title
stringlengths
3
90
content
stringlengths
158
41.4k
url
stringlengths
40
127
Loãng xương
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Loãng xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Loãng xương là một bệnh đặc trưng bởi khối lượng xương thấp, sự suy giảm mô xương và phá vỡ cấu trúc của xương. Do đó, nó có thể dẫn đến giảm sức mạnh của xương khiến người mắc bệnh dễ bị gãy xương.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Loãng xương là một bệnh đặc trưng bởi khối lượng xương thấp, sự suy giảm mô xương và phá vỡ cấu trúc của xương" src="/ImagePath/images/20210919/20210919_loang-xuong.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Loãng xương là một bệnh đặc trưng bởi khối lượng xương thấp, sự suy giảm mô xương và phá vỡ cấu trúc của xương</em></p> <p style="text-align: justify;">Loãng xương là một trong những bệnh lý về hệ xương phổ biến nhất ở con người, đại diện cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn. Loãng xương ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới, trong đó nữ giới gặp nhiều hơn. Với tình trạng già hóa dân số, tỷ lệ mắc loãng xương tăng dần ở các nước. Đây là một căn bệnh thầm lặng, ít triệu chứng nhưng kéo theo đó là tình trạng gãy xương, tăng huyết áp,… gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Người ta ước tính rằng số bệnh nhân loãng xương trên toàn thế giới khoảng hơn 200 triệu người. Hàng năm, có khoảng 9 triệu người bệnh bị gãy xương do loãng xương. Theo báo cáo, ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ, 30% phụ nữ bị loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương nặng. Ước tính rằng 40% phụ nữ sau mãn kinh và 30% nam giới sẽ bị gãy xương trong phần còn lại của cuộc đời. Tại Việt Nam, các thống kê cho thấy có khoảng 3 triệu người bị loãng xương, trong đó 75% là nữ giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Loãng xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Loãng xương được chia làm hai nhóm chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Loãng xương nguyên phát: Gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, người già.</p> <p style="text-align: justify;">- Loãng xương thứ phát: Do các nguyên nhân như rối loạn nội tiết, bệnh lý gan thận…</p> <p style="text-align: justify;">Bộ xương của con người là một mô rất năng động. Chúng chuyển hóa không ngừng. Có hai quá trình giúp cân bằng hệ xương là quá trình tạo xương và hủy xương. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, xương được mô hình hóa (modelling) giúp kích thước, khối lượng, độ chắc khỏe của xương tăng lên nhanh chóng đạt được khối lượng xương đỉnh (khối lượng xương cao nhất, sức mạnh xương lớn nhất). Sau quá trình này, xương mất dần đi hàng năm. Sự tái tạo xương (remodelling) là việc loại bỏ xương cũ để thay thế bằng xương mới, được sử dụng để sửa chữa các vết nứt nhỏ và ngăn chúng trở thành gãy xương, giúp duy trì một bộ xương khỏe mạnh. Vì một lý do nào đó, quá trình hủy xương mạnh mẽ hơn quá trình tạo xương hoặc quá trình tạo xương kém hơn dẫn đến mất xương, rỗng cấu trúc xương, giảm sức mạnh xương và loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ: Tuổi mãn kinh và tuổi cao làm quá trình hủy xương mạnh hơn quá trình tạo xương làm tăng nguy cơ gãy xương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Loãng xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">80% người mắc loãng xương không có biểu hiện lâm sàng. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp khi người bệnh loãng xương đã lâu, có biến chứng của loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau mỏi dọc các xương dài. Đau cả ngày và đêm. Đôi khi có thể đau tăng về đêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Gù, giảm chiều cao. Khi một người có giảm chiều cao từ 3cm/2 năm là dấu hiệu rất rõ gợi ý đến loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Gãy xương sau những cú ngã nhẹ. Đây là biến chứng của loãng xương. Với tất cả trường hợp gãy xương sau những va chạm nhẹ, gãy xương tự phát cần được đo loãng xương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Loãng xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến loãng xương bao gồm</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giới tính:&nbsp;Nữ giới có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới. Đặc biệt nữ giới sau mãn kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Tuổi:&nbsp;Khi chúng ta già đi, quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn và sự phát triển xương mới cũng chậm hơn. Theo thời gian, xương của con ngườ có thể yếu đi và nguy cơ loãng xương tăng lên.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng mãn kinh:&nbsp;Sau mãn kinh, xương của nữ giới bị mất đi nhanh chóng, dẫn đến loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể trạng:&nbsp;Phụ nữ và nam giới thấp gầy có nguy cơ loãng xương cao hơn những người có chiều cao và cân nặng chuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Chủng tộc:&nbsp;Phụ nữ da trắng và châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Phụ nữ Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Mexico có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Tương tự, đàn ông da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Mexico.</p> <p style="text-align: justify;">- Lịch sử gia đình:&nbsp;Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ loãng xương tăng lên ở những người trong gia đình có bố mẹ bị gãy xương do loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố gen:&nbsp;Những người mắc HC tăng calci niệu nguyên phát có tính chất gia đình, HC Marfan… có nguy cơ loãng xương cao hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn:&nbsp;Chế độ ăn ít canxi và vitamin D, thiếu đạm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Lối sống:&nbsp;Uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động là các yếu tố nguy cơ cao của loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Nội tiết:&nbsp;Giảm estrogen, testosterol làm tăng tình trạng loãng xương. Cường cận giáp, suy thượng thận, HC Cushing, nhiễm độc giáp, đái tháo đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh kèm theo:&nbsp;Bệnh tiêu hóa (viêm tụy mạn, phẫu thuật đường tiêu hóa, bệnh gan mạn tính, bệnh Crohn, HC kém hấp thu…), bệnh thận mạn tính, bệnh cơ xương khớp (viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, loạn dưỡng cơ…), ung thư, HIV,….</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc:&nbsp;Corticoid là loại thuốc hàng đầu gây loãng xương. Thuốc này phổ biến và bán tràn lan trên thị trường. Corticoid gặp ở nhiều dạng thuốc như thuốc viên nén (thuốc tây), viên tán, viên hoàn, thuốc thang… và được kê để điều trị nhiều bệnh lý trong đó có cả các tình trạng đau cơ xương khớp. Ngoài các thuốc corticoid, các loại thuốc khác như thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường… cũng là những yếu tố nguy có gây loãng xương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Loãng xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mỗi người, ngay từ khi còn trẻ cần chú ý tập luyện thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt cần bổ sung calci và vitamin D. Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, điều trị các bệnh lý nền ổn định, hạn chế dùng thuốc ảnh hưởng đến xương,… cũng rất quan trọng để dự phòng loãng xương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Loãng xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Do loãng xương là bệnh lý âm thầm, hầu như không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi có biến chứng nên chẩn đoán loãng xương chủ yếu dựa vào đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA (phương pháp được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo). Sau khi đo và tính chỉ số T-score chúng ta có các ngưỡng như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- T-score ≤ -2.5: chẩn đoán loãng xương</p> <p style="text-align: justify;">- T-score từ -1.0 đến -2.5: Thiểu xương (giảm mật độ xương).</p> <p style="text-align: justify;">- T-score &gt;-1.0: Mật độ xương bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Để phát hiện loãng xương sớm, chúng ta cần chủ động đo mật độ xương sớm. Những trường hợp nên đo mật độ xương bao gồm;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ở người lớn tuổi (&gt; 50 tuổi)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi ≥65 tuổi (cả phụ nữ và nam giới)</p> <p style="text-align: justify;">- Gãy xương</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ lâm sàng của loãng xương: tiền sử gia đình, bệnh kèm theo, sử dụng thuốc có nguy cơ loãng xương, uống rượu, hút thuốc lá, thể trạng thấp bé,…</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang có hình ảnh tăng thấu quang, xẹp đốt sống.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ở ngưởi trẻ tuổi (&lt;50 tuổi)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Gãy xương sau cú ngã nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Suy sinh dục hoặc mãn kinh sớm (&lt;45 tuổi)</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng kém hấp thu.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng glucocorticoid kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng các thuốc có nguy cơ cao khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Cường cận giáp nguyên phát.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Cường cận giáp</p> <p style="text-align: justify;">- Hình ảnh trong bệnh nhuyễn xương và loạn dưỡng xương do thận</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Paget</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh còi xương</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu hồng cầu hình liềm</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA.</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều phương pháp để đo mật độ xương như siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ… Song, đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép (DEXA) là phương pháp tiêu chuẩn, được tổ chức y tế thế giới để tầm soát, chẩn đoán và điều trị loãng xương. Phương pháp này đo mật độ xương ở vị trí: cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, từ đó tính ra chỉ số T-score (mật độ xương của người bệnh so với mật độ xương đỉnh – mật độ xương tối đa). Khi chỉ số T-score ≤ -2.5 là loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang</p> <p style="text-align: justify;">Xquang có vai trò phát hiện gãy xương (một biến chứng của loãng xương). Bên cạnh đó, Xquang có giá trị phát hiện loãng xương thông qua hình ảnh tăng thấu quang, hình ảnh viền tranh… Tuy nhiên, khi phát hiện được loãng xương trên Xquang thì lúc đó xương đã mất khoảng 30%.</p> <p style="text-align: justify;">Xquang được chỉ định cho những trường hợp loãng xương có chấn thương, người trên 70 tuổi, người nghi ngờ có gãy xương do loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt lớp vi tính</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp này ít được chỉ định cho bệnh nhân loãng xương thông thường. Thường chỉ định cho những người bệnh nghi ngờ gãy xương mà hình ảnh Xquang không rõ, hoặc Xquang có hình ảnh gãy xương song bác sĩ phẫu thuật cần thêm thông tin cho điều trị ngoại khoa.</p> <p style="text-align: justify;">- Cộng hưởng từ</p> <p style="text-align: justify;">Cộng hưởng từ là phương pháp hiện đại. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp xẹp đột sống, nghi ngờ xẹp mới (dưới 1 tháng). Xquang cột sống chỉ phát hiện được có xẹp đốt sống, nhưng không phát hiện được xẹp mới hay cũ. Ở những người bệnh có xẹp mới đốt sống, người bệnh đau nhiều, có thể lựa chọn phương pháp bơm ciment sinh học để phục hồi chiều cao đốt sống và giảm đau cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm không có giá trị chẩn đoán loãng xương, nhưng có giá trị tìm nguyên nhân loãng xương và theo dõi điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm cơ bản</p> <p style="text-align: justify;">Tất cả người bệnh loãng xương cần làm các xét nghiệm cơ bản bao gồm: tế bào máu ngoại vi, calci, vitamin D, men gan, chức năng thận. Những xét nghiệm này giúp bác sỹ kê đơn thuốc hợp lý hơn, điều trị sát với tình trạng cụ thể của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây loãng xương ở những ngưởi nghi ngờ loãng xương thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu nghi ngờ loãng xương thứ phát, tùy nguyên nhân mà bác sỹ hướng tới, người bệnh có thể phải làm các xét nghiệm như: hormone tuyến giáp, hormone tuyến cận giáp, cortisol máu, glucose, HbA1c, kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng chuỗi kép, yếu tố dạng thấp, calci niệu 24 giờ…</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm theo dõi điều trị (marker chu chuyển xương).</p> <p style="text-align: justify;">Khi xương chuyển hóa, các quá trình hủy xương và tạo xương sẽ tiết ra một số chất đặc hiệu. Thông qua định lượng những chất này, bác sĩ sẽ so sánh giúp đánh giá đáp ứng điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, các xét nghiệm này còn có giá trị tiên lượng nguy cơ gãy xương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Marker tạo xương: Osteocalcin, P1NP, P1CP, BSAP…</p> <p style="text-align: justify;">+ Marker hủy xương: CTX (beta-crosslaps), NTX, pyridiline, cathepsin K…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Loãng xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mục đích của điều trị loãng xương là giảm nguy cơ gãy xương, nâng cao chất lượng cuộc sống, duy trì mật độ xương ổn định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị không dùng thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số biện pháp can thiệp, bao gồm bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D là những khía cạnh cơ bản để điều trị hoặc phòng ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, các bài tập tăng cân và tăng cường cơ bắp thường xuyên suốt đời, ngừng sử dụng thuốc lá và rượu cũng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung calci.</p> <p style="text-align: justify;">Trong cơ thể chúng ta luôn cần một lượng calci cung cấp hàng ngày. Đặc biệt với người loãng xương, người cao tuổi, khả năng hấp thu calci kém làm nguy cơ loãng xương, gãy xương tăng lên. Các khuyến cáo cho thấy cần bổ sung 1000-1200mg calci/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung vitamin D</p> <p style="text-align: justify;">Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi, sức khỏe của xương, hoạt động của cơ bắp. Các nhà khoa học khuyến nghị bổ sung 600 IU/ngày ở người trưởng thành dưới 70 tuổi và liều cao hơn (800UI/ngày) ở người trên 70 tuổi. Các nguồn thực phẩm chính của vitamin D bao gồm sữa tăng cường vitamin D, nước trái cây và ngũ cốc, cá nước mặn và gan. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao thiếu vitamin D như hội chứng kém hấp thu, thiếu máu ác tính, bệnh gan mạn tính, suy thận,… cần bổ sung lượng vitamin D nhiều hơn. Trước khi bổ sung vitamin D, người bệnh cần định lượng yếu tố này để có phương án bổ sung hợp lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá</p> <p style="text-align: justify;">Uống quá nhiều rượu bia có tác dụng bất lợi cho xương nên cần tránh. Rượu làm tổn thương gan mạn tính, thiếu calci, dễ làm mất khối cơ, mất thăng bằng, dễ ngã. Không nên uống nhiều hơn 7 ly/tuần, 1 ly tương đương với 120 mL rượu vang, 30 mL rượu hoặc 260 mL bia.</p> <p style="text-align: justify;">Cà phê, thuốc lá cũng là các yếu tố nguy cơ của loãng xương. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng tối đa.</p> <p style="text-align: justify;">- Bài tập</p> <p style="text-align: justify;">Nên áp dụng chế độ tập thể dục chịu trọng lượng thường xuyên (ví dụ: đi bộ 30-40 phút mỗi buổi) trong suốt cuộc đời. Tập thể dục giúp trẻ em phát triển hệ xương tốt hơn. Ở người trưởng thành, nó giúp duy trì khối lượng xương đỉnh. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi, các bài tập thể dục vừa sức giúp làm chậm quá trình mất xương, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và tăng sức mạnh cơ bắp, cuối cùng là giảm nguy cơ té ngã. Người bệnh nên tránh các bài tập gập người về phía trước. Các hoạt động &nbsp;đẩy, kéo, nâng, cúi, bê vác nặng sẽ chèn ép cột sống dẫn đến gãy xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Phòng chống té ngã</p> <p style="text-align: justify;">Ngã là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp gãy xương do loãng xương. Do đó, cần thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa té ngã trong gia đình, đặc biệt đối với những bệnh nhân ốm yếu, dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tinh thần, do đó dẫn đến đột quỵ. Người bệnh cần sống trong môi trường tối giản, ít đồ đạc; đi dép mềm có quai, ma sát tốt; sàn lát gạch chống trơn trượt; để các vật dụng ở nơi thấp, vừa tầm với. Hạn chế leo trèo, đứng trên ghế, với cao…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị dùng thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống hủy xương</p> <p style="text-align: justify;">+ Biphosphonate: Đây là nhóm thuốc sử dụng đầu tay cho cả bệnh nhân loãng xương nguyên phát và thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">+ Denosumab</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệu pháp hormone thay thế</p> <p style="text-align: justify;">+ Strontium reanalate</p> <p style="text-align: justify;">+ SERMs</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc làm tăng khả năng tạo xương</p> <p style="text-align: justify;">+ Hormone cận giáp (PTH)</p> <p style="text-align: justify;">Với một bệnh nhân loãng xương, bác sỹ sẽ cân nhắc dựa vào nguyên nhân loãng xương, mức độ loãng xương. tình trạng cụ thể từng người bệnh (tình trạng dị ứng, các bệnh lý kèm theo, kinh tế…) mà lựa chọn loại thuốc, đường dùng phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nếu loãng xương được phát hiện sớm và điều trị phù hợp thì kết quả tốt. Khi loãng xương không được điều trị, nó có thể dẫn đến đau mãn tính và gãy xương.</p> <p style="text-align: justify;">Gãy xương bệnh lý, đặc biệt ở cổ xương đùi hoặc cột sống, là những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương. Gãy cổ xương đùi thường do té ngã và có thể dẫn đến tàn tật và thậm chí tăng nguy cơ tử vong trong lần đầu tiên sau chấn thương. Đối với xương cột sống, nó có thể gãy sau những vận động nhẹ, người bệnh không có cú ngã nào đáng kể. Vì vậy, cần hết sức chú ý trong sinh hoạt hàng ngày đối với người bệnh loãng xương.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Varacallo MA, Fox EJ. Osteoporosis and its complications. Med Clin North Am. 2014 Jul;98(4):817-31</p><p style="text-align: justify;">2. Bartosch P, McGuigan FE, Akesson KE. Progression of frailty and prevalence of osteoporosis in a community cohort of older women-a 10-year longitudinal study. Osteoporos Int. 2018 Oct;29(10):2191-2199</p><p style="text-align: justify;">3. Cosman F, de Beur SJ, LeBoff MS, Lewiecki EM, Tanner B, Randall S, et al. Clinician’s guide to prevention and treatment of osteoporosis. Osteoporos Int. 2014;25:2359–81.</p><p style="text-align: justify;">4. Dunnewind T, Dvortsin E P, Smeets H M et al.Economic consequences and potentially preventable costs related to osteoporosis in the Netherlands. Value Health. 2017;20(06):762–768.</p><p style="text-align: justify;">5. Qaseem A, Forciea M A, McLean R M, Denberg T D; Clinical Guidelines Committee of the American College of Physicians.Treatment of low bone density or osteoporosis to prevent fractures in men and women: a clinical practice guideline update from the American College of Physicians Ann Intern Med 201716611818–839.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/loang-xuong-skqlh
Nhuyễn xương
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhuyễn xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhuyễn xương là căn bệnh đã được biết đến từ thế kỉ 17. Khác với còi xương, nhuyễn xương có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, thậm chí ở người cao tuổi. Thuật ngữ nhuyễn xương, theo nghĩa đen có nghĩa là xương mềm, thể hiện qua xét nghiệm mô học và Xquang mà không chỉ dựa trên lâm sàng và xét nghiệm máu. Nhuyễn xương là sự khiếm khuyết của quá trình khoáng hóa (đây là quá trình bồi đắp chất khoảng cho xương để tại nên sự chắc khỏe), dẫn đến yếu xương, xương dễ biến dạng và gãy.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhuyễn xương" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_benh-nhuyen-xuong1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhuyễn xương</em></p> <p style="text-align: justify;">Rất khó xác định tỷ lệ chính xác hoặc gần đúng của bệnh nhuyễn xương trên thế giới vì tình trạng này thường không có triệu chứng trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Có những trích dẫn rằng tỷ lệ mắc bệnh nhuyễn xương về mặt mô học sau khi chết lên đến 25% ở người trưởng thành Châu Âu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh nhuyễn xương thực sự vẫn bị đánh giá thấp trên toàn cầu. Những người có nguy cơ mắc bệnh bao gồm những người có làn da sẫm màu, thường xuyên mặc quần áo kín người, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tình trạng kinh tế xã hội thấp và chế độ ăn uống nghèo nàn. Những rủi ro này khác nhau trên toàn thế giới và phụ thuộc vào vị trí địa lý, sở thích văn hóa và dân tộc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhuyễn xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có 4 nguyên nhân chính gây nhuyễn xương:</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu hụt hoặc đề kháng vitamin D</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiếu hụt&nbsp;hoặc đề kháng vitamin D gây nhuyễn xương" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-nhuyen-xuong-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu hụt&nbsp;hoặc đề kháng vitamin D gây nhuyễn xương</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu calci độc lập với tình trạng dinh dưỡng vitamin D (Thiếu calci trong khi hàm lượng vitamin D vẫn đầy đủ)</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu Phosphate nguyên phát hoặc do khối u tiết yếu tố FGF-23 hoặc các phosphatonin khác (hội chứng cận u).</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc gây ức chế quá trình khoáng hóa.</p> <p style="text-align: justify;">Trong các nguyên nhân trên, thiếu vitamin D là nguyên nhân thường gặp nhất. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu đề cấp đến nhuyễn xương do thiếu vitamin D.</p> <p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân gây thiếu vitamin D theo Bhan và cộng sự bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoại tại</p> <p style="text-align: justify;">+ Chế độ ăn uống không đủ vitamin D</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm tiếp xúc hoặc tránh ánh sáng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng quá nhiều (đặc biệt là&gt; 8 SPF) , trang phục được che phủ hoàn toàn (mạng che mặt, khăn trùm đầu, khăn burqa, Indian Saree, v.v.).</p> <p style="text-align: justify;">+ Da sẫm màu</p> <p style="text-align: justify;">- Nội tại (trong cơ thể)</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuổi cao cùng với việc giảm sản xuất vitamin D qua da</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh béo phì</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh đường tiêu hóa: HC kém hấp thu, bệnh Celiac, cắt dạ dày, cắt ruột non,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh gan: Viêm đường mật nguyên phát (không phổ biến), viêm gan mạn tính, viêm gan sơ sinh, xơ gan…</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy tuyến tụy bao gồm xơ nang (không phổ biến)</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy giảm hoặc khiếm khuyết về mặt di truyền 25 ‐ hydroxyvitamin D ‐ 1α hydroxylase</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy thận mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu hụt vitamin D “mắc phải” (Tăng quá trình dị hóa hoặc thanh thải chuyển hóa)</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc chống co giật</p> <p style="text-align: justify;">+ Kém hấp thu canxi với cường cận giáp thứ phát</p> <p style="text-align: justify;">+ Cường cận giáp nguyên phát</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh Paget của xương (được cho là tiêu thụ quá mức trong xương của Pagetic)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo quan điểm sinh lý bệnh, tình trạng thiếu vitamin D kéo làm giảm calci máu. Do đó, để bù trừ lại mức PTH tăng lên, tác động lên xương và thận để giúp calci máu về bình thường. Tăng tiết PTH liên tục, cùng với việc thiếu calci và vitamin D dẫn đến giảm mật độ xương (thường bị hiểu nhầm là bị loãng xương) và khả năng cấu trúc nên khung xương dẫn đến gãy xương, đặc trưng nhất là dấu hiệu gãy xương giả. Theo quan điểm mô học, sự tiến triển của nhuyễn xương bắt đầu với tình trạng cường cận giáp thứ phát (giai đoạn 1 khiếm khuyết khoáng hóa xương (giai đoạn 2), và cuối cùng là phát hiện nhuyễn xương (giai đoạn 3).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhuyễn xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi khám lâm sàng các bệnh nhân nghi ngờ nhuyễn xương, bác sỹ cần khai thác về tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, phẫu thuật, chế độ ăn uống sinh hoạt vận động, các loại thuốc đang sử dụng.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của nhuyễn xương không đặc hiệu, người bệnh có thể có triệu chứng hoặc không. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng hệ xương: đau mỏi xương khớp thường gặp ở chi dưới, biến dạng xương cột sống, xương chi hoặc xương chậu, thay đổi dáng đi (dáng đi lạch bạch). Các triệu chứng có thể nặng hơn khi đi lại và tham gia các hoạt động chịu trọng lực.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau mỏi xương khớp thường gặp ở chi dưới" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-nhuyen-xuong-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau mỏi xương khớp thường gặp ở chi dưới</em></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng cơ: Yếu cơ, teo cơ, giảm khối lượng cơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng toàn thân: Co quắp tay chân, chuột rút do hạ calci máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhuyễn xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Để dự phòng nhuyễn xương do thiếu vitamin D cần lưu ý: </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời</p> <p style="text-align: justify;">- Ăn đầy đủ dinh dưỡng</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm cân, duy trì cân nặng và BMI phù hợp</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế rượu bia, thuốc lá. Tập thể dục đều đặn.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến khoáng hóa xương hoặc chuyển hóa vitamin D.</p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý thận tiết niệu, bệnh gan mạn tính, bệnh lý dạ dày ruột.</p> <p style="text-align: justify;">- Chủ động bổ sung calci, vitamin D cho những đối tượng có yếu tố nguy cơ như: lớn tuổi, da sẫm màu, hội chứng kém hấp thu, mắc bệnh gan- thận mạn tính…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chủ động bổ sung calci, vitamin D" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-nhuyen-xuong-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chủ động bổ sung calci, vitamin D</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung vitamin D qua chế độ ăn: thịt, cá (cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi…), sữa chua, phomat, nấm, rau xanh thẫm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhuyễn xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất để chẩn đoán nhuyễn xương.</p> <p style="text-align: justify;">Fukumoto và cộng sự đã đưa ra các tiêu chuẩn sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm phosphat hoặc giảm calci huyết thanh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Phosphatase kiềm trong xương cao</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Yếu cơ hoặc đau xương</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;BMD &lt;80% mật độ xương đỉnh</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nhiều vùng hấp thu bằng xạ hình xương hoặc bằng chứng chụp X quang về các vùng Looser (giả gãy xương)</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán nhuyễn xương khi có cả 5 tiêu chuẩn. Khả năng cao là nhuyễn xương khi có yếu tố 1-2 và hai trong ba yếu tố 3,4,5.</p> <p style="text-align: justify;">Những trường hợp khó phân biệt, bác sỹ lâm sàng có thể chỉ định sinh thiết xương hoặc đo mô hình xương để chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh hệ xương: Loãng xương, bệnh Paget, loạn dưỡng xương do thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh ngoài hệ xương: Cường cận giáp nguyên phát, K di căn xương, đa u tủy xương…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm có giá trị gợi ý chuẩn đoán bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Vitamin D, calci, phosphat giảm</p> <p style="text-align: justify;">- PTH, phosphatase kiềm tăng.</p> <p style="text-align: justify;">- Co thể tăng yếu tố FGF25 trong bệnh nhuyễn xương do u</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm máu đánh giá các bệnh lý kèm theo: tế bào máu, men gan, chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu….</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết xương làm xét nghiệm mô học: Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương nhưng hiện chưa phổ biến.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đo mật độ xương: Trong giai đoạn đầu, mật độ xương có thể bình thường. Khi quá trình khoáng hóa bị rối loạn nhiều, mật độ xương bắt đầu giảm. Khi BMD giảm dưới 80% có thể nghi ngờ nhuyễn xương. Tuy nhiên, mật độ xương không giúp bác sĩ lâm sàng phân biệt được nhuyễn xương và loãng xương (do trong cả hai bệnh lý này, chỉ số BMD đều giảm).</p> <p style="text-align: justify;">- Đo mô hình xương: Đây là phương pháp xâm lấn, đánh giá chuyển hóa của xương. Phương pháp này giúp xác định thời gian khoáng hóa, thời gian trưởng thành, độ dày xương, khiếm khuyết tạo cốt bào… Đo mô hình xương là phương pháp chính xác để chẩn đoán phân biệt nhuyễn xương với các bệnh lý xương khác, song phương pháp này phức tạp, khó ứng dụng, thường chỉ dùng trong nghiên cứu hoặc những trường hợp đặc biệt không thể chấn đoán bằng các phương pháp khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang xương: Hình ảnh xương tăng thấu quang, vỏ xương mỏng, các đường nứt được gọi là Looser zone (dễ nhầm với gãy xương). Ngoài ra có thể thấy xương bị biến dạng, cong thân xương ở những vị trí chịu lực nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">- Xạ hình xương: Cho thấy tăng bắt phóng xạ tại các vị trí xương tổn thương nhiều.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhuyễn xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mục tiêu iều trị bệnh nhuyễn xương do thiếu vitamin D là làm giảm các triệu chứng, thúc đẩy quá trình chữa lành gãy xương, phục hồi sức mạnh của xương và cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời điều chỉnh các bất thường sinh hóa cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Mục tiêu điều trị cần duy trì nồng độ 25OH cholecalciferon huyết thanh &gt; 30 ng / mL và PTH trong phạm vi tham chiếu. Nếu đáp ứng điều trị, các triệu chứng lâm sàng của người bệnh cải thiện trong vòng vài tuần nhưng có thể mất vài tháng để giải quyết hoàn toàn các triệu chứng. Ở những bệnh nhân thiếu vitamin D kéo dài, cường cận giáp thứ phát có thể tồn tại trong một thời gian dài, và trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể tiến triển thành cường cận giáp cấp ba tăng calci huyết. Trong trường hợp đó, các giá trị PTH tăng lên không còn bù đắp cho các giá trị canxi huyết thanh giảm mà là sự phản ánh quá trình tiết hormone tự chủ, bất kể cơ chế phản hồi.</p> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp điều trị bao gồm bổ sung vitamin D liều uống khoảng 800 đến 1200 IU mỗi ngày. Với những trường hợp vitamin D thiếu nhiều, có thể điều trị vitamin D dạng tiêm kết hợp uống duy trì 1000-2000UI/ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bổ sung vitamin D liều uống khoảng 800 đến 1200 IU mỗi ngày" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-nhuyen-xuong-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bổ sung vitamin D liều uống khoảng 800 đến 1200 IU mỗi ngày</em></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị bằng vitamin D phải luôn kèm theo bổ sung canxi đầy đủ. Nhu cầu calci trung bình của người bệnh là 1000-1200mg calci/ngày. Với những người bệnh có hội chứng kém hấp thu, sau phẫu thuật đường tiêu hóa, bệnh gan mạn tính… cần lượng calci cao hơn (2000-3000mg/ngày).</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhuyễn xương do thiếu vitamin D cần điều trị duy trì lâu dài và phải được điều chỉnh tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và sinh hóa của từng người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với những căn nguyên khác như giảm phospho, các khối u tiết FGF23, thiếu calci, sử dụng thuốc gây ức chế khoáng hóa xương, cần điều trị các nguyên nhân này thì tình trạng xương mới cải thiện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhuyễn xương là một bệnh rối loạn chuyển hóa xương có thể phòng ngừa được. Vì hầu hết các trường hợp liên quan đến thiếu hụt vitamin D, khi được điều trị thích hợp thì có thể chữa khỏi.</p> <p style="text-align: justify;">Do quá trình khoáng hóa chất tạo xương kém, một số biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh nhuyễn xương không được điều trị, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Gỉả gãy xương. Có thể biểu hiện như đau xương và xảy ra tự nhiên, ít hoặc không có chấn thương. Chúng thường ở cả hai bên, vuông góc với vỏ xương, và thường liên quan đến cổ xương đùi, xương mu và xương ức.</p> <p style="text-align: justify;">- Gãy xương do nén cột sống ít phổ biến hơn và thường liên quan đến chứng loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến dạng, cong xương, giảm chiều cao do xương mềm yếu, dễ bị bẻ cong.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Bhan A, Qiu S, Rao SD. Bone histomorphometry in the evaluation of osteomalacia. Bone Rep. 2018;8:125–34.</p><p style="text-align: justify;">2. Fukumoto S, Ozono K, Michigami T, et al. Pathogenesis and diagnostic criteria for rickets and osteomalacia–proposal by an expert panel supported by the Ministry of Health, Labour and Welfare, Japan, the Japanese Society for Bone and Mineral Research, and the Japan Endocrine Society. J Bone Miner Metab. 2015;33(5):467–73.</p><p style="text-align: justify;">3. Minisola S, Peacock M, Fukumoto S, et al. Tumour‐induced osteomalacia. Nat Rev Dis Primers. 2017;3:17044.</p><p style="text-align: justify;">4. Bhan A, Rao AD, Rao DS. Osteomalacia as a result of vitamin D deficiency. Endocrinol Metab Clin North Am. 2010;39(2):321–31.</p><p style="text-align: justify;">5. Minisola S, Pepe J, Donato P, et al. Replenishment of vitamin D status: theoretical and practical considerations. Hormones (Athens). 2019;18(1):3–5.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhuyen-xuong-salgu
Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội tim mạch Châu Âu năm 2019 đã thống nhất bệnh mạch vành gồm các hội chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng mạch vành mạn tính bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch vành ổn định hay suy vành</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng mạch vành cấp gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên hay còn gọi là nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng mạch vành cấp" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_hoi-chung-mach-vanh-cap-3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng mạch vành cấp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên là một biến cố tim mạch rất nặng nề&nbsp; trong bệnh động mạch vành nói riêng và bệnh tim mạch nói chung và là một trong các nguyên nhân có tỉ lệ tử vong rất cao, cần có chiến lược tái thông động mạch vành &nbsp;càng sớm càng tốt với phương châm “<em>thời gian là cơ tim – Cơ tim là sự sống</em>”.</p> <p style="text-align: justify;">Cơ chế trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên&nbsp;chính là do sự nứt vỡ mảng vữa xơ động mạch vành, do đó hình thành cục máu đông &nbsp;gây ra tắc nghẽn cấp tính hoàn toàn động mạch vành với đặc trưng là cơn đau thắt ngực điển hình và trên điện tâm đồ là hình ảnh sóng ST chênh ở các chuyển đạo. &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cơ năng</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơn đau thắt ngực điển hình</strong> của bệnh mạch vành gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau nhiều, đau có cảm giác như bóp nghẹt vùng ngực trái hoặc sau xương ức.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau có thể lan ra sau lưng, lan lên cằm, ra vai trái và chạy dọc mặt trong tay trái xuống ngón 3, ngón 4 tay trái.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn đau thường không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc và thường kéo dài trên 30 phút.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm như: mệt mỏi, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn</p> <p style="text-align: justify;">+ Đôi khi bệnh nhân chỉ có đau vùng thượng vị lan ra sau lưng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, nặng vùng ngực, mệt mỏi, khó thở và thường gặp ở các bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp, đái tháo đường.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các dấu hiệu lâm sàng khác như: sốc tim, các rối loạn nhịp tim nặng có thể có ngất hoặc hôn mê, tụt huyết áp, khó thở do phù phổi cấp...</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Thường khi thăm khám trên lâm sàng không phát hiện các biểu hiện đặc trưng gì.</p> <p style="text-align: justify;">- Đôi khi có thể phát hiện các biến chứng của nhồi máu cơ tim cấp như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Loạn nhịp tim, tiếng tim mờ hoặc có tiếng thổi vùng tim mới xuất hiện.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Loạn nhịp tim là biểu hiện hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_hoi-chung-mach-vanh-cap-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Loạn nhịp tim là biểu hiện hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Khi có phù phổi cấp thì nghe phổi&nbsp; có thể có ran ẩm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp nặng, suy tim có thể thấy huyết áp tụt, tụy mạch, hay tĩnh mạch cổ nổi...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm máu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu ấn sinh học cơ tim</p> <p style="text-align: justify;">+ Trong giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp tính thì các biomarker đều biến động theo thời gian, đặc biệt là troponnin T/I</p> <p style="text-align: justify;">+ Trong tổn thương cơ tim thì troponin T/I có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và đây là một trong các tiêu chuẩn trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Troponin có thể tăng sau 3giờ (thậm chí với troponin siêu nhạy có thể tăng ngay sau 1 giờ) và kéo dài tới 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên trng các bệnh tổn thương cơ tim khác như viêm cơ tim troponin&nbsp;cũng tăng</p> <p style="text-align: justify;">+ Các dấu ấn khác như:&nbsp;CK, CK-MB, Myoglobin cũng có thể tăng lên trong nhồi máu cơ tim cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm máu khác như tổng phân tích tế bào máu, đông máu, sinh hóa máu, khí máu... phụ thuộc và tình trạng lâm sàng cụ thể của bệnh nhân cũng như các bệnh lý kèm theo khác.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>​Thăm dò chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điện tâm đồ: là một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">+ Hình ảnh sóng ST chênh lên ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp trong số các miền chuyển đạo và/hoặc xuất&nbsp; hiện sóng Q bệnh lý( sâu trên 1mm và rộng trên 0,03s) ở các miền chuyển đạo hoặc &nbsp;có dạng QS.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dựa vào chuyển đạo có hình ảnh sóng ST chênh lên, sóng Q bệnh lý hoặc dạng QS trên điện tâm đồ mà ta có thể định hướng được vùng cơ tim nhồi máu cơ tim.</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" style="text-align: justify;"> <tbody> <tr> <td style="width:129px;"> <p>Định khu vùng NMCT</p> </td> <td style="width:439px;"> <p>Thay đổi sóng ST, T, Q</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:129px;"> <p>Trước vách</p> </td> <td style="width:439px;"> <p>Sóng Q và/hoặc ST chênh lên từ V1 đến V3</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:129px;"> <p>Thành trước</p> </td> <td style="width:439px;"> <p>Sóng Q và/hoặc ST chênh lên từ V1 đến V4 hoặc V5</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:129px;"> <p>Trước bên</p> </td> <td style="width:439px;"> <p>Sóng Q và/hoặc ST chênh lên từ V1 đến V6 và D1, aVL</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:129px;"> <p>Thành bên</p> </td> <td style="width:439px;"> <p>Sóng Q và/hoặc ST chênh lên ở V5, V6 và D1, aVL</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:129px;"> <p>Thành dưới</p> </td> <td style="width:439px;"> <p>Sóng Q và/hoặc ST chênh lên ở DII, DIII, aVF, có thể gặp ở V5, V6, DI, aVL</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:129px;"> <p>Thất phải</p> </td> <td style="width:439px;"> <p>Trong những giờ đầu có thể gặp ST chênh lên ở V3R, V4R</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">+ Cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim cấp ở cả những bệnh nhân có block nhánh trái hoặc block nhánh phải mới xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giúp phát hiện đánh giá rối loạn vận động vùng cơ tim cũng như các biến chứng cơ học trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Không chỉ định thường quy khi chẩn đoán rõ ràng &nbsp;trên điện tâm đồ, biomarker, triệu chứng lâm sàng vì có thể làm chậm trễ việc tái thông động mạch vành cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chỉ làm siêu âm tim khi còn nghi ngờ chẩn đoán, cần chẩn đoán phân biệt hoặc tìm các biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuy nhiên siêu âm tm cần phải được thực hiện sau đó khi bệnh nhân còn nằm viện.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thăm dò khác gồm chụp CLVT động mạch vành, chụp MRI không có chỉ định trong giai đoạn cấp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên khi có đủ tiêu chuẩn của nhồi máu cơ tim cấp và hình ảnh ST chênh lên trên điện tâm đồ</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim được chẩn đoán khi có tăng dấu ấn sinh học cơ tim, đặc biệt là troponin T/I &nbsp;và &nbsp;ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện lâm sàng có cơn đau thắt ngực điển hình của bệnh động mạch vành.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi có thay đổi sóng ST-T trên điện tâm đồ hoặc xuất hiệ block nhánh trái hoặc nhánh phải hoặc sóng Q bệnh lý mới xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Siêu âm tim thấy mới xuất hiện giảm hoặc mất vận động của Bất động vận động của 1 vùng hay nhiều vùng &nbsp;thành cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp cản quang hoặc tử thiết thấy huyết khối trong lòng động mạch vành.</p> <p style="text-align: justify;">- Có 5 type nhồi&nbsp; máu cơ tim dựa trên lâm sàng và bệnh học:</p> <p style="text-align: justify;">+ Type 1: nhồi máu cơ tim xảy ra do nứt/loét mảng xơ vữa gây huyết khối một hay nhiều nhánh động mạch vành.</p> <p style="text-align: justify;">+ Type 2: nhồi máu cơ tim là hậu quả của sự mất cân bằng cung cầu oxy. Thường xảy ra do co thắt động mạch vành, lóc tách động mạch vành, tình trạng mất cân bằng oxy quá nhiều sau bòng, sốc, nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Type 3: tử vong do bệnh tim. Bệnh nhân tử vong trước khi được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Type 4: nhồi máu cơ tim có liên quan đến chụp và can thiệp mạch vành gồm:</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Type 4a: Nhồi máu cơ tim xảy ra trong 48 giờ sau can thiệp.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Type 4b:&nbsp; huyết khối trong stent gây ra nhồi máu cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Type 4c: tái hẹp trong stent gây ra nhồi máu cơ tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Type 5: Nhồi máu cơ tim liên quan đến mổ bắc cầu nối chủ vành.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đứng trước bệnh nhân có tình trạng đau ngực cấp cần loại trừ với: nhồi máu phổi, hội chứng động mạch chủ cấp, tràn khí màng phổi cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra cần phân biệt với một số bệnh lý khác như: &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh tim: Viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim...</p> <p style="text-align: justify;">+ Phổi: bệnh màng phổi, viêm phổi u phổi...</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêu hóa: các bệnh cấp cứu tiêu hóa, trào ngược thực quản..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Xử trí ban đầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">NHồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên thường được nghĩ đến ngay sau khi làm điện tâm đồ dựa vào hình ảnh sóng ST chênh lên hoặc khi xuất hiện block nhanh mới. Do đó các bước xử trí ban đầu ngay khi tiếp cận bệnh nhân gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân cần được nằm bất động (nghỉ ngơi tuyệt đối).</p> <p style="text-align: justify;">- Lắp máy monitor theo dõi các chức năng sống.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lắp máy monitor theo dõi các chức năng sống" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_hoi-chung-mach-vanh-cap-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lắp máy monitor theo dõi các chức năng sống</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đặt đường truyền tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám để kịp thời phát hiện các trường hợp nặng như loạn nhịp tim, phù phổi cấp, tụt huyết áp, sốc tim, hoặc có tiếng thổi mới xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng các thuốc giảm đau như nitrat, morphin (tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và cần cá thể hóa từng bệnh nhân).</p> <p style="text-align: justify;">- Thở oxy khi SPO2 &lt;90%.</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng các thuốc chống đông đường tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng các thuốc chống kết tập tiểu cầu kép liều tấn công: Aspirin kết hợp với thuốc ức chế P2Y12 (tùy thuộc vào từng bệnh nhân và điều kiện cơ sở y tế).</p> <p style="text-align: justify;">- Statin liều cao càng sớm càng tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị các rối loạn điện giải, rối loạn đường máu (nếu có).</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu nghi ngờ có biến chứng có thể cân nhắc kiểm tra siêu âm tim, chụp X-quang ngực nhưng tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến thời gian tái thông mạch vành cho bệnh nhân.</p> <p><strong>Chiến lược tái thông động mạch vành</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tái thông động mạch vành là phương pháp điều trị tối ưu ở bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên do đó cần phải được can thiệp càng sớm càng tốt với phương châm: “Thời gian là cơ tim – Cơ tim là sự sống”.</p> <p style="text-align: justify;">- Có 2 biện pháp tái thông động mạch vành chính gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết</p> <p style="text-align: justify;">+ Đặt stent động mạch vành qua da</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành chỉ đặt ra ở các trường hợp có biến chứng cơ học hoặc không thể đặt stent ĐMV được.</p> <p style="text-align: justify;">- Chiến lược tái thông mạch vành phụ thuốc vào tình trạng người bệnh, thời gian từ khi bệnh nhân có triệu chứng cho đến khi đến được bệnh viện và điều kiện của cơ sở y tế.</p> <p style="text-align: justify;">+ BN đến bệnh viện kể từ khi có triệu chứng là từ 0 đến 12 giờ thì can thiệp động mạch vành là phương pháp đầu tiên được lựa chọn.</p> <p style="text-align: justify;">Ở các bệnh viện có khả năng can thiệp mạch vành được trong vòng 120 phút từ khi BN được chẩn đoán và chuyển đến thì tiến hành can thiệp ngay cho BN</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị thuốc tiêu sợi huyết trong vòng 10 phút sau khi BN được chẩn đoán ở các trường hợp BN không thể can thiệp được mạch vành trong vòng 120 phút. Sau đó BN cần được chuyển đến cơ sở y tế để xem xét can thiệp mạch vành trong vòng 2 đến 24 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">+ BN đến bệnh viện kể từ khi có triệu chứng từ 12 đến 48 giờ: Với các BN còn đau ngực hay có rối loạn nhịp tim hoặc huyết động không ổn định thì can thiệp thì đầu vẫn là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Với BN không còn triệu chứng thì can thiệp mạch vành vẫn nên được lựa chọn.</p> <p style="text-align: justify;">+ BN đến bệnh viện kể từ khi có triệu chứng từ là sau 48 giờ, nếu BN hoàn toàn ổn định và đã hết triệu chứng thì việc can thiệp mạch vành dựa vào tình trạng thiếu máu cơ tim như ở hội chứng mạch vành mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị sau giai đoạn cấp và dự phòng tái phát khi bệnh nhân được xuất viện</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân cần được đánh giá toàn trạng cũng như tổng thể các yếu tố nguy cơ, tư vấn, giáo dục cho bệnh nhân hiểu được các vấn đề về bệnh tật trước khi BN được xuất viện.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp không phải khỏi bệnh mà là chuyển sang giao đoạn ổn định tương đối và hội chứng mạch vành mạn. Do đó bệnh nhân cần được tư vấn, giáo dục về bệnh, cần điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và đặc biệt là cần phải thăm khám định kỳ và uống thuốc suốt đời theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố thay đổi lối sống, thăm khám định kỳ, tuân trị rất quan trọng, nó ảnh hướng đến diễn biến cũng như tiên lượng bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài điều trị các thuốc tim mạch cần điều chỉnh tốt các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp. đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị sau ra viện tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể và cần theo chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng các thuốc sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Duy trì thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép theo chỉ định của bác sĩ</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng statin liều cao, kéo dài để duy trì LDL-Cholesterol dưới 1.4 mmol/l</p> <p style="text-align: justify;">+ Ưu tiên sử dụng thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể trong điều trị huyết áp</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều chỉnh đường máu tật tốt</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngừng, tránh xa các yếu tố nguy cơ như: rượu bia, khói thuốc lá, thuốc lào...</p> <p style="text-align: justify;">+ Xây dựng chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao hợp lý phù hợp với từng bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 23/12/2020 của Bộ Y tế V/v Ban hành tài liệu chuyên môn "Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành".</li><li style="text-align: justify;">Bệnh học nội khoa tập 1 ,2012, trường Đại học Y Hà Nội</li><li style="text-align: justify;">Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu 2015, Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam</li><li style="text-align: justify;">Knuuti J., Wijns W., Saraste A. et al (2019). 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J.</li><li style="text-align: justify;">Authors/Task Force Members, Ph. Gabriel Steg, Stefan K. James. Et al (2012). ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force on the management of ST-segment elevation acute myocardial infarction of the European Society of Cardiology (ESC).</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhoi-mau-co-tim-cap-co-st-chenh-len-sztlh
Cường lách - Hypersplenism
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Cường lách - Hypersplenism</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lá lách là một cơ quan có mạch máu cao, tham gia vào quá trình cân bằng nội môi miễn dịch và huyết học. Hệ mạch, vị trí và chức năng của nó làm cho lá lách dễ mắc phải một số tình trạng có thể khó đánh giá và điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Chứng cường lách (Hypersplenism) đề cập đến một nhóm các hội chứng liên quan đến lách to và giảm tế bào ngoại vi sớm và nhanh chóng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Giảm tiểu cầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xơ hóa gan và giảm nghiêm trọng số lượng tiểu cầu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh cường lách. Cơ chế bệnh sinh thay đổi đáng kể ở mỗi bệnh nhân. Một số cơ chế gây ra chứng hypersplenism đã được xác định, và chủ yếu liên quan đến việc lưu giữ trong lá lách, thực bào, và tự miễn dịch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chứng cường lách" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_cuong-lach.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chứng cường lách</em></p> <p style="text-align: justify;">Thuật ngữ 'hypersplenism' xuất hiện lần đầu tiên trong luận án của Anatole Chauffard vào năm 1907, và sau đó là trong nghiên cứu của Morawitz và Denecked. Năm 1955, Dameshek đã tổng kết rằng bệnh cường lách nên được chẩn đoán khi có bốn điều kiện: giảm các tế bào ngoại vi đơn dòng hoặc toàn bộ; tăng sản bù trừ của tủy xương; lách to; và điều chỉnh tế bào máu ngoại vi sau khi cắt lách. Mặc dù bốn điều kiện này không phải lúc nào cũng áp dụng cho tất cả các trường hợp, nhưng chúng thường được trích dẫn trong y văn và rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh cường lách.</p> <p style="text-align: justify;">Theo nguyên nhân gây bệnh, cường lách chia làm 3 loại: cương lách nguyên phát, cường lách thứ phát, cường lách huyền bí (Occult hypersplenism).</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh cường lách nguyên phát do một rối loạn bên trong lá lách gây ra, trong khi bệnh cường lách thứ phát do nhiều bệnh khác gây ra. Do đó, việc quản lý và điều trị nên được thực hiện có tính đến căn nguyên cụ thể và được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Các lựa chọn điều trị có sẵn bao gồm các phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Kết quả phẫu thuật sau khi cắt lách thường khả quan; tuy nhiên, nên tránh cắt toàn bộ lách nếu có thể.</p> <p style="text-align: justify;">Lá lách là cơ quan bạch huyết lớn nhất, và là vị trí quan trọng để sản xuất kháng thể, chống nhiễm trùng. Vì vậy tiêm phòng trước phẫu thuật cắt lách trong cường lách là việc hết sức quan trọng. Các loại vacxin cần chú trọng: phế cầu, cúm, viêm gan, và não mô cầu…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Cường lách - Hypersplenism</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh cường lách nguyên phát: Nguyên nhân không rõ ràng. Ví dụ như tăng sản lách nguyên phát, lách to vô căn...</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh cường lách nguyên phát nguyên nhân đã rõ ràng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh nhiễm trùng như viêm gan siêu virus, bệnh brucella, các bệnh nhiễm trùng bán cấp hoặc mãn tính, hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và bệnh sốt rét;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các bệnh nhiễm trùng như viêm gan siêu virus" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_cuong-lach-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các bệnh nhiễm trùng như viêm gan siêu virus</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng rượu: đặc biệt trường hợp như uống rượu trong thời gian dài hoặc quá mức;</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (PH), chẳng hạn như bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm xơ gan do rượu và xơ gan mật, xơ gan nhiễm mỡ, xơ gan tự miễn sau gan, xơ gan do sán máng và xơ gan do thuốc, như cũng như bệnh u máu và huyết khối tĩnh mạch cửa;</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm u hạt như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, giang mai mãn tính, lao mãn tính, hội chứng Felty, và bệnh sarcoid;</p> <p style="text-align: justify;">- Các khối u ác tính như u bạch huyết lách, bệnh bạch cầu và di căn ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh tan máu mãn tính như bệnh tăng tế bào xơ vữa di truyền, bệnh thiếu máu tan máu tự miễn, và bệnh thalassemia;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm mỡ lách như bệnh Gaucher, và bệnh Niemann-Pick;</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tăng sinh tủy như bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính và bệnh xơ tủy;</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh khác như hội chứng thực quản máu (HPS), u hamartoma tương đối lành tính, u nang lách, phình động mạch lách và u máu thể hang. Chứng tăng tiết phổ biến nhất là thứ phát sau viêm gan siêu vi xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa.</p> <p style="text-align: justify;">Occult hypersplenism: Trong cả bệnh cường lách nguyên phát và thứ phát, nếu bệnh cơ bản không nghiêm trọng, cùng với tăng sản tủy lành tính và bù đủ tủy xương, thì có thể không xảy ra biểu hiện ở ngoại vi. Trong trường hợp này, gọi là Occult hypersplenism mà không có triệu chứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Cường lách - Hypersplenism</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh cường lách hiếm khi gây ra các biểu hiện nghiêm trọng về mặt lâm sàng. Xuất huyết do giảm tiểu cầu hiếm gặp vì tổng khối lượng tiểu cầu của cơ thể bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số ít bệnh nhân khác có thể thấy một số triệu chứng do lách to (ví dụ: cảm giác no sớm, đầy bụng hoặc chướng bụng, đau ở bụng, ở ngực).</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm họng, sốt, người mệt mỏi, da tái… đặc biệt là ở người trẻ tuổi, gợi ý nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc mắt kém hồng, tim đập nhanh khó thở có thể gặp nếu có thiếu máu. Xuất huyết dưới da, đám tụ máu.. có thể thấy ếu giảm số lượng tiểu cầu nhiều.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc mắt kém hồng" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_cuong-lach.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc mắt kém hồng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Những người có các triệu chứng B hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân có thể mắc bệnh ác tính. Những người uống nhiều rượu hoặc mắc bệnh gan trước đó có thể bị xơ gan.</p> <p style="text-align: justify;">- Lá lách bình thường thường không thể sờ thấy được vì nó nằm bên dưới khung xương sườn ở vùng bụng trên bên trái. Lá lách mềm, không gắn chặt vào các cấu trúc khác và do đó dễ dàng bị đẩy ra xa khi sờ nắn.</p> <p style="text-align: justify;">Trong cường lách sờ thấy lá lách to ra, lá lách có thể to nhẹ ra ngoài khung xương sườn, trường hợp lá lách to nhiều có thể kéo dài đến tận xương chậu đến mức khó xác định được cạnh dưới của nó.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Cường lách - Hypersplenism</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng thường gặp nhất của cường lách là tăng nguy&nbsp;cơ nhiễm trùng, trường hợp lách to nhiều có thể gây thiếu máu, xuất huyết. Vỡ lách là biến chứng có thể gặp phải nếu bệnh nhân có chấn thương vùng này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Cường lách - Hypersplenism</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng rượu trong thời gian dài, lượng lớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính: viêm gan siêu vi, sốt rét, hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng áp tĩnh mạch cửa do nguyên nhân khác nhau</p> <p style="text-align: justify;">- Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, giang mai mãn tính, lao mãn tính, hội chứng Felty, và bệnh sarcoid.</p> <p style="text-align: justify;">- Các khối u ác tính, tan máu mãn tính, rối loạn tăng sinh tủy</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Cường lách - Hypersplenism</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối với cường lách nguyên phát, không có biện pháp phòng ngừa.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với bệnh cường lách thứ phát, phòng ngừa nguyên nhân gây bệnh là biện pháp tối ưu.</p> <p style="text-align: justify;">Dinh dưỡng tốt, hợp lý, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng tốt giúp phòng chống&nbsp;bệnh lý, đặc biệt các bệnh lý nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dinh dưỡng tốt, hợp lý, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng tốt giúp phòng chống&nbsp;bệnh" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_cuong-lach-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dinh dưỡng tốt, hợp lý, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng tốt giúp phòng chống&nbsp;bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân cường lách cần tiêm phòng vacxin để tránh bệnh lý truyền nhiễm, đặc biệt quan trọng trước khi tiến hành cắt lách. Các loại vacxin cần chú trọng: phế cầu, cúm, viêm gan, và não mô cầu…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Cường lách - Hypersplenism</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tiêu chuẩn chẩn đoán cường lách trong y văn: giảm các tế bào ngoại vi đơn dòng hoặc toàn bộ; tăng sản bù trừ của tủy xương; lách to; và điều chỉnh tế bào máu ngoại vi sau khi cắt lách.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên bốn điều kiện này không phải lúc nào cũng áp dụng cho tất cả các trường hợp, nên nghi ngờ cường lách cần kết hợp thăm khám lâm sàng sờ thấy lách to, và có giảm tế bào máu ngoại vi trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu&nbsp;có giảm tế bào máu ngoại vi" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu&nbsp;có giảm tế bào máu ngoại vi</em></p> <p style="text-align: justify;">Việc sử dụng siêu âm tại có thể làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của khám lâm sàng truyền thống trong việc xác định xem lá lách có to hay không. Ngoài ra có thể đánh giá thêm được một số nguyên nhân, đặc biệt mối liên quan với gan và tĩnh mạch cửa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Cường lách - Hypersplenism</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị chủ yếu bao gồm điều trị căn nguyên và điều trị các bệnh đồng thời.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị không phẫu thuật: Bệnh cường lách có nhiều nguyên nhân, và việc điều trị nên được tiến hành dựa trên nguyên nhân cụ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Trong thực hành lâm sàng, bất kỳ thiếu sót nào cần được bổ sung; ví dụ, nên truyền khối hồng cầu và khối tiểu cầu tương ứng cho những trường hợp giảm hồng cầu và giảm tiểu cầu, và nên truyền máu toàn phần cho những trường hợp giảm bạch cầu.</p> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp kháng sinh nên được chỉ định điều trị ở bệnh nhân xơ gan để tăng số lượng tế bào máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Chiếu xạ bên ngoài và cắt bỏ: Một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị bằng cách chiếu xạ bên ngoài lá lách bằng Co-60 phóng xạ và cắt bỏ phần lách giúp cải thiện tình trạng lâm sàng ở những bệnh nhân cường lách</p> <p style="text-align: justify;">- Thuyên tắc một phần động mạch lách: Quy trình này không chỉ làm tăng số lượng tiểu cầu và bạch cầu, mà còn làm giảm kích thước lách, cải thiện chứng giảm tiểu cầu và kích thích hệ thống miễn dịch. Mặc dù có một số thành công lâm sàng trong điều trị lách to và cường lách, các chỉ định thuyên tắc động mạch lách một phần bị hạn chế do các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu lách và áp xe, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cắt lách toàn bộ" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_cuong-lach-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cắt lách toàn bộ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cắt lách toàn bộ: Trong những trường hợp lách to và cường lách nghiêm trọng, cắt lách được thực hiện để điều chỉnh ảnh hưởng của số lượng tế bào máu và tiểu cầu thấp. Đồng thời, nó có thể cải thiện chức năng gan một cách hiệu quả. Đặc biệt, cắt lách nội soi có một số ưu điểm và ưu việt hơn so với thuyên tắc động mạch lách bán phần. Mặc dù phương pháp cắt lách được sử dụng phổ biến và có hiệu quả để điều trị chứng cường lách, song một số yếu tố nguy cơ và tác dụng phụ có tồn tại. Ví dụ, việc điều trị tất cả các bệnh nhiễm trùng trong tương lai ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt lách hoàn toàn trở nên phức tạp hơn, vì thành phần quan trọng của hệ thống phòng thủ bình thường của cơ thể không còn nữa. Những người này sẽ dễ bị nhiễm trùng huyết hơn và các bệnh nhiễm trùng khác, và cần được tiêm chủng trước khi thực hiện, chủng ngừa thích hợp đối với phế cầu, cúm, viêm gan, và não mô cầu. Vì lý do này, nên tránh cắt toàn bộ lách nếu có thể.</p> <p style="text-align: justify;">Cấy ghép gan: Trong khi ghép gan để điều trị bệnh cường lách chưa được báo cáo, thì bệnh cường lách thường phát triển từ bệnh xơ gan. Xơ gan nặng thường liên quan đến chứng cường lách nghiêm trọng. Đối với những bệnh nhân bị xơ gan nặng, đồng thời mắc bệnh ung thư hoặc suy gan giai đoạn đầu, có thể đề nghị ghép gan. Ngoài việc phục hồi chức năng gan, ghép gan có thể làm giảm kích hước lách và áp lực cửa, giảm các yếu tố nguy cơ chảy máu, và cuối cùng loại bỏ chứng cường lách.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Hypersplenism: History and current status</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hypersplenism-sizie
Ứ nước bể thận
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ứ nước bể thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ứ nước bể thận là một tình trạng thường xảy ra khi ‎‎thận -&nbsp;bể thận‎‎ bị giãn to ra do ứ đọng nước tiểu không lưu thông đúng cách từ thận đến bàng quang. Tình trạng giãn đài bể thận này thường gặp ở một bên, chỉ ảnh hưởng đến một quả thận, nhưng tắc nghẽn có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên của đường tiết niệu hoặc niệu đạo dẫn đến ứ nước ở cả hai thận.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ứ nước bể thận là một tình trạng thường xảy ra khi ‎‎thận -&nbsp;bể thận‎‎ bị giãn to ra do ứ đọng nước tiểu không lưu thông đúng cách từ thận đến bàng quang" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_u-nuoc-be-than-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ứ nước bể thận là một tình trạng thường xảy ra khi ‎‎thận -&nbsp;bể thận‎‎ bị giãn to ra do ứ đọng nước tiểu không lưu thông đúng cách từ thận đến bàng quang</em></p> <p style="text-align: justify;">‎Ứ nước bể thận không phải là một bệnh nguyên phát. Ứ nước bể thận bản chất là do các bất thường khác của đường tiết niệu gây ra. Các bệnh này bao gồm các tình trạng tắc nghẽn‎‎ trong đường tiết niệu, chít hẹp từ thành niệu quản hoặc tổ chức lân cận hoặc bất thường nhu động thực quản gây ứ đọng và trào ngược. Có đến 1% trẻ sơ sinh sinh ra với tình trạng đường tiết niệu chưa phát triển hoàn thiện hoặc giản đài bể thận niệu quản bẩm sinh. Bể thận ngoài xoang (bể thận không nằm giữa nhu mô thận cũng là một tình trạng bẩm sinh có thể gặp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ứ nước bể thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ứ nước bể thận bản chất không phải là một bệnh đơn độc tự xuất hiện. Thay vào đó, nó là tình trạng thứ phát do các tình trạng bệnh lý trong và ngoài đường tiết niệu ảnh hưởng đến thận và hệ thống đường bài xuất.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng giãn đài bể thận là tắc nghẽn một bên đường bài xuất cấp tính‎‎. Niệu quản là thành phần dễ bị tắc hẹp nhất và có nhiều nguyên nhân cấp tính gây ra tình trạng hẹp tắc này. Niệu quản là các ống dẫn nước tiểu từ 2 bên bể thận đi sau phúc mạc đổ vào bàng quang. ‎Tìm hiểu kỹ hơn trong bài “hẹp tắc niệu quản”.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">‎Tắc nghẽn niệu quản cấp tính thường gặp nhất là do sỏi niệu quản,‎‎ nhưng chít hẹp niệu quản do xơ sẹo hoặc huyết khối bể thận niệu quản do chảy máu trong đường tiết niệu‎‎ cũng có thể gây ra bệnh tiết niệu tắc nghẽn đơn phương cấp tính.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Niệu quản bị tắc có thể khiến nước tiểu không xuống được bàng quan trào ngược trở lại thận, gây giãn đài bể thận. Chiều nước tiểu đi ngược này được gọi là trào ngược bàng quang niệu quản (VUR).‎</p> <p style="text-align: center;"><img alt="‎Niệu quản bị tắc có thể khiến nước tiểu không xuống được bàng quan trào ngược trở lại thận, gây giãn đài bể thận" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_20190926_080338_631408_trao_nguoc_bang_qua.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>‎Niệu quản bị tắc có thể khiến nước tiểu không xuống được bàng quan trào ngược trở lại thận, gây giãn đài bể thận</em></p> <p style="text-align: justify;">‎Các nguyên nhân tiềm ẩn khác của tắc nghẽn bao gồm:‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Một xung đột cơ học với kìm động mạch chính phụ tại điểm niệu quản trên, nơi đoạn nối bể thận với niệu quản. ‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tiền liệt tuyến</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tiền liệt tuyến</p> <p style="text-align: justify;">- Tử cung có thai lwonschèn ép vào niệu quản, bàng quang</p> <p style="text-align: justify;">- ‎Khối u trong hoặc lân cận chèn ép vào niệu quản‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hẹp niệu quản bẩm sinh</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu quản do tổn thương niệu quản sau phẫu thuật, chấn thương</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ứ nước bể thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bình thường, áp lực nước tiểu của đường tiết niệu là rất thấp, đa phần nước tiểu chảy xuôi dòng nhờ tư thế và một phần nhờ nhu động của niệu quản. Khi có tắc nghẽn, nhu động niệu quản và bể thận sẽ tăng cường để đẩy nước tiểu qua đoạn hẹp. Áp lực trong đường tiết niệu qua từng cơn co bóp sẽ tăng dần dẫn đến căng giãn bể thận và niệu quản với nước tiểu ứ đọng.</p> <p style="text-align: justify;">‎Tình trạng ứ nước bể thận có thể trầm trọng đến mức gây ảnh hưởng vào các cơ quan lân cận. Nếu tình trạng giãn đài bể thận không được giải quyết kịp thời, áp lực trong bể thận có thể đảo ngược áp lực lọc tại cầu thận làm mất chức năng cầu thận, khi số lượng cầu thận bị tổn thương đủ lớn, thận sẽ mất chức năng vĩnh viễn.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Các triệu chứng nhẹ của tình trạng ứ nước thận bao gồm đi tiểu buốt tiểu dắt hoặc các rối loạn kịch thích đường tiểu khác‎‎. Ứ nước bể thận có thể gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau hông lưng, có thể có cơn đau quặn thận điển hình</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn‎</p> <p style="text-align: justify;">- ‎Nôn mửa‎</p> <p style="text-align: justify;">- Đau khi đi tiểu‎, tiểu buốt tiểu dắt</p> <p style="text-align: justify;">- Đi tiểu không hết bãi, nhiều nước tiểu tồn dư sau đi tiểu trong bàng quang</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Sốt‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Khi dòng chảy tự nhiên một chiều và liên tục của nước tiểu bị cản trở, áp lực và tình trạng ứ đọng nước tiểu là môi trường thích hợp để vi khuẩn nhân lên và phát triển, làm tăng nguy cơ ‎‎bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).‎‎ Biến chứng phổ biến nhất của ứ nước bể thận là viêm thận bể thận, có thể trở thành ứ mủ bể thận, abces thận. Một số dấu hiệu của viêm thận bể thận bao gồm:‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nước tiểu đục‎</p> <p style="text-align: justify;">- Đi tiểu đau buốt</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tiểu nóng rát</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tiểu rỉ, tiểu ngắt quãng</p> <p style="text-align: justify;">- Đau hông lưng</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bàng quang hạ vị‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Sốt‎</p> <p style="text-align: justify;">- Ớn lạnh hoặc rét run</p> <p style="text-align: justify;">‎Nếu bệnh nhân cảm nhận thấy các dấu hiệu của ứ nước bể thận, bệnh nhân nên sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để trao đổi về các triệu chứng. Ứ nước bể thận gây nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như ứ mủ bể thận, abces thận, ‎‎nhiễm trùng nhu mô thận và ‎‎nhiễm trùng huyết‎‎, hoặc shock nhiễm khuẩn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Ứ nước bể thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng do ứ nước bể thận thường được chia thành hai nhóm, suy giảm chức năng thận và tổn thương thận cơ học do áp suất ứ đọng và nhóm biến chứng nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Suy giảm chức năng thận</b></p> <p style="text-align: justify;">Giảm chức năng thận một bên tạm thời là thường gặp nhất. Nhưng nặng nề hơn nếu tắc nghẽn ở vùng thấp chung giữa 2 bên đường tiết niệu, cả 2 thận có thể cùng bị suy giảm chức năng. Tắc nghẽn cấp tính 2 thận gây suy thận cập. Tắc nghẽn kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn không hồi phục và bệnh thận giai đoạn cuối.</p> <p style="text-align: justify;">ĐIều trị đơn thuần tập trung vào giải phóng tắc nghẽn, nếu đoạn hẹp tắc niệu quản niệu đạo bị trở ngại không giải quyết được sớm. Dẫn lưu bể thận tạm thời có thể được chỉ định.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Suy giảm chức năng thận" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_than-bi-suy-giam-chuc-nang-de-dan-den-suy-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy giảm chức năng thận</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Biến chứng nhiễm trùng</b></p> <p style="text-align: justify;">Các mức độ nhiễm trùng do vi khuẩn sinh sôi trong nước tiểu phân ra các mức độ từ nhẹ đến nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường có thể được điều trị bằng phác đồ kháng sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm thận bể thận cần điều trị bằng phác đồ tích cực hơn, cơ bản vẫn là kháng sinh nhưng ưu tiên kháng sinh đặc hiệu tiết niệu đường tĩnh mạch</p> <p style="text-align: justify;">- Ứ mủ bể thận là tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề nhất, ngoài phác đồ kháng sinh, dẫn lưu ổ mủ bể thận qua da là cần thiết. Một số trường hợp giãn bể thận quá to hoặc ứ mủ thận nặng nề có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ bên thận tổn thương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ứ nước bể thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định và tìm được nguyên nhân giúp ích rất nhiều trong điều trị các tình trạng thứ phát. Chức năng thận có thể bị suy giảm không hồi phục dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận mạn giai đoạn cuối nếu tình trạng tắc nghẽn ứ đọng không được giải quyết.</p> <p style="text-align: justify;">‎Khám lâm sàng là rất quan trọng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm hỏi về tiền sử cũng như diễn biến các triệu chứng chung, tập trung vào các triệu chứng gợi ý đến các bệnh về đường tiết niệu. Họ cũng có thể cảm nhận được thận ứ nước và tăng kích thước của bệnh nhân nhờ thăm khám lâm sàng bằng tay.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Nước tiểu nếu ứ đọng do tắc nghẽn ở niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) có thể gây giãn cả 2 bên thận. Hẹp niệu đạo có thể được giải quyết tạm thời bằng dẫn lưu bàng quang (sonde tiểu). Nếu dẫn lưu bàng quang không giải quyết được tình trạng bệnh, có thể tổn thương tắc nghẽn nằm ở vị trí cao hơn trong đường tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">‎Để đánh giá mức độ cũng như định hướng nguyên nhân, các phương pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định. Siêu âm hệ tiết niệu là phương pháp nhanh đơn giản, có thể đánh giá động học nhưng độ phân giải thấp và phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm. Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu cho độ phân giải cao hơn, đánh giá chi tiết hơn cả về chức năng thận nhưng giá thành đắt và ít tính động học hơn so với siêu âm. Trước nay siêu âm vẫn được coi là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán tình trạng ứ nước bể thận do tính dễ tiếp cận.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu cho độ phân giải cao hơn, đánh giá chi tiết hơn cả về chức năng thận" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_chup-ct-10.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu cho độ phân giải cao hơn, đánh giá chi tiết hơn cả về chức năng thận</em></p> <p style="text-align: justify;">‎Siêu âm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng giãn đài bể thận ở mức độ nào, định hướng nguyên nhân sơ bộ giúp chỉ định cắt lớp vi tính được chính xác và đánh giá kỹ càng hơn dựa trên hình ảnh dựng hình đường bài xuất và khảo sát mạch thận.</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản cũng được chỉ định đồng thời như tế bào máu, chức năng thận, chỉ số viêm cơ thể, tổng phân tích nước tiểu. Các xét nghiệm này giúp chẩn đoán các hậu quả của ứ nước bể thận như nhiễm trùng tiết niệu, suy giảm chức năng thận, và nặng nề nhất là ứ mủ bể thận. Khi có ứ mủ bể thận, nguy cơ nặng nề nhất là có thể sẽ phải cắt bỏ thận.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ứ nước bể thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị tình trạng ứ nước bể thận chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ bất cứ nguyên nhân tắc nghẽn nào đang ngăn chặn dòng chảy tự nhiên của nước tiểu. Nguyên nhân gây ra ứ nước bể thận sẽ quyết định phương pháp điều trị tình trạng bệnh này.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Nếu một niệu quản bị tắc đang gây ra tình trạng ứ nước đài bể thận, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp điều trị sau đây:‎</p> <p style="text-align: justify;">- Đặt ‎‎stent ‎‎niệu quản (hay còn gọi là sonde JJ, dẫn lưu bể thận bàng quang 2 đầu hình J), đó là một ống cho phép nước tiểu trong niệu quản thoát vào bàng quang‎</p> <p style="text-align: justify;">- Dẫn lưu bể thận sau phúc mạc</p> <p style="text-align: justify;">- ‎Điều trị viêm nhiễm khuẩn thứ phát bằng kháng sinh</p> <p style="text-align: justify;">‎Các nguyên nhân tắc nghẽn tại niệu quản bàng quang có thể được giải quyết bằng phẫu thuật. Niệu quản bị chít hẹp do xơ sẹo hoặc đoạn niệu quản bị rối loạn bất thường thần kinh cơ có thể được cắt bỏ và ghép nối tạo hình bể thận. Một trong những phương pháp thông dụng nhất là Pyeloplasty.</p> <p style="text-align: justify;">‎Nếu nguyên nhân gây giãn đài bể thận của bệnh nhân là sỏi thận - sỏi niệu quản, 3 phương pháp điều trị sỏi tiết niệu thường dùng nhất có thể là tán sỏi nội soi ngược dòng niệu đạo - bàng quang - niệu quản, tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể và lấy sỏi hoặc tán sỏi nội soi đường hầm nhỏ qua da. Một dẫn lưu tạm thời có thể được làm trước để giải quyết tình trạng ứ đọng nếu như sỏi khó giải quyết hoặc đã có biến chứng nhiễm trùng bể thận nặng.</p> <p style="text-align: justify;">‎Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định tuỳ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Điều này sẽ giúp đảm bảo bệnh nhân không bị nhiễm trùng thận thứ phát, đặc biệt là tình trạng ứ mủ bể thận.‎</p> <p style="text-align: justify;"><b>Tiên lượng dài hạn của ứ nước đài bể thận là gì?</b></p> <p style="text-align: justify;">‎Nếu tình trạng giãn đài bể thận được điều trị sớm, tiên lượng của bệnh nhân là tốt. Chức năng thận sẽ được hồi phục hoàn toàn nếu tắc nghẽn được giải phóng kịp thời. Nếu ứ nước thận phải cần đến phẫu thuật, tỷ lệ thành công để phục hồi hoàn toàn được ước tính là ‎‎95%.‎</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Thotakura R, Anjum F. Hydronephrosis And Hydroureter.&nbsp;<i>StatPearls</i>. 2021.</li><li style="text-align: justify;">Patel K, Batura D. An overview of hydronephrosis in adults.&nbsp;<i>Br J Hosp Med (Lond)</i>. 2020</li><li style="text-align: justify;">Krajewski W, Wojciechowska J, Dembowski J, Zdrojowy R, Szydełko T. Hydronephrosis in the course of ureteropelvic junction obstruction: An underestimated problem? Current opinions on the pathogenesis, diagnosis and treatment.&nbsp;<i>Adv Clin Exp Med.</i>&nbsp;2017</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-nuoc-be-than-sojtg
Hẹp tắc niệu quản
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hẹp tắc niệu quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Niệu quản đóng vai trò gì bên trong cơ thể?‎</b></p> <p style="text-align: justify;">Niệu quản là một phần của đường tiết niệu, cấu trúc dạng ống rỗng, kích thướng nhỏ có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bể thận xuống đến bàng quang. Niệu quản đi song song và bắt chéo nhiều thành phần khác của cơ thể như động mạch thận phụ (nếu có), hệ mạch chậu. Niệu quản có nhiều điểm hẹp tự nhiên tại đoạn nối bể thận - niệu quản (nơi có thể bắt chéo động mạch thận phụ), tại điểm giao nhau với hệ mạch chậu và đoạn đi trong thành bàng quang.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hẹp tắc niệu quản" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_hiep-tac-nieu-quan-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hẹp tắc niệu quản</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hẹp tắc niệu quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông thường niệu quản dẫn nước tiểu về phía bàng quang trong một chuyển động giống như sóng gọi là nhu động xuôi chiều. Niệu quản có thể bị tắc nghẽn do các nhóm nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải sau đây:‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Một vấn đề bẩm sinh xảy ra khi hình thành và phát triển niệu quản trong thời kỳ bào thai‎</p> <p style="text-align: justify;">- Sẹo (còn được gọi là chít hẹp)‎</p> <p style="text-align: justify;">- ‎Chèn ép bên ngoài‎</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Nguyên nhân bẩm sinh gây tắc nghẽn niệu quản</b></h3> <p style="text-align: justify;">‎Đoạn nối bể thận - niệu quản là nơi đổ ra của bể thận (nơi nhận nước tiểu từ các đài thận) vào điểm bắt đầu của niệu quản. ‎Đây là một điểm rất dễ bị tắc nghẽn trong sự phát triển bẩm sinh của thận. Hoặc là một động mạch thận phụ đi qua tại vị trí bắt chéo với niệu quản và kết hợp với động mạch thận chính tạo ra kìm động mạch kẹp niệu quản vào giữa gây ra hẹp niệu quản, hoặc niệu quản bị bất thường về chi phối thần kinh cơ, không có khả năng tạo nhu động xuôi dòng một cách bình thường để đẩy nước tiểu về phía bàng quang.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎<b>Cơn co thắt Dietl‎</b></p> <p style="text-align: justify;">‎Cả hai nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản bẩm sinh kể trên đều dẫn đến ứ nước thận và giãn đài bể thận mạn tính bẩm sinh. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau tái phát giống như cơn đau quặn thận, tính chất cơn đau phụ thuộc vào lượng nước tiểu được hai thận tạo ra trong một ngày, càng nhiều nước tiểu, đài bể thận càng nhanh giãn, cơn đau càng thường xuyên và dữ dội hơn. Những cơn đau có tính chất lặp lại này được gọi là cơn co thắt Dietl. Các&nbsp;cơn co thắt niệu quản dữ dội này được mô tả kinh điển ở nam giới trẻ tuổi sau khi uống bia, nhưng nó cũng có thể xảy ra sau bất kỳ tình trạng tăng thải nước tiểu đột ngột nào của hai thận.‎</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Các nguyên nhân khác‎</b></h3> <p style="text-align: justify;">‎Các nguyên nhân khác có thể gây tắc nghẽn niệu quản bao gồm:‎</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm nhiễm trong ổ bụng, sau phúc mạc gây xơ hóa chít hẹp từ bên ngoài thâm nhiễm vào niệu quản</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xơ sẹo chít hẹp niệu quản từ các phẫu thuật cắt nối, nội soi tán sỏi hoặc nội soi bàng quang có thăm dò đoạn thấp niệu quản trước đó</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xơ sẹo chít hẹp niệu quản từ các phẫu thuật cắt nối" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hiep-tac-nieu-quan-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xơ sẹo chít hẹp niệu quản từ các phẫu thuật cắt nối</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương do xạ trị‎</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u, ung thư lân cận chèn ép vào niệu quản</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm nhiễm</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm xơ hóa sau phúc mạc</p> <p style="text-align: justify;">‎Viêm xơ hóa sau phúc mạc là một tình trạng viêm mạn tính sau ổ bụng (sau phúc mạc) và các tổ chức bao quanh niệu quản đoạn từ bể thận xuống đến bàng quang. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng Ormond hoặc viêm quanh niệu quản. Nguyên nhân gây viêm mạn tính (còn được gọi là viêm xơ hóa) vẫn chưa được biết rõ. Viêm xương tuỷ cột sống, viêm cơ thắt lưng chậu, viêm nhiễm tiểu khung sinh dục hoặc viêm thận bể thận thâm nhiễm‎ là những tình trạng hay gặp nhất gây viêm xơ quanh niệu quản.</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về mạch máu‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Một nguyên nhân khác của viêm xơ sẹo sau phúc mạc là các vấn đề về mạch máu. Các niệu quản có thể bị chèn ép trong mô sẹo xung quanh chứng phình động mạch chủ bụng. Các động mạch thường ảnh hưởng đến niệu quản là động mạch chủ bụng và động mạch chậu.</p> <p style="text-align: justify;">‎Ngoài tình trạng viêm xơ sẹo do phình động mạch, đôi khi khi bản thân việc phẫu thuật giải quyết bất thường mạch máu cũng có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Phương án điều trị cho tình trạng này là giải phóng niệu quản khỏi mô sẹo để chúng có thể đào thải nước hiệu quả hoặc đặt ống cố định dạng sonde JJ (ông thông bể thận bàng quang 2 đầu hình chữ J) bên trong niệu quản.‎.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Chít hẹp niệu quản do sẹo niệu quản sau phẫu thuật</b></p> <p style="text-align: justify;">‎Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sẹo hoặc chít hẹp niệu quản là phẫu thuật được thực hiện trên niệu quản, nội soi niệu quản hoặc vùng lân cận. Một số phẫu thuật thường có thể dẫn đến tắc nghẽn niệu quản do sẹo là:‎</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi tán sỏi ngược dòng, phẫu thuật niệu quản lấy sỏi</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật mạch máu trên các động mạch trong ổ bụng,‎</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật đại tràng hoặc trực tràng</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật phụ khoa hoặc sản khoa.‎</p> <p style="text-align: justify;">Các phẫu thuật phụ khoa, như cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng, là một nguyên nhân rất phổ biến gây tắc nghẽn niệu quản. Lý do cho điều này là các động mạch đi đến tử cung và buồng trứng rất gần với niệu quản. Trong quá trình phẫu thuật, các động mạch này được buộc hoặc kẹp tránh chảy máu và niệu quản vùng lân cận có thể bị tổn thương, thậm chí trong một số trường hợp, niệu quản được buộc chung với mạch máu. Khi một tổn thương niệu quản được phát hiện ngay trong quá trình phẫu thuật, niệu quản thường có thể được sửa chữa vào thời điểm đó.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chấn thương tổn thương niệu quản không được tìm thấy cho đến sau khi phẫu thuật hoàn tất. Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện tổn thương niệu quản, niệu quản có thể không thể được sửa chữa ngay lập tức (không phải mổ lại ngay). Lý do mà niệu quản không thể được sửa chữa ngay là vì số lượng sẹo và và phản ứng viêm xảy ra sau phẫu thuật có thể rất dày đặc, rất khó tìm được và sửa chữa tổn thương, thậm chí có thể làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trong trường hợp này, tốt hơn là đợi 6 đến 12 tuần để cho tình trạng viêm quanh niệu quản giảm trước khi khắc phục vấn đề bằng một phẫu thuật khác. Trong thời gian chờ đợi này, bệnh nhân cần phải có một đường dẫn lưu để giải phóng nước tiểu khỏi thận.‎</p> <p style="text-align: justify;"><b>Tắc nghẽn niệu quản do ung thư</b></p> <p style="text-align: justify;">‎Một nguyên nhân khác gây tắc nghẽn niệu quản là do khối u hoặc ung thư phát triển trong ổ bụng lân cận vị trí niệu quản. Có rất nhiều loại ung thư có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Một số ví dụ là:‎</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư phụ khoa (cổ tử cung, buồng trứng, tử cung)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư phụ khoa (cổ tử cung, buồng trứng, tử cung) gây hẹp niệu quản" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_ung-thu-co-tu-cung.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư phụ khoa (cổ tử cung, buồng trứng, tử cung) gây hẹp niệu quản</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư đại tràng</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tiết niệu (tuyến tiền liệt, bàng quang), hoặc‎</p> <p style="text-align: justify;">- ‎U lympho.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Khi một khối u phát triển trong bụng, nó có thể gây chèn ép lên niệu quản và ngăn cản niệu quản thoát nước bình thường xuống bàng quang. Khi điều này xảy ra, niệu quản cần được dẫn lưu để cho phép thận hoạt động bình thường.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Điều này được thực hiện với một ống bên trong niệu quản chạy từ thận đến bàng quang (Sonde JJ niệu quản), hoặc một ống bên ngoài dẫn lưu bể thận ra ngoài da. Đôi khi điều trị ung thư, với phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị có thể gây co rút khối u và cho phép các ống này được loại bỏ. Đây là một tình huống khó khăn cho bệnh nhân, và một phẫu thuật đơn độc hiếm khi có thể chữa khỏi các tình trạng bệnh phức tạp.‎</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hẹp tắc niệu quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơn co thắt Dietl</strong></p> <p style="text-align: justify;">‎Điều trị tắc nghẽn đoạn nối bể thận niệu quản bẩm sinh do kìm động mạch thận thường cần phải sử dụng đến các phương pháp phẫu thuật‎ mới có thể giải quyết</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật cắt nối niệu quản và tạo hình bể thận:</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật cắt nối niệu quản và tạo hình bể thận" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hiep-tac-nieu-quan-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật cắt nối niệu quản và tạo hình bể thận</em></p> <p style="text-align: justify;">‎Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật đã được thực hiện trước đây để giải quyết vấn đề hẹp đoạn nối bể thận niệu quản bẩm sinh, nhưng một trong những phương pháp thành công nhất được gọi là pyeloplasty (cắt nối niệu quản và tạo hình bể thận). Trong một cuộc phẫu thuật pyeloplasty, đoạn niệu quản bị ảnh hưởng (tại vị trí hẹp đoạn nối với bể thận) được loại bỏ và đầu trên niệu quản được kết nối lại với bể thận.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Phẫu thuật này cũng có thể giúp loại bỏ một đoạn niệu quản không có nhu động xuôi chiều bình thường, đoạn niệu quản chít hẹp bẩm sinh hoặc cũng có thể di chuyển niệu quản xung đột ra trước bất kỳ động mạch nào gây ra kìm động mạch - niệu quản. Phẫu thuật này rất thành công trong việc giải quyết tắc nghẽn, và nó cũng thường khắc phục cơn đau mà bệnh nhân chịu đựng do tình trạng ứ nước bể thận và cơn đau quặn thận do co bóp bất thường niệu quản khi nó cố gắng đẩy nước tiểu qua đoạn bị tắc nghẽn.‎</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm xơ hóa sau phúc mạc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ở một số bệnh nhân, tình trạng này có thể được điều trị thành công bằng các loại thuốc chống viêm thông thường hoặc chống viêm gốc corticosteroid kết hợp các thuốc giảm viêm phù nề mô. Nếu chống viêm bằng thuốc không mang lại hiệu quả kịp thời, dẫn lưu bể thận tạm thời có thể được chỉ định trong khi điều trị chống viêm cho niệu quản, hạn chế lượng nước tiểu gây viêm đi qua đoạn niệu quản đang chít hẹp, sau khi đánh giá đáp ứng tốt với điều trị, đoạn niệu quản chít hẹp sẽ được giải phóng, dẫn lưu bể thận có thể được loại bỏ.‎ Hai loại dẫn lưu chính được chỉ định tuỳ tình trạng bệnh là dẫn lưu bể thận trực tiếp qua da hoặc dẫn lưu bể thận bàng quang bằng sonde hai đầu hình chữ J.</p> <p style="text-align: justify;">‎Một cách khác để điều trị tình trạng này là phẫu thuật giải phóng niệu quản khỏi vùng mô sau phúc mạc bị viêm xung quanh niệu quản. Một khi tổ chức viêm chít hẹp quanh niệu quản được loại bỏ, niệu quản có thể được giải phóng mà không cần dẫn lưu bể thận. ‎‎Phẫu thuật này được gọi là gỡ dính niệu quản‎‎.‎</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật phụ khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Loại phẫu thuật được thực hiện cho chấn thương sẹo xơ niệu quản phụ thuộc vào vị trí và chiều dài của vết sẹo xơ chít hẹp. Khi đoạn chít hẹp hoặc sẹo trong niệu quản thấp và gần bàng quang, thường niệu quản có thể được nối lại với bàng quang sau khi loại bỏ đoạn niệu quản có sẹo. Nếu đoạn chít hẹp dài nhưng vẫn nằm gần bàng quang, một vạt niêm mạc bàng quang có thể được tạo hình thành một ống và thay thế cho đoạn niệu quản bị sẹo sau khi cắt bỏ. Trong một số trường hợp đoạn chít hẹp quá dài, người ta phải thay thế đoạn niệu quản bằng một đoạn ruột non.</p> <p style="text-align: justify;">‎Những phẫu thuật này chỉ là một số cách tạo hình có thể được thực hiện cho tắc nghẽn niệu quản và loại hình phẫu thuật được lựa chọn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của bệnh nhân, nguyên nhân gây sẹo niệu quản, chiều dài sẹo niệu quản và vị trí của sẹo.‎</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Abdeen BM, Badreldin AM. Urethral Strictures.&nbsp;<i>StatPearls.</i>&nbsp;2021.</li><li style="text-align: justify;">Zhao LC. Management of Ureteral Strictures: NYU Case of the Month, October 2018.&nbsp;<i>Rev Urol</i>. 2018.</li><li style="text-align: justify;">Tran H, Arsovska O, Paterson RF, Chew BH. Evaluation of risk factors and treatment options in patients with ureteral stricture disease at a single institution.&nbsp;<i>Can Urol Assoc J</i>. 2015.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hep-tac-nieu-quan-scqqd
Tinh hoàn ẩn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tinh hoàn ẩn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tinh hoàn ẩn là một bệnh lý bẩm sinh thường hay gặp ở trẻ nam. Bệnh lý có thể không được phát hiện nếu các cặp phụ huynh không để ý kiểm tra cho trẻ, thường dẫn tới hậu quả ảnh hưởng tới sự phát triển của tinh hoàn, ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của nam giới, thậm chí có nguy cơ gây ung thư tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Vị trí ẩn tinh hoàn: thường là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Tinh hoàn ẩn cần phân biệt với tinh hoàn lạc chỗ: là những tinh hoàn nằm ở những vị trí bất thường khác, mà không nằm trên đường di chuyển từ bụng xuống bìu&nbsp;trong thời kỳ bào thai của trẻ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tinh hoàn ẩn là một bệnh lý bẩm sinh thường hay gặp ở trẻ nam" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_tinh-hoan-an.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tinh hoàn ẩn là một bệnh lý bẩm sinh thường hay gặp ở trẻ nam</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra còn cần chú ý tới một bệnh lý cũng thường gặp là tinh hoàn di động, là những tinh hoàn đã di chuyển xuống bìu nhưng di chuyển tự do giữa bìu và ống bẹn của trẻ nam, khi bị lạnh hay lo lắng, thì do phản xạ cơ bìu làm tinh hoàn bị co lên phí trên.</p> <p style="text-align: justify;">- Một bệnh lý hiếm gặp khác là không có tinh hoàn. Nguyên nhân có thể do tổn thương mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn và thường xảy ra trong thời kỳ bào thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tỷ lệ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ở trẻ nam sơ sinh đủ tháng có khoảng 3 - 5% số trẻ tinh hoàn chưa di chuyển xuống cố định ở bìu, con số này ở trẻ sơ sinh thiếu tháng có thể lên tới 30%. Tuy nhiên trong năm đầu sau sinh thì sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu vẫn diễn ra, nó thường hoàn thành và cố định ở bìu ở 3 tháng đầu sinh sinh. Sau 1 tuổi thì đa số là tinh hoàn sẽ không tự di chuyển xuống bìu được, cho nên cần cân nhắc và cho trẻ đi khám sớm để được phẫu thuật can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng về sau.</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố có thể ảnh hưởng làm tăng tần suất gặp trẻ ẩn tinh hoàn như trẻ đẻ non tháng, trẻ đẻ đa thai, mẹ sử dụng nhiều hormone estrogen trong thời kỳ mang thai,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại theo cơ chế bệnh sinh</p> <p style="text-align: justify;">Chia làm 2 loại là: Tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại dựa vào vị trí của tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">+ Tinh hoàn ẩn sờ thấy được : thể này hay gặp chiếm 70 - 90% những bất thường về vị trí của tình hoàn. Đa phần được phát hiện qua khám lâm sàng trực tiếp như sờ thấy tinh hoàn ở ống bẹn: lỗ bẹn nông,... ngoài ra có thể dễ dàng kết hợp với siêu âm để xác định chính xác kích thước, vị trí của tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tinh hoàn ẩn không sờ thấy: thể này chiếm tỷ lệ 10 - 30% các trường hợp ẩn tinh hoàn. Đa phần ở trên cao, để xác định chính xác vị trí của tinh hoàn cần phải sử dụng phương tiện hỗ trợ là siêu âm, chụp cộng hưởng từ,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số đặc điểm về phôi thai học</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sự tạo tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">Khi người phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 7, thai có bộ nhiễm sắc thể là 46 XY, dưới sự tác động của yếu tố TDF và gen SRY tuyến sinh dục ở trẻ sẽ biệt hóa thành tinh hoàn và phôi thai lúc này sẽ phát triển theo hướng hình thái của trẻ nam.</p> <p style="text-align: justify;">Đền tuần lễ thứ 8, tinh hoàn đã bắt đầu được hình thành và sản xuất ra 3 loại tế bào: thứ nhất là tế bào mầm giúp tạo tinh nguyên bào và tinh trùng về sau này, thứ 2 là&nbsp; tế bào Sertoli của ống sinh tinh giúp tiết ra AMH và cuối cùng là tế bào Leydig giúp sản xuất ra hormone Testosteron.</p> <p style="text-align: justify;">+ AMH (Anti Mullerian Hormon): là hormone ức chế sự biệt hóa ống Muller thành đường sinh dục và bộ phận sinh dục ngoài của nữ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hormone testosteron: hormone này đóng vai trò kích thích hay tác động lên ống Wolff làm biệt hóa thành các thành phần của cơ quan sinh dục nam như mào tinh, tinh hoàn, ống dẫn tinh...Ngoài ra dưới tác động của men 5 alpha-reductase giúp chuyển hóa hormone testosteron thành Dihydrotestosteron giúp cho cơ quan sinh dục ngoài phát triển theo hướng nam.</p> <p style="text-align: justify;">- Quá trình di chuyển của tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">+ Tinh hoàn khi mới hình thành ở thời kỳ bào thai là ở vị trí vùng thắt lưng ở sau phúc mạc. Bắt đầu từ tháng thứ 3 tinh hoàn của trẻ bắt đầu quá trình di chuyền xuống bìu và quá trình này diễn ra nhanh chóng ở 3 tháng cuối thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tinh hoàn di chuyển mất 3 ngày để đến ống bẹn từ tuần thai thứ 28 và mất khoảng 4-5 tuần sau đó để di chuyển xuống cố định dưới hai bìu.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, cho tới ngày nay thì cơ chế cũng như hiện tượng di chuyển của tinh hoàn vẫn chưa được các nhà khoa học làm sáng tỏ, theo các giả thuyết thì người ta thấy Testosteron và các nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH) có vai trò quan trọng trong quá trình này. Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng góp phần thúc đẩy sự di chuyển xuống bìu của tinh hoàn như vai trò của dây chằng bìu, áp lực trong ổ bụng, thần kinh sinh dục - đùi, cơ bìu,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tinh hoàn ẩn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên bệnh tinh hoàn ẩn, có một số giả thuyết cho rằng: do rối loạn trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục, sai lệch trong việc tổng hợp hormone testosteron, hay do hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể Androgen, tăng Estrogen, các bất thường của dây chằng tinh hoàn-bìu, giảm áp lực trong ổ bụng,… Ngoài ra còn có các yếu tố cơ học góp phần làm cản trở sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu như:cuống mạch máu của tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn,…</p> <p style="text-align: justify;">Thông thường tinh hoàn ẩn thường hay đi kèm một số dị tật bẩm sinh khác ở trẻ nam như: lỗ tiểu lệch thấp, lưỡng giới giả nam,… và một số bất thường khác như tràn dịch màng tinh hoàn, nang nước thừng tinh,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tinh hoàn ẩn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tinh hoàn ẩn nếu không điều trị có thể xảy ra những biến chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh</p> <p style="text-align: justify;">Tinh hoàn ở vị trí bình thường là nằm trong bìu, nơi có nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 2 - 3 độ C. Khi tình hoàn nằm cao trong ống bẹn hay trong ổ bụng nơi có nhiệt độ cao hơn trong bìu, thì dòng tế bào sinh tinh (tế bào mầm) do nhạy cảm với nhiệt độ cao cho nên sẽ dần bị thoái hóa và giảm khả năng sinh tinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tinh hoàn ẩn nếu không điều trị có thể xảy ra&nbsp;biến chứng vô sinh&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_tinh-hoan-an-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tinh hoàn ẩn nếu không điều trị có thể xảy ra&nbsp;biến chứng vô sinh&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">Nguy cơ ung thư tinh hoàn cao gấp 10 - 20 lần khi tinh hoàn không nằm đúng vị trí tại bìu. Đặc biệt với tinh hoàn ẩn nằm trong ổ bụng thì nguy cơ cao hơn 4 - 6 lần so với các vị trí khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoát vị bẹn</p> <p style="text-align: justify;">Ở những bệnh nhân ẩn tinh hoàn, có khoảng 70 - 90% có sự của tồn tại của ống phúc tinh mạc và nếu không điều trị, thì nguy cơ mắc thoát vị bẹn gián tiếp sẽ rất cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ xoắn tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">Do bất thường của dây chằng treo tinh hoàn hay bất thường của dây chằng tinh hoàn - bìu thì nguy cơ dẫn tới việc xoắn tinh hoàn là rất cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ chấn thương tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">Những chấn thương vị trí hạ vị thường dẫn tới chấn thương tinh hoàn, hay gặp ở vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn do nằm gần và sau phía xương mu.</p> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng tâm lý&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Thường gặp ở những nam giới phát hiện muộn, đa phần ở tuổi dậy thì khi trẻ nam bắt đầu tìm hiểu và hiểu được nhu cầu tình dục, các bất thường ở cơ quan sinh dục của mình.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tinh hoàn ẩn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần được khám ở nhiều tư thế khác nhau, như tư thế đứng và tư thế nằm. Mục tiêu khám cần xác định tinh hoàn ẩn 1 bên hay 2 bên, vị trí thấp hay cao là khi khám có sờ được tinh hoàn hay không sờ được tinh hoàn? Ngoài ra cần xác định các dị tật bẩm sinh khác kèm theo có hay không như lỗ đái lệch thấp, thoát vị bẹn gián tiếp,…</p> <p style="text-align: justify;">Cách khám: bệnh nhân ở tư thế đứng hay nằm ngửa trên giường, nên khám từ bụng rồi mới tới vị trí bẹn bìu để làm giảm cảm giác, giảm phản xạ da bìu cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm thường quy như công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh ẩn tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh ẩn tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm chuyên sâu như hormone tuyến giáp, các hormone hướng sinh dục: FSH, LH, E2, Testosteron, karyotype ( nhiễm sắc thể đồ),…</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán hình ảnh: cơ bản như siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn, chụp CT Scanner, chụp MRI…</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu nghi ngờ các bất thường liên quan bệnh lý ung thư tinh hoàn cần làm các xét nghiệm AFP, beta hCG, LDH…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tinh hoàn ẩn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa số trẻ sơ sinh tinh hoàn ẩn sẽ tiếp tục di chuyển xuống bìu, do đó vấn đề phẫu thuật thường được đặt ra sau 1 năm theo dõi. Hiện nay có thể áp dụng hai phương pháp một cách linh hoạt là điều trị nội khoa và ngoại khoa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị nội khoa hay gọi là liệu pháp hormone. Thường được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng- 1 năm tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Có hai loại thuốc nội tiết tố được dùng là:</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ nhất là hormone HCG, liều dùng: 250 UI/liều ở trẻ nhỏ, tăng lên liều 500 UI/liều ở trẻ &lt; 6 tuổi, và liều tối đa là 1000 UI/liều ở trẻ &gt; 6 tuổi. Cách dùng: 2 liều/tuần trong 5 tuần. Tỉ lệ tinh hoàn xuống bìu thành công dao động từ 6 - 21%.</p> <p style="text-align: justify;">- Thứ hai là hormone Gn-RH là nội tiết tố phóng thích Gonadotropin. Liều dùng 1,2mg/ngày, trong 4 tuần. Tỉ lệ tinh hoàn xuống bìu thành công dao động từ 6 - 38%.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể áp dụng đơn độc hai hormone trên hoặc kết hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể. Khi thất bại trong việc điều trị nội khoa thì sẽ chuyển sang phương pháp phẫu thuật can thiệp ngoại khoa để đưa tinh hoàn cố định xuống bìu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định phẫu thuật được áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại hay trẻ nam lớn tuổi không có chỉ định điều trị nội khoa.</p> <p style="text-align: justify;">Những trường hợp tinh hoàn ẩn 2 bên tùy theo sức khỏe của trẻ và kinh nghiệm của phẫu thuật viên, mà có thể đưa tinh hoàn xuống bìu cùng 1 lúc hay phẫu thuật 2 thì cách nhau 3 - 6 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Một số kỹ thuật mổ được áp dụng như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ tinh hoàn nhiều giai đoạn</p> <p style="text-align: justify;">Đây là kỹ thuật mổ hai thì, thì 1 tinh hoàn được đưa xuống vị trí thấp nhất có thể thường là ở lỗ bẹn nông hay gốc bìu. Thì 2 được tiến hành sau 3-6 tháng để cố định tinh hoàn xuống bìu. Kỹ thuật này được Fior và Coekery mô tả và thực hiện từ những năm 1971 - 1975.</p> <p style="text-align: justify;">- Kỹ thuật Fowler-Stephens</p> <p style="text-align: justify;">Kỹ thuật này được thực hiện vào năm 1959 do Fowler-Srephens thực hiện, tuy nhiên phương pháp này hiện nay ít được áp dụng do có thể gây biến chứng teo tinh hoàn sau mổ do cắt động tĩnh mạch tinh hoàn để hạ tinh hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Ghép tinh hoàn tự thân</p> <p style="text-align: justify;">Đây là kỹ thuật cắt rời động tĩnh mạch tinh hoàn gần nguyên ủy, sau đó được nối với động tĩnh mạch thượng vị dưới cùng bên. Gần đây một số tác giả báo cáo tỉ lệ thành công của kỹ thuật này là 84%. Tuy nhiên hiện nay kỹ thuật này cũng chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Kỹ thuật mổ nội soi</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật hạ tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_tinh-hoan-an-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật hạ tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">Kỹ thuật này lần đầu được thực hiện vào những năm 1991-1992 do tác giả Bloom và Jordan thực hiện. Hiện nay kỹ thuật này được áp dụng ở hầu hết các nước cũng như ở hầu hết bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn. Do tính ưu việt là thẩm mỹ và khả năng hồi phục nhanh hơn so với các phương pháp mổ mở khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tụ máu, tụ dịch vùng bẹn bìu sau mổ</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng vết mổ</p> <p style="text-align: justify;">- Teo tinh hoàn</p> <p style="text-align: justify;">- Đau mạn tính</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc sau mổ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc quần áo thoải mái, tránh mặc quần quá chật</p> <p style="text-align: justify;">- Những ngày đầu sau mổ lau người nhẹ nhàng, tránh cho trẻ vận động mạnh</p> <p style="text-align: justify;">- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tinh-hoan-an-snzrq
Vảy phấn hồng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh được Gibert mô tả lần đầu tiên vào năm 1860 nên được lấy tên là Vảy phấn hồng Gibert. Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, tuy nhiên, bệnh lành tính và có thể tự khỏi, hiếm thấy tái phát. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ quốc gia nào, mùa đông xuân gặp nhiều hơn các mùa khác.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, tuy nhiên, bệnh lành tính và có thể tự khỏi" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_vay-phan-hong.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, tuy nhiên, bệnh lành tính và có thể tự khỏi</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 10-35 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên thì nữ gặp nhiều hơn nam. Tỷ lệ người bị bệnh chiếm khoảng 0,16% dân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây nên bệnh vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được làm rõ.</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều quan điểm cho rằng nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là do tình trạng nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm, virus) gây nên. Trong đó, căn nguyên do virus được cho là khả năng nhất. Điều này được đưa ra căn cứ vào những đặc điểm sau:</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có nhiều quan điểm cho rằng nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là do tình trạng nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm, virus) gây nên" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_vay-phan-hong-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có nhiều quan điểm cho rằng nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là do tình trạng nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm, virus) gây nên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các thương tổn của vảy phấn hồng tiến triển giống với diễn biến của các ban do virus.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình hình dịch tễ của bệnh: xảy ra vào các mùa khác nhau, đặc biệt là mùa đông xuân; bệnh thường khu trú ở một số khu vực nhất định hoặc có tính chất gia đình, tập thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh ít tái phát do người bệnh sẽ có miễn dịch sau khi nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiều ca bệnh có biểu hiện toàn thân giống với những trường hợp cảm cúm thông thường. Khởi phát bệnh có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc tiền sử dùng thuốc trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">Những nghiên cứu mới đây, người ta lại thấy có sự liên quan giữa bệnh vảy phấn hồng và virus Herpes: HHV-7 và HHV-6. Chúng tác động vào tế bào TCD4 trong máu gây nên những biến đổi phức tạp hình thành bệnh Vảy phấn hồng.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cũng có 1 số những quan điểm khác liên quan đến sự khởi phát bệnh vảy phấn hồng:</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc Griseofulvin, terbinafin, isotretinoin, ketotifen, metronidazol, omeprazol.</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố như: mặc quần áo mới hoặc quần áo đã cất đi một thời gian</p> <p style="text-align: justify;">- Người có bệnh lý cơ địa như­ Viêm da cơ địa, Hen phế quản...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Vảy phấn hồng thường khác nhau về cách khởi phát bệnh, tiến triển và biểu hiện trên lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">Một số ít trường hợp người bệnh có thể có biểu hiện giống cúm như: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, sốt và đau khớp.</p> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp điển hình thường khởi phát với một thương tổn đơn độc ở thân mình được gọi là thương tổn “mẹ”, sau một vài ngày đến một vài tuần mới xuất hiện thêm những thương tổn nhỏ hơn quanh thương tổn mẹ gọi là các thương tổn “con”.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thương tổn “mẹ”</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Gặp ở 50-90% trường hợp bệnh nhân vảy phấn hồng</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Kích thước: khoảng 2-4 cm hoặc có thể lớn hơn</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Màu sắc: màu đỏ, màu thịt cá hồi, hoặc dát thâm, tăng sắc tố</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_vay-phan-hong-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hình thái: hình tròn hoặc hình bầu dục, ranh giới rõ, trên nền có vảy da mỏng ở phía bờ rìa tổn thương. Đôi khi có thể xuất hiện mụn nước trên nền thương tổn giống như chàm.</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí: hay gặp ở vùng thân mình, vùng được quần áo che phủ, có khi gặp ở cổ và gốc chi, rất hiếm thấy thương tổn ở mặt và vùng sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thương tổn “con”</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuất hiện dần dần sau thương tổn “mẹ” từ 2 ngày đến 2 tháng, thời gian trung bình khoảng 2 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Có xu hướng lành ở giữa, trên nền có vảy da khô trắng mỏng, bờ viền rõ.</p> <p style="text-align: justify;">- Sự phân bố thương tổn thường có tính chất đối xứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường ở nơi kín đáo như vùng thân mình đặc biệt là mạn sườn 2 bên</p> <p style="text-align: justify;">+ Thể đảo ngược: chiếm số ít trường hợp, thương tổn có thể khu trú ở mặt, cổ, vùng nửa dưới thân mình: bụng, bẹn, đùi 2 bên; phần xa của các chi, lòng bàn tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một&nbsp;số vị trí hiếm gặp khác như: vùng da đầu, mi mắt, dương vật</p> <p style="text-align: justify;">- Có 2 hình thái chính:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tương tự như những thương tổn “mẹ” , nhưng kích thước nhỏ hơn, phân bố đối xứng dọc theo trục của xương sườn 2 bên tạo hình ảnh cây thông Noel.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các sẩn màu đỏ, trên nền không có vảy da, tăng dần về số lượng và kích thước theo sự tiến triển của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các loại thương tổn này đều có thể cùng xuất hiện trên cơ thể người bệnh vào 1 thời điểm nào đó làm cho các thương tổn của bệnh vảy phấn hồng trở nên đa dạng, đa lứa tuổi, đa hình thái.&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, có đến 20% trường hợp bệnh nhân Vảy phấn hồng không có hình ảnh lâm sàng điển hình như trên, có thể không bắt gặp được thương tổn “mẹ” hoặc có hai hay nhiều thương tổn ”mẹ” xuất hiện hoặc 1 số trường hợp thương tổn lại xuất hiện ở các vị trị hiếm gặp như: mặt, sinh dục, da đầu… Những trường hợp này thường gây khó khăn cho việc định hướng chẩn đoán của bác sĩ da liễu.</p> <p style="text-align: justify;">Cơ năng: có thể có ngứa, tùy từng cơ địa mà mức độ ngứa khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;">- 25% trường hợp bệnh nhân có ngứa nhiều</p> <p style="text-align: justify;">- 50% trường hợp ngứa ở mức độ trung bình</p> <p style="text-align: justify;">- 25% là không ngứa</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh hoàn toàn có thể&nbsp;tự khỏi sau 4 đến 10 tuần, thậm chí 2 tháng và gần như không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, đôi khi có thể có những dát tăng hoặc giảm sắc tố nhẹ trên vùng da tổn thương trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">Biến chứng của bệnh Vảy phấn hồng cũng rất ít gặp, có thể là thương tổn:</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Chàm hoá</em>: khi Vảy phấn hồng không được điều trị đúng cách, thương tổn không thoái lui, ngứa nhiều dẫn đến việc chà xát, cào gãi vùng thương tổn của người bệnh mà hình thành nên các tổn thương chàm hóa.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh vảy phấn hồng có thể dẫn đến biến chứng chàm hóa da" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_vay-phan-hong-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh vảy phấn hồng có thể dẫn đến biến chứng chàm hóa da</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Bội nhiễm</em>: Việc điều trị không đúng cách hoặc chà xát nhiều vùng thương tổn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vùng tổn thương gây nên tình trạng nhiễm khuẩn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Vảy phấn hồng cũng được cho là bệnh truyền nhiễm. Bệnh có thể lây truyền qua vảy da, qua dịch mụn nước ở vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">Do căn nguyên khả năng nhiều do virus nên bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, bởi vậy mà bệnh thường có tính chất lây lan thành “dịch” nhỏ, có thể là các thành viên trong một gia đình hoặc quy mô một lớp học, nơi trông giữ trẻ...</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một báo cáo chính thức nào nói về sự lây truyền của bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 10-35 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên thì nữ gặp nhiều hơn nam.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở:</p> <p style="text-align: justify;">- Người có sức đề kháng suy giảm</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người có sức đề kháng suy giảm có nguy cơ bị bệnh&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_vay-phan-hong-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người có sức đề kháng suy giảm có nguy cơ bị bệnh&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Người mắc các bệnh lý mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">- Người có các bệnh lý cơ địa: Hen phế quản, Viêm da cơ địa, Viêm mũi dị ứng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Phòng ngừa bệnh Vảy phấn hồng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng bằng việc:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng cường các thực phẩm rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại giàu vitamin C, uống đủ nước mỗi ngày 2-3 lít.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tăng cường các thực phẩm rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại giàu vitamin C" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_vitamin-c.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng cường các thực phẩm rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại giàu vitamin C</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thường xuyên rèn luyện thân thể, thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Không dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạn chế căng thẳng, thức khuya</p> <p style="text-align: justify;">- Không mặc đồ len, các chất vải tổng hợp dễ gây dị ứng, kích ứng da</p> <p style="text-align: justify;">- Ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn trên da: côn trùng đốt, viêm da...có thể là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào da và dẫn đến sự xuất hiện của bệnh vảy phấn hồng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bạn đã được chẩn đoán Vảy phấn hồng thì nên có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Không để dịch tiết, vảy da tiếp xúc với người mọi người xung quanh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lên đeo khẩu trang và hạn chế giọt bắn khi giao tiếp với mọi người.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh Vảy phấn hồng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">Với những trường hợp điển hình, dựa vào: màu sắc, hình thái, phân bố của các thương tổn “mẹ”,&nbsp; thương tổn “con” để định hướng chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp thương tổn không điển hình cần phải chẩn đoán phân biệt với các trường hợp:</p> <p style="text-align: justify;">- Dị ứng thuốc: Khai thác tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Giang mai II:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn: sẩn màu hồng nhạt, chắc, trên nền có ít vảy trắng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí: hay gặp ở vùng mạn sườn 2 bên, đặc biệt ở: lòng bàn tay, bàn chân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm huyết thanh: Giang mai dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Á vảy nến thể giọt hay vảy phấn dạng lichen mạn tính:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh diễn biến kéo dài, mạn tính, không thể tự thoái lui.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kích thước thương tổn thường nhỏ hơn, vảy da dày hơn, không có thương tổn tiên phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Vảy nến thể giọt:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn nhỏ, vảy da gồm nhiều lớp chồng lên nhau và không mịn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sinh thiết thương tổn để chẩn đoán xác định.</p> <p style="text-align: justify;">- Chàm thể đồng tiền:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn: hình tròn như đồng xu, không có viền vảy, có thể thấy mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sinh thiết thương tổn để chẩn đoán xác định.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cạo vảy da, nhỏ KOH 20%, soi tươi&nbsp;tìm thấy sợi nấm để chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cạo vảy da, nhỏ KOH 20%, soi tươi&nbsp;tìm thấy sợi nấm để chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nấm da:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn bờ đa cung, trên nền có vảy trắng, phần rìa thương tổn hơi gờ cao trên da, có các mụn nước nhỏ li ti ở vùng rìa thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm vi sinh: cạo vảy da, nhỏ KOH 20%, soi tươi: tìm thấy sợi nấm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Vảy phấn hồng có thể tự thoái lui sau 3-8 tuần hoặc 1 số trường hợp chỉ sau 1-2 tuần hoặc muộn hơn là sau 2 tháng, đặc biệt là hiếm khi thấy tái phát. Vậy nên, việc điều trị có thể không cần thiết đối với những trường hợp không có biến chứng hoặc thương tổn khu trú.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ cần tư vấn kĩ cho người bệnh về tính chất cũng như diễn biến của bệnh Vảy phấn hồng để tránh những hoang mang, lo lắng không đáng có của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giảm ngứa: Tùy trường hợp người bệnh ngứa ít hay nhiều mà có thể dùng</p> <p style="text-align: justify;">+ Corticoid đường bôi loại trung bình hoặc nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng histamin đường uống.</p> <p style="text-align: justify;">Lưu ý: Không dùng corticoid đường toàn thân do có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm, lan rộng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">- Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, những bệnh nhân có thương tổn lan tỏa, để bệnh cải thiện nhanh có thể dùng</p> <p style="text-align: justify;">+ Acyclovir 800mg x 5 lần/ngày x 7 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Quang trị liệu (UVB) x 5-10 ngày</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm ngứa, nhưng thường để lại dát tăng sắc tố trên da.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Dặn dò</em>: Trong thời gian bị bệnh, người bệnh không tắm nước quá nóng, không dùng xà phòng, hóa chất và không mặc quần áo có chất liệu dễ gây kích ứng, dị ứng như: đồ len.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/vay-phan-hong-sjyns
Xét nghiệm protein niệu 24 giờ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Xét nghiệm protein niệu 24 giờ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Khái niệm xét nghiệm protein niệu 24 giờ ?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Để phát hiện và định hướng các bệnh lý thận cầu thận trong lần đầu tiên bệnh nhân đến kiểm tra vì các triệu chứng cơ năng nghi ngờ, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu mẫu bất kỳ sẽ được chỉ định. Xét nghiệm này tuy rất đơn giản với giá thành rẻ nhưng vẫn có thể cho biết được tối thiểu 10 chỉ số nước tiểu. Tổng phân tích nước tiểu giúp bác sĩ định hướng các bệnh lý thận tiết niệu của bệnh nhân dựa trên phiên giải kết hợp các chỉ số bán định lượng sinh hoá huyết học trong nước tiểu. Khi đã đưa ra được định hướng rằng bệnh nhân có tổn thương thận cầu thận, để định lượng chính xác cũng như xác định tính chất mạn tính hay cấp tính của tổn thương thận -&nbsp;cầu thận, bác sĩ sẽ chỉ định lấy nước tiểu liên tục 24h để phân tích. Xét nghiệm protein trong nước tiểu 24 giờ giúp định lượng protein lọt qua cầu thận hoặc các cấu trúc khác của đường tiết niệu đi vào nước tiểu trong liên tục 24h. Protein niệu 24h này có thể giúp phát hiện các tổn thương thận -&nbsp;cầu thận hoặc các bệnh lý khác của đường tiết niệu.&nbsp;Xét nghiệm này tuy không đơn giản một lần có kết quả ngay như tổng phân tích nước tiểu nhưng vẫn dễ dàng để thực hiện, giá thành rẻ và không phải cần đến một thủ thuật xâm lấn tiềm ẩn nguy cơ cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Protein niệu 24h này có thể giúp phát hiện các tổn thương thận -&nbsp;cầu thận hoặc các bệnh lý khác của đường tiết niệu" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_protein_nieu-24.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Protein niệu 24h này có thể giúp phát hiện các tổn thương thận -&nbsp;cầu thận hoặc các bệnh lý khác của đường tiết niệu</em></p> <p style="text-align: justify;">Mẫu nước tiểu trong ngày được bệnh nhân giữ lại tự thu thập trong một hoặc nhiều chai chứa trong khoảng thời gian đúng 24 giờ.&nbsp;Các chai chứa nước tiểu được bảo quản trong môi trường mát mẻ kèm theo được pha hoá chất bảo quản (do đơn vị xét nghiệm phát trước cho bệnh nhân, ở những quốc gia có khí hậu mát mẻ có thể không cần đến hóa chất này), sau đó các chai chứa được bệnh nhân trộn đều với nhau, một mẫu nước tiểu được lấy ra cùng với thông tin về con số tổng thể tích nước tiểu bệnh nhân thu thập được trong ngày sẽ được phân tích tại phòng xét nghiệm.&nbsp;Dựa trên định lượng bằng máy bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được lượng protein trong nước tiểu 24h.</p> <p style="text-align: justify;">Khi lượng protein trong nước tiểu 24h không nằm trong ngưỡng &lt; 0.15g/24h kết quả là có protein niệu.&nbsp;Có 2 mốc quan trọng mà các bác sĩ thường căn cứ. Nếu protein niệu 24h &gt; 1 gam, định hướng đến có tổn thương cầu thận cấp hoặc mạn tính, nếu lớn hơn 3.5 gam được chẩn đoán là hội chứng thận hư. Bất kỳ mức bất thường nào đều là dấu hiệu của bệnh và tổn thương thận -&nbsp;cầu thận.</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm này chỉ định lượng protein nói chung trong nước tiểu của bệnh nhân mà không cho biết rõ phân loại protein nào có trong mẫu nước tiểu.&nbsp;Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn như&nbsp;điện di protein máu hoặc&nbsp;nước tiểu. Điện di giúp định hướng được phân loại protein niệu (thường là albumin, globulin... đặc trưng cho các tổn thương khác nhau của cầu thận).&nbsp;Điện di là xét nghiệm dùng điện cực để di chuyển các tiểu phần mang điện tích với các khối lượng khác nhau trong môi trường dẫn. Các loại protein khác nhau có khối lượng – vận tốc di chuyển và điện tích khác nhau nên sẽ ở những vùng khác nhau trên môi trường điện di. Xét nghiệm protein niệu 24h chỉ giúp xác đinh, không giải thích được nguyên nhân cụ thể gây tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Đôi khi, sự xuất hiện của protein trong nước tiểu chỉ mang tính chất tạm thời và không phải là dấu hiệu của tổn thương thận - cầu thận nguyên phát. Đặc biệt là ở trẻ em, có nhiều nguyên nhân dẫn đến 1 đứa trẻ đi tiểu một lần có lẫn protein.&nbsp;Xét nghiệm protein nước tiểu 24h sẽ giúp loại trừ và không bỏ sót những trường hợp này. Mức protein tiểu ban ngày thường cao hơn do tăng hoạt động thể chất so với ban đêm.&nbsp;Các yếu tố gây nhiễu khác có thể khiến protein lọt vào nước tiểu, chẳng hạn như tập thể dục quá sức hoặc các viêm nhiễm đường tiết niệu với quá nhiều bạch cầu hồng cầu trong nước tiểu cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Xét nghiệm protein niệu 24 giờ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm protein niệu 24 giờ được chỉ định khi nào?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm protein trong nước tiểu 24 giờ được sẽ được chỉ định nếu bệnh nhân có các triệu chứng và muốn xác định chẩn đoán bệnh lý&nbsp;viêm thận - cầu thận&nbsp;hoặc&nbsp;hội chứng thận hư. Cụ thể hơn là khi nghi ngờ các bệnh lý thận - cầu thận gây tổn thương màng đáy - nội mô mao mạch cầu thần gây ra sự thoát protein vào nước tiểu.&nbsp;Các tình trạng bệnh lý thường kèm theo protein niệu hoặc ảnh hưởng đến cầu thận khác, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đái tháo đường kiểm soát đường máu không tốt, nhất là khi đã có biến chứng võng mạc</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm protein trong nước tiểu 24 giờ được sẽ được chỉ định nếu bệnh nhân có các triệu chứng và muốn xác định chẩn đoán bệnh lý&nbsp;viêm thận - cầu thận&nbsp;hoặc&nbsp;hội chứng thận hư" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_protein_nieu-24-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm protein trong nước tiểu 24 giờ được sẽ được chỉ định nếu bệnh nhân có các triệu chứng và muốn xác định chẩn đoán bệnh lý&nbsp;viêm thận - cầu thận&nbsp;hoặc&nbsp;hội chứng thận hư</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp điều trị theo dõi không định kỳ, nghi ngờ có biến chứng võng mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Lupus ban đỏ hệ thống</p> <p style="text-align: justify;">- Nghi ngờ tiền sản giật khi mang thai hoặc có tiền sử tiền sản giật ở những lần mang thai trước</p> <p style="text-align: justify;">Bao giờ xét nghiệm nước tiểu 24h cũng được chỉ định sau khi đã có sự nghi ngờ hoặc cần nhiều thông tin hơn từ mẫu xết nghiệm tổng phân tích nước tiểu mẫu bất kỳ. Xét nghiệm protein trong nước tiểu 24 giờ toàn bộ lượng nước tiểu của bệnh nhân đào thải trong thời gian 24 giờ.&nbsp;Nó khác với xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu mẫu bất kỳ và xét nghiệm tỷ lệ protein - creatinine. Hai&nbsp;xét nghiệm trên chỉ cần lấy nước tiểu một lần. Xét nghiệm protein trong nước tiểu 24 giờ cũng có thể được chỉ định sau nhằm xác định bệnh lý khi kết quả xét nghiệm protein / creatinine bất thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Xét nghiệm protein niệu 24 giờ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Quy trình lấy nước tiểu xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm không yêu cầu bất cứ điều gì khó khăn, bệnh nhân gần như chỉ việc đi tiểu giống như bình thường và giữ lại mẫu nước tiểu trong 24h.&nbsp;Xét nghiệm này không có các rủi ro liên quan nhu các thủ thuật xâm lấn khác.</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm này có thể được hỗ trợ lấy mẫu tại nhà, như tối ưu hơn là tại bệnh viện để thuận tiện và chính xác hơn.&nbsp;Nhìn chung, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn dùng một chai lớn để lưu trữ và bảo quản nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ liên tục, cùng với một loại dung dịch bảo quản không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm (dung dịch này đặc biệt quan trong tại các nước nhiệt đới có nền nhiệt cao như Việt Nam)</p> <p style="text-align: justify;">Thông thường, bệnh nhân sẽ bắt đầu vào buổi sáng.&nbsp;Bệnh nhân sẽ không lưu lại lần tiểu đầu - nước tiểu hình thành ban đêm.&nbsp;Thay vào đó, bệnh nhân sẽ bỏ hết lần tiểu đầu và bắt đầu thu thập nước tiểu từ lần đi tiểu thứ 2 trong ngày. Bệnh nhân sẽ thu thập phần còn lại của nước tiểu trong 24 giờ tiếp theo, theo thời gian cho đến lần đầu tiên của ngày hôm sau (thu thập cả lần đi tiểu đầu tiên của ngày hôm sau).&nbsp;Bệnh nhân bảo quản nước tiểu của mình ở nơi thoáng mát cho đến khi đủ 24h.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân dán nhãn chai chứa nước tiểu với tên, ngày tháng và thời gian thu thập cùng với tổng dung tích nước tiểu trong ngày của mình.&nbsp;Sau 24 giờ lấy nước tiểu, một mẫu nước tiểu được lấy từ thùng chứa đã khuấy đều đồng nhất và các thông tin dán nhãn bên trên được đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích.&nbsp;Nếu bệnh nhân đang ở nhà, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân sẽ có thể đến tận nhà để lấy mẫu hoặc hướng dẫn cho bệnh nhân biết cách vận chuyển mẫu nước tiểu đến cơ sở xét nghiệm. Với khả năng của hệ thống Medlatec, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện toàn bộ quy trình lấy nước tiểu 24h tại nhà.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm protein niệu 24h" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_protein_nieu-24-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm protein niệu 24h</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Làm cách nào để chuẩn bị cho xét nghiệm này ?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân biết phải chuẩn bị những gì trước khi làm xét nghiệm. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến bài xuất nước tiểu sẽ được yêu cầu tạm dừng.&nbsp;Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ và tất cả các thực phẩm chức năng, thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn bệnh nhân đang uống mỗi ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả xét nghiệm cũng có thể bị gây nhiễu bởi các nguyên nhân khác.&nbsp;Chúng có thể bao gồm khối lượng cơ và mực độ hoạt động thể lực trong ngày mà một người có.&nbsp;Nếu bệnh nhân có giảm hoạt động cơ và khối lượng cơ do các bệnh nghiêm trọng hoặc suy dinh dưỡng, kết quả có thể bị ảnh hưởng.&nbsp;Hoặc tình trạng tăng khối cơ và vận cơ ở vận động viên cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.</p> <p style="text-align: justify;">Đôi khi một hoạt động thể lực gắng sức nhất thời cũng cũng có thể làm tăng lượng protein chung và tăng protein niệu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phiên giải kết quả xét nghiệm&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Kết quả xét nghiệm sẽ có&nbsp;sau một vài giờ sau khi gửi mẫu, tùy thuộc vào lịch trình trả kết quả của từng phòng xét nghiệm.&nbsp;Kết quả xét nghiệm bình thường, protein niệu âm tính khi định lượng nhỏ hơn 0.15g protein niệu / 24h.&nbsp;Giữa các máy xét nghiệm khác nhau có thể có khác biệt không đáng kể.&nbsp;Bác sĩ sẽ giải thích ý nghĩa cụ thể của kết quả xét nghiệm và gợi ý các xét nghiệm khác nếu cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">Protein trong nước tiểu có thể gợi ý tổn thương hệ thận tiết niệu.&nbsp;Protein niệu cũng có thể gặp khi có nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc cơ quan khác, stress hoặc vận động thể lực quá sức.</p> <p style="text-align: justify;">Định lượng protein niệu giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương thận - cầu thận.&nbsp;Định lượng lặp lại cũng được dùng trong theo dõi diễn biến bệnh, phân độ tổn thương hoặc đánh giá đáp ứng điều trị của bệnh nhân với các phác đồ.</p> <p style="text-align: justify;">Protein niệu có thể gặp như là một biến chứng của các bệnh khác:</p> <p style="text-align: justify;">- Amyloidosis, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm amylosid trong các mô, phân biệt với các tình trạng khác dựa trên điện di protein nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">- U đường bài xuất, ung thư bàng quang</p> <p style="text-align: justify;">- Suy tim sung huyết liên quan đến tăng huyết áp có tổn thương võng mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh tiểu đường theo dõi điều trị không ổn định có tổn thương võng mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường tiết niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc gây độc cho thận</p> <p style="text-align: justify;">- Waldenström's macroglobulinemia, một loại ung thư tế bào huyết tương hiếm gặp, thuộc phân loại u lympho không Hodgkin</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cầu thận, viêm mao mạch thận</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Goodpasture, một bệnh tự miễn dịch hiếm gặp</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc kim loại nặng</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp kiểm soát không tốt</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng thận bể thận</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Định lượng protein niệu giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương thận - cầu thận" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-trung-than-2.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Định lượng protein niệu giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương thận - cầu thận</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đa u tủy&nbsp;xương, ung thư tế bào plasma</p> <p style="text-align: justify;">- Lupus ban đỏ hệ thống, một loại bệnh tự miễn thường gây tổn thương thận</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận đa nang</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm để chẩn đoán, trong đó có điện di protein niệu, sinh thiết thận là một thủ thuật xâm lấn giúp xác định chính xác loại hình tổn thương thận - cầu thận. Hoặc nếu nghi ngờ nguyên nhân tổn thương nguyên phát ngoài thận, các thăm dò các cơ quan khác sẽ chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;">Một trong những thăm dò thường bị bỏ sót trong các bệnh lý có tổn thương vi mạch mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường) là các tổn thương vi mạch võng mạc. Soi đáy mắt định kỳ ở những bệnh nhân mắc bệnh chuyển hoá mạn tính là một trong những thăm dò nên làm vừa đánh giá điều trị tổn thương mắt, vừa đánh giá nguy cơ tổn thương thận cầu thận.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Chen YT et al. Correlation between spot and 24h proteinuria: Derivation and validation of equation to estimate daily proteinuria.&nbsp;<i>PLoS One</i>. 2019</li><li style="text-align: justify;">Doğan S et al. Accuracy of the 24-h urine protein excretion value in patients with preeclampsia: correlation with instant and 24h urine protein/creatinine and albumin/creatinine ratios.&nbsp;<i>J Obstet Gynaecol</i>. 2019</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/xet-nghiem-protein-nieu-24-gio-sdrqy
Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút là một bệnh phổ biến tại khoa cấp cứu và các phòng khám ngoại trú ở các bệnh viện. Bệnh thường bùng phát trong một số cộng đồng khép kín, chẳng hạn như viện dưỡng lão, trường học và trên tàu du lịch. Ngoài ra, những nguồn bệnh phổ biến khác có thể kể đến như nhà hàng và các bếp ăn tập thể.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút là một bệnh phổ biến tại khoa cấp cứu và các phòng khám ngoại trú ở các bệnh viện" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_viem-da-day-ruot-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút là một bệnh phổ biến tại khoa cấp cứu và các phòng khám ngoại trú ở các bệnh viện</em></p> <p style="text-align: justify;">Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút thường xảy ra thoáng qua và tự giới hạn với tiên lượng tốt. Ở các nước phát triển, tình trạng cần phải nhập viện vì viêm dạ dày ruột cấp tính là không phổ biến, tuy nhiên với các bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng, người già yếu cũng là những đối tượng dễ diễn biến nặng và cần nhập viện để điều trị và theo dõi.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm dạ dày ruột cấp do virus có thể lây truyền từ những người mang mầm bệnh không có triệu chứng hoặc trước khi bắt đầu có triệu chứng, do đó việc kiểm soát bệnh là khá khó khăn. Tại Việt Nam, nhiềm trùng đường ruột do vi rút vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vi rút là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ruột truyền nhiễm cấp tính, trong đó norovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Các mầm bệnh phổ biến khác gây viêm dạ dày ruột do vi rút là vi rút rota, vi rút đường ruột và vi rút astvirus. Các nguyên nhân không do vi rút khác bao gồm vi khuẩn (Staphylococcus aureus, Campylobacter jejuni, Shigella&nbsp; spp, Salmonella spp,&nbsp;Yersinia,&nbsp;Escherichia coli,... ) và ký sinh trùng (Giardia, Cryptosporidium,... ).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi rút là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ruột truyền nhiễm cấp tính&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_viem-da-day-ruot-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi rút là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ruột truyền nhiễm cấp tính&nbsp;</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>&nbsp;Triệu chứng cơ năng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm dạ dày ruột cấp tính được định nghĩa là bệnh tiêu chảy (đi ngoài từ ba lần trở lên mỗi ngày hoặc ít nhất 200g phân mỗi ngày), khởi phát nhanh kéo dài dưới hai tuần và có thể kèm theo buồn nôn, nôn, sốt hoặc đau bụng.</p> <p style="text-align: justify;">Nôn mửa và tiêu chảy xảy ra cùng nhau, tuy nhiên số ít trường hợp có thể xảy ra đơn lẻ. Các triệu chứng xếp theo thứ tự tỷ lệ gặp giảm dần là:</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chảy</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nôn mửa và tiêu chảy xảy ra cùng nhau là triệu chứng bệnh viêm dạ dày cấp tính" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_viem-da-day-ruot-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nôn mửa và tiêu chảy xảy ra cùng nhau là triệu chứng bệnh viêm dạ dày cấp tính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nôn</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng khác có thể gặp: Đau họng, ho, sụt cân, mệt mỏi,...</p> <p style="text-align: justify;">Các đặc điểm về tiền sử có thể gợi ý căn nguyên vi rút của viêm dạ dày ruột cấp tính bao gồm: thời gian ủ bệnh từ 24 - 60 giờ, thời gian lây nhiễm ngắn từ 12 - 60 giờ và hay gặp triệu chứng nôn mửa. Tuy nhiên, thời gian mắc bệnh của các tác nhân khác nhau là khác nhau: Nhiễm Norovirus thường kéo dài trung bình hai ngày, nhiễm rotavirus từ ba đến tám ngày, Campylobacter và Salmonella từ hai đến bảy ngày. Viêm dạ dày ruột do virus thường không gây tiêu chảy ra máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng lan tỏa nhẹ khi thăm khám và sờ nắn</p> <p style="text-align: justify;">- Bụng mềm, nhưng có thể có phản ứng nhẹ</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu mất nước: Niêm mạc khô, giảm sắc tố da, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp hoặc trạng thái tâm thần thay đổi,...</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng và dấu hiệu sau đây là nguy hiểm và cần cân nhắc nhập viện để điều trị sớm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy giảm thể tích tuần hoàn do mất nước</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy thận, rối loạn điện giải</p> <p style="text-align: justify;">+ Phân có lẫn máu/chảy máu trực tràng</p> <p style="text-align: justify;">+ Sút cân</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau bụng dữ dội</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng kéo dài (hơn một tuần)</p> <p style="text-align: justify;">+ Có tiền sử nhập viện hoặc sử dụng kháng sinh trong vòng ba đến sáu tháng qua</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuổi từ 65 trở lên</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh đi kèm (đái tháo đường, suy giảm miễn dịch)</p> <p style="text-align: justify;">+ Phụ nữ có thai</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Viêm dạ dày ruột do vi rút thường nhẹ và bệnh có thể tự hồi phục chỉ nhờ bổ sung nước đúng cách. Tuy nhiên nếu không theo dõi bệnh và chủ quan trên những đối tượng nguy cơ cao, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong:</p> <p>- Rối loạn nhịp tim, ngừng tim do rối loạn điện giải</p> <p>- Mất nước nặng gây sốc do giảm thể tích tuần hoàn</p> <p>- Viêm ruột, hoại tử ruột do bội nhiễm vi khuẩn</p> <p>- Ngoài ra những biến chứng về lâu dài có thể gặp ở trẻ em như suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, còi xương, chậm lớn,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm dạ dày ruột do vi rút hay xảy ra và có thể gây dịch vào mùa đông &nbsp;xuân. Ngoài các đợt bùng phát dịch lớn do liên quan đến tiêu thụ thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm, các căn nguyên vi rút gây viêm dạ dày ruột còn có thể dễ dàng lây lan từ người sang người qua đường phân - miệng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng thông qua thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, do đó dân cư sinh sống tại các nước nghèo nàn, lạc hậu, sống trong môi trường tập thể vệ sinh kém đều là những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ em là đối tượng nhạy cảm dễ mắc viêm dạ dày ruột do vi rút nhất do hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguồn nước kém vệ sinh ẩn chứa nhiều loại vi rút gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_viem-da-day-ruot-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><i>Nguồn nước kém vệ sinh ẩn chứa nhiều loại vi rút gây bệnh</i></p> <p>Ngoài ra, với những người mắc bệnh đi kèm, như suy giảm miễn dịch, bệnh viêm ruột, bệnh van tim, đái tháo đường, suy thận, viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ hệ thống, cũng như những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid toàn thân hoặc thuốc lợi tiểu,... đều có nguy cơ dễ mắc và dễ diễn biến nặng đối với bệnh viêm dạ dày ruột do vi rút.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phòng ngừa cá nhân: Vệ sinh tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người có các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột. Những người bị viêm dạ dày ruột cấp tính nên được tư vấn về cách vệ sinh tay để giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho gia đình, đồng nghiệp và những người tiếp xúc với họ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vệ sinh tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người có các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_viem-da-day-ruot-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người có các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột</em></p> <p style="text-align: justify;">Phòng ngừa nhiễm trùng cho cộng đồng phụ thuộc một phần vào môi trường dịch tễ học mà bệnh viêm dạ dày ruột do vi rút đang diễn ra. Đối với các đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe (thường do norovirus gây ra), các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn bao gồm rửa tay cẩn thận bằng xà phòng và sử dụng các biện pháp bảo hộ, chẳng hạn như đeo găng tay. Trong các đợt bùng phát dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước hoặc nguồn thực phẩm đã được xác định rõ, các biện pháp phòng bệnh cộng đồng cần được áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể và có hướng dẫn riêng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút khi bệnh nhân có các yếu tố sau: Bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy đặc trưng (từ ba lần/ ngày hoặc ít nhất 200 g phân mỗi ngày), khởi phát nhanh kéo dài dưới một tuần và có thể kèm theo buồn nôn , nôn mửa, sốt hoặc đau bụng. Khám lâm sàng bệnh nhân có tình trạng đau bụng nhẹ, lan tỏa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm về phân (bạch cầu trong phân, lactoferrin,..) không cần thiết để chẩn đoán viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút bởi vì xét nghiệm bạch cầu và hồng cầu ẩn trong phân, cấy phân cũng thường âm tính với vi khuẩn gây bệnh. Không nhất thiết phải xác định vi rút gây bệnh cụ thể. Sự hiện diện của bạch cầu trong phân hay máu tiềm ẩn trong phân, lactoferrin hoặc cấy phân dương tính đều cho thấy tình trạng viêm dạ dày ruột không do vi rút.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, xét nghiệm phân nên được thực hiện trong các trường hợp sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chảy kéo dài quá một tuần</p> <p style="text-align: justify;">- Người lớn có biểu hiện sốt dai dẳng, mất nước, có máu hoặc mủ trong phân, hoặc các triệu chứng và dấu hiệu báo hiệu nguy hiểm khác</p> <p style="text-align: justify;">- Nghi ngờ về mặt lâm sàng về căn nguyên viêm không do vi rút của bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp có dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn, xét nghiệm máu có thể thấy tình trạng cô đặc, rối loạn hạ Kali máu, rối loạn chức năng thận,...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu có thể thấy tình trạng cô đặc" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu có thể thấy tình trạng cô đặc</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chảy do Giardia và Cryptosporidium</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng Clostridioides difficile</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng tụ cầu vàng</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư đại trực tràng</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng ruột kích thích</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh viêm ruột</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đại tràng vi thể</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng kém hấp thu</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chảy liên quan đến sau phẫu thuật cắt túi mật, tiêu chảy do dùng thuốc, lạm dụng thuốc nhuận tràng và nhiễm trùng mãn tính</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm dạ dày ruột cấp tính do virus là bệnh thường tự giới hạn và điều trị chỉ bằng các biện pháp hỗ trợ (bù dịch và dinh dưỡng). Không có thuốc kháng vi rút đặc hiệu.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với người lớn bị viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút mà không có dấu hiệu mất nước, có thể bù nước bằng đường uống. Đối với người lớn có biểu hiện giảm thể tích tuần hoàn từ nhẹ đến trung bình, dùng các dung dịch điện giải vẫn tỏ ra có tác dụng tốt với những bệnh nhân vẫn còn khả năng uống được bình thường. Với những bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo phác đồ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Với những bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo phác đồ." src="/ImagePath\images\20210911/20210911_bac-si-Luan-truyen-dich-tinh-mach.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Với những bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo phác đồ.</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống nôn và thuốc chống co giật khi nôn nhiều và mất nước nặng</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh khi không rõ nguyên nhân là do vi rút hay vi khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Bù dịch bằng đường uống nếu tình trạng mất nước nhẹ, bệnh nhân còn khả năng uống. Nên sử dụng nước có bổ sung điện giải để phòng rối loạn điện giải. Cần tránh các loại nước ngọt và nước hoa quả chứa nhiều đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn nghiêm trọng, hoặc không thể dung nạp bù nước bằng đường uống, cần truyền tĩnh mạch bằng dung dịch Ringer Lactat hoặc nước muối NaCl 0.9%</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống: Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhạt, ăn thực phẩm dễ hấp thu</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung men vi sinh uống</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung Kẽm</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống nôn (prochlorperazine hoặc ondansetron ).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu nguy hiểm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút có thể được quản lý tại cơ sở ngoại trú. Các dấu hiệu dự báo cho việc nhập viện bao gồm sự hiện diện của các triệu chứng hoặc dấu hiệu báo động, hoặc những người có nguy cơ bị biến chứng nặng của bệnh (ví dụ: mất nước), bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giảm thể tích tuần hoàn/ mất nước nặng</p> <p style="text-align: justify;">- Nôn mửa, không uống được</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn điện giải, suy giảm chức năng thận</p> <p style="text-align: justify;">- Đi ngoài ra phân có máu hoặc chảy máu trực tràng</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng dữ dội</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng có xu hướng kéo dài (hơn một tuần)</p> <p style="text-align: justify;">- Từ 65 tuổi trở lên có dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh đi kèm (ví dụ: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch)</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Irene Alexandraki, MD et al, “Acute viral gastroenteritis in adults”, Feb 26, 2021, Uptodate.</li><li>Miguel G O'Ryan, MD, “Acute viral gastroenteritis in children in resource-rich countries: Clinical features and diagnosis”, Apr 23, 2021, Uptodate.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-da-day-ruot-cap-tinh-do-vi-rut-spphf
Thiếu Niaci
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu Niaci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vitamin là một số họ chất hữu cơ không liên quan về mặt hóa học mà con người không thể tổng hợp được và phải được đưa vào chế độ ăn với số lượng nhỏ để tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Chúng được chia thành các vitamin tan trong nước và tan trong chất béo.</p> <p style="text-align: justify;">Niacin hoặc vitamin B3 là những thuật ngữ chung cho axit nicotinic và nicotinamide (niacinamide). Niacin ban đầu được gọi là yếu tố chống đen lưỡi do tác dụng của niacin đối với chó. Ở người, niacin được phát hiện thông qua tình trạng thiếu niacin pellagra. Vào những năm 1700, pellagra lần đầu tiên xuất hiện ở Ý và, cái tên này có nghĩa là "pella", da và "agra", da thô hoặc thô ráp. Vào đầu những năm 1900, pellagra đã phổ biến ở các Hoa Kỳ miền Nam do lượng vitamin B3 trong ngô thấp , trong khi gô là nguồn lương thực thực phẩm chính trong chế độ ăn uống. Năm 1937, Elvehjem và các đồng nghiệp của ông đã phân lập được vitamin và chứng minh rằng axit nicotinic nguyên chất và axit nicotinic amide sẽ đảo ngược tình trạng lưỡi đen và bệnh pellagra.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Niacin hoặc vitamin B3 là những thuật ngữ chung cho axit nicotinic và nicotinamide" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_thieu-vitaminB3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Niacin hoặc vitamin B3 là những thuật ngữ chung cho axit nicotinic và nicotinamide</em></p> <p style="text-align: justify;">Niacin quan trọng đối với sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng đa lượng (carbohydrate, protein và chất béo) do là một phần của coenzyme NAD và NADP. Thiếu niacin dẫn đến giảm coenzym NAD và NADP. Trong các nguồn thực phẩm, niacin có trong cá và thịt, thực phẩm tăng cường như ngũ cốc và bánh mì, và trong các loại đậu. Ngoài ra, các cơ chế khác góp phần vào sự thiếu hụt niacin. Sự chuyển hóa tryptophan bị thay đổi xuất hiện trong hội chứng carcinoid, suy giảm hấp thu tryptophan trong tình trạng lặn ở thể nhiễm trùng Bệnh Hartnup, và việc sử dụng một số loại thuốc kéo dài có thể làm giảm sản xuất tryptophan (isoniazid) hoặc ức chế sự chuyển đổi tryptophan thành niacin (azathioprine, 6 - mercaptopurine, hoặc 5-fluorouracil).</p> <p style="text-align: justify;">Ngày nay, sự thiếu hụt niacin không phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển chủ yếu do chế độ ăn uống đủ chất; tuy nhiên, các quần thể cụ thể vẫn có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Đặc biệt ở những người sống trong cảnh nghèo đói hoặc những người có chế độ ăn cực kỳ ít niacin và thiếu protein. Suy dinh dưỡng ở những người vô gia cư hoặc có các bệnh kèm theo khác như chán ăn tâm thần nên được cho là có khả năng thiếu hụt. Hơn nữa, những người bị kém hấp thu, rối loạn sử dụng rượu hoặc dùng thuốc cụ thể có nguy cơ bị thiếu chất. Thông kê vào năm 1990, pellagra phổ biến ở 6,3% người tị nạn Mozambique ở Malawi. Trong hơn 9 tháng, 691 người Malawi sống ở Kasese đã phát triển bệnh pellagra, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu niacin. Ở Angola, khoảng 1/3 trong số 723 phụ nữ và 6% trong số 690 trẻ sơ sinh và trẻ em (6 tháng đến 5 tuổi) mắc bệnh pellagra. Mặt khác, 0,7% trong số 142 bệnh nhân Tanzania (từ 55 đến 99 tuổi) bị bệnh ngoài da được chẩn đoán mắc bệnh pellagra. Ở Hoa Kỳ, pellagra rất hiếm do bột chế biến được làm giàu với vitamin B. Ở Ấn Độ, 13% trong số 34 trẻ em gái từ 10 đến 13 tuổi bị thiếu niacin nhưng không bị thiếu ở trẻ em trai. Ở Thái Lan, tiêu thụ một bữa ăn truyền thống cung cấp khoảng 13% lượng niacin được khuyến nghị.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu niacin (vitamin B3) dẫn đến tình trạng được gọi là bệnh pellagra. Pellagra bao gồm bộ ba viêm da, sa sút trí tuệ, tiêu chảy và có thể dẫn đến tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiếu niacin (vitamin B3) dẫn đến tình trạng được gọi là bệnh pellagra" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_thieu-vitaminB3-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu niacin (vitamin B3) dẫn đến tình trạng được gọi là bệnh pellagra</em></p> <p style="text-align: justify;">Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nên được hoàn thành để xác nhận kết quả và kết hợp kiểm tra nồng độ tryptophan, NAD, NADP và niacin. Bài tiết N1-methylnicotinamide (NMN) trong nước tiểu dưới &lt;5,8 micromol (0,8 mg / ngày) có thể cho thấy thiếu niacin. Nồng độ nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) của Erythrocyte cũng là một chỉ số nhạy cảm của sự thiếu hụt niacin.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị bệnh pellagra chủ yếu là chế độ ăn uống giàu vitamin B3, và bổ sung nicotinamide qua đường uống.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh pellagra được chẩn đoán và điều trị, tiên lượng của bệnh nhân rất tốt.Nếu không được điều trị, bệnh pellagra sẽ tiến triển và cuối cùng dẫn đến tử vong. Tử vong có thể do biến chứng của suy dinh dưỡng nặng tiếp tục do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc tiêu chảy liên tục, nhiễm trùng hoặc các yếu tố thần kinh. Tử vong có thể xảy ra trong vòng 4 đến 5 năm nếu tiếp tục không điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu Niaci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu niacin có thể xảy ra do thiếu tiêu thụ các nguồn thực phẩm có chứa niacin. Trong các nguồn thực phẩm, niacin có trong cá và thịt, thực phẩm tăng cường như ngũ cốc và bánh mì, và trong các loại đậu. Ở mức độ thấp hơn, niacin có trong cà phê, trà và các loại hạt. Trong quá trình chế biến thịt, nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) và nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADP) có thể bị thủy phân thành nicotinamide tự do. Trong một số thực phẩm, chẳng hạn như ngô, niacin có thể liên kết cộng hóa trị với carbohydrate hoặc peptit nhỏ, làm giảm sinh khả dụng để hấp thu ở ruột non. Do đó, một số dấu hiệu sớm nhất của bệnh pellagra xuất hiện ở những người tiêu thụ chế độ ăn nhiều ngô. Ngoài các nguồn thực phẩm, gan có thể tổng hợp niacin từ tryptophan; do đó, một chế độ ăn uống có chứa cả niacin và tryptophan là cần thiết để duy trì mức niacin đầy đủ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Uống rượu quá mức và mãn tính có thể gây ra bệnh pellagra do làm giảm hấp thu niacin" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-vitaminB3-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Uống rượu quá mức và mãn tính có thể gây ra bệnh pellagra do làm giảm hấp thu niacin</em></p> <p style="text-align: justify;">Uống rượu quá mức và mãn tính có thể gây ra bệnh pellagra do làm giảm hấp thu niacin. Rối loạn sử dụng rượu có liên quan đến việc gia tăng suy dinh dưỡng và có thể làm giảm quá trình chuyển đổi tryptophan thành niacin. Niacin được hấp thụ chủ yếu ở ruột non; do đó, các rối loạn kém hấp thu như tiêu chảy mãn tính, bệnh viêm ruột và bệnh ác tính có thể làm giảm hấp thu niacin. Hơn nữa, bệnh Hartnup dẫn đến suy giảm khả năng hấp thụ tryptophan.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu niacin cũng có thể được nhìn thấy ở ba cơ sở khác:</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng carcinoid, trong đó chuyển hóa tryptophan thành 5-OH tryptophan và serotonin hơn là thành axit nicotinic. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt các dạng hoạt động của niacin và sự phát triển của bệnh pellagra.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng isoniazid kéo dài vì isoniazid làm cạn kiệt dự trữ pyridoxal phosphat, giúp tăng cường chuyển hóa tryptophan thành niacin . Một số loại thuốc khác gây ra sự thiếu hụt niacin bằng cách ức chế sự chuyển đổi tryptophan thành niacin, bao gồm fluorouracil , pyrazinamide , 6-mercaptopurine, hydantoin, ethionamide , phenobarbital , azathioprine và chloramphenicol.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Hartnup là một rối loạn bẩm sinh lặn trên NST thường do khiếm khuyết của sự vận chuyển màng trong tế bào ruột và tế bào thận thường chịu trách nhiệm hấp thu tryptophan, tiền chất của niacin.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu Niaci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu niacin (vitamin B3) dẫn đến tình trạng được gọi là bệnh pellagra. Pellagra bao gồm bộ ba viêm da, sa sút trí tuệ, tiêu chảy và có thể dẫn đến tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện da ở bệnh pellagra được đặc trưng bởi viêm da sắc tố cảm quang (thường nằm ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời), biểu hiện tương tự như cháy nắng, hiện tượng đổi màu nâu và các tổn thương da trên da như bàn tay, khuỷu tay, đầu gối và bàn chân. Biểu hiện đặc trưng là những thay đổi ban đỏ dạng bóng nước thứ phát sau viêm cấp tính nhẹ, dẫn đến thoái hóa lớp sừng, tiếp theo là tăng tế bào và nguyên bào sợi, giãn mao mạch, tăng sinh và dày lớp biểu bì. Tăng sắc tố da cũng xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">Trong đường tiêu hóa, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng, gây viêm dạ dày mãn tính. Ngoài ra, có thể xuất hiện các biến chứng đường tiêu hóa, viêm lưỡi, nhiễm trùng môi, viêm miệng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy hoặc táo bón.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm trùng môi do thiếu vitamin B3" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-vitamin-B3-3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm trùng môi do thiếu vitamin B3</em></p> <p style="text-align: justify;">Cũng có những báo cáo về hiện tượng nhiễm sắc thể tế bào thần kinh ở tế bào thần kinh vận động và phù nề ở tế bào thần kinh đệm và tế bào đệm. Ban đầu, những thay đổi về thần kinh như lo lắng, kém tập trung, mệt mỏi và trầm cảm có thể biểu hiện, nhưng khi pellagra tiến triển, chứng mất trí và mê sảng có thể xảy ra.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu Niaci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng của thiếu niacin bao gồm tình trạng của bệnh pellagra (các triệu chứng liên quan bao gồm lú lẫn tâm thần, viêm lưỡi, rụng tóc, viêm da, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, tim to, viêm dây thần kinh ngoại vi và sa sút trí tuệ).</p> <p style="text-align: justify;">Tử vong có thể do biến chứng của suy dinh dưỡng nặng tiếp tục do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc tiêu chảy liên tục, nhiễm trùng hoặc các yếu tố thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Tử vong có thể xảy ra trong vòng 4 đến 5 năm nếu tiếp tục không điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu Niaci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ đẻ ra ở bà mẹ thiếu vitamin B3.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ suy dinh dưỡng</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ suy dinh dưỡng" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-vitaminB3-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ suy dinh dưỡng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn, lương thực chính là ngô</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có thai, cho con bú không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Nước kém phát triển, vùng kinh tế khó khăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Uống nhiều rượu, nghiện rượu</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý: tiêu chảy mãn tính, bệnh viêm ruột và bệnh ác tính về đường ruột tăng nguy cơ thiếu vitamin B3</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu Niaci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần được giáo dục về chế độ ăn uống lành mạnh, cai thuốc lá và kiêng rượu.</p> <p style="text-align: justify;">Vitamin tan B3 có nhiều trong các nguồn thực phẩm, niacin có trong cá và thịt, thực phẩm tăng cường như ngũ cốc và bánh mì, và trong các loại đậu. Ở mức độ thấp hơn, niacin có trong cà phê, trà và các loại hạt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vitamin tan B3 có nhiều trong các nguồn thực phẩm, niacin có trong cá và thịt" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-vitaminB3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vitamin tan B3 có nhiều trong các nguồn thực phẩm, niacin có trong cá và thịt</em></p> <p style="text-align: justify;">Pellagra có thể phòng ngừa được với một chế độ ăn uống đầy đủ giàu protein; do đó, giáo dục dinh dưỡng và tiếp cận với thực phẩm là rất quan trọng để phòng ngừa. Ở những người có tình trạng kém hấp thu hoặc những người đang dùng thuốc làm giảm sự sẵn có của niacin, việc bổ sung là cần thiết. Ở những vùng có nguy cơ đói cao hoặc chế độ ăn nhiều ngô và ít protein (thường thấy ở các dân cư bộ lạc), việc tiếp cận và bổ sung lương thực là điều cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">Nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm hợp lý. Tiêm phòng đầy đủ</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu Niaci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi đánh giá tình trạng thiếu vitamin B3, tiền sử điển hình có thể bao gồm ăn uống kém dinh dưỡng, uống quá nhiều rượu, hoặc bệnh nhân thuộc nhóm dân số đặc biệt của những người đã đề cập phía trên đây.</p> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể bao gồm tổn thương da và miệng, tiêu chảy và mê sảng.</p> <p style="text-align: justify;">Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nên được hoàn thành để xác nhận kết quả và kết hợp kiểm tra nồng độ tryptophan, NAD, NADP và niacin. Bài tiết N1-methylnicotinamide (NMN) trong nước tiểu dưới &lt;5,8 micromol (0,8 mg/ngày) có thể cho thấy thiếu niacin. Nồng độ nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) của Erythrocyte cũng là một chỉ số nhạy cảm của sự thiếu hụt niacin.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu Niaci</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông thường, sự thiếu hụt niacin có thể cho thấy sự thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng; do đó, một chế độ ăn uống cân bằng là một khuyến cáo mạnh mẽ.</p> <p style="text-align: justify;">Nên cho uống liều nicotinamide từ 250 đến 500 mg / ngày. Mặc dù axit nicotinic là dạng niacin phổ biến hơn, nhưng nicotinamide được sử dụng cho những trường hợp thiếu hụt niacin vì nó không gây ra các triệu chứng như cảm giác ngứa ran, ngứa hoặc đỏ bừng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc bệnh pellagra nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và kiêng uống rượu.</p> <p style="text-align: justify;">Mức hỗ trợ chế độ ăn uống được khuyến nghị (RDA) cho niacin được biểu thị bằng hàm lượng tương đương niacin (NE). RDA cho trẻ từ 1 đến 3 và 4 đến 8 tuổi là 6 và 8 mg / ngày NE. Đối với cả bé trai và bé gái từ 9 đến 13 tuổi, RDA là 12mg / ngày NE. Đối với những người từ 14 tuổi trở lên, RDA là 16, và nó là 14 mg / ngày NE đối với nam và nữ, tương ứng. RDA trong thời kỳ cho con bú là 17 mg / ngày NE.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Niacin Deficiency - StatPearls - NCBI Bookshelf</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-niaci-syotq
Thiếu kẽm
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu kẽm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho con người và tham gia nhiều vào quá trình chuyển hóa protein, lipid, axit nucleic và phiên mã gen. Vai trò của nó trong cơ thể con người rất rộng rãi trong chức năng sinh sản, chức năng miễn dịch, sửa chữa vết thương và ở cấp độ vi tế bào đối với đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào tiêu diệt tự nhiên và hoạt động của bổ thể. Mặc dù là một trong những nguyên tố vi lượng dồi dào nhất trong cơ thể con người, nhưng kẽm lưu trữ với một lượng không đáng kể và do đó cần phải bổ sung hoặc bổ sung thường xuyên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho con người và tham gia nhiều vào quá trình chuyển hóa protein, lipid, axit nucleic và phiên mã gen." src="/ImagePath/images/20210911/20210911_thieu-kem-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho con người và tham gia nhiều vào quá trình chuyển hóa protein, lipid, axit nucleic và phiên mã gen.</em></p> <p style="text-align: justify;">Khẩu phần cung cấp hàng ngày của kẽm tăng từ 3mg / ngày ở trẻ em lên 8mg / ngày ở nữ trưởng thành và 11mg / ngày ở nam trưởng thành và thậm chí còn cao hơn ở phụ nữ mang thai và cho con bú.</p> <p style="text-align: justify;">Kẽm được tìm thấy trong nhiều nhóm thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, hải sản, thịt gia cầm, các loại đậu, đậu nành và thịt đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu kẽm là một vấn đề sức khỏe lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, do đó nó được Tổ chức Y tế Thế giới coi đây là một yếu tố gây bệnh chính. Tình trạng thiếu hụt đặc hữu phổ biến ở một phần ba dân số ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, chủ yếu ở Đông Nam Á và châu Phi cận Sahara. Xu hướng và tỷ lệ thiếu hụt trên toàn thế giới phần lớn đã ổn định; tuy nhiên, mức giảm đáng chú ý đã được chứng minh bởi Trung Quốc với tỷ lệ mắc bệnh tăng từ 17% lên 8% được ghi nhận vào năm 2005. Sự thiếu hụt kẽm lần đầu tiên được công nhận là nguyên nhân gây ra bệnh lùn còi cọc do dinh dưỡng ở Trung Đông. Điều này có liên quan đến lượng phytate cao.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu kẽm có thể do di truyền hoặc mắc phải. Sự thiếu hụt mắc phải có thể xảy ra do giảm lượng ăn vào, không có khả năng hấp thụ vi chất dinh dưỡng, tăng nhu cầu trao đổi chất hoặc mất quá nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng, rối loạn chức năng tình dục, viêm nhiễm tái phát, nhiễm trùng tiêu hóa, hoặc tổn thương da.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị chủ yếu bằng thay thế đường uống và thường giúp cải thiện lâm sàng nhanh chóng. Tiêu chảy có thể hết trong vòng 24 giờ và các tổn thương da thường lành trong vòng 1 đến 2 hàng tuần. Bệnh nhân bị thiếu hụt di truyền nên có nồng độ kẽm và phosphatase kiềm nên được theo dõi từ 3 đến 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị thay thế và điều chỉnh liều theo đ</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu kẽm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khẩu phần kẽm tăng từ 3mg / ngày ở trẻ em lên 8mg / ngày ở nữ trưởng thành và 11mg / ngày ở nam trưởng thành. Những yêu cầu này thậm chí còn cao hơn ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Thiếu kẽm có thể mắc phải hoặc di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">Sự thiếu hụt mắc phải có thể xảy ra do giảm lượng ăn vào, không có khả năng hấp thụ vi chất dinh dưỡng, tăng nhu cầu trao đổi chất hoặc mất quá nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">Sự hấp thu xảy ra chủ yếu ở tá tràng xa và hỗng tràng gần, trong khi bài tiết chủ yếu qua đường tiêu hóa với một số bài tiết qua nước tiểu và mồ hôi. Sự hấp thụ bị giảm khi ăn đồng thời các phytate (có trong các loại đậu, quả hạch và hạt), canxi và photphat. Việc ăn uống không đủ có thể được nhìn thấy khi chế độ dinh dưỡng hoàn toàn từ cha mẹ, chế độ ăn chay nghiêm ngặt và chứng biếng ăn.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân của việc hấp thu không đủ bao gồm bệnh Crohn và tình trạng kém hấp thu ở ruột non sau đó, hội chứng ruột ngắn, nhiễm giun móc và suy tuyến tụy. Các loại thuốc bao gồm penicillamine, các loại thuốc lợi tiểu khác nhau và natri valproate cũng có thể ức chế sự hấp thu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân của việc hấp thu không đủ bao gồm bệnh Crohn" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-kem-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân của việc hấp thu không đủ bao gồm bệnh Crohn</em></p> <p style="text-align: justify;">Nhu cầu gia tăng xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng, một trong số đó là trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Nhu cầu kẽm tăng lên gấp 2 lần trong thời gian này và có thể mất đến 2 mg mỗi ngày, kéo dài đến hai tháng sau khi sinh. Trẻ sinh non đòi hỏi lượng kẽm cao hơn vì dự trữ không đủ, giảm hấp thu ở ruột và tỷ lệ trao đổi chất cao hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Mất quá nhiều xảy ra do bỏng, chạy thận nhân tạo, tán huyết, tiêu chảy, hoặc mất nước tiểu do sử dụng rượu hoặc thuốc lợi tiểu. Những điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong khoảng thời gian hàng tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm da đầu chi ruột (Acrodermatitis enteropathica) là một dạng thiếu Kẽm di truyền do suy giảm khả năng hấp thụ. Đây là một căn bệnh hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh ước tính là 1 trên 500.000. Nó xảy ra như một đột biến lặn trên NST thường của gen SLC39A4 trên nhiễm sắc thể 8q24.3 mã hóa chất vận chuyển Zip4.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu kẽm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh thiếu kẽm do di truyền xuất hiện sớm hơn trong cuộc đời.</p> <p style="text-align: justify;">Bất kể thiếu hụt di truyền hoặc mắc phải, một số dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau, mặc dù sự liên quan trên da có thể nhẹ hơn trong trường hợp thiếu kẽm mắc phải. Nhiều hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng do thiếu kẽm.</p> <p style="text-align: justify;">Vai trò của nó trong hệ thống sinh sản biểu hiện trên lâm sàng là thiểu năng sinh dục và các biến chứng liên quan và vô sinh nam.</p> <p style="text-align: justify;">Sự tham gia của hệ thống thần kinh trung ương (CNS) có thể biểu hiện như cảm xúc không ổn định, rối loạn tâm thần, suy giảm vị giác và khứu giác, cũng như chứng sợ ánh sáng.</p> <p style="text-align: justify;">Rối loạn chức năng miễn dịch có nguy cơ dẫn đến vô số các biến chứng nhiễm trùng. Các triệu chứng của đường tiêu hóa có thể biểu hiện như tiêu chảy.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh ngoài da tiến triển trong nhiều ngày và chủ yếu ở vị trí xung quanh miệng gọi là viêm môi góc cạnh. Các khu vực dễ bị ma sát như khuỷu tay, đầu gối, khớp ngón tay, khu vực xương đòn, mắt cá chân và xương cùng thường co liên quan. Tổn thương là các mảng vảy tiết và có thể nổi mụn nước hoặc mụn mủ. Nó "giống như bỏng nước" và có thể nứt. Các mảng vảy nến hình khuyên có thể có lớp vỏ màu đen bên trên và các rìa tăng dần với tỷ lệ đóng vảy và hóa lỏng ở trung tâm. Sự liên quan của móng xuất hiện dưới dạng bệnh lý nhiễm trùng vùng da xung quanh móng, viêm lớp biểu bì, đường Beau, dải ngang màu trắng. Sự tham gia của da đầu trước tiên có thể cho thấy tóc mỏng đi, giòn hoặc các vân ngang với các vết chẻ dọc hoặc giả bệnh tóc chuỗi hạt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-kem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ</em></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân thiếu hụt di truyền, ví dụ như viêm da đầu chi ruột, là một dạng kém hấp thu kẽm di truyền hiếm gặp và thường có triệu chứng từ sau 4 đến 6 tuần sau khi trẻ ngừng bú mẹ. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm khó chịu quấy khóc, mất tập trung, suy giảm tăng trưởng, biếng ăn, quáng gà, và sợ ánh sáng. Tổn thương ở da bao gồm: da khô, đỏ, chảy nước, có vảy… gần giống vảy nến xung quanh vùng quanh mép, mông, đáy chậu, vùng kín. Chứng loạn dưỡng móng và viêm da quanh móng xảy ra và chứng rụng tóc có thể phát triển. Vết thương chậm lành, viêm kết mạc và tăng nhạy cảm với nhiễm trùng cũng có thể là biểu hiện.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu kẽm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu kẽm nghiêm trọng và kéo dài có thể dẫn đến suy giảm tốc độ tăng trưởng, thiểu năng sinh dục, nhiễm trùng tái phát, tiêu chảy và viêm da.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu kẽm cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường đái tháo đường và béo ph</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu kẽm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ đẻ ra ở bà mẹ thiếu kẽm. Trẻ suy dinh dưỡng</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có thai, cho con bú không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phụ nữ có thai, cho con bú không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý dễ bị thiếu kẽm" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-kem-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ có thai, cho con bú không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý dễ bị thiếu kẽm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nước kém phát triển, vùng kinh tế khó khăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý đường tiêu hóa: Crohn, hội chứng ruột ngắn, nhiễm giun móc và suy tuyến tụy, bỏng, chạy thận nhân tạo, tán huyết, tiêu chảy. Hay sử dụng các loại thuốc penicillamine, các loại thuốc lợi tiểu khác nhau và natri valproate cũng có thể ức chế sự hấp thu.</p> <p style="text-align: justify;">- Di truyền: gia đình mắc bệnh, bố mẹ mang gen bệnh thiếu kẽm di truyền, tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu kẽm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa số trường hợp có thể ngăn ngừa thiếu kẽm bằng cách giáo dục cộng đồng về các loại thực phẩm có thể tiêu thụ để ngăn ngừa thiếu kẽm. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, hải sản, thịt gia cầm, các loại đậu, đậu nành và thịt đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Những người ăn chay có thể thấy khó khăn hơn để có đủ kẽm trong chế độ ăn uống. Đối với những bệnh nhân này, các lựa chọn cho nguồn kẽm bao gồm đậu nướng, đậu Hà Lan, hạt điều và hạnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc kháng sinh, penicillin và thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và bài tiết của chất bổ sung kẽm nên hạn chế sử dụng. Trường hợp được kê đơn nên xin ý kiến từ chuyên gia để bổ sung kẽm hợp lý.</p> <p style="text-align: justify;">Đối tượng nguy cơ cao thiếu kẽm nên được bổ sung theo khuyến cáo, đặc biệt ở những trường hợp tiêu chảy, nhiễm trùng kéo dài…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đối tượng nguy cơ cao thiếu kẽm nên được bổ sung theo khuyến cáo, đặc biệt ở những trường hợp tiêu chảy, nhiễm trùng kéo dài…" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-kem-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đối tượng nguy cơ cao thiếu kẽm nên được bổ sung theo khuyến cáo, đặc biệt ở những trường hợp tiêu chảy, nhiễm trùng kéo dài…</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu kẽm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán có thể được thiết lập với một chỉ số nghi ngờ dựa trên các yếu tố nguy cơ được mô tả, tần suất địa lý và tuổi xuất hiện. Tiền sử phù hợp và chi tiết có thể chỉ ra sự thiếu hụt do di truyền hoặc mắc phải.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm da đầu chi ruột (Acrodermatitis enteropathica) được nghi ngờ về mặt lâm sàng và được hỗ trợ bởi các phát hiện trong phòng thí nghiệm và mô bệnh học.</p> <p style="text-align: justify;">Giá trị phòng thí nghiệm sẽ chứng minh phosphatase kiềm trong huyết thanh thấp (một metalloenzyme phụ thuộc vào kẽm) và nồng độ kẽm trong huyết tương thấp. Mức kẽm bình thường là từ 70 đến 250 ug / dl ở người lớn, và sự thiếu hụt nhẹ có thể biểu hiện trên lâm sàng khi giá trị giảm xuống còn 40 đến 60 ug / dl. Nồng độ kẽm trong nước tiểu rất khác nhau và không phải là dấu hiệu đáng tin cậy cho tình trạng cấp tính. Mức độ kẽm trong tóc cũng là một dấu hiệu không đáng tin cậy trong những thay đổi cấp tính.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng để chẩn đoán tình trạng thiếu kẽm" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_xet-nghiem-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng để chẩn đoán tình trạng thiếu kẽm</em></p> <p style="text-align: justify;">Sinh thiết tổn thương và mô bệnh học của mô bị ảnh hưởng có thể hỗ trợ chẩn đoán. Đám sinh thiết các tổn thương da liên quan cho thấy viêm da dạng vảy nến tăng sản kèm theo chứng parakeratosis. Lớp hạt thường giảm hoặc không có, và có thể có màu xanh của biểu bì trên. Màu xanh của tế bào chất là một phát hiện không cụ thể nhưng có thể là thay đổi sớm nhất. Nó cũng có thể không có trong các tổn thương mãn tính. Lớp hạ bì nhú có thể cho thấy các mạch quanh co giãn ra và chứng tỏ thâm nhiễm nhẹ bạch cầu đơn nhân quanh mạch. Phát hiện này không đặc hiệu và có thể thấy ở bệnh viêm da do thiếu vitamin, bao gồm cả thiếu hụt B3.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu kẽm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị bắt đầu bằng thay thế đường uống. Hai đến 3 mg / kg mỗi ngày thường chữa khỏi tất cả các biểu hiện lâm sàng trong vòng 1 -&nbsp;2 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">Ngay cả ở những bệnh nhân bị viêm da đầu chi ruột, thay thế bằng đường uống với 1 đến 2 mg / kg mỗi ngày vẫn là tiêu chuẩn điều trị với việc bổ sung suốt đời.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với trẻ sinh non thiếu kẽm, việc bú mẹ bình thường thường là đủ để điều chỉnh, và tình trạng thiếu hụt thường tự khỏi trong vòng vài tuần mà không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, sữa mẹ có thể bị thiếu kẽm nếu kho dự trữ của mẹ cạn kiệt. Ngoài ra, sữa mẹ tiết ít kẽm do đột biến SLC30A2 có thể xảy ra.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Zinc Deficiency - StatPearls - NCBI Bookshelf</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-kem-suvvt
Suy giáp bẩm sinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Suy giáp bẩm sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Suy giáp nguyên phát bẩm sinh, xảy ra ở khoảng 1: 2000 đến 1: 4000 trẻ sơ sinh, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể phòng ngừa được của khuyết tật trí tuệ trên toàn thế giới.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Suy giáp nguyên phát bẩm sinh" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_suy-giap-bam-sinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy giáp nguyên phát bẩm sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh suy giáp nguyên phát bẩm sinh rất khác nhau trên toàn cầu. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo vị trí địa lý và theo dân tộc. Báo cáo từ các chương trình sàng lọc ở Hoa Kỳ, Canada, các nước Châu Âu, Israel, Úc, New Zealand và Nhật Bản ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh từ 1: 2000 đến 1: 4000 trẻ sơ sinh. Tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo khác nhau giữa các nhóm chủng tộc và dân tộc, với tỷ lệ khoảng 1: 1200 ở trẻ sơ sinh Nam Á, 1: 2380 ở trẻ sơ sinh Đông Á (Trung Quốc và Việt Nam), 1: 1600 ở trẻ sơ sinh gốc Tây Ban Nha, 1: 3533 ở trẻ sơ sinh da trắng không phải gốc Tây Ban Nha trẻ sơ sinh và 1: 11.000 ở trẻ sơ sinh da đen không phải gốc Tây Ban Nha, theo báo cáo trong khoảng thời gian bảy năm từ California. Hơn nữa, tỷ lệ mắc bệnh dường như tăng ở các ca sinh đôi (1: 900) và thậm chí cao hơn ở các ca sinh nhiều (1: 600). Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, 1: 581, được báo cáo từ tỉnh Markazi ở Iran, có khả năng liên quan đến tình trạng an toàn và sự xuất hiện cao hơn của các lỗi bẩm sinh di truyền lặn về tổng hợp hormon tuyến giáp.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh ưu thế của nữ giới, đạt tỷ lệ 2: 1 giữa nữ và nam. Một nghiên cứu khác từ Quebec cho thấy rối loạn phát triển tuyến giáp phổ biến hơn ở trẻ Da trắng so với trẻ Da đen, trong khi rối loạn phát triển tuyến giáp xảy ra như nhau ở cả hai nhóm chủng tộc.</p> <p style="text-align: justify;">Bởi vì một số hormon tuyến giáp của người mẹ đi qua nhau thai, và bởi vì thường có một số chức năng tuyến giáp còn sót lại ở trẻ sơ sinh bị suy giáp bẩm sinh, phần lớn (hơn 95%) trẻ bị ảnh hưởng không có triệu chứng khi sinh. Hiếm khi có một số biểu hiện lâm sàng của suy giáp bẩm sinh khi mới sinh, nhưng thường gặp hơn là các dấu hiệu và triệu chứng sau phát triển trong vài tuần và tháng đầu sau sinh: lờ đờ, khóc khàn, khó bú, thường xuyên phải đánh thức trẻ bú, táo bón, lưỡi dày to, thoát vị rốn, thóp lớn, giảm trương lực, khô da, hạ thân nhiệt và vàng da kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">Trước đây, chẩn đoán suy giáp bẩm sinh ở trẻ thường muộn, dẫn tới điều trị muộn, và cuối cùng chậm phát triển trí tuệ( đần độn), chậm tăng trưởng (lùn tuyến giáp). Hiện nay, các chương trình sàng lọc sơ sinh bằng cách đo thyrotropin [TSH]&nbsp;qua mẫu máu gót chân đã phát hiện bệnh sớm, giúp điều trị hormon thay thế sớm, đã khắc phục được di chứng sau này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Suy giáp bẩm sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Suy giáp bẩm sinh thường gặp nhất là do khiếm khuyết phôi thai trong quá trình phát triển tuyến giáp (rối loạn sinh) hoặc khiếm khuyết trong tổng hợp hormon tuyến giáp (rối loạn phát triển tuyến giáp).</p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp rối loạn sinh tuyến giáp là lẻ tẻ, trong khi rối loạn chức năng tuyến giáp được di truyền theo kiểu lặn trên NST thường.</p> <p style="text-align: justify;">Khiếm khuyết trong vận chuyển hoặc hoạt động hormone tuyến giáp là những nguyên nhân hiếm gặp của suy giáp bẩm sinh. Trên thế giới, thiếu iốt vẫn là nguyên nhân chính gây suy giáp bẩm sinh; trong những trường hợp này, việc thay thế i-ốt dẫn đến chức năng tuyến giáp bình thường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiếu iốt&nbsp;là nguyên nhân chính gây suy giáp bẩm sinh" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_suy-giap-bam-sinh-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu iốt&nbsp;là nguyên nhân chính gây suy giáp bẩm sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Suy giáp trung ương bẩm sinh thường gặp nhất là do khiếm khuyết trong sự phát triển phôi thai của tuyến yên hoặc đột biến gen chịu trách nhiệm tổng hợp hormon tuyến yên.</p> <p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân khác của suy giáp thoáng qua bao gồm truyền thuốc kháng giáp của mẹ, kháng thể ngăn thụ thể hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của mẹ, tiếp xúc với iot dư thừa, u máu gan lớn và một số đột biến gen DUOX2. Khoảng một nửa số trường hợp tuyến giáp tại chỗ bị suy giáp thoáng qua.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Suy giáp bẩm sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đại đa số (hơn 95%) trẻ bị suy giáp bẩm sinh có rất ít biểu hiện lâm sàng của suy giáp khi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh có triệu chứng: Trẻ sơ sinh được sinh ra ở các khu vực trên thế giới thiếu các chương trình sàng lọc sơ sinh thường có các triệu chứng và dấu hiệu của suy giáp phát triển trong vài tháng đầu đời, bao gồm thờ ơ, khóc khàn, khó bú, thường xuyên cần được đánh thức để cho con bú, táo bón, phù niêm, lưỡi dày to, thoát vị rốn, thóp lớn, giảm trương lực, da khô, hạ thân nhiệt và vàng da kéo dài (chủ yếu là tăng bilirubin không liên hợp). Các nốt sần dưới da có thể sờ thấy (các nốt sần) có thể là dấu hiệu của suy giáp bẩm sinh do bệnh cận giáp giả gây ra.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đại đa số (hơn 95%) trẻ bị suy giáp bẩm sinh có rất ít biểu hiện lâm sàng của suy giáp khi sinh" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_20200417_suy-giap-bam-sinh-01.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đại đa số (hơn 95%) trẻ bị suy giáp bẩm sinh có rất ít biểu hiện lâm sàng của suy giáp khi sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh bị suy giáp trung ương, các biểu hiện lâm sàng thường liên quan đến sự thiếu hụt liên quan của các hormon khác của tuyến yên và bao gồm hạ đường huyết, dương vật nhỏ, tinh hoàn không phát triển, một số ít trường hợp có đặc điểm của bệnh đái tháo nhạt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Suy giáp bẩm sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chậm phát triển tâm thần, giảm IQ, giảm chiều cao, vàng da kéo dài sau sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ bị suy giáp bẩm sinh thường bị vàng da sau sinh" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_suy-giap-bam-sinh-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ bị suy giáp bẩm sinh thường bị vàng da sau sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Di chứng thần kinh: chẳng hạn như mất phối hợp vận động thô và tinh, mất điều hòa, tăng hoặc giảm trương lực cơ, nhịp độ chú ý ngắn, khiếm khuyết về giọng nói và lác, mất thính lực,</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Suy giáp bẩm sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ mắc bệnh ưu thế của nữ giới, đạt tỷ lệ 2: 1 giữa nữ và nam</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ mắc bệnh dường như tăng ở các ca sinh đôi (1: 900) và thậm chí cao hơn ở các ca sinh nhiều (1: 600).</p> <p style="text-align: justify;">- Di truyền: ở gia đình có người mắc bệnh suy giáp do di truyền, tăng nguy cơ mắc bệnh ở con cái theo quy luật di truyền.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ở gia đình có người mắc bệnh suy giáp do di truyền, tăng nguy cơ mắc bệnh ở con cái theo quy luật di truyền" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_suy-giap-bam-sinh-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ở gia đình có người mắc bệnh suy giáp do di truyền, tăng nguy cơ mắc bệnh ở con cái theo quy luật di truyền</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Suy giáp bẩm sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối với tất cả trẻ sơ sinh, trẻ sinh non nên được kiểm tra định kỳ để tìm suy giáp. Tầm soát thường được thực hiện với một mẫu máu lấy bằng que ở gót chân. Mẫu sàng lọc đầu tiên thường được lấy nhất từ 24 đến 48 giờ sau khi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Bổ sung iod vào muối ăn để sử dụng, đặc biệt ở vùng thiếu iod</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Suy giáp bẩm sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong phần lớn các trường hợp, chẩn đoán suy giáp qua sàng lọc sơ sinh bằng lấy máu gót chân, và khẳng định bằng kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho thấy FT4, T3 giảm, TSH tăng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chẩn đoán suy giáp qua sàng lọc sơ sinh bằng lấy máu gót chân ở trẻ" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_suy-giap-bam-sinh-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán suy giáp qua sàng lọc sơ sinh bằng lấy máu gót chân ở trẻ</em></p> <p style="text-align: justify;">Cần lưu ý rằng nồng độ T4 trong huyết thanh ở trẻ sơ sinh bình thường cao hơn trong vài tuần đầu đời so với người lớn do sự gia tăng bài tiết TSH xảy ra ngay sau khi sinh. Nồng độ TSH trong huyết thanh tăng đột ngột lên đến 60 đến 80 mIU / L, thường đạt đỉnh 30 phút sau khi sinh. Sau đó, nồng độ TSH huyết thanh giảm nhanh chóng xuống khoảng 20 mIU / L 24 giờ sau khi sinh và sau đó chậm hơn xuống 6 đến 10 mIU / L ở một tuần tuổi. TSH huyết thanh&gt; 10 mIU / L tăng ở trẻ sau một tuần tuổi. Từ một đến bốn ngày sau sinh, phạm vi bình thường đối với tổng T4 trong huyết thanh là khoảng 10 đến 22 mcg / dL (129 đến 283 nmol / L) và phạm vi bình thường đối với T4 tự do trong huyết thanh là khoảng 2 đến 5 ng / dL (25 đến 64 pmol / L). Sau bốn tuần tuổi, phạm vi bình thường đối với tổng T4 trong huyết thanh là 7 đến 16 mcg / dL (90 đến 206 nmol / L) và phạm vi bình thường đối với FT4 trong huyết thanh là 0,8 đến 2,0 ng / dL (10 đến 26 pmol / L) ).</p> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- TSH cao, FT4 thấp: xác nhận chẩn đoán suy giáp nguyên phát.</p> <p style="text-align: justify;">- TSH cao, FT4 bình thường: xác định suy giáp cận lâm sàng .</p> <p style="text-align: justify;">- TSH thấp hoặc bình thường, T4 tự do thấp: khả năng bị suy giáp trung ương</p> <p style="text-align: justify;">Nếu chẩn đoán suy giáp được xác nhận, chụp xạ hình tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm tự kháng thể tuyến giáp hoặc bài tiết i-ốt qua nước tiểu, có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Suy giáp bẩm sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc xác định và điều trị kịp thời trẻ bị suy giáp bẩm sinh là điều cần thiết để đảm bảo kết quả phát triển thần kinh và tăng trưởng bình thường. Đối với trẻ sơ sinh có xét nghiệm sàng lọc dương tính rõ ràng, nên bắt đầu điều trị ngay khi lấy mẫu huyết thanh xác nhận kết quả đo hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và thyroxine tự do (fT4), thay vì đợi cho đến khi chẩn đoán được xác nhận.</p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp các xét nghiệm sàng lọc là giới hạn, quyết định điều trị có thể được hoãn lại cho đến khi có kết quả xét nghiệm huyết thanh khẳng định.</p> <p style="text-align: justify;">Tất cả trẻ sơ sinh nghi ngờ bị suy giáp bẩm sinh nên được điều trị bằng levothyroxin bằng đường uống. Liều bắt đầu từ 10 đến 15 mcg / kg / ngày</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tất cả trẻ sơ sinh nghi ngờ bị suy giáp bẩm sinh nên được điều trị bằng levothyroxin bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_suy-giap-bam-sinh-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tất cả trẻ sơ sinh nghi ngờ bị suy giáp bẩm sinh nên được điều trị bằng levothyroxin bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đối với trẻ sơ sinh bị suy giáp nặng hơn, liều ban đầu thường là levothyroxine 12,5 đến 15mcg / kg / ngày. Suy giáp nặng được gợi ý bởi kết quả xét nghiệm tuyến giáp trước điều trị bất thường rõ rệt, ví dụ, tổng T4 huyết thanh &lt;5 mcg /dL (&lt;65 nmol / L) hoặc fT4 &lt;0,4 ng / dL (&lt;5 pmol / L).</p> <p style="text-align: justify;">- Trong các trường hợp suy giáp bẩm sinh nhẹ (TSH huyết thanh xác nhận từ 5 đến 20 mU / L, FT4 giới hạn thấp hoặc bình thường), nên bắt đầu với liều levothyroxin từ 8 đến 10 mcg / kg / ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với trẻ sơ sinh bị suy giáp nguyên phát, mục đích điều trị là giữ cho nồng độ FT4 (hoặc T4) huyết thanh ở một nửa trên của khoảng tham chiếu ở trẻ em và TSH huyết thanh trong giới hạn bình thường theo tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Có tới 30 phần trăm trẻ em bị suy giáp bẩm sinh có dạng thoáng qua và sẽ lấy lại chức năng tuyến giáp nội sinh bình thường trong thời gian đầu đời. Vì vậy, trong những trường hợp suy giáp bẩm sinh vĩnh viễn chưa được hình thành, nên đánh giá lại chức năng tuyến giáp vào khoảng ba tuổi để xác định xem tình trạng suy giáp là vĩnh viễn hay thoáng qua.</p> <p style="text-align: justify;">Trong hầu hết các trường hợp, điều này được thực hiện bằng cách ngừng điều trị trong 30 ngày và sau đó đo TSH và fT4 huyết thanh.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với trẻ suy giáp bẩm sinh được điều trị sớm (bắt đầu từ hai đến sáu tuần tuổi) và điều trị thích hợp trong suốt ba năm đầu đời, tiên lượng về phát triển thần kinh và thể chất là tốt. Tiên lượng xấu hơn đối với trẻ sơ sinh được phát hiện muộn hơn, bị suy giáp nặng hơn và / hoặc nhận đủ liều levothyroxine.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Treatment and prognosis of congenital hypothyroidism - UpToDate</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/suy-giap-bam-sinh-srvlp
Teo thực quản
