vùng chậu và tiết dịch âm đạo bất thường.&nbsp;Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị viêm cổ tử cung và không gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-co-tu-cung-svpuf
Ngộ độc thuốc tê
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc thuốc tê</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện tại gây tê là một phương pháp vô cảm thường được sử dụng trong y khoa. Thuốc tê là loại thuốc làm ức chế tạm thời xung động thần kinh từ ngoại biên tới trung ương làm mất cảm giác, đặc biệt là cảm giác đau ở nơi thuốc tiếp xúc. Thuốc tê được sử dụng trong các phương pháp gây tê tại chỗ, gây tê tủy sống, gây tê đám rối, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tĩnh mạch… Ngoài ra lidocain đường tĩnh mạch còn được sử dụng làm thuốc chống loạn nhịp tim.</p> <p style="text-align: justify;">Ngộ độc thuốc tê là một phản ứng có hại nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hiện tại gây tê là một phương pháp vô cảm thường được sử dụng trong y khoa" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_ngo-doc-thuoc-gay-te.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hiện tại gây tê là một phương pháp vô cảm thường được sử dụng trong y khoa</em></p> <p style="text-align: justify;">Theo FAERS, trong số 12714 báo cáo ADR liên quan tới các trường hợp sử dụng thuốc gây tê của FDA (Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) thì có tới 578 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thuốc tê. Còn trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về ADR tại Việt Nam năm 2018 thì có tới 123 báo cáo liên quan tới các thuốc gây tê.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế gây độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cấu tạo</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc tê thường cấu tạo gồm 3 phần bao gồm chuỗi trung gian nằm giữa cực ưa mỡ và cực ưa nước.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cực ưa mỡ: bản chất là một nhân thơm, tan trong lipid, tăng ái lực với receptor và làm chậm quá tình thủy phân của các esterase nên làm tăng tác dụng và thời gian gây tê.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cực ưa nước: là nhóm amin bậc 2 hoặc bậc 3 làm thuốc có khả năng tan trong nước.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chuỗi trung gian: bao gồm từ 4 – 6 nguyên tử, giúp xác định thời gian tác dụng của thuốc, khả năng chuyển hóa và độc tính của nó. Chuỗi trung gian thường gồm nhóm ester bị thủy phân nhanh và có thời gian tác dụng ngắn hoặc nhóm amid khó bị thủy phân và có tác dụng kéo dài hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế gây độc</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc tê có khả năng ức chế kênh Na+ trên màng tế bào nên ngăn chặn sự khử cực, vì thế luồng thần kinh không thể dẫn truyền qua. Ở liều điều trị, điều này có thể gây tê cục bộ, còn ở nồng độ cao thì điều này có thể gây nhiễm độc thần kinh trung ương và tim mạch.</p> <p style="text-align: justify;">Bupivacain có thể gây độc cho tim mạch mạnh hơn các thuốc khác do ngoài việc gây ức chế kênh Na+ thì bupivacain còn có khả năng ức chế carnitine acyltransferase là một chất cần thiết cho việc vận chuyển axit béo, dẫn đến rối loạn chức năng ti thể góp phần gây độc cho tim.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra có một số thuốc tê khác (như benzocain, prilocaine, lidocain) có thể gây nên tình trạng xuất hiện methemoglobin trong máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Dược động học</p> <p style="text-align: justify;">Khi tiêm dưới da, nồng độ thuốc trong máu thường đạt đỉnh sau 10 tới 60 phút tùy vào tính chất mạch máu và thành phần kèm theo như một số chất gây co mạch.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc dạng ester bị thủy phân nhanh chóng bởi cholineserase trong huyết tương và thời gian bán hủy ngắn, còn thuốc dạng amide có tác dụng dài hơn. Thuốc được chuyển hóa qua gan và nên khi sử dụng ở bệnh nhân suy gan có thể tăng thời gian tác dụng của thuốc và có thể gây tích lũy thuốc khi sử dụng liều lặp lại.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số thuốc gây tê thường gặp</strong></p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="633"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Tên thuốc</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Nhóm</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>pKa</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Thời gian khởi phát</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Khả năng gắn protein</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Thời gian duy trì tác dụng</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Tính ưa lipid</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Hiệu lực</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Liều tối đa (đơn độc) (mg/kg)</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Liều tối đa khi kết hợp adrenalin</strong></p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Lidocain</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Amid</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">7.8</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Nhanh</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Trung bình</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Trung bình</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">4.5</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">7</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Bupivacain</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Amid</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">8.1</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Chậm</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">++++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Dài</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">++++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạnh</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2.5</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">3</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Ropivacain</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Amid</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">8.1</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Chậm</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">+++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Dài</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">+++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạnh</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">3</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">3.5</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Mepivacain</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Amid</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">7.7</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Nhanh</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Trung bình</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Trung bình</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">4.5</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">7</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Cloroprocain</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Ester</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">8</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Nhanh</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">+</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Ngắn</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">++</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Trung bình</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">11</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">14</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng độc</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng ngộ độc xảy ra khi nồng độ thuốc trong máu vượt qua ngưỡng cho phép. Thuốc có thể gây ngộ độc ngay chỉ với một mũi tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch nhanh với liều nhỏ hơn hoặc sử dụng thuốc lặp đi lặp lại nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ với gây tê vùng thì sử dụng lidocain 1,4mg/kg và bupivacain 1,3mg/kg đã có thể gây co giật, còn liều lidocain 2,5mg/kg và bupivacain 1,6mg/kd đã có thể gây ngừng tim.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc thuốc tê</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Do thuốc tê không được bày bán phổ biến ở các quầy dược và không có thuốc sử dụng đường uống nên tình trạng quá liều hoặc ngộ độc thuốc tê thường ít xảy ra tại cộng đồng mà chủ yếu xảy ra trong cơ sở y tế.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể ngộ độc thuốc tê chủ yếu do khi gây tê tại chỗ nhưng tiêm nhầm thuốc vào tĩnh mạch hoặc do dùng quá liều thuốc, truyền tốc độ quá nhanh hoặc tiêm nhầm các chế phẩm chưa pha loãng (ví dụ lidocain 20% thay vì lidocain 2%). Ngoài ra một số trường hợp pha thuốc tê với epinephrine để kéo dài thời gian sử dụng cũng có thể gây ngộ độc thuốc tê.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra còn một số ít trường hợp sử dụng thuốc tê trái phép với mục đích xấu. Trường hợp này thuốc tê được sử dụng đa phần không tinh khiết, do đó bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo các triệu chứng ngộ độc thuốc tê.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ngộ độc thuốc tê</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng ngộ độc thuốc tê thường biểu hiện trên hai cơ quan chính là hệ thần kinh và hệ tim mạch. Nhưng tùy từng loại thuốc tê, đường dùng, liều lượng mà biểu hiện sẽ khác nhau đôi chút. Ví dụ một số thuốc tê như lidocain và mepivacain thì biểu hiện trên thần kinh trung ương sẽ có trước biểu hiện trên hệ tim mạch, còn với bupivacain thì ngược lại, biểu hiện trên hệ tim mạch thường đến sớm hơn các triệu chứng thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện trên hệ thần kinh trung ương:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các dấu hiệu gợi ý như: tê quanh miệng, nhìn đôi, chóng mặt, ù tai, chóng váng, đắng miệng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dấu hiệu kích thích thần kinh: lú lẫn, bồn chồn, nói lảm nhảm, run giật cơ, co giật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dấu hiệu ức chế thần kinh: giảm tri giác, lơ mơ, hôn mê hoặc có cơn ngừng thở.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng ngộ độc thuốc tê thường biểu hiện trên hai cơ quan chính là hệ thần kinh và hệ tim mạch" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ngo-doc-thuoc-barbiturat-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng ngộ độc thuốc tê thường biểu hiện trên hai cơ quan chính là hệ thần kinh và hệ tim mạch</em></p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện trên hệ tim mạch:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tụt huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhịp chậm, block nhĩ thất, nhịp nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh, vô tâm thu.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Với các trường hợp sử dụng thuốc tê kèm Adrenalin thì có thể có triệu chứng của Adrenalin kèm theo như đánh trống ngực, nhức đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và loạn nhịp thất.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân dùng benzocain, prilocaine, hoặc lidocaine có thể có methemoglobin huyết.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các phản ứng dị ứng như nổi mày đay, co thắt phế quản… không phổ biến và hầu như chỉ xảy ra với thuốc nhóm ester.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số thuốc sử dụng methylparaben làm chất bảo quản cũng có thể gây phản ứng cho bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc thuốc tê</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Quản lý chặt chẽ các loại thuốc tê thuốc mê tại cơ sở y tế.</p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả để đạt được cường độ và thời gian tê mong muốn.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể sử dụng siêu âm trong gây tê, tránh tiêm thuốc dùng tê tại chỗ vào đường tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh dùng sai đường dùng: có thể hút ngược bơm tiêm xem có máu tràn vào đốc kim hoặc dây truyền hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Lưu ý tính liều thuốc tê trước khi làm thủ thuật hoặc phẫu thuật.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lưu ý tính liều thuốc tê trước khi làm thủ thuật hoặc phẫu thuật" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ngo-doc-thuoc-gay-te-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lưu ý tính liều thuốc tê trước khi làm thủ thuật hoặc phẫu thuật</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nồng độ thuốc tê trong máu không chỉ phụ thuộc lượng thuốc tiêm vào mà còn dựa vào vị trí tiêm và tình trạng bệnh nhân. Do đó trước khi dùng thuốc cần xác định đối tượng dùng có nguy cơ ngộ độc thuốc gây tê hay không (ví dụ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, bệnh nhân suy tim, suy gan, tuổi cao, mắc các bệnh lý rối loạn dẫn truyền tim mạch…).</p> <p style="text-align: justify;">- Cân nhắc sử dụng các chất chỉ điểm hoặc liều test như adrenalin 2,5 – 5mcg/ml.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm thuốc tê nhiều lần với liều nhỏ, đồng thời chú ý theo dõi các triệu chứng ngộ độc thuốc tê nếu có.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc thuốc tê</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngộ độc thuốc tê là một tình trạng nặng, diễn biến nhanh, do đó yêu cầu cần được chẩn đoán nhanh chóng dựa vào:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử sử dung thuốc tê.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc thuốc tê.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân sử dụng lidocain để điều trị rối loạn nhịp tim xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thuốc tê cũng cần lưu ý.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nồng độ thuốc tê trong huyết thanh cần làm sớm vì nồng độ thực thế sẽ giảm nhanh chóng khi được xử trí đúng, nhưng không cần chờ kết quả xét nghiệm mới chẩn đoán ngộ độc thuốc tê vì có thể làm chậm trễ việc xử trí cho bệnh nhân: ví dụ nồng độ lidocain trong huyết thanh lớn hơn 6 -10mg/l đã có thể gây độc.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm khác cần làm như điện giải đồ, glucose, chức năng gan thận, khí máu động mạch, điện tâm đồ, công thức máu cũng được sử dụng để chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các xét nghiệm máu cần làm như điện giải đồ, glucose, chức năng gan thận, khí máu động mạch để chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_benh-vien-da-khoa-Medlatec-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các xét nghiệm máu cần làm như điện giải đồ, glucose, chức năng gan thận, khí máu động mạch để chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc thuốc tê</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp cấp cứu ban đầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ngừng tiêm thuốc gây tê.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát đường thở, thông khí với oxy 100%, cần thiết có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ thông khí, đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị bệnh nhân ngộ độc thuốc gây tê" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ngo-doc-thuoc-te-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị bệnh nhân ngộ độc thuốc gây tê</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp ngừng tuần hoàn cần tiến hành CPR, chú ý sử dụng adrenalin với liều thấp dưới 1 mcg/kg, đồng thời tránh sử dụng các thuốc tê khác và vasopressin, các thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta hay propofol liều cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc đặc hiệu</strong>: Nhũ dịch lipid 20%</p> <p style="text-align: justify;">- Cần cân nhắc sử dụng ngay khi bắt đầu có dấu hiệu ngộ độc thuốc tê rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">- Liều dùng tính theo cân nặng lý tưởng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Với bệnh nhân trên 70kg: Tiến hành bolus 100ml nhũ dịch lipid 20% trong 2 - 3 phút tĩnh mạch&nbsp;sau đó truyền tĩnh mạch tiếp 200 – 250ml nhũ dịch lipid trong 15 – 20 phút tiếp theo.</p> <p style="text-align: justify;">+ Với bệnh nhân dưới 70kg: Tiến hành bolus 1,5ml/kg nhũ dịch lipid 20% trong 2 - 3 phút sau đó truyền tĩnh mạch tiếp 0,25 ml/kg/phút nhũ dịch lipid.</p> <p style="text-align: justify;">- Cách tính cân nặng lý tưởng IBW:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nam: IBW (kg) = 50 + 0.91 x (chiều cao tính bằng cm – 152).</p> <p style="text-align: justify;">+ Nữ: IBW (kg) = 45.5 + 0.91 x (chiều cao tính bằng cm – 152).</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân chưa ổn định có thể tiêm nhắc lại 1 hoặc 2 lần liều bolus và tăng gấp đôi tốc độ truyền tĩnh mạch nhũ dịch lipid, chú ý không sử dụng quá 12ml/kg.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Co giật: Sử dụng benzodiazepin, hạn chế dùng propofol.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị rối loạn nhịp chậm: Atropin.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp nuốt phải thuốc tê có thể sử dụng than hoạt đường uống trong điều kiện thích hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Bài niệu tích cực không có nhiều giá trị trong ngộ độc thuốc tê.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ít nhất 4 – 6 giờ sau khi xuất hiện biến cố tim mạch hoặc</p> <p style="text-align: justify;">- Ít nhất 2 giờ sau khi xuất hiện biến cố đơn thuần trên thần kinh trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp ngộ độc thuốc tê chấm dứt nhanh, không để lại hậu quả có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật sau theo dõi 30 phút mà không phát sinh biến cố.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Poisoning and Drug overdose – California Poison Control System – 2018</p><p style="text-align: justify;">2. Ngộ độc thuốc tê – Hội tê vùng và giảm đau Hoa Kỳ ASRA – 2018</p><p style="text-align: justify;">3. Dược lý học lâm sàng – Đại học Y Hà Nội</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-thuoc-te-scoue