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Teo thực quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thực quản là một ống cơ vận chuyển thức ăn từ hầu đến dạ dày. Thực quản có nguồn gốc từ lớp mầm nội bì tạo thành hầu, thực quản, dạ dày và các đường biểu mô của đường tiêu hóa. Khí quản và thực quản phát sinh từ sự tách rời của cơ quan tiêu hóa nguyên thủy trong quá trình phát triển sớm của bào thai. Việc không tách được hoặc không phát triển hoàn toàn này có thể dẫn đến rò khí phế- thực quản (TEF) và teo thực quản bẩm sinh (EA). TEF và EA hiện diện cùng nhau trong khoảng 90% các trường hợp. EA và TEF được phân thành 5 loại (loại AE) dựa trên cấu hình giải phẫu.</p> <p style="text-align: justify;">Loại A là teo thực quản cô lập mà không có lỗ rò khí quản kèm theo và tỷ lệ hiện mắc là 8%. Loại B là teo thực quản với lỗ rò khí quản đoạn gần. Đây là bệnh hiếm nhất với tỷ lệ 1%. Dị vật teo thực quản loại C là phổ biến nhất với 84% với lỗ rò khí quản xa. Loại D là teo thực quản với cả TEF gần và xa. Nó hiếm ở mức 3%. Dị vật thực quản loại E chỉ là một lỗ rò khí quản riêng biệt mà không có hiện tượng bất thường thực quản kèm theo. Nó được biết đến như một loại "H", với tỷ lệ phổ biến khoảng 4%.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thực quản là một ống cơ vận chuyển thức ăn từ hầu đến dạ dày" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_teo-thuc-quan-03.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thực quản là một ống cơ vận chuyển thức ăn từ hầu đến dạ dày</em></p> <p style="text-align: justify;">EA là một dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa trên với tỷ lệ hiện mắc ước tính trên toàn thế giới thay đổi từ 1 trên 2500 đến 1 trong 4500 ca sinh. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ hiện mắc ước tính là 2,3 trên 10.000 trẻ đẻ sống. Tỷ lệ mắc EA /TEF tăng tương đối theo tuổi mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">Trước khi sinh, bệnh nhân EA có thể xuất hiện hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối, chủ yếu là trong tam cá nguyệt thứ ba, siêu âm thai thấy đa ối đây có thể là một dấu hiệu gợi ý chẩn đoán sớm cho EA trước sinh. Khoảng một phần ba số thai nhi mắc EA / TEF sẽ được chẩn đoán trước sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, khoảng 50% bệnh nhân TEF / EA sẽ có các dị tật bẩm sinh liên quan bao gồm hội chứng VACTERL (dị tật cột sống, dị tật hậu môn, dị tật tim mạch thường là thông liên thất, dò thực quản- khí quản, teo thực quản, dị tật thận và bất thường về chi) hoặc CHARGE (bất thường cơ quan thị giác, dị tật tim, bít tắc hay hẹp cửa mũi sau, chậm phát triển , hội chứng bất thường ở bộ phận sinh dục và bất thường về tai và thính giác).</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi trẻ được sinh ra, các triệu chứng phổ biến nhất của EA có thể nhận biết được bao gồm chảy nhiều nước dãi, nghẹt thở và không đặt được ống thông mũi dạ dày. Hơn nữa, nếu có TEF liên quan, sẽ có biểu hiện căng dạ dày do không khí đi từ khí quản qua lỗ rò thực quản xa rồi vào dạ dày.</p> <p style="text-align: justify;">Tiên lượng cho trẻ sơ sinh bị EA / TEF là tương đối tốt và phụ thuộc chủ yếu vào các bất thường khác. Nói chung, tỷ lệ sống sót chung là khoảng 85% -90%. Tỷ lệ tử vong cao hơn khi có các dị tật tim liên quan ngoài EA / TEF. Tử vong sớm có liên quan đến dị tật tim, trong khi tử vong muộn do biến chứng hô hấp. Tất cả trẻ sơ sinh trải qua quá trình sửa chữa EA / TEF sẽ có một số vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp, thường cải thiện theo tuổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Teo thực quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Căn nguyên của teo thực quản bẩm sinh có hoặc không có lỗ rò khí quản liên quan là sự thất bại của sự phân tách hoặc sự phát triển không hoàn toàn của cơ quan tiêu hóa nguyên thủy.</p> <p style="text-align: justify;">Đã có một số gen liên quan đến EA, bao gồm Shh, SOX2, CHD7, MYCN và FANCB. Tuy nhiên, căn nguyên chưa được biết hoàn toàn và có khả năng là đa yếu tố. Bệnh nhân có thể được chẩn đoán với EA / TEF cô lập hoặc một phần của hội chứng VACTERL hoặc hội chứng CHARGE.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Một số gen liên quan đến EA, bao gồm Shh, SOX2, CHD7, MYCN và FANCB&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_teo-thuc-quan-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Một số gen liên quan đến EA, bao gồm Shh, SOX2, CHD7, MYCN và FANCB&nbsp;</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Teo thực quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khoảng một phần ba số thai nhi mắc EA / TEF sẽ được chẩn đoán trước sinh. Manh mối siêu âm phổ biến nhất đối với EA là chứng đa ối, có trong khoảng 60% các trường hợp mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được chẩn đoán trước khi sinh. Trẻ sơ sinh bị EA có triệu chứng ngay sau khi sinh, tăng tiết dịch, dẫn đến sặc, suy hô hấp hoặc tím tái trong khi bú. Trong EA loại CE, lỗ rò giữa khí quản và thực quản đoạn xa dẫn đến dạ dày chứa đầy khí trên phim chụp X-quang phổi. Trẻ sơ sinh có EA loại A và B sẽ không bị chướng bụng vì không có đường rò từ khí quản đến thực quản xa. Trẻ sơ sinh bị TEF có thể trào ngược các chất trong dạ dày qua lỗ rò vào khí quản dẫn đến viêm phổi hít và suy hô hấp. Bệnh nhân EA loại E có thể không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ sơ sinh bị EA có triệu chứng ngay sau khi sinh, tăng tiết dịch, dẫn đến sặc, suy hô hấp" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_teo-thuc-quan-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ sơ sinh bị EA có triệu chứng ngay sau khi sinh, tăng tiết dịch, dẫn đến sặc, suy hô hấp</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Teo thực quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng phẫu thuật có thể xảy ra sau khi sửa chữa EA / TEF. Biến chứng đáng sợ nhất là rò rỉ nối thực quản. Các vết rò rỉ nhỏ có thể được xử lý bằng cách dẫn lưu ống ngực và kéo dài NPO cho đến khi vết rò rỉ bít kín. Nếu có một lỗ rò lớn hoặc đứt nối thông, thì có thể phải phẫu thuật lại và cắt bỏ thực quản bằng ghép thông dạ dày, đại tràng hoặc hỗng tràng.</p> <p style="text-align: justify;">Một biến chứng tiềm ẩn khác là hẹp chỗ nối thực quản. Chúng thường được quản lý bằng cách nong thực quản nội soi nối tiếp. Cuối cùng, mặc dù hiếm gặp, tình trạng tái rò thực quản và khí quản đã được báo cáo.</p> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng không phẫu thuật của EA / TEF là phổ biến. Khuyến cáo sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong ít nhất một năm sau khi sửa chữa EA / TEF do rối loạn chức năng thực quản dẫn đến tăng trào ngược dạ dày thực quản (GER) và nguy cơ hít phải. Chứng nhuyễn khí quản thường thấy sau phẫu thuật sửa chữa. Trẻ sơ sinh bị EA / TEF thường có tỷ lệ khó nuốt, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm thực quản tăng lên. Do GER tăng trong suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, những trẻ em này có tỷ lệ Barrett thực quản tăng lên và có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn so với dân số chung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Teo thực quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ có bất thường: nhiễm trùng, dùng thuốc… trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai tăng nguy cơ dị tật thai nhi</p> <p style="text-align: justify;">- Sản phụ đa ối</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ tuổi cao</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Teo thực quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Quản lý thai nghén tốt, siêu âm thai định kỳ theo hướng dẫn để sàng lọc dị tật bẩm sinh thai trước sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Quản lý thai nghén tốt, siêu âm thai định kỳ theo hướng dẫn để sàng lọc dị tật bẩm sinh thai trước sinh" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_MED_7953.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Quản lý thai nghén tốt, siêu âm thai định kỳ theo hướng dẫn để sàng lọc dị tật bẩm sinh thai trước sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Chuẩn bị ê kíp cấp cứu hồi sức sau sinh, đặc biệt ở trẻ dị tật bẩm sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Cha mẹ của bệnh nhân bị teo thực quản cần được giáo dục về quá trình phục hồi dự kiến, cùng với tất cả các biến chứng có thể xảy ra. Cuối cùng gia đình nên được theo dõi chặt chẽ sau khi xuất viện để đảm bảo phục hồi thích hợ</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Teo thực quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khoảng một phần ba số thai nhi mắc EA / TEF sẽ được chẩn đoán trước sinh. Manh mối siêu âm phổ biến nhất đối với EA là chứng đa ối, có trong khoảng 60% các trường hợp mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">EA thường được chẩn đoán trong trường hợp không thông ống dạ dày khi đặt ống thông dạ dày. Ống sẽ dừng lại ở thực quản và được nhìn thấy cuộn lại trên mức EA trên phim chụp X-quang phổi.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định có thể được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất cản quang hòa tan trong nước vào ống dạ dày dưới hướng dẫn của soi huỳnh quang. Nên tránh dùng Bari vì nó có thể dẫn đến viêm phổi do hóa chất nếu hít vào phổi.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán thêm có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng nội soi thực quản hoặc nội soi phế quản để tìm lỗ rò khí quản.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nội soi thực quản hoặc nội soi phế quản để tìm lỗ rò khí quản" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_0008993_teo-thuc-quan_800.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nội soi thực quản hoặc nội soi phế quản để tìm lỗ rò khí quản</em></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh với EA và TEF cần được đánh giá về các bất thường VACTERL và CHARGE, vì điều này có thể xảy ra ở 50% trẻ sơ sinh. Cụ thể, việc đánh giá toàn bộ yêu cầu siêu âm tim, chụp X-quang chi và cột sống, siêu âm thận, đồng thời khám sức khỏe tổng thể hậu môn và cơ quan sinh dục xem có bất thường nào không</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Teo thực quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sau khi được chẩn đoán EA, trẻ sơ sinh nên được đặt nội khí quản để kiểm soát đường thở và giúp ngăn chặn việc hít thở thêm. Nếu chưa có, nên đặt nhẹ một ống thông để hút dịch tiết hầu họng.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh nên được dùng thuốc kháng sinh, dịch truyền tĩnh mạch và không cho ăn uống gì qua đường miệng (NPO). Tổng dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (TPN) nên được xem xét cho trẻ sơ sinh vì tình trạng NPO có thể kéo dài vài tuần. Một khi trẻ sơ sinh đã ổn định từ quan điểm huyết động và đường thở, bác sĩ phẫu thuật nhi khoa nên đánh giá và tư vấn cụ thể.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ sơ sinh nên được dùng thuốc kháng sinh, dịch truyền tĩnh mạch và không cho ăn uống gì qua đường miệng (NPO)" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_teo-thuc-quan-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ sơ sinh nên được dùng thuốc kháng sinh, dịch truyền tĩnh mạch và không cho ăn uống gì qua đường miệng (NPO)</em></p> <p style="text-align: justify;">Thời gian để điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật EA / TEF phụ thuộc vào trọng lượng của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân (&lt;1500 gram) thường được điều trị theo cách tiếp cận theo giai đoạn với thắt lỗ rò ban đầu, sau đó là sửa chữa EA khi trẻ lớn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Các lựa chọn phẫu thuật để sửa chữa EA / TEF bao gồm phẫu thuật mở lồng ngực hoặc phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ video. Trong cả hai thao tác, các bước liên quan đều tương tự nhau. Đường rò được xác định giữa thực quản và khí quản và được phân chia. Một ống nội soi có thể được sử dụng để hình dung vị trí bắt nguồn của lỗ rò trên khí quản. Sau khi thắt lỗ rò, tình trạng teo thực quản được giải quyết. Thông thường, một ống thông mũi dạ dày nhỏ được đặt để cắt ngang hai đầu và các đầu được khâu lại với nhau nếu hai đầu tiếp cận mà không bị căng quá nhiều. Nếu có quá nhiều sức căng ở hai đầu thực quản hoặc chúng không chạm tới được, kỹ thuật Foker có thể được sử dụng. Nếu có một khoảng trống EA siêu dài ngăn cản quá trình nối thông nguyên phát, thì có thể sử dụng vị trí xen kẽ của một đoạn ống tiêu hóa khác như dạ dày, đại tràng hoặc hỗng tràng.</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi phẫu thuật, trẻ được đưa trở lại ICU sơ sinh để theo dõi chặt chẽ. Trẻ sơ sinh được tiếp tục NPO với ống thông mũi dạ dày để hút gián đoạn. Sau 5-7 ngày, chụp thực quản để tìm rò thực quản. Nếu không có rò rỉ được xác định, thông thường là bắt đầu cho ăn bằng miệng.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Esophageal Atresia - StatPearls - NCBI Bookshelf</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/teo-thuc-quan-ssped
Trào ngược bàng quang niệu quản
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Trào ngược bàng quang niệu quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trào ngược bàng quang niệu quản (hoặc trào ngược niệu quản) là tình trạng nước tiểu chảy ngược trở lại thận - bể thận mà không xuôi chiều xuống bàng quang như thông thường. Tình trạng này vẫn có thể gặp ở người trưởng thành đã phát triển đầy đủ về thần kinh cơ, nhưng chủ yếu vẫn gặp ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh.</p> <p style="text-align: justify;">‎Van một chiều giữa niệu quản và bàng quang bị rối loạn chức năng&nbsp;do khuyết tật bẩm sinh hoặc ‎‎do biến chứng của nhiễm trùng tái phát đường tiết niệu‎‎ (UTI) gây ra tình trạng này.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) cũng có thể phát sinh tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát, nước tiểu bị ứ đọng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp nhanh chóng trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây tổn thương thận mạn tính.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Có khoảng 25% - 40% nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ liên quan đến &nbsp;trào ngược bàng quang niệu quản. Điều này có thể giải thích do chức năng sinh lý của bàng quang quang niệu đạo trẻ em được chi phối bời hệ thần kinh cơ chưa thực sự hoàn thiện trong những giai đoạn đầu của cuộc sống.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trào ngược bàng quang niệu quản được mô tả bởi dòng chảy bất thường ngược chiều của nước tiểu tử bàng quang lên đến bể thận.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường liên quan mật thiết với nhau. &nbsp;Dị&nbsp;tật bẩm sinh van một chiều niệu quản bàng quang cũng liên quan mật thiết đến luồng trào ngược do ứ đọng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="‎Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường liên quan mật thiết với nhau." src="/ImagePath/images/20210915/20210915_trao-nguoc-bang-quang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>‎Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường liên quan mật thiết với nhau.</em></p> <p style="text-align: justify;">‎Theo sự phát triển và tái tạo thích nghi của hệ thần kinh cơ, trào ngược bàng quang niệu quản có thể tự khỏi mà không để lại di chứng (thường chỉ trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Điều trị phù hợp hiệu quả kịp thời là cần thiết giúp ngăn ngừa tổn thương thận.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎<b>Phân loại nguyên nhân‎ trào ngược bàng quang niệu quản</b></p> <p style="text-align: justify;">‎Trong trào ngược niệu quản, van một chiều từ niệu quản xuống bàng quang bị rối loạn, làm cho nước tiểu chảy trở lại về phía thận.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Thông thường, nước tiểu được tạo ra tại cầu thận góp tại bể thận. Nước tiểu đi từ đoạn nối bể thận - niệu quản đi qua niệu quản, van niệu quản vào bàng quang. Từ bàng quang nước tiểu được giải phóng&nbsp; ra ngoài qua niệu đạo khi đi tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trong trào ngược bàng quang niệu quản (VUR), nước tiểu chảy ngược chiều giải phẫu thông thường, từ bàng quang ngược lên niệu quản vào bể thận. ‎‎Cứ 10‎‎ trẻ em thì có 1 trẻ bị VUR. Trong hầu hết các trường hợp, đó là do bất thường van niệu quản bàng quang bẩm sinh.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Trào ngược bàng quang niệu quản thường được phân loại thành 2 nhóm chính:‎</p> <p style="text-align: justify;">- ‎<b>Trào ngược niệu quản nguyên phát‎‎:</b> (trào ngược chức năng) gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dị thường bẩm sinh một hoặc cả 2 bên van niệu quản bàng quang. Niệu quản ngắn bất thường gây co kéo van làm rối loạn vận động chức năng van và dẫn đến nước tiểu bị ứ đọng hoặc trào ngược. Mức độ nghiêm trọng của bệnh, cũng như nguy cơ tổn thương thận phụ thuộc vào chức năng tồn dư của van niệu quản bàng quang cũng như số lượng van bị tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trào ngược niệu quản nguyên phát có thể tự cải thiện do chức năng niệu quản và van được phục hồi trong quá trình phát triển của trẻ. Ngay cả khi phát hiện trào ngược bẩm sinh do bất thường van, can thiệp phẫu thuật có thể được trì hoãn thực hiện cho đến khi trẻ lớn hơn, chức năng van phục hồi một phần và thể trạng trẻ phù hợp hơn với các phẫu thuật phức tạp.</p> <p style="text-align: justify;"><b>‎- Trào ngược niệu quản thứ phát: </b>(trào ngược tắc nghẽn) các nguyên nhân như sỏi tiết niệu, viêm chít hẹp niệu đạo hoặc các u chèn ép tiết niệu thấp gây tắc nghẽn dòng tiểu thoát khỏi bàng quang. Áp lực bàng quang gây trào ngược lên niệu quản. Viêm ‎chít hẹp cuối niệu quản, sỏi niệu quản đoạn thấp hoặc chèn ép niệu quản gây ra trào ngược nước tiểu từ niệu quản vào bể thận.</p> <p style="text-align: justify;">‎Nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời, Trào ngược ‎‎có thể dẫn đến‎‎ tổn thương thận -&nbsp;cầu thận. Nước tiểu ứ đọng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm tại niệu quản - thận - bể thận.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỉ lệ mắc trào ngược bàng quang niệu quản cao hơn trẻ lớn hoặc người lớn. Thường gặp nhất ở trẻ nhỏ 2-3 tuổi. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã có VUR nguyên phát, khả năng một đứa trẻ được sinh ra với bất thường van niệu quản bàng quang bẩm sinh.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, trào ngược niệu quản thường được ‎‎chẩn đoán‎‎ sau nhiễm trùng tiết niệu, bản chất viêm tiết niệu có thể phát sinh từ nước tiểu ứ đọng tại bể thận niệu quản do trào ngược.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Trào ngược bàng quang niệu quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của trào ngược bàng quang niệu quản rất đa dạng. Khi mức độ bệnh còn chưa quá nghiệm trọng, nước tiểu trào ngược khu trú lên một đoạn phía dưới của niệu quản mà chưa lên đến bể thận. Nếu trào ngược bàng quang niệu quản nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời, nó có thể gây viêm thận bể thận, thậm chí là tổn thương thận mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">‎Nhiễm trùng đường tiết niệu&nbsp;tái phát là dấu hiệu phổ biến nhất của trào ngược bàng quang niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiểu là nhiễm trùng phổ biến nhất gây phản ứng sốt và viêm hệ thống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đôi khi nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ không khai thác được các triệu chứng rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">‎Nhiễm trùng tiết niệu thấp có thể theo luồng trào ngược gây viêm thận bể thận, tổn thương viêm cấp không được điều trị triệt để gây ra tổn thương hình thái và chức năng thận mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">‎Nhiễm trùng tiết niệu dưới (Viêm bàng quang – niệu đạo) có thể gây ra các triệu chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Đi tiểu vội, tiểu dắt nhiều lần‎</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đi tiểu vội, tiểu dắt nhiều lần‎" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_trao-nguoc-bang-quang-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đi tiểu vội, tiểu dắt nhiều lần‎</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tiểu đau buốt hoặc nóng rát</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Máu trong nước tiểu‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nước tiểu đục‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nước tiểu hôi, mùi khác thường</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tiểu rỉ, ‎‎tiểu không tự chủ‎ ‎và đái són‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Sốt và đau bụng‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Các triệu chứng cơ năng chủ quan không dễ được phát hiện ở trẻ sơ sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng tiết niệu cao (viêm thận - bể thận -&nbsp;niệu quản) sẽ kèm theo các triệu chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Sốt‎, đặc biệt là sốt rét run</p> <p style="text-align: justify;">- Đau ở bụng hoặc lưng‎ (đau hông lưng)</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Mệt mỏi</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn và nôn</p> <p style="text-align: justify;">‎Các triệu chứng lâu dài có thể gặp nếu trào ngược bàng quang niệu quản không được điều trị như:‎</p> <p style="text-align: justify;">- Thận ứ nước tăng kích thước có thể sờ thấy từ thành bụng</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất‎ ở trẻ nhỏ</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Suy thận‎</p> <p style="text-align: justify;">- Protein trong nước tiểu‎</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xơ hóa nhu mô thận‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Viêm nhiễm hệ thống nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh có thể gây phản ứng nôn chớ, tiêu chảy, mệt lả li bì. Tổn thương viêm nhiễm kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">‎<b>Đến khám bác sĩ khi nào?</b></p> <p style="text-align: justify;">‎Nếu trẻ có triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần, đòi hỏi đi tiểu dai dẳng hoặc đau bụng, đau hông lưng, người thân có thể đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra.</p> <p style="text-align: justify;">‎Tăng thân nhiệt - sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, không tìm được ổ nhiễm khuẩn cũng là một tình trạng cần phải kiểm tra tại cơ sở y tế.</p> <p style="text-align: justify;">‎Nếu trẻ bị sốt mà không có nguồn gốc rõ ràng, cần được tư vấn bác sĩ. Các nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiểu hoá.‎‎.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Trẻ sơ sinh bỏ bú, ăn kém, thờ ơ, li bì khó thức dậy, khóc nhiều, tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng cần được chăm sóc y tế.‎</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Trào ngược bàng quang niệu quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng nghiêm trọng nhất của trào ngược bàng quang niệu quản &nbsp;là ứ đọng gây tổn thương cấu trúc -&nbsp;chức năng bể thận - thận - cầu thận.</p> <p style="text-align: justify;">‎- Xơ hóa nhu mô thận có thể dẫn đến tổn thương thận không hồi phục, nếu tình trạng nhiễm trùng và ứ đọng không được giải quyết. Xơ hóa nhu mô thận do trào ngược còn được gọi là bệnh thận trào ngược.‎</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xơ hóa nhu mô thận" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_trao-nguoc-bang-quang-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xơ hóa nhu mô thận</em></p> <p style="text-align: justify;">‎- Tăng huyết áp có thể xảy ra nếu có suy giảm chức năng thận và tổn thương cầu thận.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎- Suy thận cấp tính có thể xảy ra nếu độc tố tích tụ nhanh chóng trong máu vì mất chức năng thận đột ngột. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần chạy thận nhân tạo cấp cứu.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎- Bệnh thận mạn‎‎ xảy ra khi chức năng của thận dần suy giảm không hồi phục.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Suy thận cấp tính có thể xảy ra nếu độc tố tích tụ nhanh chóng trong máu vì mất chức năng thận đột ngột" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_trao-nguoc-bang-quang-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy thận cấp tính có thể xảy ra nếu độc tố tích tụ nhanh chóng trong máu vì mất chức năng thận đột ngột</em></p> <p style="text-align: justify;">‎Nếu chức năng thận giảm xuống dưới 15% công suất bình thường và không hồi phục, bệnh nhân được chẩn đoạn bệnh thận giai đoạn cuối và sẽ cần đến các phương pháp điều trị thay thế chức nhăn thận như ghép thận hoặc thận nhân tạo chu kỳ.‎</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Trào ngược bàng quang niệu quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">‎Nếu một đứa trẻ bị có triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần, đòi hỏi đi tiểu dai dẳng hoặc đau bụng, đau hông lưng hoặc sốt, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm.‎</p> <p style="text-align: justify;">- ‎Siêu âm‎‎ sàng lọc có thể phát hiện trào ngược bàng quang niệu quản sau khi sinh, hoặc thậm chí là trước sinh khi siêu âm thai.‎</p> <p style="text-align: justify;">- ‎Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện viêm đường tiết niệu.‎</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện viêm đường tiết niệu" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_trao-nguoc-bang-quang-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện viêm đường tiết niệu</em></p> <p style="text-align: justify;">- ‎Chụp xạ hình thận là một loại thủ thuật thăm dò phóng xạ. Xạ hình thận thể hiện chức năng của từng vùng cục bộ của thận theo hình ảnh giải phẫu của thận.</p> <p style="text-align: justify;">- ‎Chụp động học bàng quang (VCUG) là thăm dò đưa cản quang ngược dòng vào bàng quang quan sonde tiểu và chụp X quang bàng quang niệu đạo của bệnh nhân ngay trong quá trình đi tiểu. Các bất thường van niệu quản bàng quang, van bàng quang niệu đạo, đoạn hẹp niệu đạo, dị vật - sỏi gây cản trở đường bài xuất, dòng nước tiểu trào ngược có thể được thể hiện rõ ràng trên phim chụp bàng quang động.</p> <p style="text-align: justify;">‎Thuốc cản quang thường được đưa vào bàng quang qua sonde tiểu, việc này dẫn đến nguy cơ chấn thương niệu đạo, dị ứng latex, dị ứng cản quang, viêm niệu đạo bàng quang ngược dòng. Sau chụp X-quang động, thuốc kháng sinh đường uống liệu trình ngắn có thể được bác sĩ kê đơn để ngăn ngừa nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trào ngược bàng quang &nbsp;được phân loại từ mức độ 1‎‎, khi mà nước tiểu chỉ chảy trở lại niệu quản, đến mức độ 5, khi có giãn và xoắn nghiêm trọng của niệu quản.‎</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Trào ngược bàng quang niệu quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều yếu tố quyết định phương pháp và phác đồ điều trị. Bao gồm thể trạng, lứa tuổi, phân loại và mức độ trầm trọng của bệnh, các bệnh lý nền kèm theo và biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">‎<b>Trào ngược bàng quang niệu quản chức năng</b></p> <p style="text-align: justify;">‎Bác sĩ có thể chỉ theo dõi sát và trì hoãn phẫu thuật, chờ đợi tình trạng tắc nghẽn trào ngược tự giải quyết hoặc chờ đợi tình trạng bệnh nhi phù hợp hợp hơn với phẫu thuật. Van niệu quản bàng quang có thể tự hồi phục về cấu trúc và chức năng trong quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng trào ngược do rối loạn thần kinh cơ thường sẽ được cải thiện khi trẻ được 5 - 6 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trong khi đó:‎</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang -&nbsp;đường tiểu -&nbsp; thận bể thận cần được quan tâm</p> <p style="text-align: justify;">- Cho trẻ tập đi tiểu khi đại tiện (một bài tập có ích cho sự phát triển của cơ thắt)</p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc kiểm soát cơn buồn tiểu và luồng trào ngược cơ năng có thể được kê đơn</p> <p style="text-align: justify;">‎Để dự phòng nhiễm khuẩn, các bác sĩ có thể kê đơn liều nhỏ kháng sinh thông thường. Việc lạm dụng kháng sinh không đúng chỉ định sẽ gây kháng kháng sinh.</p> <p style="text-align: justify;">‎Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể là cần thiết để sửa chữa bất thường van niệu quản bàng quang giúp ngăn nước tiểu chảy trở lại thận. Trong trường hợp rất nghiêm trọng, bác sĩ phẫu thuật có thể cần phải loại bỏ niệu quản và thận bị xơ hóa do tắc nghẽn mạn tính.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎Phẫu thuật có thể được thực hiện qua đường‎ nội soi qua da, nội soi ngược dòng hoặc phẫu thuật mở.</p> <p style="text-align: justify;">‎Có thể nội soi bàng quang tiêm Deflux vào thành bàng quang. Chất này tạo ra một chỗ phình ra khiến nước tiểu khó chảy ngược hơn.‎</p> <p style="text-align: justify;">‎<b>Trào ngược niệu quản tắc nghẽn</b></p> <p style="text-align: justify;">‎Điều trị trào ngược bàng quang niệu quản &nbsp;thứ phát đơn thuần là giải phóng &nbsp;tắc nghẽn đang gây trào ngược. Điều trị có thể bao gồm kháng sinh giảm viêm chít hẹp. Phẫu thuật loại bỏ sỏi hoặc xơ sẹo chít hẹp, u chèn ép. Sonde niệu đạo bàng quang hoặc dẫn lưu bàng quang qua thành bụng giúp giải phóng bang quang ứ đọng.‎</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Hoberman A et al. Imaging studies after a first febrile urinary tract infection in young children. New England Journal of Medicine. 2003</li><li style="text-align: justify;">Litwin MS, Saigal CS, eds. Urologic diseases in America. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases website. www.niddk.nih.gov/about-niddk/strategic-plans-reports/urologic-diseases-in-america. 2012</li><li style="text-align: justify;">RIVUR Trial Investigators. Renal Scarring in the Randomized Intervention for Children with Vesicoureteral Reflux (RIVUR) Trial. Clinical Journal of the American Society of Nephrology. 2016</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/trao-nguoc-bang-quang-nieu-quan-stmyj
Thiếu vitamin D ở người lớn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu vitamin D ở người lớn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu hụt vitamin D quá mức, đặc trưng bởi hạ calci máu và / hoặc giảm phosphat máu, còi xương và nhuyễn xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn, hiện nay không phổ biến ở hầu hết các nước phát triển. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vitamin D cận lâm sàng xảy ra ngay cả ở các nước phát triển và có liên quan đến chứng nhuyễn xương, tăng nguy cơ té ngã và có thể gãy xương.</p> <p style="text-align: justify;">Dự trữ vitamin D suy giảm theo tuổi tác, đặc biệt là vào mùa đông. Do đó, việc xác định và điều trị tình trạng thiếu vitamin D là rất quan trọng đối với sức khỏe cơ xương và thậm chí có thể là sức khỏe ngoài xương, bao gồm cả hệ thống miễn dịch và tim mạch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiếu vitamin D ở người lớn" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_nguoi-truong-thanh-co-can-bo-sung-vitamin-d-khong.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu vitamin D ở người lớn</em></p> <p style="text-align: justify;">Nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25 [OH] D) trong huyết thanh tối ưu cho sức khỏe xương và sức khỏe ngoài xương còn đang tranh cãi và nó chưa được thiết lập chặt chẽ cho dân số nói chung hoặc cho các nhóm dân tộc cụ thể. Chúng tôi ưu tiên duy trì nồng độ 25 (OH) D trong huyết thanh từ 20 đến 40 ng / mL (50 đến 100 nmol / L).</p> <p style="text-align: justify;">Phần lớn các nhóm hiện đang sử dụng các giá trị sau để phân loại tình trạng vitamin D ở người lớn:</p> <p style="text-align: justify;">- Đủ vitamin D được định nghĩa là nồng độ 25 (OH) D lớn hơn 20 ng / mL (50 nmol / L)</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin D được định nghĩa là nồng độ 25 (OH) D từ 12 đến 20 ng / mL (30 đến 50nmol / L)</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin D nghiêm trọng được định nghĩa là mức 25 (OH) D dưới 12 ng / mL (30 nmol / L)</p> <p style="text-align: justify;">- "Nguy cơ" ngộ độc vitamin D được định nghĩa là mức 25 (OH) D&gt; 100 ng / mL (&gt; 250 nmol/mL) ở người lớn.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ lưu hành nồng độ vitamin D thấp có thể đang gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù những thay đổi trong xét nghiệm là nguyên nhân, nhưng các yếu tố khác (thay đổi trong lượng sữa, sử dụng biện pháp chống nắng và chỉ số khối cơ thể [BMI]) cũng góp phần làm giảm nồng độ vitamin D</p> <p style="text-align: justify;">Có một số nguyên nhân gây ra thiếu hụt vitamin D, bao gồm giảm lượng hấp thụ hoặc hấp thụ, giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tăng dị hóa ở gan, giảm tổng hợp nội sinh (do giảm 25-hydroxyl hóa ở gan hoặc 1-hydroxyl hóa ở thận), hoặc sự đề kháng của cơ quan nội tạng đối với vitamin D</p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của sự thiếu hụt vitamin D phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian của sự thiếu hụt. Đa số bệnh nhân có 25 (OH) D huyết thanh từ 12 đến 20 ng / mL (37,5 và 50 nmol / L) không có triệu chứng. Khi thiếu vitamin D trầm trọng kéo dài, sự hấp thu canxi và phốt pho ở ruột giảm và xảy ra hạ calci huyết, gây ra cường cận giáp thứ phát, dẫn đến phosphat niệu, khử khoáng của xương, và khi kéo dài sẽ gây nhuyễn xương ở người lớn.</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp tiếp cận để kiểm tra và bổ sung dựa trên đánh giá ban đầu về nguy cơ có nồng độ 25 (OH) D huyết thanh thấp của bệnh nhân</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu vitamin D ở người lớn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có một số nguyên nhân gây ra thiếu hụt vitamin D, bao gồm giảm lượng hấp thụ hoặc hấp thụ, giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tăng dị hóa ở gan, giảm tổng hợp nội sinh (do giảm 25 hydroxyl hóa ở gan hoặc 1-hydroxyl hóa ở thận), hoặc nội tạng kháng vitamin D. Ở những bệnh nhân bị thiếu hụt 1-alpha hydroxylase hoặc kháng vitamin D ở cơ quan cuối, huyết thanh 25 (OH) D thường nằm trong giới hạn bình thường, không giảm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ngồi nhiều trong phòng, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin D ở người lớn" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-vitamin-D.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ngồi nhiều trong phòng, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin D ở người lớn</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu vitamin D ở người lớn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của thiếu vitamin D phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian thiếu hụt. Đa số bệnh nhân thiếu vitamin D mức độ trung bình đến nhẹ (25 [OH] D huyết thanh từ 15 đến 20 ng / mL [37,5 đến 50 nmol / L]) không có triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Khi thiếu vitamin D trầm trọng, kéo dài, sẽ làm giảm hấp thu canxi và phốt pho ở ruột và giảm calci huyết, gây ra cường cận giáp thứ phát, dẫn đến phosphat niệu, khử khoáng ở xương, và khi kéo dài sẽ gây nhuyễn xương ở người lớn và còi xương, nhuyễn xương ở trẻ em. Các triệu chứng liên quan sau đó có thể bao gồm đau xương và mềm xương, yếu cơ, gãy xương và đi lại khó khăn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi thiếu vitamin D trầm trọng, kéo dài, sẽ làm giảm hấp thu canxi&nbsp;gây nhuyễn xương ở người lớn" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_benh-nhuyen-xuong1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi thiếu vitamin D trầm trọng, kéo dài, sẽ làm giảm hấp thu canxi&nbsp;gây nhuyễn xương ở người lớn</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu vitamin D ở người lớn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu vitamin D gây còi xương và nhuyễn xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Có thể gây gãy xương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu vitamin D ở người lớn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu vitamin D dường như phổ biến ở một số dân số, bao gồm những người:</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc làm tăng tốc độ chuyển hóa vitamin D (chẳng hạn như phenytoin)</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng sắc tố da</p> <p style="text-align: justify;">- Béo phì</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người béo phì dễ bị thiếu vitamin D" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-vitamin-D-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người béo phì dễ bị thiếu vitamin D</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hiệu quả do mặc quần áo bảo hộ hoặc sử dụng các tấm chắn nắng liên tục</p> <p style="text-align: justify;">- Loãng xương</p> <p style="text-align: justify;">- Hấp thu kém, bao gồm bệnh viêm ruột và bệnh celiac</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu vitamin D ở người lớn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối với những người trưởng thành có nguy cơ thấp, không cần thiết phải kiểm tra độ 25-hydroxyvitamin D (25 [OH] D) huyết thanh định kỳ các. Thay vì sàng lọc, chúng tôi khuyên bạn nên tiêu thụ 600 đến 800 đơn vị quốc tế (15 đến 20 microgam) vitamin D mỗi ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với người lớn có nguy cơ cao thiếu vitamin D hay những người không cung cấp đủ vitamin D (ví dụ, những người lớn tuổi ở nhà hoặc viện dưỡng lão, những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, béo phì, da sẫm màu, loãng xương, kém hấp thu), đo huyết thanh 25 (OH) Nồng độ D rất hữu ích để đánh&nbsp;giá thiếu hụt sớm và có liệu trình bổ sung hợp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu vitamin D ở người lớn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán thiếu vitamin D, chủ yếu dựa vào định lượng nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25 [OH] D) huyết thanh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu&nbsp;để chẩn đoán thiếu vitamin D" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_xetnghiemchandoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu&nbsp;để chẩn đoán thiếu vitamin D</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đủ vitamin D được định nghĩa là nồng độ 25 (OH) D lớn hơn 20 ng / mL (50 nmol / L)</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin D được định nghĩa là nồng độ 25 (OH) D từ 12 đến 20 ng / mL (30 đến 50nmol / L)</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin D nghiêm trọng được định nghĩa là mức 25 (OH) D dưới 12 ng / mL (30 nmol / L)</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có nồng độ 25 (OH) D huyết thanh &lt;12 ng / mL có nguy cơ phát triển chứng nhuyễn xương. Ở những bệnh nhân như vậy, cần đo canxi huyết thanh, phốt pho, phosphatase kiềm, hormone tuyến cận giáp (PTH), điện giải, nitơ urê máu (BUN), creatinine và kháng thể transglutaminase mô (để đánh giá bệnh celiac).</p> <p style="text-align: justify;">X-quang là cần thiết trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như sự hiện diện của đau xươn</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu vitamin D ở người lớn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đã có cuộc tranh luận liên quan đến dạng vitamin D nào nên được sử dụng để bổ sung.</p> <p style="text-align: justify;">Bổ sung cholecalciferol (vitamin D3), thay vì ergocalciferol (vitamin D2) trong điều trị thiếu vitamin D</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân có 25 (OH) D huyết thanh &lt;12 ng / mL (30 nmol / L), không thường xuyên liên quan đến hạ calci huyết và nhuyễn xương, một phương pháp phổ biến là điều trị với 50.000 đơn vị quốc tế (1250 microgam) vitamin D2 hoặc D3 bằng đường uống một lần. mỗi tuần trong sáu đến tám tuần, và sau đó 800 đơn vị quốc tế (20 microgam) vitamin D3 mỗi ngày sau đó. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này so với việc dùng thuốc hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng vẫn chưa được thiết lập chặt chẽ.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những người có mức vitamin D huyết thanh từ 12 đến 20 ng / mL, bổ sung ban đầu với 800 đến 1000 đơn vị quốc tế (20 đến 25 microgam) mỗi ngày có thể là đủ. Cần đạt được mức 25 (OH) D huyết thanh lặp lại sau khoảng ba tháng điều trị để đảm bảo đạt được mức 25 (OH) D huyết thanh mục tiêu. Nếu mức mục tiêu không đạt được, có thể cần dùng liều cao hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bổ sung cholecalciferol (vitamin D3), thay vì ergocalciferol (vitamin D2) trong điều trị thiếu vitamin D" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_thieu-vitamin-D-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bổ sung cholecalciferol (vitamin D3), thay vì ergocalciferol (vitamin D2) trong điều trị thiếu vitamin D</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những người có nồng độ 25 (OH) D huyết thanh từ 20 đến 30 ng / mL (50 đến 75 nmol / L), bổ sung ban đầu 600 đến 800 đơn vị (15 đến 20 microgam) vitamin D3 mỗi ngày có thể đủ để duy trì mức trong phạm vi mục tiêu.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân kém hấp thu, liều lượng uống và thời gian điều trị phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vitamin D của từng bệnh nhân. Liều cao vitamin D từ 10.000 đến 50.000 đơn vị quốc tế (250 đến 1250 microgam) mỗi ngày có thể cần thiết để điều trị bệnh nhân cắt dạ dày hoặc kém hấp thu. Những bệnh nhân vẫn thiếu hoặc không đủ liều như vậy sẽ cần được điều trị bằng các chất chuyển hóa vitamin D hydroxyl hóa vì chúng dễ hấp thu hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ mang thai: Đối với việc bổ sung thường quy, đề xuất mức hỗ trợ hàng ngày là 600 đơn vị quốc tế vitamin D cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bao gồm cả trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Hầu hết các loại vitamin trước khi sinh chứa 400 đơn vị quốc tế (10 microgam) vitamin D. Ở phụ nữ mang thai bị thiếu vitamin D, tính an toàn của 50.000 đơn vị quốc tế (1250 microgam) vitamin D hàng tuần trong sáu đến tám tuần chưa được nghiên cứu đầy đủ, vì vậy bổ sung bằng cách 600 đến 800 đơn vị quốc tế (15 đến 20 microgam) vitamin D3 mỗi ngày là an toàn hơn. Một số trường hợp thiếu nhiều hơn có thể bổ sung 1000 đến 2000 đơn vị quốc tế (25 đến 50 microgam) vitamin D hàng ngày là an toàn và có thể cần thiết để duy trì mức máu 25 (OH) D &gt; 30 ng / mL. Tăng bài tiết canxi qua nước tiểu trong thai kỳ, và cần theo dõi khi điều trị thiếu vitamin D, đặc biệt ở phụ nữ có tiền sử sỏi thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận mãn tính: Bệnh nhân có mức lọc cầu thận ước tính (eGFR)&gt; 30 mL / phút không có bằng chứng sinh hóa về bệnh thận mãn tính-bệnh xương chuyển hóa (CKD-MBD) (ví dụ, cường cận giáp, tăng phốt phát trong máu) nên bổ sung vitamin D tương tự như những bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Khi suy thận tiến triển (eGFR &lt;30 mL / phút), sản xuất calcitriol (1,25 dihydroxyvitamin D) có thể thấp do giảm độ lọc cầu thận, mất enzym 1-alpha- hydroxylase thứ phát do tổn thương cấu trúc thận và ức chế enzym hoạt động thứ phát sau tăng phosphat máu. Kết quả thực là có xu hướng hạ calci huyết, cường cận giáp thứ phát và bệnh xương. Việc bổ sung vitamin D trong dân số này là rất cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">- Hấp thu kém: Đối với bệnh nhân kém hấp thu, liều lượng uống và thời gian điều trị phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vitamin D của từng bệnh nhân. Liều cao vitamin D từ 10.000 đến 50.000 đơn vị quốc tế mỗi ngày (250 đến 1250 microgam) có thể cần thiết để điều trị bệnh nhân cắt dạ dày hoặc kém hấp thu. Những bệnh nhân vẫn thiếu hoặc không đủ liều như vậy sẽ cần được điều trị bằng các chất chuyển hóa vitamin D hydroxyl hóa (ví dụ: calcidiol hoặc calcitriol).</p> <p style="text-align: justify;">- Canxi: Tất cả bệnh nhân nên duy trì tổng lượng canxi hàng ngày (chế độ ăn uống cộng với thực phẩm bổ sung) từ 1000 mg (đối với độ tuổi từ 19 đến 70 tuổi) đến 1200 mg (đối với phụ nữ từ 51 đến 70 tuổi và tất cả người lớn từ 71 tuổi trở lên) [ 35 ]. Mức trên (UL) lượng canxi hấp thụ ở hầu hết người lớn là 2000 đến 2500 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, liều canxi cao hơn (lên đến 4 g / ngày) có thể cần thiết ở những bệnh nhân kém hấp thu.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Vitamin D deficiency in adults: Definition, clinical manifestations, and treatment - UpToDate</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-vitamin-d-o-nguoi-lon-stsbn
Thiếu Selen
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu Selen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khoáng chất chỉ chiếm 5% trong chế độ ăn uống thông thường của con người nhưng rất cần thiết cho sức khỏe và chức năng bình thường. Chúng thường được phân loại thành các nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng và nguyên tố vi lượng thiết yếu, tùy thuộc vào yêu cầu dinh dưỡng của chúng.</p> <p style="text-align: justify;">Selen (Se) là một yếu tố vi lượng thiết yếu có vai trò trong nhiều chức năng sinh học. Là một thành phần của selenoprotein, selen có vai trò cấu trúc và enzym, trong bối cảnh sau này được biết đến nhiều nhất như một chất chống oxy hóa và chất xúc tác để sản xuất hormone tuyến giáp hoạt động. Selen cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch và dường như là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc chống lại sự phát triển của độc lực và ức chế sự tiến triển của HIV thành AIDS. Nó cần thiết cho khả năng di chuyển của tinh trùng và có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai. Sự thiếu hụt có liên quan đến trạng thái tâm trạng bất lợi. Các phát hiện đã tương đương trong việc liên kết selen với nguy cơ bệnh tim mạch mặc dù các tình trạng khác liên quan đến căng thẳng oxy hóa và viêm đã cho thấy lợi ích của tình trạng selen cao hơn. Ăn nhiều selen có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng lớn hiện đang được lên kế hoạch để xác nhận hoặc bác bỏ giả thuyết này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Selen (Se) là một yếu tố vi lượng thiết yếu có vai trò trong nhiều chức năng sinh học" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_Selenium-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Selen (Se) là một yếu tố vi lượng thiết yếu có vai trò trong nhiều chức năng sinh học</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong bối cảnh những ảnh hưởng đến sức khỏe này, tình trạng selen thấp hoặc giảm dần ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước châu Âu, là nguyên nhân đáng lo ngại.</p> <p style="text-align: justify;">Ở động vật sống tự do và con người, selen chủ yếu ở dạng hai axit amin chứa selen: seleno-cysteine và seleno-methionine. Các dạng selen vô cơ được sử dụng trong các chất bổ sung. Hải sản, thận và gan, và thịt là những nguồn cung cấp selen dồi dào. Nước uống thường chứa rất ít selen. Hàm lượng selen trong ngũ cốc và hạt giống có thể thay đổi và phụ thuộc vào hàm lượng selen trong đất và hình thức mà selen có mặt. Do đó, sự thiếu hụt selen đã được xác định ở những nơi đáng chú ý trên thế giới do hàm lượng selen trong đất thấp, chẳng hạn như các vùng núi lửa. Đất chua và phức tạp, thường có sắt hoặc nhôm, cũng làm giảm sự hấp thụ selen của thực vật, như ở nhiều nơi ở Châu Âu.</p> <p style="text-align: justify;">Các bệnh thiếu hụt ở động vật đã được xác định từ những năm 1950 trên quy mô rộng rãi trong chăn nuôi ở các quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh, có điều kiện thổ nhưỡng như vậy, ví dụ như suy giảm khả năng sinh sản, suy giảm tăng trưởng và bệnh cơ trắng, bệnh cơ tim chủ yếu ảnh hưởng đến cừu non và bê con.</p> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống của con người cũng dao động từ cao đến thấp tùy theo vùng địa lý. Các bệnh do thiếu selen ở người đã được ghi nhận ở một số vùng: bệnh Keshan, một bệnh cơ tim đặc hữu và bệnh Kashin-Beck, một bệnh viêm khớp biến dạng, lần đầu tiên được xác định ở một khu vực của Trung Quốc, nơi đất có hàm lượng selen cực kỳ thấp. Cả hai điều kiện này được cho là có các yếu tố đồng yếu tố gây bệnh khác..</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu hụt selen nghiêm trọng có liên quan đến rối loạn chức năng cơ xương và bệnh cơ tim và cũng có thể gây rối loạn tâm trạng, suy giảm chức năng miễn dịch và móng tay bị trắng. Bệnh Keshan, một bệnh cơ tim lưu hành ảnh hưởng đến trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở các khu vực của Trung Quốc, có liên quan đến sự thiếu hụt selen. Sự phân bố theo địa lý của bệnh Keshan có liên quan đến chế độ ăn địa phương, gần như không có selen. Rối loạn phản ứng với các chất bổ sung selen.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu Selen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn được khuyến nghị (RDA) cho selen là 20 mcg / ngày đối với trẻ nhỏ, tăng lên 55 mcg / ngày đối với người lớn</p> <p style="text-align: justify;">Selen trong chế độ ăn có sinh khả dụng cao (&gt; 50%). Seleno-methionine được hấp thu tích cực ở ruột non theo con đường hấp thụ methionine. Con đường hấp thụ của seleno-cysteine vẫn chưa được biết. Selen vô cơ (trong chất bổ sung) được hấp thu thụ động ở tá tràng. Sự hấp thụ selen dường như không phụ thuộc vào trạng thái selen của cá nhân và có thể không được kiểm soát.</p> <p style="text-align: justify;">Trong cơ thể sống, selen là một thành phần của protein seleno. Seleno-methionine được kết hợp vào protein thay cho methionine và dường như đóng vai trò như một kho dự trữ. Seleno-cysteine là dạng selen hoạt động được tìm thấy trong protein. Nó được hấp thụ trực tiếp từ chế độ ăn uống, được tổng hợp từ seleno-methionine, hoặc được tổng hợp bằng cách thay thế trực tiếp dư lượng oxy trên serine trong khi nó được liên kết với một tRNA cụ thể. Seleno-cysteine và seleno-methionine được dị hóa để giải phóng selen. Con đường bài tiết chính của selen là nước tiểu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Một số bệnh lý đường ruột cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thu selen" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_Selenium-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Một số bệnh lý đường ruột cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thu selen</em></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân thiếu hụt Selen chủ yếu là do cung cấp không đủ. Ngoài ra một số bệnh lý đường ruột cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thu selen.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp thiếu selen ở người dùng TPN mãn tính đã được báo cáo với bệnh cơ tim và rối loạn chức năng cơ xương. Một báo cáo trường hợp mô tả sự thiếu hụt selen ở một đứa trẻ bị tăng mất selen do bệnh bạch huyết, mặc dù đã bổ sung đầy đủ selen trong TPN.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu Selen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có bằng chứng cho thấy việc thiếu hụt selen ít hơn có thể gây ra những hậu quả bất lợi đối với khả năng mắc bệnh và duy trì sức khỏe tối ưu. Tình trạng selen thấp có thể góp phần vào căn nguyên của quá trình bệnh nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là kết quả của chính tình trạng bệnh và có thể làm trầm trọng thêm sự tiến triển của bệnh (ví dụ, nhiễm HIV). Những khó khăn này phần lớn được khắc phục trong các nghiên cứu dịch tễ học tiền cứu, đặc biệt khi những năm đầu theo dõi không được phân tích và trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về việc bổ sung selen.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu hụt selen nghiêm trọng có liên quan đến rối loạn chức năng cơ xương và bệnh cơ tim và cũng có thể gây rối loạn tâm trạng, suy giảm chức năng miễn dịch và móng tay bị trắng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh Keshan, một bệnh cơ tim lưu hành ảnh hưởng đến trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở các khu vực của Trung Quốc, có liên quan đến sự thiếu hụt selen. Sự phân bố theo địa lý của bệnh Keshan có liên quan đến chế độ ăn địa phương, gần như không có selen.</p> <p style="text-align: justify;">Có một số dấu hiệu cho thấy selen quan trọng đối với não: bổ sung selen làm giảm cơn động kinh khó chữa ở trẻ em; nồng độ selen trong huyết tương thấp ở người cao tuổi có liên quan đáng kể đến tình trạng lão hóa và tăng tốc độ suy giảm nhận thức; và nồng độ selen trong não ở bệnh nhân Alzheimer chỉ bằng 60% so với nhóm chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Trong một số nghiên cứu, tình trạng selen thấp có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm và các trạng thái tâm trạng tiêu cực khác như lo lắng, bối rối và thù địch cao hơn đáng kể. Ngược lại với những phát hiện này, chế độ ăn nhiều selen hoặc bổ sung selen dường như giúp cải thiện tâm trạng.</p> <p style="text-align: justify;">- Miễn dịch: Thiếu selen ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt miễn dịch qua trung gian tế bào, tăng nguy cơ nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thiếu selen ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của cơ thể" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_Selenium-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu selen ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của cơ thể</em></p> <p style="text-align: justify;">Sự thiếu hụt selen có liên quan đến sự xuất hiện, độc lực hoặc sự tiến triển của bệnh của một số bệnh nhiễm vi rút: HIV… Cung cấp đầy đủ selen giúp hạn chế tiến triển viêm gan B, C thahf ug thư gan.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh sản: Sảy thai vô căn đã được chứng minh là có liên quan đến sự thiếu hụt selen trong thực hành thú y. Selen cần thiết cho khả năng sinh sản của nam giới, cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp testosterone và sự hình thành và phát triển bình thường của tinh trùng. Động vật được cho ăn chế độ ăn uống thiếu selen cho thấy những bất thường về cấu trúc trong phần giữa của tinh trùng có liên quan đến khả năng vận động kém và xu hướng đuôi bị đứt ra do đó làm giảm cơ hội thụ tinh.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm tuyến giáp: Bổ sung selen có thể làm giảm hoạt động viêm ở bệnh nhân viêm tuyến giáp tự miễn và có thể làm giảm nguy cơ viêm tuyến giáp sau sinh ở những bệnh nhân dương tính với kháng thể peroxidase tuyến giáp (TPO).</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh tim mạch: Selen có thể bảo vệ chống lại bệnh tim mạch. Về cơ sở lý thuyết, chặn sự kết tập tiểu cầu, bổ sung Se sẽ bảo vệ khỏi bệnh xơ vữa động mạch.</p> <p style="text-align: justify;">Các tình trạng viêm nhiễm hoặc stress oxy hóa khác: Selen hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống viêm. Bất kỳ tình trạng nào liên quan đến tăng căng thẳng, tăng oxy hóa hoặc viêm nhiễm đều có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ selen, có thể xảy ra trong trường hợp viêm khớp dạng thấp, viêm tụy và hen suyễn.</p> <p style="text-align: justify;">Ung thư: Các nghiên cứu dịch tễ học từ những năm 1970 đã cung cấp bằng chứng về mối liên hệ nghịch giữa lượng selen và tỷ lệ tử vong do ung thư. Trong các nghiên cứu tiền cứu được công bố vào những năm 1980 và đầu những năm 1990 liên quan đến từ 8000 đến 11 000 cá nhân, tình trạng selen thấp có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư và tỷ lệ tử vong. Nguy cơ cao hơn từ hai lần đến sáu lần ở nhóm có nồng độ selen trong huyết thanh thấp, điều này thể hiện rõ ràng ở nam giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu Selen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu hụt selen nghiêm trọng có liên quan đến rối loạn chức năng cơ xương và bệnh cơ tim và cũng có thể gây rối loạn tâm trạng, suy giảm chức năng miễn dịch và móng tay bị trắng. Bệnh Keshan, một bệnh cơ tim lưu hành ảnh hưởng đến trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở các khu vực của Trung Quốc, có liên quan đến sự thiếu hụt selen.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu Selen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Địa lý: Vùng địa lý có hàm lượng selen thấp trong đất ví dụ như Đông Âu và Châu Phi . Các vùng như Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam có mức độ selen thấp hơn vùng khác của Hòa Kỳ. Đất chua và phức tạp, thường có sắt hoặc nhôm, cũng làm giảm sự hấp thụ selen của thực vật, như ở nhiều nơi ở Châu Âu.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý: Người nhiễm HIV, bệnh lý ruột ngắn, bệnh Crohn, xơ gan… làm giảm nống độ selen.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người bị xơ gan&nbsp;làm giảm nống độ selen" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_Selenium-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bị xơ gan&nbsp;làm giảm nống độ selen</em></p> <p style="text-align: justify;">- Siberia Nga và Trung Quốc ở trẻ em mắc bệnh Kashin-Beck, ở Trung Quốc ở bệnh nhân mắc bệnh Keshan có tỷ lệ thiếu selen cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu Selen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn được khuyến nghị cho selen là 20 mcg / ngày đối với trẻ nhỏ, tăng lên 50 mcg / ngày đối với người lớn là an toàn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu Selen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán thiếu selen cần kết hợp nhiều yếu tố: địa lý, biểu hiện lâm sàng. Một số trường hợp đo hoạt tính peroxidase glutathione hoặc selen huyết tương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu Selen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nồng độ selen rất hẹp giữa mức độ thiếu hụt, bình thường và ngộ độc. Vì vậy rất thận trọng trong việc điều trị bổ sung selen.</p> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn được khuyến nghị cho selen là 20 mcg / ngày đối với trẻ nhỏ, tăng lên 50 mcg / ngày đối với người lớn là an toàn. Một số trường hợp khác như phụ nữ có thai, cho con bú, HIV lượng selen được cung cấp cao hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chế độ ăn được khuyến nghị cho selen là 20 mcg / ngày đối với trẻ nhỏ" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_Selenium-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn được khuyến nghị cho selen là 20 mcg / ngày đối với trẻ nhỏ</em></p> <p style="text-align: justify;">Bổ sung selen qua thực phẩm là 1 biện pháp an toàn.</p> <p style="text-align: justify;">Những những đối tượng thiếu sele trầm trọng, bổ sung selen bằng đường uống có thể sử dụng, dưới dạng selenomethionin hoặc selenite. Tùy từng trường hợp cụ thể, selen có thê được bổ sung tăng lên 100 mcg / ngày đường uống.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">The importance of selenium to human health - ScienceDirect</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-selen-sgijc
Thủng màng nhĩ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Đại cương giải phẫu màng nhĩ</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Vị trí và kích thước</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ là thành ngoài của hòm nhĩ, ngăn cách hòm nhĩ với ống tai ngoài, màu trắng bóng. Màng nhĩ ở người trưởng thành nằm nghiêng và hợp với mặt phẳng của thành trên ống tai ngoài một góc 1400, đường kính dọc khoảng 10 mm, đường kính ngang khoảng 8 mm.</p> <p style="text-align: justify;">- Hòm nhĩ có dạng hình hộp 6 mặt tương ứng với 6 thành của hòm nhĩ, phía trên rộng hơn gọi là hố thượng nhĩ, bên ngoài có thành xương mỏng che chở là tường thượng nhĩ, bên trong có các xương con.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Màng nhĩ là thành ngoài của hòm nhĩ, ngăn cách hòm nhĩ với ống tai ngoài, màu trắng bóng" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_thung-mang-nhi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Màng nhĩ là thành ngoài của hòm nhĩ, ngăn cách hòm nhĩ với ống tai ngoài, màu trắng bóng</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Màng nhĩ gồm 2 phần ngăn cách với nhau bởi nếp búa trước và nếp búa sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Phần trên là màng chùng: Nhỏ, có hình tam giác, đỉnh tròn phẳng, màu đục, nằm ở phía trên dây chằng nhĩ búa và mấu ngắn xương búa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phần dưới là màng căng: có hình tròn, hơi lõm vào trong, màu sắc bóng trắng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các mốc giải phẫu trên màng nhĩ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Mấu ngắn xương búa: nhỏ bằng đầu đinh ghim, đội màng căng lên thành một điểm trắng đục.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cán búa: là một nếp ngắn chạy từ mấu ngắn xương búa, xuống dưới, hơi ra sau, tới giữa màng căng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Màng nhĩ lõm ở giữa do cán xương búa kéo vào trong, chỗ lõm nhiều nhất gọi là rốn nhĩ – điểm trắng nhỏ tương ứng với đầu tận của cán búa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tam giác sáng ( nón sáng Politzer ) có đỉnh ở rốn nhĩ, đáy lệch về phía trước dưới của màng nhĩ .</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu kẻ một đường thẳng đi từ trên xuống dưới, dọc theo cán búa, một đường thẳng góc với đường thẳng trên đi qua rốn nhĩ, màng nhĩ được chia làm 4 phần: trước trên, trước dưới, sau trên, sau dưới.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cấu trúc màng nhĩ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cấu trúc màng nhĩ bao gồm 3 lớp có độ dày trung bình là 0,1 mm. Tuy nhiên, màng nhĩ chỗ dày chỗ mỏng khác nhau: chỗ dày nhất là dây chằng nhĩ búa: 0,8mm và chỗ mỏng nhất là rốn nhĩ 0,1mm. Cụ thể 3 lớp màng nhĩ là:</p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp ngoài cùng (lớp biểu bì): liên tiếp với tế bào biểu mô vảy ống tai ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp sợi ( lớp giữa ) là tổ chức liên kết bao gồm: tổ chức sợi có tính chất chun giãn, mạch máu thần kinh và các dưỡng bào, đặc biệt màng căng có thêm lớp sợi gồm: 4 kiểu sợi (sợi parabol, sợi bán nguyệt, sợi tia, sợi vòng ). Các lớp sợi này dày ở vùng ngoại vi gọi là vòng sụn sợi có vai trò gắn màng nhĩ vào rãnh nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp niêm mạc: là lớp tế bào niêm mạc chế nhầy liên tục với niêm mạc của hòm nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Mạch máu và thần kinh màng nhĩ</strong></p> <p>- Mạch máu màng nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">+ Động mạnh: Động mạch chi phối màng nhĩ là những nhánh của&nbsp; động mạch hàm trong thuộc động mạch cảnh ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tĩnh mạch: đổ về tĩnh mạch màng não giữa, xoang tĩnh mạch bên, xoang tĩnh mạch đá và tĩnh mạch hàm trong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bạch mạch:</p> <p style="text-align: justify;">+ Mặt ngoài đổ về hạch mang tai trước.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mặt trong đổ vào hạch tĩnh mạch cảnh trong.</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh chi phối màng nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">Màng nhĩ được chi phối bởi nhiều nhánh của các dây thần kinh V, VII, IX, X</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chức năng màng nhĩ</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Màng nhĩ có ba chức năng chính:</p> <p>1. Chức năng biến đổi âm thành từ dạng sóng viba thành chuyển động cơ học để truyền đến cửa sổ bầu dục: đây là chức năng quan trọng nhất của màng nhĩ.</p> <p>2. Chức năng khuếch đại âm thanh: tỷ lệ 17/1 lần</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Ở tất cả các tần số màng nhĩ rung động với biên độ lớn nhất ở góc ¼ sau trên,&nbsp; phần trước và dưới màng nhĩ rung động với biên độ nhỏ hơn.</p> <p style="text-align: justify;">3. Chức năng bảo vệ các cấu trúc của tai giữa</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ không cho sóng âm tác động trực tiếp vào cửa sổ tròn giúp bảo vệ tai trong trước tác động của âm thanh.</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ ngăn không cho viêm nhiễm lan từ tai ngoài vào hòm nhĩ, duy trì một lớp đệm không khí trong hòm nhĩ để tránh trào ngược dịch từ vòm mũi họng lên hòm nhĩ.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Thủng màng nhĩ</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Thủng màng nhĩ là tình trạng mất liên tục của màng nhĩ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thủng màng nhĩ" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_thung-mang-nhi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thủng màng nhĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thủng màng nhĩ có nhiều hình dạng và nhiều kích thước khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Lỗ thủng màng nhĩ được mô tả theo vị trí 4 góc: Trước trên, sau trên, trước dưới, sau dưới.</p> <p style="text-align: justify;">- Kích thước lỗ thủng thường được xác định dựa vào tỉ lệ % so với toàn bộ màng nhĩ (ví dụ thủng 40% đường kính) hoặc mô tả kích thước trực tiếp nếu lỗ thủng nhỏ (ví dụ thủng 3-4mm đường kính).</p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá lỗ thủng trung tâm, còn rìa hay thủng rộng rất quan trọng trong điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây thủng màng nhĩ:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Do chấn thương</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thủng màng nhĩ do áp lực: thay đổi đột ngột áp lực không khí (do bom nổ hoặc do tát vào vùng tai) cũng như thay đổi áp lực không khí từ từ, thay đổi áp lực nước đều có thể gây ra tổn thương màng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thủng màng nhĩ do chấn thương âm thanh: âm thanh lớn, các vụ nổ bom, mìn, tiếng đạn bắn….</p> <p style="text-align: justify;">- Thủng màng nhĩ do chấn thương vỡ xương đá trong các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt…</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương do vật sắc nhọn: là nguyên nhân phổ biến thứ 2 trong thủng màng nhĩ: đầu tăm bông, ghim bút, chìa khóa, que gỗ, móc tai bằng sắt… những vật dụng mọi người thường dùng để ngoáy tai.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương do nhiệt: trong công nghiệp xì hàn</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương do dị vật sắc nhọn (tăm bông, kẹp tóc) hoặc đị vật là các loài động vật sống (muỗi, gián , bọ cánh cam…) ở ống tai ngoài.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thung-mang-nhi-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Do viêm nhiễm</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thủng màng nhĩ có thể do viêm tại màng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Do biến chứng của các bệnh lý khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thủng màng nhĩ thường là biến chứng trong các bệnh lý viêm tai giữa cấp do vi khuẩn đường hô hấp (phế cầu, Haemophilus Influenzae…) hoặc virus và viêm tai giữa mạn tính có hoặc không có cholesteatoma, lao tai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cơ năng&nbsp;&nbsp;</strong>&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Thủng màng nhĩ có các biểu hiện triệu chứng của bệnh lý đi kèm:</p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai: ù tai từ từ tăng dần, từng đợt hoặc liên tục.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Chảy dịch tai: dịch tai chảy từ hòm nhĩ qua lỗ thủng đọng ở ống tai ngoài màu xanh, màu vàng đục hoặc dịch vàng trong.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nghe kém: Nghe kém xuất hiện từ từ tăng dần hoặc xuất hiện đột ngột cùng với lỗ thủng màng nhĩ do chấn thương áp lực hoặc chấn thương trực tiếp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau nhói, chảy máu tai&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thung-mang-nhi-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau nhói, chảy máu tai&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đau nhói, chảy máu tai gặp trong chấn thương tai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khám nội soi tai mũi họng để xác định bệnh tích và định hướng nguyên nhân thủng màng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Vị trí lỗ thủng màng nhĩ: màng nhĩ có thể thủng ở nhiều vị trí khác nhau, thủng một phần hoặc toàn bộ màng nhĩ. Các vị trí lỗ thủng thường gặp nhất: góc ¼ trước dưới, góc ¼ sau trên, thượng nhĩ (màng chùng).</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Kích thước lỗ thủng: lỗ thủng màng nhĩ có thể có nhiều kích thước khác nhau, kích thước nhỏ vài mm hoặc kích thước lớn chiếm toàn bộ diện tích màng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hình thái lỗ thủng: lỗ thủng màng nhĩ có nhiều hình thái khác nhau như hình tròn, hình bầu dục, hình oval hoặc hình thái không xác định.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tính chất lỗ thủng: lỗ thủng có thể có bờ nhẵn sạch, gọn trong các lỗ thủng cũ, hoặc lỗ thủng bờ nham nhở, rớm máu trong các lỗ thủng mới do chấn thương.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Phần màng nhĩ còn lại sáng bình thường hoặc nề dày xung huyết, đọng dịch mủ trong các bệnh lý viêm hoặc màng nhĩ xuất huyết đỏ bầm trong chấn thương tai đặc biệt trong chấn thương tai do áp lực.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Ống tai ngoài đọng dịch mủ vàng xanh hoặc dịch trong, không mùi hoặc mùi hôi, có thể thấy hẹp đường kính ống tai ngoài và đọng máu cục hoặc máu đỏ tươi.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hòm nhĩ: niêm mạc hòm nhĩ bình thường hoặc phù nề có polyp, đọng mủ vàng, trắng lổn nhổn như xà cừ.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nội soi mũi thấy có những bất thường kèm theo: Viêm mũi xoang cấp, viêm vòm mũi họng cấp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thủng màng nhĩ gây nên nhiều biến chứng khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;">- Đợt cấp của viêm tai giữa mạn tính mủ tái phát nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa mạn tính có Cholesteatoma.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nghe kém dẫn truyền tiến triển từ từ tăng dần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nghe kém dẫn truyền tiến triển từ từ tăng dần" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thung-mang-nhi-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nghe kém dẫn truyền tiến triển từ từ tăng dần</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các tác nhân vi khuẩn (Phế cầu, Heamophilus influenza, lao…), virus (cúm, hợp bào hô hấp…) gây viêm tai giữa cấp thủng màng nhĩ thường lây truyền bằng đường hô hấp qua dịch tiết đường hô hấp do ho, hắt hơi…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các đối tượng có nguy cơ cao bị thủng màng nhĩ:</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em hoặc người mắc các bệnh lý tâm thần dễ có nguy cơ thủng màng nhĩ do chấn thương hơn người lớn trưởng thành do nghịch các vật dụng sắc nhọn và chưa biết cách tự ngoáy tai đúng cách.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ em dễ đưa vật sắc nhọn lên tai gây thủng màng nhĩ" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thung-mang-nhi-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ em dễ đưa vật sắc nhọn lên tai gây thủng màng nhĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em, người có sức đề kháng suy giảm dễ thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp mủ hoặc viêm tai giữa mạn tính mủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thợ lặn, các vận động viên leo núi, những người tham gia chiến tranh hoặc sống ở vùng có nhiều bom mìn nổ có nguy cơ chấn thương màng nhĩ do áp lực.</p> <p style="text-align: justify;">- Thợ hàn xì dễ có nguy cơ tổn thương màng nhĩ do nhiệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người có thói quen sử dụng các vật dụng sắc nhọn ngoáy tai: chìa khóa, que ngoáy tai bằng sắt, que gỗ hoặc vừa dùng đầu tăm bông vệ sinh tai vừa đùa nghịch, chơi đùa hoặc làm các hoạt động khác… dễ có nguy cơ thủng màng nhĩ hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần phòng tránh thủng màng nhĩ bằng cách:</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với các trường hợp làm nghề nghiệp đặc thù như thợ lặn, thợ leo núi, thợ làm trong hầm lòhoặc sử dụng bom mìn, thợ hàn xì, pháo binh, vận động viên bắn súng cần phải được trang bị sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động đúng quy chuẩn để bảo vệ tai như nút cao su chống ồn, chụp tai chống ồn…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đồ bảo vệ tai như nút cao su chống ồn, chụp tai chống ồn…" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_nut-bit-tai-chong-on.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đồ bảo vệ tai như nút cao su chống ồn, chụp tai chống ồn…</em></p> <p style="text-align: justify;">- Không sử dụng các vật dụng sắc nhọn: que sắt nhọn, que gỗ, ghim bút, chìa khóa để ngoáy tai.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi đang ngoáy tai, vệ sinh tai không nên đùa nghịch, nô đùa, chạy nhảy hoặc làm các công việc khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần chăm sóc tốt cho trẻ em mọi lứa tuổi, đặc biệt trong lứa tuổi đi học vì có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và viêm tai bằng cách: bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ , cho trẻ bú mẹ đầy đủ hoàn toàn ít nhất&nbsp; trong 6 tháng đầu để trẻ có sức đề kháng tốt , hướng dẫn trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ ấm cho trẻ về mùa đông và thời điểm giao mùa.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao cần đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn đặc biệt là các loại mũ chùm kín cả đầu để hạn chế nguy cơ chấn thương vỡ xương đá khi xảy ra tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần vệ sinh mũi họng thật tốt, giữ ấm cơ thể, vệ sinh nhà cửa thông thoáng để phòng tránh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Với những bệnh nhân tâm thần cần luôn có người nhà bên cạnh trông nom.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường dinh dưỡng, vận động để nâng cao sức đề kháng tránh nguy cơ nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây viêm tai giữa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán thủng màng nhĩ rất đơn giản dựa vào khám thực thể bằng dụng cụ soi tai hoặc nội soi tai mũi họng:</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi tai: ta thấy lỗ thủng màng nhĩ và mô tả được vị trí, hình dáng,&nbsp;tính chất, kích thước… của lỗ thủng.</p> <p style="text-align: justify;">- Những trường hợp lỗ thủng nhỏ, khó quan sát được qua nội soi tai hoặc bị bít lấp bởi dịch mủ viêm ta cần kết hợp cho bệnh nhân làm nghiệm pháp valsava trong khi nội soi tai để quan sát thấy rõ hơn lỗ thủng màng nhĩ hoặc những dấu hiệu gián tiếp của lỗ thủng màng nhĩ như dịch mủ trào ra từ hòm nhĩ qua lỗ thủng nhỏ màng nhĩ ra ống tai ngoài.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thủng màng nhĩ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị thủng màng nhĩ là một liệu pháp điều trị kết hợp nội khoa và ngoại khoa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Chỉ định: thủng màng nhĩ kèm theo những bệnh lý cấp tính như: viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính mủ, viêm tai giữa mạn tính đợt cấp, chấn thương màng nhĩ, chấn thương xương đá.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh đường toàn thân và tại chỗ, chống viêm, làm thuốc tai hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị ngoại khoa thủng màng nhĩ là thực hiện các phẫu thuật tạo hình màng nhĩ (hay còn gọi là phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần) hoặc chỉnh hình tai giữa.</p> <p style="text-align: justify;">1. Chỉ định</p> <p style="text-align: justify;">- Tai khô hoàn toàn trong ít nhất 3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Vòi nhĩ thông thoáng, hoạt động tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân nghe kém dẫn truyền với khoảng cách đường khí và đường xương ABG &lt;30dB.</p> <p style="text-align: justify;">2. Chống chỉ định</p> <p style="text-align: justify;">- U ác tính tai ngoài hoặc tai giữa đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm Pseudomonas tai ngoài đang tiến triển ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc viêm tai ngoài ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa mạn tính biến chứng nội sọ đang tiến triển.</p> <p style="text-align: justify;">3. Các loại phẫu thuật</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật vá nhĩ được chia làm 2 nhóm là:</p> <p style="text-align: justify;">+ Vá nhĩ đơn thuần: chỉ định trong trường hợp màng nhĩ thủng, chuỗi xương con còn nguyên vẹn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật vá nhĩ" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thung-mang-nhi-7.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật vá nhĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Chỉnh hình tai giữa bao gồm: chỉnh hình ống tai, phẫu thuật vá nhĩ, phẫu thuật chỉnh hình xương con.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nguyên vật liệu thường được dùng để làm mảnh ghép vá nhĩ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Loại tự thân: mỡ, vỏ tĩnh mạch, cân cơ thái dương, sụn vành tai, màng sụn .</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; Loại đồng chủng.</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; Loại dị chủng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra còn có sử dụng vật liệu nhân tạo: mảnh giấy bạc, vỏ củ tỏi.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngày nay ba loại mảnh ghép vá nhĩ thường được sử dụng nhiều nhất là cân cơ thái dương, sụn vành tai và màng sụn.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Phẫu thuật tai (Nguyễn Tấn Phong – NXB Y Học)</li><li>Phác đồ điều trị nội trú bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh (PGS.TS.Trần Phan Chung Thủy – NXB Y Học 2018)</li><li>Grandround Phẫu thuật vá nhĩ 2015 (BSNT Ngô Thị Thìn- Ths.Bs Nguyễn Thị Tố Uyên)</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thung-mang-nhi-sfoaz
Ung thư đại tràng di căn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư đại tràng di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tế bào ung thư có thể sinh trưởng và phát triển ở bất kỳ khu vực nào trên đại tràng. Chúng manh nha từ lớp biểu bì trong cùng của thành ruột, sau đó ăn dần ra các lớp phía ngoài để phá vỡ cấu trúc của thành ruột.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tế bào ung thư có thể sinh trưởng và phát triển ở bất kỳ khu vực nào trên đại tràng" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_ung-thu-dai-truc-trang-di-can-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tế bào ung thư có thể sinh trưởng và phát triển ở bất kỳ khu vực nào trên đại tràng</em></p> <p style="text-align: justify;">Là một trong những bệnh lý ung thư dễ di căn, các tế bào ung thư đại tràng không chỉ gây bệnh tại chỗ mà còn có xu hướng lây lan sang những tổ chức lân cận nó. Từ khối u chính, tế bào ung thư phân tách ra và chia nhau đi chiếm đóng các mô xung quanh, đồng thời neo đậu vào con đường đi của máu, dịch màng bụng, hệ bạch huyết hoặc lợi dụng các tai biến trong quá trình phẫu thuật để di tản tới những cơ quan trọng yếu khác của cơ thể. Khi đã tới được khu vực mới, chúng lại hình thành thêm các khối u ác tính ở đây.</p> <p style="text-align: justify;">Những cơ quan thường là đích nhắm đến của các tế bào ung thư đại tràng bao gồm: não, phổi, gan, xương, hạch bạch huyết,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư đại tràng di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Polyp đại tràng</b>: đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư đại tràng. Nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 50% số bệnh nhân bị ung thư đại tràng là do trước đó từng bị polyp đại tràng. Càng có nhiều polyp thì nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng càng cao.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Chế độ ăn uống thiếu khoa học: </b>những người ăn ít chất xơ, tiêu thụ nhiều đạm và mỡ động vật làm biến đổi các vi khuẩn yếm khí có trong đại tràng, từ đó cholesterol và acid mật dần biến thành những chất gây ung thư. Ảnh hưởng cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Những thức ăn ít chất bã sẽ khiến bệnh nhân dễ bị táo bón, phân tích tụ lâu trong đại tràng làm cho chất gây ung thư cũng bị ứ đọng lại, có cơ hội được tiếp xúc lâu hơn với niêm mạc ruột và gây tác động xấu tới biểu mô đại tràng;</p> <p style="text-align: justify;">- Chất đạm phân huỷ thành seatol, indol, pyridine vốn là những chất gây ung thư trong thực nghiệm, khi tồn tại trong cơ thể người cũng có khả năng gây bệnh ung thư;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Mắc các bệnh đại tràng mạn tính: </b>ung thư đại tràng có thể nảy mầm từ tổn thương của các bệnh như: thương hàn, giang mai, kiết lỵ, amip, lao, viêm loét đại tràng mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Do di truyền: </b>có khoảng 1% trong số các ca ung thư đại tràng là do đột biến gen APC của bệnh polyp đại tràng trong gia đình, 5% số người mắc ung thư đại tràng bắt nguồn từ hội chứng Lynch, liên quan tới gen DCC, RAS và P53.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư đại tràng di căn có thể do di truyền gen từ bố mẹ" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_di-truyen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư đại tràng di căn có thể do di truyền gen từ bố mẹ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư đại tràng di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng ở những bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn di căn thường nghiêm trọng hơn và khiến người bệnh đau đớn. Biểu hiện chung ở giai đoạn cuối thường là:</p> <p style="text-align: justify;">- Đại tiện lẫn máu trong phân: nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, da sạm đen;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đại tiện lẫn máu trong phân có thể là triệu chứng ung thư đại tràng di căn" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ung-thu-dai-truc-trang-di-can-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đại tiện lẫn máu trong phân có thể là triệu chứng ung thư đại tràng di căn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chảy hoặc táo bón;</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược thiếu sức sống do chán ăn, tiêu hoá kém;</p> <p style="text-align: justify;">- Đầy bụng, chướng hơi;</p> <p style="text-align: justify;">- Sụt cân.</p> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là các dấu hiệu cụ thể khi khối u đại tràng di căn đến những cơ quan khác:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khối u lan tới gan</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Gan là bộ phận có nhiều mạch máu và tốc độ máu chảy ở đây khá chậm nên các tế bào ung thư dễ dàng di chuyển tới gan theo hệ tuần hoàn. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho việc gan thường chiếm tỷ lệ là cơ quan bị ung thư thứ phát cao nhất. Trung bình tế bào ung thư sẽ mất khoảng 17,5 tháng để di căn từ đại tràng đến gan và khi đến nơi chúng sẽ gây ra các triệu chứng như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi;</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc ruột;</p> <p style="text-align: justify;">- Đau bụng, đặc biệt là ở vị trí hạ sườn bên phải</p> <p style="text-align: justify;">- Phân thay đổi tính chất;</p> <p style="text-align: justify;">- Vàng mắt, vàng da;</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tiêu hoá.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư thứ phát tại phổi</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Số lượng mạch máu tại phổi cũng được phân bố dày đặc như ở gan, vì thế phổi cũng nằm trong danh sách khu vực dễ bị khối u đại tràng tìm tới. Trong tổng số các trường hợp ung thư đại tràng di căn thì tỷ lệ người bị ung thư thứ phát tại phổi xếp thứ 2.</p> <p style="text-align: justify;">Khác với ung thư đại tràng di căn gan thì khối u sẽ dành ra khoảng 12 tháng để gây bệnh sang phổi.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài những biểu hiện của ung thư đại tràng nguyên phát, khi khối u dừng cân tại phổi sẽ gây thêm những triệu chứng bất thường về hô hấp như:</p> <p style="text-align: justify;">- Ho kéo dài không khỏi;</p> <p style="text-align: justify;">- Ho ra máu hoặc ho ra đờm lẫn máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Thở khò khè, khó thở;</p> <p style="text-align: justify;">- Đau tức ngực;</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu kể trên là do khối u chèn ép lên các cấu trúc của hệ hô hấp đồng thời để lại những tổn thương nghiêm trọng khác tại đây.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Tế bào ung thư từ đại tràng di căn lên não</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ ung thư đại tràng di căn não chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số các trường hợp di căn. Phải mất tới 33 tháng khối u mới hoàn tất chặng đường lây lan đến não nhưng một khi đã gây bệnh tại đây thì cơ hội sống sót của bệnh nhân lại vô cùng thấp.</p> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu nhận biết khi ung thư đại tràng di căn não:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Mắt mờ;</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn và nôn mửa;</p> <p style="text-align: justify;">- Hoa mắt, chóng mặt;</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên bị đau đầu, và đau đầu dữ dội;</p> <p style="text-align: justify;">- Co giật;</p> <p style="text-align: justify;">- Mất khả năng điều hoà ngôn ngữ, vận động, giữ thăng bằng.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư đại tràng di căn xương</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Cũng giống như các cơ quan khác, khối u di căn vào xương nhờ hệ thống bạch huyết&nbsp; và hệ tuần hoàn máu. Khi đã xâm nhập vào hệ xương, các tế bào ung thư có thể biến đổi để chống lại sự tiêu diệt của hệ miễn dịch. Nhờ lách được sự tấn công này, chúng bắt đầu thiết lập khối u ác tính và gặm nhấm dần hệ xương. Mất khoảng 20 tháng để các tế bào ung thư đại tràng hoàn thành quá trình này.</p> <p style="text-align: justify;">Khối u mới sẽ gây tổn thương tổ chức xương bằng cách chèn ép, phá huỷ mô xương và người bệnh sẽ phải trải qua các triệu chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Sưng đau ở vị trí khối u;</p> <p style="text-align: justify;">- Đau xương nghiêm trọng;</p> <p style="text-align: justify;">- Chèn ép tuỷ sống, chèn ép rễ thần kinh;</p> <p style="text-align: justify;">- Gãy xương bất kể có hay không có chấn thương nào tác động.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khối u tấn công các hạch</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Không những trở thành công cụ để các tế bào ung thư di căn tới những bộ phận khác trong cơ thể, hạch bạch huyết còn có thể là nơi trú ngụ của chính các tế bào đột biến này. Chúng có thể khu trú và sinh sôi trong các hạch bạch huyết ở ổ bụng.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian trung bình để ung thư lan sang các hạch bạch huyết ở xa sẽ vào khoảng 20,5 tháng. Bệnh nhân khi bị ung thư đại tràng di căn hạch sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Sưng tuyến bạch huyết;</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân;</p> <p style="text-align: justify;">- Sút cân một cách bất thường;</p> <p style="text-align: justify;">- Có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, đau bụng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ung thư đại tràng di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để hạn chế các tác động tiêu cực của khối u khi di căn, người bệnh nên:</p> <p style="text-align: justify;">- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu, đồ chiên nướng;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Không sử dụng đồ uống có cồn và tránh xa khói thuốc lá;</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu thụ nhiều chất xơ có trong trái cây và rau xanh;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêu thụ nhiều chất xơ có trong trái cây và rau xanh" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ung-thu-dai-truc-trang-di-can-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêu thụ nhiều chất xơ có trong trái cây và rau xanh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên vận động cơ thể và tập thể dục điều độ;</p> <p style="text-align: justify;">- Giữ vững tinh thần thoải mái, lạc quan trước bệnh tật;</p> <p style="text-align: justify;">- Định kỳ kiểm tra sức khoẻ đại tràng, đặc biệt là khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư đại tràng di căn sang bất kỳ cơ quan nào của cơ thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư đại tràng di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Khối u lan tới gan</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi;</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CT;</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp MRI;</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm công thức máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết gan;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư thứ phát tại phổi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhằm xác định chính xác khả năng ung thư đại tràng di căn tới phổi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm như: Chụp X-quang tim phổi, chụp CT.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tế bào ung thư từ đại tràng di căn lên não</strong></p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh khi nghi ngờ các triệu chứng ung thư đại tràng lan sang não cần tiến hành những chẩn đoán xác định như chụp CT và chụp MRI.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ung thư đại tràng di căn xương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp chẩn đoán khi khối u từ đại tràng di căn tới xương bao gồm: chụp CT, chụp X-quang.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT chẩn đoán khi khối u từ đại tràng di căn tới xương" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_20200606_chup-ct-med-4.jpg.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT chẩn đoán khi khối u từ đại tràng di căn tới xương</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư đại tràng di căn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối với các trường hợp ung thư đại tràng đã bước sang giai đoạn di căn, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật: thường được áp dụng đối với các ca ung thư đại tràng mới chỉ di căn tới 1 cơ quan duy nhất. Nếu khối u đã di căn và gây biến chứng tắc ruột thì phẫu thuật chỉ đóng vai trò giúp giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân;</p> <p style="text-align: justify;">- Hoá trị: giúp thu nhỏ và tiêu diệt khối u bằng hóa chất, hỗ trợ cho việc phẫu thuật được dễ dàng hơn. Hoá trị có thành công hay không còn tuỳ vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Xạ trị: ít khi phương pháp này được áp dụng trong các ca ung thư đại tràng, ngoại trừ trường hợp ung thư di căn đến xương;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dùng xạ trị điều trị trong&nbsp;trường hợp ung thư di căn đến xương" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_xa-tri-ung-thu-dai-trang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dùng xạ trị điều trị trong&nbsp;trường hợp ung thư di căn đến xương</em></p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp miễn dịch;</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng các thuốc phân tử nhỏ;</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư đại tràng di căn&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi được chẩn đoán ung thư đại tràng đã tiến triển đến giai đoạn cuối, khối u đã hình thành ở các cơ quan khác thì công tác điều trị chỉ có ý nghĩa giúp hạn chế sự lan rộng của tế bào ung thư, giải quyết tạm thời những biến chứng nghiêm trọng, cơ hội chữa khỏi hoàn toàn là rất mong manh.</p> <p style="text-align: justify;">Do đó, biện pháp điều trị chủ yếu ở giai đoạn này là điều trị giảm nhẹ giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Giai đoạn ung thư đại tràng khu trú tại vùng thì có điều trị khỏi bằng phẫu thuật và hoá chất, nhưng khi đã di căn sang tạng khác thì tỷ lệ số bệnh nhân sống được trên 5 năm chỉ còn khoảng 20%.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian sống ở người bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như:</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng;</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý nền kèm theo: tim mạch, cao huyết áp, bệnh về phổi,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Thể chất;</p> <p style="text-align: justify;">- Tâm lý và thái độ hợp tác điều trị của người bệnh;</p> <p style="text-align: justify;">- Độ tuổi mắc ung thư đại tràng di căn: thường thì đối tượng người cao tuổi dễ bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối hơn. Tuy nhiên người trẻ cũng có thể mắc ung thư đại tràng và tốc độ di căn cũng như tốc độ phát triển của khối u ở người trẻ lại có xu hướng nhanh hơn so với người lớn tuổi. Nếu người trẻ điều trị đúng cách và tinh thần tích cực thì tiên lượng bệnh lại khả quan hơn;</p> <p style="text-align: justify;">- Mức độ bệnh: càng nhiều cơ quan bị khối u xâm lấn thì càng gây khó khăn trong điều trị và cơ hội sống của bệnh nhân càng thấp.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-dai-trang-di-can-srxzm
Hemophilia B
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hemophilia B</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hemophilia B là bệnh lý do rối loạn yếu tố đông máu, thiếu yếu tố IX (độ hoạt động &lt;40 phần trăm bình thường). Chúng được gây ra bởi các biến thể gây bệnh (ví dụ, đột biến, xóa)&nbsp; trong gen F9. Đây là bệnh di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới với biểu hiện chảy máu ở mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ nhẹ đến đe dọa đến tính mạng.</p> <p style="text-align: justify;">Hemophilia ảnh hưởng đến hơn 1,2 triệu cá nhân (chủ yếu là nam giới) trên toàn thế giới. Hemophilia xảy ra ở tất cả các nhóm dân tộc. Một ấn phẩm từ Liên đoàn Haemophilia thế giới ước tính rằng 43% dân số Hemophilia trên thế giới sống ở Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Trung Quốc, trong đó chỉ có 12% được chẩn đoán.&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Hemophilia B (thiếu yếu tố IX) - xảy ra ở khoảng 1 trong 15.000 đến 1 trong 30.000 ca sinh con trai còn sống. Khoảng một phần ba đến một nửa bị bệnh nặng (nghĩa là hoạt động của yếu tố IX &lt;1% so với bình thường).</p> <p style="text-align: justify;">Hemophilia B ít phổ biến hơn Hemophilia A. Hemophilia B ít nặng hơn hemophilia A.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hemophilia B ít phổ biến hơn Hemophilia A" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_hemophilia-b.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hemophilia B ít phổ biến hơn Hemophilia A</em></p> <p style="text-align: justify;">Thông thường nhất, bệnh Hemophilia được di truyền. Tuy nhiên, bệnh do đột biến tự phát (không có tiền sử gia đình mắc hemophilia, được cho là do đột biến mới) cũng phổ biến. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các nguyên nhân do đột biến khởi phát chiếm tới 43% các trường hợp mắc bệnh Hemophilia B nghiêm trọng. Trong bệnh Hemophilia B vừa và nhẹ, khoảng 30% là các trường hợp do đột biến mới khởi phát.</p> <p style="text-align: justify;">Hemophilia nặng chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới, những người có một nhiễm sắc thể X duy nhất có chứa gen khiếm khuyết. Ngược lại, hemophilia nhẹ đã được báo cáo ở một phần tư số người mang mầm bệnh dị hợp tử.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Những con trai bị ảnh hưởng truyền biến thể Hemophilia cho tất cả con trai của họ và không cho con gái của họ. Con gái nói chung là những người mang mầm bệnh không bị ảnh hưởng, nhưng họ có thể bị chảy máu nhẹ do mất một phần nhiễm sắc thể X bình thường (ví dụ, hội chứng Turner, bất hoạt X-lệch, đồng thừa kế các đột biến hemophilia từ người cha bị ảnh hưởng và người mẹ mang mầm bệnh). Người mang mầm bệnh truyền gen Hemophilia cho khoảng một nửa số con của họ. Hemophilia chủ yếu là do di truyền, nhưng các trường hợp đột biến tự phát&nbsp; là phổ biến và chịu trách nhiệm cho 40% bệnh Hemophilia B.</p> <p style="text-align: justify;">Ý nghĩa lâm sàng chính của kiểu gen bệnh Hemophilia đối với bệnh nhân có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và dự đoán nguy cơ phát triển chất ức chế. Đối với người thân độ một, kiểu gen có thể tạo điều kiện cho việc xác định người mang mầm bệnh, có ý nghĩa đối với xét nghiệm và tư vấn di truyền và dự đoán chảy máu ở phụ nữ.</p> <p style="text-align: justify;">Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế yếu tố đã cải thiện đáng kể việc chăm sóc cho các cá nhân với những điều kiện này. Tuy nhiên, bệnh nhân xuất hiện với các triệu chứng chảy máu cấp tính cần điều trị nhanh chóng và cần có kế hoạch cho bệnh nhân trải qua phẫu thuật hoặc các thủ tục xâm lấn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hemophilia B</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cả yếu tố VIII và IX đều góp phần vào việc cầm máu thứ cấp (hình thành cục máu đông fibrin) thông qua vai trò của chúng trong phức hợp X-ase (ten-ase) nội tại, kích hoạt yếu tố X. Phức hợp X-ase bao gồm yếu tố kích hoạt IX (yếu tố IXa) là protease; yếu tố X là chất nền; và yếu tố kích hoạt VIII (yếu tố VIIIa), canxi và phospholipid như là đồng yếu tố trong phân tách yếu tố X.</p> <p style="text-align: justify;">Hemophilia được di truyền lặn liên kết X - Gen yếu tố yếu tố IX (F9 ) nằm trên nhiễm sắc thể X và nam giới mang gen bệnh này sẽ có biểu hiện xuất huyết.</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới bị bệnh chủ yếu vì họ có một nhiễm sắc thể X duy nhất chứa gen khiếm khuyết.</p> <p style="text-align: justify;">Những nam giới bị bệnh có thể truyền biến thể gây bệnh cho con gái của chúng, những người con gái này mang gen bệnh, nhưng thường không biểu hiện bệnh (do con gái có 2 nhiễm sắc thể X, mà chỉ có một nhiễm sắc thể X bị biến thể).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hemophilia được di truyền lặn liên kết X" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_hemophilia-8.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hemophilia được di truyền lặn liên kết X</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Nữ giới: Mặc dù người mang mầm bệnh, nhưng có một alen yếu tố bình thường, đa số họ không có biểu hiện bệnh, song họ có thể gặp các triệu chứng chảy máu tương tự như ở bệnh nhân bị thiếu hụt yếu tố đông máu nhẹ (ví dụ bị bất hoạt X một phần) khi có chấn thương hay phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp, nữ giới có triệu chứng xuất huyết nặng. Nguyên nhân có thể do nhận gen bệnh từ cả bố và mẹ( bố mắc bệnh, mẹ mang gen bệnh), hoặc một số nguyên nhân khác. Các nguyên nhân khác gây ra nhiều triệu chứng ở nữ giới bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất một phần nhiễm sắc thể X bình thường, như trong hội chứng Turner</p> <p style="text-align: justify;">+ Bất hoạt X</p> <p style="text-align: justify;">+ Đồng thừa kế các đột biến bệnh Hemophilia từ người cha bị ảnh hưởng và người mẹ mang mầm bệnh</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh di truyền hiếm gặp khác</p> <p style="text-align: justify;">Những người nữ mang mầm bệnh có thể truyền biến thể gây bệnh cho khoảng một nửa số con trai của họ, những người sẽ bị bệnh và khoảng một nửa số con gái của họ, những người sẽ mang mầm bệnh. Nửa còn lại của con trai và con gái sẽ nhận được nhiễm sắc thể X không bị ảnh hưởng.</p> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp bệnh do đột biến gen tự phát - Một số trường hợp mắc bệnh máu khó đông, trong đó một người đàn ông bị bệnh được sinh ra cho một người phụ nữ không mang mầm bệnh có tiền sử gia đình khỏe mạnh, đôi khi gặp phải. Tỷ lệ mắc bệnh Hemophilia do đột biến gen tự phát trước đây được ước tính là khoảng một phần ba trường hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo đã chỉ ra rằng tần suất của những trường hợp này thay đổi tùy theo số dân số được kiểm tra và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hemophilia B - Các trường hợp bệnh do đột biến gen tự phát chiếm khoảng 40% bệnh nặng và khoảng 30% bệnh nhẹ đến trung bình.</p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các đột biến tự phát này có khả năng được giải thích bằng khảm soma ở cha mẹ hoặc ông bà ảnh hưởng đến dòng mầm. Điều này xảy ra khi mẹ của một cá nhân mắc bệnh máu khó đông được xét nghiệm và không được phát hiện là người mang biến thể gây bệnh trong tế bào soma của cô ấy; tuy nhiên cô ấy có thể khảm biến thể bệnh ở dòng giống của mình và do đó có một đứa con trai thứ hai hoặc một đứa con gái mang mầm bệnh. Những bà mẹ không có tiền sử gia đình mắc bệnh Hemophilia có xét nghiệm không mang biến thể có nguy cơ sinh con thứ hai mắc bệnh Hemophilia hoặc con gái là người mang mầm bệnh do khảm khảm mẹ xấp xỉ 5%.</p> <p style="text-align: justify;">- Gen F9 (hemophilia B) - Các F9 gen là một gen 34 kb nằm cuối nhánh dài của nhiễm sắc thể X. Nó chứa tám exon và bảy intron. F9 là gen lớn nhất trong họ các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K; nó chứa các tính năng được bảo tồn cao (số exon, các loại mối nối) được bảo tồn cao trong các protein phụ thuộc vitamin K tương đồng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biến thể (F9) - Các biến thể trong F9 rất không đồng nhất. Chúng bao gồm xóa, sao chép, chèn, biến thể vị trí nối, đột biến điểm (gây ra sự thay thế axit amin) và các biến thể vô nghĩa (giới thiệu một codon dừng sớm).</p> <p style="text-align: justify;">Đột biến mất đoạn là loại biến thể phổ biến nhất, chiếm 47% các biến thể trong một phân tích từ cơ sở dữ liệu MLOF. Người đầu tiên được chẩn đoán thiếu hụt yếu tố IX bị đột biến điểm F9 dẫn đến thay đổi axit amin đơn (C206S) và gây ra thiếu hụt yếu tố IX nghiêm trọng.</p> <p style="text-align: justify;">Một số họ Hemophilia B có các biến thể dương tính với kháng nguyên (phản ứng chéo [CRM +]), với mức độ nghiêm trọng lâm sàng từ nhẹ đến nặng. Những bệnh nhân này có mức độ kháng nguyên của yếu tố IX gần bình thường, nhưng họ có mức độ hoạt động của yếu tố IX thấp hơn nhiều. Khoảng một phần ba các trường hợp hemophilia B nằm trong nhóm này. Đột biến đã được mô tả ảnh hưởng đến quá trình xử lý protein sau dịch mã, liên kết carboxyl hóa và liên kết lipid, chức năng miền tăng trưởng biểu bì (EGF), kích hoạt zymogen, nhận dạng cơ chất và / hoặc hoạt động enzyme.</p> <p style="text-align: justify;">- F9 Cambridge và F9 Oxford - Khiếm khuyết trong quá trình xử lý sau dịch mã, ngăn chặn sự phân cắt của propeptide 18- amino-acid của yếu tố IX.</p> <p style="text-align: justify;">- F9 Chapel Hill - Suy giảm khả năng hoạt hóa của zymogen do can thiệp vào một trong các vị trí phân cắt yếu tố IX</p> <p style="text-align: justify;">- F9 Vancouver - Sự can thiệp vào hoạt động xúc tác của yếu tố IX với yếu tố X do đột biến điểm làm thay đổi isoleucine thành threonine ở vị trí axit amin 397, ảnh hưởng đến liên kết hydro giữa threonine 397 và oxy carbonyl của tryptophan 385</p> <p style="text-align: justify;">- Hemophilia Bm - Một loại protein rối loạn chức năng gây ra sự kéo dài thời gian prothrombin (PT). Kiểu hình Bm có thể được gây ra bởi các đột biến trong F9 ảnh hưởng đến dư lượng axit amin 180, 181 hoặc 182 gần điểm cuối của chuỗi nặng hoặc dư lượng 311, 364, 368, 390, 396 hoặc 397 gần vị trí phân tách beta của yếu tố IX. Hầu hết các cá nhân bị ảnh hưởng có bệnh nặng lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Xóa gen hoàn toàn đã được mô tả nhưng rất hiếm. Trong một nghiên cứu của 70 gia đình ở Pháp, chỉ có hai gia đình bị xóa gen hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;">Kiểu hình của Leyden - Hemophilia B Leyden là một dạng hemophilia B hiếm gặp gây ra bởi một đột biến trong vùng kích thích&nbsp; F9 chứ không phải trong khu vực mã hóa. Một loạt các đột biến điểm khác nhau gây ra bệnh Hemophilia B Leyden đã được mô tả. Những đột biến khởi đầu này phá vỡ sự ràng buộc của các yếu tố phiên mã làm tăng biểu hiện yếu tố IX sau tuổi dậy thì. Ở những người có kiểu hình Leyden, mức độ yếu tố IX tăng sau tuổi dậy thì và những người này thường chuyển đổi từ kiểu nặng hơn sang kiểu hình lâm sàng nhẹ hơn ở tuổi trưởng thành. Đột biến kiểu hình của Leyden trong một khu vực của chất kích thích F9 kéo dài từ nucleotide c.-50 đến c.-18, được gọi là vùng đặc trưng của Leyden (LSR).</p> <p style="text-align: justify;">Trái ngược với những bệnh nhân có kiểu hình Leyden, những người có đột biến điểm ở vị trí -26 của chất kích thích F9 phá vỡ yếu tố đáp ứng androgen (hemophilia B Brandenburg) không cho thấy mức độ yếu tố IX được cải thiện sau tuổi dậy thì.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hemophilia B</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hemophilia B (thiếu yếu tố IX) là các rối loạn yếu tố đông máu liên quan đến X liên quan đến chảy máu ở mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ nhẹ đến đe dọa đến tính mạng.</p> <p style="text-align: justify;">Hemophilia nặng hầu như chỉ thể hiện ở nam giới, mặc dù nữ giới có thể có biểu hiện nặng trong một số trường hợp hiếm gặp (ví dụ, dị hợp tử; lyon lệch, mất nhiễm sắc thể X). Ngược lại, bệnh Hemophilia nhẹ đã được báo cáo ở một phần tư số người mang mầm bệnh dị hợp tử.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông mức độ nặng hơn có nhiều khả năng bị chảy máu tự phát, chảy máu nghiêm trọng và tuổi chảy máu đầu tiên sớm hơn, có thể bắt đầu ngay khi sinh. Chảy máu ngay và chậm sau chấn thương là phổ biến; nó có thể rất lớn hoặc có thể ké dài liên tục trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông mức độ nặng hơn có nhiều khả năng bị chảy máu tự phát" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_143777-hemophilia-b-7.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông mức độ nặng hơn có nhiều khả năng bị chảy máu tự phát</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông mức độ vừa phải thường chảy máu khi có chấn thương nhỏ hay các thủ thuật xâm lấn. Chảy máu ít gặp hơn và thường xảy ra bốn đến sáu lần mỗi năm. Tuy nhiên, chảy máu thường xuyên hơn có thể xảy ra nếu viêm khớp ưa chảy máu phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">Ngược lại, những người mắc bệnh máu khó đông thường chỉ bị chảy máu khi bị chấn thương hoặc phẫu thuật, và chảy máu có thể không trở nên rõ ràng trên lâm sàng. Chảy máu có thể xảy ra sau các thủ thuật tiểu phẫu như nhổ răng, ngay cả ở những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">Người nữ mang gen có biểu hiện chảy máu khác nhau. Những người có mức độ hoạt động của yếu tố gần hoặc trên 50 phần trăm so với bình thường sẽ không bị rối loạn chảy máu lâm sàng và tình trạng mang mầm bệnh chủ yếu quan trọng trong sinh sản. Những người mang mầm bệnh khác có thể có mức độ hoạt động của yếu tố ít hơn 50% so với bình thường và có thể bị chảy máu nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Tuổi bị chảy máu đầu tiên - Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh máu khó đông xuất hiện trong vòng một năm đầu đến một năm rưỡi với vết bầm tím dễ dàng, chảy máu, chảy máu do chấn thương miệng hoặc sau khi làm thủ thuật xâm lấn.</p> <p style="text-align: justify;">Trái ngược với bệnh nặng, bệnh máu khó đông có thể không bị phát hiện trong thời gian đáng kể trong trường hợp không có tiền sử gia đình; bệnh chỉ có thể trở nên rõ ràng khi có chấn thương, phẫu thuật. Trong một báo cáo của 10 bệnh nhân, độ tuổi chẩn đoán bệnh Hemophilia nhẹ dao động từ 14 đến 62 tuổi. Lên đến một phần ba số bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông không có hoặc chảy máu rất hạn chế (ví dụ, chỉ với chấn thương hoặc phẫu thuật).</p> <p style="text-align: justify;">Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông có tiền sử gia đình đã biết. Tuy nhiên, một số lượng đáng kể các cá nhân có hiện tượng chảy máu bất ngờ, rất có thể là do đột biến gen tự phát được truyền từ người mẹ. Trong cuộc khảo sát trên 140 bé trai mắc bệnh máu khó đông (chỉ một số người đã biết các bà mẹ mang mầm bệnh), một đợt xuất huyết xảy ra trước chẩn đoán ở một phần tư.</p> <p style="text-align: justify;">Vị trí ban đầu của chảy máu - Chảy máu có thể xảy ra bất cứ nơi nào ở bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông. Sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ sơ sinh - Các vị trí chảy máu phổ biến ở trẻ sơ sinh bao gồm hệ thống thần kinh trung ương, các vị trí ngoại bào như u máu vùng đầu và các vị trí can thiệp y tế bao gồm cắt bao quy đầu, tiêm tĩnh mạch. Khoảng 3 đến 5 phần trăm trẻ sơ sinh mắc bệnh máu khó đông nghiêm trọng xuất huyết dưới màng cứng hoặc xuất huyết nội sọ trong thời kỳ chu sinh.. Khoảng một nửa có chảy máu nhiều với cắt bao quy đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em - Bầm tím, chảy máu khớp và các vị trí khác của chảy máu cơ xương khớp trở nên phổ biến hơn khi trẻ bắt đầu biết đi. Độ tuổi của trẻ em bị ảnh hưởng dao động từ sáu tháng đến 11 tuổi (trung bình 3,4 tuổi) và nhiều trẻ bị bệnh nhẹ hoặc trung bình.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ lớn và người lớn - Các vị trí chảy máu phổ biến ở trẻ lớn và người lớn bao gồm khớp, cơ, hệ thần kinh trung ương và đường miệng hoặc đường tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">Chảy máu nội sọ - Xuất huyết nội sọ (ICH) tương đối hiếm so với các vị trí chảy máu khác, nhưng nó là một trong những sự kiện nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng nhất ở những người mắc bệnh máu khó đông. ICH có thể xảy ra ở các cá nhân ở mọi lứa tuổi, tự phát hoặc sau chấn thương.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tự phát - ICH tự phát xảy ra ở trẻ sơ sinh cũng như người lớn. Điều quan trọng, nhiều trẻ sơ sinh bị ICH tự phát không có tiền sử gia đình mắc bệnh Hemophilia.</p> <p style="text-align: justify;">- Sau chấn thương - ICH có thể xảy ra ngay sau khi bị chấn thương hoặc là một biến chứng chậm trễ đến vài tuần sau đó. Điều quan trọng là ICH bị trì hoãn có thể xảy ra đến ba đến bốn tuần sau chấn thương và cũng có thể lên đến một tháng sau khi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Khớp và cơ - là vị trí phổ biến nhất cho chảy máu ở bệnh nhân, chiếm tới 80% xuất huyết. Chảy máu trong khớp tự phát là đặc trưng của bệnh nặng. Chảy máu vào khoang khớp bắt nguồn từ các mạch hoạt dịch. Các đợt chảy máu thường ảnh hưởng đến nhiều loại khớp, đặc biệt là đầu gối và mắt cá chân, là các khớp chịu trọng lượng lớn. Một khớp thường bị ảnh hưởng tại một thời điểm, nhưng nhiều vị trí chảy máu không phải là hiếm. Mắt cá chân thường bị ảnh hưởng nhất ở trẻ em, và đầu gối, khuỷu tay và mắt cá chân ở thanh thiếu niên và người lớn. Chảy máu trong khớp gây đau đớn và có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất. Biểu hiện lâm sàng thay đổi theo độ tuổi:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu chảy máu sớm bao gồm khó chịu và giảm sử dụng chi bị ảnh hưởng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở trẻ lớn và người lớn, chảy máu trong khớp được biểu hiện bằng đau và sưng cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chảy máu vào cơ bắp với sự hình thành khối máu tụ là phổ biến. Thông thường điều này ảnh hưởng đến cơ bắp chân (ví dụ như cơ tứ đầu, cơ thắt lưng chậu) và cơ cánh tay. Chảy máu cơ có thể lan rộng và có thể làm tổn thương cấu trúc mạch máu thần kinh và tạo ra hội chứng khoang, đặc biệt là ở chân dưới và cẳng tay.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra có thể xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết niêm mạc mũi, miệng, tiểu máu.</p> <p style="text-align: justify;">Chảy máu ở người nữ /người mang mầm bệnh - Những người mang mầm bệnh Hemophilia là dị hợp tử về khiếm khuyết di truyền có liên quan (nghĩa là họ có một alen bình thường và một alen bất thường). Do đó, nhìn chung, họ dự kiến sẽ có khoảng 50 phần trăm hoạt động của yếu tố bình thường, thường là đủ để ngăn ngừa chảy máu lâm sàng. Tuy nhiên, một số người mang bệnh Hemophilia có các triệu chứng tương tự như nam giới bị ảnh hưởng với bệnh Hemophilia nhẹ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hemophilia B</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh khớp do Hemophilic: viêm khớp ưa chảy máu có thể dẫn tới hủy hoại khớp.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng từ các sản phẩm có nguồn gốc từ huyết tương:&nbsp;virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và virus viêm gan B và C (HBC và HCV).</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm màng hoạt dịch mãn tính và tàn tật vĩnh viễn có thể phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Di chứng sau xuất huyết não: động kinh, chậm phát triển.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Di chứng sau xuất huyết não: động kinh, chậm phát triển" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-dong-kinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Di chứng sau xuất huyết não: động kinh, chậm phát triển</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh tim mạch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hemophilia B</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Giới: nam chiếm đa số.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi: tất cả lứa tuổi, thể nặng biểu hiện ngay từ khi trẻ nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Di truyền: Mẹ mang gen bệnh hemophilia trền bệnh cho con trai. Bố mang bệnh truyền gen bệnh cho con gái</p> <p style="text-align: justify;">- Gia đình có tiền sử mắc bệnh hemophilia tăng nguy cơ mắc thế hệ sau</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hemophilia B</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khám tiền hôn nhân</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sàng lọc cho thành viên trong gia đình có người mắc bệnh máu khó đông" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_MED_2512.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sàng lọc cho thành viên trong gia đình có người mắc bệnh máu khó đông</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sàng lọc cho thành viên trong gia đình có người mắc bệnh máu khó đông</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ bệnh cần tránh chấn thương, tránh thủ thuật không cần thiết</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị dự phòng và theo dõi bệnh</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hemophilia B</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc đánh giá chẩn đoán trong các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh máu khó đông thường bắt đầu bằng việc xem xét kỹ lưỡng về tiền sử chảy máu cá nhân của bệnh nhân và tiền sử gia đình( có người mắc bệnh máu khó đông). Các xét nghiệm sàng lọc sau đó được thực hiện và chẩn đoán được xác nhận bằng (các) phép đo hoạt động của yếu tố đông máu cụ thể và / hoặc xét nghiệm di truyền.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong>: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Triệu chứng chảy máu thể hiện khác nhau giữa các bệnh nhân, nhưng đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Biểu hiện: các nốt hoặc đám tụ máu, chảy máu thường xuyên tái phát vào khớp, đặc biệt là đầu gối, mắt cá chân, hông và khuỷu tay gây giới hạn chuyển động của các khớp… chảy máu có thể tự nhiên hay sau thủ thuật, chấn thương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm ban đầu bao gồm các xét nghiệm sàng lọc cầm máu, bao gồm thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin một phần được kích hoạt (aPTT) và số lượng tiểu cầu. Kết quả cho thấy:&nbsp;xét nghiệm aPTT được thực hiện nếu aPTT bị kéo dài.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm sàng lọc cầm máu" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-vien-da-khoa-medlatec-dia-chi-xet-nghiem-cho-ket-qua-chuan-xac-nhat-.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm sàng lọc cầm máu</em></p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, aPTT có thể là bình thường ở những người bị thiếu hụt yếu tố nhẹ hơn (ví dụ, mức độ hoạt động của yếu tố&gt; 15%), đặc biệt là ở bệnh Hemophilia B (thiếu yếu tố IX), trong đó ngay cả những người mắc bệnh vừa phải có thể có aPTT bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Đo lường mức độ hoạt động của yếu tố (yếu tố IX trong bệnh máu khó đông hemophilia B cho thấy mức độ giảm so với các biện pháp kiểm soát bình thường (thường &lt;40%), đây là yếu tố quan trọng trong xác định chẩn đoán. Các cá nhân cũng có thể được phân loại là mắc bệnh máu khó đông mặc dù có mức độ yếu tố ≥40% nếu họ có chung một biến thể di truyền trong yếu tố liên quan với một thành viên gia đình mắc bệnh máu khó đông.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc chẩn đoán tình trạng người mang bệnh Hemophilia đòi hỏi phải xác định đột biến gen bệnh Hemophilia. Mức độ hoạt động của yếu tố đông máu( hoạt tính) rất quan trọng để quản lý người mang mầm bệnh, nhưng không tối ưu để xác định hoặc loại bỏ chẩn đoán người mang mầm bệnh Hemophilia.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm DNA phát hiện đột biến gen F9.</p> <p style="text-align: justify;">Mức độ nghiêm trọng của bệnh - Khi được sử dụng cho bệnh Hemophilia B, mức độ nghiêm trọng của bệnh được xác định theo mức độ yếu tố trong huyết tương.</p> <p style="text-align: justify;">- Hemophilia nặng được định nghĩa là hoạt tính của yếu tố VIII:&nbsp; &lt;1 %, tương ứng với &lt;0,01 IU / mL.</p> <p style="text-align: justify;">- Hemophilia vừa phải được định nghĩa là hoạt tính của yếu tố VIII:&nbsp; ≥1% đến&nbsp; ≤5% so với bình thường, tương ứng với ≥ 0,01 đến&nbsp; ≤ 0,05 IU / mL.</p> <p style="text-align: justify;">- Hemophilia nhẹ được định nghĩa là hoạt tính của yếu tố VIII &gt; 5%&nbsp; đến &lt;40% so với bình thường ( &gt;0,05 đến&nbsp; &lt;0,40 IU / mL).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hemophilia B</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thuật ngữ điều trị dự phòng đã được sửa đổi trong hướng dẫn của Liên đoàn Hemophilia Thế giới 2012 để làm rõ liệu điều trị dự phòng là chính.</p> <p style="text-align: justify;">- Dự phòng tiên phát - Những người chưa bị chảy máu nhưng có nguy cơ chảy máu cao do thiếu hụt yếu tố nghiêm trọng được khuyến cáo nên điều trị dự phòng tiên phát do nguy cơ cao chảy máu tự phát và hiệu quả của điều trị dự phòng trong việc ngăn ngừa chảy máu và các biến chứng của nó.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị dự phòng thứ phát - Đối với những người bị chảy máu nhiều hơn một lần (ví dụ, hai hoặc nhiều chảy máu vào khớp, bằng chứng của bệnh khớp bằng cách khám thực thể hoặc chụp X quang), điều trị dự phòng thứ phát có thể phù hợp để ngăn ngừa bệnh nặng hơn, bất kể mức độ hoạt tính nào của yếu tố đông máu. Những người mắc bệnh nặng (hoạt tính của yếu tố đông máu &lt;1%) và nhiều hơn một lần chảy máu nên được điều trị dự phòng thứ phát, trong khi những người mắc bệnh vừa hoặc nhẹ (hoạt tính của yếu tố đông máu từ 5 đến 40%) và nhiều hơn một đợt chảy máu có thể sử dụng điều trị dự phòng gián đoạn.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị dự phòng không liên tục - Đối với những người bị thiếu hụt yếu tố đông máu mức độ trung bình hoặc nhẹ và không có chảy máu trước đó, nhu cầu điều trị dự phòng được cá nhân hóa dựa trên mức độ yếu tố của bệnh nhân và mức độ hoạt động thể chất của bệnh nhân. Dự phòng gián đoạn (còn gọi là "điều trị dự phòng ngắn hạn"), được sử dụng trong vài tuần đến vài tháng và sau đó ngưng sử dụng, có thể được sử dụng trong các trường hợp cụ thể như các hoạt động thể chất có tác động cao, chảy máu khớp hoặc các thủ tục phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">- Mục tiêu của việc dùng thuốc là duy trì&nbsp; hoạt độ của yếu tố đông máu trên 1 đến 2%, về cơ bản là chuyển đổi bệnh nhân từ kiểu hình nghiêm trọng sang bệnh Hemophilia vừa phải.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị chảy máu: tiến hành càng sớm càng tốt mục tiêu là nâng hoạt động của yếu tố IX lên mức đủ để đạt được cầm máu. Mức độ hoạt động của yếu tố mục tiêu phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chảy máu, và sự hiện diện của chấn thương hoặc sự xuất hiện liên quan đến khớp mục tiêu.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với chảy máu nghiêm trọng, mức độ hoạt động của yếu tố nên được duy trì trên 50 phần trăm. Cần được xử trí cấp cứu với liều ban đầu của yếu tố IX là 100-120 đơn vị / kg để nâng mức yếu tố VIII lên 80- 100%. Đối với chảy máu khác liều ban đầu của yếu tố VIII là 50-60 đơn vị / kg để nâng mức yếu tố VIII lên 40-50%. Liều duy trì phụ thuộc các chế phẩm máu có sẵn và thời gian bán hủy của yếu tố đông máu ( yếu tố IX là 24 giờ). Thời gian bán hủy có thể rút ngắn nếu bệnh nhân chảy máu nhiều hoặc có chất ức chế.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị trước phẫu thuật: Hầu hết các khuyến nghị bao gồm hướng dẫn của Liên đoàn Hemophilia Thế giới 2012 duy trì hoạt độ yếu tố đông máu trước phẫu thuật&nbsp; cho phẫu thuật lớn từ 60 đến 80% đối với bệnh Hemophilia B, với mức độ sau phẫu thuật giảm dần đến khoảng 50% cho đến khi vết thương được chữa lành (thường trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày). Đối với vết thương hoặc thao tác khớp, mức độ ít nhất 50 phần trăm là cần thiết. Liều lượng để đạt được mức yếu tố phù hợp, bao gồm các tính toán cho liều bolus hoặc tiêm truyền liên tục, có thể cung cấp mức độ yếu tố đồng đều hơn và giảm việc sử dụng yếu tố, được mô tả ở trên.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị khác: Thuốc cầm máu, chống viêm corticoid trong trường hợp chảy máu khớp.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Genetics of hemophilia A and B - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Hemophilia A and B: Routine management including prophylaxis - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Treatment of bleeding and perioperative management in hemophilia A and B - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Clinical manifestations and diagnosis of hemophilia - UpToDate</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hemophilia-b-sotzs
Ngộ độc Barbiturat
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc Barbiturat</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Đại cương</b></p> <p style="text-align: justify;">- Barbiturat là thuốc độc bảng B, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Barbiturat có tác dụng an thần, được sử dụng làm thuốc ngủ, thuốc mê và điều trị động kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Acid barbituric (2, 4, 6 – trioxohexahydropyrimidin) được tạo ra từ acid malonic và ure. Khi thay H ở C<sub>5</sub> bằng các gốc R<sub>1 </sub>và R<sub>2</sub> tạo thành các barbirurat (là acid yếu và ít phân ly) có tác dụng ức chế thần kinh trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">- Barbiturat được chia thành bốn nhóm chính: tác dụng rất ngắn, tác dụng ngắn, tác dụng trung bình và tác dụng kéo dài.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Barbiturat là thuốc độc bảng B, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_thuoc-me-nhom-barbiturat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Barbiturat là thuốc độc bảng B, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế tác dụng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ chế gây độc</em></p> <p style="text-align: justify;">- Barbiturat có thể tương tác với receptor barbiturat làm tăng dòng clorua qua trung gian GABA gây tăng GABA làm ức chế thần kinh trung ương. Ở liều cao, barbiturat gây giảm trương lực hệ giao cảm, ức chế sự co bóp của cơ tim dẫn đến tụt huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;">- Barbiturat có thể tác dụng lên trung tâm hô hấp ở hành tủy làm giảm thông khí phế nang và gây suy hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Barbiturat cũng có tác dụng ức chế thần kinh thực vật làm giảm huyết áp, trụy mạch.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Dược động học</em><strong>: </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Barbiturat được oxy hóa ở gan và thải trừ qua thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Các barbiturat tác dụng cực ngắn có thể hòa tan trong lipid và nhanh chóng xâm nhập qua màng tế bào, dẫn đến tác dụng thần kinh nhanh, được sử dụng nhiều trong gây mê</p> <p style="text-align: justify;">- Các barbiturat tác dụng kéo dài như phenobarbital có thời gian bán thải dài nên thường được sử dụng để điều trị động kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Danh sách một số Barbiturat phổ biến</strong></p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Tên thuốc</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">Thời gian bán thải (h)</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">Thời gian tác dụng (h)</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">Liều trung bình ở người lớn (mg)</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">Nồng độ gây độc tối thiểu (mg/l)</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:551px;"> <p style="text-align: center;">Tác dụng rất ngắn</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Methohexital</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">3 - 5</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&lt; 0.5</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">50 – 120</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 5</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Thiopental</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">8 - 10</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&lt; 0.5</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">50 – 75</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 5</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:551px;"> <p style="text-align: center;">Tác dụng ngắn</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Pentobarbital</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">15 – 50</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 3 – 4</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">50 – 200</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 10</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Secobarbital</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">15 – 40</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 3 – 4</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">100 – 200</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 10</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:551px;"> <p style="text-align: center;">Tác dụng trung bình</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Amobarbital</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">10 – 40</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 4 – 6</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">65 – 200</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 10</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Aprobarbital</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">14 – 34</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 4 – 6</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">40 – 160</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 10</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Butabarbital</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">35 – 50</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 4 – 6</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">100 – 200</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 10</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Butalbital</p> </td> <td style="width:106px;"> <ol> <li style="text-align: center;" value="35">&nbsp;</li> </ol> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">100 – 200</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 7</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:551px;"> <p style="text-align: center;">Tác dụng kéo dài</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Mephobarbital</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">10 – 70</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 6 – 12</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">50 – 100</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 30</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: center;">Phenobarbital</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">80 – 120</p> </td> <td style="width:106px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 6 – 12</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">100 – 320</p> </td> <td style="width:108px;"> <p style="text-align: center;">&gt; 30</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><em>Liều độc:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Liều độc của barbiturat rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc, đường dùng, khả năng dung nạp của bệnh nhân, nhưng thường thì thuốc sẽ gây ngộ độc khi bệnh nhân sử dụng vượt quá 5 – 10 lần liều dùng. Với những người đã sử dụng barbiturat kéo dài trước đó thì liều độc có thể cao hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Liều uống gây tử vong ở một số thuốc tác dụng ngắn như pentobarbital là 2 – 3g, còn ở những thuốc tác dụng kéo dài như phenobarbital, liều gây tử vong có thể tới 6 – 10g hay ở liều tiêm tĩnh mạch 1 – 3mg/kg methohexial, bệnh nhân có thể tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc Barbiturat</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trên các bệnh nhân có rối loạn tâm thần có thể tiếp xúc với barbiturat: người nhà sử dụng hoặc bệnh nhân đang điều trị barbiturat.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân sử dụng để tự tử thường đến với tình trạng nặng, có thể ngộ độc nhiều loại thuốc khác nhau hoặc có các tổn thương kèm theo, thường xảy ra ở người trẻ tâm lý không ổn định đang gặp các vấn đề gây stress.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trường hợp bệnh nhân sử dụng để tự tử thường đến với tình trạng nặng" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thuoc-barbiturat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trường hợp bệnh nhân sử dụng để tự tử thường đến với tình trạng nặng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trong các gia đình có người sử dụng barbiturat, trẻ em có thể tự ý dùng thuốc do tò mò.</p> <p style="text-align: justify;">- Người cao tuổi có thể uống nhầm barbiturat với các thuốc khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiều gia đình có người đang sử dụng barbiturat kéo dài, được kê đơn thuốc theo từng tháng có thể bỏ thuốc vào lọ không có nhãn dán, điều này dễ làm cho người khác uống nhầm thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Số ít trường hợp xảy ra khi cố tình đầu độc bằng barbiturat đường uống.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Ngộ độc Barbiturat</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân hôn mê lâu có thể viêm phổi, xẹp phổi, loét vùng tỳ đè.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân hôn mê lâu có thể viêm phổi, xẹp phổi, loét vùng tỳ đè" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ngo-doc-thuoc-barbiturat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân hôn mê lâu có thể viêm phổi, xẹp phổi, loét vùng tỳ đè</em></p> <p style="text-align: justify;">- Huyết khối lòng mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể suy đa tạng, nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đến tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc Barbiturat</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Cần khám chuyên khoa tâm thần sau khi bệnh nhân ổn định.</p> <p style="text-align: justify;">- Quản lý chặt chẽ các loại thuốc barbiturat, tránh tích trữ thuốc. Trường hợp bệnh nhân đang sử dụng barbiturat, gia đình cần cho bệnh nhân uống thuốc, không để bệnh nhân tự ý sử dụng hoặc tự ý tiếp cận lọ thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Dán nhãn mác tên thuốc, để xa tầm tay trẻ em, không để chung với các loại thuốc khác tránh tình trạng dùng nhầm thuốc.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dán nhãn mác tên thuốc, để xa tầm tay trẻ em" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ngo-doc-thuoc-barbiturat-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dán nhãn mác tên thuốc, để xa tầm tay trẻ em</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc Barbiturat</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng ngộ độc barbiturat thường phụ thuộc loại thuốc, số lượng dùng và đường dùng</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc barbiturat tác dụng nhanh: Các triệu chứng xuất hiện sớm, tiến triển nhanh, đầu tiên bệnh nhân có suy giảm ý thức, lẫn lộn, nói lắp, sau đó tiến triển thành hôn mê sâu, thở chậm hoặc có cơn ngừng thở, tăng trương lực cơ và có vận động kiểu mất não.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc barbiturat tác dụng chậm: Bệnh nhân hôn mê, có giảm phản xạ gân xương, không có dấu hiệu thần kinh khu trú, đồng tử đầu tiên co nhỏ sau đó giãn ra. Ngoài ra bệnh nhân có suy hô hấp do rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở; tụt huyết áp; rối loạn thân nhiệt. Ngộ độc barbiturat tác dụng chậm có thể chia thành 4 giai đoạn:</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn 1: Bệnh nhân giảm ý thức nhưng chưa hôn mê, gọi hỏi đáp ứng chậm, lúc này điện não đồ chưa có biểu hiện gì đặc biệt</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn 2: Bệnh nhân tiếp tục suy giảm ý thức, gọi hỏi không biết, cấu gạt tốt, điện não xuất hiện vài sóng chậm theta và delta</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn 3: bệnh nhân hôn mê, đáp ứng không đúng với cảm giác đau, điện não có sóng theta và delta dày đặc hơn</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn 4: bệnh nhân hôn mê sâu, kèm theo ngừng thở, hạ huyết áp, rối loạn thân nhiệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở một số bệnh nhân ngộ độc barbiturat có thể có dấu hiệu bóng nước trên da gọi là “bọng nước gai”.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc barbiturat mạn tính thường gặp ở các bệnh nhân lạm dụng thuốc dẫn đến nghiện thuốc. Các triệu chứng của ngộ độc bao gồm co giật, hoảng hoạn tinh thần, mê sảng, …</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần làm các xét nghiệm thường quy cho tất cả các bệnh nhân nào có biểu hiện của hôn mê: công thức máu, đường máu, xét nghiệm chức năng gan thận, chức năng tuyến giáp, điện giải, khí máu động mạch, đông máu cơ bản.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cần làm các xét nghiệm thường quy cho tất cả các bệnh nhân nào có biểu hiện của hôn mê" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_benh-vien-da-khoa-Medlatec-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần làm các xét nghiệm thường quy cho tất cả các bệnh nhân nào có biểu hiện của hôn mê</em></p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng một số độc chất như phenobarbital trong dịch dạ dày, trong máu hoặc trong nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện não đồ có thể có sóng chậm theta hay delta.</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang tim phổi đánh giá tình trạng viêm phổi do hít sặc.</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt lớp vi tính não hoặc cộng hưởng từ não loại trừ hôn mê do các nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Tùy trường hợp có thể cân nhắc chọc dò dịch não tủy để loại trừ các nguyên nhân hôn mê do viêm màng não hoặc xuất huyết dưới nhện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm độc chất.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân vào viện thường có hôn mê hoặc rối loạn ý thức, do đó rất khó để khai thác bệnh sử. Có thể tìm thấy vỏ thuốc tại nơi ở của bệnh nhân hoặc xác định bệnh nhân đang điều trị bằng barbiturat.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Có nhiều nguyên nhân gây hôn mê như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Do các bệnh lý thần kinh như tai biến mạch não, thiếu máu não, viêm màng não, chấn thương sọ não, u não, bệnh lý hôn mê hạ đường huyết hoặc tăng áp lực thẩm thấu, rối loạn thăng bằng kiềm toan.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngộ độc các loại thuốc khác bao gồm các loại thuốc phiện hoặc opioid, hoặc ngộ độc thuốc an thần nhóm benzodiazepine.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc Barbiturat</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ổn định chức năng sống: mạch, huyết áp, nhiệt độ, SpO2, nhịp thở</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo dinh dưỡng, tránh tình trạng bội nhiễm</p> <p style="text-align: justify;">- Loại bỏ chất độc</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị bệnh nhân bị ngộ độc Barbiturat" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ngo-doc-thuoc-barbiturat-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị bệnh nhân bị ngộ độc Barbiturat</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp hồi sức cấp cứu ban đầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Khai thông đường thở, hỗ trợ thông khí: lấy dị vật, hút đờm dãi, đặt nội khí quản có bóng chèn, tránh tụt lưỡi, cần thiết có thể mở khí quản, thông khí nhân tạo đảm bảo hô hấp của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo tuần hoàn trên các bệnh nhân tụt huyết áp, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm theo dõi CVP, có thể bù dịch đẳng trương: NaCl 0,9% x 2000ml trong 1 đến 2 giờ hoặc bù dịch theo mức CVP phối hợp thuốc vận mạch nếu cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">- Bồi phụ điện giải, dịch và theo dõi qua xét nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc giải độc: </strong>Hiện tại chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với nhóm thuốc barbiturat.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp giảm hấp thu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh có thể rửa dạ dày khi bệnh nhân đến sớm. Lấy dịch rửa đầu tiên để xét nghiệm độc chất.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng than hoạt tính 20g/ lần mỗi 2 giờ đến đủ 120g kèm với Sorbitol 20 – 40g/ lần. Áp dụng than hoạt tính và sorbitol khi bệnh nhân đến sớm và chức năng sống ổn định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp tăng thải độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Kiềm hóa nước tiểu làm tăng thải phenobarbital trong nước tiểu, nhưng nó có thể gây ra tình trạng quá tải dịch dẫn đến phù phổi cấp nên chống chỉ định với các trường hợp suy tim, suy thận, suy gan và lưu ý theo dõi sát bệnh nhân khi truyền dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường truyền dịch, mục đích để nước tiểu đạt 4000 – 6000 ml/24h với pH nước tiểu từ 7 – 8.</p> <p style="text-align: justify;">- Cách truyền:</p> <p style="text-align: justify;">+ Natri chlorua 0,9 %: 2000 - 3000 ml/ 24 h.</p> <p style="text-align: justify;">+ Glucose 5 %: 2000 - 3000 ml/ 24 h.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bicarbonat Natri: 1 -2 mEq/ kg mỗi 4 - 6 h để đạt pH nước tiểu 7 - 8.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bù kali chlorua pha 1 g vào mỗi chai 500 ml</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể áp dụng thuốc lợi tiểu kèm theo để đạt lượng nước tiểu phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý theo dõi CVP, điện giải đồ và tình trạng bệnh nhân để điều chỉnh lượng dịch truyền và thành phần dịch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lọc máu</strong>: loại trừ chất độc có tác dụng đẩy nhanh quá trình đào thải độc chất</p> <p style="text-align: justify;">- Áp dụng cho các trường hợp ngộ độc mức độ nặng, đáp ứng kém với các điều trị khác hoặc bệnh nhân có các bệnh lý nặng kèm theo như suy gan, suy thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Lọc máu có giá thành cao, áp dụng tại tuyến chuyên khoa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng kháng sinh sớm với những trường hợp có thể bội nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống tắc mạch do bệnh nhân nằm lâu hoặc có bệnh lý nền: Lovenox 40mg tiêm dưới da 1 ống/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Áp dụng các biện pháp đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân, chăm sóc da chống loét, xẹp phổi do nằm lâu.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị các bệnh lý và các tổn thương khác kèm theo.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-barbiturat-sshdu
Rối loạn vận động
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rối loạn vận động</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Rối loạn vận động (Movement disorders -MD) dùng để chỉ&nbsp; các tình trạng hệ thống thần kinh&nbsp; gây ra các động tác bất thường. Rối loạn vận động thường được phân loại thành:</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn giảm hoặc chậm vận động (Hypokinesis)</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tăng động (Hyperactivity)</p> <p style="text-align: justify;">Bình thường, vận động tự chủ có sự phối hợp của: bó tháp, ngoại tháp và tiểu não. Rối loạn vận động khi có sự bất thường của 1 trong các hệ thống trên. Hầu hết các nguyên nhân gây ra rối loạn vận động xảy ra trong hệ thống ngoại tháp.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các loại rối loạn vận động thường gặp trên lâm sàng gồm</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Thất điều&nbsp;- Ataxia:</strong>&nbsp;Sự phối hợp động tác đòi hỏi nhiều phần của hệ thần kinh làm việc cùng với nhau và nếu một thành phần nào đó bị tổn thương, thất điều có thể xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Loạn trương lực cơ -&nbsp;Dystonia:</strong><strong> </strong>Các cử động lặp đi lặp lại của 1 số cơ và kéo dài tương đối lâu tạo hình dáng bất thường lặp lại cho bệnh nhân. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, biểu hiện loạn trương lực cơ có thể khu trú (giới hạn ở một phần của cơ thể như cổ), phân đoạn (bao gồm ít nhất hoặc hơn 2 bộ phận cơ thể tiếp giáp nhau như mặt và cổ), đa ổ (có ít nhất hoặc hơn 2 bộ phận cơ thể không liên tục nhau như cổ và chân), toàn thân&nbsp; hoặc nửa người.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn vận động (Movement disorders -MD) dùng để chỉ&nbsp; các tình trạng hệ thống thần kinh&nbsp; gây ra các động tác bất thường" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_roi-loan-van-dong-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rối loạn vận động (Movement disorders -MD) dùng để chỉ&nbsp; các tình trạng hệ thống thần kinh&nbsp; gây ra các động tác bất thường</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Múa giật -&nbsp;Chorea:</strong><b> </b>là rối loạn vận động không tự chủ lặp lại, ngắn, không đều,&nbsp;nhanh, ảnh hưởng đến hầu hết các chi, cũng như mặt và thân mình nhưng dường như vận động bất thường này liên tiếp cơ này sang cơ khác. Múa giật gốc chi có biên độ lớn thường được gọi là múa vung. Múa giật thường tăng lên khi lo lắng, căng thẳng và mất đi khi ngủ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Run vô căn (Tremor)</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Wilson:</strong> Do lượng đồng được tích lũy trong cơ thể gây những rối loạn chức năng đặc biệt thoái hóa một số khu vực của não và xơ gan. Đây là&nbsp;bệnh di truyền lặn<strong>,</strong> tần số mắc Wilson khoảng 1/200.000 dân và không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Huntington:</strong><em>&nbsp;</em>Bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển di truyền trên gen trội, tỉ lệ bệnh mắc tại hóa kỳ khoảng 1 trong 10.000 dân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Teo đa &nbsp;hệ thống (multiple system atrophy - MSA)</strong><em>:</em> rối loạn thần kinh tiến triển ít gặp. Nguyên nhân MSA hiện tại chưa rõ ràng, nhưng đặc trưng bởi thoái hóa thần kinh xảy ra ở một số vùng của não, do vậy nó gây rối loạn chức năng đến nhiều hệ thống não.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơn giật cơ - Spasticity:&nbsp;</strong>Tình trạng này được đạc trưng giật cơ (1 cơ hoặc 1 nhóm cơ) rất nhanh, đột ngột và thành nhịp đều đặn.&nbsp;Loại phổ biến nhất là&nbsp;giật cơ vỏ não (khởi phát từ vùng vỏ não vận động hoặc vỏ não cảm giác).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Parkinson</strong><em>:</em><strong>&nbsp;</strong>Đây là một bệnh thuộc nhóm thoái hoá các tế bào thần kinh ở liềm đen, thể vân. Tỷ lệ mắc bệnh theo nghiên cứu WEMOVE (Hoa Kỳ) năm 2000: 57 - 371/100 000 dân, khoảng 1,5% số người từ 65 tuổi trở lên mắc căn bệnh này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson Thứ Phát:</strong> Là bệnh có triệu chứng giống bệnh Parkinson</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liệt Trên Nhân Tiến Triển&nbsp;(progressive supranuclear palsy-PSP)</strong><em>:</em> Đây là một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Nó có thể giống hội chứng Parkinson nhưng có thêm triệu chứng liệt vận động nhẫn cầu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Tourette:</strong><b>&nbsp;</b>đặc trưng bởi những vận động lặp lại không chủ ý (tics vận động) và những tiếng phát âm (Tics âm thanh).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Rett</strong><em>:</em><strong> </strong>Là một bệnh thần kinh tiến triển &nbsp;thường do một đột biến trong gen chưa methyl CpG gắn với protein 2 (<i>MECP2</i>).&nbsp;Hội chứng Rett thường gặp ở trẻ nữ, ước tính trên thế giới tỷ lệ mắc khoảng 1 trong mỗi 10.000 đến 15.000 trẻ nữ sinh ra.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Loạn động chậm (Tardive dyskinesia -TD):</strong> là những cử động cứng và không thể kiểm soát được&nbsp; của lưỡi, môi, mặt, thân và các chi thường&nbsp;do dùng kéo dài một số thuốc an thần kinh (Đây là các tác dụng phụ không thường gặp).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Rối loạn vận động</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Thất điều&nbsp;- Ataxia:</b></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương não do u, tai biến mạch não, chấn thương so não, nhiễm trùng thần kinh trung ương …</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin: B1, B12, E.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc thuốc / độc chất:&nbsp; phenytoin, carbamazepine, barbiturates, một số kháng sinh, lithium, amiodarone và rượu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Bệnh lý tự miễn: xơ cứng rải rác, hội chứng cận ung thư…</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Bệnh lý thoái hoá gây chết tế bào thần kinh: teo đa hệ thống (MSA), thoái hóa tủy tiểu não (SCA) …</p> <p style="text-align: justify;">- Căn nguyên di truyền</p> <p style="text-align: justify;"><b>Teo đa &nbsp;hệ thống </b><b>(multiple system atrophy - MSA): </b>Nguyên nhân MSA hiện tại chưa rõ ràng, nhưng đặc trưng bởi thoái hóa thần kinh xảy ra ở một số vùng của não, do vậy nó gây rối loạn chức năng đến nhiều hệ thống não.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơn giật cơ - </strong><strong>Spasticity:&nbsp;</strong>Giật cơ có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng hoặc là hậu quả của nhiều bệnh như: bệnh Huntington, bệnh Creutzfeldt-Jakob và bệnh Alzheimer …</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson Thứ Phát</strong>: nguyên nhân được xác định do: &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng phụ của một số thuốc: Các thuốc này bao gồm thuốc an thần kinh (phenothiazin, thioxanthene, butyrophenone), thuốc giảm nôn (metoclopramide,&nbsp;prochlorperazine) và các thuốc làm suy giảm hoạt động của&nbsp;dopamine&nbsp;(tetrabenazine,&nbsp;reserpine)…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tác dụng phụ của một số thuốc an thần có thể gây rối loạn vận động" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_roi-loan-van-dong-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tác dụng phụ của một số thuốc an thần có thể gây rối loạn vận động</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh thoái hoá thần kinh: sa sút trí tuệ thể Lewy..</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý tổn thương não: viêm não (viêm não do nhiễm trung, viêm não tự miễn) , đột quỵ&nbsp; não ..</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hội chứng Tourette:</b> Nguyên nhân của hội chứng Tourette không được biết chính xác, các yếu tố di truyền,&nbsp; tâm lý và môi trường sống được chứng minh có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của hội chứng này. Bệnh thường xảy ra nhất ở tuổi 6-15, và giảm dần theo tuổi&nbsp; và tồn tại khoảng 30% trường hợp sau tuổi 20.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rối loạn vận động</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Thất điều&nbsp;- Ataxia</b>: Triệu chứng thường gặp bao gồm: sự phối hợp động tác không chính xác, mất thăng bằng, dáng đi không vững, run (bệnh nhân thường bị ngã ), rối loạn giọng nói, cử động mắt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng thường gặp&nbsp;sự phối hợp động tác không chính xác, mất thăng bằng" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_roi-loan-van-dong-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng rối loạn vận động&nbsp;thường gặp bao gồm: sự phối hợp động tác không chính xác, mất thăng bằng</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Múa giật -&nbsp;Chorea:</b></p> <p style="text-align: justify;">- Múa giật tiên phát: bệnh Hungtinton, bệnh Wilson ….</p> <p style="text-align: justify;">- Múa giật thứ phát: múa giật Sadenham, các thuốc (levodopa và các đồng vận …)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Run vô căn (Tremor)</strong><em>:</em><b> </b>triệu chứng duy nhất đó là run, tần số 5 - 8&nbsp; chu kỳ/giây, thương gặp: run tư thế, run khi vận động, thường gặp run tay ít gặp hơn ở đầu, chân, thân mình, giọng nói. Bệnh diễn biến từ từ xu hướng tăng dần theo tuổi nhưng tần số run giảm và biên độ run tăng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Huntington:&nbsp;</strong>triệu chứng đặc trưng: cử động mất kiểm soát, suy giảm khả năng nhận thức và các rối loạn tâm thần. Bệnh khởi phát thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên với diễn tiến nặng dần không hồi phục trong khoảng 10 - 25 năm, tuổi khởi phát càng sớm thì tiên triển càng nhanh thời gian sống càng giảm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Teo đa &nbsp;hệ thống </strong><strong>(multiple system atrophy - MSA)</strong><strong>:&nbsp;</strong>Đặc trung của MSA là rối loạn vận động, huyết áp thấp ( thường gây hạ huyết áp tư thế), giảm chức năng bàng quang, táo bón, khó nói hoặc khó nuốt, liệt dương ở nam giới.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Parkinson:&nbsp;</strong>Giai đoạn đầu các triệu chứng thường kín đáo, tiến triển nặng dần theo thời gian.Rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển chậm này gây ra run, tăng trương lực cơ, giảm động (bradykinesia) và mất ổn định tư thế.&nbsp;Ngoài ra còn có các triệu chứng ngoài vận động khác như: sa sút trí tuệ, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tâm thần …</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liệt Trên Nhân Tiến Triển</strong>&nbsp;<strong>(progressive supranuclear palsy-PSP):&nbsp;</strong>Liệt vận nhãn khởi đầu là khó nhìn lên hoặc xuống khi giữ nguyên cổ hoặc khó khăn khi lên xuống cầu thang. Vận động mắt khó khăn tăng dần đặc biệt là vận động nhìn dọc, nhưng các phản xạ mắt không bị ảnh hưởng.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hội chứng Tourette:&nbsp;</b>Tics vận động thường là những cử động nhanh, lặp lại, không chủ ý, xuất hiện thường xuyên thường gặp nhất ở mặt, các chi và thân mình. Tics âm thanh có thể là những tiếng lẩm bẩm, hắng giọng, nói tục, hét, tiếng quát....</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Rett:</strong> giảm trương lực cơ (triệu chứng thường gặp đầu tiên), giảm khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc bằng ánh mắt, các bất thường về nhịp thở, chậm phát triển tâm thần và vận động, động kinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Rối loạn vận động</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Wilson:</strong>&nbsp;Tổn thương gan (có thể là xét nghiệm hoặc lâm sàng) thường xuất hiện trước tổn thương về thần kinh. Trong gia đình bệnh nhân bị bệnh Wilson cần phải đo nồng độ ceruloplasmin huyết thanh và đo lượng đồng trong nước tiểu 24 giờ ở tất cả các thành viên dù không biểu hiện lâm sàng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rối loạn vận động</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Thất điều&nbsp;- Ataxia&nbsp;</b></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị thất điều tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Loạn trương lực cơ - Dystonia</b></p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm độc tố botulinum (Botox) thường được sử dụng để điều trị loạn trương lực cơ: cục bộ, phân đoạn. Có thể cần phối hợp các thuốc kháng cholinergic đường uống (benztropine…), thuốc giãn cơ (baclofen…), các thuốc benzodiazepine.</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn trương lực cơ: toàn thân, nửa người hoặc phân đoạn mức độ nặng không đáp ứng điều trị có thể cần phẫu thuật</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Múa giật Chorea</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị thất điều tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh</p> <p style="text-align: justify;"><b>Run vô căn (Tremor)</b></p> <p style="text-align: justify;">Uống rượu có thể giảm run (75% số bệnh nhân), tiêm các chất cồn qua đường tĩnh mạch (không phải đường động mạch) có cải thiện triệu chứng run chứng minh thấy hiệu quả rượu lên trung ương (hiệu quả này không tìm thấy ở các loại run khác).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Wilson</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị bệnh bao gồm: phòng ngừa tích tụ đồng trong cơ thể (chế độ ăn..) và điều trị thải đồng khỏi cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Huntington:&nbsp;</strong>Do đây là rối loạn di truyền nên chỉ có điều trị triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Teo đa &nbsp;hệ thống </strong><strong>(multiple system atrophy - MSA): </strong> Điều trị: Không có điều trị đặc hiệu cho teo đa hệ thống chủ yếu điều trị triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơn giật cơ - </strong><strong>Spasticity:&nbsp;</strong>Điều trị giật cơ chủ yếu nhóm thuốc điều trị nhằm làm giảm triệu chứng như: barbiturate, phenytoin, primidone, sodium valproate và thuốc chống lo âu (clonazepam)…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc điêu trị rối loạn vận động cần tuân theo chỉ định của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_roi-loan-van-dong-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc điêu trị rối loạn vận động cần tuân theo chỉ định của bác sĩ</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Parkinson:</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Cung cấp các chất có tác dụng giống Dopamine (Đồng vận Dopaminergic).</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Làm chậm quá trình giáng hóa Dopamine bằng các thuốc ức chế men chuyển hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thuốc khác (Kháng cholinergic ).</p> <p style="text-align: justify;">Hiện tại chỉ có điều trị&nbsp; làm giảm triệu chứng. Một số thuốc phổ biến thường dùng là Cung cấp các chất có tác dụng giống Dopamine, làm chậm quá trình giáng hóa Dopamine bằng các thuốc ức chế men chuyển hóa và kháng cholinergic… làm giảm triệu chứng của bệnh. Xem xét phẫu thuật nếu điều trị nội khoa thất bại và không có chống chỉ định. Kích thích não sâu (DBS) nhân dưới đồi là một kỹ thuật gần đây được áp dụng mang lại nhiều hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson Thứ Phát</strong>:&nbsp;Điều trị theo nguyên nhân gây hội chứng Parkinson, điều trị triệu chứng nếu có gây ảnh hưởng tới sinh hoat, lao động của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liệt Trên Nhân Tiến Triển</strong>&nbsp;<strong>(progressive supranuclear palsy-PSP):</strong>&nbsp;Hiện tại không có thuốc nào hiệu quả cho điều trị PSP, một số thuốc có thể có ít hiệu quả là levodopa, amantadine và amitriptyline.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Tourette:</strong>&nbsp;Thường thì triệu chứng của Tics có thể cải thiện bằng điều chỉnh hành vi và tâm lý. Hiện nay có 1 số loại thuốc có thể dùng cho những người có triệu chứng không cải thiện bằng liệu pháp tâm lý và điều chỉnh hành vi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Loạn động chậm (Tardive dyskinesia - TD):</strong>&nbsp;Loạn động chậm&nbsp;có thể hồi phục và một số trường hợp triệu chứng rất mơ hồ. Người trẻ tuổi ít bị các tác dụng phu hơn và có xu hướng hồi phục tốt hơn người cao tuổi. Những loại thuốc chống loạn thần thế hệ mới ít có tác dụng phụ loạn động châm hơn nhóm thuốc chống loạn thần thế hệ cũ.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/roi-loan-van-dong-snbjy
U xơ thần kinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan U xơ thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh u xơ thần kinh hay u sợi thần kinh (Neurofibromatosis) là một nhóm các rối loạn di truyền do đột biến gen trội gây ra các khối u hình thành trên hệ thần kinh. Những khối u này có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thần kinh, bao gồm: não, tủy sống và các dây thần kinh. Có ba loại u xơ thần kinh:</p> <p style="text-align: justify;">- U xơ thần kinh loại 1 (NF1, tên gọi khác bệnh von Recklinghausen) chiếm khoảng 85% u xơ thần kinh nói chung, tần suất măc khoảng 1 trong 3000 người dân. Bình thường gen NF1 mã hóa tạo ra một protein được gọi là neurofibromin giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào. Gen bị đột biến gây mất neurofibromin, cho phép các tế bào phát triển không kiểm soát. Hiện xác định &nbsp;được hơn 1000 đột biến gen NF1 nằm trên dải 17q11.2.</p> <p style="text-align: justify;">- U xơ thần kinh loại 2 (NF2) chiếm khoảng 10% u xơ thần kinh, xảy ra ở khoảng 1/35.000 người. Gen NF2 quy định tổng hợp một loại protein merlin (còn gọi là schwannomin), có tác dụng kiểm soát sự hình thành và phát triển của khối u. Gen bị đột biến gây mất merlin, dẫn đến tế bào phát triển không kiểm soát. Hiện tại khoảng 200 đột biến đã được xác định. Gen cho NF2 nằm trên dải 22q11.&nbsp;Hầu hết những người có NF2 đều đi truyền từ cha mẹ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh u xơ thần kinh" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_u-xo-than-kinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh u xơ thần kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Schwannomatosis là một rối loạn hiếm gặp, được phân loại như là một loại thứ ba của u xơ thần kinh. Trong đó có 85% trường hợp bệnh Schwannomatosis cơ sở di truyền không được hiểu rõ, khoảng 15 % trường hợp được chứng minh có liên quan đến đột biến gen SMARCB1 - một gen ức chế khối u nằm ở 22q11.23.</p> <p style="text-align: justify;">NF1 thường được chẩn đoán ở thời thơ ấu, trong khi NF2 và bệnh schwannomatosis thường được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Phần lớn các u xơ thần kinh thường có tính chất lành tính, có tỷ lệ nhỏ là các khối u ác tính. Các triệu chứng của u xơ thần kinh thường nhẹ. Tuy nhiên, các biến chứng của bệnh u xơ thần kinh: giảm hoặc mất thính giác một bên hoặc hai bên, đau đầu, động kinh, giảm khả năng nhận thức.</p> <p style="text-align: justify;">Không có điều trị đặc hiệu, các khối u lành tính thường được bảo tồn nếu cần điều trị thì loại bỏ bằng phẫu thuật, và các khối u ác tính thường kết hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng U xơ thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng mỗi tuýp sẽ có sự khác nhau đặc trưng:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>U xơ thần kinh 1</strong> (NF1) thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu. Các dấu hiệu đặc trưng trên cơ thể thường được nhận biết sau sau khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Các dát (đốm) có màu nâu nhạt, phẳng trên da (dát “cà phê sữa” - cafe au lait). Những dát này có thể xuất hiện ở nhiều trẻ nhứng có trến 6 dát trên cơ thể là gợi ý NF1. Chúng thường đã sau khi sinh và tiếp tục hình thành mới trong những năm đầu đời và không xuất hiện dát mới nữa khi trẻ lớn lên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="U xơ thần kinh 1 (NF1) thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_u-xo-than-kinh-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>U xơ thần kinh 1 (NF1) thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tàn nhang: thường xuất hiện ở độ tuổi từ 3-5, vị trí thường gặp: nách và bẹn. Tàn nhang thường có kích thước nhỏ hơn các dát cà phê sữa và có xu hướng tập trung thành từng đám ở các nếp gấp trên da.</p> <p style="text-align: justify;">- Nốt Lish là nốt sần nhỏ có màu vàng nâu trên mống mắt, tổn thương này thường vô hại và không ảnh hưởng đến thị lực.</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u mềm trên hoặc dưới da (u sợi thần kinh), có kích thước khác nhau từ vài mm đến vài cm có thể đứng rải rác hoặc tập trung thành đám. Đây là những khối u lành tính bắt nguồn từ mô thần kinh phá phát triển dần lên trong, dưới da hoặc từ bên trong cơ thể. U sợi thần kinh dạng Plexiform: tổn thương tập trung thành đám, sờ chắc, thường dọc theo các đám rối&nbsp; hoặc các rễ thần kinh nên có thể gây biến dạng.</p> <p style="text-align: justify;">- Dị dạng xương: Tổn thương u xơ thần kinh có thể gây sự &nbsp;phát triển bất thường của xương và sự thiếu hụt mật độ khoáng chất (calci, magne..) gây các biến dạng xương: cong vẹo cột sống hoặc chân vòng kiềng.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Khối u trên dây thần kinh thị giác: thường xuất hiện khi trẻ được 3 tuổi, ít xuất hiện hơn ở lứa tuổi khác, và hầu như không thấy ở người trưởng thành, các khối u thường thấy trên chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp vi tính hôc mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giảm kỹ năng tư duy thường ở mức độ nhẹ: thường có một giảm khả năng học tập cụ thể như: khả năng đọc, tính toán.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và chậm nói cũng thường gặp ở trẻ NT1.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Trẻ em bị NF1 do khối lượng não tăng lên (có thể do khối u chiếm chỗ hoặc trong trường hợp giãn não thất do khối u xơ cản trở lưu thông dịch não tủy) có thể kích thước đầu lớn hơn mức trung bình. Trẻ em được chẩn đoán NF1 thường có chiều cao thấp hơn so trẻ cùng tuổi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>U sợi thần kinh 2</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đặc điểm vị trí khối u phát triển trên thần kinh tiền đinh ốc tai (thần kinh số 8), là khối u lành, tiến triển chậm, xuất hiện cả 2 tai nên có thể gây mất thính giác.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi xuất hiện triệu chứng: thường là&nbsp; từ 15 -&nbsp;20 tuổi với các triệu chứng có thể bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm thính lực dần dần</p> <p style="text-align: justify;">+ Ù tai</p> <p style="text-align: justify;">+ Giữ thăng bằng kém</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhức đầu, chóng mặt</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhức đầu, chóng mặt" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_u-xo-than-kinh-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhức đầu, chóng mặt</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đôi khi NF2 có thể kèm theo sự phát triển của các khối u ở các dây thần kinh khác: các dây thần kinh sọ khác, cột sống, và thần kinh ngoại vi. Những người có NF2 cũng có thể phát triển các khối u lành tính khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Schwannomatosis</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi xuất hiện schwwannomatosis thường sau tuổi 20 và triệu chứng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 25-30.</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí u xơ thần kinh: dây thần kinh sọ, cột sống, ngoại vi - nhưng hiếm khi trên dây thần kinh số 8 (nếu có thì xuất hiện trên dây thần kinh thính giác, do vậy ít ảnh hưởng đến thính lực).</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng của bệnh schwannomatosis bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau: có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể có xuất hiện khối u, tính chất đau kéo dài kèm theo dị cảm</p> <p style="text-align: justify;">+ Tê yếu các chi: do khối u chèn ép tổn thương dây thần kinh</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng khác phụ thuộc vị khí khối u</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng U xơ thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng của bệnh u xơ thần kinh rất đa dạng, khác nhau giữa các cá thể tùy vị trí tổn thương thần kinh. Nói chung, các biến chứng là hậu quả của các khối u chèn ép ảnh thần kinh hoặc cơ quan khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng của NF1</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về thần kinh: chậm phát triển tâm thần vận đông, giảm khả năng học tập và trí nhớ, đau đầu kéo dài không đáp ứng điều trị nội khoa, động kinh và tăng áp lực nội sọ trong não do khối u ….</p> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng đến ngoại hình: các dát “cà phê sữa” rộng rãi, nhiều u xơ thần kinh, u xơ thần kinh lớn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhất là vùng mặt dù có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về xương: do sự phát triển bất thường khung xương và thiếu khoáng chất nên có thể gây dị dạng bất thường về xương, do vậy bệnh nhân dễ giảm mật độ xương, gẫy xương bệnh lý, tổn thương khớp, cong vẹo cột sống …</p> <p style="text-align: justify;">- Các rối loạn thị lực: trong trường hớp hiếm các u xơ thần kinh NT1 có thể phát triển trên dây thần kinh thị giác có thể gây vấn đề về thị giác như giảm thị lực.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng giảm thị lực" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_u-xo-than-kinh-2.jpg">&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng giảm thị lực</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các rối loạn nội tiết tố: trẻ em&nbsp; trong tuổi tuổi dậy thì hoặc phụ nữ đang mang thai có thể xuất hiện nhiều hơn các tổn thương u xơ thần kinh, hoặc nặng hơn các u xơ vốn có. Phụ nữ bị NF1 đều có thai khỏe mạnh</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về tim mạch: bệnh nhân có thể tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch hơn như: tăng huyết áp ….</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về hô hấp: rất hiếm gặp các u xơ thần kinh phát triển gây hẹp đường hô hấp</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư: khoảng 3-5% những người có NF1 có u xơ thần kinh bị ung thư hóa.. Nguy cơ bị ung thư khác sẽ tăng hơn ở nhóm bệnh nhân NF1 như các loại ưng thư:&nbsp;ung thư vú, ung thư máu, ung thư đại trực tràng, u não,.... Do vậy tầm soát ung thư sớm hơn ở nhứng đối tượng NT1, đặc biệt ung thư vú ở phụ nữ</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u tuyến thượng thận lành tính (pheochromocytoma): đây là khối u lành tính nhưng có thể tăng tiết hormon gây tăng huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng của NF2:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giảm hoặc mất thính lực: là thường gặp</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiều khối u màng não, màng tủy có thể tái phát sau nhiều lần phẫu thuật</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra còn có các biến chứng khác tùy theo vị trí xuất hiện các khối u đi kèm</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng Schwannomatosis</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cơn đau do schwannomatosis có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị U xơ thần kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh u sợi thần kinh là do các rối loạn di truyền. Do vậy hiện tại không có điều trị đặc hiệu mà chủ yếu điều trị không đặc hiệu tùy vào bệnh nhân cụ thể. Bệnh nhân và người thân phải hiểu được bản chất và tiến triển của bệnh, và chỉ lựa chọn điều trị khi thật cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát cơn đau là phần không thể thiếu đặc biệt trong schwannomatosis</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc giảm đau dây thần kinh như: Gabapentin (Neurontin … ),&nbsp;Pregabalin (Lyrica …. )</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng như: &nbsp;Amitriptyline …</p> <p style="text-align: justify;">+ Các thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin như: duloxetine …</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp có cơn động kinh cần phải uống thuốc trị động kinh. Tùy trường hợp cụ thể có chỉ định riêng như ưu tiên thuốc chống động kinh tác dụng ưng thế cơn cục bộ: carbamazenpin, oxcarbamazenpin…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trong trường hợp có cơn động kinh cần phải uống thuốc trị động kinh" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_u-xo-than-kinh-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trong trường hợp có cơn động kinh cần phải uống thuốc trị động kinh</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật</strong>: để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng hoặc biến chứng, hoặc liên quan thẩm mĩ</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ thần kinh: Trong trường hợp khối u có chèn ép thần kinh và các mô xung quanh chỉ định phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toạn bộ khối u nếu có thể có làm giảm được triệu chứng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị phẫu thuật được như vị trí khối u nằm sâu trong thần kinh trung ương,… Nguy cơ tái phát khối u xơ thần kinh sau phẫu thuật cũng cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp mất hoặc giảm thính lực nghiêm trọng: Cấy ghép ốc tai điện tử có thể giúp cải thiện thính giác</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ung thư</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các khối u ác tính và các bệnh ung thư khác liên quan đến u xơ thần kinh cần phối hợp các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-u-xo-than-kinh-sjvwp
Ung thư mắt
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư mắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trên cơ thể người, mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ ngoài môi trường để truyền tín hiệu về đại não, não đóng vai trò tổng hợp và xây dựng thành các hình ảnh. Khi các tế bào tại mắt phát triển đột biến sẽ gây nên sự hình thành các khối ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư mắt.</p> <p style="text-align: justify;">Có 2 loại ung thư mắt đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư mắt nguyên phát: loại này khá hiếm gặp, xảy ra bắt đầu từ những bất thường của chính các tế bào mắt. Những ung thư mắt nguyên phát hay gặp là u mạch máu mắt, ung thư võng mạc, u bạch huyết trong mắt, u hắc bào ác tính,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư mắt thứ phát: loại này phổ biến hơn, là tình trạng các tế bào ung thư di căn từ cơ quan khác đến mắt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi các tế bào tại mắt phát triển đột biến sẽ gây nên sự hình thành các khối ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư mắt" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_ung-thu-mat-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi các tế bào tại mắt phát triển đột biến sẽ gây nên sự hình thành các khối ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư mắt</em></p> <p style="text-align: justify;">Ung thư mắt nhìn chung thường có tiên lượng tốt, thực tế cho thấy có đến 80% bệnh nhân bị ung thư mắt sau khi điều trị vẫn có thể tiếp tục sống trên 5 năm. Trường hợp bệnh được chẩn đoán và chữa trị khi ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ này lên tới 85%. Những bệnh nhân bị ung thư mắt dạng u tế bào sắc tố được phát hiện sớm thì cơ hội sống trên 5 năm sẽ là khoảng 80%. Khi ung thư bước sang giai đoạn di căn thì tỷ lệ này còn 15%.</p> <p style="text-align: justify;">Tương tự như các bệnh lý ung thư khác, ung thư mắt cũng có 4 giai đoạn tiến triển:</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn 1: kích thước khối u ở giai đoạn này vẫn còn nhỏ và chưa gây tổn thương tới các cấu trúc khác của mắt. Dường như các biểu hiện còn mờ nhạt;</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn 2: khối u bắt đầu gia tăng về kích thước, phát triển khu trú và chưa có dấu hiệu lây lan sang những mô khác trong mắt. Một số triệu chứng bất thường về thị lực dần xuất hiện;</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn 3: các mô xung quanh khối u đã bị xâm lấn nhưng tế bào ung thư chưa tấn công vào hệ bạch huyết. Những biểu hiện của bệnh tăng nặng hơn;</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn 4: giai đoạn này khối u đã đi vào hệ bạch huyết và lan rộng sang những cơ quan khác của cơ thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư mắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Căn nguyên khiến cho các tế bào mắt tăng sinh mất kiểm soát hiện vẫn đang là một ẩn số. Mặc dù vậy cũng tồn tại các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư mắt như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi tác: thường những người từ 50 - 70 dễ có khả năng bị ung thư mắt hơn so với người trẻ tuổi;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người từ 50 - 70 dễ có khả năng bị ung thư mắt hơn so với người trẻ tuổi" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ung-thu-mat_3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những người từ 50 - 70 dễ có khả năng bị ung thư mắt hơn so với người trẻ tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân trước đây từng bị một số bệnh như: bệnh lý sắc tố mắt, hội chứng rối loạn sắc tố da;</p> <p style="text-align: justify;">- Chủng tộc: theo báo cáo cho thấy bệnh ung thư mắt có xu hướng phát triển ở chủng tộc người da trắng nhiều hơn so với người da vàng và người da đen;</p> <p style="text-align: justify;">- Đột biến gen di truyền;</p> <p style="text-align: justify;">- Các nhân tố khác: màu sắc của mắt, môi trường độc hại, ánh sáng mặt trời, hệ miễn dịch suy yếu,... cũng được coi là những tác nhân gia tăng rủi ro mắc bệnh ung thư mắt nhưng chưa có số liệu cụ thể chứng minh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư mắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn đầu rất khó để phát hiện ra những biểu hiện của ung thư mắt, thậm chí bệnh nhân sẽ dễ bị lầm tưởng sang những bệnh lý thông thường khác liên quan tới mắt. Các biểu hiện có thể cảnh báo một người có nguy cơ đang mắc phải ung thư mắt đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Thị lực thay đổi bất thường:</p> <p style="text-align: justify;">- Mờ mắt;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng người bị ung thư mắt" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ung-thu-mat_4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng người bị ung thư mắt</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tầm nhìn bị hạn chế;</p> <p style="text-align: justify;">- Mất một số vùng thị giác;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân hay nhìn thấy chớp sáng hoặc đốm đen.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên mống mắt có xuất hiện nốt đen;</p> <p style="text-align: justify;">- Trong mắt có những nốt nhỏ: những nốt này còn được gọi là khối u nhỏ sẽ ngày một to dần và có sự biến đổi về màu sắc. Lâu ngày khối u có thể nhạt màu hơn màu mắt và bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện này;</p> <p style="text-align: justify;">- Mắt bị tổn thương:</p> <p style="text-align: justify;">- Mắt bị đau, viêm, sưng, đỏ, phù,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Lông mi rụng dần;</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy nhiều nước mắt hơn bình thường mà không có tác động gì;</p> <p style="text-align: justify;">- Nước mắt có thể lẫn máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bất thường khác ở mắt:</p> <p style="text-align: justify;">- Mắt lồi to;</p> <p style="text-align: justify;">- Sắc tố 2 bên mắt không đồng đều;</p> <p style="text-align: justify;">- khả năng chuyển động của con ngươi trong hốc mắt bị hạn chế;</p> <p style="text-align: justify;">- Mắt bị lệch đi so với vị trí thường thấy;</p> <p style="text-align: justify;">- Vùng mí mắt bị nổi cộm;</p> <p style="text-align: justify;">- Khi chiếu sáng vào mắt phát hiện một điểm trắng bất thường ở bên trong đồng tử.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ung thư mắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, là tài sản vô cùng quý giá và có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của mỗi người. Chính vì thế chúng ta cần phải biết trân trọng đôi mắt và chủ động bảo vệ cơ quan này trước sự đe dọa của các bệnh lý về mắt, đặc biệt là bệnh ung thư bằng các cách như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng để ngăn cản tác hại của tia UV tới mắt. Kết hợp che chắn, đội mũ rộng vành bất cứ khi nào tham gia các hoạt động ngoài trời;</p> <p style="text-align: justify;">Cần tạo thói quen tập thể dục cho mắt, ví dụ như:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhỏ thuốc giữ ẩm để mắt không bị khô;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhỏ thuốc rửa mắt khi vừa đi từ khu vực có nhiều bụi về;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhỏ thuốc giữ ẩm để mắt không bị khô" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ung-thu-mat_5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhỏ thuốc giữ ẩm để mắt không bị khô</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nghỉ ngơi tầm 5 phút sau khoảng nửa tiếng sử dụng điện thoại, xem tivi hoặc làm việc trước màn hình máy vi tính;</p> <p style="text-align: justify;">- Mát xa vùng da quanh mắt để đôi mắt được thư giãn và điều tiết tốt hơn;</p> <p style="text-align: justify;">- Thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ quả giàu vitamin và các loại thức ăn tốt cho mắt. Nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng: nguyên nhân là do tình trạng căng thẳng sẽ kích thích sự phát triển của khối u, do đó chúng ta nên tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ, cân bằng giữa công việc và sinh hoạt hàng ngày;</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám sức khỏe định kỳ: việc theo dõi sức khoẻ ít nhất 6 tháng/lần với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp phát hiện sớm các tín hiệu bất thường của cơ thể và làm tăng cơ hội điều trị dứt điểm bệnh ngay ở giai đoạn đầu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư mắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<strong>Khám mắt:</strong> bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quan mắt bao gồm đồng tử mắt và giác mạc. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc có khối u trong mắt, bệnh nhân cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định rõ về bệnh lý về mắt mà bản thân đang mắc phải;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Siêu âm: </strong>hình ảnh do siêu âm thu lại giúp phản ánh được tình trạng bên trong của mắt như các tổn thương viêm nhiễm, kích thước, vị trí và mật độ khối u,...;</p> <p style="text-align: justify;">-<strong> Chụp CT:</strong> kỹ thuật này có tác dụng hiển thị hình ảnh 3 chiều và quan sát cấu trúc cũng như những dấu hiệu bất thường của mắt. Bên cạnh đó bác sĩ có thể dựa vào hình ảnh chụp CT để đo kích cỡ và kiểm tra mức độ lan rộng của khối u;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT để quan sát cấu trúc cũng như những dấu hiệu bất thường của mắt" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_chup-ct-10.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT để quan sát cấu trúc cũng như những dấu hiệu bất thường của mắt</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Chụp MRI:</strong> đây cũng là một phương pháp giúp thăm dò sự tiến triển của ung thư. Khác với chụp X-quang và chụp CT, chụp MRI là ứng dụng từ trường nhằm tái hiện hình ảnh chi tiết của cơ thể;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Chụp mạch huỳnh quang:</strong> bệnh nhân sẽ được truyền các chất màu huỳnh quang thông qua mạch máu. Qua đó hình ảnh của các mạch máu sẽ được chụp lại nhằm chẩn đoán các dấu hiệu của ung thư và phát hiện ra các bệnh lý khác;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Sinh thiết:</strong> biện pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một kim nhỏ để lấy tế bào ra khỏi mô, bệnh phẩm sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết tế bào có khả năng cho kết quả chính xác lên đến hơn 95% liệu bệnh nhân có đang bị ung thư mắt hay không;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Xét nghiệm di căn và nguy cơ di căn:</strong> ung thư mắt nguyên phát không chỉ gây bệnh tại chỗ mà khối u ác tính hoàn toàn có khả năng lây lan sang những mô ở gần nó và thậm chí là di căn sang các tổ chức ngoài mắt (phổ biến nhất là gan). Các tế bào ung thư có thể di chuyển tới những cơ quan khác nhờ hệ tuần hoàn máu và hệ bạch huyết. Do vậy nếu nghi ngờ ung thư mắt có nguy cơ di căn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm cần thiết khác như siêu âm hoặc chụp CT gan để kiểm tra xem ung thư đã di căn tới đây hay chưa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư mắt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ung thư mắt là một bệnh lý nguy hiểm và nếu được chẩn đoán khi đã bước sang giai đoạn muộn, bệnh nhân phải đối mặt với rủi ro bị mất đi đôi mắt của mình. Vì vậy trong tiến trình điều trị, các bác sĩ luôn cố gắng hết sức có thể để giữ lại đôi mắt cho bệnh nhân, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác để giúp cải thiện thị lực của người bệnh sau phẫu thuật. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến hay được sử dụng trong chữa trị ung thư mắt:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Phẫu thuật: </strong>kỹ thuật này thường được dùng nhiều nhất trong các ca ung thư mắt. Vùng màng mắt thường là nơi xuất hiện biến chứng nên cần phẫu thuật cắt bỏ màng này. Nếu ung thư đã ăn sâu vào trong kết mạc, bác sĩ cần tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u cũng như vùng bị tổn thương xung quanh. Trường hợp khối u nằm ở vị trí hốc mắt hoặc trên cầu mắt, cần phải cắt bỏ hết viền mí mắt, vùng da kề cận đó và toàn bộ cấu trúc bên trong của mắt;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Phẫu thuật tia xạ hồng ngoại: </strong>dao gamma hoặc chùm tia gamma sẽ được dùng để loại bỏ khối u;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Liệu pháp Laser:</strong> thu nhỏ khối u bằng chùm tia laser. Liệu pháp này thực hiện bằng cơ chế nhiệt trị liệu để đốt khối u và có thể đem lại hiệu quả trong trường hợp đó là các khối u ác tính có kích thước nhỏ. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp liệu pháp này với phẫu thuật và xạ trị;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Liệu pháp Laser mắt" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_laser-mat.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Liệu pháp Laser mắt</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Xạ trị: </strong>đây là biện pháp ứng dụng năng lượng cao của tia X, tia gamma và chùm proton để triệt tiêu các dấu vết ung thư. Tuy nhiên xạ trị có thể gây nên những tác dụng phụ như mắt khô, tổn thương võng mạc, đục thuỷ tinh thể, rụng lông mi, mất tóc quanh mắt, tăng nhãn áp hoặc tổn thương thần kinh thị giác,...;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Hoá trị: </strong>chỉ định thuốc chống ung thư đường tiêm hoặc uống cho bệnh nhân. Hoá trị liệu cho đáp ứng điều trị tốt đối với dạng u lymphoma mắt.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-mat-srzku
Viêm cầu thận tiến triển nhanh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm cầu thận tiến triển nhanh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm cầu thận tiến triển nhanh (RPGN) hay còn gọi là viêm cầu thận hình liềm là một chẩn đoán bệnh lý đặc trưng hình ảnh lắng đọng vi thể hình liềm ở cầu thận có tính chất lan tỏa (nghĩa là có hơn 50% số lượng cầu thận chứa các tổn thương hình liềm có thể nhìn thấy trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết), nếu không được điều trị, sẽ tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối trong nhiều tuần đến vài tháng. Bệnh thận hình liềm tương đối hiếm gặp trên lâm sàng, chiếm 10 đến 15% bệnh nhân bị viêm cầu thận, và chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi từ 20 đến 50. Các thể bệnh và nguyên nhân được phân loại theo hiển vi miễn dịch huỳnh quang và các xét nghiệm huyết thanh (ví dụ: kháng thể chống màng đáy cầu thận [anti GBM], kháng thể kháng bào tương bạch cầu trung tính [ANCA]).</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bệnh kháng thể màng đáy kháng cầu thận (type 1)</b></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận (GBM) là một bệnh viêm cầu thận tự miễn và chiếm tới 10% các trường hợp viêm cầu thận tiến triển nhanh. Nó có thể phát sinh khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp (ví dụ, khói thuốc lá, nhiễm virus đường hô hấp trên) hoặc một số các chất khác làm tổn thương lớp bảo vệ collagen mao mạch phế nang, kích hoạt sự hình thành các kháng thể chống collagen. Các kháng thể tạo phản ứng chéo với màng đáy cầy thận, kích hoạt lắng đọng bổ thể, lắng đọng phức hợp miễn dịch kháng nguyên - kháng thể hoặc đơn thuần kháng thể dạng IgG và gây ra phản ứng viêm qua trung gian tế bào ở thận và cũng như ở phế nang phổi (còn gọi là hội chứng thận phổi - Goodpasture).</p> <p style="text-align: justify;">Thuật ngữ hội chứng Goodpasture bao gồm 2 nhóm triệu chứng chính của viêm cầu thận và xuất huyết phế nang. Kháng thể kháng màng đáy cầu thận (antiGBM) vừa gây tổn thương cầu thận và tổn thương phế nang. Tình trạng này có thể không kèm theo triệu chứng xuất huyết phế nang nhưng vẫn tồn tại kháng thể kháng GBM. Nhuộm miễn dịch huỳnh quang mô sinh thiết thận sẽ phát hiện sự lắng đọng dạng liềm hoặc dạng dải của của antiGBM.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Viêm cầu thận tiến triển nhanh do phức hợp miễn dịch (type 2)</b></p> <p style="text-align: justify;">Viêm cầu thận hình liềm do phức hợp miễn dịch làm trầm trọng hơn các rối loạn do nhiễm trùng và mô liên kết, cũng xảy ra đồng thời với các bệnh cầu thận nguyên phát khác.</p> <p style="text-align: justify;">Các lắng đọng miễn dịch dạng hạt được tìm thấy trên hiển vi miễn dịch huỳnh quang. Tình trạng này chiếm tới 40% các trường hợp viêm cầu thận tiến triển nhanh. Cơ chế bệnh sinh thường không rõ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm cầu thận hình liềm do phức hợp miễn dịch làm trầm trọng hơn các rối loạn do nhiễm trùng và mô liên kết" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_viem-cau-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm cầu thận hình liềm do phức hợp miễn dịch làm trầm trọng hơn các rối loạn do nhiễm trùng và mô liên kết</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Viêm cầu thận tiến triển nhanh không lắng đọng phức hợp miễn dịch (type 3)</b></p> <p style="text-align: justify;">Viêm cầu thận tiến triển nhanh không lắng đọng miễn dịch được phân biệt bởi sự không có phức hợp miễn dịch hoặc lắng đọng kèm bổ thể trên hiển vi miễn dịch huỳnh quang. Thể bệnh này thường gặp nhất, chiếm một nửa trong số các thể bệnh viêm cầu thận tiến triển nhanh. Hầu hết tất cả bệnh nhân đều có tăng kháng thể kháng bào tương bạch cầu trung tính (ANCA), thường là antiproteinase 3-ANCA hoặc myeloperoxidase-ANCA, và viêm mạch hệ thống.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bệnh kháng thể kép (type 4)</b></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh kháng thể kép xảy ra với sự hiện diện của cả kháng thể kháng màng đáy cầu thận (type 1) và khánh thể kháng bào tương bạch cầu trung tính ANCA (type 3). Tình trạng này rất hiếm xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Viêm cầu thận tiến triển nhanh nguyên phát (vô căn)</b></p> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp vô căn rất hiếm. Bao gồm những bệnh nhân có một trong những tình trạng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Có lắng đọng phức hợp miễn dịch nhưng không có nguyên nhân rõ ràng như nhiễm trùng, bệnh mô liên kết dạng tự miễn hoặc bệnh cầu thận</p> <p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện không lắng đọng phức hợp miễn dịch nhưng không có kháng thể kháng bào tương bạch cầu trung tính ANCA.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm cầu thận tiến triển nhanh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện thường âm thầm bao gồm mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau khớp, đau bụng. Một số bệnh nhân có biểu hiện tương tự như những bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu: tiểu máu xuất hiện bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">Khoảng 50% bệnh nhân bị phù và có tiền sử bị bệnh cấp tính dạng hội chứng cúm trong vòng 4 tuần kể từ khi khởi phát suy thận, sau đó là thiểu niệu nặng. Từ 10% - 30% các trường hợp có phát triển hội chứng thận hư đầy đủ. Tăng huyết áp thường ít gặp và hiếm khi nghiêm trọng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện viêm cầu thận tiến triển nhanh thường âm thầm bao gồm mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau khớp, đau bụng" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_viem-cau-than-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện viêm cầu thận tiến triển nhanh thường âm thầm bao gồm mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau khớp, đau bụng</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận có thể bị xuất huyết phổi ho máu hoặc chỉ có thể phát hiện được khi tìm thấy hình ảnh thâm nhiễm phế nang lan tỏa trên X quang phổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm cầu thận tiến triển nhanh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Suy thận tiến triển nhanh trong nhiều tuần đến vài tháng</p> <p style="text-align: justify;">- Nước tiểu lắng cặn</p> <p style="text-align: justify;">- Thử nghiệm huyết thanh học</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ thể giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết thận</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán được gợi ý ở bệnh nhân tiểu máu, hồng cầu biến dạng hoặc trụ hồng cầu do viêm cầu thận cấp. Xét nghiệm bao gồm creatinin huyết thanh, phân tích nước tiểu, công thức máu, xét nghiệm miễn dịch và sinh thiết thận. Chẩn đoán xác định thường thường cần đến sự hỗ trợ của xét nghiệm miễn dịch huyết thanh và sinh thiết thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Creatinin huyết thanh hầu như luôn luôn tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên công thức máu thường có thiếu máu và tăng bạch cầu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trên công thức máu thường có thiếu máu và tăng bạch cầu" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trên công thức máu thường có thiếu máu và tăng bạch cầu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết thanh nên bao gồm kháng thể kháng GBM (type 1); kháng thể antistreptolysin O, kháng thể kháng DNA, hoặc cryoglobulin (type 2); và kháng thể kháng bào tương bạch cầu trung tính (ANCA) (type 3).</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng bổ thể có thể có ích vì viêm cầu thận tiến triển nhanh có lắng đọng phức hợp miễn dịch thường gây giảm bổ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết thận sớm là điều cần thiết. Đặc điểm chung cho tất cả các type viêm cầu thận tiến triển nhanh là sự tăng sinh khu trú của các tế bào biểu mô cầu thận, đôi khi xen kẽ với nhiều bạch cầu trung tính, tạo thành một khối tế bào hình lưỡi liềm (crescents) và lấp đầy khoang Bowman trên 50% số cầu thận. Búi mao mạch cầu thận thường bị tiêu biến. Hoại tử trong búi hoặc tồn thương hình liềm có thể xảy ra và có thể dấu hiệu rõ ràng nhất. Ở những bệnh nhân này, nên tìm kiếm bằng chứng mô học của viêm mạch. Các phát hiện bằng kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang khác nhau đối với từng type.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm cầu thận tiến triển nhanh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Corticosteroid</p> <p style="text-align: justify;">- Cyclophosphamide</p> <p style="text-align: justify;">- Rituximab</p> <p style="text-align: justify;">- Trao đổi huyết tương</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị khác nhau tùy theo loại bệnh, mặc dù không có phác đồ nào được nghiên cứu chặt chẽ. Điều trị nên được tiến hành sớm, lý tưởng nhất là khi creatinin huyết thanh dưới 442 umol / L và trước khi hình ảnh sinh thiết thận ở giai đoạn tổn thương nặng lan tỏa mạn tính. Ngay cả những bệnh nhân có tổn thương thận và creatinin cao nếu được điều trị ngay có thể tránh được điều trị thay thế chức năng thận. Việc điều trị trở nên kém hiệu quả hơn khi bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng nặng ví dụ: bệnh nhân lớn tuổi, nhiễm trùng nhiêm trọng).</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị khác nhau tùy theo loại bệnh, mặc dù không có phác đồ nào được nghiên cứu chứng minh cụ thể hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị thông thường dùng corticosteroid, có thể cyclophosphamide hoặc rituximab.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị thông thường dùng corticosteroid, có thể cyclophosphamide hoặc rituximab." src="/ImagePath\images\20210915/20210915_viem-cau-than-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị thông thường dùng corticosteroid, có thể cyclophosphamide hoặc rituximab.</em></p> <p style="text-align: justify;">Trao đổi huyết tương (trao đổi 3 đến 4-L hàng ngày trong 14 ngày) được khuyến cáo đối với bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận (type 1). Trao đổi huyết tương cũng có thể được xem xét đối với viêm cầu thận tiến triển nhanh liên quan đến ANCA không lắng đọng phức hợp miễn dịch có xuất huyết phổi hoặc rối loạn chức năng thận nặng khi biểu hiện (creatinin huyết thanh &gt; 442 đến 618,8 umol / L] hoặc đã phải lọc máu. Trao đổi huyết tương có thể có hiệu quả vì nó nhanh chóng loại bỏ kháng thể tự do, các phức hợp miễn dịch còn nguyên vẹn và các chất trung gian gây viêm (ví dụ, fibrinogen, bổ thể). Vấn đề này vẫn đang được thảo luận và chưa có bằng chứng khoa học mang ý nghĩa quyết định.</p> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp ức chế miễn dịch tích cực cũng có thể có lợi ở những bệnh nhân có nồng độ creatinin cao. Thay huyết tương kết hợp với prednisone và cyclophosphamide mang lại lợi ích cho những bệnh nhân có tổn thương thận nhưng chưa cần liệu pháp thay thế thận ngay ngay cả khi nồng độ creatinine tăng trên 442 đến 618,8 umol / L.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Tiên lượng</b></p> <p style="text-align: justify;">Sự tự thuyên giảm bệnh là rất hiếm, có đến 80% - 90% bệnh nhân không được điều trị sẽ tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối trong vòng 6 tháng. Tiên lượng sẽ cải thiện khi được điều trị sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố tiên lượng thuận lợi bao gồm RPGN do những nguyên nhân sau:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Bệnh kháng GBM nếu được điều trị sớm, đặc biệt khi được điều trị trước khi xảy ra thiểu niệu và khi mức creatinin 618,8 umol/L</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Lupus ban đỏ hệ thống</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh u hạt kèm theo viêm đa mạch</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đa vi động mạch</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố tiên lượng không thuận lợi bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi &gt; 60</p> <p style="text-align: justify;">- Suy thận có thiểu niệu vô niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Mức creatinine huyết thanh cao trên 618,8 umol/L</p> <p style="text-align: justify;">- Lắng đọng hình liềm tròn ở trên 75% số cầu thận sinh thiết được</p> <p style="text-align: justify;">- Type 3 đáp ứng kém với điều trị. Trong số này, khoảng 40% cần lọc máu, và 33% tử vong trong vòng 4 năm. Ngược lại, trong số những bệnh nhân đáp ứng với điều trị, &lt;20% bệnh nhân phải lọc máu, và khoảng 3% tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân mắc bệnh kháng thể kép dường như có tiên lượng về thận tốt hơn một chút so với bệnh nhân chỉ type 1 và xấu hớn so với type 3</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân phục hồi chức năng thận bình thường sau điều trị viêm cầu thận tiến triển nhanh cho thấy những thay đổi mô học còn sót lại chủ yếu ở cầu thận, chủ yếu là tăng tế bào, với ít hoặc không có xơ hóa cầu thận hoặc tế bào biểu mô và xơ hóa tối thiểu của khoảng kẽ.</p> <p style="text-align: justify;">- Tử vong thường do các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc tim mạch, có thể hạn chế tử vong do urê máu cao bằng cách lọc máu.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Naik RH, Shawar SH. Rapidly Progressive Glomerulonephritis.&nbsp;<i>StatPearls.</i>&nbsp;2021</li><li style="text-align: justify;">Walsh M, Merkel PA, Peh C-A, et al : Plasma exchange and glucocorticoids in severe ANCA-associated vasculitis.&nbsp;<i>N Engl J Med.</i>&nbsp;2020.</li><li style="text-align: justify;">Levy JB, Turner AN, Rees AJ, et al : Long-term outcome of anti-glomerular basement membrane antibody disease treated with plasma exchange and immunosuppression.&nbsp;<i>Ann Intern Med.&nbsp;</i>2001</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-cau-than-tien-trien-nhanh-savan
Suy cận giáp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Suy cận giáp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Suy cận giáp là bệnh không thường gặp, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ để lại ảnh hương đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng của người bệnh. Để có thể có những hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh này, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Suy cận giáp là bệnh không thường gặp, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ để lại ảnh hương đến sức khoẻ" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_Screenshot_7.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy cận giáp là bệnh không thường gặp, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ để lại ảnh hương đến sức khoẻ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bình thường mỗi người chúng ta đều có bốn tuyến cận giáp, nằm ngay sát phía mặt sau tuyến giáp, được chia thành 2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới, kích thước rất nhỏ chỉ vào khoảng 6 x2 x3 mm - tương đương hạt đậu.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuyến cận giáp ở người trưởng thành bao gồm 2 loại tế bào là tế bào chính và tế bào ưa oxy. Tế bào chính là thành phần cấu tạo chủ yếu của tuyến cận giáp, chúng có vai trò bài tiết hormon PTH – đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ ion calci máu. Dưới tác dụng của PTH, nồng độ calci máu tăng nhưng ngược lại nồng độ phosphat lại giảm, nhờ các tác động trên xương, thận và ruột. Chức năng của tế bào oxy đến nay vẫn chưa có những hiểu biết rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp, rất khó phân biệt tuyến giáp và tuyến cận giáp bằng mắt thường do màu sắc của mô tuyến khá giống nhau, vì vậy biến chứng cắt bỏ hoàn toàn cả 4 tuyến cận giáp rất hay gặp, dẫn đến bệnh suy giảm hormon của tuyến cận giáp. Nhưng chỉ cần còn lại một phần nhỏ 1 của tuyến cận giáp thì chúng sẽ tăng sinh và có thể đảm bảo chức năng toàn bộ tuyến.</p> <p style="text-align: justify;">- Suy cận giáp là tình trạng thiếu hụt hormon tuyến cận giáp (PTH) do tổn thương tuyến cận giáp( thường do phẫu thuật) hoặc do dị tật bẩm sinh tuyến cận giáp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Suy cận giáp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để biết được suy cận giáp gây ra các biểu hiện lâm sàng như thế nào, chúng ta cần phải hiểu tác động của hormon tuyến cận giáp PTH tác động đến cơ thể như thế nào!</p> <p style="text-align: justify;">Parathormon (PTH) dạng hoạt động tồn tại trong máu là một polypeptid có 84 acid amin, trọng lượng phân tử 9.500</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trên xương: PTH kích thích vừa làm tăng tạo tế bào huỷ xương mới, vừa làm tăng hoạt động huỷ xương để giải phóng calci vào máu nhiều hơn</li> <li style="text-align: justify;">Trên thận: hormon PTH có tác dụng làm tăng tái hấp thu calci và magie, giảm đào thải chúng qua nước tiểu nên được giữ lại trong máu nhiều hơn. Tác dụng ngược lại với phosphat</li> <li style="text-align: justify;">Trên ruột: PTH làm tăng chuyển hoá vitamin D3 giúp làm tăng hấp thu calci và phospho từ ruột vào máu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Chính vì vậy hormon PTH sẽ làm tăng lượng calci, giảm lượng phospho trong máu; đồng thời giảm lượng calci, tăng lượng phospho trong nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Suy cận giáp -&nbsp;nghĩa là giảm hoặc mất hormon PTH thường biểu hiện các triệu chứng của hạ calci máu và tăng phospho máu. Nồng độ calci máu rất quan trọng cần thiết để cho hệ thần kinh cơ hoạt động bình thường. Bình thường nồng độ calci trong dịch kẽ lớn hơn trong tế bào khoảng 10000 lần. Khi nồng độ calci máu giảm xuống, tế bào thần kinh - cơ dễ bị kích thích hơn, dẫn đến các triệu chứng khác nhau tuỳ theo mức độ giảm calci máu:</p> <p style="text-align: justify;">- Thể nhẹ thoáng qua: bệnh nhân có thể chỉ thấy dị cảm ở các ngón tay và quanh môi. Khi khám bệnh, bác sĩ có thể gặp các dấu hiệu sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dấu hiệu Chvosteck: gõ vào điểm giữa của đường nối tai ngoài với mép (dưới gò má 2cm), nếu nồng độ ion calci trong máu hạ do thiếu PTH ta sẽ thấy cơ mặt co làm giật môi trên.</li> <li style="text-align: justify;">Dấu hiệu Trouseau (nghiệm pháp bàn tay người đỡ đẻ): đo HA đến số tối đa, sau đó bóp trên số tối đa, giữ khoảng 3 phút à xuất hiện dấu hiệu bàn tay người đỡ đẻ.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Thể nặng: xuất hiện cơn co cứng cơ (cơn Tetani):</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khởi đầu bằng cảm giác kiến bò ở đầu chi, quanh miệng.</li> <li style="text-align: justify;">Co rút cơ gian đốt ngón tay</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Co rút cơ gian đốt ngón tay" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_suy-giap.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Co rút cơ gian đốt ngón tay</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hình ảnh miệng cá chép</li> <li style="text-align: justify;">Bàn chân duỗi mạnh</li> <li style="text-align: justify;">Nặng hơn có thể co thắt thanh quản gây khó thở thậm chí ngừng thở, co thắt dạ dày gây đau bụng giống như khi bạn bị loét dạ dày.</li> <li style="text-align: justify;">Thời gian: có thể kéo dài vài phút hoặc hơn</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có thể có các rối loạn về thần kinh khác như : múa vờn, động kinh; rối loạn về tâm thần như trầm cảm, lo âu, kích thích. Đây là các rối loạn có thể gặp trong các bệnh lý khác, do đó cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác tính trạng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện tại các cơ quan khác: rụng tóc, bong da, đốm trắng ở móng, vôi hoá hạch, đục thuỷ tinh thể.</p> <p style="text-align: justify;">A. Suy cận giáp thực sự: có biểu hiện lâm sàng và sinh hoá điển hình.</p> <p style="text-align: justify;">- Thường do một số nguyên nhân như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy cận giáp sau phẫu thuật tuyến giáp và tuyến cận giáp</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể gặp suy cận giáp vô căn</p> <p style="text-align: justify;">+ SCG trong hội chứng DiGeorge’s: do bất thường bẩm sinh trong thời kỳ phôi thai dẫn đến giảm sản tuyến ức và không có tuyến cận giáp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="SCG trong hội chứng DiGeorge’s" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_suy-can-giap.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>SCG trong hội chứng DiGeorge’s</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể gặp suy cận giáp do lắng động sắt gây phá huỷ trực tiếp tuyến cận giáp ở bệnh nhân truyền máu nhiều lần, lắng đọng đồng trong bệnh Wilson, lắng đọng nhôm ở bệnh nhân lọc máu.</p> <p style="text-align: justify;">- XN hormon cận giáp PTH thường thấp.</p> <p style="text-align: justify;">B. Giả suy cận giáp: tình trạng kháng hormon PTH, giảm đáp ứng của cơ quan đích với PTH. Trường hợp này XN cũng thấy calci máu giảm, phospho máu tăng, tuy nhiên lượng PTH tăng cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Suy cận giáp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">+ Ăn uống lưu ý bổ sung các thực phẩm nhiều canxi:</p> <p style="text-align: justify;">- Sữa: 1 cốc sữa mỗi ngày, đặc biệt là sữa tách béo chứa hàm lượng calci cao sẽ giúp bạn bổ sung calci mỗi ngày, chắc khoẻ xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Sữa chua: sữa chua cũng là một trong những nguồn cung cấp calci tuyệt vời cho cơ thể, ngoài ra sữa chua cũng là một món ăn ngon, cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương, đậu phụ cũng chứa làm lượng calci cao, ngoài ra còn có nhiều thành phần dinh dưỡng khác, đặc biệt là protein.</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại hải sản: như tôm tép, cua, cá cũng là những món ăn giúp bạn bổ sung calci mỗi ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại rau củ như súp lơ xanh, rau cải chíp, rau bina, cải bó xôi cũng chứa nhiều calci.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các loại rau củ như súp lơ xanh, rau cải chíp, rau bina, cải bó xôi cũng chứa nhiều calci" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_Screenshot_8.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các loại rau củ như súp lơ xanh, rau cải chíp, rau bina, cải bó xôi cũng chứa nhiều calci</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khi bổ sung calci cần lưu ý uống nhiều nước hàng ngày, hạn chế dư thừa dẫn đến các bệnh lý như sỏi thận, suy thận, cần kiểm tra chức năng thận định kỳ trong khi điều trị suy cận giáp.</p> <p style="text-align: justify;">- Đồng thời tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngoài trời để tăng cường hấp thu vitamin D. Duy trì lối sống lành mạnh, không sử dụng bia rượu và thuốc lá, không thức khuya.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Suy cận giáp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các bác sĩ sẽ khai thác các tiền sử bệnh (như phẫu thuật tuyến giáp) và triệu chứng của bạn, sau đó có thể cho làm một số các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết để có thể chẩn đoán bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Calci máu thấp: 1,87-2mmol/l</li> <li style="text-align: justify;">Calci ion giảm &lt;1,1 mmol/l</li> <li style="text-align: justify;">Phospho máu tăng &gt;1,44 mmo/l</li> <li style="text-align: justify;">PTH giảm &lt;10pg/ml</li> <li style="text-align: justify;">XN giúp phân biệt hạ calci do nguyên nhân khác như: vitamin D3, Magie máu…..</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nước tiểu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Calci niệu thấp &lt;2,5mmol/24h</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Điện tim: QT và ST kéo dài trên các chuyển đạo</p> <p style="text-align: justify;">- Điện não đồ: có thể thấy xuất hiện sóng têta, delta, hoặc các hình ảnh nghịch đảo</p> <p style="text-align: justify;">- X-Quang sọ: có thể thấy vôi hoá nền sọ</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tuyến giáp: có thể quan sát thấy tuyến cận giáp hoặc không. Một số trường hợp phải chụp thêm MRI hoặc CT để đánh giá tuyến cận giáp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác cũng gây hạ calci máu như:</p> <p style="text-align: justify;">- Suy thận mạn</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng giảm hấp thu ở ruột</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin D: xét nghiệm vitamin D3 trong máu</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ Mg máu</p> <p style="text-align: justify;">- Do thuốc: thuốc chống co giật(barbiturat, phenyltoin), rifampicin, thuốc lợi tiểu quai…..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Suy cận giáp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">A. Cấp cứu cơn Tetani, động kinh hoặc co thắt thanh quản:</p> <p style="text-align: justify;">- Thông thoáng đường thở</p> <p style="text-align: justify;">- Bồi phụ calci: calci gluconat hoặc calci clorid đường tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ</p> <p style="text-align: justify;">B. Trường hợp bù canxi cấp khác:</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền tĩnh mạch&nbsp;nguyên tố calci 1mg/kg/giờ.</p> <p style="text-align: justify;">- 1 ống calci gluconat 10% 10ml cho 2,25mmol nguyên tố calci. Pha 6 ống với 500ml glucose 5%, truyền tốc độ 0,92ml/kg/giờ sẽ cung cấp nguyên tố calci 1mg/kg/giờ</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm&nbsp;calci máu 4-6 giờ/ lần trong khi truyền, điều chỉnh tốc độ truyền mục tiêu calci máu 2,0-2,3 mmol/l.</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung vitamin D liều cao:</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bổ sung vitamin D liều cao" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_suy-can-giap-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bổ sung vitamin D liều cao</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Ergocalciferol (vitamin D2) hoặc Cholecalciferol (vitamin D3); đường tiêm bắp trong tối đa 2-3 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạ Magie máu &lt; 0,4mmol/l gây ra kháng PTH và nặng hơn sẽ giảm bài xuất PTH, tình trạng hạ calci máu kháng với điều trị calci và vitamin D. Cần bồi phụ thêm Mg đường uống.</p> <p style="text-align: justify;">C. Điều trị lâu dài:</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung canxi để duy trì ở mức trung bình, mục tiêu calci máu 2,0-2,1 mmol/l, sử dụng canxi đường uống, vitamin D, calcitriol (1,25 dihydroxyvitamin D3) và magie.</p> <p style="text-align: justify;">- Lưu ý tránh dùng các thuốc quá liều, có thể gây sỏi thận, ngộ độc vitamin D, biểu hiện ở các triệu chứng như không muốn ăn, ăn kém, buồn nôn hay nôn, uể oải mệt mỏi, uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều, tăng calci máu.</p> <p style="text-align: justify;">Suy cận giáp là bệnh lý ít gặp, tuy nhiên chẩn đoán và điều trị không phải là quá phức tạp. Do đó, khi bạn có triệu chứng nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán sớm, giúp giảm các biến chứng và người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, đây là bệnh lý để chẩn đoán được và để theo dõi sự hiệu quả điều trị cần các xét nghiệm đặc hiệu, đặc biệt cần định lượng chính xác nồng độ hormon PTH và thăm dò chẩn đoán hình ảnh rõ nét, bạn cần đến các cơ sở y tế có máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, để có được kết quả đáng tin cậy nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế mà bạn nên lựachọn, với đội ngũ bác sĩ có tâm có tâm, cùng hệ thống máy xét nghiệm hàng đầu cả nước, chắc chắn bạn sẽ hài lòng khi thăm khám tại bệnh viện.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/suy-can-giap-smphc
Vảy phấn hồng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh được Gibert mô tả lần đầu tiên vào năm 1860 nên được lấy tên là Vảy phấn hồng Gibert.</p> <p style="text-align: justify;">Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, tuy nhiên, bệnh lành tính và có thể tự khỏi, hiếm thấy tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ quốc gia nào, mùa đông xuân gặp nhiều hơn các mùa khác.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 10-35 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên thì nữ gặp nhiều hơn nam.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ người bị bệnh chiếm khoảng 0,16% dân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây nên bệnh Vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được làm rõ.</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều quan điểm cho rằng nguyên nhân gây bệnh Vảy phấn hồng là do tình trạng nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm, virus) gây nên. Trong đó, căn nguyên do virus được cho là khả năng nhất. Điều này được đưa ra căn cứ vào những đặc điểm sau:</p> <p style="text-align: justify;">➔ Các thương tổn của Vảy phấn hồng tiến triển giống với diễn biến của các ban do virus.</p> <p style="text-align: justify;">➔ Tình hình dịch tễ của bệnh: xảy ra vào các mùa khác nhau, đặc biệt là mùa đông xuân; bệnh thường khu trú ở một số khu vực nhất định hoặc có tính chất gia đình, tập thể.</p> <p style="text-align: justify;">➔ Bệnh ít tái phát do người bệnh sẽ có miễn dịch sau khi nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">➔ Nhiều ca bệnh có biểu hiện toàn thân giống với những trường hợp cảm cúm thông thường. Khởi phát bệnh có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc tiền sử dùng thuốc trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">Những nghiên cứu mới đây, người ta lại thấy có sự liên quan giữa bệnh Vảy phấn hồng và virus Herpes: HHV-7 và HHV-6. Chúng tác động vào tế bào TCD4 trong máu gây nên những biến đổi phức tạp hình thành bệnh Vảy phấn</p> <p style="text-align: justify;">hồng.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cũng có 1 số những quan điểm khác liên quan đến sự khởi phát bệnh Vảy phấn hồng:</p> <p style="text-align: justify;">➔ Một số thuốc Griseofulvin, terbinafin, isotretinoin, ketotifen, metronidazol, omeprazol.</p> <p style="text-align: justify;">➔ Các yếu tố như: mặc quần áo mới hoặc quần áo đã cất đi một thời gian</p> <p style="text-align: justify;">➔ Người có bệnh lý cơ địa như­ Viêm da cơ địa, Hen phế quản...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Vảy phấn hồng thường khác nhau về cách khởi phát bệnh, tiến triển và biểu hiện trên lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">Một số ít trường hợp người bệnh có thể có biểu hiện giống cúm như: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, sốt và đau khớp.</p> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp điển hình thường khởi phát với một thương tổn đơn độc ở thân mình được gọi là thương tổn “mẹ”, sau một vài ngày đến một vài tuần mới xuất hiện thêm những thương tổn nhỏ hơn quanh thương tổn mẹ gọi là các thương tổn “con”.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Thương tổn “mẹ”:</p> <p style="text-align: justify;">● Gặp ở 50-90% trường hợp bệnh nhân Vảy phấn hồng</p> <p style="text-align: justify;">● Kích thước: khoảng 2-4 cm hoặc có thể lớn hơn</p> <p style="text-align: justify;">● Màu sắc: màu đỏ, màu thịt cá hồi, hoặc dát thâm, tăng sắc tố</p> <p style="text-align: justify;">● Hình thái: hình tròn hoặc hình bầu dục, ranh giới rõ, trên nền có vảy da mỏng ở phía bờ rìa tổn thương. Đôi khi có thể xuất hiện mụn nước trên nền thương tổn giống như chàm.</p> <p style="text-align: justify;">● Vị trí: hay gặp ở vùng thân mình, vùng được quần áo che phủ, có khi gặp ở cổ và gốc chi, rất hiếm thấy thương tổn ở mặt và vùng sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Thương tổn “con”</p> <p style="text-align: justify;">● Thường xuất hiện dần dần sau thương tổn “mẹ” từ 2 ngày đến 2 tháng, thời gian trung bình khoảng 2 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">● Có xu hướng lành ở giữa, trên nền có vảy da khô trắng mỏng, bờ viền rõ.</p> <p style="text-align: justify;">● Sự phân bố thương tổn thường có tính chất đối xứng.</p> <p style="text-align: justify;">● Vị trí:</p> <p style="text-align: justify;">➔ thường ở nơi kín đáo như vùng thân mình đặc biệt là mạn sườn 2</p> <p style="text-align: justify;">bên</p> <p style="text-align: justify;">➔ thể đảo ngược: chiếm số ít trường hợp, thương tổn có thể khu trú ở mặt, cổ, vùng nửa dưới thân mình: bụng, bẹn, đùi 2 bên; phần xa của các chi, lòng bàn tay.</p> <p style="text-align: justify;">➔ 1 số vị trí hiếm gặp khác như: vùng da đầu, mi mắt, dương vật</p> <p style="text-align: justify;">● Có 2 hình thái chính:</p> <p style="text-align: justify;">➔ tương tự như những thương tổn “mẹ” , nhưng kích thước nhỏ hơn, phân bố đối xứng dọc theo trục của xương sườn 2 bên tạo hình ảnh cây thông Noel.</p> <p style="text-align: justify;">➔ các sẩn màu đỏ, trên nền không có vảy da, tăng dần về số lượng và kích thước theo sự tiến triển của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Các loại thương tổn này đều có thể cùng xuất hiện trên cơ thể người bệnh vào 1 thời điểm nào đó làm cho các thương tổn của bệnh vảy phấn hồng trở nên đa dạng, đa lứa tuổi, đa hình thái.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210910/20210910_Screenshot_9.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình 1: Vảy phấn hồng vùng thân mình</em></p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, có đến 20% trường hợp bệnh nhân Vảy phấn hồng không có hình ảnh lâm sàng điển hình như trên, có thể không bắt gặp được thương tổn “mẹ” hoặc có hai hay nhiều thương tổn”mẹ” xuất hiện hoặc 1 số trường hợp thương tổn lại xuất hiện ở các vị trị hiếm gặp như: mặt, sinh dục, da đầu…Những trường hợp này thường gây khó khăn cho việc định hướng chẩn đoán của bác sĩ Da Liễu.</p> <p style="text-align: justify;">Cơ năng: có thể có ngứa, tùy từng cơ địa mà mức độ ngứa khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;">● 25% trường hợp bệnh nhân có ngứa nhiều</p> <p style="text-align: justify;">● 50% trường hợp ngứa ở mức độ trung bình</p> <p style="text-align: justify;">● 25% là không ngứa</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau 4 đến 10 tuần, thậm chí 2 tháng và gần như không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, đôi khi có thể có những dát tăng hoặc giảm sắc tố nhẹ trên vùng da tổn thương trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">Biến chứng của bệnh Vảy phấn hồng cũng rất ít gặp, có thể là thương tổn:</p> <p style="text-align: justify;">● Chàm hoá: khi Vảy phấn hồng không được điều trị đúng cách, thương tổn không thoái lui, ngứa nhiều dẫn đến việc chà xát, cào gãi vùng thương tổn của người bệnh mà hình thành nên các tổn thương chàm hóa.</p> <p style="text-align: justify;">● Bội nhiễm: Việc điều trị không đúng cách hoặc chà xát nhiều vùng thương tổn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vùng tổn thương gây nên tình trạng nhiễm khuẩn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Vảy phấn hồng cũng được cho là bệnh truyền nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể lây truyền qua vảy da, qua dịch mụn nước ở vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">Do căn nguyên khả năng nhiều do virus nên bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, bởi vậy mà bệnh thường có tính chất lây lan thành “dịch” nhỏ, có thể là các thành viên trong một gia đình hoặc quy mô một lớp học, nơi trông giữ trẻ...</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một báo cáo chính thức nào nói về sự lây truyền của bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 10-35 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên thì nữ gặp nhiều hơn nam.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở</p> <p style="text-align: justify;">● Người có sức đề kháng suy giảm</p> <p style="text-align: justify;">● Người mắc các bệnh lý mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">● Người có các bệnh lý cơ địa: Hen phế quản, Viêm da cơ địa, Viêm mũi dị ứng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">❖ Tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng bằng việc:</p> <p style="text-align: justify;">● Tăng cường các thực phẩm rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại giàu vitamin C, uống đủ nước mỗi ngày 2-3 lít.</p> <p style="text-align: justify;">● Thường xuyên rèn luyện thân thể, thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày</p> <p style="text-align: justify;">● Không dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…</p> <p style="text-align: justify;">● Hạn chế căng thẳng, thức khuya</p> <p style="text-align: justify;">❖ Không mặc đồ len, các chất vải tổng hợp dễ gây dị ứng, kích ứng da</p> <p style="text-align: justify;">❖ Ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn trên da: côn trùng đốt, viêm da...có thể là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào da và dẫn đến sự xuất hiện của bệnh vảy phấn hồng</p> <p style="text-align: justify;">❖ Nếu bạn đã được chẩn đoán Vảy phấn hồng thì nên có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác</p> <p style="text-align: justify;">● Không để dịch tiết, vảy da tiếp xúc với người mọi người xung quanh</p> <p style="text-align: justify;">● Nên đeo khẩu trang và hạn chế giọt bắn khi giao tiếp với mọi người</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh Vảy phấn hồng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">Với những trường hợp điển hình, dựa vào: màu sắc, hình thái, phân bố của các thương tổn “mẹ”, thương tổn “con” để định hướng chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp thương tổn không điển hình cần phải chẩn đoán phân biệt với các trường hợp:</p> <p style="text-align: justify;">❖ Dị ứng thuốc: Khai thác tiền sử dùng thuốc của BN.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Giang mai II:</p> <p style="text-align: justify;">● Thương tổn: sẩn màu hồng nhạt, chắc, trên nền có ít vảy trắng</p> <p style="text-align: justify;">● Vị trí: hay gặp ở vùng mạn sườn 2 bên, đặc biệt ở: lòng bàn tay, bàn chân</p> <p style="text-align: justify;">● Xét nghiệm huyết thanh: Giang mai dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Á vảy nến thể giọt hay vảy phấn dạng lichen mạn tính:</p> <p style="text-align: justify;">● Bệnh diễn biến kéo dài, mạn tính, không thể tự thoái lui</p> <p style="text-align: justify;">● Kích thước thương tổn thường nhỏ hơn, vảy da dày hơn, không có thương tổn tiên phát.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Vảy nến thể giọt:</p> <p style="text-align: justify;">● Thương tổn nhỏ, vảy da gồm nhiều lớp chồng lên nhau và không mịn.</p> <p style="text-align: justify;">● Sinh thiết thương tổn để chẩn đoán xác định.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Chàm thể đồng tiền:</p> <p style="text-align: justify;">● Thương tổn: hình tròn như đồng xu, không có viền vảy, có thể thấy mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">● Sinh thiết thương tổn để chẩn đoán xác định.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Nấm da:</p> <p style="text-align: justify;">● Thương tổn bờ đa cung, trên nền có vảy trắng, phần rìa thương tổn hơi gờ cao trên da, có các mụn nước nhỏ li ti ở vùng rìa thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">● Xét nghiệm vi sinh: cạo vảy da, nhỏ KOH 20%, soi tươi: tìm thấy sợi nấm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Vảy phấn hồng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Vảy phấn hồng có thể tự thoái lui sau 3-8 tuần hoặc 1 số trường hợp chỉ sau 1-2 tuần hoặc muộn hơn là sau 2 tháng, đặc biệt là hiếm khi thấy tái phát. Vậy nên, việc điều trị có thể không cần thiết đối với những trường hợp không có biến chứng hoặc thương tổn khu trú.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ cần tư vấn kĩ cho người bệnh về tính chất cũng như diễn biến của bệnh Vảy phấn hồng để tránh những hoang mang, lo lắng không đáng có của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị cụ thể</p> <p style="text-align: justify;">➔ Giảm ngứa: Tùy trường hợp người bệnh ngứa ít hay nhiều mà có thể dùng</p> <p style="text-align: justify;">● Corticoid đường bôi loại trung bình hoặc nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">● Kháng histamin đường uống.</p> <p style="text-align: justify;">Lưu ý: Không dùng corticoid đường toàn thân do có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm, lan rộng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">➔ Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, những bệnh nhân có thương tổn lan tỏa, để bệnh cải thiện nhanh có thể dùng</p> <p style="text-align: justify;">● Acyclovir 800mg x 5 lần/ngày x 7 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">● Quang trị liệu (UVB) x 5-10 ngày</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm ngứa, nhưng thường để lại dát tăng sắc tố trên da.</p> <p style="text-align: justify;">Dặn dò: Trong thời gian bị bệnh, người bệnh không tắm nước quá nóng, không dùng xà phòng, hóa chất và không mặc quần áo có chất liệu dễ gây kích ứng, dị ứng như: đồ len.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Bệnh học Da Liễu tập 1 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường 2. http://benhviendalieuhanoi.com/vay-phan-hong-gibert-pityriasis-rosea-of-gibert/</p><p>3. https://www.dieutri.vn/bgdalieu/bai-giang-vay-phan-hong-gibert-pityriasis-rosea</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/vay-phan-hong-ssuep
Hở van hai lá
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hở van hai lá</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tim của người bình thường có 4 van bao gồm: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Bộ máy van hai lá gồm: lá van (2 lá van: lá trước lớn, lá sau nhỏ), vòng van, dây chằng, cột cơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Van hai lá nối giữa nhĩ trái và thất trái. Nhờ bộ máy của van hai lá mà mà van đóng mở đều đặn theo chu kỳ và đảm bảo máu lưu thông một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi van hai lá đóng không kín, làm cho dòng máu đi ngược từ tâm thất trái lên tâm nhĩ trái khi thất co bóp gọi là hở van hai lá.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Van hai lá nối giữa nhĩ trái và thất trái." src="/ImagePath/images/20210921/20210921_ho-van-hai-la2.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Van hai lá nối giữa nhĩ trái và thất trái.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hở van hai lá</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hở van hai lá có hai dạng là hở van hai lá cấp tính và hở van hai lá mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân gây hở van hai lá cấp tính</p> <p style="text-align: justify;">+ Đứt dây chằng van hai lá: gặp trong các trường hợp chấn thương, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thoái hóa dạng mucin</p> <p style="text-align: justify;">+ Đứt cột cơ: Chân thương hoặc nhồi máu cơ tim</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn chức năng cột cơ: bệnh tim thiếu mau cục bộ</p> <p style="text-align: justify;">+ Rách lá van: thường gặp trong viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_ho-van-hai-la1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây hở van hai lá cấp tính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân gây hở van hai lá mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">+ Các tình trạng viêm: thấp tim, Lupus ban đỏ, xơ cứng bì</p> <p style="text-align: justify;">+ Thoái hóa: Thoái hóa dạng mucin, vôi hoa vòng van hai lá, hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers Danlos</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng: Viêm nộ tâm mạc nhiễm khuẩn</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương cấu trúc van hai lá: đứt dây chằng, đứt hay rối loạn chức năng cột cơ, dãn vòng van hai lá, bệnh cơ tim phì đại, hở cạnh van hai lá nhân tạo</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguyên nhân bẩm sinh: xẻ van hai lá đơn thuần hoặc phối hợp với thông sàn nhĩ thất, bât thường hình dù van hai lá...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hở van hai lá</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cơ năng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phù phổi cấp (khó thở, thở nhanh, phải ngồi dậy để thở, có thể có vã mồ hôi, khạc ra đờm bọt hồng) hay sốc tim (di giảm thể tích tống máu) là các triệu chứng chủ yếu của hở van hai lá cấp tính, hở nặng, mới xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;">- Hở van hai lá mạn tính: thường không có triệu chứng cơ năng trong nhiều năm. Trong đợt tiến triển của hở van hai lá hoặc khi hở van hai lá nhiều gây suy tim thường có các biểu hiện sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khó thở: lúc đầu khó thở khi gắng sức, sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và có thể có cơn phù phổi cấp</p> <p style="text-align: justify;">+ Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức do giảm chức năng tim</p> <p style="text-align: justify;">+ Phù, ứ dịch ngoại biên do tăng áp lực động mạch phổi làm suy tm phải kêt hợp</p> <p style="text-align: justify;">+ Hồi hộp trống ngực khi có nhĩ trái giãn nhiều gây loạn nhịp tim</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sờ: khi chức năng tm còn tốt có thể thấy mỏm tim đập mạnh và ngắn; khi thất trái giãn thấy mỏm tim lệch trái, hoặc sờ thấy rồi loạn nhịp tim nhất là rung nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe tim:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiếng tim: tiếng T1 thường mờ trong hở van hai lá mạn; T2 thường tách đôi; khi có tăng dòng chảy tâm trương có thể nghe thấy tiếng T3</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiếng thổi tâm thu: tiếng thổi toàn thì tâm thu, âm sắc cao, nghe thấy rõ nhất ở mỏm tim và lan ra nách. Trường hợp hở van hai la do sa la van hoặc rối loạn chức năng cơ nhú thì nghe thấy tiếng thổi giữa tâm thu. Đôi khi không nghe rõ tiếng thổi tâm thu khi áp lực của nhĩ trái tăng qua cao. Cần phân biệt vơi tiếng thổi tâm thu trong thông liên thất và hở van ba lá.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng khác của suy tim như:huyết áp thấp, loạn nhịp tim, ran tổn thương phổi, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù, tràn dịch đa màng.</p> <p><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_ho-van-hai-la4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng chủ yếu của hở van hai lá cấp tính, hở nặng, mới xuất hiện</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hở van hai lá</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Thăm dò cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Điện tâm đồ</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trong hở van hai lá có các dấu hiệu: dày nhĩ trai, dày thất trái trên điệ tâm đồ. Đôi khi có thể phát hiện được các rối loạn nhịp tim kèm theo</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Chụp X-quang tim phổi</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu bóng tim to, giãn buồng thất trái, nhĩ trái</p> <p style="text-align: justify;">- Khi có hở van hai la cấp hoặc hở van hai lá gây suy tim nặng hoặc đợt cấp có thể thấy hình ảnh phù mô kẽ, phù phế nang, tràn dịch màng phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-quang tim phổi chẩn đoán bệnh hở van 2 lá" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20201015_chup-x-quang-o-ha-noi-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang tim phổi chẩn đoán bệnh hở van 2 lá</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Siêu âm tim</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán xác định, chẩn đoán mức độ, chẩn đoán biến chứng cũng như tìm nguyên nhân của hở van hai lá</p> <p style="text-align: justify;">- Dựa vào cả siêu âm 2D, siêu âm Doppler màu, Doppler xung, Doppler liên tục để chẩn đoán hở van hai lá.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên siêu âm, hở van hai lá chia làm 3 mưc độ: hở van hai lá nhẹ - vừa – nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim còn giúp đánh giá áp lực động mạch phổi qua dòng hở van ba lá và chức năng thất phải</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể sử dụng siêu âm tim qua thực quản, siêu âm 3D, 4D để đánh giá hở van hai lá khi hình ảnh siêu âm tim qua thành ngực mờ hoặc giữa các thông số không hợp lý hoặc khi nghi ngờ có huyết khối buồng tim, van tim hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.</p> <p><em><strong>Thông tim</strong></em></p> <p>- Chụp buồng thất trá trên thông tim cho phép ước lượng mức độ hở van hai lá theo phân độ của Seller như sau:</p> <p>+ ¼: chỉ có vệt cản quang mờ vào nhĩ trái, không đủ viền rõ hình nhĩ trái</p> <p>+ 2/4: cản quang tràn khắp nhĩ trái, nhưng không có đậm độ bằng thất trái và mất đi nhanh chóng sau 2-3 nhát bóp</p> <p>+ ¾: thất trái và nhĩ tráo có đậm độ cản quang bằng nhau</p> <p>+ 4/4: nhĩ trái có đậm độ cản quang đậm hơn thất trái và ở cả tĩnh mạch phổi cũng có cản quang</p> <p>- Ngoài ra thông tim còn dùng để đánh giá áp lực động mạch phổi, kiểm tra động mạch vành trước phẫu thuật ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành hoặc ở độ tuổi có chỉ định chụp ĐMV trươc phẫu thuật.</p> <p><strong>Tiên lượng</strong></p> <p>Tiên lượng hở van hai lá phụ thuộc vào nhiều yếu tố:</p> <p>- Hở van hai lá cấp: thường nặng và cần phải xử lí cấp cưu, kịp thời</p> <p>- Hở van hai lá mạn: tiên lượng phụ thuộc vào mức độ cũng như biến chứng của hở van và tiên lượng này thay đổi theo thời gian do đó bệnh nhân hở van hai lá cần khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và đánh giá lại định kỳ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hở van hai lá</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hở van hai lá cấp tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân hở van hai lá câp tình thường có triệu chứng lâm sàng nặng nề</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa chỉ có vai trò điều trị trệu chứng, ổn định huyết động trong khi chờ mổ</p> <p style="text-align: justify;">+ Huyết động ổn định, trong giới hạn bình thường có thể dùng thuốc giãn mạch để giảm hậu gánh như thuốc nitroglycerin truyền hoặc uống.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi huyết áp tụt phối hợp với huốc vận mạch như Dobutamine</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp hở van hai lá nặng, cấp có phù phổi, sốc tim, tụt huyết áp mà không đáp ứng với điều trị nội khoacần đặt bóng đối xung động mạch chủ</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu nguyên nhân hở van hai lá cấp do vime nội tâm mạc nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh càng sơm càng tốt</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị ngoại khoa: các bệnh nhân hở van hai la nặng, cấp tính đều cần phải mổ cấp cứu và tùy theo nguyên nhân cũng như hình thái tỏn thương mà phẫu thuật sửa van hoặc thay van hai lá</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hở van hai lá mạn tính nguyên phát</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi định kỳ</p> <p style="text-align: justify;">+ Hở van hai lá nhẹ: cần theo dõi hàng năm đồng thời hướng dẫn BN tái khám ngay khi có triệu chứng bất thường</p> <p style="text-align: justify;">+ Hở van hai la vừa:cần theo dõi bằng khám âm sàng và siêu âm tim hàng năm và tái khám lại ngay khi có triệu chứng cơ năng</p> <p style="text-align: justify;">+ Hở van hai lá nặng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng cần khám lâm sàng và siêu âm tim định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần để đánh giá các triệu chứng lâm sàng cũng như thay đổi chức năng tim, các buồng tim</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có triệu chứng cần xem xét can thiệp phẫu thuật ngay cả khi chức năng thất trái có thể chưa giảm</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa</p> <p style="text-align: justify;">+ Hiện tại chưa có phác đồ điều trị nội khoa cụ thể nào đối với bệnh nhân hở van hai lá mạn tính chưa có triệu chứng lâm sàng. . Có thể dùng các thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể, chẹn beta hay tạo nhịp 2 buồng thất ở bệnh nhân hở van hai lá có rối loạn chức năng tâm thu thất trái</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh nhân hở van hai lá có suy tim có thể điều trị giảm triệu chứng bằng các thuốc sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ứ huyết phổi có thể điều trị bằng thuốc giãn mạch nhóm nitrate và thuốc lợi tiểu</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc ức chế mem chuyển có thể làm giảm thể tchs dòng hở và tăng thể tích tống máu và có thể dùng cho cả bệnh nhân hở van hai lá đang chờ mổ.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có rối loạn nhịp tim nhất là rung nhĩ cần dùng các thuốc chống rôi loạn nhịp để kiểm soát tần số thất như nhóm chẹn keh calci, chẹn beta giao cảm, digitalis, amiodaron</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị thuốc chống đông ở các bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ tắc mạch cao</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân hở van hai lá do thấp cần điều trị dự phòng thấp thứ phát</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định phẫu thuật sửa/ thay van hai lá</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chỉ định phẫu thuật sửa/ thay van hai lá" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_ho-van-2-la-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chỉ định phẫu thuật sửa/ thay van hai lá</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Chỉ định loại I cho các đối tượng sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hở van hai lá nặng, câp tính, có triệu chứng lâm sàng</li> <li style="text-align: justify;">Hở van hai lá nặng, mạn tính, triệu chứng lâm sàng ở mức NYHA II – IV, EF &gt;30% và Ds &lt;55mm</li> <li style="text-align: justify;">Hở van hai lá nặng, mạn tính, chưa có triệu chứng lâm sàng nhưng có rối loạn nhẹ chức năng thất trái (EF tử 30-60% và hoặc Ds &gt;= 40mm</li> <li style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân hở van hai lá nặng, mạn tính, tỉ lệ thành công ở sửa van hai lá cao thì được ưu tiên áp dụng sơ với thay van hai lá</li> <li style="text-align: justify;">Hở van hai lá nặng, mạn tính kết hợp với các phẫu thuật tim khác</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Chỉ định loại IIa đối với các trường hợp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sửa van hai lá ở bệnh nhân hở van hai lá nặng, mạn tính, không có triệu chứng lâm sàng, chức năng tâm thu thất trái còn bù (EF &gt;60% và/hoặc Ds &lt;40mm) nhưng mới xuất hiện rung nhĩ hoặc áp lực động mạch phổi cao &gt;50 mmHg</li> <li style="text-align: justify;">Sửa van hai lá ở bệnh nhân hở van hai lá nặng, mạn tính, không có triệu chứng lâm sàng, chức năng tâm thu thất trái còn bù (EF &gt;60% và/hoặc Ds &lt;40mm) nhưng kiểm tra định kỳ thấy EF giảm dần và kích thước thất trái tăng dần</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Chỉ định loại IIb đối với các trường hợp</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hở van ha lá mạn tính, có triệu chứng, EF &lt;30%</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân hở van hai lá nặng, mạn tính, triệu chứng lâm sàng NYHA III-IV, không đáp ứng với điều trị nội khoa, giải phẫu van thích hợp, tiên lượng sống &gt;1 năm, nguy cơ phẫu thuật cao thì có thể cân nhắc thay van hai lá qua da</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Ở bệnh nhân hở van hai la nặng đơn thuần không có chỉ định phẫu thuật thay van hai lá, trừ khi sửa van thất bại</p> <p style="text-align: justify;">+ Theo dõi sau mổ:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Siêu âm tim cần được thực hiện 4-6 tuần sau mổ để đánh giá chức năng của tim cũng như van tim</li> <li style="text-align: justify;">Sau đó bệnh nhân cần được theo dõi lâm sàng và siêu âm tim ít nhất 1 năm/lần</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân thay van hai lá cơ học cần điều trị thuốc chống đông lâu dài và theo dõi INR thường xuyên để điều chỉnh thuốc</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân thay van hai lá sinh học cần theo dõi định kỳ để đánh giá tính trạng thoái hóa van.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hở van hai lá thứ phát</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hở van hai lá thứ phát chủ yếu là do rối loạn chức năng thất trái nặng, do đó điều trị suy tim là phương pháp cốt lõi</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân hở van thứ phát nặng mạn tính khi có phẫu thuật phối hợp với bệnh tim khác như phẫu thuật van động mạch chủ, mổ bắc cầu nối chủ vành hoặc ở bệnh nhân dù đã điều trị nội khoa tối ưu nhưng vẫn còn triệu chứng nặng.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_ho-van-hai-la3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân hở van thứ phát nặng mạn tính</em></p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Hội tim mạch Việt Nam. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 -2010.</li><li style="text-align: justify;">Viện tim thành phố Hồ Chí Minh. Phác đồ điều trị bệnh tim mạch năm 2017.</li><li style="text-align: justify;">Nishimura RA, Otto CM, etal. (2017). 2017 AHA/ACC Focused Update of the 2014 AHA/ACC Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines.</li><li style="text-align: justify;"><span style="font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, &quot;Segoe UI&quot;, Roboto, &quot;Helvetica Neue&quot;, Arial, sans-serif, &quot;Apple Color Emoji&quot;, &quot;Segoe UI Emoji&quot;, &quot;Segoe UI Symbol&quot;, &quot;Noto Color Emoji&quot;; font-size: 0.875rem;">Phạm Nguyễn Vinh. Bệnh hở van hai lá. Bệnh học tim mạch tập II, 2008.</span></li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ho-van-hai-la-sdsol
Thiếu dinh dưỡng khi mang thai
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu dinh dưỡng khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi ở trong tử cung của mẹ, thai hoàn toàn được che chở bao bọc cũng như sống phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Tất cả dinh dưỡng mẹ bổ sung, hấp thụ được cũng như không khí mẹ thở đều được chia sẻ cho con qua tuần hoàn mẹ - thai nhi.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tất cả dinh dưỡng mẹ&nbsp;hấp thụ được cũng như không khí mẹ thở đều được chia sẻ cho con qua tuần hoàn mẹ - thai nhi" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_Sodotuanhoanthainhi.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tất cả dinh dưỡng mẹ&nbsp;hấp thụ được cũng như không khí mẹ thở đều được chia sẻ cho con qua tuần hoàn mẹ - thai nhi</em></p> <p style="text-align: justify;">Nếu người mẹ biết tăng cường bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cung cấp vitamin và năng lượng phù hợp thì cả thai kỳ mẹ khỏe, con khỏe, chuyển dạ thuận lợi và csau này con cũng phát triển tốt về tinh thần, vận động, thể chất.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, vì một lí do nào đó, người mẹ bị thiếu dinh dưỡng khi mang thai, lượng thực phẩm, vi chất bổ sung khi mang thai không đủ thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những trường hợp thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng trong suốt thai kỳ không được bổ sung có thể dẫn tới biến chứng cho mẹ như thiếu máu, suy tim về phía con có nguy cơ thai chậm tăng trưởng, sinh non thậm chí là thai chết lưu.</p> <p style="text-align: justify;">Có chế độ ăn hợp lý, lao động, nghỉ ngơi phù hợp là điều rất quan trọng và các mẹ bầu nên biết, quan tâm và có sự cân đối cho riêng mình, tránh để dẫn tới những biến chứng không mong muốn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu dinh dưỡng khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chủ quan thường là do bản thân người mẹ có thể chủ quan hoặc không có điều kiện để bổ sung tăng cường dinh dưỡng khi mang thai. Khi có thai mỗi mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng để nuôi hai người. Chính vì vậy, bữa ăn, khẩu phần ăn, chất lượng bữa ăn cần tăng hơn. Cần bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức khỏe mẹ và thai. Nhiều mẹ bầu còn không dám ăn do sợ tăng cân quá mức và như thế thai nhi cũng không được bổ sung dinh dưỡng.</p> <p style="text-align: justify;">Những nguyên nhân khách quan do người mẹ không mong muốn. Đây thường là những thay đổi khi mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu, thai phụ chưa thích nghi dẫn tới ảnh hưởng việc ăn uống bổ sung dinh dưỡng:</p> <p style="text-align: justify;">- Do nôn nghén: Thường thai phụ mới có thai rất nhạy cảm với mùi và đặc biệt mùi thức ăn, nôn có cảm giác buồn nôn, nôn khan, hoặc nôn sau ăn, cảm nhận thức ăn cũng thay đổi làm người mẹ ăn không ngon hoặc sợ ăn.</p> <p style="text-align: justify;">-Do đầy bụng, khó tiêu: Do hormone thay đổi khi mang thai làm giảm nhu động ruột dẫn đến thai phụ luôn trong tình trạng ấm ách khó tiêu. Thai phụ cần chia các bữa ăn nhỏ, đồ ăn dễ tiêu, không nên ăn quá no.</p> <p style="text-align: justify;">-Táo bón: Hầu hết phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón do nhu động ruột giảm, cần chế độ ăn có chất xơ, dễ tiêu và uống nhiều nước, thể dục đi lại nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng táo bón.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu dinh dưỡng khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Người mẹ có thể thấy mệt mỏi, làm việc dễ mệt</p> <p style="text-align: justify;">- Thể trạng thường gày, da xanh, niêm mạc kém hồng, môi khô, dễ nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic.</p> <p style="text-align: justify;">- Thị lực kém, làm việc thiếu tập trung</p> <p style="text-align: justify;">- Những triệu chứng do thiếu máu thiếu sắt: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, khó thở khi phải gắng sức.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau cơ, chuột rút: Thường thai phụ thấy tê tay, chuột rút đùi, bắp chân, tăng khi đi lại nhiều và hay bị về đêm, có thể có thai phụ thiếu calci.</p> <p style="text-align: justify;">-Thai phụ ít hoặc rất ít tăng cân trong thai kỳ, khám có thể các chỉ số như bề cao tử cung, vòng bụng cũng không đạt so với tuổi thai thực, nghĩa là thường kèm với thai chậm phát triển trong tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Tâm trạng người mẹ thường bất an, lo lắng, stress: Người mẹ lo cho thai nhi sẽ phát triển kém, hoặc những ảnh hưởng không tốt tới thai kỳ.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_suy-dinh-duong-bao-thai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu dinh dưỡng khi mang thai nguy hiểm như thế nào?</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu dinh dưỡng khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Về phía mẹ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">-Thiếu dinh dưỡng có thể gây thiếu máu, thiếu sắt, thậm chí dẫn tới giảm hoạt động tim, suy tim nếu tình trạng thiếu máu nặng, thiếu máu kéo dài không được bổ sung và điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu calci có thể gây đau mỏi các khớp, gây loãng xương</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu chất ảnh hưởng cả thể trạng và tâm lý của người mẹ, có thể gây triệu chứng mệt mỏi, stress, rối loạn lo âu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Về phía thai:</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Tăng nguy cơ sinh non</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Một số nghiên cứu cho thấy nếu acid folic thấp, nguy cơ sinh non tăng gấp hai lần so với nhóm bình thường. Thiếu acid folic cũng làm tăng nguy cơ gây dị tật ống thần kinh cho thai. Ngoài ra nếu mẹ kèm thêm thiếu vitamin B12, thiếu kẽm có thể thấy môi khô, hoặc nhiệt miệng.</p> <p style="text-align: justify;">Để bổ sung axit folic có thể qua thuốc hoặc thực phẩm như bông cải xanh, đậu lăng, bơ và nhiều hoa quả khác.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thai chậm phát triển</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Do mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai làm cho thai nhi không đủ chất, năng lượng để phát triển như so với thai cùng lứa tuổi.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thai chết lưu</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng thiếu dinh dưỡng và năng lượng, vi chất kéo dài có thể ảnh hưởng nặng nề tới thai nhi. Nhiều trường hợp có thể dẫn tới thai thiếu máu, suy tim thậm chí chết lưu trong tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_dinh-duog-khi-mang-thai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu dinh dưỡng khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1. Do vấn đề dinh dưỡng của thai phụ:</p> <p style="text-align: justify;">Do thai phụ không hoặc chưa bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Mang thai người mẹ cần có thể bữa ăn phụ, tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ 4 nhóm: đường, đạm, lipid và khoáng chất sẽ giúp mẹ khỏe và thai nhi có năng lượng phát triển các cơ quan như tim, não, thần kinh, xương khớp...</p> <p style="text-align: justify;">2. Sức khỏe của người mẹ:</p> <p style="text-align: justify;">Sức khỏe của người mẹ là yếu tố quan trọng giúp có một thai kỳ khỏe mạnh. Trường hợp mẹ có những bệnh lý nền như suy giảm miễn dịch các bệnh lý mạn tính: tiểu đường, gan thận, huyết áp có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của mẹ khi có thai.</p> <p style="text-align: justify;">3. Tuổi của người mẹ:</p> <p style="text-align: justify;">Tuổi sinh con tốt nhất với phụ nữ là từ 25-30 tuổi. Khi người mẹ quá trẻ hoặc lớn tuổi sức khỏe của mẹ cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của thai nhi. Việc bổ sung dinh dưỡng có thể không được đầy đủ do mẹ chủ quan hoặc hấp thụ kém có thể làm thai thiếu dinh dưỡng.</p> <p style="text-align: justify;">4. Điều kiện sinh hoạt và lao động của mẹ:</p> <p style="text-align: justify;">Khi có thai mẹ cần năng lượng để giúp thai nhi phát triển và giúp cơ thể mẹ phát triển thích nghi khi mang thai cũng như khi sinh nở và thậm chí sau sinh. Một môi trường làm việc tốt, ít áp lực, công việc giảm tải hơn so với bình thường sẽ giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu dinh dưỡng khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cần theo hướng dẫn của bác sĩ:</p> <p style="text-align: justify;">- Cần chia thêm bữa phụ ngoài 3 bữa chính: mỗi ngày khoảng 5-6 bữa, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều hoặc quá no.</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm nhưng cần đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và khoáng chất.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm tinh bột: hạn chế chọn gạo xát kỹ sẽ mất vitamin B1. Hạn chế ăn nhiều tinh bột, thức ăn ngọt như bánh kẹo.</p> <p style="text-align: justify;">- Thức ăn giàu đạm như: thịt, hải sản, trứng, sữa… cần bổ sung phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Chất béo: nên dùng dầu thực vật với lượng vừa phải.</p> <p style="text-align: justify;">- Nên bổ sung rau xanh, hoa quả tươi mỗi ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Uống đủ nước (1,5- 2 lít nước/ngày).</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế sử dụng chất kích thích: rượu bia, café, nước có gaz - Không hút, tránh xa khói thuốc lá(cả thụ động và bị động)</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Chế-độ-dinh-dưỡng-khi-mang-thai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chế độ dinh dưỡng khi mang thai</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu dinh dưỡng khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Không có tiêu chuẩn chuẩn đoán rõ ràng, bác sĩ dựa vào tiền sử, sức khỏe hiện tại và các dấu hiệu lâm sàng của thai phụ.</p> <p style="text-align: justify;">Thai phụ có thể trạng gày, da niêm mạc xanh hoặc nhợt, vẻ mặt đôi khi mệt mỏi,dễ mệt. Ít tăng cân trong suốt thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm vi chất: thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin…</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm thai có thể nhẹ cân thậm chí thai chậm phát triển trong tử cung</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_sieu-am-thai-nhi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm tra sức khỏe thai nhi thường xuyên</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu dinh dưỡng khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">1. Năng lượng</p> <p style="text-align: justify;">Khi mang thai mặc dù mẹ không cần ăn tăng lượng gấp đôi nhưng cần phải tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng năng lượng:</p> <p style="text-align: justify;">- Quý I, nhu cầu tăng năng lượng không đáng kể, thai phụ có thể ăn uống bình thường. Những mẹ suy dinh dưỡng cần tăng thêm khoảng 150 kcal, tương đương với tăng 1-2 bữa ăn phụ:1 ly sữa, thêm trái cây.</p> <p style="text-align: justify;">- Quý 2-3 nhu cầu cần 300 kcal/ngày: thêm 1 chén cơm+thức ăn, uống thêm 1-2 ly sữa, hoặc thêm1-2 bữa phụ.</p> <p style="text-align: justify;">2. Chất đạm</p> <p style="text-align: justify;">Thai phụ cần bổ sung khoảng 15g chất đạm/ ngày. Thực phẩm giàu đạm như: thịt đỏ, hải sản, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa: bơ, phomai, sản phẩm từ đậu nành... Các sản phẩm này còn giúp bổ sung: sắt, canxi, kẽm, vitamin A.</p> <p style="text-align: justify;">3 Canxi</p> <p style="text-align: justify;">Thai nhi cần canxi để phát triển hệ xương khớp, răng. Trong 3 tháng cuối nếu mẹ không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ rút canxi từ mẹ, hậu quả sẽ gây tình trạng loãng xương, ảnh hưởng răng của mẹ về sau. Nhu cầu canxi khi mang thai là 1000mg/ngày. Những thực phẩm giàu canxi: sữa, phomai, bơ, tôm tép cá nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">4. Sắt Tổng lượng sắt cần cung cấp cho người mẹ trong suốt thai kỳ khoảng 840mg. Mẹ bầu cần bổ sung sắt để tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Nguồn sắt có thể bổ sung từ thức ăn: thịt, hải sản, các loại rau có màu xanh sẫm: cải bó xôi, súp lơ xanh…Và để đảm bảo cung cấp đủ sắt, các khuyến nghị thường sẽ bổ sung sắt cho thai phụ khoảng 30-60 mg sắt/ ngày, việc bổ sung này có thể kéo dài đến sau sinh vài tháng.</p> <p style="text-align: justify;">5. Vitamin D</p> <p style="text-align: justify;">Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi. Trong thai kỳ đặc biệt vào mùa đông hoặc những thai phụ làm việc trong môi trường ít có ánh nắng mặt trời( buổi sang sớm hoặc chiều muộn) thì cần bổ dung vitamin D. Có thể lựa chọn loại canxi có kết hợp sẵn với vitamin D sẽ dễ sử dụng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">6. Nước</p> <p style="text-align: justify;">Nước cần cho sự phát triển của cơ thể, giúp cơ thể tiêu hóa, chuyển hóa tốt. Ngoài ra uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể không bị táo bón. Ở phụ nữ mang thai, bổ sung đủ nước khoảng 2 lít/ ngày giúp mẹ khỏe và giúp tuần hoàn mẹ- thai nhi tốt hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Thai phụ có thể bổ sung bất cứ thứ nước gì từ nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh. Cũng cần chú ý bổ sung nước đều trong ngày, tránh tình trạng để khi cơ thể thấy khát nước mới bổ sung và khi đó cũng cần bổ sung từ từ, điều đó sẽ giúp tuần hoàn, mạch máu ổn định hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_dinh-duog-khi-mang-thai2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần bổ sung chất khi thai nhi bị thiếu dinh dưỡng</em></p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-dinh-duong-khi-mang-thai-sgmry
Viêm da cơ địa
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một bệnh da khá phổ biến, bệnh hay tái phát, có thể tồn tại suốt đời.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, tùy từng quốc gia, đặc thù công việc, lối sống, sinh hoạt mà có tỷ lệ khác nhau.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một bệnh da khá phổ biến, bệnh hay tái phát, có thể tồn tại suốt đời." src="/ImagePath/images/20210921/20210921_20201008_chua-viem-da-co-dia-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một bệnh da khá phổ biến, bệnh hay tái phát, có thể tồn tại suốt đời.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh viêm da cơ địa chiếm tỷ lệ rất cao so với các bệnh lý tại da khác</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ nữ/nam: 1,3/1,0</p> <p style="text-align: justify;">Theo số liệu thống kê được ở Mỹ và một số nước Tây Âu, tỷ lệ bị Viêm da cơ địa ở:</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em: chiếm khoảng 10-20%</p> <p style="text-align: justify;">- Người lớn: khoảng 1-3%</p> <p style="text-align: justify;">Và gần đây, người ta thấy rằng, tỉ lệ bệnh nhân viêm da cơ địa ngày một tăng cao, có thể do việc tiếp xúc với các hóa chất, hương liệu ngày một nhiều, môi trường làm việc ngày một ô nhiễm, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến da cũng như hệ miễn dịch của con người.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây nên bệnh Viêm da cơ địa cũng chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, chúng là tổ hợp của nhiều yếu tố như yếu tố di truyền trong gia đình, cơ chế miễn dịch của cơ thể người bệnh, sự tổn thương các hàng rào bảo vệ da do nhiều tác nhân, tình trạng nhiễm trùng của da, cơ thể người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Hàng rào bảo vệ da bị suy yếu</em></p> <p style="text-align: justify;">Bình thường, một làn da khỏe mạnh sẽ có cấu trúc bao gồm nhiều lớp tế bào được gắn kết chặt chẽ với nhau và luôn tồn tại một hàng rào bảo vệ da khỏi sự mất nước hoặc sự thâm nhập các chất lạ, vi trùng vào cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Trong bệnh Viêm da cơ địa thì hàng rào bảo vệ da này bị suy yếu do có sự giảm sản xuất các chất gắn kết tế bào da, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước qua da, làm cho da khô, nhăn nheo.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Yếu tố di truyền</em></p> <p style="text-align: justify;">Các gen nằm trên nhiễm sắc thể 1q21, 5q31, 15q11.2, SPINK5,... được xác định là có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của bệnh Viêm da cơ địa. Chúng tác động đến các hàng rào bảo vệ da, ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên và từ đó làm thay đổi quá trình biệt hóa tế bào biểu mô da.</p> <p style="text-align: justify;">Trong một gia đình, trường hợp có bố và mẹ cùng bị viêm da cơ địa thì 80% con sinh ra bị viêm da cơ địa, còn nếu chỉ 1 trong 2 bố, mẹ bị bệnh thì chỉ khoảng 50% con bị bệnh này.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Rối loạn miễn dịch</em></p> <p style="text-align: justify;">Nhiều quan điểm cho rằng sự rối loạn điều hòa miễn dịch của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh Viêm da cơ địa.</p> <p style="text-align: justify;">Người ta thấy rằng, trong các giai đoạn khác nhau của bệnh sẽ có sự gia tăng hiện diện các loại tế bào Lympho T khác nhau, gia tăng các chất tiền viêm, hóa ứng động, cytokine từ đó dẫn đến việc kích thích tế bào Lympho B tăng sản xuất IgE. IgE chính là tác nhân cho việc kích thích các tế bào Mast giải phóng các chất trung gian hóa học gây nên các phản ứng viêm và gây ngứa.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Các tế bào quan trọng và nhiệm vụ của từng tế bào</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Tế bào trình diện kháng nguyên: làm nhiệm vụ phát hiện các dị nguyên của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lympho T: là 1 trong các tế bào viêm góp phần quan trọng trong hình thành cơ chế viêm của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các tế bào sừng: đóng vai trò trong việc gia tăng viêm trong viêm da cơ địa.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Vai trò của IgE</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi làm xét nghiệm ở bệnh nhân Viêm da cơ địa, người ta thấy rằng nồng độ IgE trong máu tăng cao ở 80% số bệnh nhân này. Điều đó được lý giải rằng: ở bệnh nhân Viêm da cơ địa, IgE được tổng hợp quá mức nhờ cơ chế rối loạn miễn dịch và các gen cơ địa ở những bệnh nhân này.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-da-co-dia2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm da cơ địa nặng ở chân</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Các yếu tố khác</em></p> <p style="text-align: justify;">Một số yếu tố có liên quan tới sự khởi phát bệnh hoặc làm nặng tình trạng bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố tinh thần: lo lắng, căng thẳng quá mức...</p> <p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi thời tiết, khí hậu: bệnh thường nặng lên vào mùa đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Dị ứng thức ăn, nước uống</p> <p style="text-align: justify;">- Dị nguyên từ môi trường không khí, một số kim loại, xà phòng, hóa chất, mỹ phẩm</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy lứa tuổi, giai đoạn của bệnh mà bệnh Viêm da cơ địa có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên thì dù ở giai đoạn nào của bệnh thì người bệnh Viêm da cơ địa đều rất ngứa.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Ở trẻ giai đoạn &lt; 2 tuổi</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Hay gặp nhất ở trẻ 2-3 tháng tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Mụn nước xếp thành từng đám, diễn biến theo từng giai đoạn khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tấy đỏ: trên nền da đỏ xuất hiện các sẩn đỏ nhỏ li ti, kích thước đường kính cỡ 1mm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mụn nước: từ các đám sẩn đỏ lại hình thành lên các đám mụn nước kích thước cỡ bằng đầu đinh ghim, tập trung dày đặc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn chảy dịch/xuất tiết: mụn nước vỡ, chảy dịch, giai đoạn này rất dễ bội nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn đóng vảy: từ những vết trợt vỡ sẽ hình thành vảy tiết màu vàng nhạt. Nếu có bội nhiễm, vảy tiết sẽ chuyển màu nâu sẫm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn bong vảy da: vảy tiết khô và bong dần, ít để lại sẹo.</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường gặp: ở má, trán, cằm.</p> <p style="text-align: justify;">+ 1 số vị trí khác: tay, chân, lưng, bụng, …</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường sẽ xuất hiện ở cả 2 bên cơ thể.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_22.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm da cơ địa vùng mặt</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Trẻ em giai đoạn 2-12 tuổi</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- 2-5 tuổi là độ tuổi trẻ hay bị viêm da cơ địa nhất.</p> <p style="text-align: justify;">- Các sẩn gờ cao trên da, có lúc thành mảng, đôi khi lại xuất hiện rải rác. Dày sừng da, lichen hóa. Đôi khi, có thể gặp các thương tổn mụn nước ở giai đoạn cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí thường gặp: mi mắt, cổ tay, khuỷu tay, khoeo chân 2 bên.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Độ tuổi trưởng thành, thanh thiếu niên</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Giai đoạn này thường là Viêm da cơ địa ở trẻ em chuyển sang, một số trường hợp khởi phát ở độ tuổi dậy thì, một số khởi phát ở tuổi lớn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Thương tổn : có thể là dạng sẩn hoặc mụn nước, rải rác hoặc có khi xuất hiện thành đám, kèm những vết xước do chà xát, cào gãi</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí: cổ tay, khoeo chân, khuỷu tay, vùng hậu môn sinh dục, núm vú, ...</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_23.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm da cơ địa vùng cổ chân</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Các triệu chứng khác:</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra có 1 số triệu chứng khác ít gặp hơn, tuy nhiên ai cũng có thể gặp</p> <p style="text-align: justify;">- Da khô, bong tróc vảy</p> <p style="text-align: justify;">- Da Vẽ nổi: Vạch 1 đường trên da sẽ xuất hiện sẩn nổi theo đường đã vạch, mất đi sau vài phút</p> <p style="text-align: justify;">- Dễ bị dị ứng thức ăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Mặt: da xanh xao</p> <p style="text-align: justify;">- Thương tổn dày sừng ở các vị trí nang lông: thường gặp ở cánh tay, đùi 2 bên</p> <p style="text-align: justify;">- Mắt: Viêm kết mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Vảy phấn trắng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi bệnh Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần, không được điều trị ổn định, bệnh có thể gây 1 số những biến chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Mắt: viêm kết mạc dày sừng trong viêm cơ địa vùng mắt với biểu hiện:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngứa, cảm giác bỏng</p> <p style="text-align: justify;">+ Chảy nước mắt, tiết dịch</p> <p style="text-align: justify;">=&gt; Điều này có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng da: có thể do virus herpes, tụ cầu vàng… sẽ xâm nhập vào da qua vị trí thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da bàn tay: hay gặp ở những người bị viêm da cơ địa lại thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, xà phòng, hóa chất.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cầu thận cấp: có thể gặp ở các trường hợp Viêm da cơ địa có bội nhiễm nhưng không được điều trị kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><em>Viêm da cơ địa có phải bệnh lây truyền?</em></p> <p style="text-align: justify;">Viêm da cơ địa hoàn toàn không thể lây cho những người xung quanh, nhưng nó có tính chất gia đình: Nếu bố mẹ bị viêm da cơ địa thì con cái sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị bệnh này.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-da-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nếu bố mẹ bị viêm da cơ địa thì con cái sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị bệnh này.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Người có tiền sử gia đình: bố mẹ, ông bà, anh chị em bị các bệnh lý thuốc nhóm bệnh dị ứng: viêm mũi dị ứng, Hen phế quản, Viêm da dị ứng...</p> <p style="text-align: justify;">- Người có công việc tiếp xúc thường xuyên với những hóa chất, tẩy rửa, xi măng...</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_hoa-chat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiếp xúc thường xuyên với những hóa chất</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Duy trì dưỡng ẩm hàng ngày, thường xuyên, liên tục sau mỗi lần tắm, rửa tay, rửa chân để đảm bảo độ ẩm của da luôn được tăng cường, hạn chế sự mất nước qua da, giúp hàng rào bảo vệ da luôn khỏe mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc kháng Calcineurin thay thế corticoid đường bôi: thuốc có tác dụng chống viêm, rất ít tác dụng phụ, hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài để điều trị lại có tác dụng dự phòng tái phát bệnh Viêm da cơ địa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán được đưa ra, tuy nhiên bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Raika xây dựng năm 1970 và cải tiến năm 1980 hiện được sử dụng phổ biến và đang được đa số các Bác sỹ Da Liễu áp dụng.. Chẩn đoán là Viêm da cơ địa cần có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính và ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>- 4 tiêu chuẩn chính:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">(1) Ngứa.</p> <p style="text-align: justify;">(2) hương tổn điển hình:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ em: mụn nước tập trung ở mặt</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ lớn và người lớn: dày da, lichen hóa ở vùng nếp gấp</p> <p style="text-align: justify;">(3) Viêm da mạn tính và tái phát</p> <p style="text-align: justify;">(4) Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc các bệnh dị ứng: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>- 23 tiêu chuẩn phụ:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">(1) Khô da</p> <p style="text-align: justify;">(2) Vảy cá</p> <p style="text-align: justify;">(3) Phản ứng da tức thì type 1 dương tính</p> <p style="text-align: justify;">(4) Tuổi phát bệnh sớm</p> <p style="text-align: justify;">(5) Tăng IgE huyết thanh</p> <p style="text-align: justify;">(6) Da dễ nhiễm trùng và hay tái phát</p> <p style="text-align: justify;">(7) Viêm da ở tay, chân</p> <p style="text-align: justify;">(8) Chàm núm vú</p> <p style="text-align: justify;">(9) Viêm môi</p> <p style="text-align: justify;">(10) Viêm kết mạc tái phát</p> <p style="text-align: justify;">(11) Nếp dưới mi mắt của Dennie Morgan</p> <p style="text-align: justify;">(12) Giác mạc hình chóp</p> <p style="text-align: justify;">(13) Đục thủy tinh thể dưới màng bọc trước</p> <p style="text-align: justify;">(14) Quầng thâm quanh mắt</p> <p style="text-align: justify;">(15) Ban đỏ, ban xanh ở mặt</p> <p style="text-align: justify;">(16) Vảy phấn trắng</p> <p style="text-align: justify;">(17) Nếp lằn cổ trước</p> <p style="text-align: justify;">(18) Ngứa khi ra mồ hôi</p> <p style="text-align: justify;">(19) Không chịu được chất liệu len và chất hòa tan mỡ</p> <p style="text-align: justify;">(20) Các thương tổn dày sừng quanh nang lông</p> <p style="text-align: justify;">(21) Dị ứng thức ăn</p> <p style="text-align: justify;">(22) Tiến triển bệnh có liên quan tới yếu tố môi trường và tinh thần</p> <p style="text-align: justify;">(23) Dấu hiệu Da vẽ nổi</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cần phân biệt viêm da cơ địa với một số bệnh da sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Chàm vi khuẩn:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn: mụn nước tập trung thành đám, ranh giới rõ với vùng da lành.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí: xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường liên quan với ổ nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da đầu:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn: Dát đỏ trên nền có vảy, ngứa khi nóng, ra mồ hôi</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí hay gặp ở vùng da mỡ: rãnh mũi má, kẽ sau tai, trán, cung mày, cằm, vùng ngực, vùng giữa hai bả vai.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da tiếp xúc:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn: mụn nước, bọng nước trên nền da đỏ</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí: vùng da hở, vùng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, kích ứng</p> <p style="text-align: justify;">- Ghẻ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn: mụn nước rải rác toàn thân, luống ghẻ</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí: kẽ ngón tay, đường chỉ tay, nếp gấp cổ tay, mông, đùi, nếp gấp vú, nếp gấp khuỷu tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ năng: Ngứa về đêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Rôm sảy:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hay gặp vào mùa hè,</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn: sẩn đỏ, nhỏ li ti, kích thước ~ 1mm, rải rác toàn thân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm da cơ địa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><em>Tại chỗ</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn cấp tính: dùng các thuốc dạng dung dịch tẩm gạc đắp liên tục để thấm hút nước, làm khô thương tổn như: dung dịch Jarish, nước muối đẳng trương</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn bán cấp: có thể dùng hồ nước, H. Brocq, Hồ/kem có corticoid.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn mạn tính: ưu tiên thuốc dạng mỡ, kem để làm mềm, ẩm, giữ nước tại vùng thương tổn như: ichthyol, clobetason, tacrolimus...và điều quan trọng hơn cả là kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm nhằm phục hồi các hàng rào bảo vệ da bị suy yếu.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Toàn thân</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm ngứa: Kháng histamin tổng hợp</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn da bội nhiễm: dùng kháng sinh</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng: Vitamin C</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thuoc-khang-sinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc vào điều trị viêm da cơ địa</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Các phương pháp khác</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Với những thương tổn Viêm da cơ địa tái diễn nhiều lần , lichen hóa, có thể kết hợp điều trị chiếu tia cực tím hoặc dùng laser giúp tăng sinh mạch nuôi dưỡng, phục hồi làn da bị tổn thương do viêm da cơ địa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kết hợp thuốc ức chế miễn dịch: corticoid, tacrolimus…</p> <p style="text-align: justify;"><em>Tư vấn</em></p> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống, sinh hoạt cần điều độ, hợp lý:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng cường ăn hoa quả giàu vitamin C, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đi ngủ sớm( trước 11 giờ đêm), không làm việc quá sức.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạn chế tối đa dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Bệnh học Da Liễu tập 1 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường<br></p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-da-co-dia-sdzey
Chốc
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chốc là một bệnh rất phổ biến, thuộc nhóm bệnh da nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">Đặc trưng của bệnh là các mụn nước, bọng nước. Tuy nhiên, khác với các bệnh da bọng nước khác, mụn nước và bọng nước ở bệnh Chốc thường nông, rải rác ở bất kì vị trí nào, chúng nhanh chóng dập vỡ thành các vết trợt sau đó thì đóng vảy tiết với màu vàng mật ong khá đặc trưng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hầu hết ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 2-5 tuổi, bé trai nhiều hơn bé gái. Chỉ có 1 số lượng ít người lớn có thể bị chốc khi có miễn dịch kém hoặc suy giảm.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210921/20210921_choc-lo.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh chốc&nbsp;có thể gặp ở mọi lứa tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu. Ở những vùng khí hậu nóng ẩm, bệnh có thể diễn ra quanh năm.</p> <p style="text-align: justify;">Ước tính tại một thời điểm, trên toàn thế giới có khoảng 162 triệu trẻ em bị chốc. Chốc phổ biến hơn ở các nước, các khu vực kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, dân cư đông đúc, nơi ở ẩm thấp, chật chội, vệ sinh kém.</p> <p style="text-align: justify;">Chốc hóa là một tình trạng nhiễm trùng nông trên da, thường xuất hiện sau một tình trạng tổn thương da hoặc một vết thương tiên phát trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">Chốc loét là thương tổn chốc bị loét sâu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có 2 tác nhân được cho là căn nguyên chính gây bệnh Chốc là tụ cầu vàng và liên cầu. Chúng có thể đơn độc gây bệnh hoặc phối hợp với nhau. Chúng thường xâm nhập vào da người bệnh thông qua những vết thương, ổ nhiễm khuẩn tiên phát trước đó và gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Một số bệnh da như viêm da cơ địa, thủy đậu, ghẻ, vết đốt do côn trùng… sẽ gây ra những tổn thương nhất định trên da người bệnh, chúng hoàn toàn có thể là căn nguyên cho sự khởi phát của bệnh Chốc.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_choc-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chốc sẽ gây ra những tổn thương nhất định trên da người bệnh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể biểu hiện với sự đa dạng các thương tổn hoặc chỉ có một thương tổn đơn độc.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Toàn thân:</em></p> <p style="text-align: justify;">BN có thể có biểu hiện như một tình trạng nhiễm khuẩn: sốt hoặc không, có thể kèm theo mệt mỏi, hoặc hạch viêm phản ứng.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ năng:</em></p> <p style="text-align: justify;">Có thể ngứa, tùy từng BN mà mức độ ngứa nhiều hay ít. Đây chính là tác nhân gây lây lan thương tổn và thậm chí dẫn đến biến chứng bội nhiễm</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thực thể:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chốc không có bọng nước:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn ban đầu là dát đỏ, căng da mất màu, kích thước đường kính 0,5-1cm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn tiếp theo là bọng nước, mụn nước sẽ xuất hiện trên nền da đỏ, vòm bọng nước nhăn nheo dễ vỡ, sẽ hình thành bọng mủ, mụn mủ sau vài giờ</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiếp đến sẽ là các thương tổn vảy tiết màu vàng mật ong sau khi các bọng nước, mụn nước dập vỡ .</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau khoảng 1 tuần, lớp vảy tiết khô dần sau đó bong ra để lại lớp da ẩm ướt, màu hồng nhạt, thường ít để lại sẹo hoặc chỉ là các dát tăng số tố trên da, sẽ lành dần theo thời gian</p> <p style="text-align: justify;">– Chốc loét:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng ban đầu thường tương tự các trường hợp chốc không bọng nước</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuy nhiên, thay vì tiến triển dần thành các lớp vảy tiết, các thương tổn trong chốc loét lại tiến triển theo hướng khác, hình thành nên những vết loét, có hoại tử, diễn biến lâu lành, thường để lại sẹo xấu</p> <p style="text-align: justify;">– Chốc bọng nước:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn ban đầu là các mụn nước nhỏ, tiến triển dần thành bọng nước.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vòm bọng nước mỏng, dễ vỡ, kích thước to nhỏ không đều, bên trong chứa dịch vàng trong , nhanh chóng chuyển thành vàng đậm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau 1-3 ngày, những bọng nước này sẽ vỡ thành những vết trợt ẩm ướt, lành dần và không để lại sẹo</p> <p style="text-align: justify;"><em>Vị trí:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thương tổn thường xuất hiện ở vùng da hở: mặt, tay, chân, ít gặp hơn ở: thân mình và các vị trí khác của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra thương tổn có thể xuất hiện ở niêm mạc má của người bệnh ở trường hợp chốc bọng nước</p> <p style="text-align: justify;"><em>Tiến triển:</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh hoàn toàn có thể khỏi sau 1-2 tuần, tuy nhiên có những trường hợp bệnh tiến dai dẳng hơn do thương tổn lan tràn bởi việc chà xát vùng thương tổn làm lây lan thêm hoặc vệ sinh vùng thương tổn kém, làm bội nhiễm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có thể gặp biến chứng tại chỗ và toàn thân</p> <p style="text-align: justify;"><em>Tại chỗ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chàm hoá: xuất hiện những thương tổn mới như mụn nước trên nền thương tổn chốc cũ, gây khó chịu và ngứa nhiều hơn =&gt; nặng thêm tình trạng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Chốc loét: thương tổn chốc lan rộng, sau vỡ để lại vết loét sâu =&gt; không điều trị sớm thương tổn lâu lành, dễ để lại sẹo xấu.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mô tế bào: việc bị chốc sẽ gây nên những thương tổn nhất định trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây nên các bệnh lý khác như viêm mô tế bào.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Toàn thân</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đường hô hấp</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn huyết</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm màng não</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cầu thận cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt tinh hồng nhiệt</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu: nhiễm trùng cấp tính ở da do tụ cầu vàng</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tủy xương</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_choc3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh chốc gây nhiều biến chứng nguy hiểm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua những vết thương nhẹ trên da như vết xước, vết cắn, đốt của côn trùng, thương tổn phát ban, ghẻ, thủy đậu, viêm da cơ địa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Vậy, Bệnh Chốc liệu có lây?</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh Chốc rất dễ lây lan.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi ai đó chạm vào vết loét của người bị chốc, hoặc các vật dụng cá nhân của người bị chốc có chứa dịch tiết từ mụn nước, bọng nước thì người đó cũng có thể bị lây chốc. Rất đơn giản phải không nào?</p> <p style="text-align: justify;">+ Những hành động cào gãi, chà xát vết loét có thể lây lan thương tổn từ vị trí này sang vị trí khác trên da của bạn hoặc sang người khác</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh chốc thường có yếu tố dịch tễ. Thường gặp ở các</p> <p style="text-align: justify;"><em>Đối tượng:</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh dễ dàng lây lan từ trẻ này sang trẻ khác trong các lớp học hoặc trung tâm trông giữ trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lây lan từ người này sang người khác trong cùng gia đình.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người có chấn thương nhẹ trên da, côn trùng đốt, ghẻ, thủy đậu, viêm da cơ địa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên bệnh Chốc.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Yếu tố thuận lợi:</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời tiết, khí hậu nóng ẩm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều kiện vệ sinh cá nhân kém.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người có sức đề kháng kém: tiểu đường, các bệnh lý mạn tính, giảm bạch cầu...</p> <p style="text-align: justify;">+ Người có bệnh lý về da trước đó như viêm da cơ địa, côn trùng đốt, cắn, chấy rận, ghẻ...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Giữ vệ sinh tốt là 1 cách để phòng ngừa bệnh Chốc hiệu quả nhất.</p> <p style="text-align: justify;">- Tắm hàng ngày và rửa tay, chân thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn trên da.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Khi có vết thương trên da cần phải được vệ sinh sạch sẽ, che phủ đảm bảo không để vi khuẩn xâm nhập.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh để côn trùng đốt, điều trị triệt để các nguồn nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn cắt ngắn và giữ sạch sẽ móng tay của bạn, không gãi, chà xát làm lan rộng các vết thương trên da.</p> <p style="text-align: justify;">- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị chốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn giữ sạch sẽ các vật dụng cá nhân: đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ thể thao, quần áo, chăn màn, ga, gối, khăn tắm...</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và trái cây.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.</p> <p style="text-align: justify;">Đề phòng lây bệnh cho người khác khi bản thân bị Chốc</p> <p style="text-align: justify;">- Không tiếp xúc gần với mọi người xung quanh cho tới khi vảy tiết đã khô.</p> <p style="text-align: justify;">- Không sử dụng chung đồ dùng với mọi người trong gia đình hay nơi công cộng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Không sử dụng chung đồ dùng với mọi người trong gia đình hay nơi công cộng" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_choc-9.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Không sử dụng chung đồ dùng với mọi người trong gia đình hay nơi công cộng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thay quần áo và giặt hàng ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị sớm, tích cực, tránh chà xát, cào gãi gây lan rộng tổn thương và gây biến chứng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh Chốc chủ yếu căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng như đã mô tả ở trên mà không cần phải làm xét nghiệm để chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, có thể chỉ định một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh, thể bệnh, xác định các căn nguyên đồng nhiễm như nhuộm soi, nuôi cấy vi khuẩn, mô bệnh học.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Chốc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Chốc nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng đáng tiếc không đáng có.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Nguyên tắc</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cần điều trị toàn thân kết hợp điều trị tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống ngứa: tránh làm lây lan thương tổn</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị cả biến chứng nếu có.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Điều trị cụ thể</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tại chỗ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Làm sạch vùng thương tổn, loại bỏ vảy tiết, da hoại tử</p> <p style="text-align: justify;">+ Sát trùng thương tổn bằng các dung dịch: povidone iodine, hydrogen peroxide, chlorhexidine, thuốc tím pha loãng 1/10000... hoặc dùng kháng sinh bôi vùng thương tổn: acid fusidic, mupirocin, erythromycin 2-3 lần/ ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Với những thương tổn bọng nước, bọng mủ, dùng dung dịch màu: milian, castellani, dung dịch eosin 2%...để làm khô cũng như sát khuẩn thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Che phủ vùng thương tổn bằng gạc sạch</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp thương tổn vảy tiết nhiều: dùng gạc tẩm nước muối sinh lý 9‰, thuốc tím pha loãng 1/10.000 hoặc dung dịch Jarish đắp lên tổn thương, đắp liên tục đến khi bong hết vảy tiết.</p> <p style="text-align: justify;">- Toàn thân:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp chốc nhiều tổn thương, lan rộng: dùng kháng sinh toàn thân (Cephalexin, Docloxacin, Clindamycin, Amoxicillin/ clavulanic), liều lượng ở người lớn, trẻ em sẽ khác nhau. Khi dùng thuốc kháng sinh nếu không thấy hiệu quả thì cần làm kháng sinh đồ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng thuốc chống dị ứng: để giảm ngứa khi có ngứa</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị cả các biến chứng nếu có</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_choc4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dùng thuốc trong điều trị bệnh chốc</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Nếu chưa có điều kiện đến cơ sở y tế thì BN Chốc cần làm gì? Chăm sóc tại nhà như thế nào?</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng thương tổn chốc</p> <p style="text-align: justify;">+ Tắm bằng nước chè xanh: giúp khô se những tổn thương bọng nước rất tốt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng các thuốc sát trùng như betadine, xanh methylen để vệ sinh hàng ngày vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi sát tình trạng thương tổn, nếu không cải thiện hoặc có xu hướng nặng lên thì cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với trẻ bị chốc, cha mẹ cần cho con nghỉ tại nhà để kiểm soát các hoạt động của con, theo dõi sát, tránh để trẻ sờ, gãi vùng thương tổn do tình trạng ngứa của bệnh, ngăn ngừa việc lây lan thương tổn, dẫn đến các biến chứng, cũng như tránh lây lan sang cho các trẻ khác, người khác.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh Da Liễu của Bộ Y Tế năm 2015</li><li style="text-align: justify;">https://dalieu.vn/benh-choc/ 3. https://www.healthline.com/health/impetigo</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/choc-shste
Loạn dưỡng mỡ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Loạn dưỡng mỡ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Loạn dưỡng mỡ là bệnh lý ít gặp, tuy không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nhưng cũng gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh loạn dưỡng mỡ qua bài viết dưới đây nhé:</p> <p style="text-align: justify;">Loạn dưỡng mỡ là tình trạng bệnh lý gặp phải khi người bệnh bị rối loạn quá trình tiêu thụ và quá trình dự trữ chất béo trong cơ thể. Bệnh còn được biết đến với cái tên hội chứng Lipodystrophy. Bệnh lý tác động chủ yếu đến lớp mỡ dưới da, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đồng thời cũng gây ra một số triệu chứng bất thường của cơ thể. Tình trạng có thể gặp như teo các mô mỗ và mất chất béo ở những vùng thông thường tích nhiều mỡ như bụng, mặt và tăng mô mỡ ở các vùng khác như cánh tay; chúng ảnh hưởng đến diện mạo của bệnh nhân, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đồng thời gián tiếp giảm chất lượng cuộc sống.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210921/20210921_loan-duong-mo1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh loạn dưỡng mỡ gây tích tụ mỡ vùng trung tâm cơ thể</em></p> <p style="text-align: justify;">Về bản chất, bệnh là tình trạng rối loạn chuyển hoá chất béo, đặc biệt rối loạn phân bố chất béo trên cơ thể. Việc phân bố chất béo không đều có nguy cơ tích tụ chất béo đến các cơ quan, bộ phận như tim mạch, gan thận, dẫn đến các biến chứng về tim mạch, huyết áp và mỡ máu, một số ít trường hợp gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.</p> <p style="text-align: justify;">Việc phân loại loạn dưỡng mỡ dựa trên tình trạng xảy ra ở toàn cơ thể hay cục bộ ở 1 bộ phận; do đó có thể chia thành</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn dưỡng mỡ toàn thân (còn gọi là hội chứng Lawrence)</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn dưỡng mỡ cục bộ</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn dưỡng mỡ một phần, còn gọi là loạn dưỡng mỡ tiến triển hay hội chứng Barraquer-Simons</p> <p style="text-align: justify;">Đặc trưng cơ bản của triệu chứng gồm tích tụ mỡ ở trung tâm cơ thể - tăng tích tụ mỡ và giảm mỡ vùng ngoại vi - teo mỡ. Bệnh thường đi kèm với rối loạn chuyển hoá Lipid và đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở những người bị HIV do tác dụng phụ của các thuốc điều trị HIV.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Loạn dưỡng mỡ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Loạn dưỡng mỡ là bệnh lý đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy, có nhiều yếu tố gây ra tình trạng này như:</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, sởi, viêm gan...</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý tự miễn</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm hoặc gây áp lực lên một vùng nào đó trên cơ thể trong nhiều lần</p> <p style="text-align: justify;">- Người đái tháo đường có sử dụng insulin đường tiêm</p> <p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố di truyền cũng liên quan đến bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương có thể là yếu tố nguy cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Mắc bệnh HIV có điều trị thuốc kháng virus</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_loan-duong-mo2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc loạn dưỡng mỡ</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Loạn dưỡng mỡ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tuỳ theo mỗi người bệnh mà triệu chứng sẽ khác nhau, tuy nhiên thường gặp nhất là tình trạng</p> <p style="text-align: justify;">Loạn dưỡng mỡ toàn thân: tiêu mỡ dưới da trên toàn bộ cơ thể: chân tay, lòng bàn chân bàn tay, cơ thể không còn săn chắc; ở trẻ em thường thấy triệu chứng đói thường xuyên và có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn dưỡng mỡ một phần sẽ chỉ ảnh hưởng đến một phần trên cơ thể, thường gặp ở vùng nửa trên, bắt đầu từ mặt và lan dần ra cổ ngực và hai tay, bệnh xảy ra đối xứng hai bên.</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn dưỡng cục bộ: xuất hiện các nốt loạn dưỡng rải rác trên cơ thể, teo mỡ hoặc tích tụ mỡ, một số nốt loạn dưỡng có thể gây đau.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh nhân có thể còn gặp các dấu hiệu khác tuỳ theo bệnh lý kèm theo trên cơ thể. Do đó để chẩn đoán chính xác, bạn cần đến gặp các Bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cẩn thận và kĩ càng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Loạn dưỡng mỡ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khác với các bệnh lý khác, Loạn dưỡng mỡ chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên việc xác định có lây truyền không rất khó nói. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền và yếu tố gia đình là một yếu tố thuận lợi của bệnh. Do đó, gần như có thể khẳng định đây là bệnh không dễ lây truyền.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, một số đối tượng sau có nguy cơ gặp loạn dưỡng mỡ như:</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn dưỡng gây tăng tích tụ mỡ: lớn tuổi, nữ giới, điều trị ARV kéo dài...</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn dưỡng gây teo mỡ: do tác dụng phụ của một số loại thuốc, người lớn tuổi, nhẹ cân...</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có một số phản ứng tự miễn dịch của cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng loạn dưỡng mỡ. Việc giảm các yếu tố nguy cơ cũng là góp phần kiểm soát và tránh mặc bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Loạn dưỡng mỡ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán loạn dưỡng mỡ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên để có thể chắc chắn hơn, các bác sĩ thường chỉ định thêm xét nghiệm cũng như một số thăm dò chức năng cũng như chẩn đoán hình ảnh khác như:</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết da đánh giá tình trạng lớp mỡ dưới da</p> <p style="text-align: justify;">- Đo độ dày lớp mỡ dưới da bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ</p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá mật độ xương</p> <p style="text-align: justify;">- Đo chỉ số khối cơ thể: đánh giá tỉ lệ mỡ, nạc, nước trong cơ thể theo tỉ lệ phần trăm</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm các chỉ số máu cơ bản: tổng phân tích tế bào máu, sinh hoá máu, các loại viêm gan B,C</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, các cặn nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm thăm dò bệnh lý đi kèm: điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Loạn dưỡng mỡ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chủ yếu điều trị loạn dưỡng mỡ dựa trên các triệu chứng của người bệnh. Với những bệnh nhân bị teo mỡ, có thể sử dụng phẫu thuật để bù đắp mỡ hoặc bơm các chất thẩm mỹ làm đẹp, làm đầy cơ thể. Còn với những bệnh nhân tăng tích tụ mỡ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hút mỡ hoặc khuyên người bệnh tăng cường tập luyên thể dục thể thao. Ngoài ra, những bệnh nhân loạn dưỡng mỡ cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Chế độ ăn cần hạn chết chất béo, tuy nhiên cần bổ sung các thành phần khác để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Tập thể dục thể thao là phương pháp tốt nhất giúp cơ thể tránh loạn dưỡng mỡ, đồng thời tạo cho cơ thể nền tảng thể lực tốt, giúp chống lại bệnh tật. Giúp tiêu hao lượng đường và lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, tăng sức dẻo dai của cơ thể.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_tap-the-duc2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tập thể dục thể thao là phương pháp tốt nhất giúp cơ thể tránh loạn dưỡng mỡ</em></p> <p style="text-align: justify;">Bữa ăn của bệnh nhân loạn dưỡng mỡ cần lưu ý hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, tăng các thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp như cá và dầu thực vật; giảm lượng thịt đỏ trong các bữa ăn - sử dụng các thịt trắng như thịt gà, vịt...; tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin trong mỗi bữa ăn bằng các loại rau củ quả; uống nhiều nước để tăng quá trình bài tiết của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các món ăn nên sử dụng cho người loạn dưỡng mỡ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Người loạn dưỡng mỡ cần tuân thủ chế độ ăn khoa học, giảm bớt lượng chất béo trong khẩu phần ăn, tăng lượng chất xơ và chất đạm. Do đó, việc ăn món gì để đảm bảo chế độ này là rất quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia khuyên sử dụng:</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại ngũ cốc: không chỉ giàu chất xơ, loại thực phẩm này còn chứa ít chất béo, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu hằng ngày. Một số loại ngũ cốc còn cung cấp nguồn protein dồi dào như đậu tương, đậu nành... Ngoài ra, các loại ngũ cốc hằng ngày thường sử dụng như gạo, ngô, lúa mì cũng rất tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại rau quả: giá đỗ, cải xanh, bí ngô, súp lơ.. Là các loại rau xanh rất tốt cho giảm lượng cholesterol trong máu, giúp cải thiện tình trạng loạn dưỡng mỡ; đồng thời cung cấp các vitamin đảm bảo cho cơ thể trao đổi chất được điều hoà, cung cấp chất khoáng thiết yếu cho cơ thể. Không những thế, rau quả xanh còn giúp bổ sung vitamin E, làm tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể miễn dịch tốt hơn, tránh mắc các loại bệnh truyền nhiễm</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại cá: các loại cá là thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì hàm lượng chất đạm cao, dễ tiêu hoá, ít chất béo; ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch. Việc sử dụng cá thường xuyên đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, mỗi tuần nên sử dụng ít nhất 2-3 bữa cá, và không nên sử dụng dầu cá dạng chiên nướng vì có thể làm biến đổi chất thành không tốt cho sức khoẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại thịt trắng: Không chỉ cần rau củ quả hay các loại ngũ cốc, người loạn dưỡng mỡ cũng cần được bổ sung nhiều protein cho cơ thể, đặc biệt các loại thịt trắng như gà, vịt,ngan là các loại được chuyên gia khuyên dùng; trái ngược với các loại thịt đỏ - nội tạng động vật bị khuyên không nên dùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Uống nhiều nước là lời khuyên chúng tôi dành cho bạn, nhằm làm tăng lượng nước để đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể</p> <p style="text-align: justify;">Các thực phẩm trên đây chỉ là một phần mà chúng tôi gợi ý cho bạn, không chỉ cần tuân thủ ăn uống mà bạn cần tích cực tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn, nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa, giúp cơ thể săn chắc, tránh loạn dưỡng mỡ.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần hạn chế ăn nhiều đồ xào nấu, dầu mỡ động vật, hạn chế thịt đỏ cũng như ăn nội tạng động vật, hạn chế ăn nhiều trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa; đây là lượng thực phẩm có nhiều chất béo, không tốt cho cơ thể.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_ca4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cá là thực phẩm nên được sử dụng ở bệnh nhân loạn dưỡng mỡ</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngày nay, tình hình kinh tế ngày càng khá giả, dẫn đến bệnh lý loạn dưỡng mỡ gặp càng nhiều và ở các lứa tuổi khac nhau, do đó việc hiểu và phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng. Hi vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã có được cái nhìn tổng quát về bệnh Loạn dưỡng mỡ. Để được tư vấn và chẩn đoán bệnh, bạn có thể đển BVĐK MEDLATEC ở 42 Nghĩa Dũng, chúng tôi luôn có các máy móc tiên tiến nhất ( như máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy hàng đầu của Đức, máy chụp cộng hưởng từ 1.5T của Mỹ, hệ thống máy xét nghiệm tự động lớn nhất miền Bắc...) cùng với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn để thăm khám và chẩn đoán bệnh cho bạn.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/loan-duong-mo-sqjqz
Ung thư đại tràng Sigma
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư đại tràng Sigma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đại tràng Sigma là một phần của ruột già, nằm ở vị trí rất gần với hậu môn và trực tràng. Bộ phận này rất dễ bị tổn thương do những bệnh lý như polyp, viêm, thậm chí là ung thư.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư đại tràng Sigma" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_benh-ung-thu-dai-trang-sigma-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư đại tràng Sigma</em></p> <p style="text-align: justify;">Ung thư đại tràng Sigma xảy ra khi niêm mạc của Sigma bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu tăng sinh của những tế bào đột biến. Rất nhanh chóng các tế bào này sẽ dần hình thành nên khối u ác tính và xâm lấn tới các mô lân cận. Có 4 giai đoạn phát triển ung thư đại tràng Sigma bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn 1:</strong> sự hình thành của các khối u với kích thước nhỏ giống polyp. Chúng hội tụ tại Sigma và ăn dần các vùng niêm mạc thuộc đại tràng;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn 2:</strong> các tổn thương bắt đầu lan rộng, gây bệnh ở niêm mạc đại tràng;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn 3 và Giai đoạn 4: </strong>đây là hai giai đoạn muộn, tế bào ung thư bắt đầu không chịu đứng yên mà di căn sang các hạch bạch huyết và những cơ quan khác trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Ung thư đại tràng Sigma là một bệnh lý ác tính khá phổ biến và chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các ca ung thư. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và áp dụng điều trị kịp thời thì bệnh nhân có cơ hội sống khá cao. Vì thế mỗi người nên thường xuyên tiến hành tầm soát ung thư để gia tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho bản thân mình.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư đại tràng Sigma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới ung thư đại tràng Sigma:</p> <p style="text-align: justify;">- Do polyp đại tràng: Một báo cáo cho thấy có khoảng 50% số trường hợp mắc ung thư đại tràng Sigma là do khối u phát triển trên nền những polyp tồn tại rất lâu trước đó trong đại tràng. Càng có nhiều polyp thì khả năng tiến triển thành ung thư đại tràng Sigma sẽ càng cao;</p> <p style="text-align: justify;">- Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Những người thường xuyên ăn nhiều thức ăn chứa mỡ và đạm động vật, thực đơn hàng ngày nghèo nàn chất xơ sẽ khiến cho vi khuẩn yếm khí ở đại tràng bị thay đổi, đồng thời cholesterol và acid mật dần dần biến đổi thành những chất có khả năng gây ung thư đại tràng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ăn huống không lành mạnh có thể dẫn đến ung thư dạ dày" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_an-uong-khong-lanh-manh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ăn huống không lành mạnh có thể dẫn đến ung thư dạ dày</em></p> <p style="text-align: justify;">- Do bệnh nhân mắc sẵn các bệnh đại tràng mạn tính: Một số bệnh lý nền liên quan tới đại tràng như viêm loét do amip, viêm loét đại tràng mạn tính,... cũng tạo cơ hội cho các tế bào ung thư hình thành và sinh sôi. Hai vị trí ưa thích của những tổn thương viêm loét đại tràng đó là manh tràng và đại tràng Sigma. Nguyên nhân là do ruột thường gấp khúc ở 2 vị trí này khiến vấn đề về tiêu hoá gặp khó khăn và phân bị tắc nghẽn ở đây lâu ngày gây nên viêm loét niêm mạc đại tràng mạn tính. Các chất ung thư do lâu không được tống khứ ra ngoài sẽ có nhiều thời gian tiếp xúc với niêm mạc đại tràng hơn, dần dần dẫn tới ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">- Do yếu tố di truyền: Theo thống kê thì những đối tượng bị bệnh polyp đại tràng có tính chất gia đình (FAP - Familial Adenomatous Polyposis) có nguy cơ bị ung thư đại tràng Sigma cao hơn so với người bình thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư đại tràng Sigma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những dấu hiệu sớm cảnh báo sự hiện diện của ung thư đại tràng Sigma thường dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các biểu hiện của rối loạn tiêu hoá thông thường, do đó thường chủ quan mà không đi khám. Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Rối loạn tiêu hoá lâu ngày:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hay bị ợ chua, ợ hơi.</li> <li style="text-align: justify;">Hơi thở có mùi.</li> <li style="text-align: justify;">Trước hoặc sau khi ăn cảm thấy bị đau tức vùng bụng trước.</li> <li style="text-align: justify;">Chán ăn, khó tiêu, ăn không ngon, bụng đầy trướng trên vùng rốn.</li> <li style="text-align: justify;">Bụng có thể bị đau quặn thắt hoặc đau râm ran.</li> <li style="text-align: justify;">Đi ngoài nhiều lần trong ngày và dấu hiệu này hay bị nhầm sang bệnh lỵ. Tuy nhiên có thể sử dụng kháng sinh để đối phó với bệnh lỵ còn ung thư đại tràng Sigma thì không áp dụng được.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_chan-an-kho-tieu.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư đại trang có thể dẫn đến chán ăn, khó tiêu</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Phân có dấu hiệu bất thường:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hình thái của phân dẹt và mỏng hơn: vì khối u choán hết lối đi nên khi di chuyển qua đó, phân thường bị nát và thu hẹp kích thước để có thể lách qua và đi ra ngoài cơ thể;</li> <li style="text-align: justify;">Phân lẫn máu: biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân bị ung thư đại tràng Sigma là khi đại tiện sẽ thấy trong phân bị lẫn máu đỏ tươi, nhỏ giọt;</li> <li style="text-align: justify;">Vào giai đoạn cuối của bệnh, số lần đại tiện sẽ tăng lên, quan sát được trực tràng sa xuống, rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng khi lúc thì tiêu chảy khi thì táo bón, cơ thể gầy gò.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn bài tiết:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Do đại tràng đóng vai trò là cơ quan bài tiết phân - khâu cuối trong quá trình tiêu hoá nên nếu cơ quan này gặp trục trặc, đặc biệt là bị ung thư thì người bệnh sẽ gặp các chứng rối loạn bài tiết như tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài;</li> <li style="text-align: justify;">Đau quặn bụng, khó chịu, mót rặn khi đi ngoài.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: vì những triệu chứng trên nên sẽ dẫn tới hiện tượng suy nhược và mệt mỏi nghiêm trọng, bất kể khi người bệnh đang hoạt động hay khi nghỉ ngơi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư đại tràng Sigma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>- Người cao tuổi: </strong>phần lớn những trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng Sigma là người trên 50 tuổi. Mặc dù vẫn có những người trẻ tuổi bị ung thư đại tràng Sigma nhưng tỷ lệ không cao bằng đối tượng trên;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Người ít vận động:</strong> không có thói quen tập luyện thể dục sẽ khiến cơ thể tích tụ chất béo và những chất độc hại không được thải ra ngoài cơ thể dễ dẫn tới nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới sức khoẻ, trong đó bao gồm cả ung thư;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Tiêu thụ ít chất xơ, nhiều chất béo: </strong>nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có liên hệ trực tiếp đến sức khoẻ của hệ tiêu hoá;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Người nghiện hút thuốc lá:</strong> khói thuốc không chỉ có tác động tiêu cực tới đại tràng mà còn gây tổn thương tới các cơ quan khác như phổi, tim, gan,...;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Người thừa cân, béo phì: </strong>có khoảng 235 số ca mắc ung thư đại tràng xảy ra ở bệnh nhân béo phì và biến chứng tử vong cũng cao hơn so với người bình thường mắc ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">-<strong> Bệnh nhân bị đái tháo đường:</strong> người bệnh tiểu đường hoặc có cơ địa kháng insulin cũng có rủi ro cao mắc bệnh ung thư đại tràng Sigma;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Những người từng xạ trị: </strong>mặc dù xạ trị là phương pháp có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cũng có nhược điểm là làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng, đại tràng Sigma trong một số trường hợp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Tiền sử mắc các bệnh về đại tràng:</strong> ung thư đại tràng Sigma cũng có khả năng cao xuất hiện ở những người trước đây đã từng bị ung thư đường tiêu hoá hoặc polyp tuyến thượng thận;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ung thư đại tràng Sigma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để tránh xa căn bệnh ác tính này, mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ trước các tác nhân gây bệnh. Những cách sau có thể giúp bạn hạn chế rủi ro mắc ung thư đại tràng Sigma:</p> <p style="text-align: justify;">- Có một thực đơn ăn uống khoa học: mỗi bữa ăn không nên tiêu thụ quá nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều chất béo ở các loại thực phẩm như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn,... Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá, hoa quả, ngũ cốc và các món ăn dễ tiêu hoá để giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hoá lẫn hệ bài tiết;</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc và ăn uống đúng giờ. Sau khi ăn no xong không nên vận động mạnh cũng như đi ngủ ngay. Ngoài ra nên tích cực tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn có tinh thần vui vẻ, lạc quan, không nên căng thẳng quá nhiều;</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường cần đi khám ngay để phát hiện và sớm tiêu diệt mầm mống các căn bệnh có nguy cơ mắc phải.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư đại tràng Sigma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách dựa trên những biểu hiện lâm sàng ở người bệnh kết hợp với chẩn đoán cận lâm sàng qua những phương pháp xét nghiệm cần thiết bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nội soi đại tràng: g</strong>iúp kiểm tra và đánh giá toàn bộ kết cấu trực tràng và đại tràng. Biện pháp này hỗ trợ tìm ra những khối u ác tính kích thước tầm vài milimet, hoặc những dấu hiệu bất thường khác ở đại tràng như các tổn thương do viêm loét, túi thừa, polyp đại tràng, viêm do bị nhiễm khuẩn,...;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Xét nghiệm máu lẫn trong phân (FOBT): </strong>hiện tượng đại tiện ra phân có lẫn máu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do trĩ, ung thư, polyp, viêm loét đại trực tràng,... Do đó nếu xét nghiệm này có kết quả dương tính cần tiến hành thêm nội soi đại trực tràng để khẳng định bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu lẫn trong phân (FOBT) để chuẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xet-nghiem-mau-lantrong-phan.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu lẫn trong phân (FOBT) để chuẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Xét nghiệm tìm dấu hiệu ung thư: </strong>bao gồm các dấu ấn như CA 19-9, CEA thường được sử dụng trong các trường hợp chẩn đoán ung thư đại tràng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư đại tràng Sigma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phác đồ điều trị ung thư đại tràng Sigma phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh nhưng nhìn chung, quá trình điều trị sẽ bao gồm các phương pháp chính như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Phẫu thuật:</strong> mục đích là phẫu thuật dự phòng bệnh và phẫu thuật trong điều trị bệnh:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ung-thu-dai-trang-sigma2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính của bệnh ung thư đại tràng sigma</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật dự phòng: được áp dụng khi bệnh được phát hiện sớm và thực hiện bằng cách cắt bỏ các tổn thương tiền ung thư, nhằm ngăn ngừa sự tiến triển và ung thư hoá của các tổn thương này trong tương lai;</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật điều trị bệnh: bao gồm phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật tạm thời. Dựa trên tiên lượng bệnh, diễn tiến của ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>- Hoá trị: </strong>là biện pháp loại bỏ các tế bào ung thư bằng hóa chất, thường được áp dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích cỡ khối u hoặc điều trị bổ trợ dọn dẹp những tàn dư ung thư sau phẫu thuật. Khi ung thư ở giai đoạn cuối, hoá trị liệu cũng được sử dụng để điều trị giảm triệu chứng ở người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Xạ trị: </strong>năng lượng tia X giúp tiêu giảm số lượng ung thư và đây là phương pháp khác phổ biến hiện nay trong công tác điều trị hầu hết các bệnh ung thư;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Miễn dịch tự thân:</strong> liệu pháp này có tác dụng làm gia tăng sức mạnh của hệ miễn dịch chống lại sự càn quét của tế bào ung thư.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">https://thuocdantoc.vn/benh/benh-ung-thu-dai-trang-sigma</p><p style="text-align: justify;">https://phuongdongdaitrang.vn/ung-thu-dai-trang-sigma-la-gi-tim-hieu-nguy-co-mac-benh.html</p><p style="text-align: justify;">https://benhvienthucuc.vn/ung-thu-dai-trang-sigma-xich-ma-la-gi/ https://benhvienk.vn/dau-hieu-som-canh-bao-ung-thu-dai-trang-nd85198.html</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-dai-trang-sigma-ssrln
Rối loạn lipid máu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rối loạn lipid máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Rối loạn lipid máu là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng gây ra nhiều biến chứng đến tim mạch và ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không được điều trị sớm. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này để cùng dự phòng cũng như phát hiện và điều trị sớm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn Lipid máu là bệnh gì?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Rối loạn Lipid máu là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng cao cholesterol, triglycerid, có kèm hoặc không tình trạng tăng cao LDL-C và/hoặc giảm HDL-C.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thường được phân thành hai loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn Lipid máu nguyên phát: thường do đột biến ở đơn gen hoặc đa gen, dẫn đến sản xuất lượng cholesterol và triglicerid quá nhiều; hoặc làm giảm quá trình tiêu thụ dẫn đến hàm lượng này tăng cao trong máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn Lipid máu thứ phát: đây là loại thường gặp hơn do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt ở các nước phát triển. Trong số các yếu tố tác động gồm có:</p> <p style="text-align: justify;">+ Lối sống và sinh hoạt không điều độ, lười vận động, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn giàu chất béo, sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn một cách thường xuyên. Lối sống - ăn uống - sinh hoạt không khoa học này gây ra nhiều nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến các tai biến mạch máu có thể gặp sau này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sinh hoạt không điều độ có thể dẫn đến rối loạn lipid máu" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_sinh-hoat-khong-dieu-do.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sinh hoạt không điều độ có thể dẫn đến rối loạn lipid máu</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh lý rối loạn chuyến hoá khác là yếu tố nguy cơ cũng như thuận lợi của bệnh, VD như đái tháo đường, ở bệnh nhân đái tháo đường, hàm lượng lipid trong máu tăng cao do rối loạn chuyển hoá kèm theo, đặc biệt thể trạng ở đối tượng này thường thừa cân hoặc béo phì, kèm theo tình trạng ăn uống nhiều calo nhưng ít vận động - đây là lối sống thường gặp của những bệnh nhân đái tháo đường</p> <p style="text-align: justify;">+ Lạm dụng rượu: tình trạng rối loạn lipid máu đặc biệt hay gặp ở người sử dụng nhiều rượu bia, đi kèm với nó là tình trạng gan nhiễm mỡ; lâu dần kéo dài tình trạng này sẽ làm gan nhiễm mỡ nặng, thậm chí có thể dẫn đến xơ gan.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lạm dụng rượu bia" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_lam-dung-ruou-bia.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lạm dụng rượu bia</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể gặp trong các bệnh lý như suy giáp, xơ gan mật nguyên phát hoặc các bệnh gan ứ mật...</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra có thể do tác dụng phụ của một số thuốc kháng virus, một số loại hormon được bổ sung vào cơ thể...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rối loạn lipid máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Rối loạn Lipid máu là một bệnh lý diễn biến âm thầm, thường chỉ gây triệu chứng khi có các biến chứng ở các cơ quan, bộ phận; như xơ vữa mạch máu dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi... hoặc gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ cấp... Ngoài ra, có thể nổi các u vàng dưới da ở các vùng như mí mắt, gân duỗi của chân tay, khuỷu tay hoặc đầu gối...</p> <p style="text-align: justify;">- Xơ vữa mạch máu: đây là loại biến chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân bị rối loạn Lipid máu, chúng thường biểu hiện bởi tình trạng thiếu máu của các cơ quan, bộ phận mà mạch máu đó cung cấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu xơ vữa mạch máu chi có thể gây tê bì chân tay, yếu chi, dị cảm, kiến bò... nặng hơn có thể bị hoại tử chi và phải cắt cụt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp xơ vữa mạch máu não sẽ dẫn đến các biểu hiện của thiếu máu não như hoa mắt, chóng mặt hoặc các biểu hiện thần kinh khu trú như: liệt yếu chân tay, méo miệng, liệt mặt, nói khó, nói ngọng.. Nhiều trường hợp gây tai biến mạch máu não với di chứng rất nặng nề không thể hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xơ vữa mạch vành tim sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim với các biểu hiện đau nhói ở ngực, cơn đau lan lên cánh tay, hoặc có thể gặp tình trạng rối loạn nhịp, suy tim do các tổn thương thiếu máu cơ tim gây ra, nặng hơn có thể tử vong do nhồi máu cơ tim không được cấp cứu kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">- Gan nhiễm mỡ: ban đầu có thể chỉ nhiễm mỡ khu trú thành các đảo gan nhiễm mỡ, sau đó lan toả ra toàn bộ gan và tăng dần mức độ từ nhẹ đến nặng, lâu ngày có thể dẫn đến xơ gan.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tuỵ cấp: đây là biến chứng cấp tính của rối loạn Lipid máu, thường do nồng độ triglycerid trong máu tăng cao, bệnh xuất hiện với triệu chứng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, buồn nôn và nôn nhiều, đôi khi có thể kèm theo sốt. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như suy đa tạng, ngừng tuần hoàn nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn lipid máu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tụy cấp" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-tuy-cap.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rối loạn lipid máu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tụy cấp</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Rối loạn lipid máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý rối loạn Lipid máu được chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm để định lượng nồng độ các chất trong máu như cholesterol, triglycerid, LDL, HDL...</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể tìm kiếm nguyên nhân như xét nghiệm chức năng tuyến giáp, xét nghiệm gen, xét nghiệm đường máu...</p> <p style="text-align: justify;">Đồng thời, để tầm soát các biến chứng của bệnh, bệnh nhân có thể được các bác sĩ chỉ định một số thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh như: điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch; chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính đánh giá nhu mô và mạch máu não; ngoài ra có thể siêu âm ổ bụng đánh giá tình trạng gan nhiễm mỡ và xem tuỵ có viêm hay không, đặc biệt, với kĩ thuật fibroscan và cộng hưởng từ gan, có thể đánh giá chính xác mức độ nhiễm mỡ của gan, từ đó có hướng xử trí và theo dõi điều trị một cách thích hợp. Trong một số trường hợp siêu âm không đánh giá được tuỵ do vướng hơi hoặc do bụng quá béo, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính để đánh giá tình trạng viêm tuỵ như kích thước tuỵ, thâm nhiễm viêm - hoại tử của tuỵ, các biến chứng như tụ dịch, nang giả tuỵ, tắc mạch...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện ra bệnh rối loạn lipid máu" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-mri-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện ra bệnh rối loạn lipid máu</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rối loạn lipid máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thuốc giảm mỡ máu: tùy thuộc loại mỡ máu nào tăng cao, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Nếu trường hợp BN tăng chủ yếu là Cholesterol, LDL – Cholesterol thì nên được điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin như Lipitor, Crestor, Pitator. Nếu BN chủ yếu tăng Triglycerid thì cần dùng nhóm thuốc Fibrate như Lipanthyl. Trong những trường hợp mỡ máu quá cao BN có thể cần được nhập viện để điều trị.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mỡ máu" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_mo-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mỡ máu</em></p> <p style="text-align: justify;">Tuỳ theo nguyên nhân cũng như các biến chứng mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp. Như thuốc điều trị đái tháo đường, điều trị suy giáp... với những trường hợp rối loạn Lipid máu thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp gây các biến chứng xơ vữa, tắc mạch có thể được sử dụng các thuốc chống đông, thuốc giảm mỡ máu hay phải cấp cứu - can thiệp trong các trường hợp tai biến, viêm tuỵ cấp.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, phần quan trọng của điều trị còn nằm ở lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống. Bạn cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, không thức khuya, tập thể dục thể thao đều đặn; lối sống lành mạnh, không bia rượu, không các chất kích thích; chế độ ăn uống ít chất béo, nhưng vẫn phải đảm bảo nhu cầu năng lượng cho cơ thể hoạt động.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vậy xây dựng chế độ ăn như thế nào cho người bị rối loạn Lipid máu?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chế độ dinh dưỡng hợp lý có tầm quan trọng rất lớn trong dự phòng, điều trị cũng như ngăn ngừa những biến chứng của bệnh. Trong xây dựng chế độ ăn, cần lưu ý một số điểm sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm lượng calo trong ngày theo nhu cầu cơ thể, nhằm cung cấp đủ để tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên cần lưu ý khẩu phần ăn không được giảm đột ngột vì có thể gây tụt đường huyết, mà cần giảm từ từ cho cơ thể thích nghi dần dần.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày: lượng chất béo chỉ cần khoảng 15-20% trong tổng nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý hạn chế chất béo bão hoà và nên xài các loại thực phẩm chứa nguồn chất béo không bão hoà. Không sử dụng các thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao như da động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng hay các loại hải sản như cua, tôm...</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo lượng protein trong khẩu phần ăn đủ cho cơ thể, khoảng từ 12 –20% tổng nguồn năng lượng. Sử dụng các sản phẩm cung cấp nguồn protein từ đậu nành, sử dụng các thịt ít chất béo, thịt trắng...</p> <p style="text-align: justify;">- Nên sử dụng khoảng 55-60% nguồn năng lượng từ ngũ cốc. Bệnh nhân rối loạn lipid máu có thể sử dụng gạo lứt để thêm chất xơ nhằm đảo thải lượng chất béo ra ngoài. Cùng với đó là hạn chế các đồ ăn, đồ uống ngọt hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo cung cấp lượng vitamin và chất khoáng đầy đủ để đảm bảo các quá trình trao đổi chất và chuyển hoá. Do đó, rau củ quả và chất xơ cần được bổ sung đầy đủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bữa ăn nên được chia thành nhiều bữa, cách nhau khoảng 3-4 tiếng, có đủ các nhóm thực phẩm chính và các thực phẩm bổ sung.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn ở người bị rối loạn lipid máu?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Như đã nêu trên, chế độ dinh dưỡng cực kì quan trọng. Do đó, loại thực phẩm nào nên sử dụng rất quan trọng. Vì nếu sử dụng không đúng loại, tỉ lệ các chất cung cấp cho cơ thể sẽ không đúng, dẫn đến hiệu quả trong dự phòng và điều trị bệnh bị giảm.</p> <p style="text-align: justify;">Các thực phẩm sau được nhiều chuyên gia cũng như các hiệp hội khuyên dùng cho bệnh nhân rối loạn lipid máu:</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại ngũ cốc thô: bánh mì đen, gạo lứt...</p> <p style="text-align: justify;">- Thịt nạc, thịt trắng bỏ da</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại cá nên được sử dụng thường xuyên</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại sữa tách béo</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại dầu thực vật, các hạt cung cấp dầu như lạc, hạt dẻ, vừng</p> <p style="text-align: justify;">- Tỏi, hành tây: đây là hai loại thực phẩm gia vị có tác dụng giảm cholesterol máu, giúp dự phòng và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên đây là hai loại thực phẩm có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày, do đó cần hạn chế ở các bệnh nhân có tiền sử bệnh này.</p> <p style="text-align: justify;">- Đậu tương: có tác dụng làm giảm cholesterol máu, do đó đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương thường được các bệnh nhân ưa chuộng và tin dùng</p> <p style="text-align: justify;">- Súp lơ, mướp đắng, mầm đậu xanh, cà rốt: chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, giúp điều hoà mỡ máu, điều hoà trao đổi chất và tăng sức đề kháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại nấm: một số loại nấm như nấm hương, linh chi, mộc nhĩ... rất tốt cho sức khoẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi nên được tăng cường thêm.</p> <p style="text-align: justify;">Để được tư vấn và chẩn đoán chính xác căn bệnh rối loạn chuyển hoá lipid máu, bạn có thể đển BVĐK MEDLATEC ở 42 Nghĩa Dũng, chúng tôi luôn có các máy móc tiên tiến nhất (như máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy hàng đầu của Đức, máy chụp cộng hưởng từ 1.5T của Mỹ,máy đo độ đàn hồi và nhiễm mỡ của gan Fibroscan hàng đầu hiện nay, hệ thống máy xét nghiệm tự động lớn nhất miền Bắc...) cùng với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn; giúp bạn yên tâm khi đến thăm khám và điều trị.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/roi-loan-lipid-mau-shutx
Đau thắt lưng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đau thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đau thắt lưng là tình trạng cơ xương khớp phổ biến nhất ảnh hưởng đến dân số trưởng thành. Theo diễn biến thời gian, đau thắt lưng được chia thành 3 nhóm: đau thắt lưng cấp tính (đau dưới 1 tháng), bán cấp (1-3 tháng) và mạn tính (từ 3 tháng trở lên). Đây là phân loại thường gặp nhất, một số nhà nghiên cứu đề nghị định nghĩa đau mãn tính là cơn đau kéo dài ngoài thời gian lành bệnh dự kiến.</p> <p style="text-align: justify;">Đau thắt lưng là một triệu chứng, do nhiều bệnh gây ra. Đau thắt lưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật trên toàn thế giới và là một vấn đề kinh tế và phúc lợi chính. Ước tính khoảng 200 tỷ đô la được chi hàng năm cho việc kiểm soát chứng đau thắt lưng. Đó là lý do phổ biến nhất khiến người lao động phải bồi thường, mất thời gian và năng suất làm việc. Có một loạt các nguyên nhân tiềm ẩn gây đau thắt lưng cho cả người lớn và trẻ em. Căn nguyên khác nhau tùy thuộc vào đối tượng bệnh nhân, nhưng phổ biến nhất là cơ học (do sai tư thế, chấn thương) hoặc không đặc hiệu. Do sự phức tạp này, việc đánh giá chẩn đoán bệnh nhân đau thắt lưng có thể rất khó khăn và đòi hỏi phải ra quyết định lâm sàng phức tạp.</p> <p style="text-align: justify;">Đau lưng phổ biến ở người lớn hơn trẻ em, đặc biệt ở người già. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 23% người trưởng thành trên thế giới bị đau thắt lưng mãn tính, và tỷ lệ tái phát đau thắt lưng rấy cao: 24-80%. Một số ước tính về tỷ lệ hiện mắc cho thấy 84% dân số tuổi trưởng thành có ít nhất 1 lần đau thắt lưng trong đời. Tỷ lệ đau thắt lưng ít hơn rõ ràng ở trẻ em. Một nghiên cứu ở Scandinavia đã cho thấy tỷ lệ đau thắt lưng khoảng 1% đối với trẻ 12 tuổi và 5% đối với trẻ 15 tuổi, có khoảng 50% trẻ dưới 18 tuổi có ít nhất một lần đau thắt lưng.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210920/20210920_dau-lung-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu tạo lưng và cột sống</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đau thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây đau thắt lưng rất đa dạng và được chia thành 6 nhóm như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân cơ học: Thường gặp nhất là do chấn thương cột sống, đĩa đệm hoặc các mô mềm, làm việc sai tư thế, bê vác nặng. Thoát vị đĩa đệm là một dạng đau lưng sau chấn thương phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Mang thai cũng là một nguyên nhân cơ học gây ra đau lưng. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau lưng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa: Thoái hóa bao gồm thoái hóa khớp cột sống, thoái hóa khớp cùng chậu, bệnh thoái hóa đĩa đệm.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, Gút, …</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn cột sống: Viêm đốt sống đĩa đệm, áp xe phần mềm cạnh sống. lao cột sống…</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư: Đa u tủy xương, ung thư xương nguyên phát, ung thư di căn xương (thường gặp từ ung thư tuyến giáp, phổi, vú, tiền liệt tuyến…), bệnh máu ác tính khác…</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân không phải tại cột sống: Đau quặn mật, sỏi thận, viêm phổi, phình tách động mạch chủ… Đây không phải là nguyên nhân thường gặp, song có thể nguy hiểm cho người bệnh, nên nếu nghi ngờ bác sĩ cần thăm khám và chỉ định thêm các phương tiện cận lâm sàng để loại trừ.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-khop.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm khớp dẫn đến đau thắt lưng</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cảm giác đau được điều khiển bởi các cơ quan thụ cảm. Các tế bào thần kinh cảm giác ngoại vi chuyên biệt sẽ cảnh báo chúng ta về các kích thích có khả năng gây hại trên da bằng cách chuyển các kích thích này thành tín hiệu điện đưa về não. Từ đó chúng ta có cảm nhận cơn đau tương ứng. Sau một thời gian, nếu kích thích độc hại vẫn còn, các quá trình nhạy cảm ngoại vi và trung ương có thể xảy ra, chuyển cơn đau từ cấp tính sang mãn tính. Sự nhạy cảm trung ương được đặc trưng bởi sự gia tăng tính dễ bị kích thích của các tế bào thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương, do đó dù có những tác động nhỏ cũng có thể tạo ra các phản ứng bất thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đau thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đối với người bệnh đau thắt lưng, dù là người lớn hay trẻ em, bác sỹ cần khám kĩ lưỡng để tìm nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh đau thắt lưng có biểu hiện đa dạng. Đau âm ỉ liên tục hoặc đau thành cơn dữ dội. Đau có thể lan ra trước bụng, lan xuống mông và chân hoặc chỉ khu trú một vị trí cố định. Một số trường hợp người bệnh tê bì, yếu hai chân, rối loạn đại tiểu tiện.</p> <p style="text-align: justify;">Đa phần người bệnh đau thắt lưng không có triệu chứng toàn thân. Song người bệnh có thể sốt khi có tình trạng nhiễm trùng, gầy sút cân, thiếu máu trong bệnh lý các tính.</p> <p style="text-align: justify;">Khi khám, bác sĩ cần chú ý các triệu chứng toàn thân và tại chỗ. Quan sát cột sống có gù vẹo, sưng nóng, lỗ rò ngoài da, ấn các điểm đau tại cột sống và cạnh sống. Làm các nghiệm pháp đánh giá dấu hiệu chèn ép toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Các dấu hiệu “cờ đỏ” cần lưu ý khi có đau thắt lưng ở người trưởng thành:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi khởi phát &lt;20 hoặc&gt; 55 tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Đau không cơ học (không liên quan đến thời gian hoặc hoạt động. Thường người bệnh đau âm ỉ liên tục cả ngày, đôi khi đau tăng về đêm, cứng cột sống buổi sáng)</p> <p style="text-align: justify;">- Đau ngực</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử ung thư, sử dụng steroid, HIV trước đây</p> <p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi, suy kiệt</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt</p> <p style="text-align: justify;">- Gầy sút cân</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng thần kinh nặng: Yếu, liệt, rối loạn cảm giác chân. Đại tiểu tiện không tự chủ. Tê bì, rối loạn cảm giác vùng bụng, chướng bụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến dạng cấu trúc cột sống</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ nhiễm trùng cột sống:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử: Thủ thuật cột sống trong vòng 12 tháng qua (tiêm, phẫu thuật cột sống, châm cứu…). Sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch, thuốc ức chế miễn dịch, trước phẫu thuật cột sống thắt lưng.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sức khỏe: Bệnh nhân có thể sốt, xuất hiện vết thương hoặc lỗ rò ở vùng cột sống, đau khu trú dữ dội, đau tăng về đêm và sáng.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ bệnh ác tính:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử: Tiền sử ung thư, gầy sút cân không rõ nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sức khỏe: Đau nhiều khi ấn một vị trí nhất định.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Các dấu hiệu “cờ đỏ” cần lưu ý ở trẻ em:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh ác tính: Thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, đau về đêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn: Thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, đau về đêm, có tiền sử phơi nhiễm với bệnh lao.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp: Đau khớp về đêm và sáng, cứng khớp vào buổi sáng hơn 30 phút, cải thiện khi hoạt động hoặc tắm nước nóng.</p> <p style="text-align: justify;">- Gãy xương: Tiền sử chấn thương hoặc trẻ tập các môn như thể dục dụng cụ, đấu vật, bóng đá…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Xét nghiệm</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trong đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, xét nghiệm của bệnh nhân thường không thay đổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm viêm (Bạch cầu, CRP, máu tăng): tăng trong các trường hợp nhiễm trùng, viêm khớp, có thể tăng trong bệnh ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có thể có xét nghiệm thiếu máu trong bệnh ác tính, đa u tủy xương, bệnh viêm khớp mạn tính. Giảm tiểu cầu và rối loạn bạch cầu gặp trong các bệnh máu ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm khác: Tùy nguyên nhân đau thắt lưng gợi ý mà BS có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như HLA-B27, protein, albumin,…</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- X-quang</p> <p style="text-align: justify;">X-quang là phương pháp chụp phổ biến nhất đối với bệnh nhân đau thắt lưng vì chi phí thấp, nhanh chóng và sẵn có. Chụp X-quang rất hữu ích để đánh giá gãy xương, biến dạng xương bao gồm những thay đổi thoái hóa, khe đĩa đệm, chiều cao thân đốt sống, cũng như đánh giá mật độ và cấu trúc của xương. Chụp X-quang là một phần của quá trình kiểm tra ban đầu. Đa phần các bệnh nhân đau thắt lưng được chỉ định chụp phim X-quang tư thế thẳng nghiêng. Khi nghi ngờ gãy eo đốt sống, viêm khớp liên mấu bác sĩ có thể chỉ định thêm chụp tư thế chếch ¾. Một hạn chế của chụp X quang thắt lưng là phơi nhiễm tia X nếu chụp nhiều lần và không xác định được các tổn thương phần mềm như đĩa đệm, thần kinh, cơ, dây chằng… Vì vậy, Xquang ít có ý nghĩa trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm, đánh gái chèn ép thần kinh, hội chứng đuôi ngựa, ung thư, nhiễm khuẩn phần mềm cạnh sống, viêm đốt sống đĩa đệm…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_x-quang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>X-quang là phương pháp chụp phổ biến nhất đối với bệnh nhân đau thắt lưng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cộng hưởng từ (MRI)</p> <p style="text-align: justify;">Trong các hướng dẫn điều trị mới, cộng hưởng từ là phương pháp nên lựa chọn hàng đầu cho người bệnh đau thắt lưng. Đặc biệt trên những trường hợp nghi ngờ có nhiễm trùng, chèn ép thần kinh, bệnh ác tính… Trong những trường hợp này, chẩn đoán muộn có thể làm mất cơ hội phục hồi của bệnh nhân. Người chụp MRI không phải tiếp xúc với tia X nên an toàn hơn. MRI giúp đánh giá tốt hình ảnh về mô mềm và ống sống nên được ưu tiên hơn chụp cắt lớp vi tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt lớp vi tính</p> <p style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính có ưu thế đánh giá tổn thương xương tốt hơn. Vì vậy nên ưu tiên trong các trường hợp nghi ngờ gãy đốt sống, u xương hoặc cần đánh giá cột sống trước phẫu thuât. Do khả năng đánh giá hạn chế hơn MRI và người bệnh bị phơi nhiễm tia X nên chỉ định chụp CLVT hạn hẹp hơn so với MRI.</p> <p style="text-align: justify;">- Xạ hình xương</p> <p style="text-align: justify;">Chụp xạ hình xương chủ yếu được dùng để phát hiện gãy xương tiềm ẩn, gãy xương do stress, nhiễm trùng hoặc K di căn xương và để phân biệt với thay đổi do thoái hóa cột sống. Ngoài ra, xạ hình xương cũng có thể phân biệt giữa gãy xương cấp tính và gãy do nén đã lành vì những vết gãy mới sẽ có vẻ “nóng” hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Đo mật độ xương</p> <p style="text-align: justify;">Đo mật độ xương nên được chỉ định ở những trường hợp phụ nữ sau mãn kinh, có tiền sử hoặc hiện tại bị gãy xương, nam giới trên 65 tuổi, Xquang có hình ảnh tăng thấu quang tại xương,,,,</p> <p style="text-align: justify;">Khi có tình trạng loãng xương kèm theo, cột sống thắt lưng dễ bị lún xẹp các đốt sống, làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm ổ bùng</p> <p style="text-align: justify;">Tất cả người bệnh đau thắt lưng nên được siêu âm ổ bụng để loại trừ các nguyên nhân gây đau thắt lưng như sỏi thận, khối u trong ổ bụng, sỏi mật…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Đau thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng phần lớn được xác định dựa trên căn nguyên cơ bản; tuy nhiên, chúng chủ yếu có thể chia nhỏ thành các biến chứng về thể chất và xã hội.</p> <p style="text-align: justify;">Về mặt thể chất, các biến chứng có thể bao gồm: hội chứng đuôi ngựa, đau mãn tính, thậm chí có thể gây liệt hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_liet-chan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau thắt lưng thậm chí có thể gây liệt hai chân</em></p> <p style="text-align: justify;">Về mặt xã hội, các biến chứng thường được đo lường bằng tình trạng khuyết tật, tăng gánh nặng kinh tế. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy đau lưng là nguyên nhân khiến 60,1 triệu người sống chung với tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật trên toàn cầu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Đau thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tất cả mọi người cần có lối sống lành mạnh: duy trì cân nặng trong ngưỡng cho phép, tập thể dục thường xuyên, tránh các hoạt động gắng sức…</p> <p style="text-align: justify;">Khi có biểu hiện đau thắt lưng, người bệnh cần khám và điều trị sớm, phát hiện các nguyên nhân nguy hiểm, tránh để biến chứng và tiến triển bệnh thành đau thắt lưng mạn tính.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_tap-the-duc.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mọi người cần có lối sống lành mạnh tập luyện thể thao</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đau thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán nguyên nhân đau thắt lưng cần dựa vào tiền sử, yếu tố chấn thương vận động, triệu chứng lâm sàng kết hợp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Một số trường hợp không rõ nguyên nhân cần được theo dõi sát.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đau thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Điều trị nội khoa</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Đối với đau thắt lưng cấp tính, đa phần người bệnh sẽ phục hồi sau khi điều trị giãn cơ, giảm đau và nghỉ ngơi hợp lý, Tuy nhiên, với đau thắt lưng mạn tính, việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều,</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phục hồi chức năng. </strong>Những người bị đau thắt lưng thường xuyên tái phát hoặc dai dẳng có thể phải nghỉ làm trong thời gian dài. Sau đó, họ nên tham gia vào chương trình phục hồi chức năng. Mục đích của phục hồi chức năng là kiểm soát các triệu chứng của người bệnh đủ tốt để có thể trở lại cuộc sống hàng ngày bình thường. Phục hồi chức năng thường bao gồm một chương trình điều trị đa mô thức với một đội ngũ chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau cùng làm việc. Nhóm có thể bao gồm các chuyên gia y tế như bác sĩ, nhà vật lý trị liệu và nhà tâm lý học. Các mô-đun chương trình khác nhau: kết hợp điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, tập thể dục và liệu pháp hành vi - phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân càng nhiều càng tốt. Các chương trình phục hồi chức năng thường kéo dài ba tuần.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs).</strong> Đấy là nhóm thuốc phổ biến, có tác dụng giảm đau tốt với các trường hợp đau cấp tính. Khi đau mạn tính, thuốc này hiệu quả kém hơn, Đặc biệt cần chú ý các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc giảm đau. </strong>Người bệnh cần được giảm đau theo bậc giảm đau của tổ chức y tế thế giới. Nếu đau ở mức độ trung bình có thể sử dụng paracetamol, mức độ nặng hơn nên sử dụng paracetamol kết hợp tramadol, opioid.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thuoc-giam-dau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc giảm đau cho điều trị đau thắt lưng</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc giãn cơ.</strong> Giúp giãn cơ cột sống, giảm đau cho người bệnh. Giống NSAIDs, thuốc cũng có tác dụng tốt ở giai đoạn cấp,</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc giảm đau thần kinh. </strong>Thường dùng trong các trường hợp có đau do chèn ép thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vitamin B. </strong>Bổ sung cho các trường hợp có tổn thương thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiêm corticoid tại chỗ. </strong>Có tác dungj giảm đau, giảm viêm tại chỗ, giảm chèn ép thần kinh cột sống… Phương pháp này nên được thực hiện tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín. Không nên tự tiêm tại nhà, có nguy cơ nhiễm trùng cao.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định phẫu thuật nên được đặt ra khi người bệnh có các dấu hiệu:</p> <p style="text-align: justify;">- Chèn ép thần kinh nặng: đại tiểu tiện không tự chủ, yếu- teo cơ chi dưới, rối loạn cảm giác chi dưới…</p> <p style="text-align: justify;">- Gãy xương cột sống</p> <p style="text-align: justify;">- Mất vững cột sống</p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe phần mềm cạnh sống</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp người bệnh diều trị nội khoa không đáp ứng sau 3-6 tháng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có&nbsp;nhiều yếu tố gợi ý kết quả tồi tệ cho người bệnh đau thắt lưng bao gồm: tiền sử có các đợt đau lưng trước đó, cường độ đau lưng mạnh và sự hiện diện của các triệu chứng ở chân hoặc đau lan nhiều đều có liên quan đến “cơn đau tàn tật mãn tính”. Các hoạt động lối sống dường như cũng đóng một vai trò nào đó, bao gồm cả những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể cao hơn (BMI &gt; 25) và hút thuốc lá góp phần vào kết quả tồi tệ hơn. Ngoài ra còn có các yếu tố xã hội tiềm ẩn có ý nghĩa tiên lượng chính xác. Tất cả các yếu tố này đều có tác động qua lại đáng kể, chẳng hạn như công việc nặng nhọc, lương thưởng thấp và sự hài lòng trong công việc kém đều tác động tiêu cực đến kết quả điều trị đau thắt lưng. Nhìn chung, phần lớn các trường hợp đau lưng được cải thiện và không để lại ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hoặc chức năng của bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Freburger JK, Holmes GM, Agans RP, Jackman AM, Darter JD, Wallace AS, Castel LD, Kalsbeek WD, Carey TS. The rising prevalence of chronic low back pain. Arch Intern Med. 2009 Feb 09;169(3):251-8</li><li style="text-align: justify;">Patrick N, Emanski E, Knaub MA. Acute and chronic low back pain. Med Clin North Am. 2014 Jul;98(4):777-89, xii.</li><li style="text-align: justify;">Franke H, Franke JD, Fryer G. Osteopathic manipulative treatment for nonspecific low back pain: a systematic review and meta-analysis. BMC Musculoskelet Disord. 2014 Aug 30;15:286.</li><li style="text-align: justify;">Hendrick P, Milosavljevic S, Hale L, Hurley DA, McDonough S, Ryan B, Baxter GD. The relationship between physical activity and low back pain outcomes: a systematic review of observational studies. Eur Spine J. 2011 Mar;20(3):464-74.</li><li style="text-align: justify;">Van Tulder MW, Koes BW. Low back pain: chronic. Clinical Evidence. London: BMJ Publishing Group, 2006.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dau-that-lung-srclg
Tổn thương gân nhị đầu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tổn thương gân nhị đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cơ nhị đầu là một cơ quan trọng ở vai và cánh tay. Cơ nhị đầu có hai bó cơ, được nối với củ trên ổ chảo thông qua một gân dài và nối với mỏm quạ thông qua một gân ngắn được gọi là đầu dài và đầu ngắn gân cơ nhị đầu. Từ vai gân nhị đầu đi xuống xương cánh tay và bám tận ở lồi củ xương quay.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210920/20210920_Screenshot_10.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả gân nhị đầu</em></p> <p style="text-align: justify;">Gân nhị đầu co giúp cơ nhị đầu di chuyển, tạo nên động tác gấp khuỷu, gấp nhẹ khớp vai, dạng nhẹ khớp vai khi xoay ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương gân nhị đầu bao gồm một loạt các rối loạn gồm: viêm bao gân, rách một phần gân nhị đầu, đứt toàn bộ gân nhị đầu. Bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương gân nhị đầu thường gặp ở đầu dài do vị trí này chịu lực nhiều hơn. Tỷ lệ đứt gân cơ nhị đầu khoảng 2,55 trên 100.000 bệnh nhân năm. Hầu hết bệnh nhân (hơn 95%) là nam giới, và các biến cố chấn thương thường xảy ra ở độ tuổi trung niên (35 tuổi đến 54 tuổi). Viêm đầu dài gân nhị đầu nguyên phát chiếm khoảng 5% các trường hợp bệnh lý cơ nhị đầu. Mặc dù ít phổ biến hơn nhiều, các trường hợp cá biệt chính thường được quan sát thấy ở các vận động viên trẻ tham gia các môn bóng chày, bóng mềm, bóng chuyền, thể dục dụng cụ và / hoặc bơi lội. Bệnh lý gân nhị đầu khi tìm thấy thường đi kèm với các tổn thương gân chóp xoay, viêm khớp cùng vai đòn, hội chứng SLAP khớp vai…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tổn thương gân nhị đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân tổn thương gân nhị đầu là sự kết hợp của hai yếu tố: Yếu tố ngoại lai (các lực tác động bên ngoài) và yếu tố nội tại (tình trạng thoái hóa gân).</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ của viêm gân đều xoay xung quanh hai nguyên nhân trên, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ tổn thương gân càng nhiều. Sở dĩ có tình trạng này là do quá trình lão hóa của cơ thể kết hợp với tình trạng vận động qua nhiều năm, các gân mệt mỏi và thoái hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Hoạt động thể lực mạnh, gắng sức: Cho dù đó là một phần của công việc, thể thao hay tập thể dục, những người hay nâng vật nặng qua đầu, chẳng hạn như cử tạ hoặc những người có công việc đòi hỏi lao động nặng, có thể gây ra hao mòn gân nhị đầu, gân chịu tác động lớn liên tục sẽ yếu và dễ tổn thương hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Vận động vai lặp đi lặp lại: Các môn thể thao đòi hỏi các chuyển động trên cao lặp đi lặp lại, chẳng hạn như bơi lội hoặc quần vợt, có thể khiến gân nhị đầu nhanh bị tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">- Hút thuốc: Theo Viện hàn lâm bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), có mối liên hệ giữa việc sử dụng nicotine kéo dài với tình trạng kém chất lượng và giảm sức mạnh của gân.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh kèm theo: Đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì, viêm khớp, lạm dụng corticoid là những yếu tố nguy cơ lớn của tổn thương gân nhị đầu.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_hut-thuoc.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hút thuốc kéo dài với tình trạng kém chất lượng và giảm sức mạnh của gân.</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sinh lý bệnh của viêm gân nhị đầu bắt đầu với giai đoạn đầu của viêm bao gân và tình trạng viêm thứ phát sau lực kéo lặp đi lặp lại, ma sát và xoay vai. Tình trạng viêm phát triển sớm ở phần gân ở rãnh nhị đầu. Đường kính của gân tăng lên phù nề và tiết dịch kèm theo, dẫn đến gân dễ tổn thương hơn khi nằm trong rãnh của nó. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không được điều trị hợp lý có thể tiến triển đến giai đoạn sau là xơ hóa, dày bao gân, tổn thương mạch máu. Cuối cùng, gân có thể trở nên “cố định” (bám dính một phần hoặc toàn bộ trong rãnh nhị đầu) làm trầm trọng hơn tình trạng tổn thương gân, đau và hạn chế vận động nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Với những lực tác động mạnh hơn hoặc gân trong tình trạng thoái hóa nặng, gân nhị đầu có thể bị đứt một phần hoặc hoàn toàn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tổn thương gân nhị đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh bị tổn thương gân nhị đầu thường có biểu hiện đau và hạn chế vận động. Bệnh nhân đau vai thường khởi phát âm ỉ. Tình trạng đau tăng lên khi tay với lên cao, gập khuỷu tay... và đau tăng về đêm. Đau lan từ vai xuống mặt trước cánh tay. Đôi khi có thể nghe thấy tiếng lục cục ở cánh tay và vai.</p> <p style="text-align: justify;">Khai thác có thể thấy người bệnh có tiền sử hoặc hiện tại chơi các môn thể thao mạnh, công việc nặng, thường xuyên vận động lặp lại vai- cánh tay hoặc có bệnh lý kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;">Khi khám bác sĩ sẽ quan sát khớp vai và cánh tay hai bên, đánh giá tính cân đối, tình trạng sưng nóng đỏ, sẹo mổ. Thông thường các tổn thương gân nhị đầu khi quan sát bên ngoài sẽ không phát hiện thấy bất thường, ngoại trừ trường hợp đứt hoàn toàn đầu dài gân nhị đầu. Khi đó, bác sĩ có thể thấy bầm tím tại cánh tay do tụ máu, cánh tay biến dạng bắp chuột- giống hình ảnh “popeye”.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_11.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh phần dưới cơ nhị đầu co lại thành khối do đứt đầu dài gân nhị đầu</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi khám tại chỗ bác sĩ có thể thấy người bệnh đau khi ấn vào vị trí rãnh nhị đầu, vận động khớp vai hạn chế. Người bệnh thường đau nhiều khi cố gắng nâng vai về phía trước để chống lại sức đè xuống của bác sỹ (test pamp up). Các test kiểm ta uppercut và Yergason thường dương tính.</p> <p><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p> <p><em><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></em></p> <p>- X quang</p> <p>Tất cả những bệnh nhân đau vai đều cần chụp Xquang khớp vai để đánh giá khớp. Hình ảnh khớp vai không mô tả được gân nhị đầu song rất cần thiết để đánh giá các bệnh lý kèm theo cũng như chẩn đoán phân biệt. Có nhiều tư thế chụp để đánh giá khớp vai. Tùy các tổn thương nghi ngờ mà bác sĩ lâm sàng sẽ chỉ định tư thế phù hợp. Xquang là phương pháp đơn giản, nhanh chóng, sẵn có, chi phí rẻ nhưng cần tránh phương pháp này ở bệnh nhân mang thai.</p> <p>- Siêu âm</p> <p>Siêu âm phụ thuộc nhiều vào người thực hiện nhưng được cho là một công cụ nhanh chóng, hiệu quả về chi phí để chẩn đoán bệnh lý gân nhị đầu. Các phát hiện đặc trưng bao gồm gân tăng kích thước, viêm bao gân, phì đại bao hoạt dịch và dịch quanh rãnh nhị đầu. Siêu âm động (người bệnh co cơ và duỗi cơ khi siêu âm) giúp tăng độ nhau và độ đặc hiệu khi đánh giá các tổn thương dưới siêu âm.</p> <p>- Chụp cộng hưởng từ</p> <p>Chụp cộng hưởng từ (MRI) rất hữu ích trong việc đánh giá gân nhị đầu, rãnh nhị đầu, tình trạng dịch, phù nề hoặc các dấu hiệu của bệnh lý. Ngoài ra, MRI giúp xác định các bệnh lý khớp vai kèm theo, tổn thương xương dưới sụn. Bên cạnh đó, MRI còn có vai trò đánh giá toàn thể trước phẫu thuật và sau phẫu thuật.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) rất hữu ích trong việc đánh giá gân nhị đầu, rãnh nhị đầu" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-mri-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) rất hữu ích trong việc đánh giá gân nhị đầu, rãnh nhị đầu</em></p> <p>MRI hữu ích trong việc xác định vị trí gân nhị đầu liên quan đến rãnh nhị đầu. Sự vắng mặt của gân trong rãnh sẽ gợi ý đến thoát vị gân khỏi rãnh nhị đầu.</p> <p><em><strong>Xét nghiệm</strong></em></p> <p>Xét nghiệm có giá trị đánh giá các yếu tố nguy cơ kèm theo cũng như bệnh lý nền để bác sĩ sử dụng thuốc hợp lý hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tổn thương gân nhị đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phương pháp dự phòng chủ yếu là ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ như chấn thương, giảm các vận động quá sức, lặp đi lặp lại nhiều lần, hạn chế thuốc lá, điều trị các bệnh lý nền.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tổn thương gân nhị đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán tổn thương gân nhị đầu cần có sự kết hợp cả lâm sàng và cận lâm sàng. Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng cho chẩn đoán bệnh. Nếu có một yếu tố nào không phù hợp, bác sĩ cần tìm và loại trừ các nguyên nhân đau vai khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt đối với một số căn nguyên cũng gây biểu hiện đau khớp vai, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương khớp vai</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương gân chóp xoay</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp khoang dưới mỏm cùng vai</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp cùng vai đòn</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp vai, đông cứng khớp vai</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh giả viêm đa khớp gốc chi</p> <p style="text-align: justify;">- Hoại tử vô mạch chỏm xương cánh tay</p> <p style="text-align: justify;">- Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay</p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa cột sống cổ</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý hô hấp: U phổi, tràn khí màng phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý tim mạch: Nhồi máu cơ tim.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_chan-doan-khop-vai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Làm sao để chấn đoán được tổn thương gân nhị đầu?</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tổn thương gân nhị đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đa phần, xử trí ban đầu của bệnh lý gân nhị đầu là không phẫu thuật. Một thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh hoạt động có lợi trong giai đoạn cấp tính, kết hợp với thuốc chống viêm không steroid (NSAID).</p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu</p> <p style="text-align: justify;">Các phác đồ vật lý trị liệu thành công nhắm vào (các) yếu tố cơ bản góp phần vào bệnh lý gân nhị đầu. Trong giai đoạn cấp, vật lý trị liệu tập trung vào vấn đề giãn cơ, nghỉ ngơi để gân hồi phục. Khi giai đoạn cấp qua đi, các phương pháp tăng cường sức mạnh gân và cơ bắp nên được tập trung để khôi phục sự cân bằng của vùng vai và cổ gáy.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Vat-ly-tri-lieu_21.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vật lý trị liệu tại nhà</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm không steroid</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc có tác dụng giảm tình trạng viêm gân, giảm đau cho người bệnh. Đây là thuốc được dụng phổ biến, một số thuốc trong nhóm không cần kê toa nên người bệnh có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc cần sử dụng thận trọng, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Vì vậy dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ sẽ an toàn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm corticoid</p> <p style="text-align: justify;">Tiêm corticoid được xem xét trong trường hợp viêm gân nhị đầu mà các triệu chứng dai dẳng, người bệnh đau nhiều. Corticoid chỉ nên vào bao gân, không được tiêm trực tiếp vào gân do có nguy cơ đứt gân. Vì vậy, tiêm bao gân dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp được bác sĩ ưu tiên hơn do độ chính xác cao hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Huyết tương giàu tiểu cầu</p> <p style="text-align: justify;">Đây là phương pháp mới, có khả năng giảm viêm và phục hồi gân, được chỉ định cho các trường hợp viêm, rách bán phần gân nhị đầu không đáp ứng với các điều trị cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp có chỉ định phẫu thuật với các tổn thương gân nhị đầu, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Gân viêm dai dẳng tạo thành tình trạng xơ hóa hoặc dính gân vào rãnh nhị đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Rách &gt;25-50% gân nhị đầu (tùy tình huống lâm sàng cụ thể).</p> <p style="text-align: justify;">- Đứt hoàn toàn gân nhị đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Trật gân nhị đầu khỏi rãnh nhị đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Có các tổn thương khác kèm theo có chỉ định phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật giúp giải phóng gân khi gân bị “kẹt” trong rãnh nhị đầu, cố định khi gân bị trật, hoặc nối gân trong những trường hợp đứt rách gân…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_phau-thuat-gan-nhi-dau.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mổ nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đa phần tổn thương gân nhị đầu có thể phục hồi sau khi nghỉ ngơi, điều trị thuốc và không bị suy giảm sức mạnh vai hoặc khuỷu tay trong thời gian dài. Tuy nhiên, tổn thương gân cơ nhị đầu có thể gây đau dai dẳng và làm yếu khả năng ngửa cánh tay. Ngoài ra, với một vết đứt hoàn toàn ở gân nhị đầu, gân có thể rút lại đáng kể và việc sửa chữa sau này trong các trường hợp mãn tính sẽ là một thách thức về mặt kỹ thuật. Do đó, việc chẩn đoán kịp thời đứt gân cơ nhị đầu là rất quan trọng, đặc biệt là ở bệnh nhân trẻ tuổi, năng động.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Nho SJ, Strauss EJ, Lenart BA, Provencher MT, Mazzocca AD, Verma NN, Romeo AA. Long head of the biceps tendinopathy: diagnosis and management. J Am Acad Orthop Surg. 2010 Nov;18(11):645-56.</p><p style="text-align: justify;">2. Frank RM, Cotter EJ, Strauss EJ, Jazrawi LM, Romeo AA. Management of Biceps Tendon Pathology: From the Glenoid to the Radial Tuberosity. J Am Acad Orthop Surg. 2018 Feb 15;26(4):e77-e89.</p><p style="text-align: justify;">3. Wilk KE, Hooks TR. The Painful Long Head of the Biceps Brachii: Nonoperative Treatment Approaches. Clin Sports Med. 2016 Jan;35(1):75-92.</p><p style="text-align: justify;">4. Griffin JW, Leroux TS, Romeo AA. Management of Proximal Biceps Pathology in Overhead Athletes: What Is the Role of Biceps Tenodesis? Am J Orthop (Belle Mead NJ). 2017 Jan/Feb;46(1):E71-E78.</p><p style="text-align: justify;">5. Harrison AK, Flatow EL. Subacromial impingement syndrome. J Am Acad Orthop Surg. 2011 Nov;19(11):701-8.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ton-thuong-gan-nhi-dau-swsce
Viêm da dầu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm da dầu là một bệnh lý khá phổ biến, rất nhiều người phải đi khám bác sĩ vì tình trạng này. Đây là một bệnh viêm mạn tính, ổn định từng đợt,&nbsp; đặc trưng bởi các tình trạng da đỏ trên nền có vảy phân bố chủ yếu ở những vùng da nhiều tuyến bã như da đầu, vùng mặt và nửa trên thân mình.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thường khởi phát tại các thời điểm tuyến bã hoạt động mạnh như những tháng đầu đời sau sinh ở trẻ và sau giai đoạn dậy thì của thanh thiếu niên.</p> <p style="text-align: justify;">Như vậy, bệnh có thể gặp ở mọi chủng tộc, cả trẻ em và người lớn, cả nam và nữ, tuy nhiên nam gặp nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em độ tuổi từ 3 tuần - 12 tháng</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ &lt; 1 tháng tuổi khoảng 10% có viêm da dầu</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ 3 tháng tuổi: 70% bị viêm da dầu</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh tự thoái lui sau 1 tuổi.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Trẻ 3 tháng tuổi: 70% bị viêm da dầu" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_phai-lam-gi-khi-tre-bi-viem-da-dau.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ 3 tháng tuổi: 70% bị viêm da dầu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ở người lớn:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khoảng 3% có tình trạng viêm da dầu</p> <p style="text-align: justify;">+ Đỉnh bệnh vào khoảng thời gian 30-40 tuổi</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng viêm da dầu tăng cao ở đối tượng nhiễm HIV</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng 35% những đối tượng này có tình trạng Viêm da dầu</p> <p style="text-align: justify;">- Thậm chí lên đến 85%, ở đối tượng có CD4 &lt; 400TB/ml và bệnh ở giai đoạn AIDS.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng viêm da dầu thường nặng, lan tỏa và không đáp ứng điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cho đến ngày nay thì nguyên nhân gây bệnh Viêm da dầu vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Có nhiều quan điểm được đưa ra, đa số cho rằng bệnh có liên quan đến sự hoạt động quá mức của tuyến bã, nấm Malassezia, sự thay đổi miễn dịch và các yếu tố thuận lợi tạo nên sự nhạy cảm của người bệnh với viêm da dầu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vai trò của tuyến bã</strong></p> <p style="text-align: justify;">Người ta thấy rằng, các vị trí thường bị viêm da dầu tương ứng với vùng da tập trung nhiều tuyến bã như da đầu, vùng mặt, ngực và lưng và bệnh lại khởi phát chủ yếu vào thời điểm các tuyến bã này hoạt động mạnh mẽ: những tháng đầu đời và ở độ tuổi sau dậy thì.</p> <p style="text-align: justify;">Điều này phần nào khẳng định quan điểm về vai trò của tuyến bã trong việc gây nên tình trạng viêm da dầu.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, không phải ai bị viêm da dầu cũng có tăng tiết bã nhờn và không phải ai có tình trạng tăng tiết bã nhờn cũng bị viêm da dầu. Nồng độ chất bã cũng không liên quan đến mức độ nặng của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vai trò của nấm Malassezia</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây loài nấm ưa mỡ có trong vi hệ của da, được cho là có liên quan đến sự xuất hiện tình trạng viêm da dầu.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Nấm Malassezia&nbsp;được cho là có liên quan đến sự xuất hiện tình trạng viêm da dầu" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_snowcleardap2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Nấm Malassezia&nbsp;được cho là có liên quan đến sự xuất hiện tình trạng viêm da dầu</em></p> <p style="text-align: justify;">Người ta thấy rằng: ở những bệnh nhân viêm da dầu thường có số lượng Malassezia cao hơn so với nhóm chứng. Hơn nữa, viêm da dầu lại đáp ứng khá tốt khi điều trị với các thuốc kháng nấm, điều này lại càng khẳng định có sự liên quan giữa viêm da dầu và loại nấm này.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, còn 1 số điểm chưa hợp lý, có những người có nồng độ Malassezia bình thường mà vẫn bị viêm da dầu và số lượng sợi nấm trên da cũng không hoàn toàn tương ứng với mức độ nặng của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vai trò của hệ miễn dịch</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có nghiên cứu cho rằng: sự đáp ứng miễn dịch với Malassezia và các sản phẩm chuyển hóa của nó: acid béo, gốc oxy tự do, men lipase đã dẫn đến tình trạng viêm da dầu hoặc cũng có thể viêm da dầu là kết quả của phản ứng kích ứng với các sản phẩm chuyển hóa đó.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố thuận lợi</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý nền: các bệnh lý về thần kinh, chuyển hóa, suy giảm miễn dịch...</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố vật lý:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chấn thương, vết thương vùng mặt: có thể làm xuất hiện bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tia tử ngoại: điều trị PUVA ở vùng mặt có thể gây viêm da dầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiệt độ và độ ẩm: mức độ viêm da dầu thay đổi rõ rệt theo mùa, bệnh có thể bùng phát vào mùa đông, đầu xuân, cải thiện hơn về mùa hè.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc: griseofulvin, cimetidin, lithium,… có thể gây bùng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố di truyền: đột biến gen ZNF750.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm da dầu được chia thành Viêm da dầu ở 2 nhóm đối tượng:</p> <p style="text-align: justify;">​<strong>Viêm da dầu ở trẻ nhỏ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thường gặp ở giai đoạn đầu sau sinh và có tiên lượng khá tốt. Phần lớn, bệnh sẽ tự khỏi sau vài tuần - vài tháng, rất ít khi&nbsp; kéo dài đến năm 1 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái, vị trí tổn thương</p> <p style="text-align: justify;">+ Vùng da đầu: Gặp nhiều ở vùng trán và đỉnh đầu, thương tổn là các vảy da, vảy mỡ trên nền da đỏ xen kẽ các vết nứt, thường không có rụng tóc đi kèm, tổn thương có thể khu trú hoặc lan rộng toàn bộ da đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí thường gặp khác:</p> <p style="text-align: justify;">Vùng chữ T (Trán, rãnh mũi má, cung mày 2 bên), vùng mí mắt, rãnh sau tai, ống tai ngoài, ngực, lưng</p> <p style="text-align: justify;">Các mảng da đỏ trên&nbsp;nền có vảy mỡ, bóng, dính.</p> <p style="text-align: justify;">Thương tổn cũng có thể lan rộng toàn bộ thân mình, các chi.</p> <p style="text-align: justify;">Vùng kẽ: nách, bẹn 2 bên, quanh rốn, quanh ống hậu môn, các mảng đỏ ẩm ướt trên nền có ít vảy tập trung thành đám.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ năng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ít gây khó chịu, có thể ngứa rất ít</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ vẫn ăn và ngủ tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Leiner’s disease:</p> <p style="text-align: justify;">+ Là một thể nặng lan tỏa của viêm da dầu ở trẻ em, dẫn đến tình trạng đỏ da bong vảy toàn thân</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Leiner’s disease là một thể nặng lan tỏa của viêm da dầu ở trẻ em, dẫn đến tình trạng đỏ da bong vảy toàn thân" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_dth14510-fig-0001-m.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Leiner’s disease là một thể nặng lan tỏa của viêm da dầu ở trẻ em, dẫn đến tình trạng đỏ da bong vảy toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra: có sốt, tiêu chảy, thiếu máu, nôn và sút cân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Không được điều trị, người bệnh có thể tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường có tính chất gia đình.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm da dầu ở người lớn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây là bệnh mạn tính, thường khởi phát sau tuổi dậy thì và có thể kéo dài suốt đời, ổn định và tái phát theo từng đợt.</p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái, vị trí thương tổn</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở da đầu</p> <p style="text-align: justify;">Các vảy da màu trắng, mỏng hoặc vảy mỡ màu vàng trên nền da viêm đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Thường gặp: vùng trán, thái dương và vùng đỉnh</p> <p style="text-align: justify;">Thương tổn có thể khu trú hoặc lan tỏa toàn bộ vùng da đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở mặt</p> <p style="text-align: justify;">Dát đỏ trên nền có các vảy da, vảy mỡ màu vàng dính, ranh giới rõ. Đôi khi có kèm vết nứt( hay sau ở vị trí rãnh sau tai, vành tai)</p> <p style="text-align: justify;">Thương tổn tập trung ở vùng chữ T (má, lông mày, rãnh mũi má), rãnh sau tai, vành tai, ống tai ngoài, vùng tiết nhiều dầu: ngực, lưng.</p> <p style="text-align: justify;">Các tổn thương sắp xếp đa dạng: thành hình đồng xu, hình đa cung, hình cánh hoa, hình vòng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vùng nếp gấp:</p> <p style="text-align: justify;">Hay gặp: nách, nếp lằn vú 2 bên, vùng quanh rốn</p> <p style="text-align: justify;">Các mảng trợt ướt, viêm đỏ trên nền có thể có hoặc không có vảy da.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ năng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có hoặc không ngứa</p> <p style="text-align: justify;">+ Có trường hợp ngứa tăng khi nóng, ra mồ hôi</p> <p style="text-align: justify;">+ Vùng da đầu thường ngứa nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở bệnh nhân HIV:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn thường lan rộng</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể ở vị trí ít gặp: tay, chân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm da dầu cũng ít khi để lại biến chứng, tuy nhiên, trong trường hợp Viêm da dầu lan tỏa, không đáp ứng điều trị có thể gây tình trạng đỏ da bong vảy nặng nề, viêm nặng dễ dẫn đến tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Vậy viêm da dầu liệu có lây không?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Câu trả lời là không. Viêm da dầu có tính chất gia đình và không phải bệnh lý truyền nhiễm, không thể lây lan giữa người với người qua giao tiếp, tiếp xúc đơn thuần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Người nhiễm HIV/AIDS: Viêm da dầu gặp khá nhiều ở đối tượng này. Thương tổn thường lan tỏa và không đáp ứng điều trị thông thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Người có bệnh lý thần kinh: Parkinson, Alzheimer, rối loạn tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người nghiện rượu.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người mắc bệnh nội tiết, béo phì: tỷ lệ viêm da dầu cũng tăng lên.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng stress, lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng có thể gây viêm da dầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong gia đình có ông bà, bố mẹ... bị viêm da dầu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát tốt các bệnh lý nền có sẵn của bệnh nhân: HIV, bệnh lý về thần kinh, rối loạn nội tiết...</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế những yếu tố nguy cơ là điều kiện thuận lợi cho sự khởi phát bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-giac-mac-kieng-gi-2.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Tạo lối sống sinh hoạt hợp lý, điều độ: ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái, không ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ quá ngọt</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng các sản phẩm chăm sóc, làm sạch da phù hợp, đặc biệt là những vùng da có tuyến bã hoạt động mạnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sẽ gồm chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Căn cứ chủ yếu biểu hiện lâm sàng, vị trí thương tổ</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp không rõ làm thêm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.</p> <p style="text-align: justify;">Mô bệnh học khác nhau tùy giai đoạn:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cấp tính: hiện tượng phù gian bào nhẹ, các tế bào sừng còn nhân khu trú, thâm nhiễm bạch cầu lympho.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bán cấp: tế bào thượng bì tăng sinh, có tế bào nấm men ở lớp sừng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mạn tính: tế bào thượng bì tăng sinh nhiều hơn và giảm hiện tượng phù gian bào, giãn mạch máu ở trung bì nông</p> <p style="text-align: justify;">- 1 số xét nghiệm có ý nghĩa trong gợi ý chẩn đoán, tiên lượng bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nuôi cấy nấm: số lượng nấm Malassezia tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm HIV.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da dầu ở trẻ em</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm da cơ địa: đôi khi gây nhầm lẫn với thương tổn dát đỏ vùng mặt. Tuy nhiên, bệnh sẽ không đáp ứng với thuốc nấm tại chỗ, cơ năng: ngứa nhiều, trẻ dụi dặm, khó chịu, xét nghiệm: không có nấm</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm da tã lót, có thể nhầm lẫn với viêm da dầu vùng bẹn, hậu môn do vị trí đeo bỉm, quấn tã. Tuy nhiên khi bỏ bỉm, bỏ tã, giữ khô thoáng và dùng các thuốc giảm viêm, kháng sinh, dưỡng ẩm tại chỗ thì bệnh cải thiện</p> <p style="text-align: justify;">+ Vảy nến: cũng có thể gây nhầm lẫn với những thương tổn viêm da dầu lan tỏa vùng mặt, ngực, lưng. Tuy nhiên, vảy nến: có thể có thêm tổn thương móng, khớp, cạo vảy theo phương pháp Brocq (+)</p> <p style="text-align: justify;">+ Nấm da đầu cũng có thể gây tình trạng vảy da trên nền da đỏ. Tuy nhiên: thường kèm rụng tóc do nấm</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm nấm: nhiều sợi nấm (viêm da dầu thường là nấm men, không có sợi)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Soi nấm dưới kính hiển vi&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Soi nấm dưới kính hiển vi&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da dầu ở người lớn, cũng tương tự 1 số bệnh cần phân biệt ở Viêm da dầu trẻ em như: vảy nến, nấm da đầu, và 1 số bệnh khác nữa:</p> <p style="text-align: justify;">+ Lang ben: cũng do nấm men gây nên, tuy nhiên&nbsp;thương tổn có xu hướng lan rộng ra mọi vị trí trên da và lây cho người khác khi dùng chung vật dụng: khăn mặt, khăn tắm, khẩu trang, quần áo...</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm da do Demodex: cũng gây hiện tượng viêm đỏ. tuy nhiên thương tổn thường phân bố vùng mặt. Xét nghiệm demodex(+) ( trên 5 con/ vi trường)</p> <p style="text-align: justify;">+ Lupus ban đỏ hệ thống: thường kèm rụng tóc, triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, đau khớp hoặc có biểu hiện ở các cơ quan khác. Kháng thể kháng nhân(+)</p> <p style="text-align: justify;">+ Lupus ban đỏ kinh hình đĩa</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm da tiếp xúc dị ứng: khai thác tác nhân nghi ngờ gây dị ứng. Bệnh cải thiện nhanh sau khi ngừng tiếp xúc với tác nhân và điều trị thuốc chống viêm, chống dị ứng. xét nghiệm nấm (-)</p> <p style="text-align: justify;">+ Vảy phấn hồng gilbert: có thể gây nhầm lẫn với thương tổn vùng lưng, ngực. Tuy nhiên thương tổn thường có tính chất đối xứng, đa dạng hình thái, có thể có các thương tổn “con” vây xung quang thương tổn “mẹ”.Có thể có tiền sử dùng thuốc, nhiễm virus trước đó. Bệnh có thể tự thoái lui sau 3-6 tháng mà không cần điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giang mai: hồng ban trong giang mai đôi khi gây nhầm lẫn với dát đỏ trong viêm da dầu. Tuy nhiên, ở bệnh nhân Giang mai có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn. Xét nghiệm giang mai dương tính,&nbsp;Pemphigus da mỡ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm da dầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng mà khác nhau về độ tuổi, vị trí của tổn thương. Ngoài ra, cần xác định các yếu tố nguy cơ gây bùng phát hoặc làm nặng bệnh và loại bỏ chúng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm da dầu ở trẻ em</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da dầu ở đầu:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ưu tiên kem dưỡng ẩm, dầu gội thông thường làm mềm và bong tổn thương; khi không đáp ứng, chuyển bước tiếp theo</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng corticoid bôi loại yếu hoặc dầu gội trị nấm, kem bôi nấm.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Dùng corticoid bôi loại yếu hoặc dầu gội trị nấm, kem bôi nấm" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20200610_030737_166444_corticoid.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Dùng corticoid bôi loại yếu hoặc dầu gội trị nấm, kem bôi nấm</em></p> <p style="text-align: justify;">Corticoid: clobetasol butyrate 0,05%, hydrocortison 1%... bôi 1 lần/ngày x 7 ngày</p> <p style="text-align: justify;">Dầu gội hoặc kem ketoconazol 2%: 2 lần/tuần x 2 tuần</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da dầu ở mặt, thân mình:</p> <p style="text-align: justify;">+ Corticoid bôi loại yếu: 1 lần/ngày x 5-7 ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Ketoconazol 2% 1 lần/ngày x 1-2 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da dầu ở vùng kẽ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ketoconazol 2 % hoặc thuốc nhóm azole khác: 1 lần/ngày x 1-2 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra, có thể dùng kẽm oxid hoặc các chế phẩm chiết xuất từ than đá.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu bệnh không cải thiện sau 1 tuần dùng corticoid hoặc 2 tuần dùng thuốc chống nấm thì cần xác định lại đó có phải Viêm da dầu hay không. Nếu vẫn nghĩ đến chẩn đoán này thì điều trị lại theo từng đợt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm da dầu ở người lớn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị Viêm da dầu ở người lớn cần chia làm 2 giai đoạn: Tấn công: Cải thiện triệu chứng và duy trì: Dự phòng tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da dầu ở đầu</p> <p style="text-align: justify;">+ Khởi đầu: ketoconazol 2%, selenium sulphid 2,5%, ciclopirox 1% 2-3 lần/tuần trong vài tuần hoặc cho đến khi sạch tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Corticoid loại mạnh mỗi ngày 1 lần x 2-4 tuần với trường hợp có ngứa hoặc viêm tại thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Duy trì: dầu gội ketoconazol 2% hoặc ciclopirox 1% 1 lần/ tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da dầu ở mặt:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khởi đầu: corticoid bôi loại yếu, thuốc bôi chống nấm đơn độc hoặc chế phẩm kết hợp cả 2 loại này: 1-2 lần/ngày đến khi sạch tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Duy trì: thuốc bôi chống nấm 1 lần/tuần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn ở vùng râu: dùng dầu gội chống nấm rửa mặt hằng ngày đến khi sạch tổn thương, duy trì: 1 lần/tuần, kéo dài</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc ức chế calcineurin: tacrolimus hoặc pimetrolimus có thể dùng thay thế corticoid, hiệu quả và an toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da dầu ở thân mình và vùng kẽ</p> <p style="text-align: justify;">+ Corticoid loại trung bình, thuốc bôi chống nấm dùng đơn độc hoặc phối hợp cả hai loại này: 1-2 lần/ngày cho đến khi sạch tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Duy trì: thuốc bôi chống nấm 1 lần/tuần, kéo dài</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Viêm da dầu không đáp ứng điều trị hoặc các bệnh nhân có tổn thương lan tỏa: cần phối hợp các thuốc uống đường toàn thân:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ưu tiên: Itraconazol 200mg/ ngày x 7 ngày, sau đó duy trì: 200mg/ngày x 2 ngày/tháng x 3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể thay bằng: terbinafin, fluconazol.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số dùng: vitamin A acid liều 2,5-5mg/ngày x 3-5 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ánh sáng trị liệu cũng có tác dụng trong điều trị viêm da dầu.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p><span style="text-align: justify;">1. Bệnh học Da Liễu tập 2 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường</span><br></p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-da-dau-spmjw
Lichen phẳng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lichen phẳng là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh da có sẩn và bong vảy tuy nhiên bệnh hiếm gặp hơn so với các bệnh khác trong cùng nhóm.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có biểu hiện viêm da cấp hoặc mạn tính, không chỉ biểu hiện ngoài da mà bệnh còn ảnh hưởng đến cả niêm mạc, tóc và móng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiên hay gặp nhất: ở mặt trước cổ tay, lưng, xung quanh mắt cá chân và sinh dục.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bệnh hay gặp nhất: ở mặt trước cổ tay, lưng, xung quanh mắt cá chân và sinh dục." src="/ImagePath/images/20210920/20210920_lichen_phang.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh hay gặp nhất: ở mặt trước cổ tay, lưng, xung quanh mắt cá chân và sinh dục.</em></p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê của các tác giả người nước ngoài, chưa thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc lichen phẳng theo chủng tộc, điều kiện khí hậu, kinh tế:</p> <p style="text-align: justify;">- Trên thế giới ~ 0.14%-0.8%</p> <p style="text-align: justify;">- Ở Mỹ ~ 0,44% .</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh khởi phát chủ yếu ở độ tuổi từ 30-60.</p> <p style="text-align: justify;">- Nữ giới thường phát bệnh ở 50-60 tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới thường biểu hiện bệnh sớm hơn</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em và người cao tuổi rất ít gặp.</p> <p style="text-align: justify;">Một số quan điểm cho rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới. Tuy nhiên, Rajesh Shah lại cho rằng bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Nhưng trong lichen phẳng thể teo, tỉ lệ nam: nữ là 1:6.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Liên quan đến sự thay đổi miễn dịch, có sự tấn công của hệ thống miễn dịch của cơ thể với các tế bào da, niêm mạc, móng. Vấn đề này có thể xuất phát từ việc:</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có các bệnh lý liên quan miễn dịch trước đó như: Viêm loét đại tràng, rụng tóc, rụng lông mày lốm đốm, bạch tạng, viêm da cơ địa, xơ cứng bì khu trú, lichen xơ teo và nhược cơ nặng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Người bệnh có các bệnh lý liên quan miễn dịch trước đó" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_cácbệnhlýliênquanmiễndịch.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bệnh có các bệnh lý liên quan miễn dịch trước đó</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp xúc với các kim loại nặng trong thời gian dài: Thủy ngân, vàng...chúng như một kháng nguyên và có thể kích thích một loạt các phản ứng miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng&nbsp; nhiễm khuẩn: Giang mai, HSV-7, HIV, virus viêm gan C, Helicobacter pylori, HPV…</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh có thể do</p> <p style="text-align: justify;">- Di truyền</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc: chẹn beta, NSAID, Chống sốt rét...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng của lichen phẳng có thể biểu hiện ở da, niêm mạc, tóc và móng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương da</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Những sẩn dẹt phẳng, hình đa giác, bóng, trên bề mặt thường có những đường vân trắng</p> <p style="text-align: justify;">- Màu sắc: màu đỏ hồng hoặc tím hoa cà.</p> <p style="text-align: justify;">- Thương tổn có kích thước đa dạng: từ vài milimet đến hàng vài centimet hoặc to hơn, tập trung thành từng đám hoặc rải rác.</p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái thương tổn</p> <p style="text-align: justify;">+ Dạng đường thẳng: xuất hiện trên nền những vết gãi, chà xát hoặc vết sẹo (hiện tượng Koebner: chấn thương gọi tổn thương), hay gặp ở trẻ nhỏ</p> <p style="text-align: justify;">+ Dạng vòng: thương tổn hình vòng hoặc các thương tổn sẩn nhỏ tập trung thành hình vòng hay các thương tổn sẩn lớn lành ở giữa và ngoại vi thương tổn ở trạng thái hoạt động. Hình thái thương tổn này hay gặp ở vùng dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đám sẩn đỉnh nhọn: rất ít gặp, mọc xung quanh nang lông như chứng dày sừng nang lông. Hình thái thương tổn này thường ở các chi, đặc biệt ở chi dưới, phân bố đối xứng 2 bên cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bọng nước, mụn nước rất hiếm gặp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn nhiễm sắc tố: xuất hiện sau khi những thương tổn dạng sẩn biến mất, nó có hình thái tương tự thương tổn trước đó, thời gian tồn tại vài tháng - vài năm. Màu sắc chuyển dần từ hồng đến xanh và sang đen. Xu hướng tổn thương lan rộng và dày sừng, bề mặt thương tổn xù xù, màu tím hoa cà càng trở nên rõ hơn. Khi những thương tổn này thoái triển sẽ có thể để lại sẹo hoặc vùng da teo.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương ở niêm mạc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chiếm khoảng 30 - 70% các trường hợp tổn thương trong lichen phẳng.</p> <p style="text-align: justify;">- Có 1 số trường hợp người bệnh chỉ có tổn thương ở niêm mạc mà không có tổn thương da.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể gặp thương tổn ở các vị trí: lưỡi, niêm mạc má, thanh quản, vùng sinh dục- hậu môn, màng nhĩ và thực quản(gây hẹp thực quản, khó nuốt).</p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái thương tổn theo vị trí:</p> <p style="text-align: justify;">+ Niêm mạc miệng: thương tổn là những đường kẻ trắng đan xen nhau tạo hình ảnh lá cây dương xỉ hoặc dải thêu ren. Có thể là ở niêm mạc má, lợi hoặc môi.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tổn thương ở niêm mạc miệng" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_lichen-planus3-1506595889692.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tổn thương ở niêm mạc miệng</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Lưỡi: đám, mảng thương tổn lõm hơn so với niêm mạc lành xung quanh,, thường ở mặt trên và cạnh lưỡi, ít thấy ở mặt dưới. Thương tổn dạng loét, trợt ít gặp nhưng dễ chuyển thành ung thư biểu mô.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vùng sinh dục ngoài của nam: sẩn dạng vòng, ít khi có thương tổn loét. Thường ở quy đầu, thân dương vật, bìu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Âm hộ và âm đạo nữ: sẩn hình mắt lưới hoặc thương tổn dạng loét, trợt, thường kèm cảm giác ngứa, nóng rát.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương ở móng </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hiếm gặp, chiếm khoảng 10% các trường hợp lichen phẳng.</p> <p style="text-align: justify;">- Người ta thấy rằng, tổn thương ở móng tay gặp nhiều hơn móng chân.</p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái tổn thương của móng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Móng bị bào mòn: hình thái này gặp nhiều nhất: để lại những gờ lồi lên dọc theo chiều dài móng. có thể song hành hoặc không có thương tổn da.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có khi móng bị phá huỷ gây tình trạng mộng móng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp nhẹ: tạo những đường gồ lên trên mặt móng, ít thấy bong móng, hay gặp nhất ở ngón cái. Đây là biểu hiện sớm ở móng trước khi xảy ra tình trạng bong móng.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Thương tổn ở móng hiếm gặp ở trẻ em nhưng nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng teo móng tự phát ở trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Đối với các móng nhỏ, tổn thương chỉ là tạm thời, nhưng có liên quan đến sự phá huỷ lâu dài chất căn bản.</p> <p style="text-align: justify;">- Lichen phẳng vùng nền móng sẽ tác động gây phá hủy chất nền của móng dẫn đến tổn thương tuần hoàn quanh móng, gây tăng sắc tố mô làm móng đen theo chiều dọc, dày sừng dưới móng, mô phỏng hội chứng móng tay vàng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Với thương tổn lichen phẳng ở</p> <p style="text-align: justify;">- Trên da, sẩn to, mạn tính: có thể để lại sẹo, teo da</p> <p style="text-align: justify;">- Niêm mạc miệng: dễ dẫn đến ung thư</p> <p style="text-align: justify;">- Thực quản: gây hẹp thực quản, nuốt khó</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ: gây nghe kém hoặc điếc</p> <p style="text-align: justify;">- Âm hộ, niệu đạo nữ: có thể gây hẹp âm hộ và niệu đạo</p> <p style="text-align: justify;">- Móng chân: có thể gây loét ở gan bàn chân, phá huỷ móng chân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế thì đây không phải là bệnh lý truyền nhiễm, sẽ không lây qua tiếp xúc giữa người với người nên những bệnh nhân lichen phẳng không cần lo lắng về việc sẽ lây bệnh cho mọi người xung quanh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Ở người có một trong số các bệnh lý liên quan miễn dịch như: Viêm loét đại tràng, rụng tóc, rụng lông mày lốm đốm, bạch tạng, viêm da cơ địa, xơ cứng bì khu trú, lichen xơ teo và nhược cơ nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Người tiếp xúc thường xuyên với các kim loại: thủy ngân, vàng</p> <p style="text-align: justify;">- Người chỉnh nha: đeo những vật liệu chỉnh nha kim loại</p> <p style="text-align: justify;">- Người nhiễm virus viêm gan C, bệnh viêm gan mạn thể hoạt động và bệnh xơ gan mật cấp</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Dùng kem dưỡng da hàng ngày để tăng cường độ đàn hồi, độ ẩm cho da, củng cố cho hàng rào bảo vệ da không bị suy yếu.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần điều trị triệt để, tối đa các bệnh lý về da khác: Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da chàm hóa....</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn nâng cao thể trạng: Tăng cường rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống đủ nước 2-3 lít mỗi ngày, giữ tinh thần luôn thoải mái, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, vận động thể lực đều đặn mỗi ngày…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tăng cường rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống đủ nước 2-3 lít mỗi ngày" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_vitamin-c-co-nhieu-trong-nhung-thuc-phong-nao.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng cường rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống đủ nước 2-3 lít mỗi ngày</em></p> <p style="text-align: justify;">- Luôn định kỳ kiểm soát tốt các bệnh lý nhiễm khuẩn: Giang mai, Viêm gan C, Herpes, HPV…</p> <p style="text-align: justify;">- Loại bỏ các kim loại, trang sức khi nghi ngờ chúng gây nên tình trạng Lichen phẳng: Vàng, phụ kiện chỉnh nha...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thương tổn đa dạng nên đôi khi khó chẩn đoán nếu chỉ dựa vào tổn thương trên lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng và mô bệnh học vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">Mô bệnh học của thương tổn lichen phẳng có đặc điểm:</p> <p style="text-align: justify;">- Trên sinh thiết nhuộm HE:</p> <p style="text-align: justify;">+ Dày sừng, các lá sừng mất nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp tế bào hạt, tế bào gai tăng sinh không đều.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp tế bào đáy tổn thương, xuất hiện các chất bắt màu thuốc nhuộm eosin.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thâm nhiễm tế bào viêm đơn nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xuất hiện khoảng trống Max-Joseph: khe nhỏ giữa biểu mô và mô liên kết.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương mạn tính: dày sừng và quá sản lớp biểu mô giả u nhú (Lichen phẳng phì đại).</p> <p style="text-align: justify;">+ Lichen phẳng ở miệng: hình ảnh tế bào sừng còn nhân, tế bào biểu mô quá sản ít , thường kèm theo loét.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lichen phẳng nang lông: tế bào lympho thâm nhiễm quanh nang lông, giai đoạn muộn sẽ xơ hóa và gây rụng lông tóc.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhuộm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp thấy:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiều tế bào chết theo chương trình tại vùng tiếp giáp trung bì-thượng bì.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lắng đọng IgM, IgG, IgA, sợi fibrin ở vùng tiếp giáp trung bì và thượng bì.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng nguyên đặc hiệu khu trú ở lớp gai và lớp hạt, giúp phân biệt lichen phẳng với viêm da dạng lichen.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhuộm hóa mô miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">+ Chủ yếu là các tế bào lympho xâm nhập tham gia vào phản ứng viêm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng mật độ tế bào Langerhans và tế bào đuôi gai trong giai đoạn đầu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>&nbsp;Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Vảy nến</p> <p style="text-align: justify;">+ Đều có thương tổn màu hồng hoặc đỏ, cạo vảy theo phương pháp brocq để phân biệt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp không điển hình, kết hợp sinh thiết thương tổn làm mô bệnh học để phân biệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Phản ứng thuốc dạng lichen</p> <p style="text-align: justify;">+ Khai thác có tiền sử dùng thuốc trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Lichen đơn dạng mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">+ Tình trạng dày da xuất hiện trên những vết xước, cào gãi, lặp đi lapj lại nhiều lần tạo vòng xoắn bệnh lý.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sinh thiết da làm mô bệnh học trong trường hợp không phân biệt được.</p> <p style="text-align: justify;">- Vảy phấn dạng lichen</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vảy phấn dạng lichen" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_vay-phan-dang-lichen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vảy phấn dạng lichen</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có tiền sử dùng thuốc hoặc sau 1 đợt nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mô bệnh học khi cần.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạt cơm phẳng</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhìn xa có thể cần phân biệt với những thương tổn lichen dạng sẩn nhọn quanh nang lông, hạt cơm phẳng có thể ở bất kì vị trí nào trên da, k liên quan vị trí nang lông, màu da, bóng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh da có lichen hóa</p> <p style="text-align: justify;">+ Có tiền sử bệnh da khác trước đó: viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da chàm hóa…</p> <p style="text-align: justify;">+ Làm mô bệnh học để phân biệt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lichen phẳng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị phụ thuộc thể bệnh, vị trí thương tổn</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lichen phẳng ở niêm mạc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cần giữ vệ sinh và chăm sóc tốt vùng thương tổn. Loại bỏ dị vật nghi ngờ gây phản ứng dạng lichen.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Tại chỗ</p> <p style="text-align: justify;">+ Corticoid bôi: 4-6 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Fluocinolone acetonide 0,1%</p> <p style="text-align: justify;">Clobetasol propionate 0,05%</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Corticoid bôi: 4-6 lần/ngày" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20200610_030737_166444_corticoid.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Corticoid bôi: 4-6 lần/ngày</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thay thế corticoid: bôi 1-4 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Tacrolimus</p> <p style="text-align: justify;">Pimetrolimus</p> <p style="text-align: justify;">+ Retinoid dạng bôi: dùng 2 lần/ ngày</p> <p style="text-align: justify;">Tretinoin, Isotretinoin</p> <p style="text-align: justify;">Dùng đơn độc hoặc phối hợp với corticoid bôi, thương tổn cải thiện sau 2 tháng</p> <p style="text-align: justify;">- Toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">+ Corticoid toàn thân:</p> <p style="text-align: justify;">Liều 30-80mg prednisolon/ngày, giảm dần trong 3-6 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">có thể dùng riêng rẽ hoặc kết hợp corticoid tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Retinoid: 8 tuần trở nên bệnh cải thiện đáng kể hoặc sạch tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Acitretin 25-50mg/ngày</p> <p style="text-align: justify;">Isotretinoin 20-40mg/ngày</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lichen phẳng ở da </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tại chỗ</p> <p style="text-align: justify;">+ Corticoid bôi loại mạnh:</p> <p style="text-align: justify;">Clobetasol propionate 0.05% bôi 2 lần/ngày</p> <p style="text-align: justify;">Bôi corticoid vùng thương tổn và băng bịt lại trong LP phì đại.</p> <p style="text-align: justify;">+ Corticoid dạng tiêm dưới da tại thương tổn</p> <p style="text-align: justify;">Triamcinolone acetonide.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thay thế và hạn chế tác dụng phụ của corticoid:</p> <p style="text-align: justify;">Tacrolimus</p> <p style="text-align: justify;">Pimecrolimus</p> <p style="text-align: justify;">Bôi tại chỗ 1-2 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">+ Corticoid toàn thân:</p> <p style="text-align: justify;">Liều 30-80mg prednisolon/ngày x 4-6 tuần</p> <p style="text-align: justify;">Sau đó giảm liều và duy trì tiếp trong 4-6 tuần nữa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Retinoid:</p> <p style="text-align: justify;">Acitretin 25-50mg/ngày x 8 tuần trở nên</p> <p style="text-align: justify;">Isotretinoin 20-40mg/ngày x 1-19 tháng</p> <p style="text-align: justify;">=&gt; Thương tổn da, niêm mạc và móng có thể biến mất hoàn toàn hoặc giảm đáng kể.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cyclosporin 3-10mg/kg/ngày x 4-6 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dapsone 100-200mg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hydroxychloroquine 200-400mg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp ánh sáng PUVA, UVB, UVB dải hẹp.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bệnh học Da Liễu tập 2 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lichen-phang-sejrp