Ngộ độc thuốc kháng cholinergic
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc thuốc kháng cholinergic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngộ độc thuốc kháng cholinergic thường gặp ở khoa cấp cứu nhưng hiếm khi gây tử vong. Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội Trung tâm Kiểm soát Chất độc Hoa Kỳ (AAPCC) trong năm 2015, chỉ có dưới 14.000 trường hợp phơi nhiễm được báo cáo cho các trung tâm kiểm soát chất độc, trong đó không có trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên trong các năm trước có tới 51 ca được báo cáo có tử vong. Còn năm sau lại có tới 2.159.032 trường hợp phươi nhiễm kháng cholinergic được báo cáo cho trung tâm kiểm soát chất độc. Những con số này chưa phản ánh hết thực trạng lạm dụng và ngộ độc thuốc kháng cholinergic do nhiều trường hợp không được phát hiện ra và không báo cáo lại cho trung tâm.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng ngộ độc thuốc kháng cholinergic có thể xảy ra với nhiều loại thuốc được kê đơn hoặc thuốc bán không cần đơn cũng như nhiều loại thực vật và nấm. Các loại thuốc phổ biến có hoạt tính kháng cholinergic bao gồm các thuốc kháng cholinergic (atropin, scopolamine, benztropine, glycopyrrolate, ipratropium…), thuốc kháng histamin (diphenhydramine, promethazine, doxylamine…), thuốc chống loạn thần (chlorpromazine, clozapine, olanzapine, quetiapine…), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, nortriptyline, imipramine, desipramine…), thuốc điều trị parkinson (benztropine, trihexyphenidyl…), thuốc giãn đồng tử (cyclopentolate, homatropine, tropicamide…), thuốc giãn cơ (cyclobenzaprine…), thực vật (nấm Amanita, cà độc dược, thiên tiên tử, cây Belladon…).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ngộ độc thuốc kháng cholinergic" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_ngo-doc-thuoc-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ngộ độc thuốc kháng cholinergic</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế gây độc của thuốc kháng cholinergic </strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế tác dụng và gây độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hệ cholinergic bao gồm các hạch giao cảm, phó giao cảm, hậu hạch phó giao cảm, bản vận động cơ vân và một số vùng trên thần kinh trung ương. Các receptor của hệ này được chia thành 2 loại chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Loại nhận các dây hậu hạch như tim, cơ trơn và tuyến ngoại tiết, bị kích thích bởi muscarin và ngưng hãm bởi atropin nên được gọi là hệ cảm thụ với muscarin.</p> <p style="text-align: justify;">- Loại nhận dây tiền hạch bao gồm các hạch giao cảm và phó giao cảm, tủy thượng thận, xoang động mạch cảnh và bản vận động cơ vân thuộc hệ thần kinh trung ương bị kích thích với nicotin nên được gọi là hệ cảm thụ với nicotin.</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc kháng cholinergic có thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Ngăn cản tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh</p> <p style="text-align: justify;">- Ngăn cản giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh</p> <p style="text-align: justify;">- Phong tỏa tại receptor</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc kháng cholinergic đối kháng cạnh tranh với tác dụng của acetylcholine tại các thụ thể muscarinic và nicotinic. Do đó các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến lệ và cơ trơn hầu hết đều bị ảnh hưởng. Ngoài ra thuốc kháng muscarinic còn ức chế hoạt động muscarinic trong tim làm tim đập nhanh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dược động học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các thuốc kháng cholinergic đều được sử dụng đường uống và tác dụng của chúng thường bắt đầu trong 2 giờ. Nhưng do các thuốc này có thể tác động lên nhu động đường tiêu hóa nên thời gian này có thể kéo dài hơn. Một số thuốc bôi ngoài da như hyoscine có thể có tác dụng kéo dài hơn 24 giờ. Nhóm thuốc kháng cholinergic tác động chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương thường kéo dài trên 8 giờ, trong khi nhóm thuốc kháng cholinergic tác dụng chủ yếu lên hệ tim mạch có thời gian tác dụng ngắn hơn nhiều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liều độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Với liều atropin trên 10mg đã được đánh giá có khả năng gây chết người. Ăn từ 30 – 50 hạt cà độc dược cũng gây ngộ độc nặng. Còn với trospium clorua thì liều 360mg chỉ gây khô miệng, tăng nhịp tim và không xuất hiện triệu chứng khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số thuốc kháng cholinergic thường gặp</strong></p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="586"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Thuốc amin bậc 3</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Liều thường dùng ở người lớn (mg)</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Thuốc amin bậc 4</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Liều thường dùng ở người lớn (mg)</strong></p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Atropine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">0,4 – 1</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Anisotropine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">50</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Benztropine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">1 – 6</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Clidinium</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2.5 – 5</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Biperiden</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2 – 5</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Glycopyrrolate</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">1</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Darifenacin</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">7.5 – 15</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Hexocyclium</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">25</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Dicyclomine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">10 – 20</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Ipratropium bromide</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Chỉ có dạng hít và xịt</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Flavoxate</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">100 – 200</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Isopropamide</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">5</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Fesoterodine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">4 – 8</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mepenzolate</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">25</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">L-Hyoscyamine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">0.15 – 0.3</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Methantheline</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">50 – 100</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Oxybutynin</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">5</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Methscopolamine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2.5</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Oxyphencyclimine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">10</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Propantheline</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">7.5–15</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Procyclidine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">5</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Tiotropium</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Chỉ có dạng viên để hít</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Scopolamine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">0.4 – 1</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Tridihexethyl</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">25 – 50</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Solifenacin succinate</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">5 – 10</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Trospium chloride</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">20</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Tolterodine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2 – 4</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Trihexyphenidyl</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">6 – 10</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc thuốc kháng cholinergic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thuốc kháng cholinergic được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Phần lớn các thuốc được sử dụng qua đường miệng, trong đó có nhiều loại có thể mua không qua đơn thuốc. Điều này dễ dẫn đến việc sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng cholinergic. Nhiều khi bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc kháng cholinergic với mục đích khác nhau dẫn đến tác dụng hiệp đồng của nhóm thuốc này, điều này thường xảy ra ở người cao tuổi đang sử dụng nhiều thuốc.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc kháng cholinergic được sử dụng rất phổ biến trên thế giới" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thuoc-khang-cholinergic.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc kháng cholinergic được sử dụng rất phổ biến trên thế giới</em></p> <p style="text-align: justify;">Một trong những thuốc kháng cholinergic được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc kháng histamin, tình trạng lạm dụng kháng histamin cũng được ghi nhận và theo thống kê thì đây là thuốc đứng thứ 6, chiếm 4,19% trong số các thuốc mà con người tiếp xúc.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể ngộ độc do ăn nhầm một số loại thực vật và nấm trong nhóm kháng cholinergic như cà độc dược, nấm Amanita. Một số nơi lạm dụng thực vật chứa alkaloids belladonna vì khả năng gây ảo giác của chúng. Ngoài ra một số chất gây nghiện bất hợp pháp như heroin có thể được trộn thêm thuốc kháng cholinergic như hyoscine hoặc atropine.</p> <p style="text-align: justify;">Số ít trường hợp đầu độc hoặc tự tử bằng chất thuộc nhóm kháng cholinergic.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ngộ độc thuốc kháng cholinergic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng điển hình của ngộ độc thuốc kháng cholinergic là hội chứng kháng cholinergic, được ghi nhớ “đỏ như củ cải, khô như xương, mù như dơi, điên như thợ làm mũ, nóng như thỏ rừng, đầy như bình” tức là đỏ da, khô da, khô miệng, khô mắt, giãn đồng tử, thay đổi trạng thái tâm thần, sốt và bí tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Mức độ xuất hiện triệu chứng ngộ độc thuốc kháng cholinergic còn phụ thuộc nhiều vào lượng thuốc trong máu:</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc thuốc kháng cholinergic mức độ nhẹ: Bệnh nhân xuất hiện nhịp tim nhanh, mặt đỏ bừng, giãn đồng tử, nhìn mờ, khô miệng, khô da do giảm tiết tuyến nước bọt và tuyến mồ hôi, tăng nhiệt độ, cảm giác nóng sốt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân xuất hiện nhịp tim nhanh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ngo-doc-thuoc-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân xuất hiện nhịp tim nhanh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc thuốc kháng cholinergic mức độ trung bình: Bệnh nhân kích động mê sảng, có thể bí tiểu, có tăng huyết áp, tăng thân nhiệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc thuốc kháng cholinergic mức độ nặng: Rối loạn tri giác, co giật, hôn mê, có thể có suy tuần hoàn, tụt huyết áp, có bất thường dẫn truyền tim (QRS giãn rộng và QT kéo dài), tiêu cơ vân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Ngộ độc thuốc kháng cholinergic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng của ngộ độc thuốc kháng cholinergic bao gồm suy hô hấp, suy tuần hoàn, tiêu cơ vân, co giật, hôn mê, tàn tật vĩnh viễn hoặc có thể tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc thuốc kháng cholinergic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Cha mẹ và người giám hộ lưu ý để thuốc ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân không dùng thuốc quá liều trong đơn thuốc, và không sử dụng quá liều ghi trong hướng dẫn sử dụng với các thuốc được mua không qua đơn thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Lưu ý không lái xe hoặc làm các công việc nguy hiểm ngay sau khi sử dụng các thuốc có tính an thần như nhóm thuốc kháng histamin.</p> <p style="text-align: justify;">- Giáo dục bệnh nhân về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc kháng cholinergic phù hợp và nhấn mạnh sự nguy hiểm của chúng với trẻ em.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc thuốc kháng cholinergic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử sử dụng thuốc kháng cholinergic hoặc tiếp xúc với chất có tính kháng cholinergic như cà độc dược hay cây thiên tiên tử, nấm Amanita. Song nhiều trường hợp bệnh nhân đến khi đã có ảnh hưởng rối loạn tri giác hoặc tự tử sẽ khó khai thác được tiền sử bệnh sử.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng điển hình của hội chứng kháng cholinergic.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng giảm nhanh khi dùng physostigmine.</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng nồng độ độc chất hiện tại chưa áp dụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như điện giải đồ, glucose, CK, khí máu động mạch, điện tâm đồ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc&nbsp;thuốc kháng cholinergic" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xetnghiemchandoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc&nbsp;thuốc kháng cholinergic</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cần phân biệt với một số tình trạng ngộ độc khác như ngộ độc salicylate, các hội chứng serotonin, tình trạng tăng thân nhiệt ác tính hoặc một số bệnh lý viêm não, nhiễm trùng huyết, tổn thương thần kinh, rối loạn điện giải.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc thuốc kháng cholinergic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp cấp cứu ban đầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Khai thông đường thở và hỗ trợ thông khí nếu cần thiết ở những bệnh nhân có suy hô hấp hoặc rối loạn tri giác như co giật, hôn mê, trong trường hợp cần thiết có thể hút đờm dãi, thở oxy, đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo ổn định chức năng sống của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị triệu chứng các trường hợp tăng thân nhiệt, hôn mê, tiêu cơ vân hoặc co giật.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bệnh nhân có ngừng tuần hoàn cần tiến hành CPR sớm theo phác đồ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>-</strong> Physostigmine: có thể sử dụng 0,5 – 2mg tĩnh mạch ở người lớn và 0,02mg/kg cho trẻ em với liều tối đa ở trẻ là 0,5mg cho những bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc thuốc kháng cholinergic đơn thuần (như tăng thân nhiệt, mê sảng hoặc nhịp tim nhanh). Khi các triệu chứng lặp lại có thể cân nhắc tiêm lại sau 30 phút. Trường hợp các triệu chứng cải thiện nhưng tri giác bệnh nhân còn kém có thể tiến hành truyền liên tục physostigmine. Cần thận trọng khi sử dụng physostigmin vì thuốc này có thể gây block nhĩ thất, vô tâm thu và co giật, đặc biệt ở những bệnh nhân có quá liều thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc loạn thần hoặc QRS &gt; 100.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>-</strong> Neostigmine: Là một chất ức chế cholinesterase có tác động ngoại biên nên có thể được điều trị ngộ độc thuốc kháng cholinergic.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Than hoạt đa liều có thể được sử dụng trong trường hợp ngộ độc dưới 1 giờ. Tuy nhiên ngoài thời gian này cũng có thể cân nhắc sử dụng thuốc do tác dụng của thuốc kháng cholinergic làm giảm nhu động đường tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở bệnh nhân có tình trạng kích động hoặc co giật có thể dùng benzodiazepin đường tĩnh mạch, tránh dùng haloperidol và droperidol vì có thể làm trầm trọng thêm tác dụng độc của thuốc kháng cholinergic.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị tăng thân nhiệt: Áp dụng biện pháp chườm mát có hiệu quả tốt, thuốc hạ sốt không có nhiều tác dụng trong trường hợp này. Trường hợp sốt quá cao có khả năng co giật có thể dự phòng bằng diazepam 0,1 - 0,2mg/kg tĩnh mạch hoặc lorazepam 0,05 - 0,1 mg/kg tĩnh mạch hay midazolam 0.05 - 0,1mg/kg.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp tiêu cơ vân cần bù dịch, duy trì lượng nước tiểu ổn định (2 – 5ml/kg/h). Trường hợp tiêu cơ vân nặng kèm thiểu niệu có thể cân nhắc dùng manitol 0,5g/kg tĩnh mạch. Lưu ý tránh để suy thận cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhũ dịch lipid 20% có thể được sử dụng trong trường hợp ngộ độc diphenhydramine nghiêm trọng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp rối loạn dẫn truyền tim, QRS giãn rộng có thể cân nhắc truyền natri bicarbonat.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biện pháp tăng đào thải như lọc máu, thẩm phân phúc mạc không có hiệu quả trong việc loại bỏ các độc chất của thuốc kháng cholinergic.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Poisoning and Drug overdose – California Poison Control System - 2018.</li><li style="text-align: justify;">Dược lý học lâm sàng – Đại học Y Hà Nội.</li><li style="text-align: justify;">Anticholinergic Toxicity - Erin D. Broderick; Heidi Metheny ; Brianna Crosby - NCBI.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-thuoc-khang-cholinergic-slicj
Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thuốc chẹn kênh calci được đưa ra lần đầu tiên năm 1962 là verapamil. Tới năm 1964, bằng nghiên cứu tác dụng của verapamil lên cơ tim, Fleckenstein đã đưa ra khái niệm chẹn kênh calci. Cho tới nay, thuốc chẹn kênh calci được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý tăng huyết áp, đau thắt ngực, co thắt mạch vành, bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim trên thất,….</p> <h3><strong>Dược lý học</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế tác dụng và gây độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ion calci ngoại bào nhiều gấp 10000 lần ở ngoại bào. Calci chỉ có thể vào nội bào bằng 3 kênh:</p> <p style="text-align: justify;">- Kênh hoặt động điện áp: chia thành 4 kênh nhỏ là:</p> <p style="text-align: justify;">+ Kênh L có nhiều trong cơ tim và cơ trơn lòng mạch, đây chính là vị trí tác dụng chính của thuốc chẹn kênh calci</p> <p style="text-align: justify;">+ Kênh T: có trong các tuyến tiết</p> <p style="text-align: justify;">+ Kênh N có trong các neuron</p> <p style="text-align: justify;">+ Kênh P trong các bó purkinje của tiểu não và các neuron thần kinh</p> <p style="text-align: justify;">- Kênh hoạt động theo receptor.</p> <p style="text-align: justify;">- Kênh dò: Nơi ion calci có thể qua liên tục với mức độ ít.</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc chẹn kênh calci chia thành 3 nhóm: Dihyropyridin (Nifedipin, Felodipin, Nicardipin, Nimodipin, Amlodipin); Benzothiazepin (Diltiazem, Clentiazem); Phenyl alkyl amin (Verapamil, Gallopamid, Anipamil).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các thuốc chẹn kênh calci chia thành 3 nhóm" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_thuoc-chen-kenh-calsi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các thuốc chẹn kênh calci chia thành 3 nhóm</em></p> <p style="text-align: justify;">Thuốc chẹn kênh calci làm giảm sự xâm nhập calci qua các kênh calci ở tế bào L có tác động lên cơ trơn mạch máu, cơ tim và tụy. Thuốc có thể gây giãn mạch vành và mạch ngoại vi, giảm sức co bóp của tim, dẫn truyền nhĩ thất chậm và suy nút xoang. Việc hạ huyết áp do giảm sức cản mạch ngoại vi có thể được điều chỉnh bằng phản xạ tăng nhịp tim, mặc dù phản ứng phản xạ này thường bị giảm do tác dụng của thuốc ức chế lên nút nhĩ thất và hoạt động của nút xoang. Ngoài ra, các thuốc này còn gây tăng sự phụ thuộc của tim vào chuyển hóa carbohydrate hơn là các axit béo tự do thông thường. Tác dụng này khi kết hợp bởi sự ức chế giải phóng insulin của tuyến tụy, có thể làm tim khó sử dụng carbohydrate trong quá trình sốc.</p> <p style="text-align: justify;">Ở liều điều trị, các dihydropyridine (amlodipine, felodipine, isradipine, nicardipine, nifedipine và nisoldipine) tác động chủ yếu lên mạch máu (gây giãn mạch), trong khi phenylalkylamines (verapamil) và benzothiazepine (diltiazem) lại tác động chủ yếu lên tim, làm giảm sức co bóp của tim và nhịp tim. Quá liều verapamil và diltiazem thường nghiêm trọng nhất do sốc tim, trong khi quá liều dihydropyridin thường ít nghiêm trọng hơn, biểu hiện như sốc giãn mạch mặc dù khi dùng quá liều lượng lớn.</p> <p style="text-align: justify;">Nimodipine có tác dụng chủ yếu lên động mạch não nên thường được sử dụng để giảm co thắt mạch sau xuất huyết dưới nhện</p> <p style="text-align: justify;">Một số tương tác thuốc cũng có thể gây tăng tác dụng độc của nhóm thuốc chẹn kênh calci như trường hợp bệnh nhân dùng kết hợp thuốc chẹn kênh calci với các nhóm chẹn beta hoặc lợi tiểu, hoặc trên các bệnh nhân đang sử dụng disopyramide hoặc một số thuốc chống trầm cảm khác thì cũng có nguy cơ hạ huyết áp. Các thuốc kháng sinh macrolide, các chất ức chế enzym cytochrome P450 CYP3A4 có thể làm tăng nồng độ thuốc chẹn kênh calci trong máu. Verapamil sử dụng cùng thuốc chẹn kênh calci có thể gây loạn nhịp tim. Còn diltiazem và statin sử dụng cùng nhau có thể gây tiêu cơ vân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dược động học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua gan ngay từ lần đầu tiên. Trong một báo cáo về hai bệnh nhân quá liều verapamil với nồng độ huyết thanh 2200 và 2700ng/ml thì thời gian bán thải là 7.8 và 15.2 giờ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số thuốc gây chẹn kênh calci thường gặp</strong></p> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="548"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Tên thuốc</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Liều thường dùng ở người lớn (mg)</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Thời gian bán thải (h)</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Vị trí tác động chính</strong></p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Amlodipine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2.5–10</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">30–50</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Bepridil</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">200–400</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">24</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Cơ tim</p> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Diltiazem</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">90–360 (uống)<br> 0.25 mg/kg (tĩnh mạch)</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">4–6</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Cơ tim</p> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Felodipine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">5–30</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">11–16</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Isradipine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">5–25</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">8</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Nicardipine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">60–120 (uống)<br> 5–15 mg/h (tĩnh mạch)</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">8</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Nifedipine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">30–120</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2–5</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Nisoldipine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">20–40</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">4</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Nitrendipine</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">40–80</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2–20</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: center;">Verapamil</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">120–480 (uống)<br> 0.075–0.15 mg/kg (tĩnh mạch)</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">2–8</p> </td> <td> <p style="text-align: center;">Cơ tim</p> <p style="text-align: center;">Mạch máu</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thuốc chẹn kênh calci là một trong các loại thuốc thường dùng, được bày bán rộng rãi tại các quầy thuốc và được kê đơn mãn tính trong nhiều bệnh lý tim mạch đặc biệt ở người cao tuổi. Nhiều trường hợp ngộ độc thuốc do uống nhầm ở người cao tuổi suy giảm trí nhớ, suy giảm thị lực đang sử dụng thuốc chẹn kênh calci hoặc quên uống thuốc và uống gấp đôi vào lần sau. Trong gia đình đang có người sử dụng thuốc chẹn kênh calci có thể để trẻ em uống nhầm. Trường hợp tự uống thuốc chẹn kênh calci liều cao để tự tử không xảy ra nhiều, cũng rất ít trường hợp ghi nhận việc đầu độc bằng thuốc thuốc chẹn kênh calci.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc chẹn kênh calci là một trong các loại thuốc thường dùng, được bày bán rộng rãi tại các quầy thuốc" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thuoc-chen-kenh-calci-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc chẹn kênh calci là một trong các loại thuốc thường dùng, được bày bán rộng rãi tại các quầy thuốc</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng chủ yếu của ngộ độc thuốc chẹn kênh calci là hạ huyết áp và nhịp tim chậm trong khi không có rối loạn ý thức rồi dần dần ngừng tuần hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ huyết áp có thẻ do giãn mạch ngoại vi, giảm sức co bóp của tim hoặc nhịp tim chậm. Dihydropyridin có thể gây giãn mạch, trong khi verapamil và diltiazem gây giãn mạch kết hợp và giảm sức co bóp cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhịp tim chậm có thể do suy nút xoang, block nhĩ thất cấp II hoặc cấp III hoặc nhịp bộ nối. Trường hợp này thường thấy nhất là khi dùng verapamil và diltiazem.</p> <p style="text-align: justify;">- Hầu hết các thuốc chẹn kênh calci đều không ảnh hưởng đến dẫn truyền trong thất, do đó phức bộ QRS không bị thay đổi, khoảng PR có thể kéo dài ngay cả khi dùng verapamil ở liều điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể có tình trạng thiếu máu cục bộ vùng ruột, não hoặc thận và phù phổi cấp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có thể có tình trạng thiếu máu cục bộ vùng ruột, não hoặc thận và phù phổi cấp" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thuoc-chen-kenh-calci-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có thể có tình trạng thiếu máu cục bộ vùng ruột, não hoặc thận và phù phổi cấp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra còn một số triệu chứng như nóng bừng mặt, buồn nôn, nôn, toan chuyển hóa và tăng đường huyết (do giải phóng insulin).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bán thuốc theo đơn, quản lý các loại thuốc chặt chẽ.</p> <p style="text-align: justify;">- Để xa tầm tay trẻ em, dán nhãn mác hộp thuốc kỹ, đánh dấu hộp thuốc tránh nhầm lẫn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử sử dung thuốc chẹn kênh calci hoặc bệnh nhân có cơ hội tiếp cận thuốc chẹn kênh calci đồng thời tìm được vỏ thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng nhịp tim chậm và hạ huyết áp kèm theo ngưng xoang hoặc block nhĩ thất không có QRS giãn gợi ý một tình trạng ngộ độc thuốc chẹn kênh calci.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nồng độ thuốc trong huyết thanh hiện tại ít phổ biến. Có thể xét nghiệm định tính diltiazem, verapamil trong nước tiểu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc thuốc chẹn kênh calci" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc thuốc chẹn kênh calci</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm khác cần làm như điện giải đồ, glucose, chức năng gan thận, khí máu động mạch, điện tâm đồ, công thức máu cũng được sử dụng để chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp cấp cứu ban đầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thông thường bệnh nhân vào viện do ngộ độc thuốc chẹn kênh calci không có rối loạn tri giác, nhưng cần loại trừ các bệnh lý phối hợp, nếu có hôn mê hoặc rối loạn ý thức cần chú ý khai thông đường thở, hỗ trợ thông khí: lấy dị vật, hút đờm dãi, đặt nội khí quản có bóng chèn, tránh tụt lưỡi, cần thiết có thể mở khí quản, thông khí nhân tạo đảm bảo hô hấp của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp nhịp tim quá chậm có thể dùng Atropine liều 1mg tiêm tĩnh mạch, có thể tiêm tới 3mg nhưng thường ít hiệu quả vì nhịp tim chậm ở đây không do ảnh hưởng của phó giao cảm hoặc đặt máy tạo nhịp tim tạm thời.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bệnh nhân có ngừng tuần hoàn cần tiến hành CPR sớm theo phác đồ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc điều trị</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Calci: có khả năng đảo ngược sự suy giảm co bóp của tim ở một số bệnh nhân, nhưng nó không ảnh hưởng đến sự suy nút xoang hoặc giãn mạch ngoại vi và có khả năng ảnh hưởng đến sự dẫn truyền nút nhĩ thất. Liều dùng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Canxi clorua 10%, 10 mL (0,1 – 0,2 mL / kg) tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">+ Canxi gluconat 10%, 20–30 mL (0,3 – 0,4 mL / kg) tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lặp lại liều trên 5 – 10 phút 1 lần nếu cần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số báo cáo cho tháy sử dụng liều cao tới 10 – 15g Calci trong 1 – 2 giờ và 30g trong 12 giờ chưa có biểu hiện ngộ độc calci.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Insulin: Phương pháp này áp dụng có hiệu quả tốt với ngộ độc verapamil. Tác dụng là tăng cường vận chuyển glucose, lactate và oxy vào các tế bào cơ tim, và điều chỉnh tình trạng giảm natri do thuốc chẹn kênh calci, dẫn đến cải thiện chuyển hóa carbohydrate của tế bào, do đó làm tăng sức co bóp của cơ tim. Nhưng cũng giống như canxi, phương pháp điều trị này không có khả năng đảo ngược tình trạng giãn mạch, tắc nghẽn dẫn truyền hoặc nhịp tim chậm do thuốc chẹn kênh calci gây ra. Cách dùng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đầu tiên bolus Insulin 1UI/kg sau đó truyền 1 – 10 UI/kg/h.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dự phòng hạ đường huyết: Khởi đầu 25g glucose hoặc 50ml Glucose 50%, trẻ em 0,5g/kg Glucose 25% sau đó truyền tĩnh mạch để duy trì glucose máu từ 100 – 200 mg/dl.</p> <p style="text-align: justify;">+ Theo dõi đường máu 10 phút 1 lần sau đó là 30 – 60 phút 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lưu ý theo dõi tránh hạ kali máu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nhũ dịch lipid 20%: Cho thấy nhiều ưu điểm trong điều trị ngộ độc verapamid và diltiazem nghiêm trọng. Liều dùng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tĩnh mạch 100ml (1,5ml/kg cân nặng lý tưởng) nhũ dịch lipid, có thể tiêm lặp lại thêm 2 lần cách nhau 5 phút.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiếp đó truyền tĩnh mạch với liều 0,25 – 0,5 ml/kg/ phút trong 1 giờ, tối đa dùng 10 – 12ml/kg trong 30 – 60 phút đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc vận mạch: Thường dùng khi xuất hiện tụt huyết áp do thuốc chẹn kênh calci. Thuốc vận mạch có tác dụng đảm bảo chức năng tuần hoàn nhưng lại có thể gây thiếu máu cục bộ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp nhịp tim chậm có thể sử dụng adrenalin, glucagon, dobutamin, isoproterenol hoặc các chất ức chế phosphodiesterase.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp tụt huyết áp có thẻ dùng noradrenalin, phenylephrine và vasopressin.</p> <p style="text-align: justify;">- Glucagon: được nghiên cứu có khả năng làm tăng huyết áp và điều chỉnh rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân hạ huyết áp. Liều dùng: khởi đầu bolus 5mg (0,05mg /kg) có thể lặp lại trong 10 phút nếu không có phản ứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc đang trong quá trình nghiên cứu: Levosimendan (làm tăng nhạy cảm của cơ tim với calci và tăng sức co bóp cơ tim, nhưng đồng thời đây cũng là thuốc giãn mạch); xanh methylen (có thể ức chế giải phóng oxit nitric); cyclodextrins có khả năng cô lập verapamil.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp mới uống có thể sử dụng than hoạt đa liều để giảm hấp thu.</p> <p style="text-align: justify;">- Do thuốc chẹn kênh calci có trọng lượng phân tử lớn, khả năng liên kết tốt nên các biện pháp lọc máu và lọc thận ít ghi nhận hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các bệnh nhân uống loại thuốc giải phóng chậm cần giữ lại viện theo dõi. Còn các trường hợp giải phóng ngay cần theo dõi ít nhất 6 - 8 giờ trước khi ra viện hoặc đánh giá tâm thần.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Poisoning and Drug overdose - California Poison Control System – 2018</p><p style="text-align: justify;">2. Dược lý học lâm sàng - Đại học Y Hà Nội</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-thuoc-chen-kenh-calci-sdykk