Lichen phẳng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lichen phẳng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lichen phẳng là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh da có sẩn và bong vảy tuy nhiên bệnh hiếm gặp hơn so với các bệnh khác trong cùng nhóm.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có biểu hiện viêm da cấp hoặc mạn tính, không chỉ biểu hiện ngoài da mà bệnh còn ảnh hưởng đến cả niêm mạc, tóc và móng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiên hay gặp nhất: ở mặt trước cổ tay, lưng, xung quanh mắt cá chân và sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê của các tác giả người nước ngoài, chưa thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc lichen phẳng theo chủng tộc, điều kiện khí hậu, kinh tế:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trên thế giới ~ 0.14%-0.8%</li> <li style="text-align: justify;">Ở Mỹ ~ 0,44% .</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bệnh khởi phát chủ yếu ở độ tuổi từ 30-60.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nữ giới thường phát bệnh ở 50-60 tuổi</li> <li style="text-align: justify;">Nam giới thường biểu hiện bệnh sớm hơn</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ em và người cao tuổi rất ít gặp.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Một số quan điểm cho rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới. Tuy nhiên, Rajesh Shah lại cho rằng bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Nhưng trong lichen phẳng thể teo, tỉ lệ nam: nữ là 1:6.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lichen phẳng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Liên quan đến sự thay đổi miễn dịch, có sự tấn công của hệ thống miễn dịch của cơ thể với các tế bào da, niêm mạc, móng. Vấn đề này có thể xuất phát từ việc:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bệnh có các bệnh lý liên quan miễn dịch trước đó như: Viêm loét đại tràng, rụng tóc, rụng lông mày lốm đốm, bạch tạng, viêm da cơ địa, xơ cứng bì khu trú, lichen xơ teo và nhược cơ nặng.</li> <li style="text-align: justify;">Tiếp xúc với các kim loại nặng trong thời gian dài: Thủy ngân, vàng...chúng như một kháng nguyên và có thể kích thích một loạt các phản ứng miễn dịch</li> <li style="text-align: justify;">Tình trạng&nbsp; nhiễm khuẩn: Giang mai, HSV-7, HIV, virus viêm gan C, Helicobacter pylori, HPV…</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh có thể do</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Di truyền</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc: chẹn beta, NSAID, Chống sốt rét...</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Vậy lichen phẳng liệu có lây truyền?</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế thì đây không phải là bệnh lý truyền nhiễm, sẽ không lây qua tiếp xúc giữa người với người nên những bệnh nhân lichen phẳng không cần lo lắng về việc sẽ lây bệnh cho mọi người xung quanh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lichen phẳng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng của lichen phẳng có thể biểu hiện ở da, niêm mạc, tóc và móng</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương da</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Những sẩn dẹt phẳng, hình đa giác, bóng, trên bề mặt thường có những đường vân trắng</p> <p style="text-align: justify;">- Màu sắc: màu đỏ hồng hoặc tím hoa cà.</p> <p style="text-align: justify;">- Thương tổn có kích thước đa dạng: từ vài milimet đến hàng vài centimet hoặc to hơn, tập trung thành từng đám hoặc rải rác</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_15.png"></p> <p style="margin-left: 36pt; text-align: center;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<em>&nbsp;&nbsp; Lichen phẳng dạng sẩn det, hình đa giác</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái thương tổn</p> <p style="text-align: justify;">+ Dạng đường thẳng: xuất hiện trên nền những vết gãi, chà xát hoặc vết sẹo (hiện tượng Koebner: chấn thương gọi tổn thương), hay gặp ở trẻ nhỏ</p> <p style="text-align: justify;">+ Dạng vòng: thương tổn hình vòng hoặc các thương tổn sẩn nhỏ tập trung thành hình vòng hay các thương tổn sẩn lớn lành ở giữa và ngoại vi thương tổn ở trạng thái hoạt động. Hình thái thương tổn này hay gặp ở vùng dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đám sẩn đỉnh nhọn: rất ít gặp, mọc xung quanh nang lông như chứng dày sừng nang lông. Hình thái thương tổn này thường ở các chi, đặc biệt ở chi dưới, phân bố đối xứng 2 bên cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bọng nước, mụn nước rất hiếm gặp</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn nhiễm sắc tố: xuất hiện sau khi những thương tổn dạng sẩn biến mất, nó có hình thái tương tự thương tổn trước đó, thời gian tồn tại vài tháng - vài năm. Màu sắc chuyển dần từ hồng đến xanh và sang đen. Xu hướng tổn thương lan rộng và dày sừng, bề mặt thương tổn xù xù, màu tím hoa cà càng trở nên rõ hơn. Khi những thương tổn này thoái triển sẽ có thể để lại sẹo hoặc vùng da teo.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_16.png"></p> <p style="text-align: center;"><strong><em>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</em></strong><em>&nbsp;&nbsp;Hiện tượng Kobner trong bệnh Lichen</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương ở niêm mạc</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chiếm khoảng 30 - 70% các trường hợp tổn thương trong lichen phẳng.</p> <p style="text-align: justify;">- Có 1 số trường hợp người bệnh chỉ có tổn thương ở niêm mạc mà không có tổn thương da.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể gặp thương tổn ở các vị trí: lưỡi, niêm mạc má, thanh quản, vùng sinh dục- hậu môn, màng nhĩ và thực quản(gây hẹp thực quản, khó nuốt).</p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái thương tổn theo vị trí:</p> <p style="text-align: justify;">-&gt; Niêm mạc miệng: thương tổn là những đường kẻ trắng đan xen nhau tạo hình ảnh lá cây dương xỉ hoặc dải thêu ren. Có thể là ở niêm mạc má, lợi hoặc môi.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_17.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh: lichen phẳng ở niêm mạc miệng</em></p> <p style="text-align: justify;">-&gt; Lưỡi: đám, mảng thương tổn lõm hơn so với niêm mạc lành xung quanh,, thường ở mặt trên và cạnh lưỡi, ít thấy ở mặt dưới. Thương tổn dạng loét, trợt ít gặp nhưng dễ chuyển thành ung thư biểu mô.</p> <p style="text-align: justify;">-&gt; Vùng sinh dục ngoài của nam: sẩn dạng vòng, ít khi có thương tổn loét. Thường ở quy đầu, thân dương vật, bìu.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_18.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh: Thương tổn dạng vòng ở sinh dục</em></p> <p style="text-align: justify;">-&gt; Âm hộ và âm đạo nữ: sẩn hình mắt lưới hoặc thương tổn dạng loét, trợt, thường kèm cảm giác ngứa, nóng rát.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương ở móng </em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hiếm gặp, chiếm khoảng 10% các trường hợp lichen phẳng.</p> <p style="text-align: justify;">- Người ta thấy rằng, tổn thương ở móng tay gặp nhiều hơn móng chân.</p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái tổn thương của móng</p> <p style="text-align: justify;">- Móng bị bào mòn: hình thái này gặp nhiều nhất: để lại những gờ lồi lên dọc theo chiều dài móng. có thể song hành hoặc không có thương tổn da.</p> <p style="text-align: justify;">- Có khi móng bị phá huỷ gây tình trạng mộng móng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp nhẹ: tạo những đường gồ lên trên mặt móng, ít thấy bong móng, hay gặp nhất ở ngón cái. Đây là biểu hiện sớm ở móng trước khi xảy ra tình trạng bong móng.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Thương tổn ở móng hiếm gặp ở trẻ em nhưng nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng teo móng tự phát ở trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với các móng nhỏ, tổn thương chỉ là tạm thời, nhưng có liên quan đến sự phá huỷ lâu dài chất căn bản.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_19.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh Hội chứng móng tay vàng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Lichen phẳng vùng nền móng sẽ tác động gây phá hủy chất nền của móng dẫn đến tổn thương tuần hoàn quanh móng, gây tăng sắc tố mô làm móng đen theo chiều dọc, dày sừng dưới móng, mô phỏng hội chứng móng tay vàng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lichen phẳng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Với thương tổn lichen phẳng ở</p> <p style="text-align: justify;">- Trên da, sẩn to, mạn tính: có thể để lại sẹo, teo da</p> <p style="text-align: justify;">- Niêm mạc miệng: dễ dẫn đến ung thư</p> <p style="text-align: justify;">- Thực quản: gây hẹp thực quản, nuốt khó</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ: gây nghe kém hoặc điếc</p> <p style="text-align: justify;">- Âm hộ, niệu đạo nữ: có thể gây hẹp âm hộ và niệu đạo</p> <p style="text-align: justify;">- Móng chân: có thể gây loét ở gan bàn chân, phá huỷ móng chân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lichen phẳng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Ở người có một trong số các bệnh lý liên quan miễn dịch như: Viêm loét đại tràng, rụng tóc, rụng lông mày lốm đốm, bạch tạng, viêm da cơ địa, xơ cứng bì khu trú, lichen xơ t-o và nhược cơ nặng.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Người tiếp xúc thường xuyên với các kim loại: thủy ngân, vàng</p> <p style="text-align: justify;">- Người chỉnh nha: đeo những vật liệu chỉnh nha kim loại</p> <p style="text-align: justify;">- Người nhiễm virus viêm gan C, bệnh viêm gan mạn thể hoạt động và bệnh xơ gan mật cấp</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lichen phẳng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Dùng kem dưỡng da hàng ngày để tăng cường độ đàn hồi, độ ẩm cho da, củng cố cho hàng rào bảo vệ da không bị suy yếu.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần điều trị triệt để, tối đa các bệnh lý về da khác: Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da chàm hóa....</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn nâng cao thể trạng: Tăng cường rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống đủ nước 2-3 lít mỗi ngày, giữ tinh thần luôn thoải mái, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, vận động thể lực đều đặn mỗi ngày…</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn định kỳ kiểm soát tốt các bệnh lý nhiễm khuẩn: Giang mai, Viêm gan C, Herpes, HPV…</p> <p style="text-align: justify;">- Loại bỏ các kim loại, trang sức khi nghi ngờ chúng gây nên tình trạng Lichen phẳng: Vàng, phụ kiện chỉnh nha...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lichen phẳng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thương tổn đa dạng nên đôi khi khó chẩn đoán nếu chỉ dựa vào tổn thương trên lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán xác định</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng và mô bệnh học vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">Mô bệnh học của thương tổn lichen phẳng có đặc điểm:</p> <p style="text-align: justify;">- Trên sinh thiết nhuộm HE:</p> <p style="text-align: justify;">+ Dày sừng, các lá sừng mất nhân</p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp tế bào hạt, tế bào gai tăng sinh không đều</p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp tế bào đáy tổn thương, xuất hiện các chất bắt màu thuốc nhuộm eosin.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thâm nhiễm tế bào viêm đơn nhân</p> <p style="text-align: justify;">+ Xuất hiện khoảng trống Max-Joseph: khe nhỏ giữa biểu mô và mô liên kết.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương mạn tính: dày sừng và quá sản lớp biểu mô giả u nhú (Lichen phẳng phì đại).</p> <p style="text-align: justify;">+ Lichen phẳng ở miệng: hình ảnh tế bào sừng còn nhân, tế bào biểu mô quá sản ít , thường kèm theo loét.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lichen phẳng nang lông: tế bào lympho thâm nhiễm quanh nang lông, giai đoạn muộn sẽ xơ hóa và gây rụng lông tóc.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhuộm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp thấy:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiều tế bào chết theo chương trình tại vùng tiếp giáp trung bì-thượng bì</p> <p style="text-align: justify;">+ Lắng đọng IgM, IgG, IgA, sợi fibrin ở vùng tiếp giáp trung bì và thượng bì</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng nguyên đặc hiệu khu trú ở lớp gai và lớp hạt, giúp phân biệt lichen phẳng với viêm da dạng lichen.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhuộm hóa mô miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">+ Chủ yếu là các tế bào lympho xâm nhập tham gia vào phản ứng viêm</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng mật độ tế bào Langerhans và tế bào đuôi gai trong giai đoạn đầu</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>&nbsp;Chẩn đoán phân biệt</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Vảy nến</p> <p style="text-align: justify;">+ Đều có thương tổn màu hồng hoặc đỏ, cạo vảy theo phương pháp brocq để phân biệt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp không điển hình, kết hợp sinh thiết thương tổn làm mô bệnh học để phân biệt</p> <p style="text-align: justify;">- Phản ứng thuốc dạng lichen</p> <p style="text-align: justify;">+ Khai thác có tiền sử dùng thuốc trước đó</p> <p style="text-align: justify;">- Lichen đơn dạng mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">+ Tình trạng dày da xuất hiện trên những vết xước, cào gãi, lặp đi lapj lại nhiều lần tạo vòng xoắn bệnh lý</p> <p style="text-align: justify;">+ Sinh thiết da làm mô bệnh học trong trường hợp không phân biệt được</p> <p style="text-align: justify;">- Vảy phấn dạng lichen</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có tiền sử dùng thuốc hoặc sau 1 đợt nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">+ Mô bệnh học khi cần</p> <p style="text-align: justify;">- Hạt cơm phẳng</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhìn xa có thể cần phân biệt với những thương tổn lichen dạng sẩn nhọn quanh nang lông, hạt cơm phẳng có thể ở bất kì vị trí nào trên da, k liên quan vị trí nang lông, màu da, bóng</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh da có lichen hóa</p> <p style="text-align: justify;">+ Có tiền sử bệnh da khác trước đó: viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da chàm hóa…</p> <p style="text-align: justify;">+ Làm mô bệnh học để phân biệt</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lichen phẳng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị phụ thuộc thể bệnh, vị trí thương tổn</p> <p style="text-align: justify;"><strong>a) Lichen phẳng ở niêm mạc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cần giữ vệ sinh và chăm sóc tốt vùng thương tổn. Loại bỏ dị vật nghi ngờ gây phản ứng dạng lichen.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Tại chỗ</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid bôi: 4-6 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Fluocinolone acetonide 0,1%</p> <p style="text-align: justify;">+ Clobetasol propionate 0,05%</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Thay thế corticoid: bôi 1-4 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tacrolimus</p> <p style="text-align: justify;">+ Pimetrolimus</p> <p style="text-align: justify;">- Retinoid dạng bôi: dùng 2 lần/ ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Tretinoin, Isotretinoin</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng đơn độc hoặc phối hợp với corticoid bôi, thương tổn cải thiện sau 2 tháng</p> <p style="text-align: justify;">❖ Toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid toàn thân:</p> <p style="text-align: justify;">+ Liều 30-80mg prednisolon/ngày, giảm dần trong 3-6 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">+ có thể dùng riêng rẽ hoặc kết hợp corticoid tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">- Retinoid: 8 tuần trở nên bệnh cải thiện đáng kể hoặc sạch tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Acitretin 25-50mg/ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Isotretinoin 20-40mg/ngày</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b) Lichen phẳng ở da</strong></p> <p style="text-align: justify;">❖ Tại chỗ</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid bôi loại mạnh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Clobetasol propionate 0.05% bôi 2 lần/ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Bôi corticoid vùng thương tổn và băng bịt lại trong LP phì đại.</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid dạng tiêm dưới da tại thương tổn</p> <p style="text-align: justify;">+ Triamcinolone acetonide.</p> <p style="text-align: justify;">- Thay thế và hạn chế tác dụng phụ của cortic</p> <p style="text-align: justify;">+ Tacrolimus</p> <p style="text-align: justify;">+ Pimecrolimus</p> <p style="text-align: justify;">Bôi tại chỗ 1-2 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">❖ Toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid toàn thân:</p> <p style="text-align: justify;">+ Liều 30-80mg prednisolon/ngày x 4-6 tuần</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau đó giảm liều và duy trì tiếp trong 4-6 tuần nữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Retinoid:</p> <p style="text-align: justify;">+ Acitretin 25-50mg/ngày x 8 tuần trở nên</p> <p style="text-align: justify;">+ Isotretinoin 20-40mg/ngày x 1-19 tháng</p> <p style="text-align: justify;">=&gt; Thương tổn da, niêm mạc và móng có thể biến mất hoàn toàn hoặc giảm đáng kể.</p> <p style="text-align: justify;">- Cyclosporin 3-10mg/kg/ngày x 4-6 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Dapsone 100-200mg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Hydroxychloroquine 200-400mg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp ánh sáng PUVA, UVB, UVB dải hẹp.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Bệnh học Da Liễu tập 2 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường</p><p style="text-align: justify;">2. https://www.msdmanuals.com/lichen-planus</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lichen-phang-sxhec
Tắc mạch ối
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tắc mạch ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tắc mạch ối (Amniotic Fluid Embolism: AFE) là khái niệm về một cấp cứu sản khoa rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm cho tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Tắc mạch ối là do tình trạng nước ố và các thành phần trong nước ối như: tế bào thai, tóc, lông tơ hoặc các mảnh vụn khác của thai xâm nhập vào máu mẹ gây tắc mạch máu mẹ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tắc mạch ối là do tình trạng nước ố và các thành phần trong nước ối như: tế bào thai, tóc, lông tơ hoặc các mảnh vụn khác của thai xâm nhập vào máu mẹ gây tắc mạch máu mẹ." src="/ImagePath/images/20210922/20210922_20190603_082227_485852_tac-mach-oi.max-800x800.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tắc mạch ối là do tình trạng nước ố và các thành phần trong nước ối như: tế bào thai, tóc, lông tơ hoặc các mảnh vụn khác của thai xâm nhập vào máu mẹ gây tắc mạch máu mẹ.</em></p> <p style="text-align: justify;">Quá trình này có hai diễn biến lớn xảy ra là choáng nặng( tình trạng phản vệ) và rối loạn đông máu. Các nghiên cứu đều cho thấy tắc mạch ối thực sự là một biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao nhưng không thể dự phòng và tiên đoán trước được. Các bác sĩ chuyên khoa sản cần hết sức lưu ý, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, sẵn sàng cấp cứu khi tình huống tắc mạch ối xảy ra để cứu chữa cho mẹ và thai nhi( mặc dù rất khó khăn)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ tắc mạch ối hay thuyên tắc ối rất hiếm gặp, chiếm 1-12/100.000 ca sinh, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào: trong thai kỳ hoặc thậm chí sau sinh và không thể dự phòng được, nguy cơ tử vong lên tới 90% ở mẹ và khoảng 20 – 60% ở con. Thống kê một số nước có tần suất mắc bệnh là:</p> <p style="text-align: justify;">- Mỹ (Gilbert 1999) là 1/21.000, chết 26%.</p> <p style="text-align: justify;">- Tại Anh có 60 ca (từ 2000-2002) chiếm 8%.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tắc mạch ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bình thường nước ối sẽ hoàn toàn nằm trong buồng ối và không thể đi vào mạch máu, hệ tuần hoàn của người mẹ. Khi hàng rào giữa khoang ối và tuần hoàn của mẹ bị phá vỡ, nước ối và các thành phần có trong nước ối sẽ đi vào máu của thai phụ qua các tĩnh mạch ở ống cổ tử cung, qua vị trí rau bám đã bong hoặc qua nội mạc tử cung hay vị trí tử cung bị chấn thương dẫn đến tắc mạch ối. Cũng không phải trường hợp nước ối đi vào tuần hoàn của mẹ thì cũng gây ra tình trạng tắc mạch ối. Như vậy những trường hợp gây tắc mạch người ta nhận thấy có thể liên quan đến phản vệ, vai trò những mảnh mô thai hoặc yếu tố nào đó của người mẹ. Nước ối và tế bào thai nhi qua tĩnh mạch đi tới tim và phổi của người mẹ có thể làm tắc mạch hoặc co thắt mạch phổi nghiêm trọng gây tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Có 3 hoàn cảnh làm cho nước ối đi vào tuần hoàn của thai phụ là: khi vỡ ối, khi vỡ tĩnh mạch tử cung/ tĩnh mạch cổ tử cung và khi áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch. Tắc mạch ối có thể xảy ra trong quá trình mang thai; khi chuyển dạ/ mổ đẻ; do chấn thương bụng, do chọc ối; hoặc sau khi sinh. Thởi điểm tắc mạch ối có thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Khi màng ối còn nguyên 12 %</p> <p style="text-align: justify;">- Khi chuyển dạ là 70%</p> <p style="text-align: justify;">- Sau sinh thường là 11%</p> <p style="text-align: justify;">- Xảy ra khi mổ đẻ là 19%</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tắc mạch ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Dấu hiệu lâm sàng</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Khởi phát triệu chứng xảy ra đột ngột, thường là ngay trong lúc chuyển dạ, lúc sinh hoặc có thể ngay sau khi sinh; rất hiếm khi xảy ra sau 48h sau sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Bắt đầu là tình trạng suy hô hấp, bệnh nhân rơi vào trạng thái tím tái, diễn ra nhanh đột ngột trong vài phút. Sau đó là tụt huyết áp, biểu hiện phù phổi, choáng, bệnh nhân nhanh chóng mất ý thức và xuất hiện co giật.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bắt đầu là tình trạng suy hô hấp, bệnh nhân rơi vào trạng thái tím tái, diễn ra nhanh đột ngột trong vài phút." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20191030_031917_785999_Suy-Ho-Hap-Cap.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bắt đầu là tình trạng suy hô hấp, bệnh nhân rơi vào trạng thái tím tái, diễn ra nhanh đột ngột trong vài phút.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Chúng ta cần loại trừ các nguyên nhân khác như:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhổi máu cơ tim cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc mạch do huyết khối</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc mạch khí</p> <p style="text-align: justify;">- Sốc nhiễm khuẩn</p> <p style="text-align: justify;">- Sốc phản vệ do một số nguyên nhân khác rau bong non, phản vệ do gây tê tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh cảnh thường xuất hiện thường có hai giai đoạn nhưng gắn liền nhau và rất cấp tính:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 1: </strong>động mạch phổi co thắt gây tăng áp lực của động mạch phổi và tâm thất phải một cách cấp tính, dẫn đến giảm oxy máu nhanh chóng, gây vỡ các mao mạch ở cơ tim, ở phổi gây suy tim trái và suy hô hấp cấp. Giai đoạn này diễn ra trong khoảng 60 phút và chỉ có khoảng 50% thai phụ có thể sống sót qua giai đoạn 1.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn 2: </strong>có hiện tượng chảy máu và đông máu rải rác lòng mạch (CIVD). Sản phụ thở nhanh thở gấp, có thể có ho, huyết áp tụt nhanh, kèm theo tím tái da, môi, đầu ngón chi; có thể xuất hiện phù phổi cấp và ngừng tim.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tắc mạch ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tắc mạch ối là một tối tai biến sản khoa hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này là do nước ối xâm nhập vào tĩnh mạch, vào tim, phổi của mẹ gây suy hô hấp cấp. Người mẹ tím tái đột ngột,có thể trụy tim mạch và rối loạn đông máu,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khám thai định kỳ kiểm tra bất thường tắc mạch ối" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_MED_7953.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám thai định kỳ kiểm tra bất thường tắc mạch ối</em></p> <p style="text-align: justify;">Tim phổi có thể ngừng hoạt động kết hợp với rối loạn đông máu hoặc mất máu ồ ạt có thể ngay lập tức dẫn đến thai phụ bị thiếu oxy toàn thân và đặc biệt là thiếu oxy lên não.</p> <p style="text-align: justify;">Sốc giảm thể tích tuần hoàn, suy đa tạng do mất máu quá nhiều, do rối loạn đông máu mà không bù máu được kịp thời. Có thể trụy tim mạch, phù phổi cấp do truyền bù máu/ dịch với khối lượng lớn để duy trì thể tích tuần hoàn, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Tử vong rất cao ở mẹ (90%), tử vong con (khoảng 20 – 60%) do bệnh cảnh xảy ra đột ngột nhiều trường hợp không cấp cứu kịp. Không giải quyết được nguyên nhân, chỉ cấp cứu điều trị ngay các triệu chứng khẩn cấp đe dọa tính mạng cả thai mẹ- nhi. Tình trạng thiếu oxy não có thể để lại các di chứng cho mẹ và bé:</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Sheehan: Mất máu nặng gây suy tuyến yên do hoại tử một phần hoặc toàn bộ thùy trước tuyến yên ở người mẹ gồm các triệu chứng: suy các tuyến nội tiết: tuyến giáp, tuyến thượng thận, suy buồng trứng, rụng lông tóc, không tiết sữa mẹ…</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng khác: cũng do thiếu máu gây ra như suy đa tạng: gan, thận, đông máu lan tỏa nội mạch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Tắc mạch ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số yếu tố nguy cơ của tắc mạch ối:</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ lớn tuổi: &gt; 35 tuổi</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Thai phụ lớn tuổi: > 35 tuổi" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_co-thai-sau-35-tuoi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thai phụ lớn tuổi: &gt; 35 tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ bị tiền sản giật, tăng huyết áp</p> <p style="text-align: justify;">- Đa thai hoặc sinh nhiều lần</p> <p style="text-align: justify;">- Rau thai bất thường</p> <p style="text-align: justify;">- Mổ lấy thai, hoặc đẻ đường dưới có can thiệp thủ thuật như: Forceps, giác kéo, chọc nước ối gây phá vỡ hàng rào giữa người mẹ và thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Chuyển dạ nhanh bất thường, thai to</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc tăng co tử cung gây vỡ ối đột ngột, truyền dịch vào buồng ối, chấn thương ổ bụng…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tắc mạch ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, các nghiên cứu đều cho thấy không có phương pháp dự phòng tai biến sản khoa tối nguy hiểm này. Người phụ nữ khi mang thai vẫn phải đi khám thai đầy đủ, quản lý thai nghén định kỳ, siêu âm thai, xét nghiệm máu và nước tiểu theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản. Khám thai sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe mẹ và thai, để cảnh báo và có cách hỗ trợ cho thai phụ.</p> <p style="text-align: justify;">Làm hồ sơ sinh, lựa chọn các bệnh viện các trung tâm sản phụ khoa uy tín, đảm bảo về chuyên môn sẽ giúp bạn vượt qua cuộc chuyển dạ thành công, hạn chế tối đa các tai biến sản khoa không mong muốn. Mặc dù không dự phòng được nhưng các bệnh viện đều có sự chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc, phương tiện khi có tình huống cấp cứu xảy ra.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tắc mạch ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ và Anh khuyến cáo 4 tiêu chuẩn trong chẩn đoán tắc mạch ối:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu oxy và suy hô hấp cấp tính</p> <p style="text-align: justify;">- Tụt huyết áp hay sốc tim</p> <p style="text-align: justify;">- Hôn mê hoặc co giật</p> <p style="text-align: justify;">- Đông máu lan tỏa trong lòng mạch (DIC)</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng trên thường xảy ra trong chuyển dạ, lúc sinh hoặc trong vòng 30 phút sau sinh mà không có các lý giải khác, đã loại trừ các nguyên nhân như: nhổi máu cơ tim cấp, tắc mạch do huyết khối, tắc mạch khí, phản vệ do gây tê tại chỗ…</p> <p style="text-align: justify;">Tắc mạch ối là một tối cấp cứu sản khoa cần được cấp cứu nhanh chóng vì vậy các bác sĩ cần phải luôn cảnh giác và có kiến thức để chẩn đoán sớm.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Cận lâm sàng:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Công thức máu</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Xét nghiệm công thức máu" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190419_070936_755919_chi-so-xet-nghiem-mau.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm công thức máu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các chỉ số đông máu</p> <p style="text-align: justify;">- Các chỉ số khí máu</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh hóa máu</p> <p style="text-align: justify;">- X quang tim- phổi: có thể thấy dấu hiệu phù phổi, loại trừ các nguyên nhân khác</p> <p style="text-align: justify;">- Điện tim: có thể xuất hiện nhịp tim nhanh, ST và sóng T thay đổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm chuyên sâu khác phục vụ chuẩn đoán và xử trí cấp cứu.</p> <p style="text-align: justify;">Khám nghiệm tử thi: có thể phát hiện thấy các tế bào vảy và tóc thai nhi có trong tuần hoàn phổi của mẹ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số trường hợp tế bào thai nhi đôi khi được có thể vẫn phát hiện ở những bệnh nhân không bị hội chứng tắc mạch ối.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tắc mạch ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tắc mạch ối khi sinh là tai biến sản khoa nguy hiểm mà không một bác sĩ nào muốn gặp phải, tỷ lệ tử vong cao mẹ có thể tới 90% và thai nhi là 20-60%. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời nhanh chóng, có thể cả thai phụ và thai nhi đều có thể vượt qua được.</p> <p style="text-align: justify;">“Phác đồ” chung có thể là:</p> <p style="text-align: justify;">- Thông khí tối đa, duy trì oxy nồng độ cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Hỗ trợ tuần hoàn tích cực</p> <p style="text-align: justify;">- Xử trí tình trạng đông máu (phải loại bỏ được các nguyên nhân suy tuần hoàn khác).</p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị, cấp cứu bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đặt catheter: Đặt ngay catheter vào một trong các động mạch để theo dõi huyết áp thai phụ. Đồng thời, đặt catheter tĩnh mạch ở ngực, cung cấp dịch truyền, máu, thuốc cần thiết cho thai phụ.</p> <p style="text-align: justify;">- Cung cấp oxy: Đặt nội khí quản, cung cấp oxy giúp thai phụ.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc: Thai phụ có thể được chỉ định dùng các loại thuốc trợ tim, trợ phổi, cải thiện tuần hoàn, chống phù phổi cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền máu, truyền dịch: Khi thai phụ mất máu nhiều hoặc giảm thể tích tuần hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Với tiến bộ của y học, chẩn đoán đúng, xử trí nhanh kịp, giải quyết các vấn đề hồi sức cấp cứu, theo các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy có thể sống được từ 80-85% các trường hợp được chẩn đoán tắc mạch ối (mặc dù theo quan niệm cũ): “người bệnh sống sót có thể không phải là tắc mạch ối”.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tac-mach-oi-skjsi
Viêm âm đạo
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Âm đạo cấu tạo là mô cơ có hình ống dẹt nối giữa cổ tử cung và âm hộ phía bên ngoài. Ở nữ giới âm đạo chính là đường giúp kinh nguyệt thoát ra ngoài và chứa các dụng cụ hút/ chứa đựng máu kinh nguyệt như tampon, cốc nguyệt san. Đến độ tuổi tình dục thì đây cũng là chỗ giao hợp và đặt các dụng cụ tránh thai: film tránh thai, bọt diệt tinh trùng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Âm đạo cấu tạo là mô cơ có hình ống dẹt nối giữa cổ tử cung và âm hộ phía bên ngoài." src="/ImagePath/images/20210922/20210922_20190917_112249_581942_diem-gi.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Âm đạo cấu tạo là mô cơ có hình ống dẹt nối giữa cổ tử cung và âm hộ phía bên ngoài.</em></p> <p style="text-align: justify;">Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa rất phổ biến ở phụ nữ, bao gồm nhiều triệu chứng xuất hiện ở âm hộ- âm đạo như: ra nhiều khí hư, màu xanh hoặc vàng, khí hư có mùi hoặc trắng gây ngứa. Đây cũng là những nguyên nhân gây khó chịu làm cho người phụ nữ phải đi khám phụ khoa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Rất nhiều nguyên nhân được tìm thấy khi thực hiện các nghiên cứu về viêm âm đạo. Tình trạng viêm âm đạo được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm âm đạo do nấm: nấm men, nấm sợi</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Viêm âm đạo do nấm: nấm men, nấm sợi" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_phac-do-dieu-tri-viem-am-dao.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm âm đạo do nấm: nấm men, nấm sợi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Lậu/ Chlamydia/ Gardnerella</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm âm đạo do virus: Herpes</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm âm đạo không có yếu tố lây nhiễm</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm teo âm đạo do thiếu hụt estrogen</p> <p style="text-align: justify;">Trong đó, viêm âm đạo do vi khuẩn là hay gặp nhất nó chiếm khoảng 30%. Quá trình viêm xảy ra khi vi khuẩn có lợi của âm đạo là Lactobacillus trong âm đạo bị thay thế bằng các vi khuẩn kỵ khí, hoạt động vi khuẩn kỵ khí tăng làm giảm nồng độ của hydrogen peroxide và những axit hữu cơ trong âm đạo. Mùi khó chịu của khí hư âm đạo cũng là do sản xuất các amin từ những vi khuẩn kỵ khí gây viêm này. Thời điểm sau quan hệ tình dục và sau kỳ kinh, pH âm đạo kiềm hơn cũng làm cho mùi khó chịu của viêm do vi khuẩn tăng hơn</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng chủ yếu là ra nhiều khí hư âm đạo, khí hư thường đổi màu xanh/ vàng và có mùi hôi. Tiết dịch âm đạo là triệu chứng hay gặp nhất, thường khí hư hay dịch ra không liên quan đến chu kỳ kinh. Thưởng viêm âm đạo do vi khuẩn thì hiếm khi có triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy khoảng 50% phụ nữ được chẩn đoán viêm âm đạo mà không có triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù viêm âm đạo do vi khuẩn không làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu. Nhưng trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn thường gặp ở những phụ nữ có tiền sử viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung sau những thủ thuật sản phụ khoa như hút nạo thai. Viêm âm đạo có thể làm tawg nguy cơ sảy thai muộn, sinh non, ối vỡ sớm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm da kích ứng hoặc dị ứng do tiếp xúc được cho là nguyên nhân của viêm âm đạo không có yếu tố lây nhiễm. Rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da khi bệnh nhân tiếp xúc như quần áo mới, dung dịch vệ sinh phụ nữ, xà bông, bao cao su, flim tránh thai…</p> <p style="text-align: justify;">Viêm teo âm đạo hay gặp ở nhóm phụ nữ thiếu hụt estrogen như phụ nữ tiền mãn kinh- mãn kinh, phụ nữ sau sinh. Triệu chứng thường gặp là khô âm đạo, âm đạo có thể tiết dịch, ngứa gây khó chịu. Chẩn đoán viêm âm đạo do thiếu estrogen cần thông qua tiền sử, khám thực thể, test pH âm đạo, loại trừ các tác nhân viêm nhiễm nếu âm đạo tiết nhiều dịch qua test soi tươi, cần thiết test PCR tác nhân gây viêm sinh dục. Điều trị bằng estrogen toàn thân và kết hợp tại chỗ được xem là phương án hiệu quả nhất giúp cải thiện các triệu chứng khô rát âm đạo, ngứa âm hộ. Lựa chọn đầu tay là estrogen đường bôi tại chỗ dạng gel tại âm đạo sẽ giúp thẩm thấu và dưỡng âm đạo tốt hơn và giảm các tác dụng phụ khi bổ sung estrogen đường toàn thân. Các chế phẩm bổ sung estrogen tại chỗ khác nhau: viên đặt, type thụt, vòng đặt âm đạo đều cho thấy hiệu quả điều trị như nhau.</p> <p style="text-align: justify;">Một số yếu tố làm tăng nguy cơ của viêm âm đạo lây nhiễm:</p> <p style="text-align: justify;">- Hành vi tình dục: quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp tránh các bệnh lây qua quan hệ tình dục như bao cao su</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm một trong các tác nhân lây qua quan hệ tình dục</p> <p style="text-align: justify;">- Một số bệnh lý liên quan suy giảm miễn dịch, dễ nhiễm trùng như: HIV, tiểu đường, ung thư</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ mang thai, tuổi tiền mãn kinh/mãn kinh,</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng tránh thai</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên xịt rửa âm đạo hoặc thụt rửa các chất tạo ẩm vào trong âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc quần áo chật hoặc quần ẩm chưa phơi khô</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bình thường âm đạo của phụ nữ cũng vẫn có dịch sinh lý, dịch thường xuất hiện nhiều vào giữa hoặc trước/ sau chu kỳ kinh giúp giữ ẩm và làm sạch âm đạo. Dịch thường trắng trong hoặc trắng đục, không gây ngứa, không có mùi hôi. Tuy nhiên, dịch âm đạo được cho là bất thường và viêm khi:</p> <p style="text-align: justify;">- Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo: dịch màu vàng hoặc trắng đục, có mùi hôi, ra rất nhiều;</p> <p style="text-align: justify;">- Gây ngứa, gây khó chịu</p> <p style="text-align: justify;">- Màu sắc thay đổi: vàng, xanh</p> <p style="text-align: justify;">- Mùi hôi</p> <p style="text-align: justify;">- Kèm tiểu buốt, tiểu dắt</p> <p style="text-align: justify;">- Đau rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Theo tiêu chuẩn Amsel, </strong></em>chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn cần ¾ tiêu chuẩn( độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 77%)</p> <p style="text-align: justify;">- PH âm đạo &gt; 4,5</p> <p style="text-align: justify;">- Dịch âm đạo nhiều đặc biệt sau giao hợp, đồng nhất, trắng xám</p> <p style="text-align: justify;">- Whiff test dương tính: Nhỏ KOH 10% vào khí hư xuất hiện mùi cá thối</p> <p style="text-align: justify;">- Tế bào Clue cells chiếm ít nhất 20%( tế bào âm đạo bám dính nhiều vi khuẩn)</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung không có giá trị lâm sàng trong chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn, đặc biệt là ở nhóm không có triệu chứng, vì xét nghiệm có độ nhạy thấp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán theo căn nguyên gây bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thực hành lâm sàng để chẩn đoán viêm âm đạo bác sĩ sẽ cần:</p> <p style="text-align: justify;">- Khai thác tiền sử</p> <p style="text-align: justify;">- Khám thực thể phụ khoa</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm dịch âm đạo</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Xét nghiệm dịch âm đạo" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20200403_ungthucotucung-1550586466765.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm dịch âm đạo</em></p> <p style="text-align: justify;">- Test pH âm đạo</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm âm đạo do vi khuẩn: </strong></em>Triệu chứng hay gặp nhất là ra nhiều khí hư, khí hư thay đổi màu sắc, có thể có mùi hôi và thường ít khi gây ngứa. Nguyên nhân do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn và pH âm đạo. Thường xảy ra ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều hơn, đời sống tình dục phong phú, nhiều bạn tình là nguy cơ gây viêm.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm âm đạo do Lậu:</strong></em> Nguyên nhân gây viêm là do song cầu Gram âm Neisseria Gonorrhea có hình hạt cà phê. Trên soi tươi song cầu nằm trong bạch cầu đa nhân. Đây là bệnh lây qua quan hệ tình dục, khí hư thường dạng mủ xanh, hoặc có những trường hợp khí hư ra ít, không điển hình, có thể kèm tiểu buốt.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm âm đạo do nấm:</strong></em> Triệu chứng làm người phụ nữ đi khám thường là ngứa, tính chất ra khí hư thường dạng bột hoặc đợt cấp có thể trắng, bã đậu. Phụ nữ mang thai, những nhóm người mắc tiểu đường, điều trị một đợt kháng sinh thường dễ nhiễm nấm. Trong điều trị nấm âm đạo để phòng tái phát, khuyến cáo hướng dẫn cần điều trị cho cả bạn tình.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm âm đạo do trùng roi- Trichomonas:</strong></em> Nguyên nhân là do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Trichomonas vagis. Tính chất khí hư loãng xanh có bọt là triệu chứng rất điển hình.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm âm đạo không nhiễm trùng: </strong></em>Thường do viêm da do tiếp xúc. Một số nguy cơ như: nước rửa phụ khoa, xà phòng, chất diệt tinh trùng, thậm chí tampon, cao bao su…đều có thể gây kích ứng âm đạo. Khí hư âm đạo ra không nhiều, thường trắng trong hoặc trắng đục, có thể gây ngứa.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm teo âm đạo do thiểu dưỡng: </strong></em>Nguyên nhân do lượng estrogen giảm sau khi mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng, đôi khi dẫn đến kích thích âm đạo, nóng rát và khô.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm trong chẩn đoán viêm âm đạo</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Soi tươi khí hư âm đạo để tìm nguyên nhân gây viêm, trường hợp tái phát hoặc điều trị không có hiệu quả, hoặc tính chất khí hư đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm PCR hoặc cấy dịch âm đạo, kháng sinh đồ. Dịch cần lấy đủ cùng đồ sau, hai thành bên âm đạo, lỗ cổ tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Test pH âm đạo: Xét nghiệm pH âm đạo bằng giấy chỉ thị, kết quả có thể hỗ trợ chẩn đoán cho bác sĩ lâm sàng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm âm đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên tắc:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị căn nguyên</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị triệu chứng</li> <li style="text-align: justify;">Hướng dẫn vệ sinh, phòng tái phát</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Cần điều trị đúng căn nguyên bệnh. Thuốc điều trị phụ thuốc vào chẩn đoán viêm âm đạo theo căn nguyên, cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm âm đạo do vi khuẩn: </strong></em>Một số kháng sinh thường được sử dụng như: metronidazole (Flagyl) có đường uống, hoặc dạng gel hoặc kem metronidazole (MetroGel) bôi tại chỗ hoặc sử dụng kem clindamycin (Cleocin) bôi vào âm đạo. Kháng sinh phổ biến như Quinolon, doxycycllin.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Nấm âm đạo: </strong></em>Thuốc uống đường toàn thân fluconazole (Diflucan), Itraconazole( spulit/ sporal). Kết hợp viên đặt thành phần như nystatin/ clotrimazole. Kem bôi vùng ngoài âm hộ khi ngứa nhiều như: canesten, kem clotrimazole.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm âm đạo do Trichomonas: </strong></em>Kháng sinh hiệu quả như: metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).</p> <p style="text-align: justify;">Viêm âm đạo do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo). Estrogen (dạng kem) có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm âm đạo không nhiễm trùng: </strong></em>Hướng dẫn bệnh nhân loại trừ tác nhân gây kích ứng viêm da. Các nguồn nguy cơ bao gồm: chất diệt tinh trùng, băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh phụ nữ… Tùy trường hợp bác sĩ có thể kê thuốc chống dị ứng, kháng Histamin để giảm ngứa, thuốc bôi tại chỗ cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Hướng dẫn bệnh nhân không rửa nước nhiều, giữ vệ sinh khô, mặc quần áo thoáng mát.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-am-dao-slcya
Tổn thương tủy sống
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tổn thương tủy sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống. Tủy sống được bao quanh bởi xương màng tủy (từ ngoài vào trong gồm: màng cứng, màng nhện, màng mềm) được tiếp tục bao quanh bởi cột sống tạo thành bởi các đốt sống, đĩa đệm và các dây chằng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tủy sống được bao quanh bởi xương màng tủy (từ ngoài vào trong gồm: màng cứng, màng nhện, màng mềm) được tiếp tục bao quanh bởi cột sống tạo thành bởi các đốt sống, đĩa đệm và các dây chằng." src="/ImagePath/images/20210922/20210922_tuy-song-6.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tủy sống được bao quanh bởi xương màng tủy được tiếp tục bao quanh bởi cột sống tạo thành bởi các đốt sống, đĩa đệm và các dây chằng.</em></p> <p style="text-align: justify;">Tủy sống bắt đầu từ hành não chạy suốt trong ống sống kết thúc towng ứng giữa khoảng thân đốt thắt lưng L1 và L2 (ở người trưởng thành) ở đó nó tạo thành nón tủy.&nbsp; Tuỷ sống có 31 đoạn, mỗi đoạn được xác định bởi rễ vận động đi ra phía trước và rễ cảm giác đi vào phía sau để chi phối vận động và cảm giác thân và các chi.</p> <p style="text-align: justify;">Về chức năng, tủy sống&nbsp; là một đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ não đến neuron nằm ở sừng tủy sống và ngược lại. Khi cắt ngang tủy sống từ ngoài vào trong là màng tủy, tiếp đến chất trắng (do các sợi trục của neuron thần kinh tạo nên, tạo thành các đường dẫn truyền thần kinh đi lên và đi xuống) bao quanh chất xám (do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên) và ở giữa có 1 lỗ nhỏ được gọi là ống tủy.</p> <p style="text-align: justify;">Các dạng của tổn thương tủy sống bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhóm nguyên nhân gây ép tủy</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng</li> <li style="text-align: justify;">Nhóm nguyên nhân tự miễn</li> <li style="text-align: justify;">Nhóm nguyên nhân do mạch máu</li> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Nhóm nguyên nhân khác: Di truyền, nhiễm độc, thoái hóa myelin ...</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Các tổn thương tủy sống tùy vị trí tổn thương mà có liệt 1 chi hoặc liệt nửa người hoặc liệt 2 chân hoặc liệt tứ chi, có thể tổn thương thuần túy vận động hoặc cảm giác. Tùy theo nguyên nhân gây tổn thương tủy sống mà có điều trị khác nhau và tiên lượng khác nhau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tổn thương tủy sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Phân loại các dạng tổn thương tủy sống</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhóm nguyên nhân gây ép tủy sống</strong>: Chấn thương tủy sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ép tủy, khối u gây ép tủy , áp xe ngoài màng cứng</p> <p style="text-align: justify;">a.Chấn thương tủy sống: Nhóm nguyên nhân thường gặp nhất trong tổn thương tủy sống. Các nguyên nhân này gây ra tổn thương tại các đốt sống như di lệch, vỡ, lún, chèn ép, chảy máu, phù nề dẫn đến tổn thương tủy sống thậm chí làm đứt ngang tủy sống. Các nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống,chấn thương thể thao ( đua xe, đua ngựa ... ), các vết thương cột sống do hỏa khí như đạn bắn ....&nbsp; Đây là tổn thương tủy cần xử trí cấp cứu. Người lớn tuổi có bệnh nền thoái hóa thân đốt sống, loãng xương một chấn thương cột sống nhẹ cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương tủy nặng.</p> <p style="text-align: justify;">Khối u : U tủy sống có thể là nội tủy ( trong nhu mô tủy ) hoặc ngoài tủy ( ngoài nhu mô tủy ).</p> <p style="text-align: justify;">- U nội tủy : hiếm gặp (chiếm tỷ lệ khoảng 5 – 10% u tủy sống ), u màng ống nội tủy, u nang, u nguyên bào xốp, hoặc u mỡ.</p> <p style="text-align: justify;">- U ngoài tủy hay gặp, người ta chia như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ U ngoài tủy - dưới màng cứng : là những u hay gặp ( tỷ lệ gặp khoảng 65 – 75% u tủy sống ), thường là u màng tủy (meningioma) và u rễ thần kinh (neurinoma)…. Đây thường là những u tủy lành tính, ranh giới rõ, mật độ chắc, phẫu thuật có thể lấy được toàn bộ u, ít gây tổn thương tủy - rễ thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ U ngoài tủy – ngoài màng cứng: thường là những u di căn, u máu hoặc u xương… (chiếm tỷ lệ thấp khoảng l5 – 25% u tủy sống )</p> <p style="text-align: justify;">+ U hỗn hợp: là loại u phát triển cả trong và ngoài màng cứng, u có dạng hình “đồng hồ cát” … U dạng đồng hồ cát là thể u đặc biệt một phần u nằm trong ống sống, một phần u chui qua lỗ ghép ra ngoài ống sống. Nếu ở đoạn ngực thì u có thể nằm trong trung thất, nếu ở đoạn thắt lưng thì u có thể nằm trong ổ bụng hoặc chậu khung; u loại này thường có kích thước to. Phẫu thuật lấy triệt để thường khó khăn.</p> <p style="text-align: justify;">Thoái vị đĩa đệm:&nbsp; tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bên trong giữa hai đốt sống đốt sống làm hẹp ống sống nặng hơn là chèn ép lên tủy sống. Thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và đĩa đệm cột sống thắt lưng. Trên nền tảng thoát vị đĩa đệm cột sống đơn thuần chưa có ép tủy nhưng khi có chấn thương ( vận động không đúng tư thế, chấn thương thể thao...) có thể làm mức độ thoát vị nặng lên và gây tổn thương thủy sống</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và đĩa đệm cột sống thắt lưng" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_chèn.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và đĩa đệm cột sống thắt lưng</em></p> <p style="text-align: justify;">Áp xe ngoài màng cứng tuỷ: đây là nguyên nhâp rất ít gặp, thường do tụ cầu da và thường trên bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch (đái tháo đường, suy thận, nghiện rượu, bệnh ác tính, nhiễm HIV), nhiễm trùng da hay các mô khác theo đường máu xậm nhập vào khoang ngoài màng cứng và gây bệnh tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhóm nguyên nhân nhiễm trùng</strong>: Viêm tuỷ cấp bao gồm những tổn thương cấp tính ở tuỷ sống, có thể tổn thương chất trắng hay chất xám của tuỷ sống hoặc toàn bộ ở một đoạn tuỷ hay vài đoạn kế cận nhau</p> <p style="text-align: justify;">Virus : các loại Enterovirus, các loại virus Herpes, HIV, bại liệt, dại ….</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn:&nbsp; tụ cầu da, liên cầu, vi khuẩn lao …..</p> <p style="text-align: justify;">Ký sinh đơn bào và giun sán : Toxoplasma gondii, ấu trùng sán lợn, giun xoắn …</p> <p style="text-align: justify;">Nấm : Cryptococcus neoformans …</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nguyên nhân tự miễn: bệnh gây nên do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại thụ thể trong tủy. Bệnh viêm tự miễn mà yếu tố kịch khởi bệnh là virus&nbsp; (Herpes, echo virus, zona, epstein-barr, hepatis B, Influenza, Mycopllasma pneumoniae)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhóm nguyên nhân do mạch máu</strong> :</p> <p style="text-align: justify;">Xuất huyết có thể xuất vào trong khoang ngoài màng cứng hoặc vào trong tuỷ sống bao gồm các nguyên nhân như</p> <p style="text-align: justify;">• Vỡ dị dạng động tĩnh mạch tủy,</p> <p style="text-align: justify;">• Viêm mạch viêm nút đa động mạch hay lupus ban đỏ hệ thống,</p> <p style="text-align: justify;">• Rối loạn đông máu,</p> <p style="text-align: justify;">• Sử dụng thuốc chống đông</p> <p style="text-align: justify;">Nhồi máu tuỷ mà nguyên nhân do</p> <p style="text-align: justify;">• Xơ vữa động mạch chủ</p> <p style="text-align: justify;">• Phình bốc tách động mạch chủ</p> <p style="text-align: justify;">• Hạ huyết áp</p> <p style="text-align: justify;">• Huyết tắc do tim</p> <p style="text-align: justify;">• Viêm mạch liên quan đến bệnh tạo keo mạch máu, đặc biệt là lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng kháng thể chống phospholipide</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhóm nguyên nhân khác</strong>:&nbsp; hiếm gặp</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm độc: arsen, chì, thuỷ ngân và các kim loại nặng khác.</p> <p style="text-align: justify;">Xở cứng rải rác : Bệnh thoái hoá biểu hiện liệt tiến tiển, thường kèm theo nói khó, không tổn thương cảm giác</p> <p style="text-align: justify;">Rỗng ống tủy : Sự mở rộng ống nội tuỷ gây ra bệnh tuỷ tiến triển từ từ thường kèm với lồi hạnh nhân tiểu não vào ống tuỷ cổ (dị dạng Chiari type 1)</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương hủy myelin sợi trục: Thiếu vitamin B12...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tổn thương tủy sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng xuất hiện từ khoanh tủy tổn thương trở xuống, các triệu chứng này xuất hiện đột ngột hay từ từ tăng dần tùy theo nguyên nhân gây tổn thương tủy (nhóm nguyên nhân cấp thường là nguyên nhân chấn thương, nhóm nguyên nhân tiến triển từ từ thường do u chèn ép)</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng cảm giác: Thường là dị cảm, mất hoặc giảm cảm giác, triệu chứng này xuất hiện có thể 1 bên hoạc hai bên cơ thể. Có thể dựa vào khoanh cảm giác để định khu tổn thương tại tủy sống: như tổn thương giảm cảm giác từ vú trở xuống tương đương tủy ngực T4, từ rốn trở xuống tương đương tủy ngực T10.</p> <p style="text-align: justify;">Liệt vận động : do tổn thương dợi trục của neuron vận động, có thể xuất hiện liệt 1 chân hoặc 2 chân hoạc liệt tứ chi thường kèm theo tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân cơ</p> <p style="text-align: justify;">Đau có thể xuất hiện từ vị trí tổn thương tại vị trí tủy tổn thương đau lan dọc cột sống, có thể lan 2 chân, đau tăng lên khi ho , hắt hơi, đau có xu hướng tăng dần</p> <p style="text-align: justify;">Các rối loạn chức năng tự động</p> <p style="text-align: justify;">• Rối loạn tiết mồ hôi: da có thể khô.</p> <p style="text-align: justify;">• Rối loạn chức năng bàng quang: thường là bí tiểu dẫn đến bệnh nhân cần đặt sonde tiểu kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">• Rối loạn chức năng ruột; thường biểu hiện táo bón</p> <p style="text-align: justify;">• Rối loạn tình dục: chấn thương tủy giai đoạn sơm có thể xuất hiện tình trạng cương cứng liên tục, giai đoạn muộn có thể mất chức năng này</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý do viêm nhiễm có thể kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, mệt mỏi , vẻ mặt bơ phờ , môi khô, khát nước, tiểu ít ….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tổn thương tủy sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy bệnh lý khác nhau mà nếu không điều trị triệt để có thể để lại di chứng khác nhau</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Liệt hai chân</p> <p style="text-align: justify;">- Liệt tứ chi</p> <p style="text-align: justify;">- Loét do nằm lâu</p> <p style="text-align: justify;">- Bí tiểu, bí đại tiện</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tổn thương tiến triển khác: như u di căn, lao tiến triển, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tổn thương tủy sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong những nhóm nguyên nhân gây tổn thương tủy thì nhóm nguyên nhân chấn thương có thể phòng tránh được</p> <p style="text-align: justify;">Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động</p> <p style="text-align: justify;">- Người lao động cần được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ lao động</p> <p style="text-align: justify;">- Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện đúng Luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, giáo dục về kiến thức tham gia giao thông</p> <p style="text-align: justify;">- Biển báo nguy hiểm, khu vực nguy hiểm cần được cách ly</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nguyên nhân do nhiễm trùng có vắc xin phòng bệnh cần được khuyến khích tiêm phòng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tổn thương tủy sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi khám lâm sàng tùy theo bệnh nhân cụ thể có thể đề xuất những xét nghiệm hợp lý, sau đâu xin đưa ra xét nghiệm cho nhóm bệnh tổn thương tủy sống nói chung.</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm máu : xét nghiệm công thức máu đánh giá yếu tố viêm trong cơ thể</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="xét nghiệm công thức máu đánh giá yếu tố viêm trong cơ thể" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190419_070936_755919_chi-so-xet-nghiem-mau.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm công thức máu đánh giá yếu tố viêm trong cơ thể</em></p> <p style="text-align: justify;">• Xét nghiệm đánh giá vai trò các nguyên nhân nhiễm trùng: HIV, giang mai, vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C</p> <p style="text-align: justify;">• Xét nghiêm đánh giá&nbsp; các rối loạn trung gian miễn dịch trong cơ thể : ANA , ENA , Ds-DNA</p> <p style="text-align: justify;">• Yếu tố khớp (anti – CCP, RF), Anti - SSA, anti – SSB, Các nồng độ bổ thể C3, C4. Các kháng thể hội chứng kháng phospholipid và cardiolipin ( gặp ở khoảng 2/3 bệnh nhân có bệnh tuỷ cắt ngang cấp tính phối hợp với lupus ban đỏ hệ thống), kháng thể perinuclear anti - neutrophil cytoplasmic, Các kháng thể kháng microsomal và kháng hydroglobulin, Calcium huyết thanh</p> <p style="text-align: justify;">• Nồng độ B12 huyết thanh thấp, đánh giá các nồng độ của homocysteine và methylmaloic acid (trong nhóm bệnh lý ngộ độc thần kinh , đặc biệt liên quan sử dụng bóng cười)</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm phân tích dịch não tuỷ: Trong trường hợp tổn thương viêm thường có tăng bạch cầu thường là viêm do vi khuẩn, có thể xuất hiện hồng cầu trong trường hợp tổn thương u tại tủy sống, protein, glucose, các chất điện giải trong dịch não tủy cũng có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện tại với kỹ thuật PCR (chuỗi phản ứng khuếch đại gen) dịch não tủy giúp phát hiện sự hiện diện của một gen để xác định các tác nhân gây bệnh trong quá trình nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp cấy định danh vi khuẩn, khi mọc lên vi khuẩn có thể phân lập để làm kháng sinh đồ qua đó lựa chọn kháng sinh phù hợp</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hường từ (MRI) cột sống: Vị trí chụp cột sống như (cột sống cổ, cột sống ngực hay cột sống thắt lưng) phù thuộc vào tổn thương lâm sàng do bác sỹ khám lâm sàng quyết định. Đôi khi trên hình ảnh chụp MRI cũng cần phải tiêm thuốc cản quang để có thể:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phân biệt giữa các tổn thương ác tính và các khối khác có biểu hiện lâm sàng giống nhau và trên phim chụp MRI&nbsp;thường không xác định được.</li> <li style="text-align: justify;">Xác định các nhiễm trùng cột sống (viêm tuỷ xương và các bệnh liên quan) để đánh giá bờ cũng như mức độ phù nề tủy xung quanh.</li> <li style="text-align: justify;">Có thể thấy được các bất thường gợi ý chẩn đoán của viêm tuỷ cắt ngang cấp tính.</li> <li style="text-align: justify;">Chèn ép tuỷ sống do u tăng sinh</li> <li style="text-align: justify;">Phân tích giải phẫu chính xác về vị trí và sự lan ra của các u tuỷ.</li> <li style="text-align: justify;">Các dị dạng mạch máu</li> <li style="text-align: justify;">Rỗng ống tuỷ</li> <li style="text-align: justify;">Nên chụp MRI toàn bộ cột sống khi nghi ngờ u ác tính ngoài màng cứng</li> <li style="text-align: justify;">Với thoát vị đĩa đệm cột sống có chèn ép tủy phần lớn chỉ cần chụp MRI cột sống không tiêm thuốc cản quang là đủ.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hường từ (MRI) cột sống" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_chup-mri-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hường từ (MRI) cột sống</em></p> <p style="text-align: justify;">- CT scanner cột sống: Có thể có lợi để chẩn đoán một vài tổn thương chèn ép khi chống chỉ định chụp MRI</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp X quang thông thường: Vai trò giới hạn trong việc đánh giá các bệnh tuỷ sống, nhưng có thể đáng giá&nbsp; thân đốt sống (xẹp, vỡ, trượt...) thường được sử dụng trong đánh gá sơ bộ cúng như cấp cứu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tổn thương tủy sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên tác điều trị tùy thuốc&nbsp; nhóm nguyên gây tổn thương tủy.</p> <p style="text-align: justify;">Các tổn thương tuỷ do chèn ép: Khi có chèn ép tuỷ thì cần điều trị cấp cứu đặc biệt nhóm nguyên nhân : Chèn ép sau chấn thương cột sống</p> <p style="text-align: justify;">Chấn thương cột sống có tổn thương ép tủy</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên tắc hàng đầu của cấp cứu bệnh nhân chấn thương cột sống là bất động, tránh di lệch đoạn cột sống đã bị tổn thương vì sẽ gây thêm tổn thương, thậm chí gây đứt ngang tủy sống khi nghi ngờ bị chấn thương cột sống chứ không nhất thiết phải phát hiện được triệu chứng của chấn thương cột sống. Với bệnh nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ, đặt đầu bệnh nhân nằm thẳng trục, ở tư thế trung gian ( không cúi gập, ngửa hay xoay cổ) trên nền cứng (như miếng ván gỗ ), chèn vật cứng hai bên để chống xoay cổ hoặc tốt nhất là có bộ cố định cột sống cổ chuyên dụng. Đối với cột sống ngực và cột sống lưng, đặt bệnh nhân nằm ngửa trên cáng cứng hoặc nằm sấp trên cáng mềm nếu không có áo cố định chuyên dụng, sau đó cố định bệnh nhân vào cáng ở ba điểm: đầu, vai và ngang khung chậu. Tuyệt đối không lôi, kéo, lật trở bệnh nhân nếu không có nhiều người phối hợp hoặc làm không đúng phương pháp. Khi vận chuyển bệnh nhân, nếu không có cáng cứng phải có nhiều người cùng đứng một bên đỡ bệnh nhân để đảm bảo cho cột sống bệnh nhân vẫn được cố định.</p> <p style="text-align: justify;">- Các phương pháp phẫu được đặt ra để loại bỏ chèn ép, phục hồi lại cấu trúc xương</p> <ul> <li style="text-align: justify;">U tủy</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc Glucocorticoid&nbsp; để giảm phù tuỷ.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị riêng biệt cho các dạng u sẵn có</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị xạ trị cục bộ (bắt đầu sớm nếu có thể) đối với các tổn thương có triệu chứng</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Áp xe ngoài màng cứng tuỷ: Phẫu thuật cắt bỏ cung sau giải áp khẩn cấp và mổ ổ áp xe kết hợp với điều trị kháng sinh dài hạn ( sử dụng theo kinh nghiệm ban đầu và có thể thay đổi dựa kháng sinh đồ)</p> <p style="text-align: justify;">Thoát vị đĩa đệm có ép tủy: phẫu thuật tạo hình đĩa đệm cột sống.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm nguyên nhân nhiễm trùng: ban đầu cần dùng kháng sinh theo kinh nghiệm sau đó có thể điều trị dựa vào kết quả xét nghiệm dich não tủy để quyết định lựa chọn kháng sinh cũng như thời gian điều trị (có thể lên 12 tháng đối với lao). Hoặc phác đồ diệt sán, kháng nấm khi xác định được căn nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm nguyên nhân tự miễn: Glucocorticoids (methylprednisolone tiêm mạch sau đó prednisone uống) cho các triệu chứng từ trung bình đến nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm nguyên nhân do mạch máu:</p> <p style="text-align: justify;">Tụ máu ngoài màng cứng tuỷ hoặc xuất huyết trong tủy: Phẫu thuật lấy khối máu tụ, dừng sử dụng hoặc giảm liều hoặc thay thuốc chống&nbsp; đông nếu có sử dụng trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhồi máu tủy: dựa theo nguyên nhân để điều trị, có thể dùng aspirin.</p> <p style="text-align: justify;">- Rỗng tủy: phẫu thuật được đặt ra khi có triệu chứng</p> <p style="text-align: justify;">- Xơ cứng rải rác: Điều trị với interferon β hay glatiramer acetate được chỉ định cho những bệnh nhân có các cơn tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương bao myelin: điều trị theo nguyên nhân, bổ sung vitamin B12 nêu thiếu</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc: loại bỏ độc tố, phục hồi chức năng.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Giáo trình thần kinh học, Trường Đại học Y Hà Nội</li><li style="text-align: justify;">Giáo trình ngoaij khoa cơ sở, Trường Đại học Y Hà Nội</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ton-thuong-tuy-song-sbykp
Tăng kali máu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tăng kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tăng kali máu không phải là một tình trạng hiếm gặp.&nbsp;May mắn thay, hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán tăng kali máu đều ở mức độ nhẹ (thường dung nạp tốt và còn sự bù trừ của cơ thể).&nbsp;Tuy nhiên, bất kỳ tình trạng nào gây tăng kali máu dù nhẹ cũng cần được điều trị để ngăn chặn sự tiến triển thành tăng kali máu nặng hơn.&nbsp;Tình trạng tăng kali máu nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến dẫn truyền điện cơ tim và có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn - tử vong.&nbsp;Khi không được nhận biết và điều trị đúng cách, tình trạng tăng kali máu nặng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tình trạng tăng kali máu nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến dẫn truyền điện cơ tim và có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn - tử vong" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_20190301_134024_081097_59645150004ee210bb5f.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tình trạng tăng kali máu nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến dẫn truyền điện cơ tim và có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn - tử vong</em></p> <p style="text-align: justify;">Về mặt kỹ thuật, tăng kali máu có nghĩa là nồng độ kali trong máu tăng cao bất thường.&nbsp;Mức kali máu bình thường được tính theo đương lượng điện tích nhưng vì ion kali có 1 điện tích dương nên nó tương đương với nồng độ mol của kali trong máu, tham chiếu bình thường nằm trong khoáng 3.5 đến 5.0 mmol / L – mEq / L.&nbsp;Mức kali máu từ 5.1 mmol / L đến 6.0 mmol / L phản ánh tình trạng tăng kali máu nhẹ.&nbsp;Mức kali từ 6.1 mmol / L đến 7.0 mmol / L là tăng kali máu trung bình, và mức trên 7 mmol / L là tăng kali máu nặng – nguy kịch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C</strong><strong>ơ chế ảnh hưởng của nồng độ kali máu cao</strong></p> <p style="text-align: justify;">Kali là thành phần hoạt động điện học của cơ vân, cơ trơn, cơ tim và dẫn truyền thần kinh:&nbsp;Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của cơ trơn (chẳng hạn như cơ được tìm thấy trong đường tiêu hóa) và cơ xương – cơ vân (cơ tứ chi và thân mình), cũng như cơ tim.&nbsp;Nó cũng quan trọng đối với việc truyền tín hiệu điện bình thường đến khắp hệ thống thần kinh trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Nhịp tim hay nhịp co bóp của cơ tim không thể duy trì bình thường nếu nồng độ của kali trong máu bất thường.&nbsp;Cả rối loạn hạ kali máu và tăng kali máu bất thường đều gây rối loạn nhip tim theo cùng một cơ chế nhưng theo chiều hướng trái ngược nhau.</p> <p style="text-align: justify;">Tác dụng lâm sàng quan trọng nhất của tăng kali máu liên quan đến nhịp co bóp điện học của tim.&nbsp;Trong khi tăng kali máu nhẹ có thể có tác dụng hạn chế trên tim, tăng kali máu vừa có thể gây ra các biến đổi điện tim (điện tim – hay điện tâm đồ là một đồ thị nhiều chuyển đạo theo dõi và mô tả hoạt động điện của cơ tim). Tăng kali máu nặng – nguy kịch có thể gây rối loạn giảm hoạt động điện của cơ tim dẫn đến cơ tim ngừng co bóp – ngừng tim – ngừng tuần hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Một tác động quan trọng khác của tăng kali máu là can thiệp vào hoạt động của cơ xương – cơ vân. Hội chứng liệt chu kỳ do tăng kali máu là một rối loạn di truyền hiếm gặp trong đó bệnh nhân có thể xuất hiện khởi phát đột ngột thường có chu kỳ tình trạng tăng kali máu, gây ra liệt cơ ngoại vi.&nbsp;Lý do của sự liệt cơ chưa được hiểu rõ ràng, nhưng nó có thể là do tăng kali máu ngăn chặn hoạt động điện của cơ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tăng kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chính của tăng kali máu là rối loạn chức năng thận, các bệnh của tuyến thượng thận, chuyển dịch kali ra khỏi tế bào vào hệ tuần hoàn máu và thuốc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng kali máu và rối loạn chức năng thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bình thường thận bài tiết kali nên các rối loạn làm giảm chức năng của thận có thể dẫn đến tăng kali máu.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bình thường thận bài tiết kali nên các rối loạn làm giảm chức năng của thận có thể dẫn đến tăng kali máu.&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190823_025839_566627_than.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bình thường thận bài tiết kali nên các rối loạn làm giảm chức năng của thận có thể dẫn đến tăng kali máu.&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Suy thận&nbsp;cấp và&nbsp;mạn tính</li> <li style="text-align: justify;">Viêm cầu thận,</li> <li style="text-align: justify;">Viêm thận lupus&nbsp;,</li> <li style="text-align: justify;">Thải ghép thận cấp</li> <li style="text-align: justify;">Các bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu, chẳng hạn như sỏi tiết niệu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Hơn nữa, những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận đặc biệt nhạy cảm với các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ kali trong máu.&nbsp;Ví dụ, bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận có thể bị tăng kali máu ngày càng trầm trọng hơn khi được cung cấp các chất thay thế muối có chứa kali, bù&nbsp;kali&nbsp;(bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) hoặc các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ kali trong máu.&nbsp;Ví dụ về các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ kali trong máu bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc huyết áp ức chế men chuyển Angiotensin</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc giảm đau chống viêm không steroid</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc huyết áp ức chế thụ thể Angiotensin II</li> <li style="text-align: justify;">Các thuốc lợi tiểu giữ kali</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng kali máu và các bệnh của tuyến thượng thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tuyến thượng thận là những tuyến nhỏ nằm ngay trên cực trên của thận, có vai trò quan trọng trong việc tiết ra các hormone như cortisol và aldosterone.&nbsp;Aldosterone làm cho thận giữ lại natri và chất lỏng trong khi bài tiết kali trong nước tiểu.&nbsp;Do đó các bệnh về tuyến thượng thận, chẳng hạn như bệnh Addison, dẫn đến giảm bài tiết aldosterone có thể làm giảm bài tiết kali của thận, dẫn đến cơ thể giữ lại kali và do đó tăng kali máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng kali máu và thay đổi kali</strong></p> <p style="text-align: justify;">Kali có thể di chuyển ra khỏi tế bào.&nbsp;Tổng lượng kali dự trữ trong cơ thể của chúng ta là khoảng 50 mmol / kg trọng lượng cơ thể.&nbsp;Tại bất kỳ thời điểm nào, khoảng 98% tổng lượng kali trong cơ thể nằm bên trong tế bào (nội bào), chỉ 2% nằm bên ngoài tế bào (trong tuần hoàn máu và mô ngoại bào).&nbsp;Chính lượng kali nằm trong máu tuần hoàn mới gây ra các rối loạn điện cơ. Các xét nghiệm máu chỉ đánh giá được lượng kali trong tuần hoàn này.&nbsp;Do đó, các điều kiện có thể làm cho kali di chuyển ra khỏi tế bào vào tuần hoàn máu có thể làm tăng nồng độ kali trong máu mặc dù tổng lượng kali trong cơ thể không thay đổi.</p> <p style="text-align: justify;">Một ví dụ về sự thay đổi kali gây tăng kali máu là&nbsp;nhiễm toan (acid) ceton do đái tháo&nbsp;đường.&nbsp;Insulin rất quan trọng đối với bệnh nhân&nbsp;đái tháo đường typ 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin).&nbsp;Nếu thiếu insulin, bệnh nhân&nbsp;đái tháo đường typ 1 có thể bị tăng mức đường huyết nghiêm trọng.&nbsp;Thiếu insulin cũng gây ra sự phân hủy các tế bào mỡ, với việc giải phóng các thể acid cetonic vào máu, làm cho máu có tính acid (do đó có thuật ngữ nhiễm toan ceton).&nbsp;Tình trạng nhiễm toan và nồng độ glucose cao trong máu kết hợp với nhau để làm cho nước và ion kali di chuyển ra khỏi tế bào vào hệ tuần hoàn máu.&nbsp;Bệnh nhân đái tháo đường thường cũng bị suy giảm khả năng bài tiết kali vào nước tiểu của thận.&nbsp;Sự kết hợp giữa chuyển dịch kali ra khỏi tế bào và giảm bài tiết kali qua nước tiểu gây ra tăng kali máu.</p> <p style="text-align: justify;">Một nguyên nhân khác gây tăng kali máu là sự phá hủy mô, các tế bào chết đi sẽ giải phóng kali vào hệ tuần hoàn máu.&nbsp;Ví dụ về sự phá hủy mô gây tăng kali máu bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chấn thương (nhất là thể vùi lấp có tiêu cơ vân cấp)</li> <li style="text-align: justify;">Bỏng mức độ nặng</li> <li style="text-align: justify;">Sau phẫu thuật lớn</li> <li style="text-align: justify;">Tan máu – ly giải hồng cầu do các nguyên nhân</li> <li style="text-align: justify;">Hội chứng ly giải U – các tế bào trong khối u tăng tưới máu bị tan vỡ hàng loạt</li> <li style="text-align: justify;">Tiêu cơ vân cấp (một tình trạng liên quan đến sự phá hủy các tế bào cơ đôi khi liên quan đến chấn thương cơ, ngộ độc rượu&nbsp;hoặc lạm dụng thuốc). Cơ chế gây tăng kali máu của tiêu cơ vân cấp thường kết hợp giữa phá huỷ tế bào và suy thận cấp.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng kali máu và thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng có chứa nhiều kali cũng như các thuốc khác có cơ chế tác động đến chuyển hoá kali của cơ thể</p> <p style="text-align: justify;">Ở những người bình thường, thận khỏe mạnh có thể thích ứng với lượng kali qua đường uống bằng cách tăng bài tiết kali qua nước tiểu, do đó ngăn ngừa sự phát triển của tăng kali máu.&nbsp;Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều kali (thông qua thực phẩm, chất bổ sung hoặc chất thay thế muối có chứa kali) có thể gây tăng kali máu nếu có rối loạn chức năng thận. Thích nghi với tăng kali máu cũng có thể không đủ bù trừ nếu bệnh nhân không thải kịp kali qua nước tiểu, như trong suy thận, sử dụng thuốc ức chế bài tiết kali tại ống thận</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ về các loại thuốc làm giảm bài tiết kali trong nước tiểu bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc huyết áp ức chế men chuyển Angiotensin</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc huyết áp ức chế chọn lọc thụ thể Angiotensin II</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc lợi tiểu giữ kali như:</p> <ul> <li>Spironolacton&nbsp;(Aldacton),</li> <li>Triamteren&nbsp;(Dyrenium), và</li> <li>Trimethoprim&nbsp;- Sulfamethoxazol&nbsp;(Bisepton).</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Mặc dù tăng kali máu nhẹ là phổ biến với những thuốc này, nhưng tăng kali máu nặng thường không xảy ra trừ khi những thuốc này được dùng cho những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tăng kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tăng kali máu có thể không có triệu chứng, có nghĩa là nó không gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu nào cho người bệnh.&nbsp;Đôi khi, bệnh nhân tăng kali máu xuất hiện các triệu chứng mơ hồ bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Buồn nôn, nôn</li> <li style="text-align: justify;">Mệt mỏi</li> <li style="text-align: justify;">Yếu cơ, liệt cơ</li> <li style="text-align: justify;">Ngứa da, dị cảm da</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Buồn nôn, nôn, mệt mỏi" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190611_064910_574220_om-nghen-la-gi.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Buồn nôn, nôn, mệt mỏi</em></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của tăng kali máu nghiêm trọng có thể thấy nếu bệnh nhân đến khám hoặc tự theo dõi được như mạch chậm yếu, huyết áp thấp.&nbsp;Tăng kali máu nghiêm trọng có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn.&nbsp;Nhìn chung, tăng kali máu mạn tính diễn tiến từ từ thường gặp trong bệnh thận mạn – suy thận thường thích nghi tốt và ít ảnh hưởng tới huyết động hơn so với tăng kali máu cấp tính.&nbsp;Trừ khi tăng kali cấp tính (thường trong suy thận cấp – hội chứng đè ép có phá huỷ cơ vân cấp), các triệu chứng của tăng kali máu mạn tính thường mơ hồ khó phát hiện. Cho đến khi nồng độ kali máu rất cao (mức tăng kali máu nặng nguy kịch) triệu chứng trở nên rầm rộ hoặc khởi phát ngay tình trạng rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn.</p> <p style="text-align: justify;">Các bệnh mạn tính hoặc cấp tính căn nguyên gây tăng kali máu (như suy thận) cũng có các triệu chứng lâm sàng riêng. Xét nghiệm kali trong trường hợp này nhằm đánh giá tiến triển và biến chứng của các bệnh cảnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tăng kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Máu được rút từ tĩnh mạch (giống như các xét nghiệm máu khác).&nbsp;Nồng độ kali trong máu được xác định trong phòng xét nghiệm.&nbsp;Nếu nghi ngờ tăng kali máu, điện tim – điện tâm đồ thường được thực hiện, vì điện tâm đồ có thể cho thấy những thay đổi điển hình cho tăng kali máu trong các trường hợp vừa đến nặng.&nbsp;Điện tâm đồ cũng sẽ có thể xác định rối loạn nhịp tim do tăng kali máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tăng kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị tăng kali máu phải được cá nhân hóa dựa trên nguyên nhân cơ bản của tăng kali máu, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc sự xuất hiện của các thay đổi điện tâm đồ, và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.&nbsp;Tăng kali máu nhẹ thường được điều trị ngoại trú mà không cần nhập viện, đặc biệt nếu bệnh nhân khỏe mạnh, điện tâm đồ bình thường và không có các tình trạng liên quan khác như nhiễm toan và suy giảm chức năng thận.&nbsp;Điều trị khẩn cấp là cần thiết nếu tình trạng tăng kali máu nghiêm trọng và đã gây ra những thay đổi trên điện tâm đồ.&nbsp;Tăng kali máu nghiêm trọng được điều trị tốt nhất tại bệnh viện, thường là tại khoa cấp cứu có theo dõi nhịp tim liên tục.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị tăng kali máu có thể áp dụng đơn độc hoặc kết hợp các biện pháp sau tuỳ theo tình trạng bệnh:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chế độ ăn hạn chế kali (đối với trường hợp nhẹ).</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chế độ ăn hạn chế kali (đối với trường hợp nhẹ)." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20210625_044504_585730_Kali-mau-7.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn hạn chế kali (đối với trường hợp nhẹ).</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ngừng các loại thuốc làm tăng nồng độ kali trong máu.</li> <li style="text-align: justify;">Truyền tĩnh mạch chậm insulin có bù glucose phù hợp giúp kéo kali khẩn cấp từ máu vào nội bào</li> <li style="text-align: justify;">Tiêm calci tĩnh mạch đối kháng tác dụng của kali ở cơ vân và quan trọng hơn lầ cơ tim.</li> <li style="text-align: justify;">Kiềm hoá máu bằng natri bicarbonat bù trừ tình trạng nhiễm toan và kéo bớt kali từ máu vào nội bào</li> <li style="text-align: justify;">Dùng thuốc lợi tiểu quai – lợi tiểu thải kali (furosemid) nhằm tăng đào thải ion kali tại quai ống thận qua nước tiểu, làm hạ kali dòng máu qua thận.&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Các loại thuốc khí dung giãn phế quản được dùng trong hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm kích thích Beta 2 adrenergic cũng góp phần vận chuyển ion kali từ máu vào nội bào</li> <li style="text-align: justify;">Các loại thuốc được gọi là nhựa trao đổi cation được dùng đường uống gắn bắt chọn lọc ion kali và trao đổi với ion calci tại đường tiêu hoá cũng giúp tăng thải kali</li> <li style="text-align: justify;">Thận nhân tạo, dành cho những bệnh nhân tăng kali máu nặng – nguy kịch không đáp ứng với các biện pháp kể trên hoặc trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận kém đáp ứng với lợi tiểu</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Điều trị tăng kali máu cũng bao gồm điều trị bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào (ví dụ bệnh thận cấp – mạn&nbsp;, bệnh tuyến thượng thận, phá hủy mô) của tăng kali máu.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Simon LV. Hyperkalemia.&nbsp;<em>StatPearls.</em>&nbsp;2020</li><li style="text-align: justify;">Lehnhardt A et al. Pathogenesis, diagnosis and management of hyperkalemia.&nbsp;<em>Pediatr Nephrol</em>. 2011</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tang-kali-mau-srsce
Thiếu vitamin C
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu vitamin C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vitamin là một số họ chất hữu cơ không liên quan về mặt hóa học mà con người không thể tổng hợp được và phải được đưa vào chế độ ăn với số lượng nhỏ để tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Chúng được chia thành các vitamin tan trong nước và tan trong chất béo.</p> <p style="text-align: justify;">Acid ascorbic hay vitamin C là một vitamin tan trong nước. Hầu hết các loài động vật không cần vitamin C. Tuy nhiên, đối với con người vitamin C là một loại vitamin thiết yếu. Con người không thể tự tổng hợp acid ascorbic , và con người phải bổ sung nó từ ngoài vào.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Acid ascorbic hay vitamin C là một vitamin tan trong nước" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_vitamin-c-mot-loai-vitamin-co-dac-tinh-tan-trong-nuoc.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Acid ascorbic hay vitamin C là một vitamin tan trong nước</em></p> <p style="text-align: justify;">Vitamin C được tìm thấy tự nhiên trong trái cây tươi và rau quả; ví dụ, bưởi, cam, chanh, chanh, khoai tây, rau bina, bông cải xanh, ớt đỏ và cà chua. Có tới 90% lượng vitamin C được tiêu thụ dưới dạng rau và trái cây. Thiếu cung cấp những thực phẩm này qua đường ăn uống là nguyên nhân thường xuyên nhất của sự thiếu hụt. Ngoài ra, vitamin C nhạy cảm với nhiệt, việc đun sôi hoặc nấu chín thực phẩm chứa vitamin C đã làm mất giá trị dinh dưỡng. Trong khi một lượng nhỏ vitamin C được tìm thấy trong bạch cầu, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên, có rất ít dự trữ vitamin C trong cơ thể, và do đó, nồng độ acid ascorbic trong huyết tương phản ánh hàm lượng cung cấp gần đây. Nguồn vitamin C trong cơ thể thường cạn kiệt sau 4 đến 12 tuần nếu người ta ngừng cung cấp vitamin. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin C là tiêu thụ trái cây và rau quả thường xuyên.</p> <p style="text-align: justify;">Axit ascorbic có vài trò trong tổng hợp collagen. Collagen type IV là thành phần chính cấu tạo nên thành mạch máu, da và cụ thể là vùng màng đáy ngăn cách biểu bì với hạ bì. Vitamin C cho phép quá trình hydroxyl hóa và liên kết chéo của pro-collagen được xúc tác bởi lysyl hydroxylase. Thiếu vitamin C làm giảm quá trình phiên mã của pro-collagen. Ngoài ra, thiếu axit ascorbic dẫn đến quá trình methyl hóa DNA biểu sinh và ức chế sự phiên mã của các loại collagen khác nhau được tìm thấy trong da, mạch máu và mô.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu vitamin C được định nghĩa là nồng độ trong huyết thanh dưới 11,4 umol / L và tỷ lệ hiện mắc khác nhau trên thế giới, với tỷ lệ thấp tới 7,1% ở Hoa Kỳ và cao tới 73,9% ở miền bắc Ấn Độ. Các yếu tố nguy cơ thiếu hụt bao gồm uống rượu, sử dụng thuốc lá, thu nhập thấp, giới tính nam, bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo và những người có tình trạng dinh dưỡng kém. Mặc dù tình trạng thiếu hụt vitamin C là phổ biến, ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển, bệnh scorbut rất hiếm. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh cũng không phổ biến vì cả sữa mẹ và sữa công thức bổ sung đều là nguồn cung cấp đầy đủ vitamin C.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh (scurvy) là một hội chứng lâm sàng do thiếu vitamin C. Căn bệnh này lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1550 trước công nguyên khi người ta mô tả chính xác việc chẩn đoán và điều trị bệnh bằng cách sử dụng hành tây và rau. Vào những năm 1700, James Lind của Hải quân Hoàng gia Anh đã xác định việc tiêu thụ chanh và cam dẫn đến việc thuyên giảm bệnh, và vào năm 1927, cấu trúc của yếu tố ascorbic đã được công bố, với sự tổng hợp axit ascorbic có tên là vitamin C không lâu sau đó.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu vitamin C, còn được gọi là bệnh scorbut&nbsp;(scurvy), các dấu hiệu và triệu chứng thường dễ nhận thấy ở những người mắc bệnh scorbut gồm: viêm và chảy máu nướu lợi, các nốt, mảng thâm tím xuất huyết rộng xung quang nang lông trên da, chậm lành vết thương, tóc khô uốn cong, xoắn dễ gãy...</p> <p style="text-align: justify;">Khi bệnh nhân bị thiếu hụt Vitamin C được chẩn đoán, điều trị bằng thuốc bổ sung và thay đổi chế độ ăn uống. Sự cải thiện của các triệu chứng hiến pháp thường xảy ra trong vòng 24 giờ, với tình trạng chảy máu tự phát cải thiện trong nhiều ngày đến vài tuần. Các sợi lông xoắn ốc mất đến một tháng để giải quyết và việc giải quyết hoàn toàn thường là sau ba tháng. Các bất thường về xương có thể cần can thiệp phẫu thuật.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu vitamin C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân thiếu hụt vitamin c là do chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ vitamin C, tăng nhu cầu, bệnh lý đường ruột gây giảm hấp thu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu vitamin C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Thiếu vitamin C biểu hiện bằng triệu chứng sau 8 đến 12 tuần không được cung cấp đủ lượng và biểu hiện như cáu kỉnh và chán ăn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="&nbsp;Thiếu vitamin C biểu hiện bằng triệu chứng sau 8 đến 12 tuần không được cung cấp đủ lượng và biểu hiện như cáu kỉnh và chán ăn." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_anh-chan-an-1516870310359417014458-e1536737088724.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>&nbsp;Thiếu vitamin C biểu hiện bằng triệu chứng sau 8 đến 12 tuần không được cung cấp đủ lượng và biểu hiện như cáu kỉnh và chán ăn.</em></p> <p style="text-align: justify;">Sau những triệu chứng ban đầu này, các phát hiện về da liễu bao gồm vết thương kém lành, sưng nướu, dễ chảy máu, rang lung lay, chấm xuất huyết niêm mạc, bầm máu và tăng sừng. Do sự hình thành liên kết disulfide bị gián đoạn, biểu hiện tóc xoắn và cong, dễ gãy. Xuất huyết ngoại bì thường khu trú ở các chi dưới, vì sự mỏng manh của mao mạch không thể chịu được áp suất thủy tĩnh phụ thuộc vào trọng lực. Điều này có thể dẫn đến phề nề. Các phát hiện trên móng tay bao gồm mòng tay mỏng, lõm lòng thuyền, dễ gãy. Ngoài các biểu hiện trên da, nhiều hệ thống cơ quan khác cũng có liên quan. Các vấn đề về khớp xảy ra, bao gồm biểu hiện đau nhức và xuất huyết dưới xương. Sự chảy máu này là kết quả của sự mỏng manh của mạch máu do sự hình thành collagen bị suy giảm. Bệnh lý xương cũng xảy ra và biểu hiện bằng gãy xương giòn do quá trình hình thành xương bên trong nội mạc bị gián đoạn. Có thể xảy ra ngừng phát triển xương ở trẻ em sớm hơn dẫn đến còi cọc.</p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện ở mắt của bệnh scorbut bao gồm xuất huyết hình ngọn lửa, đốm bông gòn và chảy máu thanh sau vào các dây thần kinh thị giác, dẫn đến teo và phù gai thị. Bệnh ở giai đoạn muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng với biểu hiện phù toàn thân, tan máu, vàng da, co giật.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng ở mắt bao gồm khô mắt, xuất huyết dưới kết mạc và viêm xơ cứng. Rụng tóc phổ biến và chảy máu vào khớp xảy ra với chấn thương tối thiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự thiếu hụt Vitamin C có thể liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu vitamin C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng do thiếu vitamin C có thể gây bệnh scorbut, xuất huyết, thiếu máu, nhiễm trùng, loãng xương, trật khớp, trẻ còi cọc...</p> <p style="text-align: justify;">Biến chứng do điều trị tuy không phổ biến nhưng độc tính do bổ sung quá mức có thể xảy ra. Khi vitamin C được bài tiết qua nước tiểu, tác dụng của nó đối với các chất chuyển hóa khác trong nước tiểu đã được khám phá. Đáng chú ý, vitamin C đã được chứng minh là làm tăng bài tiết oxalat ở thận và các tinh thể calci oxalat và hình thành sỏi sau đó.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu vitamin C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ thiếu hụt Vitamin C bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiện rượu</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nghiện rượu" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20200705_014257_138677_10_1.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nghiện rượu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ chỉ bú sữa bò</p> <p style="text-align: justify;">- Người cao niên chỉ uống trà và ăn kiêng bánh mì nướng</p> <p style="text-align: justify;">- Những người nghèo không đủ khả năng mua trái cây và rau quả</p> <p style="text-align: justify;">- Người hút thuốc</p> <p style="text-align: justify;">- Những người bị rối loạn ăn uống</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh tiểu đường loại 1 có nhu cầu vitamin C cao</p> <p style="text-align: justify;">- Những người bị rối loạn đường tiêu hóa như bệnh viêm ruột.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người bị thừa sắt, dẫn đến lãng phí vitamin C qua thận</p> <p style="text-align: justify;">- Những người có chế độ ăn kiêng hạn chế, dị ứng thực phẩm</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu vitamin C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Quản lý tình trạng bệnh lý dẫn tới nguyên nhân thiếu vitamin C, cơ bản là yêu cầu sự tuân thủ và giáo dục của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân cần được tư vấn kiêng hút thuốc và hạn chế uống rượu nếu đó là các yếu tố gây thiếu vitamin C.</p> <p style="text-align: justify;">- Hướng dẫn và tư vấn về thói quen ăn uống hợp lý, bao gồm cả những loại thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, quả mọng và một số loại dưa, cũng như các loại rau như rau bina, ớt đỏ và xanh, cà chua, bắp cải, súp lơ. , bông cải xanh và cải Brussels.</p> <p style="text-align: justify;">- Nên cho trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và kéo dài tới ít nhất 2 tuổi, tiêm phòng đầy đủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Hướng dẫn về chế độ ăn uống bổ sung vitamin C thích hợp cho người có nguy cơ thiếu cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu vitamin C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bắt đầu bằng việc đánh giá các yếu tố nguy cơ và khám sức khỏe.</p> <p style="text-align: justify;">- Soi da có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán, xác nhận ban xuất huyết dạng nang và lông xoắn. Bằng sinh thiết các khu vực bị ảnh hưởng cho thấy những phát hiện tương tự bằng mô bệnh học.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết thanh tìm vitamin C trong huyết tương thấp (dưới 0,2 mg / dL) thường phù hợp với bệnh scorbut; tuy nhiên, như đã nêu ở trên, việc uống hoặc bổ sung vitamin C gần đây có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương và không phản ánh tình trạng thiếu hụt kéo dài trước đó. Mức độ vitamin C trong bạch cầu chính xác hơn khi đánh giá các kho dự trữ vitamin C vì chúng ít bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chế độ ăn uống cấp tính. Mức vitamin C trong bạch cầu là 0 mg / dL là dấu hiệu của bệnh scorbut&nbsp;tiềm ẩn. Từ 0 đến 7 mg / dL là phù hợp với sự thiếu hụt, và lớn hơn 15 mg / dl là đủ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm huyết thanh tìm vitamin C trong huyết tương thấp (dưới 0,2 mg / dL) thường phù hợp với bệnh scorbut" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm huyết thanh tìm vitamin C trong huyết tương thấp (dưới 0,2 mg / dL) thường phù hợp với bệnh scorbut</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài việc đánh giá nồng độ vitamin C, cần tiến hành sàng lọc đồng thời các tình trạng thiếu hụt vitamin khác. Vì sự thiếu hụt chủ yếu liên quan đến việc ăn uống kém, những người bị ảnh hưởng cũng có thể hấp thụ kém các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Vitamin B12, folate, canxi, kẽm và sắt rất thấp ở bệnh nhân này. Ngoài ra, vai trò của vitamin C trong việc hấp thụ sắt khiến những người bị bệnh còi dễ bị chảy máu hơn, và đặc biệt là tình trạng thiếu sắt, cần được đánh giá.</p> <p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu hình ảnh cũng hỗ trợ trong trường hợp: Gãy xương, trật khớp, tiêu xương ổ răng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu vitamin C</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bổ sung trực tiếp vitamin C là phương pháp điều trị chính, với tối đa 300 mg mỗi ngày cho trẻ em và 500 mg đến 1000 mg mỗi ngày cho người lớn. Thời điểm thay thế cuối cùng là một tháng hoặc sau khi giải quyết xong các di chứng lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">Các phác đồ điều trị thay thế cho người lớn bao gồm một đến 2 g trong tối đa 3 ngày, sau đó là 500 mg mỗi ngày trong một tuần, tiếp theo là 100 mg mỗi ngày cho đến 3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài việc bổ sung ngay lập tức, giáo dục bệnh nhân về điều chỉnh lối sống để đảm bảo uống đủ lượng và khuyến cáo ngừng sử dụng rượu và thuốc lá.</p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp không thiếu, nhu cầu hàng ngày lên đến 45 mg mỗi ngày ở trẻ em, 90 mg mỗi ngày cho nam giới, 75 mg mỗi ngày cho phụ nữ và lên đến 120 mg mỗi ngày cho phụ nữ đang cho con bú.</p> <p style="text-align: justify;">Điều quan trọng là giải quyết triệt để nguyên nhân chính gây ra bệnh scorbut.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Vitamin C Deficiency - StatPearls - NCBI Bookshelf</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-vitamin-c-scaol
Thiếu hụt canxi
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thiếu hụt canxi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Canxi có các chức năng quan trọng trong tế bào ở tất cả các sinh vật sống, chủ yếu là chất truyền tin thứ hai truyền tín hiệu giữa màng sinh chất và bộ máy nội bào. Canxi ngoại bào cũng là một đồng yếu tố thiết yếu trong các yếu tố đông máu và các phân tử kết dính và cần thiết cho sự hình thành xương thích hợp. Gần đây có bằng chứng cho thấy canxi có tác dụng trực tiếp thông qua thụ thể canxi trải dài qua màng, được kết hợp với protein G để truyền tín hiệu nội bào.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Canxi có các chức năng quan trọng trong tế bào ở tất cả các sinh vật sống, chủ yếu là chất truyền tin thứ hai truyền tín hiệu giữa màng sinh chất và bộ máy nội bào" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_img5.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Canxi có các chức năng quan trọng trong tế bào ở tất cả các sinh vật sống, chủ yếu là chất truyền tin thứ hai truyền tín hiệu giữa màng sinh chất và bộ máy nội bào</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Hơn 99% canxi trong cơ thể con người nằm trong xương và răng. Trong xương, canxi cung cấp sức mạnh cấu trúc cho phép xương nâng đỡ trọng lượng cơ thể và neo giữ các cơ. Việc cung cấp đủ canxi từ thời thơ ấu cho đến cuối cuộc đời là rất quan trọng để hình thành và duy trì một bộ xương khỏe mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">Canxi khác với hầu hết các chất dinh dưỡng khác ở chỗ cơ thể chứa một kho dự trữ đáng kể, vượt xa nhu cầu ngắn hạn. Do đó, ảnh hưởng của việc thiếu canxi có thể không được báo trước trong một thời gian đáng kể, cho đến khi chúng biểu hiện như loãng xương hoặc gãy xương. Lượng canxi thấp có liên quan đến sự phát triển của bệnh tăng huyết áp, ung thư ruột kết, và hội chứng tiền kinh nguyệt, và nó có liên quan đến việc hấp thụ ít chất dinh dưỡng khác.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu hụt canxi là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt là ở nhóm dân số già. Trong số các chất dinh dưỡng khác nhau, canxi là một trong số ít các chất dinh dưỡng vẫn bị thiếu ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản và nhiều nước phương Tây. Sự khuyến khích của tăng tiêu thụ thực phẩm giàu canxi có khả năng là một chiến lược hiệu quả về chi phí để giảm tỷ lệ gãy xương sau này trong cuộc sống và để tăng chất lượng chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Lượng canxi là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong khoa học dinh dưỡng. Mặc dù hầu hết các quốc gia đồng ý cần bổ sung nhiều canxi hơn, nhu cầu canxi cho người lớn thay đổi tối thiểu từ 600mg/ ngày cho đến 1200mg / ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Một số loại thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể biết tới như: tôm, cua, cá, sò, trứng, sữa, các loại rau màu xanh đậm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thiếu hụt canxi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có một số nguyên nhân gây ra thiếu hụt canxi, bao gồm giảm cung cấp, tăng nhu cầu, giảm hấp thu, tăng bài tiết và rối loạn chuyển hóa canxi</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thiếu hụt canxi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thiếu canxi mức độ từ từ, mức độ nhẹ thường diễn ra âm thầm đa số không có biểu hiện lâm sàng đặc biệt.</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng hay gặp nhất gợi ý bạn đang có tình trạng thiếu canxi: chuột rút, tê bì tay chân. Dị cảm tứ chi có thể xảy ra, kèm theo mệt mỏi và lo lắng. Chuột rút cơ có thể rất đau và tiến triển thành co thắt cổ tay hoặc co cứng cơ. Trong những trường hợp cực kỳ hạ calci máu, co thắt phế quản và co thắt thanh quản với stridor có thể xảy ra. Các triệu chứng về cơ có thể nghiêm trọng đến mức xuất hiện với hình ảnh giống như viêm đa cơ với men cơ tăng cao.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Triệu chứng hay gặp nhất gợi ý bạn đang có tình trạng thiếu canxi: chuột rút, tê bì tay chân" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_te-bi-chan-tay.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng hay gặp nhất gợi ý bạn đang có tình trạng thiếu canxi: chuột rút, tê bì tay chân</em></p> <p style="text-align: justify;">Dấu hiệu ngoại bì như: Da khô, tóc khô, tóc rụng từng mảng, móng dễ gãy. Nếu tình trạng thiếu canxi máu xảy ra trước 5 tuổi, có thể có các bất thường về răng miệng. Các bất thường về răng bao gồm giảm sản men, khiếm khuyết ở ngà răng, chân răng tiền hàm ngắn, màng cứng dày lên, chậm mọc răng và gia tăng số lượng sâu răng.&nbsp; Các tổn thương da khác được báo cáo ở bệnh nhân suy tuyến cận giáp bao gồm chàm dị ứng, viêm da tróc vảy, chốc lở và bệnh vẩy nến.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu canxi mức độ nặng có thể biểu hiện bởi các cơn co giật Tetany với các dấu hiệu Chvostek hoặc Trousseau. Dấu hiệu của Chvostek được tạo ra bằng cách chạm vào da trên dây thần kinh mặt trước cơ thính giác bên ngoài. Sự co thắt một bên của cơ mặt xảy ra ở những người bị hạ calci huyết. Dấu hiệu Chvostek cũng có ở 10% người bình thường. Dấu hiệu Trousseau được tạo ra bởi sự tăng huyết áp trong bao đo huyết áp của bệnh cao hơn 20mmHg so với huyết áp tâm thu của bệnh nhân trong 3-5 phút. Co thắt cổ tay biểu hiện như sự uốn cong của cổ tay và của các khớp xương cổ tay, sự mở rộng của các khớp giữa các bên và ngón tay cái bị gập lại.</p> <p style="text-align: justify;">Những thay đổi trong chức năng cơ trơn với nồng độ canxi huyết thanh thấp có thể gây kích thích hạch tự chủ và có thể dẫn đến chứng khó nuốt, đau bụng, đau quặn mật, thở khò khè và khó thở. Đục thủy tinh thể xảy ra trong tình trạng hạ canxi máu lâu dài, mãn tính. Hiện tượng hóa dây chằng đốt sống đã được ghi nhận trong 50% trường hợp bị suy tuyến cận giáp, và dáng đi lệch lạc có thể được ghi nhận. Trong một số trường hợp suy tuyến cận giáp mãn tính, rối loạn tâm thần và trí thông minh dưới mức bình thường đã được ghi nhận. Chậm phát triển, IQ không bình thường, và chức năng nhận thức kém cũng có thể là một thành phần của hội chứng bao gồm suy tuyến cận giáp. Ở người cao tuổi, mất phương hướng hoặc lú lẫn có thể là biểu hiện của hạ calci huyết.</p> <p style="text-align: justify;">Hạ calci huyết cấp có thể có biểu hiện ở tim. Việc kéo dài khoảng QT do kéo dài đoạn ST trên điện tâm đồ là khá phổ biến ở bệnh nhân hạ calci huyết. Sóng T là bất thường ở khoảng 50% bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thiếu hụt canxi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ảnh hưởng của việc thiếu canxi trong một thời gian dài có thể dẫn tới biến chứng như loãng xương hoặc gãy xương. Trẻ em còi xương, giảm chiều cao, thiểu sản men răng</p> <p style="text-align: justify;">Lượng canxi thấp có liên quan đến sự phát triển của bệnh tăng huyết áp, ung thư ruột kết, và hội chứng tiền kinh nguyệt, và nó có liên quan đến việc hấp thụ ít chất dinh dưỡng khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thiếu hụt canxi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai</p> <p style="text-align: justify;">- Suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng, còi xương</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng, còi xương" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190901_172740_420581_suy-dinh-duong-protei.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng, còi xương</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ được ăn dặm sớm. Chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng như canxi, đạm đặc biệt ở phụ nữ mang thai và nuôi con bú, phụ nữ tiền mãn kinh, người cao tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Hấp thu kém, bao gồm bệnh viêm ruột và bệnh celiac, cắt bỏ dạ dày</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý: Suy tuyến cận giáp, giả suy cận giáp, thiếu hụt và phụ thuộc vitamin D, bệnh thận mạn, xơ gan, Osteoblastic di căn, tiêu cơ vân, tăng phosphat huyết,</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc: Liệu pháp bisphosphonate tiêm tĩnh mạch hoặc liệu pháp denosumab, truyền nhanh một lượng lớn máu chứa citrate</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thiếu hụt canxi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa thiếu canxi, chúng tôi khuyên bạn nên cung cấp đầy đủ lượng canxi hàng ngày qua chế độ ăn uống, đáp ứng nhu cầu canxi tối thiểu từ 600mg/ ngày cho đến 1200mg / ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Các loại thực phẩm giàu canxi mà bạn nên bổ sung một cách thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày như: tôm, cua, cá, sò, trứng, sữa, các loại rau màu xanh đậm.</p> <p style="text-align: justify;">Nên để trẻ ăn sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và kéo dài tới ít nhất 2 tuổi. Không nên để trẻ ăn dặm sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với người lớn có nguy cơ cao thiếu canxi hay những người không cung cấp đủ canxi, đặc biệt là trẻ sinh non, cời xương, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai nuôi con bú, hay người già… cần bổ sung thêm canxi đường uống.</p> <p style="text-align: justify;">Tắm nắng đầy đủ, duy trì lượng vitamin D đầy đủ được biệt ở nhóm có nguy cơ thiếu vitamin D, để hấp thu canxi được tốt hơn. Cung cấp 400-500 IU/ ngày vitamin D ở trẻ dưới 18 tháng tuổi theo khuyến cáo là quan trọng, đặc biệt ở đối tượng trẻ ăn sữa mẹ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tắm nắng đầy đủ, duy trì lượng vitamin D đầy đủ được biệt ở nhóm có nguy cơ thiếu vitamin D" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_tam-nag-bu-vitamin-d.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tắm nắng đầy đủ, duy trì lượng vitamin D đầy đủ được biệt ở nhóm có nguy cơ thiếu vitamin D</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thiếu hụt canxi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như chúng ta đã biết hơn 99% canxi trong cơ thể con người nằm trong xương và răng, chính vì vậy định lượng nồng độ canxi trong máu không phải là lựa chọn tối ưu để chẩn đoán thiếu hụt canxi.</p> <p style="text-align: justify;">Nghi ngờ bệnh nhân có thiếu canxi máu ở người lớn và trẻ em phải đánh giá cẩn thận các biểu hiện lâm sàng và triệu chứng, các bất thường trong phòng thí nghiệm, tiền sử bệnh trong quá khứ các loại thuốc gần đây. Xét nghiệm quan trọng trong phòng thí nghiệm ban đầu liên quan đến việc đo nồng độ phốt phát trong huyết thanh, magie, còn nguyên vẹn hormone tuyến cận giáp (PTH), mức 25-hydroxyvitamin D và 1,25-dihydroxyvitamin D, hormon cận giáp PTH.</p> <p style="text-align: justify;">Khi canxi máu giảm thường biểu hiện tình trạng thiếu canxi trong một thời gian dài. Khi nồng độ calci máu dưới 2,20 mmol/L,&nbsp; nồng độ canxi ion trong máu dưới 1,17 mmol/L được gọi là hạ canxi máu, với điều kiện là nồng độ protein huyết tương bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Đo mật độ xương, đánh giá loãng xương cần ở bệnh nhân thiếu canxi lâu dài.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thiếu hụt canxi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Quyết định điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng biểu hiện, mức độ nghiêm trọng và nhanh chóng của chứng hạ calci huyết cũng như nguyên nhân thiếu canxi.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp hạ canxi máu, có triệu chứng lâm sàng, đe dọa tính mạng, bổ sung canxi là rất cần thiết. Đường tiêm, truyền được ưu tiên hàng đầu. Mục tiêu là nâng cao nồng độ canxi ion hóa trong huyết thanh về mức bình thường thấp (~ 1,0 mM), duy trì ở đó và kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Trong tình trạng hạ calci máu kéo dài, không có triệu chứng hay có triệu chứng nhẹ, cân bằng nội môi canxi có thể được phục hồi bằng canxi uống và vitamin D hoặc chất chuyển hóa vitamin D hoạt hóa như calcitriol.</p> <p style="text-align: justify;">Canxi cacbonat đường uống thường là muối được sử dụng phổ biến nhất, mặc dù tồn tại nhiều loại muối canxi khác nhau. Liều lượng canxi đường uống nên có hàm lượng từ 1 đến 3 gam canxi nguyên tố chia làm 3 đến 4 lần trong bữa ăn để đảm bảo sự hấp thu tối ưu. Lượng canxi nguyên tố thấp hơn có trong các loại canxi khác như canxi lactat (13%), canxi citrat (21%) và canxi gluconat (9%).</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Canxi cacbonat đường uống thường là muối được sử dụng phổ biến nhất" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_canxi-cacbonat-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Canxi cacbonat đường uống thường là muối được sử dụng phổ biến nhất</em></p> <p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân suy tuyến cận giáp, vitamin D2 hoặc D3 (ergocalciferol hoặc cholecalciferol, tương ứng) hoặc các chất chuyển hóa vitamin D [calcitriol hoặc 1,25- (OH) 2 vitamin D hoặc 1 alpha-OH vitamin D là cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">Việc sử dụng hoặc ngừng sử dụng estrogen ngoại sinh cũng có thể ảnh hưởng đến liệu pháp thay thế canxi và vitamin D. Estrogen làm tăng hấp thu canxi ở cấp độ ruột và gián tiếp thông qua kích thích hoạt động của 1-alpha-hydroxylase ở thận. Có thể cần điều chỉnh liều sau khi thay đổi liệu pháp estrogen do thay đổi cân bằng nội môi canxi.</p> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn giàu canxi hàng ngày nên được chú trọng thông qua một số loại thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá, sò, trứng, sữa, các loại rau màu xanh đậm.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Power, ML, Heaney, RP, Kalkwarf, HJ, Pitkin, RM, Repke, JT, Tsang, RC, &amp; Schulkin, J. (1999).&nbsp;<em>Vai trò của canxi đối với sức khỏe và bệnh tật. Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ, 181 (6), 1560–1569.&nbsp;</em>doi: 10.1016 / s0002-9378 (99) 70404-7</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thieu-hut-canxi-suecp
Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội tim mạch Châu Âu năm 2019 đã thống nhất bệnh mạch vành gồm các hội chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng mạch vành mạn tính gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch vành ổn định hay suy vành</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng mạch vành cấp gồm:</p> <ul style="list-style-type:circle;"> <li style="text-align: justify;">Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên</li> <li style="text-align: justify;">Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trong hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên lại được chia làm 2 bệnh cảnh là cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên. Hai bệnh cảnh này có các tính chất gần giống nhau và được phân biệt bởi dấu ấn men tim:&nbsp; Troponin T/I tăng lên trong nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên, ngược lại trong cơn đau thắt ngực không ổn định thì Troponon T/I lại bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Sinh lý bệnh trong hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên&nbsp; chính là do sự mất ổn định của mảng vữa xơ động mạch vành. Khi có sự nứt vỡ mảng xơ vữa và hình thành cục máu đông nhưng chưa gây ra tắc hoàn toàn động mạch vành sẽ gây ra hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên và không xuất hiện sóng Q trên điện tâm đồ do chỉ có thiếu máu cấp ở lớp dưới nội tâm mạc.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Sinh lý bệnh trong hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên&nbsp; chính là do sự mất ổn định của mảng vữa xơ động mạch vành" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_20191110_124012_859914_mach-vanh.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Sinh lý bệnh trong hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên&nbsp; chính là do sự mất ổn định của mảng vữa xơ động mạch vành</em></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp cục máu đông hình thành ồ ạt trên nền mẳng xơ vữa bị nứt vỡ sẽ gây tắc hoàn toàn ĐMV và gây ra thiếu máu cơ tim xuyên thành gọi là hội chứng mạch vành cấp ST chênh lên. HCMVCKSTCL có thể diễn biến nặng và chuyển thành HCMVCSTCL.</p> <p style="text-align: justify;">HCMVCKSTCL có biểu hiện cơn đau thắt ngực cấp tính, tuy nhiên trên điện tâm đồ có thể có sóng ST chênh xuống, T âm nhưng không có sóng ST chênh lên và sóng Q, men tim có thể tăng hoặc không</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Đặc điểm ở bệnh nhân HCMVCKSTCL</em></strong></p> <p>Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên thường gặp ở người lớn tuổi có kèm theo các bệnh lý mạn tính như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đôi khi có thể gặp cả ở các bệnh nhân sau can thiệp mạch vành.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng cơ năng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Cơn đau thắt ngực điển hình của bệnh mạch vành gồm:</em></strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tính chất, vị trí cơn đau: đau cảm giác như thắt, bóp nghẹt hoặc đè nặng vùng ngực sau xương ức hoặc bên ngực trái, đau xảy ra từng cơn và thường xuât hiện khi gắng sức, stress, đôi khi xảy ra cả khi nghỉ, thời gian của mỗi cơn đau ngực thường kéo dài trên 20 phút</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Cơn đau thắt ngực điển hình của bệnh mạch vành" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_Cơnđauthắtngựcđiểnhìnhcủabệnhmạchvành.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơn đau thắt ngực điển hình của bệnh mạch vành</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thường đau xuyên ra sau lưng, lan lên cằm, ra vai trái, chạy dọc xuống mặt trong cánh tay trái và xuống ngón 4,5 tay trái.</li> <li style="text-align: justify;">Khi nghỉ ngơi, uống thuốc cơn đau có thể giảm, đỡ, rồi hết.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Các tình huống cơn đau ngực thường gặp như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mới xuất hiện cơn đau ngực</li> <li style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh mạch vành, nay cơn đau ngực có dấu hiệu tăng lên.</li> <li style="text-align: justify;">Cơn đau ngực (đôi khi chỉ có cảm giác tức ngực, khó thở) xuất hiện sau can thiệp, phẫu thuật động mạch vành hoặc sau nhồi máu cơ tim</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Không có dấu hiệu thực thể nào đặc hiệu trong HCMVC không có ST chênh lên</li> <li style="text-align: justify;">Khám lâm sàng giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh, các biến chứng, các bệnh đồng mắc như : THA, loạn nhịp tim, bệnh van tim, các dấu hiệu suy tim, bệnh ĐM ngoại vi,....</li> <li style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây đau ngực khác.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phân tầng nguy cơ dựa vào các dấu hiệu sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi, tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch và các bệnh lý&nbsp;khác&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Tính chất của đau ngực và các triệu chứng kèm theo</p> <p style="text-align: justify;">- Có dấu hiệu suy tim, trụy mạch, ngừng tuần hoàn không?</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu thay đổi sóng ST, T trên điện tâm đồ</p> <p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi dấu ấn men tim như Troponin T/I</p> <p style="text-align: justify;">- Tháng điểm GRACE</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân tầng nguy cơ: gồm 4 nhóm nguy cơ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nguy cơ rất cao: khi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có sốc tim hoặc có rối loạn huyết động</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có sốc tim hoặc có rối loạn huyết động" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_Daunguctrai.jpg"> <em>Bệnh nhân có sốc tim hoặc có rối loạn huyết động</em></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng đau ngực không đáp ứng với thuốc điều trị</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện các rối loạn nhịp tim đe dọa tử vong</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng vành cấp gây ra các biến chứng cơ học</p> <p style="text-align: justify;">- Có các dấu hiệu của suy tim cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi động học của sóng ST và sóng T</p> <p style="text-align: justify;">Các bệnh nhân thuộc nhóm này cần phải được can thiệp cấp cứu trong vòng 2 giờ kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định.</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nguy cơ cao</p> <p style="text-align: justify;">Khi có tối thiểu một trong các dâu hiệu sau và các bệnh nhân thuộc nhóm này cần được can thiệp trong vòng 24h</p> <p style="text-align: justify;">- Có men tim tăng và được xác định chẩn đoán là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên</p> <p style="text-align: justify;">- Có thay đổi sóng ST, sóng T trên điện tâm đồ dù có triệu chứng hay không</p> <p style="text-align: justify;">- Trên 140 điểm theo tháng điểm GRACE</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nguy cơ vừa</p> <p style="text-align: justify;">Cấn có kế hoạch can thiệp trong vòng 72h khi có một trong các dấu hiệu sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Suy thận hoạc tiểu đường</p> <p style="text-align: justify;">- Suy tim sung huyết hoặc chức năng tâm thu thất trái dưới 40%</p> <p style="text-align: justify;">- Đau ngực tái phát sau nhồi máu cơ tim hoặc có tiền sử đặt stent mạch vành hay mổ bắc cầu nối chủ vành</p> <p style="text-align: justify;">- Tính theo thang điểm GRACE từ 109 đến 140 điểm.</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nguy cơ thấp là các trường hợp không có dấu hiệu nào như mô tả ở trên hoặc có đau ngực nhưng chỉ có một cơn ngắn khi nghỉ hoặc khi gắng sức</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm náy có thể cân nhắc can thiệp hoặc điều trị nội khoa bảo tồn tùy thuộc vào cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm của cơ sở y tế. Tuy nhiên ở các trường hợp điều trị bảo tồn cần tiến hành các thăm dò không xâm lấn khi tình trạng bệnh nhân ổn định</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Xét nghiệm máu</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm Troponin hs T/I là xét nghiệm rất quan trọng để chẩn đoán cũng như quyết định cách tiếp cận và điều trị cụ thể:</p> <p>- Theo khuyến cáo của hội tim mạch Châu Âu năm 2020, ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên có huyết động ổn định, để xác định hoặc loại trừ NMCT không ST chênh lên cần dựa vào phác đồ 0h/1h hoặc 0h/2h hoặc 0h/3h trên xét nghiệm Troponin T hs theo sơ đồ sau:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210922/20210922_sdfgsdb.png"></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra cần thực hiện các XN cơ bản khác như: Công thức máu; xét nghiệm đánh giá chức năng thận, chức năng gan, điện giải đồ; sàng lọc bệnh đái tháo đường; bộ mỡ máu 4 chỉ số; chức năng tuyến giáp nếu lâm sàng nghi ngờ có bệnh lý tuyến giáp, khí máu…</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Thăm dò chẩn đoán hình ảnh</em></strong></p> <p><em>Điện tâm đồ</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điện tâm đồ trong cơn đau ngực có thể thấy sóng ST chênh xuống, T âm nhọn.&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Điện tâm đồ cần được làm nhiều lần vì có khoảng &gt;20% bệnh nhân có điện tim thay đổi trong quá trình theo dõi.</li> <li style="text-align: justify;">Trên điện tâm đồ không phân biệt được cơn đau thắt ngực không ổn định với nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Việc chẩn đoán phân biệt này chủ yếu dựa vào xét nghiệm men tim.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><em>Siêu âm tim qua thành ngực</em></p> <p>Ở các bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên thì trên siêu âm tim có thể thấy hình ảnh giảm hoặc mất vận động vùng cơ tim, rối loạn chức năng thất trái, thất phải, ngoài ra có thể phát hiện các tổn thương van tim, các nguyên nhân khác gây đau ngực.</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm tim gắng sức, điện tâm đồ gắng sức không được chỉ định ở các bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) động mạch vành</em></p> <p>Chỉ định chụp CLVT động mạch vành được khuyến cáo ở bệnh nhân có khả năng mắc bệnh động mạch vành thấp, trung bình và trên hình ảnh điện tim hay xét nghiệm men tim có kết quả bình thường hoặc chưa chẩn đoán được.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;<em>Chụp động mạch vành qua da</em> được khuyến cáo ở các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh rất cao, cao hoặc vừa do đây là một thăm dò xâm lấn nên chỉ thực hiện khi xét can thiệp động mạch vành ngay nếu có chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt: </strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hội chứng mạch vành cấp có ST chênh lên</li> <li style="text-align: justify;">Lóc tách động mạch chủ</li> <li style="text-align: justify;">Thuyên tắc động mạch phổi</li> <li style="text-align: justify;">Viêm - tràn dịch màng ngoài tim</li> <li style="text-align: justify;">Đau ngực do nguyên nhân khác như: đau do các bệnh lý về phổi, màng phổi, thần kinh liên sườn, khớp ức sườn, các bệnh lý của thực quản, dạ dày…</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Tùy thuộc vào bệnh nhân thuốc nhóm phân tầng nguy cơ nào (như trên) mà cần có chiến lược can thiệp hay điều trị nội khoa khác nhau</p> <p><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p><em>Thuốc kháng kết tập tiểu cầu</em></p> <p>Cần phối hợp điều trị thuốc Aspirin với 1 trong các thuốc ức chế P1Y12 ở các bệnh nhân được chẩn đoán là hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên. Tuy nhiên phối hợp các thuốc như thế nào cần cá thể hóa ở từng bệnh nhân phụ thuộc vào nguy cơ chảy máu cũng như nguy cơ huyết khối.</p> <p>Các thuốc:</p> <ul> <li>Aspirin: liều tấn công từ 150mg đến 300mg. sau đó duy trì liều75 đến 100mg trong 24 giờ</li> <li>Các thuốc ức chế P2Y12 gồm:</li> </ul> <ul> <li>Ticagrelor: liều tấn công 180mg, sau đó duy trì liều 90mg/lần x 2 lần/ngày</li> <li>Prasugrel: ưu tiên sử dụng ở các trường hợp chuẩn bị đặt stent động mạch vành với liều nạp là 60mg và duy trì 10mg/ ngày</li> <li>Clopidogrel: khi có chống chỉ định hoặc không có Ticargrelor hoặc Prasugrel. Liều tấn công: 600mg, sau đó duy trì 75mg trong 24 giờ</li> </ul> <p><em>Thuốc chống đông</em></p> <p>Đối với bệnh nhân hội chứng vành cấp không có ST chênh lên thì việc dùng thuốc chống đông là bắt buộc</p> <p>Các loại thuộc chống đông gồm: heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparin), heparin không phân đoạn, thuốc ức chế trực tiếp thrombin như bivalirudin, thuốc ức chế chọn lọc yếu tố Xa như fondaparinux.</p> <p>Chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết ở bệnh nhân HCMVC không có ST chênh lên</p> <p>Các phương pháp phối hợp khác</p> <ul> <li>Liệu pháp oxy ở bệnh nhân có suy hô hấp hoặc SPO2 &lt;90%</li> <li>Thuốc giãn mạch Nitroglycerin xịt dưới lưỡi hoặc truyền tĩnh mạch, sau có thể dùng đường uống</li> <li>Morphin: dùng cho các trường hợp đau ngực nhiều, dùng các thuốc khác không đỡ</li> <li>Thuốc mỡ máu: ưu tiên dùng nhóm satin, dùng liều cao: Atovastatin 40-80mg, Rosuvastatin 20-40mg, và nên dùng sớm, tốt nhất trong 24 giờ</li> <li>Thuốc ức chế hệ renin – angiotensin – aldossterol</li> <li>Thuốc chẹn beta giao cảm …</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Liệu pháp oxy ở bệnh nhân có suy hô hấp hoặc SPO2 <90%" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20200322_025053_037162_Lieu_phap_oxy.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;">Liệu pháp oxy ở bệnh nhân có suy hô hấp hoặc SPO2 &lt;90%</p> <p><strong>Điều trị tái thông động mạch vành</strong></p> <p>Chiến lược về điều trị tái thông động mạch vành, thời gian điều trị phụ thuộc vào phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân</p> <ul> <li>Rất cao: can thiệp trong 2h</li> <li>Cao: can thiệp sớm trong 24h</li> <li>Nguy cơ vừa: Can thiệp trì hoãn trong 72h</li> <li>Thấp: chọn lọc can thiệp hay điều trị nội khoa tùy cơ sở y tế cũng như nguyện vọng của bệnh nhân</li> </ul> <p><strong>Điều trị tiếp theo sau khi bệnh nhân ra viện</strong></p> <p>- Bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp không phải khỏi bệnh mà là chuyển sang giao đoạn ổn định tương đối và hội chứng mạch vành mạn. Do đó bệnh nhân cần được tư vấn, giáo dục về bệnh, cần điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và đặc biệt là cần phải thăm khám định kỳ và uống thuốc suốt đời theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa</p> <p>- Các yếu tố thay đổi lối sống, thăm khám định kỳ, tuân trị rất quan trọng, nó ảnh hướng đến diễn biến cũng như tiên lượng bệnh.</p> <p>- Ngoài điều trị các thuốc tim mạch cần điều chỉnh tốt các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp. đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…</p> <p>- Thuốc điều trị sau ra viện tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể và cần theo chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng các thuốc sau:</p> <ul> <li>Thuốc chống kết tập tiểu cầu.</li> <li>Statin liều cao, kéo dài để đạt mục tiêu điều trị</li> <li>Các thuốc giảm triệu chứng đau ngực như nitrate; chẹn beta giao cảm; chẹn kênh canxi</li> <li>Thuốc ức chế hệ renin - angiotensin - aldosteron nếu có chỉ định…</li></ul> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 23/12/2020 của Bộ Y tế V/v Ban hành tài liệu chuyên môn "Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành".</li><li style="text-align: justify;">Bệnh học nội khoa tập 1 ,2012, trường Đại học Y Hà Nội</li><li style="text-align: justify;">Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu 2015, Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam</li><li style="text-align: justify;">Knuuti J., Wijns W., Saraste A. et al (2019). 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-mach-vanh-cap-khong-co-st-chenh-len-smsal
Thông liên nhĩ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thông liên nhĩ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông liên nhĩ là một bệnh tim bẩm sinh phổ biến, đứng thứ 5 trong số các bệnh tim bẩm sinh với tỷ lệ 7 – 15%, được xếp loại vào nhóm bệnh tim bẩm sinh không tím và có luồng thông trái phải. Thông liên nhĩ được Rokitansky mô tả từ năm 1875 nhưng phải tới năm 1941 tổn thương này mới dược mô tả trên lâm sàng bởi Bedford. Tỷ lệ mắc bệnh nam /nữ là 1/2. Số ít trường hợp do di truyền gen trội và mang tính gia đình.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vách liên nhĩ bắt nguồn từ vách nguyên phát, vách thứ phát của sừng bên phải, phần sừng phải xoang tĩnh mạch. Vách nguyên phát sau quá trình hình thành và bị hấp thu chỉ còn lại 1/3 dưới của vách liên nhĩ hình giống một tấm van đậy lỗ bầu dục. Phần còn lại phía trên và sau của vòng lỗ bầu dục là vách thứ phát chiếm hết phía trên của vách liên nhĩ. Mặt sau và bên của nhĩ phải là phần di tích còn lại của sừng phải của xoang tĩnh mạch, cho nên nếu cơ cấu này trong quá trình tiến triển phôi thai không kết nối hoàn toàn với nhĩ phải sẽ có khiếm khuyết vùng xoang tĩnh mạch gây thông tâm nhĩ trái.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Vách liên nhĩ bắt nguồn từ vách nguyên phát, vách thứ phát của sừng bên phải, phần sừng phải xoang tĩnh mạch" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_thong-lien-nhi-la-gi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Vách liên nhĩ bắt nguồn từ vách nguyên phát, vách thứ phát của sừng bên phải, phần sừng phải xoang tĩnh mạch</em></p> <p style="text-align: justify;">Có 4 loại thông liên nhĩ sau</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên nhĩ thứ phát khuyết tương ứng vị trí vách thứ phát gần ngay lỗ bầu dục. Kích thước thường gặp từ 10 – 30mm</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên nhĩ tiên phát khuyết tương ứng với vách nguyên phát của bào thai do hậu quả không kết dính hoàn toàn vách liên nhĩ vào cơ cấu “gối nội mạc”. Vị trí thấp thường 1/3 dưới vách liên nhĩ ngay cạnh vòng nối nhĩ – thất. Kích thước của tổn thương có thể lớn như trường hợp nhĩ chung và tổn thương kèm theo thường là thông liên thất vùng nhận hợp thành bệnh lý “kênh nhĩ thát” có thể kèm hở van 2 lá dạng khe. Ngoài ra tổn thương này hay kèm hình thành thông liên thất loại thông tâm thất trái tới nhĩ phải</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên nhĩ vùng xoang tĩnh mạch khuyết ở vùng đổ vào nhĩ phải của tĩnh mạch chủ trên 10 – 20% trường hợp hay tĩnh mạch chủ dưới ở 2 – 3% trường hợp. Tổn thương này thường phối hợp với tổn thương nối liền tĩnh mạch phổi về tim thể không hoàn toàn, cách tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ phải cạnh tĩnh mạch chủ tương ứng. Với tĩnh mạch chủ dưới thì đôi khi có hình thành dạng dị tật mạch máu tưới máu biệt lập ở một số thùy và phân thùy dưới phổi phải gọi là hội chứng Scimitar.</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên nhĩ vùng xoang mạch vành khuyết vùng trên xoang vành gây thông thương nhĩ trái và xoang mạch vành. Thông sẽ quan trọng hơn khi còn tồn tại tĩnh mạch chủ trên trái.</p> <p style="text-align: justify;">Các tổn thương phối hợp là</p> <p style="text-align: justify;">- Bất thường cấu trúc giải phẫu học van hai lá gây sa, có thể do biến dạng vòng van vì thất phải giãn, tuy nhiên có ghi nhận loạn sản ở một số trường hợp hoặc chẻ van nhất là ở trong các trường hợp thông liên nhĩ lỗ nguyên phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp van động mạch phổi khoảng 5% mặc dầu đa số lưu lượng máu trên phổi có tăng</p> <p style="text-align: justify;">- Vách liên nhĩ dư mô phình giãn, có thể có nhiều lỗ thông và là nguyên nhân gây thuyên tắc khi có rối loạn nhịp nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">- Bất thường van Eustachi phì đại và dài có thể gây hẹp van 3 lá hoặc là nguyên nhân dẫn lưu máu tĩnh ngang qua thông liên nhĩ vào nhĩ trái gay tím</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra các trường hợp hiếm hơn như bất thường Ebstein, loạn sản thất phải và các tổn thương khác có thông trái phải như thông liên thất, còn tồn tại ống động mạch</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sinh lý bệnh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Như trong các tổn thương tim bẩm sinh có luồng thông trái phải khác thì hậu quả huyết động phụ thuộc luồng thông, tức là lưu lượng máu lên phổi và phản ứng của mô mạch máu phổi. Trong thông liên nhĩ phản ứng này thường chậm. Các yếu tố gây ảnh hưởng trên luồng thông gồm: áp lực ở tâm nhĩ, độ giãn của thất phải. Ngoài ra các điều kiện làm giảm độ co giãn thất trái như tuổi hay bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành có thể làm tăng luồng thông. Các triệu chứng thường xuất hiện khi lưu lượng máu lên phổi tăng từ 1,5 tới 2,5 lần lưu lượng máu hệ thống. Lượng máu lên phổi gia tăng sẽ làm giãn nở cấu trúc tim phải, sau đó thất phải giãn kém dần và phì đại, thay đổi cấu trúc mô học của phổi, áp lực động mạch phổi sẽ tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;">Để lâu thì luồng thông có thể đổi chiều: tức lúc đầu 2 chiều trái phải và phải trái sau đó áp lực bên phải vượt bên trái để hình thành hội chứng Eisenmenger với gần như chỉ có thông phải trái</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên trong một số trường hợp thì quy trình này sẽ diễn biến nhanh khiến hội chứng Eisenmenger đến sớm có thể do tổn thương nhu mô phổi tự phát quá nhanh không rõ nguyên nhân</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thông liên nhĩ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của thông liên nhĩ không rầm rộ như những bệnh tim bẩm sinh khác. Có khoảng 90% các trường hợp xuất hiện triệu chứng từ khoảng năm 40 tuổi. Thường thì các lỗ thông liên nhĩ kích thước &lt; 3mm sẽ đóng tự nhiên, còn các lỗ thông &gt; 8mm khó đóng tự nhiên hơn.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đa phần các bệnh nhân thông liên nhĩ trên 30 tuổi sẽ có biểu hiện của tăng áp lực động mạch phổi như khó thở khi gắng sức, tim đập nhanh, ho. Có tới trên 50% bệnh nhân có biểu hiện rung nhĩ và các biến chứng như tai biến mạch máu não</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ em có một số biểu hiện như không tăng cân, suy dinh dưỡng, mệt khi gắng sức, ngoài ra hiếm khi có biểu hiện tăng áp lực động mạch phổi</li> <li style="text-align: justify;">Nghe tim: Có thể nghe thấy âm thổi của tăng lưu lượng phổi gây hẹp chức năng động mạch phổi. Nghe tiếng T2 tách đôi, rộng, cố định do chênh lệch áp lực giữa tim phải và trái dẫn đến chênh lệch thời gian mở van động mạch phổi và động mạch chủ so với bình thường</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xquang: Thường chỉ rõ ở những trường hợp có luồng thông lớn, có giãn nhĩ phải hoặc giãn thất phải, động mạch phổi, bên cạnh hình ảnh động mạch chủ lên nhỏ dễ nhìn hơn ở hình ảnh sau – trước. Có hình ảnh giãn động mạch phổi nhất là trong trường hợp có bất thường nối tiếp tĩnh mạch phổi phối hợp hoặc ở thể thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch, rốn phổi đậm. Khi có tăng áp lực động mạch phổi tuần hoàn ngoại biên sẽ thấy rõ hơn với tình trạng tăng kích thước động mạch phổi trung tâm. Còn trường hợp rung nhĩ cuồng nhĩ thì nhĩ trái có thể giãn lớn.</li> <li style="text-align: justify;">ECG: Hình ảnh điện tâm đồ thay đổi theo tuổi của bệnh nhân, theo giải phẫu và mức độ tăng áp lực động mạch phổi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Với trẻ em: Ưu thế thất phải rõ hơn ở người lớn nên bình thường đã có dạng RSR`, còn khi trẻ lớn trục QRS vẫn lệch phải với giãn thất phải.</p> <p style="text-align: justify;">+ Với người lớn: thường phức bộ QRS rộng có dạng rSr’ hay rsR’ trong khoảng 90% các trường hợp ở các chuyển đạo trước tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các dấu hiệu trên điện tâm đồ thường biểu hiện rõ hơn ở người lớn tuổi. Khoảng 90% số ca có PR kéo dài do tăng thời gian nhĩ – bó His. Ở thể gia đình có thể có block nhĩ thất cấp I hoặc block nhĩ thất hoàn toàn, ngoài ra có thể có rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh trên thất</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp có tăng áp lực động mạch phổi có thể có sóng qR hay rR hoặc sóng R lớn ở V1</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Siêu âm tim: Là phương pháp dùng để chẩn đoán xác định và đánh giá độ nặng của thông liên nhĩ.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Qua 2D có thể đánh giá vị trí kích thước lỗ thông, độ giãn nhĩ phải, thất phải</p> <p style="text-align: justify;">+ Qua Doppler: đánh giá chiều luồng thông, áp lực động mạch phổi, lưu lượng máu lên phổi…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Qua Doppler: đánh giá chiều luồng thông, áp lực động mạch phổi, lưu lượng máu lên phổi…" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190926_082548_404397_sieu-am-doppler.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Qua Doppler: đánh giá chiều luồng thông, áp lực động mạch phổi, lưu lượng máu lên phổi…</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Mặt cắt dưới sườn xác định tốt nhất vách liên nhĩ vì ở mặt cắt này vách liên nhĩ sẽ thẳng góc với đường cắt, và xác định lỗ thông chính xác nhất</p> <p style="text-align: justify;">+ Thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch và xoang vành khó khảo sát hơn</p> <p style="text-align: justify;">+ Áp dụng siêu âm tim qua thực quản đánh giá sự tương quan giữa thông liên nhĩ và các cơ cấu giải phẫu khác</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thông tim: Hiện tại ít được sử dụng để chẩn đoán nhưng vẫn còn được sử dụng để điều trị bít lỗ thông bằng dụng cụ nhân tạo. Ngoài ra thông tim vẫn được chỉ định để đánh giá chính xác hơn kháng lực động mạch phổi, tính chất đảo ngược hay độ nhạy của nhu mô phổi khi ở tình trạng tăng áp.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thông liên nhĩ </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mục đích: Ổn định tình trạng bệnh nhân chờ phẫu thuật, tránh các bội nhiễm, nâng cao thể trạng và tổn thương khác</li> <li style="text-align: justify;">Dùng các thuốc chống loạn nhịp như chẹn kênh calci hay chẹn beta cho các trường hợp xuất hiện triệu trứng hồi hộp liên quan tới rối loạn nhịp ở lứa tuổi 20 – 30 tuổi</li> <li style="text-align: justify;">Thông liên nhĩ phát hiện muộn với biểu hiện tăng áp lực động mạch phổi có thể điều trị hỗ trợ bằng thuốc giãn mạch, thuốc tăng sức co bóp cơ tim, lợi tiểu</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tùy theo kích thước lỗ thông mà các tác giả khuyến cáo nên đóng sớm ở tuổi từ 2 – 4 khi Qp/Qs &gt; 1.5/1. Còn trường hợp trẻ dưới 2 tuổi có biểu hiện lâm sàng sớm như bội nhiễm, hô hấp, suy dinh dưỡng, suy tim… cũng nên phẫu thuật sớm</li> <li style="text-align: justify;">Ở người lớn, theo các nghiên cứu thì không có sự khác biệt giữa việc có phẫu thuật và không phẫu thuật ở các trường hợp không có tăng áp lực động mạch phổi.</li> <li style="text-align: justify;">Các biến chứng trong mổ không đáng kể: tràn dịch màng tim chiếm 3%, các rối loạn nhịp chiếm 9.3%</li> <li style="text-align: justify;">Phương pháp can thiệp: Khâu nối hoặc đóng bằng miếng vá màng ngoài tim với đường mổ giữa xuyên xương ức, sau này can thiệp bằng đường mổ bên ngực có tính thẩm mỹ cao hơn</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Thông tim can thiệp</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">1976 King đã thành công dùng thiết bị hình dù đôi đóng được lỗ thông liên nhĩ cho 5/10 bệnh nhân qua phương pháp thông tim can thiệp. Tính đến nay thì phương pháp này ngày càng được cải thiện và đạt hiệu quả cao ngang với phẫu thuật mở với tỷ lệ thành công lên tới 98%</li> <li style="text-align: justify;">Hiện nay đã có nhiều thiết bị được cải tiến hơn như Raskind Atrial Septal Occluder, OSCI: Clamshell Occlude, Sideris buttonned device, Das Angel wings và Amplatzer Septal occluse</li> <li style="text-align: justify;">Nhờ siêu âm tim qua thực quản một số tác giả đã đưa ra được các thông số xem như yếu tố cơ bản để đánh giá kết quả thủ thuật đóng thông liên nhĩ bằng thông tim như:</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Quy trình thực hiện kỹ thuật đóng thông liên nhĩ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190903_053954_982601_thong-lien-nhi-1.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Quy trình thực hiện kỹ thuật đóng thông liên nhĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Đường kính lỗ thông sau khi làm giãn dưới 20mm</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểu thông liên nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">+ Tương quan bờ thông liên nhĩ với gốc động mạch chủ</p> <p style="text-align: justify;">+ Bờ thông liên nhĩ với rãnh nhĩ thất…</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bệnh học tim mạch – Phạm Nguyễn Vinh</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thong-lien-nhi-sintn
Tự kỷ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tự kỷ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- Tự kỷ (ASD) hay rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi sự khuyến khuyết trong giao tiếp xã hội, sự hiện diện của các sở thích bị hạn chế và các hành vi lặp đi lặp lại.<br> - Tính chung trên thế giới,Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính tỷ lệ lưu hành của ASD là 0,76% dân số; tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 16% dân số trẻ em toàn cầu ( 16 ). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính khoảng 1,68% trẻ em Hoa Kỳ (US) ( tương đương 1 trong số 59 trẻ) được chẩn đoán mắc ASD. Thời gian gần đây bệnh nhi được chấn đoán ASD có xu hướng gia tăng một phần do áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán DMS-5.<br> - ASD xảy ra ở tất cả các nhóm chủng tộc, dân tộc và điều kinh kinh tế xã hội, nhưng chẩn đoán của nó không đồng nhất giữa các nhóm này. Trẻ em da trắng thường được xác định mắc ASD thường xuyên hơn trẻ em da đen. Mặc dù sự khác biệt dường như đang giảm xuống, nhưng sự khác biệt vẫn tiếp tục có thể là do không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe<br> - ASD xảy ra ở tất cả các nhóm chủng tộc, dân tộc và điều kinh kinh tế xã hội, nhưng chẩn đoán của nó không đồng nhất giữa các nhóm này. Trẻ em da trắng thường được xác định mắc ASD thường xuyên hơn trẻ em da đen. Mặc dù sự khác biệt dường như đang giảm xuống, nhưng sự khác biệt vẫn tiếp tục có thể là do không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ngôn ngữ chính của bệnh nhân không phải là tiếng Anh.<br> - ASD phổ biến hơn ở nam giới, tỷ lệ mắc ASD nam - nữ là khoảng 3 : 1. Trong 1 số nghiên cứu chỉ ra sư chênh lệch này có khả năng biểu hiện các triệu chứng ở nữ ít rõ ràng hơn, mà họ còn có nhiều khả năng che giấu thông qua một quá trình được gọi là “ngụy trang”, tiếp tục cản trở việc chẩn đoán kịp thời. Tương tự như vậy, thành kiến giới và định kiến về ASD như một chứng rối loạn nam giới cũng có thể cản trở việc chẩn đoán ở trẻ em gái.<br> - Một số chẩn đoán di truyền có tỷ lệ mắc ASD đồng thời tăng lên so với dân số trung bình, bao gồm bệnh xơ cứng củ, hội chứng Down, hội chứng Rett, trong số những bệnh khác; tuy nhiên, những rối loạn di truyền đã biết này chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng số các trường hợp ASD.&nbsp;<br> - Các yếu tố nguy cơ khác của ASD bao gồm tăng tuổi của cha mẹ và sinh non (33 - 35 ). Điều này có thể là do lý thuyết cho rằng các giao tử già hơn có xác suất mang đột biến cao hơn và có thể dẫn đến các tai biến sản khoa, bao gồm cả sinh non.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="trẻ tự kỷ cần có sự quan tâm chăm sóc từ gia đình" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_tu-ky.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ tự kỷ cần có sự quan tâm chăm sóc từ gia đình</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tự kỷ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- ASD Vai trò của nhiều yếu tố môi trường tiềm ẩn liên quan đến căn nguyên ASD là một lĩnh vực đang được nghiên cứu tích cực. Việc xác định các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được liên quan đến ASD là điều cần thiết, đặc biệt là để giảm sự phơi nhiễm của trẻ em và phụ nữ mang thai với các chất độc thần kinh đã biết. Các yếu tố môi trường có thể hoạt động như một yếu tố nguy cơ độc lập hoặc có thể ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền hiện có ở những cá nhân có khuynh hướng di truyền.<br> - Các yếu tố di truyền đóng một vai trò trong tính nhạy cảm với ASD: Trong số các yếu tố liên quan đến bệnh sinh ASD, sự đóng góp về mặt di truyền được chấp nhận rộng rãi. &nbsp;Dữ liệu giải trình tự bộ gen gợi ý rằng có hàng trăm gen liên kết với ASD, mặc dù không có đột biến cụ thể nào được công nhận là duy nhất đối với ASD. &nbsp;Người ta ước tính rằng 400 đến 1000 gen có khả năng dẫn đến khuynh hướng tự kỷ. &nbsp;Các gen góp phần gây ra ASD có liên quan đến một loạt các chức năng sinh học liên quan đến sự phát triển và chức năng của não. Những yếu tố di truyền này làm gián đoạn sự phát triển của não thông qua sự phá vỡ các con đường sinh học quan trọng, sẽ dẫn đến sự phát triển của bệnh. Các &nbsp;nghiên cứu về hình ảnh thần kinh đã chỉ ra những bất thường ở các vùng não khác nhau như vỏ não trước, hồi hải mã, tiểu não và nhân amygdaloid ở bệnh nhân ASD. Tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở anh chị em cao hơn so với dân số chung; &nbsp;nguy cơ cùng mắc ASD ở các cặp song sinh với 98% đồng hợp trong đồng hợp tử và 53- 67% đồng hợp ở các cặp song sinh dị hợp tử khi có 1 trẻ được chẩn đoán ASD. Trẻ có nguy cơ mắc ASD cao gấp 50-100 lần khi bố hoặc mẹ đã được chẩn đoán ASD.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tự kỷ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Đánh giá ASD bắt đầu bằng việc sàng lọc trẻ em nói chung để xác định trẻ em có nguy cơ hoặc có các dấu hiệu gợi ý ASD, sau đó đánh giá chẩn đoán được khuyến nghị. Các hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị giám sát sự phát triển khi trẻ 9, 15 và 30 tháng thăm khám và sàng lọc cụ thể về chứng tự kỷ khi 18 tháng và một lần nữa khi 24 hoặc 30 tháng. Dấu hiệu sớm cho ASD bao gồm giao tiếp bằng mắt kém, phản ứng kém với tên, thiếu thể hiện và chia sẻ, không có cử chỉ sau 12 tháng và mất ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội. Các công cụ sàng lọc cho ASD trong dân số này bao gồm: Bảng điểm Sàng lọc Tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi, phiên bản M-CHAT-R/F. Dấu hiệu "cờ đỏ" ở trẻ mẫu giáo có thể bao gồm chơi giả vờ hạn chế, sở thích kỳ quặc hoặc tập trung cao độ và tính cứng nhắc. Trẻ em ở độ tuổi đi học có thể thể hiện tư duy cụ thể hoặc theo nghĩa đen, khó hiểu cảm xúc và thậm chí có thể tỏ ra quan tâm đến các bạn cùng lứa tuổi nhưng thiếu kỹ năng trò chuyện hoặc cách tiếp cận xã hội phù hợp. Nếu có nghi ngờ mắc ASD trong các nhóm này, các công cụ sàng lọc có sẵn bao gồm Bảng câu hỏi giao tiếp xã hội (SCQ), Thang đo phản ứng xã hội (SRS) và Bảng câu hỏi sàng lọc phổ tự kỷ (ASSQ)<br> Bác sĩ lâm sàng nên giới thiệu trẻ đến bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ thần kinh nhi khoa, bác sĩ nhi khoa phát triển-hành vi, bác sĩ tâm thần trẻ em, bác sĩ tâm lý trẻ em được cấp phép) để được chẩn đoán xác định và đánh giá toàn diện. Đánh giá toàn diện nên bao gồm: khám sức khỏe toàn diện, đánh giá các đặc điểm rối loạn chức năng, kiểm tra thần kinh toàn diện.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tự kỷ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- Phát hiện và điều trị sớm nhất có thể.</p> <p>- Phụ nữ mang thai nên bổ sung acid folic mỗi ngày đặc biệt sản phụ có nguy cơ cao như tiền sử động kinh, đã sinh con bị tự kỉ… Bà mẹ nên được tiêm vaccin phòng các bệnh như sởi, cúm, rubella.<br> - &nbsp;Đề phòng tai biến sản khoa.<br> &nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tự kỷ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Theo hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5), trẻ có chẩn đoán bị tự kỉ phải thỏa mãn những tiêu chí sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>A: Khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội. Trẻ &nbsp;mắc ASD cần thỏa mãn đủ cả 3 tiêu chuẩn:</strong><br> 1) Trẻ biểu hiện &nbsp;thờ ơ, vô cảm, không chia sẻ tình cảm, sở thích của mình với người khác. Trong giao tiếp xã hội trẻ không thể lằm quen, nhập chuyện và ứng xử đối đáp bình thường.&nbsp;<br> 2) Trẻ có những khiếm khuyết về sự bày tỏ cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ, qua sự giao tiếp bằng mắt, không thể hiểu và diễn đạt bằng điệu bộ, hoặc bày tỏ cảm xúc trên nét mặt.<br> &nbsp;3) Trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết bạn và duy trì tình bạn, thiếu khả năng chơi giả vờ, và không có hứng thú sinh hoạt chung theo nhóm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>B: Những mẫu hành vi, sở thích, hoặc hoạt động thu hẹp, lặp đi lặp lại. Trẻ ASD ít nhất thỏa mãn 2 trong 4 tiêu chuẩn:</strong><br> 1) Trẻ nói lặp lại. Hoạt động tay chân hay sử dụng đồ vật theo lối rập khuôn. Ví dụ, họ có thể đặt các vật dụng của mình ở một vị trí nhất định trên bàn làm việc hoặc chọn bắt đầu và kết thúc ngày làm việc vào một thời điểm chính xác</p> <p style="text-align: justify;">2) Trẻ khăng khăng muốn giữ nguyên nề nếp, thói quen, thường chống lại sự đổi thay trong môi trường sinh hoạt hằng ngày.<br> 3) Trẻ bị cuốn hút vào những sở thích nhất định, lâu dài và hạn chế, ví dụ như quan tâm đến 1 đồ vật nhất định.<br> 4) Phản ứng mạnh hay thiếu phản ứng đối với những tác động thuộc về giác quan. Ví dụ, trẻ không cảm nhận được nhiệt độ lạnh hay nóng, nhạy cảm quá mức đối với âm thanh<br> &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Nhóm C: Những khiếm khuyết hay những triệu chứng trên phải biểu hiện lúc trẻ còn nhỏ tuổi nhưng, có thể chưa lộ rõ cho đến khi sự đòi hỏi của xã hội vượt xa so với khả năng hạn chế của trẻ.<br> &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Nhóm D: Những triệu chứng nêu trên có ảnh hưởng đối nghịch và hạn chế khả năng sinh hoạt hằng ngày của trẻ.<br> &nbsp; &nbsp; &nbsp; Nhóm E: Những triệu chứng nêu trên không thể giải thích được bởi khuyết tật trí tuệ hay sự chậm phát triển bao quát của trẻ.&nbsp;<br> <strong>Cận lâm sàng<br> Thang điểm tự kỷ ở trẻ em (CARS)</strong><br> &nbsp; &nbsp; Thang CARS gồm mười lăm lĩnh vực với tổng 60 điểm: Chấm 1 - 4 điểm/lĩnh vực (1 là bình thường, 4 là bất thường nặng).&nbsp;<br> <strong>Cận lâm sàng</strong>: Xét nghiệm về di truyền, điện não đồ , chụp CT/MRI sọ não.<br> <strong>Chẩn đoán phân biệt ASD ở trẻ em bao gồm</strong><br> - Chậm phát triển trí tuệ.<br> - Rối loạn giao tiếp xã hội.&nbsp;<br> - Rối loạn ngôn ngữ.<br> - Rối loạn học tập dựa trên ngôn ngữ.<br> - Rối loạn học tập phi ngôn ngữ.<br> - Khiếm thính.<br> - Hội chứng Landau-Kleffner.<br> - Hội chứng Rett.<br> - Rối loạn tăng động giảm chú ý.<br> - Rối loạn lo âu.<br> - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.<br> - Rối loạn Tic / hội chứng Tourette.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="trẻ tự kỷ thường ngồi một mình" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_tu-ky-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ tự kỷ thường ngồi một mình</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tự kỷ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Các chiến lược điều trị ở những người bị ASD có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của bệnh nhân, cũng như phương thức và mục tiêu can thiệp. Mục tiêu của điều trị bao gồm &nbsp;tối đa hóa tính độc lập về chức năng và giảm các hành vi có thể hạn chế các kỹ năng. &nbsp;Trong khi các loại can thiệp khác nhau đã được chứng minh là hữu ích cho những người mắc ASD, nhiều loại trong số chúng không có cơ sở bằng chứng chắc chắn và không có biện pháp nào vượt trội hơn. Sự hiểu biết về thuật ngữ can thiệp giúp bác sĩ lâm sàng giao tiếp và tư vấn cho gia đình về các lựa chọn liệu pháp một cách thích hợp và hiệu quả.<br> - Can thiệp hành vi<br> Các can thiệp hành vi được bắt đầu ngay từ sớm, được thiết kế để nhắm vào các triệu chứng cơ bản của ASD dựa trên các nguyên tắc sửa đổi hành vi. Các mô hình can thiệp dựa trên bằng chứng nhất dựa trên các nguyên tắc của Phân tích hành vi ứng dụng (ABA), là một quá trình can thiệp hành vi chuyên sâu để cải thiện các hành vi mong muốn của xã hội và giảm các hành vi không mong muốn có thể cản trở sự tiến bộ của một cá nhân. Các can thiệp ABA được thiết kế và giám sát bởi các nhà phân tích hành vi và có các cách tiếp cận khác nhau dựa trên mục tiêu, độ tuổi hoặc kỹ năng được nhắm mục tiêu. Các kỹ thuật ABA đã được chứng minh là có hiệu quả khi áp dụng cho các kỹ năng xã hội, nhiệm vụ học tập, giao tiếp, kỹ năng sống thích ứng và kỹ năng nghề nghiệp.&nbsp;<br> - Can thiệp giáo dục<br> Trẻ em bị ASD cần một kế hoạch giáo dục có cấu trúc liên quan đến các can thiệp chiến lược, chuyên sâu và cá nhân hóa. &nbsp;Mặc dù các chương trình giảng dạy khác nhau giữa các chương trình khác nhau, mục tiêu là tăng cường giao tiếp bằng lời và không lời, cũng như các kỹ năng xã hội, học thuật và vận động.&nbsp;<br> - Can thiệp về lời nói và ngôn ngữ<br> &nbsp;Liệu pháp nói-ngôn ngữ là phương pháp can thiệp phổ biến nhất được cung cấp cho trẻ em mắc chứng ASD, bao gồm các chiến lược như củng cố âm thanh lời nói, bắt chước phóng đại, tăng cường các hành vi giao tiếp và bắt chước âm thanh. Giao tiếp bổ sung và thay thế (AAC) được giới thiệu cho trẻ em không nói một cách tự phát. Các phương thức AAC bao gồm hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh, ngôn ngữ ký hiệu, thiết bị tạo giọng nói, bảng giao tiếp và hỗ trợ trực quan. Ngoài ra còn có một số phương pháp để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ thực dụng cho những cá nhân có khả năng nói lưu loát nhưng kỹ năng ngôn ngữ thực dụng bị suy giảm.<br> - Can thiệp phát triển<br> Các can thiệp phát triển được thiết kế dựa trên lý thuyết phát triển. Trẻ em học tương tác xã hội, giao tiếp và điều chỉnh cảm xúc thông qua tương tác với những người khác. Các can thiệp phát triển tập trung vào mối quan hệ giữa bệnh nhân và người lớn (cha mẹ hoặc người chăm sóc). Những can thiệp này dạy người lớn tăng mức độ phản ứng của họ và giáo dục họ tham gia vào các chiến lược tương tác không chủ động có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội trong bối cảnh của các hoạt động vui chơi.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ nên gần gũi quan tâm chăm sóc trẻ" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_tu-ky-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ nên gần gũi quan tâm chăm sóc trẻ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các can thiệp dược lý<br> Hiện tại, không có thuốc điều trị các triệu chứng xã hội và giao tiếp cốt lõi của ASD. Chỉ có hai loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị các triệu chứng liên quan đến ASD. Risperidone và Aripiprazole có thể được sử dụng để điều trị triệu chứng ngắn hạn như hung hăng, tự gây thương tích, cáu kỉnh và nổi cơn thịnh nộ ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc ASD&nbsp;<br> <strong>Tiến triển và tiên lượng:</strong><br> &nbsp; &nbsp; &nbsp; - Đến hiện nay thì ASD vẫn là bệnh chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, 2/3 số trẻ khi trưởng thành vẫn sống lệ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người chăm sóc<br> &nbsp; &nbsp; &nbsp; - Tiên lượng tốt nếu trẻ được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ ít hành vi kì lạ và thường IQ trên 70.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tu-ky-szrcd
Liệt hai chân
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Liệt hai chân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng liệt hai chân là bệnh lí mất hay giảm khả năng vận động chủ động của hai chi dưới, có hoặc không có kèm theo rối loạn cảm giác.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hội chứng liệt hai chân là bệnh lí mất hay giảm khả năng vận động chủ động của hai chi dưới, có hoặc không có kèm theo rối loạn cảm giác." src="/ImagePath/images/20210921/20210921_tổnthươngthầnkinhtrungương.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng liệt hai chân là bệnh lí mất hay giảm khả năng vận động chủ động của hai chi dưới, có hoặc không có kèm theo rối loạn cảm giác.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Liệt 2 chân là hội chứng thường gặp trong thực hành lâm sàng bệnh lí thần kinh, có thể gặp trong nhiều bệnh lí khác nhau, do tổn thương thần kinh trung ương (bó tháp tủy sống, vùng vỏ não vận động tiểu thùy cạnh trung tâm), tổn thương thần kinh ngoại biên (sừng trước tủy sống, rễ và các dây thần kinh ngoại vi).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Liệt hai chân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương neuron vận động trung ương (bó tháp): có 2 vị trí tổn thương trung ương liệt 2 chi dưới</p> <p style="text-align: justify;">+ Vùng xuất chiếu vận động của 2 chi dưới liên quan đến bệnh lí vùng khe liên bán cầu vùng trán, tiểu thùy cạnh trung tâm. Nguyên nhân có thể do chấn thương gây xuất huyết, u não …</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương đường tháp ở đoạn từ phình tủy cổ trở xuống: do bệnh lí tủy cổ như viêm tủy, u tủy, rỗng tủy, do chèn ép u màng tủy, thoát vị đĩa đệm….</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương rễ dây thần kinh ngoại biên: viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu vitamin B1 (còn gọi là bệnh beriberi),bệnh đái tháo đường, do nhiễm độc (rượu, chì…), bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối…, tổn thương neuron vận động ngoại vi ở sừng trước tủy sống (như viêm tủy xám), hội chứng đuôi ngựa do tổn thương các rễ vùng chóp cùng đuôi ngựa</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tổn thương rễ dây thần kinh ngoại biên" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Tổnthươngrễdâythầnkinhngoạibiên.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tổn thương rễ dây thần kinh ngoại biên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Liệt 2 chi dưới do bệnh lí cơ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Liệt hai chân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong thực hành thường gặp 2 thể lâm sàng: liệt mềm và liệt cứng với các đặc điểm khác nhau do vị trí tổn thương khác nhau trên đường dẫn truyền thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Diễn biến: biểu hiện bệnh có thể chuyển đổi giữa các giai đoạn liệt mệt và liệt cứng. Với trường hợp chuyển từ liệt mềm sang liệt cứng gặp khi tổn thương thần kinh trung ương và là tiên lượng tốt, chứng tỏ tủy sống còn hồi phục chức năng. Chuyển từ tình trạng liệt cứng sang tình trạng liệt mềm đánh giá tiên lượng xấu do hoại tử tủy khiến tủy mất chức năng. Diễn biến xuất hiện tình trạng liệt có thể từ từ trong bệnh lí tổn thương thần kinh ngoại biên, u tủy, thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy hay rễ thần kinh tăng dần, tuy nhiên có thể xảy ra đột ngột cấp tính và nặng ngay từ đầu như do chấn thương, do đột quỵ, ….</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Liệt mềm:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Thường gặp do nguyên nhân tổn thương thần kinh ngoại vi ( rễ và dây thần kinh), tuy nhiên có thể gặp trong trường hợp tổn thương thần kinh trung ương giai đoạn đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Đặc điểm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt 2 chi dưới hoàn toàn hoặc không hoàn toàn</p> <p style="text-align: justify;">Mức độ liệt thông qua thang điểm đánh giá cơ lực Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Vương quốc Anh như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Độ 0/5 : Không có sự vận cơ</li> <li style="text-align: justify;">Độ 1/5: co cơ nhìn thấy được nhưng không gây ra được cử động hoặc gây ra cử động chi rất nhỏ</li> <li style="text-align: justify;">Độ 2/5: Có cử động chi nhưng không thắng được trọng lực</li> <li style="text-align: justify;">Độ 3/5: Cử động của chi có thể vượt được trọng lực nhưng không vượt qua được sức cản</li> <li style="text-align: justify;">Độ 4/5 : Cử động thắng được phần nào sức cản khi thăm khám</li> <li style="text-align: justify;">Độ 5/5: Cơ lực bình thường</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Trương lực và cơ lực cả 2 bên giảm</p> <p style="text-align: justify;">+ Phản xạ gân xương 2 chi dưới giảm hoặc mất cụ thể giảm là khi cơ đáp ứng phản xạ yếu nên không thấy vận động gấp hay duỗi đoạn chi, mất là không thấy tình trạng đáp ứng vận động như bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Các phản xạ gân xương thường được đánh giá gồm phản xạ xương bánh chè ( phản xạ gân gối), phản xạ gân gót</p> <p style="text-align: justify;">Phản xạ gân gối: tiến hành tư thế bệnh nhân nằm ngửa đưa tay xuống dưới kheo nâng nhẹ khoeo chân của bệnh nhân lên hoặc bệnh nhân tư thế ngồi buông thõng hai chân không chạm đất, dùng búa gõ vào gân gối bình thường gây duỗi cẳng chân.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Phản xạ gân gối" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Phảnxạgângối.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Phản xạ gân gối</em></p> <p style="text-align: justify;">Phản xạ gân gót: tư thế bệnh nhân nằm ngửa, đặt cẳng chân bên này lên cẳng chân bên kia, bác sĩ cầm bàn chân của bệnh nhân lên tạo một góc vuông với cẳng chân sau đó gõ vào gân gót bằn búa phản xạ, kết quả bình thường gây gấp bàn chân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra bệnh nhân có thể giảm hay mất cảm giác, không nhận biết được chân của mình. Đặc điểm rối loạn cảm giác theo vạt da được chi phối bởi rễ và dây thần kinh tương ứng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn cơ tròn: bí đại tiểu tiện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn chức năng dinh dưỡng, thực vật: loét điểm tỳ, teo cơ, da lạnh, tím….Các dấu hiệu về thực vật dinh dưỡng thường xảy ra sớm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phản xạ bó tháp babanski âm tính, không rung giật bàn chân.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Liệt cứng:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Thường do nguyên nhân tổn thương trung ương ( não hoặc tủy sống). Liệt cứng có thể gặp ngay từ ban đầu hoặc là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn liệt mềm.</p> <p style="text-align: justify;">- Đặc điểm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt 2 chi dưới với thang điểm đánh giá mức độ liệt từ 0-5</p> <p style="text-align: justify;">+ Phản xạ gân ương 2 chi dưới tăng. Tăng phản xạ là tình trạng biểu hiện giật đoạn chi đột ngột với mức độ mạnh và biên độ rộng. Có những mức độ tăng hơn như sau:</p> <p style="text-align: justify;">Phản xạ lan truyền: gõ ngoài vùng gây phản xạ a9 gõ vào các vùng lân cận) vẫn gây phản xạ.</p> <p style="text-align: justify;">Phản xạ đa động: kích thích một lần nhưng đáp ứng nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">Rung giật bàn chân và xương bánh chè: tiến hành tư thế bệnh nhân nằm ngửa bác sĩ cầm bàn chân đẩy lên hoặc nắm lấy xương bánh chè đẩy xuống rồi giữ nguyên tư thế như vậy. Kết quả xương bánh chè hay bàn chân tự đưa lên đưa xuống là dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng trương lực cơ</p> <p style="text-align: justify;">+ Phản xạ bệnh lí bó tháp (+) hay gọi là dấu Babinski (+)</p> <p style="text-align: justify;">Tiến hành: tư thế bệnh nhân nằm duỗi thẳng 2 chân, dùng kim vạch từ từ dọc bờ ngoài lòng bàn chân từ gót đến hết nếp gấp lòng bàn chân. Kết quả bình thường tất cả các ngón chân gấp xuống. Dấu Babinski(+) gặp trong tổn thương tháp nếu có hiện tượng ngón cái duỗi ra từ từ và các ngón khác xòe ra như nan quạt .</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra có 1 số nghiệm pháp có giá trị tương đương trên lâm sàng như:</p> <p style="text-align: justify;">Dấu Schaeffer: bóp vào gân gót.</p> <p style="text-align: justify;">Dấu Gordon: bóp vào cơ dép.</p> <p style="text-align: justify;">Dấu Oppenheimn : vuốt từ trên xuống dưới dọc theo xương chày.</p> <p style="text-align: justify;">Dấu Meige: vạch từ sau ra trước ở gan bàn chân phía trong.</p> <p style="text-align: justify;">Dấu Chadock : vạch vùng ngàydưới mắt cá ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">Dấu Lê Văn Thành tiến hành bật ngược ngón chân giữa lên.</p> <p style="text-align: justify;">Khi thực hiện các kĩ thuật trên cũng thu được đáp ứng các ngón chân tương tự như nghiệm pháp babainski.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn cảm giác kiểu khoanh tủy</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có phản xạ tự động tủy: 3 co hay 3 duỗi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn cơ vòng: bí đại tiểu tiện</p> <p style="text-align: justify;">+ Teo cơ xảy ra muộn do cơ không vận động, ít gặp loét do tỳ đè hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng:</strong> tùy thuộc vào đánh giá lâm sàng xác định liệt 2 chân trung ương hay ngoại biên sẽ có các thăm dò phù hợp để đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Với các trường hợp liệt 2 chân trung ương cần đánh giá não, tủy sống nhờ các phương tiện CT sọ não, MRI sọ não, MRI tủy sống</p> <p style="text-align: justify;">- Với các trường hợp nghi ngờ liệt 2 chân ngoại vi ngoài MRI đánh giá tủy, rễ dây thần kinh có thể thực hiện cchaarn đoán điện thần kinh cơ. Với các trường hợp có tổn thương thần kinh sẽ có hiện tượng thoái hóa điện trên bản ghi.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm sinh hóa khác giúp gợi ý nguyên nhân và tiên lượng điều trị: bilan viêm, đường máu, viatmin B, điện giải đồ,chức năng gan thận, độc chất như chì, thủy ngân…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Liệt hai chân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Liệt hai chân có ảnh hưởng rất lớn lên đời sống sinh hoạt và khả năng làm việc sinh hoạt độc lập của một cá nhân. Diễn biến bệnh theo thời gian có thể trở nên xấu hơn với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tiên lượng bệnh phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp điều trị có phù hợp và kịp thời hay không. Liệt 2 chân có thể điều trị khỏi hoàn toàn ( như với các căn nguyên do chèn ép được giải phóng chèn ép), tuy nhiên có các trường hợp chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu ( bại liệt gây tổn thương tủy xám, rỗng tủy, bệnh lí thoái hóa thần kinh do di truyền …). Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp giúp cải thiện triệu chứng, biến chứng giúp bệnh nhân hồi phục lại một phần chức năng của vùng bị ảnh hưởng.</p> <p style="text-align: justify;">- Phòng bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tránh chấn thương sọ não, chấn thương vùng cột sống trong sinh hoạt lao động hàng ngày, với trẻ em đặc biệt chú ý khi chơi vận động. Không bê vác nặng, tránh động tác sai tư thế.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh: không dùng chất kịch thích, không uống rượu và tránh thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và tập thể dục thường xuyên.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh: không dùng chất kịch thích, không uống rượu và tránh thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và tập thể dục thường xuyên." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Thayđổilốisốngkhoahọclànhmạnh.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh: không dùng chất kịch thích, không uống rượu và tránh thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và tập thể dục thường xuyên.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Khám sức khỏe định kì phát hiện sớm bệnh lí để điều trị sớm. Khi được chẩn đoán bệnh cần tuân thủ kế họach điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Liệt hai chân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Các bước tiếp cận chẩn đoán liệt 2 chi dưới bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chẩn đoán hội chứng liệt 2 chi dưới thông qua việc đánh giá cơ lực.</p> <p style="text-align: justify;">+ Định khu tổn thương: Phân biệt liệt trung ương hay liệt ngoại vi thông qua thăm khám các dấu hiệu: trương lực cơ, khám cảm giác, đánh giá các phản xạ bó tháp, phản xạ tự động tủy, rối loạn dinh dưỡng thực vật. Với liệt trung ương cần định hướng liệt 2 chân do tổn thương não hay tủy sống. Nếu tổn thương ở tuỷ sống cần đánh giá tổn thương không do ép (trong các bệnh lý mạch máu tủy ,viêm tuỷ, rỗng tủy…) hay ép tuỷ để có hướng điều trị nội hay ngoại khoa.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt với các trường hợp hạn chế vận động do đau khớp, rối loạn phân li (không có các triệu chứng khách quan về thần kinh , biểu hiện bệnh thay đổi, thường liên quan đến các sang chấn tâm lí…)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Liệt hai chân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cơ bản</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị nguyên nhân là liệu pháp cơ bản. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có các biện pháp điều trị tương ứng.</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ:</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp tổn thương não tủy do chèn ép ( u, chấn thương, thoát vị đĩa đệm gây ép tủy…) cần được phẫu thuật giải phóng chèn ép</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp tổn thương trung ương do nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh chống viêm phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi do chuyển hóa, do nhiễm độc cần được điều trị bệnh lí căn nguyên, phối hợp điều trị hỗ trợ ( tăng cường tái tạo myelin, vitamin B, magie…)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hỗ trợ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu: châm cứu, bấm huyệt, hồng ngoại, điện phân, thủy phân…. Giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm cảm giác đau, giúp tăng tái tạo vị trí loét tỳ đè</p> <p style="text-align: justify;">- Phục hồi chức năng: tập vận động hạn chế tình trạng cứng khớp và teo cơ do không vận động, các thiết bị hỗ trợ di chuyển như xe lăn hay xe trượt, cũng rất cần thiết.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phục hồi chức năng: tập vận động hạn chế tình trạng cứng khớp và teo cơ do không vận động" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_170027phuc-hoi-chuc-nang-di-lai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phục hồi chức năng: tập vận động hạn chế tình trạng cứng khớp và teo cơ do không vận động</em></p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/liet-hai-chan-sprvj
Viêm tại giữa tiết dịch
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm tại giữa tiết dịch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm tại giữa tiết dịch (VTGTD) là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Trong vài thập niên gần đây, bệnh lý viêm tai giữa tiết dịch được phát hiện ngày càng nhiều hơn nhờ sự phát triển của nhĩ lượng đồ. Tại Mỹ, hàng năm có 2,2 triệu lượt bệnh nhân được chấn đoán VTGTD với chi phí trực tíếp và gián tiếp dành cho bệnh lý này lên đến 4 tỉ đô la mỗi năm.</p> <p style="text-align: justify;">VTGTD kéo dài nếu không được điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề về tai giữa và hình thành ngôn ngữ, nhất là ở trẻ nhỏ &lt; 2 tuổi. Đây là một gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì nó ảnh hưởng đến khả năng hình thành ngôn ngữ của trẻ (nếu xảy ra trong giai đoạn sớm) cũng như khả năng giao tiếp, học tập ... của trẻ. Do đó cần phải điều trị bệnh một cách thích hợp và kịp thời.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="VTGTD kéo dài nếu không được điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề về tai giữa và hình thành ngôn ngữ, nhất là ở trẻ nhỏ < 2 tuổi" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_Viêmtạigiữatiếtdịch.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>VTGTD kéo dài nếu không được điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề về tai giữa và hình thành ngôn ngữ, nhất là ở trẻ nhỏ &lt; 2 tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Viêm tai giữa tiết dịch là một tình trạng có dịch mạn tính ở trong tai giữa, và thường không có triệu chứng cơ năng hay thực thế của một tình trạng viêm cấp tính với đặc điểm: viêm và dị sản biểm mô tai giữa, kết hợp với ứ dịch tai giữa mà không có dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng cấp tính. Đây là sự tồn tại của thanh dịch hoặc dịch nhày trong hòm tai từ 3 tháng trở lên, với điều kiện màng nhĩ đóng kín.</p> <p style="text-align: justify;">Cho đến nay, việc điều trị viêm tai giữa tiết dịch vẫn còn chưa được thống nhất trên thế giới cũng như trong nước, trong đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của ống thông khí.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm tại giữa tiết dịch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ học</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Tần suất</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Theo Kock &amp; Dennison(1974) VTGTD là bệnh phố biến nhất đối với các bác sĩ nhi khoa Tần suất VTGTD vào khoảng 10-20% ở trẻ chưa đến tuổi đi học (chiếm 90% số trẻ mắc bệnh, thường nhất là từ 6 tháng đến 4 tuổi) và giảm thấp hơn ở trẻ em lứa tuổi học đường. Trong một nghiên cứu của Tos và cộng sự ở Đan Mạch (1982): chọn ngẫu nhiên 288 trẻ 4 tuổi thì phát hiện 32% trẻ có triệu chứng VTGTD ít nhất là một lần trong thời gian theo dõi 1 năm.</p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật đặt ống thông nhĩ trong điều trị VTGTD là một trong những phẫu thuật ngoại khoa phổ biến nhất được thực hiện ở trẻ em dưới gây mê (Bluestone,1984). Hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ em ở Mỹ được đặt ống thông nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Tuổi</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">VTGTD phổ biến nhất ở trẻ từ 1-7 tuổi, tần suất đỉnh gặp ở trẻ 1-4 tuổi là 10-25%. Tần suất VTGTD ở các nhóm trẻ khỏe manh khác là 1-17%, ở người lớn không quá 1%.</p> <p style="text-align: justify;">Theo một nghiên cứu khoa học về Tình hình viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ mẫu giáo tại TP Cần Thơ năm 2013-2014 cho thấy tỉ lệ VTGTD ở lứa tuổi này là 19,7%. Tức là trung bình 5 trẻ thì có 1 trẻ bị VTGTD. Điều đó cho thấy nếu chúng ta không phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ, việc giải quyết hậu quả của Viêm tai giữa thanh dịch sẽ mang đến gánh nặng về tài chính lẫn nhận thức cho xã hội.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Phân bố theo mùa</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- VTGTD thường xảy ra vào những tháng mùa động và mùa thu hơn là mùa hè. Ở nước ta, nghiên cứu cắt ngang của Nhan Trừng Sơn và cộng sự thực hiện trên 3.300 trẻ (6.598 tai) từ 6 tháng-10 tuổi ở hai quận nội và ngoại thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, vào hai mùa khô và mùa mưa. Kết quả thu được: tần suất chung VTGTD là 7,1%, trong đó đỉnh cao nhất ở 2 tuổi là 22%, và tần suất cao hơn đáng kế trong mùa mưa so với mùa khô. Không có khác biệt đáng kể về tần suất mắc bệnh giữa hai quận nội và ngoại thành.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Lối sống</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ có điều kiện sống khó khăn, không được chăm sóc về y tế có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Mặt khác tỷ lệ trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, trong gia đình hút thuốc lá cũng những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh. Theo nghiên cứu của BV Tai mũi họng Cần Thơ năm 2013-2014 tỷ lệ trẻ bị VTGTD sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động là 53%</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Trẻ có điều kiện sống khó khăn, không được chăm sóc về y tế có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Trẻcóđiềukiệnsốngkhókhăn,khôngđượcchămsócvềytếcótỷlệmắcbệnhcaohơn.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ có điều kiện sống khó khăn, không được chăm sóc về y tế có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Yếu tố bẩm sinh</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ có bất thường bẩm sinh như: trẻ có khe hở vòm khẩu cái, hở hàm ếch, lưỡi gà chẻ đôi..trẻ bị Dowm, hội chứng Apert..Trẻ có rối loạn chức năng lông chuyển bẩm sinh hay bị trào ngược dạ dày thực quản cũng là những yếu tố nguy cơ dễ bị bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyễn nhân gây bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chủ yếu thường gặp do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Nhiễm trùng đường hô hấp</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng đường hồ hấp trên là yếu tố rất quan trọng, nó gây ra tắc mũi và dẫn đến giảm thông khí tai giữa và gây áp lực âm trong tai giữa. Niêm mạc tăng tiết gây ra tích tụ chất nhầy ở vòm mũi họng, từ đó thúc đẩy nhiễm trùng ở niêm mạc của vòi nhĩ, gây nên tắc bên trong lòng vòi nhĩ, và gia tăng nhiễm trùng niêm mạc tai giữa. Các yếu khác ảnh hưởng đến nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm tình trạng vệ sinh kém, bui, khói thuốc lá, dị ứng, VA phì đại,.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Rối loạn chức năng của vòi nhĩ</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Rối loạn chức năng của vòi nhĩ được hầu hết các tác giả công nhận và xem là yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học của VTGTD, đặc biệt ở những trẻ không có tiền căn viêm tại giữa cấp trong thời gian gần. Tắc vòi nhĩ chức năng hay cơ học dẫn đến áp lực âm trong tai giữa, khi kéo dài sẽ gây VTGTD.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em dễ bị bệnh lý viêm tai giữa nói chung, viêm tai giữa tiết dịch nói riêng so với người lớn là do:</p> <p style="text-align: justify;">- Vòi nhĩ trẻ em ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ xảy ra hiện tượng trào ngược dịch tiết từ vòm mũi họng vào tai giữa, nhất là trẻ em thường ở tư thế nằm ngửa. Cơ căng màn khẩu cái ít hoạt động hiệu quả hơn so với người trưởng thành, nên khả năng tự điều chỉnh áp lực tai giữa ở trẻ em kém hơn người lớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên gây nghẹt mũi, viêm tắc vòi nhĩ. Nhất là ở lứa tuổi mấu giáo-học đường</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý VA ở trẻ em.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Miễn dịch học</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Niềm mạc tại giữa có hệ thống miễn dịch dịch thể giống như niêm mạc đường hô hấp. Vai trò của miễn dịch vẫn còn đang được tranh cãi, chưa rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Trào ngược dạ dày thực quản</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trào ngược dạ dày thực quản được xem là nguyên nhân trong một số bệnh lý tai mũi họng như viêm thanh quản mạn, viêm mũi xoang, viêm tai giữa,..Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự hiện diện của pepsin protein trong dịch tai giữa của bệnh nhân VTGTD, Điều này cho thấy trào ngược dạ dày thực quản có vai trò trong sinh bệnh học của VTGTD, tuy nhiên cần được nghiên cứu thêm.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Vi sinh học</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trước kia VTGTD được coi là vô trùng. Tuy nhiên gần đây 30-50% trường hợp cấy được vi khuẩn trong dịch tai giữa. các nhóm trường gặp như S.pneumoniae, H.influenza, M.catarrhalis và Streptococcus nhóm A. Nhóm ít gặp hơn như S.aureus, B.catarrhalis, và một vài vi khuẩn khá</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm tại giữa tiết dịch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng toàn thân và cơ năng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán chính xác được VTGTD không phải là dễ. VTGTD còn được gọi là viêm tai yên lặng (silent otitis), điều này đặc biệt đúng ở trẻ nhỏ. 40-50% trẻ và cả cha mẹ của trẻ không nhận thấy có triệu chứng nào đáng kể, mặc dù trẻ mắc bệnh. Không có các dấu hiệu toàn thân nên làm chậm trễ chẩn đoán, dẫn đến chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Cha mẹ có thể mang trẻ đi khám vì nghi nghe kém do thấy trẻ kém tập trung hoặc vì thấy trẻ nghe kém thật sự. Nghe kém thường dẫn đến chậm nói ở trẻ nhỏ. Ở trẻ lớn biểu hiện bằng nói to, lúc nào cũng điều chỉnh âm thanh lớn mới nghe rõ, học hành kém, nhất là môn chính tả, tập đọc, ngoại ngữ,.. Có thể phát hiện bằng khám sàng lọc định kỳ nghe kém tại trường học, nhưng có thể bị bỏ qua nhất là nếu chỉ nghe kém một tai. Trẻ nhỏ biểu hiện bằng chậm nói, đối với trẻ nhỏ hơn thì biểu hiện là không đáp ứng thích hợp với kích thích âm thanh như quay đầu không chính xác về hướng âm thanh phát ra,...</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cha mẹ có thể mang trẻ đi khám vì nghi nghe kém do thấy trẻ kém tập trung hoặc vì thấy trẻ nghe kém thật sự" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Trẻkhámtai.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cha mẹ có thể mang trẻ đi khám vì nghi nghe kém do thấy trẻ kém tập trung hoặc vì thấy trẻ nghe kém thật sự</em></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ lớn: có cảm giác khó chịu trong tai, đau tai nhẹ từng lúc, hay có cảm giác đẩy tai, có khi ù tai. Trẻ nhỏ thì biểu hiện các triệu chứng này bằng cách kéo tai, có khi để lại vết trầy xước, hoặc có rối loạn về giấc ngủ. Một số trẻ có biểu hiện rối loạn thăng bằng, hoặc ở trang thái hay bị bứt rứt.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Triệu chứng thực thể</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Khám tai bằng đèn soi tai có bơm hơi là một phương tiện chẩn đoán rất quan trọng, là một chuẩn mực bằng vàng, dù ngày nay có nhiều phương tiện hiện đại giúp đánh giá.</p> <p style="text-align: justify;">Màng nhĩ, tai giữa và vòi nhĩ. Dấu hiệu bất động màng nhĩ khi bơm hơi là dấu hiệu có giá trị và quan trọng nhất trong chẩn đoán (Bluestone và Shurin, 1981). Với một bác sĩ TMH có kinh nghiệm thì nó là một phương tiên chẩn đoán vừa có độ nhạy cảm và vừa có độ chuyên biệt khá cao . Theo Cantekin và công sự (1980), độ chính xác trong chuẩn đoán của phương tiện này là 88% ở tai có dịch và 76% ở tai không có dịch.</p> <p style="text-align: justify;">a. Vị trí: phồng, co lõm, túi co lõm, sụp lõm, đầy. Thường gặp là màng nhĩ lõm nhẹ do áp suất âm cũng như do dịch tai giữa, mấu ngắn xương búa nhô rõ lên và cán xương búa có vẻ như ngắn lại. Có khi màng nhĩ co lõm nhiều, dính sát vào thành trong hòm nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">b. Màu sắc: bình thường màng nhĩ trong suốt, bóng, màu xám nhạt, có thể nhìn thấy được các mốc giải phẫu. Trong VTGTD: màng nhĩ bị mờ, dày, mất độ trong suốt không thấy được các mốc giải phẫu bên trong; dịch thanh dịch và nhầy có thể cho màng nhĩ màu hổ phách; dịch mủ có thể cho màng nhĩ màu trắng đục kèm theo tăng sinh mạch máu ở màng căng; dịch loại hỗn hợp thì cho màng nhĩ màu xám đục thì khá thường gặp. Ngoài ra, màng nhĩ còn có thể có màu xanh và trước kia thường được gọi là màng nhĩ xanh vô căn (Shambaugh, 1929). Sự hiện diện của bóng nước hay mực nước hơi trong hòm nhĩ thì ít gặp hơn.</p> <p style="text-align: justify;">c. Độ di động của màng nhĩ: giảm hay mất đi, hoặc chỉ di động ra ngoài dưới áp suất âm là do dịch tai giữa hay do áp suất âm của tai giữa.</p> <p style="text-align: justify;">Dấu hiệu mất tam giác sáng trong VTGTD: hoàn toàn không có giá trị trong chân đoán (Bluestone, 1982).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhĩ lượng đồ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhĩ lượng đồ là phương tiện giúp đánh giá khách quan tình trạng của tai giữa mà không cần đòi hỏi trẻ phải hợp tác tốt lúc đo. Theo Paradise và cộng sự 1976, nhĩ lượng đồ là thử nghiệm chấn đoán chính xác nhất. Phối hợp giữa khám tai bằng đèn soi tai có bơm hơi và nhĩ lượng đồ giúp việc chấn đoán đạt độ chính xác rất cao: có độ nhạy cảm đến 97% và độ chuyên biệt đến 90% (theo Cantekin EF, 1989). Nhĩ lượng đồ còn dùng trong theo dõi kết quả điều trị VTGTD.</p> <p style="text-align: justify;">Nhĩ lượng đồ có dạng type C (áp suất tai giữa âm) trong giai đoạn sớm của VTGTD, và type B dạng đồi (có dịch trong tai giữa) trong giai đoạn sau.</p> <p style="text-align: justify;">Luôn phải đối chiếu với khám lâm sàng và nhĩ lực đồ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thính lực đồ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điếc dẫn truyền ở mức độ nhẹ có thể là phát hiện đầu tiên của VTGTD. Nhưng việc đo thính lực riêng nó không phải là một phương pháp sàng lọc chính xác để xác định dịch tai giữa, vì nghe kém do VTGTD thường dao động.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">VTGTD nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời sẽ gây ra các biến chứng và di chứng.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Nghe kém</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Nghe kém do VTGTD thì dao động. 90% trẻ VTGTD điếc dẫn truyền từ 16-40 dB. Tuy nhiên, ở một thời điểm, 49% trẻ VTGTD có thể nghe tốt ở ngưỡng nghe 20dB. Nghe kém dù là nhẹ và dao động có thể ảnh hưởng lên ngôn ngữ và sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ, do nó xảy ra trong thời kỳ hình thành ngôn ngữ ở trẻ.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Sụp lõm tai giữa, viêm tai giữa dính và cholesteatoma</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Màng nhĩ bị co lõm về phía ụ nhô và xương con do áp lực của tai giữa</p> <p style="text-align: justify;">- Sụp lõm tai giữa (middle ear atelectasis): khoang tai giữa bị xóa mất nhưng màng nhĩ chưa dính vào thành trong hòm nhĩ, và lớp niêm mạc lót trong hòm nhĩ còn nguyên vẹn.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa dính (adhesive otitis): khi lớp niêm mạc của tai giữa dày lên cùng với sự sụp lõm màng nhĩ tạo nên hiện tượng dính của màng nhĩ vào ụ nhô hay chuỗi xương con, và bề mặt niêm mạc hòm nhĩ không còn.</p> <p style="text-align: justify;">Không phải tất cả các trường hợp VTGTD đều phát triển thành sụp lõm tai giữa; trong đa số trường hợp màng nhĩ đều có khuynh hướng đề kháng lại sự co lõm vào trong ở một mức độ nào đó. Người ta cho rằng các đợt viêm cấp lặp đi lặp lại làm cho màng nhĩ yếu và mỏng đi, thuận lợi cho sư sụp lõm. Sade và Berco (1976) chứng minh có sự hủy hoại lớp collagen của màng nhĩ đối với các trường hợp này.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu hiện tượng co lõm nặng, khu trú sẽ tạo ra túi co lõm, thậm chí là thủng nhĩ. Túi co lõm, đặc biệt ở góc sau trên có thể tạo cholesteatoma hoặc hủy xương con, hoặc cả hai.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Xơ nhĩ</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Xơ nhĩ thường xảy ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm, đó là sự thoái hóa collagen, hyalin hóa, và cuối cùng là sự lắng đọng canxi thành mảng. Do đó xơ nhĩ có thể là dấu hiệu của lành bệnh và thường thấy ở 1/2 sau của màng nhĩ. Xơ nhĩ được thấy trong VTGTD có đặt ống thông nhĩ nhiều hơn là không đặt ống. Tỉ lệ xơ nhĩ là 10-20% VTGTD hai bên không đặt ống.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Điếc tiếp nhận</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Là biến chứng rất hiếm gặp, thường do viêm mê nhĩ hoặc có thể do VTG cấp hơn là VTGTD. Điếc tiếp nhận đột ngột hay tiến triển ở trẻ VTGTD phải nghĩ đến dò ngoại dịch bẩm sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điếc tiếp nhận&nbsp;là biến chứng rất hiếm gặp, thường do viêm mê nhĩ hoặc có thể do VTG cấp hơn là VTGTD" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Điếctiếpnhận.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điếc tiếp nhận&nbsp;là biến chứng rất hiếm gặp, thường do viêm mê nhĩ hoặc có thể do VTG cấp hơn là VTGTD</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Ảnh hưởng lên sự phát triển của các thông bào xương chũm</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ VTGTD được nhận thấy là kém phát triển thông bào xương chũm hơn là trẻ bình thườngNhiều quan niệm cho rằng: hiện tượng viêm mạn dẫn đến sự tạo xương trong tai giữa và xương chũm và do đó làm giảm kích thước các thông bào xương chũm.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Rối loạn thăng bằng, chóng mặt</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Thường ít gặp, nhất là ở trẻ em, hay gặp ở người lớ</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm tại giữa tiết dịch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mục đích điều trị:</p> <p style="text-align: justify;">- Phục hồi lại thông khí bình thường ở tai giữa</p> <p style="text-align: justify;">- Giải phóng lượng dịch ứ đọng, từ đó khôi phục được thính lực</p> <p style="text-align: justify;">- Ngăn ngừa các đợt viêm tai giữa cấp và biến chứng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa không phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị VTGTD chỉ nên được xem xét nếu dịch trong tai giữa tiếp tục tồn tại sau hơn 2-3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Việc chuyến từ theo dõi sang điều trị tích cực hơn căn cứ vào sự xuất hiện các triệu chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">a) Giảm thính lực nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ và sự tiếp thu học tập của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">b) Khó chịu, vật vã, trằn trọc, gãi dụi tại, nhiều nhất là về đêm.</p> <p style="text-align: justify;">c) Viêm tai giữa thường xuyên, chiếm tổng cộng thời gian vài tháng trong 1 năm.</p> <p style="text-align: justify;">d) Chóng mặt hay loạng choạng.</p> <p style="text-align: justify;">e) Xơ nhĩ hay hình thành túi co lõm.</p> <p style="text-align: justify;">f) Bệnh lý tai giữa với xơ dính hay tổn thương đến chuỗi xương con.</p> <p style="text-align: justify;">g) Viêm nhiễm đường hô hấp trên kèm theo: viêm xoang, việm amidan, viêm VA,...</p> <p style="text-align: justify;">Trong điều trị VTGTD, có nhiều biện pháp được khuyến cáo bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Kháng sinh</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Cần điều trị kháng sinh, đặc biệt ở bệnh nhân chưa từng dùng kháng sinh và ở các đợt viêm cấp. Nhưng không nên dùng kháng sinh kéo dài. Kháng sinh sử dụng như kháng sinh dùng trong viêm tai giữa cấp amoxicillin, cefaclor, amoxiclav, cotrimoxazol, erythromycin/sulfasoxazol, cefixime và cefuroxime axetil.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Kháng histamine-co mạch thông mũi (nasal decongestant)</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Vai trò của thuốc chưa rõ ràng, còn gây tranh cãi, nhất là ở trẻ không có Cơ địa dị ứng. Theo thăm dò của Hội Tai mũi Họng Hoa Kỳ 1982 thì 91% bác sĩ TMH cho rằng đây là thuốc hiệu quả trong điều trị VTGTD. Tuy nhiên theo hướng dẫn điều trị VTGTD của hội TMH Mỹ năm 2004, thì loại thuốc này không có vai trò trong điều trị VTGTD.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Corticoid toàn thân</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Corticoid không có hiệu quả lâu dài và không được khuyến cáo dùng thường quy trong điều trị VTGTD, cần cân nhắc trước bệnh nhi.</p> <p style="text-align: justify;">Kháng sinh liệu pháp kèm hay không kèm corticoid: không hiệu quá trong điều trị kéo dài, nhưng trong một số trường hợp nó là chọn lựa điều trị nhờ hiệu quả ngắn hạn của nó, đó là trường hợp mà cha mẹ trẻ không muốn điều trị phẫu thuật. Trong trường hợp này thì trẻ được điều trị nội khoa một đợt từ 10-14 ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Nghiệm pháp Valsalva và thông vòi nhĩ hằng tuần.</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Có thể giúp cải thiện trong trường hợp VTGTD do áp lực, tuy nhiên với những trường hợp VTGTD mạn tính thì các nghiệm pháp này không có hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thuốc tan đàm</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Thuộc tan đàm (acetyl cystein, bromhexin hydrochloride, carbocystein) có nhiều hứa hẹn đặc biệt là trong trường hợp dịch tại giữa là nhầy, tuy nhiên vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Điều trị dị ứng</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị dị ứng cho trẻ có cơ địa di ứng chiếm khoảng 25%, ở những bệnh nhân này VTGTD loại thanh dịch như là một phần của biểu hiện di ứng đường hỗ hấp trên. Điều trị bao gồm thuốc kháng dị ứng (chlorpheniramine, alimemazine, loratadine,cetirizine,.) và điều trị tổng quan: tiếp xúc với môi trường, giải mẫn cảm và chế độ ăn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị VTGTD mạn tính kéo dài, đáp ứng kém hay không đáp ứng với điều trị nội khoa cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật: trích rạch màng nhĩ và có hay không đặt ống thông nhĩ. Đặc biệt vai trò quan trọng của ống thông khí được nhấn mạnh trong việc thiết lập không khí nhân tạo cho tai giữa, giúp cân bằng áp lực giữa 2 phía của màng nhĩ, thiết lập lại chức năng dẫn lưu của vòi nhĩ. Có nhiều loại ống thông nhĩ với kích thước, hình dạng, và vật liệu khác nhau được nghiên cứu và sử dụng. Nhờ ống thông nhĩ, sự thông khí tai giữa sẽ diễn ra trong một thời gian dài làm phục hồi niêm mạc tai giữa bị tăng sản hay chuyển sản (thường gặp trong bệnh lý viêm tai giữa tiết dịch). Thời gian lưu ống trong màng nhĩ: tùy thuộc vào loại ống và đây là yếu tố quan trọng cần được xem xét trước khi đặt. Ông kích thước càng nhỏ và loa trong càng nhỏ thì càng dễ rớt ra, Nhóm ống có thời gian lưu trong màng nhĩ ngắn (short-term ventilation tube) có thời gian trung bình 3 -18 tháng, dùng cho bệnh nhân được đặt ống lần đầu. Ống có thời gian lưu trong màng nhĩ lâu (long-term ventilation tube) như ống T và cánh bướm có thời gian lưu trên 2 năm, dùng cho bệnh nhân bị tái phát sau lần đặt ống đầu tiên hoặc dùng đặt lần đầu cho bệnh nhân có bất thường về hình dạng sọ mặt, chẻ vòm, u vòm,...</p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định đặt ống thông nhĩ:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa tiết dịch liên tục kéo dài &gt;= 2 - 3 tháng không đáp ứng với điều trị nội khoa.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tại giữa tiết dịch với màng nhĩ thoái hóa nhiều, teo, có túi co lõm, co lõm, sụp lom.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tại giữa tiết dịch với điếc dẫn truyền quan trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ hay học tập của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tại giữa tiết dịch tồn tại với thời gian tống cộng hơn 6 tháng trong 1 năm.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Nạo VA</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Nạo VA giúp cải thiện chức năng vòi Eustachi do:</p> <p style="text-align: justify;">- Giải quyết sự tắc mũi và tắc nghẽn cơ học vòi Eustachi khi VA quá phát</p> <p style="text-align: justify;">- Loại trừ nơi chứa vi khuẩn tiềm tàng do VA được bao bọc bởi màng sinh học nên kháng sinh khó xâm nhập được vào.</p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật cắt amidan không đóng vai trò gì trong điều trị VTGTD.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Nhan Trừng Sơn, “Viêm Tai Giữa tiết dịch””, Tai Mũi Họng tập 1 trang 516-530</p><p style="text-align: justify;">2. “Viêm Tai Thanh Dịch” – BSNT Nguyễn Linh Chi Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương</p><p style="text-align: justify;">3. Huỳnh Khắc Cường (1998),”Viêm tai giữa và Cholesteatoma”, Bài Giảng Tai Mũi Họng, 100-121.</p><p style="text-align: justify;">4. Nhan Trừng Sơn, Đặng Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Đức, “Tình hình viêm tại gữa tiết dich ở trẻ em tại miền Nam Việt nam” - Tạp chí Y học TP.HCM số đặc biệt hội nghị khoa học khoa Y lần XVII, Phụ bản số 4, Tập 1, 22-24.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-tai-giua-tiet-dich-svlmm
Viêm quầng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm quầng là một bệnh truyền nhiễm hay gặp, da và mô dưới da bị nhiễm khuẩn, nguyên nhân hay gặp nhất là Streptococcus nhóm A( liên cầu nhóm A) gây ra. Đường vào vi khuẩn thường do các vết thương, vết xước, vùng da không lành lành. Người bệnh thường có hội chứng nhiễm trùng và các tổn thương da và mô dưới da đặc trưng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Người bệnh thường có hội chứng nhiễm trùng và các tổn thương da và mô dưới da đặc trưng." src="/ImagePath/images/20210921/20210921_Viêmquầng.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bệnh thường có hội chứng nhiễm trùng và các tổn thương da và mô dưới da đặc trưng.</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thường được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi sinh liên cầu như nhuộm soi, nuôi cấy vi khuẩn, xét nghiệm tìm kháng thể ASLO. Ngày nay, với sự phát triển của nhiều nhóm kháng sinh, bệnh viêm quầng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, tiên lượng tương đối tốt, tuy nhiên trên một số cơ địa, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây nhiễm trùng huyết, có thể dẫn đến tử vong. Các kháng sinh còn nhạy cảm với liên cầu nhóm A thường được chỉ định như Penicllin G, Erythromycin,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Streptococcus hay còn được gọi là liên cầu, là vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, dạng cầu khuẩn và thường xếp thành từng chuỗi, kích thước chuỗi dài ngắn khác nhau, đôi khi vi khuẩn đứng thành từng đôi hoặc riêng rẽ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Streptococcus hay còn được gọi là liên cầu, là vi khuẩn Gram dương" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Streptococci.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Streptococcus hay còn được gọi là liên cầu, là vi khuẩn Gram dương</em></p> <p style="text-align: justify;">Liên cầu không sinh nha bào, vỏ thường có acid hyaluronic. Liên cầu có các kháng nguyên như kháng nguyên vỏ, kháng nguyên M ( giúp phân loại type), kháng nguyên Carbohydrat C giúp phân nhóm,… Liên cầu có thể tiết ra các ngoại độc tố có thể gây tan máu như Streptolysin O, S,…Tổn thương lan nhanh chóng do sức tác động của độc tố liên cầu. Liên cầu nhóm A gây bệnh viêm quầng có thể gây tổn thương các cơ quan khác như viêm đường hô hấp trên, bệnh tinh hồng nhiệt, viêm màng tim,….</p> <p style="text-align: justify;">Trong bệnh viêm quầng, chưa thấy bằng chứng thuyết phục khẳng định căn nguyên tụ cầu vàng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh thường trải qua các thời kỳ sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ ủ bệnh: thường ngắn ngày, trung bình khoảng 2 – 7 ngày, người bệnh không có các triệu chứng gì đặc biệt trong giai đoạn này</p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ khởi phát: các triệu chứng không rõ ràng và không đặc hiệu, có thể mệt mỏi, sốt nhẹ, đau mỏi người,…</p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ toàn phát: các triệu chứng bệnh xuất hiện nhiều và có thể rầm rộ và cấp tính. Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng rõ: mệt mỏi, sốt cao, sốt 39 – 40 độ C, đôi khi sốt cao rét run hoặc sốt ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, trẻ nhỏ có thể sốt cao, li bì, người mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú,… Thương tổn da: bề mặt tổn thương thường cao hơn so vùng da lành, mảng tổn thương màu đỏ, có ranh giới rõ với vùng da lành, xu hướng lan rộng ra xung quanh, sờ tổn thương có cảm giác nóng, người bệnh có cảm giác đau, bỏng rát vùng da tổn thương, theo tiến triển thời gian có thể xuất hiện mụn nước nhỏ ở giữa vùng tổn thương, thời gian sau loét và gây xuất huyết hoại tử vùng da đó hoặc thương tổn bị thâm nhiễm dần, sờ vào các mảng tổn thương có cảm giác chắc. Vị trí da tổn thương thường gặp đó là: vùng đầu, mặt cổ, da vùng đầu, bụng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; vùng chi trên và chi dưới nhiều hơn vùng mặt đối với người lớn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng rõ: mệt mỏi, sốt cao, sốt 39 – 40 độ C, đôi khi sốt cao rét run" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_sốt-cao-có-nên-truyền-nước-biển.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng rõ: mệt mỏi, sốt cao, sốt 39 – 40 độ C, đôi khi sốt cao rét run</em></p> <p style="text-align: justify;">Hạch ngoại vi vùng lân cận thường sưng to, thời gian có thể trước, cùng lúc hoặc sau một thời gian ngắn khi xuất hiện tổn thương da. Hạch thường đau, sưng to, di động được, tính chất mềm, khi thăm khám sờ vào hạch, người bệnh thường có cảm giác đau.</p> <p style="text-align: justify;">Các bất thường trên xét nghiệm như: công thức máu thấy sự gia tăng số lượng bạch cầu, trong đó chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, trường hợp bệnh nhẹ công thức máu có thể bình thường; các marker viêm như CRP, CRP- hs, procalcitonin thường tăng, trường hợp nhiễm trùng nặng, lan tỏa hoặc có biến chứng tại cơ quan khác các marker viêm tăng cao hơn. Bên cạnh đó, khi có các biến chứng, hoặc nhiễm trùng lan tỏa các cơ quan, tùy từng cơ quan tổn thương có thể có những bất thường khác nhau trên các xét nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ lui bệnh: bệnh viêm quầng trong một số trường hợp có thể tự giới hạn, các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân giảm dần và hết, sau khoảng một vài tuần (thường khoảng 1 – 3 tuần) thương tổn da của bệnh viêm quầng sẽ bong vảy, sau đó trên da xuất hiện các dát, mảng tăng giảm sắc tố.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên một số người bệnh nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng hơn, gây nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân và xảy ra các biến chứng. Ở đối tượng bị suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến lâu hơn, thậm chí rất dễ tái phát.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm quầng tiên lương tương đối tốt, trường hợp nhẹ và trung bình đa số người bệnh có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên ở một số đối tượng, có thể có các biến chứng như tạo các ổ áp xe tại chỗ, hoại tử xuất huyết da, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tái phát bệnh viêm quầng,…Cần theo dõi, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các biến chứng trên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua các tổn thương da, vết thương, xết xước, các vùng da không lành lặn. Đó là chấn thương tại mô, vết loét, vết chợt da, tổn thương do các dị vật đâm vào da. Vùng mũi họng thường là nguồn gốc của liên cầu gây bệnh trong viêm quầng, chiếm khoảng 30% số trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Không có bằng chứng ghi nhận người bệnh có thể lây bệnh viêm quầng cho người khác qua các con đường tiếp xúc thông thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, giới tính khác nhau. Tuy nhiên, nhóm tuổi hay mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ và người già. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi dễ bị nhiễm bệnh bao gồm: da bị mất sự toàn vẹn bởi các chấn thương, vết thương, vết loét, vết trợt, vết côn trùng cắn,…; sự lưu thông hệ tĩnh mạch và bạch huyết bị cản trở; suy động tĩnh mạch; người bị suy giảm miễn dịch; bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, hội chứng thận hư; người nghiện rượu, uống rượu nhiều năm; tiền sử đã từng bị viêm quầng trước đây,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa bệnh như: tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và nâng cao sức khỏe; vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể tốt; thường xuyên vệ sinh tay; điều trị các bệnh khác về da nếu có; tránh việc làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của da như hạn chế vết thương, vết loét, vết xước; dùng các đồ bảo hộ lao động như găng tay, ủng khi lao động; sử dụng kem dưỡng ẩm khi da bị khô, nứt nẻ; tăng cường hệ thống miễn dịch; không lạm dụng rượu bia; phát hiện sớm, điều trị đúng và tuân thủ, theo dõi quản lý tốt người bệnh đái tháo đường; ….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh viêm quầng cần dựa vào các yếu tố triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên liên cầu là quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất nhẹ hoặc tổn thương đặc trưng trên lâm sàng có thể chẩn đoán được, việc xác định căn nguyên vi sinh có thể không cần thiết. Các xét nghiệm thường được sử dụng đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhuộm soi: bệnh phẩm từ vết thương hở, dịch mụn nước,…dưới phương pháp nhuộm Gram, thấy hình ảnh các cầu khuẩn đứng thành từng chuỗi, bắt màu Gram dương. Tuy nhiên chú ý có thể chẩn đoán nhầm với các vi khuẩn khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn: bệnh phẩm dịch vết thương, dịch phỏng nước, máu,… Khi kết quả dương tính, không chỉ giúp khẳng định căn nguyên gây bênh, bên cạnh đó còn làm kháng sinh đồ, đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh của liên cầu, hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, kết quả nuôi cấy máu dương tính trong những trường hợp có nhiễm trùng lan tỏa tương đối thấp, đặc biệt khi người bệnh đã sử dụng kháng sinh trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm miễn dịch ASLO: mục địch xác định kháng thể Anti-Streptolysin O trong huyết thanh của người bệnh. Thông thường, sau khi cơ thể nhiễm liên cầu, kháng thể xuất hiện sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày kể từ khi phơi nhiễm. Hiệu giá kháng thể thường tăng trong tháng đầu của bệnh, sau đó sẽ giảm dần. Trong lâm sàng, có thể chỉ định xét nghiệm ASLO định tính và định lượng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Xét nghiệm miễn dịch ASLO" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_XétnghiệmmiễndịchASLO.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm miễn dịch ASLO</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giải phẫu bệnh: không phải là xét nghiệm chỉ định thường quy ở bệnh nhân viêm quầng. Tuy nhiên có thể hữu ích trong chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác. Hình ảnh giải phẫu bệnh có đặc điểm thấy phù nề bạch huyết, các mạch máu ở trung bì nông bị giãn, bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào bạch cầu đơn nhân xâm nhập quanh các mạch máu. Có hiện tượng phù nề thứ phát của thượng bì trên xét nghiệm giải phẫu bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm quầng cần chẩn đoán phân biệt với một số các bệnh sau: bệnh Zona, viêm da tiếp xúc, biểu hiện dị ứng trên da, viêm nang nông, viêm tuyến mồ hôi mủ, …trường hợp nhiễm trùng lan tỏa cần chẩn đoán với nhiễm trùng do các vi khuẩn khác,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm quầng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp điều trị bệnh viêm quầng bao gồm: điều trị và chăm sóc da tại chỗ, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng và liệu pháp kháng sinh điều trị căn nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế, tránh va chạm, đụng chạm nhiều vào vị trí tổn thương; gác chân cao và hạn chế vận động vùng chi bị tổn thương; chăm sóc, vệ sinh da, đắp gạc sạch lên da; tăng cường dinh dưỡng, bổ sung nước và các loại vitamin,…</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol với liều trung bình 10 – 15 mg/kg/lần khi sốt cao từ 38,5 độ C hoặc khi đau nhiều, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 tiếng. Có thể sử dụng các thuốc giảm đau khác nếu không có chống chỉ định.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol\" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Hạsốt,giảmđaubằngparacetamol.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol</em></p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp kháng sinh: cần sử dụng kháng sinh sớm khi đã chẩn đoán bệnh viêm quầng. Tham khảo kết quả kháng sinh đồ đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn nếu có. Penicillin là kháng sinh được khuyến cáo hàng đầu trong điều trị bệnh viêm quầng. Liều thường dùng của Penicillin G khoảng 600.000 – 1.200.000 IU/lần x 2 lần/ngày đối với người lớn, 300.000 UI/ngày đối với trẻ nhỏ. Thời gian điều trị trung bình khoảng 05 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài trong 10 ngày. Trường hợp nhẹ, có thể chỉ định kháng sinh đường uống như Penicillin V, Erythromycin (liều dùng 250 – 500 mg/ lần x 4 lần/ngày đối với người lớn và 30 – 50 mg/kg/ngày đối với trẻ nhỏ), thời gian điều trị khoảng 1 – 2 tuần. Trường hợp vi khuẩn đề kháng kháng sinh trên, hoặc trong những trường hợp nhiễm trùng lan tỏa, biến chứng tại các cơ quan, có thể cân nhắc sử dụng các kháng sinh khác có hoạt tính chống lại vi khuẩn Gram dương như ceftriaxone nếu nhạy cảm, vancomycin, linezolid, … tuy nhiên cần dựa vào kết quả kháng sinh đồ, tránh lạm dụng kháng sinh.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Klotz C, Courjon J, Michelangeli C, Demonchy E, Ruimy R, Roger PM. Adherence to antibiotic guidelines for erysipelas or cellulitis is associated with a favorable outcome. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2019 Apr;38(4):703-709.</p><p style="text-align: justify;">2. Karakonstantis S. Is coverage of S. aureus necessary in cellulitis/erysipelas? A literature review. Infection. 2020 Apr;48(2):183-191.</p><p style="text-align: justify;">3. Dalal A, Eskin-Schwartz M, Mimouni D, Ray S, Days W, Hodak E, Leibovici L, Paul M. Interventions for the prevention of recurrent erysipelas and cellulitis. Cochrane Database Syst Rev. 2017 Jun 20;6:CD009758.</p><p style="text-align: justify;">4. Blumberg G, Long B, Koyfman A. Clinical Mimics: An Emergency Medicine-Focused Review of Cellulitis Mimics. J Emerg Med. 2017 Oct;53(4):475-484.</p><p style="text-align: justify;">5. Dalal A, Eskin-Schwartz M, Mimouni D, Ray S, Days W, Hodak E, Leibovici L, Paul M. Interventions for the prevention of recurrent erysipelas and cellulitis. Cochrane Database Syst Rev. 2017 Jun 20;6:CD009758.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-quang-sffoy