Trạng thái động kinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Trạng thái động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Tổng quan về động kinh</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Định nghĩa về cơn động kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cơn động kinh liên quan đến tình trạng kích thích quá mức của một nhóm tế bào thần kinh khu trú tại vỏ não, biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng vận động, giác quan, cảm giác hoặc tâm thần có thể kèm theo rối loạn ý thức đột ngột.</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng của mỗi loại cơn phụ thuốc vào ổ khu trú đầu tiên và mức lan truyền của hiện tượng phóng điện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Định nghĩa về bệnh động kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh động kinh là một bệnh mạn tính có đặc điểm là sự xuất hiện ít nhất từ hai cơn động kinh trở lên cách nhau trên 24 giờ không do sốt cao và không liên quan đến các bệnh lý cấp tính, các rối loạn chuyển hoá hoặc hội chứng cai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ học về bệnh động kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Động kinh là một bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng một phần tư trong tổng số bệnh lý thần kinh nói chung.</p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ động kinh chiếm từ 0,5 đến 1% dân số. Ước tính có khoảng 70 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này.&nbsp; Tỷ&nbsp;lệ mới mắc động kinh dao động trung bình trong khoảng 40-70/100.000 dân tùy theo từng nước. Tỷ lệ hiện mắc động kinh hoạt động dao động trong khoảng 4-10/1.000 người.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, với tần suất mắc cao hơn ở hai cực của đời sống: trẻ em và người già. Hơn một nửa người bị động kinh sẽ khởi phát bệnh trước 15 tuổi. Tỷ lệ mắc động kinh ở người già ngày càng gia tăng liên quan đến xu hướng già hóa dân số và tăng tỷ lệ mắc các bệnh mạch máu não trong nhóm tuổi này. Tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh động kinh cao gấp 2-3 lần tỷ lệ tử vong trong quần thể chung.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hơn một nửa người bị động kinh sẽ khởi phát bệnh trước 15 tuổi" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_20190922_133030_848141_benh-dong-kinh.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hơn một nửa người bị động kinh sẽ khởi phát bệnh trước 15 tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Trạng thái động kinh có thể gặp trong 10% trong các trường hợp bệnh nhân động kinh trong suốt thời gian điều trị, trong 75 % trường hợp trnagj thái động kinh xảy ra ở bệnh nhân không có tiền sử động kinh.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Trạng thái động kinh</b></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Định nghĩa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Liên hội chống Động kinh quốc tế (ILAE) 1993 định nghĩa: Trạng thái động kinh là hai hay nhiều cơn mà giữa các cơn không có khoảng tỉnh hoặc một cơn nhưng kéo dài trên 30 phút.</p> <p style="text-align: justify;">- Trạng thái động kinh là hội chứng điện sinh lý - lâm sàng, là hiện tượng lặp lại của các cơn động kinh sau một khoảng thời gian ngắn, giữa các cơn có biến đổi ý thức và/hoặc có các triệu chứng thần kinh nói lên tình trạng tổn thương tế bào thần kinh vỏ não do các phóng điện trong cơn động kinh gây ra. Trạng thái động kinh là một tình trạng cấp cứu thần kinh tối khẩn cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên thực tế lâm sàng các trường hợp sau đã được xem là trạng thái động kinh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơn co giật kéo dài trên 5 phút.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có 3 cơn giật trong vòng 1 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cơn giật vẫn tiếp tục.</p> <p style="text-align: justify;">+ 30 phút liên tục không có khoảng tỉnh đối với các cơn: cơn cục bộ, cơn cục bộ phức tạp, các loại cơn không có co giật.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trạng thái động kinh được phân thành 2 loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Trạng thái động kinh có co giật:</p> <p style="text-align: justify;">+ Co giật toàn thể</p> <p style="text-align: justify;">+ Co giật cục bộ</p> <p style="text-align: justify;">- Trạng thái động kinh không co giật.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Trạng thái động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trạng thái động kinh cũng thường phát sinh ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là động kinh vô căn khu trú hoặc toàn thể. Trạng thái động kinh đôi khi là biểu hiện hiện tại của bệnh động kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân phổ biến của trạng thái động kinh thay đổi theo độ tuổi. Ở trẻ em, trạng thái động kinh có liên quan căn nguyên nhiễm trùng&nbsp;chiếm khoảng 1/3 các trường hợp.Hầu hết các trường hợp trạng thái động kinh ở người lớn là do tổn thương cấu trúc của não hoặc do nhiễm độc hoặc rối loạn chuyển hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương cấu trúc não cấp tính (đột quỵ, chấn thương sọ não, xuất huyết dưới nhện, thiếu oxy não...), nhiễm trùng (viêm não, viêm màng não, áp xe) hoặc khối u não đang tiến triển. Đột quỵ là phổ biến nhất, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đột quỵ là phổ biến nhất, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-dot-quy.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đột quỵ là phổ biến nhất, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương cấu trúc não trước đó để lại di chứng&nbsp;(ví dụ, chấn thương sọ não trước đó hoặc phẫu thuật thần kinh, thiếu máu não chu sinh, dị dạng vỏ não, dị dạng động mạch và khối u não lành tính).</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống động kinh:&nbsp;không tuân thủ hoặc ngừng sử dụng đột ngột thuốc chống động kinh ở những bệnh nhân bị động kinh trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng cai nghiện liên quan đến việc ngừng rượu, barbiturat hoặc benzodiazepin.</p> <p style="text-align: justify;">- Bất thường về chuyển hóa (hạ đường huyết,&nbsp; tăng đường huyết, bệnh não-gan, tăng urê huyết, hạ natri máu, hạ calci huyết, hạ kali máu) hoặc nhiễm trùng huyết.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng hoặc quá liều với các loại thuốc: theophylline, imipenem, penicillin G liều cao, cefepime, kháng sinh quinolon, metronidazole, isoniazid, thuốc chống trầm cảm ba vòng, bupropion, lithium, clozapine, flumazenil, cyclosporin, lidocaine, bupivacain, metrizamide, dalfampridine,....</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc thần kinh trung ương cấp tính hoặc mãn tính: chì, ethanol, Mangan glutamate, nitric oxit (NO), botulinum toxin, độc tố uốn ván,...</p> <p style="text-align: justify;">- Một nguyên nhân ngày càng được công nhận của động kinh co giật và trạng thái động kinh là viêm não tự miễn dịch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Trạng thái động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ tử vong trạng thái động kinh ở người lớn dù đã được điều trị đúng mức là khoảng 20% số trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm bệnh nhân có trạng thái động kinh do tổn thương cấu trúc não cấp tính tỷ lệ tử vong cao hơn so nhóm khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng 30% các bệnh nhân có trạng thái động kinh tái diễn trạng thái động kinh trong vòng 10 năm. Do vậy việc quản lý điều trị trạng thái động kinh tại cộng đồng là rất quan trọng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khoảng 30% các bệnh nhân có trạng thái động kinh tái diễn trạng thái động kinh trong vòng 10 năm" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_dong-kinh-6.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khoảng 30% các bệnh nhân có trạng thái động kinh tái diễn trạng thái động kinh trong vòng 10 năm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Trạng thái động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân động kinh cần được tư vấn uống thuốc đầy đủ, tái khám định kỳ để điều chỉnh liều thuốc, điều trị nguyên nhân nếu có thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh lạm dụng rượu, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Trạng thái động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán trạng thái động kinh cần được chẩn đoán kịp thởi (chủ yếu là lâm sàng và điện não đồ) vì đây là 1 cấp cứu thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám lâm sàng thần kinh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiền sử bệnh rất quan trong trong nhận định ban đầu, khai thác rõ tiền sử co giật trước đó, tiền sử sử dụng thuốc điều trị động kinh, tiền sử chấn thương, bệnh lý khác đặc biệt bệnh lý bệnh thần kinh trung ương và tiền sử sử dụng chất.</p> <p style="text-align: justify;">+ Với trường hợp trạng thái động kinh co giật toàn thể thì tình trạng co giật toàn thân thành nhịp hai bên cơ thể, nhãn cầu đảo ngược, sùi bọt mép, đại tiểu tiện trong cơn, da tím tái. Cơn co giật có liên tục hoặc hoặc hết cơn co giật sẽ có “khoảng nghỉ” nhưng bệnh nhân có suy giảm ý thức.</p> <p style="text-align: justify;">+ Với trường hợp trạng thái động kinh co giật cục bộ: các động tác tự động một phần cơ thể hoặc rung cơ, các biểu hiện không đối xứng và &nbsp;có thể có suy giảm ý thức trong trường hợp trạng thái động kinh co giật cục bộ phức tạp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trạng thái động kinh không có co giật: bệnh nhân không biểu hiện co giật nhưng có biểu hiện suy giảm ý thức. Đây là trường hợp rất khó trên lâm sàng thường được chẩn đoán ban đầu do hôn mê do những nguyên nhân khác</p> <p style="text-align: justify;">- Điện não đồ (electroencephalogram - EEG): là công cụ có giá trị nhất trong chẩn đoán trạng thái động kinh. EEG bộc lộ hoạt động co giật liên tục cho phép chẩn đoán trạng thái động kinh. Tuy nhiên, có một số giới hạn sử dụng EEG trong hoàn cảnh cấp cứu. Tình trạng động kinh rõ ràng trên lâm sàng cần được điều trị ngay lập tức;&nbsp;không cần phải chờ đợi để làm điện não đồ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điện não đồ&nbsp;là công cụ có giá trị nhất trong chẩn đoán trạng thái động kinh" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_do-chuc-nang-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điện não đồ&nbsp;là công cụ có giá trị nhất trong chẩn đoán trạng thái động kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Trạng thái động kinh co giật toàn thể: điện não thể hiện phóng điện toàn thể (hoạt động kịch phát) hai bên, đồng thì và cân xứng. Hoạt động phóng điện đó thường là : nhọn, đa nhọn, đa nhọn - sóng, nhọn - sóng tần số,….</p> <p style="text-align: justify;">+ Trạng thái động kinh co giật cục bộ: Hoạt động phóng điện xuất hiện cục bộ với nhọn, sóng chậm, nhọn - sóng,…. Có thể có đợt hoạt động kịch phút cục bộ lan tỏa hai bên bán cầu thì trên lâm sàng thường thấy là suy giảm nhận thưc</p> <p style="text-align: justify;">+ Trạng thái động kinh không co giật: Trên hoạt động điện não thường biểu hiện hoạt động sóng chậm biên độ cao lan tỏa hai bên bán cầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Cận lâm sàng khác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm máu thường quy, ngoài ra cần làm thêm xét nghiệm định lượng nồng độ enzyme CK (Creatine Kinase) trong máu đánh giá tổn thương cơ (do co giật), Xét nghiệm chuyển hóa - độc chất, xét nghiệm đánh giá cân bằng kiềm toan …</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm dịch não tủy trong trường hợp định hướng viêm não - viêm màng não, huyết khối tĩnh mạch não.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chẩn đoán hình ảnh sọ não.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT Sanner sọ não), Chụp cộng hưởng từ (MRI sọ não) cho phép chẩn đoán nguyên nhân trong nhiều trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- SPECT: Có thể cho thấy các vùng tăng tưới máu tồn tại hàng tuần sau khi hết co giật. Có thể có ích khi điện não không rõ ràng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Trạng thái động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc chung</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cấp cứu ưu tiên là phải ổn đinh bệnh nhân theo nguyên tắc A-B-C: A - Airway ( làm sạch đường thở),&nbsp; B - Breathing (duy trì thở),&nbsp; C - Circulation (duy trì hoạt động của hệ tuần hoàn).</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc cắt cơn giật: mục đích cắt cơn giật càng nhanh càng tốt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt=" Sử dụng thuốc cắt cơn giật: mục đích cắt cơn giật càng nhanh càng tốt" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20191108_103556_530115_thuoc-1.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc cắt cơn giật: mục đích cắt cơn giật càng nhanh càng tốt</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phòng ngừa cơn động kinh tái phát</p> <p style="text-align: justify;">- Tìm và điều trị các nguyên nhân khởi phát .</p> <p style="text-align: justify;">- Các điều trị hồi sức khác: hồi sức hô hấp, tuần hoàn, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, tăng thân nhiệt, chống phù não, dự phòng và điều trị tiêu cơ vân, điều trị các biến chứng khác của co giật.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể với trạng thái động kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Không phải tất cả các bệnh nhân có trạng thái động kinh đều cần đặt ống nội khí quản song tất cả các bệnh nhân này đều cần đặc biệt lưu ý đến sự thông thoáng của đường thở.</p> <p style="text-align: justify;">- Đặt đường truyền tĩnh mạch và lấy máu làm xét, thử khí máu động mạch (đặc biệt trường hợp có chỉ định thở máy), luôn luôn phải lấy glucose bằng que thử nhanh. Theo dõi tim, đo huyết áp thường xuyên và độ bão hòa trong mạch nên được tiến hành.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị cắt cơn:</p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng thuốc cắt cơn giật trong trạng thái động kinh có co giật càng nhanh càng tốt. Một số thuốc dạng truyền tĩnh mạch được lựa chọn: Nhóm Benzodiazepine, Phenyltoin và Fosfenyltoin, Barbiturat&nbsp;(Phenobarbital), Pentobarbital, Thiopental, Propofol,...</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị thuốc trong thái thái động kinh không co giật</p> <p style="text-align: justify;">Một phác đồ ban đầu truyền tĩnh mạch có kiểm soát liều điển hình là lorazepam&nbsp;kết hợp với bất kỳ một trong các loại thuốc chống động kinh sau: Valproate, Levetiracetam, Lacosamide, Fosphenytoin.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị trạng thái động kinh không co giật kháng trị: Cần truyền liên tục midazolam, propofol hay pentobarbital.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể sử dụng một số loại thuốc chống động kinh đường uống: topiramate, pregabalin, oxcarbazepine ….mặc dù hiệu quả điều trị này còn hạn chế.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trước tiên trạng thái động kinh cần được chẩn đoán nguyên nhân, sau&nbsp; đó tùy theo nguyên nhân cụ thể có điều trị đặc hiệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần điều trị phòng ngừa kiểm soát cơn tái phát.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Giáo trình sau đại học chuyên nghành thần kinh, Bộ môn Thần kinh, Trường đại học Y Hà Nội</p><p style="text-align: justify;">2. Thần kinh học lâm sàng, Daniel&nbsp; D Trương - Lê Đức Hinh - Nguyễn Thi Hùng</p><p style="text-align: justify;">3. The lancet - tiếp cận xử trí trong thần kinh học, Dịch: Nguyễn Đạt Anh, Lê Đức Hinh.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/trang-thai-dong-kinh-shtdc
Polyp tử cung
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Polyp tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu học tử cung</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tử cung (hay còn gọi là&nbsp;dạ con)&nbsp;là một cơ&nbsp;quan sinh dục có hình cái phếu ngược&nbsp;trong&nbsp;hệ thống cơ quan sinh sản&nbsp;của nữ&nbsp;giới, vị trí của tử cung nằm giữa&nbsp;bàng quang&nbsp;và&nbsp;trực tràng. Tử cung có chức năng nuôi dưỡng và chứa&nbsp;trứng đã&nbsp;thụ tinh&nbsp;cho đến khi phát triển thành&nbsp;bào thai, và nuôi dưỡng thai trong suốt thai kỳ cho đến khi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Tử cung có chiều dài từ 6 đến 8 cm,độ dày thành tử cung khoảng 2 đến 3 cm .Tử cung có 4 phần chính: phần đáy tử cung nằm ở phía trên, bờ cong rộng và nôi với&nbsp;ống dẫn trứng&nbsp;ở hai đầu;&nbsp;phần thân tử cung phần chính của tử cung, bắt đầu ngay dưới chỗ nối của ống dẫn trứng vào đáy tử cung và kéo dài xuống dưới cho đến khi thành tử cung và khoang tử cung bắt đầu thu hẹp lại;&nbsp;phần eo là phần cổ phễu thấp, hẹp;&nbsp;và phần thấp nhất là vùng cổ tử cung, mở rộng xuống từ eo đất cho đến khi nó mở vào âm đạo&nbsp;.&nbsp;Khoang tử cung mở nối thông với khoang âm đạo tạo&nbsp; thành một hình ống hay được gọi là&nbsp;ống&nbsp;sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tử cung có chiều dài từ 6 đến 8 cm,độ dày thành tử cung khoảng 2 đến 3 cm" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_vi-tri-tu-cung-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tử cung có chiều dài từ 6 đến 8 cm,độ dày thành tử cung khoảng 2 đến 3 cm</em></p> <p style="text-align: justify;">Thành tử cung được cấu tạo từ ba lớp mô cơ.&nbsp;Các sợi cơ chạy đan chéo vào nhau giữa&nbsp;các mô liên kết&nbsp;của&nbsp;mạch máu, sợi đàn hồi và&nbsp;sợi&nbsp;collagen&nbsp;.&nbsp;Thành tử cung phát triển rộng và trở nên đàn hồi hơn khi thai phát triển bên trong tử cung.&nbsp;Sau khi sinh từ 6 đến 8 tuần, kích thước tử cung trở lại bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Tử cung của trẻ em nữ khi còn nhỏ thường bé và phát triển nhanh chóng về kích thước và hình dạng khi đến tuổi dậy thì.&nbsp;Sau thời kỳ mãn kinh, suy giảm hoạt động buồng trứng , kích thước tử cung trở nên nhỏ hơn.&nbsp;Từ đây , một số&nbsp;bất thường có thể ảnh hưởng đến tử cung bao gồm nhiễm trùng;&nbsp;Các khối u như: polyp tử cung, u xơ tử cung,…; sa sinh dục,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổng quan về polyp tử cung</strong></p> <p style="text-align: justify;">Polyp tử cung là những khối u phát triển quá mức từ những lớp cơ ở thành trong của tử cung hoặc Do sự phát triển quá mức của các tế bào trong nội mạc tử cung dẫn đến hình thành các polyp nội mạc tử cung.&nbsp;Polyp thường là những khối u lành tính, nhưng cũng có một số trường hợp có thể phát triển thành ung thư.