Viêm mô kẽ ống thận
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm mô kẽ ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm mô kẽ ống thận đặc trưng bởi tổn thương chính ở hệ thống ống thận (ống lượn, quai và ống góp) và mô kẽ dẫn đến giảm chức năng thận. Viêm ống kẽ thận cấp thường là do phản ứng thuốc – kim loại nặng, dị ứng hoặc nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Viêm mô kẽ ống thận đặc trưng bởi tổn thương chính ở hệ thống ống thận (ống lượn, quai và ống góp) và mô kẽ " src="/ImagePath/images/20210921/20210921_Viem-than-ke-cap.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm mô kẽ ống thận đặc trưng bởi tổn thương chính ở hệ thống ống thận (ống lượn, quai và ống góp) và mô kẽ</em></p> <p style="text-align: justify;">Viêm ống kẽ thận mạn tính tính xảy ra do một loạt các nguyên nhân khác nhau, bao gồm rối loạn di truyền hoặc chuyển hóa, bệnh tiết niệu tắc nghẽn và tiếp xúc mạn tính với độc tố môi trường hoặc một số loại thuốc và thảo mộc, kim loại nặng. Viêm mô kẽ ống thận được chẩn đoán định hướng bởi bệnh sử tiền sử và phân tích nước tiểu và thường được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết. Điều trị và tiên lượng khác nhau tùy theo nguyên nhân và khả năng hồi phục của rối loạn tại thời điểm chẩn đoán.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm mô kẽ ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm mô kẽ ống thận có thể là nguyên phát, nhưng một quá trình tổn thương tương tự có thể là kết quả của tổn thương cầu thận hoặc rối loạn mạch máu. Viêm ống kẽ thận nguyên phát có thể cấp tính hoặc mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống kẽ thận cấp</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm mô kẽ ống thận cấp (ATIN) liên quan đến sự xâm nhập viêm và phù nề ảnh hưởng đến mô kẽ và ống thận thường phát triển trong nhiều ngày đến vài tháng. Hơn 95% trường hợp là kết quả của nhiễm trùng, phản ứng thuốc, độc chất hoặc dị ứng.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm ống kẽ thận cấp gây tổn thương thận cấp tính; Trường hợp nghiêm trọng, điều trị không kịp thời hoặc tiếp tục dùng thuốc gây độc thận có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn và bệnh thận mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng thận - mắt, viêm ống kẽ thận cấp kèm theo viêm màng bồ đào, cũng có thể xảy ra mà không tìm được nguyên nhân cụ thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống kẽ thận mạn tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm mô kẽ ống thận mạn tính (CTIN) phát sinh khi ống thận bị tổn thương mạn tính gây ra sự thâm nhiễm mô kẽ và xơ hóa dần dần, teo ống và rối loạn chức năng, và suy giảm dần chức năng thận, thường là trong nhiều năm. Viêm cầu thận kèm theo viêm ống kẽ thận phổ biến hơn ở thể mạn tính so với thể cấp tính. Khi có tổn thương viêm cả cầu thận và ống kẽ thận, người ta gọi là viêm thận.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Viêm mô kẽ ống thận mạn tính (CTIN) phát sinh khi ống thận bị tổn thương mạn tính" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_viêmkẽthậnmạn.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm mô kẽ ống thận mạn tính (CTIN) phát sinh khi ống thận bị tổn thương mạn tính</em></p> <p style="text-align: justify;">Có rất nhiều nguyên nhân chưa được tìm hiểu hết gây viêm ống kẽ thận mạn. bao gồm các rối loạn qua trung gian miễn dịch, nhiễm trùng, bệnh thận trào ngược hoặc bệnh thận tắc nghẽn, thuốc – độc chất và các rối loạn khác. Viêm ống kẽ thận mạn do độc tố, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp và rối loạn di truyền dẫn đến tổn thương đồng đều cả 2 thận; Khi viêm ống kẽ thận mạn là do các nguyên nhân khác bao gồm tắc nghẽn hoặc trào ngược, nhiễm trùng, tổn thương thận thường không đồng đều và chỉ liên quan đến một quả thận. Một số thể viêm ống kẽ thận mạn đặc trưng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận do thuốc giảm đau chống viêm không steroid</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận chuyển hoá</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận kim loại nặng</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận trào ngược</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thận do đa u tuỷ xương</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thận trào ngược và đa u tuỷ xương có thể gây tổn thương ống thận nhưng bệnh lý chủ yếu trong những tình trạng này là bệnh cầu thận.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thận đa nang di truyền được chia sẻ trong một bài viết khác</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm mô kẽ ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm thận ống cấp tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm thận ống cấp tính (ATIN) có thể không đặc hiệu và thường không được phát hiện ra trừ khi đã dẫn đến biến chứng suy thận. Nhiều bệnh nhân tiểu nhiều hoặc tiểu đêm do rối loạn tái hấp thu và bài xuất ống thận.</p> <p style="text-align: justify;">Khởi phát triệu chứng viêm ống kẽ thận cấp có thể kéo dài đến vài tuần sau khi tiếp xúc với chất độc thận hoặc ngay sau 3 đến 5 ngày sau lần tiếp xúc lần thứ 2; Ngoại lệ thời gian khởi phát có thể rất ngắn, chỉ 1 ngày với rifampicin hoặc có thể lên đến 18 tháng với một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Sốt và phát ban sau khi dùng thuốc gây độc là những biểu hiện ban đầu đặc trưng của viêm mô kẽ ống thận cấp do thuốc gây ra, nhưng bộ ba được mô tả cổ điển của sốt, phát ban và bạch cầu ái toan có mặt ở &lt; 10% bệnh nhân viêm ống kẽ thận do thuốc gây ra. Đau bụng, gầy sút cân và giãn thận hai bên (gây ra bởi phù nề mô kẽ) cũng có thể xảy ra ở viêm mô kẽ ống thận cấp và sốt có thể không phân biệt được với ung thư thận hoặc bệnh thận đa nang. Phù ngoại biên và tăng huyết áp là không phổ biến trừ khi suy thận xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống kẽ thận mạn tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng và dấu hiệu thường vắng mặt trong viêm thận ống mạn tính trừ khi suy thận phát triển. Phù nề thường không xuất hiện, và huyết áp bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn đầu. Đa niệu và tiểu đêm có thể xảy ra.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm mô kẽ ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Trong viêm ống kẽ thận cấp tính (ATIN), xét nghiệm cặn Addis thường rất nhiều bạch cầu mà không có vi khuẩn</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết thận được chỉ định cho những bệnh nhân cần chẩn đoán xác định hoặc điều trị không hiệu quản</p> <p style="text-align: justify;">- Chẳn đoán hình ảnh thường để loại trừ các nguyên nhân khác</p> <p style="text-align: justify;">Rất ít các triệu chứng lâm sàng chỉ có ở viêm ống kẽ thận, triệu chứng thường rất mơ hồ, xét nghiệm nước tiểu cũng chỉ cho thấy đôi chút gợi ý đến viêm ống kẽ thận. Do đó, nên để ý tới viêm ống kẽ thận khi có những biểu hiện sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng hoặc dấu hiệu điển hình của viêm ống kẽ thận</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là thời điểm khởi phát triệu chứng và thời điểm sử dụng một loại thuốc lạ có khả năng gây ra tình trạng bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm cặn Addis nước tiểu có dấu hiệu đặc trưng với nhiều bạch cầu vô khuẩn</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Xét nghiệm cặn Addis nước tiểu có dấu hiệu đặc trưng với nhiều bạch cầu vô khuẩn" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_20210321_142706_932907_Xet-nghiem-can-Addi.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm cặn Addis nước tiểu có dấu hiệu đặc trưng với nhiều bạch cầu vô khuẩn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Protein niệu dạng vết, thường &lt; 1 g / ngày (ngoại lệ protein niệu cao khi tồnr thương thận do thuốc chống viêm không steroid [NSAID], có thể gây ra protein niệu ngang mức hội chứng thận hư, 3,5 g / ngày)</p> <p style="text-align: justify;">- Bằng chứng về rối loạn chức năng hoặc tổn thương ống thận (ví dụ, toan hoá ống thận, hội chứng Fanconi)</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng tái hấp thu và bài tiết tại ống thận không phù hợp với mức độ suy thận</p> <p style="text-align: justify;">Tăng bạch cầu ái toan không thể được dựa vào để xác định hoặc loại trừ chẩn đoán. Các xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh khác thường là cần thiết để phân biệt viêm ống kẽ thận cấp hoặc mạn tính với các rối loạn khác. Chẩn đoán lâm sàng định hướng của viêm ống kẽ thận cấp thường được thực hiện dựa trên những phát hiện cụ thể được đề cập ở trên, nhưng sinh thiết thận là cần thiết để thiết lập chẩn đoán xác định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm thận ống cấp tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phân tích nước tiểu có dấu hiệu viêm thận hoạt động (nhiều tế bào hồng cầu bạch cầu phản ứng viêm trong cặn Addis), bao gồm các tế bào hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC) và trụ bạch cầu hạt, và không có vi khuẩn trong nuôi cấy nước tiểu là điển hình; tiểu máu và biến biến dạng hồng cầu không phổ biến. Tăng bạch cầu ái toan trong nước tiểu là gợi ý của viêm ống kẽ thận cấp; tuy nhiên, sự hiện diện hoặc vắng mặt của bạch cầu ái toan niệu không đặc biệt hữu ích về mặt chẩn đoán. Đạm niệu thường là tối thiểu nhưng có thể đạt đến phạm vi thận hư với bệnh cầu thận kèm theo gây ra bởi giảm đau chống viêm không steroid, ampicillin, rifampin,interferon alfa, hoặc ranitidine.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả xét nghiệm máu của rối loạn chức năng ống bao gồm hạ kali máu (gây ra bởi một khiếm khuyết trong tái hấp thu kali tại ống thận) và nhiễm toan chuyển hóa không tăng anion gap (gây ra bởi một khiếm khuyết trong tái hấp thu bicarbonate ống lượn gần hoặc trong bài tiết acid ống lượn xa).</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm, chụp X quang, hoặc cả hai có thể cần thiết để phân biệt viêm ống kẽ thận cấp tính với các nguyên nhân khác gây tổn thương thận cấp tính khi không thể sinh thiết thận. Trong viêm ống kẽ thận cấp, siêu âm có thể cho thấy thận bị giãn và gây ra tăng âm nhiều vì các tế bào viêm kẽ và phù nề. Xạ hình thận có thể cho thấy thận bị thâm nhiễm bởi các tế bào bạch cầu có đánh dấu phóng xạ gallium-67. Khi có dấu hiệu này trên xạ hình gợi ý nhiều đến viêm ống kẽ thận cấp (và chỉ ra rằng hoại tử ống cấp tính ít có khả năng xảy ra), nhưng nếu không có thì cũng không thể loại trừ.</p> <p style="text-align: justify;">Sinh thiết thận thường được dành riêng cho những bệnh nhân như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán không chắc chắn</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương thận tiến triển</p> <p style="text-align: justify;">- Không có cải thiện sau khi dừng các loại thuốc nghi ngờ độc thận</p> <p style="text-align: justify;">- Những phát hiện cho thấy bệnh có thể xảy ra và đang ở giai đoạn sớm</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm ống kẽ thận cấp do thuốc đang được xem xét điều trị ức chế miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">Trong viêm mô kẽ ống thận cấp tính, cầu thận thường bình thường. Phát hiện sớm nhất là phù kẽ, thường tiếp theo là xâm nhập kẽ với tế bào lympho, tế bào giàu bào tương, bạch cầu ái toan và một vài bạch cầu đa hình. Trong trường hợp nghiêm trọng, các tế bào viêm có thể được nhìn thấy xâm chiếm không gian giữa các tế bào biểu mô ống thận (hoại tử ống thận cấp); trong các mẫu sinh thiết khác, các phản ứng hạt do tiếp xúc với kháng sinh beta-lactam, sulfonamides, mycobacteria hoặc nấm có thể được nhìn thấy. Sự hiện diện của u hạt không viêm cho thấy sarcoidosis. Miễn dịch huỳnh quang hoặc kính hiển vi điện tử hiếm khi tiết lộ bất kỳ thay đổi nào.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống kẽ thận mạn tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Những phát hiện của viêm mô kẽ ống thận mạn thường tương tự như cấp tính, nhưng thường không có hoặc có rất ít tế bào máu trong nước tiểu. Bởi vì viêm mỗ kẽ ống thận mạn tiến triển âm thầm và ưu thế tổn thương xơ kẽ là phổ biến hơn so với tổn thương ống, các chẩn đoán hình ảnh có thể cho thấy thận nhỏ với bằng chứng về xơ hoá và bất đối xứng 2 bên.</p> <p style="text-align: justify;">Trong viêm ống kẽ thận mạn tính, sinh thiết thận thường không được thực hiện cho mục đích chẩn đoán nhưng đã giúp mô tả bản chất và sự tiến triển của bệnh. Cầu thận có thể không bị tổn thương hoặc cũng có thể bị phá hủy hoàn toàn. Ống thận có thể mất chức năng hoặc teo nhỏ. Các ống thận co giãn bất thường khác nhau về đường kính nhưng có thể cho thấy sự giãn nở rõ rệt, với các đúc đồng nhất. Mô kẽ chứa các mức độ khác nhau của các tế bào viêm và xơ hóa. Các khu vực không bị tổn thương xuất hiện gần như bình thường. Nói một cách chung chung, thận bị nhỏ và teo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm ống kẽ thận cấp</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trong viêm mô kẽ ống thận do thuốc gây ra, chức năng thận thường phục hồi trong vòng 6 đến 8 tuần khi ngừng thuốc độc thận, mặc dù một số tồn dư tổn thương còn sót lại là phổ biến. Phục hồi có thể không đầy đủ, với tăng ure, creatinin máu dai dẳng trên mức trung bình. Tiên lượng thường tồi tệ hơn nếu Viêm ông kẽ thận là do thuốc giảm đau chống viêm không steroid gây ra so với các loại thuốc khác. Khi các yếu tố khác gây ra viêm ống kẽ thận, thay đổi mô học thường có thể đảo ngược nếu nguyên nhân được nhận ra và loại bỏ; tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng tiến triển thành xơ hóa và bệnh thận mãn tính . Bất kể nguyên nhân, tổn thương không thể đảo ngược được gợi ý bởi những dấu hiệu sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- Xơ hoá khoảng kẽ lan toả thay vì cục bộ</p> <p style="text-align: justify;">- Xơ hóa kẽ nghiêm trọng</p> <p style="text-align: justify;">- Đáp ứng chậm trễ đối với thuốc ức chế miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương thận cấp tính kéo dài &gt;3 tuần</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm mô kẽ ống thận mạn tính</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Trong viêm ống kẽ thận mạn, tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân và khả năng nhận biết và dừng quá trình trước khi xơ hóa không thể đảo ngược xảy ra. Nhiều nguyên nhân di truyền (ví dụ, bệnh thận đa nang), chuyển hoá (ví dụ, rối loạn chuyển hoá cystin) và các nguyên nhân độc hại (ví dụ, kim loại nặng) có thể không thể thay đổi, trong trường hợp đó viêm ống kẽ thận mạn thường tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối .</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm mô kẽ ống thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nguyên nhân (ví dụ: ngừng thuốc gây bệnh)</p> <p style="text-align: justify;">- Corticosteroid chỉ dùng khi có viêm ống kẽ cấp tính qua trung gian miễn dịch và đôi khi do thuốc gây ra</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị chung giữa viêm ống kẽ thận cấp và mạn là quản lý loại trừ nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với viêm ống kẽ thận cấp do miễn dịch gây ra và đôi khi do thuốc gây ra, corticosteroid (ví dụ, prednisone 1 mg / kg uống một lần / ngày với giảm dần liều trong 4 đến 6 tuần) có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với viêm ống kẽ thận do thuốc, corticosteroid có hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 2 tuần sau khi ngừng các loại thuốc gây bệnh. Viêm ống kẽ thận cấp do chống viêm không steroid gây ra ít đáp ứng với corticosteroid hơn so với do thuốc khác gây ra. Viêm ống kẽ thận cấp nên được chứng minh bằng sinh thiết trước khi corticosteroid được bắt đầu.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị viêm ống kẽ thận mạn tính thường đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ như kiểm soát huyết áp và điều trị thiếu máu liên quan đến bệnh thận. Ở những bệnh nhân bị viêm ống kẽ thận mạn tính và tổn thương thận tiến triển, các chất ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs) có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh nhưng không nên được sử dụng cùng nhau vì nguy cơ tăng kali máu và đẩy nhanh tiến triển bệnh.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Joyce E, Glasner P, Ranganathan S, Swiatecka-Urban A. Tubulointerstitial nephritis: diagnosis, treatment, and monitoring. Pediatr Nephrol. 2017</li><li style="text-align: justify;">Jenish Bhandari et al. Tubulointerstitial Nephritis. StatPearls. 2021</li><li style="text-align: justify;">Ruebner RL, Fadrowski JJ. Tubulointerstitial Nephritis. Pediatr Clin North Am. 2019</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-mo-ke-ong-than-sobgt
U cơ mỡ mạch thận
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan U cơ mỡ mạch thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">U cơ mỡ mạch thận (Angiomyolipomas) là khối u lành tính phổ biến nhất của thận. Mặc dù được coi là lành tính, u cơ mỡ mạch có thể phát triển đến mức chèn ép gây chức năng thận bị suy giảm hoặc các mạch máu có thể giãn to và vỡ, dẫn đến chảy máu.</p> <p style="text-align: justify;">U cơ mỡ mạch thận có liên quan chặt chẽ với bệnh di truyền xơ cứng củ, trong đó hầu hết các bệnh nhân có nhiều hơn một u cơ mỡ mạch ảnh hưởng đến cả hai thận. Tình trạng này cũng thường được tìm thấy ở phụ nữ mắc bệnh phổi thâm nhiễm cơ trơn hiếm gặp.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="U cơ mỡ mạch thận có liên quan chặt chẽ với bệnh di truyền xơ cứng củ" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_xo-cung-cu2.jpeg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>U cơ mỡ mạch thận có liên quan chặt chẽ với bệnh di truyền xơ cứng củ</em></p> <p style="text-align: justify;">U cơ mỡ mạch ít được tìm thấy trong gan và hiếm khi ở các cơ quan khác. Cho dù liên quan đến các bệnh này hoặc đơn độc, u cơ mỡ mạch thận được gây ra bởi các đột biến trong gen TSC1 hoặc TSC2, chi phối sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào. Chúng bao gồm các mạch máu, tế bào cơ trơn và tế bào mỡ.</p> <p style="text-align: justify;">U cơ mỡ mạch thận lớn có thể được điều trị bằng nút mạch. Liệu pháp điều trị bằng thuốc cho u cơ mỡ mạch đang ở giai đoạn nghiên cứu. Hiệp hội xơ cứng củ đã công bố các hướng dẫn về chẩn đoán, giám sát và quản lý tình trạng bệnh này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân U cơ mỡ mạch thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết những người bị u cơ mỡ mạch thận lành tính không có dấu hiệu hoặc có triệu chứng. Tuy nhiên, một số người có thể có triệu chứng nếu các mạch máu giãn trong u cơ mỡ mạch bị vỡ, tình trạng này được gọi là chảy máu sau phúc mạc. Điều này có thể gây đau vùng hông lưng, buồn nôn và nôn. Một số hệ quả lâu dài là thiếu máu, tăng huyết áp và bệnh thận mạn tính. Có tới 20% bệnh nhân có triệu chứng và được đưa vào khoa cấp cứu khi có chảy máu trong u cơ mỡ mạch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng U cơ mỡ mạch thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">U cơ mỡ máu là khối u bao gồm các tế bào biểu mô nội mao mạch (các tế bào được tìm thấy xung quanh các mạch máu và giống như các tế bào biểu mô). Một khối u thuộc loại này được gọi là PEComa,từ tên viết tắt của tế bào biểu mô nội mao mạch. Các tài liệu cũ có thể phân loại chúng là hamartomas (khối u lành tính bao gồm các tế bào ở vị trí chính xác của chúng, nhưng tạo thành một khối vô tổ chức) hoặc choristoma (khối u lành tính bao gồm các tế bào bình thường ở sai vị trí). PEComas bản thân chúng là một loại khối u trung mô liên quan đến các tế bào hình thành các hệ thống mô liên kết, tim mạch và bạch huyết.</p> <p style="text-align: justify;">Một u cơ mỡ mạch (Angiomyolipomas) bao gồm các tỷ lệ khác nhau của các tế bào mạch máu, các tế bào cơ trơn chưa trưởng thành và các tế bào mỡ. Ba thành phần này tương ứng làm phát sinh các thành phần của tên: angio-, myo- và lip-. Hậu tố -oma chỉ ra một khối u.</p> <p style="text-align: justify;">U cơ mỡ mạch thường được tìm thấy trong thận, nhưng cũng thường được tìm thấy trong gan và ít phổ biến hơn buồng trứng, ống dẫn trứng, dây rốn, vòm miệng và đại tràng. Hệ thống phân loại hình ảnh Maclean cho u cơ mỡ mạch thận dựa trên vị trí của U trong thận.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="U cơ mỡ mạch thường được tìm thấy trong thận" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Ucơmỡmạchthườngđượctìmthấytrongthận.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>U cơ mỡ mạch thường được tìm thấy trong thận</em></p> <p style="text-align: justify;">Vì cả ba thành phần của u cơ mỡ mạch (tế bào mạch máu, tế bào cơ trơn chưa trưởng thành và tế bào mỡ) đều chứa đột biến "lần thứ hai",chúng được cho là có nguồn gốc từ một tế bào tiền thân phổ biến bị đột biến thứ hai phổ biến.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán U cơ mỡ mạch thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ba phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện u cơ mỡ mạch: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm là tiêu chuẩn và đặc biệt nhạy cảm với chất béo trong u cơ mỡ mạch, nhưng ít hơn so với các thành phần rắn. Tuy nhiên, các phép đo chính xác rất khó thực hiện với siêu âm, đặc biệt nếu U ở gần bề mặt thận (độ III).</p> <p style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính rất chi tiết và nhanh chóng, và cho phép đo lường chính xác. Tuy nhiên, nó khiến bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ và những nguy hiểm mà thuốc cản quang được sử dụng để hỗ trợ scan có thể gây hại cho thận.</p> <p style="text-align: justify;">MRI an toàn hơn CT, nhưng nhiều bệnh nhân (đặc biệt là những người gặp khó khăn trong học tập hoặc các vấn đề hành vi được tìm thấy trong xơ cứng củ) cần an thần hoặc gây mê toàn thân, và quét không thể được thực hiện nhanh chóng. Một số khối u thận khác có chứa chất béo, vì vậy sự hiện diện của mỡ không phải là chẩn đoán. Phân biệt một u mạch máu nghèo chất béo với ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) có thể khó khăn. Cả u cơ mỡ mạch ít chất béo và 80% loại RCC trong tế bào đều giảm tín hiệu trên trình tự MRI ngoài pha. Do đó, một tổn thương phát triển lớn hơn 5 mm mỗi năm cần phải đảm bảo sinh thiết để chẩn đoán.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI an toàn hơn chụp cắt lớp vi tính CT" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-mri-tam-soat-ung-thu-5.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">Phát hiện ngẫu nhiên thấy u cơ mỡ mạch sẽ gợi ý tầm soát hội chứng xơ cứng củ (TSC) và bệnh bạch huyết, đặc biệt là nếu u lớn, nhiều u hoặc u đối xứng 2 bên thận. Sàng lọc xơ cứng củ bao gồm kiểm tra sức khoẻ cơ quan tổng quát và chuyên sâu, bao gồm đánh giá da liễu và nhãn khoa, bởi các bác sĩ lâm sàng chuyên khoa, và hình ảnh CT hoặc MRI của não. Sàng lọc tăng sinh cơ trơn lan toả phổi bao gồm CT độ phân giải cao 2 phổi và thăm dò chức năng phổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị U cơ mỡ mạch thận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Everolimus được FDA chấp thuận để điều trị u cơ mỡ mạch. Điều trị nên được xem xét cho các u cơ mỡ mạch không có triệu chứng, phát triển có đường kính lớn hơn 3 cm.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Everolimus được FDA chấp thuận để điều trị u cơ mỡ mạch" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Everolimus.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Everolimus được FDA chấp thuận để điều trị u cơ mỡ mạch</em></p> <p style="text-align: justify;">U cơ mỡ mạch thận thường không cần phẫu thuật trừ khi có chảy máu đe dọa tính mạng. Một số trung tâm có thể thực hiện nút mạch chọn lọc U nếu nó có đường kính hơn 4 cm và có nguy cơ chảy máu.</p> <p style="text-align: justify;">Những người bị xơ cứng củ được khuyên nên chụp CT hoặc siêu âm thận hàng năm, mặc dù bệnh nhân có tổn thương rất ổn định có thể được theo dõi ít thường xuyên hơn. Nghiên cứu trong lĩnh vực này còn thiếu. Ngay cả khi không có u cơ mỡ mạch được phát hiện, U vẫn có thể phát sinh ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống. U cơ mỡ mạch có thể phát triển nhanh chóng.</p> <p style="text-align: justify;">Trong bệnh xơ cứng củ, thông thường, nhiều hơn một u cơ mỡ mạch ảnh hưởng đến mỗi bên thận. Không có gì lạ, nhiều hơn một can thiệp có thể được yêu cầu trong suốt cuộc đời. Vì chức năng thận có thể đã bị suy giảm (có thể mất tới một nửa thận trước khi mất chức năng), bảo tồn càng nhiều thận càng tốt là rất quan trọng khi loại bỏ bất kỳ tổn thương nào. U cơ mỡ mạch lớn được điều trị bằng cách nút mạch chọn lọc, làm giảm nguy cơ xuất huyết và cũng có thể thu nhỏ tổn thương. Một tác dụng phụ của phương pháp điều trị này là hội chứng hậu tắc mạch, đau dữ dội và sốt, nhưng điều này dễ dàng được quản lý và chỉ kéo dài vài ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Phình vỡ động mạch trong u dẫn đến mất máu không cầm (mặc dù đã nút mạch) và bù đắp thể tích tuần hoàn (thông qua dịch truyền tĩnh mạch). Do đó, việc loại bỏ thận bị ảnh hưởng (cắt thận) không được khuyến cáo mạnh mẽ, mặc dù có thể xảy ra nếu khoa cấp cứu không am hiểu về bệnh xơ cứng củ.</p> <p style="text-align: justify;">Nút mạch chọn lọc là thủ thuật luồn một ống thông dọc theo các mạch máu đến khối u. Các mạch máu sau đó bị chặn, thường bằng cách tiêm ethanol hoặc các chất gây xơ nút. Thủ thuật có thể rất đau đớn, vì vậy thuốc giảm đau được sử dụng. Các mô thận bị phá hủy thường gây ra hội chứng sau thuyên tắc, biểu hiện như buồn nôn, nôn, sốt và đau bụng, và kéo dài một vài ngày. Nút mạch (nói chung) có tỷ lệ biến chứng 8% và tỷ lệ tử vong 2,5%, vì vậy không được coi là an toàn.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân sau khi cắt thận nên được theo dõi tăng huyết áp (và điều trị nếu được phát hiện) và tránh các loại thuốc độc thận như thuốc giảm đau nhất định và các thuốc cản quang, đối quang đường tĩnh mạch. Những bệnh nhân như vậy không thể giao tiếp hiệu quả (do tuổi tác hoặc khuyết tật trí tuệ) có nguy cơ mất nước. Trường hợp nhiều u hoặc u cơ mỡ mạch lớn có thể gây ra bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối, phải được điều trị bằng thận nhân tạo hoặc ghép thận</p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật cắt thận robot đã được đề xuất như một phương pháp điều trị phẫu thuật của một u cơ mỡ mạch bị vỡ, phẫu thuật này kết hợp những ưu điểm bảo tồn thận và là thủ tục xâm lấn tối thiểu mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có ý kiến cho rằng không cần theo dõi cho những phát hiện hình ảnh ngẫu nhiên giống như u cơ mỡ mạch có kích thước nhỏ hơn 1 hoặc 2 cm. Ngoài ra, siêu âm thận cứ sau 3 hoặc 4 năm đã được đề xuất cho các khối giống như mạch máu có kích thước dưới 2 cm. Đối với những người có kích thước từ 2 đến 4 cm, siêu âm hàng năm được khuyến khích. Những người trên 4 cm thường được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng đối với những người không, nên thực hiện siêu âm sau 6 tháng, và sau đó hàng năm nếu ổn định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Những người có u cơ mỡ mạch nhỏ và u không có mạch máu giãn (phình động mạch) chỉ gây ra một vài vấn đề nhỏ, nhưng u cơ mỡ mạch đã được biết là phát triển nhanh chóng có thể đến 4 cm trong một năm. U lớn hơn 5 cm và những người có phình động mạch gây ra nguy cơ vỡ đáng kể, đó là một trường hợp cấp cứu, vì nó có khả năng đe dọa tính mạng. Một nghiên cứu dân số cho thấy nguy cơ xuất huyết tích lũy là 10% ở nam và 20% ở nữ giới.</p> <p style="text-align: justify;">Một vấn đề thứ hai xảy ra khi u cơ mỡ mạch chèn ép nhu mô thận đến mức chức năng bị suy giảm, dẫn đến bệnh thận mạn tính. Điều này có thể đủ nghiêm trọng để cần lọc máu. Một cuộc khảo sát dân số của bệnh nhân bị xơ cứng củ có phát triển tâm lý bình thường cho thấy 1% đang phải lọc máu chu kỳ</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ học</strong></p> <p style="text-align: justify;">U cơ mỡ mạch là khối u lành tính phổ biến nhất của thận, và được tìm thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng củ hoặc không liên quan đến các bệnh lý khác. Khoảng 80-90% các trường hợp là nguyên phát, và chúng thường được tìm thấy ở phụ nữ trung niên.</p> <p style="text-align: justify;">Ở những bệnh nhân bị xơ cứng củ, một nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy 80% sẽ có một số dạng tổn thương thận vào khoảng 10 tuổi. Trong số này, 75% là u cơ mỡ mạch và 17% là u nang. U cơ mỡ mạch tăng kích thước ở khoảng 60% những đứa trẻ này. Một nghiên cứu khám nghiệm tử thi và khảo sát phòng khám xơ cứng củ cho thấy tỷ lệ phổ biến lần lượt là 67 và 85%, đối với bệnh nhân xơ cứng củ có thể có u cơ mỡ mạch. Cả nam và nữ đều có tỉ lệ mắc bệnh như nhau.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Flum AS, Hamoui N, Said MA, Yang XJ, Casalino DD, McGuire BB, Perry KT, Nadler RB. Update on the Diagnosis and Management of Renal Angiomyolipoma. J Urol. 2016</li><li style="text-align: justify;">Vos N, Oyen R. Renal Angiomyolipoma: The Good, the Bad, and the Ugly. J Belg Soc Radiol. 2018</li><li style="text-align: justify;">Eble JN. Angiomyolipoma of kidney. Semin Diagn Pathol. 1998 Feb</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/u-co-mo-mach-than-sgyln
Viêm và tắc vòi Eustache
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cấu tạo, sinh lý vòi Eustache</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Vòi Eustache (Vòi tai) nối hòm tai với vòm mũi họng, đi theo hướng từ sau ngoài tới trước trong, từ trên xuống dưới và tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 45 độ ở người lớn, khoảng 10 độ ở trẻ em.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Vòi Eustache (Vòi tai)" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_VòiEustache(Vòitai).jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Vòi Eustache (Vòi tai)</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chiều dài của vòi tai ở người lớn khoảng 31 – 38 mm, gồm có hai phần:</p> <p style="text-align: justify;">- Phần xương (1/3 sau): đi từ thành trước hòm tai đến eo vòi, dài khoảng 12 mm, ngăn cách ống cơ căng màng nhĩ phía trên bởi vách ống cơ vòi. Phía trong liên quan với động mạch cảnh ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">- Phần sụn và màng (2/3 trước): đi từ eo vòi đến lỗ họng ở vòm mũi họng, trong đó phần sụn tạo nên thành trên trong, còn phần màng tạo nên thành dưới ngoài. Bám vào phần màng là các thớ cơ của bó sâu cơ căng màn hầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Eo vòi: là nơi hẹp nhất của vòi nhĩ, chỗ nối phần xương và sụn. Đường kính trung bình ở người lớn khoảng 1×2 mm, ở trẻ em lớn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lòng của vòi nhĩ được bao phủ niêm mạc đường hô hấp (biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển) liên tiếp với niêm mạc vòm họng và tai giữa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vòi nhĩ thường đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt, ngáp, hắt hơi, và nhai, do cơ căng màn hầu co lại. Vòi nhĩ mở ra trong thời gian rất ngắn giúp cân bằng áp lực của tai giữa với môi trường ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cùng với khối không khí đệm trong tai giữa khi màng nhĩ kín sẽ giúp bảo vệ tai giữa khỏi các tác nhân gây bệnh từ phía vòm mũi họng trào ngược lên .</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chức năng của vòi tai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Để thông khí cho tai giữa, có thể giúp giữ áp suất không khí bằng nhau ở hai bên màng nhĩ, tạo điều kiện cho màng nhĩ hoạt động và rung động bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Làm sạch: dẫn lưu dịch trong tai giữa xuống vòm mũi họng.</p> <p style="text-align: justify;">- Bảo vệ tai giữa khỏi các tác nhân gây bệnh: phản xạ đóng loa vòi không cho áp lực âm thanh, các tác nhân gây bệnh và dịch từ vòm mũi họng xâm nhập vào tai giữa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm vòi Eustache là tình trạng niêm mạc lót trong lòng vòi nhĩ phù nề, xung huyết, tăng tiết dịch viêm gây tắc vòi nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">+ Tắc vòi nhĩ là tình trạng vòi nhĩ luôn đóng kín, không đóng mở được như bình thường gây nên các biến chứng, bệnh lý các cơ quan lân cận.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">+ Tình trạng viêm và tắc vòi nhĩ có thể khởi phát sau khi bắt đầu có một tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm như:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường hô hấp trên</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mũi xoang dị ứng</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Viêm mũi xoang dị ứng" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Viêmmũixoangdịứng.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm mũi xoang dị ứng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mũi xoang cấp tính</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mũi xoang mạn tính hoặc mạn tính đợt cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm VA cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm vòm mũi họng cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Các khối u vòm, u hốc mũi viêm bội nhiễm</p> <p style="text-align: justify;">+ Các nguyên nhân gây tắc vòi nhĩ khác không do viêm:</p> <p style="text-align: justify;">- VA quá phát ở trẻ em/ còn tồn dư tổ chức Lympho vòm ở người trưởng thành.</p> <p style="text-align: justify;">- Các khối u vòm, u hốc mũi xâm lấn vào nẹp loa vòi.</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương áp lực mạnh: xì mũi mạnh, lặn nước sâu, nhảy cầu, đi bộ đường dài, bị đánh vào tai, bị thổi khí nén vào ống tai ngoài …</p> <p style="text-align: justify;">- Thay đổi áp lực do thay đổi độ cao: đi máy bay, leo núi cao, đi thang máy….</p> <p style="text-align: justify;">- Dị hình vách ngăn mũi: vẹo vách ngăn mũi, mào vách ngăn mũi, gai vách ngăn mũi…</p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp xúc với bức xạ: sau xạ trị các khối u vòm họng hoặc các khối u vùng đầu mặt cổ.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn chức năng: chức năng vòi nhĩ có thể rối loạn khi có tăng sản sụn và giảm hoạt động của cơ căng màn hầu khẩu cái, nguyên nhân thường gặp là hở hàm ếch và hội chứng Down.</p> <p style="text-align: justify;">- Khói thuốc lá làm hỏng các sợi lông (được gọi là lông mao, có trên bề mặt các tế bào niêm mạc tai giữa) có chức năng bảo vệ tai giữa; từ đó làm tăng khả năng chất nhầy bị tắc lại trong tai giữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Thừa cân, béo phì.</p> <p style="text-align: justify;">- Trào ngược họng thanh quản mức độ nặng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng cơ năng</p> <p style="text-align: justify;">- Ngạt mũi 1 hoặc hai bên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ngạt mũi 1 hoặc hai bên" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_ngat-mui.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ngạt mũi 1 hoặc hai bên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác đầy nặng trong tai, có thể đau tai.</p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai một hoặc hai bên: ù tai từ từ tăng dần, liên tục.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể có kèm theo nghe kém từng lúc hoặc kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể kèm theo chóng mặt, mất thăng bằng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng thực thể</p> <p style="text-align: justify;">- Soi tai:</p> <p style="text-align: justify;">+ Màng nhĩ bình thường có thể lõm vào bên trong hòm nhĩ (xẹp nhĩ) ở các mức độ khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">+ Màng nhĩ có thể xung huyết vùng rìa hoặc dọc cán xương búa, căng phồng, có những điểm xuất huyết trên bề mặt màng nhĩ trong chấn thương áp lực.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hòm nhĩ có thể ứ dịch vàng trong hoặc dịch lẫn máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Soi mũi:</p> <p style="text-align: justify;">+ Niêm mạc mũi xung huyết, cuốn mũi nề.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sàn khe mũi, ngách bướm sàng đọng nhiều dịch mủ đục hoặc dịch nhày trong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vòm mũi họng phù nề, xung huyết, đọng dịch mủ hoặc có nhiều điểm xuất huyết nhỏ do bệnh nhân khịt khạc, xì mũi mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nẹp trước và sau loa vòi một hoặc hai bên phù nề, xung huyết.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể thấy khối u vòm hoặc u hốc mũi xâm lấn nẹp loa vòi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghiệm pháp Valsava (-) một hoặc cả hai bên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm và tắc vòi nhĩ trong thời gian dài có liên quan ảnh hưởng mật thiết tổn thương tai giữa và màng nhĩ, gây nên các biến chứng :</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa thanh dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Xẹp nhĩ ở các mức độ khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe kém dẫn truyền tăng dần, dai dẳng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các tác nhân gây viêm, tắc vòi do nguyên nhân nhiễm trùng thường là các tác nhân lây truyền qua đường hô hấp:</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại virus: Cúm, hợp bào hô hấp, á cúm…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các loại virus: Cúm, hợp bào hô hấp, á cúm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20191120_140913_891146_virus-cum-a.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các loại virus: Cúm, hợp bào hô hấp, á cúm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các loại vi khuẩn: phế cầu, Moraxella catarrhalis, Hemophillus influenza, Proteus, Não mô cầu, Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng một số đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ ở các lứa tuổi khác nhau do vòi eustachi của trẻ em nhỏ hơn, làm tăng khả năng bị tắc chất nhầy và vi trùng ở tai giữa. Trẻ em cũng bị cảm lạnh thường xuyên hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn vì hệ thống miễn dịch của trẻ em vẫn đang phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Những trẻ em hay nôn trớ có nguy cơ viêm, tắc vòi nhĩ cao hơn trẻ có sức khỏe bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Thanh thiếu niên, người lớn hoặc người có sức đề kháng kém, người suy giảm miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì các chất béo có thể tích tụ xung quanh các ống eustachi.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người hút thuốc lá thường xuyên và trong thời gian dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người mắc bệnh lý trào ngược họng thanh quản.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người có cơ địa dị ứng .</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nâng cao sức đề kháng và tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: protein, vitamin, rau xanh hoa quả tươi…</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường luyện tập vận động thể dục thể thao.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tăng cường luyện tập vận động thể dục thể thao" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_the-duc-the-thao.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng cường luyện tập vận động thể dục thể thao</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giữ ấm cơ thể , tránh lạnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Bỏ thuốc lá.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh căng thẳng , stress, nghỉ ngơi hợp lý và điều trị ổn định bệnh lý trào ngược họng thanh quản, hạn chế ăn đồ chua cay, đồ uống có ga… để tránh làm nặng thêm tình trạng trào ngược.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát tốt các bệnh lý dị ứng: hen phế quản, viêm mũi dị ứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng vaccine cúm định kỳ hàng năm.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi và kiểm soát cân nặng, BMI thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập, giảm cân với những người thừa cân, béo phì , để giữ BMI 18.5 – 24.5.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật điều trị hở hàm ếch.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật nạo VA ở trẻ, hoặc quá phát lympho vòm ở người trưởng thành.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh xì mũi mạnh, khi có sự thay đổi áp lực đột ngột (đi máy bay, leo núi, lặn sâu…) có thể kết hợp nhai kẹo cao su.</p> <p style="text-align: justify;">- Định kỳ đi khám và nội soi tai mũi họng để phát hiện những bất thường: u vòm, u hốc mũi….</p> <p style="text-align: justify;">- Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào: ù tai, cảm giác nặng tức trong tai, nghe kém, ngạt mũi chảy dịch mũi kèm khịt khạc dịch đờm lẫn nhày máu cần đi khám và nội soi tai mũi họng tại các phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử bệnh: có chấn thương áp lực tới tai giữa (đi máy bay, lặn sâu, leo núi cao, xì mũi mạnh…), có viêm nhiễm mũi họng trước đó, đã điều trị xạ trị u vòm hoặc u vùng đầu cổ …</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng cơ năng: ù tai, cảm giác đầy tức trong tai, đau tai, nghe kém, có thể kèm theo chóng mặt.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng thực thể:</p> <p style="text-align: justify;">+ Màng nhĩ xung huyết có điểm xuất huyết hoặc xẹp nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hòm nhĩ có dịch vàng trong hoặc dịch máu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Niêm mạc mũi, vòm, nẹp loa vòi phù nề xung huyết, có nhiều dịch mủ đọng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể thấy khối u vòm hoặc u hốc mũi xâm lấn nẹp loa vòi.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng cận lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhĩ lượng: đỉnh nhọn lệch tâm hoặc hình đồi, hình dẹt, đỉnh lệch về phía áp lực âm, giảm độ thông thuận hoặc nhĩ lượng có hình dạng là một đường thẳng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thính lực đồ: Có thể có nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc trung bình.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Thính lực đồ: Có thể có nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc trung bình." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Thínhlựcđồ.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thính lực đồ: Có thể có nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc trung bình.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ CT Scan xương thái dương: có thể thấy hình ảnh tụ dịch trong tai giữa, trong các tế bào xương chũm, dày niêm mạc tai giữa và các tế bào xương chũm; thấy hình ảnh màng nhĩ bị co kéo vào tai giữa, dính vào các tổ chức của tai giữa (ụ nhô, cửa sổ tròn)…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm và tắc vòi Eustache</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị viêm tắc vòi nhĩ tùy thuộc vào mức đô nặng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị nội khoa:</p> <p style="text-align: justify;">- Với những trường hợp tắc vòi nhĩ do viêm vòi nhĩ và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ta cần điều trị tốt tình trạng viêm nhiễm tại mũi họng: Kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng, thuốc co mạch tại chỗ, steroid xịt mũi và vệ sinh xịt rửa mũi hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Đa phần viêm tai giữa khí áp, tắc vòi nhĩ do chấn thương áp lực có thể tự hết trong vài ngày. Nếu tình trạng vòi nhĩ không cải thiện, có thể điều trị nội khoa: thuốc co mạch mũi, streroid xịt mũi, kháng histamin, có thể dùng thuốc giảm đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Giáo dục liệu pháp, hướng dẫn luyện tập tại nhà:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhai kẹo cao su</li> <li style="text-align: justify;">Nuốt</li> <li style="text-align: justify;">Ngáp</li> <li style="text-align: justify;">Thở ra bằng mũi, ngậm miệng lại</li> <li style="text-align: justify;">Vệ sinh mũi họng thường xuyên: rửa mũi bằng nước muối sinh lý, xịt mũi bằng các nước muối biển.</li> <li style="text-align: justify;">Để giải quyết các triệu chứng tắc vòi nhỏ ở trẻ sơ sinh: hạn chế cho trẻ bú bình hoặc núm vú giả, không cho trẻ bú ở tư thế nằm.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp thông vòi nhĩ, bơm hơi vòi nhĩ (ngày nay ít sử dụng).</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị ngoại khoa:</p> <p style="text-align: justify;">Khi bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn chức năng vòi nhĩ dai dẳng hoặc tái phát và các triệu chứng không đáp ứng với</p> <p style="text-align: justify;">thuốc cần cân nhắc điều trị ngoại khoa:</p> <p style="text-align: justify;">- Đặt ống thông khí màng nhĩ:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đặt ngay cả trong trường hợp hòm nhĩ không có dịch như xẹp nhĩ độ I, II ( có hoặc không có túi co kéo ) không đáp ứng với điều trị nội khoa.</li> <li style="text-align: justify;">Với trường hợp tắc vòi, viêm tai giữa áp lực dai dẳng trên 3 tháng không đáp ứng với điều trị nội khoa (thuốc, nghiệm pháp thông vòi nhĩ, bơm hơi vòi nhĩ) hoặc ở những đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với thay đổi áp lực không khí, người dễ bị tắc vòi, viêm tai giữa khí áp (phi công, thợ lặn …).</li> <li style="text-align: justify;">Với những bệnh nhân sau xạ trị u vòm họng hoặc các khối u vùng đầu mặt cổ khác có biểu hiện viêm tai thanh dịch.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật hở hàm ếch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật hở hàm ếch" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_phau-thuat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật hở hàm ếch</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, cuốn mũi.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật nạo VA ở trẻ em và quá phát tổ chức Lympho vòm ở người trưởng thành.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật tạo hình ống Eustachi: là một phương pháp điều trị mới, trong đó sử dụng công cụ cắt bằng tia laser nhằm loại bỏ các màng nhầy và mở rộng phần sụn vòi nhĩ để loại bỏ tắc nghẽn đối với ống Eustachi.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-va-tac-voi-eustache-soqcz
Phá thai nội khoa
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Phá thai nội khoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phá thai nội khoa hay còn gọi là phá thai bằng thuốc sớm là thủ thuật sử dụng thuốc để chấm dứt thai kỳ. Phá thai nội khoa không cần phẫu thuật hoặc gây mê và có thể được thực hiện tại phòng khám y tế hoặc tại nhà với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Phá thai nội khoa là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất trong ba tháng đầu của thai kỳ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Phá thai nội khoa hay còn gọi là phá thai bằng thuốc sớm" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_nhung_dieu_can_biet.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Phá thai nội khoa hay còn gọi là phá thai bằng thuốc sớm</em></p> <p style="text-align: justify;">Phá thai bằng thuốc là một quyết định lớn với những hậu quả về mặt tinh thần và tâm lý. Nếu bạn đang cân nhắc thực hiện phương pháp này, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu về quy trình thực hiện, tác dụng phụ, rủi ro có thể xảy ra, các biến chứng và những lựa chọn thay thế nếu phương pháp này thất bại</p> <p style="text-align: justify;">Phá thai bằng thuốc mang tính cá nhân cao vì các lý do sau :Bạn có thể lựa chọn phá thai bằng thuốc để phá thai sớm hoặc chấm dứt tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Bạn cũng có thể chọn phá thai nội khoa nếu tình trạng sức khỏe của bạn không đảm bảo nếu việc tiếp tục mang thai có thể đe dọa đến tính mạng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Phá thai nội khoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Phá thai không hoàn toàn, có thể phải chuyển sang phá thai ngoại khoa( như: hút thai, nạo thai,..)</p> <p style="text-align: justify;">- Vẫn còn thai ngoài ý muốn nếu phương pháp phá thai nội khoa không hiệu quả</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu âm đạo nhiều và kéo dài</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chảy máu âm đạo nhiều và kéo dài" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_image9-16.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Chảy máu âm đạo nhiều và kéo dài</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường sinh dục</p> <p style="text-align: justify;">- Toàn thân có thể sốt</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn hệ tiêu hóa khi dùng thuốc</p> <p style="text-align: justify;">Bác sỹ sẽ tư vấn và giải thích rất kỹ về phương pháp phá thai nội khoa. Bạn cần phải chắc chắn về quyết định của mình trước khi bắt đầu thực hiện. Trong trường hợp, phương pháp phá thai nội khoa thất bại, bạn vẫn còn thai ngoài ý muốn, nếu bạn vẫn quyết định tiếp tục mang thai thì qua trình thai kỳ của bạn có thể có nguy cơ gặp phải những biến chứng lớn như: dị tật thai, tiền sản giật,…</p> <p style="text-align: justify;">Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc phá thai nội khoa không ảnh hưởng đến việc mang thai trong tương lai,.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rủi ro đáng kể không thể tránh khỏi hoặc thường xuyên xảy ra</strong></p> <p style="text-align: justify;">Những bệnh này thường dễ điều trị và hiếm khi ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thời gian không thể đoán trước để hoàn thành thủ tục (biến)</li> <li style="text-align: justify;">Tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, sốt / ớn lạnh (thường gặp)</li> <li style="text-align: justify;">Sản phẩm còn lại của quá trình thụ thai - nơi thai không còn phát triển nhưng một số mô thai bị bỏ lại trong tử cung (2 trong 100 ≤ 9 tuần. 3 trong 100 giữa thai kỳ 9-10 tuần.)</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng (2 trong 1.000)</li> <li style="text-align: justify;">Ra máu không dự đoán được, không đều hoặc kéo dài sau khi phá thai (có thể thay đổi)</li> <li style="text-align: justify;">Đau trong quá trình phẫu thuật (phổ biến)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Những điều này có thể yêu cầu chuyển đến bệnh viện hoặc các thủ tục phẫu thuật và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tiếp tục mang thai (ít hơn lên đến 1 trên 100, lên đến 3 trong 100 từ 9 đến 10 tuần tuổi thai)</li> <li style="text-align: justify;">Xuất huyết - chảy máu rất nhiều (2 trên 1.000)</li> <li style="text-align: justify;">Mang thai ngoài tử cung chưa được chẩn đoán (1 trên 7.000)</li> <li style="text-align: justify;">Vấn đề tâm lý (biến)&nbsp;</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Phá thai nội khoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tuổi thai trên 9 tuần . Bạn không nên phá thai nội khoa nếu bạn đã mang thai hơn 9 tuần (tuổi thai được tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh cuối cùng).</p> <p style="text-align: justify;">- Có thai khi đang đặt dụng cụ tử cung (IUD).</p> <p style="text-align: justify;">- Thai chết lưu</p> <p style="text-align: justify;">- Nghi ngờ có thai ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung).</p> <p style="text-align: justify;">- Vết mổ đẻ cũ 2 lần</p> <p style="text-align: justify;">- Đang mắc các viêm nhiễm đường sinh dục dưới cấp tính</p> <p style="text-align: justify;">- Đang mắc các bệnh lý mạn tính như : một số bệnh tim mạch( tăng huyết áp, hẹp van 2 lá), bệnh lý gan, thận cấp hoặc phổi nặng; hoặc rối loạn co giật không kiểm soát, bệnh lý tuyến thượng thận,…</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý về rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông hoặc một số loại thuốc steroid.</p> <p style="text-align: justify;">- Dị dạng tử cung, u xơ tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế trên 10km dẫn đến không thể tái khám với bác sĩ chuyên khoa hoặc không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc khẩn cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Bị dị ứng với mifepristone hay misoprostol.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Phá thai nội khoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thủ tục bổ sung có thể cần thiết</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phá thai bằng phẫu thuật hoặc hút tử cung (3 trong 100 đến 9 tuần ". Tuổi thai từ 9 đến 10 tuần là 7 trên 100)</li> <li style="text-align: justify;">Truyền máu</li> <li style="text-align: justify;">Nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mở ổ bụng - hoạt động để xem xét bên trong ổ bụng</li> <li style="text-align: justify;">Cắt bỏ tử cung - phẫu thuật cắt bỏ tử cung (2 trên 100.000)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tử vong rất hiếm khi liên quan đến điều trị phá thai - ít hơn 1 trên 100.000 'đối với tất cả các ca phá thai.</p> <p style="text-align: justify;">Cả mifepristone và misoprostol đều đi vào sữa mẹ nhưng lượng nhỏ và không được gây tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ. Việc cho con bú có thể tiếp tục không bị gián đoạn sau khi dùng meifepristone và misoprostol. Ngừng cho con bú nếu bạn dùng codeine - vắt sữa và vắt bỏ sữa trong khi sử dụng và cho một lần bú sau liều cuối cùng</p> <p style="text-align: justify;">Kiểm soát cơn đau:Khi phá thai bằng thuốc ở giai đoạn đầu, hầu hết phụ nữ sẽ có cảm giác đau quặn thắt, tương tự như đau bụng kinh. Có nhiều cách để giảm bớt cơn đau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mặc quần áo thoải mái</li> <li style="text-align: justify;">Ở một nơi quen thuộc và thư giãn</li> <li style="text-align: justify;">Chườm một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng vào bụng dưới của bạn</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen và codeine</li> <li style="text-align: justify;">Ibuprofen: Không dùng quá 2,4g (2400mg) trong 24 giờ. Uống 600mg đến 800mg mỗi 8 giờ nếu cần.</li> <li style="text-align: justify;">Paracetamol 500mg: Không uống quá 8 viên trong 24 giờ. Bạn có thể uống tối đa 2 viên sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần.</li> <li style="text-align: justify;">Codein 30mg: Không uống quá 8 viên trong 24 giờ. Uống 1 hoặc 2 viên sau mỗi 4 giờ nếu cần. Nếu bạn từ 12 đến 18 tuổi, hãy uống 1 hoặc 2 viên mỗi 6 giờ nếu cần.</li> <li style="text-align: justify;">Codein 15mg: Không uống quá 16 viên trong 24 giờ. Uống 2 hoặc 4 viên mỗi 4 giờ nếu cần. Nếu bạn từ 12 đến 18 tuổi, hãy uống 2 hoặc 4 viên mỗi 6 giờ nếu cần.</li> <li style="text-align: justify;">Xin lưu ý: Không lái xe hoặc vận hành máy móc trong khi dùng codeine.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Sau khi điều trị:</strong></p> <p style="text-align: justify;">1. Hướng dẫn tiếp theo</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc phá thai rất hiệu quả và thường không có biến chứng, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo thuốc đã phát huy tác dụng. Bị chuột rút và chảy máu không đảm bảo rằng việc điều trị của bạn đã thành công. Misoprostol có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nếu tiếp tục mang thai . Nếu thuốc phá thai không hiệu quả với bạn, bạn nên liên hệ với chúng tôi để thảo luận về các lựa chọn của bạn.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">BPAS sẽ KHÔNG liên hệ với bạn để tìm hiểu xem liệu phương pháp điều trị của bạn có hiệu quả hay không</li> <li style="text-align: justify;">Bạn cần hoàn thành 'danh sách kiểm tra tự đánh giá' dưới đây để đảm bảo việc điều trị của bạn đã có kết quả và bạn không còn mang thai</li> <li style="text-align: justify;">3 tuần sau khi bắt đầu điều trị, bạn nên sử dụng que thử thai mà chúng tôi đã gửi cho bạn, với nước tiểu đầu tiên bạn vượt qua khi thức dậy vào buổi sáng (xem bên dưới).</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Danh sách kiểm tra tự đánh giá</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tôi hiểu rằng BPAS không thể đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh nếu việc điều trị không thành công</p> <p style="text-align: justify;">Tôi sẽ liên hệ với BPAS nếu tôi gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây cho thấy việc điều trị của tôi không hiệu quả:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tôi không bị chảy máu trong vòng 24 giờ sau khi uống viên nén misoprostol</li> <li style="text-align: justify;">Tôi bị ra máu ít hơn 4 ngày</li> <li style="text-align: justify;">Đến cuối tuần 1, tôi vẫn 'cảm' có thai hoặc có các triệu chứng có thai như đau tức ngực, ốm, bụng to lên, v.v.</li> <li style="text-align: justify;">3 tuần sau khi điều trị, tôi thực hiện xét nghiệm có thai bằng nước tiểu BPAS (sử dụng nước tiểu đầu tiên đã qua khi tôi ngủ dậy) và kết quả là dương tính, không hợp lệ, hoặc tôi không chắc chắn về kết quả.</li> <li style="text-align: justify;">Sau 4 tuần điều trị vẫn chưa đến kỳ kinh tiếp theo của tôi (ngay cả khi kết quả thử thai cho kết quả âm tính)</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn thử thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">Que thử thai mà chúng tôi đã gửi cùng với thuốc của bạn nên được sử dụng 3 tuần sau khi bạn nuốt viên thuốc đầu tiên (mifepristone). Thử thai nên được thực hiện bằng cách sử dụng nước tiểu đầu tiên bạn đi qua sau khi thức dậy vào buổi sáng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Que thử thai mà chúng tôi đã gửi cùng với thuốc của bạn nên được sử dụng 3 tuần sau khi bạn nuốt viên thuốc đầu tiên (mifepristone)" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_thu-thai.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Que thử thai mà chúng tôi đã gửi cùng với thuốc của bạn nên được sử dụng 3 tuần sau khi bạn nuốt viên thuốc đầu tiên (mifepristone)</em></p> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu và triệu chứng có thể cần được chăm sóc y tế sau khi phá thai bằng thuốc bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chảy máu nhiều - ngâm hai hoặc nhiều miếng đệm mỗi giờ trong hai giờ</li> <li style="text-align: justify;">Đau bụng hoặc lưng dữ dội</li> <li style="text-align: justify;">Sốt kéo dài hơn 24 giờ</li> <li style="text-align: justify;">Tiết dịch âm đạo có mùi hôi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Sau khi phá thai bằng thuốc, bạn sẽ cần tái khám với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang lành lại bình thường và đánh giá kích thước tử cung, tình trạng chảy máu và bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, không giao hợp âm đạo hoặc sử dụng băng vệ sinh trong hai tuần sau khi phá thai.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể sẽ hỏi xem bạn có còn cảm thấy mang thai hay không, nếu bạn thấy túi thai hoặc phôi thai bị tống ra ngoài, lượng máu chảy ra của bạn ra sao và liệu bạn có còn ra máu hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ phá thai không hoàn toàn hoặc thai kỳ đang diễn ra, bạn có thể cần siêu âm và có thể là phá thai ngoại khoa.</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi phá thai bằng thuốc, bạn có thể sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc - chẳng hạn như nhẹ nhõm, mất mát, buồn bã và tội lỗi. Những cảm giác này là bình thường. Có thể hữu ích khi nói chuyện với một cố vấn về chúng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ngừa thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">Rụng trứng thường xảy ra sớm nhất là hai tuần sau khi phá thai bằng thuốc và có thể mang thai khác ngay cả trước khi kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu. Trước khi phá thai, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các biện pháp tránh thai mà bạn có thể bắt đầu ngay khi thủ tục kết thúc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Phá thai nội khoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá tiền sử bệnh và sức khỏe tổng thể của bạn</p> <p style="text-align: justify;">- Xác nhận mang thai bằng xét nghiệm máu Beta-HCG hoặc dùng que thử thai</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="ác nhận mang thai bằng xét nghiệm máu Beta-HCG hoặc dùng que thử thai" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_di-xet-nghiem-mau-de-biet-co-thai-01(1).jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xác nhận mang thai bằng xét nghiệm máu Beta-HCG hoặc dùng que thử thai</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện siêu âm để xác định: tình trạng thai( thai sống hay thai lưu), vị trí thai nằm trong buồng tử cung hay ngoài tử cung. Ngoài ra đánh giá hình thai tử cung, phát hiện các khối u phát triển trong tử cung như u xơ tử cung,…</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm máu và nước tiểu trước khi thực hiện như: tổng phân tích máu đánh giá tình trạng thiếu máu, rối loạn đông máu, các bệnh truyền nhiễm (như: viêm gan B, HIV, giang mai, …), chức năng gan, thận,</p> <p style="text-align: justify;">- Tư vấn trước khi thực hiện : quy trình, ưu nhược điểm, các thuốc dùng khi phá thai nội khoa, cách sử dụng thuốc, các tác dụng phụ, rủi ro và biến chứng có thể xảy ra khi thự hiện phá thai nội khoa.</p> <p style="text-align: justify;">Phá thai bằng thuốc là một quyết định nghiêm túc.Vì vậy, bạn cần phải trao đổi thật kỳ với bác sĩ, cố vấn tâm linh hoặc chuyên gia tư vấn sức khoẻ để nhận được câu trả lời cho những thắc mắc của bạn, giúp bạn cân nhắc các lựa chọn thay thế và xem xét tác động của thủ thuật có thể có, ảnh hưởng về sau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Phá thai nội khoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bước 1- Mifepristone: Nuốt viên mifepristone 200mg với nước, việc này được thực hiện tại phòng khám.</p> <p style="text-align: justify;">Mifepristone có tác dụng ngăn chặn hormone progesterone, làm cho lớp niêm mạc tử cung mỏng đi và ngăn không cho phôi thai tiếp tục làm tổ và phát triển</p> <p style="text-align: justify;">Bạn có thể bị buồn nôn hoặc nôn sau khi dùng mifepristone. Nếu bạn bị nôn trong vòng 1 giờ sau khi uống, vui lòng thông báo cho bác sỹ càng sớm càng tốt vì bạn có thể phải uống lại thuốc. Hầu hết phụ nữ không bị đau hoặc chảy máu sau khi uống thuốc cho đến khi tiếp tục uống misoprostol. Một số trường hợp, hiện tượng chảy máu có thể xảy ra sau khi dùng mifepristone, nhưng nó thường nhẹ. Nếu xảy ra hiện tượng chảy máu, bạn vẫn nên sử dụng misoprostol (thuốc thứ hai).</p> <p style="text-align: justify;">Bước 2- Misoprostol:Sau 48 giờ, bạn được ngậm 2 viêm</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với thai dưới 7 tuần: sau 48 giờ, bạn sẽ được ngậm 2 viên Misoprostol giữa má và nướu tại nhà</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với thai 8 đến 9 tuần: sau 24 giờ hoặc 36 giờ hoặc 48 giờ, bạn sẽ được ngậm 4 viên Misoprostol tại nhà</p> <p style="text-align: justify;">Misoprostol có tác dụng khiến tử cung co thắt và tống phôi thai ra ngoài qua đường âm đạo</p> <p style="text-align: justify;">Misoprostol gây chuột rút mạnh, đau và chảy máu nhiều. Chảy máu và chuột rút thường bắt đầu từ 1 đến 2 giờ sau khi sử dụng thuốc nhưng có thể xảy ra sớm hơn. Chảy máu và đau thường nhiều nhất khi thai bị tống ra ngoài. Hầu hết tất cả phụ nữ đều bị sảy thai trong vòng vài ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu đau nhiều, bác sỹ có thể kê thêm cho bạn thuốc giảm đau như: Efferaganl. Hoặc sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">Sử dụng khăn vệ sinh để theo dõi tình trạng chảy máu của bạn trong thời gian điều trị thuốc / thuốc phá thai sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Số lượng và loại máu chảy ra có thể khác nhau đối với mỗi người và mỗi lần phá thai. Chảy máu nhẹ, vừa hoặc nhiều trong khi phá thai bằng thuốc là điều bình thường (xem hình bên dưới). Không phải ai cũng ra máu khi phá thai bằng thuốc, nhưng đối với những người đã làm vậy, cục máu đông không được lớn hơn quả chanh. Việc không chảy máu / chảy máu ít hoặc ngập nước là điều KHÔNG bình thường (xem hình bên dưới), do đó bạn nên gọi điện thoại cho BPAS theo số 0300 333 68 28 để được tư vấn nếu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">24 giờ sau khi uống misoprostol, bạn hoàn toàn không bị chảy máu, có đốm / chỉ thấy máu trên khăn giấy khi lau (xem Hình ảnh Scant 1)</li> <li style="text-align: justify;">Bạn bị chảy máu nhiều khi ngâm 2 băng vệ sinh cỡ lớn trong 2 giờ liên tiếp (xem hình ảnh nặng 4)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phản ứng phụ : Đối với hầu hết phụ nữ, phá thai nội khoa sớm có khả năng bị sẩy thai sớm. Chảy máu và chuột rút là chuyện bình thường. Bạn cũng có thể:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cảm thấy chóng mặt</li> <li style="text-align: justify;">Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và / hoặc tiêu chảy (nhiều khả năng xảy ra khi đặt misoprostol giữa miệng và kẹo cao su)</li> <li style="text-align: justify;">Bị đau đầu</li> <li style="text-align: justify;">Có những cơn bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi tạm thời</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục sau 24 giờ uống thuốc thứ hai (misoprostol), vui lòng liên hệ.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/pha-thai-noi-khoa-sesnw
Viêm da tiếp xúc
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm da tiếp xúc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do có sự tiếp xúc giữa da và các dị nguyên là tác nhân xung quanh môi trường sống. Có thể chia VDTX&nbsp; thành 2 loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da tiếp xúc kích ứng (VDTXKU): chiếm khoảng 80% số trường hợp VDTX. Nó không liên quan tới việc người đó đã tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng trước đó hay chưa, mà gần như những ai tiếp xúc với chất đó đều có thể bị VDTXKU. VDTXKU thường có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm da tiếp xúc dị ứng (VDTXDU): chiếm khoảng 20% số trường hợp còn lại, gặp ở những người có sự tương tác với các tác nhân mà họ đã có phản ứng kích thích tạo kháng thể chống lại các tác nhân này từ trước.</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố quyết định những phản ứng của da khi tiếp xúc dị nguyên:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nồng độ của dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cách thức tác động lên da: hít phải dị nguyên ở dạng hơi, dị nguyên dạng lỏng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời gian dị nguyên tiếp xúc với da.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vùng da tiếp xúc với dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuổi bệnh nhân, bệnh lý nền&nbsp; đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm không khí, tăng tiết mồ hôi ở người tiếp xúc dị nguyên.</p> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath/images/20210921/20210921_nhiệtđộ,độẩmkhôngkhí,tăngtiếtmồhôiởngườitiếpxúcdịnguyên..jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm không khí, tăng tiết mồ hôi ở người tiếp xúc dị nguyên.</em></p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở&nbsp;châu Âu tỷ lệ VDTXKU khoảng 0,7 - 40%.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tại Mỹ:&nbsp;với đối tượng ở độ tuổi lao động thì bệnh VDTX chiếm 90-95% nhóm bệnh da nghề nghiệp, trong đó VDTXKU chiếm khoảng 80%.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm da tiếp xúc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có 2 loại VDTX với nhóm nguyên nhân khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>VDTX kích ứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Người ta thấy rằng, có hơn 2800 chất có thể gây kích ứng.</p> <p style="text-align: justify;">Tác nhân gây kích ứng có thể là các chất hóa học: acid, bazơ..., lý học: cọ xát, trầy xước...và sinh học: nhiệt độ, độ ẩm không khí...</p> <p style="text-align: justify;">Khi có tương tác với các dị nguyên kích ứng mạnh, hầu hết đều gây thương tổn da cho người bệnh. Với trường hợp, các dị nguyên kích ứng nhẹ thì có thể chi gây triệu chứng cơ năng: ngứa, rát.</p> <p style="text-align: justify;">Khi người bệnh tiếp xúc nhiều lần, tái đi tái lại với các dị nguyên gây kích ứng sẽ dẫn đến tình trạng VDTXKU mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Với trường hợp các dị nguyên kích ứng nhẹ, sau nhiều lần tiếp xúc sẽ tạo ra hiệu ứng "trơ": da trở nên bền vững hơn với các dị nguyên này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>VDTX dị ứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có đến hơn 3700 tác nhân có thể gây VDTXDU ở người.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Có đến hơn 3700 tác nhân có thể gây VDTXDU ở người." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_dịứng.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Có đến hơn 3700 tác nhân có thể gây VDTXDU ở người.</em></p> <p style="text-align: justify;">Đây là kết quả phản ứng quá mẫn của cơ thể người bệnh khi gặp lại các tác nhân tiếp xúc với da người bệnh từ trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">Lúc đầu các tác nhân này đóng vai trò là kháng nguyên tiếp xúc trên da người bệnh sẽ tác động đến hệ miễn dịch của người bệnh và gây lên phản ứng mẫn cảm. Phản ứng này có thể xảy ra trong thời gian khoảng 5-21 ngày. Khi cơ thể người bệnh tiếp xúc lại với tác nhân đã tiếp xúc trước đó sẽ gây tăng sinh rất nhanh các tế bào T miễn dịch đã hoạt hóa từ trước và dẫn đến tình trạng VDTXDU trên vùng da tiếp xúc. Tình trạng này thường xảy ra sau 48-72 giờ tiếp xúc dị nguyên và chỉ cần sự tác động rất nhỏ từ dị nguyên đã gây nên phản ứng viêm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm da tiếp xúc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sẽ có những biểu hiện khác nhau ở từng loại VDTX.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>VDTX&nbsp; kích ứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">VDTXKU có biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng, có thể chia ra thành 3 mức độ biểu hiện chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Phản ứng kích ứng trên da</p> <p style="text-align: justify;">Đây là mức độ nhẹ nhất của tình trạng VDTXKU. Mức độ này hoàn toàn có thể tự khỏi hoặc chuyển thành VDTXKU tích lũy( hiệu ứng trơ).</p> <p style="text-align: justify;">+ Da đỏ hoặc hồng nhẹ, có thể kèm bong ít vảy, hoặc có thể có các mụn nước nhỏ hoặc vết trợt da trên nền da đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí: hay gặp ở vùng mu bàn tay và ngón tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối tượng: người làm các công việc có tiếp xúc với nước nhiều: nội trợ, đầu bếp, bán hàng ăn….</p> <p style="text-align: justify;">- VDTX kích ứng cấp tính</p> <p style="text-align: justify;">Xảy ra sau tiếp xúc với dị nguyên là các hóa chất mạnh như: acid,&nbsp; kiềm. Thời gian biểu hiện tổn thương nhanh chóng, chỉ sau vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp nhẹ: người bệnh có cảm giác bỏng rát, châm chích, da khô căng hoặc nổi sẩn đỏ, dát đỏ thoáng qua.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp nặng: hình thành mụn nước, bọng nước thậm chí mụn mủ trên nền da đỏ kèm phù nề tại vùng da tiếp xúc, người bệnh có thể có cảm giác đau, da có thể bị lột ra hoặc hoại tử.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương da có ranh giới rõ ràng, tương ứng ở vùng tiếp xúc với dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">Có số ít trường hợp tình trạng VDTDKU cấp tính lại xuất hiện khá muộn sau&nbsp; 8-24 giờ hoặc sau tận 2 tuần khi tiếp xúc với dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện thương tổn gần tương tự với tình trạng VDTXDU vậy nên đôi khi khó phân biệt rõ ràng 2 tình trạng này. Tuy nhiên, trên thực tế, VDTXKU có tiên lượng tốt hơn VDTXDU.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các tác nhân gây kích: Tretinoin, Calcipotriol, Benzoyl peroxide...</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng VDTXKU cấp tính sẽ ổn sau khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng từ vài ngày đến vài tuần. Sẽ cải thiện nhanh khi có điều trị kết hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- VDTX kích ứng mạn tính: Mức độ này khá phổ biến.</p> <p style="text-align: justify;">+ Gặp ở các trường hợp tiếp xúc với các dị nguyên có nồng độ thấp trong thời gian dài: xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, ..</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời gian biểu hiện bệnh có thể sau vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm sau khi tiếp xúc dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Da khô, nứt nẻ, bong vảy, chàm hóa, giới hạn thương tổn không rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm da tiếp xúc dị ứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Xảy ra ở những đối tượng đã có tiếp xúc từ trước với các tác nhân gây dị ứng.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian tiếp xúc có thể vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm. Ban đầu có thể chưa có biểu hiện lâm sàng, nhưng sau khi tiếp xúc lặp lại nhiều lần mới dẫn đến tình trạng VDTXDU.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng VDTXDU thường biểu hiện bệnh muộn hơn so với VDTXKU, thường sau 48 - 72 giờ khi tiếp xúc với dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">Thường chia làm 2 giai đoạn biểu hiện bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- VDTXDU cấp tính:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn là các mụn nước nhỏ li ti tập trung thành đám trên nền da đỏ, phù nề.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Thương tổn là các mụn nước nhỏ li ti tập trung thành đám trên nền da đỏ, phù nề." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_viem-da-di-ung-3.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thương tổn là các mụn nước nhỏ li ti tập trung thành đám trên nền da đỏ, phù nề.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn lan rộng, vượt quá vùng da tiếp xúc dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường kèm theo cảm giác ngứa nhiều tại vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">- VDTXDU mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện khá giống với tình trạng VDTXKU mạn tính: thương tổn các vảy tiết khô, da bong vảy, nứt nẻ, chàm hóa trên nền da đỏ, có thể xen kẽ vết trợt da.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh thường kèm theo có ngứa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí phổ biến của tình trạng VDTXDU: Bàn tay, bàn chân, mi mắt, mũi...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm da tiếp xúc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Vậy, viêm da tiếp xúc có lây truyền không?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây không phải bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh hoàn toàn có thể lây lan thương tổn sang các vị trí lành trên da trong trường hợp chà xát, cào gãi, làm lây lan dịch tiết tại thương tổn. Tình trạng này thường gặp ở VDTX do dịch tiết côn trùng có tính acid, làm bỏng vùng da tiếp xúc hình thành nên tình trạng VDTXKU mà thường gặp nhất là VDTXKU do kiến ba khoang.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm da tiếp xúc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Những người làm những công việc tiếp xúc với nước nhiều, các hóa chất nồng độ thấp (xà phòng, dầu gội đầu…): nội trợ, đầu bếp, bán hàng ăn, nhân viên gội đầu, nhân viên chăm sóc spa…</p> <p style="text-align: justify;">- Những nhân viên phòng xét nghiệm, nghiên cứu thí nghiệm, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất: acid, bazo, ...</p> <p style="text-align: justify;">- Những công nhân làm da thuộc: áo da, giày da….</p> <p style="text-align: justify;">- Những người làm trong môi trường kín, nhiệt độ, độ ẩm cao: khác thác hầm lò, các lò luyện gang, thép…</p> <p style="text-align: justify;">- Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi: bụi gỗ, xi măng….</p> <p style="text-align: justify;">- Nhân viên bán xăng, dầu…</p> <p style="text-align: justify;">- Các nghề nghiệp thủ công khác: nhân viên gia công vàng, bạc,làm gốm,...</p> <p style="text-align: justify;">Ở những người có bệnh lý khác về da liễu: Viêm da cơ địa, sẽ gây suy yếu hàng rào bảo vệ da, mất lớp lipid trên da, đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây kích ứng, dị ứng xâm nhập gây nên các biểu hiện của VDTX</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vị trí&nbsp; VDTX và các dị nguyên có thể liên quan&nbsp; </strong></p> <table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="693"> <tbody> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Vị trí&nbsp; VDTX</strong></p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Tác nhân</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Mi mắt</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">Chất sơn móng, kẻ mắt, mỹ phẩm</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Dái tai, cổ</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">Trang sức kim loại có Nickel đeo cổ, tai</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Trán, rìa tóc</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">Thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc, keo xịt tóc, dầu gội đầu, dưỡng tóc</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Mặt</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">Mỹ phẩm, mùi hương: nước hoa, xịt phòng mới, mùi sơn sửa nhà cửa...</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Quanh miệng</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">Thuốc đánh răng, kẹo cao su</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Nách</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">Xịt khử mùi, lăn nách</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Cẳng tay</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">Đồng hồ, trang sức kim loại đeo tay.</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Bàn tay</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">Găng tay, các hóa chất liên quan nghề nghiệp</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;"> <p style="text-align: center;">Mu chân</p> </td> <td style="width:555px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;Giầy: cao su, nhựa dán, da thuộc</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:138px;height:35px;"> <p style="text-align: center;">Vùng hở</p> </td> <td style="width:555px;height:35px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;VDTX do ánh sáng mặt trời, các chất gây tăng nhạy cảm với ánh sáng</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm da tiếp xúc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tránh tiếp xúc các tác nhân gây kích ứng, dị ứng đã biết.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp đã tiếp xúc với tác nhân nghi ngờ cần rửa sạch dùng da tiếp xúc với nước sạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp xà phòng, chất tẩy rửa.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp xà phòng, chất tẩy rửa." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Hạnchếtốiđaviệctiếpxúctrựctiếpxàphòng,chấttẩyrửa..jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp xà phòng, chất tẩy rửa.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nên dùng các sản phẩm sữa tắm, sữa rửa mặt, nước rửa tay... không xà phòng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm phù hợp để chăm sóc da, nhất là sau khi tắm rửa, tiếp xúc với nước.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh tắm rửa nhiều lần, tránh dùng nước quá nóng, tránh ngâm tắm, rửa nước muối, nước lá.</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng găng tay, bảo hộ thích hợp khi làm việc trong môi trường có tác nhân gây kích ứng, dị ứng, làm hại da, hơi thở...</p> <p style="text-align: justify;">- Tư vấn cho người bệnh nghề nghiệp phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Bác sĩ có thể xác định được cơ địa nhạy cảm cho người bệnh đến khám.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đánh giá mức độ đỏ của da, mức độ mất nước qua da.</p> <p style="text-align: justify;">+ Làm test áp để đánh giá sự kích ứng, dị ứng của sản phẩm người bệnh định sử dụng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thăm dò phản ứng kích ứng, dị ứng của cơ thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm da tiếp xúc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh cảnh VDTX khá dễ để đưa ra chẩn đoán, nhưng xác định căn nguyên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Căn cứ vào:</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện trên lâm sàng: hình thái, vị trí, thời gian xuất hiện thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">- Khai thác: các tác nhân có thể là dị nguyên gây tình trạng viêm da: mỹ phẩm, thuốc bôi, hóa chất tiếp xúc, quần áo mới... tiền sử viêm da trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Công việc mà người bệnh đang làm, môi trường sống và làm việc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bằng các test như:</p> <p style="text-align: justify;">- Test áp để:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xác định nguyên nhân gây VDTXDU.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phân biệt với VDTXKU.</p> <p style="text-align: justify;">- Test kích thích</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Xác định cá thể nhạy cảm với chất tiếp xúc: bôi chất định test vào vùng da mỏng ở mặt trong cẳng tay, vài lần/ ngày x 7 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Photopatch test:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xác định các tác nhân gây dị ứng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số hóa chất sinh ra phản ứng dị ứng chỉ khi phơi nhiễm với ánh sáng: Sulfonamide, Phenothiazine...</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phân biệt VDTXKU và VDTXDU:</p> <table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="602"> <tbody> <tr> <td style="width:201px;height:32px;"> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> </td> <td style="width:201px;height:32px;"> <p style="text-align: center;">VDTXKU</p> </td> <td style="width:201px;height:32px;"> <p style="text-align: center;">VDTXDU</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:201px;height:32px;"> <p style="text-align: center;">Tác nhân</p> </td> <td style="width:201px;height:32px;"> <p style="text-align: center;">Chất có tính kiềm, acid</p> </td> <td style="width:201px;height:32px;"> <p style="text-align: center;">Chất nhuộm tóc, kim loại, mùi hương</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Phân bố thương tổn</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">khu trú tại vùng tiếp xúc dị nguyên</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">thường lan tỏa, vượt quá vùng tiếp xúc dị nguyên</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Nồng độ của tác nhân</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">cao</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">thấp, thậm chí rất thấp</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Thời gian biểu hiện tình trạng VDTX</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Không cần có mẫn cảm trước đó</p> <p style="text-align: center;">Biểu hiện ngay sau khi tiếp xúc dị nguyên vài phút - vài giờ, đôi khi muộn do liều tích lũy</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Có mẫn cảm từ trước với dị nguyên.</p> <p style="text-align: center;">Biểu hiện muộn hơn, thường sau 24-72 giờ tiếp xúc với dị nguyên mẫn cảm trước đó.</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Phản ứng miễn dịch</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Không đặc hiệu</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Đặc hiệu typ IV quá mẫn chậm</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">Test chẩn đoán</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">không làm</p> </td> <td style="width:201px;"> <p style="text-align: center;">test áp</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Phân biệt VDTX với bệnh da khác</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm da dầu:</p> <p style="text-align: justify;">Dát đỏ, vảy da ẩm, mỏng.</p> <p style="text-align: justify;">Vị trí ở vùng nhiều tuyến bã như mặt, rãnh mũi má, cung lông mày,...</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm da cơ địa</p> <p style="text-align: justify;">Cũng có thương tổn mụn nước vào đợt cấp của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có tính chất mạn tính, kéo dài, ổn định và tái phát theo đợt.</p> <p style="text-align: justify;">Có tính chất gia đình.</p> <p style="text-align: justify;">+ Zona:</p> <p style="text-align: justify;">Cũng là thương tổn mụn nước, tuy nhiên thường kèm cảm giác đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh chi phối vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Zona" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_zona-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Zona</em></p> <p style="text-align: justify;">Vị trí: thương tổn chỉ tập trung ở 1 bên của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nấm da:</p> <p style="text-align: justify;">Thương tổn dát đỏ trên nền có vảy, bờ thương tổn hơi gờ trên da, bờ đa cung, ranh giới rõ với vùng da lành.</p> <p style="text-align: justify;">Thường thương tổn ở các vị trí dễ ra mồ hôi: ngực, lưng, nách, nếp lằn mông...</p> <p style="text-align: justify;">+ Vảy nến:</p> <p style="text-align: justify;">Thương tổn có thể gặp các dát đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, bệnh có tính chất mạn tính, kéo dài, khó xác định được tác nhân gây khởi phát bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm da tiếp xúc</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhìn chung, điều trị VDTX không khó<strong><em>. </em></strong>Quan trọng là phải xác định đúng tác nhân gây kích ứng và ngừng việc tiếp xúc.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp cấp tính:</p> <p style="text-align: justify;">+ Với thương tổn rộng, ướt: có thể đắp dung dịch Jarish làm khô tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Với thương tổn khu trú, nhỏ hơn, ướt: dùng hồ nước, hồ neopred..</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn thương tổn đã khô, se: dùng thuốc bôi có Corticoid, kem dưỡng ẩm phục hồi da, tacrolimus trong trường hợp cần dùng thuốc kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu ngứa: dùng kháng Histamin đường toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu thương tổn rộng, lan tràn có thể dùng corticoid uống trong thời gian ngắn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp nặng, mạn tính:</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng quang trị liệu: chiếu tia cực tím vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các thuốc ức chế miễn dịch: azathioprine, cyclosporine...</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bội nhiễm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng kháng sinh tại chỗ với thương tổn ít, khu trú.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh toàn thân khi thương tổn nhiều, lan rộng.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bệnh học Da Liễu tập 2 chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Thường</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-da-tiep-xuc-sekqg
Hội chứng xuất huyết dịch kính
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng xuất huyết dịch kính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xuất huyết dịch kính là một hội chứng phức tạp, vì một lý do nào đó máu tràn vào dịch kính gây đục và nhiều quá trình bệnh lý tiếp theo do sự có mặt bất thường của máu.</p> <p style="text-align: justify;">Đây là bệnh lý nặng và hay gặp của dịch kính, tổn thương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt sau chấn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Xuất huyết có thể ngay lập tức che lấp những tổn thương của các bộ phận khác. Sau đó, chính bản thân máu nằm lâu trong dịch kính có thể trở thành tác nhân của các biến chứng khác, khi nó hình thành cục máu hay tổ chức hóa dịch kính như: bong võng mạc, nhiễm sắt, viêm màng bồ đào, …</p> <p style="text-align: justify;">Nếu xuất huyết dịch kính ít, máu loãng thì đa số các trường hợp máu có thể tiêu hoàn toàn; khi máu nhiều không thể tiêu bằng các phương pháp điều trị nội khoa, cần đến can thiệp phẫu thuật.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xuất huyết dịch kính" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_xua-huyet-dic-kinh-7.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xuất huyết dịch kính</em></p> <p style="text-align: justify;">Do xuất huyết dịch kính phức tạp về nguyên nhân, về diễn biến lâm sàng cũng như khó khăn trong điều trị nên người ta thường gọi chung là “Hội chứng xuất huyết dịch kính”.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng xuất huyết dịch kính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dịch kính: chấn thương, khối u, bệnh lý toàn thân gây bệnh tại mắt, … Trong đó, các bệnh sau đây là nguyên nhân thường gặp gây xuất huyết dịch kính:</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương nhãn cầu: chấn thương đụng dập hoặc chấn thương xuyên đều có thể gây xuất huyết dịch kính.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chấn thương đụng dập hoặc chấn thương xuyên đều có thể gây xuất huyết dịch kính" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_cac-vet-thuong-do-vat-the-la-va-cac-vet-thuong-o-mat-bang-o-mat.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chấn thương đụng dập hoặc chấn thương xuyên đều có thể gây xuất huyết dịch kính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các loại u nội nhãn: u hắc tố, u nguyên bào võng mạc, polyp hắc mạc, …</p> <p style="text-align: justify;">- Các loại rách võng mạc, bong võng mạc.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh võng mạc đái tháo đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Bong dịch kính sau.</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc tĩnh mạch võng mạc.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh hồng cầu liềm.</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất tiết dưới màng nhện hoặc dưới màng cứng (Hội chứng Terson).</p> <p style="text-align: justify;">- Một số bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mắt trẻ em như: bệnh Coats, ROP, u mao mạch võng mạc, bệnh Eales, …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng xuất huyết dịch kính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng chủ quan</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng thường khá đa dạng, trường hợp nhẹ bệnh nhân chỉ có cảm giác ruồi bay, mưa bồ hóng, cảm giác bị che mờ một phần nào đó của thị trường. Thị lực giảm tùy mức độ vị trí xuất huyết. Mức độ xuất huyết dịch kính ít thì có thể chỉ có giảm thị lực nhẹ không kèm đau nhức. Khi xuất huyết nhiều thị lực giảm trầm trọng, đôi khi bệnh nhân ngủ dậy phát hiện đã bị mù một mắt, khi bệnh nhân có chấn thương các triệu chứng cơ năng thường bị che bởi các triệu chứng khác, đôi khi sau một thời gian các triệu chứng khác đã giảm, mới phát hiện mắt mờ và có xuất huyết dịch kính.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng khách quan:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần tra giãn đồng tử tốt và soi kỹ đáy mắt cả 2 bên:</p> <p style="text-align: justify;">+ Soi ánh đồng tử: nhìn thấy dịch kính đục, nhiều mảng máu di chuyển trong dịch kính.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Soi ánh đồng tử: nhìn thấy dịch kính đục, nhiều mảng máu di chuyển trong dịch kính" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20210216_035127_487233_xuat-huyet-dich-kinh.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Soi ánh đồng tử: nhìn thấy dịch kính đục, nhiều mảng máu di chuyển trong dịch kính</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu sau chấn thương, thường có những tổn thương của bán phần trước phối hợp và là yếu tố tiên lượng xấu. Những tổn thương có thể là xuất huyết tiền phòng kèm theo, đục lệch thủy tinh thể, tổn thương mống mắt…</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi soi được phía sau ta nhìn thấy có máu tươi trong dịch kính với mức độ thay đổi tùy theo mức độ xuất huyết dịch kính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi xuất huyết vừa phải có thể soi được&nbsp; đáy mắt ở chu biên, máu thường lắng xuống dưới do tư thế. Soi đáy mắt với máy soi hình đảo ngược&nbsp; là rất tốt có khả năng soi được đáy mắt khi môi trường đục.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể có RAPD nhẹ, ngoài ra còn có các dấu hiệu khác tùy vào nguyên nhân xuất huyết.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhãn áp: cần theo dõi nhãn áp của tất cả các trường hợp xuất huyết dịch kính, nhiều trường hợp có nhãn áp tăng.</p> <h3><strong>Phân loại xuất huyết dịch kính</strong></h3> <p>Theo vị trí người ta có thể gặp: xuất huyết trong dịch kính và trong khoang dịch kịch ngoài khối dịch kính.</p> <p><strong>Xuất huyết ngoài khối dịch kính</strong>: gồm xuất huyết trước dịch kính và xuất huyết sau dịch kính:</p> <p>- Xuất huyết trước dịch kính: máu nằm trong khoang giữa thể thủy tinh và màng Hyaloid, màng này còn nguyên máu không tràn vào trong dịch kính. Nếu máu ít có thể tồn tại một thời gian sau đó tiêu đi chỉ để lại di chứng đục của màng hyaloid khu trú.</p> <p>- Xuất huyết sau dịch kính: máu nằm giữa màng hyaloid sau và màng ngăn trong võng mạc tạo nên bọc máu, thường xảy ra trong giai đoạn sớm của xuất huyết dịch kính nguồn gốc từ hắc mạc, võng mạc, máu tạo thành bọc máu và khi màng hyaloid vỡ máu tràn vào buồng dịch kính. Khi máu ít khối máu có thể tồn tại khá lâu đòi hỏi chẩn đoán phân biệt những tổn thương khác.</p> <p><strong>Xuất huyết trong dịch kính:</strong> là bệnh cảnh của xuất huyết dịch kính đã mô tả.</p> <p>- Theo mức độ ta có: xuất huyết từng phần, qua phần dịch kính trong có thể soi được đáy mắt và tìm thấy nguyên nhân gây xuất huyết dịch kính, xuất huyết toàn bộ không còn soi được đáy mắt, toàn bộ buồng dịch kính đầy máu gây hiện tượng nhồi máu dịch kính. Cần phân biệt xuất huyết dịch kính toàn bộ thực sự và khi xuất huyết dịch kính chỉ nằm phía trước che diện đồng tử không soi được đáy mắt gây xuất huyết toàn bộ giả tạo, lúc này siêu âm sẽ giúp phân biệt dễ dàng hơn.</p> <p>- Theo trạng thái ta chú ý: trạng thái dịch kính có ảnh hưởng quan trọng lên tiến triển của xuất huyết dịch kính:</p> <p>+ Trên người trẻ: dịch kính bình thường không hóa lỏng, quá trình hấp thu máu tồi, máu khó hòa tan quá trình tiêu máu khó khăn.</p> <p>+ Khi có bong dịch kính sau thì sự hấp thu là tốt sau màng hyaloid nhưng thường máu khếch tán vào khoang dịch kính.</p> <p>+ Khi dịch kính thoái hóa lỏng hóa sự khuếch tán là tốt, máu hấp thu tốt.</p> <p>Hình ảnh lâm sàng của xuất huyết dịch kính còn thay đổi do nguyên nhân khác nhau: Những xuất huyết dịch kính do chấn thương thường kèm theo nhiều tổn thương phối hợp của phần trước: mi, giác củng mạc, thể thủy tinh, phần sau: hắc võng mạc, thị thần kinh, dị vật nội nhãn, viêm mủ nội nhãn.</p> <p>Trong các xuất huyết do bệnh lý khác: đái tháo đường, bệnh viêm mạch máu, viêm màng bồ đào, thường xuất huyết đi kèm với tân mạch , hắc võng mạc, quá trình tăng sinh dịch kính võng mạc xảy ra sớm trước khi có xuất huyết, hay có bong võng mạc co kéo phối hợp. Tiên lượng bệnh nhân thường rất nặng nề do quá trình diễn biến lâu dài, nhiều bệnh lý kèm theo. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy, xuất huyết dịch kính càng nhiều và càng nặng khi đường huyết cao, thời gian bị bệnh lâu và huyết áp tâm thu cao.</p> <h3><strong>Tiến triển của xuất huyết dịch kính</strong></h3> <p>- Tiến triển của xuất huyết dịch kính hoàn toàn khác nhau tùy theo nhiều yếu tố: vị trí của xuất huyết dịch kính, tuổi của bệnh nhân, mức độ xuất huyết, nguyên nhân, … Khi còn ở ngoài màng hyaloid: trong khoang sau thể thủy tinh, trước võng mạc, khi có bong dịch kính sau sự hấp thu nhanh và tiến triển thuận lợi. Khi xuất huyết trong dịch kính, ở trung tâm của dịch kính: do chấn động màng hyaloid máu đông lại trong 24 giờ đầu tạo nên cục máu đông. Cục máu đông hình thsnhf nhanh chóng dù trong dịch kính có rất ít yếu tố ngoại lai của đông máu. Sự đông máu hình thành do các yếu tố nội tại bởi các tiểu cầu, collagen của dịch kính đóng vai trò quan trọng trong sự kết tảng bạch cầu. Sự hấp thu cục máu xảy ra do ba cơ chế:</p> <p>- Sự phân hủy các fibrin (Fibrinolyse): xuất hiện sớm cho phép giải phóng hồng cầu trong dịch kính. Tuy vậy tác dụng phân hủy fibrin là rất yếu, sự giải phóng của hồng cầu là rất chậm do nó bị dính vào cục đông fibrin và tiểu cầu, điều đó giải thích sự chậm chạp của quá trình hấp thu cục máu đông. Khi những hồng cầu được giải phóng chịu tác dụng của sự phân hủy máu và của đại thực bào làm cho máu tiêu.</p> <p>- Qua trình phân hủy máu: xuất hiện rất sớm, ngay từ những ngày đầu cho đến khoảng 10 tuần. Tuy nhiên quá trình này là không hoàn toàn. Các hemoglobin được giải phóng nhanh chóng bị thoái triển và tác động lên dịch kính và võng mạc. Ở mức võng mạc những sản phẩm này gây độc và phá hủy các tế bào cảm thụ trong vòng 15 ngày, sự phá hủy cũng khác nhau tùy theo loại tế bào, sớm nhất là những tế bào quá tải hemoglobin như tế bào Muller, tế bào thần kinh đệm tiếp xúc trực tiếp với máu và làm nhiệm vụ thực bào. Quá trình này thường kéo theo kích thích hình thành màng trước võng mac.</p> <p>- Những đáp ứng tế bào với quá trình xuất huyết dịch kính:</p> <p>+&nbsp;Đại thực bào (macrophase) là rất quan trọng: các tế bào tham gia thực bào bao gồm các tế bào đơn nhân (monocytes) và tế bào dịch kính. Lúc đầu mới vào dịch kính nó tăng dần kích thước và ăn những hồng cầu và cặn máu. Dòng tế bào này được quan sát thấy ngay sau xuất huyết. tồn tại đến 6 tuần sau. Chú ý khi qua trình tan cục máu chưa xảy ra, các hông cầu bị giam giữ trong cục máu đông sự thực bào là rất yếu, các đại thực bào không thể tấn công và thực bào không thể xảy ra.</p> <p>+&nbsp;Bạch cầu đa nhân: có khả năng rất tốt để làm sạch những lắng cặn máu do khả năng thực bào lớn của nó nhưng số lượng lại rất ít.</p> <p>+&nbsp;Các tế bào khác: hầu như không có đặc biệt các tế bào xơ.</p> <p>- Ba cơ chế trên kết hợp với nhau làm hấp thu máu và máu có tiêu hoàn toàn hay không còn tùy vào tình trạng dịch kính và số lượng máu. Lớp vỏ dịch kính cản trở sự đi ngược lại của các tế bào.</p> <p><strong>Những biến đổi của dịch kính khi có xuất huyết dịch kính</strong></p> <p>- Trong tuần đầu dịch kính trở nên sẫm hơn. Bong dịch kinh sau xuất hiện tuy nhiên chỉ là từng phần. Sang tuần thứ hai: dịch kính chuyển màu nâu vàng, bong dịch kính sau là hoàn toàn và cục máu đông hoàn toàn bao lại trong đáy dịch kính. Gel dịch kính đặc lại ở phía trước để lại phía sau một khoang dịch kính trong. Sự co kéo này là hằng định. Vào 4 tuần gel dịch kính có hình ảnh vàng nhạt, những lắng cặn máu chiếm một vị trí ½ dưới nói chung. Những lắng cặn máu nhỏ dần kích thước và sau khoảng 10 tuần dịch kính có thể trong lại. Trong một số ít trường hợp, những vết tích của cục máu còn lại chiếm vùng thấp phía dưới và dính vào mặt sau của thể thủy tinh, tông tại dai dẳng trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Những vết tích bị tổ chức hóa thành những dây chằng hay những màng màu đất son. Số lượng những lắng cặn thay đổi tùy theo trường hợp. Những biến đổi của cấu trúc ba chiều của dịch kính là hằng định:</p> <p>- Những phân tử acid hyaluronic chịu tổn thương gây ra bởi các men tiết ra bởi các đại thực bào, yếu tố đóng vai trò quan trọng trong phân hủy fibrin và máu.</p> <p>- Khung collagen biến đổi bởi sự cô đặc fibrin chủ yếu quanh cục máu đông.</p> <p>- Màng dịch kính có hai loại tế bào: đó là sự kết tảng của các đại thực bào, tế bào chứa trong của các chất collagen. Màng không tế bào: là kết quả của sự cô đặc khung dịch kính và làm biến đổi cấu trúc có tính chất chu kì, đặc trưng của collagen.</p> <p>- Bong dịch kính sau: cơ chế chưa rõ, sự bắt đầu có liên quan đến luồng tế bào đại thực. Có thể những enzyme giải phóng ra từ những tế bào này là nguồn gốc của bong dịch kính sau, bởi những biến đổi mà nó gây ra.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng xuất huyết dịch kính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Máu xâm nhập vào dịch kính lâu ngày không tiêu có thể gây ra hàng loạt biến chứng cho bản thân dịch kính, cho võng mạc, cho các tổ chức lân cận khác của mắt, hay cho toàn bộ các quá trình khác như tăng nhãn áp, nhiễm kim loại. Các biến chứng có thể kể là:</p> <p style="text-align: justify;">- Hàng đầu là biến chứng tăng nhãn áp: tăng nhãn áp sau xuất huyết dịch kính do nhiều lí do, có thể là tăng nhãn áp do tế bào ma (ghost cells), do tắc nghẽn vùng bè do quá trình tiêu máu, do hiện tượng nhiễm kim loại. Theo nhiều tác giả tỷ biến chứng tăng nhãn áp sau xuất huyết dịch kính nói chung chiếm khoảng 20% các trường hợp.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hàng đầu là biến chứng tăng nhãn áp" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-tang-nhan-ap-la-gi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hàng đầu là biến chứng tăng nhãn áp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm màng bồ đào: khi máu nằm lâu, có thể kết hợp lí do khác tùy nguyên nhân của xuất huyết dịch kính nhiều khi khó phân biệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm kim loại: biểu hiện sớm bằng hiện tượng tăng quá ngưỡng của điện võng mạc. Vào giai đoạn muộn điện võng mạc bị tiêu hủy hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương hoàng điểm: hoàng điểm có thể bị phù, bị màng trước hoàng điểm và bị nhiễm kim loại gây tổn hại biểu mô sắc tố.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổ chức hóa dịch kính: là hậu quả cuối cùng của xuất huyết dịch kính nhiều không tiêu hết. Là hậu quả của sự cô đặc, kết tảng collagen sự tăng sinh tế bào xơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bong võng mạc: có thể xuất huyết dịch kính gây ra do rách võng mạc qua mạch máu võng mạc, có thể bong võng mạc gây ra do co kéo võng mạc, do tổ chức hóa dịch kính…</p> <p style="text-align: justify;">- Đục thể thủy tinh: do nhiều lí do, do rối loạn dinh dưỡng, do nhiễm kim loại, do nguyên nhân chấn thương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng xuất huyết dịch kính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt xuất huyết dịch kính với viêm dịch kính và bong võng mạc để xác định phương pháp điều trị hợp lý ngay từ đầu:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm dịch kính: thường không đột ngột, kèm viêm màng bồ đào trước hay sau, không thấy hồng cầu trong dịch kính.</p> <p style="text-align: justify;">- Bong võng mạc: Có thể xảy ra đơn thuần không kèm xuất huyết dịch kính, nhưng triệu chứng có thể giống nhau. Nêu xuất huyết dịch kính do bong võng mạc, một phần võng mạc ngoại biên sẽ bị che khuất.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Siêu âm:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm B rất có giá trị chẩn đoán đối với các trường hợp xuất huyết dịch kính dày đặc, đồng thời giúp phát hiện bong võng mạc hoặc u nội nhãn kèm theo.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Siêu âm B rất có giá trị chẩn đoán đối với các trường hợp xuất huyết dịch kính dày đặc, đồng thời giúp phát hiện bong võng mạc hoặc u nội nhãn kèm theo." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_3.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm B rất có giá trị chẩn đoán đối với các trường hợp xuất huyết dịch kính dày đặc, đồng thời giúp phát hiện bong võng mạc hoặc u nội nhãn kèm theo.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Những dấu hiệu của siêu âm là rất đa dạng, phụ thuộc vào tầm quan trọng của tổn thương xuất huyết, thời gian và nguyên nhân của nó cũng như tình trạng dịch kính. Tiến triển của hình ảnh của siêu âm là phụ thuộc vào tiến triển của xuất huyết dịch kính.</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Giai đoạn mới: khi xuất huyết mới có sự tách biệt rõ nét của máu và dịch kính cho ta những song siêu âm với biên độ thay đổi, nhưng nói chung là cao, thể hiện trên siêu âm bởi một vùng không đồng nhất tương đối hút âm (échogène) thay đổi với những chuyển động của nhãn cầu.</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Giai đoạn 2: máu khuếch tán lẫn lộn với dịch kính không còn bề mặt phản âm và khoang dịch kính trở nên ít hút âm mặc dù dịch kính rất đục không nhìn thấy đáy mắt.</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Giai đoạn 3: là giai đoạn tổ chức hóa hình thành những tổ chức xơ, những đường siêu âm luôn bám vào thành (insérer à la paroi). Những màng này nhiều khi khó phân biêt với một bong võng mạc đặc biệt khi nó bám vào gai thị. Có thể xuất hiện bong võng mạc biểu hiện bởi những đường khá nét hút ẩm, chuyển động và luôn lượn sóng với thành nhãn cầu, khác với những cấu trúc của máu trong dịch kính.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi dịch kính bong và xẹp không hoàn toàn màng hyaloid dày hơn, còn dính vào gai thị, siêu âm nhìn thấy hình ảnh chữ V trường hợp này có thể nhầm với bong võng mạc toàn bộ, tuy nhiên có cảm giác chữ V căng hơn so với võng mạc bong.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm hệ thống A: cho thấy những biên độ dao động của màng dịch kính là yếu, đối lập với biên độ siêu âm võng mạc bong, bao giờ cũng mạnh hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong mọi trường hợp sự đánh giá siêu âm động là cần thiết, sóng siêu âm dịch kính chịu những thay đổi của biên độ và vị trí, nó phụ thuộc vào chuyển động của nhãn cầu, đó chính là siêu âm động. Gel dịch kính bị cô đặc lại trên phần trước của khoang dịch có những chuyển động song và sự chuyển động này còn tiếp tục sau khi nhãn cầu đã dừng chuyển động. Điều đó cho phép đánh giá những quan hệ của thành nhãn cầu với dịch kính và đôi khi phân biệt nột màng dịch kính với một bong võng mạc. Màng dịch kính là ít hút âm hơn và có sự thay đổi giữa yếu và kín đáo trong siêu âm A. Còn khi là bong võng mạc thì những sóng là đặc hơn và biên độ lớn hơn trong siêu âm A và ít thay đổi trong siêu âm động. Siêu âm động gợi ý những thay đổi của màng dịch kính có hai loại: di động hay là ít di động (cứng). Loại có hình ảnh chuyển động thay đổi hằng định với di chuyển của nhãn cầu. Loại khác có hình chữ V không thay đổi với chuyển động của nhãn cầu. Đỉnh của chữ V tương ứng với nơi dính của màng dịch kính vào võng mạc.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán bong dịch kính sau là dựa vào sự có mặt của một đường cong tự do và di động hút âm ở siêu âm B động. Phân tích hệ thống A của đường này cho thấy rằng biên độ dao động giữa yếu và kín đáo. Hình ảnh siêu âm không có tiếp nối với đĩa thị và kéo dài sau chuyển động của nhãn cầu, quan sát sự di chuyển trước sau rất điển hình gợi ý bong sau dịch kính</p> <p style="text-align: justify;">- Trong chấn thương đụng dập, những xuất huyết do đụng dập không có những đặc trưng đặc biệt. Cần theo dõi phát hiện những bất thường của võng mạc phối hợp. Rách võng mạc, bong võng mạc… Những tổn thương ở chu biên là luôn khó phân biệt, chẩn đoán siêu âm của một nếp gấp cũng mạc và một bong hắc mạc là luôn khó khăn, khó phân biệt một bong thanh dịch của hắc mạc với một xuất huyết hắc mạc hay một bong võng mạc. Hơn nữa sự đánh giá độ dày của thành nhãn cầu trong trường hợp này là luôn khó khăn. Đo độ dày và theo dõi thay đổi kích thước còn có tác dụng chẩn đoán phân biệt trong trường hợp này.</p> <p style="text-align: justify;">- Với các vết thương xuyên nhãn cầu: Hình ảnh siêu âm là thay đổi đa dạng và phụ thuộc vào độ trầm trọng của chấn thương. Tổ chức hóa dịch kính sau xuất huyết dịch kính là rất nhanh. Trong thời gian theo dõi luôn tìm kím phân biệt một thực thể bong võng mạc với màng dịch kính. Sự dày lên của hắc mạc là dấu hiệu hằng định của chấn thương nhãn cầu, sự tồn tại dai dẳng của nó là dấu hiệu tiên lượng xấu. Cũng có khi có một bong của hắc mạc trên toàn chu vi nhãn cầu kết hợp với sự dày của hắc mạc.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm cho phép loại trừ hay khẳng định một rách cũng mạc phía sau: khi có hiện tượng không đều của siêu âm cũng mạc, kéo dài quét di động của của vùng nghi ngờ trong hệ thống A cho phép phát hiện một rách củng mạc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chụp mạch huỳnh quang</strong>: Có thể chỉ định chụp mạch huỳnh quang cho mắt bị xuất huyết dịch kính nếu xuất huyết ít vẫn có thể quan sát được đáy mắt. Chụp mạch huỳnh quang có thể giúp xác định được nguyên nhân gây xuất huyết dịch kính, đồng thời thấy rõ bất thường ở mắt bên kia.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>X quang hốc mắt nhãn cầu</strong>: khi nghi ngờ có dị vật nội nhãn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điện võng mạc</strong>: có sự suy giảm chung do chức năng thị giác giảm, do môi trường quang học bị đục. Điện võng mạc có thể tổn thương do đường dẫn truyền thị giác bị tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu tố quang học: biên độ đáp ứng diện võng mạc thay đổi tùy theo sự hấp thu kích thích, thường có sự kéo dài thời gian đỉnh cao nhất của song b1. Mới đây người ta chỉ ra sự ưu thế của kích thích bởi flash đơn sắc đỏ để nhận được một đáp ứng tốt hơn trong xuất huyết dịch kính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu tố sinh bệnh: những tổn hại của điện võng mạc có liên quan chặt chẽ với cơ chế sinh bệnh. Sự trầm trọng của tổn thương là yếu tố có liên quan đến đặc tính của xuất huyết dịch kính do chấn thương đụng dập. Sự suy giảm của song b2 (đáp ứng của tế bào gậy) là dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn sắp tắt của điện võng mạc. Tuy nhiên nó cũng không là triệu chứng đặc hiệu của tổn thương đụng giập. Sóng b2 bị tổn thương trước. Sóng a bị tổn thương muộn hơn khi có dấu hiệu nhiễm độc võng mạc.</p> <p style="text-align: justify;">- Sự so sánh theo dõi đường ghi lần lượt nhận ra những khoảng đều đặn mới có thể cho phép tách bạch ra hai yếu tố quang học và sinh bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý đánh giá sự tắt của điện võng mạc trước phẫu thuật phải cẩn thận vì nó không hoàn toàn tương hợp với tình trạng tổn thương của chức năng võng mạc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng xuất huyết dịch kính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></p> <p>Bao gồm điều trị nguyên nhân gây chảy máu và điều trị triệu chứng. Điều trị triệu chứng bao gồm các biện pháp dừng chảy máu, tiêu máu, điều trị chống biến chứng.</p> <p><strong>Điều trị nguyên nhân</strong></p> <p>Điều trị nguyên nhân gây xuất huyết là cần thiết. Tuy nhiên đôi khi không phải yếu tố quết định trong điều trị xuất huyết dịch kính. Điều trị triệu chứng là cần thiết và thực sự rất quan trọng. Khi xuất huyết dịch kính do đái tháo đường, việc điều trị bệnh đái tháo đường, việc kiểm soát bệnh đái tháo giúp cho kiểm soát nguyên nhân gây xuất huyết. Những xuất huyết tái phát trên người trẻ cần điều trị yếu tố gây viêm thành mạch. Xuất huyết sau thoái hóa hoàng điểm tuổi già cần điều trị phối hợp thoái hóa hoàng điểm. Khi có viêm tắc mạch máu, bệnh lí cao huyết áp cần tìm và xử lí theo nguyên nhân.</p> <p><strong>Điều trị triệu chứng</strong></p> <p>- Điều trị bằng thuốc</p> <p>+ Ngừng chảy máu tiếp: là biện pháp nằm nghỉ ngơi đầu cao , giảm vận động của mắt bằng băng bất động nhãn cầu và kết hợp sử dụng các thuốc cầm máu như tiêm vitamin K, uống vitamin C, routine c, tam thất bột (ngày 10g), …</p> <p>+ Biện pháp tiêu máu: uống nước nhiều, cho bệnh nhân uống một lít nước trong thời gian ngắn, uống nhanh nhằm gây nên tình trạng nhược trương máu tạm thời giúp cho quá trình tan và tiêu máu tốt hơn. Cho nằm đầu cao giúp cho tư thế thuận lợi để tiêu máu.</p> <p>+ Đề phòng và điều trị biến chứng tăng nhãn áp cần theo dõi nhãn áp vì có tỷ lệ khá cao gây biến chứng tăng nhãn áp, nhiễm kim loại, tổ chức hóa dịch kính, bong võng mạc…</p> <p>- Phẫu thuật:</p> <p>+ Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nhằm loại trừ máu và xử lí các tổn thương của dịch kính và võng mạc.</p> <p>+ Điện đông hay lạnh đông củng mạc nhằm phát động quá trình viêm, giãn mạch, phát động quá trình thực bào của các tế bào dịch kính tăng cường tiêu máu. Ngày nay ít dùng do nó hủy hoại củng mạc (điện đông), phát động quá trình tăng sinh mạnh trong buồng dịch kính.</p> <p>+ Dùng siêu âm để cắt đoạn dịch kính tổ chức đục và rút ra khỏi mắt bằng dụng cụ qua pars plana. Nhược điểm chỉ có thể lấy được những tổ chức máu mềm không có khả năng tổ chức hóa.</p> <p>+ Cắt dịch kính: đây là tiến bộ quan trọng trong xử lí tiêu máu dịch kính. Vấn đề đặt ra là thời điểm chỉ định cắt dịch kính. Nhiều ý kiến khác nhau nhưng căn cứ vào từng loại tổn thương, nguyên nhân, mức độ xuất huyết cũng như những yếu tố khác, thường chỉ định sớm khi vết thương xuyên và đặc biệt khi có dị vật nội nhãn, điều trị nội khoa theo dõi với các xuất huyết dịch kính do các nguyên nhân khác và chỉ nên cắt dịch kính khi điều trị nội khoa từ 1 đến 2 tuần khi máu không tiêu. Cắt dịch kính nhằm mục đích giải phóng thị lực, đề phòng và điều trị các biến chứng.</p> <p>- Cắt dịch kính</p> <p>Cắt dịch kính là phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến trong điều trị xuất huyết dịch kính do chấn thương đụng dập và chấn thương xuyên nhãn cầu.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cắt dịch kính là phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến trong điều trị xuất huyết dịch kính" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_mo-phong-phau-thuat-cat-dich-kinh.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cắt dịch kính là phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến trong điều trị xuất huyết dịch kính</em></p> <p>+ Chấn thương đụng dập:</p> <p>Thường bắt đầu bằng điều trị nội khoa và chỉ có chỉ định cắt dịch kính khi điều trị nội khoa không có khả năng tiêu máu hoàn toàn. Đối với xuất huyết dịch kính trung bình và nặng, chỉ nên cắt dịch kính sau từ 2-3 tuần sau chấn thương khi đã điều trị nội khoa. Cắt dịch kính sớm có những ưu điểm: giải phóng sớm thị lực, đánh giá sớm các tổn thương nội nhãn, phát hiện các vết rách võng mạc và có thái độ điều trị kịp thời. Hầu hết các tác giả đều thống nhất nên tiến hành cắt dịch kính ngay khi xuất huyết dịch kính kèm rách bao và chất thể thủy tinh lẫn lộn với dịch kính máu, sa thể thủy tinh vào buồng dịch kính; Xuất huyết dịch kính đã có bong võng mạc hay rách võng mạc có nguy cơ bong võng mạc; Khi có biến chứng tăng nhãn áp do tan máu; Trẻ em dưới 7 tuổi có nguy cơ bị nhược thị; Nhu cầu giải phóng thị lực của bệnh nhân. Ngoài những chỉ định cắt dịch kính sớm nêu trên, thời điểm thích hợp để cắt dịch kính rất khác nhau theo từng tác giả. Cắt dịch kính sau 2 tuần có ưu điểm là khi mà bong dịch kính sau đã xảy ra để phẫu thuật được dễ dàng hơn, môi trường trong suốt của mắt đỡ phù nề tiền phòng sạch máu, phản ứng viêm sau chấn thương giảm cho phép quan sát được phần sau nhãn cầu.</p> <p>Cần cân nhắc chỉ định cắt dịch kính trên mắt mất chức năng, phản ứng viêm màng bồ đào nặng, xuất huyết đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, khi tình trạng toàn thân chưa cho phép: chấn thương toàn thân, bệnh lí toàn thân nặng về tim mạch huyết áp…vv.</p> <p>+ Chấn thương xuyên:</p> <p>Cắt dịch kính chỉ nên đặt ra khi đã có điều trị nội khoa tích cực, thời điểm thích hợp nhất để tiến hành cắt dịch kính điều trị xuất huyết dịch kính do vết thương xuyên cũng rất thay đổi. Cắt dịch kính sớm ngay khi xử lí vết thương trong một số trường hợp như vết thương xuyên có kèm phòi kẹt dịch kính mép vết thương cần cắt sạch dịch kính mép vết thương, tại tiền phòng hay vị trí đi lệch… Hoặc cắt dịch kính khi cần xử lí các tổn thương khác như lấy dị vật nội nhãn, xử lí dịch kính lẫn chất thể thủy tinh gây biến chứng, viêm mủ nội nhãn. Cắt dịch kính sớm có lợi là làm giảm nguy cơ tăng sinh dịch kính võng mạc nhờ lấy đi dịch kính bị tổn thương do xuất huyết dịch kính. Tuy nhiên, cắt dịch kính sau khi đã điều trị nội khoa (sau 1-2 tuần) có ưu điểm là vết thương đã lành, ít rò rỉ vết thương trong mổ và giảm nguy cơ chảy máu, máu dưới hắc mạc có thời gian tiêu, dẫn lưu dễ dàng hơn, môi trường trong ra, bong dịch kính sau tự phát đã xảy ra do đó có thể tiến hành cắt dịch kính thuận lợi hơn. Thái độ xử trí trước một vết thương xuyên có xuất huyết dịch kính là khâu xử trí vết thương điều trị nội khoa theo dõi, cắt dịch kính khi phản ứng viêm đã giảm, giác mạc đỡ phù nề, tiền phòng tiêu máu và fibrin, cắt dịch kính trước 14 ngày để có được kết quả tốt hơn. Cần rất cẩn thận chỉ định cắt dịch kính ở những mắt chấn thương quá nặng, nhãn cầu có xu hướng teo.</p> <p>+ Cắt dịch kính trong một số xuất huyết dịch kính do bệnh lí khác</p> <p>Cắt dịch kính trong bệnh đái tháo đường: biến chứng khá thường gặp của bệnh đái tháp đường đường là xuất huyết dịch kính, và đây cũng là nguyên nhân gây giảm thị lực trầm trọng đưa bệnh nhân đi khám bệnh. Cắt dịch kính giải quyết khâu đục môi trường nhằm chẩn đoán nguyên nhân giai đoạn bệnh cũng như giúp cho việc xử lí các tổn thương võng mạc dịch kính của bệnh đái tháo đường. Điều đầu tiên các tác giả trao đổi nhiều là khi nào chỉ định cắt dịch kính?. Về quan điểm chung là chỉ cắt dịch kính khi không có khả năng điều trị nội khoa, hoặc cần giải quyết nhanh máu dịch kính để xử lí các tổn thương khác của bệnh đái tháo đường. Các chỉ định thường xuyên là:</p> <p>Xuất huyết dịch kính nhiều không tiêu sau một đến hai tuần điều trị nội khoa. Trong trường hợp này cần cắt dịch kính tránh các màng dịch kính sau bong không hoàn toàn co kéo lên màng tân mạch.</p> <p>Theo dõi trong qua trình điều trị nội khoa có yếu tố đe dọa biến chứng như có rách hoặc bong võng mạc, có co kéo nhiều đe dọa rách và bong võng mạc. Những mắt có co kéo trước võng mạc, những co kéo có thể gây ra hoàng điểm lạc chỗ, tăng sinh xơ mạch tiến triển, bong võng mạc do co kéo, bong võng mạc có vết rách với vết rách. Bong võng mạc do co kéo có lẽ là chỉ định cắt dịch kính đặc hiệu hay gặp nhất trong nhóm bệnh nhân có tăng sinh xơ võng mạc tiến triển. Bong võng mạc là do tổ chức xơ mạch có kéo lên võng mạc khi bong võng mạc đã lan đến hoàng điểm. Cần thận trọng trong chỉ địch cắt dịch kính đối với những trường hợp bong võng mạc khu trú chưa đến hoàn điểm. Cắt dịch kính thường chỉ chỉ định cho những trường hợp hoàng điểm bị ảnh hưởng hay có nguy cơ bị ảnh hưởng rõ do bong võng mạc tiến triển. Khi hoàng điểm đã bị bong qua lâu sẽ hủy hoại chức năng là cho tiên lượng kém.</p> <p>Vết rách võng mạc có hoặc chưa có bong võng mạc. Thường vết rách là do co kéo gây ra. Vết rách thường bị ngấm nước, di động hơn, võng mạc bong cao và nhanh hơn, thị lực giảm nhanh và đột ngột hơn cần được phẫu thuật sớm.</p> <p>Phù hoàng điểm có vai trò co kéo không đáp ứng với điều trị nội khoa hay laser. Phẫu thuật chỉ được đặt ra khi có co kéo bề mặt rõ ràng thường do màng hyaloid sau dày, gây ra giảm thị lực.</p> <p>Cắt dịch kính trong xuất huyết tái phát trên người trẻ, trong các lí do khác gây xuất huyết dịch kính cần theo nguyên tắc chỉ chỉ định cắt dịch kính khi đã điều trị nội khoa tích cực nhưng máu không tiêu.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng (The Wills Eye Manual) – NXB Y học – 2019</li><li>Phác đồ điều trị bệnh mắt – BV Mắt TP Hồ Chí Minh – NXB Y học - 2018</li><li>Chuyên đề dịch kính võng mạc – PGS. TS Đỗ Như Hơn – NXB Y học – 2013</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/xuat-huyet-dich-kinh-swads
Viêm gân
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm gân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Gân là cấu trúc giúp các cơ bám vào xương, thực hiện chức năng vận động của cơ thể. Đây là một cấu trúc rất dẻo, dai và có dạng sợi, chịu lực tốt. Tuy gân rất chắc khỏe nhưng nó mềm hơn xương nên được xếp vào mô mềm. Viêm gân được định nghĩa là tình trạng viêm hoặc kích ứng của gân dẫn đến tình trạng phù nề, đau và hạn chế vận động các cơ, động tác tương ứng. Mặc dù viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ gân nào trên cơ thể, nhưng nó thường gặp nhất ở vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, gót chân và gan bàn chân.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Gân là cấu trúc giúp các cơ bám vào xương, thực hiện chức năng vận động của cơ thể." src="/ImagePath/images/20210918/20210918_20210701_131210_888421_gan.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Gân là cấu trúc giúp các cơ bám vào xương, thực hiện chức năng vận động của cơ thể.</em></p> <p style="text-align: justify;">Tùy từng gân cụ thể mà yếu tố dịch tễ có thể khác nhau. Nhìn chung, viêm gân thường gặp hơn ở nữ giới, người cao tuổi, người lao động nặng,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm gân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Căn nguyên của bệnh viêm gân chưa được tìm hiểu đầy đủ. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng một chấn thương (có thể lớn hoặc nhỏ mà đôi khi người bệnh không nhận biết thấy) gây ra tổn thương gân và tình trạng viêm cấp tính sẽ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và hạn chế vận động. Chấn thương gân có thể là tác nhân gây căng thẳng cơ học, quá tải lặp đi lặp lại hoặc hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, các bệnh lý viêm hệ thống như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp... cũng có tình trạng viêm gân do các chất hóa học gây viêm đến làm tổn thương gân.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng viêm gân xảy ra qua ba giai đoạn, trong thực tế, nó xảy ra trên một chuỗi liên tục. Giai đoạn một bắt đầu khi gân bị tác động, căng thẳng hoặc chấn thương ban đầu. Điều này có thể là do quá tải cấp tính, căng thẳng lặp đi lặp lại hoặc kích ứng hóa học bởi các tác nhân như fluoroquinolones, chất gây viêm hệ thống. Ở giai đoạn 2, sự chữa lành của gân không thành công, từ đó dẫn đến giai đoạn 3. Trong giai đoạn 3, các tế bào viêm xâm nhập tổ chức gân tổn thương, gây phù nề, tiết dịch, tăng sinh mạch máu, khiến người bệnh có biểu hiện đau, hạn chế vận động. Nếu không điều trị kịp thời, các tổn thương viêm này lặp đi lặp lại có thể gây xơ hóa, viêm mạn tính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm gân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân bị viêm gân thường đau ở vị trí tương ứng gân viêm. Đau tăng khi thực hiện các động tác liên quan, giảm khi nghỉ ngơi. Vị trí tại chỗ có thể sưng nề nhẹ, không nóng đỏ, ấn thường có điểm đau chói tại gân viêm. Các động tác tương ứng bị chi phối bởi gân viêm thường bị hạn chế.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Những bệnh nhân bị viêm gân thường đau ở vị trí tương ứng gân viêm." src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20200805_005911_162671_Khong-chi-pho-bien-tr.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Những bệnh nhân bị viêm gân thường đau ở vị trí tương ứng gân viêm.</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi nghi ngờ viêm gân, BS cần khai thác thêm các yếu tố nguy cơ, tiền sử chấn thương… để hướng dẫn sinh hoạt vận động cho người bệnh thích hợp, tránh tái phát về sau. Đặc biệt. một số người bệnh có biểu hiện viêm gân như một triệu chứng chỉ điểm cho các bệnh lý khác như viêm cột sống dính khớp, viêm ruột… nên cần chú ý thêm các dấu hiệu như: đau lưng, rối loạn đại tiện, sốt, gầy sút cân, nổi ban…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm gân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tuy căn nguyên viêm gân chưa được đánh giá đầy đủ, song có một số yếu tố gây viêm gân và bệnh gân mạn tính, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố bên ngoài</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tải trọng cơ học lặp đi lặp lại</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng thời lượng vận động đột ngột</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tần suất vận động đột ngột</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường độ vận động đột ngột</p> <p style="text-align: justify;">- Sai kỹ thuật</p> <p style="text-align: justify;">- Thiết bị hỗ trợ không phù hợp</p> <p style="text-align: justify;">- Giày dép không phù hợp (giày cứng, chật, giày quá rộng, không dùng giày thể thao khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao....)</p> <p style="text-align: justify;">- Bề mặt chạy không tốt (gồ ghề, nhiều chướng ngại vật...)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố bên trong</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố giải phẫu: bất thường giải phẫu gân cơ, teo cơ, yếu cơ, mất thăng bằng...</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố liên quan đến tuổi tác: thoái hóa gân, giảm khả năng tự hồi phục gân cơ, xơ hóa gân, xơ hóa mạch máu,...</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố toàn thân: Các bệnh lý viêm khớp, sử dụng thuốc kháng sinh nhóm quinolon, viêm gân mạn tính...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm gân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người bệnh cần tránh các hoạt động gắng sức, các động tác kéo dài, lặp đi lặp lại. Cần có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn cũng như các động tác làm việc thoải mái, phù hợp với công việc.</p> <p style="text-align: justify;">Hoạt động vừa sức; tránh va đập, chấn thương; bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, duy trì cân nặng phù hợp là nguyên tắc cơ bản để dự phòng viêm gân.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hoạt động vừa sức; tránh va đập, chấn thương" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_hapacol241.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hoạt động vừa sức; tránh va đập, chấn thương</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm gân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán viêm gân chủ yếu dựa vào khám lâm sàng của bác sĩ. Có thể củng cố thêm bằng siêu âm, xét nghiệm máu. Các phương pháp khác có giá trị loại trừ các chẩn đoán ngoài viêm gân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ số viêm: CRP, máu lắng có thể tăng trong viêm gân do bệnh lý viêm khớp gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm cơ bản: Đánh giá bệnh lý kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm: Siêu âm là phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán viêm gân. Siêu âm giúp đánh giá tổn thương gân tốt, có thể đánh giá mức độ viêm và dự đoán nguy cơ đứt gân. Hình ảnh thường gặp của viêm gân trên siêu âm và giảm âm, tăng kích thước. Ngoài ra, siêu âm còn là phương tiện hướng dẫn tiêm tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">- Cộng hưởng từ: Cộng hưởng từ là phương pháp chụp hiện đại, đánh giá tốt nhất về tổn thương phần mềm. Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém, không sẵn có nên ít được chỉ định. Cần cân nhắc chụp cộng hưởng từ khi tổn thương không rõ ràng, nghi ngờ có các tổn thương khác kèm theo (đặc biệt ở bệnh nhân viêm quanh khớp vai) hoặc cần loại trừ các tổn thương u,…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cộng hưởng từ là phương pháp chụp hiện đại, đánh giá tốt nhất về tổn thương phần mềm" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_chup-cong-huong-tu-mri-theo-bao-hiem.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cộng hưởng từ là phương pháp chụp hiện đại, đánh giá tốt nhất về tổn thương phần mềm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xquang và cắt lớp vi tính: Để loại trừ tổn thương xương khi người bệnh có đau tại một vị trí.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng khoang</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương khớp</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm bao hoạt dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Chèn ép thần kinh</p> <p style="text-align: justify;">- Gút, giả gút</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn phần mềm</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp phản ứng</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp dạng thấp</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm gân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị không dùng thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các khuyến nghị về điều trị và tự chăm sóc cho bệnh viêm gân bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Nghỉ ngơi: Các bệnh nhân viêm gân cần được nghỉ ngơi để gân giảm viêm và phục hồi. Với những người bệnh có công việc lặp đi lặp lại, nên nghỉ một phút sau mỗi 15 phút làm việc và nghỉ năm phút sau mỗi 20 - 30 phút làm việc. Mức giảm này không nhiều nếu xét đến vai trò của nó trong việc ngăn ngừa đau đớn và tàn tật lâu dài. Một số người sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn khi bắt đầu điều trị. Bệnh nhân nên được khuyến cáo để ý thức về cơ thể của họ. Nếu người bệnh thâm gia một hoạt động nào đó mà họ cảm thấy đau đớn thì có lẽ họ đang vận động quá sức, cần giảm cường độ và thời gian vận động.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Các bệnh nhân viêm gân cần được nghỉ ngơi để gân giảm viêm và phục hồi" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20191230_105336_120651_nghi-ngoi.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Các bệnh nhân viêm gân cần được nghỉ ngơi để gân giảm viêm và phục hồi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh các động tác cho phù hợp. Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Ví dụ, liên quan đến lực tác động khi làm việc, nhân viên thu ngân được khuyến khích nhấn các phím thanh ghi càng nhẹ càng tốt và người sử dụng máy tính nên đảm bảo cổ tay của họ được đặt ở vị trí trung lập trong khi gõ. Các công ty lớn hơn và các tổ chức chính phủ thường có một chuyên gia sức khỏe nghề nghiệp sẵn sàng tư vấn cho nhân viên về các hoạt động của họ khi làm việc hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Các trường hợp viêm gân nặng, có thể cân nhắc sử dụng nẹp, nạng để giảm tải cho gân cơ khi thực hiện các động tác.</p> <p style="text-align: justify;">- Kéo giãn cơ, vận động nhẹ nhàng, thận trọng: Giãn cơ và di chuyển nhẹ các gân viêm trong phạm vi chuyển động tự nhiên của nó sẽ giúp giảm đau, ngăn chặn tình trạng ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Nó giúp duy trì phạm vi chuyển động tích cực, đảm bảo tính linh hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Chườm lạnh: Nước đá gây co mạch và được cho là giải quyết sự tăng sinh mạch bất thường của mô gân khi bị viêm. Kinh nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng chườm lạnh rất hữu ích cho bệnh lý về gân mặc dù lý do tại sao vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Chườm lạnh trong 15 - 20 phút nhiều lần mỗi ngày (cho phép ít nhất 45 phút giữa các lần chườm lạnh) và sau khi tham gia các hoạt động rất có lợi cho gân.</p> <p style="text-align: justify;">- &nbsp;Massage: Massage giúp kích thích tuần hoàn và hoạt động của tế bào, đặc biệt khi được thực hiện ở độ sâu thích hợp, từ đó làm nguyên bào sợi và tạo ra collagen mới. Stasinopoulos và Johnson báo cáo rằng áp dụng massage sâu vào gân ít nhất mười phút sau khi vận động mạnh đã đạt được kết quả làm giảm đau, tăng sức mạnh và tăng khả năng vận động. Một loạt các kỹ thuật xoa bóp có thể làm giảm các tín hiệu đau do hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, tăng cường tuần hoàn và cải thiện sức khỏe tổng thể của mô.</p> <p style="text-align: justify;">- Dinh dưỡng: Vitamin C, mangan và kẽm đều quan trọng đối với quá trình tổng hợp sản xuất collagen. Vitamin B6 và Vitamin E cũng có liên quan đến sức khỏe của gân. Khi bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trên, người bệnh sẽ có khả năng phục hồi gân tốt hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù tổn thương tế bào trong viêm gân khó có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng các phương pháp điều trị và khuyến nghị tự chăm sóc này có thể làm tăng sức mạnh của gân bằng cách ngừng tổn thương, tăng sinh collagen, giải quyết các thay đổi mạch máu quá mức, giảm tăng sinh và xơ hóa chất nền. Điều trị phù hợp với chứng viêm gân sẽ giúp loại bỏ hoặc giảm đáng kể cơn đau, tăng phạm vi vận động, tăng cường sức mạnh và đưa bệnh nhân trở lại các hoạt động hàng ngày bình thường và không bị đau cũng như giúp người bệnh dự phòng những đợt viêm tái phát về sau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị dùng thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Đây là loại thuốc phổ biến, giúp giảm tình trạng viêm, giảm đau cho người bệnh. Thuốc có hiệu quả tốt ở giai đoạn viêm gân cấp tính, hiệu quả kém hơn khi viêm gân mạn tính. Khi sử dụng nhóm thuốc này cần thận trọng ở người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid:&nbsp;Corticoid tiêm tại chỗ là một phương pháp có hiệu quả trong đợt viêm gân cấp. Thuốc giúp giảm viêm tại chỗ, song không nên lạm dụng tiêm nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Huyết tương giàu tiểu cầu: Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một can thiệp đầy hứa hẹn cho các tổn thương viêm gân. Schnabel và cộng sự đã chỉ ra rằng các gân được nuôi cấy trong môi trường huyết tương giàu tiểu cầu có khả năng phục hồi tốt. Huyết tương giàu tiểu cầu giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm viêm phần mềm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc ức chế enzyme metalloproteinase: Thuốc ức chế enzyme metalloproteinase là một biện pháp can thiệp gần đây khác đối với chứng viêm gân. Enzyme metalloproteinase là chất tham gia vào quá trình tái cấu trúc chất nền ngoại bào của các mô liên kết. Sự gia tăng hoạt động của chúng trong gây ra sự suy thoái gân được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm gân. Các chất ức chế metalloproteinase nhằm mục đích làm giảm hoạt động của enzym nhằm ngăn ngừa tổn thương viêm tiến triển.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Được chỉ định ở các trường hợp điều trị nội khoa không cải thiện. Phẫu thuật giúp phải phóng gân, loại bỏ bao xơ, khắc phục các tổn thương khác kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các gân chậm lành vì chúng có nguồn cung cấp mạch máu hạn chế. Việc chữa lành chứng viêm gân có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng, nhưng liệu pháp, nghỉ ngơi và dùng thuốc có thể thúc đầy quá trình này nhanh hơn. Bệnh viêm gân không ảnh hưởng đến tuổi thọ, song nó gây ra tình trạng hạn chế vận động, đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm gân nếu không được điều trị thích hợp có thể gây các biến chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Rách gân</p> <p style="text-align: justify;">- Xơ hóa gân</p> <p style="text-align: justify;">- Teo cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Mất chức năng vận động.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Lädermann A, Cunningham G, Chagué S, Charbonnier C. Sexual Activities as Risk Factors of Rotator Cuff Lesions: A Prospective Cohort Study. Sex Disabil. 2018;36(4):305-311.</p><p style="text-align: justify;">2. Le ADK, Enweze L, DeBaun MR, Dragoo JL. Current Clinical Recommendations for Use of Platelet-Rich Plasma. Curr Rev Musculoskelet Med. 2018 Dec;11(4):624-634.</p><p style="text-align: justify;">3. Aicale R, Bisaccia RD, Oliviero A, Oliva F, Maffulli N. Current pharmacological approaches to the treatment of tendinopathy. Expert Opin Pharmacother. 2020 Aug;21(12):1467-1477.</p><p style="text-align: justify;">4. Arnoczky SP, Lavagnino M, Egerbacher M. The mechanobiological aetiopathogenesis of tendinopathy: is it the over-stimulation or the under-stimulation of tendon cells? Int J Exp Pathol. 2007;88:217-226</p><p style="text-align: justify;">5. Brown R, Orchard J, Kinchington M, et al. Aprotinin in the management of Achilles tendinopathy: a randomised controlled trial. Br J Sports Med. 2006;40:275-279</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-gan-szjhb
Hội chứng chóp xoay
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng chóp xoay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chóp xoay là một nhóm gân tại khớp vai, được cấu tạo bởi 4 gân: cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai và cơ tròn bé. Đây là nhóm gân vô cùng quan trọng, nó tham gia vào tất cả các động tác của khớp vai cũng như giúp khới vai vững chãi, hạn chế nguy cơ trật khớp.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chóp xoay là một nhóm gân tại khớp vai, được cấu tạo bởi 4 gân" src="/ImagePath/images/20210918/20210918_cau-tao-cua-vai.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chóp xoay là một nhóm gân tại khớp vai, được cấu tạo bởi 4 gân</em></p> <p style="text-align: justify;">Khớp vai là một khớp động. Cùng với khớp háng, nó có tầm vận động lớn nhất trong cơ thể. Vì vậy, bệnh lý gân chóp xoay gặp rất nhiều trong thực hành lâm sàng. Tổn thương các gân chóp xoay rất đa dạng như: viêm gân. Viêm bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai, đứt gân bán phần, đứt gân toàn bộ… Tuổi tác đóng một vai trò quan trọng. Nếu ở người dưới 20 tuổi, tỷ lệ tổn thương gân chóp xoay là 9.7% thì ở những người trên 80 tuổi tỷ lệ này tăng lên 62% (người bệnh có thể có triệu chứng hoặc không). Tại Đức, một nghiên cứu tiền cứu trên 411 khớp vai không có triệu chứng cho thấy tỷ lệ phổ biến chung của vết rách gân chóp xoay là 23%- 31% ở những người 70 tuổi và 51% ở những người 80 tuổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng chóp xoay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các tác động bên ngoài:</p> <p style="text-align: justify;">Các hiểu biết về tổn thương gân chóp xoay cho thấy các tác động bên ngoài là nguồn gốc, khởi đầu cho sinh lý bệnh của tổn thương gân. Các tác động cơ học (ngã, va đập, vận động mạnh…) dẫn đến xung đột giữa các gân, mỏm cùng vai, hoặc chấn thương quá mạnh gây đụng dập đứt rách gân.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố nội tại:</p> <p style="text-align: justify;">Thoái hóa gân:&nbsp;Tình trạng thoái hóa các gân ảnh hưởng đến ổn định tổng thể của gân chóp xoay. Khi sự ổn định của gân chóp xoay bị ảnh hưởng, chỏm xương cánh tay dễ di lệch, hẹp khe giữa chỏm xương cánh tay và mỏm cùng vai. Do đó, các gân chóp xoay dễ bị tổn thương hơn dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài gây rách, viêm…</p> <p style="text-align: justify;">+ Thay đổi mạch máu</p> <p style="text-align: justify;">Một số nghiên cứu đã xác định các vùng giảm lưu thông trong gân chóp xaoy có thể dẫn đến thoái hóa gân. Tổn thương mạch máu làm giảm dòng máu đến mô mềm, giảm khả năng chữa lành cho gân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuổi, Giới tính và Di truyền</p> <p style="text-align: justify;">Về mặt mô học, những thay đổi gân chóp xoay liên quan đến tuổi bao gồm mất collagen và thoái hóa chất nhầy. Tỷ lệ bắt gặp bất thường gân chóp xoay tăng từ 5% - 10% ở bệnh nhân dưới 20 tuổi lên 30% - 35% ở những người trong thập kỷ thứ sáu và thứ bảy của cuộc đời và cao nhất là 60% - 65% ở bệnh nhân trên 80 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sức căng</p> <p style="text-align: justify;">Một nghiên cứu của Budoff và cộng sự đề xuất rằng chế độ chính của tổn thương gân chóp xoay xảy ra do sức căng lệch tâm liên tục tác động vào nhóm gân này. Khi sức căng không đều sẽ hình thành một số điểm yếu tại vòng chóp xoay dẫn đến tổn thương thoái hóa, viêm, đứt, rách…</p> <p style="text-align: justify;">- Nhân tố môi trường:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thể thao và nghề nghiệp</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố xã hội và môi trường là những yếu tố quan trọng tác động lên bệnh nhân mắc hội chứng chóp xoay. Các yếu tố rủi ro cơ học nghề nghiệp bao gồm các vị trí lao động chân tay đòi hỏi phải mang vác nặng, yêu cầu làm việc liên tục, các hoạt động công việc lặp đi lặp lại nói chung. Miranda và cộng sự đã báo cáo một nghiên cứu theo dõi kéo dài 20 năm về một nhóm người lao động ở Phần Lan đã chứng minh tác động hiệp đồng của nhiều yếu tố nguy cơ cơ học nghề nghiệp trong sự phát triển của bệnh lý chóp xoay hoặc đau vai. Các yếu tố thích hợp bao gồm các công việc phải sử dụng nhiều lực, tư thế của vai trong quá trình làm việc thực tế và các yêu cầu về hoạt động trên cao. Các hoạt động thể thao như bóng ném, bóng chuyền, tennis, cầu lông, bóng bàn… cũng gây nên những chấn thương gân chóp xoay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hút thuốc</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều nghiên cứu trong y văn đã chứng minh mối liên quan giữa liều lượng và thời gian giữa hút thuốc và rách gân chóp xoay. Một nghiên cứu năm 2010 đã đánh giá 586 người bệnh bị đau vai một bên, cho thấy ở nhóm rách gân chóp xoay có 2/3 số người hút thuôc lá thường xuyên. Các nghiên cứu khác cũng đã gợi ý mối tương quan giữa hút thuốc và thoái hóa gân chóp xoay, các triệu chứng rách và thậm chí là làm trầm trọng thêm vết rách trước đó.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Mối liên quan giữa liều lượng và thời gian giữa hút thuốc và rách gân chóp xoay đã được chứng minh" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20190831_155123_410059_hut-thuoc-la.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Mối liên quan giữa liều lượng và thời gian giữa hút thuốc và rách gân chóp xoay đã được chứng minh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý kèm theo:</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều tình trạng bệnh lý đóng một vai trò tiềm tàng trong sự phát triển và tiến triển của bệnh lý chóp xoay bao gồm: Đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, thừa cân béo phì, bệnh lý tuyến giáp, viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, giả viêm đa khớp gốc chi….)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm gân, đứt rách gân chóp xoay cấp tính có thể xảy ra sau khi có lực va đập mạnh, trực tiếp hoặc gián tiếp vào vai như: tai nạn va đập khớp vai vào bề mặt cứng, ném mạnh, bê vác nặng, ngã chống tay…</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, các chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại cũng làm suy yếu và tổn thương các gân.</p> <p style="text-align: justify;">Ở những người cao tuổi, bất thường giải phẫu gân, hút thuốc lá, có các bệnh lý kèm theo như trên… tổn thương gân chóp xoay có thể xảy ra mà không có yếu tố cơ học tác động rõ ràng hoặc các yếu tố này rất nhẹ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng chóp xoay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh lý chóp xoay là đau và giảm vận động khớp vai. Người bệnh đau âm ỉ liên tục, thường đau tăng về đêm và khi vận động. Các hoạt động như buộc tóc, chải tóc, cài khuy áo, lấy đồ vật trên cao… rất khó thực hiện. Đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ nhẹ nhàng, song nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Đa phần người bệnh tự uống thuốc ở nhà, xoa bóp, chườm nóng. Song các hoạt động này đôi khi có thể làm trầm trọng hơn tình trạng đau vai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh lý chóp xoay là đau và giảm vận động khớp vai" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_dau-vai-1490921460052.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh lý chóp xoay là đau và giảm vận động khớp vai</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi khám, bác sĩ có thể thấy một số điểm đau tại chỗ khi ấn tại khớp vai. Khớp không sưng nóng đỏ, không biến dạng. Nếu có sưng nóng đỏ khớp cần phải nghĩ đến bệnh lý viêm khớp. nhiễm trùng. Các động tác cả chủ động (người bệnh tự thực hiện) và thụ động (bác sĩ thực hiện cho bệnh nhân) đều hạn chế do đau. Nếu người bệnh đau ít mà vẫn không làm được các động tác, có thể người bệnh bị trật khớp, đông cứng khớp vai…</p> <p style="text-align: justify;">Do người bệnh mắc bệnh lý chóp xoay có biểu hiện chính là đau vai mà đau vai có thể do nhiều bệnh lý khác bên ngoài gây ra. Do vậy, bao giờ bác sĩ cũng khám thêm cột sống cổ và tim phổi. Đôi khi, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh phải chụp chiếu thêm các cơ quan này để loại trừ các bệnh lý phối hợp gây đau vai tương tự như chèn ép thần kinh tại cột sống cổ, u phổi, tràn khí màng phổi, nhồi máu cơ tim…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng chóp xoay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng có thể gặp ở người bệnh mắc bệnh lý chóp xoay:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau dai dẳng</p> <p style="text-align: justify;">- Co thắt, đông cứng khớp vai</p> <p style="text-align: justify;">- Teo cơ</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn chức năng cơ delta</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng chóp xoay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để dự phòng tổn thương khớp vai, tất cả mọi người cần tránh những vận động quá sức, tránh va đập chấn thương, tạo môi trường làm việc thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp khi làm việc, hạn chế khói thuốc và điều trị các bệnh lý nền kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;">Tập thể dục vừa phải, đều đặn hàng ngày giúp các gân chóp xoay chắc khỏe, tránh chấn thương gân.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tập thể dục vừa phải, đều đặn hàng ngày giúp các gân chóp xoay chắc khỏe" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_tap-the-duc.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tập thể dục vừa phải, đều đặn hàng ngày giúp các gân chóp xoay chắc khỏe</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng chóp xoay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh lý chóp xoay dựa vào triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Trong đó chẩn đoán hình ảnh (đặc biệt là siêu âm và cộng hưởng từ) đóng vai trò quang trọng hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán hình ảnh có vai trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán bệnh, chẩn đoán loại trừ, tiên lượng và tham gia vào điều trị bệnh lý chóp xoay.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm là phương pháp dễ áp dụng, sẵn có, chi phí thấp, an toàn, có thể làm tại chỗ. Phương pháp này đánh giá tốt cấu trúc gân. Các hình ảnh gặp trên siêu âm bệnh lý chóp xoay thường là gân tăng kích thước, giảm âm, có thể mất tính liên tục trong đứt rách gân, xung quanh gân có thể có dịch, đôi khi có các cấu trúc tăng âm do lắng đọng tinh thể… Tuy nhiên, khi siêu âm, người bệnh cần để khớp vai ở một số tư thế đặc biệt để các gân được nhìn thấy rõ hơn. Trong trường hợp người bệnh đau, khó phối hợp với bác sĩ, hình ảnh đánh giá sẽ kém chính xác hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang</p> <p style="text-align: justify;">Xquang giúp đánh giá các bệnh lý kèm theo như thoái hóa khớp, vôi hóa phần mềm xung quanh khớp vai, hẹp khoang dưới mỏm cùng vai…</p> <p style="text-align: justify;">- Cộng hưởng từ</p> <p style="text-align: justify;">Cộng hưởng từ là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý chóp xoay. Hình ảnh cộng hưởng từ có thể hiển thị kích thước, vị trí, độ co rút, teo cơ, những thay đổi mãn tính ở gân và cơ, tình trạng viêm, đứt, rách gân....Tất cả những yếu tố này giúp bác sĩ đánh giá toàn diện về tổn thương khớp vai, lên kế hoạch phẫu thuật nếu có chỉ định.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cộng hưởng từ là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý chóp xoay" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_chup-mri-co-duoc-bao-hiem-ho-tro.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cộng hưởng từ là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý chóp xoay</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm không có giá trị chẩn đoán bệnh song giúp tìm các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác và đánh giá chức năng cơ bản để điều trị thuốc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa khớp vai</p> <p style="text-align: justify;">- Đông cứng khớp vai,</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm gân nhị đầu</p> <p style="text-align: justify;">- Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp cùng vai đòn</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn khớp, lao khớp</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương: trật khớp vai, tổn thương xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý ngoài khớp vai: Thoái hóa cột sống cổ, chèn ép thần kinh, tổn thương đám rối cánh tay, u phổi, tràn khí màng phổi, nhồi máu cơ tim…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng chóp xoay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Với các tổn thương viêm gân đa phần đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Những tổn thương có đứt, rách gân… hẹp khoang mỏm cùng vai cần cân nhắc phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, tỷ lệ thành công của điều trị bảo tồn đối với rách gân dao động từ 33% đến 82%.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị không dùng thuốc</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh, gắng sức, lặp đi lặp lại. Tránh va đập chấn thương. Trong giai đoạn cấp, không nên chiếu đèn hoặc chườm nóng tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tránh thuốc lá, rượu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu: Tập phục hồi chức năng giúp ổn định khớp vai và các gân chóp xoay, tăng khả năng vận động khớp cũng như giảm đau và tạo điều kiện để gân phục hồi.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_153945phuc-hoi-chuc-nang.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị thuốc</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc lựa chọn hàng đầu đối với các bệnh nhân mắc bệnh lý chóp xoay. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm phù nề. Khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid cần chú ý đến các bệnh lý nền của người bệnh để lựa chọn hợp lý.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêm corticoid: Tiêm corticoid được chỉ định cho các trường hợp viêm gân, vôi hóa trong gân. Không nên tiêm corticoid tại chỗ ở những bệnh nhân có đứt, rách gân do có nguy cơ làm vết rách nặng hơn</p> <p style="text-align: justify;">+ Huyết tương giàu tiểu cầu: Huyết tương giàu tiểu cầu được tách từ chính máu của người bệnh giúp cải thiện và phục hồi gân cũng như chống viêm tại chỗ. Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, các tiểu cầu bổ sung thêm các yếu tố tăng trưởng vào vị trí tiêm trong bảy đến mười ngày. Các yếu tố này có hoạt tính sinh học và kích thích hình thành mạch, biểu mô hóa, biệt hóa tế bào, tăng sinh và hình thành chất nền ngoại bào.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tế bào gốc: Nghiên cứu tế bào gốc đang phát triển nhanh chóng và cho thấy có thể cải thiện đáng kể việc điều trị bệnh lý gân thông qua liệu pháp tế bào. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện còn hạn chế ở người và không có nhiều thử nghiệm lâm sàng tồn tại.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị phẫu thuật có xu hướng hiệu quả nhất ở những bệnh nhân đã thất bại: các triệu chứng dai dẳng hoặc tồi tệ hơn mặc dù điều trị nội khoa tối đa ít nhất 4 đến 6 tháng. Phẫu thuật giúp nối các gân bị đứt, lấy vôi hóa, khắc phục các tổn thương khác kèm theo (hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, đông cứng khớp vai…)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đa số các bệnh nhân mắc bệnh lý chóp xoay phục hồi tốt nếu được điều trị phù hợp. 75% người bệnh không cần can thiệp phẫu thuật.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Wolff AB, Sethi P, Sutton KM, Covey AS, Magit DP, Medvecky M. Partial-thickness rotator cuff tears. J Am Acad Orthop Surg. 2006 Dec;14(13):715-25.</li><li style="text-align: justify;">Weiss LJ, Wang D, Hendel M, Buzzerio P, Rodeo SA. Management of Rotator Cuff Injuries in the Elite Athlete. Curr Rev Musculoskelet Med. 2018 Mar;11(1):102-112.</li><li style="text-align: justify;">Harrison AK, Flatow EL. Subacromial impingement syndrome. J Am Acad Orthop Surg. 2011 Nov;19(11):701-8</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-chop-xoay-sabmw
Tai biến mạch máu não
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tai biến mạch máu não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay còn gọi là đột quỵ não (Strocke) là tình trạng thiếu sót thần kinh xảy ra đột ngột và có đặc tính là tổn thương mạch máu. Cho đến nay, TBMMN vẫn là bệnh lý thường gặp với tủy lệ tử vong cao và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người bệnh tuổi trưởng thành.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên thế giới tỷ lệ TBMMN hiện mắc vào khoảng 1,3‰, tỷ lệ mới mắc là 22/100.000 người/năm. Đột quỵ&nbsp;não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 ở Mỹ, với khoảng 795.000 ca đột quỵ ở Mỹ mỗi năm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tai biến mạch máu não" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_tai-bien-mach-mau-nao-9.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tai biến mạch máu não</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cùng với sự gia tăng dân số tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Do vậy tỷ lệ người bệnh mắc TBMMN không ngừng tăng. Tỉ lệ mắc TBMMN ở nước ta là 75/100.000 dân, tỉ lệ mới mắc là 53/100.000 dân (Nghiên cứu tại miền Bắc và miền Trung - Trường ĐHY Hà Nội).</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến đột quỵ vẫn ở mức cao, với chi phí ước tính khoảng 34 tỷ đô la mỗi năm cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc men và những ngày nghỉ làm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại đột quỵ não</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhồi máu não (thiếu máu cục bộ não): chiếm khoảng 85% TBMMN.</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất huyết não (chảy máu não): chiếm khoảng 15%TBMMN.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tai biến mạch máu não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu não (Cerebral Infarction):&nbsp;</strong>Triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não đa dạng theo vị trí mạch tắc.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhồi máu động mạch não trước (Anterior Cerebral Artery&nbsp;Infarction - ACAI).</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường đi cùng nhồi máu động mạch não giữa do liên quan giải phẫu. Nhồi máu ACAI thuần túy là hiếm gặp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người bên đối diện ưu thế chân, câm giai đoạn đầu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Liệt nửa người bên đối diện ưu thế chân, câm giai đoạn đầu." src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20210624_140814_430022_liet-nua-nguoi-do-t.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Liệt nửa người bên đối diện ưu thế chân, câm giai đoạn đầu.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng thùy trán: thờ ơ, vô cảm, rối loạn hành vi, phản xạ nắm …</p> <p style="text-align: justify;">+ Thất ngôn Broca nếu tổn thương bán cầu ưu thế.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhồi máu động mạch não giữa (Middle Cerebral Artery&nbsp;Infarction - MCAI).</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người bên đối diện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm cảm giác nửa người bên đối diện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân thờ ơ vô cảm, đôi khi lú lẫn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thất ngôn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhồi máu động mạch não sau (Posterior Cerebral Artery&nbsp;Infarction - PCAI).</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng thị giác là triệu chứng nổi bật: Bán manh đồng danh. Nếu tổn thương cả 2 bên thì mù vỏ não.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra bệnh nhân còn mất khả năng đọc, có thể rối loạn trí nhớ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm cảm giác nông - sâu nửa người bên đối diện, đau nửa người bên đối diện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhồi máu tiểu não (Cerebellar Infarction).</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau đầu , nôn , chóng măt, rối loạn thăng bằng.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có triệu chứng khác tùy theo mức độ tổn thương như: rối loạn ý thức, co giật, hôn mê… thường gặp trong nhồi máu não diện rộng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xuất huyết não (Intracerebral Hemorrhage)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thường khởi phát đột ngột các triệu chứng, số ít khởi phát từ từ tăng dần.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng khi khởi phát:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau đầu: bệnh nhân đột ngột đau đầu ở các mức độ khác nhau.</p> <p style="text-align: center;"><img alt=" Đau đầu: bệnh nhân đột ngột đau đầu ở các mức độ khác nhau." src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20190603_034602_323403_headache.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau đầu: bệnh nhân đột ngột đau đầu ở các mức độ khác nhau.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nôn: nôn và buồn nôn là dấu hiệu thường gặp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn ý thức: bệnh nhân có thể rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, thậm chí có bệnh nhân sau 1 vài phút xuất hiện hôn mê và dẫn đến tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơn co giật: thường gặp với chảy máu thùy.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu sót thần kinh khác tùy theo vị trí tổn thương như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn cảm giác nửa người bên đối diện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng màng não: gáy cứng, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chảy máu tiểu não đôi khi chỉ là hội chứng tiểu não: chóng mặt, rối loạn tư thế, đau đầu, nôn …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tai biến mạch máu não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng sau TBMMN cấp là:</p> <p style="text-align: justify;">- TBMMN tái phát</p> <p style="text-align: justify;">- Động kinh</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường tiết niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Vết loét do tì đè</p> <p style="text-align: justify;">- Huyết khối tĩnh mạch sâu</p> <p style="text-align: justify;">- Thuyên tắc phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Trầm cảm</p> <p style="text-align: justify;">- Lo lắng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Tai biến mạch máu não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi: nguy cơ TBMMN tăng theo lứa tuổi, tăng vọt hơn sau tuổi 50. Mức độ tích lũy yếu tố nguy cơ tăng dần theo lứa tuổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguy cơ TBMMN tăng theo lứa tuổi, tăng vọt hơn sau tuổi 50" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-dot-quy-va-nhung-con-so-biet-noi-1-15350189972001635792998.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguy cơ TBMMN tăng theo lứa tuổi, tăng vọt hơn sau tuổi 50</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giới: nguy cơ nam giới mắc TBMMN cao hơn nữ giới (khoảng 1,5 lần). Ở tuổi trẻ, phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao hơn hoặc cao hơn nam giới, mặc dù ở độ tuổi lớn hơn, nguy cơ tương đối cao hơn đối với nam giới. Nguy cơ đột quỵ cao hơn ở phụ nữ ở độ tuổi trẻ hơn có thể phản ánh những rủi ro liên quan đến mang thai và tình trạng sau khi sinh, cũng như các yếu tố nội tiết tố khác, chẳng hạn như sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố.</p> <p style="text-align: justify;">- Chủng tộc: người dân da đen có nguy cơ cao hơn hẳn so với dân da trắng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình: Cha mẹ mắc TBMMN làm tăng nguy cơ mắc hơn ở con cái. Đây là yếu tố nguy cơ cho ta hướng dự phòng.</p> <p style="text-align: justify;">- Di truyền: Người sinh đôi cùng trứng có nguy cơ mắc TBMMN cao hơn gấp năm lần người sinh đôi khác trứng mà trong đó đã có một người mắc TBMMN.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp: đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong TBMMN , đặc biệt với đột quỵ chảy máu não. Tăng huyết áp gây tổn thương cấu trúc thành mạch kết hợp các mảng các mảng xơ vữa, tạo huyết khối tắc mạch (cơ chế gây thiếu máu cục bộ não), tạo các phình mạch nhỏ trong não (dễ gây xuất huyết não). Khi HATT ≥ 160mmHg và/hoặc HATTr ≥ 95mmHg thì nguy cơ TBMMN tăng 3,1 lần (ở nam) và 2,9 lần (ở nữ) so với người có huyết áp bình thường. Điều trị tăng huyết áp, dù bằng thuốc hay thay đổi lối sống, vẫn là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để giảm nguy cơ đột quỵ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý tim mạch: rung nhĩ, bệnh tim do thấp,van tim nhân tạo…. Rung nhĩ (AF) từ lâu đã được công nhận là một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ, và điều này chỉ gia tăng khi dân số già đi. Số ca đột quỵ liên quan đến AF đã tăng gần gấp ba lần trong ba thập kỷ qua.&nbsp; Mối liên quan giữa AF và đột quỵ từ lâu đã được giả định là do máu ứ lại trong tâm nhĩ trái&nbsp; hình thành huyết khối và tắc mạch đến não.</p> <p style="text-align: justify;">- Đái tháo đường: Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ độc lập của đột quỵ não, với nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần đối với bệnh nhân đái tháo đường, và đột quỵ não chiếm khoảng 20% ​​trường hợp tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiền tiểu đường cũng có nhiều nguy cơ bị đột quỵ não. Việc kiểm soát G máu giai đoạn đột quỵ não cũng giảm nguy cơ tổn thương não tiến triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn lipid máu: Mối quan hệ giữa rối loạn lipid máu và nguy cơ đột quỵ rất phức tạp, tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ với tăng cholesterol toàn phần và giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ với tăng HDL cholesterol.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc lá và lạm dụng các chất bất hợp pháp, bao gồm cocaine, heroin, amphetamine và thuốc lắc, có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết.</p> <p style="text-align: justify;">- Béo phì: Béo phì có liên quan đến các yếu tố nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp và tiểu đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Hoạt động thể lực: Những người hoạt động thể chất có nguy cơ đột quỵ và tử vong do đột quỵ thấp hơn những người không hoạt động.&nbsp; Mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và đột quỵ có thể là do giảm huyết áp, giảm bệnh tiểu đường và giảm trọng lượng cơ thể dư thừa.</p> <p style="text-align: justify;">- Rượu: Mối quan hệ của việc uống rượu với nguy cơ đột quỵ phụ thuộc vào loại đột quỵ. Có bằng chứng về mối quan hệ giữa việc uống rượu và nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, với việc liều lượng rượu mức độ nhẹ đến trung bình (tối đa 2 ly mỗi ngày ở nam giới và tối đa một ly mỗi ngày ở phụ nữ) sẽ bảo vệ chống lại đột quỵ và&nbsp; liều lượng rượu mức độ nặng uống rượu liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Uống nhiều rượu có liên quan đến tăng huyết áp, cũng như kiểm soát huyết áp kém ở bệnh nhân tăng huyết áp uống rượu</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Tai biến mạch máu não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Kiểm soát yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được góp phần giảm tỉ lệ mắc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tai biến mạch máu não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thoả mãn các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Lâm sàng: Dựa theo định nghĩa về đột quỵ não của Tổ chức Y tế Thế Giới (1989).</p> <p style="text-align: justify;">+ Khởi đầu đột ngột, cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có dấu hiệu thần kinh khu trú.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Không do chấn thương.</p> <p style="text-align: justify;">- Cận lâm sàng: Dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ xác định là đột quỵ não.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu não (Cerebral Infarction)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán hình ảnh trong nhồi máu não:</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT Scanner sọ não) không têm thuốc cản quang: đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được lựa chọn đầu tiên khi nghĩ đến tai biến mạch não vì thực hiện nhanh chóng, giá thành thấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể phân biệt nhanh nhồi máu não và chảy máu não.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuy nhiên những giờ đầu của nhồi máu não thường không thấy được và tổn thương vùng thân não và tiểu não không rõ ràng trên phim chụp.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não - mạch máu: có thể phát hiện những tổn thương nhồi máu não ngay những phút đầu , tuy nhiên đây là phương pháp thực hiện nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều điều kiện về cơ sở và con người không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não - mạch máu" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_chup-mri-u-nao-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não - mạch máu</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xuất huyết não (Intracerebral Hemorrhage)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chuẩn đoán hình ảnh trong chảy máu não:</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT Scanner sọ não) không têm thuốc cản quang: ngay lập tức phát hiện chảy máu trong nhu mỗ não, máu trong não thất, máu trong khoang dưới nhện. hình ảnh thoát vị nhu mô não do đè đẩy.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính mạch mãu não: Đánh giá tốt về mạch máu não trong trường hợp vỡ phình mạch não ( gặp nhiều&nbsp;ở người trẻ), vỡ dị dạng mạch não (thông động tĩnh mạch não…). Chống chỉ định với bệnh nhân dị ứng với chất cản quang.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp MRI sọ não&nbsp;thường ít ưu việt hơn so 2 phương pháp trên tuy nhiên trường hợp chảy máu, tế bào hồng cầu đã thoái hóa hết có thể không thấy được trên chụp cắt lớp vi tính nhưng có thể thấy được trên chụp MRI.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tai biến mạch máu não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu não (Cerebral Infarction)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đối với đột quỵ nhồi máu não, trong vòng 4,5 giờ sau khi khởi phát đột quỵ, có thể dùng thuốc điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch nếu không có chống chỉ định</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có thể kết hợp lấy huyết khối cơ học, có thể kéo dài đền 6 giờ sau đột quỵ.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị triệu chứng, kiểm soát yếu tố nguy cơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Dinh dưỡng.</p> <p style="text-align: justify;">- Phòng biến chứng trong qua trình điều trị: loét, viêm phổi hít, nhiễm khuẩn tiết niệu…</p> <p style="text-align: justify;">- Tập phục hồi chức năng sớm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tập phục hồi chức năng sớm" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_tai-bien-mach-mau-nao-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tập phục hồi chức năng sớm</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xuất huyết não (Intracerebral Hemorrhage)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xử trí y tế sớm tích cực khi ở bệnh viện&nbsp;đã được chứng minh là có tác động trực tiếp đến tỷ lệ mắc và tử vong sau ICH. Mục tiêu trước mắt sau khi chẩn đoán là giảm thiểu nguy cơ chảy máu và mở rộng khối máu tụ trong vòng 24 đến 72 giờ đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;">- Các hướng dẫn về đột quỵ khuyến nghị kiểm soát huyết áp xuống HATBMMNr &lt;180 mmHg ở những người có HATBMMNr trong trên 180 mmHg.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thử nghiệm ngẫu nhiên đã chứng minh việc kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt có lợi cho tiên lượng của bệnh; tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn đã cho thấy tỷ lệ tử vong gia tăng ở những người bị hạ đường huyết. Bệnh nhân đến bệnh viện bị co giật nên được quản lý bằng thuốc chống co giật: phenytoin, levetiracetam....</p> <p style="text-align: justify;">- Chống phù não: Mannitol đường tĩnh mạch…</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị khác: Giữ đầu bệnh nhân nghiêng 30 độ, giảm đau thích hợp, thuốc nhuận tràng, an thần, phòng loét ...</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật:</p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật loại bỏ khối máu đông, mở sọ giảm áp cho những bệnh nhân được lựa chọn khi khối máu tụ lớn gây chèn ép gây rối loạn ý thức ngay từ đầu hoặc trong quá trình điều trị ý thức giảm dần không cải thiện.</p> <p style="text-align: justify;">Đẫn lưu não thất: thường trong trường hợp có tràn máu não thất gây giãn não thất.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị can thiệp mạch trọng trường hợp xuất huyết não do vỡ phình mạch...</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tai-bien-mach-mau-nao-sowqs
Xơ cứng rải rác
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Xơ cứng rải rác </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xơ cứng rải rác (MS) là một bệnh tự miễn của hệ thần kinh trung ương gây thiếu sót thần kinh từng đợt hoặc mạn tính. Các thiếu sót thần kinh này là biểu hiện của đa tổn thương riêng biệt do hủy Myelin, gọi là các mảng, xảy ra chủ yếu ở não, tủy sống, hoặc thần kinh thị giác. Mỗi thiếu sót thần kinh xảy ra phụ thuộc vào vị trí, kích thước và độ nặng của các mảng này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xơ cứng rải rác (MS) là một bệnh tự miễn của hệ thần kinh trung ương gây thiếu sót thần kinh từng đợt hoặc mạn tính" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_xo-cung-rai-rac-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xơ cứng rải rác (MS) là một bệnh tự miễn của hệ thần kinh trung ương gây thiếu sót thần kinh từng đợt hoặc mạn tính</em></p> <p style="text-align: justify;">Khoảng 400.000 người ở Hoa Kỳ và 2,5 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh đa xơ cứng. Căn bệnh này phổ biến hơn ở nữ giới gấp ba lần so với nam giới. Trong khi độ tuổi khởi phát thường từ 20 đến 40 tuổi, bệnh có thể biểu hiện ở mọi lứa tuổi. Gần 10% các trường hợp xuất hiện trước 18 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">MS xảy ra nhiều ở các nước có khi hậy lạnh với tỉ lệ mắc cao nhất ở các vùng giữa vĩ tuyến 45 và 65 ở Bắc hoặc Nam bán cầu tỷ lệ mắc trung bình khoảng 30/100.000 dân. Thấp nhất ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi với tỉ lệ 5/100.000 dân. Các quan sát ghi nhận các yếu tố nhạy cảm di truyền thay đổi giữa các quần thể con người khác nhau ngoài vĩ độ cũng đã được ghi lại, cho thấy các yếu tố di truyền tương tác với môi trường chưa được hiểu rõ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Xơ cứng rải rác </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Căn nguyên chính xác của MS vẫn chưa được biết. Các yếu tố liên quan đến bệnh sinh thường được nhóm thành ba loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố miễn dịch: MS là một bệnh tự miễn. Mặc dù có nhiều cơ chế giả thuyết được đề xuất khác nhau, cơ chế này được công nhận liên quan đến các tế bào T CD4.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cơ chế này được công nhận liên quan đến các tế bào T CD4" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20200423_te-bao-CD4-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơ chế này được công nhận liên quan đến các tế bào T CD4</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố môi trường: MS xảy ra nhiều ở các nước có khi hậu&nbsp;lạnh với tỉ lệ mắc cao nhất ở các vùng giữa vĩ tuyến 45 và 65 ở Bắc hoặc Nam bán cầu. Thiếu vitamin D được coi là nguyên nhân có thể gây ra khuynh hướng này. Có khả năng có những tương tác phức tạp giữa các yếu tố môi trường khác nhau với di truyền của bệnh nhân và hiểu được những con đường này là một lĩnh vực đang được nghiên cứu.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố di truyền: Có nhiều nguy cơ mắc MS hơn ở những bệnh nhân có họ hàng gần với người mắc MS. Hệ số di truyền được ước tính là từ 35 đến 75%. Nguy cơ cùng mắc MS cao hơn ở anh em sinh đôi cùng trứng (20-30%) so với cặp sinh đôi khác trứng là 5%. Nguy cơ nác MS của trẻ sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc MS cao hơn từ 10 - 20 lần so với dân số chung.&nbsp;Kháng nguyên bạch cầu người (HLA) DRB1 * 1501 có mối tương quan chặt chẽ với bệnh đa xơ cứng và là một trong những alen được nghiên cứu nhiều nhất liên quan đến liên kết MS.</p> <p style="text-align: justify;">Người ta chưa xác định được chính xác được kháng nguyên nào trong hệ thần kinh trung ương bị tế bào lympho T tấn công trong bệnh MS. Nhưng chắc chắn rằng myelin là mô bị tổn thương rõ ràng nhất trong các mảng xơ cứng của bệnh, và sự hiện diện của kháng thể chống protein cơ bản của Myelin trong dịch não tủy ở trên 90% bệnh nhân MS đang hoạt động so với chỉ 2% ở nhóm chứng. Tuy nhiên các mô thần kinh khác bao gồm cả sợi trục cũng bị tổn thương trong MS. Các kháng nguyên được đề cập: glycoprotein myelin của oligodendrocyte, protein proteolipid, protein kết hợp myelin ….</p> <p style="text-align: justify;">Trong đợt cấp MS, tế bào lympho T CD4 được hoạt hóa đầu tiên và gắn vào thành trong tiểu động mạch của hệ thần kinh trung ương, đây là quá trình trung gian của một số phân tử kết dính hiện diện trong nội mô mạch máu. Quá trình này tác động ngược lại các tế bào nội mô, phá vỡ tính toàn vẹn của hàng rào máu - não, cho phép tế bào lympho T xuyên qua thành mạch máu vào mô thần kinh trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">Các tế bào T này phản ứng phản ứng với kháng nguyên tại mô thần kinh giải phóng các cytokines gây ra phản ứng viêm tai chỗ, phá vỡ hàng rào máu - não hơn nữa dẫn đến tạo điều kiện tế bào CD4 dễ dàng xâm nhập hơn nữa. Sự phối hợp tấn công của các tế bào lympho gây độc tế bào và các cytokines gây hỷ myelin cục bộ, đứt đoạn sợi trục.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Xơ cứng rải rác </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dựa vào kiểu bệnh và diễn biến lâm sàng mà MS được chia thành các thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Tái phát - thuyên giảm: chiếm 70 - 80% bệnh nhân MS. Bệnh nhân có nhứng đợt bệnh riêng biệt với những thiếu sót thần kinh tiến triển trong và ngày, sau đó kéo dài từ vài ngày đến vài tuần sau đó thoái lui. Bệnh nhân có thể hồi phục một&nbsp;phần hoặc hoàn toàn. Dạng này thường không thể chẩn đoán ngay lần đầu tiên nhập viện. Các đợt tái phát sau sẽ nặng hơn các đợt trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiến triển tiên phát:&nbsp;chiếm 15% bệnh nhân MS có biểu hiện xấu dần từ khi khởi phát, không tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiến triển thứ phát: ở 5% bệnh nhân, tình trạng xấu đi dần dần với các đợt tái phát chồng chất xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Dạng lành tính: Dưới 10 người mắc MS, chỉ có một vài lần tái phát trong cả cuộc đời và thời gian dài không có triệu chứng. Đây là dạng ít nghiêm trọng nhất của MS.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các hội chứng lâm sàng của xơ cứng rải rác</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân đôi khi không đến thăm khám trong đợt hoặc những đợt đầu tiên của bệnh do những triệu trứng những đợt đầu có thể nhẹ và thoái lui sớm. Do đó, việc khai thác tiền sử chi tiết là rất quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thị giác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giảm hoặc mất thị lực do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20201107_013059_184156_untitle-viem-thi-th.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giảm hoặc mất thị lực do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thường ở 1 mắt</p> <p style="text-align: justify;">+ Khởi phát đột ngột: có thể thấy sau ngủ dậy, hoặc thị lực giảm dần đến mù diễn biến trong ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân thường than phiền nhức mắt đặc biệt khi vận động nhãn cầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn nhìn màu ví dụ nhìn màu đỏ thành màu xanh…</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn cấp đáy mắt thường bình thường. Gai thị giác nhạt màu xuất hiện từ tuần thứ 2 kèm theo giảm thị lực,</p> <p style="text-align: justify;">+ Thị trường thay đổi với ám điểm trung tâm.</p> <p style="text-align: justify;">+Triệu chứng này thường có ở khoảng 20-30% số bệnh nhân MS.</p> <p style="text-align: justify;">+Hầu hết số trường hợp triệu chứng cải thiện sau 1 tuần và bệnh nhân sẽ hồi phục ở phần nào đó: khoảng 1/3 số trường hợp hồi phục hoàn tòan, 1/3 số trường hợp hồi phục 1 phần đáng kể và 1/3 số trường hợp gần như không hồi phục. Độ nặng triệu chứng ban đầu liên quan khả năng hồi phục sau này.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhìn đôi do tổn thương dây vận nhãn (dây VI hoặc dây III).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thiếu sót vận động do tổn thương bó tháp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Gặp ở khoảng 20% số bệnh nhân MS với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Tùy theo vị trí tổn thương ở bó tháp mà lâm sàng có thể biểu hiện liệt mooyj chi, nửa người hay tứ chi.</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu babinki thường dương tính, tăng phản xạ gân xương, mất phản xạ da bụng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn cảm giác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện dị cảm: tê bì, châm chích, cảm giác kiến bò trên da, bỏng rát…</p> <p style="text-align: justify;">- Đôi khi có dấu hiệu kín đáo như rối loạn cảm giác 1 đoạn chi.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương dây V: giảm, mất cảm giác, hoặc đau nửa mặt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng tiểu não: thất điều, run ….</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng tiền đình: chóng mặt, rung giật nhãn cầu …</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn cơ tròn bàng quang và sinh dục</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu sót , tiểm dầm, tiểu không tự chủ, bí tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Táo bón.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo ở nữ.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh ở nam.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liệt VII ngoại biên</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn tâm thần: lo âu, trầm cảm,…</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiến triển của MS</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trừ MS thể lành tính, các thể còn lại tiến triển không dự báo trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn cuối các triệu chứng vận động cảm giác,cơ tròn…ngày càng nặng nề với nhiều biến chứng có thể tử vong do bội nhiễm, suy dinh dưỡng, viêm phổi hít…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Xơ cứng rải rác </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Cận lâm sàng:</strong> Không có phương pháp chẩn đoán hình ảnh não đặc hiệu</p> <p>- Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể bất thường trên phim chụp MRI ở 80% bệnh nhân MS với những mảng mất myelin xuất hiện (tổn thương khu trú tăng tín hiệu trên T2, không thay đổi hoặc giảm tín hiệu T1).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI)&nbsp;có thể bất thường trên phim chụp MRI ở 80% bệnh nhân MS" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_chup-mri-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI)&nbsp;có thể bất thường trên phim chụp MRI ở 80% bệnh nhân MS</em></p> <p>+ Vị trí tổn thương: chất trắng hệ thống thần kinh trung ương, tập trung quanh não thất bên và vùng thân não với đặc điểm.</p> <p>+ Các tổn thương khác: nhồi máu lỗ khuyết, viêm tủy lan tỏa cấp… cũng có hình ảnh hủy myelin.</p> <p>- Dịch não tủy: khoảng 50% bệnh nhân MS mới khởi phát, và 90% bệnh nhân MS mạn tính thấy bất thường về dịch não tủy.</p> <p>+ Tăng nhẹ Protein dưới 1g/L.</p> <p>+ Tăng tế bào Lymphocyte vừa phải &lt;50 bạch cầu/ mm<sup>3</sup></p> <p>+ Tăng gamaglobulin miễn dịch.</p> <p>- Điện thế kích thích gợi thị giác: thấy bất thường ở khoảng 70-80% bệnh nhân MS. Thấy kéo dài thời gian tiềm các đáp ứng vỏ não, giảm biên độ hoặc mất đáp ứng cũng có thể đặt ra.</p> <p><strong>Chẩn đoán phân biệt của xơ cứng rải rác</strong></p> <p>- Các hội chứng viêm nhiễm thần kinh trung ương khác như: viêm dây thần kinh thị giác, viêm tủy thần kinh Devic và viêm tủy cắt ngang một phần…</p> <p>- Các hội chứng viêm và tự miễn dịch nói chung như: lupus ban đỏ hệ thống, u hạt Wegener, sarcoidosis và hội chứng Sjogren….</p> <p>- Các căn nguyên truyền nhiễm như bệnh Lyme, bệnh giang mai, HIV và vi rút herpes…</p> <p>- Căn nguyên mạch máu như thiếu máu cục bộ não mạch máu nhỏ…</p> <p>- Các nguyên nhân chuyển hóa bao gồm thiếu vitamin và bệnh tuyến giáp..</p> <p>- Các nguyên nhân di truyền không phổ biến bao gồm bệnh tế bào ty thể, bệnh Alexander, chứng liệt cứng di truyền…</p> <p>- Nguyên nhân ung thư bao gồm khối u ác tính thần kinh trung ương nguyên phát hoặc di căn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Xơ cứng rải rác </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị đợt cấp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp glucocorticoid liều cao, ngắn hạn cho bệnh nhân bị đợt cấp MS cấp tính. Các lựa chọn cho methylprednisolone tiêm tĩnh mạch hoặc prednisone đường uống:</p> <p style="text-align: justify;">+ Methylprednisolone 1000 mg tiêm tĩnh mạch mỗi ngày trong năm ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Prednisone đường uống 1000-1250 mg uống mỗi ngày trong 5 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sinh khả dụng của prednisone uống (1250 mg) dường như ngang bằng với methylprednisolone tiêm tĩnh mạch (1000 mg).</p> <p style="text-align: justify;">+ Tác dụng ngoại ý:&nbsp;Liệu pháp glucocorticoid liều cao trong thời gian ngắn có tương đối ít tác dụng phụ ở hầu hết bệnh nhân, mặc dù thay đổi trạng thái tâm thần, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng và rối loạn dạ dày là những biến chứng tiềm ẩn. Để giảm thiểu những tác dụng phụ này, có thể sử dụng dự phòng thuốc ức chế bơm proton vào buổi sáng và clonazepam liều thấp vào ban đêm khi điều trị bằng glucocorticoid.</p> <p style="text-align: justify;">- Trao đổi huyết tương: điều trị bằng PLEX cho những bệnh nhân triệu chứng thần kinh cấp tính, trầm trọng do các cơn MS có đáp ứng kém với điều trị bằng glucocorticoid liều cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Hấp thụ miễn dịch: là một phương pháp hấp thụ loại bỏ các tự kháng thể đang lưu hành. Ngược lại với PLEX, loại bỏ không chọn lọc các protein huyết tương khỏi tuần hoàn, quá trình hấp thụ miễn dịch liên kết có chọn lọc và loại bỏ các globulin miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị lâu dài</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Interferon: tác nhân điều hòa miễn dịch, bao gồm hai loại interferon beta-1a và interferon beta - 1b.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thuốc này có thể làm giảm số lần tái phát trong một số trường hợp, 1 số thuốc có thể làm chậm tiến triển của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị triệu chứng khác như: rối loạn cương ở nam, rối loạn tâm thần thực tổn…</p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu phục hội chức năng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vật lý trị liệu phục hội chức năng" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_phuc-hoi-chuc-nang-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vật lý trị liệu phục hội chức năng</em></p> <p style="text-align: justify;">Tóm lại, xơ cứng rải rác là một bệnh tự miễn mãn của hệ thần kinh trung ương mà nguyên nhân và cơ chế gây bệnh chưa biết rõ. Hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu cho bệnh lý này. Bệnh tiến triển từng đợt hoặc tăng dần đến giai đoạn cuối các triệu chứng vận động cảm giác,cơ tròn…ngày càng nặng nề với nhiều biến chứng. Bệnh nhân có thể tử vong do bội nhiễm, suy dinh dưỡng, viêm phổi hít… Do vậy quản lý và điều trị MS là vấn đề cùng khó khăn.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/xo-cung-rai-rac-sgawf
Liệt thần kinh mặt ngoại biên
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Liệt thần kinh mặt ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dây thần kinh mặt là một dây thần kinh hỗn hợp, có chứa các chức năng sau: vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dây thần kinh mặt là một dây thần kinh hỗn hợp" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_liet-day-than-kinh-ngoai-bien.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dây thần kinh mặt là một dây thần kinh hỗn hợp</em></p> <p style="text-align: justify;">Liệt thần kinh mặt ngoại biên hay liệt dây thần kinh VII ngoại biên là bệnh lý thần kinh ngoại biên khá thường gặp, đặc biệt ở người trẻ. Phần lớn bệnh nhân có xu hướng phục hồi tốt sau 4 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc hàng năm từ 13 đến 34 trường hợp trên 100.000 dân. Không có dự đoán về chủng tộc, địa lý hoặc giới tính, nhưng nguy cơ cao hơn gấp ba lần khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối hoặc trong tuần đầu tiên sau sinh. Bệnh tiểu đường hiện diện ở khoảng 5 đến 10 phần trăm bệnh nhân liệt mặt.</p> <p style="text-align: justify;">Liệt dây thần kinh mặt căn nguyên do virus, là nguyên nhân phổ biến nhất của liệt mặt ngoại biên tự phát cấp tính. Việc đánh giá bệnh FNA phải xem xét các nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: justify;">Liệt Bell là tên gọi thường được sử dụng để mô tả bệnh liệt mặt ngoại biên cấp tính không rõ nguyên nhân. Hầu hết bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên được gọi là bị liệt Bell vì không có phương pháp xác nhận virus được chứng minh rõ ràng trong thực hành lâm sàng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Liệt thần kinh mặt ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Liệt mặt ngoại biên là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra:</p> <p style="text-align: justify;">- Liệt mặt ngoại biên do căn nguyên vi-rút: là nguyên nhân chủ yếu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vi rút herpes simplex là nguyên nhân thường gặp nhất: Cơ chế miễn dịch/viêm do virus qua trung gian herpes simplex là chủ đề tranh cãi trong nhiều năm nhưng bị nghi ngờ dựa trên bằng chứng huyết thanh học.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi rút herpes simplex là nguyên nhân thường gặp nhất" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20191127_090356_660655_virus-zona.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi rút herpes simplex là nguyên nhân thường gặp nhất</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Herpes zoster&nbsp;là bệnh nhiễm vi rút phổ biến thứ hai liên quan đến bệnh FNA.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm HIV: bệnh lý thần kinh đơn độc là một biểu hiện lâm sàng không phổ biến của bệnh thần kinh ở bệnh nhân HIV dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các nguyên nhân truyền nhiễm khác của bệnh liệt mặt ngoại biên cấp tính bao gồm cytomegalovirus, virus Epstein-Barr, adenovirus, virus rubella, quai bị, cúm B và coxsackievirus...</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa: Liệt mặt là một biến chứng của bệnh viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa do vi khuẩn), thường được chẩn đoán dễ dàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Lyme: bệnh liên quan lây truyền vi khuẩn B. burgdorferi qua vết cắn của con bọ chét bị nhiễm bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Guillain-Barré (GBS): Liệt mặt xảy ra ở hơn 50 phần trăm bệnh nhân GBS, và thường là hai bên và đối xứng. Liệt mặt một bên như một biểu hiện của GBS là rất hiếm.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh u hạt - Sarcoidosis: tổn thương thần kinh bao gồm liệt dây thần kinh mặt ngoại biên, là một biểu hiện thường xuyên của bệnh neurosarcoidosis.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Khối u&nbsp; ở vị trí xương thái dương, ống tai trong, góc tiểu não, hoặc tuyến mang tai có thể chèn ép hoặc thâm nhiễm vào dây thần kinh mặt và gây ra yếu mặt một bên. Tình trạng yếu mặt kéo dài, tiến triển chậm hoặc tái phát gợi ý nguyên nhân là do khối u, đặc biệt nếu tình trạng liệt kéo dài mà không hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương gây vỡ xương, phù nề chèn ép thần kinh mặt.</p> <p style="text-align: justify;">- Đột quỵ não: &nbsp;Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết có thể biểu hiện với tình trạng yếu mặt một bên.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố nguy cơ của liệt thần kinh VII ngoại biên:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguy cơ cao hơn gấp ba lần khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối hoặc trong tuần đầu tiên sau sinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đái tháo đường: khoảng 5 - 10% bệnh nhân FNA có kèm theo đái tháo đường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Liệt thần kinh mặt ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân FNA thường biểu hiện với sự khởi phát đột ngột của liệt mặt một bên. Tình trạng yếu mặt kéo dài, tiến triển chậm hoặc tái phát gợi ý nguyên nhân là do khối u.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệt cả phần trên và phần dưới nửa mặt: cung lông mày chảy xệ, mất mờ nếp nhăn trán, không thể nhắm kín mắt đẻ lộ nhãn cầu nhìn lên trên và ra ngoài, má xệ, nhân trung lệch bên lành, rãnh mũi má mờ, miệng lệch về bên lành.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Liệt cả phần trên và phần dưới nửa mặt" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20190502_075142_593307_132840liet-day-than.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Liệt cả phần trên và phần dưới nửa mặt</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bản thân bệnh nhân khi uống nước chảy khóe miệng bên bệnh, không nhe răng, nhau mày bên liệt được.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm tiết nước mắt, tăng tiết dịch và /hoặc mất cảm giác vị giác ở hai phần ba phía trước của lưỡi.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu liệt VII ngoại biên cả hai bên thì mặt vẫn cân đối nhưng mắt hai bên nhắm không kín và khuôn mặt không bộc lộ được cảm xúc, chảy xệ.</p> <p style="text-align: justify;">Liệt VII ngoại biên khởi đầu là liệt mềm nhưng không được điều trị đúng cách chuyển sang liệt cứng. Lúc này mặt người bệnh lệch sang bên bênh do sự co cơ bên bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Liệt thần kinh mặt ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Điện cơ đồ (Electromyography- EMG) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (Nerve conduction studies): bệnh nhân có tổn thương thần kinh VII ngoại biên về mặt lâm sàng, EMG có thể hiển thị một số điện thế hoạt động khi hoạt động, cho phép người ta kết luận rằng dây thần kinh vẫn còn liên tục và có khả năng hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vào khoảng 10 ngày sau khi bắt đầu các triệu chứng, biên độ co cơ bên liệt so với bên bình thường ước tính mức độ mất trục.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giá trị co cơ thu được khi kích thích dây thần kinh mặt tương quan về mặt mô học với số lượng tế bào thần kinh vận động thoái hóa; giá trị biên độ co cơ bằng 10 phần trăm bình thường tương ứng với sự thoái hóa hoặc mất đi 90 phần trăm của các sợi trục vận động ở bên đó . Trong một nghiên cứu, 90 phần trăm thoái hóa được coi là một giá trị quan trọng mà trên đó khả năng phục hồi kém</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh: việc chẩn đoán hình ảnh được đảm bảo nếu các dấu hiệu thực thể không điển hình, nếu tiến triển chậm sau ba tuần, hoặc nếu không có cải thiện sau bốn tháng hoặc tái phát làn 2. Tiền sử co giật hoặc co thắt cơ mặt trước khi bị yếu cơ mặt cho thấy kích thích dây thần kinh &nbsp;và cũng nên chẩn đoán hình ảnh ngay lập tức.</p> <p style="text-align: justify;">Hình ảnh trong những trường hợp này nên được thực hiện bằng chụp cắt lớp vi tính (CT) độ phân giải cao hoặc chụp cộng hưởng từ tăng cường gadolinium (MRI) và nên bao gồm não, xương thái dương và tuyến mang tai. Quét CT độ phân giải cao là tuyệt vời cho các chi tiết xương và sẽ cho thấy sự xói mòn. MRI mô tả cấu trúc mô mềm và là nghiên cứu tốt nhất để đánh giá dây thần kinh mặt trong động mạch cảnh về tình trạng viêm, phù nề hoặc ung thư.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Quét CT độ phân giải cao là tuyệt vời cho các chi tiết xương và sẽ cho thấy sự xói mòn" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_chup-ct-tai-medlatec.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Quét CT độ phân giải cao là tuyệt vời cho các chi tiết xương và sẽ cho thấy sự xói mòn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi tai mũi họng: là phương pháp đơn giản đánh giá bệnh lý ống tai, tai giữa…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Liệt thần kinh mặt ngoại biên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp điều trị dược lý chính cho bệnh liệt Bell là điều trị bằng glucocorticoid đường uống trong thời gian ngắn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một đợt glucocorticoid đường uống ngắn hạn được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân liệt Bell mới khởi phát. Điều trị lý tưởng nên bắt đầu trong vòng ba ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng, vì đây là giai đoạn mà glucocorticoid đã được nghiên cứu và chứng minh là có lợi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liều lượng: Prednisone (60 đến 80 mg / ngày) trong một tuần. Cần chú ý tác dụng phụ và dựng phòng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp kháng vi-rút (liệt mặt nặng)&nbsp;-&nbsp;Vẫn chưa chắc liệu liệu pháp kháng vi-rút (acyclovir, valacyclovir..) có bổ sung lợi ích cho glucocorticoid ở bệnh nhân liệt Bell mới khởi phát hay không, mặc dù đã có nhiều thử nghiệm và cơ sở lý luận tốt. Nếu có lợi ích, nó sẽ nhỏ hơn và tăng dần so với những gì đạt được với glucocorticoid.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Chăm sóc mắt để ngăn ngừa tổn thương giác mạc&nbsp;-&nbsp;Tất cả bệnh nhân FNA phải được đánh giá về mức độ nhắm mắt. Đối với những người nhắm mắt không hoàn toàn, cần phải chăm sóc mắt tỉ mỉ để ngăn ngừa tổn thương giác mạc . Ngoài việc ngăn ngừa tiếp xúc dị vật của giác mạc, giác mạc có nguy cơ bị khô và tổn thương cao hơn do giảm sản xuất nước mắt từ tuyến lệ, cũng giảm các phản xạ giác dây thần kinh mặt. Bệnh nhân cần được khám và tư vấn chuyên khoa mắt. Chăm sóc mắt bao gồm những điều sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân nên sử dụng thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo (lỏng hoặc gel) ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt=" Bệnh nhân nên sử dụng thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo (lỏng hoặc gel) ngày" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_mang_hoa_vi_tu_dieu_tri_1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân nên sử dụng thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo (lỏng hoặc gel) ngày</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể đeo kính bảo vệ hoặc kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi chấn thương bên ngoài. Một số bệnh nhân có thể thích băng kín mí mắt vào ban ngày để ngăn ngừa tiếp xúc, sử dụng quy trình tương tự như được mô tả cho giấc ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trong khi ngủ (đêm và trong khi ngủ trưa): nên bôi thuốc mỡ có công thức nước mắt nhân tạo để bảo vệ mắt thêm khi dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, mắt có thể được băng lại cẩn thận trong khi ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Các liệu pháp khác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Vật lý trị liệu: phần lớn bệnh nhân FNA sẽ phục hồi chức năng một cách tự nhiên và vật lý trị liệu mang lại lợi ích chưa được chứng minh. Tuy nhiên, vật lý trị liệu thường được kết hợp với các biện pháp can thiệp đa phương thức cho những bệnh nhân phục hồi không hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Châm cứu: đây là phương pháp được lựa chọn với phần lớn trường hợp liệt Bell ở Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giải nén bằng phẫu thuật (không được khuyến khích) - Một số đã ủng hộ việc phẫu thuật giải nén dây thần kinh mặt thông qua phẫu thuật cắt bỏ xương sọ ở giữa mở ở những bệnh nhân FNA mức độ nặng với các nghiên cứu về dẫn truyền thần kinh vận động cho thấy ít nhất 90% sự thoái hóa của dây thần kinh mặt trong 3 - 14 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, dựa trên kết quả của các nghiên cứu quan sát. Tuy nhiên, cách tiếp cận này để lựa chọn bệnh nhân vẫn chưa được khẳng định về mặt tiền cứu cũng như không được chấp nhận rộng rãi.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị các bệnh lý.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi bệnh nhân liệt mặt ngoại biên</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân FNA cấp tính cần được theo dõi để xác mức độ hồi phục của liệt mặt, theo dõi các biến chứng ở mắt và xác định những nguyên nhân dẫn đến không hồi phục hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệt Bell thường phục hồi &nbsp;hoàn toàn sau ba đến bốn tháng.Thời gian và tốc độ phục hồi sớm hay muộn có thể thay đổi, liệu trình chung phải ổn định sau ba tuần và cải thiện dần dần sau hai đến ba tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng yếu mặt trầm trọng hơn sau ba tuần kể từ khi xuất hiện và / hoặc phát triển bất kỳ triệu chứng thần kinh mới nào (ví dụ, nhìn đôi, tê mặt, mất điều hòa) cần được đánh giá lại ngay lập tức để tìm căn nguyên thay thế. Chụp cộng hưởng từ não (MRI) có chất cản quang thường được chỉ định, cùng với các cận lâm sàng khác bổ sung tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/liet-than-kinh-mat-ngoai-bien-seiue