</p> <p style="text-align: justify;">Kích thước của polyp tử cung rất đa dạng từ vài mm đến vài cm .Chân polyp có thể là một đế lớn hoặc một cuống mỏng.</p> <p style="text-align: justify;">Số lượng có thể có một hoặc nhiều polyp trong tử cung.&nbsp;Những khối polyp có thể&nbsp; nằm trong tử cung , nhưng cũng có khi khối polip phát triển qua ống cổ tử cung vào khoang âm đạo, gọi là polyp cổ tử cung, polyp thành âm đạo.&nbsp;Hay gặp polyp tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, nhiều trường hợp &nbsp;phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng bị polyp tử cung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Polyp tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chính xác gây ra polyp tử cung đến nay vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các chuyên gia trong ngành cho rằng sự rối loạn nồng độ hormone Estrogen có thể là một yếu tố.&nbsp;Estrogen đóng vai trò làm dày lớp nội mạc tử cung trong mỗi chu kỳ kinh, nếu lớp nội mạc dày lên bất thường cũng dẫn đến hình thành polyp tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành polyp tử cung như:</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ đang tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phụ nữ đang tiền mãn kinh hoặc mãn kinh" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20200511_tien-man-kinh-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ đang tiền mãn kinh hoặc mãn kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ bị huyết áp cao (tăng huyết áp).</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ béo phì</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ đang dùng tamoxifen, một liệu pháp trong điều trị ung thư vú.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Polyp tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu và triệu chứng của polyp tử cung bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Ra máu kinh nguyệt không đều, lúc ra lúc không hoặc ra máu kéo dài (gọi là rong kinh - rong huyết).</p> <p style="text-align: justify;">- Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Máu kinh ra quá nhiều.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Máu kinh ra quá nhiều có thể là&nbsp;triệu chứng của polyp tử cung" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_polyp-tu-cung-7.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Máu kinh ra quá nhiều có thể là&nbsp;triệu chứng của polyp tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên cũng có một số phụ nữ chỉ ra rất ít máu (vài giọt ) hoặc có những người thì không có triệu chứng gì chỉ được phát hiện tình cờ khi đi khám phụ khoa hoặc khám vì vô sinh - muộn con.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu chị em phụ nữ có bất kỳ các dấu hiệu như trên, cần đến khám bác sỹ chuyên khoa để được phát hiện sớm polyp tử cung và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Polyp tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh: khi khối polyp nằm trong buồng tử cung hoặc cổ tử cung sẽ cản trở việc di chuyển của tinh trùng thâm nhập vào sâu bên trong tử cung, lên vòi trứng để thụ tinh với trứng. Hoặc&nbsp; nếu trứng được thụ tinh sẽ khó khăn trong việc làm tổ tại buồng tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi khối polyp nằm trong buồng tử cung hoặc cổ tử cung dễ gây vô sinh" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_polyp-tu-cung-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi khối polyp nằm trong buồng tử cung hoặc cổ tử cung dễ gây vô sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư (polyp tiền ung thư): Polyp tử cung phần đa là những khối u lành tính. Nhưng có thể một vài trường hợp, polyp chuyển thành ác tính. Do đó, phụ nữ cần phải định kỳ thăm khám để theo dõi sự phát triển của polyp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Polyp tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện tại, chưa có phương pháp phòng ngừa nào có hiệu quả.&nbsp;Điều quan trọng là phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ.&nbsp;Đặc biệt là đối với những phụ nữ có những yếu tố nguy cơ cao như: béo phì, huyết áp cao hoặc dùng tamoxifen để điều trị ung thư vú có thể làm tăng khả năng phát triển polyp.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điều quan trọng là phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20190603_085325_802806_kham-phu-khoa-la-la.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều quan trọng là phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ</em></p> <p style="text-align: justify;">Polyp tử cung cũng có thể tái phát&nbsp; sau khi điều trị và có thể cần điều trị bổ sung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Polyp tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán polyp tử cung bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử kinh nguyệt, bao gồm: thời gian kinh nguyệt của kéo dài bao lâu và tần suất có kinh nguyệt, các triệu chứng bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh chẳng hạn như ra máu quá nhiều trong những ngày có kinh nguyệt hoặc ra máu giữa các kỳ kinh.&nbsp;Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ hỏi bạn có gặp khó khăn gì trong việc mang thai hay không.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sỹ sẽ thực hiện thăm khám phụ khoa để kiểm tra những thay đổi bất thường ở đường sinh dục của bạn, phát hiện polyp cổ tử cung hay polyp âm đạo. Và có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị như: soi dịch âm đạo kiểm tra viêm nhiễm đường sinh dục, xét nghiệm sàng lọc tế bào ung thư cổ tử cung, HPV,…</p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp thăm dò được sử dung để chẩn đoán polyp tử cung:</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm qua ngả âm đạo; bác sỹ sử dụng một thiết bị cầm tay, mỏng được gọi là đầu dò siêu âm được đưa vào trong âm đạo của bạn, thiết bị đó sẽ phát ra sóng âm thanh và thu về những hình ảnh ở nhiều mặt cắt về tử cung, bao gồm cả buồng trứng 2 bên.&nbsp;Bác sĩ có thể xác định được đó là các khối u ở tử cung hay là khối u phát triển từ vùng mô nội mạc tử cung bị dày lên bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm bơm nước buồng tử cung: đây là một thủ thuật liên quan có thể được thực hiện sau khi siêu âm qua ngã âm đạo, cần phân biệt giữa polyp và những khối bất thường nằm ngay trong buồng tử cung như- nhân xơ tử cung.&nbsp;Một lượng nước muối sinh lý &nbsp;được đưa vào tử cung thông qua một ống thông mỏng gọi là catheter.&nbsp;Chất lỏng làm cho buồng tử cung mở rộng, kết hợp với siêu âm qua ngả âm đạo cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn về bất kỳ sự phát triển nào trong buồng tử cung trong quá trình siêu âm.</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi buồng tử cung: phương pháp&nbsp;này được sử dụng vừa để chẩn đoán vừa là phương pháp&nbsp;điều trị polyp tử cung.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nội soi buồng tử cung được sử dụng vừa để chẩn đoán vừa là phương pháp&nbsp;điều trị polyp tử cung.&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20200304_noi-soi-tu-cung-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nội soi buồng tử cung được sử dụng vừa để chẩn đoán vừa là phương pháp&nbsp;điều trị polyp tử cung</em>.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống dài, mỏng có gắn kính viễn vọng chiếu sáng (hysteroscope) qua âm đạo và cổ tử cung vào buồng tử cung.&nbsp;Ống soi tử cung giúp bác sĩ kiểm tra được hình thái bên trong tử cung.&nbsp;Nội soi buồng tử cung là phương tiện hữu ích trong phẫu thuật cắt bỏ polyp tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết nội mạc tử cung: Đây là một thủ thuật, bác sỹ có thể sử dụng một ống thông hút bên trong buồng tử cung để thu thập các mảnh nội mạc trong buồng tử cung để gửi giải phẫu bệnh để xem có bất thường nào không.&nbsp;Kỹ thuật sinh thiết nội mạc tử cung có thể chẩn đoán được polyp tử cung, nhưng nhiều trường hợp kỹ thuật này lại bỏ sót polyp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nạo buồng tử cung: được thực hiện trong phòng mổ, thủ thuật này có thể vừa chẩn đoán vừa điều trị polyp.&nbsp;Bác sĩ sử dụng một dụng cụ cầm tay bằng kim loại được gọi là thìa nạo để thu thập mảnh mô từ bên trong của tử cung.&nbsp;Dụng cụ nạo có một vòng nhỏ ở đầu cho phép bác sĩ nạo mô hoặc polyp.&nbsp;Mô hoặc polyp được cắt bỏ có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm nhằm xác định xem có tế bào ung thư hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Polyp tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có thể bác sỹ&nbsp;không cần điều trị cho bạn nếu polyp nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Việc cần làm của bạn, là theo dõi sự phát triển của polyp và các triệu chứng bất thường qua khám phụ khoa định kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, các polyp cần được điều trị nếu chúng gây chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt, hoặc nếu chúng bị nghi ngờ là tiền ung thư hoặc ung thư.&nbsp;Hoặc chúng gây ra các vấn đề trong thai kỳ, chẳng hạn như&nbsp;sảy thai&nbsp;hoặc dẫn đến vô sinh ở phụ nữ muốn mang thai.&nbsp;Nếu một polyp được phát hiện ở phụ nữ sau khi mãn kinh, nó nên được cắt bỏ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Theo dõi sự phát triển của polyp và các triệu chứng bất thường qua khám phụ khoa định kỳ." src="/ImagePath\images\20210917/20210917_kham-tai-med.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Theo dõi sự phát triển của polyp và các triệu chứng bất thường qua khám phụ khoa định kỳ.</em></p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc:&nbsp;Thuốc giúp điều chỉnh sự cân bằng nội tiết tố, chẳng hạn như progestin hoặc chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin, có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tạm thời.&nbsp;Điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng.&nbsp;Tuy nhiên, sau khi ngừng thuốc các triệu chứng có thể lại bị tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi tử cung:&nbsp;Như đã trình bày ở trên, nội soi tử cung là phương páp vừa giúp chẩn đoán vừa cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị.&nbsp;Khi điều trị, bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ phẫu thuật dưới sự chỉ đường của ống soi tử cung để cắt bỏ khối polyp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nạo buồng tử cung: Thủ thuật này có thể được thực hiện đồng thời trong quá trình nội soi tử cung.&nbsp;Trong khi sử dụng ống soi tử cung để quan sát bên trong tử cung, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nạo chuyên dụng để nạo lớp niêm mạc và loại bỏ bất kỳ khối polyp nào.&nbsp;Các polyp được lấy ra được xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định xem chúng là lành tính hay ung thư.&nbsp;Kỹ thuật này có hiệu quả đối với các polyp nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật cắt tử cung: chỉ được sử dụng nếu không thể cắt bỏ polyp gây ra biến chứng chảy máu mà áp dụng các phương pháp như- nội soi tử cung hoặc nạo buồng tử cung không hiệu quả hoặc nếu polyp là ung thư.&nbsp;Đây là một phẫu thuật lớn, nến bác sỹ sẽ cân nhắc rất kỳ và giải thích trước khi thực hiện.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/polyp-tu-cung-scsjl
Vô kinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Vô kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đời sống sinh sản của người phụ nữ gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: trước dậy thì, dậy thì, độ tuổi sinh sản và mãn kinh. Trục hạ đồi - tuyến yên&nbsp;- buồng trứng là trục nội tiết có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sinh sản của người phụ nữ.</p> <p style="text-align: justify;">Như chúng ta đã biết, để hiện tượng kinh nguyệt đều đặn, cần phải có hoạt động nhịp nhàng của các nội tiết trong cơ thể, đường sinh dục bình thường, bao gồm buồng tử cung, ống cổ tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ; nang noãn buồng trứng phát triển bình thường qua các giai đoạn trưởng thành, phóng noãn và hình thành hoàng thể. Do đó, chỉ cần rối loạn một trong các yếu tố nêu trên, hiện tượng kinh nguyệt có thể không xảy ra, gọi là vô kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt, thường được đinh nghĩa là mất một hoặc nhiều chu kỳ kinh nguyệt. Vô kinh được chia ra làm 2 loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Vô kinh nguyên phát: được định nghĩa là tình trạng không có kinh ở người chưa có kinh ở tuổi 16, đã có đầy đủ các đặc điểm sinh dục thứ phát. Hoặc cũng có thể được định nghĩa là tình trạng không có kinh ở người chưa có kinh ở tuổi 14 nhưng không có các đặc điểm sinh dục thứ phát.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vô kinh nguyên phát&nbsp;là tình trạng không có kinh ở người chưa có kinh ở tuổi 16, đã có đầy đủ các đặc điểm sinh dục thứ phát" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_20190510_114940_823430_20190124_080157_55126.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vô kinh nguyên phát&nbsp;là tình trạng không có kinh ở người chưa có kinh ở tuổi 16, đã có đầy đủ các đặc điểm sinh dục thứ phát</em></p> <p style="text-align: justify;">- Vô kinh thứ phát: là tình trạng một người phụ nữ đã có kinh trong quá khứ nhưng đã mất kinh từ 3 tháng kinh liên tiếp trở lên.</p> <p style="text-align: justify;">Vô kinh thứ phát thường gặp hơn vô kinh nguyên phát. Theo số liệu thống kê ở Mỹ, tần suất vô kinh nguyên phát chiếm khoảng 1% và vô kinh thứu phát là 4% (đã loại trừ các trường hợp vô kinh thứ phát do mang thai) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Vô kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mất kinh có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do sinh lý, do tác dụng phụ khi dùng thuốc,… nhưng cũng có thể là nguyên nhân từ các bệnh lý.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vô kinh nguyên phát</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Với bệnh nhân vô kinh nguyên phát có sự phát triển đầy đủ của các đặc điểm sinh dục thứ phát nhưng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Không có tử cung, có 2 nguyên nhân chính có thể xảy ra: Hội chứng không nhạy cảm hormon nội tiết androgen, và hội chứng Mayer - rokitansky - Kusster - Hauser (hội chứng MRKH - được đặc trưng bởi sự thoái triển của tử cung và 2/3 trên âm đạo và các bất thường ở thận, hệ xương, cơ quan thính giác ở người phụ nữ có đặc điểm giới tính thứ phát bình thường và có bộ nhiễm sắc thể là 46XX).</p> <p style="text-align: justify;">+ Có tử cung: những nguyên nhân làm tắc nghẽn lối ra của máu kinh (như: màng trinh không rách, màng ngăn âm đạo ), đây là bất thường tương đối hiếm với tần suất 1/10.000 đến 1/1.000 trẻ gái,màng trinh bít hoàn toàn lỗ vào âm đạo, gây tắc nghẽn đường ra của máu kinh nguyệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Với bệnh nhân vô kinh nguyên phát không có sự phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát: nguyên nhân thường gặp:</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng: là hội chứng trong đó buồng trứng bị suy giảm hay mất chức năng sản xuất các hormone sinh dục, các nang noãn không phát triển và phóng noãn được do thiếu kích thích của hormone GnRH từ vùng hạ đồi dẫn đến giảm hay không có hoạt động chế tiêt hormone từ tuyến yên (FSH,LH).</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng Turner: do mất đi một số gen trên nhiễm sắc thể X (bộ nhiễm sắc thể là 45XO). Bệnh nhân không có kinh và vô sinh các dải xơ không chứa nang noãn thay thế các tuyến sinh dục.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng Turner: do mất đi một số gen trên nhiễm sắc thể X" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20190512_141743_588877_hoi-chung-turner.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng Turner: do mất đi một số gen trên nhiễm sắc thể X</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Suy buồng trứng sớm: là tình trạng hoạt động của buồng trứng bị suy giảm rất sớm khiến cho các trẻ gái không dậy thì. Tỷ lệ khoảng 1/10000 phụ nữ đến tuổi 20.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vô kinh thứ phát</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Vô kinh do sinh lý như: đang có thai, Đang nuôi con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn, thời kỳ mãn kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Vô kinh do sử dụng thuốc hoặc phương pháp tránh thai như: tiêm thuốc tránh thai, cấy que tránh thai dưới da, …</p> <p style="text-align: justify;">- Do tác dụng phụ khi dùng thuốc như : thuốc điều trị trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, trong hóa trị ung thư,…</p> <p style="text-align: justify;">- Do yếu tố lối sống như:</p> <p style="text-align: justify;">+ BMI (chỉ số khối cơ thế thấp: BMI quá thấp (khoảng 10% so với trọng lượng bình thường) sẽ ảnh hưởng nhiều chức năng nội tiết tố trong cơ thể, có thể ngăn cản quá trình rụng trứng.&nbsp;Những phụ nữ bị mắc chứng bệnh rối loạn ăn uống, như không thèm ăn hoặc ăn nhiều vô độ, thường bị mất kinh do những thay đổi nội tiết tố do những bất thường này).</p> <p style="text-align: justify;">+ Tập thể dục quá sức: những vận động viên hoặc những phụ nữ đòi hỏi sự luyện tập thể lực căng thẳng, tiêu hao nhiều năng lực, nghiêm ngặt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Căng thẳng (stress): Tinh thần căng thẳng kéo dài có thể tạm thời làm rối loạn hoạt động của vùng dưới đồi.&nbsp;Do đó, hiện tượng rụng trứng và có kinh nguyệt có thể bị dừng đột ngột.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Mất cân bằng hormon nội tiết:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):&nbsp;PCOS&nbsp;làm cho mức độ hormone như: LH, Androgen luôn ở mức cao và duy trì, thay vì mức độ dao động trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh lý tuyến giáp:&nbsp;Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc tuyến giáp bị suy giảm chức năng (suy giáp) có thể gây ra kinh nguyệt không đều, bao gồm cả vô kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh lý u tuyến yên:&nbsp;Khối u trong tuyến yên có thể cản trở việc điều hòa nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời kỳ mãn kinh sớm:&nbsp;Thời kỳ mãn kinh thường gặp ở người phụ nữ bắt đầu bước vào tuổi 50. Tuy nhiên, đối với một số người, nguồn dự trữ trứng của buồng trứng giảm trước 40 tuổi và kinh nguyệt bị ngừng lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về cấu trúc cơ quan sinh dục:</p> <p style="text-align: justify;">+ Sẹo dính ở tử cung: Hay gặp trong hội chứng Asherman (hay dính buồng tử cung) là tình trạng trong đó mô sẹo tích tụ trong niêm mạc tử cung, thường xảy ra sau khi nạo hút buồng tử cung, mổ lấy thai hoặc điều trị bóc u xơ tử cung.&nbsp;Sẹo dính ở tử cung ngăn cản sự dày lên và bong ra của lớp niêm mạc tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, một số yếu tố sau thể làm tăng nguy cơ vô kinh như:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình: Nếu mẹ hoặc chị gái bị vô kinh, bạn cũng có thể bị vô kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn ăn uống: Chán ăn hoặc ăn vô độ, cũng có nguy cơ cao bị vô kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Hoạt động thể chất: Tập luyện, vận động thể thao khắc nghiệt có thể làm tăng nguy cơ bị vô kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử của một số thủ thuật phụ khoa: nạo, hút buồng tử cung, cắt LEEP cổ tử cung,.. nguy cơ vô kinh cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Vô kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh, người phụ nữ sẽ có những dấu hiệu hoặc triệu chứng đi kèm với triệu chứng không có kinh, chẳng hạn như: tiết dịch ở núm vú, đau đầu, rụng tóc, thay đổi tầm nhìn, rậm lông, nhiều mụn, đau vùng xương chậu,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Vô kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh và các vấn đề với thai kỳ.&nbsp;Nếu người phụ nữ&nbsp;không có hiện tượng rụng trứng và không có kinh nguyệt, thì người phụ nữ đó không thể thụ thai được.&nbsp;Khi sự mất cân bằng hormone là nguyên nhân gây ra vô kinh, điều này cũng có thể gây sẩy thai hoặc các vấn đề khác đối với thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Căng thẳng tâm lý: stress kéo dài, tránh cảm xúc mạnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Căng thẳng tâm lý: stress kéo dài, tránh cảm xúc mạnh." src="/ImagePath\images\20210916/20210916_1560847441363_7079084.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Căng thẳng tâm lý: stress kéo dài, tránh cảm xúc mạnh.</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Bệnh loãng xương và bệnh tim mạch.&nbsp;Hai bệnh lý này có thể do không có đủ estrogen.&nbsp;Loãng xương làm cho xương bị yếu, dòn và dễ gãy.&nbsp;Bệnh tim mạch bao gồm đau tim và các vấn đề về mạch máu và cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau vùng xương chậu; nếu nguyên nhân về giải phẫu gây ra vô kinh, thì nó cũng có thể gây đau vùng xương chậu.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Vô kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô kinh. Vì vậy, để chẩn đoán nguyên nhân vô kinh, bác sỹ cần khai thác bệnh sử cẩn thận cũng như thăm khám toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử bệnh sử như: các thông tin về hoạt động tình dục, tiền sử các thủ thuật phụ khoa, các biện pháp tránh thai, chế độ sinh hoạt hàng ngày,…</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm máu như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thử thai: đây là xét nghiệm đầu tiên được bác sỹ chỉ định để loại trừ hoặc xác nhận nguyên nhân có thai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm tra chức năng tuyến giáp (TSH, T3, FT4): để xác định xem tuyến giáp có hoạt động bình thường không.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm tra chức năng buồng trứng (FSH, LH,Estogen, Progesterone): xác định xem buồng trứng có hoạt động bình thường không.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm kiểm tra chức năng buồng trứng (FSH, LH,Estogen, Progesterone)" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_MED_2512.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm kiểm tra chức năng buồng trứng (FSH, LH,Estogen, Progesterone)</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thử nghiệm Prolactin: Nồng độ Prolactin máu tăng cao bất thường có thể là nguyên nhân của khối u tuyến yên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm Testosterone (nội tiết tố nam)</p> <p style="text-align: justify;">- Chứng nghiệm thử thách hormone: Bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc nội tiết từ 7 đến 10 ngày để gây ra kinh nguyệt.&nbsp;Kết quả từ thử thách này có thể cho bác sĩ nguyên nhân gây vô kinh do thiếu estrogen hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp thăm dò:</p> <p style="text-align: justify;">+ Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm tử cung phần phụ qua ngả âm đạo: kiểm tra bất thường ở cơ quan nội tạng hoặc cơ quan đường sinh dục</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): trong trường hợp cần khảo sát kỹ hơn về các bất thường đường sinh dục hoặc u tuyến yên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI)" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chup-mri-co-duoc-bao-hiem-ho-tro.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI)</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nội soi buồng tử cung: đánh giá các bất thường về hình thái tử cung, cổ tử cung, sẹo gây dính buồng tử cung( trong hội chứng Asherman).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Vô kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị vô kinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh như:</p> <p style="text-align: justify;">- Thay đổi lối sống:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chế độ ăn uống khoa học: không bỏ bữa sáng, chế độ ăn đủ thành phần chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo. Nên chọn các thực phẩm dễ tiêu, tăng lượng trái cây và hoa quả, hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Uống nhiều nước. Hạn chế uống rượu, hoặc đồ uống có gas, hút thuốc lá.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chế độ nghỉ ngơi hợp lý:&nbsp;ngủ đủ giấc, thư giãn, tập yoga, dành nhiều thời gian cho bản thân. Tránh những căng thẳng hoặc cảm xúc mạnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chế độ nghỉ ngơi hợp lý cải thiện tình trạng vô kinh" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_tap-yoga-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chế độ nghỉ ngơi hợp lý cải thiện tình trạng vô kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng một số loại thuốc nội tiết tố và thuốc tránh thai có thể giúp gây ra kinh nguyệt&nbsp;hoặc&nbsp;giúp kích hoạt quá trình rụng trứng để gây ra kinh nguyệt( trong hội chứng buồng trứng đa nang). Liệu pháp hormone có thể được sử dụng để cân bằng hormone.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật là rất hiếm, nhưng có thể cần thiết trong một số trường hợp, chẳng hạn như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Để sửa chữa các khiếm khuyết do gen hoặc nhiễm sắc thể.</p> <p style="text-align: justify;">+ Để điều trị khôi u tuyến yên (não).</p> <p style="text-align: justify;">+ Để loại bỏ mô sẹo ở tử cung (hội chứng Asherman)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Kết luận</strong></p> <p style="text-align: justify;">Qua bài viết có thể thấy vô kinh là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Việc phát hiện sớm đúng nguyên nhân của bệnh, giúp việc điều trị đạt hiệu quả không chỉ với rối loạn kinh nguyệt của người phụ nữ mà còn là những vấn đề bệnh lý khác có liên quan như: khả năng có thai, loãng xương,…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/vo-kinh-sxnbu
Tiền mãn kinh - mãn kinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tiền mãn kinh - mãn kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi nồng độ hormon nội tiết Estrogen suy giảm thì bắt đầu xảy ra hiện tượng tiền mãn kinh - mãn kinh. Bất kỳ người phụ nữ nào cũng trải qua hiện tượng sinh lý bình thường đó. Theo nghiên cứu cho thấy, mãn kinh có độ tuổi trung bình từ 48 - 52 tuổi. Mãn kinh sẽ xảy ra sớm nếu như phụ nữ mãn kinh trước 40 tuổi và được gọi là muộn khi mãn kinh sau 55 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Tiền mãn kinh (tên tiếng anh: Perimenopause) là khi chức năng của buồng trứng bắt đầu suy giảm và có kèm theo các dấu hiệu đầu tiên của tiền mãn kinh.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Mãn kinh (tên tiếng anh: Menopause) là hiện tượng bình thường ở phụ nữ, xảy ra khi ngừng vĩnh viễn kinh nguyệt. Biểu hiện: mất kinh từ trên 12 tháng tính từ ngày đầu tiên thấy kinh của kỳ kinh cuối cùng. Tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiền mãn kinh - mãn kinh" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_man-kinh.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiền mãn kinh - mãn kinh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tiền mãn kinh - mãn kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiền mãn kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Do sự suy giảm hệ trục trong cơ thể người phụ nữ có ảnh hưởng từ não tới tuyến yên và buồng trứng, suy giảm này làm thay đổi tới các hormon nội tiết tố, đặc biệt là Estrogen, Progesterone, Testosterone là nguyên nhân chính gây nên tiền mãn kinh ở phụ nữ.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200131_145747_332149_Progesterone.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thay đổi các hormon nội tiết tố là nguyên nhân chính gây nên tiền mãn kinh ở phụ nữ</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ tiền mãn kinh như:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Gia đình có mẹ hoặc chị gái&nbsp; bị mãn kinh sớm.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Phụ nữ có tiền sử đã cắt bỏ tử cung, một phần buồng trứng hoặc toàn bộ buồng trứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những người phụ nữ có tiền sử có điều trị ung thư có sử dụng hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Mắc các bệnh lý &nbsp;như rối loạn chuyển hóa (mỡ máu, tiểu đường…), rối loạn hệ miễn dịch,…&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử nghiện rượu, thuốc lá, chất kích thích,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tiền mãn kinh - mãn kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiền mãn kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, rong huyết, chu kỳ kinh ngắn lại, kinh thưa, kinh ít,…</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện của hội chứng tiền kinh như: tăng cân, vã mồ hôi trộm, bốc hỏa, đau đầu, chướng bụng, khó chịu bụng dưới, đau vú, tính tình thay đổi như : lo âu, căng thẳng bất an.</p> <p style="text-align: justify;">- Khí hư có biểu hiện trong và lỏng suốt chu kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc chẩn đoán tiền mãn kinh chủ yếu dựa vào các triệu chứng của người phụ nữ, việc xét nghiệm nội tiết hormon không có ý nghĩa trong giai đoạn này, vì vốn ở độ tuổi này kinh nguyệt của người phụ nữ cũng đã&nbsp; rối loạn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mãn kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Những dấu hiệu thường gặp trong thời kỳ mãn kinh bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn vận mạch: biểu hiện thường gặp&nbsp;đó là những cơn bốc hỏa được xảy ra đột ngột, cơ thể tự nhiên cảm thấy nóng bừng vùng đầu mặt kéo dài từ vài phút, đi kèm với toát mồ hôi, thỉnh thoảng đánh trống ngực và rối loạn giấc ngủ như; ngủ không sâu giấc hay tỉnh giấc, hoặc mất ngủ cả đêm; Các cơn bốc hỏa thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi có stress, căng thẳng. Theo nghiên cứu có khoảng 50 - 85% phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh có biểu hiện của rối loạn vận mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tâm thần: hay hồi hộp, lo âu ,lúc vui lúc lại cáu gắt vô cơ, khó tập trung trong mọi việc,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn tâm thần: hay hồi hộp, lo âu ,lúc vui lúc lại cáu gắt vô cơ, khó tập trung trong mọi việc" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_kham-benh-xa-hoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rối loạn tâm thần: hay hồi hộp, lo âu ,lúc vui lúc lại cáu gắt vô cơ, khó tập trung trong mọi việc</em></p> <p style="text-align: justify;">- Da không còn sự căng bóng, mịn màng; nám da, sạm da, cơ bắp không còn cứng chắc, ngực bị teo nhỏ, nhiều mỡ đặc biệt là vùng bụng, đùi, eo và nội tạng, rụng nhiều tóc ,móng tay, móng chân khô giòn dễ gãy.</p> <p style="text-align: justify;">- Dễ bị viêm nhiễm đường sinh dục, giảm ham muốn tình dục, đau khi quan hệ tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu tiện dễ bị rối loạn: són tiểu, tiểu rắt, tiểu gấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Dễ bị loãng xương nên dễ gây ra đau mỏi xương khớp, chấn thương xương, gãy xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch, bệnh viêm khớp,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tiền mãn kinh - mãn kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dự phòng tiền mãn kinh và mãn kinh: Dẫu biết rằng tiền mãn kinh và mãn kinh là một quá trình sinh lý diễn ra tự nhiên và người phụ nữ nào cũng phải trải qua trong vòng đời sinh dục của mình. Tuy nhiên, để tránh cho quá trình này đến sớm bất thường, người phụ nữ cũng cần phải có những biện pháp dự phòng cho mình như:</p> <p style="text-align: justify;">- Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn khoa học, phù hợp để có tinh thần thư thái, bình ổn.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những ngày đầu tiên của giai đoạn tiền mãn kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên như các thực phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt=" Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_bo-sung-chat-xo-giam-can.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng chế phẩm Axit béo có trong các loại quả, hạt, dầu cá,.... Những hoạt chất ở axit béo này thực tế đặc biệt tốt cho làn da, đồng thời chúng còn giúp tránh được tình trạng khô ở các khớp, khô âm đạo, giảm mắc chứng nhiễm trùng đường tiểu, hỗ trợ tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần, tăng năng lượng tích cực cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì đều đặn chế độ rèn luyện sức khỏe để giúp hệ xương cơ dẻo dai và giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sức khỏe tổng quát cũng như khám phụ khoa định kỳ một năm hai lần để có thể phát hiện và xử trí sớm các bệnh lý tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa, cũng như các bệnh lý phụ khoa và ung thư.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tiền mãn kinh - mãn kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Mãn kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nội tiết tố nữ: định lượng hormon FSH, LH, Estradiol, Progesteron. Trong mãn kinh thì FSH, LH tăng rất cao, còn Estradiol và Progesteron lại giảm rất thấp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm nội tiết tố nữ" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200214_khoa-xet-nghiem-22.jpg.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm nội tiết tố nữ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hóa như: chức năng gan thận, mỡ máu, tiểu đường, chức năng tuyến giáp.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim, điện tim, X-quang tim phổi, siêu âm tử cung - phần phụ,…</p> <p style="text-align: justify;">- Đo loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Sàng lọc ung thư vú: siêu âm vú, chụp mamographi (hay x- quang tuyến vú)</p> <p style="text-align: justify;">- Tầm soát ung thư sớm &nbsp;cổ tử cung: PAP - Smear.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tiền mãn kinh - mãn kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiền mãn kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc tránh nếu người phụ nữ có nhu cầu tránh thai: Thuốc tránh thai thế hệ mới có chứa 20 mcg estradiol esters và 1 mcg Desogestrel thích hợp cho những phụ nữ có triệu chứng lâm sàng nặng. Cũng có thể cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai cho đến khi mãn kinh ở những phụ nữ không có nguy cơ tim mạch, tuy nhiên chỉ sử dụng tối đa là đến 50 tuổi phải thay thế bằng thuốc nội tiết khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Progestins được sử dụng cho những người không có nhu cầu tránh thai: dùng 10 ngày mỗi tháng để ra kinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Progestins được sử dụng cho những người không có nhu cầu tránh thai" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20190917_124446_686382_nhung-dieu-can-biet-v.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Progestins được sử dụng cho những người không có nhu cầu tránh thai</em></p> <p style="text-align: justify;">- Những biện pháp hỗ trợ tránh thai cho chị em phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh do sự suy giảm của các hormon nội tiết estrogen, progesteron và làm tăng FSH, LH nên làm giảm khả năng sinh sản, từ đó có thể thấy được khả năng có thai cũng giảm theo. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có số ít những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có thai ngoài ý muốn. Do đó, trong tư vấn phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, các bác sĩ cũng tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả . Các biện pháp tránh thai có thể áp dụng trong giai đoạn này như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc tránh thai kết hợp: nên sử dụng các loại thuốc tránh thai kết hợp thế hệ mới, có chứa estrogen tổng hợp là estradiol esters (thay thế cho ethinyl estradiol ở thuốc tránh thai kết hợp truyền thống). Khi sử dụng các loại thuốc tránh thai kết hợp mới này sẽ hỗ trợ làm giảm được triệu chứng điển hình ở phụ nữ tiền mãn kinh như bốc hỏa, tính tình có thay đổi nóng nảy hơn, vã mồ hôi,... Đồng thời chúng còn có tác dụng giúp điều hòa chu kỳ tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng thuốc tránh thai kết hợp còn hỗ trợ làm giảm lượng máu kinh ở bệnh nhân cường kinh, giúp hỗ trợ bảo vệ xương, giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Đồng thời trong một số nghiên cứu cho thấy còn có sự giảm rõ rệt nguy cơ đối với ung thư ở buồng trứng và ở nội mạc tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc tránh thai một thành phần, trong đó chỉ chứa progestin, giúp giảm hiện tượng đau bụng kinh, cường kinh. Ngoài ra, sản phẩm thuốc tránh thai một thành phần sẽ không có tác dụng phụ như một số loại thuốc khác, đó là không làm tăng huyết áp, tác động rất ít đến rối loạn mỡ máu và đường huyết, không làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vòng tránh thai có chứa nội tiết: Hiện tại ở nước ta, loại vòng Mirena có là một trong những loại vòng tránh thai có chứa nội tiết đang được sử dụng phổ biến, vòng có chứa 52 mg levonorgestrel với thời gian &nbsp;tránh thai khi đặt vào trong tử cung theo khuyến cáo là 5 năm. Loại vòng này có nhiều tác dụng đối với cơ thể, không gây nên bất cứ&nbsp; nguy cơ nào đối với các bệnh toàn thân, cũng như bệnh huyết khối tĩnh mạch. Đồng thời chúng còn có một tác dụng tuyệt vời khác đó là không làm tăng cân, có tác dụng bảo vệ niêm mạc tử cung, hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng đau tử cung ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, lượng máu kinh cũng có thể giảm khi sử dụng sản phẩm này. Do đó, đây là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ tiền mãn kinh đặc biệt là phụ nữ cường kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dụng cụ tử cung: Một trong những biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả đối với chị em phụ nữ ở độ tuổi trên 40 với thời gian sử dụng được khuyến cáo của dụng cụ này là từ 5 đến 10 năm. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh có mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch và bệnh lý huyết khối,... thì dụng cụ tử cung được các chuyên gia y tế đánh giá khá an toàn</p> <p style="text-align: justify;">Và thời điểm nào nên dừng những biện pháp tránh thai cũng sẽ là vấn đề chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm. Theo khuyến cáo của WHO năm 1996, phụ nữ ở tuổi 55 gần như không còn khả năng mang thai nên có thể dừng sử dụng các biện pháp tránh thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mãn kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện lối sống khoa học và lành mạnh: vận động thể dục, yoga, thư giãn, tránh các căng thẳng, stress. Nói không với rượu, bia, thuốc lá.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn kiêng khoa học để duy trì sức khỏe và giảm cân. Sử dụng các thực phẩm là đậu nành và các&nbsp;thực phẩm có chứa estrogen thực vật,&nbsp;ăn cá, ít thịt, nhiều rau xanh và hoa quả tươi.</p> <p style="text-align: justify;">- Uống nhiều nước.</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung calci qua chế độ ăn hoặc các chế phẩm có chứa calci theo lời khuyên của bác sĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị các rối loạn vận mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị tại chỗ trong các trường hợp khô âm đạo, đau khi quan hệ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Cân nhắc khi sử dụng liệu pháp hormon thay thế.</p> <p style="text-align: justify;">+ Về mặt lợi ích: giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm mất các cơn bốc hỏa, giảm teo khô âm đạo, dự phòng gãy cổ xương đùi và cột sống do loãng xương, giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Về mặt nguy cơ: làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, các bệnh lý tim mạch, nguy cơ huyết khối,…</p> <p style="text-align: justify;">Do vậy liệu pháp hormon thay thế chỉ được cân nhắc sử dụng cho các trường hợp mà sự suy giảm estrogen gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, lại chống chỉ định trong các trường hợp có tiền sử tắc tĩnh mạch, ung thư vú, tai biến mạch máu não, bệnh lý tiểu cầu trước đó, các bệnh lý gan cấp tính và mạn tính. chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân, nhạy cảm với các thành phần của thuốc nội tiết,…</p> <p style="text-align: justify;">Như vậy, thông tin về tiền mãn kinh và mãn kinh đã được nêu lên toàn bộ trong bài viết này, hy vọng rằng những thông tin này sẽ phần nào cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay giải đáp nào bạn có thể trực tiếp tới thăm khám tại chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 các chuyên viên y tế của chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tien-man-kinh-man-kinh-sgzhk
Hội chứng niệu đạo
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng niệu đạo được đặc trưng bởi tần suất đi tiểu nhiều lần, tiểu khó và cảm giác đau buốt khó chịu trong và sau khi đi tiểu &nbsp;mà không có bất kỳ bất thường về cấu trúc hoặc tổn thương nào trên đường tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 2002, Hiệp hội Kiểm soát Quốc tế đã khuyến nghị sử dụng thuật ngữ hội chứng đau niệu đạo để thay thế cho hội chứng niệu đạo. Hội chứng niệu đạo cũng được đặc trưng bởi kết quả cấy nước tiểu không phát hiện được vi khuẩn và tần suất đi tiểu thường xuyên hơn vào ban ngày so với ban đêm. Tình trạng tiểu khó và cảm giác đau buốt khi đi tiểu sẽ thuyên giảm sau mỗi lần đi tiểu. Bệnh nhân mắc hội chứng niệu đạo cũng có thể khó bắt đầu đi tiểu, ngồi hoặc đứng rất lâu để chuẩn bị đi tiểu, dòng tiểu yếu, ngắt quãng và cảm giác tiểu không hết, còn nước tiểu trong bàng quang. Cũng có thể bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng hạ vị, bộ phận sinh dục thậm chí là có cả đau hông lưng.</p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng niệu đạo là phụ nữ, điển hình là từ 30-50 tuổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng niệu đạo là phụ nữ" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_20200314_133309_165704_dong-cac-lo-ro-nieu.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng niệu đạo là phụ nữ</em></p> <p style="text-align: justify;">Tiết dịch âm đạo bất thường và các tổn thương, viêm nhiễm ở vùng âm đạo cần phải được loại trừ. Tiền sử của bệnh nhân là quan trọng, vì chẩn đoán hội chứng niệu đạo là một trong những chẩn đoán loại trừ, sau khi chắc chắn bệnh nhân không mắc các bệnh khác cần điều trị chuyên biệt.</p> <p style="text-align: justify;">Mục tiêu điều trị trong hội chứng niệu đạo là giảm bớt sự khó chịu và tần suất tiểu tiện. Điều này thường liên quan đến phương pháp điều trị thử và thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và các loại thuốc kê đơn. Chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm căng thẳng đều quan trọng. Kích thích điện thần kinh thư giãn vùng chậu cũng có thể hữu ích ở những bệnh nhân này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng niệu đạo có thể không tìm được nguyên nhân nhưng cũng có thể có nhiều nguyên nhân được tìm thấy gây ra tình trạng bệnh này. Nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm các tình trạng bất thường bẩm sinh hoặc mắc phải gây ra hẹp niệu đạo như chấn thương, sẹo hẹp niệu đạo do thủ thuật đặt sonde tiểu, tiền liệt tuyến phì đại hoặc các khối u tiêu khung chèn ép, hẹp niệu đạo bẩm sinh, dị tật lỗ đái thấp.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra các tác nhân gây kích ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng niệu đạo:</p> <p style="text-align: justify;">- Kích ứng với các sản phẩm có mùi thơm, chẳng hạn như nước hoa, xà phòng, bọt tắm và khăn giấy vệ sinh</p> <p style="text-align: justify;">- Gel diệt tinh trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Một số loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine gây các triệu chứng niệu đạo" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_caffeine-la-gi-caffeine-co-the-da-ruou-duoc-hay-khong-cac-loai-do-uong-chua-caffein-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Một số loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine gây các triệu chứng niệu đạo</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hóa trị và xạ trị</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương chấn thương niệu đạo có thể bị gây ra bởi một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hoạt động tình dục</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Sử dụng màng ngăn tinh trùng dạng chụp cổ tử cung</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Sử dụng băng vệ sinh dạng chèn</p> <p style="text-align: justify;">- Đạp xe đường dài sai tư thế</p> <p style="text-align: justify;">Nếu phát hiện bất kỳ căn nguyên vi khuẩn hoặc vi rút nào, đặc biệt là các tác nhân gây bệnh qua đường tình dục, chẩn đoán hội chứng niệu đạo sẽ được loại trừ mà thay vào đó là chẩn đoán viêm niệu đạo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng tiết niệu trong hội chứng niệu đạo như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tần suất đi tiểu liên quan đến hội chứng niệu đạo thường là 30-60 phút một lần vào ban ngày, gần như không có tiểu đêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác khó chịu niệu đạo không liên tục cũng không nghiêm trọng như trong viêm bàng quang, viêm niệu đạo; cơn khó chịu có thể giảm ngay sau khi tiểu tiện; vào ban đêm, không có cơn đau hoặc không nghiêm trọng đến mức làm rối loạn giấc ngủ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng tiết niệu trong hội chứng niệu đạo" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_hoi-chung-nieu-dao-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng tiết niệu trong hội chứng niệu đạo</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chứng khó tiểu ở những bệnh nhân mắc hội chứng niệu đạo thường được mô tả là cảm giác ngứa ngáy liên tục ở niệu đạo hơn là cảm giác khó chịu khi đi tiểu như những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới hoặc viêm niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng liên quan đến đường ruột, rối loạn kinh nguyệt và đầy chướng bụng có thể gợi ý rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Kinh nguyệt không đều hoặc quá nhiều có thể do bất thường phụ khoa đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Thời điểm của chu kỳ kinh cuối cũng có thể gợi ý mang thai như một tác nhân gây kích thích đường tiểu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Viêm đường tiết niệu hoặc viêm thận bể thận tái phát do vi khuẩn gây ra</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng một số loại thuốc gây kích ứng niệu đạo</p> <p style="text-align: justify;">- Quan hệ tình dục mà không có bao cao su</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương niệu đạo do cơ học (đôi khi chỉ là quan hệ tình dục thô bạo)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân đã gặp tình trạng này trong quá khứ, họ có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp hạn chế tái phát trong tương lai:</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh các sản phẩm hóa mỹ phẩm hoặc hoạt động đã biết là gây kích ứng niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20201005_quan-he-tinh-duc-an-toan-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục</em></p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm niệu đạo kịp thời và triệt để.</p> <p style="text-align: justify;">- Đi tiểu càng sớm càng tốt sau quan hệ nhằm đào thải các tác nhân gây hại.</p> <p style="text-align: justify;">- Lau vùng sinh dục từ trước ra sau, tránh nhiễm khuẩn lây ngược từ hậu môn ra trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh mặc quần quá chật.</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc đồ lót chất liệu thoáng mát và thấm hút tốt</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng niệu đạo được chẩn đoán khi các tác nhân vi khuẩn virus gây viêm niệu đạo được loại trừ hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiền sử và diễn biến bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trước tiên, bác sĩ sẽ muốn xem xét các triệu chứng cơ năng, diễn biến bệnh và tiền sử bệnh của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp tránh thai (nhiều gel tránh thai và bao cao su gây kích ứng) và hoạt động tình dục (ví dụ: giao hợp thô bạo, quan hệ tình dục bằng miệng kéo dài, giao hợp trong bồn tắm nước nóng có nhiều clo hoặc trong vòi hoa sen có sử dụng xà phòng tắm làm chất bôi trơn) có thể gây kích ứng niệu đạo. Tiền sử lạm dụng tình dục có liên quan đến rối loạn chức năng cơ sàn chậu.</p> <p style="text-align: justify;">Lái xe lâu trong các phương tiện có cơ chế hấp thụ va chạm hạn chế (ví dụ: xe buýt, xe tải), cưỡi ngựa và đi xe đạp đường dài có thể gây kích ứng niệu đạo. Đây là nguyên nhân phổ biến hơn ở nam giới mắc hội chứng niệu đạo hơn ở nữ giới. Phụ nữ có thể mắc các triệu chứng khi mặc quần lót lọt khe hoặc quần jean xanh (đặc biệt là khi không mặc quần lót).</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc lợi tiểu có thể gây ra tiểu nhiều. Các chế phẩm trị viêm xoang và cảm lạnh cholinergic làm tăng trương lực của cổ bàng quang và niệu đạo gần và có thể gây ra các triệu chứng ở một số người.</p> <p style="text-align: justify;">Điều kiện y tế trước đó cũng rất quan trọng, đặc biệt nếu họ được điều trị bằng phẫu thuật vùng chậu hoặc xạ trị.</p> <p style="text-align: justify;">Thường xuyên bị ngã, đi khập khiễng hoặc các triệu chứng thần kinh khác có thể gợi ý bất thường về hệ thần kinh trung ương. Bệnh đa xơ cứng có khuynh hướng ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi như hội chứng niệu đạo, và các triệu chứng mơ hồ ở bàng quang thường là triệu chứng ban đầu của bệnh này.</p> <p style="text-align: justify;">Họ cũng có thể thực hiện kiểm tra thăm dò các chức năng cơ quan và lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ có thể quyết định lấy mẫu máu hoặc thực hiện siêu âm vùng chậu tiểu khung để loại trừ các nguyên nhân khác, đặc biệt là phì đại tiền liệt tuyến hoặc các khối u chèn ép vùng tiểu khung.</p> <p style="text-align: justify;">Đôi khi sẽ cần phải sử dụng những phương pháp thăm dò chuyên sâu hơn để hiểu rõ hơn tình trạng bệnh và loại trừ các nguyên nhân khác bao gồm các thăm dò chẩn đoán hình ảnh và nội soi bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một mẫu nước tiểu nên được thu thập để phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu. Phân tích nước tiểu không được phép có hồng cầu bạch cầu và nitrat niệu. Cấy nước tiểu không phát hiện ra vi khuẩn. Nồng độ glucose tăng cao trên kết quả phân tích nước tiểu có thể gợi ý bệnh tiểu đường điều trị không ổn định, gây tăng tần suất đi tiểu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Một mẫu nước tiểu nên được thu thập để phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20190828_075910_966246_nuoc_tieu.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Một mẫu nước tiểu nên được thu thập để phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu</em></p> <p style="text-align: justify;">Que thử thai có thể được chỉ định ở những phụ nữ trong độ tuổi thích hợp có chậm kinh hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm hệ tiết niệu có thể được xem xét để giúp loại trừ các nguyên nhân tiết niệu khác.</p> <p style="text-align: justify;">Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể chi tiết hơn so với chụp cắt lớp vi tính trong việc xác định túi thừa niệu đạo. Ngoài ra, MRI có thể hữu ích trong việc xác định tăng trương lực sàn chậu (biểu hiện là cơ nâng hạ rút ngắn, tăng góc hậu môn trực tràng và giảm khoảng cách hậu môn trực tràng), có thể gợi ý đến hội chứng viêm bàng quang / bàng quang kẽ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>T</strong><strong>hăm dò chức năng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đánh giá niệu động học, bao gồm đo động học bàng quang và dòng tiểu, đo điện cơ của cơ thắt tiết niệu, xác định nước tiểu tồn dư được thực hiện để loại trừ khả năng bàng quang thần kinh, chứng loạn vận động cơ tròn hoặc loạn năng cơ sàn chậu.