Thai chậm phát triển trong tử cung
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thai chậm phát triển trong tử cung </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại cương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là tình trạng thai nhi nhỏ hơn so với thai bình thường, là sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế ngay khi còn trong bụng mẹ. IUGR được xác định khi các chỉ số đo kích thước và trọng lượng thai dưới đường bách phân vị thứ 10, thứ 5 hoặc thứ 3 (tùy theo tài liệu sử dụng). Thai chậm phát triển trong tử cung chiếm khoảng 5-7% trong tổng số thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Về phân loại, thai chậm phát triển trong tử cung có hai loại:</p> <p style="text-align: justify;">- IUGR đối xứng: Là khi tất cả các chỉ số, các bộ phận của thai nhi đều chậm phát triển như nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- IUGR không đối xứng: Thường đầu của thai nhi phát triển bình thường, tuy nhiên, các bộ phận còn lại như chiều dài xương đùi, chu vi bụng của thai nhi thì lại chậm phát triển. IUGR không đối xứng thường gặp ở những thai bị suy dinh dưỡng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thai chậm phát triển trong tử cung </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân làm cho thai chậm phát triển trong tử cung. Các tài liệu thường chia thành 3 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân từ phía mẹ, từ phía thai và từ phần phụ của thai là rau thai, dây rốn. Trong đó nguyên nhân do rau thai chiếm tỷ lệ cao nhất, hay gặp nhất. Và lý do khi rau thai có vấn đề thì gây thai chậm phát triển là do rau thai chính là phần liên kết giữa mẹ và thai nhi. Rau thai giúp mang oxy và các chất dinh dưỡng đến thai nhi, nuôi dưỡng thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các nguyên nhân từ rau thai bao gồm:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trọng lượng bánh rau nhỏ (dưới 350 gam).</p> <p style="text-align: justify;">- Dây rốn có một động mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Dây rau bám màng.</p> <p style="text-align: justify;">- U máu rau thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các nguyên nhân do mẹ, như:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ quá trẻ tuổi hoặc lớn tuổi (dưới 16 tuổi và trên 35 tuổi).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ quá trẻ tuổi hoặc lớn tuổi (dưới 16 tuổi và trên 35 tuổi)" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_mang_thai_muon_1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ quá trẻ tuổi hoặc lớn tuổi (dưới 16 tuổi và trên 35 tuổi)</em></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ sinh đẻ nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Các lần sinh quá gần( dưới 6 tháng) hoặc quá xa nhau&nbsp;(trên 10 năm).</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có các bệnh lý mạn tính: hen phế quản, tim bẩm sinh, tự miễn, tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, thận mạn tính, lupus ban đỏ</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý liên quan thai kỳ: tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường, bệnh lý về máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm nhiễm khi mang thai ở mẹ: nhiễm các virus: TORCH, &nbsp;nhiễm khuẩn do vi khuẩn như viêm phổi, viêm đường tiết niệu…</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ suy dinh dưỡng, tăng quá ít cân trong cả thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều kiện sống thấp, lao động nặng nhọc.</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có lạm dụng chất kích thích: rượu, ma túy, hút thuốc lá( kể cả thụ động)…</p> <p style="text-align: justify;">- Có sử dụng các thuốc: thuốc có bản chất steroid, thuốc chống co giật, thuốc điều trị ung thư, chất chống chuyển hóa…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các nguyên nhân khác của thai nhi:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thai nhi bất thường: bất thường nhiễm sắc thể thường hoặc giới tính như: hội chứng Down, turner, thai đa dị tật.</p> <p style="text-align: justify;">- Những trường hợp đa thai (nhiều hơn 1 thai): Mẹ mang đa thai được coi là tình trạng thai nghén nguy cơ cao do nguy cơ đẻ non, sinh sớm, mổ đẻ, suy dinh dưỡng thai nhi, nguy cơ thai chậm phát triển và tiền sản giật ở mẹ. Một số nghiên cứu tới khoảng 1/3 thai chậm phát triển gặp trong trường hợp song thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thai chậm phát triển trong tử cung </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dấu hiệu của thai chậm phát triển trong tử cung thường không có dấu hiệu đặc trưng, thai phụ thường ít khi tự nhận thấy và đa số được phát hiện tình cờ khi đi khám thai. Một số dấu hiệu hay gặp:</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ thấy ít tăng cân, đôi khi có kèm thiểu ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ có thể mắc một số bệnh lý liên quan tới thai kỳ: tăng huyết áp, đái tháo đường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thai chậm phát triển trong tử cung </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chậm phát triển, suy dinh dưỡng bào thai có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai. IUGR tăng nguy cơ bệnh lý chu sinh: trẻ dễ suy hô hấp sau sinh, hạ đường máu sau sinh, nhiễm trùng, rối loạn thân nhiệt, bệnh lý đa hồng cầu.</p> <p style="text-align: justify;">Sự chậm phát triển ngay từ bào thai thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của trẻ: trẻ phát triển chậm, suy dinh dưỡng, còi cọc, rối loạn chuyển hóa, nguy cơ bệnh lý tim mạch, hô hấp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="trẻ phát triển chậm, suy dinh dưỡng, còi cọc" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20190828_090623_238501_suy-dinh-duong-marasm.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ phát triển chậm, suy dinh dưỡng, còi cọc</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Thai chậm phát triển trong tử cung </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Những mẹ bầu có nguy cơ mang thai IUGR</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử đã từng sinh con chậm phát triển trong tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ tăng cân quá ít trong khi mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có tử cung nhi tính, tử cung bất thường: hai sừng, tử cung đôi.</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có đa thai (thai đôi, thai ba…).</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có các bệnh lý như: cao huyết áp, bệnh lý thận như suy thân, viêm cầu thận, đái tháo đường…</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ mắc bệnh lý nhiễm trùng, bệnh di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có hút thuốc lá, nghiện rượu, dùng các chất kích thích gây nghiện như heroin, cocaine…</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ có tiền sử tiếp xúc với hóa chất, các chất độc hại.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi mang thai, người mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_images2675478_nhung_luu_y_khi_bo_sung_vitamin_va_khoang_chat_cho_ba_bau_1_master(1).jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi mang thai, người mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thai chậm phát triển trong tử cung </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khám sức khỏe tổng quát, khám tiền hôn nhan, khám tiền sản đầy đủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi mang thai, người mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: thực phẩm tươi, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Bổ sung vitamin và khoáng chất, uống đủ 2 lít nước/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghỉ ngơi lao động hợp lý, không làm việc quá sức.</p> <p style="text-align: justify;">- Không lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy.</p> <p style="text-align: justify;">- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng khoảng 20-30 phút/ ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi sử dụng bất cứ thuốc gì bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Làm thế nào phát hiện sớm IUGR</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ cần khám tiền sản, khám sức khỏe loại trừ bệnh lý trước khi chuẩn bị mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Quá trình mang thai</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám thai định kỳ theo đúng lịch của bác sĩ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khám thai định kỳ theo đúng lịch của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_MED_7859.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám thai định kỳ theo đúng lịch của bác sĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Cần lưu ý khám thai đầy đủ, xét nghiệm máu cho mẹ, xét nghiệm nước tiểu, sàng lọc trước sinh cho con. Nhiều thai phụ quan niệm chỉ cần siêu âm thai khi mang thai, không cần khám thai là không đúng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám thai bao gồm loại trừ các bệnh lý cho mẹ, đánh giá tim phổi của mẹ, đo huyết áp, khám phù, khám thiếu máu, đo bề cao tử cung/ vòng bụng, đánh giá cơn co tử cung…Từ đó giúp loại trừ&nbsp; các vấn đề bất thường như thai chậm phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp bạn được chẩn đoán mang thai IUGR, cần trao đổi kỹ với bác sĩ để lập kế hoạch theo dõi thai và xét nghiệm loại trừ các bất thường nhiễm sắc thể thai nếu cần..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thai chậm phát triển trong tử cung </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thường gặp trên những thai phụ có những bệnh lý như: gan thận, huyết áp cao, tiểu đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Người mẹ thấy tăng cân rất ít hoặc đã được chẩn đoán thiểu ối trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Đo bề cao tử cung không thấy tăng hay không phù hợp với tuổi tha. Bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai 5cm phải nghĩ tới IUGR.</p> <p style="text-align: justify;">- Không có triệu chứng rõ ràng, đặc hiệu để đưa ra chẩn đoán mà qua các lần thai phụ khám thai định kỳ và theo dõi sự phát triển của thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung bắt buộc dựa vào siêu âm thai, siêu âm Doppler khi đo các chỉ số thai:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đường kính lưỡng đỉnh: Đa số các thai chậm phát triển trong tử cung có chu vi đầu và đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai thực tế.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chiều dài xương đùi: Mặc dù không phải chỉ số đặc hiệu nhưng giúp phân biệt IUGR đối xứng hay không đối xứng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chu vi vòng bụng: Rất nhiều trường hợp thai phụ không nhớ được ngày đầu kỳ kinh cuối hay dự kiến sinh lúc 12 tuần nên không xác định được tuổi thai thực sự, lúc này không thể dựa vào đường kính lưỡng đỉnh hay chiều dài xương đùi để so tuổi thai. Tuy nhiên, nếu chu vi bụng tăng ít hơn 10 mm trong 2 tuần thì bác sĩ cần nghi ngờ đây là thai chậm phát triển trong tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trọng lượng thai: Do trọng lượng thai đo đều có sai số nên bác sĩ cần dựa vào biểu đồ tăng trưởng theo tuổi thai để có chẩn đoán chính xác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Doppler động mạch: Trong trường hợp nghi ngờ thai IUGR, bác sĩ siêu âm cần khảo sát động mạch tử cung mẹ để loại trừ tăng trở kháng của động mạch tử cung (mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật) và doppler mạch não/ rốn thai nhi, tiên lượng sự phát triển của thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra là các xét nghiệm khác đánh giá các bệnh lý của mẹ: sinh hóa máu, đánh giá chỉ số vi chất trong máu mẹ: sắt, calci…</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá bất thường khác của thai như NIPT sàng lọc không xâm lấn hay chọc ối làm nhiễm sắc thể đồ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thai chậm phát triển trong tử cung </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Những biện pháp hỗ trợ điều trị IUGR</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung chất, vitamin cho bà bầu, uống nhiều nước 2-2,5 lít/ ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghỉ ngơi hợp lý, không lao động quá sức, môi trường làm việc nhẹ nhàng thoáng mát.</p> <p style="text-align: justify;">- Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Điều trị các bệnh lý của người mẹ như cao huyết áp, tiểu đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Hướng dẫn thai phụ nằm nghiêng bên trái để tăng cường tuần hoàn mẹ - thai nhi, giúp tăng lượng oxy và các chất dinh dưỡng cho thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt=" Hướng dẫn thai phụ nằm nghiêng bên trái để tăng cường tuần hoàn mẹ - thai nhi" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_ba-bau-nam-nghieng-ben-trai-01-1029.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hướng dẫn thai phụ nằm nghiêng bên trái để tăng cường tuần hoàn mẹ - thai nhi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thai 28 đến hết 34 tuần, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng Cortcoid để trợ phổi: hai loại dùng được là bethamethasone hoặc dexamethasone liều theo khuyến cáo.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi Monitoring với thai &gt; 26 tuần:&nbsp;đánh giá dao động nhịp tim thai và sự biến đổi sóng tim thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi bác sĩ đánh giá tiền sử sản khoa của mẹ, tình trạng sức khỏe của mẹ và quá trình theo dõi sự phát triển của thai để quyết định có đình chỉ thai nghén khi:</p> <p style="text-align: justify;">- Với thai trên 31 tuần:&nbsp;Nếu nghi ngờ suy thai: chạy monitor thấy tim thai dao động kém, có xuất hiện những nhịp chậm đơn độc và nhịp chậm kéo dài, tình trạng này lặp lại nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi thai trên 34 tuần: Thai có biểu hiện ngừng phát triển khi Doppler của động mạch rốn tâm trương bằng 0 và xuất hiện bất thường trên phổ Doppler của động mạch não thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Với thai trên 37 tuần: Khi xuất hiện bất thường động mạch não- rốn hoặc monitor tim thai ghi nhận bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định đẻ thường nếu không có chống chỉ định. Những trường hợp như suy thai hoặc yếu tố đẻ khó khác như ngôi ngược, rau bám mép…bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ. Và thai IUGR nên lấy thai ra luôn cần sự hỗ trợ của ekip hồi sức sơ sinh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thai-cham-phat-trien-trong-tu-cung-siklv
Ngộ độc asen
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc asen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Năm 2010, The Lancet công bố việc có khoảng 35 tới 77 triệu người Bangladesh đang sử dụng nguồn nước chứa asen. Trong 10 năm nghiên cứu với 12000 người từ 18 tới 75 tuổi ở huyện Araihazar thuộc Dhaka thì có tới 20% trường hợp tử vong có triệu chứng nhiễm độc asen. Cuộc khủng khoảng asen này đã được WHO gọi là vụ “đầu độc dân cư hàng loạt lớn nhất trong lịch sử”.</p> <p style="text-align: justify;">Asen (As) thường được gọi là thạch tín – vốn là từ chỉ asen trioxide (As2O3) của nó – là một á kim có khả năng gây ngộ độc. Asen tồn tại dưới nhiều dạng thù hình chủ yếu là màu xám, màu đen và màu vàng và ở hợp chất asenua và asenat.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Asen (As) thường được gọi là thạch tín – vốn là từ chỉ asen trioxide (As2O3) của nó – là một á kim có khả năng gây ngộ độc" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_thach-tin.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Asen (As) thường được gọi là thạch tín – vốn là từ chỉ asen trioxide (As2O3) của nó – là một á kim có khả năng gây ngộ độc</em></p> <p style="text-align: justify;">Asen và các hợp chất của nó được sử dụng làm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất bán dẫn hoặc trong một số sản phẩm công nghiệp. Việc sử dụng asen làm chất bảo quản gỗ trong công nghiệp chiếm tới 2/3 lượng sử dụng asen nhưng tới 2003, việc sử dụng gỗ này trong dân dụng như làm sàn nhà, làm hàng rào hoặc khu vực vui chơi đã bị cấm. Tại Hoa Kỳ, việc sử dụng asen trong các thuốc trừ sâu diệt cỏ cũng bị loại bỏ ngoại trừ monosodium methane arsonate (MSMA). Ngoài ra asen trioxit còn được Dược điển Hoa Kỳ đưa vào sử dụng như một loại thuốc điều trị ung thư. Asen còn là thành phần của một số loại thuốc dân gian hoặc thuốc bổ.</p> <p style="text-align: justify;">Ngộ độc asen được coi là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu có ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới do khả năng ngộ độc trong môi trường làm việc cũng như tình trạng tự sát hoặc giết người. Mặc dù các vụ giết người bằng asen luôn được các phương tiện truyền thông quan tâm nhưng ảnh hưởng độc hại của asen lên con người từ nước, đất và các sản phẩm chứa asen thì chưa được thực sự chú ý tới.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ ngộ độc asen từ môi trường khác nhau tùy theo vùng địa lý, ví dụ Ấn Độ và Bangladesh có tỷ lệ phơi nhiễm cao với ước tính khoảng vài chục triệu người đang sử dụng nước có mức asen trên 50ppb trong khi theo WHO khuyến cáo mức asen trong nước an toàn là dưới 10ppb.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế gây độc và dược động học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Asenat và asenit là dạng hợp chất có độc tính cao nhất của asen với mỗi loại có một cơ chế gây độc riêng</p> <p style="text-align: justify;">- Asenat có thể thay thế photphat trong một số phản ứng. Asenat có cấu trúc và tính chất tương tự như photphat. Các nghiên cứu in vitro cho thấy asenate phản ứng với glucose để tạo thành glucose-6-arsenate, tương tự như glucose-6-phosphate. Glucose-6-arsenate có thể ức chế hexokinase, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình đường phân và một loạt các phản ứng tách năng lượng từ glucose theo cả hai con đường kỵ khí và hiếu khí. ATP được tạo ra khi có photphat; tuy nhiên, với sự hiện diện của asenat, lượng ATP được hình thành ít hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Arsenit là chất độc hại hơn asenat. Arsenit phản ứng với các nhóm thiol và sulfhydryl, là những thành phần hữu cơ chính với nhiều protein và enzym được tìm thấy trong cơ thể. Những phản ứng này gây ra sự rối loạn điều hòa và ức chế các protein và enzym tham gia. Enzyme pyruvate dehydrogenase là một phức hợp protein cần axit lipoic, một dithiol để hoạt hóa. Pyruvate dehydrogenase (PDH) là một enzym quan trọng trong chu trình axit citric; sự thay đổi của PDH có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng hô hấp tế bào và sự hình thành ATP. Arsenit có thể liên kết thuận nghịch với các nhóm sulfhydryl có khả năng gây giãn nở và tăng tính thấm của mao mạch. Ái lực của asen đối với thiols cao hơn dithiols dẫn đến asenit dễ tạo thành chất chelat, dithiol 2,3-dimercaptosuccinic còn được gọi là succimer.</p> <p style="text-align: justify;">- Khí arsine: Độc tính của khí arsine chủ yếu là gây tan máu. Cơ chế gây tan máu của khí arsine vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Nhiều nghiên cứu cho rằng sau khi hấp thụ ở phổi, arsine đi vào các tế bào hồng cầu, chuyển hóa sắt (II) thành sắt (III), từ đó gây stress oxy hóa và tan máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liều độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Độc tính của các hợp chất của asen thay đổi theo trạng thái hóa trị, thành phần hóa học và độ hòa tan của nó. Và con người nhạy cảm với độc tính của asen hơn các loai động vật khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Hợp chất asen vô cơ: Asen (As3+) độc gấp 2 – 10 lần asen (As5+). Tuy nhiên dù có tiếp xúc với loại asen nào thì cũng cần được đánh giá cẩn thận</p> <p style="text-align: justify;">+ Uống cấp tính tối thiểu 100 – 300mg hợp chất của As3+ hòa tan (như natri arsenit) có thể gây tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mức chất độc tối thiểu gây độc cấp tính cho cơ thể người là khoảng 0.05mg/kg.</p> <p style="text-align: justify;">Hóa trị ung thư với arsenic trioxide tĩnh mạch với liều 0.15mg/kg/ngày có thể gây tử vong do rối loạn nhịp tim ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng liều 0.04mg/kg/ngày trong vài tuần tới vài tháng có thể gây ảnh hưởng tới huyết học và 6 tháng tới vài năm là các bệnh thần kinh ngoại vi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng lượng 0.01mg/kg/ngày mãn tính có thể gây các biến đổi trên da sau khoảng 5 tới 15 năm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Theo nghiên cứu của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ thì việc sử dụng nước có chứa asen ở mức 10mcg/l mãn tính có thể gây tăng nguy cơ ung thư.</p> <p style="text-align: justify;">- Hợp chất asen hữu cơ: Nhìn chung các hợp chất hữu cơ của As5+ ít độc hơn các hợp chất As3+ hữu cơ và Asen vô cơ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các sinh vật biển có thể chứa lượng lớn arsenobetaine, một hợp chất trimethyl được bài tiết qua nước tiểu và không gây hại cho con người.</p> <p style="text-align: justify;">+ Arsenosugar (dẫn xuất dimethylarsinoyl riboside) và arsenolipid có trong một số động vật biển và nước ngọt (ví dụ, các loài nhuyễn thể có vỏ như sò, trai, nghêu….) và tảo biển (ví dụ, rong biển thường được sử dụng trong thực phẩm châu Á).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc asen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trong nước uống ở nhiều nơi có thể có asen như ở Ấn Độ, Bangladesh hay ngay cả Mỹ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Trong nước uống ở nhiều nơi có thể có asen như ở Ấn Độ, Bangladesh hay ngay cả Mỹ." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_TrongnướcuốngởnhiềunơicóthểcóasennhưởẤnĐộ,BangladeshhayngaycảMỹ..jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Trong nước uống ở nhiều nơi có thể có asen như ở Ấn Độ, Bangladesh hay ngay cả Mỹ.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Việc asen được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc diệt cỏ, phương thuốc dân gian, chưng cất rượu bia làm tăng nguy cơ phơi nhiễm của con người với chúng.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc ô nhiễm môi trường như môi trường đất hay môi trường nước, hoặc xử lý chất thải không đảm bảo đúng quy trình cũng có thể gây độc asen diện rộng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ngộ độc asen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc cấp tính: Thường xảy ra sau khi uống cấp tính do uống nhầm, bị đầu độc hoặc tự tử. Việc sử dụng lượng lớn asen trong 1 lần duy nhất có thể gây nên các triệu chứng ở nhiều cơ quan xuất hiện sau uống vài giờ cho tới vài tuần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên tiêu hóa: Sau khi uống vài phút tới vài giờ xuất hiện tình trạng tổn thương mao mạch lan tỏa dẫn tới xuất huyết dạ dày cấp tính. Các triệu chứng phổ biến như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, tiêu chảy có đặc điểm như bệnh tả, có thể lẫn máu, phân màu trắng như nước vo gạo. Các triệu chứng trên tiêu hóa có thể giảm dần sau 24 – 48 giờ nhưng độc tính của asen vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan khác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên tim mạch: Trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, tình trạng mất nước cấp tính qua đường tiêu hóa có thể dẫn đến hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốc và tử vong hoặc gây toan chuyển hóa, tiêu cơ vân. Sau từ 1 – 6 ngày là giai đoạn cơ tim sung huyết, phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, QT kéo dài, QRS giãn rộng hoặc xoắn đỉnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên thần kinh: Có thể rối loạn tri giác như kích thích, mê sảng hoặc hôn mê. Tình trạng hôn mê có thể xuất hiện từ ngày thứ 2 tới ngày thứ 6. Hiếm trường hợp xuất hiện co giật. Thời gian tuần 1 – 5 xuất hiện bệnh lý thần kinh ngoại biên, yếu cơ hoặc liệt, trường hợp nặng có thể liệt tứ chi hoặc liệt cơ hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên thận: Có thể có protein niệu, tiểu máu hoặc suy thận cấp sau phơi nhiễm vài giờ tới vài ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên máu: Giảm bạch cầu và thiếu máu đặc biệt ở tuần 1 – 2 sau khi uống cấp tính, có thể tăng bạch cầu ái toan.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên da: Sau 1 – 6 tuần xuất hiện bong da ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, phát ban dát sẩn, phù nề hốc mắt hoặc nhiễm herpes zoster hoặc herpes simplex. Vài tháng sau ngộ độc có thể thấy các vân trắng ngang trên móng gọi là đường Aldrich – Mees.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc mãn tính: Biểu hiện ở nhiều cơ quan bao gồm các triệu chứng mệt mỏi khó chịu, viêm dạ dày viêm ruột, thiếu máu, bệnh lý thần kinh ngoại biên, tăng men gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc suy mạch ngoại vi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương da: Xuất hiện dần từ 1 – 10 năm với biểu hiện đặc trưng của sắc tố đốm dạng hạt mưa trên thân và tứ chi, vài năm sau là sự tăng sừng hóa lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài ra có thể có ung thư da, ung thư biểu mô tế bào vảy, bệnh Bowen và ung thư biểu mô tế bào đáy.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Xuất hiện dần từ 1 – 10 năm với biểu hiện đặc trưng của sắc tố đốm dạng hạt mưa trên thân và tứ chi, vài năm sau là sự tăng sừng hóa lòng bàn tay và lòng bàn chân" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_nhiem-doc-asen.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xuất hiện dần từ 1 – 10 năm với biểu hiện đặc trưng của sắc tố đốm dạng hạt mưa trên thân và tứ chi, vài năm sau là sự tăng sừng hóa lòng bàn tay và lòng bàn chân</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Việc hít arsine mãn tính có thể tăng nguy cơ ung thư phổi, uống asen mãn tính có thể gây ung thư phổi, bàng quang, da, thận và gan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc asen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, chức năng gan thận, điện giải đồ, glucose, tổng phân tích nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng asen:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm asen trong nước tiểu: Trong 2 – 3 ngày đầu tiên sau khi ngộ độc cấp tính có triệu chứng thì tổng lượng asen bài tiết qua nước tiểu trong 24h thường trên 1000mcg/l và tùy vào mức độ nghiêm trọng thì có thể không về được mức nền (&lt;70mcg trong mẫu nước tiểu 24h hoặc &lt;50mcg/l trong nước tiểu tại chỗ) trong vài tuần. Việc ăn các hải sản (cá, nhuyễn thể có vỏ, rong biển…) có thể chứa lượng lớn asen hữu cơ không độc như arsenobetaine và arsenosugars có thể gây sai số xét nghiệm định lượng asen trong nước tiểu khoảng 3 ngày. Định lượng asen trong nước tiểu có khả năng đánh giá nồng độ asen vô cơ, axit monomethylarsonic (MMA) và axit dimethylarsinic (DMA) có giá trị trong chẩn đoán khi bình thường nồng độ này thường nhỏ hơn 20mcg/l trong trường hợp không ăn hải sản gần đây.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nồng độ asen trong máu thay đổi nhanh và ít có giá trị trong chẩn đoán ngộ độc asen. Asen trong máu bình thường dưới 5mcg/l có thể tăng trong nhiễm độc cấp tính nhưng cũng có thể giảm nhanh chóng về bình thường mặc dù lượng bài tiết qua nước tiểu vẫn luôn tăng cao và các triệu chứng vẫn tiếp diễn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm asen trong móng tay hoặc tóc (bình thường &lt; 1ppm) có thể đánh giá lại tình trạng ngộ độc asen sau vài tháng khi mức nước tiểu về bình thường.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Định lượng asen" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Xétnghiệmasentrongnướctiểu.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Định lượng asen</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chụp Xquang bụng có thể thấy một số mảng bám hợp chất của asen.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện tâm đồ: Chú ý tình trạng rối loạn nhịp, đặc biệt là khoảng QT.</p> <p style="text-align: justify;">- Làm các xét nghiệm khác để phát hiện các tổn thương kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử phơi nhiễm với asen kết hợp với triệu chứng điển hình trên các cơ quan.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiêm asen trong nước tiểu chẩn đoán xác định và mức độ độc asen.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghi ngờ ngộ độc asen cấp tính ở bệnh nhân xuất hiện đột ngột các triệu chứng đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy và tụt huyết áp, đặc biệt kèm theo các rối loạn tim mạch, giảm tiều cầu kèm bệnh thần kinh ngoại vi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc asen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Hồi sức cấp cứu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hỗ trợ hô hấp, làm thông thoáng đường thở và thông khí hỗ trợ nếu cần.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị hôn mê, sốc và loạn nhịp tim nếu có.</p> <p style="text-align: justify;">- Do asen có thể gây QT kéo dài nên cần tránh dùng quinidine, procainamide, và các thuốc chống loạn nhịp loại Ia khác. Tránh dùng phenothiazin làm thuốc chống nôn hoặc thuốc chống loạn thần vì chúng có khả năng kéo dài khoảng QT và dễ gây co giật.</p> <p style="text-align: justify;">- Bù dịch tích cực ở các trường hợp thiếu dịch, tiêu cơ vân, suy thận cấp kèm thuốc vận mạch đảm bảo lượng nước tiểu tránh các biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Unithiol (axit 2,3-dimercaptopropanesulfonic, DMPS, Dimaval dùng để điều trị nhiễm độc asen cấp tính với liều khởi đầu 3 - 5 mg/kg tĩnh mạch chậm trong 20 phút mỗi 4 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">- Dimercaprol (BAL) là chất tạo chelat được lựa chọn thứ hai nếu không có sẵn unithiol ngay lập tức. Liều khởi đầu là 3 - 5 mg/kg tiêm bắp sâu mỗi 4 – 6 giờ. Tổn thương da do asen có thể điều trị bằng thuốc Dimercaprol tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp huyết động bệnh nhân ổn định, các triệu chứng tiêu hóa giảm bớt có thể cân nhắc chuyển sang dùng thuốc đường uống với liều unithiol 4 – 8mg/kg mỗi 6 giờ, succimer 7.5mg/kg mỗi 6h hoặc 10mg/kg mỗi 8 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc kết thúc điều trị chưa được khẳng định rõ ràng, nhưng nhiều tài liệu cho thấy nên điều trị thuốc thải độc đường tĩnh mạch cho tới khi lượng asen trong nước tiểu dưới 500mcg/24h sau đó tiếp tục dùng đường uống cho tới khi lượng asen trong nước tiểu đạt mức nền &lt; 70mcg/24h.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Có thể sử dụng than hoạt tính nhưng lưu ý rằng than hoạt tính có ái lực kém với asen vô cơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Lọc máu có thể áp dụng cho bệnh nhân suy thận nhưng không có hiệu quả nhiều trong việc thải asen.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lọc máu có thể áp dụng cho bệnh nhân suy thận" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_loc-mau-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lọc máu có thể áp dụng cho bệnh nhân suy thận</em></p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Poisoning and Drug overdose – California Poison Control System - 2018.</p><p style="text-align: justify;">2. Arsenic Toxicity - Matthew Kuivenhoven ; Kelly Mason - NCBI.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-asen-sdcmr
Tăng áp lực nội sọ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tăng áp lực nội sọ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở người lớn, nội sọ được bảo vệ bởi hộp sọ, một cấu trúc cứng với thể tích bên trong cố định từ 1400 đến 1700 mL. Trong điều kiện sinh lý, các thành phần nội sọ bao gồm (theo thể tích) :</p> <p style="text-align: justify;">- Nhu mô não: 80 %</p> <p style="text-align: justify;">- Dịch não tủy (Cerebrospinal fluid - CSF): 10 %</p> <p style="text-align: justify;">- Máu: 10 %</p> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ sự gia tăng nào về thể tích của nó sẽ làm tăng áp suất trong hộp sọ. Sự gia tăng khối lượng của một thành phần sẽ dẫn đến việc giảm khối lượng của một hoặc hai trong số các thành phần khác.</p> <p style="text-align: justify;">CSF là một chất lỏng trong suốt trong khoang dưới nhện, não thất và tủy sống. Nó được tiết ra bởi đám rối màng mạch ở não thất bên, đi đến tâm não thất ba qua các lỗ của Monroe. Từ não thất ba, CSF đến não thất tư qua ống&nbsp; Sylvius. Từ đây, nó chảy vào khoang dưới nhện qua ổ Magendie và Luschka và cuối cùng được tái hấp thu vào xoang tĩnh mạch màng cứng bằng các hạt màng nhện. Dịch não tủy được sản xuất bởi đám rối màng mạch và các nơi khác trong hệ thần kinh trung ương (central nervous system - CNS) với tốc độ khoảng 20 mL / giờ (500 mL / ngày).</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="CSF là một chất lỏng trong suốt trong khoang dưới nhện, não thất và tủy sống" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_SFlàmộtchấtlỏngtrongsuốttrongkhoangdướinhện,nãothấtvàtủysống.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>CSF là một chất lỏng trong suốt trong khoang dưới nhện, não thất và tủy sống</em></p> <p style="text-align: justify;">Áp lực nội sọ bình thường là ≤15 mmHg ở người lớn, và tăng áp lực nội sọ (ICP) khi tăng kéo dài ≥20 mmHg. Cơ chế nội môi ổn định áp lực nội sọ, thỉnh thoảng tăng thoáng qua có liên quan đến các hoạt động sinh lý, bao gồm hắt hơi, ho, hoặc vận động Valsalva, rặn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Tăng áp lực nội sọ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân của tăng áp lực nội sọ có thể được phân chia dựa trên các thành phần nội sọ gây ra tăng áp lực:</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng khối lượng não: Viêm não hoặc phù não do nhiều nguyên nhân như chấn thương, thiếu máu cục bộ, tăng nồng độ đường huyết, bệnh não do urê huyết và hạ natri máu.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tăng khối lượng não:&nbsp;phù não" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_phùnão.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng khối lượng não:&nbsp;phù não</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hiệu ứng khối:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tụ máu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u.</p> <p style="text-align: justify;">+ Áp xe.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng dịch não tủy:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng sản xuất CSF.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u đám rối màng mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm tái hấp thu dịch não tủy:</p> <p style="text-align: justify;">+ Não úng thủy tắc nghẽn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm màng não hoặc u hạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng lượng máu: thường do tắc nghẽn đường ra của tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chèn ép tĩnh mạch cảnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Huyết khối xoang tĩnh mạch,.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm, ví dụ, suy tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phẫu thuật vùng cổ.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nguyên nhân khác:</p> <p style="text-align: justify;">+Tăng áp lực nội sọ vô căn hoặc lành tính.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dị tật hộp sọ như craniosynostosis.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng tetracycline quá liều, thừa vitamin A.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tăng áp lực nội sọ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đau đầu: là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp với phần lớn bệnh nhân đau đầu có tính chất đau toàn bộ đầu, đau tăng về nửa đêm gần sáng, đau xu hướng tăng dần, đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol; aspirin…) giai đoạn đầu sau đó không còn đáp ứng, đỡ đau sau khi nôn. Một số ít trường hợp đau đầu âm ỉ kéo dài.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Đau đầu là triệu chứng xuất hiện sớm nhất" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_20191219_115731_325179_dau-dau.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau đầu là triệu chứng xuất hiện sớm nhất</em></p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn, nôn: là triệu chứng thường gặp, thường nôn vọt không liên quan bữa ăn. Bệnh nhân có thể đau đầu dữ dội sau đó nôn và nôn xong bệnh nhân đỡ đau đầu hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn ý thức: biểu hiện mức độ khác nhau từ thờ ơ đến lú lẫn, ngủ gà rồi hôn mê.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tâm thần: 1 số bệnh nhân kích thích, vật vã, rối loạn hành vi.</p> <p style="text-align: justify;">- Phù đĩa thị: mức độ từ cương tự quanh đĩa thị đến teo gai thị phụ thuộc vào thời gian và mức tăng áp lực nội sọ.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn thị giác: nhìn đôi do liệt dây VI một bên hoặc 2 bên, triệu chứng này có thể liên quan tăng áp lực nội sọ mà không liên quan đến nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng chu vi vòng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi do&nbsp;ICP gây giãn khớp sọ. Hộp sọ trẻ sẽ có hiện tượng giãn tĩnh mạch da đầu, hai mắt to&nbsp; và lồi, gõ có thể có tiếng “ bình vỡ”.</p> <p style="text-align: justify;">- Co giật: có thể cơn co giật cục bộ hoặc cơ co giật toàn thể hoặc cụ bộ toàn thể hóa thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tuần hoàn: nhịp tim chậm, tăng huyết áp, tăng tiết mồ hôi.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tiêu hóa: nấc, xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn chức năng hô hấp: nhịp thở chậm và sâu dần khi có biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám thần kinh có thể có biểu hiện thần kinh khu trú tùy theo nguyên nhân gây ICP.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Tăng áp lực nội sọ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Lọt trung tâm: não giữa và não trung tâm bị đè đẩy.</p> <p style="text-align: justify;">- Lọt cực hải mã của thùy thái dương vào khe Bichat.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoát vị tiểu não lên trên lều tiểu não.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoát vị bên dưới liềm đại não.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoát vị hạnh nhân tiểu não.</p> <p style="text-align: justify;">- Teo gai thị giác.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu não.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tăng áp lực nội sọ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chụp Cắt lớp vi tính (CT) não hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hình ảnh CT/MRI sọ não có thể cho thấy các dấu hiệu của ICP tăng lên như giãn não thất, thoát vị hoặc hiệu ứng khối do các nguyên nhân như khối u, áp xe và máu tụ, trong số những nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-mri-u-nao-4.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Trong trường hợp bệnh nhân đâng điều trị có suy giảm ý thức CT là vô cùng quan trọng đánh giá hình ảnh nội sọ tại thời điểm đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Đo áp lực nội sọ bằng chọc dò thắt lưng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trong quy trình này, một kim tiêm được đưa vào khoang dưới nhện. Điều này có thể được kết nối với một áp kế để cung cấp áp suất của dịch não tủy trước khi thoát nước. Một phép đo lớn hơn 20 mm Hg gợi ý ICP tăng lên. Chụp CT não trước thực hiện chọc dò thắt lưng vì chọc dò thắt lưng có thể gây giảm ICP đột ngột, nhanh chóng và sự thay đổi thể tích đột ngột có thể dẫn đến thoát vị não.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra sự thay đổi số lượng tế bào, các thành phần dịch não tủy, xét nghiệm vi sinh dịch não tủy cùng để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thiết bị có thể được sử dụng để giám sát ICP: Thủ thuật bao gồm việc đặt thiết bị ngoài da đầu được nối với một dụng cụ được đặt vào nhu mô não, não thất để theo dõi áp lực nội sọ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Việc theo dõi bệnh nhân có ICP tăng cao được cho là đặt thiết bị theo dõi ICP và áp lực tưới máu não (CPP). Việc theo dõi ICP có thể cải thiện kết cục của bệnh nhân, đặc biệt ở những bệnh nhân bị chấn thương đầu kín. Nhìn chung, những bệnh nhân này được quản lý trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) với máy theo dõi ICP. Việc theo dõi ICP có thể cải thiện kết cục của bệnh nhân, đặc biệt ở những bệnh nhân bị chấn thương đầu kín.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vì theo dõi ICP có liên quan đến một nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (CNS) và xuất huyết nội sọ, nên cố gắng hạn chế sử dụng nó cho những bệnh nhân có nguy cơ cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt tăng áp lực nội sọ với: </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đột quỵ não</p> <p style="text-align: justify;">- Não úng thủy</p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe ngoài màng cứng nội sọ</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lyme</p> <p style="text-align: justify;">- U màng não</p> <p style="text-align: justify;">- Các biến thể của chứng đau nửa đầu</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất huyết dưới màng nhện</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tăng áp lực nội sọ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Các nguyên tắc quản lý cần được hướng tới:</p> <p style="text-align: justify;">+ Duy trì áp lực tưới máu não</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị nguyên nhân cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm ICP.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biện pháp để hạ thấp ICP bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Độ cao của đầu giường lớn hơn 30 độ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giữ thẳng cổ để tạo điều kiện dẫn lưu tĩnh mạch khỏi đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng thông khí: Tăng nồng độ CO2 máu làm giảm pH huyết thanh và có thể làm tăng lưu lượng máu não góp phần làm tăng ICP, do đó có thể sử dụng tạm thời tăng thông khí để giảm pCO2 xuống khoảng 30 mm Hg.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các tác nhân thẩm thấu có thể được sử dụng để tạo ra một gradient thẩm thấu qua máu, do đó kéo nước vào trong mạch và giảm phù não. Mannitol là tác nhân chính được sử dụng với liều lượng từ 0,25 đến 1 g / kg thể trọng và được cho là có tác dụng lớn nhất bằng cách làm giảm độ nhớt của máu và ở mức độ thấp hơn bằng cách giảm thể tích máu. Tác dụng phụ của việc sử dụng mannitol cuối cùng là lợi tiểu thẩm thấu và mất nước cũng như tổn thương thận nếu nồng độ thẩm thấu huyết thanh vượt quá 320 mOsm.&nbsp; Steroid được chỉ định để giảm ICP trong các khối u ung thư nội sọ, nhưng không phải trong chấn thương sọ não.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nước muối ưu trương 3% cũng thường được sử dụng để giảm phù não và có thể được dùng dưới dạng liều 5 ml / kg hoặc truyền liên tục, theo dõi chặt chẽ nồng độ natri huyết thanh. Nó được coi là tương đối an toàn trong khi natri huyết thanh &lt;160mEq / dl hoặc độ thẩm thấu huyết thanh dưới 340 mOsm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc thuộc nhóm ức chế anhydrase carbonic, chẳng hạn như acetazolamide, có thể được sử dụng để giảm sản xuất dịch não tủy và được sử dụng để điều trị tăng huyết áp nội sọ vô căn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chọc dò thắt lưng, ngoài việc chẩn đoán, có thể được sử dụng để dẫn lưu dịch não tủy do đó làm giảm ICP. Hạn chế của điều này là ICP tăng thứ phát sau tác động khối lượng với nguy cơ thoát vị có thể xảy ra nếu áp lực dịch não tủy giảm xuống quá thấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tương tự như chọc dò thắt lưng, thiết bị theo dõi ICP cũng có thể được sử dụng để không chỉ theo dõi ICP mà còn để dẫn lưu dịch não tủy.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc an thần giữ cho bệnh nhân được an thần thích hợp có thể làm giảm ICP bằng cách giảm nhu cầu chuyển hóa, không đồng bộ máy thở, tắc nghẽn tĩnh mạch và các đáp ứng giao cảm của tăng huyết áp và nhịp tim nhanh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sốt làm tăng chuyển hóa não và đã được chứng minh là làm tăng tổn thương não. Do đó, điều trị tích cực cơn sốt, bao gồm acetaminophen và làm mát cơ học.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm soát huyết áp: Nói chung, HA phải đủ để duy trì CPP &gt;60 mmHg</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Kiểm soát huyết áp: Nói chung, HA phải đủ để duy trì CPP >60 mmHg" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Kiểmsoáthuyếtáp.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm soát huyết áp: Nói chung, HA phải đủ để duy trì CPP &gt;60 mmHg</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc chống co giật&nbsp;-&nbsp;Co giật có thể vừa phức tạp vừa góp phần làm tăng ICP. Liệu pháp chống co giật nên được thực hiện nếu nghi ngờ co giật. Không có hướng dẫn rõ ràng cho sử dụng thuốc chống co giật để dự phòng cơn giật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phẫu thuật cắt bỏ sọ não là một thủ thuật phẫu thuật thần kinh, trong đó một phần của hộp sọ được loại bỏ và màng cứng được nâng lên, cho phép não phồng lên mà không gây chèn ép. Đây thường được coi là biện pháp cuối cùng khi tất cả các biện pháp hạ thấp ICP khác đã thất bại.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng của tăng áp lực nội sọ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiên lượng phụ thuộc vào căn nguyên cơ bản và mức độ nghiêm trọng của biểu hiện. Tăng huyết áp nội sọ lành tính không tự làm tăng nguy cơ tỷ lệ tử vong; thay vào đó, tỷ lệ tử vong tăng lên do bệnh lý béo phì có liên quan phổ biến với tăng huyết áp nội sọ lành tính.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tang-ap-luc-noi-so-sghae
Rối loạn kinh nguyệt
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rối loạn kinh nguyệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chu kỳ sinh dục còn có tên gọi khác là chu kỳ kinh, vòng kinh. Thông thường, người phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh kéo dài khoảng 28 ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chu kỳ này có thể dao động từ 22 - 35 ngày hoặc dài hơn. Mỗi kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt, cho đến khi kết thúc, tức là ngày bắt đầu của vòng kinh sau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Cơ chế của chu kỳ kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chu kỳ sinh dục ở phụ nữ thường diễn ra theo cơ chế sau:</p> <p style="text-align: justify;">Vùng dưới đồi sản sinh Gn-RH - là hormon có tác dụng kích thích tuyến yên tiết: FSH và LH. Được biết, FSH là hormon tham gia vào quá trình phát triển của các nang noãn ở buồng trứng. Dưới tác động của hormon LH, nang noãn sẽ trở nên căng phồng, làm vỏ nang trở nên mỏng và yếu dần. Đồng thời, các nang này còn tiết ra hormon Estrogen.</p> <p style="text-align: justify;">Khi LH đạt đến nồng độ nhất định, nang noãn sẽ được phóng ra ngoài. Lúc này nếu gặp tinh trùng thì quá trình thụ tinh sẽ xảy ra, sau đó hình thành hợp tử và di chuyển đến tử cung. Ngược lại, các nang noãn không gặp tinh trùng sẽ thoái hóa, kết hợp với tế bào còn lại của vỏ để tạo thể vàng.</p> <p style="text-align: justify;">Thể vàng sản sinh liên tục các hormon Estrogen và Progesteron. Khi đạt nồng độ đủ cao, chúng sẽ gây ức chế vùng dưới đồi, gây đình trệ hoạt động giải phóng Gn-RH. Do đó, tuyến yên sẽ không nhận được các kích thích nên thể chế tiết ra hormon hướng sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">Sau một thời gian thể vàng bị teo nhỏ lại, lúc này hàm lượng hormon Estrogen và Progesterone giảm xuống gây bong tróc niêm mạc tử cung, từ đó xuất hiện kinh nguyệt. Ngoài ra, vùng dưới đồi bị ức chế sẽ kích hoạt trở lại và bắt đầu sản sinh Gn-RH, để tạo nên một chu kỳ kinh mới.</p> <p style="text-align: justify;">Vì vậy, chu kỳ sinh kinh nguyệt sẽ luôn xảy ra nhằm giúp người phụ nữ hoàn thiện khả năng sinh sản.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chu kỳ sinh kinh nguyệt" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_chu-ky-kinh-nguyet-chuan-2-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chu kỳ sinh kinh nguyệt</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vòng kinh thường bao gồm hai loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Vòng kinh không phóng noãn: là vòng kinh không có hiện tượng nang noãn phóng ra ngoài. Kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi có sự giảm xuống đột ngột của Estrogen.</p> <p style="text-align: justify;">- Vòng kinh có phóng noãn, có hình thành thể vàng: là dạng vòng kinh có nang trứng phóng ra khỏi vỏ bọc, đồng thời tạo nên thể vàng từ các tế bào sót lại. Vì vậy, khi hàm lượng Estrogen và Progesterone do thể vàng tiết ra giảm thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Định nghĩa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vậy kinh nguyệt là gì? Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra có chu kỳ vào mỗi tháng. Khi hàm lượng của các loại hormon tiết ra từ thể vàng giảm, thì niêm mạc tử cung của người phụ nữ sẽ bị bong tróc, gây chảy máu.&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Tính chất của kinh nguyệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ có các tính chất như:</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện tượng bóc tróc niêm mạc tử cung thường diễn ra không cùng lúc với nhau, sẽ có nơi niêm mạc bong rồi, có nơi đang bong hoặc chưa bong. Vì vậy mà kỳ kinh có thể kéo dài từ 3 - 5 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở vòng kinh không phóng noãn, chỉ có hormon Estrogen tác động vào niêm mạc tử cung và gây bong tróc, do đó máu chảy ra sẽ có màu đỏ tươi - máu động mạch. Ngược lại ở vòng kinh có phóng noãn, máu kinh thường có màu đỏ thẫm.</p> <p style="text-align: justify;">- Máu xuất hiện trong vòng kinh là hỗn hợp dịch máu không đông, có mùi nồng không tanh. Trong hỗn hợp này còn có thể chứa các chất nhầy của tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, mảnh tế bào bong tróc của niêm mạc và âm đạo. Thông qua mỗi kỳ kinh, chúng sẽ được tống ra ngoài. Do đó, lượng máu chảy ra luôn dao động trong khoảng 60 - 80 ml, tùy theo độ tuổi mà lượng máu có thể thay đổi ít hay nhiều.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Rối loạn kinh nguyệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Rong kinh - rong huyết</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân dẫn đến rong kinh và rong huyết là do:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hoạt động nội tiết trong cơ thể bị rối loạn, vùng dưới đồi ức chế sản sinh Gn-RH khiến tuyến yên không giải phóng đủ hormon FSH và LH.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tình trạng hợp tử làm tổ ngoài tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau khi đẻ, một số người bị viêm niêm mạc tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mắc phải u xơ tử cung, polyp buồng tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh liên quan đến&nbsp; rối loạn đông máu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tinh thần căng thẳng, chịu nhiều stress áp lực lớn từ công việc.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tinh thần căng thẳng, chịu nhiều stress áp lực lớn từ công việc" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Roi-loan-kinh-nguyet-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tinh thần căng thẳng, chịu nhiều stress áp lực lớn từ công việc</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Vô kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát là: rối loạn nhiễm sắc thể gây ra bất thường ở buồng trứng; vùng dưới đồi - tuyến yên có vấn đề; cơ quan sinh dục bị dị dạng; tổn thương ở buồng trứng, thượng thận - sinh dục; tinh hoàn nữ tính hóa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát bao gồm: vùng dưới đồi bị ảnh hưởng; tuyến yên suy yếu, xuất hiện khối u. Ngoài ra, bệnh còn do một số nguyên nhân như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Suy buồng trứng, khối u nam tính hoá buồng trứng, hội chứng Stein-Leventhal.</li> <li style="text-align: justify;">Tử cung dính buồng tử cung, mất niêm mạc tử cung.</li> <li style="text-align: justify;">Nội tiết rối loạn khi mắc hội chứng Cushing, bệnh Addison, Basedow.</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng thuốc hormon, thuốc tránh thai trong thời gian dài, khiến vùng dưới đồi - tuyến yên bị ức chế, từ đó tăng tiết Prolactin làm niêm mạc tử cung teo lại.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rối loạn kinh nguyệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Rong kinh - rong huyết</strong></p> <p style="text-align: justify;">Rong kinh là tình trạng máu kinh từ tử cung chảy ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày. Trong khi đó, rong huyết là tình trạng xuất huyết âm đạo kéo dài trên 7 ngày. Đây đều là các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh. Chỉ khác nhau ở điểm, rong kinh xảy ra theo chu kỳ nhất định còn rong huyết thì không.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:</p> <p style="text-align: justify;">Khi bị rong kinh - rong huyết, máu tươi sẽ chảy ra nhiều trong ngày, đây là triệu chứng xuất hiện phổ biến sau một vòng kinh. Khi cơ thể mất nhiều máu sẽ dẫn đến những biểu hiện toàn thân như: da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại:</p> <p style="text-align: justify;">Dựa vào thời điểm xuất hiện, rong kinh - rong huyết được chia thành các loại như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Rong kinh - rong huyết tuổi trẻ: thường xảy ra vào độ tuổi dậy thì với những biểu hiện như: máu tươi chảy ra nhiều, kéo dài và có tính lặp lại.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rong kinh - rong huyết tiền mãn kinh: là tình trạng rong kinh chảy máu kéo dài, về sau máu không chảy theo cơ chế kinh nguyệt.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do ác tính hoặc niêm mạc tử cung bị tổn thương (viêm). Thông qua phương pháp nạo niêm mạc tử cung, có thể chẩn đoán chính xác được nguyên nhân, đồng thời cầm máu và chấm dứt tình trạng chảy máu kéo dài. Nếu nguyên nhân gây bệnh không phải là ác tính thì có thể tiến hành điều trị triệu chứng và định hướng sử dụng hormon.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rong kinh - rong huyết lúc sinh đẻ: thường xảy ra ở nhóm người có độ tuổi từ 18 - 45. Nếu tử cung gặp phải các tổn thương như: u xơ tử cung, polyp buồng trứng, lạc nội mạc tử cung tại cơ tử cung,... thì người phụ nữ sẽ mắc phải bệnh này. Với các biểu hiện giống cường kinh như: máu chảy ra nhiều hơn so với bình thường, người bệnh bị tụt huyết áp, mạch đập nhanh. Trong trường hợp lượng máu mất vượt quá 200ml/ ngày thì được gọi là băng kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rong kinh do chảy máu trước kinh: là tình trạng tử cung chảy ra một lượng máu trước khi xuất hiện kinh nguyệt chính thức. Tình trạng này diễn ra trong vài ngày khiến vòng kinh kéo dài hơn bình thường. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những tổn thương như: niêm mạc tử cung bị viêm, polyp buồng tử cung,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Rong kinh do chảy máu sau kinh: là tình trạng chảy ra ít máu sau khi kỳ kinh đã kết thúc 1 - 2 ngày. Nguyên nhân có thể do: viêm niêm mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, niêm mạc tử cung bong chậm hoặc tái tạo chậm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rong kinh do chảy máu sau kinh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_rong-kinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rong kinh do chảy máu sau kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Rong kinh do quá sản nội mạc tử cung: là tình trạng kinh chậm, ra huyết nhiều và kéo dài. Nguyên nhân là do cường estrogen và kéo dài. Phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu là nạo niêm mạc tử cung, đồng thời loại trừ các nguyên nhân thực thể như: chửa ngoài tử cung, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, bệnh lý rối loạn đông máu,… Sau đó tiến hành điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Vô kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vô kinh là hiện tượng người phụ nữ không xuất hiện kinh nguyệt trong một khoảng thời gian.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại: Vô kinh gồm 2 loại:</p> <p style="text-align: justify;">+ Vô kinh nguyên phát: là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt sau 18 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vô kinh thứ phát: là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt sau 3 - 6 tháng đối với chu kỳ kinh đều hoặc không đều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Thống kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thống kinh là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng khi hành kinh. Cơn đau có thể lan xuyên ra cột sống, lan xuống vùng&nbsp; đùi hoặc lan ra toàn bộ vùng bụng. Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, căng vú, buồn nôn,...</p> <p style="text-align: justify;">Thống kinh có thể phân thành hai loại là: nguyên phát và thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Thống kinh nguyên phát thường xảy ra sau tuổi dậy thì, chủ yếu do các nguyên nhân cơ năng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thống kinh thứ phát là tình trạng xảy ra sau nhiều năm xuất hiện hành kinh bình thường, đến nay mới xuất hiện triệu chứng đau vùng bụng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tổn thương thực thể: viêm dính tử cung, tử cung đổ sau, chít hẹp lỗ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ ở eo tử cung, polyp cổ tử cung, u ở lỗ cổ tử cung,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Rối loạn kinh nguyệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa các rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ nên duy trì lối sống lành mạnh và hình thành các thói quen tốt như:</p> <p style="text-align: justify;">- Tập luyện thể dục đều đặn, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Áp dụng các liệu pháp giúp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng, stress.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi sử dụng thuốc nội tiết hormon, thuốc tránh thai,... cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng quá thời gian cho phép.</p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh sạch sẽ trong những ngày hành kinh, sau khoảng 4 - 5 tiếng nên thay băng mới, hạn chế quan hệ để tránh bị nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra sức khỏe, thăm khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Kiểm tra sức khỏe, thăm khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_MED_2327.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm tra sức khỏe, thăm khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rối loạn kinh nguyệt</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Rong kinh - rong huyết</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đối với rong kinh - rong huyết do rối loạn nội tiết thì:</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;+ Điều trị tích cực gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Nạo buồng là phương pháp cầm máu tốt nhất.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nạo buồng là phương pháp cầm máu tốt nhất" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Roi-loan-kinh-nguyet-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nạo buồng là phương pháp cầm máu tốt nhất</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng hormon nội tiết.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc co tử cung (Oxytocin, Ergometrin), thuốc cầm máu (Transamin),... theo chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp thiếu máu quá nhiều (Hb&lt;65g/l) thì cần phải truyền máu gấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị dự phòng: người bệnh nên sử dụng các vòng kinh nhân tạo như: thuốc tránh thai kết hợp, Cyclo-progynova 2mg,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Vô kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: Trước khi điều trị cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời loại bỏ các nguyên nhân thực thể, sau đó để làm xuất hiện kinh nguyệt thì tiến hành sử dụng các hormon nội tiết như: Progestin, Estrogen,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Thống kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thống kinh thứ phát: Điều trị thống kinh thứ phát cần dựa vào nguyên nhân đã xác định từ trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Thống kinh cơ năng: Người bệnh có thể dùng các thuốc giảm đau hoặc điều trị bằng hormon như: Progestin.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/roi-loan-kinh-nguyet-sdxji
Nang tuyến bartholin
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nang tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bartholin là một tuyến có dạng hình cầu, kích thước nhỏ chỉ khoảng 1cm, nằm ở phía trong hai bên thành âm đạo vị trí 4h và 8h vùng tiền đình âm hộ gần màng trinh. Tuyến Bartholin lần đầu tiên được mô tả vào năm 1677 bởi nhà Giải phẫu học Caspar Secundus Bartholin người Hà Lan. Tuyến Bartholin ở nữ thì tương tự tuyến Cowper ở nam giới. Tuyến có chức năng tiết nhầy được lót bởi lớp tế bào trụ, ống tuyến dài 2,5 cm. Tuyến tiết chất nhầy bôi trơn khi quan hệ tình dục và giữ ẩm cho âm đạo. Lỗ của ống tuyến nằm ở nếp gấp giữa màng trinh và môi nhỏ và được lót bởi biểu mô lát.<br> Nang tuyến Bartholin hình thành là do tắc nghẽn ống tuyến trong khi tuyến bên dưới vẫn tiếp tục hoạt động tiết chất nhầy. Nguyên nhân của sự tắc nghẽn ống tuyến có thể do viêm nhiễm gây phù nề và tắc ống tuyến.&nbsp;<br> Nang và absces tuyến Bartholin là bệnh lý phụ khoa rất hay gặp ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Theo thống kê, nang tuyến Bartholin chiếm khoảng 2% trong số bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Phần lớn bệnh xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.&nbsp;<br> <img alt="Nang tuyến Bartholin cần được thăm khám và điều trị từ sớm" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_nang-tuyen-Bartholin.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nang tuyến Bartholin cần được thăm khám và điều trị từ sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nang tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân hình thành nang tuyến Bartholin là do các ống tuyến bị tắc nghẽn trong khi tuyến vẫn tiết ra chất nhầy, điều đó làm hình thành nang có thành mỏng bao bọc tại vị trí tuyến. Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc ống tuyến là do:<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Nhiễm trùng: Phổ biến là vi khuẩn kỵ khí, riêng vi khuẩn hiếu khí thì lậu chiếm tỷ lệ cao nhất. Một số vi khuẩn hay gặp như: lậu, chlamydia, Gardnerella, Ecoli… Nghiên cứu của Brook đã phân lập và báo cáo có đến 67 loại vi khuẩn có thể gặp trong các trường hợp viêm- abscess tuyến Bartholin. Bên cạnh những nguyên nhân viêm do các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục thì các phẫu thuật tại vùng âm hộ - âm đạo cũng&nbsp;<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Do chấn thương đường sinh dục nữ<br> Khi nang tuyến Bartholin bị nhiễm trùng sẽ làm cho nang phát triển rất nhanh và gây đau. Cũng cần lưu ý rằng tuyến Bartholin có thể bị viêm- absces mà không hề có tổn thương nang trước đó.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nang tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn đầu mới hình thành và không có phản ứng viêm, các nang tuyến Bartholin kích thước thường nhỏ và chúng thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Các nang thường được bệnh nhân vô tình phát hiện khi rửa vệ sinh hàng ngày hoặc đặt thuốc âm đạo hoặc vô tình được bác sĩ phát hiện khi đi khám phụ khoa. Nang tuyến Bartholin thường chỉ bị 1 bên nên triệu chứng chủ yếu là thấy một bên âm hộ ngoài lớn hơn bình thường.<br> Khi các nang Bartholin phát triển to hơn có thể làm cho người phụ nữ khó chịu, gây đau khi ngồi, đau và vướng khi quan hệ tình dục. Hình thành nang tuyến do các tuyến bị nghẽn tắc, sẽ không tiết chất nhờn nên người phụ nữ còn thấy đau rát khi quan hệ, khi kích thích bàng quang gây rối loạn tiểu tiện.<br> Trường hợp nhiễm trùng, nang có thể sưng to hơn, nóng đỏ không điều trị kịp thời có thể hóa abces rất nhanh trong 2-3 ngày. Bệnh nhân sốt, rất đau vùng âm hộ, đau và khó khăn khi đi lại khi ngồi.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="nang tuyến bartholin có thể không có triệu chứng" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-ly-tuyen-bartholin-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nang tuyến bartholin có thể không có triệu chứng</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nang tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết phụ nữ có thể bị nang tuyến Bartholin khi có nhiễm trùng có vi khuẩn lây qua đường tình dục từ bạn tình. Trước đây người ta thấy phần lớn do vi khuẩn lậu và Chlamydia nhưng hiện tại rất nhiều vi khuẩn được tìm thấy như: ureplasma, Gardnerella…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nang tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa số nang tuyến Bartholin thường gặp ở nhóm phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên nhóm có tỷ lệ mặc cao nhất là 20-29 tuổi. Một số yếu tố gây tăng nguy cơ mắc bệnh có thể gặp là:&nbsp;<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Phụ nữ có thai.<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Phụ nữ có bệnh lý nền: tiểu đường, ung thư.<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Phụ nữ có miễn dịch kém, sức đề kháng kém, các bệnh lý suy giảm miễn dịch như HIV.<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn hoặc có mắc bệnh lây qua đường tình dục.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nang tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để tránh hình nang tuyến Bartholin thì chính là cần phòng tránh các nguyên nhân dễ gây viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhày này. Một số biện pháp mọi người cần thực hiện và lưu ý:<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng các: hạn chế rửa nước sau mỗi lần đi tiểu tiện, cần giữ khô ráo, có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh nhưng chỉ 1- 2 lần/ ngày. Tuyệt đối không ngâm, không thụt rửa vào âm đạo dù dùng bất cứ dung dịch nào.&nbsp;<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Sử dụng các biện pháp như bao cao su vừa tránh thai, vừa tránh các bệnh lây qua quan hệ tình dục. Nên có lối sống lành mạnh, không quan hệ sớm và không nên có nhiều bạn tình.<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Trường hợp thấy bất thường như sưng đau vùng sinh dục thì người phụ nữ đừng ngại, hãy đến ngay các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa sản như bệnh viện MEDLATEC&nbsp;để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh sớm.<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Với phụ nữ mang thai nếu thấy sưng đau bộ phận sinh dục ngoài cần đi khám sớm để được bác sĩ điều trị kịp thời do nang tuyến Bartholin rất dễ viêm và abces hóa ở nhóm phụ nữ này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="bệnh lý nang tuyến bartholin cần được thăm khám và điều trị kip thời" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-ly-tuyen-bartholin-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh lý này cần được thăm khám và điều trị kịp thời</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nang tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1. Chẩn đoán bệnh Nang tuyến Bartholin<br> Khi khám một bệnh nhân nghi nghờ nang tuyến Bartholin, bác sĩ cần hỏi về tiền sử bệnh phụ khoa đặc biệt liên quan nang hay viêm/ abces tuyến bartholin trước đó; tiền sử điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh lý lây qua đường tình dục. Thời gian khởi phát các triệu chứng, tính chất đau, các thuốc đã dùng… Nang tuyến Bartholin thường có thời gian hình thành kéo dài và không có triệu chứng rõ ràng.<br> Khám phụ khoa sẽ thấy phần âm hộ ngoài hai bên mất tương xứng, một bên to hơn. Là nang tuyến thì không đau, khi viêm cấp hoặc hình thành abces thì bệnh nhân thấy rất đau. Cần đánh giá kích thước, khả năng di động, mật độ của nang. Khi đã abces hóa thì khối thường mềm, có thể kèm chảy mủ.<br> Với phụ nữ trên 40 tuổi hoặc mãn kinh, nang hoặc abces Bartholin có thể biến chứng thành ung thư. Do đó, ở nhóm bệnh nhân này, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định sinh thiết để loại trừ khả năng ung thư tuyến Bartholin.</p> <p style="text-align: justify;">2. Chẩn đoán phân biệt</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nang tuyến Bartholin có một số triệu chứng tương tự, cần phân biệt với: u mỡ/ u nang ở vùng môi lớn, nang tuyến Skene, tụ máu vùng âm hộ,…</li> <li style="text-align: justify;">Tụ máu vùng âm hộ thường gặp sau chấn thương hoặc có tiền sử chấn thương vùng âm hộ.</li> <li style="text-align: justify;">U mỡ bản chất là u đặc, có thể cũng phát triển trên ở vùng âm hộ, là u lành nhưng kích thước thường rất lớn.</li> <li style="text-align: justify;">U tuyến mồ hôi thì ít gặp hơn, có thể phát triển trên cả môi nhỏ và môi lớn. U có thể từ vài mm cho tới 2-3 cm, không phát triển nhanh.&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Nang biểu bì vùng âm hộ cũng thường gặp và giống nang bã ở các nơi khác của cơ thể. Nang thường lành tính và di động tốt.</li> <li style="text-align: justify;">Nang nhầy âm hộ: nang thường nhỏ, nằm nông ngay dưới da và không có triệu chứng.</li> <li style="text-align: justify;">Nang tuyến Skene: vị trí ở cạnh lỗ niệu đạo, nang lành và không triệu chứng, khi nang lớn có thể gây rối loạn tiểu tiện.</li> <li style="text-align: justify;">Với những trường hợp khó chẩn đoán, cần bóc trọn cả khối u và gửi giải phẫu bệnh lý để xác định đúng tính chất khối u.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nang tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1. Xét nghiệm thăm dò<br> Với các trường hợp nang tuyến Bartholin, bác sĩ cần chỉ định siêu âm để đánh giá cụ thể nang. Một số xét nghiệm như PCR tìm các tác nhân gây bệnh lây qua quan hệ tình dục, cấy dịch âm đạo tìm nguyên nhân gây viêm nhiễm và làm kháng sinh đồ để có phác đồ điều trị phù hợp.<br> Hiện tại ở bệnh viện MEDLATEC&nbsp;có đầy đủ phương pháp thăm dò hình ảnh như siêu âm, các xét nghiệm tìm nguyên nhân viêm nhiễm:<br> - Siêu âm phần mềm: cho biết đầy đủ các đặc tính của nang tuyến Bartholinn: kích thước nang, tính chất dịch, ranh giới, mức độ thâm nhiễm các tổ chức xung quanh,…<br> - Xét nghiệm 12 tác nhân lây qua quan hệ tình dục: tìm một số tác nhân gây viêm hay gặp như lậu, Chlamydia, gardnerella,…<br> - Cấy dịch làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">2. Các biện pháp điều trị bệnh Nang tuyến Bartholin<br> Viêm nang tuyến Bartholin có thể tự khỏi. Chỉ với các nang có kích thước nhỏ, không chảy mủ, không có triệu chứng sưng đau thì nang có thể tự biến mất mà không cần can thiệp. Nhưng bệnh nhân vẫn cần phải khám định kỳ để phòng tái phát và đánh giá sự phát triển của nang.<br> Khi nang tuyến Bartholin bị viêm gây sưng nóng đỏ đau, nếu điều trị kháng sinh, chống viêm kịp thời tình trạng viêm có thể hết, nang có thể tan hoặc vẫn tồn tại. Sử dụng gạc chườm hơi nóng cũng có thể làm giảm các triệu chứng.&nbsp;<br> Trường hợp nang tuyến bartholin hóa mủ, tình trạng viêm nặng hơn, bệnh nhân sốt đau đớn. Lúc này, bác sĩ cần chích rạch tháo mủ. Khi rạch nang tuyến bartholin, bác sĩ tiêm tê tại chỗ và dùng dao mổ rạch để giúp mủ được thoát ra. Kích thước nang sẽ giảm đi, sau khi lấy hết mủ, bác sĩ tiếp tục đặt lam hoặc chèn gạc để dẫn lưu hết mủ sau một vài ngày. Hàng ngày bệnh nhân vẫn cần bơm rửa betadine để làm sạch mủ, tránh giả mạc, để vết thương khô thoáng giúp nhanh đầy nhanh liền.<br> Bóc tách nang được ra khi triệu chứng viêm nang, abces tái phát nhiều lần hoặc với những phụ nữ trên 40 tuổi. Người phụ nữ cần đến thăm khám bác sĩ vào thời điểm không bị viêm nang cấp để có thể bóc được chọn nang tuyến Bartholin. Với nhóm &gt; 40 tuổi cần đặt ra phẫu thuật và sinh thiết để loại trừ ung thư âm hộ. Những trường hợp nang không thay đổi triệu chứng và kích thước thì phẫu thuật không bắt buộc&nbsp;<br> Nhóm phụ nữ trẻ dưới 40 tuổi nếu nang không có triệu chứng thì không cần bóc nang. Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh phụ khoa để tránh viêm nhiễm nang tái phát. Tránh ẩm ướt vùng âm hộ, tầng sinh môn, không thụt rửa nước vào trong âm đạo là một trong những biện pháp tốt nhất làm giảm tình trạng viêm nang tái phát.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nang-tuyen-bartholin-shvgc
Viêm amidan mạn tính
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm amidan mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Amidan (tên đầy đủ là amidan khẩu cái) là tổ chức lympho lớn nhất ở họng miệng, thuộc hệ thống vòng bạch huyết Waldayer (gồm V.A, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan lưỡi).</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Amidan (tên đầy đủ là amidan khẩu cái) là tổ chức lympho lớn nhất ở họng miệng, thuộc hệ thống vòng bạch huyết Waldayer (gồm V.A, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan lưỡi)" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_amidan-la-gi-thumb-min.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Amidan (tên đầy đủ là amidan khẩu cái) là tổ chức lympho lớn nhất ở họng miệng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở vùng amidan khẩu cái. Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác ở phía sau cổ họng, bao gồm cả V.A và amidan lưỡi. Viêm amidan cấp tính là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của amidan do một trong số các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra, và áp xe quanh amidan cũng có thể xảy ra, một nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng&nbsp;30% áp xe quanh amidan cần phải cắt amidan. Viêm amidan mạn tính là tình trạng amidan bị nhiễm trùng dai dẳng, có thể tạo thành sỏi amidan. Viêm amidan tái phát xảy ra khi cơ thể bị một số đợt viêm amidan mỗi năm. Cả viêm amidan mạn tính và tái phát đều liên quan đến quá trình viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.&nbsp;Trẻ em rất hay bị viêm amidan, mặc dù bệnh này hiếm khi xuất hiện ở độ tuổi dưới 2 tuổi.&nbsp;Viêm amidan do&nbsp;vi khuẩn&nbsp;<em>Streptococcus</em>&nbsp;thường xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, trong khi viêm amidan do virus thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn.&nbsp;Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng tỷ lệ trung bình của tình trạng mang mầm bệnh ở trẻ em đi học đối với&nbsp;<em>Streptococcus</em>&nbsp;nhóm A&nbsp;là 15,9%.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm amidan là bệnh lý hay gặp, đứng đầu trong các bệnh lý vùng họng. Bệnh có thể diễn biến cấp hoặc mạn tính, rất hay tái phát. Tỷ lệ viêm amidan trung bình khoảng 10% dân số.</p> <p><b>Sơ lược giải phẫu và sinh lý liên quan</b></p> <p style="text-align: justify;">- Mỗi người có một đôi amidan khẩu cái, hình ôvan, nằm ở thành bên họng miệng, giữa trụ trước và trụ sau.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Cấp máu cho amidan là các mạch máu thuộc hệ cảnh ngoài: động mạch hầu lên, khẩu cái lên, các nhánh từ động mạch lưỡi và động mạch mặt. Động mạch cảnh trong nằm cách amidan 2cm về phía sau ngoài. Dẫn lưu bạch huyết của amidan về hạch cổ sâu trên và hạch cảnh, viêm amidan có thể dẫn đến viêm và áp xe các hạch này ở trẻ em.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh chi phối cho amidan từ thần kinh lưỡi hầu và một số nhánh từ thần kinh khẩu cái bé qua hạch bướm khẩu cái.</p> <p style="text-align: justify;">- Amidan có chức năng miễn dịch. Giống như V.A, amidan không có đường bạch huyết đi vào. Trên bề mặt amidan có khoảng 10 - 30 khe hốc lấn sâu vào nhu mô được phủ bởi biểu mô vảy lát tầng không sừng hoá. Lớp biểu mô này có thể tiếp xúc với tất cả các kháng nguyên vào cơ thể qua đường ăn và đường thở, trình diện kháng nguyên và hoạt hoá các tế bào bạch cầu trong các nang lympho dưới lớp biểu mô của amidan.</p> <p><strong>Phân loại</strong></p> <p>- Viêm amidan cấp: biểu hiện bởi các triệu chứng: sốt, nuốt đau, ho, amidan sưng to, đỏ, có thể có chấm mủ.</p> <p>- Viêm amidan cấp tái diễn: Là tình trạng viêm cấp tính của amidan diễn ra 4 đến 7 đợt trong 1 năm,&nbsp;5 đợt trong 2 năm liên tiếp hoặc 3 đợt/ năm trong 3 năm liên tiếp.</p> <p>- Viêm amidan mạn tính: biểu hiện bởi tình trạng đau họng dai dẳng, hơi thở hôi, sỏi amidan, nề đỏ niêm mạc quanh amidan, phản ứng hạch góc hàm kéo dài mà không kèm theo nguyên nhân viêm nhiễm đường hô hấp trên khác như viêm xoang, bệnh lý răng miệng...</p> <p>- Viêm amidan mạn tính quá phát gây tắc nghẽn: quá phát amidan gây ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ, khó nuốt, thay đổi cấu trúc sọ mặt và thay đổi tiếng nói (giọng mũi nghẹt).</p> <p><b>Viêm amidan mạn tính</b></p> <p>Viêm amidan tái phát được mô tả là khi một người bị nhiều đợt viêm amidan tấn công mỗi năm. Viêm amidan mãn tính và tái phát đều gây ra tình trạng amidan bị viêm tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều trẻ em bị viêm amidan và viêm họng tái đi tái lại nhiều lần và những căn bệnh này đã trở thành một phần cuộc sống của các em. Một nghiên cứu chỉ ra rằng viêm amidan tái phát được báo cáo lần lượt với tỉ lệ là 11,7% và 12,1% trẻ em ở Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Thuốc kháng sinh có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng tạm thời nhưng trong nhiều trường hợp, viêm amidan lại tái phát trở lại. Nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng tái phát như vậy đã được xác định là do vi sinh vật thường tạo ra các màng sinh học và một kho chứa nhiễm trùng trong các nếp gấp ẩm ướt và ấm áp của amidan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm amidan mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là Adenovirus, Rhinovirus, virus cúm, á cúm, virus hợp bào hô hấp. Vi khuẩn thường gặp là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu. Đặc biệt, liên cầu beta tan huyết nhóm A có thể gây biến chứng tim, thận, khớp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm amidan mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh sử có nhiều đợt viêm cấp, tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Toàn thân: không có gì đặc biệt, hay ốm vặt, ho, chậm phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ năng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân đau họng dai dẳng, nuốt vướng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bệnh nhân đau họng dai dẳng, nuốt vướng." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Bệnhviêmhọng1.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân đau họng dai dẳng, nuốt vướng.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng tốt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thỉnh thoảng có ho, khàn tiếng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ em thường thở khò khè, ngủ ngáy to.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Thực thể: Khám có thể thấy</p> <p style="text-align: justify;">+ Amidan quá phát to, vừa hoặc xơ teo, có thể thấy tổ chức bã đậu (sỏi amidan) trong các khe hốc.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Trụ trước và sau nề đỏ, trụ sau dày lên thành một trụ giả.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thành sau họng có nhiều hạt lympho nề đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạch góc hàm to, mật độ chắc nhẹ, có khi đau.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phân độ kích thước amidan: dựa vào tỷ lệ giữa kích thước của amidan (khoảng cách từ bờ tự do của amidan đến trụ trước) với khoang họng (khoảng cách từ đường giữa tới trụ trước), người ta chia amidan thành 5 độ:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Độ 0: amidan nằm gọn trong hốc amidan (giữa trụ trước và trụ sau).</li> <li style="text-align: justify;">Độ I: amidan chiếm 25% khoang họng.</li> <li style="text-align: justify;">Độ II: amidan chiếm 25 - 50% khoang họng.</li> <li style="text-align: justify;">Độ III: amidan chiếm 50 - 75% khoang họng.</li> <li style="text-align: justify;">Độ IV: amidan chiếm &gt; 75% khoang họng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm amidan mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Yếu tố nguy cơ: cơ địa dị ứng, tạng tân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản, ô nhiễm môi trường...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm amidan mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh răng miệng, mũi họng đặc biệt trong các vụ dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi.</p> <p style="text-align: justify;">- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi đông người.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi đông người" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Giấy-chứng-nhận-lưu-hành-tự-do-cho-khẩu-trang-CFS1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi đông người</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giữ ấm vùng cổ ngực khi thay đổi thời tiết hoặc khi trời lạnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm chủng mở rộng đầy đủ với trẻ nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh môi trường sống, tránh tiếp xúc với khói bụi, rượu bia, thuốc lá.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm amidan mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt:</p> <p style="text-align: justify;">U amidan: trong những trường hợp viêm amidan mạn tính quá phát cần phân biệt với khối u đặc biệt những trường hợp quá phát một bên amidan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm amidan mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Màng sinh học vi sinh vật là nguyên nhân chính gây viêm amidan lặp đi lặp lại ở cả nhóm trẻ em và người lớn, và cần có thêm nghiên cứu để phát triển các chiến lược điều trị mới. Tuy nhiên, các phương thức điều trị phải dựa trên sự lựa chọn cẩn thận và xem xét từng cá nhân về tác động tiềm tàng của màng sinh học đối với từng trường hợp viêm amidan tái phát cụ thể.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Các vi sinh vật trong màng sinh học có khả năng chống lại các tác nhân kháng khuẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường cao hơn, do đó rất khó bị tiêu diệt. Điều trị màng sinh học nói chung (và cụ thể là màng sinh học trong viêm amidan mạn tính) là rất khó khăn, có thể làm tốn kém chi phí kinh tế đáng kể cho các quốc gia và cá nhân. Nó cũng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm và phát triển ở cả những quốc gia có nguồn tài nguyên cao và thấp.&nbsp;Vì lý do này, nhiều nghiên cứu đã cố gắng giải quyết các vấn đề của cả màng sinh học và viêm amidan tái phát. Thay vì phát triển hoặc sử dụng nhiều chất kháng khuẩn mạnh hơn, các bác sĩ nên đảm bảo rằng họ luôn cập nhật các nghiên cứu và cách xử lý màng sinh học, bao gồm việc áp dụng các chất bôi ngoài, loại bỏ vật lý của màng sinh học và các phương pháp điều trị sáng tạo khác…</p> <p style="text-align: justify;">Khi điều trị kháng sinh ít hiệu quả, có thể cắt Amidan trong trường hợp sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chỉ định cắt Amidan</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm Amidan cấp trên 6 đợt trong 1 năm hoặc trên 3 đợt/ năm trong 2 năm liên tiếp mà phải dùng kháng sinh mới khỏi.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm Amidan gây biến chứng tại chỗ: viêm tấy, áp xe quanh Amidan.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm Amidan gây biến chứng kế cận: Viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe hạch, viêm hạch mạn tính...</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm Amidan gây biến chứng xa: Viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ, màng tim...</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm amidan mạn tính gây hôi miệng, sỏi amidan, đau họng dai dẳng.</p> <p style="text-align: justify;">- Amidan quá phát gây ảnh hưởng tới chức năng thở, phát âm, ăn uống, phát triển sọ mặt.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Nghi ngờ khối u Amidan.</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt Amidan để lấy đường vào cho phẫu thuật.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chỉ định cắt Amidan" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_cat-amidan-co-bi-anh-huong-gi-khong-tai-sao-nen-cat-amidan.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chỉ định cắt Amidan</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chống chỉ định cắt Amidan</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định tạm thời</p> <p style="text-align: justify;">+ Đang viêm cấp, có biến chứng tại chỗ của Amidan.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đang có nhiễm khuẩn cục bộ hay toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có bệnh mạn tính chưa ổn định.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đang trong vụ dịch (nhiễm khuẩn đường hô hấp) ở địa phương như cúm, sởi, viêm não...</p> <p style="text-align: justify;">+ Phụ nữ đang trong thời gian có thai, kinh nguyệt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ địa dị ứng như hen.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định tuyệt đối</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh về máu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh suy tim, tâm phế mạn.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Phạm Khánh Hoà "Viêm Amidan", Tai mũi họng, NXB giáo dục Việt Nam,&nbsp;tái bản lần 2, tr 108- 1142.&nbsp;</p><p style="text-align: justify;">2. Ngô Ngọc Liễn (2016), Bệnh học Tai mũi họng, NXB Y học Hà Nội,&nbsp;</p><p style="text-align: justify;">3. Bailey Byron J (2006) Head &amp; Neck Surgery - Otolaryngology, 4th Edition</p><p style="text-align: justify;">4.&nbsp;American Academy of Otolaryngology&nbsp;<em>Tonsillitis.</em>&nbsp;2018. [Accessed January 6, 2018].</p><p style="text-align: justify;">5. Hayes K.&nbsp;<em>Chronic and recurrent tonsillitis: what to know.</em>&nbsp;2017. [Accessed January 6, 2018].</p><p style="text-align: justify;">6. Shah UK.&nbsp;<em>Tonsillitis and peritonsillar abscess. Drugs &amp; Diseases. Otolaryngology and Facial Plastic Surgery.</em>&nbsp;Medscape; [Accessed January 6, 2018].</p><p style="text-align: justify;">7.&nbsp;Pichichero ME, Casey JR. Defining and dealing with carriers of group A Streptococci.&nbsp;<em>Contemp Pediatr.&nbsp;</em>2003;<span style="font-weight: bolder;">20</span>(1):46–53</p><p style="text-align: justify;">8. Herzon FS, Harris P. Mosher Award thesis. Peritonsillar abscess: incidence, current management practices, and a proposal for treatment guidelines.&nbsp;<em>Laryngoscope.&nbsp;</em>1995;<span style="font-weight: bolder;">105</span>(8 Pt 3 Suppl 74):1–17.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-amidan-man-tinh-smvpr
Cholesteatoma tai giữa
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu tai giữa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tai giữa gồm hòm tai, vòi nhĩ và các xoang chũm</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tai giữa gồm hòm tai, vòi nhĩ và các xoang chũm" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_1-7.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tai giữa gồm hòm tai, vòi nhĩ và các xoang chũm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hòm nhĩ là một hình hộp gồm 6 thành</p> <p style="text-align: justify;">+ Thành ngoài : phần dưới là màng nhĩ mỏng, hình tròn, hơi lõm ở giữa; phần trên là thành xương gọi là tường thượng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thành trong có 2 cấu trúc&nbsp; đặc biệt là cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn ngăn cách hòm nhĩ &nbsp;với tai trong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thành trước có lỗ vòi nhĩ (Eustachi) liên tiếp với vòi nhĩ Eustachi thông với vòm mũi họng .</p> <p style="text-align: justify;">+ Thành sau thông với&nbsp; sào bào của xương chũm qua lỗ ống thông hang.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thành dưới hơi lõm là hõm hạ nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thành trên là trần thượng nhĩ, là một vách xương mỏng, tiếp giáp với màng não cứng và các cấu trúc trong hố não giữa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trong hòm nhĩ chứa chuỗi &nbsp;3 xương con gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp được nối với nhau bởi các khớp.</p> <p style="text-align: justify;">- Vòi nhĩ ( vòi Eustachi) là một ống nhỏ dài khoảng 35mm, nối thông hòm nhĩ với vòm mũi họng.</p> <p style="text-align: justify;">- Xoang chũm : trong xương chũm có nhiều hốc gọi là xoang chũm, sào bào là xoang chũm lớn nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Tai giữa được phủ bởi nhiều loại biểu mô nhưng không có biểu mô vảy. Biểu mô vảy sừng hoá có ở da ống tai ngoài, khi nó lạc chỗ xuất hiện ở tai giữa hoặc xương chũm sẽ tạo thành cholesteatoma.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Tổng quan về&nbsp;Cholesteatoma</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Cholesteatoma là một khối mềm và trắng giống như bã đậu có nguồn gốc từ biểu mô vảy, bên trong có chứa lớp sừng keratin.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mô bệnh học của Cholesteatoma</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cholesteatoma gồm có 2 phần:</p> <p style="text-align: justify;">- Phần khuôn là biểu mô vảy sừng hóa, được bao bọc bên ngoài bởi một lớp chất đệm bằng mô xơ mỏng.</p> <p style="text-align: justify;">- Phần lõi có màu trắng, chứa các mảnh keratin được sản xuất bởi phần khuôn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại Cholesteatoma</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cholesteatoma được chia thành 2 loại chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Cholesteatoma bẩm sinh: cholesteatoma bẩm sinh được phân ra 3 loại dựa theo vị trí: tai giữa, đỉnh xương đá, góc cầu tiểu não.</p> <p style="text-align: justify;">- Cholesteatoma mắc phải:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cholesteatoma mắc phải nguyên phát: không có tiền sử viêm tai giữa thủng màng nhĩ hoặc không tồn tại lỗ thủng màng nhĩ&nbsp; trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cholesteatoma mắc phải thứ phát: có tồn tại lỗ thủng màng nhĩ trước đó.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân bệnh sinh cholesteatoma bẩm sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Teed &amp; Micheals nghiên cứu sự phát triển khe mang trong quá trình hình thành phát triển phôi thai đã thấy rằng quá trình phát triển của các tế bào biểu mô vảy có sự&nbsp; sai lệch về vị trí sẽ tạo nên cholesteatoma bẩm sinh ở các vị trí khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân cholesteatoma&nbsp;mắc phải</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều thuyết về nguyên nhân của sự hình thành Cholesteatoma mắc phải:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210919/20210919_03.png"></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cholesteatoma bẩm sinh</strong>: tùy thuộc vào vị trí của khối cholesteatoma</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng Cholesteatoma bẩm sinh tai giữa thường không rõ ràng hoặc không có triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc vừa nếu khối cholesteatoma bẩm sinh lớn, bệnh nhân ít khi để ý đến.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc vừa nếu khối cholesteatoma bẩm sinh lớn, bệnh nhân ít khi để ý đến" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_motsogiaiphapantoandanhchonguoibinghekem.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc vừa nếu khối cholesteatoma bẩm sinh lớn, bệnh nhân ít khi để ý đến</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi tai: màng nhĩ nguyên vẹn, sáng bóng bình thường, đằng sau màng nhĩ có một khối trắng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thường phát hiện cholesteatoma bẩm sinh qua tình cờ khi thăm khám bằng nội soi tai mũi họng ở trẻ em để điều trị các bệnh lý khác của tai mũi họng hoặc trong quá trình thực hiện phẫu thuật, thủ thuật trích nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cholesteatoma mắc phải:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Với cholesteatoma nguyên phát màng nhĩ không thủng: (hiếm gặp)</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ năng</em>:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ù tai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau tai .</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghe kém dẫn truyền ở nhiều mức độ khác nhau: nhẹ ,vừa, nghe kém mức độ nặng khi có sự ăn mòn chuỗi xương con nhiều&nbsp; hoặc nghe kém hỗn hợp khi có cả tổn thương tai trong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Méo miệng, không nhắm&nbsp; được kín mắt, không làm được động tác huyết sáo, nhe răng há miệng miệng lệch về một bên</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thực thể:</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Ống tai: có thể bị chít hẹp .</p> <p style="text-align: justify;">+ Màng nhĩ:&nbsp; trắng đục do&nbsp; bị che lấp bởi tổ chức cholesteatoma, sau khi lấy hết tổ chức cholesteatoma quan sát thấy màng nhĩ dày đục đỏ, túi co kéo thượng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt dây thần kinh số VII kiểu ngoại biên: do cholestetoma lan rộng phá hủy ống thần kinh mặt biểu hiện&nbsp; nhắm mắt không kín, miệng méo về bên tổn thương .</p> <p style="text-align: justify;">+ Chóng mặt, rung giật nhãn cầu,&nbsp; nghiệm pháp lệch ngón tay trỏ, rối loạn thăng bằng khi cholestetoma ăn mòn lan rộng đến cơ quan tiền đình, ống bán khuyên.</p> <p style="text-align: justify;">- Với cholesteatoma thứ phát (đa số các trường hợp)</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ năng:</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Chảy mủ tai:&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Mủ đặc sánh hoặc loãng, khi thả vào trong nước thấy có lẫn vảy trắng óng ánh như xà cừ.</p> <p style="text-align: justify;">Mủ màu vàng hoặc xám xanh, có khi lẫn máu do bội nhiễm vi khuẩn và tổn thương mạch máu nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Mủ mùi thối khẳn như mùi cóc chết.</p> <p style="text-align: justify;">Trong mủ có thể có nhiều loại vi khuẩn: trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, E.Coli, vi khuẩn kỵ khí.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghe kém:</p> <p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn đầu của bệnh: nghe kém dẫn truyền thường biểu hiện mức độ nhẹ hoặc vừa.</p> <p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn muộn của bệnh khi cholestetoma lan rộng gây tổn thương tai trong thì xuất hiện nghe kém hỗn hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Kèm theo có ù tai tiếng trầm , tăng về đêm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau tai: thông thường bệnh nhân không có biểu hiện đau tai, chỉ có cảm giác nặng và nhức đầu, đau tai xuất hiện khi mủ trong tai giữa tích lại nhiều hoặc trong các đợt hồi viêm của viêm tai giữa mạn tính mủ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chóng mặt hoặc mất thăng bằng khi có tổn thương ống bán khuyên.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thực thể:</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Mủ tai: Mủ tan trong nước, thả mủ vào trong cốc nước thấy mủ lắng xuống đáy cốc nhanh, thấy có những mảnh óng ánh như xà cừ, nổi trên mặt nước.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lỗ thủng màng nhĩ:</p> <p style="text-align: justify;">Lỗ thủng thường đơn độc ở góc sau trên ngoài ra có thể gặp lỗ thủng ở trung tâm, ở phần màng chùng hoặc phần sau của màng căng.</p> <p style="text-align: justify;">Kích thước lỗ thủngcó thể nhỏ khó quan sát thấy hoặc to chiếm toàn bộ diện tích mang nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">Bờ lỗ thủng rõ rệt, có khi thành sẹo, ngoạm vào khung nhĩ, trong đợt viêm cấp bờ lỗ thủng phù nề, lởm chởm, có hạt đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đáy hòm nhĩ nhẵn nhụi, sù xì hoặc lộ cả xương</p> <p style="text-align: justify;">Có thể thấy khối Cholesteatoma trắng lổn nhổn trong hòm nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể có polyp trong hòm nhĩ .</p> <p style="text-align: justify;">+ Cholesteatoma lan rộng gây ăn mòn , phá hủy các cấu trúc lân cận sẽ gây ra biến chứng biểu hiện bởi các triệu chứng:</p> <p style="text-align: justify;">Liệt dây thần kinh số VII kiểu ngoại biên: do cholestetoma lan rộng phá hủy ống thần kinh mặt biểu hiện mắt nhắm không kín, miệng méo về bên tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Chóng mặt, động mắt, rug giật nhãn cầu khi có tổn thương mê nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng của biến chứng nội sọ:</p> <p style="text-align: justify;">* Sốt cao, mổi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.</p> <p style="text-align: justify;">* Ý thức lơ mơ, lú lẫn.</p> <p style="text-align: justify;">* Đau đầu, buồn nôn, nôn, vọt, táo bón, cứng gáy.</p> <p style="text-align: justify;">* Có thể có yếu liệt , biểu hiện thần kinh khu trú.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh không thể tự khỏi nếu không được điều trị và xử trí kịp thời thì sự phát triển của khối Cholesteatoma có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:</p> <p style="text-align: justify;">- Sự lan rộng cholestetoma có thể gây hủy bao tai, xương con, cống Fallop, trần thượng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng hủy xương thường gặp nhất ở xương đe gây nghe kém dẫn truyền.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng hủy bao tai thường gặp nhất ở ống bán khuyên bên, hiếm khi gây hủy ốc tai, có thể gây chóng mặt, viêm mủ mê nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng do mê nhĩ có thể gây nghe kém tiếp nhận và chóng mặt.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng liệt dây thần kinh mặtcó thể do tình trạng nhiễm trùng lan rộng hoặc do cholesteatoma tiến triển gây hủy cống Fallop.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng hủy trần thượng nhĩ có thể làm thoát vị não, chảy dịch não tủy, viêm màng não, áp xe não, các biến chứng nội so khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng xuất ngoại.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cholesteatoma tai giữa không phải bệnh lý lây truyền cấp tính, không có yếu tố di truyền giữa các thế hệ trong gia đình.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh: những người có tiền sử viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để dự phòng viêm tai giữa có cholesteatoma ta cần:</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị sớm, hiệu quả, tích cực các tình trạng viêm tai giữa cấp và mạn tính đợt cấp tránh để tiến triển nặng và có biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Điều trị bệnh lý mũi xoang triệt để, nhằm hạn chế tình trạng viêm tai giữa tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Vệ sinh tai hợp lý giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa mạn tính tái phát.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Vệ sinh tai hợp lý giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa mạn tính tái phát" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_cach-ve-sinh-tai-khi-bi-viem-tai-giua.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh tai hợp lý giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa mạn tính tái phát</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Giữ tai khô: tắm , gội đầu cần tránh để nước vào tai, dùng bông y tế nút ống tai ngoài khi tắm, gội đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh mũi họng tốt, giữ ấm cơ thể, tránh lạnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động thể dục thể thao hường xuyên tăng cường sức đề kháng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định Cholesteatoma dựa vào Giải phẫu bệnh lý, tiêu bản giải phẫu bệnh được soi dưới kính hiển vi thấy có khối Cholesteatoma gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khuôn matrix của khối .</p> <p style="text-align: justify;">+ Hình ảnh biểu bì, sừng hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, chẩn đoán viêm tai giữa có cholesteatoma&nbsp; có thể dựa vào kết hợp triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiền sử: viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ hoặc viêm tai giữa mạn tính có nhiều đợt hồi viêm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ năng: ù tai, đau tai, chỷ mủ tai mùi thối khẳn, có váng óng ánh như xà cừ, nghe kém từ từ tăng dần, méo miệng, chóng mặt, mất thăng bằng.</p> <p style="text-align: justify;">+Thực thể: nội soi tai mũi họng thấy các hình ảnh nghi ngờ tổ chức cholestetoma:</p> <p style="text-align: justify;">Tổ chức màu trắng, mềm như bã đậu đọng ở sát màng nhĩ chủ yếu phần màng chùng , trong hòm nhĩ chủ yếu khu chú ở thượng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">Lỗ thủng màng nhĩ thường ở phần màng chùng hoặc lỗ thủng rộng phần màng căng sát xương, bờ nham nhở hoặc sau khi lấy bỏ tổ chức cholesteatoma thấy&nbsp; túi co kéo thượng nhĩ, không quan sát được đáy túi .</p> <p style="text-align: justify;">Có thể thấy polyp trong hòm nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cận Lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">Thính lực đồ nghe kém tiếp nhận ở các mức độ khác nhau hoặc nghe kém hỗn hợp.</p> <p style="text-align: justify;">CT scan xương thái dương: hình ảnh tổn thương mờ, ăn mòn hoặc mất tường thượng nhĩ, sào bào mở rộng trong chứa đầy tổ chức viêm, ăn mòn tiêu hủy xương con và các thành xương, ăn mòn trần thượng nhĩ và&nbsp; rò ống bán khuyên, ăn mòn tường dây VII.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="CT scan xương thái dương" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_chup-ct-10.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>CT scan xương thái dương</em></p> <p style="text-align: justify;">MRI xương thái dương: chẩn đoán cholesteatoma bẩm sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán biến chứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của các biến chứng, cận lâm sàng CT, MRI xương thái dương&nbsp; để chẩn đoán biến chứng của viêm tai giữa có cholesteatoma đặc biệt là các biến chứng nội sọ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Cholesteatoma tai giữa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị Cholesteatoma tai giữa bằng phương pháp ngoại khoa là chính, điều trị nội khoa là hỗ trợ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Khi có biến chứng cấp cứu cần điều trị hồi sức tích cực</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đặt đường truyền tĩnh mạch, thở oxy mask hoặc oxy gọng, nằm tư thế fowler, hạn chế vận động chống phù não</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh phổ rộng thấm tốt qua hàng rào máu não, phối hợp kháng sinh theo đúng nguyên tắc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mục tiêu phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Lấy sạch bệnh tích cholesteatoma và mô viêm ở tai giữa và xương chũm.</p> <p style="text-align: justify;">- Giữ khô hốc mổ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bảo tồn tối đa các cấu trúc tham gia hệ truyền âm của tai.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngăn ngừa và điều tị các biến chứng nếu có ( liệt mặt, viêm mê nhĩ, và các biến chứng nội sọ khác).</p> <p style="text-align: justify;">- Phóng tránh tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Bảo tồn hoặc cải thiện sức nghe.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các phương pháp phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chủ yếu gồm 2 phương pháp chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiệt căn xương chũm: phá thành sau ống tai xương&nbsp;áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân già, tai phẫu thuật mất chức năng nghe; các trường hợp có những biến chứng nội sọ hoặc đẫ điều trị bằng phẫu thuật kín tái phát nhiều lần</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Phẫu thuật tiệt căn xương chũm" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_phau-thuat-tiet-can-xuong-chum1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật tiệt căn xương chũm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật kín:&nbsp; giữ lại thành sau ống tai xương áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân đến sớm, tổn thương khu trú, có thông khí tai giữa và xương chũm tốt, có điều kiện làm thủ thuật thì 2.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh tai, làm thuốc tai hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường bổ sungcung cấp đủ dinh dưỡng.</p> <hr> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"><strong>Tài liệu tham khảo:</strong> <p style="text-align: justify;">1. Phác đồ điều trị nội trú bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương (PGS.TS.BS.Trần Phan Chung Thủy - NXB y học 2018)</p> <p style="text-align: justify;">2. Bệnh học Tai Mũi Họng (GS.TS.Ngô Ngọc Liễn- NXB Y Học 2016)</p> <p style="text-align: justify;">3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng (Bộ Y Tế năm 2015)&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">4. Grandround Cholesteatoma 2016 (BSNT Phạm Anh Tuấn - Ths.Bs Nguyễn Thị Tố Uyên)</p> <p style="text-align: justify;">5. Tạp chí Y học thực hành 2014 (Nguyễn Tấn Phong)</p> <p style="text-align: justify;">6. Disease of Ear Nose and Throat, P L Dhinga 2005</p> <p style="text-align: justify;">7.Tai mũi họng thực hành tập II (Võ Tấn - NXB Y Học 1992)</p> </div> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Phác đồ điều trị nội trú bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương (PGS.TS.BS.Trần Phan Chung Thủy - NXB y học 2018)</li><li style="text-align: justify;">Bệnh học Tai Mũi Họng (GS.TS.Ngô Ngọc Liễn- NXB Y Học 2016)</li><li style="text-align: justify;">Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng (Bộ Y Tế năm 2015)&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</li><li style="text-align: justify;">Grandround Cholesteatoma 2016 (BSNT Phạm Anh Tuấn - Ths.Bs Nguyễn Thị Tố Uyên)</li><li style="text-align: justify;">Tạp chí Y học thực hành 2014 (Nguyễn Tấn Phong)</li><li style="text-align: justify;">Disease of Ear Nose and Throat, P L Dhinga 2005</li><li style="text-align: justify;">Tai mũi họng thực hành tập II (Võ Tấn - NXB Y Học 1992)</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/cholesteatoma-tai-giua-srzjq
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường chỉ tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung mà người phụ nữ vẫn có thể mắc trong thai kỳ. Khi mang thai đa số người phụ nữ thấy khó chịu có thể là ngứa phần ngoài bộ phận sinh dục, ra nhiều khí hư, có thể kèm ngứa, hoặc có mùi hôi và đó là lí do khiến họ phải đi khám. Những vấn đề viêm phụ khoa, sự ảnh hưởng tới quá thai kỳ cũng như phương pháp điều trị và cách dự phòng hạn chế viêm nhiễm tái phát chính là nội dung của bài viết này.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Khi mang thai đa số người phụ nữ thấy khó chịu có thể là ngứa phần ngoài bộ phận sinh dục" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_20190422_073038_707704_258590405306ba58e31.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi mang thai đa số người phụ nữ thấy khó chịu có thể là ngứa phần ngoài bộ phận sinh dục</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo nhiều nghiên cứu, có đến 20 - 30% số phụ nữ mang thai từng đi khám vì viêm phụ khoa. Tuy nhiên thực tế con số này có thể nhiều hơn do phụ nữ mang thai họ có tâm lý sợ khám phụ khoa, tự mua thuốc điều trị hoặc không điều trị vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tác nhân gây bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Như mọi phụ nữ, thai phụ dễ viêm phụ khoa do vi khuẩn như: lậu, Chlamydia, vi khuẩn gram âm, trùng roi và tỷ lệ viêm phụ khoa do nấm gặp trên phụ nữ mang thai rất phổ biến. Có những thai phụ trong cả quá trình mang thai liên tục điều trị viêm âm đạo do nấm, nhưng khi sinh xong, nội tiết ổn định, họ cũng không bị nhiễm lại hoặc rất hiếm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phụ khoa do một số nguyên nhân hay gặp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm âm đạo do nấm</p> <p style="text-align: justify;">Tác nhân hay gặp nhất là nấm candida. Viêm nhiễm do nấm có thể gặp ở bất kì thời điểm nào khi phụ nữ mang thai, có thai phụ bắt đầu có thai đã thấy kèm theo âm đạo tiết dịch và có triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, nhóm có thai từ quý II và quý III tỷ lệ mắc cao hơn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tác nhân hay gặp nhất là nấm candida." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20200404_viem-am-dao.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tác nhân hay gặp nhất là nấm candida.</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi nhiễm nấm âm đạo, thai phụ có các triệu chứng:ngứa vùng sinh dục ngoài, âm hộ hai môi, kẽ hai môi hoặc đáy quần lót có bám khí hư dạng trắng. Khi quan hệ hoặc đi tiểu cũng có cảm giác khô và rát.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phụ khoa do vi khuẩn</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây bệnh viêm phụ khoa rất hay gặp ở nhóm phụ nữ mang thai. Khi mang thai nội tiết thay đổi, pH của âm đạo phụ nữ mang thai, đồng thời âm đạo của phụ nữ cũng tăng tiết dịch nhiều tạo môi trường cho vi khuẩn dễ phát triển. Khí hư nhiều, thường đổi màu xanh/ vàng và đôi khi có mùi hôi, mùi tanh khó chịu. Viêm sinh dục do vi khuẩn thường bệnh nhân không thấy có triệu chứng ngứa.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phụ khoa do lậu cầu</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lậu là một trong những vi khuẩn phổ biến gây bệnh viêm nhiễm lây qua quan hệ tình dục. Ở phụ nữ mang thai nguồn lây chính là vi khuẩn từ trong niệu đạo của nam giới khi có phát sinh quan hệ tình dục. Triệu chứng viêm do lậu cầu ở phụ nữ mang thai cũng giống bình thường: khí hư xanh mủ, mùi hôi có thể kèm tiểu buốt dắt, đau tức cài bụng dưới.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phụ khoa do virus</p> <p style="text-align: justify;">Do tình trạng miễn dịch sức đề kháng giảm khi mang thai nên mẹ bầu rất dễ bị viêm nhiễm do virus. Những virus thường nhiễm qua quan hệ tình dục như HSV- herpes simplex virus hay HPV - human papillomavirus</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng của viêm sinh dục do herpes điển hình là những tổn thương dạng mụn nước đứng tập trung thành chùm, khi mụn nước vỡ sẽ tạo nên các vết trợt loét và thường làm bệnh nhân rất đau rát. Tổn thương hay bị ở vùng da âm hộ phía ngoài, vùng bẹn và có thể lan cả vào trong âm đạo. Tuy nhiên, tổn thương trong âm đạo cần khám mở mỏ vịt mới thấy rõ được.</p> <p style="text-align: justify;">HPV cũng là 1 loại virus mà phụ nữ mang thai dễ mắc. HPV type 6,11 lành tính nhưng thường gây ra các tổn thương dạng nụ sùi, mụn cơm vùng sinh dục: âm hộ, tầng sinh môn, hậu môn. Nguyên nhân có thể do phụ nữ bị lây nhiễm trong quá trình mang thai hoặc đã mang virus tiềm ẩn từ trước và khi mang thai miễn dịch giảm, virus hoạt động mạnh gây các tổn thương da thực thể. Tổn thương do HPV thường màu trắng, xám hoặc tím hồng, dạng nhú, dạng sùi rất đặc trưng. Thai phụ được phát hiện khi khám phụ khoa hoặc tự phát hiện tại nhà khi vệ sinh bộ phận sinh dục. Bác sĩ sản phụ khoa cần thăm khám cả trong âm đạo, cổ tử cung để đánh giá xem có tổn thương kèm theo hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng chung của viêm phụ khoa ở thai phụ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ thấy ngứa, rát âm hộ, đôi khi cảm thấy ngứa ở cả hậu môn. Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ thấy tăng tiết dịch khó chịu. Tính chất khí hư có thể vàng, xanh, loãng hoặc đặc hoặc bã đậu có thể có mùi hôi.</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám thấy phía ngoài âm hộ có thể viêm đỏ, khí hư nhiều có thể chảy và bám xung quanh môi lơn, môi nhỏ, kẽ hai môi. Thăm khám mở mỏ vịt: Bệnh nhân thấy đau rát. Quan sát có thể âm đạo viêm đỏ, có thể viêm đỏ cả cổ tử cung, khí hư bột bám nhiều hai bên thành âm đạo, khí hư dạng dịch đọng cùng đồ và bề mặt cổ tử cung. Ngoài ra có thể quan sát thấy cổ tử cung lộ tuyến viêm tiết nhiều dịch. Một số trường hợp bác sĩ không cố gắng lau sạch khí hư vì có thể làm trầy xước âm đạo và gây chảy máu do niêm mạc âm đạo phụ nữ mang thai dễ bị tổn thương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm phụ khoa nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì không gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, có những thai phụ không khám phụ khoa trong suốt thai kỳ hoặc thậm chí có triệu chứng khó chịu cũng không đi khám vì sợ đau vì sợ dùng thuốc ảnh hưởng đến con. Khi đó tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra những biến chứng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm màng ối gây nhiễm trùng ối hoặc ối vỡ non, ối vỡ sớm.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ sảy thai/ đẻ non.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tăng nguy cơ sảy thai/ đẻ non." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_nguyen-nhan-sinh-non-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng nguy cơ sảy thai/ đẻ non.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ thường bị nhẹ cân khi sinh và có thể dễ nhiễm trùng sau sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ viêm niêm mạc tử cung sau sinh, nhiễm trùng sản dịch sau sinh…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Với nhiễm nấm Candida</strong>:<br> Khi trẻ sinh ra ở người mẹ có nhiễm nấm âm đạo không được điều trị, nấm có thể dính và mắt, vào miệng gây nấm miệng, nấm mắt, nấm da cho trẻ, thậm chí trẻ có thể nhiễm nấm và phổi gây viêm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phụ khoa do vi khuẩn</strong><br> Vi khuẩn trong âm đạo có thể sinh sôi phát triển và lan theo ống cổ tử cung lên và gây viêm màng ối. Có thể dẫn tới tình trạng ối vỡ sớm, ối vỡ non, nhiễm khuẩn nước ối. Nguy cơ sảy thai, đẻ non tăng cao hơn so với nhóm thai phụ không bị bệnh.<br> <strong>Viêm phụ khoa do lậu cầu</strong>:<br> Ngoài tác động biến chứng như ở phụ nữ bình thường nếu bệnh không được phát hiện sớm thì viêm sinh dục do lậu khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi: tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung; viêm ối, vỡ ối sớm. Đặc biệt vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào mũi, miệng, mắt của em bé khi sinh ra gây viêm kết mạc trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn lậu ở mắt kéo dài không được phát hiện và điều trị có thể gây mù lòa cho trẻ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đường lây truyền có thể qua quan hệ tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Ngoài ra, còn do môi trường, nguồn nước, đồ dùng chung như quần áo, khăn tắm, bề mặt bồn cầu...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ dễ viêm phụ khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Khi mang thai do thay đổi sinh lý, âm đạo người phụ nữ thường ẩm ướt, tiết nhiều dịch hơn là nguyên nhân làm vi khuẩn, nấm dễ phát triển, nhất là khi gặp yếu tố thuận lợi như thai phụ rửa nước nhiều, thời tiết ẩm ướt…</p> <p style="text-align: justify;">- Miễn dịch, sức đề kháng khi mang thai ở phụ nữ cũng giảm, là lí do dễ nhiễm các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những thai đổi sinh lý nội tiết khi mang thai làm cho người mẹ rất dễ bị viêm phụ khoa và tái phát nhiều lần trong cả thai kỳ. Ngoài việc bác sĩ thăm khám và điều trị những đợt viêm cấp cho bệnh nhân thì bác sĩ cần trao đổi, tư vấn cho bệnh nhân những phương pháp hỗ trợ, phòng ngừa, giảm nguy cơ tái phát viêm phụ khoa cho các thai phụ:</p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh phụ khoa đúng cách, hạn chế rửa hay thụt nước vào trong âm đạo gay ẩm ướt, lau vệ sinh cần thực hiện từ trước ra sau tránh nhiễm khuẩn từ hậu môn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hạn chế rửa hay thụt nước vào trong âm đạo gay ẩm ướt" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_cach-ve-sinh-co-be-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế rửa hay thụt nước vào trong âm đạo gay ẩm ướt</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Mặc quần áo thoáng mát, đồ lót cần sử dụng chất cotton.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng dung dịch vệ sinh từ khuyến cáo và kê đơn của bác sĩ sản phụ khoa.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin, uống nhiều nước, hoa quả giúp tăng sức đề kháng</p> <p style="text-align: justify;">- Vận động hợp lý tránh ngồi quá lâu gây bí bách.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám thai, khám phụ khoa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp nghi ngờ viêm phụ khoa cần đi khám ngay, tránh tự ý mua thuốc điều trị hoặc không điều trị, điều đó có thể gây những biến chứng không mong muốn cho mẹ và thai nhi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mặc dù đang có thai nhưng nếu bạn thấy có những dấu hiệu viêm phụ khoa hoặc các triệu chứng khó chịu tại bộ phận sinh dục bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh sớm. Bác sĩ cần dựa vào:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử sản phụ khoa, tiền sử các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, các bệnh viêm phụ khoa thai phụ đã từng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng thai nghén, khám thai lần này.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám phụ khoa: đánh giá âm hộ, tầng sinh môn phía ngoài, thăm mỏ vịt đánh giá âm đạo, cổ tử cung, dịch âm đạo và bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm dịch âm đạo để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây viêm.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Khám phụ khoa" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_kham-thai-hay-kham-phu-khoa-540x280.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám phụ khoa</em></p> <p style="text-align: justify;">- Lấy xét nghiệm dịch cần đảm bảo lấy các vị trí như cùng đồ, thành bên âm đạo hoặc tại vị trí nghi ngờ nếu có tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể xét nghiệm pH âm đạos nếu nghi ngờ mất cân bằng pH âm đạo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dùng bất cứ loại thuốc nào cho phụ nữ mang thai đều cần có sự kê đơn và hướng dẫn từ bác sĩ. Trong điều trị viêm phụ khoa cũng vậy, sau khi bác sĩ đã khám và xét nghiệm, chẩn đoán bệnh nhân có viêm, mức độ và nguyên nhân viêm bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho thai phụ mà không ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình sử dụng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">Loại thuốc đặt âm đạo bác sĩ sản thường kê và được đánh giá là an toàn cho thai&nbsp; thường được phối hợp giữa 3 thành phần: Neomycin, Nystatin và Polymyxin B (kháng sinh và kháng nấm), tác dụng điều trị viêm do nấm và vi khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chú ý, thuốc chống nấm và kháng sinh, bác sĩ cần cân nhắc trước khi kê đơn, đánh giá lợi ích và tác hại của thuốc trước khi kê đơn cho thai phụ.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-nhiem-phu-khoa-khi-mang-thai-swblz
Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đường bài tiết nước tiểu được tính nơi nước tiểu được tạo ra và bài xuất ra ngoài, nghĩa là từ thận - niệu quản - bang quang- niệu đạo - lỗ niệu đạo. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được hiểu là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu rất hay gặp ở phụ nữ mang thai nguyên nhân khi tử cung lớn dần lên gây chèn ép niệu quản, bàng quang; sự thay đổi của nội tiết khi mang thai làm giảm nhu động niệu quản dẫn đến vi khuẩn dễ ứ đọng trong niệu quản và bang quang. Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai có nhiều trường hợp có triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng nhiều khi chỉ là tiểu nhiều lần, rối loạn tiểu tiện mức độ nhẹ. Việc chẩn đoán sớm thường gặp khó khăn, nhiều trường hợp phát triển thành viêm bang quang, viêm tới đài bể thận, thận. Phụ nữ mang thai cần lưu ý phát hiện sớm và cần biết những việc làm để dự phòng mắc viêm tiết niệu trong suốt thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo một số nghiên cứu, ở phụ nữ mang thai, tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu là khoảng 8%. Trong đó, có biểu hiện triệu chứng chỉ chiếm 1 - 2% còn nhóm không có triệu chứng chiếm 2 - 13%. Nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ và thai nhi. Vì thế hiện nay các bác sĩ sản khoa rất quan tâm đến việc tầm soát viêm tiết niệu trên nhóm phụ nữ mang thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai chia 3 loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng:</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ thai phụ nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng chiếm 2 - 13% cao hơn nhóm có triệu chứng. Ở nhóm này, thai phụ hoàn toàn không thấy có bất cứ dấu hiệu nào, có thể được chẩn đoán tình cờ khi đi khám thai định kỳ hoặc qua các xét&nbsp;&nbsp; nghiệm sàng lọc. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thì sẽ có tới 20-40% trường hợp tiến triển nặng dẫn tới viêm thận- đài bể thận cấp tính trong khi tỷ lệ này ở nhóm không có thai chỉ là 1 - 2%.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm bàng quang:</p> <p style="text-align: justify;">Phần lớn viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở những bệnh nhân chưa có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu trước đó, do vậy, việc tầm soát cũng không giúp giảm tỷ lệ mắc mới ở nhóm phụ nữ có thai.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở những bệnh nhân chưa có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu trước đó" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_0002.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở những bệnh nhân chưa có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu trước đó</em></p> <p style="text-align: justify;">Yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang cũng giống như nhóm (1) viêm tiết niệu không triệu chứng, đặc biệt nguy cơ cao ở nhóm có tiền sử viêm nhiễm do Chlamydia, phụ nữ có sử dụng các chất gây nghiện như ma túy…</p> <p style="text-align: justify;">Những phụ nữ mang thai chưa sử dụng kháng sinh thì khi viêm bàng quang sẽ có triệu chứng của hội chứng niệu đạo rất rõ: tiểu buốt, tiểu dắt, đau tức bụng dưới. Tuy nhiên, viêm bàng quang không làm tăng nguy cơ viêm thận - đài bể thận cấp như nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng ở phụ nữ có thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm thận - bể thận cấp:</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc viêm thận - bể thận cấp ở nhóm phụ nữ mang thai là 1 - 2%. Nhưng đây là tình trạng viêm đường tiết niệu nặng nhất trong thai kỳ vì những biến chứng nguy hiểm của nó. Khoảng 67% ca mắc xảy ra hai quý sau thai kỳ, chỉ có 4% xảy ra trong quý đầu. Ngoài những yếu tố nguy cơ như viêm tiết niệu chung, những phụ nữ có tiền sử viêm thận- bể thận hoặc hệ tiết niệu có bất thường, có sỏi sẽ dễ mắc bệnh hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Ở phụ nữ mang thai, khi viêm thận - bể thận, thường thận phải ảnh hưởng nhiều hơn thận trái do tử cung có hướng nghiêng và chèn về phía phải.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở nhóm viêm tiết niệu không triệu chứng chiếm 2-13% trong tổng số mắc nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai và có thể tiến triển thành viêm thận - bể thận cấp. Ở nhóm có triệu chứng thì các dấu hiệu cũng khác nhau ở mỗi người:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm bàng quang:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ có thể thấy đau, nóng rát hoặc cảm thấy khó chịu khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục. Có thể rối loạn tiểu tiện: tiểu nhiều, tiểu rắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Nước tiểu thường đục hơn, đôi khi lẫn máu và có mùi hôi.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau tức vùng bụng dưới, vùng hạ vị.</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ có thể sốt nhẹ hoặc không.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm thận - bể thận cấp:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề: sốt cao có thể ớn lạnh rét run, môi khô, lưỡi bẩn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề: sốt cao có thể ớn lạnh rét run, môi khô, lưỡi bẩn." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_khi-len-con-sot-ret-thi-lam-gi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề: sốt cao có thể ớn lạnh rét run, môi khô, lưỡi bẩn.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Có thể buồn nôn, nôn.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiểu buốt, có thể có máu hoặc mủ trong nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau vùng thắt lung, mạn sườn, đau bụng dưới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Về phía mẹ, thai phụ nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng sẽ dễ diễn tiến đến viêm thận - bể thận cấp( 20 - 40%) do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu điều trị thích hợp. Nếu được điều trị, tỷ lệ này chỉ còn 3%.</p> <p style="text-align: justify;">Về phía con, có thể gây ra các biến chứng: thai chậm phát triển, nhẹ cân, sinh non thậm chí có thể thai chết lưu. Một số nghiên cứu cho thấy những mẹ có nhiễm khuẩn tiết niệu trong thai kỳ không được điều trị có nguy cơ sinh con chậm phát triển phát triển cao hơn ở nhóm phụ nữ không mắc bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều hơn do các lí do:</p> <p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi hormone tăng progesterone khi mang thai làm giãn cơ và làm giảm nhu động niệu quản dễ ứ đọng nước tiểu vi khuẩn có điều kiện để đọng lại và phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi tử cung tăng kích thước sẽ chèn ép lên bàng quang, làm tồn đọng nước tiểu do bàng quang tống xuất nước tiểu giảm, trình trạng này làm tăng nguy cơ viêm bàng quang - niệu quản. Sự chèn ép của tử cung lên niệu quản, thận cũng dễ gây ứ đọng gây viêm thận - bể thận cấp.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Khi mang thai, sự thay đổi của mức lọc cầu thận làm nồng độ Glucose niệu, pH kiềm tính hơn cũng là những nguyên nhân là cho vi khuẩn đường niệu phát triển và gây viêm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như vậy, nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai đa phần không có triệu chứng hoặc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm thận - bể thận. Thai phụ cần biết những biện pháp có thể phòng mắc bệnh như:</p> <p style="text-align: justify;">- Không nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi buồn tiểu, hoặc chú ý đi tiểu thường xuyên.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế rửa nước sau khi đi tiểu, không thụt rửa nước vào âm đạo cũng như xịt rửa nhiều vùng âm hộ ngoài, lỗ niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh đúng cách cần lau từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn từ hậu môn.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám thai định kỳ, xét nghiệm nước tiểu đầy đủ mỗi lần khám thai.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Khám thai định kỳ, xét nghiệm nước tiểu đầy đủ mỗi lần khám thai" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_kham-san-khoa-27826.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám thai định kỳ, xét nghiệm nước tiểu đầy đủ mỗi lần khám thai</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khi có biểu hiện viêm phụ khoa cần khám và điều trị kịp thời tránh để lây sang đường tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường vitamin, hoa quả tươi giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch. Uống đủ nước 2 - 2,5 lít nước/ ngày để tốt cho tuần hoàn mẹ con và giúp hạn chế viêm tiết niệu khi mang thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn kinh điển chẩn đoán&nbsp; của khuẩn niệu không triệu chứng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ không có triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Cấy nước tiểu có trên 10<sup>5</sup> vi khuẩn/1 ml nước tiểu, trong hai lần cấy liên tiếp.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cấy nước tiểu có trên 105 vi khuẩn/1 ml nước tiểu, trong hai lần cấy liên tiếp" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20200419_084855_376811_caynuocteu.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấy nước tiểu có trên 10<sup>5</sup> vi khuẩn/1 ml nước tiểu, trong hai lần cấy liên tiếp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ hiện diện duy nhất một chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến của đường tiết niệu như E.coli (80 - 90%), Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, P. aeruginosa, Streptococcus agalacticae, Staphylococcus saphrophyticus.</p> <p style="text-align: justify;">Những trường hợp còn lại chẩn đoán cần dựa vào tiền sử, triệu chứng lâm sàng, khám thực thể và các xét nghiệm thăm dò: xét nghiệm nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu, siêu âm thận - tiết niệu…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt với: </strong></p> <p style="text-align: justify;">Với triệu chứng đau và vị trí đau của nhiễm khuẩn tiết niệu và các triệu chứng khác, cần phân biệt với một số bệnh lý:</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung</p> <p style="text-align: justify;">- Rau bong non.</p> <p style="text-align: justify;">- Ruột thừa viêm</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn tiểu khung thời kỳ hậu sản.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không có triệu chứng </strong></p> <p style="text-align: justify;">Ở phụ nữ mang thai dù không có triệu chứng vẫn cần điều trị kháng sinh như nhiễm trùng tiết niệu có triệu chứng, chỉ lưu ý không sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến thai. Lựa chọn kháng sinh có thể dựa trên kinh nghiệm những kháng sinh vẫn đang có hiệu quả, như nhóm betalactam: ampicillin hay cephalexin, nhóm nitrofurantoin hoặc trimethoprim/ sulfamethoxazole và tốt hơn cả là dựa theo kháng sinh đồ từ việc nuôi cấy nước tiểu của bệnh nhân. Và sau điều trị cần cấy lại nước tiểu để đánh giá hiệu quả điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Trong đó nitrofurantoinc có chống chỉ định không sử dụng khi thai phụ có chuyển dạ vì nguy cơ thiếu máu huyết tán cho trẻ ngay sau sinh hoặc thai phụ thiếu men G6PD, không dùng trong tháng cuối thai kỳ do tăng vàng da ở trẻ.&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Với trimethoprim/ sulfamethoxazole&nbsp;(TMP/SMX) có thể gây nguy cơ dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh cho trẻ và vàng da nhân ở trẻ sơ sinh. Chỉ nên sử dụng trong ba tháng đầu của thai kỳ khi không có lựa chọn thay thế nào khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị viêm niệu đạo và viêm bàng quang trên nhóm mang thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh được lựa chọn thường là nhóm beta - lactam hoặc các thuốc kháng sinh không ảnh hưởng tới thai kỳ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Kháng sinh được lựa chọn thường là nhóm beta - lactam hoặc các thuốc kháng sinh không ảnh hưởng tới thai kỳ." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20210124_033148_459278_thuoc-khang-sinh.max-1800x1800.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Kháng sinh được lựa chọn thường là nhóm beta - lactam hoặc các thuốc kháng sinh không ảnh hưởng tới thai kỳ.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cần uống nhiều nước, bổ sung thêm hoa quả tươi, rau xanh, vitamin tăng sức đề kháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Hướng dẫn đi tiểu thường xuyên, không nhịn tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Thường thai phụ điều trị ngoại trú, hết thuốc cần thăm khám lại và xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị trường hợp viêm thận bể thận cấp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân cần được điều trị tại viện.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Kháng sinh thường ưu tiên sử dụng theo kháng sinh đồ để tránh tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cấy không mọc vi khuẩn hoặc chưa kịp có kết quả kháng sinh, tình trạng bệnh nhân cấp tính, bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;">- Những thai phụ có sỏi tiết niệu hoặc dị dạng đường tiết niệu cần đặt sonde tiểu tạm thời để tránh ứ đọng nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Những thai phụ bị viêm bể thận hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần cần điều trị thường là bằng&nbsp;trimethoprim/ sulfamethoxazole (trước thai 34 tuần).</p> <p style="text-align: justify;">- Những thai phụ có nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng hoặc viêm bể thận, nên cấy nước tiểu hàng tháng để dự phòng tái phát.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-khuan-tiet-nieu-khi-mang-thai-shjws
Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm được coi là 1 bệnh lý tiền ung thư máu. Nói về những trường hợp bệnh nhân có các rối loạn ở tế bào gốc, dẫn đến thiếu hụt protein ở màng hồng cầu gây nên hiện tượng tế bào hồng cầu bị phá vỡ, giải phóng huyết sắc tố vào trong nước tiểu và tình trạng này xảy ra vào ban đêm.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát xảy ra vào ban đêm" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_20190325_152304_771285_mat-ngu-ca91de66a22.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát xảy ra vào ban đêm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân bệnh&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây không phải là bệnh lý di truyền mà là một bệnh lý mắc phải.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân chính là:</p> <p style="text-align: justify;">Khi PIGA đột biến&nbsp;dẫn đến mất&nbsp;các protein neo ở glycosylphosphatidylinositol (GPI), gồm:&nbsp;CD59 đây là một protein có trên bề mặt các tế bào máu với vai trò &nbsp;điều hoà bổ thể =&gt; các tế bào dễ bị nhạy cảm với sự hoạt hóa bổ thể =&gt;&nbsp;tan máu trong lòng mạch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh:</strong><br> - Bệnh nhân bị đái huyết sắc tố nhiều trong thời gian kéo dài dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Đái huyết săc tố kịch phát ban đêm làm rối loạn chức năng của tủy tạo máu, dẫn đến giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh cũng có thể có triệu chứng huyết khối động mạch và tĩnh mạch, có thể huyết khối cả những vị trí hiếm gặp như tĩnh mạch cửa và xoang, tĩnh mạch đốt sống.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Do đái huyết sắc tố nên khi đi tiểu người bệnh thấy nước tiểu sẫm màu.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn uống kém, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, da xanh, miêm mạc nhợt do tình trạng thiếu máu gây nên.</p> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_T11-a1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn uống kém, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, da xanh, miêm mạc nhợt do tình trạng thiếu máu gây nên.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Có thể có nhiễm trùng do tình trạng giảm bạch cầu</p> <p style="text-align: justify;">- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có thể bị huyết khối, thường gặp huyết khối tĩnh mạch, đặc biệt khi huyết khối ở các vị trí như: Tĩnh mạch trong ổ bụng, tĩnh mạch não và tĩnh mạch phổi, gây huyết khối ổ bụng, đột quỵ nhồi máu não, nhồi máu phổi thì có thể đe dọa tính mạng người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn co bóp thực quản gây khó nuốt, rối loạn cương dương gây giảm chất lượng cuộc sống.</p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu khác như: gan to, lách to thì thường hiếm gặp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu do thiếu sắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiến triển thành bạch cầu cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Huyết khối, tắc mạch các vị trí trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Nặng nề nhất là có thể tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Dự phòng huyết khối</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Được chỉ định trong trường hợp:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cần dùng thuốc chống đông warfarin trong trường hợp thiếu hụt CD55 và CD59 ở bạch cầu hạt trên 50%; mục tiêu yêu cầu duy trì chỉ INR (trong xét nghiệm đông máu) từ: 2,0-3,0.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định dự phòng chống đông khi có các tình trạng sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chưa xuất hiện huyết khối bao giờ;</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân có nguy cơ bịchảy máu liên quan đến suy tuỷ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị huyết khối</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tắc mạch cấp: Được điều trị bằng chống đông bằng heparin.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Budd - Chiari có huyết khối: Điều trị chống đông và can thiệp mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Lưu ý: Khi người bệnh đã có tiền sử huyết khối cần phải điều trị chống kéo dài. Nếu người bệnh có giảm tiểu cầu vẫn cân nhắc dùng chống đông.</p> <p style="text-align: justify;">Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm hạn chế biến chứng và nguy cơ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trước đây người ta dùng xét nghiệm Test Ham Dacie và test đường để đánh giá, kết quả thường dương tính ở người bệnh. Tuy nhiên điểm hạn chế của 2 xét nghiệm này là độ đặc hiệu không cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngày này người ta dùng xét nghiệm Đếm tế bào dòng chảy hay còn gọi là Flow cytometry để đánh giá sự thiếu hụt tế bào CD55, CD59 trên bề mặt tế bào. Qua xét nghiệm này thì cho thấy:</p> <p style="text-align: justify;">+ Sự thiếu hụt tế bào CD55 và CD59 (các protein GPI-A) ở các hồng cầu trong mẫu máu ngoại vi, dựa vào mức độ thiếu hụt để chia ra các thể bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đánh giá sự thiếu hụt CD55 và CD59 ở các tế bào bạch cầu hạt; người bệnh sẽ có nguy cơ tắc mạch nếu sự thiếu hụt này trên 50%.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bên cạnh đó, xét nghiệm đếm tế bào dòng chảy còn giúp cho bác sĩ có thể phát hiện sự thiếu hụt CD24 ,CD16, ở tế bào bạch cầu hạt và CD24, CD14 ở tế bào bạch cầu mono.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p>- Lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đái huyết sắc tố.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết, tắc&nbsp;mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Cận lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Có thiếu máu, huyết săc tố giảm, tỷ lệ hồng cầu lưới giảm, giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm sinh hóa: LDH tăng, bilirubin huyết thanh tăng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm tế bào dòng chảy: có thiếu hụt CD55, CD59 trên bề mặt tế bào hồng cầu và bạch cầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chọc tủy xương làm tủy đồ và sinh thiết tủy: có hình ảnh rối loạn sinh tủy hoặc là hình ảnh tủy giảm sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dựa vào các tiêu chí như: mức độ tan máu trong lòng mạch, hình ảnh tủy xương, xét nghiệm đếm tế bào dòng chảy, hiệu quả điều trị mà những nhà nghiên cứu của thế giới đã đưa ra cách xếp loại đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm cổ điển.</p> <p style="text-align: justify;">- Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm kết hợp tổn thương tủy xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm không có biểu hiện lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm cổ điển</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí mức độ tan máu trong lòng mạch: Người bênh bị đái huyết sắc tố đại thể (bệnh nhân có thể quan sát thấy bằng mắt thường thấy nước tiểu đỏ rõ) thường xuyên và kéo dài.&nbsp; &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí về tuỷ xương:&nbsp;Tủy xương tăng sinh dòng hồng cầu với hình thái bình thường hoặc gần bình thường, hiếm thấy có bất thường</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí về đếm tế bào dòng chảy (Flow cytometry: FC): Người bệnh có thiếu hụt CD55 và CD59 ở dòng bạch cầu hạt với tỷ lệ &gt;50%</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí&nbsp;về kết quả điều trị Eculizumab:&nbsp;Người bệnh có đáp ứng với điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm kết hợp tổn thương tủy xương</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí đánh giá mức độ tan máu trong lòng mạch: Người bệnh bị đái huyết sắc tố đại thể kéo dài thường xuyên từ mức Nhẹ đến mức độ&nbsp; trung bình.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí tuỷ xương:&nbsp;người bệnh có thể bị suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí đếm tế bào dòng chảy (Flow cytometry: FC): Tỷ lệ dòng thiếu hụt CD55 và CD59 ở dòng bạch cầu hạt với tỷ lệ dưới 50%.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí&nbsp;về kết quả điều trị Eculizumab: Kết quả điều trị phụ thuộc vào tỷ lệ quần thể tế bào đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm không có biểu hiện lâm sàng</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí mức độ tan máu trong lòng mạch: Không tìm thấy&nbsp;bằng chứng về lâm sàng hay các xét nghiệm sinh hóa về việc có tan máu &nbsp;xảy ra trong lòng mạch ở người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí tuỷ xương: Người bệnh có tổn thương tủy xương như: suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy&nbsp;kết hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí về đếm tế bào dòng chảy (Flow cytometry: FC): Mức độ thiếu hụt CD55 và CD59 &nbsp;ở dòng bạch cầu hạt là rất thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chí đánh giá hiệu quả điều trị Eculizumab: Không có hiệu quả điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Với mỗi trường hợp cụ thể có hướng điều trị khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm cổ điển</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp được đánh giá có hiệu quả nhất là ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Phương pháp được đánh giá có hiệu quả nhất là ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20200206_102626_977085_te-bao-goc-tao-mau--v.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Phương pháp được đánh giá có hiệu quả nhất là ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra thuốc điều trị nhắm đích eculizumab cũng mang lại hiệu quả tốt</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có thể được điều trị corticoid cách ngày trong trường hợp có tan máu nhưng hiệu quả không cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm có giảm sinh tuỷ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế miễn dịch nhằm cải thiện các tế bào máu.</p> <p style="text-align: justify;">Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm có suy tuỷ xương nặng</p> <p style="text-align: justify;">- Được điều trị theo hướng ghép tế bào gốc đồng loại hoặc điều trị ATG kết hợp cyclosporin A hoặc điều trị cyclophosphamid liều cao .</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp người bệnh chưa đủ tiêu chuẩn nhóm suy tủy xương nặng thì nên theo dõi hoặc điều trị thuốc ức chế miễn dịch.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị thiếu máu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh cần được đánh giá các yếu tố: Thiếu máu là do suy giảm chức năng hay tình trạng tan máu gây ra? Người bệnh có thiếu sắt không. Các tiêu chí này cần được đánh giá sớm ngay khi bắt đầu điều trị để bác sĩ có hướng xử trí tiếp.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị thiếu máu: Người bệnh được truyền khối hồng cầu, bổ sung sắt trong trường hợp thiếu sắt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tan máu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị bằng Methylprednisolone, Androgen hoặc Eculizumab</p> <p style="text-align: justify;">- Methylprednisolone: Có thể điều trị thời gian ngắn trong 1 tuần với các trường hợpbị tan máu cấp. Một số trường hợp dự phòng phá huỷ hồng cầu thì có thể điều trị kéo dài,</p> <p style="text-align: justify;">- Androgen: hiệu quả không cao</p> <p style="text-align: justify;">- Eculizumab</p> <p style="text-align: justify;">- Liều dùng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Liều khởi đầu: 600mg/ngày x 4 tuần Mỗi tuần 1 lần với liều.</p> <p style="text-align: justify;">Duy trì: 900mg/ngày, 2 tuần/lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá nồng độ eculizumab: Nên duy trì khoảng 35mG/L, trường hợp nồng độ thuốc thấp hơn thì tăng từ 900 lên 1.200mg, 2 tuần/ lần hoặc rút ngắn khoảng cách giữa các liều điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị trường hợp có tổn thương tủy xương</strong>: bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế miễn dịch cho&nbsp; những trường hợp có suy tủy xương hoặc rối loạn sinh tủy xương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ghép tế bào gốc tạo máu</strong>:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu ghép từ anh chị em ruột phù hợp HLA thì tỷ lệ đáp ứng khoảng 50 - 60%.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh được Chỉ định ghép tế bào gốc khi có các điều kiện sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy tủy xương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm có các biến chứng: tan máu phụ thuộc truyền máu, Huyết khối tái diễn nhiều lần nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Hướng dẫn chẩn đoán bệnh lý huyết học - BYT.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dai-huyet-sac-to-kich-phat-ban-dem-smxxv
Hội chứng tiết ADH không thích hợp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng tiết ADH không thích hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">ADH hay còn được gọi là Arginine Vasopressine. Đây là một hormon được tiết ra bởi vùng dưới đồi, sau đó được vận chuyển theo sội trục xuống dự trữ tại thuỳ sau tuyến yên. Hormon này có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu máu thông qua việc điều hoà tái hấp thu nước ở ống lượn xa và còn có tác dụng co mạch ngoại vi gây tăng huyết áp.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="ADH là một hormon được tiết ra bởi vùng dưới đồi" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_adh.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>ADH là một hormon được tiết ra bởi vùng dưới đồi</em></p> <p style="text-align: justify;">Tại thận, ADH tác động lên receptor Vasopressine V2 có ở ống lượn xa và ống góp gây tăng tính thấm nước ở các tế bào, giúp tăng tái hấp thu nước.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng tiết ADH không thích hợp là tình trạng rối loạn do có thể tiết ra quá nhiều hormon chống bài niệu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng tiết ADH không thích hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên hội chứng tiết ADH không thích hợp, các nguyên nhân có thể chia thành 4 nhóm: Nhóm nguyênnhân liên quan đến hệ thần kinh TW, nguyên nhân do thuốc, nguyên nhân do ung thư và một số nguyên nhân ít gặp khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân do hệ thần kinh trung ương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Do vùng dưới đồi tổng hợp quá nhiều hormon ADH</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất huyết não</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Xuất huyết não" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xuấthuyếtnão.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xuất huyết não</em></p> <p style="text-align: justify;">- U não</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm nhiễm trong não: viêm não, &nbsp;viêm màng não, abces trong não…</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương vùng đầu</p> <p style="text-align: justify;">- Não úng thuỷ</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng viêm đa dây rễ thần kinh Guilain Barre…</p> <p><strong>Nguyên nhân do thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số nhóm thuốc có thể gây khởi phát hội chứng này như</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị u tăng tiết Prolactin Bromociptine</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống động kinh: tegretol</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc ức chế miễn dịch: Vincristin, Vinblastin, cyclophosphamid…</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị đái tháo nhạt: Desmopressine</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc hướng thần gây nghiện: Opiat, nicotin</p> <p style="text-align: justify;">- Oxytocin</p> <p style="text-align: justify;">- Haloperidol</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng…</p> <p><strong>Do ung thư</strong></p> <p style="text-align: justify;">Liên quan đến việc tiết ADH lạc chỗ. Một số ung thư có tăng tiết ADH;</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư phổi, đặc biệt K phổi tế bào nhỏ</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư dạ dày</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư não</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tuỵ</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư biểu mô tá tràng</p> <p style="text-align: justify;">- Adenoma tuyến tiền liệt</p> <p style="text-align: justify;">- U tuyến ức…</p> <p><strong>Một số nguyên nhân khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- COPD</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh xơ nang phổi (cystic fibrosis)</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Lao phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh phổi do nấm Aspergillus</p> <p style="text-align: justify;">- Giãn phế quản</p> <p style="text-align: justify;">- HIV</p> <p style="text-align: justify;">- Một số bệnh rối loạn tâm thần…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng tiết ADH không thích hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng của hội chứng tiết ADH không thích hợp phụ thuộc vào nồng độ Natri máu hiện tại của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu Natri máu &gt;125 mmol/L: thường chỉ có triệu chứng nếu mất Natri cấp. Triệu chứng như nôn, mệt mỏi.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu Natrri máu &lt;125 mmol/L: bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau đầu, yếu cơ, chuột rút. Bệnh nhân có thể bồn chồn kích động, sau đó lú lẫn rồi đi vào hôn mê.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng tiết ADH không thích hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Áp lực thẩm thấu máu giảm, thường &lt; 275 mosm/kg</p> <p style="text-align: justify;">- Áp lực thẩm thấu nước tiểu tăng &gt;100 mOsm/kg</p> <p style="text-align: justify;">- Nồng độ Natri niệu &gt; 20-40 mmol/L</p> <p style="text-align: justify;">- Nồng độ Natri máu giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng đẳng thể tích máu</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm chức năng thận, tuyến giáp, tuyến thượng thận đều trong giới hạn bình thường. Bệnh nhán không có tiền sử dùng lợi tiểu gần đây.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp gây quá tải nước cho kết quả bất thường. Nghiệm pháp này chỉ được thực hiện khi đã nâng nồng độ Natri máu lên &gt;125mmol/L. Bệnh nhân được uống/truyền nước với lượng 20ml/kg trong 10-20 phút. Sau 4h nếu bệnh nhân không bải tiết được ít nhất 80% lượng nước đưa vào và hoặc áp lực thẩm thấu niệu không giảm xuống &lt; 100mOsm/kg thì được xác định nghiệm pháp dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Nồng độ ADH cao không tương xứng với ALTT máu.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Hạ Natri máu kèm tăng thể tích ngoại bào</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hạ Natri máu kèm tăng lượng muối và nước trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng; phù, Natri máu giảm, Protein, Hematocrit giảm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thường gặp trong các bệnh lý: Suy tim, xơ gan cổ chướng, HC thận hư.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hạ Natri máu đẳng tích</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây là trường hợp hạ Natri máu do pha loãng.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng: Natri máu giảm, natri niệu bình thường, protein và hematocrit giảm nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nguyên nhân có thể gặp:</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy giáp: cơ chế chưa rõ ràng. Các cơ chế đặt ra là rối loạn cơ chế điều hoà giải phóng và thanh thải hormon chống bài niệu hoặc cả hai cơ chế trên, rối loạn tác động lên trương lực mạch máu, cung lượng tim và dòng máu tới thận.</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy tuyến thượng thận: ADH cũng là một hormon có tác động điều hoà tiết ACTH- là chất điều hoà hoạt động của vỏ thượng thận. Do đó, những biến đổi về nồng độ Glucocorticoid có feedback lên việc tổng hợp và giải phóng hormon chống bài niệu ADH. Tình trạng Natri máu giảm gặp ở cả suy tuyến thượng thận do nguyên nhân tại tuyến và suy tuyến thượng thận thứ phát sau các bệnh lý khác, thường là hậu quả của việc mất điều hoà ngược âm tính lên quá trình bài xuất hormon chống bài niệu.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Suy tuyến thượng thận" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20190622_105035_056534_thuong-than.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy tuyến thượng thận</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Chứng uống nhiều tiên phát: có thể dẫn tới hạ Natri máu nếu lượng nước uống vượt quá khả năng bài tiết của hệ tiết niệu. Tuy nhiên, ở những người khoẻ mạnh thì thận có khả năng bài xuất tới hơn hai mươi lít nước tiểu mỗi ngày. Do đó, tình trạng Natri máu giảm thấp chỉ xảy ra ở một số lượng ít những bệnh nhân bị chứng uống nhiều tiên phát, nguyên nhân và cách thức dẫn tới triệu chứng trên chưa được nghiên cứu rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chứng cuồng uống: trường họp này khá điển hình ở những người uống quá nhiều bia, song hiện tại hiện tượng này thường gặp hơn ở những người có rối loạn hành vi liên quan đến ăn uống như chán ăn tinh thần…</p> <p style="text-align: justify;">+ Những bệnh nhân dùng lợi tiểu nhóm Thiazid</p> <p style="text-align: justify;">+ Rắn cạp nia cắn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạ Natri máu liên quan đến cường độ luyện tập quá mạnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hạ Natri máu nhược tích</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bản chất: mất nước và mất Natri, trong đó mất Natri nhiều hơn mất nước.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng: Hạ Natri máu, dấu hiệu lâm sàng mất nước ngoại bào, xét nghiệm protein trong tăng và máu bị cô đặc (hematocrit cao hơn giá trị bình thường).</p> <p style="text-align: justify;">- Một số bệnh lý:</p> <p style="text-align: justify;">+ Do dùng thuốc lợi tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy tuyến thượng thận cấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy thận giai đoạn còn nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn đái nhiều của hoại tử ống thận.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn đái nhiều sau giải quyết tắc nghẽn đường tiểu: sau tán sỏi thận/ sỏi niệu quản…</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh lý gây mất nước qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, nôn…</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất nước qua da: bỏng…</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất nước vào khoang thứ 3: viêm tuỵ cấp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất muối do não: thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh hoặc tổn thương thần kinh. Trường hợp này rất dễ nhầm với hội chứng tiết hormon chống bài niệu không phù hợp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng tiết ADH không thích hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng tiết ADH không thích hợp thường là một tình trạng tự khỏi, việc điều trị chủ yếu là kiểm soát và điều trị bệnh lý nền.</p> <p style="text-align: justify;">Yếu tố quyết định việc có phải xử trí cấp cứu hay không phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ hạ Natri máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hạ Natri máu có triệu chứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây là một tình trạng cấp cứu.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi bệnh nhân có triệu chứng thần kinh nặng như lờ đờ, co giật, hôn mê, cần được điều trị bằng Natri ưu trương (nồng độ 3%) cho đến khi hết triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuy nhiên việc bù Natri quá nhanh (thường nhiều hơn 12 mEq/L trong 24h) có thể dẫn đến tình trạng huỷ myelin&nbsp;vùng thân não. Nguyên nhân của việc này là do thay đổi áp lực thẩm thấu quá nhanh gây tổn thương lớp myelin trên tế bào thần kinh đệm ít gai. Các triệu chứng thường gặp là nói khó, nuốt khó, rối loạn cảm giác, ngủ gà, hôn mê thậm chí tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên tắc bù Natri:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp mất Natri cấp tính, hạ Natri máu nặng: Bù Natri 2-3 mEq/L trong 2h đầu, sau đó duy trì không quá 0.5 mEq/L trong mỗi giờ và tối đa 10 mEq/L trong 24h.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp hạ Natri máu mạn tính: bù 1-2 mEq/L trong vòng 3-4 giờ đầu, sau đó duy trì 0.5 mEq/L trong mỗi giờ và tối đa 10 mEq/L trong 24h.</p> <p style="text-align: justify;">- Công thức bù Natri:</p> <p style="text-align: justify;">Na cần bù = &nbsp;(Na cần đạt - Na bệnh nhân) x lượng nước cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Na cần bù: lượng Natri cần bù vào trong một khoảng thời gian nhất định.</p> <p style="text-align: justify;">Na bệnh nhân: nồng độ Natri hiện có của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Na cần đạt: lượng Natri cần đạt tới.</p> <p style="text-align: justify;">Lượng nước của cơ thể = trọng lượng cơ thể x 0.6 (nam) hoặc lượng nước cơ thể = trọng lượng cơ thể x 0.5 (nữ).</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp bệnh nhân bị hạ Natri mức độ nhẹ đến vừa, việc bù Natri bằng dung dịch Natriclorid 3% cần thật thận trọng. Trong trường hợp này có thể sử dụng Natriclorid đẳng trương (0.9%) kết hợp với lợi tiểu quai. Việc không sử dụng lợi tiểu quai khi truyền Natriclorid 0.9% có thể dẫn tới tình trạng hạ Natri máu diễn biến xấu đi.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc có thể sử dụng: có thể sử dụng thuốc đối kháng thụ thể Vasopressin (Conivatan). Thuốc này đã được FDA cấp phép trong điều trị hội chứng tiết ADH không thích hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hạ Natri máu không triệu chứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hạ Natri máu không triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân có hạ Natri máu nhẹ hoặc ha Natri máu từ từ.</p> <p style="text-align: justify;">- Một vấn đề cần lưu ý là những bệnh nhân hạ Natri máu không triệu chứng thường lại có nguy cơ tổn thương Myelin nhiều hơn và nặng hơn nếu bù Natri nhanh. Do đó việc điều trị bảo tồn để làm tăng nồng độ Natri máu một cách từ từ được ưu tiên lựa chọn.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân hội chứng tiết aDH không phù hợp không có triệu chứng thì việc hạn chế nước đóng vai trò tiên quyết. Lượng nước cần phải hạn chế phụ thuộc vào tỷ lệ điện giải nước tiểu/ huyết tương (U/P ratio).</p> <p style="text-align: justify;">U/P ratio = (Nồng độ Na niệu + Nồng độ K niệu) / Nồng độ Na huyết tương.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu U/P &gt;1: hạn chế tối đa dung dịch lỏng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu U/P; 0.5-1; hạn chế dung dịch lỏng ở mức &lt;500ml/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu U/P≤0.5: hạn chế dung dịch lỏng ở mức ≤1000ml/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu nồng độ Natri máu &lt;110 mmol/L thì dù không có triệu chứng vẫn phải điều trị bằng dung dịch Natri ưu trương hoặc thuốc đối kháng thụ thể Vasopressin V2.</p> <p style="text-align: justify;">- Với những bệnh nhân có hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp nhưng không đáp ứng với việc hạn chế nước có thể sử dụng Declomycin. Đây là chất ức chế tác dụng của hormon chống bài niệu trên ống lượn xa và ống góp.</p> <p style="text-align: justify;">- Song song với điều trị thì các bệnh nhân có bệnh này cần phải duy trì một chế độ ăn có khẩu phần muối và protid phù hợp.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="các bệnh nhân có bệnh này cần phải duy trì một chế độ ăn có khẩu phần muối và protid phù hợp" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_hinh-2-1471600093.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Các bệnh nhân có bệnh này cần phải duy trì một chế độ ăn có khẩu phần muối và protid phù hợp</em></p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bộ y tế, 2014, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết chuyển hoá.</li><li style="text-align: justify;">The Washington manual, 2009, Nội tiết học trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản y học tr 47.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-tiet-adh-khong-thich-hop-srsjb
Hội chứng Carcinoid
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Carcinoid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Carcinoid xảy ra ở những bệnh nhân có khối u carcinoid. Đây là một dạng ung thư hiếm gặp và tiến triển chậm. U carcinoid hầu như không có triệu chứng hoặc rất ít, đa số khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã vào giai đoạn muộn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hội chứng Carcinoid xảy ra ở những bệnh nhân có khối u carcinoid" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_20210127_025700_481219_ung-thu.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng Carcinoid xảy ra ở những bệnh nhân có khối u carcinoid</em></p> <p style="text-align: justify;">U carcinoid có bản chất là khối u thần kinh nội tiết. Khối u này có thể xuất hiện ở hầu hết các bộ phận trong cơ thể nhưng tỷ lệ xuất hiện cao nhất là ở hệ tiêu hoá và hô hấp. Khi đến giai đoạn cuối, khối u có thể tiết vào máu một số chất có bản chất là các hormon, các hormon này sẽ tác động lên cơ thể, gây nên các triệu chứng ở nhiều cơ quan, các triệu chứng này gộp lại thành hội chứng Carcinoid.</p> <p style="text-align: justify;">Không phải tất cả các khối u carcinoid đều gây nên hội chứng carcinoid, chỉ một số ít khối u có tiết ra các hormon và gây triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ xuất hiện của khối u carcinoid chưa rõ ràng, một số nghiên cứu cho rằng khối u này xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/100.000 dân.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý này không có độ tuổi mắc bệnh đặc hiệu, nhưng tỷ lệ gặp nhiều hơn ở người lớn tuổi và nữ giới. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh lý này có yếu tố gia đình, những người hút thuốc lá, thiếu máu mác tính hoặc trong gia đình có người mắc hội chứng đa tuyến nội tiết type 1 có nguy cơ mắc u carcinoid và hội chứng carcinoid cao hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng Carcinoid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng carcinoid thường gặp ở những bệnh nhân có khối u carcinoid phát triển từ tế bào nội tiết thần kinh. Tại các khối u này sẽ có hoạt động sản xuất các hormon có tác động lên mạch máu và thần kinh, tiêu biểu là serotonin, một số chất khác có thể gặp như các yếu tố brandykinin, histamin, các prostaglandin.</p> <p style="text-align: justify;">Các chất này tác động lên hệ thống mạch máu, thần kinh tự động gây nên các triệu chứng. Thông thường, các chất này sẽ bị chuyển hoá rất nhanh bởi một số enzym trong máu, do đó không gây nên triệu chứng. Do đó, &nbsp;đa số các khối u carcinoid chỉ gây nên triệu chứng khi di căn đến gan, khi đó có thể có một lượng hormon được tiết ra từ khối u không bị gan chuyển hoá.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sinh lý bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, thông qua thụ thể của mình, serotonin có ảnh hưởng lên hoạt động của rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Thông thường, các tế bào thần kinh nội tiết ở hệ tiêu hoá có tác dụng điều hoà nhu động dạ dày ruột, điều hoà sự tiết dịch và men tiêu hoá. Serotonin tác động lên hệ thần kinh tự động ruột và&nbsp; gây các triệu chứng tại đường tiêu hoá.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20201125_025703_235850_hoi-chung-serotonin.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Các chất như brandykinin, histamin có tác dụng giãn mạch gây tình trạng đỏ bừng mặt, nóng vùng mặt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Carcinoid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng da niêm mạc:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đỏ da, chủ yếu vùng mặt và cổ ngực. Tình trạng này có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau căng thẳng, sử dụng đồ uống có cồn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương da: da vùng mặt có tình trạng giãn mao mạch và tĩnh mạch thành hình mạng nhện, có màu đỏ tím. Các búi giãn thường xuất hiện vùng mũi và môi trên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="da vùng mặt có tình trạng giãn mao mạch và tĩnh mạch thành hình mạng nhện, có màu đỏ tím" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_f221f28b-432e-4016-b013-def6d310b968.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Da vùng mặt có tình trạng giãn mao mạch và tĩnh mạch thành hình mạng nhện, có màu đỏ tím</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng tiêu hoá: triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào ví trí khối u ở đường tiêu hoá.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u ở dạ dày: bệnh nhân thường có triệu chứng đau bụng</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u ở ruột non và đại tràng: bệnh nhân thường có triệu chứng đau bụng, rối loạn nhu động ruột, có thể tắc ruột</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u ở trực tràng: thường gây đau bụng vùng hạ vị, đại tiện ra máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng hô hấp: thường xuất hiện nếu khối u carcinoid tại phổi. Các triệu chứng thường gặp là khó thơ, thở rít. Bệnh nhân có thể có viêm phổi tái phát nhiều lần, đau ngực, ho ra máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng tim mạch: có thể thấy tim đập nhanh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng Carcinoid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng tim mạch: hội chứng carcinoid có thể gây một số biến cố trên hệ tuần hoàn, và được gọi chung là bệnh tim carcinoid. Hội chứng carcinoid thường gây ảnh hưởng nhiều đến buồng tim phải hơn buồng tim trái, nguyên nhân và cơ chế hiện chưa được nghiên cứu rõ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên hệ thống van tim: bệnh nhân có thể có hiện tượng dày các lá van. Một số van có tỷ lệ tổn thương cao là van hai lá, van ba lá (gây hở van) và van động mạch phổi (gây hiện tượng hẹp van).</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên nội tâm mạc: gây hiện tượng dày lớp nội tâm mạc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dày thành mạch máu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Biến chứng nặng nề và ở giai đoạn cuối là suy tim.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Biến chứng nặng nề và ở giai đoạn cuối là suy tim." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20190126_063331_061666_suy-tim1.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng nặng nề và ở giai đoạn cuối là suy tim.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng trên hệ tiêu hoá:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tắc ruột: các khối u có kích thước lớn có thể gây hiện tượng tắc ruột hoặc bán tắc ruột do khối u. Nếu hiện tượng tắc ruột không được phát hiện và xử trí kịp thời, vùng ruột bị tắc có thể hoại tử do thiểu dưỡng. Sau đó các vi khuẩn kí sinh trong đường ruột sẽ phát triển gây tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Loét dạ dày: thường gặp ở những bệnh nhân có khối u carcinoid trong dạ dày. Một số khối u gây tăng tiết dịch vị đặc biệt là gastrin, gây viêm, loét dạ dày, thậm chí gây thủng.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng lên hệ nội tiết</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng Cushing; thường gặp do những khối u carcinoid ở phổi., đặc biệt trên nền ung thư phổi tế bào nhỏ. Các khối u này tiết ra ACTH - đây là hormon hướng thượng thận. Hormon này sẽ kích thích tuyến thượng thận tăng sinh tế bào và tăng sản xuất các hormon trong đó có cortisol. Dưới tác động của cortisol, cớ thể sẽ có những triệu chứng như béo trung tâm, rậm lông, mặt tròn, đỏ, giãn các mao mạch dưới da, lớp mỡ dưới da dày chủ yếu vùng bụng, đì và mông, da mỏng…</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh to đầu chi: một số khối u carcinoid ở phổi có thể sản xuất ra GH - Growth Hormon). Đây là yếu tố tăng trưởng do tuyến yên tiết ra. Dưới tác đông của hormon này cơ thể sẽ tăng khối lượng cơ, tăng chiều dài xương…Tuy nhiên, ở người trưởng thành, nếu lượng hormon GH dư thừa sẽ gây dày màng xương và làm đầu chi to lên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiến triển</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Việc tiên lượng với các bệnh nhân mắc hội chứng carcinoid chủ yếu dựa trên tiên lượng của khối u đã gây nên hội chứng này. Đa số các khối u carcinoid tiến triển chậm, tiên lượng sống phụ thuốc vào vị trí, mức độ di căn của khối u. Nếu khối u chưa di căn tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến trên 90% và khi đã có di căn thì tỷ lệ sống sau 5 năm vẫn trên 60%.</p> <p style="text-align: justify;">- Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc mắc hội chứng carcinoid làm gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u carcinoid ở phổi: làm gia tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối u ở hệ tiêu hoá làm gia tăng nguy cơ ung thư ú, ung thư phổi, ung thư dại tràng, ung thư bàng quang.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Carcinoid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trước đây, khi chưa có sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh và những xét nghiệm sinh hoá chuyên sâu, việc chẩn đoán dựa trên việc thực hiện một số nghiệm pháp ở những đối tượng có triệu chứng nghi ngờ. Bác sĩ sẽ thực hiện một số nghiệm pháp với cathecholamin, calcigluconat hoặc rượu để gây triệu chứng đỏ mặt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán&nbsp;Hội chứng Carcinoid" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xet-nghiem-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán&nbsp;Hội chứng Carcinoid</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngày nay việc chẩn đoán có thể tiến hành nhờ vào xét nghiệm 5-hydroxyindoleacetic axit trong nước tiểu. Đây là chất chuyển hoá của Serotonon. Việc định lượng Serotonin hầu như không thể tiến hành được do serotonin bị chuyển hoá rất nhanh.</p> <p style="text-align: justify;">- Cách tiến hành xét nghiệm:</p> <p>+ Bệnh nhân hạn chế các thuốc và thực phẩm làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như hạt óc chó, chuối, mận, cà tím… hoặc một số thuốc như phenothiazine trong vòng hai ngày.</p> <p>+ Đến ngày thứ 3 bệnh nhân được hướng dẫn thu thập mẫu nước tiểu 24h và làm định lượng 5-HIAA.</p> <p>+ Kết quả: Nếu 5-HIAA &lt;10mg/ngày (52mcmol) thì bệnh nhân không mắc hội chứng carcinoid. Nếu 5-HIAA cao trên 50 mg/ngày (260 mcmol) thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng carcinoid.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán vị trí khối u: có thể sử dụng phương pháp chup cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính để đánh giá vị trí và kích thước khối u. Ngoài ra có thể chụp cắt lớp phát xa positron (PET/CT) để chẩn đoán mức độ di căn của khối u carcinoid.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần chẩn đoán phân biệt với những nguyên nhân khác có thể gây triệu chứng tương tự như lupus, sau uống rượu, triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh, ung thư tuyến giáp thể tuỷ…</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt với những trường hợp tăng 5-HIAA do những nguyên nhân liên quan đến thức ăn và thuốc sử dụng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Carcinoid</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị hội chứng carcinoid bao gồm điều trị liên quan đến khối u và điều trị làm giảm triệu chứng lâm sàng của hội chứng carcinoid.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị liên quan đến khối u</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nếu khối u vẫn khu trú, chưa có di căn, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u vẫn đang là phương pháp được ưu tiên hàng đầu. Sau khi loại bỏ được khối u thì các triệu chứng của hội chứng carcinoid cũng sẽ hết theo.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu khối u đã di căn thì phương pháp chủ yếu là làm nhỏ khối u và hạn chế quá trình tiến triển.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nút mạch: thường áp dụng với các khối u ở gan hoặc khối u di căn đến gan. Việc nút mạch sẽ làm giảm lượng máu đến khối u, làm khối u giảm kích thước. Tuy nhiên đây là một thủ thuật xâm lấn và có nhiều nguy cơ như gây thuyên tắc mạch.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị bằng sóng có tần số Radio (RFA): dưới hướng dẫn của siêu âm, dùng máy phát năng lượng có tần số Radio, để tiêu diệt tế bào trong khối u. Thủ thuật này ít nguy cơ hơn so với phương pháp nút mạch.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Điều trị bằng sóng có tần số Radio (RFA)" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20191023_044644_016598_RFA.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị bằng sóng có tần số Radio (RFA)</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra, việc điều trị bằng hoá chất cũng có tác dụng làm giảm kích thước khối u.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Octreotide - một đồng vận của Somatostatin cũng có tác dụng làm chậm tiến triển của khối u Carcinoid.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị triệu chứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng giãn mạch, đỏ bừng mặt có thể sử dụng một số phương pháp điều trị như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng octreotide</p> <p style="text-align: justify;">+ Tamoxifen (chất đối kháng recetor của estrogen) hoặc interleukin alpha cũng được đánh giá có tác dụng làm giảm triệu chứng đỏ bừng mặt trong thời gian ngắn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số thuốc cũng có tác dụng giảm tình trạng này nhưng ít được sử dụng hơn như kháng histamin thụ thể H2, phenothiazine.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cortioid được dùng để điều trị những bệnh nhân có triệu chứng đỏ mặt do u carcinoid phế quản.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chảy: có thể điều trị bằng thuốc đối kháng với serotonin ở ngoại vi hoặc dùng codein, loperamide…</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Jonathan R Strosberg, MD, 2021, Diagnosis of carcinoid syndrome and tumor localization, uptodate.</li><li style="text-align: justify;">Jonathan R Strosberg, MD , Clinical features of carcinoid syndrome, uptodate.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-carcinoid-smthj
Ngộ độc thủy ngân
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngộ độc thủy ngân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thủy ngân là một kim loại nặng độc hại, được phân tán rộng rãi trong tự nhiên và được khai thác dưới dạng HgS trong quặng chu sa. Cho đến nay, thủy ngân đã có rất nhiều ứng dụng trong các ngành khoa học và công nghiệp.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Thủy ngân là một kim loại nặng độc hại" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_20200628_thuy-ngan-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thủy ngân là một kim loại nặng độc hại</em></p> <p style="text-align: justify;">Thủy ngân thường tồn tại ở 3 dạng chính: Thủy ngân dạng lỏng và dạng khí (Hg), muối thủy ngân vô cơ và hữu cơ. Mỗi dạng thủy ngân lại có tác dụng độc khác nhau. Có khoảng ½ tới 1/3 lượng thủy ngân công nghiệp được sử dụng trong sản xuất clo và soda, một phần khác trong các thiết bị điện, còn lại được sử dụng trong y khoa hay sản xuất vàng thủ công. Tại Mỹ, việc sử dụng thủy ngân trong pin và sơn đã ngừng sản xuất.</p> <p style="text-align: justify;">Trong lịch sử, thủy ngân là thủ phạm gây ra nhiều thảm họa về sức khỏe cộng đồng. Điển hình là việc thải hơn 600 tấn thủy ngân ra biển từ nhà máy hóa chất của tập đoàn Chisso từ năm 1932 tới 1968 gây ngộ độc khoảng 14000 người tính tới tháng 4/1007 tại vịnh Minamata tại Nhật Bản, hay việc hàng ngàn công nhân Kodaikanal nhiễm độc thủy ngân do công ty xử lý chất thải thủy ngân không đúng quy định năm 2001. Do đó ngày 9/1/2013 Công ước Minamata về thủy ngân đã được hàng ngàn đại biểu của 140 quốc gia thông qua sau 4 năm đàm phán về việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường do những ảnh hưởng có hại của thủy ngân. Ngoài ra năm 2011, liên minh Châu Âu cũng ban hành lệnh cấm xuất khẩu thủy ngân dưới mọi hình thức với 27 quốc gia thành viên. 2013, đạo luật cấm xuất khẩu thủy ngân nguyên thể của Mỹ cũng có hiệu lực.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế gây độc và dược động học</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thủy ngân vô cơ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thủy ngân đơn chất: Khoảng 80% hơi thủy ngân được hấp thu qua dường hô hấp, 7 – 10% hấp thu qua đường uống và khoảng 1% qua da. Khi xâm nhập vào cơ thể, hơi thủy ngân có ái lực lớn với các nhóm sulfhydryl và liên kết với các axit amin chứa lưu huỳnh trong toàn bộ cơ thể. Thủy ngân được vận chuyển đến não, lắng đọng ở tuyến giáp, vú, cơ tim, cơ, tuyến thượng thận, gan, thận, da, tuyến mồ hôi, tuyến tụy, tế bào ruột, phổi, tuyến nước bọt, tinh hoàn, tuyến tiền liệt và làm rối loạn chức năng các cơ quan đó. Ngoài ra thủy ngân cũng có ái lực với các vị trí liên kết trên bề mặt tế bào T đối với các nhóm sulfhydryl làm ảnh hưởng tới chức năng của tế bào T. Thủy ngân dễ dàng đi qua nhau thai và lắng đọng ở mô của thai nhi đồng thời qua được sữa mẹ. Thời gian bán thải của thủy ngân khá nhau tùy thuộc cơ quan lắng đọng và trạng thái oxy hóa khử, có thể từ vài ngày tới vài tháng, cũng có thể lên tới vài năm</p> <p style="text-align: justify;">+ Thủy ngân Hg2Cl2 tan kém trong nước và hấp thu kém qua ruột nhưng vẫn có thể liên quan tới các bệnh hồng ban da.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thủy ngân HgCl2 được sử dụng như một chất bảo quản trong phim ảnh, ngoài ra còn là thành phần của một số loại kem sáng da. Hợp chất thủy ngân này có khả năng bám vào nhóm sulfhydryl trên hồng cầu, metallothionein, hoặc glutathione hoặc lơ lửng trong huyết tương. Nó có thể qua được nhau thai và tích tụ trong mô của thai nhi hoặc ở gan, các mạch máu và tinh hoàn. Hợp chất này được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu và phân, ngoài ra còn qua mồ hôi, nước mắt, sữa mẹ và nước bọt. Thời gian bán thải cũng không cố định.</p> <p style="text-align: justify;">- Thủy ngân hữu cơ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chủ yếu tìm thấy trong các loại cá.</p> <p style="text-align: justify;">+ Methyl thủy ngân thường được hấp thu qua đường ruột khi ăn cá hoặc hấp thu qua da. Khi đi vào máu, metyl thủy ngân bám vào các nhóm sulfhydryl, đặc biệt là trong cysteine. Methyl thủy ngân được lắng đọng khắp cơ thể sau khoảng 4 ngày và chủ yếu ở não, gan, thận, nhau thai và thai nhi, từ đó bị khử dần thành thủy ngân vô cơ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời gian bán thải của metyl thủy ngân ở người là khoảng 70 ngày, với khoảng 90% được bài tiết qua phân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liều độc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tiếp xúc lâu dài với thủy ngân dù ở dạng nào cũng có thể gây độc cho con người</p> <p style="text-align: justify;">- Hơi thủy ngân được hấp thu nhanh chóng và phân bố tới thần kinh trung ương. Khi hít phải hơi thủy ngân trong không khí với lượng 10mg/m3 đã có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng, còn với lượng 1mg/m3 thì người hít phải đã có thể gây viêm phổi. Trong môi trường làm việc thì việc tiếp xúc hàng ngày với mức thủy ngân trong không khí từ 0.05 – 0.2mg/m3 đã có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm độc. Do đó theo ACGIH thì với thời gian làm việc 8 giờ/ngày thì lượng thủy ngân trong không khí chỉ được khuyến nghị ở mức tối đa là 0.025mg/m3. Còn theo ATSDR thì khi không khí có mức thủy ngân ở 0.01mg/m3 cần sơ tán người dân và khuyến cáo họ không sống lâu dài ở khu vực có mức thủy ngân 0.01mg/m3.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở dạng lỏng, thủy ngân hấp thu kém qua đường tiêu hóa cho nên việc ngộ độc cấp tính do nuốt phải thường chỉ xảy ra khi có bất thường nhu động ruột làm chậm trễ quá trình thải trừ qua đường tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Muối thủy ngân vô cơ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thủy ngân clorua có khả năng gây tử vong ở liều uống cấp tính 1 - 4g.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số báo cáo cho thấy việc sử dụng dịch rửa phúc mạc có chứa thủy ngân clorua với nồng độ 0.2 - 0.8% có khả năng gây độc tính nghiêm trọng và tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ở dạng lỏng, thủy ngân hấp thu kém qua đường tiêu hóa cho nên việc ngộ độc cấp tính do nuốt phải" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_trieu-chung-nhiem-doc-thuy-ngan-700x467.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ở dạng lỏng, thủy ngân hấp thu kém qua đường tiêu hóa cho nên việc ngộ độc cấp tính do nuốt phải</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng kem làm sáng da hoặc chế phẩm bôi da chứa 0.1% tới trên 10% thủy ngân vô cơ như thủy ngân clorua hoặc thủy ngân amoni clorua trường kỳ trong hàng tuần tới hàng năm có thể gây độc cho thần kinh hoặc độc cho thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Thủy ngân hữu cơ</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc sát trùng chứa thủy ngân như mercurochrome hấp thu ít qua da nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, chẳng hạn như bôi tại chỗ đối với một số tổn thương hở bị nhiễm trùng cũng có thể gây nhiễm độc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Methylmercury dễ bị hấp thu khi hít vào hoặc nuốt phải hoặc tiếp xúc qua da. Việc uống 10 - 60mg/kg cấp tính có thể gây tử vong, còn với liều 10mcg/kg dùng hàng ngày có thể gây độc thần kinh và gây hại cho việc sinh sản. Liều an toàn được khuyến cáo theo RfD là 0,1mcg/kg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dimethylmercury là một chất lỏng tổng hợp có độc tính cao được sử dụng trong hóa học phân tích và hấp thu tốt qua da, và chỉ với lượng nhỏ đã có thể gây tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngộ độc thủy ngân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo WHO thì hầu hết sự phơi nhiễm của con người với thủy ngân là do sự rò rỉ của thủy ngân trong y khoa, ăn phải cá bị ô nhiễm thủy ngân hoặc do nghề nghiệp có tiếp xúc thủy ngân.</p> <p style="text-align: justify;">Thủy ngân được sinh ra trong khi đốt than hoặc khai thác một số loại mỏ như mỏ vàng hay thủy ngân. Thủy ngân trong không khí lắng xuống nước được các vi sinh vật chuyển thành thủy ngân hữu cơ dạng metyl hoặc etylic, sau đó được sinh vật nhỏ ăn vào và tiêu thụ cuối cùng bởi các sinh vật lớn hơn. Do đó các loại cá ở đầu chuỗi thức ăn có thể có lượng thủy ngân khá lớn trong cơ thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngộ độc thủy ngân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Thúc đẩy các nguồn năng lượng sạch, hạn chế đốt than.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế khai thác thủy ngân hoặc sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng và các quy trình công nghiệp khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Xử lý và tiêu hủy các sản phẩm chứa thủy ngân an toàn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc thủy ngân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc cấp tính do hít phải hơi thủy ngân: Có thể gây viêm phổi do hóa chất hoặc phù phổi cấp không do tim, ngoài ra cũng có thể có viêm nướu răng cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc mãn tính do hít phải hơi thủy ngân: gồm 3 triệu chứng kinh điển là run, rối loạn tâm thần và viêm nướu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Run: Đầu tiên là run các ngón tay sau đó có thể run cơ vùng mặt rồi tiến triển thành múa giật ở các chi.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Đầu tiên là run các ngón tay sau đó có thể run cơ vùng mặt rồi tiến triển thành múa giật ở các chi" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20200628_thuy-ngan-3.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Đầu tiên là run các ngón tay sau đó có thể run cơ vùng mặt rồi tiến triển thành múa giật ở các chi</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn tâm thần: bao gồm các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra cũng có thể có trầm cảm hoặc cáu gắt, đỏ mặt…</p> <p style="text-align: justify;">+ Ít có rối loạn chức năng thận.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra có có một phản ứng hiếm gặp khi tiếp xúc thủy ngân mãn tính thường ở trẻ em là Acrodynia gồm các đặc điểm đau tứ chi, bong vảy và đổi màu da hồng nhạt, tăng huyết áp, vã mồ hôi, chán ăn, mất ngủ, cáu kỉnh hoặc thờ ơ, phát ban.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Uống cấp tính các muối vô cơ như thủy ngân clorua: có thể gây xuất huyết dạ dày cấp tính, hoại tử ruột, sốc dẫn đến tử vong. Ngoài ra có thể có hoại tử ống thận cấp sau đó vài ngày. Còn ngộ độc mãn tính có thể gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc hợp chất thủy ngân hữu cơ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Methyl mercury chủ yếu ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây dị cảm, rối loạn nhịp tim, suy giảm thính lực, suy giảm thị lực. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau vài tuần hoặc vài tháng. Methyl mercury có thể qua nhau thai gây độc cho thai nhi, làm chậm phát triển trí tuệ và bại não.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ethyl mercury có triệu chứng của viêm dạ dày, viêm ruột và nhiễm độc thận.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, chức năng gan thận, điện giải đồ, glucose, tổng phân tích nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng thủy ngân trong máu, trong nước tiểu: thủy ngân được đào thải theo cơ chế 2 pha qua nước tiểu và phân ban đầu nhanh sau đó chậm lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Xác định tổn thương thận sớm trong nước tiểu: microalbumin niệu, retinol-binding protein, beta2-microglobulin, alpha-1-microglobulin, and N-acetylglucosaminidase.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp Xquang tim phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Làm các xét nghiệm khác để phát hiện các tổn thương kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử phơi nhiễm với thủy ngân hoặc qua xét nghiệm thủy ngân trong nước tiểu hoặc trong máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giúp xác định độ nặng, các tổn thương cơ quan do thủy ngân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngộ độc thủy ngân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Hồi sức cấp cứu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc qua đường hô hấp: Cần theo dõi chặt chẽ trong vài giờ để đánh giá tình trạng viêm phổi cấp tính hoặc phù phổi cấp và xử trí kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc thủy ngân vô cơ: Đánh giá tổn thương viêm dạ dày ruột nặng và điều trị sốc nếu có.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc thủy ngân hữu cơ: Chủ yếu đánh giá và điều trị triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thủy ngân kim loại: Dùng Succimer (DMSA) hoặc axit 2,3-dimercapto-1-propanesulfonic (DMPS) để tăng cường bài tiết thủy ngân qua nước tiểu. Penicillamine cũng có thể tham gia điều trị nhưng nó có nhiều tác dụng phụ hơn trong khi việc thải trừ thủy ngân lại kém hiệu quả hơn</p> <p style="text-align: justify;">- Thủy ngân vô cơ: Trong vài phút hoặc vài giờ sau khi uống nếu được sử dụng DMPS tĩnh mạch hoặc dimercaprol (BAL) tiêm bắp có thể giảm hoặc tránh tổn thương thận nặng. Cần sử dụng thuốc sớm tránh việc chờ kết quả xét nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thủy ngân hữu cơ: Dùng DMSA, N-acetylcysteine cũng có thể làm giảm nồng độ thủy ngân trong các mô, bao gồm cả não.</p> <p style="text-align: justify;">- BAL có tác dụng phân bổ thủy ngân từ cơ quan khác tới não, do đó trong trường hợp ngộ độc thủy ngân hữu cơ cần tránh sử dụng BAL.</p> <p style="text-align: justify;">​<strong>Các biện pháp khử nhiễm</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc do hít phải thủy ngân: Đưa nạn nhân ra khỏi vùng phơi nhiễm ngay và cho thở oxy nếu cần. Và vì chỉ cần lượng nhỏ hơi thủy ngân tràn ra vài phút cũng có thể gây nguy hiểm trong không khí nên cần che chỗ rò bằng lưu huỳnh dạng bột và cẩn thận dọn dẹp các đồ bị ngấm thủy ngân.</p> <p style="text-align: justify;">- Nuốt phải thủy ngân đơn chất: Nếu chỉ uống một lượng nhỏ thì không cần rửa dạ dày. Trường hợp nhiễm độc mạn tính hoặc nhiễm độc ở người có giảm nhu động ruột, thủng ruột… cần rửa toàn bộ ruột hoặc có thể cắt bỏ ruột ở trường hợp ngộ độc nặng nề.</p> <p style="text-align: justify;">- Nuốt phải muối thủy ngân vô cơ: Sử dụng than hoạt nhưng tránh bị nôn mửa. Cân nhắc rửa dạ dày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nuốt phải muối thủy ngân hữu cơ: Sau khi uống cấp tính cần rửa dạ dày ngay và cho uống than hoạt. Ngừng cho con bú nhưng vẫn vắt bỏ sữa để tăng thải thủy ngân.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Sau khi uống cấp tính cần rửa dạ dày ngay và cho uống than hoạt" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thuoc-than-hoat-tinh-1-e1537870927524.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Sau khi uống cấp tính cần rửa dạ dày ngay và cho uống than hoạt</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Lọc máu hoặc dùng than hoạt đa liều không có hiệu quả nhiều trong việc thải thủy ngân vô cơ, nhưng việc lọc máu có ích trong điều trị suy thận nếu có.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở bệnh nhân ngộ độc methyl mercury mãn tính thì có thể sử dụng polythiol để tăng cường đào thải thủy ngân bằng cách gián đoạn tuần hoàn ruột.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Poisoning and Drug overdose – California Poison Control System - 2018.</p><p style="text-align: justify;">2. Mercury and health – WHO.</p><p style="text-align: justify;">3. Mercury Toxicity and Treatment: A Review of the Literature - NCBI.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-thuy-ngan-slarg
Ngôi thai bất thường
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ngôi thai bất thường</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Ngôi thai biểu thị tư thế của thai nhi so với cổ tử cung của mẹ. Vị trí của ngôi thai sẽ khác nhau tùy vào sự chuyển động của bé. Thông thường khi chưa gần kề ngày sinh thì thai nhi sẽ không có ngôi thai cố định, bé liên tục xoay trở trong buồng tử cung hay còn gọi là ngôi di động.&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr">Khi thai nhi càng lớn thì sẽ càng ít xoay chuyển và dần ổn định ngôi thai để chuẩn bị cho thời kỳ chuyển dạ. Trước khi sinh, phần lớn các bé sẽ ở tư thế ngôi thai đầu, tức là đầu của bé sẽ áp vào cổ tử cung. Đây là lời giải thích vì sao các bé đều ra đời với phần đầu lọt ra trước.</p> <p dir="ltr">Những trường hợp được coi là có ngôi thai bất thường khi em bé không ở ngôi thai đầu mà là ngôi ngang (bé ốp lưng và vai vào cổ tử cung), hoặc ngôi mông (bé áp mông vào cổ tử cung),... Ngoài ra cũng có những ca sinh non bị ngôi thai bất thường do bé chưa có đủ thời gian để xoay chuyển thành tư thế ngôi đầu. Dĩ nhiên những sản phụ có ngôi thai bất thường đều gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh nở, đồng thời bác sĩ và hộ sinh cũng mất nhiều thời gian để đỡ đẻ và phải cân nhắc các biện pháp để xử trí kịp thời.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Thông qua siêu âm mẹ biết được ngôi thai bất thường hay bình thường ở bé" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_ngoi-thai-bat-thuong-2.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Thông qua siêu âm mẹ biết được ngôi thai bất thường hay bình thường ở bé</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ngôi thai bất thường</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Do mẹ mắc u buồng trứng, u xơ tử cung, dị dạng tử cung hoặc tử cung có vách ngăn,... gây chèn ép khiến cho thai nhi khó vận động xoay chuyển đúng vị trí;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Người mẹ đã trải qua nhiều lần sinh nở khiến cho tử cung giãn to, vì thế mà em bé khó xoay và cố định được phần đầu vào khung chậu trong;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Mẹ có quá ít nước ối không đủ điều kiện để thai nhi có thể xoay chuyển dễ dàng, ngược lại nước ối quá nhiều cũng làm cho em bé khó cố định được ngôi thai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Có những thai nhi trong tháng cuối thai kỳ vẫn bị nhau thai bám thấp nên sự điều chỉnh ngôi thai gặp nhiều cản trở;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Thai nhi không đổi ngôi thai được do dây rốn quá dài và quấn vào cổ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Đầu bé quá to, hoặc dây rốn quá ngắn ngăn không cho bé xoay chuyển được, hoặc bé đang xoay nửa chừng thì không thể xoay tiếp được nữa.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ngôi thai bất thường</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>1. Thai ngôi mông</strong></p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Là tư thế bé nằm dọc với đầu ở phía trên còn chân hoặc mông nằm bên dưới. Có 2 loại ngôi mông:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi mông hoàn toàn: là khi chân và mông của bé nằm trước eo trên. Thai nhi hiện lên với hình ảnh tư thế ngồi, đùi gập vào trong, đầu gối co lại, nếu sinh ra theo tư thế này thì bộ phận lộ diện đầu tiên sẽ là phần mông của bé;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi mông không hoàn toàn: có 3 kiểu:</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Kiểu mông: trong quá trình chuyển dạ phần mông có xu hướng lọt ra trước, thai nhi ở trong tư thế duỗi thẳng chân lên đầu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Kiểu bàn chân và kiểu đầu gối: do chân của bé ở vị trí thấp hơn mông nên phần chân sẽ ra ngoài trước.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ngôi mông chiếm tỷ lệ khoảng từ 3 - 4% trong số các ca sinh nở. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thai ngôi mông có thể là do các yếu tố như:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mẹ có tử cung kém phát triển;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chuyển dạ sinh non, bé chưa kịp xoay chuyển thành ngôi thai thuận;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Dị tật thai nhi: não úng thủy, thiểu ối;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bất thường tử cung: u xơ tử cung, tử cung có vách ngăn,...&nbsp;&nbsp;</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Sản phụ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để tự nhận biết ngôi thai mông:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sờ bụng thấy tử cung dạng hình trứng và trục dọc. Tuy nhiên lại cảm nhận rõ tim thai ở vị trí trên rốn hoặc ngang rốn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai nhi thường cử động đạp ở vùng hạ vị và cảm thấy tức ở một bên hạ sườn do sự chèn ép của đầu thai nhi.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Khi thực hiện khám âm đạo trong quá trình chuyển dạ, mặc dù tử cung đã mở nhưng lại không thấy ngôi chỏm mà thay vào đó sẽ thấy đỉnh xương cùng, chân hoặc diện mông.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả ngôi thai" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ngoi-thai-bat-thuong.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả ngôi thai</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>2. Thai ngôi mặt</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đây là loại ngôi thai chiếm khoảng 0,2% trong số các ca sinh đang chuyển dạ. Lúc này mặt em bé sẽ ngửa tối đa và có thể biểu hiện ngay từ đầu hoặc do thai nhi không cúi đầu tốt.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nguyên nhân khiến thai nhi ở tư thế ngôi mặt là vì:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Do mẹ có các khối u nằm trong tiểu khung như u xơ tử cung;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đầu thai và khung chậu bị bất tương xứng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bất thường ở thai nhi: bướu cổ, cổ to, dị tật sọ, ngực to,...;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nhau thai bám thấp, dây rốn quấn cổ, đa ối,...</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Khi khám bụng sẽ sờ thấy rãnh sâu ở giữa đầu và lưng thai nhi, đây chính là rãnh gáy (dấu hiệu nhát rìu). Trong quá trình mẹ chuyển dạ sẽ khó sờ thấy mặt thai nhi nếu đầu ối còn cao, nhưng khi đã vỡ màng ối, lúc này tử cung mở rộng và khám qua âm đoạ có thể sờ thấy mũi, miệng, vòm mắt, xương gò má và có thể xác định bé đang ở ngôi mặt.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>3. Thai ngôi trán</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thai nhi ở ngôi trán sẽ có tư thế đầu nửa cúi nửa ngửa. Tình trạng này rất hiếm gặp và chỉ có thể phát hiện được khi sản phụ đã chuyển dạ ở giai đoạn tiến triển. Tương tự như ngôi mặt, nguyên nhân dẫn tới ngôi trán cũng là do sự cúi đầu của em bé gặp vấn đề, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do sự bất tương xứng đầu chậu, ngoài ra còn có thể là do hệ quả của biện pháp xoay thai do bác sĩ thực hiện.&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Khi khám bụng thấy ngôi trán khá tương đồng với ngôi mặt, nhưng phần rãnh gáy lại nông hơn ngôi mặt và sờ được ụ cằm nhưng nếu khám qua âm đạo thì rất khó để nhận ra ụ cằm, trừ khi tử cung đã mở rộng thì sẽ cảm nhận được miệng, mũi như thai ngôi mặt.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>4. Thai ngôi ngang</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trong số các loại ngôi khi sản phụ bước vào quá trình chuyển dạ thì thai ngôi ngang có tỷ lệ khoảng 0,5%. Ngôi ngang còn có cách gọi khác là ngôi vai khi em bé nằm ngang so với hướng cổ tử cung. Nếu trục dọc của thai cắt trục dọc của mẹ thành một góc nhọn thì gọi là ngôi chếch nhưng đây cũng chỉ là một loại ngôi tạm thời, khi vào chuyển dạ thực sự thai nhi có thể điều chỉnh thành ngôi dọc hoặc ngôi ngang.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các nguyên nhân dẫn tới thai ngôi ngang bao gồm:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mẹ sinh nở nhiều lần - đây là lý do hàng đầu và nguy cơ ngôi ngang tăng gấp 10 lần nếu mẹ sinh con thứ 3;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tử cung đổ ra phía trước do thành bụng nhão, khiến thai nhi dễ bị nằm ngang hoặc nằm nghiêng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu hẹp, tử cung dị dạng hoặc khối u tiền đạo gây cản trở cho sự xoay chuyển của bé;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khả năng bình chỉnh của bản thân thai nhi bị hạn chế do sinh non, thai chết lưu hoặc thai thứ 2 trong song thai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tình trạng đa ối, nhau đóng tiền đạo, dây rốn ngắn,...</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Rất dễ để nhận biết thai ngôi ngang khi sờ nắn bụng. Thay vì có hình trứng thì bụng của sản phụ sẽ bị bè ngang với đáy của tử cung gần như là nằm ngang rốn. Nắn bụng sẽ thấy đầu em bé nằm ở một phần bên hông mẹ, mông thì nằm bên hông còn lại. Dấu hiệu cho thấy lưng bé quay ra phía trước là sờ được một mặt rắn chạy ngang dưới bụng mẹ, còn nếu lưng bé quay ra sau thì sẽ sờ thấy các chi lổn nhổn.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Khi khám qua ngả âm đạo, thai ngôi ngang biểu hiện rõ nhất là không thể thấy đầu hoặc là môn của thai nhi. Trường hợp cổ tử cung đã mở rộng, thai nhi xuống thấp hơn thì có thể sờ được xương đòn gánh hoặc xương bả vai của bé. Nếu sản phụ đã vỡ ối, chuyển dạ đã lâu thì thai nhi có thể bị lọt chặt một vai vào tiểu khung và bị sa một cánh tay, bàn tay vào âm đạo, thậm chí là lọt ra ngoài âm hộ của mẹ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>5. Thai ngôi phức tạp</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đây là dạng ngôi thai biểu thị một chi bị sa xuống dọc theo ngôi thai hoặc cả 2 chi đều trượt vào tiểu khung. Phổ biến nhất là ngôi chỏm kèm theo sa một bàn tay hoặc sa cả một cẳng tay. Trường hợp khác hiếm gặp hơn là ngôi đầu bị sa một hoặc 2 chân, hoặc ngôi mông bị sa một bàn tay. Ngoài ra ngôi thai phức tạp thường kèm theo với sa dây rốn nên thai thường tiên lượng nặng hơn. Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai phức tạp có thể là do đầu thai cao, thai nhỏ, khung chậu hẹp, đa sản,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Ngôi thai bất thường</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Khi gần tới ngày dự sinh, sản phụ sẽ được bác sĩ thông báo về ngôi thai sau khi khám thai. Có một số trường hợp ngôi thai bất thường nhưng vẫn có thể sinh an toàn theo ngả âm đạo, tuy nhiên biến chứng hoàn toàn có khả năng xảy ra bất&nbsp;cứ khi nào trong suốt quá trình sinh nở, chẳng hạn như:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai nhi bị ngạt do tổn thương dây rốn, dẫn tới tình trạng suy thai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cần đặc biệt lưu ý tới các trường hợp bị ngôi thai mông vì có thể đe dọa tới tính mạng của thai nhi và làm tăng tai biến cho sản phụ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Những em bé có ngôi thai ngang cần phải được theo dõi chặt chẽ kết hợp nghỉ ngơi hợp lý ở 3 tháng cuối, tránh nguy cơ vỡ ối non khiến thai nhi bị tử vong. Nếu thai đã đủ tháng cần chủ động tiến hành lấy thai ngay để ngăn ngừa các&nbsp; biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như: sa tay, sa dây rau, vỡ ối,...</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Vào những tuần thai cuối, mẹ nên siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ngoi-thai-bat-thuong-1.jpg"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Vào những tuần thai cuối, mẹ nên siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ngôi thai bất thường</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ngày nay vẫn chưa có phương pháp để phòng tránh hiện tượng ngôi thai bất thường. Vì thế, thai phụ tốt nhất là nên tuân thủ lịch thăm khám thai đầy đủ, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường xảy ra với mẹ bầu cũng như với thai nhi.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Danh sách các triệu chứng:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Triệu chứng của ngôi thai bất thường thể hiện trong từng loại ngôi thai. Có những loại ngôi bất&nbsp; thường như sau:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai ngôi mông;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai ngôi mặt;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai ngôi trán;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai ngôi ngang;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai ngôi phức tạp.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ngôi thai bất thường</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bên cạnh việc sờ nắn bụng và thăm khám âm đạo như đã đề cập trong từng trường hợp ngôi thai ở trên, các phương pháp khác cũng được kết hợp sử dụng để chẩn đoán ngôi thai bất thường:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nghe tim thai: thực hiện bằng cách dùng ống nghe gỗ Pinard để xác định ngôi thai. Tim thai sẽ truyền tới ống nghe dọc theo cột sống của em bé sát với mỏm cùng vai hoặc thành của tử cung. Vị trí đặt ống nghe sẽ khác nhau tùy vào ngôi thai:&nbsp;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Siêu âm và chụp X-quang: thường được áp dụng trong các ca có nhiều yếu tố gây khó khăn trong chẩn đoán ngôi thai như:</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Những sản phụ có thành bụng chắc và dày;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mẹ thừa cân, béo phì;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Rau bám trước;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nhiều ối.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Mẹ nên kiểm tra thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ngoi-thai-bat-thuong-3.jpg"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Mẹ nên kiểm tra thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ngôi thai bất thường</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Dựa trên từng dạng ngôi thai cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án xử lý khác nhau:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đối với thai ngôi mông: nếu sản phụ có cơn chuyển dạ nhanh, bé nhẹ cân thì có thể sinh thường;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi thai ngang: để tránh sản phụ bị vỡ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi mặt: phụ thuộc vào từng điều kiện và tiên lượng, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ hoặc sinh thường;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Các trường hợp đặc biệt phải tiến hành sinh mổ:</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Quá trình chuyển dạ của thai phụ kéo dài, khó khăn hoặc thai nhi nặng cân không thể lọt qua tử cung;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bé có thai ngôi đầu (tư thế bình thường của thai nhi) nhưng đầu không có đủ độ nghiêng để lọt qua tử cung khiến quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Những sản phụ&nbsp; mang thai đôi trở lên và thai nhi có ngôi khác nhau.</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thủ thuật xoay ngôi thai:</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nếu phát hiện thai nhi ở ngôi bất thường trong tuần thứ 36 -&nbsp; 37 của thai kỳ, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật xoay ngôi thai. Trước khi tiến hành sản phụ sẽ được truyền thuốc làm giãn nở tử cung;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chống chỉ định đối với nhóm thai phụ có các đặc điểm sau:</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tim thai&nbsp; có dấu hiệu bất thường;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thiếu ối;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chảy máu âm đạo;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai đang đi xuống tử cung;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai có trọng lượng quá nhỏ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mang song thai hoặc đa thai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vỡ ối sớm;</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Rủi ro khi thực hiện xoay ngôi thai:</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vỡ ối;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sinh non;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Phải sinh mổ khẩn cấp;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi thai có khả năng trở về trạng thái bất thường ngay sau khi xoay ngôi.</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tỷ lệ thành công của phương pháp này là từ 60 -70%.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngoi-thai-bat-thuong-sqhvf
Rối loạn chuyển hóa acit amin thơm
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rối loạn chuyển hóa acit amin thơm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Protein là một trong những thành phân cơ bản của hầu hết các cấu trúc trong cơ thể. Trong đó acid amin là thành phần cơ bản của protein. Trong cơ thể luôn diễn ra quá trình chuyển hóa của các acid amin. Khi quá trình này bị rối loạn, nồng độ acid amin bị tăng cao trong máu và các dịch trong cơ thể và sẽ dẫn đến những rối loạn trong hoạt động và chức năng một số cơ quan trong có thể và gây nên tình trạng bệnh lý.&nbsp; Những rối loạn chuyển hóa của các acid amin xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây tổn thương nhiều cơ quan, thậm chí tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">Các rối loạn chuyển hóa acid amin thường liên quan đến sự thiếu hụt enzym quan trọng trong quá trình chuyển hóa acid amin. Một số&nbsp; rối loạn chuyến hóa acid amin thường gặp như Phenylketon niệu, Rối loạn chuyển hoá tyrosine, Homocystin niệu, …</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Phenylketon niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phenylketon niệu là bệnh rối loạn quá trình chuyển hóa phenylalanin thành tyrosin do thiếu enzym phenylalanin hydroxylase, do đó tăng nồng độ phenylalanin trong cơ thể, còn nồng độ tyrosin thường ở mức bình thường hoặc một số trường hợp giảm.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Tyrosin là một tiền chất của rất nhiều hormon và chất dẫn truyền thần kinh như hormon tuyến giáp, serotonin, melanin, cathecholamin…</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh có sự khác nhau giữa các khu vực. Tỷ lệ mắc bệnh Phenylketon niệu được ghi nhận khoảng 1/10.000 dân ở châu Âu, tỷ lệ này khoảng 1/50.000 dân ở những người mĩ gốc Phi, một số nước như Nhật Bản, Hà Lan bệnh lý này rất hiếm gặp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Rối loạn chuyển hóa Tyrosine</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tyrosin là một acid amin thơm, là thành phần cấu tạo của nhiều hormon và chât dẫn truyền thần kinh. Nồng độ Tyrosin trong máu thường dao động ở mức 60-120 mcmol/L. Một bệnh nhân được chẩn đoán là tăng Tyrosin khi hàm lượng Tyrosin trong máu &gt; 200mcmol/L. Tuy nhiên, ở mức này các bệnh nhân thường không có triệu chứng cho đến khi làm lượng trong máu vượt quá 500 mcmol/L.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Homocystin niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Homocystin là chất trung gian trong quá trình chuyển hóa của acid amin Methionin. Sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa này là Cystein. Quá trình chuyển hóa này được xảy ra nhờ sự xúc tác của enzym cystathionine-beta-synthase và sự tham gia của vitamin B6.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh này là do tăng Homocystein trong máu do gián đoạn quá trình chuyển hóa. Nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn này là do một số nhóm nguyên nhân:</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin B6.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn hoạt động của men cystathionine-beta-synthase. Rối loạn này di truyền theo gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng một số thuốc; fibrat, acid nicotinic.</p> <p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="rối loạn chuyển hóa acid amin thơm" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_roi-loan-chuyen-hoa-axitamin-thom.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả một số biểu hiện của rối loạn chuyển hóa</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Rối loạn chuyển hóa acit amin thơm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Phenylketon niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phenylalanin hydroxylase là một enzym được sản xuất tại gan,có tác dụng chuyển hóa acid amin phenylalanin thành tyrosin. Đây là con đường chính, giúp chuyển hóa khoảng 75% lượng phenylalanin được hấp thu qua thức ăn. Hoạt động của enzym phenylalanin hydroxylase cần tetrahydrobiopterin, oxy phân tử và sắt. Khi con đường chuyển hóa này bị rối loạn sẽ dẫn đến gia tăng nồng độ phenylalanin trong máu và nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Cơ chế của việc tăng nồng độ acid amin phenylalanin gây ra những ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">Bênh lý này được di truyền theo gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Theo các ngiên cứu có khoảng hơn 1000 đột biến có thể gây nên rối loạn về hoạt động của men phenylalanin hydroxylase và gây nên bệnh phenylketon niệu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.&nbsp;Rối loạn chuyển hóa Tyrosine</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng Tyrosin máu type 1</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý này gặp với tỷ lệ khoảng 1/12.000 đến 1/100.000 dân. Đây cũng là dạng rối loạn nặng nhất trong các dạng rối loạn chuyển hóa của Tyrosin. Đây là bệnh lý di truyền gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế của bệnh lý này là do cơ thể bị thiếu hụt enzym fumarylacetoacetate hydrolase (FAH), đây là enzym quan trong nhất trong chuyển hóa của Tyrosin trong cơ thể. Do thiếu hụt enzym FAH nên cơ chất của phản ứng là fumarylacetoacetate (FAA) tăng cao trong cơ thể. Chính nồng độ cao của FAA gây ra tổn thương gan và tổn thương thận.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng tyrosin máu type 2</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý này còn được gọi là hội chứng Richner- Hanhart.&nbsp; Bệnh lý này di truyền theo gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế bệnh sinh của bệnh là do thiếu men tyrosine aminotransferase (TAT), đây là enzym đầu tiên trong chu trình chuyển hóa của Tyrosin. Do thiếu enzym chuyển hóa nên nồng độ tyrosin tăng cao trong máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng tyrosin type 3</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý này là do thiếu hụt men 4-hydroxyphenylpyruvate dioxygenase (HPD), là men xúc tác trong bước thứ&nbsp; hai của chuyển hóa tyrosin.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Alkapton niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh do thiếu hụt enzym homogentisic acid dioxygenase (HGD), đây là enzym xúc tác cho bước thứ 3 trong chuyển hóa tyrosin dẫn đến tăng cao nồng độ homogentisic acid (HGA) trong máu. Bệnh lý này di truyền theo gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh tăng tyrosin máu thoáng qua ở trẻ em</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý do enzym 4-OH phenylpyruvate dioxygenase (HPD) chưa trưởng thành.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý thường tự thuyên giảm sau vài tuần.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>&nbsp;3. Homocystin niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh này là do tăng Homocystein trong máu do gián đoạn quá trình chuyển hóa. Nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn này là do một số nhóm nguyên nhân:</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin B6</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn hoạt động của men cystathionine-beta-synthase. Rối loạn này di truyền theo gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân mắc bệnh thận mnaj</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng một số thuốc; fibrat, acid nicotinic</p> <p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn chuyển hóa có thể gặp ở trẻ sơ sinh" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_roi-loan-chuyen-hoa-axitamin-thom-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rối loạn chuyển hóa có thể gặp ở trẻ sơ sinh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rối loạn chuyển hóa acit amin thơm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Phenylketon niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh phenylketon niệu kinh điển: do thiếu hoàn toàn men xúc tác phenylalanin hydroxylase. Nồng độ Phenylalanin tăng cao &gt;20mg/dl (1200mcmol/L)</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh phenylketon niệu mức độ vừa: nồng độ phenylalanin 900 - 1.200 mcmol/L</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh phenylketon niệu mức độ nhẹ: nồng độ phenylalanin 600 - 900 mcmol/L</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng phenylalanin mức độ nhẹ: nồng độ phenylalanin 360 - 600 mcmol/L</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng phenylalanin lành tính: nồng độ phenylalanin 120 - 360 mcmol/L.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong giai đoạn mới sinh, trẻ mắc bệnh phenylketon niệu có thể không có triệu chứng gì. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thì sau vài tháng, các triệu chứng&nbsp; bắt đầu xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Triệu chứng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Run.</p> <p style="text-align: justify;">+ Co giật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng động.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm sắc tố trên da: da, tóc, mống mắt nhạt màu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nước tiểu có mùi mốc do Phenylalanine thải qua nước tiểu nhiều lên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Rối loạn chuyển hóa Tyrosine</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.1. Tăng Tyrosin máu type 1</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện lâm sàng của tăng Tyrosin máu type 1 là tình tràng viêm gan cấp, suy gan cấp, hoại tử ống thận cấp. Trong bệnh cảnh này, rói loạn đường máu (hạ đường huyết) và rối loạn đông máu do suy giảm chức năng gan thường khá rầm rộ, còn các biểu hiện tăng billirubin, tăng men gan thường không tương xứng với mức độ rói loạn đông máu. Bệnh thường biểu hiện ngay từ giai đoạn mới sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số biểu hiện khác: bệnh cơ tim phì đại (thường gặp phì đại vách liên thất), đau bụng dữ dội kèm tăng trương lực cơ, nôn mửa, yếu cơ…</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh có thể diễn biến cấp tính, thậm chí dẫn đến tử vong, tuy nhiên cũng có thể diễn biến thành mạn tính. Các bệnh nhân mắc bệnh lý này sẽ có nguy cơ ung thư gan cao (khoảng 37% các bệnh nhân tăng tyrosin type 1 có ung thư gan).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.2. Tăng tyrosin máu type 2</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện lâm sàng: các biểu hiện lâm sàng của&nbsp; bệnh đa số sẽ biểu hiện trong năm đầu tiên của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện tại mắt: loét giác mạc, viêm giác mạc đuôi gai gây các triệu chứng đau nhức tại mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện trên da thường là những mảng dày sừng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân gây đau nhức. Một số bệnh nhân có thể có biểu hiện dạng nốt sẩn đỏ trên da.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đa số trẻ có thiểu năng trí tuệ kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.3. Tăng tyrosin type 3</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bênh thường có biểu hiện trên thần kinh như mất điều hòa, co giật, chậm phát triển tâm thần, vận động ở mức độ nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.4. Bệnh Alkapton niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thường ít triệu chứng trong năm đầu. Nếu có thường là nước tiểu có màu sầm, ngả đen sau nhiều giờ (tã màu đen).</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trẻ lớn, thường có biểu hiện bằng những đốm sắc tố trên da, sắc tố thường có màu xanh hoặc nâu đen, những đốm sắc tố này xuất hiện đầu tiên ở vành tai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.5. Bệnh tăng tyrosin máu thoáng qua ở trẻ em</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng có thể cải thiện bằng vitamin C- một đồng yếu tố của HPD, và giảm lượng protein.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Homocystin niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chậm phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Loãng xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương ở mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý mạch máu nghiêm trọng: thuyên tắc mạch, xơ vữa mạch mức độ nhiều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nồng độ Homocystein bình thường: 5-15 mcmol/L.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng Homocystein nhẹ: 15-30 mcmol/L.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng Homocystein trung bình: 30-100 mcmol/L.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng Homocystein nặng: &gt; 100mcmol/L.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn chuyển hóa acid amin thơm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_roi-loan-chuyen-hoa-axitamin-thom-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cha mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho trẻ từ sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Rối loạn chuyển hóa acit amin thơm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn chuyển hóa Tyrosine</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.1. Tăng Tyrosin máu type 1</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Để chẩn đoán bệnh có thể dựa trên một số xét nghiệm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm tyrosin máu và nước tiểu tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;">+ FAA thường bị giáng hóa rất nhanh nên việc định lượng FAA trong máu để chẩn đoán rất khó khăn. Tuy nhiên các sản phẩm chuyển hóa của FAA là succinylacetoacetate (SAA) và succinylacetone (SA) có thể đinh lượng giúp chẩn đoán bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.2. Tăng tyrosin máu type 2</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán:</p> <p style="text-align: justify;">+ Dựa vào nồng độ Tyrosin máu: trong bệnh lý tăng Tyrosin type 2 thì nồng độ tyrosin cao hơn hẳn các type khác, thường tăng cao &gt;1000mcmol/L</p> <p style="text-align: justify;">+ Các chất chuyển hóa của tyrosin trong nước tiểu tăng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm phân tử xác định đột biến.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chẩn đoán phân biệt với tăng Tyrosin type 1 bằng xét nghiệm AFP</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.3. Tăng tyrosin type 3</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định bệnh lý này cũng bằng phương pháp phân tử xác định đột biến gen.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.4. Bệnh Alkapton niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý được chẩn đoán bằng biểu hiện nước tiểu màu đen sau khi để ngoài không khí, và được chẩn đoán xác định bằng đo nồng độ homogentisic (HGA)&nbsp;trong máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rối loạn chuyển hóa acit amin thơm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Phenylketon niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.1.Kiểm soát chế độ ăn</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây vẫn là biện pháp điều trị chính.</p> <p style="text-align: justify;">- Nên sử dụng các thực phẩm có hàm lượng phenylalanin thấp như trái cây, rau củ. Hạn chế các thực phẩm giải protein như thịt gà, cá, trứng, đậu phộng..</p> <p style="text-align: justify;">- Việc áp dụng chế độ ăn kiêng nên được duy trì suốt đời.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc áp dụng chế độ ăn kiêng chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng kém ngon miệng. Một số sản phẩm có chứa các chất thay thế protein giúp duy trì sự ngon miệng như glycomacropeptides (GMPs).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.2. Thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số thuốc đã được FDA chấp thuận trong điều trị phenylketon niệu:</p> <p style="text-align: justify;">- Tetrahydrobiopterin / sapropterin: đây là một dạng tổng hợp của tetrahydrobiopterin, một chất có tham gia vào hoạt đông của men phenylalanin hydroxylase.</p> <p style="text-align: justify;">- Phenylalanin amoniac lyase: là một enzym có tác dụng phân giải phenylalanin, men này được tái tổ hợp và dùng bào điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc điều trị khác: acid béo không bão hòa chuỗi dài, các acid amin trung tính lớn cũng có tac dụng trong điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sàng lọc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sàng lọc bằng lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh 1-2 ngày tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Lấy mãu tĩnh mạch xét nghiệm men phenylalanin hydroxylase</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm ở mức độ phân tử đánh giá đột biến gen gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Rối loạn chuyển hóa Tyrosine</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.1. Tăng Tyrosin máu type 1</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm soát chế độ ăn: duy trì một chế độ ăn hạn chế protein, đặc biệt là những thực phẩm giải Tyrosin và Phenylalanin.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc Nitisinone: là chất có tác dụng ức chế men 4-OH phenylpyruvate dioxygenase, men này đóng vai trò bước đầu tiên trong chuyển hóa Tyrosin. Việc ức chế men này giupslafm giảm nồng độ FAA trong máu và làm giảm tổn thương gan, thận do FAA.</p> <p style="text-align: justify;">- Sàng lọc: có thể sàng lọc bệnh lý này qua lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh 1-2 ngày tuổi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.2. Tăng tyrosin máu type 2&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị chủ yếu vẫn là kiểm soát chế độ ăn phù hợp/</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.3. Tăng tyrosin type 3</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng chế độ ăn giảm Tyrosin và phenylalanin.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.4. Bệnh Alkapton niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị: chưa có biện pháp điều trị nào được chấp thuận cho bệnh lý nàu. Việc sử dụng nitisinone cùng có tác dụng làm giảm nồng độ HGA.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Homocystin niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hiện chưa có phương pháp điều trị cho bệnh lý này.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số bệnh nhân có đáp ứng với việc sử dụng vitamin B6 và chế độ ăn hạn chế Methionin.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/roi-loan-chuyen-hoa-acit-amin-thom-sjnwv
Rối loạn chuyển hóa Purin và Pyrimidin
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rối loạn chuyển hóa Purin và Pyrimidin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Purin và Pyrimidin là sản phẩm chuyển hóa của acid Nucleic trong cơ thể (ADN và ARN). Các acid Nucleic có nguồn gốc từ thức ăn hoặc những acid Nucleic của tế bào cơ thể cần thay đổi sẽ được thoái hóa nhờ hệ thống enzym của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Các Base nito thuộc nhóm Purin là hệ thống cung cấp năng lượng cho tế bào như ATP, AMP hoặc hệ thống truyền thông tin trong cơ thể như GMPc, GTP…sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa Purin là acid uric.</p> <p style="text-align: justify;">Các base nito thuộc nhóm Pyrimidin như Cystosine, Thymine, Uracil, đây đều là các Nucleobase, là những Nucleobase chính trong cấu tạo của ADN. Sản phẩm cuối cùng của dị hóa Pyrimidine là Ure.</p> <p style="text-align: justify;">Các rối loạn trong chuyển hóa Purin và Pyrimidin sẽ dẫn đến thay đổi nồng độ sản phầm chuyển hóa trung gian hoặc sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của hai phân tử này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn chuyển hóa pirin pyrimidin" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_roi-loan-chuyen-hoa-purin-pyrimidin.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh Gout do rối loạn chuyển hóa</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rối loạn chuyển hóa Purin và Pyrimidin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn chuyển hóa Purin</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Thiếu hụt men Adenosin Deaminase</strong><br> -&nbsp;&nbsp;Đây là một đột biến di truyền theo gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.<br> -&nbsp; Enzym Adenosin Deaminase giúp chuyển hóa Adenin thành Inosine. Việc thiếu hụt enzym Adenosin Deaminase làm tăng nồng độ Adenosin và giảm nồng độ Isosine trong máu.<br> -&nbsp;&nbsp;Bệnh lý được ghi nhận với tỷ lệ 1/200.000 dân, hay gặp &nbsp;nhất ở vùng Somali.<br> -&nbsp;&nbsp;Biểu hiện của bệnh thì theo từng cá thể, phụ thuộc chủ yếu vào kiểu hình gen.&nbsp;<br> + Với thể đồng hợp lặn: bệnh nhân có thiếu hụt enzym Adenosin Deaminase &nbsp;gần như hoàn toàn. Bệnh nhân biểu hiện bằng tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Bệnh thường biểu hiện ngay từ thời kì sơ sinh. Trẻ viêm phổi dai dẳng liên tục, tiêu chảy ồ ạt và đa số tử vong trong vòng một đến hai năm đầu đời nếu không được chẩn đoán và điều trị.&nbsp;<br> Một số trường hợp biểu hiện với tình trạng tăng bilirubin kéo dài và viêm gan. Những triệu chứng trên nằm trong hội chứng Omenn. Hội chứng này đặc trưng bởi tổn thương da dạng đỏ da, da bong tróc, rụng tóc, nổi hạch, tiêu chảy kéo dài, gan lách to, tăng bạch cầu ái toan và tăng Ig E.&nbsp;<br> Các tác nhân thường gây bệnh trên những &nbsp;bệnh nhân này là vi khuẩn P.Carinii, nấm Candidas, Virus Herpes, CMV, EBV, á cúm, Enterovirus.<br> + Một số trường hợp có thiếu hụt một phần của enzym Adenosin Deaminase, thường có biểu hiện suy giảm miễn dịch nhẹ, một số không có triệu chứng.<br> -&nbsp;&nbsp;Điều trị: hiện tại chưa có biện pháp điều trị nào &nbsp;ngoài phương pháp ghép tủy và ghép tế bào gốc cuống rốn.<br> <strong>3.Thiếu hụt enzym myoadenylate Deaminase</strong><br> -&nbsp;&nbsp;Enzym myoadenylate Deaminase có tác dụng chuyển hóa Adenosine monophosphat thành Adenosin và Inosine. Enzym này có nhiều trong xương.&nbsp;<br> -&nbsp;&nbsp;Tình trạng thiếu hụt enzym myoadenylate Deaminase liên quan đến đột biến gen AMPD1.<br> -&nbsp;&nbsp;Bệnh lý này có sự khác biệt tỷ lệ giữa các khu vực khá rõ rêt. Bệnh được ghi nhận với tỷ lệ 1 - 2/100 người đối với người da trắng, nhưng với người Mĩ gốc Phi thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/40.000.<br> -&nbsp;Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, mỏi cơ, đau cơ, chuột rút sau khi tập thể dục hoặc khi gắng sức kéo dài. Do đó bệnh lý &nbsp;này còn được gọi là bệnh cơ do tập thể dục. Các bệnh nhân thường thấy mệt nhiều hơn, mệt mỏi lâu hơn so với những người có cùng &nbsp;mức vận động khác. Trong một số trường hợp bệnh lý biểu hiện bằng tình trạng yếu có nghiêm trọng thậm chí nhược cơ. Tuy nhiên, cũng có một bệnh nhân không có biểu hiện hoặc chỉ biểu hiện thoáng qua.<br> -&nbsp; Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị, hình thức kiểm soát bệnh chủ yếu vẫn dựa trên việc điều tiết mức độ tập thể dục phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4.&nbsp;Thiếu hụt enzym Purine nucleoside phosphorylase</strong><br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Enzym Purine nucleoside phosphorylase có tác dụng tham gia chuyển hóa Inosine thành Hypoxanthin và Guanosin thành Guanin. Việc thiếu hụt enzym này dẫn đến tình trạng ứ đọng các chất chuyển hóa đặc biệt là Guanosine. Guanosin tăng cao đặc biệt tế bào lympho T, tế bào lympho B và tế bào não.<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Enzym này có ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể nhưng nhiều nhất là ở các tế bào bạch cầu. &nbsp;Bệnh lý này cũng do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, với tỷ lệ gặp rất hiếm. Y học mới ghi nhận khoảng 70 trường hợp được chẩn đoán.<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Các bệnh nhân mắc bệnh lý này có biểu hiện bởi tình trạng suy giảm miên dịch. Miễn dịch qua trung gian tế bào bị ảnh hưởng nhiều hơn so với miễn dịch dịch thể. Bệnh lý này chiếm khoảng 4% các trường hợp có suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.&nbsp;<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Bệnh lý thường biểu hiện ngay từ những tháng đầu đời, với tình trạng nhiễm trùng dai dẳng, lặp đi lặp lại. Các nhiễm khuẩn thường gặp nhất là viêm phổi, tiêu chảy, viêm xoang do các tác nhân cơ hội như nấm Candidas, vi khuẩn P.Carinii…Khoảng 70% các bệnh nhân có thiếu hụt &nbsp;Purine nucleoside phosphorylase có biểu hiện triệu chứng ở thần kinh như chậm phát triển trí tuệ, mất khả năng phối hợp và điều hòa các động tác, mất khả năng giữ thăng bằng, có tình trạng co cứng cơ…<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Việc điều trị bệnh lý này hiện vẫn chỉ có ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc cuống rốn.<br> <strong>5. Thiếu hụt enzym Xanthin Oxidase</strong><br> &nbsp;- &nbsp;&nbsp; &nbsp;Emzyn này có tác dụng chuyển hóa Hypoxanthin thành Xanthin và Xanthin thành Acid uric.&nbsp;<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Khi thiếu hụt enzym này sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng Xanthin trong cơ thể và tăng nồng độ Xanthin trong nước tiểu. Xanthin có thể gây tủa ở ống thận, gây tổn thương thận và tạo sỏi. Bệnh lý này do đột biến di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.&nbsp;<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Biểu hiện bệnh: bệnh nhân có đái máu, sỏi thận, thậm chí suy thận. Một số bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng như đau nhức có và khớp tái phát nhiều lần.<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Chẩn đoán bệnh: chủ yếu dựa vào nồng độ acid uric trong máu thấp &lt;2ng/dL, nồng độ Xanthin và Hypoxanthin trong máu và nước tiểu tăng.<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Việc điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là tăng cường uống nước để hòa loãng và hạn chế sự tủa của Xanthin trong ống thận, chế độ ăn uống giảm Protein<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Việc ức chế hoạt động của enzym Xanthin Oxidase được ứng dụng trong thực tế lâm sàng để điều trị tình trạng tăng acid uric máu với các thuốc kinh điển như Allopurinol, Febuxostat.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn chuyển hóa cần được phát hiện và điều trị từ sớm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_roi-loan-chuyen-hoa-purin-pyrimidin-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rối loạn chuyển hóa cần được phát hiện và điều trị từ sớm</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>6. Tăng hoạt độ của enzym phosphoribosylpyrophosphate synthetase</strong><br> - &nbsp;&nbsp; &nbsp;Đây là bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính. Bênh được đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric máu và tăng uric niệu do tăng nồng độ Purin trong máu. Purin được chuyển hóa nhiều hơn và tạo ra lượng acid uric nhiều hơn.<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Bệnh có thể xuất hiện ngay từ những tháng đầu đời của trẻ, và kiểu hình này thường có biểu hiện nặng hơn so vói những trường hợp biểu hiện lâm sàng muộn hơn.&nbsp;<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Biểu hiện lâm sàng:<br> &nbsp;+&nbsp;&nbsp; &nbsp;Thể nhẹ: xuất hiện nhiều tinh thể urat trong nước tiểu, sỏi thận, và các biểu hiện đau mỏi khớp do tăng lắng đọng uric trong khớp và cuối cùng là biểu hiện của Gut nếu không kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong huyết thanh.<br> &nbsp;+ &nbsp;&nbsp; &nbsp;Trường hợp nặng: Giảm hoặc mất thính giác, mất điều hòa, phối hợp các động tác và giảm trương lực cơ là những biểu hiện được ghi nhận ở thể nặng mà không có ở thể nhẹ.<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Chẩn đoán xác định bệnh bằng đo hoạt độ của enzy phosphoribosylpyrophosphate synthetase, việc này chỉ tiến hành trong phòng thí nghiệm<br> -&nbsp;&nbsp; &nbsp;Điều trị bệnh chủ yếu dựa trên chế độ ăn giảm các thực phầm chứa nhiều nhân purin như các loại thịt đỏ, gan lợn, óc lợn….và sử dụng thuốc ức chế enzym Xanthin Oxidase như Allopurinol, Febuxostat.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Rối loạn chuyển hóa Purin và Pyrimidin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Rối loạn chuyển hóa Pyrimidin<br> Bệnh tăng Urotic acid niệu di truyền</strong><br> -&nbsp;Đây là một bệnh lý di truyền hiếm gặp do rối loạn trong chuyển hóa Pyrimidin. Bệnh do sự thiếu hụt của enzym Uridine monophosphate. Đây là enzyme xúc tác cho phản ứng giữa orotate phosphoribosyltransferase và orotidine-5′-monophosphate decarboxylase. Khi enzym này bị thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng acid urotic trong máu và trong nước tiểu.<br> -&nbsp;&nbsp;Bệnh thường có biểu hiện ngay từ những tháng đầu đời của trẻ.<br> -&nbsp;&nbsp;Biểu hiện lâm sàng:<br> + Tình trạng thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Đây là tình trạng tủy xương đưa ra ngoài máu ngoại vi cả những tế bào hồng cầu chưa trường thành, có kích thước lớn. Tình trạng thiếu máu thường có biểu hiện rõ ràng khoảng vài tháng sau sinh.&nbsp;<br> + Một số rối loạn về thần kinh: trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệ so với những mốc phát triển bình thường, có thể có những cơn co giật kiểu động kinh. Hầu hết các trẻ bị bệnh không đạt được mức phát triển thể chất so với những trẻ khỏe mạnh khác.<br> + Một số trường hợp có biểu hiện triệu chứng nước tiểu đục do các tinh thể Urotic trong nước tiểu. Các tinh thể này có thể &nbsp;gây tắc nghẽn niệu đạo, dẫn đến luồng trào ngược nước tiểu vào niệu quản và gây triệu chứng tiểu tiện ra máu.<br> + Một số triệu chứng hiếm găp như có dị tật bẩm sinh kèm theo đặc biệt là các dị tật bẩm sinh ở tim như thông liên thất, thông liên nhĩ, tiêu chảy, lác mắt, viêm miệng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn chuyển hóa cần được phát hiện và điều trị từ sớm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_roi-loan-chuyen-hoa-purin-pyrimidin-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rối loạn chuyển hóa cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Đây là một bệnh lý hiếm gặp, các trường hợp được chẩn đoán trong y văn được ghi nhận khoảng 20 ca với tỷ lệ khoảng 1/1000.000 trẻ. Có thể tỷ lệ mắc bệnh lý này cao hơn so với số liệu nhưng bị chẩn đoán nhầm hoặc không được chẩn đoán.<br> -&nbsp;&nbsp;Việc chẩn đoán dựa trên xét nghiệm nước tiểu có nồng độ acid urotic tăng cao, có các triệu chứng lâm sàng phù hợp. Tuy nhiên việc chẩn đoán xác định bệnh vẫn dựa trên xét nghiệm phân tử, tìm ra đột biến gen UMPS. Đây là một xét nghiệm chuyên sâu và chỉ có một số rất ít các phòng thí nghiệm có thể thực hiện được.<br> -&nbsp;&nbsp;Điều trị: năm 2015 FDA đã phê duyệt thuốc uridine triacetate (Xuriden) để điều trị bệnh lý Urotic niệu di truyền. Bản chất của thuốc này là Uridine monophosphat, một chất mà các bệnh nhân mắc bệnh lý này bị thiếu hụt. Việc điều trị bằng Xuriden giúp cải thiện tốt tình trạng thiếu máu và giảm lượng tế bào nguyên hồng cầu trong máu ngoại vi, giảm nồng độ acid Urotic trong nước tiểu và giúp tằn trưởng thể chất tốt hơn. Việc điều trị bệnh lý Urotic niệu cần được tiến hành suốt đời nhằm kiểm soát tốt các triệu chứng,...</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/roi-loan-chuyen-hoa-purin-va-pyrimidin-sojkn
Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát trước đó còn được gọi với tên xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Ngày này thay đổi tên gọi với 2 mục đích chính:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhấn mạnh nguyên nhân do miễn dịch</li> <li style="text-align: justify;">Lưu ý những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu vơi số lượng tiểu cầu giảm thấp nhưng không có xuất huyết.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Khái niệm: Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát là bệnh lý mà&nbsp;các tế bào tiểu cầu bị các tự kháng thể hoặc phức hợp miễn dịch gắn lên bề mặt tiểu cầu, dẫn đến dễ bị phá hủy ở các tổ chức liên võng như lách, gan…Trường hợp biết được nguyên nhân gây ra tình trạng trên gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thứ phát ( như sau nhiễm vius). Còn trường hợp không tìm được nguyên nhân gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính: bệnh diễn biến trong vòng 12 tháng, hay gặp ở người trẻ tuổi, trẻ em (hay gặp nhất từ 2 đến 6 tuổi). Tần suất bị bệnh ở mùa đông và đông xuân cao hơn các mùa khác trong năm, thường liên quan &nbsp;đến tình trạng nhiễm vius. Thường tự phục hổi, khoảng dưới 30% tiến triển thành mạn tính.</li> <li style="text-align: justify;">Giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính: thời gian bị bệnh kéo dài trên 12 tháng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đặc trưng của bệnh là tình trạng giảm số lượng tiểu cầu ở máu ngoại vi trong khi ít thay đổi số lượng mẫu tiểu cầu ở tủy xương, lâm sàng không có lách to.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng của giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát cấp tính (ITP cấp)</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh thường xảy ra đột ngột.</li> <li style="text-align: justify;">Theo nghiên cứu khoảng 84% trường hợp có tiền sử nhiễm trùng trong vòng 3 tuần trước đó. ở trẻ em thường sau nhiễm virus sởi, &nbsp;EBV, virus varicella-zoster (VZV), nhiễm khuẩn ở đường hô hấp.</li> <li style="text-align: justify;">Triệu chứng xuất huyết thường ở mức trung bình</li> <li style="text-align: justify;">Xuất huyết não &nbsp;dưới 1%.</li> <li style="text-align: justify;">Có thể có sốt nhẹ</li> <li style="text-align: justify;">Ở trẻ em: bệnh thường tự khỏi, thời gian diễn biến bệnh chỉ trung bình từ 4 đến 6 tuần.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát mạn tính (ITP mạn)</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh diễn biến âm thầm</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiền sử người bệnh thường có xuất huyết mức độ nhẹ và vừa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng xuất huyết với đặc điểm: Xuất huyết đa hình thái, xuất huyết dưới da, niêm mạc, tạng, gây chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt kéo dài, đi tiểu ra máu.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường thấy triệu chứng xuất huyết và số lượng tiểu cầu có liên quan nhau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khi số lượng tiểu cầu trên 50 G/l: người bệnh thường chỉ bị xuất huyết sau va chạm.</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng tiểu cầu từ 10 đến 50 G/l: có chảy máu niêm mach, đám xuất huyết dưới da.</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng tiểu cầu dưới 10 G/l: rất nguy hiểm &nbsp;vì có nguy cơ xuất huyêt não đặc biệt ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu: có thể gặp &nbsp;và mức độ &nbsp;tương xứng với mức độ xuất huyết. Thiếu máu với biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_xetnghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm máu ngoại vi:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Số lượng tiểu cầu giảm &lt;100 G/L</li> <li style="text-align: justify;">Tiểu cầu kích thước to, kích thước không đều, có thể có mảnh vỡ tiểu cầu.</li> <li style="text-align: justify;">Lượng huyết sắc tố giảm</li> <li style="text-align: justify;">Số lượng bạch cầu ít biến đổi, thường tăng bạch cầu đoạn trung tính, có thể một số tế bào chưa trưởng thành ra ngoài máu ngoại vi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm tủy đồ:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tủy tăng sinh bình thường hoặc tăng sinh lành tính</li> <li style="text-align: justify;">Trong giai đoạn cấp tính mẫu tiểu cầu tăng, nhưng giai đoạn mạn tính, mẫu tiểu cầu giảm.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm đông máu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm thời gian máu chảy kéo dài</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm co cục máu: cục máu không co hoặc co không hoàn toàn</li> <li style="text-align: justify;">PT, APTT, Fibrinogen trong giới hạn bình thường.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu: dương tính ở 85% bệnh nhân.&nbsp;<br> Để xác định kháng thể kháng tiểu cầu có nhiều loại xét nghiệm , tùy thường vào năng lực của từng phòng xét nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các xét nghiệm khác:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm virus viêm ganB, Viêm gan C, HIV, Epstein Barr..: Âm tính.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm bệnh miễn dịch: xét nghiệm Coombs, ANA, anti dsDNA : Âm tính</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dựa theo triệu chứng lâm sàng nêu trên + tiền sử bệnh + kết quả xét nghiệm.</li> <li style="text-align: justify;">Chưa có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Vẫn phải dựa trên chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu khác</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_khambacssi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng nêu trên + tiền sử bệnh + kết quả xét nghiệm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giảm tiểu cầu ở người phản ứng với chất chống đông EDTA</li> <li style="text-align: justify;">Giảm tiểu cầu ở bệnh nhân: bạch cầu cấp, rối loạn sinh tủy, suy tủy, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, bệnh lý tăng sinh dòng lympho.</li> <li style="text-align: justify;">Giảm tiểu cầu do nhiễm virus: viêm gan B, C , HIV, Hpylori</li> <li style="text-align: justify;">Giảm tiểu cầu ở bệnh nhân dùng thuốc: hóa chất, thuốc chống đông,..</li> <li style="text-align: justify;">Giảm tiểu cầu ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân xơ gan.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị dựa theo mức độ chảy máu trên lâm sàng và số lượng tiểu cầu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Chỉ định điều trị khi số lượng tiểu cầu dưới 30G/l và/hoặc người bệnh có xuất huyết.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Mục tiêu để duy trì số lượng tiểu cầu ≥ 50 G/L và không có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Cần kết hợp điều trị đặc hiệu với điều trị hỗ trợ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát ở người lớn</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Methylprednisolon:</p> <p style="text-align: justify;">+ Là thuốc đầu tay để điều trị (trừ trường hợp người bệnh có chống chỉ định với corticoid). Liều ban đầu là 1-2 mg/kg cân nặng/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu số lượng tiểu cầu ≥ 50G/L là có đáp ứng =&gt; giảm liều dần (30% liều/tuần).</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau&nbsp;3 tuần điều trị số lượng tiểu cầu vẫn dưới 50G/L=&gt; không đáp ứng thì cần giảm liều corticoid và kết hợp các thuốc khác.<br> + Khi &nbsp;tiểu cầu đã về bình thường thì duy trì bằng methylprednisolon liều 4mg/ngày, uống trong 1 năm, sau đó dừng thuốc và theo dõi.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thuốc ức chế miễn dịch khác: Sau 3 tuần điều trị số lượng tiểu cầu vẫn dưới 50G/l thì nên kết hợp với một trong các thuốc sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cyclophosphamide:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Liều dùng từ 50-200mg/ ngày, uống, trong 4 - 8 tuần. Khi tiểu cầu về bình thường thì &nbsp;giảm liều dần và duy trì ở liều 50mg/ ngày trong 3 tháng, tiếp sau đó có thể dừng thuốc và theo dõi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Vinca alkaloids (vincristin, vinblastin):</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dùng ở bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thất bại khi điều trị bằng methylprednisolone</li> <li style="text-align: justify;">Liều dùng: truyền tĩnh mạch Vincristin 1-2 mg mỗi tuần 1 lần, ít nhất trong &nbsp;3 tuần.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Azathioprin (Imurel): Liều dùng từ 50-250mg/ ngày trong vòng ít nhất 4 tháng.<br> Tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng phụ gây giảm bạch cầu nên cần được theo dõi xét nghiệm số lượng bạch cầu để có hướng xử trí thích hợp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Immunoglobulin:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dùng trong trường hợp:</li> </ul> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;Có giảm tiểu cầu nặng, cấp tính.<br> &nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;Người bệnh không dùng được corticoid<br> &nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch tái phát.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tuy nhiên Immunoglobulin ít được dùng ở &nbsp;đối tượng người lớn bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch &nbsp;trừ trường hợp có chảy máu nặng và phải kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác.</li> <li style="text-align: justify;">Liều dùng: tiêm tĩnh mạch với liều 0,4g/kg/ngày ×5 ngày hoặc 1g/kg/ngày × 2 ngày (tổng liều: 2g/kg cân nặng). Liều duy trì: 0,5- 1g/ kg.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Anti-(Rh) D:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dùng trong trường hợp bệnh nhân đang có xuất huyết nặng đe dọa tính mạng nhưng không đáp ứng với corticoid hoặc bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.</li> <li style="text-align: justify;">Anti-(Rh) D chống chỉ định ở người bệnh có Rh (-)&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Anti-(Rh) D gần như hiệu quả rất thấp ở những người &nbsp;bệnh đã cắt lách.</li> <li style="text-align: justify;">Liều đơn độc: 50-100 Pg/ kg, tiêm tĩnh mạch trong 3-5 phút.</li> <li style="text-align: justify;">Tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, nôn, rét run, sốt, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, đau cơ, phản ứng quá mẫn…</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Danazol: liều dùng: 400-800 mg/ ngày dùng ít nhất trong vòng 6 tháng và thường phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rituximab:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dùng cho người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch tái phát.</li> <li style="text-align: justify;">Liều dùng: 375mg/m2 da/ lần/ tuần × 4 tuần (1 đợt điều trị).</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Mycophenolate Mofetil (CellCeft):</p> <p style="text-align: justify;">Dùng trong trường hợp bệnh tái phát hoặc không đáp ứng với các cách điều trị khác</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt lách<br> + Chỉ định cắt lách được thực hiện ở những trường hợp sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đã điều trị methylprednisolone 6 tháng và các thuốc ức chế miễn dịch khác không đáp ứng &nbsp;hoặc bệnh tái phát nhiều lần</li> <li style="text-align: justify;">Tủy xương còn sinh mẫu tiểu cầu..</li> <li style="text-align: justify;">Không có bệnh lý kết hợp.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân tự nguyện.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp sau cắt lách không có đáp ứng, &nbsp;điều trị lại bằng methylprednisolone và các thuốc ức chế miễn dịch khác như ban đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lưu ý những bệnh nhân cắt lách cần thực hiện:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Têm phòng Cúm, phế cầu, não mô cầu,… trước khi cắt lách 2 tuần.</li> <li style="text-align: justify;">Uống kháng sinh dự phòng như: penecillin V, erythromycin…sau khi cắt lách.</li> <li style="text-align: justify;">Để tránh nguy cơ và biến chứng chảy máu trong và sau khi phẫu thuật những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp, đặc biệt trường hợp dưới 20G/l cần được điều trị trước phẫu thuật để nâng cao số lượng tiểu cầu.</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh cần được truyền khối tiểu cầu trước và trong phẫu thuật cắt lách để giảm nguy cơ chảy máu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Điều trị hỗ trợ</p> <p style="text-align: justify;">+ Tùy từng trường hợp cụ thể mà có những biện pháp điều trị hỗ trợ như:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Truyền khối hồng cầu khi mất nhiều máu</li> <li style="text-align: justify;">Khối tiểu cầu được chỉ định truyền ở bệnh nhân có chảy máu nặng hoặc chấn thương</li> <li style="text-align: justify;">Với phụ nữ ra kinh nhiều có thể dùng nội tiết tố</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát ở trẻ em</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ em có thể tự khỏi nên việc điều trị chủ yếu trong trường hợp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nặng số lượng tiểu cầu dưới 20 G/l, có chảy máu</li> <li style="text-align: justify;">Hoặc bệnh đã diến biến trên 6 tháng mà không có dâu hiệu tự phục hồi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này là tình trạng xuất huyết não (ở những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu &lt; 20G/l thì cứ 100 bệnh nhân có 1 bệnh nhân bị xuất huyết não).</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị: phối hợp giữa corticoid đường uống với gama globulin đường tĩnh mạch.<br> &nbsp;</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/giam-tieu-cau-mien-dich-nguyen-phat-spvqz
Viêm ống tai ngoài
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><font face="arial, helvetica, sans-serif"><b>Đại cương về ống tai ngoài</b></font></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">- Cấu trúc đại thể của tai gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong.</span></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cấu trúc đại thể của tai gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_viem-ong-tai-ngoai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">Cấu trúc đại thể của tai gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">- Tai ngoài gồm:</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">+ Loa tai: cấu tạo bằng sụn và da, có chức năng đón nhận âm thanh</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">+ Ống tai ngoài: cấu tạo 1/3 ngoài là sụn - 2/3 trong là xương, có chức năng dẫn âm thanh đến màng nhĩ</span></p> <pre style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">- Cấu trúc đặc biệt của ống tai ngoài góp phần vào sự phát triển của viêm ống tai ngoài:</span></pre> <pre style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">+ Đây là 1 cái túi bằng da duy nhất của cơ thể. Ống tai ngoài ấm, tối và dễ bị ẩm, là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn và nấm phát triển.</span></pre> <pre style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">+ Ống tai ngoài không thẳng mà gấp khúc tại vị trí tiếp giáp giữa phần sụn và xương, làm cản trở sự thoát ra của các chất tiết, dị vật… góp phần vào cơ chế bệnh sinh của viêm ống tai.</span></pre> <pre style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">+ Da ống tai rất mỏng, 1/3 ngoài bao phủ lên sụn, 2/3 còn lại là nền xương nên ống tai rất dễ bị chấn thương.</span></pre> <pre style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">- Tuy nhiên, ống tai ngoài cũng có một số biện pháp bảo vệ đặc biệt tránh viêm nhiễm:</span></pre> <pre style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">+ Ráy tai (chất sáp màu vàng được bài tiết ra từ ống tai ngoài, tiếng Anh: Cerumen) tạo ra 1 lớp áo có tính acid chứa lysozyme và các chất khác có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Chất Cerumen giàu lipid cũng có tính kỵ nước, ngăn không cho nước thấm vào da và gây ra mồ hôi. Qúa ít Cerumen có thể khiến ống tai bị nhiễm trùng, nhưng nếu Cerumen quá nhiều hoặc quá nhớt có thể dẫn đến tắc nghẽn, giữ nước, các mảnh vụn, dị vật…và gây nhiễm trùng </span></pre> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">+ Da của ống tai ngoài có hoạt tính di trú (chuyển động) và không bong vảy nên&nbsp;mang theo bất kỳ mảnh vụn nào từ màng nhĩ, ống tai ra ngoài.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">Do đó việc vệ sinh ống tai là không cần thiết. Những người mà hay ngoáy tai bằng móng tay hoặc là dùng tăm bông ở trẻ em có thể làm tổn thương cơ chế di trú của da ống tai dẫn đến xu hướng hình thành ráy tai và gây viêm ống tai ngoài.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">Một vài người mà da ống tai ngoài của họ không có hoạt tính di trú thì rất dễ bị những đợt viêm ống tai ngoài. Khi đó, ống tai có xu hướng trở lên bị bít tắc bởi bụi bẩn và ráy tai. Trong những trường hợp như thế thì cần phải làm sạch ống tai. Sự dị trú của lớp biểu bì ống tai cũng trở nên bất thường ở những người có chứng dày sừng. Trong bệnh này, những tế bào biểu mô sừng hóa bị tích tụ và hình thành một khối lớn ở trong lòng ống tai, gây ra tình trạng ăn mòn ống tai xương.</span></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm ống tai ngoài" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_viem-ong-tai-ngoai-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm ống tai ngoài</em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">Trong quá khứ, việc ghép da trong phẫu thuật tạo hình tai giữa thường thất bại và gây ra tình trạng viêm ống tai ngoài, bởi vì da ở những nơi khác của cơ thể không có hoạt tính di trú giống như da ống tai. Người ta có thể dùng cân cơ để làm mảnh vá màng nhĩ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">Mặc dù ráy tai bình thường thì không tích tụ trong ống tai do hoạt tính di trú của da ống tai, nhưng đôi khi nó gây ra những khó chịu và nghe kém. Khi đó tai cần được vệ sinh làm sạch.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif;">- Khi các biện pháp bảo vệ này không thành công hoặc khi biểu mô của ống tai bị tổn thương, kết quả là viêm ống tai ngoài. Có nhiều cơ chế để hình thành bệnh, nhưng phổ biến nhất là độ ẩm quá cao làm tăng độ pH và loại bỏ cerumen.&nbsp;Khi lớp cerumen bảo vệ bị loại bỏ, các mảnh vụn keratin sẽ hấp thụ nước, tạo ra môi trường nuôi dưỡng vi khuẩn và nấm phát triển.</span></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn: là nguyên nhân chủ yếu gây viêm ống tai ngoài, vi khuẩn thường gặp là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh.</p> <p style="text-align: justify;">- Nấm: chiếm khoảng 10% căn nguyên gây viêm ống tai ngoài, trong đó phổ biến nhất là nấm Aspergillus&nbsp;(chiếm 80-90% các trường hợp), tiếp theo là candida.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý da liễu khác không do nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố thuận lợi:</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Độ ẩm cao: bơi lội, mồ hôi</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiệt độ môi trường cao</p> <p style="text-align: justify;">- Loại bỏ lớp cerumen</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương ống tai</p> <p style="text-align: justify;">- Cho các vật thể lạ vào ống tai: bông băng, móng tay, máy trợ thính, nút tai nghe...</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh da liễu mạn tính: bệnh chàm, vảy nến, viêm da tiết bã, mụn…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống tai ngoài do vi khuẩn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Giống như tất cả các làn da ở vị trí khác trong cơ thể, da ống tai ngoài cũng có hệ vi khuẩn bình thường và không gây bệnh, trừ khi khả năng bảo vệ của nó bị gián đoạn vì 1 trong những cơ chế nêu trên, khi đó 1 hệ vi khuẩn gây bệnh mới phát triển và gây viêm ống tai. Những triệu chứng có thể xảy ra:</p> <p style="text-align: justify;"><em>Toàn thân:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Có thể có sốt hoặc không</p> <p style="text-align: justify;">- Sưng hạch sau tai hoặc góc hàm</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ năng</em>: Triệu chứng của viêm ống tai ngoài do vi khuẩn có xu hướng dữ dội hơn so với các nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau tai: cảm giác khó chịu ở tai có thể từ ngứa đến đau dữ dội, trầm trọng hơn là đau tăng khi chạm vào tai, khi cử động tai bao gồm cả khi nhai, khi há miệng. Đau khiến bệnh nhân có thể phải dùng thuốc giảm đau toàn thân như codein và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cảm giác khó chịu ở tai có thể từ ngứa đến đau dữ dội" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_viem-ong-tai-ngoai-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cảm giác khó chịu ở tai có thể từ ngứa đến đau dữ dội</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai, khó nghe: nếu tình trạng viêm gây sưng nề, đủ làm chít hẹp, bít tắc ống tai ngoài, bệnh nhân có thể phàn nàn cảm thấy đầy tai, ù tai, giảm hoặc mất thính lực.</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy dịch tai: dịch mủ chảy ra ngoài bệnh nhân quan sát được hoặc đọng lại sát màng nhĩ làm bệnh nhân cảm giác ù tai.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thực thể:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Có thể thấy nổi hạch góc hàm hoặc sau tai bên ống tai viêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Kéo vành tai hoặc ấn bình tai bên ống tai bị viêm: bệnh nhân đau dữ dội.</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi tai:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ống tai: trường hợp viêm nhẹ ống tai chỉ sung huyết đỏ, nặng hơn sẽ thấy ống tai sưng nề, chít hẹp tùy mức độ, có thể bít tắc hoàn toàn không thể đưa ống nội soi vào để kiểm tra. Có thể có nhọt ở ống tai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mủ: có thể thấy mủ chảy ra ngoài cửa tai, đọng trong ống tai hoặc sát màng nhĩ, mủ có thể màu trắng, vàng hoặc xanh, mủ lẫn với ráy tai</p> <p style="text-align: justify;">+ Màng nhĩ: trường hợp ống tai chưa bị chít hẹp nhiều, vẫn quan sát thấy màng nhĩ bình thường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống tai ngoài do nấm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nấm được xác định trong khoảng 10% các trường hợp viêm tai ngoài.&nbsp;Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là Aspergillus (80 đến 90% các trường hợp), tiếp theo là Candida. Theo cổ điển, nhiễm nấm là kết quả của việc điều trị kéo dài bệnh viêm tai ngoài do vi khuẩn làm thay đổi hệ thực vật của ống tai. Do đó, nhiễm trùng hỗn hợp vi khuẩn và nấm là rất phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi nấm là tác nhân gây bệnh chính trong bệnh viêm tai ngoài, đặc biệt là khi có độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Toàn thân</em>: thường không có triệu chứng gì</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ năng:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng chủ yếu là ngứa và cảm giác đầy tai</p> <p style="text-align: justify;">- Ngứa có thể khá dữ dội, dẫn đến gãi và làm tổn thương thêm lớp biểu bì ống tai</p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai cũng là triệu chứng thường gặp</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thực thể</em>:</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi tai thấy: tổ chức nấm màu xám đen hoặc chấm vàng, hoặc tổ chức nấm màu trắng bám trên thành ống tai, hoặc trên lớp ráy tai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống tai ngoài do các bệnh lý da liễu khác</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Bệnh hệ thống</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh toàn thân có thể gây viêm tai ngoài bao gồm: viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, viêm da tiết bã, mụn trứng cá và lupus ban đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thường có tiền sử gia đình và các đợt tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thương tổn thường xảy ra ở ống tai ngoài và các nơi khác trên cơ thể, đặc biệt là đầu và cổ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất.</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Các biểu hiện ở ống tai ngoài có thể từ ban đỏ nhẹ và đóng vảy của viêm da dị ứng, đến vảy dày đặc, dính của bệnh vẩy nến, cho đến những ổ viêm khu trú của mụn trứng cá.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Bệnh địa phương</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm ống tai ngoài có thể liên quan với tình trạng: Viêm da tiếp xúc, kích ứng hoặc dị ứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các dạng dị ứng thường biểu hiện cấp tính với các tổn thương ban đỏ, ngứa, phù nề và tiết dịch, trong khi viêm da tiếp xúc thường khởi phát âm ỉ hơn với hiện tượng lichen hóa. Cả hai loại đều có thể có tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm da tiếp xúc ở ống tai có thể do mọi chất kích ứng tại chỗ, bao gồm thuốc chống nhiễm trùng tại chỗ, thuốc gây tê tại chỗ và các chế phẩm bôi ngoài da khác. Nó cũng có thể liên quan đến việc sử dụng máy trợ thính và nút bịt tai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Những người thường xuyên bơi lội nên sử dụng mũ tắm trùm kín đầu để bảo vệ tai khỏi nước vào.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người thường xuyên bơi lội nên sử dụng mũ tắm trùm kín đầu để bảo vệ tai khỏi nước vào" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_viem-ong-tai-ngoai-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Những người thường xuyên bơi lội nên sử dụng mũ tắm trùm kín đầu để bảo vệ tai khỏi nước vào</p> <p style="text-align: justify;">- Sau khi tắm hoặc bơi lội, nên làm khô ống tai ngoài bằng máy sấy tóc ở chế độ nhiệt thấp nhất.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần tránh mọi thao tác trên da của ống tai ngoài (chẳng hạn như gãi hoặc làm sạch quá kỹ). Vì bất cứ khi nào ống tai ngoài được làm sạch và loại bỏ lớp cerumen, nó sẽ trở nên dễ bị nhiễm trùng hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống tai ngoài do vi khuẩn</strong></p> <p>- Dựa vào triệu chứng lâm sàng</p> <p><strong>Viêm ống tai ngoài do nấm</strong></p> <p>Dựa vào hình ảnh nội soi tai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nội soi tai chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_khamtai2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nội soi tai chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống tai ngoài do vi khuẩn</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Điều trị tại chỗ</em>:</p> <p style="text-align: justify;">- Làm sạch ống tai</p> <p style="text-align: justify;">- Nhỏ tai bằng các dung dịch kháng khuẩn như: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Polymycin…, nhỏ 5-7 ngày. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hơn, có thể phải điều trị từ 10 đến 14 ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhỏ tai bằng các dung dịch kháng khuẩn như&nbsp;Ofloxacin" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_thuoc-nho-tai-ofloxacin.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhỏ tai bằng các dung dịch kháng khuẩn như&nbsp;Ofloxacin</em></p> <p style="text-align: justify;">- Làm ấm lọ thuốc nhỏ tai trong tay trước khi nhỏ vào tai sẽ giúp giảm thiểu chóng mặt.&nbsp;Có thể sử dụng một nút bông nhỏ được làm ẩm với thuốc nhỏ tai để giúp giữ lại thuốc trong tai nếu bệnh nhân không thể nằm yên đủ lâu để thuốc hấp thụ.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc bổ sung steroid vào thuốc nhỏ tai có thể làm giảm viêm và phù nề ống tai và giải quyết các triệu chứng nhanh chóng hơn, nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích.&nbsp;Ngoài ra, steroid tại chỗ có thể là một chất gây mẫn cảm tại chỗ nên cần cân nhắc sử dụng trong trường hợp cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp ống tai bị sưng tấy nhiều làm chít hẹp, khi đó cần đặt 1 bấc (Meche) vào ống tai và nhỏ thuốc từ ba đến bốn giờ một lần khi bệnh nhân tỉnh. Meche tai giúp những giọt thuốc được dẫn vào sâu trong ống tai. Cần làm sạch ống tai, thay Meche và sọi lại kiểm tra sau mỗi 24 - 48 giờ cho đến khi không cần dùng Meche nữa. Đó là khi sưng tấy đã giảm đi, đủ để có thể nhỏ thuốc trực tiếp vào ống tai.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Điều trị toàn thân</em>:</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh đường uống hiếm khi cần thiết, nhưng sẽ cần sử dụng trong các trường hợp: viêm ống tai ngoài dai dẳng; viêm ống tai ngoài có kèm theo viêm tai giữa; tổn thương viêm lan rộng tại chỗ (viêm tấy lan tỏa) hoặc toàn thân (Sốt trên 38.3 độ, đau tai dữ dội, nổi hạch vùng cổ).Cuối cùng, cũng nên cân nhắc việc bắt đầu sử dụng kháng sinh đường uống sớm ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bị tổn hại như người mắc bệnh tiểu đường, người dùng corticoid toàn thân hoặc những người có bệnh viêm da mãn tính tiềm ẩn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các kháng sinh được sử dụng: cephalosporin, penicilin kháng penicilinase và fluoroquinolon.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường sử dụng đường uống nhưng nếu bệnh nhân đang trong tình trạng nhiễm độc hoặc nhiễm trùng không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh đường uống, đặc biệt khi có biểu hiện đau dữ dội và có mô hạt trong ống tai (biểu hiện của viêm tai ngoài hoại tử) thì nên sử dụng kháng sinh đường tiêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giảm đau: nếu bệnh nhân đau nhiều, các thuốc giảm đau như NSAID có thể cần sử dụng trong 24 đến 48 giờ đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống tai ngoài do nấm</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Làm sạch ống tai, lấy hết tổ chức nấm và dùng thuốc chống nấm tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc nhỏ axit hóa, 3-4 lần/ngày, trong 5-7 ngày thường là đủ để hoàn tất quá trình điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu tình trạng viêm tai ngoài do nấm không thuyên giảm, có thể sử dụng dung dịch clotrimazole 1% (Lotrimin).</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu màng nhĩ bị thủng, nên dùng dung dịch tolnaftate 1% (Tinactin) để ngăn ngừa độc tính trên tai.</p> <p style="text-align: justify;">+Trường hợp nhiễm Aspergillus đề kháng với clotrimazole có thể cần phải sử dụng itraconazole (Sporanox) đường uống.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ống tai ngoài do các bệnh lý da liễu khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh hệ thống</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm soát tốt bệnh hệ thống sẽ làm giảm triệu chứng ở ống tai ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra, viêm tai ngoài do tất cả các bệnh này, ngoại trừ mụn trứng cá, sẽ đáp ứng với steroid tại chỗ liều thấp.&nbsp;Tuy nhiên, steroid có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc nấm ở những bệnh nhân có làn da đã bị tổn thương.&nbsp;Do đó, một chất axit hóa thường được thêm vào.&nbsp;Mụn trứng cá thường sẽ đáp ứng tốt với kem bôi benzoyl peroxide và dung dịch kháng sinh.&nbsp;Viêm da tiết bã ở tai ngoài có thể được điều trị bằng dầu gội thuốc dùng cho da đầu.&nbsp;Những trường hợp khó nên chuyển đến bác sĩ da liễu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Bệnh địa phương</p> <p style="text-align: justify;">+ Quan trọng nhất là xác định và loại bỏ chất gây kích ứng, dị ứng</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc: Sử dụng Steroid tại chỗ, dung dịch otic của Burow với 2% axit axetic (Otic Domeboro), thường được thêm vào để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp, tái hoạt hóa da, làm khô các tổn thương và loại bỏ các lớp vảy.</p> <p style="text-align: justify;">+ Steroid toàn thân và thuốc kháng histamine có thể cần thiết khi có phản ứng dị ứng nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Van Asperen IA, de Rover CM, Schijven JF, Oetomo SB, Schellekens JF, van Leeuwen NJ, et al. Risk of otitis externa after swimming in recreational fresh water lakes containing<em>Pseudomonas aeruginosa</em>.&nbsp;<em>BMJ</em>. 1995;311:1407–10.</p><p style="text-align: justify;">2. Halpern MT, Palmer CS, Seidlin M. Treatment patterns for otitis externa.&nbsp;<em>J Am Board Fam Pract</em>. 1999;12(1):1–7.</p><p style="text-align: justify;">3. Kelly KE, Mohs DC. The external auditory canal. Anatomy and physiology.&nbsp;<em>Otolaryngol Clin North Am</em>. 1996;29:725–39.</p><p style="text-align: justify;">4. Boustred N. Practical guide to otitis externa.&nbsp;<em>Aust Fam Physician</em>. 1999;28:217–21.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-ong-tai-ngoai-sqwbr
Dị vật ống tai ngoài
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Dị vật ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cấu trúc đại thể của tai gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210916/20210916_tai-nguoi-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu trúc đại thể của tai gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tai ngoài gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Loa tai: cấu tạo bằng sụn và da, có chức năng đón nhận âm thanh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ống tai ngoài: cấu tạo 1/3 ngoài là sụn - 2/3 trong là xương, có chức năng dẫn âm thanh đến màng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Ống tai ngoài được lót bởi một lớp màng xương và da mỏng. Phần màng xương cực kỳ nhạy cảm. Do đó, những nỗ lực loại bỏ dị vật có thể làm bệnh nhân vô cùng đau đớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Ống tai ngoài không thẳng mà gấp khúc tại vị trí tiếp giáp giữa phần sụn và xương khiến cho đường kính của ống tai tại vị trí này bị thu hẹp lại, làm cản trở sự thoát ra của các chất tiết, dị vật. Các dị vật có thể bị mắc tại vị trí này, gây khó khăn trong việc loại bỏ. Mặt khác những động tác lấy dị vật ở phía ngoài ống tai (1/3 ngoài) không đúng cách có thể khiến dị vật bị đẩy vào sâu hơn trong ống tai và mắc kẹt tại điểm hẹp này.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, màng nhĩ có thể bị tổn thương do đẩy dị vật vào sâu hơn trong ống tai hoặc do các dụng cụ được sử dụng trong quá trình lấy dị vật. Hình ảnh đầy đủ, thiết bị phù hợp, bệnh nhân hợp tác và bác sĩ có tay nghề cao là những chìa khóa để lấy dị vật thành công.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có dị vật trong tai không có triệu chứng, và ở trẻ em, dị vật tai thường là một phát hiện tình cờ.&nbsp;Những bệnh nhân khác có thể bị đau, có các triệu chứng của viêm tai giữa, giảm thính lực hoặc cảm giác đầy tai. Đa số các trường hợp dị vật tai là trẻ em, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 75% bệnh nhân có dị vật tai ở độ tuổi dưới 8 tuổi. Thiếu các nghiên cứu tương tự trên bệnh nhân người lớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Các dị vật trong tai phổ biến nhất bao gồm các hạt đồ chơi bằng nhựa, đá cuội và hạt bỏng ngô.&nbsp;Côn trùng phổ biến hơn ở bệnh nhân trên 10 tuổi. Trong một loạt các nghiên cứu thì 30% bệnh nhân yêu cầu gây mê toàn thân để dễ dàng lấy dị vật trong tai, phần lớn những bệnh nhân này dưới 7 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Dị vật có thể gắp được (ví dụ: cao su xốp, giấy, mảnh bông gòn,…) có tỷ lệ thành công cao hơn khi lấy ra trực tiếp dưới hình ảnh nội soi. Ngược lại, các dị vật bị dính vào thành ống tai (ví dụ: các loại hạt, viên sỏi, hạt bỏng ngô) có tỷ lệ lấy ra thành công thấp hơn và có liên quan đến nhiều biến chứng hơn, đặc biệt là vết rách ống tai ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện nay có nhiều kỹ thuật lấy dị vật trong tai, và việc lựa chọn kỹ thuật nào phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, loại dị vật nghi ngờ và kinh nghiệm của bác sĩ. Các kỹ thuật phổ biến bao gồm: nhỏ nước, dùng kẹp (ví dụ: kẹp cá sấu), vòng kim loại, móc và ống hút.</p> <p style="text-align: justify;">Một số ví dụ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Côn trùng sống có thể bị giết nhanh chóng bằng cách nhỏ cồn, hoặc lidocain (Xylocain) 2%, hoặc dầu khoáng vào ống tai. Do đó việc này nên được thực hiện trước khi cố gắng lấy chúng ra khỏi tai, nhưng không được sử dụng khi màng nhĩ bị thủng.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Nên tránh nhỏ nước vào tai với bệnh nhân có pin cúc áo trong tai vì dòng điện ở trong pin có thể gây hoại tử mô.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Acetone có thể được sử dụng để hòa tan các dị vật xốp.</p> <p style="text-align: justify;">- Kỹ thuật tiếp cận để loại bỏ dị vật lần đầu tiên rất quan trọng vì tỷ lệ thành công giảm rõ rệt nếu lần thử đầu tiên thất bại. Theo đó, các biến chứng cũng tăng lên khi số lần thất bại tăng.&nbsp;Nỗ lực lấy dị vật không đúng cách thường gây đau đớn, có thể gây chảy máu làm hạn chế quan sát dị vật cũng như các cấu trúc của thành ống tai và có thể chèn thêm dị vật vào ống tai. Vì vậy, tất cả các trường hợp nghi ngờ có dị vật trong tai cần được thăm khám kịp thời, cẩn thận bởi bác sỹ tai mũi họng để có hướng xử trí phù hợp, nhanh chóng. Từ đó hạn chế đến mức tối đa các biến chứng gây ra bởi dị vật cũng như cách lấy bỏ dị vật.</p> <p style="text-align: justify;">- Đa dị vật không phải là hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.&nbsp;Do đó, tất cả các lỗ tự nhiên khác của vùng đầu phải được kiểm tra sau khi đã loại bỏ dị vật khỏi ống tai ngoài.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có nhiều kỹ thuật lấy dị vật trong tai" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_20210614_031722_435108_lay-di-vat-tai.max-1800x1800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có nhiều kỹ thuật lấy dị vật trong tai</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc nhỏ kháng sinh là cần thiết ở những bệnh nhân bị đồng thời viêm tai và cũng cần được xem xét sử dụng ở bệnh nhân có vết rách ống tai hoặc các chấn thương khác ở ống tai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Dị vật ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ống tai ngoài thường gặp 3 loại dị vật khác nhau. Thứ nhất là các lọai dị vật mềm, dẹt như mảnh giấy, mảnh bông gòn, mảnh mica…; thứ 2 là các loại dị vật tròn gồm: các hột nhỏ như hột điều, hột chanh, hột quýt, hột chuỗi nhỏ, viên bi xe đạp, nút tai nghe…; thứ 3 là các loại dị vật sống và di động, kiến là dị vật di động thường gặp nhất trong ống tai, sau đó là ve chó. Ngoài ra còn còn có thể gặp rất nhiều loại dị vật khác như là bông ngoáy tai, hạt thóc…</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu dị vật là loại dẹt như mảnh giấy, mảnh mica: dị vật thường lấp ló ở cửa ống tai ngoài vì ngón tay lúc nào cũng to hơn ống tai ngoài, không thể nhét dị vật vào sâu bằng ngón tay được trừ khi nó bị đẩy dần vào trong bằng 1 dụng cụ dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Dị vật tròn thường nhỏ hơn đường kính ống tai ngoài nên dễ bị mắc vào sâu hơn. Nhiều khi mắt thường không thể phát hiện được, phải có hỗ trợ bằng đèn Clar hoặc máy nội soi mới xác định được dị vật là gì và ở vị trí nào của ống tai. Dị vật càng ở sâu càng khó xử trí. Thông thường dị vật tròn mới vào chỉ ở 1/3 ngoài nhưng khi người xử trí không biết cách chẳng những không lấy dị vật ra ngoài được mà lại đẩy dị vật vào sâu hơn. Nhiều khi gây thủng màng nhĩ và dị vật nằm gọn trong tai giữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Dị vật di động thường gặp là kiến. Bệnh nhân đột ngột thấy có tiếng rột rột và đau nhức trong tai. Còn một loại dị vật sống ở ống tai ngoài tương đối đặc biệt đó là ve chó thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ve chó thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_ve-cho-chui-vao-lo-tai-nguoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ve chó thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi ve vào tai, nó lấy 2 càng cứng của mình bấu chắc vào ống tai sát màng nhĩ, đồng thời hút máu bệnh nhân để sống. Một thời gian ngắn, bụng ve to ra chứa đầy máu chiếm cả phần trong của ống tai ngoài. Triệu chứng ve vào tai rất âm thầm, bệnh nhi và cả người nhà đều không biết. Muốn xác định bệnh phải có máy nội soi hoặc đèn soi tai có lúp. Nếu không có kinh nghiệm, soi vào chỉ thấy 1 mảng đỏ chiếm gần hết ống tai, không có hình dáng gì là ve cả, đến khi gắp ra mới biết đó là ve.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Dị vật ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tò mò và khám phá cơ thể là một giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ.&nbsp;Dạy trẻ rằng không nên nhét bất cứ thứ gì vào tai để ngăn ngừa những rủi ro do dị vật tai gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bạn nghi ngờ một đứa trẻ đã nhét vật gì đó vào tai của mình, điều quan trọng là phải tiếp cận những tình huống này một cách đúng đắn, để có thể phát hiện và loại bỏ các dị vật một cách an toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Không tắm sông, suối để tránh bị những dị vật sống chui vào ống tai, mũi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Không tắm sông, suối để tránh bị những dị vật sống chui vào ống tai" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_di-vat-trong-tai-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Không tắm sông, suối để tránh bị những dị vật sống chui vào ống tai</em></p> <p style="text-align: justify;">- Không nằm đất, phải mắc màn khi ngủ để tránh dị vật như kiến, gián đất,…bò vào tai.</p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nếu gia đình nuôi thú cưng (chó, mèo..) cần vệ sinh cho chúng thường xuyên, đề phòng ve, rận từ chúng bò vào tai người.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Dị vật ống tai ngoài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xử trí</p> <p style="text-align: justify;">- Dị vật dẹt (mảnh giấy, mảnh mica, mảnh bông, …)</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng kẹp như: kẹp khuỷu, kẹp Hartmann gắp ra dễ dàng vì loại dị vật này không chui vào sâu được.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau khi gắp dị vật ra, kiểm tra lại xem còn sót không.</p> <p style="text-align: justify;">+ Không dùng móc để lấy.</p> <p style="text-align: justify;">- Dị vật tròn (Hột chuỗi nhỏ, viên bi xe đạp, hột điều,…)</p> <p style="text-align: justify;">+ Cho bệnh nhân cúi đầu sao cho ống tai có dị vật hướng xuống đất, lắc mạnh đầu dị vật có thể rơi ra.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu dị vật dính vào ống tai và khó rơi ra có thể dùng dụng cụ có khoen (vòng kim loại) len lỏi vào chỗ trống giữa dị vật và thành ống tai, đưa đầu khoen qua khỏi dị vật và lôi dị vật từ trong ra. Dùng khoen ít bị va chạm, bệnh nhân ít bị đau.</p> <p style="text-align: justify;">+ Không nên dùng kẹp vì dễ làm dị vật bị đẩy sâu vào trong, rất khó để lấy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Dị vật sống:</p> <p style="text-align: justify;">Dị vật thường gặp nhất là con kiến. Kiến vào ống tai vẫn còn sống, cọ quậy gây đau nhức khó chiu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cho bệnh nhân nằm đầu nghiêng, tai có dị vật hướng lên trần nhà, nhỏ nước ấm 37 - 37,5<sup>o</sup><sub>­­­</sub>C vào ống tai. Chú ý nhỏ vào vành ống tai và để nước chảy dần vào. Nhỏ 2 -&nbsp;3 giọt mà đầy ống tai là nhỏ sai, ở dưới vẫn còn không khí, kiến vẫn còn sống và tiếp tục gây khó chịu. Nhỏ 7-8 giọt mà chưa thấy đầy ống tai là nhỏ đúng, tiếp tục nhỏ con kiến sẽ trồi lên và bò ra ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau cùng cho bệnh nhân nằm nghiêng, tai bị bệnh hướng xuống đất, nước trong ống tai sẽ chảy ra ngoài, có thể lấy bông khô lau nhẹ nhàng vùng vành tai và lỗ tai ngoài, không nhất thiết phải lau sạch nước trong ống tai, ống tai sẽ tự khô dần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khám chẩn đoán để&nbsp;gắp dị vật trong tai" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_IMG_0007.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám chẩn đoán để&nbsp;gắp dị vật trong tai</em></p> <p style="text-align: justify;">Ve chó:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Muốn gắp ve chó phải có máy nội soi hoặc ống soi tai có lúp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng kẹp Hartmann gắp từng con ra ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm tra lại xem còn sót con ve nào không.</p> <p style="text-align: justify;">Gián đất</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhỏ nước ấm cho đầy ống tai để giết con gián. Vài phút sau con gián chết thì dùng kẹp để gắp ra.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sau đó phải bơm nước để rửa sạch ống tai vì con gián rất bẩn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nên kiểm tra lại xem còn sót bộ phận nào của con gián không.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Tai mũi họng nhập môn, PGS.TS.Nhan Trừng Sơn, NXB Y Học 2016.</li><li style="text-align: justify;">DiMuzio J Jr, Deschler DG. Emergency department management of foreign bodies of the external ear canal in children.&nbsp;<em>Otol Neurotol</em>. 2002;23:473–5.</li><li style="text-align: justify;">Ansley JF, Cunningham MJ. Treatment of aural foreign bodies in children.&nbsp;<em>Pediatrics</em>. 1998;101(4 pt 1):638–41.</li><li style="text-align: justify;">Thompson SK, Wein RO, Dutcher PO. External auditory canal foreign body removal: management practices and outcomes.&nbsp;<em>Laryngoscope</em>. 2003;113:1912–5.</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/di-vat-ong-tai-ngoai-sxtbs
Tứ chứng Fallot
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Tứ chứng Fallot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tứ chứng Fallot là một trong những bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, dặc trưng bởi 4 tổn thương: thông liên thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa và phì đại thất phải. Có khoảng 3 - 5/10000 trẻ ra đời mắc tứ chứng Fallot còn sống, chiếm khoảng 6% các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Bệnh này được Fallot mô tả đầy đủ vào năm 1888 nên mang tên tứ chứng Fallot. Tới năm 1945, phẫu thuật viên Blalock đã thực hiện phẫu thuật nối động mạch dưới đòn với động mạch phổi nhằm cải thiện tình trạng tứ chứng Fallot qua ý kiến của Tausig. Năm 1954 là lần đầu tiên tứ chứng Fallot được phẫu thuật triệt để bởi Lillehei.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tứ chứng Fallot gồm hai tổn thương chính, đó là thông liên thất và hẹp động mạch phổi, do đó bệnh nhân tứ chứng Fallot luôn có tình trạng hẹp động mạch phổi, thông liên thất kèm sự liên tục của động mạch chủ và van hai lá.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp động mạch phổi:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hẹp phễu động mạch phổi: Gặp trong 50 – 75% các ca tứ chứng Fallot, trong đó cớ khoảng 40% trường hợp hẹp thấp, tức là phần phễu bên trên phát triển tốt và van động mạch phổi bình thường; khoảng 35% các ca có hẹp phần phễu phía trên và cả van động mạch phổi; 25% ca có hẹp lan tỏa, hẹp cả van động mạch phổi và chu vi động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hẹp van động mạch phổi: Chiếm khoảng 2/3 các ca tứ chứng Fallot.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hẹp van động mạch phổi: Chiếm khoảng 2/3 các ca tứ chứng Fallot." src="/ImagePath/images/20210916/20210916_hep-van-dong-mach-phoi1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hẹp van động mạch phổi: Chiếm khoảng 2/3 các ca tứ chứng Fallot.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Không có lỗ van động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hầu như tất cả ca tứ chứng Fallot đều có thân động mạch phổi kém phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hiếm có các trường hợp hẹp từ chỗ xuất phát động mạch phổi phải và trái hay hẹp xa các nhánh động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên thất:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đa phần có thông liên thất lỗ rộng và thông liên thất phần màng, tổn thương lan rộng lên vùng phễu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đa phần thông liên thất một lỗ, số ít có lỗ thông thứ hai vùng vách cơ bè.</p> <p style="text-align: justify;">- Động mạch chủ cưỡi ngựa: là tổn thương thường gặp nhưng tùy từng trường hợp mà mức độ khác nhau, mức độ càng nặng thì tình trạng bệnh tứ chứng Fallot càng nặng. Nhưng dù là tổn thương mức độ nào thì cũng luôn có sự liên tục của van hai lá – động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Các đặc điểm khác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bó his chạy dọc bờ sau dưới thất trái của thông liên thất.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp tứ chứng Fallot nặng có thể có nhiều đường tuần hoàn bàng hệ từ động mạch chủ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi trẻ lớn dần, các tổn thương dày thành thất phải và hẹp động mạch phổi càng nặng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra trong tứ chứng Fallot có khoảng 25% trường hợp cung động mạch chủ nằm bên phải; 2% trường hợp còn ống động mạch.</p> <p style="text-align: justify;">+ 3 - 10% trường hợp có bất thường động mạch vành bao gồm: động mạch liên thất trước bắt nguồn từ động mạch vành phải chạy ngang buồng tống thất phải; động mạch liên thất phụ hoặc nhánh lớn vùng phễu chạy song song động mạch liên thất trước; nhánh động mạch vành phải và trái xuất phát từ một lỗ động mạch vành duy nhất bên phải hoặc trái có thể kèm thêm nhánh trước phễu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sinh lý bệnh</strong>: Có 2 đặc điểm quan trọng:</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng gánh áp lực thất phải: làm cho thành thất phải dày, áp lực buồng thất phải tăng lên dần dần làm cho suy thất phải.</p> <p style="text-align: justify;">- Dòng chảy thông phải trái: phụ thuộc độ hẹp động mạch phổi và nặng dần lên khi trẻ lớn. Điều này lý giải cho việc trẻ xuất hiện tím ở tháng thứ 6, tím nhiều hơn khi trẻ gắng sức.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Tứ chứng Fallot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tím: Trẻ có thể tím một chút khi mới sinh. Sau đó tới khoảng tháng thứ 3 trẻ mới xuất hiện tím. Đặc điểm tím đồng đều toàn thân, không khu trú. Tím tăng lên khi trẻ có gắng sức.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ có thể có cơn tím kéo dài 15 -&nbsp;30 phút biểu hiện trẻ thở dốc, thở nhanh, tím tái rồi tự hết hoặc tiến triển nặng hơn. Nguyên nhân gây tím có thể do gắng sức hoặc giảm bão hòa oxy máu. Dấu hiêu đặc trưng của tím là: thở mạnh, tím tăng lên, đường thở thông thoáng.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngồi xổm: là dấu hiệu thường gặp ở trẻ lớn khi gắng sức.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngón tay ngón chân dùi trống.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ngón tay ngón chân dùi trống." src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200110_013852_973841_ngon-tay-dui-trong.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ngón tay ngón chân dùi trống.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nghe tim thấy tiếng thổi tâm thu thô ráp cường độ 3/6 đến 5/6 ở giữa và trên bờ trái xương ức. Tiếng thổi trong tứ chứng Fallot luôn do hẹp phổi; lỗ thông liên thất không gây tiếng thổi vì nó lớn và không có chênh lệch áp lực. Tiếng tim thứ 2 thường đơn độc vì thành phần phổi giảm rõ rệt. Có thể thấy diện đập thất phải mạnh và rung tâm thu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Tứ chứng Fallot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- X-quang: bóng tim không lớn, phế trường sáng, nhánh động mạch phổi nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- ECG: Thường nhịp xoang, QRS lệch phải ở khoảng +150o, sóng P cao nhọn, tăng gánh thất phải.</p> <p style="text-align: justify;">- : Ưu thế lớn và cóSiêu âm tim giá trị cao trong chẩn đoán xác định tứ chứng Fallot.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đánh giá được kích thước các buồng nhĩ thất, chiều dày các vách tim, tính phân suất tống máu của tim.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mặt cắt cạnh ức theo trục dọc hoặc dưới bờ sườn cho thấy hình ảnh động mạch chủ cưỡi ngựa, đánh giá được mức độ tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng siêu âm 2D kết hợp Doppler thấy rõ các van động mạch phổi, thân động mạch phổi, tính được đường kính vùng phễu động mạch phổi, đường kính động mạch phổi phải trái, động mạch chủ xuống, đường tính động mạch phổi ngang van động mạch phổi, đường kính thân động mạch phổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Siêu âm tim" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_sieu-am-tim.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm tim</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Xác định vị trí và kích thước lỗ thông liên thất, luồng thông và chiều thông.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đánh giá được các tổn thương khác như ống động mạch hoặc tình trạng hở van động mạch chủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thông tim: Nhằm xác định nguồn gốc và lộ trình động mạch vành, tìm được vị trí nghẽn phần xa động mạch phổi và các mạch bàng hệ từ động mạch chủ, tìm được các tổn thương phối hợp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Tứ chứng Fallot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mục đích: Ổn định tình trạng bệnh nhân chờ phẫu thuật, tránh các bội nhiễm và tổn thương khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp không có triệu chứng cơ năng có thể theo dõi và không cần điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Bù dinh dưỡng, bù sắt và protein tránh thiếu máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì Propranolol 0.5 – 1mg/kg/ 4 lần/ ngày nhằm giảm các triệu chứng cơ năng.</p> <p style="text-align: justify;">- Cấp cứu cơn tím: Đặt trẻ tư thế ngồi xổm, thở oxy 100%, Morphine 0,1mg/kg, đặt đường truyền tĩnh mạch duy trì Natriclorua 0,9% hoặc Ringer lactat 5 – 10ml/kg; tĩnh mạch propranolol, truyền phenylephrine 0,5 – 5mcg/kg/phút phẫu thuật tạo shunt khẩn cấp nếu tình trạng tím không cải thiện.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ bị tứ chứng Fallot cần có nồng độ Hemoglobin cao để bù lại sự giảm lượng máu lên phổi do hẹp động mạch phổi. Thường thì mức hemoglobin của bệnh nhân nên duy trì ở mức 15 – 17g/l tức là HCT nên ở mức 45 – 50%. Tuy nhiên nếu HCT quá cao có thể làm cô đặc máu và tăng biến chứng thần kinh và giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có hai cách: phẫu thuật tạm thời và phẫu thuật triệt để.</p> <p style="text-align: justify;">- Tạm thời: tạo dòng chảy thông giữa động mạch hệ thống và động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Là phẫu thuật Blalock - Taussig: Sử dụng ống nhân tạo Gore - Tex nối động mạch dưới đòn và động mạch phổi, biến chứng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Phù phổi cấp</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt cơ hoành</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt dây thanh âm</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng Horner</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng Horner" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_hoi-chung-horner-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng Horner</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp phẫu thuật triệt để: Nhiều trung tâm ở Hoa Kỳ có thể phẫu thuật cho trẻ sơ sinh trong khi ở Châu Âu cho thấy nên phẫu thuật cho trẻ tứ chứng Fallot từ 6 tháng tuổi trở lên. Bệnh nhân có thể trực tiếp phẫu thuật triệt để hoặc phãu thuật tạm thời trước sau đó phẫu thuật trệt để.</p> <p style="text-align: justify;">Chống chỉ định:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhánh xuống trước của động mạch vành xuất phát từ động mạch vành phải, có giảm sản nặng thân động mạch phổi, không có lỗ van động mạch phổi hoặc hẹp trên 50% nhánh động mạch phổi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc sau phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng của tứ chứng Fallot sau phẫu thuật gồm hẹp động mạch phổi còn sót lại, hở động mạch phổi, thông liên thất, rối loạn chức năng tâm thất, loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền. Do đó các bệnh nhân phẫu thuật tứ chứng Fallot cần được khám định kỳ suốt đời: bao gồm khám lâm sàng mỗi tháng trong 6 tháng đầu và mỗi năm sau đó, siêu âm tim kiểm tra trước ra viện, tháng thứ 6, tháng thứ 12 và mỗi năm sau đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp động mạch phổi còn sót lại: chỗ hẹp có thể ở van động mạch phổi, vòng van động mạch phổi hoặc vùng chia nhánh động mạch phổi. Đánh giá mức độ hẹp dựa trên áp tỷ lệ áp lực thất phải và áp lực mạch hệ thống, khi áp lực thất phải nhỏ hơn một nửa áp lực hệ thống gọi là hẹp mức độ nhẹ, còn áp lực thất phải nhỏ hơn 75% áp lực hệ thống thì coi là hẹp vừa, trường hợp áp lực thất phải trên 75% áp lực hệ thống thì cần phẫu thuật lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Hở động mạch phổi: Điều này xảy ra thường do đã cắt bỏ van động mạch phổi hoặc có miếng vá nới rộng van động mạch phổi. Nhưng hở động mạch phổi lâu ngày có thể làm giãn buồng thất phải hoặc suy thất phải.</p> <p style="text-align: justify;">- Thông liên thất còn sót lại: Tần suất thông liên thất còn sót sau phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot có thể lên tới 20%. Trường hợp Qp/Qs &lt; 1,5 thì không cần can thiệp lại, còn khi Qp /Qs &gt; 1,5 hoặc 2 thì cần phẫu thuật lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn chức năng tâm thất: Xảy ra do hậu quả của dòng thông trái phải, hẹp động mạch phổi còn sót lại hoặc hở động mạch phổi. Trong đó rối loạn chức năng thất phải có thể do tăng tải thể tích hoặc áp lực do hẹp động mạch phổi còn sót lại. Còn rối loạn chức năng thất trái có thể xuất hiện sớm sau phẫu thuật dẫn tới việc cần sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">- Loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền: Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất sau phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot bao gồm: block nhánh phải, block nhánh phải kèm block phân nhánh trái trước, block nhĩ thất hoàn toàn. Ở đây trường hợp block nhĩ thất hoàn toàn cần can thiệp đặt máy tạo nhịp. Còn trường hợp rối loạn nhịp sau phẫu thuật bao gồm ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất. Do đó cần đeo holter điện tim và làm nghiệm pháp gắng sức trên tất cả bệnh nhân phẫu thuật tứ chứng Fallot có ngoại tâm thu thất. Trường hợp bệnh nhân loạn nhịp thất có triệu chứng cơ năng cần điều trị nội khoa hoặc kết hợp thông tim can thiệp.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Bệnh học tim mạch – Phạm Nguyễn Vinh</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/tu-chung-fallot-svxsu
Viêm V.A mạn tính
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm V.A mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">V.A (Végétation Adenoidite) còn gọi là amidan vòm là một trong những tổ chức lympho thuộc vòng bạch huyết Waldeyer. Vòng bạch huyết này bao gồm amidan vòm, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi có vai trò bảo vệ vùng mũi họng chống lại các tác nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm V.A là nhóm bệnh đứng hàng đầu trong bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em, hay gặp vào mùa lạnh, khi thay đổi thời tiết.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Giải phẫu sinh lý</b></p> <p style="text-align: justify;">- VA có hình tam giác nằm ở mặt sau trên của họng mũi, phía trước liên quan đến cửa mũi sau, hai bên có cấu trúc loa vòi là nơi dẫn lưu của vòi tai, phía trên, sau liên quan với mảnh nền, đốt sống cổ trên.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="&nbsp;Hình ảnh giải phẫu VA" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_VégétationAdenoidite.jpg">&nbsp;</em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh giải phẫu VA</em></p> <p style="text-align: justify;">- Họng mũi là nơi dẫn không khí, các dịch tiết từ hốc mũi xuống vùng họng miệng. Ngoài ra, họng mũi còn đóng vai trò cộng hưởng âm thanh, thông thương trực tiếp với vòi tai, qua đó liên quan mật thiết đến tai giữa.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Do tương quan giải phẫu, V.A đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của vòi nhĩ, tai giữa, các xoang cạnh mũi, sự phát triển của xương hàm trên, hàm dưới. Những rối loạn về chức năng và tắc nghẽn cơ học của vòi tai khi VA bị viêm là tác nhân chính gây nên các bệnh lý tai giữa. Ở trẻ nhỏ, viêm VA mạn tính đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý viêm xoang tái phát, viêm xoang mạn tính và viêm mũi dị ứng. VA quá phát gây cản trở đường dẫn khí từ mũi xuống họng sẽ ảnh hưởng đến phát triển của xương hàm trên và hàm dưới dẫn đến biến đổi cấu trúc sọ mặt tạo nên bộ mặt VA mặc dù đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- V.A được hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 của thời kỳ bào thai, lúc sinh ra đã có. V.A có thể thực hiện vai trò của mình ngay từ những tuần đầu sau sinh. V.A sẽ tăng dần kích thước trong khoảng 2 - 5 tuổi để phản ứng lại với các yếu tố dị nguyên bao gồm vi khuẩn, virus, các tác nhân dị ứng, thức ăn và các yếu tố kích thích khác từ môi trường. Thông thường, V.A sẽ thoái triển ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì.</p> <p style="text-align: justify;">- V.A có 3 loại biểu mô phủ trên bề mặt: Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, biểu mô lát tầng và biểu mô chuyển tiếp. Khi V.A viêm mạn tính hoặc quá phát, tỉ lệ các loại biểu mô sẽ thay đổi: tỉ lệ biểu mô vảy biệt hoá (tác dụng sản xuất kháng thể) có xu hướng tăng lên, tỉ lệ biểu mô hô hấp (tác dụng thanh thải với hệ thống niêm dịch lông chuyển) sẽ giảm đi, và tăng quá trình hình thành tổ chức xơ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Diện tích tiếp xúc với các yếu tố kháng nguyên của V.A tăng lên nhờ các nếp sâu và các hốc trên bề mặt.</p> <p style="text-align: justify;">- Mạch máu nuôi dưỡng: động mạch hầu lên, động mạch khẩu cái lên, động mạch ống chân bướm, nhánh amidan của động mạch mặt. Dẫn lưu tĩnh mạch về đám rối họng, rồi về tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch cảnh trong. Bạch huyết của amidan vòm đổ về các hạch ở khoang sau họng và bên họng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh chi phối bao gồm thần kinh lưỡi hầu và phế vị, ngoài ra cảm giác đau ở VA có thể lan lên tai và xuống họng.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Phân loại viêm V.A</b></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Viêm V.A cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm V.A mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra còn cách phân loại khác:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm VA cấp tái diễn: bệnh nhân có từ 4 đợt viêm VA cấp trở lên trong khoảng thời gian 6 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- VA quá phát gây tắc nghẽn: tam chứng: ngạt mũi mạn tính (liên quan đến các triệu chứng ngủ ngáy, thường xuyên thở bằng miệng), chảy mũi, nói giọng mũi kín.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm V.A mạn tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Là tình trạng quá phát của V.A do viêm nhiễm mạn tính hoặc do dị ứng của đường hô hấp trên.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài viêm V.A cấp tính và phì đại V.A (V.A quá phát) thì viêm V.A mạn tính là một bệnh khác của V.A. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều bỏ qua viêm V.A mạn tính hoặc nhầm lẫn nó với phì đại V.A. Tỷ lệ mắc bệnh viêm V.A mạn tính đã tăng lên trong những năm gần đây do tỷ lệ nhiễm trùng mũi họng mạn tính hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên tăng cao hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Các đặc điểm lâm sàng của viêm V.A mạn tính có thể bao gồm: nhiễm trùng lâu dài (đặc biệt là nhiễm vi khuẩn); tắc nghẽn đường hô hấp trên; nhiễm trùng các vùng lân cận, chẳng hạn như mũi, mũi xoang, hầu họng, tai giữa và khớp xương; ho kéo dài; và sự hiện diện của một số bệnh “nhiễm trùng-miễn dịch”, bao gồm sốt thấp khớp, bệnh thận tự miễn và ban xuất huyết dạng phản vệ. Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất về điều trị viêm V.A mạn tính. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ V.A có thể giải quyết tình trạng tắc nghẽn cục bộ và một số bệnh nhân đã đạt được hiệu quả điều trị từ liệu pháp chống vi khuẩn toàn thân hoặc cục bộ. Các bác sĩ ở Khoa Tai mũi họng, Hô hấp và Nhi khoa nên nắm rõ các biểu hiện lâm sàng của viêm V.A mạn tính và cố gắng đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh này.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc sử dụng thuật ngữ “viêm V.A mạn tính” là rất hiếm trong các nghiên cứu trước đây.&nbsp;Đó được cho là mô tả về một biểu hiện lâm sàng chứ không phải là một thuật ngữ cụ thể để chẩn đoán một bệnh cụ thể, không có định nghĩa chính xác hoặc tiêu chuẩn chẩn đoán cho “viêm V.A mạn tính”.&nbsp;Tính đến tháng 8 năm 2020, đã có gần 100 nghiên cứu về viêm V.A mạn tính được công bố và tác giả đầu tiên của hơn một nửa số nghiên cứu này đến từ Nga.&nbsp;Nghiên cứu đầu tiên về viêm V.A mạn tính, cũng là tác giả người Nga, được xuất bản vào năm 1967. Kể từ tháng 1 năm 2019 đến nay, đã có 8 nghiên cứu về viêm V.A mạn tính được công bố, cho thấy căn bệnh này ngày càng được chú ý.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm V.A mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân gây viêm V.A phần lớn là các loại virus: Adenovirus, Rhinovirus, cúm, á cúm, virut hợp bào hô hấp, coronavirus...</p> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn: Hemophilus Influenza, phế cầu, liên cầu... đặc biệt là liên cầu beta tan huyết nhóm A - loại này có khả năng gây biến chứng toàn thân như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Các yếu tố nguy cơ: suy dinh dưỡng, cơ địa dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, ô nhiễm môi trường...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm V.A mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Toàn thân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ hay sốt vặt, phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh. Trẻ nhỏ chậm nói, nói ngọng kéo dài, lơ đễnh, thiếu tập trung do đó thường lười học, kém thông minh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ năng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ngạt tắc mũi: do V.A quá phát gây bít lấp cửa mũi sau dẫn đến ngạt tắc mũi thường xuyên, tăng về đêm. Khi ngủ, trẻ thở khụt khịt rõ, ngủ ngáy, há mồm để thở, rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, có thể xuất hiện cơn ngừng thở khi ngủ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="V.A quá phát gây bít lấp cửa mũi sau dẫn đến ngạt tắc mũi thường xuyên, tăng về đêm" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Ngạttắcmũi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>V.A quá phát gây bít lấp cửa mũi sau dẫn đến ngạt tắc mũi thường xuyên, tăng về đêm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ thường xuyên há mồm để thở, nói giọng mũi kín.</p> <p style="text-align: justify;">- Mũi thường bị viêm, tiết nhầy và chảy mũi.</p> <p style="text-align: justify;">- Ho khan.</p> <p style="text-align: justify;">- Tai nghe kém, hay bị viêm tai.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm cảm giác ngon miệng do ngửi kém..</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thực thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Soi mũi: hốc mũi đọng mủ nhầy, niêm mạc mũi phù nề.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Soi vòm: tổ chức V.A là khối sùi màu hồng nhạt, mật độ mềm ở trần vòm che lấp một phần cửa mũi sau, có thể phát triển đến loa vòi thậm chí đến khẩu cái mềm, trên bề mặt có dịch nhày bám.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám họng: thành sau họng thường không nhẵn, có các nang lympho.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám tai: thấy màng nhĩ đục, mất nón sáng .</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ có V.A quá phát thường hay bị viêm V.A đợt cấp, dễ viêm đường hô hấp dưới.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu V.A quá phát và để kéo dài không điều trị sẽ gây rối loạn phát triển khối xương mặt - bộ mặt V.A:&nbsp; trẻ thường xuyên thở miệng, mũi tẹt, trán dô, mắt trũng. Mặt&nbsp;dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, vòm khẩu cái nhô lên cao, vẻ mặt ngây ngô.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm V.A mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa: Viêm V.A mạn tính là nguyên nhân chính gây viêm tai ứ dịch, viêm tai giữa mạn tính hoặc tái diễn ở trẻ em.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mũi xoang mạn tính.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm mũi xoang mạn tính" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_viem-va-man-tinh-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm mũi xoang mạn tính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe thành sau họng: do viêm tấy mủ hạch Gilette.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đường hô hấp dưới đặc biệt lưu ý tới viêm khí - phế quản thể giống hen ở trẻ em, viêm thanh quản co rít ở trẻ nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu hoá: rối loạn tiêu hoá, dễ bị sặc, nôn trớ, ăn uống chậm, lười ăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn ngừng thở khi ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bộ mặt V.A .</p> <p style="text-align: justify;">- Chậm phát triển thể chất, tinh thần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm V.A mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh mũi họng, vệ sinh môi trường sống.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Vệ sinh mũi họng, vệ sinh môi trường sống." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_rua-mui-phong-benh-viem-xoang.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh mũi họng, vệ sinh môi trường sống.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giữ ấm cổ ngực đặc biệt vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tiêm chủng mở rộng đầy đủ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm V.A mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chủ yếu dựa vào lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đôi khi cần đặt ra để chẩn đoán phân biệt với bệnh khác, đặc biệt là khối u: sinh thiết vòm làm giải phẫu bệnh, CT,&nbsp; MRI.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- U vòm mũi họng đặc biệt là u xơ mạch vòm mũi họng, ung thư vòm</p> <p style="text-align: justify;">- Nang Tornwald.</p> <p style="text-align: justify;">- Tịt cửa mũi sau.</p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe thành sau họng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán mức độ quá phát V.A</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phân độ quá phát của V.A theo Wormald và Prescott :</p> <p style="text-align: justify;">- VA phì đại độ I: VA che lấp ≤ 1/3 cửa mũi sau.</p> <p style="text-align: justify;">- VA phì đại độ II: VA che lấp &gt; 1/3 cửa mũi sau và ≤ 2/3 cửa mũi sau.</p> <p style="text-align: justify;">- VA phì đại độ III: VA che lấp &gt; 2/3 cửa mũi sau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm V.A mạn tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa trong các đợt viêm cấp, trước mổ hoặc trong những trường hợp chống chỉ định phẫu phuật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh: Beta lactamase, macrolide.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị tại chỗ: rửa mũi, corticoid xịt mũi.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoại khoa: nạo V.A.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chỉ định nạo V.A&nbsp;&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Do viêm nhiễm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm V.A mạn tính hoặc viêm V.A cấp tái diễn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm V.A gây viêm tai giữa mạn tính hoặc tái diễn nhiều đợt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm V.A mạn tính gây viêm xoang mạn tính, viêm phế quản mạn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm V.A gây biến chứng xa: viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chỉ định nạo V.A&nbsp;&nbsp;do viêm nhiễm" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_nao-va-la-gi-co-nguy-hiem-khong-khi-nao-nen-nao-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chỉ định nạo V.A&nbsp;&nbsp;do viêm nhiễm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Do quá phát gây tắc nghẽn:</p> <p style="text-align: justify;">+ V.A quá phát gây ngủ ngáy, phải thở bằng miệng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân có cơn ngừng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm V.A mạn tính gây bất thường cấu trúc sọ mặt.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghi ngờ khối u.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chống chỉ định:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh về máu, rối loạn đông máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi đang có viêm V.A cấp, viêm mũi họng cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Đang bị nhiễm trùng cấp toàn thân hay cục bộ</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh mạn tính chưa ổn định: lao, giang mai, AIDS…</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ có khe hở vòm miệng.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi địa phương đang có dịch lây đường hô hấp.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1.&nbsp;Bowers I, Shermetaro C.&nbsp;<em>Adenoiditis. StatPearls [Internet]</em>. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2020; PMID: 30725616.</p><p style="text-align: justify;">2.&nbsp;Spector S, Bautista AG.&nbsp;Respiratory obstruction caused by acute tonsillitis and acute adenoiditis.&nbsp;<em>N Y State J Med</em>&nbsp;1956;&nbsp;56: 2118–2119.</p><p style="text-align: justify;">3.&nbsp;Karpova EP, Kharina DV.&nbsp;The possibilities for the rational pharmacotherapy of adenoiditis in the children.&nbsp;<em>Vestn Otorinolaringol</em>&nbsp;2016;&nbsp;81: 73–76.</p><p style="text-align: justify;">4. Psakhis BI, Sluvko AL. [&nbsp;Microflora of nasopharyngeal tonsils in chronic adenoiditis].&nbsp;<em>Zh Ushn Nos Gorl Bolezn</em>&nbsp;1967;&nbsp;27: 18–22.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-va-man-tinh-strsk
Ối vỡ sớm
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ối vỡ sớm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong buồng tử cung, thai nhi được phát triển, quẫy đạp&nbsp;và bơi trong một môi trường chất lỏng đặc biệt, đó chính là nước ối. Nước ối không chỉ có tác dụng giảm thiểu các chấn thương cơ học khi bụng mẹ bị va đập, mà còn là môi trường vô khuẩn giúp ngăn chặn được các nhiễm trùng, đồng thời, nước ối cũng là một nguồn dinh dưỡng và ổn định thân nhiệt cho thai.</p> <p style="text-align: justify;">Nước ối được bao bọc bởi màng ối. Khi một tác động cơ học hoặc nhiễm khuẩn gây rách màng ối sẽ dẫn đến vỡ ối.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nước ối được bao bọc bởi màng ối" src="/ImagePath/images/20210918/20210918_20190530_091106_773358_thieu-nuoc-oi-me-ba.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nước ối được bao bọc bởi màng ối</em></p> <p style="text-align: justify;">Khái niệm vỡ ối sớm là ối vỡ khi trên thai phụ đã được chẩn đoán chuyển dạ thực sự và cổ tử cung chưa mở hết. Một trong số tai biến thường gặp trong sản khoa chính là tình trạng ối vỡ sớm. Ối vỡ sớm khiến cho tỷ lệ tử vong chu sinh tăng lên. Đặc biệt, khi tuổi thai càng non tháng thì hậu quả do ối vỡ sớm càng nặng nề do tình trạng đẻ non, nhiễm khuẩn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ối vỡ sớm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở trạng thái bình thường, áp lực lên màng ối thường nhỏ hơn sức căng bề mặt của nó. Khi thai đủ tháng, độ chun giãn của màng ối giảm đi để dễ dàng vỡ ối một cách tự nhiên.</p> <p style="text-align: justify;">Khi ngôi thai bình chỉnh không tốt trong chuyển dạ sẽ có thể gây ối vỡ sớm. Các nguyên nhân thường gặp là ngôi thai bất thường (ngôi đầu cao, ngôi ngang, ngôi mông..).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các nguyên nhân thường gặp là ngôi thai bất thường" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20190531_042735_185349_a6d04854a4124d4c140.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các nguyên nhân thường gặp là ngôi thai bất thường</em></p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng đa ối, đa thai sễ gây ối vỡ sớm. Ngoài ra, trường hợp rau tiền đạo, hoặc hở eo tử cung cũng là yếu tố thuận lợi của ối vỡ sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Ối vỡ sớm còn là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm màng ối gây nên. Màng ối có thể bị viêm do nhiều nguyên nhân, kể đến là tình trạng viêm cổ tử cung, âm đạo. Khi có sự cộng hưởng của cơn co tử cung, màng ối sẽ dễ dàng bị rách gây nên tình trạng vỡ ối.</p> <p style="text-align: justify;">Ở những thai phụ con so lớn tuổi, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C, cũng là những yếu tố thuận lợi gia tăng tình trạng ối vỡ sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, ối vỡ sớm ở một số trường hợp có thể không tìm được nguyên nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Ối vỡ sớm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Phụ thuộc thời gian vỡ ối dài hay ngắn mà tình trạng nhiễm trùng ối có thể xuất hiện và nặng thêm. Màng ối chính là tấm màng bảo vệ buồng ối khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn xuất phát từ âm hộ, âm đạo. Vì vậy, khi ối vỡ càng lâu, tình trạng nhiễm trùng ối càng nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp theo tình trạng nhiễm trùng ối thì thai nhi cũng sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng suy thai nguy hiểm đến tính mạng thai nhi nếu không được can thiệp kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ hậu sản, nhiễm trùng hậu sản cũng hay xảy ra, trường hợp nặng có thể viêm phúc mạc, thậm chí nhiễm khuẩn huyết.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp vỡ ối mà ngôi thai bất thường dễ xảy ra tình trạng sa dây rau, sa chi. Bản thân tình trạng ối vỡ sẽ khiến cho sự bình chỉnh ngôi thai không tốt, từ đó chuyển dạ sẽ khó khăn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Ối vỡ non không có tình trạng nhiễm trùng ối thì tiên lượng tốt cho mẹ và ngược lại. Về phía thai nhi, tiên lượng thường xấu hơn do thai có thể đẻ non tháng, dễ nhiễm trùng sơ sinh và nguy cơ suy hô hấp sơ sinh cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ối vỡ sớm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Để tránh vỡ ối sớm thì thai phụ cần được theo dõi thai định kỳ, khám phụ khoa trước và trong thời gian mang thai để phát hiện sớm những bất thường về ối, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…điều trị kịp thời các tình trạng viêm nhiễm và theo dõi sát các bất thường về thai và phần phụ của thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong thai kỳ, bà mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trong thai kỳ, bà mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_images2675478_nhung_luu_y_khi_bo_sung_vitamin_va_khoang_chat_cho_ba_bau_1_master(1).jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trong thai kỳ, bà mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thầy thuốc cần cân nhắc việc khởi phát chuyển dạ vào thời điểm thích hợp nhất (không sớm, không muộn).</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc, tránh tự ý sử dụng bừa bãi gây ra tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, nếu bị nhiễm trùng thì tình trạng sẽ nặng và nguy hiểm cho cả mẹ và thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu ối vỡ khi thai non tháng, để đề phòng các tai biến nặng nề cho trẻ thì cần chuyển thai phụ lên tuyến trên, nơi có khoa sơ sinh có thể chăm sóc tốt cho trẻ nhẹ cân, non tháng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ối vỡ sớm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định: </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần chẩn đoán xác định ối vỡ để có hướng xử trí thích hợp. Chẩn đoán ối vỡ không khó nhưng trong một số trường hợp chẩn đoán ối đã vỡ hay chưa khá khó xác định.</p> <p style="text-align: justify;">- Phần lớn các ca ối vỡ, sản phụ thấy ra nước đột ngột từ âm đạo và tiếp tục ra nước rỉ rả tiếp sau đó. Khi thăm khám âm đạo, thầy thuốc thấy nước ối chảy ra từ lỗ cổ tử cung tự nhiên hoặc sau khi sản phụ ho hoặc rặn. Động tác khám âm đạo bằng tay khi cổ tử cung đã mở, thầy thuốc có thể xác định được màng ối đã rách (trường hợp ối vỡ ở vị trí cao có thể thấy màng ối vẫn còn), nước ối chảy ra theo tay thầy thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán:</p> <p style="text-align: justify;">+ Soi ối: thủ thật này sử dụng ống soi ối, xác định được màng ối đã rách, thấy phần thai tương ứng với ngôi thai và thấy nước ối chảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chứng nghiệm Nitrazine: sử dụng giấy quỳ để xác định ối vỡ. Do pH âm đạo dạng acid nhẹ mà pH nước ối là dạng kiềm nên sẽ đổi màu quỳ. Tuy nhiên, trong trường hợp ối đã vỡ lâu, hoặc có viêm âm đạo, hay trong âm đạo có nước tiểu, hoặc sản phụ đang dùng kháng sinh… những trường hợp này có thể làm sai lệch kết quả của chứng nghiệm Nitrazine.</p> <p style="text-align: justify;">+ Test dương xỉ: trong nước ối có Natriclorua nên khi dung tăm bông phết dịch nước ối lên lam kinh và soi dưới kính hiển vi khi lam kính khô sẽ thấy hình ảnh giống lá dương xỉ. Kết quả sẽ không chính xác khi nước ối lẫn máu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tìm các thành phần lẫn trong nước ối: có thể tìm thấy tóc, chất gây của thai nhi khi quan sát mẫu nước ối dưới kính hiển vi, hoặc dựa vào các phương pháp nhuộm để các định tế bào hiểu bì của thai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Định lượng Diamin oxidase (DAO): phương pháp này giúp xác định ối vỡ chính xác tới 90%.</p> <p style="text-align: justify;">+ Những trường hợp khó chẩn đoán có thể đóng khố sạch, cho sản phụ nằm nghỉ ngơi và theo dõi tiếp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng ra nước dễ nhầm với són tiểu. Tuy nhiên, són tiểu sẽ ra ít nước và không ra liên tục như trong vỡ ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp viêm âm đạo, khí hư loãng, bệnh nhân cũng thấy ra nước âm đạo nhiều. Cần khám cẩn thận vì có thể kết hợp cả viêm âm đạo và vỡ ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Bong nút nhầy cổ tử cung: điều này cũng khiến sản phụ lo lắng, thầy thuốc cần xác định đã vỡ ối hay chưa để có động thái theo dõi và xử trí thích hợp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ối vỡ sớm</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị ối vỡ sớm: thái độ xử trí theo tuần tuổi thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thai 22-31 tuần</strong>: thai quá non tháng, vì vậy cần giữ thai them càng lâu càng tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giúp thai thành phổi sớm: có thể sử dụng liều tiêm bắp chế phẩm Betamethasone 12mg/24h&nbsp;với 2 liều/2 ngày, hoặc thuốc Dexamethasone 6mg/12h với 4 liều/2 ngày. Lưu ý khi sử dụng các thuốc trên &gt; 2 đợt trong 1 thai kỳ có thể làm cân nặng, chu vi đầu hoặc chiều dài của thai nhi giảm, thai nhi có thể nhỏ hơn so với tuổi thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Đề phòng nhiễm khuẩn: cần hạn chế thăm khám bằng tay. Nếu cần thiết khám trong âm đạo thì có thể khám mỏ vịt. Lấy dịch âm đạo, cổ tử cung, hậu môn để nuôi cấy tìm vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh phổ rộng phòng nhiễm khuẩn cho cả mẹ và thai trong khoảng 7 ngày (hạn chế sử dụng dài ngày vì không những không thực sự cần thiết mà còn dễ bị vi khuẩn kháng thuốc)</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động, đóng khố vô trùng theo dõi lượng nước ối chảy ra. Cần kiểm tra các chỉ số về dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt, huyết áp) của mẹ 6h/lần, xét nghiệm chỉ số bạch cầu, CRP… để theo dõi tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời, mỗi tuần nên cấy dịch âm đạo khoảng 1-3 lần để định danh vi khuẩn và điều trị tích cực theo kháng sinh đồ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giảm có ít có tác dụng, tuy nhiên vẫn có hiệu quả trong một số trường hợp chưa có chuyển dạ thực sự.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi thai hết sức quan trọng. Siêu âm để đánh giá tình trạng thai, rau, ối, phát hiện sớm các bất thường về thai. Theo dõi monitoring sản khoa mỗi ngày 3 lần.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thai 32-33 tuần:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần kiểm tra kỹ các chỉ số sức khỏe thai nhi như thai chậm phát triển, đã có dấu hiệu suy thai trên monitoring sản khoa chưa để có hướng theo dõi phù hợp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cần kiểm tra kỹ các chỉ số sức khỏe thai nhi như thai chậm phát triển" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_kham-thai-hay-kham-phu-khoa-540x280.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần kiểm tra kỹ các chỉ số sức khỏe thai nhi như thai chậm phát triển</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nên tiêm chế phẩm corticoid giúp trưởng thành phổi, giảm thiếu hội chứng màng trong ở sơ sinh non tháng (liều corticoid theo khuyến cáo ở trên).</p> <p style="text-align: justify;">- Thời điểm này, các biện pháp giúp phòng nhiễm trùng cho mẹ và thai hoặc sử dụng các thuốc giảm co bóp tử cung vẫn áp dụng giống như tuần thai 22-31 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi các biện pháp nhằm giữ thai bị thất bại, phát hiện thấy tình trạng suy thai, nhiễm khuẩn hay xác định phổi thai nhi đã trưởng thành thì thầy thuốc nên khởi phát chuyển dạ đẻ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thai 34-36 tuần:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thời điểm này không còn khuyến cáo sử dung thuốc corticoid để giúp trưởng thành phổi nữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần xác định tình trạng thai ở thời điểm nhập viện và tư vấn những nguy cơ cho cả mẹ và thai khi ối vỡ lâu. Nếu xác định phổi đã trưởng thành thì theo dõi chuyển dạ đẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp con quý, hiếm, gia đình mong muốn giữ thai thêm thì cần phòng nhiễm trùng, theo dõi sản phụ và theo dõi thai tương tự như xử trí với các tuổi thai nhỏ hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thai từ 37 tuần trở lên</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Theo khuyến cáo của ACG 2009 đối với thai trên 37 tuần vỡ ối sớm thì tiến hành kết thúc thai kỳ ngay để tránh biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai. Cần khởi phát chuyển dạ ngay trong 6-12 giờ sau vỡ ối hoặc càng sớm càng tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp không thuận lợi đẻ đường âm đạo thì cần tiến hành mổ lấy thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi sơ sinh thật sát, phát hiện sớm nhất những dấu hiệu nhiễm khuẩn, suy hô hấp, chuyển khoa sơ sinh hoặc đơn vị chăm sóc sơ sinh tốt.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/oi-vo-som-sqprn
Rau tiền đạo
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rau tiền đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bánh rau là phần phụ của thai, giúp trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Bánh rau có thể bám ở bất kỳ vị trí nào trong buồng tử cung. Khi bánh rau bám ở đoạn dưới tử cung, cản trở đường ra của thai khi chuyển dạ đẻ ngã âm đạo thì được gọi là rau tiền đạo. Rau tiền đạo chính là bệnh lý của bánh rau về phương diện vị trí bám.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bánh rau là phần phụ của thai, giúp trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi." src="/ImagePath/images/20210918/20210918_banhrau.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bánh rau là phần phụ của thai, giúp trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi.</em></p> <p style="text-align: justify;">Rau tiền đạo gây nên tình trạng chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ, trong chuyển dạ và cả trong thời kỳ hậu sản.</p> <p style="text-align: justify;">Rau tiền đạo khiến cho thai phụ bị chảy máu, nguy cơ cao đẻ non, làm tăng nguy cơ tử vong và mắc một số bệnh cho mẹ và trẻ. Tuy nhiên, vẫn có thể đề phòng các biến chứng nguy hiểm của rau tiền đạo nếu phát hiện được sớm vị trí bám bất thường của bánh rau nhờ công nghệ siêu âm ngày nay.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại:</strong> có nhiều cách phân loại rau tiền đạo</p> <p style="text-align: justify;">- Theo giải phẫu:</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau bám thấp: khi siêu âm phát hiện 1 phần bánh rau tan xuống tới đoạn 1/3 giữa thân tử cung. Loại rau tiền đạo này vẫn đẻ được đường dưới.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau bám bên: vị trí bám của bánh rau xuống thấp hơn, đến đoạn dưới tử cung. Chẩn đoán hồi cứu sau sổ rau nhờ phương pháp đo từ lỗ màng rau đến mép dưới bánh rau &lt; 10 cm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau bám mép: thăm khám khi chuyển dạ, cổ tử cung mở hết, thầy thuốc sờ thấy mép bánh rau bám sát lỗ trong cổ tử cung thì được gọi là rau tiền đạo bám mép.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: loại rau tiền đạo này cũng được chẩn đoán trong thời kỳ chuyển dạ, khi cổ tử cung mở, thăm trong âm đạo có thể sờ thấy bánh rau che lấp 1 phần lỗ cổ tử cung, và vẫn sờ thấy 1 phần là màng ối. Loại rau tiền đạo này vẫn có khả năng đẻ được qua ngã âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: tình trạng bánh rau che lấp toàn bộ lỗ cổ tử cung, bịt đường ra của thai nhi. Thăm khám khi chuyển dạ qua cổ tử cung chỉ sờ thấy bánh rau, không thấy màng ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau tiền đạo chảy máu ít: loại rau tiền đạo này thường không gây các biến chứng nặng và có thể đẻ được ngã âm đạo nếu không có các chỉ định mổ đẻ khác. Các loại rau tiền đạo có chảy máu ít kể đến là rau bám thấp, bám bên, hoặc bám mép.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau tiền đạo chảy máu nhiều: loại rau tiền đạo này thường gây các biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng của bà mẹ cũng như thai nhi do tính chất chảy máu nhiều, thai dễ sinh non…Thường không thể đẻ được theo ngã âm đạo do bánh rau cản trở đường ra của thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo siêu âm: khi chưa chuyển dạ</p> <p style="text-align: justify;">+ Mép dưới bánh rau cách lỗ trong cổ tử cung &gt; 20mm: thường những trường hợp này sẽ ít chảy máu và có thể đẻ được đường dưới nếu không có chống chỉ định nào khác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mép dưới bánh rau cách lỗ trong cổ tử cung &lt; 20mm: thường gây chảy máu nhiều và khó đẻ đường dưới. Cần cân nhắc mổ lấy thai để tránh tai biến nặng hơn cho mẹ và thai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mép dưới bánh rau lan tới lỗ trong cổ tử cung: loại rau tiền đạo này thường là rau tiền đạo bán trung tâm trong khi chuyển dạ. Nên mổ lấy thai chủ động để giảm nguy cơ chảy máu nhiều khi chuyển dạ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bánh rau bám lan qua lỗ trong cổ tử cung: đây là loại rau tiền đạo trung tâm, không có khả năng đẻ đường dưới. Để tránh chảy máu khi chuyển dạ, cần mổ lấy thai chủ động.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế chảy máu trong rau tiền đạo:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trong 3 tháng cuối thai kỳ: lúc này, tử cung bắt đầu hình thành đoạn dưới. Eo tử cung thay đổi kích thước từ 0.5 cm đến khi chuyển dạ đạt đến 10 cm. Bản chất bánh rau lại không thể giãn nở thêm nên gây ra tình trạng co kéo. Các mạch máu giữa tử cung và bánh rau có thể bị đứt và gây ra tình trạng chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung: sinh lý thai nghén ở giai đoạn 3 tháng cuối bắt đầu xuất hiện các cơn co Hick để thúc đẩy quá trình hình thành đoạn dưới tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cơn co tử cung: sinh lý thai nghén ở giai đoạn 3 tháng cuối" src="/ImagePath/images/20210918/20210918_20190815_090457_613053_con-go-tu-cung.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơn co tử cung: sinh lý thai nghén ở giai đoạn 3 tháng cuối</em></p> <p style="text-align: justify;">Các cơn co này có thể mạnh hơn và gây ra tình trạng bong rau. Khi có các cơn co tử cung, thai phụ cần được dùng thêm các thuốc giảm co bóp để tránh chảy máu, bong rau có thể gây đẻ non, nguy hiểm cho cả mẹ và thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi chuyển dạ: thời kỳ chuyển dạ, đầu ối bắt đầu được thành lập. Ối phồng lên làm tăng áp lực lên màng ối, gây co kéo vị trí bám của bánh rau. Điều này dẫn đến bong rau và chảy máu nhiều trong chuyển dạ. Có thể giảm áp lực lên màng ối bằng cách xé màng ối đúng kỹ thuật, đúng chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi thai di chuyển trong chuyển dạ: người ta thấy rằng trong khi thai di chuyển qua bánh rau, thai nhi có thể cọ sát vào bánh rau gây bong rau và gây chảy máu rất nhiều sau sổ thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Rau tiền đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Y học còn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra rau tiền đạo. Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ rau tiền đạo sẽ tăng ở những trường hợp sau:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Những thai phụ đã có tiền sử mang thai trước là rau tiền đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Những thai phụ có tiền sử vết mổ đẻ cũ hoặc mổ can thiệp và tử cung vì các nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có tiền sử nạo, hút thai, hút buồng tử cung… đều có thể tăng nguy cơ rau tiền đạo trong thời kỳ mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp những lần đẻ trước có bóc rau nhân tại, kiểm soát tử cung, cũng thấy có mối tương quan làm tăng nguy cơ rau tiền đạo ở những lần mang thai sau.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Phụ nữ đẻ nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Bà mẹ hút thuốc lá nhiều. Trong thuốc là có các chất độc như Nicotin, Carbomonicid, các chất này đi vào máu thai phụ, gây thiếu oxy và co thắt mạch máu trong đó có động mạch tử cung. Khiến cho bánh rau phải lan rộng để trao đổi rau - thai, dẫn đến hình thành rau tiền đạo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rau tiền đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Trong thời kỳ mang thai:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cơ năng: chủ yếu là triệu chứng chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ. Tính chất chảy máu tự cầm và tái phát, lần sau chảy máu nhiều hơn lần trước, thời gian chảy máu dài hơn và thời gian lặp lại các lần chảy máu thì ngắn dần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cơ năng: chủ yếu là triệu chứng chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_chảy-máu.001.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơ năng: chủ yếu là triệu chứng chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thực thể: do ảnh hưởng của tình trạng mất máu gây nên thiếu máu. Khám có thể thấy các dấu hiệu thiếu máu trên lâm sàng tùy từng mức độ. Ngôi thai thường bất thường do bánh rau bám vị trí thấp gây cản trở sự bình chỉnh ngôi thai. Tình trạng mất máu nặng có thể gây suy thai hoặc mất tim thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Cận lâm sàng: phát hiện rau tiền đạo nhờ siêu âm ở quý 3 của thai kỳ. Phương pháp chẩn đoán là xác định vị trí bám của bánh rau, đo khoảng cách mép dưới bánh rau với lỗ trong cổ tử cung để phân loại và tiên lượng rau tiền đạo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trong chuyển dạ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cơ năng: tiền sử trong quá trinh mang thai đã có tình trạng ra máu. Đau bụng tăng dần do cơ co tử cung trong chuyển dạ. Tình trạng ra máu ồ ạt, máu cục lẫn máu đỏ tươi. Lượng máu chảy ra ngày một tăng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thực thể: toàn thân có các biểu hiện của mất máu. Nếu máu mất quá nhiều có thể khám thấy trạng thái sốc, trụy mạch. Ngôi thai thường không thuận. Thai nhi có thể biểu hiện tăng, giảm nhịp tim thai, hoặc thậm chí mất tim thai do mất máu quá nhiều. Khám trong âm đạo có thể sờ thấy búi rau (cần thận trọng vì dễ gây nặng thêm việc chảy máu do tổn thương bánh rau), hoặc nhìn thấy búi rau khi đặt van âm đạo, mỏ vịt.</p> <p style="text-align: justify;">- Cận lâm sàng: khi lâm sàng đang nghi ngờ rau tiền đạo thì có thể sử dụng kỹ thuật siêu âm để xác định chính xác hơn, hạn chế xâm lấn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Rau tiền đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng các biện pháp sinh đẻ kế hoạch tốt để giảm tình trạng đẻ nhiều lần, nạo, hút thai…</p> <p style="text-align: justify;">- Quản lý thai nghén tốt để giảm tỷ lệ mổ đẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi đã được chẩn đoán rau tiền đạo thì cần nhập viện điều trị và theo dõi sát.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Rau tiền đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dựa và các triệu chứng lâm sàng và siêu âm. Đặc biệt, siêu âm trong quý 3 thai kỳ có thể xác định sớm và tiên lượng tốt các thể rau tiền đạo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rau tiền đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Trong thời kỳ mang tha</strong>i:</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ chăm sóc:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cần nhập viện điều trị, theo dõi trong trường hợp có chảy máu dù máu đã tự cầm. Có kế hoạch dự phòng chảy máu trong thời gian tiếp theo.</p> <p style="text-align: justify;">+ Yêu cầu thai phụ nghỉ ngơi tuyệt đối kể cả khi đã hết chảy máu. Không nằm ghép kể cả với người nhà và nhất là với chồng. Hạn chế cử động tối đa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chế độ dinh dưỡng: cần tăng cường dinh dưỡng để thai phát triển tốt, đạt cân nặng chuẩn. Đồng thời, hạn chế táo bón cho thai phụ, tránh tình trạng thai phụ phải rặn nhiều gây tăng co bóp tử cung, có thể làm chảy máu nặng thêm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cần tăng cường dinh dưỡng để thai phát triển tốt, đạt cân nặng chuẩn" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_d_1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần tăng cường dinh dưỡng để thai phát triển tốt, đạt cân nặng chuẩn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng các thuốc trong rau tiền đạo:</p> <p style="text-align: justify;">+ Papaverin: đây là loại thuốc đầu tay để điều trị giảm cơn co tử cung. Liều điều trị khuyến cáo từ 0.04g/ngày đến 0.4g/ngày, nên trải đều thuốc trong ngày để có tác dụng giảm co tốt nhất. Đường dùng: thường sử dụng dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu trong những ngày đầu tiên khi có cơn co tử cung. Khi đã ổn định thì chuyển sang đường uống để duy trì.</p> <p style="text-align: justify;">+ Progesteron: liều khuyến cáo từ 25mg/ngày đến 50mg/ngày. Dùng trong 5 - 7 ngày. Đường dùng: tiêm bắp sâu. Thường kết hợp tiêm papaverin trong trường hợp cơn co tử cung mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Salbutamol: liều dùng nhỏ hơn 20mcg/phút đường truyền tĩnh mạch tốc độ 5 - 6 giọt/phút để cắt cơn co. Sau đó duy trì bằng đường uống rải rác trong ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Indomethacin: giúp ngăn cản tổng hợp protaglandin. Sử dụng liều thuốc 25mg trong mỗi 6 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phòng và điều trị thiếu máu: vitamin B12, sắt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị táo bón: thuốc nhuận tràng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trưởng thành phổi: sử dụng cho tuổi thai 28-34 tuần tuổi để giảm thiểu nguy cơ hội chứng màng trong ở sơ sinh non tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Can thiệp sản khoa:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chủ động mổ lấy thai trong trường hợp chảy máu nhiều, hoặc rau tiền đạo trung tâm khi thai đủ tháng (thai từ 37 tuần trở lên).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trong chuyển dạ</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuyến y tế cơ sở: cần tư vấn tình trạng bệnh với gia đình</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau tiền đạo chảy máu ít: sử dụng các thuốc giảm co bóp tử cung và chuyển tuyến trên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rau tiền đạo chảy máu nhiều: đặt đường truyền tĩnh mạch, bù dịch, hồi sức chống choáng…chuyển lên tuyến trên gần nhất có nhân viên y tế đi cùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuyến y tế chuyên khoa sản:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cần tư vấn cho gia đình nắm được sự nguy hiểm về tính mạng của mẹ và thai nhi để có quyết định xử trí nhanh nhất. Ưu tiên điều trị cầm máu cứu mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kỹ thuật bấm ối: nhằm mục đích giảm áp lực lên màng ối, hạn chế bong rau, chảy máu. Thầy thuốc xé rộng màng ối theo đường song song với bờ bánh rau, tránh làm tổn thương thêm bánh rau. Sau khi bấm ối cần quan sát tình trạng chảy máu và tiến triển chuyển dạ. Nếu máu vấn chảy tiếp thì chuyển mổ lấy thai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mổ lấy thai: phẫu thuật viên khi rạch ngang đoạn dưới tử cung cần quan sát kỹ và khéo léo. Khi thấy bánh rau thì không được rạch qua bánh rau gây chảy máu trầm trọng hơn, mà phải xé rộng vết mổ. Nhẹ nhàng lách tay qua diện bám của bánh rau lên đoạn trên tử cung. Xé màng ối để lấy thai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kỹ thuật cầm máu: do đoạn dưới tử cung chỉ gồm 2 lớp cơ vòng và dọc nên sau khi lấy thai và rau, sự cầm máu sinh lý kém hơn và rất dễ ghảy máu diện rau bám. Có thể khâu các mũi chữ X để cầm máu. Nếu máu chảy nhiều thì tùy trường hợp có thể thắt động mạch tử cung, thắt động mạch hạ vị hoặc cắt tử cung bán phần thấp.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/rau-tien-dao-sdsuw
Rau bong non
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rau bong non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bánh rau là phần phụ của thai, giữ chức năng trao đổi chất giữa mẹ và thai và giữ cho thai cố định trong buồng tử cung. Thời kỳ chuyển dạ, sau khi sổ thai, đến thời kỳ sổ rau, bánh rau sẽ bong ra hoàn toàn và được tống ra ngoài. Trường hợp rau bong trước khi sổ thai được gọi là rau bong non.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bánh rau là phần phụ của thai, giữ chức năng trao đổi chất giữa mẹ và thai" src="/ImagePath/images/20210918/20210918_su-hinh-thanh-cua-banh-nhau-thai.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bánh rau là phần phụ của thai, giữ chức năng trao đổi chất giữa mẹ và thai</em></p> <p style="text-align: justify;">Rau bong làm giảm hoặc cắt đứt nguồn trao đổi oxy và dinh dưỡng của thai, khiến thai có thể tử vong. Ngoài ra các nguyên nhân gây bong rau còn gây chảy máu, tình trạng nặng có thể nguy cơ gây tử vong mẹ. Do đó, rau bong non chính là một cấp cứu sản khoa.</p> <p style="text-align: justify;">Rau bong non có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, xuất hiện đột ngột, diễn biến nặng nhanh chóng đe dọa tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Rau bong non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng rau bong non chính là các mạch máu tại vị trí rau bám với niêm mạc tử cung bị phá vỡ.</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ có thể kể đến:</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ bị tiền sản giật.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Thai phụ bị tiền sản giật" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20190815_090457_613053_con-go-tu-cung.max-800x800.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thai phụ bị tiền sản giật</em></p> <p style="text-align: justify;">- Những trường hợp khiến tử cung bị căng giãn quá mức, đột ngột.</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh lý gây tổn thương mạch máu tại bánh rau, diện rau bám như: bệnh tăng huyết áp, mẹ đái tháo đường, rau tiền đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi tử cung bị giảm thể tích đột ngột, có thể gặp sau thủ thuật chọc hút nước ối trong bệnh lý đa ối, hoặc trong song thai thời điểm sau khi đã sổ thai thứ nhất.</p> <p style="text-align: justify;">- Chiều dài dây rốn ngắn bất thường, hoặc có thể do dây rốn quấn cổ, quấn thân nhiều vòng khiến cho dây rốn bị ngắn thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Do bà mẹ bị các sang chấn, va đập vào bụng mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Những thai phụ dinh dưỡng kém, thiếu acid folic cũng là nguyên nhân gây rau bong non.</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ nghiện thuốc lá dễ bị rau bong non hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ nhiều tuổi, đẻ con dạ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bà mẹ mang thai đã có tiền sử bị rau bong non ở những lần mang thai trước đó.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sinh lý bệnh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân gây ra tình trạng bong rau, chảy máu và tạo ra cục máu đông sau rau. Cục máu tụ này tiếp tục làm cho bánh rau bị bong thêm. Khi bánh rau tiếp tục bong sẽ làm máu chảy nhiều hơn. Máu chảy nhiều lại bóc tách bánh rau rộng thêm. Bánh rau ngày một bong thêm và cục máu đông sau rau ngày một lớn dần.</p> <p style="text-align: justify;">Tại vị trí bánh rau bị bong sẽ không có sự trao đổi dinh dưỡng và oxy giữa mẹ và thai, khiến thai nhi thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy, nguy cơ suy thai và nặng hơn là tử vong khi tình trạng bong rau nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">Rau bong gây chảy máu, bà mẹ nhanh chóng bị mất máu, có thể rơi vào tình trạng sốc do máu mất và do đau. Cục máu đông lớn sau rau làm giảm hoặc thiếu hụt hoàn toàn yếu tố sinh sợi huyết trong máu mẹ. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn đông máu, hội chứng tiêu sợi huyết thứ phát ở thai phụ.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu máu, giảm lượng máu đến thận gây ra thiểu niệu, nặng hơn là vô niệu. Bà mẹ có thể nguy kịch thậm chí có thể chết do tình trạng chảy máu và vô niệu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rau bong non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cơ năng:</strong> triệu chứng chính là thai phụ cảm thấy đau bụng dưới dữ dội, đau liên tục, kèm theo có chảy máu âm đạo, máu không đông. Kết hợp các dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng chính là thai phụ cảm thấy đau bụng dưới dữ dội, đau liên tục" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_av-1520489222-738-width640height480_schema_article.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng chính là thai phụ cảm thấy đau bụng dưới dữ dội, đau liên tục</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng toàn thân</strong>: khám thấy thai phụ có tình trạng choáng do đau và mất máu. Tình trạng thiếu máu (da xanh tái, niêm mạc mắt, miệng nhợt nhạt). Tinh thần hốt hoảng, vã mồ hôi, chân tay lạnh. Mạch nhanh, huyết áp tụt nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Khám thấy bà mẹ có các biểu hiện của tiền sản giật: huyết áp cao, phù chi dưới hoặc phù toàn thân…</p> <p style="text-align: justify;">- Sờ tử cung thấy biểu hiện co cứng liên tục, trương lực cơ bản của tử cung tăng cao.Khi khối máu tụ càng lớn thì khám lâm sang thấy chiều cao tử cung cũng tăng lên theo. Trong trường hợp rau bong non mức độ nặng, ta thấy tử cung co cứng&nbsp; như gỗ.</p> <p style="text-align: justify;">- Vì tử cung co cứng nên thầy thuốc nắn bụng sẽ khó cảm nhận được các phần của thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe tim thai có thể thấy biểu hiện của suy thai nhịp tim thai nhanh hoặc suy thai nhịp tim thai chậm, thậm chí có thể không nghe được nhịp tim thai trong trường hợp rau bong non mức độ nặng gây tử vong cho thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám âm đạo thấy có nhiều máu loãng, máu không đông. Trường hợp ối chưa vỡ có thể thấy dầu ối căng phồng, tiến hành thủ thuật bấm ối thì thấy nước ối lẫn máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Rau bong non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần hiểu biết về các dấu hiện bất thường trong thời kỳ thai nghén để chủ động đi khám và điều trị kịp thời, đồng thời, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý toàn thân như rối loạn đông máu, tăng huyết áp….</p> <p style="text-align: justify;">- Khi mang thai, bà mẹ cần được quản lý thai nghén tốt, khám thai định kỳ và khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các thói quen xấu như hút thuốc lá, chất có cồn, chất kích thích…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Rau bong non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người ta chẩn đoán dựa vào các thể rau bong non trên lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Rau bong non thể ẩn: thể bệnh này không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Cuộc chuyển dạ thường vẫn được diễn ra bình thường, sức khỏe thai ổn định. Chẩn đoán hồi cứu khi khám bánh rau sau sổ rau thấy có máu cục mặt múi bánh rau. Trường hợp này cũng có thể được phát hiện tình cờ nhờ siêu âm bánh rau thấy có máu tụ sau rau (thường diện bong rau ít).</p> <p style="text-align: justify;">- Rau bong non thể nhẹ: các triệu chứng cũng không rầm rộ, Đôi khi có thể thấy biểu hiện chảy máu âm đạo số lượng ít. Khám bụng có thể phát hiện trương lực cơ bản cơ tử cung tăng nhẹ. Tim thai thường không có biến động hoặc có thể tăng nhẹ. Chưa có rối loạn đông máu. Có thể phát hiện thấy rau bong non trên kỹ thuật siêu âm.</p> <p style="text-align: justify;">- Rau bong non thể trung bình: trường hợp này có các biểu hiện lâm sàng khá rõ. Khám dấu hiệu sinh tồn thấy mạch nhanh, huyết áp tụt. Thai phụ có biểu hiện choáng nhẹ hoặc vừa. Tình trạng đau bụng nhiều, liên tục, cơn co tử cung cường tính. Âm đạo có máu loãng, không đông, sẫm màu. Thai nhi có biểu hiện suy thai rõ. Xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện tình trạng rối loạn đông máu với biểu hiện của sinh sợi huyết giảm.</p> <p style="text-align: justify;">- Rau bong non thể nặng: khám toàn thân thấy có các biểu hiện của tình trạng sốc mất máu nặng. Chảy máu âm đạo loãng, không đông, nhưng số lượng máu chảy qua âm đạo lại không tương xứng với biểu hiện của tình trạng mất máu toàn thân (tình trạng toàn thân biểu hiện nặng hơn so với lượng máu mất qua âm đạo). Bà mẹ thường có biểu hiện của nhiễm độc thai nghén, bụng đau liên tục, tử cung cứng như gỗ do trương lực cơ bản của cơ tử cung tăng cao liên tục. Thai nhi bị ảnh hưởng trầm trọng, thường tử vong. Bà mẹ rơi vào trạng thái rối loạn đông máu, có thể chảy máu đa tạng. Xét nghiệm sinh sợi huyết thường giảm nặng hoặc không có yếu tố sinh sợi huyết.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Xét nghiệm máu: biểu hiện thiếu máu, hồng cầu, tiểu cầu giảm, fibrinogen giảm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu: biểu hiện thiếu máu, hồng cầu, tiểu cầu giảm, fibrinogen giảm." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_MED_7859.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu: biểu hiện thiếu máu, hồng cầu, tiểu cầu giảm, fibrinogen giảm.</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Nước tiểu: nồng độ protein niệu có thể rất cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Monitoring sản khoa: phát hiện sớm tình trạng suy thai. Trên monitoring cũng biểu hiện rõ ràng tình trạng tăng trương lực cơ bản của cơ tử cung.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Siêu âm: khảo sát vị trí bánh rau thấy có khối máu tụ nằm giữa bánh rau và cơ tử cung, có thể đo được diện tích bong rau để tiên lượng tình trạng bệnh.</p> <ul style="text-align: justify;"> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Đau bụng, bụng căng cứng dễ nhầm với tình trạng đa ối cấp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Tình trạng ra máu âm đạo cần phân biệt với tình trạng rau tiền đạo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Dấu hiệu đau bụng, tăng trương lực cơ bản cơ tử cung, kèm ra máu tươi âm đạo cũng cũng dễ nhầm lẫn với dấu hiệu dọa vỡ hoặc vỡ tử cung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rau bong non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xử trí tích cực theo từng thể lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trước đẻ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thể ẩn: thường không xử trí gì do nhiều trường hợp chỉ phát hiện được nhờ chẩn đoán hồi cứu sau sổ rau.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể nhẹ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tại tuyến y tế cơ sở: khi phát hiện tình trạng rau bong non thể nhẹ thì cần điều trị giảm đau, giảm co bóp cho sản phụ. Kết hợp chuyển tuyến nhanh chóng có nhân viên y tế đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tại tuyến y tế chuyên khoa: tiếp tục sử dụng các thuốc giúp an thần, giảm co bóp tử cung và giảm đau cho sản phụ. Tiến hành bấm ối sớm để rút ngắn chuyển dạ và giảm áp lực buồng tử cung. Nếu tiên lượng khó đẻ ngã âm đạo thì chuyển sang mổ lấy thai. Sau khi lấy được thai và rau ra khỏi buồng tử cung, phẫu thuật viên cần đánh giá mức độ tổn thương tử cung để đưa ra quyết định bảo tồn hay phải cắt bỏ tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể trung bình:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuyến y tế cơ sở: ngoài các xử trí với rau bong non thể nhẹ thì nhân viên y tế cần đặt đường truyền tĩnh mạch rồi nhanh chóng chuyển thai phụ lên tuyến trên và có nhân viên y tế đi cùng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuyến y tế chuyên khoa: cần nhanh chóng hồi sức chống choáng cho bệnh nhân, bù dịch, điện giải, các thuốc trợ tim mạch, các thuốc kháng histamine tổng hợp. hỗ trợ các thuốc như transamin, fibrinogen, EAC để chống lại tình trạng rồi loạn đông máu. Bác sĩ chuyên khoa đánh giá nếu bệnh nhân đủ điều kiện đẻ ngã âm đạo thì theo dõi tích cực và cho đẻ đường dưới. Trường hợp diễn biến xấu đi thì cần chuyển mổ cấp cứu. Sau khi lấy thai và rau ra khỏi tử cung, phẫu thuật viên tiếp tục đánh giá tử cung để đưa ra quyết định bảo tồn hay cắt tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể nặng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuyến cơ sở: cần nhanh chóng cấp cứu bệnh nhân để cứu mẹ là chính (thì thai thường đã chết). Hồi sức tích cực, cho bệnh nhân thở oxy, lập đường truyền tĩnh mạch bủ dịch. Nhanh chóng gọi điện nhờ trợ giúp của tuyến y tế chuyên khoa đến cấp cứu bệnh nhân, tránh di chuyển bệnh nhân khiến cho tình trạng nặng nề hơn và có thể không thể cứu được mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuyến chuyên khoa: nếu bệnh nhân rau bong non thể nặng đã đến khám tại tuyến chuyên khoa thì các y bác sĩ cần nhanh chóng tiếp nhận bệnh nhân, đánh giá tình trạng bệnh. Cho bệnh nhân thở oxy, hồi sức tích cực, truyền máu nếu có và các dung dịch thay thế máu. Cần điều trị tích cực chống tình trạng rối loạn đông máu. Sử dụng lợi tiểu Lasix để chống vô niệu. Phối hợp các loại kháng sinh chống tình trạng nhiễm khuẩn cho bệnh nhân. Cho dù thai đã chết nhưng trường hợp rau bong non thể nặng vẫn cần phải mổ lấy thai cấp cứu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xử trí thể trung bình tuyến chuyên khoa" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_anh-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xử trí thể trung bình tuyến chuyên khoa</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xử trí sau đẻ: </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nếu con còn sống thì tích cực hồi sức sơ sinh và vẫn tiếp tục tiến hành chống sốc cho mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Do rau bong non có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu tùy mức độ, thể bệnh, vì vậy cần phải theo dõi tình trạng chảy máu thời kỳ hậu sản thật tốt để xử trí hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá tình trạng suy gan, suy thận sớm nhờ các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Dự phòng và phát hiện sớm các tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/rau-bong-non-srlyu
Rách tầng sinh môn khi sinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Rách tầng sinh môn khi sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tầng sinh môn chính là phần mô mềm nằm giữa hậu môn và âm đạo của người phụ nữ, chiều dài khoảng từ 2-5cm tùy từng đối tượng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tầng sinh môn chính là phần mô mềm nằm giữa hậu môn và âm đạo của người phụ nữ" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_Tầngsinhmôn.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tầng sinh môn chính là phần mô mềm nằm giữa hậu môn và âm đạo của người phụ nữ</em></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp rách tầng sinh môn thường chỉ xuất hiện khi phụ nữ mang thai đến giai đoạn chuyển dạ. Tại giai đoạn này, các lớp cơ và da bên trong hoặc xung quanh âm đạo đều rất nhạy cảm, căng mọng và mỏng nên rất dễ bị rách nhằm mở rộng lối ra cho em bé chào đời. Đây là tình trạng phổ biến không quá nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ, tuy nhiên nếu tầng sinh môn bị rách quá sâu mà không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng về sau.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân rách tầng sinh môn có thể đến từ phía người mẹ, thai nhi, người hộ sinh hoặc các thủ thuật can thiệp sản khoa đường dưới. Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân mà mức độ rách ít hay nhiều có thể xảy ra, nếu rách tầng sinh môn cấp độ nhẹ có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe người mẹ, nhưng nếu rách tầng sinh môn cấp độ nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Chính vì vậy, mỗi người mẹ khi sinh con đều cần tìm hiểu thêm về tình trạng rách tầng sinh môn nhằm phòng ngừa tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Rách tầng sinh môn khi sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tình trạng rách tầng sinh môn khi sinh có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân từ phía người mẹ: Tầng sinh môn dài trong khi âm đạo lại hẹp, tầng sinh môn có sẹo từ đợt sinh trước (chất lượng khâu không tốt), tầng sinh môn bị phù nề (do chuyển dạ lâu hoặc do nhiễm độc thai nghén), người mẹ sinh con so khi tuổi đã cao,...</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân rách tầng sinh môn từ phía thai nhi: Kích thước thai nhi quá to, thai nhỏ nhưng lại sổ quá nhanh khiến cho tầng sinh môn không kịp giãn nở, cách sổ chẩm cùng, ngôi bất thường (đầu sau của ngôi mông, ngôi mặt)</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân do người hộ sinh: Người hộ sinh có kỹ thuật đỡ đầu không tốt, không hướng cho mặt em bé ngửa từ từ, không giúp cho đầu em bé cúi hết, kỹ thuật đỡ vai sau không thực hiện đúng. Ngoài ra, người hộ sinh nếu không phối hợp tốt với người mẹ, giúp người mẹ biết cách rặn đẻ thì nguy cơ cao tầng sinh môn sẽ bị rách nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">- Rách tầng sinh môn do can thiệp sản khoa đường dưới: Giác hút, Forceps là hai thủ thuật dễ gây rách tầng sinh môn (đặc biệt đối với thủ thuật forceps).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rách tầng sinh môn do can thiệp sản khoa đường dưới" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_20191021_080513_028054_phuong-phap-hut-thai.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rách tầng sinh môn do can thiệp sản khoa đường dưới</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Rách tầng sinh môn khi sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp rách tầng sinh môn khi sinh sẽ được phân loại theo độ rộng của vết rách và các mô bị tổn thương. Rách tầng sinh môn được chia thành 4 cấp độ từ rách độ 1 cho đến rách độ 4.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Rách tầng sinh môn độ 1</strong>: Vùng đáy chậu chỉ bị sầy da hoặc rách một đoạn rất ngắn. Thông thường đối với trường hợp này, quá trình sinh nở và sức khỏe người mẹ không bị ảnh hưởng, chỉ cần 1 vài mũi khâu đơn giản có thể xử lý được hoặc không cần điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Rách tầng sinh môn độ 2</strong>: Vết rách kéo dài hơn độ 1 và một phần da, mô cơ bị thương tổn. Đối với trường hợp này, người bệnh bắt buộc phải khâu vết thương lại sau khi sinh, một số triệu chứng đau nhức hoặc khó chịu tại tầng sinh môn có thể kéo dài khoảng 2 tháng sau khi sinh. Chính vì vậy, quá trình sinh hoạt vệ sinh hàng ngày hoặc chuyện giường chiếu có thể bị ảnh hưởng.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp tầng sinh môn không bị rách nhưng âm đạo người mẹ quá hẹp gây cản trở quá trình sinh nở thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện rạch tầng sinh môn nhằm mở rộng lối ra cho em bé. Tiểu phẫu thuật này có thể gây thương tổn đến mô cơ và da tương tự như tình trạng rách tầng sinh môn độ 2.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Rách tầng sinh môn độ 3</strong>: vết rách kéo dài gây thương tổn đến lớp cơ bao quanh ống hậu môn và cơ đáy chậu. Thương tổn do tình trạng rách tầng sinh môn độ 3 cần phải sử dụng nhiều mũi khâu hơn cấp độ 1 và 2, thời gian lành lại và giúp cho người mẹ cảm thấy thoải mái hơn có thể kéo dài hơn 2 tháng. Mọi hoạt động vệ sinh hàng ngày cần phải chú ý tránh gây nhiễm trùng, kiêng cữ không quan hệ tình dục ít nhất 2 tháng sau khi sinh, chế độ ăn uống hạn chế các thực phẩm gây sưng tấy,...</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Rách tầng sinh môn độ 4</strong>: Vết rách có thể kéo dài xuyên qua cơ thắt hậu môn tới ống hậu môn hoặc trực tràng. Tương tự đối với trường hợp rách tầng sinh môn độ 3, vết thương được khâu cần khoảng thời gian ít nhất 2 tháng mới có thể lành lại và cảm giác đau nhức khó chịu mới hết hẳn. Ngoài ra, người bệnh có thể mau chóng hồi phục sức khỏe và không gặp phải biến chứng nguy hiểm nào nếu như được chăm sóc hợp lý: vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vật lý trị liệu, chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng thuốc giảm đau đúng lúc, thuốc nhuận tràng (làm mềm phân) giảm thiểu áp lực lên trực tràng. Trong một số trường hợp ít gặp, sản phụ có thể mắc phải một số biến chứng mất kiểm soát hành vi đại - tiểu tiện hoặc xì hơi, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi và điều trị sớm.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Rách tầng sinh môn đọ 3, độ&nbsp;4" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Ráchtầngsinhmônđộ4.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Rách tầng sinh môn đọ 3, độ&nbsp;4</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Rách tầng sinh môn khi sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số biến chứng nặng có thể xuất hiện ở sản phụ khi bị rách tầng sinh môn:</p> <p style="text-align: justify;">- Rách tầng sinh môn gây rò trực tràng - âm đạo: mặc dù trường hợp biến chứng này xảy ra rất hiếm, nhưng tác hại mà biến chứng gây ra có thể ảnh hưởng cả về mặt tinh thần cũng như sức khỏe người bệnh. Một ống liên kết giữa trực tràng và âm đạo có thể hình thành gây ra hiện tượng phân và hơi dư từ trực tràng đi qua âm đạo. Sản phụ nếu có dấu hiệu bất thường như này cần phải tìm tới bác sĩ điều trị sớm nhất có thể, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Biến chứng của trường hợp rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4 có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang, ruột và cơ quan sinh dục của sản phụ. Một số trường hợp bị ảnh hưởng ngắn hạn trong một vài tháng sau sinh, hoặc có thể ảnh hưởng vĩnh viễn một số chức năng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ nhiễm trùng sau sinh: Quá trình sinh nở diễn ra quá lâu, y bác sĩ vệ sinh và khâu vết thương không cẩn thận, sản phụ không kiêng cữ sau sinh,... có rất nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương tầng sinh môn sau khi sinh. Bệnh nhân cần phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và tìm tới sự trợ giúp của các y bác sĩ nhằm chữa trị và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Rách tầng sinh môn khi sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tầng sinh môn sau khi sinh sẽ bị thương tổn nhiều, đặc biệt là khi bị rách độ 3 hoặc độ 4. Chính vì vậy quá trình chăm sóc tầng sinh môn của sản phụ cần được quan tâm chú ý nhằm hạn chế tối đa biến chứng nặng xuất hiện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp giảm đau tầng sinh môn:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Luôn đảm bảo tầng sinh môn sạch sẽ, không nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong 12 giờ đầu tiên sau sinh, thực hiện chườm đá tại vùng đáy chậu có thể giảm thiểu cơn đau nhức, giảm sưng tấy.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng một số loại bình xịt giảm đau tầng sinh môn chuyên dụng (ví dụ như New Mama Bottom Spray). Hiệu quả giảm đau nhau chóng, dễ sử dụng và khá an toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế tư thế đứng và ngồi liên tục để giảm áp lực lên vùng tầng sinh môn (tư thế đứng hoặc ngồi đều có thể làm căng tầng sinh môn), ngay cả khi cho em bé bú người mẹ cũng nên thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi thành tư thế nằm cho con bú.</p> <p style="text-align: justify;">- Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Cốgắngítvậnđộng,đặcbiệtlàphầnthândướiđểvếtkhâumaulành.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế cử động hai chân, nâng đỡ vật nặng hoặc ngồi dậy nhanh, mục đích làm giảm căng thẳng cho vùng đáy chậu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cách vệ sinh sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng tầng sinh môn:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng sau sinh. Bác sĩ khuyến cáo sản phụ nên tắm ít nhất 1 lần/ngày và vệ sinh sạch sẽ vùng đáy chậu khoảng 3,4 lần/ngày. Có thể kết hợp bình xịt giảm đau tầng sinh môn sau khi vệ sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ vết thương luôn sạch sẽ (khoảng 4 - 6 tiếng thay 1 lần).</p> <p style="text-align: justify;">- Sau khi tiểu - đại tiện cần phải rửa sạch sẽ và lau khô, không được giữ vùng đáy chậu bị ẩm ướt nguy cơ sản sinh vi khuẩn gây bệnh. Làm khô vùng đáy chậu sau vệ sinh là cần thiết nhưng chỉ nên sử dụng khăn mềm thấm hoặc giấy, không nên dùng máy sấy tóc để sấy (đặc biệt là chế độ nóng) vì vết thương có thể lâu lành hơn và nguy cơ bị bỏng vùng sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc kháng sinh ngừa viêm, nhiễm trùng có thể được bác sĩ chỉ định dùng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lưu ý khi đại - tiểu tiện sau khi bị rách tầng sinh môn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng rách tầng sinh môn khi sinh có thể gây ra nhiều tổn thương tới các lớp mô cơ, da vùng đáy chậu bảo gồm cả bên trong đường âm đạo và ống trực tràng. Sau sinh sản phụ sẽ được xử lý vết thương cẩn thận, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vết thương và khâu vá lại giúp tầng sinh môn mau chóng lành lại. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhiễm có thể được sử dụng, tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vấn đề đại -tiểu tiện sau sinh).</p> <p style="text-align: justify;">- Trong vài ngày đầu sau sinh, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống hạn chế chất xơ nhằm giảm bớt căng thẳng đến trực tràng trong mỗi lần đại tiện. Sản phụ nên hạn chế chất xơ ít nhất 2 ngày sau khi sinh, bắt đầu từ ngày thứ 3 có điều chỉnh chế độ ăn uống bình thường trở lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp bệnh nhân sau sinh không đi vệ sinh trong 48 giờ, người bệnh cần liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để kiểm tra tình trạng hoạt động của trực tràng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong giai đoạn vết thương rách tầng sinh môn chưa lành lại hoàn toàn, sản phụ cần chú ý các cử chỉ hành động hạn chế gây áp lực đến vùng đáy chậu. Ví dụ như biện pháp dùng tay đỡ vùng đáy chậu giảm áp lực khi cười rung, ho, hắt hơi, đi đại tiện,...</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiều trường hợp sản phụ sau khi sinh bị táo bón, trong khi đó trực tràng rất dễ bị tổn thương vì rách tầng sinh môn, vì vậy người bệnh có thể sử dụng một số chất làm mềm phân để hạn chế áp lực lên ống trực tràng khi đại tiện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số lưu ý khác cần chú ý sau khi bị rách tầng sinh môn</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Không nên quan hệ tình dục sau khi sinh trong khoảng thời gian ít nhất 6 tuần, trong trường hợp rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4 có thể phải kiêng cữ lâu hơn (khoảng 3 tháng). Đảm bảo vết thương đã lành lại hoàn toàn, nếu có dấu hiệu bị đau nhức khó chịu khi quan hệ tình dục cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để tư vấn kiểm tra.</p> <p style="text-align: justify;">- Sản phụ có thể tắm rửa hàng ngày nhưng không nên ngâm mình hoặc bơi lội khi vết thương chưa lành, nguy cơ nhiễm trùng cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống hạn chế chất xơ vài ngày đầu sau sinh, sau đó cần bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi để chất lượng phân tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Sản phụ nên vận động sau khi sinh nhằm giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau, giảm sưng tấy. Bài tập Kegel nhẹ nhàng và một số bài tập trị liệu khác có thể hỗ trợ giảm đau tầng sinh môn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị rách tầng sinh môn không được tập các bài tập có ảnh hưởng đến vùng đáy chậu trong khoảng 6 tuần đầu tiên sau sinh.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên nếu có dấu hiệu xuất hiện triệu chứng bất thường cần liên hệ bác sĩ điều trị sớm. Tái khám đúng hẹn kiểm tra vết thương, kịp thời phát hiện nguy cơ nhiễm trùng (nếu có).</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-sdgwk
Sót rau sau sinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Sót rau sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong quá trình mẹ bầu mang thai, các chất dinh dưỡng và Oxy cần thiết cho thai nhi đều được cung cấp từ cơ thể người mẹ thông qua nhau thai. Nhau thai là màng bọc bảo vệ tối ưu nhất cho thai nhi khi nằm trong bụng người mẹ, một phần của nhau thai sẽ bám vào thành tử cung người mẹ để giữ cố định bao thai trong tử cung. Thông thường, nhau thai sẽ được đẩy hết ra ngoài sau khi em bé chào đời vì nhiệm vụ nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi đã hoàn thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp một phần nhau thai không được đẩy ra ngoài hoặc vẫn bám dính vào thành tử cung, trường hợp này được gọi là hiện tượng sót một phần nhau thai (hoặc sót rau sau sinh).</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Nhau thai là màng bọc bảo vệ tối ưu nhất cho thai nhi khi nằm trong bụng người mẹ" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_Nhauthailàmàngbọcbảovệtốiưunhấtchothainhi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhau thai là màng bọc bảo vệ tối ưu nhất cho thai nhi khi nằm trong bụng người mẹ</em></p> <p style="text-align: justify;">Hiện tượng sót rau sau sinh có thể xảy ra ở bất kỳ sản phụ nào, nguyên nhân có thể đến từ người mẹ, kỹ thuật người hộ sinh không tốt hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác. Nếu bệnh nhân được phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sót rau thai thì sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình sức khỏe người mẹ. Trong trường hợp rau thai còn sót không được phát hiện hoặc phát hiện quá muộn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sản phụ, thậm chí đe dọa tính mạng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Sót rau sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có rất nhiều nguyên nhân có thể tác động làm tăng nguy cơ bị sót rau sau sinh, người ta đã phân ra 4 loại nguyên nhân chính như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Rau thai bị mắc kẹt: Sau khi em bé được sinh ra, rau thai tách khỏi thành tử cung hoàn toàn tuy nhiên trong quá trình bong tróc thì một phần rau thai bị kẹt ở phía sau cổ tử cung, cổ tử cung hoạt động co bóp để đẩy hết phần rau thai ra ngoài nhưng vẫn còn sót lại. Sau khoảng nửa giờ sau khi sinh, cổ tử cung sẽ có xu hướng đóng dần lại vì vậy rau bị sót sẽ khó phát hiện và xử lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Đờ tử cung: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sót rau sau sinh. Tử cung có vai trò co bóp sau khi em bé được sinh ra với mực đính chính là đẩy toàn bộ phần nhau thai ra khỏi tử cung vì chúng không có chức năng tái sử dụng. Tử cung đang co bóp tự nhiên ngừng lại hoặc tử cung co bóp không đủ mạnh được gọi là tình trạng đờ tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Đờ tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sót rau sau sinh." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Đờtửcung.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Đờ tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sót rau sau sinh.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Rau tiền đạo: Tình trạng bánh rau không được bám dính ở đáy tử cung mà lại nằm tại vị trí gần cổ tử cung được gọi là tình trạng rau tiền đạo. Rau tiền đạo cũng được chia thành 3 loại khác nhau dựa theo mức độ che lấp đường sinh nở: Rau tiền đạo bám mép, rau tiền đạo bán trung tâm và rau tiền đạo trung tâm. Mẹ bầu mang thai khi có rau tiền đạo sẽ cản trở quá trình sinh nở vì đường di chuyển của thai nhi bị bó hẹp hơn. Sau khi sinh, nguy cơ sót rau thai cũng cao hơn nhất nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">- Rau cài răng lược: Đây là trường hợp ít xảy ra, một phần hoặc toàn bộ nhai thai xâm lấn thành tử cung dẫn đến tình trạng nhau thai không thể bong hết hoàn toàn ra khỏi thành tử cung sau khi sinh. Trường hợp mẹ bầu gặp phải trường hợp rau cài răng lược thì khả năng xuất hiện biến chứng sau sinh là rất cao, cần kịp thời xử lý tránh nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh 4 nguyên nhân chính gây sót rau sau sinh được nếu trên, các yếu tố liên quan đến nhân viên y tế hoặc các di chứng của mẹ bầu từ trước cũng có thể làm tăng nguy cơ sót rau:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhân viên y tế không kiểm tra kỹ dấu hiệu rau thai còn sót hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng tử cung bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng do bệnh lý từ trước hoặc có tiền sử nạo phá thai có thể khiến cho một phần rau thai bị dính vào các vị trí bị viêm nhiễm đó, không thể bong tróc khi tử cung co bóp.</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ bầu từng mổ lấy thai trước đó có thể hình thành sẹo ở tử cung. Một phần rau thai có thể bám dính tại vị trí vết sẹo, rất khó bị bong tróc ngay cả khi tử cung co bóp mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">Một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị sót rau sau sinh cao hơn bình thường:</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ bầu sinh non (thai nhi chưa qua tuần thứ 34)</p> <p style="text-align: justify;">- Những người mẹ từng sinh trên 5 người con trước đó</p> <p style="text-align: justify;">- Những sản phụ có tiền sử từng bị sót rau sau sinh</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ mang thai có độ tuổi trên 35 cũng có nguy cơ bị sót rau sau sinh</p> <p style="text-align: justify;">- Quá trình chuyển dạ kéo dài</p> <p style="text-align: justify;">- Sản phụ từng có tiền sử phẫu thuật tử cung trước đó,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Sót rau sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số triệu chứng của tình trạng sót rau sau sinh có thể bị nhầm lẫn với những biểu hiện thông thường của sản phụ mới sinh em bé, chính vì vậy mọi người thường lơ là bỏ qua nguy cơ sót rau có thể xảy ra. Sót rau sau sinh có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người mẹ, tuy nhiên rau thai còn sót nếu không được xử lý sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng sản phụ. Bệnh nhân cần báo ngay cho các nhân viên y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau sinh như:</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu bất thường sau sinh: Đây là dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của tình trạng sót rau sau sinh, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân hiểu lầm tình trạng bất thường này là biểu hiện ra sản dịch thông thường. Nếu chú ý kỹ, chắc chắn có thể nhận biết máu sản dịch và máu do sót rau có nhiều điểm khác biệt. Máu của hiện tượng sót rau sau sinh thường có màu đỏ tươi lẫn một số cục máu, dịch kèm theo có màu đen, dịch có mùi hôi khó chịu, lượng máu chảy ra nhiều.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chảy máu bất thường sau sinh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Chảymáubấtthườngsausinh.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chảy máu bất thường sau sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện khi bị sót rau sau sinh như: Biểu hiện sốt cao, đau bụng âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm, khả năng co hồi tử cung kém, cơ thể người bệnh yếu ớt, có thể bị chóng mặt, choáng váng hoặc thậm chí ngất xỉu do máu ra nhiều,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Sót rau sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Sót rau sau sinh có ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tiếp theo</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng sót rau sau sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, triệu chứng bệnh gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời có thể bảo tồn tử cung và khả năng mang thai lần tiếp theo.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng sót rau sau sinh được xử lý nhưng có thể vẫn để lại tổn thương cho thành tử cung, khả năng lần sinh nở tiếp theo cũng có nguy cơ cao bị sót rau thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tình trạng sót rau sau sinh được xử lý nhưng có thể vẫn để lại tổn thương cho thành tử cung" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_rau-thai-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tình trạng sót rau sau sinh được xử lý nhưng có thể vẫn để lại tổn thương cho thành tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp tình trạng sót rau sau sinh không được phát hiện từ sớm hoặc lựa chọn biện pháp chữa trị không phù hợp có thể xuất hiện các biến chứng như: viêm nhiễm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, tắc ống dẫn trứng, xuất huyết tử cung,... Đối với những trường hợp biến chứng nguy hiểm hơn, bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bỏ hoàn toàn tử cung người mẹ để bảo vệ tính mạng sản phụ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Sót rau sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Sinh mổ có bị sót rau thai không?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đối với trường hợp sinh nở thông thường, sau khi em bé chào đời tử cung người mẹ vẫn sẽ tiếp tục co bóp, rau thai bám dính tại thành tử cung sẽ tự động bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể theo lực co bóp của tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp rau thai không được đẩy hết ra ngoài vì nhiều nguyên nhân có thể xảy ra từ cấu tạo bất thường của nhau thai, tiền sử bệnh lý của sản phụ hoặc kỹ thuật hộ sinh kém, đây được coi là tình trạng sót rau sau thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rau thai bám dính tại thành tử cung sẽ tự động bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể theo lực co bóp của tử cung" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_rau-thai-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rau thai bám dính tại thành tử cung sẽ tự động bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể theo lực co bóp của tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;">Đối với trường hợp mẹ bầu được sinh mổ thì việc lấy rau thai và sản dịch sẽ được bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp rau thai vẫn bị sót lại một phần do rau thai bị mắc kẹt và ẩn nấp tại vị trí khó phát hiện, quá trình vệ sinh tử cung của nhân viên y tế chưa tốt hoặc một phần rau thai bị dính quá chặt vào thành tử cung nên không thể gỡ hết được. Hầu hết sản phụ được sinh mổ đều được kiểm tra tình trạng sức khỏe sau khi sinh, bao gồm cả siêu âm phát hiện sót rau thai để kịp thời xử lý bằng các biện pháp điều nội khoa.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Sót rau sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sau khi sinh, nếu sản phụ phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường&nbsp; (đặc biệt là tình trạng chảy máu có mùi hôi và kèm dịch màu đen), sản phụ cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ chuyên khoa sản nhằm kiểm tra nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không được giấu diếm hoặc tự ý mua thuốc xử lý khi chưa tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng của sản phụ trước, nếu có dấu hiệu nghi ngờ có sót rau thai thì có thể tiến hành thực hiện siêu âm hoặc nội soi. Hình ảnh siêu âm có thể xác định được vị trí rau thai còn sót và các thương tổn có thể xuất hiện trong tử cung. Nội soi có thể được chỉ định thực hiện nhằm kiểm tra kỹ hơn vị trí của những phần rau thai còn sót, kết hợp loại bỏ rau thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp xử lý tình trạng sót rau sau sinh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa: Sau khi có kết quả chẩn đoán sản phụ bị sót rau sau sinh, tùy thuộc vào mức độ rau thai còn sót và mức độ chảy máu của sản phụ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Thông thường, biện pháp sử dụng thuốc để điều trị loại bỏ rau thai sẽ được chỉ định thực hiện đầu tiên. Nếu dịch và máu bị ra nhiều hoặc hiệu quả điều trị thuốc không có tác dụng thì các thủ thuật nạo hút rau thai có thể được chỉ định thực hiện. Rau thai tích tụ, bám dính trong tử cung quá lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này hoặc thậm chí đe dọa tính mạng sản phụ. Ví dụ như tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng một phần thành tử cung do rau thai bám dính nếu không được xử lý kịp thời có thể lan rộng ra toàn bộ tử cung và các tổ chức xung quanh.</p> <p style="text-align: justify;">Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ quá trình đẩy nhau thai ra khỏi tử cung bằng cách ăn rau ngót hoặc xay lấy nước rau ngót để uống, ăn đu đủ xanh,... Các loại thực phẩm này có tác dụng kích thích tử cung co bóp mạnh hơn, sản dịch và rau thai sẽ được đẩy ra ngoài nhanh hơn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hỗ trợ quá trình đẩy nhau thai ra khỏi tử cung bằng cách ăn rau ngót hoặc xay lấy nước rau ngót để uống, ăn đu đủ xanh,..." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20201125_142631_453870_ba-bau-an-canh-rau-.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hỗ trợ quá trình đẩy nhau thai ra khỏi tử cung bằng cách ăn rau ngót hoặc xay lấy nước rau ngót để uống, ăn đu đủ xanh,...</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật xử lý tình trạng bệnh nghiêm trọng: Trường hợp tử cung của sản phụ đã bị rau thai gây viêm nhiễm nghiêm trọng, tình trạng chảy máu kéo dài không thể kiểm soát, sức khỏe người bệnh suy yếu,... bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung để bảo vệ cơ thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Sót rau sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc sản phụ bị sót rau sau sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sau khi sinh, sản phụ cần được chăm sóc kỹ càng về chế độ ăn uống, thời gian ngủ nghỉ và đặc biệt theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xảy ra để kịp thời xử lý. Trường hợp sản phụ bị ra máu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ khoa sản nhằm kiểm tra nguyên nhân gây bệnh, khả năng cao là do sót rau thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các loại rau củ xanh như rau ngót, đu đủ nhằm thúc đẩy quá trình co bóp tử cung đẩy sản dịch và rau thai nhanh hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Giữ ấm bụng giảm thiểu các cơn đau bụng khó chịu, uống nước ấm, nước hoa quả,...</p> <p style="text-align: justify;">- Tái khám bệnh kiểm tra sức khỏe cả mẹ và con.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/sot-rau-sau-sinh-slvzg
Mổ lấy thai
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Mổ lấy thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Mổ lấy thai nghĩa là gì?</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Mổ lấy thai là một phẫu thuật cơ bản trong sản khoa nhằm mục đích đưa thai và phần phụ của thai ra khỏi buồng tử cung qua đường rạch ở tử cung và thành bụng. Mổ lấy thai được chỉ định trong các trường hợp không thể sinh thường (đẻ đường âm đạo) hoặc sinh thường gặp khó khăn, nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ và trẻ sơ sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tỷ lệ mổ lấy thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ở nước ta hiện nay tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng lên nhanh. Có một số lý do được đưa ra để giải thích cho việc này, cụ thể như:</p> <p style="text-align: justify;">- Do chính sách dân số, quan điểm cá nhân và các yếu tố xã hội khác nên mỗi phụ nữ thường chọn sinh 1-2 con. Tỷ lệ con so tăng lên, một số chỉ định mổ lấy thai ở người con so như thai to, đa thai, rau tiền đạo, tiền sản giật và sản giật…sẽ gặp nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Một bộ phận phụ nữ kết hôn muộn, tỷ lệ hỗ trợ sinh sản ngày càng tăng, do đó tuổi mang thai và sinh đẻ của phụ nữ tăng lên.</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi sát chuyển dạ làm tăng khả năng phát hiện những yếu tố nguy cơ cho mẹ và thai nhi nên tăng các chỉ định phải mổ lấy thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Theo dõi sát chuyển dạ làm tăng khả năng phát hiện những yếu tố nguy cơ cho mẹ và thai nhi" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_20201019_chuyen-khoa-san-medlatec-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Theo dõi sát chuyển dạ làm tăng khả năng phát hiện những yếu tố nguy cơ cho mẹ và thai nhi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ ngôi thai bất thường tăng, các thủ thuật đỡ đẻ trong ngôi bất thường như ngôi ngược, ngôi mông ít được thực hành, chủ yếu chỉ định mổ lấy thai để an toàn cho mẹ và con.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ áp dụng thủ thuật forceps, giác hút sản khoa hiện nay ít được các bác sĩ thực hành trong đỡ đẻ khó.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ đẻ cũ ngày càng tăng đáng kể.</p> <p style="text-align: justify;">- Khoa học kỹ thuật về nhi khoa, sơ sinh ngày càng phát triển, ứng dụng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho lĩnh vực sản khoa phát triển, đặc biệt là trong các trường hợp điều trị đa thai, thai hỗ trợ sinh sản, chuyển dạ sinh non.</p> <p style="text-align: justify;">- Do yếu tố tâm lý, xã hội, nhu cầu của các sản phụ xin được sinh mổ nhiều hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Mổ lấy thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật lấy thai không phải là không có biến chứng. Biến chứng xảy ra bao gồm ảnh hưởng đến cả mẹ và con.</p> <p style="text-align: justify;">Một loạt biến chứng liên quan đến phẫu thuật lấy thai gây ra như thương tổn một số tạng khác trong ổ bụng (bàng quang, niệu quản, ruột…), sót lại dị vật ngoài ý muốn của thầy thuốc. Mọi hình thức của nhiễm khuẩn hậu sản đều có thể gặp sau mổ lây thai: viêm niêm mạc tử cung, viêm phúc mạc… Biến chứng chảy máu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong mổ chảy máu nhiều do các vết rách thêm từ vết cắt, đờ tử cung, rối loạn đông máu. Những ngày sau mổ từ ngày thứ ba trở đi dễ có biến chứng nhiễm khuẩn, đặc biệt tại vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn. Tai biến tắc mạch cũng có thể xảy ra, tắc mạch ở chi, tiểu khung, não và phổi. Yếu tố thuận lợi là nhiễm khuẩn và ít vận động sớm sau mổ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Những ngày sau mổ từ ngày thứ ba trở đi dễ có biến chứng nhiễm khuẩn" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_tổnmộtsốtạngkháctrongổbụng.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Những ngày sau mổ từ ngày thứ ba trở đi dễ có biến chứng nhiễm khuẩn</em></p> <p style="text-align: justify;">Theo một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ mổ lấy thai cao hơn so với những đứa trẻ sinh đường âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày nay phẫu thuật mổ lấy thai đã trở thành rất phổ biến. Kỹ thuật mổ lấy thai gần như tới mức hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ định mổ lấy thai vẫn luôn là đề tài khó, gây tranh luận sôi nổi. Chúng ta không nên lạm dụng quá mức chỉ định mổ lấy thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Mổ lấy thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đứng trước một ca sinh, việc quyết định theo dõi chuyển dạ sinh thường hay sinh mổ luôn là vấn đề làm đau đầu các bác sĩ sản khoa. Bởi vì mỗi thai phụ có những yếu tố nguy cơ, những thuận lợi khác nhau, trong chuyển dạ có thể xuất hiện nhiều biến cố đột ngột dẫn đến phải mổ lấy thai. Vì thế, nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai là chủ đề được nhiều bác sĩ, nhà khoa học quan tâm. Trong một số trường hợp thai phụ trước khi chuyển dạ đã được xếp vào nhóm có chỉ định mổ lấy thai gần như tuyệt đối như rau tiền đạo trung tâm, tiền sản giật nặng, thai to…. Mặt khác, có những thai phụ có chỉ định mổ lấy thai chỉ mang tính chất tương đối như con so cao tuổi, con quý hiếm…. Trong thực tế thực hành lâm sàng sản khoa cho thấy, hiện nay nhiều thai phụ được chỉ định mổ lấy thai vì các lý do tương đối, ở một thai phụ có ít nhất hai lý do tương đối có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến cuộc chuyển dạ. Hơn nữa, việc áp dụng các thủ thuật hỗ trợ sinh đường âm đạo như focxep, giác hút hiện nay ít được thực hành do nhiều nguy cơ sang chấn cho mẹ và con nên các bác sĩ sản khoa chọn mổ lấy thai cho an toàn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Các thai phụ được chỉ định mổ lấy thai khi việc theo dõi cuộc chuyển dạ phát hiện các yếu tố không thuận lợi cho mẹ và thai như suy thai cấp, mẹ mất máu cấp, sản giật… Hoặc vì lý do cấp cứu nào đó buộc phải lấy thai ra mà không đủ điều kiện đẻ đường âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">Mỗi kiểu phân loại các chỉ định mổ lấy thai đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, không có căn cứ để phân loại một cách tuyệt đối. Theo mục đích, tính chất cấp cứu của chỉ định mổ lấy thai, nhiều tác giả đã chia các chỉ định mổ lấy thai thành hai nhóm lớn:</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định mổ lấy thai chủ động: hay mổ lấy thai không cấp cứu, mổ lấy thai dự phòng đối với những thai phụ đã có những nguy cơ, khó khăn từ trước, phát hiện trong lúc mang thai. Trong trường hợp này có thể mổ trước chuyển dạ hoặc khi bắt đầu có chuyển dạ. Một số chỉ định như: Thai to tuyệt đối, mẹ bệnh tim, khung chậu hẹp, tiền sản giật nặng…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chỉ định mổ lấy thai chủ động" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20190717_091509_639565_20190520_134034_824.max-1800x1800.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chỉ định mổ lấy thai chủ động</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ: Mổ lấy thai cấp cứu:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các nguyên nhân do tử cung gồm có: tử cung có sẹo mổ cũ, cổ tử cung không tiến triển, cơn co tử cung cường tính…</p> <p style="text-align: justify;">+ Các nguyên nhân do thai: Thai to, suy thai, ngôi mông thiếu, ngôi bất thường khác, song thai, ngôi đầu không lọt, …</p> <p style="text-align: justify;">+ Các nguyên nhân do phần phụ: rau tiền đạo, rau bong non, ối xanh bẩn, hết ối, sa dây rốn…</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm do các yếu tố xã hội: con so cao tuổi, con quý hiếm…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Mổ lấy thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Kỹ thuật mổ lấy thai</b></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tư thế người bệnh và kíp mổ</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">Thông thường nhất là tư thế nằm ngang trên bàn, hai chân khép lại. Đôi khi để người bệnh ở tư thế đặc biệt hơn. Ví dụ nằm nghiêng trái nếu có suy thai hy vọng cải thiện được tuần hoàn rau thai. Trong trường hợp đầu thai nhi đã lọt sâu trong tiểu khung có thể cho bệnh nhân nằm dạng chân trong lúc mổ để trợ thủ viên thứ 2 đứng giữa 2 chân bệnh nhân và đẩy đầu thai nhi lên cao khi phẫu thuật viên tiến hành lấy đầu thai. Luôn luôn phải đặt ống thông bàng quang trong mọi trường hợp mổ lấy thai để bàng quang xẹp xuống, tránh tổn thương bàng quang. Phẫu thuật viên chính đứng bên trái thai phụ, dụng cụ viên đứng cùng bên và ở phía trái phẫu thuật viên, hai trợ thủ đứng bên đối diện. Tuy nhiên còn có cách bố trí khác nếu thật cần thiết phù hợp với tình huống ca bệnh và kíp mổ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đường rạch thành bụng</strong>: có 3 đường mổ hay áp dụng</p> <p style="text-align: justify;">- Đường trắng giữa dưới rốn: thường dài trung bình khoảng 10 – 15cm, đi từ gần rốn đến bờ trên khớp vệ, tùy theo từng trường hợp mà phẫu thuật viên rạch độ dài vừa đủ để thuận lợi cho việc lấy thai. Mổ lấy thai theo đường rạch thành bụng này tương đối thuận lợi, thao tác mổ nhanh, ít chảy máu, nguy cơ tụ máu thành bụng ít. Tuy nhiên đường rạch này có hai nhược điểm về thẩm mỹ và thành bụng dễ bị yếu, dễ bị sẹo lồi sau này.</p> <p style="text-align: justify;">- Đường rạch Pfannenstiel: đường rạch này nằm ngang trên khớp vệ và hai đầu đường rạch hơi cong lên phía trên. Đường rạch nằm cao hơn bờ trên khớp mu khoảng 2 cm, chiều dài đường rạch tùy theo từng trường hợp phẫu thuật viên sẽ quyết định để đảm bảo lấy thai dễ dàng, ít sang chấn cho thành bụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Kỹ thuật mở bụng Joel-Cohen: gần giống với đường rạch Pfannenstiel, nhưng đường rạch da này cao hơn độ 2cm, rạch thẳng sang ngang chứ không cong lên hai bên. Chỉ rạch đứt da và lớp dưới da, còn lại các lớp cân cơ, phúc mạc được các phẫu thuật viên xé chứ không cắt đứt, do vậy mạch máu và thần kinh không bị tổn thương. Ưu điểm hơn hẳn là thời gian mở bụng rất nhanh, máu chảy ít. Nhược điểm là sẹo mổ nằm cao hơn so với đường rạch Pfannenstiel, phẫu trường nhiều khi hơi hẹp làm khó lấy đầu thai. Hiện nay kỹ thuật mở bụng bằng đường rạch này được dùng phổ biến nhất, đảm bảo thẩm mỹ và phẫu thuật nhanh, ít chảy máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mở phúc mạc đoạn dưới tử cung và mở tử cung</strong></p> <p style="text-align: justify;">Kỹ thuật mở tử cung lấy thai là vấn đề then chốt, trước đây thường hay mổ dọc thân tử cung lấy thai, nhưng hiện nay đã chuyển sang kỹ thuật mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai. Trước hết là dùng dao hay kéo cong mở ngang phúc mạc đoạn dưới tử cung, dùng tăm bông đẩy phúc mạc ra khỏi đoạn dưới tử cung, sau đó đẩy bàng quang xuống thấp để khi rạch ngang đoạn dưới tử cung lấy thai không rạch vào bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">Mở tử cung ở ngang đoạn dưới, trên mép bàng quang khoảng 2cm hay ở giữa 2 mép phúc mạc. Mở ngang đoạn dưới tử cung có thể dùng dao hoặc kéo cong tùy theo từng phẫu thuật viên. Hầu hết dùng dao mở một lỗ nhỏ sau đó dùng kéo cắt hoặc dùng hai ngón tay xé sang hai bên. Khó khăn của thì này là trường hợp đoạn dưới thành lập chưa tốt, hẹp và dày, đặc biệt là trong ngôi vau, ngôi ngược, rau tiền đạo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lấy thai và lấy rau</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây là bước quan trọng trong phẫu thuật lấy thai. Phẫu thuật viên sẽ dùng tay thuận lấy đầu thai nhi đối với ngôi đầu. Nếu ngôi ngược thì lấy chân hoặc lấy mông tuy theo kiểu ngôi thai, tư thế của thai trong tử cung. Đối với ngôi chếch, ngôi vai, ngôi ngang thì phẫu thuật viên phải tìm được chân thai nhi và lấy chân thai. Khi lấy thai nhi ra khỏi tử cung, phẫu thuật viên có thể dùng hai bàn tay ôm chung quanh lồng ngực thai và bóp nhẹ nhàng vài lần giúp tống hết dịch ở đường hô hấp ra ngoài giúp trẻ thở tốt hơn, đặc biệt trong các trường hợp mổ chủ động chưa có chuyển dạ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Lấy thai và lấy rau" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_unnamed.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Lấy thai và lấy rau</em></p> <p style="text-align: justify;">Lấy rau và kiểm soát tử cung: Sau khi lấy thai, phẫu thuật viên tiến hành lấy rau bằng cách cho tay vào buồng tử cung qua vết mổ hoặc ấn đáy tử cung cho rau tự bong ra, trường hợp rau khó bong thì tiến hành bóc rau nhân tạo. Thời điểm này phẫu thuật viên phải kiểm tra chảy máu ở chỗ rạch cơ tử cung, đặc biệt là hai góc vết rạch của tử cung, nếu chảy máu nhiều phải kẹp cầm máu trước khi lấy rau. Sau khi lấy hết rau thì dùng gạc sạch lau buồng tử cung sạch tránh sót rau trong buồng tử cung. Sau khi kiểm soát tử cung phẫu thuật viên phải đánh giá tử cung co tốt không, máu chảy nhiều không, nếu có phải dùng tăng co tử cung ngay và khâu cầm máu, thắt động mạch để hạn chế chảy máu nếu cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Khâu phục hồi tử cung</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có 2 kỹ thuật khâu phục hồi cơ tử cung đó là khâu một lớp hay khâu hai lớp. Khâu một lớp là kỹ thuật hiện nay được dùng nhiều hơn, mũi khâu phải lấy hết chiều dày cơ tử cung. Với trường hợp cơ tử cung dày có thể khâu mũi vắt 2 lớp, lớp sau phủ kín lớp trước. Trong quá trình khâu cơ tử cung phải chừa lại lớp nội mạc tử cung để tránh lạc nội mạc tử cung trong cơ sau này và chú ý tránh tổn thương bàng quang. Sau khi khâu xong lớp cơ tử cung, trước khi khâu phủ phúc mạc phải kiểm tra kỹ xem có bị chảy máu từ vết khâu cơ tử cung không, đặc biệt là hai góc vết cắt tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Lau ổ bụng, kiểm tra hai phần phụ hai bên, kiểm tra tử cung. Nếu không có động tác này sẽ dễ bỏ qua các bệnh lý khác như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, xót gạc trong ổ bụng. Tiến hành triệt sản nếu có chỉ định và bệnh nhân đồng ý.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đóng bụng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khâu đóng thành bụng theo bốn lớp: Lớp phúc mạc, lớp cân cơ, lớp cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu và lớp da khâu bằng chỉ không tiêu hoặc chỉ tiêu. Nếu khâu chỉ không tiêu sẽ có chỉ định rút chỉ sau 5-7 ngày tùy diễn biến từng ca mổ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc và điều trị sau mổ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng kháng sinh: Dùng kháng sinh dự phòng trong các trường hợp nguy cơ thấp. Hoặc tiêm kháng sinh tĩnh mạch ngày sau khi kẹp dây rốn.</p> <p style="text-align: justify;">- Các chăm sóc khác: Hướng dẫn bệnh nhân cho con bú mẹ càng sớm càng tốt. Thông bàng quang nên rút trước 6 giờ, không nên để quá 24 giờ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sau đẻ. Hướng dẫn chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng tốt cho sản phụ sau sinh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/mo-lay-thai-sumbx