</p> <p style="text-align: justify;">Khi nghi ngờ bệnh lý bàng quang, nội soi bàng quang dưới gây mê cũng cho phép đánh giá U bàng quang, sỏi hoặc viêm mãn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Sinh thiết bàng quang được sử dụng để loại trừ ung thư biểu mô tại chỗ. Tăng bạch cầu ái toan và tế bào mast trong các mẫu sinh thiết bàng quang hỗ trợ chẩn đoán viêm bàng quang kẽ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mục tiêu điều trị trong hội chứng niệu đạo là giảm bớt sự khó chịu và tần suất tiểu tiện. Điều này thường liên quan đến phương pháp điều trị thử sử dụng liệu pháp hành vi, chế độ ăn uống và y tế. Bác sĩ tiết niệu phải có được sự tin tưởng của những bệnh nhân này và phải cung cấp sự đảm bảo và khuyến khích trong suốt quá trình điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc </strong>bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp hôcmon thay thế</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc an thần</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống co thắt</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giãn cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chẹn alpha giao cảm</p> <p style="text-align: justify;">- Các chất bảo vệ niêm mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Corticosteroid tại chỗ</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng sinh</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp hành vi</strong> bao gồm tập cơ thắt, thiền định và thôi miên đã được sử dụng với một số thành công. Tập cơ thắt có nhiều hứa hẹn nhất ở những người có các triệu chứng là do rối loạn cơ thắt khi đi tiểu. Bài tập thư giãn trong khi theo dõi điện cơ có thể giúp bệnh nhân tập luyện lại các cơ của họ để cho phép chúng hoạt động bình thường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tập cơ thắt, thiền định và thôi miên đã được sử dụng với một số thành công" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20210309_025442_550267_thien_dinh.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tập cơ thắt, thiền định và thôi miên đã được sử dụng với một số thành công</em></p> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp thay đổi chế độ ăn chủ yếu hướng đến việc tăng độ pH trong nước tiểu. Tăng lượng nước uống được cho là có thể làm giảm nồng độ kali trong nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Estrogen tại chỗ đã được chứng minh là cải thiện triệu chứng ở phụ nữ mãn kinh mắc hội chứng niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">Châm cứu và điện châm đã được sử dụng ở Trung Quốc với một số lợi ích ngắn hạn. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu khoa học đầy đủ và chuyên môn của các bác sĩ phương Tây trong việc thực hành châm cứu đã cản trở đáng kể việc thực hành rộng rãi của nó.</p> <p style="text-align: justify;">Tiêm độc tố botulinum đã cho thấy một số hứa hẹn trong việc điều trị các triệu chứng niệu đạo do bàng quang tăng hoạt kèm theo các rối loạn chức năng khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa được thực hiện đối với việc sử dụng nó trong hội chứng niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong lịch sử, phẫu thuật chính được sử dụng để điều trị hội chứng niệu đạo là nong niệu đạo. Trước đây, một kỹ thuật thường được sử dụng cho tất cả các hội chứng đau đường tiết niệu của phụ nữ, nong niệu đạo hiếm khi được thực hiện trong thực tế hiện nay. Tuy nhiên, những phụ nữ bị hẹp niệu đạo thực sự là căn nguyên của các triệu chứng của họ sẽ cải thiện đáng kể sau khi nong niệu đạo.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Tình trạng khó bắt đầu đi tiểu, tần suất và tắc nghẽn do hội chứng niệu đạo có thể làm giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều. Kết quả của các triệu chứng không thuyên giảm, nhiều bệnh nhân bị hội chứng niệu đạo có thể mắc trầm cảm, lo âu, hoặc các bệnh tâm lý thứ phát khác; sự tồn tại chung của chứng loạn thần kinh đã khiến nhiều bác sĩ phân loại hội chứng niệu đạo như một bệnh tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của hội chứng niệu đạo thường cải thiện chậm khi bệnh nhân già đi, nhưng vấn đề có thể kéo dài suốt đời. Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng niệu đạo tìm đến nhiều bác sĩ để đảm bảo giảm triệu chứng và có nguy cơ bị nhiễm độc, lạm dụng chất gây nghiện và kháng kháng sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Điều quan trọng là phải nhắc nhở bệnh nhân rằng quá trình điều trị thử là lần lượt và kết hợp liệu pháp khác nhau. Có thể mất thời gian để tìm ra phác đồ hiệu quả cho một bệnh nhân cụ thể bị hội chứng niệu đạo.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Pamela IE et al. Urethral Syndrome.&nbsp;<em>Medscape</em>. 2020.</li><li style="text-align: justify;">Gittes, R. F., &amp; Nakamura, R. M. Female urethral syndrome. A female prostatitis?<em>. The Western journal of medicine</em>. 1996</li><li style="text-align: justify;">Hamilton-Miller JM. The urethral syndrome and its management.&nbsp;<em>J Antimicrob Chemother</em>. 1994</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-nieu-dao-skwgu
Thông liên thất
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thông liên thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông liên thất là một khiếm khuyết trên thành vách liên thất, có thể do một hay nhiều lỗ thông giữa hai tâm thất. Đây là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất và chiếm tới 15 - 20% các bệnh tim bẩm sinh, tần suất mắc từ 5 - 50/1000 trẻ sơ sinh. Hiện tại nguyên nhân cụ thể gây thông liên thất ở trẻ em còn chưa được xác định.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thông liên thất ở trẻ sơ sinh" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_20190603_102033_964489_thong-lien-that.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thông liên thất ở trẻ sơ sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Thông liên thất thường được chẩn đoán và điều trị trước tuổi trưởng thành khi có chỉ định. Có một số các thông liên thất có thể tự đóng ở trẻ em.</p> <p style="text-align: justify;">Thông thường thì tâm thất trái có tác dụng bơm máu đi khắp cơ thể, tâm thất phải chỉ bơm máu về phổi. Trong quá trình phát triển bình thường, vách giữa các khoang sẽ khép lại trước khi thai nhi được sinh ra, điều này làm cho máu của thai nhi khi ra đời sẽ không còn là máu pha nữa. Nhưng trong trường hợp thông liên thất, lỗ này không đóng lại được dẫn đến việc máu có thể đi qua tâm thất trái sang tâm thất phải và đi vào mạch phổi. Nếu lỗ thông lớn, lượng máu bơm qua nhiều sẽ làm tăng áp lực động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">Đa phần các bệnh nhân thông liên thất chỉ có một lỗ thông, nhưng có một số trường hợp thông liên thất nhiều lỗ thông hoặc kèm theo các dị tất khác như tứ chứng Fallot, lúc này hiếm có trường hợp lỗ thông tự đóng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại theo giải phẫu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên thất phần quanh màng: chiếm 70 đến 80% tỷ lệ thông liên thất, vị trí vùng thông nằm ở vùng vách màng cạnh van ba lá và mở rộng ra các mô cơ xung quanh, thường gặp ở vị trí ngay dưới van động mạch chủ. Trường hợp thông liên thất phần màng nằm gần van ba lá tạo túi phình gọi là thông liên thất với phình vách màng. Còn trường hợp thông liên thất tạo đường thông giữa thất trái và nhĩ phải gọi là thông liên thất có thông thương thất trái -&nbsp;nhĩ phải.</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên thất phần cơ: chiếm 5 đến 20% tỷ lệ thông liên thất, nằm trong các mô cơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên thất phần buồng nhận: chiếm 5 đến 8% tỷ lệ thông liên thất, vị trí nằm ở trên vòng van ba lá và nằm sau vách màng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên thất phần phễu: chiếm 5 đến 7% ở người Âu Mỹ và 10% ở người châu Á, thường kèm theo sa van động mạch chủ gây hở van động mạch chủ kèm theo được gọi là hội chứng Laubry Pezzy. Còn khi thông liên thất phần phễu lan tới vách ngăn động mạch chủ và động mạch phổi gọi là thông liên thất dưới cả hai động mạch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thông liên thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp lỗ thông nhỏ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp này thường không có hoặc ít có rối loạn huyết động nên triệu chứng không rõ ràng. Trẻ có thể có rung miu tâm thu dọc bờ trái xương ức, bắt mạch bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghe tim có thổi tâm thu đặc thù: Tiếng thổi tâm thu dạng tràn, tức là toàn thì tâm thu có âm sắc dạng bình nguyên hoặc lên cao hay là lên cao rồi xuống thấp. Nghe tiếng T1 và tiếng T2 bình thường. Tiếng thổi xuất hiện ngay từ ngày đầu sau sinh và nghe rõ nhất ở các khoang liên sườn trái thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp lỗ thông lớn:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng thường xuất hiện ở tuần thứ 2 sau sinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng đầu tiên biểu hiện tình trạng tăng gánh thất trái, sau đó là các triệu chứng của tăng áp lực động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng thường gặp là tình trạng chậm lớn của trẻ kèm theo biến dạng lồng ngực. Khi luồng thông đổi chiều có dấu hiệu tím đối xứng, ngón chân ngón tay khum, mức độ tím tăng lên khi gắng sức.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghe tim: Tiếng thổi tâm thu toàn thì giảm dần, sau đó chỉ còn dấu hiệu tăng áp động mạch phổi. Trường hợp thông liên thất kèm hở van động mạch phổi có thể nghe tiếng thổi tâm trương kèm tiếng T2 đanh.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp thông liên thất có biến chứng Eisenmenger:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân tím, đỡ khó thở nhưng mệt nhiều hơn, một số trường hợp có thể ho ra máu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghe tim: Giảm cường độ tiếng thổi hoặc không còn nghe thấy tiếng thổi nữa, nhưng nghe tiếng T2 rõ.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở người lớn:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thông liên thất quanh màng lâu ngày có thể gây tâm thất hai ngăn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có rối loạn nhịp tim, block hoàn toàn, rối loạn chứng năng tâm thất.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có thể có rối loạn nhịp tim, block hoàn toàn, rối loạn chứng năng tâm thất" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_roi-loan-nhip-tim-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có thể có rối loạn nhịp tim, block hoàn toàn, rối loạn chứng năng tâm thất</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng viêm nội tâm mạc nếu có viêm nội tâm mạc kèm theo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thông liên thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ phát hiện sớm các dị tật thai nhi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thông liên thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Điện tâm đồ: hình ảnh điện tâm đồ phụ thuộc độ rộng của lỗ thông</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp lỗ thông nhỏ: Không ảnh hưởng tới hình ảnh điện tâm đồ, số ít trường hợp có block nhánh không hoàn toàn, tăng gánh tâm trương thất phải.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp lỗ thông vừa: Hình ảnh tăng gánh thất trái, Q sâu, R cao ở V5 – V6, sóng T cao nhọn</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang tim phổi: Trường hợp lỗ thông vừa và lớn thấy tim giãn rộng, tăng tuần hoàn phổi ở cả trung tâm lẫn ngoại biên.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim: Nhằm chẩn đoán xác định thông liên thất. Siêu âm tim có thể đánh giá được loại thông liên thất, vị trí lỗ thông, số lượng lỗ thông, chiều thông, kích thước buồn tim, chiều dày các vách tim, đánh giá áp lực động mạch phổi, lưu lượng dòng chảy Qp/Qs và các tổn thương phối hợp kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mặt cắt chuẩn cạnh ức trục dọc thấy được tổn thương thông liên thất phần thoát, phần quanh màng nhưng khó có thể thấy được thông liên thất phần cơ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mặt cắt cạnh ức trục ngang khảo sát được toàn bộ vách liên thất.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mặt cắt ba buồng mỏm, 4 buồng dưới sườn xác định cụ thể vị trí thông liên thất vùng nhận, vùng cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ tim có thể giúp đánh giá các lỗ thông nhỏ, tình trạng quá tải thể tích thất trái và đánh giá shunt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI)" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chup-hinh-MRI-05.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI)</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thông tim: Hiện tại đã ít chỉ định. Thường dùng trong các trường hợp tổn thương không rõ hoặc có dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi, cần đánh giá chính xác kháng lực động mạch phổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thông liên thất</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mục đích: Giảm thiểu biến chứng bội nhiễm phổi. suy tim ứ huyết và duy trì phát triển bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi cần theo dõi định kỳ và hướng dẫn gia đình theo dõi trẻ phòng viêm nội tâm mạc khi thực hiện các can thiệp.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ điều trị nội khoa khi áp lực động mạch phổi ≥ 0,75 áp lực động mạch hệ thống, lúc này cân nhắc phẫu thuật trước 12 tháng tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Với các trẻ có thông liên thất lỗ lớn, trẻ có thể có suy tim ứ huyết nặng nên cần nhập viện, giảm thiểu lượng dịch 60 – 80 ml/kg/ ngày, giảm các tình trạng rối loạn kèm theo, có thể dùng morphin 0,05mg/ ngày đồng thời áp dụng các biện pháp dự phòng và điều trị bội nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thở oxy trong trường hợp suy tim có phù phổi nhưng cần lưu ý tránh làm tăng luồng thông giữa hai tâm thất trái phải. Trong trường hợp có suy hô hấp nặng có thể cân nhắc sử dụng thông khí nhân tạo áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP).</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể áp dụng lợi tiểu kèm thêm digoxin: Furosemid 1mg – 3mg/kg/ ngày chia thành 2 – 4 lần; Digoxin 10mcg/kg/ ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng hydralazine hay ức chế men chuyển làm giảm hậu gánh tốt hơn dùng nitroprusside: Captopril 0,1 – 0,5mg/kg x 3 lần/ngày tới tối đa 5mg /kg/ ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Ở trẻ em:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Năm 1955, Lillehei áp dụng tuần hoàn nhân tạo đóng lỗ thông liên thất lần đầu tiên</p> <p style="text-align: justify;">- Cho tới nay chỉ trong các trường hợp bệnh nhi quá nhỏ, nhiều nguy cơ, nhiều lỗ thông hoặc tình trạng nhiều bệnh lý kèm theo mới áp dụng biện pháp xiết động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Phẫu thuật khi không khống chế được suy tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ từ 6 tới 24 tháng: Phẫu thuật khi có tăng áp lực động mạch phổi hoặc có triệu chứng lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ trên 2 tuổi: Phẫu thuật khi QP/ QS &gt; 2.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chống chỉ định tuyệt đối: Khi kháng lực động mạch phổi/ kháng lực động mạch hệ thống &gt; 1/1.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chống chỉ định tương đối: Khi kháng lực động mạch phổi/ kháng lực động mạch hệ thống từ 0,75/1 trở lên.</p> <p style="text-align: justify;">- Vậy nên đa phần các thông liên thất có suy tim ứ huyết không khống chế được, bội nhiễm tái phát và trẻ không tăng trưởng thì cần phẫu thuật sớm trong 6 tháng đầu. Ngoài ra với những ca có lỗ thông lớn, áp lực động mạch phổi lớn, dù đã khống chế được suy tim thì cũng nên phẫu thuật sớm trong vòng 1 đến 2 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp thông liên thất kèm hở van động mạch chủ cần can thiệp sớm.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Ở người lớn:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật ở người lớn được thực hiện khi tỷ lệ tử vong do phẫu thuật thấp và tiên lượng tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Các khuyến cáo bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">Loại I:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chỉ định đóng lỗ thông khi Qp/Qs từ 2 trở lên và có tăng tải thể tích thất trái.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp có viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">Loại II:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp Qp/Qs trên 1.5 kèm theo áp lực động mạch phổi nhỏ hơn 2/3 áp lực mạch hệ thống, sức cản mạch phổi nhỏ hơn 2/3 sức cản mạch hệ thống.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp Qp/Qs &gt; 1.5 kèm suy tâm thất trái.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp sa van động mạch chủ có hở van động mạch chủ tiến triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định</p> <p style="text-align: justify;">+ Có hội chứng Eisenmenger.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lỗ thông nhỏ, không gây quá tải thể tích thất trái, không có tăng áp lực động mạch phổi và không có viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Phương pháp mổ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tiến hành gây mê toàn thân, đường mổ từ mở xương ức đường giữa hoặc mở ngực sau bên.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiến hành đóng lỗ thông liên thất bằng màng ngoài tim tự thân đã qua xử lý hoặc bằng miếng vá nhân tạo PTFE.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp lỗ thông lớn kèm tăng áp lực động mạch phổi cần đặt cửa sổ trên miếng màng tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp thông liên thất phần cơ cần đóng lỗ thông bằng hai miếng màng dạng cúc áo hoặc nút chặn.</p> <p style="text-align: justify;">- Lưu ý: Sử dụng aspirin 3 - 5mg/kg ít nhất 24 giờ trước phẫu thuật và kéo dài tới ít nhất 6 tháng sau phẫu thuật đồng thời cần theo dõi các biến chứng trên điện tâm đồ hàng ngày tới khi ra viện.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_Molavach.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân sau mổ đóng lỗ thông không có biến chứng có thể tập thể dục thể thao ở mức độ bình thường. Khám định kỳ đánh giá chức năng của tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần siêu âm tim qua thành ngực sau mổ 1 ngày. Tiếp đó theo dõi siêu âm tim sau mỗi 3 tháng, 6 tháng và hàng năm.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thong-lien-that-shjfy