Viêm tai giữa mủ cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm tai giữa mủ cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dịch tễ VTG cấp ở Mỹ</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hay gặp ở trẻ 3 tháng - 3 tuổi, nhiều nhất là trẻ 6-9 tháng</li> <li style="text-align: justify;">Đến 1 tuổi</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hay gặp ở trẻ 3 tháng - 3 tuổi, nhiều nhất là trẻ 6-9 tháng" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_dieu-tri-viem-tai-giua-o-tre_taimuihongsg.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hay gặp ở trẻ 3 tháng - 3 tuổi, nhiều nhất là trẻ 6-9 tháng</em></p> <p style="text-align: justify;">- 60% trẻ có 1 đợt VTG</p> <p style="text-align: justify;">- 17% trẻ có ít nhất 3 đợt VTG</p> <p style="text-align: justify;">Là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ em phải dùng kháng sinh</p> <ul> <li style="text-align: justify;">60% trẻ bị VTG trong 6 tháng đầu thì ít nhất có 2 lần tái phát khi trẻ đến 2 tuổi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">TẠI VIỆT NAM</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nghiên cứu trên 3.168 trẻ em ở huyện Tây Sơn, Bình Định tỷ lệ hiện mắc VTG 24,4%, trong đó VTG thanh dịch chiếm chủ yếu (23,4%)</li> <li style="text-align: justify;">Các nghiên cứu khác VTG cấp chiếm khoảng 5%</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Vậy Viêm tai giữa cấp là gì ?</p> <p style="text-align: justify;">Định nghĩa :</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa cấp là quá trình viêm ở tai giữa</p> <p style="text-align: justify;">- Khởi phát đột ngột</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể có mủ ở tai giữa hoặc không</p> <p style="text-align: justify;">- Không kéo dài quá 3 tháng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhắc lại giải phẫu tai giữa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tai gồm 3 phần :</p> <p style="text-align: justify;">- Tai ngoài</p> <p style="text-align: justify;">- Tai giữa: gồm : hòm tai, vòi nhĩ và các xoang chũm</p> <p style="text-align: justify;">- Tai trong</p> <p style="text-align: justify;"><em>Hòm nhĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Là một hốc rỗng nằm trong xương đá, hình lăng kính lõm 2 mặt, có 6 thành.</p> <p style="text-align: justify;">- Thành dưới thấp hơn sàn ống tai ngoài 2mm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thành ngoài là màng nhĩ : màng nhĩ trẻ em thường nằm nghiêng hơn người lớn, ống tai ngoài lại nhỏ do vậy sẽ khó soi và khó đánh giá hơn so với người lớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong hòm nhĩ : chứa hệ thống xương con gồm có 3 xương. Xương con và màng nhĩ sẽ thực hiện chức năng biến đổi âm thanh từ dạng sóng cơ học thành chuyển động cơ học ; Dẫn truyền âm thanh vào tai trong ; khuyếch đại âm thanh.</p> <p style="text-align: justify;">Do vậy khi viêm tai giữa cấp, dịch sẽ làm hạn chế sự chuyển động của xương con và màng nhĩ, vì vậy nghe kém là triệu chứng luôn luôn có.</p> <p style="text-align: justify;">- Hòm nhĩ thông với thành bên vòm họng bởi vòi nhĩ, thông với xương chũm bởi thượng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Vòi nhĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cấu trúc vòi nhĩ gồm 2 phần sụn và xương.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phần xương chiếm 1/3 chiều dài của nó, nằm dưới ống cơ căng màng nhĩ.</li> <li style="text-align: justify;">Phần sụn: nằm dưới rãnh giữa cánh bướm lớn và phần đá xương thái dương chiếm 2/3 chiều dài của vòi nhĩ.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cấu trúc vòi nhĩ gồm 2 phần sụn và xương." src="/ImagePath/images/20210921/20210921_Vòinhĩ.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu trúc vòi nhĩ gồm 2 phần sụn và xương.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điểm nối giữa phần sụn và phần xương của vòi nhĩ là chỗ hẹp nhất gọi là eo vòi.</p> <p style="text-align: justify;">- Vòi nhĩ ở người trưởng thành dài khoảng 37 mm</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng sinh lý của vòi nhĩ</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bảo vệ chống áp lực âm thanh.</li> <li style="text-align: justify;">Dẫn lưu các chất tiết từ hòm nhĩ.</li> <li style="text-align: justify;">Chức năng thông khí với hòm nhĩ bù lượng oxy đã bị hấp thụ ở tai giữa.</li> <li style="text-align: justify;">Duy trì sự cân bằng áp lực trong và ngoài màng tai.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Ở người lớn vòi nghiêng một góc 45o so với mặt phẳng nằm ngang</p> <p style="text-align: justify;">- Hướng đi của vòi nhĩ là nghiêng từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, từ trong ra ngoài, tận cùng ở thành bên họng gọi là loa vòi.</p> <p style="text-align: justify;">- Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi ta nuốt hoặc ngáp dưới tác dụng của cơ căng màn hầu và cơ vòi hầu, làm cân bằng áp lực không khí giữa hòm tai và tai ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trẻ em:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Vòi nhĩ ngắn hơn</li> <li style="text-align: justify;">Nằm ngang hơn</li> <li style="text-align: justify;">Rộng hơn</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Do vậy dễ gây viêm tai giữa cấp ở trẻ em hơn là người lớn</p> <p style="text-align: justify;"><em>Xương chũm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thông với hòm nhĩ bởi sào đạo thông với thượng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Là nơi chứa khí dự trữ để đảm bảo áp lực khí ở hòm nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em: thông bào còn ít, xương chũm chưa phát triển như ở ngời lớn.</p> <p style="text-align: justify;">VTG cấp mủ là tình trạng viêm và tạo mủ trong tai giữa mà biểu hiện triệu chứng ra ngoài ở hòm nhĩ, ở tai trước đó hoàn toàn bình thường, thời gian bị bệnh &lt; 12 tuần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm tai giữa mủ cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của VTG</p> <p style="text-align: justify;">Thường là do đa yếu tố bao gồm</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn chức năng vòi tai</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng ( vi khuẩn )</p> <p style="text-align: justify;">+ Dị ứng ; khả năng miễn dịch suy giảm; khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất, ô nhiễm môi trường…</p> <p style="text-align: justify;">Như vậy tóm lại là sự phối hợp giữa 2 yếu tố chủ yếu:</p> <p style="text-align: justify;">Viêm sau nhiễm trùng của niêm mạc mũi họng ; niêm mạc tai giữa</p> <p style="text-align: justify;">Sự giảm thông khí các hốc tai giữa do sự rối loạn chức năng vòi</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm tai giữa cấp :</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm tai giữa cấp tạo mủ</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm tai giữa cấp không tạo mủ</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm tai giữa cấp tái phát</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tai giữa cấp mủ</strong></p> <p>- Nguyên nhân : do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn ở hòm nhĩ giống như vi khuẩn ở vòm mũi họng.</p> <p>- Đường vào: vi khuẩn theo vòi nhĩ từ vòm mũi họng lên hòm nhĩ.</p> <p>- Điều kiện thuận lợi</p> <ul> <li>Do cấu trúc giải phẫu: vòi nhĩ trẻ nhỏ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người lớn.</li> <li>Do tần xuất viêm VA và mũi xoang cấp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn.</li> <li>Thời điểm giao mùa.</li> <li>Trẻ suy dinh dưỡng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm tai giữa mủ cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn xung huyết</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Triệu chứng toàn thân :</em></p> <p style="text-align: justify;">Trên cơ sở 1 nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp trên 3 - 4 ngày trước đó, các triệu chứng đã giảm, đột ngột xuất hiện :</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng nhiễm trùng : sốt cao 39 - 400C</p> <p style="text-align: justify;">- Phản ứng màng não.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ năng :</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đau sâu trong tai, lan ra vùng thái dương.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Đau sâu trong tai, lan ra vùng thái dương" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_dau-mang-tai-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau sâu trong tai, lan ra vùng thái dương</em></p> <p style="text-align: justify;">- Quấy khóc, kém ăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Khóc thét mỗi khi chạm vào tai đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Bú một bên</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ lớn hoặc người lớn : thấy ù tai, nghe kém.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thực thể :</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điểm đau sào bào (+). Trẻ nhỏ chỉ cần chạm vào tai là khóc thét, gạt tay thầy thuốc ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Soi màng nhĩ có thể thấy 1 trong các hình ảnh sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Màng nhĩ xung huyết toàn bộ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xung huyết vùng rìa và dọc theo cán búa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất nón sáng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn ứ mủ</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Triệu chứng toàn thân :</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng nhiễm trùng rõ rệt và rầm rộ.</p> <p style="text-align: justify;">- RLTH : ỉa lỏng.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ năng :</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đau tai tăng.</p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai tăng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe kém rõ.</p> <p style="text-align: justify;">- Chóng mặt (±).</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thực thể :</em></p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ phồng lên như mặt kính đồng hồ.</p> <p style="text-align: justify;">- Hoặc có thể thấy hình ảnh "vú bò"</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ dầy, mất bóng.</p> <p style="text-align: justify;">- Màu vàng nhạt, có hình ảnh "mức nước"</p> <p style="text-align: justify;">- Điểm đau sào bào (+).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn vỡ mủ</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Toàn thân :</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sốt giảm</p> <p style="text-align: justify;">- RLTH giảm</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cơ năng : triệu chứng giảm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đau tai giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe tăng</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thực thể :</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ống tai ngoài có mủ vàng chanh, loãng, không mùi</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ có lỗ thủng.</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí : thường ở trung tâm.</p> <p style="text-align: justify;">- Lỗ thủng thường nhỏ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm tai giữa mủ cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiên lượng của hầu hết các bệnh nhân bị VTG cấp là rất tốt. Tử vong do VTG cấp là một điều hiếm khi xảy ra trong thời hiện đại. Do tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các nước phát triển, việc chẩn đoán và điều trị sớm đã giúp tiên lượng tốt hơn về căn bệnh này. Liệu pháp kháng sinh hiệu quả là phương pháp điều trị chính. Nhiều yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến diễn biến bệnh. Trẻ em có ít hơn ba đợt VTG cấp có khả năng được giải quyết các triệu chứng chỉ với một đợt kháng sinh cao hơn gấp ba lần so với những trẻ hay bị VTG cấp vào các mùa ngoài mùa đông.</p> <p style="text-align: justify;">- Những trẻ từng bị biến chứng của VTG thường khó điều trị và có xu hướng tỷ lệ tái phát cao hơn. Các biến chứng nội sọ, tuy rất hiếm nhưng có tỷ lệ tử vong đáng kể.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em có tiền sử bị VTG có nguy cơ bị nghe kém dẫn truyền ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trẻ bị VTG trong 24 tháng đầu đời thường gặp khó khăn trong việc nhận biết các phụ âm có tần số tần số cao, chẳng hạn như âm huýt sáo, tiếng còi…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Do sự sắp xếp phức tạp của các cấu trúc trong và xung quanh tai giữa nên các biến chứng một khi đã phát triển sẽ rất khó điều trị. Các biến chứng có thể được chia thành biến chứng ngoài sọ và nội sọ.</p> <p style="text-align: justify;">- Sau đây là các biến chứng ngoài sọ;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mất thính giác</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Mất thính giác" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_mat-thinh-luc-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mất thính giác</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thủng màng nhĩ</li> <li style="text-align: justify;">Viêm tai giữa mãn tính (có hoặc không có cholesteatoma)</li> <li style="text-align: justify;">Cholesteatoma</li> <li style="text-align: justify;">Liệt mặt</li> <li style="text-align: justify;">U hạt cholesterol</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, điều quan trọng là phải thảo luận về ảnh hưởng của VTG đối với thính giác, đặc biệt là ở trẻ 6-24 tháng tuổi, vì đây là thời điểm quan trọng để phát triển ngôn ngữ nó liên quan mật thiết với thính giác. Suy giảm thính lực dẫn truyền do VTG mãn tính hoặc tái phát có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ngôn ngữ và dẫn đến các vấn đề về giọng nói kéo dài cần được điều trị bằng ngôn ngữ. Đây là một trong những lý do mà Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Học viện Tai Mũi Họng-Phẫu thuật Đầu &amp; Cổ Hoa Kỳ khuyến nghị điều trị tích cực sớm tình trạng VTG cấp tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Sau đây là các biến chứng nội sọ;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm màng não</li> <li style="text-align: justify;">Áp xe não</li> <li style="text-align: justify;">Áp xe ngoài màng cứng</li> <li style="text-align: justify;">Huyết khối tĩnh mạch xoang bên</li> <li style="text-align: justify;">Não úng thủy</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm tai giữa mủ cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Điều trị viêm mũi, V.A, họng cấp đúng.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi bị viêm : điều trị đúng và kịp thời để không sang giai đoạn vỡ mủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi màng nhĩ đã bị thủng :</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị đúng để đảm bảo khô tai → màng nhĩ sẽ liền.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nạo V.A sớm sau khi khô tai.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Nạo V.A sớm sau khi khô tai." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_nao-va-la-gi-co-nguy-hiem-khong-khi-nao-nen-nao-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Nạo V.A sớm sau khi khô tai.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>+ Nếu không khô tai kéo dài → viêm tai giữa mạn.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm tai giữa mủ cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị chung cho cả 3 giai đoạn</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh :</p> <p style="text-align: justify;">+ Chọn nhóm β Lactam, Macrolid là đầu tay, có thể chọn nhóm kháng sinh khác nếu có kết quả kháng sinh đồ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hàm lượng : 50 mg-100 mg/Kg/24h (β Lactam)</p> <p style="text-align: justify;">10- 30mg/kg/24 (Macrolid)</p> <p style="text-align: justify;">+ Đường dùng : uống.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dùng dạng bột hoặc siro.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ sốt : Paracetamol 10 – 15 mg/kg cho 1 lần dùng. 4 - 6 lần/ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng Histamine, Corticoid (cân nhắc )</p> <p style="text-align: justify;">- Nhỏ mũi : Sulfarin, otrivin 0,05% dùng cho trẻ nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Rửa mũi: 6-10 lần/ngày bằng nước muối sinh lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu nhày, loãng mủ : halixol, exomuc,….</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị theo từng giai đoạn</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Giai đoạn xung huyết</em></p> <p style="text-align: justify;">- Rỏ tai : có thể dùng 1 trong các thuốc sau</p> <p style="text-align: justify;">+ Glycerin borat ấm 15 -20 phút/lần</p> <p style="text-align: justify;">+ Corti phenicol 2%</p> <p style="text-align: justify;">+ Otipax</p> <p style="text-align: justify;">+ Fosmycine….</p> <p style="text-align: justify;">Cần chú ý rằng : Glycerin Borat và Otipax không được dùng trong giai đoạn vỡ mủ.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Giai đoạn ứ mủ :</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cổ điển : trích rạch MN tháo mủ. Vị trí trích rạch góc ¼ sau dưới.</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện nay có xu hướng không trích rạch màng nhĩ, dùng thuốc và dẫn lưu mủ qua đường vòi nhĩ, đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên nếu chọn phương pháp này thì bệnh nhân phải được khám và rỏ thuốc tai hàng ngày bởi Bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Giai đoạn vỡ mủ :</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Làm thuốc tai : Nguyên tắc đảm bảo mủ được dẫn lưu ra ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ, lau sạch mủ ở ống tai ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nạo VA sau khi tai khô 2 tuần.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Meherali S, Campbell A, Hartling L, Scott S. Understanding Parents' Experiences and Information Needs on Pediatric Acute Otitis Media: A Qualitative Study. J Patient Exp. 2019 Mar;6(1):53-61.</p><p style="text-align: justify;">2. Viêm tai giữa cấp mủ, PGS.TS Cao Minh Thành.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-tai-giua-svypx
Viêm họng cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm họng cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Họng là vùng đặc biệt dễ nhiễm trùng, hai yếu tố hình thái học chủ yếu để giải thích vai trò sinh bệnh học của họng là:</p> <p style="text-align: justify;">+ Giàu yếu tố thần kinh do đó nhanh chóng gây ra các phản ứng thần kinh - nội tiết , thường là ở xa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giàu mạng lưới lympho bào gồm hệ thống các Amidan thuộc vòng bạch huyết Waldeyer mà sự tiếp xúc trực tiếp giữa kháng nguyên với tổ chức lympho là nguồn gốc của tiến trình miễn dịch. Vai trò bình thường của Amidan là để phát triển cơ quan và cũng để bảo đảm đáp ứng với các xâm nhập từ bên ngoài vào, nhưng nó cũng dễ bị khai thác bởi những tác nhân nhiễm trùng và tình trạng bão hòa nhiễm trùng này nhanh chóng trở thành có hại, vì Amidan có thể là cửa ngõ đi vào của các ngoại vi trùng có hoạt tính khởi phát những phản ứng thần kinh- nội tiết hay dị ứng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Giàu mạng lưới lympho bào gồm hệ thống các Amidan thuộc vòng bạch huyết Waldeyer" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_GiàumạnglướilymphobàogồmhệthốngcácAmidanthuộcvòngbạchhuyếtWaldeyer.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Họng&nbsp;giàu mạng lưới lympho bào gồm hệ thống các Amidan thuộc vòng bạch huyết Waldeyer</em></p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng họng có thể mang nhiều hình thái tùy theo vùng bị nhiễm, tùy theo tiến triển hoặc đặc tính của vi trùng gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">-Viêm họng cấp là trình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm họng hay viêm Amidan, đa số các trường hợp có nguồn gốc virus và không cần điều trị kháng sinh. Liên cầu nhóm A (GAS) là nguyên nhân chính do vi khuẩn gây ra, và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ 3 đến 14 tuổi. - Sốt thấp khớp cấp (ARF) là một biến chứng muộn nghiêm trọng của viêm họng do GAS, có thể được ngăn ngừa bằng điều trị kháng sinh. - Một trong những mục tiêu chính của đánh giá viêm họng cấp là xác định bệnh nhân có cần điều trị kháng sinh hay không.</p> <p>1. Ranh giới</p> <p>- Phía trên là nền sọ: bao gồm phần sau của thân xương bướm và phần nền của xương ổ mắt.</p> <p>- Phần dưới: họng thông với thực quản ngang mức đốt sống cổ 6, phần thấp của sụn nhẫn.</p> <p>- Phần sau: cân trước sống, ngăn cách cột sống cổ và họng.</p> <p>- Phần trước: thông với khoang mũi, khoang miệng và thanh quản.</p> <p>- Thành bên:</p> <p>+ Gắn với cân bướm – khẩu cái, xương hàm – lưỡi, xương móng, sụn nhẫn và sụn giáp, mỏm trâm và cơ trâm.</p> <p>+ Thông với tai giữa qua lỗ vòi Eustachi</p> <p>+ Động mạch cảnh gốc, động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài</p> <p>2. Cấu trúc thành họng:</p> <p>- Lớp biểu mô: Biểu mô trụ có lông chuyển và các tuyến chế tiết</p> <p>- Lớp cân: bao phủ họng và các cơ</p> <p>- Lớp cơ gồm 3 lớp:</p> <p>+ Cơ thắt họng: trên, giữa và dưới</p> <p>+ Cơ trâm hầu – cơ họng – cơ họng màn hầu</p> <p>+ Cân họng má: bao phủ lớp ngoài của các cơ xiết họng</p> <p>3. Phân chia vùng họng</p> <p>3.1. Phần họng mũi</p> <p>- Là phần cao nhất của họng, nằm ngay phía sau khoang mũi</p> <p>- Trần là nền xương bướm và ổ mắt – phía dưới có tổ chức VA</p> <p>- Phía sau là cân và cơ trước sống</p> <p>- Trước là cửa mũi sau</p> <p>- Xoang Morgani: khoang giữa nền sọ và bờ tự do của cơ thắt họng trên, các cấu trúc đi qua xoang này bao gồm: cơ nâng họng – lưỡi gà, động mạch khẩu cái lên, cân khẩu cái, lưỡi gà, lỗ vòi.</p> <p>- Cầu Passavant: cầu niêm mạc và xơ nâng của cơ họng – khẩu cái</p> <p>- Thành bên: thông với loa vòi Eustachi, amidan vòi, nếp họng .., hố Rosenmuler</p> <p>- Phía dưới thông với họng miệng</p> <p>3.2. Phần họng miệng</p> <p>-Là phần giữa của họng, ngay phía sau khoang miệng</p> <p>-Ranh giới</p> <p>· Phía trên thông với họng mũi qua eo họng mũi</p> <p>· Phía dưới mở xuống họng – thanh quản</p> <p>· Phía trước:</p> <p>+ Phần trước trên: liên quan với khoang miệng qua eo họng của Fauces</p> <p>+ Phần trước thấp: Nền lưỡi, amiđan lưỡi và các trụ</p> <ul> <li>Phía sau: cột sống cổ 3</li> <li>Thành bên: amiđan khẩu cái, trụ trước (cơ lưỡi khẩu cái), trụ sau (cơ họng khẩu cái).</li> </ul> <p>3.3. Hạ họng: Ở phần thấp nhất của họng, liên quan với thanh quản, tương ứng với đốt sống cổ 3-4-5-6.</p> <p>Được phân chia thành 3 phần: xoang lê, phần sau nhẫn và thành sau họng.</p> <p>- Xoang lê nằm ở 2 bên thanh quản, đi từ nẹp họng – thanh thiệt đến miệng thực quản. Dây thần kinh thanh quản trong chạy ngay dưới niêm mạc ở thành bên của xoang lê (điểm gây tê)</p> <p>-Thành bên: màng giáp móng, sụn giáp</p> <p>-Trong: nếp phễu thanh thiệt, mặt sau bên của sụn nhẫn và sụn phễu</p> <p>-Vùng nhẫn sau: là một phần thành trước của họng thanh quản</p> <p>-Thành sau họng: đi từ xương móng đến khớp nhẫn phễu</p> <p>4. Hạch bạch huyết</p> <p>4.1. Họng miệng</p> <p>- Họng miệng: dẫn lưu bạch huyết vào chuỗi hạch cảnh trên – hạch cảnh nhị thân.</p> <p>- Khẩu cái mềm, thành bên và thành sau họng, đáy lưỡi vào các hạch thành sau và khoang quanh họng</p> <p>4.2. Hạ họng</p> <p>- Xoang lê -&gt; chuỗi hạch cảnh trên</p> <p>- Thành sau -&gt; Hạch bên -&gt; Các hạch cổ sâu</p> <p>- Vùng sau nhẫn -&gt; Các hạch khoang quanh họng -&gt; Các hạch trên đòn, chuỗi hạch quanh khí quản.</p> <p>5. Thần kinh vùng họng</p> <p>Đám rối thần kinh họng tạo thành bởi</p> <p>- Nhánh họng của thần kinh X</p> <p>- Nhánh họng của thần kinh lưỡi họng</p> <p>- Nhánh họng của hạch giao cảm cổ trên</p> <p>- Các sợi vận động của thần kinh X cung cấp cho tất cả các cơ vùng họng trừ cơ trâm họng (nhánh lưỡi họng)</p> <p>- Các sợi cảm giác của dây lưỡi họng và dây X</p> <p>6. Các khoang họng</p> <p>Các khoang ảo liên quan tới sự hình thành các áp xe vùng họng</p> <p>- Khoang sau họng: nằm ở thành sau họng đi từ nền sọ đến phần chia nhánh của khí quản.</p> <p>- Khoang quanh họng: thành phần gồm :các mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh, 4 dây thần kinh sọ cuối, chuỗi hạch giao cảm.</p> <p><strong>Dịch tễ học của bệnh</strong></p> <p>Viêm họng cấp thường gặp vào mùa đông và đầu mùa xuân. Theo thống kê viêm họng cấp nằm trong số 20 bệnh thường gặp .</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm họng cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>- Nguyên nhân do viêm:</p> <p>+ Virus (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Virus (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh)." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20191120_140913_891146_virus-cum-a.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Virus (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh).</em></p> <p>+ Vi khuẩn: thường là các loại vi khuẩn thường trú vùng họng miệng, những vi khuẩn này nhanh chóng trở thành vi khuẩn gây bệnh về mùa lạnh, hay gặp như: phế cầu, HI, tụ cầu, liên cầu beta tan huyết nhóm A.</p> <p>+ Nấm: ít gặp, chủ yếu gặp ở bệnh nhân có sức đề kháng bị suy giảm như: dùng quá nhiều kháng sinh, hội chứng suy giảm miễn dịch, dùng các thuốc súc họng, xịt họng không đúng chỉ định.</p> <p>+ Viêm họng do dị ứng</p> <p>- Nguyên nhân do hội chứng trào ngược.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm họng cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Viêm họng đỏ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Họng đỏ và tiết dịch màu trắng: đặc điểm này là chung cho cả viêm họng do virus, do vi khuẩn cũng như viêm họng do GAS. Các tiêu chí Centor giúp đánh giá và giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm ở những nơi không có phương pháp xét nghiệm GAS nhanh chóng. Điểm Centor dưới 2 loại trừ nhiễm trùng GAS. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như: đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc sốt thấp khớp cấp, bệnh nhân có biến chứng của nhiễm liên cầu khuẩn, các biến chứng cục bộ hoặc tổng quát…sẽ không sử dụng điểm Centor mà chỉ định điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;">-Ở những bệnh nhân trên 14 tuổi, khả năng bị viêm họng do GAS là thấp. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (IM) do virus Epstein-Barr nên được nghi ngờ ở thiếu niên và thanh niên với tình trạng cực kỳ mệt mỏi, nổi hạch toàn thân và thường kèm theo lách to. - Viêm họng đỏ xuất tiết hoặc có mủ trắng cũng có thể liên quan đến nhiễm lậu cầu hoặc nhiễm HIV nguyên phát. Trong những trường hợp này, chẩn đoán chủ yếu được gợi ý bởi bệnh sử của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Cận lâm sàng:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-vien-da-khoa-Medlatec-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Virus: bạch cầu bình thường hoặc giảm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vi khuẩn: tăng số lượng bạch cầu và tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm dịch tiết tại họng: quệt dịch họng soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn, tìm nguyên nhân gây bệnh..</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Viêm họng có giả mạc do bạch hầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi thấy viêm họng có giả mạc bao giờ cũng nghĩ đến viêm họng do bạch hầu trước tiên.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Triệu chứng</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Toàn thân: thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng: môi khô, lưỡi bẩn, da xanh tái…</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ năng:</p> <p style="text-align: justify;">- Nuốt đau ngày càng tăng</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tiết nước bọt, hôi</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể có khàn tiếng và khó thở.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thực thể</p> <p style="text-align: justify;">- Khám họng thấy màng giả dầy, bám chặt vào bề mặt niêm mạc họng và amiđan, lan rộng, màu trắng xám, khó bóc, dễ chảy máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạch cổ và hạch dưới hàm hai bên sưng to và đau.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hạch cổ và hạch dưới hàm hai bên sưng to và đau" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Hạchcổvàhạchdướihàmhaibênsưngtovàđau.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạch cổ và hạch dưới hàm hai bên sưng to và đau</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Cận lâm sàng:</em></p> <p style="text-align: justify;">Quệt dịch họng soi tươi và nuôi cấy thấy trực khuẩn bạch hầu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Viêm họng loét do Vincent</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hay gặp ở người trẻ tuổi hoặc tuổi vị thành niên. Bệnh thường kết hợp trong bệnh cảnh của xoắn khuẩn Vincent và Spirochetes.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Triệu chứng</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Toàn thân:bệnh nhân sốt hoặc không sốt nhưng rất mệt mỏi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ năng: đau rát họng, nóng trong họng vô cùng khó chịu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thực thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm họng một bên với các vết loét đau, chủ yếu khu trú ở amiđan, không cứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Amiđan được phủ bởi một lớp màng giả màu vàng xám, không dính, dễ lấy bỏ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm họng cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, bụi bẩn, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm họng cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Kiêng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Kiêng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích…" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_ruou-bia-thuoc-la.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiêng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích…</em></p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh mũi, họng hằng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh khói bụi, hơi độc. Ăn uống điều độ. Luyện tập thể dục, thể thao, tăng cường sức đề kháng toàn thân. Khi bị viêm họng cấp cần điều trị dứt điểm, không để kéo dài trở thành mạn tính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm họng cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1.Viêm họng đỏ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị:</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh: thường dùng nhóm ß-lactam cho hiệu quả tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng viêm</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm đau, hạ sốt</p> <p style="text-align: justify;">+ Tại chỗ</p> <p style="text-align: justify;">- Sát trùng vùng mũi họng bằng các loại thuốc súc họng, xịt họng, nhỏ mũi</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt Amiđan nếu các đợt viêm cấp thường xuyên sảy ra và có chỉ định cắt Amiđan</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Viêm họng có giả mạc do bạch hầu</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Điều trị</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêm giải độc tố bạch hầu</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêm huyết thanh chống bạch hầu: 2000UI/kg</p> <p style="text-align: justify;">Nếu trước đây đã tiêm rồi, phải áp dụng phương pháp Besredka: tiêm làm 4 lần (lần đầu 1/4ml, sau 30 phút tiêm 1ml, sau 30 phút tiêm nốt liều còn lại.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh: nhóm ß-lactam hoặc macrolide</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Viêm họng loét do Vincent</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Điều trị:</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh: nhóm penicillin có tác dụng tốt</p> <p style="text-align: justify;">+ Tại chỗ: sát khuẩn họng bằng các loại thuốc súc họng, xịt họng</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-hong-cap-sewhs
Viêm xoang cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm xoang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang, là các khoang chứa đầy không khí trong hộp sọ. Căn nguyên có thể là nhiễm trùng (vi khuẩn, virus hoặc nấm) hoặc không do nhiễm trùng (dị ứng). Tình trạng viêm này dẫn đến sự tắc nghẽn các đường dẫn lưu thông thường của xoang, do đó dẫn đến tình trạng giữ chất nhầy, thiếu oxy, giảm thanh thải của niêm mạc và dễ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm xoang có thể được chia thành các loại sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm xoang cấp tính: được định nghĩa là các triệu chứng kéo dài dưới 12 tuần</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm xoang mãn tính: được định nghĩa là các triệu chứng kéo dài trên 12 tuần</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm xoang tái phát: thường được định nghĩa là ba đợt trở lên mỗi năm, mỗi đợt kéo dài dưới 2 tuần và giải quyết triệu chứng hoàn toàn giữa các đợt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_viemxoang-9.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm xoang cấp là tình trạng các xoang bị viêm nhiễm cấp tính. Bởi vì các lỗ thông xoang tiếp giáp với đường mũi nên viêm mũi xoang cấp là một thuật ngữ thích hợp hơn. Viêm mũi xoang cấp là một chẩn đoán phổ biến, chiếm khoảng 30 triệu lượt khám bệnh ban đầu và 11 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm. Đó cũng là lý do phổ biến cho việc kê đơn kháng sinh ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Do các hướng dẫn gần đây và mối quan tâm về kháng kháng sinh cũng như việc sử dụng kháng sinh hợp lý, và điều cần thiết là phải có các tiêu chuẩn điều trị rõ ràng cho một chẩn đoán phổ biến như vậy.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh lý bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xoang có chức năng lọc các chất ô nhiễm, vi sinh vật, bụi và các kháng nguyên khác. Xoang chảy vào mũi qua các lỗ thông xoang. Các xoang hàm trên, xoang trán và xoang sàng trước đổ vào ngách mũi giữa, tạo ra một khu vực giải phẫu được gọi là phức hợp lỗ ngách. Các xoang bướm, xoang sàng sau dẫn lưu vào ngách mũi trên. Những sợi lông nhỏ gọi là "lông mao" lót niêm mạc của khoang mũi và vòm họng, hoạt động theo kiểu tích hợp và phối hợp để thực hiện chức năng lưu thông chất nhầy và các mảnh vụn đã lọc, cuối cùng dẫn chúng đến mũi họng và hầu họng, nơi chúng được nuốt vào. Viêm mũi xoang xảy ra khi các xoang và đường mũi không thể loại bỏ các kháng nguyên này một cách hiệu quả. Tình trạng này thường do ba yếu tố chính: tắc nghẽn lỗ thông xoang (tức là nguyên nhân giải phẫu như khối u hoặc lệch vách ngăn), rối loạn chức năng của lông mao (ví dụ, hội chứng Kartagener), hoặc dày dịch tiết xoang (xơ nang). Nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn tạm thời sự dẫn lưu dòng dịch này là phù nề cục bộ do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dị ứng mũi, cả hai đều dẫn đến viêm mũi xoang. Khi điều này xảy ra, vi khuẩn có thể tồn tại, xâm nhập và phát triển trong các xoang cạnh mũi thường vô trùng. Mặc dù tình trạng viêm ở bất kỳ xoang nào đều có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ thông xoang, nhưng các xoang thường gặp nhất ở cả viêm xoang cấp tính và mãn tính là xoang hàm trên và xoang sàng trước. Các biến chứng nặng có thể xảy ra khi nhiễm trùng xoang lan sang các cấu trúc xung quanh, chẳng hạn như: não, ổ mắt, tĩnh mạch xoang hang. Đây là những biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người lớn có bốn hốc xoang phát triển và ghép nối đó là các xoang sàng, xoang bướm, xoang trán và xoang hàm. Ở trẻ em, chỉ có xoang hàm trên và xoang sàng khi mới sinh. Xoang sàng ngăn cách với ổ mắt chỉ bởi một lớp xương mỏng (lớp màng mỏng). Do đó, nhiễm trùng ổ mắt thường phát sinh từ xoang sàng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn. Các xoang trán dường như không phát triển cho đến 5 đến 6 tuổi và không phát triển đầy đủ cho đến sau tuổi dậy thì. Các biến chứng nội sọ thường phát sinh từ các xoang trán và do đó xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ lớn hoặc người lớn. Xoang bướm bắt đầu xuất hiện từ 5 tuổi nhưng không phát triển đầy đủ cho đến 20 đến 30 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Mô bệnh học: Các xoang khỏe mạnh được cấu tạo bởi biểu mô trụ giả tầng có liên kết với nhau, sử dụng các lông mao để làm sạch xoang khỏi các mảnh vụn, chất nhầy và các chất khác. Sự phù nề của niêm mạc, sự xâm nhập của các tế bào hạt và tế bào lympho, chuyển sản vảy và sự tăng sinh nguyên bào sợi do viêm mũi xoang cấp làm rối loạn quá trình này. Nếu viêm xoang cấp tính không giải quyết được, viêm xoang mạn tính có thể phát triển do ứ đọng dịch nhầy, thiếu oxy và phong tỏa hệ thống dẫn lưu dịch. Điều này thúc đẩy tăng sản niêm mạc, tiếp tục xâm nhập gây viêm và sự phát triển tiềm ẩn của polyp mũi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm mũi xoang cấp</strong></p> <p>+ Viêm mũi xoang cấp (VMXC) là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng kéo dài trong 3 tháng.</p> <p>+<strong> Dịch tễ.</strong></p> <p>-Bệnh gặp với tỷ lệ khoảng 6-15% dân số.</p> <p>-Gặp nhiều ở trẻ em, phần lớn liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên cấp tính do virus, trong đó khoảng 0,5- 2% biến chứng thành viêm mũi xoang cấp vi khuẩn.</p> <p>-Tỷ lệ bệnh tăng lên ở nhóm trẻ em đi nhà trẻ, có cơ địa dị ứng, suy giảm miễn dịch, trong giai đoạn thay đổi thời tiết, chuyển mùa…</p> <p>-Bệnh làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, gánh nặng chi phí, đôi khi gây nên những biến chứng nguy hiểm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm xoang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Virus là nguyên nhân chính. Các loại virus hay gặp là: Rhinovirus, Coronavirus, Influenza và Parainfluenza virus.</p> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn. Là nguyên nhân ít gặp hơn, các loại vi khuẩn hay gặp là S.Pneumoniae, H.Influenzae, M.Catarralis</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố thuận lợi:</p> <p style="text-align: justify;">Hít phải các chất kích thích, khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào…</p> <p style="text-align: justify;">Hẹp cửa mũi sau, vẹo vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, VA viêm, quá phát …</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý toàn thân: cơ địa dị ứng, suy giảm miễn dịch, viêm hệ thống, trào ngược dạ dày - thực quản…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xoang2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Virus là nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi xoang cấp</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm xoang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thường diễn biến đột ngột</p> <p style="text-align: justify;">+ Toàn thân: sốt 38,5- 39 °C</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ năng. Nghẹt tắc mũi, chảy mũi, đau - nặng vùng mặt hoặc trán, giảm hoặc mất ngửi. Ở trẻ em có ho cả ngày và đêm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thực thể. Soi mũi niêm mạc xung huyết, phù nề, có dịch nhày, mủ ở khe giữa, ngách bướm sàng. Vòm họng, thành sau họng đọng dịch nhày, mủ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chẩn đoán hình ảnh.</p> <p style="text-align: justify;">Chụp XQ (Blondeau, Waters). Có hình ảnh mờ xoang, mức nước dịch - hơi, dày niêm mạc xoang.</p> <p style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính mũi xoang. Có hình ảnh: mờ xoang, mức dịch - hơi, dày niêm mạc xoang, trường hợp nặng thấy mất vách xương giữa: xoang và hốc mắt, xoang và nền sọ.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xoang1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu trứng thường gặp của viêm mũi xoang cấp?</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm xoang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm mũi xoang cấp diễn biến theo 3 tình huống: khỏi hoàn toàn, biến chứng, hoặc chuyển thành viêm mũi xoang mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Biến chứng . </strong>Gặp trong VMXC vi khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mắt. Thường gặp ở trẻ nhỏ, liên quan đến viêm các xoang sàng. Các biến chứng (theo phân loại của Chandler) bao gồm: viêm mô tế bào trước vách, viêm tổ chức hốc mắt, áp xe dưới cốt mạc và áp xe ổ mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang</p> <p style="text-align: justify;">+ Nội sọ. Thường gặp ở trẻ em &gt; 12 tuổi, thường liên qua đến viêm xoang trán. Bao gồm: viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe dưới màng cứng, áp xe não.</p> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu của biến chứng mắt và nội sọ:</p> <p style="text-align: justify;">Giảm thị lực, nhìn đôi, phù nề quanh hốc mắt, di lệch nhãn cầu, lồi mắt.</p> <p style="text-align: justify;">Đau nhức, sưng vùng trán. Dấu hiệu màng não, liệt thần kinh ngoại biên.</p> <p style="text-align: justify;">Chụp CLVT và /hoặc MRI: mờ xoang, mất vách xương giữa: xoang - hốc mắt, xoang - nền sọ, ổ tăng tỷ trọng trong hốc mắt và nội sọ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm xương, Gây cốt tủy viêm xương hàm ( ở trẻ nhỏ) và viêm xương trán.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xoang3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các dấu hiệu của biến chứng mắt và nội sọ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm xoang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">-Rửa mũi nước muối biển khi bị nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">-Trẻ em cần được dinh dưỡng, tiêm vacxin đầy đủ.</p> <p style="text-align: justify;">-Cải thiện điều kiện sống, giảm ô nhiễm môi trường.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xoang4.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ em cần được dinh dưỡng, tiêm vacxin đầy đủ.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm xoang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn chẩn đoán:</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Triệu chứng cơ năng.</em></p> <p style="text-align: justify;">Ở người lớn: Có ít nhất 2 trong số 4 các triệu chứng chính : nghẹt mũi, chảy mũi, đau - nặng vùng mặt, trán, giảm hoặc mất ngửi. Trong đó phải có triệu chứng nghẹt mũi hoặc chảy mũi.</p> <p style="text-align: justify;">Ở trẻ em triệu chứng ho cả ngày và đêm thay cho triệu chứng giảm hoặc mất ngửi.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng trên kéo dài trong 3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Triệu chứng thực thể.</em> Soi mũi: niêm mạc mũi xung huyết, phù nề, dịch nhày, mủ ở khe giữa, ngách bướm sàng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm mũi dị ứng . Không sốt, ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong. Nội soi mũi: niêm mạc mũi phù nề, nhợt màu. Có tiền sử dị ứng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh lý gây đau nhức vùng sọ mặt như: bệnh lý răng, Migrain, hội chứng Cluster. Bệnh nhân không có các triệu chứng ngạt mũi, chảy mũi, giảm hoặc mất ngửi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở trẻ em cần phân biệt với:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm VA cấp . Các triệu chứng giống với viêm mũi xoang cấp. Nội soi mũi giúp phân biệt. Ở trẻ em 2 bệnh này thường phối hợp với nhau</p> <p style="text-align: justify;">- Dị vật hốc mũi. Biểu hiện triệu chứng ở một bên mũi, chảy mũi thối. Nội soi mũi thấy dị vật. Khi lấy dị vật thì hết các triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Chít hẹp bẩm sinh cửa sau một bên. Các triệu chứng ở một bên mũi. Nội soi mũi phát hiện tổn thương ở cửa mũi sau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm xoang cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Làm sạch, thông thoáng mũi và các lỗ thông xoang</p> <p style="text-align: justify;">- Chống viêm</p> <p style="text-align: justify;">- Chống nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Phòng ngừa các biến chứng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>+ Nội khoa. </em>Là biện pháp cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm triệu chứng. Giảm đau, giảm sốt (Paracetamol, Ibuprofen), giảm chảy mũi (Loratatin, Desloratadin), giảm ho, làm lỏng chất xuất tiết (Ambroxol, Acetylcysteine)</p> <p style="text-align: justify;">- Làm sạch mũi. Nhỏ mũi, xịt mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý, nước muối biển.</p> <p style="text-align: justify;">- Làm thông mũi. Nhỏ hoặc xịt thuốc co mạch tại chỗ như Xylometazolin, Oxymethazolin (lưu ý thuốc này không được lạm dụng, không dùng cho trẻ &lt; 3 tháng và dùng trong thời gian 3 -5 ngày)</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề niêm mạc mũi xoang. Xịt mũi nước nước muối biển ưu trương, Corticoid xịt mũi. Corticoid uống hoặc tiêm chỉ định trong trường hợp nặng, có biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh. Chỉ định trong loại VMXC vi khuẩn, theo hướng dẫn.</p> <p style="text-align: justify;">Lựa chọn đầu tiên là dùng kháng sinh theo đường uống, nhóm β lactam: Amoxicillin, Amox - Clavulanic hoặc Cefuroxim, Cefpodoxim.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp không đáp ứng hoặc dị ứng với β lactam thì dùng nhóm Macrolid: Clarithromycin, Azithromycin hoặc Clindamycin.</p> <p style="text-align: justify;">Kháng sinh đường tiêm: chỉ định trong trường hợp nặng, có biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian dùng kháng sinh trung bình: 7-14 ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xoang5.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Làm sạch, thông thoáng mũi và các lỗ thông xoang</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>+ Ngoại khoa.</em></p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định trong trường hợp viêm mũi xoang cấp có biến chứng . Tiến hành phẫu thuật nội soi dẫn lưu xoang phối hợp với dẫn lưu áp xe hốc mắt, áp xe não...</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p>1. Lê Công Định (1993).“Bước đầu tìm hiểu tình hình viêm xoang trẻ em tại Viện Tai Mũi Họng trung ương ”. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, ĐH Y Hà Nội.</p><p>2. Đỗ Xuân Hợp (1995). “Giải phẫu Đầu - Mặt - Cổ”. NXB Y Học, Hà Nội: tr.390-397.</p><p>3. Aring AM, Chan MM. Current Concepts in Adult Acute Rhinosinusitis. Am Fam Physician. 2016 Jul 15;94(2):97-105.</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-xoang-cap-swvnk
Thai quá ngày sinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thai quá ngày sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bình thường, quá trình mang thai sẽ kéo dài khoảng 40 tuần tức 280 ngày. Nếu một thai nghén diễn ra dài hơn bình thường 2 tuần tức là từ tuần thứ 42 trở đi thì được gọi là thai quá ngày sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê thì chỉ có khoảng 4% các trường hợp thai quá ngày sinh thực sự. Tuy nhiên, thực thế thì có khá nhiều trường hợp bà mẹ mang thai nhớ nhầm ngày dự kiến sinh hoặc nhớ nhầm ngày đầu kỳ kinh cuối dẫn đến bị chẩn đoán nhầm là thai quá ngày sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Khi thai nhi quá ngày sinh, nước ối dần dần giảm, bánh rau cũng có tình trạng vôi hóa và giảm dần sự trao đổi chất giữa mẹ và con, vì vậy thai nhi sẽ dĩnh dưỡng kém, dễ cạn ối, suy thai, hít phân su… nặng hơn có thể mất tim thai. Do đó, bà mẹ mang thai bị quá ngày sinh thường có nguy cơ phải phẫu thuật mổ lấy thai.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Khi thai nhi quá ngày sinh, nước ối dần dần giảm, bánh rau cũng có tình trạng vôi hóa và giảm dần sự trao đổi chất giữa mẹ và con" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_20190814_095743_313066_161624-vodic-kroz-t.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi thai nhi quá ngày sinh, nước ối dần dần giảm, bánh rau cũng có tình trạng vôi hóa và giảm dần sự trao đổi chất giữa mẹ và con</em></p> <p style="text-align: justify;">Để tránh những tai biến cho thai, bà mẹ cần chú ý ghi nhớ ngày dự sinh, hoặc biết cách tính ngày sinh chính xác để đề phòng chẩn đoán nhầm hoặc để thai bị quá ngày sinh mà không biết, nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các tính ngày sự kiến sinh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tính theo ngày đầu chu kỳ kinh cuối: thai phụ cần nhớ chính xác ngày đầu tiên ra máu âm đạo của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng theo lịch dương. Số ngày sẽ cộng thêm 7 ngày, và số tháng sẽ cộng thêm 9 tháng thì ta sẽ được ngày dự kiến sinh của thai. Ví dụ: ngày đầu chu kỳ kinh cuối là 07/01/2021 thì ngày dự kiến sinh là 14/10/2021.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bà mẹ có thói quen nhớ ngày hành kinh theo lịch âm thì có thể so sánh với lịch dương để tính ngày dự sinh. Hoặc có thể từ ngày đầu kỳ kinh cuối theo lịch âm cộng thêm 15 ngày và tháng hành kinh cuối cùng theo lịch âm cộng với 9. Ví dụ: ngày đầu kỳ kinh cuối theo lịch âm là ngày 02/4/2021 thì ngày dự kiến sinh theo lịch dương sẽ là ngày 17/01/2022.</p> <p style="text-align: justify;">Cách&nbsp;tính tuổi thai theo ngày đầu kỳ kinh cuối có thể không chính xác với chu kỳ kinh nguyệt không đều.</p> <p style="text-align: justify;">- Xác định ngày dự kiến sinh theo siêu âm thai trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ có thể cho con số với độ chính xác cao. Tuy nhiên, nếu siêu âm ở các tuần tuổi thai lớn hơn thì sai lệch ngày dự kiến sinh trên siêu âm cũng lớn dần. Nếu thai nhi phát triển nhanh so với tuổi thai thực tế thì ngày dự kiến sinh trên siêu âm thai tại thời điểm hiện tại sẽ lùi lại, và ngược lại, ngày dự kiến sinh sẽ bị xa thêm nếu thai phát triển nhỏ hơn so với tuổi thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, còn nhiều cách tính tuổi thai khác dựa vào ngày quan hệ tình dục, dựa vào vòng kinh bình thường trước khi mang thai của bà mẹ… tuy nhiên, hiện nay, y học đang sử dụng chủ yếu 2 cách tính ngày dự kiến sinh như trên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thai quá ngày sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các nhà nghiên cứu vân chưa thực sự tìm hiểu được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng thai quá ngày sinh. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng, tỷ lệ các bà mẹ có thai bị quá ngày sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ thường tăng lên trong những trường hợp như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Các thai phụ có chỉ số BMI trong ngưỡng béo phì sẽ có nguy cơ mang thai quá ngày sinh cao hơn so với các thai phụ có chỉ số BMI trong giới hạn cho phép.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Các thai phụ có chỉ số BMI trong ngưỡng béo phì sẽ có nguy cơ mang thai quá ngày sinh cao hơn" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_beo-phi-o-phu-nu-mang-thai-1280x720.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Các thai phụ có chỉ số BMI trong ngưỡng béo phì sẽ có nguy cơ mang thai quá ngày sinh cao hơn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ thai quá ngày sinh cũng tăng lên ở những bà mẹ đã từng mang thai trên 42 tuần ở những lần có thai trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thai phụ con so, tức là mang thai lần đầu cũng chiếm một số lượng lớn trong nhóm thai quá ngày sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Hoặc, thai phụ mang thai mà giới tính của bé là nam. Điều này có thể hơi hoang đường, nhưng thực tế lại đúng như vậy.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thai quá ngày sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Dựa trên các nghiên cứu về thai quá ngày sinh, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, có những thay đổi từ phía thai, phần phụ của thai có thể kể đến từ những biểu hiện vôi hóa bánh rau theo độ trưởng thành của bánh rau và tuổi thai. Thai càng gia tăng về tuổi thai thì bánh rau vôi hóa càng nhiều. Đến khi thai quá 42 tuần, vôi hóa bánh rau nhiều dẫn đến trao đổi máu, dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang con và ngược lại sẽ bị giảm sút.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi trao đổi máu qua bánh rau giảm thì lưu lượng máu thai nhi nhận được cũng giảm theo. Đồng nghĩa với việc máu qua thận của thai nhi giảm, lọc máu giảm làm lượng nước tiểu thai nhi thải ra cũng bị giảm theo. Dẫn đến tình trạng nước ối giảm nhiều khi thai quá ngày sinh. Đây là dấu hiệu thường có ở những thai quá ngày sinh, nước ối giảm rất rõ rệt và có thể thiểu ối, cạn ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi nước ối giảm, thai nhi cử động sẽ khó khăn hơn. Các phần của thai dễ chèn ép vào dây rốn gây ra tình trạng giảm trao đổi oxy trong khi tình trạng trao đổi dinh dưỡng và oxy đã bị nghèo nàn hơn khi bánh rau bị calci hóa nhiều. thi nhi sẽ rất dễ rơi vào trạng thái suy thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi suy thai, tuần hoàn máu thai nhi sẽ huy động ưu tiên cho các cơ quan quan trọng như tim, não, gan… vì vậy, các cơ quan kém quan trọng hơn như ruột sẽ bị thiếu máu, kích thích tăng nhu động làm tống phân su ra ngoài buồng ối. Nước ối sẽ chuyển màu xanh hoặc vàng úa do lẫn phẫn su. Ngoài ra, thiếu máu ruột còn gây tình trạng hoại tử ruột. Trẻ đẻ ra phải phẫu thuật cắt đoạn ruột hoại tử, khả năng sống sót không nhiều, nếu sống cũng để lại di chứng nặng nề.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi phân su tống ra buồng ối thì thai nhi có thể nuốt, hít vào và hậu quả là hội chứng hít phân su. Tình trạng này gây viêm phổi sơ sinh, suy hô hấp sơ sinh nặng nề và thai nhi có thể tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Khi phân su tống ra buồng ối thì thai nhi có thể nuốt, hít vào và hậu quả là hội chứng hít phân su" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_hoi-chung-hit-phan-su-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi phân su tống ra buồng ối thì thai nhi có thể nuốt, hít vào và hậu quả là hội chứng hít phân su</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra: các đặc điểm thai quá ngày sinh sau khi đẻ ra có thể thấy móng tay dài, nếp nhăn ở lòng bàn tay, lòng bàn chân nhiều. Thấy cả các nếp nhăn trên trán, da đầu. Màu ra do bị nhuộm màu nước ối nên có thể có màu vàng hoặc xanh lá cây. Lớp mỡ dưới da bị teo đi nhiều làm da nhăn nheo, da khô hơn bình thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Thai quá ngày sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Thai nhi vẫn liên tục phát triển trong tử cung, khiến cho trọng lượng thai thường lớn, thai to bất thường</p> <p style="text-align: justify;">- Thai quá ngày sinh thường có thiểu ối, cạn ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng suy thai làm thai nhi phóng phân su ra nước ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Vì tình trạng thai suy, có thể nặng hơn là hội chứng hít phân su, khiến thai nhi có thể tử vong trong bụng mẹ. Nếu trẻ được đẻ ra thì cũng yêu cầu chế độ chăm sóc sơ sinh tích cực, nguy cơ tử cung sơ sinh cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Thai quá ngày sinh khi không thể xuất hiện chuyển dạ đẻ tự nhiên thì cần khởi phát chuyển dạ, thai to cũng là một yếu tố gây đẻ khó, nguy cơ sinh tổn thương tầng sinh môn khi đẻ thường, hoặc nguy cơ sinh mổ cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Những trường hợp thai quá ngày sinh thường diễn biến hậu sản dễ xảy ra chảy máu sau sinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thai quá ngày sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Một thai kỳ kéo dài trên 42 tuần mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ đẻ thì được gọi là thai quá ngày sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm thường quy cho bà mẹ mang thai trong 12 tuần tuổi thai đầu tiên để xác định ngày dự kiến sinh, phòng trường hợp bà mẹ có thể nhớ nhầm ngày đầu chu kỳ kinh cuối hoặc kinh nguyệt không đều.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Siêu âm thường quy cho bà mẹ mang thai" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_sieu-am-thai-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm thường quy cho bà mẹ mang thai</em></p> <p style="text-align: justify;">- Yêu cầu các thai phụ đi khám thai sau tuần thai 40 định kỳ 2 ngày/lần để siêu âm đánh giá thai và phần phụ của thai, monitoring sản khoa để phát hiện cơn co tử cung, phát hiện sớm suy thai. Cần nhập viện theo dõi thai khi thai ngoài 41 tuần tuổi thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm cũng có thể xác định được mức độ vôi hóa bánh rau, tiên lượng tình trạng thai nhi già tháng dễ bị suy thai, suy hô hấp, thậm chí tử vong do dinh dưỡng và oxy giảm.</p> <p style="text-align: justify;">- Trọng lượng thai thường nặng, thai to, vì vậy đẻ đường âm đạo khó khăn và dễ gây ra các tai biến khi đẻ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thai quá ngày sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Tuyến y tế cơ sở:</strong> khi thầy thuốc khai thác được ngày dự kiến sinh hay ngày đầu kỳ kinh cuối của thai phụ, xác định hoặc nghi ngờ chẩn đoán thai quá ngày sinh thì cần tư vấn tình trạng thai, các tai biến nguy hiểm có thể xảy ra trong trường hợp thai quá ngày sinh cho thai phụ và gia đình biết và tiến hành chuyển tuyến có thể phẫu thuật (nếu cần) ngay.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Tuyến y tế chuyên khoa:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp nhận bệnh nhân, xác định lại chẩn đoán có thật sự là thai quá ngày sinh hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu chính xác thai quá ngày sinh, cần cho bệnh nhân nhập viện theo dõi.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm xác định các chỉ số cân nặng, mức độ vôi hóa bánh rau, và đặc biệt là đo chỉ số ối để phát hiện sớm tình trạng thiểu ối, cạn ối.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bác sĩ khai thác được ngày dự kiến sinh hay ngày đầu kỳ kinh cuối của thai phụ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_MED_7953.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bác sĩ khai thác được ngày dự kiến sinh hay ngày đầu kỳ kinh cuối của thai phụ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện thủ thuật soi ối để xác định màu sắc nước ối. Nếu đã có suy thai, thai tống phân su ra nước ối thì nước ối sẽ có màu xanh của phân su.</p> <p style="text-align: justify;">- Monitoring sản khoa (test không đẻ kích): đây là phương pháp thăm dò không xâm lấn để xác định sự xuất hiện của cơn co tử cung, cử động thai, đáp ứng tim thai với các cử động thai, và phát hiện sớm tình trạng suy thai. Theo dõi monitoring trung bình 2 ngày 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Hoặc sử dụng test đả kích bằng bình thức vê đầu vú, hoặc truyền tĩnh mạch nhỏ giọt oxytocin…</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu phát hiện có suy thai thì chuyển mổ lấy thai ngay.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu khám cổ tử cung xác định chỉ số Bishop&lt;5 thì có thể sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung như Misoprostol 50mcg/lần ngậm dưới lưỡi. Mỗi lần cách nhau 4-6 giờ. Chú ý: không dung quá 3 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu cổ tử cung mềm mỏng, mở tốt (chỉ số Bishop &gt;5) thì có thể giục sinh bằng cách bấm ối để rút ngắn chuyển dạ hoặc truyền nhỏ giọt oxytocin đường tĩnh mạch để tạo cơn co bóp tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần chú ý chăm sóc trẻ sơ sinh già tháng cẩn thận. Ngay khi trẻ được đẻ ra cần phải lau khô, ủ ấm, hút đờm dãi để làm sạch đường thở nhất là trường hợp sơ sinh có hít phân su. Tiêm bắp sâu vitamin K1 phòng xuất huyết não cho trẻ. Dinh dưỡng tốt và theo dõi sức khỏe của trẻ đến khi trẻ ổn định.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thai-qua-ngay-sinh-sjfvj
Suy thai cấp tính trong chuyển dạ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Suy thai cấp tính trong chuyển dạ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Suy thai cấp tính là một tình trạng thiếu oxy đột ngột có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng thai nhi và trẻ sơ sinh, cũng như để lại những hậu quả không tốt về sự phát triển tinh thần, vận động của trẻ trong tương lai hoặc tình trạng đáp ứng có chiều hướng bất lợi của thai trước tình trạng stress. Suy thai cấp tính gây tử vong chu sinh đến 30% số trẻ sinh ra. Những ảnh hưởng nặng nề của suy thai cấp tính đối với đứa trẻ sống sót thường phát hiện muộn sau này, chủ yếu khi trẻ đến tuổi đi học, lúc ấy sự ảnh hưởng về tinh thần, vận động mới được biểu hiện rõ ràng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Suy thai cấp tính gây tử vong chu sinh " src="/ImagePath/images/20210922/20210922_tử-vong-chu-sinh-1-600x400.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy thai cấp tính gây tử vong chu sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Những biến đổi trên các chỉ số xét nghiệm khí máu mới là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định suy thai dựa vào các chỉ số toan, kiềm, đánh giá mức độ thương tổn ảnh hưởng bởi tình trạng suy thai gây ra đối với thai nhi và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những biến đổi khí máu này thường được phát hiện muộn.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, ứng dụng theo dõi biến đổi nhịp tim thai trên monitor đưa ra các biểu đồ biến đổi nhịp tim thai giúp phát hiện sớm suy thai hơn so với xét nghiệm khí máu, mang tính trực quan hơn. Tuy nhiên mối liên quan giữa biểu hiện bất thường trên biểu đồ nhịp tim thai và tình trạng khí máu và tình trạng nặng của thai đôi khi chưa tương xứng.</p> <p style="text-align: justify;">Sự hiện diện của phân su trong nước ối không tỉ lệ thuận với suy thai.</p> <p style="text-align: justify;">Trong chuyển dạ đẻ, vì lý do nào đó dẫn đến quá trình trao đổi khí giữa mẹ và con bị rối loạn hoặc ngừng trệ, khiến thai bị thiếu oxy dẫn đến suy thai cấp tính. Sự trao đổi khí giữa mẹ và con liên quan chính đến việc đảm bảo tuần hoàn giữa các hồ huyết và gai rau. Khi lượng oxy cung cấp cho thai giảm, ngay lập tức thai nhi tự khởi động cơ chế bảo vệ, thiết lập lại ưu tiên tuần hoàn và chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy trong suy thai cấp khi chuyển dạ có 2 giai đoạn: suy thai còn bù và suy thai mất bù.</p> <p style="text-align: justify;">Hậu quả của thiếu oxy trong suy thai có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, có thể gây tử vong nếu ngạt nặng không được hồi sức sơ sinh kịp thời, suy thai gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ sau này. Đặc biệt suy thai nặng có thể gây suy cơ quan tuần hoàn, tiết niệu, suy đa tạng. Ở hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là ruột non, khi thai nhi bị thiếu oxy cấp sẽ gây co thắt nhu động ruột, kích thích co bóp đẩy phân su ra ngoài, hòa vào nước ối. Đôi khi có tổn thương chắc năng gan gây vàng da, rối loạn yếu tố đông máu, suy đa phủ tạng.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị suy thai cấp tính hiện nay chủ yếu căn cứ vào thời điểm phát hiện suy thai, đánh giá mức độ nặng của suy thai và khả năng đáp ứng của thai nhi trước tình trạng thiếu oxy cấp tính. Trong đó khả năng chống đỡ lại của thai hiện nay cũng vẫn rất khó đánh giá.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Suy thai cấp tính trong chuyển dạ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều yếu tố, nguyên nhân có thể gây tình trạng thiếu oxy cấp tính cho thai nhi trong chuyển dạ, chia thành 3 nhóm chính: Cơn co tử cung rối loạn không phù hợp với sinh lý chuyển dạ; chuyển dạ không sinh lý và các nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơn co tử cung rối loạn:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cơn co tử cung cường tính có nhiều nguyên nhân gây ra như thai to, khung chậu hẹp, đa thai, rau bong non…hoặc không rõ nguyên nhân. Hiện nay, có thể gặp cơn co tử cung cường tính do việc sử dụng các phương pháp khởi phát chuyển dạ, kích thích chuyển dạ chưa đúng chỉ định, theo dõi, điều chỉnh liều oxytocin chưa đúng. Rối loạn cơn co tử cung loại này có thể có các hình thái: cơn co mau, cơn co mạnh và cơn co mau mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">Hậu quả của cơn co tử cung rối loạn tăng co bóp và tần số dẫn đến co các mạch máu gây hạn chế tuần hoàn các hồ huyết của bánh rau dẫn đến giảm trao đổi oxy, tăng nồng độ CO2 trong máu ở hồ huyết rau thai.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cơn co tử cung cường tính có nhiều nguyên nhân gây ra" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_y_nghia_cua_viec_theo_doi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơn co tử cung cường tính có nhiều nguyên nhân gây ra</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chuyển dạ không sinh lý: </strong>Ở một số trường hợp quá trình chuyển dạ diễn ra không theo sinh lý chuyển dạ, làm cho thời gian chuyển dạ kéo dài hơn hoặc chuyển dạ bị đình trệ, mặc dù cơn co tử cung bình thường nhưng cổ tử cung thì không tiến triển phù hợp giai đoạn chuyển dạ. Ngôi thai bất thường, thai to, đa ối là những nguyên nhân có thể gây chuyển dạ đình trệ, kéo dài. Hậu quả dẫn đến toàn trạng sản phụ rơi vào tình trạng không thuận lợi, không thoải mái, lo lắng, mệt mỏi tăng lên gây thiếu oxy cho mẹ và con, gây suy thai.</p> <p style="text-align: justify;">Một nguyên nhân khác hay gặp trong chuyển dạ: tư thế thai phụ nằm ngửa hoặc nghiêng phải gây chèn ép của tử cung vào hệ thống tĩnh mạch chi dưới gây cản trở dòng máu từ chi dưới đổ về tim, gây giảm cung lượng tim, tụt huyết áp, ngất xỉu, gây thiếu oxy cấp tính cho mẹ và thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các nguyên nhân khác: </strong>Trong một số trường hợp tử cung không xuất hiện cơn co cường tính nhưng vẫn có thể gây suy thai, do rối loạn trao đổi mẹ con có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân của mẹ: Mẹ có các bệnh lý nội khoa như thiếu máu nặng, bệnh tim, bệnh phổi, nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp. Mẹ bị choáng do mất máu cấp trong bệnh rau bong non, rau tiền đạo hoặc bị tụt huyết áp sau gây tê ngoài màng cứng để giảm đau…</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân của thai: một số trường hợp thai đã bị yếu sẵn, luôn đe dọa suy thai cấp tính trong chuyển dạ. Đó là: thai non tháng, thai già tháng, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai đôi, thai bị thiếu máu, thai dị tật…</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân của phần phụ: Các bệnh lý của bánh rau gây giảm diện tích trao đổi mẹ - con như rau bong non, rau tiền đạo, u mạch màng đệm. Bệnh lý dây rốn như sa dây rốn trước ngôi hoặc bên ngôi, dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn quốn chặt hoặc dị dạng dây rốn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Suy thai cấp tính trong chuyển dạ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Suy thai cấp tính là tình trạng xảy ra đột ngột nên hoàn toàn có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào trong khi chuyển dạ của cuộc đẻ. Đối với những thai phụ đã phát hiện thai yếu, thai có nguy cơ cao thì suy thai thường xuất hiện sớm khi có chuyển dạ diễn ra, có cơn co bóp tử cung. Vì mỗi cơn co tử cung sẽ làm giảm, gián đoạn tuần hoàn bánh rau, giảm trao đổi giữa mẹ và con.</p> <p style="text-align: justify;">- Nước ối xanh bẩn: Trong các trường hợp ối đã vỡ có thể quan sát thấy màu sắc, tính chất nước ối xanh bẩn tức là có hiện diện của phân su trong nước ối. Ngày nay, với việc thực hiện thủ thuật soi ối sẽ giúp bác sĩ sản khoa phát hiện sớm hơn các trường hợp ối xanh khi ối chưa vỡ, trước khi có chuyển dạ. Khi soi ối có màu xanh hoặc vỡ ối quan sát thấy phân su trong nước ối là yếu tố nghĩ tới suy thai cấp, khi đó cần tiếp tục thực hiện các thăm dò, đánh giá khả năng đáp ứng của thai nhi để có phương án xử lý tốt nhất cho thai. Nước ối có phân su không đủ điều kiện để chẩn đoán cũng như đánh giá mức độ suy thai, cần phải kết hợp các thăm dò khác.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, trong cuộc đẻ nếu trẻ sơ sinh hít phải nước ối xanh có phân su thì nguy cơ suy hô hấp, viêm phổi của trẻ là rất cao, cần phải theo dõi, cấp cứu, điều trị sớm tránh biến chứng nhiễm trùng nặng cho trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu đồ theo dõi nhịp tim thai: Đối với thai nhi đủ tháng nhịp tim thai đủ tháng dao động từ 120 lần/phút đến 160 lần/phút, nghe đều, rõ. Nếu thai nhi có tình trạng thiếu oxy cấp, biểu hiện của suy thai thì nghe thấy nhịp tim thai nhanh (trên 160 lần/phút), hoặc nhịp tim thai chậm (dưới 120 lần/phút), nhịp tim thai không đều, nếu suy thai nặng có thể thấy tiếng tim dời dạc, lụp bụp lúc có lúc không.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Biểu đồ theo dõi nhịp tim thai" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_146463-khong-nghe-duoc-nhip-tim-cua-thai-nhi-660x495.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu đồ theo dõi nhịp tim thai</em></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, theo dõi tim thai trong chuyển dạ thường sử dụng máy Monitoring sản khoa thay cho ống nghe gỗ, theo dõi liên tục cả cơn co tử cung và tim thai trong suốt quá trình chuyển dạ, phát hiện sớm suy thai trong chuyển dạ.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Các trường hợp nào sản phụ được chỉ định theo dõi tim thai liên tục trong giai đoạn chuyển dạ hoạt động bằng monitor sản khoa:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ (các trường hợp làm tăng nguy cơ suy tuần hoàn rau thai):</p> <p style="text-align: justify;">+ Đái tháo đường</p> <p style="text-align: justify;">+ Ối vỡ lâu (trên 24h)</p> <p style="text-align: justify;">+ Ra máu âm đạo (rau bong non mức độ nhẹ tiên lượng sinh thường được, rau bám thấp…)</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiền sản giật</p> <p style="text-align: justify;">+ Thai quá ngày sinh (trên 42 tuần)</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh lý nội khoa nặng như tim mạch, nội tiết…</p> <p style="text-align: justify;">- Thai (các trường hợp giảm tưới máu thai hoặc đe dọa đáp ứng của thai với thiếu oxy):</p> <p style="text-align: justify;">+ Thai non tháng</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiểu ối</p> <p style="text-align: justify;">+ Thai chậm tăng trưởng trong tử cung</p> <p style="text-align: justify;">+ Bất thường doppler động mạch rốn</p> <p style="text-align: justify;">+ Đa thai</p> <p style="text-align: justify;">+ Ối lẫn phân su</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ trong chuyển dạ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tê ngoài màng cứng</p> <p style="text-align: justify;">+ Mẹ sốt</p> <p style="text-align: justify;">+ Ối xanh bẩn</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhịp tim thai biến đổi bất thường</p> <p style="text-align: justify;">- Vậy, theo dõi trên monitoring sẽ thấy những triệu chứng gì?</p> <p style="text-align: justify;">+ Trước tiên phải hiểu được nhịp tim thai cơ bản: Thai nhi đủ tháng nhịp tim thai cơ bản dao động từ 120 – 160 chu kỳ/phút. Nhịp tim thai nhanh trên 160 ck/p có thể gặp trong thai bị suy thai giai đoạn đầu hoặc mẹ bị sốt. Nhịp tim thai chậm dưới 120 ck/p là biểu hiện của nguy cơ suy thai, theo dõi thấy nếu nhịp chậm liên tục kéo dài là có suy thai chắc chắn. Một số trường hợp khi cơn co tử cung cường tính sẽ gây ra nhịp tim thai chậm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đánh giá tính chất dao động nhịp tim thai: Bình thường nhịp tim thai dao động trên 5 lần/phút. Nếu nhịp tim thai dao động dưới 5 lần/phút gọi là nhịp phẳng, thể hiện suy thai rất nặng. Tuy nhiên cũng có thể gặp nhịp phẳng trong khi thai ngủ (khi kích thích thai, nhịp phẳng sẽ mất) hoặc gặp trong thai dị tật tim, thai vô sọ, thai cực non.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đánh giá mối tương quan giữa nhịp tim thai và cơn co tử cung:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Biến đổi loại I (DIP I) gặp ở giai đoạn đầu của suy thai, khi nhịp tim thai chậm nhất trùng vào đỉnh của cơn co tử cung hoặc chênh lệch với đỉnh cơn co tử cung dưới 20 giây. Loại biến đổi này cũng có thể xuất hiện khi đầu thai nhi bị ép vào khung chậu. Phản xạ khi kích thích trung tâm điều hòa nhịp tim của dây X, giống như phản xạ khi ấn nhãn cầu làm chậm nhịp tim. Nếu DIP I xuất hiện liên tục sẽ dẫn đến thiếu oxy cho thai và suy thai.</li> <li style="text-align: justify;">Biến đổi loại II (DIP II) gặp ở giai đoạn sau của suy thai, nhịp tim thai lúc chậm nhất xuất hiện sau đỉnh của cơn co tử cung từ 20 giây đến 60 giây. Cơn co tử cung là nguyên nhân chính gây ra loại biến đổi này. Tình trạng thiếu oxy nặng nề nhất vào thời điểm khi hết cơn co tử cung.</li> <li style="text-align: justify;">Biến đổi hỗn hợp (DIP biến đổi) thường gặp trong suy thai cấp do dây rốn ngắn, sa dây rốn… khi nhịp tim thai thấp nhất có lúc trùng với đỉnh cơn co tử cung, có lúc sau đỉnh cơn cơ tử cung không theo quy luật nào.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Vi định lượng PH máu thai: là phương pháp duy nhất chẩn đoán chính xác thai suy cấp tính trong chuyển dạ, đánh giá mức độ suy thai. Đây là kỹ thuật thăm dò được thực hành từ năm 1961 bởi Saling. Khi màng ối đã vỡ, người ta trích da ở ngôi thai lấy một giọt máu mao mạch đã được động mạch hóa đưa vào một ống nhỏ và đưa vào máy Astrup để phân tích. Xét nghiệm cho kết quả sau 1-2 phút. Trong quá trình chuyển dạ, các giá trị giao động trong một phạm vi lớn, nhưng giới hạn bình thường là: pH &gt; 7,25, pCO2 &lt; 60 mmHg, pO2 &gt; 15 mmHg, BE &gt; 8 mEq. Nếu pH &lt; 7,2 chắc chắn là bệnh lý, thai bị suy. Nếu có nhịp tim thai bất thường trên monitoring thì phải vi định lượng pH máu thai nhi để quyết định tiếp tục theo dõi thai hay đình chỉ thai ngay.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Suy thai cấp tính trong chuyển dạ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>- Phát hiện sớm, dự phòng suy thai: </strong>Để giải quyết tốt nhất tình trạng suy thai, tránh để lại hậu quả cho trẻ sơ sinh thì việc phát hiện sớm suy thai, dự phòng sớm suy thai là quan trọng nhất. Trong quá trình khám thai định kỳ, quản lý thai nghén nếu phát hiện các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây suy thai trong chuyển dạ thì chủ động mổ lấy thai, không theo dõi chuyển dạ đẻ thường.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dự phòng trước khi có chuyển dạ: Khi khám thai phải tìm hiểu các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ, phát hiện các nguy cơ nếu đẻ thường có thể nguy hiểm cho thai. Ví dụ thai suy dinh dưỡng nặng, thai già tháng, ngôi thai bất thường, thai to, đa thai, khung chậu hẹp…cần phải cân nhắc mổ lấy thai chủ động, nếu để sinh thường phải theo dõi thật tốt, cần thiết mổ cấp cứu lấy thai ngay.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Khi khám thai phải tìm hiểu các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ, phát hiện các nguy cơ nếu đẻ thường có thể nguy hiểm cho thai" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_lich-kham-thai-dinh-ky-cho-me-bau-2.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi khám thai phải tìm hiểu các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ, phát hiện các nguy cơ nếu đẻ thường có thể nguy hiểm cho thai</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Dự phòng trong quá trình theo dõi chuyển dạ: Theo dõi sát cuộc chuyển dạ, chú ý những biến đổi nhịp tim thai bất thường trên Monitoring, phát hiện sớm suy thai. Khi có biểu hiện của suy thai phải xử trí cho sản phụ nằm nghiêng trái, thở oxy, động viên sản phụ đỡ lo lắng, sử dụng giảm đau trong chuyển dạ bằng các kỹ thuật gây tê, dùng thuốc giảm co tử cung khi có cơn co mau manh…nhằm mục đích giảm, ngăn ngừa tình trạng suy thai cấp trong chuyển dạ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Suy thai cấp tính trong chuyển dạ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Điều trị suy thai: Khi đã có suy thai thực sự, thái độ xử trí của nhân viên y tế phải thật khẩn trương, cấp cứu kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xử trí nội khoa: Dùng thuốc làm giảm bớt cơn co tử cung để tăng tuần hoàn tử cung rau, giúp cải thiện oxy cho thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xử trí sản khoa: Bác sĩ sản khoa cần phải quyết định chỉ định mổ lấy thai cấp cứu để lấy thai ra ngay nếu điều trị nội khoa không kết quả. Tùy theo điều kiện mà có thể phẫu thuật lấy thai cấp cứu hoặc đẻ thủ thuật. Trong kíp mổ phải có kíp hồi sức tích cực sơ sinh để hỗ trợ kịp thời cho trẻ sơ sinh ngày tại phòng mổ.</p> <p style="text-align: justify;">Tóm lại, Suy thai cấp tính trong chuyển dạ là một cấp cứu sản khoa phải được theo dõi, phát hiện sớm, xử trí kịp thời tránh để lại những hậu quả đáng tiếc cho thai nhi và trẻ sơ sinh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/suy-thai-cap-tinh-trong-chuyen-da-spvqx
Nhiễm khuẩn hậu sản
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn hậu sản (NKHS) được định nghĩ là nhiễm khuẩn xảy ra ở những phụ nữ sau sinh bắt nguồn từ viêm nhiễm đường sinh dục ngoài hoặc niêm mạc tử cung</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Nhiễm khuẩn hậu sản (NKHS) được định nghĩ là nhiễm khuẩn xảy ra ở những phụ nữ sau sinh bắt nguồn từ viêm nhiễm đường sinh dục ngoài hoặc niêm mạc tử cung" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_20191118_104520_533234_viem-niem-mac-tu-cu.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm khuẩn hậu sản (NKHS) được định nghĩ là nhiễm khuẩn xảy ra ở những phụ nữ sau sinh bắt nguồn từ viêm nhiễm đường sinh dục ngoài hoặc niêm mạc tử cung</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Vi khuẩn gây bệnh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Có rất nhiều loại vi khuẩn gây ra NKHS như: Streptococus, Staphylococus, E.coli, Enterococus và các vi khuẩn kỵ khí như Clostridium, Bacteroides…</p> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn có thể từ bản thân cơ thể bà mẹ, người xung quanh, từ những dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai, hoặc qua các sang chấn tổn thương ở đường sinh dục vào vùng rau bám tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Vi khuẩn có thể từ bản thân cơ thể bà mẹ, người xung quanh, từ những dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai, hoặc qua các sang chấn tổn thương ở đường sinh dục vào vùng rau bám tử cung." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20210705_nhiem-khuan-hau-san-5.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn có thể từ bản thân cơ thể bà mẹ, người xung quanh, từ những dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai, hoặc qua các sang chấn tổn thương ở đường sinh dục vào vùng rau bám tử cung.</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo (thường gặp và là tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân: do sau các phẫu thuật, thủ thuật, vết khâu ở vị trí tầng sinh môn và âm đạo được thực hiện không đúng kỹ thuật, vô khuẩn không tốt. Hoặc do rách tầng sinh môn, rách âm đạo mà không khâu, có thể bị bỏ quên gạc trong âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm niêm mạc tử cung</strong> (hình thái nhẹ của nhiễm khuẩn tử cung) nếu không được điều trị tốt sẽ có thể chuyển thành viêm phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân: tất cả các khâu trong cuộc đẻ không đảm bảo vô khuẩn, hoặc tình trạng bị sót nhau, sót màng nhau thai, tình trạng nhiễm khuẩn ối, thực hiện các thủ thuật sản khoa bị nhiễm khuẩn...</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bế sản dịch:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thường khi khám thấy tư thế tử cung gập trước, bệnh nhân không thấy ra sản dịch hoặc ra ít, thường kèm đau bụng hạ vị, ấn vào tử cung sản phụ đau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tử cung toàn bộ: </strong>đây là tình trạng viêm đến tổ chức cơ tử cung. Triệu chứng bệnh lý nặng hơn các hình thái nhiễm khuẩn trên. Đến ngày thứ 8-10 có thể ra huyết. Khám thấy sản dịch mùi rất hôi. Ấn tử cung bệnh nhân rất đau, có thể có hơi ở tử cung. Hậu quả có thể viêm phúc mạc. Hoặc nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm niêm mạc tử cung chảy máu: </strong>tình trạng này xuất hiện muộn. Sản dịch vẫn còn màu đỏ, lẫn máu cục. Trường hợp nạo buồng tử cung sớm do chẩn đoán nhầm với sót rau làm cho tiên lượng bệnh nặng hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phần phụ (VPP) và dây chằng rộng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm phần phụ xảy ra từ ngày thứ 8-10, là diễn biến sau của viêm niêm mạc tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Sản phụ xuất hiện sốt, nắn bụng hạ vị thấy một khối mềm, đau, bờ không rõ, di động hạn chế, có thể khó phân biệt với tình trạng đám quánh ruột thừa nếu khối viêm phần phụ ở bên phải.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phúc mạc (VPM) tiểu khung:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn xuất phát từ lớp nội mạc tử cung, đến phần cơ tử cung, lên vòi trứng, buồng trứng, đến phúc mạc tiểu khung. Đi theo đường bạch huyết, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan đến túi cùng sau, mạnh tràng, đại tràng, bàng quang phía trước, trực tràng phía sau. Nhiễm khuẩn lan đến đâu sẽ hình thành giả mạc, phúc mạc sẽ bị dính với nhau. Phản ứng phúc mạc sinh ra các ổ dịch lẫn mủ và máu.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thường xuất hiện từ ngày thứ 7 sau sinh, hoặc xuất hiện muộn hơn sau sinh 15 ngày từ nhiễm khuẩn tử cung.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phúc mạc toàn bộ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có thể xảy ra sau viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung. Đường lan truyền: trực tiếp hoặc đường bạch huyết.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt: giả viêm phúc mạc và viêm phúc mạc tiểu khung</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn huyết (NKH): </strong>tình trạng bệnh lý NKHS nặng nhất</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân: vi khuẩn hay gặp là liên cầu tan huyết nhóm A, beta faecalis thường gặp nhất là tụ cầu vàng gây bệnh, E.coli, Aerobacter faecalis, loại vi khuẩn kỵ khí như Clostridium perfringens.</p> <p style="text-align: justify;">Từ ổ viêm tại niêm mạc tử cung, quá trình nhiễm khuẩn lan rộng ra xung quanh, hoặc vào sâu trong lớp cơ tử cung, đi theo đường máu, từ trạng thái vi khuẩn vãng lai trong máu trở thành NKH</p> <p style="text-align: justify;">Cũng có thể do ổ nhiễm khuẩn khu trú tại bộ phận sinh dục chưa được điều trị đã vội can thiệp (như nạo sót rau trong khi bệnh nhân đang sốt) khiến cho hàng rào bảo vệ bị phá hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn lan tràn vào mạch máu.</p> <p style="text-align: justify;">Tử cung chậm co hồi. Sản dịch chảy ra nhiều và hôi.</p> <p style="text-align: justify;">Tiến triển của VPP thường tốt nếu được phát hiện và điều trị càng sớm. Trường hợp xấu gây viêm phúc mạc toàn bộ do ổ mủ bị vớ vào ổ bụng. Nếu khối mủ ở thấp có thể bị vỡ và gây ra lỗ rò trực tràng, âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">Cần thiết phải cấy sản dịch kết hợp kháng sinh đồ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tắc tĩnh mạch: </strong>hay gặp ở các nước Âu, Mỹ.</p> <p style="text-align: justify;">Từ viêm tắc tĩnh mạch tử cung, lan đến tĩnh mạch quanh tiểu khung, tĩnh mạch chậu thường do vi khuẩn loại liên cầu kỵ khí.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo (thường gặp và là tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng: bệnh nhân có thể sốt không cao, tại chỗ có thể có vết rách, vết khâu bị viêm tấy, đỏ, mưng mủ, đau. Tử cung vẫn co hồi bình thường, sản dịch không hôi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm niêm mạc tử cung</strong> (hình thái nhẹ của nhiễm khuẩn tử cung) nếu không được điều trị tốt sẽ có thể chuyển thành viêm phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung.</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng: khỏe nga vài ngày sau đẻ, sản phụ có tình trạng sốt nhẹ, mạch nhanh, mệt mỏi, sản dịch ra nhiều, hôi, có thể lẫn mủ hoặc máu. Cổ tử cung đóng chậm, tử cung co hồi kém, ấn tử cung bệnh nhân đau. Khám âm đạo vị trí túi cùng không đau. Cần phải cấy sản dịch để xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phúc mạc (VPM) tiểu khung:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng: sản phụ sốt cao 39-40 độ C, mạch nhanh không phân ly. Đau vùng hạ vị dữ dội, đái rắt, táo bón, có thể có biểu hiện của giả lỵ với triệu chứng đau bụng, đại tiện són phân, nhiều lần.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Viêm phúc mạc (VPM) tiểu khung" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_viem-phuc-mac-tieu-khung-4.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm phúc mạc (VPM) tiểu khung</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn huyết (NKH):</strong> tình trạng bệnh lý NKHS nặng nhất</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng: sốc nhiễm trùng, nhiễm độc. khám sản khoa các triệu chứng giống với viêm niêm mạc tử cung nặng. Khám bụng thấy bụng chướng, gan, lách to hơn bình thường, ran ẩm ở phổi. Các cơ quan khác như khớp, da, niêm mạc, màng não hoặc viêm nội tâm mạc đều có thể có tình trạng nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tắc tĩnh mạch: </strong>hay gặp ở các nước Âu, Mỹ.</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng: xuất hiện muộn, sau đẻ 12 ngày đến nửa tháng, sốt thường nhẹ, mạch nhanh, bệnh nhân thường rét run. Viêm tắc tĩnh mạch ở chân: chân phù, màu trắng, ấn đau, căng nóng từ đùi trở xuống, gót chân không nhấc được khỏi giường. điều trị không kịp thời, nhiễm khuẩn lan đến phổi gây viêm tắc động mạch phổi (khó thở, khạc ra máu, tức ngực), thận…sản phụ có thể tử vong đột ngột.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn huyết (NKH):</strong></p> <p style="text-align: justify;">Biến chứng: các cơ quan có thể bị tổn thương như thận, tim, phổi, não.... Biến chứng gây tử cung nhanh chóng thường do viêm nhiễm Clostridium, và nhóm vi khuẩn Gram âm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đường lây truyền từ âm đạo đi qua cổ tử cung vào tử cung, từ đó lên ống dẫn trứng, và vào phúc mạc tiểu khung.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể vi khuẩn theo đường bạch huyết, tĩnh mạch (đám rối tĩnh mạch cạnh tử cung) đi vào dây chằng rộng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Dinh dưỡng khong đảm bảo.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc thai nghén.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Ối vỡ non, vỡ sớm.</p> <p style="text-align: justify;">- Chuyển dạ bị kéo dài, thăm khám âm đạo nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương đường sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Thủ thuật bóc rau, mổ lấy thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Bế sản dịch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần áp dụng các biện pháp sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Trong khi có thai: điều trị các ổ viêm nhiễm của sản phụ (ở da, họng…), viêm đường niệu-sinh dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong chuyển dạ: hạn chế thăm khám âm đạo, không để chuyển dạ kéo dài, đề phòng nhiễm khuẩn ối.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" hạn chế thăm khám âm đạo," src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20200320_kham-phu-khoa-bang-mo-vit-chi-gay-cam-giac-hoi-kho-chiu-.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế thăm khám âm đạo,</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trong đẻ: không để sót rau, bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung đúng chỉ định. Đảm bảo khử khuẩn tốt các dụng cụ sản khoa.</p> <p style="text-align: justify;">- Sau đẻ: tránh ứ sản dịch, vệ sinh bệnh phòng sạch sẽ, định kỳ phải được chạy tia cực tím, tăng cường sức đề kháng cho sản phụ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phúc mạc toàn bộ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tiên lượng: tiên lượng tốt khi viêm phúc mạc toàn bộ được chẩn đoán sớm và kịp thời phẫu thuật. Mổ chậm, tiên lượng xấu, có thể tử vong, nếu có khỏi thì cũng có thể gây di chứng dính và tắc ruột.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn huyết (NKH):</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định: tìm thấy vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm cấy máu, sản dịch, nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Tử mẫu bệnh phẩm nuôi cấy có thể xác định được loại kháng sinh nhạy cảm và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Nhiễm khuẩn hậu sản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo (thường gặp và là tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: tiên lượng tốt. Chăm sóc tại chỗ là chủ yếu như làm thuốc âm đạo hoặc phải cắt chỉ cắt quãng hoặc toàn bộ khi có mưng mủ. Thay băng vô khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm niêm mạc tử cung chảy máu:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: cần sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, thường sau hai ngày tiến triển bệnh sẽ thuyên giảm. Sử dụng kết hợp thuốc Oxytocin hoặc Methylergometrin nhằm tăng co hồi tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu, khám thai định kỳ&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_MED_7859.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu, khám thai định kỳ&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Cần điều trị đến khi nhiệt độ giảm, hoặc hết sốt trong trường hợp có sót rau rồi mới được tiến hành nạo rau sót. Nếu tiến hành nạo rau sớm khi chưa đỡ sốt thì có thể làm cho tình trạng bệnh lý nhiễm khuẩn nặng hơn trong ổ phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn máu do hàng rào bảo vệ của cơ thể quanh diện rau bám bị hủy hoại.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp viêm tử cung toàn bộ với những ổ áp xe nhỏ, phương án điều trị là cắt tử cung bán phần kết hợp sử dụng kháng sinh liều cao. Tình trạng nhiễm khuẩn huyết có thể được pgats hiện sớm nhờ cấy máu trong cơn sốt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phần phụ (VPP) và dây chằng rộng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: để sản phụ được nghỉ ngơi, chườm đá và sử dụng kháng sinh. Nếu ổ mủ khu trú thì qua túi cùng âm đạo có thể tiến hành mở thông túi mủ để toát mủ ra ngoài. Chỉ mổ mở bụng khi xác định tình trạng viêm phúc mạc toàn bộ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phúc mạc (VPM) tiểu khung:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: nghỉ ngơi, vitamin C, chườm đá, kháng sinh liều cao, tiếp tục điều trị đến khi nhiệt độ giảm nhiều ngày sau.</p> <p style="text-align: justify;">Tiến triển:</p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe túi cùng Douglass: cùng đồ sau khám thấy có khối ấn đau. Thăm qua trực tràng có thể thấy rõ khối áp xe. Điều trị: trích túi cùng sau, dẫn lưu mủ đề phòng rò trực tràng âm đạo, phòng VPM toàn bộ.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm vòi trứng có mủ: khám bụng hạ vị có thể thấy khối cạnh tử cung nề, ấn đau, tách biệt. Điều trị: kháng sinh và vòi trứng bị ứ mủ sẽ được loại bỏ nhờ phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tấy dây chằng rộng: thăm khám âm đạo sẽ thấy khối ở vị trí hạ vị hoặc thấp hơn, lan tỏa cả hai bên, tử cung bị đẩy ra phía trước. Điều trị cần sử dụng liều cao thuốc kháng sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm phúc mạc toàn bộ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: đây là tình trạng cấp cứu, cần phải mổ cắt bỏ tử cung, tùy trường hợp có thể cắt phần phụ bị tổn thương, để lại cổ tử cung và hai buồng trứng. Lau sạch ổ bụng, cho kháng sinh tại chỗ. Đặt dẫn lưu ổ bụng.</p> <p style="text-align: justify;">Để tránh VPM toàn bộ sau đẻ cần thiết phải lưu ý vô khuẩn, khử khuẩn khi khám âm đạo, thực hiện các thủ thuật ở tử cung, tránh để sót rau, điều trị tích cực các tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn huyết (NKH):&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: nên phối hợp cefalosporin với aminosid. Tốt nhất là điều trị theo loại kháng sinh nhạy cảm với loại vi khuẩn gây bệnh. Điều trị cần đảm bảo nồng độ kháng sinh luôn có trong máu bệnh nhân đến cả khi hết sốt một tuần. Ngoài kháng sinh phải kết hợp điều trị bổ trợ truyền dịch, thuốc trợ tim, hoặc truyền máu nếu cần...Điều trị ngoại khoa khi hết sốt, tiến hành cắt tử cung để lại cổ tử cung nhằm loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm khuẩn nguyên phát và gửi bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh lý.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tắc tĩnh mạch:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị: cần làm xét nghiệm thời gian đông máu, tiểu cầu, thời gian Quick và tỷ lệ prothrombin.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Cần làm xét nghiệm thời gian đông máu, tiểu cầu, thời gian Quick và tỷ lệ prothrombin." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190724_074259_504640_xet-nghiem-mau-co-may.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần làm xét nghiệm thời gian đông máu, tiểu cầu, thời gian Quick và tỷ lệ prothrombin.</em></p> <p style="text-align: justify;">Bất động chân đến khi hết sốt 3 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị kháng sinh, corticoid sau vài ngày điều trị kháng sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc chống đông máu.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhiem-khuan-hau-san-srjeu
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đau thắt lưng là một trong những chứng bệnh thường gặp nhất trên toàn cầu, có khoảng 80% dân số bị đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Căn bệnh phổ biến và gây tàn tật này tiêu tốn hơn 100 tỷ đô la hàng năm ở Hoa Kỳ. Trong số các nguyên nhân gây đau thắt lưng, bệnh thoái hóa đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa 2 đốt sống, chúng có tác dụng giúp cột sống vận động linh hoạt hơn, giảm sóc, giảm chấn thương cho cột sống. Đĩa đệm gồm 3 thành phần chính: Nhân đĩa đệm mềm bên trong, bao xơ đĩa đệm bên ngoài và cấu trúc sụn cố định đĩa đệm vào đốt sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân đĩa đệm dịch chuyển ra khỏi bao xơ của nó. Thoát vị có thể vào chính thân đốt sống, ra phía trước hoặc sau đốt sống. Ngày nay, thoát vị đĩa đệm là chẩn đoán phổ biến nhất trong số các bất thường thoái hóa của cột sống thắt lưng, và nó là nguyên nhân chính của phẫu thuật cột sống.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm là khoảng 5 đến 20 trường hợp trên 1.000 người trưởng thành hàng năm. Thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi thứ 30-50 tuổi, với tỷ lệ nam và nữ là 2: 1. Tỷ lệ ước tính của thoát vị đĩa đệm có triệu chứng của cột sống thắt lưng là khoảng 1-3 phần trăm bệnh nhân. Vị trí thoát vị thường gặp nhất ở đĩa đệm đốt sống thắt lưng 4-5 (L4-L5) và đốt sống thắt lưng 5 và cùng 1 (L5-S1), chiếm khoảng 95%.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả đĩa đệm bình thường và đĩa đệm có bệnh lý" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_thoat-vi-dia-dem-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả đĩa đệm bình thường và đĩa đệm có bệnh lý</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thoái hóa đĩa đệm thường liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Tuổi càng cao, các tế bào đĩa đệm càng phải trải qua quá trình lão hóa và giảm sản xuất proteoglycan. Tình trạng giảm proteoglycan này dẫn đến mất nước và xẹp đĩa đệm, làm tăng sức căng lên các sợi vòng, dẫn đến rách và nứt, và do đó tạo điều kiện cho thoát vị nhân tủy. Do đó, khi các tác nhân gây căng thẳng cơ học lặp đi lặp lại được tác động lên đĩa đệm, nó sẽ dẫn đến việc khởi phát dần các triệu chứng có xu hướng mãn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Mặt khác, quá tải lên trục dọc của cột sống tạo một lực cơ sinh học lớn lên đĩa đệm khỏe mạnh, điều này có thể dẫn đến việc đẩy nhân đĩa đệm ra ngoài qua một vòng xơ bị hỏng. Những tổn thương này thường dẫn đến các triệu chứng cấp tính nghiêm trọng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn là rối loạn mô liên kết và rối loạn bẩm sinh như cuống sống ngắn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là kết quả của một số thay đổi trong đĩa đệm bao gồm giảm khả năng giữ nước trong nhân tủy, tăng tỷ lệ collagen loại 1 trong nhân tủy và bao xơ, phá hủy collagen và vật liệu ngoại bào, hoạt động điều hòa của các hệ thống thoái hóa như chất nên metalloproteinase, quá trình tự tiêu tế bào và các con đường viêm nhiễm. Cuối cùng, dẫn đến sự gia tăng cục bộ các yếu tố hóa học gây viêm và sự chèn ép cơ học gây ra áp lực đẩy nhân tủy lồi ra ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">Đau vùng thắt lưng phát sinh khi đĩa đệm thoát vị tạo áp lực hoặc tiếp xúc trực tiếp với túi cùng, rễ thần kinh thắt lưng, dẫn đến thiếu máu cục bộ và viêm rễ thần kinh. Do gần rễ thần kinh, thoát vị sau bên có nhiều khả năng dẫn đến chèn ép rễ thần kinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là đau thần kinh tọa. Người bệnh cảm nhận đau dọc từ thắt lưng hoặc hông lan xuống đùi và cẳng chân. Triệu chứng đau tăng lên khi người bệnh ngồi, đi lại, ho, hắt hơi, thay đổi tư thế. Một số trường hợp, người bệnh không có biểu hiện đau thần kinh tọa điển hình, thay vào đó người bệnh đau âm ỉ, đau lan ra vùng mông hai bên.</p> <p style="text-align: justify;">Những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, chèn ép thần kinh nhiều, bệnh nhân có thể có biểu hiện yếu cơ, teo cơ, rối loạn cảm giác hai chân, thậm chí đại tiểu tiện không tự chủ.</p> <p style="text-align: justify;">Khai thác tiền sử một số người bệnh có hoàn cảnh khởi phát rõ ràng như sau bê vật nặng, kéo đẩy vật nặng, sau ngã. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh không có tiền sử chấn thương hoặc hoàn cảnh khởi phát rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng ở người bệnh rất đa dạng. Người bệnh có thể biến đổi dáng đi (đi lệch, khập khiễng), ấn có điểm đau tại chỗ và đau dọc đường đi của dây thần kinh. Cơ chi dưới teo, yếu, cơ nhão, tăng hoặc giảm phản xạ gân xương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong thoát vị đĩa đệm, các xét nghiệm lâm sàng hầu như không thay đổi. Xét nghiệm có giá trị chẩn đoán phân biệt với tình trạng chèn ép thần kinh do một số nguyên nhân khác (ung thư, viêm, nhiễm trùng..) và đánh giá các chức năng cơ quan cơ bản để điều trị thuốc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">X-quang</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Xquang cột sống thắt lưng là phương pháp đầu tiên được thực hiện cho những người bệnh đau thắt lưng. Hẹp khe đĩa đệm, gai xương và vẹo cột sống bù trừ trên X-quang là những phát hiện thường gợi ý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hình ảnh Xquang chỉ cho góc nhìn cơ bản về cột sống, không cho hình ảnh trực tiếp về đĩa đệm và thần kinh. Do đó, nên phối hợp chụp cộng hưởng từ trong trường hợp nghi ngờ thoát vị đĩa đệm.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính (CLVT)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đây là phương thức hình ảnh nhạy cảm nhất để kiểm tra cấu trúc xương của cột sống. Hình ảnh CLVT cho phép đánh giá các đĩa đệm thoát vị bị vôi hóa hoặc bất kỳ quá trình bệnh lý nào có thể dẫn đến mất hoặc phá hủy xương. Tuy nhiên, CLVT ít có giá trị hơn cộng hưởng từ trong đánh giá cấu trúc đĩa đệm, thần kinh, phần mềm cạnh sống.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cộng hưởng từ (MRI)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đây là tiêu chuẩn vàng về hình ảnh để chấn đoán thoát vị đĩa đệm. Với độ chính xác chẩn đoán là 97%, cộng hưởng từ là phương pháp nhạy cảm nhất để đánh giá đĩa đệm thoát vị. Ngoài đánh giá chính xác hình ảnh đĩa đệm, MRI còn cho thông tin về thần kinh, loại trừ các nguyên nhân đau lưng khác.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Siêu âm mạch</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phương pháp này giúp loại trừ các trường hợp đau dọc chân do suy tĩnh mạch, hẹp tắc mạch chi.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điện cơ</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh, rễ bị tổn thương, gợi ý vị trí đĩa đệm thoát vị.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thoát vị đĩa đệm cần được điều trị từ sớm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_thoat-vi-dia-dem-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thoát vị đĩa đệm cần được điều trị từ sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp, để phòng tránh người dân cần có chế độ sinh hoạt phù hợp. Mọi người cần tập thể dục đều dặn, có tư thế làm việc phù hợp, giữ cân nặng chuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">Khi có biểu hiện đau thắt lưng cần đi khám sớm tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1. Chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phụ thuộc vào tiền sử bệnh, hoàn cảnh khởi phát, triệu chứng lâm sàng, và chẩn đoán hình ảnh. Trong các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, cộng hưởng từ là phương pháp quan trọng nhất giúp chẩn đoán, tiên lượng, lập kế hoạch phẫu thuật cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.</p> <p style="text-align: justify;">2. Chẩn đoán phân biệt</p> <p style="text-align: justify;">Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần được chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân đau thắt lưng khác.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đau thắt lưng cơ học (sai tư thế, co cơ…)</li> <li style="text-align: justify;">Thoái hóa cột sống</li> <li style="text-align: justify;">Hẹp ống sống do thoái hóa</li> <li style="text-align: justify;">Hội chứng đuôi ngựa</li> <li style="text-align: justify;">Áp xe ngoài màng cứng</li> <li style="text-align: justify;">Tụ máu ngoài màng cứng</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương thần kinh dái tháo đường</li> <li style="text-align: justify;">Ung thư di căn</li> <li style="text-align: justify;">Viêm cột sống dính khớp</li> <li style="text-align: justify;">Nang Tarlov</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Điều trị bảo tồn (điều trị không phẫu thuật)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm không có triệu chứng, hầu như không cần can thiệp thuốc hoặc phẫu thuật, song người bệnh cần được giáo dục về bệnh lý, sinh hoạt hàng ngày để tránh tổn thương nặng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có triệu chứng là lựa chọn điều trị cho đa số bệnh nhân.</p> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả thoát vị đĩa đệm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_thoat-vi-dia-dem.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả thoát vị đĩa đệm</em></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị không phẫu thuật bao gồm thuốc uống, tiêm tại chỗ, vật lý trị liệu.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc uống</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Các thuốc được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), giảm đau acetaminophen, opioid, pregabalin… Đây là lựa chọn cho hầu hết bệnh nhân. Một người bệnh có thể phải sử dụng một hoặc kết hợp một vài loại thuốc.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tiêm corticosteroid tại chỗ (CSI)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đây là một kỹ thuật thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tiêm corticoid tại chỗ giúp giảm tình trạng viêm và phù nề thần kinh vị trí chèn ép do thoát vị đĩa đệm, từ đó giảm đau và cải thiên triệu chứng cho người bệnh. Tỷ lệ thành công (giảm đau, giảm triệu chứng) của phương pháp này phụ thuộc vào phương pháp tiêm, bác sĩ tiêm, thời gian mắc bệnh của bệnh nhân, mức độ nặng của thoát vị đĩa đệm. Khi so sánh với việc tiêm giả dược, các nghiên cứu cho thấy corticoid giúp giảm triệu chứng đau cho người bệnh song không làm giảm tỷ lệ phẫu thuật so với nhóm không tiêm.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phương pháp vật lý trị liệu</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Vật lý trị liệu truyền thống tập trung vào tập thể dục, tăng cường sức mạnh cơ cột sống, giảm vận động mạnh và gắng sức. Chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp, kéo giãn cột sống cũng là phương pháp tốt giúp cải thiện triệu chứng cho nguồi bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Tế bào gốc, huyết tương giàu tiểu cầu</p> <p style="text-align: justify;">Đây là hai phương pháp mới, hứa hẹn cho hiệu quả điều trị tốt. Song còn cần nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng trong đa số các trường hợp. Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp cấp tính như thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh nặng (yếu chân, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác,…) hoặc các trường hợp mạn tính (thoát vị đĩa đêm gây các triệu chứng đau không cải thiện sau điều trị bảo tổn ít nhất 3 tháng).</p> <p style="text-align: justify;">Có một số phương pháp thực hiện can thiệp phẫu thuật, bao gồm phẫu thuật mở và phương pháp xâm lấn tối thiểu. Phương pháp xâm lấn tối thiểu trong phẫu thuật cột sống đã được sử dụng nhiều hơn trong hai thập kỷ qua. Vết mổ của phương pháp này bé hơn. Khi so sánh với phẫu thuật mở, thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp giảm thời gian phẫu thuật, ít mất máu hơn nhưng không có sự khác biệt về biến chứng, tỷ lệ phẫu thuật lại hoặc nhiễm trùng vết thương. Song, những trường hợp phức tạp, phẫu thuật mở được ưu tiên hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường tồn tại các triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 85 đến 90% các trường hợp sẽ tự khỏi trong vòng 6 đến 12 tuần và không cần can thiệp y tế đáng kể. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hơn sáu tuần, bệnh nhân ít có khả năng cải thiện mà không cần can thiệp.</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố dự đoán kết quả thành công sau phẫu thuật cao bao gồm đau nặng ở chân và thắt lưng trước khi phẫu thuật, thời gian xuất hiện các triệu chứng ngắn hơn, người bệnh trẻ tuổi, tình trạng sức khỏe tâm thần tốt hơn và hoạt động thể chất đều đặn. Điều trị y tế bảo tồn tương đương với can thiệp phẫu thuật trong thời gian dài; tuy nhiên, các can thiệp phẫu thuật giúp giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến đau và khả năng phục hồi chức năng sớm hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Tiến triển thành đau lưng mãn tính là một trong những biến chứng chính của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bên cạnh đó, điều trị không đầy đủ có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh lâu dài không thể hồi phục.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-svqqy
Ung thư hầu họng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư hầu họng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ung thư tế bào vảy hầu họng phát sinh ở vòm miệng mềm, amidan, đáy lưỡi, thành họng, nếp gấp nằm giữa đáy lưỡi và nắp thanh quản.</p> <p style="text-align: justify;">Ung thư tế bào vảy hầu họng là khối u ác tính tương đối hiếm gặp, với khoảng 123.000 trường hợp ung thư hầu và hạ họng được chẩn đoán trên toàn thế giới mỗi năm và khoảng 79.000 trường hợp tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">Với ung thư đầu cổ nói chung: Nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới vượt quá 20 trên 100.000 ở các khu vực của Pháp, Hồng Kông, tiểu lục địa Ấn Độ, Trung và Đông Âu, Tây Ban Nha, Ý và Brazil, và ở những người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kỳ. Ung thư miệng và lưỡi phổ biến hơn ở tiểu lục địa Ấn Độ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới." src="/ImagePath/images/20210922/20210922_ung-thu-vom-hong-1.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới.</em></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư hầu họng cao hơn đáng kể ở nam giới người Mỹ gốc Phi.</p> <p style="text-align: justify;">Sử dụng thuốc lá và rượu trong quá khứ là những yếu tố nguy cơ chính gây ra những bệnh ung thư này. Mặc dù tỷ lệ hút thuốc ngày càng giảm, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ung thư hầu họng ngày càng tăng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Những xu hướng này liên quan đến sự gia tăng ung thư hầu họng do nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV); những bệnh ung thư này chủ yếu phát sinh ở vùng amiđan và đáy lưỡi. Mặc dù hầu hết các loại ung thư vòm họng liên quan đến HPV đều có biểu hiện của bệnh tiến triển theo vùng, những khối u này có tiên lượng tốt hơn so với những khối u liên quan đến sử dụng thuốc lá và rượu. Hiện tại không có sự khác biệt trong cách tiếp cận điều trị, mặc dù nhiều thử nghiệm lâm sàng tiền cứu đang điều tra việc giảm leo thang điều trị ở ung thư hầu họng dương tính với HPV.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư hầu họng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cho tới ngày nay, nguyên nhân ung thư hầu họng vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng, một số yếu tố góp phần liên quan tới bệnh sinh của bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">Các sản phẩm thuốc lá - Các sản phẩm thuốc lá hút (thuốc lá điếu, xì gà, tẩu) là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự phát triển của ung thư đầu và cổ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Các sản phẩm thuốc lá hút (thuốc lá điếu, xì gà, tẩu) là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự phát triển của ung thư đầu và cổ." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_Nguyen-nhan-gay-ung-thu-vom.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Các sản phẩm thuốc lá hút (thuốc lá điếu, xì gà, tẩu) là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự phát triển của ung thư đầu và cổ.</em></p> <p style="text-align: justify;">Ở những người hút thuốc lá nặng, nguy cơ ung thư tăng gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc. Dường như có mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng, như được minh họa bằng các quan sát sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Một nghiên cứu bệnh chứng đã so sánh 605 bệnh nhân ung thư đầu và cổ với 756 bệnh nhân chứng.&nbsp; Nguy cơ tương đối (RR) ở những người sử dụng thuốc lá hiện tại là 6,5. RR tăng theo thời gian hút thuốc và giảm dần sau khi ngừng hút thuốc, không có nguy cơ vượt quá sau 20 năm.</li> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Trong một nghiên cứu bệnh chứng khác, những bệnh nhân hút nhiều hơn một bao thuốc mỗi ngày có nguy cơ ung thư đầu và cổ tăng 13 lần. Tuổi bắt đầu hút thuốc (dưới 18 tuổi) và thời gian hút thuốc (trên 35 tuổi) là những yếu tố nguy cơ cao. Việc ngừng hút thuốc có liên quan đến việc giảm RR đáng kể.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Rượu - Nguy cơ phát triển ung thư đầu và cổ do rượu phụ thuộc vào liều lượng. Ví dụ, một nghiên cứu đã báo cáo nguy cơ ung thư đầu và cổ tăng gấp 5-6 lần khi uống nhiều rượu hơn 50 g / ngày so với ít hơn 10 g / ngày (một ly chứa khoảng 12 g rượu). Uống rượu và hút thuốc lá dường như có tác động tương tác và nhân lên đối với nguy cơ phát triển ung thư đầu và cổ. Có thể có sự tương tác giữa tính nhạy cảm di truyền và uống rượu vào nguy cơ phát triển ung thư đầu và cổ với đa hình di truyền của alcohol dehydrogenase (ADH) và aldehyde dehydrogenase (ALDH).</p> <p style="text-align: justify;">Vi rút u nhú ở người - Nhiều bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy hầu họng, đặc biệt là những bệnh phát sinh ở đáy lưỡi và vùng amidan, không có các yếu tố nguy cơ truyền thống liên quan đến ung thư đầu và cổ (ví dụ: hút thuốc lá, thuốc lá không khói, uống rượu). Các nghiên cứu dịch tễ học và phân tử đã xác định được kiểu gen HPV 16 của HPV là tác nhân gây bệnh ở nhiều bệnh nhân này. Các kiểu gen HPV nguy cơ cao khác, chẳng hạn như HPV 18, 31 hoặc 33, cũng gây bệnh nhưng ít phổ biến hơn. Những trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao này cũng hiếm khi gây ung thư ở các vị trí khác ở đầu và cổ.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nhiễm HIV có tỷ lệ mắc phải nhiều loại bệnh ác tính xác định hội chứng suy giảm miễn dịch không mắc phải (AIDS) tăng lên. Tỷ lệ mắc SCC của đầu và cổ ở bệnh nhân nhiễm HIV tăng khoảng 2-3 lần; các loại ung thư mô học khác cũng có thể tăng lên.</p> <p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân đã trải qua quá trình cấy ghép nội tạng rắn có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, bao gồm cả ung thư phát sinh ở vùng đầu và cổ. Ví dụ, trong một loạt 2817 người nhận tạng, 175 bệnh nhân phát triển thành 391 khối u ác tính ở đầu và cổ. Tuy nhiên, phần lớn trong số này là các khối u ác tính ở da, với 51% là SCC và 42% là ung thư tế bào đáy. Thêm 2 phần trăm là ung thư tuyến giáp thể nhú, 1 phần trăm SCC của lưỡi, và 3 phần trăm các vị trí niêm mạc khác, bao gồm thanh quản, khoang miệng, khoang mũi, hầu họng, vòm họng và ống dẫn nước bọt.</p> <p style="text-align: justify;">Một nghiên cứu quan sát cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân đã được ghép tủy và không có các yếu tố nguy cơ cổ điển có nguy cơ cao bị ung thư đầu và cổ, đặc biệt là vị trí khoang miệng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư hầu họng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khối u hầu họng - Khiếu nại xuất hiện có thể bao gồm khó nuốt, đau (nuốt đau trong cổ họng, đau tai), tắc nghẽn đường thở, ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy, chảy máu hoặc khối u ở cổ</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư hầu họng dương tính với vi rút u nhú ở người (HPV) thường có các khối lớn ở cổ. Nhiều người trong số những bệnh nhân này không có các than phiền lâm sàng khác, một số biểu hiện triệu chứng cổ điển của chứng nuốt đau và đau tai. Khối ở cổ, thường là dạng nang, có thể là biểu hiện lâm sàng duy nhất. Những khối u dạng nang này thường bị nhầm lẫn với các khối u nang khe hở phế quản ( branchial cleft cyst carcinomas).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Ung thư hầu họng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng xạ trị: Xạ trị thường xuyên làm thay đổi vị giác, khô miệng, sâu răng, hoại tử xương...</p> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng, tụ máu, hoại tử da, vỡ vết thương. Các biến chứng về tái tạo xương, chẳng hạn như bất thường về đường viền, tiêu xương và viêm tủy xương cũng đáng lưu ý.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Ung thư hầu họng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Giới tính: Ung thư hầu họng được chẩn đoán nam giới cao hơn nữ giới</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi: tỷ lệ mắc cao hơn người trung tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Ở những người hút thuốc lá nặng, nguy cơ ung thư tăng gấp nhiều&nbsp; lần so với những người không hút thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư đầu và cổ và đặc biệt phụ thuộc vào liều lượng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm HPV: các bằng chứng dịch tễ học và phân tử đã xác định vai trò nguyên nhân đối với HPV, chủ yếu là týp 16, ở những bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ, đặc biệt là phát sinh ở đáy lưỡi và amidan.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ung thư hầu họng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn sinh sinh hoạt khoa học góp phần phòng tránh bệnh tật nói chung. Tránh hút thuốc lá, và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, không uống bia rượu… giảm nguy cơ mắc ung thư hầu họng.</p> <p style="text-align: justify;">- Những người có nguy cơ cao, đặc biệt nhiễm HPV cần thăm khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng HPV cho phụ nữ trước quan hệ tình dục, cũng góp phần hạn chế lấy nhiễm HPV.</p> <p style="text-align: justify;">- Người người bị ung thư hầu họng, cần tuân thủ điều trị, tái khám theo hẹn, kiểm tra định kỳ sau điều trị để hạn chế biến chứng của điều trị, theo dõi tái phát sau điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư hầu họng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đánh giá ban đầu về khối u nguyên phát dựa trên tiền sử kỹ lưỡng và kết hợp kiểm tra khoang mũi và khoang miệng bằng cách kiểm tra bằng mắt, nội soi mũi ống ống mềm và / hoặc sờ nắn niêm mạc, sàn miệng, 2/3 trước của lưỡi, hạch amidan và đáy lưỡi, vòm họng, niêm mạc lợi và lợi, và thành sau họng.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết khối bất thường làm giải phẫu bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Một cuộc kiểm tra di căn với hình ảnh thích hợp được khuyến khích cho tất cả các bệnh nhân ung thư đầu và cổ mới được chẩn đoán, đặc biệt chú ý đến sự lan rộng của hạch bạch huyết.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân có khối u ở cổ (hạch cổ di căn) mà không có vị trí nguyên phát sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) thường được sử dụng để chẩn đoán mô ban đầu của ung thư.</p> <p style="text-align: justify;">- Do các kỹ thuật sinh thiết được cải tiến, việc kiểm tra dưới gây mê (EUA) thường được thực hiện nhất để chẩn đoán mô, lập kế hoạch phẫu thuật và tìm kiếm ung thư biểu mô nguyên phát không xác định. EUA có thể đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân có khối u ác tính về thanh quản và hạ họng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nghiên cứu hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp cộng hưởng từ [MRI], chụp cắt lớp phát xạ positron [PET] và PET / CT tích hợp) rất quan trọng để đánh giá mức độ thâm nhiễm cục bộ, sự tham gia của các hạch bạch huyết khu vực và sự hiện diện của di căn xa hoặc khối u nguyên phát thứ hai.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chụp cắt lớp vi tính [CT]" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_chup-ct-4.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính [CT]</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư hầu họng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp điều trị khác nhau có sẵn để quản lý các khối ung thư khu trú của vùng hầu họng, bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị, đốt điện cực, áp lạnh, cắt bỏ tia laze, hóa trị và sự kết hợp của các phương pháp này. Điều trị riêng biệt phụ thuộc vào vị trí giải phẫu, kích thước và mức độ của tổn thương nguyên phát; sự hiện diện hoặc không có bệnh di căn ở cổ; tuổi của bệnh nhân và sức khỏe y tế nói chung; bệnh tật liên quan đến chương trình điều trị; kinh nghiệm và kỹ năng của phẫu thuật viên và bác sĩ xạ trị ung thư; và mong muốn của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc xạ trị thường có hiệu quả trong điều trị ung thư giai đoạn I và II. Một trong hai phương pháp này thường không đủ cho ung thư giai đoạn III và IV. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, cần cân nhắc kết hợp cả 2 phương pháp để điều trị thích hợp các bệnh ung thư giai đoạn muộn.</p> <p style="text-align: justify;">Ung thư tế bào vảy sớm của vùng hầu họng có thể được điều trị bằng phẫu thuật chính hoặc xạ trị dứt điểm (RT) như một phương thức duy nhất. RT xác định và phẫu thuật chính đã mang lại tỷ lệ kiểm soát và sống sót tại chỗ tương tự nhau. Các bệnh tật liên quan đến mỗi phương pháp điều trị là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">RT được sử dụng phổ biến hơn, nhưng phẫu thuật có thể được ưa thích trong các tình huống được chọn. Các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, chẳng hạn như vi phẫu laser xuyên miệng (TLM) và phẫu thuật rô bốt xuyên miệng (TORS), đã làm cho việc cắt bỏ ung thư hầu họng sớm được lựa chọn cẩn thận vừa khả thi và có khả năng dung nạp tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Xạ trị cho các tổn thương nhỏ bao gồm liệu pháp tia bên ngoài với các kỹ thuật tăng cường khác nhau. Đối với các tổn thương phát triển ở mức độ trung bình hoặc di căn, trước tiên có thể tiến hành một đợt xạ trị thử nghiệm và phẫu thuật cứu vãn được sử dụng cho bất kỳ bệnh nào còn sót lại tại vị trí ban đầu hoặc các hạch cổ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Xạ trị cho các tổn thương nhỏ bao gồm liệu pháp tia bên ngoài với các kỹ thuật tăng cường khác nhau" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_042.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xạ trị cho các tổn thương nhỏ bao gồm liệu pháp tia bên ngoài với các kỹ thuật tăng cường khác nhau</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các phương pháp tiếp cận TORS và TLM đã xuất hiện cho phép hình dung và phơi bày đầy đủ các khối u nguyên phát vùng hầu họng mà không có bệnh lý của phương pháp phẫu thuật cắt xương hàm dưới và tách môi. Những cách tiếp cận này khả thi nhất đối với các khối u giai đoạn đầu (T) của hầu họng (T1 / T2) và trở nên khó khăn hơn với các giai đoạn T nâng cao, đặc biệt đối với những khối u có liên quan đến xâm lấn cơ quan xung quanh hoặc liên quan đến hạch cổ hai bên.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ di căn hạch cổ ẩn ở bệnh nhân ung thư hầu họng giai đoạn đầu (T1 / T2) và hạch cổ âm tính trên lâm sàng là tương đối cao. Vì vậy, điều trị tự chọn của hạch cổ nên được xem xét mạnh mẽ. Điều trị chọn lọc cổ có thể được thực hiện bằng phẫu thuật bóc tách hạch hoặc RT.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư vòm họng mềm giai đoạn đầu thường được điều trị bằng xạ trị (RT) đối với khối u nguyên phát và vùng cổ hai bên. Các hạch hầu họng nên được xạ trị. Kiểm soát và sống sót tại khu vực với RT có thể so sánh với kết quả của phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật chính thường có liên quan đến suy giảm chức năng nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị ung thư hầu họng tiến triển cục bộ đòi hỏi phương pháp tiếp cận nhóm đa phương thức.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân bị ung thư vòm họng tiến triển tại chỗ, có khả năng cắt lại, phẫu thuật sau đó là xạ trị (RT) hoặc hóa trị liệu là một lựa chọn có thể chấp nhận được. Các phương pháp tiếp cận bảo tồn cơ quan chức năng sử dụng kết hợp hóa trị và RT mà không cần phẫu thuật vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Phương pháp phẫu thuật xuyên miệng đương đại đang trở thành một kỹ thuật ngày càng thường xuyên để điều trị các khối u hầu họng.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân có tổn thương không thể cắt bỏ hoặc những bệnh nhân mà phẫu thuật sẽ dẫn đến hậu quả chức năng, chúng tôi đề nghị điều trị bằng phương pháp kết hợp bao gồm cả hóa trị và RT, thay vì RT đơn thuần. Điều này có thể xảy ra dưới dạng hóa trị liệu đồng thời đơn thuần (trong một số trường hợp nhất định), hóa trị sau đó là hóa trị liệu đồng thời, hoặc hóa trị sau đó là RT đơn thuần.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li style="text-align: justify;">Epidemiology and risk factors for head and neck cancer - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Treatment of early (stage I and II) head and neck cancer: The larynx - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Treatment of early (stage I and II) head and neck cancer: The oropharynx - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Treatment of locoregionally advanced head and neck cancer: The oropharynx - UpToDate</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-hau-hong-sohdu
Ung thư da
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Ung thư da</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngày nay bệnh ung thư da không còn là một khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Đây là một bệnh lý thường gặp và không khó để chẩn đoán. Không tính đến khía cạnh ung thư hắc tố, ung thư da thường hình thành từ biểu mô da được cấu tạo gồm nhiều lớp tế bào bao phủ phía ngoài toàn bộ cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Ung thư da được chia thành 3 loại dựa trên nguồn gốc phát triển ung thư, cụ thể đó là:</p> <p style="text-align: justify;"><b>Ung thư da tế bào đáy: </b>hình thành từ lớp tế bào đáy;</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Ung thư da tế bào đáy" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_Ungthưdatếbàođáy.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư da tế bào đáy</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Ung thư da biểu mô tế bào vảy: </b>bắt nguồn từ lớp tế bào vảy;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Ung thư các tuyến của da: </b>do bất thường ở các tuyến bã, tuyến mồ hôi phụ thuộc của da.</p> <p style="text-align: justify;">Theo báo cáo, thường những người da trắng, người cao tuổi và nam giới chiếm tỷ lệ mắc ung thư da cao hơn so với các đối tượng khác. Những khu vực da hở không được che phủ thường dễ bị ung thư và có đến 90% vùng da này nằm tại vị trí đầu, mặt và cổ. Tại Việt Nam, tỷ lệ các trường hợp mắc ung thư da là khoảng 2,9 - 4,5/100.000 người. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh ung thư da hoàn toàn có cơ hội được chữa khỏi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Ung thư da</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư da là do đâu và những ai có nguy cơ bị bệnh này?&nbsp;</strong></h3> <h3 style="text-align: justify;">1 Da thường xuyên phải tiếp xúc với tia phóng xạ&nbsp;</h3> <p style="text-align: justify;"><b>Tia cực tím: </b>nếu da tiếp xúc trực tiếp, lâu dài với bức xạ từ ánh nắng mặt trời, tia sáng tử ngoại từ đèn hồ quang carbon, thạch anh lạnh, thuỷ ngân,... thì sẽ có nguy cơ cao bị ung thư. Do đó, những người có nghề nghiệp hay phải lao động ngoài trời như nông dân, ngư dân, công nhân cầu đường, công nhân dọn vệ sinh,... thường có khả năng bị bệnh ung thư da;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bức xạ ion hoá: </b>sau khoảng từ 14&nbsp; -&nbsp; 15 năm kể từ khi tiếp xúc với bức xạ ion hoá, bệnh nhân thường phát triển căn bệnh ung thư da.</p> <h3 style="text-align: justify;">2 Bệnh nhân tiếp xúc với các hoá chất độc hại</h3> <p style="text-align: justify;">Có rất nhiều các hoá chất gây ung thư tồn tại xung quanh chúng ta như Asen được sử dụng phổ biến trong ngành y tế, công nghiệp, thậm chí ở một số quốc gia trong nước sinh hoạt chứa nồng độ cao chất này. Ngoài ra các chất gây ung thư cũng có trong dầu nhờn, ngựa than đá, nhựa đường, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...</p> <h3 style="text-align: justify;">3 Tính di truyền</h3> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố liên quan tới di truyền cũng là những tác nhân phát triển bệnh ung thư da, đó là:</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hội chứng Gardner: </b>đây là hội chứng di truyền trội, tổn thương tập trung ở các nang dưới da và u nang bì;</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hội chứng Gardner: đây là hội chứng di truyền trội, tổn thương tập trung ở các nang dưới da và u nang bì;" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_HộichứngGardner.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng Gardner: đây là hội chứng di truyền trội, tổn thương tập trung ở các nang dưới da và u nang bì;</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi: </b>do sự đột biến trội của nhiễm thể kèm theo các hốc lõm ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc các nang xương hàm. Ung thư da tế bào đáy đa ổ kết hợp với xơ da, các bất thường ở cột sống và xương sườn;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bệnh xơ da nhiễm sắc: </b>các dấu hiệu nhận diện ở thể bệnh này đó là triệu chứng tổn thương da toàn thân: xơ da, da dày, có nhiều vảy bong. Bệnh thường tiến triển trước năm 20 tuổi và cách phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hội chứng Torres: </b>là chứng bệnh di truyền chủ yếu gặp ở những bệnh nhân xơ khô da nhiều ổ. Đáng lưu ý là bệnh thường kết hợp với ung thư bóng vater và ung thư đại tràng.</p> <h3 style="text-align: justify;">4 Người bệnh mắc các bệnh lý về da từ trước</h3> <p style="text-align: justify;"><b>Tàn nhang: </b>những người trên da có nhiều vết nám, tàn nhang có nguy cơ cao bị ung thư da cao hơn;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Chấn thương ở da hoặc viêm da mạn tính: </b>các tế bào ung thư có khả phát triển và gây bệnh ở những vùng da thương tổn từ trước như: vết xăm da, lỗ dò loét do nằm lâu, lỗ dẫn lưu, vết bỏng da cũ,... và ung thư da do nguyên nhân này thường lan rộng ra các vùng lân cận, di căn hạch vùng;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Nhiễm trùng: </b>một loại virus gây u nhú khá phổ biến ở người đó là HPV. Giữa HPV và ung thư da tế bảo vảy có sự liên quan trực tiếp do các nhà khoa học đã tìm thấy dấu hiệu của HPV tại phần lớn những ca bệnh quá sản biểu mô dạng hạt cơm. Đây là một loại tổn thương đặc biệt báo hiệu tiền ung thư;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Miễn dịch: </b>những bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ghép tạng,... có tỷ lệ mắc ung thư da cao gấp 16 lần so với người bình thường. Do lá chắn miễn dịch bị suy yếu, nên các ca ung thư da này thường có xu hướng&nbsp; phát triển mạnh và lan rộng tổn thương hơn;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bệnh Bowen: </b>bệnh này phổ biến hơn ở người cao tuổi và triệu chứng đặc trưng là trên da xuất hiện nhiều vết ban đỏ bờ rõ, có vảy. Khoảng 3 - 5% bệnh nhân bị Bowen tiến triển thành ung thư da;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bệnh dày sừng quang hoá: </b>các tổn thương được tìm thấy ở bệnh nhân thường là các mảng ban đỏ có vảy, sần sùng tại vị trí vùng da hở như cổ, đầu. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu người bệnh sớm thay đổi công việc, giảm tần suất tiếp xúc trực tiếp với bức xạ tia cực tím từ mặt trời. Có từ 1 - 20% trường hợp bị dày sừng quang hoá chuyển thành ung thư da.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Ung thư da</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phụ thuộc vào từng thể ung thư da mà bệnh nhân mắc phải sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Ở giai đoạn đầu, ung thư thường gây nhầm lẫn với các tổn thương da thường gặp như lở loét hoặc sẹo cũ,...</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>1 Ung thư da biểu mô tế bào đáy</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Vị trí xuất hiện: trán, má, mũi, thái dương, vùng mặt;</p> <p style="text-align: justify;">- Đặc điểm của tổn thương: mới đầu hình thành các vết loét kích thước nhỏ, đóng vảy mỏng, đáy nhẵn nhụi, bờ nông, giãn mao mạch phía mặt đáy, có thể lẫn màu đen và dễ lầm sang ung thư hắc tố;</p> <p style="text-align: justify;">- Các vết loét thường hình thành từ nốt ruồi, mụn cơm và nốt xơ da nhiễm sắc;</p> <p style="text-align: justify;">- Tốc độ phát triển của vết loét khá chậm, ít xâm lấn sâu và bờ vết loét thường lan theo bề mặt da;</p> <p style="text-align: justify;">- Có những bệnh nhân bị loét&nbsp; xâm lấn sâu gây bội nhiễm, để lộ cả xương mặt và nề đỏ xung quanh;</p> <p style="text-align: justify;">- Đáng chú ý, thể ung thư da tế bào đáy đa số không di căn hạch và không di căn xa sang những bộ phận khác.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>2 Dạng ung thư da biểu mô tế bào vảy</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Khu vực phát triển: phần lớn xuất hiện ở da vùng đầu;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ung thư da biểu mô tế bào vảy" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_ung-thu-bieu-mo-te-bao-vay4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ung thư da biểu mô tế bào vảy</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư da tế bào vảy thường bắt nguồn từ nền sẹo cũ, ví dụ như sẹo do bỏng;</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương có đặc điểm mủn nát ở bề mặt, sần sùi, dễ chảy máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u có tốc độ phát triển nhanh, vết loét sùi lan rộng theo bề mặt nông. Nguy&nbsp; hiểm hơn là khối u có thể xâm lấn vào tận xương sọ, gây bội nhiễm và biến dạng nghiêm trọng;</p> <p style="text-align: justify;">- Khác với ung thư da tế bào đáy, dạng ung thư da tế bào đáy có xu hướng di căn hạch sang khu vực hạch vùng chẩm, vùng cổ, hạch trước tai, dưới hàm và hạch dưới cằm. Hạch di căn có kết cấu rắn chắc, kích thước to, có thể di căn đơn độc hoặc kéo theo thành đám, hạch cố định hoặc di động.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>3. Thể ung thư các tuyến phụ thuộc da</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Các tuyến phụ thuộc da bao gồm tuyến bã, tuyến mồ hôi;</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí hình thành: khối u nằm dưới bề mặt da, khi phát tác sẽ đẩy da lồi lên cao và dễ gây nhầm lẫn sang ung thư phần mềm;</p> <p style="text-align: justify;">- Cấu tạo của tổn thương: khối u dính, chắc, sưng nề đau và màu đỏ, ít di động;</p> <p style="text-align: justify;">- Khi tiến triển nặng hơn, khối u có thể ăn sâu xuống cấu trúc bên dưới, xâm lấn vào hệ cơ và xương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Ung thư da</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời. Nếu trời nắng, hãy che chắn da bằng kem chống nắng, quần áo dài có độ che phủ cao, ô dù, mũ, khẩu trang,...;</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_thieu_nang_8_gxgn.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời</em></p> <p style="text-align: justify;">Tránh tắm nắng trong các khung thời gian từ 10h&nbsp;- 16h. Tốt nhất nên tắm nắng vào buổi sáng sớm, không nên tắm nắng quá lâu;</p> <p style="text-align: justify;">Cần thận trọng đối với những liệu pháp làm đẹp như tắm trắng, tẩy trắng da. Vì các phương pháp này khiến lớp sừng bảo vệ da bị phá huỷ, để lộ ra lớp tế bào non dễ bị tổn thương trước tia bức xạ và các yếu tố độc hại, làm tăng nguy cơ mắc ung thư da;</p> <p style="text-align: justify;">Trang bị bảo hộ đầy đủ như đeo kính, mặt nạ phòng độc, đi ủng, găng tay, quần áo bảo vệ nếu phải tiếp xúc với các hoá chất và phóng xạ;</p> <p style="text-align: justify;">Quần áo được làm từ sợi tự nhiên, tối màu có tác dụng bảo vệ da tốt hơn so với quần áo làm từ vải nhân tạo và sáng màu;</p> <p style="text-align: justify;">Vệ sinh da sạch sẽ, nếu phát hiện các triệu chứng bất&nbsp; thường trên da cần đi khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Ung thư da</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để xác định bệnh nhân có mắc ung thư da hay không, cần dựa trên những biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm liên quan. Dưới đây là tóm tắt 4 dấu hiệu nhận biết giai đoạn sớm của bệnh ung thư da:</p> <p style="text-align: justify;">- Nốt ruồi thay đổi kích thước kèm theo triệu chứng loét, sưng đỏ;</p> <p style="text-align: justify;">- Nền sẹo cũ xuất hiện u hoặc ổ loét;</p> <p style="text-align: justify;">- Ổ dày sừng nổi cục, lở loét và dễ chảy máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Ổ loét rớm máu hoặc lâu lành.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có thể sinh thiết lấy mẫu mô từ tổn thương trên da để chẩn đoán, tìm dấu hiệu ung thư da.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Ung thư da</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc trong điều trị ung thư da</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Xác định phương thức điều trị dừa trên loại ung thư, vị trí, đặc điểm khối u, mức độ di căn, lan rộng và giai đoạn tiến triển của bệnh;</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng chủ yếu để điều trị triệt căn ung thư;</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng chủ yếu để điều trị triệt căn ung thư" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_Phươngphápphẫuthuậtthườngđượcápdụngchủyếuđểđiềutrịtriệtcănungthư;.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng chủ yếu để điều trị triệt căn ung thư</em></p> <p style="text-align: justify;">Xạ trị và hoá trị thường không hiệu quả đối với dạng ung thư các tuyến phụ thuộc da. Do đó chỉ có thể ứng dụng phẫu thuật bằng cách cắt bỏ khối u, nạo vét hạch di căn một cách có hệ thống;</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Điều trị ung thư kết hợp chống chảy máu, giảm triệu chứng, hạn chế gây đau đớn và nhiễm khuẩn cho người bệnh.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Các phương pháp điều trị</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật:</b></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Đây là kỹ thuật chiếm phần lớn trong công tác điều trị ung thư da (80%);</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Nguyên tắc phẫu thuật:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Vét u đủ rộng và phải đảm bảo khu vực xung quanh diện cắt không còn “hình bóng” của tế bào ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">Cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan như: kích thước, vị trí, bề rộng và mức độ nghiêm trọng của khối u. Sau đó mới tính đến phương diện thẩm mỹ.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Xạ trị:</b></p> <p style="text-align: justify;">Thường áp dụng sau phẫu thuật nhằm ngăn ung thư tái phát ;</p> <p style="text-align: justify;">Đối với thể ung thư da tế bào đáy: dạng này đáp ứng tốt với tia xạ nên xạ trị có thể đem lại hiệu quả ngang với phẫu thuật. Tuy nhiên nếu tổn thương da ở vị trí gần niêm mạc miệng, mũi hoặc gần mắt cần phải chú ý vì dễ dẫn tới bỏng.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hóa trị:</b></p> <p style="text-align: justify;"><b>Hóa chất tại chỗ: </b>thường sử dụng loại kem 5-FU để&nbsp; chữa lành các tổn thương tiền ung thư hoặc trường hợp bị ung thư da biểu mô tế bào đáy nông nhỏ;</p> <p style="text-align: justify;"><b>Hóa chất toàn thân:</b></p> <p style="text-align: justify;">Đối với các loại ung thư da độ ác tính mô học cao thì thường chỉ định áp dụng hoá trị trước khi tiến hành phẫu thuật. Nguyên nhân là do hoá chất có tác dụng kìm hãm và thu nhỏ hạch cũng như khối u, giúp phẫu thuật được thực hiện dễ dàng hơn, giảm thiểu khả năng lan rộng của tế bào ung thư;</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Hoá trị cũng được ứng dụng sau khi mổ nhằm ngăn ngừa ung thư tái phát và di căn.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với các ca ung thư da đã di căn, lan rộng không thể chỉ định phẫu thuật, hoá trị hoặc hóa trị kết hợp cùng xạ trị có ý nghĩa giúp xoa dịu triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ung-thu-da-slazz
Viêm khớp thanh thiếu niên
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Viêm khớp thanh thiếu niên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp tự phát vị thành niên (JIA) là một rối loạn viêm tự phát mãn tính không đồng nhất chủ yếu liên quan đến khớp.</p> <p style="text-align: justify;">Vào cuối những năm 1990, tại cuộc họp của Liên đoàn Quốc tế của Hiệp hội Thấp khớp học (ILAR)&nbsp; đã thống nhất lấy tên JIA viêm khớp tự phát vị thành niên, nó bao gồm tất cả những gì được gọi là JRA trong quá khứ và cũng bao gồm tất cả các dạng viêm khớp "vô căn" khác trong thời thơ ấu.</p> <p style="text-align: justify;">Trước đây viêm khớp tự phát vị thành niên từng được chẩn đoán là viêm khớp dạng thấp vị thành niên (JRA, được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ) và viêm khớp mãn tính vị thành niên (JCA, được ưa chuộng ở châu&nbsp; u). Vào cuối những năm 1990, tại cuộc họp của Liên đoàn Quốc tế của Hiệp hội Thấp khớp học (ILAR)&nbsp; đã thống nhất lấy tên JIA viêm khớp tự phát vị thành niên, nó bao gồm tất cả những gì được gọi là JRA trong quá khứ và cũng bao gồm tất cả các dạng viêm khớp "vô căn" khác trong thời thơ ấu.</p> <p style="text-align: justify;">Một số báo cáo đã củng cố ý kiến rằng nhiều trẻ em được phân loại là mắc JIA trên thực tế có biểu hiện ban đầu là biểu hiện của các bệnh riêng biệt ở người lớn bao gồm bệnh JIA toàn thân và bệnh Still ở người lớn, viêm đa khớp [yếu tố dạng thấp (RF) dương tính / RF) -negative] / viêm đa khớp và viêm khớp dạng thấp kéo dài và viêm khớp oligo / viêm khớp liên quan đến viêm khớp kéo dài và viêm đốt sống.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp hệ thống - Viêm khớp toàn thân (JIA toàn thân) xác định loại bệnh nhân trước đây được dán nhãn là bệnh Still. Viêm khớp toàn thân được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp ở một hoặc nhiều khớp và sốt kéo dài ít nhất hai tuần, thường là trong ít nhất ba ngày. Ngoài ra, trẻ phải có một hoặc nhiều biểu hiện sau: phát ban đỏ, nổi mẩn đỏ; gan to hoặc lách to; mở rộng hạch bạch huyết; hoặc viêm thanh mạc. Loại này được coi là tình trạng tự viêm không liên quan đến các dạng viêm khớp khác ở trẻ em và cần điều trị khác.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Viêm khớp hệ thống" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_dfhng.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm khớp hệ thống</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đa khớp, yếu tố thấp khớp dương tính hoặc âm tính - Loại viêm đa khớp (JIA đa khớp) được xác định bởi sự hiện diện của viêm khớp ở năm khớp trở lên. Nhóm này được chia nhỏ hơn tùy theo sự có mặt hay vắng mặt của RF.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đa khớp, dai dẳng hoặc kéo dài - Viêm đa khớp (Oligoarticular JIA) xác định một nhóm bệnh nhân trước đây được gọi là JRA ngoài khớp. Những bệnh nhân này có ít hơn năm khớp liên quan khi chẩn đoán và được phân loại thêm như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đa khớp dai dẳng là trẻ có một đến bốn khớp bị ảnh hưởng trong sáu tháng đầu của bệnh, những trẻ không phát triển viêm khớp ở năm khớp trở lên trong suốt quá trình mắc bệnh của chúng.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm ít khớp kéo dài đề cập đến trẻ em có ít hơn năm khớp bị ảnh hưởng trong sáu tháng đầu tiên của bệnh, sau đó bị ảnh hưởng đến hơn bốn khớp.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp liên quan đến điểm bám tận - Loại viêm khớp liên quan đến viêm điểm bám tận được áp dụng cho trẻ em bị cả viêm khớp và viêm điểm bám tận, viêm khớp đơn thuần hoặc viêm điểm bám tận đơn thuần và hai hoặc nhiều bệnh sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đau khớp Sacroiliac hoặc đau do viêm toàn thân</li> <li style="text-align: justify;">Kháng nguyên bạch cầu người dương tính (HLA) -B27</li> <li style="text-align: justify;">Người thân cấp độ một bị viêm màng bồ đào trước cấp tính, viêm cột sống dính khớp, bệnh viêm điểm bám tận hoặc viêm khớp phản ứng.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm màng bồ đào trước cấp tính</li> <li style="text-align: justify;">Khởi phát viêm khớp ở nam&gt; 6 tuổi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp vẩy nến</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp vẩy nến được định nghĩa là trẻ em bị bệnh vẩy nến và viêm khớp hoặc trẻ em bị viêm khớp và hai trong số các trường hợp sau:</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh vẩy nến ở người thân cấp độ một</p> <p style="text-align: justify;">Viêm xương khớp</p> <p style="text-align: justify;">Các bất thường về móng tay phù hợp (ví dụ, rỗ hoặc nấm móng)</p> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp không biệt hóa</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em được phân loại là không biệt hóa nếu chúng không đáp ứng các tiêu chí cho một trong các loại trên do các đặc điểm không hoàn chỉnh hoặc có các loại trừ. Trẻ em cũng được coi là không bị phân biệt nếu chúng đáp ứng các tiêu chí cho nhiều hơn một loại.</p> <p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh sinh và căn nguyên của JIA là không rõ ràng. Như với hầu hết các rối loạn tự miễn dịch, tương tác giữa các yếu tố di truyền, miễn dịch trong hầu hết các trường hợp, các cơ chế và sự phơi nhiễm môi trường được cho là góp một phần.</p> <p style="text-align: justify;">Các kiểu di truyền phù hợp với di truyền Mendel hoặc di truyền đơn gen đã không được quan sát thấy ở JIA. Mức độ rủi ro đối với gia đình thành viên chỉ tăng nhẹ trong hầu hết các trường hợp. Nhiều kháng nguyên bạch cầu người (HLA) là liên quan đến sự phát triển của JIA, với các phân nhóm bệnh cụ thể được liên kết với các alen HLA cụ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Một trong những dấu hiệu bệnh lý của JIA là sự mở rộng của mô hoạt dịch bị viêm giống như khối u, hay còn gọi là pannus, gây ra nhiều tổn thương khớp. Pannus là kết quả của sự tăng sinh các tế bào hoạt dịch và sự xâm lấn mô hoạt dịch bởi các tế bào viêm, bao gồm tế bào lympho, đại thực bào và tế bào đuôi gai&nbsp; từ tuần hoàn ngoại vi. Sự xâm nhập vào màng hoạt dịch phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau của các yếu tố mạch máu, cytokine, các phân tử kết dính và chemokine. Các tế bào viêm khác nhau cũng được tìm thấy trong chất lỏng hoạt dịch. Khi bệnh tiến triển, pannus lan rộng trong không gian hoạt dịch và dính vào sụn nội khớp. Nó nằm trong các khu vực tiếp giáp pannus-sụn, nơi sụn cuối cùng bị thoái hóa.</p> <p style="text-align: justify;">Việc thiếu các tiêu chuẩn chẩn đoán khiến các nghiên cứu dịch tễ học phức tạp. Theo tiêu chí phân loại của Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ [ARA]), thấy tỷ lệ 13,9 trường hợp viêm khớp dạng thấp vị thành niên (JRA) trên 100.000 trẻ mỗi năm đã được báo cáo. Trong nghiên cứu Rochester, tỷ lệ lưu hành JRA là 94 bệnh nhân trên 100.000 trẻ em vào ngày 1 tháng 1 năm 1980 và 86 vào ngày 1 tháng 1 năm 1990. Một phép ngoại suy cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ dưới 16 tuổi vào năm 2000 cho thấy rằng phải có 70.000 đến 100.000 trường hợp JRA (hoạt động và không hoạt động). Tuy nhiên, dân số trong nghiên cứu Rochester chủ yếu là người da trắng. Tỷ lệ hiện mắc thực tế trong tổng dân số Hoa Kỳ có lẽ thấp hơn nhiều (15.000 đến 36.000 trong một số ước tính ) vì JRA dường như ít phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi và người châu Á. Sự khác biệt về tỷ lệ hiện mắc giữa các dân tộc cũng đã được ghi nhận trong các nhóm dân số khác. Ví dụ, tỷ lệ hiện mắc JRA ở người da đen ít hơn ở trẻ em Nam Phi có gốc Ấn Độ và ở dân bản địa cao hơn ở người da trắng trong số trẻ em Canada. Sự khác biệt về khởi phát bệnh giữa các nhóm dân tộc cũng đã được báo cáo. Trẻ em người Mỹ gốc Phi tổn thương nhiều khớp hơn so với trẻ em da trắng. Các yếu tố di truyền có khả năng góp phần vào những khác biệt này.</p> <p style="text-align: justify;">Tuổi khởi phát - Trong một loạt nghiên cứu&nbsp; từ Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc JRA cao nhất xảy ra ở độ tuổi từ một đến ba tuổi, với tỷ lệ trẻ em gái trong độ tuổi này chiếm ưu thế hơn. Đỉnh thứ hai, ít nổi bật hơn đã được ghi nhận trong độ tuổi từ 8 đến 10 tuổi; đỉnh cao này bao gồm nhiều trẻ em trai hơn ở thể Oligoarthritis. Các nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy tuổi khởi phát trung bình là khoảng sáu tuổi đối với cả viêm khớp hệ thống và bệnh viêm đa khớp; bệnh Oligoarthritis bắt đầu ở độ tuổi trung bình khoảng 4 tuổi ở trẻ em gái và 10 tuổi ở trẻ em trai.</p> <p style="text-align: justify;">Sự khác biệt về giới tính - Trong hầu hết các bài báo đã xuất bản, tỷ lệ nữ: nam dao động từ 2:1 đến 3:1, mặc dù các tỷ lệ giới tính bằng nhau đã được mô tả giữa trẻ em da đen và da đen Nam Phi. Các tỷ lệ này phụ thuộc vào tuổi khởi phát và loại bệnh. Như một ví dụ, JIA thể oligoarticular ảnh hưởng đến trẻ em dưới tám tuổi có ưu thế phụ nữ cao tới 8:1. Ngược lại, bệnh liên quan đến kháng nguyên bạch cầu người (HLA) B27 khởi phát muộn xảy ra phổ biến hơn ở nam giới. JIA toàn thân cho thấy rất ít hoặc không có sự khác biệt giữa các giới.</p> <p style="text-align: justify;">Sự biến đổi theo thời gian và theo mùa - Một báo cáo từ Anh đề xuất mối liên hệ căn nguyên, trong đó dịch vi rút cúm đã xảy ra trước khi "bùng phát" JIA. Các biến thể theo mùa mạnh nhất đã được quan sát thấy với JIA hệ thống, mặc dù điều này dường như chỉ đúng ở một số vùng địa lý.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Viêm khớp thanh thiếu niên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Cơ chế bệnh sinh và căn nguyên của JIA là không rõ ràng. Như với hầu hết các rối loạn tự miễn dịch, tương tác giữa các yếu tố di truyền, cơ chế miễn dịch và sự tiếp xúc với môi trường được cho là góp phần trong hầu hết các trường hợp.</p> <p>Hầu hết khuynh hướng di truyền đối với JIA được xác định bởi các phức hợp tương thích mô chính MHC. Nhiều MHC có liên quan đến sự phát triển của JIA, và nói chung, những mối liên quan này khác biệt rõ rệt với những mối liên quan được thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn (RA). Kháng nguyên HLA có liên quan đến JIA đang được mở rộng nghiên cứu, nhưng sự đóng góp của chúng vào nguy cơ mắc JIA dường như ít quan trọng và ảnh hưởng của chúng có thể được chia sẻ giữa JIA và các bệnh tự miễn khác bao gồm cả RA.</p> <p>Yếu tố gia đình - Các kiểu di truyền phù hợp với di truyền Mendel hoặc di truyền đơn gen không được quan sát thấy ở JIA. Mức độ rủi ro đối với các thành viên trong gia đình dường như chỉ tăng nhẹ.</p> <p>Gen- Nhiều HLA có liên quan đến sự phát triển của JIA, với các phân nhóm bệnh cụ thể được liên kết với các alen HLA cụ thể. Các gen không mã hóa các protein HLA cổ điển nhưng nằm trong MHC cũng có thể chuyển sang JIA.</p> <p>Oligoarticula JIA khởi phát sớm - Bệnh nhân có Oligoarticula JIA khởi phát sớm, có sự tương đồng tương đối cao giữa các anh chị em. Mối tương quan với các alen khác nhau của HLA lớp II DR và DP bao gồm:</p> <ul> <li>HLA-DR8</li> <li>HLA-DR11</li> <li>HLA-DR13</li> <li>HLA-DPw2</li> </ul> <p>Ở một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân mắc Oligoarticula JIA khởi phát sớm, đặc biệt là những người bị viêm màng bồ đào, sự phát triển của bệnh có thể liên quan đến sự hiện diện của hai alen nhạy cảm của các locus HLA-DR hoặc HLA-DQ. Bệnh nhân dị hợp tử với HLA-DR5 / HLA-DR8 có nguy cơ phát triển bệnh mắt đặc biệt tăng. Một gen HLA-DP và gen HLA-A2 lớp I cũng góp phần, xuất hiện như các yếu tố nguy cơ độc lập.</p> <p>Các loại khác - Các mối liên quan của HLA với các dạng lâm sàng khác của JIA là ít hơn.</p> <p>Tác động cụ thể theo thời gian - Có bằng chứng mới cho thấy một số gen hoạt động trong JIA dường như có "hiệu ứng cửa sổ", trong thời gian đó chúng có thể góp phần gây nguy cơ bệnh tật nhưng lại trung tính hoặc thậm chí có tác dụng bảo vệ vào những thời điểm khác. Điều này dường như đặc biệt đúng ở các nhóm Oligoarticula JIA , trong đó các nguy cơ liên quan đến HLA khác nhau rõ ràng theo độ tuổi. Ví dụ, 50 phần trăm trẻ em mang ít nhất một trong các alen MHC nhạy cảm bị bệnh khởi phát trước năm ba tuổi,&nbsp; điều này cho thấy rằng thời kỳ nhạy cảm với Oligoarticula JIA chỉ giới hạn trong những năm đầu đời. Ngược lại, HLA-B27 và DR-4 dường như có liên quan đến việc bảo vệ chống lại Oligoarticula JIA&nbsp; khởi phát sớm nhưng với nguy cơ gia tăng đối với các dạng JIA khác sau này.</p> <p>Ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ khái niệm rằng sự xuất hiện của JIA và kiểu hình của nó được xác định bởi các đặc điểm di truyền phức tạp với "tác động qua lại di truyền" giữa kháng nguyên bạch cầu người (HLA) và các alen khuynh hướng không HLA. Tuy nhiên, sự đóng góp của chúng đối với nguy cơ JIA dường như ít đáng kể hơn so với các gen HLA, và tác động của chúng có thể không cụ thể đối với JIA.</p> <p>Việc đánh giá toàn&nbsp; bộ gen ban đầu bằng cách sử dụng các dấu hiệu đa hình trên tất cả các nhiễm sắc thể trong 121 gia đình có cặp con bị ảnh hưởng đã xác nhận mối liên kết của JIA với vùng HLA trên nhiễm sắc thể số 6 và xác định một số vị trí quan tâm khác. Bằng chứng về sự liên kết với các vị trí trên nhiễm sắc thể số 1, 19 và 20 đã được ghi nhận. Khi những đứa trẻ bị ảnh hưởng được phân tầng theo loại bệnh khởi phát, bằng chứng về mối liên hệ được tìm thấy ở các vị trí nhiễm sắc thể khác nhau (ví dụ, bệnh đa bội và thiểu năng khởi phát sớm với nhiễm sắc thể 7 và 19, và khi trẻ mang alen HLA-DR8 đã được lựa chọn, bằng chứng mạnh mẽ về mối liên kết với một vị trí trên nhiễm sắc thể 2 đã được ghi nhận.</p> <p>Các vùng bổ sung cũng được xác định, bao gồm một số locus liên quan đến con đường IL-2, rất quan trọng đối với việc kích hoạt tế bào T và điều hòa tổng thể của hệ thống miễn dịch. Một số ví dụ bao gồm IL2, IL21, IL2 thụ tiểu đơn vị beta ( IL2RB ), và protein adaptor 3 (SH2B SH2B3 ) khu vực. Khu vực này chỉ liên quan chặt chẽ với Oligoarticula JIA. IRF1 là một yếu tố phiên mã liên kết với một số gen có chứa yếu tố đáp ứng kích thích interferon (IFN), và do đó nó là yếu tố điều hòa phản ứng miễn dịch quan trọng.</p> <p>Các liên kết di truyền trong JIA đa khớp dương tính với RF rất giống với các liên kết di truyền trong RA trưởng thành. Kết hợp với thực tế là JIA đa khớp dương tính với RF thường xảy ra ở trẻ lớn hơn, loại JIA này có thể đại diện cho RA khởi phát sớm.</p> <p>Yếu tố môi trường - Mặc dù ít nhất một số thành phần di truyền hiển nhiên trong tất cả các dạng lâm sàng của JIA, nhưng thành phần môi trường dường như mạnh hơn đối với một số thể bệnh. Những ảnh hưởng tiềm ẩn từ môi trường có thể cải thiện hoặc làm bệnh trầm trọng hơn bao gồm nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh, cho con bú, hút thuốc ở mẹ và vitamin D / phơi nắng.</p> <p>Nhiễm trùng - Căn nguyên truyền nhiễm đã được nghi ngờ từ lâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học cổ điển nói chung không cho thấy sự phân nhóm của JIA có thể bao hàm một căn nguyên truyền nhiễm xác định, mặc dù một số tính chất theo mùa của bệnh hệ thống đã được ghi nhận. Ngoài ra, những thay đổi về tỷ lệ mắc JIA theo thời gian có thể phản ánh môi trường hoặc tác động lây nhiễm hơn là ảnh hưởng di truyền. Một số mầm bệnh tiềm ẩn đã được đề xuất, nhưng không có mầm bệnh nào chắc chắn là không thường xuyên. Những điều sau đây được quan tâm:</p> <p>Viêm khớp thoáng qua có thể phát triển sau khi nhiễm vi rút rubella hoặc tiêm vắc xin vi rút rubella. Ngoài ra, dữ liệu hạn chế cho thấy rubella có thể đóng một vai trò trong JIA.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm khớp thoáng qua có thể phát triển sau khi nhiễm vi rút rubella hoặc tiêm vắc xin vi rút rubella" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20200603_041725_867795_20200420_rubella.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm khớp thoáng qua có thể phát triển sau khi nhiễm vi rút rubella hoặc tiêm vắc xin vi rút rubella</em></p> <p>Mức độ kháng thể rubella trung bình đã tăng đáng kể ở trẻ nhỏ mắc JIA trong một loạt bệnh nhưng không khác biệt là chỉ tăng nhẹ trong hai nghiên cứu khác [ 78-80 ]. Kháng nguyên vi rút rubella và vi rút rubella trong tế bào bạch huyết đã được xác định trong dịch khớp ở một số trẻ mắc JIA. Bản chất đột ngột của việc tái phát JIA toàn thân sau khi tiêm vắc xin rubella chính trong một báo cáo trường hợp cho thấy rằng sự kiện này là do sự bắt chước phân tử giữa rubella và JIA chứ không phải trực tiếp do nhiễm trùng. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn chưa được giải đáp bằng các kỹ thuật hiện đại.</p> <p>Một protein của virus Epstein-Barr có trình tự tương tự như HLA-DR8, DR11 và DPw2, tất cả đều liên quan đến oligoarticular JIA. Việc phát hiện ra độc tế bào qua trung gian tế bào T phản ứng chéo được kích thích bởi HLA và các peptit có nguồn gốc từ virus cho thấy một vai trò trong cơ chế bệnh.</p> <p>Chlamydia đã được xác định trong khớp của một số trẻ em bị viêm khớp, mặc dù ý nghĩa của điều này trong bối cảnh của JIA là không chắc chắn.</p> <p>Nhiễm Cúm A trong thai kỳ có liên quan đến sự phát triển sau đó của JIA đa khớp ở thời thơ ấu trong một nghiên cứu từ South Wales.</p> <p>Một đánh giá về các xu hướng dài hạn ở Canada cho thấy rằng các trường hợp nhiễm Mycoplasma pneumoniae có các đỉnh trùng với các đỉnh của JRA.</p> <p>Các dạng JIA liên quan đến HLA-B27 có thể được kích hoạt bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, như trường hợp của bệnh liên quan đến HLA-B27 ở người lớn.</p> <p>Thuốc kháng sinh - Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc kháng sinh và sự phát triển của JIA. Cơ chế tiềm ẩn cơ bản vẫn chưa được biết, nhưng sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột với sự rối loạn điều hòa miễn dịch sau đó được mặc định. Các giải thích thay thế cho những phát hiện bao gồm khả năng những bệnh nhân này bị nhiễm trùng thường xuyên hơn do một số bất thường nội tại trong hệ thống miễn dịch cũng có thể khiến họ mắc JIA.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Viêm khớp thanh thiếu niên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đặc điểm lâm sàng khác nhau tùy thuộc các thể bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp hệ thống hay Viêm khớp toàn thân (JIA toàn thân) hay&nbsp;bệnh Still chiếm từ 10 đến 20 phần trăm tổng số các trường hợp mắc bệnh JIA.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp toàn thân được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp ở một hoặc nhiều khớp và sốt kéo dài ít nhất hai tuần, thường là trong ít nhất ba ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, trẻ phải có một hoặc nhiều biểu hiện sau: phát ban đỏ, dát sẩn màu cá hồi ở da quanh khớp, gan to hoặc lách to; hạch bạch huyết tăng kích thước; hoặc viêm thanh mạc: viêm màng tim, màng phổi, màng bụng. Loại này được coi là tình trạng tự viêm không liên quan đến các dạng viêm khớp khác ở trẻ em và cần điều trị khác.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em bị sJIA có thể có nhiều dấu hiệu và triệu chứng ở khớp và ngoài khớp. Trong một loạt trường hợp lớn từ một số trung tâm đại học ở Pennsylvania, 136 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sJIA từ năm 1990 đến năm 2005. Các biểu hiện sau khi bệnh khởi phát và tần suất tương đối đã được ghi nhận:</p> <p style="text-align: justify;">Sốt – 98%</p> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp – 88% (8% với viêm đơn khớp, 45% với viêm khớp oliu và 47% với viêm đa khớp</p> <p style="text-align: justify;">Phát ban - 81%</p> <p style="text-align: justify;">Nổi hạch – 31%</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Sốt – 98%" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_Mặcquầnáorộngthoagschotrebịsôt.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Sốt – 98%</em></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện khớp - Viêm khớp thường phổ biến sớm trong quá trình sJIA, nhưng không phải lúc nào bệnh viêm khớp cũng nổi bật. Ngoài ra, có thể có một khoảng thời gian kéo dài giữa sự khởi phát của các triệu chứng toàn thân và sự xuất hiện của bệnh viêm khớp. Bất kỳ loại&nbsp; khớp nào cũng có thể tham gia khi tình trạng viêm khớp trở nên rõ ràng. Tổn thương khớp cổ tay, đầu gối và mắt cá chân là điển hình nhất, nhưng bàn tay, hông, cột sống cổ và khớp thái dương hàm đôi khi cũng bị ảnh hưởng. Không giống như thể khác của JIA, viêm khớp sJIA có thể bắt đầu ở hông và có thể tiến triển rất nhanh, gây tổn thương và rối loạn chức năng nghiêm trọng và cần phải phẫu thuật thay khớp sớm, cũng như mất khả năng vận động ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Viêm bao gân và nang hoạt dịch lớn có thể gặp ở một số bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Sốt - Trẻ em bị sJIA thường được chăm sóc y tế khẩn cấp vì chúng thường có biểu hiện sốt cao. Phát hiện quan trọng gợi ý chẩn đoán là sốt hàng ngày nhưng không liên tục. Một số trẻ có biểu hiện sốt nhiều hơn một đợt mỗi ngày, nhưng nhiệt độ của chúng cũng thường trở lại bình thường giữa các đợt sốt. Sốt nhẹ không phải là điển hình cho sJIA. Triệu chứng khác của bệnh cũng đặc trưng hơn khi sốt nhưng dường như cải thiện đáng kể khi nhiệt độ của chúng ở mức bình thường. Nếu có phát ban, nó cũng có xu hướng xuất hiện hoặc trầm trọng hơn khi có sốt. Những đặc điểm này, ngoài việc không đáp ứng với thuốc kháng sinh, giúp phân biệt bệnh nhân bị sJIA với bệnh nhân bị nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trẻ ban đầu không có biểu hiện sốt điển hình này và sốt liên tục, hoặc không sốt. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, hầu hết bệnh nhân cuối cùng sẽ phát triển kiểu sốt đặc hiệu này.</p> <p style="text-align: justify;">Phát ban - Thường xuyên xuất hiện phát ban dát vàng, màu hồng cá hồi. Nó thường bao gồm nhiều dát tròn đến bầu dục hơi nhô lên và có kích thước khác nhau. Những ban nhỏ hơn có một chút xanh xao xung quanh chúng, và những ban lớn hơn thường có biểu hiện xanh xao trung tâm. Phát ban có thể không được chú ý, vì nó thường chỉ ở những vị trí rải rác, thoáng qua và có thể không nổi bật lắm. Ngoài ra, phát ban có thể khó nhìn thấy ở những người da sẫm màu. Do đó, việc kiểm tra da cẩn thận là rất quan trọng khi nghi ngờ sJIA. Phát ban có thể ngứa dữ dội ở một số bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng kích hoạt đại thực bào - Macrophage trigger syndrome (MAS) là một biến chứng nặng của sJIA có thể xảy ra trong vài ngày đến vài tuần đầu tiên sau khi bệnh sJIA khởi phát và cần được điều trị như một trường hợp cấp cứu đe dọa tính mạng. Nó được đặc trưng bởi sốt dai dẳng, phát ban không điển hình (nếu có), rối loạn đông máu, giảm số lượng bạch cầu và hồng cầu và số lượng tiểu cầu, viêm gan cũng như tăng kali huyết, cùng những đặc điểm khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số biểu hiện khác:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Gan to, lách to và nổi hạch thường thấy. Sự kết hợp này thường làm tăng nghi ngờ về một bệnh ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm màng ngoài tim và các dạng viêm thanh mạc khác là một đặc điểm của sJIA. Thông thường, tràn dịch màng ngoài tim nhỏ thường không có ý nghĩa lâm sàng mà thường được ghi nhận trên siêu âm tim. Tuy nhiên, viêm màng ngoài tim có thể gây ra các triệu chứng đáng kể ở một số bệnh nhân. Tràn dịch màng ngoài tim lớn rất hiếm nhưng khi xuất hiện, có thể dẫn đến chèn ép, trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Các biểu hiện ở phổi bao gồm tràn dịch màng phổi, thường xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn cấp tính của bệnh ở bệnh nhân viêm thanh mạc. Bệnh phổi kẽ, chứng tăng protein phế nang và tăng áp động mạch phổi là những phát hiện hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, ngày càng được báo cáo và có thể là một đặc điểm nổi bật.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm họng, một đặc điểm chung của bệnh Still khởi phát ở người lớn, không thường thấy ở trẻ em nhưng đôi khi là một phàn nàn nổi bật ở trẻ lớn và thanh thiếu niên.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trẻ có thể biểu hiện ban đầu với các đặc điểm gợi ý bệnh Kawasaki (KD) hoặc KD không điển hình, bao gồm giãn động mạch vành trên siêu âm tim trong một số trường hợp. Những bệnh nhân này thường chỉ được chẩn đoán mắc bệnh sJIA khi họ không đáp ứng với điều trị KD.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đa khớp, dai dẳng hoặc kéo dài - Viêm đa khớp (Oligoarticular JIA) xác định một nhóm bệnh nhân trước đây được gọi là JRA ngoài khớp: chiếm khoảng một nửa trường hợp JIA. Những bệnh nhân này có ít hơn năm khớp tổn thương liên quan khi chẩn đoán và được phân loại thêm như sau:</p> <p style="text-align: justify;">Viêm đa khớp dai dẳng (Persistent oligoarthritis): có một đến bốn khớp bị ảnh hưởng trong sáu tháng đầu của bệnh, không có thêm sự liên quan đến khớp nào sau sáu tháng đầu tiên bị bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm ít khớp kéo dài đề cập đến trẻ em có ít hơn năm khớp bị ảnh hưởng, sau đó có sự tham gia của các khớp bổ sung sau 6 tháng đầu tiên của bệnh sao cho nhiều hơn bốn khớp cuối cùng bị ảnh hưởng. Nhóm này thường liên quan đến yếu tố HLA DR1, tiên lượng thường kém, bệnh có xu hướng tiến triển nhanh chóng dẫn đến hủy xương và biến dạng khớp.</p> <p style="text-align: justify;">Oligoarticular JIA thường gặp ở nhóm tuổi 2-3 tuổi, ít phổ biến ở trẻ trên 5 tuổi và hiếm khi bắt đầu sau 10 tuổi. Nữ giới gặp nhiều hơn nam giới, hưởng đến các khớp lớn (điển hình là đầu gối và mắt cá chân, đôi khi cũng có thể ở cổ tay và khuỷu tay, nhưng hiếm khi ở hông), không đối xứng. Các biểu hiện toàn thân (ngoài viêm màng bồ đào) đặc trưng không có.</p> <p style="text-align: justify;">Các khớp liên quan thường sưng nóng, nhưng đặc trưng là không có ban đỏ. Trẻ nhỏ có phạm vi chuyển động lớn do đó, hạn chế chuyển động phải quan sát kỹ và so sánh với mặt đối diện.</p> <p style="text-align: justify;">Một số biến chứng lâu dài có thể xảy ra trong Oligoarticular JIA. Các biến chứng thường xuyên và đáng kể nhất là viêm màng bồ đào và chênh lệch chiều dài chân.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm đa khớp, yếu tố thấp khớp dương tính hoặc âm tính - Loại viêm đa khớp (JIA đa khớp) được xác định bởi sự hiện diện của viêm 5 khớp trở lên. Nhóm này được chia nhỏ hơn tùy theo sự có mặt hay vắng mặt của RF. JIA đa khớp thường xảy ra ở nữ hơn nam. Có sự phân bố theo hai đỉnh của tuổi khi khởi phát. Đỉnh đầu tiên là trong độ tuổi từ hai đến năm tuổi, và đỉnh thứ hai là từ 10 đến 14 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của JIA đa khớp rất đa dạng, mặc dù nó có xu hướng rơi vào các mô hình dựa trên tuổi khởi phát.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ nhỏ hơn - Ở trẻ em dưới 10 tuổi, JIA đa khớp thường bắt đầu với một hoặc hai khớp bị ảnh hưởng. Sau đó, bệnh tiến triển không ngừng, lan rộng đến 5 khớp trở lên trong vòng 6 tháng đầu sau khi bệnh khởi phát. Sự liên quan đến khớp là đối xứng, với đầu gối, cổ tay và mắt cá chân thường bị ảnh hưởng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ lớn và thanh thiếu niên - Những bệnh nhân này thường khởi phát tương đối nhanh ở nhiều khớp, bao gồm cả sự tham gia của nhiều khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân, trong vòng hai đến ba tháng kể từ khi bệnh khởi phát. Đau ở các khớp nhỏ là một biểu hiện phổ biến của JIA đa khớp và ban đầu có thể không theo mức độ viêm và cứng khớp. Các khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, hông, đầu gối và mắt cá chân thường bị ảnh hưởng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp liên quan đến viêm điểm bám tận của gân và dây chằng là tình trạng viêm điểm bám tận của gân, dây chằng, bao thanh dịch bám vào xương. Thể này viêm khớp thường đơn độc, không đối xứng; hoặc đau cột sống thắt lưng. Các vị trí điển hình của thể này bao gồm viêm điểm bám tận của gân Achille vào xương gót, gai chậu trước trên, điểm bám tận của các cân cơ gan bàn chân. Các vị trí khác có thể dễ dàng kiểm tra bao gồm đầu xương bánh chè, mào chậu…</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau khớp Sacroiliac hoặc đau do viêm toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng nguyên bạch cầu người dương tính (HLA) -B27</p> <p style="text-align: justify;">+ Người thân cấp độ một bị viêm màng bồ đào trước cấp tính, viêm cột sống dính khớp, bệnh viêm ruột kèm theo viêm túi thừa hoặc viêm khớp phản ứng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm màng bồ đào trước cấp tính</p> <p style="text-align: justify;">+ Khởi phát viêm khớp ở nam&gt; 6 tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp vẩy nến psJIA - Viêm khớp vẩy nến được định nghĩa là trẻ em bị bệnh vẩy nến và viêm khớp hoặc trẻ em bị viêm khớp và hai trong số các trường hợp sau:</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh vẩy nến ở người thân cấp độ một</p> <p style="text-align: justify;">Viêm xương khớp</p> <p style="text-align: justify;">Các bất thường về móng tay phù hợp (ví dụ, rỗ hoặc nấm móng)</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Viêm khớp vẩy nến psJIA" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_ViêmkhớpvẩynếnpsJIA.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm khớp vẩy nến psJIA</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh rất đa dạng về mặt lâm sàng, có trường hợp những tổn thương khớp rất nhẹ, ngược lại có trường hợp tổn thương khớp nặng gây dính, biến dạng khớp. Viêm có thể chỉ liên quan đến một hoặc nhiều khớp, có hoặc không liên quan đến các khớp xương cùng, cột sống hoặc các dây chằng ngoại vi.</p> <p style="text-align: justify;">Ở trẻ nhỏ, xuất hiện trước 5 đến 6 tuổi, về mặt lâm sàng giống với Oligoarticular JIA khởi phát sớm. Đa số bệnh nhân là nữ và có kháng thể kháng nhân (ANA) dương tính. Một số đặc điểm giúp phân biệt những đứa trẻ này với những đứa trẻ không bị psJIA, bao gồm khớp viêm hình khúc dồi, xúc xích và viêm khớp xu hướng liên quan đến khớp cổ tay và các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Một số bệnh nhân tiến triển đến sự dính khớp. Trẻ lớn bị psJIA, thường là thanh thiếu niên, có tỷ lệ giới tính gần hơn 1: 1 và giống với người lớn bị viêm khớp vảy nến. Bệnh có xu hướng phát triển viêm điểm đám gân và dây chằng và bệnh cột sống hoặc khớp cùng chậu.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp - Viêm khớp ở psJIA bắt đầu ở &lt;5 khớp ở khoảng 80% trẻ em. Trong một số trường hợp, trẻ em bị viêm khớp một khớp, điển hình là khớp gối, hoặc viêm xương sống riêng lẻ. Các khớp liên quan phổ biến nhất là đầu gối và mắt cá chân, với bệnh khớp háng lên đến 20 đến 30%. Cổ tay, mắt cá chân và các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân bị ảnh hưởng thường xuyên hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm khớp cột sống và khớp xương cùng - psJIA gặp ở 10 đến 30%bệnh nhân, chủ yếu ảnh hưởng đến những bệnh nhân lớn tuổi hơn khi khởi phát thường dương tính với kháng nguyên bạch cầu người (HLA) -B27. Bệnh viêm cột sống thắt lưng xảy ra ở ít hơn 5 phần trăm trẻ em bị psJIA và thường nhẹ hơn so với bệnh viêm cột sống dính khớp, thường không tiến triển thành bệnh viêm cột sống dính khớp.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương da và móng - Bệnh vẩy nến quá phát xảy ra ở 40 đến 60 phần trăm bệnh nhân psJIA. Bệnh vẩy nến ở trẻ em có xu hướng phức tạp, với các mảng mỏng, mềm, có thể</p> <p style="text-align: justify;">xuất hiện và biến mất, đôi khi ẩn ở chân tóc, rốn, sau tai, kẽ mông. Các tổn thương có thể xuất hiện tương tự như bệnh chàm. Những thay đổi về móng như rỗ được tìm thấy ở 50 đến 80 phần trăm trẻ em mắc chứng psJIA so với 30 phần trăm ở bệnh vẩy nến ở trẻ em nói chung. Bong ở móng cũng có thể được quan sát thấy nhưng ít phổ biến hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Viêm màng bồ đào - xảy ra ở 10 đến 15 phần trăm trẻ em mắc chứng psJIA. Những bệnh nhân trẻ tuổi có xét nghiệm ANA dương tính dường như có nguy cơ cao nhất. Kiểm tra nhãn khoa thường xuyên là điều cần thiết để ngăn ngừa mất thị lực và áp dụng các hướng dẫn tầm soát viêm màng bồ đào tiêu chuẩn của JIA. Trong một nghiên cứu, tỷ lệ biến chứng của viêm màng bồ đào ở người bệnh psJIA cao hơn so với các dạng viêm khớp vị thành niên khác. Viêm màng bồ đào trước cấp tính đặc trưng của bệnh thoái hóa đốt sống lưng</p> <p style="text-align: justify;">người lớn có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn và có liên quan đến sự hiện diện của HLA-B27, mặc dù viêm màng bồ đào mãn tính cũng được báo cáo trong phân nhóm này.</p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện toàn thân khác - Bệnh nhân psJIA có nhiều khả năng bị thừa cân hơn so với trẻ em bị các dạng viêm khớp khác, như đã thấy ở người lớn bị viêm khớp vảy nến. Trẻ em mắc chứng psJIA đa khớp hoạt động mạnh có thể có triệu chứng biếng ăn, thiếu máu và tăng trưởng kém. Sốt hiếm khi xảy ra và chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng. Vì vậy, sốt không nên được coi là psJIA mà không cần tìm kiếm cẩn thận các nguyên nhân thay thế, bao gồm cả bệnh ác tính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Viêm khớp thanh thiếu niên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Ăn mòn xương, phá hủy khớp</li> <li style="text-align: justify;">Loãng xương, gãy xương</li> <li style="text-align: justify;">Hạn chế vận động</li> <li style="text-align: justify;">Thực bào máu</li> <li style="text-align: justify;">Viêm màng bồ đào</li> <li style="text-align: justify;">Viêm khớp thái dương hàm, chênh lệch chiều dài chân</li> <li style="text-align: justify;">Tầm vóc thấp bé.</li> <li style="text-align: justify;">Biến chứng thuốc điều trị: chậm lớn, loãng xương, thiếu máu, tăng men gan...</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Viêm khớp thanh thiếu niên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các locus và gen bổ sung liên quan đến JIA đã được xác định trong các nghiên cứu liên kết toàn bộ gen (GWAS) của RA, bao gồm thụ thể IL-2 alpha ( IL2RA ), protein tyrosine phosphatase không thụ thể loại 2 ( PTPN2 ), PTPN22 , bộ chuyển đổi tín hiệu và chất hoạt hóa của phiên mã 4 ( STAT4 ), angiopoietin 1 ( ANGPT1 ), và thành phần của phức hợp Golgi oligomeric 6 ( COG6 ). Nghiên cứu sau này cũng tìm thấy các mối liên quan với locus ở 3q13 và 10q21 có thể là duy nhất đối với JIA.</p> <p style="text-align: justify;">- Giới:&nbsp; nữ và nam nằm trong khoảng từ 2: 1 đến 3: 1. Tuy nhiên, các tỷ lệ này phụ thuộc vào tuổi khởi phát và loại bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi: Tỷ lệ mắc cao nhất là từ một đến ba tuổi, mặc dù tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào giới tính và loại bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố gia đình: tăng nguy cơ mắc bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Gen</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng: rubella, EBV, cúm A, Chlamydia, mycoplasma... tăng nguy cơ mắc</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng sinh: tăng nguy cơ mắc bệnh</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Viêm khớp thanh thiếu niên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm, điều trị sớm.</p> <p style="text-align: justify;">- Quản lý, theo dõi bệnh sát nang cao thể trạng, hạn chế nhiễm trùng, và hạn chế sử dụng kháng sinh</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Viêm khớp thanh thiếu niên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên (JIA) được thực hiện khi có viêm khớp ở bốn hoặc ít khớp hơn trong sáu tháng đầu của bệnh sau khi loại trừ các nguyên nhân khác. Các nguyên nhân khác của viêm khớp phải được loại trừ, chủ yếu dựa trên tiền sử lâm sàng và kết quả khám bệnh</p> <p style="text-align: justify;">Xác định hoạt động của bệnh - Hoạt động của bệnh nên được xác định trước khi bắt đầu điều trị và định kỳ sau đó:</p> <p style="text-align: justify;">Hoạt động bệnh thấp được xác định theo Khuyến cáo Điều trị Viêm khớp Vị thành niên của ACR năm 2011 là đáp ứng tất cả các tiêu chí sau: ≤1 khớp hoạt động, dấu hiệu viêm bình thường (tốc độ lắng hồng cầu [ESR] hoặc protein phản ứng C [CRP]), hoạt động bệnh toàn cầu của bác sĩ đánh giá &lt;3 (thang điểm 0 đến 10), và đánh giá toàn cầu của bệnh nhân / phụ huynh về tình trạng sức khỏe tổng thể dưới &lt;2 (thang điểm 0 đến 10).</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Xét nghiệm protein phản ứng C [CRP]" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190726_071934_556878_pasted_image_0_3.max-800x800.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm protein phản ứng C [CRP]</em></p> <p style="text-align: justify;">Hoạt động bệnh cao được định nghĩa là đáp ứng ít nhất ba trong số các tiêu chí sau: ≥2 khớp hoạt động, dấu hiệu viêm lớn hơn hai lần giới hạn trên của mức bình thường, đánh giá hoạt động bệnh toàn cầu của bác sĩ ≥7 (thang điểm 0 đến 10) và bệnh nhân / phụ huynh tổng thể đánh giá hạnh phúc ≥4 (thang điểm từ 0 đến 10).</p> <p style="text-align: justify;">Hoạt động bệnh vừa phải không đáp ứng các tiêu chí cho hoạt động bệnh thấp hoặc cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Không có xét nghiệm chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đối với bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên (JIA).</p> <p style="text-align: justify;">Kháng thể kháng nhân (ANAs) thường xuyên xuất hiện và có liên quan đến tăng nguy cơ viêm màng bồ đào / viêm màng bồ đào.</p> <p style="text-align: justify;">Các bất thường trong phòng thí nghiệm ngoài ANA thường không có, bao gồm yếu tố dạng thấp (RF) và kháng thể đối với axit deoxyribonucleic sợi đôi (dsDNA), kháng nguyên A liên quan đến hội chứng Sjögren (SSA hoặc Ro), kháng nguyên B liên quan đến hội chứng Sjögren (SSB hoặc La), Smith (Sm) và ribonucleoprotein (RNP).</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ lắng hồng cầu (ESR) nói chung là bình thường hoặc tăng nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">Sự hiện diện của thiếu máu hoặc tăng ESR hoặc protein phản ứng C (CRP) có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiến triển thành viêm đa khớp hoặc viêm đa khớp kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">Chụp Xquang xương khớp: tùy thể tổn thương mà có thể thấy khớp bình thường hoặc tổn thương mất chất khoáng, bào mòn xương, hẹp khe khớp hay viêm khớp cùng chậu</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Viêm khớp thanh thiếu niên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc thể bệnh khác nhau mà điều trị khác nhau</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị chung:</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp điều trị bằng thuốc điều chỉnh bệnh sinh học (DMARD): ức chế interleukin (IL) 1 hoặc IL-6, chẳng hạn như anakinra, canakinumab hoặc tocilizumab.</p> <p style="text-align: justify;">- DMARD Nonbiologic: đặc biệt là methotrexate</p> <p style="text-align: justify;">- Chống viêm coritcoid, NSAIDs</p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. Juvenile idiopathic arthritis: Epidemiology and immunopathogenesis - UpToDate</p><p style="text-align: justify;">2. Classification of juvenile idiopathic arthritis - UpToDate</p><p style="text-align: justify;">3. Systemic juvenile idiopathic arthritis: Clinical manifestations and diagnosis - UpToDate</p><p style="text-align: justify;">4. Polyarticular juvenile idiopathic arthritis: Clinical manifestations, diagnosis, and complications - UpToDate</p><p style="text-align: justify;">5. Oligoarticular juvenile idiopathic arthritis - UpToDate</p><p style="text-align: justify;">6. Psoriatic juvenile idiopathic arthritis: Pathogenesis, clinical manifestations, and diagnosis - UpToDate</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/viem-khop-thanh-thieu-nien-syftw
Lao hô hấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm đã được biết từ lâu, do vi khuẩn <em>Mycobacterium tuberculosis</em> gây ra, biểu hiện tại nhiều cơ quan khác nhau như lao hô hấp, lao hạch, bệnh lao thần kinh trung ương,… trong đó bệnh lao hô hấp là phổ biến nhất. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm lao cao. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi hít phải vi khuẩn lao mà người bệnh lao phát tán ra ngoài khi ho, hắt hơi, khạc đờm,…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi hít phải vi khuẩn lao mà người bệnh lao phát tán ra ngoài khi ho, hắt hơi, khạc đờm,…" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_Bệnhlâytruyềnchủyếuquađườnghôhấpkhihítphảivikhuẩnlao.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi hít phải vi khuẩn lao mà người bệnh lao phát tán ra ngoài khi ho, hắt hơi, khạc đờm,…</em></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện bệnh đa dạng, có thể không có triệu chứng gì đặc hiệu trong thời gian dài hoặc các triệu chứng hô hấp rõ rệt trong lâm sàng và tổn thương trên phim chụp ngực. Chẩn đoán bệnh cần dựa vào lâm sàng, tổn thương trên X-quang phổi và bằng chứng vi khuẩn ( nhuộm AFB, nuôi cấy vi khuẩn lao, gen X-pert, …). Hiện nay phác đồ điều trị lao là phối hợp thuốc, thời gian điều trị dài từ thường từ 6 – 12 tháng được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh lao lúc nhỏ là đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><em>Mycobacterium tuberculosis</em> thuộc giống <em>Mycobacterium </em>( gồm khoảng hơn 50 loài khác nhau), là trực khuẩn chuyển hóa hiếu khí, không di động được và không sinh nha bào.&nbsp; Vỏ vi khuẩn gồm các thành phần như peptidoglycan, arabinogalactan, acid mycolic, lipopolysaccharide,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mycobacterium tuberculosis&nbsp;là trực khuẩn chuyển hóa hiếu khí, không di động được và không sinh nha bào" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_Mycobacterium-Tuberculosis-The-Deadly-Killer-Worldwide_QBS_Featured.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mycobacterium tuberculosis&nbsp;là trực khuẩn chuyển hóa hiếu khí, không di động được và không sinh nha bào</em></p> <p style="text-align: justify;">Trực khuẩn có thể tồn tại và không bị mất màu thuốc nhuộm trong môi trường có nồng độ cồn hoặc acid nhất định, do đó được phân loại là trực khuẩn kháng acid, hay gọi là AFB ( viết tắt của Acid- Fast Bacillus). Vi khuẩn có thể bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao,…tuy nhiên trong điều kiện thích hợp có thể tồn tại lâu hơn trong không khí. Trực khuẩn lao có đặc điểm sinh trưởng chậm, thời gian 20- 34 giờ cho mỗi lần sinh sản, thích hợp phát triển ở nhiệt độ khoảng 37 độ C, do đó trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn giàu chất dinh dưỡng mới hình thành các khuẩn lạc điển hình sau khoảng 4 – 6 tuần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp:</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt: người bệnh có thể sốt thất thường, sốt kéo dài, sốt nhẹ, tăng dần trong ngày, nhiệt độ thường cao nhất vào chiều tối, giảm trong lúc ngủ và gần sáng. Kèm theo người bệnh thường ra mồ hôi trộm về đêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Ho: ban đầu ho ít, ho thúng thắng hoặc chỉ khạc đờm. Sau bệnh tiến triển ho nhiều hơn, ho đờm vàng hoặc xanh vàng, đôi khi có máu. Giai đoạn muộn, triệu chứng ho tăng hơn, đờm nhiều và ho máu tăng.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Sau bệnh tiến triển ho nhiều hơn, ho đờm vàng hoặc xanh vàng, đôi khi có máu" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_khac-dom-ra-mau-vao-buoi-sang.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Sau bệnh tiến triển ho nhiều hơn, ho đờm vàng hoặc xanh vàng, đôi khi có máu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khó thở: khi tổn thương phổi nhiều hơn, đặc biệt khi tràn khí, tràn dịch màng phổi, người bệnh khó thở kèm theo đau ngực kiểu màng phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Gầy sút cân: chán ăn, gầy sút cân, thể trạng suy kiệt, người mệt mỏi</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng khác như khò khè không thành cơn gặp trong lao nội mạc phế quản, giọng nói bị thay đổi, khàn tiếng thậm chí mất giọng trong lao thanh quản, người bệnh có thể nuốt khó, nuốt đau, sặc lỏng khi lao thanh quản tiến triển hơn,… Khi tổn thương lao hô hấp tăng, người bệnh có thể có loét miệng, lưỡi, thanh quản, loét đường tiêu hóa gây đau do ho khạc nhiều hoặc nuốt các chất dịch tiết hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám thực thể: hội chứng ba giảm trong tràn dịch màng phổi, đôi khi nghe thấy rales nổ hoặc rales rít sau cơn ho, tiếng thổi ống, tiếng cọ màng phổi,..</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra người bệnh còn biểu hiện triệu chứng lâm sàng và thực thể của bệnh lý nền nếu có như đái tháo đường, xơ gan,HIV/AIDS,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao hô hấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng như: tràn dịch, tràn khí màng phổi, gây xơ phổi, ho máu số lượng nhiều, giãn phế quản, suy hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho u nấm phổi, lao thanh quản gây mất giọng, ….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trực khuẩn lao lây truyền chủ yếu qua đường không khí. Người bệnh mắc lao hô hấp trong giai đoạn đầu của bệnh, đặc biệt là thời kỳ toàn phát là nguồn lây bệnh cao, vi khuẩn được phát tán nhiều ra môi trường khi ho, hắt hơi, khạc đờm, nói chuyện,… và giảm đi khi người bệnh được điều trị thuốc lao. Thông thường, sau điều trị thuốc lao từ 2 – 4 tuần, sự phát tán vi khuẩn và nguy cơ lây giảm đi rất nhiều. Trực khuẩn lao trong các hạt bụi nhỏ, đường kính khoảng 1-5 mm khi xâm nhập qua đường hô hấp đến các phế nang, vi khuẩn nhân lên và gây bệnh. Sau một thời gian, vi khuẩn có thể theo đường máu, đường bạch huyết gây bệnh tại các cơ quan khác như hạch, màng não, cơ xương khớp,…</p> <p style="text-align: justify;">Con đường lây truyền ít phổ biến hơn là lây qua tiếp xúc khi có các vết xước, vết thương,…, lây truyền từ mẹ sang con, …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tất cả các đối tượng, lứa tuổi và bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời đều có thể mắc lao. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: trẻ nhỏ chưa có miễn dịch với vi khuẩn lao; chức năng hệ miễn dịch của cơ thể kém hoặc suy giảm như người già, người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, xơ gan, bệnh phổi mạn tính,…;&nbsp; bệnh nhân HIV/AIDS; phụ nữ có thai,… Những người tiếp xúc với người bệnh lao trong thời kỳ phát tán vi khuẩn nhiều như người chăm sóc, trong cùng gia đình,… mà không tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng bệnh cũng tăng khả năng mắc bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>-</strong> Phát hiện sớm và điều trị sớm người bệnh bị bệnh lao, đặc biệt có AFB (+). Kiện toàn hệ thống chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý người bệnh lao.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn đúng quy định tại cơ sở điều trị người bệnh lao: thiết lập phòng bệnh đúng quy định, điều kiện ánh sáng, luồng gió đúng, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn đặc biệt đeo khẩu trang và vệ sinh tay, xử lý chất thải y tế đúng quy định, người bệnh phải đeo khẩu trang, khi khạc nhổ, ho, hắt hơi phải che miệng, bỏ khăn giấy, khẩu trang, khạc đờm đúng nơi quy định,…</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền thông, giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức. Nâng cao và tăng cường sức khỏe.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng vắc xin phòng lao càng sớm càng tốt, tuân thủ chương trình tiêm chủng mở rộng.</p> <p style="text-align: justify;">- Dự phòng thuốc điều trị lao cho bệnh nhân nhiễm HIV khi có chỉ định.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>* </strong>Chẩn đoán bệnh lao hô hấp cần khai thác kỹ tiền sử dịch tễ, tiếp xúc với người bệnh lao, triệu chứng lâm sàng mô tả trên và cần dựa vào xét nghiệm. Các xét nghiệm đó là:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nhuộm soi&nbsp; tìm AFB trong các dịch tiết đường hô hấp trên và dưới ( đờm, dịch màng phổi, dịch hút phế quản,...): phương pháp chẩn đoán nhanh và rẻ tiền nhất, là xét nghiệm cần thiết phải làm đối với tất cả những người bệnh cần chẩn đoán bệnh lao. Khuyến cáo xét nghiệm ít nhất 2 lần đới với mẫu đờm, cần đảm bảo đờm được lấy đúng quy định.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="&nbsp;Nhuộm soi&nbsp; tìm AFB trong các dịch tiết đường hô hấp trên và dưới" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20200524_vi-khuan-lao-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>&nbsp;Nhuộm soi&nbsp; tìm AFB trong các dịch tiết đường hô hấp trên và dưới</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xét nghiệm Xpert MTB/RIF: là xét nghiệm đắt tiền hơn và yêu cầu kỹ thuật cao, mục đích không chỉ giúp chẩn đoán bệnh lao mà còn giúp chẩn đoán lao kháng Rifampicin. Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Ngay cả khi người bệnh đã được chẩn đoán lao có AFB (+), vẫn khuyễn cáo làm xét nghiệm Xpert để chẩn đoán tình trạng kháng rifampicin, từ đó giúp bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao:&nbsp;trực khuẩn lao có tốc độ sinh trưởng chậm, môi trường nuôi cấy yêu cầu giàu chất dinh dưỡng. Với môi trường MGIT, thời gian cho kết quả thường từ khoảng 3-4 tuần. Bệnh phẩm nuôi cấy có thể là bệnh phẩm dùng để nhuộm soi AFB trên.</p> <p style="text-align: justify;">- Kỹ thuật PCR: thời gian nhanh hơn xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn, độ nhạy cao hơn nhuộm soi AFB, cần kết hợp với lâm sàng và các xét nghiệm khác để chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xquang ngực:&nbsp;cần chụp ở tất cả người bệnh khi chuẩn đoán lao mặc dù tổn thương trên phim độ đặc hiệu không cao, không sử dụng đơn thuần phim X-quang ngực để chẩn đoán. Trên phim có thể ghi nhận hình ảnh tổn thương như: tổn thương nốt, tạo hang, hình ảnh thâm nhiễm, tràn dịch màng phổi, tổn tương một hoặc cả hai bên phổi. Bên cạnh dó, theo dõi trên phim X-quang ngực còn hỗ trợ đánh giá đáp ứng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi phế quản: hình ảnh tổn thương trong nội soi phế quản có thể giúp định hướng chẩn đoán mà còn hỗ trợ việc lấy bệnh phẩm đường hô hấp dưới để làm các xét nghiệm vi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết: đây là kỹ thuật xâm lấn, chỉ thực hiện được khi đủ điều kiện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>* </strong>Chẩn đoán xác định</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế năm 2020, chẩn đoán xác định khi có tổn thương nghi ngờ trên Xquang ngực và có một trong hai tiêu chuẩn sau:</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ &nbsp;Xác định bằng chứng vi khuẩn lao trong các bệnh phẩm trên</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi không xác định được bằng chứng trực khuẩn lao, tuy nhiên người bệnh có biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm khác gợi ý bệnh lao, chẩn đoán bệnh dựa vào việc tổng hợp các triệu chứng đó của thầy thuốc được đào tạo chuyên khoa lao quyết định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dựa vào kết quả xét nghiệm nhuộm soi AFB, có thể phân loại bệnh như sau</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Lao hô hấp AFB(+): khi ít nhất 1 mẫu bệnh phẩm soi AFB dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Lao hô hấp AFB(-): khi ít nhất 2 mẫu bệnh phẩm soi AFB âm tính. Khi đó chẩn đoán xác định khi có một trong hai tiêu chuẩn; * ghi nhận bằng chứng vi khuẩn lao trong bệnh phẩm trên qua nuôi cấy hoặc kỹ thuật Xpert MTB/RIF hoặc * người bệnh được thầy thuốc chuyên ngành lao chẩn đoán và điều trị bệnh dựa trên các yếu tố ** triệu chứng lâm sàng, ** hình ảnh tổn thương nghi lao trên X-quang ngực và ** có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn: *** người bệnh nhiễm HIV hoặc *** điều trị không đáp ứng với các kháng sinh phổ rộng.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp chẩn đoán lao kháng thuốc cần dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lao hô hấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị bệnh lao cần phải chỉ định phác đồ phối hợp thuốc, gồm 2 giai đoạn tấn công và duy trì, thuốc đúng liều, người bệnh tuân thủ điều trị, cần quản lý và theo dõi sát người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc điều trị bệnh lao được phân làm làm hai nhóm chính</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống lao hàng 1: ( thuốc điều trị lao thiết yếu): bao gồm các thuốc là isoniazid (H), ethambutol (E), rifampicin (R), pyrazinamide (Z), streptomycin (S), rifabutin (Rfb) và rifapentine (Rpt).</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống lao hàng 2: gồm một số thuốc như: levofloxacin, moxifloxacin, linezolide, clofazimine, imipenem/meropenem, amikacin,….</p> <p style="text-align: justify;">Một số phác đồ có thể sử dụng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh lao mới ở người lớn: khuyến cáo chỉ định phác đồ IA: 2RHZE(S)/4RHE. Thời gian tấn công 2 tháng phối hợp 4 loại thuốc, thời gian duy trì 4 tháng phối hợp 3 loại thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh lao mới ở trẻ em: khuyến cáo chỉ định phác đồ IB: 2RHZE/4RH. Thời gian tấn công 2 tháng phối hợp 4 loại thuốc, thời gian duy trì 4 tháng phối hợp 2 loại thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp lao tát phát, lao thất bại điều trị, hoặc tự ý bỏ điều trị, hoặc không khai thác rõ được tiền sử đang điều trị lao mà không làm được xét nghiệm lao kháng thuốc hoặc không có bằng chứng lao kháng thuốc: chỉ định phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3. Thời gian tấn công 3 tháng phối hợp 5 loại thuốc trong 2 tháng đầu, tháng cuối dùng 4 loại thuốc; thời gian duy trì 5 tháng phối hợp 3 loại thuốc uống mỗi ngày hoặc uống ngắt quãng 3 lần/tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp lao đa kháng thuốc: sử dụng phác đồ lao đa kháng, theo dõi và quản lý người bệnh với thời gian điều trị kéo dài 20 tháng, thời gian tấn công 8 tháng và giai đoạn duy trì 12 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Liều lượng 1 số thuốc &nbsp;chống lao thường được sử dụng: Với người lớn: Isoniazid 5 mg/kg/ngày ( khoảng liều 4-6 mg/kg/ngày), Rifampicin 10 mg/kg/ngày (khoảng liều 8-12 mg/kg/ngày), Pyrazinamid 25 mg/kg/ngày (20-30 mg/kg/ngày), Ethambutol 15 mg/kg/ngày ( khoảng liều 15 – 20mg/kg/ngày), Streptomycin 15 mg/kg/ngày ( khoảng liều 12 – 18 mg/kg/ngày). Ở trẻ em: Với người lớn: Isoniazid 10 mg/kg/ngày ( khoảng liều 10-15 mg/kg/ngày), Rifampicin 15 mg/kg/ngày (khoảng liều 10-20 mg/kg/ngày), Pyrazinamid&nbsp; 35mg/kg/ngày (30-40 mg/kg/ngày), Ethambutol 20 mg/kg/ngày ( khoảng liều 15 – 25mg/kg/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị lao ở người bệnh nhiễm HIV: cần tầm soát lao ở tất cả các bệnh nhân nhiễm HIV, chỉ định thuốc lao phác đồ tương tự như người không nhiễm HIV. Tuy nhiên cần chú ý các nhiễm trùng cơ hội khác, tác dụng phụ của thuốc điều trị lao và tương tác thuốc chống lao với thuốc kháng virus ARV mà người bệnh sử dụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi chỉ định điều trị lao cần chú ý tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như: rối loạn tiêu hóa ( nôn, buồn nôn, đau bụng,…); dị ứng gây ngứa, phát ban; người mệt mỏi, chán ăn; nước tiểu đỏ khi uống rifampicin; tổn thương gan, tăng men gan; tổn thương thận; ảnh hưởng tinh thần; đau và sưng nhẹ các khớp; …</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">1. “ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao”, Bộ Y tế, 2020.</p><p style="text-align: justify;">2. World Health Organization. Global tuberculosis report 2019. https://www.who.int/tb/publications/global_report/en/ (Accessed on October 28, 2019).</p><p style="text-align: justify;">3. Curry International Tuberculosis Center. Drug-Resistant Tuberculosis: A Survival Guide for Clinicians, Third Edition. CITC, Washington, DC 2016.</p><p style="text-align: justify;">&nbsp;http://www.currytbcenter.ucsf.edu/sites/default/files/tb_sg3_book.pdf (Accessed&nbsp; on July 12, 2016).</p><p style="text-align: justify;">4. Association of Public Health Laboratories. Infectious Diseases. http://www.aphl.org/programs/infectious_disease/Pages/default.aspx (Accessed on June 17, 2016).</p><p style="text-align: justify;">5. World Health Organization. Next-generation Xpert® MTB/RIF Ultra assay recommended by WHO. http://who.int/tb/features_archive/Xpert-Ultra/en/ (Accessed &nbsp;on December 07, 2017).</p><p style="text-align: justify;">6. Rotimi Adigun;&nbsp;Rahulkumar Singh, Tuberculosis, StatPearls [Internet].</p> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-ho-hap-smlbq